C. W. LEADBEATER  

NHĂN  ThÔNG

(CLAIRVOYANCE)  

 

TÔ HIỆP và nhóm dịch thuật KROTONA

2009


 

CHƯƠNG  I

NHĂN  THÔNG   G̀?

(What Clairvoyance is)

            Theo nghĩa đen, danh từ “nhăn thông” (clairvoyance) là “thấy rơ” (clear seeing), từ ngữ này bị dùng sai một cách đáng buồn, tệ hơn nữa, đă bị những người bán thuốc dạo dùng để lường gạt trong các chương tŕnh quảng cáo. Với ư nghĩa hạn hẹp, từ này bao hàm một hiện tượng trong phạm vi rộng lớn, có những đặc tính rất khác nhau mà người ta không thể đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và chính xác. Có người gọi đó là “thị giác tâm linh” (spiritual vision), nhưng sự diễn dịch này đưa đến nhiều hiểu lầm khác, v́ trong nhiều trường hợp, không có một quan năng nào liên hệ với nó. Do đó từ ngữ xúc tích này cần được giữ nguyên.

            Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi có thể định nghĩa nó là một năng lực trông thấy những ǵ mà mắt thường không thể thấy. Chúng tôi xin nói nhăn thông nầy thường, tuy không phải luôn luôn, đi kèm theo với nhĩ thông (clairaudience), là năng lực nghe được những ǵ mà lỗ tai b́nh thuờng không thể nghe được. Để tránh sự lặp đi lặp lại hai từ nầy, chúng tôi chỉ dùng một từ cho tựa đề quyển sách, nhưng nó gồm cả hai quan năng.

            Khởi sự chúng tôi có hai điều muốn nói. Thứ nhất, bài này không dành cho những người không tin vấn đề nhăn thông; tôi không t́m cách thuyết phục những người hoài nghi đó. Trong tác phẩm nhỏ này, không đủ chỗ dành cho việc đó; những người này phải nghiên cứu nhiều sách về trường hợp những cá nhân đă phát triển khả năng ấy, hay tự thí nghiệm theo lối thôi miên. Khi viết quyển sách này, tôi chỉ nghĩ đến những độc giả đă học và biết nhăn thông có thật, những độc giả thích thú t́m hiểu các phương pháp và những điều có thể xảy ra. Tôi có thể bảo đảm những điều tôi viết ra là do kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cẩn thận và đă được chứng nghiệm. Tôi không nói ra điều ǵ mà chính tôi chưa kinh nghiệm, mặc dù có một vài năng lực tôi diễn tả có thể mới mẻ và lạ lùng.

            Thứ hai là, tôi cố gắng tránh những ǵ có tính cách quá chuyên môn, nếu được. Thật ra quyển sách này phần chính tôi dành cho những học viên Thông Thiên Học, tôi xem các vị đó đă quen thuộc với những từ Thông Thiên Học thông dụng, đôi khi tôi chỉ nói ngắn gọn mà không cần giải nghĩa từng chi tiết.

            Nếu ai đọc quyển sách nhỏ này thấy một số từ ngữ khó hiểu, tôi đành xin lỗi và giới thiệu cho họ những giải thích sơ khởi trong các tác phẩm căn bản của Thông Thiên Học như: “Minh Triết Cổ Truyền”, “Con Người và Các Thể” của bà Annie Besant. Thật ra toàn thể hệ thống giáo lư Minh Triết Thiêng Liêng đều liên hệ với nhau rất chặt chẽ, và những phần khác nhau đều tuỳ thuộc lẫn nhau. Nếu muốn giải thích đầy đủ về từ ngữ nhăn thông, cần phải có một bài b́nh giải tường tận về Minh Triết Thiêng Liêng.

            Trước khi tŕnh bày chi tiết về nhăn thông, chúng tôi cần nói vài điều sơ khởi, để làm rơ thêm một ít sự kiện tổng quát về các cơi khác, ở đó người ta có thể sử dụng khả năng nhăn thông, cũng như những điều kiện có thể làm phát triển khả năng ấy.

            Trong những tác phẩm Thông Thiên Học, chúng tôi luôn luôn xác nhận tất cả những quan năng cao siêu này là di sản chung của nhân loại. Một trong những khả năng cao siêu ấy là nhăn thông, đang ở trạng thái tiềm ẩn nơi mỗi người; có một số người, khả năng này đă tự phát triển một cách đặc biệt sớm hơn những người khác. Sự kiện này là một thực tế, nhưng đối với phần đông người đời có vẻ mơ hồ, v́ họ cho rằng khả năng nhăn thông như điều ǵ hoàn toàn khác với những ǵ họ đă biết. Dù sao đi nữa, họ thà tin những ǵ đang có c̣n hơn là những ǵ mà họ không thể thấy được.

            Ư tưởng không thực tế này có thể được loại trừ nếu chúng ta cố gắng t́m hiểu, nhăn thông cũng như nhiều điều khác trong thiên nhiên, chính yếu là vấn đề rung động, thực ra chỉ là sự nới rộng những năng lực mà tất cả chúng ta đều sử dụng hàng ngày trong cuộc sống. Môi trường chúng ta đang sống được bao quanh bởi một khung trời bao la đầy không khí pha lẫn chất dĩ thái, nói đúng hơn là chất dĩ thái thấm nhập xuyên qua không khí và tất cả những vật chất khác. Ảnh hưởng của những tư tưởng bên ngoài đến với chúng ta phần chính là do những rung động trong khung trời bao la đó. Tất cả nhóm chúng ta đều hiểu rơ điều này, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu, v́ thực tế chỉ có một số rất nhỏ những tần số rung động b́nh thường chúng ta có thể đáp ứng được.

            Vơng mạc của con người chỉ có thể đáp ứng được một phần rất nhỏ, trong những rung động cực nhanh của chất dĩ thái; những rung động đặc biệt này tạo cho chúng ta có cảm giác ánh sáng. Điều đó nói lên rằng chúng ta chỉ có thể thấy những vật tự nó phát ra ánh sáng, hay những vật phản chiếu lại ánh sáng từ một nguồn sáng khác.

            Cũng thế, màng nhĩ con người chỉ có thể ứng đáp một số rất ít những rung động tương đối chậm, chỉ đủ để kích động không khí chung quanh chúng ta. Vậy, âm thanh mà chúng ta có thể nghe được là âm thanh tạo ra do những vật gây ra tần số rung động trong một giới hạn đặc biệt nào đó.

            Khoa học đă biết rơ, có một số lớn rung động cả trên lẫn dưới hai giới hạn này; như thế có nhiều loại ánh sáng mà mắt chúng ta không thể thấy, và có nhiều loại âm thanh mà tai chúng ta không thể nghe. Trong trường hợp ánh sáng, chúng ta chỉ có thể nhận thấy được những rung động cao hơn và thấp hơn giới hạn thấy được, bằng cách sử dụng tia quang hoá (actinic rays) ở đầu này của quang phổ, và tia nóng (heat rays) ở đầu kia.

            Những rung động với tần số mà chúng ta có thể nhận thức được chứa đầy cả không gian bao la, xen vào giữa những làn sóng rung động chậm của âm thanh và những làn sóng rung động nhanh của ánh sáng. Như thế, chắc hẳn là phải có những rung động chậm hơn rung động của âm thanh mà chúng ta không nghe được, và vô số những rung động nhanh hơn rung động của ánh sáng mà chúng ta không thể thấy được. Chúng ta bắt đầu hiểu rằng, những rung động mà chúng ta thấy và nghe được giống như ta chỉ nghe được một số ít dây trong số những dây của một cây đàn thụ cầm lớn vô cùng. Chúng ta học hỏi và suy luận rất ít trong những giới hạn rất nhỏ này; chúng ta chưa rơ những ǵ chúng ta sẽ biết được nếu chúng ta nhận thức được toàn bộ rung động trong thiên nhiên.

            Vấn đề này c̣n có một sự kiện liên hệ khác cần phải để ư là, sự khác nhau giữa người này với người kia về khả năng đáp ứng của họ, trong một giới hạn tương đối của những rung động tiếp nhận bởi các giác quan hữu h́nh của mỗi người. Tôi không nói đến sự tinh tế của việc thấy và nghe, mà người này có thể thấy một vật mờ nhạt, hoặc nghe tiếng nhỏ hơn người kia; không phải vấn đề thị lực, mà là một khoảng rộng cảm nhận được.

            Nếu ta dùng một lăng kính thật tốt, tạo ra một dăy quang phổ trên tờ giấy trắng, một số người đánh dấu lên giấy những điểm giới hạn của quang phổ mà họ có thể thấy được, chúng ta sẽ nhận thấy năng lực thị giác của họ rất khác nhau. Người này thấy một khoảng màu tím xa hơn các màu khác; người kia thấy màu tím ít hơn những màu khác, trong khi họ nhận được một sự nới rộng ở đầu cuối màu đỏ. Chỉ có số ít có thể thấy ở cả hai đầu xa hơn b́nh thường, chúng ta gọi họ là người nhạy cảm - thực sự họ dễ cảm nhận đối với một dăy lớn rung động hơn hầu hết những người trong cùng thời.

            Về phương diện nghe, sự khác nhau cũng có thể được trắc nghiệm bằng cách dùng một số âm thanh không quá cao đối với tai - ngay ven biên của khả năng thính giác - và người ta sẽ khám phá trong số những người tham dự, có bao nhiêu người có thể nghe được tiếng đó. Một trường hợp quen thuộc là tiếng kêu chít chít của loài dơi; thí nghiệm cho thấy rằng vào những buổi chiều mùa hè, cả bầu trời đầy tiếng kêu chát chúa, nhức nhối của giống thú nhỏ này, mà một số lớn người hoàn toàn không ư thức, và họ không nghe được ǵ cả.

            Những thí dụ trên cho chúng ta thấy rơ năng lực đáp ứng của con người không có giới hạn nhất định đối với rung động của chất dĩ thái hoặc của không khí. Một số trong chúng ta đă phát triển năng lực này rộng hơn những người khác; và người ta cũng nhận thấy ở cùng một người, khả năng đáp ứng thay đổi tùy theo những cơ hội khác nhau. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng suy ra rằng, người nào cũng có thể phát triển năng lực này; và khi đến lúc, họ có thể học cách phát triển năng lực thấy được những ǵ xem như vô h́nh đối với người khác, và nghe được những ǵ mà người khác không thể nghe. Chúng ta cũng biết rơ rằng, c̣n có một số những rung động mà người b́nh thường chưa nhận biết được, đang chờ đợi sự khám phá của chúng ta.

            Những cuộc thử nghiệm với các tia Rontgen cho ra kết quả đáng ngạc nhiên, khi đưa ra một số rung động mà người b́nh thường không nhận biết được. Đến nay, có nhiều vật chất được xem như mờ tối, đă trở thành trong suốt dưới những tia này. Sự kiện này cho phép chúng ta có thể giải thích loại nhăn thông sơ đẳng, liên hệ đến cách đọc một bức thư bên trong cái hộp đậy kín, hoặc thấy được những vật hiện diện trong một căn pḥng kế cận. Biết cách sử dụng tia Rontgen và có thêm vài dụng cụ thông thường khác, đủ để cho người nào cũng có thể thực hiện những tṛ ảo thuật.

            Đến đây, chúng ta chỉ mới đề cập đến sự nới rộng các giác quan của thể xác. Chúng ta được biết thể phách là phần mịn hơn làm thành cái khuôn thể xác, tất cả những cơ quan cảm giác của con người chứa một số lớn chất dĩ thái với nhiều mức độ đậm đặc khác nhau; thực tế khả năng những cơ quan này c̣n tiềm ẩn trong hầu hết chúng ta; nếu chúng ta tŕ chí theo đuổi con đường phát triển, th́ những khả năng đó sẽ phơi bày trước mắt chúng ta.

            Nhưng ngoài hai thể trên, chúng ta c̣n có hai thể khác nữa là thể vía và thể trí; theo tiến tŕnh thời gian, mỗi thể sẽ được đánh thức và trở nên hoạt động, đến lượt nó sẽ ứng đáp với các rung động vật chất ở cơi riêng của nó. Từ đó, hai thể này cung ứng như những dẫn thể cho linh hồn học hỏi, kinh nghiệm ở hai thế giới hoàn toàn mới lạ và rộng lớn về kiến thức và năng lực. Hai cơi này đang ở chung quanh chúng ta và tự do thấm nhập cơi này xuyên qua cơi kia. Đừng nghĩ rằng những cơi này tách rời và chất liệu tạo nên chúng hoàn toàn không liên kết nhau, thật ra chúng có vẻ như ḥa tan lẫn nhau. Vùng thấp nhất của cơi trung giới tạo thành những dăy liên kết trực tiếp với vùng cao nhất của cơi trần, cũng như vùng thấp nhất cơi thượng giới tạo thành những dăy liên kết trực tiếp với vùng cao nhất của cơi trung giới. Chúng ta không thể xem vật chất cấu tạo nên các thể này như là loại vật chất mới lạ, phải xem chúng chỉ là loại vật chất b́nh thường của cơi trần, nhưng được phân chia rất nhiều phần càng lúc càng thanh nhuyễn  hơn, và sự rung động cũng nhanh hơn rất nhiều, do đó chúng có những điều kiện và đặc tính hoàn toàn mới lạ.

            Như thế, những giác quan của chúng ta càng ngày càng phát triển vững chắc, và điều này không có ǵ là khó hiểu; với thị giác lẫn thính giác, chúng ta có thể nhận biết những rung động cao hơn rất nhiều và thấp hơn rất nhiều, so với những rung động mà chúng ta thường biết. Phần lớn các rung động thêm vào này vẫn thuộc cơi trần; chỉ v́ chúng ta chưa đủ khả năng cảm nhận phần dĩ thái của cơi đó, nên hiện tại chúng giống như một quyển sách c̣n khép kín đối với chúng ta. Những rung động như thế vẫn có thể nhận được bởi vơng mạc, dĩ nhiên chúng tác dụng lên chất dĩ thái nhiều hơn là lên vật chất nặng trược của vơng mạc. Tuy nhiên chúng ta nên hiểu sự tác động này chỉ liên quan đến cơ quan chuyên biệt để tiếp nhận chúng, mà không phải trọn cả bề mặt của thể phách.

            Trong vài trường hợp bất thường, những phần đặc biệt của thể phách, có thể đáp ứng với các rung động phụ trội này một cách bén nhạy hơn là đôi mắt. Sự bất thường này có thể được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phần chính là do sự phát triển từng phần của thể vía, v́ người ta t́m thấy các phần nhạy cảm của thể đó, gần như luôn luôn tương ứng với một trong những luân xa, tức trung tâm sinh lực của thể vía. Mặc dù trong trường hợp tâm thức thể vía chưa khai mở, các trung tâm này chưa linh hoạt ở cơi riêng của chúng, chúng vẫn đủ mạnh để kích thích sự tác động sắc bén của chất dĩ thái mà chúng thấm nhập.

            Khi chúng ta nghiên cứu các giác quan của thể vía bằng những phương pháp khác nhau, chúng ta nhận thấy thể vía không có các cơ quan cảm xúc chuyên biệt. Có lẽ sự kiện này cần phải giải thích thêm, v́ khi cố gắng t́m hiểu về sinh lư học của thể vía, dường như nhiều học viên cảm thấy khó chấp nhận những điều đă được tŕnh bày. Chất liệu thể vía thâm nhập một cách hoàn toàn trong thể xác, như vậy phải có sự tương đồng chính xác giữa hai vận cụ này, và  mỗi vật hữu h́nh đều có một thể vía kèm theo.

            Những điều tŕnh bày trên rất chính xác, tuy nhiên người b́nh thường chưa khai mở nhăn quan cơi trung giới có thể hiểu lầm. Mỗi chất liệu ở cơi vật chất đều có một chất liệu cơi trung giới, theo thứ tự kết hợp chặt chẽ với nó, không tách rời khỏi nó, ngoại trừ do tác động mạnh của một lực huyền bí; chỉ trong trường hợp này, hai thể tách rời nhau cho đến khi lực tác động chấm dứt. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, các phần tử chất liệu cơi trung giới kết hợp với nhau rất lỏng lẻo, so với các phần tử tương ứng của cơi trần.

            Thí dụ, trong một thanh sắt, chúng ta có một khối phân tử cơi vật chất trong trạng thái đặc, có thể nói rằng vị trí tương đối của những phân tử này thay đổi rất ít, mặc dù mỗi phân tử rung động cực nhanh trong phạm vi riêng của nó. Phần tương ứng ở cơi trung giới của thanh sắt gồm có cái mà chúng ta thường gọi là chất đặc của cơi trung giới, đó là chất liệu của cảnh thấp nhất và nặng trược nhất của cơi trung giới. Tuy thuộc cảnh thấp nhất cơi trung giới, nhưng những phần tử của nó thay đổi vị trí tương đối rất nhanh và liên tục, những phần tử này di chuyển dễ dàng như sự di chuyển của những phần tử trong chất lỏng ở cơi trần. Như thế, không có sự liên hệ cố định giữa bất cứ một phần tử nào ở cơi vật chất với những chất liệu cơi trung giới, trong lúc chúng tác động như một thể tương ứng đối với vật thể cơi trần.

            Điều này cũng đúng đối với thể vía con người, chúng ta có thể xem như nó gồm hai phần: một phần kết tụ đậm đặc chiếm cùng một vị trí với thể xác, và một vùng chất liệu trung giới thưa thớt, như đám mây bao chung quanh phần đậm đặc. Trong cả hai phần này và ở giữa chúng, những phần tử vận chuyển thật nhanh. Khi nh́n sự vận chuyển của các phân tử trong thể vía, chúng ta thấy giống h́nh ảnh nước đang sôi sùng sục

            Điều này làm cho chúng ta hiểu rằng, mỗi cơ quan của thể xác, đều luôn luôn có một cơ quan tương ứng được tạo nên do những chất liệu cơi trung giới; và cơ quan tương ứng này không duy tŕ cùng những phần tử chất liệu cơi trung giới lâu hơn vài giây đồng hồ. Do đó không có chất liệu trung giới tương ứng chuyên biệt đối với chất liệu tạo nên thần kinh thị giác và thính giác, cũng như những cơ quan khác. Như thế, dù mắt và tai của thể xác luôn luôn có bộ phận tương ứng bằng chất liệu cơi trung giới, nhưng phần chất liệu cơi trung giới đặc biệt này có khả năng đáp ứng những rung động của thị giác hay thính giác trung giới, không hơn không kém những phần chất liệu khác của thể vía.

            Chúng ta thường dùng từ ngữ “thị giác thể vía” hoặc “thính giác thể vía” cho dễ hiểu; thật ra chúng ta chỉ muốn diễn tả khả năng đáp ứng với các rung động, đưa đến ư thức con người, khi họ đang hoạt động trong thể vía, tương đương với những dữ kiện cùng đặc tính do mắt và tai chuyển đến họ khi họ đang ở trong thể xác. Nhưng trong điều kiện hoàn toàn khác của cơi trung giới, không cần có những cơ quan chuyên biệt hoá để đạt được kết quả này. Mỗi phần của thể vía, đều mang chất liệu có khả năng đáp ứng như nhau; do đó khi một người hoạt động trong thể vía, họ có thể thấy rơ đồ vật ở sau lưng, ở dưới, ở trên mà không cần xoay đầu nh́n lại.

            C̣n một điểm khác nữa, nếu không đề cập đến th́ thiếu sót, đó là vấn đề luân xa. Những học giả Thông Thiên Học từng quen với ư niệm về sự hiện hữu của những trung tâm lực trong thể vía và thể phách của con người; những trung tâm lực này đến lúc sẽ được luồng hoả xà linh thiêng (sacred serpent – fire) làm cho sinh động khi con người tiến hoá cao hơn. Những trung tâm lực này không giống những cơ quan theo nghĩa thông thường, v́ không phải xuyên qua chúng con người thấy và nghe như đối với mắt và tai của thể xác. Tuy nhiên, năng lực cảm giác của thể vía tùy thuộc rất nhiều vào sự sinh động của những trung tâm lực này; mỗi trung tâm lực khi được khai mở, sẽ làm cho cả thể vía có khả năng đáp ứng với một loạt những rung động mới.

            Tuy nhiên, không có bất cứ một kết hợp nào thường trực của các chất thể vía vào những trung tâm lực này. Chúng chỉ là các ṿng xoáy của chất thể vía, tất cả những phần tử của chất thể vía đều lần lượt tuôn tràn qua những trung tâm ấy, có lẽ đó là những điểm mà năng lực cao hơn từ cơi trên tiếp xúc với thể vía. Cách diễn tả này chỉ cho ta một phần ư niệm về h́nh dáng của chúng, v́ chúng là những luồng xoáy có bốn chiều đo, như vậy khó biết được lực đi xuyên qua chúng xuất phát từ đâu. Nhưng bất cứ trường hợp nào, tất cả các phần tử đều lần lượt đi xuyên qua mỗi trung tâm lực, như thế cũng dễ hiểu là mỗi trung tâm lực có thể gợi nên năng lực tiếp nhận của tất cả những phần tử thể vía đối với một số những rung động, vậy tất cả những phần tử của thể vía đều hoạt động đồng đều như những giác quan.

            Vấn đề thị giác của cơi trí lại hoàn toàn khác hẳn, v́ trong trường hợp này không có những giác quan riêng biệt như thị giác và thính giác, mà chỉ có một giác quan tổng quát có thể đáp ứng hoàn toàn những rung động đến với nó. Nếu bất cứ vật ǵ xuất hiện trong ṿng nhận thức của thể trí, nó lập tức hiểu biết trọn vẹn vật đó; khi ấy thể trí thấy, nghe, cảm nhận và hiểu biết tất cả về vật đó do một tác động nhanh như chớp. Tuy nhưng quan năng tuyệt diệu này chỉ khác với quan năng mà hiện tại chúng ta đang sử dụng về cấp độ, chớ không khác về loại; ở cơi thượng giới, cũng giống như ở cơi trần, nhờ những rung động mà những ấn tượng được truyền đi từ sự vật đến chủ thể tiếp nhận.

            Trên cơi bồ đề, lần đầu tiên chúng ta tiếp xúc với một quan năng hoàn toàn mới, không giống với những quan năng mà chúng ta đă nói; ở đây người ta nhận thức bất cứ sự vật ǵ nhờ một cách thức hoàn toàn khác hẳn, không do sự rung động từ bên ngoài. Vật bị quan sát trở nên một thành phần của chính người quan sát, và người quan sát nghiên cứu vật ấy từ bên trong, thay v́ từ bên ngoài. Năng lực này không có liên hệ ǵ đến nhăn thông.

            Sự khai mở toàn phần hoặc từng phần của bất cứ một trong các quan năng này, đều được chúng ta gọi là nhăn thông, là năng lực nhận thấy những ǵ mà thị giác của thể xác không nh́n thấy được. Các quan năng này có thể được khai mở bằng nhiều cách khác nhau, đề cập một ít về những đường lối khác nhau này cũng không phải là vô ích.

            Thí dụ một người có thể tiến hóa trong t́nh trạng cô lập đối với tất cả, ngoại trừ những ảnh hưởng tốt nhất từ ngoại giới, và từ đầu họ phát triển theo đường lối thông thường một cách hoàn hảo, những giác quan của người ấy cũng sẽ được khai mở theo một tŕnh tự b́nh thường. Những giác quan thể xác của họ sẽ lần lần nới rộng phạm vi, cho đến lúc chúng đáp ứng được với tất cả rung động của vật chất, rồi đến chất dĩ thái. Như vậy, thứ tự tiếp theo là trở nên nhạy cảm hơn đối với phần thô kệch của cơi  trung giới, rồi đến phần thanh nhẹ hơn; cho đến khi đúng lúc đến lượt quan năng của cơi trí bắt đầu phát triển.

            Trên thực tế, sự khai mở đều đặn như thế ít khi xảy ra. Có những người đôi khi lóe lên tâm thức cơi trung giới, mà thị giác thể phách vẫn chưa được đánh thức. Sự phát triển không đều đặn là một trong những nguyên nhân chính, làm cho con người phải chịu trách nhiệm một cách bất thường về sự sai lầm của năng lực nhăn thông - một trách nhiệm không thể tránh khỏi, ngoại trừ người ấy phải được huấn luyện cẩn thận lâu dài dưới sự hướng dẫn của một bậc thầy có khả năng.

            Những học giả Thông Thiên Học đều biết có sự hiện hữu của những bậc thầy như thế, ngay trong thế kỷ 19 của chủ nghĩa duy vật này, lời nói của người xưa vẫn c̣n là chân lư, “khi đệ tử đă sẵn sàng, th́ Chân Sư cũng sẵn sàng,”“khi có thể bước vào pḥng học tập, đệ tử sẽ luôn luôn t́m thấy Chân Sư.” Họ cũng hiểu rơ rằng, chỉ dưới sự hướng dẫn như thế, một người mới có thể khai mở các năng lực tiềm tàng một cách an toàn và chắc chắn. V́ một người khai mở khả năng nhăn thông mà chưa được huấn luyện, chính họ dễ bị lừa phỉnh về ư nghĩa và giá trị của những điều họ thấy, cũng như cái thấy của họ hoàn toàn bị lệch lạc, khi đem nó về tâm thức thể xác.

            Ngay khi người đệ tử tiếp nhận được giáo huấn về những khả năng huyền bí, cũng không chắc là họ sẽ khai mở đúng theo thứ tự lư tưởng như đă được gợi ư ở trên; do t́nh trạng tiến bộ lúc trước chưa đủ để họ có thể thành đạt dễ dàng. Nhưng bất cứ trường hợp nào, khi được một vị thầy có đầy đủ khả năng hướng dẫn, người đệ tử hoàn toàn yên tâm về sự phát triển tâm linh sẽ tiến triển theo đường lối tốt nhất đối với họ. Một điều ích lợi lớn khác, là người đệ tử có thể điều khiển những quan năng mà họ hoạch đắc được; cũng như họ có thể sử dụng chúng hoàn toàn và thường xuyên, khi họ cần cho công việc phụng sự Minh Triết Thiêng Liêng. Trái lại trong trường hợp người chưa được huấn luyện, những năng lực như thế thường chỉ biểu lộ từng phần và không liên tục, lúc có, lúc không theo cảm hứng riêng của chúng.

            Nhiều người đưa lư do bài bác rằng, nếu quan năng nhăn thông như đă nói là một phần của sự khai mở huyền bí, và là dấu hiệu của một sự tiến bộ nào đó; như thế có vẻ hơi kỳ lạ, v́ quyền năng đó thường được sở hữu bởi những người sơ khai, hoặc bởi người thiếu học vấn và kém văn hoá trong giống dân chúng ta, lẽ dĩ nhiên, dù trên quan điểm nào họ cũng là những người kém tiến hóa. Mới nh́n thoáng qua th́ có vẻ như vậy, nhưng thật ra sự nhạy cảm của người hoang dă hay của người dốt nát thô lỗ ở Âu Châu không phát triển cùng một cách thức, và cũng không giống với quan năng của người được huấn luyện đúng cách.

            Nếu giải thích chi tiết chính xác về sự khác nhau, chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề kỹ thuật khó hiểu hơn, v́ thế chúng ta chỉ đưa ra ư kiến tổng quát để phân biệt giữa hai điều này, rút ra từ một thí dụ về khả năng nhăn thông ở cảnh thấp nhất, liên hệ trực tiếp đến cơi vật chất. Trong con người, thể phách liên hệ rất chặt chẽ với hệ thần kinh, và bất cứ tác động nào lên phần này cũng sẽ nhanh chóng gây phản ứng lên phần kia. Hiện nay, dù ở Trung Phi hay Âu Tây, cũng có xuất hiện rải rác những người hoang dă có thị giác thể phách; người ta quan sát thấy rằng ở hầu hết những người này đều có sự rối loạn trong hệ thần kinh giao cảm, và sự hoạt động của khả năng này ngoài tầm kiểm soát của họ. Thật ra đó là một thứ cảm giác toàn khối không rơ ràng, thuộc về toàn cả thể phách, hơn là một nhận thức cảm giác chính xác qua một cơ quan chuyên biệt hóa.

            Ở những giống dân về sau, cũng như ở những người tiến hóa cao, năng lực của con người tập trung nhiều hơn vào sự phát triển những khả năng trí tuệ, sự nhạy cảm lờ mờ này thường sẽ biến mất. Nhưng khi con người bắt đầu khai mở khả năng tâm linh, họ sẽ phục hồi lại khả năng nhăn thông, lần này là một khả năng chính xác và rơ ràng, đặt dưới sự kiểm soát của ư chí, và tác động xuyên qua một cơ quan cảm giác xác định; một điều đáng ghi nhận là bất cứ một tác động nào của thần kinh liên hệ giao cảm với nó, giờ đây gần như hoàn toàn thuộc về hệ thần kinh năo tuỷ.

            Bà Besant đă viết về vấn đề này như sau: “H́nh thức tâm linh thấp thường được thấy ở loài thú cũng như ở loài người rất kém trí khôn, và rất ít khi có ở những người mà trí khôn đă phát triển nhiều. Những năng lực tâm linh thấp này h́nh như chỉ liên hệ với thần kinh giao cảm mà không liên hệ thần kinh năo tuỷ. Những tế bào hạch to lớn của hệ thần kinh giao cảm chứa một tỷ lệ rất lớn chất dĩ thái, do đó chúng dễ bị ảnh hưởng bởi những rung động thô kệch của cơi trung giới, hơn là những tế bào chứa ít chất dĩ thái. Khi hệ thần kinh năo tủy nẩy nở nhiều, năo bộ phát triển hơn, hệ thần kinh giao cảm trở về vị trí phụ thuộc, th́ sự nhạy cảm đối với những rung động tâm linh bị các rung động mạnh và linh hoạt hơn của hệ thần kinh năo tủy chế ngự. Đúng là ở giai đoạn sau này của cuộc tiến hoá, sự nhạy cảm tâm linh tái xuất hiện, nhưng nó phát triển liên hợp với các trung tâm thần kinh năo tuỷ, và do ư chí kiểm soát. Chúng ta thấy có rất nhiều trường hợp đáng thương bởi khả năng tâm linh bị kích động quá độ và bất thường, do năo bộ phát triển chưa đủ và hệ thần kinh giao cảm vẫn c̣n chiếm ưu thế.”

            Tuy nhiên, ở một vài người có văn hóa cao và có tư tưởng hướng về tinh thần, đôi khi có những tia sáng thấu thị, mặc dù họ chưa bao giờ được nghe hoặc được huấn luyện để khai mở khả năng ấy. Trong trường hợp đó, sự thoáng thấy của họ chứng tỏ rằng họ đă đến giai đoạn tiến hoá sẵn sàng để những năng lực này bắt đầu biểu lộ một cách tự nhiên. Sự xuất hiện những năng lực như thế sẽ giúp kích thích thêm cho họ cố gắng duy tŕ tiêu chuẩn đạo đức cao và trong sạch, cũng như sự quân b́nh về tinh thần; nếu không đạt được những điều kiện này, nhăn thông chỉ là một sự nguyền rủa chớ không phải là một ân phúc cho người sở hữu nó.

            Có nhiều giai đoạn trung gian giữa những người hoàn toàn không nhạy cảm đối với vấn đề tâm linh, và những người đă phát triển đầy đủ năng lực nhăn thông. Một trường hợp đáng chú ư là có những người chưa phát triển khả năng nhăn thông, nhưng họ biểu lộ một số khả năng tâm linh dưới ảnh hưởng của thuật thôi miên. Ở những người này, bản chất tâm linh đă nhạy cảm, nhưng tâm thức của họ chưa đủ khả năng tác động trong đời sống vật chất c̣n nhiều rối ren. Tâm trí người ấy cần phải được tự do,  gián đoạn tạm thời với những giác quan bên ngoài, trong trạng thái xuất thần do thôi miên, khi ấy họ có thể sử dụng quan năng tiên đoán vừa bắt đầu nẩy nở bên trong.  Dĩ nhiên trong trạng thái xuất thần do thôi miên, cũng có vô số mức độ sáng suốt khác nhau; từ một người b́nh thường, không chút ǵ thông minh, đến người hoàn toàn kiểm soát được năng lực thị giác và có thể hướng nó đến bất cứ nơi nào họ muốn. Ở một giai đoạn cao hơn, khi tâm thức được tự do thoát khỏi sự kềm chế của nhà thôi miên, họ đạt đến những vùng thị giác rất cao ngoài giới hạn hiểu biết của họ.

            Bước phát triển kế tiếp là lúc con người có thể chế ngự hoàn toàn thể xác, như lúc xuất thần mà không cần đến thuật thôi miên. Ở giai đoạn này, năng lực thị giác phi thường tuy không biểu lộ trong lúc thức tỉnh, nhưng trở nên linh hoạt trong giấc ngủ b́nh thường của thể xác. Sách vở có nói nhiều về những nhà tiên tri và linh thị, họ là người được “Thượng Đế mặc khải trong giấc mơ,” hoặc họ tṛ chuyện với các vị cao cả trong đêm tĩnh mịch.

            Hầu hết những người có văn hóa cao của các giống dân tiến hoá trên thế gian, đều phát triển đến một mức độ nào đó về khả năng này; có nghĩa là những giác quan thể vía của họ hoạt động đầy đủ, có khả năng tiếp nhận một cách hoàn hảo ảnh hưởng từ những đối tượng và thực thể trên cơi riêng của chúng. Nhưng muốn sử dụng những khả năng ấy trong khi sinh hoạt bằng thể xác ở cơi trần, cần phải có hai sự thay đổi: thứ nhất, linh hồn (Ego) cần được đánh thức để nhận biết thực tại ở cơi trung giới; tâm thức phải thoát ra khỏi vỏ kén tạo nên bởi những tư tưởng trong lúc thức của chính họ để nh́n xem xung quanh, quan sát và học hỏi; thứ nh́, tâm thức của họ phải được duy tŕ, khi linh hồn quay về thể xác, gây ấn tượng lên năo bộ để nó có thể nhớ lại những ǵ đă thấy và học hỏi. Sự thay đổi thứ nhất quan trọng hơn sự thay đổi thứ hai, v́ linh hồn, tức con người thật, có được lợi ích do thu thập những sự kiện trên cơi đó, mặc dù họ có thể không được thỏa măn do sự không nhớ lại được những ǵ đă trải qua trong giấc ngủ của xác thân.

            Nhiều học giả thường hỏi: đầu tiên quan năng nhăn thông này sẽ được biểu lộ trong họ như thế nào?  Làm sao họ có thể biết được khi họ đạt tới giai đoạn bắt đầu thấy lờ mờ các điều báo trước? Có sự khác biệt rất nhiều giữa các trường hợp, v́ thế chúng  ta không thể đưa ra bất cứ câu trả lời chung nào cho vấn đề này.

            Có một số người bắt đầu bằng cách đắm ch́m trong ảnh hưởng của một vài loại kích thích bất thường, để có được một thứ thị giác xuyên thấu nào đó;  trong trường hợp này, chủ thể tư tưởng thường nhận ra rằng họ chỉ là nạn nhân của ảo giác. Một số người khác bắt đầu bằng sự nhận thấy một cách gián đoạn, từng lúc, những màu sắc chói sáng và những rung động của hào quang con người. Có người thường thấy và nghe những điều mà người chung quanh không nghe thấy ǵ cả. Cũng có người thấy các vẻ mặt, phong cảnh hay các đám mây đầy màu sắc trôi nổi bềnh bồng trước mắt họ trong bóng tối, trước khi họ ch́m vào giấc ngủ. Có lẽ kinh nghiệm thông thường nhất của phần đông, là bắt đầu nhớ lại càng ngày càng rơ ràng hơn những sự việc mà họ đă thấy và nghe trên các cơi khác trong lúc ngủ.

            Chúng ta đă có một hướng nh́n khá rơ ràng, bây giờ chúng ta có thể tiến hành khảo sát các hiện tượng nhăn thông khác nhau.

            Các hiện tượng này rất khác biệt, cả về phương diện đặc tính lẫn mức độ, thật không dễ dàng phân loại nhăn thông một cách hoàn hảo. Thí dụ, chúng ta có thể sắp xếp chúng tuỳ theo loại thị giác được sử dụng, có thể là thị giác thuộc thể trí, thể vía hay chỉ là của thể phách. Chúng ta có thể phân chia tuỳ theo năng lực của người có nhăn thông: họ đă được huấn luyện, hay chưa được huấn luyện; đó là nhăn quan thường xuyên và điều khiển được hoàn toàn, hay chỉ là sự thấy không liên tục và không do ư chí kiểm soát; nhăn quan ấy chỉ có thể thực hiện dưới ảnh hưởng của thôi miên, hay không cần sự trợ giúp của thuật thôi miên; họ có thể sử dụng khả năng này trong lúc thể xác thức tỉnh, hay chỉ có được nó khi thể xác ch́m đắm trong giấc ngủ, hoặc trong trạng thái xuất thần.

            Tất cả những sự phân biệt này đều quan trọng mà chúng ta phải để ư đến, trong khi tiếp tục khảo sát vấn đề, nhưng trên phương diện toàn thể, chúng ta có thể theo cách sắp xếp thực dụng nhất mà ông Sinnett đă chọn qua tác phẩm của ông “Tính chất hợp lư của thuật thôi miên”, đó là quyển sách mà tất cả nghiên cứu sinh về nhăn thông cần phải đọc. Như vậy, trong khi nghiên cứu hiện tượng đó, ta sẽ sắp xếp chúng theo khả năng nhăn thông được sử dụng hơn là theo cơi mà người có nhăn thông đạt được, do đó chúng ta có thể sắp nhóm các trường hợp nhăn thông theo những tiết mục như sau:

            1. Nhăn thông đơn giản: người mở được khả năng nhăn thông này có thể thấy được những thực thể thuộc thể vía hay thể phách ở chung quanh họ, nhưng họ không có khả năng quan sát những nơi chốn hoặc những cảnh tượng xảy ra ở những thời điểm khác hơn hiện tại.

            2. Nhăn thông trong không gian: khả năng thấy được những cảnh tượng hay biến cố xảy ra ở cách xa trong không gian; dù cảnh tượng ấy ở một khoảng cách rất xa mà sự quan sát b́nh thường không thể nhận thấy, hoặc bị che khuất bởi những vật chắn ngang.

            3. Nhăn thông trong thời gian: khả năng thấy những vật hay biến cố xảy ra không phải trong hiện tại, mà là những sự việc xảy ra trong quá khứ hoặc tương lai.


CHƯƠNG  II

NHĂN  THÔNG  ĐƠN  GIẢN – TOÀN  PHẦN

(Simple clairvoyant – Full)

 

            Chúng ta đă định nghĩa nhăn thông này như là một sự khai mở thị giác thể phách, hay thể vía, để có thể thấy được những ǵ chung quanh chúng ta ở mức độ tương ứng, nhưng thường th́ chúng ta không có khả năng thấy được những vật ở một khoảng cách rất xa, cũng không nhận biết được quá khứ hay tương lai. Nhưng khả năng thấy xa hơn này, không phải hoàn toàn không có ở người mở nhăn thông đơn giản, v́ thị giác thể vía có tầm sâu rộng hơn thị giác thể xác; người có khả năng nhăn thông này đôi lúc t́nh cờ thấy được những mảnh vụn h́nh ảnh của quá khứ hoặc vị lai, mà khi họ muốn chính họ cũng không biết làm cách nào để thấy được chúng. Do đó, chúng ta thấy có sự khác biệt rất rơ ràng giữa sự t́nh cờ thoáng thấy, và năng lực thấy được thực sự trong việc phóng tầm nh́n vào không gian hay thời gian.

            Chúng ta nhận thấy có nhiều cấp độ nhăn thông khác nhau trong những người nhạy cảm, từ người chỉ nhận được cảm tưởng lờ mờ, không xứng đáng gọi là nhăn thông, cho đến người có đầy đủ năng lực thị giác thể phách và cả thể vía. Có lẽ đối với chúng ta, phương pháp đơn giản nhất là bắt đầu diễn tả trường hợp những người đă phát triển đầy đủ năng lực này; rồi những trường hợp phát triển từng phần được liệt kê vào vị trí của chúng một cách  tự nhiên.

            Trước hết, chúng ta hăy t́m hiểu thị giác thể phách. Khả năng này chỉ đơn giản là sự nhạy cảm sâu rộng hơn b́nh thường đối với những rung động vật chất; tuy người có được khả năng này sẽ thấy được một số sự việc mà đa số người đời không thấy được. Chúng ta hăy quan sát những sự vật quen thuộc (cả những sự vật sinh động lẫn không sinh động) thay đổi như thế nào dưới nhăn quan này, và có những yếu tố mới nào xen vào. Những ǵ tôi sắp diễn tả nơi đây, là kết quả của một khả năng đầy đủ, được kiểm soát hoàn hảo; và hầu hết những trường hợp gặp trong cuộc sống thực tế h́nh như đều xảy ra trong một giai đoạn ngắn.

            Sự thay đổi rơ ràng nhất, là hầu hết những vật thể không sinh động đều xuất hiện gần như trong suốt dưới nhăn quan của người đạt được khả năng này, người ấy trở nên nhạy cảm hơn đối với những độ dài sóng khác nhau của một vài sự rung động. Họ có thể dễ dàng thấy xuyên qua tường gạch, v́ đối với thị giác này, bức tường gạch dường như chỉ là một màn mỏng của sương mù. Cho nên việc ǵ xảy ra trong một căn pḥng kế bên, họ đều thấy rơ như không có bức tường ngăn cách; họ có thể tả lại một cách chính xác đồ vật để trong một cái hộp đóng kín, hay đọc một bức thư c̣n niêm phong; chỉ cần một ít kinh nghiệm, họ có thể thấy một đoạn văn trong một quyển sách khép kín. Việc đọc quyển sách khép kín, hoàn toàn dễ dàng đối với người có thị giác thể vía, nhưng khá khó khăn đối với người sử dụng thị giác thể phách; v́ vấn đề là họ phải nh́n xuyên qua tất cả những trang sách chồng chất lên nhau.

            Người ta thường hỏi, trong cuộc sống hàng ngày, người ấy luôn luôn thấy bằng thị giác bất thường đó, hay chỉ sử dụng nó khi nào họ muốn. Câu trả lời là, nếu quan năng này được phát triển một cách hoàn hảo, họ sẽ hoàn toàn kiểm soát được nó, và họ có thể sử dụng nhăn quan đó hoặc nhăn quan b́nh thường của đôi mắt thể xác tùy theo ư muốn. Họ thay đổi từ nhăn quan này qua nhăn quan kia một cách rất dễ dàng và tự nhiên, giống như bây giờ chúng ta thay đổi tiêu điểm của mắt từ một cuốn sách trên bàn đến một vật nào đó đang di động ở cách xa chúng ta một dặm. Đó là khả năng tập trung tâm thức vào một quang cảnh nào đó theo ư muốn. Trong một lúc nhất định, người này hoàn toàn thấy rơ vật mà họ chú ư đến, đồng thời họ cũng có một tri thức lờ mờ về một quang cảnh khác,  giống như khi chúng ta tập trung nh́n vào bất cứ vật ǵ mà chúng ta cầm trong tay, chúng ta cũng thấy lờ mờ bức tường đối diện như là một bối cảnh.

            Khi một người sở hữu quyền năng thị giác đó, sẽ có một sự thay đổi kỳ lạ khác, đó là họ thấy mặt đất ở dưới chân họ trở nên gần như trong suốt, do đó họ có thể thấy xuyên qua khá sâu dưới ḷng đất; giống như với mắt thường, chúng ta có thể thấy xuyên qua nước trong. Sự kiện này cho họ thấy được một sinh vật đang chui dưới đất, họ có thể phân biệt mạch mỏ than hay kim loại v.v…, nếu không ở quá sâu dưới mặt đất.

            Giới hạn của thị giác thể phách khi người ta nh́n qua chất đặc, giống như giới hạn khi chúng ta nh́n qua nước hay sương mù. Chúng ta không thể thấy ngoài một khoảng cách nào đó, v́ môi trường trung gian qua đó chúng ta nh́n không hoàn toàn trong suốt.

            Đối với người đă đạt được năng lực thị giác này, họ thấy h́nh dáng của những vật thể sinh động thay đổi rất nhiều. Cơ thể của con người và thú vật đối với người ấy trở nên trong suốt, cho nên họ có thể nh́n thấy sự hoạt động của các cơ quan nội tạng, và họ có thể chẩn đoán đến một mức độ nào đó đối với vài căn bệnh.

            Với khả năng thị giác này, họ cũng có thể nhận thấy một số những nhóm sinh vật khác nhau, các loài tinh linh thiên nhiên và những loài khác nữa, mà thể xác của chúng không thể phản ảnh bất cứ loại tia sáng nào trong giới hạn của quang phổ như thường được thấy. Trong các thực thể họ thấy được, có một vài loài tinh linh thiên nhiên bậc thấp, mà thể xác của chúng được cấu tạo bằng chất dĩ thái nặng trược hơn. Nhóm này gồm hầu hết những loài tiên nữ, thần tài, ma quỉ mà nhiều câu chuyện về chúng vẫn c̣n lưu truyền ở các vùng núi Tô Cách Lan, Ái Nhĩ Lan và nhiều nơi trên khắp thế giới.

            Loài tinh linh thiên nhiên là loài chính yếu cư ngụ trên cơi trung giới, nhưng vẫn có khá nhiều loài đó thuộc về phần dĩ thái của cơi trần; dĩ nhiên phần này dễ được thấy bởi tầm mắt của người thường hơn những phần khác. Thật vậy, khi đọc các chuyện thần tiên phổ thông, người ta thường bắt gặp các dấu hiệu cho thấy rơ là chúng thuộc về nhóm tinh linh thiên nhiên mà chúng ta đang đề cập đến. Bất cứ học giả nào có đọc về những chuyện thần tiên đều nhớ rằng, người ta thường nói đến một vài loại dầu hay thuốc bí ẩn, khi thoa lên mắt một người, làm cho người ấy đôi khi th́nh ĺnh thấy được những thành viên của đoàn thể tiên gia (fairy commonwealth).

            Thường có những câu chuyện về hiệu quả của việc dùng chất thuốc thoa lên mắt, những câu chuyện này xuất phát từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, chắc hẳn có một sự thật nào đó ở phía sau những câu chuyện này, cũng như thường có những sự thực ở phía sau truyền thuyết dân gian phổ thông. Hiện nay không có sự thoa vào mắt như thế để mở thị giác thể vía, mặc dù có một vài loại dầu khi thoa lên khắp cả thân thể, sẽ trợ giúp rất nhiều cho sự xuất vía ra khỏi thể xác một cách có tri thức đầy đủ. Sự hiểu biết về điều này dường như được tồn tại từ thời trung cổ, đó là bằng chứng cho thấy một vài dấu vết về ma thuật thời xưa. Nhưng việc thoa thuốc lên đôi mắt có thể rất dễ kích thích sự nhạy cảm của mắt và làm cho nó tiếp nhận được một số rung động của chất dĩ thái.

            Câu chuyện thường xảy ra liên hệ đến người dùng cách thoa loại dầu thần bí để nh́n thấy được tiên nữ, kết quả là họ bị vị tiên nữ đập hay đâm vào mắt, chẳng những làm cho thị giác thể phách của họ bị mất mà thị giác của thể xác cũng không c̣n sử dụng được (Xin xem quyển “Phương diện khoa học về những chuyện thần tiên” của ông E.S.Hartlane trong bộ sách “Khoa học hiện đại”, hoặc những sưu tập khác về các chuyện thần tiên). Nếu thị giác hoạch đắc là thị giác cơi trung giới, điều đó sẽ hoàn toàn vô hiệu, v́ sự tổn thương của thể xác không ảnh hưởng ǵ đến quan năng thể vía; nhưng nếu thị giác thuộc về thể phách, trong nhiều trường hợp sự hư hỏng đôi mắt thể xác sẽ tức khắc làm mất nhăn quan thể phách, v́ cơ chế tác động giữa hai thể liên hệ chặt chẽ nhau .

            Bất cứ người nào sở hữu năng lực thị giác đó, cũng có thể nhận thấy thể phách con người,  nhưng v́ kích thước thể phách gần như y hệt thể xác, thành ra nó khó lôi cuốn sự chú ư của họ, ngoại trừ lúc thể phách tách rời một phần nào ra khỏi thể xác trong lúc xuất thần hoặc lúc chịu ảnh hưởng của sự gây mê. Sau khi chết, thể phách hoàn toàn rút ra khỏi thể xác, người có năng lực thị giác đó sẽ thấy nó rơ ràng, và họ thường thấy nó bay lượn trên các phần mộ mới chôn cất, khi họ đi ngang qua một đất thánh hay một nghĩa địa. Nếu có dịp tham dự một buổi cầu hồn, người ấy sẽ thấy chất thể phách rỉ ra từ bên hông của đồng tử, họ có thể quan sát thấy những thực thể thông linh sử dụng chất này.

            Người phát triển khả năng nhăn thông loại này cũng sớm thấy được rằng khả năng nhận thức về màu sắc của họ được nâng cao hơn. Họ có thể nhận thấy một số màu sắc hoàn toàn mới lạ, khác với bất cứ màu sắc nào có trong quang phổ như chúng ta đă biết, cho nên không có từ ngữ để diễn tả. Chẳng những họ thấy các đồ vật lạ có màu sắc hoàn toàn mới lạ, mà họ c̣n thấy có những thay đổi màu sắc của nhiều đồ vật quen thuộc, tùy theo chúng có hay không một vài sắc thái của các màu mới lạ này trộn lẫn với màu cũ. Như vậy dưới mắt người b́nh thường, hai loại màu sắc hiện ra có vẻ hoàn toàn ḥa hợp nhau,  nhưng người có nhăn quan tinh vi hơn sẽ thấy những sắc thái khác biệt.

            Chúng ta hăy đề cập đến một vài sự thay đổi chính yếu xảy ra khi một người sở hữu thị giác thể phách. Phải luôn luôn nhớ rằng trong hầu hết mọi trường hợp, cùng lúc cũng có sự thay đổi tương xứng đến với các giác quan khác của họ; v́ thế họ có thể nghe, và có lẽ cũng có thể cảm nhận nhiều hơn hầu hết những người chung quanh họ. Bây giờ, giả sử họ có thêm được thị giác của cơi trung giới, th́ sẽ có thêm những sự thay đổi ǵ?

            Khi ấy sẽ có nhiều sự thay đổi rất quan trọng, như cả một thế giới mới mở ra trước mắt họ. Chúng ta hăy tŕnh bày vắn tắt những điều kỳ diệu theo cùng một thứ tự như trên. Trước hết hăy t́m hiểu xem những vật thể không sống động có vẻ ǵ khác dưới tầm nh́n của nhăn quan thể vía. Về điểm này, tôi có thể khởi sự, bằng cách viện dẫn một câu trả lời lạ lùng trong bài viết có tên “The Vahan”:

            “Có một sự khác biệt rơ ràng giữa thị giác thể phách và thị giác thể vía, thị giác thể vía dường như có liên hệ đến chiều đo thứ tư.

            “Cách dễ nhất để hiểu sự khác nhau, là dùng một thí dụ. Nếu bạn nh́n một người, lần lượt với hai loại thị giác, trong cả hai trường hợp, bạn sẽ thấy các nút áo đều ở mặt sau cái áo choàng của họ. Nếu bạn chỉ dùng thị giác thể phách, bạn sẽ thấy các nút áo xuyên qua cơ thể họ, và bạn sẽ thấy phần dưới chân của họ gần bạn nhất. Nhưng nếu bạn nh́n bằng thị giác thể vía, chẳng những bạn sẽ thấy giống như vậy, mà c̣n thấy như là bạn cũng đứng phía sau người này.

            “Hoặc nếu bạn nh́n bằng nhăn quan thể phách vào một khối gỗ h́nh lập phương có chữ viết trên tất cả các bề mặt, khối gỗ trở nên trong suốt như gương dưới mắt bạn, và bạn có thể thấy xuyên qua nó, khi ấy chữ viết trên mặt đối diện đều bị đảo ngược đối với bạn, trong khi mặt bên phải cũng như bên trái không c̣n được thấy rơ nữa, ngoại trừ bạn di chuyển, bởi v́ bạn nh́n theo cạnh của nó. Nhưng nếu nh́n nó bằng nhăn quan thể vía, bạn sẽ thấy cùng lúc tất cả mọi mặt xếp thẳng lên nhau, dường như trọn cả thể khối trở thành một mặt phẳng trước mắt, và bạn cũng thấy rơ mọi phần tử bên trong, không phải thấy xuyên qua những phần tử khác, mà tất cả đều bày ra trên một mặt phẳng giống như bạn đang nh́n nó ở tất cả mọi hướng.

            “Từ phía lưng một cái đồng hồ, nếu bạn nh́n bằng thị giác thể phách, bạn sẽ thấy xuyên qua nó tất cả bánh xe, và cả bề mặt, nhưng những số trên mặt đồng hồ được thấy đảo ngược; nếu bạn nh́n nó bằng thị giác thể vía, bạn sẽ thấy mặt đồng hồ ngay trên mặt phẳng ở phía trên, và tất cả bánh xe đều nằm rời rạc nhau, không có vật này che lấp trên vật kia.”

            Nơi đây chúng ta nhận ra ngay sự thay đổi chủ yếu: người sở hữu nhăn thông nh́n mọi vật trên một quan điểm hoàn toàn mới, khác hơn bất cứ sự vật ǵ mà trước đây họ từng tưởng tượng ra được. Đọc bất cứ trang sách nào của một quyển sách khép kín không có ǵ là khó khăn đối với họ, v́ bây giờ họ không nh́n nó xuyên qua tất cả những trang sách khác, trước hay sau nó, nhưng họ nh́n thẳng vào nó, dường như chỉ có một trang duy nhất. Họ thấy được mạch mỏ sắt hay than đá ở sâu dưới ḷng đất, v́ bây giờ đất đá không c̣n là vật ngăn cản nhăn quan của họ. Độ rơ của thị giác thể phách rất khác nhau đối với bề dày một tấm vách tường hay một số bức tường kế tiếp nhau; nhưng đối với thị giác thể vía, không có sự khác biệt, bởi v́ ở cơi trung giới không có sự xen kẽ giữa người quan sát và vật bị quan sát. Dĩ nhiên, điều này có vẻ nghịch lư và h́nh như không thể xảy ra được, cũng như hoàn toàn không thể giải thích được đối với một cái trí chưa được huấn luyện đặc biệt để hiểu ư tưởng này,  nhưng vấn đề này hoàn toàn là sự thật.

            Điều này sẽ đưa thẳng chúng ta vào giữa vấn đề đang được bàn căi rất nhiều về chiều đo thứ tư, đây là vấn đề rất thích thú, nhưng có lẽ không đủ chỗ để chúng ta bàn bạc trong giới hạn quyển sách này. Những người nào muốn nghiên cứu vấn đề này, tôi xin đề nghị nên bắt đầu đọc quyển “Khoa học giả tưởng” của ông C.H.Hinton hay quyển “Một thế giới khác” của tiến sĩ A.T. Schofield, kế đó họ nên đọc một tác phẩm sâu xa hơn cũng của C.H.Hinton “Một kỷ nguyên mới của tư tưởng”. Ông Hinton cho rằng, chẳng những chính ông có thể thông đạt một cách có tri thức về một số h́nh tượng đơn giản có chiều đo thứ tư, mà ông cũng nói rằng, bất cứ người nào bỏ công thực hành theo những điều chỉ dẫn của ông, với sự kiên nhẫn, họ có thể đạt tới tri thức giống như ông vậy. Tôi không chắc rằng tất cả mọi người đều có thể đạt được năng lực như ông nói, theo tôi, muốn có năng lực này cần phải có khả năng cao thâm về toán học, nhưng trong bất cứ trường hợp nào tôi cũng có thể chứng minh sự khai triển khối lập phương thành khối có chiều đo thứ tư như ông diễn tả là điều thực tế, v́ trên cơi trung giới nó là một cái h́nh hoàn toàn quen thuộc. Bây giờ ông đă hoàn thành một phương pháp mới diễn tả nhiều chiều đo bằng màu sắc, để thay thế các biểu tượng chữ viết. Ông nói điều này sẽ làm đơn giản rất nhiều cho việc nghiên cứu, người đọc có thể phân biệt ngay, nhờ thấy bất cứ phần nào hay đường nét của khối lập phương được khai triển. Phương pháp mới này đă được diễn tả đầy đủ, kèm theo bản vẽ sẵn sàng sắp được in ra báo, và người ta phỏng đoán sẽ được xuất bản vào năm tới.

            Khi ám chỉ lư thuyết về chiều đo thứ tư, tôi biết bà Blavatsky có ư kiến cho rằng đó chỉ là một lối tŕnh bày vụng về ư niệm sự thẩm thấu hoàn toàn của vật chất; và ông W.T.Stead đă theo đuổi đường lối tương tự, khi tŕnh bày quan điểm cho các độc giả của ông, với cái tên là “Sự xuyên suốt”. Tuy nhiên, sự nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết và lặp đi lặp lại dường như cho thấy cách giải thích này không bao gồm tất cả sự kiện. Đó là sự diễn tả hoàn hảo về thị giác thể phách, nhưng ư niệm hoàn toàn khác đối với chiều đo thứ tư, như ông Hinton đă tŕnh bày để giải thích những sự kiện quan sát được do thị giác thể vía. Cho nên tôi liều lĩnh gợi ư một cách kính trọng rằng, khi bà Blavatsky nói như thế, bà nghĩ về thị giác thể phách chứ không phải thị giác thể vía, và câu nói của bà chỉ ứng dụng đặc biệt đối với quan năng bậc thấp, có lẽ lúc đó bà không đề cập đến quan năng nhăn thông bậc cao.

            Vậy th́ những người theo đường lối phát triển này phải luôn luôn nhớ rằng họ đang sở hữu năng lực phi thường, khó giải thích. Mỗi điểm bên trong một vật chất đặc, hoàn toàn phơi bày dưới cái nh́n chăm chú của nhà linh thị; cũng như mỗi điểm ở bên trong một ṿng tṛn, sẽ được phơi bày dưới đôi mắt chăm chú của một người nh́n vào đó.

            Người sở hữu năng lực nhăn thông c̣n thấy được nhiều hơn thế nữa,  không những họ thấy rơ bên trong cũng như bên ngoài của mỗi vật, mà c̣n thấy được thể vía của vật chất. Mỗi nguyên tử và phân tử vật chất cơi trần, đều có những nguyên tử và phân tử tương xứng cơi trung giới, và người có nhăn thông có thể thấy rơ khối vật thể do những nguyên tử và phân tử cơi trung giới tạo ra. Phần thể vía của một vật thường lộ ra một ít bên ngoài phần vật chất của vật đó, v́ thế kim loại, đất đá và nhiều vật khác, thường được thấy có hào quang thể vía bao chung quanh.

            Người hoạch đắc thị giác này sẽ đạt được hiểu biết sâu rộng qua sự nghiên cứu vật chất vô cơ. Họ thấy được phần thể vía của đồ vật, mà trước kia họ hoàn toàn không thấy; chẳng những họ thấy được nhiều hơn trước về cấu trúc của vật chất, mà những ǵ bây giờ họ thấy đều rơ hơn và trung thực hơn trước kia. Thị giác mới này cho con người thấy gần đúng với thực tế hơn thị giác thể xác. Thí dụ, nếu họ nh́n một khối thuỷ tinh bằng nhăn quan thể vía, tất cả những bề mặt của khối thủy tinh đều hiện ra bằng nhau, giống như trên thực tế; trong khi nh́n theo phối cảnh ở cơi trần, bề mặt ở xa sẽ xuất hiện nhỏ hơn, dĩ nhiên đó chỉ là ảo giác, do những giới hạn của đôi mắt.

            Chúng ta thấy rơ có nhiều điều lợi ích trong việc dùng nhăn quan thể vía để quan sát các thực thể sinh động. Người có nhăn thông thấy được hào quang cây cỏ và cầm thú; đối với cầm thú, những ham muốn, những cảm xúc và bất cứ tư tưởng nào của chúng cũng đều biểu hiện rơ ràng trước mắt họ.

            Giá trị cao quí nhất của năng lực nhăn thông nằm trong việc áp dụng để quan sát con người; thường ai có năng lực này có thể giúp đỡ mọi người có hiệu quả hơn, v́ có thể hiểu biết rơ ràng hơn về người cần được trợ giúp. Họ có thể thấy hào quang và trọn cả thể vía, nhưng họ chưa thấy được những thể cao hơn, tuy nhiên họ có thể biết được khá nhiều về những thể cao nhờ sự quan sát cẩn thận. Khả năng khảo sát của họ về thể phách đem lại lợi ích đáng kể trong việc xác định vị trí và phân loại những tổn thương hay bệnh tật của hệ thống thần kinh hệ. Với khả năng nhăn thông thể vía, tức khắc họ hiểu tất cả những mối cảm xúc, đam mê, ham muốn và khuynh hướng của người trước mắt họ, cũng như tư tưởng của rất nhiều người khác.

            Khi nh́n vào một người, họ sẽ thấy người ấy được bao quanh bởi một màn sương chói lọi của hào quang thể vía, tỏa ra đủ loại màu sắc sáng chói; những màu sắc cùng sự sáng chói này biến đổi không ngừng theo sự thay đổi của tư tưởng và t́nh cảm con người. Họ sẽ thấy hào quang này tràn ngập màu hồng đẹp đẽ của loại t́nh cảm trong sạch, màu xanh da trời trong sáng của ḷng tôn sùng, màu nâu đục của tánh ích kỷ, màu đỏ tươi đậm của sự nóng giận, màu đỏ tối khủng khiếp của sự dâm dục, màu xám tái mét của sự sợ hăi, màu mây đen của tánh ganh ghét và hiểm độc, hoặc hàng trăm dấu hiệu khác mà người có nhăn thông lăo luyện nhận ra rất dễ dàng. V́ thế dưới sự quan sát của người có nhăn thông, không người nào có thể che giấu những trạng thái t́nh cảm thật sự về bất cứ vấn đề ǵ.

            Những dấu hiệu thay đổi của hào quang là một đề tài rất lư thú cần được nghiên cứu sâu rộng, nhưng trong giới hạn của quyển sách, chúng ta không thể đi sâu vào chi tiết. Một bài tường thuật đầy đủ hơn về sự kiện này cùng nhiều h́nh ảnh màu, sẽ được tŕnh bày trong tác phẩm của tôi, nhan đề “Con người hữu h́nh và vô h́nh”.

            Khi quan sát hào quang thể vía, chẳng những người có nhăn thông thấy được dấu hiệu của những cảm xúc đi xuyên qua nó trong lúc ấy, mà họ c̣n biết được một cách tổng quát khuynh hướng và đặc tính của người khác qua cách sắp xếp và tỷ lệ màu sắc hào quang, khi con người trong t́nh trạng nghỉ ngơi tương đối. Tính t́nh của con người được biểu lộ qua thể vía ở cơi trung giới, v́ thế những ǵ thấy được trong thể vía có thể đưa đến kết luận một cách khá chính xác.

            Vị có nhăn thông sẽ dễ dàng xét đoán về đặc tính của một người, khi quan sát tư tưởng của người ấy được biểu lộ trên cơi trung giới. Tư tưởng thực sự xuất phát từ cơi thượng giới (tức cơi trí), là nơi mà tất cả tư tưởng được biểu lộ trước tiên như những rung động của thể trí. Nhưng nếu đó là một tư tưởng ích kỷ, hoặc tư tưởng bị liên kết theo một cách thức nào đó với một cảm xúc hay sự ham muốn, lập tức nó xuống cơi trung giới, khoác lấy một h́nh thể làm bằng chất liệu cơi trung giới, và có thể được nhận thấy bởi vị có nhăn thông.

            Hầu hết tư tưởng của đa số người đời đều thuộc vào một trong những loại kể trên, do đó trên phương diện thực hành, người có nhăn thông cơi trung giới có thể nhận thấy rơ trọn cá tính của người khác. V́ thể vía của con người và những h́nh tư tưởng do họ phóng ra liên tục, như là một quyển sách để mở đối với vị có nhăn thông, cho nên vị ấy có thể đọc được khá nhiều những đặc tính của kẻ khác. Bất cứ người nào muốn biết thêm về h́nh tư tưởng dưới mắt của người có nhăn thông, có thể t́m đọc quyển “H́nh Tư Tưởng” do bà Besant và tôi biên soạn.

            Chúng ta đă thấy những thay đổi về h́nh dáng của đồ vật sống động và không sống động, dưới nhăn quan của người có nhăn thông trọn vẹn ở cơi trung giới. Bây giờ chúng ta hăy xem những sự vật hoàn toàn mới mà họ thấy được. Họ sẽ tri thức đầy đủ hơn, rộng lớn hơn ở nhiều hướng trong thiên nhiên, nhưng chủ yếu sự chú ư của họ phải do những cư dân sống trong thế giới ấy thu hút; trong phạm vi quyển sách này, chúng ta không cần kể chi tiết về họ. Muốn t́m hiểu thêm, độc giả nên xem những quyển sách nói về cơi trung giới đă được hội Thông Thiên Học xuất bản. Ở đây, chúng ta chỉ có thể kể một vài nhóm chính trong số những cư dân cơi trung giới.

            Người có nhăn thông sẽ chịu ảnh hưởng bởi các h́nh ảnh thay đổi không ngừng, quay cuồng chung quanh họ như đe doạ, nhưng luôn phải rút lui trước ư chí cố gắng kiên định của họ. Họ sẽ ngạc nhiên trước đoàn thực thể khổng lồ xuất phát từ đại dương tinh hoa chất liên tục nổi sóng, và hiện tồn riêng biệt do tư tưởng và ước muốn tốt hay xấu của con người. Họ sẽ thấy nhiều đám tinh linh thiên nhiên khác nhau, đang làm việc hoặc đùa giỡn; đôi khi họ cũng có thể nghiên cứu một cách thích thú sự tiến hoá phi thường của một vài hạng thấp trong hàng ngũ các vị thần linh cao cả, những vị này được xem như tương đương với cộng đồng thiên thần, theo thuật ngữ Thiên Chúa Giáo.

            Nhưng có lẽ điều làm họ thích thú nhất ở cơi trung giới là những cư dân thuộc giống người. Những cư dân này được chia thành hai nhóm chính: nhóm thứ nhất gồm những người mà chúng ta gọi là người sống, nhóm thứ hai gồm những người mà chúng ta nhầm lẫn gọi là những người đă chết, nhưng thật ra hầu hết họ đang hoàn toàn sống thực. Họ sẽ t́m thấy ở đâu đó một người trong số thuộc nhóm một, hoàn toàn thức tỉnh và đầy đủ tri thức, có lẽ được gởi đến để trao cho họ vài thông điệp, hay nhiệt tâm quan sát họ để xem họ tiến bộ được bao nhiêu. Trong khi đó đa số người đời khi thoát khỏi thể xác trong lúc ngủ, sẽ lang thang vô định, và được bao bọc trong những tư tưởng của riêng họ, gần như vô thức đối với những sự việc xảy ra chung quanh.

             Người có nhăn thông sẽ t́m thấy trong số những người từ trần, có mọi cấp độ tâm thức và trí thông minh khác nhau. Người đời nghĩ rằng cái chết sẽ làm thay đổi hoàn toàn, nhưng thực ra người chết không có ǵ thay đổi. Sau khi chết, họ cũng vẫn như ngày trước lúc chết, với cùng khuynh hướng, tính t́nh, đức hạnh cũng như tật xấu, chỉ trừ họ mới lột bỏ thể xác; việc mất thể xác không làm cho họ trở thành một người khác, như sự cởi bỏ áo khoác bên ngoài không làm một người trở thành một người khác. V́ thế, người nghiên cứu cơi trung giới sẽ gặp đủ loại người, khôn ngoan cũng như đần độn, người có từ tâm, người hay phiền muộn, người nghiêm khắc, người nông nổi, người có khuynh hướng tâm linh, người thích nhục dục, cũng giống như trong số người c̣n sống.

            Chẳng những người có nhăn thông nh́n thấy được người chết, mà c̣n nói chuyện với họ; vị ấy có thể đóng vai tṛ rất hữu ích cho người chết, bằng cách thông tin và hướng dẫn. Nhiều người chết trong t́nh cảnh quá bất ngờ và rối loạn, đôi khi bị đau khổ dữ dội v́ họ thấy những sự việc xảy ra ở trung giới không giống các truyện thần tiên của nhi đồng, như trong tín ngưỡng dân gian phương Tây đă siêu việt hóa vấn đề; cho nên khi hiểu biết thế giới mới đó, chúng ta có thể giải thích rơ ràng cho những người cần biết.

            Một người sở hữu hoàn toàn khả năng này có thể giúp đỡ cho người sống cũng như người chết bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề này tôi đă đề cập trong quyển sách nhỏ “Những vị cứu trợ vô h́nh”. Ngoài những thực thể cơi trung giới, người ấy cũng thấy những cái xác thể vía – bóng ma và các lớp vỏ --       đang trong giai đoạn phân huỷ; nơi đây chúng tôi chỉ đề cập đến những điều cần thiết, độc giả muốn t́m hiểu sâu xa thêm, xin đọc những quyển “Sự chết và sau khi chết” và “Cơi trung giới”, cũng do chúng tôi biên soạn.

            Một kết quả phi thường thích thú khác do nhăn thông thể vía mang lại là tâm thức của người ấy không c̣n bị gián đoạn giữa lúc thức và ngủ. Ban đêm khi ngủ, họ sẽ rời khỏi thể xác để cho nó được nghỉ ngơi, trong khi họ hoạt động thuận tiện hơn nhiều trong thể vía. Sáng dậy, họ quay về nhập lại vào thể xác, và không bị mất ư thức hay trí nhớ giữa hai trạng thái thức và ngủ;  v́ thế dường như họ có thể sống gấp đôi, và họ sử dụng trọn vẹn cả thời giờ một cách hữu ích, thay v́ bị mất 1/3 kiếp sống trong khoảng trống vô thức.

            Người có nhăn thông c̣n có một năng lực lạ lùng khác nữa (tuy nhiên muốn kiểm soát hoàn toàn năng lực này, cần phải có khả năng cao hơn thuộc cơi thiên đàng) đó là khả năng phóng đại phần tử cực nhỏ của thể xác hay thể vía, thành bất cứ độ lớn nào theo ư muốn, giống như tác dụng của một kính hiển vi - dường như chưa có một kính hiển vi nào có sức mạnh phóng đại bằng 1/1000 năng lực phóng đại thuộc tâm linh. Phương tiện này có thể giúp cho giả thuyết nguyên tử và phân tử của khoa học trở nên thực tế sinh động; và các sinh viên huyền môn với sự khảo sát kỹ lưỡng hơn, sẽ nhận thấy cấu trúc của chúng phức tạp hơn nhiều so với sự diễn tả của khoa học. Điều này cũng làm cho họ thích thú t́m hiểu tất cả những tác động của điện lực, từ lực và chất dĩ thái. Khi có vài chuyên gia trong các ngành khoa học phát triển được khả năng thị giác này, họ sẽ diễn tả dễ dàng những khám phá rất tốt đẹp và phi thường.

            Đây là một trong những quyền năng (hay siddhi-s) mà các sách vở Đông phương đă diễn tả, dành cho người hiến dâng đời ḿnh cho sự tiến hoá về tâm linh; mặc dù tên gọi dành cho quyền năng được đề cập nơi đây có thể không giống với tên gọi ở những nơi khác. Như vậy khi nói về quyền năng phóng lớn hoặc thu nhỏ theo ư muốn, đó là cách diễn tả có vẻ kỳ lạ đảo ngược sự kiện, v́ trên thực tế, phương pháp thực hiện việc này được đề cập rơ trong những sách cổ. Do tạm thời sử dụng máy móc mà người ta thấy rơ những vật rất nhỏ trong thế giới vô cùng vi tế. Với cùng cách thức như thế (hoặc phương cách đảo nghịch) tạm thời làm gia tăng nhiều lần kích thước của bộ máy sẽ giúp con người có được tầm nh́n rộng răi hơn. Chúng ta hy vọng điều này có ư nghĩa trên phương diện vật chất cũng như trên phương diện tinh thần, vượt trên những ǵ mà khoa học đă từng mơ tưởng đem lại cho con người. Việc làm biến đổi kích thước như thế, thực sự xảy ra trong vận cụ của tâm thức người nghiên cứu, mà không phải ở bất cứ vật ǵ bên ngoài. Tóm lại các cổ thư Đông phương đă đề cập vấn đề xác thực hơn chúng ta.

            Sự đo lường hoạt động tâm linh (psychometry) và thị giác thứ nh́ (second sight) là một khả năng tuyệt vời trong giới hạn hiểu biết của chúng ta; nhưng các khả năng này sẽ được bàn đến đầy đủ hơn trong một chương sau, v́ hầu hết sự biểu lộ của chúng có liên hệ đến nhăn thông trong không gian hay trong thời gian.

            Bây giờ, tôi xin tŕnh bày sơ lược những ǵ mà một nghiên cứu sinh đă được huấn luyện để khai mở hoàn toàn thị giác thể vía, có thể thấy thế giới rộng răi bao la hơn. Như tôi đă nói, không có sự thay đổi khác thường trong thái độ tinh thần của họ, đó chỉ là kinh nghiệm xác tín sự hiện hữu của linh hồn, nó vẫn tồn tại sau khi họ chết, và kinh nghiệm này c̣n củng cố niềm tin về tác động của luật nhân quả và nhiều điểm tối quan trọng khác. Họ có thể cảm nhận và định giá đúng mức sự khác nhau, giữa niềm tin sâu xa do sự kiểm chứng của lư trí và sự hiểu biết chính xác do kinh nghiệm trực tiếp của cá nhân.


CHƯƠNG  III

NHĂN  THÔNG  ĐƠN  GIẢN -  TỪNG  PHẦN

(Simple clairvoyance – partial)

 

            Chúng ta nên biết phần lớn những người có nhăn thông ở Âu Châu là những người chưa được chuẩn bị và huấn luyện. Những người này thường khiếm khuyết rất nhiều những đặc tính mà tôi đă kể trên, chúng ta biết có nhiều loại khiếm khuyết khác nhau như: về sắc thái, về sự thường xuyên, và trên hết là sự chính xác.

            Một người có nhăn thông thường xuyên, nhưng rất giới hạn và từng phần, họ chỉ có thể thấy được một hai loại hiện tượng xuất hiện như vài mảnh vụn riêng rẽ đến từ thị giác cao. Họ không có năng lực thấy được những hiện tượng thường phải đi kèm theo, hoặc xuất hiện trước những mảnh vụn hiện tượng đó. Đây là trường hợp của một trong số những người bạn thân thiết nhất của tôi,  vị này luôn luôn có khả năng nh́n thấy được, trong bóng tối cũng như ngoài sáng, cấu trúc những nguyên tử chất liệu dĩ thái và chất liệu cơi trung giới, như là chúng thẩm thấu xuyên qua mọi vật khác,  nhưng rất ít khi vị ấy thấy được các thực thể, mà cơ thể của chúng được cấu tạo bằng những chất dĩ thái thấp hơn, hoặc chất liệu trung giới đậm đặc hơn. Vị ấy tự nhiên thấy ḿnh có khả năng đặc biệt này, mà không có bất cứ lư do hiển nhiên, hoặc sự liên hệ nhận thức nào với bất cứ vật ǵ khác, khả năng này chứng minh và tŕnh bày cho vị ấy biết sự hiện hữu và sự sắp xếp các cơi nguyên tử; ngoài điều này, trong hiện tại ông chưa nhận thấy được khả năng này đem lại sự ứng dụng đặc biệt nào khác.

            Có nhiều trường hợp người ta chỉ khai mở một vài phần nhỏ của loại thị giác toàn phần và rơ ràng về cơi trung giới và dĩ thái. Trong 10 trường hợp loại nhăn thông từng phần này, có 9 trường hợp nh́n thấy không được rơ ràng, nghĩa là những người này chỉ có được những ấn tượng lờ mờ, không thể xác định, mà phải suy diễn mới có thể hiểu được vấn đề. Người ta luôn luôn t́m thấy những thí dụ về loại nhăn thông này, nhất là trong số những người tự quảng cáo như là nhà “thấu thị chuyên nghiệp”.

            Có những người chỉ tạm thời đạt được khả năng nhăn thông khi có một vài điều kiện đặc biệt nào đó. Trong số này lại chia ra thành những nhóm nhỏ khác nhau, một số trường hợp có thể tái lập lại khả năng ấy theo ư muốn bằng cách sắp xếp những điều kiện giống như trước;  trong khi ở những trường hợp khác, khả năng này xuất hiện không chừng, lúc có, lúc không, không liên hệ ǵ đến những điều kiện ở môi trường chung quanh họ; và có những trường hợp khả năng này chỉ xuất hiện một hoặc hai lần trong suốt kiếp sống của họ.

            Trong số những nhóm nhỏ này, trước hết xin kể đến những người chỉ có được khả năng nhăn thông khi họ ở trong trạng thái xuất thần do thôi miên,  những người này không thấy hoặc nghe được điều ǵ khác thường nếu không được làm cho mê man. Đôi khi họ có thể đạt tới tŕnh độ kiến thức rất cao, và những điều chỉ dẫn của họ rất chính xác; nhưng muốn được như thế, họ thường phải trải qua một khoá huấn luyện đều đặn, đồng thời họ cũng phải làm tṛn bổn phận thế tục đang đè nặng trên vai.

            Cùng trong nhóm này, chúng ta có thể kể đến những người chỉ có nhăn thông tạm thời dưới ảnh hưởng của một vài loại dược thảo, hoặc do vài cách thức hành lễ, phần đông những người này là người Đông phương; đôi khi người hành lễ tự ám thị bằng cách lặp đi lặp lại những nghi thức riêng. Họ có được một phần nào linh thị do tự làm suy yếu đến t́nh trạng thụ động, khi ấy một vài vong linh có thể ám ảnh họ, và nói chuyện xuyên qua họ. Đôi khi những cuộc hành lễ của họ không có chủ ư ảnh hưởng lên chính họ, mà để kêu gọi một vài vong linh trên cơi trung giới giúp họ biết những sự việc họ cần; dĩ nhiên đây không phải là nhăn thông. Những thầy lang hay y sĩ phù thủy vùng  Trung Phi và một vài lang băm vùng Tartar tiêu biểu cho hạng người có loại linh thị này. Bất cứ người nào muốn có khả năng nhăn thông bậc cao, đều phải tránh phương pháp dùng thuốc và những cách thức hành lễ; và nhất là họ chỉ được dùng khả năng này cho sự tiến bộ của họ, cũng như để giúp đỡ người khác.  

            Những người đôi lúc t́nh cờ có được một vài năng lực thấu thị mà họ không cố ư mong muốn, thường là người bị loạn động hay căng thẳng thần kinh khá nặng, và có những triệu chứng bệnh hoạn. Thể xác những người này cho thấy sự suy nhược đến một mức độ, không thể ngăn chận được vài sự biểu lộ thị giác thể phách hay thể vía. Một thí dụ đặc biệt về nhóm này là người uống rượu đến độ mê sảng động kinh (delibrium tremens); đưa đến t́nh trạng thể xác hoàn toàn suy sụp, bệnh hoạn, dễ bị kích động bởi những ảnh hưởng tâm linh không trong sạch. Trong lúc đó họ có thể thấy vài loài tinh linh và những thực thể đáng ghê sợ tụ tập chung quanh họ, sự kiện này kéo dài trong một thời gian lâu, làm họ trở nên suy đồi nhu nhược và nuông chiều thú tính. C̣n có những trường hợp năng lực thấu thị xuất hiện và biến mất, mà không liên quan ǵ đến t́nh trạng sức khoẻ thể xác, nhưng nếu quan sát kỹ, chúng ta có thể thấy t́nh trạng thể phách của họ có phần nào bị thay đổi.

            Thật khó phân loại tường tận những người chỉ có loại nhăn thông nhất thời, một lúc nào đó trong kiếp sống của họ, và những trường hợp này xảy ra rất khác nhau. Nhiều người trong số đó có kinh nghiệm cao cả vào những  lúc sự sống được nâng cao tột đỉnh. Lúc ấy khả năng tâm linh của họ cũng tạm thời được nâng cao.

            Một nhóm phụ khác trong số này, là những người thấy được h́nh ảnh hiện ra của người sắp chết đang ở xa, có thể là bạn bè hoặc người thân. Hai trường hợp có thể xảy ra, mà lực thúc đẩy đều do ư muốn mạnh mẽ của người chết, mănh lực này có thể làm cho người chết hiện h́nh trong chốc lát, dĩ nhiên trường hợp này, người không có nhăn thông cũng thấy được. Hoặc lực này có thể tác động như sự thôi miên, tạm thời làm cho các giác quan xác thân của người sống trở nên tŕ độn và kích thích sự nhạy cảm của những quan năng cao hơn, làm cho họ thấy được thể vía của người chết. Trong cả hai trường hợp, thị giác này đều do sự khẩn cấp tạo ra và không thể lặp lại, v́ không có sự lặp lại của những điều kiện cần thiết.

            C̣n có những trường hợp bị sót lại không thể liệt kê, đó là loại nhăn thông xảy ra đơn độc trong chốc lát, tầm thường và không quan trọng; nếu muốn biết nguyên nhân, chúng ta cần nghiên cứu mỗi trường hợp riêng biệt. Trong vài trường hợp, h́nh như có một thực thể cơi trung giới cố gắng tiếp xúc với cơi trần, nhưng chỉ có thể gây ấn tượng về các chi tiết không quan trọng lên người cơi trần, c̣n hầu hết phần quan trọng và hữu ích không vào được ư thức của người linh cảm.

            Tất cả những loại kể trên và nhiều loại khác nữa sẽ được đề cập đến trong những phần sau, nhưng có một số trường hợp chỉ là ảo ảnh, chúng ta hăy cẩn thận loại bỏ những trường hợp này ra khỏi danh sách. Để nghiên cứu vấn đề này, nghiên cứu sinh cần phải có sự bền chí và kiên tŕ; nếu họ chịu khó dành nhiều thời gian, họ sẽ bắt đầu phân biệt được vấn đề một cách có thứ tự nằm phía sau những hỗn độn, và sẽ dần dần có được vài ư niệm về các định luật quan trọng đang điều khiển toàn bộ cơ tiến hoá.

            Nhờ sự cố gắng, người nghiên cứu sẽ được trợ giúp rất nhiều nếu theo thứ tự như chúng ta đă theo, nghĩa là, trước nhất họ phải cố gắng làm quen với các sự kiện thực tế liên quan đến các cơi mà ở đó loại nhăn thông b́nh thường linh hoạt. Nếu họ có thể học hỏi được những điều do thị giác thể phách và thể vía đem lại, cùng những giới hạn riêng của chúng, họ sẽ có được tiêu chuẩn để đo lường các trường hợp mà họ quan sát. V́ tất cả những trường hợp của thị giác từng phần cần phải thích hợp trong thị giác toàn thể; nếu đă phác hoạ được toàn bộ sơ đồ và với một ít thực hành, họ sẽ dễ dàng biết được trường hợp mà họ quan sát thuộc loại nào.

            Chúng ta chưa nói đến loại nhăn thông trên cơi thượng giới, loại này có nhiều điều tuyệt diệu hơn loại nhăn thông ở những cơi thấp. Người nghiên cứu rất khó t́m gặp được những trường hợp loại này, ngoại trừ một số các đệ tử được huấn luyện đặc biệt trong vài trường phái huyền môn bậc cao. Đối với họ, khả năng này sẽ mở ra một thế giới mới bao la hơn tất cả các cơi ở phía dưới nó, một thế giới huy hoàng, vi diệu mà ở cuộc đời b́nh thường chỉ có trong tưởng tượng. Một vài điều về khả năng kỳ diệu này, sự phúc lạc khó tả, những cơ hội tuyệt vời để học hỏi và làm việc, tất cả được diễn đạt trong quyển sách “Cơi Trời Chân Phúc” (The Devachanic Plane).

            Người đệ tử được huấn luyện sẽ thông đạt được tất cả những điều mà chúng ta đă đề cập đến; nhưng đối với nhà linh thị chưa được huấn luyện, rất khó tiếp cận với những điều trên. Phương pháp xuất thần do thôi miên đúng đắn rất ít khi xảy ra, v́ cần phải có những đức tính siêu việt, khát vọng tâm linh cao cả, phải có tư tưởng tuyệt đối trong sạch và sự chú tâm đặc biệt của cả người được huấn luyện lẫn người hướng dẫn.

            Chúng ta có thể dùng danh từ “thị giác tâm linh” để gọi loại nhăn thông này và loại nhăn thông đầy đủ hơn, thuộc cơi cao hơn, từ đó một vùng trời rộng lớn sẽ mở ra trước mắt chúng ta; tất cả đều ở chung quanh chúng ta, tại đây và ngay lúc này. Chúng ta có thể xếp loại nhăn thông vừa nói vào nhóm nhăn thông đơn giản. Khi cần, chúng ta sẽ đề cập trở lại loại nhăn thông này, bây giờ chúng ta xét đến loại nhăn thông trong không gian.


CHƯƠNG  IV

NHĂN  THÔNG  TRONG  KHÔNG  GIAN – CÓ  CHỦ  TÂM

(Clairvoyance in Space – Intentional)

 

            Đây là khả năng nh́n thấy những cảnh tượng hay biến cố xảy ra trong không gian, ở một khoảng cách rất xa, mà mắt thường không thể nhận thấy. Có rất nhiều trường hợp khác nhau thuộc loại này, mà ta cần phân loại chúng tỉ mỉ hơn. Cách thức sắp xếp không quan trọng lắm, miễn là có thể bao gồm tất cả các trường hợp, một phương pháp có lẽ tiện lợi là phân loại chúng thành 2 nhóm lớn: nhăn thông trong không gian, có chủ tâm; và nhăn thông trong không gian không chủ tâm; và một nhóm trung gian có thể được diễn tả như là chỉ có một phần chủ tâm (semi – intentional), một tên gọi hơi lạ, mà tôi sẽ giải thích sau.

            Trước hết, tôi xin đề cập đến những ǵ có thể xảy ra đối với nhà linh thị được huấn luyện đầy đủ, cũng như cố gắng giải thích quan năng của họ tác động như thế nào và có những giới hạn nào. Từ đó, chúng ta sẽ hiểu dễ dàng hơn về những trường hợp thị giác từng phần và chưa được huấn luyện. Trước hết, chúng ta hăy thảo luận về loại nhăn thông có chủ tâm này.

            Như trước đây đă nói, người nào sở hữu hoàn toàn năng lực thị giác cơi trung giới sẽ có thể thấy được bất cứ vật ǵ ở cơi trung giới nếu họ muốn. Những nơi bí mật nhất sẽ phơi bày dưới nhăn quan của họ, đối với họ không có sự ngăn cản của vật chất, và dĩ nhiên quan điểm của họ sẽ hoàn toàn thay đổi. Nếu họ có năng lực di chuyển bằng thể vía, họ có thể dễ dàng đi bất cứ nơi nào và thấy bất cứ vật ǵ trong giới hạn của bầu hành tinh này. Thật ra như chúng ta biết, dù không cần vận dụng thể vía, khả năng nhận thấy của họ rất rộng răi.

            Chúng ta hăy khảo sát kỹ hơn những phương pháp mà loại thị giác siêu h́nh này có thể được sử dụng để quan sát những biến cố xảy ra ở cách xa. Thí dụ, làm thế nào mà một người ở nước Anh thấy rơ từng chi tiết một điều ǵ xảy ra cùng lúc ấy ở Ấn hay ở Mỹ?

            Có một giả thuyết rất đáng tin cậy giúp chúng ta giải thích hiện tượng này. Người ta gợi ư rằng, mỗi vật thể đều liên tục phát ra các bức xạ (radiations) đi khắp mọi hướng, tương tự như các tia sáng nhưng vô cùng mịn màng hơn, mà người có khả năng nhăn thông có thể nhận thấy được. Trong trường hợp này, khoảng cách không c̣n là trở ngại, các tia bức xạ có thể xuyên thấu tất cả mọi vật ngăn cản, và những tia này có thể gặp nhau ở vô cực theo mọi chiều hướng mà không vướng mắc nhau, giống như sự rung động b́nh thường của ánh sáng.

            Mặc dù nhăn thông không tác động hoàn toàn giống hệt như thế, tuy nhiên lư thuyết này hoàn toàn chính xác trong nhiều trường hợp. Chắc chắn mọi vật đều phóng các bức xạ ra khắp mọi hướng như đă nói trên; trừ trường hợp ở cơi cao hơn, nơi đó tiên thiên kư ảnh (akasic records) được tạo ra. Phương pháp đo lường hoạt động tinh thần cũng tuỳ thuộc vào các bức xạ này như vừa được giải thích.

            Tuy nhiên, trên thực tế có vài khó khăn khi áp dụng đối với những rung động của chất dĩ thái, chất này tác dụng như là phương tiện trung gian để một người có thể thấy bất cứ sự vật ǵ ở nơi xa. V́ những vật ngăn cách không hoàn toàn trong suốt, và những sự vật được quan sát có độ trong suốt tương đương với vật ngăn cách, do đó kết quả đạt được có thể bị nhiều lầm lẫn.

            Nếu các bức xạ thể vía thay v́ thể phách được cảm nhận, sẽ có thêm một chiều đo nữa (additional dimension). Khi ấy có thể tránh được vài điều khó khăn, nhưng mặt khác sẽ đem lại vài điều phức tạp mới. V́ mục đích thực dụng trong sự cố gắng t́m hiểu nhăn thông, chúng ta không cần để ư đến giả thuyết bức xạ này, mà chỉ xét đến những phương pháp thực tế được sử dụng để nh́n thấy từ khoảng cách xa. Có năm phương pháp, trong số đó có bốn phương pháp thực sự có liên hệ đến những loại nhăn thông khác nhau, c̣n phương pháp thứ năm đúng ra không thuộc khả năng nhăn thông, mà thuộc về lănh vực ma thuật. Trước hết, chúng ta hăy nói sơ đến phương pháp sau cùng để loại ra.

            1. Nhờ sự trợ giúp của tinh linh thiên nhiên (nature spirit):

            Trong phương pháp này, người thực hành không cần có bất cứ khả năng tâm linh nào, họ chỉ cần biết cách sai khiến một vài thực thể cư ngụ ở cơi trung giới, để ḍ t́m cho họ. Họ có thể dùng sự cầu đảo hay triệu thỉnh để                                                                                                                                                                                                                                                                    thuyết phục sự trợ giúp của những thực thể phụ tá ở cơi trung giới; hoặc nhờ ư chí phát triển cao độ, họ có thể cưỡng bách thực thể phụ tá phải trợ giúp họ.

            Phương pháp này được áp dụng nhiều ở Đông phương, nơi đó người ta thường sử dụng tinh linh thiên nhiên; và ở cựu lục địa Đại Tây Dương Châu (Atlantis), nơi đó, các vị “lănh chúa hắc đạo” sử dụng loại tinh linh nhân tạo rất chuyên biệt và độc ác dị thường. Đôi khi người ta thu thập những dữ kiện bằng cách cầu hồn như hiện nay, nhưng trong trường hợp này, người ta sử dụng một người vừa mới chết, sinh hoạt được tự do chút ít ở cơi trung giới để mang thông điệp; trong trường hợp này, đôi khi cũng có một tinh linh thiên nhiên mạo nhận người thân đă chết để đùa nghịch, phá phách. Như tôi đă nói, phương pháp này hoàn toàn không phải là nhăn thông mà là ma thuật, vấn đề này được đề cập ở đây chỉ với mục đích để bạn đọc khỏi bối rối khi cố gắng phân loại nhăn thông thuộc về những đề mục sau.

            2. Cách dùng một luồng sóng cơi trung giới:

            Trong vài tác phẩm Thông Thiên Học, một số hiện tượng loại này được tŕnh bày một cách sơ sài, chung với những hiện tượng khác. Điều chính yếu của phương pháp này là tạo ra một luồng sóng rung động trong chất liệu cơi trung giới, giống như thiết đặt một đường dây điện thoại tạm thời xuyên qua đó.

            Nơi đây, chúng ta không thể khảo cứu tường tận về tính chất vật lư cơi trung giới, mặc dù tôi có đủ kiến thức để viết về nó. Tôi chỉ cần nói đại khái là, người ta có thể tạo ra một con đường kết nối xác định bằng chất liệu cơi trung giới; đường kết nối này sẽ hoạt động như một đường dây điện tín để chuyển các làn rung động, do đó họ sẽ nhận thấy được những ǵ ở đầu dây kia. Cũng nên hiểu, đường nối kết được thiết đặt không phải do sự phóng trực tiếp xuyên qua không gian của chất liệu cơi trung giới, mà do sự tác động trên một đường (hoặc nhiều đường) bằng các phân tử chất liệu cơi đó, tạo thành một đường có tính chất đặc biệt để dẫn truyền những rung động.

            Tác động sơ khởi này có thể thiết lập bằng hai cách: hoặc do sự truyền dẫn năng lượng từ phần tử này đến phần tử kia đến khi đường nối kết được h́nh thành; hoặc do sự sử dụng một lực từ cơi cao hơn, có thể tác động cùng lúc trên toàn bộ đường nối kết. Dĩ nhiên, chỉ những người đă phát triển đến cấp độ cao mới có thể sử dụng phương pháp thứ nh́, v́ cần sự hiểu biết và năng lực sử dụng những lực ở một mức độ khá cao. Khi một người có khả năng tạo cho họ một đường nối kết bằng cách này, dĩ nhiên họ không cần đường nối kết ấy nữa, v́ họ có thể thấy rất dễ dàng và hoàn toàn bằng một quan năng cao hơn.

            Những hoạt động đơn giản ở cơi trung giới tuy dễ dàng thực hiện nhưng khó diễn tả. Thanh thép cũng có bản chất từ trường, con người với năng lực ư chí có thể tạo ra sự phân cực những nguyên tử trên một số lộ tŕnh song song ở cơi trung giới, đi từ người quan sát đến cảnh tượng mà họ muốn thấy. Tất cả những nguyên tử bị tác động được giữ lại trong một lúc theo các trục song song nhau và tạo thành một loại ống dẫn tạm thời, mà người có thông nhăn có thể dựa theo đó để nh́n. Phương thức này có điều bất lợi là con đường kết nối có thể bị xáo trộn hay bị phá huỷ bởi bất cứ ḍng lưu chuyển nào tương đối mạnh ở cơi trung giới, t́nh cờ băng ngang qua đường đi của nó, nhưng nếu người quan sát có ư chí vững chắc, sự t́nh cờ này ít khi xảy ra.

            Quang cảnh ở xa được nh́n theo “ḍng lưu chuyển cơi trung giới” này, rất khác với sự nh́n xuyên qua một kính viễn vọng. H́nh ảnh con người thường xuất hiện rất nhỏ, giống như khi nh́n bằng mắt đến một chỗ thật xa; mặc dù kích thước thật nhỏ, nhưng đường nét vẫn rơ ràng như ở gần. Đôi khi với phương pháp này, người ta có thể nghe những lời nói, nhưng trong đa số trường hợp, sự kiện này ít xảy ra, đó là sự biểu lộ của một năng lực bổ sung vào quan năng thị giác.

            Trong trường hợp này, nhà linh thị thường không rời khỏi thể xác của họ; đây không phải là xuất vía hay xuất bất cứ thành phần nào của họ đến nơi được quan sát, mà họ chỉ tạo nên một “kính viễn vọng” tạm thời bằng chất liệu trung giới. Do đó, trong lúc đang quan sát quang cảnh ở xa, thể xác của họ vẫn có thể sinh hoạt đến một mức độ nào đó, thường họ vẫn c̣n kiểm soát được tiếng nói của họ, và có thể diễn tả những ǵ mà họ thấy trong khi đang quan sát. Như thế, tâm thức của người đó thực sự vẫn ở tại đây.

            Điều này có những lợi điểm mà cũng có những giới hạn, giống như những giới hạn của một người sử dụng viễn vọng kính tại cơi trần. Người làm thí nghiệm không thể thay đổi tiêu điểm nh́n, không thể nới rộng hay thay đổi tầm nh́n, họ nh́n cảnh vật từ một hướng nào đó, và không thể th́nh ĺnh xoay quanh để nh́n phía bên kia của vật ấy. Nếu họ có dư thừa năng lượng tâm linh, họ có thể vứt bỏ viễn vọng kính mà họ đang sử dụng, và tạo ra một cái hoàn toàn mới để nh́n cảnh vật theo hướng khác, nhưng điều này không phải dễ thực hiện.

            Có thể nói là muốn nh́n thấy cùng lúc mọi phía của một vật, người ta phải sử dụng thị giác thể vía, với điều kiện vật đó tương đối gần, trong tầm nh́n của thị giác thể vía; nhưng nếu vật được quan sát ở một khoảng cách rất xa, hàng trăm hay hàng ngàn dặm là trường hợp rất khác. Điều thuận lợi của thị giác thể vía là thấy được thêm chiều đo thứ tư, nhưng dĩ nhiên vấn đề vị trí của vật được quan sát là một yếu tố quan trọng làm giới hạn năng lực thị giác ở cơi trung giới. Thị giác của thể xác chỉ nh́n được ba chiều đo, cho phép chúng ta thấy cùng lúc mỗi điểm bên trong một h́nh có hai chiều đo, như một h́nh vuông ở trong một khoảng cách vừa tầm mắt chúng ta, nhưng khi khảo sát một h́nh vuông ở nơi xa th́ lợi điểm đó sẽ không c̣n nữa.

            Về phương diện thực hành, thị giác cơi trung giới bị giới hạn rất nhiều do phải định hướng dọc theo một ống dẫn, giống như thị giác thể xác trong những điều kiện tương tự. Nếu một người có được năng lực thị giác cơi trung giới hoàn hảo, họ sẽ thấy được hào quang của những đối tượng ở khoảng cách khá xa, cho nên họ có thể biết được tất cả t́nh cảm và rất nhiều tư tưởng của đối tượng.

            Loại nhăn thông này rất thuận tiện đối với nhiều người, nếu họ có trong tay một vật thể vật chất có thể dùng làm điểm khởi đầu cho ống dẫn thể vía, và tạo một tiêu điểm thích nghi cho năng lực ư chí. V́ vậy, việc dùng một quả cầu thuỷ tinh là một điều thông thường nhất và rất có hiệu quả, v́ chính nó có thêm sự tiện lợi là đặc tính kích thích khả năng tâm linh. Nhưng có nhiều vật khác cũng được người ta sử dụng; chúng ta sẽ đề cập kỹ hơn, khi khảo sát loại nhăn thông có một phần chủ đích.

            Một số nhà tâm linh không thể sử dụng loại nhăn thông có ḍng lưu chuyển cơi trung giới, cũng như vài loại nhăn thông khác, ngoại trừ họ được đặt dưới ảnh hưởng của thuật thôi miên. Người ta có thể chia các nhà tâm linh này theo hai loại khác nhau: một số nhà tâm linh sau khi được thôi miên, có thể tự tạo một “viễn vọng kính” cho họ; một số khác, chính người thôi miên tạo ra một “viễn vọng kính” để cho nhà tâm linh có thể nh́n xuyên qua nó. Chúng ta thấy rơ trong trường hợp thứ hai, nhà tâm linh chưa đủ ư chí để tự tạo một ống dẫn cho riêng ḿnh, trái lại người thực hiện việc thôi miên sở hữu năng lực ư chí cần thiết, nhưng họ chưa có nhăn thông, nên không thể nh́n xuyên qua ống dẫn của chính họ tạo ra, v́ vậy họ cần có sự trợ giúp của nhà tâm linh.

            Đôi khi, mặc dù rất hiếm, ống dẫn được tạo ra có một đặc tính phụ của viễn vọng kính, là phóng đại các cảnh vật mà nó nhắm đến, lớn bằng kích thước thật. Dĩ nhiên, những đồ vật luôn luôn được phóng đại đến một độ lớn nào đó, nếu không, khó có thể thấy được; độ phóng đại này tùy thuộc kích thước của ống dẫn cơi trung giới, và toàn cảnh vật được thấy như một bức h́nh nhỏ di động. Trong một ít trường hợp, nhờ phương pháp phóng đại mà các h́nh được thấy với một độ lớn thực sự, có lẽ do sự tham dự của một năng lực mới, nhưng khi điều này xảy ra, cần phải quan sát cẩn thận để phân biệt chúng với các trường hợp của loại nhăn thông kế tiếp.

            3. Cách phóng một h́nh tư tưởng:

            Nhà linh thị sử dụng được phương pháp này có tŕnh độ phát triển hơn những nhà linh thị thuộc loại trước, v́ họ cần phải kiểm soát được một phần nào cơi thượng giới. Tất cả học giả Thông Thiên Học nên lưu ư, khi tư tưởng biểu lộ thành h́nh thể ở cơi riêng của nó, trong nhiều trường hợp cũng biểu lộ ở cơi trung giới. Nói chung là như vậy, nhưng nếu một người suy nghĩ một cách mạnh mẽ về sự hiện diện của họ ở một nơi nào đó, tư tưởng đặc biệt sẽ tạo nên một h́nh dáng giống như chính nhà tư tưởng, và h́nh dáng đó sẽ xuất hiện ở nơi mà người ấy nghĩ tới.

            H́nh dáng này cốt yếu được cấu tạo bằng chất liệu cơi trí, nhưng có rất nhiều trường hợp nó cũng thu hút chung quanh nó chất liệu cơi trung giới, và nó dễ được nh́n thấy hơn. Có nhiều trường hợp người phát ra tư tưởng có thể nh́n thấy h́nh dáng tư tưởng của họ, những trường hợp này thường là do ảnh hưởng của sự thôi miên, và trong h́nh tư tưởng không chứa đựng tâm thức nào của người phát ra tư tưởng. Khi h́nh tư tưởng được phát ra, nó thường trở thành một thực thể hoàn toàn tách biệt về phương diện tiếp nhận những ấn tượng, tuy vẫn có sự liên hệ nào đó đến người tạo ra nó.

            Loại nhăn thông thứ ba này là năng lực duy tŕ nhiều liên hệ với h́nh tư tưởng mới vừa h́nh thành, để có thể tiếp nhận những ấn tượng từ nó. Trong trường hợp này, những ấn tượng được tạo nên trong h́nh tư tưởng sẽ được  truyền đạt đến người đă tạo ra h́nh tư tưởng đó do những làn rung động đồng cảm, chớ không phải theo một đường “dây điện tín” bằng chất liệu trung giới như loại nhăn thông trước. Trong trường hợp loại nhăn thông này được thực hiện hoàn hảo, nhà linh thị phát ra một phần tâm thức của họ vào h́nh tư tưởng, và dùng nó như là một tiền đồn, từ đó họ có thể quan sát. Khi ấy họ thấy khá rơ ràng, như chính họ đang ở tại nơi h́nh tư tưởng do họ phát ra.

            H́nh ảnh mà họ thấy có kích thước giống như thật và gần trong tầm tay, thay v́ nhỏ và xa, hơn nữa họ có thể thay đổi tầm nh́n nếu muốn. Có lẽ nhĩ thông ít khi phối hợp với loại nhăn thông này hơn là với loại nhăn thông được đề cập ở phần trước, nhưng loại nhăn thông này cho nhà linh cảm nhận biết phần nào về tinh thần và chủ tâm của người được quan sát.

            V́ tâm thức con người vẫn c̣n ở trong thể xác (ngay khi họ đang sử dụng khả năng nhăn thông này), họ có thể nghe và nói như lúc b́nh thường mà sự chú ư của họ không bị rối loạn. Lúc không c̣n giữ được sự tập trung cao độ của tư tưởng nữa, toàn thể cảnh tượng biến mất đi, họ phải tạo lại một h́nh tư tưởng mới, trước khi có thể thấy lại được. Rất ít người chưa được huấn luyện kỹ có thể đạt đến mức độ hoàn hảo của loại nhăn thông này, v́ muốn đạt được loại nhăn thông này, con người cần phải có khả năng kiểm soát thể trí, và các lực được dùng phải có bản chất thanh nhẹ hơn.

            4. Cách đi bằng thể vía:

            Chúng ta hăy đề cập đến loại nhăn thông hoàn toàn mới. Ở loại nhăn thông này tâm thức của nhà linh thị không c̣n duy tŕ trong thể xác hay tiếp xúc chặt chẽ với thể xác, mà được chuyển hoàn toàn đến cảnh tượng được quan sát. Đối với nhà linh thị chưa được huấn luyện kỹ, phương pháp này mang lại nhiều nguy hiểm nghiêm trọng hơn các phương pháp đă được mô tả trước, và không thích hợp cho họ; phương pháp này chỉ dành cho các nghiên cứu sinh đă được huấn luyện đặc biệt, chúng ta sẽ khảo sát trong đề mục thứ năm.

            Khi sử dụng loại nhăn thông này, thể xác con người ở trong trạng thái ngủ hay xuất thần, v́ vậy các cơ quan thể xác không c̣n sẵn sàng để sử dụng. Do đó những ǵ được thấy và những nghi vấn đặc biệt liên quan đến cảnh tượng được quan sát, phải đợi lúc người ấy quay trở về cơi trần mới biết được. Về phương diện khác, thị giác này được đầy đủ và hoàn hảo hơn: người ấy cũng nghe rơ như thấy mọi vật trải qua trước mắt, và họ có thể di chuyển một cách tự do theo ư muốn trong một giới hạn rộng lớn trên cơi trung giới. Nếu thích, họ có thể quan sát và nghiên cứu tất cả những cư dân khác ở cơi đó, gồm một thế giới rộng lớn của các tinh linh thiên nhiên (thế giới thần tiên theo truyền thuyết chỉ là một phần nhỏ của nó), ngoài ra cũng có một vài hạng thiên thần bậc thấp.

            Họ cũng có nhiều cơ hội tham dự vào những cảnh tượng diễn ra trước mắt, và có thể tṛ chuyện với nhiều thực thể khác nhau trên cơi trung giới; do sự thích thú và hiếu kỳ, họ có thể biết được nhiều điều ở cơi trung giới. Nếu họ có thể học thêm phương pháp tự hiện h́nh, họ có thể tham dự vào các biến cố ở cơi trần, hoặc tṛ chuyện với những người ở cách xa, cũng như hiện h́nh cho một người bạn ở xa thấy được.

            Trên phương diện thực hành, họ chỉ có thể t́m thấy một người hay một nơi mà họ đă từng biết, hoặc phải tạo ra mối liên hệ với người hoặc nơi đó bằng cách chạm vào vài đồ vật có liên hệ với người hoặc nơi đó, giống như đồ vật được dùng trong phép đo hoạt động tâm linh. Nhờ cách sử dụng thể vía, một người có thể hoàn toàn di chuyển tự do và nhanh chóng theo bất cứ hướng nào, và có thể t́m thấy dễ dàng bất cứ nơi nào được chỉ trên bản đồ, mà không cần biết trước nơi ấy hay bất cứ vật ǵ liên hệ với nơi ấy. Họ cũng có thể bay lên cao trong không gian để có được tầm nh́n của loài chim về nơi mà họ đang khảo sát; nhờ thế họ có thể thấy một khoảng cách khá xa, hoặc một khoảng rộng theo đường viền bờ biển, và đặc tính tổng quát của vùng đó. Khi sử dụng phương pháp này, họ có năng lực và tự do rộng răi hơn những phương pháp trước.

            Một thí dụ về năng lực này là câu chuyện của bà Crowe được ghi trong quyển “Thiên nhiên trong đêm tối”, trang 127, của nhà văn người Đức, ông Jung Stilling. Câu chuyện kể về một nhà linh thị cư ngụ vùng ngoại ô Philadelphia thuộc Hoa Kỳ. Ông có thói quen đi ngủ sớm và ít nói chuyện; ông là người nghiêm nghị, có ḷng từ thiện và ngoan đạo; bản tính của ông không thể chê trách được, ngoại trừ việc ông nổi tiếng là người bí ẩn. Có nhiều câu chuyện kỳ lạ kể về ông, trong số đó có câu chuyện như sau:

            ‘Vợ của một vị thuyền trưởng rất lo âu về sự an toàn của chồng (v́ chồng bà đang du lịch Âu Châu và Phi Châu, đă lâu bà không được tin tức). Bà bị thôi thúc phải t́m đến nhà linh thị để giải bày. Khi nghe câu chuyện, nhà linh thị yêu cầu bà hăy cho ông ít th́ giờ để t́m ra tin tức bà cần. Kế đó, ông vào căn pḥng bên trong, c̣n bà ngồi chờ ở ngoài. V́ chờ quá lâu, bà mất kiên nhẫn, nghĩ rằng ông đă quên bà, nên bà nhẹ bước đến gần cửa pḥng và nh́n qua khe cửa; bà ngạc nhiên thấy ông nằm trên một cái ghế trường kỷ, bất động như người chết. Dĩ nhiên, bà không nghĩ đến việc làm phiền ông, nên phải đợi đến lúc ông thức dậy. Sau cùng ông bước ra và nói với bà những lư do làm cho chồng bà không thể viết thư cho bà; lúc ấy chồng bà đang ở tại một quán cà phê bên Luân Đôn, và sẽ trở về nhà trong một thời gian ngắn.’

            ‘Khi vị thuyền trưởng trở về, kể lại cho vợ nghe về những trở ngại làm ông không thể liên lạc được; những điều ông kể rất giống như những điều mà bà nghe được từ nhà linh thị, nên bà tin rằng chồng bà nói hoàn toàn sự thật, điều này làm bà rất thỏa măn. Chồng bà c̣n kể lại rằng, ông đă gặp một vị thuật sĩ tại một quán cà phê ở Luân Đôn, vị này đă nói với ông rằng người vợ của ông rất sốt ruột nghĩ đến ông, để trả lời, ông (tức người thuyền trưởng) đă tŕnh bày lư do không thể liên lạc được với vợ, và thêm rằng vào chiều ngày hôm ấy ông sẽ xuống tàu trở về Mỹ. Tiếp theo, ông nói vị thuật sĩ lạ này đă biến mất trong đám đông, và ông cũng không biết ǵ thêm về vị này.’

            Chúng ta không thể biết được ông Jung Stilling có bằng chứng trung thực nào về câu chuyện này, mặc dù ông nói ông rất hài ḷng về tính chất xác thực của câu chuyện; vả lại, có nhiều sự việc tương tự xảy ra làm chúng ta không có lư do để hoài nghi tính xác thực của câu chuyện. Nhà linh thị có thể khai mở quan năng một cách tự nhiên, hay học cách khai mở được chỉ dẫn trong một vài trường phái khác nhau. Những chỉ dẫn để khai mở này không được tŕnh bày trong các bài vở Thông Thiên Học, v́ có qui định không cho những nghiên cứu sinh Thông Thiên Học phô diễn những hiện tượng như thế.

            Tôi đă diễn tả một vài trường hợp tương tự các trường hợp trên trong quyển sách nhỏ có tựa là “Những vị cứu trợ vô h́nh”. Tôi biết rất rơ một người phụ nữ thường xuất hiện trước bạn bè ở một nơi xa, đă được ông Stead kể trong quyển “Những chuyện ma có thực” (trang 27). Trong quyển “Những giấc mơ và những hồn ma” (trang 89), ông Andrew Lang có kể một câu chuyện về ông Cleave ở Portsmouth, hai lần xuất hiện một cách cố ư ở Luân Đôn để báo nguy cho một phụ nữ trẻ. Đó là những bằng chứng mà bất cứ người nào muốn hiểu biết thêm vấn đề cũng có thể nghiên cứu một cách tường tận.

            Người b́nh thường không thể xuất vía theo ư muốn được, nhưng thể vía của họ xuất ra rất dễ dàng khi họ sắp chết; lúc đó các thể không c̣n thu hút lẫn nhau một cách chặt chẽ nữa. Tôi xin trích dẫn câu chuyện rất xác thực trong quyển sách của ông Andrew Lang như sau:

            ‘Bà Mary, vợ ông John Goffe ở Rochester, lo âu về căn bệnh trầm kha của ḿnh, nên di chuyển về nhà của cha bà ở West Malling, cách nhà bà khoảng 9 dặm.’

            ‘Ngày trước khi ĺa trần, trong ḷng bà rất bồn chồn mong muốn gặp hai con mà bà đă để chúng lại nhà cho người vú nuôi săn sóc. Bà quá yếu không thể di chuyển được; khoảng một giờ rưỡi khuya bỗng nhiên bà xuất thần. Bà goá phụ Turner canh chừng bà trong đêm, nói rằng lúc đó mắt bà Mary mở và đứng tṛng, miệng há ra. Bà Turner để tay trước mũi bà Mary và nhận thấy không có hơi thở, nhưng không xác định được đă chết hay c̣n sống.’

            ‘Sáng hôm sau, người phụ nữ hấp hối thuật lại cho mẹ bà biết, bà đă về thăm các con, bà nói: “Đêm qua, tôi đă ở với chúng, khi tôi c̣n ngủ.”

            ‘Người vú nuôi của hai đứa bé ở Rochester, là goá phụ Alexander, quả quyết rằng khoảng trước hai giờ sáng hôm đó, bà thấy rơ h́nh dáng của bà Mary Goffe bước ra khỏi pḥng kế bên (nơi mà đứa con lớn đang nằm ngủ một ḿnh), cửa pḥng vẫn để mở, và bà Mary đến đứng khoảng 15 phút bên cạnh giường bà vú đang nằm với đứa con nhỏ của bà Mary. Bà vú mắt mở to, miệng há hốc nhưng không thốt được nên lời. Bà vú cho biết lúc ấy bà hoàn toàn tỉnh táo, bà ngồi dậy và nh́n chăm chú vào h́nh dáng đó. Lúc ấy, bà nghe rơ đồng hồ đă điểm hai tiếng, một lúc sau bà nói: “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, bà là ai?” Liền sau đó, h́nh dáng bỏ đi và biến mất.  Bà vú choàng chiếc áo khoác, đi theo h́nh dáng ấy, nhưng việc ǵ xảy ra nữa bà không thể nói được.’

            ‘ Sau đó bà vú rất sợ, không dám ở trong nhà, bà đi qua đi lại bên ngoài cho đến 6 giờ sáng. Khi các người hàng xóm đă thức, bà kể lại câu chuyện trên, họ cho rằng bà đă nằm mơ; bà quyết phủ nhận ư nghĩ đó, nhưng bà không thể thuyết phục mọi người tin tưởng, đến khi có tin tức kể lại câu chuyện xảy ra từ West Malling th́ mọi người mới chấp nhận một vài điều có thực trong câu chuyện này.’

            Một điều đáng ghi nhận trong câu chuyện này là người mẹ đă vượt qua giấc ngủ b́nh thường để bước vào trạng thái xuất thần thâm sâu, trước khi bà có thể đến thăm các con một cách có tri thức. Về vấn đề này, trong sách báo cũng có thuật lại nhiều câu chuyện tương tự.

            Hai câu chuyện khác, cũng giống như trường hợp kể trên, được bác sĩ F.G.Lee ghi nhận: trong cả hai câu chuyện, người mẹ hấp hối có tâm trạng mong nhớ cuồng nhiệt muốn gặp các con, và đă đắm ch́m vào giấc ngủ thật sâu, bà đă đến thăm các con và khi trở về bà kể lại những ǵ bà đă làm. Một bà mẹ ở Ai Cập trong lúc hấp hối, xuất hiện đến thăm các con bà ở Torquay, tất cả 5 đứa con và bà vú đều nh́n thấy rơ bà lúc ban ngày (quyển “Thoáng thấy điều phi thường”, quyển II, trang 64). Một bà người Quaker ở Cockermouth, khi hấp hối, ba đứa con của bà đang ở Settle cũng nh́n thấy bà rơ giữa ban ngày; phần c̣n lại trong câu chuyện đều giống câu chuyện kể trên (quyển “Thoáng thấy lúc chạng vạng”, trang 94). Các trường hợp này, được ít người biết hơn trường hợp bà Mary Goffe, những bằng chứng được nh́n nhận gần như hoàn toàn xác thực, và được thuật lại bởi một tác giả đáng tin cậy.

            Người sở hữu hoàn toàn khả năng nhăn thông loại này có nhiều thuận lợi khi sử dụng, khả năng này có thể bổ sung cho những loại nhăn thông trước. Họ có thể đi thăm một cách dễ dàng tất cả những nơi nổi tiếng đẹp đẽ trên trái đất. Nếu họ là một học giả, họ có thể đến học hỏi ở tất cả các thư viện trên thế gian. Người có óc khoa học có thể thấy tại chỗ nhiều phương pháp chế biến hoá học huyền bí trong vũ trụ. C̣n nhà triết học sẽ hiểu nhiều hơn những điều bí ẩn quan trọng về vấn đề sinh tử. Người nào đă bước vào cơi này sẽ không c̣n vướng bận về sự chết; đối với họ, nhiều ư niệm tôn giáo không c̣n là vấn đề đức tin mà là sự hiểu biết. Trên hết, họ có thể gia nhập vào lực lượng những người cứu trợ vô h́nh để thực hiện nhiều việc hữu ích. Dù bị giới hạn ở cơi trung giới, loại nhăn thông này rất hữu ích cho các nghiên cứu sinh.

            Chắc chắn loại nhăn thông này cũng có những nguy hiểm, nhất là đối với người chưa được huấn luyện. Nguy hiểm đến từ nhiều loại thực thể xấu ác, chúng có thể làm cho người thiếu can đảm khiếp sợ hoặc bị tổn thương. Nguy hiểm v́ bị phỉnh lừa bằng nhiều cách khác nhau, làm cho họ nhận thức và giải thích sai lạc điều ǵ mà họ thấy. Quan trọng nhất là nguy hiểm do ḷng tự phụ, cho rằng điều ǵ mà họ nghĩ không thể có sự sai lầm. Nhưng chỉ cần một ít hiểu biết thông thường và kinh nghiệm, người ấy có thể dễ dàng vượt qua những điều nguy hiểm này.

            5. Cách đi bằng thể trí:

            Đây là một h́nh thức cao và kỳ diệu hơn loại nhăn thông thể vía. Vận cụ được dùng là thể trí, thuộc về cơi thượng giới, cho nên nó có tất cả những khả năng của loại giác quan phi thường trên cơi đó, tác động của nó rất tuyệt diệu, không thể diễn tả được. Một người linh hoạt trong thể trí, rời bỏ thể vía cùng thể xác lại phía sau; nếu họ muốn tự biểu hiện trên cơi trung giới v́ bất cứ lư do ǵ, họ sẽ không cần dùng thể vía của chính họ, mà chỉ cần sử dụng ư chí để hiện h́nh hầu hoàn thành nhu cầu tạm thời của họ. Đôi khi người ta gọi h́nh ảnh hiện ra ở cơi trung giới như thế là cảm dục thể (mayavi rupa), lần đầu tiên sử dụng cách thức này thường cần có sự trợ giúp của một vị thầy nhiều kinh nghiệm.

            Lợi điểm lớn của năng lực này là đem lại cho nghiên cứu sinh khả năng xâm nhập vào miền phúc lạc cao siêu tuyệt diệu. Giác quan thể trí của họ sẽ mở rộng và đạt được kiến thức kỳ diệu, từ đó họ có thể hiểu những điều không thể giải thích được trước kia. Tuy nhiên, nấc thang cao siêu này chỉ dành cho người được huấn luyện, v́ chỉ sau khi được huấn luyện kỹ càng, người ấy mới có thể sử dụng thể trí như là một vận cụ.

            Trước khi nghiên cứu đến loại nhăn thông khác, chúng ta nên đề cập đến những giới hạn của loại nhăn thông này. Câu hỏi thường được đặt ra là nhà linh thị có thể t́m thấy một người nào đó c̣n sống hay đă chết, ở bất cứ nơi nào trên thế giới không?

             Câu giải đáp cho vấn đề này là tùy theo trường hợp. Thật vậy, người ta có thể t́m thấy một người nào đó bằng cách này hay cách khác, nếu có sự liên hệ với người ấy. Người ta sẽ không hy vọng khi lao ḿnh vào không gian vô định để t́m được một người lạ trong số hàng triệu người chung quanh, nhưng nếu có một ít manh mối, điều này vẫn có thể thực hiện được.

            Nếu người có nhăn thông biết được một điều ǵ đó về người mà họ muốn t́m, họ sẽ kiếm được người ấy một cách dễ dàng, v́ mỗi người có những rung động như một ḥa âm của riêng họ, diễn đạt toàn thể con người của họ, và tạo ra những tần số rung động trong tất cả những vận cụ khác nhau ở các cơi của chúng. Nếu quan sát viên nhận biết và đánh lên hợp âm đó, do sự thu hút của những rung động giao cảm, sẽ tức khắc thu hút sự chú ư của người đang ở bất cứ nơi đâu, và lôi kéo họ đáp ứng lại ngay.

            Dù đang c̣n sống hay đă chết, con người hoàn toàn không ǵ khác nhau, và loại nhăn thông thứ năm này có thể tức khắc t́m thấy họ trong vô số triệu người trên cơi thiên đàng, mặc dù trong trường hợp đó, chính người bị quan sát không ư thức rằng họ đang bị quan sát. Dĩ nhiên, nếu tâm thức của nhà linh thị không vượt qua khỏi cơi trung giới, họ sẽ không t́m thấy được người đang ở cơi thượng giới, nhưng ít nhất họ cũng có thể đoán rằng người được t́m kiếm đang ở cơi thượng giới, v́ họ dựa vào sự kiện là ḥa âm được đánh ra từ cơi trung giới không tạo ra được sự đáp ứng.

            Nếu người được t́m là người xa lạ, th́ người đi t́m cần phải có một vài sự vật làm manh mối kết nối như một bức ảnh, một bức thư được người ấy viết ra, hay một đồ dùng đă thấm nhuần từ điển cá nhân của họ; những thứ này trợ giúp rất hữu hiệu cho nhà linh thị.

            Một lần nữa, tôi xin nhắc lại rằng những đệ tử được dạy cách sử dụng kỹ thuật này có tự do đặt một trạm truyền thông để có thể giao tiếp với những người thân mất tích, hay đă chết. Tuỳ theo trường hợp, một thông điệp từ phía người gởi có thể hoặc không thể tới tay người nhận; nhưng nếu có tới, cũng không chắc được trả lời, v́ cần phải có sự phối hợp trong bản chất một cách tự nhiên.

            Câu hỏi thường được đặt ra là: thị giác tâm linh có bị giới hạn bởi khoảng cách không? Câu trả lời thường là không, nhưng c̣n tùy thuộc một cách tương đối vào các cơi mà nó biểu hiện. Điều cần nhớ, cơi trung giới và thượng giới của trái đất có giới hạn riêng của nó, cũng như bầu khí quyển của trái đất, nhưng những cơi này trải rộng thêm ra rất nhiều, vượt khỏi khoảng không gian vật chất ba chiều đo. Như thế bất cứ loại nhăn thông nào thuộc những cơi thấp của hệ thống địa cầu đều không thể thông thương được với các hành tinh khác. Đối với một người có thể nâng tâm thức lên đến cơi bồ đề, họ có thể dễ dàng thông thương qua bất cứ bầu hành tinh nào khác thuộc dăy địa cầu, nhưng điều đó ở ngoài đề tài hiện tại của chúng ta.

            Các khả năng nhăn thông mà chúng ta diễn tả cũng có thể cho thấy sự việc ở những hành tinh khác. Khi vượt ra ngoài các sự rối loạn thường xuyên của bầu khí quyển trái đất, chúng ta có thể thấy rơ hơn nhiều; ngay đối với những nguời chỉ mở loại nhăn thông b́nh thường, nếu cố gắng tăng cường năng lực, cũng có thể đạt được sự hiểu biết thích thú về thiên văn học. Nhưng nếu chỉ chú trọng đến quả địa cầu và những vùng chung quanh, th́ khả năng nhăn thông gần như vô hạn.


CHƯƠNG  V

NHĂN THÔNG TRONG KHÔNG  GIAN – CÓ MỘT PHẦN CHỦ TÂM

(Clairvoyance in space – Semi-intentional)

 

            Tôi xếp chung một nhóm trường hợp những người thấy được vài điều mà họ không có ư niệm ǵ về sự vật họ sẽ thấy, và họ cũng không chủ động kiểm soát được thị giác tâm linh của họ. Những nhà tâm linh thuộc nhóm Micawbers tự đặt ḿnh trong trạng thái thụ động tiếp thu, họ chỉ chờ đợi một sự kiện ǵ đó sẽ bất ngờ xảy ra. Thuộc về loại này, phần lớn là những đồng tử xuất thần, họ theo một cách thức nào đó để tự thôi miên hay được thôi miên bởi một “vong linh hướng dẫn”, họ tả lại những cảnh tượng hay những người t́nh cờ xuất hiện bềnh bồng trước mắt họ. Tuy nhiên, đôi khi họ có thể thấy được những sự việc đang xảy ra ở một nơi xa, do đó chúng ta có thể xếp loại họ vào nhóm những người có nhăn thông trong không gian.

            Nhưng phần nhiều những nguời có nhăn thông trong không gian có một phần chủ tâm, thường là người sử dụng phương pháp nh́n chăm chú  vào bầu thuỷ tinh. Ông Andrew Lang đă tả những nguời này như sau: “Họ chú tâm nh́n vào một bầu thuỷ tinh, một cái ly, cái gương, hay vết mực (ở Ai Cập và Ấn Độ), một giọt máu (trong số những người Maori ở Tân Tây Lan), một chậu nước (người Da Đỏ), một ao nước (người La Mă và Phi Châu), nước trong một chén bằng thuỷ tinh (một loại mũ của người Thổ Nhĩ Kỳ) hoặc bất cứ vật ǵ có bề mặt bóng láng (trích trong quyển: “Giấc mơ và bóng ma”, trang 57).

            Ông Lang cho chúng ta một thí dụ rất hay và thường gặp về loại thị giác này. Ông nói: “Tôi trao một quả cầu thuỷ tinh cho một cô gái trẻ, cô Baillie, không thành công. Trao nó cho cô Leslie, cô này nh́n thấy một cái ghế trường kỷ cổ, h́nh vuông màu đỏ có bọc vải mỏng, mà cô đă thấy nó trong một ngôi nhà ở thôn quê, có lần cô đă đến thăm. Anh của cô Baillie là một lực sĩ trẻ, mỉm cười về cuộc thử nghiệm này, đă lấy quả cầu để nghiên cứu, và trở lại với vẻ mặt hài ḷng. Anh ấy nh́n nhận là dưới ánh đèn, anh thấy ảo ảnh của một người mà anh đă biết. Suốt cả tuần, anh ấy cố t́m hiểu sự thật về điều mà anh vừa thấy.

            Vào ngày thứ Ba, anh của Baillie có dự một buổi khiêu vũ tại một thành phố cách nhà anh ta khoảng 40 dặm, và đă gặp cô Preston. Anh nói:  “Vào lúc 5:30 chiều Chúa Nhật, tôi thấy cô đang ngồi bên cạnh một cây đèn, mặc bộ y phục mà tôi không bao giờ thấy cô mặc, một chiếc áo choàng màu xanh dương có dây cột trên vai, rót trà cho một người đàn ông mặc bộ đồ nỉ cũng màu xanh dương, lưng người này hướng về phía tôi, v́ thế tôi chỉ thấy cái ŕa râu mép của ông ấy.” Cô Preston thú nhận: “Anh cũng thấy bức màn được kéo lên à!”

            Đây là một trường hợp điển h́nh về sự sử dụng bầu thuỷ tinh: h́nh ảnh cho thấy trung thực từng chi tiết, song hoàn toàn không quan trọng, và không chứa đựng ư nghĩa rơ ràng, ngoại trừ sự việc này chứng minh cho anh của Baillie thấy rằng có một kết quả nào đó trong việc nh́n bầu thuỷ tinh.

            Bây giờ, chúng ta bàn đến tính cách hợp lư của loại nhăn thông này. Như tôi đă nói, nó thường tuỳ thuộc vào “ḍng lưu chuyển trung giới”. Thủy tinh hay bất cứ một vật ǵ chỉ giúp cho nhà linh thị tập trung năng lực ư chí, và là một khởi điểm thích hợp cho ống dẫn trung giới của họ. Có một vài người nhờ ư chí có thể ảnh hưởng đến điều ǵ mà họ muốn thấy, có thể nói họ có năng lực định hướng “viễn vọng kính” của họ theo ư muốn, nhưng phần nhiều trường hợp, họ chỉ t́nh cờ tạo được một ống dẫn và họ thấy bất cứ điều ǵ xảy ra ở đầu kia ống dẫn.

            Đôi khi cảnh tượng xuất hiện tương đối gần, như trường hợp kể trên, đôi khi rất xa như một phong cảnh ở Đông phương; những trường hợp khác có thể chỉ là phản ảnh một vài mảnh vụn của tiên thiên kư ảnh (akasic record); khi đó ảnh tượng sẽ có những h́nh ảnh của vài loại y phục thời cổ, và  hiện tượng này thuộc về loại “nhăn thông trong thời gian”. Cách dùng bầu thủy tinh đôi khi cũng cho thấy những h́nh ảnh tương lai, chúng ta sẽ khảo sát kỹ hơn điều này về sau.

            Tôi biết một nhà linh thị thay v́ dùng một vật có bề mặt sáng bóng, ông dùng một vật có bề mặt tối đen: một cái dĩa đựng đầy bột than. Thật vậy, vấn đề sử dụng vật ǵ để làm tâm điểm cho sự tập trung, h́nh như không quan trọng lắm; nhưng một bầu thuỷ tinh trong suốt, chắc chắn có ưu thế hơn những chất khác, v́ nó có sự sắp xếp đặc biệt của tinh hoa chất làm tăng cường sự kích thích các quan năng tâm linh.

            Tuy nhiên, có trường hợp người ta chỉ dùng một vật thật nhỏ chói sáng, như một điểm sáng hay một giọt máu mà người Maori dùng, thực sự đây chỉ là phương pháp tự thôi miên. Trong các nước không thuộc Châu Âu, các cuộc hành lễ ma thuật và sự cầu đảo thường diễn ra trước hoặc sau cuộc thử nghiệm tâm linh, những h́nh ảnh thấy được đôi khi là các thực thể từ bên ngoài, v́ thế hiện tượng này chỉ là biểu hiện tạm thời, hoàn toàn không phải là nhăn thông.


CHƯƠNG  VI

NHĂN THÔNG TRONG KHÔNG GIAN – KHÔNG CHỦ TÂM

(Clairvoyance in space – unintentional)

 

            Trong loại nhăn thông này, chúng ta có thể kể tất cả những trường hợp thấy được một cách bất ngờ biến cố xảy ra ở xa, hoàn toàn không có sự mong đợi, cũng như không có sự chuẩn bị trước. Có những người bẩm sinh được loại thị giác như thế, trong khi ở nhiều người khác, thị giác này chỉ xảy ra một lần trong suốt cuộc đời. Thị giác này có nhiều loại cũng như nhiều mức độ, và do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo ra. Trong vài trường hợp, những nguyên nhân đó hiển nhiên, và rất quan trọng; ở những trường hợp khác, không có nguyên nhân nào cả, và những sự kiện xảy ra rất vụn vặt, tầm thường.

            Có khi khả năng này xuất hiện trong lúc thức tỉnh, có khi là những giấc mơ sinh động và thường lặp đi lặp lại. Trường hợp sau là loại nhăn thông trong không gian thuộc nhóm thứ tư, khi ngủ con người thường du hành bằng thể vía đến một nơi nào đó do sự thu hút, hay thích thú. Trong trường hợp trước, có lẽ là loại nhăn thông thuộc nhóm thứ nh́, nhờ cách dùng luồng lưu chuyển trung giới. Nhưng trường hợp này, luồng lưu chuyển hay ống dẫn được tạo ra hoàn toàn vô thức, thường là kết quả tự động do một tư tưởng hay t́nh cảm mănh liệt phát ra từ đầu này hoặc đầu kia, hoặc từ nhà linh thị hay người bị quan sát.

            Cách đơn giản nhất là đưa ra một vài thí dụ về những loại khác nhau và thêm vào những loại cần thiết. Ông Stead đă sưu tập một số lớn những trường hợp mới, xác thực khác trong quyển “Chuyện ma có thật”; tôi sẽ chọn một vài thí dụ trong các câu chuyện này.

            Các học giả Thông Thiên Học đều biết rơ loại nhăn thông đặc biệt do nhóm người mà chúng ta gọi là “Những vị cứu trợ vô h́nh” dùng để trợ giúp những người đang cần sự giúp đỡ. Một câu chuyện thuộc loại này do đại uư Yonnt kể lại cho tiến sĩ Bushnell về thung lũng Napa ở tiểu bang California, tiến sĩ Bushnell đă nhắc lại trong quyển “Thiên nhiên và siêu nhiên”.

            ‘Khoảng 6 hay 7 năm trước, một đêm giữa mùa đông, ông nằm mơ thấy một đoàn người di tản bị chận lại v́ tuyết trên núi đổ xuống, và sắp chết v́ đói khát và giá lạnh. Ông nhớ lại nơi xảy ra là mặt dốc đứng của một tảng đá trắng khổng lồ; ông thấy những người đàn ông chặt các ngọn cây nhô ra từ các vực sâu đầy tuyết, và ông nhận rơ nét mặt buồn nản, kiệt sức của họ.’

            ‘Ông thức giấc với ấn tượng sâu xa rơ ràng về giấc mơ, một lúc sau ông ngủ lại và mơ thấy giống như lần trước. Đến sáng, ông không thể nào xua đuổi giấc mơ đó ra khỏi trí. T́nh cờ, ông gặp lại người bạn đi săn cũ, và kể lại câu chuyện này, khi nghe câu trả lời của người bạn, ông có ḷng tin chắc chắn hơn về cảnh tượng trong giấc mơ. Người bạn này đă có lần đến Sierra và đi qua truông thung lũng Carson, nói rằng có một chỗ tại truông này, giống như nơi xảy ra câu chuyện trong giấc mơ của ông.’

            ‘Do đó, ông lăo nhân hậu này quyết định tập họp ngay một số đàn ông, với những con lừa chở mền và tất cả những vật dụng cần thiết. Lúc đó, nhiều người hàng xóm cả cười về sự dễ tin này. Ông nói: “Dù thế nào tôi cũng phải làm điều này, v́ tôi thực sự tin vào giấc mơ của tôi.” Đoàn người đi vào vùng núi, cách truông thung lũng Carson khoảng 150 dặm (tương đương với 240 cây số). Khi đến nơi, họ t́m thấy một đoàn người di cư đang bị nguy khốn giống như trong giấc mơ, và cứu được một số người c̣n sống sót ra ngoài.’

            Trong câu chuyện kể trên không cho biết đại uư Yonnt có thường thấy những linh ảnh hay không; dường như có một vị cứu trợ vô h́nh nào đó, quan sát thấy t́nh trạng tuyệt vọng của đám người di tản, nên đă cảm ứng người gần nhất, và thích hợp nhất (đó là đại úy Yonnt) và đưa thể vía ông này đến nơi xảy ra tai nạn, kế đó đánh thức ông dậy vừa đủ để ghi sâu vào kư ức ông quang cảnh nơi xảy ra tai nạn. Cách thức thứ nh́ là, vị cứu trợ vô h́nh có thể sắp xếp một “luồng lưu chuyển trung giới” để vị đại uư nh́n thấy; nhưng có lẽ cách thức thứ nhất đă được sử dụng. Dù bất cứ cách thức nào, trong trường hợp này rơ ràng có một động cơ thúc đẩy từ vị cứu trợ vô h́nh.

            Đôi khi “luồng lưu chuyển trung giới” có thể khởi động do một tư tưởng xúc động mạnh ở đầu kia của đường dẫn, điều này có thể xảy ra dù nhà tư tưởng không chủ ư. Trong câu chuyện mà tôi sắp trích dẫn, sự kết nối được tạo ra do vị bác sĩ thường nghĩ về bà Broughton, song ông không có ư định cho bà thấy điều ǵ ông đang làm trong lúc đó. Do đó, bà nhận thấy từ quan điểm của bà, mà không phải từ quan điểm vị bác sĩ truyền đạt, v́ bà chỉ thấy lưng ông mà không nhận ra ông; câu chuyện này được kể lại trong bộ sách “Phương châm của hội khảo sát tâm linh” (quyển II, trang 160).

            ‘Một đêm vào năm 1844, bà Broughton thức giấc và đánh thức chồng dậy, bà nói với ông: có điều ǵ đó đă xảy ra rất khủng khiếp ở nước Pháp. Ông van xin bà hăy đi ngủ lại, không được quấy rầy ông. Bà quả quyết với ông rằng, bà không ngủ khi bà thấy những sự việc mà bà muốn nói với ông.’

            ‘Trước tiên là một tai nạn xe cộ, bà không thấy lúc xảy ra, nhưng chỉ thấy kết quả tai nạn: một cỗ xe bị găy, có tiếng ồn ào, người ta đỡ một người lên và đưa vào một nhà gần nhất đặt nằm trên giường, mà bà nhận ra đó là quận công Orleans. Dần dần có nhiều người bạn tập họp xung quanh giường - trong số họ có nhiều thành viên thuộc gia đ́nh hoàng tộc nước Pháp, hoàng hậu rồi đến quốc vương - tất cả đều im lặng và rơi nước mắt khi thấy rơ quận công đă chết. Một vị bác sĩ (mà bà chỉ có thể thấy cái lưng) đứng cúi ḿnh trên người quận công, bắt mạch và bàn tay kia cầm cái đồng hồ. Kế đó, tất cả đều biến mất, và bà không c̣n thấy ǵ nữa.’

            ‘Sáng sớm, bà vội viết lại tất cả những ǵ mà bà đă thấy và gởi cho tờ báo của bà. Việc này xảy ra trước những ngày có điện tín, và hai hoặc nhiều ngày trước khi tờ Thời Báo đăng cáo phó về sự từ trần của quận công Orleans. Một thời gian ngắn sau, bà đi thăm Paris và nhận ra chỗ xảy ra tai nạn, và điều này đă chứng thật về linh cảm của bà. Vị bác sĩ chăm sóc quận công là một người bạn cũ của bà, và khi ông đứng canh chừng bên giường bệnh, trí ông luôn nghĩ đến bà và gia đ́nh bà.’

            Trường hợp khác thường xảy ra hơn, do sự xúc động mănh liệt tạo nên một luồng lưu chuyển cần thiết, thường là một ḍng tư tưởng hỗ tương trôi chảy không ngừng giữa hai đối tượng, một vài nhu cầu bất ngờ của một trong hai đối tượng sẽ cung cấp cho ḍng lưu chuyển tạm thời này năng lực đối cực cần thiết, và tạo nên một loại “kính viễn vọng” cơi trung giới. Một thí dụ điển h́nh được trích dẫn từ quyển sách kể trên như sau:

            ‘Vào ngày 9 tháng 9 năm 1848, trong cuộc bao vây Mooltan, vị phụ tá trung đoàn cho biết tướng R. bị thương rất nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nghĩ rằng ḿnh sắp chết, nên tướng R. yêu cầu một trong các sĩ quan tuỳ tùng của ông, tháo chiếc nhẫn trên ngón tay ông và gởi về cho vợ ông, đang ở Ferozepore cách đó khoảng 150 dặm.

            ‘Vào đêm 9 tháng 9 năm 1848, vợ ông viết bức thư như sau: “Tôi đang nằm trên giường nửa thức nửa ngủ, tôi thấy rơ chồng tôi bị thương nặng được đem ra khỏi băi chiến trường, tôi nghe ông ấy nói: “Hăy tháo chiếc nhẫn trên tay tôi và gởi về cho vợ tôi.” Trong suốt ngày hôm sau, cảnh tượng và tiếng nói ấy luôn luôn ám ảnh trong đầu óc tôi.’

            ‘Sau đó ít lâu tôi được tin từ tuớng L., vị sĩ quan đă đưa chồng tôi ra khỏi chiến trường cho biết chồng tôi bị thương nặng trong cuộc vây hăm nhưng vẫn c̣n sống sót; ông là người được chồng tôi nhờ tháo chiếc nhẫn đưa về cho tôi, điều này giống như điều tôi đă nhận thấy được trong đêm 9 tháng 9.’

            Có một nhóm rất lớn loại nhăn thông ngẫu nhiên, không rơ nguyên nhân, thường hoàn toàn không có ư nghĩa, và nhà linh thị cũng không biết có sự liên hệ với bất cứ biến cố nào. Về nhóm này c̣n tuỳ thuộc vào một vài người thường có liên hệ đến phong cảnh mà họ đă thấy trước khi ngủ. Tôi trích dẫn một câu chuyện chính về kinh nghiệm thuộc loại này trong quyển “Những chuyện ma có thật” của ông W.T. Stead.

            ‘Tôi leo lên giường, nhưng không thể ngủ. Tôi nhắm mắt lại và chờ giấc ngủ đến, song thay v́ ngủ, tôi lại thấy một số h́nh ảnh kỳ lạ liên tục xuất hiện. Trong pḥng không có ánh sáng, hoàn toàn tối om, tôi cũng nhắm mắt. Mặc dù trong bóng tối, nhưng bất chợt tôi tri thức thấy một cảnh đẹp lạ kỳ. H́nh như có một vật sinh động nhỏ như một ngọn đèn, mà bây giờ tôi vẫn có thể nhớ lại cảnh đó như ở trước mắt. Cảnh này là một phần của bờ biển, trăng chiếu lấp lánh trên những gợn sóng lăn tăn đang xô vào bờ, ngay trước mắt tôi có một con chuột chũi ḿnh dài đang bơi xuống nước. Nó bơi giữa các tảng đá lởm chởm trồi lên khỏi mặt nước. Dọc theo bờ biển có vài ngôi nhà h́nh vuông thô sơ, không giống với những kiểu nhà tôi thường thấy. Phong cảnh yên tĩnh, với ánh trăng chiếu trên những gợn sóng lăn tăn, và tôi có cảm tưởng như đứng trước một phong cảnh thực.’

            ‘Cảnh rất đẹp, tôi nghĩ rằng nếu cảnh đó c̣n xuất hiện tiếp tục, tôi sẽ rất thích thú ngắm nh́n nó mà không bao giờ đi ngủ. Tôi hoàn toàn tỉnh táo, cùng lúc tôi thấy cảnh này, tôi nghe rơ từng giọt mưa rơi ngoài cửa sổ. Phong cảnh này thay đổi th́nh ĺnh mà không có bất cứ lư do ǵ rơ ràng.’

            ‘Biển với ánh sáng trăng biến mất, thay vào đó tôi thấy bên trong một pḥng đọc sách. Dường như ban ngày pḥng này dùng làm pḥng học, c̣n buổi chiều được sử dụng làm pḥng đọc sách. Tôi thấy có một người đọc sách, giống một cách kỳ lạ với ông Tim Harrington mà không phải ông, người này cầm một cuốn tạp chí hay một quyển sách trên tay và cười. Đó không phải là h́nh ảnh mà là người thật.’

            ‘Tôi thấy cảnh này như nh́n qua một ống ḍm, thấy rơ mỗi cử động của những người, vật, và quang cảnh hoàn toàn xa lạ. Tôi nh́n không phải bằng mắt thường, đôi mắt không liên hệ ǵ đến sự thấy này, mà dường như bằng một giác quan khác trong đầu nhiều hơn là trong mắt. Đây là một kinh nghiệm nhỏ nhặt, nhưng nó cho phép tôi thông hiểu thế nào là nhăn thông hơn bất cứ một cuộc khảo cứu nào.’

            ‘Những h́nh ảnh đó không liên hệ với bất cứ điều ǵ, cũng không phải do sự gợi ư từ những ǵ tôi đang đọc hay nói chuyện; chúng đến một cách tự nhiên như tôi nh́n xuyên qua một tấm kính và thấy những ǵ đang xảy ra ở một nơi khác trên thế giới. Tôi đă liếc nh́n, rồi nó qua đi và kinh nghiệm này không c̣n lặp lại nữa.’

            Ông Stead xem như đó là “một kinh nghiệm nhỏ nhặt, không giá trị”, điều này có thể đúng như vậy, khi được so sánh với những sự kiện quan trọng hơn. Nhưng chính kinh nghiệm nhỏ nhặt này có thể cho nhà linh thị một manh mối trong toàn bộ sự việc, và nhăn thông sẽ là một hiện thực sinh động. Người nào đă một lần có được kinh nghiệm này, sẽ có cơ hội tiếp xúc một phần nào với thế giới vô h́nh.

            Những h́nh ảnh này rất rơ rệt, không phải chỉ là các phản ảnh tư tưởng của người khác; ngoài ra sự diễn tả chính xác chứng tỏ đó là do nh́n xuyên qua  một “kính viễn vọng” trung giới. Trong trường hợp này, có thể ông Stead hoàn toàn vô thức khi tạo ra cho ḿnh một ḍng lưu chuyển trung giới; hoặc trường hợp xảy ra thường hơn là một vài thực thể có thiện cảm ở cơi trung giới thiết lập nó cho ông, và làm cho những h́nh ảnh ở đầu kia ống dẫn xuất hiện liên tục.

CHƯƠNG  VII

NHĂN  THÔNG  TRONG  THỜI  GIAN - THỜI  QUÁ  KHỨ

(Clairvoyance in time – The past)

 

            Nhăn thông trong thời gian có nghĩa là năng lực đọc được quá khứ và vị lai. Giống như tất cả những loại năng lực khác, loại này được sở hữu bởi nhiều hạng người khác nhau, với những cấp độ khác nhau, từ người kiểm soát được hoàn toàn năng lực của ḿnh, đến người chỉ thoáng thấy một cách không cố ư và bất toàn những cảnh tượng xảy ra ở vào thời điểm không thuộc hiện tại. Loại người sau có thể thấy một vài sự việc xảy ra trong quá khứ, nhưng thường bị méo mó rất nhiều. Ngay khi họ thấy được những h́nh ảnh khá rơ ràng, đó chỉ là những h́nh ảnh rời rạc mà họ không thể liên kết lại để biết trọn vẹn sự kiện đă xảy ra trước hoặc sau đó, và họ cũng không thể giải thích bất cứ việc ǵ khác thường có thể xuất hiện trong đó.

            Trái lại, người được huấn luyện có thể theo dơi cả câu chuyện liên hệ đến trước hoặc sau những h́nh ảnh, cũng như có thể dễ dàng truy t́m những nguyên nhân đưa đến sự việc và kết quả do nó tạo ra.

            Làm thế nào đ có th thy đưc chi tiết của sự vật trong quá khứ xa, và nhăn quan đó thuộc vào cơi nào trong thiên nhiên? Câu trả lời dành cho cả hai vấn đề này là: những sự kiện ấy được đọc từ tiên thiên kư ảnh (akasic records), và điều này cần được giải thích thêm. Thật ra từ ngữ này không thích hợp lắm, tuy những kư ảnh này được chứa trong akasa, một loại chất liệu của cơi thượng giới, nhưng thật ra nó không thuộc vào cơi đó. Song nếu người ta dùng danh từ thay thế là “tinh tú quang kư ảnh” (records of the astral light) th́ ư nghĩa càng bị sai lạc hơn, v́ những kư ảnh này nằm ở ngoài cơi trung giới thật xa, và tất cả những ǵ đạt được ở đó chỉ là sự thoáng thấy một cách gián đoạn những sự kiện đă bị phản ảnh hai lần.

            Cũng giống như nhiều từ ngữ khác được sử dụng trong hội Thông Thiên Học, danh từ “tiên thiên khí” (akasha) được dùng một cách lỏng lẻo. Trong vài quyển sách đầu tiên của hội, danh từ này được xem như đồng nghĩa với từ ngữ tinh tú quang, và trong một số tác phẩm khác, danh từ này cũng được dùng để chỉ bất cứ loại vật chất vô h́nh nào, từ loại vật chất gốc (mulaprakriti) cho đến chất dĩ thái của cơi trần. Trong những quyển sách về sau, danh từ này được dùng hạn chế để chỉ chất liệu cơi thượng giới, theo ư nghĩa đó, nó có thể được gọi là tiên thiên khí (akashic), mặc dù nguồn gốc chất này được tạo ra từ cơi thượng giới không nhiều hơn từ cơi trung giới, song chính ở cơi thượng giới, đầu tiên chúng ta tiếp xúc với chất này, và có thể t́m thấy những dữ kiện đáng tin cậy.

            Vấn đề những kư ảnh rất khó hiểu, muốn thông hiểu nó cần phải có những khả năng hoàn hảo ở một tŕnh độ tiến hóa khá cao. Giải pháp thực sự của vấn đề nằm ở những cơi cao, bên ngoài bất cứ sự kiện nào mà hiện tại chúng ta có thể biết, và bất cứ theo quan điểm nào chúng ta cũng khó biết được một cách hoàn toàn, v́ chúng ta chỉ quan sát cơi này từ dưới lên thay v́ từ trên xuống. Do đó chúng ta chỉ có ư niệm từng phần; tuy nhiên khi cho rằng những mảnh vụn nhỏ nhặt ấy chỉ là một phần của cái toàn thể, th́ chúng ta không đến nỗi bị sai lạc. Trong giai đoạn tiến hóa hiện tại, tuy không thể thông hiểu trọn vẹn vấn đề, nhưng chúng ta cũng có thể đạt được một phần tri thức gần đúng của sự việc.

            Tất cả chúng ta đều quen thuộc với lư thuyết thông thường của thiên văn học nói về nguồn gốc của thái dương hệ, mà người ta thường gọi là giả thuyết tinh vân; theo đó, lúc đầu là một bầu tinh vân khổng lồ đỏ rực có đường kính xa hơn cả quỹ đạo của hành tinh ở ngoài cùng. Trải qua tiến tŕnh vô số thời đại, bầu tinh vân khổng lồ này dần dần nguội lạnh rồi co rút lại, và hệ mặt trời được h́nh thành như chúng ta đă biết.

            Trên phương diện đại cương, khoa huyền bí đă chấp nhận lư thuyết của khoa học hiện đại, diễn tả chính xác khía cạnh thuần tuư vật chất về sự tiến hoá của hệ mặt trời; nhưng cần phải thêm rằng, nếu sự chú ư của chúng ta chỉ hạn chế vào khía cạnh vật chất, chúng ta sẽ có một ư niệm rất thiếu sót và rời rạc về những ǵ thực sự đă xảy ra. Chúng ta hăy khởi sự từ ư định của cái Ngă cao siêu trong việc h́nh thành một thái dương hệ (đôi khi chúng ta gọi Ngài là Thái Dương Thượng Đế “Logos”). Trước tiên, trong trí Ngài chứa đựng một ư niệm hoàn bị về tất cả mọi h́nh thể của trọn hệ thống, với tất cả những bầu hành tinh. Từ ư niệm đó, Ngài thu thập cùng lúc toàn thể sự hiện tồn khách quan trên cơi tư tưởng của Ngài - dĩ nhiên chúng ta không biết được bất cứ điều ǵ về cơi đó - từ đó những bầu hành tinh khác nhau được thành lập và được phân định trong thế giới hiện tượng. Ngoại trừ chúng ta luôn luôn nhận thức về sự hiện tồn thực sự của toàn thể thái dương hệ ngay từ lúc khởi thuỷ trên một cơi cao hơn hết, chúng ta sẽ măi măi không hiểu được sự tiến hoá về h́nh thể nơi cơi vật chất.

            Huyền bí học cho chúng ta biết sâu xa hơn về vấn đề này. Chẳng những nó cho chúng ta biết toàn thể hệ thống tốt đẹp này, cả những cơi thấp lẫn những cơi cao, được tồn tại là do đức Thượng Đế (Logos), mà c̣n cho biết sự liên hệ chặt chẽ giữa hệ thống với Ngài, v́ nó tuyệt đối là một thành phần của Ngài, là sự diễn đạt từng phần của Ngài trên cơi trần, cũng như sự vận chuyển và năng lượng của cả hệ thống là năng lượng của Ngài, và tất cả đều thực hiện trong giới hạn của hào quang Ngài. Ư niệm này thật kỳ diệu, điều này cũng tương đối dễ hiểu đối với những người đă có nghiên cứu về vấn đề hào quang.

            Chúng ta đă quen với ư niệm về sự tiến hóa: trên con đường hướng thượng, nhân thể (causal body) của con người được xác định bởi giới hạn của hào quang, nó gia tăng rơ rệt về độ lớn cũng như sự tỏa sáng và thuần khiết của màu sắc. Do kinh nghiệm, nhiều người trong chúng ta biết rằng hào quang của một đệ tử đă tiến bộ đáng kể trên đường đạo lớn hơn rất nhiều so với hào quang của một người chỉ mới đặt chân lên nấc thang đầu tiên, và hào quang của một vị Chân Sư càng rộng lớn hơn. Trong các kinh sách công truyền Đông phương cho thấy hào quang của đức Phật nở rộng bao la, trong một trường hợp có nói hào quang này trải dài khoảng 3 dặm (khoảng 5 cây số). Số đo này dù có chính xác hay không cũng cho chúng ta thấy sự kiện là thượng trí của một người trên đường hướng thượng tăng trưởng cực nhanh. Mức độ của sự tăng trưởng này gia tăng theo cấp số nhân, v́ thế chúng ta không ngạc nhiên khi nghe nói hào quang của một vị Chân Sư khi ở trên cơi cao có thể bao trùm cả thế gian. Khi hiểu được điều này, chúng ta có thể nhận thức được phần nào năng lực của Đấng cao tột bao trùm cả thái dương hệ. Nên nhớ rằng, đối với chúng ta điều này dường như to lớn phi thường, nhưng chỉ như một giọt nước cực nhỏ trong đại dương không gian bao la.

            Như thế đối với Thượng Đế chúng ta có thể tưởng tượng tất cả những năng lực và phẩm chất đều thuộc về Ngài, đúng như trong những kinh sách cổ xưa đă nói: “Tất cả vạn vật là của Ngài, từ Ngài và dành cho Ngài; chúng ta hiện tồn, sống và hoạt động trong Ngài.”

            Từ đó chúng ta nhận thấy rơ rằng điều ǵ xảy ra trong thái dương hệ chúng ta cũng hoàn toàn xảy ra trong tâm thức đức Thượng Đế; như vậy những sự việc đă xảy ra đều được ghi lại trong kư ức của Ngài. Dù kư ức diệu kỳ này biểu hiện trên bất cứ cơi nào, cũng vượt xa tầm mức hiểu biết của chúng ta. Do đó những kư ảnh mà chúng ta có thể đọc được chỉ là phản ảnh của những ǵ trọng yếu hơn thực sự được lưu giữ; những sự kiện này được phản chiếu trong chất trung gian đậm đặc hơn của các cơi thấp.

            Cũng thế, những ǵ mà chúng ta thấy được ở cơi trung giới chỉ là phản ảnh của một phản ảnh, và là một h́nh ảnh không hoàn hảo, v́ những kư ảnh mà chúng ta thấy được chỉ là một phần nhỏ, và thường bị biến dạng. Chúng ta biết, nước thường được dùng làm biểu tượng cho ánh sáng cơi trung giới, và đó là một biểu tượng rất thích hợp trong trường hợp đặc biệt này. Trên mặt nước phẳng lặng như một mặt gương, chúng ta có được phản ảnh rơ rệt của những vật chung quanh, nhưng dù rơ ràng đến độ nào cũng chỉ là một phản ảnh - là sự biểu hiện với hai chiều đo của những vật có ba chiều đo, cho nên có phẩm chất khác với những vật thực sự, chỉ trừ màu sắc - thêm vào đó những h́nh ảnh luôn luôn bị đảo ngược.

            Khi mặt nước bị gió làm gợn sóng, chúng ta sẽ thấy những ǵ? Vẫn là một phản ảnh nhưng bị ngắt quăng và méo mó, những h́nh ảnh này dễ đưa đến sự thấy sai lạc, chúng không biểu hiện trung thực những vật được phản ảnh. Trong một lúc nào đó, nơi này hoặc nơi kia, chúng ta có thể bất ngờ thấy được phản ảnh rơ rệt một phần nhỏ nhặt của cảnh vật nào đó, như một chiếc lá đơn độc từ một cành cây; nhưng phải mất nhiều công sức và phải hiểu biết nhiều về các định luật thiên nhiên mới có thể sắp xếp lại nhiều mảnh vụn riêng lẻ để tạo nên h́nh ảnh của cảnh tượng đó.

            Ở cơi trung giới, không có vật ǵ đứng yên như trên một mặt phẳng, trái lại chúng di chuyển rất nhanh theo mọi chiều hướng, cho nên ta phải biết cách phán đoán để nhận ra phần nào rơ ràng phản ảnh  của nó. V́ thế đối với người chỉ mở được nhăn thông cơi trung giới, không thể dựa vào những h́nh ảnh quá khứ hiện ra trước mắt để nhận định chính xác và hoàn hảo. Họ thấy được những phần riêng rẽ nơi này hoặc nơi nọ, nhưng họ không thể nào biết được toàn thể. Cần phải có một bậc thầy đầy đủ khả năng hướng dẫn, huấn luyện một thời gian lâu dài, chỉ cách nhận ra những ấn tượng đáng tin cậy, từ đó họ có thể sắp xếp lại những mảnh vụn của vật được phản ảnh. Thường phải mất một thời gian rất lâu để vượt qua các điều khó khăn, mà trước khi đạt được điều đó, có thể họ đă khai mở nhăn thông cơi thượng giới, như thế công khó nhọc để tu chỉnh nhăn thông cơi trung giới trở nên không cần thiết.

            Ở cơi trên kế tiếp, tức cơi thượng giới (hay cơi trí), những điều kiện rất khác; nơi đây kư ảnh được đầy đủ và chính xác, v́ thế người ta không bị nhầm lẫn. Có nghĩa là, nếu ba vị có nhăn thông cơi thượng giới cùng khảo sát một kư ảnh ở đó, sẽ thấy một phản ảnh hoàn toàn giống nhau, và mỗi người đều đạt được ấn tượng chính xác khi đọc kư ảnh này. Tuy nhiên, điều đó không bảo đảm rằng khi trở lại cơi trần những ǵ họ mô tả lại sẽ hoàn toàn giống nhau. Chúng ta đều biết rằng, ở cơi trần nếu ba người cùng chứng kiến một sự việc, sau đó kể lại sẽ có sự khác nhau v́ mỗi người chú ư đến những chi tiết đặc biệt hấp dẫn đối với họ, và vô t́nh diễn tả những chi tiết này như những đặc tính nổi bật của biến cố, đôi khi họ bỏ qua những điểm quan trọng khác.

            Trong trường hợp quan sát ở cơi thượng giới, vấn đề quân b́nh cá nhân không ảnh hưởng đáng kể đến những ấn tượng nhận được, v́ mỗi người hiểu rơ ràng và trọn vẹn vấn đề, không phải từng phần rời rạc, nhưng chỉ những người được huấn luyện cẩn thận, và có kinh nghiệm mới có thể truyền đạt trung thực ấn tượng xuống các cơi thấp. Do bản chất của những ảnh tượng cơi thượng giới không thể diễn đạt hoàn toàn xuống những cơi thấp, khoảng 9/10 những ǵ mà người ta cảm nhận và thấy ở đó không thể diễn đạt bằng lời ở cơi trần, cho nên những ǵ được diễn tả lại chỉ có tính cách từng phần, và do đó không tránh khỏi có sự chọn lựa phần được diễn đạt. V́ lư do này mà các cuộc nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng trong những năm gần đây có rất nhiều cố gắng kiểm chứng, đối chiếu những ǵ được diễn tả lại do người có nhăn thông, cho nên không có điều ǵ được ghi trong sách mà chỉ dựa vào cái thấy của một người duy nhất.

            V́ có kiểm soát lại mà sự sai lầm do yếu tố quân b́nh của con người được giảm xuống mức tối thiểu, nhưng vẫn c̣n nhiều khó khăn rất nghiêm trọng cố hữu trong việc đem những ấn tượng từ cơi cao xuống cơi thấp. Điều này cũng tương tự như sự khó khăn của một họa sĩ đang cố gắng vẽ lại một phong cảnh có ba chiều đo trên một mặt phẳng có hai chiều đo. Cũng giống như hoạ sĩ có mắt và tay được huấn luyện cẩn thận và lâu dài trước khi có thể tạo ra một tác phẩm diễn tả trung thực những cảnh tượng thiên nhiên, người có nhăn thông cần phải được huấn luyện cẩn thận lâu dài, trước khi có thể tả lại một cách chính xác ở cơi thấp những ǵ mà họ thấy trên cơi cao. Xác xuất để một người chưa được huấn luyện có thể diễn đạt đúng đắn những ǵ thấy được từ cơi cao, cũng tương đương với xác xuất để một người chưa từng học hội họa vẽ được một phong cảnh giống như thật.

            Hơn nữa cần nhớ rằng, dù h́nh ảnh tạo trở lại có hoàn hảo nhất cũng rất khác cảnh tượng thật, v́ đường nét hay góc cạnh được sao chép lại khó có thể giống với đường nét hay góc cạnh của cảnh thật. Chúng ta thử sử dụng năm giác quan để tạo ra một h́nh ảnh, bằng cách vẽ những đường nét và màu sắc trên một mặt phẳng theo ấn tượng mà chúng ta có được khi đứng trước cảnh vật thực sự. Ngoại trừ nhờ sự gợi ư tuỳ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm riêng của mỗi người, bức họa không thể đem đến cho chúng ta tiếng sóng gầm của biển cả, mùi hương của hoa, vị ngọt của trái cây, hay nét dịu dàng uyển chuyển của cảnh vật thật.

            Cũng giống thế, nhưng ở một cấp độ lớn hơn, người có nhăn thông nhận thấy rất khó khăn trong việc cố gắng diễn tả lại những ǵ mà họ đă nhận thấy trên cơi trung giới. Những ǵ được diễn tả lại chỉ có mục đích gợi lại trong trí người nghe những ư tưởng mà họ đă quen thuộc. Giống như một nghệ sĩ đă làm khi họ vẽ người hay thú, cánh đồng hay cây cỏ, họ phải cố gắng sắp xếp với những phương tiện không hoàn hảo mà họ đang có, để gợi lại các ư niệm trong trí người xem, mà trong nhiều trường hợp hoàn toàn mới mẻ đối với người thưởng ngoạn.

            Dù sự diễn tả của họ có vẻ sinh động và khêu gợi, nhưng chính họ luôn luôn có cảm tưởng như c̣n nhiều thiếu sót; họ cảm thấy rằng sự cố gắng hết sức của họ hoàn toàn thất bại trong khi diễn đạt lại bất cứ ư niệm nào về cảnh tượng mà họ đă thực sự thấy. Nên nhớ trong trường hợp phải diễn tả lại nơi cơi trần một kư ảnh đă đọc được trên cơi thượng giới, sự diễn đạt này gặp phải khó khăn gấp đôi, v́ từ cơi thượng giới xuống cơi trần kư ức của họ phải đi xuyên qua trung gian là cơi trung giới. Ngay trong trường hợp người khảo sát đă phát triển quan năng thể trí của họ, và có thể sử dụng quan năng ấy ngay cả lúc tỉnh thức trong xác thân, người ấy vẫn c̣n bị trở ngại do ngôn ngữ cơi trần hoàn toàn không đủ khả năng diễn đạt lại điều ǵ họ đă thấy.

            Thử xét theo khía cạnh chiều đo thứ tư mà chúng ta đă đề cập đến ở một chương trước. Trong thế giới có ba chiều đo, chúng ta dễ dàng h́nh dung bất cứ một vật nào đó trong trí với chiều dài, chiều rộng và chiều cao; và chúng ta thấy rằng mỗi một trong ba chiều đo, được diễn đạt bằng một đường thẳng tạo thành các góc vuông với cả hai đường thẳng kia. Ư niệm về chiều đo thứ tư, là người ta có thể vẽ một đường thẳng thứ tư, tạo thành các góc vuông với tất cả ba đường thẳng trước.

            Một người b́nh thường không thể nào hiểu nổi ư niệm này, chỉ có một ít người đă nghiên cứu đặc biệt về vấn đề này dần dần có thể nhận thức một vài h́nh ảnh đơn giản có bốn chiều đo.

            Hơn nữa, ở cơi này họ cũng không đủ từ ngữ để diễn tả bất cứ h́nh ảnh nào mà họ đă nhận thấy với 4 chiều đo, để tŕnh bày lại cho người khác hiểu; v́ thế nếu độc giả chưa được huấn luyện đặc biệt về điều này, sẽ không thể nào tưởng tượng ra h́nh dáng được diễn tả. Những khó khăn kể trên áp dụng cho việc diễn tả một sự vật trên cơi trung giới; và khi khảo sát những kư ảnh trên cơi thượng giới, chúng ta gặp phải nhiều khó khăn hơn của thế giới có 5 chiều đo! Như vậy, với một sự quan sát nông cạn, người ta không thể nào giải thích đầy đủ những kư ảnh này.

            Chúng ta đă đề cập về những kư ảnh như là kư ức của đức Thượng Đế; song từ ngữ “kư ức” này chỉ diễn tả một phần nhỏ ư nghĩa của kư ảnh. Con người không hy vọng có thể làm cách nào để các h́nh ảnh này giống với quan điểm của Ngài; tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng khi nâng tâm thức càng lúc càng cao hơn, chúng ta sẽ đến gần hơn kư ức thực sự này, khi đó cái thấy của chúng ta sẽ gần hơn với cái thấy của Ngài. Nếu người có nhăn thông đạt được cơi bồ đề, sẽ rất ích lợi cho việc khảo sát những kư ảnh này; cơi bồ đề là cơi cao nhất mà tâm thức của người đă tiến đến tŕnh độ La Hán có thể đạt tới.

            Ở cơi bồ đề con người không c̣n bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Không giống như ở cơi thượng giới, người ở cơi bồ đề không c̣n cần phải duyệt qua hàng loạt diễn biến để xem lại, v́ đối với họ, quá khứ, hiện tại và tương lai đều hiện diện cùng một lúc, điều này ở cơi trần dường như vô nghĩa. Thực vậy, trong ṿng tâm thức của Thượng Đế, dù chúng ta ở cơi thật cao, kư ảnh mà chúng ta thấy được cũng c̣n khác xa điều mà chúng ta gọi là kư ức, v́ tất cả những ǵ xảy ra trong quá khứ và tất cả những ǵ xảy ra trong tương lai đều đang xảy ra ngay bây giờ trước mặt Ngài, giống như những biến cố trong thời hiện tại. Dĩ nhiên, đối với sự hiểu biết giới hạn của chúng ta, điều này hoàn toàn khó hiểu và khó tin, tuy nhiên tất cả đều hoàn toàn là sự thật. Trong giai đoạn hiểu biết hiện tại, chúng ta không thể hiểu thấu sự kỳ diệu này, nếu cố gắng giải thích, chính chúng ta sẽ vướng mắc trong đám sương mù của từ ngữ, và không nhận được những hiểu biết chính xác.

            Cách đây khoảng 30 năm, tôi c̣n nhớ có đọc một quyển sách nhỏ rất kỳ lạ có tựa là “Những ngôi sao và trái đất”, sách này có mục đích chứng minh một cách khoa học rằng: trong trí của Thượng Đế, quá khứ và hiện tại có thể xảy ra hoàn toàn cùng một lúc. Những lư lẽ của quyển sách đưa ra làm cho tôi rất thích thú, tôi sẽ tóm lược lại v́ tôi nghĩ nó có liên quan đến đề tài mà chúng ta đang khảo sát.

            Khi chúng ta thấy bất cứ vật ǵ, dù vật đó là quyển sách mà chúng ta đang cầm trong tay, hay một ngôi sao cách xa hàng triệu dặm, đều do sự rung động của chất dĩ thái, thông thường người ta gọi đó là tia sáng, đi từ vật đến mắt chúng ta. Tốc độ của sự rung động này rất nhanh, 186.000 dặm (khoảng 300.000 cây số) một giây. V́ quá nhanh cho nên khi chúng ta nh́n một vật nào đó ở gần, chúng ta có thể thấy vật đó gần như tức th́. Tuy nhiên, khi chúng ta nh́n về các hành tinh xa, ánh sáng phải mất một số thời gian để đi xuyên qua các khoảng không gian bao la. Thí dụ, ánh sáng từ mặt trời đến chúng ta phải mất 8 phút 15 giây; như vậy, khi chúng ta nh́n quỹ đạo mặt trời, chúng ta thấy mặt trời ở vào vị trí của quỹ đạo 8 phút trước, chớ không phải mặt trời ở vị trí hiện tại.

            Điều này dẫn tới một kết quả rất lạ thường. Tia sáng từ mặt trời đến chúng ta, cho chúng ta biết hiện trạng của sự việc xảy ra trên mặt trời ở vào lúc tia sáng bắt đầu xuất phát, chớ không phải sự việc xảy ra trên mặt trời sau khi nó rời khỏi đó. V́ thế, chúng ta không thấy mặt trời hiện tại, mà là mặt trời của 8 phút trước. Có nghĩa là nếu có sự kiện ǵ quan trọng xảy ra trên mặt trời, thí dụ như một hố đen mới tạo ra chẳng hạn, một nhà thiên văn học xem quỹ đạo mặt trời qua kính viễn vọng sẽ hoàn toàn không biết ǵ về biến cố xảy ra vào lúc đó, v́ tia sáng mang h́nh ảnh đến cho ông ta phải mất hơn 8 phút.

            Khi chúng ta khảo sát các ngôi sao cố định, sẽ thấy có một sự khác nhau rất đáng kể, v́ trong trường hợp này có khoảng cách rất xa. Thí dụ, ánh sáng từ sao bắc đẩu truyền đi với tốc độ nhanh khủng khiếp như đă kể ở trên, phải mất ít nhất 50 năm mới đến mắt chúng ta. Như thế có vẻ kỳ lạ là chúng ta không thấy được sao bắc đẩu trong lúc này, mà là sao bắc đẩu của 50 năm về trước. Nói khác hơn, nếu một cuộc chấn động nào đó của vũ trụ, làm cho sao bắc đẩu tan vỡ ra từng mảnh, th́ trong suốt kiếp sống hiện tại chúng ta vẫn c̣n thấy nó chiếu sáng trên bầu trời. Đến lượt con cái chúng ta lớn lên cho đến tuổi trưởng thành, sẽ tụ hợp đám con cái của chúng lại khi nhận được tin một tai biến khủng khiếp mà loài người vừa biết được là sao bắc đẩu đă biến mất. Giống như thế, có nhiều ngôi sao khác cách xa chúng ta hàng ngàn năm ánh sáng, cho nên chúng ta chỉ biết được những ǵ xảy ra cho các ngôi sao này sau hàng ngàn năm.

            Bây giờ, giả sử chúng ta có thể có thể đặt một người cách xa trái đất 186.000 dặm, và cấp cho họ khả năng có thể thấy rơ ràng những ǵ xảy ra trên mặt đất. Hiển nhiên, người đó sẽ thấy được những ǵ xảy ra trên mặt đất sau một giây, tức là trong lúc hiện tại, người ấy chỉ thấy được sự việc xảy ra ở một giây trước. Nếu tăng khoảng cách lên gấp đôi, người ấy sẽ thấy trễ 2 giây v.v… Bây giờ nếu có thể dời người ấy ra một khoảng cách xa bằng từ mặt trời đến trái đất, và vẫn cho người ấy khả năng thấy được xa như thế, họ sẽ chỉ thấy được những ǵ xảy ra vào 8 phút trước. Nếu mang người ấy lên sao bắc đẩu, người ấy sẽ thấy những sự việc của 50 năm về trước; họ sẽ thấy những cuộc vui chơi, nô đùa lúc chúng ta c̣n rất trẻ, cách nay 50 năm. Điều này có vẻ kỳ lạ, nhưng rất đúng theo khoa học mà người ta không thể nào phủ nhận.

            Quyển sách tiếp tục lư luận về Thượng Đế toàn năng, nên Ngài có sở hữu quyền năng thị giác phi thường và Ngài cũng hiện diện khắp nơi (vô sở bất tại). Ngài phải ở bất cứ nơi nào mà chúng ta nói đến và cùng một lúc, chớ không phải liên tục, hiện diện ở mỗi điểm trong thế giới. Mọi sự vật xảy ra từ khởi thủy đều hiện diện trước mắt Ngài, không phải là kư ức, mà là thực sự đang xảy ra.

            Những điều này chỉ là khoa học vật chất thuần túy, dĩ nhiên đó không phải cách thức mà đức Thượng Đế tác động. Tuy nhiên những ư kiến ấy rất khéo léo và hoàn toàn không thể chối bỏ, như tôi đă nói trước, nó có ích để cho chúng ta thoáng thấy một vài điều có thể xảy ra.

            Nhưng câu hỏi được nêu ra là: giữa sự hỗn độn phức tạp của những kư ảnh quá khứ này, làm cách nào để có thể thấy một h́nh ảnh mà chúng ta muốn t́m? Thực sự, nhà linh thị chưa được huấn luyện thường không thể làm được như vậy, nếu không có một vài sự liên kết đặc biệt với sự vật mà họ cần t́m. Máy đo hoạt động tâm linh là một dụng cụ hữu ích, và kư ức thông thường của chúng ta cũng có cùng một mục đích tương tự. Dường như có sự thu hút từ tính hoặc sự hấp dẫn giữa một phần tử vật chất nào đó với kư ảnh chứa đựng dữ kiện, một hấp lực tác động như một ống dẫn truyền giữa kư ảnh đó với những quan năng của bất cứ người nào có thể đọc được.

            Thí dụ, trước kia tôi có mang một mảnh đá cực nhỏ không lớn hơn đầu một cây kim, từ Stonehenge về và đặt trong một bao thư, treo vào máy đo hiện tượng tâm linh. Tức th́ nó diễn tả một vùng chung quanh bị tàn phá, đến các h́nh ảnh sinh động, rơ ràng về lịch sử đầu tiên của xứ đó; điều này cho thấy mảnh đá cực nhỏ đó có thể giao tiếp với kư ảnh liên hệ đến địa điểm tạo ra nó. Những cảnh tượng trải qua trong suốt cuộc đời dường như tác động lên các tế bào năo bộ chúng ta, giống như lịch sử của Stonehenge tác động lên mảnh đá ấy. Chúng thiết lập sự kết nối với các tế bào này để làm phương tiện cho cái trí chúng ta liên hệ với phần đặc biệt của kư ảnh, để chúng ta có thể nhớ lại những ǵ mà chúng ta đă thấy.

            Ngay đến một nhà linh thị được huấn luyện cũng cần một vài sự kết nối, để t́m thấy kư ảnh của một biến cố mà trước đó họ chưa biết. Thí dụ, nếu họ muốn quan sát nơi đổ bộ của Julius Caesar lên bờ biển nước Anh, họ có thể t́m hiểu vấn đề này bằng nhiều cách khác nhau. Nếu t́nh cờ họ đến thăm nơi xảy ra biến cố, có lẽ cách đơn giản nhất là gợi lại h́nh ảnh nơi đó, và đi ngược lại qua những kư ảnh của nó cho đến khi đạt tới giai đoạn mà họ muốn thấy. Nếu họ không thấy được nơi đó, họ có thể lui về thời gian đến ngày xảy ra biến cố, và t́m kiếm eo biển nơi đổ bộ của hạm đội La Mă. Hoặc họ có thể khảo sát những kư ảnh về đời sống của người La Mă vào giai đoạn đó, và t́m khá dễ dàng khuôn mặt con người lừng lẫy như Caesar, khi ấy t́m theo dấu vết vị này qua các trận chiến tranh, cho đến khi vị này đặt chân lên lục địa nước Anh.

            Người ta thường thắc mắc: những kư ảnh này xuất hiện ở gần hay ở xa ngoài tầm mắt, chúng lớn hay nhỏ, những h́nh ảnh xuất hiện trong toàn cảnh cái này nối tiếp cái kia, hay cái này thấm nhập vào cái kia, như sự ḥa tan các quang cảnh v.v...? Câu trả lời chỉ có thể là: sự xuất hiện của các h́nh ảnh đó thay đổi khá nhiều tuỳ theo điều kiện mà chúng được thấy. Ở cơi trung giới, thường sự phản ảnh là một h́nh ảnh đơn giản, mặc dù thỉnh thoảng người ta thấy những h́nh ảnh có cử động; trong trường hợp này h́nh ảnh thay v́ xuất hiện thật nhanh, nó hiện ra lâu hơn và phản ảnh hoàn hảo hơn.

            Trên cơi thượng giới, các h́nh ảnh đó có hai phương diện khác xa nhau. Khi một khách tới thăm cơi đó, mà họ không nghĩ đến điều ǵ đặc biệt, những kư ảnh chỉ hiện diện như một bối cảnh, giống như những phản ảnh trên một cái gương lớn đặt ở cuối một căn pḥng làm hậu cảnh, phản ảnh những người sống trong pḥng đó. Luôn luôn nên nhớ trong các điều kiện này, những h́nh ảnh thực ra chỉ là phản ảnh từ sự hoạt động không ngừng của một tâm thức vĩ đại trên một cơi cao siêu hơn, xuất hiện nối tiếp liên tục như một cuốn phim sinh động từ một máy chiếu phim. Những h́nh ảnh đó, cái này không thấm nhập vào cái kia như sự hoà tan các quang cảnh, cũng không phải một loạt các h́nh ảnh cái này xuất hiện nối tiếp cái kia, mà là động tác của những h́nh ảnh luôn luôn xuất hiện giống như người ta đang xem các diễn viên trên một khán đài ở xa.

            Nhưng nếu người quan sát được huấn luyện, chú ư vào bất cứ một quang cảnh đặc biệt nào mà họ muốn thấy, quang cảnh ấy hiện ra tức khắc, v́ đó là cơi tư tưởng, khi bạn nghĩ đến bất cứ điều ǵ, tức th́ điều đó sẽ hiện ra trước mắt bạn. Thí dụ, nếu một người muốn xem kư ảnh của biến cố về cuộc đổ bộ của đại đế Julius Caesar, họ thấy chính họ (chớ không phải h́nh ảnh), đang đứng trên băi biển trong số binh đoàn La Mă, với toàn cảnh bao quanh họ, rơ ràng như họ thấy cảnh đó bằng con người thật vào buổi sáng mùa thu năm 55 trước công nguyên. V́ những ǵ họ thấy chỉ là một phản ảnh, nên những nhân vật trong cảnh tượng hoàn toàn không ư thức về sự hiện diện của họ, và họ cũng không thể làm thay đổi chút nào hành động của những nhân vật trong cảnh tượng. Ngoại trừ họ chỉ có thể kiểm soát tốc độ diễn tiến của sự việc, có thể các biến cố trọn cả một năm được diễn ra trước mắt họ chỉ trong một giờ, hoặc họ có thể quyết định cho ngưng sự di động bất cứ lúc nào, và chỉ giữ lại trước mắt một cảnh đặc biệt nào đó mà họ chọn.

            Chẳng những thấy được mà họ c̣n nghe và hiểu tất cả những ǵ mà người ta nói, cũng như nhận thức được những tư tưởng và động lực của nhân vật trong cảnh tượng. Điều lư thú nhất trong việc đọc những kư ảnh là học hỏi, nghiên cứu tư tưởng những thời đại cổ xưa, tư tưởng của người sống trong hang động và cư dân sống trên ao hồ, cũng như dưới thời các nền văn minh hùng mạnh của Đại Tây Dương Châu (Atlantis), Ai Cập và Chadea. Trước mắt họ là một trường khảo sát lịch sử rất hữu ích và lư thú. Chẳng những họ có thể xem lại tất cả sử liệu mà chúng ta đă biết, họ c̣n có thể sửa chữa những lỗi lầm và nhận thức sai lệch đă xen lẫn vào lịch sử. Nếu muốn, họ có thể sắp đặt cho có thứ tự lịch sử thế giới từ lúc khởi thủy: nh́n sự phát triển chậm chạp của trí thông minh con người, sự nhập thế của các vị Hoả Đức Tinh Quân (Lords of the Flame), sự tăng trưởng của các nền văn minh hùng mạnh mà các Ngài đă sáng lập.

            Cuộc nghiên cứu của họ không bị hạn chế trong sự tiến hoá của nhân loại; trước mắt họ là cả một viện bảo tàng, tất cả h́nh dáng của những loài thảo mộc và động vật, trải qua những thời đại khi thế giới c̣n non trẻ. Họ có thể theo dơi tất cả những biến cố làm thay đổi địa chất, và những trận đại hồng thủy làm thay đổi hoàn toàn mặt trái đất lần này đến lần khác.

            Khi nh́n những kư ảnh, họ có thể cảm thông và thấy gần gũi đặc biệt với một giai đoạn nào đó trong quá khứ, như thấy một vài cảnh tượng có liên hệ đến kiếp trước của họ. Lúc đó họ có hai thái độ: họ có thể đóng vai như một khán giả đang ngắm nh́n sự việc diễn ra (mặc dù họ luôn luôn nhớ lại và cảm thông hoàn toàn); hoặc họ tự đồng hóa với cá tính của phàm ngă kiếp trước, lúc đó họ có thể tạm thời sống lại với những kinh nghiệm, tư tưởng, t́nh cảm, và niềm vui cũng như nỗi khổ trong một kiếp sống quá khứ. Họ trải qua những cuộc thám hiểm hấp dẫn và sinh động, tuy nhiên,  tâm thức Chân Ngă của họ không bao giờ mất, và họ vẫn duy tŕ được năng lực để quay về phàm nhân hiện tại theo ư muốn.

            Người ta thường hỏi: làm cách nào một nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác ngày tháng của một h́nh ảnh nào đó, vào một thời quá khứ xa xôi mà họ đă t́m được trong các kư ảnh? Đó là một công việc khá buồn chán, nhưng có thể thực hiện được, nếu đáng phải tốn thời gian để t́m ṭi. Nếu chúng ta đang khảo cứu những thời đại Hy Lạp hay La Mă, phương pháp đơn giản nhất là nh́n vào thể trí của người thông minh nhất trong cảnh tượng, sẽ biết được người ấy ở vào lúc nào, hoặc người nghiên cứu có thể nh́n người ấy viết thư hay những giấy tờ khác, và quan sát ngày tháng ghi trên giấy. Khi biết được ngày tháng của người La Mă hay Hy Lạp, chúng ta dễ dàng tính toán và so sánh với niên đại hiện tại.

            C̣n một cách khác nữa cũng thường được áp dụng là so sánh cảnh tượng thấy được với h́nh ảnh cùng thời của một thành phố lớn danh tiếng, như La Mă chẳng hạn, ghi lại triều đại vua chúa lúc ấy và vị vua nào đang trị v́. Với những dữ liệu như thế, người ta có thể t́m ra giai đoạn lịch sử ấy một cách khá rơ ràng. Đôi khi người ta biết được ngày tháng bằng cách khảo sát một vài bản bố cáo hay một vài tài liệu công cộng. Tóm lại, người ta có thể khắc phục khó khăn trong việc truy t́m thời điểm xảy ra biến cố.

            Mặc dầu vậy, vấn đề không đơn giản khi chúng ta t́m hiểu các giai đoạn xa xưa hơn, như quang cảnh của xứ cổ Ai Cập, Chaldea, hay Trung Quốc hoặc xa hơn nữa là lục địa Đại Tây Dương Châu (Atlantis) và những thuộc địa của nó, Người ta vẫn có thể t́m ra được thời điểm xảy ra bằng cách quan sát cái trí của bất cứ một người có học nào trong thời đó, nhưng chúng ta không thể đối chiếu với hệ thống ghi ngày tháng hiện tại của chúng ta, v́ người xưa chỉ ước tính theo các thời đại mà chúng ta không biết ǵ, hoặc theo triều đại của các bậc đế vương mà lịch sử của họ đă biến mất trong đêm tối của thời gian.

            Tuy nhiên vẫn c̣n có những phương pháp khác để khảo sát thời gian xảy ra biến cố. Người nghiên cứu có thể lướt qua các kư ảnh trước mắt họ với bất cứ tốc độ nào, như họ có thể khảo sát một năm hoặc nhiều hơn nữa chỉ trong một giây nếu họ muốn. Người ta chọn một hoặc hai biến cố chính trong lịch sử mà ngày tháng đă được xác định để làm chuẩn, thí dụ như lục địa Poseidonis bị nhận ch́m vào năm 9.564 trước công nguyên. Nếu cảnh tượng của biến cố thấy được có liên quan đến những vùng chung quanh của biến cố chính, người ta sẽ liên kết với biến cố chính bằng cách lướt qua thật nhanh những kư ảnh, và đếm số năm giữa hai biến cố để tính ra thời gian.

            Nếu thời gian quá xa, trải qua hàng ngàn năm, phương pháp này rất buồn chán không sao chịu nổi. Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng phương pháp của thiên văn học. Do sự vận hành thường được gọi là sự thay đổi thiên phân (precession of the equinoxes), nói chính xác hơn là sự xoay chuyển phụ của trái đất, theo góc độ tương đối cố định giữa đường xích đạo (equator) với đường hoàng đạo (ecliptic); nói là cố định nhưng thật ra có sự thay đổi rất chậm. V́ thế, sau các khoảng thời gian dài, chúng ta thấy cực trái đất không c̣n hướng về cùng một điểm trong không gian, hay nói khác hơn, trong hiện tại sao bắc cực là ngôi sao Alpha Ursae Minoris, nhưng vào một thời gian tương lai nào đó, sao bắc cực sẽ là một thiên thể khác chớ không c̣n là sao Alpha Ursae Monoris. Từ vị trí của cực trái đất, người ta có thể xác định nhờ quan sát cẩn thận h́nh ảnh tinh tú trong bầu trời về đêm để có thể tính ra ngày tháng gần đúng.

            Khi người ta ước lượng ngày tháng những sự việc xảy ra hàng triệu năm về trước thuộc các giống dân đầu tiên, một giai đoạn của sự xoay chuyển phụ (hay sự thay đổi thiên phân) thường được dùng làm một đơn vị. Dĩ nhiên, trong những trường hợp này, người ta không đ̣i hỏi sự chính xác tuyệt đối, chỉ tính các con số tṛn cũng đủ cho các mục đích thực dụng khi xét đến các thời đại quá khứ xa xôi.

            Việc đọc được chính xác các kư ảnh về những kiếp quá khứ của chính ḿnh, hoặc của người khác, rất khó thực hiện nếu chưa được huấn luyện cẩn thận. Như đă nói, mặc dù các phản ảnh đôi khi xảy ra ở cơi trung giới, nhưng người ta phải phát triển năng lực sử dụng giác quan thể trí trước khi có thể quan sát đúng. Thực vậy, để giảm thiểu những sai lầm, người nghiên cứu cần phải có khả năng điều khiển hoàn toàn giác quan thể trí trong lúc thể xác thức tỉnh; muốn phát triển khả năng đó, cần phải trải qua nhiều năm lao nhọc với kỷ luật nghiêm nhặt không ngừng.

            Nhiều người mong đợi rằng ngay sau khi xin gia nhập vào Hội Thông Thiên Học, họ sẽ nhớ lại ít nhất 3 hay 4 kiếp trước của họ! Thật vậy, một vài người mau mắn bắt đầu tưởng tượng và tuyên bố rằng kiếp trước của họ là bà Mary, hoàng hậu xứ Scots, nữ hoàng Cleopatra, hay đại đế Julius Caesar! Dĩ nhiên, các điều tự xưng vô lư như thế chỉ đem đến sự mất ḷng tin của những người không biết rơ rằng những hội viên đó không đại diện chút nào cho hội. V́ thế, nếu như một người nào đó, cảm thấy sôi sục trong ḷng với niềm tin rằng họ là văn hào Homer hay Shakespeare, hăy ngừng lại và trắc nghiệm sự hợp lư của vấn đề trong hoàn cảnh ở thế gian, trước khi muốn tung tin ra cho mọi người biết.

            Một vài người nào đó, trong giấc mơ có thể thoáng thấy những cảnh tượng thuộc về kiếp trước của họ, nhưng các cảnh này tự nhiên là vụn vặt và không đáng tin cậy. Lúc nhỏ, chính tôi cũng có kinh nghiệm thuộc loại này,  trong những giấc mơ của tôi có một giấc mơ thường xuất hiện trở đi trở lại: tôi mơ thấy một ngôi nhà có hàng cột hướng nh́n ra một cái vịnh rất đẹp, căn nhà trang nhă, gần đỉnh một ngọn đồi. Tôi biết rơ ngôi nhà đó, quen thuộc từng vị trí của các căn pḥng, và toàn cảnh phía trước nhà, giống như tôi biết ngôi nhà mà tôi đang ở hiện tại. Lúc nhỏ tôi không biết ǵ về sự luân hồi, cho nên đối với tôi giấc mơ trở đi trở lại này chỉ đơn giản là một sự trùng hợp lạ đời. Chỉ sau khi tôi gia nhập Hội, mới có một người hiểu biết chỉ cho tôi thấy một vài h́nh ảnh về kiếp trước của tôi, tôi mới khám phá ra rằng thực sự giấc mơ kéo dài này là một hồi ức từng phần, c̣n ngôi nhà mà tôi biết rất rơ chính là ngôi nhà nơi tôi sinh ra từ hơn 2.000 năm trước.

            Trong vài trường hợp kư ảnh ghi nhận những cảnh tượng xuất hiện từ kiếp này đến kiếp khác; nhưng trước khi xác định những h́nh ảnh ấy thuộc về chính ḿnh hay của người nào khác, người quan sát cần khai mở khả năng tâm linh đến một mức độ đáng kể. Muốn theo dấu từ kiếp này trở lại kiếp trước của một người, trước hết người ta cần phải theo dơi từ cuộc sống hiện tại, lùi trở lại lúc họ sinh ra, và theo dơi ngược lại tŕnh tự các giai đoạn mà linh hồn xuống đầu thai.

            Chúng ta phải trở ngược về t́nh trạng của linh hồn ở trên các cảnh cao của cơi thượng giới, như thế người nghiên cứu phải sử dụng giác quan tương đương với cảnh cao ấy trong lúc thức tỉnh ở thể xác. Nói khác đi, tâm thức họ phải tập trung vào chính Chân Ngă luân hồi mà không c̣n ở phàm ngă. Trong trường hợp đó, kư ức Chân Ngă bừng tỉnh, những kiếp trước phơi bày trước mắt họ như những trang sách, và họ có thể khảo sát t́nh trạng của một Chân Ngă khác ở trên cảnh đó, theo dơi xuống hạ trí và thể vía, cho đến lúc chết của thể xác kiếp trước, rồi kế đến kiếp trước của người đó.

            Ngoài ra không có cách nào khác để theo dơi những kiếp đă qua hoàn toàn chính xác. Do đó, chúng ta có thể bác bỏ ngay những người cho rằng có thể biết được những kiếp trước của người khác để làm tiền. Trong bất cứ trường hợp nào, nhà huyền bí học chân chính không bao giờ quảng cáo, cũng không bao giờ nhận tiền để biểu diễn quyền năng của họ.

            Để có sự bảo đảm an toàn, một nghiên cứu sinh muốn hoạch đắc quyền năng theo dơi các kiếp đầu thai, họ phải học hỏi từ một vị thầy có khả năng. Có nhiều người quả quyết rằng, chỉ cần có đức hạnh, ḷng tôn sùng và “t́nh huynh đệ”, th́ minh triết qua các thời đại sẽ đến với họ; nghĩ như thế không hợp lư. Dù một đứa trẻ ngoan thế nào đi nữa, nếu nó muốn biết bản cửu chương nó phải học, cũng tương tự như thế với các khả năng tâm linh. Chắc chắn các quan năng này sẽ phát triển khi con người tiến hoá, nhưng con người cần học cách sử dụng các quan năng một cách đúng đắn và hữu ích nhất, do sự kiên tŕ cố gắng khó nhọc.

            Người nào muốn giúp đỡ kẻ khác ở cơi trung giới trong lúc ngủ, càng hiểu biết nhiều về cơi trung giới, càng hữu ích cho công việc phụng sự. Thí dụ, sự hiểu biết về ngôn ngữ sẽ có ích cho họ rất nhiều, v́ ở cơi trung giới, tư tưởng phải được truyền đạt qua ngôn ngữ, khác với cơi thượng giới, nơi mà con người có thể giao lưu trực tiếp bằng sự chuyển di tư tưởng. Nếu bạn muốn liên lạc giúp đỡ một người nào trên cơi trung giới, bạn phải nói cùng một thứ ngôn ngữ với họ, v́ thế nếu bạn càng biết nhiều ngôn ngữ, bạn càng giúp đỡ được nhiều người. Thực sự, không có kiến thức nào mà không có công dụng cho huyền bí gia trong công việc phụng sự của họ.

            Những nghiên cứu sinh nên nhớ rằng, huyền bí gia là người tôn trọng sự hợp lư b́nh thường của thế gian, và mọi cái nh́n của họ không nhất thiết phải là những h́nh ảnh từ tiên thiên kư ảnh, cũng không phải mọi kinh nghiệm đều nhận được từ cơi cao. Hoài nghi lành mạnh c̣n hơn là quá dễ tin; có một qui tắc tuyệt diệu là không bao giờ t́m kiếm một sự giải thích huyền bí về bất cứ điều ǵ, khi mà sự giải thích ở cơi vật chất đă quá rơ ràng, dễ hiểu. Bổn phận chúng ta là phải luôn luôn cố gắng giữ ǵn sự quân b́nh, và không bao giờ đánh mất sự tự kiểm. Chúng ta phải giữ lấy một lập trường hợp lư thông thường đối với mọi sự việc xảy đến cho chúng ta. Được như vậy, chúng ta sẽ là những người Thông Thiên Học tốt hơn, những nhà huyền bí học minh triết hơn, và  những người cứu trợ hữu ích hơn.

            Trong vấn đề khảo sát kư ức thiên nhiên, chúng ta thấy nhiều thí dụ gồm đủ các tŕnh độ khác nhau, từ người đă được huấn luyện có thể tham khảo kư ảnh tùy theo ư muốn, cho đến người đôi lúc hoặc chỉ một lần duy nhất trong cuộc đời thoáng thấy lờ mờ. Nhưng ngay đến người chỉ thỉnh thoảng có được quan năng từng phần, cũng nhận thấy nó có một ảnh hưởng sâu đậm. Máy ghi nhận hoạt động tinh thần cần có một vật cụ thể để kết nối và mang quá khứ trở về với sự sống hiện tại ở chung quanh. Người luyện nhăn thông bằng cách nh́n chăm chú vào bầu thuỷ tinh, đôi khi có thể quan sát một vài cảnh tượng thuộc quá khứ xa xôi. Những người này rất thích thú trong sự t́m ṭi, mặc dù đôi khi họ cũng không hiểu rơ tại sao có được kết quả, và trong mọi trường hợp, họ cũng không thể hoàn toàn kiểm soát các kết quả.

            Vào nhiều trường hợp, những biểu lộ của quyền năng bậc thấp này xảy ra khi con người không có ư thức về nó. Nhiều người luyện nhăn thông bằng cách nh́n chăm chú vào bầu thuỷ tinh để quan sát các cảnh tượng trong quá khứ, mà không thể phân biệt các cảnh đó với những cảnh tượng hiện tại. Nhiều nhà tâm linh thấy lờ mờ các h́nh ảnh không ngớt hiện ra trước mắt mà họ không hiểu là ǵ, có lẽ đó là do sự thu hút tâm linh, mà những h́nh ảnh ấy hiện đến rất gần hoặc chạm vào họ.

            Một điều khác đáng chú ư của nhóm người tâm linh này là, thường họ chỉ thấy người mà không thấy những tĩnh vật. Trong hầu hết các trường hợp, quan năng này lúc có, lúc không, cho nên một nhà tâm linh có thể thoáng thấy vài biến cố quan trọng nào đó của một người lúc c̣n nhỏ, nhưng trong những dịp tương tự khác, họ không nhận thấy điều ǵ đặc biệt. Rất hiếm khi có người thấy được từng chi tiết kiếp trước của tất cả những người mà họ gặp. Một trong các thí dụ về nhóm này là nhà văn người Đức tên Zschokke; ông có mô tả các năng lực siêu nhiên này trong quyển tự truyện như sau:

            ‘Đôi khi tôi gặp một người hoàn toàn xa lạ, trong lúc im lặng, tôi nghe được câu chuyện của họ từ kiếp quá khứ cho đến hiện tại, có nhiều t́nh huống nhỏ nhặt xuất hiện qua tôi như một giấc mơ, nhưng rất rơ ràng và hoàn toàn không có chủ tâm, không mong muốn t́m ṭi, và những điều này thường chỉ xảy ra trong vài phút.’

            ‘Trong một thời gian dài tôi đă xem những h́nh ảnh thoáng qua này như là một sự tưởng tượng. Những h́nh ảnh trong mơ cho thấy trang phục và động tác của các diễn viên, h́nh dáng căn pḥng, trang bị nội thất, và nhiều biến cố khác nhau. Trong một lúc vui vẻ, tôi có kể lại cho gia đ́nh tôi nghe, về chuyện bí mật của một cô thợ may, vừa rời khỏi căn pḥng này. Trước đó tôi chưa bao giờ thấy người này, những người nghe lấy làm ngạc nhiên, mỉm cười và không tin rằng tôi biết kiếp trước của một người, dù đó hoàn toàn là sự thật.’

            ‘Tôi cũng ngạc nhiên khi biết linh ảnh trong mơ của tôi đúng với sự thật, v́ vậy tôi rất quan tâm đến vấn đề. Tôi t́m cách liên lạc đến những người mà kiếp trước của họ đă trải qua như những linh ảnh trong mơ của tôi, để kiểm chứng lại. Trong mỗi trường hợp được đối phương xác nhận, họ có vẻ rất ngạc nhiên.’

            ‘Một ngày đẹp trời, tôi vào thành phố Waldshut cùng với hai người tiều phu trẻ. Đến chiều, chúng tôi vào quán trọ “Cây Nho” để nghỉ. Chúng tôi dùng bữa ăn tối tại một bàn ăn chung với một số thực khách. Bỗng nhiên họ đùa cợt, chế giễu về tính t́nh chất phác của người Thụy Sĩ tin tưởng về vấn đề thôi miên và thuật xem tướng của hệ phái Lavater. Một trong hai người đi chung với tôi cảm thấy bực bội bởi những lời giễu cợt, xin tôi trả lời lại bọn họ, đặc biệt để đáp lại người đàn ông trẻ ngồi đối diện, đang đùa cợt, chế giễu rất hăng say.’

            ‘Th́nh ĺnh các sự việc xảy ra trong cuộc đời của người này vừa xuất hiện trong trí tôi, dù trước kia tôi với người ấy chưa từng biết nhau. Tôi hỏi anh ta có bằng ḷng trả lời tôi một cách thật thà hay không, nếu tôi kể ra vài điều bí ẩn về cuộc đời của anh? Tôi gợi ư cho anh ta biết rằng tôi sẽ không dùng nghệ thuật xem tướng số Lavater. Anh chàng này hứa không giấu giếm điều ǵ, nếu tôi nói đúng sự thật. Tôi liền kể các sự việc xảy ra mà tôi thấy trong linh ảnh về cuộc đời của một thương gia trẻ, về những lỗi lầm nhỏ nhặt của tuổi học tṛ, và sau cùng là một hành động xảo quyệt mà anh ta đă phạm về cái tủ sắt của ông chủ. Tôi tả lại căn pḥng không có người ở này, với vách tường màu trắng, bên phải cánh cửa màu nâu có một cái tủ nhỏ đựng tiền màu đen để trên bàn v.v… Người này rất kinh ngạc, và công nhận những ǵ tôi nói là đúng sự thật, mà chính tôi cũng không ngờ anh ta chịu thú thật như thế.’

            Sau khi kể chuyện này, nhà văn Zschokke thắc mắc không biết năng lực mà ông đang có phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên!

            Trong tài liệu lưu trữ cho thấy, những trường hợp thấy được quá khứ tương đối ít hơn trường hợp thấy được tương lai. Sở dĩ như vậy là v́ người thấy những h́nh ảnh trong quá khứ ít khi nhận ra đó là thuộc về quá khứ, ngoại trừ họ thấy được những sự vật đặc biệt như bộ áo giáp hay y phục thời cổ. Những h́nh ảnh thấy trước về tương lai cũng thường không được nhận ra ngay đó là thuộc về tương lai, nhưng khi biến cố xảy ra, người ta sẽ nhớ lại những ǵ đă được thấy lúc trước, cho nên ít bị bỏ qua hơn trường hợp thấy sự kiện quá khứ. Như thế, những trường hợp thoáng thấy phản ảnh ở cơi trung giới của tiên thiên kư ảnh rất thường xảy ra, nhưng không được con người biết đến nhiều.


CHƯƠNG  VIII

NHĂN  THÔNG  TRONG  THỜI  GIAN - THỜI  TƯƠNG  LAI

(Clairvoyance in Time – The Future)

 

            Chúng ta có thể hiểu lờ mờ rằng, toàn bộ quá khứ có thể đồng thời hiện diện linh động trong một tâm thức được nâng cao, và chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chấp nhận ư tưởng rằng toàn thể tương lai cũng bao gồm trong tâm thức ấy.

            Vẫn có một số người phủ nhận vấn đề tiên tri, và sự phủ nhận như thế cho thấy là họ chưa biết ǵ về sự hợp lư của vấn đề. Sự kiện là chúng ta không thể nghi ngờ một số lớn trường hợp xác thực đáng tin cậy. Nhưng nhiều người đ̣i hỏi phải có sự giải thích hợp lư và bằng chứng rơ ràng, mà những bằng chứng như thế rất khó t́m thấy. Chúng ta biết rằng Chân Ngă sở hữu một số quan năng thấy trước, nếu Chân Ngă thấy trước những biến cố rất quan trọng sắp xảy ra, đôi khi nó có thể gây ra ấn tượng rơ ràng lên phàm ngă liên hệ với nó. Điều đó giải thích được một số lớn trường hợp mà sự chết chóc hay tai nạn nguy hiểm được thấy trước.

            Ở Tô Cách Lan có một câu chuyện rất nổi tiếng về loại nhăn quan này, sẽ giúp chúng ta hiểu rơ hơn vấn đề. ‘Có một người kia không tin vào việc huyền bí do một nhà linh thị ở vùng cao nguyên, cho biết trước cái chết sắp tới của một người hàng xóm. Nhà tiên tri cho biết khá rơ từng chi tiết của đám tang, cùng tên của 4 người khiêng quan tài và sự hiện diện của nhiều người khác. Người nghe câu chuyện chỉ mỉm cười và quên ngay câu chuyện đó, nhưng cái chết của người hàng xóm đúng lúc được báo trước đă làm cho anh ta nhớ lại điều tiên đoán. Anh ta quyết định t́m cách làm cho sai một phần của lời tiên đoán, bằng cách thay tên của anh ta vào một trong những người khiêng quan tài. Anh ta thành công trong việc sắp xếp theo ư muốn, nhưng khi đám ma gần đến giờ động quan, anh ta bị gọi ra trạm bưu điện v́ một vấn đề rắc rối nhỏ cần giải quyết trong vài phút. Khi xong việc anh ta vội vă trở về và ngạc nhiên thấy đám ma đă khởi hành mà không có anh ta; như thế điều tiên đoán được thực hiện, với đúng 4 người khiêng quan tài được nói trước.’

            Một chi tiết nhỏ được ghi nhận trong câu chuyện là khi cố gắng làm thay đổi sự sắp xếp đă được tiên đoán sẽ gánh lấy thất bại. Điều này có vẻ giống như số mạng đă được định sẵn, ngay cả một chi tiết nhỏ nhặt; chỉ khi nào chúng ta khảo sát vấn đề này từ các cơi cao, chúng ta mới có thể biết được sự thật không đúng như lư thuyết đó. Dĩ nhiên, như tôi đă nói là chúng ta chỉ có được sự giải thích hoàn toàn đầy đủ khi nào chúng ta có được sự hiểu biết phong phú hơn; trong hiện tại, điều tốt nhất mà chúng ta có thể thực hiện được là t́m ra cách giải thích hợp lư cho vấn đề.

            Có điều chắc chắn rằng hầu hết những ǵ xảy ra trong hiện tại là do nguyên nhân đă tạo ra trong quá khứ, cũng như điều ǵ sẽ xảy ra trong tương lai, là kết quả của nguyên nhân đang tạo ra trong hiện tại. Ngay tại cơi trần, nếu tính toán đúng, chúng ta cũng có thể biết trước một vài hành động nào đó sẽ đưa đến kết quả tương ứng, nhưng sự tính toán của chúng ta thường bị sai lạc do những tác nhân khác xen vào. Tuy nhiên nếu chúng ta nâng tâm thức lên cơi thượng giới, chúng ta có thể thấy rất xa những kết quả do hành động của chúng ta.

            Thí dụ, chúng ta có thể thấy hậu quả của một lời nói sơ xuất, chẳng những trực tiếp đối với một người nào đó, mà qua họ c̣n lan tràn đến nhiều người khác trong một khu vực rộng lớn, nhiều khi ảnh hưởng lan rộng cả một quốc gia. Một cái nh́n thoáng qua như thế giúp chúng ta hiệu quả hơn bất cứ lời dạy đạo đức nào về sự thận trọng trong tư tưởng, lời nói và hành động. Từ cơi cao ấy, không những chúng ta có thể thấy đầy đủ kết quả của mỗi hành động, mà chúng ta cũng có thể thấy nơi đâu và bằng cách nào những tác động liên hệ khác xen vào làm thay đổi kết quả ấy. Thực sự chúng ta có thể thấy rơ kết quả ở tương lai của những hành động trong hiện tại, nếu hoàn toàn không có những nguyên nhân mới xuất hiện.

            Dĩ nhiên, những tác nhân mới rất thựng xảy ra, v́ con người có tự do ư chí, nhưng đối với người b́nh thường, chúng ta có thể tính toán khá chính xác ư muốn của họ. Ư chí của người trung b́nh rất ít thực tế, phần nhiều họ là người sống theo cơ hội, hành động ở các kiếp trước đặt họ trong một hoàn cảnh nào đó, và ảnh hưởng của hoàn cảnh chung quanh đối với họ rất quan trọng, mà chúng ta có thể tính toán để biết trước khá chính xác tương lai của họ. Sự việc này khác biệt đối với người tiến hoá, những biến cố chính trong cuộc đời là do hành động quá khứ của họ sắp đặt, nhưng ảnh hưởng của những biến cố tùy theo cách thức mà họ để cho chúng tác động. Như thế những người tiến hóa có thể vượt qua một phần nào nhân quả, v́ phần lớn tương lai đều tùy thuộc vào chính họ, do đó ngay trên cơi thượng giới, người ta cũng không thể thấy trước tương lai của họ.

            Khi nh́n từ trên xuống kiếp sống của một người, chúng ta thấy dường như ư chí tự do của họ chỉ tác động vào những lúc biến cố trong cuộc sống. Lúc đó họ có hai hoặc ba con đường, hay phương hướng khác nhau trước mắt để tự do chọn lựa. Nếu một người biết khá rơ bản chất của họ, có thể nhận thấy gần như chắc chắn họ sẽ chọn đường lối nào, nhưng sự hiểu biết của người bạn không có nghĩa là một động lực thúc đẩy.

            Tuy nhiên khi họ đă chọn lựa một hướng nào đó, họ sẽ nhận lấy những hậu quả do con đường đó mang lại. Trong nhiều trường hợp, khi đă theo đuổi một con đường đặc biệt, họ bị bắt buộc phải trải qua một thời gian rất lâu dài, trước khi có cơ hội tách ra khỏi nó. Hoàn cảnh của họ hơi giống một người lái toa xe lửa, phải đến một chỗ chuyển tiếp mới có thể rẽ qua lối khác, và họ có thể đổi qua con đường nào mà họ thích. Khi họ đă chạy qua một trong các con đường đó, họ sẽ bị bắt buộc chạy cho suốt con đường mà họ đă chọn, cho đến khi họ tới một điểm dừng khác, nơi đó, một lần nữa họ lại có cơ hội lựa chọn.

            Nếu nh́n từ cơi thượng giới xuống, chúng ta sẽ thấy rơ những điểm khởi hành mới, và tất cả những kết quả với đầy đủ chi tiết cho mỗi sự chọn lựa. Chỉ có một điều quan trọng duy nhất mà chúng ta không thể biết chắc là con người sẽ lựa chọn đường lối nào. Thực sự, không phải chúng ta chỉ có một tương lai mà có nhiều tương lai được phác hoạ ra trước mặt chúng ta. Theo lư thuyết, trong hầu hết mọi trường hợp, chúng ta sẽ thấy rất rơ những sự kiện có thể xảy ra, từ đó chúng ta có thể lựa chọn, và chúng ta cũng có thể tiên đoán khá đúng. Một người có năng lực cao hơn, có thể thấy trước được kết quả của mỗi sự lựa chọn, và sự tiên đoán sẽ hoàn toàn chính xác.

            Tuy nhiên trên cơi bồ đề, sự tính toán như thế không cần thiết. Ở cơi thấp chúng ta hoàn toàn không thể giải thích tại sao trên cơi cao ấy quá khứ, hiện tại và tương lai, tất cả đều hiện hữu cùng một lúc, v́ quan năng nhận biết thuộc về cơi cao đó, và phương cách mà quan năng cao siêu này tác động nằm ngoài sự hiểu biết của bộ óc xác thân. Đôi khi người ta nhận được một điềm báo nhỏ nhặt cho biết một cách lờ mờ sự việc sắp xảy ra. Ông Oliver Lodge đă kể lại một điềm báo như thế trong một bài diễn văn tại hiệp hội Anh Quốc ở Cardiff. Ông nói:

            ‘Chúng ta thường giải thích sự tiến bộ chủ quan bằng phương thức khách quan, chúng ta xem như các biến cố biểu hiện theo một tŕnh tự và một tỷ lệ đă được xác định sẵn, nhưng đó chỉ là một trong những cách nh́n sự vật. Những biến cố, theo ư nghĩa nào đó, có thể luôn luôn hiện tồn cả quá khứ và tương lai, chính chúng xuất hiện đến với chúng ta, chớ không phải chúng đang xảy ra. Tương tự như một người ngồi trên một chuyến xe lửa, nếu họ không bao giờ rời khỏi xe và tốc độ của xe không thay đổi, họ sẽ thấy các phong cảnh liên tục xuất hiện mà không thể nhận thấy chúng cùng lúc hiện hữu. Cho nên, chúng ta nhận thức được rằng có thể có chiều đo thứ tư của thời gian,  sở dĩ con người bị giới hạn trong hiện tại là do sự vô minh của họ. Đến khi chúng ta hiểu ư niệm quá khứ và tương lai có thể cùng hiện tồn trong hiện tại, tất cả những suy tưởng của chúng ta sẽ hoàn toàn thay đổi.’

            Thực tế, thời gian hoàn toàn không phải là chiều đo thứ tư, tuy nhiên, trong một lúc nào đó, người ta nh́n nó theo quan điểm “chiều đo thứ tư” sẽ giúp một phần nào trong sự hiểu biết điều không thể hiểu. Giả sử chúng ta đặt một cái h́nh nón bằng gỗ có các góc vuông trên một tờ giấy, rồi đẩy nhẹ nó đi qua điểm đầu tiên. Một con vi trùng sống trên bề mặt tờ giấy đó không có khả năng nhận thức bất cứ vật ǵ ở bên ngoài bề mặt tờ giấy, chẳng những nó không thể thấy toàn bộ cái h́nh nón, mà nó cũng không thể nhận thức được rằng có một thể đặc như thế. Tất cả những ǵ mà nó có thể thấy chỉ là sự xuất hiện th́nh ĺnh một ṿng tṛn rất nhỏ, dần dần rộng lớn hơn cho đến lúc biến mất th́nh ĺnh khỏi thế giới của nó.

            Thực ra đó chỉ là một chuỗi những phần của cái h́nh nón đă xuất hiện theo các giai đoạn liên tục đối với sự nhận thức của nó, v́ nó không có ư niệm rằng các giai đoạn liên tục này có thể được nhận thấy cùng lúc. Dĩ nhiên, đối với chúng ta th́ dễ dàng hơn, v́ chúng ta nh́n theo một chiều đo khác, điều này cho biết rằng con vi trùng thấy sai lạc v́ những giới hạn của riêng nó, và nó không nhận thấy toàn thể cái h́nh nón hiện tồn cùng một lúc. Chúng ta cũng có ảo tưởng rằng quá khứ, hiện tại và tương lai khác nhau; nhưng từ cơi bồ đề, chúng ta có cái nh́n tổng quát một chuỗi các biến cố, tương tự như cái nh́n của chúng ta ở cơi trần đối với toàn thể cái h́nh nón. Tự nhiên, bất cứ cố gắng nào để giải bày vấn đề cũng đưa đến một chuỗi những mâu thuẫn đáng ngạc nhiên, nhưng dù sao sự kiện vẫn là sự kiện, sẽ có lúc vấn đề sẽ được sáng tỏ như ban ngày đối với chúng ta.

            Cho nên khi tâm thức vị đệ tử đă phát triển đầy đủ trên cơi bồ đề, họ có khả năng thấy trước hoàn hảo, mặc dù họ không thể mang tất cả những sự việc họ thấy mô tả lại ở cơi vật chất một cách đầy đủ. Dù họ không thích thực tập khả năng đó, sự biết trước vẫn thường lóe sáng trong cuộc sống thường ngày của họ. V́ vậy, họ có một thứ trực giác nhạy bén, biết được sự việc trước khi xảy ra.

            Giống như những trường hợp trước, loại nhăn thông này có nhiều cấp độ, từ các điều báo trước mập mờ thỉnh thoảng xảy ra, chưa thể gọi được là sự thấy, đến loại thị giác thứ nh́ đầy đủ, rơ ràng và xảy ra thường hơn. Loại thị giác thứ nh́, mà cái tên của nó thường gây hiểu lầm, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và có hệ thống hơn.

            Chúng ta được biết người cao nguyên Tô Cách Lan thường sở hữu khả năng này nhiều hơn những giống dân khác, tuy thỉnh thoảng có những trường hợp xảy ra ở hầu hết các quốc gia, và thường là trong số những người miền rừng núi cũng như những người sống ẩn dật. Bên Anh quốc, khả năng này xuất hiện khá nhiều ở những vùng thuộc giống dân Celte, nhưng thực sự khả năng này cũng có trong số những người tương tự ở khắp nơi trên thế giới, thí dụ như người dân vùng quê Westphalia.

            Đôi khi, thị giác thứ nh́ cho thấy trước một h́nh ảnh rơ ràng về một sự việc sắp xảy ra, thường là một h́nh dáng hay biểu tượng cho người ta thoáng thấy tương lai. Điều đáng chú ư là những sự việc thấy trước đều không tốt lành, thông thường nhất là sự chết. Tôi không nhớ có trường hợp nào mà loại thị giác thứ nh́ cho thấy một điều nào đó có tính chất vui tươi.

            Trong số những biểu tượng về loại này, có vài biểu tượng khủng khiếp,  đó là đồ tẩn liệm người chết, đèn cầy thắp cho xác chết, và nhiều đồ vật khác dùng trong đám tang. Trong vài trường hợp, khả năng này thường tùy thuộc vào địa phương, người ta kể rằng nhiều cư dân ở đảo Skye sở hữu quan năng này, nhưng khi họ rời khỏi đảo vào đất liền th́ quan năng này bị mất. Khả năng tự nhiên ấy đôi khi do di truyền trong gia đ́nh trải qua nhiều thế hệ; nhưng điều đó không phải là một qui luật tuyệt đối, v́ nó chỉ xuất hiện rải rác trong vài người của một gia tộc, mà không có ở những người khác.

            Sau đây là một trường hợp về loại nhăn quan thứ nh́, và tôi sẽ kể lại đúng y như lời của người trong câu chuyện đă thuật lại cho tôi:

            ‘Chúng tôi đi sâu vào một cánh rừng khoảng một giờ đồng hồ, Cameron đang ở bên cạnh tôi bất ngờ dừng lại mặt tái mét như người chết, chỉ về phía trước và la thất thanh:

            “Xem ḱa! Xem ḱa! Trời ơi, hăy nh́n ḱa!”

            “Ở đâu? Cái ǵ? Cái ǵ vậy?” Tất cả chúng tôi đều kêu lên rối rít, chúng tôi đổ xô tới anh ta và nh́n chung quanh, chờ đợi chạm trán với một con cọp hay một con rắn hổ. Chúng tôi không biết chuyện ǵ, nhưng bảo đảm là có một vài điều ǵ khủng khiếp; từ đó cũng đủ cho thấy một t́nh cảm thân thiết giữa chúng tôi. Nhưng chúng tôi không thấy con cọp, cũng không thấy con rắn hổ nào, chỉ có Cameron với vẻ mặt tái mét, hốc hác, mắt mở to nh́n về một vật ǵ đó mà chúng tôi không thể thấy.

            “Cameron! Cameron!” Tôi kêu lên và nắm lấy cánh tay anh ta: “Hăy nói đi! Trời ơi, chuyện ǵ vậy?”

            ‘ Tôi không nói được lời nào nữa, khi một âm thanh thấp nhưng rất kỳ lạ đập vào tai tôi; cánh tay đang chỉ của Cameron rớt xuống, anh ta thều thào giọng khàn khàn căng thẳng: “Đó! Bạn có nghe không? Tạ ơn Trời!” rồi ngă xuống bất tỉnh.’

            ‘Tôi bối rối, tháo lỏng cổ áo của anh và tạt lên mặt anh một chút nước mà tôi có sẵn trong chai, trong khi một người khác cố gắng đổ rượu mạnh vào giữa hai hàm răng nghiến chặt của anh ta. Tôi nói nhỏ với người cạnh tôi (một trong những người theo thuyết hoài nghi cực đoan trong bọn chúng tôi): “Beauchamp, bạn có nghe điều ǵ không?” ‘

            ‘Ông ấy trả lời: “Vâng, v́ sao có một âm thanh rất kỳ lạ, một thứ tiếng nổ gịn hay tiếng lốp bốp phát ra ở một khoảng cách xa, song rất rơ, một điều hoàn toàn không thể có, tôi chắc đó là tiếng nổ lốp bốp của một cây súng trường.” ‘

            ‘Tôi nói nhỏ: “Tôi cũng nghĩ như thế.” Lúc này Cameron cũng vừa tỉnh lại. ‘

            ‘Vài phút sau, anh ta có thể nói một cách yếu ớt, cám ơn chúng tôi, và xin lỗi v́ làm cho mọi người lo âu; anh ta ngồi dậy, dựa lưng vào một gốc cây, bắt đầu nói khá rơ ràng nhưng thấp giọng:

            “Hỡi các bạn thân của tôi, tôi cảm thấy phải xin lỗi các bạn về cử chỉ kỳ lạ của tôi. Từ lâu tôi thường lẩn tránh giải thích vấn đề, nhưng bây giờ đến lúc tôi phải nói rơ. Trong suốt chuyến du lịch của chúng ta, các bạn có để ư rằng mọi người đều họp nhau chế giễu các giấc mơ, các điềm báo trước và các ảo ảnh. Tôi luôn luôn tránh né việc đưa ra bất cứ ư kiến nào về vấn đề này, v́ tôi không muốn đồng t́nh với việc đùa cợt hoặc trái lại khích bác cuộc tranh luận. Tôi không thể đồng ư với các bạn, v́ có rất nhiều kinh nghiệm đáng sợ về thế giới mà người khác gọi là thế giới siêu nhiên; đối với tôi nó rất thực, nói đúng ra nó c̣n thực hơn thế giới mà chúng ta đang sống. Tôi cũng như nhiều người đồng hương của tôi bẩm sinh có cái thiên phú của loại thị giác thứ nh́ này, cái quan năng đáng sợ đó cho thấy trước những tai ương sắp xảy ra.”

            “Tôi vừa thấy một linh ảnh khủng khiếp khác thường làm tôi kích động, như các bạn vừa chứng kiến. Tôi thấy trước mắt tôi là một xác chết - không phải xác của người đă chết một cách b́nh an tự nhiên, mà là xác chết của nạn nhân trong một tai nạn khủng khiếp nào đó - chỉ là một khối thịt không h́nh dáng trông rất rùng rợn, với một gương mặt sưng to, bị nghiền nát, không thể nhận ra là người nào. Tôi thấy cái xác dễ sợ này được đặt trong quan tài, và người ta bắt đầu việc chôn cất. Tôi thấy cái huyệt để chôn, và cả vị giáo sĩ làm lễ mà trước đó tôi chưa bao giờ gặp, bây giờ tôi có thể phác họa lại một cách rơ ràng những ǵ tôi vừa thấy. Chính tôi, bạn Beauchamp, tất cả chúng ta và nhiều người khác nữa, đứng chung quanh trong số những người đi đưa đám. Tôi thấy toán lính nâng những khẩu súng trường và sau khi mai táng xong, họ bắn lên trời một tràng liên thanh, sau đó tôi không c̣n biết ǵ nữa.”

            ‘Khi anh ta nói về loạt súng nổ tôi rùng ḿnh, liếc nh́n qua Beauchamp, tôi thấy sự khiếp sợ lạnh lùng hiện ra trên gương mặt khả ái của nhà theo thuyết hoài nghi này, mà tôi không bao giờ quên. Vào buổi chiều hôm ấy, toán lính trẻ đă t́m thấy xác vị sĩ quan chỉ huy trong t́nh trạng khủng khiếp như Cameron đă tả.’

            ‘Chiều ngày hôm sau, khi chúng tôi đến địa điểm và nhận được tin chính xác về chuyện buồn. Cameron và tôi ra ngoài đi dạo trong im lặng, mong ảnh hưởng êm dịu của thiên nhiên giúp vơi bớt sự ảm đạm đă làm tinh thần chúng tôi bị khủng khoảng. Th́nh ĺnh, anh ta chụp lấy cánh tay tôi và chỉ vào một hàng rào sơ sài, rồi nói với giọng run lập cập: “Ḱa, chính chỗ đó! Đó là một băi tha ma mà tôi đă thấy hôm qua.” Sau đó chúng tôi được giới thiệu với cha sở, tôi để ư thấy Cameron có vẻ rùng ḿnh sợ hăi khi bắt tay ông, tôi biết rằng anh ta đă nhận ra vị giáo sĩ trong linh ảnh ngày hôm trước.’

            Tất cả sự việc này có tính hợp lư về phương diện thần bí, tôi cho rằng linh thị của Cameron là một trường hợp thuần tuư về loại thị giác thứ nh́. Sự kiện mà cả hai người ở gần anh ta nhất (và có đụng chạm vào người anh ta) đều đă tham dự một phần vào linh ảnh ấy, v́ nghe được loạt súng kết thúc; trong khi những người khác không ở gần anh ta, không nghe thấy ǵ hết. Sự kiện này cho thấy rằng cường độ mạnh mẽ của h́nh ảnh gây ấn tượng lên nhà linh thị, tạo ra sự rung động trong thể trí của anh ta, từ đó truyền đến những người có liên hệ với anh ta, giống như sự truyền đạt tư tưởng theo cách thức thông thường. Phần c̣n lại của câu chuyện, được kể trọn vẹn trong tạp chí Lucifer, quyển XX, trang 427.

            Người ta có thể kể hàng chục thí dụ tương tự về các loại thị giác này. Trong số những người sở hữu khả năng này cho biết biểu tượng mà họ thường gặp là những loại đồ tẩn liệm quấn chung quanh một người, điều này chắc chắn là một điềm báo trước cái chết của người ấy. Thời gian từ lúc hiện tượng được thấy đến lúc người ấy chết được xác định bằng những đồ tẩn liệm bao phủ nhiều hay ít lên thể xác, hay do giờ nào trong ngày mà linh ảnh được thấy. Nếu linh ảnh được thấy vào buổi sáng sớm, họ sẽ tiên đoán người này sẽ chết trong cùng một ngày, nhưng nếu linh ảnh được thấy vào buổi chiều, th́ họ chỉ có thể tiên đoán người này sẽ chết vào một lúc nào đó trong năm.

            Một biến thể khác đáng ghi nhận về biểu tượng của loại thị giác thứ nh́ báo trước cái chết của một người là, trong linh ảnh người ấy xuất hiện không có đầu. Một thí dụ về loại này đă xảy ra trong gia đ́nh tiến sĩ Ferrier được kể lại trong quyển “Những dấu hiệu báo trước sự chết”. Nếu tôi nhớ đúng, linh ảnh này được nhà linh thị thấy đúng lúc người kia chết, hay ngay khi sắp chết.

            Tuy những nhà linh thị sở hữu quan năng loại này một cách thường xuyên, nhưng ít khi họ có thể kiểm soát hoàn toàn những biểu lộ của nó; cũng có một số trường hợp riêng rẽ những người có quan năng này không thường xuyên. Đa số các trường hợp này xảy ra trong giấc mơ, nhưng cũng có những linh ảnh hiện ra lúc họ tỉnh thức, mà không do ư muốn của họ. Đôi khi việc thấy trước có liên quan đến một biến cố rất quan trọng đối với nhà linh thị, do tác động từ Chân Nhân xuống. Trong những trường hợp khác, biến cố không quan trọng, hoặc không liên hệ đến người nhận linh ảnh. Đôi khi có trường hợp cho thấy tương đối rơ ràng sự chú tâm của Chân Nhân, để báo cho phàm nhân biết trước một tai biến nào đó, với mục đích ngăn cản, hoặc nếu không thể được, sẽ chuẩn bị tinh thần cho người ấy bớt hốt hoảng.

            Điềm báo trước cái chết là sự kiện rất thường xảy ra, đôi khi là cái chết của chính người nhận được linh ảnh, đôi khi là cái chết của một người thân nào đó, trong sách vở có đề cập nhiều về vấn đề này, chúng ta không cần kể các thí dụ về loại thị giác đó. Có một vài trường hợp về thị giác tiên tri khá hữu ích đối với độc giả; câu chuyện sau đây được chọn lựa trong kho lưu trữ của sinh viên nghiên cứu những chuyện huyền bí, trong quyển “Bóng đêm của thiên nhiên” của bà Crowe, trang 72.

            ‘Bác sĩ Watson hiện tại đang ở Glasgow, vào vài năm trước trong một giấc mộng, ông nhận được giấy mời đến chăm sóc một bệnh nhân ở cách nhà vài dặm; ông cỡi ngựa ra đi, khi qua một cánh đồng hoang, ông thấy một con ḅ mộng hung hăng xông tới, ông trốn thoát vào một cái hóc nhỏ để khỏi bị nó tấn công, một lúc lâu sau có người đi ngang thấy và giúp ông thoát hiểm.’

            ‘Sáng hôm sau, khi đang ăn điểm tâm th́ có giấy mời, ông mỉm cười cho là sự ngẫu nhiên kỳ lạ, ông cỡi ngựa ra đi. Ông hoàn toàn không biết ǵ về con đường mà ông phải đi, khi đi đến cánh đồng hoang giống như trong giấc chiêm bao tối hôm qua, th́nh ĺnh con ḅ mộng xuất hiện, phóng nhanh về phía ông. Ông chạy ngay vào chỗ ẩn núp y như trong giấc mơ, phải mất 3 hay 4 giờ bị con vật bao vây, cho đến khi có người dân quê đi ngang giải cứu. Bác sĩ Watson thú thật là, nếu không có giấc mơ, ông sẽ không biết hướng nào để chạy cho được an toàn.’

            Một trường hợp khác mà sự việc xảy ra thật sự ngoài đời cách điềm báo trước khá lâu; chuyện này trích ra trong bộ sách “Thoáng thấy điều phi thường” của Tiến Sĩ F.G.Lee. quyển I, trang 240.

            ‘Bà Hannah Green, là quản gia cho một gia đ́nh ở miền quê vùng Oxfordshire. Một đêm kia nằm chiêm bao thấy ở nhà một ḿnh vào buổi chiều Chúa Nhật, khi nghe tiếng gơ ở cánh cửa chánh, bà mở cửa và thấy một người lang thang khó coi, lưng đeo một cây dùi cui bước sấn tới muốn xông vào trong. Bà chống cự để cản ông ta lại, nhưng bà hoàn toàn bất lực và bị đánh ngă xuống bất tỉnh, do đó ông ta vào được bên trong lâu đài, và bà giật ḿnh thức dậy.’

            ‘Không có chuyện ǵ xảy ra trong một thời gian khá lâu, nên người ta sớm quên đi giấc mơ, như trường hợp này, bà quản gia Green cũng quả quyết rằng, nó không c̣n ở trong trí bà nữa. Tuy nhiên 7 năm sau, bà có dịp cùng với hai người giúp việc khác trông nom một lâu đài biệt lập tại Kensington. Vào một buổi chiều Chúa Nhật khi hai người giúp việc đồng nghiệp của bà đi ra ngoài để bà ở lại một ḿnh, th́nh ĺnh bà hoảng hốt, v́ có tiếng đập mạnh vào cửa trước.’

            ‘Tức khắc kư ức về giấc mơ 7 năm trước trở lại trong trí bà rất rơ ràng và sinh động, bà cảm thấy rất lẻ loi. Bà thắp nhanh cây đèn trên cái bàn ở pḥng trước. Trong khi tiếng đập cửa lặp lại mạnh hơn, bà cẩn thận rón rén đến bên cửa sổ và nh́n ra ngoài. Bà sợ hăi, v́ thấy ngay một người “bằng xương bằng thịt”, mà mấy năm trước đây bà đă thấy trong giấc mơ, cũng có trang bị một cây dùi cui, đ̣i vào nhà.’

            ‘H́nh ảnh trong mơ hiện ra rất rơ trong trí; để chắc chắn bà đi xuống hành lang chính và đóng các cửa sổ cũng như cửa cái, rồi bà rung chuông rất lớn khắp nhà, thắp đèn sáng tất cả các pḥng. Kết quả là người lạ mặt sợ hăi và bỏ đi.’

            Hiển nhiên, trong trường hợp này giấc mơ rất hữu ích, nếu không có nó bà quản gia sẽ không nghi ngờ và mở cửa theo thói quen mỗi khi nghe tiếng gơ cửa.

            Tuy nhiên, không phải chỉ trong giấc mơ Chân Nhân mới gây ấn tượng những điều nó nghĩ là có ích lên phàm nhân. Thay v́ trích dẫn từ sách vở, tôi đưa ra một trường hợp có liên hệ đến vấn đề này do một bà người quen kể lại vài tuần trước.

            ‘Bà bạn tôi có hai đứa con c̣n bé, mấy hôm trước đứa con lớn bị cảm nặng (bà nghĩ như thế), vài ngày sau nó bị nghẹt mũi. Mẹ chúng chỉ nghĩ là do cảm cúm chớ không có ǵ đáng ngại, chỉ chờ cho căn bệnh mau khỏi. Mấy ngày sau, bà th́nh ĺnh thấy trong không gian, trước mặt bà có một cái ǵ mà bà mô tả như là h́nh ảnh một căn pḥng, ở giữa căn pḥng có một cái bàn, trên đó con bà nằm mê man như chết. Bà thấy rơ những chi tiết nhỏ nhặt của h́nh ảnh này, và bà chú ư đặc biệt đến con bà đang mặc một bộ đồ ngủ màu trắng, trong khi bà biết rằng tất cả quần áo của đứa con gái này đều màu hồng.’

            ‘H́nh ảnh này gây ấn tượng rất mạnh trong trí, làm bà nghĩ tới con bà bị một chứng bệnh nào đó nguy hiểm hơn cảm cúm. V́ thế bà mang nó ngay vào nhà thương để khám bệnh. Vị y sĩ giải phẫu t́m thấy có một cục bướu nguy hiểm ở trong mũi, và cho biết là phải mổ để lấy ra. Vài ngày sau, đứa bé được đem tới bệnh viện để giải phẫu và nó phải nằm lại đó. Khi bà mẹ đến nhà thương th́ bà đă quên đem theo bộ đồ ngủ cho đứa bé, v́ vậy các cô y tá phát cho nó một bộ đồ màu trắng. Ngày hôm sau, đứa bé được đưa vào pḥng mổ với bộ y phục màu trắng, giống như trong linh ảnh mà bà mẹ đă thấy, và mọi sự việc đều xảy ra y hệt.’

            Trong tất cả những trường hợp này, kết quả xảy ra đúng theo linh ảnh được thấy trước; nhưng trong sách có nhiều câu chuyện về điềm báo trước mà người ta không để ư hoặc phủ nhận, về các tai biến xảy ra sau đó. Trong vài trường hợp những tin tức được đưa cho một người nào đó, mà thường họ không có khả năng can thiệp. Như trong trường hợp lịch sử, khi ông John Williams, vị giám đốc hầm mỏ Cornish, đă thấy trước từng chi tiết, 8 hoặc 9 ngày trước vụ ám sát ông tổng giám đốc ngân khố Spencer Perceval tại hành lang hạ nghị viện. Tuy nhiên trong trường hợp này, có thể một vài sự kiện sẽ đổi khác đi, v́ ông Williams có ấn tượng rất sâu đậm về linh ảnh, và ông có hỏi ư kiến các bạn về việc đi Luân Đôn để báo tin cho ông Perceval. Rủi thay các bạn ông đă khuyên can, cho nên ông bỏ ư định đó, và vụ ám sát đă xảy ra. Trong trường hợp nếu ông đi về thành phố và kể về điều ông thấy, có thể những lời của ông không được chú ư, nhưng cũng có thể có sự đề pḥng để cản trở kẻ sát nhân.

            Chúng ta thấy có rất ít sự can thiệp đặc biệt từ những cơi cao trong trường hợp thị giác tiên tri kỳ lạ này. Những người liên hệ trong câu chuyện hoàn toàn không biết lẫn nhau, không có sự liên hệ t́nh cảm giữa người thấy linh ảnh và người được thấy. Nếu do một vị cứu trợ vô h́nh nào đó cố gắng làm thay đổi số mạng, có lẽ vị ấy sẽ gây ấn tượng lên một người nào đó ở gần thành phố hơn. Một giải thích khác là có thể trong lúc ngủ, ông Williams ở cơi trung giới, bằng cách nào đó đă thấy được phản ảnh của sự việc trong tương lai. Tóm lại, người ta không thể biết chắc trường hợp này thuộc loại nào, nếu không khảo sát tiên thiên kư ảnh để xem những ǵ thực sự xảy ra.

            Một trường hợp điển h́nh về sự thấy trước hoàn toàn không có mục đích đă được ông Stead kể lại trong quyển “Những chuyện ma có thật” (trang 83) nói về người bạn của ông là cô Freer, mà người ta thường gọi là cô X, khi cô lưu lại một ngôi nhà ở thôn quê. Một ngày kia cô đang thức và tỉnh táo, th́nh ĺnh thấy một chiếc xe hai bánh do một con ngựa trắng kéo, dừng lại trước cửa nhà, có hai người khách lạ trên xe, một người rời khỏi xe và đứng chơi với một con chó săn. Cô nhận thấy ông ta mặc áo choàng, và cô cũng đặc biệt quan sát các vết của bánh xe mới để lại trên sỏi cát, mặc dù lúc đó không có chiếc xe nào. Nhưng nửa giờ sau có hai người lạ ngồi trên một chiếc xe với mọi chi tiết đều giống với linh ảnh mà cô đă thấy ½ giờ trước đó. Ông Stead c̣n kể một trường hợp khác nữa về một điềm thấy trước không mục đích, trường hợp này là một giấc mơ mà sau đó thật sự xảy ra.

            Tất cả những trường hợp này (chỉ là các sự lựa chọn ngẫu nhiên trong hàng trăm trường hợp) cho thấy rằng một số điềm báo trước có thể xuất phát từ Chân Nhân. Các trường hợp như thế rất thường xảy ra, nhưng phần nhiều vượt xa khả năng đáp ứng của các thể thấp của loài người văn minh theo chủ nghĩa duy vật, do họ chú trọng quá nhiều đến những nhu cầu vật chất ở thế gian.

            Trong nhiều trường hợp, có thể chính Chân Ngă chưa phát triển, nên điềm thấy trước của họ rất mập mờ; trong những trường hợp khác, chính Chân Ngă có thể thấy rơ ràng, nhưng những vận cụ ở dưới thấp không nhận được ấn tượng, do đó nó chỉ có thể gieo lên bộ óc thể xác một dự cảm lờ mờ về một tai hoạ sắp xảy ra. Hơn nữa, có những trường hợp điềm báo trước không do Chân Ngă tác động, mà do một thực thể nào đó từ bên ngoài, v́ lư do nào đó thực thể ấy thích thân thiện với người nhận được điềm báo trước. Trong tác phẩm mà tôi trích dẫn ở trên, ông Stead trong nhiều tháng trước có nói là ông cảm thấy chắc chắn sẽ rời nhiệm vụ trông nom tờ Pall Mall Gazette. Muốn phân biệt sự biết trước do ấn tượng từ chính Chân Ngă hay do một ám chỉ có hảo ư từ một người nào khác, chúng ta cần phải nghiên cứu sâu xa mới có thể xác định.

            Có một loại nhăn thông trong thời gian tương đối hiếm, nhưng cũng có một số trường hợp được ghi nhận mà chúng ta cần lưu ư, tuy các chi tiết được đưa ra thường không cho chúng ta xét đoán một cách chính xác. Trong quyển “Bóng đêm của thiên nhiên” có đề cập nhiều trường hợp linh ảnh là những đoàn quân ma, hay từng bầy ma thú. Trong đó có kể chuyện một người có uy tín thấy được một đoàn quân ma với đồng phục màu trắng lên đến vài trăm người, thao diễn nhiều lần khác nhau tại công viên Haravah gần Ripley. Linh ảnh tương tự về đoàn quân cũng được thấy vài năm trước ở vùng ngoại ô Inverness bởi hai cha con nông dân như sau:

            Số binh sĩ hiện ra rất đông, mà lúc đầu họ cứ tưởng là những người lính thật sự. Họ nói rằng có ít nhất 16 cặp hàng đôi, những hàng phía trước có 7 người đi ngang nhau và nhiều lúc họ thấy rơ từng chi tiết. Có nhiều phụ nữ và trẻ em tháp tùng, mang theo thùng thiếc và đồ dùng nấu ăn. Đàn ông mặc đồng phục màu đỏ, mang những binh khí sáng chói. Ở giữa họ có một con thú, khó phân biệt được nai hay ngựa, bị họ dùng lưỡi lê hung hăn đẩy đi.

            Người trẻ tuổi kể rằng, anh thấy những người ở hàng sau bắt buộc phải chạy để đuổi theo kịp đoàn quân tiền phong. C̣n người lớn tuổi, trước đây là một quân nhân, nói rằng trong trường hợp này nếu đang phục vụ, ông ta sẽ cố gắng đi đầu. Một vị sĩ quan cỡi con ngựa màu xám, đội một cái nón viền vàng, và một cái áo choàng màu xanh của kỵ binh, tay áo rộng có kẻ hàng màu đỏ. Hai người nh́n ông ta rất kỹ, họ nói rằng bất cứ nơi đâu họ cũng nhận ra ông ta; họ kết luận là những binh sĩ này đến từ Ái Nhĩ Lan và đổ bộ lên Kyntyre. Hai người sợ bị ngược đăi và bị cưỡng bách đi theo đoàn quân, phải leo lên một con đê để tránh đường, sau đó tất cả cảnh tượng đều biến mất.

            Vào các năm đầu tiên của thế kỷ này, tại Paderborn thuộc vùng Westphalia, một số người nh́n thấy hiện tượng tương tự, nhưng vài năm sau đó, có 20.000 người hội họp tại chỗ xảy ra linh ảnh để xem lại, và người ta kết luận rằng ảo ảnh đó cùng một loại với thị giác thứ nh́, một quan năng thường xảy ra trong dân chúng ở vùng này.

            Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng thấy những đoàn ma quỉ như thế xuất hiện ở những vùng mà không có một đoàn quân thật sự nào đi qua trước hoặc sau lúc ấy. Một trong nhiều câu chuyện đáng được ghi nhận về sự xuất hiện như thế, do cô Harriet Martineau viết trong bài tự truyện của cô có tựa là “Ao hồ của nước Anh”. Cô viết như sau:

            ‘Souter hay Soutra Fell là tên một ngọn núi mà trên đó có vô số ma quỉ thường xuất hiện, vào khoảng 10 năm của thế kỷ trước. Có 26 bằng chứng được chọn lọc cho thấy có sự xuất hiện giống nhau, tất cả dân chúng cư ngụ trong những mái nhà tranh gần ngọn núi đều thấy mỗi hai tiếng rưỡi đồng hồ nhóm ma quỉ lại hiện ra một lần, và chỉ chấm dứt khi trời tối. Người ta biết rằng, ngọn núi đó đầy dốc đứng, là một nơi thách thức cho nhiều đoàn người đi qua, phía bắc và phía tây có một dốc đứng cao lối 900 bộ Anh (khoảng 270 mét).

            ‘Vào một buổi chiều giữa mùa hè năm 1735, một người giúp việc cho trang trại của ông Lancaster, cách núi này khoảng 1/2 dặm, thấy sườn núi phía đông có nhiều binh sĩ đi tới, sự kiện xảy ra khoảng một giờ. Họ xuất hiện bằng thể xác rơ ràng, từ một mô đất ở đầu phía bắc và biến vào một chỗ trũng trên đỉnh núi. Khi người bạn đáng thương này kể lại câu chuyện, th́ bị nhạo báng, giống như những người thấy được trước đó cũng bị xem thường, khi họ nói ra điều lạ lùng mà họ đă thấy. Hai năm sau, cũng vào buổi chiều giữa mùa hè, ông Lancaster thấy nơi đó có một vài người đang đi theo sau những con ngựa của họ, giống như từ một cuộc đi săn trở về. Ông không nghĩ ǵ về sự kiện này, nhưng 10 phút sau, ông bất ngờ nh́n lại nơi đó, ông thấy số người bây giờ gia tăng, tiếp theo là hàng đoàn binh sĩ vô số kể, dàn hàng năm đi từ dốc núi vào khe núi, mỗi đại đội được giữ trật tự dưới sự chỉ huy của vị sĩ quan cỡi ngựa đi thị sát. Đến lúc chạng vạng, kỷ luật có vẻ nới lỏng, các toán quân đi loạn xạ không c̣n bước đều nữa, cho đến khi tất cả đều biến mất trong bóng tối.

            Vào một buổi chiều đầy sợ hăi giữa hè năm 1745, tất cả 26 người trong trại đều bị gọi nhanh ra, họ trông thấy những sự việc mà một số người đă thấy lúc trước, và c̣n nhiều hơn nữa. Bây giờ lại có các xe chen lẫn với binh lính, mà mọi người đều biết không có xe và cũng không thể có xe trên đỉnh núi Souter Fell. Có rất đông binh lính ngoài sự tưởng tượng, v́ các toán quân này chiếm đầy cả một vùng dài khoảng một dặm, họ đi rất nhanh cho đến khi màn đêm phủ xuống; trong trường hợp này, mọi người thấy đoàn quân ma xuất hiện rơ ràng. Vào buổi sáng hôm sau, một vài người đi lên núi để xem các dấu móng ngựa, và họ hoảng sợ khi không t́m thấy một dấu chân nào để lại trên cỏ hay trên cây thạch thảo. Những người chứng phải thề khi xác nhận toàn bộ câu chuyện trước quan toà, và toàn thể dân chúng vùng quê này rất sợ hăi về dự đoán các biến cố sắp xảy ra do cuộc nổi loạn của người Tô Cách Lan.

            Năm 1743, cũng có hai người khác đă thấy loại ảo ảnh này, nhưng họ không dám nói ra sợ bị những người láng giềng nhạo báng. Vào một buổi chiều mùa hè, ông Wren, chủ trang trại Wilton Hall và người giúp việc thấy trên núi có một người và một con chó rượt đuổi một con ngựa, chạy dọc theo một nơi dốc đứng, cái dốc này đứng rất thẳng đến nỗi người và vật khó có thể đứng vững trên đó. Họ chạy rất nhanh và biến mất ở phía nam đỉnh núi. Sáng hôm sau ông Wren và người giúp việc đi lên núi để t́m xác của người mà họ nghĩ là đă bị chết do cuộc săn đuổi, nhưng không thấy dấu vết ǵ của người, ngựa hay chó.

            ‘Để giải thích điều này, tổng biên tập tạp chí Lonsdale Magazine cho biết, người ta đă khám phá ra vào buổi chiều giữa hè năm 1745, các phần tử bạo động đă tụ tập trên bờ biển phía tây Tô Cách Lan, mà những cử động của họ được phản ảnh thành những h́nh ảnh rơ ràng, tương tự như phong trào Fata Morgana.’ Cách giải thích trên chưa được hoàn hảo, nhưng trong hiện tại, chúng ta tạm thời chấp nhận như thế. Tuy nhiên, các sự kiện đó cũng đem lại cho người ta nhiều điều đáng suy xét, tương tự như cuộc diễn hành của đoàn quân ma mà người ta thấy ở Leicestershire vào năm 1707, và truyền thuyết về cuộc diễn hành quân đội trên Helvellyn vào buổi chiều của trận đánh Marston Moor.’

            Có những người thấy nhiều bầy trừu ma tràn ra một vài đường phố, và nhiều câu chuyện của người Đức về các đoàn kỵ mă ma đi săn và ăn cướp. Những trường hợp giống như thế cũng rất thường gặp trong các cuộc nghiên cứu về hiện tượng huyền bí. Người ta cho rằng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân giải thích cho một sự kiện xảy ra, nhưng nếu không có đủ dữ kiện về một biến cố, người ta chỉ có thể phỏng đoán chớ không thể giải thích chính xác.

            Khi câu chuyện được chứng tỏ không phải ngụy tạo, người ta thường giải thích rằng những ǵ được thấy chỉ là phản ảnh, do ảo ảnh từ các hoạt động của những nhân vật thực sự đă xảy ra ở một nơi khá xa. Có vài dịp, chính tôi cũng thấy ảo ảnh, cho nên tôi biết một vài điều về năng lực phỉnh lừa phi thường này, tôi nghĩ chúng ta cần phải phân biệt sự khác nhau của những loại ảo ảnh này.

            Trước hết, các đoàn quân này có thể xuất hiện rơ ràng giống như trường hợp ở Westphalia mà chúng ta đă đề cập ở trên, chúng ta chỉ biết sự kiện được sắp xếp ở mức độ lớn lao, nhưng không thể biết mục đích của sự sắp xếp đó, và cũng không dễ ǵ đoán được ai đă sắp xếp sự việc. Những sự kiện thường thuộc về quá khứ thay v́ tương lai, thực sự đó là phản ảnh những cảnh tượng từ tiên thiên kư ảnh, mặc dù chúng ta không hiểu rơ phương thức của sự phản ảnh.

            Rất nhiều loài tinh linh thiên nhiên có khả năng làm việc đó nếu chúng muốn làm như vậy, để khoe khoang các quyền năng mà chúng cho là phi thường (Hăy xem quyển “Theosophical Manual”, số V, trang 113). Khi làm như thế, chúng tỏ ra rất thích thú v́ có dịp gây ấn tượng thần bí lên con người. Hoặc đôi khi chúng có hảo ư báo tin cho những người mà chúng có cảm t́nh biết trước những sự việc sắp xảy ra.

            Trong vài trường hợp, chính các loài tinh linh thiên nhiên lấy h́nh thể những người lính qua những cuộc thao diễn có hệ thống mà chúng rất thích thú, nhưng người ta ít khi nhận lầm sự vui đùa của các tinh linh này với các cuộc thao diễn quân sự.

            H́nh ảnh các bầy thú có lẽ chỉ là phản ảnh từ các kư ảnh, như trong chuyện “Những người đi săn hoang dă” của người Đức. Những h́nh ảnh này thuộc về một nhóm hiện tượng hoàn toàn khác, ngoài phạm vi đề tài của chúng ta. Các nghiên cứu sinh huyền bí thường quen với những cảnh tượng đáng khiếp sợ, như trường hợp sát nhân khủng khiếp. Người chưa phát triển khả năng tâm linh đôi khi cũng thấy được những cảnh tượng hăi hùng này, thỉnh thoảng người ta cũng thấy có nhiều con thú khác nhau hiện ra ở chung quanh nơi giết người, sự xuất hiện này xảy ra từng lúc do tư tưởng tội lỗi của kẻ sát nhân.

            Những câu chuyện khác nhau về các đoàn đi săn và kỵ mă ma có thể được xếp vào loại này. Hiển nhiên, nó cũng có thể giải thích những linh ảnh về các đoàn quân ma, như trường hợp h́nh ảnh về trận đánh ở Edgehill, gần Keinton trong vùng Northamptonshire, linh ảnh này được thấy khoảng một vài tháng sau khi cuộc chiến tranh thực sự xảy ra. Sự kiện này được xác minh bởi một vị quan toà, một vị giáo sĩ và nhiều chứng nhân khác, những sự việc này được ghi trong tập tài liệu cùng thời có tên là “Tin đồn lạ lùng về cuộc chiến tranh và trận đánh ở Edgehill”. Theo bản tài liệu do vài vị sĩ quan trong quân đội điều tra, họ đă nhận ra được nhiều người ma mà họ đă gặp lúc c̣n sống. Sự thấy này tạo ra do năng lực mạnh mẽ của người có ḷng đam mê sâu nặng không cưỡng chế được, làm phát sinh một cách lạ thường những h́nh ảnh xuống cơi vật chất từ tiên thiên kư ảnh.

            Trong một số trường hợp khá rơ ràng, những bầy thú mà người ta thấy được chỉ là h́nh ảnh được tạo ra bởi đám tinh linh, chúng tạo ra những h́nh dáng đó với mục đích để nuôi dưỡng các h́nh tư tưởng xấu xa phát sinh từ các nơi khủng khiếp dị thường, như những nơi xử giảo. Thí dụ về loại này được kể lại trong các câu chuyện nổi tiếng về “Ma thần ṿng”, hay ma thắt cổ trong quyển “Thoáng thấy thêm thế giới vô h́nh” (More Glimpses of the World Unseen); trong tác phẩm ấy cũng có tả lại những vong linh hiện thành con thú dị h́nh giống như heo, tràn ra ủi đất và giao chiến đêm này qua đêm kia tại nơi xảy ra tội ác. Nhưng những sự việc này thuộc về vấn đề hiện h́nh hơn là vấn đề nhăn thông.


CHƯƠNG  IX

PHƯƠNG  PHÁP  KHAI  MỞ

(Methods  of  development)

 

            Một người bắt đầu tin tưởng vào giá trị thực tiễn của năng lực nhăn thông, câu hỏi đầu tiên của họ thường là: “Trong trường hợp cá nhân tôi, tôi có thể làm cách nào để khai mở quan năng mà người ta nói là c̣n tiềm ẩn trong mọi người?”

            Có nhiều phương pháp để khai mở năng lực này, nhưng chỉ có một phương pháp khá an toàn thường được khuyến khích, chúng ta sẽ nói đến sau. Trong các nước kém phát triển trên thế giới, hiện tượng linh thị được phát sinh theo nhiều đường lối khách quan khác nhau. Dân tộc thiểu số trong vài bộ lạc ở Ấn Độ thường dùng các loại dược thảo độc hại hoặc hít khói thuốc gây mê. Một số các giáo sĩ Hồi Giáo dùng cách quay cuồng theo một điệu vũ điên loạn do sự hăng say tín ngưỡng, cho đến khi chóng mặt và hôn mê. Những người theo nghi lễ tà thuật, thực hành những cách thức gớm ghiếc như giết sinh vật để cúng tế, và các nghi thức đáng ghê tởm của tà đạo. Ở những nước văn minh, những phương pháp này không thịnh hành, tuy nhiên có một số lớn người c̣n theo những kỹ thuật cổ xưa, như tự ám thị bằng cách nh́n chăm chú vào một điểm sáng, hoặc lặp đi lặp lại vài cách thức nào đó cho đến khi rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Một trường phái khác cố gắng đạt tới các kết quả tương tự bằng cách điều hoà hơi thở theo một vài hệ phái Ấn Độ.

            Người ta khuyến cáo nghiêm nhặt rằng tất cả những phương pháp đó đều không an toàn cho người b́nh thường, v́ họ không biết rơ họ đang làm ǵ, họ chỉ làm thí nghiệm một cách mơ hồ trong thế giới mà họ chưa biết. Tôi cũng không khuyến khích phương pháp cho người khác thôi miên ḿnh để đạt được nhăn thông; không bao giờ nên thử nghiệm phương pháp này, ngoại trừ dưới những điều kiện đáng tin cậy hoàn toàn, có sự liên hệ mật thiết giữa người thôi miên và người bị thôi miên, cùng sự trong sạch hoàn toàn trong trái tim và linh hồn, trong tư tưởng và ư hướng, điều này chỉ có thể có được nơi các bậc Thánh.

            Trong những cách thức khác, những thực nghiệm xuất thần do thôi miên là đáng chú ư nhất. Nó đưa ra bằng chứng về nhăn thông cho người theo thuyết hoài nghi. Tuy nhiên, cần phải có các điều kiện như đă đề cập ở trên, và điều này gần như không thể thực hiện được, tôi không bao giờ khuyến khích bất cứ ai theo đuổi phương pháp này.

            Phép thôi miên dùng chữa bệnh (mà không cần đưa bệnh nhân vào trạng thái xuất thần, cố gắng để làm nhẹ bớt cơn đau, trị lành bệnh, hoặc truyền sinh lực bằng nhân điển) có chỗ đứng hoàn toàn khác. Với điều kiện rất cần thiết là chính người thực hành thôi miên phải khoẻ mạnh, có dụng ư trong sạch, được vậy sẽ không gây hại cho bệnh nhân. Trường hợp rất đặc biệt là một người có thể t́nh nguyện để cho người khác thôi miên trong một cuộc giải phẫu chữa bệnh. Nếu có người hỏi ư kiến tôi về vấn đề này, tôi mạnh dạn khuyến cáo họ không nên giao ḿnh cho người khác làm thí nghiệm, trừ khi họ hoàn toàn thật hiểu mọi khía cạnh về vấn đề này; tốt nhất là họ được sự hướng dẫn bởi một bậc thầy có khả năng.

            Nhưng t́m đâu được một bậc thầy có đầy đủ khả năng? Chắc chắn đó không phải là những người tự quảng cáo ḿnh là đạo sư, dạy các bí pháp linh thiêng để kiếm tiền. Hoặc những người mở “câu lạc bộ” để dạy khai mở quan năng tâm linh, và thâu nhận đơn xin gia nhập của bất cứ người nào, càng nhiều càng tốt.

            Trong bài b́nh luận này, chúng tôi đă nói rất nhiều về nhu cầu của việc huấn luyện thận trọng, và những điều lợi ích của loại nhăn thông đă được huấn luyện, nhưng một lần nữa, câu hỏi được nêu ra: người ta có thể t́m được việc huấn luyện thận trọng này nơi đâu?

            Câu trả lời là: từ lúc bắt đầu có lịch sử thế giới, người ta luôn luôn t́m được sự huấn luyện này nơi Đại Đoàn Chưởng Giáo. Những vị này đến bây giờ vẫn tồn tại, và sẽ luôn luôn tồn tại để làm nền tảng cho sự tiến hoá của nhân loại, cũng như hướng dẫn và trợ giúp con người sống theo đại luật vũ trụ, đại luật này tượng trưng cho ư chí của đấng Trường Cửu. Nhưng làm cách nào để gần gũi được những vị trong Đại Đoàn Chưởng Giáo?  Người chí nguyện khát khao sự hiểu biết, làm cách nào để bày tỏ ḷng mong mỏi nhận được những giáo huấn?

            Chỉ có một phương pháp là “chờ đợi”, không có đặc quyền cho bất cứ ai được những vị cao cả thu nhận, nếu chính người đó chưa chuẩn bị xứng đáng làm đệ tử, con đường học hỏi ấy không phải là con đường của bậc vương giả. Trong thời đại hiện tại, cũng như trong những thời đại cổ xưa, người nào muốn thu hút sự chú ư của những vị cao cả đều phải bước vào con đường khó khăn, gian khổ, tự học hỏi để tự hiểu ḿnh, và tự làm tất cả điều ǵ mà họ phải làm để phát triển. Những giai đoạn của con đường đó không có ǵ bí mật, tôi có viết đầy đủ chi tiết về các điều này trong quyển “Những vị cứu trợ vô h́nh” cho nên tôi không cần lặp lại nơi đây. Đó không phải là con đường dễ dàng, tuy nhiên sớm hay muộn tất cả mọi người đều phải đi theo, đại luật của cơ tiến hoá sẽ từ từ đưa nhân loại đi đến mục đích mà không ai cưỡng lại nổi.

            Các Chân Sư chọn đệ tử trong số những người cố gắng bước vào đường đạo. Chỉ bằng cách tự tạo cho ḿnh đủ phẩm chất, một người mới có thể nhận lănh được những giáo huấn và đặt chân trên đường đạo. Không có phẩm chất ấy, bất cứ hội viên của chi bộ hay xứ bộ nào, thuộc về bí truyền hay công truyền, có thể tiến đến được mục đích. Như chúng ta đều biết, khi Hội Thông Thiên Học được thành lập, thực sự có một số người được các vị Chân Sư thâu nhận, và trong số đó có vài người được lựa chọn để tiếp xúc chặt chẽ với các Ngài. Sự lựa chọn đó tuỳ thuộc vào sự chân thành của thí sinh, chứ không phải chỉ v́ họ là hội viên của Hội hay của bất cứ bộ phận nào của Hội.

            Đó là cách duy nhất, an toàn tuyệt đối cho sự khai mở quan năng nhăn thông, để con người bước vào con đường tiến hoá về đạo đức và tâm linh với tất cả năng lực của ḿnh. Ở một giai đoạn nào đó trên đường đạo, quan năng này và những quan năng cao siêu hơn sẽ bắt đầu khai mở. Có một phương pháp được hầu hết mọi tôn giáo khuyến khích, phương pháp này nếu được theo đuổi một cách cẩn trọng và tôn kính sẽ rất an toàn cho người thực hành, và sẽ đưa đến sự phát triển loại nhăn thông rất thanh khiết: đó là sự thực hành tham thiền.

            Mỗi ngày, hăy chọn một thời giờ nhất định mà chúng ta có thể tin chắc là yên tịnh và không bị quấy rầy, vào ban ngày thích hợp hơn ban đêm. Trong giờ phút đó phải giữ cho cái trí được hoàn toàn tự do trong một vài phút, không nghĩ đến bất cứ chuyện ǵ ở thế gian. Khi đạt được điều này, hăy hướng toàn thể sức mạnh tư tưởng đến một lư tưởng tâm linh cao siêu nhất mà chúng ta hiểu được. Chúng ta sẽ thấy rằng kiểm soát được hoàn toàn tư tưởng là một điều vô cùng khó khăn, nhưng khi đă đạt được điều này sẽ có lợi ích rất lớn. Khi khả năng tập trung tư tưởng càng ngày càng mạnh hơn, chúng ta sẽ dần dần nhận thấy những thế giới mới mở rộng.

            Khi sự tập luyện sơ khởi về tham thiền hoạch đắc được kết quả thoả đáng, chúng ta sẽ thấy thích thú trong việc thực tập định trí vào những  công việc trong đời sống hàng ngày, cả đến những công việc nhỏ nhặt nhất. Khi viết một bức thư, chúng ta không nghĩ ǵ khác hơn ngoài bức thư đó cho đến khi viết xong. Nếu đọc một quyển sách, chúng ta không bao giờ để cho tư tưởng đi vơ vẩn, mà phải tập trung tâm trí vào ư tưởng của tác giả. Chúng ta phải học cách kềm giữ và kiểm soát cái trí, và phải làm chủ nó, đồng thời cũng phải kiểm soát các t́nh cảm thấp hèn. Chúng ta phải kiên tŕ cố gắng kiểm soát hoàn toàn tư tưởng, phải luôn luôn biết chắc chúng ta đang nghĩ về chuyện ǵ và làm sao để có thể sử dụng cái trí một cách hữu hiệu. Chúng ta phải điều khiển cái trí theo ư muốn và giữ nó thật yên tĩnh, giống như người thực tập kiếm thuật, xoay mũi kiếm về hướng nào mà họ muốn.

            Khả năng nhăn thông thực sự sẽ mở ra cả một thế giới mới, một năng lực hữu dụng mới, và đó là lư do mà chúng ta cảm thấy nó có giá trị. Nhưng nên nhớ rằng, đối với một người có những bổn phận trong cuộc sống ở thế gian, điều này không có nghĩa là một ân phước hoàn toàn. Nếu nhăn quan này mở ra cho một người thấy sự buồn rầu và đau khổ, sự độc ác và tham lam của thế gian, đó là một gánh nặng triền miên đè lên họ. Trong những ngày đầu mà họ có được kiến thức này, họ thường cảm nhận những âm thanh vang dội như những lời nguyện cầu thống khổ chứa đựng trong các ḍng thơ bằng tiếng Đức của thi sĩ Schiller, mà tôi tạm dịch  đại ư như sau:

            “Tại sao Ngài đưa tôi vào thành phố mù tối, và cho tôi biết những lời tiên tri của Ngài? Bức màn che những bóng tối được vén lên có lợi ích ǵ? Nó chỉ cho thấy sự sống vô minh, mà sự hiểu biết này là sự chết. Xin lấy lại nhăn quan ảm đạm này. Lấy lại ánh sáng độc ác khỏi mắt tôi, sự thật quá khủng khiếp! Trả lại tôi sự mù ḷa, bóng tối hạnh phúc của giác quan tôi. Hăy lấy lại món quà đáng sợ của Ngài!”

            Nhưng dĩ nhiên cảm giác ấy sẽ qua đi, v́ nhăn quan cao siêu hơn sẽ cho đệ tử cảm giác thanh thoát, nó sẽ mang lại cho linh hồn tràn ngập niềm tin vững chắc, cho thấy mọi sự việc đều cùng biểu hiện điều thiện, và không c̣n bóng dáng của sự hoài nghi. Họ biết được tội lỗi và đau khổ đều do họ, dù họ có nhận ra điều này hay không. Khi nhận thức được như thế, họ sẽ trợ giúp người khác có hiệu quả hơn khi họ làm việc trong bóng tối, và tùy tŕnh độ hiểu biết, họ chia xẻ nghiệp quả nặng nề của thế gian.

            Khi may mắn có được một ít khả năng cao siêu này, một số người lầm lạc sử dụng nó vào các mục đích rất hạ tiện như việc tự quảng cáo ḿnh là “người có linh thị kinh doanh”. Không cần phải nói, cách sử dụng quan năng như thế là một sự sỉ nhục và làm giảm giá trị của nó. Điều này cho thấy họ không may mắn sở hữu quyền năng trước khi họ phát triển bản chất đạo đức vững chắc. Trong một thời gian ngắn, những người ấy sẽ nhận lănh nghiệp quả xấu do hành động của họ.

            Đôi khi người ta phản đối rằng năng lực nhăn thông xâm phạm sự riêng tư, v́ nó ban cho con người khả năng vô hạn trong việc thấy tất cả những bí mật của người khác. Điều này cũng đúng và gợi ư rằng, nếu khả năng này có ở một người chỉ thích dùng nó trong việc giải trí mà không biết sự thực dụng của nó. Người phản đối năng lực này có lẽ muốn nói đến loại năng lực rất giới hạn của những kẻ quảng cáo kiếm tiền. Đối với người khai mở nhăn thông theo đường hướng có giáo huấn rơ rệt, và sở hữu hoàn toàn năng lực này, có ba sự kiện cơ bản được đặt ra: Thứ nhất, người sở hữu năng lực nhăn thông thật sự có trước mặt một chân trời xán lạn để khám phá, nghiên cứu, sẽ không c̣n chỗ cho sự ham muốn t́m hiểu những điều kín đáo nhỏ nhặt, vô vị của cá nhân người khác. Thứ nh́, nếu có xảy ra vấn đề, thường rất ít khi xảy ra, là họ th́nh ĺnh thấy được vài điều nhỏ nhặt, tầm phào, không đoan chính của người khác,  th́ với danh dự của một người đứng đắn, họ sẽ không để ư đến sự việc ấy. Thứ ba, một vấn đề khác ít khi xảy ra hơn, là họ phải đương đầu với vài loại thần linh hạ đẳng, nhưng thường trước khi phát triển khả năng này, người đệ tử đă nhận được giáo huấn đầy đủ về sự sử dụng cũng như những giới hạn của nó.

            Tóm lại, những sự hạn chế này ngăn cản họ không được ṭ ṃ, không được dùng quyền năng một cách ích kỷ, và không phô trương các hiện tượng. Có thể nói những nguyên tắc áp dụng đối với hành động và cảm giác ngay thẳng trên cơi trần cũng phải được áp dụng trên cơi trung giới và thượng giới. Dù sao đi nữa, người đệ tử cũng không bao giờ được sử dụng khả năng này để đạt được những điều hiểu biết mang lại lợi lộc trần gian, và nhất là không được làm điều mà giới tâm linh thuật gọi là “trắc nghiệm tâm linh”, cũng như không được làm bất cứ điều ǵ để chứng minh cho những người theo thuyết hoài nghi ở thế gian tin có sự hiện hữu của năng lực siêu nhiên.

            Về vấn đề này, người ta thường hỏi: “Tại sao họ không được hành động như thế? Nếu chứng tỏ được năng lực siêu nhiên, họ sẽ dễ thuyết phục những người theo chủ nghĩa hoài nghi.” Trước hết, những người đưa ra thắc mắc như thế không thấy rơ sự kiện là, những người hiểu biết không muốn biện bác để thuyết phục, cũng như không quan tâm đến thái độ của những kẻ hoài nghi. Kế đến, theo quan niệm của những người hiểu biết, tốt hơn nên để cho những kẻ hoài nghi nhận thức dần dần những sự kiện của thiên nhiên, thay v́ th́nh ĺnh đưa ra những thuyết phục làm cho họ ngạc nhiên. Nhiều năm trước, vấn đề này đă được tŕnh bày đầy đủ trong quyển “Thế giới huyền bí” của ông Sinnett, chúng ta không cần nhắc lại những dẫn chứng đă được đưa ra.

            Một số người cảm thấy khó hiểu v́ sao trong cuộc sống thực sự của người đệ tử không có chỗ cho những chuyện tán gẫu tầm phào, hay ṭ ṃ vô ích như đa số người vô tâm trên thế gian. Họ cũng nghĩ rằng dù không muốn, người có nhăn thông cũng có thể t́nh cờ thấy được những bí mật của người khác, như một người bất ngờ liếc thấy một câu trong bức thư của người khác để mở trên bàn. Dĩ nhiên chuyện này có thể xảy ra, nhưng đối với những người trọng danh dự, họ lập tức nh́n sang chỗ khác và coi như không thấy ǵ cả. Những người bài bác nên hiểu rằng không đệ tử nào có th́ giờ để lo việc của người khác, trừ khi họ cần phải giúp đỡ một người nào đó trong phạm vi của họ, v́ luôn luôn có rất nhiều công việc riêng sẵn sàng chờ đợi họ làm.

            Tuy tôi chỉ nói một phần nhỏ những hạn chế đặt ra cho một đệ tử, cũng đủ cho thấy rơ rằng ở rất nhiều trường hợp, họ chỉ được nói rất ít so với những điều họ được biết. Trong một ư nghĩa sâu xa hơn, điều này cũng đúng đối với chính các vị Chân Sư cao cả. Do đó chúng ta hiểu tại sao những người có đặc ân thỉnh thoảng được gặp các Ngài, rất trân quí từng lời nói của các Ngài, dù đó chỉ là những lời nói thông thường, không phải là những giáo huấn trực tiếp. V́ ư kiến của một vị Chân Sư, hoặc của những vị đệ tử cao cấp của Ngài về bất cứ một vấn đề ǵ, đều chính xác và rơ ràng hơn rất nhiều so với những quan niệm của chúng ta.

            Thực sự, địa vị và các quan năng cao cả của Chân Sư là di sản của tất cả nhân loại. Mặc dù hiện tại những năng lực này c̣n xa vời đối với chúng ta, nhưng một ngày kia chắc chắn chúng ta sẽ sở hữu chúng. Thế giới này sẽ ra sao nếu toàn thể nhân loại sở hữu khả năng nhăn thông bậc cao! Lịch sử sẽ đổi khác, khi mà tất cả mọi người đều có thể đọc được những kư ảnh. Đối với khoa học, những ǵ trong hiện tại chỉ là lư thuyết, khi ấy có thể được nh́n thấy và chứng minh trọn vẹn. Về phương diện y học, lúc ấy bác sĩ cũng như bệnh nhân, đều có thể thấy rơ ràng và chính xác tất cả nguyên nhân cũng như sự trị liệu bệnh tật. Đối với triết học, khi ấy không c̣n cần thảo luận dài ḍng về những vấn đề cơ bản, v́ mọi người đều có thể thấy những phương diện thâm sâu hơn của chân lư. Đối với người lao động, tất cả mọi người đều làm việc vui vẻ, v́ mỗi người đều được làm đúng công việc mà họ có thể làm tốt nhất. Trong ngành giáo dục, tâm và trí của trẻ con luôn mở rộng, thầy cô giáo thấu hiểu chúng, dễ dàng trong việc rèn luyện tính t́nh cho chúng. Trong tôn giáo, không c̣n có những cuộc tranh luận về tín điều, v́ mọi người đều thấy được chân lư về các trạng thái sau khi chết và đại luật điều khiển thế gian.

            Như thế, những người đă tiến hoá có thể giúp đỡ người khác dễ dàng hơn, trong những điều kiện rộng răi hơn. Trí con người sẽ bừng sáng huy hoàng trải rộng khắp mọi hướng, do đó mà cuộc tuần hoàn thứ bảy của chúng ta sẽ là một thời đại hoàng kim thực sự. Điều tốt nhất cho con người là các quan năng cao siêu này được sở hữu bởi những người tiến hoá đến một tŕnh độ cao về đạo đức cũng như về minh triết. Nếu không, t́nh trạng sa đoạ khủng khiếp giống như nền văn minh của người Đại Tây Dương Châu sẽ trở lại một lần nữa, do dân chúng của châu ấy không nhận thức được sự gia tăng quyền năng, có nghĩa là gia tăng trách nhiệm. Tuy nhiên phần đông chúng ta chính là những người ở châu ấy trở lại, hăy hy vọng rằng chúng ta đă học được bài học minh triết về sự thất bại đó, đến khi một lần nữa sự sống rộng lớn hơn mở ra trước mắt chúng ta, chúng ta sẽ xử sự tốt hơn.                     ------- H Ế T -------

HỘI  THÔNG  THIÊN  HỌC   BA  MỤC  ĐÍCH

 

1.     Tạo một t́nh huynh đệ đại đồng không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, nam  nữ, giai cấp hay màu da.

2.     Khuyến khích việc học hỏi và đối chiếu tôn giáo, triết lư và khoa học.

3.     Nghiên cứu những định luật thiên nhiên chưa giải thích được và những quyền năng ẩn tàng trong con người.

 

          Muốn gia nhập Hội, bạn chỉ cần thừa nhận mục đích 1 và xin liên lạc với hội nơi quốc gia bạn cư ngụ; hay với một bạn hội viên nào bạn biết.

          Muốn biết thêm chi tiết, xin viết thơ cho vị tổng thơ kư hội .

 

          Bản dinh chính: Adyar, Chennai (Madras), 600 020 India

          Hoa Kỳ:     Theosophical Society in America

                              P.O. Box 270

                             Wheaton, IL 60189-0270

                             Chi Bộ Phụng Sự Chân Lư:

                             Garden Grove, CA 92841

                             ĐT. 714- 638-8758

                             Email: hiep6647@yahoo.com