Họp Thông Thiên Học qua Skype ngày 20 tháng 5 năm 2017

[6:03:17 PM] *** Group call ***
[6:06:40 PM] Thuan Thi Do: Nếu đem so sánh ba bộ Pháp Phục, chúng ta có thể nói rằng Bậc Dharmakaya không giữ lại cái ǵ thấp hơn Chơn Thần, thật ra chúng ta không biết được lớp áo của Chơn Thần ngay trên Cơi của nó có thể là ǵ? Bậc Sambhogakaya vẫn biểu hiện như Tinh Thần Tam Thể và tôi tưởng c̣n có thể đi xuống thấp nữa và hiện ra trong lớp áo Augoeides tạm thời. Bậc Nirmanakaya h́nh như vẫn giữ bộ áo Augoeides và tất cả những hạt nguyên tử trường tồn của ḿnh, do đó Người có khả năng hiện ra ở bất cứ Cơi nào. Dù sao ba bộ Pháp Phục cũng tiêu biểu cho một sự phát triển tương đương nhau. Chỉ có một sự khác biệt duy nhất: Đó là Vị đă sa thảy những hạt nguyên tử trường tồn th́ không thể hiện h́nh ra trong các Cơi thấp, và Người cũng vứt bỏ nó luôn v́ không c̣n cần thiết trong công tác đặc biệt của Người nữa. Vị nào giữ chúng lại th́ có thể xuống các Cơi thấp và hoạt động tại đó, nhưng nếu chúng ta cho rằng những Vị chọn công tác khác giữ một vai tṛ kém quan trọng hơn, ít được quư trọng hoặc ít vinh diệu hơn th́ không thể đúng. Chúng ta nghĩ rằng những Vị ở các Cơi cao đảm nhiệm những công tác quan trọng và lớn lao hơn tại Thái Dương Hệ, nhưng chúng ta đă lầm v́ trọn cả Thái Dương Hệ đều là sự biểu hiện của Đức Thượng Đế.

Bà Blavatsky nói về tất cả những Kayas đó như những Thể Bồ Đề. Bà dùng chữ Buddhic như h́nh dung từ của chữ Buddha (Bồ Đề ) và chữ Bồ Đề nầy tương đương với chữ Asekha Adept là Đấng được Điểm Đạo lần thứ Năm. Chúng ta dành danh từ đó cho những Bậc đă được Điểm Đạo tới quả vị Phật. Các Đức Thầy của chúng ta thấp hơn quả vị đó hai bậc, nhưng ở Tây Tạng người ta gọi các Ngài là những Vị “Phật sống.”

Lời chú thích được kết thúc như sau: “Trường Bí Giáo dạy rằng Đức Phật Thích Ca và các vị La Hán, Đệ Tử của Ngài là một Vị Nirmamakaya thuộc hạng ấy, và v́ sự từ bỏ lớn lao và sự hy sinh cho Nhân Loại của Ngài, nên trên Ngài không c̣n có ai được nhận biết nữa.” Chúng ta không nên kết luận rằng Đức Phật Thích Ca và các vị La Hán, Đệ Tử của Ngài, hợp lại thành một Đấng Nirmanakaya duy nhất, không, chỉ có Ngài là Đấng giống như thế thôi và các tín đồ của Ngài chỉ đi theo con đường như Ngài. Kế đó, chúng ta thấy ngoài Ngài ra trong Nhân Loại không có ai cao cả hơn Ngài nữa. Điều nầy hoàn toàn đúng, nếu chúng ta hiểu rằng trong Nhân Loại không có ai đạt đến đỉnh cao như Đức Phật Thích Ca của chúng ta.

Ngay cả Đức Bồ Tát là Đức Di Lạc của chúng ta, xưa kia là Bậc đồng đẳng với Ngài như tôi đă giải thích trong quyển “Chơn Sư và Thánh Đạo,” cũng chưa tiến bước để trở thành một Vị Phật. Nói cách khác, hiện nay Ngài chưa hoàn thành chức vụ Chưởng Giáo tối cao trên Quả Địa Cầu nầy. Các hàng Phật Tử thường gọi Ngài là Đức Phật Di Lạc, song đó là một danh hiệu vinh dự.

Trong Quần Tiên Hội c̣n một cấp bậc chót, cao hơn cấp bậc của Đức Phật, đó là cấp bậc của Đấng Đại Đế, Đấng Duy Nhất cầm quyền Điểm Đạo, nhưng v́ Ngài là Đấng trong số các Đấng Tinh Quân từ Kim Tinh đến, nên chúng ta có thể nói quả thật Đức Phật Thích Ca là bông hoa siêu việt nhất của Nhân Loại chúng ta.

307. Bây giờ con hăy cúi đầu và nghe cho rơ, hỡi Vị Bồ Tát - Ḷng Từ Bi thốt lời và nói: “Có thể nào hưởng hạnh phúc khi chúng sanh đang chịu đau khổ? Người có đành tự giải thoát mà nghe cả thế giới rên siết chăng?”
[6:12:40 PM] Thuan Thi Do: 308. Bây giờ con đă nghe biết những ǵ được thốt lên:

309. Con sẽ thực hiện bước thứ bảy và con sẽ vượt qua cánh cửa tri thức cuối cùng chỉ để nhận lănh sự đau khổ mà thôi - nếu con muốn trở thành Đấng Như Lai, th́ con hăy nối bước các bậc tiền bối của con, giữ tấm ḷng vị tha cho đến cùng.

310. Con đă giác ngộ - hăy chọn lấy con đường của con.

. . . . . . . .

Một lần nữa Đức Aryasanga lại tŕnh bày ư niệm chính trong Giáo Lư của Ngài, Ngài khuyến khích Đệ Tử của Ngài nên chọn con đường Từ Bi. Ngài nói người ta không thể bỏ rơi những Huynh Đệ đau khổ của ḿnh. Khi đă nghiên cứu thật đầy đủ vấn đề đau khổ, chúng ta biết rằng nếu vị La Hán c̣n làm việc tại Thế Gian đầy phiền năo, th́ trên các Cơi cao tâm thức của Ngài vẫn biết rằng sự vinh quang ở phía sau mà thế giới nầy là tấm màn che, tâm thức ấy biết rằng mọi người chắc chắn sẽ đạt được sự toàn phúc tối cao, do đó Ngài không thể bị khổ luỵ như những người thường chỉ thấy rất ít khía cạnh vinh quang của sự sống. Bậc La Hán ở đây được gọi là Bồ Tát, rất thích hợp với danh hiệu trong ca khúc khải hoàn của Đức Phật Thích Ca, đă được mô tả rất đẹp trong bộ “Ánh Đạo Á Châu” như sau:

Người không c̣n bị ràng buộc nữa! Tâm hồn của vạn vật rất hiền hoà,

Tấm ḷng của Đấng Cao Cả là một sự an lạc thiêng liêng;

Ư chí mạnh hơn sự đau khổ; cái ǵ đă tốt đẹp rồi sẽ tốt đẹp thêm

Rồi sẽ trở nên tuyệt vời.

Ta, Vị Phật, đă khóc hết nước mắt v́ Nhân Loại,

Mà trái tim đă bị tan vỡ bởi nỗi khổ đau của cả thế giới,

Bây giờ Ta hoan hỉ và sung sướng, v́ đây là Tự Do, Giải Thoát!

Khi khuyên các tín đồ của ḿnh “nên giữ Tấm Ḷng Vị Tha cho đến vô cùng tận,” Đức Aryasanga đă dùng một câu thành ngữ hơi lạ lùng giống như thành ngữ “Thế Giới Vô Tận” mà người Công Giáo thường mô tả và theo tiếng La Tinh “Thế Giới Vô Tận” có nghĩa là từ thời đại nầy đến thời đại khác (in the ages of the ages). Nói một cách khác cho đến cuối cùng Dăy Địa Cầu của chúng ta, hay có thể tận cùng Dăy Hành Tinh hiện tại của chúng ta. Tác giả cho biết rằng chúng ta phải giữ sự liên hệ với Nhân Loại cho đến bao giờ công nghiệp của chu kỳ Nhân Loại hiện nay được hoàn tất và Nhân Loại đạt đến mục đích của ḿnh.

Cách hiến dâng của chúng ta không hoàn toàn giống như thế. Chúng ta tự đặt ḿnh dưới quyền sử dụng của của các Đấng Chơn Sư một cách trọn vẹn mà không cầu xin các Ngài giao cho chúng ta công tác nầy hay công tác khác, chấp nhận tuyệt đối quyết định của các Ngài, chúng ta có thể xin: “Hăy gởi con đi bất cứ nơi nào.” Đức Aryasanga muốn các Đệ Tử của Ngài chọn con đường mà chính Ngài đă chọn. Có lẽ Ngài cảm thấy trên phương diện nầy cần có nhiều người phụng sự hơn nữa. Ngài đă lên tiếng trong một thời kỳ lịch sử Ấn Độ dưới triều Vua Harsha, là thời đại mà h́nh như Tôn Giáo bị suy tàn, con người chỉ lo nghĩ đến những h́nh thức bên ngoài hơn là đời sống chân thật và thâm sâu, thời đại mà tất cả đều chia rẽ, tất cả đều mang tính chất giả tạo. Trong t́nh trạng đó, có lẽ Đức Aryasanga thấy cần phải có nhiều Vị Huấn Sư hơn nữa để thức tỉnh sự sống Tôn Giáo và lư tưởng phụng sự.

Sau cùng, Ngài khuyến khích các Đệ Tử của Ngài đạt đến quả vị Như Lai, theo bước Đức Phật của chúng ta. Ngài nói rằng bây giờ họ đă giác ngộ, họ phải chọn lấy con đường của ḿnh. Kế đó có những dấu chấm lơ lửng khiến chúng ta hiểu rằng độc giả phải tự quyết định lấy.
 [6:46:58 PM] Thuan Thi Do: Sau đây là phần kết luận tuyệt đẹp:

311. Con hăy nh́n xem ánh từ quang đang tràn ngập Trời Đông. Để tỏ dấu ca ngợi, đất trời cùng hoà hợp với nhau. Và bốn uy quyền hiển hiện trổi lên một ca khúc của t́nh thương, lửa sáng, nước trong, đất thơm và gió mạnh.

312. Con hăy lắng nghe! . . . từ chốn sâu thẳm vô tận trong cơn lốc của ánh sáng kim quang đó là nơi mà Vị Chiến Thắng đang đắm ḿnh, tiếng không lời của vạn vật trổi lên trăm ngàn giọng hoan hô:

313. Hăy hoan hỉ hỡi người trong Cơi Myalba. Một Vị Hành Hương đă từ Bỉ Ngạn trở về. Một Vị La Hán mới sanh.

Tôi đă ghi nhận sự vui mừng phấn khởi khắp nơi trong Thiên Nhiên khi có một vị mới được Điểm Đạo giáng sinh. Ở đây chúng ta được biết trong sự hoan hỉ đó, đất trời đă hoà hợp với nhau. Thần Địa Cầu thấy một cảm thức khoan khoái gia tăng. Vị Thần đó là một thực thể cao cả, không có liên hệ ǵ tới sự tiến hoá của Nhân Loại chúng ta, và thể xác của Người là trọn cả Quả Địa Cầu của chúng ta. Rất khó quan niệm được bản chất của một Nhân Vật như thế. Nếu chúng ta thấy Địa Cầu của chúng ta là một Bầu to lớn, quay cuồng trong không gian, không có những cơ quan đặc biệt, th́ người ta có thể ngạc nhiên khi biết nó được dùng làm thân xác của một Nhân Vật nào đó. Nhưng nếu tất cả sinh vật sống trên Bầu Trái Đất nầy là thành phần tâm thức của Thần Địa Cầu, th́ đôi mắt của họ cũng đủ chứng minh. Ngài sống trong đời sống của họ và do đó, Ngài mới hoạch đắc kinh nghiệm được. Vả lại, trong lúc di chuyển, Quả Địa Cầu là thành phần của một cuộc hợp xướng vĩ đại của nhiều Hành Tinh, mà mỗi Hành Tinh đều phụ thêm âm điệu riêng của ḿnh vào nhạc khúc của tất cả và đem lại cho chính nó tất cả những ǵ do sự cố gắng của chúng ta quy định.

Thực thể đó sống trong một tỷ lệ rất khác với tỷ lệ của chúng ta. Các Thể của chúng ta có một kích thước nào đó và sống được một thời gian nhất định; đó là điều b́nh thường đối với chúng ta. Nếu một sinh vật nhỏ bé và có đời sống ngắn ngủi khiến chúng ta khinh thường, th́ chúng ta lại kính nễ một sinh vật to lớn, sống lâu. Nhưng kích thước và đời sống lâu dài không phải là tiêu chuẩn của sự phát triển hay tiến bộ. Vài giống vật trước Thời Hồng Thuỷ to lớn hơn con voi vô cùng nhưng lại kém thông minh hơn. Ngày nay vẫn c̣n giống tê giác và giống hà mă song trí khôn của chúng kém hơn giống chó. Vậy chúng ta không nên tưởng rằng Thần Địa Cầu có xác thân là một Bầu thế giới mà đường kính là 12.756 cây số và một trong những kiếp sống của Ngài lâu bằng trọn một chu kỳ của thế giới, lại thông minh hơn chúng ta. Tâm thức ở mỗi chúng ta là một điểm. Tâm thức của Thần Địa Cầu dường như phức tạp một cách kỳ lạ, dù sao tầm vóc vĩ đại, song trên vài phương diện Ngài kém tiến hoá hơn nhiều vị Thiên Thần đang chuyển động trong xác thân của Ngài.

Nếu đứng trên một ngọn đồi nh́n khắp xứ, trong một phạm vi nào đó, chúng ta sẽ thấy thấm nhuần sự sống, đó là sự sống của Thần Địa Cầu. Sự sống dường như biểu hiện nhiều thành phần có tính cách tạm thời hay thường xuyên. Một viễn tượng tuyệt đẹp được nhiều người ngưỡng mộ, do một cá tính mơ hồ làm cho linh động đều tuỳ thuộc Vị Thần đó. Sự thán phục do loài người hoặc do Chư Thiên biểu lộ, dường như kích thích sự sống trong vùng đặc biệt nầy và chính sự sống ấy đáp ứng lại t́nh cảm hân hoan của chúng ta. Chúng ta hăy ngắm nh́n một phong cảnh đẹp, nó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta, và đến lượt ḿnh, chúng ta cũng tác động lại trên Cảnh ấy. Sự đáp ứng nầy sẽ gia tăng những ǵ mà sự sống biểu lộ trong các loài kim thạch, thảo mộc và cầm thú.

Khi một người được Điểm Đạo, ảnh hưởng nào thích hợp với người tại các Cơi cao đều tràn vào khắp nơi trong bản thân người. Tác động ấy rất yếu trong chất đặc, chất lỏng và chất khí của Cơi Trần, nhưng các Thể Phách, Thể Vía và Thể Trí đều phóng ra ánh sáng một cách mạnh mẽ và sự phóng quang đó, như chúng ta đă thấy, đều được các loài trong Thiên Nhiên cảm nhận và có thể đáp ứng lại.

Bốn uy quyền được biểu hiện là uy quyền của tứ đại: Địa, Thuỷ, Hoả, Phong - tức tứ Đại Thiên Vương (The Devarajas or Maharajas) mà tại Cơi Trần nầy đối với chúng ta là các Đấng cai quản Luật Nhân Quả, các Đấng phụng sự phụ thuộc của các Lipika, các Đấng Đại Chí Tôn cầm đầu Nghiệp Quả. Dường như người Ấn Độ gọi các Ngài là Dhritarashtra, Virudhaka, Virupaksha và Vaishravana, mỗi Vị đều trông nom một đường tiến hoá đặc biệt. Đấng Dhritarashtra chủ tể các Chư Thần Gandharvas, Thần Không Gian, các Đại Thiên Thần được biểu lộ bằng âm nhạc; bao giờ các Ngài cũng được chỉ định ở Phương Đông, màu tượng trưng của các Ngài luôn luôn là màu trắng, người ta mô tả các Ngài như những chàng kỵ mă sắc phục trắng cỡi những con bạch mă và mang khiên đầy những hạt trân châu. Dưới Đấng Virudhaka, có các Thần Kumbhandas, Thiên Thần Miền Nam, Thần Nước (Thuỷ Thần), v́ Nam Bán Cầu có nhiều biển hơn đất liền. Các Ngài được tượng trưng bằng màu xanh, màu của nước, các Ngài mang những khiên bằng ngọc lam (sapphire). Dưới Đấng Virupaksha có các Thần Nagas (Thần Rắn), Thiên Thần Phương Tây, màu của các Ngài là màu đỏ, khiên của các Ngài bằng san hô. Ezekiel mô tả các Ngài như những nhân vật bằng lửa có nhiều cánh, và cũng giống như những bánh xe có cánh. Sau cùng là những Thần Yakshas, dưới quyền điều khiển của Đấng Vaishravana. Các Ngài được chỉ định ở Phương Bắc; đó là các Chư Thiên hay Chư Thần của Quả Địa Cầu chúng ta, màu sắc của các Ngài luôn luôn là màu vàng - vàng ẩn trong đất.

 

Bà Blavatsky cho rằng Myalba là “Địa Cầu của chúng ta, được gọi là một Địa Ngục rất đúng, Địa Ngục lớn nhất trong các Địa Ngục theo Trường Bí Giáo. Giáo Lư Bí Truyền không hề biết Địa Ngục nào khác hay những nơi hành phạt nào khác hơn những Hành Tinh hay Địa Cầu có loài người sống trên đó. Avichi (địa ngục) là một trạng thái chứ không phải một địa điểm nào.” Mặc dù sau khi chết vài người vẫn bị đau khổ trên Cơi Trung Giới, nhưng khó mà thấy một h́nh phạt nào trên đó. Sở dĩ những người ấy đau khổ v́ họ đă tưởng tượng hỗn loạn hoặc có những sự ham muốn đê hèn. Đôi khi trên Cơi nầy có những hoàn cảnh rất buồn bực, nhưng sự tồi tệ nhất không phải là tính cách xấu xa, đê tiện của những ǵ mà người ta phải chịu dưới Cơi Trần. Những ai hoạch đắc được kinh nghiệm trên các Cơi cao cũng đều phải đồng ư với Bà Blavatsky là ngoài đời sống dưới Thế Gian ra, người ta không thể t́m thấy một nơi nào tồi tệ hơn nữa.

           314. “Một vị hành hương qua đến bờ bên kia” có nghĩa là một người đă đạt đến tŕnh độ cao siêu nhưng thích ở lại Cơi Trần và làm việc để phụng sự Nhân Loại. Thông thường, đối với chúng ta, bờ bên kia chính là Cuộc Điểm Đạo lần thứ Năm, chứ không phải thứ Tư, nhưng ở đây thành ngữ nầy có một ư nghĩa hạn định.  

315. Một vị La Hán (36) mới sanh.

            Đức Aryasanga chấm dứt Giáo Lư của Ngài bằng lời cầu nguyện:

316. VẠN    VẬT   THÁI   B̀NH

            Mọi tác phẩm Phật Giáo hay Ấn Giáo đều chấm dứt bằng lời cầu xin tương tợ như thế. Những hàng cuối cùng trong quyển Kinh của Đức Aryasanga là một khúc ca đầy hoan hỉ. Đôi khi Ngài có đề cập đến con đường đau khổ, nhưng khúc khải hoàn ca cuối cùng của Ngài tràn đầy sinh khí của một sự hân hoan kỳ diệu và một sự an lạc tuyệt vời.

H Ế T

Dịch xong ngày 4 tháng 9 năm 1979.


http://thongthienhoc.net/sach/TriBenhTronghuyenmon.htm
[7:07:19 PM] Thuan Thi Do: Đây là một khái quát hóa rộng lớn và tiến tŕnh không được xúc tiến bằng bất cứ kiểu cách liên tục hoặc là êm xuôi và theo tŕnh tự như bảng biểu ở trên có thể gợi ra. Tiến tŕnh có liên quan này trải rộng khắp nhiều kiếp sống với sự chuyển hóa vô t́nh trong các giai đoạn trước, và theo kết quả của kinh nghiệm đắng cay và của nỗ lực hữu thức trong các giai đoạn sau và trở nên tăng lên mạnh mẽ và có hiệu quả khi các giai đoạn khác nhau trên Thánh Đạo được người t́m đạo bước lên. Năm cung mà một đệ tử phải tác động đến (hai cung chính đang chi phối và ba cung phụ) có một hiệu quả tích cực rơ rệt; các hiệu chỉnh nghiệp quả đem lại cơ hội hoặc ngăn trở, c̣n các phức tạp của toàn thể diễn tŕnh (trong kinh nghiệm tương đối giới hạn của đệ tử) th́ rất mơ hồ, trong khi trong diễn tŕnh mà tất cả những ǵ y có thể làm là hiểu được nét khái quát như đă nêu ra ở đây, chứ không đặt quá nhiều chú tâm vào chi tiết có thật ngay trước mắt.
2. Khuynh hướng đi xuống… tạo ra sự biến đổi.
Một khi bí huyệt đầu được khơi hoạt và đệ tử hoạt động một cách hữu thức trong công tác điều khiển năng lượng đến các bí huyệt, và nhờ đó, chi phối được sự sống phàm ngă của ḿnh, có một công việc khoa học để đem lại năng lượng cho các bí huyệt với một nhịp điệu an bài nào đó vốn được định trở lại bởi các cung, bởi t́nh huống và bởi karma; thế nên, mọi năng lượng của thể xác đều được xoay chuyển vào ngay chính hoạt động tinh thần. Ở đây, chúng ta không thể bàn đến tiến tŕnh có liên quan, ngoài việc nêu ra rằng khuynh hướng đi xuống này có thể được đại khái xem như là thuộc vào ba giai đoạn:
1. Giai đoạn đem lại năng lượng cho sự sống sáng tạo, xuyên qua bí huyệt cổ họng, như thế đem lại:
a. Bí huyệt đầu và bí huyệt cổ họng.
b. Cả hai bí huyệt này và bí huyệt xương cùng,
c. Cả ba bí huyệt này, một cách hữu thức và đồng thời, vào mối liên hệ hữu thức.
216

Khi được thiết lập thích đáng, mối liên quan này sẽ giải quyết vấn đề tính dục của cá nhân, và không dùng đến hoặc sự ức chế, hoặc sự cấm chỉ, mà chỉ bằng cách áp dụng sự kiềm chế đúng lúc, khiến cho đệ tử đồng thời sáng tạo theo ư nghĩa trần tục và do đó có ích cho huynh đệ của y.
2. Giai đoạn đem lại năng lượng cho sự sống hữu thức với mối liên hệ xuyên qua bí huyệt đầu, như thế, đưa:
a. Bí huyệt đầu và bí huyệt tim,
b. Hai bí huyệt này và huyệt đan điền,
c. Một cách đồng thời và hữu thức, đưa cả ba bí huyệt này vào sự hợp tác chặt chẽ.
Điều này giúp tạo nên các tương giao đúng đắn giữa con người, các mối tương giao đúng đắn của nhóm và các tương giao đúng đắn về tinh thần và suốt toàn bộ biểu lộ sự sống của con người. Cũng như giai đoạn điều chỉnh sự sống sáng tạo có một hiệu quả tối quan trọng trên thể xác, cũng thế, giai đoạn này tác động rất mạnh mẽ lên thể cảm dục; các phản ứng t́nh cảm được biến đổi thành đạo tâm và phụng sự; t́nh thương ích kỷ có tính cách cá nhân được biến đổi thành t́nh thương tập thể, lúc bấy giờ, thiên tính chi phối đời sống.
3.Thời kỳ đem lại năng lượng cho toàn bộ con người, xuyên qua bí huyệt căn bản, như vậy, đưa:
a. Bí huyệt đầu và bí huyệt căn bản,
b. Cả hai bí huyệt này và bí huyệt ấn đường,
c. Một cách đồng thời và hữu thức, đưa cả ba bí huyệt này vào biểu lộ nhịp nhàng và có phối kết. Đây là giai đoạn cuối cùng rất quan trọng và chỉ xảy ra một cách đầy đủ vào lúc điểm đạo thứ ba, cuộc điểm đạo Biến Thân (Hiển Biến).
Do đó, bạn có thể thấy, ba từ ngữ quan trọng như thế nào khi truyền đạt mục đích của việc khai mở có tính khoa học và hướng đi đúng của các bí huyệt:
Biến tố Biến đổi Biến Thân
(Transmutation) (Transformation) (Transfiguration)
217

Tiến tŕnh này xảy ra một cách khéo léo và an toàn suốt một thời gian dài và – trở lại chủ đề của chúng ta về sức khỏe và bệnh tật – khi được hoàn thành, sẽ đem lại sức khỏe hoàn hảo; trong thời gian chuyển tiếp, tiến tŕnh hiệu chỉnh và thay đổi, điều trái ngược thường xảy ra. Sự nguy hiểm liên quan đến một số lớn các bệnh thể chất có thể được truy nguyên đến t́nh trạng của các bí huyệt, đến sự tương tác hoặc là thiếu sự tương tác của chúng, đến một t́nh trạng kém phát triển, chưa được khơi hoạt và lờ đờ, và đến một sự quá khích động hoặc một hoạt động thiếu thăng bằng. Nếu một bí huyệt được khơi hoạt sớm, nó thường gây thiệt hại cho các bí huyệt khác. Sức khỏe tráng kiện của người bán khai hoặc của người nông phu hay dân quê không giỏi dắn và kém thông minh (một trạng thái tồn tại trôi qua nhanh chóng khi sự phát triển trí tuệ và diễn tŕnh tiến hóa đạt hiệu quả), phần lớn là do bởi trạng thái im ĺm của hầu hết mọi bí huyệt ngoại trừ huyệt xương cùng. Sự kiện họ dễ trở thành con mồi cho bệnh truyền nhiễm có thể cũng được truy nguyên đến cùng sự thụ động như thế. Khi bản chất t́nh cảm trở nên phát triển và thể trí bắt đầu tác động, các bí huyệt lúc bấy giờ trở nên linh hoạt hơn. Bệnh tật dứt khoát là sẽ xảy ra sau đó, phần lớn bởi v́ các t́nh trạng tâm lư bắt đầu xuất hiện. Con người không c̣n chỉ là động vật nữa. Sự hao ṃn của cuộc sống t́nh cảm (yếu tố chính khiến phải chịu sức khỏe kém) tràn ngập phàm ngă với năng lượng được điều khiển kém cỏi (hay tôi nên nói là chỉ dẫn sai?) Huyệt đan điền lúc bấy giờ, trở nên linh hoạt quá đáng và sự hoạt động này thuộc vào bốn giai đoạn:
1. Giai đoạn khơi hoạt của nó, khi cảm dục thể dần dần trở nên mạnh mẽ hơn.
218

2. Giai đoạn sức mạnh của nó, đối với các sinh linh, khi mà chính bí huyệt đang chi phối trong thể dĩ thái hay thể sinh lực, và con người tất nhiên là hoàn toàn bị chi phối bởi cuộc sống cảm dục của ḿnh.
3. Giai đoạn mà huyệt đan điền trở thành nơi trao đổi đối với mọi bí huyệt (chính và phụ) dưới cách mô.
4. Giai đoạn mà các năng lượng của huyệt đan điền được đưa lên bí huyệt tim.
Phuc


[7:50:58 PM] Thuan Thi Do: Tạm thời, tất cả các giai đoạn này đem lại các bệnh cho thể xác của riêng họ.
Bạn nên chú ư rằng, ngoài một số điều khái quát ra, tôi không muốn nói tới các bệnh đặc thù đối với các huyệt đặc thù. Tôi đă nêu ra rằng các vùng bị chi phối bởi các bí huyệt và bị chi phối một cách mạnh mẽ nhiều hơn là bạn có bất luận phương tiện nào để xác minh; tôi đă nói rằng về mặt căn bản, các tuyến nội tiết – với tư cách là các ngoại hiện của các bí huyệt – đều là các yếu tố xác định trong sức khỏe của xác thân, và nơi nào có sự mất thăng bằng, sự quá phát triển hoặc kém phát triển, bạn sẽ có bất an (trouble). Tôi đă gợi ư rằng, trong Kỷ Nguyên Mới, giới y học sẽ bàn đến ngày càng nhiều lư thuyết về hướng năng lượng và sự liên quan của nó với các tuyến nội tiết, và rằng điều đó sẽ thừa nhận ít nhất về mặt giả thuyết và cho mục đích thực nghiệm, rằng lư thuyết về cái trung tâm năng lượng có thể là đúng và trước tiên, chúng là các yếu tố chi phối, tác động qua các tuyến nội tiết mà đến phiên chúng, bảo vệ cơ thể, tạo ra sự đối kháng cần thiết, giữ cho ḍng máu được cung cấp với các cơ bản cho sức khỏe và – khi được liên kết đúng đắn – sẽ tạo ra biểu lộ thăng bằng của Chân nhân khắp toàn bộ thể xác – thăng bằng về mặt sinh lư và tâm lư. Khi t́nh huống mong ước này không xảy ra, lúc bấy giờ, do mối liên giao sai lầm và sự phát triển không đúng và thiếu quân b́nh, các tuyến nội tiết không hoạt động thỏa đáng; chúng không thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và không thể tuôn đổ vào ḍng máu những ǵ mà thể xác cần đến. Do sự thiếu thích ứng của chúng, cơ thể không thể chống lại sự cảm nhiễm, nên lâm vào một t́nh trạng sức khỏe kém cỏi thường xuyên, và không thể đối phó với bệnh tật đến từ bên ngoài hoặc tiềm tàng bên trong cơ thể; sự yếu đuối này thường tạo ra bệnh nặng.
219

Y học trong thế kỷ tới sẽ được kiến tạo chung quanh một vài tiền đề chính:
1. Y học pḥng ngừa sẽ là mục tiêu, tạo ra nỗ lực để giữ cơ thể ở trật tự quân b́nh thích hợp.
2. Hệ thống vệ sinh tuyệt hảo và việc cung ứng các điều kiện có lợi cho sức khỏe sẽ được xem như là cốt yếu.
3. Việc cung cấp các chất hóa học đúng cho thể xác sẽ được nghiên cứu – môn hóa học vốn c̣n ấu trĩ dù là nó đang trở nên một đứa trẻ đang phát triển.
4. Việc t́m hiểu các định luật về sinh lực sẽ được xem như quan trọng hàng đầu, và về điều này, ngày nay tầm quan trọng về sinh tố và ảnh hưởng của mặt trời là các chỉ dẫn bổ ích.
5. Hơn mọi điểm khác, việc sử dụng thể trí sẽ được xét đến như là một nhân tố quan trọng chủ yếu; thể trí sẽ được xem như là có ảnh hưởng hàng đầu đối với các bí huyệt, v́ con người sẽ được dạy để tác động trên các bí huyệt của họ qua sức mạnh của thể trí, và như vậy tạo ra một phản ứng đúng nơi hệ nội tiết. Tất nhiên điều này sẽ liên quan đến việc hướng tư tưởng đến đúng một bí huyệt, hoặc rút sự chú ư ra khỏi một bí huyệt với hiệu quả tất nhiên trên hệ thống tuyến. Tất cả sẽ được dựa trên định luật huyền linh: "Năng lượng theo sau tư tưởng".
220

Do sự việc là các đệ tử có một phát triển năng lực trí tuệ lớn hơn là người bậc trung, và cũng do sự kiện rằng loại cung dễ xác minh hơn, tất nhiên liên quan đến sự định đoạt chính xác hơn về t́nh trạng của hệ thống tuyến, các đệ tử sẽ lần đầu tiên hợp tác với giới y học và để chứng minh sự liên quan của các bí huyệt với các tuyến, và do đó với cơ thể nói chung. Nhờ định trí và tham thiền đúng, được xúc tiến trong bí huyệt đầu, và được hướng về phía này hay phía khác của các bí huyệt, các đệ tử sẽ chứng minh các thay đổi rơ rệt trong các tuyến nội tiết, đến nỗi giới y học sẽ bị thuyết phục về sự quan trọng và sự hiện hữu thực sự của các bí huyệt và năng lượng của chúng, và cũng có thể kiểm soát các cơ quan của thể xác nhờ sức mạnh của tư tưởng. Tất cả mọi điều này đều thuộc về tương lai. Tôi chỉ nêu ra đường lối và đưa ra một kỹ thuật trong tương lai, nhờ đó bệnh tật sẽ bị khắc phục. Các trường phái tư tưởng trí tuệ khác nhau, Phong Trào Hợp Nhất và Khoa Học Cơ Đốc đă có các yêu sách kỳ lạ và không tưởng trong lối tiếp cận rơ ràng là phản khoa học của họ. Nhưng họ đă nắm giữ ít nhất là một sợi chỉ trong tiến tŕnh to tát về việc hiệu chỉnh đúng đối với sự sống và đối với các liên hệ đúng đắn. Họ có ước mơ và cái nh́n xa rộng (vision); họ thiếu nhận thức và lư trí thông thường, lại không biết ǵ về diễn tŕnh tiến hóa.
Khoa sinh lư học và sức mạnh tâm lư, cộng với sự hợp tác của đệ tử có luyện tập với y sĩ lăo luyện (đặc biệt với nhà nội tiết học đă mở trí) sau rốt sẽ thành công trong việc giải quyết nhiều bệnh của con người và sẽ mang lại việc chữa trị đa số các bệnh mà hiện giờ đang gây khó khăn cho nhân loại.
Như thế, chúng ta đă khảo cứu một vài mục đích của tiết đầu tiên: Các Nguyên Nhân Tâm Lư của bệnh tật. Chúng ta đă đưa ư kiến từ các nguyên nhân bên trong và tinh tế hơn nhiều của bệnh tật đối với yếu tố vật chất chính yếu đang chi phối, tức các tuyến nội tiết. Bây giờ, chúng ta có thể xem xét vắn tắt một vài nguyên nhân huyền linh xa hơn và bàn đến các nguyên nhân xuất phát từ cuộc sống tập thể của nhân loại, và từ các trách nhiệm nghiệp quả của nhân loại. Ở đây, chúng ta sẽ đi vào lănh vực của kiến thức huyền linh và thông tin huyền bí, và điều này sẽ khó chấp nhận hơn đối với các nhà tư tưởng chính thống.