Họp Thông Thiên Học ngày 24  tháng 11 năm 2018

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

 
Bây giờ chúng ta xin đặc biệt đề cập đến vùng ở giữa hai chân mày liên hệ đến Tùng Quả Tuyến (the Pineal Gland) và Hạch Mũi. Những luồng sinh lực phát xuất từ trung tâm thứ sáu và thứ bảy của Thể Vía (ở giữa hai chân mày và trên đỉnh đầu ) thường hội tụ trên Hạch Mũi khi trung tâm Thể Phách hoạt động được; rồi chúng truyền sinh lực cho nó và dùng nó làm công cụ. Nhưng đối với vài người Luân Xa thứ bảy trong Thể Vía truyền sinh lực cho Tùng Quả Tuyến thay v́ Hạch Mũi, trong trường hợp đó, nó quy định một thông lộ trực tiếp với Cơi Hạ Thiên chứ không xuyên qua Cơi Trung Giới theo bề ngoài như thường lệ. Đó là con đường mà những người ấy nhận được những thông điệp phát xuất từ nội tâm, trong khi ở những người khác chúng đến từ những Hạch Mũi.

Khi Kundalini thức động th́nh ĺnh, đó là việc rất hiếm, nó thường ḅ lên theo con đường xương sống thay v́ theo đường xoắn ốc như Nhà Huyền Bí Học luyện tập hướng dẫn nó. Trong trường hợp nầy có lẽ nó sẽ đi qua đỉnh đầu, đương sự chỉ mất ư thức trong chốc lát chứ không bị tổn hại.

Những kinh sách Ấn Độ chỉ nói bóng dáng về vấn đề ấy hơn là giải thích những ǵ xảy ra. Các tác phẩm ấy không có nói ǵ về những Luân Xa trên Thể Phách, mà chỉ đề cập đến cội rễ của chúng trong xương sống. Dọc theo xương sống, từ dưới chót tới đỉnh, có đường Merudanda, hay cây roi của Meru, là trục trung tâm của sự sáng tạo. Merudanda có một đường giao thông gọi là Sushumna, riêng phần Sushumna cũng có một đường thông thương khác gọi là Chitrini, nhỏ li ti như tơ màn nhện. Tơ đó nối liền các Luân Xa, giống như mắt tre. Luân Xa dưới thấp gọi là Muladhara, ở tận cùng xương sống và Kundalini nằm ở đó, khóa chặt cửa thông thương với Merudanda.

Mục đích của người chí nguyện là đưa Kundalini đi từ Luân Xa nầy đến Luân Xa khác cho đến Luân Xa ở giữa hai chân mày. Rồi y nhận thấy y ở lại đàng sau, c̣n Luồng Hỏa Hầu th́ phóng vào trong Sahasrara, hoa sen “lớn với ngàn cánh” ở tại đỉnh đầu. Nếu y theo dơi Kundalini, y thấy nó làm cho y xuất ra khỏi xác thân và cản trở trong một lúc không cho y tham thiền trong xác thân đó như thường lệ. Nó sẽ lên từ từ trong Chitrini dưới ảnh hưởng ư chí của thí sinh trong lúc tham thiền. Nếu chỉ thực hành một lần, y sẽ tiến một chút; nếu lại tiếp tục y sẽ tiến xa hơn và cứ như thế. Khi Kundalini đi đến một Luân Xa hay Hoa Sen, nó sẽ soi thủng Luân Xa và Hoa Sen trước đó rũ xuống, bây giờ đứng sửng lên. Thí sinh tham thiền về Kundalini tưởng tượng ra một h́nh thể của nó và các năng lực kết hợp trong Hoa Sen. Một Dhyana tỉ mỉ hay một thời công phu đầy đủ chi tiết, hoàn toàn tượng trưng và được quy định cho mỗi Hoa Sen. Sau thời công phu thí sinh hướng dẫn Kundalini đi ngược chiều lại trong Muladhara, nhưng trong vài Trường Phái, không được hướng dẫn nó lại xa tận Luân Xa tại trái tim và tại đây nó phải đi vào chỗ mà người ta gọi là Pḥng của nó.

Kundalini có thể được đánh thức bởi nhiều phương pháp, nhưng việc ấy chỉ được thực hiện dưới sự điều khiển của một vị Đạo Sư hay một bực Thầy có thẩm quyền, phải là Chơn Sư trong Quần Tiên Hội mới có trọng trách đào luyện thí sinh thôi. Thí sinh nào muốn được Chơn Sư chỉ dẫn cách đánh thức Luồng Hỏa Hầu th́ phải diệt trừ được ba chướng ngại đầu tiên bằng Ư Chí của ḿnh để y không c̣n gặp sự rối loạn nào do T́nh Dục và Vật Chất tạo ra những sự nguy hiểm nghiêm trọng. Chừng đó “Đứa con sinh ra ở trên Trời” của y được ḥa hợp chặt chẽ với Thượng Trí rồi mới có thể làm chủ được ba nơi trú ngụ của Phàm Nhơn. Khi năng lực Kundalini được tự do sinh hoạt trong xác thân, nó sẽ thanh lọc các đường thông thương và phụng sự Chơn Nhơn cao cả. Do đó, Kundalini thường được đánh thức vào lúc Điểm Đạo lần thứ Ba, hoặc vào Thời Mạt Pháp (Kali Yuga) sau đó, hay thời đại đen tối ngày nay. Hơn nữa, nó chỉ được đánh thức ở những chiều sâu khác nhau hầu giúp cho thí sinh nhạy cảm hơn đối với các Cơi cao trong những buổi đầu thôi.

Người ta tưởng tượng Kundalini như một nữ Thần; và cho tên là Shabdabrahman trong xác thân. Shabda có nghĩa là âm thanh và như chúng tôi đă nói, âm thanh nầy là năng lực sáng tạo; ngôn từ được xem như h́nh thức bề ngoài nhất để diễn đạt tư tưởng; sau cùng, dưới h́nh thức linh động thực sự của nó, tư tưởng là Kriyashakti. Vài chữ trong mẫu tự là nền tảng của ngôn ngữ nhân loại, có vị trí trong mỗi Luân Xa, và năng lực của những chữ đó (thành phần của chúng thuộc tiếng sáng tạo) sẽ thức động sau khi Kundalini hợp nhất với Shiva trong trung tâm cao nhất, đi xuyên qua chúng và làm cho chúng chiếu diệu bởi ánh sáng rực rỡ của nó. Ngôn từ sáng tạo của Brahma (Đức Thượng Đế ngôi Ba) gồm có bốn h́nh thức hay giai đoạn; do đó mà Ngài được gọi là Thượng Đế Tứ Diện. Khi Kundalini biểu thị nó trong xác thân, nó cũng biểu hiện bốn h́nh thức đó trong đường đi lên xuyên qua các Luân Xa.

Kundalini được gọi là Mẹ Thế Giới v́ tác động ly tâm của các quyền năng tâm thức luôn luôn được xem như thuộc Âm Lực. V́ thế mà Ư Chí, Minh Triết và Hành Động đều thuộc Âm Tính, là những Shakti hay Quyền Năng, những h́nh thái bên ngoài của Đấng Thiêng Liêng. Kundalini làm biểu hiện tất cả chúng như chúng được biểu lộ trong sự sáng tạo thế giới, trong hoạt động của Brahma, Đức Thượng Đế Ngôi Ba. Người ta cũng gọi nó là Mẹ Thế Giới, v́ nhờ nó mà những Cơi khác nhau có một hiện tồn hữu thức đối với Nhà Huyền Bí Học.

Chú thích sau đây của Bà Blavatsky cũng sẽ đem lại vài ánh sáng cho những lời giải thích trước kia:

Pḥng trong trái tim, tiếng Bắc Phạn gọi là Brahma-pura.

“Lửa thiêng” là Kundalini.

“Lửa Thiêng” và “Mẹ Thế Giới” là những danh hiệu của Kundalini, một trong những quyền năng thần bí hay nguyên lực của các Nhà Yogis. Đó là Buddhi được xem như nguyên lư tích cực, thay v́ tiêu cực (thường người ta biết mặt tiêu cực của Bồ Đề khi người ta chỉ nói nó như cái thể hay sự chứa đựng trong Tinh Thần tối cao, Atma). Nó chính là một thứ điện lực Tinh Thần, một quyền năng sáng tạo, khi được đánh thức nó có thể hủy diệt hoặc sáng tạo một cách dễ dàng.

Khi biết một cách thật đúng Bà Blavatsky muốn nói ǵ khi Bà định nghĩa Kundalini là Bồ Đề Linh Hoạt, người ta có thể do dự trước nhiều lối giải thích.

Trong con người b́nh thường Thể Bồ Đề không hoạt động tích cực ở đời sống bên ngoài, nhưng sau khi dứt bỏ ba chướng ngại đầu tiên, Phàm Ngă được thanh lọc đến nỗi Thể Vía ngừng hoạt động riêng cho chính nó để đáp ứng một cách trung thành với Cơi Bồ Đề, chừng đó mới đến lúc Thể Bồ Đề hoạt động như chúng ta đă thấy, khi thời kỳ đó mở màn hay trước đó một chút, Kundalini thường được đánh thức; vả lại khi các quan năng của Thể Vía được khai mở, trong lúc con người c̣n giữ xác phàm, th́ chính cái quan năng ấy được dùng làm gương soi cho Cơi Bồ Đề, bấy giờ nó thực sự trở thành một ngọn lửa của t́nh thương trong đời sống con người. Ngay trong thời kỳ tiến bộ của nhân loại, sự đánh thức Thần Nhăn và những quyền năng tâm linh khác trong bộ óc Hồng Trần cũng không cần thiết. Đó là điều được tŕnh bày trong tác phẩm “Trước Cửa Điểm Đạo” (Initiation, the Perfecting of Man) của Bà Bác sĩ Besant. Trong đó Bà nói rằng trước khi được Điểm Đạo lần thứ Ba, con người phải làm cho Tinh Thần của Trực Giác (Bồ Đề ) đi xuống trong Tâm Thức Hồng Trần để nó ở lại trong con người và hướng dẫn y. Rồi Bà nói thêm: “Tiến tŕnh đó thường được gọi là sự phát triển những quyền năng tâm linh, và như thế là đúng theo nghĩa của danh từ tâm linh nhưng điều nầy không ám chỉ sự khai mở Thần Nhăn và Thần Nhĩ, chúng tùy thuộc một tiến tŕnh khác hẳn.”

Trọn cả Tam Thể Thượng (Atma-Buddhi-Manas) chỉ là yếu tố chính hay là Bồ Đề của một Tam Thể c̣n rộng lớn hơn: Đó là Tam Thể của Chơn Thần, của Chơn Nhơn và của Phàm Nhơn. Thể Bồ Đề rộng lớn đó gồm ba trạng thái (Ư Chí, Minh Triết và Hoạt Động) và trạng thái thứ ba (Hoạt Động, Kriyashakti) bắt đầu vận chuyển trong thể xác để đánh thức các cơ quan và giải tỏa các quyền năng tiềm phục của nó.

40. Chỉ tới lúc đó, con mới có thể trở nên “Người du ngoạn Thiên Cung,” tung mây lướt gió, đi trên sóng mà chân không chấm nước.

Vấn đề nầy Bà Blavatsky nói:

Kechara là “kẻ du ngoạn” hoặc “lên Cơi Trời.” Theo giải thích trong quyển Jnaneshvari, Adhyaya thứ sáu, chúa tể của những luận giải thần bí, th́ thân xác của Nhà Yogi giống như làm bằng gió, như từ “một vừng mây mọc ra tay chân.” Sau đó – “Người (Yogi) thấy được những vật ở tận bên kia biển cả của các v́ sao; Người nghe và hiểu được cả tiếng của Thiên Thần và hiểu được những ǵ xảy ra trong trí con kiến”.

Thành ngữ “du ngoạn Thiên Cung” có nhiều nghĩa. Chẳng hạn như trong lịch sử Ấn Độ, nó chỉ cho Nhà Đại Hiền Triết Narada, Vị Mật Sứ của Đức Thượng Đế, nhờ con đường của tinh chất Akasha, người có thể đi từ bầu Hành Tinh nầy qua bầu Hành Tinh khác. Tại các Cơi thấp, nó có thể là Thể Vía hay Thể Mayavi-Rupa, v́ các Thể nầy dùng để di chuyển trong chốn mà người ta gọi là không khí hay bầu trời.

Tại Cơi Trung Giới, con người là một thứ mây, một sinh thể đầy kama, nghĩa là đầy dục vọng và cảm xúc nhưng là một sinh thể ít được quy định rơ ràng hơn trên Cơi Hồng Trần. Trái lại khi con người làm chủ được Kama của y, tạo cho nó một đặc tính rơ rệt, th́ Thể Vía của y mới trở thành một vận cụ được tổ chức. Sau đó nữa, đến thời kỳ ba chướng ngại đầu tiên được dứt bỏ, Mayavi-Rupa được cấu tạo và giúp con người sử dụng được Thể Trí của y trên Cơi Trung Giới cũng như trên Cơi Hạ Thiên. Đó là một trong các cách mà người ta có thể giải thích được thành ngữ “bước chân không chấm nước” - nước tượng trưng cho Trung Giới.

Hạ trí, tự bản thân nó, cống hiến cơ hội cho một luận đề rất dài, nhưng ở đây sẽ là đủ để đưa ra một vài cách thức mà nó gây cản trở cho những giống dân vốn tiêu biểu cho nó nhiều nhất.

a/ Bằng hoạt động mănh liệt và hành động bị kích thích, nó ngăn cản ḍng chảy xuống (downflow) của cảm hứng từ trên cao. Nó hoạt động như một bức màn tối ngăn chận sự giác ngộ cao siêu. Chỉ nhờ sự vững vàng và sự yên tĩnh ổn định mà sự tỏ ngộ mới có thể thẩm thấu, xuyên qua các thể cao, đến được bộ năo vật chất và nhờ thế sẵn sàng cho việc phụng sự thực tế.

b/ Sự minh triết của Tam Thượng Thể (Triad) tồn tại cho việc sử dụng của phàm nhân, nhưng bị chận lại bởi những sự t́m ṭi (disquisitions) của hạ trí. Khi ngọn lửa của thể trí cháy quá mănh liệt, nó tạo nên một luồng chống lại với ḍng giáng lưu cao siêu, và ép buộc lửa dưới thấp vào lại nơi trú ẩn. Chỉ khi nào ba luồng hỏa gặp nhau, nhờ sự điều chỉnh của ngọn lửa trí tuệ ở giữa, ánh sáng đầy đủ mới có thể đạt được, và toàn bộ cơ thể mới tràn đầy ánh sáng, ngọn lửa từ bên trên – tức ánh sáng của Tam Thượng Thể − ngọn lửa của phàm ngă

– tức kundalini – và ngọn lửa của trí tuệ, − tức manas vũ trụ − phải gặp nhau trên bàn thờ. Trong sự hiệp nhất của chúng xảy ra việc thiêu rụi tất cả những ǵ cản trở và sự giải thoát được hoàn thành.

c/ Bằng sự phân biện – một năng lực của thể trí cụ thể (hạ trí) – các thể thấp được huấn luyện thuật phân biệt ảo giác với trung tâm của thực tại; cái chân với cái giả; ngă với phi ngă. V́ vậy, tiếp theo đó là một giai đoạn phải được vượt qua, trong đó sự chú ư của Chân Ngă (Ego) nhất thiết được tập trung vào phàm ngă và các hiện thể của nó, và trong đó, sự rung động của Tam Thượng Thể, các định luật liên quan đến sự tiến hóa đại-thiên-địa, và việc chinh phục lửa cho việc

81 sử dụng của Thánh Linh (Divine), phải tạm thời hoăn lại. Khi con người nhanh chóng nh́n thấy sự thật trong tất cả những ǵ mà y tiếp xúc, và tự động chọn sự thực hoặc điều chân, lúc đó y học kế tiếp bài học về hành động đầy niềm vui, và con đường của toàn phúc sẽ mở ra trước mắt y. Khi điều này xảy ra như vậy, con đường huyền bí học trở thành thích hợp cho y, v́ hạ trí đă được dùng vào mục đích của nó, và đă trở thành khí cụ của y chớ không c̣n là chủ của y nữa, kẻ thể hiện của y chứ không phải là kẻ ngăn trở (hinderer) y nữa.

d/ Trí cụ thể c̣n cản trở theo một cách khác và bất thường hơn, và là cách mà môn sinh cũng không hiểu được khi lần đầu cố gắng để đặt chân trên con đường gai góc của sự phát triển huyền bí. Khi hạ trí bất trị và chi phối hoàn toàn phàm ngă, người t́m đạo không thể hợp tác với các sự sống (lives) khác và các đường lối tiến hóa khác nhau, cho đến khi ḷng bác ái thay thế cho trí cụ thể (mặc dù y có thể, về mặt lư thuyết, hiểu được các định luật chi phối sự tiến hóa của Thiên Cơ, và sự phát triển của các thực thể thái dương khác ngoài Thánh Đoàn (Hierarchy) của chính y). Thể trí chia rẻ, c̣n ḷng bác ái th́ thu hút. Thể trí tạo ra một rào cản giữa một người và mỗi deva van cầu (suppliant). Ḷng bác ái phá tan mọi rào cản, và dung hợp các nhóm khác nhau trong sự hợp nhất. Thể trí đẩy ra bằng một rung động mạnh mẽ dữ dội, vứt bỏ tất cả những ǵ được tiếp xúc, giống như một bánh xe thải ra tất cả những ǵ cản trở chu vi xoay tít của nó. Ḷng bác ái tập hợp tất cả vào chính nó, và tiếp tục mọi thứ với chính nó, gắn kết các đơn vị riêng biệt thành một tổng thể đồng đều hợp nhất. Thể trí gây khó chịu qua nhiệt dồi dào riêng của nó, làm khô héo và đốt cháy cái ǵ đến gần nó. Ḷng bác ái xoa dịu và chữa lành bằng sự giống nhau của nhiệt của nó với nhiệt trong những ǵ mà nó tiếp xúc, và phối hợp sự ấm áp và ngọn lửa của nó với sự ấm áp và ngọn lửa của các sự sống đang tiến hóa khác. Sau cùng, thể trí đập vỡ và phá hủy trong khi ḷng bác ái tạo ra sự kết hợp và hàn gắn.

Mọi thay đổi, trong cuộc sống con người, đều lệ thuộc vào các định luật bất di bất dịch, nếu một phát biểu nghịch lư như vậy có thể được thừa nhận. Trong nỗ lực để t́m ra những định luật này, để thích ứng với chúng, nhà huyền linh học bắt đầu cân bằng (offset) nghiệp quả, và như thế không làm đổi màu (colours) cảm dục quang. Phương pháp duy

nhất nhờ đó các định luật này cho đến nay có thể được thấu hiểu bởi nhiều người quan tâm tới, là qua một nghiên cứu chặt chẽ về những thăng trầm của đời sống hằng ngày, khi trải qua một thời gian dài nhiều năm. Thí dụ, qua các đặc điểm nổi bật của một chu kỳ mười năm, khi chúng tương phản với giai đoạn tương tự đi trước hoặc kế tiếp, mà một môn sinh có thể ước chừng khuynh hướng của các sự việc và tự dẫn dắt ḿnh theo đó. Khi tŕnh độ tiến hóa được đạt đến chỗ mà môn sinh có thể đối chiếu (contrast) các cuộc sống trước, và có được hiểu biết về sắc thái cơ bản của chu kỳ sống trước kia của ḿnh, bấy giờ sự tiến bộ nhanh chóng trong việc điều chỉnh cuộc sống theo định luật được thực hiện. Khi các kiếp sống tiếp nối cũng có thể được môn sinh thấu hiểu, thấy và biết rơ sắc thái của chúng, bấy giờ Karma (như được biết đến trong ba cơi thấp) chấm dứt, và vị adept am hiểu tất cả các nhân và quả khi chúng chi phối và điều chỉnh vận thể thấp của Ngài.

Ngài khao khát con đường huyền bí và xem xét các thay đổi và các sự kiện dưới ánh sáng của mọi sự kiện có trước, và kư ức của ngài càng bền bĩ và càng chính xác th́ ngài càng có thể chế ngự tất cả các t́nh huống có thể xảy ra.

Do đó có hai trở ngại sẽ được t́m thấy, đó là :

a/ Tính chất tương đối mới mẻ và sự thay đổi vốn là đặc điểm của Tây Phương.

b/ Sự phát triển của trí cụ thể (hạ trí, concrete mind).

Chướng ngại thứ ba của chúng ta bắt nguồn từ chướng ngại trước. Nó gồm có việc người Tây Phương xem trọng khía cạnh vật chất của mọi việc. Điều này đă dẫn đến một t́nh trạng tam phân của các sự việc. Thứ nhất, thế giới tinh thần, hay thế giới trừu tượng vô h́nh tướng của ư thức chủ quan không được công nhận theo một ư nghĩa khoa học. Nó

83 được công nhận một cách bẩm sinh bởi những người có tính khí thần bí, và bởi những người có khả năng nghiên cứu lịch sử chủ quan của con người và các chủng tộc, nhưng khoa học không công nhận khía cạnh này của sự biểu lộ, nói chung; các khoa học gia cũng không tin vào một thế giới của sự nỗ lực siêu vật chất. Tất cả những ǵ mà trong các giống dân trước đó vốn giữ vị trí tối quan trọng trong đời sống và tư tưởng của các dân tộc th́ bây giờ đang được tiếp cận một cách hoài nghi, và các cuộc thảo luận được đặt trước bằng một dấu hỏi. Nhưng sự tiến bộ đă được thực hiện và có nhiều điều đă nảy sinh từ cuộc chiến. Chẳng hạn như câu hỏi đang thay đổi nhanh chóng từ thể thức “Có một đời sống sau cái chết hay không?” thành câu hỏi “Sự sống tương lai có bản chất ǵ?” và đây là một điềm báo có nhiều khích lệ. Thứ hai, quần chúng đang đau khổ v́ bị áp bức và v́ những hậu quả của sự ức chế. Khoa học đă tuyên bố không có Thượng Đế và không có tinh thần trong con người. Tôn giáo đă tuyên bố chắc chắn có một Thượng Đế, nhưng có thể t́m thấy Ngài nơi đâu? Quần chúng th́ nói chúng tôi không muốn có một Thượng Đế được tạo bằng những bộ óc của các nhà thần học. Do đó sự hiểu biết nội tâm chân chính không t́m thấy chỗ để mở rộng, và sự hoạt động vốn nên t́m thấy sự biểu lộ chính đáng của nó trong nguyện vọng cao hơn, th́ sẽ tự chuyển sang thành sự sùng bái các sự vật, − những việc thuộc về xác thịt, được liên kết với những cảm xúc, hoặc có một sự liên quan đến trí tuệ. Chiến tranh, một lần nữa, đă hoàn thành nhiều điều bằng cách chuyển (relegating) các sự việc đến vị trí đúng của chúng, và, bằng việc loại bỏ tài sản, nhiều người đă học được giá trị của những điều thiết yếu, và sự cần thiết của việc loại bỏ đi những ǵ vô dụng.

Một t́nh trạng thứ ba của các sự việc phát sinh từ hai t́nh trạng trên. Một hiểu biết đúng đắn về tương lai không c̣n nữa. Khi sự sống của tinh thần bị phủ nhận, khi sự sống đang biểu lộ tự tập trung vào những sự vật cụ thể và hiển nhiên, th́ mục tiêu thực sự của sự hiện tồn biến mất, sự thúc đẩy chân chính đối với cách sống đúng đắn bị mất đi, và những lời châm biếm của Paul, vị điểm đạo đồ là “Chúng ta hăy ăn và uống v́ ngày mai chúng ta sẽ chết” mô tả thái độ của đa số con người.

Con người làm mờ đi tiếng nói bên trong vốn làm chứng cho kiếp sống sau này, và họ nhấn ch́m các linh từ đang vang vọng trong sự im lặng bằng sự ồn ào và sự quay cuồng của công việc, sự khoái lạc và phấn khích.

Toàn bộ bí mật của sự thành công khi bước lên con đường huyền linh tùy thuộc vào thái độ của tâm trí; khi đó là thái độ có tính vật chất cụ thể, tập trung vào h́nh tướng, và một ham muốn đối với những sự việc ở hiện tại, th́ có ít tiến bộ có thể được thực hiện trong việc am hiểu chân lư huyền môn cao siêu.

Một trở ngại thứ tư được nhận thấy trong thể xác, vốn đă được dựng nên bằng sự trợ giúp của thịt, thức ăn và thức uống lên men, và được nuôi dưỡng trong một môi trường mà trong đó không khí trong lành và ánh sáng mặt trời không phải là các yếu tố có ư nghĩa nhất. Ở đây Tôi đang nhận xét khái quát, và đang nói cho đại khối quần chúng chứ không phải cho môn sinh huyền bí nhiệt thành tương lai. Trong nhiều thế kỷ dài, thực phẩm đă và đang phân hủy, và do đó đă ở trong một t́nh trạng lên men, đă là thực phẩm cơ bản của các dân tộc phương Tây, và kết quả có thể được thấy trong các cơ thể không thích hợp cho bất kỳ căng thẳng nào mà huyền linh học đặt ra, và nó tạo thành một rào cản đối với

sự tỏa chiếu trong trẻo của cuộc sống nội tâm. Khi trái cây và rau củ tươi, nước tinh khiết, các quả hạt (nuts) và ngũ cốc, nấu chín và không nấu, tạo thành chế độ ăn uống duy nhất của các con nhân loại đang tiến hóa, th́ bấy giờ các thể (bodies) thích hợp để làm các hiện thể (vehicles) cho các Chân Ngă (Ego) tiến hóa cao sẽ được tạo nên. Họ kiên nhẫn chờ đợi sự xoay ṿng của bánh xe, và sự xuất hiện của một chu kỳ vốn sẽ cho phép họ hoàn thành vận mệnh của ḿnh. Thời cơ chưa đến, và công việc loại bỏ và điều chỉnh chắc hẳn là chậm chạp và tẻ nhạt.

Nguyen Van Thanh, 7:40 PMDuy tŕ thể phách để làm ǵ ạ ?


http://thongthienhoc.net/sach/HuyenLinhThuat.htm

VIỆC KHẮC PHỤC NHỮNG TRỞ NGẠI

Một vài nhận thức vô cùng quan trọng phải đi trước công việc loại bỏ những trở ngại, và chúng có thể được liệt kê như sau:

a/ Một sự nhận thức rằng trong việc tuân theo nhiệm vụ  kế tiếp và việc gắn bó với h́nh thức cao nhất được biết đến của chân-lư nằm ở con đường của sự mặc khải xa hơn.

b/ Một sự nhận thức rằng thái độ b́nh thản (dispassion) là việc lớn lao cần trau dồi, và rằng một sự tự nguyện chịu đựng một cách vui vẻ một số lớn phiền toái, đau đớn hoặc thống khổ tạm thời, phải được phát triển, khi có trước mắt niềm vinh quang tương lai vốn sẽ xóa đi những bất hạnh của giờ phút đang trải qua.

c/ Một sự nhận thức rằng sự tổng hợp là phương pháp mà nhờ đó việc lĩnh hội được đạt đến, và rằng, bằng cách kết hợp các cặp đối ứng, trung-đạo (middle path) được hoạch đắc, con đường này đưa thẳng đến trung tâm của thành lũy cuối cùng (citadel).

Với ba nhận thức này đang kiểm soát triệt để quan điểm của y về cuộc sống, môn sinh có thể hy vọng, bằng sự nỗ lực tích cực, thắng phục bốn trở ngại mà chúng tôi đă đề cập đến.

Trong khi tiếp tục việc xem xét của chúng ta về Qui Luật thứ hai, chúng ta sẽ bàn trước tiên đến sự liên quan của linh hồn với phàm ngă, chủ yếu là theo quan điểm của thiền định. Do đó, chúng ta đang đề cập đến “ánh sáng vĩ đại hơn”, và sau đó sẽ bàn đến “việc ném lên của ánh sáng thấp hơn”. Điều này cũng theo đường lối với định luật về tri thức huyền bí là người ta nên bắt đầu với những điều phổ quát (universals).

Nên nhớ kỹ rằng các qui luật này chỉ dành cho những người nào mà phàm ngă của họ được phối kết và có thể trí của họ đang dần được kiểm soát. Do đó, người đó đang sử dụng hạ trí, tức cái trí lư luận, trong khi linh hồn đang vận dụng thượng trí tức là cái trí trừu tượng. Cả hai đơn vị đều đang hoạt động với hai khía cạnh của nguyên khí trí tuệ phổ quát, và trên cơ sở này, mối quan hệ của chúng bắt đầu xảy ra. Công việc của con người với thể trí của y là khiến cho nó tiêu cực và dễ tiếp thu đối với linh hồn, và đây là việc làm tích cực (positive occupation) của y − (ở đây hăy lưu ư đến cách dùng từ “positive” – tích cực − trong nỗ lực làm cho thể trí dễ tiếp thu, v́ nơi đây có chứa manh mối cho việc hành động đúng  đắn). Công việc của linh hồn trong sự thiền định là làm cho vấn đề thiền định đó trở nên tích cực đến nỗi hạ trí có thể được tạo ấn tượng, và như thế phàm ngă (lower man) có thể được đưa vào cùng đường lối với Thiên Cơ Vĩnh Cửu (Eternal Plan). Như vậy, một lần nữa, chúng ta có một liên hệ được thiết lập giữa một rung động tích cực với một rung động tiêu cực, và việc nghiên cứu về các mối liên hệ này mang lại nhiều thông tin (information) cho đạo sinh, và là một phần của giáo huấn được đưa ra để chuẩn bị cho cuộc điểm đạo thứ nhất. Một danh sách các t́nh huống liên quan này có thể được đưa ra ở đây cho thấy chúng đang ở trong mối liên hệ đang phát triển của chúng trên đường tiến hóa.

1. Mối liên hệ giữa các thể xác nam và nữ, mà con người gọi là mối quan hệ t́nh dục, và được cho là hết sức quan trọng vào lúc này. Trong thung lũng của ảo ảnh, biểu tượng thường thu hút (engrosses) sự chú ư c̣n những ǵ mà nó tiêu biểu th́ bị bỏ quên. Trong việc giải quyết mối liên hệ này sẽ dẫn đến sự bắt đầu chủng tộc, và chính với việc này mà nhân loại hiện đang bị thu hút.

2. Mối quan hệ giữa thể cảm dục với thể xác, mà, đối với đa số người, là bản chất cảm dục tích cực kiểm soát thể xác tiêu cực mang tính tự động. Thể xác, khí cụ của sự ham muốn, bị thống trị và bị kiểm soát bởi sự ham muốn – sự ham muốn đời sống vật chất, và sự ham muốn hoạch đắc sự vật hữu h́nh.

3. Mối quan hệ giữa thể trí và năo bộ, tạo nên vấn đề của những người và các chủng tộc tiến hóa nhiều, và hệ thống rộng lớn của các trường học, trường cao đẳng, trường đại học cho thấy tầm quan trọng của vấn đề đó. Nhiều tiến bộ trong mối quan hệ này đă được thực hiện trong năm mươi năm qua, và hoạt động của các nhà tâm lư học đánh dấu mức độ cao nhất của nó. Khi điều này được hiểu rơ, thể trí sẽ được coi là yếu tố tích cực và hai khía cạnh kia của bản chất h́nh tướng (phàm ngă) sẽ đáp ứng về mặt tiếp nhận (receptively). Chúng sẽ là những người máy của thể trí.8:04 PM4. Mối liên quan giữa linh hồn với phàm ngă, chính là vấn đề đang thu hút sự chú ư của những người t́m đạo hiện nay, v́ họ là những người tiên phong của gia đ́nh nhân loại,  những người mở đường đi vào thế giới của linh hồn. Các nhà thần bí và nhà huyền bí quan tâm đến mối liên hệ này.

5. Mối liên quan giữa các bí huyệt dưới cơ hoành và các bí huyệt ở trên, hoặc giữa:

a/ Bí huyệt ở đáy cột sống và hoa sen có ngàn cánh, tức bí huyệt đầu. Trong mối quan hệ này, bốn cánh hoa của bí huyệt ở đáy trở thành nhiều cánh (the many), hoặc bộ bốn (the quaternary) không c̣n nữa trong cái chung (the universal).

b/ Bí huyệt xương cùng và bí huyệt cổ họng. Trong mối liên hệ này xảy đến một sự phối hợp giữa mười hai Huyền-Giai Sáng-Tạo và tứ nguyên (the quaternary), và ta thấy được bí mật của mười sáu cánh hoa của hoa sen cổ họng.

c/ Bí huyệt đan điền và bí huyệt tim, trong mối quan hệ này, số mười của con người hoàn thiện trong thái dương hệ này không c̣n nữa trong số mười hai tuyệt đỉnh. Khi con người tiếp xúc với mười hai Huyền-Giai Sáng-Tạo (trong khía cạnh bên ngoài và khía cạnh sáng tạo của các Huyền-Giai này), y là tứ nguyên hoàn thiện theo quan điểm của sắc tướng, v́ vậy trong mối liên hệ giữa bí huyệt đan điền với bí huyệt tim th́ ngôi hai được hoàn thiện; ḷng bác ái của linh hồn có thể tự biểu hiện một cách hoàn hảo qua bản chất t́nh cảm (tức thể cảm dục).

6. Mối liên quan giữa hai bí huyệt đầu, hay là giữa bí huyệt giữa hai chân mày (bí huyệt ấn đường) và bí huyệt phía trên đầu. Mối quan hệ này được thiết lập và được ổn định khi linh hồn và thể xác thành một đơn vị hoạt động.

7. Mối liên hệ giữa tuyến tùng quả với tuyến yên như là một kết quả của mối liên hệ trên.

8. Mối liên hệ giữa thượng trí với hạ trí, bao hàm sự tiếp xúc với linh hồn ngày càng tăng và ổn định. Thái độ thiền định của linh hồn được lặp lại trong ba thể (hoặc bởi con người tâm linh), và sự tham thiền đều đặn của linh hồn cũng tiếp tục trên cơi riêng của linh hồn. Chúng ta quan tâm chủ yếu đến chính việc này, và đến các kết quả của nó trong qui luật này.

https://www.holybooks.com/wp-content/uploads/The-Secret-Science-Behind-Miracles.pdf