Họp Thông Thiên Học qua Skype ngày 29 tháng 7 năm 2017

 

http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyAnhSangTDD.htm

Người tinh thần hết ḷng làm việc cho đời và nêu gương v́ lẽ người thế noi theo cách hiểu biết của các vị Thánh Hiền mà làm việc. Một người làm mục tiêu cho quảng đại quần chúng trông vào, tự nêu một gương sáng, tức th́ kẻ khác sẽ bắt chước cách hành động của Y. Nếu Y lănh đạm với sự hành động, những kẻ thấp hơn Y cũng làm thế; sự lănh đạm của Y có thể có một lư do cao thượng mà họ không biết, và lẽ dĩ nhiên họ sẽ nghĩ đến một lư do khác. Đối với họ, ḷng lănh đạm có tính cách bất động và sự tiến hóa của họ v́ thế bị ngưng trệ.

Một người nào đó sẽ có thể nói rằng: "Tôi không thiết đến kết quả ở Thế Gian cũng như ở trên cơi Thiên Đường; như vậy tại sao giúp đỡ đồng loại, theo dơi con đường dắt đến sự thỏa măn nầy? Tại sao thúc giục họ hành động nhắm vào những mục tiêu mà tôi xét thấy vô ích, nhắm vào những thắng lợi hăo huyền? Tại sao tôi tận lực cho ra những điều không dung nạp được?" Câu trả lời không c̣n làm cho người ta hoài nghi nữa. Những kết quả của sự hành động nầy hết sức cần thiết cho đa số người; trừ phi họ không ham muốn những cảnh vui Hồng Trần, những sự sung sướng, những điều tham vọng, những mục tiêu, chúng thúc giục họ hành động, khiến cho sự tiến hóa của họ sẽ bị ngưng trệ. Nếu con người không t́m những sự thỏa măn ở Thế Gian, có thể mục đích của họ hướng về Cơi Thiên Đường. Dù sao, họ phải được khuyến khích để hành động, tăng trưởng, và tiến hóa. Nếu huynh làm cho họ tin rằng (thuyết phục) tất cả điều đó là vô ích họ sẽ không tiến bước.

Cho nên, đối với sự tiến bước của nhân loại, điều quan trọng là có một gương mẫu đưa ra, gương mẫu của một công việc được hoàn thành trọn vẹn, đầy đủ. Luôn luôn khó mà thực hiện sự toàn thiện ngày nào mà công việc làm c̣n bị ḷng ham muốn thúc giục; mặc dù, trong trường hợp nầy, con người có thể làm được một gương mẫu đáng khen về nghị lực và kiên nhẫn, nhưng việc làm của Y có pha đôi chút tính cách lợi kỷ sẽ không cho gương mẫu của y trở nên toàn thiện. Y sẽ có thể làm việc một cách đúng đắn, nhưng đó là điều y sẽ thực hiện cho Y. Kỳ thật, Y không tận lực thi hành, tư tưởng của Y không hoàn toàn hướng về công việc làm, mà cố bám vào một phần kết quả riêng biệt cho cá nhân Y.

Đức Thượng Đế làm việc trong sự toàn thiện hầu cho sự tiến bộ của Thế Gian được vững bền, thế nên, chúng ta hăy làm việc với một tinh thần như thế. Chúng ta phải làm việc giỏi giắn hơn những thế nhân có nhiều khả năng hơn hết, v́ lẽ chúng ta có lư do là phụng sự Đức Thượng Đế và Nhân Loại, chớ không v́ quyền lợi riêng của chúng ta. Chúng ta muốn làm việc là v́ Nhân Loại. Chúng ta từ khước việc đi t́m khắp nơi những hoạt động chỉ v́ ḷng vui thích tầm thường mà hoạt động. Có lắm người làm việc như thế để thỏa thích sự hoạt động của họ v́ nếu họ sống nhàn hạ, không làm ǵ hết, họ chết ṃn trong sự buồn chán, khuynh hướng đó không giống chút ǵ với khuynh hướng của con người đă đẹp ḷng v́ Chơn Ngă (Chơn Nhơn). Không bao giờ họ buồn chán, không bao giờ họ t́m kiếm một phương thế để thỏa măn sự cần phải hoạt động của họ. Họ làm việc v́ tin là bổn phận của họ, và nơi nào không có bổn phận bắt buộc phải làm, th́ họ không ham muốn hoạt động. Trong phần đối thoại thứ IV của Thánh Ca, Đức Shri Krishna giải thích bằng những lời nầy về sự hành động, sự hành động xấu và sự bất động:

"Thế nào là hành động? Thế nào là bất động? Chính những bậc Hiền Triết cũng bối rối về điều đó. Bởi thế, ta sẽ giải thích cho con biết thế nào là hành động, khi biết rồi con sẽ giải thoát khỏi sự khổ.

"Cần phải học hỏi để biết sự hành động và phân biệt thế nào là hành động không chân chính và thế nào là bất động. Huyền bí thay con đường hành động!

Kẻ nào có thể thấy được bất động trong hành động và hành động trong bất động, [6] kẻ ấy là bậc Hiền Triết ở giữa nhân loại, y vẫn ḥa hợp với mọi người, dù khi có hành động ." (Bhagavad Gita, IV, 16 - 18).
Người ta nói chính những bậc Hiền Triết cũng không nhận thức được rơ ràng giới hạn của tất cả những điều trên đây. Sự hành động tốt, đối với con người, là một bổn phận, bổn phận biểu thị sự sống của Đức Thượng Đế mà vẫn tồn tại vị trí của ḿnh. Như thế, y cần phải làm một vận hà, hoặc như một nhân viên và làm việc với sự hiểu biết, sự chính chắn và thận trọng mà con người không tham vọng đă chứng tỏ. Huynh hăy so sánh công việc của y với công việc của người tham vọng, huynh sẽ thấy công việc ấy cũng đàng hoàng và tốt đẹp v́ nó đă được hoàn thành với một tinh thần hy sinh tuyệt đối và sự quân b́nh triệt để. Nếu huynh gặp một người không làm việc như thế và cũng không cầu mong kết quả của sự hành động, vậy mà y tỏ ra ít hoạt động hơn là y phải làm, y làm việc kém nghị lực, kém hứng thú và kém mực thước v́ y không c̣n lư do riêng tư nữa th́ huynh đứng trước mặt một người, trước khi đi đến sự bất động, y chưa học xong bài học "bổn phận phải hành động". Tôi được nghe nói về nhiều người rằng: "Mấy người đó chưa hành động mà đă bắt đầu bất động, v́ họ đă nhận thức được trong trí họ rằng kết quả của sự hành động là hăo huyền, trước khi họ tiến đến điểm mà họ sẽ có thể làm việc một cách bất vụ lợi. Trong Thế Gian nầy, họ là những người vô dụng, không làm việc ǵ cả. Họ cũng không phải là những người tinh thần để cung hiến tinh lực ḿnh cho sự tiến hóa của nhân loại."

Người tiến đến tŕnh độ mà kết quả của sự hành động không c̣n quyến rũ y được nữa, được quyền chọn lựa giữa hai lối sống: Y có thể lánh ḿnh vào rừng sâu, sống cuộc đời cô độc, hoặc là tích cực tham gia vào những công việc của người đời. Nếu y tiến hóa khá cao để làm việc mạnh mẽ trên Cơi Thượng Giới hay là Cơi Tinh Thần (Cơi Bồ Đề), đời sống bất động nầy ở Thế Gian, đối với y, có thể tốt nhất. Y giúp ích kẻ khác đắc lực hơn là việc mà y không thể làm được trong khi xung quanh y đầy những náo động của Trần Ai. Tuy nhiên, Đức Sư Phụ thường cho y thác sinh xuống Trần Thế để trong kiếp chót nầy, y làm gương mẫu của sự hành động chân chính ở Thế Gian, sẽ sống một cuộc đời hoàn toàn hoạt động và biểu lộ tất cả tinh lực làm ra đặc tính của con người đầy tham vọng nhất.

Ở trên Thế Gian nầy, khi một người sống một đời sống tinh thần, thường khó mà xác định, do triệu chứng bên ngoài, xem có phải y hoạt động v́ ḷng ham muốn hay là v́ bổn phận. Nhưng có một sự thử thách không sai lầm, luôn luôn giúp chúng ta nhận xét lư do riêng cho chúng ta. Huynh có cảm giác ǵ khi kết quả của sự hành động bày ra trước mắt huynh ? Nếu ḷng tham vọng đóng vai tuồng tối thiểu trong công tác của y th́: Ví như thất bại, y sẽ tỏ ra chán nản, mà thành công, y sẽ hớn hở vui mừng. Nếu sự thất bại không làm cho y đau khổ th́ không có một yếu tố riêng của bản ngă xen vào công việc của y. Y đă làm việc ví như chính Đức Thượng Đế làm việc cho hạnh phúc nhân loại, y sẽ biết rằng sự thất bại không phải là sự thất bại của Đấng Tối Cao, nó thuộc về Cơ Huyền Diệu của Ngài. Về quan điểm của Đấng Tối Cao th́ sự thất bại không hề có, nhưng trong đời sống con người, sự thất bại thường cũng rất cần thiết cho sự thành công cuối cùng, cũng như sự thành công cần thiết cho sự thành công tối hậu cuối cùng. Vai tṛ của các con của Đấng Tối Cao, đôi khi phải chịu cảnh thất bại để giúp chúng trở nên dơng mănh hơn và hiểu được rằng không có sự thất bại nào mà không có sự thành công tương ứng.
Thật sự, con người làm việc như một thành phần của đời sống của Đức Thượng Đế chăng ? Chính điều đó chứng tỏ ḷng hoan hỉ hoàn toàn của y, dù nó thành công hay thất bại. Nếu ḷng hoan hỉ của y hoàn toàn không một mảy tức tối, giận hờn th́ công tác của y có mục đích đặc biệt là bảo tồn nhân loại, và không trói buộc người chủ động y, dù ở trong sự hành động đi nữa, cũng giải quyết được vấn đề bất động và cũng tập sử dụng các thể và những vật tính (gounas) (những đặc tính của vật chất) [7] nhưng mà không c̣n đồng hóa với chúng nó nữa. Trong trường hợp thông thường, những vật tính (gounas) dẫn dắt con người, nhưng trên Đường Đạo, chính con người dẫn dắt những vật tính. Phần đông con người bị những luồng sinh lực thiên nhiên lay chuyển và thúc giục họ làm việc, nhưng khi con người để chân trên Đường Đạo rồi th́ sử dụng lại những nguồn sinh lực ấy như là khí cụ để làm việc, y tách ra khỏi chúng nó và tận dụng lại chúng nó. Người tham vọng là món đồ chơi của vật tính, bị chúng nó sai khiến, trong khi y tưởng rằng y làm việc, nhưng kẻ nào chế ngự được chúng nó, bắt chúng nó đi theo con đường tiến hóa do Đấng Tối Cao phác họa th́ không c̣n đồng hóa với chúng nó nữa. Trong Thánh Ca có dạy chúng ta về điều đó như vầy:

"Kẻ nào từ bỏ tất cả tham luyến về kết quả của sự hành động, luôn luôn bằng ḷng lấy ḿnh và không t́m đâu làm nơi nương tựa, kẻ đó không hoạt động, mặc dù y làm một việc nào đó.

"Không ham muốn, làm chủ được Thể Trí và bản thân ḿnh, từ bỏ tất cả mọi khát vọng, đó chỉ hoàn thành sự hành động về mặt Thể Chất thôi và không phạm tội.

"Bằng ḷng với tất cả cái chi hoạch đắc được một cách tự nhiên, ḷng không có sự xung đột phản khắc nhau, không đố kỵ, thản nhiên trong sự thành công cũng như trong sự thất bại, y không bị trói buộc, mặc dù y hành động.

"Đối với bực siêu thoát không ḷng tham luyến mà Thể Trí ở trong sự minh triết và tất cả mọi hành động đều là sự hy sinh, Nghiệp Quả hoàn toàn tiêu tán. (Bhagavad Gita, IV,20 -23)

Người đă đặt ḿnh ở vào tử điểm rồi, như ḷng lănh đạm, cần phải lo t́m kiếm phương thế để tăng cường trong tâm ḿnh những ảnh hưởng cao siêu hầu nhờ sức kích thích của chúng nó chọn lấy đời sống hoạt động về tinh thần. Y phải thực hành tham thiền; y phải lợi dụng tất cả mọi t́nh cảm sẵn có; y phải nắm lấy một cách cẩn thận tất cả mọi cơ hội phụng sự; y phải hoạt động, dù không ham muốn hoạt động, dù trái với ư muốn thích ngồi một chỗ, bất động, y cần phải triệt để hành động. Nếu y biết được một người mà y đem ḷng kính trọng và gương mẫu của người đó khuyến khích y hoạt động y sẽ trải qua một tŕnh độ trung gian nầy rất nhanh chóng, bằng không sự tiến hóa của y có thể bị gián đoạn. Nếu y muốn làm đẹp ḷng một người mà y kính mến, y có thể dùng ḷng ham muốn ấy như là chất kích thích cho đến lúc y sẽ cảm thấy được sự thúc giục của Sự Sống thiêng liêng, v́ thế, ḷng ham muốn ấy sẽ kéo y ra ngay khỏi t́nh trạng nản chí ấy.

C.W.L.- Khi đă diệt được ḷng tham vọng riêng tư, con người nhận được huấn lệnh: "Hăy làm việc như những kẻ tham vọng làm việc." Thường thường, có ba giai đoạn nối nhau tiếp diễn: Trước tiên là làm việc để đạt cho được kết quả ở Trần Gian, kế đó đến giai đoạn con người vẫn tiếp tục làm việc, cũng c̣n v́ một kết quả được về cơi Thiên Đàng. Nhiều Giáo Hội khác nhau xác định mạnh mẽ các điều trên đây là phải từ bỏ Cơi Thế Gian để sống trường cửu ở trên trời; chúng ta sẽ càng đến gần bệ ngọc của Đức Thượng Đế hơn và vân vân. Hầu hết cả thảy mọi người đều trải qua hai giai đoạn nầy: Làm việc cho một mục tiêu ở Thế Gian, kế đó làm việc cho một mục tiêu ở Thiên Đàng. Đôi khi, người ta đi xa hơn, làm việc để làm đẹp ḷng các Đấng Thần Minh của họ. Thí dụ nhiều tín đồ Cơ Đốc Giáo, làm việc v́ ḷng yêu Đức Chúa Jésus, điều nầy thật đáng kính, v́ ở đây không c̣n ḷng ích kỷ nữa; ấy là một tŕnh độ cao hơn tŕnh độ của kẻ nào làm việc v́ một kết quả riêng, dù là được về Cơi Thiên Đường. Có một tŕnh độ cao hơn nữa; là người ta làm việc v́ ḷng ham mến sự làm việc, ít ai hiểu được như thế, nhưng có nhiều nghệ sĩ lại hiểu. Vài người trong bọn họ, làm việc v́ ḷng yêu nghệ thuật, dù ở ngành nào mà họ trau luyện cũng vậy. Một nhà đại thi hào nói rằng: "Nếu tôi ca hát, ấy là tôi không làm ǵ khác hơn được", có ư nói rằng ông bị bắt buộc phải phô diễn cái điều do ông chuyển đạt lại cho đời như một bức thông điệp. Một người khác cũng có ư tưởng như thế, nói rằng ông quí chuộng thi phẩm của ông không phải v́ ông là tác giả của bài ấy, mà trái lại, v́ chúng nó không phải là của ông. Cũng thế, có lắm người làm việc v́ ḷng yêu nghệ thuật, không v́ họ, không v́ danh tiếng của họ, không v́ làm vừa ư kẻ khác, cũng không v́ làm đẹp ḷng Đức Thượng Đế - trong ư nghĩa mà thường hiểu như vậy - nhưng v́ họ có cảm tưởng như ḿnh được giao phó một sứ mạng mà họ phải làm cho xong. Đến tŕnh độ nầy thật là điều hết sức tốt đẹp.
Sau rốt, đến tŕnh độ cao hơn hết là con người làm việc v́ biết ḿnh là một phần tử của Đức Thượng Đế và như thế, y nguyện ước hoàn thành Cơ Tạo Hóa. Nhiều kẻ, đôi khi, lầm tưởng rằng đó là mục đích của họ trong bầu không khí của những tư tưởng thấp hèn không ngớt bao phủ họ. Ở vào phương diện nầy, chúng ta có thể luôn luôn tự ḿnh thử thách lấy ḿnh, có lẽ, có ích lợi là khi nào chúng ta bị thất bại, điều nầy, thỉnh thoảng xảy đến cho chúng ta. Như Bà Chánh Hội Trưởng đáng kính của chúng ta thường giải thích rằng, nếu chúng ta chân thành và tận tâm làm việc như những phần tử của Thượng Đế, như những phần tử của toàn thể th́ không có cảnh thất bại nào có thể làm rối trí chúng ta được, bởi v́ chúng ta biết rằng Đức Thượng Đế không bao giờ lầm lạc. Nếu, hiện giờ, sự hoạt động nầy hay sự hoạt động nào khác, đối với chúng ta dường như là một sự thất bại, sự thất bại ấy đă được Thiên Cơ dự liệu trước, v́ thế, nó cũng cần thiết và tóm tắt rằng đó không phải thật sự là một việc thất bại. Xét về mặt Thiên Lư, không có sự nỗ lực nào vô ích cả, như thế, chúng ta không có ǵ phải buồn rầu. Một điểm duy nhất cần phải khảo xét lại là xem có phải lỗi ở chúng ta chăng ? Nhưng nếu chúng ta cố sức hành động mà việc làm của chúng ta không thành công, chúng ta biết rằng tất cả đều tốt đẹp.


http://thongthienhoc.net/sach/TriBenhTronghuyenmon.htm
3. Giải Phóng Nô Lệ. Ư tưởng tinh thần về tự do của con người, đă trở nên lư tưởng được nhận ra, trở nên một ước muốn cần thiết và một biến cố tượng trưng vĩ đại xảy ra – các nô lệ được giải phóng. Giống như mọi việc mà con người đang có vai tṛ trong đó, sự hoàn hảo không thể có được. Người da đen không được tự do trong mảnh đất tự do này và Châu Mỹ sẽ phải thanh tẩy về mặt này; để đặt nó vào các lời lẽ rơ ràng, chính xác, nước Mỹ phải xem xét rằng Hiến Pháp và Dự Luật Nhân Quyền là các thực kiện chớ không phải là ảo tưởng. Chỉ có như thế th́ sự tác động không thể tránh khỏi của Luật Karma (vốn là chủ đề hiện nay của chúng ta) mới được đền bù. Người Da Đen là người Mỹ, cũng như những người Anh Mới và tất cả những chủng tộc khác, vốn không phải là thổ dân trong xứ này và Hiến pháp cũng là Hiến pháp của họ. Cho đến nay, các đặc quyền mà Hiến Pháp đưa ra đều bị những kẻ vốn là nô lệ của tính ích kỷ và sợ sệt, từ chối.
4. Giải Phóng Nhân Loại nhờ Liên Hiệp Quốc.
Chúng ta đang tham dự vào một biến cố rất huy hoàng và có tính cách tượng trưng, và đang chứng kiến biến cố đó tiếp diễn. Việc giải phóng cá nhân đă tiếp diễn nhờ sự giải phóng tượng trưng của một bộ phận nhân loại (dấu vết c̣n lại của hai giống dân đầu tiên là Lemuria và Atlantis) đối với sự giải phóng của nhiều triệu con người, bị nô lệ cho các tà lực bởi hàng triệu huynh đệ của họ. Lư tưởng đă được thể hiện thành một cố gắng thực tiễn khắp thế giới trên cơi trần và đă đ̣i hỏi sự hy sinh của khắp thế giới. Nó liên quan đến toàn thể ba cơi tiến hóa của con người, và v́ lư do này, Đức Christ bây giờ có thể hướng các thần lực của Ngài vào giúp con người để giải thoát cho nhân loại.
262

Do đó, điều ǵ đă thực sự xảy ra trong các sự sống của cá nhân, trong sự sống của quốc gia và trong sự sống của nhân loại? Một biện pháp phi thường để đánh giá đúng tà kiến cổ xưa nhất, để hóa giải một cách hữu thức Luật Nhân Quả nhờ một nhận thức về các nguyên nhân trong các lănh vực cá nhân, quốc gia và quốc tế, vốn đă tạo ra các hậu quả mà ngày nay nhân loại đang hứng chịu.
Luật Karma ngày nay là một sự kiện vĩ đại và không thể chối căi trong ư thức nhân loại ở khắp nơi. Họ không thể gọi luật ấy bằng danh xưng đó, nhưng họ biết rất rơ rằng trong tất cả các biến cố ngày nay, các quốc gia đang gặt những ǵ mà họ đă gieo. Định luật vĩ đại này – có thời là một lư thuyết – hiện nay là một sự kiện đă được chứng minh và là một yếu tố đă được hiểu rơ trong tư duy của con người. Câu hỏi "Tại sao?" rất thường được nêu ra trong yếu tố nhân quả một cách chắc chắn không thay đổi. Các quan niệm về di truyền và về môi trường xung quanh là các nỗ lực để giải thích các t́nh trạng hiện tại của con người; các tính chất, các đặc điểm về chủng tộc, các khí chất của quốc gia và các lư tưởng đă chứng tỏ sự thật về một số thế giới nguyên nhân đang khai mở. Các t́nh trạng lịch sử, các liên hệ giữa các quốc gia, các cấm kỵ trong xă hội, các xác tín của tôn giáo và các khuynh hướng, tất cả đều có thể truy nguyên đến các nguyên nhân khởi đầu – một vài trong số các nguyên nhân đó thuộc loại cổ xưa nhất. Mọi việc đang xảy ra trong thế giới ngày nay và đang tác động một cách rất mạnh mẽ lên nhân loại – những chuyện tốt đẹp và chuyện khiếp sợ, các cách sống và nền văn minh, văn hóa, các thành kiến và các ưa thích, thành tựu khoa học và biểu cảm nghệ thuật, và nhiều cách thức mà nhân loại khắp hành tinh đang tô điểm cho cuộc sống – đều là các khía cạnh của các hiệu quả, đă bắt đầu ở một nơi nào đó, trên một mức độ nào đó, vào một thời kỳ nào đó, bởi con người, cả cá nhân lẫn quần chúng.
263

Do đó, karma là cái mà Con Người – vị Thiên Đế mà chúng ta sống trong Ngài, nhân loại nói chung, nhân loại trong các nhóm như các quốc gia và con người cá biệt – đă thiết lập, xúc tiến, đă tán đồng, bỏ đi không làm hoặc đă làm đúng qua các thời kỳ, cho đến ngày nay. Hiện giờ, mùa gặt đă đến và nhân loại đang gặt những ǵ họ đă gieo, chuẩn bị cho một luống cày mới trong mùa xuân của Kỷ Nguyên Mới, việc gieo trồng các hạt giống mới (chúng ta hăy cầu nguyện và hy vọng) sẽ tạo ra một mùa gặt thành công hơn.
Chứng cớ nổi bật nhất của Luật Nhân Quả là chủng tộc Do Thái. Mọi quốc gia đều có minh chứng về định luật này, nhưng tôi chọn dân Do Thái, v́ lịch sử của họ được người ta biết rơ, tương lai và vận mệnh của họ là các chủ đề của toàn thế giới, liên quan đến nhiều người. Dân Do Thái luôn luôn có một ư nghĩa tượng trưng; họ tóm tắt trong chính họ – với tư cách một quốc gia qua các thời đại – các hố sâu của sai trái con người và các đỉnh cao của thiên tính nhân loại. Như đă được kể lại trong Kinh Cựu Ước, lịch sử gây hấn của họ vốn ngang bằng với sự thành tựu của dân Đức ngày nay; tuy nhiên Đức Christ là một người Do Thái, và chính chủng tộc Hebrew đă tạo ra Ngài. Đừng bao giờ quên điều này. Dân Do Thái là kẻ xâm lược vĩ đại; họ bóc lột dân Ai Cập và họ chiếm Đất Hứa (Promised Land) bằng mũi gươm, không dung tha cho đàn ông, đàn bà, trẻ con. Lịch sử tôn giáo của họ đă được xây dựng chung quanh một Jehovah duy vật, khư khư giữ của, tham ăn, tán đồng và khuyến khích sự xâm lược. Lịch sử của họ tượng trưng cho lịch sử của mọi kẻ xâm lược, chính họ viện lư vào niềm tin rằng họ đang tiến hành thiên ư (divine purpose) giành giựt tài sản của con người bằng một tinh thần tự vệ và t́m kiếm một lư do nào đó, thích hợp cho họ để bào chữa cho sự độc ác bất công đối với hành vi của họ. Đất Palestine bị dân Do Thái chiếm bởi v́ đó là "một vùng đất đầy hoa với sữa và mật ong" và khẳng định hành động của họ là theo mệnh lệnh thiêng liêng. Sau này, khoa biểu tượng nhận được nhiều lư thú nhất. Họ chia thành hai nửa: người Israelites với Tổng Hành Dinh ở Samaria và người Jews (nghĩa là hai hay ba bộ lạc đặc biệt trong số 12 bộ lạc) ở chung quanh Jerusalem. Thuyết Nhị Nguyên (Dualism) thấm đượm các đức tin tôn giáo của họ; họ được rèn luyện bởi dân Sadducees hoặc người Pharisees, và cả hai nhóm này đang thường xuyên xung đột. Đức Christ đă đến với tư cách là một thành viên của chủng tộc Do Thái và họ đă chối bỏ Ngài.
264

Theo thực tế và theo tượng trưng, ngày nay, thiên luật đang tác động và dân Do Thái đang trả giá cho tất cả những ǵ họ đă làm trong quá khứ. Họ đang chứng tỏ các hiệu quả có ảnh hưởng sâu rộng của Thiên Luật. Theo thực tiễn và theo biểu tượng, chúng thay thế cho văn hóa và văn minh. Theo thực tiễn và theo biểu tượng, họ là nhân loại; theo thực tiễn và theo biểu tượng, họ giữ lập trường như họ đă chọn từ bao giờ đối với việc chia rẽ. Họ đă tự xem như người được tuyển chọn và có một ư thức bẩm sinh về số phận cao cả đó, quên mất vai tṛ tượng trưng của họ và chính Nhân Loại là kẻ được chọn chứ không phải là một phần nhỏ và kém quan trọng của nhân loại. Về thực tiễn và biểu tượng, họ ao ước sự hợp nhất và hợp tác, tuy nhiên, không biết hợp tác như thế nào; về mặt thực tiễn và biểu tượng, họ là "Kẻ Hành Hương Vĩnh Cửu"; họ là nhân loại đang lang thang qua các mê lộ của ba cơi tiến hóa của nhân loại, và nh́n bằng đôi mắt khát khao về miền đất hứa; về mặt thực tiễn và biểu tượng, họ tương tự như đa số con người, không chịu t́m hiểu mục đích tinh thần ẩn dưới mọi hiện tượng vật chất, bác bỏ Đức Christ nội tâm (như là cách đây nhiều thế kỷ họ đă làm đối với Đức Christ trong ṿng các giới hạn của họ) bám chặt lợi ích vật chất và kiên quyết bác bỏ các sự việc tinh thần. Họ đ̣i hỏi điều được gọi là phục hồi vùng Palestine, giành đất đó ra khỏi những kẻ đă cư ngụ ở đó từ nhiều thế kỷ; và bằng sự nhấn mạnh liên tục vào sự sở hữu vật chất mà họ không nh́n thấy cách giải quyết đúng thực, lần nữa, về mặt biểu tượng và thực tiễn, vốn là những ǵ mà họ phải được đồng hóa vào mọi quốc gia và ḥa hợp với mọi chủng tộc, như vậy, chứng tỏ sự nhận thức về Nhân Loại Duy Nhất.
Thật là lư thú mà ghi nhận rằng người Do Thái đă sống ở miền Nam Palestine và thành phố chính của họ là Jerusalem, đă thành công trong việc thi hành điều này và đă ḥa nhập với và được đồng hóa bởi người Anh, người Ḥa Lan, người Pháp, theo cách thức mà những người Israelites, bị người Samaria cai trị, chẳng bao giờ làm cả. Tôi nhắc lại điều này để cho bạn xem xét.
Do đó, nếu giống dân Do Thái nhớ lại vận mệnh tượng trưng cao cả của họ, và nếu phần c̣n lại của nhân loại muốn thấy chính họ trong dân tộc Do Thái, và nếu cả hai nhóm muốn nhấn mạnh sự kiện về ḍng giống nhân loại và ngưng nghĩ tưởng về chính họ bằng các thuật ngữ về các quốc gia và chủng tộc, th́ Karma của nhân loại sẽ thay đổi tận gốc rễ từ karma báo phục của hiện tại, đến karma thưởng phạt tốt lành của tương lai.
266

Hăy xem xét vấn đề này theo nhăn quang rộng răi (nh́n lui lại về phương diện lịch sử, cũng như nh́n tới phía trước một cách đầy hy vọng); vấn đề là chính người Do Thái phải đóng góp một cách rộng răi hơn. Tuy nhiên, họ không bao giờ đối phó một cách thẳng thắn và thành thật (với tư cách là một chủng tộc) với vấn đề tại sao nhiều quốc gia, từ thời Ai Cập, đă không ưa cũng như không cần đến họ. Suốt nhiều thế kỷ, việc đó vẫn luôn luôn giống nhau. Tuy nhiên, phải có một số lư do, có sẵn trong chính dân chúng, khi có phản ứng rất rộng răi và phổ quát. Cách tiếp cận của họ đối với vấn đề đầy khủng khiếp của họ là vấn đề khẩn khoản, hay oán trách buồn phiền hay là thất vọng. Nhu cầu của họ đối với các quốc gia phi Do Thái (Gentile nations) là đặt đúng vấn đề, và nhiều người không phải là Do Thái đă thử làm điều đó. Tuy nhiên, cho đến nay, chính người Do Thái đă đương đầu với t́nh h́nh và thừa nhận rằng đối với họ, có thể có sự thể hiện của khía cạnh báo phục của Luật Nhân Quả, và cho đến khi họ nỗ lực để xác định những ǵ có ở trong họ, với tư cách là một giống dân, mở đầu vận mệnh thảm khốc xa xưa của họ, vấn đề căn bản của thế giới này sẽ vẫn như là nó đă có từ thời vô thủy. Những ǵ có bên trong nhân loại, th́ có trong con người vĩ đại, thánh thiện, công bằng và thiên về tinh thần, đó là một chân lư không thể sửa đổi được. Một điều khái quát th́ không bao giờ diễn tả chân lư đầy đủ được. Nhưng, xét về vấn đề người Do Thái trong thời gian và không gian, trong lịch sử và hiện tại, các điểm mà tôi đă đưa ra, sẽ được dân Do Thái xem xét một cách đầy đủ.


Khổng Tử (là) một trong các đại hiền triết thời xưa, cũng
tin vào pháp thuật và lại c̣n thi thố pháp thuật nữa, “nếu
chúng ta thừa nhận các phát biểu của Kiā-yü”, và “trong Kinh
Dịch, Ngài đă tán dương nó lên đến tận mây xanh (to the
skies)” (người ta đă kính cẩn phê b́nh Ngài như thế đó). Tuy
nhiên, ngay cả vào thời đại của Ngài, năm 600 năm trước T.
C., Khổng Tử và trường phái của Ngài đă dạy rằng trái đất
h́nh cầu, thậm chí c̣n dạy rằng mặt trời là trung tâm của
Thái Dương Hệ. Trong khi đó, vào lối ba lần 600 năm sau thời
triết gia Trung Quốc này, các vị Giáo Hoàng La Mă vẫn c̣n
doạ dẫm, thậm chí thiêu sống các “kẻ tà đạo” dám khẳng
định như vậy. Người ta đă chế nhạo Ngài v́ cứ đề cập tới
“Thần Qui” (the “Sacred Tortoise”). Chẳng một người vô tư
nào mà lại không thấy rằng con rùa đâu có khác con chiên bao
nhiêu về tính cách thiêng liêng, v́ cả hai đều là biểu tượng
không hơn không kém. Ḅ đực (Ox), Diều hâu (Eagle),(1) Sư

1 Trong Thánh kinh thiếu ǵ con thú được xem là linh thiêng, chẳng
hạn như con Dê, Azazel tức Thần Khải Hoàn. Aben Ezra cho rằng:
“Nếu bạn có thể hiểu được bí nhiệm về Azazel, bạn sẽ học được bí
nhiệm về Thánh danh của Ngài, v́ các Thánh kinh đều có những
điều liên quan tương tự. Tôi sẽ ngầm nói cho bạn biết một phần
của bí nhiệm này, c̣n chừng nào bạn được ba mươi ba tuổi, th́ bạn
sẽ hiểu tôi”. Bí nhiệm về con rùa cũng thế thôi. Hân hoan trước
những ẩn dụ thơ mộng trong Thánh kinh liên kết “các loại đá cháy
đỏ”, “các con thú linh thiêng” v.v…. với tôn danh của Jehovah, và
trích dẫn Thánh kinh Vence (XIX, trang 318), một tác giả mộ đạo
người Pháp đă cho rằng: “Thật vậy, giống như Thượng Đế, họ đều
295
 

tử và đôi khi chim Bồ câu đều là các “con thú linh thiêng”
trong Thánh kinh Tây phương. Người ta thấy ba con thú đầu
tiên tụ tập xung quanh các nhà truyền bá Phúc Âm; con thú
thứ tư, kết hợp với một người, chính là một Seraph nghĩa là
một “con rắn bốc lửa”, đó có lẽ là Ác Quỷ của tín đồ phái
Ngộ Đạo.
Việc lựa chọn quả là kỳ cục, các tín đồ Thiên Chúa giáo
thời xưa quả là nghịch lư trong sự lựa chọn. Chẳng biết tại
sao họ lại chọn những biểu tượng này của phái Ngoại đạo Ai
Cập: con chim Diều hâu chỉ được đề cập tới có mỗi một lần
trong Tân Ước khi Đức Jesus bảo rằng nó là một thứ chuyên
môn ăn xác chết,(1) c̣n trong Cựu Ước nó bị xem là ô trược.
Con Sư tử th́ bị đem ra so sánh với Quỷ Vương (Satan), bởi v́
cả hai đều gầm gừ chực ăn tươi nuốt sống con người, c̣n con
Ḅ đực lại bị tống ra khỏi Thánh điện? Mặt khác, con Rắn
thoạt tiên được coi là tiêu biểu cho Minh Triết, th́ lại được coi
như là biểu tượng của Ma Quỷ. Bảo pháp bí truyền của Thiên
Chúa giáo đă bị xuyên tạc bại hoại thành ra Thần học Thiên
Chúa giáo, giờ đây chỉ c̣n là một lớp vỏ xa lạ không c̣n
đúng với nguồn gốc của nó.

là Elohim, v́ nhờ vào một sự tiếm đoạt thiêng liêng, các Thiên
Thần này đă có được Thánh danh của Jehovah mỗi khi họ đại diện
cho Ngài (De Mirville, Các Vong Linh, Quyển II, trang 294). Chẳng
ai ngờ rằng THÁNH DANH ắt đă bị tiếm đoạt khi Malachim tức là
các Sứ giả đă đội lốt Đấng Vô Cực Bất Khả Tri, giáng lâm để ăn và
uống với con người. Nhưng nếu trong khi tiếm đoạt Thánh danh,
Elohim, thậm chí các Thực Thể hạ đẳng, vẫn c̣n đang được tôn
thờ, th́ tại sao khi xuất hiện với danh xưng của các Thần Linh
khác, cũng những Elohim ấy bị gọi là Ma Quỷ? ”
1 Mathieu, xxiv, 28.

Như đă được vạch rơ, các “Con Thú Linh Thiêng”, các
Ngọn Lửa hay các “Tia Lửa” bên trong “Tứ Linh Diệu”
(“Holy Four”), đều nhằm nói tới các Nguyên kiểu
(Prototypes) của vạn hữu trong Tư Tưởng Thiêng Liêng (the
Divine Thought), trong BẢN NGUYÊN (ROOT), đó là Khối Toàn
Phương (the Perfect Cube) tức là Nền tảng của Vũ Trụ, xét
chung cũng như là xét riêng. Tất cả đều có một quan hệ bí
nhiệm với các Sắc Tướng Vũ Trụ nguyên thuỷ (primordial
Cosmic Forms) cũng như là việc chúng bắt đầu thành h́nh,
tác động tiến hoá.
Trong các vũ trụ khởi nguyên luận nội môn xưa nhất
của Ấn Độ ngay cả đến Hoá Công (the Demiurge) cũng đều
có sáng tạo. Chẳng thế mà một trong các kinh Purănas lại cho
rằng:
Đấng Đại Kiến Trúc Sư (the great Architect) của Thế giới đă
phát khởi chuyển động quay của hành tinh hệ của chúng ta bằng
cách lần lượt bước qua từng hành tinh một.
Chính tác động này “đă khiến cho mỗi bầu hành tinh tự
quay và quay xung quanh Mặt Trời”. Sau tác động đó, “chính
Brahmăndika,” tức là Nhật Tinh Quân và Nguyệt Tinh Quân
(the Solar and Lunar Pitris), các Thiền Định Đế Quân (the
Dhyăn Chohans), “đă tiếp quản lần lượt từng hành tinh một
măi cho tới cuối Thiên Kiếp”. Các Đấng Sáng Tạo chính là
chư Thánh Hiền; người ta tin rằng hầu hết các Đấng này đều
là tác giả của các Thần chú hay các Thánh ca trong Rig Veda.
Khi biến thành các Prajăpati tức các “Đấng Hiện Tồn” (“The
Lord of Being”), các Ngài đôi khi có bảy vị, đôi khi có mười vị.
Bấy giờ các Ngài lại biến thành bảy và mười bốn Đức Bàn Cổ,
được xem như là các đại diện của bảy và mười bốn chu kỳ
Tồn Tại, tức Ngày của Brahmă. Vào lúc kết liễu giai đoạn đầu
của cuộc Tiến Hoá, các Ngài lại biến thành bảy Đấng Thánh
297
Thần Phổ học và chư thần linh sáng tạo
Hiền tinh đẩu (Saparishis), như thế th́ mới tương ứng với
bảy Phân Thân (Aeons). Trong khi đó, các Ngài lại hoá thân
thành ra các bậc Anh hùng (Heroes), các Thánh Vương
(Kings) và các Hiền Triết (Sages) trên trần thế.
Như thế, chúng ta có thể thấy là Nội môn Bí giáo của
Đông phương đă được tŕnh bày và trỗi lên nốt của chủ âm;
dưới dạng ẩn dụ, nốt chủ âm này vừa thơ mộng, vừa có ư
nghĩa triết học thâm sâu, lại vừa có tính cách khoa học, chẳng
thế mà mọi quốc gia đều theo sự chỉ đạo của nó, Chúng ta
phải rút ư niệm gốc từ các tôn giáo ngoại môn ra trước khi
chuyển sang các chân lư nội môn, kẻo các chân lư ngoại môn
sẽ bị bác bỏ. Hơn nữa, trong mọi quốc giáo, mọi biểu tượng
đều có thể được thuyết minh theo lối nội môn. Muốn biết nó
có được thuyết minh đúng đắn hay không khi được chuyển
thành các dạng h́nh học, chúng ta cần xem lại mọi h́nh
tượng và biểu tượng có hoà hợp tuyệt vời với nhau hay
không – cho dù chúng có thể là thiên h́nh vạn trạng. Ấy là v́
thoạt đầu, tất cả các biểu tượng này đều giống hệt như nhau.
Chẳng hạn như xét các câu mở đầu trong nhiều vũ trụ khởi
nguyên luận khác nhau; trong mọi trường hợp đều có một
ṿng tṛn, một quả trứng hay một cái đầu. Trong các hệ thống
của Ấn Độ, Ai Cập, Chaldean, Hebrew, thậm chí cả hệ thống
Bắc Âu, VÔ MINH (DARKNESS) luôn luôn liên kết với biểu
tượng sơ thuỷ này và bao quanh nó. V́ thế mới có quạ đen,
bồ câu đen, nước đen, thậm chí lửa đen; Agni (Hoả Thần)
được gọi là Kălĩ (Đen) v́ ngọn lửa thứ bảy lại là một ngọn lửa
đen chập chờn. Hai con bồ câu đen từ Ai Cập bay tới, đậu
trên các cây sồi Dodona, khiến cho các thần linh Hy Lạp phải
mang tên chúng. Sau khi có trận Đại Hồng Thuỷ, Noah thả ra
một con quạ đen, nó là biểu tượng của chu kỳ Hỗn Nguyên
Vũ Trụ, sau đó mới bắt đầu có sự sáng tạo hay sự tiến hoá
161
Giáo Lư Bí Nhiệm
298
thực sự của Trái Đất và Con người chúng ta. Bầy quạ “đen”
của Odin lượn quanh Nữ Thần Saga và “th́ thầm với Nữ
Thần chuyện quá khứ vị lai”. Thế th́ cả bầy chim đen này có
ư nghĩa nội môn ra sao bây giờ? Ư nghĩa đó chính là tất cả
đều có liên quan tới Minh Triết sơ thuỷ (the primeval
Wisdom), vốn xuất phát từ Cội Nguồn tiên thiên của Vạn
Hữu (the precosmic Source of All) được tŕnh bày tượng
trưng như cái Đầu, Ṿng Tṛn hay Quả Trứng. Ngoài ra, tất
cả đều có ư nghĩa giống hệt nhau và liên quan tới Con Người
Nguyên H́nh sơ thuỷ (the primordial Archetypal Man), tức
Adam Kadmon, nguồn gốc sáng tạo vạn vật; Adam Kadmon
được cấu thành bởi một Tập Đoàn các Quyền Năng Vũ Trụ
(các Thiền Định Đế Quân Sáng Tạo), c̣n ngoài ra tất cả đều là
U Minh (Darkness).
Muốn giải thích một cách gần đúng ít ra là ư nghĩa của
từ “quạ”, chúng ta phải dùng tới ngôn ngữ số lượng dựa vào
minh triết trong Thánh kinh Kabalah, cho dù là nay nó bị ẩn
khuất và xuyên tạc. Trong Nguồn Gốc Kích Thước (the Source
of Measures) có tŕnh bày trị số của nó như sau:
Danh từ quạ chỉ được dùng có một lần và được xem như là
Biểu tượng học Eth-h’orve = 678 tức 113 x 6; trong khi chim Bồ câu
được đề cập tới 5 lần. Nó có trị số là 71 và 71 x 5 = 355. Sáu đường
kính hay con Quạ sẽ chia chu vi của một ṿng tṛn 355 thành ra 12
phần. Mỗi đơn vị của 355 lại được chia cho 6 thành ra 213-0, tức
phần đầu trong câu thơ thứ nhất của Sáng Thế Kư. Cũng vậy, nó
lại được chia tiếp cho 2, tức là 355 chia cho 12, thành ra 213 x 2, tức
là từ ngữ B’rash, chữ đầu tiên của Sáng Thế Kư, với tiền tố dùng
làm giới từ (preppositional prefix) có nghĩa (xét về mặt thiên văn)
cùng một h́nh dạng tổng quát cụ thể với h́nh dạng được ngụ ư ở
đây.(1)

Kỳ sau học p 299 GLBN II
tieng Anh 444