Họp Thông Thiên Học ngày 14 tháng 1 năm 2017


 [6:14:20 PM] Thuan Thi Do: 

207. 1. Dana, chìa khoá Bố Thí và Từ Bi Vô Tận.

Bố Thí ở đây không có nghĩa là sự ban cho của cải, cũng không phải là một thái độ từ thiện nói chung, dù thái độ ấy vẫn cao đẹp hơn phần hình thức, nhưng Bố Thí ở đây có nghĩa là con người tuyệt đối sẵn sàng hy sinh chính bản thân Y và tất cả những gì Y có cho việc cứu trợ. Trên Thế Gian nầy rất hiếm có người sẵn sàng sử dụng tất cả thì giờ, năng lực, tiền bạc, tình cảm và tư tưởng của mình để phụng sự một cách đắc lực hơn. Vả lại những người đạt đến trình độ nầy phải tiến xa hơn nữa, vì họ còn có thể phạm những lỗi lầm là muốn hưởng lợi khi công việc đã hoàn thành, thay vì tự đồng hoá với nó. Có nhiều người muốn đảm nhiệm một công việc lớn lao, nhưng rất ít người chịu quên mình để làm một công việc nhỏ mọn, không ai biết đến và cũng không xứng đáng cho kẻ khác cám ơn. Vị Đệ Tử Chơn Sư phải tìm kiếm để thấy công việc kẻ khác không chịu gánh vác và chính Y có thể làm công việc đó. Y không nên khinh rẻ một công việc hèn mọn và nói: “Tôi dư sức làm việc đó.” Trong công việc của Đức Thầy không có một chi tiết nào kém quan trọng hơn chi tiết khác, mặc dù có vài phần việc khó hơn công việc khác, do đó cần phải được chuẩn bị đặc biệt, hoặc phải có những năng lực hay thiên tư riêng.

Muốn hy sinh một cách trọn vẹn, bạn phải hy sinh luôn cả tình cảm của bạn. Bạn có hay hờn giận chăng? Khi bạn phung phí một số năng lực trong sự bất bình thì bạn không thể sử dụng nó để làm việc hữu ích. Bạn nên luôn luôn làm việc với tất cả khả năng của bạn và chớ nên nghĩ rằng: “Như thế chẳng có gì là kém.”

Chúng ta cũng phải có “Tình Thương Vô Tận.” Như Tennyson đã nói mấy lời sau đây về người chết:

Cũng như Thượng Đế, họ đi theo vận hành của thời gian

Mắt họ mở to rộng hơn chúng ta,

Để chứng tỏ cho chúng ta thấy sự quảng đại của họ.

Đức Thượng Đế biết tất cả và Ngài không bao giờ nản lòng. Giữa chúng ta nếu có sự ngã lòng, chúng ta hãy tha thứ cho nhau ngay, Đức Thượng Đế không hành động như chúng ta. Người ta thường nói rất chí lý: Hiểu biết tất cả là tha thứ tất cả.
 [6:50:40 PM] Thuan Thi Do: 208. 2. Shila, chìa khoá điều hoà trong lời nói và việc làm, chìa khoá tạo sự thăng bằng giữa Nhân và Quả, và không còn gây Nghiệp nữa.

Chữ Shila thường chỉ dịch là “hạnh kiểm,“ nhưng ở đây Tác Giả nhấn mạnh đến ý niệm điều hoà. Người thực hành hạnh Shila không bao giờ xao lảng bổn phận của mình, dù Nghiệp Quả đặt Y ở vị trí nào, Y vẫn làm việc hết sức chuyên cần. Đó cũng là đức tính giúp Y trả Quả mau chóng hơn để Y được rảnh rang tăng trưởng luôn luôn và gặp nhiều cơ hội tốt thường hơn làm điều thiện.

209. 3. Kshanti, đức Nhẫn Nhục Dịu Dàng, không gì làm cho phật lòng được.

Đến giai đoạn đó, thí sinh phải phát triển đức tính ấy đến một mức độ đáng kể, nhưng sau nầy Y phải đạt đến chỗ hoàn toàn. Sự an nhiên, không có gì có thể lay chuyển chứng tỏ con người đã đạt được một trình độ tiến hoá cao siêu. Bậc La Hán được gọi là Bậc Toàn Thiện - Bậc Đáng Kính - tuy nhiên Người còn 5 chướng ngại nữa phải dứt bỏ trước khi đạt đến quả vị Chơn Tiên và trong số đó có chướng ngại thứ tư là không để cho bị lay động bởi bất cứ sự việc gì.

210. 4. Vairagya, thản nhiên đối với khoái lạc và đau khổ, nhận chân ảo ảnh, thấy rõ Chân Lý.

Trong phần bình giảng quyển “Dưới Chân Thầy” tất cả Phần Thứ Ba đều bàn về hạnh Vairagya, đức tính nầy được dịch là “Từ Bỏ.” Như chúng ta đã biết, chữ nầy cũng thường được dịch là thản nhiên hay không đam mê.

Người nào có đức tính nầy tỏ ra sâu sắc mẫn tiệp trong công việc của Y, nhưng không bao giờ chịu để cho sự nể trọng riêng tư ngăn trở mình. Y không còn tật hay giận hờn nhưng vẫn đầy thiện cảm. Thản nhiên trước những sự vật thường làm cho nhiều người thiếu tự chủ, Y cũng không bị sự đam mê làm cho xao động; sự phán đoán của Y thật bình tĩnh, an nhiên. Tính “thản nhiên” nầy không có nghĩa là con người làm việc thiếu nhiệt thành, mà trái lại, sự nhiệt thành của Y vẫn nguyên vẹn, dù công việc có khổ nhọc, khó khăn cũng như thích thú. Khi đức tính nầy phát triển mạnh, con người nhận thấy rằng đa số sự vui thú và khổ cực của chúng ta đều là ảo ảnh vì chúng ta không hiểu sự vật đúng với thực chất của chúng. Chừng đó chúng ta mới nhận ra Chân Lý trong câu châm ngôn của Phái Khắc Kỷ thuở xưa: “Chúng ta bị xáo trộn nhiều vì cách phán đoán sự vật của mình chớ không phải do chính bản chất của sự vật.”

211. 5. Virya, hùng lực dũng mãnh mở đường thẳng đến Chân Lý siêu việt, ngoài vòng bùn nhơ của sự gian trá Thế Gian.

Ai tiến bước trên Đường Đạo cũng đều có những đức tính đặc biệt của mình. Vậy Y sẽ nhận thấy vài cánh cửa nầy hơi dễ vượt qua hơn và các cánh cửa khác, trái lại rất khó qua. Chẳng hạn, đối với Đệ Tử Đông Phương, đức nhẫn nhục dễ hoạch đắc hơn; đối với Đệ Tử Tây Phương, đức tính dễ dàng chính là năng lực tinh tấn. Khi khảo sát bản liệt kê nầy lần đầu tiên, vài người trong chúng ta đã tự hỏi sao những đức tính khó đạt nhất lại được đặt ra cho chúng ta trong bước đầu tiên. Sự thật, ý nghĩ ấy không đúng. Đức Phật của chúng ta là một người Ấn Độ, Ngài kể ra những đức tính mà người Ấn Độ cần phải đạt được và có lẽ Ngài đã kể những đức tính phải có trước tiên để thực hiện những sự tiến bộ dễ nhất.

Sau khi đã phát triển hùng lực hay Virya đến một mức độ cao, chắc chắn là kế đó khó hoạch đắc tính dịu dàng và nhẫn nại, hay Kshanti. Một người có hùng lực ấy khi nghe nói đến con Đường Đạo, muốn đi từ đầu đến cuối ngay - nhưng nếu Y thiếu nhẫn nại, Y sẽ rải ra dọc theo con đường đi chung quanh Y một sự xáo trộn và tạo nên một số Nghiệp Quả xấu làm chậm trễ sự tiến hoá của Y khá nhiều. Trái lại, người kiên nhẫn nhưng thiếu hùng lực đành phải chịu trì trệ - và sự tiến bộ của Y quả rất chậm chạp.

Ở Đông Phương một khuynh hướng giống như thế còn rõ nét. Ở Tích Lan, tôi còn nhớ có nghe nói là hồi xưa người ta có thể đạt đến Cõi Niết Bàn thật sự, nhưng trong thời đại gian ác của chúng ta - người ta gọi là Thời Đại Hắc Ám hay Thời Mạt Pháp - những sự thành công như thế không thể thực hiện được nữa. Có thể sau nầy, trong một Thời Đại Hoàng Kim xa xăm, sự kiện ấy sẽ có thể thực hiện lại được. Nhưng những bậc Đại Huấn Sư vẫn còn bên chúng ta và như Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo đã cho biết, nếu Cánh Cửa đã khép chặt và Con Đường bị thu hẹp lại, ngày nay cũng như bất cứ lúc nào, chúng ta vẫn có thể tìm được Cánh Cửa ấy và đi theo Con Đường.

Trong vấn đề nầy không ai có thể nói là mình đang ở trình độ nào. Đối với nhiều người Thông Thiên Học, nhớ lại được một hoài niệm nào đó, chứng tỏ rằng họ đã hoạch đắc những khái niệm về Đường Đạo trong những kiếp trước. Nếu trong thời kỳ xa xăm trước kia, một người đã thực hiện những cố gắng lớn lao để đạt đến Con Đường Đạo, thì vài cố gắng được tăng thêm trong kiếp nầy sẽ đưa Y trở lại Con Đường ấy ngay. Nhưng nếu Y chỉ bắt đầu những cố gắng hiện giờ, thì đó chính là một kỳ công gần như siêu phàm đối với Y để được bước đi trên Đường Đạo trong kiếp nầy.

Những sự cố gắng của nhiều Nhà Thông Thiên Học đã tạo nên một sự căng thẳng lớn lao; đó là lý do tại sao trong Hội Thông Thiên Học có nhiều sự nhiễu loạn, nhiều sự phẫn nộ, nhiều sự gây gổ. Tôi nghe nói ở những Hội khác ít xảy ra những sự khốn khổ buồn phiền như thế. Đó là lẽ dĩ nhiên. Nếu bạn là Nhân Viên của một Hội Địa Lý, Địa Chất hay một Hội khác tương tự như thế, bạn chỉ gia nhập vào một nhóm người muốn hoạch đắc những kiến thức tương đối tầm thường về một vấn đề đặc biệt. Nhưng trong Hội Thông Thiên Học một số đông người đã đặt Thể Vía và Thể Trí của mình vào một trạng thái căng thẳng và sự căng thẳng ấy gây phản ứng trên Thể Xác của họ. Do đó, từ lâu, chúng ta gặp phải những người nhạy cảm nhưng chưa hoàn toàn mà sự tiến bộ lại mau chóng hơn bản chất trong những tình trạng bình thường không định trước, nên chắc rằng Hội Thông Thiên Học còn tiếp tục xảy ra nhiều sự rối loạn. Tuy nhiên đến một ngày nào đó, lúc ấy mỗi Hội Viên sẽ đạt được “đức nhẫn nhục dịu dàn..
[6:50:59 PM] Thuan Thi Do: mà không có gì có thể làm phật lòng được.”

212. 6. Dhyana, mà cánh cửa vàng một khi đã mở, sẽ dẫn vị Narjol đến quốc độ vĩnh cửu của Sat và sự đại định thường xuyên.

Trong lần xuất bản thứ nhứt của tác phẩm nầy, chúng ta thấy có chữ “Naljor” viết sai. Lỗi ấy được sửa chữa trong những lần xuất bản kế tiếp. Sở dĩ có sự sai lầm trên vì Bà Blavatsky đã đọc chữ ấy trên Cõi Trung Giới. Khi đọc một quyển sách cách nầy, người ta thấy cùng một lúc các chữ hiện ra ở phía trước trang giấy và các chữ ấy cũng lộn ngược ở trang sau. Dĩ nhiên người ta phải tránh không chú ý đến chữ ở mặt trái, mà chỉ đọc những trang đang mở ra trước mắt thôi; lúc ấy các trang nầy vẫn hoàn toàn rõ ràng và trang sau vượt ngoài thị trường của chúng ta. Tuy nhiên, trong khi đọc theo cách đó, rất dễ lầm lẫn vì thấy vật bị đảo ngược. Nhất là lúc đọc các số. Như số 7, chúng ta nhận ra ngay khi nó bị đảo ngược, nhưng số 18 có thể đọc là 81 dễ dàng.

Đối với Bà Blavatsky, Bà vẫn thấy sai số bị đảo ngược theo lối ấy. Bà thường đọc bằng Thể Vía những sách hiếm có, các sách ấy chỉ có một hay hai bản thôi. Vài Huynh Đệ trong chúng tôi đã đến kiểm lại một dẫn chứng của Bà tại Bảo Tàng Viện Anh Quốc, mà theo Bà ở trang 931, thì các bạn ấy lại thấy ở trang 139 chẳng hạn. Thường chúng tôi thấy những chỗ dẫn chứng của Bà đều đúng, những chỗ sai không đáng kể và rất ít. Tôi còn nhớ một hôm Bà quên dùng chữ phủ định “không,” nên đã hỏng mất hết ý nghĩa! Vì Bà Blavatsky không biết chữ Bắc Phạn, Nam Phạn và chữ Tây Tạng nên khi sử dụng các thứ chữ đó, Bà phải vận dụng trí nhớ hoàn toàn. Có điều đáng ngạc nhiên là chẳng phải Bà không lầm lạc, nhưng sự sai lầm của Bà rất ít.
[7:06:25 PM] Thuan Thi Do: GLTVT 13, 20:52



[7:06:48 PM] Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/TriBenhTronghuyenmon.htm
[7:07:04 PM] Thuan Thi Do: Các khó khăn này thuộc về một loại thông thường nhất, nhưng chắc chắn có ảnh hưởng trước tiên trên các đệ tử thuộc cung hai và cung sáu. Vì cung hai là cung kiến tạo, và do đó có liên hệ chủ yếu với biểu lộ bên ngoài và với việc vận dụng của mọi bí huyệt; cung sáu, bởi vì trước tiên đó là cung của nhất tâm – một sự nhất tâm vốn có thể được thể hiện dưới hình thức cuồng tín tệ hại nhất hoặc là sự tận tụy vị tha nhất. Tất cả mọi cung đều có cùng các vấn đề như nhau, không cần phải nói, nhưng cung hai liên quan phần lớn với hoạt động của linh hồn qua tất cả các huyệt (các huyệt ở trên và dưới cách mô) nhưng với bí huyệt tim được xem như là bí huyệt đầu tiên cần chú ý. Cung sáu có một liên hệ chặt chẽ với huyệt đan điền vì là nơi trao đổi và là chỗ tái định hướng sinh lực trong phàm ngã. Nên luôn luôn ghi nhớ điều này.
131

c. Các vấn đề liên quan với hệ hô hấp, tất cả đều liên quan với tim, và do đó, liên quan với sự thiết lập nhịp điệu đúng và tiếp xúc đúng với môi trường xung quanh. Việc hít vào sinh khí, việc chia xẻ không khí với tất cả những người khác, cho thấy cả hai bí huyệt riêng biệt của sự sống lẫn sự tham dự vào sự sống chung của tất cả. Đối với các vấn đề này về cuộc sống cá nhân hay cuộc sống riêng biệt và về điều ngược lại của nó, Thánh Ngữ OM, có liên quan một cách mật thiết. Có thể nói bằng những lời lẽ của một quyển cẩm nang huyền linh về chữa trị, được đưa ra cho các đệ tử đã tiến hóa rằng:
"Kẻ nào sống dưới âm thanh của thánh ngữ AUM, kẻ ấy biết được chính mình. Kẻ nào sống mà trỗi lên thánh ngữ OM, kẻ ấy biết được huynh đệ mình. Kẻ nào biết được LINH ÂM (SOUND), kẻ ấy biết được tất cả".

Kế đó, bằng ngôn ngữ ẩn dụ và biểu tượng của vị điểm đạo đồ, cẩm nang huyền linh tiếp tục:
"Linh khí của sự sống trở thành nguyên nhân của sự chết đối với kẻ sống trong một ma hình (shell). Y tồn tại nhưng y không hiện hữu; bấy giờ linh khí rời khỏi và chuyển động theo hình xoắn ốc đến tổng thể.

"Kẻ nào phát ra thánh ngữ OM, kẻ ấy không phải chỉ biết có riêng mình. Y biết hơi thở là prana, sự sống, lưu chất nối liền. Các bệnh của sự sống là bệnh của y, bởi vì các bệnh đó là số mệnh của con người – không sinh ra trong ma hình, vì ma hình không tồn tại.

"Kẻ nào là Linh Âm (Sound) và phát ra Linh Âm, kẻ ấy không biết đến bệnh tật, không biết đến bàn tay tử thần".

Trong vài lời trên, toàn thể vấn đề về nhóm thứ ba của các nan đề và các bệnh tật đã được tổng kết. Chúng liên hệ với sự lưu chuyển của năng lượng linh hồn, vốn là năng lượng bác ái, và chúng không có liên quan đến sự lưu chuyển của tinh hoa sự sống. Hai năng lượng căn bản này, khi chúng tác động lên các lực của phàm ngã, chúng mang lại phần lớn các nan đề mà nhân loại phải kế thừa. Đó là thiếu bác ái, thiếu linh động, không gióng lên được một cách chính xác nốt của linh hồn và của cung, và thất bại trong việc truyền đạt. Bí nhiệm của việc cấu tạo một vận hà thuần khiết (dùng cách nói thần bí chớ không dùng cách nói huyền linh), được xét trong nhóm thứ nhất của các nan đề và việc thiết lập sự liên giao đúng đắn bằng cách phát ra đúng nốt thu hút của linh hồn, được xét đến trong hai nhóm sau cùng.
132

Nhóm khó khăn thứ ba này, tức các nan đề và các bệnh tật, dĩ nhiên là các khó khăn của con người trên tất cả các cung, trừ ra người thuộc cung 1 có thiên hướng dứt khoát đối với các khó khăn đặc biệt này. Đồng thời, khi họ vận dụng đúng các sức mạnh tiềm tàng của mình, họ có thể khắc phục bằng cách dùng đúng Thánh Ngữ OM, và sau rốt đúng Linh Âm, thì các nan đề ngẫu nhiên và các khó khăn dễ dàng được vượt qua nhiều hơn là những người ở trên các cung khác. Ở đây, các bạn có một tham khảo về Linh Từ Thất Truyền của Hội Tam Điểm và về Linh Âm của Danh Xưng Cấm Kỵ (the SOUND of the Ineffable Name).
Âm của AUM, âm của OM, và chính Linh Âm, tất cả đều liên hệ tới rung động và các hiệu quả dị biệt và đa dạng của chúng. Bí nhiệm của Định Luật Rung Động ngày càng được tiết lộ khi con người học được cách phát ra Linh Từ (Word) theo ba trạng thái của nó. Các đạo sinh nên cân nhắc kỹ về sự phân biệt giữa hơi thở (breath) với âm thanh (sound), giữa tiến trình thở với tiến trình tạo ra hoạt động rung động. Chúng có liên hệ nhưng lại riêng biệt với nhau. Một đàng có liên quan với Thời Gian, còn đàng kia liên quan với Không Gian và (theo cách diễn tả của Cổ Luận) "âm thanh, cái cuối cùng và tuy thế âm thanh mở đầu, liên quan đến những gì không phải là Thời Gian cũng không phải là Không Gian; nó nằm bên ngoài Vạn Hữu biểu lộ, Cội Nguồn của tất cả những gì hiện tồn và chưa hiện tồn" (tức là thái hư – nothing – A.A.B.)
Vì lý do này, các đệ tử trên cung 4 thường có thể phát triển bằng năng lực trực giác, cách hiểu biết về Thánh ngữ OM. Cung hài hòa qua xung khắc này (xung khắc của các cặp đối hợp) tất nhiên có liên quan với việc dẫn tới hoạt động rung động đó, vốn sẽ đưa đến hợp nhất, hài hòa, đến các tương quan đúng và đến sự phóng thích trực giác.
133

d. Các vấn đề gắn liền với hoạt động hoặc không hoạt động của các bí huyệt có lẽ là quan trọng nhất theo quan điểm bệnh tật, bởi vì các bí huyệt chi phối hệ thống tuyến, còn các tuyến có liên quan trực tiếp với dòng máu và chúng cũng chi phối các vùng chính và trọng yếu nhất trong cơ thể người; chúng có hiệu quả cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý trên phàm ngã và các tiếp xúc, các tương quan bên trong và bên ngoài. Phản ứng trước nhất là về thể xác, nhưng các hậu quả phần lớn là về mặt tâm lý, và do đó, chính nhóm thứ tư này mà tôi sẽ chủ yếu bàn rộng thêm, liên quan với các bệnh của các đệ tử và đưa ra một vài chỉ dẫn rõ rệt về các bí huyệt. Điều này sẽ nêu ra rõ hơn ở một nơi khác các nguyên nhân của nhiều bệnh của nhân loại và các khó khăn thể chất.
Trước khi tiếp tục điểm kế tiếp, nên cố gắng hiểu rõ hơn một chút các Định Luật Chữa trị và các Qui Luật được đưa ra xa như thế và được lặp lại ở đây để làm cho dễ dàng các nỗ lực của các bạn.
[7:18:07 PM] Phuc: Co Thuan add skype hanhhoafashion
[7:19:18 PM] Phuc: Va goi dum
[7:19:59 PM] *** Thuan Thi Do added hanhhoafashion ***
[7:22:16 PM] Thuan Thi Do: ĐỊNH LUẬT I
Mọi bệnh tật là hệ quả của sự sống linh hồn bị ức chế, và điều này đúng với tất cả mọi hình hài trong tất cả các giới. Tài khéo léo của nhà chữa trị cốt ở chỗ khai phóng linh hồn sao cho sự sống của linh hồn có thể tuôn đổ qua toàn bộ các cơ quan đang cấu tạo bất cứ hình hài đặc biệt nào.

ĐỊNH LUẬT II
Bệnh tật là sản phẩm của và lệ thuộc vào ba ảnh hưởng: thứ nhất, quá khứ của một người, y phải trả giá cho lỗi lầm cũ; thứ hai, sự kế thừa của y, trong đó y chia sẻ với tất cả nhân loại các dòng năng lượng bị ô nhiễm vốn có nguồn gốc tập thể; thứ ba, y chia phần với tất cả các hình hài, trong thiên nhiên những gì mà Đấng Chưởng Quản Sự Sống đặt để trên cơ thể của Ngài. Ba ảnh hưởng này được gọi là "Định Luật Cổ Chia Sẻ Tà Lực". Định luật này vào một ngày nào đó, phải nhường chỗ cho "Định Luật Thiện Hảo Cổ, Chiếm Ưu Thế" mới mẻ hơn, vốn ẩn đàng sau tất cả những gì mà Thượng Đế đã tạo ra. Định Luật này phải được đưa vào hoạt động bằng ý chí tinh thần của con người.

ĐỊNH LUẬT III
134

Bệnh tật là một hệ quả của việc tập trung cơ bản năng lượng sự sống của con người. Từ cõi mà các năng lượng này được tập trung, tiếp diễn những tình trạng có tính quyết định vốn tạo ra tình trạng sức khỏe tệ hại, và do đó, thể hiện dưới hình thức bệnh hoặc là dưới hình thức vô bệnh.

ĐỊNH LUẬT IV
Bệnh tật, cả về mặt vật chất lẫn tâm linh, có cội nguồn trong thiện, mỹ và chân. Bệnh tật chỉ là một phản ảnh méo mó của các tiềm năng thiêng liêng. Linh hồn bị ngăn trở, đang tìm cách biểu lộ đầy đủ một tính chất thiêng liêng nào đó hoặc thực tại tinh thần bên trong, tạo ra bên trong chất liệu của các thể của nó một điểm va chạm. Đôi mắt của phàm ngã được tập trung trên điểm này và việc đó đưa đến bệnh tật. Kỹ năng của nhà trị liệu là quan tâm đến việc ngước đôi mắt chăm chú ngó xuống, nhìn lên linh hồn, tức là Nhà Trị Liệu bên trong hình hài. Mắt tinh thần hay mắt thứ ba lúc đó hướng dẫn sức mạnh trị liệu, và mọi sự đều tốt đẹp.

QUI LUẬT MỘT
Nhà trị liệu phải tìm cách liên kết linh hồn, trái tim, bộ óc và hai bàn tay của mình. Nhờ thế, y có thể tuôn đổ sức mạnh chữa trị thiết yếu lên người bệnh. Đây là công tác từ điện. Nó chữa lành bệnh tật, hoặc làm tăng tình trạng tệ hại, tùy theo sự hiểu biết của nhà trị liệu.
Nhà trị liệu phải tìm cách liên kết linh hồn, bộ óc, tim và bức xạ hào quang của mình. Như thế, sự hiện diện của y có thể nuôi dưỡng sự sống linh hồn của người bệnh. Đây là công tác bức xạ. Không cần đến hai bàn tay. Linh hồn phô bày sức mạnh của nó. Linh hồn của người bệnh đáp ứng lại qua sự đáp ứng với hào quang của y, đến bức xạ của hào quang nhà trị liệu, tràn ngập với năng lượng linh hồn.
QUI LUẬT HAI
Nhà trị liệu phải đạt được sự tinh khiết về từ điện, nhờ sự tinh khiết của đời sống. Y phải đạt được loại bức xạ xua đuổi, bức xạ này tự biểu lộ trong mỗi người khi y liên kết các bí huyệt trong đầu. Khi từ trường này được thiết lập, bức xạ cũng phát ra.
QUI LUẬT BA
135

Nhà trị liệu nên tự luyện tập để biết được trình độ tư tưởng bên trong hoặc là ước muốn của kẻ đang mưu tìm sự giúp đỡ của y. Nhờ đó, y có thể biết được cội nguồn của bệnh tật. Y nên liên kết nhân và quả, và biết được mức độ chính xác để nhờ đó mới trợ giúp được.
QUI LUẬT BỐN
Nhà chữa trị và nhóm chữa trị phải kiềm chế ý chí. Không phải dùng ý chí mà dùng tình thương.
2. Các khó khăn gắn liền với sự tiếp xúc Linh Hồn.
Hôm nay, chúng ta bắt đầu nghiên cứu về các khó khăn, các bệnh tật và các bệnh về tâm lý (thần kinh và trí tuệ) của người tìm đạo và của các đệ tử trên thế gian. Chúng ta sẽ khảo cứu các điều này một cách rõ rệt theo góc độ của bảy bí huyệt, cũng như xem xét các kết quả của các sức mạnh và các năng lượng (tôi dùng các lời lẽ phân biệt này một cách cố ý) đang tuôn đổ qua chúng. Nhiều điều mà tôi sắp nói, sẽ được mở ra cho vấn đề theo quan điểm y học chính thống, tuy nhiên, đồng thời, y khoa chính thống đã từ từ bị lôi cuốn hướng về quan điểm huyền bí. Tôi sẽ không cố gắng liên kết thái độ huyền bí để chữa trị, các đề xuất và các phương pháp của nó đối với các trường phái chữa trị hiện đại. Trong bất luận trường hợp nào, cả hai đang dần dần tiến đến gần nhau. Các giáo huấn này có dụng ý dành cho người đọc ở thế tục, họ sẽ hiểu được rõ ràng hơn về luận đề của tôi nếu nó tương đối ít có các thuật ngữ chuyên môn, và các quan điểm về lý thuyết của y khoa. Chúng sẽ chỉ đem lại sự rối rắm, và cố gắng của tôi là đưa ra một bức tranh tổng quát về các nguyên nhân nằm bên dưới của các bệnh thể xác bên ngoài. Tôi tìm cách trình bày một vài khía cạnh trị liệu theo huyền môn mà nhân loại hiện nay đang sẵn sàng, xin nhắc các bạn nhớ rằng việc trình bày tất nhiên là không đầy đủ và chỉ có một phần, và vì lý do đó, có thể dường như không chính xác và là thách đố cho những kẻ luôn tìm lối thoát cho sự cả tin của con người. Tuy nhiên, điều đó không có liên quan tới tôi. Thời gian sẽ chứng minh sự chính xác cho các phát biểu của tôi.
136

Ngành y học mới sẽ bàn đến các yếu tố mà ngày nay được nhận biết một cách lờ mờ và tuy nhiên, không dẫn đến bất cứ mối liên quan thật sự hay có thật nào đối với con người và thể xác của y. Lý thuyết căn bản mà dựa vào đó huấn điều y học mới sẽ dựa vào, có thể được tóm tắt đầy đủ nhất bằng phát biểu rằng trong thực tế không có gì trừ ra năng lượng, cần được xem xét, và các mãnh lực vốn đề kháng lại hay có sức đồng hóa thuộc các dạng năng lượng cao hoặc khác nhau. Do đó, tôi xin bắt đầu bằng cách nêu ra cho bạn một Định Luật mới để thêm vào bốn định luật đã được truyền đạt. Các định luật trước đã có trong thiên nhiên với các mệnh đề trừu tượng, và trừ phi có liên quan với định luật thứ năm này sẽ vẫn hơi mơ hồ và vô nghĩa.
[7:43:45 PM] Phuc: http://orgonitehoangkim.com/san-pham-orgonite/orgonite-kim-tu-thap/orgonite-kim-tu-thap-giza/orgonite-giza-sieu-cap.html
[7:44:13 PM] Phuc: Da nhan tao
[7:53:35 PM] Thuan Thi Do: https://img1.etsystatic.com/069/0/8266770/il_570xN.818236113_n919.jpg
[7:55:32 PM] Thuan Thi Do: sage



[8:01:25 PM] Thuan Thi Do: Trong các nghi lễ tôn giáo, Mặt Trăng có hai mục đích.
Mặc dù được nhân cách hoá như là một nữ thần đối với hiển
giáo, và như là một nam thần trong ẩn dụ biểu tượng, nhưng
trong Huyền bí học, Mặt Trăng lại được xem như là một
Mãnh lực vô giới tính cần phải được thâm cứu vì nó rất đáng
sợ. Đối với các điểm đạo đồ Ãryans, Chaldea, Hy Lạp và La
Mã, Soma, Sin, Artemis Soteira (Apollo bán thư bán hùng, có
vật tượng trưng là lia cầm (the lyre), và Diana râu ria xồm
xàm (the beardde Diana), trang bị đầy đủ cung tên). Nguyệt
Thần (Deus Lunus), nhất là Osiris-Lunus và Thot-Lunus,(1)
đều là các mãnh lực huyền linh của Mặt Trăng. Nhưng dù là
thư hay hùng, dù là Thot hay Minerva, Soma hay Astoreth,
Mặt Trăng vẫn là bí nhiệm huyền linh nhất và là một biểu
tượng xấu nhiều hơn tốt. Bảy tuần trăng (theo lối chia nội
môn nguyên thuỷ) lại được chia thành ba hiện tượng thiên
văn và bốn tuần trăng thuần là tâm linh. Trong các Bí pháp
đều có chứng tỏ là Mặt Trăng chẳng phải là lúc nào cũng
được trọng vọng; người ta trình bày theo lối ẩn dụ cái chết
của Nguyệt Thần – ba cái giai kỳ trăng khuyết dần dần rồi
cuối cùng biến mất - Mặt Trăng tiêu biểu cho ác thần nhất thời
chiến thắng được thần ban cấp ánh sáng và cuộc sống, tức là
Mặt Trời. Phải cần tới mọi tài năng và sức hiểu biết uyên bác
1 Thot-Lunus là “Buddha-Soma” của Ấn Độ, tức là “Thuỷ Tinh và
Mặt Trăng.”
Giáo Lý Bí Nhiệm
206
về pháp thuật của các Đạo Trưởng thời xưa để chuyển thắng
thành bại (triumph into a defeat).
[8:03:51 PM] Thuan Thi Do: về pháp thuật của các Đạo Trưởng thời xưa để chuyển thắng
thành bại (triumph into a defeat).
Đó là tục thờ cúng xưa nhất của mọi người, tục thờ cúng
của Giống dân Thứ Ba (the Third Race) bán thư bán hùng của
cuộc Tuần Hoàn này, trong đó Mặt Trăng dương (the male
Moon), trở nên linh thiêng lúc đã phân chia giới tính sau khi
có cái gọi là “Sự sa đoạ” (“Fall”). Bấy giờ, đến lượt “Nguyệt
Thần” trở thành bán thư bán hùng; để rồi, rốt cuộc được
dùng trong thuật phù thuỷ như là một quyền năng lưỡng phân
đối với Căn chủng thứ Tư (the Fourth Root Race) tức là căn
chủng Atlante. Đối với căn chủng thứ Năm hiện nay, tục thờ
cúng mặt trăng, mặt trời đã chia các quốc gia thành hai phe
phân biệt đối lập nhau. Nó đã đưa tới các biến cố được mô tả
hàng vô lượng thời sau này trong Trận chiến Mahãbhãratan.
Đối với người Âu Tây, trận chiến này thật là hoang đường
(fabulous), còn đối với người Ấn Độ và các nhà Huyền bí học,
đó là cuộc đấu tranh lịch sử Sũryavamsha (triều đại Nhật
Tinh) và Induvamshas (triều đại Nguyệt Tinh). Phát xuất từ
việc tôn thờ Mặt Trăng với hai trạng thái lần lượt là trạng thái
“thư” và trạng thái “hùng”, nó kết thúc nơi tục thờ cúng
riêng biệt Mặt Trăng và Mặt Trời. Đối với các giống người
Semite, trong một thời gian rất dài, Mặt Trời thì âm, còn Mặt
Trăng thì dương, họ chấp nhận ý niệm “Mặt Trăng dương”
theo truyền thuyết của dân Atlante. Mặt Trăng được gọi là
“Chúa Tể của Mặt Trời”, Bel-Shemesh, trước khi có tục thờ
Shemesh. Vì không biết tới lý do sơ khởi của sự phân biệt
như thế và không biết tới các nguyên tắc huyền linh nên các
quốc gia mới lao vào tục thờ cúng các hình tượng nhân hình.
Trong thời kỳ không được kể tới trong các tác phẩm của
Moses, nghĩa là từ lúc bị trục xuất ra khỏi vườn Địa Đàng cho
113
207
Hoa Sen được dùng như là một biểu tượng đại đồng thế giới
tới lúc có trận Hồng Thuỷ ẩn dụ (allegorical Flood), người Do
Thái với những người Semite còn lại đều thờ Dayanisi,(1)
“Đấng trị vì Loài người”, “Đấng Phán Quan” (“Judge”) tức
MẶT TRỜI. Mặc dù giáo luật Do Thái và Thiên Chúa giáo đã
biến Mặt Trời thành “Chúa Trời” và “Jehovah” trong Thánh
kinh, nhưng Thánh kinh này vẫn đầy dẫy các vết tích hớ hênh
(indiscreet) của Đấng Thánh Linh bán thư bán hùng; đó là
Jehovah, Mặt Trời và Astoreth, Mặt Trăng ở trạng thái âm và
hoàn toàn không có yếu tố ẩn dụ hiện nay mà người ta gán
cho nó. Thượng Đế là “lửa thiêu rụi” (“consuming fire”) xuất
hiện trong lửa và bị lửa bao quanh. Chẳng phải là chỉ khi nào
có linh thị thì Ezekiel mới thấy được người Do Thái “tôn thờ
Mặt Trời.” (1) Thần Baal của người Do Thái – thần Shemesh
của người Moabites và thần Moloch của người Ammonites –
cũng chính là “Mặt Trời-Jehovah”; tới nay Ngài chính là
“Thánh vương của Đại đoàn Thiên Giới” (“King of the Host
of Heaven”), tức Mặt Trời, cũng như Astoreth là “Nữ Hoàng
Thiên Giới” (“Queen of Heaven”), tức Mặt Trăng. Chỉ có điều
là hiện nay “Mặt Trời Công Chính” (the “Sun of
Righteousness”) đã trở thành một cách nói ẩn dụ. Nhưng tôn
giáo của mọi quốc gia thời xưa chủ yếu là đều dựa vào các
biểu lộ Huyền linh của một thần lực hay nguyên khí hoàn
toàn trừu tượng mà nay ta gọi là “Thượng Đế”. Chính việc
lập nên các nghi lễ chi tiết của sự tôn thờ như thế đã chứng tỏ
là các triết gia đã khai sáng ra các hệ thống chủ thể và khách
thể của Thiên Nhiên như thế, đều có kiến thức uyên thâm và
đã quen thuộc với nhiều sự kiện có bản chất khoa học. Vì như
vừa trình bày, ngoài việc có tính cách hoàn toàn Huyền bí ra,
1 Dayaneesh.
1 Ezekiel, viii, 16.
Giáo Lý Bí Nhiệm
208
các nghi lễ tôn thờ Nguyệt Tinh còn được dựa vào sự hiểu
biết về sinh lý học – đó là một khoa học hoàn toàn hiện đại
đối với chúng ta – tâm lý học, toán học huyền linh, hình học
và phép đo lường, khi áp dụng vào các biểu tượng và các con
số, chúng chẳng qua chỉ là các chữ tượng hình ghi lại các sự
kiện khoa học tự nhiên mà ta quan sát thấy. Tóm lại, chúng
dựa vào một sự hiểu biết tỉ mỉ nhất và uyên thâm nhất về
Thiên Nhiên. Từ khí Nguyệt Tinh sản sinh ra, bảo dưỡng và
huỷ diệt cuộc sống. Soma là hiện thân của quyền năng tam
phân của Ba Ngôi; mặc dù cho đến nay, kẻ phàm tục vẫn còn
chưa nhận ra nó. Soma, tức Mặt Trăng, được Chư Thần tạo ra
bằng cách khuấy đảo Đại Dương Cuộc Sống (Ocean of Life)
(Không gian) nghĩa là vào lúc Hành Tinh Hệ của chúng ta
chưa khai thiên tịch địa (Khai Nguyên - Manvantara), còn
“Các Thánh Hiền vắt sữa Địa Cầu (the Rishis milking the
Earth), mà con bê là Soma, tức Mặt Trăng”, ẩn dụ và thần
thoại trên (1) đều có một ý nghĩa vũ trụ sâu xa vì Địa Cầu của
chúng ta chẳng bị vắt sữa, còn Mặt Trăng mà ta biết cũng
chẳng phải là con bê. (2) Nếu các khoa học gia thông thái của
chúng ta mà biết được các bí nhiệm của thiên nhiên như là
những người Ãryans thời xưa, chắc chắn là họ sẽ không bao
[8:10:31 PM] Thuan Thi Do: giờ nghĩ rằng Mặt Trăng được phóng ra từ Địa Cầu. Thêm
một lần nữa, nếu hiểu được ngôn ngữ biểu tượng của Cổ
nhân, chúng ta phải ghi nhớ và xét tới sự hoán chuyển xưa
nhất trong Thần phổ học: Con (Son) trở thành Cha của chính
nó (his own Father) và sinh ra Mẹ (Mother) nó. Nếu không,
các nhà Đông phương học sẽ cứ bị ám ảnh rằng “thần thoại
chỉ là một bệnh tật nảy sinh vào một giai đoạn đặc thù của
nền văn hoá nhân loại !” – Renuof đã nhận xét nghiêm chỉnh
như vậy trong một bài Diễn văn Hibbert.
Cổ nhân dạy rằng Chư Thần đều tự sinh tự tại, (tạm gọi
như thế) Bản thể Thiêng Liêng Độc Nhất Vô Nhị (the One
Divine Essence), không biểu lộ (unmanisfested), luôn luôn sinh
ra một Đệ Nhị Bản Ngã biểu lộ (a Second-Self manifested). Đệ
Nhị Bản Ngã này, vốn có bản chất bán thư bán hùng, lại sinh
ra một cách vô nhiễm vạn vật vĩ mô (macrocosmical) cũng như
là vi mô (microcosmical) trong Vũ Trụ này. Điều này sẽ được
trình bày trong vòng một ít trang nữa như là Vòng Tròn và
Đường Kính, hay là số Mười (10) Linh Thiêng.
Tuy nhiên, mặc dù rất muốn khám phá ra một Nguyên tố
đồng chất duy nhất trong Thiên Nhiên (one homogneous
Element in Nature), các nhà Đông phương học của chúng ta
lại không thấy được điều đó. Trí óc tù túng trong những điều vô
minh, các nhà nghiên cứu về Ai Cập và dân Ãryan luôn luôn
có các suy đoán lầm lạc. Vì thế, de Rougé mới chẳng hiểu gì
cả, trong bản văn do ông dịch, ý nghĩa của lời mà Ammon-Ra
nói với Vua Amenophes (được giả định là Memnon): “Ngươi
là Con của Ta, chính Ta đã sinh ra ngươi.” Khi thấy rằng
trong nhiều bản văn đều có ý niệm này với nhiều hình thức
khác nhau, nhà Đông phương học Thiên Chúa giáo chính gốc
này cuối cùng bắt buộc phải tuyên bố là:
[8:15:52 PM] minh546melinh nguyen: Chi cho vào theo điện thoại
[8:33:14 PM] Thuan Thi Do: Hoa Sen được dùng như là một biểu tượng đại đồng thế giới
giờ nghĩ rằng Mặt Trăng được phóng ra từ Địa Cầu. Thêm
một lần nữa, nếu hiểu được ngôn ngữ biểu tượng của Cổ
nhân, chúng ta phải ghi nhớ và xét tới sự hoán chuyển xưa
nhất trong Thần phổ học: Con (Son) trở thành Cha của chính
nó (his own Father) và sinh ra Mẹ (Mother) nó. Nếu không,
các nhà Đông phương học sẽ cứ bị ám ảnh rằng “thần thoại
chỉ là một bệnh tật nảy sinh vào một giai đoạn đặc thù của
nền văn hoá nhân loại !” – Renuof đã nhận xét nghiêm chỉnh
như vậy trong một bài Diễn văn Hibbert.
Cổ nhân dạy rằng Chư Thần đều tự sinh tự tại, (tạm gọi
như thế) Bản thể Thiêng Liêng Độc Nhất Vô Nhị (the One
Divine Essence), không biểu lộ (unmanisfested), luôn luôn sinh
ra một Đệ Nhị Bản Ngã biểu lộ (a Second-Self manifested). Đệ
Nhị Bản Ngã này, vốn có bản chất bán thư bán hùng, lại sinh
ra một cách vô nhiễm vạn vật vĩ mô (macrocosmical) cũng như
là vi mô (microcosmical) trong Vũ Trụ này. Điều này sẽ được
trình bày trong vòng một ít trang nữa như là Vòng Tròn và
Đường Kính, hay là số Mười (10) Linh Thiêng.
Tuy nhiên, mặc dù rất muốn khám phá ra một Nguyên tố
đồng chất duy nhất trong Thiên Nhiên (one homogneous
Element in Nature), các nhà Đông phương học của chúng ta
lại không thấy được điều đó. Trí óc tù túng trong những điều vô
minh, các nhà nghiên cứu về Ai Cập và dân Ãryan luôn luôn
có các suy đoán lầm lạc. Vì thế, de Rougé mới chẳng hiểu gì
cả, trong bản văn do ông dịch, ý nghĩa của lời mà Ammon-Ra
nói với Vua Amenophes (được giả định là Memnon): “Ngươi
là Con của Ta, chính Ta đã sinh ra ngươi.” Khi thấy rằng
trong nhiều bản văn đều có ý niệm này với nhiều hình thức
khác nhau, nhà Đông phương học Thiên Chúa giáo chính gốc
này cuối cùng bắt buộc phải tuyên bố là:
Giáo Lý Bí Nhiệm
210
Để cho ý niệm này thâm nhập vào đầu óc của một người
nghiên cứu về chữ tượng hình, trong tôn giáo của họ ắt phải có
một giáo lý ít nhiều xác định, biểu thị như một sự kiện có thể xảy
ra, một sự lâm phàm thiêng liêng và vô nhiễm dưới một hình hài
người.
Đúng thế. Nhưng tại sao phải phí công giải thích một
điều tiên tri không thể có được, khi mà tôn giáo sau này, vốn
mô phỏng (copying) tôn giáo thuở sơ khai, sẽ giải thích được
toàn bộ bí nhiệm.
Cả thế giới đều có giáo lý này chứ không phải là bất cứ
một kẻ nào nghiên cứu vể chữ tượng hình, cũng nghĩ ra được
nó; vì các Hoá Thân của Ấn Độ là một bằng chứng ngược lại.
Thế mà, sau khi đã nhận thức được rõ rệt hơn (1) thế nào là
“Cha và Con Thiêng Liêng” (“Divine Father and Son”) đối
với người Ai Cập, de Rougé vẫn không tài nào biện minh
được và nhận thức được đâu là các chức năng gán cho
Nguyên Khí âm trong sự sinh hoá nguyên thuỷ này. Ông
chẳng tìm thấy được nó nơi Nữ Thần Neith ở Sais. Song ông
lại trích dẫn lời của vị Chỉ huy nói với Cambyses khi dẫn vị
vua này vào trong Thánh điện ở Sais : “Ta xin bệ hạ biết cho
địa vị tôn quí của Sais, đó chính là chỗ ngự của Neith, Nữ
Thần sản sinh ra Mặt Trời, vốn tự sinh tự tại và chỉ biết sinh hoá
ra thôi”. Thế mới là kết quả của một bậc Mẫu nghi Trinh khiết.
[8:36:42 PM] Thuan Thi Do: Đối với bất cứ người nào có thể hiểu được và đánh giá đúng
mức được, có một sự phân biệt thực sự vĩ đại, thơ mộng và có
ý nghĩa triết học thâm sâu biết bao giữa Đức Mẹ Đồng Trinh
của các kẻ ngoại đạo thời xưa và quan niệm thời nay về Đức
Giáo Hoàng. Đối với kẻ ngoại đạo, Bà Mẹ Thiên Nhiên
(Mother Nature) trẻ mãi không già, đối kiểu (antitype) của
các nguyên kiểu (prototype) Mặt Trời và Mặt Trăng, đã sinh
sản ra đứa Con “sinh ra từ trí” (“mind-born”) tức Vũ Trụ. Mặt
Trời và Mặt Trăng, được xem như các vị thần thư hùng, đã
gieo giống cho Trái Đất, bậc Mẫu nghi tiểu thiên địa, đến lượt
trái đất lại thụ thai và sinh sản. Đối với tín đồ Thiên Chúa
giáo, Đấng Bản Lai (“First-born”) thật sự đã được sản sinh ra,
rõ rệt là Ngài đã được thai nghén và sinh ra. Giáo hội Thiên
Chúa giáo La Tinh giải thích là: “Một trinh nữ sẽ được sinh
ra.” Như thế, giáo hội này đã làm giảm hạ lý tưởng tinh thần
cao cả của Đức Mẹ Đồng Trinh Mary; đã làm giảm giá trị của
Ngài, biến lý tưởng mà Ngài là hiện thân trở thành những gì
thấp hèn nhất của các nữ thần nhân hình trong dân chúng.
Thật ra, Neith, Isis, Diana v.v….(muốn gọi nàng bằng
danh xưng nào cũng được) là “Nữ Thần tạo hoá, vừa hữu
hình, vừa vô hình, ngự trên Trời và trợ giúp vào việc sinh ra các
chủng loại” nói tóm lại, đó là Mặt Trăng. Nàng có vô số trạng
thái và quyền năng huyền linh, dưới một hình thái; Mặt
Trăng trở thành Hathor đối với người Ai Cập, một trạng thái
khác của Isis,(1) người ta trình bày là cả hai Nữ Thần đều
đang bú Horus. Trong Phòng Ai Cập (the Egyptian Hall) ở
Bảo tàng viện Anh Quốc, chúng ta thấy Hathor được Pharaoh
Thotmes tôn thờ, ông ở giữa nàng và Chúa Tể các Từng Trời.
1
[8:37:23 PM] Thuan Thi Do: Tảng đá đơn độc được lấy ra từ Karnac. Người ta cũng ghi
huyền thoại sau đây lên trên ngai của Nữ Hoàng này: “BẬC
MẪU NGHI, MỆNH PHỤ THIÊNG LIÊNG, TỨC NỮ HOÀNG TRÊN
THIÊN GIỚI” (“THE DIVINE MOTHER AND LADY, OR QUEEN OF
HEAVEN”); cũng như là “SAO MAI” (“MORNING STAR”) và “ÁNH
SÁNG CỦA BIỂN” (“LIGHT OF THE SEA”). Tất cả mọi nữ thần
Nguyệt Tinh đều có hai trạng thái, một trạng thái thiêng liêng
(divine) và một trạng thái địa ngục (infernal). Tất cả đều là các
Mẹ Đồng Trinh của một đứa Con sinh ra một cách trinh khiết
tức là Mặt Trời. Raoul Rochette chứng tỏ là Nữ Thần Nguyệt
Tinh của dân thành Athen, Pallas hay Cybele, Minerva hay
Diana đều ôm đứa con trai trong lòng; vào các dịp lễ, người
ta cầu khẩn tới nàng như là “Đấng Duy Nhất sinh ra Thượng
Đế” (“Only-begotten of God”), “Bà Mẹ Duy Nhất của
Thượng Đế” (“One Mother of God”), cưỡi một con sư tử,
xung quanh có mười hai nhân vật; các nhà Huyền bí học
nhận ra đó là mười hai vị Thần vĩ đại, còn các nhà Đông
phương học Thiên Chúa giáo ngoan đạo nhận ra đó là mười
hai Tông Đồ, hay đúng hơn là nó có liên quan tới lời tiên tri
của kẻ ngoại đạo người Hy Lạp.
[8:39:18 PM] Thuan Thi Do: Cả hai đều đúng hết, vì nữ thần Trinh Khiết của Giáo hội
Thiên Chúa giáo La Tinh là một bản sao trung thực của các
nữ thần ngoại đạo xa xưa hơn; con số (mười hai) Tông đồ là
con số của mười hai bộ lạc, mười hai bộ lạc này là một nhân
cách hóa của mười hai vị Thần vĩ đại và mười hai cung
Hoàng Đạo. Hầu hết mọi chi tiết trong các giáo điều của
Thiên Chúa giáo đều được vay mượn của nhóm ngoại đạo.
Theo Nonnus, Semele (vợ của Jupiter và mẹ của Bacchus),
Mặt Trời cũng được “thăng thiên” (“carried”) sau khi chết,
Nàng chủ trì giữa Hỏa Tinh và Kim Tinh với danh xưng “Nữ
Hoàng Vũ Trụ” (“Queen of the World”), “tất cả ma quỷ” đều
[8:40:58 PM] Thuan Thi Do: run lẩy bẩy khi nghe tới tôn danh của nàng cũng như tôn
danh của Hathor, Hecate và các Nữ Thần địa ngục khác. (1)
“Ma quỷ đã chạy trốn hết khi thấy bóng dáng Semele”.
Theo De Mirville câu ghi khắc bằng tiếng Hy Lạp trên một
đền thờ nhỏ đó (được mô phỏng lại trên một tảng đá mà
Berger tìm thấy, rồi được Montfaucon sao chép lại) cho chúng
ta biết một sự kiện quan trọng, đó là Magna Mater của thời
xưa chính là “sự ăn cắp” trơ trẽn (impudent “plagiarism”) ý
niệm về Đức Mẹ Đồng Trinh của Giáo hội, điều này đúng là
do Ma Quỷ gây ra. Dù thế hay ngược lại đi chăng nữa, thì
cũng chẳng quan trọng. Có một điều đáng lưu ý là bản sao
thời xưa giống hệt như nguyên bản thời nay.
[10:09:38 PM] Thuan Thi Do: kỳ sau học trang 213 GLBN
[10:12:53 PM] Thuan Thi Do: http://theosophy.wiki/w-en/index.php?title=Mamo_Chohan
[10:13:56 PM] Thuan Thi Do: Mamo-Chohan
(Lords) of Darkness. Helena P. BLAVATSKY states, in a letter to Alfred P. SINNETT (ML, p. 96), that they preside over the pralaya periods, i.e., periods when the universe is withdrawn from manifestation (manv€ntara), hence they “will never belong to the ‘builders of the universe.’” She states that they are personifications of the destructive power of ®iva and that “their Law is darkness, ignorance, destruction etc.” in contrast to the DHYšNI CHOHANS, whose Law “is Light, knowledge and creation.” The portion of her letter which includes that discussion was, she says, dictated to her by the Master MORYA.
V.H.C.
© Copyright by the Theosophical Publishing House, Manila