Điểm Đạo

 

Người ta thường nói vắn tắt hai tiếng Điểm Đạo nhưng ít ai biết rơ Điểm Đạo là ǵ?

Điểm đạo là một chuyện vô cùng kỳ diệu và huyền bí, mà xưa nay nhiều Tôn-giáo thường nới đến, nhưng chưa thấy Tôn-giáo nào giải rơ.

Tôi xin tường thuật một cuộc lễ Điểm Đạo vô cùng huyền bí này do Đức Di-Lạc Bồ-Tát đứng ra Điểm Đạo một thí sinh Tu-hành, tức là Điểm Đạo cho ông Krishnamurti, hồi ông mới 17 tuổi, hiện nay vẫn c̣n sống, và tôi hữu hạnh được gặp ông nhiều lần khi tôi c̣n học Đạo tại Ấn-Độ và tại Luân-Đôn (nước Anh) ông Krishnamurti (3) hiện nay vẫn c̣n giảng Đạo cùng khắp thế giới, người ta gọi ông là chúa cứu-thế của thế kỷ này.

àChú thích:

(1)Các quyển sách kể trên đây, hiện nay có bán tại Edition 4 Square Rapp Paris 7’.( và Thông-Thiên-Học Việt-Nam đang dịch ra).

(2)Quyển Dưới Chân-Thầy có phát cho không nơi Hội-quán Thông-Thiên-Học, 462 đường Vơ-di-nguy Phú-Nhuận.

Năm nay 1968, ông Krishnamurti đă được 68 tuổi.]

Đây: Cuộc điểm đạo lần thứ nhất cho ông Krishnamurti

( Lời tường thật về cuộc lễ Điểm-Đạo)

Lễ vía Phật Thích-Ca Mâu-Ni năm ấy (1915) nhằm buổi sớm mai ngày 29, nên đêm 27 tháng 5 dương-lịch (2) được chọn để làm lễ Điểm-Đạo cho một thí sinh, tức là Krishnamurti. Chúng tôi (3) tất cả được mời để dọn ḿnh cho sẳn sàng. V́ trong dịp này, chính Đức Di-Lạc Bồ-Tát đứng ra Điểm Đạo, nên cuộc lễ bày ra trong khu vườn của Ngài(4). Khi Đức Thánh-sư Morya hay là Đức Thánh-sư (5) Kuthumi hành lễ, th́ cuộc lễ thường diễn ra trong một Thánh-Đường cũ ở dưới đất (6), cửa vô Thánh-Điện ấy ở gần cái cầu bắt ngang qua con rạch, mà hai bên bờ là hai cung điện của hai Đấng Thánh-sư.

Một phần lớn các Chư-Tiên tựu hội lại, những vị mà chúng tôi biết tên đều có mặt. Khu vườn đẹp đẽ quang minh có mấy cụm lựu rừng như một bó hoa đẹp đẽ, đỏ tươi, thanh-khí đượm mùi hương bát-ngát của những hoa hường mới trổ. Đức Di-Lạc Bồ-tát chủ tọa nơi chỗ Ngài thường ngự, trên một cẩm đôn bao ṿng cây Đại-Thọ ở trước cung của Ngài. Chư vị Thánh-sư ngồi thành h́nh bán nguyệt bên phải và bên trái Đức Bổ-Tát, ngồi trên những ghế dành riêng cho các Ngài, đặt tại băi cơ của cái sân. Có hai bậc thạch bước lên cẩm đôn.

Đức Bàn-cổ (Vaivasvata Manou) và Đức Văn-Minh Đại-Đế (Mahachohan) cũng ngự trên cẩm đôn hai bên trái và phải Đức Bồ-Tát; Bửu-tọa của Bồ-Tát hơi cao hơn một chút, có chạm trổ, để quay mặt về hướng nam và người ta gọi đó là <ngai> (trone) của Dakshinamurti

Thí-sinh và các Đức Thầy tiến cử cùng đứng trên cái mô đất bằng, ở sau lưng và phía dưới các Ngài, th́ có các đệ-tử khác đă được điểm-đạo rồi, hoặc chưa được điểm đạo, với vài vị khán giả (người phàm tục) được đặt ân mời đến xem một phần lớn cuộc lễ. Nhiều lúc có một bức màn bằng yến-sáng màu vàng che phủ không cho khách phàm tục thấy cách hành lễ của các vị Chơn-Tiên, Đại-Tiên, Đại-Thánh và Bồ-tát. Theo tục lệ, thí sinh mặc một cái áo rộng mỏng, bằng vải trắng mịn; c̣n Chư-vị Thánh-sư th́ phần nhiều mặc lụa trắng có viền lớn bằng kim-tuyến rất đẹp.

Một đám đông Thiên-thần bay lơ-lửng nơi không trung phía trên chỗ nhóm hội, làm cho không khí vang lên một âm thanh êm-dịu, du-dương. Lạ-lùng và vi-diệu thay, âm thanh này dường như do từ cơ thể của thí-sinh mà phát sanh ra cũng như từ những dây tơ của một nguyệt-cầm ngân-điệu ḥa âm, để ca tụng đức hạnh và khả năng của thí sinh vậy. Nhạc khúc thâm trầm này vọng trỗ măi cho đến khi dứt cuộc hành lễ. Nó ḥa-hiệp dịu-dàng với những lời thốt ra nhưng không c̣n đứt đoạn mấy lời đó, như những tiếng reo êm-dịu của ḍng suối, không c̣n đứt đoạn được vọng ca hát tưng bừng của đoàn chim trên cành lá. Trong cuộc hành lễ, có nhiều lúc nhạc khúc, trổi lên đến tột độ một cách huy-hoàng. Bản ḥa nhạc nâng đở âm khí, làm cho những lời thốt ra, chẳng những không khuất lấp mà lại càng thêm tốt giọng. trong mỗi trường hợp, điệu ḥa nhạc được cấu tạo tùy theo phong thể riêng của thí sinh như thêu như vẽ khắp ḿnh thí sinh, những luồng âm thanh uyển chuyển phù trầm, để bày tỏ, bằng một cách điệu mà chúng ta ở cơi thế tục này không thể hiểu được, đời hiện nay và tương-lai của thí sinh.

Thí sinh đứng giữa một bên là Đức Thầy tiến cử, một bên là Đức Thầy phụ trợ Tôn sư của thí sinh tức là Đức Kuthumi Đại Tiên, (1) Ngài dẫn thí sinh đến; c̣n đức chúa Jesus th́ là cha đở đầu thứ nh́.

Đức Di-Lạc Bồ-Tát tươi cười khi Ngài hỏi câu mở đầu cuộc lễ:

-Ngài dẫn ai đến trước ta đó vậy?

Sư phụ của chúng tôi trả lời theo thông lệ:

-Đây là một thí sinh cầu xin được vào Quần-tiên-Hội. (2)

Rồi câu hỏi thứ nh́ tiếp theo:

-Ngài có bảo đảm rằng thí sinh ấy xứng đáng vào Quần-tiên-Hội chăng?

Đây là một câu trả lời theo nghi lễ:

Tôi xin bảo đảm.

Ngài có vui ḷng đảm nhận d́u dắt nó suốt theo con đường đạo mà nó muốn dấn bước vào chăng?

Đức Thầy tiến cử thí sinh trả lời:

-Tôi xin lănh phần việc đó.

-Luật của chúng ta hai vị trong các Đại Tiên đảm bảo mỗi thí sinh. Vậy có vị đạo hữu nào khác, sẳn ḷng trợ giúp sự yêu cầu gia nhập này không?

Lúc bấy giờ cũng là lần thứ nhất, người cha đở đầu thứ nh́ (Đức chúa Jesus) thốt lời và nói rằng:

-Tôi sẳn ḷng trợ giúp việc ấy.

Đức Di-Lạc Bồ-Tát hỏi tiếp( hỏi Đức Thánh-sư Kuthumi Đại-tiên).

Ngài có bằng cớ chi để chứng tỏ rằng, khi mà thí sinh được ban cho nhiều phép mới, nó sẽ dùng quyền phép ấy giúp ích cho Thiên-cơ chăng?

Đức Thánh-sư Kuthumi trả lời:

Đời hiện tại của thí sinh c̣n nhỏ lắm, nhưng mà nó làm nhiều việc rất xứng đáng và nó đương khởi sự làm công việc của chúng ta ở thế gian.

Ngoài ra, trong tiền kiếp của nó ở Hy-lạp(Grece), nó hoạt động rất nhiều để truyền bá triết lư của tôi, hầu cải thiện xứ ấy.

Và Đức Jesus tiếp thêm:

-Về hai kiếp trước, có thế lực rộng lớn, nó nhẫn nại làm công việc của tôi, đánh đổ điều quấy, sống theo một lư-tưởng cao-siêu, trong khi nó làm một nhà cầm quyền cai trị(Gouvernant). Rồi trong một kiếp khác, nó làm thầy tu, truyền dạy ra ngoại quốc ḷng bác-ái, đức thanh-bạch(purete)và sự đoạn-tuyệt(detachement). Bởi những lẽ ấy mà hôm nay tôi ở một bên nó.

Bây giờ Đức Bồ-Tát ngó thí sinh trẻ trung, Ngài chúm chím cười và nói:

Xác thể của thí sinh này trẻ hơn hết và xưa nay chưa có người nào nhỏ như thế này được vinh hạnh tiến cử vào Quần-tiên-Hội. Vậy có ai trong Quần-tiên-Hội của chúng ta mà c̣n ở trên trần thế, sẳn ḷng thay mặt chúng ta để giúp đở và khuyên bảo thí sinh này chăng? V́ tuổi trẻ của nó cần tới sự hổ trợ như vậy.

Siriu(tên riêng của ông Leadbeater) rời khỏi đám đệ-tử đứng phía sau, bước tới và nói:

Bạch Bồ-Tát, với tất cả phương tiện của con và trong lúc nào mà con ở gần thí sinh, con sẽ vui ḷng đem hết quyền năng để giúp đở nó.

Đức Bồ-Tát nói:

-Ḷng con có đầy đủ t́nh hữu-ái chân thật để thương yêu d́u-dắt thí sinh nhỏ này, đúng phép chăng?

Sirius trả lời:

-Ḷng con được như thế.

Kế đó, lần đầu tiên, Đức Bồ-Tát hỏi ngay thí sinh:

-Đến phiên con; con có thương sư -huynh này và để cho người hướng đạo con, khi nào người xét là cần ích cho con chăng?

-Krishnamurti trả lời:

-Bạch Bồ-tát, chắc chắn như vậy và con hết ḷng nghe theo sư huynh của con; v́ nếu không có người th́ con đâu được ở đây ngày hôm nay.

Đức Bồ-Tát trịnh trọng gật đầu tỏ dấu bằng ḷng, rồi hai Đức Thầy dắt thí sinh đến ngay trước mặt Đức Bồ-Tát. Đôi mắt ngó ngay thí sinh, Đức Bồ-Tát nói với người:

-Con muốn nhập vào Quần-tiên-Hội hằng có đời-đời kiếp-kiếp chăng?

-Bạch Bồ-Tát, con muốn, nếu Bồ-Tát xét thấy rằng con xứng đáng được nhập vào Quần-tiên-Hội trong lúc mà thể xác con c̣n trẻ như thế này.

Bồ-Tát hỏi:

-Con biết được mục đích của Quần-tiên-Hội chăng?

Thí sinh trả lời: Quần-tiên-Hội có mục đích là thi hành thiên-ư để giúp thiên-cơ, tức là sự tiến hóa.

Đức Bồ-Tát nói tiếp:

-Con có sẳn ḷng tuyên thệ từ đây sẽ hy sinh đời con và tất cả sức lực của con để làm công việc ấy chăng? Con phải trọn quên ḿnh để giúp cho thế gian, đời sống của con phải đầy t́nh bác-ái, cũng như thượng-đế đại-từ đại-bi vậy.

Thí sinh trả lời: Con sẽ ráng tận lực làm theo lời của Đức Bồ-Tát dạy, tùy theo phương tiện của con với sự giúp đở của Tôn-sư con.

-Con chịu hứa giữ kín những điều bắt buộc con phải giữ bí mật chăng?

Thí sinh nói: Con xin cam kết điều ấy.

Bây giờ những câu hỏi thông thường về sự hiểu biết và cách làm việc ở trung giới(1) đều đem hỏi thí sinh. Nhiều vật hữu h́nh trên trung giới đem chỉ cho nó coi và nó phải trả lời cho Đức Bồ-tát vậy ấy là vật ǵ? Nó phải phân biệt cái vía của người sống và cái vía của người chết(2), h́nh thể thiệt và h́nh thể tư tưởng của một người, sự biến hóa giả h́nh một Đức Thầy và một Đức Thầy thiệt. Kế đó, Đức Bồ-Tát tŕnh bày nhiều trường hợp và hỏi nó trong mỗi trường hợp phải làm sao để giúp đở. Thí sinh trả lời với tất cả sự hiểu biết của ḿnh. Khi chấm dứt các câu hỏi, Ngài tươi cười và tuyên bố rằng những lời đáp rất vừa ư Ngài.

Rồi đó Đức Bồ-Tát tuyên bố<huấn dụ> là một bài diễn-văn vừa diễm- lệ vừa trang- nghiêm, trong ấy có một phần thông thường(chung cho các thí sinh) và tiếp theo là phần dành riêng cho mỗi thí sinh. Bài huấn dụ ấy giải- nghĩa công việc làm của Quần-tiên-Hội và trách nhiệm của hội viên; cả thảy đồng chia nhau cái gánh nặng nề là những nỗi đau khổ ở cơi trần gian này. Mỗi vị trong quần-tiên-hội phải luôn luôn sẳn sàng để giúp đời hoặc bằng việc làm hoặc bằng lời khuyên bảo, bởi đây là một quần-tiên-hội độc nhất, hành động dưới một luật lệ duy nhất và một chủ tể.

Mỗi đạo hữu có đặc ân dâng cho quân-tiên-hội những sự hiểu biết của ḿnh hay là quyền năng riêng biệt riêng biệt của ḿnh cho quần-tiên-hội sử dụng đặng giúp ích một phần về công nghiệp v́ đại chung: nghĩa là giúp cho nhân loại tiến hóa.

Dẫu rằng quyền của Đức Ngọc Đế là tuyệt đối, nhưng không có sự quyết định quan hệ nào mà không có sự thỏa thuận của hội viên trong quần-tiên-hội, mặc dầu là hội viên c̣n trẻ nhất.

Mỗi hội viên là một vị đại diện của quần-tiên-hội bất cứ là ở châu nào trên địa cầu và đă có tuyên thệ tùng theo mạng lịnh của hội, để đi bất luận là nơi nào mà lịnh trên bảo làm. Lẽ tất nhiên là những hội viên nhỏ hoàn toàn phải vâng theo mạng lệnh của các sư huynh, nhưng họ được phép dâng thêm sự hiểu biết riêng của họ để làm việc và luôn luôn được phép tŕnh bày những ư kiến nào có thể bổ sung được.

Mỗi đạo hữu c̣n sống ở cỏi trần đều nên nhớ rằng ḿnh là một trung tâm, nhờ đó mà Đức Ngọc Đế ban thần lực xuống cho tất cả những ai cần Ngài giúp đở, và cũng nhờ đó mà một vị sư huynh khác, bất cứ ở lúc nào, cũng dùng nó làm trung gian để ban thần lực xuống cho đời.

Mỗi đạo hữu c̣n nhỏ chức(nghĩa là được điểm đạo từ bậc thứ nhất đến bậc thứ nh́) Phải luôn luôn sẳn sàng để được ứng dụng như cách trên đây, v́ bởi họ không thể biết trước được lúc nào lịnh trên sẽ cần dùng đến sự giúp ích của họ. Đời sống của một đạo hữu phải là một cuộc đời trọn vẹn tận tâm phụng sự cho kẻ khác, người phải ŕnh ḍ một cách nhiệt thành và không ngừng để t́m cơ hội đặng giúp đở đời và sự giúp đở này phải là nguồn vui linh hoạt nhất của người. Người luôn luôn nhớ rằng danh dự của quần-tiên-hội ở trong bàn tay của người và người sẽ coi chừng đừng cho có một lời nào hay là một việc ǵ làm lem ố thanh danh của quần-tiên-hội trước mắt người đời, hay là v́ cớ ấy, làm cho người đời giảm bớt ḷng kính nể quần-tiên-hội.

Người không nên nghĩ rằng đă tránh khỏi sự thử thách và sự tranh đấu bởi v́ người đă được nhập lưu(nhập vào quần-tiên-hội); trái lại người phải ráng sức nhiều hơn nữa để tiến hóa măi, có điều là người sẽ được thêm dồi dào sức lực để đi đến mục đích.

Quyền năng của người sẽ rộng lớn hơn trước, và cũng chắc chắn rằng trách nhiệm của người cũng nặng nề thêm tương đương như vậy. Người không nên quên rằng người chẳng phải là một chân-nhân riêng biệt, chân-nhân đă được vượt lên một bậc cao hơn các chân-nhân khác, mà lại nên vui mừng cho nhân loại đă nhờ người mà tiến -hóa cao thêm một chút; giải- thoát được xiềng -xích trong muôn một.

Quần-tiên-Hội luôn luôn ban ân -huệ cho người tùy theo sức người ban ân -huệ đó lại cho đời nhiều hay ít vậy, đó là một định- luật bất di bất dịch.

Những điều nói trên đây là tóm tắt phần đầu(không thay đổi)của lời tuyên ngôn, c̣n riêng cho thí sinh được điểm đạo trong cuộc lễ này, Đức Bồ-tát thêm rằng:

Được điểm đạo là một ân chí trọng, xác thể của con c̣n quá trẻ trung sợ e khó gánh nỗi trách nhiệm nặng nề như thế; trái lại sự trẻ trung này tạo cho con một cơ hội hợp thời phi -thường mà ít có người được ban thưởng như vậy. Con được như thế là nhờ con biết hy -sinh để tạo nghiệp lành trong nhiều kiếp trước. Vậy con hăy tỏ ra xứng đáng với ân- huệ đó trong kiếp này. Chúng ta tin cậy nơi con để được thấy rằng chúng ta cùng nhau đồng t́nh quyết định sớm mở cửa đạo cho con như thế này, là chúng ta đă hành động một cách minh -triết. Con hăy nhớ luôn luôn sự duy nhất tuyệt đối giữa chúng ta là hội viên của Quần-tiên-Hội hiệp nhất, hầu cho danh dự của hội không bao giờ bị hoen- ố v́ việc làm của con.

Khởi bước sớm như vậy, con sẽ đi rất xa trong kiếp này. Đường tiến lên rất khó nhọc, mà nhờ sức lực và ḷng bác ái của con, con sẽ đủ sức để  đến mức. Con hăy luyện tập các thể của con; con tự tập cho có được sự nhậm-lẹ, sự quả quyết và cho quen tánh thấy xa các sự vật.

Cho đến hôm nay, con đắc thắng được là nhờ con giàu ḷng bác- ái; mong rằng ḷng bác- ái ấy sẽ luôn luôn nẫy nở thêm và đưa con đến mức cuối cùng.

Rồi Đức Bồ-Tát quay sang các Đấng Thánh-Sư khác và nói:

-Tôi rất vừa ư thí sinh này; vậy tất cả hội viên hiện diện nơi đây có bằng ḷng cho thí sinh vào Quần-tiên-Hội chúng ta không?

Cả thảy đều trả lời:

-Chúng tôi bằng ḷng việc ấy.

Bấy giờ Đức Bồ-Tát đứng dậy và hướng về Bạch-Ngọc Thiên-Cung(tức là phía Đức Ngọc-Đế) Ngài hô to rằng:

-Hỡi Đấng Chí-Tôn nguồn gốc sự sống, sự quang minh và sự vinh hạnh, có phải tôi làm việc này là nhân danh Ngài và v́ Ngài chăng?

Đáp lại: Một ngôi sao sáng ngời th́nh-ĺnh hiện ra và chói rạng phía trên đầu Bồ-tát, Ấy là Đức Ngọc-Đế cho biết rằng Ngài đă nhận lời, tất cả Tiên-Thánh đều nghiêng ḿnh rất sâu, trước ngôi sao biểu hiện của Ngài, trong lúc đó các thiên-thần trỗi một hành-khúc vinh quang, vĩ đại và huy hoàng. Rồi theo nhịp nhàng khúc thiên nhạc này, hai Đức-Thầy dắt thí sinh đến quỳ trước Đấng thay mặt cho Đức Độc-Tôn(tức là Đức Ngọc-Đế), v́ chỉ một ḿnh Ngài có quyền nhận vào Quần-tiên-Hội mà thôi.

Một đường sáng chói ḷa như một lằn chớp đứng lại một chỗ, nối liền Ngôi sao qua tâm đức Bồ-Tát và từ tâm của Bồ-Tát qua tâm thí sinh. Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ phi thường của từ lực ấy, ngôi sao nhỏ trắng bạc là chân nhơn của thí sinh, thay mặt cho Chơn Thần của nó nẫy nở và chói rạng đến đổi hào quang của nó bao trùm hết thượng trí và trong một phút phi thường, Chơn-Thần và Chơn-Nhơn hiệp lại làm một; cũng như thế ấy, hai linh thể này sẽ nhập một đời đời, khi thí sinh đắc đạo thành một vị Chơn-Tiên.

Đức Bồ-Tát để hai bàn tay trên đầu thí sinh, rồi kêu tên thiệt của nó, Ngài nói với nó rằng:

-Nhân danh Đức Ngọc-Đế, mà biểu hiệu là ngôi sao đang chói rạng trên đầu chúng ta đây, ta nhận con vào Quần-Tiên-Hội của sự sống đời đời kiếp kiếp. Con nên cố gắng làm một hội viên hữu ích và xứng đáng. Từ nay, con được yên ổn luôn luôn, v́ con đă vào ṿng rồi; ước mong rằng, không bao lâu nữa, con sẽ đến bờ mé bên kia(tức là đắc đạo, thành chánh quả).

Nhạc của thiên thần trỗi giọng du-dương, êm dịu bao la dường thể trùng dương đại-hải; không trung lúc ấy như chứa đầy thần lực và hạnh-phúc.

Đức điểm đạo(tức là Đức Di-Lạc Bồ-Tát) và thí sinh đương quỳ cùng hai vị Thánh-sư làm cha đỡ đầu của nó đều bị che khuất hết bởi những màu sắc vô cùng đẹp đẽ tôn nghiêm làm thành những lượn sóng phủ đầy ân-huệ của Đức Bồ-Tát và của Đức Văn-Minh Đại-Đế. Trong lúc đó hào quang vi-diệu của Đức Phật Thích-Ca hiện ra ở phía trên để tỏ dấu Ngài ban Ân-lành, v́ bởi có thêm một người con của nhân loại được vào Thánh-Đạo.

Chỉ trong một lúc, Ngôi sao trắng bạc của Đức Ngọc-Đế dường như nở lớn ra và bao trùm Đức Điểm-Đạo với tân Đạo-Hữu(thí sinh)trong vừng hào quang rực rỡ của nó. Khi Tân-Đạo-Hữu ra khỏi vùng hào quang này, th́ quần áo của nó không c̣n bằng bố nữa, mà lại biến đỗi ra thành lụa trắng, cũng như y phục của những vị khác đă được điểm đạo rồi.

Màn cảnh trong lúc Đức Điểm Đạo làm cho thượng trí của Ngài chói rạng, và thượng trí của vị được Điểm Đạo cũng bậc sáng để phụ họa lại, lớp màn ấy thật là xinh đẹp mê hồn. Ở chính giữa một vùng yến sáng màu lục và vàng, Chơn-Thần ngày thường th́ hiện ra như một điểm sáng ngời trong một lưu tánh nguyên-tử của thượng-trí, bây giờ khỏi sự chói rạng ra và nở lớn cho đến lấp trọn ṿng tṛn. Trong dịp này Chơn-Thần hiệp nhất trong một lúc vớiChơn-Nhơn, là một bộ phận của nó và chính Chơn-Thần thốt ra những lời thệ nguyện. Cái vía cũng nhận được một ảnh hưởng tốt đẹp, nó rung động mạnh một cách nhịp nhàng và không xao xuyến, bởi thế cho nên, kể từ giờ phút này, nó cảm xúc lẹ làng hơn trước mà không bị lung lạc và vẩn ở dưới quyền điều khiển của chủ nó. Đức Bồ-Tát phát sanh những rung động này theo nhịp rung động của Thánh-Thể Ngài rồi truyền sang qua cái vía của đệ tử mới thâu nhận, làm cho cai vía vững bền thêm, v́ thế nên nó không bị một mảy thiệt hại nào cả mà chỉ thừa hưởng một năng lực rung động vô lượng vô biên.

Khi các việc trên đây đă hoàn thành, Đức Bồ-Tát cho Tân Đạo-Hữu cái ch́a khóa của sự thông hiểu, và dạy người cách thức để nhận biết, khỏi sợ lầm lạc, bất cứ hội viên nào của Quần-tiên-Hội mà nó sẽ gặp ở cảnh trung-giới mà nó chưa biết mặt lần nào.

Kế đó Ngài giao cho vài vị cao-đồ của các Đức-thầy đem vị Tân-Đạo-hữu lên cơi Bồ-đề tập luyện vài phép đạo cần thiết. Chư tiên hiệp nhau lại ban ân-huệ cho vị mới được điểm đạo để cáo chung cuộc lễ lớn này. Đến lượt Tân-Đạo-Hữu ban ân-huệ xuống thế gian, đây là lần thứ nhất người dùng quyền năng mănh liệt mà người mới vừa thọ nhận.

Trong lúc ân huệ tủa xuống chung quanh và khắp cả thế gian, thêm cho vạn vật một phần sinh lực mạnh mẽ, thêm cho mọi vật một chút sức khỏe, một chút đẹp đẽ, trong lúc đó một tiếng tưng bừng vang lên khắp không trung cùng như muôn ngàn giọng th́ thầm ḥa hợp lại thành một điệu hát hoan lạc để tỏ ḷng cảm đội ơn trên. Một nguồn thiên lực mới đă được phát sinh rơ ràng và vũ trụ đang hoạt động và rên siết cùng chúng sanh, lấy làm hân hoan mà thấy một người trong chúng sanh được nhập vào Quần-tiên-hội, v́ vũ trụ cảm biết rằng đến phút chót, Quần-tiên-hội sẽ giải thoát ḿnh khỏi sự lao nhọc và đau khổ. Bởi nguồn sáng của vạn vật là một, và khi mà một phần tử của nguồn sáng đó được tiến hóa, th́ vạn vật cũng đồng tiến hóa...một vật mà ta thường gọi là bất động vật cũng thế.

Cuộc lễ phi phàm này chấm dứt, Chư tiên bao quanh Tân-Đạo-Hữu và thành thật ngợi khen người, trong lúc đó ngôi sao rực rỡ của Đức Ngọc-Đế biến mất.

Qua đêm sau, tôi được lịnh tŕnh diện Tân-Đạo-Hữu với Đức-Ngọc-Đế. Điều này thật là một danh dự hiếm có và không phụ thuộc cuộc lễ điểm đạo lần thứ nhất, đại để nó tùy thuộc lần điểm đạo thứ ba sắp lên mà thôi.

Chúng tôi đồng đi đến Bạch-Ngọc Thiên-Cung đúng giờ đă định; như thường lệ, chúng tôi được tiếp nơi đại diện. Chúng tôi thấy Đức Ngọc-Đế đương đàm đạo với Đức Phật Thich-Ca và Đức Di-Lac Bồ-Tát.

Đức Di-Lạc tŕnh Tân-đạo-hữu với Đức Ngọc-Đế và cho là đạo hữu trẻ tuổi nhất trong hội Quần-tiên, <ngôi sao bác ái chiếu măi không ngừng> Đức sư phụ của Độc-giác-Phật tức là Đức Ngọc-Đế cười duyên với vị thanh niên đang qú trước mặt Ngài. Tân-Đạo-Hữu chấp hai bàn tay theo lối đông phương, đưa lên làm lễ, Đức Ngọc-Đế dùng hai bàn tay phải nắm hai tay của người và nói:

-Con làm việc đắc lực. Ta bằng ḷng con. Ta bảo đem con đến đây để ban khen con lời ấy. Con hăy tiếp tục làm hơn nữa, bởi ta tin cậy nơi con, để làm một việc lớn sau này, về tương lai của giống dân phụ mới.

Ngôi sao của ta chiếu sáng ngời và tỏ rạng trên đầu con cách đây vài giờ. Con nên nhớ rằng nó vẫn treo măi ở đó luôn luôn, mặc dầu con không thấy nó và bất kỳ nó chiếu rạng ở đâu th́ nơi đó có quyền phép, sự Minh-triết và sự an-lạc vậy.

Kế đó Đức Phật Thích-ca để bàn tay trên đầu Tân-Đạo-Hữu và nói:

-Ta cũng ban ân-huệ cho con và khen con, bởi ta ước lượng rằng các sự tiến triển mau lẹ của con bây giờ đây là một bảo đảm cho tương lai của con. Ta ước ao một ngày kia được trực tiếp nhận con làm Đạo-Hữu của giới Huyền-Bí Quang-Minh, làm một hội viên của triều đại Thiêng-liêng bởi tự nơi đây ban xuống cho tất cả các cơi thế giới.

Ba vị Độc-Giác-Phật đứng ở phía sau, cũng tươi cười với vị thanh niên đang qú im lặng và sửng sốt, nhưng chói ngời ḷng luyến ái và ḷng tôn kính. Đức Ngọc-Đế đưa hai bàn tay để ban ân-huệ cho các vị dự cuộc, trong lúc ấy chúng tôi đồng cúi lạy...

Sau đó chúng tôi ra về...

                                    ....................

 

Thưa quư bạn

Được điểm đạo là một phần thưởng thiêng-liêng vô giá, được điểm đạo là một danh dự tuyệt-luân, được điểm đạo là được nhận vào Quần-tiên-hội, tức là được vào hàng thánh-nhân. Từ đây cho đến ngày giải thoát, chỉ là vấn đề thời gian, chậm hay là mau, tùy sự hy sinh giúp đời của ḿnh nhiều hay ít.

Lúc mới để chân trên đường đạo, hầu hết ai cũng đều hoài nghi, ngờ vực không biết chắc đạo sẽ dẫn ḿnh đến đâu? Bao nhiêu lao khổ, cố gắng hy -sinh, rồi đây sẽ đem lại kết quả ǵ?

Nghe nói có Phật, có chùa, có Thánh-Tiên, và nhiều Đấng siêu phàm, nhưng các Đấng ở đâu? Có thật không? Làm sao gặp được, thấy được các Ngài, được trực tiếp soi gương nối chí các Ngài, để cứu nhân độ thế như các Ngài vậy.

Nghe bài tường thuật trên đây, chúng ta có thể đoạn nghi, sanh tín.

Nhờ cố gắng hy sinh, giúp đời, không cầu danh, dục lợi, mà ông Krishnamurti đă giải quyết được tất cả ḥa nghi nói trên. Tai ông đă nghe, mắt ông đă thấy tường tận các Đấng Trọn-lành trong cuộc lễ điểm đạo, và ông lại  c̣n được danh dự vào Bạch-Ngọc-Cung qú trước mật Đức Ngọc-Đế, Đức Phật Thích-Ca, ba vị Độc-Giác-Phật và đức Di-Lạc Bồ-Tát.

Gặt hái được bao nhiêu vinh-quang thiêng-liêng cao quí ấy, dầu xác thân này c̣n đau khổ đến đâu, hoặc phải bị tan nát ra tro bụi, ta cũng không nản ḷng thối chí và không mảy may luyến tiếc trần tục.

Được điểm đạo là một ân huệ chí-trọng, nó giúp con người đầy tràn đức tin và nghị lực, để dũng tiến trên con đường chông gai khổ năo, đưa đến mức giải thoát cuối cùng.

Các Đấng Thánh-sư thường hay dạy rằng, bất cứ ở hoàn cảnh nào, địa vị nào trong xă-hội, làm quan, làm tướng, hoặc làm dân, luôn luôn có nhiều cơ hội để thử ḷng ta, để đưa ta vào con đường phụng sự để giải thoát.

Ta không nên bỏ qua cơ hội tốt, nếu có thể hy sinh giúp đời phần nào. Tập lần với những hy sinh nhỏ nhen, sau này ta mới có thể hy sinh lớn lao, cao cả được. Phật xưa kia, chỉ nhờ có đại hy sinh giúp đời, và t́m phương cứu khổ cho nhân loại, mà được giải thoát, và nhân loại cuối đầu tôn kính.

Về phần đời, những công hoặc của mà chúng ta dùng vào việc từ thiện, giúp người, chẳng khác nào, những số vốn mà ta cho trời mượn. Nếu ḷng hy sinh ấy, chưa lớn lao, chưa đủ sức đưa ta đến mức giải thoát, th́ trời cũng sẽ trả cho ta cả vốn lẫn nhiều lời(nhứt bổn vạn lợi) ta được hưởng phước hơn muôn ngàn người khác, ở kiếp này, hoặc ở kiếp tương lai.

Trái lại, người được hưởng phước mà cứ mài miệt củng cố địa vị để tận hưởng, không đoái hoài đến đồng loại đang oằn -oại rên la, đau khổ, nói tóm là không giúp đở ai cả, không chịu vun trồng thêm cội phước, có bao nhiêu phước xài hết tất cả bấy nhiêu,  kiếp sau c̣n đâu mà hưởng, nguồn phước đức của họ đă khô cạn có thể đời họ sẽ cùng khổ, sẽ có thể sống bằng cách ăn mày ăn xin và có thể chết đói... Vậy quí bạn ai tin có luật luân- hồi, và đầu thai trở lại, th́ kiếp này không nên quên vun trồng cội phúc, có dư thừa th́ nên giúp đời, để dành kiếp sau có mà hưởng.

Xét kỹ lại bài(huấn-dụ)và những lời vàng ngọc thâm thúy do Đức Ngọc-Đế, Đức Phật Thích-Ca, Đức Di-Lạc Bồ-Tát và các Thánh-sư, ban khen và chỉ dạy thí-sinh Krishnamurti trong lúc điểm đạo, chúng ta thấy rơ không ngoài ba đức hạnh chánh yếu này;

 

Ḷng bác ái - Đức hy- sinh

Và chí phụng-sự nhân-loại

 

Mà cửa Đạo sớm mở để nhận Krishnamurti vào Quần-tiên-Hội đời đời, Kiếp-kiếp     

 

Bài huấn-dụ chẳng giúp riêng cho người được điểm đạo một đức tin và một nghị lực dũng mănh, để mạnh tiến trên con đường giải thoát, mà cũng giúp cho chúng ta thấu rơ, do đâu mà bậc chân tu được diễm phúc bước vào Thánh-Đạo và nhập vào Quần-tiên-Hội. Vậy ḷng bác ái, đức hy sinh và sự giúp đời là sự tối cần cho tất cả mọi người, đời hoặc đạo, muốn hưởng phước hoặc muốn được giải thoát

Đức hạnh cần yếu để trở nên một người đệ-tử

Phải lập hạnh ǵ để được thâu nhận làm đệ-tử, phải thực hiện công đức ǵ để cho sự tầm Thánh-sư có hy vọng thành công ?

Phải làm công việc ǵ ở thế gian, trong đời sống hằng ngày để được Thánh-sư chú ư.

Các Đấng Thánh-sư từ trên cảnh giới cao siêu, nh́n xuống thế-gian, địa-cầu phơi trước mắt các Ngài, với hàng triệu sinh-linh, mà phần đông hiện ra bằng những đốm c̣n mù -mờ, v́ kém phần đạo- đức. Ở trong đám đông đó bất cứ chỗ nào, nếu có một người tu hành mà tŕnh độ đạo- đức cao, tiến hóa trỗi hơn quần chúng th́ rất dễ cho các Ngài nhận thấy, v́ hồn người ấy có hào quang chiếu sáng lớn lao rơ- rệt, cách biệt với đám sinh- linh, như ngọn đèn pha chiếu sáng trong bóng tối. v́ thế mà Đức-Thầy thấy rơ, mà không bỏ người nào đạo đức cao, phẩm hạnh xứng -đáng để được thâu nhận để làm đệ-tử bất cứ người ấy thuộc về tôn giáo nào, hay là người ngoại đạo.

Điều tối cần đầu tiên mà chúng ta phải làm là hy sinh hạnh phúc của ḿnh để phụng -sự đời, phụng -sự Thiên-cơ, tức là (phụng- sự nhân- loại giúp nhân -loại tiến -hóa) không v́ danh v́ lợi. Cho đến chừng nào chúng ta biết đem toàn lực của ḿnh đem phụng sự nhân- loại như chúng ta phụng -sự cái ta của chúng ta vậy, chừng ấy chúng ta mới được gần gũi Thánh-sư. Nếu chúng ta không làm được như thế mà các Ngài thâu nhận chúng ta làm đệ-tử là các Ngài làm một điều trái với luật Thiên-Đ́nh(Quần-tiên-Hội) và trái với bổn phận của Ngài.

Chúng ta nên nhớ rằng, luật của Quần-tiên-Hội do Đức Ngọc-Đế, Đức Phật Thích-Ca và các Thánh-sư lập ra không bao giờ có sự thiên vị.

Có nhiều người hỏi: Tôi có nhiều nhiệt- tâm và hết dạ tôn thờ các Đấng Thánh-sư Phật Thanh-tiên tôi rất muốn các Ngài dùng tôi và dạy tôi, tại sao các Ngài không chịu dùng. Về việc này có một lư do, không chừng những người hỏi câu trên đây, c̣n nhiều tật xấu rơ rệt đủ làm cho Thánh-sư không thâu nhận được.

Tánh xấu ấy là tánh kiêu -căng. Người có tánh kiêu -căng, tự tôn, tự đại, th́ không ai có thể dạy họ điều ǵ được. Dầu người ấy xuất chúng, tài trí đến đâu mà c̣n kiêu căng, phách lối, tự đắc, tự cao và c̣n nóng nảy, th́ người ấy không bao giờ được Thánh-sư thâu nhận để cộng tác với Ngài. C̣n một tánh khác nữa là ḷng tự-ái. Nhiều người có ḷng nhiệt tâm, chí nguyện làm đệ-tử, có đức-hạnh nhưng v́ quá tự-ái, nên không hữu ích cho việc giúp đời của Thánh-sư, bởi tánh đó, làm cho họ không đồng tâm hiệp lực với kẻ khác.

Ngoài ra, c̣n có phương pháp chánh yếu tối quan trọng, phải áp dụng triệt để sáng -suốt; là kiểm- soát cái trí đừng cho cái trí nhiễm một tư tưởng độc ác, xấu xa, thấp kém nào cả... Chúng ta chớ quên rằng, đối với quần chúng cái trí là biểu hiệu của con người. Ngàn đời cái trí có thể đưa con người lên tuyệt đỉnh của danh dự, mà nó cũng có thể chôn con người sâu tận cặn bă của xă hội.

Trên đường đạo, cái trí đưa con người lên tận cơi Thiên-Đàng Niết-bàn và cao hơn nữa, mà nó có thể hạ con người cách dễ dàng, đưa con người xuống tận đáy địa ngục.

Cái trí phát sinh ra tư -tưởng, mà tư tưởng là nguồn gốc của tội phước. Người tây-phương thường nói:<Tout est pense> mọi việc đều do tư tưởng y theo câu của nhà Phật ‘Nhứt thiết duy- tâm tạo’. Vậy phải tinh luyện cho cái trí, bất cứ lúc nào cũng phải thanh cao, đừng cho nhiễm một mảy may thấp kém, xấu xa độc ác nào cả.

Về phần thiêng-liêng, Đấng cầm-cân tội-phước, kết tội, hay là ban phước đều căn cứ nơi tư tưởng lành dữ, chớ không phải căn cứ trọn nơi việc làm.

Xin kể dưới đây, hai trường hợp hành động giống y như nhau, mà kết quả khác nhau như trời với vực, đều do tư tưởng.

                        Một kẻ cướp và một Bác sĩ

Kẻ cướp: Cầm dao mổ bụng tài gia để đoạt của,tài gia chết.

Bác sĩ: Cầm dao mổ bụng bệnh nhân để cứu chữa, bệnh nhân cũng chết.

Cả hai đều hành động y như nhau, đều làm chết người y như nhau cả. Nhưng về phần thiêng-liêng, tội và phước do hai người tạo ra, khác nhau như trời với vực.

Căn cứ vào đâu để thưởng phạt hai người này?

Người ta cho rằng có trời chứng kiến, biên chép hành động của hai người để thưởng phạt sau này. Lư ấy đứng không vững, v́ nếu thật có trời chứng kiến, th́ trời nở ḷng nào để kẽ cướp giết người mà không can thiệp, chỉ làm cho nó tối mắt một phút để nạn nhân có đủ th́ giờ thoát thân như vậy tránh được án mạng để sau này khỏi hành phạt nó.

Giáo lư Thông-thiên-Học giải thích điều này bằng sự nhận xét của huệ-nhăn như dưới đây:

Khi kẻ cướp cầm dao giết người, trí của nó phát sanh ra tư tưởng hung-ác, tư tưởng này có h́nh dạng, có màu sắc, có rung động, có sức mạnh điều khiển.

Tư tưởng hung-ác tự nhiên rung động thấp độ, thích hợp với rung động thấp độ của chất khí cảnh địa-ngục; < đồng khí tương cầu> nên nó rút vào vía của kẻ cướp chất khí tối đen và nặng trược của địa-ngục.

Khi kẻ cướp chết, cái vía của nó, bị đóng một lớp khí dày mo và nặng trược, hồn nó bị nhốt trong lớp khí trược ấy, nên khi chết, vía và hồn bị rút vào cảnh địa-ngục, cảnh này tối đen và ở trong ḷng trái đất.

C̣n ông Bác-sĩ, lúc ông cầm dao mổ bụng bệnh nhân, ông không có tư tưởng hung-ác như kẻ cướp, nên vía ông không rút chất khí trược của địa-ngục.

Đứng trước bệnh nhân oằn oại rên la, đau khổ Ông đau xót, ḷng nhân của ông nảy nở mạnh, sanh ra tư tưởng bác-ái cao-siêu, rung động cao độ, nên rút được chất khí cao độ của cảnh Thiên-Đàng hay là cảnh cao hơn Thiên-Đàng, các chất này sáng rỡ và nhẹ nhàng, làm cho thể trí, thể vía thanh-khiết chói sáng, và hào quang của nó trở nên tốt đẹp và to lớn. Khi chết, ông nhẹ nhàng, sáng rở được rút về cỏi Thiên-Đàng để hưởng phước.

                                                ......?......

 

 

Sau khi chết, hồn ĺa khỏi xác ;Để về cơi vô h́nh, ở đó bao lâu  Rồi sẽ đầu thai trở lại trần thế

Sự tiến hóa của nhân loại chưa được giải thoát, tạm chia làm tám hạng như dưới đây:

1-Hạng này, sau khi chết, cái vía bị đóng một lớp khí dày mo tối đen, nặng trược, của địa-ngục, nên bị rút vào cảnh địa-ngục, ở đấy trọn 5 năm, rồi hồn được đem lên Thiên-Đàng, để cho đi đầu thai liền, chớ không được hưởng phước trên Thiên-Đàng hoặc Cực-lạc-quốc.

2-Hạng dă-man và những tŕnh độ tương đương, sau khi chết cũng bị rút vào địa-ngục, trong một thời gian ngắn, hoặc 3 hoặc 5 năm, nếu hối- hận, biết lỗi, ăn năn, th́ chất khí nặng trược của lớp ngoài cái vía, tan ră lần được nhẹ nhàng nên lên được cảnh thứ 6, lần hồi đến cảnh thứ 5, thứ 4 đến cảnh thứ nhứt của cơi trung-giới, ở tại các cảnh này lối khoảng 40 năm, rồi hồn được đem lên Thiên-Đàng hay Cực-Lạc-Quốc để đi đầu thai liền trở lại cỏi trần, chớ không được hưởng phước trên Thiên-Đàng hoặc Cực-Lạc-Quốc.

3-Hạng thủ công và những tŕnh độ tương đương. Hạng này có thể ở địa-ngục vài năm, nếu trong kiếp sống có làm điều tàn ác. Thường thường khỏi ở địa-ngục, mà ở trung-giới, từ cảnh thứ 6 đến cảnh thứ nhứt, trong thời gian 40 năm, kế đó được lên thiên-đàng hay cực-lạc-quốc,ở thêm 160 năm, để hưởng phước, rồi cũng đầu thai trở lại trần thế.

4-Hạng nông phu và những hạng mà tŕnh độ tiến hóa tương đương, có thể ở địa-ngục một thời gian nếu có gây tội ác, bằng không ở trung giới một thời gian 40 năm, rồi lên Thiên-Đàng hay Cực-Lạc-Quốc, hưởng phước 260 năm, rồi cũng đầu thai trở lại.

5-Hạng thương-gia và những tŕnh độ tiến hóa tương đương, Có thể ở địa-ngục một thời gian ngắn, nếu có làm tội ác, bằng không, th́ ở trung giới một thời gian rất ngắn là 25 năm kế đó lên Thiên-Đàng hay là Cực-Lạc-Quốc hưởng phước 475 năm rồi đầu thai trở lại trần thế.

6-Hạng lương-y và quan-lại và những tŕnh độ tương đương, có thể ở địa-ngục một thời gian, nếu có làm tội ác, bằng không, th́ ở trung giới một thời gian ngắn là 25 năm, kế đó lên Thiên-Đàng hay Cực-Lạc-Quốc, hưởng phước 975 năm, rồi cũng đầu thai trở lại

7-Hạng lư-tưởng gia và những tŕnh độ tương đương, Nếu có làm ác, th́ cũng phải ở lại địa-ngục một thời gian ngắn, bằng không th́ ở trung giới một thời gian thật rất ngắn là 5 năm, kế đó lên Thiên-Đàng hay Cực-Lạc-Quốc, hưởng phước thật lâu 1150 năm rồi c̣n được lên thượng-thiên cao hơn, tốt đẹp hơn thiên-đàng ở đây hưởng phước thêm 45 năm, rồi đầu thai trở lại trần thế.

8-Hạng đệ-tử của Thánh-sư. Hạng này cao hơn hết trong hàng nhân loại, không c̣n làm ác, tận tâm làm lành, giúp đời, làm phước mà thôi, nên khỏi ở địa-ngục và trung -giới ngày nào cả. sau khi chết, th́ hồn bay bổng lên Thiên-đàng hay Cực-lạc-quốc, ở đó hưởng phước thật lâu 2150 năm, kế đó c̣n được lên cơi thượng-thiên, cao hơn, tốt đẹp hơn cơi thiêng-đàng hay là cực-lạc-quốc, để hưởng phước thêm 150 năm nữa, rồi cũng đầu thai trở lại, và tu-hành, cho đến chừng nào giải thoát kiếp làm người, trở thành một siêu-nhân(chơn-tiên) mới khỏi luân hồi khỏi đầu thai trở lại trần thế.

Từ bậc Chơn-tiên, Đại-tiên, Bồ-tát mà c̣n lâm phàm là do ư muốn của các Ngài, lănh nhiệm vụ xuống thế để hoàn thành một sứ mạng cao cả, để giúp cho nhân loại tiến hóa, chớ luật luân hồi và tử thần không c̣n quyền bắt buộc các Ngài được nữa.

Các hạng thấp kể trên đây như :Thủ-công, nông dân, quan lại .v.v... nếu họ là người đạo đức tu-hành, xă thân giúp đời, không v́ danh v́ lợi, th́ họ được đổi hạng thay v́ hạng Nông gia, Thủ công, Quan lại, họ được kể vào hạng lư-tưởng-gia hay là đệ-tử của Chơn-sư.

                                    ......oOo......

 

 

                                    Luật trời

“Thiên vơng khôi khôi sơ nhi bất khả lậu’’

Lưới trời tuy thưa mà không việc ǵ lọt qua được

Chúng ta và muôn loài vạn vật, đều bị lưới trời bao phủ, mà chúng ta không thấy không biết ǵ cả.

Lưới trời ấy là các chất vô h́nh, của các cảnh vô h́nh, từ cảnh giới cao siêu (thiên-đàng và niết-bàn v.v...) xuyên qua cơi hồng trần của chúng ta đang ở hiện nay. Chính các chất khí này đưa chúng ta lên thiên-đàng hay đem chúng ta xuống địa-ngục, tùy sự thanh hay trược của nó, và tùy tư -tưởng cao-siêu, hay là tư tưởng độc-ác xấu xa rút nó, như tôi đă giải ở đoạn trước.

Bây giờ xin nói thêm, ngoài ảnh hưởng của tư tưởng rút vào vía và trí chất khí thiên-đàng hay là chất khí địa-ngục để đưa ta lên thiên-đàng hay xuống địa-ngục, Đấng tạo hóa c̣n gắn cho mỗi linh hồn ba hột nguyên tử trường tồn.

Một hột ở xác thân, một hột ở thể vía, một hột ở thể trí. Ba hột này như ba cái máy thâu thanh, có ba cuộn phim, để ghi tất cả những ǵ đă nghe thấy và làm, cũng như máy vô tuyến truyền h́nh, truyền thanh, ghi tất cả tiếng nói hành động nghe, thấy, của tất cả mọi người, như cái đĩa hát, thâu, ghi tiếng hát.

Hột nguyên tử của xác-thân ghi : Những ǵ do xác thân đă làm, như ham ăn, thích uống, hút chích nghiện -ngập, ham dục t́nh v.v...

Hột nguyên tử của thể-vía ghi: Giận, hờn, oán, ghét, suy nghĩ điều ác, ganh tỵ tham lam, ngă ḷng, rủn chí và những xúc động về cảm t́nh v.v...

Hột nguyên tử của thể-trí ghi: Kiêu căng, phách lối, tự đắc, tự cao, khinh khi kẻ khác, suy nghĩ điều lành và những ư chí và lư tưởng v.v...

Muốn biết những việc làm, nghe, thấy, suy nghĩ, hàng triệu năm trước cho đến ngày nay, cứ phăng cuộn phim của ba hột nguyên tử trường tồn th́ biết tất cả. Cuộn phim ấy Thông-thiên-Học gọi là văn-khối vô-thủy vô-chung.

Đấng cầm cân tội phước trước khi cho linh hồn nào xuống thế, để làm quan, làm tướng, hay là ăn xin đều căn cứ vào việc lành dữ đă ghi nơi ba hột nguyên tử trường tồn rồi cho linh hồn ấy xuống đầu thai vào giờ ngày tốt, xấu do “tử vi” đă định sẳn, do đó mà nhà “tử vi” có kinh nghiệm nhiều, sau khi biết đúng giờ, ngày, tháng, năm sanh, của một linh hồn nào đă nhập thế, là biết được tương lai của nó.

Một vong linh hay một người đă chết rồi, hồn  xuống cơ, hay nhập cốt, cũng thấy và nói được dễ dàng những ǵ chúng ta đang tưởng tượng hoặc đă làm trong mấy ngày trước hoặc nhiều năm trước tùy theo tŕnh độ tiến hóa hiểu biết của vong linh ấy, mà vong linh hay là người ấy đă thấy được.

Thế th́ mỗi hành động lành dữ của con người không thể nào dấu diếm được khi đứng trước Đấng-cầm-cân tội-phước hay là đứng trước một người có huệ-nhăn, biết được như thế, thiết tưởng không nên dại dột làm nên tội-lỗi, hoặc có những tư tưởng hung-ác, xấu xa, để làm cho hoen ố linh hồn, để rồi sau này bị luật trời trừng phạt. Lưới trời đă bũa giăng khắp mọi nơi, dầu một việc làm dấu kín trong đêm tối, hoặc nơi chốn vắng vẽ không người, hoặc trong hang núi, hoặc ở sâu trong quả đất, bất cứ đâu đâu đều có lưới trời bũa giăng và ghi lại trong ba hột nguyên tử trường tồn.

Nhờ nguyên do và bí quyết nào mà Đức Thích-Ca tu thành Phật

C̣n các vị khác đă hơn 2500 năm nay, tu hành y theo Phật Thích-Ca, nhưng chưa có ai được thành Phật.

Có hai nguyên do Đức Phật Thích-Ca thành Phật.

Nguyên do thứ nhất:Linh-hồn của Ngài quá già dặn, Ngài tu-hành đă lâu quá rồi, hết sức cố gắng, Ngài tu hành, trăi qua vô số kiếp và đă đắc quả Tứ-Thánh, Chơn-tiên, Đại-tiên và Bồ-tát, từ lâu lắm rồi.

Đức Thích-Ca lại là nhân vật kỳ cựu của dăy nguyệt cầu, nơi dăy ấy có (mặt trăng). Hồi Ngài c̣n ở dăy nguyệt cầu, cùng Đức Di-Lạc Bồ-tát là hai vị duy nhất được đắc quả La-Hán, nơi bầu G là bầu thứ 7, tức là được điểm đạo đến lần thứ tư trước khi dăy nguyệt cầu chết.

Khi dăy nguyệt cầu chết th́ 6 bầu vô h́nh làm bằng chất thanh khí, chất thái thanh khí, chất thượng thanh khí đều tan ră chỉ c̣n lại một bầu vật chất, là mặt trăng hiện nay, Hồn Đức Thích-Ca và Đức Di-Lạc Bồ-Tát cùng nhân loại, và thú vật, từ nguyệt-cầu được đưa qua địa cầu hiện nay, để tiếp tục tu-hành cho đến năm một theo phật lịch tức là 2512 năm nay hay năm 623 trước tây-lịch kỷ-nguyên, Đức Thích-Ca mới chứng quả Phật và Đức Di-Lạc chứng quả Bồ-Tát.

Ở địa cầu Đức Thích-Ca tiếp tục tu-hành, Ngài lâm phàm rất nhiều kiếp mà tôi xin kể 5 kiếp, có lịch sử để lại rất quan trọng như dưới đây:

1-Năm 60.000 năm trước Tây-lịch, hồn Đức Thích-ca lâm phàm tại Ấn-Độ lấy tên là Vyasa, làm giáo chủ đạo Bà-La-Môn, đạo này xưa nhất và nay vẫn c̣n nhiều tín đồ tại Ấn-Độ.

2-Năm 40.000 năm trước Tây-lịch, Đức Thích-ca lâm phàm tại Ai-Cập lấy tên là Tehouti hay Thot, về sau tại xứ Hy-lạp người ta gọi Ngài là Hermes. Ngài làm giáo chủ đạo Ánh-Sáng. Ngài giáo hóa các mục-sư trong những Thánh-đường, và các giáo chức dưới quyền cai quản của Hoàng-Đế Ai-Cập, Ngài giảng giải về ánh-sáng, chiếu diệu trong tâm của tất cả mọi người trên đời ánh sáng là thượng-đế ẩn tàng trong tâm của tất cả muôn loài vạn vật. Ta là ánh sáng ấy, ánh sáng ấy chính là ta. Ánh sáng là con người chơn thật. Ngài là nguồn gốc nơi ánh sáng. Ngài ngự trong ánh sáng, ánh sáng ẩn vi khắp mọi nơi, nó ở trong tất cả những viên đá, những cây cỏ, những cầm thú và nhân loại, ánh sáng ẩn tàng trong vạn vật. Tất cả cơi đời đều giả tạm, ánh sáng là chân thật và vĩnh-viễn, Ánh sáng là đời sống trong mọi người.

Nhiều thiện nam, tín nữ trong nhiều quốc-gia đến Ai-cập để chơn-truyền bí-pháp và nhờ đó mà thanh danh của những môn phái Ai-cập được vang-dội khắp nơi. Giáo lư của Ngài hiện c̣n để di tích trong giáo phái Rose-roix, trong môn phái luyện kim, và pháp môn cận đại.

3-Năm 29.700, trước tây-lịch Đức Thích-ca lâm phàm lấy tên là Zarathoustra, làm giáo chủ đạo Bái-Lửa hay là Hỏa-Thần-giáo thường gọi là đạo Lửa, Tôn giáo này vẩn c̣n nhiều tín đồ ở trung-bộ Âu-châu và miền Bắc Ấn-Độ, dạy rằng: Lửa tinh khiết nhất trong ngũ hành, lửa tượng trưng Đức Thượng-Đế. Mặt trời là hiện thân của lửa, lửa đang cháy kín trong ḷng người. Lửa là sức nóng, lửa là ánh sáng, là sức khỏe, là năng lực. Vạn vật đều nguồn gốc nơi lửa và nước ,v́ lửa và nước là nhị nguyên của vũ-trụ, lửa là tinh thần, nước là vật chất.

4-Năm 7.000 năm trước Tây-lịch, Đức Thích-ca lâm phàm tại Hy-lạp, lấy tên là Orphee, vị giáo chủ của huyền-bí Hy-Lạp, dạy đạo bằng cây đờn 5 dây(ngũ huyền cầm) dạy thi ca và âm nhạc. Đại thể kích thích thể vía và thể trí, làm cho hai linh thể này trở nên tinh khiết và tế nhị, để tiếp xúc với cơi siêu h́nh. Âm nhạc huyền diệu này sau được truyền qua xứ Ấn-Độ, được các giáo sĩ áp dụng làm cho linh chuyển các luân xa huyền-bí(Chakras)ẩn vi trong con người để mở thần nhăn.

5-Năm thứ nhất theo phật lịch tức là năm 623 trước tây-lịch kỷ-nguyên, để hoàn thành nhiệm vụ Bồ-Tát của Ngài, Đức Thích-ca lâm phàm lần chót tại Ấn-Độ lấy tên Sĩ-Đạt-Ta(Sidartha). Sau 6 năm khổ hạnh hy sinh triệt để, t́m phương cứu khổ, và giải thoát cho nhân loại, Ngài t́m được Bát-chánh-Đạo Tứ-diệu-Đế và chứng quả phật. Bát-chánh-Đạo là một giáo lư rất cao-siêu, ai thực hành y theo bao nhiêu đó sẽ được đắc quả Tu-đà-Hườn tức là được vào hàng Thánh-Nhân, Sau 40 năm thuyết pháp, truyền đạo, Ngài ĺa khỏi cơi địa-cầu để nhập vào cơi Niết-Bàn.

 

1-Bố thí để diệt bỏn -xẻn và tham -lam

2-Tŕ giới để không phạm tội- lỗi, và giữ ḿnh cho trong sạch

3-Nhẫn-nhục để trừ tuyệt tính tức giận

4-Tinh- tấn để trừ tuyệt tính lười biếng

5-Thiền- Định để được thanh-tịnh, yên lặng trang nghiêm trong cơi ḷng

6-Trí-huệ để không c̣n ngu si, mê muội

Người Á-Châu kính mến và sùng bái Đức Phật Thích-Ca, v́ hai lẽ sau đây: Ngài là người thứ nhất của nhân loại hy sinh triệt-để v́ nhân loại và được quả vị Phật hết sức cao-diệu, có thể gọi Ngài là bậc tiền phong dẫn đạo nhân loại ở dăy trái đất này. Lẽ thứ hai, muốn thúc dục sự tấn bộ của nhân loại, Ngài lănh thêm một nhiệm vụ  rất cao-siêu vừa chưởng quản tối-cao cung thứ hai là cung đạo đức vừa t́m phương thức dục nhân loại tiến hóa mau.

Tuy Ngài không c̣n liên lạc trực tiếp với trái đất nữa, nhưng những sự giúp đỡ nhân loại đều do Ngài điều khiển xuyên qua Đức Chưởng-giáo tức là Đức Di-Lạc Bồ-Tát làm việc dưới quyền trực tiếp với Ngài.

Lư do thứ nhất:Đức Phật Thích-Ca là vị Phật đầu tiên của nhân loại, là vị Phật của giống dân thứ tư, dân da vàng, Các vị Phật trước Đức Phật Thích-Ca như là Đức Phật Krakucehanda (là vị Phật của giống dân thứ nhất). Đức Phật Kanakamuni (là vị Phật của giống dân thứ nh́) Đức Phật Kashyapa (là vị Phật của giống dân thứ ba ‘dân da đen’). Cả ba vị Phật trước Đức Phật Thích-Ca, đều là nhân vật cao-cấp thành Phật ở bầu Kim-Tinh qua giúp địa-cầu v́ địa cầu hồi ấy chưa sản xuất ra được một vị Phật.

Đến chừng Đức Phật Thích-Ca chứng quả Phật, th́ Đức Phật trước là Đức Kashyapa đă được người thay thế, nên Ngài phải trở về bầu Kim-Tinh để rồi sang qua một địa cầu nào chưa có Phật, để giúp địa cầu ấy.

Tŕnh độ của nhân loại hiện nay, tuy đă tiến cao hơn xưa nhiều, nhưng phần đông vẫn c̣n trong ṿng thấp kém, rất ít người được đứng vào hàng hiền-nhân quân-tử, hoặc đắc quả Tứ-Thánh: Tu-đà-Hườn, Tu-đà-Hàm, A-Na-Hàm, La-Hán, và nếu chưa thành Chơn-tiên Đại-tiên và Bồ-Tát, th́ chưa có thể thành Phật được.

Chỉ có một Đấng duy nhất sẽ thành Phật được mà thôi, Đấng ấy tức là Đức Di-Lạc Bồ-Tát vậy. Ngài sẽ dạy nhân loại một giáo lư mới và cao siêu hơn nữa, Ngài sẽ lâm phàm gần đây để hoàn thành nhiệm vụ Bồ-Tát, để thành Phật(1) lănh nhiệm vụ tối cao cung thứ hai là cung đạo-đức thay thế Đức Phật Thích-ca, chừng ấy Đức Phật Thích-Ca sẽ từ biệt Niết-Bàn, để đi qua một địa cầu khác.

Lư do thứ hai:Đức Thích-Ca được thành Phật là do tư tưởng cao siêu của Ngài và ḷng hy sinh triệt-để v́ nhân loại, chớ không phải do hành động của Ngài, v́ Ngài hành động lầm-lạc, tu theo phương pháp hăm ḿnh ép xác, làm cho tinh thần bạc nhược, thân thể tiều tụy và gần chết, mà không t́m được chân lư. Cuối cùng biết lầm-lạc Ngài bỏ, không tu theo đường lối ấy, và ăn uống trở lại như thường, do sức khỏe đầy đủ, và tư tưởng mạnh mẽ để tham-thiền và nhập định và cứ măi măi với tư tưởng và mục đích t́m chân lư để cứu khổ và giải thoát chúng sinh, Ngài mới t́m được Tứ-Diệu-Đế và Bát-Chánh-Đạo, được sáng suốt kỳ diệu và được chứng quả Phật.

Về sau, Ngài dạy đệ-tử con đường trung-đạo, không cho đệ-tử tu theo phương pháp hăm ḿnh, ép xác như Ngài.

Tại sao Đức Thích-Ca Được thành Phật là do tư tưởng?

Điều này thuộc về khoa huyền-bí-học ít thấy Tôn-giáo nào nói đến bí quyết tối cao của nó.

Thấy rơ cuộc đời, phù vân mộng ảo và loài người cứ sống măi v́ sanh, lăo, bệnh, tử, Ngài từ bỏ vương cung, bỏ tất cả sự sung sướng nhất của loài người, hy tất cả để ra đi với đại-nguyện là t́m phương cứu khổ cho nhân loại, chớ không có một mảy may tư-tưởng ích-kỷ là đi t́m phương để giải thoát cho ḿnh, hoặc muốn cho được thành Phật.

Tư-tưởng từ-bi bác-ái, sâu rộng, bao la và hy sinh cao cả vị tha của Ngài rung động tột độ cao siêu của nó, phù hợp với chất thánh-thiên-khí của cơi Niết-Bàn xuyên qua cảnh hồng-trần. Chất khí cao độ này, người thường nhân, hoặc tu-hành c̣n thấp không bao giờ thu hút được.

Sau sáu năm trường, với tư tưởng cao siêu thượng thặng này rút vào Tiên-thể và kim-thân biết bao nhiêu chất Bồ-Đề và chất Tiên-Thiên-khí của cơi Niết-Bàn. Hai chất khí này vô cùng sáng rỡ, tạo cho Ngài một hào-quang vô cùng to lớn, đường kính của hào-quang này rộng lớn đến 10 cây số.

àChú thích:

(1)Đức Di-Lạc sẽ lâm phàm để hoàn thành nhiệm vụ Bồ-Tát để thành Phật, là một việc làm vô cùng huyền-bí mà hầu hết các tôn-giáo nào cũng đều biết, giới phật-giáo đều được cho biết trước, nên phật-giáo gọi Ngài là đương lai hạ sanh Di-Lạc Tôn-Phật.]

Lúc chất Tiên-thiên-khí và chất Bồ-Đề rút vào đầy đủ trong kim-thân, và tiên-thể của Ngài, th́ linh-đăng (tức là linh-hôn) của Ngài chói ḷa, mạnh mẽ và trong trắng, không c̣n bợn nhơ hồng-trần che lấp, đủ sức mạnh để rung động tiếp xúc với cảnh giới cao siêu (cảnh Bồ-Đề và cảnh Niết-Bàn), nhờ đó Ngài thông suốt và thấu đáo tất cả huyền vi của vũ trụ và Ngài sáng suốt trở lại, và chứng quả Phật. Trái lại, trong các bậc tu-hành, từ xưa đến nay, chưa thấy có ai hy sinh cao cả v́ nhân loại như Đức Phật Thích-Ca. Bề ngoài th́ lập hạnh như Đức Thế-Tôn, cũng áo cà-sa, cũng b́nh-bát, nhưng bên trong chứa đầy tham vọng ích kỷ, hoặc tự-tôn,tự-đại, muốn được người đời sùng kính quỳ lạy để thỏa thích ḷng tự-tôn của ḿnh, và c̣n ham muốn thành tiên, thành Phật, chớ không có tư-tưởng vị tha, cao cả, thiếu đức khiêm-tốn, và ḷng từ-bi, thiếu đức hy-sinh sâu rộng v́ nhân loại, t́m phương cứu khổ chúng sinh.

Lại c̣n có lắm người ở chợ đời, tham danh tham lợi, si-t́nh, lắm khi thất bại. Bước vào nhà tu, cái tham, cái sân, cái si, lại c̣n to lớn hơn nữa: tham ngôi vị, tham có phép thần-thông để ḷe đời tham thành Tiên, thành Phật.

Tư-tưởng tham vọng thấp độ ấy, làm sao rút được chất Tiên-Thiên-Khí của cơi Niết-Bàn để làm cho Tiên-thể nảy nở đầy đủ, th́ làm sao được sáng suốt và nhập Niết-Bàn như Phật được. Ngoài sự tham vọng ấy theo luật Thiên-Đ́nh, vị mà được thành Phật, vị ấy phải là một vị Bồ-Tát mới được, chớ thành Tiên, và Đại-Tiên cũng không thể thành Phật được. v́ hai nguyên do kể trên đây, mà hơn 2500 năm nay chưa có một vị Phật thứ hai ra đời, để nối bước Đức Thế-Tôn Thích-Ca vậy.

 

                                                Hết

                                    ---------------------  

 

 

Vài lời phụ thêm

Muốn được giải thoát hoàn toàn, th́ phải thực hành triệt để ba điều khẩn thiết sau đây, thiếu một không được v́ nó liên quan mật thiết với nhau:

1-Phải học Đạo và Tham-Thiền

2-Bồi Đức và Lập hạnh

3-Xă thân, quên ḿnh trọn vẹn để giúp đời, giúp cho nhân loại tiến hóa, không một mảy may v́ danh v́ lợi.

1-Tại sao phải học Đạo? v́ chỉ duy trong Đạo (Chánh Đạo) mới có điều cho ta đáng học hỏi, và cũng chỉ có trong Đạo mới chỉ cho ta phương pháp tham-thiền luyện tánh để mở đường thông thương giữa phàm-nhân với chân-nhân (tức là phàm tánh với linh hồn).

Một khi mà linh hồn được đánh thức, con người mới lần lần giác ngộ, vẫy vùng để thoát ra khỏi cảnh mê ly quyến rũ của hồng trần, không c̣n bị giác quan phỉnh gạt. Chịu nh́n nhận cuộc đời là phù vân mộng ảo, con người lúc ấy mới quay ḿnh trở lại cố hương, v́ linh hồn trăi qua cuộc hành hương dài đăng đẳng, ra đi bị vật chất (danh-lợi-T́nh) quyến rũ đến nỗi quên đường về...

Nên nhớ rằng linh hồn cũng rất cần được nuôi dưỡng, bồi bổ như thể xác, Chúng ta để nó đói khát, thiếu nhân, thiếu đức rồi trở lại than van, tại sao nó yếu ớt, biến hóa chậm chạp.

Vậy tham-thiền, bồi đức lập hạnh, xă thân giúp đời là sự tối cần thiết cho sự tiến hóa, để tăng trưởng chơn-linh, cũng như vật thực làm nẫy nở xác phàm, vă lại nhờ tham-thiền, trong cảnh trầm tư tĩnh tọa, chúng ta mới quay về nội tâm, lóng ḷng nghe tiếng gọi của lương tâm, Đó là tiếng nói của linh hồn kêu gọi và hướng dẫn phàm nhân(băn ngă) ra khỏi ṿng vô minh mê muội. Tiếng nói của chơn-nhơn hay là linh hồn nhà Phật là tiếng Diệu-âm.

‘Diệu-Âm Quán-Thế-Âm’

‘Phạm-Âm Hải-Triều-Âm’

‘Thắng-Bỉ Thế-gian-Âm’

Phải, chỉ có tiếng Diệu-Âm, tiếng nói của chơn-nhơn hay là tiếng nói của lương-tâm hay là linh hồn mới thắng được tất cả thanh-âm trần-thế.

2-Điểm thứ hai là phải bồi đức lập hạnh, thế nhân thường nói kẻ nào hữu tài mà vô hạnh, thường vướng nợ phong trần. Huống chi con người muốn gần kề Phật-Thánh-tiên mà vô đức vô hạnh th́ làm sao gần gũi các Ngài được. Lại có câu: Cha nào con nấy, thầy sao tṛ vậy. luật không bắt buộc tṛ phải giống hệt thầy, nhưng ít nữa cũng mường tượng, v́ vậy mà người đệ-tử phải ăn ở sao cho đúng mức mà người đời gọi là ‘hiền-nhân quân-tử’ tức là khác thường hơn quần chúng. Vậy ai muốn làm đệ-tử Chơn-Tiên, Thánh-sư hay Đức-thầy, để được các Ngài d́u dắt đi trên đường giải thoát, th́ luôn luôn phải biết kiểm soát hành vi của ḿnh, nhất là kiểm soát cái trí, đừng cho cái trí phát sinh tư-tưởng xấu xa, độc ác, v́ tư-tưởng là nguồn gốc của tội phước. Khi cái trí bị nhiễm một tư-tưởng xấu xa nào, hoặc độc ác, oán ghét, giận hờn ai, th́ lập tức đuổi nó ra bằng cách đem tư tưởng tốt thay vào, như tư tưởng bác-ái(thương người) khoan dung, và vui vẽ chiếm vị trí th́ tư tưởng xấu phải đi ngay. Nên nhớ rằng tư tưởng xấu ở lâu trong trí ta, th́ chất khí địa-ngục càng rút vào thể vía ta càng nhiều, rất nguy hại cho sự tiến hóa của ta, và khi ta chết , hồn ta ở trong cái vía, như khi ta c̣n sống hồn ta ở trong thể xác vậy. Với cái vía (bao bọc linh hồn) đầy chất địa-ngục nặng trược, nó lôi ta xuống địa ngục vậy.

3-Điều thứ ba: là phải hy sinh triệt để, nhà Phật gọi là bố-thí ba-la-mật. Pháp môn huyền-bí gọi là ‘Phụng sự nhân loại’ không một mảy may v́ danh v́ lợi, đó là bí quyết để gơ cửa đạo. Chúng ta biết cách gơ th́ đạo mới mở ra.

Tôn giáo th́ rộng răi bao la, mà cửa Thánh-Đường rất hẹp, khó vào, đối với ai c̣n lưu luyến danh-lợi-t́nh và mang nặng bản ngă trên vai. Nhưng khi ta chen vào cửa đạo được rồi, tức là được điểm đạo, th́ nó mênh mông không bờ bến và đường đạo sẽ đưa ta lên tuyệt đỉnh vinh quang của Niết-Bàn và tử thần không bao giờ dám gơ cửa ta.

Con đường Đạo không phải là con đường vương giả, trải gấm, thêu hoa, mà nó c̣n đầy hầm hố chông gai khó nhọc, nó là con đường dốc đứng. Muốn leo lên th́ đầu gối phải ḅ. Nhưng đă quyết tâm cầu đạo, phụng sự triệt để v́ hạnh phúc nhân loại, chớ không phải v́ cái danh-lợi riêng cho ḿnh th́ cái khó, và xa xa trên đường thập tự lộ ánh sáng vinh-quang của cơi Niết-Bàn là nơi giải thoát hoàn toàn vậy.

Xin nhấn mạnh rằng, linh hồn được giải thoát là khi nào ta đă chặt đứt những mối ràng buộc của tâm-t́nh. Chúng ta phải đoạn tuyệt những v́ mà đời gọi là cương-tỏa(trói buộc) và xiềng xích của dục vọng dầu dục vọng ấy là muốn thành Tiên, thành Phật cũng là dục vọng, th́ chúng ta mới được giải thoát ra khỏi ṿng sanh, tử, luân-hồi. Chính dục vọng quyến rũ con người vào ṿng sanh tử luân-hồi, để say mê ch́m đắm măi măi ở cơi đời gió bụi này.

 

                                                                                                Nguyễn văn Lượng

 

Kể sơ vài điều mà xưa kia Phật không thể dạy cho nhân loại hiểu được

..............oOo...............

                       

Xem xong quyển con đường giải thoát đă thấy rỏ biết bao nhiêu chân-lư mà xưa kia Phật chưa dạy được. bây giờ tôi kể thêm vài điều quyền bí mà xưa kia Phật không chịu dạy:

Phật-giáo đại-thừa và tiểu-thừa, không chịu nh́n nhận con người có một linh hồn riêng biệt, khi chết , ngũ-uẫn đều tan ră, thần-thức nhập vào Đại khối thần-thức, cũng như gáo nước đổ vào biển cả, đồng ḥa với nước biển, không c̣n chi riêng biệt cả, và cũng không có linh hồn.

Với tŕnh độ nhân loại hồi 2500 trước, rất thấp kém, Đức Phật không thể nào giải cho nhân loại hiểu nổi những điều cao siêu huyền bí, nhất là thuyết linh hồn. Do đó mà ngày nay tất cả nhà sư và bổn đạo Phật-giáo, đều tuyên bố công khai rằng con người không có linh hồn, v́ kinh sách Phật-giáo không có quyển nào nói có linh hồn.

Một điều lạ là Phật-giáo, không nh́n nhận có linh hồn mà lại có kinh Phật dạy cầu siêu cho người chết. Nếu thật sự không có linh hồn th́ cầu siêu để mà làm ǵ, cầu siêu cho ai... và chúng ta tu-hành làm chi cho cực khổ, Phật dạy chúng sanh phải tu, để làm ǵ mà một ngày kia sau khi chết tất cả đều tan ră, mà linh hồn cũng không c̣n; (cái không dạy xưa kia, thành cái không có ngày nay).

Đức Phật cũng không dạy được, về những cảnh giới vô h́nh, từ cảnh địa-ngục, Trung-giới, Thượng-giới, Bồ-Đề, Niết-Bàn, Thượng Niết-Bàn, Tối Thượng-Niết-bàn. Do đó mà Phật-giáo ngày nay không ai giải rơ các cảnh ấy do hạng người nào ở, ở được bao lâu rồi sẽ đầu thai trở lại. Cực-lạc-quốc ở đâu.Niết-Bàn ở đâu và v.v... Xưa kia Đức Phật chỉ nói có Cực-lạc-quốc nhưng không dạy cho biết cảnh ấy ở đâu.

Phật-giáo, chỉ nói Phật là lớn nhất cao cả nhất, không nh́n nhận ngoài Đức Phật c̣n ai lớn hơn nữa. Chính Phật do Đức Thượng-Đế sanh ra mà Phật lớn nhất khó hiểu quá.

Phật thuở xưa không dạy được về ảnh hưởng của tư-tưởng, là một vấn đề vô cùng quan trọng cho sự tiến hóa của nhân loại. Bát-chánh-Đạo, chỉ nói tóm tắt tư-tưởng phải chơn chánh mà thôi, chớ không giải cho nhân loại hiểu được rằng tư-tưởng có h́nh dạng, có màu sắc, có sức mạnh, có rung động và tư-tưởng là nguồn gốc của tội phước. Đức Phật vô cùng sáng suốt, quán thông vũ-trụ, biết được quá khứ vị lai hằng triệu triệu năm, nhưng không dạy được cho nhân loại được như ư muốn của Ngài, v́ hồi 2500 năm trước, tŕnh độ nhân loại không thể hiểu nổi.

Phật-giáo dạy phải nh́n nhận có luân-hồi, quả-báo, nhưng không nhận có linh hồn, th́ cái chi phải luân-hồi, cái ǵ phải chịu quả-báo...

Thời buổi hiện nay, mọi việc đều tấn hóa hơn xưa, nếu chúng ta không chịu học rộng hơn những ǵ không dạy được hồi thuở xưa, th́ chúng ta phải bị chậm trễ bước đường tiến hóa vậy.

Lấy trí khôn xét qua giáo lư căn bản của hai Đại giáo chủ Phật và Chúa, th́ chúng ta thấy rơ giáo lư của hai Ngài chọi ngược lẫn nhau, rồi không biết Đấng giáo chủ nào nói đúng, giáo chủ nào nói sai và không lẽ hai giáo chủ đều nói sai.

Phật-giáo nh́n nhận có luân-hồi và quả-Báo mà không nh́n nhận có linh hồn.

Cơ-Đốc-giáo (Thiên-chúa-giáo) nh́n nhận có linh hồn mà không nh́n nhận có luân-hồi quả-Báo.

Vậy hai đấng giáo-chủ, đấng nào nói đúng, Đấng nào nói sai. Sự thật không có đấng nào nói sai cả, chỉ không dạy được mà thôi, rồi người đời nay, cái chi không biết th́ nói không có, chớ không chịu t́m hiểu hoặc học hỏi thêm.

Với thời buổi này, biết sâu rộng hơn, chúng ta cần phải học giáo lư mới do Phật-Thánh-Tiên đưa ra, phù hợp với tŕnh độ tiến hóa hiện nay, như giáo lư Thông-thiên-học chẳng hạn, giải rỏ và hữu lư, con người có một linh hồn riêng biệt, linh hồn ấy từ đâu đến đây, đến đây rồi sẽ đi đâu, Thông-thiên-học nh́n nhận có luân-hồi, quả-báo giải rất rành mạch và hữu lư. Lại c̣n chỉ cho biết con người khi chết rồi sẽ đi về đâu, ở đâu và bao lâu, rồi sẽ đầu thai trở lại, và chừng nào mới được giải thoát.

Những đoạn này Phật và Chúa dư biết, nhưng xưa kia với tŕnh độ nhân loại thấp quá, không dạy được mà thôi.

Đạo Phật Đạo Chúa rất cao siêu nhưng tŕnh độ nhân loại thời xưa rất thấp mà Phật và Chúa không tài ǵ dạy cho nhân loại hiểu được những cao siêu huyền-bí.

Có câu tục ngữ thường nói: không nên liệng xâu chuỗi ngọc cho bầy heo con.

Ngọc là đồ quư, đưa cho bầy heo con, nó đă không biết dùng, mà c̣n làm lem ố ngọc quư kia.

Giống heo là giống con vật dơ dáy lại quá ngu, khi gặp ngọc quư, v́ ngu mà không biết dùng mà c̣n tiểu tiện chà đạp ngọc quư nữa.

Huống chi giáo lư của Phật và Chúa, đưa ra cho nhân loại hồi thời kỳ c̣n ăn lông ở lỗ, nhân loại c̣n dă-man đến đổi v́ dành một bữa ăn, mà con lại giết cha.

Giải rỏ Mười bậc tiến hóa cao siêu

Những đức tánh cần yếu phải có, và mười trở ngại phải thắng cho được để trở thành một siêu nhân.

Ngoài những đức tánh đă kể ở đoạn trước, c̣n một phương pháp khác, về Phật-giáo Đức-Phật bảo rằng: Đạo Bát-Chánh là ch́a khóa mở cửa Niết-Bàn, Những ai thực hành bốn lẽ chánh đầu tiên, được 5 phần 10, th́ được Thánh-sư thâu nhận làm đệ-tử liền.

Bốn đức tánh đầu tiên trong Đạo Bát-chánh, xin kể dưới đây:

1-Chánh kiến: Thấy chánh-tín ngưỡng chơn-chánh

2-Chánh tư duy: Tư-Tưởng chơn-chánh

3-Chánh ngữ: Lời nói Chơn-chánh

4-Chánh nghiệp: Việc làm Chơn-chánh

Và c̣n một phương pháp nữa, Theo Thông-thiên-Học, muốn được bước lên nấc thang thứ nhất để vào hàng Thánh-nhân, và được điểm đạo lần thứ nhất, tức là Tu-đà-hườn, người đệ tử phải tiến hóa với tỷ lệ 5 phần 10 về bốn đức tánh tốt kể dưới đây.

1-Tánh phân biện

2-Sự dứt bỏ

3-Hạnh kiểm tốt

4-Ḷng từ ái

Muốn được điểm đạo lần thứ nh́ để trở thành Tu-đà-Hàm th́ vị Tu-đà-Hườn phải diệt thêm ba chướng ngại kể dưới đây:

1-Sự nhầm lẫn về chơn-nhơn, tức là linh hồn và phàm nhân là phải biết rỏ phàm nhân là mộng ảo.

2-Sự hoài nghi hay là sự mơ hồ

3-Diệt sự mê tín dị đoan

Muốn được điểm đạo lần thứ ba A-Na-Hàm và lần thứ tư để trở thành một vị La-Hán phải diệt thêm hai chướng ngại vật nữa là:

1-Sự ham mê t́nh dục

2-Diệt ḷng thù hận hay là diệt sự phẫn nộ oán ghét

Từ bậc La-Hán muốn được giải thoát kiếp làm người để trở thành một Chơn-Tiên, th́ phải tu thêm ít nhất là 7 kiếp, và diệt cho được 5 trở ngại dưới đây:

1-Sự muốn sống trong cơi sắc tướng hữu h́nh

2-Sự muốn sống trong cơi vô h́nh(vô sắc tướng)

3-Tánh kiêu căng

4-Tâm c̣n xao động hay là sự thiện cảm đối với ḿnh

5-Sự vô minh

Từ bậc Chơn-Tiên đă được giải thoát kiếp làm người, tức là được điểm đạo lần thứ năm, muốn được điểm đạo lần thứ sáu, để trở thành một vị Đại-Tiên và muốn được điểm đạo lần thứ bảy để trở thành một Đức Bồ-Tát hay là trở thành một Đức Bàn-Cổ hay là một Đức Văn-Minh Đại-Đế, hoặc muốn điểm đạo lần thứ tám để trở thành Phật hoặc điểm đạo lần thứ chín để trở thành Đức Đại-Đế và lần thứ mười để trở thành Đức Phổ-Tịnh Đại-Đế. Tất cả năm bậc chót này, không c̣n bị trở ngại điều chi cả, nhưng muốn lên năm bậc cao cả này, th́ phải giúp Thiên-Cơ, tức là phụng -sự nhân -loại, hay là giúp cho nhân -loại tiến -hóa cho thật nhiều theo Thiên-Cơ đă định. Càng giúp nhiều càng mau lên phẩm vị cao Phật và Chúa xưa kia mà được giải thoát, được phẩm vị cao là do sự hy sinh triệt-để, giúp nhân loại và thiên-thần mau tiến hóa mà thôi.

                                                ..........oOo.........

Nên biết qua hai con đường quan trọng trong giới Tu-hành          

Con đường chánh đạo (Sentier Blane) và con đường tà-đạo hay là bàn-môn tà-đạo(Sentier Noir).

Những vị Tu-hành nào mà c̣n những tánh kể bên trang kế đây, mà không sửa đổi được, th́ sớm muộn ǵ cũng sẽ đi vào con đường bàn-môn tà-đạo, v́ con đướng ấy phù hợp với mầm tánh (Tật xấu) và tŕnh độ tiến hóa thấp kém của vị ấy, mặc dầu người ấy hiện nay đang ở trong ṿng chánh-đạo, v́ chưa gặp được bàn-môn tà-đạo và chưa thấy bàn-môn tà-đạo khoe tài, luyện phép, hoặc chưa gặp đạo do bàn-môn tà-đạo lập ra, Bàn-môn thường dùng tà thuật để dễ dàng lôi cuốn nhiều người vào đạo của họ.

Dưới đây nói rơ hạnh kiểm căn bản của hai con đường Chánh-đạo và Tà-đạo

BÀN-MÔN TÀ-ĐẠO

Ḷng chai đá đối với sự buồn rầu đau khổ của kẻ khác

Dựng một tấm vách ở chung quanh ḿnh, để ngăn ngừa mọi sự khổ năo của đồng loại

Thu đời sống của ḿnh lại để tránh mọi sự giúp-đỡ

Dẫn dắt đế chỗ chết, chỗ tiêu diệt đến cơi A-Tỳ

                        CHÁNH-ĐẠO

Mở mang năng lực giác cảm (ḷng nhân) hưởng ứng tất cả rung động (Đau khổ) kẻ khác

Đánh tan mọi chướng ngại phân-ly không cho ta cảm giác được sự đau khổ của nhân loại

Ban răi đời sống của ḿnh (Hạnh-phúc của ḿnh) t́m cách giúp đỡ kẻ khác

Dắt dẫn đến chỗ trường sanh bất-tử, đến cơi Niết-Bàn

 

Nếu thấy được tánh t́nh của ḿnh khô khan, chia rẻ, không ḷng nhân hoặc rất kém ḷng nhân không giúp đở ai cả, ích kỷ, độc ác tức là ḿnh đă vào ranh giới (ảnh hưởng) của bàn-môn tà-đạo mà ḿnh không biết, mặc dầu ḿnh đang tu bên chánh-đạo.

Tà-đạo, dẫn dắt ḿnh đến chỗ tiêu diệt, đến cơi A-tỳ, Tà-đạo ở thế gian là những nhà tu không ḷng nhân hoặc kém ḷng nhân, những người luyện phép thần-thông để khoe khoang, và dùng tà-thuật để hại người, hại vật, Ở trung giới có rất nhiều bàn-môn; khi chết ḿnh sẽ bị họ lôi cuốn. Muốn ra khỏi con đường bàn-môn tà-đạo, hăy mở tâm thương người, giúp đời, và mở rộng ḷng nhân để đi theo con đường của Phật: Từ-bi bác-ái, hy- sinh và phụng -sự.

Bên bàn-môn luôn luôn hướng về sự phân ly, ích-kỷ và tự-tôn, và cuối cùng đi đến trạng thái cô-độc tuyệt đối. C̣n trái lại bên chánh-đạo luôn luôn hướng về sự giúp đở, khiêm-tốn và đoàn-kết, đưa đến sự hiệp nhất hoàn toàn.

Các giáo chủ chánh-đạo buộc ḷng giữ kín giáo lư nhiệm màu, những phép thần thông, không cho lọt vào tay bàn-môn, và những người kém tinh thần đạo-đức, chưa đủ đức hạnh để họ lănh chơn-truyền.

                                                ...oOo...

                        Có nhiều hạng bàn-môn

Những nhà phù thủy ở nam Phi-Châu ở quần đảo Antilles, những thổ dân ở Úc-châu, những người này có thể chế vài thứ thuốc, biết thôi-miên và có chút ít thần-thông, sai khiến được ma-quỉ, và những tinh-linh thanh-khí, có phép thuật làm cho người đau ốm, làm thú vật bệnh hoạn, hoặc làm hư mùa màng, và những thầy bùa,thầy ngải, thầy gồng, có tánh cách khoe tài, hại người và thủ lợi.

Có một hạng bàn-môn cao hơn, luyện mở được nhiều phép thần-thông, hô-phong hoán-vơ, sái đậu thành binh, nhưng vẫn c̣n khoe khoang tài phép để thỏa măn tính tự-tôn, và c̣n tư-lợi cá-nhân, mưu cầu giàu sang, tạo địa vị trong xă-hội.

Một trong hạng bàn-môn khác cao siêu và tài phép cao cường, không mong ước chi cho ḿnh cả, cũng không cầu danh vọng, giàu sang, quyền thế, Sống một cuộc đời thanh -bạch và có kỷ- luật như bên chánh-đạo, nhưng chọn lựa mục đích và sự phân ly, Muốn tiếp tục đời sống của ḿnh ở cơi trên, nhưng tránh sự hợp tác với Thựơng-đế. Đó là những vị đối thủ ghê gớm của các môn đồ bên chánh-đạo.

Nhưng chánh-đạo bao giờ cũng thắng bên bàn-môn, bên chánh-đạo tài phép cao cường, nhưng không bao giờ khoe khoang, chỉ để giữ ḿnh và giúp đời một cách kín đáo và vị tha. Trái lại bàn-môn lúc nào cũng khoe khoang tài phép và tự cao,tự đại.

Dưới đây một bài thi trong truyện phong thần, do Triệu-Công-Minh tuyên bố trước khi ra trận. không biết chuyện này có thật hay không, nhưng miêu tả đúng điệu tánh phách lối, kiêu căng, tự tôn,tự đại của một người trong phái bàn-môn.

“Xô núi Côn -lôn muốn ngă nghiêng,

“Đổi thay Nhật-Nguyệt cũng như quyền

“Từ thuở mới có ta ra mặt

“Chưa thấy ông nào đáng mặt Tiên.

Thật là phách -lối, kiêu -căng đúng bực, tự cho ḿnh cao siêu hơn hết, không c̣n ai giỏi hơn ḿnh.Tánh kiêu căng phách lối ấy, đưa Triệu-Công-Minh đến chỗ chết, bị Luc-Yểm giết đưa hồn lên bảng phong thần.Nhân -loại thời buổi hiện nay, hầu hết vẫn kiêu- căng phách- lối ít t́m ra được người đức-hạnh và thật khiêm -tốn. V́ thế mà rất ít người được nhận vào hàng Thánh-nhân, hoặc được Phật-Thánh-Tiên thâu nhận làm đệ-tử

                       

                                                                                                NGUYỄN-VĂN-LƯỢNG