Họp Thông Thiên Học ngày 20  tháng 10 năm 2018

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

 Hamsa cũng đồng nghĩa với câu châm ngôn: ”Aham Sah,” hay “Tôi là Cái Đó, ” thường đọc là “Soham,” ở đây cũng là mấy tiếng đó đọc ngược lại. Vậy khi người chí nguyện lặp lại câu châm ngôn nầy y cũng nghĩ đến cách cỡi của con Hamsa hay con chim của cuộc đời, chính là nhận biết được Chơn Ngă nơi ḿnh. Người ta nói rằng Nhà Yogi thành tín đọc công thức đó theo mỗi nhịp thở. Người ta đếm được 21.600 nhịp thở trong một ngày và một đêm, v́ giả sử rằng không khí được hít vào trong ta theo tiếng “sah” và được thở ra theo tiếng “ha”.

Bao giờ con chim bay, tiếng sáng tạo vang dội và thời gian hiện hữu. Mặc dù thời gian vô thủy vô chung, nhưng nó có thể đo lường được, và đó chính là một điều rất huyền bí vô cùng. Ở đây Bà Blavatsky thêm vào chú thích như sau:

Người Đông Phương hiểu nghĩa chữ đời đời khác hơn người Tây Phương. Thường nó có nghĩa là 100 năm hay là tuổi của Đấng Brahma (Phạm Thiên), là kỳ gian của một Maha-Kalpa (Đại Kiếp), hay một chu kỳ của 311.040 tỉ năm.

Phần nầy của chủ đề kết thúc bằng mấy tiếng sau đây:

20. Hăy ngồi trên lưng Con Chim của Cuộc Đời, nếu con muốn hiểu biết.

21. Hăy bỏ Cuộc Sống của con, nếu con muốn sống.

Tiếp theo là chú thích nầy:

Theo Kinh Nadavindu: “Đối với một Vị Yogi được lên lưng con Hamsa (tham thiền về tiếng Aum) th́ ảnh hưởng của Nghiệp Quả hoặc vô số tội lỗi không chạm đến người được.”

Hăy từ bỏ đời sống Trần Tục của Phàm Ngă nếu con muốn sống trong Tinh Thần.

Một crore bằng mười triệu. Tuy nhiên chúng ta không nên kết luận rằng Vị Yogi được phép phạm các lỗi ấy; nếu không, y sẽ chẳng phải là Nhà Yogi. Đó chỉ là một lối diễn tả của người Đông Phương, cho biết rằng đời sống vật chất dưới Thế Gian không hề ảnh hưởng đến họ. Người nào suy tư và hành động vô vị lợi và hoàn toàn vị tha, th́ không bao giờ mắc phải Nghiệp Quả; kết quả của tất cả những cố gắng của y sẽ được thu thập trong kho năng lực tinh thần vĩ đại để giúp đỡ nhân loại, như chúng ta đă từng giải thích.


CHƯƠNG 7

BA GIAN PH̉NG
22. Hỡi kẻ hành hương mệt mỏi, con phải trải qua ba Gian Pḥng mới hết những nỗi khó nhọc. Hỡi kẻ chiến thắng Ma Vương, ba Gian Pḥng sẽ dắt con qua ba trạng thái để đến trạng thái thứ tư và từ đó bước vào bảy Cơi, là những Cơi yên nghỉ đời đời.

23. Nếu con muốn biết tên ba Gian Pḥng đó, con hăy nghe và nhớ.

24. Tên của Gian Pḥng thứ nhứt là Pḥng Vô Minh -Avidya.

25. Chính Pḥng đó là nơi con sinh ra đời, nơi con sống và con sẽ chết.

26. Tên Pḥng thứ nh́ là Pḥng Học Tập. Nơi đó Hồn con sẽ thấy những bông hoa của cuộc đời, nhưng dưới mỗi đóa hoa đều có một con rắn nằm khoanh.

27. Tên của Pḥng thứ ba là Pḥng Minh Triết; phía bên kia là nước biển Akshara không bờ bến, nguồn toàn tri vô tận.

C.W.L.- Ba Gian Pḥng có thể được giải thích bằng hai cách: Hoặc có thể xem như những Cơi khách quan, hoặc có thể xem như t́nh trạng chủ quan của con người.

Trong trường hợp thứ nhứt, Pḥng Vô Minh là Cơi Trần và Pḥng Học Tập được định nghĩa theo một chú thích là “Pḥng nơi đó Đệ Tử Nhập Môn đang học hỏi,” đó là Cơi mà người ta có thể gọi là Cơi Trung Giới - Hạ Thiên (The Astral - Mental Plane) (gồm cả Cơi Trung Giới và Hạ Thiên). Khi viết trong “The Inner Life,” cách đây 16 năm, tôi cứ tưởng Bà Blavatsky cho rằng Cơi Trung Giới là Pḥng Học Tập và Cơi Hạ Thiên là Pḥng Minh Triết. Từ đó, sau khi suy nghĩ thật nhiều và nghiên cứu thường xuyên về vấn đề nầy, tôi tin chắc rằng chúng ta phải giải thích trung thực với tư tưởng của Tác Giả hơn, đúng như Bà đă thấy rằng Pḥng Học Tập không những là Cơi Trung Giới mà c̣n gồm cả Cơi Hạ Thiên và khi vươn lên đến Pḥng Minh Triết tức gồm cả Cơi Thượng Thiên và Cơi Bồ Đề.

Đức Aryasanga cũng không cho Cơi Trung Giới là Pḥng Học Tập và Cơi Hạ Thiên là Pḥng Minh Triết. Một lát nữa chúng ta sẽ gặp bằng chứng khi Ngài đề cập đến Cơi thứ hai như một Gian Pḥng mà “ở đó mọi bóng tối đều biến mất và chính nơi đó ánh sáng của chân lư chiếu diệu một sự vinh quang bất diệt.” Cơi Hạ Thiên không đáp ứng được sự mô tả đó; tuy sáng chói và tinh anh hơn Cơi Trung Giới, nhưng nó vẫn là Cơi vật chất, nơi cư ngụ của Phàm Nhơn. Sau đó nữa, Đấng Giáo Chủ cũng nói rằng cái ǵ bất sinh mới được trú ngụ trong Pḥng Minh Triết; vả lại chính Chơn Nhơn mới là bất sinh, chứ không phải Phàm Nhơn. Trên Cơi Hạ Thiên cũng như trên Cơi Trung Giới, có một con rắn nằm khoanh dưới mỗi đóa hoa, v́ sự đam mê và dục vọng điên rồ đầu độc Cơi Trung Giới, sự kiêu căng và những thành kiến vẫn tồn tại trên Cơi Hạ Thiên. Trên Cơi Thượng Thiên, dù Chơn Nhơn thu thập được nhiều kiến thức, nhưng những kiến thức Nó đă thu thập được đều chân xác, c̣n Cơi Hạ Thiên là Cơi của Phàm Nhơn và những sự sai lầm.

Người ta có thể xét đoán đến một mức độ nào đó những Cơi thấp là những thế giới ảo mộng, theo cách dùng các giác quan và năng lực của chúng ta. Chẳng hạn về thị giác, sở dĩ chúng ta thấy v́ thị giác của chúng ta gặp một chướng ngại vật. Nếu cái nh́n của chúng ta được tự do xuyên qua vách tường, chúng ta sẽ không thấy tấm tường ấy. Người ta cũng có thể nói như thế đối với bước đi: Chúng ta di chuyển được thong thả v́ có mặt đất chịu đựng dưới bước chân của chúng ta. Trên những Cơi cao, người ta sống trong ánh sáng.

Ở Đông Phương, các Trường Huyền Bí Học thường kết hợp hai Cơi Trung Giới và Hạ Thiên lại. Những tín đồ Phệ Đà chỉ nói đến một Thể duy nhất (họ gọi là Manomayakosha, hay Cơi làm bằng chất Thượng Thanh Khí), c̣n giáo lư Thông Thiên Học của chúng ta th́ phân biệt làm hai Thể (Thể Vía và Thể Trí), và đối với các Thể đó, chúng ta ở trong trạng thái hoạt động, trong lúc chúng ta thức; và chúng ta cũng cung cấp những kinh nghiệm thuộc hai Cơi Trung Giới và Hạ Thiên. Trong các Trường Raja Yoga, bao giờ thí sinh cũng phải tập dùng Thể Trí trước nhất, và sau đó mới tập dùng Thể Vía. Phép luyện tiệm tiến rất khôn ngoan nầy được thấy trong học thuyết của Patanjali. Trong đó hai bước đầu được thực hiện trong phạm vi đạo đức và người ta đ̣i hỏi những sự tiến bộ đúng đắn về phương diện nầy trước khi được quyền đánh thức những Siddhis hay những Quyền Năng Tâm Linh. Trong tác phẩm “Raja Yoga: The Occult Training of the Hindus,” Giáo Sư Wood gọi các bước đầu đó là “mười giới răn” và dịch chúng thành ra năm giới cấm: “Cấm sát sinh, vọng ngữ, trộm cắp, tà dâm, và thọ lănh lễ vật”, và năm hạnh: “Thanh khiết, an phận, tự chủ, chuyên cần và hy sinh.” Các phương pháp nầy thịnh hành đă lâu đời, trước thời kỳ của Đức Aryasanga. Nhà thông thái N. Bhashyacharya và nhiều học giả Phạn ngữ khác đều cho rằng Đức Patanjali không phải là Tác Giả của hệ thống trên, dù là Ngài đă cống hiến cho Thế Gian nhiều quyển Kinh nổi tiếng từ thế kỷ thứ chín trước Tây Lịch kỷ nguyên.


http://thongthienhoc.net/sach/HuyenLinhThuat.htm

Đối với y, khía cạnh h́nh hài của sự sống khi đó trở nên đơn giản là một môi trường dành cho phụng sự mà không c̣n là một lĩnh vực của nhận thức giác quan nữa. Môn sinh hăy suy ngẫm về câu cuối này. Y hăy cố gắng sống như một linh hồn. Khi đó các thôi thúc theo chu kỳ, xuất phát từ linh hồn, được biết như là các thôi thúc mà chính y có trách nhiệm đối với chúng, và là những ǵ mà y đă phát ra; lúc đó y tự biết ḿnh là nguyên nhân khơi mào chứ không phải y lệ thuộc vào các kết quả. Nh́n từ một góc cạnh khác, chúng ta có hai yếu tố, đó là sự sống (breath, hơi thở) (2) và sắc tướng (form) mà sự sống truyền năng lượng (energises) và thôi thúc vào hoạt động. Dựa trên nghiên cứu cẩn thận đó, điều trở nên hiển nhiên là, trong biết bao thiên kỷ, chúng ta đă tự đồng hóa ḿnh với h́nh tướng; chúng ta đă chú trọng đến các kết quả của hoạt động được phổ biến mà không hiểu bản chất của sự sống (breath), cũng không biết đến bản chất của Đấng ban sự sống (the One who breathes). Giờ đây, trong công việc của chúng ta, chúng ta đang quan tâm đến Đấng Duy Nhất đó, Đấng mà khi thở một cách nhịp nhàng, Ngài sẽ điều khiển h́nh tướng vào sự hoạt động thích hợp và sự kiểm soát đúng mức. Đây là đối tượng và mục tiêu của chúng ta. Tuy nhiên một sự hiểu biết đúng đắn là cần thiết nếu như chúng ta đánh giá một cách sáng suốt nhiệm vụ của chúng ta, và các kết quả của nó. C̣n nhiều điều nữa có thể được nói về qui luật này, nhưng những ǵ đă được đưa ra ở đây đủ cho ứng viên bậc trung của con đường đệ tử xem xét, và dựa vào đó mà hành động. Đa số chúng ta đều ở bậc trung, phải không nào? Nếu chúng ta tự đánh giá ḿnh một cách cách khác đi, th́ chúng ta tự tách ḿnh ra khỏi những người khác và trở nên phạm vào tội chia rẽ − tức tội lỗi đích thực duy nhất.
Một sự hiểu rơ giá trị các tư tưởng trên sẽ tạo nên trong người t́m đạo một nhận thức về giá trị của công việc thiền định của y, trong khi ư tưởng về một sự đáp ứng theo chu kỳ đối với sự thôi thúc của linh hồn nằm phía sau các hoạt động của việc thiền định buổi sáng, một sự hồi niệm (recollection) giữa trưa, và một sự thẩm xét (review) buổi tối. Một dao động lên xuống lớn hơn cũng được chỉ ra trong hai trạng thái vào kỳ trăng tṛn và kỳ trăng non. Hăy ghi nhớ kỹ điều này.
Có thể có một sự tác động đầy đủ và đều đặn của mănh lực có chu kỳ từ giới tinh thần lên mỗi chúng ta, kêu gọi chúng ta tiến vào lĩnh vực ánh sáng, bác ái, và phụng sự, và tạo ra một sự đáp ứng theo chu kỳ từ mỗi người ! Có thể có một điểm gặp gỡ thường xuyên giữa những người truyền đạt giáo huấn và người đệ tử đang mưu t́m giáo huấn ! Nhiều công việc sơ khởi sẽ phải được thực hiện. Vị đệ tử trên cơi trần và vị huấn sư nội môn (dù đó là một trong các Đấng Cao Cả hoặc là “vị Thầy (Master) trong Tâm”) cần biết nhau ít nhiều, và làm quen với rung động của nhau. Các huấn sư trên các nội cảnh giới có nhiều điều để đối phó do sự chậm chạp của các tiến tŕnh trí tuệ của các đạo sinh trong các thể hồng trần. Nhưng sự tin cậy và tín nhiệm sẽ tạo nên sự rung động đúng đắn, vốn sau cùng sẽ tạo ra hoạt động chính xác. Việc thiếu đức tin, thiếu b́nh tĩnh, thiếu chuyên cần và sự hiện diện của sự xao động t́nh cảm sẽ gây cản trở. Về mặt nội môn, nhiều người cần sự kiên nhẫn lâu dài trong việc giải quyết mọi thứ vốn phải được tận dụng đến, v́ thiếu vật liệu khác tốt hơn. Một sự không thích hợp nào đó về thể chất có thể làm cho xác thân thành khó tiếp thu; sự ưu tư hay lo lắng nào đó có thể làm cho thể cảm dục rung động theo một nhịp điệu không thể tiếp thu đúng đắn mục tiêu bên trong; một thành kiến, một chỉ trích, một sự tự phụ nào đó có thể hiện diện sẽ làm cho thể trí thành vô dụng. Trước công việc khó khăn này, những người t́m đạo phải vô cùng chú ư trông chừng chính ḿnh, giữ sự thanh thản và an b́nh trong nội tâm, và giữ được một sự mềm dẻo về trí tuệ, sao cho nó sẽ có khuynh hướng làm cho người t́m đạo có được một sự hữu dụng nào đó trong việc giữ ǵn và dẫn dắt nhân loại.
9:29 PM