TÂM THỨC CỦA NGUYÊN TỬ - Alice Bailey

  Kính tặng những ai t́m Đạo

LỜI NÓI ĐẦU

Các bài trần thuyết tŕnh bày nơi đây được đưa ra tại New York vào khoảng mùa đông năm qua. Mục đích của loạt bài này là để tŕnh bày với thính giả các bằng chứng của khoa học về sự liên quan của vật chất và của tâm thức; để giúp cho thính giả quan sát được sự biểu lộ giống nhau của các mối liên hệ này và của một số định luật căn bản theo các trạng thái hiện tồn lần lượt cao hơn, và như thế, mang lại cho thính giả một nhận thức về tính phổ cập của diễn tŕnh tiến hóa và tính chất có thực của nó; và để bàn đến phần nào bản chất của các trạng thái tâm thức được khai mở và sự sống mở rộng mà toàn thể nhân loại đang hướng đến. Như vậy, các bài này được dự định dùng như là một mở đầu cho việc nghiên cứu tỉ mỉ hơn cùng với việc áp dụng các định luật của sự sống và sự phát triển của con người nói chung bao gồm trong thuật ngữ “huyền linh học” (“occultism”).

Người ta cũng thấy trong loạt bài này có sự lặp lại khá nhiều, v́ mỗi bài thuyết tŕnh ôn lại ngắn gọn các vấn đề đă được nói đến trong các bài trước. Với tư cách là kẻ mới đến dự ở mỗi buổi trong loạt thuyết tŕnh nói trên, người ta sẽ thấy là trước mỗi lần tŕnh bày, cần có bảng tóm tắt về đề tài đă được nói đến và các lư do khiến cho người ta có lập trường đó. Thêm một cái lợi nữa là việc lặp lại như thế sẽ giúp ghi sâu vào trí của thính giả, mà đối với nhiều người, một số trong các ư niệm căn bản này hăy c̣n là mới mẻ, giúp cho họ hiểu được và dễ dàng tiếp thu khi chủ đề được mở rộng thêm. Khi tŕnh bày các bài thuyết tŕnh dưới h́nh thức sách vở th́ người ta cho rằng làm thế là khôn ngoan v́ nhờ thế, toàn bộ các bài giảng sẽ được giữ lại đầy đủ. Những ai đă từng là các nhà nghiên cứu minh triết nội môn sẽ có thể noi theo đường lối biện luận của các bài thuyết giảng này không chút khó khăn.

4 Tuy nhiên, đối với những ai lần đầu tiên tiến đến việc nghiên cứu các vấn đề được bàn ở đây th́ việc thỉnh thoảng lặp lại các điểm căn bản có thể giúp cho họ dễ hiểu hơn, và quyển sách này trước tiên được dành cho hạng độc giả này vậy.

ALICE A. BAILEY

Tháng 9  1922

NỘI DUNG

Đại Khấn Nguyện (Great Invocation) Từ điểm Linh Quang trong Thiên Trí Xin ánh sáng tuôn tràn vào trí người Xin cho Linh Quang giáng xuống cơi trần. Từ điểm Bác Ái trong Thiên Tâm Xin cho bác ái tràn ngập tâm người Mong sao Đấng Christ trở lại trần gian. Từ trung tâm mà Thiên Chí được thấu triệt Xin cho Thiên Ư dắt dẫn tiểu chí con người Thiên Ư mà Thánh Sư biết rơ và phụng hành. Từ trung tâm mà chúng ta gọi là con người Mong cho Thiên Cơ Bác Ái và Linh Quang khởi động Mong cho nó phong bế được tà môn. Mong sao Linh Quang, Bác Ái và Quyền Năng phục hồi Thiên Cơ tại Cơi Trần.

“Khấn nguyện trên không thuộc vào người nào hay nhóm nào mà thuộc về tất cả nhân loại. Cái đẹp và sức mạnh của Khấn Nguyện này nằm trong sự đơn giản của nó và trong việc đưa ra một số chân lư cốt lơi mà mọi người, một cách tự nhiên và b́nh thường, đều chấp nhận  chân lư về sự hiện hữu của một Đấng Thông Tuệ mà chúng ta gán cho tên gọi một cách mơ hồ là Thượng Đế; chân lư đó cho rằng ẩn sau mọi biểu hiện bên ngoài th́ mănh lực thúc đẩy của vũ trụ là T́nh Thương; chân lư đó cho rằng có một Đấng Cao Cả đă đến cơi trần, người Cơ Đốc giáo gọi là Đức Christ và thể hiện cho t́nh thương đó ngơ hầu chúng ta có thể hiểu được; chân lư đó cho rằng cả t́nh thương lẫn sự thông tuệ đều là hậu quả của Thiên Ư. Và sau rốt, cái chân lư tự nó hiển nhiên cho thấy rằng, chỉ do chính con người mà Thiên Cơ mới có thể khởi động.”

 

BÀI THUYẾT TR̀NH I

 Lĩnh vực của Sự Tiến Hóa

Có lẽ không bao giờ có một giai đoạn trong lịch sử của tư tưởng hoàn toàn giống với giai đoạn hiện tại. Ở khắp nơi, các tư tưởng gia đều biết đến hai sự việc, một là có một vùng bí ẩn mà trước đây chưa bao giờ được xác định rơ ràng, hai là vùng bí ẩn đó giờ đây có thể được bước vào một cách dễ dàng hơn là từ trước đến giờ. V́ vậy, có lẽ việc đó khiến cho có thể khai mở được một số các bí nhiệm, nếu các nhà sưu khảo thuộc mọi trường phái quyết tâm theo đuổi việc t́m ṭi của họ.

Khi chúng ta nghiên cứu các sự kiện đă biết về sự sống và sự hiện tồn, các vấn đề mà chúng ta gặp phải đều có thể được lư giải rơ ràng hơn là từ trước đến giờ, và mặc dù chúng ta không biết được câu trả lời cho các câu hỏi của chúng ta, mặc dù cho đến nay, chúng ta chưa t́m ra được các giải đáp cho các vấn đề của chúng ta, mặc dù trong tay chúng ta không có sẵn phương thuốc trị bách bệnh (panacea) để nhờ đó cứu chữa nhiều bệnh cho thế giới, tuy nhiên, chính sự kiện là chúng ta có thể lư giải được chúng, chúng ta có thể nêu ra phương hướng ẩn giấu cái bí nhiệm, đồng thời, ánh sáng của khoa học, của tôn giáo và của triết học đă tỏa ra trên các vùng đất rộng lớn mà trước đây được xem như là các vùng đất của bóng tối, chính là một đảm bảo của thành công trong tương lai. Chúng ta hiểu biết c̣n nhiều hơn là cách đây năm trăm năm, ngoại trừ trong một vài giới những người có minh triết và các thần bí gia. Chúng ta đă khám phá được rất nhiều định luật của thiên  nhiên, cho dù đến nay chúng ta cũng không thể ứng dụng được các định luật đó, và sự hiểu biết “các sự vật theo đúng bản chất của chúng”1 (tôi chọn các từ ngữ này một cách rất thận trọng) đă tạo ra các tiến bộ vô cùng to lớn.

Tuy thế, vùng đất bí nhiệm vẫn cần được khai phá và các vấn đề của chúng ta vẫn c̣n nhiều. Dù sao đi nữa cũng có vấn đề về sự sống đặc biệt của chính chúng ta. Có vấn đề về cái mà phần lớn được gọi là “Phi Ngă” (“NotSelf”), nó có liên quan với thể xác chúng ta, môi trường, hoàn cảnh và các t́nh trạng sống của chúng ta. Nếu chúng ta dùng lối suy nghĩ tự vấn (introspective) th́ có vấn đề thuộc phương diện xúc cảm đặc biệt của chúng ta và về các tư tưởng, dục vọng và các bản năng mà nhờ đó, chúng ta kiểm soát hành động. Các vấn đề tập thể th́ nhiều. Tại sao phải chịu thống khổ, đói kém và đau khổ? Tại sao thế giới nói chung làm nô lệ cho sự nghèo đói tệ hại nhất, ốm đau và phiền muộn? Mục tiêu đang nằm bên dưới tất cả những ǵ mà chúng ta thấy chung quanh ta là ǵ? Kết quả của các sự việc thế giới xét chung là ǵ? Vận mệnh của nhân loại là ǵ? Cội nguồn nhân loại là đâu và ch́a khóa đưa đến t́nh trạng hiện tại của nhân loại là ǵ? Phải chăng có nhiều hơn là một kiếp sống duy nhất này, và có phải đó là nỗi quan tâm duy nhất được t́m thấy trong những ǵ nằm ở bên ngoài và thuộc vật chất? Các thắc mắc như thế đều xẹt ngang qua trí chúng ta vào những lúc khác nhau và cũng đă đi qua trí của các nhà tư tưởng ngay suốt nhiều thế kỷ.

Có nhiều cố gắng để giải đáp các câu hỏi này và khi nghiên cứu các câu hỏi đó, chúng ta thấy rằng các câu trả lời đều rơi vào ba nhóm chính, và rằng có ba giải đáp chính được đưa ra cho con người xem xét. Ba giải đáp này là:

Thứ nhất, Chủ Nghĩa Hiện Thực (Realism). Một tên gọi khác dành cho trường phái này là Chủ Nghĩa Duy Vật (Materialism). Chủ nghĩa này cho rằng “cách tŕnh bày (presentation) mà chúng ta có trong ư thức về một thế giới ngoại tại là đúng”; rằng các sự việc chỉ là cái vẻ ngoài của chúng; rằng, như chúng ta biết, vật chất và lực là thực tại duy nhất và con người không thể hiểu được bên kia cái hữu h́nh (the tangible). Con người nên hài ḷng với các sự kiện theo sự hiểu biết của ḿnh về các sự kiện đó, hoặc theo như sự chỉ bảo của khoa học cho con người về bản chất của chúng. Đây là một phương pháp giải quyết hoàn toàn thích hợp, nhưng đối với một số người trong chúng ta, phương pháp này thất bại ở chỗ nó không đi đủ xa. Khi không chịu quan tâm đến bất cứ điều ǵ khác những ǵ có thể được chứng minh và lư giải, nó ngừng lại đột ngột ở ngay chính điểm mà người chất vấn bảo “Chính là thế, nhưng tại sao?” Nó bỏ sót không xét tới nhiều điều mà kẻ thường nhân biết tới và nhận thấy là chân lư, cho dẫu người này có thể không có khả năng giải thích được tại sao ḿnh biết điều đó là đúng. Con người ở khắp nơi đều nhận biết được sự chính xác của các sự kiện thuộc trường phái hiện thực và của khoa học vật chất, tuy nhiên, đồng thời họ cũng cảm nhận một cách tự nhiên rằng, ở bên dưới cái biểu lộ ra ngoại cảnh đă được chứng minh, có một mănh lực linh hoạt nào đó và một mục tiêu rơ ràng vốn không thể giải thích được chỉ bằng các thuật ngữ về vật chất mà thôi.

Thứ hai, có một quan điểm mà có lẽ tốt hơn hết chúng ta có thể gọi là chủ nghĩa siêu nhiên (supernaturalism). Sau rốt, con người trở nên biết được rằng có lẽ vạn vật đều không đúng như cái vẻ bề ngoài của chúng, và rằng vẫn c̣n nhiều điều không thể giải thích được. Con người chợt bừng tỉnh trước nhận thức rằng chính y không phải đơn thuần là một sự tích lũy các nguyên tử vật chất, một cái ǵ đó có tính vật chất và một thể hữu h́nh, mà tiềm âûn bên trong con người là một tâm thức, một mănh lực và một bản chất tâm thông đang liên kết con người với mọi thành viên khác của gia đ́nh nhân loại và với một mănh lực bên ngoài chính y mà y buộc phải giải thích. Thí dụ, chính điều này đă đưa tới sự tiến hóa của quan điểm Cơ Đốc và Do Thái giáo, quan điểm này thừa nhận một Thượng Đế (God) bên ngoài thái dương hệ. Ngài sáng tạo  ra nó, nhưng chính Ngài ở bên ngoài nó. Các hệ thống tư tưởng này dạy rằng thế giới đă được triển khai bởi một Quyền Năng (Power) hay Đấng Cao Cả, Ngài đă tạo nên thái dương hệ và Ngài hướng dẫn các thế giới một cách chính xác, giữ sự sống bé nhỏ của nhân loại chúng ta trong ḷng bàn tay của Ngài và “sắp xếp một cách trơn tru” mọi sự việc tùy theo mục tiêu ẩn tàng nào đó mà với trí óc hữu hạn của chúng ta, chúng ta không thể nh́n sơ qua mà biết được. Đây là quan điểm tôn giáo và siêu nhiên, được dựa trên ngă thức đang phát triển của cá nhân và bằng sự hiểu biết về thiên tính của chính cá nhân đó. Giống như quan điểm của trường phái hiện thực, nó chỉ tượng trưng cho một phần chân lư và cần được bổ sung.

Đường lối tư tưởng thứ ba chúng ta có thể gọi là Duy Tâm Chủ Nghĩa (the Idealistic). Nó thừa nhận một diễn tŕnh tiến hóa bên trong mọi biểu lộ và đồng nhất hóa sự sống với tiến tŕnh vũ trụ. Đó là đối cực chính xác của chủ nghĩa duy vật (materialism) và đưa Thượng Đế siêu nhiên (supernatural deity) mà người quá sùng đạo (religionist) đă khẳng định vào cương vị của một Thực Thể Thông Linh vĩ đại tức là Đấng Cao Cả (great Entity or Life), Đấng đang tiến hóa thông qua và nhờ bởi vũ trụ, giống như con người là tâm thức đang tiến hóa qua trung gian một xác thân ở ngoại cảnh.

Trong ba quan điểm này  duy vật đích thực, siêu nhiên thuần túy và chủ nghĩa duy tâm  bạn có ba đường lối tư tưởng chính yếu đă được đưa ra để giải thích tiến tŕnh vũ trụ. Tất cả ba quan điểm trên đều có một phần chân lư, tuy nhiên, không một quan điểm nào được đầy đủ mà không có hai cái kia. Khi được noi theo chỉ có một th́ cả ba quan điểm đều đưa tới ngơ cụt và bóng tối, rốt lại, cái bí nhiệm cốt yếu vẫn không được giải quyết. Khi được tổng hợp lại, khi được gộp chung và pha trộn lại, khi được hợp nhất th́ có lẽ (tôi đưa ra điều này một cách đơn giản như là một gợi ư) chúng biểu hiện tới mức tối đa cái chân lư về sự tiến hóa mà trí óc con người có thể hiểu được ở giai đoạn tiến hóa hiện nay.

Chúng ta đang bàn đến các vấn đề rộng lớn, và có lẽ đang loay hoay với các sự việc có tầm mức cao siêu, thâm viễn. Chúng ta đang đi vào các lĩnh vực vốn chỉ có địa hạt siêu h́nh học mới nhận thức được; và chúng ta đang cố gắng tổng kết trong vài cuộc nói chuyện ngắn những ǵ mà tất cả các thư viện trên thế giới đang chứa đựng. V́ lẽ đó, chúng ta đang cố làm thử một điều bất khả thi (the impossible). Tất cả những ǵ mà chúng ta có thể làm được là đề cập một cách ngắn gọn và phớt qua trước hết là một khía cạnh của chân lư và kế đó là khía cạnh khác. Tất cả những ǵ mà chúng ta có thể hoàn thành là một đại cương về các đường lối tiến hóa căn bản, một nghiên cứu về mối liên hệ của chúng với nhau và với chính chúng ta trên cương vị là các thực thể hữu thức, và kế đó là một cố gắng để trộn lẫn và tổng hợp ít điều mà chúng ta có thể biết được, cho đến khi một ư tưởng tổng quát nào đó về tiến tŕnh nói chung trở nên rơ ràng hơn.

Liên quan đến mọi diễn đạt chân lư, chúng ta phải ghi nhớ rằng mỗi phát biểu chân lư đó đều được đưa ra theo một quan điểm đặc thù. Trước khi chúng ta phát triển thêm hơn các tiến tŕnh trí tuệ, và trước khi chúng ta có khả năng suy tư bằng các thuật ngữ trừu tượng cũng như cụ thể, chúng ta sẽ không thể trả lời đầy đủ câu hỏi “Chân Lư là ǵ?”, cũng như không thể diễn tả bất cứ khía cạnh nào của chân lư đó theo một đường lối hoàn toàn không thiên lệch. Một số người có được một tầm kiến thức rộng răi hơn nhiều người khác, c̣n một số người có thể thấy được sự hợp nhất ẩn dưới các trạng thái khác nhau. Những người khác nữa có khuynh hướng nghĩ rằng nhân sinh quan (outlook) và cách diễn dịch của họ là cách duy nhất. Trong các cuộc nói chuyện này, tôi hy vọng nới rộng được phần nào quan điểm của chúng ta. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ đi đến chỗ nhận thức được rằng người nào chỉ quan tâm đến khía cạnh khoa học và người nào tự giới hạn vào việc nghiên cứu các biểu lộ vốn thuần túy vật chất này, cũng nên để tâm ít nhiều đến việc nghiên cứu về khía cạnh thiêng liêng chẳng kém ǵ vị huynh đệ thành tâm về tôn giáo của ḿnh, tức là  kẻ chỉ lưu tâm đến khía cạnh tâm linh. Và sau rốt, nhà triết học đang bận tâm trong việc nhấn mạnh cho chúng ta thấy khía cạnh rất cần thiết của trí tuệ, vốn nối liền trạng thái vật chất với trạng thái tinh thần và phối hợp chúng thành một tổng thể cố kết. Có lẽ nhờ phối hợp cả ba đường lối khoa học, tôn giáo và triết học mà chúng ta có thể có được một tri thức có giá trị về chân lư theo đúng bản chất của nó, đồng thời nên nhớ rằng “chân lư ẩn tàng trong chính chúng ta”. Không có một diễn đạt chân lư của một người nào là sự diễn đạt toàn bích cả, và mục tiêu duy nhất của tư tưởng là cho phép chúng ta xây dựng một cách hữu ích cho chính chúng ta và cho phép chúng ta làm việc trong chất trí (mental matter).

Chiều nay, tôi sẽ phác họa kế hoạch của tôi để đặt nền tảng (ground work) cho các buổi nói chuyện sau này và sẽ đề cập đến các đường lối tiến hóa chính. Đường lối rơ rệt nhất tất nhiên là đường lối có liên quan đến sự tiến hóa của tinh hoa của vật chất (substance), liên quan đến việc nghiên cứu nguyên tử và bản chất của chất liệu nguyên tử (atomic matter). Tuần tới, chúng ta sẽ đề cập đến việc đó. Khoa học có nhiều điều để nói với chúng ta về sự tiến hóa của nguyên tử và đă đi lan man theo một con đường dài trong năm mươi năm qua theo quan điểm của thế kỷ vừa qua. Thời bấy giờ, nguyên tử được xem như là một đơn vị vật chất không thể phân chia; ngày nay, nó được xem như một trung tâm năng lượng hay điện lực (electric force). Từ sự tiến hóa của vật chất, một cách đương nhiên, chúng ta được dẫn đến sự tiến hóa của các h́nh hài hay là của các khối nguyên tử, và bấy giờ sẽ mở ra cho chúng ta việc nghiên cứu lư thú về các h́nh hài khác hơn là các h́nh hài thuần túy vật chất hiện hữu trong chất liệu tinh anh, như là các h́nh tư tưởng, các h́nh hài chủng tộc (racial forms) và h́nh thức của các tổ chức (forms of organisations). Trong việc nghiên cứu song đôi này, một trong các khía cạnh của Thượng Đế sẽ được nhấn mạnh, nếu bạn chọn dùng thuật ngữ “Thượng Đế” (“deity”), hay  là một trong các biểu lộ của thiên nhiên, nếu bạn thích cách diễn đạt ít có tính cách phe phái đó.

Kế đó, chúng ta sẽ được hướng dẫn đến việc xem xét về sự tiến hóa của trí tuệ hay của yếu tố trí tuệ vốn đang thể hiện ra dưới h́nh thức mục tiêu có thứ tự trong tất cả những ǵ mà ta thấy chung quanh ta. Điều này sẽ tiết lộ cho chúng ta một thế giới, thế giới ấy không đi theo lộ tŕnh của nó một cách mù mờ mà có đàng sau nó một kế hoạch nào đó, một sự sắp xếp có phối kết nào đó, một ư niệm có tổ chức nào đó đang tự thể hiện dưới h́nh thức vật chất. Sở dĩ các sự việc đối với chúng ta dường như khó hiểu chẳng qua v́ có sự kiện là chúng ta đang ở giữa giai đoạn chuyển tiếp và kế hoạch cho đến nay chưa hoàn tất; chúng ta quá gần với bộ máy do chỗ chính chúng ta là một phần nguyên vẹn của tổng thể.

Chúng ta thấy được một mẩu nhỏ của nó ở nơi này và một mẩu nhỏ khác ở nơi nọ, c̣n cái quy mô đồ sộ của ư tưởng chưa hiện rơ với chúng ta. Chúng ta có thể có một thị kiến, chúng ta có thể có một khoảnh khắc thiên khải cao siêu, nhưng khi chúng ta tiếp xúc với thực tại ở mọi mặt, chúng ta đặt nghi vấn về sự khả hữu của việc thực hiện lư tưởng, v́ mối liên hệ tinh xảo (intelligent relationship) giữa h́nh hài với những ǵ đang sử dụng h́nh hài đó dường như c̣n lâu mới chỉnh đốn được.

Việc nhận biết yếu tố trí tuệ tất nhiên sẽ đưa chúng ta tới việc suy nghiệm về sự tiến hóa của tâm thức dưới nhiều h́nh thức của nó, trải dài theo mọi hướng, từ các kiểu tâm thức mà chúng ta xem như dưới nhân loại (subhuman), qua nhân loại, lên đến những ǵ mà về mặt lư luận có thể được cho là (thậm chí nếu nó không thể chứng minh được) tâm thức siêu nhân loại (superhuman consciousness).

Câu hỏi kế tiếp mà chúng ta sẽ đương đầu là: Điều ǵ nằm đàng sau tất cả các yếu tố này? Ở sau h́nh hài biểu lộ ra ngoại cảnh này và trí tuệ làm linh hoạt của nó có một cơ tiến hóa tương ứng với quan năng của “Cái Ngă” (“I” faculty), tương ứng với Chân Ngă (Ego) trong con người hay không? Trong thiên nhiên và trong  tất cả những ǵ ta thấy chung quanh ta có việc thể hiện mục tiêu của một Đấng Cao Cả (Being) hữu ngă thức đă biệt ngă hóa hay không? Nếu có một Đấng như thế và có sự hiện tồn căn bản như thế th́ chúng ta có thể thấy được phần nào các hoạt động thông tuệ của Ngài và có thể chứng kiến các kế hoạch của Ngài đang tác động hướng tới thành quả. Ngay cả nếu chúng ta không thể chứng minh rằng Thượng Đế hiện hữu hoặc Thượng Đế tồn tại th́ ít nhất cũng có thể nói rằng giả thuyết cho rằng Thượng Đế tồn tại là một giả thuyết hợp lư, một gợi ư hợp lư và là một giải đáp khả hữu của mọi bí nhiệm mà ta thấy chung quanh ta. Nhưng để làm được điều đó, cần phải chứng minh rằng có một mục tiêu sáng suốt đang tác động qua h́nh hài của muôn loài, qua các chủng tộc và các quốc gia, và qua tất cả những ǵ mà chúng ta thấy đang biểu lộ trong nền văn minh hiện đại; các bước mà mục tiêu đó đă đạt được và sự tăng trưởng dần dần của kế hoạch sẽ phải được chứng minh, và do sự chứng minh đó có lẽ chúng ta sẽ có thể thấy được những ǵ nằm phía trước chúng ta trong các bước sắp đến.

Chúng ta hăy xem xét tỉ mỉ những ǵ mà chúng ta muốn nói đến bằng các từ ngữ “diễn tŕnh tiến hóa”. Các từ ngữ này luôn luôn được dùng, và kẻ thường nhân biết rơ rằng chữ “tiến hóa” gợi lên một sự khai mở từ trong hướng ra ngoài và sự trải rộng ra (unrolling) từ một trung tâm bên trong, nhưng chúng ta cần định nghĩa ư tưởng một cách rơ ràng hơn và như vậy sẽ có được ư niệm đúng hơn. Một trong các định nghĩa hay nhất mà tôi hiểu được là sự tiến hóa có thể được định nghĩa như là: “khai mở một năng lực đáp ứng luôn luôn tăng tiến”. Ở đây, chúng ta có một định nghĩa vốn rất rơ ràng khi chúng ta xem xét khía cạnh vật chất của biểu lộ. Nó bao hàm ư niệm về sự rung động và về việc đáp ứng với rung động, và mặc dù chúng ta đến đúng lúc có thể phải loại bỏ thuật ngữ “vật chất” và sử dụng một gợi ư nào đó như là “trung tâm lực” (“force centre”), song ư niệm vẫn đúng và sự đáp ứng của trung tâm đối với sự kích thích được nhận thấy là thậm chí c̣n chính xác hơn nữa. Khi xem xét tâm thức con người th́ cũng định  nghĩa này vẫn có giá trị thực sự. Nó bao hàm ư tưởng về một nhận thức từ từ tăng lên, về sự đáp ứng đang phát triển của sự sống nội tâm (subjective life) đối với hoàn cảnh chung quanh của nó, và cuối cùng nó đưa chúng ta đến tận cái lư tưởng của một Hiện Tồn hợp nhất vốn dĩ sẽ là sự tổng hợp của mọi đường lối tiến hóa, và đưa đến một ư niệm về Sự Sống trung tâm hay thần lực (force), vốn phối hợp và quy tụ lại tất cả các đơn vị đang tiến hóa, dù cho chúng là các đơn vị vật chất như là nguyên tử của nhà hóa học và vật lư học, hay là các đơn vị tâm thức như là con người. Đây là sự tiến hóa, tiến tŕnh đang khai mở sự sống bên trong mọi đơn vị, sự thôi thúc đang phát triển mà sau rốt sẽ ḥa nhập mọi đơn vị và mọi nhóm, cho đến khi bạn có được tổng số cuối cùng của biểu lộ có thể được gọi là Tạo Hóa (Nature) hay Thượng Đế (God), và đó là tập hợp của tất cả các trạng thái của tâm thức. Đây là Thượng Đế mà người Thiên Chúa giáo đề cập khi nói về Đấng mà “trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn”; đây là mănh lực hay năng lượng mà nhà khoa học nhận thức được; và đây là Toàn Linh Trí (universal mind) hay là Đại Hồn (Oversoul) của triết gia. Lại nữa, đây là Ư Chí thông tuệ đang kiểm soát, nắn tạo, ràng buộc, cấu trúc, phát triển và đưa vạn vật tới sự hoàn thiện tối hậu. Đây là Sự Hoàn Thiện vốn có sẵn trong chính vật chất và là khuynh hướng vốn tiềm tàng trong nguyên tử, trong con người và trong mọi vật hiện tồn. Cách giải thích này của diễn tŕnh tiến hóa không được coi là kết quả của một Thượng Đế ngoại tại đang tuôn đổ năng lượng và minh triết của Ngài lên một thế giới đang mong chờ, nhưng đúng hơn là với cương vị một cái ǵ đó đang tiềm tàng trong chính thế giới đó, đang ẩn giấu nơi tâm nguyên tử của hóa học, trong tâm của chính con người, bên trong hành tinh và bên trong thái dương hệ. Chính “cái ǵ đó” (that something) đang lôi cuốn mọi vật hướng về mục tiêu, và là mănh lực từ từ biến hỗn mang thành trật tự; biến cái bất toàn tạm thời thành ra sự hoàn thiện tối hậu; biến cái dường như xấu xa thành cái tốt lành; và biến bóng tối và tai họa thành ra điều mà một ngày nào đó chúng ta sẽ  nhận biết như là đẹp đẽ, đúng đắn và chân thực. Đó là tất cả những ǵ mà chúng ta đă h́nh dung được và nhận thức được trong những lúc xuất thần của chúng ta.

Sự tiến hóa cũng c̣n được định nghĩa như là “sự phát triển theo chu kỳ” (“cyclic development”) và định nghĩa này đưa chúng ta tới ư tưởng mà tôi rất ao ước chúng ta sẽ hoàn toàn hiểu rơ. Thiên nhiên luôn luôn lặp lại cho đến khi một số mục tiêu rơ rệt được đạt đến, một số kết quả cụ thể được mang lại và một số đáp ứng với rung động được tạo ra. Chính nhờ việc nhận thức được sự thành tựu này mà mục tiêu sáng suốt của Đấng nội tại có thể được chứng minh. Phương pháp mà nhờ đó điều này được đạt đến là phương pháp phân biện hay là sự chọn lựa sáng suốt. Trong các sách giáo khoa của các trường phái khác nhau có nhiều từ ngữ được dùng để gợi đến cùng ư tưởng chung, đó là “chọn lọc tự nhiên” (“natural selection”), hoặc là “hút và đẩy”. Nếu có thể được, tôi cũng tránh các thuật ngữ chuyên môn, bởi v́ chúng được một trường phái tư tưởng sử dụng để chỉ một sự việc và một trường phái khác dùng để chỉ một sự việc khác. Phải chi chúng ta có thể t́m thấy một từ ngữ tương tự cùng ư nghĩa, chưa bị buộc trói vào bất cứ đường lối tư tưởng đặc biệt nào th́ chúng ta có thể t́m được tia sáng mới rọi vào vấn đề của chúng ta. Sự hút và đẩy trong thái dương hệ chỉ là khả năng phân biện của nguyên tử hay của con người thể hiện trong các hành tinh và mặt trời. Điều đó sẽ được t́m thấy trong các nguyên tử thuộc mọi loại; chúng ta có thể gọi nó là sự thích nghi, nếu chúng ta chọn như thế, hay là khả năng để phát triển và để sửa đổi cho đơn vị trở nên thích nghi với môi trường của nó qua việc từ khước một vài yếu tố và chấp nhận các yếu tố khác. Nó tự biểu lộ trong con người dưới h́nh thức tự do ư chí, hay là năng lực chọn lựa, c̣n trong con người tâm linh, nó có thể được nh́n thấy như là khuynh hướng hy sinh, v́ lúc bấy giờ, một người có thể chọn một đường lối hành động đặc biệt ngơ hầu làm lợi ích cho nhóm của ḿnh và bác bỏ những ǵ thuần là ích Sau cùng, chúng ta có thể định nghĩa sự tiến hóa là sự thay đổi có sắp xếp và sự luôn luôn biến đổi (ordered change and constant mutation). Nó biểu hiện trong hoạt động không ngừng nghỉ của đơn vị hay nguyên tử, sự tương tác giữa các nhóm và sự tác động không ngừng của một mănh lực hay loại năng lượng này lên một loại khác.

Chúng ta đă thấy rằng sự tiến hóa, dù là của vật chất, của trí tuệ, của tâm thức hay của tinh thần, đều cốt ở năng lực đáp ứng với rung động bao giờ cũng tăng tiến, nó tiến triển qua sự thay đổi không ngừng, qua việc rèn luyện một đường lối chọn lựa hay việc dùng khả năng phân biện và bằng phương pháp phát triển hay lặp lại theo chu kỳ. Các giai đoạn giúp phân biệt quá tŕnh tiến hóa đại khái có thể được chia ra làm ba, tương ứng với các giai đoạn trong đời sống con người: thời thơ ấu, thời niên thiếu (adolescence) và thời trưởng thành (maturity). Khi xét về con người, ba giai đoạn này có thể được theo dấu nơi một người hoặc trong nhân loại, và khi các nền văn minh đi qua và phát triển, chắc chắn người ta có thể theo dấu ba ư tưởng này trong gia đ́nh nhân loại nói chung và như vậy, xác định được mục tiêu thiêng liêng qua việc nghiên cứu h́nh ảnh hay phản ảnh của Ngài, tức CON NGƯỜI. Chúng ta có thể diễn tả ba giai đoạn này bằng các thuật ngữ khoa học hơn và liên kết chúng với ba trường phái tư tưởng được đề cập trước đây, nghiên cứu chúng theo:

a/ Giai đoạn năng lượng nguyên tử.

b/ Giai đoạn mạch lạc của nhóm.

c/ Giai đoạn hiện tồn hợp nhất hay hiện tồn tổng hợp. Để xem tôi có thể làm cho ư tôi muốn nói có rơ ràng chăng. Giai đoạn năng lượng nguyên tử phần lớn là giai đoạn có liên quan đến khía cạnh vật chất của sự sống và tương ứng với giai đoạn thơ ấu trong đời sống của một người hay một chủng tộc. Đó chính là thời kỳ hiện thực, thời kỳ hoạt động mănh liệt, thời kỳ phát triển bằng hành động vượt lên trên tất cả những cái khác, hoặc là thuần túy ích kỷ và thuần tư lợi. Nó tạo ra quan điểm duy  vật và tất nhiên đưa đến ích kỷ. Nó bao hàm việc nhận thức nguyên tử như là hoàn toàn độc lập, và một cách tương tự, nhận biết được các đơn vị nhân loại như là đang có một sự sống riêng rẽ tách biệt với mọi đơn vị khác và không có mối liên hệ nào với các đơn vị khác. Một giai đoạn như thế có thể được nhận thấy trong các giống dân kém tiến hóa của thế giới, nơi trẻ nhỏ và nơi những người ít phát triển. Thông thường, họ là kẻ ích kỷ; năng lực của họ chỉ liên quan đến sự sống của riêng họ; họ chỉ bận tâm đến ngoại cảnh (objective) và đến những ǵ hữu h́nh; họ được đặc trưng bởi một sự ích kỷ cần thiết và có tính chất bảo vệ. Đó là giai đoạn cần thiết nhất trong sự phát triển và lưu truyền ṇi giống.

Ngoài giai đoạn nguyên tử ích kỷ này là giai đoạn khác, giai đoạn mạch lạc của nhóm. Giai đoạn này bao hàm việc kiến tạo h́nh hài và chủng loại cho đến khi bạn có được sự cố kết và biệt ngă hóa trong chính giai đoạn đó nói chung, tuy nhiên, nó bao gồm nhiều biệt ngă (individualities) và h́nh hài thứ yếu. So với con người, giai đoạn này tương ứng với việc khơi hoạt ư thức trách nhiệm của con người và tương ứng với việc nhận biết vị trí của ḿnh bên trong nhóm. Về phần con người, giai đoạn này đ̣i hỏi một khả năng nhận thức được một sự sống vĩ đại hơn là chính ḿnh, dù cho sự sống đó được gọi là Thượng Đế, hay dù cho nó chỉ được xem như là sự sống của nhóm mà một người, với tư cách là một đơn vị, tùy thuộc vào, mỗi người trong chúng ta là một phần của Chủ Thể (Identity) vĩ đại đó. Điều này tương ứng với trường phái tư tưởng mà chúng ta gọi là trường phái siêu nhiên và vào đúng lúc, trường phái đó phải được nối tiếp bằng một quan niệm rộng lớn và chân thực hơn. Như chúng ta đă thấy, giai đoạn đầu tiên hay giai đoạn nguyên tử phát triển được nhờ tính ích kỷ hay là sự sống ích kỷ của nguyên tử (dù là nguyên tử vật chất hay nguyên tử con người). Giai đoạn thứ hai phát triển đến hoàn thiện bằng sự hy sinh của đơn vị cho lợi ích của số đông, và sự hy sinh của nguyên tử cho nhóm chứa nguyên tử đó. Cho đến nay, giai  đoạn này là giai đoạn mà chúng ta thực sự ít biết đến và là những ǵ mà chúng ta thường h́nh dung và mong mỏi.

Giai đoạn ba đang c̣n nằm trước mắt và có thể được xem như là một ảo tưởng hảo huyền đối với nhiều người. Nhưng một số người trong chúng ta có được tầm nh́n xa trông rộng mà cho dù không thể đạt đến vào lúc này, về mặt luận lư, vẫn có thể xảy ra nếu các tiền đề của chúng ta là đúng và nền móng của chúng ta được đặt đúng. Đó là giai đoạn của hiện tồn hợp nhất. Không những sẽ có các đơn vị tâm thức riêng biệt, không những các nguyên tử biến phân bên trong h́nh hài, không những sẽ có nhóm tạo thành một lượng lớn các chủ thể, mà chúng ta c̣n sẽ có tập hợp của mọi h́nh hài, của mọi nhóm và của mọi trạng thái tâm thức được phối hợp, hợp nhất và được tổng hợp thành một tổng thể hoàn hảo. Tổng thể này bạn có thể gọi là thái dương hệ, bạn có thể gọi là thiên nhiên, hoặc bạn có thể gọi là Thượng Đế. Tên gọi không có ǵ là quan trọng. Nó tương ứng với giai đoạn trưởng thành trong con người; nó hơi giống với thời kỳ chín chắn và tương ứng với giai đoạn mà trong đó, một người được giả dụ là có một mục tiêu nhất định và công việc sinh hoạt rơ rệt, một kế hoạch rơ ràng trước mắt mà y đang hoàn tất nhờ sự trợ giúp của trí tuệ ḿnh. Nếu có thể được, trong các buổi bàn thảo này, tôi xin chứng minh rằng có một cái ǵ đó giống như giai đoạn này đang xảy ra trong thái dương hệ, trong hành tinh, trong gia đ́nh nhân loại và trong nguyên tử. Tôi tin rằng chúng ta có thể chứng minh rằng có một sự thông tuệ (intelligence) ẩn dưới mọi vật; và rằng từ sự riêng rẽ sẽ đưa đến sự hợp nhất, được tạo ra qua sự pha trộn và phối hợp thành đội h́nh tập thể, và rằng, sau rốt từ nhiều nhóm, người ta sẽ thấy xuất hiện cái hoàn hảo duy nhất, cái tổng thể hữu thức đầy đủ, tạo thành bằng vô số các chủ thể riêng biệt được làm sinh động bằng mục tiêu duy nhất và ư chí duy nhất. Nếu điều này quả như thế th́ bước thực hành kế tiếp trước mắt đối với những ai có được nhận thức này là ǵ? Chúng ta có thể áp dụng một cách thực tiễn lư tưởng này cho các kiếp sống riêng của chúng ta như thế nào  và làm thế nào xác định nhiệm vụ trước mắt của chúng ta sao cho chúng ta có thể tham gia vào thiên cơ (plan) một cách hữu thức nhiều hơn nữa? Trong tiến tŕnh vũ trụ, chúng ta có phần đóng góp nhỏ bé của chúng ta và mỗi ngày hoạt động sẽ chứng kiến được chúng ta đang góp phần của chúng ta với sự hiểu biết sáng suốt. Mục tiêu đầu tiên của chúng ta chắc chắn sẽ là nhận thức được Chân Ngă (selfrealisation) qua việc thực hành đức phân biện.

Chúng ta phải học cách suy tư một cách rơ ràng cho chính chúng ta, học cách diễn giải các tư tưởng riêng của chúng ta và học cách vận dụng các tiến tŕnh trí tuệ riêng của chúng ta. Chúng ta phải học để biết chúng ta nghĩ ǵ và tại sao chúng ta nghĩ điều đó, học cách t́m ra ư nghĩa của tậpthểthức qua việc nghiên cứu định luật hy sinh. Không những chúng ta phải t́m thấy chính chúng ta qua thời kỳ thơ ấu ban đầu của tính ích kỷ (và chắc chắn điều đó sẽ ẩn sau chúng ta), không những chúng ta phải học cách phân biệt giữa chân với giả qua việc thực hành đức phân biện mà chúng ta c̣n phải nỗ lực đi tiếp từ chỗ đó đến một điều tốt đẹp hơn rất nhiều. Đối với chúng ta, mục tiêu trước mắt phải là t́m ra nhóm mà chúng ta thuộc vào. Chúng ta không thuộc về tất cả các nhóm, chúng ta cũng không thể nhận biết một cách rơ ràng vị trí của chúng ta trong cái Đoàn Thể (Body) vĩ đại duy nhất đó, mà chúng ta chỉ có thể t́m thấy một nhóm nào đó mà chúng ta có vị trí trong đó, một đoàn thể con người nào đó mà chúng ta có thể cộng tác và làm việc, một hay nhiều huynh đệ mà chúng ta có thể cứu giúp đỡ đần. Nhóm đó thực sự bao hàm sự tiếp xúc hữu thức lư tưởng về t́nh huynh đệ, và  cho đến khi chúng ta tiến hóa đến giai đoạn mà quan niệm của chúng ta trở thành phổ cập  điều đó có nghĩa là t́m được nhóm huynh đệ đặc biệt mà chúng ta có thể yêu thương và giúp đỡ bằng cách dùng định luật hy sinh và bằng việc chuyển hóa tính ích kỷ thành phụng sự trong bác ái. Như vậy, chúng ta có thể hợp tác vào mục đích chung và tham dự vào nhiệm vụ của nhóm.

BÀI THUYẾT TR̀NH II

Tiến Hóa Của Vật Chất

  Trong loạt bài thuyết giảng như bài này, điều hiển nhiên là không thể bàn đến một cách đầy đủ vấn đề to tát này bằng bất cứ cách nào, ngay cả nếu tôi có được trang bị để thuyết tŕnh về một đề tài khoa học quan trọng như thế. Lại nữa, nếu các kết luận của khoa học có chắc chắn về sự tiến hóa của vật chất đi nữa th́ đề tài lúc đó cũng sẽ quá bao quát, không thể bàn hết được, nhưng các kết luận đó không được như vậy, do đó, càng làm cho vấn đề phức tạp thêm. V́ lẽ đó, đêm nay, tôi muốn mở đầu bài giảng của tôi bằng cách phát biểu rằng mục đích của tôi là đặc biệt thuyết giảng cho những ai không được dạy dỗ kiến thức khoa học thuộc bất cứ loại nào để cho họ có một ư niệm tổng quát thường được chấp nhận. Kế đó, tôi t́m cách đưa ra một số gợi ư mà chúng ta có thể thấy là hữu ích trong việc điều chỉnh trí óc của chúng ta vào cái khó khăn lớn lao này của vấn đề. Thường thường, khi trạng thái vật chất của biểu lộ đă được xem xét, nó ở dưới h́nh thức một sự việc riêng rẽ, và chỉ mới gần đây mà những ǵ tôi tạm gọi là “tâm lư học vật chất” (“psychology of matter”) mới bắt đầu xuất hiện trước trí óc quần chúng qua các t́m ṭi và các kết luận của các nhà khoa học có trí óc rộng mở.

Có lẽ bạn c̣n nhớ trong tuần qua, bằng một cách thức mở rộng và tổng quát , tôi cố gắng chỉ cho bạn thấy rằng có ba đường lối đưa đến việc nghiên cứu vũ trụ vật chất. Có đường lối chỉ nghiên cứu khía cạnh vật chất và chỉ lưu tâm đến những ǵ có thể thấy được, vốn hữu h́nh và có thể chứng minh được. Đường thứ  hai là con đường của chủ nghĩa siêu nhiên, nó hiểu biết khía cạnh vật chất của sự vật không được nhiều bằng khía cạnh được gọi là thiêng liêng; nó bàn đến khía cạnh Sự Sống và bàn đến khía cạnh tinh thần, xem Sự Sống đó như là mănh lực ở bên ngoài thái dương hệ và con người, đồng thời thừa nhận mănh lực đó là một Tác Nhân (Agent) sáng tạo vĩ đại; Đấng tạo tác và dẫn dắt vũ trụ biểu lộ ra ngoại cảnh, tuy vậy vẫn ở bên ngoài vũ trụ đó. Người ta có thể thấy là nhà khoa học duy vật trung thực, người Thiên Chúa giáo chính thống và nhà duy thần (deist) của mọi tôn giáo đều hậu thuẩn cho hai đường lối tư tưởng này.

Tôi xin nêu ra kế tiếp một đường lối tiếp cận thứ ba với vấn đề, và chúng ta gọi đó là quan niệm của người theo chủ nghĩa duy tâm. Đường lối này thừa nhận khía cạnh vật chất, nhưng cũng thấy được sự sống bên trong nó, đồng thời nó thừa nhận có một Tâm thức hay Trí tuệ (Intelligence) đang tiến hóa nhờ h́nh hài bên ngoài đó. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy đó là đường lối mà tôi sẽ nhấn mạnh trong bài thuyết giảng này. Sau rốt, không một diễn giả nào có thể hoàn toàn tự tách ḿnh ra khỏi quan điểm riêng của ḿnh, và trong các bài thuyết giảng này, tôi đă tự đặt cho ḿnh nhiệm vụ là làm việc theo đường lối thứ ba này, v́ theo tôi, nó tổng hợp cả hai đường lối kia, đồng thời đưa thêm vào một vài quan niệm vốn sẽ tạo ra một tổng thể có mạch lạc khi phối hợp với hai đường lối kia. Chính phần bạn là phải quyết định xem quan điểm thứ ba này có hợp lư, hợp t́nh và sáng suốt hay không.

Đối với tất cả mọi người trong chúng ta th́ sự kiện thông thường nhất trong cuộc sống là sự kiện thế giới vật chất,  thế giới mà chúng ta có thể thấy và tiếp xúc được nhờ năm giác quan, nó được các nhà tư tưởng siêu h́nh gọi là “phi ngă” (“notself”) hay là những ǵ biểu lộ ra ngoại cảnh đối với mỗi người trong chúng ta. Như chúng ta đều biết, công việc của nhà hóa học là phân giải mọi vật chất đă biết thành ra chính các nguyên tố đơn giản nhất, và cách đây không lâu, người ta cứ nghĩ rằng điều này đă được hoàn  thành một cách thỏa đáng. Các kết luận của nhà hóa học đă đặt số các nguyên tố đă biết này giữa 70 và 80. Tuy nhiên, cách đây khoảng hai mươi năm (vào năm 1898), một nguyên tố mới được t́m thấy và được đặt tên là Radium, và khám phá này hoàn toàn cách mạng hóa tư tưởng của thế giới về vật chất (matter) và chất liệu (substance). Nếu xem lại các sách giáo khoa của thế kỷ vừa qua hoặc tra cứu lại các tự điển cũ, t́m lại các định nghĩa của nguyên tử, chẳng hạn, bạn thường thấy người ta dẫn chứng Newton. Ông định nghĩa nguyên tử là “một hạt cơ bản (ultimate particle), cứng và bất khả phân (indivisible)”, một cái không thể chia nhỏ (subdivision) thêm nữa. Hạt này được xem như là nguyên tử cơ bản trong vũ trụ và được nhà khoa học của thời đại nữ hoàng Victoria gọi là “viên đá nền móng (foundation stone) của vũ trụ”; họ cho là họ đă truy nguyên đến mức tận cùng có thể có được và cho rằng họ đă khám phá được những ǵ nằm đằng sau của mọi biểu lộ và của chính tính khách quan. Nhưng khi chất radium và các chất phóng xạ khác được khám phá ra th́ người ta phải đối mặt với một khía cạnh hoàn toàn mới của t́nh h́nh. Hiển nhiên là những ǵ được xem là hạt cơ bản lại không phải như thế chút nào. Ngày nay, bạn có định nghĩa của nguyên tử như sau (tôi xin trích dẫn trong Tự Điển Tiêu Chuẩn):

“Một nguyên tử là một trung tâm lực, một pha (phase) của hiện tượng điện, một trung tâm năng lượng, hoạt động (active) qua cấu tạo nội tại của chính nó và phát ra năng lượng (energy), hay sức nóng (heat), hay bức xạ”.

Do đó, một nguyên tử là (theo như huân tước Kelvin vào năm 1867, nghĩ rằng sau rốt nó sẽ chuyển thành) một “ṿng xoáy” (“vortex ring”), hay một trung tâm lực, chứ không phải là một hạt của những ǵ mà chúng ta hiểu như là chất hữu h́nh (tangible substance). Hạt vật chất tối hậu này giờ đây được chứng minh là gồm có một nhân dương tính chứa năng lượng (positive nucleus of energy), được bao quanh  giống như mặt trời được các hành tinh  bao quanh  bằng nhiều âm điện tử (electrons) hay là các hạt có điện âm (negative corpuscules), như vậy, chia nhỏ nguyên tử của khoa học trước kia thành nhiều thể (bodies) nhỏ hơn. Các nguyên tố khác nhau tùy theo số lượng và cách sắp xếp các âm điện tử này chung quanh cái nhân mang điện dương của chúng, và chúng quay hay chuyển động chung quanh tâm mang điện này như là hệ thống hành tinh của chúng ta quay quanh mặt trời.

Nơi một trong số các sách mới nhất của ông, giáo sư Saddy có nêu ra rằng trong nguyên tử, người ta thấy được toàn thể thái dương hệ,  có thể nhận biết được mặt trời trung ương, với các hành tinh chạy theo các quỹ đạo của chúng chung quanh mặt trời. Đối với mỗi người trong chúng ta th́ điều hiển nhiên là khi định nghĩa về nguyên tử này được suy nghiệm và nghiên cứu th́ một quan niệm hoàn toàn mới mẻ về vật chất hiện ra trước mắt chúng ta. Các khẳng định có tính chất giáo điều do đó không c̣n đúng nữa, v́ người ta nhận thức được rằng có lẽ khám phá kế tiếp có thể tiết lộ cho chúng ta sự thật rằng chính các âm điện tử có lẽ là các thế giới bên trong các thế giới. Một suy luận đáng chú ư theo các đường lối này đă được t́m thấy trong một quyển sách của một trong các nhà tư tưởng có óc khoa học của chúng ta, trong sách đó, ông gợi ư rằng chúng ta có thể phân chia và chia nhỏ chính âm điện tử thành cái mà ông gọi là “psychons”, và như vậy nó đưa đến các lĩnh vực mà ngày nay không được xem là thuộc về vật chất (physical) nữa. Điều đó có thể chỉ là một mơ mộng thôi, nhưng điều mà tôi đang t́m cách khắc sâu vào trí tôi và trí bạn là ít khi chúng ta biết được vị thế của chúng ta trong tư tưởng khoa học, chẳng khác nào chúng ta biết được vị thế của ḿnh trong thế giới tôn giáo và kinh tế. Mọi vật đang đi qua một giai đoạn chuyển tiếp; trật tự cũ đă thay đổi; cách nh́n cũ về các sự vật đang tỏ ra sai lạc hay không c̣n thích hợp nữa; các cách diễn tả tư tưởng cổ xưa dường như không c̣n đúng nữa. Tất cả những ǵ mà người khôn ngoan có thể làm ngay lúc này là dè dặt ư kiến của ḿnh, xác  định cho chính ḿnh những ǵ lôi cuốn ḿnh như thể đó là chân lư, và bấy giờ cố gắng tổng hợp khía cạnh đặc biệt của chân lư phổ quát đó với khía cạnh mà huynh đệ của y đă chấp nhận.

Kế đó, nguyên tử có thể được khẳng định như là tự phân chia thành các điện tử và có thể được diễn tả bằng các thuật ngữ về lực hay năng lượng. Khi bạn có một trung tâm năng lượng hay trung tâm hoạt động th́ bạn buộc ḷng phải có một quan niệm hai mặt; bạn có cái vốn là nguyên nhân của chuyển động hay năng lượng và những ǵ mà nó cung cấp năng lượng hay thúc đẩy hoạt động. Điều này đưa chúng ta trực tiếp đi vào lĩnh vực tâm lư học, bởi v́ năng lượng hay lực bao giờ cũng được xem như là một tính chất (a quality), và nơi nào bạn có một tính chất th́ bạn thực sự đang xem xét lĩnh vực hiện tượng tâm lư.

Khi nghiên cứu về vật chất, có một vài thuật ngữ đang được dùng luôn luôn xuất hiện, và có rất nhiều định nghĩa về chúng. Tuần vừa qua, nh́n qua một quyển sách khoa học, người ta đâm nản khi thấy tác giả chỉ ra rằng nguyên tử của nhà hóa học, của nhà vật lư học, của nhà toán học và của nhà siêu h́nh học là bốn thứ hoàn toàn khác nhau. Đó là lư do nữa giải thích tại sao không thể mang nặng tính giáo điều khi bàn đến các vấn đề này. Tuy nhiên, dù đúng hay sai, tôi cũng có một giả thuyết rất rơ ràng đưa ra cho bạn. Khi chúng ta nói về chất radium th́ rất có thể chúng ta mạo hiểm đi vào lĩnh vực chất dĩ thái, vùng của dĩ thái hay của nguyên h́nh chất (protyle). Protyle là một chữ do William Crookes đặt ra và được ông định nghĩa như sau:

“Protyle là một từ tương đồng với protoplasm (nguyên sinh chất) để diễn tả ư tưởng về vật chất nguyên sơ ban đầu (original primal matter) trước khi có sự tiến hóa của các nguyên tố hóa học (chemical elements). Từ ngữ mà tôi mạo muội sử dụng cho mục đích này được phối hợp từ thuật ngữ Hy Lạp “trước hơn cả” (“earlier than”) và “chất liệu mà nhờ đó mọi vật được tạo ra” (“the stuff of which things are made”).

Do đó, chúng ta đẩy lùi quan niệm vật chất về chỗ mà trường phái Đông phương đă luôn luôn nói tới, đó là chất liệu nguyên thủy (primordial stuff), tức là những ǵ mà nhà Đông phương học gọi là “dĩ thái nguyên thủy”, mặc dù chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng chất dĩ thái của khoa học vốn đă đa dạng mà nhiều dạng lại khác hẵn chất dĩ thái nguyên thủy của nhà huyền linh học Đông phương. Chúng ta được dắt dẫn trở lại đến cái hữu h́nh vốn là nền tảng của sự vật khách quan mà bạn và tôi có thể thấy được, tiếp xúc được và cầm nắm được. Từ ngữ “chất liệu” (“substance”) tự nó hàm ư những ǵ “đứng bên dưới” (“stands under”) hay những ǵ nằm đàng sau mọi vật. Do đó, tất cả những ǵ mà chúng ta có thể khẳng định liên quan đến dĩ thái không gian ắt như sau: nó chính là môi trường mà trong đó năng lượng hay lực tác động hoặc biểu hiện ra. Trong các bài thuyết tŕnh này, khi chúng tôi nói đến năng lượng và lực, đến vật chất (matter) và chất liệu (substance), chúng ta có thể phân biệt chúng trong trí chúng ta như sau: khi nói đến năng lượng và chất liệu th́ chúng ta đang xem xét những ǵ mà cho đến nay không thể sờ thấy được (intangible), c̣n chúng ta dùng “lực” có liên quan tới vật chất khi bàn đến khía cạnh của khách thể mà các nhà khoa học của chúng ta dứt khoát là đang nghiên cứu. Chất liệu là chất dĩ thái ở một trong nhiều thứ bậc (grades) của nó và là những ǵ ẩn đàng sau chính vật chất.

Khi chúng ta nói đến năng lượng th́ hẳn phải có cái ǵ cung cấp năng lượng, cái ǵ là cội nguồn của năng lượng và nguồn gốc của mănh lực đang biểu lộ trong vật chất. Tôi hết sức nhấn mạnh ở đây. Năng lượng này từ đâu đến và năng lượng này là ǵ

? Các nhà khoa học nhận thức một cách rơ ràng hơn bao giờ hết rằng nguyên tử đều có các tính chất và thật là điều lư thú nếu người ta chọn các sách khoa học khác nhau có bàn về đề tài vật chất nguyên tử (atomic matter), và ghi nhận thuật ngữ nào trong số nhiều thuật ngữ khác nhau dùng chỉ các tính chất đó cũng có thể  dùng được cho con người. Ở một mức độ nhỏ, tôi đă thử làm điều này và thấy việc đó rất hữu ích.

Trước tiên, như chúng ta biết, nguyên tử được nói đến như là chứa sẵn năng lượng và có khả năng thay đổi từ một mô thức hoạt động này sang một mô thức hoạt động khác. Một văn sĩ có nhận xét rằng “trí thông tuệ tuyệt đối đang rung động qua mỗi nguyên tử trong thế giới”. Về điểm này, tôi muốn đưa ra cho bạn những ǵ mà một người phỏng vấn tường thuật rằng Edison có nói trong Tạp chí Harper số tháng 21890 và được bàn rộng thêm trong tạp chí Scientific American số tháng 101920. Trong trường hợp trước, ông được trích dẫn như sau:

“Tôi không tin rằng vật chất th́ bất động (inert), bị tác động lên bởi một ngoại lực. Theo tôi, dường như mỗi nguyên tử đều có được một số lượng trí tuệ sơ khai nào đó. Hăy xem hàng ngàn cách mà theo đó các nguyên tử Hytrogen phối hợp với các nguyên tử của các nguyên tố khác tạo thành các chất liệu khác nhau vô cùng. Có phải bạn định nói rằng chúng làm điều này mà không có trí tuệ chăng? Các nguyên tử trong mối liên hệ hài ḥa và hữu ích đều khoác lấy các h́nh dạng và màu sắc đẹp đẽ hay lư thú, hoặc phát ra một mùi hương dễ chịu, như thể biểu lộ sự thỏa măn của chúng… được tập hợp chung lại dưới vài h́nh thức, các nguyên tử tạo thành các động vật thuộc đẳng cấp thấp. Sau cùng, chúng kết hợp trong con người, con người tiêu biểu cho toàn thể sự thông tuệ của tất cả các nguyên tử.”

Người phỏng vấn hỏi: “Nhưng thoạt đầu, sự thông tuệ này từ đâu đến?”

Edison đáp: “Từ một quyền năng cao cả hơn là chính chúng ta”. “Vậy th́ ngài tin vào một Đấng Sáng Tạo sáng suốt, một Thượng Đế hữu ngă (personal God) phải không?”

“Tất nhiên. Theo ư tôi, sự hiện hữu của một Thượng Đế như thế có thể được chứng minh từ hóa học”.

Trong cuộc phỏng vấn dài được trích dẫn trong tạp chí Scientific American, Edison có đưa ra một số phỏng đoán vô cùng lư thú mà tôi đă lựa ra sau đây:

1. Giống như vật chất, sự sống bất khả hủy diệt.

2. Thể xác chúng ta được tạo bằng vô số các thực thể vô cùng bé nhỏ, trong chính nó, mỗi thực thể là một đơn vị của sự sống; giống như nguyên tử được cấu tạo bằng vô số các electrons.

3. Con người hoạt động giống như một tập hợp hơn là như một đơn vị; thân thể và trí óc biểu lộ việc biểu quyết (vote) hay tiếng nói của các thực thể sống trong đó.

4. Các thực thể sống này được kiến tạo theo một kế hoạch. Nếu một phần của cơ thể sống bị cắt đi, chúng được tái tạo đúng y như trước…

5. Khoa học thừa nhận sự khó khăn khi muốn vẽ ra đường nối giữa vật vô tri (the inanimate) với vật có sức sống (the animate); có thể là các thực thể sống (life entities) trải rộng hoạt động của chúng đến các tinh thể và các hóa chất…

6. Các thực thể sống bao giờ cũng sống măi; do đó, ít nhất ở tầm mức này, sự sống vĩnh cửu mà nhiều người trong chúng ta từng mong ước sẽ là có thực.

Trong một bài diễn văn do Sir Clifford Allbut, Chủ Tịch Hội Y Khoa Anh đọc (đă được tường thuật trong Tạp chí Literary Digest ngày 26021921), ông nói đến khả năng chọn lựa và thải bỏ của vi trùng (microbe), trong phần nhận xét, ông nói:

“Khi vi trùng lọt vào cơ thể của sinh vật chủ (the host), nó có thể hoàn toàn không ḥa hợp, hoặc hoàn toàn ḥa hợp với bất cứ tế bào nào, hoặc với tất cả các tế bào mà nó tiếp cận được. Trong mỗi trường hợp đều có thể giả định là không tế bào nào bị bệnh sẽ xảy ra… việc bị bệnh sẽ nằm giữa vi trùng này và các tế bào của thân thể nằm trong phạm vi của nó mà không ḥa hợp được với nó. Thế mà dường như là có lư nếu ta giả dụ rằng một con vi trùng khi tiếp cận với một tế bào thân thể chỉ vừa ra khỏi phạm vi của nó, có thể thử đi theo con đường này và  lúc đó có việc bất trắc xảy ra. Nếu đúng thế th́ vi trùng lúc đầu vô hại lại trở thành độc hại. V́ thế, mặt khác, các tế bào cơ thể có thể tự rèn luyện để rung động hài hoà với một vi trùng trước khi trở nên không ḥa hợp, hoặc là có thể có sự thay đổi hỗ tương và đồng thích ứng (coadaptation)…

“Nhưng, nếu các sự việc trở nên như thế, chắc chắn chúng ta đối diện với một khả năng kỳ diệu và có ảnh hưởng lớn, tức khả năng chọn lựa, và điều này nảy sinh từ đáy của sinh vật học lên đến đỉnh  khả năng h́nh thành cá tính  “tự động định đoạt”, hay là, nếu bạn thích, “trí óc” (“mind”).”

Vào năm 1895, ngài Willam Crookes, một trong các nhà khoa học vĩ đại nhất, đă đưa ra một bài thuyết tŕnh lư thú trước một đoàn hóa học gia Anh quốc, trong đó ông bàn về khả năng của nguyên tử trong việc chọn lựa con đường của riêng nó, tức bác bỏ và chọn lựa, và chứng minh rằng sự chọn lọc tự nhiên có thể được truy t́m trong mọi h́nh thức sự sống, từ nguyên tử cơ bản vào lúc đó lên đến mọi h́nh thức hiện tồn.

Trong một bài báo khác về khoa học, nguyên tử được nghiên cứu sâu xa hơn, như là có cả cảm giác nữa:

“Việc tranh căi mới đây về bản chất của nguyên tử mà chúng ta phải xem như là, dưới h́nh thức này hoặc h́nh thức khác, các yếu tố cơ bản trong mọi tiến tŕnh vật lư hay hóa học, có vẻ là giải pháp dễ dàng nhất có thể được bằng cách quan niệm rằng các khối lượng vô cùng nhỏ này sở hữu  dưới h́nh thức các trung tâm lực  một linh hồn kiên tŕ, rằng mọi nguyên tử đều có cảm giác và năng lực hoạt động.”

Tyndall cũng có nêu ra rằng ngay cả chính các nguyên tử dường như cũng “chứa đầy khát vọng sống” (“instinct with the desire for life”).

Nếu bạn xem xét các tính chất dị biệt này của nguyên tử  năng lượng, sự thông tuệ, năng lực chọn lọc và loại bỏ, năng lực hút và đẩy, cảm giác, hoạt động và ham muốn  th́ bạn có được  một điều ǵ đó, mà điều này rất giống với tâm lư học của con người, chỉ có điều là ở trong một phạm vi giới hạn hơn và với mức độ hạn chế hơn nhiều. Do đó, phải chăng chúng ta không thực sự trở về những ǵ có thể được mệnh danh là “linh hồn của nguyên tử” (“psyche of the atom”)? Chúng ta đă thấy rằng nguyên tử là một thực thể linh hoạt, một thế giới rung động nhỏ bé, và trong phạm vi ảnh hưởng của nó, người ta lại thấy có các sự sống nhỏ bé khác, và điều này nếu hiểu theo cùng một ư nghĩa th́ mỗi chúng ta là một thực thể, hay là hạt nhân dương chứa mănh lực hay sự sống, giữ trong phạm vi ảnh hưởng của chúng ta các sự sống thứ yếu khác, nghĩa là các tế bào của cơ thể chúng ta. Ở một mức độ nào đó, những ǵ có thể nói về chúng ta, cũng có thể nói được cho nguyên tử.

Chúng ta hăy nới rộng ư tưởng của chúng ta về nguyên tử thêm một ít và đề cập đến những ǵ mà về căn bản có thể là nguyên nhân, và có thể nắm giữ giải pháp của các vấn đề thế giới. Quan niệm về nguyên tử này, dưới h́nh thức một giải thích rơ rệt về năng lượng, nắm giữ bên trong phạm vi hoạt động của nó cái đối cực của nó, có thể được mở rộng không những chỉ đối với mọi loại nguyên tử mà c̣n đối với con người nữa. Chúng ta có thể xem mỗi đơn vị của gia đ́nh nhân loại như là một nguyên tử con người, v́ trong con người, bạn chỉ có một nguyên tử lớn hơn. Con người là một trung tâm lực dương, nắm giữ trong phạm vi ảnh hưởng của ḿnh các tế bào của xác thân con người; con người biểu lộ sự phân biện, trí tuệ và năng lượng. Sự dị biệt chỉ nằm ở mức độ (degree).

Con người có được một tâm thức rộng lớn hơn và rung động theo một mức độ lớn hơn là nguyên tử nhỏ bé của nhà hóa học.

Chúng ta có thể nới rộng ư tưởng ra xa hơn nữa và xem một hành tinh như là một nguyên tử. Có thể có một sự sống bên trong hành tinh nắm giữ chất liệu của bầu hành tinh và mọi h́nh thức sự sống trên hành tinh gắn vào chính nó dưới h́nh thức một tổng thể cố kết, và sự sống này có một tầm mức ảnh hưởng đặc biệt. 

Điều này có vẻ giống như một suy luận ngông cuồng, tuy nhiên, nếu xét đoán theo sự tương đồng th́ có thể có bên trong bầu hành tinh một Thực Thể Thông Linh (Entity) mà tâm thức của Ngài vượt xa khỏi tâm thức nhân loại, giống như tâm thức con người cách xa với tâm thức của nguyên tử hóa học vậy.

Tư tưởng này có thể một lần nữa được đưa đi xa hơn, cho đến khi nó bao gồm nguyên tử của thái dương hệ. Ở trung tâm của thái dương hệ là mặt trời, bạn có trung tâm năng lượng năng động, nắm giữ các hành tinh trong vùng ảnh hưởng của nó. Nếu bạn có bên trong nguyên tử một sự thông tuệ; nếu bạn có bên trong con người một sự thông tuệ; nếu bạn có bên trong hành tinh một Đấng Thông Tuệ đang kiểm soát mọi hoạt động của hành tinh th́ phải chăng cũng là điều hợp lư khi nới rộng ư tưởng và khẳng định có một Đấng Thông Tuệ c̣n vĩ đại hơn ở đàng sau nguyên tử vĩ đại là thái dương hệ

? Cuối cùng, điều này đưa chúng ta đến quan điểm mà thế giới tôn giáo đă luôn luôn tin tưởng, đó là có một Thượng Đế (God) hay Đấng Thiêng Liêng (Divine Being). Điều mà người Thiên Chúa giáo chính thống thường gọi với ḷng tôn kính là Thượng Đế th́ nhà khoa học, cũng với sự tôn kính không kém, gọi là Năng Lượng (Energy); tuy thế, cả hai đều mang ư nghĩa như nhau. Điều mà vị huấn sư theo chủ nghĩa duy tâm thường gọi là “Thượng Đế bên trong” h́nh hài con người th́ những người khác, với mức độ chính xác không kém lại gọi là “khả năng tiếp năng lượng” (“energising faculty”) của con người, khả năng đó thúc đẩy con người bước vào hoạt động theo bản chất xác thân, t́nh cảm hay trí tuệ. Khắp mọi nơi đều thấy có các trung tâm lực và ư tưởng có thể được nới rộng từ một trung tâm lực như thế dưới h́nh thức một nguyên tử hóa học, lên măi qua suốt các cấp và các nhóm khác nhau của các trung tâm thông tuệ như thế cho đến con người, và từ đó đến Sự Sống vốn đang biểu lộ qua thái dương hệ. Một Tổng Thể tổng hợp và kỳ diệu được chứng minh như thế đấy. Thánh Paul có thể đă có một ư tưởng nào đó thuộc loại này trong trí khi ông nói về Thiên Nhân  (Heavenly Man). Căn cứ và câu “thân thể của Đức Christ” (“body of the Christ”), chắc hẳn ông muốn nói đến mọi đơn vị của gia đ́nh nhân loại vốn được giữ trong phạm vi ảnh hưởng của Ngài và vốn tạo thành thân thể của Ngài, giống như tập hợp của các tế bào xác thân tạo thành thể xác con người. Ngày nay, cần có một cuộc cách mạng tôn giáo để cho các chân lư cơ bản này của Cơ Đốc giáo sẽ được chứng minh là các chân lư khoa học. Chúng ta cần làm cho tôn giáo trở nên có tính chất khoa học hơn nữa.

Có một đoạn văn rất lư thú bằng tiếng Bắc Phạn xưa đến nhiều ngàn năm mà tôi xin mạo muội trích dẫn sau đây. Đoạn văn ấy nói:

“Mọi h́nh hài trên trái đất và mọi speck (tức nguyên tử, atom) trong không gian, bằng nỗ lực của nó, đang cố hướng về sự tự tạo (selfformation) và noi theo khuôn mẫu được đặt cho nó trong Thiên Nhân. Sự tiến hóa hướng hạ (involution) và tiến hóa hướng thượng (evolution) của nguyên tử … tất cả đều có cùng một mục đích duy nhất: ấy là con người.”

Bạn có ghi nhận rằng ư niệm này mở ra trước mắt chúng ta cái hy vọng lớn lao ǵ hay không? Không một nguyên tử vật chất nào đang biểu lộ sự thông tuệ tiềm tàng, tính phân biện và năng lực chọn lựa, trong biết bao thiên kỷ, mà lại không muốn đạt đến giai đoạn tâm thức tiến hóa hơn mà chúng ta gọi là giai đoạn tâm thức nhân loại. Chắc rằng lúc bấy giờ, có thể nguyên tử con người tương tự như thế tất nhiên phải tiến tới cái ǵ đó có ư thức c̣n rộng lớn hơn nữa, và sau rốt đạt đến giai đoạn phát triển của các Thực Thể Thông Linh vĩ đại mà cơ thể của các Ngài là các nguyên tử hành tinh; và cũng thế, đối với các Ngài, điều ǵ xảy ra? Ấy là đạt đến trạng thái tâm thức bao hàm tất cả mà chúng ta gọi là Thượng Đế hay Thái Dương Thượng Đế (God or the solar Logos). Chắc chắn rằng giáo lư này hợp lư và thực tiễn. Huấn thị huyền linh cổ xưa có dạy rằng “Hăy tự biết chính ngươi, v́ trong chính ngươi có đủ tất cả những ǵ cần phải biết”, vẫn c̣n là quy luật cho  đạo sinh khôn ngoan. Về mặt khoa học, nếu mỗi người trong chúng ta tự xem ḿnh như là các trung tâm lực, nắm giữ vật chất của các thể của chúng ta bên trong phạm vi kiểm soát của chúng ta, và như vậy, hoạt động qua và trong các thể đó, th́ chúng ta sẽ có một giả thuyết mà theo giả thuyết này, toàn bộ hệ thống vũ trụ (cosmic scheme) có thể giải thích được. Như Einstein gợi ư, nếu toàn thể thái dương hệ chúng ta chỉ là một h́nh cầu th́ do suy luận, người ta cho rằng đến phiên nó, bản sắc của nó đưa tới suy luận rằng, thái dương hệ đó có thể chỉ là một nguyên tử vũ trụ. Như vậy, chúng ta ắt có một vị trí bên trong một hệ thống c̣n to lớn hơn nữa và có một trung tâm mà thái dương hệ chúng ta đang quay chung quanh đó, và trong đó, nó có vai tṛ như là âm điện tử đối với nguyên tử. Chúng ta đă được các nhà thiên văn học nói cho biết rằng toàn thể thái dương hệ chúng ta có lẽ đang quay chung quanh một điểm trung ương trong bầu trời.

Như vậy, ư tưởng căn bản mà tôi t́m cách nhấn mạnh có thể được ḍ t́m ra hết, qua nguyên tử của nhà vật lư và hóa học, qua con người, qua Sự Sống đem lại năng lượng của một hành tinh, lên đến Thượng Đế, Thượng Đế của thái dương hệ chúng ta, tức Đấng Thông Tuệ hay Sự Sống vốn ẩn sau mọi biểu lộ hay sau mọi bản thể và lên đến một hệ thống vĩ đại nào đó mà ngay cả Thượng Đế của chúng ta cũng phải đóng vai tṛ của Ngài và có vị trí của Ngài trong đó. Nếu quả đúng như thế th́ thật là một bức tranh kỳ diệu. Tối nay, tôi (bà BaileyND) không thể bàn đến các phát triển khác nhau của Đấng Thông Tuệ đang làm linh hoạt tất cả các nguyên tử, mà trong một chốc, tôi sẽ đề cập đến phương pháp tiến hóa của chúng là ǵ, và theo quan điểm con người (có liên quan với chúng ta một cách chặt chẽ nhất) bao giờ cũng nên nhớ rằng, những ǵ đúng đối với bất cứ nguyên tử nào cũng đều đúng ở mức độ lớn hay nhỏ đối với tất cả.

Khi xem xét một cách bao quát các nguyên tử của thái dương hệ, kể cả chính thái dương hệ, có hai điều đáng chú ư: thứ nhất là sự sống mănh liệt và sự hoạt động của chính nguyên tử, và năng  lượng nguyên tử bên trong của nó; thứ hai là sự tương tác của nó với các nguyên tử khác  đẩy một số và hút một số khác. Có lẽ lúc bấy giờ, từ các sự kiện này, chúng ta có thể suy ra rằng phương pháp tiến hóa cho mỗi nguyên tử là do hai nguyên nhân: sự sống nội tại của chính nguyên tử và sự tương tác của nguyên tử đó với các nguyên tử khác. Hai giai đoạn này lộ rơ trong sự tiến hóa của nguyên tử con người. Giai đoạn thứ nhất được Đức Christ nhấn mạnh khi Ngài nói: “Thiên giới ở trong ngươi”, như vậy, chỉ ra tất cả các nguyên tử của con người đối với trung tâm của sự sống hay năng lượng bên trong chính chúng và chỉ cho chúng rằng chúng phải mở rộng và phát triển từ và qua trung tâm đó. Mỗi người trong chúng ta đều có ư thức về bản thể được tập trung trong chính ḿnh; y xem xét mọi sự việc theo quan điểm riêng của ḿnh và các biến cố bên ngoài hầu hết đều đáng để ư chừng nào mà chúng c̣n liên hệ đến chính y. Chúng ta bàn đến các sự việc khi chúng có ảnh hưởng đến chúng ta về mặt cá nhân, và tất cả những ǵ xảy ra cho những kẻ khác ở một giai đoạn tiến hóa nào đó của chúng ta chỉ quan trọng khi nó liên quan đến chính chúng ta. Đó là giai đoạn hiện tại của nhiều người và là đặc trưng của đa số; đó là giai đoạn mà chủ nghĩa cá nhân lên đến cực độ và trong giai đoạn này, ư niệm về “Cái Ngă” có tầm mức rất quan trọng. Nó bao hàm nhiều hoạt động nội tại.

Cách thứ hai mà nguyên tử con người phát triển là nhờ sự tương tác của nó với mọi nguyên tử khác và đây là một điều chỉ mới bắt đầu hé mở lên trí tuệ con người và bắt đầu khoác lấy tầm quan trọng đúng mức của nó. Chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu được ư nghĩa tương đối của sự cạnh tranh (competition) và của sự hợp tác (cooperation) và sắp sửa nhận thức được rằng chúng ta không thể sống một cách ích kỷ và tách rời tập thể mà chúng ta có một vị trí trong đó; chúng ta đang bắt đầu học được rằng nếu huynh đệ bị giữ lại và không tiến tới được, và nếu các nguyên tử khác của con người không rung động theo tập thể th́ mọi nguyên tử trong cơ thể  đều chịu ảnh hưởng. Không một ai trong chúng ta trở nên hoàn hảo nếu tất cả những đơn vị khác chưa đạt được mức phát triển hoàn hảo nhất và đầy đủ nhất.

Tuần tới tôi sẽ bàn rộng thêm một ít về đề tài này khi tôi đề cập đến vấn đề kiến tạo h́nh hài. Tối nay, tôi chỉ t́m cách đưa bài thuyết tŕnh này đến một kết luận để cho ư thức của bạn có được sự nhận thức về vị trí mà mỗi người chúng ta nắm giữ trong kế hoạch chung, để cho phép chúng ta hiểu được sự quan trọng của mối tương tác diễn ra giữa tất cả các nguyên tử. Tôi t́m cách nêu ra sự cần thiết trong việc t́m ra cho chính chúng ta vị trí của chúng ta trong nhóm mà đương nhiên chúng ta thuộc vào (trong nhóm này, chúng ta ở dưới h́nh thức các âm điện tử đối với điện tích dương) và kế đó, để cho chúng ta tiếp tục thi hành công việc của chúng ta bên trong nguyên tử to lớn đó, tức là tập thể.

Điều này làm cho toàn bộ giả thuyết không phải chỉ là một giấc mơ hoang tưởng mà là một lư tưởng thực sự hữu ích. Nếu quả thật là tất cả các tế bào của cơ thể chúng ta, thí dụ thế, đều là các điện tử mà chúng ta giữ cho kết chặt chung lại với nhau, và nếu chúng ta là yếu tố đem năng lượng bên trong h́nh hài vật chất th́ việc chúng ta nhận thức được sự kiện đó là vô cùng quan trọng và liên quan một cách đúng đắn và một cách khoa học với các h́nh hài này và các nguyên tử của chúng. Điều này bao hàm việc chăm sóc xác thân một cách thích hợp và đáp ứng khôn khéo với mọi sự năng nổ của chúng ta đối với công việc phải làm và đối với bản chất của mục tiêu (objective) chúng ta. Cần phải vận dụng sáng suốt tập hợp các tế bào vốn là vận cụ của chúng ta và là phạm vi biểu lộ của chúng ta. Đây là một điều mà cho đến nay chúng ta ít biết đến. Khi tư tưởng này được khai triển ra và con người được nhận biết như là một trung tâm lực th́ thái độ của con người đối với công việc và cách sống của họ sẽ được thay đổi từ căn bản. Thí dụ, quan điểm của giới y học sẽ thay đổi, và con người sẽ nghiên cứu các phương pháp đúng để sử dụng năng lượng. Bệnh tật do thiếu hiểu biết sẽ không c̣n tồn tại nữa, các phương pháp chuyển  thần lực sẽ được nghiên cứu và tuân theo. Lúc bấy giờ, chúng ta sẽ thực sự là các nguyên tử sáng suốt  một điều mà cho đến nay, chúng ta vẫn chưa làm được.

Lại nữa, chúng ta sẽ không những chỉ thực hành trong việc vận dụng các thể vật chất của chúng ta, bởi v́ chúng ta hiểu được cấu tạo của chúng, mà chúng ta sẽ, một cách hữu thức, t́m thấy chỗ đứng của chúng ta bên trong nhóm và hướng năng lượng của chúng ta vào việc làm lợi cho tập thể, chứ không phải như hiện giờ, vào việc tăng tiến các mục đích riêng của chúng ta. Nhiều nguyên tử không những chỉ có sự sống nội tại của riêng chúng mà c̣n phát xạ ra nữa, và khi tính phóng xạ dần dần được hiểu rơ th́ việc nghiên cứu con người với vai tṛ là một trung tâm phát xạ linh hoạt cũng sẽ xuất hiện. Ngày nay, chúng ta đang đứng bên lề của các khám phá kỳ diệu: chúng ta đang ở gần sự tổng hợp kỳ diệu của tư tưởng của thế giới; chúng ta đang tiến tới thời kỳ mà khoa học và tôn giáo sẽ đi đến chỗ giúp đỡ lẫn nhau, và khi đó, triết học cũng sẽ đưa thêm phần đóng góp (quota) của nó vào việc t́m hiểu chân lư.

Việc sử dụng trí tưởng tượng sẽ thường xuyên mở ra một tầm nh́n kỳ diệu, và nếu sự tưởng tượng này được dựa vào các điều thiết yếu và bắt đầu bằng một giả thuyết hợp lư, có thể nó sẽ đưa chúng ta đến việc giải đáp một số các bí nhiệm và các vấn đề mà hiện nay đang làm cho thế giới lo lắng. Đối với chúng ta, nếu các sự việc có bí hiểm và không giải thích được, có lẽ không phải v́ Thực Thể Thông Linh vĩ đại đó, Ngài đang biểu lộ qua hành tinh chúng ta và đang thể hiện thiên ư và thiên cơ rơ ràng, giống như bạn và tôi đang thể hiện trong các kiếp sống của chúng ta. Đôi khi chúng ta đưa xác thân chúng ta vào các t́nh huống khó xử và gây ra các khó khăn liên quan đến nó, làm cho cả hai đều đau khổ và phiền muộn; cứ coi như là giả thuyết mà chúng ta đang dựa vào đó, do đó, có thể là hợp lư khi phỏng đoán rằng Đấng Thông Tuệ vĩ đại của hành tinh chúng ta cũng đang đưa toàn thể biểu lộ của  Ngài (thể này bao gồm gia đ́nh nhân loại) vào các t́nh huống vốn đang gây phiền toái cho các nguyên tử. Chắc chắn có thể là điều hợp lư khi giả định rằng cái bí nhiệm của tất cả những ǵ mà chúng ta thấy được chung quanh ta có thể ẩn tàng trong ư chí và mục tiêu sáng suốt của Sự Sống vĩ đại đó, Đấng đang hoạt động qua hành tinh chúng ta, giống như con người đang hoạt động qua trung gian thể xác của con người, và, tuy thế, chính Ngài chỉ là một nguyên tử bên trong một lĩnh vực c̣n rộng lớn hơn nữa, do Thái Dương Thượng Đế ngự trị, Đấng Thông Tuệ sau này là toàn thể tất cả các sự sống thứ yếu.

BÀI THUYẾT TR̀NH III

Sự Tiến Hóa Của H́nh Hài Hay Tiến Hóa Tập Thể

 Tối nay, tôi muốn bàn rộng về ư niệm căn bản của đơn vị tâm thức hay của trí tuệ như đă được khai triển phần nào trong bài thuyết tŕnh tuần qua, đồng thời mở rộng ư niệm thêm nữa. Như đă nói, mọi cuộc tiến hóa đều diễn tiến từ thuần trạng qua dị trạng (heterogeneity), lần nữa trở về thuần trạng (homogeneity) và điều đó đă được nêu ra như sau:

“Sự tiến hóa là bước tiến triển không ngừng gia tốc của mọi phần tử (particles) trong vũ trụ, cùng một lúc, bằng một lối đi được gieo bằng sự hủy diệt nhưng không bị gián đoạn và không ngưng nghỉ, vũ trụ này đưa mọi phần tử đó, từ nguyên tử vật chất đến tâm thức đại đồng, trong đó, sự toàn năng và toàn tri được nhận thức: tóm lại, đưa đến việc nhận thức đầy đủ về Tính Tuyệt Đối của Thượng Đế.”

Việc này tiếp diễn từ các đa dạng hóa rất tỉ mỉ mà chúng ta gọi là các phân tử (molecules) và nguyên tử (atoms) lên đến tập hợp của chúng khi chúng được kiến tạo thành h́nh hài và qua việc kiến tạo các h́nh hài này, tiếp tục thành các h́nh hài lớn hơn, cho đến khi bạn có một thái dương hệ toàn vẹn. Tất cả đều tiến triển theo thiên luật, và cùng các định luật căn bản này chi phối sự tiến hóa của nguyên tử dưới h́nh thức sự tiến hóa của một thái dương hệ. Đại vũ trụ lặp lại chính nó trong con người, tức tiểu vũ trụ, và lần nữa, tiểu vũ trụ lại phản chiếu trong mọi nguyên tử nhỏ hơn. Các nhận xét này và bài thuyết tŕnh trước đây, chính chúng đều có liên quan trước tiên với biểu lộ vật chất của một thái dương  hệ, nhưng tôi sẽ t́m cách nhấn mạnh vào các bài nói chuyện sau này của chúng ta, chủ yếu vào những ǵ mà chúng ta có thể gọi là sự tiến hóa tâm linh, hay là việc chứng minh từ từ và khai mở tiến hóa của trí tuệ hay tâm thức chủ quan ẩn sau biểu lộ ra ngoại cảnh. Như thường lệ, chúng tôi sẽ chia bài thuyết giảng này thành bốn phần nhỏ: trước nhất, chúng ta sẽ chọn đề tài về diễn tŕnh tiến hóa, mà trong trường hợp đặc biệt này là sự tiến hóa của h́nh hài, hay là nhóm; kế đó là phương pháp phát triển nhóm; kế đến, chúng ta sẽ xem xét các giai đoạn vốn được noi theo trong chu kỳ tiến hóa, và sau rốt, chúng ta sẽ kết thúc bằng một cố gắng thực hành và gom các kết luận của chúng ta thành một bài học nào đó để áp dụng cho đời sống hằng ngày.

Điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là xem vấn đề h́nh hài thực sự là ǵ. Nếu lật ra một quyển tự điển, chúng ta thấy từ ngữ đó được định nghĩa như sau: “H́nh thể hay dạng thức bên ngoài của một thân thể”. Trong định nghĩa này, người ta nhấn mạnh vào tính chất bên ngoài của nó, vào tính chất hữu h́nh và biểu lộ ra ngoài của nó. Tư tưởng này cũng được lộ ra nếu ư nghĩa gốc của thuật ngữ “biểu lộ” (“manifestation”) được khảo sát cẩn thận. Nó xuất phát từ hai chữ La tinh, có nghĩa “chạm đến hay vận dụng bằng tay” (‘manus’, bàn tay, ‘fendere’, chạm đếnto touch), và bấy giờ, ư tưởng được đưa vào trí chúng ta là ư tưởng gồm ba phần, đó là những ǵ biểu lộ là những ǵ có thể cảm nhận được (felt), tiếp xúc được (contacted) và nhận thức được (realised) như là hữu h́nh. Tuy nhiên, trong cả hai cách diễn dịch này, cái phần quan trọng nhất của quan niệm bị bỏ sót, và chúng ta phải t́m ở nơi khác để có được định nghĩa đúng hơn. Theo ư tôi, Plutarch1 gợi được ư tưởng về sự biểu lộ của h́nh hài chủ quan qua trung gian của h́nh hài khách quan theo một cách thức rơ ràng hơn là tự điển. Ông nói:

1 Plutarch (Pháp: Plutarque ?50?125) một văn sĩ Hy Lạp, nổi tiếng với tác phẩm Parallel Lives. (ND)

“Một ư tưởng (idea) là một hữu thể vô h́nh thể (being incorporeal) tự nó không có sự sống (subsistence), nhưng mang lại h́nh (figure) và dạng (form) cho vật chất không có h́nh dạng (shapeless matter) và trở thành nguyên nhân của biểu lộ.” Ở đây, bạn có một câu rất lư thú và là câu có ư nghĩa huyền linh thực sự. Đó là một câu sẽ đáp ứng được việc nghiên cứu và xem xét cẩn thận v́ nó biểu hiện cho một ư niệm vốn không những có liên quan với sự biểu lộ nhỏ, tức nguyên tử của nhà hóa học và nhà vật lư học mà c̣n của mọi h́nh hài vốn nhờ chúng mà được tạo thành, kể cả biểu lộ của con người và của Thượng Đế của một thái dương hệ, Sự Sống vĩ đại đó, vốn bao hàm tất cả, tức Toàn Linh Trí, trung tâm năng lượng rung động đó và tâm thức hàm chứa vĩ đại đó mà chúng ta gọi là Thượng Đế (God) hay Thần Lực (Force) hay Ngôi Lời (Logos), Đấng Hiện Tồn (the Existence) đang tự biểu lộ qua trung gian của thái dương hệ.

Trong Thánh Kinh Cơ Đốc giáo, Thánh Paul, trong một thư gởi cho Giáo Hội ở Ephesus, cũng xác nhận cùng ư tưởng đó. Trong chương hai của Thư Epistle gởi cho tín hữu, ông nói: “Chúng ta là cánh tay nghề (workmanship) của Ngài.” Theo nghĩa đen, dịch đúng từ Hy Lạp là: “Chúng ta là vần thơ (poem) hay ư tưởng (idea) của Ngài”, và tư tưởng trong trí của vị tông đồ này là tư tưởng qua trung gian của mọi sự sống con người hay là toàn thể các sự sống đang tạo thành một thái dương hệ, qua h́nh hài, dù là h́nh hài ǵ đi nữa, Thượng Đế đang thể hiện một ư tưởng, một ư niệm đặc thù hay bài thơ tỉ mỉ. Một người là một tư tưởng được thể hiện và đây cũng là quan niệm tiềm tàng trong định nghĩa của Plutarch. Trong đó, bạn có trước tiên ư tưởng về thực thể hữu ngă thức, kế đó, bạn phải nhận biết được ư tưởng hay mục tiêu mà thực thể đó đang t́m cách biểu lộ, và sau rốt, bạn có thân thể hay h́nh hài vốn là kết quả tiếp nối nhau.

Thuật ngữ Logos, được diễn dịch như là Ngôi Lời (Word), thường được dùng trong Tân Ước khi nói đến Thượng Đế (Deity).  Trong chương một của Phúc Âm, Thánh John có các lời sau:

“Thoạt tiên là Ngôi Lời, Ngôi Lời ở với Thượng Đế (God) và Ngôi Lời là Thượng Đế”. Chúng ta hăy xem xét trong phút chốc ư nghĩa của cách diễn tả. Dịch theo sát nghĩa là “Ngôi Lời” và được định nghĩa như là “làm lộ ra bên ngoài một ư tưởng ẩn giấu”. Thí dụ, nếu bạn chọn bất cứ danh từ nào hay một từ ngữ nào tương đương và nghiên cứu ư nghĩa bên ngoài nào của nó, bạn sẽ thấy rằng luôn luôn có một tư tưởng rơ rệt được gợi ra trong trí, liên quan đến mục tiêu, ư định hay có lẽ một ư niệm trừu tượng nào đó. Nếu cùng phương pháp nghiên cứu này có thể được nới rộng để bao gồm ư tưởng về Thượng Đế hay Ngôi Lời th́ nhiều ánh sáng có thể đến cho vấn đề trừu tượng này đối với sự biểu lộ của Thượng Đế, Đấng Thông Tuệ trung ương, nhờ h́nh hài vật chất, cho dù chúng ta thấy Ngài được biểu lộ qua h́nh hài vô cùng nhỏ của nguyên tử hóa học hay thể xác vô cùng lớn của Ngài mà chúng ta gọi là một thái dương hệ.

Trong bài giảng tuần qua, chúng ta thấy rằng có một điều có thể khẳng định được về tất cả các nguyên tử, và các nhà khoa học khắp nơi đều đi đến nhận thức về tính chất phân biệt duy nhất. Chúng đă tỏ ra có các dấu hiệu của trí tuệ và một h́nh thức thông minh sơ đẳng. Các nguyên tử tỏ ra có tính phân biện, năng lực chọn lựa và khả năng hút hay đẩy. Có vẻ kỳ lạ khi dùng từ ngữ trí sáng suốt (intelligence) để nói đến một nguyên tử hóa học chẳng hạn, tuy nhiên, ư nghĩa gốc của từ ngữ này hoàn toàn biểu hiện được ư tưởng này. Nó xuất phát từ hai chữ Latin: inter, ở giữa, và legere, chọn. Do đó, “trí sáng suốt” là khả năng để suy nghĩ hay chọn lựa, để chọn lọc và để phân biện. Thực ra, đó là một điều trừu tượng, không thể giải thích nằm sau định luật lớn là định luật hút và đẩy (law of attraction and repulsion), một trong các định luật căn bản của biểu lộ. Khả năng căn bản này của trí sáng suốt tiêu biểu cho mọi chất nguyên tử và cùng chi phối việc kiến tạo các h́nh hài, hay là tập hợp các nguyên tử.

Trước đây, chúng ta có bàn đến thực chất của nguyên tử, nhưng không có cách nào xem xét việc kiến tạo thành h́nh hài của nó cả, hoặc là thành tổng số các h́nh hài mà chúng ta gọi là một giới (kingdom) trong thiên nhiên. Chúng ta đă xem xét phần nào về bản chất chính yếu của nguyên tử và tính chất đầu tiên của nó là trí sáng suốt, và chúng ta đă nhấn mạnh rằng nhờ tính chất đó mà mọi h́nh hài khác nhau, theo như chúng ta biết, đều được tạo ra  mọi h́nh hài trong giới khoáng chất, thực vật, động vật và cả giới nhân loại nữa. Trong tổng số mọi h́nh hài, bạn có toàn bộ thiên nhiên như người ta thường hiểu.

Bây giờ, chúng ta hăy nới rộng ư tưởng từ các h́nh hài cá biệt vốn tạo thành bất cứ giới nào trong bốn giới này của thiên nhiên, và xem chúng như là đang cung ứng cho một h́nh hài c̣n lớn hơn mà chúng ta gọi là chính giới đó, và như thế, xem giới đó như là một đơn vị hữu thức, tạo thành một tổng thể đồng nhất. Như vậy, mỗi giới trong thiên nhiên có thể được xem như đang tạo ra một h́nh hài mà qua đó tâm thức thuộc một loại hay đẳng cấp nào đó có thể biểu lộ. Cũng thế, tập hợp các h́nh hài động vật tạo thành h́nh hài vĩ đại hơn đó mà chúng ta đặt tên là chính giới đó, và cũng vậy, giới động vật này có vị trí của nó bên trong một cơ thể c̣n vĩ đại hơn nữa. Qua giới đó, một sự sống hữu thức có thể đang t́m cách biểu lộ, và qua tập hợp của các giới, một Sự Sống chủ quan c̣n vĩ đại hơn nữa có thể đang t́m cách biểu lộ. Trong tất cả các giới mà chúng ta đang xem xét này  tức là giới khoáng vật, thực vật, động vật và giới nhân loại  lần nữa, chúng ta có ba yếu tố hiện hữu, dĩ nhiên nó cho thấy rằng nền tảng lư luận của chúng ta là đúng:

 Thứ nhất , chính nguyên tử ban đầu (original atom) là một sự sống.

 Thứ hai, mọi h́nh hài đều được kiến tạo bằng một số lớn các sự sống, và như vậy, một tổng thể cố kết được cung cấp, qua đó một thực thể nội tâm đang hoàn thành một mục tiêu.

 Thứ ba, sự sống trung ương bên trong h́nh hài là xung lực điều khiển của nó, nguồn năng lượng của nó, xuất xứ hoạt động của nó và là những ǵ giữ cho h́nh hài qui tụ lại dưới h́nh thức một đơn vị.

Tư tưởng này có thể cũng được thể hiện có liên hệ đến con người, thí dụ vậy. Theo mục tiêu của bài thuyết tŕnh của chúng ta, con người có thể được định nghĩa như là năng lượng trung ương, sự sống hay là trí sáng suốt, con người tác động qua một biểu lộ vật chất hay h́nh hài, h́nh hài này được tạo bằng vô số các sự sống thứ yếu. Liên quan đến điều này là một hiện tượng kỳ lạ thường được ghi nhận vào lúc chết; cách đây một vài năm, một trong các cô y tá về giải phẫu khéo léo nhất ở Ấn Độ nói cho tôi biết việc này. Từ lâu, cô y tá này là một người vô thần (atheist), nhưng cô ta đă bắt đầu thắc mắc cho cái nền tảng về sự không tin tưởng của cô ta sau nhiều lần chứng kiến hiện tượng này. Cô ta nói với tôi rằng, vào lúc chết, trong nhiều trường hợp, người ta thấy được một tia chớp sáng thoát ra khỏi đỉnh đầu, và có lần, trong một trường hợp đặc biệt (trường hợp của một cô gái hiển nhiên là rất phát triển về tâm linh, đời sống rất trong sạch và rất thánh thiện), căn pḥng dường như trong một chốc được thắp sáng bằng điện vậy.

Cách đó không lâu, một lần nữa, có một vài thành viên hàng đầu của giới y khoa ở một thành phố lớn miền Trung Tây được một nhà nghiên cứu có ư muốn học hỏi, viết thư hỏi xem liệu các thành viên này có sẵn sàng tŕnh bày những ǵ mà họ đă ghi nhận được về bất cứ hiện tượng đặc biệt nào xảy ra vào lúc con người từ trần hay không. Một vài thành viên trả lời rằng họ có quan sát được một thứ ánh sáng xanh nhạt (bluish light) phát ra từ đỉnh đầu, và một hay hai người khác c̣n nói thêm rằng họ có nghe được tiếng lách tách (snap) trong vùng đầu. Trong trường hợp cuối này, chúng ta có một sự củng cố cho việc tŕnh bày của các vị Mục Sư, vào lúc có sự nới lỏng của ngân quang tuyến (silver cord) hay là sự đứt gảy của khoen từ điện (magnetic link) nối liền thực thể ngự bên trong, tức là chủ thể tư tưởng (thinker), với hiện thể biểu lộ  của nó. Trong cả hai trường hợp nói trên, có thể thấy rơ minh chứng bằng mắt về sự rút ra của ánh sáng trung ương hay sự sống, sự tan ră tiếp theo của h́nh hài và sự phân tán của vô số sự sống thứ yếu.

Do đó, dường như đối với một số người trong chúng ta, có thể có một giả thuyết hợp lư là giống như nguyên tử hóa học là một h́nh cầu nhỏ, có một nhân mang điện dương giữ cho các điện tử âm xoay chung quanh nó, cũng thế, mọi h́nh hài trong tất cả các giới của thiên nhiên đều có cấu trúc tương tự, chỉ khác nhau ở mức độ tâm thức hay là trí sáng suốt. Do đó, chúng ta có thể xem chính các giới như là biểu lộ vật chất của một sự sống chủ quan vĩ đại, và có thể bằng các bước hợp lư mà tiến đến việc nhận thức rằng mỗi đơn vị trong gia đ́nh nhân loại đều là một nguyên tử trong cơ thể của một đơn vị c̣n lớn hơn, mà trong một vài kinh sách gọi là “Thiên Nhân” (“Heavenly Man”). Như vậy, sau rốt, chúng ta đi đến quan niệm rằng thái dương hệ chỉ là một tập hợp của tất cả các giới và tất cả các h́nh hài, và là Thân Thể (Body) mà một Đấng Cao Cả đang tự biểu lộ chính Ngài qua đó, và đang sử dụng nó để thể hiện một mục tiêu rơ rệt và một ư tưởng trung ương. Trong tất cả các phần mở rộng này của giả thuyết sau cùng của chúng ta, cùng một tam bộ có thể được nhận thấy; một Sự sống hay Thực Thể Thông Linh giúp cho linh hoạt đang biểu lộ qua một h́nh hài hay một số lớn các h́nh hài và như vậy cho thấy có trí sáng suốt phân biện.

Không thể bàn đến phương pháp mà nhờ đó các h́nh hài được tạo ra, hay là không thể bàn rộng về diễn tŕnh tiến hóa mà nhờ đó các nguyên tử được kết hợp thành các h́nh hài, và chính các h́nh hài được gom lại thành một đồng nhất lớn hơn mà chúng ta gọi là một giới trong thiên nhiên. Phương pháp này có thể được tóm lược vắn tắt trong ba thời kỳ:

   Thời kỳ giáng hạ tiến hóa (involution) hay là việc lôi cuốn sự sống chủ quan vào trong vật chất, phương pháp mà nhờ đó Thực Thể ngự bên trong chiếm hữu cho chính nó các hiện thể biểu lộ.  Thời kỳ tiến hóa thăng thượng (evolution), hay là sự sống chủ quan sử dụng h́nh hài, từ từ làm cho h́nh hài hoàn thiện và sau cùng giải thoát sự sống bị giam nhốt.

 Thời kỳ tác động của định luật hút và đẩy, nhờ đó vật chất và tinh thần được kết hợp, nhờ đó sự sống trung ương thu được kinh nghiệm, mở rộng tâm thức, và, qua việc sử dụng h́nh hài đặc biệt đó, đạt được năng lực tự tri (selfknowledge) và khả năng tự chủ (selfcontrol). Tất cả đều được xúc tiến theo định luật căn bản này.

Trong mỗi h́nh hài, bạn đều có một sự sống trung tâm hay là ư niệm (idea) đi vào biểu lộ, tự dính líu ngày càng nhiều vào vật chất, sự sống này khoác lấy h́nh hài và dạng thức thích hợp cho nhu cầu của nó, sử dụng h́nh hài đó như là phương tiện biểu lộ, và kế đó  vào đúng lúc  tự giải thoát khỏi h́nh hài chung quanh ngơ hầu hoạch đắc thêm nhiều điều thích hợp cho nhu cầu của nó. Như vậy, qua mỗi mức độ của h́nh hài, tinh thần hay sự sống cứ tiến tới, cho đến khi con đường phản bổn hoàn nguyên được vượt qua và điểm xuất xứ được đạt đến. Đây là ư nghĩa của sự tiến hóa thăng thượng, đồng thời ở đây có ẩn tàng cái bí nhiệm của việc luân hồi vũ trụ. Sau rốt, Tinh thần tự thoát khỏi sắc tướng và đạt đến sự giải thoát, cộng với việc phát triển tính chất tâm linh và các mở rộng tâm thức theo từng cấp.

Chúng ta có thể xem xét kỹ các giai đoạn nhất định này và nghiên cứu đại lược các giai đoạn đó. Trong trường hợp thứ nhất, chúng ta có diễn tŕnh tiến hóa giáng hạ. Đây là giai đoạn mà trong đó, giới hạn của sự sống bên trong h́nh hài hay lớp vỏ (sheath) phát triển, đó là một diễn tiến lâu dài, chậm chạp, bao gồm hàng triệu triệu năm. Chu kỳ lớn này được mọi kiểu mẫu sự sống tham dự vào. Nó liên quan đến Sự Sống của Thái Dương Thượng Đế đang biểu lộ qua một thái dương hệ. 

Nó là một phần của chu kỳ sự sống của Hành Tinh Thượng Đế đang biểu lộ qua một bầu hành tinh như hành tinh Địa cầu của chúng ta; nó bao gồm sự sống mà chúng ta gọi là sự sống con người, và lôi cuốn vào con đường năng lượng của nó loại sự sống vô cùng nhỏ đang tác động qua một nguyên tử của hóa học. Đó là tiến tŕnh biến dịch (becoming, thay đổi) vĩ đại và là những ǵ làm cho sự sống và chính bản thể có thể xuất hiện. Giai đoạn giới hạn này, với sự giam nhốt từ từ tăng lên, và với việc luôn luôn ch́m sâu vào vật chất, được nối tiếp bằng quá tŕnh thích nghi, trong đó, sự sống và sắc tướng trở nên có liên hệ vô cùng mật thiết với nhau, và tiếp theo sau sự liên hệ mật thiết này là giai đoạn mà trong đó mối liên hệ bên trong trở nên hoàn hảo. Lúc bấy giờ, h́nh hài trở nên thích hợp với các nhu cầu của sự sống và có thể được sử dụng. Kế đó, khi sự sống bên trong phát triển và mở rộng, nó được đi song song bằng sự cằn cỗi (crystallisation) của h́nh hài, vốn không c̣n đủ làm phương tiện biểu lộ nữa. Theo sau sự cằn cỗi đó, chúng ta có thời kỳ băng hoại (disintegration). Sự hạn chế, sự thích nghi, sự vận dụng, sự cằn cỗi và sự băng hoại, đây là các giai đoạn nằm trong đời sống của một thực thể, hay ư tưởng được thể nhập với mức độ lớn hoặc nhỏ, vốn t́m cách biểu lộ qua vật chất.

Chúng ta hăy đưa tư tưởng này đến liên kết với con người. Tiến tŕnh hạn chế có thể được nh́n thấy trong việc chiếm hữu một thể xác và trong thời kỳ bất trị này, khi con người đầy dục vọng, khao khát, mong mỏi và các lư tưởng mà y dường như không thể biểu lộ hay không thể thoả măn được.

Kế đến là giai đoạn thích nghi, trong giai đoạn này, con người bắt đầu sử dụng những ǵ y có được và biểu lộ chính ḿnh tới mức tối đa qua trung gian của vô số các sự sống thứ yếu và trí sáng suốt đang tạo thành thể xác, thể t́nh cảm và thể trí. Y cấp năng lượng cho ba thể của y, bắt nó thi hành các mệnh lệnh của ḿnh và làm tṛn các mục tiêu của ḿnh, như thế, xúc tiến kế hoạch của ḿnh, dù là dành cho thiện hoặc ác. Điều này được thành công nhờ giai  đoạn mà trong đó, y sử dụng h́nh hài chừng nào mà trong y có được và xảy ra những ǵ mà ta gọi là sự trưởng thành (maturity). Sau cùng, trong các giai đoạn sau của sự sống, chúng ta có sự cằn cỗi của h́nh hài và con người nhận thức được sự khiếm khuyết bất toàn của ḿnh. Kế đến là sự giải thoát vui sướng mà chúng ta gọi là sự chết, thời điểm trọng đại mà “tinh thần trong ngục tù” thoát khỏi các bức tường giam nhốt của xác thân ḿnh. Các ư tưởng của chúng ta về cái chết đă sai lầm; chúng ta đă nh́n vào cái chết như là mối khủng khiếp to tát sau cùng, trong khi trong thực tế, đó là sự vượt thoát lớn lao, lối vào một phạm vi hoạt động sung măn hơn và cách giải thoát sự sống ra khỏi các hiện thể bị cằn cỗi và một h́nh hài không c̣n thích hợp nữa.

Các ư tưởng nào tương tự với các ư tưởng này có thể được mở rộng ra liên quan đến tất cả mọi h́nh hài chứ không phải chỉ liên quan với các h́nh thái có dính líu tới xác thân của một người mà thôi. Các ư tưởng này có thể áp dụng được cho các h́nh thức cai trị, các h́nh thức tôn giáo và cả các h́nh thức của tư tưởng khoa học hay triết học nữa. Nó có thể được nhận thấy đang tác động theo một cách đặc biệt lư thú trong chu kỳ mà chúng ta đang sống này. Mọi sự việc đang ở t́nh trạng thay đổi liên tục; trật tự cũ xưa đă thay đổi, giai đoạn chuyển tiếp đang phát triển. Trong mọi ngành tư tưởng (deparment of thought), các h́nh thức cũ xưa đang tan biến dần, nhưng chỉ trong trật tự mà sự sống đă cống hiến cho chúng có thể thoát ra được và kiến tạo cho chính nó những ǵ sẽ vừa ư và thích hợp hơn. Thí dụ, lấy h́nh thức tôn giáo cổ của Cơ Đốc giáo. Ở đây tôi khuyên bạn đừng nên hiểu lầm tôi. Tôi không t́m cách chứng minh rằng tinh thần của Cơ Đốc giáo là không thích hợp và tôi không t́m cách chứng minh rằng các chân lư đă được thử nghiệm và được chứng minh là đúng của tôn giáo này đều sai lầm. Tôi chỉ cố gắng nêu ra rằng cái h́nh thức mà tinh thần t́m cách tự biểu lộ qua đó đă giúp ích được một phần nào cho mục tiêu của nó và đang tỏ ra là có giới hạn. Cùng các chân lư lớn này, và cùng các ư tưởng căn bản này đ̣i hỏi có một phương tiện  truyền bá thích hợp hơn để tác động qua đó. Vào lúc này, các nhà tư tưởng Cơ Đốc giáo cần phân biệt một cách rất cẩn thận giữa các chân lư chính yếu của Cơ Đốc giáo với h́nh thức cằn cỗi của thần học. Sức thôi thúc sống động đă được Đức Christ đưa ra. Ngài đă tŕnh bày các chân lư vĩnh cửu và vĩ đại này, đưa chúng ra dưới h́nh thức thích hợp để đáp ứng với nhu cầu của một thế giới đầy đau khổ. Các chân lư đó bị hạn chế bởi h́nh thức, và trong một giai đoạn dài ở dưới h́nh thức đó (tức là h́nh thức triết lư và giáo điều của tôn giáo), chúng dần dần phát triển và thành h́nh. Nhiều thế kỷ nối tiếp, trong đó h́nh thức và sự sống dường như được thích nghi với nhau, và các lư tưởng Cơ Đốc giáo tự biểu lộ qua trung gian của h́nh thức đó. Giờ đây, giai đoạn cằn cỗi đă bắt đầu, và tâm thức Cơ Đốc giáo mở rộng đang t́m thấy các giới hạn của các nhà thần học là không thích đáng và bị hạn chế. Cấu trúc to tát của các giáo điều và các học thuyết do giáo hội và các nhà thần học của các thời đại tạo dựng lên hiển nhiên phải tan ră, nhưng chỉ trong trật tự mà sự sống bên trong có thể né tránh (escape), tạo ra cho chính nó một phương tiện biểu lộ tốt đẹp hơn và thỏa đáng hơn, và như thế đạt được tiêu chuẩn mong đợi cho nhiệm vụ mà nó được phó thác.

Trong các trường phái tư tưởng khác nhau ở khắp nơi, người ta cũng thấy sự việc giống như thế. Tất cả các trường phái tư tưởng này đều đang diễn tả một ư tưởng nào đó, bằng một h́nh thức đặc biệt, hay là một tập hợp các h́nh thức, và chúng ta cần nhớ rằng sự sống tam phân ở sau mọi h́nh hài, tuy thế, chỉ là Một, mặc dù các phương tiện biểu lộ th́ nhiều, và bao giờ cũng tỏ ra không c̣n thích hợp theo thời gian qua.

Vậy th́ mục đích nằm đàng sau của tiến tŕnh kiến tạo h́nh hài không ngừng này và sự kết hợp của các h́nh hài thứ yếu này là ǵ? Lư do của tất cả mọi điều đó là ǵ? Và điều ǵ sẽ chứng minh là mục tiêu? Chắc chắn đó là sự phát triển của tính chất, sự bành trướng của tâm thức, sự phát triển của khả năng nhận thức, sự sản  sinh các năng lực của tâm hay là linh hồn, sự tiến hóa của trí tuệ. Chắc chắn đó là sự minh chứng từ từ của ư niệm hay mục tiêu căn bản mà Thực Thể Thông Linh vĩ đại, được chúng ta gọi là Logos hay Thượng Đế (God), đang tác động qua thái dương hệ. Đó là minh chứng của tính chất tâm thông của Ngài, v́ Thượng Đế là Bác Ái sáng suốt, và việc làm tṛn mục tiêu đă định của Ngài, v́ Thượng Đế là Ư Chí bác ái sáng suốt.

Đối với tất cả các cấp và các kiểu mẫu nguyên tử khác nhau đều có một mục tiêu và cũng là mục đích. Có một mục tiêu cho nguyên tử hóa học; có một mức độ thành tựu cho nguyên tử của con người và con người; một ngày nào đó, nguyên tử của hành tinh này cũng sẽ biểu lộ mục tiêu căn bản của nó, và một ngày nào đó, Ư Tưởng vĩ đại đang ẩn sau thái dương hệ sẽ được tiết lộ. Trong một vài giây phút nghiên cứu ngắn ngủi, chúng ta có thể có được một ư kiến vững chắc về mục tiêu đó có thể là ǵ không? Có lẽ chúng ta có thể có được một ư tưởng rộng răi, khái quát nào đó nếu chúng ta bắt đầu giải quyết vấn đề với sự tôn kính và bén nhạy đầy đủ của quan điểm, luôn luôn ghi nhớ một cách cẩn thận rằng chỉ có kẻ vô minh mới vơ đoán và chỉ có kẻ thiếu sáng suốt mới bàn đến chi tiết khi xem xét các chủ đề tuyệt diệu này.

Chúng ta đă thấy rằng nguyên tử hóa học chẳng hạn, tỏ ra có tính chất sáng suốt; nó biểu lộ dấu hiệu của trí phân biện và khả năng chọn lựa một cách thô sơ. Như vậy, các sự sống vô cùng bé nhỏ bên trong h́nh hài nguyên tử đang biểu lộ tính chất tâm linh. Lúc đó, nguyên tử được tạo thành mọi h́nh hài khác nhau vào mọi lúc và mọi giai đoạn khác nhau, và mỗi lần như vậy, nó thu lượm được ít nhiều tùy theo sức mạnh và sự sống của thực thể đang làm linh hoạt (ensouls) h́nh hài đó và bảo toàn cho tính đồng nhất của nó. Lấy thí dụ nguyên tử cấu tạo một h́nh hài trong giới khoáng thạch, không những nó có được tính phân biện, chọn lọc, mà c̣n có tính uyển chuyển nữa. Kế đó, trong giới thực vật, cả hai tính chất này đều xuất hiện, nhưng một tính chất cũng được t́m thấy mà chúng ta có thể gọi là cảm giác thuộc loại sơ khai. Trí sáng suốt  vừa bắt đầu của nguyên tử đă thu lượm được chút ǵ đó trong giai đoạn chuyển tiếp từ h́nh hài này đến h́nh hài khác, từ giới này đến giới khác. Sự đáp ứng với tiếp xúc và hiểu biết tổng quát của nó đă tăng lên. Khi nghiên cứu về sự tiến hóa của tâm thức, chúng ta có thể đưa nghiên cứu này đến mức tỉ mỉ hơn. Tất cả những ǵ tôi cố gắng làm trong tối nay là chứng minh rằng trong giới thực vật, h́nh hài được tạo nên bằng các nguyên tử không những tỏ ra có trí sáng suốt biết phân biện và biết co dăn mà c̣n có thể có cảm giác nữa, hay có những ǵ mà trong giới thực vật , tương ứng với xúc cảm hay xúc động, xúc động đó chỉ là t́nh thương đơn sơ. Kế tiếp, chúng ta có giới động vật, trong đó, các h́nh hài động vật không những chỉ biểu lộ các tính chất trên mà đối với chúng là bản năng được đưa thêm vào, hay là những ǵ mà một ngày nào đó sẽ nở rộ thành trí tuệ. Sau cùng, chúng ta đi tới con người. Con người biểu lộ tất cả các tính chất này ở một mức lớn hơn nhiều, v́ giới thứ tư chỉ là đại thiên địa đối với ba giới thấp. Con người biểu lộ hoạt động sáng suốt, con người có khả năng xúc cảm hay yêu thương và c̣n có thêm một yếu tố khác nữa, yếu tố ư chí sáng suốt. Con người là thượng đế của hệ thống nhỏ bé của riêng ḿnh. Con người không những có ư thức mà c̣n có ngă thức nữa. Giống như Thượng Đế, con người tạo ra thể biểu lộ của chính ḿnh, chỉ ở một mức độ nhỏ bé mà thôi. Con người kiểm soát hệ thống nhỏ bé của ḿnh bằng định luật hút và đẩy vĩ đại như Thượng Đế đang làm, con người cấp năng lượng cho hệ thống đó và tổng hợp bản chất tam phân của ḿnh thành một đơn vị cố kết. Con người là ba trong một và một trong ba giống như là Thượng Đế.

Có một tương lai cho mọi nguyên tử trong thái dương hệ. Trước mỗi cực vi tử (ultimate atom) có ẩn tàng một mục tiêu kỳ diệu, và với vô lượng thời (aeons) trôi qua, sự sống đang làm linh hoạt nguyên tử đó sẽ vượt qua tất cả các giới khác nhau của thiên nhiên cho đến khi nó t́m thấy mục tiêu của nó trong giới nhân loại.

Bây giờ, ư tưởng này có thể được bàn rộng thêm một ít, và chúng ta có thể xem rằng Đấng vĩ đại vốn là Sự Sống đang làm linh hoạt hành tinh và là Đấng đang nắm giữ tất cả các giới khác nhau của thiên nhiên trong tâm thức của Ngài. Sự thông tuệ của Ngài như nó đáng làm linh hoạt toàn thể tất cả các nhóm và các giới, phải chăng không thể là mục tiêu cho con người, nguyên tử con người? Có lẽ theo sự tiến triển của thời gian, phạm vi nhận thức của Ngài hiện nay có thể cũng là nhận thức của chúng ta, và đối với Ngài, cũng như đối với tất cả các Đấng Cao Cả vĩ đại khác đang làm linh hoạt các hành tinh của thái dương hệ, có thể có việc đạt đến mức độ tâm thức phi thường vốn là đặc điểm của Đấng vĩ đại, Ngài là Sự Sống làm linh hoạt thái dương hệ. Có thể không đúng là trong số các mức độ tâm thức khác nhau, trải dài, thí dụ, từ nguyên tử của nhà hóa học và nhà vật lư, lên đến Thượng Đế của thái dương hệ, không có cái lổ hổng và không có các chuyển tiếp bất ngờ, mà bao giờ cũng có một bành trướng từ từ và một tiến hóa dần dần từ một h́nh thức biểu lộ sáng suốt này đến h́nh thức khác, và luôn luôn sự sống bên trong h́nh hài tăng thêm phẩm chất nhờ kinh nghiệm.

Khi chúng ta gắn chặt ư tưởng này vào trong tâm thức chúng ta, khi chúng ta hiểu rơ rằng có một mục tiêu và phương hướng ẩn dưới mọi sự vật, khi chúng ta nhận thức được rằng không có một sự việc đơn thuần nào xảy ra mà không phải là hậu quả của ư chí hữu thức của một thực thể nào đó, và nhận thức được rằng tất cả những ǵ xảy ra đều có một mục tiêu và đích nhắm rơ rệt, th́ bấy giờ, chúng ta có được manh mối cho chính chúng ta, và cho tất cả những ǵ mà chúng ta thấy đang xảy ra chung quanh chúng ta trên thế giới. Thí dụ, nếu chúng ta hiểu được rằng chúng ta tạo nên và chăm sóc thể xác chúng ta, rằng chúng ta kiểm soát bản chất t́nh cảm của chúng ta và có trách nhiệm cho sự phát triển tâm trí của chúng ta, nếu chúng ta hiểu rằng chúng ta là các yếu tố cấp năng lượng trong cơ thể chúng ta và rằng khi chúng ta rút ra khỏi các thể này th́ chúng tan ră và rơi ra từng mảnh, th́ bấy giờ có lẽ  chúng ta có được manh mối cho những ǵ mà Đấng đang làm linh hoạt hành tinh có thể đang làm khi Ngài tác động qua h́nh hài của mọi thứ loại (các lục địa, các nền văn minh, các tôn giáo và các tổ chức) trên địa cầu này; cho những ǵ đă diễn ra trên nguyệt cầu mà giờ đây là một h́nh hài đang tan ră, cho những ǵ sẽ xảy ra trong thái dương hệ khi Thượng Đế triệt thoái ra khỏi những ǵ mà đối với Ngài, chỉ là biểu lộ tạm thời.

Bây giờ, chúng ta hăy áp dụng thực hành các tư tưởng này. Hiện nay, chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà tất cả các h́nh tư tưởng dường như đều sụp đổ, trong đó, đời sống tôn giáo của con người không c̣n theo đúng bản chất của nó nữa, trong đó giáo điều và đủ loại học thuyết đều bị chỉ trích. Nhiều h́nh thức xưa cũ của tư tưởng khoa học cũng đang tan vỡ và các nền móng của các triết lư cổ xưa dường như bị lung lay. Số phận chúng ta bị đặt vào một trong các giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử thế giới, một giai đoạn được đặc trưng bởi việc sụp đổ của các quốc gia, sự vỡ tan của các mối liên hệ và ràng buộc cũ xưa và sự đổ vỡ sắp xảy ra ở bên ngoài của nền văn minh. Chúng ta cần tự động viên chính chúng ta bằng cách nhớ rằng mọi điều này xảy ra chỉ v́ sự sống bên trong các h́nh hài này đang trở nên mạnh đến nỗi sự sống thấy các h́nh hài đó như là ngục tù và hạn chế. Chúng ta phải nhớ lại rằng giai đoạn chuyển tiếp này là lúc có sự hứa hẹn lớn lao nhất mà thế giới đă từng chứng kiến. Không có chỗ cho nỗi bi quan và thất vọng mà chỉ có sự lạc quan sâu xa nhất. Ngày nay, nhiều người bị bối rối và quẩn trí v́ các nền tảng dường như bị xáo trộn, các cấu trúc được dựng lên cẩn thận và được ưa thích sâu đậm của các tư tưởng và niềm tin tôn giáo và của t́m ṭi triết học dường như có nguy cơ ngă nhào, tuy nhiên, nỗi lo lắng của chúng ta xảy đến chỉ v́ chúng ta bận tâm quá nhiều với sắc tướng và bận rộn quá nhiều với cái ngục tù của chúng ta, nếu sự đổ vỡ này bắt đầu là chỉ để cho sự sống có thể tạo cho chính nó các h́nh hài mới để nhờ đó mà tiến hóa. Công việc của Đấng Hủy Diệt cũng nhiều  bằng công việc của Thượng Đế với vai tṛ công việc của Đấng Kiến Tạo, và vị thần hủy diệt vĩ đại phải nghiền và xé nhỏ các h́nh hài ngơ hầu công việc của thần xây dựng có thể trở thành khả thi, và tinh thần có thể tự biểu lộ một cách đầy đủ hơn.

Đối với nhiều người trong chúng ta, các ư tưởng này có thể dường như mới lạ, kỳ quái và không thể biện minh được (untenable). Cho dù nếu chúng chỉ là các giả thuyết đi nữa, chúng cũng tỏ ra lư thú và mang lại cho chúng ta một manh mối khả hữu đưa đến cái huyền vi. Chúng ta thấy các nền văn minh bị sụp đổ, chúng ta thấy các cơ cấu tôn giáo bị lung lay, chúng ta thấy các triết lư bị công kích không đường chống trả, chúng ta cũng thấy các nền móng của khoa học vật chất bị lung lay. Tuy nhiên, sau rốt, các nền văn minh là ǵ? Các tôn giáo là ǵ? Các giống dân lớn là ǵ? Đơn giản chỉ là các h́nh thức mà qua đó Sự Sống trung ương tam phân vĩ đại, tức là Đấng làm linh hoạt hành tinh chúng ta, đang t́m cách biểu lộ chính Ngài. Giống như chúng ta tự biểu lộ qua trung gian của một thể xác, một thể t́nh cảm và một thể trí, th́ cũng thế, Ngài tự biểu lộ qua toàn thể các giới của thiên nhiên, qua các quốc gia, các chủng tộc, các tôn giáo, các khoa học và các triết học đang hiện tồn vào lúc này. V́ Sự Sống của Ngài rung động nhịp nhàng qua mọi ngơ ngách của bản thể Ngài. với tư cách là các tế bào và các nguyên tử bên trong biểu lộ vĩ đại đó, chúng ta tuân theo mỗi giai đoạn chuyển tiếp và bị cuốn hút theo từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Theo thời gian qua và theo sự mở rộng của tâm thức, chúng ta ngày càng biết nhiều hơn về kế hoạch của Ngài trong khi Ngài đang thể hiện Thiên Cơ đó, và sau rốt, chúng ta sẽ ở vào vị thế cộng tác với Ngài trong mục tiêu cốt yếu của Ngài.

Xin tóm tắt ư tưởng chính của bài thuyết tŕnh này:

Chúng ta hăy cố gắng hiểu rằng không có cái ǵ gọi là vật chất vô cơ (inorganic matter, chất không có cơ năng, cơ phận) mà mỗi nguyên tử đều là một sự sống (life, sinh vật).

Chúng ta nên hiểu rằng tất cả mọi h́nh hài đều là các h́nh thức có sự sống (living forms), và mỗi h́nh hài chỉ là hiện thể biểu lộ (vehicle of expression) cho một thực thể sống động bên trong (indwelling entity) nào đó.

Chúng ta nên t́m cách hiểu rằng điều này cũng đúng đối với tập hợp mọi h́nh hài. Như vậy, chúng ta có manh mối cho chính chúng ta, và có lẽ manh mối cho cái bí nhiệm của thái dương hệ.

BÀI THUYẾT TR̀NH IV

Sự Tiến Hóa Của Con Người, Chủ Thể Tư Tưởng

Đây là bài thứ tư trong loạt bài nói chuyện mà chúng ta đă có trong tháng qua, và có lẽ nhờ loạt bài này mà chúng ta có thể có được ư tưởng về một trong các nguyên tắc cơ bản nằm bên dưới cơ tiến hóa được thấy đang tác động trong thái dương hệ. Trước hết, chúng ta hăy tóm tắt một cách ngắn gọn ngơ hầu tối nay chúng ta có thể tiếp cận đề tài của chúng ta với một vài ư tưởng được diễn giải một cách rơ ràng. Chúng ta đă thấy rằng, cách diễn giải các tiến tŕnh thiên nhiên của chúng ta cần có một ư niệm tam phân, ư niệm này liên quan đến trạng thái sự sống, đến trạng thái chất liệu và đến sự liên quan hỗ tương chặt chẽ của chúng thông qua quan năng của trí tuệ đang biểu lộ dưới h́nh thức tâm thức thuộc loại này hay loại khác. Sau cùng, mối liên quan hỗ tương này sẽ tạo ra biểu lộ hoàn hảo (qua trung gian của vật chất) của mục tiêu hữu thức của loại thực thể nội tại nào đó. Tôi t́m cách nhấn mạnh sự kiện rằng mục tiêu nỗ lực của tôi là tŕnh bày cho bạn một giả thuyết và một gợi ư vốn có thể có bên trong nó mầm mống của một chân lư khả hữu, và đối với một số người trong chúng ta, dường như đó là cách rơ ràng nhất để giải thích cái bí nhiệm của vũ trụ.

Chúng ta đă thấy rằng ba phần của một tổng thể vĩ đại là Tinh thần, tức Sự sống, đang biểu lộ qua một yếu tố thứ hai mà chúng ta gọi là chất liệu hay vật chất, và sử dụng một yếu tố thứ ba mà chúng ta gọi là sự thông tuệ (intelligence). Trong sự tổng hợp  từ ba trạng thái thành phần này của Thượng Đế, sự tiến hóa của tâm thức có thể được nhận thấy.

Kế đến, chúng ta đi tới một thảo luận chuyên môn hơn về đề tài của chính vật chất, không bàn đến chất liệu đă biến phân (differentiated substance) hay là các yếu tố (elements) mà bàn đến ư niệm về chất liệu nguyên thủy và cố gắng lùi lại càng xa càng tốt về phía những ǵ mà Sir William Crooks gọi là “nguyên h́nh chất” hay những ǵ nằm đàng sau cái hữu h́nh hay biểu lộ ra ngoại cảnh. Chúng ta xem xét nguyên tử và thấy rằng định nghĩa sau chót của nó là thực ra nguyên tử là một đơn vị về lực hay năng lượng gồm có một điện tích dương tiếp sinh lực (energising) cho một số hạt mang điện âm. Điều trở nên rơ rệt với chúng ta là nguyên tử nhỏ bé của nhà hóa học và nhà vật lư trong chính nó là một thái dương hệ, với cùng cấu tạo tổng quát như hệ thống vĩ đại đó, biểu lộ một hoạt động tương tự và được chi phối bởi các định luật tương tự. Chúng ta thấy rằng hệ thống đó có một ngôi mặt trời ở giữa, chung quanh mặt trời trung ương này có các điện tử chạy theo các quỹ đạo nhất định của chúng. Chúng ta cũng ghi nhận sự kiện rằng các nguyên tố chỉ khác nhau tùy theo số lượng và cách sắp xếp của các điện tử này chung quanh điện tích dương ở tâm. Từ điểm này, chúng ta chuyển qua xem xét về linh hồn hay là tâm (psyche) của nguyên tử, và thấy rằng các nhà khoa học nhận biết được sự thật rằng chính các nguyên tử đều có tính chất, biểu lộ các triệu chứng của trí óc (mind) hay trí thông minh và có thể phân biện, lựa lọc, tuyển chọn.

Kế đó, chúng ta tiếp tục sắp xếp những ǵ có vẻ là chuyện thần tiên. Chúng ta phác họa con người như là một nguyên tử và ḍ t́m sự giống nhau của con người với một nguyên tử. Chúng ta thấy rằng con người thu hút và giữ lại trong ṿng ảnh hưởng của ḿnh vật chất cho các thể khác nhau, đó là thể trí, thể t́nh cảm và thể xác, giống y như các điện tử được giữ cho quay chung quanh tiêu điểm trung ương của chúng. Ư tưởng này tỏ ra có thể c̣n được mở rộng thêm và chúng ta chuyển sự chú ư của chúng ta vào hành  tinh, tưởng tượng nó có bản chất tương tự với nguyên tử của con người và tương tự với nguyên tử tối hậu của vật chất, vốn dĩ tượng trưng cho sự sống đang biểu lộ qua một h́nh cầu và tiến hành một mục tiêu sáng suốt. Kế đó, chúng ta lên tới tột đỉnh và xem thái dương hệ như là một nguyên tử vũ trụ, được Sự sống của Thượng Đế làm cho linh hoạt.

Do đó, chúng ta có bốn loại nguyên tử cần xem xét:

Thứ nhất, nguyên tử của nhà hóa học và vật lư.

Thứ hai, nguyên tử con người hay con người.

Thứ ba, nguyên tử hành tinh, được một Hành Tinh Thượng Đế (planetary Logos hay Heavenly Man) làm cho linh hoạt (energised)

Thứ tư, nguyên tử thái dương, được một Thái Dương Thượng Đế (solar Logos hay Deity) làm cho sinh động (indwelt).

Nếu chúng ta hữu lư trong ư niệm căn bản của chúng ta, nếu có một chút sự thật nào trong giả thuyết của chúng ta, và nếu có một nền tảng sự thật trong ư tưởng của chúng ta về nguyên tử mà từ đó các nguyên tố được tạo thành, th́ phải thừa nhận rằng có một sự sống đang tác động một cách sáng suốt qua trung gian một h́nh hài. Lúc bấy giờ, có lẽ có thể chứng minh rằng con người cũng là một sự sống hay trung tâm năng lượng, đang biểu lộ qua các thể của ḿnh. Lúc bấy giờ, có lẽ có thể chứng minh rằng một hành tinh cũng là phương tiện biểu lộ của một trung tâm năng lượng c̣n vĩ đại hơn nữa, vả lại, theo luật tương đồng, có lẽ có thể chứng minh được rằng vào một thời điểm xa xăm nào đó, có một Thượng Đế (God) hay là Sự Sống trung ương ở đàng sau bản chất vật chất và một Thực Thể Thông Linh đang hoạt động một cách hữu thức qua thái dương hệ.

Ở bài thuyết tŕnh cuối cùng, chúng ta có nói đến giai đoạn biểu lộ khác. Chúng ta đă nghiên cứu chính nguyên tử và coi như nguyên tử đó có liên hệ với các nguyên tử khác và nhờ sự cố kết hỗ tương của chúng mà các nhóm hay các khối nguyên tử được tạo thành. Nói cách khác, chúng ta coi nguyên tử như là được tạo  thành các h́nh hài khác nhau trong các giới khác nhau của thiên nhiên, và thấy rằng, trong diễn tŕnh tiến hóa, chính các nguyên tử đều bị thu hút về phía các trung điểm khác lớn hơn, đến lượt chúng trở thành các âm điện tử. Như vậy, mỗi h́nh hài chỉ là một tập hợp các sự sống nhỏ hơn.

Một cách thật vắn tắt, bây giờ chúng ta đề cập đến các giới khác nhau của thiên nhiên và truy nguyên sự phát triển của linh hồn hay là tâm, trong tất cả các giới. Đối với nguyên tử, chúng ta đă khẳng định sự sáng suốt hay khả năng phân biện, và chúng ta đă thấy rằng trong việc kiến tạo h́nh hài trong giới khoáng vật, thực vật và động vật, cái mà ta hiểu như là cảm giác, bắt đầu xuất hiện, và bấy giờ, chúng ta có các phần thô sơ của xúc cảm hay xúc động phôi thai  phản ánh của t́nh thương trên cơi trần. Như vậy, chúng ta có một trạng thái của bản chất tam phân của Thượng Đế, tức trí tuệ, đang biểu lộ qua nguyên tử; c̣n qua h́nh hài, chúng ta có t́nh thương, hay tính chất thu hút, đang biểu lộ. Điều này cũng có thể được biểu lộ trong nhận thức rằng trong hai trạng thái này của Sự sống Thiêng liêng Trung ương, bạn có Ngôi Ba của Ba Ngôi Thượng Đế đang hợp tác với Ngôi Hai; bạn có hoạt động sáng suốt của Thánh Linh, hay là Ngôi Thánh Thần, đang hoạt động liên quan với Ngôi Hai, hay Ngôi Con, Ngài là vị kiến tạo h́nh hài. Điều này lộ rơ ra nghiên cứu thú vị trong Proverbs VIII(1 ), nơi mà Minh triết vang dội (Minh triết trong Kinh Cựu Ước tiêu biểu cho trạng thái Christ), và sau khi nêu ra rằng Ngài ở với Chúa trước khi có sự Sáng Thế, tiếp tục nói rằng khi “Ngài chọn các nền tảng của địa cầu, kế đó tôi được hiện hữu bởi Ngài với cương vị là kẻ hoạt động hay kiến tạo chính yếu”. Các đạo sinh cần nghiên cứu kỹ chương này liên quan với các ư tưởng rằng ở đây, chúng ta đang diễn giải một cách cẩn thận để đảm bảo sự diễn dịch chính xác. Bây giờ, chúng ta đi đến việc nghiên cứu chủ đề của chúng ta dành cho tối nay, chủ đề về sự tiến hóa của con người, tức chủ thể

1 Tức The Book of Proverbs = Sách Cách Ngôn, trong kinh Cựu Ước. (ND)

tư tưởng. Chúng ta sẽ thấy rằng có một trạng thái thánh linh khác đang xuất hiện nơi con người. Trong Paracelsus, Browning nói đến chủ đề mà chúng ta đang xét bằng một cách lư thú nhất, tổng kết như sau:

“Như thế Ngài (Thượng Đế) ngự trong tất cả, Từ khởi điểm rất bé nhỏ của sự sống, sau rốt lên đến Con người  cái thành toàn của hệ thống này. Đối với bản thể, cái hoàn tất của bầu này.

Đối với sự sống: khắp đó đây đều có các thuộc tính của nó. Được phân rải lên trên thế giới hữu h́nh trước đây, Đ̣i hỏi các mảnh vụn mơ hồ phải được kết hợp, nghĩa là Phải được hợp nhất trong một tổng thể diệu kỳ, Các tính chất bất toàn qua toàn bộ sự sáng tạo, Ám chỉ một số tạo vật c̣n cần tạo ra Một điểm nào đó nơi mà tất cả các tia rải rác đó cần nên đáp ứng. Quy tụ trong các quan năng của con người.”

Do đó, nhờ khám phá ra hai trạng thái thiêng liêng trong nguyên tử và trong h́nh hài, chúng ta sẽ t́m thấy tam nguyên được làm cho hoàn thiện trong con người. Chúng ta đă được dạy rằng con người được tạo ra theo h́nh ảnh của Thượng Đế, do đó, chúng ta trông đợi thấy được con người phản chiếu bản chất tam phân của Thượng Đế. Con người phải chứng tỏ sự thông tuệ, phải biểu lộ ḷng bác ái và phải tỏ ra có ư chí. Chúng ta hăy xem xét một số định nghĩa về con người như đă thấy trong tự điển và ở nơi khác. Định nghĩa được t́m thấy trong quyển Tự Điển Tiêu Chuẩn rất là vô vị như sau: Con người là “một cá thể của nhân loại”, và tiếp theo đó là một danh sách dài các dẫn xuất nhắc đến từ ngữ con người, qua khắp mọi ngôn ngữ hiện có và gồm luôn cả phát biểu rằng nhiều chữ trong số các dẫn xuất đó rất mơ hồ. Dẫn xuất cho rằng định nghĩa về con người xuất phát từ gốc tiếng Bắc Phạn “man”, tức kẻ biết suy tư, theo ư tôi, là dẫn xuất thỏa đáng nhất. Nơi một trong các quyển sách của bà, bà Besant đưa ra một định nghĩa cực kỳ rơ ràng như sau: “Con người là sinh vật mà trong đó,  tinh thần cao siêu nhất và vật chất thấp thỏi nhất được nối kết lại với nhau bằng trí khôn”. Ở đây, con người được phác họa như là nơi gặp gỡ cho cả ba đường lối tiến hóa, đó là tinh thần, vật chất và kết nối bằng trí tuệ. Con người được chứng minh như là kẻ biết hợp nhất bản ngă, phi ngă và mối liên hệ giữa chúng, đồng thời, con người được nh́n thấy như là chủ thể tri thức (the knower), cái được tri thức và tri thức (knowledge). Mục tiêu của trí tuệ hay của tri thức là ǵ? Chắc hẵn mục tiêu của nó là làm cho h́nh thức vật chất thích ứng được với nhu cầu và các đ̣i hỏi của phần tinh thần ngự bên trong xác thân sử dụng xác thân một cách sáng suốt và cho mục tiêu rơ rệt nào đó; và chắc hẳn là nó hiện hữu để cho đơn vị cấp năng lượng trung ương có thể kiểm soát một cách hữu hiệu trạng thái tiêu cực của nó. Tất cả chúng ta đều là các thực thể, đang làm linh hoạt một h́nh hài, và nhờ trí tuệ, đang nỗ lực để sử dụng h́nh hài đó cho một mục tiêu đặc biệt vốn tồn tại bên trong ư chí hữu thức của Chân Ngă.

Trong một quyển sách huyền linh rất cổ  cổ đến nỗi niên đại của nó không thể biết chắc chắn được  người ta có thể t́m thấy một định nghĩa về con người rất rơ ràng và phù hợp với ư tưởng mà tối nay chúng ta đang t́m cách khai triển. Trong quyển sách cổ đó, từ ngữ “con người” được định nghĩa như là “Sự Sống và các sự sống” (“the Life and the lives”). Chúng ta đă thấy rằng nguyên tử là một sự sống, đang biểu lộ bằng h́nh cầu nhỏ bé mà nguyên tử là trung tâm h́nh cầu đó. Chúng ta đă thấy rằng mọi h́nh hài là một tập hợp các sự sống, tạo thành giới khoáng vật, thực vật và động vật.

Bây giờ, chúng ta có thể chuyển qua giai đoạn kế tiếp trên thang tiến hóa vĩ đại này, và kế đó, chúng ta sẽ thấy rằng con người là tŕnh tự hợp lư, vốn nảy sinh từ tất cả các phát triển trước này. Trước tiên, chất liệu nguyên thủy (primordial stuff), về mặt bản thể, đó là năng lượng thông minh (intelligent energy); kế đó, nguyên tử chất (atomic matter), dưới mọi hoạt động hay thay đổi của nó, tạo thành kết hợp vật chất cơ bản; kế đến, h́nh hài, tức  tập hợp các nguyên tử này, lên đến chủ thể bên trong h́nh hài, chủ thể này không những chỉ là trí tuệ linh hoạt, không những chỉ là sức thu hút nội tại và t́nh thương, mà c̣n là ư chí có chủ tâm.

“Chủ thể nội tâm” (“dweller within”) này chiếm hữu h́nh hài khi h́nh hài này đă đạt đến một giai đoạn được chuẩn bị sẵn sàng nào đó, và khi các sự sống cấu thành đă đạt được một năng lực rung động nào đó. Bây giờ chủ thể tư tưởng đang sử dụng h́nh hài, và, trong lĩnh vực ảnh hưởng riêng của nó, chủ thể tư tưởng đang lặp lại công việc của nguyên tử vật chất. Tuy nhiên, chủ thể biểu lộ không phải trong một cách, cũng không bằng hai cách, mà là trong ba cách. Do đó, trong con người, thực sự và thực ra, bạn có những ǵ mà người Cơ Đốc giáo thường gọi là “h́nh ảnh của Thượng Đế”. V́, rơ ràng là đối với mọi chủthểtưtưởng, cách duy nhất mà chúng ta có thể biết được Thượng Đế là nhờ việc nghiên cứu về bản thể của Ngài hay là tính chất tâm thông của Ngài. Chúng ta biết rằng Thượng Đế là trí tuệ, chúng ta biết rằng Thượng Đế là t́nh thương hay là mănh lực thu hút vĩ đại của thái dương hệ, và chúng ta cũng biết rằng Thượng Đế là ư chí hay mục tiêu vĩ đại ở đàng sau mọi biểu lộ. Trong mọi kinh sách trên thế giới, Thượng Đế được mô tả dưới ba trạng thái này và biểu lộ thông qua thiên nhiên theo cách thức tam phân này.

Sự tiến hóa của chất liệu là một chuyện phát triển từ từ.

Theo thời gian, sự tiến hóa đó được bổ sung thêm bằng việc phát triển chậm chạp của tính chất chủ quan bên trong của Sự Sống Thượng Đế, và như thế, bản chất cốt yếu của Ngài được chứng minh. Trước tiên bạn có một trạng thái được minh chứng, kế đó một trạng thái khác từ từ xuất hiện, và sau cùng trạng thái thứ ba có thể được nh́n thấy, và bạn có sự kết hợp và thành toàn kỳ diệu, tức con người. Con người tổng hợp và ḥa lẫn ba trạng thái này, hợp nhất chúng lại trong chính ḿnh. Con người là tổng cộng các thuộc tính thiêng liêng, mặc dù cho đến nay, phần lớn các thuộc tính đó vẫn c̣n ở trạng thái phôi thai, và con người phải lặp lại bên trong chu kỳ tiến hóa của ḿnh các tiến tŕnh giống hệt mà  chính nguyên tử đă noi theo. Giống như nguyên tử theo đuổi con đường bên trong của riêng nó, và giống như sau đó nguyên tử cũng bị lôi cuốn vào, ḥa lẫn và phối hợp với các nguyên tử khác trong việc tạo thành một nhóm, cũng thế, nguyên tử con người cũng phải t́m vị trí của nó bên trong một h́nh hài lớn hơn.

Do đó, chúng ta hăy xem xét trong một chốc, đối với con người, phương pháp của diễn tŕnh tiến hóa là phương pháp ǵ. Chúng ta đă thấy rằng nơi con người, ba đường lối này hội tụ lại, và rằng con người là một điểm tổng hợp với một trạng thái trội hơn cho đến nay, đó là trạng thái trí tuệ, c̣n trạng thái thứ hai, trạng thái bácáiminhtriết, vừa mới bắt đầu được cảm thấy hiện hữu, c̣n trạng thái cao nhất, trạng thái ư chí tinh thần, cho đến nay hoàn toàn c̣n phôi thai.

Hầu như tất cả chúng ta đều được lưu ư với niềm tin vào điều được gọi là “sự sa đọa của con người”. Ngày nay, có một thiểu số người tin vào câu chuyện về sự sa đọa theo như nó đă được nêu ra trong chương thứ ba của Sáng Thế Kư (Genesis), và hầu hết chúng ta tin rằng câu chuyện đó có một ư nghĩa ẩn dụ. Chân lư huyền linh nằm dưới câu chuyện kỳ lạ này là ǵ? Đơn giản chỉ là sự thật về sự sa ngă của tinh thần vào vật chất được truyền đạt bằng cách dùng một h́nh ảnh dành cho tâm trạng ấu trỉ của con người. Tiến tŕnh hội tụ của các đường này là một tiến tŕnh nhị phân. Bạn có việc giáng hạ vào vật chất của thực thể thông linh của sự sống trung ương và việc lâm phàm của tinh thần, và kế đó, bạn có sự phát triển, nhờ vào vật chất, của sự sống hay tinh thần đó, cộng với tất cả những ǵ đă đạt được qua việc sử dụng h́nh hài. Bằng việc thực nghiệm với vật chất, bằng việc ngụ trong h́nh hài, bằng việc đem lại năng lượng cho vật chất, bằng việc ra khỏi Vườn Địa Đàng (nơi chốn mà không có mục tiêu nào cần cho sự phát triển cả), và, bằng việc chu du vô định của Đứa Con Đi Hoang (Prodigal Son) nơi viễn xứ, bạn có các giai đoạn khác nhau được phác thảo trong Thánh kinh Cơ Đốc giáo, nơi mà con người khám phá ra rằng ḿnh không phải là h́nh hài mà chỉ là kẻ sử dụng h́nh hài  đó. Con người là trí tuệ, do đó, con người được nắn tạo theo h́nh ảnh của Ngôi Ba (third Person) của Thượng Đế Ba Ngôi. Con người là bác ái, và qua con người, trạng thái bác ái của Thượng Đế sẽ biểu lộ hoàn toàn vào một ngày nào đó, và con người sẽ có thể nói với vị Huynh Trưởng (elder Brother) của ḿnh, Đức Christ, câu “Hỡi Ngài, xin chỉ cho chúng con Đấng Từ Phụ”, v́ Thượng Đế là Bác Ái. Sau cùng, thông qua con người, trạng thái cao nhất, tức Ư Chí của Thượng Đế, sẽ trở nên biểu lộ, con người sẽ trở nên hoàn thiện, giống như Cha trên trời hoàn thiện vậy.

Giống như trong sự tiến hóa của vật chất, người ta thấy có ba giai đoạn  giai đoạn năng lượng nguyên tử, giai đoạn cố kết tập thể (group coherence) và giai đoạn tổng hợp sau rốt  th́ trong sự tiến hóa của con người cũng xuất hiện các giai đoạn giống như thế. Trong các giai đoạn tiến hóa ban đầu của con người, giai đoạn mà chúng ta có thể gọi là giai đoạn nguyên tử, trong đó, con người từ từ tiến tới việc nhận thức rằng ḿnh là một đơn vị hữu ngă thức (selfconscious unit) có một ngă tính (individuality) hoàn toàn thuộc về y. Bất cứ kẻ nào có nuôi nấng trẻ con đều biết rơ giai đoạn đó. Giai đoạn này có thể thấy được trong câu nói thường được thốt ra “của tôi, của tôi, của tôi”, giai đoạn chiếm hữu cho chính ḿnh, không có một ư tưởng nào về bất cứ ai khác. Trẻ con đều ích kỷ một cách tự nhiên, một cách có suy nghĩ và một cách khôn ngoan. Đó là giai đoạn nhận thức từ từ về sự hiện tồn riêng biệt và về việc sử dụng bao giờ cũng mạnh mẽ của nguyên tử con người đối với sức mạnh nguyên tử bên trong của chính nó. Con người ấu trỉ nổi loạn chống lại sự bảo trợ cưỡng chế của những kẻ t́m cách bảo vệ nó, và xem chính nó là đủ cho chính nó. Điều này có thể được nh́n thấy trong cá nhân và chủng tộc.

Kế đó, khi sự sống nối tiếp, con người ra khỏi giai đoạn nguyên tử, đến giai đoạn cao siêu hơn và tốt đẹp hơn, khi con người trở nên nhận biết được các mối liên hệ đối với nhóm của ḿnh, khi y trở nên biết được rằng y có trách nhiệm với nhóm, và rằng y có các nhiệm vụ cần tiến hành với các nguyên tử riêng rẻ  khác. Tâm thức của nhóm bắt đầu được cảm nhận. Như vậy, nguyên tử con người t́m được vị trí của nó bên trong nhóm, tức là đơn vị to lớn hơn mà nó tùy thuộc vào, và trạng thái bác ái bắt đầu tự hiển lộ. Con người đă ra khỏi giai đoạn nguyên tử, đi vào giai đoạn cố kết với nhóm.

Sau đó đến giai đoạn mà con người bắt đầu nhận thức được rằng y không những chỉ có trách nhiệm đối với nhóm mà có một cái ǵ đó c̣n to tát hơn nữa. Y hiểu được rằng y là một phần của một sự sống đại đồng rộng lớn đang nằm dưới tất cả các nhóm, rằng y không phải chỉ là một nguyên tử đại đồng, rằng y không phải chỉ là thành phần của một nhóm, mà rằng, sau khi ḥa hợp chủ thể của ḿnh với nhóm  mặc dù không bao giờ mất nó  chính nhóm phải được ḥa hợp trở lại với tâm thức của Chủ Thể vĩ đại đó, Chủ Thể này là tổng hợp của tất cả chúng. Như vậy, con người đi tới giai đoạn cuối của hiểu biết sáng suốt về sự hợp nhất thiêng liêng.

Ba ư tưởng này có thể được thấy tóm tắt trong Thánh kinh Cơ Đốc giáo bằng một câu khá là lư thú, chỗ mà Jehovah nói với Moses, người đại diện, “Ta là Linh Ngă”. Nếu bạn phân tích câu này thành ba phần, bạn sẽ có được những ǵ mà tôi t́m cách đưa ra tối nay: Trước tiên, tâm thức nguyên tử, Tôi Hiện Hữu (I AM); kế đó tâm thức của nhóm, Tôi Là Cái Đó (I AM THAT); một tâm thức mà y không chỉ là một cá nhân riêng biệt, không chỉ là một đơn vị chỉ nghĩ đến ḿnh, không những chỉ là một thực thể hữu ngă thức, mà y là một cái ǵ đó c̣n vĩ đại hơn nữa. Lúc bấy giờ, con người đạt đến nhận thức vốn sẽ đưa y tới sự hy sinh chủ thể của y cho việc phụng sự nhóm và để ḥa lẫn tâm thức của y trong tâm thức của nhóm. Cho đến nay, chúng ta thực sự không biết ǵ về sự hợp nhất như thế. Giai đoạn này được nối tiếp bằng giai đoạn c̣n lớn hơn khi I AM THAT I AM đối với chúng ta, sẽ không phải là một lư tưởng không thể thực hiện được và một quan niệm hư ảo, mà là một thực tại căn bản, khi toàn thể con người sẽ nhận biết chính ḿnh như là một biểu hiện của sự sống đại đồng  và tâm thức của nhóm tự nó sẽ hoà lẫn trong tâm thức của tập hợp tất cả các nhóm.

Chúng ta giả dụ và chúng ta hy vọng rằng chúng ta đang nhanh chóng ra khỏi giai đoạn nguyên tử, và rằng lĩnh vực ảnh hưởng và quan tâm của chúng ta không bị giới hạn bởi tấm vách nguyên tử của chúng ta, mà chúng ta đang trở nên (dùng một thuật ngữ quen thuộc hiện nay) có tính phóng xạ (radioactive). Khi trường hợp này xảy ra, chúng ta sẽ không bị hạn chế và giới hạn trong lớp vỏ của chính chúng ta và các ràng buộc chật hẹp của sự sống cá nhân của chính chúng ta, mà chúng ta sẽ bắt đầu tỏa chiếu và bắt đầu tiếp xúc với các nguyên tử khác, như thế đạt đến giai đoạn hai, tức giai đoạn thu hút.

Do đó, mục tiêu trước mắt đối với mỗi người trong chúng ta là ǵ? Mục tiêu đối với các nguyên tử khác nhau này mà chính chúng ta đang bận tâm đến là ǵ? Trong một số kinh sách Đông phương cổ xưa, chúng ta được dạy rằng mục tiêu của nguyên tử chất liệu là ngă thức. Do đó, mục tiêu đối với nguyên tử con người, kẻ đă có ngă thức, kẻ đă biệt lập ngă tính và đang tự dẫn dắt bằng ư chí của ḿnh là ǵ? Điều ǵ đang nằm trước mắt con người? Đơn giản là sự mở rộng tâm thức để bao gồm tâm thức của Sự Sống vĩ đại, hay Đấng cao cả mà con người chính là một tế bào trong cơ thể Ngài. Thí dụ, thể xác chúng ta được làm bằng vô số các sự sống nhỏ hơn, hay các nguyên tử, mỗi một trong các nguyên tử đó riêng biệt với nguyên tử lân cận nó, mỗi một trong các nguyên tử được phân biệt bằng hoạt động nội tại của chính nó, và mỗi một nguyên tử tạo thành một khối cầu đang nắm giữ bên trong chu vi của nó các khối cầu nhỏ khác hay các âm điện tử.

Chúng ta đă thấy rằng con người là điện tích dương và giữ rất nhiều nguyên tử của ḿnh, hay là các sự sống nhỏ hơn, được cấp năng lượng và ràng buộc vào nhau thành các h́nh hài cố kết. Vào lúc chết, khi trạng thái tinh thần tự triệt thoái, h́nh hài vỡ ra và bị phân ră, các sự sống nhỏ bé này, nhờ đă làm tṛn chức năng của chúng, nên cũng tiêu tan (dissipate).

Tâm thức của nguyên tử bên trong cơ thể là một thứ rất khác với tâm thức một con người, với chút ít suy tư, chúng ta có thể hiểu được điều này. Nếu chúng ta thừa nhận rằng con người là một tế bào trong một khối cầu lớn hơn th́ lẽ nào không thể có một tâm thức mà đối với con người, tâm thức này là cái giống như tâm thức của con người đối với tế bào trong cơ thể con người chăng? Có lẽ nào chúng ta không thể, trước mắt chúng ta, đạt được tâm thức đó theo cùng ư nghĩa như là nguyên tử của vật chất, một ngày nào đó, có thể đạt được tâm thức của một con người chăng? Có lẽ đây là điều mà Browning có trong trí khi ông nói: “Nhân loại, được làm bằng tất cả những người đơn độc, câu chuyện kết thúc bằng sự tổng hợp như thế đó.” Ở đây, ông đưa ra cho chúng ta một ư niệm về một Con Người vĩ đại hơn, Con Người này là tổng hợp hay là tổng cộng tất cả các đơn vị nhỏ hơn. Có thể sự tổng hợp đó có lẽ là Sự Sống vĩ đại, hay là Thực Thể Thông Linh hành tinh, Đấng ẩn sau biểu lộ hành tinh của chúng ta, và Ngài là toàn bộ tập thể thức. Tôi ngụ ư rằng giống như ngă thức là mục tiêu cho tất cả các h́nh thức sự sống dưới nhân loại, và giống như tập thể thức (group consciousness), hay là tâm thức của vị Hành Tinh Thượng Đế (Heavenly Man), là mục tiêu cho con người, th́ cũng thế, đối với vị này có thể có một mục tiêu, và đối với Ngài, việc thành đạt có lẽ là việc phát triển được Thiên thức (God consciousness). Thế nên đối với Ngài, tiếp đến là sự tranh đấu để phát triển cái chân thức (realisation) vốn là chân thức của Thái Dương Thượng Đế (solar Logos).

Như vậy, có thể thấy sự hợp nhất của tâm thức từ nguyên tử nhỏ nhất lên đến chính Thượng Đế. Như vậy mở ra trước mắt chúng ta một bức tranh kỳ diệu, và một viễn cảnh về một tiềm năng. Như vậy, Sự Sống của Thượng Đế có thể được nh́n thấy trong biểu lộ tam phân chính yếu của nó, đang thể hiện trong một tâm thức bao giờ cũng mở rộng; lộ rơ trong nguyên tử của vật chất, mở rộng qua trung gian của h́nh hài, cho đến khi nó t́m thấy một điểm tột đỉnh nơi con người, kế đó, nối tiếp tiến tŕnh của nó cho  đến khi nó biểu lộ dưới h́nh thức tâm thức hành tinh (planetary consciousness), vốn là toàn thể mọi trạng thái tâm thức trên hành tinh chúng ta, tức địa cầu, cho đến khi chúng ta đạt đến Đấng cơ bản quan yếu (fundamental basic Life), Ngài nắm giữ tất cả mọi công cuộc tiến hóa hành tinh được tổng hợp bên trong lĩnh vực vĩ đại của Ngài, tức thái dương hệ. Như vậy, tóm lại, chúng ta có bốn trạng thái hoạt động thông tuệ mà chúng ta có thể gọi là tâm thức, ngă thức, tập thể thức và Thiên thức. Các trạng thái này biểu lộ qua bốn loại nguyên tử: một là nguyên tử hóa học và tất cả mọi h́nh thức nguyên tử, hai là nguyên tử con người, kế đó nguyên tử hành tinh; và sau cùng nguyên tử thái dương bao gồm tất cả. Việc làm linh hoạt các h́nh thức nguyên tử này có thể được nhận thấy đang biểu lộ trong tất cả mọi kiểu mẫu sự sống dưới nhân loại, từ sự sống của nguyên tử vật chất đến sự sống đang linh hoạt của các động vật cao cấp, kế tiếp là sự sống mà chúng ta gọi là nhân loại, tức sự sống của con người, chủ thể tư tưởng; kế tiếp Hành Tinh Thượng Đế và kế đó Sự Sống vĩ đại của thái dương hệ, Đấng mà người theo Thiên Chúa giáo gọi là Đức Chúa Trời (God) hay Thượng Đế (Logos).

Ông Browning diễn tả ư tưởng về sự mở rộng từ từ tâm thức của một con người thành điều ǵ đó lớn lao và bao quát hơn bằng các lời sau đây:

“Khi mọi chủng tộc trở nên hoàn thiện như nhau Nghĩa là, như con người; tất cả đều hướng tới nhân loại, Và, con người được tạo ra, tất cả đều có mục tiêu của nó; Nhưng trong con người hoàn hảo bắt đầu đổi mới Một khuynh hướng tiến đến Thượng Đế. Các điềm báo cho biết Sự tiếp cận gần kề của con người; cũng thế trong bản ngă của con người nổi lên Các tiên liệu, các biểu tượng, các kiểu mẫu oai vệ Của một huy hoàng lờ mờ bao giờ cũng đi trước Trong ṿng tṛn vĩnh cửu đó sự sống nối tiếp. V́ con người bắt đầu vượt qua giới hạn của thiên nhiên của họ, Và t́m các hy vọng mới và các quan tâm mới vốn dành chỗ một cách vững chắc Các nỗi vui và buồn riêng của chúng; chúng phát triển quá lớn V́ các tín điều chật hẹp của phải và trái, vốn tàn tạ Trước nỗi khao khát vô tận cái thánh thiện: trong khi sự an b́nh Dâng lên bên trong chúng ngày càng nhiều thêm. Những người như thế hiện giờ trên cơi trần An b́nh giữa các tạo vật được nắn tạo một nửa chung quanh Họ sẽ được chúng cứu giúp và liên kết với chúng.”

BÀI THUYẾT TR̀NH V

   Sự Tiến Hóa Của Tâm Thức

Tuần vừa qua, chúng ta đă nghiên cứu, một cách rất không thích hợp, sự tiến hóa của con người, tức chủ thể tư tưởng, kẻ ngự trong thể xác và là kẻ sử dụng thể xác trong chu kỳ tiến hóa. Chúng ta đă thấy rằng con người là tập hợp các tiến hóa đă đi trước y. Chúng ta đă chuẩn bị việc nghiên cứu sự tiến hóa đó trong hai bài thuyết tŕnh trước, trong đó, chúng ta xem xét trước tiên vật chất hay chất liệu nguyên tử trước khi nó được kiến tạo thành h́nh thể, hay là nguyên tử bé nhỏ, trước khi nó được sáp nhập trong một hiện thể thuộc loại nào đó. Kế đó, chúng ta nghiên cứu việc kiến tạo h́nh hài nhờ vào định luật hút vĩ đại, định luật này tập hợp các nguyên tử lại với nhau, khiến cho chúng kết chặt và rung động đồng loạt, và như thế, tạo ra một h́nh hài hay là một tập hợp các nguyên tử. Chúng ta đi đến nhận thức rằng trong chất liệu nguyên tử, chúng ta có một trạng thái của Chúa Trời (Godhead), của Thượng Đế (Deity) và của Thần lực hay năng lượng trung ương của thái dương hệ, đang biểu lộ dưới trạng thái trí tuệ, và chúng ta đă thấy rằng trong trạng thái h́nh hài đó của thiên nhiên, một phẩm tính (quality) khác của Thượng Đế trở nên biểu lộ, phẩm tính bác ái hay thu hút, tức mănh lực kết hợp đang giữ cho h́nh hài được hợp nhất. Kế đó, chúng ta đă nghiên cứu con người và ghi nhận làm thế nào mà tất cả ba trạng thái thiêng liêng được đáp ứng trong con người; đồng thời nhận biết con người như là một ư chí trung tâm đang biểu lộ qua một h́nh hài được cấu tạo bằng các nguyên tử và đang biểu lộ ba phẩm tính (phẩm đức) của  Thượng Đế, phẩm tính thông tuệ, bácái minhtriết và ư chí hay quyền năng.

Hôm nay, chúng ta bước ra khỏi trạng thái biểu lộ của vật chất mà chúng ta đă bàn đến trong các bài trước, bước vào việc xem xét về tâm thức bên trong h́nh hài. Chúng ta đă thấy rằng nguyên tử có thể được xem như sự sống trung ương, đang biểu lộ qua một dạng h́nh cầu, và phơi bày tính chất của trí tuệ; nhưng nguyên tử con người cũng có thể được xem như một sự sống trung ương tích cực, đang sử dụng một h́nh hài và biểu lộ các tính chất khác nhau mà chúng ta đă nêu ra; và kế đó, chúng tôi nói rằng nếu chúng tôi có lư trong giả thuyết của chúng tôi về nguyên tử, nếu chúng tôi có lư khi xem con người như một nguyên tử, th́ bấy giờ, chúng ta có thể mở rộng ư niệm sơ khởi này đến hành tinh và nói rằng bên trong nguyên tử hành tinh có một Sự Sống vĩ đại đang biểu lộ qua một h́nh hài và tŕnh bày các tính chất đặc biệt trong khi đang thể hiện một mục tiêu đặc biệt, và chúng ta cũng nới rộng cùng ư niệm này đến lĩnh vực vĩ đại của thái dương hệ và đến Thượng Đế, Đấng ngự trong đó.

Chúng ta hăy chọn vấn đề tâm thức và nghiên cứu vấn đề một ít và quan tâm đến phản ứng của sự sống bên trong h́nh hài. Như vậy, nếu tôi có thể mang lại cho bạn một vài ư tưởng tổng quát phù hợp với những ǵ đă được nói đến trước đây th́ tôi sẽ có thể đặt một tảng đá khác lên công tŕnh kiến trúc mà tôi đang cố gắng xây dựng.

Thuật ngữ tâm thức (consciousness) xuất phát từ hai chữ Latin: con có nghĩa là “với” (with) và scio có nghĩa là “biết” (to know), nên theo sát nghĩa là “cái mà với nó chúng ta mới hiểu biết”. Nếu giở một quyển tự điển và tra cứu từ ngữ này, bạn sẽ thấy tự điển định nghĩa đại khái như sau: “Trạng thái hiểu biết”, hay là t́nh trạng để nhận thức, khả năng để đáp ứng với tác nhân kích thích, quan năng để nhận biết được các tiếp xúc, và năng lực để đồng bộ hóa sự rung động. Tất cả các giai đoạn này có thể được bao gồm trong bất cứ định nghĩa nào về tâm thức, nhưng định nghĩa mà chiều nay tôi muốn nhấn mạnh là cái định nghĩa mà Tự Điển Tiêu Chuẩn đang có và trước đây tôi có trích dẫn. Một người biết suy tư b́nh thường mà vớ được nhiều sách giáo khoa bàn đến đề tài này th́ dễ thấy rằng các sách đó rất rối rắm, v́ chúng chia tâm thức và trạng thái hiểu biết thành nhiều phần và phần phụ (divisions and subdivisions), cho đến khi người ta bị rơi vào một t́nh trạng hoang mang hoàn toàn.

Tối nay, chúng ta chỉ sẽ đề cập đến ba loại tâm thức mà chúng ta có thể kê ra như sau: Tâm thức tuyệt đối, tâm thức đại đồng và tâm thức cá nhân, trong số ba loại này, thật ra người ta chỉ có thể định nghĩa có hai loại bằng bất cứ cách nào một cách rơ ràng.

Đối với người suy tư b́nh thường th́ tuyệtđốithức gần như không thể nhận thức được. Trong một quyển sách, nó được định nghĩa như sau: “Đó là tâm thức mà trong đó mọi sự vật đều hiện hữu, cái khả hữu (the possible) cũng như cái có thực (the actual)” và liên quan đến mọi điều vốn có thể được biết đến như là đă xảy ra, hoặc đang xảy ra, hoặc sắp xảy ra. Có lẽ, theo quan điểm của con người, tuyệtđốithức là tâm thức của Thượng Đế, Đấng chứa đựng trong chính Ngài quá khứ, hiện tại và tương lai. Vậy, tâm thức đại đồng là ǵ? Tâm thức đại đồng có thể được định nghĩa giống như tâm thức, thời gian tư duy và không gian, tâm thức với ư niệm về nơi chốn và sự tiếp nối được bao hàm bên trong nó, hoặc là, trong thực tế, tâm thức tập thể, chính tập thể tạo thành một đơn vị lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Sau cùng, tâm thức cá nhân có thể được định nghĩa như là chẳng khác ǵ tâm thức đại đồng dưới h́nh thức một đơn vị riêng rẽ có thể tiếp xúc và có thể nhận biết được cho chính nó.

Bây giờ, để hiểu được các diễn đạt mơ hồ này  tâm thức tuyệt đối, đại đồng và cá nhân  có thể là hữu ích nếu tôi cố gắng phần nào để minh hoạ. Có thể làm như sau: Trong các bài thuyết tŕnh của chúng ta trước kia, chúng ta đă thấy rằng phải xem nguyên tử trong cơ thể con người như là một thực thể nhỏ bé, một  sự sống rất nhỏ, sáng suốt và một khối cầu linh hoạt vô cùng nhỏ. Bây giờ, xem tế bào nhỏ bé đó như là điểm khởi đầu của chúng ta, nhờ nó, chúng ta có thể có được ư niệm nào đó về những ǵ thuộc về ba loại tâm thức này bằng cách xét chúng theo quan điểm của nguyên tử và con người. Đối với nguyên tử nhỏ bé trong cơ thể con người, tâm thức cá nhân phải là sự sống rung động của chính nó, hoạt động bên trong của chính nó và tất cả những ǵ đặc biệt có liên quan đến chính nó. Đối với tế bào nhỏ bé, tâm thức đại đồng có thể được xem như tâm thức của toàn bộ thể xác, nếu xem thể xác như là đơn vị đang kết hợp chặt chẽ nguyên tử lại. Đối với nguyên tử, tâm thức tuyệt đối có thể được xem như là tâm thức của người biết suy tư đang làm linh hoạt thể xác. Đối với nguyên tử, đó sẽ là một cái ǵ xa cách với sự sống nội tại bên trong của chính nó đến nỗi theo thực tế khó tưởng tượng và không biết được, tuy nhiên, nó lôi cuốn vào đường lối ư chí của nó cái h́nh hài và nguyên tử bên trong h́nh hài và tất cả những ǵ liên quan với chúng. Ư tưởng này chỉ phải được mở rộng đến con người, vốn được xem như một nguyên tử hay tế bào bên trong cơ thể của một Thực Thể Thông Linh vĩ đại, và kế đó, người ta có thể tiến hành theo các đường lối tương tự cái ư niệm về một tâm thức tam phân này.

Ở đây, có thể là khôn ngoan nếu chúng ta đi xuống đến và xem xét các vấn đề thực tiễn hơn là tâm thức tuyệt đối.

Khoa học Tây phương đang từ từ tiến đến kết luận của triết học nội môn của Đông phương khi cho rằng tâm thức phải được xác định không những đối với con vật và con người, mà tâm thức đó cũng phải được nhận biết như là trải rộng qua giới thực vật, vào giới khoáng chất, và cho rằng ngăthức phải được xem như là tột đỉnh của phát triển tiến hóa của tâm thức trong ba giới thấp. Hiện nay, trong một thời gian ngắn, tôi không thể sẵn sàng tiến vào việc nghiên cứu lư thú nhất về sự phát triển của tâm thức trong giới động vật, trong giới thực vật cũng như tâm thức xuất hiện trong giới khoáng vật. Nếu ra sức t́m ṭi, chúng ta sẽ thấy rằng ngay cả khoáng chất cũng biểu lộ các dấu hiệu của hiểu biết, của phản ứng  đối với kích thích; chúng cũng biểu lộ các dấu hiệu mệt mơi, và người ta có thể đầu độc một chất khoáng và giết hại nó nữa, bao nhiêu cũng được, giống như bạn có thể giết một con người. Sự kiện loài hoa có tâm thức được chấp nhận một cách dễ dàng và các bài báo rất lư thú đă được xuất bản nói về tâm thức của loài cỏ cây, đang mở ra một phạm vi suy tư rộng lớn. Chúng ta đă thấy rằng trong chất liệu nguyên tử, điều duy nhất mà chúng ta có thể khẳng định không thể sai chạy là nó cho thấy có sự sáng suốt , năng lực chọn lựa và khả năng phân biệt. Đây là đặc điểm chủ yếu của tâm thức khi nó biểu lộ qua giới khoáng chất. Trong giới thực vật, một tính chất khác xuất hiện, tính chất cảm giác (sensation) hay cảm nhận (feeling) có bản chất thô sơ. Nó đáp ứng theo một cách khác so với khoáng chất. Trong giới động vật, một phản ứng thứ ba xuất hiện, không những động vật biểu lộ các dấu hiệu cảm giác với mức độ ngày càng tăng một cách đáng kể so với đáp ứng tương tự trong giới thực vật, mà nó c̣n lộ ra các dấu hiệu của trí tuệ hay thể trí c̣n phôi thai. Bản năng (instinct) là một quan năng được nhận biết của mọi đơn vị động vật, và từ ngữ đó xuất phát từ cùng một ngữ căn giống như từ ngữ “instigate” (“khởi xướng”). Khi năng lực để khởi xướng bắt đầu bên trong bất cứ h́nh hài động vật nào th́ đó là một dấu hiệu cho thấy rằng một tính chất trí tuệ phôi thai đang bắt đầu biểu lộ. Trong tất cả các giới này, bạn có các mức độ và kiểu mẫu tâm thức khác nhau tự biểu lộ, trong khi trong con người, bạn có các dấu hiệu đầu tiên của ngă thức, hay là quan năng trong con người, nhờ đó y biết được rằng y là một chủ thể riêng biệt, biết được rằng y là xung lực nội tại bên trong cơ thể, và là kẻ đang ở trong tiến tŕnh trở nên hiểu biết nhờ các thể này. Điều này đă được dạy ra từ lâu ở Đông phương và “triết lư nội môn dạy rằng mọi vật đều đang sống và có ư thức, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi sự sống và tâm thức đều tương tự với sự sống và tâm thức của con người”, và điều đó cũng nhấn mạnh sự kiện rằng “có các khoảng cách rộng lớn giữa tâm thức của nguyên tử với tâm thức của một đóa hoa, giữa tâm thức của một đóa hoa với tâm thức một  con người, giữa tâm thức của một con người với tâm thức của Thượng Đế”. Như Browning đă nói: “Nơi con người, khuynh hướng tiến đến Thượng Đế bắt đầu một lần nữa”. Con người chưa là Thượng Đế mà là một Thượng Đế đang h́nh thành; con người đang thể hiện h́nh ảnh của Thượng Đế, và một ngày nào đó sẽ tạo ra h́nh ảnh đó một cách hoàn hảo. Con người là một kẻ đang ra sức biểu lộ sự sống tam phân, thiêng liêng và thuộc nội tâm qua trung gian của ngoại cảnh (objective).

Phương pháp mở mang sự tiến hóa của tâm thức trong một con người chỉ là một sự lặp lại trên một ṿng xoắn cao hơn của hai giai đoạn mà chúng ta đă ghi nhận được trong sự tiến hóa của nguyên tử, tiến hóa của năng lượng nguyên tử và của sự cố kết của nhóm. Trong thế giới ngày nay, người ta có thể thấy gia đ́nh nhân loại ở vào giai đoạn biểu lộ của nguyên tử, dẫn đến một mục tiêu c̣n chưa đạt được, đó là giai đoạn tập thể.

Nếu có được một điều hiển nhiên với tất cả chúng ta, tức những kẻ bằng bất cứ cách nào đang quan tâm vào khả năng hiểu biết và là những kẻ có thói quen ghi nhận những ǵ đang diễn ra quanh ta, đó là thói quen của các cấp độ trí tuệ khác nhau mà chúng ta gặp khắp nơi và các loại tâm thức khác nhau giữa con người. Chúng ta gặp hạng người nhanh nhạy, linh hoạt, hiểu biết được tất cả những ǵ đang diễn ra, có tâm thức bén nhạy, đáp ứng với các trào lưu tư tưởng thuộc các loại khác nhau trong các sự việc con người và biết được các tiếp xúc thuộc mọi loại; kế đó, chúng ta gặp hạng người dường như đang thiêm thiếp ngủ, hiển nhiên là có rất ít điều làm cho họ lưu tâm, họ dường như hoàn toàn không biết đến sự tiếp xúc, họ hăy c̣n ở trong giai đoạn tŕ trệ và không có khả năng đáp ứng với nhiều kích thích bên ngoài, họ không linh hoạt về mặt trí tuệ. Nơi trẻ con, người ta cũng ghi nhật được điều đó; một số đáp ứng rất nhanh chóng, trong khi một số khác chúng ta gọi là ngốc nghếch. Thực ra, không phải rằng kẻ này ít hay nhiều có bản chất ngốc nghếch hơn kẻ khác; đơn giản chính là do giai đoạn tiến hóa bên trong của đứa trẻ, do các lần luân hồi  thường hơn, và lâu hơn mà nó đă bị bận rộn trong việc học hỏi hiểu biết.

Bây giờ, chúng ta hăy chọn hai giai đoạn, đó là giai đoạn nguyên tử và giai đoạn h́nh hài (the atomic and the form stage) để xem coi tâm thức của con người phát triển như thế nào, luôn luôn ghi nhớ rằng trong nguyên tử con người có chứa lại tất cả những ǵ đă được thu thập trong các giai đoạn trước trong ba giới thấp của thiên nhiên. Con người là kẻ thu lượm được (gainer) nhờ diễn tŕnh tiến hóa rộng lớn nằm đàng sau y. Con người bắt đầu với tất cả những ǵ đă thu lượm nằm tiềm ẩn bên trong y. Con người có ngă thức và có trước mắt y một mục tiêu rơ rệt, đó là đạt được tâm thức tập thể. Đối với nguyên tử của vật chất, mục tiêu phải đạt cho được là ngă thức. Đối với con người, mục tiêu là một tâm thức vĩ đại hơn, và một phạm vi hiểu biết rộng răi hơn.

Đối với chúng ta, giai đoạn nguyên tử mà hiện nay chúng ta đang xem xét là một giai đoạn đặc biệt lư thú, bởi v́ đó là giai đoạn mà trong đó, đa số nhân loại đang thuộc vào. Trong đó, chúng ta trải qua thời kỳ (một thời kỳ cần thiết nhất) chỉ nghĩ đến ḿnh (selfcentredness), đó là chu kỳ mà trong đó, con người phần lớn chỉ bận tâm đến các sự việc riêng của ḿnh, bận tâm đến những ǵ trước tiên gây thích thú cho y và sống cuộc sống nội tâm xáo động mănh liệt của ḿnh. Trong một thời gian dài đàng sau chúng ta, và có lẽ ở cả giai đoạn hiện nay (v́ tôi không tin rằng nhiều người trong chúng ta sẽ cảm thấy bị xúc phạm nếu chúng ta không được xem như đạt được sự hoàn thiện hay đạt được mục tiêu), đa số chúng ta đều cực kỳ ích kỷ và chỉ quan tâm về mặt trí tuệ trong các sự việc đang diễn ra trên thế giới, và bấy giờ, có lẽ bởi v́ tim chúng ta được ấm áp (touched) và chúng ta không thích bị thiếu thoải mái, hoặc là chúng ta quan tâm tới v́ đó là thời trang, và tuy thế, bất chấp thái độ trí tuệ này, toàn bộ sự chú tâm của chúng ta được tập trung vào các sự việc có liên quan đến cuộc sống cá nhân của riêng chúng ta. Chúng ta đang ở trong giai đoạn nguyên tử nên cực kỳ năng động trong các vấn đề liên quan đến  cá nhân chúng ta. Hăy quan sát các đám đông ngoài đường phố của bất cứ thành phố lớn nào, bạn sẽ thấy ở khắp nơi, con người đều ở vào giai đoạn nguyên tử, hoàn toàn tập trung vào chính ḿnh, chỉ bận tâm đến công việc riêng của họ, mải mê với việc t́m kiếm cái ưa thích riêng cho họ, chỉ khát khao có được thời gian thuận tiện, và chỉ t́nh cờ bận tâm đến công việc có liên quan đến tập thể. Đây là thời kỳ cần thiết và có tính cách bảo vệ và là thời kỳ có tầm quan trọng không thể thiếu đối với mỗi đơn vị của gia đ́nh nhân loại. Do đó, việc hiểu được điều này chắc chắn sẽ đưa chúng ta đến việc giữ kiên nhẫn với các anh chị em nào rất thường gây khó chịu cho chúng ta.

Hai yếu tố ǵ để nhờ đó chúng ta tiến vào trong và ra ngoài giai đoạn nguyên tử? Trong nhiều kỷ nguyên, ở Đông phương, phương pháp tiến hóa đă được xem như một phương pháp có hai mặt (twofold). Con người được dạy rằng y tiến hóa và trở nên hiểu biết trước tiên nhờ năm giác quan, và sau đó, nhờ sự phát triển khả năng phân biện, kết hợp với ḷng vô sở dục (dispassion). Ở đây, nơi phương Tây, chúng ta nhấn mạnh trước tiên vào năm giác quan và không được giảng dạy rằng đức phân biện (discrimination) vốn vô cùng quan trọng. Thí dụ, nếu quan sát sự phát triển của một đứa trẻ, bạn sẽ biết được điều này liền, đó là một đứa trẻ sẽ phát triển năm giác quan thường thường theo một tŕnh tự được an bài nhất định. Giác quan thứ nhất mà đứa trẻ phát triển được là thính giác (hearing). Đứa trẻ sẽ lúc lắc (move) cái đầu khi có tiếng động. Giác quan kế tiếp được ghi nhận là xúc giác (touch), với đôi tay bé nhỏ, đứa bé bắt đầu cảm nhận loanh quanh. Giác quan thứ ba dường như thức động là thị giác (sight). Không phải tôi có ư nói rằng đứa bé đó không thể nh́n thấy hay nói rằng đứa bé bị mù lúc sinh ra, giống như loài mèo con, mà sự thật là thường thường mất nhiều tuần trước khi một em bé thấy và nh́n một cách thực sự với sự nhận biết rơ ràng. Khả năng th́ luôn luôn có đó nhưng không hề có sự nhận biết rơ ràng (realisation). Thế nên, theo cùng với các  mở rộng tâm thức ở từng cấp độ, cần có các nhận biết rơ ràng, việc này đang nằm trước mắt con người ngày nay.

Trong ba giác quan tối quan trọng này, hay là ba giác quan chủ yếu, tức là thính giác, xúc giác và thị giác, bạn có một sự tương đồng rất lư thú và một liên quan với biểu lộ tam phân của Thượng Đế, tức là bản ngă (self), phi ngă (notself) và mối liên hệ giữa cả hai.

Về mặt huyền linh, bản ngă nghe và đáp ứng với rung động, như vậy, nhận thức được chính Nó. Nó trở nên nhận thức được cái phingă và biết được tính chất có thật (tangibility) của nó qua xúc giác, nhưng chỉ khi nào thị giác hay là sự nhận biết hữu thức xảy đến th́ mối liên hệ giữa cả hai mới được thiết lập. C̣n hai giác quan nữa được bản ngă sử dụng để thiết lập được các giao tiếp của nó, đó là vị giác (taste) và khứu giác (smell), nhưng chúng không thiết yếu mấy cho việc phát triển sự hiểu biết như là ba giác quan kia. Nhờ năm giác quan này mà chúng ta có thể tạo được mọi tiếp xúc trên cơi trần. Nhờ năm giác quan này mà chúng ta học hỏi, tăng tiến, được trở nên hiểu biết và phát triển được. Nhờ năm giác quan này mà mọi bản năng lớn được phát triển, chúng là các giác quan bảo vệ, không những giúp chúng ta tiếp xúc với môi trường chung quanh chúng ta mà c̣n che chở chúng ta khỏi môi trường chung quanh đó.

Kế đó, do học được cách trở thành các đơn vị sáng suốt nhờ năm giác quan này, và, qua trung gian của chúng mở rộng được tâm thức của chúng ta, mà chúng ta đạt được một bước ngoặt (crisis) nào đó, rồi một yếu tố khác xảy đến, yếu tố phân biện sáng suốt. Ở đây, tôi đề cập đến sự phân biện mà một đơn vị hữu ngă thức biểu lộ ra. Tôi đề cập đến sự chọn lựa hữu thức mà bạn và tôi chứng tỏ được và sự chọn lựa mà chúng ta sẽ bị bắt buộc sử dụng khi sức mạnh của sự tiến hóa đưa chúng ta đến tŕnh độ mà chúng ta sẽ học cách phân biệt giữa ngă với phingă, giữa chân với giả, giữa sự sống bên trong h́nh hài với h́nh hài mà sự sống đó sử dụng, giữa chủ thể tri thức (knower) với điều được tri thức. Ở đây, chúng ta có trọn cả mục tiêu tiến hóa, việc đạt được tâm thức của chân ngă (real self) qua trung gian của phingă.

Chúng ta đi qua một thời kỳ dài hay chu kỳ của nhiều kiếp sống, trong đó, chúng ta tự đồng nhất hóa chính chúng ta với h́nh hài, và như thế là một với phi ngă mà chúng ta không nhận ra sự dị biệt, chúng ta hoàn toàn bận bịu với những ǵ phù du và không thường tồn. Chính sự đồng nhất hóa này với phi ngă đă đưa tới mọi khổ đau, bất măn, phiền muộn trên thế gian, và tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng qua phản ứng này của ngă đối với phi ngă, tất nhiên chúng ta học được và sau rốt thoát ra khỏi cái không thường tồn và giả tạm. Chu kỳ đồng nhất hóa với cái giả tạm này đi song song với giai đoạn ngă thức cá nhân. Khi nguyên tử của vật chất t́m thấy con đường đi vào h́nh hài nào đó và đưa thêm phần đóng góp (quota) sức sống của nó vào một đơn vị lớn hơn, như thế, qua sự phát triển tiến hóa của tâm thức, nguyên tử con người cũng đạt đến một tŕnh độ mà nhờ đó nó nhận biết được vị trí của nó trong một Tổng Thể lớn hơn, và gánh vác trách nhiệm của nó trong hoạt động tập thể. Đây là giai đoạn mà một số lớn nhân loại hiện nay đang nhận thức được sự dị biệt giữa chân với giả, giữa thường tồn với không thường tồn; nhờ sự đớn đau và khổ sở, họ đang thức tỉnh trước nhận thức rằng phingă không đủ, và họ đang t́m kiếm bên ngoài cũng như bên trong, những ǵ sẽ đáp ứng một cách thích hợp hơn với các nhu cầu của họ. Con người đang t́m cách để hiểu được chính ḿnh, để t́m thấy Thiên giới (kingdom of God) trong chính ḿnh và qua Khoa Tâm Trí Học (Mental Science), Tân Tư Tưởng (New Thought), cùng việc nghiên cứu tâm lư học, con người sẽ đi đến các nhận thức nhất định vốn sẽ tỏ ra vô cùng quư giá (invaluable) đối với nhân loại. Do đó, người ta t́m thấy được chỉ dẫn rằng giai đoạn h́nh hài (form stage) đang tiến tới nhanh chóng, và rằng con người đang đi ra khỏi giai đoạn nguyên tử, tiến vào một giai đoạn tốt đẹp và to tát hơn rất nhiều. Con người đang bắt đầu nhận thức được sự rung động của Đấng vĩ đại đó mà trong cơ thể Ngài, con người chỉ là một nguyên tử, và ở một phương cách nhỏ hơn, con người đang bắt đầu tạo được một đáp ứng hữu thức với tiếng gọi vĩ đại đó, và bắt đầu t́m được các vận hà có thể có được, nhờ đó con người có thể hiểu được Đấng Cao Cả đó mà y cảm nhận được nhưng cho đến nay không biết được. Nếu bền chí trong việc này, con người sẽ t́m được nhóm mà y thuộc về, và lúc bấy giờ, sẽ thay đổi trung tâm của y. Con người sẽ không c̣n bị giới hạn bởi bức tường nguyên tử nhỏ bé của chính ḿnh nữa, mà sẽ vượt qua nó, và đến phiên y, trở thành một thành phần hữu thức, linh hoạt, sáng suốt của Tổng Thể vĩ đại.

Sự thay đổi này được mang lại như thế nào? Giai đoạn nguyên tử được phát triển bằng năm giác quan, và qua việc sử dụng quan năng phân biện. Giai đoạn mà con người thức tỉnh trước nhận thức tập thể và trở thành người tham dự hữu thức vào các hoạt động của tập thể, được mang lại theo hai cách: qua sự thiền định và qua một loạt các cuộc điểm đạo.

Hiện giờ, khi tôi sử dụng danh từ “thiền định” (“meditation”), tôi không ám chỉ những ǵ có lẽ thường được hiểu về từ ngữ đó, tức là một trạng thái tiếp nhận tiêu cực của thể trí, hay một trạng thái xuất thần (trance). Ngày nay, có nhiều hiểu lầm về những ǵ mà chữ thiền định thực sự hàm ư, và có một số lớn cái được gọi là thiền định mà cách đây không lâu, đă được một người mô tả một cách thật thà như sau: “Tôi nhắm mắt lại, mở miệng ra và chờ một cái ǵ đó xảy đến.”

Sự thiền định đích thực vốn đ̣i hỏi việc nỗ lực mănh liệt nhất của thể trí, việc kiểm soát tư tưởng tới mức tối đa, và một thái độ không tiêu cực, cũng không tích cực, mà quân b́nh đồng đều giữa cả hai. Trong các Thánh kinh Đông phương, một người đang cố gắng thiền định và đạt được kết quả của nó, được mô tả như sau  và từ việc nghiên cứu các lời này mà nhiều sự trợ giúp và giác ngộ có thể đến với chúng ta: “Vị Maha Yogi, nhà đại khổ hạnh, nơi vị này có tập trung sự hoàn thiện cao nhất của sám hối khắt khe và thiền định trừu tượng, nhờ đó đạt được các quyền năng vô giới hạn, các kỳ diệu và các huyền nhiệm được thể hiện, tri thức tinh thần cao siêu nhất được hoạch đắc, và sự hợp nhất với Đại Tinh Thần của vũ trụ sau rốt được đạt tới.” Ở đây, việc hợp nhất với sự sống tập thể được cho là sản phẩm của thiền định, và không có phương pháp nào khác để đạt tới cả.

Thiền định chân chính (mà các giai đoạn sơ khởi của nó là định trí và nỗ lực hướng tới bất cứ đường lối tư tưởng đặc biệt nào) sẽ dị biệt đối với từng người khác nhau và các kiểu mẫu (types) khác nhau. Người mộ đạo, nhà thần bí (the mystic), sẽ tập trung sự chú ư của ḿnh vào sự sống bên trong h́nh hài, vào Thượng Đế, vào Đức Christ, hoặc vào những ǵ biểu hiện được cho y cái lư tưởng. Nhà kinh doanh hoặc nhà chuyên môn, vào những giờ dành cho công việc, tập trung hết mức vào vấn đề đang có trước mắt, và y giữ cho sự chú tâm của ḿnh gắn chặt vào vấn đề đặc biệt mà y phải giải quyết, đó là y đang học cách tham thiền. Sau này, khi y tiến đến chiều hướng tâm linh hơn của việc thiền định, y sẽ thấy rằng ḿnh đă đi được phần khó nhất của đoạn đường. Người nào đang đọc một quyển sách khó và dùng hết sức mạnh và năng lực của bộ óc để đọc và thu được trong sách những ǵ nằm sau các hàng chữ viết th́ coi như lúc đó y đang thực hành thiền định bằng hết khả năng của ḿnh. Tôi nói điều này để khích lệ cho bạn, bởi v́ chúng ta đang sống trong một chu kỳ mà trong đó các sách về thiền định đều dễ t́m được. Tất cả các sách đó đều biểu hiện một khía cạnh chân lư nào đó, và có lẽ đang làm được nhiều điều tốt lành, nhưng có thể chúng không biểu hiện cho những ǵ tốt đẹp nhất cho bất cứ cá nhân đặc biệt nào. Chúng ta cần t́m ra cách định trí riêng cho chúng ta, để xác định được phương pháp tiếp cận riêng của chúng ta đối với những ǵ nằm bên trong, và để nghiên cứu cho chính chúng ta vấn đề thiền định này.

Ở đây, tôi muốn gióng lên một lời cảnh cáo. Hăy tránh xa các trường phái và các phương pháp nào đang kết hợp các h́nh thức tập thở với việc tham thiền, đang giảng dạy các loại tư thế xác thân khác nhau và dạy cho các môn sinh của họ tập trung sự chú tâm vào các cơ quan thể xác hay là các bí huyệt. Những người theo đuổi các phương pháp này đều đang đi đến thảm họa. Ngoài việc bị liên lụy với các nguy hiểm xác thân, với nguy cơ điên loạn và các rối loạn thần kinh ra, họ c̣n bận rộn với h́nh tướng, vốn là nhân tố hạn chế (limitation), chứ không lo lắng về tinh thần, vốn là sự sống. Mục tiêu sẽ không đạt được bằng cách đó đâu. Đối với đa số chúng ta, việc tập trung trí tuệ cốt dẫn đến việc kiểm soát thể trí, và năng lực để suy tư sáng suốt, và để chỉ nghĩ đến những ǵ mà chúng ta muốn nghĩ, việc tập trung trí tuệ này phải đi trước việc thiền định đích thực, đó là một điều mà ít người biết rơ. Tôi không thể bàn rộng về việc tham thiền đích thực ở đây được, cách tham thiền này sẽ dẫn đến kết quả là có một thay đổi rơ rệt đối với việc an trụ (polarisation), nó sẽ mở ra cho con người các lĩnh vực kinh nghiệm mà từ trước đến nay không ai ngờ tới, nó sẽ tiết lộ cho con người các tiếp xúc mà cho đến nay con người vẫn chưa hiểu được và nó sẽ giúp cho con người t́m thấy được chỗ đứng của ḿnh trong tập thể. Con người không c̣n bị giới hạn bởi bức tường của sự sống cá nhân của ḿnh nữa, mà sẽ bắt đầu ḥa nhập sự sống đó vào trong tổng thể vĩ đại hơn. Con người sẽ không c̣n bận tâm với những sự việc lợi lộc ích kỷ nữa, mà sẽ đặt hết chú tâm của ḿnh vào các vấn đề của tập thể. Con người sẽ không c̣n dành hết thời gian của ḿnh vào việc vun trồng cho chủ thể riêng của ḿnh nữa, mà sẽ t́m cách hiểu được Chủ Thể (Identity) vĩ đại mà y là một phần trong đó. Đây mới thực sự là những ǵ mà tất cả những người tiến hóa bắt đầu làm hoặc ít hoặc nhiều. Kẻ thường nhân có thể hiểu được điều đó chút ít thôi, c̣n các đại tư tưởng gia như Edison và các vị khác nữa mới đạt đến giải pháp cho các bài toán của họ theo đường lối thiền định. Bằng việc định trí nghiền ngẫm, bằng việc thường xuyên hồi niệm và bằng nỗ lực bền bĩ cho đường lối suy tưởng đặc biệt đang thu hút họ, các nhà tư tưởng vĩ đại này tạo được nhiều kết quả, họ khai thác được các nguồn cung cấp bên trong của linh hứng và của quyền năng, và từ các cơi phụ cao của cơi trí, họ đưa xuống các kết quả tạo được phúc lợi cho tập thể. Khi chính chúng ta đă làm được một số công việc theo đường lối thiền định, khi chúng ta vun trồng lợi ích tập thể chứ không phải tư lợi, khi chúng ta đă phát triển được các thể xác mạnh khỏe và trong sạch, các thể t́nh cảm được kiềm chế và không c̣n bị dục vọng chế ngự nữa, khi chúng ta có được các thể trí trở thành khí cụ của chúng ta chứ không c̣n là chủ của chúng ta nữa, th́ bấy giờ chúng ta sẽ biết được ư nghĩa thực sự của việc thiền định.

Khi một người, nhờ thiền định mà tạo được sự tiếp xúc với nhóm mà ḿnh tùy thuộc vào, do đó, ngày càng trở nên có được ư thức tập thể, th́ bấy giờ, người ấy ở vào vị thế chiếm hữu những ǵ được gọi là một loạt các cuộc điểm đạo. Các cuộc điểm đạo này chỉ là các mở rộng tâm thức, được mang lại với sự trợ giúp của các Đấng Cao Cả đă đạt được mục tiêu, các Đấng đă đồng nhất hóa chính các Ngài với tập thể, và các Ngài là một phần hữu thức của cơ thể Đức Hành Tinh Thượng Đế (Heavenly Man). Với sự phụ giúp của các Ngài và qua sự trợ giúp của các Ngài, một người sẽ từ từ khơi hoạt được cái nhận thức vốn dĩ có nơi các Ngài. Ngày nay, ở khắp nơi đều có được sự lưu tâm lớn lao vào vấn đề điểm đạo này, và một sự nhấn mạnh quá nhiều được đặt vào khía cạnh nghi lễ của nó. Chúng ta cần nhớ rằng mọi sự khai mở tâm thức lớn lao đều là một cuộc điểm đạo. Mọi bước tiến tới theo con đường hiểu biết đều là một cuộc điểm đạo. Khi một nguyên tử vật chất được kiến tạo thành h́nh hài, th́ đối với nguyên tử đó, đó là một cuộc điểm đạo. Nó trở nên hiểu biết được một loại mănh lực khác, và phạm vi tiếp xúc của nó trở nên rộng lớn hơn. Khi tâm thức của giới thực vật và giới động vật được ḥa lẫn, đồng thời sự sống chuyển từ giới thấp sang giới cao hơn, th́ đó là một cuộc điểm đạo. Khi tâm thức của con vật được mở rộng thành tâm thức của con người, th́ một cuộc điểm đạo khác c̣n lớn hơn nữa xảy ra.

Tất cả bốn giới đều được tiến vào bằng một cuộc điểm đạo, hay là qua một sự mở rộng tâm thức. Hiện nay, trước mắt của gia đ́nh nhân loại có tồn tại giới thứ năm hay giới tinh thần, và giới này cũng được tiến vào qua một cuộc điểm đạo nào đó, như những ai hiểu được Kinh Tân Ước một cách sáng suốt đều có thể nhận thấy.

Và trong tất cả các trường hợp này, các cuộc điểm đạo đều đă xảy ra nhờ sự trợ giúp của các Đấng đă thấu suốt. Như vậy, trong hệ thống tiến hóa, chúng ta không có các lổ hổng to lớn giữa giới này với giới khác, giữa một trạng thái hiểu biết này với trạng thái hiểu biết khác, mà là có sự phát triển tâm thức một cách từ từ và là sự phát triển mà trong đó chúng ta, tức mỗi người trong chúng ta, đă và sẽ có phần đóng góp của chúng ta. Nếu chúng ta có thể nhớ lại tính phổ cập (universality) này của điểm đạo th́ chúng ta sẽ có một quan điểm cân xứng tốt đẹp hơn liên quan tới nó. Mọi lúc mà chúng ta trở nên hiểu biết hơn về môi trường quanh ta và cái tích chứa của trí óc chúng ta tăng lên th́ đó là một cuộc điểm đạo ở một mức độ nhỏ bé. Mọi lúc mà chân trời chúng ta mở rộng, chúng ta suy tư và nh́n thấy một cách khoáng đạt hơn, th́ đó là một cuộc điểm đạo, và đối với chúng ta, trong đó có ẩn tàng giá trị của chính sự sống và cái to tát của cơ may của chúng ta.

Một điểm nữa mà tôi muốn nêu ra ở đây là: mọi cuộc điểm đạo phải là tự khai mở (selfinitiated). Khi sự trợ giúp nhất định được mang lại cho chúng ta từ các cội nguồn bên ngoài, th́ giai đoạn cuối cùng đó không đạt tới được bởi v́ có các Đấng Cao Cả lo lắng để giúp chúng ta, các Ngài đến với chúng ta nơi nào mà chúng ta hiện hữu và t́m cách nâng chúng ta lên. Cuộc điểm đạo đến với chúng ta bởi v́ chúng ta đă làm được công việc cần thiết và không ǵ có thể chận nó xảy tới. Đó là quyền lợi của chúng ta.

Các Đấng đă được điểm đạo đều có thể và sẽ trợ giúp chúng ta, nhưng bàn tay các Ngài bị bó chặt cho đến khi chúng ta đă làm xong phần công việc của chúng ta. Do đó, không ǵ mà chúng ta làm để tăng thêm sự hữu ích của chúng ta trong cơi đời, không giai đoạn nào mà chúng ta chọn để tạo các thể hoàn hảo hơn, không nỗ lực nào mà chúng ta làm để có được sự tự kiềm chế và để trang bị cho thể trí chúng ta, lại bị mất đi bao giờ. Chính mọi điều mà chúng ta đưa thêm vào tổng số mà chúng ta đang chất chồng để một ngày nào đó sẽ đưa chúng ta đến một thiên khải lớn, mỗi nỗ lực hằng giờ, hằng ngày mà chúng ta tạo ra, đang làm nổi lên làn sóng năng lượng, làn sóng này sẽ cuốn chúng ta đến cánh cửa điểm đạo. Ư nghĩa của từ ngữ “điểm đạo” (“initiation”) là “bước vào” (“to go into”). Đơn giản là nó hàm ư rằng một đạo đồ (initiate) là một người đă bước được các bước đầu tiên vào giới tinh thần và đă có được loạt thiên khải tinh thần đầu tiên, mỗi loạt là một ch́a khóa đưa đến một thiên khải c̣n lớn hơn nữa.

BÀI THUYẾT TR̀NH VI

 Mục Đích Của Tiến Hóa

Khi dùng một tựa đề như Mục đích của Tiến hóa, tôi cảm thấy vô cùng rụt rè. Tôi hiểu rằng điều duy nhất mà tôi có thể cố gắng làm được là đưa ra một vài giả định cho bạn, nhờ vào trí tưởng tượng của tôi. Dĩ nhiên, thể trí hữu hạn không thể nào phán đoán Thiên Cơ (plan of the Deity) một cách chính xác được. Những ǵ mà chúng ta có thể làm được là nghiên cứu lịch sử của quá khứ, xem xét các t́nh huống hiện tại, xác minh phần nào các khuynh hướng chủng tộc và tự nhiên, như vậy là càng đi theo một cách hợp lư càng tốt các bước và các giai đoạn khác nhau. Tất cả những ǵ có thể chấp nhận được đối với chúng ta là bắt đầu từ cái nền tảng chắc chắn của các sự kiện và kiến thức đă có được, kế đó đặt chúng lại cùng nhau, để rồi từ tập hợp của chúng, đưa ra một giả thuyết liên quan đến những ǵ có thể là mục tiêu khả hữu. Không thể đi ra ngoài mục tiêu đó.

Như tôi có nhắc đến trong bài thuyết tŕnh đầu tiên, trong các câu chuyện về sự tiến hóa, chúng tôi có bàn đến ít nhiều các giả định (suppositions) và lưu tâm đến các tiềm năng của chính chúng ta. Một vài điều chúng ta hẵn đă biết, c̣n một vài chân lư đă được xác định; tuy nhiên, ngay cả đến các kết luận của khoa học, thí dụ như là rất nhiều điều được nói đến và được nhấn mạnh cách nay bốn mươi năm, không c̣n được xem như là các sự thực nữa và không c̣n được dùng hay phổ biến một cách mạnh mẽ như trước kia. Cứ mỗi năm qua, chính khoa học lại nhận ra rằng sự hiểu biết của nó rất là tương đối. Con người càng hiểu biết nhiều th́ chân trời mở ra trước mắt y càng rộng lớn hơn. Hiện nay, các nhà khoa học đang bạo dạn đi vào những ǵ vốn là các cơi tinh anh của vật chất, do đó, đi vào các lĩnh vực của cái chưa được chứng minh, và chúng ta nên nhớ rằng, cho đến gần đây, khoa học đă từ chối, không nhận có sự hiện hữu của các lĩnh vực đó.

Chúng ta đang vượt quá lĩnh vực của những ǵ được gọi là “chất đặc” (“solid matter”), đi vào các lĩnh vực như đă được suy đoán khi chúng ta nói về “các trung tâm năng lượng”, “lực âm và lực dương”, “hiện tượng điện”; và việc nhấn mạnh được đặt ngày càng nhiều vào tính chất (quality) hơn là vào những ǵ được gọi là vật chất (substance). Càng nh́n xa về phía trước, các suy đoán của chúng ta càng trở nên rộng răi hơn, chúng ta càng cố gắng giải thích về hiện tượng viễn cảm (telepathic), hiện tượng tâm thông (psychic) và các hiện tượng khác nữa, th́ chúng ta sẽ càng xâm nhập vào lĩnh vực của những ǵ mà ngày nay được gọi là lĩnh vực bên trong (subjective) và lĩnh vực tiềm thức (subconscious) và chúng ta càng sẽ bị bắt buộc diễn đạt cảm nghĩ của chúng ta bằng các thuật ngữ về tính chất hay là về năng lượng.

Nếu chúng ta thành công về bất cứ mặt nào trong việc giải thích những ǵ khác thường, những ǵ mà cho đến nay không thể giải thích được đối với chúng ta, và nếu chúng ta thành công trong việc xác định thực tại của huyền linh, chúng ta sẽ mang lại một t́nh trạng có thể gần như được gọi là nghịch thường. Chúng ta sẽ từ từ làm cho chủ thể (the subjective) thành khách thể (the objective).

Bây giờ, đề tài mà tôi sắp xem xét là một đề tài vốn tác động đến chúng ta rất nhiều, đó là việc con người đạt được tâm thức tập thể, vốn là mục tiêu của con người, và các mở rộng tâm thức nhỏ bé của con người cho đến khi nó đạt tới tâm thức vĩ đại hơn hàm chứa lại nó. Bạn hẳn c̣n nhớ rằng khi cố gắng giải thích điểm dị biệt giữa ngă thức, tập thể thức và Thiên thức, tôi đă minh họa điều đó bằng cách nêu ra rằng trong nguyên tử nhỏ bé của vật chất trong thể xác, sự sống nhỏ bé được tập trung đó đang đi vào cấu tạo của h́nh hài con người, chúng ta có một tương ứng với ngă thức của con người; rằng sự sống của thể xác, khi xem xét nó nơi mỗi người với các phạm vi (deparments) của nó như một tổng thể, đối với tế bào nhỏ bé riêng biệt đó, là những ǵ mà tâm thức tập thể có được đối với chúng ta; và rằng tâm thức của Chân Nhân (tức thực thể đang linh hoạt bên trong xác thân), so với nguyên tử đó giống như tâm thức của Thượng Đế so với chúng ta, v́ không thể giải thích được và v́ khác xa nhau.

Nếu chúng ta có thể nới rộng ư niệm về nguyên tử trong xác thân chúng ta và mối liên hệ của nó với con người, tức chủ thể tư tưởng, với nguyên tử con người, bằng cách xem nó như một đơn vị trong một cơ thể c̣n lớn hơn, chúng ta có thể có được một hiểu biết về sự dị biệt căn bản giữa ba tia sáng tâm thức này.

Có một tương đồng rất lư thú giữa sự tiến hóa của nguyên tử và của con người (và do đó, tôi cho là cũng có sự tương đồng giữa sự tiến hóa của Hành Tinh Thượng Đế với Thái Dương Thượng Đế nữa) trong hai phương pháp khai mở vốn được noi theo. Chúng ta đă thấy rằng nguyên tử có sự sống nguyên tử riêng của nó, và rằng mỗi nguyên tử của vật chất trong thái dương hệ cũng là một hệ thống nhỏ trong chính nó, nhờ có một trung tâm dương hay là mặt trời trung ương, với các điện tử, hay trạng thái âm, đang quay trong quỹ đạo của chúng chung quanh trung tâm đó. Đó là sự sống bên trong của nguyên tử, trạng thái tập trung vào chính ḿnh của nó. Chúng ta cũng ghi nhận rằng hiện nay, nguyên tử đang được nghiên cứu theo một đường lối mới, đường lối phóng xạ, và điều đang trở nên rơ rệt trong nhiều trường hợp là có một bức xạ linh hoạt đang tiếp diễn. Chỉ khi nào mà sự khám phá này sắp đưa đến một điều không thể nói ra được, v́ việc nghiên cứu các chất phóng xạ cho đến nay vẫn c̣n trong t́nh trạng ấu trĩ và thực ra người ta mới biết được chút ít thôi. Nhiều điều giảng dạy trước đây của vật lư học đă được cách mạng hóa bởi việc khám phá chất radium và các nhà khoa học càng khám phá th́ điều đó càng rơ ràng (v́ chính họ nhận thức được) là chúng ta đang đứng trên ngưỡng cửa của các khám phá rất lớn và đang ở ngay trước các thiên khải sâu xa.

Nơi con người, khi con người tiến hóa và phát triển th́ có hai giai đoạn có thể cùng được nhận thấy. Trong giai đoạn ban đầu hay giai đoạn nguyên tử (atomic stage), toàn bộ trung tâm chú ư của con người nằm trong chính y, trong chính phạm vi của y, nơi mà tính chất ích kỷ là luật của bản thể y, một giai đoạn tiến hóa có tính chất che chở cần thiết. Y thuần là ích kỷ và bận tâm trước tiên với các sự việc riêng của y. Giai đoạn này được nối tiếp bằng giai đoạn sau, trong đó tâm thức con người bắt đầu mở rộng, các chú tâm của con người bắt đầu nằm bên ngoài phạm vi đặc biệt của riêng y, và tới giai đoạn mà y cảm thông với nhóm mà y thuộc vào. Giai đoạn này có thể được xem như tương ứng với giai đoạn phóng xạ. Bây giờ, con người không những là một sự sống trụ vào bản ngă (selfcentred life) mà y cũng đang bắt đầu có một ảnh hưởng nhất định lên môi trường chung quanh y. Y chuyển sự chú tâm của y từ sự sống ích kỷ cá nhân của riêng ḿnh và đang t́m kiếm trung tâm lớn hơn của ḿnh. Từ chỗ chỉ là một nguyên tử, đến lượt y trở thành một điện tử và tiến vào dưới ảnh hưởng của Sự Sống trung ương vĩ đại đang nắm giữ y trong phạm vi ảnh hưởng của Sự Sống đó.

Nếu điều này đúng như thế, chúng ta sẽ có các giai đoạn tương tự đang xảy ra bên trong Sự Sống của Đức Hành Tinh Thượng Đế, và có lẽ điều này sẽ giải thích cho các thăng trầm và các biến cố khác nhau trên hành tinh. Thường thường, chúng ta xem các sự việc của thế gian như là do hoạt động của con người. Thí dụ cuộc thế chiến thường được xem như là các lỗi lầm và yếu đuối của con người. Có thể điều này đúng thế, v́ chắc chắn là các t́nh trạng kinh tế và các tham vọng của con người có thể có liên quan rất nhiều trong việc xảy ra chiến tranh; nhưng cũng có lẽ chiến tranh có thể một phần lớn do việc thể hiện mục tiêu của Đấng trung ương vĩ đại (great central Life) mà tâm thức của Ngài cho đến nay không phải là tâm thức của chúng ta, Ngài có các kế hoạch, mục tiêu và các lư tưởng của Ngài, và có lẽ Ngài cũng đang thực nghiệm với sự sống. Trên giai tầng bao la của Ngài, và trên cơi giới cao siêu của chính Ngài, Đấng Chơn Linh Hành Tinh này (planetary Spirit) đang học để linh hoạt, đang học để tiếp xúc và cũng đang mở rộng tâm thức của Ngài; chính Ngài đang ở nơi trường học, giống như bạn và tôi đang ở trường học vậy. Lại cũng thế, có thể là với thái dương hệ, và v́ thế với các biến cố có tầm quan trọng đến nỗi chúng hoàn toàn vượt khỏi tầm hiểu biết của chúng ta. Có lẽ có nhiều sự cố bên trong thái dương hệ vốn có thể do việc thể hiện các kế hoạch của Thượng Đế (Deity or Logos), Đấng Cao Cả trung ương đó là cội nguồn cung ứng năng lượng cho vạn vật có bên trong thái dương hệ. Tôi không biết, nhưng việc đó tạo ra một đường lối tư tưởng lư thú cho chúng ta, và việc đó không làm hại cho việc suy đoán nếu kết quả là để mang lại cho chúng ta một cái nh́n rộng răi, một sự bao dung to tát và một tính lạc quan to lớn và khôn ngoan hơn.

Sau khi đă thấy rằng hai giai đoạn hoạt động nguyên tử và hoạt động phóng xạ tiêu biểu cho sự tiến hóa của mọi nguyên tử trong thái dương hệ, giờ đây chúng ta hăy xem các phát triển khác là ǵ mà người ta có thể mong có được khi tâm thức bên trong nguyên tử con người phát triển. Tôi muốn chúng ta tập trung sự chú ư vào loại tâm thức con người này, v́ đó là sự tiến hóa chính yếu trong thái dương hệ. Khi cả ba trạng thái của sự sống thiêng liêng được nhập lại với nhau  tức là sự sống nội tại hay tinh thần, h́nh hài vật chất hay hiện thể vật chất, và yếu tố hoạt động thông tuệ  một vài kết quả đặc biệt sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ có việc từ từ thể hiện tâm thức thuộc loại đặc biệt; sự phát triển tính chất thông linh; hậu quả của sự sống chủ quan trên h́nh hài vật chất; việc sử dụng h́nh hài cho một vài mục đích đặc biệt và việc thực thể nội tại đạt được một vài tính chất nào đó. Bản chất thực sự của Sự Sống trung ương, dù là Thượng Đế hay con người, cũng sẽ được biểu lộ trong một chu kỳ sống, dù là thái dương hệ hay con người. Điều đó đúng đối với bạn và cũng đúng đối với tôi; có lẽ điều đó đúng đối với Hành Tinh Thượng Đế, và nếu đúng với Ngài th́ do đó cũng đúng với một Thái Dương Thượng Đế.

Nếu có thể, chúng ta hăy cố gắng theo dơi một số trong các phát triển khác liên quan tới bốn loại nguyên tử  nguyên tử vật chất, nguyên tử con người, nguyên tử hành tinh và nguyên tử vũ trụ. Một trong các phát triển đầu tiên và quan trọng nhất sẽ là việc đáp ứng hữu thức với mọi rung động và mọi tiếp xúc  nghĩa là năng lực đáp ứng với phingă trên mọi cơi. Tôi xin minh họa. Tôi có thể đi xuống một vài sảnh đường trong thành phố này và tập hợp lại một cử tọa gồm có những người nông dân và người thất học thô lỗ, tôi có thể nói chuyện với họ và lặp lại những ǵ tôi đă nói chiều nay và không nhận được sự đáp ứng nào cả. Tuy nhiên, tôi có thể đi xuống và nói với họ một câu chuyện như tôi đă nói cách nay mười năm, theo đường lối Phúc Âm một cách chặt chẽ, và gặp ngay một sự đáp ứng nhanh chóng. Vấn đề phải hay trái không nằm ở đây mà đơn giản chỉ là sự khác nhau ở khả năng của các mức độ và loại người khác nhau ở các giai đoạn tiến hóa khác nhau khi đáp ứng với sự tiếp xúc và sự rung động. Đơn giản nó có nghĩa là một người nào đó ở vào một giai đoạn mà họ có thể ở trong tầm ảnh hưởng của một tiếng gọi xúc cảm và quen theo đường lối cứu độ của riêng họ, mà cho đến nay vẫn c̣n ở vào giai đoạn nguyên tử như trước kia. Có một giai đoạn khác bao gồm cả giai đoạn đó, nhưng nó giúp cho người ta cũng đáp ứng được với tiếng gọi trí tuệ hơn, nó mang lại cho người ta một số quan tâm và thỏa măn nào đó theo các bàn thảo như chúng ta đă theo đuổi bấy lâu nay, và nó hàm ư việc t́m ṭi về các vấn đề này vốn có liên quan với tập thể, thí dụ thế. Nhưng cả hai giai đoạn đều đúng như nhau.

Chúng ta có thể nh́n vấn đề này theo một khía cạnh khác:

chúng ta hoàn toàn có thể gặp số lớn người, những người nam và nữ cao quư, và không có ấn tượng ǵ về họ. Chúng ta có thể đi ngang qua họ mà không nhận biết họ, và như vậy chúng ta bỏ lỡ những ǵ mà họ phải mang lại cho chúng ta. Cách nay hai ngàn năm, điều này đă xảy ra ở Palestine có liên quan với Đức Christ. Tại sao? Bởi v́ chính chúng ta chưa đủ cao quư để đáp ứng được với họ. Nơi chúng ta hăy c̣n thiếu thốn một điều ǵ đó, cho nên chúng ta không thể hiểu hay cảm nhận được rung động đặc biệt của họ. Tôi đă nghe nói và tôi nghĩ điều đó rất đúng, rằng nếu Đức Christ xuống cơi trần lần nữa và bước đi giữa con người như Ngài đă làm trước kia, Ngài có thể sống giữa chúng ta hết ngày này qua ngày khác và chúng ta không nhận ra bất cứ điều ǵ rất khác lạ nơi Ngài với những người tốt lành và vị tha khác mà chúng ta được biết. Chúng ta chưa vun trồng trong chính chúng ta khả năng đáp ứng với thiên tính trong huynh đệ chúng ta. Thường thường, chúng ta chỉ thấy được những ǵ xấu và thô và phần lớn là nhận biết các lỗi lầm của huynh đệ chúng ta. Tuy thế, chúng ta không nhạy cảm (insensitive) với người tốt lành nhất.

Một phát triển khác sẽ là phát triển mà chúng ta sẽ có thể hoạt động một cách hữu thức trên mọi cảnh giới hiện tồn. Hiện nay, chúng ta hoạt động hữu thức trên cơi trần và có được một ít người có thể cũng hoạt động được một cách hữu thức trên cơi tinh anh kế đó được gọi là cơi cảm dục (một từ ngữ mà tôi rất không thích v́ nó không gợi được trong trí chúng ta một ư nghĩa thực sự nào cả) hay là cơi của bản chất t́nh cảm, mà con người trở nên linh hoạt trên đó khi ra khỏi thể xác vào những lúc ngủ hay ngay sau khi chết. Rất ít người có thể hoạt động trên cơi trí trong tâm thức hoàn toàn tỉnh thức, và c̣n ít người hơn nữa có thể hoạt động trên cơi tinh thần. Mục đích của tiến hóa là ở chỗ chúng ta sẽ hoạt động một cách hữu thức, với luôn luôn có được nhận thức đầy đủ trên cơi trần, cơi t́nh cảm và cơi trí. Đây là thành đạt vĩ đại mà một ngày nào đó sẽ thuộc về chúng ta. Lúc bấy giờ, chúng ta sẽ biết được những ǵ mà chúng ta làm mọi giờ trong ngày chứ không phải chỉ vào khoảng mười bốn giờ trong số hai mươi tư giờ. Hiện nay, chúng ta vẫn c̣n không hiểu biết về nơi nào mà chủ thể suy tư thực sự có mặt trong các giờ mà chúng ta ngủ. Chúng ta không biết ǵ về các hoạt động của chủ thể ấy cả, cũng không biết ǵ về t́nh trạng chung quanh chủ thể đó. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ tận dụng và dùng được hết mọi phút, mọi giờ trong ngày.

Một mục tiêu tiến hóa khác là mục tiêu tam phân, và đó là chúng ta nên có sự quyết tâm hay ư chí, bác ái và năng lực phối hợp. Cho đến nay, điều này không được như thế. Hiện nay, chúng ta có nhiều năng lực sáng suốt liên tục biểu lộ, nhưng thật ra rất hiếm khi gặp được một người mà trọn cả sự sống của y được làm sinh động bằng một mục tiêu chính yếu, được tuân theo một cách kiên tŕ, và được linh hoạt và được khởi xướng bằng t́nh thương tác động qua hoạt động sáng suốt. Tuy nhiên, thời cơ đang đến, khi chúng ta mở rộng tâm thức của chúng ta đến một mức độ như thế và trở nên linh hoạt trong chính chúng ta đến nỗi chúng ta sẽ trở nên có năng lực phóng xạ (radioactive). Bấy giờ, chúng ta sẽ xúc tiến một mục tiêu nhất định, mục tiêu này sẽ là hậu quả của t́nh thương và đạt đến đích của chúng ta bằng phương tiện trí tuệ. Đây là tất cả những ǵ mà Thượng Đế đang làm, có phải thế không? Ở giai đoạn phát triển hiện nay, chắc chắn là chúng ta có trí tuệ, nhưng cho đến nay, có rất ít người có được bác ái. Có thể chúng ta có một ít t́nh thương đối với những người mà chúng ta tiếp xúc hay gặp gỡ, và có t́nh thương nhiều hơn dành cho gia đ́nh và bạn bè gần gũi của chúng ta, nhưng gần như chúng ta không biết ǵ về t́nh thương tập thể. Mặc dù những người theo chủ nghĩa lư tưởng vĩ đại của nhân loại có nói cho chúng ta biết về t́nh thương tập thể, tuy vậy, thật ra chúng ta ở vào giai đoạn chỉ có thể đáp ứng được phần nào với t́nh thương đó và cảm thấy rằng đó là điều mà chúng ta muốn thấy được thực hiện. Tốt hơn hết là nhớ rằng chúng ta càng suy tưởng theo các đường lối vị tha một cách rơ rệt như thế th́ chúng ta càng sẽ kiến tạo được một cái ǵ đó có giá trị rất lớn, và sẽ mở mang theo các mức độ chậm chạp và khó nhọc, các nguyên tắc sơ đẳng của một tâm thức tập thể thực sự, mà cho đến nay vẫn c̣n xa cách với hầu hết chúng ta.

Có nhiều phát triển khác nữa trong diễn tŕnh tiến hóa mà chúng ta có thể bàn đến, và hiện nay chúng c̣n xa cách đến nỗi hầu như không thể nhận biết được chúng trừ phi chúng ta có được loại trí óc đặc biệt để có thể suy tư một cách trừu tượng phần nào. Có giai đoạn mà trong đó chúng ta có thể siêu việt được thời gian và không gian, chẳng hạn như khi tâm thức của tập thể ở trong tất cả mọi phần của hành tinh sẽ trở thành tâm thức của chúng ta, và khi chúng ta dễ dàng tiếp xúc được với tâm thức của một người bạn ở Ấn Độ, Phi Châu hoặc nơi nào khác như nó đang ở đây, khoảng cách và sự tách biệt sẽ không c̣n là chướng ngại cho sự giao lưu nữa. Chúng ta có thể thấy những biểu hiện này ở một số người có khả năng giao tiếp bằng viễn cảm hoặc có khả năng trắc tâm.

Thật rất lư thú mà trải qua một thời gian nào đó để h́nh dung ra mục tiêu xa xăm này và phác thảo việc thành đạt của Thượng Đế cách đây hàng tỉ năm, nhưng sự việc gây chú ư hàng đầu đối với chúng ta là có được một ư tưởng nào đó về giai đoạn ở ngay trước mắt, và hiểu được những ǵ mà chúng ta có thể mong đợi xảy ra liên quan với tiến tŕnh tiến hóa trong vài ngàn năm tới. Chúng ta hăy xem qua ư tưởng này. Như chúng ta biết, có ba đường lối tư tưởng chính yếu trên thế giới: đường lối khoa học, tôn giáo và đường lối triết học. Bây giờ, trong ba đường lối này, chúng ta có được ǵ? Trong đường lối tư tưởng theo khoa học, chúng ta đă lồng tất cả những ǵ liên quan đến vật chất, tức khía cạnh vật chất của biểu lộ; nó bàn đến việc biểu lộ ra ngoại cảnh (objectivity), và bàn đến những ǵ thuộc vật chất, hữu h́nh và thấy được; theo sát nghĩa là bàn đến những ǵ có thể được chứng minh. Trong đường lối tư tưởng tôn giáo, chúng ta có những ǵ liên quan đến sự sống bên trong h́nh hài, đường lối tôn giáo này bàn đến sự trở về của tinh thần đến tận cội nguồn của nó, cộng với tất cả những ǵ thu thập được bằng việc sử dụng h́nh hài; nó có liên quan đến khía cạnh chủ quan của thiên nhiên. Trong đường lối tư tưởng triết học, chúng ta có những ǵ mà tôi có thể gọi là việc sử dụng trí tuệ của sự sống ngự bên trong, ngơ hầu h́nh hài có thể được sửa đổi một cách thích hợp với nhu cầu của nó. Trong sự chuyển tiếp này, chúng ta hăy xét một vài phát triển vốn có thể được hy vọng trong tương lai trước mắt, hăy nhớ rằng tất cả những ǵ mà tôi nói chỉ với ư định gợi ư và tôi nói không phải với tinh thần giáo điều.

Điều hiển nhiên đối với đa số các nhà tư tưởng, đó là, nhờ đă bắt đầu nghiên cứu về phóng xạ, khoa học sắp khám phá bản chất của sức mạnh trong chính nguyên tử là ǵ. Rất có thể là ngay bây giờ, chúng ta sẽ khai thác năng lượng của chất liệu nguyên tử cho mỗi mục đích cần thiết, để sưởi ấm, để thắp sáng và cho những ǵ mà tôi có thể gọi là động cơ thúc đẩy (motivation) của mọi việc đang diễn ra trên thế giới. Như một số người trong chúng ta biết được, mănh lực đó gần như được một người tên là Keely khám phá ra ở nước Mỹ cách đây 50 năm, nhưng ông ấy không được phép đưa khám phá đó ra thế giới bởi v́ có mối nguy hiểm dính liền trong đó. Cho đến nay, con người c̣n quá ích kỷ nên không thể được tin cậy với việc phân phối năng lượng nguyên tử. Sự khám phá đó có thể sẽ đi song song với việc phát triển tâm thức tập thể. Chỉ khi nào con người trở nên có tính phóng xạ và có thể làm việc và suy tư bằng các thuật ngữ tập thể, th́ mới là an toàn hay khôn ngoan cho y khi sử dụng sức mạnh tiềm tàng trong nguyên tử. Mọi sự việc trong thiên nhiên đều được phối kết một cách tốt đẹp và không ǵ có thể được khám phá hay sử dụng trước khi đúng lúc. Chỉ khi nào con người trở nên không c̣n ích kỷ nữa th́ sức mạnh phi thường này mới được phép chuyển vào tay con người. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể dựa vào khoa học để tạo ra những bước phi thường khi hiểu được năng lượng nguyên tử.

Kế đó, song hành với cuộc tiến hóa của con người, chúng ta có thể mong đợi con người chế ngự được không khí. Có một lĩnh vực (sphere) rung động rộng lớn, hay cơi (plane) trong thái dương hệ mà trong một số sách vở huyền linh, người ta gọi là cơi trực giác. Trong văn liệu Đông phương, cơi đó được gọi là cơi Bồ Đề (Buddhic plane) và biểu tượng của cơi Bồ Đề là không khí (air).

Giống như con người bắt đầu t́m ra con đường của ḿnh nhờ phát triển trực giác trên cơi đó hiện giờ, cũng vậy, khoa học đang bắt đầu khám phá ra làm cách nào để chế ngự không khí, và khi trực giác trong con người phát triển và tăng tiến, th́ cũng thế, việc chi phối không khí của con người sẽ được phát triển và tăng thêm. Chúng ta có thể t́m kiếm một sự việc khác (và việc đó đă đang bắt đầu được nhận biết phần nào), đó là việc phát triển khả năng nh́n thấy trong vật chất tinh anh. Khắp nơi đều có nhiều con trẻ sinh ra đă thấy được nhiều hơn bạn hoặc tôi. Ở đây, tôi đang đề cập đến một điều hoàn toàn được dựa trên các nền tảng vật chất và có liên quan đến con mắt hồng trần. Tôi đề cập đến nhăn thông dĩ thái (etheric vision), loại nhăn thông này thấy được trong vật chất tinh anh của cơi trần, hay là trong vật chất được gọi là các chất dĩ thái. Các sinh viên và các nhà khoa học đă thực hiện được nhiều công việc lư thú theo đường lối này ở California. Tiến sĩ Frederick Finch Strong đă hoạt động theo đường lối này trong một chiều hướng có ích, và giảng dạy rằng con mắt xác thịt có khả năng để thấy trong chất dĩ thái (etherically), và nhăn thông dĩ thái đó là chức năng b́nh thường của con mắt. Sự phát triển quan năng này sẽ có ư nghĩa ǵ? Nó có ư nghĩa là khoa học sẽ phải dứt khoát là hiệu chỉnh lại quan điểm của nó đối với các cơi tinh anh. Nếu trong ṿng một trăm năm tới đây, có lúc trong tầm nh́n của người nam hoặc nữ b́nh thường có một vài trạng thái và h́nh thức của sự sống mà từ trước đến nay đă được xem như là tưởng tượng, th́ chúng ta đă phá vỡ lần cuối cái hàng ngũ chủ thuyết duy vật vốn đă phân cách chúng ta từ bấy lâu nay, và nếu những ǵ hiện nay không thể thấy được, th́ lại được nhận biết theo bất cứ đường lối đặc biệt nào, theo thời gian qua, ai dám nói chúng ta sẽ có thể tiến xa như thế nào? Lại nữa, toàn bộ khuynh hướng tiến hóa là hướng về sự tổng hợp. Khi chúng ta có khuynh hướng cụ thể hóa th́ chúng ta có sự không thuần nhất (heterogeneity); c̣n khi chúng ta hoạt động hướng tới tinh thần, chúng ta sẽ có khuynh hướng tiến tới sự hợp nhất: cho nên trong thế giới tôn giáo, chúng ta có thể t́m kiếm sự hợp nhất để làm cho nó xuất hiện. Mặc dù thế, có một tinh thần khoan dung lớn lao ở khắp nơi hơn là cách đây năm mươi năm. Nhưng đă gần đến lúc mà sự hợp nhất lớn lao căn bản đang nằm dưới tất cả các tôn giáo khác nhau, và sự thật là mỗi tôn giáo là một phần tất yếu của tổng thể vĩ đại duy nhất sẽ được con người ở khắp nơi nhận biết, và nhờ sự nhận thức này, chúng ta sẽ có sự đơn giản hóa của tôn giáo. Chúng ta sẽ nhấn mạnh và sử dụng các sự kiện chính yếu lớn lao, c̣n các dị biệt nhỏ nhoi và tầm thường của cách tổ chức và của cách giải thích sẽ không được để ư đến.

Lần nữa, chúng ta có thể hy vọng một sự kiện rất lư thú liên quan đến gia đ́nh nhân loại sẽ xảy ra, vào lúc mà tâm thức tập thể, trên một phạm vi rộng lớn hơn, trở nên mục tiêu hữu thức của con người th́ điều ǵ sẽ xảy ra? Ấy là lúc con người đặt chân lên “Thánh Đạo”, theo cách gọi của giới tôn giáo. Ấy là lúc con người dứt khoát là chế ngự được ḿnh, đang cố gắng để sống cuộc sống tinh thần, không c̣n chấp nhận sống cuộc sống ích kỷ của nguyên tử nữa. Ấy là lúc con người t́m kiếm chỗ của ḿnh bên trong một tổng thể to lớn hơn, t́m ra chỗ đó nhờ nỗ lực tự khai mở của ḿnh, và kế đó, hợp nhất chính ḿnh với tập thể đó. Đây là tất cả những ǵ được giáo lư về Thánh Đạo đề cập tới trong các giáo hội Tin Lành, Cơ Đốc và Phật giáo. Tất cả các giáo hội đó giảng dạy việc bước lên Thánh Đạo, gọi bằng các tên gọi khác nhau như là Thánh Đạo (the Way), Bát Chánh Đạo, Con đường Giác Ngộ hay Con đường Thánh Thiện (Path of Holiness). Tuy nhiên, đó là Con Đường Duy Nhất, bao giờ cũng chiếu sáng, ngày càng đưa đến hoàn thiện.

Chúng ta cũng có thể hy vọng sự phát triển của năng lực suy tư trừu tượng và mong đợi việc khơi hoạt trực giác. Khi các giống dân chính đă nối tiếp nhau trên hành tinh, th́ bao giờ cũng có sự khai mở được ấn định, có hướng dẫn của các quyền năng của linh hồn và một tŕnh tự được sắp xếp một cách rơ rệt. Trong căn chủng thứ ba, căn chủng Lemurian, trạng thái vật chất của con người được đưa đến một tŕnh độ hoàn thiện cao. Sau đó, trong giống dân có trước giống dân của chúng ta, giống dân Atlantean (vốn bị nhận ch́m trong trận hồng thủy), bản chất t́nh cảm của con người được phát triển. Kế đó, trong giống dân Aryan, hay giống dân thứ năm chúng ta, sự phát triển hạ trí cụ thể là mục tiêu, và chúng ta đang phát triển điều này theo mỗi thập niên. Một ít người cũng đang bắt đầu phát triển năng lực suy tư bằng các thuật ngữ trừu tượng.

Khi xảy ra trường hợp này, chúng ta sẽ thấy một số người tỏ ra có năng lực đặc biệt, lư thú đó, mà chúng ta gọi là khả năng được linh hứng. Ở đây, tôi không nói đến t́nh trạng đồng tử, mà tôi cũng không nhắc đến khả năng đồng cốt. Không có ǵ nguy hiểm hơn là điều vốn thường được hiểu bằng tên gọi “đồng tử” (“medium”). Một đồng tử b́nh thường là một người có bản chất thụ động hay tiếp nhận (receptive), và thường thường có ba thể thấp kết hợp một cách lỏng lẻo đến nỗi một sức mạnh hay một thực thể đến từ ngoài có thể sử dụng bộ óc, bàn tay hay thân xác của người này. Đó là một hiện tượng hoàn toàn thông thường. Hiện tượng giáng bút tự động, xây cơ (ouija boards) và các buổi lên đồng (spiritualistic seances) thuộc loại thấp đang lan tràn ngày nay và đang đưa hàng ngàn người vào chỗ điên loạn hay vào chỗ xáo trộn thần kinh. Nhưng có một t́nh trạng đồng cốt đại loại chỉ là một sự lệch lạc và đại loại là sự linh cảm (inspiration). Để có khả năng nhận được linh hứng th́ thể trí con người phải đạt tới một giai đoạn tiến hóa mà lúc đó con người nằm dưới sự kiểm soát của thượng ngă của chính ḿnh, tức Thượng Đế nội tâm, một cách hữu thức và một cách tích cực. Nhờ sự tiếp xúc nhất định, chủ thể nội tâm đó, tức Chân Ngă, có thể kiểm soát bộ óc hồng trần của ḿnh, cho phép con người đưa ra các quyết định, hiểu được chân lư, ngoài khả năng lư luận một cách tổng quát, Thượng Đế nội tâm này có thể cho phép con người nói, viết và chuyển đạt được chân lư mà không dùng đến hạ trí. Chân lư ẩn tàng trong chính chúng ta. Khi chúng ta có thể tiếp xúc với Thượng Đế nội tâm của chính chúng ta th́ mọi chân lư đều sẽ được tiết lộ cho chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành Chủ Thể Tri Thức (Knowers). Nhưng đây là một điều tích cực chứ không phải là điều tiêu cực và có nghĩa là đặt chính ḿnh chỉnh hợp hữu thức trực tiếp với Chân Ngă hay là Thượng Ngă, chứ không phải để mặc phàm ngă của ḿnh cho bất cứ một thực thể hoặc âm ma (spook) qua đường nào đi vào cũng được.

Việc kẻ thường nhân tiếp xúc được với Thượng ngă của y hiện nay có thể thỉnh thoảng xảy ra nhưng không thường lắm. Chỉ trong khoảnh khắc nỗ lực cao của chúng ta, chỉ vào lúc có các khủng hoảng lớn trong cuộc đời chúng ta, và chỉ dưới h́nh thức kết quả của việc tuân thủ giới luật lâu dài và tham thiền bền bĩ, th́ việc đó mới xảy ra. Nhưng một ngày nào đó, chúng ta sẽ cai quản toàn thể các kiếp sống của chúng ta, không theo quan điểm cá nhân, vị kỷ, mà theo quan điểm của Thượng Đế nội tại, Đấng vốn là một thiên khải trực tiếp của Tinh Thần trên cơi cao siêu nhất.

Điều cuối cùng mà tôi cố gắng đưa ra tối nay vốn là mục tiêu đối với mỗi người trong chúng ta, đó là việc phát triển các năng lực của linh hồn, hay của tâm (psyche). Điều này có nghĩa rằng là bạn và tôi sắp trở thành những nhà tâm thông (psychics). Nhưng tôi không dùng từ ngữ “tâm thông” này theo như người ta thường hiểu, cũng không theo ư nghĩa bao hàm thường ngày của nó. Theo nghĩa đen th́ “tâm” là “linh hồn bên trong” (soul within) hay là Chân Ngă (higher Self), nó nhô ra khỏi phàm ngă tam phân, giống như con bướm thoát ra khỏi cái kén (chrysalics). Chính cái thực tại đẹp đẽ đó, mà chúng ta sắp tạo ra như là kết quả của một hay nhiều kiếp sống của chúng ta, giáng hạ nơi đây. Các mănh lực tâm thông thực sự là các mănh lực đưa chúng ta tiếp xúc với tập thể. Các sức mạnh của thể xác mà chúng ta sử dụng hằng ngày đưa chúng ta tiếp xúc với các cá nhân, nhưng khi chúng ta đă phát triển được các quyền năng của linh hồn và đă mở được các tiềm năng của nó, chúng ta sẽ là các nhà tâm thông thực sự. Bây giờ, các quyền năng này là ǵ? Tất cả những ǵ mà tôi có thể làm tối nay là liệt kê ra một vài trong số nhiều quyền năng đó.

Một là kiểm soát vật chất một cách hữu thức. Đa số chúng ta đều kiểm soát được thể xác chúng ta một cách hữu thức, bắt chúng thi hành các mệnh lệnh của chúng ta trên cơi trần. Một số trong chúng ta kiểm soát được các xúc cảm của chúng ta một cách hữu thức, nhưng rất ít người trong chúng ta có thể kiểm soát được thể trí. Đa số chúng ta đều bị dục vọng và tư tưởng của chúng ta kiềm chế. Nhưng sắp tới lúc chúng ta sẽ kiềm chế phàm ngă tam phân của chúng ta một cách hữu thức. Lúc đó, đối với chúng ta, thời gian sẽ không tồn tại nữa. Chúng ta sẽ có được sự liên tục tâm thức trên ba cơi hiện tồn  cơi trần, cơi cảm dục và cơi trí  vốn sẽ cho phép chúng ta sống như là Thượng Đế đang sống trong chính chỗ trừu xuất siêu h́nh, tức Hiện Tại Vĩnh Cửu (Eternal Now).

Một quyền năng khác của linh hồn là trắc tâm thuật (psychometry). Vậy trắc tâm thuật là ǵ? Nó có thể được định nghĩa như là khả năng chọn một vật ǵ hữu h́nh (tangible something), có thể thuộc về một cá nhân, và qua trung gian của vật hữu h́nh đó, làm cho chính ḿnh giao tiếp được với cá nhân đó hay với nhóm các cá nhân. Trắc tâm là định luật liên kết các ư tưởng được áp dụng cho tính chất rung động của lực với mục đích đạt được hiểu biết.

Lại nữa, nhân loại sẽ trở nên có nhĩ thông (clairaudient) và có nhăn thông (clairvoyant), nghĩa là khả năng để nghe và thấy một cách rơ ràng và chính xác trên các cơi tinh anh như chúng ta nghe và thấy trên cơi hồng trần này. Nó sẽ bao hàm khả năng để nghe và thấy tất cả những ǵ liên quan đến tập thể  nghĩa là nghe và thấy trong các bề đo thứ tư và thứ năm. Tôi không có đủ tŕnh độ của một nhà toán học để có thể giải thích các bề đo này, và chính tôi cũng thấy rất là mù mờ khi nghiên cứu các bề đo đó, nhưng có một minh họa mà tôi nhận được có thể làm cho toàn bộ sự việc có phần sáng tỏ hơn. Một tư tưởng gia trẻ tuổi người Thụy Điển đă giải thích cho tôi như sau:

“Chiều đo thứ tư là khả năng để thấy xuyên qua và chung quanh một vật. Chiều đo thứ năm là khả năng, thí dụ, chọn con mắt và nhờ con mắt đó làm cho chính ḿnh giao tiếp được với tất cả các con mắt khác trong thái dương hệ. Thấy được trong bề đo thứ sáu có thể được định nghĩa như là năng lực để lấy một ḥn đá cuội (pebble) ngoài bờ biển và nhờ viên đá đó đặt cho chính ḿnh ḥa hợp với (in accord with) toàn thể hành tinh. Bây giờ, trong bề đo thứ năm, nơi mà bạn chọn (took) con mắt, bạn bị giới hạn vào một đường lối biểu lộ đặc thù, c̣n trong trường hợp của bề đo thứ sáu, nơi mà bạn chọn một ḥn đá cuội, bạn được đặt giao tiê1p với toàn bộ hành tinh”. Đây là một sự việc rất xa trước mắt chúng ta, nhưng thật là lư thú khi nói đến và nắm giữ một hứa hẹn cho mỗi người và cho tất cả.

Không có thời gian để bàn đến các quyền năng khác, cũng như tôi không thể liệt kê tất cả các quyền năng đó là ǵ. Việc chữa trị bằng cách tiếp xúc sẽ nằm trong số các quyền năng đó. Việc vận dụng các lưu chất từ điện (magnetic fluids) và việc sáng tạo hữu thức bằng màu sắc và âm thanh là các quyền năng khác nữa. Vào lúc này, tất cả những ǵ thực sự có liên quan đến chúng ta là chúng ta phải kiểm soát chúng ta một cách hữu thức, ra sức tiến đến ngày càng nhiều dưới sự kiểm soát của chủ thể nội tâm, nỗ lực để trở nên phóng xạ và để phát triển tâm thức tập thể.

BÀI THUYẾT TR̀NH VII

Sự Tiến Hóa Vũ Trụ

Có thể xem là buồn cười đối với bất cứ kẻ nào đảm trách việc đưa ra một bài thuyết giảng về Sự Tiến hóa Vũ trụ, bởi v́, dĩ nhiên đó là một đề tài mà tôi cũng như bất cứ người nào khác đều không biết ǵ về đó cả, và tất nhiên chúng ta hoàn toàn không thể diễn tả về việc đó. Tuy nhiên, có một vài suy diễn mà chúng ta có thể đưa ra theo định luật tương đồng, luật này có thể đưa chúng ta đến các lĩnh vực rất lư thú của tư tưởng.

Trong nhiều tuần lễ qua, chúng ta đă xem xét sự tiến hóa của nguyên tử từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, cho đến khi chúng ta bao hàm toàn bộ thái dương hệ dưới thuật ngữ “nguyên tử”. Trước hết, chúng ta nghiên cứu theo các đường lối tổng quát, nguyên tử của vật chất, kế đó chúng ta nghiên cứu nguyên tử con người, và sau đó, chúng ta áp dụng những ǵ mà chúng ta biết được về cả hai nguyên tử này, cho một khối cầu hay nguyên tử c̣n lớn hơn, tức hành tinh, mà chúng ta gọi là nguyên tử hành tinh (planetary atom). Kế đó, chúng ta trải rộng ư tưởng này ra xa hơn đến nguyên tử của thái dương hệ, xác định nó như là có một vị trí bên trong một tổng thể c̣n lớn hơn nữa.

Chúng ta đă nghiên cứu ba phương pháp tiến hóa, hay phát triển liên quan với đề tài này. Chúng ta đă xem xét các trạng thái mà các nguyên tử này tạo ra, các tính chất hay bản chất thông linh của chúng, và chúng ta đă thấy làm thế nào mà trong nguyên tử của vật chất, tính chất tâm thông duy nhất mà chúng ta có thể đ̣i hỏi về nó, là tính chất thông tuệ. Kế đó, chúng ta chuyển qua đến các h́nh thức nguyên tử, các h́nh thức dưới nhân loại và thấy được làm thế nào mà các h́nh hài trong hai giới của thiên nhiên, giới thực vật và giới động vật, biểu lộ một tính chất khác của Thượng Đế, tính chất cảm giác, cảm nhận, hay bác ái và xúc cảm thô sơ. Chúng ta cũng đă thấy rằng trong giới động vật c̣n có một tính chất thứ ba, tính chất trí tuệ sơ khai, đă bắt đầu tự biểu lộ, và rằng khi chúng ta đi đến nguyên tử con người, chúng ta có ba trạng thái đang biểu lộ  thông tuệ, bác ái và một ư chí trung ương.

Chúng ta trải rộng ư niệm này đến hành tinh và đến thái dương hệ, và thấy rằng, đang thể hiện qua h́nh thức của thái dương hệ, chúng ta có một Đấng Thông Tuệ vĩ đại (great Intelligence) hay Thiên Trí (Mind); rằng mục tiêu của việc sử dụng h́nh hài của Ngài là việc minh chứng một tính chất khác: bác ái hay minh triết, cái Tổng Thể được làm cho linh hoạt bằng một Ư CHÍ trung ương vĩ đại. Từ đó, chúng ta suy luận ra rằng Ư Chí Trung ương này có thể là biểu lộ của một Thực Thể Thông Linh (Entity), Đấng đang làm linh hoạt toàn bộ thái dương hệ, từ chính nguyên tử thấp thỏi nhất của vật chất lên đến Đấng Cao Cả đang làm linh hoạt hành tinh hệ (planetary scheme).

Sau khi đă đưa ra các điểm căn bản này, chúng ta chuyển qua xem xét sự tiến hóa của sự sống hữu thức bên trong h́nh hài nguyên tử, t́m ra rằng loại tâm thức cao siêu được mỗi nguyên tử phát triển một cách bền bĩ; rằng tâm thức con người được phân biệt với tất cả các h́nh thức thấp kém khác trong đó chính là ngă thức; rằng con người là một ư chí sáng suốt, hoàn thành một cách hữu thức mọi hành động, bắt đầu biết được môi trường xung quanh ḿnh và thể hiện một đường lối hoạt động nhất định với một mục tiêu đặc biệt trước mắt. Ngă thức của con người lại dẫn đến một điều c̣n rộng lớn hơn nữa, đến tâm thức của Đấng Chơn Linh Hành Tinh vĩ đại, vốn có thể được diễn đạt bằng thuật ngữ “tập thể thức”. Khi sự tiến hóa nối tiếp, con người sẽ chuyển từ giai đoạn ngă thức trong đó bạn và tôi hiện đang có, đi đến chỗ nhận thức được về những ǵ được hàm ư bằng tâm thức tập thể, một điều mà cho đến nay gần như không được biết tới, trừ phi dưới h́nh thức một lư tưởng tốt đẹp nào đó, và một giấc mơ mà vào một thời điểm xa xăm nào đó, có thể trở thành hiện thực. Một lần nữa, tập thể thức sẽ đưa tới một cách hợp lư cái mà, v́ thiếu một thuật ngữ chính xác hơn, chúng ta có thể gọi là Thiên thức (God consciousness), mặc dù tôi không tán thành việc dùng từ ngữ God (Thiên) v́ từ ngữ đó gây ra nhiều tranh căi trên thế giới giữa các nhà tư tưởng khác nhau của gia đ́nh nhân loại. Các dị biệt này được tạo ra phần lớn dựa vào các dị biệt trong ngữ loại (phraseology), dựa vào các thuật ngữ được dùng để diễn tả các ư tưởng căn bản và dựa vào các phương pháp tổ chức khác nhau. Thí dụ, khi nhà khoa học nói đến lực, hoặc năng lượng, người Cơ Đốc giáo nói đến Thượng Đế, c̣n người Ấn giáo dùng các thuật ngữ tương tự với “Ta là Linh Ngă” (“I am that I am”), hoặc là Chân Ngă (Self), th́ tất cả đều nói đến cái duy nhất và cùng sự sống vĩ đại, nhưng đă mất nhiều thời gian trong cố gắng chứng minh lẫn nhau là ai cũng sai lầm, đồng thời cố chứng minh rằng cách diễn giải của riêng họ là đúng.

Kế đó, chúng ta đă thấy rằng, nói một cách đơn sơ, sự tiến hóa nguyên tử có thể được chia thành hai phần hay hai giai đoạn, một giai đoạn được gọi là giai đoạn nguyên tử, c̣n giai đoạn kia, v́ thiếu thuật ngữ chính xác hơn, chúng ta gọi là giai đoạn phóng xạ (radioactive stage). Giai đoạn nguyên tử là giai đoạn trong đó nguyên tử theo đuổi sự sống ích kỷ của riêng nó, hoàn toàn liên quan với sự tiến hóa của riêng nó và hậu quả của các tiếp xúc mà nó tạo ra. Khi sự tiến hóa tiếp nối, điều trở nên rơ rệt là vào đúng lúc, nguyên tử bắt đầu phản ứng với một sự sống lớn hơn ở ngoài chính nó, và trong giai đoạn này, bạn có được thời kỳ tương tự với giai đoạn kiến tạo h́nh hài, trong đó các nguyên tử vật chất này bị thu hút bởi một tích năng (charge of energy) lớn hơn hay là điện lực dương (positive electrical force) (nếu bạn thích gọi như thế) vốn lôi kéo các nguyên tử hay hút các nguyên tử vào chính nó và nhờ chúng mà tạo được một h́nh hài. Bấy giờ đến lượt các nguyên tử vật chất này trở thành các điện tử. Kế đó, chúng ta đă thấy, làm thế nào mà trong trường hợp của bạn và của tôi, cũng như trong trường hợp của mọi đơn vị hữu ngă thức, cùng một phương thức được noi theo, và rằng chúng ta có một sự sống trung tâm nắm giữ trong phạm vi ảnh hưởng của nó các nguyên tử, tạo thành các thể khác nhau, thể trí, thể t́nh cảm và thể xác. Chúng ta biểu lộ, hoạt động, sinh hoạt và thể hiện mục đích của chúng ta bằng cách hút về phía chúng ta các nguyên tử vật chất thích hợp cho nhu cầu chúng ta, và nhờ đó, chúng ta có thể tạo được các tiếp xúc cần thiết. Các nguyên tử này thuộc về chúng ta, sự sống trung ương, giống như các âm điện tử đối với điện tích dương ở trung tâm trong nguyên tử vật chất. Kế đó, chúng ta cũng đă thấy rằng nếu điều này là đúng, nghĩa là, có một giai đoạn tự tập trung (selfcentred), hay giai đoạn thuần túy nguyên tử, đối với nguyên tử, và đối với nguyên tử con người, kế đó lại đối với nguyên tử của hành tinh, ngự trị bởi sự sống tinh thần trung ương của nó, th́ chúng ta sẽ có thể khẳng định một cách hợp lư cho một t́nh trạng sự việc tương tự như thế. Như vậy, chúng ta được đưa vào lĩnh vực suy luận. Kế đó, chúng ta xét coi có phải tất cả những ǵ đang xảy ra trên hành tinh chúng ta có thể nào không do t́nh trạng tự tập trung của Đấng Thông Linh, Ngài đang thể hiện các mục tiêu của Ngài bằng cách đó. Sau cùng, chúng ta chuyển sang cùng ư tưởng liên quan đến chính thái dương hệ.

Bấy giờ chúng ta chuyển qua xem xét giai đoạn hai, giai đoạn mà nhà khoa học đă nghiên cứu liên quan với nguyên tử của nhà hóa học và nhà vật lư trong hai mươi năm qua, tức giai đoạn phóng xạ. Chúng ta đă thấy làm sao có một t́nh trạng tương tự với t́nh trạng này trong sự tiến hóa của nguyên tử con người và có một giai đoạn đi trước nó, song song với giai đoạn nguyên tử, trong đó con người thuần là ích kỷ (selfish), hoàn toàn tập trung vào bản ngă (selfcentred) và không chú ư đến phúc lợi của tập thể mà y là một phần trong đó. Giai đoạn tiên khởi này rất rơ rệt trên thế giới ngày nay. Một tỉ lệ lớn của nhân loại hiện đang ở trong giai đoạn nguyên tử, nhưng chúng ta phải nhớ rằng đó là một giai đoạn bảo vệ và cần thiết. Mỗi đơn vị của gia đ́nh nhân loại đều phải vượt qua giai đoạn này trong tiến tŕnh t́m kiếm vị trí của ḿnh bên trong nhóm, và cho phép nó phát triển một điều ǵ đó có giá trị để cống hiến cho nhóm đó khi tiến nhập vào giai đoạn hai.

Ngày nay, trên thế giới cũng có các đơn vị của gia đ́nh nhân loại đang đi vào giai đoạn hai, họ đang trở nên có tính phóng xạ và có sức thu hút (magnetic), họ ảnh hưởng đến các h́nh hài khác và đang trở nên có tập thể thức; họ đang ra khỏi giai đoạn “Tôi hiện hữu” (“I am” stage), bước vào giai đoạn nhận thức “Tôi là Cái Đó” (“I am that” realisation); họ đang bắt đầu nhận biết được sự sống và mục tiêu của Đấng Thông Linh vĩ đại (great Entity) mà họ là một phần của cơ thể Ngài; họ đang trở nên biết được mục tiêu ở đàng sau của Sự Sống của Hành Tinh Thượng Đế, Đấng vốn là xung lực bên trong nằm phía sau biểu lộ bên ngoài trên địa cầu chúng ta. Họ đang bắt đầu hợp tác với các kế hoạch của Ngài, để hoạt động cho việc cải thiện nhóm của họ. Sự dị biệt giữa họ với các nguyên tử khác của gia đ́nh nhân loại là ở chỗ hiện giờ họ có được tập thể thức, họ có được một chân trời rộng lớn hơn, một nhận thức tập thể và một mục tiêu to tát hơn. Đồng thời, họ không mất đi ngă thức của họ, cũng không mất đi chủ thể cá biệt của riêng họ, và sự sống h́nh cầu (spheroidal life) của riêng họ vẫn c̣n, nhưng họ đặt toàn thể sức lực và năng lượng đang tuôn chảy qua họ không phải vào trong việc thể hiện kế hoạch riêng của họ, mà là vào trong một sự hợp tác sáng suốt với Sự Sống vĩ đại hơn mà họ là một phần trong đó. Những người như thế hăy c̣n ít, nhưng khi số lượng của họ trở nên ngày càng nhiều, th́ bấy giờ, chúng ta có thể trông chờ có được một đổi thay trong t́nh h́nh thế giới, lúc đó sẽ xảy đến cái mà Thánh Paul nhắc đến khi ông nói: “Không nên có sự phân chia nào trong cơ thể, mà các chi thể nên có cùng sự quan tâm lẫn nhau. Nếu một chi thể đau yếu, mọi chi thể cùng đau với nó, hay một chi thể được tôn vinh, mọi chi thể nên cùng vui với nó… nói chung, chính cùng một Thượng Đế đang hành động. Có thiên h́nh vạn trạng năng khiếu, nhưng cùng một tinh thần; có các sai biệt về việc chăm sóc (hay phụng sự) nhưng cùng một Chúa Tễ (Lord).”

Khi tất cả chúng ta đều có tập thể thức, khi tất cả chúng ta đều biết rơ mục tiêu nằm đàng sau sự biểu lộ trên hành tinh chúng ta, khi chúng ta được linh hoạt một cách hữu thức và dồn mọi năng lực của chúng ta vào việc thể hiện các kế hoạch tập thể, bấy giờ, chúng ta sẽ có những ǵ mà người Cơ Đốc giáo gọi là “thời đại hoàng kim” (millennium”).

Hiện giờ, nếu bạn có trong cuộc tiến hóa của nguyên tử vật chất và nguyên tử con người, hai giai đoạn này, nếu chúng là nền tảng của mọi phát triển trong tương lai, th́ bấy giờ trong nguyên tử hành tinh, bạn sẽ cũng có hai giai đoạn, giai đoạn mà trong đó Hành Tinh Thượng Đế đang thể hiện các kế hoạch riêng của Ngài, và một giai đoạn sau, trong giai đoạn này, Ngài ḥa nhập với các kế hoạch vĩ đại hơn của Đấng đang làm linh hoạt thái dương hệ. V́ chưa ở vào vị thế có được một diện kiến (interview) với Hành Tinh Thượng Đế, tôi không thể nói cho bạn liệu cho đến nay, Đấng này có đang hợp tác trong các mục tiêu của Thái Dương Thượng Đế hay không, nhưng chúng ta có thể có được một ư tưởng nào đó về các mục tiêu tổng quát do việc nghiên cứu về sự tiến hóa của nhân loại và sự phát triển của các kế hoạch quốc tế to lớn bên trong phạm vi hành tinh. Chúng ta cũng phải ghi nhớ rằng, mặc dù con người chúng ta tự xem ḿnh như là biểu lộ cao quư nhất và vĩ đại nhất trên hành tinh, có thể có các cuộc tiến hóa khác, qua đó Đấng Trung Ương (central Life) có thể đang tác động, cho đến nay, chúng ta chỉ biết chút ít về điều đó. Không những chúng ta phải nghiên cứu sự tiến hóa của con người, mà cũng nên nghiên cứu sự tiến hóa của thiên thần (angel), hay sự tiến hóa của deva (thiên thần) theo cách gọi của người Ấn. Điều này mở ra cho chúng ta một lĩnh vực nghiên cứu và suy luận bao la.

Lại nữa, bên trong thái dương hệ chúng ta sẽ mong đợi t́m thấy các giai đoạn tương tự. Có lẽ chúng ta sẽ t́m thấy rằng Sự Sống vĩ đại đang làm linh hoạt toàn thể thái dương hệ, Đấng Thông Linh vĩ đại đó đang dùng thái dương hệ cho việc thể hiện một mục tiêu nhất định, làm linh hoạt thái dương hệ bằng các trung tâm lực vĩ đại mà chúng ta gọi là các nguyên tử hành tinh; đến lượt chúng, các trung tâm này tác động nhờ các trung tâm thứ yếu hay các nhóm, truyền năng lượng của chúng xuống qua các nhóm nguyên tử con người đến các giới khác nhau của thiên nhiên, và như vậy, tới nguyên tử nhỏ bé của vật chất, mà đến phiên nó, nguyên tử này phản ánh của toàn bộ thái dương hệ. Nếu chúng ta nghĩ ra, vấn đề sự sống nguyên tử này vô cùng lư thú, và đưa chúng ta vào nhiều đường lối phỏng đoán. Một trong các điểm hấp dẫn chính mà nó mở ra là sự liên giao thân mật và sự tương tác chặt chẽ của các nguyên tử thuộc mọi loại, và sự hợp nhất thấm nhuần vạn vật sau cùng phải được nhận biết. Nếu chúng ta đă thấy rằng đến một giai đoạn trong sự tiến hóa của tất cả các nguyên tử thuộc mọi loại, trong đó chúng cảm nhận và t́m kiếm vị trí của chúng bên trong tập thể và từ chỗ dương tính (positive) trở thành âm tính (negative), so với một sự sống vĩ đại hơn, nếu điều đó là đúng th́ trong mọi biểu lộ này của tâm thức sẽ có một giai đoạn ngă thức và giai đoạn tập thể thức, sau rốt, có hợp lư chăng và có thể hay chăng thái dương hệ của chúng ta chỉ là một nguyên tử trong tổng thể vĩ đại hơn? Có thể nào đối với thái dương hệ chúng ta và Thái Dương Thượng Đế của chúng ta, không có một sự sống trung ương rộng lớn hơn mà Tinh Thần đang linh hoạt bên trong lĩnh vực thái dương (solar sphere) từ từ bị thu hút về sự sống đó và hướng đến tâm thức của Đấng mà Thượng Đế chúng ta đang mong mỏi? Có các chỉ dẫn ở bất cứ nơi đâu về một mănh lực, hay một mục tiêu thu hút như thế không? Có các lĩnh vực lớn hơn của sự sống thái dương bên ngoài thái dương hệ chúng ta và các lĩnh vực này có một ảnh hưởng nhất định lên thái dương hệ không? Điều này có thể chỉ là một suy đoán, nhưng nó có các điểm lư thú của nó. Nếu chúng ta nghiên cứu các sách thiên văn học và ra sức xác định có phải các nhà thiên văn nói rằêng điều này là như thế, th́ chúng ta sẽ đối phó với một số lượng to tát các ư kiến mâu thuẩn nhau. Chúng ta sẽ thấy rằng một số nhà thiên văn nói rằng bên trong cḥm sao Rua (Pleiades, gồm khoảng 150 sao, cách Địa cầu khoảng 350 năm ánh sángND) là một điểm giữa mà thái dương hệ của chúng ta đang quay quanh điểm này. Các nhà thiên văn khác nói rằng cḥm sao Hercules là điểm thu hút từ tính đối với thái dương hệ chúng ta. Mặt khác, bạn sẽ thấy điều này hoàn toàn trái ngược. Chúng ta sẽ thấy một số nhà thiên văn nói về “sự trôi dạt của sao” (“stardriff”) và bảo rằng sự trôi dạt, hay khuynh hướng (trend), của một vài ngôi sao đi theo một chiều hướng đặc biệt; những người khác biện luận rằng các khoảng cách đều xa đến nỗi không thể xác định xem coi một vài hệ thống có đang đi theo một quỹ đạo đặc biệt hay không.

Tuy nhiên, nếu chúng ta đi vào một số các cổ thư, những sách mà chúng ta gọi là thần thoại (và một thần thoại có thể được định nghĩa như là một cái ǵ đó đang nắm giữ một đại chân lư c̣n ẩn tàng, cho đến khi chúng ta sẵn sàng hiểu được nó), và nếu nghiên cứu các cổ thư của phương Đông, chúng ta sẽ thấy rằng trong tất cả các cổ thư này đều có hai hoặc ba cḥm sao vốn được xem như là có một mối liên hệ đặc biệt mật thiết với thái dương hệ chúng ta. Đối với các quan điểm này, cho đến nay, các nhà thiên văn hiện đại vẫn giữ thái độ hoài nghi, và theo quan điểm của khoa học duy vật th́ như vậy là đúng. Những ǵ tôi cố gắng nhấn mạnh ở đây đó là các nhà khoa học và thiên văn học bị chia rẽ về chủ đề này, tuy nhiên, vốn là một đề tài gây tranh căi và là một đề tài mà các cổ thư Đông phương gióng lên một âm thanh rơ ràng, hẳn phải có một căn bản thực sự, và có lẽ có một khía cạnh chân lư trong sự xác quyết đó. Về phần tôi, ở đây tôi muốn gợi ư rằng khía cạnh chân lư đó sẽ được t́m thấy, không phải theo các đường lối diễn dịch của trần gian (physical), mà là theo các đường lối của tâm thức; rằng chính sự tiến hóa tâm linh đang diễn ra bên trong mọi nguyên tử (dùng từ ngữ tâm linh [psychic] theo ư nghĩa của tâm thức chủ quan) vốn được ám chỉ đến trong các sách này, và việc nhấn mạnh được dựa vào việc chúng ta có một liên hệ huyền linh với các thái dương hệ khác. Có lẽ chân lư có thể được t́m thấy nơi đây. Sự sống chủ quan có lẽ là một, năng lượng đang tuôn chảy giữa chúng có lẽ là một, nhưng cái thiên h́nh vạn trạng ẩn dưới h́nh thức vật chất. Có thể trong sự tiến hóa của trí tuệ, trong sự biểu lộ t́nh thương, hay tập thể thức, và trong sự phát triển của ư chí hay mục tiêu, có ẩn tàng sự hợp nhất, sự đơn nhất của sự sống chủ quan, và sự nhận thức sau rốt rằng trong h́nh hài và chỉ trong h́nh hài, có ẩn tàng sự chia rẽ và phân hóa.

Khi xét về đề tài này, các cổ thư Đông phương nêu ra rằng bảy ngôi sao của cḥm sao Đại Hùng (Great Bear), bảy ngôi sao của cḥm sao Rua (Pleiades) và mặt trời Sirius (Thiên Lang) đều có một liên hệ rất chặt chẽ với thái dương hệ chúng ta, và rằng chúng nắm giữ một liên quan từ điển tâm linh mật thiết với Thái Dương Thượng Đế của chúng ta.

Chúng ta đă thấy rằng mục tiêu đối với nguyên tử vật chất là ngă thức, và đối với Đấng Thông Linh đang tiến hóa thông qua một hành tinh, th́ mục tiêu có lẽ là Thiên thức (God consciousness). Bây giờ, dĩ nhiên, khi bạn coi như không có các từ Thái Dương Thượng Đế, tuy nhiên, đối với Ngài cũng phải có mục tiêu. Bạn có thể gọi mục tiêu đó là Tuyệt Đối Thức (Absolute Consciousness) tùy ư bạn. Chúng ta lại làm rơ điều này. Chúng ta đă được dạy rằng cơ thể chúng ta được làm bằng vô số các sự sống nhỏ bé, hay là các tế bào, hay các nguyên tử, mỗi thứ đều có tâm thức cá nhân của riêng nó. Tâm thức này tương ứng với ngă thức của nó. Xét chung, theo quan điểm của nguyên tử, tâm thức của thể xác có thể được xem như là tập thể thức của nguyên tử đó. Kế đó, chúng ta có tâm thức của con người, tức chủ thể tư tưởng. Con người là kẻ làm linh hoạt thể xác và chuyển nó cho ư chí của con người  nghĩa là cho nguyên tử trong thể xác của y, tương tự với những ǵ mà chúng ta có thể gọi là Thiên thức. Nhận thức của ngă thức chúng ta th́ khác xa với nhận thức của nguyên tử, giống như tâm thức của Thái Dương Thượng Đế khác xa với tâm thức chúng ta. Bây giờ, so với nguyên tử trong cơ thể chúng ta, th́ tâm thức của Thái Dương Thượng Đế có thể được gọi là Tuyệt Đối Thức, có phải không? Ư tưởng này được nới rộng đến nguyên tử con người, đến nguyên tử hành tinh, và bạn có thể khẳng định xa hơn rằng Thái Dương Thượng Đế vươn lên đến một tâm thức vượt ngoài tâm thức riêng của Ngài, tương tự với tâm thức đang trải rộng giữa nguyên tử trong cơ thể bạn với Ngài. Ở đây, bạn có một viễn cảnh (vista) rất kỳ diệu đang mở ra. Tuy nhiên, trong chính nó, điều này rất đáng khích lệ; v́ nếu chúng ta nghiên cứu tế bào trong thể xác một cách chặt chẽ, và xem xét con đường dài đă được vượt qua giữa tâm thức của nó với những ǵ mà một người hiện đang biết là thuộc về ḿnh, chúng ta có được cho chính chúng ta cái hứa hẹn và cái hy vọng của sự thành đạt trong tương lai, và động cơ thúc đẩy để tồn tại trong nỗ lực của chúng ta.

Từ lâu, các cổ thư Đông phương đă cất giấu nhiều chân lư mà chỉ bây giờ mới bắt đầu in vào tâm thức của người phương Tây. Các sách này đă giảng dạy tính phóng xạ của vật chất cách đây nhiều ngàn năm, và như thế, có lẽ, sau rốt có một số chân lư tương đương trong giáo lư của các sách đó về các cḥm sao. Có lẽ trong các ngôi sao mà chúng ta có thể thấy được trong các ṿm trời xa và trong sự sống đang phát triển trong các ngôi sao đó, chúng ta có mục tiêu của Thái Dương Thượng Đế của chúng ta, và các ảnh hưởng đang tuôn đổ về phía Ngài, thu hút Ngài về phía các ngôi sao đó và vào đúng lúc, làm cho Ngài trở nên phát xạ (radioactive). Trong các cổ thư Đông phương có nói rằng trong mặt trời Sirius có ẩn tàng cội nguồn của minh triết, và, ảnh hưởng hay năng lượng của bác ái lan tỏa từ nơi đây. Kế đó, các cổ thư cũng nói rằng có một cḥm sao thậm chí c̣n liên hệ với Thái Dương Thượng Đế của chúng ta một cách mật thiết hơn nữa, lư do là v́ cho đến nay, Ngài không tiến hóa một cách đầy đủ để cho Ngài có thể đáp ứng hoàn toàn với mặt trời Sirius, dầu vậy, Ngài vẫn có thể đáp ứng với ảnh hưởng của thấttỉ muội (seven sisters, 7 chị em) của cḥm sao Rua. Nhóm này là một nhóm đáng để ư nhất. Nếu bạn giở tự điển và tra cứu từ ngữ “điện khí” (“electricity”), bạn sẽ thấy tự điển gợi ư rằng chữ “electricity” có thể được truy nguyên đến ngôi sao Electra, một trong thấttỉmuội, và một số người cho là Pleiad nhỏ bị thất tung (the little lost Pleiad). Các huấn sư Đông phương nói rằng trong cái bí nhiệm của điện có ẩn tàng mọi tri thức, và khi chúng ta thấu hiểu được điều đó th́ chúng ta sẽ biết được tất cả những ǵ cần biết. Những ǵ mà mối liên hệ của cḥm sao Rua có thể có đối với thái dương hệ chúng ta, chúng ta không thể nói được, dầu vậy, ngay cả Thánh Kinh Cơ Đốc giáo của chúng ta cũng biết được điều đó, và Job nói đến “các ảnh hưởng êm ái của cḥm sao Rua”, trong lúc một số Thánh kinh Đông phương xác định rằng mối liên hệ đó nằm trong âm thanh hoặc rung động. Có lẽ cḥm sao Rua là cội nguồn của sự sống nguyên tử của Thượng Đế chúng ta, trạng thái thông tuệ linh hoạt, trạng thái đó vốn được phát triển trước tiên, và chúng ta có thể gọi đó là chất điện (electrical matter).

Kế đó có cḥm sao Đại Hùng (Great Bear, Gấu lớn). Trong các sách vở Đông phương, có nhiều điều lư thú được nói về mối liên hệ giữa Đại Hùng Tinh với cḥm sao Rua. Thấttỉmuội được nói đến là bảy hiền thê (wives) của bảy ngôi sao của cḥm Đại Hùng. Bây giờ chân lư ǵ có thể ở đàng sau truyền thuyết đó? Nếu cḥm sao Rua là cội nguồn của biểu lộ về điện, tức trạng thái linh hoạt thông tuệ của thái dương hệ, và năng lượng của chúng vốn làm linh hoạt mọi vật chất, có lẽ chúng có thể tiêu biểu cho trạng thái âm, mà đối cực, hay là trạng thái dương, là bảy hiền phu (husbands, chồng) của chúng, tức bảy ngôi sao thuộc cḥm Đại Hùng Tinh. Có lẽ sự phối hợp của cả hai là những ǵ tạo ra thái dương hệ chúng ta. Có lẽ hai kiểu mẫu năng lượng này, một từ cḥm sao Rua và năng lượng kia từ cḥm sao Đại Hùng Tinh, gặp nhau, và khi kết hợp lại sẽ tạo ra sự bừng sáng trong bầu trời mà chúng ta gọi là thái dương hệ của chúng ta.

Mối liên hệ của hai cḥm sao này, hay đúng hơn mối quan hệ chủ quan của chúng, chắc chắn phải có một căn bản thực sự nào đó, nếu không chúng ta sẽ không thấy chuyện đó được nói bóng gió đến trong các thần thoại khác nhau. Phải có một điều ǵ đó nối kết chúng, trong hằng hà sa số các cḥm sao, với thái dương hệ của chúng ta. Nhưng khi chúng ta cố gán cho liên hệ đó một ứng dụng hoàn toàn vật chất th́ chúng ta đi lạc đường. Nếu chúng ta tŕnh bày sự liên hệ đó theo các đường lối của sự sống chủ quan và nối kết liên hệ đó với năng lượng, tính chất, hoặc là mănh lực, th́ chúng ta có thể t́nh cờ t́m thấy chân lư và học hỏi được một ít sự thật có thể ẩn dưới những ǵ mà mới nh́n qua dường như là một truyền thuyết vô nghĩa. Bất cứ điều ǵ mở rộng tầm kiến thức của chúng ta, cho phép chúng ta có được cái nh́n rộng răi và một tầm mắt rơ ràng hơn về những ǵ đang xảy ra trong quá tŕnh tiến hóa, rất có giá trị đối với chúng ta, không những v́ sự tích lũy các sự kiện đă được xác định là có giá trị, mà c̣n v́ những ǵ cho phép chúng ta làm được trong chính chúng ta nữa, đó là năng lực suy tư của chúng ta bằng các thuật ngữ rộng răi và khoáng đạt hơn cũng tăng lên, chúng ta có thể nh́n quá cái quan điểm tập trung vào cái ngă của chúng ta và có thể bao gồm trong tâm thức chúng ta các trạng thái khác hơn là trạng thái của chính ta. Khi làm điều này là chúng ta đang phát triển ư thức tập thể, và sau rốt, chúng ta sẽ hiểu được rằng các sự kiện kỳ diệu ở bề ngoài mà chúng ta đă đấu tranh và hy sinh qua bao thời đại và được nhấn mạnh như là toàn bộ chân lư, sau rốt chỉ là các phần nhỏ của một kế hoạch, và là các phần vô cùng nhỏ của một tổng thể vĩ đại. Do đó, có lẽ khi chúng ta trở lại cơi trần lần nữa, và có thể nh́n trở lại vào các sự vật làm chúng ta lưu ư ngày nay mà chúng ta xem là rất quan trọng, chúng ta sẽ thấy các sự kiện đó sai lầm biết bao nhiêu, khi mà lúc bấy giờ, chúng ta hiểu được chúng. Sau rốt, các sự kiện đó không có ǵ là quan trọng nữa, các sự kiện của thế kỷ qua không phải là các sự kiện ngày nay, và trong thế kỷ tới, các nhà khoa học có thể cười nhạo các khẳng định có tính giáo điều của chúng ta và tự hỏi làm sao mà chúng ta lại có thể xem xét vấn đề như ta đă làm. Đó là sự phát triển của sự sống và mối liên hệ của sự sống với mọi vật chung quanh mới thực sự quan trọng. Và, trên hết, ảnh hưởng mà chúng ta đang có trên những người mà chúng ta hợp tác, và công việc chúng ta làm, dù tốt dù xấu, cũng có ảnh hưởng đến tập thể, trong đó có chúng ta.

Để kết thúc loạt bài thuyết giảng này, tôi không thể làm ǵ hơn là dẫn chứng lại lời của Thánh Paul, ông nói: “Tôi cho là các đau khổ của thời nay không đáng để so sánh với cái vinh quang sẽ được tiết lộ cho chúng ta … v́ chúng ta được cứu vớt bằng niềm hy vọng … v́ tôi được thuyết phục rằng không có cái chết cũng không có sự sống, không có thiên thần, cũng không có lănh địa của thiên thần (pricipalities), không có quyền năng nào, không có điều ǵ hiện nay, không có điều ǵ sắp tới, không có độ cao, độ sâu nào, cũng không có bất cứ tạo vật nào khác, sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi t́nh thương của Chúa được.”

VẠN VẬT THÁI B̀NH

TÂM THỨC của NGUYÊN TỬ

(The Consciousness Of The Atom)

ALICE A. BAILEY