Họp Thông Thiên Học ngày 23  tháng 6 năm 2018

http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyAnhSangTDD.htm  

  [7:10:32 PM] Thuan Thi Do: Con đường nầy dường như vô tận. Hình như đối với chúng ta không có chỗ cuối cùng. Phải chăng chúng ta có thể nói : Cái thang dựng lên trước mặt chúng ta mà nấc chót biến mất trong sự vinh quang mà chúng ta không đủ khả năng hiểu được. Một lẽ khác, chúng ta biết chắc chắn là sự tiến hóa của chúng ta còn kéo dài cả triệu năm nữa. Nó thật chấm dứt ở đâu? Không ai biết được điều đó. Chúng ta sẽ đi đến Tâm Thức của Ðức Thái Dương Thượng Ðế của chúng ta, điều nầy chúng ta biết rõ. Có phải là chỗ tận cùng đối với chúng ta chăng? Nhưng tôi chắc rằng phía ngoài xa còn nhiều sự vinh quang khác sẽ biểu lộ ra nữa. Còn chỗ cuối cùng, không thể nói gì hết, dù rằng ở vào trình độ tiến hóa hiện thời của chúng ta, dù cho những vấn đề như thế đưa đến cho chúng ta đi nữa, chúng ta cũng không biết gì cả.
[7:25:23 PM] Thuan Thi Do: Ðối với Ðức Ðế Quân, sự chinh phục những ham muốn của Linh Hồn cá nhân là việc chinh phục sự ham muốn mà chính Chơn Nhơn có thể cảm biết và chúng không giống như những điều mà Trần Thế gọi là Ham Muốn. Trong giai đoạn tiến hóa cao, phải loại ra hai chướng ngại gọi là: Roupâraga và Aroupâraga; danh từ nầy có nghĩa là: "ý muốn sự sống có hình dạng" (sự sống hữu hình) và "ý muốn sự sống không có hình dạng" (sự sống vô hình). Khi đạt được Tâm Thức Chơn Nhơn, con người thấy trước mắt mình có hai cách sống: Trước nhất sự sống trong Nhân Thể (Thượng Trí) nghĩa là sự sống trong một hình dạng, rồi kế đó là sự sống tại Cõi Bồ Ðề, theo nghĩa của danh từ nầy là sự sống không có hình dạng.

Chơn Nhơn hưởng dụng Tâm Thức trong một hình dạng, và Tâm Thức khác không hình dạng, sự kỳ diệu nầy gấp đôi và không trạng tả được, bởi vì sự sống của Chơn Nhơn trong một hình dạng trải qua ở chính giữa những vị Chơn Nhơn khác đồng hàng với mình. Nếu Ngài thức tỉnh tại Cõi nầy, Ngài thấy chung quanh Ngài có những vị chiếu ra hào quang rực rỡ, thuộc về hạng Thiên Thần cũng có, thuộc về loại người cũng có, những vị mà cõi đời đã từng sản xuất. Tại Cõi riêng biệt của Chơn Nhơn,[149] đời sống của Ngài thật huy hoàng mà Phàm Nhơn không thể nào tưởng tượng nổi. Muốn bắt đầu hiểu đời sống của Chơn Nhơn ra sao phải tưởng tượng một đời sống chung đụng, gần gũi với những bậc vĩ nhân tại cõi Trần nầy như các Nghệ Sĩ, các Thi Sĩ, các Bác Học,[150] luôn các vị Chơn Sư nữa và thêm vào đây năng lực hiểu biết các vị ấy, năng lực nầy chúng ta ở Trần Thế không có.

Ði đến mức độ cao siêu như thế trong sự phát triển của chúng ta, người ta mới thấy đó là một sự sống quyến rũ mạnh mẽ. Như vậy, ai mà được sự sống nầy đem tặng cho mà không nhận và lại nói: Tôi không có một chút ham muốn nào điều đó cả, người ấy thực hiện được một sự hy sinh phi thường.
[7:37:12 PM] Thuan Thi Do: Sự từ khước của Y còn lớn lao hơn nữa, nếu ở ngoài xa hơn và ở trên đời sống hữu hình, là đời sống vô hình, tức là đời sống ở cõi Bồ Ðề để cho Y sử dụng; đời sống vô hình gồm chẳng những sự kết hợp mà tôi mới nói đây còn gồm sự đồng nhất của mỗi người với tất cả và còn nhiều hơn nữa. Con người sẽ nói: "Tôi không muốn chi hết, dù cho đời sống vô hình cũng vậy. Tôi hoàn toàn thoát ly tất cả những sự ham muốn. Dù cho, qua trung gian của các Ðấng Chơn Sư của chúng ta, Ðức Thượng Ðế ra lệnh cho tôi sống một đời sống hữu hình hay là đời sống vô hình, tôi cũng chấp nhận nhiệm vụ với sự vui mừng lớn lao và lòng biết ơn sâu xa, tôi cố gắng hoàn tất nó, nhưng tôi không muốn đời sống hữu hình hay là đời sống vô hình; tôi cũng bằng lòng nhận lấy một công việc tại cõi Trần nữa." Tôi tưởng ít người có đôi chút ý nghĩ về đời sống tại cõi Trần là một sự thoái bộ hết sức gớm ghiếc, sau một sự kinh nghiệm như thế trước đây. Trở về trình độ hiện thời của chúng ta, dù với những điều kiện hết sức thuận lợi và trong hoàn cảnh hết sức tốt đẹp, cũng không khác nào rời bỏ một ánh sáng tuyệt vời mà vào trong chốn tối tăm mù mịt, bị giam hãm trói buộc, không có sự giúp đỡ nào cả; bởi vì đó là sự tinh vi của những năng lực riêng biệt thuộc về mấy cảnh cao mà không có thể thi hành chúng nó tại cõi Trần. Trong một bức thư nhận được thuở xưa của các Ðấng Chơn Sư có nói điều đó. Những người đi tới cõi Niết Bàn khi trở về Trần Thế thì bị Tinh Thần suy nhược trong nhiều tuần lễ. Ðiều nầy rất đúng với nhiều Huynh Đệ người Ấn sau khi xuất thần rất cao hay là Samadhi rồi trở về đời sống Hồng Trần. Họ thấy đời sống nầy rất chán nản. Những vị Ðệ Tử Chơn Sư có kinh nghiệm ở mấy cõi cao đã luyện tập tránh không bị chán nản khi gặp lại tại Cõi Trần một đời sống chẳng chút chi vui vẻ, dễ dàng.
[7:56:33 PM] Phuc: Sau khi đọc 1 đoạn đầu, P xin đặt câu hỏi

???Khi làm chủ phàm ngã, thì không còn cái tôi riêng rẽ. Cao hơn là La hán vào niết bàn tức Tâm thức nhập một. Cao nữa là Vị siêu phàm thì Tâm thức nhập vào tâm thức vũ trụ. Suy nghĩ này đúng không ? Vui lòng giải thích

???Xin cho biết kỹ thuật nào của TTH phải thực hiện khi một hành giả đã đi lên cõi cao và trở về hiện tại mà không chán nãn , thất vọng 

???Tại sao hành giả không đem sự hạnh phúc, niềm hoan lạc từ cõi cao về hiện tại được
[8:26:07 PM] Thuan Thi Do: THỂ TRÍ

Cái trí chia ra làm hai phần: Thượng Trí , Hạ Trí.

Hạ Trí là một thể để cho ta dùng để tư tưởng, xét đoán, biện luận, tưởng tượng.
Người có huệ nhãn dòm thấy cái trí in như đám sương mù dày mịt có đủ mặt mũi tay chân như xác thịt, ở ngoài thì có vòng tròn hình như trứng gà gọi là hào quang cái trí. Bởi cái trí giống hệt con người cho nên khi lên Thượng Giới, mình mới nhận được bà con thân thích hay kẻ quen thuộc .
Con người suy nghĩ nhiều chừng nào thì cái trí mở lớn nhiều chừng nấy.

Chất khí làm cái trí rung động mau lẹ và không ngớt và tùy theo tư tưởng nó thay đổi liền liền, bởi chưng cái trí tự động rút những chất nào nó cần dùng hợp với nó.

Cái trí không có ngũ quan riêng như xác thịt. Nó có một giác quan chung mà thôi. Nó hòa hợp những cảm giác do ngũ quan đưa lại, rồi làm ra một khái niệm duy nhất. Người ta gọi nó là “chúa tể” các giác quan.

Tuy vậy mà cái trí chia ra nhiều vùng, mỗi vùng tương ứng với một phần của cái óc xác thịt, và chịu ảnh hưởng của một thứ tư tưởng riêng, triết học, khoa học và mỹ thuật, ba thứ tư tưởng này cảm tới ba vùng riêng khác nhau. Cho nên những người giỏi về triết học thì cái vùng thuộc về triết học hoạt động nhiều hơn mấy vùng kia. Phần đông nhân loại chưa mở trí đầy đủ, cho nên có những người thích âm nhạc mà không hiểu về toán học chút nào; Nơi trường Sơ đẳng và Trung đẳng, người ta dạy học sinh đủ môn, để học sinh mở những phần của cái trí cho điều hòa, điều ấy rất tốt vậy.
[8:32:31 PM] Thuan Thi Do: http://slideplayer.es/3315287/11/images/9/Pasiones+en+el+Hombre+Promerio.jpg
[8:38:54 PM] Thuan Thi Do: https://c8.alamy.com/comp/HT2P04/the-causal-body-of-an-arhat-c1902-1917-artist-charles-leadbeater-HT2P04.jpg
[8:39:47 PM] Phuc: P. xin trả lời vài câu hỏi bên dưới, nhân dịp ôn lại những điều đã học, rất mong giúp ích thêm phần nào cho thuyết trình viên chuẩn bị câu hỏi bất ngờ (nếu có trùng) và mong được chỉ giáo.  

Tôi cũng có vài câu hỏi để thảo luận cho vui trên email như sau: 
Câu hỏi về Thể Trí

1-    Hệ số thông minh IQ của con người có liên quan gì đến thể hạ trí và thượng trí không? (Tôi không có câu trả lời)
  
-Theo hiểu biết của P. thì IQ chỉ liên quan đến hạ trí 

2/ Khi tham thiền, có phương pháp cụ thể nào để đưa từ hạ trí lên thượng trí không?

Có nhiều kỹ thuật P. xin dẫn chứng kỹ thuật sau:

-Thiền nguyên thủy có kỹ thuật (phương pháp) nâng Tâm thức từ Trung giới lên Thượng Trí và cao hơn nữa, có cách kiểm tra bằng cách xác định số lượng Tâm (Vi diệu pháp) của từng bậc thiền, đó là:

Cận định, Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ thiền (4 tầng Thiền này là Định Hữu sắc), Vô sắc, …

(xem hình dưới để biết mức Tâm thức tương đương với TTH ntn)

 

3/- Con vật có thượng trí không?

-Nếu hiểu Thượng Trí là sự kết hợp giữa Buddhi – Manas, hình như đa số loài vật không có hạ Trí ?!

 

4/ Linh hồn trẻ và linh hồn già có khác nhau về hạ trí, thượng trí như thế nào?

-Linh hồn trẻ: thường là sự kết hợp giữa Kamas-Mannas, đặc biệt Thể nguyên nhân không có “chứa” kinh nghiệm nhiều

-Linh hồn già: kết hợp Buddhi - Manas

 

5/ Ở vào thể trí thì con người không dùng tiếng nói để hiểu nhau, mà dùng tư tưởng. Để hiểu những tư tưởng nầy, thì do từng số rung động của tư tưởng hay do màu sắc?

-Rung động là cơ bản tạo vũ trụ, có rung động mới tạo màu sắc (hào quang). Ngoài ra, rung động tạo tần số, “nghe được tiếng nói” trực giác, tiếng nói trong đầu, hình ảnh biểu tượng, hình ảnh sống động như phim, …

Nên để hiểu nhau thì rung động là chính xác nhất.

 

6/ Hạ trí sẽ mất đi khi thể xác không còn và thượng trí sẽ theo linh hồn mãi mãi- Các đấng Chân Sư (Điểm Đạo từ 5 lần trở lên) có còn thể hạ trí không?

Theo sách Thể nguyên nhân, cũng như Thượng Trí của tất cả Linh hồn, đến giai đoạn nào đó sẽ nhập thành một được gọi là Tâm thức đại đồng. Linh hồn nếu hiểu theo nghĩa này cũng nhập chung thành “hồn khóm” của các Đấng cao cả ?!

Nếu theo chiều tiến hóa đi lên thì Chân sư sẽ không có hạ trí.

 

7/ Con vật có thượng trí không? Câu hỏi lặp lại

8/ Linh hồn già và linh hồn trẻ có khác nhau về thể hạ trí và thượng trí không?

Câu hỏi lặp lại

9/ Khi tham thiền có phương pháp cụ thể nào để đưa từ hạ trí lên thượng trí không? Câu hỏi lặp lại

10/  Các Bậc Chân Sư ( Từ 5 lần điểm đạo trở lên) có còn thể hạ trí không?

Câu hỏi lặp lại

 

11/ Sau khi bỏ xác phàm thì linh hồn ở cõi hạ thiên- Thượng thiên hoạt động ra sao? (Tại sao ở cõi hạ thiên lâu hơn ở thượng thiên)

-Câu hỏi này hình như đã có trong các buổi thảo luận trước đây. Giả sử trình độ linh hồn của một người mới chết đạt được hạ thiên thì theo Phật giáo, linh hồn sẽ được ngồi trong hoa sen và sinh hoạt bằng tư tưởng; còn thượng thiên là cõi vô sắc P. chưa tìm được sách Phật giáo nào ghi.

Theo Phật giáo, khi hết phước hoặc do ý muốn thì linh hồn phải trở lại đầu thai.

Tùy theo trình độ phát triển của linh hồn thì họ sẽ ở lâu hay mau tại một Cõi. Nếu ghi nhận bằng rung động thì hạ thiên có rung động chậm (khó phá tan kết cấu của tinh hoa chất) nên linh hồn nào kẹt ở đây thì sẽ lâu hơn thượng thiên.

 

12/ Trong Tây Du Ký, nhân vật Tề Thiên được ví như thể trí của con người có đúng không, tại sao?

-Hạ trí thì đúng hơn, vì vẫn còn hình ảnh cụ thể

 

13/ Con người ăn nói, hành động theo thể trí, vậy thể trí có phải là Chủ của con người không?

-Tùy sự tiến hóa của linh hồn, nếu linh hồn đang phát triển cái trí thì nó là chủ

 

14/ Thể trí và Ý chí của con người khác nhau như thế nào?

-Nếu Ý chí được dịch ra Atma, thì tính từ thấp lên cao Manas – Buddhi – Atma, 2 cái này xa nhau quá, việc này tra sách sẽ rõ ?!  

 

15/ Nhiều người cho rằng thể trí là kẻ nguy hiểm, kẻ đại phá hoại, tại sao?

-Vì cái Trí kết hợp Cảm xúc nên khi nhìn đối tượng sẽ không rõ ràng

 

16/ Học hành  là để mở mang kiến thức. Kiến thức nầy thuộc về hạ trí hay thượng trí?

-Đa số là hạ trí, nếu thượng trí khi đạt nội dung như hình

 

17/ Khi tham thiền thì nhiều người khuyên nên không suy nghĩ gì, nhưng tại sao Bạch Liên lại cho “Để cái trí trống không rất tai hại?”

-Thiền có nhiều kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật để Trí trống không hoặc không để tư tưởng phát sinh, điều này lâu ngày hành giả sẽ bị quên do tất cả tư tưởng đến đều được xóa đúng kỹ thuật trên.

18/ Tại sao tham thiền lại có hại cho trí não khi thực hành từ  10 giờ đêm đến 2 giờ sáng?

-Giờ đó là giờ thể xác phải được nghỉ ngơi. Nhưng theo như P. tìm hiểu thì nhiều trường phái lại thiền vào giờ này (Âm khí nhiều)

 

19/ Tại sao Ông Bạch Liên gọi cái trí là giác quan thứ 6?

-Có lẻ ông đang đề cập đến Thượng Trí, vì với quan năng này khi nhìn một sự việc (hiện tại) biết được tại sao việc đó xảy ra ( quá khứ ) và hệ quả như thế nào ( tương lai gần ) của việc đó

 

20/ Kiếp nầy tư tưởng như thế nào, thì kiếp sau là người như vậy, Có đúng không? Tại sao?

-Tùy theo trình độ tiến hóa của linh hồn, giả sử linh hồn ở kiếp này có thể tạo ra tư tưởng đủ mạnh về một việc nào đó; thì..
[8:58:52 PM] Phuc: ; thì kiếp sau, với điều kiện thuận lợi thì tư tưởng đó sẽ thúc đẩy y thực hiện. vd: mối thù hay tình yêu xuyên kiếp
(trong cuốn kinh CHANDOGYOPANISHAT có nói: “Con người là sinh-vật do tư-tưởng tạo ra.)
(có 1 bài dịch “Hình tư tưởng” trong TTH.COM, nói chi tiết việc tạo hình tư tưởng và sự tồn tại)
KangHee Ngô
[10:38:48 PM] *** Call ended, duration 3:38:04 ***