Họp Thông Thiên Học ngày 18 tháng 3 năm 2017

[6:15:12 PM] Thuan Thi Do: Sau đây là một chú thích dài về danh từ Samvriti:

Samvriti là một trong hai Chân Lư thuyết minh tính chất ảo mộng hay trống không của mọi vật. Đó là một Chân Lư tương đối trong trường hợp nầy. Phái Đại Thừa có dạy sự dị biệt giữa hai thứ Chân Lư đó – Paramarthasatya và Samvritisatya (Satya, Chân Lư). Đó là chỗ tranh chấp giữa Phái Madhyamikas (Trung Quán) và Phái Yogacharyas (Duy Thức), Phái thứ nhứt phủ nhận và Phái thứ nh́ cho rằng mọi vật hiện hữu nhờ một nguyên nhân trước hay là do sự duyên sinh liên tục. Phái Madhyamikas chủ trương sự hư vô và phủ nhận, đối với Tông Phái nầy tất cả đều là Parikalpita, là một ảo ảnh và một sự lầm lạc trong thế giới tư tưởng và trong vũ trụ chủ quan cũng như khách quan. Phái Yogacharyas là Học Thuyết Duy Tâm. Vậy Samvriti về mặt Chân Lư tương đối là nguồn gốc sinh ra ảo tưởng.

Đây là tính phân biện, đức tính đầu thuộc về bốn đức tính bắt buộc phải có, nó luôn luôn giúp chúng ta phận biện sự chân thật với sự tương đối mà đôi khi chúng ta gọi là sự giả (the unreal). Mỗi khi nh́n xuyên qua cái giả, chúng ta sẽ thấy sự thật, điều nầy rất dễ thực hiện lại, v́ cái mà chúng ta nhận là sự thật, chính là Đức Thượng Đế ở trong ḷng chúng ta. Chân lư nầy càng hiển lộ, chúng ta càng dễ nhận ra cứu cánh của nó trong mọi vật và sự sống của nó trong đồng loại của chúng ta.

Alaya tinh khiết vừa ở trong chúng ta và vừa ở sau Thần Trí Thiêng Liêng hiện diện trong khắp Thiên Nhiên. Những người có Thần Nhăn trong các Tôn Giáo đều nhận biết được nó. Tôi xin nêu ra câu châm ngôn của nhà thông thái Hồi Giáo mà nhiều người đều biết: “La ilaha illa’llah,” câu nầy không có nghĩa là “Không có Thượng Đế nào khác hơn Thượng Đế nữa” như người ta thường dịch, mà có nghĩa là “Chỉ có Đức Thượng Đế hiện hữu.” Ông giải thích cho tôi nghe, trong tiếng Á Rập, đối với người theo nghĩa từng chữ có thể hiểu nghĩa thứ nhứt, nhưng nghĩa thứ hai là ư nghĩa Huyền Bí, được mật truyền cho Tín Đồ. Đó là sự tŕnh bày chủ nghĩa Nhất Thần một cách đúng đắn. Không thể có nhiều Thượng Đế, mà chỉ có một Đức Thượng Đế duy nhất xứng đáng với danh hiệu ấy và sự tôn thờ của chúng ta. Nếu sự giải thích theo Bí Truyền đó đúng, nó sẽ hợp thành một sợi dây liên lạc mật thiết với Ấn Độ Giáo là một Tôn Giáo nói về “Đấng Độc Nhất vô nhị,” Đấng Độc Nhất vừa có cái hữu (being) và cái vô (non-being) trong đó.

250. Tất cả đều vô thường nơi con người, ngoại trừ cái tinh hoa thuần khiết của Alaya. Con người là một tia sáng trong suốt của nó, một làn ánh sáng tinh khiết bên trong, một h́nh tướng bằng cát bụi Hồng Trần bên ngoài. Tia sáng đó là người hướng đạo cuộc đời con và là Chơn Ngă của con, là Đấng Canh Chừng và Đấng Im Lặng suy tư, nạn nhân của Cái Ngă thấp kém của con. Linh Hồn con chỉ có thể bị thân xác vô minh của con làm tổn hại thôi; con hăy điều khiển và chế ngự cả hai, rồi con sẽ vượt qua “cánh cửa thăng bằng” sắp tới một cách b́nh an.

Chỉ có Đấng Duy Nhất mới vĩnh cửu. Bản Ngă của con người rất ngắn ngủi - nó chỉ kéo dài đến cuối thời kỳ tại Cơi Thiên Đàng của nó. Chơn Nhơn th́ sống qua nhiều kiếp Luân Hồi của con người, có thể trải qua trọn Dăy Hành Tinh của chúng ta. Chơn Thần chắc chắn tồn tại lâu hơn, nhưng chính nó cũng vô thường. Chỉ có Đấng Duy Nhất trường tồn. Nhưng không phải v́ thế mà chúng ta bị mất. Chúng ta có thể nói theo Emily Bronte:

Địa Cầu và con người sẽ biến mất,
Các Ngôi Mặt Trời và Vũ Trụ sẽ không c̣n nữa,
Và Bạn sẽ bị bỏ lại một ḿnh,
Nơi quư Bạn sẽ c̣n tất cả Sự Sống.

Chơn Thần trong con người là một Tia Lửa Thiêng Liêng độc nhất, nếu để ư theo thời gian, th́ dường như nó vẫn luôn luôn tiến hoá. Chúng ta có thể nói với tất cả ḷng tôn kính rằng chính Đức Thượng Đế h́nh như cũng tiến hoá như thế. Nếu chúng ta quan niệm Thượng Đế là Đấng Tối Cao, Ngài vẫn chấp nhận, tuy nhiên về phần Ngài, Thái Dương Hệ chỉ là bước đầu chứ chưa phải là mức cuối cùng, v́ hệ thống nầy đối với Ngài chỉ là một kiếp Luân Hồi.

“H́nh tướng bằng cát bụi Hồng Trần” th́ giúp ích con người để phát triển Tia Sáng Linh Quang ấy ở Y. Phần vật chất không thể xâm phạm đến Tia Sáng Linh Quang ấy, nghĩa là không bao giờ làm hại nó một cách tích cực, nhưng nó có thể làm cho tia sáng ấy nảy nở mau hay chậm hơn, như vậy có nghĩa là Tia Sáng Linh Quang có thể được giúp đỡ hay bị làm hại. Do đó, người ta mới gọi nó là nạn nhân của Tiểu Ngă.

Ở đây cửa thứ tư được gọi là cửa thăng bằng, v́ nó phù hợp với nguyên lư trung độ trong con người. Vấn đề là luôn luôn biết cái nào sẽ thắng, cái bên trong hay là cái bên ngoài. Sau khi phát triển và thanh lọc các Thể thấp của ḿnh - Thể Xác, Thể Vía và Thể Trí - lúc bấy giờ thí sinh phải hướng những sự cố gắng của Y lên các Thể cao để phát triển chúng, đó là mục đích chính của Y.
[6:42:14 PM] Thuan Thi Do:
251. Hăy can đảm lên, hỡi kẻ hành hương dũng cảm muốn đến bờ bên kia. Con chớ nghe tiếng th́ thầm của bè lũ Ma Vương; hăy tránh xa những kẻ cám dỗ, những hung thần, những Lhamayin ganh tị trong không gian vô tận.

Theo một chú thích, bọn Lhamayin là những Tinh Linh và Ác Quỷ, kẻ thù nghịch của loài người. Không có sinh vật nào làm ác chỉ v́ điều ác, nhưng có vài Tinh Linh rất nguy hiểm đối với loài người: Chúng có đời sống riêng của chúng, nhưng chúng ta hay làm phiền chúng. Các Tinh Linh giống như thú rừng, không phải là kẻ thù của loài người, nhưng chúng không thích con người đi vào địa phận của chúng và chúng hay thù oán loài người v́ chúng bị đối xử độc ác.

Tinh Linh trong Thiên Nhiên là những tạo vật vui vẻ. Chúng ta có thể trách cứ chúng nhiều nhất v́ chúng chơi những tṛ tinh quái nhỏ nhặt, không tốt đẹp đối với những người là nạn nhân của chúng. Chúng không thích con người v́ họ hay làm nhiều điều khả ố và quấy rầy chúng. Chúng sống một cách sung sướng và thoả thích ngoài đồng áng. Thú vui của chúng là nô đùa với những thú rừng c̣n tơ. Chúng mến những con thú ấy như chúng ta thích hoa và cây cối. Chúng rất ngây thơ và không hề lo âu. Chúng không cần làm việc để lo ăn, lo mặc như con người, v́ chúng không có nhu cầu.

Con người đă đột nhập vào chốn rừng núi thần tiên ấy. Họ rượt bắt và giết chóc thú rừng là bạn thân của chúng. Họ hạ những cây cối mà chúng thương yêu để cày đất hoặc cất nhà; họ làm ô uế không khí bởi hơi rượu và khói thuốc. Cảnh an lạc của chúng trở thành một băi sa mạc ghê tởm, bắt buộc chúng phải lánh xa. Chúng có thể c̣n đôi chút cảm t́nh đối với nhà Nghệ Sĩ khi người chứng kiến những cảnh đẹp bị tàn phá và làm cho xấu xa bởi những nhà máy với những ống khói nhả khói đen và chất hơi đă giết chết cỏ, hoa và cây cối. Chúng ta gọi hiện tượng đó là sự tiến bộ; nhưng các Tinh Linh trong Thiên Nhiên lại thấy khác, v́ nơi cư ngụ của chúng bị phá hoại và bạn bè của chúng bị chết chóc.

Đó là lư do tại sao các Tinh Linh trong Thiên Nhiên hay lẫn tránh con người và nếu có một người đi du ngoạn trong rừng hay rảo bước trên một đường ṃn, chúng liền lẫn trốn khi Y đến gần chúng. Người ấy có thể khắc phục được sự oán ghét của chúng, cũng như đôi khi người ta chế phục được tính nhút nhát của thú rừng. Một nhà Yogi ngồi tham thiền có thể vuốt ve những con thú đến gần Y. Bạn hăy ra đồng và bạn nằm dài không cử động chừng một hoặc vài giờ, những loại thú rừng nhỏ như sóc hay chim sẽ đến thật gần bạn. Cũng giống như thế, nếu bạn trú ngụ lâu tại một vùng nào đó, lần lần các Tinh Linh sẽ khám phá ra bạn là một mẫu người hiền lành vô hại; đến một ngày kia, chúng sẽ sẵn sàng làm quen với bạn. Chúng sẽ nhảy nhót chung quanh bạn và rất hănh diện được làm bạn với một người. Trên Cơi Trung Giới các sinh vật đó coi con người như những kẻ xâm chiếm khó chịu và nguy hiểm, cũng giống như một đạo binh xâm lược đối với chúng ta. Do đó chúng mới làm cho những người đến phá chúng phải sợ. Nhưng chúng không phải là những kẻ cám dỗ. Một phần lớn những h́nh tư tưởng xấu xa do chính con người tạo ra mới giữ vai tṛ đó.

Nhiều người, đôi khi được gọi là những kẻ tà đạo đă t́m cách chống đối lại sự tiến bộ tinh thần của Nhân Loại, họ đă tin rằng những cảm xúc cao thượng của chúng ta xấu xa và trong đó c̣n lưu lại những t́nh cảm và dục vọng thuộc bản chất thấp hèn. Những hạng Phù Thuỷ ấy có thể chú ư đến một người ở trong một vị thế đặc biệt không, và phải chăng người tiến hoá cao trên Đường Đạo vẫn bị ảnh hưởng của họ? Họ có thể cho là người tà giới khi họ dùng một Tinh Linh chọn sẵn để lay chuyển Y hầu làm cho Y bị rối loạn để ngăn trở công việc của Đức Thầy. Đó là việc gần giống như Ma Quỷ cám dỗ mà người Thiên Chúa b́nh dân thường tin tưởng. Tuy nhiên không có người chí nguyện nào phải sợ những tấn công đó, v́ bọn Tà Đạo bất hảo nhất cũng không thể ảnh hưởng hay lợi dụng được một người có ư chí cứng rắn chỉ nghĩ đến công việc của Chơn Sư và không hề nghĩ đến ḿnh.

252. Hăy đứng vững vàng! Bây giờ con đă đến gần cửa giữa, cửa của đau khổ với muôn ngàn cạm bẫy.

253. Hăy làm chủ tư tưởng của con, hỡi kẻ phấn đấu để đạt sự toàn thiện, nếu con muốn vượt qua cửa đó.

254. Hăy làm chủ Hồn con, hỡi kẻ đi t́m Chân Lư bất tử, nếu con muốn đạt đến mục đích.

255. Hăy tập trung cái nh́n của Linh Hồn vào ánh sáng tinh khiết duy nhất, thứ ánh sáng không ǵ kích thích được và hăy đem Ch́a Khoá Vàng của con ra mà sử dụng.

Đức Aryasanga nói thật đúng về muôn ngàn cạm bẫy, v́ thường thí sinh tin rằng ḿnh đă đạt được tính đoạn tuyệt hay từ bỏ, sẽ thấy nhiều cái bẫy giống y như thế tái hiện một cách khó phân biệt và lúc nào cũng bám sát theo bước chân của Y. Chính Linh Hồn hay Thượng Trí phải được Thể Bồ Đề chế ngự. Như chúng ta đă thấy, đời sống tại Cơi Bồ Đề bắt đầu từ Cuộc Điểm Đạo lần thứ Nhứt, nếu không được sớm hơn, và thí sinh vào Cơi Bồ Đề rồi sẽ tiến lên từ Cảnh nầy đến Cảnh khác. Muốn cho sự thăng tiến nầy được hoàn toàn, chính Linh Hồn hay Thượng Trí phải tham dự vào và trở thành kẻ phụng sự cho Nguyên Lư cao siêu đó. Công việc nầy hoàn tất, thí sinh mới sẵn sàng đi vào Cơi kế đó; Y sẽ được Điểm Đạo lần thứ Tư và sẽ vượt qua một ngưỡng cửa mới.

Ư nghĩa thật sự của Vairagya ở đây là Ánh Sáng không ǵ kích thích được, Ánh Sáng không thể bị lu mờ.
[7:01:42 PM] Thuan Thi Do: GLTNVT 16; 9:04"
[7:09:48 PM] Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm
[7:09:55 PM] Thuan Thi Do: ======================



[7:10:18 PM] Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/TriBenhTronghuyenmon.htm
[7:11:40 PM] Thuan Thi Do: 7. Bí huyệt ở chót xương sống. Trên mọi huyệt khác, bí huyệt này được kiềm chế và chi phối bởi Luật Tồn Tại đă nói trên, và được thiết lập nơi nào mà tinh thần và vật chất gặp nhau và nơi nào mà vật chất, tức Mary Đồng Trinh – ở dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, tức năng lượng của thể dĩ thái – được biến đổi "thành Thiên Đường", nơi đó (theo cách nói của Cơ Đốc giáo) "được đặt ngồi bên cạnh Con của Bà trong nhà của Cha".
Bí huyệt này nằm ở ngay chót xương sống, và nâng đỡ mọi bí huyệt khác. Vào lúc này, nó tương đối yên lặng, v́ nó chỉ được khơi hoạt để hoạt động đầy đủ bằng một tác động của ư chí được điểm đạo đồ hướng dẫn và điều khiển. Nó chỉ được đáp ứng với trạng thái ư chí và ư-chí-hiện-tồn đang lâm phàm là yếu tố mà hiện đang kiềm chế sự sống của nó và tạo ra các hiệu quả của nó khi nó nuôi dưỡng và điều khiển nguyên khí sự sống trong vật chất và h́nh hài. Đúng như chúng ta được dạy rằng nguyên khí sự sống "ngự trong tim", cũng thế, ư-chí-hiện-tồn nằm ở chót xương sống. Có nhiều câu chuyện vô bổ và nguy hiểm liên quan đến bí huyệt này, và toàn thể vấn đề về "xà hỏa" đă tỏ ra là một câu chuyện hứng thú và lôi cuốn bởi các nhà huyền linh học giả mạo trên thế gian. Nhà huyền linh học chân chính được dạy không nên động chạm ǵ đến xà hỏa đó – theo sự hiểu biết thông thường. Tôi không thể làm ǵ hơn là đưa ra một số sự kiện khá rơ ràng cho bạn và tuy nhiên, đồng thời tôi cũng phải kiềm chế không nêu ra các cách thức và phương pháp khơi hoạt sự hoạt động của bí huyệt này, v́ có sự cực kỳ nguy hiểm liên can đến bất kỳ việc khai mở sớm nào về bí huyệt căn bản ấy. Điều tốt nhất tôi có thể làm là đưa ra một loạt diễn đạt có thể hiểu được theo đúng đường lối bởi những kẻ hiểu biết (và những người này cho đến nay hăy c̣n ít và cách xa nhau) vốn dĩ sẽ giúp cho việc suy tư của những kẻ đang được huấn luyện và đem lại cho họ một h́nh ảnh đầy đủ hơn phần nào, nhưng sẽ bảo vệ kẻ thiếu hiểu biết tránh được tai họa. Tôi sẽ nêu các điều này ra càng rơ ràng và vắn tắt càng tốt, nhưng về mặt thực hành, tôi sẽ không giải thích ǵ hết.
182

1. Bí huyệt căn bản này là điểm mà theo định luật tiến hóa, tinh thần và vật chất gặp nhau và sự sống được liên kết với h́nh hài.
2. Do đó, bí huyệt mà lưỡng nguyên chính của Đấng thiêng liêng biểu lộ – con người hoặc Hành Tinh Thượng Đế – đáp ứng và tạo ra h́nh hài.
3. Bản thể của Đấng thiêng liêng này chỉ được tiết lộ khi Ngôi Hai đă hoàn thành công việc, nhờ phương tiện của Ngôi Ba, nhưng dưới ư chí hướng dẫn của Ngôi Một.
4. Đó là bí huyệt mà "con rắn của Chúa" trải qua hai biến h́nh:
a. Con rắn vật chất nằm cuộn tṛn.
b. Con rắn này được biến đổi thành rắn minh triết.
c. Con rắn minh triết được chuyển sang và trở thành "con rồng ánh sáng sinh động".
5. Cả ba giai đoạn này được bảo dưỡng bằng sự sống và năng lượng đang tuôn xuống qua khắp chiều dài của cột xương sống, xuyên qua sự tương ứng dĩ thái của dây sống lưng, và – trong thời gian và không gian – sự tuôn đổ này (cộng với sự sống đang dâng lên đồng thời) tạo ra:
183

a. Sự khơi hoạt một cách từ từ và có thứ tự của các bí huyệt, tùy theo các loại cung.
b. Sự đảo ngược các bí huyệt sao cho tâm thức của con người nội tâm trở nên thích ứng với môi trường của y.
c. Sự tổng hợp của các năng lượng sự sống của mọi bí huyệt, và sự thích hợp với các nhu cầu của điểm đạo đồ và việc phụng sự của Thánh Đoàn và của nhân loại.
6. Cột xương sống (theo quan điểm của huyền bí học) chứa một tuyến tam phân. Đây là ngoại hiện của antahkarana, gồm có giác tuyến đích thực (antahkarana proper), linh tuyến (sutrama) hay sinh mệnh tuyến (life thread) và sáng tạo tuyến (creative thread). Do đó, tuyến tam phân này bên trong cột xương sống gồm có ba tuyến năng lượng vốn được chuyển vào cho chính cả ba bằng chất liệu của phần bên trong của cột sống, một "con đường tiếp cận có ba phần và con đường triệt thoái cũng có ba phần". Theo thuật ngữ Ấn giáo, các tuyến này được gọi là ida, pingala và sushumna, và chúng cùng hợp thành con đường sự sống đối với con người cá biệt và được đánh thức vào hoạt động tuần tự tùy theo loại cung và tŕnh độ tiến hóa. Tuyến sushumna không được sử dụng một cách chính xác và an toàn cho tới khi antahkarana được kiến tạo để cho Chân Thần và Phàm Ngă nhờ đó được nối liền, cho dù chỉ bằng một đường mảnh mai nhất. Lúc bấy giờ Chân Thần, tức Cha, tức trạng thái ư chí, mới có thể đạt tới phàm ngă một cách trực tiếp và có thể khơi hoạt bí huyệt căn bản, và cùng với nó phối hợp, hợp nhất và khơi dậy ba luồng lửa.
[7:17:35 PM] Thuan Thi Do: Centers and Rays


# Gland         Chakra     Planetary     Center Ray
1 Pineal         Head         Shamballa         1
2 Pituitary     Ajna          Humanity          5
3 Thyroid     Throat         Animal             3
4 Thymus     Heart         Hierarchy          2
5 Pancreas Solar Plexus Vegetable           6
6 Gonads     Sacral         Deva                 7
7 Adrenals Base of Spine Mineral             4


[7:51:17 PM] Thuan Thi Do:
184

7. Một trong ba tuyến này là tuyến mà theo đó năng lượng, vốn nuôi dưỡng vật chất được tuôn đổ vào. Một tuyến khác có liên hệ với tuyến tâm thức và sự khai mở nhạy cảm về tâm linh. Tuyến thứ ba là tuyến thuần túy tinh thần. Như vậy, trong mọi h́nh hài c̣n sống, công việc của Cha, của Mẹ và của Con được xúc tiến. Sự sống - tâm thức - h́nh tướng (form) và sự sống - tính chất - sắc tướng (appearance) được phối hợp và bộ máy đáp ứng của con người thiêng liêng trở nên hoàn thiện, khiến cho y tiếp xúc và nhận thức trạng thái thiêng liêng chính yếu trong các giới của thiên nhiên, trong hành tinh và sau rốt trong thái dương hệ.
[7:52:53 PM] Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/TriBenhTronghuyenmon_files/image018.gif
[7:54:46 PM] Thuan Thi Do: Đừng nên lầm lẫn mà đặt các lĩnh vực đan vào nhau này của năng lượng sinh động ở bên phải hoặc bên trái của dây sống lưng. Luôn luôn có một chuyển động, một tương tác và một sự đảo ngược diễn ra. Tôi chỉ có thể phác họa bản chất của một biểu tượng vốn chỉ rơ ra tuyến đặc biệt thuộc ba năng lượng của Tam Thượng Thể thiêng liêng. Tôi không nêu ra sự kiện về vị trí hoặc nơi chốn, v́ chính sự xuất hiện và sự khu biệt của quan niệm chính đă tạo ra rất nhiều nguy hiểm. Môn sinh được điểm đạo t́m cách hiểu mối liên quan của ba năng lượng căn bản, ba tuyến lửa sinh động, mối liên hệ của chúng và sự liên hệ hỗ tương cùng với sự an trụ tuần tự. Y không t́m cách thu hẹp giáo huấn xuống đến các điểm, các đường và vị trí, măi cho tới lúc mà các thuật ngữ này ít có ư nghĩa đối với y và y c̣n biết nhiều hơn thế nữa.
185

8. Ba con đường của sự sống này là các vận hà đối với lửa điện, lửa thái dương và lửa do ma sát, và được liên kết trong việc sử dụng chúng với ba giai đoạn của con đường tiến hóa: con đường tiến hóa trong vật chất ở các giai đoạn trước; Con Đường Dự Bị và các giai đoạn đầu của Con Đường Đệ Tử cho tới lần điểm đạo thứ ba; và chính Con Đường Điểm Đạo.
[7:57:11 PM] Thuan Thi Do:
9. Về Luồng Xà Hỏa, có rất nhiều điều được nói và viết đến ở Đông Phương và ngày càng nhiều ở Tây phương, thực ra là sự kết hợp của ba lửa này, nó được tập trung do tác động của ư chí giác ngộ, dưới sự thúc đẩy của t́nh thương trong bí huyệt căn bản. Luồng hỏa hợp nhất này lúc bấy giờ được khơi dậy nhờ dùng Quyền Lực Từ (do ư chí của Chân Thần phát ra) và do quyền lực hợp nhất của linh hồn và phàm ngă, hợp nhất và sống động. Kẻ nào có thể làm điều này với tâm thức đầy đủ, như vậy kẻ ấy là một điểm đạo đồ ở trên mức điểm đạo thứ ba. Vị ấy, và chỉ một ḿnh vị ấy mới có thể đưa luồng hỏa tam phân này từ chót xương sống đến bí huyệt đầu một cách an toàn.
[7:59:09 PM] Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/TriBenhTronghuyenmon.htm
[8:02:50 PM] Phuc: Truong hoc online: www.moryafederation.com
[8:04:30 PM] Phuc: Gioi thieu: www.minhtrietmoi.org/Wordpress/khoa-thien-can-ban-bang-tieng-viet-cua-truong-morya-federation
[8:05:05 PM] Phuc: Hoc theo giao ly ba Bailey
[8:09:49 PM] Thuan Thi Do: https://drive.google.com/drive/u/0/folders/0ByRebS4XzY7nZ0tFNW9wOGltdWc



[8:12:27 PM] Thuan Thi Do: 241
Ma Quỷ là mặt trái của Thượng Đế
Nếu xét theo sát nghĩa, giáo lư của Đức Christ và của
James mâu thuẫn với nhau, và nếu cứ bác bỏ ư nghĩa huyền
linh, th́ lấy giáo điều nào mà dung hoà được hai thứ bây giờ?
Giữa hai sự cám dỗ luân phiên, thật là thông thái biết bao
nhiêu nếu triết gia nào có thể quyết định được xem đâu là nơi
Thượng Đế mất hút để nhường chỗ cho Ma Quỷ ! Do đó, khi
chúng ta đọc thấy rằng “Ma Quỷ là hiện thân của dối trá”, thế
mà Quỷ Vương, Ma Vương lại là con của Thượng Đế và là
Tổng Thiên Thần mỹ miều nhất (the most beautiful of his
Archangels), nên người ta mới tin rằng Cha và Con đều là
hiện thân của sự DỐI TRÁ đời đời (eternal LIE), chúng ta chỉ
c̣n có nước quay sang nghiên cứu thuyết Phiếm Thần và các
truyền thuyết Ngoại đạo khác.
Một khi mà chúng ta có được ch́a khoá để giải Sáng Thế
Kư th́ Thánh kinh Do Thái Bí giáo có tính cách khoa học và
biểu tượng học sẽ bộc lộ bí mật ra hết. Con Đại Xà (the Great
Serpent) ở vườn Địa Đàng có khác ǵ “Đức Chúa Trời”,
Jehovah và Cain cũng vậy – thế mà Thần học dám bảo rằng
Cain chính là KẺ NÓI DỐI (LIAR) với Thượng Đế rồi lại c̣n
“giết chết” Ngài nữa ! Jehovah dụ dỗ vua Do Thái kiểm tra
dân số, Quỷ Vương cũng dụ dỗ y làm như vậy ở một nơi
khác. Jehovah biến thành các Con Rắn Bốc Lửa (the Fiery
Serpents) để cắn những kẻ nào mà Ngài không vừa ḷng; rồi
Jehovah lại làm linh hoạt Con Rắn Đồng Thau (the Brazen
Serpent) chữa khỏi họ.
Các phát biểu ngắn ngủi và h́nh như mâu thuẫn này
trong Cựu Ước – mâu thuẫn v́ hai quyền năng lại phân cách
với nhau thay v́ được xem như là hai mặt của một vật duy
nhất – là các tiếng vang (đă bị hiển giáo và thần học xuyên
tạc) của các giáo điều triết học và vũ trụ trong Thiên Nhiên
mà các hiền nhân thời xưa đă quán triệt. Chúng ta cũng thấy
Giáo Lư Bí Nhiệm
242
cơ sở như vậy trong nhiều điều nhân cách hoá trong các
Thánh kinh Purănas, có điều là chúng vĩ đại hơn và có tính
chất gợi ư hơn về mặt triết học.
V́ thế, Pulastya, một “Con của Thượng Đế” (a “Son of
God”), một trong các hậu duệ đầu tiên, biến thành tổ phụ của
loài Quỷ (Demons), La Sát (Răkshasas) chuyên quyến rũ và
ăn tươi nuốt sống con người. Đảm tinh quỷ (Pishăcha), một
con Quỷ cái (a female Demon), là con gái của Daksha, vốn là
một thần linh và cũng là một “Con của Thượng Đế” (a “Son
of God”) và là mẹ của mọi Đảm tinh quỷ.(1) Xét theo quan
điểm chính thống và quan điểm Tây phương, cái gọi là loài
Quỷ trong Thánh kinh Purănas là loài Quỷ rất phi thường, v́
tất cả Dănavas, Daityas, Đảm tinh quỷ và La Sát, đều được
tŕnh bày tượng trưng như là cực kỳ mộ đạo, theo các huấn
điều trong kinh Vedas, thậm chí một số lại c̣n là các đạo sĩ
Yoga lỗi lạc nữa. Nhưng họ chống đối các giáo sĩ, các nghi
thức, các lễ tế thần và các h́nh thức giống như những điều
mà các đạo sĩ Yoga hàng đầu (the head Yogi) ở Ấn Độ hiện
nay đang thực hiện, và không khỏi không tôn trọng, mặc dù
họ được phép không theo một giai cấp hay nghi thức nào hết,
v́ thế, tất cả những Người khổng lồ trong Thánh kinh
Purănas (all those Purănic Giants) đều được gọi là Ma Quỷ.
Các nhà truyền giáo, luôn chờ dịp chứng tỏ là các truyền
thuyết của Ấn Độ chẳng qua chỉ là một phản ánh của Thánh
kinh Do Thái, đă chế ra việc Pulastya đồng nhất với Cain, c̣n
các La Sát lại đồng nhất với con cháu của Cain, “Kẻ Bị
Nguyền Rủa”, là nguyên nhân của chính trận Đại Hồng
Thuỷ. (Xem tác phẩm của tu sĩ Gorresio, ông cho rằng ngữ
[8:53:12 PM] Thuan Thi Do: căn của danh xưng Pulastya có nghĩa là “bị bác bỏ”, do đó,
chúng ta có thể tuỳ tiện cho nó là Cain). Theo ông Pulastya ở
tại Kedara, có nghĩa là “một nơi được khai quật”, tức một mỏ;
thế mà theo truyền thuyết trong Thánh Kinh (Bible), Cain lại là
một công nhân kim khí đầu tiên và là phu mỏ!
Trong khi mà rất có thể là các Geburim tức là những
Người khổng lồ (Giants) trong Thánh Kinh (Bible) chính là các
La Sát (Răkshasas) của dân Ấn Độ, th́ có một điều c̣n chắc
chắn hơn nữa là cả hai đều là dân Atlante và thuộc về giống
người đă bị nhận ch́m. Tuy nhiên, có lẽ là chẳng Quỷ Vương
(Satan) nào mà lại nhiếc móc hằn học với kẻ thù hơn là các
nhà thần học Thiên Chúa giáo khi nguyền rủa y là cha đẻ của
mọi điều ác. Chúng ta cứ thử so sánh cái quan điểm phỉ báng
Ma Quỷ của họ với các quan điểm điềm đạm của các hiền
triết trong Thánh kinh Purănas và ḷng nhân từ như Đức
Christ mà xem. Khi Parăshara có cha bị một La Sát ăn tươi
nuốt sống, đang chuẩn bị dùng pháp thuật để huỷ diệt toàn
nhân loại, th́ tổ phụ của ông tức Vasishtha, sau khi đă chứng
tỏ cho nhà hiền triết đang giận dữ thấy rằng có Điều Ác và
Nghiệp quả (Karma) chứ không có “các Ác Quỷ” (“evil
Spirits”), đă phát biểu ư kiến một cách gợi ư như sau:
Xin cháu hăy nguôi giận, loài La Sát có tội t́nh ǵ đâu, chẳng
qua là cha cháu đă tới số rồi [Nghiệp quả –Karma]. Kẻ điên rồ th́
mới lồng lộn lên oán giận để rồi không c̣n minh mẫn nữa.Ta có
thể hỏi là liệu có ai bị họ giết chết không? Mọi người đều gặt hái
hậu quả của chính các hành vi của ḿnh. Con ơi, sân hận huỷ hoại
hết tất cả những ǵ mà con người thu thập được,…và khiến ta
không…giải thoát được. Các …hiền triết …đều tránh sân hận, nên
con ơi, đừng để cho nó làm chủ được con. Đừng tận diệt loài u hồn
vô tội này nữa. Kẻ công minh bao giờ cũng nhân từ.(1)
[9:02:31 PM] Thuan Thi Do: Kỳ sau học trang 244