Họp Thông Thiên Học ngày 28  tháng 10 năm 2017

 

http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyAnhSangTDD.htm

   
CHƯƠNG 7

QUI TẮC 13 – 16

13. - Hăy ham muốn quyền năng một cách hăng hái.

C.W.L. - Câu cách ngôn nầy do Đức Đế Quân thích nghĩa như vầy:

Và quyền năng nầy mà vị Đệ Tử ham muốn là quyền năng làm cho y không có giá trị ǵ hết trước mắt thế nhân.

Quyền năng làm cho chúng ta không có giá trị ǵ hết trước mắt thế nhân là cái năng lực dẹp bỏ cá nhân của chúng ta qua một bên trong khi làm việc và hoàn thành công việc ấy mà không hề khoe khoang công lao của ḿnh. Nhiều người cố ở cho được hàng đầu. Người ta thường xem điều đó cũng như một thứ khoe khoang vô hại, tuy nhiên ấy là một dấu hiệu chứng tỏ họ chưa quên được bản ngă thấp hèn. Vị Đệ Tử không nhận công lao của ḿnh trong một hành động nào. Mục đích của Y là làm việc và miễn là Y thành công, dù cho người ta ghi công cho Y hay là cho người khác; điều đó đối với Y không có ǵ quan trọng. Nếu Y phải xung phong đi trước và tạo thành một trung tâm điểm, Y làm ngay điều đó, nhưng không hề có ư nghĩ lấy đó làm kiêu, v́ Y biết rằng tốt hơn lưu tâm luôn luôn ẩn danh, không ra mặt.

Luôn luôn rất có ích lợi khi chúng ta không lưu tâm đến kết quả, tận dụng khả năng và quên ḿnh đi. Tất cả Giáo Lư Huyền Bí đều qui về điểm căn bản duy nhất nầy: "Huynh hăy quên cái bản ngă thấp hèn ấy đi và bắt tay vào việc." Nhiều người cứ nghĩ măi đến sự tiến bộ của họ. Dĩ nhiên, nghĩ đến sự tiến hóa tinh thần vẫn tốt hơn mong cầu được giàu sang phú quí, nhưng đó cũng c̣n là ích kỷ, mặc dù dưới một h́nh thức tinh vi hơn. Căn cứ vào kinh nghiệm riêng của tôi, tôi xin nói rằng phương pháp tiến bộ chắc chắn nhất là hoàn toàn quên sự tiến hóa của chúng ta và hiến ḿnh cho công nghiệp của Đức Sư Phụ. Sau đó cái ǵ c̣n lại sẽ đến sau. Đó là Chân Lư ngàn xưa, được kinh Phúc Âm xác nhận: "Trước nhất, hăy lo t́m nước của Đức Chúa Trời và sự công bằng của Ngài, tất cả mọi điều khác sẽ được ban thêm cho ngươi." Đó chính là Chân Lư, tất cả cái ǵ c̣n lại sẽ đến sau; khi chúng ta không lo nghĩ đến sự tiến bộ của ḿnh, th́nh ĺnh chúng ta nhận thấy ḿnh đă tiến bộ và điều đó cũng tốt vậy.

Khi lần đầu tiên, con người biết được thật sự thế nào là đời sống trong Thượng Trí, Y cũng biết rằng, ở vào tŕnh độ nầy, Y có thể trở nên hữu ích tới bực nào cho tất cả các đường lối hoạt động của Y, dĩ nhiên, Y tự hỏi rằng: "Phải chăng điều hay hơn hết tôi lănh phận sự mới và vẻ vang đưa đến cho tôi." Luôn luôn tôi có thói quen thỉnh nguyện ư kiến, hay là ư muốn của Sư Phụ mỗi khi tôi thấy có những cơ hội đặc biệt đưa đến, mà tôi không tin chắc nên từ chối hay không? Tôi nói: "Thưa Sư Phụ, Sư Phụ muốn con phải làm ǵ?" Thường thường Ngài đáp: "Điều đó do con quyết định." Như vậy chỉ c̣n trông cậy vào sự phân biện riêng của chúng ta mà thôi. Không có qui tắc nào dành cho những trường hợp đó. Tôi sẵn sàng lănh thử phận sự cao cả hơn hết. Nhưng chúng ta đừng quên lời khuyến cáo nhắc nhở chúng ta: "Đừng để ư muốn tự phát triển làm hư hại bất cứ công việc hữu ích nào đưa đến con và vừa sức con. Sự phát triển của con sẽ theo thời gian mà đến." Luôn luôn tôi theo quyết định ấy và tôi nghĩ như vậy là khôn ngoan nhất.

Nhờ công việc làm trong tinh thần vong kỷ mà chúng ta đạt được quyền năng làm cho chúng ta như không có giá trị ǵ hết dưới mắt thế nhân. Nếu phải chịu nhục nhă hăy cứ chịu. Nó liệt Phàm Nhơn xuống địa vị phụ thuộc và đó là điều cần thiết nhất. Nếu những cơ hội đến chúng ta hăy chụp lấy, nhưng luôn luôn tự nhủ rằng: "Ấy là công nghiệp của Đức Chơn Sư, chứ không phải của tôi đâu." Dù người phụng sự Đức Chơn Sư hay là một người nào khác được đặc ân làm một công tác đặc biệt cho Ngài, điều đó cũng không có ǵ quan trọng. Nhiệm vụ của chúng ta là phải sẵn sàng, đừng bỏ lỡ cơ hội gánh lấy phần nào công nghiệp của Ngài.

Nên biết rơ rằng trong công nghiệp của Ngài không có ǵ nhỏ cũng không có ǵ lớn, nhưng tất cả mọi công tác, dù tầm thường, mà được hoàn tất và hiến dâng cho Đức Chơn Sư dưới mắt Ngài nó cũng quan trọng như một công tác nào khác mà người Thế Gian cho là phi thường. Chúng ta thích chọn điều ǵ mà chúng ta cho là công tác quan trọng nhứt, bởi v́ chúng ta không nh́n thấy tất cả những thành phần của công tác đều cần thiết. Hăy cố gắng, trong chốc lát, tưởng tượng đến cách mà Đức Chơn Sư xem xét tất cả những điều đó từ trên đỉnh núi cao tuyệt vời, đối với chúng ta đỉnh nầy tiêu biểu cho Quyền Lực và Tri Thức rộng lớn của Ngài. Tất cả những chi tiết của công tác nầy, đối với Ngài dường như bé nhỏ, nhưng mỗi chi tiết đều có vị trí trong toàn thể.

Tất cả những vấn đề của đời sống, quá phức tạp bên ngoài, không thể hiểu được ở Thế Gian nầy, lại trở thành giản dị đối với một người đứng từ trên cảnh giới cao quan sát nó. Đối với những cảnh giới không mấy cao lắm, sự kiện cũng như thế. Hăy quan sát những vật nhỏ li ti ở trong một giọt nước, Huynh sẽ t́m thấy những h́nh thức của sự sống vừa đẹp đẽ, vừa phức tạp. Càng đi sâu vào những lănh vực cực kỳ bé nhỏ, người ta càng nhận thấy sự phức tạp lạ lùng của nó. Người ta tự hỏi làm thế nào những Thế Giới ấy có thể xem là giản dị được, dù đối với Đức Thượng Đế, tuy vậy mà đúng, v́ chỉ cần từ những quan điểm cao nhất mà chúng ta đă đạt được để nhận thấy rằng những kết quả kỳ diệu nầy sinh ra bởi những sự biến đổi và sự phối hợp của bảy luồng sinh lực của Sự Sống duy nhất. Những yếu tố của sự sinh sản tỏ ra đơn giản và nhiều nhất; cho nên càng lên cao, con người càng thấu rơ hơn và điều ǵ dường như không làm được ở Thế Gian, từ mấy Cơi cao người ta thực hiện nó dễ dàng.
Tôi tưởng chúng ta được phép kính cẩn nghĩ rằng Đức Thượng Đế có thể giữ trọn hệ thống của Ngài trong Trí Ngài và đồng thời Ngài cũng thấy dễ dàng những sự việc xảy ra, với những chi tiết nhỏ nhặt. Toàn thể hệ thống với những sự sinh sôi nẩy nở đều được nhận thức một cách chớp nhoáng cũng như chúng nó phơi bày trên mặt giấy. Đối với Đức Bàn Cổ và Đức Bồ Tát th́ công việc nắn đúc h́nh thể và điều khiển những giống dân rất minh bạch và đích xác, nhưng công việc ấy, đối với chúng ta, lại quá phức tạp và hỗn độn.

Chúng ta có bổn phận phụng sự Đức Chơn Sư trong phạm vi nhỏ bé của chúng ta. Những chi tiết thuộc về phần của chúng ta chớ không phải của Ngài. Điều mà Ngài muốn là toàn thể công việc phải được thành tựu. Tất cả những điều chúng ta có thể làm là để góp phần vào đó, tiêu biểu cho sự tham gia của chúng ta. Những người gần gũi Ngài bằng tư tưởng và nhờ sự liên lạc nầy mà họ có cách xét đoán phù hợp với sự thấy của Ngài một phần nào; luôn luôn họ tỏ ra sốt sắng làm việc, dù là công việc tầm thường hơn hết khi mà họ xét ra nó vốn hữu ích. Thí dụ, chúng ta có thể viết vài hàng chữ nó sẽ thay đổi cuộc diện của một đời người. Chúng ta có thể nói chuyện như những nhà diễn thuyết, chúng ta cố gắng sửa đổi tư tưởng của hàng trăm thính giả nhưng mà việc đó bất thành. Lá thơ nhỏ của chúng ta tiêu biểu cho một công việc cũng hết sức thực tế. Vài người trong chúng ta có thể bận rộn đến đỗi không làm ǵ được cho riêng ḿnh. Trong trường hợp nầy, dĩ nhiên họ kiếm được nhiều lợi tức và có lẽ có thể giúp vốn cho người khác hoàn thành công tác cần thiết. Có nhiều cách nhỏ nhặt làm việc vừa sức mỗi người. Đừng chờ đợi một cơ hội lớn lao vô ích, bằng cách tự nhủ rằng: Khi cơ hội đến chúng ta sẵn sàng chụp lấy. Chúng ta có nhiều may mắn để sẵn sàng nắm lấy cơ hội, nếu chúng ta có thói quen luôn luôn làm những công việc nhỏ nhặt mà hiện giờ đây chúng ta có thể làm được.

Một người làm việc mà không hề nghĩ đến quyền lợi riêng của ḿnh chút nào và luôn luôn sẵn sàng đặt ḿnh vào địa vị thấp thỏi, đứng sau kẻ khác, ngoài xă hội không ai biết đến Y, đó là lẽ tất nhiên. Người ta biết và người ta ngưỡng mộ một kẻ nào có ư chí hùng mạnh, tạo tên tuổi cho ḿnh và xung phong đi trước. Nói về phương diện Thế Gian, Y đă thành công. Y tỏ ra có nghị lực. Nhà Huyền Bí Học có thể có nhiều nghị lực hơn nữa, nhưng không biểu lộ bằng cách đó. Thường thường Y t́m thế ẩn ḿnh không cho ai biết. Y biết rằng một trong những đức tánh chính phải có là hiểu được lúc nào nên lánh xa, lúc nào phải để cho quyền lực Thiêng Liêng hành động mà không kềm hăm và cũng không ngăn trở sự lưu hành của nó. Bề ngoài xem, không có ǵ giản dị hơn, tuy nhiên bởi có hàng trăm người làm việc không đủ khả năng thực hành như vậy bao nhiêu đó cũng đủ chứng tỏ rằng thực sự đó là một công việc cực kỳ khó khăn.
Ở Thế Gian, một người đă có sẵn ư nghĩ rằng nhà Huyền Bí Học là một người không có ư chí mạnh mẽ, luôn luôn sẵn sàng nhượng bộ. Đối với những chi tiết nhỏ nhặt của đời sống, điều đó đúng vậy. Nhà Huyền Bí Học để cho kẻ khác làm những việc không mấy cần thiết theo ư họ và cũng để cho họ điều khiển ḿnh tới một mức nào đó, nhưng trong những vấn đề nguyên tắc th́ y rất cứng cỏi, không nhượng bộ. Y thờ ơ, lănh đạm với dư luận. Những người nói chuyện thiên hạ thường bịa đặt những điều nhảm nhí, những giả thuyết th́ trong mười lần họ đă lầm lạc hết chín lần. Điều họ nghĩ về chúng ta có làm ǵ được chúng ta đâu. Theo lời Ông Tennyson nói: "Hăy để cho họ nói điên nói khùng." Lẽ tất nhiên, tôi không muốn nói rằng chúng ta không cần biết tới tất cả những tập quán xă hội. Ban đầu vài Hội Viên chúng ta xét rằng tốt hơn là làm khác hơn người thường cho nên không chịu mặc y phục buổi chiều như thiên hạ, v.v. . . Xâm phạm đến tập quán như thế là vô ích. Hơn nữa h́nh như nếu chúng ta muốn cho người khác thừa nhận những tín ngưỡng của ḿnh chúng ta cần tránh, đừng xúc phạm đến ai một cách vô ích. Chống đối mănh liệt những tư tưởng của kẻ khác, không phải là một chính sách khôn khéo. Nếu là một điểm không đề cập đến nguyên tắc nào cả, chúng ta nên nhân nhượng, bởi v́ công kích ngay những tập tục là một chuyện phi lư.

Điều ǵ thuộc về nguyên tắc luôn luôn phải kháng cự lại. Thí dụ, ăn chay trường, đối với chúng ta là một nguyên tắc, bởi v́ chúng ta xem sự ăn chay là có ích lợi cho tất cả mọi phương diện, chẳng những đối với chúng ta mà đối với ai cũng vậy. Có điều bất tiện là khi chúng ta dùng bữa không ở tại nhà ḿnh hoặc giả khi đi du lịch, nhưng chúng ta nhận chịu những điều bất tiện nhỏ nhặt nầy và giữ vững quan niệm của chúng ta. Đối với vô số việc khác, thật sự không quan trọng, cách giản tiện là ăn ở theo phong tục tập quán của thời đại chúng ta. Xin lấy một thí dụ khác về y phục. Y phục của người tân thời thường xấu xí, bất tiện, không đẹp mắt và trái với vệ sinh, nhưng vẫn cứ thừa nhận nó, là điều giản tiện nhất. Nếu chúng ta không bằng ḷng ăn mặc cách đó, dù cho y phục của chúng ta có tính cách hợp lư, đẹp và vừa vặn thế mấy đi nữa, nó cũng làm cho thiên hạ chú ư đến chúng ta một cách khó chịu, và hơn nữa, chúng ta cũng bị xem như là những người mất trí, không nhiều th́ ít. Mấy điều đó không cần quan tâm đến. Tốt hơn tránh đừng ra mặt chống đối những trường hợp ít quan trọng. Nhưng, khi có ǵ liên hệ đến một nguyên tắc, chúng ta phải mạnh dạn bảo vệ điều mà chúng ta tin tưởng là tốt.
 
Nếu chúng ta có được thái độ hoàn toàn vô tư lợi trong tất cả mọi việc, đối với chúng ta đó là một sự giúp đỡ rất lớn lao. Ông Ruskin khi bàn về nghệ thuật có nói rằng nếu tính tự khen ḿnh và tính khoe khoang là tầm thường không thể nói được, tính khiêm tốn thái quá, dưới một h́nh thức khác, cũng thế đó. Phải kiếm cách tạo cho ḿnh một tâm trạng giúp cho ta xem xét mọi công tác theo phương diện khách quan và nói rằng: "Công việc ấy được hoàn thành do tôi, do Huynh, hay do một người nào khác, nó cũng vẫn tốt đẹp cả." Nếu gặp cơ hội, chúng ta phải tán dương một công tác nào đă được hoàn thành, chớ không phải v́ công tác ấy của ḿnh hay của bạn thân ḿnh hoặc giả công tác ấy mang tên tuổi của một vị danh nhân nào, chúng ta tán dương chỉ v́ nó tốt lành chớ cá nhân của vị thực hành công tác ấy hoàn toàn để qua một bên. Tôi sợ rằng chúng ta không thể măi măi làm như vậy được. Khi chúng ta kể một đoạn sách luôn luôn không phải bởi v́ lời văn đẹp đẽ của nó mà v́ chúng ta lấy của Bà Blavatsky hay của Bà Tiến sĩ Besant. Tuy nhiên trong vài trường hợp, chúng ta vẫn hoàn toàn hữu lư. Khi một độc giả gặp một điểm nào đó đă được xác nhận mà Y không hiểu và cũng không thể tự kiểm soát được, điều quan trọng cho Y là t́m biết xem Tác Giả là ai? Y có thể nói: "Bà Tiến sĩ Besant xác nhận điều nầy, tôi có nhiều lư lẽ vững chắc tin rằng Bà biết rành về vấn đề ấy, cho nên tôi chấp nhận lời Bà nói." Tóm lại, về phương diện Khoa Học, chúng ta cũng làm như vậy. Trong lănh vực nầy, có nhiều sự kiện không thể nào trưng ra đủ bằng chứng, nhưng có vài bậc nhân tài xuất chúng, sau khi nghiên cứu vấn đề , đă đi đến những kết luận nầy hoặc những kết luận khác th́ chúng ta chấp nhận được những kết luận đó. Nhưng khi chúng ta thấy một câu đẹp đẽ có tính cách đạo đức, không có vấn đề nó xuất xứ từ Thánh Kinh, Thánh Ca Gita, Kinh Koran hay Kinh Vệ Đà; chúng ta nên chấp nhận, v́ nó có giá trị riêng của nó. Như thế là v́ câu văn tao nhă và tư tưởng thanh bai.

Nếu chúng ta thừa nhận hay cố gắng thừa nhận những sự vật v́ giá trị riêng của nó, chúng ta cũng phải thử đánh giá công tác đặc biệt của chúng ta theo đúng chân giá trị của nó và đừng cho rằng bởi v́ chúng ta là người thi hành công tác ấy cho nên dĩ nhiên nó phải được hoàn thiện. Phần nhiều những người đủ khả năng làm một việc hết sức giỏi giắn cũng hiểu biết những khuyết điểm của công tác ḿnh. Nếu việc nào đă thành công, chúng ta sẵn ḷng nh́n nhận nó. Khi chúng ta thấy những sự sai lầm trong công tác riêng của ta hay ai khác, đừng do dự nói rằng: "Ư kiến của tôi lại khác." Chuyện nầy hay chuyện kia cũng có thể làm tốt đẹp hơn nữa được. Nhưng tốt hơn là phải có một trạng thái tinh thần giúp chúng ta quên mất nguồn gốc của công tác ấy đi nếu nó tốt đẹp và loại ra cái ǵ xấu xa, dù cho chúng ta là người thi hành công tác ấy, cũng vậy.
Công việc nầy quả thật là khó khăn, bởi v́ nếu con người hoàn toàn thành công là nhờ từ ở cơi Thượng Thiên, Chơn Nhơn đưa mắt nh́n xuống cơi Hạ Giới chúng ta, Hạ Trí cho một phần quyền năng nhưng chỉ có một ḿnh Thượng Trí mới có được năng lực nầy một cách đầy đủ. Hạ Trí có khả năng phân biện và nếu chúng ta sử dụng Hạ Trí về phương diện cao siêu, không để t́nh ư riêng tư che mờ nó, nó là một năng lực rất tốt đẹp khi mà sự phát triển của nó được trọn vẹn. Chúng ta cũng khá tự hào về sự mở mang trí tuệ của chúng ta trong Giống Dân phụ thứ Năm của Giống Dân chánh Thứ Năm là Giống Dân thủ một vai tuồng khá quan trọng về năng lực phân tích riêng biệt của Hạ Trí, nhưng cái người ta gọi là Trí Tuệ, bây giờ đây không có ǵ là quan trọng khi so sánh nó với cái Trí Tuệ của cuộc Tuần Hoàn sau và tới chừng đó, Trí Tuệ đă thật sự là một quan năng chính yếu. Chúng ta kiêu hănh v́ những thành công do Hạ Trí đem lại và không phải là không có lư. Trong lănh vực khoa học và phát minh, Hạ Trí đă tỏ ra kỳ diệu phi thường. Nhưng phải đủ khả năng nh́n về tương lai và cần phải thấy các Đấng Chơn Sư, các Ngài là những Bậc Vĩ Nhân của tương lai, hầu hiểu được chúng ta sẽ ra sao trong vài ngàn năm nữa. [23] Tôi có thể chứng nhận rằng sự hoạt động cao siêu nhất của Trí Tuệ hiện thời là một tṛ chơi trẻ nít đối với sự hoạt động của Trí Tuệ một ngày kia. Chắc chắn, là một chân trời huy hoàng sẽ mở ra trước mặt chúng ta.

Cái mà người ta thường gọi là Cái Trí của họ là phần thấp hơn hết của Cái Trí. Trong Cái Trí có bốn khu vực làm ra do những chất khí thuộc về cảnh thứ bảy, cảnh thứ sáu, cảnh thứ năm và cảnh thứ tư của Cơi Trí Tuệ (Cơi Hạ Thiên) nhưng mà họ chỉ sử dụng chất khí của cảnh thấp nhất là cảnh thứ bảy, nó rất gần với Cơi Trung Giới. Bởi thế nên, tất cả tư tưởng của họ đều bị nhiễm màu sắc của những phản ảnh của Cơi Trung Giới, nơi đây, những tư tưởng xen lẫn với những sự xúc động, những t́nh cảm và những dục vọng. Rất ít người có thể hoạt động trên cảnh thứ sáu. Lẽ tất nhiên, những Nhà Thông Thái trứ danh của chúng ta sử dụng chất khí cảnh nầy, nhưng khổ thay, họ dùng chất khí thứ sáu lẫn với chất khí thứ bảy, v́ vậy họ trở thành đố kỵ với những sáng chế và những sự phát minh của người khác. Khi lên tới cảnh thứ năm, họ rất ít bị vướng vít vào Cơi Trung Giới. Lên tới cảnh thứ tư là cảnh cao hơn hết của cơi Trí Tuệ (Cơi Hạ Thiên) th́ họ ở ngay trung tâm của Cơi Thượng Giới, sát một bên Thượng Trí. Từ đó, tư tưởng của họ không c̣n bị những làn rung động của chất Thanh Khí nhiễm nữa. Tất cả những điều trên đây đều có thể hiểu được. Một sự rung động, rất dễ truyền qua một vật thể khi mà nó và vật thể ḥa điệu đúng bậc với nhau. Một người giận dữ kích động sự nộ cảm (émotion colère ) trong Thể Vía của những người ở xung quanh, liền đó, tư tưởng thấp thỏi của họ bị như thế mà xáo trộn, chớ những tư tưởng cao siêu không hề bị nhiễm, nếu họ có những tư tưởng nầy - mà phần đông chưa có những tư tưởng cao siêu. Có một trong những điều, mà chúng ta là Sinh Viên, phải cố gắng thực hiện, lúc chúng ta tư tưởng và tham thiền, là kích thích những phần cao siêu của Cái Trí và làm cho nó hoạt động. Những người tham thiền thường xuyên về Đức Chơn Sư và những ǵ liên hệ đến Ngài, sử dụng, trong một phạm vi nào đó, khu vực cao siêu nhất của Cái Trí, càng sử dụng th́ tư tưởng của chúng ta càng ít chịu ảnh hưởng của sự ham muốn, những dục vọng và những sự xúc động. Phần đông con người chưa đến tŕnh độ đó, v́ thế, xét theo toàn thể, những tư tưởng phát sinh trong cơi Thế Gian nầy bị ḷng ham muốn biến đổi màu sắc. Phần nhiều những h́nh tư tưởng mà chúng ta thấy chứa đầy chất Thanh Khí và chất Thượng Thanh Khí lẫn lộn với nhau.
 


http://thongthienhoc.net/sach/TriBenhTronghuyenmon.htm
Mất trí sớm (dementia praecox).
Mất trí sớm (dementia praecox) là ǵ? Có phải hiện tượng đó là do truyền thống tập thể của gia đ́nh không? Có manh mối nào trong sự kiện là trước tiên nó tự biểu lộ sớm trong thời thơ ấu chăng? Bác sĩ đa khoa có lư không khi xếp bệnh đó vào trường hợp vô hy vọng? Các môn sinh và các nhà chữa trị thường nêu ra các câu hỏi trên và các câu hỏi tương tự như thế.
316

Các h́nh thức bệnh xác thân này xuất hiện dưới tên chung là điên loạn, vốn rắc rối hơn là người ta thường hiểu. Theo quan điểm của nhà huyền bí học, chúng thuộc vào các loại tương đối đơn giản sau đây:
1. Có những loại mà nỗi khó khăn là do sự sứt mẻ của mô năo. Các bệnh này rơ ràng là xuất phát từ bệnh giang mai nhiều hơn người ta thường thừa nhận, và tôi xin nhắc các bạn rằng, nói về mặt huyền bí, đó là trường hợp tự nhiên, v́ các cơ quan sinh dục vật chất là tương ứng thấp hơn của mối liên hệ âm dương có trong bộ óc giữa hai bí huyệt đầu với tuyến yên và tuyến tùng quả.
2. Có những loại mà nỗi khó khăn là do việc quá bị kích thích của các tế bào năo bằng một số h́nh thức năng lượng vượt quá sự cân bằng với các h́nh thức khác và tạo ra một số h́nh thức điên loạn trầm trọng.
3. Có những loại không có khó khăn thể chất thực sự nào, không có các thương tổn hay các mô bị bệnh nào, mà chỉ có một liên hệ lỏng lẻo giữa thể dĩ thái với nhục thân. Lúc bấy giờ, sự ám ảnh hay chiếm hữu có thể xảy ra. Các trường hợp như thế rất thường (tôi có thể nói là thường thường) được nhà tâm thần học chính thống và vị y sĩ xem như là các h́nh thức điên loạn; tuy nhiên, chúng không phải thực sự như vậy. Nếu người bị đau có thể được đặt trở lại "có quyền sở hữu của chính ḿnh" theo sự hiểu biết của một vài nhà tâm thần học, và điều này hoàn toàn có thể xảy ra, bấy giờ, bệnh sẽ chấm dứt. Có một khuynh hướng rơ rệt trong số các nhà tâm thần học có vẻ tiến bộ nhất ngày nay, để đưa các trường hợp này vào giả thuyết mà tôi đă đặt ra, và đó là một sự cải thiện rơ rệt.
317

4. Có những loại mà trong đó một vài h́nh thức di truyền của sự mất thăng bằng tâm trí xảy ra. Các h́nh thức mất quân b́nh này là do các biến cố trong các kiếp sống khác và có bản chất của sự trừng phạt hay là karma báo phục. Để tạo ra điều này, linh hồn cân nhắc chọn một thể xác, h́nh hài đó sẽ có trong đó một số sắc thái do di truyền, mà các Nghiệp Quả Tinh Quân đưa vào đó khi linh hồn không thể chế ngự được hiện thể của ḿnh – như là trường hợp của kẻ chưa tiến hóa; hay là với chủ tâm và định ư, khi thể xác có thể được đặt dưới sự điều khiển của linh hồn, v́ đă tiến hóa cao. Tôi không liệt kê ra đây các h́nh thức điên cuồng hoặc mất quân b́nh khác này theo các tên khác nhau, v́ chủ đề đó quá phức tạp và thường có một vài yếu tố do bẩm chất, và thường là chỉ có các chỉ dẫn về đau yếu mà không bao giờ xảy ra điều ǵ trầm trọng. Tôi chỉ nêu ra các thứ loại và dành cho nhà nghiên cứu nhiệm vụ cuối cùng là liệt kê các triệu chứng và quy đúng nguyên nhân, sau nhiều công tŕnh thực nghiệm. Thời kỳ đó chỉ vừa mới đến.
Those where the difficulty is due to the breaking down of the brain tissue. Far more of these are definitely syphilitic in origin than is generally admitted, and I would remind you that, occultly speaking, that would naturally be the case, for the physical sex organs are a lower correspondence of the negative-positive relation existing in the brain between the two head centers and the pituitary and pineal glands.
5. Có những người mà thể trí bất động và tĩnh tại quá mức, và kiềm chế bộ óc vô lư đến nỗi dường như chỉ có một quan điểm duy nhất, một thái độ duy nhất đối với cuộc sống, chứ không có sự co dăn và khả năng hiệu chỉnh. Những kẻ như thế có thể chịu đau khổ chẳng hạn do cái được gọi là định kiến, hoặc họ có thể hoàn toàn là nạn nhân của một tư tưởng ám ảnh nào đó của thể trí. Các ám ảnh trí tuệ như thế có thể thuộc về mọi mặt, từ một cuồng tín nhẹ đến chứng cuồng giáo (religious mania), với các tính chất ác dâm đi kèm, tính tàn bạo và t́nh trạng ốm yếu chung.
Chứng điên sớm xảy ra ở các nhóm 1 và 4 và thường là sự pha trộn các yếu tố được mô tả của cả hai loại. Nó được kế thừa trong mỗi trường hợp, và, nếu không hiện ra về mặt thể chất như thế, th́ bấy giờ, nó được dựa trên các t́nh trạng cảm dục bị kế thừa, mà đến phiên chúng, lại giúp vào việc quyết định t́nh trạng thể chất. Nó có cội nguồn ở bệnh giang mai (thường mang sang từ một kiếp sống khác), và trong kiếp sống đặc biệt này, hoàn toàn không thể chữa trị được.
318

Căn bản tính dục của nó được chứng tỏ bằng sự kiện là nó tự biểu lộ sớm vào lúc thơ ấu. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể được trợ giúp phần lớn trong các giai đoạn đầu, nếu các triệu chứng được nhận đúng, và đời sống tư tưởng của y được hướng dẫn và hiệu quả mạnh mẽ của các quan tâm mới được dùng đến. Một động cơ thúc đẩy về tinh thần và các quan tâm giống như thế đôi khi có thể làm chậm sự phát triển cơn bệnh; khi xảy ra trường hợp này và vấn đề được xử lư từ đầu kiếp sống về trước, th́ những cực điểm tệ hại nhất có thể bị xóa bỏ. Đối với mức độ mà bệnh nhân cố gắng một cách sáng suốt để tự giúp ḿnh, và cũng được bảo vệ bằng sự săn sóc sáng suốt của y sĩ, y có thể hóa giải một phần lớn cơn bệnh, và đặc biệt chừng nào mà việc lặp lại của nó trong một kiếp sống trước có liên hệ đến.
Về bản chất, nhiều điều trong số các vấn đề này có ràng buộc với quá khứ và cho tới khi các định luật chi phối việc tái sinh được đưa ra cho thế gian, ngay cả tôi cũng khó mà giải thích các tiến tŕnh đang chi phối sự kế thừa về mặt vật chất, các hậu quả về mặt nghiệp quả và những ǵ được gọi là karma bù trừ. Việc nhận thức về các h́nh thức bệnh tật tinh anh hơn và sự trợ giúp của nhà tâm lư học trong việc hợp tác với y học chính thống (mà chắc chắn là có được vị thế riêng của nó, chẳng hạn như trong việc điều hành các hiệu chỉnh của các tuyến), cộng thêm với việc giữ vệ sinh đúng mức từ ấu thơ trở đi, sẽ thành đạt được nhiều điều và từ từ dập tắt các bệnh về trí năo, mà ngày nay có rất nhiều và đang gây nhiều thống khổ.
 



Với tư cách Hoả Thần, Phong Thần và Thuỷ Thần, các
Ngài là chư Thần Linh Thiên Giới (Celestial Gods), với tư cách
là chư Thần Linh hạ giới (Gods of the lower region), các Ngài là
các Thần địa ngục (infernal Deities); tính từ địa ngục chỉ được
áp dụng cho Trần Thế. Các Ngài là các “Chơn Linh Địa Cầu”
(“Spirit of the Earth”) và lần lượt được mệnh danh là Diêm
Vương (Yama), Pluto, Osiris, “Hạ giới Tinh Quân” (“Lord of
the Lower Kingdom”) v.v…., đặc tính trần thế của các Ngài
cũng đủ chứng tỏ điều đó rồi. Trên địa cầu này, đối với Cổ
Nhân, sau khi ĺa trần th́ chẳng c̣n nơi nào tồi tệ hơn Trung
ấm giới (Kăma Loka) tức Âm phủ (the Limbus on this Earth).(1)

Nếu người ta luận chứng là Jupiter Dodona đồng nhất hoá
với Dis, hoặc Pluto của La Mă đồng nhất hoá với Dionysus
Chthonios (Thần dưới đất – the Subterranean) cũng như là
với Aidoneus (Trị v́ Thế giới dưới đất – the King of the
Subterrean World), nơi xuất phát của các sấm giảng – theo
Creuzer –(1) th́ bấy giờ các nhà Huyền bí học sẽ lấy làm sung
sướng mà chứng tỏ rằng cả Aidoneus lẫn Dionysus đều là cơ
sở của Adonai tức Iurbo-Adonai (Codex Nazaroeus gọi
Jehovah như thế). “Bạn sẽ không tôn thờ Mặt Trời, vốn được
tôn xưng là Adonai, Kadush và El-El”(2) cũng như là “Tửu
Thần” (“Lord Bacchus”). Theo hệ thống văn tự cổ truyền
(Massorah), Baal-Adonis của các Bí pháp (Sơds) của dân Do
Thái tiền Babylon đă biến thành Adonai, và sau này là
Jehovah. Do đó, các tín đồ Thiên Chúa giáo La Mă thật là chí
lư. Tất cả các Đấng Jupiter này đều thuộc cùng một gia tộc,
nhưng phải bao gồm cả Jehovah trong đó để cho nó được
hoàn chỉnh. Jupiter Aerius hay Pan, Jupiter-Ammon và
Jupiter-Bel-Moloch đều tương hệ và đồng nhất với Iurbo-
Adonai, bởi v́ tất cả đều là Thiên Nhiên Vũ Trụ duy nhất.
Chính Thiên Nhiên và Quyền Năng đó đă tạo ra biểu tượng
trần thế chuyên biệt cũng như là cấu trúc vật chất của biểu
tượng này, nó chứng tỏ rằng Năng Lượng biểu lộ thông qua
nó có tính cách ngoại lai (extrinsic).
Ấy là v́ theo Schelling, tôn giáo nguyên thuỷ đâu phải
chỉ là việc quan tâm tới các hiện tượng vật lư mà c̣n hơn thế
nữa. Các nguyên khí – c̣n cao siêu hơn những ǵ mà những
người Sadducees chúng ta hiện nay biết tới – “được che giấu
dưới bức mạng trong suốt gồm toàn là các vị thần thiên nhiên
như là sấm sét, mưa gió”. Cổ nhân biết và có thể phân biệt
được các Hành xác thịt với các Hành tinh thần trong các Thần
Lực của Thiên Nhiên.
Jupiter tứ phân, cũng như tứ diện Brahmă (Phong Thần,
Thiên Lôi, Thần Đất và Hải Thần – chủ tŕ Tứ Đại) có thể
được xem như là đại biểu cho các Đại Thần Linh Vũ Trụ của
mọi quốc gia. Mặc dù đă uỷ quyền chế ngự lửa cho
Hephaestus-Vulcan, uỷ quyền chế ngự biển cho Poseidon-
Neptune và uỷ quyền chế ngự Thần Đất cho Pluto-Aidoneus,
PHONG THẦN JOVE (the AERIAL JOVE) vẫn c̣n có tất cả mọi
quyền năng này. Ấy là v́ ngay từ đầu, HẬU THIÊN KHÍ
(AETHER) đă vượt trội lên và là phần tổng hợp của tất cả mọi
Hành.
Theo truyền thuyết, ở sa mạc Trung Á, có một cái động
lớn, ánh sáng tràn vào trong động này theo bốn khe nứt h́nh
như là tự nhiên ở ngay trong bốn hướng. Người ta khẳng
định rằng từ giữa trưa đến một giờ trước khi mặt trời lặn,
ánh sáng với bốn màu xanh, đỏ, cam-vàng và trắng tràn vào,
nhờ có một t́nh h́nh đất đai và cây cỏ nào đó (hoặc là tự
nhiên hoặc là nhân tạo). Ánh sáng hội tụ vào tâm xung quanh
một cột bằng cẩm thạch trắng; phía trên cột có một quả cầu
tượng trưng cho trái đất của chúng ta. Nó được gọi là “Động
Zarathushtra”.
Được bao hàm trong các nghệ thuật và khoa học của
Giống dân thứ Tư, tức giống dân Atlante, sự biểu lộ hiện
tượng của Tứ Đại (the Four Elements) – mà theo tín đồ thật là
chí lư khi gán nó cho sự can thiệp thông minh của chư Thần
Linh Vũ Trụ - đă có một tính toán khoa học. Vào thời đó Pháp
thuật của các lễ sư cổ truyền gồm có việc cầu nguyện với chư
Thần theo ngôn ngữ đặc biệt của các Ngài.

Nghi Thức Thánh Thư dạy rằng:
Ngôn ngữ của loài người trên Địa Cầu không thể đạt đến
được các Tinh Quân (Lords). Chúng ta phải thỉnh nguyện mỗi Tinh
Quân lần lượt bằng ngôn ngữ của Hành thuộc chính Ngài.
Thánh thư trên c̣n tŕnh bày thêm một câu đầy ư nghĩa để
giải thích bản chất của ngôn ngữ Ngũ Hành đó:
Nó không phải gồm toàn các từ ngữ, mà lại gồm toàn là ÂM
THANH, số mục và h́nh ảnh. Kẻ nào biết cách hoà hợp ba thứ đó
lại, sẽ có được đáp ứng của Quyền Năng giám sát (the
superintending Power) [vị Thần Linh Chủ Tŕ (the Regent-God)
Hành chuyên biệt cần thiết].
Như thế, đó chính là “ngôn ngữ” THẦN CHÚ (MANTRAS)
(ở Ấn Độ người ta gọi chúng như vậy); âm thanh vốn là tác
nhân pháp thuật mạnh mẽ và hiệu nghiệm nhất, nó cũng là ch́a
khoá đầu tiên mở được cánh cửa liên giao giữa Thế nhân (Mortals)
và những Người bất tử (Immortals). Kẻ nào tin theo lời dạy của
Thánh Paul, ắt sẽ không có quyền lựa ra những phát biểu nào
của Ngài mà y chấp nhận và bác bỏ các lời phát biểu khác.
Thế mà không ai chối căi được rằng Ngài sẽ giảng dạy về sự
tồn tại của chư Thần Linh Vũ Trụ giữa nhân quần (their
presence among us). Tà đạo đă rao giảng một cuộc tiến hoá
lưỡng phân và đồng thời một tạo vật tinh thần và thế tục
(Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mă bảo như thế) biết bao nhiêu
lâu trước khi có Giáo hội La Mă đó. Từ thời hoàng kim nhất
của Tà đạo, tức tục sùng bái “ngẫu tượng,” ngôn ngữ ngoại
môn đă chẳng thay đổi bao nhiêu khi đề cập tới các Huyền
giai Thiêng liêng (Divine Hierarchies). Chỉ có danh xưng là
thay đổi cùng với những lời tự xưng tự tạo này đă trở thành
giả dối. Chẳng hạn, Plato đă gán cho Nguyên Khí Vô Thượng
(the Highest Principle), “Hậu thiên khí Bản sơ” (“Father
Aether”), hoặc Jupiter thốt ra lời lẽ như sau; “Chính ta đă tạo

ra chư Thần Linh, bởi v́ Ta chính là cha đẻ của mọi công tác
của chúng”; như thế chúng tôi ngờ rằng ông ta cũng thấu
hiểu được trọn vẹn tinh thần của phát biểu này chẳng kém ǵ
Thánh Paul, Ngài đă dạy rằng: “Có những thứ được gọi là
chư Thần Linh, dù là ở trên Trời hay ở dưới Đất, đều có nhiều
Thần Linh và nhiều Tinh Quân….”(1)
Chúng ta không thể bắt chước các tín đồ Tin Lành để
thuyết minh câu thơ trong Thánh thư Corinth, ấy là v́ nếu
bản dịch tiếng Anh của Thánh kinh thật là mơ hồ, tối nghĩa th́
trong nguyên bản lại không hề như thế; do đó Giáo hội Thiên
Chúa giáo La Mă sẽ chấp thuận những lời dạy của vị Tông đồ
theo ư nghĩa chân chính. Để minh chứng, chúng ta thử xét
Thánh Dionysius, Thẩm phán Tối cao Pháp viện Athens,
Ngài vốn đă được “Tông đồ Paul trực tiếp cảm ứng” và “được
Thánh Paul đọc cho viết” (Hầu tước De Mirville đă đoan chắc
với chúng ta như vậy); các tác phẩm của Ngài cũng được

Giáo hội La Mă phê chuẩn. B́nh giảng về câu thơ đặc biệt
trên, Thánh Dionysius đă cho rằng: “Cho dù thực sự có
những Đấng được gọi là chư Thần Linh, v́ h́nh như là thật
sự có nhiều thần linh, song đồng thời, xét về mặt bản thể,
Nguyên Khí Thượng Đế (God-Principle) và Thượng Đế vẫn đơn
nhất và bất khả phân ly”.(2) Các đạo đồ thời xưa cũng dạy
như vậy, v́ các Ngài biết rằng việc tôn thờ các Tiểu Thần
không bao giờ ảnh hưởng đến “Nguyên Khí Thượng Đế”(3).
K/g cậu Hiệp,

Nhân đề tài "7 Cung" P. cũng có nhiều thắc mắc, xin gởi vài câu hỏi:

-7 Cung có thể ứng dụng vào lĩnh vực nào trong cuộc sống ? vd: dùng màu đại diện để chữa bệnh, ứng dụng trong Tâm lư học, ứng dụng vào t́m một đề mục Thiền phù hợp cho từng người, ...

-Tai sao từ 1 điểm linh quang lại phân thành 7 loại năng lượng, ... rồi cuối cùng phải lại trở về hợp nhất ?

-Theo lư thuyết mỗi kiếp sống các Thể sẽ mang một số đặc tính của 7 Cung, như vậy trong 1 kiếp sống linh hồn có thể trải nghiệm qua tất cả 7 loại năng lượng trên không?

-Tại sao phân thành 7 loại năng lượng mà không phải con số nhiều hơn hay ít hơn?

-Mỗi Cung có 1 màu đại diện, tại sao các giáo lư có sự khác biệt về màu của Cung? Vd:
.sự khác nhau giữa AAB và The Summit Lighthouse https://en.wikipedia.org/wiki/Seven_rays
.h́nh như sách vở Thông Thiên Học cũng có bảng màu khác, nhưng P.chưa t́m ra.

-7 Cung và 7 luân xa có liên hệ với nhau không?
http://www.chakras.info/wp-content/uploads/Opening-Chakras-1.jpg
https://www.google.com/search?q=chakras&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwiD2KrWipXXAhUHwlQKHaHMBqMQ_AUICigB&biw=976&bih=477#imgrc=BjDBZe-OUA151M:
https://www.google.com/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&source=images&cd=&cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwih-_api5XXAhWpsFQKHUp0AZ8QjRwIBw&url=http%3A%2F%2Fdigpro.qsigroup.com%2F2015%2F07%2Fchakras%2F&psig=AOvVaw1zM268QhmpVEhFxiuCpZZM&ust=1509340776856369
http://digpro.qsigroup.com/wp-content/uploads/2015/07/26526006-Illustration-of-a-Girl-with-7-chakras-and-butterflies-Stock-Vector.jpg
https://en.wikipedia.org/wiki/Seven_rays
http://www.minhtrietmoi.org/Bailey/Tham%20Thien%20Huyen%20Mon.htm