Họp Thông Thiên Học ngày 19  tháng 5 năm 2018

http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyAnhSangTDD.htm  

 [5/19/2018 7:03:30 PM] Thuan Thi Do: Thuở xưa, ở cổ Hy Lạp, chúng ta xem xét vạn vật khác hơn ngày nay. Trong Thiên Nhiên, trước mắt chúng ta không có cái chi quan trọng cho những người sinh đồng thời với chúng ta, ngoại trừ đối với một ít người có tinh thần mỹ thuật. Chúng ta ít tưởng nghĩ đến tiền bạc, những việc kinh doanh, chúng ta hưởng lạc thú Thiên Nhiên rất nhiều. Có quan điểm như thế đó, thật là rất tốt. Về việc mở mang Hạ Trí, làm cho nó trở nên sắc bén đối với những việc làm và phương diện thực hành của đời sống những giống dân kim thời mất rất nhiều mà cũng được rất nhiều; tôi muốn nói năng lực làm một trăm việc một lượt và tập trung tư tưởng vào những điều kiện cực kỳ khó khăn ở giữa những tiếng ồn ào, gầm thét, những sự náo nhiệt khủng khiếp của sự văn minh của chúng ta. Không có điều nầy ở cổ Hy Lạp. Những cuộc hành tŕnh của chúng ít mau lẹ hơn bây giờ, nhưng khi chúng ta đi du lịch, chúng ta học hỏi nhiều hơn bây giờ. Tôi nghĩ, chúng ta nên t́m lại trong một mức độ nào đó, trạng thái tinh thần nầy. Ngày nay con người ít khi tô điểm cho đẹp những ǵ ở chung quanh họ, nhưng hồi thuở họ hiểu biết Thiên Nhiên hơn bây giờ, họ không làm cho Thiên Nhiên biến dạng nhiều như thế nầy. Những người cổ Hy Lạp biết xây dựng đúng chỗ những Đền Miếu, những Thánh Đường trong những phong cảnh hết sức u nhàn. Có lẽ chúng ta bắt chước họ phối hợp Thẩm Mỹ với sự hữu ích. Thí dụ, chúng ta có thể dùng làm một cơ xưởng, một ṭa nhà giống như một Đại Giáo Đường, nhưng trong khi chờ đợi, một trong những nhược điểm của văn minh hiện nay là nó không có thiện cảm với tất cả những phương diện thâm sâu của Thiên Nhiên, cho đến đỗi chúng ta phải trau giồi, luyện tập mới hoạch đắc được cái mà đối với người cổ Hy Lạp là một Thiên Tư: Đó là một năng lực hiểu biết Thiên Nhiên. Khi đọc quyển “Queen of the Air” của Ruskin, người ta mới bắt đầu thấy quan niệm nầy.

Chúng ta hăy t́m cách điều khiển một lượt tất cả sự tiến bộ. Thuở xưa, chúng ta đă sống trong những giống dân tộc từng sử dụng sự Mỹ Lệ, biết được lúc nhàn hạ và đời sống rộng răi; Chơn Nhơn của chúng ta c̣n giữ ǵn quan niệm đó. Đời sống hiện thời của chúng ta đưa đến việc bóp nghẹt quan niệm nầy; nhưng chỉ cần kêu gọi đến những kư ức của chúng ta, các chướng ngại đều rơi xuống. Điều nầy không phải là không thể làm được và rất đáng ra công thực hiện, khi mà cái đó chỉ là một quan điểm cá nhân; bởi v́ chúng ta sẽ được hưởng rất nhiều những lạc thú của đời sống.

Có những người tự cảm thấy ḿnh xa lạ với Thiên Nhiên; họ nói rằng họ bị những ảnh hưởng xấu xa bao phủ họ và chỉ thấy trong cơi đời toàn là ḅ cạp, rắn và cọp. Không có con rắn nào, không có con ḅ cạp nào, không có con ong bầu nào thật hung dữ cả. Nhưng chúng nó dễ nóng giận lắm - chúng ta sẽ nói: Chúng nó thuộc về ḍng giống con người - chúng không có chút chi ngần ngại trong cách hành động của chúng. Chúng bị quấy phá, chúng nổi giận rồi chích và cắn những người đến gần chúng. Huynh không thể gọi chúng là hung dữ, v́ chúng hành động không phải ác ư; bởi v́ sinh lực của chúng rất dồi dào, chúng sử dụng nó và tấn công bất cứ ai chúng gặp trên con đường đi của chúng.

Trên Cơi Trung Giới và ở các Cảnh Dĩ Thái cũng có nhiều chuyện như thế. Có nhiều loại Ngũ Hành thuộc về hạng thấp thỏi, không hung dữ và cũng không kiếm cách làm hại, nhưng gặp họ th́ khó chịu lắm. Vậy, phải tránh họ đi. May thay rất dễ tránh họ trên Cơi Trung Giới hơn là cơi Trần, bởi v́ một ư chí cứng cỏi cũng đủ đuổi họ đi xa ta. Nếu Huynh chấp nhận ảnh hưởng của bọn chúng, bọn chúng sẽ sai khiến Huynh. Như tôi đă giải thích, nhiều Tinh Linh trong đám đó rất hân hoan gặp một người giận dữ, họ vẫn thản nhiên đối với lư do giận hờn nầy (chúng có biết đây là con người không? Tôi không dám chắc điều nầy) nhưng khi chúng gặp một sự quay cuồng gió lốc do những sự rung động dữ dội và thô bạo gây ra và làm cho chúng vui thích, chúng nhảy vào đó lặn hụp; chúng hưởng lạc thú, chúng tăng thêm sức mạnh cho sự quay cuồng nầy và lợi dụng nó với tất cả những phương thế mà chúng có.
[5/19/2018 7:04:26 PM] Thuan Thi Do:
Những rung động hung ác làm vui thích vài thứ Tinh Linh. Chắc chắn chúng chụp lấy người có tánh nầy và giục làm những điều mà con người không bao giờ tưởng đến. Nếu Huynh để tánh nóng giận nổi lên Huynh có thể nói và hành động một cách khác hơn ư muốn của Huynh. Sự hung ác cũng giống như thế và luôn luôn đố kỵ, ghen ghét, tham vọng, thù hiềm. Khi con người nuôi một trong những tật xấu nầy trong ḷng, Cái Vía họ h́nh như bị một sự trả thù kích thích, bởi v́ họ bị bọn Tinh Linh chụp lấy họ. Chúng ta khó mà có cảm tưởng tốt đẹp đối với bọn chúng, bởi v́ lẽ tự nhiên chúng ta nghĩ đến những ảnh hưởng xấu xa chúng gây ra cho chúng ta; nhưng những sinh vật tội nghiệp nầy chỉ t́m những sự thỏa thích riêng biệt của chúng mà thôi. Hơn nữa, không phải đó là một lư do để cho chúng ngự trị chúng ta. Về điểm nầy chúng ta không có chi phải sợ; nhưng chúng ta nên nhớ rằng tất cả những sự tăng cường tật xấu như thế vẫn đă có, và khi học hỏi các bạn đồng loại với chúng ta nên để ư đến điều đó.

Chung quanh chúng ta, những Đại Lực không ngớt hoạt động mà phần đông con người không ngờ vực điều nầy chút nào. Chúng ta biết được việc đó một cách tổng quát; chúng ta biết rằng những lực, như là dư luận quần chúng ảnh hưởng đến chúng ta mà chúng ta không có ư thức được điều đó. Chúng ta không biết ǵ về sức mạnh phi thường của Luật Tiến Hóa và nó biểu hiện chung quanh chúng ta với nhiều cách và thật là huyền diệu. Đức Thượng Đế che phủ ḿnh bằng vật chất, nếu Ngài không cho chúng ta thấy Ngài, không phải là Ngài chết đâu. Những sự hoạt động của Ngài, những thần lực của Ngài không ngớt ảnh hưởng đến những loài vật của Ngài sinh ra. Khi những lực nầy hoạt động mạnh mẽ đến một người nào, nó lay chuyển Y, không khác nào người ta quậy mặt nước ứ đọng. Tất cả nước đều xao xuyến và tất cả những ǵ nó chứa đựng đều trồi lên mặt; nước thành bùn, nhưng chúng ta biết được cái ǵ ở dưới đáy nước. Quậy nước, dầu cho dưới đáy là bùn chăng nữa cũng c̣n tốt hơn là để nó ứ đọng, nó sẽ hôi thúi, không c̣n hy vọng nào nó trở nên tốt được. Cũng thế đó, sự xao động nầy thuộc về đời sống Thiêng Liêng nó làm cho những tánh xấu của con người đều hiện rơ ra tỏ rơ.

Người ta có thể phản đối rằng con người không bị xáo trộn như thế có ích lợi hơn, nhưng không phải như vậy. Đời sống con người, trong lúc nầy lại thêm xấu xa, nhưng tốt hơn những tánh không tốt lộ lên trên mặt; con người tập hiểu biết chúng, các bằng hữu của Y cũng thấy rơ và có thể giúp đỡ Y. [134] Không vậy những tánh xấu nầy có thể ẩn ḿnh mà không ai biết và có thể sinh ra những hậu quả đáng tiếc, nếu sau nầy có một việc nào đó làm cho chúng nó hoạt động. Thế nên đôi khi chính là sức mạnh Tinh Thần sinh ra những hoạt động mà bề ngoài xem như tệ hại. Chúng ta đừng nghi ngờ điều đó. Đấng sanh ra vạn vật hành động cho điều tốt hơn hết. Ngài biết Ngài làm điều chi, khi Ngài lay chuyển chất nầy hay chất kia ứ đọng, đó là để tẩy sạch nó đi, mặc dù hiện giờ sự lay chuyển h́nh như không thuận lợi cho sự tiến hóa. Chúng ta hăy luôn luôn nhớ rằng quần chúng đều ở vào những tŕnh độ khác nhau, cái ǵ tốt cho người nầy, chắc chắn là xấu cho người kia. Chúng ta phải quan sát và hoạch đắc một cách vô tư trọn vẹn, chúng ta không nên xét đoán một cách quá mau lẹ, dù cho điều chi xảy đến cũng vậy. Tất cả những sự sống đều ở trong ḷng Đức Thái Dương Thượng Đế, chúng hiển nhiên là những thành phần Sự Sống của Ngài. Thế nên tất cả những vật nầy kỳ thật là những trạng thái và những sự biểu hiện của Ngài. Tất cả những sự biểu lộ của Ngài không xa lạ với chúng ta, chúng ta có bổn phận hoàn thành đối với chúng. Có thể chúng ta có dịp giúp đỡ một người nầy mà không giúp đỡ được một người kia. Chúng ta phải biết chấp nhận tất cả những công việc đưa đến cho chúng ta.
[5/19/2018 7:28:18 PM] hop to: Bác giúp answer hoptottt voi ạ
[5/19/2018 7:47:51 PM] Thuan Thi Do: 10. - Hăy học cách nh́n vào tâm người một cách sáng suốt.

Con hăy nghiên cứu tâm con người để hiểu biết Thế Giới trong đó con đang sống ra sao và con là một phần tử trong đó.

Trong qui tắc nầy danh từ Tâm dùng một cách bóng dáng. Phải hết sức cố gắng suy nghĩ sâu xa về toàn diện bản tánh con người, không phải chỉ với t́nh cảm thường được gọi là Tấm Ḷng của nó mà luôn những hoạt động trí thức của nó nữa. Chúng ta phải tự cố gắng hiểu biết cặn kẽ con người và v́ lẽ đó, chúng ta phải t́m nơi nó sự biểu lộ của Chơn Nhơn.

Khi thấy những người ở chung quanh chúng ta hành động khác hơn việc của chúng ta làm, chúng ta thường la lên: "Cái ǵ xúi giục họ làm một chuyện như thế." Không nghĩ ra được một trường hợp nào mà chúng ta có thể làm như vậy, chúng ta không thấy tại sao người đồng loại của chúng ta lại làm được. Đă lâu lắm rồi, phần đông chúng ta bỏ việc giải quyết những sự bí hiểm như thế, bởi v́ dường như không thể hiểu được chúng nó. Thế nên, tôi không hiểu tại sao một đám đông người gấp rúc đi xem một cuộc đấu vơ; tôi không thấy một sự lợi ích nào cả, bởi v́ theo ư kiến của tôi, đó chỉ là một sự biểu dương tánh tàn nhẫn, hung bạo. Nếu phải trả tiền, tôi thích trả tiền và được phép ra đi để khỏi xem trận đấu. Khi suy nghĩ chính chắn và t́m sự giải thích hấp dẫn của trận đấu, tôi tự hỏi phải chăng đó là việc biểu dương sự khéo léo, nhưng sự khéo léo khá tàn nhẫn và khá thô bạo, nhưng dù sao cũng là sự khéo léo; có lẽ cũng có ư tưởng gan dạ và sức dẻo dai chịu đựng chen lẫn vào đó.

Người ta cũng thấy nhiều người xúm nhau ở những góc đường cười vang một cách thô bỉ và nói chuyện với nhau giọng khàn khàn. Khó mà hiểu được sự vui thích của họ, họ tiêu biểu cho một hạng người mà chúng ta cần phải t́m hiểu ít nhiều.

Quần chúng làm tất cả những việc lạ kỳ, khi họ ganh tị một cách dữ tợn không có lư do nào đặc biệt, khi họ rất xúc động v́ họ bị những lời dèm pha. Huynh nói lẽ phải với họ, Huynh cho rằng dư luận quần chúng không quan trọng và không làm hại chút nào cả; nhưng mà họ cũng không khỏi bị xúc động quá mạnh. Chúng ta phải cố gắng t́m ra lư do tới một điểm nào đó. Thường thường điều ấy không thành vấn đề, tôi chấp nhận nó, nhưng chắc chắn nhiệm vụ của chúng ta là t́m hiểu người đồng loại của chúng ta.

Nhiều người có thể cho rằng sự học hỏi nầy không có thú vị; nó không có ích lợi riêng cho chúng ta, nhưng nó vẫn ích lợi cho chúng ta về phương diện cao siêu hơn. Khi chúng ta tự xét ḿnh được chút ít tiến bộ hơn những người vừa nói đây, lẽ dĩ nhiên bổn phận của chúng ta là phải giúp đỡ họ. Nhưng nếu chúng ta không hiểu biết th́ sự giúp đỡ của chúng ta rất vô ích. Thường thường, những quyền lợi của họ xa lạ với chúng ta, chỉ v́ trong đời sống của Linh Hồn, chúng ta lớn tuổi hơn họ một chút, Linh Hồn lớn lên và khi con người tiến tới càng biết lẽ phải hơn trước.

Chúng ta thấy mấy đứa trẻ con làm tất cả những chuyện không thể hiểu được; những trẻ, trai và gái, mười ba, mười bốn tuổi hành động v́ những lư do gần giống như lư do của chúng ta, nhưng chúng ta không biết nguyên nhân những sự hành động của chúng. Chúng ta bị bắt buộc phải nhớ lại lúc thanh xuân của chúng ta để hiểu chút ít những điều chúng nó làm và hiểu cách chúng nó giải thích những sự vật. Luôn luôn thật là khó: Tôi vẫn biết như vậy, bởi v́ một khi kia, tôi rất lo lắng cho những thiếu niên và thanh niên. Nếu Huynh tŕnh bày cho họ một ư niệm với hy vọng có lẽ họ chấp nhận như Huynh đă chấp nhận có khi họ nghe theo; nhưng thường thường họ xem xét ư niệm với một quan điểm khác và xét đoán với những lư lẽ không bao giờ mà Huynh nghĩ đến. Đôi khi có thể khám phá được mục đích của họ nhưng thường thường không thành công. Những vị giáo chức và những người khác thấy những trẻ con, trai và gái ở gần một bên, phải chuyên tâm t́m hiểu tư tưởng và tánh t́nh kỳ lạ của chúng. Họ ít gây tủi nhục bọn học tṛ nhỏ của họ.
[5/19/2018 7:55:22 PM] Thuan Thi Do: Đó là một trường hợp ngoại lệ, nhưng cũng phải hành động như thế đối với những thanh niên ở chung quanh Huynh, nếu Huynh muốn giúp đỡ chúng, Huynh phải rán đặt ḿnh vào vị trí của chúng. Đó là ư nghĩa của câu: "Hăy học cách nh́n vào tâm con người một cách sáng suốt." Họ có những thành kiến của họ cũng như Huynh có những thành kiến của Huynh, - chắc chắn không phải là một thứ với nhau - nhưng Huynh phải t́m kiếm chỗ thấy (quan điểm) của người đối thoại với Huynh và để ư đến điều đó. Hăy cố gắng khám phá xem họ tạo thành ư niệm hiện thời của họ cách nào và v́ lư do nào mà họ có thành kiến riêng biệt, như thế có lẽ Huynh được phép giúp họ bỏ hẳn ư niệm đó.

Không có chi tế nhị như những thành kiến, chúng nó mạnh mẽ và bám chặt cho đến đỗi con người không biết rằng chúng có thật. Họ nghĩ không cần có sự giúp đỡ; thế nên chúng ta rất có thể làm cho họ không vừa ḷng, khi chúng ta đề nghị xin giúp đỡ họ. Muốn thành công trong công việc làm của Huynh và hoàn tất nó một cách khéo léo, Huynh phải khám phá tại sao con người tưởng cách nầy hay cách kia và thành kiến của họ sinh ra cách nào, phải quyết định dẹp qua một bên thành kiến của Huynh, nếu không Huynh có nguy cơ kéo người đó từ quan điểm lầm lạc nầy tới quan điểm khác, cũng lầm lạc luôn.

Nguồn gốc những quyền lợi lạ lùng của nhiều người vốn ở trong Cái Vía. Cái Trí c̣n đang ở trong thời kỳ phát triển như người ta thấy điều đó trong những hiện tượng bao quanh chúng ta trên Cơi Thượng Giới sau khi con người bỏ xác. Khi người bậc trung ở giai cấp cao qua Cơi Trung Giới họ rất có thể tham gia một cách khôn ngoan vào đời sống tại cơi nầy, mặc dù tất cả những người chết vẫn không làm như vậy; bởi v́ sau khi bỏ xác, chất khí làm Cái Vía sắp lớp lại lẹ làng; [135] sự hoạt động của nhiều người bị giảm sút đi rất nhiều. Những năng lực của Cái Vía đă mở mang tốt đẹp và sẵn sàng phục vụ, mặc dù nhiều người không biết họ làm cái chi, họ không biết cách sử dụng chúng nó. Khi qua Cơi Trung Giới, những người chết nào đă thông thạo vấn đề nầy ở trong một t́nh trạng giúp họ tự biểu lộ một cách trọn vẹn hơn trước kia họ c̣n ở trong xác thịt. Nhưng mà khi lên Cơi Thượng Giới th́ thường thường không phải như vậy.



[5/19/2018 8:20:36 PM] Thuan Thi Do: Rơ ràng là sự trầm hiện đă không
diễn ra một cách bừa băi, các phân tử của chất baz bị phân hủy đă
tiếp xúc được với một phân tử ammoniac tương ứng, v́ chúng ta
đă cẩn thận trộn đều chất lỏng, để cho một phân tử của muối gốc
sẽ không bị phân hủy nhiều hơn bất kỳ một phân tử nào khác. Hơn
nữa, nếu chúng ta xét tới thời gian trôi qua trước khi chất trầm hiện
xuất hiện, th́ chúng ta không thể không kết luận rằng cái tác dụng
đă tiếp diễn trong một ít giờ đầu tiên đúng là có tính cách tuyển
lựa. Vấn đề đặt ra không phải là tại sao một chất trầm hiện lại được
tạo ra ? mà là cái ǵ đă quyết định hoặc điều động cho một nguyên
tử trầm hiện và một số khác vẫn c̣n ở trong dung dịch. Trong số
hằng hà sa số các nguyên tử có sẵn, quyền năng nào đă điều động
mỗi nguyên tử chọn đúng con đường của ḿnh? Chúng ta có thể
h́nh dung ra một lực chỉ đạo nào đó đi kiểm tra từng nguyên tử,
chọn nguyên tử này sẽ trầm hiện, c̣n nguyên tử kia sẽ ở trong
dung dịch cho đến khi tất cả đều đă được hiệu chỉnh lại.
Trong đoạn trên, phần chữ in nghiêng là của chúng tôi.
Liệu một nhà khoa học có thể tự hỏi như sau chẳng : Quyền
năng nào đă điều động mỗi Nguyên tử ? Đâu là ư nghĩa của
tính cách tuyển lựa của nó ? Các tín đồ hữu thần sẽ giải đáp
câu hỏi này bằng cách trả lời là “Thượng Đế”; xét về mặt triết
học, như thế là họ đă chẳng giải quyết được vấn đề nào.
Huyền bí học giải đáp dựa vào cơ sở Phiếm Thần và dạy cho
các môn sinh chủ đề “chư Thần Linh, Chơn Thần và Nguyên
tử” (“Gods, Monads, and Atoms”). Diễn giả thông thái ấy đă
thấy trong đó cái vốn là mối quan tâm chính của ông: các cột
mốc và các dấu vết của một con đường có thể đưa tới sự
khám phá, sự chứng minh hoàn chỉnh về sự tồn tại của một
nguyên tố thuần trạng (homogeneous element) trong Thiên
Nhiên. Ông nhận xét như sau :
Để có thể thực hiện được một sự tuyển lựa như thế, rơ ràng là
phải có một vài điểm dị biệt nhỏ nhặt nào đó th́ mới chọn lựa
được. Hầu như chắc chắn là phải có sự dị biệt về tính baz, nhỏ nhặt
đến nỗi không có cuộc trắc nghiệm nào hiện nay nhận ra được,
nhưng nó lại có thể được un đúc và kích thích đến mức mà sự dị
biệt ấy có thể được thẩm định bởi các cuộc trắc nghiệm thông
thường.
  Huyền bí học, vốn biết rằng trong Thiên Nhiên có tồn tại
và hiện diện Hành Duy Nhất Vĩnh Cửu (the One eternal
Element), khi nó biến phân lần đầu tiên, cây Trường Sinh (the
Tree of Life) sẽ bén rễ một cách tuần hoàn, nên đâu cần có
bằng chứng khoa học. Nó dạy rằng : Minh triết Cổ truyền đă
giải quyết được vấn đề này cách đây nhiều năm rồi. Thật vậy;
vốn là một độc giả nhiệt thành cũng như là thích chế nhạo,
khoa học đang dần dần (nhưng chắc chắn) tiến gần tới lănh
vực Huyền bí học của chúng ta. Dù muốn dù không, các khám
phá của chính khoa học cũng bắt buộc nó phải chấp nhận
ngôn từ và các biểu tượng của chúng ta. Do hoàn cảnh, nay
hóa học bắt buộc phải chấp nhận cả sự minh họa của chúng
ta về cuộc tiến hóa của Chư Thần và các Nguyên tử; nó đă
được phác họa một cách gợi ư không thể chối căi được trong
Dực Xà Trượng của Mercury (the Caduceus of Mercury),
Thần Minh Triết (the God of Wisdom), cũng như trong ngôn
ngữ ẩn dụ của các bậc Minh Triết thời xưa.
Một Giảng lư Nội môn Bí giáo dạy như sau:
Thân cây ASVATTHA (cây Trường Sinh,
Dực Xà Trượng) mọc ra từ hai cánh đen của
con Thiên Nga (HANSA) của Sự Sống và giáng
xuống vào mỗi Khai Thiên Tịch Địa (mỗi chu
kỳ Khai Nguyên mới – every new
Manvantara). Hai Con Rắn, sự hằng hữu và
hăo huyền (Tinh Thần và Vật Chất) có hai cái
đầu mọc ra từ cái đầu duy nhất ở giữa hai cánh,
quấn quít, xoắn xít lấy nhau dọc theo thân cây.
Hai cái đuôi giao nhau trên trần thế (Vũ Trụ biểu lộ) hợp thành
một; đó chính là đại hăo huyền, hỡi Đệ tử !
Mọi người đều biết rằng Dực xà trượng đă bị người Hy
Lạp biến đỏi rất nhiều. Biểu tượng nguyên thủy – với ba cái
đầu rắn – đă bị biến đổi thành ra một cái gậy với một cái
núm, c̣n hai đầu ở dưới lại tách riêng ra, như thế là đă xuyên
tạc ít nhiều ư nghĩa nguyên thủy. Song nó vẫn c̣n là một
minh họa rất hữu dụng đối với chúng ta, nó chính là cây gậy
trung ḥa với hai con rắn quấn quít xung quanh. Thật vậy,
mọi thi sĩ thời xưa đều tán tụng các quyền năng mầu nhiệm
của Dực Xà Trượng kỳ diệu này; đối với những kẻ nào thấu
đáo được ư nghĩa bí mật của nó th́ điều này cũng dễ hiểu
thôi.
Nay lời phát biểu của vị học giả Hội Trưởng Hội Hóa
Học Anh Quốc cũng trong bài diễn văn đó có dính dáng ǵ
tới thuyết nêu trên của chúng ta không? Rất ít, chỉ có như sau
đây – không hơn :
Bài diễn văn ở Birmingham đă đề cập đến việc tôi yêu cầu
thính giả hăy h́nh dung ra tác dụng hai lực đối với nguyên h́nh
chất. Một lực là thời gian, kèm theo việc giảm nhiệt độ; c̣n lực kia,
đang dao động qua lại như là một con lắc mạnh, có các chu kỳ tuần
hoàn như nước ṛng, nước lớn, động và tịnh, có liên quan chặt chẽ
với vật chất bất khả lượng, bản thể, tức nguồn năng lượng mà
chúng ta gọi là điện. Nay một sự so sánh giống như vậy được kể
như đạt yêu cầu nếu nó khiến chúng ta nhớ măi sự kiện mà nó
định nhấn mạnh, nhưng chúng ta chẳng mong rằng nhất thiết là nó
sẽ đi đôi với mọi sự kiện. Ngoài sự giảm nhiệt độ với ḍng điện lên
hay xuống, dương hay âm một cách tuần hoàn ra, điều này rất cần
trong việc gán nguyên tử số đặc biệt cho các nguyên tố mới được
sản sinh ra – hiển nhiên là chúng ta phải kể đến một nhân tố thứ
ba. Thiên nhiên không tác dụng trên một mặt phẳng, nó đ̣i hỏi
phải có không gian dành cho các thao tác vũ trụ khởi nguyên; nếu
chúng ta đưa không gian vào với vai tṛ nhân tố thứ ba, mọi
chuyện sẽ rơ ra ngay. Thay v́ một con lắc (pendulum) – mặc dù
trong một chừng mực nào đó nó vẫn là một minh họa tốt, nhưng
chúng ta vẫn không thể dùng nó như một sự kiện – chúng ta hăy
thử mưu t́m một cách thức thỏa đáng hơn để tŕnh bày điều mà tôi
nghĩ rằng có thể xảy ra. Chúng ta hăy giả sữ có một đồ thị h́nh chữ
chi (zigzag) không được vạch ra trên một mặt phẳng mà lại được
phóng chiếu vào trong không gian ba chiều. Liệu chúng ta có thể
chọn ra h́nh nào đáp ứng được nhiều nhất mọi t́nh huống liên hệ?
Người ta có thể giải thích thỏa đáng được nhiều sự kiện bằng cách
giả sử rằng h́nh chiếu trong không gian của đường cong h́nh chữ
chi của Giáo sư Emerson Reynold là một đường xoắn ốc. Tuy
nhiên, không thể chấp nhận được h́nh này v́ đường cong phải đi
qua một điểm trung ḥa về điện năng và hóa năng hai lần trong
mỗi chu kỳ. Do đó, chúng ta phải chọn dùng một h́nh khác. Một
h́nh số tám (8) tức lemniscate, sẽ được thâu ngắn lại thành ra một
chữ chi cũng như là một h́nh xoắn ốc, nó sẽ đáp ứng được mọi
điều kiện của vấn đề này.
 Thuan Thi Do: http://theosophy.ph/encyclo/images/thumb/6/65/TE_Caduceus.jpg/200px-TE_Caduceus.jpg
  Một h́nh lemniscate cho cuộc tiến hóa giáng hạ từ Tinh
Thần vào trong Vật Chất; một h́nh khác, có lẽ là h́nh xoắn ốc,
trên con đường tiến hóa thăng thượng từ Vật Chất vào trong
Tinh Thần; rồi tới cuối cùng cần phải tái hấp thụ vào trong
trạng thái trung ḥa (laya state), theo thuật ngữ khoa học, đó
là “điểm trung ḥa về điện” tức điểm zero. Đó là các sự kiện
và lời phát biểu về Huyền bí học. Một ngày kia khoa học có
thể kiểm chứng lại chúng một cách an toàn và đáng tin cậy
nhất. Tuy nhiên, chúng ta hăy xem ông tŕnh bày thêm nữa về
cái kiểu mẫu nguyên thủy của biểu tượng Dực Xà Trượng.
Một h́nh như thế sẽ do ba chuyển động đồng thời rất đơn
giản tạo ra. Thứ nhất là một dao động qua lại (giả sử là theo hướng
Đông Tây);thứ nh́ là một dao động đơn thẳng góc với dao động
trên (giả sử là theo hướng Tây Bắc và có chu kỳ bằng một nửa
(nghĩa là nhanh hơn gấp hai lần); thứ ba là một chuyển động thẳng
góc với cả hai dao động trên, giả sử là theo chiều đi xuống, dưới
một dạng đơn giản nhất, chuyển động này sẽ có vận tốc không đổi.
Nếu chúng ta chiếu h́nh này trong không gian, chúng ta sẽ nhận
xét thấy là các điểm của đường cong ở chỗ clor, brom và iod ở gần
nhau, điểm này dưới điểm kia; lưu huỳnh, selenium và telurium
cũng vậy; phosphor, arsenic và antimon cũng thế; hàng loạt các
chất tương tự cũng vậy. Người ta có thể hỏi liệu sơ đồ này có thể
giải thích được làm thế nào và tại sao các nguyên tố lại xuất hiện
theo trật tự này? Chúng ta hăy tưởng tượng một sự tinh tiến tuần
hoàn trong không gian, mỗi cuộc tiến hóa đang chứng kiến sự khai
sinh ra nhóm nguyên tố mà trước kia tôi đă tŕnh bày như là được
tạo ra trong ṿng một chấn động hoàn chỉnh của một con lắc.
Chúng ta giả sủ rằng như thế là một chu kỳ đă hoàn thành; trong
cuộc hành tŕnh hào hùng qua không gian, trung tâm lực sáng tạo
bất khả tri đă vung văi dọc theo lộ tŕnh của ḿnh các nguyên tử
bản sơ các mầm mống (tạm gọi như vậy). Hiện nay, các nguyên tử
này phải hóa hợp và phát triển thành ra các nhóm như lithium,
berilium, bor, carbon, nitrogen, oxygen, fluor, sodium, magnesium,
nhôm, silicium, phosphor, lưu huỳnh và clor. H́nh dáng của lộ
tŕnh mà nay nó đi theo ra sao thế nhỉ ? Nếu nó bị giới hạn chặt chẽ
vào cùng b́nh diện thời gian và nhiệt độ, th́ các nhóm nguyên tố
phải xuất hiện kế tiếp lại là nhóm lithium; thế là chu kỳ nguyên
thủy sẽ được lặp lại măi, cứ tạo ra cùng một 14 nguyên tố măi măi.
Tuy nhiên, các điều kiện không hoàn toàn như nhau. Trước hết,
Không gian và điện vẫn như vậy, nhưng nhiệt độ đă thay đổi; thay
v́ các nguyên tử là lithium được bổ túc bởi các nguyên tử tương tự
với chúng về mọi phương diện các nhóm nguyên tử, vốn xuất hiện
khi chu kỳ thứ hai bắt đầu, không tạo thành lithium mà lại là tạo
thành potassium, hậu duệ của nó. Do đó, giả sử rằng lực sinh hóa
đang chạy đi chạy lại một cách tuần hoàn dọc theo một đường
lemniscate, như đă nêu trên, trong khi nhiệt độ giảm đồng thời với
nhịp thời gian, đó là những biến thiên mà tôi đă ra sức tŕnh bày
như là chỗ trũng xuống, mỗi dây của đường lemniscate sẽ cắt cùng
một đường thẳng đứng ở những điểm ngày càng thấp. Nếu được
chiếu trong không gian, đường cong sẽ biến thành một đường
trung tâm trung ḥa về điện và hóa tính – điện dương ở phía Bắc
và điện âm ở phía Nam. Các nguyên tử số chủ yếu (dominant
atomicities) bị chi phối ở khoảng cách (theo hướng Đông và Tây)
tới trung tâm trung ḥa; các nguyên tố đơn nguyên tử cách nó một
khoảng, các nguyên tố hai nguyên tử cách nó hai khoảng v.v…
Định luật đó vẫn có giá trị ở mọi ṿng dây nối tiếp nhau.
[5/19/2018 8:35:25 PM] Thuan Thi Do: https://www.google.com/search?q=lemniscate+theosophy&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwjP6vH2rZPbAhUr6YMKHflcBBUQ_AUICigB&biw=1024&bih=490
[5/19/2018 8:41:46 PM] Thuan Thi Do: Và như thể để chứng minh cái định đề của Huyền bí học
và triết học Ấn Độ, rằng vào lúc có chu kỳ Hỗn Nguyên
(Pralaya), hai trạng thái của Thượng Đế Bất Khả Tri (the
Unknowable Deity), “Con Thiên Nga trong U Minh” tức
Prakriti (Thiên Nhiên hay Vật Chất thiên h́nh vạn trạng) và
Purusha (Tinh Thần), không c̣n tồn tại nữa mà lại tan ḥa
hoàn toàn, chúng ta lại học được cái ư kiến kết luận khoa học
của nhà hóa học lỗi lạc người Anh, ông đă xiển dương các
bằng chứng của ḿnh bằng cách cho rằng :
Nay chúng ta đă truy nguyên ra sự h́nh thành của các
nguyên tố hóa học từ các nút và các chỗ trống trong một lưu chất
vô h́nh sơ khai. Chúng ta sẽ chứng tỏ rằng các nguyên tử có thể,
thậm chí có lẽ không tồn tại vĩnh viễn, song lại chia sẻ với mọi tạo
vật khác thuộc tính phân hủy rồi chết.
Đó cũng chính là ư kiến của Huyền bí học, v́ các điều
“có thể” và “có lẽ” của khoa học lại là các sự kiện đối với nó,
được chứng minh rành mạch đến nỗi không cần chứng tỏ ǵ
thêm nữa, và cũng chẳng cần có bằng chứng vật chất ngoại
cảnh nào khác. Tuy nhiên, trước sau như một, nó vẫn lặp lại
câu sau đây “VẬT CHẤT THẬT LÀ VĨNH CỬU và chỉ trở thành
nguyên tử (một trạng thái của nó) một cách định kỳ”. Điều
này cũng chắc chắn như là đề án khác mà các nhà thiên văn
học và các nhà vật lư hầu như đă nhất trí chấp nhận – đó là
“cơ thể của Vũ Trụ ngày càng bị hao ṃn đi, điều này rốt
cuộc sẽ đưa tới việc Lửa Thái Dương (the Solar Fire) bị tắt
ngấm, c̣n Vũ Trụ th́ bị hủy diệt – theo các đường lối mà các
nhà khoa học đă vạch ra, điều này thật là sai lầm. Trong thời
gian và vĩnh cửu, bao giờ cũng có các cuộc giải thể định kỳ
của Vũ Trụ biểu lộ, chẳng hạn như chu kỳ Hỗn Nguyên từng
phần sau mỗi Ngày của Brahmă và chu kỳ Hỗn Nguyên Vũ
Trụ - ĐẠI CHU KỲ HỖN NGUYÊN (the MAHA-PRALAYA) – chỉ
diễn ra sau mỗi Đời của Brahmă. Nhưng các nguyên nhân
khoa học của sự giải thể như thế (nếu khoa học chính xác đă
tŕnh bày) chẳng ăn nhập ǵ tới các nguyên nhân thực sự. Cho
dù điều đó có ra sao đi nữa, khoa học vẫn cứ lại một lần nữa
biện minh cho Huyền bí học, và Giáo sư Crookes đă cho rằng:
Từ các luận chứng xuất phát từ pḥng thí nghiệm hóa học,
chúng ta đă chứng tỏ được rằng trong bất kỳ chất nào đă đáp ứng
được mọi cuộc trắc nghiệm về một nguyên tố đều có các sắc thái dị
biệt tinh tế khiến chúng ta có thể chọn lọc được. Chúng ta đă thấy
rằng sự phân biệt cổ kính giữa các nguyên tố và các hợp chất đă
không c̣n đi đôi với sự phát triển của hóa học, song nó phải được
biến đổi để bao hàm hằng loạt các chất trung gian tức các “siêu
nguyên tố” (“meta-elements”). Chúng ta đă chứng tỏ được làm thế
nào mà chúng ta có thể tiếp nhận được các lời phản đối của Clerk-
Maxwell (chúng thật là có sức thuyết phục). Cuối cùng, chúng ta
đă viện dẫn ra các lư do để tin tưởng rằng vật chất bản sơ đă được
tạo ra do tác dụng của một lực sinh hóa; cứ chốc chốc nó lại tống ra
các nguyên tử được phú cho nhiều lượng khác nhau của các dạng
năng lượng bản sơ. Nếu chúng ta dám phỏng đoán về nguồn năng
lượng được bao hàm trong một nguyên tử hóa học, th́ tôi tưởng
chúng ta có thể đặt thành tiền đề điều sau đây : “Các bức xạ nhiệt –
vốn được vật chất khả lượng của vũ trụ truyền ra bên ngoài qua
ether theo một tiến tŕnh tự nhiên mà chúng ta chưa biết – được
biến đổi ở tận biên (confines) của vũ trụ thành ra các chuyển động
chủ yếu của các nguyên tử hóa học. Ngay khi được tạo ra, các
chuyển động này lại quy vào bên trong, như thế là chúng đă trả lại
cho vũ trụ loại năng lượng lẽ ra đă bị mất đi do bức xạ nhiệt. Nếu
điều phỏng đoán này mà hữu lư th́ điều tiên tri kỳ diệu của
William Thomson (cho rằng rốt cuộc vũ trụ sẽ suy vi v́ đă phung
phí hết năng lượng của ḿnh) sẽ hoàn toàn sụp đổ. Thưa quí vị, đối
với tôi, h́nh như vấn đề các nguyên tố có thể được tạm thời bàn tới
như thế đó. Chắc chắn là cái vốn kiến thức nhỏ nhoi của chúng ta
về các bí nhiệm bản sơ này đang ngày càng phát triển, mặc dù chỉ
chậm chạp thôi”.