Tiếng Nói Vô Thinh

Phần Thứ Nhất A  -- Phần Thứ Nhất B

PHẦN THỨ NH̀ A

PHẦN THỨ NH̀ B

157. Ḱa con hăy nh́n xem “Con Mắt của Migmar” [12] xuyên qua lớp lưới bao mặt mầu đỏ sậm để lặng nh́n địa cầu đang yên giấc. Con hăy xem “Bàn Tay” sáng rực của Lhagpa [13] đưa ra trên đầu các nhà khổ tu một cách yêu thương che chở. Cả hai hiện giờ là bộ hạ của Nyima [14] (26) lặng lẽ thức canh trong đêm tối lúc vắng chủ. Tuy nhiên, trong những Kalpas trước, cả hai đều sáng chói như Nyima và trong “Tương Lai” sẽ có thể trở nên hai ngôi Mặt Trời trở lại. Đó là cuộc thăng trầm của Luật Nhân Quả trong vũ trụ.  
158. Hỡi Đệ Tử, con hăy theo gương hai ngôi hành tinh đó, con hăy soi sáng và ủy lạo kẻ khổ nhọc trên Đường Đạo và hăy t́m kẻ biết ít hơn con, kẻ đương ngồi nản chí, phiền muộn ḷng đói bánh Minh Triết và cả bánh nuôi cái h́nh bóng, không gặp Thầy, không một tia hy vọng, không một lời an ủi, con hăy nói Pháp cho người ta nghe. 
159. Con hăy nói với y, hỡi thí sinh, kẻ nào đem tính kiêu căng và tự ái làm tôi tớ cho ḷng sùng đạo, kẻ nào tuy c̣n lưu luyến cuộc đời nhưng đem tính nhẫn nại và phục tùng đối với Định Luật, như một đóa hoa dịu dàng dưới chân của Đức Thích Ca Mâu Ni, kẻ đó sẽ trở nên một Tu Đà Hoàn (27) trong kiếp hiện tại. Pháp lực hoàn thiện có thể nháng thấy đàng xa, thật xa, nhưng y đă bước được bước đầu, y đă nhập lưu và y có thể hoạch đắc sự thấy của con phượng hoàng trên đỉnh núi cao, sự nghe của con hoăng cái. 
160. Con hăy nói với y, hỡi kẻ chí nguyện, ḷng sùng đạo chân thành có thể hoàn lại cho y những tri thức mà y đă có trong những kiếp trước. Thần nhăn, thần nhĩ không thể nào đạt được trong kiếp ngắn ngủi. 
161. Hăy khiêm tốn, nếu con muốn có Minh Triết. 
162. Hăy khiêm tốn hơn nữa, nếu con đă có được rồi. 
163. Hăy giống như biển cả thu nhận tất cả sông, suối. Vẻ yên tĩnh mênh mông của biển cả cũng vẫn không có ǵ thay đổi; nó không biết là có nước sông, suối thêm vào cho nó. 
164. Hăy dùng sức Chơn Nhơn để trấn áp phàm nhơn. 
165. Hăy dùng sức Chơn Thần để trấn áp Chơn Nhơn. 
166. Phải đấy, cao cả thay kẻ nào giết chết dục vọng. 
167. C̣n cao cả hơn nữa kẻ nào mà Chơn Nhơn đă giết chết sự biết có dục vọng. 
168. Hăy đề pḥng bản ngă sợ e nó làm nhơ đến Chơn Ngă. 
169. Con đường đi đến tự do cuối cùng ở bên trong Chơn Ngă của con. 
170. Con đường này bắt đầu và chấm dứt ở ngoài bản ngă (28). 
171. Mẹ của tất cả Sông, Rạch không được thiên hạ và người, Tirthikas không cho là có giá trị ǵ; đối với con mắt của bọn điên cuồng th́ nhân thân vốn trống rỗng mặc dầu chứa đầy nước Amrita (cam lồ). Tuy nhiên, nguồn cội của các sông thánh vốn ở nơi thánh địa (29) và kẻ có đức Minh Triết được mọi người quư trọng. 
172. Bậc La Hán và Hiền Giả quán thông mọi sự (30) vốn hiếm có như bóng cây Udumbara. Những vị La Hán sanh ra lúc nửa đêm, đồng thời với cây thiêng có chín và bảy cộng (31) với bông thiêng nở trong đêm tối dưới giọt sương tinh khiết, trong ḷng giá lạnh ở đỉnh núi cao trùm tuyết, nơi mà bàn chân của những kẻ c̣n mang tội lỗi không khi nào bước đến được. 
173. Không một vị La Hán nào, hỡi Đệ tử, chứng được quả này trong kiếp mà Linh Hồn mới lần thứ nhất bắt đầu có nguyện vọng về sự giải thoát cuối cùng. Tuy nhiên, con chớ lo lắng, không một chiến sĩ nào có ḷng ứng mộ để quyết chiến trong trận tranh phong giữa đạo quân sống và đạo quân chết (32), không một tên quân mới mộ nào là không được quyền vào trong con đường đưa đến chiến địa. 
174. Bởi v́ chiến sĩ phải thắng hay phải ngă. 
175. Thắng tất là Niết Bàn sẽ về người. Trước khi người cổi bỏ cái h́nh bóng của người, di hài của người, cái nguyên nhân sinh ra những ưu tư và đau khổ vô tận vô biên, người sẽ được chúng sinh tôn kính như một vị Phật. 
176. Nếu có ngă đi nữa th́ cái chết của người cũng không vô ích, những kẻ thù mà người đă giết trong trận giặc chót sẽ không sống lại trong kiếp lai sinh. 
177. Nhưng nếu con muốn đến Niết Bàn hay là bỏ đi không hưởng (33) con chớ hành động hay không hành động chỉ v́ nhắm vào kết quả nào đó, hỡi con người có tấm ḷng can đảm. 
178. Con nên biết rằng vị Bồ Tát không hưởng sự Giải Thoát để mang những nỗi khổ cực của “Đời Sống Bí Mật” (34) được xưng tụng là “Bậc Thượng Tôn”, hỡi đệ tử ứng mộ để chịu sự đau khổ từ chu kỳ này sang chu kỳ khác. 
179. Con đường vốn có một, hỡi đệ tử, nhưng đến cuối cùng nó chia làm hai. Có bốn và bảy cửa [15] đánh dấu các đoạn đường. Ở mút con đường bên này là hạnh phúc hưởng liền, ở mút con đường kia là hạnh phúc hoăn lại. Cả hai đều là sự ban thưởng công lao. Sự lựa chọn ở trong tay con đó. 
180. Một con đường thành hai, một con đường Công khai và một con đường Bí Mật (35). Con đường thứ nhất dắt đến mục đích, đường thứ hai dắt đến sự Tự hy sinh. 
181. Khi đă hy sinh cái Giả Tạm cho cái Thường Tồn th́ phần thưởng về con: giọt nước trở về nguồn cội. Con đường công khai dắt đến cảnh bất dịch, bất biến, đến Niết Bàn, đến trạng thái vinh quang cực điểm, đến chân phúc quá sức tưởng tượng của con người. 
182. Như thế th́ con đường thứ nhất là sự Giải Thoát. 
183. Nhưng con Đường thứ nh́ là Sự Từ Bỏ, do đó cũng gọi là con “Đường Đau Khổ”. 
184. Con Đường Bí Mật dắt vị La Hán đến sự khổ trí không thể tả, khổ v́ thấy người sống mà vẫn chết (36) và thương xót mà không làm thế nào được đối với những kẻ phải chịu khổ cực theo luật Nhân Quả mà bậc hiền giả không dám làm cho dịu bớt. 
185. Bởi kinh sách có nói: “Hăy dạy người đừng tạo Nhân, c̣n Quả giống như ngọn thủy triều đang lớn, phải để cho nó đi xuôi chiều của nó”. 
186. Con vừa đạt đến mục đích của con Đường Công Khai là con sẽ cởi bỏ thân Bồ Tát và hưởng cảnh quang vinh cực điểm của Dharmakàya (37) tức là quên mất Thế Gian và loài người. 
187. Con Đường Bí Mật cũng dắt đến chân phúc của Đại Niết Bàn, nhưng sau khi đă trải qua vô số Kalpas; sau bao lần được cảnh Niết Bàn mà không hưởng v́ ḷng từ bi vô lượng đối với chúng sinh khờ dại. 
188. Nhưng người ta nói rằng: “kẻ hưởng sau sẽ có quả vị to nhất”. Samyak Sambuđa Đức Thầy Trọn Lành đă bỏ Chân Ngă để cứu vớt chúng sinh và ngừng bước ở ngưỡng cửa Niết Bàn, trạng thái tinh khiết. 
189. Bây giờ con đă biết rơ về hai con đường. Đến một ngày kia, hỡi con người có tâm hồn nồng nhiệt, khi con đă đi đến cuối con Đường và qua khỏi bảy Cửa con sẽ phải chọn lấy một. Tâm trí con đă sáng suốt. Con không c̣n bị bối rối trong những tư tưởng sai lầm, bởi con đă biết tất cả. Chân lư lộ nguyên h́nh và nghiêm nghị ngó ngay mặt con. Nó nói: 
190. V́ ḷng thương ḿnh mà hưởng những quả An Nghỉ và Giải Thoát cũng có ngọt ngào đôi chút, nhưng những quả của nghĩa vụ lâu dài và cay đắng, của hy sinh v́ ḷng thương kẻ khác, v́ ḷng thương anh em đồng loại đau khổ, c̣n ngọt ngào hơn nữa.” 
191. Vị Độc Giác Phật (38) vâng lời bản ngă. Vị Bồ Tát đă chiến thắng, đă nắm phần thưởng trong tay nhưng v́ ḷng từ bi vô lượng mà nói: 
192. “V́ ḷng thương người tôi xin nhường phần thưởng to tát này lại”. Ngài làm tṛn đại nguyện Từ Bỏ. 
193. Ngài là một Đấng Cứu Thế. 
194. Con hăy xem ! Mục đích của chân phúc và Con Đường Đau Khổ dài đằng đẳng ở chốn xa xăm kia. Trong hai con đường con có thể chọn một, hỡi kẻ có chí nguyện chịu buồn thảm, trong những chu kỳ sẽ tới. 
195. OM VAJRAPÀNI HUM.
 
 NGỮ-GIẢI cho PHẦN THỨ NH̀ B
 HAI CON ĐƯỜNG
12) Cái ta Cao Siêu, nguyên tố thứ bảy. 
13) Xác thân của chúng ta, các trường huyền bí gọi là “cái bóng”. 
14) Nhà ẩn tu, ẩn thân trong rừng rậm khi đă trở nên vị Yogi. 
15) Như Lai, tiếng Trung Hoa dịch Tathagata tôn hiệu của Phật. 
16) Tất cả phương Bắc và phương Nam đều đồng ư rằng Đức Phật dời bỏ cảnh cô đơn khi Ngài giải quyết được bài toán đố của đời sống lúc Ngài giác ngộ, và đi dạy dỗ nhân loại. 
17) Theo bí giáo th́ mỗi Chơn Nhơn là một tia sáng của một vị Thượng Đế cai quản một hành tinh hệ. 
18) Những phàm nhân hay là xác thân ngắn ngủi như những cái bóng. 
19) Trí (Manas) nguyên lư tư tưởng hay là Chơn Nhơn, trong con người là chỉ riêng cho “Tri thức” mà thôi v́ Chơn Nhơn của con người gọi là Manasa putras, con của Trí (phổ biến). 
20) Xem giải thích ở phần ba số 34. 
21) Xem giải thích ở phần ba số 34. 
22) Áo Shangua của Shanguavesu ở xứ Rajagriha vị Đại La Hán hay là tổ thứ ba trong 33 vị tổ nối nhau truyền bá Phật pháp. Áo Shangua tỉ dụ như sự hoạch đắc minh triết nhờ đó người ta nhập Niết Bàn tịch diệt (tịch diệt bản ngă). Theo tự nghĩa là “áo điểm đạo” của vị Neophytes. Edkins nói: “Thứ áo bằng cỏ từ Tây Tạng du nhập Trung Hoa dưới triều nhà Tống”. Truyền kỳ Trung Hoa và Tây Tạng nói rằng: “Khi có một vị La Hán ra đời người ta thấy cỏ này mọc nơi chỗ tinh khiết”. 
23) Hành con đường Paramità nghĩa là làm nhà Yogi tu khổ hạnh. 
24) “Ngày Mai” nghĩa là kiếp tới. 
25) “Đại hành tŕnh’ hay là những kiếp luân hồi trong một cuộc tuần hoàn. 
26) Nyima là Mặt Trời theo chiêm tinh học Tây Tạng. Con mắt là biểu tượng của Migmar hay Mars, bàn tay là biểu tượng của Lhagpa hay Mercury. 
27) Srotapatti hay là “kẻ vào trong ḍng sông” đưa đến Niết Bàn, ngoại trừ một lẽ đặc biệt nào không kể, người Tu đà hoàn ít khi đạt đến Niết Bàn trong một kiếp. Người ta nói: “Thường thường một vị đệ tử phải gắng công từ kiếp được nhập lưu cho đến kiếp thứ bảy mới tới mục đích được. 
28) Nghĩa là bản ngă thấp kém. 
29) Tirthikas là một phái của Bà La Môn ở bên kia Hy mă lạp sơn, tín đồ Phật giáo ở thánh địa Tây Tạng gọi họ là ngoại đạo và họ cũng gọi bên kia lại như thế. 
30) Người ta cho rằng vị La Hán thấy và biết được tất cả, ở gần cũng như ở xa. 
31) Cây Shangua, xem nghĩa ở số 22 phần 2. 
32) Kẻ sống là Chơn Nhơn bất tử và kẻ chết là phàm ngă thấp kém. 
33) Xem câu số 34 phần 3. 
34) Đời sống bí mật là đời của vị Nirmànakàya. 
35) Con đường công khai dạy cho các người thế tục và thường thường được thiên hạ theo, tính cách của con đường Bí Mật khi được điểm đạo mới dạy. 
36) Người ta gọi kẻ không biết sự Minh Triết và những chân lư bí truyền là “Kẻ chết mà đang sống”. 
37) Xem câu số 34 phần 3. 
38) Pratyeks Buddha là các vị Bồ Tát đă cố gắng nhiều kiếp và đạt được Dharmàkàya. Các Ngài không chú ư đến nỗi đau khổ của nhân loại và không giúp đỡ họ. Ngài chỉ lo riêng cho ḿnh, Ngài nhập Niết Bàn đi ra ngoài tầm mắt và trái tim nhân loại. Phật giáo phương Bắc coi Pratyeka Buddha là Ích kỷ.  

Source: http://anhduong.net/thongthienhoc/TiengNoiVoThinhWeb.htm