Họp Thông Thiên Học ngày 20  tháng 4 năm 2019

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

  CHƯƠNG 2

Ư HỢP TÂM H̉A
215. Trước khi đến gần cửa cuối cùng, hỡi kẻ ra tay thêu dệt tự do, dọc theo con đường khổ nhọc, con phải chiếm đoạt những Paramitas hoàn thiện đó, những đức tính siêu việt gồm có 6 và 10 hạnh.

216. Hỡi Đệ Tử, v́ trước khi để cho con được gặp Sư Phụ con, mặt đối mặt, ánh sáng đối ánh sáng, người ta đă nói ǵ với con?

217. Trước khi có thể đến gần cửa thứ nhứt con phải tập tách ĺa thân con ra khỏi trí con, phá tan bóng tối và sống trong trường tồn. Muốn được như thế con phải sống và thở trong tất cả, cũng như tất cả những ǵ con nhận thấy đều thở trong con; con phải cảm thấy con ở nơi vạn vật và vạn vật ở trong Đại Ngă.

C.W.L.- “Gặp Sư Phụ, Ánh Sáng đối Ánh Sáng” là lối diễn tả một Chân Lư quan trọng. Khi Đệ Tử tiếp xúc với tâm thức của Chơn Sư và lần thứ nhứt khi Chơn Sư bao phủ Y, th́ ánh sáng của Ngài sẽ làm cho hào quang của Đệ Tử sáng rực lên như chúng tôi đă giải thích trong Bộ “Chơn Sư và Thánh Đạo.”

Coi đoạn văn nầy phần nhiều lặp lại những ư kiến đă được tŕnh bày trước tiên trong Phần Thứ Nhứt. Tách rời xác thân ra khỏi Thể Trí theo nguyên văn có nghĩa là phải tập tạo thành Mayavi Rupa, và nói theo nghĩa bóng là phải phân biệt sự thật và hiểu rằng con người không phải là xác thân. Thể Vía là h́nh bóng của xác thân; chúng ta không nên huỷ diệt nó, nhưng người Đệ Tử phải chấm dứt ảnh hưởng của nó đối với ḿnh. Chúng ta phải biết dùng nó song làm thế nào cho nó không chi phối chúng ta. Sống trong vĩnh cửu không phải là từ bỏ Thế Gian, mà bao giờ cũng xét đoán sự vật theo quan điểm của đời sống vĩnh cửu. Chúng ta đă khảo sát tất cả điều nầy trong Bộ “Giảng Lư Dưới Chân Thầy.”

Người nào tập sống trong vĩnh cửu và biết rằng Linh Hồn phải chịu Luân Hồi, th́ không bao lâu sẽ biết những sự tiếp xúc bên ngoài không có ǵ quan trọng cả. Khi đọc quyển “Những kiếp sống của Alcyone” chúng ta nhận thấy rằng những người được đề cập đến trong đó, đa số đều đau khổ vô cùng. V́ vài người trong số đó chính là chúng tôi hôm nay, nên chúng tôi hiểu rằng sự đau khổ chỉ là tạm thời và bây giờ nó không c̣n làm cho chúng tôi khốn khổ nữa. Khi hồi tưởng lại thời gian qua đôi khi chúng tôi tự hỏi rằng làm thế nào các Linh Hồn nầy có thể chịu đựng được những sự đau khổ như thế. Tuy nhiên họ đă qua cuộc thử thách một cách an toàn. Không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy ḿnh đang trải qua những sự đau khổ ấy một cách dễ dàng, v́ chúng ta đang ở trong thời kỳ thử thách đó, chớ không phải nh́n nó từ một vị trí bên ngoài. Chúng ta không thể hy vọng xét đoán được một cách rơ ràng và đầy đủ một kinh nghiệm hay biến cố nào mà hôm nay chúng ta đang ch́m đắm trong đó. Chẳng hạn trên băi chiến trường một chiến sĩ biết rất ít về những ǵ đang xảy ra và thường Y không biết được sự quan trọng của một cuộc di chuyển đặc biệt hay một cuộc hành quân mà Y đang tham dự. Bề ngoài, vai tṛ của Y có vẻ không đáng kể, nhưng nó có thể là một yếu tố quan trọng trong sự quyết định cuộc chiến đấu. Y cũng có thể được chú ư đặc biệt và nổi bật, nhưng thật ra không quan trọng nhiều trong sự thành công.

Tuy nhiên, tôi không tin rằng người ta có thể đánh giá sự quan trọng của Hội Thông Thiên Học một cách quá đáng. Đó là một trong những Phong Trào quan trọng nhất mà thế giới không biết đến. Dưới con mắt của người đời, của Vua Chúa, và của những Nhà Chính Trị, nó không có ǵ khác biệt với những Hiệp Hội khác. Nó chỉ là một nhóm nhỏ. Tuy nhiên Hội Thông Thiên Học đă được sáng lập bởi hai Vị Chơn Sư, mà một ngày kia hai Ngài sẽ cầm đầu Giống Dân Chánh Thứ Sáu, và sẽ lựa chọn trong hàng ngũ chúng ta những người có thể tham dự vào sự phát triển đầu tiên của Giống Dân đó. Trái lại rất dễ mà thêu dệt vai tṛ của chúng ta trong Công Nghiệp của Hội. Các Vị Huynh Trưởng của chúng ta, Bà Blavatsky và Đại Tá Olcott đă qua đời, nhưng Hội vẫn sống, nó tiếp tục truyền bá lư tưởng của nó đi khắp nơi, v́ các Đấng Chơn Sư vẫn tồn tại.

Các vị Đệ Tử Chơn Sư phải tập đồng hoá tâm thức của họ với tâm thức của những người chung quanh; muốn được như thế, Y phải thực hành vài phương pháp luyện tập. Thường những kết quả đạt được rất bất ngờ, khi người Đệ Tử thoạt tiên t́m cách đi vào tâm thức của các Loài Vật. Ư nghĩ của chúng ta rất thiển cận và người quan sát những sinh hoạt của chúng theo kinh nghiệm của ḿnh thường mắc phải một sự khác biệt từ căn bản. Mặt khác, Thú Vật c̣n nghĩ xa hơn những tư tưởng ít oi của chúng mà người ta không ngờ. Do đó, khi th́ chúng ta cho rằng chúng có những khả năng thật cao, khi th́ gán cho chúng những khả năng thật thấp so với khả năng thật sự của chúng.

Thường vị Đệ Tử phải nhập xác một người khác để có thể hiểu những t́nh cảm của Y và cũng để tự biết ḿnh qua các Thể khác. Một kinh nghiệm như thế rất khổ nhọc mà cách đây nhiều năm Mr. Damodar K. Mavalankar đă kể lại cho tôi nghe. Một ngày kia Anh bị lôi ra khỏi xác và nhập vào xác một Anh Thuỷ Thủ say rượu, trên một bến tàu xa lạ. Đối với Anh là một người Bà La Môn, Anh cảm thấy một sự ghê tởm di truyền như bất cứ một người Bà La Môn nào khác, khi tiếp xúc với một vật bất tịnh, mà người Tây Phương chỉ cảm nhận một cách yếu ớt, trong khi nó là một sự va chạm khủng khiếp ở Anh. Có thể nói rằng Anh bị ch́m trong đống bùn dơ, chớ không thể gọi là ǵ khác hơn. Tuy nhiên, trong trạng thái ghê tởm mà Anh đă rơi vào th́nh ĺnh đó, Anh vẫn có thể duy tŕ được cảm thức của ḿnh và thầm nhủ: “Không, tôi không phải là cái đó, tôi là Damodar.” Rồi Anh giữ được sự b́nh tĩnh và nghĩ rằng: “Cái đó cũng là Nhân Loại; tôi vẫn có thiện cảm với cái đó.” Vậy Anh đă tự giải thoát một cách khá tốt đẹp.7:49 PMKhi gặp phải một thử thách như thế, nhiều người bị rối loạn vô cùng, họ cho điều đó như một cơn ác mộng khủng khiếp và giăy giụa một cách cuồng loạn, nên họ rất đau khổ. Đối với nhiều người, cảm thức đầu tiên có lẽ là sự ghê tởm. Đối với Vị Chơn Tiên, lại khác hẳn. Ngài không bao giờ bỏ qua một sự sai lầm nào. Ngài hiểu nó rơ rệt hơn chúng ta, nhưng Ngài không bao giờ cảm thấy ghê tởm. Ngài phân biệt được tất cả những biến tượng của đời sống Nhân Loại. Ngài nhớ lại đă có trải qua hoàn cảnh nào đó giống như thế - trong một thời gian vô cùng xa xăm, có lẽ trên một Tinh Cầu khác. Vả lại, tâm thức Bồ Đề của Ngài cũng đă hoàn toàn phát triển, nó có thể bao trùm ngay cả những người tội lỗi. Vậy Ngài không hề ghê tởm những người phạm tội. Ngài chỉ có một ư muốn duy nhất là giúp đỡ tất cả mọi người càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên đối với hạng người ấy không thể ban cho họ nhiều, mà c̣n phải thận trọng nữa. Chỉ có thiện cảm thôi chưa đủ. Chúng ta c̣n phải sáng suốt để t́m ra những lời lẽ có thể cảm hoá kẻ khốn khổ; sau cùng chúng ta cũng phải có đức nhẫn nại và tính thiệp thế để chỉ cho kẻ ấy thấy một đời sống tốt đẹp khá cao hơn cuộc sống của Y hiện thời.

Nhờ kinh nghiệm đồng hoá đó, người ta học được đức tính gọi là sự thiện cảm sáng suốt; tôi không tin rằng c̣n một phương pháp nào khác có thể mang đến kết quả hoàn toàn như thế. Chừng đó người ta mới hiểu rằng tại sao một người làm các việc nào đó và chúng được thực hiện ở Y như thế nào. Những người chưa có kinh nghiệm ấy phải cố gắng đặt ḿnh vào quan điểm của kẻ khác, càng nhiều càng tốt.

218. Con chớ để cho giác quan của con nô đùa trong Trí con.

219. Con không được tách riêng hữu thể của con với Bản Thể và Vạn Vật, mà con rót biển cả vào trong giọt nước, giọt nước vào trong biển cả.

220. Như thế con sẽ hoàn toàn hoà hợp với mọi Sinh Vật; con sẽ thương yêu mọi người như các huynh đệ đồng môn của con, như các đạo sinh đồng chung một Sư Phụ, con đồng chung một mẹ hiền.

Câu châm ngôn đầu tiên nhắc chúng ta nhớ lại Phần Đầu của Đoạn Thứ Nhứt, trong đó có câu: “Cái Trí là tay đại phá hoại sự thật. Người Đệ Tử phải tảo trừ tay phá hoại đó.” Cái Trí là tay phá hoại v́ chúng ta đă dung túng cho những thành kiến tăng trưởng trong đó. Mỗi người đều biết rằng chúng ta chẳng bao giờ thấy kẻ khác mà chỉ thấy ư tưởng do chúng ta tạo ra về Y. Tuy nhiên, “tiêu diệt kẻ phá hoại” không có nghĩa là chúng ta không cần đến trí khôn và chỉ nghe theo bản năng của chúng ta là quan năng thấp kém. Chúng ta phải vươn lên đến Cơi Trực Giác là nơi cao hơn Cơi Trí và để cho Trực Giác quyết định phải hướng tư tưởng chúng ta đến những đối tượng nào.

Nếu con người thấy hiệu quả của những thành kiến trên Thể Trí, th́ Y sẽ ngạc nhiên vô cùng. Vật chất tạo nên Thể Trí bị lôi cuốn trong ḍng lưu chảy liên tục và có tiết điệu. Nhiều khu phân của Cái Trí đều liên hệ với các loại tư tưởng khác nhau. Một thành kiến trong một loại tư tưởng nào đó sẽ gây ra một sự ứ đọng trong một khu phân tương ứng; tại điểm đó ḍng lưu chảy bị chậm lại. Hiệu quả sanh ra trên Thể Trí do sự ứ đọng đó giống như một mụt cóc to. Ở bất cứ điểm nào trên Thể Trí chúng ta cũng có thể nh́n ra ngoài, nhưng mụt cóc đó gây chướng ngại đối với cái nh́n như thế của chúng ta. Chúng ta hăy thử nh́n xuyên qua chỗ ấy của Thể Trí, chúng ta sẽ thấy các vật thể đều bị biến dạng như chúng tôi đă giải thích.

Do đó, Cái Trí chính là tay phá hoại sự thật. Ngay cả những người xuất chúng cũng có vài thành kiến. Chẳng hạn một người tự hào rằng ḿnh thoát khỏi thành kiến về điểm nào đó - như thành kiến về giai cấp hay màu da - vẫn mắc phải những thành kiến về những điểm khác, có thể là về lối xử thế. Một người có nước da ngâm ngâm, trắng, xậm như đồng hay vàng, không quan trọng đối với Y, nhưng nếu hắn ăn bằng dao hoặc nói bằng giọng quê mùa ở Tỉnh, th́ Y lại không thích.

Trong những thành kiến đó, tệ hơn cả là những thành kiến mà chúng ta không biết chúng có từ hồi nào, có thể là chúng đă xuất hiện từ thuở thơ ấu của chúng ta. Muốn tiêu diệt chúng tận gốc rễ thật khó khăn vô cùng. Cách duy nhất để thành công hoàn toàn chính là t́nh thương. Nếu cử chỉ của một người không được nhă nhặn, th́ một ngày kia Y cũng sẽ đạt đến chỗ hoàn thiện - nếu không phải là trong kiếp nầy th́ ít ra cũng trong kiếp tới - v́ người đó cũng như tất cả chúng ta, đều là thành phần của Đức Thượng Đế. T́nh thương của Đức Thượng Đế cũng như sự b́nh an của Ngài vượt lên trên tất cả mọi sự hiểu biết, chẳng những t́nh thương đó tha thứ cho tất cả, mà sự cần thiết được tha thứ cũng không c̣n hiện hữu trong đó nữa.

Chúng ta phải tập thương yêu mọi người cũng như tất cả là những bạn đồng môn của chúng ta vậy. Sự kết hợp giữa các Đệ Tử của một vị Chơn Sư là mối liên hệ bền chặt nhất ở Thế Gian nầy, ngoại trừ sự hợp nhất của các nhân vật trong Quần Tiên Hội. Sau rốt vị Đệ Tử tập mở rộng khả năng thương yêu của Y đến vô cùng mà Y đă đạt được trong trạng thái Nhứt Thể và mỗi khi gặp bất cứ người nào mà Y sẽ gặp th́ ban rải t́nh thương đó cho họ.

http://www.moryafederation.com/

 

 



 Đại cương Tiếng Nói Vô Thinh  

http://thongthienhoc.net/truongbigiao/DaiCuongTiengVoThinh3.htm

http://thongthienhoc.net/sach/NhanThong.htm