TỰ TRUYỆN CỦA BÀ ALICE BAILEY

SÁCH CỦA TÁC GIẢ ALICE A. BAILEY
(* là bản dịch tiếng Việt; các quyển khác c̣n bản tiếng Anh)

Dịch giả: Gia Đ́nh Phan Lê



Điểm Đạo trong Nhân loại và Thái Dương Hệ

Thư về Tham Thiền Huyền Môn

Tâm Thức của Hạt Nguyên Tử

Luận về Lửa Vũ Trụ

Ánh Sáng của Linh Hồn

Linh Hồn và Các Thể

Từ Trí Tuệ đến Trực Giác

Luận về Chánh Thuật

Từ Bethlehem đến Calvary

Đường Đạo trong Kỷ Nguyên Mới

– Tập I Đường Đạo trong Kỷ Nguyên Mới

– Tập II Những Vấn Đề Khó Khăn của Nhân Loại

Sự Tái Lâm của Đức Chưởng Giáo

Vận Mệnh của Các Quốc Gia

Ảo Cảm: Một Vấn Đề Khó Khăn của Thế Giới

Thần Giao Cách Cảm và Thể Dĩ Thái

Tự Truyện Chưa Hoàn Tất*

Nền Giáo Dục trong Kỷ Nguyên Mới

Sự Hiển Lộ của Đại Đoàn Chưởng Giáo

Luận về Bảy Cung: Tập I

– Tâm Lư Học Nội Môn Tập II

– Tâm Lư Học Nội Môn Tập III

– Chiêm Tinh Học Nội Môn Tập IV

– Khoa Trị Liệu Nội Môn Tập V

– Các Cung và Các Cuộc Điểm Đạo

ĐẠI THỈNH NGUYỆN
Từ nguồn Ánh sáng trong Trí Thượng Đế Cầu xin Ánh sáng tuôn rải vào trí con người. Cầu xin Ánh sáng giáng xuống Trần gian.

Từ nguồn T́nh thương trong Tâm Thượng Đế Cầu xin T́nh thương tuôn rải vào tâm con người. Cầu mong Đức Chưởng Giáo trở lại Trần gian.

Từ trung tâm biết được Ư chí Thượng Đế Cầu xin Thiên ư hướng dẫn ư chí nhỏ bé của con người — Thiên ư mà các Chân sư đều biết và phụng sự.

Từ trung tâm chúng ta gọi là nhân loại Cầu xin Thiên cơ T́nh thương và Ánh sáng thực thi Và cầu mong Thiên cơ đóng kín cửa vào nẻo ác.

Cầu xin Ánh sáng và T́nh thương và Quyền năng phục hồi Thiên cơ trên Trần gian.

“Lời Thỉnh nguyện hay Cầu nguyện trên đây không thuộc về bất cứ người nào hay đoàn nhóm nào, mà thuộc về toàn nhân loại. Vẻ đẹp và sức mạnh của Đại Thỉnh nguyện nằm trong tính đơn giản, và do nó phát biểu một số chân lư trọng tâm mà tất cả mọi người b́nh thường đều chấp nhận một cách hồn nhiên:

- Chân lư nói rằng vốn có một Đức Thông tuệ nền tảng mà chúng ta gọi với danh xưng mơ hồ là Thượng Đế;
- Chân lư nói rằng ẩn trong toàn cuộc biểu hiện có quyền năng phát động vũ trụ, là T́nh thương;
- Chân lư nói rằng có một Đấng Cao cả đă đến thế gian, mà người Thiên Chúa giáo gọi là Đức Christ, Ngài đă thể hiện t́nh thương đó để chúng ta có thể hiểu được;
- Chân lư nói rằng cả T́nh thương và Thông tuệ đều là những hiệu quả của Ư chí Thượng Đế; và cuối cùng là
- Chân lư hiển nhiên rằng chỉ thông qua chính nhân loại Thiên cơ mới có thể thực thi.”
ALICE A. BAILEY

THE GREAT INVOCATION

From the point of Light within the Mind of God Let light stream forth into the minds of men. Let Light descend on Earth.

From the point of Love within the Heart of God Let love stream forth into the hearts of men. May Christ return to Earth.

From the centre where the Will of God is known Let purpose guide the little wills of men — The purpose which the Masters know and serve.

From the centre which we call the race of men Let the Plan of Love and Light work out And may it seal the door where evil dwells.

Let Light and Love and Power restore the Plan on Earth.
 


LỜI NÓI ĐẦU


Bốn chương đầu của Tự truyện này được viết trong năm 1945. Các chương năm và sáu viết năm 1947. Các năm tháng nói trên thật có ư nghĩa đối với những biến cố của thế giới vào thời gian đó.

Bản thảo đánh máy đầu tiên được viết lại năm 1948. Bà Bailey đă đọc lại toàn bộ bản văn và sửa ở vài chỗ. Nhiều người đă làm việc với Bà Bailey vào những thời điểm khác nhau và một số người đă được gởi các bản thảo từng phần để họ nhận xét. Trong một số trường hợp đă không có lời phẩm b́nh hồi đáp. Tuy nhiên, nói chung tất cả những lời nhận xét đều thiếu sót, không chính xác trong các chi tiết đặc biệt, và rốt cuộc bà không chấp nhận.

Bà đă định thêm vào Tự truyện này bốn phần nữa nhưng không thể viết được. Áp lực ngày càng tăng trong công việc tổ chức khắp thế giới mà Bà Bailey chịu trách nhiệm; những t́nh trạng xáo trộn, căng thẳng của nhân loại mà bà thường cảm nhận; ư thức vô dụng và do thế đă trở nên tiêu cực của những người thiện chí ở khắp nơi mà bà đă phải t́m cách nhọc nhằn hóa giải; sự thiếu hụt tài chính trầm trọng khiến không thể triển khai công việc trên thế giới và nỗi buồn nản cùng thất vọng do không thể đáp ứng được nhu cầu và thường là không thể tận dụng được cơ hội chỉ v́ thiếu tiền — đó là một số những áp lực đă hợp nhau đưa bà vào t́nh trạng hoàn toàn suy kiệt. Thể xác bà không được nghỉ ngơi, c̣n căn bệnh tim mạch th́ ngày càng tồi tệ.

Trong suốt hai năm cuối đời, bà đă chiến đấu với các áp lực và t́nh trạng đó bằng một ư chí đanh thép. Phàm ngă Cung Một của bà đă trỗi dậy trong nỗ lực chót để đáp ứng mệnh lệnh của Linh hồn. Chính vào năm 1946 bà đă quyết định không cam chịu bất lực. V́ thế mà mỗi ngày, theo thói quen sẵn có, bà đă tận lực làm việc, không kể ǵ sự mỏi mệt hay đau đớn. Bà đă quyết dấn thân tích cực làm việc và vẫn đảm trách phần hành. Bà đă làm điều đó. Ngay cả những ngày cuối trong bệnh viện ở New York năm 1949, bà vẫn tiếp khách, bàn thảo công việc với ban giám đốc và viết thư. Vào giờ phút bà từ trần, Chân sư K.H. của bà đă đến với bà như Ngài đă hứa từ lâu. Sáng hôm sau ngày bà qua đời, tôi gởi bức thư sau đây đến hàng ngàn sinh viên và thân hữu của bà trên khắp thế giới. Bạn thân mến:

Thư này thông báo với bạn sự chấm dứt của một chu kỳ và mở ra một chu kỳ mới hữu ích hơn và tự do hơn cho người bạn của tất cả chúng ta, Bà Alice A. Bailey. Bà đă thoát trần, một cách b́nh an và hạnh phúc, vào chiều Thứ Năm, 15-12-1949.

Chúng tôi nói chuyện với nhau vào buổi chiều cuối cùng đó và bà đă bảo, “Tôi thấy cần phải cám ơn rất nhiều. Tôi đă sống một cuộc đời phong phú và đầy đủ. Biết bao nhiều người trên khắp thế giới đă đối với tôi hết sức tốt đẹp.”

Bà muốn từ giă cơi trần đă lâu; tuy nhiên, bà đă ở lại chỉ v́ quyết tâm muốn làm tṛn phận sự, và bởi bà thiết tha muốn hoàn tất những tổ chức cho tương lai của Trường Arcane, để bằng cách hữu hiệu nhất giúp bạn và tôi phụng sự đồng bào ḿnh tốt đẹp hơn.

Qua bao năm bà đă tạo dựng mô h́nh của Trường chúng ta bằng trí tuệ sắc bén, minh bạch và thấm nhuần nó với từ lực mạnh mẽ của trái tim cao cả của bà, một trái tim triền miên đau khổ.

Có người hỏi tại sao bà phải đau khổ như vậy “bởi v́ đúng là bà đă đau khổ từ thể chất, t́nh cảm đến tinh thần. Chính tôi biết bà đă thành công đến đâu khi mở tâm hồn đón nhận tác động của nhiều loại mănh lực hủy diệt đang hoành hành trên thế giới đầy xáo trộn hiện nay; và bà đă siêu hóa chúng thật tuyệt vời đến đâu, để bảo vệ tất cả những người t́m đạo đang phấn đấu với những áp lực nặng nề, và những môn sinh non trẻ, họ đă đến với bà, với trường của bà bao năm qua.

Cho đến nay, phần lớn công việc của đời bà vẫn luôn luôn ở nội giới. Chúng ta đă thấy các hiệu quả ở bên ngoài, đă theo dơi những ǵ xảy đến và đă qua đi ở ngoại giới; đă giúp đỡ và thương mến bà; đôi khi chỉ trích, đôi khi phiền trách bà. Tuy nhiên, chúng ta vẫn luôn luôn tiếp tục làm việc với bà và v́ bà; vậy mà chúng ta lại tiến cao hơn và phần nào tốt đẹp hơn là nếu chúng ta không làm thế. Tất cả chúng ta vẫn c̣n đầy nhân tính và bà cũng vậy.

Tại sao bà đau khổ? V́ bà đă chọn lối đi theo đường hướng của Những vị Cứu thế. Bà đă trở lại với Chân sư K.H. của bà để cùng Ngài thực hiện những công tác c̣n quả cảm hơn nữa cho Đức Chưởng giáo.

Bà yêu cầu chúng ta hăy giữ cho Trường Arcane được tốt đẹp, linh hoạt như hiện nay; hăy giữ cho Trường có đầy năng lực cứu giúp của một tập thể các tâm hồn yêu thương trên thế giới mà Trường vốn là tập thể đó; và hăy làm sao cho chúng ta luôn phụng sự đích thực.

Chân thành,

New York

16-12-1949 (Kư tên) FOSTER BAILEY


LỜI GIỚI THIỆU

Điều ǵ rốt cuộc đă khiến tôi quyết định viết về cuộc đời tôi? Đó là bức thư tôi nhận năm 1941 từ một người bạn ở Scotland bảo rằng anh ấy cảm thấy nếu tôi có thể bày tỏ cho mọi người biết bằng cách nào mà từ t́nh trạng trước kia tôi đă trở nên như hiện nay, th́ hẳn đó là một hành động phụng sự đích thực. Tưởng cũng hữu ích khi biết rằng làm thế nào một người phụng sự Thiên Chúa giáo chính thống, có tính cuồng tín, lại có thể trở nên một huấn sư nội môn được nhiều người biết đến. Có lẽ mọi người sẽ học hỏi được nhiều, khi khám phá ra cách mà một học viên Kinh thánh, suy tư theo lề lối thần học, lại có thể đi đến chỗ tin chắc rằng các giáo huấn Đông và Tây phải được ḥa hợp và phối hợp trước khi nền chân tôn giáo đại đồng — mà mọi người mong đợi — có thể xuất lộ ở thế gian. Thật đáng cho chúng ta biết rằng t́nh thương của Thượng Đế vốn có trước Thiên Chúa giáo, và t́nh thương ấy không hề chấp nhận ranh giới cách ngăn. Đây là bài học đầu tiên hết sức khó khăn mà tôi phải học rất lâu mới thuộc. Tất cả những người bảo thủ, cố chấp đều phải mất nhiều thời gian mới học được rằng Thượng Đế là t́nh thương. Họ tuyên bố điều đó nhưng không tin rằng nó đang được thực hiện, ư tôi muốn nói được thực hiện bởi Thượng Đế.

Trong những chi tiết khác, tôi muốn nêu rơ cách nào mà một phụ nữ người Anh nặng ḷng phân chia giai cấp lại có thể mở mắt nh́n thấy thế giới của những con người; và làm sao mà thế giới của các giá trị tinh thần với guồng máy quản trị nội tại và trực tiếp của thế giới đó đă trở thành một sự kiện thực tế được chứng minh, đối với một người Thiên Chúa giáo có những tư tưởng hết sức hẹp ḥi. Tôi lấy làm vinh dự với danh hiệu người Thiên Chúa giáo, nhưng giờ đây tôi thuộc về hạng người Thiên Chúa giáo có tinh thần bao dung chứ không loại trừ.

Trong câu chuyện này, một trong những điều tôi muốn nêu rơ là thực ra thời sự thế giới đang theo chiều hướng nội tại nói trên; và muốn giúp thêm nhiều người quen với sự kiện thực tế rằng hiện đang có những Đấng (ở hậu trường) các Ngài nhận trách nhiệm hướng dẫn tinh thần nhân loại, cùng là đảm trách công tác đưa loài người ra khỏi bóng tối bước vào Ánh sáng, từ điều giả đến Lẽ thật và từ sự chết đến sự Bất tử.

 Tôi muốn giúp cho mọi người hiểu rằng các vị Đệ tử của Đức Chưởng giáo tức là các Chân sư Minh triết vốn có thật, có thật như đối với tôi và nhiều ngàn người khác trên thế giới. Tôi không có ư muốn nói đây là một thực tại giả định (xin tạm dùng các từ này) hay chỉ là một vấn đề thuộc về tín ngưỡng và đức tin. Tôi muốn tŕnh bày về các Ngài đúng như sự thực - là Đệ tử của Đức Chưởng giáo, là những người đang sống và bao giờ cũng là những nhân tố hằng hữu trong các sự vụ nhân loại. Đó mới chính là điều quan trọng, chứ không phải những kinh nghiệm trần gian, những diễn biến và sự kiện trong đời một phụng sự viên nào của các Ngài.

Chỉ trong một kiếp sống, tôi đă sống nhiều cuộc đời. Tôi đă tiến tới liên tục nhưng hết sức khó khăn (về tâm lư và thể chất) để bước vào một lĩnh vực ngày càng hữu ích hơn. Tôi xin tŕnh bày rằng trong mỗi chu kỳ kinh nghiệm tôi đă thực sự cố gắng đi theo một sự hướng dẫn phát xuất từ nội tâm và khi tôi làm điều đó, luôn luôn nó đă trở thành một bước tiến tới thêm thông hiểu và do thế mà có khả năng trợ giúp nhiều hơn. Kết quả của bước tiến bề ngoài có vẻ mù quáng đó (như khi tôi lập gia đ́nh và sang Mỹ) đă mở ra nhiều cơ hội. Tôi đă làm nhiều phận sự trong đời. Tôi đă là một thiếu nữ bất hạnh và hết sức bất b́nh, một thiếu nữ thượng lưu trong thập niên 1890 vui nhộn (mà tôi không thấy vui bao nhiêu). Sau đó tôi làm một nhà truyền giáo kiểu Billy Sunday và là một người hoạt động xă hội. Giai đoạn này cũng không vui vẻ bao nhiêu, ngoại trừ lúc ấy tôi c̣n trẻ và hết sức quan tâm đến mọi sự. Về sau, tôi kết hôn với Walter Evans, làm phận sự người vợ của một giáo sĩ thuộc Giáo hội Giám mục Tin lành ở California và là mẹ của ba đứa con gái.

Chính cái kinh nghiệm đa dạng này trong sinh hoạt và làm việc ở Anh, Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ đă đem đến những thay đổi cơ bản trong thái độ của tôi đối với cuộc sống và mọi người. Giữ một quan điểm tĩnh tại, đối với tôi dường như là không khôn ngoan. Nó có nghĩa là đến một mức phát triển nào đó người ta ngừng học hỏi, không thể thấu hiểu ư nghĩa của những sự kiện, những trường phái tư tưởng và các hoàn cảnh, và tâm trí của họ vẫn im lặng khi đối diện với cuộc đời. Đó thật là thảm họa. Đó thật là tai hại. Đó hẳn phải là ư nghĩa của địa ngục. Sự ghê sợ của địa ngục (tôi không tin địa ngục theo quan điểm chính thống) chắc hẳn ở trong tính cách “hằng hằng” bất biến, ở trong những t́nh trạng bị bó buộc không thể thay đổi.

Kế đó, tôi trở thành một sinh viên huyền môn, tác giả của những quyển sách được liên tục lưu hành rộng răi và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tôi đă trở thành hiệu trưởng của một trường nội môn - hoàn toàn bất ngờ, không hề dự tính trước và cùng Foster Bailey, sáng lập phong trào Thiện chí Thế giới (không phải là một phong trào ḥa b́nh). Phong trào này đă thành công đến đỗi khi thế chiến bùng nổ năm 1939 chúng tôi đă có các trung tâm ở mười chín quốc gia.

Thế nên, tôi không phải là vô ích cho công cuộc phụng sự thế giới, nhưng tôi không và không thể nói rằng sự thành công của tôi đă chỉ do những nỗ lực của cá nhân tôi mà thôi. Tôi luôn luôn đă được ban cho các vị phù trợ và những thân hữu quí mến; bao năm qua họ vẫn c̣n là thân hữu của tôi, dù tôi có đối xử với họ thế nào. Tôi có nhiều thân hữu như thế và - thật ngạc nhiên làm sao - có vài kẻ thù. Những người thù đó đă không gây hại thực sự cho tôi, có lẽ v́ tôi không bao giờ có thể ghét họ và luôn luôn tôi có thể hiểu tại sao họ lại ghét tôi. Chồng tôi, Foster Bailey, hơn 25 năm qua đă giúp cho tất cả công việc của tôi được thực hiện. Nếu không có anh ấy, tôi nghĩ có lẽ tôi chỉ thành tựu được ít thôi. Ai có được t́nh yêu thương thông cảm sâu xa trường cửu, được sự tôn trọng và t́nh đồng chí gắn bó keo sơn, th́ cuộc đời người đó quả thật là phong phú vậy. Đối với tôi, anh ấy là nguồn sức mạnh và là “bóng mát của một tảng lớn trên vùng đất khô cằn.” Có những điều mà sẽ bị phương hại khi nói lên bằng lời, và cũng chỉ vô nghĩa và vô ích khi cố viết ra. Mối liên giao của chúng tôi là một trong những điều như thế. Chắc hẳn rằng chúng tôi đă sống và làm việc với nhau trong nhiều kiếp rồi và cả hai chúng tôi đều mong sẽ cùng làm việc chung trong nhiều kiếp khác. Tôi không có ǵ để nói thêm về vấn đề này. Tôi thường tự hỏi, tôi đă có thể làm ǵ nếu không có t́nh bạn cảm thông, sự thương mến và cộng tác đáng tin cậy của nhiều thân hữu và cộng sự viên, bao năm qua họ đă giúp đỡ tôi? Tôi không kể tên họ ra đây, nhưng họ là những người chính yếu đă góp phần thành công vào những việc mà chúng tôi làm với tư cách một tập thể.

Bởi vậy, lư do viết tự truyện này gồm ba phần, v́ có ba điều mà tôi chú trọng và mong sẽ làm sáng tỏ.

Trước hết, sự kiện thực tế về các Chân sư Minh triết, các Ngài làm việc dưới sự hướng dẫn của Đức Chưởng giáo. Tôi muốn giải rơ bản chất công việc của các Ngài. Tôi muốn tŕnh bày cho thế gian biết về các Ngài như cá nhân tôi biết; bởi v́ trong những năm tới đây ngày càng có thêm nhiều người chứng thực sự hiện hữu của các Ngài, và tôi muốn làm cho đường họ đi dễ dàng hơn. Vấn đề này về sau tôi sẽ nói nhiều hơn để cho thấy cách nào chính cá nhân tôi đă biết được các Ngài đang hiện diện. Cuộc đời mỗi người đều có những yếu tố xác tín giúp họ có thể sống. Không có ǵ thay đổi được niềm tin đó trong họ. Phần tôi, tôi tin chắc vào các Chân sư và sự hiểu biết đó đă là điểm thăng bằng ổn định của đời tôi.

Hai là, tôi muốn nêu lên một số khuynh hướng mới trên thế giới ngày nay, đang ảnh hưởng rơ rệt đến nhân loại và nâng cao tâm thức con người. Tôi muốn đưa ra một số ư tưởng mới, phát xuất từ tập thể các Chân sư ở nội môn, đang nhập vào trường tư tưởng của nhân loại để đưa đến một nền văn minh và văn hóa mới. Chúng cũng đang hủy diệt nhiều h́nh thể cũ kỹ được con người yêu mến - đó là điều tương đối không quan trọng khi xét theo quan điểm của sự sống vĩnh cửu. Cũng như tất cả những nhà tư tưởng khác, trong đời tôi, tôi đă thấy sự tan biến của phần lớn những ǵ vô giá trị thuộc lĩnh vực tôn giáo, giáo dục và trật tự xă hội. Điều đó rất tốt.

Nh́n lại quá khứ, tôi thiết tưởng không có ǵ đáng sợ hơn, ví dụ như là sự kéo dài thời đại nữ hoàng Victoria, với những xấu xa, kiêu căng, tự măn và cuộc sống quá tiện nghi, dễ dăi của các giai cấp (gọi là) thượng lưu, cùng những t́nh trạng ghê gớm mà các tầng lớp lao động phải phấn đấu trong đó. Chính trong thế giới ấm êm, tiện nghi và sung túc ấy tôi đă sống khi c̣n là thiếu nữ. Tôi thiết tưởng không có ǵ tai hại cho tinh thần nhân loại hơn khoa thần học thời trước, vốn nhấn mạnh vào một Đấng Thượng Đế chỉ cứu vớt một thiểu số tự hào, tự măn, và buộc đa số nhân loại phải chịu h́nh phạt đời đời. Tôi thiết nghĩ, với sự bất ổn, đồi trụy, những hận thù và chiến tranh, không có lư do nào xác đáng hơn là t́nh trạng kinh tế thế giới vào thời đó cũng như trong mấy mươi năm qua. T́nh trạng này hầu như là nguyên nhân của thế chiến (1914-1945).

Hăy cảm tạ Thượng Đế, v́ chúng ta đang trên đường tiến đến những điều tốt đẹp hơn. Cùng với nhiều đoàn nhóm khác đang đáp lại niềm hứng khởi giống nhau về t́nh thương nhân loại, những người đă chia sớt công việc với chúng ta sẽ làm phận sự bé nhỏ của ḿnh để góp phần mang lại những thay đổi cần thiết. Khuynh hướng trên thế giới đang nhắm đến những h́nh thức liên bang, nhắm đến sự thông hiểu và hợp tác, và nhắm đến những ǵ sẽ giúp ích cho tất cả chứ không chỉ dành riêng cho một thiểu số được chọn - đây thật là điều quan trọng đáng khích lệ. Chúng ta đang trên đường đi đến t́nh huynh đệ.

Điều thứ ba mà tôi muốn tŕnh bày là con người vốn tuyệt diệu như thế nào. Tôi đă sống ở ba châu lục và trong nhiều quốc gia. Tôi đă quen biết những người rất giàu và những người rất nghèo, thật gần gũi và thân hữu. Bạn tôi gồm những người ở địa vị rất cao và rất thấp. Trong tất cả các giai cấp, các quốc gia, các chủng tộc, đâu đâu tôi cũng thấy chính nhân loại đó, cũng cùng sự mỹ lệ trong tư tưởng, cũng cùng tấm ḷng tự hy sinh và t́nh thương yêu vị tha, cũng cùng những tội lỗi và các nhược điểm, cũng cùng sự kiêu căng, ích kỷ, cũng cùng những nguyện vọng, những chủ đích tinh thần và cũng cùng ư muốn phụng sự. Nếu làm sao tôi nói lên được điều đó một cách rơ ràng, mạnh mẽ, th́ chỉ bấy nhiêu cũng đủ lư do để viết ra quyển sách này.

Trong ḍng lịch sử lâu dài của nhân loại và so với các Vĩ nhân của thế giới th́ Alice Ann Bailey là ai? Đó là một phụ nữ hoàn toàn không quan trọng; bà đă bị buộc phải đảm nhận một số công tác (thường là ngược lại ư muốn của bà), bởi những hoàn cảnh, bởi một lương tâm can thiệp tích cực, và bởi bà biết những ǵ mà Chân sư của bà muốn được thực hiện. Đó là một phụ nữ luôn luôn nhút nhát trong cuộc sống (có lẽ một phần cũng do thời thơ ấu quá được bảo dưỡng). Bản tính tự nhiên quá rụt rè đến đỗi thậm chí ngày nay nếu có phải đi dự tiệc tùng, bà cũng phải thu hết can đảm mới dám gọi chuông. Bà không thích sinh hoạt công cộng, vốn quen nghề nội trợ, ưa nấu nướng, giặt giũ và (xin Thượng Đế chứng giám, đă làm đầy đủ phần việc của ḿnh). Tôi chưa bao giờ thật mạnh mẽ nhưng lại có nguồn sinh lực dồi dào. Trong đời tôi đă bị buộc phải nằm bệnh suốt nhiều tuần và đôi khi mất nhiều tháng. Trong tám năm cuối đời tôi đă sống nhờ y khoa; tuy nhiên, điều có thể tự hào là tôi đă tiếp tục công việc, dù bệnh tật. Tôi đă thấy cuộc sống thật là tốt đẹp, ngay cả những lúc mà hầu hết mọi người đều xem là thời kỳ đen tối nhất. Có biết bao công việc cần làm, biết bao nhiêu người cần hiểu. Chỉ có điều phải phàn nàn là bao giờ tôi cũng quá mệt nhọc. Trong một vùng đất thánh trước đây ở Anh quốc, có một tấm mộ bia mang những ḍng chữ mà tôi rất thông cảm:

Nằm đây là một phụ nữ đă luôn luôn mệt nhọc. Bà đă sống trong một thế giới có quá nhiều việc phải làm. Hỡi bằng hữu, đừng khóc cho tôi; bởi v́ ở vùng đất mà tôi đang đi đến Tôi sẽ không c̣n phải lau chùi, quét tước hay khâu vá.

Hỡi bằng hữu, đừng khóc cho tôi, dù sự chết có chia cắt chúng ta. V́ măi măi tôi sẽ không phải làm thêm điều ǵ nữa.

Giờ đây, đối với tôi nơi đó quả thực là địa ngục và tôi không muốn đến đó chút nào. Tôi muốn khoác một thân xác mới có nhiều điều kiện tốt hơn, nối lại những mối liên hệ đă có, t́m lại nhóm phụng sự viên cũ và tiếp tục làm việc. Nếu câu chuyện đời tôi khuyến khích được một vị thường nhân khác tiến tới, th́ quyển sách này đáng nên viết ra; nếu nó giúp được một người chí nguyện dấn bước đi theo sức thôi thúc tinh thần, th́ quả là phần nào hữu ích; và nếu tôi có thể mang lại sức mạnh, ḷng can đảm và ư thức thực tế đến cho những người đệ tử và các phụng sự viên, th́ điều đó rất tốt.

Cho nên, bạn có thể thấy rằng câu chuyện cuộc đời tôi th́ không mấy quan trọng. Tuy nhiên, nó được dùng để chứng minh một số sự kiện thực tế mà tôi biết là rất thiết yếu cho hạnh phúc và sự tiến bộ của nhân loại trong tương lai. Đó là những sự kiện thực tế về các Chân sư, về tương lai rộng mở mà thế chiến (đă qua) chỉ là giai đoạn chuẩn bị, và khả năng có được các giao tiếp và những kiến thức trực tiếp về mặt tinh thần và viễn cảm. Được vậy, những điều tôi nói ra hẳn sẽ phục vụ tốt. Qua các thời đại, nhiều người nam nữ chí nguyện, nhiều vị đệ tử và những nhà thần bí sống cách biệt nhau, họ đă biết tất cả các điều này. Nay đă đến lúc quảng đại quần chúng ở khắp nơi cũng phải biết được những điều đó.

Bởi vậy, tôi viết câu chuyện đời ḿnh là nhằm mục đích này. Xin chớ để bị lẫn lộn. Tôi không muốn trở thành một người đầy xúc cảm tôn giáo. Tôi vốn có tính hài hước, trào lộng và hầu như bao giờ cũng sẵn sàng nh́n đời theo những phương diện khôi hài. Xin nói riêng với bạn rằng sự quan tâm quá mức của mọi người đến chính họ, đến linh hồn họ và các phức cảm trong những kinh nghiệm liên hệ, hầu như làm tôi ngạc nhiên. Tôi muốn lay gọi họ “Xin hăy đi ra ngoài và t́m thấy linh hồn của bạn nơi những người khác và bằng cách đó mà t́m thấy chính ḿnh.” Những ǵ đang tiếp diễn trong tâm và trí mọi người và những ǵ đang xảy ra trong thế giới loài người, đó là mối quan tâm chính yếu của chúng ta. Những cuộc tiến hóa rộng lớn của nhân loại từ thời cổ sơ cho đến giai đoạn mở màn của nền văn minh mới sắp đến, tất cả đều rất đáng quan tâm và rất quan trọng về mặt tinh thần. Những nỗ lực tự khai ngộ của các nhà thần bí thời trung cổ vốn có chỗ dùng, nhưng đó là thuộc về quá khứ. Những thành tựu của nền khoa học hiện đại (dù không do con người sử dụng các khai ngộ nói trên) vẫn là một yếu tố tinh thần chính yếu của thời nay. Cuộc tranh đấu đang tiếp diễn giữa các hệ tư tưởng chính trị, giữa tư bản và lao động, cùng những thất bại của các hệ thống giáo dục thời trước, tất cả đều là dấu hiệu của một chất men thiêng liêng, tinh thần đang chuyển hóa cuộc sống nhân loại. Dù vậy, con đường thần bí, hướng nội và hợp nhất thiêng liêng phải đi trước con đường huyền môn, nhận thức trí tuệ và trực thức thiêng liêng. Điều đó luôn xảy ra trong đời của mọi cá nhân và toàn nhân loại. Con đường thần bí và con đường huyền môn, con đường của tâm và của trí phải phối hợp và ḥa hợp. Bấy giờ nhân loại sẽ biết được Thượng Đế, chứ không chỉ “cố cảm nhận Thượng Đế để có thể may ra t́m được Ngài.”

Tuy nhiên, mỗi cá nhân sẽ biết được Thượng Đế khi sống một cách b́nh thường và càng tốt đẹp càng hay; khi họ phụng sự, quan tâm đến người khác, và do thế mà trở nên bất vị kỷ. Họ sẽ biết được Ngài khi nhận ra sự sống tốt đẹp và tính bản thiện trong tất cả mọi người; khi họ tuôn rải hạnh phúc và khôn ngoan đánh giá được các cơ hội dành cho họ cũng như cho tha nhân; và khi họ sống một cách đầy đủ và viên măn. Trong nghĩa trang ở Anh quốc, nơi an táng cha mẹ tôi, có một tấm mộ bia (vừa qua khỏi cổng là thấy) với ḍng chữ “Bà đă làm hết khả năng ḿnh.” Tôi thấy sao nó buồn bă quá “nó nói lên một sự thất bại. Tôi tiếc đă không làm được tất cả những ǵ tôi có thể làm. Tuy nhiên, tôi đă luôn luôn làm hết sức ḿnh, theo mức hiểu biết của tôi vào thời điểm đó. Tôi đă làm việc. Tôi đă phạm những sai lầm. Tôi đă đau khổ và đă hân hoan. Tôi đă có một khoảng thời gian tốt đẹp để sống, và tôi sẽ không phải trải qua một thời gian tối tăm để chết!

CHƯƠNG I
Nh́n lại thời thơ ấu của ḿnh, tôi cảm thấy hết sức nhàm chán. Viết tự truyện mà mở đầu như thế th́ dĩ nhiên là dở và các nhà siêu h́nh học gọi đó là lời phát biểu tiêu cực. Tuy nhiên, có sao nói vậy. Tôi không mấy thích những ǵ tôi c̣n nhớ về thời thơ ấu của ḿnh, dù có lẽ nhiều vị độc giả sẽ cho đó là một cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp khi so với những năm ấu thơ của muôn ngàn người khác. Lắm kẻ bảo rằng thời thơ ấu là quăng đời hạnh phúc nhất trong cuộc sống mỗi người. Tôi không hề tin điều đó. Với tôi th́ đó là những năm mà thân xác rất thoải mái, xa hoa và hoàn toàn không phải âu lo về những nhu cầu vật chất; nhưng đồng thời đó lại là những năm băn khoăn khổ sở, những ǵ ḿnh tôn thờ bị sụp đổ, khám phá ra những điều bất hạnh và trống trải cô đơn.

Dù vậy, khi viết ra điều này, tôi vẫn biết rằng thực ra những nỗi khốn khổ của tuổi thơ (và có lẽ nói của cả cuộc đời th́ cũng đúng) thường bị phóng đại quá đáng và có vẻ kinh khủng hơn trong thực tế. Con người có bản tính kỳ lạ là ưa ghi nhớ và chú trọng vào những giờ phút bất hạnh cùng những bi kịch, nhưng lại thờ ơ với những thời gian vui vẻ hân hoan và sự an lành hạnh phúc thông thường. Những thời khắc bức bách khẩn trương dường như ảnh hưởng đến tâm thức chúng ta (tức là cái nhân tố kỳ lạ nó ghi nhận mọi sự) rất nhiều hơn là vô số những khoảng thời gian sống b́nh thường. Nếu nhận thức được điều đó th́ xét cho cùng chúng ta sẽ thấy rằng những ngày tháng an ổn b́nh thường luôn luôn vẫn là phần lớn. Đó là những năm, tháng, ngày, giờ để đức hạnh h́nh thành, ổn cố và trở nên sẵn sàng sử dụng vào những cơn khủng hoảng có tầm quan trọng thực sự ở ngoại giới — những khủng hoảng mà qua nhiều năm chúng ta phải đối đầu trong một đôi khi. Bấy giờ, đức tính mà chúng ta đă phát triển sẽ hoặc là chịu nổi sự thử thách và chỉ ra lối thoát hoặc là nó thất bại và chúng ta sa ngă, ít nhất cũng tạm thời. Chúng ta bị buộc phải tiếp tục học hỏi theo lối này. Khi nh́n lại quăng đời thơ ấu, tôi không thấy tồn tại trong kư ức của ḿnh bao nhiêu những tháng ngày hạnh phúc b́nh thường, những thời gian điều ḥa an ổn, cùng những tuần lễ mọi việc trôi chảy êm xuôi, mà tôi lại thấy những cơn khủng hoảng, những giờ phút tôi hoàn toàn đau khổ, những lúc mà cuộc sống dường như chấm dứt, c̣n mọi sự trước mắt chừng như vô nghĩa.

Tôi c̣n nhớ đứa con gái lớn của tôi đă lâm vào t́nh trạng đó khi nó ngoài hai mươi tuổi đầu. Lúc đó nó cảm thấy rằng cuộc sống không có ǵ hứng khởi, và đời là một sự phí phạm nhạt nhẽo. Tại sao cuộc sống lại quá nhàm chán? Tại sao nó phải sống như thế? Không biết phải nói sao với con, tôi chợt hồi tưởng kinh nghiệm trước đây của ḿnh, và nhớ là đă khéo léo bảo nó, “Này con, mẹ có thể nói với con một điều là con không bao giờ biết được những ǵ sắp đến đâu.” Tôi chưa bao giờ nhận thấy rằng tôn giáo, hay những câu châm ngôn thông thường, mà người ta vẫn hay bảo nhau, đă giúp ích được trong một cơn khủng hoảng. Điều sắp xảy đến cho con tôi là chàng trai mà nó đă kết hôn; người mà trong ṿng một tuần nó đă hứa hôn, và sống chung hạnh phúc kể từ đó.

Chúng ta cần nên vun bồi ư thức về những niềm hân hoan hạnh phúc, chứ không chỉ ghi nhớ những điều buồn bă, khó khăn. Điều tốt cũng như điều xấu là một tổng thể có ư nghĩa, đáng cho ta ghi nhớ. Điều tốt giúp chúng ta vững tin vào t́nh thương của Thượng Đế. C̣n điều xấu th́ mang lại kỷ luật và nuôi dưỡng nguyện vọng tinh thần. Những buổi hoàng hôn rực rỡ khiến ta phải say nh́n trong cảm nhận, bàng hoàng; sự tĩnh lặng sâu xa, bất tuyệt của đồi núi, làng quê bao phủ tâm hồn ta — tất cả những cái đó đều thật đáng nhớ; một đường chân trời tuyệt đẹp hay một khu vườn muôn màu có sức thu hút khiến ta quên hết mọi điều khác; sự đồng thanh đồng khí đưa đến những giờ phút cảm thông và liên giao mỹ măn; sự mỹ lệ của linh hồn con người phát huy chiến thắng khi đối đầu với những khó khăn — ta không được để cho những điều đó trôi qua mà không ghi nhận. Đó là những yếu tố chi phối cuộc sống một cách lớn lao. Đó là những biểu hiện của sự sống thiêng liêng. Tôi không biết tại sao chúng lại quá thường bị lăng quên, c̣n những chuyện buồn thảm, ghê gớm, bất b́nh lại cứ măi ghi khắc trong tâm trí con người ta như vậy. Chừng như trên hành tinh của chúng ta đây, sự đau khổ được ghi nhận sâu sắc hơn là hạnh phúc, và hậu quả của nó có vẻ lâu dài hơn. Cũng có lẽ chúng ta sợ hạnh phúc và xua đuổi nó đi xa do đặc tiùnh nổi bật nhất của con người — là SỰ SỢ HĂI.

Trong giới nội môn, đang có những cuộc thảo luận sâu rộng về Định luật Nghiệp quả, mà rốt cuộc đó chỉ là cái tên người Đông phương dùng để gọi Đại Luật Nhân Quả; bao giờ người ta cũng chú trọng đến nghiệp quả xấu và cách nào để tránh khỏi nó. Vậy mà tôi dám bảo đảm rằng, nói chung th́ có nhiều nghiệp quả tốt hơn là nghiệp quả xấu. Tôi vẫn nói lên điều này, mặc dù thế chiến với nỗi kinh hoàng không xiết kể đă và đang bao trùm chúng ta, và mặc dù tôi biết rơ các tệ nạn mà các nhà hoạt động xă hội đang liên tục lo giải quyết. Sự xấu xa khốn khổ sẽ trôi qua, nhưng hạnh phúc vẫn tồn tại; trên hết mọi sự, con người sẽ nhận thức được rằng những ǵ xấu xa đă được gây tạo sẽ phải tan biến đi và ngày nay chúng ta đang có cơ hội xây dựng một thế giới mới, tốt đẹp hơn. Điều đó đúng, bởi v́ Thượng Đế là lành thiện, cuộc sống và các kinh nghiệm đều lành thiện, c̣n ư chí hướng thiện th́ tồn tại măi măi. Chúng ta luôn luôn có cơ hội để sửa chữa các sai lầm đă gây, để khai thông những đường lối rắc rối quanh co đă tạo.

Các chi tiết về nỗi bất hạnh của tôi thường quá vụn vặt đến đỗi khó ḷng kể rơ và tôi cũng không muốn làm phiền các bạn bằng những chuyện mà tôi c̣n nhớ. Phần lớn nguyên nhân là do nơi tôi, tôi chắc vậy. Xét về mặt đời, tôi không có lư do ǵ để khổ cả; gia đ́nh và bạn bè tôi hẳn là hết sức ngạc nhiên nếu họ đă biết được các phản ứng của tôi. Trong cuộc đời, bạn đă không có biết bao lần tự hỏi về những ǵ đang xảy ra trong tâm trí của một đứa trẻ, hay sao? Trẻ con vẫn có những ư tưởng rơ rệt về cuộc sống và hoàn cảnh chung quanh; chúng vẫn sống trong thế giới của riêng chúng, bằng một cách mà không ai xen vào được; ít ai nhận biết điều này. Tôi không thể nhớ lại được khi nào là khoảng thời gian mà tôi chưa biết suy tư, t́m hiểu, thắc mắc, chống đối và hy vọng. Vậy mà đến năm 35 tuổi tôi mới thực sự khám phá ra rằng tôi có trí tuệ và tôi có thể sử dụng nó. Măi cho đến lúc đó, tôi đă chỉ là một mớ t́nh cảm và xúc cảm mà thôi; c̣n trí tuệ của tôi ư — nếu như nó có — th́ hẳn nó đă sử dụng tôi chứ không phải tôi sử dụng nó đâu. Dù thế nào, tôi cũng đă hoàn toàn bất hạnh cho đến khi tôi rời gia đ́nh ra sống tự lập vào khoảng năm 22 tuổi. Trong suốt những năm đầu tiên ấy, tôi đă được bao bọc bằng mọi điều kiện tốt đẹp; cuộc sống tôi mang nhiều sắc thái và tôi đă gặp gỡ nhiều người thật thú vị. Tôi không hề biết thiếu thốn điều ǵ. Tôi đă được dưỡng dục trong sự xa hoa thông thường của giai cấp tôi vào thời đó; tôi đă được trông nom hết sức chu đáo — nhưng tự thâm tâm tôi ghét hết mọi thứ này.

Tôi sinh ngày 16 tháng Sáu, năm 1880, ở thành phố Manchester, nước Anh, nơi đó cha tôi làm việc cho một dự án công nghiệp liên kết với công ty của ông tôi — một trong những công ty quan trọng nhất ở Vương quốc Anh. V́ thế, tôi đă được sinh ra dưới ảnh hưởng của cung Song Nam. Điều đó có nghĩa là một sự xung đột giữa các cặp đối cực — nghèo khổ và giàu sang, những đỉnh cao của hạnh phúc và những vực thẳm của buồn rầu, sự căng kéo giữa linh hồn và phàm nhân hay là giữa chân ngă và phàm tính. Hoa Kỳ và London chịu ảnh hưởng của Song Nam cho nên chính trong quốc gia đó và Vương quốc Anh mà cuộc xung đột rộng lớn giữa Tư bản và lao động sẽ được giải quyết; hai đoàn nhóm này bao gồm quyền lợi của những người thật giàu và thật nghèo.

Măi cho đến năm 1908 tôi không hề thiếu thốn thứ ǵ; tôi không bao giờ nghĩ đến tiền bạc; tôi muốn đi đâu hay làm ǵ tùy ư. Tuy nhiên, từ đó trở đi tôi đă biết đến những hố sâu của bần cùng. Có lúc tôi đă sống bằng trà (không đường, không sữa) với bánh ḿ khô trong ba tuần, cho ba đứa con tôi có nhu yếu phẩm để ăn. Hồi c̣n con gái, tôi đă đến viếng nhiều dinh thự, mỗi lần ở nhiều tuần lễ; vậy mà tôi đă làm công trong một xưởng nọ để nuôi con. Đó là một xưởng đóng hộp cá ṃi và cho đến nay tôi vẫn không thích ngắm cá ṃi chút nào. Bạn tôi (từ này được dùng theo thực nghĩa) gồm đủ hạng người, từ những người thấp kém nhất cho đến những người như Đại Công tước Alexander, người anh em bên vợ của cố Nga hoàng. Tôi chưa bao giờ ở một nơi nào lâu, bởi v́ người thuộc cung Song Nam vốn luôân luôn di chuyển. Cháu ngoại tôi cũng đúng là thuộc Song Nam, nó đă đi qua Đại Tây Dương hai lần, và đă qua Kênh đào Panama vào hai dịp khác, trước khi nó được bốn tuổi. Ngoài ra, nếu tôi không tự đề pḥng thật cẩn thận, th́ luôn luôn tôi có thể hoặc là ở trên những đỉnh cao của hạnh phúc, hứng khởi, hoặc là ngă xuống những hố sâu của buồn nản và tuyệt vọng. Qua nhiều kinh nghiệm, tôi đă học được cách tránh những điều thái quá và cố gắng sống ở mức b́nh thường. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa thành công hoàn toàn.

Sự xung đột chính yếu trong đời tôi đă là cuộc chiến giữa linh hồn và phàm nhân, và t́nh trạng đó vẫn c̣n tiếp diễn. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến cuộc nhóm họp của một “Phong trào Tập thể” nọ mà người ta rủ tôi dự, vào năm 1935 ở Geneva, Thụy Sĩ. Một vị nhóm trưởng “chuyên nghiệp” khuôn mặt rắn rỏi, tươi cười, có vẻ tự măn, đang hiện diện giữ vai tṛ lănh đạo, cùng nhiều người sốt sắng làm chứng về những điều quấy quá của họ và quyền năng cứu chuộc của Đấng Christ. Họ cho tôi cái cảm tưởng rằng Thượng Đế đă đích thân Ngài quan tâm đến việc liệu mà (theo lời làm chứng của một bà trong nhóm này) bà ta đă có xin lỗi hay chưa với người đầu bếp bị bà xử tệ. Theo tôi, không phải là Thượng Đế, mà cách sống tốt đẹp của chúng ta cũng đủ là động lực để làm điều đó. Dù sao, một người phụ nữơ duyên dáng đă đứng lên

— bà tuổi độ trung niên, ăn mặc tươm tất, với ánh mắt hài hước. Vị trưởng nhóm nói, “Chắc là bà sẽ đưa ra một điều làm chứng tuyệt diệu chứ ?” Người phụ nữ trả lời, “Không, không, cuộc chiến vẫn c̣n tiếp diễn giữa Đức Christ và tôi, và hoàn toàn không thể biết được rằng ai sẽ thắng”. Cuộc chiến này đang tiếp diễn, và trong trường hợp của người chịu ảnh hưởng Song Nam th́ nó trở thành một vấn đề thiết yếu và cũng khá riêng tư.

 Người ta cũng cho rằng những ai thuộc cung Song Nam th́ có bản tính dễ biến dạng, hay thay đổi và thường sống hai mặt. Ít ra th́ tôi cũng không có mấy tính đó, dù rằng tôi có nhiều sai lầm, và có thể là cung nhật xuất của tôi đă cứu tôi. Buồn cười làm sao, những nhà chiêm tinh hàng đầu lại chỉ định các thiên tượng khác là cung nhật xuất của tôi — như cung Trinh Nữ, bởi v́ tôi thương trẻ con, ưa nấu nướng, nuôi dưỡng một tổ chức; như là cung Mănh Sư, bởi v́ tôi có cá tính mạnh (ư họ muốn nói rằng tôi khó khăn, ưa thống trị) và nặng ngă chấp; và là cung Song Ngư, bởi v́ đó là cung của người trung gian, người ḥa giải. Tôi có khuynh hướng Song Ngư, bởi v́ chồng tôi thuộc cung Song Ngư, bởi v́ đứa con gái lớn thân yêu của tôi cũng sinh vào cung này, và luôn luôn chúng tôi thông cảm nhau nhiều đến đỗi chúng tôi vẫn thường hay căi nhau. Rơ ràng tôi cũng đă đóng vai tṛ trung gian, bởi v́ một số giáo huấn mà các Chân sư muốn đưa ra cho thế gian trong suốt thế kỷ này vốn chứa đựng trong những cuốn sách mà tôi chịu trách nhiệm xuất bản. Dù cung nhật xuất của tôi là ǵ th́ tôi cũng thực sự là người thuộc Song Nam và cung này đă ảnh hưởng rơ rệt đến cuộc đời và các hoàn cảnh của tôi.

Nói chung, nỗi bất hạnh khá thầm lặng của thời thơ ấu tôi có nhiều lư do. Tôi là người tầm thường nhất trong một gia đ́nh phong cách hết sức tốt đẹp và thậm chí tôi c̣n không được mức b́nh thường nữa. Mọi người luôn luôn xem tôi là một đứa trẻ khá ngu dốt ở trường và là người kém thông minh nhất trong một gia đ́nh thông minh.

Em tôi là một trong những thiếu nữ xinh đẹp nhất mà tôi từng thấy, với trí tuệ thông minh tuyệt vời. Tôi vẫn yêu quí em dù rằng em không giúp được ǵ cho tôi, v́ tôi là một người Thiên Chúa giáo hết sức chính thống, xem bất kỳ ai bị rủi ro phải ly dị cũng là điều không thể chấp nhận được. Em là một bác sĩ và là một trong những người phụ nữ đầu tiên, trong lịch sử lâu dài của Đại học Edinburg, đă đạt cấp bằng danh dự và — nếu tôi nhớ không lầm — em đă đạt hai lần. Hồi c̣n rất trẻ em đă xuất bản ba cuốn sách về thi ca; tôi đă đọc bài điểm các sách ấy trong Phụ trang Văn học của tờ London Times, họ khen tặng em là nữ thi sĩ lớn nhất của nước Anh đương thời. Tôi nghĩ rằng một cuốn sách em viết về Sinh học và một cuốn khác nói về các Bệnh vùng Nhiệt đới đă được xem là các sách giáo khoa tiêu chuẩn.

Em tôi đă kết hôn với người anh họ đầu của tôi, Laurence Parsons, một vị chức sắc nổi tiếng của Giáo hội Anh quốc và có thời đă là Linh mục địa phận Cape Colony. Mẹ anh ấy đă được Ṭa Ḥa giải chỉ định làm người giám hộ cho chị em tôi. Cô là em gái út của cha tôi và Laurence là một trong sáu người con trai của cô mà thuở bé đă sống với chúng tôi rất lâu. Chồng cô, Dượng Clare, một người đàn ông hơi khó tính và nghiêm khắc, là anh em với Lănh chúa Rosse; vị này có người con trai nổi tiếng về kính viễn vọng, đă được đề cập đến trong Giáo Lư Bí Nhiệm. Hồi c̣n nhỏ tôi rất sợ dượng tôi, vậy mà trước khi mất ông đă tỏ cho tôi thấy một phương diện khác của bản tính ḿnh mà ít ai biết. Tôi không bao giờ quên dượng đă hết sức tử tế với tôi trong suốt thế chiến thứ nhất, khi tôi lâm cảnh vô cùng túng thiếu ở Hoa Kỳ. Dượng đă viết cho tôi những lá thư đầy thông cảm và nâng đỡ, khiến tôi cảm thấy rằng ở Anh quốc vẫn c̣n có những người không hề quên tôi. Tôi muốn nói điều đó ra đây, bởi v́ tôi không tin rằng gia đ́nh của dượng hay con dâu của dượng, là em tôi, đă biết chút ǵ về mối liên hệ thân hữu và tốt đẹp giữa tôi và dượng tôi vào cuối cuộc đời của người. Chắc rằng người đă không hề nói ǵ về điều đó và tôi cũng không hề nói ǵ cho đến ngày nay.

Em tôi về sau nghiên cứu ung thư và đă nổi danh trong lĩnh vực hết sức cần thiết này. Tôi rất tự hào về em. Tôi không bao giờ thay đổi t́nh thương đối với em tôi, và nếu em có đọc tự truyện này, th́ tôi muốn em biết cho điều đó. May sao, tôi tin vào đại luật Luân hồi và một ngày nào đó em và tôi sẽ thực hiện được mối liên giao mỹ măn hơn.

Tôi cho rằng một trong những bất lợi lớn nhất trong đời của bất kỳ đứa trẻ nào là không có được tổ ấm gia đ́nh thực sự. Sự thiếu thốn đó chắc chắn đă ảnh hưởng đến chị em tôi. Trước khi tôi lên chín, cả cha mẹ tôi đều mất v́ bệnh lao phổi (như thời ấy người ta đă gọi). Trong những năm thơ ấu đó, nỗi sợ hăi bệnh lao cứ chực chờ đe dọa cả hai chị em và cha tôi cũng rất bực bội v́ sự có mặt của chúng tôi, đặc biệt là tôi, v́ một lư do nào đó. Có lẽ người đă cảm thấy rằng hẳn là mẹ tôi c̣n sống nếu không có hai đứa con đă rút hết nhựa sống của bà.

Cha tôi là Frederic Foster La Trobe-Bateman, c̣n mẹ tôi là Alice Hollinshead. Cả hai đều thuộc ḍng dơi rất cổ xưa; gia tộc của cha tôi có từ nhiều thế kỷ trước, thậm chí trước thời kỳ Thập tự quân; c̣n tổ tiên của mẹ tôi thuộc ḍng dơi của Hollinshead, “vị Sử gia Biên niên”, là vị mà người ta bảo rằng Shakespeare đă dựa theo đó để viết nhiều truyện của ḿnh. Đối với tôi, gia phổ hay tộc hệ chưa bao giờ có vẻ thực sự quan trọng bao nhiêu. Ai ai cũng có ḍng dơi của ḿnh, nhưng chỉ có một số gia đ́nh là ghi chép lại. Theo tôi biết th́ tổ tiên tôi không có ai làm điều ǵ đáng chú ư. Các cụ có danh giá nhưng có vẻ không xuất sắc. Như em tôi có lần đă bảo, “các cụ đă ngồi giữa những bắp cải của ḿnh trong nhiều thế kỷ.” Đó là một ḍng dơi tốt, trong sạch và có văn hóa, nhưng không ai nổi danh v́ quá giỏi giang hay thật xấu xa.

Tuy nhiên, phù hiệu của gia đ́nh tôi rất đáng chú ư, và xét theo khoa biểu tượng nội môn th́ hết sức có ư nghĩa. Tôi không biết ǵ về các đặc ngữ hay những từ chính xác để miêu tả phù hiệu này. Nó gồm một cây gậy mỗi đầu có một cánh, giữa hai cánh là ngôi sao năm nhánh và h́nh trăng lưỡi liềm, nhắc nhở chúng ta về các đội Thập tự quân mà rơ ràng là tổ tiên tôi hẳn phải có người tham dự trong đó. Tuy vậy, tôi lại thích nghĩ đến toàn thể phù hiệu này như là tượng trưng cho đôi cánh của nguyện vọng tinh thần, Điểm đạo Quyền trượng và vẽ ra cái cứu cánh và phương tiện, mục tiêu của sự tiến hóa và sức thôi thúc giúp tất cả chúng ta tiếp tục hướng đến sự hoàn thiện — một sự hoàn thiện mà cuối cùng sẽ được vinh dự thừa nhận qua Điểm đạo Quyền trượng. Nói theo khoa biểu tượng th́ ngôi sao năm nhánh luôn luôn có nghĩa là con người hoàn thiện, c̣n trăng lưỡi liềm là sự chế ngự bản chất h́nh thể hay phàm tính. Đây là những điều sơ đẳng của khoa biểu tượng nội môn, nhưng tôi lấy làm thú vị khi thấy chúng được gom lại trong phù hiệu của gia đ́nh tôi.

Ông tôi là John Frederic La Trobe-Bateman. Ông là một kỹ sư rất nhiều người biết tiếng, là cố vấn của Chính phủ Anh và đă chịu trách nhiệm cho các hệ thống nước xây dựng ở nhiều địa phương của Anh quốc thời đó. Gia đ́nh ông tôi rất đông. Con gái lớn nhất của người, cô Dora, đă kết hôn với Brian Barttelot, anh trai của Ngài Walter Barttelot ở Stopham Park, Bulborough, Sussex. Khi ông bà chúng tôi mất, cô được chỉ định làm người giám hộ th́ chúng tôi gặp cô và bốn người con của cô rất thường xuyên. Hai trong bốn người này đă giữ t́nh thân thiết với chúng tôi suốt đời. Cả hai đều lớn tuổi hơn tôi nhưng chúng tôi thương mến và rất thông cảm nhau. Brian (tức là ngài Đô đốc Brian Barttelot) qua đời cách đây chỉ hai năm; đó quả là sự mất mát cho tôi và chồng tôi, Foster Bailey. Chúng tôi là ba người bạn thân và chúng tôi rất nhớ tiếc những bức thư đều đặn của ông.

Trong đời này tôi có nhiều người thân, nhưng một người cô khác là Magaret Maxwell, có lẽ đă ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn các vị kia. Bà không bao giờ tỏ ra là người giám hộ mà là chị tôi, và trong nhiều năm trước, hè nào tôi cũng đến chơi với bà tại tư gia ở Scotland. Măi cho đến khi bà mất (đă hơn tám mươi tuổi) bà vẫn đều đều viết thư cho tôi ít nhất mỗi tháng một lần. Vào thời đó, bà là một trong những người đẹp nhất. Chân dung của bà ngày nay c̣n treo trong lâu đài Cardoness, ở Kirkcudbrightshire, là một trong những phụ nữ đáng yêu nhất mà người ta biết. Bà kết hôn với “Thiếu chủ Cardoness” (đôi khi người thừa kế được gọi như thế ở Scotland), tức là người con cả của Ngài William Maxwell. Nhưng chồng bà, là Dượng David của tôi, đă mất trước thân phụ ông nên không hưởng được tước hiệu đó. Tôi mang ơn bà rất lớn, khó có thể đáp đền. Bà đă hướng tôi vào con đường tinh thần, và mặc dù giáo lư thần học bà theo vốn rất hẹp ḥi, nhưng chính bà lại rất phóng khoáng. Bà đă dạy tôi một số chủ điểm của cuộc sống tinh thần mà tôi không hề quên, và cho đến cuối cùng chính bà cũng không bao giờ quên tôi. Khi tôi chú ư đến những vấn đề nội môn và không c̣n là một người Thiên Chúa giáo chính thống theo thần học, th́ bà viết thư cho tôi rằng bà không hiểu được v́ sao nhưng bà vẫn tin tưởng tôi v́ bà biết rằng tôi đă thương mến Đức Christ một cách sâu xa, và dù tôi có từ bỏ giáo lư nào th́ tôi vẫn không bao giờ từ bỏ Ngài. Sự thực đúng như vậy. Bà thật là tốt, xinh đẹp và dễ thương. Ảnh hưởng của bà đă lan rộng khắp quần đảo Anh. Bà có riêng một tiểu bệnh viện được xây dựng và đặc biệt tài trợ; bà bảo trợ cho những nhà truyền giáo ở các nước ngoại đạo, và là chủ tịch của Hội Phụ nữ trẻ Công giáo ở Scotland. Nếu tôi đă giúp ích được phần nào cho đồng bào tôi, và nếu tôi đă làm được điều ǵ để giúp mọi người đạt một mức nhận thức tinh thần nào đó, th́ phần lớn cũng v́ bà đă yêu thương tôi nhiều đến mức giúp tôi khởi hành đúng đắn. Bà là một trong số ít người đă chăm sóc tôi nhiều hơn là chăm sóc em tôi. Giữa tôi với bà đă có một sự liên kết bền chặt và sẽ bền chặt măi măi.

Tôi đă nói về người em gái út của cha tôi, cô Agnes Parsons. C̣n có hai người nữa; cô Gertrude, đă kết hôn với một ông nọ tên là Gurney Leatham, và em trai út của cha tôi, chú Lee La Trobe Bateman, người duy nhất hiện c̣n sống. Bà tôi là Anne Fairbairn, con gái của Ngài William Fairbairn và là cháu của Ngài Peter Fairbairn. Tôi tin rằng ông cố tôi, Ngài William, đă là một cộng sự của Watts (nổi tiếng về máy hơi nước) và là một trong những nhà xây dựng đường sắt đầu tiên trong thời đại Victoria. Theo nhũ danh của bà cố tôi là La Trobe th́ tôi thuộc ḍng dơi Huguenot ở Pháp; v́ thế, những gia đ́nh La Trobe ở Baltimore cũng có họ hàng với tôi, dù rằng tôi chưa bao giờ thăm viếng họ. Charles La Trobe, ông tổ thúc của tôi, là một trong những vị thống đốc đầu tiên ở Úc và một vị La Trobe khác là thống đốc đầu tiên của tiểu bang Maryland. C̣n một người anh em khác của ông, Edward La Trobe, là một kiến trúc sư và đă được biết nhiều ở Washington và Anh.

Ḍng họ Fairbairn không thuộc về giới quí tộc gọi là bẩm sinh mà người ta đánh giá rất cao. Có lẽ đó là nhờ ḍng họ Bateman — Hollinshead — La Trobe. Họ thuộc về giới quí tộc trí thức và điều đó có tầm quan trọng lớn lao hơn trong thời đại dân chủ hiện nay. Cả hai ông lúc đầu đều là con một nông dân nghèo ở Scotland vào thế kỷ 18. Nhưng rốt cuộc hai ông đều giàu và được phong tước hiệu quí tộc. Chúng ta có thể thấy tên của Ngài William Fairbairn trong tự điển Webster, c̣n Ngài Peter th́ được dựng tượng kỷ niệm trên một quảng trường của thành phố Leeds, nước Anh. Tôi nhớ cách đây vài năm có đến Leeds để diễn thuyết. Khi xe taxi chạy qua một quảng trường tôi để ư thấy một tượng đài mà tôi nghĩ là tượng của một cụ già tầm thường có râu. Hôm sau, khi chồng tôi đến xem, tôi mới biết ra rằng tôi đă phê b́nh ông tổ thúc của tôi! Thậm chí vào những thời xa xưa đó nước Anh cũng đă có dân chủ, và mọi người đều có cơ hội thăng tiến nếu họ xứng đáng. Có lẽ do sự pha trộn huyết thống mà trong các anh chị em tôi và con cái họ đă có nhiều người đàn ông nổi tiếng hay những phụ nữ xinh đẹïp.

Cha tôi không thương tôi, nên khi xem ảnh của ḿnh lúc nhỏ tôi thấy không có ǵ ngạc nhiên — gầy ốm, có vẻ sợ sệt và nhút nhát. Tôi không nhớ được ǵ về mẹ tôi v́ người mất ở tuổi 29, khi tôi mới lên sáu. Tôi c̣n nhớ mái tóc vàng xinh đẹp và vẻ dịu dàng của người, chỉ bấy nhiêu. Tôi cũng nhớ tang lễ của người ở Torquay, Devonshire, bởi v́ phản ứng chính của tôi đối với biến cố đó gồm trong mấy lời tôi nói với em họ tôi, Mary Barttelot, “Xem nè, chị có đôi vớ dài màu đen và cặp móc treo” — những món đó tôi có lần đầu. Tôi đă qua khỏi tuổi mang vớ ngắn rồi. Dường như người ta luôn luôn xem quần áo là vấn đề quan trọng, dù ở tuổi nào hay trường hợp nào! Hồi đó tôi thường giữơ chiếc hộp lớn bằng bạc mà cha tôi vẫn quen mang đi khắp nơi với người, trong đó có bức chân dung duy nhất của mẹ tôi mà tôi có được. Vào năm 1928, sau khi tôi đă mang nó theo ḿnh đi khắp thế giới, hộp ấy đă bị mất trộm vào một ngày mùa hè, trong ngôi nhà tôi ở hồi đó tại Stamford, Connecticut, khi tôi vắng nhà; cuốn Kinh Thánh của tôi và một chiếc ghế đá găy cũng mất. Thật tôi chưa bao giờ nghe kẻ trộm lại chọn lấy những thứ lạ lùng như vậy.

Cuốn Kinh Thánh là mất mát lớn nhất của cá nhân tôi. Nó rất độc đáo v́ đă là sở hữu yêu quí của tôi trong 20 năm. Catherine Rowan-Hamilton, một người bạn thân thời con gái, đă tặng cho tôi. Nó được in bằng giấy mỏng có chừa lề rộng dùng để ghi chú. Lề rộng gần năm phân, trên đó ghi lại lược sử cuộc sống tinh thần của tôi, chữ viết rất nhỏ bằng một cây bút nhọn. Trong đó có dán những tấm ảnh nhỏ xíu của các bạn thân cùng những ḍng lưu bút của các bạn đồng hành với tôi trên đường Đạo. Ước sao bây giờ tôi có lại cuốn Kinh Thánh ấy, v́ nó sẽ cho tôi biết nhiều điều, nhắc tôi nhớ đến nhiều người, nhiều giai đoạn, và giúp tôi xem xét lại sự phát triển tinh thần của tôi — sự phát triển của một người phụng sự.

Hồi mới sinh ra được vài tháng, tôi được đưa đến Montreal, Canada, nơi đó cha tôi đă là một kỹ sư tham dự công tŕnh xây dựïng cầu Victoria trên sông Thánh Lawrence. Nơi đó người em gái độc nhất của tôi đă ra đời. Trong thời đó chỉ có hai điều quan trọng tôi c̣n nhớ. Một lần tôi đă làm cho cha mẹ tôi vô cùng lo lắng, v́ tôi đă rủ em gái nhỏ của tôi leo vào một cái rương lớn chứa rất nhiều món đồ chơi của chúng tôi. Chúng tôi bị mất tích một hồi lâu và gần như bị nghẹt thở do nắp rương đóng kín bên trên. Một việc nữa là lần đầu tiên tôi đă toan tự tử chỉ v́ thấy rằng đời không có ǵ đáng sống! Kinh nghiệm sống năm tuổi đời khiến tôi cảm thấy rằng mọi chuyện thật là vô ích, nên tôi đă quyết định rằng nếu tôi từ trên cùng các bậc đá dốùc đứng của nhà bếp mà gieo ḿnh xuống dưới th́ hẳn là tôi có thể chết. Nhưng tôi không thành công. Chị Bridget đă ẵm tôi (bị va chạm và sây sát) lên lầu, ở đó tôi được vỗ về an ủi, nhưng không ai hiểu tôi cả.

Khi tiếp tục sống, tôi đă hai lần khác cố gắng tự kết liễu đời ḿnh, nhưng chỉ để thấy rằng tự tử cũng không phải là chuyện dễ dàng. Tôi đă thực hiện tất cả những toan tính đó trước tuổi mười lăm. Hồi khoảng mười một tuổi tôi đă cố làm cho ḿnh bị chết ngạt bằng cát, nhưng cát vào miệng, vào mũi, vào mắt khó chịu quá và tôi đă quyết định hoăn lại cái ngày hạnh phúc đó. Lần cuối, tôi đă cố gieo ḿnh xuống một con sông ở Scotland. Nhưng một lần nữa bản năng tự vệ của tôi đă quá mạnh mẽ. Từ đó trở đi tôi không c̣n mấy quan tâm đến chuyện tự tử, dù rằng tôi luôn luôn hiểu được động cơ của nó.

Thảm trạng tái diễn liên tục này có lẽ là biểu hiện đầu tiên của khuynh hướng thần bí trong đời tôi mà về sau nó đă thôi thúc mọi suy tư và hoạt động của tôi. Các nhà thần bí là những người có ư thức nhị nguyên hết sức nặng nề. Luôn luôn họ là những người t́m kiếm, biết rằng có một điều ǵ đó phải t́m cho bằng được; luôn luôn họ là những người yêu thương, t́m kiếm một điều ǵ đó đáng cho họ yêu thương; bao giờ họ cũng ư thức về một điều ǵ đó mà họ phải t́m cách hợp nhất. Họ bị chi phối bởi trái tim và xúc cảm. Hồi đó tôi không thích “những ǵ mà ḿnh cảm nhận được” về cuộc sống. Dáng vẻ bề ngoài của cuộc sống và những thứ mà đời đă cho tôi, tôi thấy không có giá trị ǵ. Tôi đă tin rằng có những điều tốt đẹp hơn ở một nơi nào khác. Tinh thần tôi thật là bệnh hoạn, thương thân tủi phận, hoàn toàn cô đơn, hết sức hướng nội (nói thế đúng hơn là chấp ngă), và cứ tin rằng không ai thích tôi cả. Hồi tưởng điều này tôi thấy tại sao người ta lại cần phải thích tôi mới được chứ. Tôi không thể trách họ được.
 Chính tôi, tôi đă cho họ điều ǵ đâu. Bao giờ tôi cũng chất chứa những phản ứng của ḿnh đối với mọi người và hoàn cảnh. Tôi đă là cái trung tâm bất hạnh, tự bi kịch hóa trong thế giới bé nhỏ của ḿnh. Sự cảm nhận về những điều tốt đẹp hơn ở một nơi nào đó, khả năng “cảm thông” với mọi người, với các hoàn cảnh và thường hiểu được những ǵ họ đang suy tư và trải qua, đó là bước đầu của giai đoạn thần bí trong đời tôi, từ đó nảy sinh nhiều điều tốt đẹp mà về sau tôi mới nhận thấy.

Thế là tôi hữu thức khởi đầu cuộc t́m kiếm ngàn đời, t́m kiếm thế giới các ư nghĩa. Phải t́m cho được thế giới này nếu chúng ta muốn t́m ra câu giải đáp cho những vấn đề khó khăn phức tạp của cuộc sống và những nỗi đau khổ của nhân loại. Sự tiến bộ vốn bắt nguồn từ ư thức thần bí. Trước hết, một nhà huyền bí học chân chính phải là một nhà thần bí thực hành (hoặc ư tôi muốn nói đến một nhà thần bí thực dụng — có lẽ cả hai). Sự ứng đáp của cái tâm và năng lực cảm nhận (cảm nhận đúng đắn) cần phải phát triển một cách tự nhiên và b́nh thường trước khi có được khảo hướng của trí tuệ và năng lực hiểu biết. Chắc rằng bản năng tinh thần phải có trước tri thức tinh thần, cũng như những bản năêng của loài thú, của trẻ con và của những người kém phát triển luôn luôn đi trước nhận thức trí tuệ. Chắc rằng chúng ta phải thấy được cái viễn ảnh trước khi biết phương cách làm nó trở thành hiện thực. Chắc rằng những thắc mắc và cảm nhận mù quáng về Thượng Đế phải có trước khi hành giả hữu thức dấn bước lên “Đường Đạo”, con đường đưa đến sự khai ngộ.

Có lẽ trong thời gian tới các nam nữ thanh thiếu niên của chúng ta sẽ được quan tâm giúp đỡ theo những đường lôái nào để họ ích dụng được các khuynh hướng thần bí b́nh thuờng của ḿnh. Các khuynh hướng ấy quá thường khi bị gạt bỏ, xem là những điều tưởng tượng của tuổi trẻ, và rốt cuộc sẽ không c̣n thích hợp khi họ trưởng thành. Đối với tôi, đó là cơ hội cho các nhà giáo và các bậc cha mẹ. Khoảng thời gian này có thể được sử dụng một cách hết sức xây dựng và có chiều hướng. Nếu những người có trách nhiệm dưỡng dục giới trẻ có thể thấu hiểu được nguyên nhân và mục đích của những băn khoăn thắc mắc, của những khao khát âm thầm, và những kỳ vọng viễn tưởng trong ḷng người trẻ, th́ họ có thể giúp giới trẻ định hướng được cuộc đời ḿnh và nhiều nỗi khốn khổ về sau sẽ được giải tỏa. Chúng ta có thể giải thích cho những người trẻ biết rằng có một tiến tŕnh đang xảy ra trong họ, nó vốn đúng đắn và b́nh thường, nó là kết quả của kinh nghiệm các tiền kiếp, và cho thấy rằng phương diện trí tuệ trong bản tính của họ cần được chú ư. Trên hết mọi sự, chúng ta cũng có thể nói rơ rằng linh hồn là con người tinh thần ở nội tâm đang t́m cách hiển lộ. Chúng ta cần nhấn mạnh tính cách phổ biến của tiến tŕnh này, để cho họ không c̣n thấy cô đơn, để họ không c̣n cái cảm nghĩ sai lầm rằng ḿnh lẻ loi, kỳ dị, đó vốn là những đặc điểm của kinh nghiệm này, khiến họ băn khoăn bối rối. Tôi tin rằng phương pháp này nhằm ích dụng các khát vọng và những ước mơ của tuổi trẻ, về sau sẽ được chú ư nhiều hơn. Tôi xem những nỗi khốn khổ dại dột buồn cười của tuổi trẻ mà tôi đă trải qua chỉ như là sự mở màn cho giai đoạn thần bí của đời tôi mà đúng lúc nó nhường chỗ cho giai đoạn nội môn, với sự bảo đảm chắc chắn hơn, với sự thông hiểu và những niềm tin không hề thay đổi.

Sau khi chúng tôi rời Canada, mẹ tôi bị bệnh nặng nên chúng tôi đă đi đến Davos, Thụy Sĩ, và ở đó trong nhiều tháng cho đến khi cha tôi đưa mẹ trở về để qua đời ở Anh quốc. Sau khi mẹ tôi mất, cả hai chúng tôi đều đến sống ở nhà ông bà tôi, tại Moor Park, Surrey. Lúc đó, sứùc khỏe cha tôi bị suy yếu trầm trọng. Ở Anh quốc ông thấy không khá, nên trước khi ông mất ít lâu bọn trẻ chúng tôi được đưa cùng ông đến vùng Pau, núi Pyrenees. Dạo ấy, tôi được tám tuổi c̣n em tôi lên sáu. Tuy nhiên, bệnh của ông tiến triển quá nhanh, nên chúng tôi trở lại Moor Park và ở đó, trong khi cha tôi (cùng với một người hầu gái) tiếp tục một chuyến hải hành dài đến Úc châu. Chúng tôi không bao giờ thấy lại được ông v́ ông đă mất trên đường từ Úc đi đến Tasmania. Tôi c̣n nhớ rơ cái ngày mà người ta báo cho ông bà tôi biết tin cha tôi mất, cũng như sau đó người hầu gái quay về với đồ dùng và những món quí giá của ông. Lạ làm sao, những chi tiết nhỏ nhặt như khi người ấy trao cái đồng hồ của cha cho bà tôi, tôi  lại c̣n nhớ, trong khi đó những việc quan trọng hơn nhiều th́ hầu như tôi quên hết. Cái ǵ đă chi phối kư ức con người theo cách đó ? Tại sao có những điều được ghi nhận c̣n những việc khác lại không?

Moor Park là một trong những toà nhà lớn ở Anh mà dù sao cũng không nên dùng làm nhà ở nhưng người ta vẫn dùng để ở. Toà nhà này không cổ lắm, được ngài William Temple xây dựng vào thời Nữ hoàng Anne. Ông là người đă đưa hoa uất kim hương vào nước Anh. Trái tim của ông (đựng trong một chiếc b́nh bạc) được chôn ở dưới chiếc đồng hồ mặt trời nằm giữa khu vườn ngay hàng thẳng lối, bên ngoài các cửa sổ thư viện. Tính cách của Moor Park là một khu trưng bày và người ta đă mở cửa cho công chúng vào xem trong một số ngày Chúa nhật. Tôi c̣n hai kỷ niệm về thư viện ấy. Tôi nhớ có lần đă đứng bên một cửa sổ thư viện và cố gắng h́nh dung ra cái quang cảnh mà hẳn là ngài William Temple đă thấy như vậy — với những vườn hoa kiểng và các sân gạch, với những vị quí tộc và các phu nhân mặc các trang phục thời đó. C̣n một quang cảnh khác nữa th́ không phải tưởng tượng; tôi đă thấy chiếc quan tài có quàng xác của ông tôi, trên đặt ṿng hoa lớn của Nữ hoàng Victoria ban tặng.

Cuộc sống của chị em chúng tôi ở Moor Park đặt trong kỷ luật rất gắt gao và chúng tôi đă ở đó cho đến khi tôi gần 13 tuổi. Đây là đoạn đời hay thay đổi, đi đó đi đây nhiều, và tôi chắc v́ thế mà hết sức cần có kỷ luật. Nhiều cô giáo của chúng tôi đă áp dụng kỷ luật này. Trong những ngày thơ ấu đó tôi c̣n nhớ có một cô được gọi bằng cái tên rất lạ là cô Millichap. Cô có mái tóc dễ thương, nét mặt giản dị, mặc những chiếc áo dài rất kiểu cách gài nút từ gấu đến cổ và cô luôn luôn yêu vị phó linh mục đương nhiệm. Đó là mối t́nh vô vọng, v́ cô không hề kết hôn được với một vị nào trong số đó. Chúng tôi có một pḥng học rộng thênh thang ở tầng trên cùng ngôi nhà với một cô giáo, một bà bảo mẫu và một người hầu gái chịu trách nhiệm săn sóc chị em tôi.

Kỷ luật áp dụng thời đó được tiếp tục cho đến khi tôi trưởng thành và giờ đây nh́n lại tôi mới thấy nó gắt gao ghê gớm đến mức nào. Người ta sắp đặt cuộc sống chúng tôi trong từng nửa giờ và cho đến ngày nay tôi vẫn c̣n có thể thấy bảng thời biểu treo trên tường pḥng học chúng tôi, ghi rơ bổn phận nào phải làm kế tiếp; Tôi c̣n nhớ biết bao lần đă đi đến đó và tự hỏi: “Bây giờ phải làm ǵ nữa đây?” Dù mùa đông hay mùa hạ, nắng hay mưa, tôi cũng phải thức dậỵ vào lúc 6 giờ sáng; tập đàn trong một giờ hoặc chuẩn bị bài vở trong ngày nếu đến phiên em tôi đàn; đúng 8 giờ ăn sáng ở pḥng học, rồi đến 9 giờ xuống pḥng ăn để cầu nguyện với gia đ́nh. Chúng tôi phải khởi đầu mỗi ngày bằng việc tưởng niệm Thượng Đế, và mặc dù tín ngưỡng trong gia đ́nh vốn rất nghiêm khắc, tôi nghĩ rằng đó là một thói quen tốt. Vị gia trưởng ngồi ở đó với cuốn Kinh Thánh của gia đ́nh để trước mặt, c̣n người nhà và các quan khách ngồi quanh ông; rồi các tôi tớ mới kế theo tùy phận sự và cấp bậc — viên quản gia, người đầu bếp, các nữ tỳ của quí bà, trưởng toán gia bộc và các nữ bộc, người phụ bếp, người phụ bát đĩa, những người hầu, và người gác hầm rượu ở sau cùng để đóng cửa. Trong khi cầu nguyện mọi người cũng thực sự sùng kính và có nguyện vọng tinh thần, nhưng cũng có lắm điều bực bội và hết sức buồn chán, bởi v́ cuộc sống ở đó là như vậy. Tuy nhiên, nói chung hiệu quả vẫn tốt, và chúng tôi có thể tưởng niệm thêm được chút ít về sự sống thiêng liêng.

Từ 9 giờ 30 đến trưa chúng tôi học bài với cô giáo và sau đó là một cuộc đi dạo. Chúng tôi được ăn trưa ở pḥng ăn nhưng không được phép nói chuyện, c̣n cô giáo th́ chăm chú xem xét để giữ cho chúng tôi nết na và im lặng. Cho đến nay tôi vẫn c̣n nhớ có lần tôi đă ngồi thả hồn mơ mộng (như tất cả trẻ con vẫn hay làm), khuỷu tay để trên bàn, mắt nh́n đăm đăm ra ngoài cửa sổ. Th́nh ĺnh tôi bị gọi giật trở lại cuộc sống thường ngày khi nghe bà tôi nói với một người hầu bàn: “James, anh hăy múc hai đĩa nước rồi để hai khuỷu tay của cô Alice vào đấy”. Anh James liền vâng lệnh và tôi phải đặt khuỷu tay ở đó cho đến hết bữa ăn. Tôi không bao giờ quên được nỗi xấu hổ đó và thậm chí ngày nay, đă hơn năm mươi năm qua, tôi vẫn c̣n cảm thấy là ḿnh đang phạm luật nếu đặt khuỷu tay lên bàn — tật này tôi vẫn c̣n. Ăn trưa xong, chúng tôi phải nằm trên một tấm ván phẳng nghiêng trong một giờ nghe cô giáo đọc một cuốn sách luyện kỹ năng, rồi lại đi dạo, xong chúng tôi làm bài cho đến 5 giờ chiều.

Vào giờ đó, chúng tôi phải đến pḥng ngủ cho người hầu gái giúp ăn mặc sẵn sàng để đi xuống pḥng giải lao. Chúng tôi được lệnh phải mặc áo dài trắng, đeo băng màu, vớ lụa, tóc chải cẩn thận, rồi chúng tôi nắm tay nhau đi vào pḥng giải lao, nơi đó mọi người trong nhà đang nhóm họp sau khi dùng trà. Chúng tôi cúi chào và đứng ở ngưỡng cửa rồi cứ thế mà chịu nỗi khốn khổ là bị những lời phê phán và hạch hỏi cho đến khi cô giáo đến dắt chúng tôi đi. Chúng tôi ăn tối ở pḥng học vào lúc 6 giờ 30, ăn xong lại học cho đến 8 giờ tối, tức là giờ đi ngủ. Vào thời đó, thời Nữ hoàng Victoria, với tư cách cá nhân, chúng tôi không bao giờ có thời gian làm bất cứ điều ǵ mà ḿnh muốn làm. Đó là một cuộc sống trong kỷ luật, tiết điệu và buộc phải vâng lời, có khác chăng là thỉnh thoảng bùng lên những sự chống đối và hậu quả là bị trừng phạt.

Khi xem xét cuộc sống của ba đứa con gái tôi ở Hoa Kỳ, nơi chúng đă sinh ra và sống cho đến gần 20 tuổi, và khi thấy chúng học qua hệ thống trường công lập ở nước này, tôi đă tự hỏi làm sao chúng có thể thích được cuộc sống g̣ bó mà chị em tôi đă trải qua. Dù thành công nhiều hay ít, tôi cũng đă cố gắng cho các con một cuộc sống hạnh phúc, và khi chúng phàn nàn về những nỗi khó khăn trong đời — như đương nhiên tất cả những người trẻ vẫn thường hay phàn nàn — th́ tôi buộc phải thừa nhận rằng chúng đă có một thời gian sống thật tuyệt diệu biết bao nếu so với các thiếu nữ cùng các điều kiện xă hội của thế hệ tôi.

Măi cho đến hai mươi tuổi tôi vẫn hoàn toàn sống trong kỷ luật định đặt bởi những người khác hay là bởi các ước lệ của xă hội đương thời. Tôi không thể làm điều này; Tôi không thể làm điều kia; thái độ như thế là không đúng; mọi người sẽ nghĩ hay nói ǵ ? Nếu làm như vậy như vậy th́ sẽ bị người ta đàm tiếu; đó không phải là hạng người mà ta nên quen biết; chớ có chuyện tṛ với người đàn ông hay người đàn bà ấy; người tốt th́ không bao giờ nói hay nghĩ như vậy; không được ngáp hay hắt hơi trước mọi người; không được nói trừ khi có ai nói đến ḿnh,.v.v. và v.v. Cuộc sống hoàn toàn bị rào kín bởi những điều không thể làm và bị đặt trong những qui luật hết sức tỉ mỉ chi phối mọi t́nh huống có thể xảy ra.

Tôi c̣n nhớ hai điều khác. Hồi c̣n rất nhỏ chúng tôi đă được dạy biết quan tâm đến người nghèo, người bệnh và ư thức rằng khi được sống trong hoàn cảnh may mắn chúng ta phải có trách nhiệm với kẻ khác. Mỗi tuần nhiều lần, khi đến giờ đi dạo, chúng tôi phải đến pḥng người quản gia để nhận thạch nấu đông và xúp đem cho một người bệnh nào đó ở xóm nghèo, nhận quần áo trẻ con để cho một em bé mới sinh trong căn nhà ở thuê, hoặc mang sách đến cho một người nào đó bị buộc phải ở nhà, để họ đọc. Có lẽ đây là một ví dụ cho chủ nghĩa gia trưởng và nền phong kiến ở Anh nhưng nó cũng có những điểm hay. Theo ư riêng, tôi tin rằng có lẽ nền phong kiến đó đă tan biến đi là một điều tốt. Tuy nhiên, việc huấn luyện ư thức trách nhiệm và bổn phận đối với tha nhân th́ rất có ích cho chúng tôi khi sống trong sự giàu sang trên đất nước này. Chúng tôi đă được dạy rằng có tiền bạc và địa vị cũng có nghĩa là nhận thêm một số nghĩa vụ và cũng phải làm tṛn các nghĩa vụ ấy.

Một điều khác rất sống động mà tôi c̣n nhớ là vẻ đẹp của vùng quê, của những dải đất đầy hoa nở và nhiều khu rừng mà chị em tôi đánh chiếc xe ngựa nhỏ chạy ngang qua. Hồi đó người ta gọi nó là “chiếc xe của cô giáo” mà tôi cho rằng được đặc biệt thiết kế dành cho trẻ em. Vào những ngày hè, chị em tôi thường đem xe ra, kèm theo là một chú bé hầu mặc đồng phục có đơm nút, đội nón tết nơ, đứng trên bậc thềm. Đôi khi tôi tự hỏi liệu em tôi có bao giờ nghĩ đến những ngày xưa ấy không.

Sau khi ông tôi mất, người ta bán Moor Park đi và chúng tôi đă đến sống với bà tôi ở London một thời gian ngắn. Điều tôi nhớ rơ nhất là thường cùng với bà ngồi trên chiếc Victoria (nó được gọi như thế) chạy quanh công viên với đôi ngựa, người đánh xe và người hầu mặc đồng phục ngồi trên ngăn lái. Thật là nhàm chán và tẻ nhạt. Sau đó, chúng tôi được sắp xếp những việc khác, nhưng chị em tôi vẫn thường sống với bà cho đến khi bà mất. Lúc mất bà đă già lắm rồi, nhưng thậm chí ở tuổi đó bà vẫn c̣n giữ những nét xinh đẹp; chắc hẳn hồi c̣n trẻ bà rất đẹp v́ một bức chân dung của bà được vẽ vào thế kỷ 19 lúc bà kết hôn đă chứng tỏ điều đó. Lần thứ nh́ tôi sang Hoa Kỳ sau khi đưa con gái lớn của tôi, lúc đó c̣n là một em bé, về quê thăm bà con, tôi đă đến New York trong t́nh trạng mệt nhọc, bệnh tật, khốn khổ và nhớ nhà. Tôi đến khách sạn Gotham ở Đại lộ 5 để ăn trưa. Ngồi trong pḥng đợi với tâm trạng buồn nản, tôi lấy một tờ tạp chí có minh họa để xem. T́nh cờ mở báo ra, tôi rất ngạc nhiên khi thấy chân dung của bà tôi, ông tôi và ông cố đang nh́n tôi. Tôi ngạc nhiên bật khóc, nhưng sau đó tôi không c̣n cảm thấy quá xa cách ông bà nữa.

Từ khi rời London (lúc tôi khoảng 13 tuổi) cho đến khi việc học của chúng tôi được xem như hoàn tất, cuộc sống tôi thường thay đổi và luôn di chuyển. Sức khỏe của hai chị em đều không khá mấy nên chúng tôi đă ra nước ngoài đi nghỉ mùa đông nhiều lần ở bờ biển Riviera thuộc Pháp, nơi đó chúng tôi được dành cho một biệt thự nhỏ, kế bên một biệt thựï lớn hơn của một cô dượng. Nơi đó chúng tôi học với các giáo viên người Pháp cũng như với cô giám hộ ở cùng chúng tôi, và bài vở đều được làm bằng tiếng Pháp. Những kỳ hè th́ chúng tôi ở nhà một cô khác ở miền Nam Scotland, từ nhà cô đi tới đi lui để thăm viếng những người bà con thân thuộc khác ở Galloway. Giờ đây, tôi thấy rằng đó là một cuộc sống giao tiếp phong phú đến mức nào; đó là những ngày tháng thật nhàn rỗi, nhiều hứng thú và phát triển thực sự. Chúng tôi có thời gian đọc sách và nhiều giờ đàm luận thú vị. Vào mùa thu, chúng tôi thường xuống ở Devonshire, luôn luôn cùng với cô giáo Godby, người đă đến sống với chúng tôi từ năm tôi mười hai tuổi măi cho đến khi chúng tôi đến London hoàn tất học tŕnh vào tuổi mười tám. Cô là người duy nhất mà tôi cảm thấy là “nơi nương tựa tin cậy”. Cô cho tôi một cảm thức “đồng thanh đồng khí” và là một số trong mấy người hồi đó tôi cảm thấy thực sự thương tôi và tin tưởng tôi.

Thời đó, có ba người cho tôi niềm tin này. Một người là cô tôi, bà Maxwell ở Castramont, mà tôi đă đề cập đến trước đây. Chúng tôi thường nghỉ hè ở nhà bà và nh́n lại thời đó tôi thấy bà là một trong những lực ảnh hưởng cơ bản trong cuộc đời tôi. Bà đă dạy tôi một nguyên lư chính yếu trong cuộc sống, cho nên măi đến ngày nay tôi vẫn cảm thấy rằng bất cứ thành tựu nào của tôi đă đạt đều có thể là do cái ảnh hưởng tinh thần sâu sắc của bà. Dù rằng tôi không gặp bà trước khi bà mất đến 20 năm, bà vẫn giữ liên lạc mật thiết với tôi cho đến cuối cùng. Một người khác đă luôn luôn cho tôi niềm thông cảm là Ngài William Gordon ở Earlston. Ông không có liên hệ do huyết thống mà do hôn nhân, và đối với tất cả chúng tôi ông chỉ là “Dượng Billie” mà thôi. Ông là một trung úy trẻ tuổi vào thời đó, và là một trong những người dẫn đầu “Cuộc tấn công của Lữ đoàn Ánh sáng” ở Balaklava, và người ta đồn rằng ông là người duy nhất đă rời trận địa “mang theo đầu của ḿnh”. Hồi tôi c̣n nhỏ, tôi thường sờ những cái nẹp bằng vàng mà nhà phẫu thuật thời ấy đă gắn vào xương sọ của ông. Dù thế nào, ông cũng luôn luôn nâng đỡ tôi và giờ đây tôi vẫn c̣n có thể nghe lời ông bảo tôi (như ông vẫn thường bảo), “Ta tin tưởng nơi con, Alice à. Hăy đi con đường của chính ḿnh. Nó sẽ tốt cho con.”

Người thứ ba là cô giáo mà tôi đă kể với quí bạn. Tôi vẫn luôn luôn liên lạc thư từ với cô và đă gặp cô ít lâu trước khi cô mất vào khoảng năm 1934. Bấy giờ cô đă là một bà lăo, nhưng đối với tôi dường như cô vẫn vậy. Khi ấy cô quan tâm đến hai điều. Cô hỏi chồng tôi, tôi có c̣n tin nơi Đức Christ hay không, và khi anh ấy nói rằng nhất định là tôi tin Ngài th́ dường như cô hết sức an ḷng. C̣n một điều nữa mà cô đă đem ra bàn với tôi có liên quan đến khoảng thời gian nghịch ngợm nhất trong đời tôi. Cô muốn biết xem liệu tôi có c̣n nhớ hồi khoảng 14 tuổi một buổi sáng nọ tôi đă ném mọi thứ nữ trang của cô xuống bồn cầu vệ sinh rồi kéo nước dội đi. Dĩ nhiên là tôi nhớ. Tôi đă cố t́nh làm quấy. Tôi đă bực tức cô về một điều ǵ đó, nhưng giờ đây tôi không c̣n nhớ là chuyện ǵ. Tôi đă đến pḥng cô; gom hết mọi món đồ quí giá của cô — đồng hồ tay, những chiếc trâm và ṿng đeo tay,.v.v. và.v.v., rồi thủ tiêu luôn. Tôi cứ nghĩ là cô không thể biết là tôi đă làm điều đó. Tuy nhiên, về sau tôi mới khám phá ra rằng cô quí tôi và sự phát triển của tôi hơn là những món sở hữu của cô. Không những tôi dễ nóng giận, mà tôi luôn luôn c̣n muốn biết người ta hành xử thế nào, và điều ǵ khiến họ đă làm việc và cư xử như thế.

Cô Godby vẫn thường giữ một cuốn sổ tự kiểm để mỗi tối ghi vào đó những thất bại của ḿnh trong ngày. Cô đă phân tích một cách hơi không được lành mạnh (xét theo thái độ sống hiện nay của tôi) các lời lẽ và hành động của ḿnh mỗi ngày, dựa theo câu hỏi: “Nếu Đức Jesus ở trường hợp đó th́ Ngài đă làm ǵ ?” Một ngày nọ, trong cuộc ŕnh ṃ lục lạo tôi đă khám phá ra cuốn sổ ấy và bèn làm cái chuyện là chăm chú đọc nhật kư của cô. Do thế, tôi đă thấy ra rằng cô có biết tôi đă lấy và ném bỏ hết tất cả các nữ trang của cô. Tuy nhiên, v́ đó là giới luật của cô và cũng để giúp tôi, nên cô đă có ư định không nói với tôi một lời nào cho đến khi lương tâm tôi buộc tôi phải thú nhận, bởi v́ cô tin tưởng tôi — vậy mà tại sao tôi lại không nghĩ ra được điều đó nhỉ. Sau ba ngày, tôi đă đến với cô và nói hết mọi điều, chỉ để thấy rằng cô c̣n buồn phiền v́ tôi đọc lén các giấy tờ riêng của cô hơn là việc tôi tiêu hủy các món nữ trang. Bạn thấy đó, tôi đă thú nhận đầy đủ, và sự phản ứng của cô đă cho tôi hiểu một ư thức mới về giá trị. Điều đó đă khiến tôi phải ṿ đầu suy nghĩ, và như thế là tốt cho tâm hồn tôi. Bởi v́ lần đầu tiên tôi bắt đầu phân biệt được giữa các giá trị tinh thần và vật chất. Đối với cô th́ đọc giấy tờ riêng của người khác là điều bất chiùnh và tội lỗi nhiều hơn là hủy hoại các đồ dùng vật chất. Cô đă giúp tôi bắt đầu bài học quan trọng thứ nhất của khoa nội môn, đó là phân biệt giữa cái Ngă và phi-Ngă, giữa các giá trị vô h́nh và hữu h́nh.

Trong khi sống với chúng tôi, cô có nhận tiền lương — tuy không nhiều nhưng cũng đủ cho cô khỏi phải kiếm sống. Dù vậy, cô không chịu rời chúng tôi, v́ (như về sau khi tôi lớn tuổi hơn, cô đă nói với tôi) cô cảm thấy rằng cá nhân tôi rất cần sự trông nom và thông cảm của cô. Không phải là tôi đă có được những mối liên giao thật may mắn hay sao, cũng chỉ v́ mọi người đă đối với tôi hết sức dễ thương, tốt đẹp và đầy thông cảm. Tôi muốn ghi nhận thêm rằng cô giáo và cô tôi, bà Margaret, đă cho tôi những điều có ư nghĩa đích thực tinh thần đến đỗi cho tới ngày nay tôi vẫn cố gắng sống theo cái nguyên lư mà họ đă nêu ra. Hai bà rất khác nhau. Cô giáo Godby th́ giản dị, với khả năng và tŕnh độ học vấn b́nh thường, nhưng rất tốt và dịu dàng. C̣n cô tôi th́ hết sức xinh đẹp, được nhiều người biết v́ các công cuộc từ thiện và những quan niệm tôn giáo của bà, nhưng cũng rất tốt và dịu dàng.

Vào năm 18 tuổi tôi đă được gởi đến học ở một trường nghi lễ giao tế ở London, trong khi em tôi lại đi miền nam nước Pháp với một cô giáo. Đó là lần đầu tiên chúng tôi chia tay và là lần thứ nhất tôi sống một ḿnh. Có lẽ là tôi đă không mấy thành công ở trường; tôi giỏi lịch sử và văn chương, thực sự là rất giỏi. Tôi đă được thụ hưởng một nền giáo dục cổ điển tốt đẹp, và khi một đứa trẻ có được một giáo viên đức hạnh, có văn hóa dạy kèm th́ cá nhân em sẽ thu hoạch được những điều rất đáng kể trong cuộc huấn luyện chu đáo đó. Nhưng đến môn toán th́ ngay cả loại toán thông thường tôi cũng dở tệ — dở đến đỗi trong học tŕnh của trường này tôi hoàn toàn bị rớt môn toán, bởi v́ người ta nghĩ rằng để cho một thiếu nữ 18 tuổi cao nḥng đi làm toán cộng với trẻ em 12 tuổi, th́ quả là một điều không thể chấp nhận được. Tôi không biết liệu có ai c̣n nhớ đến tôi là cô nữ sinh đă gom tất cả các chiếc gối nhồi bông rồi từ lầu ba thả xuống đầu các quan khách của cô Hiệu trưởng khi họ đang nghiêm túc sắp hàng đi vào pḥng ăn ở tầng trệt. Tôi đă làm điều đó trước những lời th́ thào thán phục của các nữ sinh khác.

Mấy năm kế tiếp, cuộc sống thường ngày của chúng tôi rất tẻ nhạt. Người gác-dan đă mướn cho chúng tôi một ngôi nhà nhỏ trong khu phố nhỏ ở hạt Hertfordshire gần thị xă Thánh Albans, để chúng tôi ở đó với các thứ đồ dùng và một cô giám hộ. Việc trước tiên cả hai chúng tôi đă làm là mua loại xe đạp tốt nhất hồi đó rồi bắt đầu đi khảo sát vùng quê. Cho đến nay tôi cũng c̣n nhớ là đă hết sức phấn khởi khi hai chiếc thùng được gởi đến và chúng tôi khui những bộ máy sáng loáng này ra. Chúng tôi đă cưỡi xe đi khắp nơi, thật là vui thích. Chúng tôi đă đi t́m hiểu quận này, hồi đó vẫn c̣n là vùng quê, chứ không phải trở thành vùng ngoại ô thành phố như hiện nay. Tôi cho rằng chính vào thời gian này tôi đă có ḷng ham thích các điều bí nhiệm mà về sau trở nên ḷng ham mê các truyện huyền bí và trinh thám. Một buổi sáng nọ trời nắng ráo, đang khi chúng tôi đẩy xe đạp lên một ngọn đồi rất dốc th́ có hai người cưỡi xe đạp từ trên lao xuống ngang qua chúng tôi. Khi người đầu lao xuống, anh ta đă ngoái lại nói với bạn: “Này cậu, tớ bảo đảm với cậu là nó đă đứng bằng một gị và chạy đi như quỷ ấy”. Tôi vẫn c̣n ngẫm nghĩ về điều bí mật đó mà vẫn chưa hiểu ra làm sao cả.

Cũng trong thời gian này lần đầu tiên tôi đă thử đi dạy học. Tôi đă nhận một lớp nam sinh của Trường Chúa nhật. Đó là những thiếu niên và tôi được cho biết rằng chúng rất cứng đầu cứng cổ. Tôi định là sẽ dạy chúng trong một căn pḥng trống gần nhà thờ nhưng không ở trong khuôn viên Trường Chúa nhật, để tôi có thể thong thả mà làm việc. Thời gian đó thật hứng thú. Lúc đầu chúng rất nghịch ngợm làm tôi phát khóc, nhưng sau ba tháng th́ cả lớp thành một nhóm bạn bè thân thiết. Tôi hoàn toàn không c̣n nhớ đă dạy những ǵ và cách dạy thế nào. Tôi chỉ nhớ lớp này rất ồn, có nhiều chuyện tức cười và rất thân thiện. Tôi không biết rằng liệu tôi đă làm được điều ǵ tốt đẹp lâu bền ở đó chăng, nhưng tôi biết chắc một điều là tôi đă giữ được chúng khỏi làm tṛ tinh nghịch trong hai giờ, mỗi sáng chúa nhật.

Cho đến năm 22, tôi (cũng như em tôi) mới được làm chủ món lợi tức ít ỏi của ḿnh. Trước đó, chúng tôi vẫn sống cuộc đời của các thiếu nữ thượng lưu; chúng tôi đă xem “ba mùa hội lớn ở Luân Đôn”, dự các dạ tiệc, tiệc trà và dạ hội ở các hoa viên và rơ ràng là đang ở trong những cuộc mai mối hôn nhân. Hồi ấy, tôi vốn hết sức sùng đạo nhưng phải đi đến những nơi khiêu vũ v́ tôi không muốn em tôi đến những chốn đồi bại ấy mà không có tôi. Tôi không biết làm sao mà những người tôi gặp họ đă chịu được tôi. Tôi đă sùng đạo quá mức, quá thâm nhiễm ư thức thần bí và tâm hồn tôi đă quá nhạy cảm đến mức bệnh hoạn, cho nên hồi đó tôi không thể khiêu vũ với một nguời đàn ông hay là ngồi kế bên một người nào trong bữa tiệc, nếu không biết chắc là họ đă được “cứu chuộc” hay chưa. Tôi nghĩ có lẽ điều duy nhất đă giúp tôi khỏi bị người ta hoàn toàn ghét bỏ và đố kỵ là v́ sự thật tôi vốn chân thành, và rơ ràng là tôi không thích ṭ ṃ câu chuyện của ai. Ngoài ra, tôi lại c̣n rất trẻ trung, rất ngờ nghệch, khá xinh xắn và ăn mặc tươm tất — và cho dù có hơi khoa trương sự thánh thiện của ḿnh, tôi vẫn nhă nhặn, thông minh, được giáo dục đàng hoàng và đôi khi cũng tỏ ra thú vị.

Khi nhớ lại, tôi thầm nghĩ ḿnh thật đáng nể v́ tôi đă nhút nhát và kín đáo quá đáng đến mức khiến tôi phải chịu vô vàn nỗi khốn khổ v́ vụng về biểu lộ sự quan tâm lo lắng cho linh hồn của kẻ khác.

Ngoài việc cô tôi và cô giáo tôi là những người sùng đạo, th́ điều ǵ đă khiến tôi hết sức gắn bó với nguyện vọng tinh thần của ḿnh và quyết tâm sống thật tốt đẹp ? Nói rằng sự quyết tâm sở dĩ có là do ảnh hưởng của hoàn cảnh tôn giáo quanh tôi, th́ điều đó không thật sự liên quan đến vấn đề này. Tôi đă không biết ǵ khác hơn là biểu lộ ḷng tôn sùng của ḿnh khi dự thánh lễ sáng sớm mỗi ngày, khi nào có thể được, và trong cố gắng cứu rỗi mọi người. Cách biểu lộ đặc thù ấy qua nghi lễ và hoạt động tôn giáo đă không giúp ích đượïc tôi và rốt cuộc tôi đă vượt qua khỏi nó. Vậy th́ nhân tố nào đă biến tôi từ một thiếu nữ nóng nảy, khá tự hào và vô dụng trở thành một người phụng sự, và tạm thời thành một người cuồng tín?

Vào ngày 30 tháng 6 năm 1895, tôi đă trải qua một kinh nghiệm khiến tôi nhớ măi ngày đó, không bao giờ quên được. Đă mấy tháng tôi phấn đấu với những nỗi khốn khổ của tuổi thiếu niên. Tôi thấy đời không đáng sống. Mọi chuyện đều chẳng có ǵ khác hơn là buồn phiền, bực bội. Không ai mời tôi đến cơi đời này nhưng tôi lại có mặt ở đây. Tôi chỉ mới 15. Không có ai yêu thương tôi cả; tôi biết tâm tính tôi thật đáng ghét nên không lạ lùng ǵ mà cuộc sống tôi khó khăn. Trước mắt tôi không hề có tương lai mà chỉ có hôn nhân và cuộc sống nhàm chán của giai cấp, đoàn nhóm tôi. Tôi ghét tất cả mọi người (chỉ trừ vài ba người) và tôi đă ganh tị với em tôi về trí tuệ và nhan sắc. Tôi đă được dạy Thiên Chúa giáo theo ư nghĩa hẹp ḥi nhất; những người nào không có tư tưởng như tôi th́ không thể được cứu rỗi. Giáo hội Anh quốc đă bị chia thành giáo hội phái Thượng phần lớn là người Cơ Đốc gốc Anh, và Giáo hội phái Hạ tin vào một loại địa ngục dành sẵn cho những ai không tin nhận một số giáo điều nào đó, và có một loại Thiên đàng dành cho những người nào tin nhận. Trong sáu tháng đầu năm tôi thuộc về một giáo hội, c̣n sáu tháng sau (khi tôi rời Scotland và về ở trong ảnh hưởng của cô tôi) th́ tôi lại thuộc về giáo hội kia. Tôi đă bị giằng xé giữa những vẻ đẹp của nghi lễ và tính hẹp ḥi của giáo điều. Cả hai nhóm đều cố ghi khắc công tác truyền giáo vào tâm trí tôi. Thế giới đă được chia thành những người Thiên Chúa giáo đang cố gắng cứu rỗi các linh hồn, và những người ngoại đạo cúi đầu thờ lạy các h́nh tượng bằng đá. H́nh ảnh của Đức Phật là một bức tượng bằng đá, nhưng hồi đó tôi không hề nhận ra rằng các h́nh tượng của Đức Phật đâu khác ǵ các h́nh tượng của Đức Christ mà tôi đă hết sức quen thuộc ở Âu lục. Tôi hoàn toàn ở trong đám sương mù. Và sau đó — khi tôi đang ở trong nỗi bất hạnh sâu xa, giữa những băn khoăn thắc mắc và t́nh trạng tiến thoái lưỡng nan — th́ một trong các vị Chân sư Minh triết đă đến với tôi.

Vào lúc sự việc xảy ra và măi nhiều năm sau đó, tôi hoàn toàn không biết được Ngài là ai. Tôi đă sợ hăi sững sờ trước sự việc xảy ra. Dù lúc ấy tôi c̣n trẻ tuổi, tôi vẫn có đủ trí thông minh để hiểu được đôi điều về tính thần bí của tuổi thiếu niên và sự mê cuồng tôn giáo; tôi đă nghe nhiều phụng sự viên trong giáo hội thảo luận điều đó. Tôi đă tham dự nhiều cuộc hội họp để khôi phục đức tin, và đă thấy nhiều người (mà tôi gọi là) “mất tự chủ”. Thế nên, tôi không bao giờ kể kinh nghiệm của tôi cho bất cứ ai v́ sợ họ sẽ liệt tôi vào hạng “bị bệnh tâm thần”, tức là hạng người cần phải được trông nom và đối xử thận trọng. Tinh thần tôi nồng nhiệt thái quá. Tôi đă ư thức về các lầm lỗi của ḿnh đến mức bất b́nh thường. Tôi đă ghé qua nhà cô Margaret ở Castramont, quận Kirkcudbrightshire, vào thời điểm và hoàn cảnh thật thích hợp.

Lúc đó vào một sáng chúa nhật. Một bài giảng tôi nghe vào chúa nhật tuần trước đă khơi dậy tất cả những nguyện vọng tinh thần của tôi. V́ một lư do nào đó mà chúa nhật này tôi không đi lễ. Cả nhà đă đi nhà thờ và chỉ c̣n ḿnh tôi ở nhà với những người giúp việc. Tôi đang đọc sách ở pḥng giải lao. Cánh cửa mở ra và một người đàn ông cao lớn bước vào, ông mặc Âu phục (tôi nhớ là cắt rất khéo) nhưng đầu lại vấn khăn. Ông bước vào và ngồi xuống bên cạnh tôi. Tôi quá sợ hăi trước h́nh ảnh chiếc khăn vấn đầu đến đỗi tôi không thể nói được lời nào hoặc là hỏi xem ông đang làm ǵ ở đây. Rồi ông bắt đầu nói. Ông bảo cho tôi biết rằng có một vài công việc đă định là tôi có thể làm ở thế gian, nhưng với điều  kiện là tôi phải thay đổi tâm tính đến mức thật khả quan. Tôi cần phải từ bỏ lối sống của một thiếu nữ thiếu thiện cảm và phải cố gắng đạt cho được một mức độ tự chủ nào đó. Trong tương lai tôi sẽ hữu ích cho ông và cho đời đến đâu đều tùy mức tôi có thể tự chủ cũng như những sự thay đổi mà tôi có thể thực hiện. Ông bảo rằng nếu tôi có thể đạt mức thực sự tự chủ th́ bấy giờ tôi sẽ được tín nhiệm, sẽ đi khắp thế giới, thăm viếng nhiều nước và “luôn luôn làm việc cho Chân sư của con”. Kể từ đó, mấy lời này cứ măi văng vẳng bên tai tôi. Ông muốn nhấn mạnh rằng tất cả đều tùy thuộc vào tôi, tùy theo những ǵ mà tôi có thể làm và tôi nên làm ngay đi.

Ông c̣n nói thêm rằng ông sẽ tiếp xúc với tôi nhiều lần nữa, mỗi lần cách nhau nhiều năm.

Cuộc diện kiến thật ngắn ngủi. Tôi không nói lời nào mà chỉ lắng nghe trong khi ông nói những lời hoàn toàn rơ ràng, dứt khoát. Khi đă nói xong những ǵ cần nói, ông đứng lên và bước ra ngoài, sau khi dừng lại ở ngưỡng cửa trong giây lát và nh́n tôi với ánh mắt mà cho đến ngày nay tôi vẫn c̣n nhớ rất rơ. Tôi không biết phản ứng cách nào cả. Khi đă hồi tỉnh sau cơn sững sờ kinh ngạc, tôi bắt đầu sợ và nghĩ là tôi sắp hóa điên hoặc là đă nằm mơ trong giấc ngủ, rồi sau đó tôi lại cảm thấy một sự tự măn thô thiển. Tôi nghĩ ḿnh giống như Nữ Thánh Joan d’ Arc (vị Thánh thời đó tôi rất ngưỡng mộ), nghĩ rằng, cũng giống như bà, tôi đă thấy được những linh ảnh và do thế mà đă được chọn dùng cho một đại cuộc. Lúc ấy, tôi không thể tưởng tượng ra đại cuộc đó như thế nào, nhưng tôi đă h́nh dung ḿnh như là một vị huấn sư tuyệt vời được muôn ngàn người thán phục. Đây là một sự lầm lẫn rất thường có nơi những người sơ cơ, và ngày nay trong nhóm nội môn tôi cũng thấy không ít. Một người khi có ḷng chân thành và nhiệt vọng t́m đạo th́ thường có được một sự giao tiếp nào đó ở nội tâm, bấy giờ họ bèn diễn giải nó như là một sự thành công và tầm quan trọng của cá nhân họ. Đó là sự phản ứng do kích thích thái quá. Kế theo phản ứng đó, những lời ông phê b́nh lại nổi lên trong trí tôi. Tôi bèn kết luận rằng có lẽ xét cho cùng th́ tôi không ở vào tŕnh độ của Thánh Joan d’ Arc đâu, mà chỉ là một con người có thể tốt hơn trước kia, và có thể bắt đầu chế ngự cái tính khí quá thô kệch của ḿnh. Tôi bắt đầu làm điều này. Tôi cố không nóng giận, cố kiểm soát lời nói của ḿnh và trong một thời gian tôi đă tỏ ra tốt đẹp thái quá khiến cho gia đ́nh tôi phát lo. Họ băn khoăn không hiểu tôi có bệnh hoạn ǵ chăng và hầu như mong tôi trở lại những lối cư xử bốc đồng trước đây. Tôi tỏ ra dịu dàng, tự măn và đa cảm.

Thời gian qua, tôi nhận thấy rằng măi cho đến năm tôi được 35 tuổi, cứ 7 năm một lần lại có những chỉ dẫn cho thấy vị này đang trông nom và quan tâm đến tôi. Rồi vào năm 1915, tôi đă biết được Ngài là ai và có những người khác đă biết Ngài. Từ đó trở đi, mối liên hệ này ngày càng chặt chẽ và cho đến nay th́ tôi có thể tiếp xúc với Ngài tùy ư muốn. Về phần Chân sư, Ngài chỉ có thể đồng ư tiếp xúc như thế khi nào người đệ tử cũng tự nguyện không bao giờ lạm dụng cơ hội này, ngoại trừ những giờ phút thật sự khẩn thiết trong cuộc phụng sự thế gian.

Tôi đă biết được rằng vị khách đó là Chân sư K.H., tức là Chân sư Koot Hoomi, một vị Chân sư rất thân cận với Đức Christ. Ngài thuộc ngành giáo huấn và tiêu biểu rơ rệt cho nguồn bác ái-minh triết được phát biểu đầy đủ nơi Đức Christ. Giá trị thực của kinh nghiệm này không phải ở chỗ tôi, một thiếu nữ tên là Alice La Trobe Bateman đă được diện kiến với một vị Chân sư, mà do sự kiện thực tế rằng dù không hề biết bất cứ điều ǵ về sự hiện diện của các Chân sư, tôi đă được gặp một vị trong các Ngài và vị ấy đă nói chuyện với tôi. Kinh nghiệm ấy có giá trị bởi v́ mọi điều mà Ngài đă nói với tôi đều đă trở thành sự thực (sau khi tôi đă có cố gắng hết sức để đáp ứng các điều kiện cần thiết) và cũng do tôi đă khám phá ra rằng Ngài không phải là Chân sư Jesus, như trước đây đương nhiên tôi cho là như vậy, mà là một vị Chân sư tôi không hề nghe nói đến và hoàn toàn không biết Ngài. Dù sao, Chân sư K.H. vẫn thực sự là vị Chân sư thân yêu của tôi. Tôi đă làm việc cho Ngài măi từ khi tôi 15 tuổi và hiện nay tôi là một trong những cao đồ trong nhóm của Ngài, hay là — nói theo nghĩa Nội môn — ở trong Đạo viện của Ngài.

Tôi khẳng định những điều này với một mục đích rơ rệt trong trí. Về liơnh vực này, người ta đă nói rất nhiều điều vô lư, và những người chưa có kinh nghiệm làm đệ tử cũng như sự định hướng cần thiết về trí tuệ và tinh thần lại bảo rằng những người đệ tử thực sự đều e ngại không muốn nói đến công việc và địa vị của ḿnh. Tôi muốn tạo sự dễ dàng hơn cho những người đệ tử đó trong tương lai, cũng như để “đính chiùnh” những điều phi lư mà nhiều trường phái tư tưởng (gọi là) bí giáo đă đưa ra. Luôn luôn chúng ta được phép công bố vai tṛ người đệ tử. Lời công bố ấy không hề truyền đạt điều ǵ mà chỉ đem lại ảnh hưởng tốt nếu người đó đang sống cuộc đời phụng sự. Không ai được phép công bố rằng ḿnh là một điểm đạo đồ ở một địa vị nào đó, ngoại trừ giữa những người cùng đẳng cấp, nhưng bấy giờ họ đă biết nhau nên không cần phải nói. Thế giới hiện có nhiều vị đệ tử. Hăơy để họ công nhận điều đó. Hăy để họ kề vai sát cánh nhau trong sự liên kết trên Đường Đạo và tạo sự dễ dàng hơn cho những người khác cũng làm như vậy. Bằng cách đó mà sự hiện hữu của các Chân sư sẽ được chứng minh và chứng minh đúng cách — thông qua cuộc đời và các bằng chứng của những người mà các Ngài huấn luyện.

Một sự việc nữa đă xảy ra cùng thời gian này khiến tôi tin chắc rằng đang có những sự kiện xảy ra trong một thế giới khác. Đó là những điều mà — vào thời gian nó xảy ra

— tôi không thể tưởng tượng nổi v́ không chỉ dẫn nào cho thấy một sự kiện như thế là khả dĩ có được. Đă hai lần tôi có một giấc mơ với ư thức hoàn toàn tỉnh táo. Tôi gọi đó là giấc mơ bởi v́ hồi ấy tôi không thể tưởng tượng được nó có thể là điều ǵ khác hơn. Giờ đây tôi biết rằng tôi đă tham dự vào một sự việc mà thực tế đă xảy ra. Vào thời gian có sự kiện song đôi này, sự hiểu biết đó hoàn toàn ở ngoài phạm vi nhận thức thông thường của tôi. Sự việc này có giá trị là ở chỗ đó. Không thể nào nói rằng tôi đă tự gợi ư cho ḿnh hoặc do những suy tư mong ước của tôi, hoặc do tôi quá tưởng tượng.

Khi c̣n sống và làm việc ở Anh, tôi đă hai lần tham dự một cuộc lễ phi thường và gần hai thập niên sau khi tham dự tôi mới khám phá ra cuộc lễ ấy nhằm mục đích ǵ. Rốt cuộc tôi đă biết rằng cuộc lễ mà tôi đă tham dự vốn thực sự xảy ra hàng năm vào thời gian “Trăng Tṛn Tháng Năm Dương Lịch”. Đó là kỳ trăng tṛn của tháng Vaisakha (Cung Kim Ngưu), gọi theo cái tên xưa của nó trong lịch Ấn Độ. Tháng này rất quan trọng đối với các Phật tử và mồng một tháng này là ngày quốc lễ, gọi là Ngày Đầu Năm Ấn Độ. Sự kiện phi thường này diễn ra hàng năm trong một thung lũng của rặng Hi-mă-lạp-sơn và thực sự xảy ra ở cơi trần chứ không phải là một chuyện thần thoại mơ hồ. Tôi thấy ḿnh (hoàn toàn tỉnh táo) ở trong thung lũng đó, giữa một đám người rất đông nhưng có trật tự — phần lớn là người Á đông với những người Tây phương rất rải rác. Tôi biết chính xác chỗ đứng của ḿnh trong đám đông và hiểu ra rằng đó là chỗ đúng đắn của tôi, nó cho thấy vị thế tinh thần của tôi.

Thung lũng này rộng, h́nh bầu dục và lởm chởm đá, bốn bề có núi cao. Đám người tụ tập trong thung lũng, quay mặt về phía đông, hướng về một lối vào hẹp, h́nh cổ chai ở cuối thung lũng. Ngay trước lối vào h́nh phễu này có một tảng đá rộng, nổi lên trên mặt thung lũng như một cái bàn lớn, bên trên có một cái bồn bằng pha lê chứa đầy nước, xem chừng đường kính có đến một mét. Có ba nhân vật đứng trước đám đông và đối diện với tảng đá. Ba Vị này hợp thành một tam giác và lạ lùng làm sao, vị ở đỉnh của tam giác tôi thấy dường như là Đấng Christ. Tập thể đang chờ đợi chừng như di chuyển liên tục, và khi di chuyển họ h́nh thành các biểu tượng chính yếu và rất quen thuộc — như những dạng thập tự khác nhau, ṿng tṛn với tâm điểm, ngôi sao năm cánh và nhiều loại tam giác tréo nhau. Nó gần giống như một vũ điệu trang nghiêm, nhịp nhàng, rất chậm răi và rất trang trọng nhưng hoàn toàn yên lặng. Bỗng nhiên, ba Nhân vật trước thạch bàn đưa tay  các Ngài hướng lên trời. Đám đông lặng yên bất động. Ngoài xa, cuối đường đèo h́nh phễu, chúng tôi thấy một Nhân vật

trên bầu trời, bay lơ lửng trên lối vào và từ từ đến gần thạch bàn. Bằng một cách nào đó mà trong tâm tôi biết rằng đó chính là Đức Phật. Tôi nhận thức được điều này. Đồng thời tôi biết rằng Đức Christ của chúng ta cũng không kém phần quan trọng. Tôi thoáng thấy sự hợp nhất và Thiên Cơ mà Đức Christ, Đức Phật và tất cả các Chân sư măi măi hiến ḿnh thực hiện. Lần đầu tiên tôi nhận thức được, dù c̣n lờ mờ và chưa chắc chắn, sự hợp nhất của toàn cuộc biểu hiện. Tôi hiểu rằng tất cả cuộc hiện tồn — thế giới vật chất, lĩnh vực tinh thần, người đệ tử t́m đạo, loài thú đang tiến hóa, vẻ mỹ lệ của giới thảo mộc và khoáng vật — tất cả hợp thành một toàn thể thiêng liêng sống động, tiếp tục tiến tới để phát biểu nguồn vinh quang của Đấng Chí Tôn. Tôi thầm hiểu rằng nhân loại cần Đức Christ, cần Đức Phật và cần tất cả các nhân viên của Đại Đoàn Chưởng Giáo (Đ.Đ.C.G.) trên hành tinh này, cũng như hiểu rằng đă có những diễn biến và sự kiện có tầm quan trọng lớn lao cho sự tiến bộ của nhân loại rất nhiều hơn là những điều đă được ghi lại trong lịch sư.û Tôi đă hoang mang bối rối, bởi v́ (vào thời đó) đối với tôi dân ngoại vẫn là dân ngoại, c̣n tôi là một người Thiên Chúa giáo. Tâm trí tôi bắt đầu nổi lên những mối nghi ngờ sâu xa trong nền tảng. Từ đó cho đến nay cuộc đời tôi đă chịu ảnh hưởng của sự hiểu biết rằng vốn có các vị Chân sư và những sự kiện ẩn trong các cảnh giới tinh thần nội tại, thế giới của các ư nghĩa. Thế giới đó vốn là một thành phần của cuộc sống và có lẽ là thành phần quan trọng nhất. Làm sao tôi có thể khiến cho những điều đó thích hợp được với khoa thần học hạn hẹp và cuộc sống hăøng ngày của ḿnh, tôi cũng chẳng biết.

Người ta bảo rằng chớ bao giờ nên đề cập hay bàn luận về những kinh nghiệm tinh thần mật thiết và sâu xa nhất của chính ḿnh. Trong cơ bản th́ đúng như vậy, và không một “người thể nghiệm” thực sự nào lại có chút quan tâm ǵ đến việc bàn luận những điều này. Khi sự thể nghiệm càng sâu sắc và sống động, người ta càng ít bị cám dỗ phải nói ra. Chỉ có những người sơ cơ với những sự việc tưởng tượng, theo giả thuyết trong tâm thức mới tự xưng có những kinh nghiệm như thế. Tuy nhiên, tôi đă thận trọng cân nhắc khi đề cập đến hai sự kiện nội tại kể trên (hoặc chỉ có sự kiện thứ nhất là nội tại?) bởi v́ đă đến lúc những người có vị thế tinh thần cùng những người được thừa nhận là minh mẫn và hiểu biết nên góp thêm bằng chứng của họ vào bằng chứng của các huyền bí gia và thần bí gia mà vẫn thường không được tín nhiệm. Vị thế thuận lợi của tôi là một phụ nữ b́nh thường nhưng có hiểu biết, là một quản trị viên hữu hiệu và một văn sĩ sáng tạo. Tôi quyết định góp thêm sự xác tín và hiểu biết chắc chắn của tôi vào bằng chứng của nhiều người khác qua các thời đại.

Trong suốt thời gian này tôi được hướng về các hoạt động từ thiện. Tôi là một phụng sự viên nhiệt thành của Hội Phụ Nữ Trẻ Công Giáo. Tuy tôi c̣n quá trẻ nhưng người ta cũng chấp nhận cho tôi được có mặt trong các cuộc họp của ban giám đốc v́ cô tôi là Hội trưởng. Tôi đă dành rất nhiều thời gian để đến viếng các cuộc hội lớn ở tư gia, nơi đó người ta đă chào đón tôi v́ tôi là Alice La Trobe-Bateman và nơi đó tôi đă tranh đấu với linh hồn của những người đương thời để giúp họ được cứu rỗi. Thời ấy tôi rất giỏi trong việc cứu rỗi linh hồn mọi người. Tuy nhiên, giờ đây khi nh́n vấn đề một cách khôn ngoan, thực tế hơn, tôi lại tự hỏi liệu họ không muốn cứu rỗi mau chóng là v́ họ muốn tránh khỏi bị tôi quấy rầy hay chăng, bởi v́ tôi vốn nhiệt thành nhưng lại quá đỗi cố chấp. Trong khi đó th́ khuynh hướng thần bí của cuộc sống tôi ngày càng trở nên sâu sắc; đối với tôâi th́ Đức Christ là một thựïc tại hằng hữu. Tôi vẫn thường đi đến những thảo nguyên ở Scotland hay thơ thẩn một ḿnh trong những vườn cam ở Mentone thuộc miền Nam nước Pháp, hoặc theo những ven đồi ở Montreux bên hồ Geneva để cố cảm nhận Thượng Đế. Tôi vẫn thường nằm ngả lưng trên đồng ruộng hoặc kế bên một tảng đá và cố chú tâm vào sự tĩnh lặng chung quanh để nghe Tiếng nói Thiêng liêng — sau khi tất cả các âm thanh ở ngoại cảnh và ở nội tâm tôi đều đă lắng dịu. Tôi đă biết rằng ẩn trong tất cả những ǵ mà tôi có thể nh́n thấy và tiếp xúc được, lại có Một-Điều-Ǵ-Đó tôi không thể thấy nhưng có thể cảm nhận. Nó vốn chân thật hơn và thực sự thiết yếu hơn là cái hữu h́nh. Tôi đă được dưỡng dục để tin vào Đấng Thượng Đế Siêu việt; Ngài ở bên ngoài thế giới sáng tạo, không thể hiểu được, không thể lường trước được, và thường độc ác (nếu xét theo những điều mà Kinh Cựu Ước ghi lại), Ngài chỉ thương những ai đă thừa nhận và chấp nhận Ngài, và đă hy sinh con một của Ngài để cho những người như tôi có thể được cứu rỗi và khỏi bị chết mất đời đời. Tận thâm tâm tôi phản đối việc tŕnh bày một Đấng Thượng Đế Bác ái theo lối đó, nhưng tôi đă chấp nhận một cách máy móc. Tuy nhiên, Ngài lại ở quá xa nên chúng ta không thể nào đến được.

Vậy mà bao giờ trong tôi cũng có một điều ǵ đó, dù thầm lặng và bất định, nhưng cứ măi vươn tới t́m kiếm Đấng Thượng Đế Hằng hữu Nội tại, t́m kiếm một vị Thượng Đế ẩn trong mọi h́nh thể; là Đấng mà chúng ta có thể tiếp xúc, thực sự biết được, và có thể gặp Ngài ở khắp nơi, là Đấng thực sự yêu thương muôn loài — cả tốt lẫn xấu — Ngài hiểu thấu cả chúng sinh, cả những sự hạn chế và những nỗi khó khăn của họ. Đấng Thượng Đế này không chút ǵ giống với Đấng Thánh linh phi thường khủng khiếp mà Giáo hội Thiên Chúa đă sấp ḿnh thờ lạy, như tôi từng biết. Tuy nhiên, theo khoa thần học th́ không hề có một vị Thượng Đế như vậy. Họ bảo rằng chỉ có một vị Thượng Đế mà chúng ta cần phải xoa dịu; Ngài lo bảo vệ uy quyền của ḿnh; Ngài đă có thể giết Con một của ḿnh theo một kế hoạch phi lư nào đó để cứu nhân loại và Ngài đă không thực sự tử tế như một bậc cha mẹ b́nh thường đối xử với con ḿnh. Tôi đă xem ư nghĩ kể trên là những tư tưởng dối trá, tội lỗi và cố xua đuổi chúng ra khỏi tâm trí ḿnh, nhưng một cách kín đáo, âm thầm chúng cứ ray rứt tôi măi. Tuy nhiên, tôi luôn luôn c̣n có Đức Christ. Tôi đă biết Ngài; Ngài đă thiết tha thương mến và chiến đấu v́ nhân loại; Ngài đă chịu đau khổ để cứu rỗi họ nhưng dường như hoàn toàn không thể cứu được phần đông nhân loại, và do thế mà Ngài đă phải đứng nh́n họ sa địa ngục. Hồi ấy, chính tôi không hoàn toàn thấy rơ được tất cả các điều này; bản thân tôi đă được cứu rỗi và tôi sung sướng v́ được cứu rỗi, thế thôi. Tôi đă cố gắng cứu rỗi người khác, và rủi ro thay Thượng Đế đă tạo ra địa ngục. Tuy vậy, tôi đă đương nhiên cho rằng Ngài vốn biết tại sao phải làm thế và dù sao không một người Thiên Chúa giáo chân chính nào lại thắc mắc về Thượng Đế: họ chỉ chấp nhận những điều người ta dạy họ, xem đó là lời Chúa phán, và nó là vậy rồi.

Đó là vốn liếng tinh thần và phạm vi suy tư của tôi. Nhưng sự đời không dễ dàng như vậy. Chị em tôi vẫn chưa kết hôn, dù rằng đă có nhiều sắp đặt cho chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều người. Thật là nhẹ gánh cho các cô, dượng khi chúng tôi đến tuổi trưởng thành, qua phán quyết của Ṭa Ḥa giải và bắt đầu ra ở riêng. Thực ra, khi em gái tôi được 21 tuổi tôi mới được kể như trưởng thành.

Chúng tôi bước vào một chu kỳ mới. Hai chị em mỗi người mỗi ngả. Hóa ra chị em tôi có những quan tâm hoàn toàn khác nhau, và giữa chúng tôi bắt đầu có sự chia rẽ. Em tôi đă quyết định theo học y khoa, và sau mấy tháng luyện thi đă vào Đại học Edinburg, với một tương lai tươi sáng. C̣n phần tôi, hồi đó tôi không biết đích xác ḿnh phải làm ǵ. Tôi đă được thụ hưởng một nền giáo dục cổ điển hết sức tốt đẹp. Tôi nói được tiếng Pháp lưu loát và chút ít tiếng Ư. Tôi có đủ tiền để sống thật tiện nghi vào thời đó, khi mà người ta có thể sống tiện nghi nhưng tương đối không mấy đắt đỏ. Tôi tin chắc vào Đức Christ, bởi v́ không phải tôi là một trong những người được chọn hay sao. Tôi đă tin vào một cơi thiên đường hạnh phúc dành cho những ai suy nghĩ giống tôi và một địa ngục cho những ai không suy nghĩ như vậy, dù rằng tôi đă cố không nghĩ đến những điều đó nhiều quá, sau khi tôi đă làm hết sức ḿnh để cứu rỗi linh hồn họ. Tôi đă hiểu Kinh Thánh thật sâu sắc, có khiếu thẩm mỹ về trang phục, dung mạo cũng xinh xắn và hoàn toàn dốt nát về những điều thực tế trong đời. Không ai chỉ dạy tôi điều ǵ về các diễn tŕnh trong cuộc sống, và do thế mà tôi đă ngỡ ngàng thất vọng trước khi vào đời; và do thế mà hồi đó dường như tôi được một sự “bảo vệ” hết sức lạ lùng trong cái công việc đặc biệt, lạ thường mà tôi đă quyết định thực hiện trong chu kỳ sống tới đây, từ 21 đến 28 tuổi. Trước đó, tôi đă sống cuộc đời hoàn toàn được bảo bọc, không hề đi đâu mà không kèm theo một bà giám hộ, một người thân hay một người hầu gái. Tôi đă quá ngây thơ ngờ nghệch đến đỗi v́ một lư do nào đó mà tôi có vẻ hoàn toàn được an lành.
Một chuyện lạ lùng vào năm tôi 19 tuổi đă chứng tỏ điều đó. Tôi đă đến ở trong một ngôi nhà lớn ở Anh, cùng với người hầu gái. Dĩ nhiên là tôi không c̣n nhớ tên ngôi nhà hoặc nó ở đâu. Trong tập thể ở ngôi nhà rộng lớn đó tôi là người duy nhất không có tước hiệu. Đêm đầu tiên đến ở đó tôi đă để ư thấy người hầu gái chuẩn bị ngủ trong căn pḥng khách nhỏ gần pḥng ngủ của tôi và khi tôi tỏ ư ngạc nhiên th́ chị ấy bảo rằng dù tôi có thích điều đó hay không th́ chị cũng không để cho tôi ở một ḿnh.

Tôi không hiểu biết ǵ hơn những điều tôi đă hiểu qua các lời đối thoại trong bữa ăn. Tôi tin chắc rằng có nhiều quan khách ở đây đă cảm thấy chán ngấy đối với tôi v́ họ xem tôi là một kẻ hoàn toàn ngốc nghếch. Những lời ám chỉ và ư nghĩa của những câu đối đáp đă khiến tôi phải suy nghĩ và cảm thấy ḿnh thật là khờ khạo. Chỉ có điều an ủi là tôi ăn mặc tươm tất, sang trọng và có thể khiêu vũ. Tôi ở đó vừa được hai ngày th́ một sáng nọ sau bữa điểm tâm có một người đàn ông quen biết nhiều ở đây — anh ta rất có duyên, hấp dẫn và đẹp trai nhưng có những tai tiếng không được tốt lắm — đă yêu cầu nói chuyện với tôi. Chúng tôi đi vào một nơi gọi là pḥng giải trí màu hồng và nhân lúc vắng người anh ta bảo: “Tôi đă nói với bà chủ nhà rằng sáng nay cô sẽ rời khỏi đây trên chuyến tàu lửa 10 giờ 30; xe ngựa sẽ đến kịp thời để đưa cô ra ga và người tớ gái cũng đă được lệnh thu xếp đồ đạc cho cô”. Tôi mới hỏi anh ta rằng tôi đă làm điều ǵ đến đỗi. Anh ta bèn vỗ vai tôi và đáp: “Tôi cho cô biết hai lư do. Thứ nhất, đối với hầu hết những người ở đây th́ cô là kẻ phá đám dù rằng tôi không nghĩ vậy, bởi v́ lúc nào cô cũng có vẻ hết sức bối rối hoặc tỏ ra khó chịu. C̣n lư do kia là đôi khi đáng nên tỏ ra khó chịu th́ cô lại không. Sự việc nghiêm trọng thật đấy. Cho nên tôi kết luận rằng cô không hiểu biết ǵ hơn và tốt nhất là tôi nên trông nom cô cẩn thận.” Tôi đă ra đi theo sự thu xếp của anh ta, cũng không biết là phải tự hào hay cảm thấy bị thương tổn. Tuy nhiên, câu chuyện này không chỉ cho thấy sự khờ dại, dốt nát của các thiếu nữ thuộc giai cấp tôi vào thời đó (thuộc triều đại Victoria), mà thực tế là có một vài người tuy ăn chơi phóng đăng nhưng cũng rất tử tế và có ḷng thông cảm.

Với số kiến thức, kinh nghiệm này cùng với quyết tâm muốn cứu vớt những linh hồn bị hư mất, tôi đă bắt đầu làm một vài việc mà tôi tin rằng sẽ hữu ích. Tuy nhiên, tôi nhất định phải được tự do với bất cứ giá nào.

CHƯƠNG II
Thế là chấm dứt một đoạn đời mà tôi đă sống thật tiện nghi, dễ dăi, không âu lo và tương đối thiếu trách nhiệm. Nó kéo dài 22 năm, và đó là khoảng thời gian duy nhất trong đời mà tôi là thành viên của một gia đ́nh và đă thụ hưởng được những hiểu biết, kinh nghiệm, danh tiếng và sự an toàn của gia đ́nh. Tôi đă có một thời gian tươi đẹp; tôi đă gặp gỡ nhiều người và đă du lịch nhiều nơi. Tôi không c̣n nhớ đă bao nhiêu lần qua lại eo biển Măng để đến đất liền v́ đi quá nhiều. May sao, tôi là tay đi biển hạng nhất và vốn yêu biển dù sóng gió nhiều đến đâu. Tôi không thể nhớ bất cứ người bạn riêng nào, chỉ trừ một người, chị ấy cho đến nay vẫn c̣n là bạn và trao đổi thư từ với tôi. Chúng tôi gặp nhau ở Thụy Sĩ và đă cùng học đan ren Ireland. Tôi luôn tự hào về thành quả đó, đặc biệt có lần tôi bán hai thước ren được 30 đồng, tiền thu được đem tặng cho Hội Truyền giáo, bởi v́ hồi đó tôi không cần tiền.

Tuy nhiên, nay đă đến lúc tôi cảm thấy rằng cần phải trở nên có ích phần nào cho đời và chứng minh lư do hiện diện của ḿnh. Ngày ấy tôi đă phát biểu thôi thúc này trong câu “Chúa Jesus đă đi khắp nơi làm điều lành,” nên tôi là người theo Ngài, tôi cũng phải làm như thế. Bởi vậy, một cách nhiệt thành và cuồng tín, tôi đă bắt đầu “làm việc lành”. Tôi đă trở thành một nhà truyền giáo có liên hệ với quân đội Anh.

Nh́n lại thời gian làm việc với tư cách là một nhà truyền giáo giữa các binh đoàn Anh, tôi nhận thấy rằng đó là thời gian hạnh phúc nhất và hài ḷng nhất của đời tôi. Tôi đă hoàn toàn bằng ḷng với chính ḿnh và với tất cả những ǵ liên hệ đến tôi. Tôi đă làm những ǵ tôi muốn làm và đă rất thành công. Tôi không phải lo lắng về chuyện đời, và ngoài phạm vi công việc tôi chọn th́ tôi không có chút trách nhiệm nào cả. Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng đó là một giai đoạn quan trọng trong đời tôi, nó đă hoàn toàn thay đổi mọi thái độ của tôi. Bấy giờ, tôi không nhận thức được những điều ǵ đă xảy đến cho ḿnh suốt thời gian đó, nhưng những sự thay đổi đă xảy ra ở nội tâm. Tuy nhiên, tôi đă có những suy tư và hoạt động hướng ngoại quá nhiều đến đỗi tôi tương đối không ư thức được những thay đổi đó. Tôi đă hoàn toàn thay đổi lối sống với gia đ́nh và đă chấm dứt đoạn đời của một thiếu nữ thượng lưu.

Khi tôi nói “hoàn toàn thay đổi” tôi không có ư muốn nói rằng tôi đă cắt đứt mọi liên hệ. Từ đó đến nay tôi vẫn liên lạc với gia tộc tôi, tuy nhiên chúng tôi đă đi những con đường xa cách, quan tâm đến những điều rất khác nhau, và hiện nay chỉ c̣n là quan hệ bạn bè chứ không như bà con họ hàng nữa... Nói chung, tôi tin rằng tôi đă sống một cuộc đời thú vị hơn gia tộc tôi. Tôi đă không bao giờ cảm nghĩ rằng các ràng buộc huyết thống ở cơi trần lại quan trọng ǵ nhiều. Tại sao người ta lại ưa thích nhau và bám chặt vào nhau bởi v́ -do may hay rủi - họ t́nh cờ có chung ông bà? Dường như điều đó không hợp lư, và tôi nghĩ rằng nó đă đưa đến nhiều chuyện phiền hà. Nếu là bằng hữu mà vừa là họ hàng th́ rất tốt, nhưng đối với tôi th́ t́nh bằng hữu, sự quan tâm lẫn nhau và các thái độ tương đồng trong cuộc sống c̣n quan hệ hơn những ràng buộc huyết thống rất nhiều. Tôi muốn con tôi yêu mến tôi bởi v́ tôi là bạn của chúng và v́ chính tôi đă tỏ ra thân thiện và đáng được mến yêu. Bản thân tôi yêu thương chúng v́ lợi ích cho chính chúng chứ không riêng chỉ v́ chúng là con tôi. Tôi cho rằng một khi mà trẻ con đă đến mức không c̣n cần đến sự chăm nom về thể chất nữa th́ cha mẹ lo vun trồng t́nh bằng hữu với con cái là điều rất tốt.

Ngày nay, tôi thấy dường như ḿnh đă non nớt một cách thú vị và đáng kinh ngạc làm sao, bởi v́ hồi ấy tôi tuyệt đối tin chắc mọi điều “ tin Thượng Đế, tin vào giáo lư, tin ḿnh có khả năng làm nhiều việc, tin chắc vào những hiểu biết của ḿnh và tin bất cứ lời khuyên nào ḿnh đưa ra cũng không hề nhầm lẫn. Chuyện ǵ tôi cũng có cách giải đáp và biết đúng những ǵ nên làm. Hồi đó, tôi xử lư các trường hợp trong cuộc sống với thái độ tin chắc của một người hoàn toàn thiếu kinh nghiệm. Tôi đă giải đáp mọi điều khó khăn và chữa trị mọi sai quấy luôn luôn bằng cách trả lời câu hỏi: “Chúa Jesus sẽ làm ǵ trong những trường hợp như vậy?”. Một khi đă quyết chắc rằng Ngài sẽ làm ǵ (tôi không rơ bằng cách nào mà tôi đă biết) tôi bèn tiến hành thực hiện hay khuyên những người khác làm theo cách của tôi. Trong khi đó dù chưa nhận biết và chưa biểu lộ, tôi đă bắt đầu có những nghi vấn nhưng không chịu giải đáp, và trong tất cả những sự tin chắc, trong các giáo điều độc đoán có những thay đổi đang xảy ra. Tôi biết rằng đây là khoảng thời gian mà tôi đă tiến tới một bước rơ rệt trên Đường Đạo. Dù không biết được trong ư thức năo bộ hồng trần, tôi đă dần dà chuyển từ việc chấp nhận uy quyền đến kinh nghiệm thực tiễn, từ sự tin tưởng hẹp ḥi của khoa thần học trong cảm hứng chấp theo ngôn từ của các Thánh kinh cùng những lối diễn giải mà giáo phái của tôi tin theo, chuyển thành một sự hiểu biết chắc chắn về các thực tại tinh thần — những thực tại mà các nhà thần bí của mọi thời đại đă thực chứng, và phần đông họ đă v́ đó mà chịu đau khổ và tuẫn đạo.

Rốt cuộc tôi thấy ḿnh đă có được sự hiểu biết chịu nổi sự thử thách của thời gian cùng các khó khăn, trong khi những niềm tin của tôi trước kia th́ không. Đó là một sự hiểu biết nó hé lộ cho tôi thấy một cách đều đặn liên tục rằng có bao nhiêu, có biết bao nhiêu điều tôi phải hiểu biết thêm nữa. Chân tri thức không bao giờ tĩnh tại; nó chỉ là một cánh cửa mở cho ta đạt đến sự thông hiểu, thành tựu và minh triết rộng lớn hơn. Đó là một tiến tŕnh tăng trưởng sống động. Hiểu biết sẽ đưa chúng ta từ sự khai ngộ này đến sự khai ngộ khác. Nó giống như khi chúng ta leo lên một ngọn núi cao; ngay khi lên đến đỉnh, đột nhiên trước mắt ta trải ra một vùng đất hứa mà tất nhiên chúng ta sẽ phải tiến tới. Tuy nhiên, bên kia vùng đất hứa, măi tận đằng xa, một ngọn núi khác lại sừng sững hiện ra, nó che án những vùng cao c̣n rộng lớn hơn nữa.

Trước đây có một thời tôi vẫn thường nh́n xuyên qua cửa sổ pḥng ngủ để ngắm rặng núi Kinchengunga hùng vĩ ở xa xa, nó là một trong những ngọn cao nhất trong dăy Hi-mă. Nó trông có vẻ hết sức gần gũi, chừng như tôi chỉ cần đi bộ một ngày là tới chân núi; tuy nhiên, tôi được biết rằng một nhà leo núi có đủ điều kiện thể chất cũng phải mất ít nhất 12 tuần lặn lội nhọc nhằn mới đến nơi, rồi sau đó phải trải qua những khó khăn khủng khiếp để leo lên đỉnh - một thành quả mà ít có ai đạt được. Sự hiểu biết cũng giống như vậy. Điều đáng biết th́ người ta lại ít khi đạt được dễ dàng và chính nó cũng chỉ là nền tảng cho những hiểu biết sâu rộng hơn.

Những người làm tôi cảm thấy thương hại và thấy cần phải nhẫn nại với họ, là những người nghĩ ḿnh là người hiểu biết và có thể giải đáp tất cả mọi vấn đề. T́nh trạng của tôi hồi đó là như vậy và bấy giờ tôi không cảm thấy buồn cười cho chính ḿnh chút nào. Tôi đă quá sức nhiệt thành. Ngày nay, tôi đă có thể tự cười ḿnh và hoàn toàn biết chắc rằng tôi không thể giải đáp được tất cả mọi vấn đề. Tôi không c̣n giữ lại giáo lư hay giáo điều nào, hoặc nếu có cũng chỉ một vài. Tôi biết chắc sự hiện hữu của Đức Christ và của các Chân sư là đệ tử của Ngài. Tôi biết chắc rằng vốn có một kế hoạch mà các Ngài đang cố gắng thực hiện trên địa cầu; tôi tin rằng tự thân các Ngài chính là lời giải đáp và bảo đảm cho sự thành đạt tối hậu của con người; và tôi tin rằng các Ngài hiện nay như thế nào th́ một ngày kia chúng ta cũng như thế ấy. Tôi không c̣n có thể nói một cách chắc ư và tự tin rằng mọi người nên làm ǵ. Bởi vậy, tôi ít khi đưa ra lời khuyên bảo. Dĩ nhiên tôi không c̣n làm ra vẻ có thể diễn giải được sự minh triết của Thượng Đế và có thể nói lên được những điều Thượng Đế muốn như các nhà thần học trên thế giới vẫn làm.

Trong kiếp sống này, tôi nghĩ là thực sự đă có hàng ngàn người đến với tôi để nhờ giải thích, khuyên bảo và gợi ư họ nên làm điều ǵ. Đă có khoảng thời gian mà người thư kư của tôi phải hẹn cho tôi tiếp khách từng 20 phút. Tại sao tôi có quá nhiều cuộc hẹn gặp như vậy? Tôi nghĩ một trong những lư do là tôi không bao giờ nhận tiền của họ, và người ta cũng thích được một điều ǵ mà lại miễn phí. Đôi lúc tôi giúp ích được khi người khách có thái độ cởi mở và có ư muốn nghe. Tuy nhiên, hầu hết người ta chỉ thích nói và đưa ra điều ḿnh quan tâm để chứng minh những quan niệm sẵn có nơi họ, dù họ thừa biết là bạn có thể sẽ nói với họ những ǵ. Bởi vậy, tôi thường theo cách để cho người ta tự nói ra tâm tư của họ và khi đă nói hết họ thường tự t́m được câu đáp và giải quyết được những khó khăn của riêng ḿnh; luôn luôn như vậy là rất tốt và đưa đến những hành động hữu hiệu. C̣n nếu mà họ chỉ có ư muốn nghe tiếng nói của ḿnh, cho rằng ḿnh biết mọi sự, th́ bấy giờ tôi không giúp được ǵ và tôi thường ngại đối thoại.

Tôi không hề bận tâm đến việc người ta có đồng ư hay không đối với phạm vi hiểu biết hoặc cách diễn đạt chân lư của riêng tôi (bởi v́ chắc hẳn tất cả chúng ta đều có những cách riêng); tuy nhiên, nếu họ hoàn toàn hài ḷng với chính ḿnh th́ làm sao giúp họ được. Tôi rất nghi ngờ về việc có địa ngục hay không, và rốt cuộc tôi nghĩ nếu có th́ đó là một tâm thái mà người ta hoàn toàn bằng ḷng với quan điểm của riêng ḿnh. Do thế, họ ở trong một t́nh trạng tĩnh tại khiến cho mọi phát triển trong tư tưởng và mọi bước tiến có thể hoàn toàn ngưng trệ. May mắn thay, tôi biết rằng cuộc tiến hóa vốn lâu dài và cứ đi tới măi; điều này các nền văn minh và lịch sử đă chứng minh rồi. Tôi cũng biết rằng ẩn trong mọi tiến tŕnh phát triển trí tuệ vốn có một Nguồn Thông Tuệ vĩ đại, cho nên một t́nh trạng tĩnh tại như thế không thể nào có được.

Thời đó, tôi là một kẻ bảo thủ hạng nặng. Tôi đă khởi đầu bằng sự tin tưởng rằng một số giáo lư chính thống của khoa thần học do các vị giáo phẩm cao cấp đưa ra chính là tổng kết của các chân lư thiêng liêng. Tôi đă biết rơ những ǵ Thượng Đế muốn và (bởi quá dốt nát) nên tôi sẵn sàng thảo luận bất cứ vấn đề ǵ, luôn luôn nghĩ rằng quan điểm của ḿnh là đúng. Ngày nay, tôi thường cảm thấy rằng ḿnh dễ có cơ sai lầm trong những suy đoán và chỉ dẫn người khác. Nay tôi cũng đă tin chắc vào linh hồn nơi con người và năng lực của linh hồn ấy có thể đưa họ “ra khỏi bóng tối để bước vào ánh sáng và từ điều giả đến sự Chân” — như đă có ghi trong lời cầu nguyện tối cổ của thế giới. Hồi đó, tôi học biết rằng “t́nh thương của Thượng Đế vốn bao la hơn tầm trí tuệ của con người và Trái Tim của Sự Sống Vĩnh Cửu vốn vô cùng tốt đẹp”. Tuy nhiên, đó không phải là một vị Thượng Đế tử tế thật sự. Sở dĩ Ngài ban ân cho tôi là v́ Ngài đă giác ngộ được tôi cũng như những người suy nghĩ giống tôi. C̣n những ai trong đời này mà không cải tạo được th́ Ngài cũng sẵn sàng bỏ vào địa ngục. Kinh Thánh đă bảo như thế và Kinh Thánh th́ bao giờ cũng đúng, không thể nào sai được. Hồi ấy, tôi đă đồng ư với những lời tuyên bố của một Viện Kinh Thánh nổi tiếng ở Hoa Kỳ rằng “họ đă căn cứ theo những bản thảo chép tay nguyên thủy của Kinh Thánh”. Giờ đây tôi những muốn hỏi họ rằng họ đă t́m đâu ra các bản thảo chép tay như vậy. Thời đó tôi đă tin theo những cảm hứng dựa vào ngôn từ của các Thánh kinh mà không biết ǵ về t́nh trạng “tam sao thất bản” cũng như bao nỗi lao tâm tiêu tứ của các dịch giả chân chiùnh và v́ sao họ chỉ có thể dịch gần đúng ư nghĩa của nguyên bản mà thôi. Măi đến những năm mà các quyển sách của tôi bắt đầu được dịch sang nhiều thứ tiếng, tôi mới ư thức rằng y kinh giải nghĩa là điều hoàn toàn không thể được. Nếu Thượng Đế đă nói bằng tiếng Anh và nếu Đức Christ đă giảng bằng tiếng Anh th́ có lẽ chúng ta sẽ tin chắc hơn vào sự chính xác của các kinh sách (bằng Anh ngữ); tuy nhiên, đă không có điều đó.

Tôi c̣n nhớ đă có lần tám hay chín vị (toàn quốc tịch khác nhau) cùng vợï chồng tôi ngồi quanh một chiếc bàn trên bờ hồ Maggiore ở Ư và cố t́m xem tiếng Đức vào tương đương với từ “mind” hay là “the mind” (trí tuệ) của người Anh. Bởi v́ có một quyển sách của tôi đang được dịch sang tiếng Đức nên mới có vấn đề. Họ đành phải chịu thua v́ không có tiếng Đức nào tương đương khi chúng ta muốn nói đến “the mind”. Từ “intellect” (hiểu biết, trí thức) th́ không đồng nghĩa. Họ bảo rằng từ “geist” của Đức th́ không đủ để dịch và dù rằng chúng tôi đă t́m khắp nhưng không có từ nào đồng nghĩa cả. Cũng có mấy vị giáo sư người Đức cùng cố gắng t́m với chúng tôi và có lẽ đó là một số khó khăn ở Đức. Bấy giờ tôi mới hiểu ra rằng muốn dịch thật đúng là khó đến mức nào.

Một từ nữa thường có trong các sách nội môn là “Path” (Đường Đạo), nghĩa là con Đường trở về với cội nguồn của ḿnh, với Thượng Đế, với trung tâm tinh thần của toàn cuộc sống. Khi dịch nó sang tiếng Pháp, chúng ta sẽ dùng từ nào? Le chemin? La rue? Le sentier chăng? hay từ nào khác? Bởi vậy, khi cố gắng dịch một quyển sách cổ như Kinh Tân Ước sang tiếng Anh th́ làm sao ta có được nghĩa chính xác của ngôn từ? Tất cả những ǵ chúng ta có được là một bản dịch từ tiếng cổ Do Thái sang tiếng cổ Hy Lạp, từ Hy Lạp sang La Tinh. Từ La Tinh sang cổ Anh ngữ và rất lâu về sau mới được dịch từ đó sang phiên bản tiêu chuẩn của Thánh James. Việc dịch Thánh Kinh sang nhiều ngôn ngữ khác cũng giống vậy. Người ta bảo rằng cách đây mấy mươi năm khi dịch Kinh Tân Ước sang tiếng Pháp họ phải dịch những lời của Đức Christ khi Ngài bảo, “Ta là nước của sự sống”. Buồn cười thay, họ bèn dịch là “eau de vie” rồi cho phát hành. Khi biết ra rằng ba từ đó là tên người Pháp gọi loại rượu mạnh “brandy”, họ cho in lại, lần này dịch là “eau vivante” — “Ta là nước sống động”, và như thế là không chính xác. Đă có nhiều người dịch các bản Kinh Thánh; đó là kết quả của những tư tưởng thần học của nhiều tu sĩ và dịch giả. Do thế mà các nhà thần học cứ măi tranh căi với nhau về ngữ nghĩa. Cũng do thế mà có lẽ họ đă dịch sai những từ rất cổ và cũng do thế mà có những điều thêm thắt lệch lạc nhưng do thiện chí của các tu sĩ vào thời kỳ ban sơ của Thiên Chúa giáo, khi họ cố gắng dịch các bản kinh xưa này sang tiếng nước ḿnh. Ngày nay tôi đă hiểu trọn cả vấn đề này, nhưng hồi ấy tôi nghĩ bản Kinh Thánh tiếng Anh là đúng đắn, không thể nào sai và không biết ǵ đến những nỗi khó khăn trong phiên dịch. Đây là t́nh trạng trí tuệ của tôi khi một sự thay đổi lớn lao đă xảy ra trong đời tôi.

Em gái tôi có ư muốn đến Đại học Edinburgh để học y khoa, và tôi gặp ngay vấn đề là không biết sẽ phải làm ǵ. Tôi không muốn sống một ḿnh hoặc bỏ th́ giờ đi du lịch để vui thú một ḿnh. Điều ngạc nhiên là tôi không muốn làm nhà truyền giáo. Tôi đă hiến ḿnh để làm việc lành, nhưng những việc lành nào mới được chứ? Tôi mang ơn rất nhiều một vị tu sĩ hồi đó, ông ta quen biết tôi và đă đề nghị tôi nên làm một nhà truyền giảng Kinh Thánh. Tôi không quan tâm mấy... Có rất nhiều nhà rao giảng Kinh Thánh mà tôi đă gặp, họ không gây ấn tượng cho tôi bao nhiêu. Họ dường như là những người kém học thức; họ mặc những quần áo may vụng, rẻ tiền, tóc tai biếng chải; họ đă quá tốt lành nên không cần chăm sóc bản thân. Tôi không thể h́nh dung ḿnh ḥ la trên bục giảng như họ có vẻ đă làm thế và trong những trường hợp cần hô hào công chúng. Tôi đă do dự, băn khoăn, bàn bạc với cô tôi và cô cũng thấy băn khoăn, do dự. Hơn nữa, những thiếu nữ thuộc giai cấp tôi không hề làm loại công việc đó. Những đồ trang sức quí giá, việc ăn mặc, nói năng, chải tóc kiểu cách, các thứ đó không hề hấp dẫn được những người thường dự các cuộc hội khôi phục đức tin để t́m sự cứu rỗi. Thật là không thích hợp tí nào. Tuy nhiên, tôi đă cầu nguyện, chờ đợi và tin rằng một ngày nào đó tôi sẽ được “Ơn Trên kêu gọi” và sẽ biết cần nên làm ǵ.

Trong thời gian chờ đợi, tôi đă giải khuây bằng cách yêu (tôi nghĩ thế) một tu sĩ tên là Roberts. Anh ta hết sức vụng về, rụt rè, nhiều tuổi lớn hơn tôi, và thấy không đi đến đâu nên thực sự tôi đă mỉm cười cáo lui — bởi vậy quí bạn mới rơ t́nh cảm của tôi sâu cạn thế nào.

Rồi th́nh ĺnh tôi được đề nghị nên đến thăm các Trại Binh sĩ Sandes ở Ireland. Sau khi giúp em tôi yên chỗ yên nơi ở Edinburgh, tôi đă đi Ireland để xem xét. Tôi thấy rằng các Trại này thật độc đáo và chính cô Elise Sandes lại là một phụ nữ có văn hóa, xinh đẹp, lịch lăm và vui tính. Nhân viên của cô toàn là những thiếu nữ và phụ nữ có cùng giai cấp xă hội như tôi. Cô Sandes đă hiến trọn đời ḿnh để cố gắng cải thiện thân phận của “người lính Anh” và đă điều hành các trại của cô theo những đường lối rất khác với những ǵ trong các trại lính và rất khác với việc giảng Kinh Thánh thường thấy trong các thành phố của chúng ta. Cô đă mở nhiều trại ở Ireland và nhiều trại ở Ấn Độ. Có nhiều người làm việc ở các trại đó đă trở thành bạn tôi, họ giúp tôi rất nhiều để tôi tự điều chỉnh cho thích ứng với các hoàn cảnh thay đổi ở các trại Edith Arbuthnot-Holmes, Eva Maguire, John Kinahan, Catherine Rowan-Hamilton và các trại khác.

Kinh nghiệm đầu tiên của tôi là làm việc ở trại Belfast. Tất cả các trại này đă được trang bị những quán ăn giải khát rất lớn bán thức ăn theo bảng giá mỗi đêm cho hàng trăm người. Có những pḥng cho họ viết thư, dự các tṛ chơi, ngồi quanh ḷ sưởi đọc báo chí, chơi các loại cờ và có chúng tôi tṛ chuyện khi nào họ cảm thấy lẻ loi, buồn chán và nhớ nhà. Thường th́ có hai cô ở mỗi trại với trụ sở của chúng tôi ở đó. Thường có một khu tập thể để cho các binh lính và thủy thủ có thể nghĩ lại qua đêm khi họ đi chơi gần đó; cũng có một pḥng giảng Kinh Thánh với đàn phong cầm, sách thánh ca, Kinh Thánh, ghế ngồi, và cũng có nhân viên giảng kinh cùng cầu nguyện với binh sĩ để cho linh hồn họ được cứu rỗi. Tôi đă phải học mọi mặt trong công việc và đó thật là công việc nhọc nhằn mặc dù tôi thấy chuyện nào tôi cũng thích. Tháng đầu tiên là khó khăn nhất. Bởi v́ không dễ dàng ǵ mà một thiếu nữ rụt rè như tôi lại có thể bước vào một gian pḥng có đến khoảng ba trăm người đàn ông (hầu như không có thêm một người phụ nữ nào khác) rồi làm bạn với họ; đi quanh pḥng hoặc ngồi xuống bên cạnh chơi bài với họ; tỏ ra tử tế với họ, giữ thái độ vô tư nhưng đồng thời phải cho họ cảm thấy rằng ḿnh quan tâm đến họ và muốn giúp đỡ họ.

Tôi không bao giờ quên được buổi giảng Kinh Thánh đầu tiên của ḿnh. Tôi vốn đă quen với lớp Kinh Thánh tôi dạy trẻ em trước kia, đă quen phát biểu trong các cuộc hội cầu nguyện nên không thấy nghi ngại ǵ cả. Tôi chắc là tôi có thể giảng được. Nó c̣n dễ rất nhiều hơn việc tự giới thiệu với một người lính, hỏi tên anh ta, dự tṛ chơi với anh ta, hỏi thăm việc gia đ́nh rồi dần dà mới nói đến vấn đề nghiêm túc là cứu rỗi linh hồn. Thế nên, tôi đă hoàn toàn sẵn sàng dự giảng.

Một chiều Chúa nhật nọ tôi đă lên bục giảng trong một gian pḥng rộng, trước khoảng vài trăm binh sĩ và mấy nhân viên của Sở Cảnh sát Hoàng gia Ireland. Tôi bắt đầu nói trôi chảy, chậm dần, rồi bị khớp, nh́n cử tọa, rơm rớm nước mắt và vụt chạy khỏi bục giảng. Tôi đă quyết là dù thế nào cũng không quay lại nữa, nhưng vừa lúc ấy để đáp lại câu hỏi thường xuyên, “Chúa Jesus muốn tôi làm ǵ?” tôi đă gắng gượng giảng lại. Tuy nhiên, điều buồn cười là, sau khi đă quyết định như thế, đêm hôm sau tôi đến giảng đường chuẩn bị sẵn sàng và chuẩn bị đốt đèn ga. Tôi gần như bị bắn tung ra khỏi pḥng, tóc tai cháy xém và buổi giảng đi đời. Vụ nổ kể như là dấu chấm hết.

Nhiều tuần sau, tôi trở lại. Lần này tôi đă nhớ bài nói chuyện; tôi đă cố gắng tốt đẹp cho đến giữa chừng khi tôi định trích vài đoạn thơ để thay đổi không khí cho đề tài thêm hứng thú. Tôi đă tập diễn xuất bài thơ ấy trước tấm gương soi rồi đấy nhé. Hai ḍng đầu th́ suôn sẻ, rồi kế đến là bí, tôi không nhớ được điều ǵ tiếp theo. Tôi đứng chết lặng, mặt mày đỏ bừng và run lên. Bấy giờ, có tiếng ở hậu trường vang ra: “Cô đừng lo. Tôi sẽ đọc hết bài thơ cho cô để cô có th́ giờ nghĩ đến những điều muốn nói thêm”. Nhưng tôi đă biến mất khỏi bục giảng và chan ḥa nước mắt ở trong pḥng rồi. Tôi đă không làm tṛn phận sự với Chúa và với chính ḿnh, và tốt hơn là hăy thôi không giảng nữa. Tôi nằm thức khóc suốt đêm đó, không chịu mở cửa cho người bạn đồng sự muốn vào để an ủi tôi. Nhưng tôi nhất định không bỏ cuộc; ḷng tự hào đă không cho phép tôi từ chối việc thuyết tŕnh và tôi đă quen dần việc giảng Kinh Thánh trước đám đông.

Tuy nhiên, đó là một quá tŕnh thật gian khổ. Tôi vẫn thường thức trọn đêm trước bữa giảng, nghĩ ngợi về những ǵ có thể nói, rồi hôm sau cũng thức suốt đêm để lo sợ về lối nói dở tệ của ḿnh. T́nh trạng buồn cười này cứ tái diễn măi cho đến một đêm nọ tôi chăm chú quán xét bản thân và nhận ra những sai lầm của ḿnh. Tôi kết luận rằng đó là do ḷng vị kỷ và chấp ngă mà ra; tôi đă bận tâm nhiều đến những ǵ mọi người nghĩ về ḿnh. Trong cuộc huấn luyện này tôi đă nhận được ngọn đ̣n đầu tiên đích đáng. Bởi vậy, tôi nghĩ nếu tôi thật sự quan tâm đến đề tài đang thuyết tŕnh, nếu tôi thật sự yêu mến thính giả chứ không phải cô Alice La Trobe-Bateman và nếu tôi có thể đi đến mức không mong cầu (hồi đó tôi không dùng từ này) th́ có lẽ tôi sẽ khỏi bị ảnh hưởng và sẽ hữu ích thực sự.

Lạ lùng làm sao, từ đêm đó trở đi tôi không c̣n bị trục trặc ǵ nữa. Tôi đă quen việc bước vào một gian pḥng chật ních người ở Ấn Độ, với khoảng bốn hay năm trăm người lính trong đó, rồi leo lên một chiếc bàn, khiến cho họ chú ư, và hơn thế nữa phải làm sao cho họ chú ư liên tục. Tôi đă trở thành một diễn giả giỏi và thấy thích diễn thuyết, đến đỗi mà ngày nay tôi thật sự thấy vui thích ở trên bục giảng hơn bất cứ nơi nào khác. Chính ở Belfast tôi đă vượt qua khỏi các khó khăn này.

Tôi nhớ có lần đă thực sự tự hào về thành công phi thường của ḿnh trong lớp Kinh Thánh đêm Chúa nhật tổ chức ở Lucknow, Ấn Độää, nhiều năm sau đó. Một nhóm các huấn luyện viên quân đội thường đến mỗi Chúa nhật để nghe tôi giảng (cùng với mấy trăm người khác) và thế là tôi bắt đầu cảm thấy tự cao. Tôi kết luận rằng nếu những người thông minh như vậy đă đến từ Chúa nhật này sang Chúa nhật khác để nghe tôi giảng th́ chắc hẳn là tôi thật sự tài giỏi rồi; tôi bèn hiu hiu tự đắc. Đến cuối loạt bài giảng, họ mới tặng tôi một món quà. Tôi vừa tổng kết xong th́ người trưởng nhóm bước tới phía trước và trao cho tôi một cuộn giấy dày, dài gần một thước, có thắt dải băng rộng màu xanh, và nói với tôi mấy lời nhă nhặn. Thậm chí lúc đó tôi vẫn c̣n quá nhút nhát nên không dám mở cuộn giấy ngay tại chỗ trước mặt họ. Tuy nhiên, khi trở về trụ sở đêm ấy tôi đă mở dây băng ra, và trong bản thảo tuyệt vời này có ghi từng lỗi văn phạm và những nghĩa bóng dùng lẫn lộn mà tôi đă mắc phải trong suốt loạt bài giảng. Tôi nghĩ ḿnh đă được chữa lành và vĩnh viễn thoát khỏi tật tự đắc v́ hiệu quả của nó đă làm tôi cười đến chảy nước mắt.

Cũng như các diễn giả giỏi họ chỉ ghi bài vắn tắt và phần lớn được ứng khẩu nói ra khi thính giả gợi lên cho họ những ư tưởng cần thiết, tôi không ghi hoàn toàn ra tốc kư. Tôi nh́n bài thuyết tŕnh và nói: “Có thể tôi đă bàn về vấn đề đó như thế này chăng?”. Nếu bạn có khiếu ngôn ngữ th́ tôi chắc rằng bí quyết để nói hay là bạn yêu mến thính giả, tạo sự thoải mái cho họ bằng cách tỏ ra dịu dàng, thân thiện. Tôi không bao giờ t́m cách giảng dạy ai cả. Tôi nói với thính giả như nói chuyện với một người nào đó. Tôi chia sẻ tâm tư nguyện vọng với họ. Tôi không bao giờ tỏ ra ḿnh hiểu biết mọi điều. Tôi thường bảo: “Đây là những ǵ tôi hiểu về điều đó, hiện nay; khi tôi hiểu khác hơn, tôi sẽ tŕnh bày thêm với các bạn”. Tôi không bao giờ tŕnh bày chân lư (theo mức hiểu của ḿnh) bằng cách khiến nó trở thành giáo điều. Tôi thường nói với họ: “Năm ngàn năm sau, những giáo huấn mà chúng ta gọi là tiên tiến này sẽ có vẻ là bài học a,b,c dành cho trẻ con; điều đó cho thấy hiện nay chúng ta vẫn c̣n non nớt đến mức nào”. Tôi rất thích phần vấn đáp ở cuối bài thuyết tŕnh. Tôi vẫn thường bị bí và không ngại thừa nhận rằng ḿnh không biết điều đó. Những diễn giả nào cứ nghĩ rằng nếu thừa nhận ḿnh thiếu hiểu biết một vấn đề ǵ tức là làm giảm giá trị của ḿnh và do thế mà lẫn tránh vấn đề hoặc tự cao tự đại th́ họ c̣n phải học nhiều lắm. Người nghe bao giờ cũng thích một diễn giả có thể nh́n họ và nói: “Ơn Chúa, tôi không biết ǵ về vấn đề này cả.”

Lại nói về chuyện ở Belfast. Thượng cấp thấy rằng tôi có khả năng cứu rỗi linh hồn, và tôi đă lập được thành tích tốt đến mức cô Sandes gởi thư mời tôi đến làm việc với cô ở Trại Thực tập Pháo binh thuộc miền Trung Ireland và được huấn luyện thêm ở đó. Đây là một vùng quê xanh tươi dễ mến và tôi không bao giờ quên ngày tôi đến đó. Tuy nhiên, dù phong cảnh xinh đẹp nhưng ấn tượng rơ rệt nhất nơi tôi lại là trứng. Đâu đâu cũng thấy trứng là trứng. Trứng trong bồn tắm; trứng trong xoong chảo; trứng trong các ngăn kéo ở bàn trang điểm của tôi; trứng trong các hộp ở dưới giường. Nếu tôi nhớ đúng th́ trong nhà sở có đến một trăm ngàn quả trứng và phải để chúng trong một loại thùng chứa lớn. Tôi thấy mỗi đêm chúng tôi đă dùng 72 tá trứng cho quán ăên ở trại Binh sĩ, và v́ chúng tôi phục vụ ba trại trong quận đó, nên chúng tôi đă dùng trứng nhiều vô kể. Do thế, trứng là trước hết mọi sự — chỉ sau Kinh Thánh mà thôi.

Mỗi sáng, sau một giờ ngồi yên lặng đọc Kinh Thánh dưới cột cây ngoài đồng nội, việc đầu tiên của tôi là nướng bánh ngọt — hàng trăm chiếc — để đến chiều chất lên xe ngựa (chỉ có một con lừa dùng kéo xe) rồi đưa đến các căn lều, nơi mà binh sĩ tụ tập ban đêm. Một ngày nọ chú lừa ấy đă làm tôi xấu hổ quá chừng. Khi đang vui vẻ đánh xe dọc theo một con đường quê, trên xe chất đầy bánh ngọt, tôi nghe một đoàn pháo binh đang trên đường tiến về phía tôi. Tôi vội vàng lái xe vào lề, nhưng con lừa quỷ quái cứ gh́ chặt bốn chân xuống đất không nhúc nhích. Dỗ dành, roi vọt đều vô hiệu. Đoàn pháo binh dừng cách tôi mấy bước. Các sĩ quan hét lên bảo tôi tránh, nhưng tôi không làm ǵ được; và cuối cùng một toán lính đă tiến đến khênh cả chiếc xe, tôi và con lừa đem ném xuống mương; rồi họ đi thẳng. Thế là những người lính pháo binh không ngớt kể lại tấn kịch ấy. Họ rêu rao rằng bánh ngọt của tôi nặng quá nên con lừa đi không nổi, và họ thường đi cà nhắc vào lều rồi bảo tôi rằng bị bánh của tôi rớt trúng chân. Tôi đă quen dần với tiếng nổ của các khẩu pháo và chuyện người lính bị ù tai trong những buổi chiều bắn pháo. Tôi quen dần với những chuyện say sưa, biết cách thản nhiên với những người say cũng như biết cách đối xử với họ; tuy nhiên, tôi không bao giờ quen nổi món trứng chiên, đặc biệt là khi dùng kèm với cacao. Tôi nghĩ rằng tôi đă bán trứng, ca-cao và thuốc điếu nhiều hơn phần đông những người khác.

Đó là những ngày tháng bận rộn nhưng hạnh phúc. Tôi đă yêu mến cô Sandes, v́ có ai mà không yêu mến cô cơ chứ? Tôi thương cô v́ cô xinh đẹp, có nghị lực tinh thần, thâm hiểu Kinh Thánh, thấu đáo nhân t́nh thế thái, và cũng v́ cô có tính hài hước tế nhị. Tôi thương cô nhất là v́ tôi đă biết ra rằng cô thật sự thương tôi. Tôi đă ngủ chung pḥng với cô trong ngôi nhà nhỏ trông rất buồn cười, là nơi chúng tôi trú ngụ. Cho đến giây phút này tôi vẫn có thể thấy h́nh ảnh cô nằm ngủ lúc sáng sớm với chiếc vớ đen che mắt để ngăn ánh sáng. Cô có những quan điểm rộng răi và lớn lao rất nhiều hơn những người cộng sự. Tôi c̣n nhớ cô thường nháy nháy mắt nh́n họ và không nói ǵ. Tất cả chúng tôi đều cố hết sức để cứu vớt các linh hồn, c̣n cô th́ trông nom, mong mỏi chúng tôi thành công và chỉ bảo những ǵ cần thiết. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng cô thường trông nom với vẻ hết sức hài ḷng trong khi chúng tôi nỗ lực phấn đấu.

Một lần nọ, cô đă làm tôi thật sự sửng sốt, và tôi chắc điều đó đă khiến tôi bắt đầu thắc mắc trong ḷng và về sau đă giúp tôi thoát khỏi các chướng ngại của giáo điều thần học. Trong ba tuần lễ, tôi đă hết sức cố gắng để cứu rỗi linh hồn của một người lính hoàn toàn thấp kém, xấu xa, bẩn thỉu. Anh ta là người mà ở Anh gọi là “một phần tử nguy hiểm” — một người lính xấu và một con người tồi tệ. Tôi đă chơi bài với anh ta đêm này qua đêm khác (anh ta thích thế) và tôi đă dỗ dành anh đi dự các buổi giảng Kinh Thánh th́ anh ta cũng chịu. Nhưng khi tôi yêu cầu anh ta để cho được cứu rỗi th́ vô hiệu. Cô Elise Sandes đă trông nom sự việc một cách vui ḷng cho đến khi dường như cô thấy rằng như thế là đă đủ. Nên một đêm nọ cô gọi tôi đến chỗ cô đang đứng bên một chiếc dương cầm trong gian lều chật ních người, và xảy ra cuộc đối thoại như sau:

“Alice này, em thấy người đàn ông đằng kia chứ?” cô nêu vấn đề của tôi ra. “Vâng, phải ư cô muốn nói đến người mà em đă cùng chơi bài cho đến nay?” “Này, cưng, em hăy nh́n trán anh ta xem?” Tôi nh́n và bảo rằng nó có vẻ thấp quá. Cô gật đầu đồng ư.

“Bây giờ hăy nh́n đôi mắt anh ta. Có ǵ lạ không?” Tôi đáp, “Hai con mắt có vẻ gần nhau quá.” “Đúng. C̣n cằm và đầu anh ta h́nh ǵ?” “Nhưng anh ta không có cằm, c̣n đầu th́ rất nhỏ và tṛn

vo,” tôi nói mà ḷng hoàn toàn bối rối. “À, thế th́, Alice thân mến, tại sao không giao anh ta lại cho Chúa?” Nói xong, cô bước đi. Kể từ đó, tôi đă giao nhiều người lại cho Thượng Đế. Giờ đây, tôi xin tiếp tục ghi rằng hồi đó tôi đă tin vào sự hoán cải của con người th́ ngày nay tôi vẫn tin vào sự hoán cải của con người. Hồi đó tôi đă tin vào quyền năng cứu rỗi của Đức Christ th́ ngày nay tôi c̣n tin một ngàn lần hơn vào quyền năng cứu rỗi của Ngài. Tôi biết rằng người ta có thể hoán cải những sai lầm trong cách sống của họ; và hết lần này đến lần khác tôi đă thấy họ t́m ra được chân tính nơi chính họ, điều mà Thánh Paul gọi là “Đức Christ ở trong bạn, nguồn hy vọng vinh quang.” Nhờ hiểu biết điều đó nên tôi tin chắc vào sự cứu rỗi vĩnh viễn của tôi và toàn nhân loại. Tôi biết rằng Đức Christ vốn hằng sống và chúng ta vẫn sống trong Ngài; biết rằng Thượng Đế là Đấng Cha Lành của chúng ta và trong Cơ Tiến Hóa vĩ đại của Ngài mọi linh hồn đều cuối cùng t́m được con đường về với Ngài. Tôi biết rằng nguồn sống Christ trong tâm con người có thể đưa tất cả từ sự chết đến sự bất tử. Tôi biết rằng bởi v́ Đức Christ vốn hằng sống nên chúng ta cũng hằng sống như Ngài và được cứu rỗi bằng sự sống của Ngài. Tuy nhiên, tôi vẫn thường nghi vấn về những phương cách cứu rỗi của con người và tin rằng con đường của Thượng Đế thường là tốt nhất. Tôi tin rằng Ngài thường để cho chúng ta t́m con đường của chính ḿnh để trở về, và biết rằng trong tất cả chúng ta có một phần của Ngài, nó vốn bất tử và đưa đến sự hiểu biết. Tôi biết rằng không có ǵ trong càn khôn vũ trụ này có thể ngăn cách t́nh thương của Thượng Đế với con

của Ngài. Tôi biết rằng Ngài tiếp tục quan pḥng “cho đến khi người hành hương mệt mỏi cuối cùng đă t́m được con đường trở lại quê xưa.” Tôi biết rằng mọi sự đều măi măi phù trợ cho những ai yêu thương Thượng Đế, tức là không phải chúng ta yêu thương một Đấng Thần linh trừu tượng nào ở xa xăm, mà là yêu thương đồng bào ḿnh. Yêu thương đồng bào ḿnh là bằng chứng — có lẽ không rơ rệt, nhưng chắc chắn — rằng chúng ta yêu thương Thượng Đế. Cô Elise Sandes đă dạy tôi điều đó bằng cuộc sống của cô, t́nh thương của cô, trí tuệ và sự thông hiểu của cô.

Thời gian tôi ở Ireland không lâu lắm nhưng thật thú vị. Trước đây tôi chưa từng ở Ireland và lần này phần lớn thời gian tôi ở Dublin và Trại Currach, không mấy xa Kildare. Chính trong thời gian ở Currach tôi đă làm một công việc hết sức lạ thường mà nếu gia đ́nh tôi biết được chắc họ đă phải kinh khủng lắm. Tôi không biết là tôi có nên trách họ hay không. Xin quí bạn nhớ cho rằng nói cho cùng hồi ấy tôi chỉ mới hai mươi hai, và thiếu nữ thời đó không được tự do như hiện nay.

Lúc đó, có một đoàn quân của Pháo binh Kỵ mă Hoàng gia đóng ở Newbridge Barracks, và các binh sĩ trong đoàn (mà tôi có gặp ở trại huấn luyện vào mùa hè) họ đă yêu cầu tôi mỗi chiều đến giảng ở đó, trong Pḥng Tiết độ Quân đội. Tức là đến đó lúc 6 giờ chiều và trở về rất khuya; bởi v́ người ta cho phép tôi mở buổi giảng Kinh Thánh trong pḥng Tiết độ sau khi căng-tin đă đóng cửa. Sau khi bàn bạc kỹ, mọi người quyết định rằng tôi có thể nhận lời mời, và mỗi tối tôi cỡi xe đạp đến đó, sau buổi chè chén say sưa be bét của binh sĩ mà người Anh gọi là “high tea”. Khoảng từ 11 giờ đến nửa đêm tôi mới quay về, có hai binh sĩ theo hộ tống; mỗi tối họ sắp đặt người nào sẽ đưa tôi về và cấp giấy phép cần thiết. Tôi không bao giờ biết được người hộ tống tôi là một binh sĩ Công giáo đứng đắn, đáng tin cậy, hay là một anh chàng thô lỗ tục tằn. Tôi chắc là họ đă bắt thăm để chọn người nào sẽ đưa tôi về, và nếu thăm trúng một bợm nhậu th́ ngày đó các đồng đội chu đáo của anh sẽ cẩn thận ngăn ngừa, không cho anh ta đến căng-tin. Dù sao, cũng xin quí bạn hăy h́nh dung một thiếu nữ với nề nếp thời Victoria được giữ ǵn kỹ lưỡng kinh khủng, mỗi đêm đi xe đạp về nhà sở với hai chàng lính quèn mà cô ta không biết ra làm sao cả. Vậy mà không hề có lần nào, lời nói nào đă xúc phạm đến người thiếu nữ tôn thờ thanh giáo kia, và tôi đă thích điều đó biết bao !

Tối nào những người lính ở căng-tin cũng đến pḥng giảng gặp tôi. Tôi không cố mời họ đến dự, nhưng chúng tôi rất ḥa hảo. Đây là nơi tôi đă học được cách phân biệt những hạng người say. Dĩ nhiên, có hạng say sưa quậy phá và có nhiều trận say rượu đánh nhau mà tôi đă lao vào can gián — không bao giờ bị thương, nhưng chắc rằng đă làm họ bực ḿnh. Hạng này không hề gây phiền phức ǵ cho tôi, và tôi cũng không bị tổn hại ǵ khi can thiệp. Các Quân cảnh vẫn thường hoan nghênh sự giúp đỡ của tôi để dàn xếp binh lính; tôi hầu như đă trở thành chuyên gia trong vấn đề này. Rồi đến hạng say rượu tống t́nh, mà tôi rất sợ. Tôi không bao giờ biết anh ta sẽ làm hay nói ǵ, nhưng luôn luôn tôi giữ một cái ghế hay cái bàn giữa tôi và anh ta. Các nhà thuần hóa sư tử thấy rằng đặt một cái ghế chắc chắn giữa họ và một chú sư tử cáu kỉnh là rất hữu ích; và trong trường hợp của kẻ say rượu tống t́nh th́ tôi có thể hoàn toàn tin tưởng mà đêà nghị cách này. Người say lầm ĺ dữ tợn th́ khó giải quyết hơn rất nhiều, nhưng không thường có. Người ta cũng học cách phân biệt những người mà cơn say ảnh hưởng đôi chân, và những người mà phần đầu bị ảnh hưởng, và cách đối xử với mỗi hạng cũng khác nhau. Trong khi làm việc giữa các binh sĩ, nhiều lần tôi đă được Quân cảnh yêu cầu giúp họ đưa một người lính say yên lặng về trại. Họ thường lánh mặt nhưng ở rất gần, và bấy giờ người ta thấy quang cảnh tôi và người lính say sưa loạng choạng đi dọc theo đường. Có lẽ, quí bạn có thể tưởng tượng được nỗi kinh hoàng của cô tôi nếu bà chứng kiến được những bước tiến loạng choạng này. Tuy nhiên, tôi đă làm điều này hoàn toàn “v́ Chúa Jesus” và chưa có lần một người lính nào toan có hành động thô bỉ cả. Tuy nhiên, chắc hẳn tôi sẽ không thích thấy một đứa con gái tôi ở trong t́nh trạng tương tự, và hẳn tôi đă cảm thấy rằng “điều ǵ tốt cho ngỗng mẹ th́ không phải bao giờ cũng tốt cho ngỗng con.”

Công việc của tôi thật đa dạng: giữ sổ sách, cắm hoa trong các pḥng đọc sách, viết thư cho binh sĩ, không ngớt tổ chức hội giảng Kinh Thánh, chủ tọa các buổi cầu nguyện hàng ngày, nghiên cứu cuốn Kinh Thánh của tôi một cách cần mẫn và rất, rất giỏi. Tôi đă mua mọi loại sách nào có thể giúp tôi thuyết giảng tốt hơn, như là Những Bước dành cho Nhà Thuyết giáo, Những Bài nói chuyện dành cho Giảng viên, Các Bài giảng cho các Môn đồ, Phác thảo cho các Phụng sự viên (tôi đă có những cuốn sách nhan đề trên) và những cuốn khác cũng có nhan đề hấp dẫn tương tự. Tôi vẫn đă có ư muốn xuất bản một cuốn tựa đề Ư tưởng cho những Người Khờ, và thậm chí đă viết phần đầu, nhưng không thực hiện được. Có thể nói rằng tôi rất thuận thảo với các bạn đồng sự. Mặc cảm tự ty nặng nề đă luôn luôn khiến tôi khâm phục họ, và thế là không ai ganh tỵ với tôi cả.

Một sáng nọ, cô Elise Sandes nhận được một bức thư mà tôi thấy nó làm cho cô hết sức lo lắng. Theodora Schofield, người chủ nhiệm công việc ở Ấn Độ đă không được khỏe, và dường như nên để cho cô ấy về nghỉ. Tuy nhiên, dường như không có ai rảnh để đến thay thế. Chính cô Sandes th́ tuổi đă cao, c̣n cô Eva Maguire cũng không rảnh. Với tính thẳng thắn thường ngày, cô Sandes bảo rằng nếu có tiền th́ cô sẽ phái tôi đi, bởi v́ “dù em chưa được giỏi lắm nhưng có em vẫn tốt hơn không có ai cả.” Thời đó đi Ấn Độ rất tốn kém, mà cô Sandes c̣n phải trả phí tổn cho cô Theo trở về. Với tính tự măn tôn giáo thường lệ, tôi nói, “Nếu Chúa muốn em đi th́ Ngài sẽ gởi cho tiền.” Côâ nh́n tôi nhưng không một lời b́nh phẩm. Vài ba ngày sau, khi chúng tôi đang ăn điểm tâm, tôi nghe cô kêu lên, sau khi mở một bức thư. Rồi cô đưa phong b́ cho tôi. Trong đó không có thư và cũng không ghi ai gởi. Tuy nhiên, bên trong lại có một tấm ngân phiếu năm trăm bảng Anh với mấy chữ, “Cho công việc ở Ấn Độ” viết ngang qua tấm phiếu. Cả chúng tôi không ai biết tiền đó từ đâu đến, mà chỉ nhận nó như là trực tiếp từ chính Thượng Đế. Thế là giải quyết được tiền vé tàu; cô bèn hỏi lại xem tôi có muốn v́ cô mà lập tức qua Ấn Độ hay không, đồng thời bảo rằng dĩ nhiên là tôi chưa được giỏi mấy, nhưng lúc đó cô không có ai khác để phải đi. Đôi khi tôi tự hỏi có phải Chân sư tôi Ngài đă gởi số tiền đó hay không. Điều cần cần yếu là tôi phải qua Ấn Độää để học một số bài học nhất định, và để dọn đường cho công việc mà Ngài đă nói qua nhiều năm trước đây rằng tôi có thể làm cho Ngài. Tôi không biết điều đó và thậm chí tôi không bao giờ hỏi Ngài việc đó, bởi v́ nó không phải là điều quan trọng.

Tôi viết thư cho gia đ́nh tôi hỏi xem tôi có thể đi hay không — ngụ ư rằng dầu sao th́ tôi cũng đi, nhưng tôi muốn làm thế cho phải đạo và ít ra cũng tỏ ra lịch sự. Cô tôi, cô Clare Parsons, viết thư nói rằng cô tán thành việc đó nếu tôi có vé tàu khứ hồi — và thế là tôi được một vé tàu khứ hồi. Rồi tôi đi Luân Đôn để mua hành trang đi Ấn Độ; bấy giờ tôi không thiếu tiền, nên tôi đă mua mọi thứ tôi cần, một cách thật thích thú. Chắc chắn là tôi đă “tiêu pha thoải mái”. Nhưng bất ngờ làm sao, khi chiếc rương đựng đồ mới của tôi đến thành phố Quetta, tỉnh Baluchistan (Pakistan) th́ tôi thấy đồ đạc trong rương bị mất hết và thay vào đó là những giẻ rách bẩn thỉu. Cũng may là tôi đă đem theo ḿnh nhiều món; tuy nhiên, đó là bài học đầu tiên cho tôi thấy rằng các sự vật trong đời này đều tạm thời. Nhưng cũng cái tật thích quần áo (và cho đến nay tôi vẫn c̣n thích) nên tôi đă gởi thư xin những món khác.

Em và cô tôi đă ra tiễn tôi ở bến tàu Tilbury, và phải nhận rằng tôi chưa bao giờ thích thú điều ǵ bằng cuộc du hành lâu ba tuần đến Bombay lần đó. Cũng như tất cả những người thuộc cung Song Nam, tôi vẫn luôn luôn thích du lịch; và bấy giờ tôi cũng là một thiếu nữ thật hợm hĩnh, nên lấy làm hănh diện rằng cái ghế xếp của tôi (do một ông dượng mướn cho) có ghi tước hiệu của tôi trên đó. Đúng là kẻ thiểu trí thích chuyện nhỏ nhặt, và hồi đó trí tuệ của tôi c̣n rất nông cạn — thật sự c̣n ngủ yên.

Tôi c̣n nhớ rất rơ chuyến đi đầu tiên ấy. Ngồi cùng bàn với tôi trong pḥng ăn c̣n có hai người phụ nữ khác, và năm người đàn ông có vẻ giàu có và hết sức sành điệu. Họ tỏ ra thích ba người phụ nữ chúng tôi, nhưng tôi th́ hết sức kinh sợ họ. Họ nói chuyện bài bạc và đua ngựa; họ uống rất nhiều rượu mạnh; họ chơi bài và — tệ hơn nữa là — họ không bao giờ cầu nguyện khi ăn. Bữa ăn đầu tiên đă làm tôi ngạc nhiên và sững sờ. Sau bữa ăn trưa, tôi về pḥng và hết sức cầu nguyện để có đủ sức mạnh và làm điều phải. Đến bữa ăn chiều th́ tôi mất hết can đảm và phải cầu nguyện thêm nữa. Tuy nhiên, kết quả là buổi điểm tâm sáng hôm sau tôi đă nói lên được, tôi chọn lúc cả năm người đàn ông nọ có mặt ở pḥng ăn, nhưng hai cô gái kia chưa đến. Tôi hoàn toàn hết sức sợ sệt và hết sức ngượng nghịu, nhưng tôi đă làm điều mà tôi nghĩ là Chúa Jesus sẽ làm. Tôi nh́n họ và nói với giọng mau lẹ và bối rối: “Tôi không uống rượu và không khiêu vũ; tôi không chơi bài và cũng không đi xem sân khấu; tôi biết quí vị sẽ ghét tôi, nên tôi nghĩ rằng tốt hơn là tôi đến một bàn ăn khác.” Một sự im lặng nặng nề bao trùm chúng tôi. Rồi một người trong họ (ông này rất nhiều người biết tên tuổi nên tôi không nêu ra ở đây) bèn đứng dậy, nghiêng ḿnh ngang qua bàn, ch́a tay ra và nói, “Nào, bắt tay. Nếu cô kết bạn với chúng tôi th́ chúng tôi cũng kết bạn với cô và chúng tôi sẽ cố hết sức để xử sự thật đúng đắn.” Thế là tôi có được một chuyến đi hết sức vui thích. Họ đă đối với tôi tốt đẹp không thể tưởng, nên tôi vẫn nhớ đến họ với ḷng thiện cảm và biết ơn. Đó là chuyến đi tốt đẹp nhất của tôi, bởi v́ trong năm năm tôi đă qua lại London và Bombay sáu lần, nên tôi cũng có ít nhiều kinh nghiệm. Quí ông này có thấy thú vị hay không th́ đó là chuyện khác, nhưng họ không bao giờ quên đối xử tử tế với tôi. Về sau, một người trong họ đă gởi cho tôi nhiều sách tôn giáo để dùng cho một Trại Binh sĩ. Một người khác th́ gởi cho một tấm ngân phiếu thật nhiều tiền, c̣n một người khác nữa, rất có thế lực trong ngành hỏa xa, đă gởi cho tôi một chiếc vé miễn phí trên tuyến Hỏa xa Bán đảo Đạïi Ấn mà tôi vẫn dùng luôn hồi c̣n ở Ấn Độ.

Khi đến Bombay, tôi cứ tưởng là sẽ đổi tàu ở đó để lên tàu Ấn Độ thuộc Anh đi Karachi, rồi đến Quetta, tỉnh Baluchistan. Dù về sau tôi cũng có đi theo lộ tŕnh kể trên, nhưng lúc đó th́ không. Tôi nhận một bức điện chờ sẵn bảo tôi hăy rời Bombay và đi chuyến xe tốc hành đến Meerut thuộc miền Trung Ấn. Tôi sợ quá. Tôi đă bao giờ đi du lịch một ḿnh trong đời tôi đâu. Tôi đang đến một châu lục mà tôi không hề quen biết một người nào; không những tôi phải đổi vé tàu thủy đi Karachi mà tôi c̣n phải mua vé xe lửa Đại Ấn để đi Meerut. Giống như một chú bồ câu thuần dưỡng, tôi đă đến với Hội Phụ Nữ Trẻ Công giáo, nơi tôi được mọïi người đối xử tốt đẹp và quan tâm lo lắng mọi bề. Xin quí độc giả nhớ cho rằng bấy giờ tôi c̣n trẻ, đẹp, và các thiếu nữ thời đó cũng không hề làm những điều tôi làm.

Ở ga xe lửa Bombay tôi đă được dạy dỗ qua một kinh nghiệm đầy t́nh người. Kinh nghiệm đó đến để chứng tỏ rằng, con người vốn tốt đẹp như thế nào — là điều mà quí bạn lưu ư thấy tôi có thể chứng minh và sẽ chứng minh trong trong quyển sách này. Như quí bạn đă rơ, lúc đó tôi là một kẻ hoàn toàn tự hào về đức hạnh của ḿnh, dù tôi có nhiều thiện chí. Hầu như tôi đă sống quá sức tốt đẹp và chắc hẳn là đă thánh thiện đến mức đủ để cho người ta ghét. Tôi không hề tham gia các sinh hoạt diễn ra trên tàu thủy mà cứ nghiêm nghị đi dạo trên boong với cuốn Kinh Thánh rộng khổ trên tay. Kể từ khi tôi rời London, trên tàu có một người mà tôi rất ghét. Ông ta là sức sống trên tàu; hằng ngày ông ta điều hành ṣng bạc, tổ chức khiêu vũ và sắp đặt các màn tŕnh diễn. Ông ta chơi bài và uống rất nhiều rượu Whisky pha soda. Trong suốt cuộc hành tŕnh ba tuần lễ tôi luôn luôn trông chừng ông ta một cách khinh bỉ. Dưới cái nh́n của tôi, ông ta đúng là quỉ sứ. Ông ta có nói chuyện với tôi đâu một, hai lần nhưng tôi đă tỏ ra rằng tôi không muốn dính líu ǵ đến ông ta cả. Ngày hôm ấy, trong khi tôi đang đợi tàu trong nhà ga lớn ở Bombay vừa lo sợ vừa ước ǵ tôi không đến đây, th́ ông ta đến và bảo tôi, “Cháu gái ạ, cháu đă tỏ ra rơ ràng là không thích chú, nhưng chú có một đứa con gái ở tuổi cháu và chú sẽ phải hối hận nếu để cho nó đi du lịch một ḿnh ở Ấn Độ này. Dù cháu có thích hay không, cháu cũng hăy chỉ cho chú toa tàu của cháu. Chú muốn xem qua những người đồng hành với cháu, và quyết định của chú sẽ rất có ích cho cháu. Chú cũng sẽ đưa cháu đi dùng bữa ở những nhà ga ḿnh phải xuống ăn”. Tôi không biết đă hiểu như thế nào, nhưng lúc đó tôi nh́n thẳng vào ông ta và nói, “Cháu sợ lắm. Xin chú hăy trông nom dùm cháu.” Ông đă giúp đỡ tôi rất chu đáo, và tôi c̣n nhớ h́nh ảnh cuối cùng của ông, mặc bộ đồ ngủ với chiếc áo khoác đang đứng trên một giao lộ xe lửa lúc nửa đêm; ông đă cho tiền người bảo vệ để trông nom tôi v́ ông không thể đi cùng đường với tôi xa hơn nữa.

Ba năm sau, tôi có đến Rhanikhet trong dăy núi Hi-mă để mở một Trại Binh sĩ mới ở đó. Một người chạy giấy từ một quận bên ngoài đă đến mang theo bức thư ngắn của bạn ông này, yêu cầu tôi hăy đến thăm ông ta v́ ông ta sắp mất và đang cần một sự giúp đỡ tinh thần. Ông đă yêu cầu tôi đến. Người bạn đồng sự đă không chịu để tôi đi; bà ấy là một người giám hộ của tôi và đă thấy hết sức lo ngại chuyện này. Tôi không đi, và ông ta đă chết trong cô đơn. Tôi cứ ân hận măi — nhưng tôi biết làm sao được? Truyền thống, tục lệ và bà giám hộ, tất cả đă ngăn cản tôi; tuy nhiên, tôi đă cảm thấy rất khổ tâm và bất lực. Trên đường từ Bombay đến Meerut, trong một bữa cơm tối nọ, ông đă nói thẳng với tôi rằng tôi không thánh thiện và đáng tự hào như bề ngoài của tôi, và ông nghĩ một ngày kia tôi sẽ thấy ra rằng tôi vẫn là một con người. Hồi đó ông ta đang đắm ch́m trong những nỗi khó khăn mà tôi lại không cố gắng giúp đỡ ông. Ông đă trở lại Ấn Độ từ Anh quốc, nơi mà ông đă phải đưa vợ vào nhà thương điên; đứa con trai độc nhất của ông vừa bị giết và đứa con gái duy nhất bỏ trốn theo một người đàn ông có vợ. Ông không c̣n ai trong đời. Ông không cần ǵ nơi tôi hơn là một lời an ủi. Tôi đă có lời an ủi ông, v́ tôi đă thấy mến ông. Trước khi mất, ông nhắn tin cho tôi, nhưng tôi không đi được, thật là đáng tiếc.

Từ đó trở đi, cuộc sống của tôi trở nên rất bận rộn. V́ cô Schofield vắng mặt nên tôi phải chịu trách nhiệm cho một số Trại Binh sĩ ở Quetta, Meerut, Lucknow, Chakrata, và hai Trại mà tôi đă mở — Umballa và Rhanikhet — trong dăy Hi-mă, cách Almora không xa lắm. Chakrata và Rhanikhet ở miền sơn cước, cao khoảng năm, sáu ngàn bộ và dĩ nhiên là những trại nghỉ hè. Từ tháng Năm cho tới tháng Chín, chúng tôi trở thành “những con vẹt miền núi.” Cũng có một Trại khác ở Rawal Pindi, nhưng tôi không có trách nhiệm ở đó, ngoại trừ có lần tôi đă đến đó một tháng để thế chân cho người chủ nhiệm là cô Ashe. Ở mỗi trại đều có hai cô và hai người quản lư, chịu trách nhiệm điều hành quán ăn giải khát và tu bổ chung cho cơ sở. Họ thường là những người lính xuất ngũ, và tôi nhớ là đă rất may mắn được sự trợ giúp chu đáo của họ.

Bấy giờ tôi hăy c̣n quá trẻ và thiếu kinh nghiệm; trên toàn Châu Á tôi không hề quen biết một ai; lúc đó tôi cần được bảo vệ nhiều hơn là tôi đă tưởng. Tôi dễ làm những điều dại dột, chỉ v́ tôi chưa biết những ǵ thực sự tà vạy, và không hề biết việc ǵ có thể xảy ra cho các thiếu nữ. Ví dụ như, có lần tôi bị một cơn đau răng hành hạ đến mức hết chịu nổi. Trong khu vực tôi đang làm việc lại không có nha sĩ thường trực, nhưng thỉnh thoảng có một nha sĩ rong (thường là người Mỹ) đi ngang qua và đặt địa điểm chữa răng nơi một nhà nghỉ. Vừa khi ấy tôi nghe có một nha sĩ đến thị xă, nên tôi đến đó một ḿnh mà không hề nói ǵ với các bạn đồng sự của tôi cả. Tôi gặp một người Mỹ trẻ tuổi và một người nữa giúp việc cho ông ta. Răng tôi hư quá nhiều phải nhổ, nên tôi yêu cầu ông ta chụp thuốc mê tôi để nhổ. Ông ta nh́n tôi với ánh mắt là lạ, nhưng cũng làm theo yêu cầu. Khi tôi đă tỉnh lại, ông ta mới cảnh cáo tôi rằng, làm sao mà tôi biết được ông ta là người đứng đắn, bởi v́ trong khi mê tôi đă hoàn toàn ở trong tay ông, và theo kinh nghiệm của ông th́ những người hành nghề rong, đi lang thang khắp xứ Ấn Độ, thường đă không tốt ǵ hơn. Trước khi đi, ông bắt tôi phải hứa là sẽ cẩn thận hơn sau này. Nói chung, từ đó trở đi tôi đă cẩn thận hơn, nhưng tôi vẫn nhớ đến ông với ḷng biết ơn, dù tôi đă quên tên ông ta rồi. Hồi đó, tôi hoàn toàn không biết sợ là ǵ; tôi không thấy có ǵ phải sợ cả. Một phần v́ tính vô ư tự nhiên, một phần v́ dốt nát sự đời, và một phần cũng v́ tôi tin chắc rằng Thượng Đế sẽ che chở cho tôi. Dường như Ngài đă che chở thực, bởi v́, theo nguyên tắc, tôi cho rằng những người say, trẻ con và người khờ đều không có trách nhiệm, và phải được che chở.

Như thế, nơi đầu tiên tôi đă đến là Meerut, nơi tôi đă làm quen với cô Schofield và đă được chỉ bảo những ǵ cần biết để tạm thời nhận việc của cô. Cái khó chính của tôi là tôi c̣n quá trẻ so với trách nhiệm. Những sự cố thường vượt quá sức tôi. Tôi thiếu kinh nghiệm nên không có ư thức về giá trị tương đối của sự việc. Chuyện không đáng th́ tôi lại cuống cuồng lên, c̣n việc thực sự nghiêm trọng th́ không hề lo lắng. Nh́n chung lại các năm tháng đă qua, tôi không nghĩ là tôi đă làm việc thực sự tệ quá.

Lúc đầu, tôi gần như sững sờ trước những điều kỳ lạ của Đông phương. Tất cả đều quá mới mẻ, quá lạ lùng, và hoàn toàn khác với những ǵ tôi tưởng tượng. Màu sắc, những dinh thự xinh xắn, sự dơ bẩn, nghèo khổ, dừa và tre, những em bé dễ thương và những người phụ nữ (thời đó) đội b́nh nước trên đầu; những con trâu và những loại xe lạ kiểu, như gharries và ekkas (tôi không biết giờ đây c̣n không), chợ búa đông đúc và những khu bán hàng thổ sản, vật dụng bằng bạc và những tấm thảm đẹp đẽ, những người bản xứ đi chân trần, người Hồi giáo, Ấn giáo, Si-kim, người Ra-put ở Bắc Ấn, người Gơ-ca ở Nepal, lính địa phương và cảnh sát, thỉnh thoảng một chú voi đi qua với người quản tượng, những mùi vị xa lạ, những ngôn ngữ không quen, và luôn luôn nắng ráo, chỉ trừ mùa mưa — luôn luôn và bao giờ cũng nóng. Đó là những điều tôi c̣n nhớ về thời ấy. Tôi đă mến xứ Ấn Độ. Tôi vẫn luôn luôn mong trở lại đó, nhưng e rằng không thể trong kiếp sống này. Tôi có nhiều bạn ở Ấn Độ, và có những người bạn Ấn ở các nước khác. Tôi cũng biết đôi điều về nỗi khó khăn của Ấn Độ, về ḷng mong muốn độc lập, những tranh chấp, xung đột nội bộ, về nhiều tiếng nói và chủng tộc, về dân số đông đúc và các tín ngưỡng của xứ này. Tôi không biết rơ lắm, v́ tôi chỉ ở đó có mấy năm, nhưng tôi thích người dân Ấn.

Tại Hoa Kỳ người ta không biết về các khó khăn ở Ấn Độ nên họ mới khuyên bảo Anh quốc nên làm những ǵ. Những lời lẽ nảy lửa, cuồng nộ của những người Ấn giáo trên đất Mỹ này có vẻ át hẳn các cam kết điềm tĩnh của chính quyền Anh ở Ấn rằng chừng nào người Ấn giáo và Hồi giáo giải quyết được các dị biệt giữa họ, th́ Ấn Độ có thể tự trị hoặc hoàn toàn độc lập. Người ta đă liên tục cố gắng đạt đến một bản hiến pháp để người Hồi giáo (một thiểu số bảy chục triệu — ưa gây chiến, đầy thế lực và giàu có) cùng người Ấn giáo có thể sống chung; một hiến pháp thế nào để có thể thỏa măn được cả hai nhóm, cũng như các vị phó vương và hàng triệu người không thừa nhận hay hưởng ứng theo Đảng Quốc Đại.

Cách đây mấy năm, tôi có hỏi một yếu nhân Ấn giáo rằng ông nghĩ điều ǵ sẽ xảy ra nếu người Anh rút tất cả các quân đoàn và sự quan tâm của họ ra khỏi Ấn Độ. Tôi hỏi thế v́ muốn được câu trả lời thành thực chứ không phải chỉ để tuyên truyền. Ông hơi do dự rồi mới nói rằng: “Bạo động, nội chiến, giết chóc, cướp bóc và tàn sát hàng ngàn người Ấn giáo yêu chuộng ḥa b́nh bởi người Hồi giáo.” Tôi mới gợi ư rằng dùng phương pháp chậm răi hơn là giáo dục có lẽ sẽ khôn ngoan hơn chăng. Ông ta nhún vai và quay sang tôi: “Này Bà Alice Bailey, Bà đang làm ǵ trong thân xác người Anh này? Bà là một người Ấn giáo tái sinh, và Bà đă mang xác thân người Ấn trong nhiều kiếp rồi.” Tôi đáp, “Tôi cũng nghĩ như vậy”, và sau đó chúng tôi thảo luận về sự thật không thể chối căi rằng Ấn Độ và Anh quốc có liên quan mật thiết với nhau, có nhiều nghiệp quả phải cùng nhau giải quyết, và nghiệp quả không phải hoàn toàn của người Anh.

Điều thú vị là trong những năm thế chiến vừa qua, việc cưỡng bách ṭng quân không hề áp dụng cho Ấn Độ, nhưng đă có nhiều triệu người đăng kư t́nh nguyện, trong khi đó th́ với dân số hơn 550 triệu cả Ấn Độ và Miến Điện chỉ có rất ít người cộng tác với người Nhật. Ấn Độ sẽ được và phải được tự do, nhưng tự do phải đến theo con đường đúng đắn. Vấn đề khó khăn thực sự không phải là giữa người Anh và khối dân số Ấn Độ, mà là giữa người Hồi (đă chinh phục Ấn Độ) và dân Ấn. Một khi khó khăn nội bộ đó được giải quyết, Ấn Độ sẽ được tự do.

Một ngày kia tất cả chúng ta đều sẽ được tự do. Những mối hận thù chủng tộc sẽ tiêu tan; vai tṛ công dân một nước sẽ vẫn quan trọng nhưng toàn thể nhân loại sẽ quan trọng hơn nhiều. Ranh giới và lănh thổ vẫn được đặt đúng chỗ trong tư tưởng con người, nhưng thiện chí và sự cảm thông trên trường quốc tế sẽ được coi trọng hơn. Các dị biệt tôn giáo và những đố kỵ bè phái sẽ đến lúc phải tan biến và rốt cuộc chúng ta sẽ phải thừa nhận “Đấng Thượng Đế duy nhất là Đấng Cha lành của tất cả, Ngài siêu việt trên tất cả, hành động thông qua tất cả và ở trong tất cả chúng ta.” Đây không phải là những mộng mơ hoang tưởng. Đó là những sự kiện thực tế đang từ từ hiển lộ, và sẽ hiển lộ mau chóng hơn khi các thế hệ tới có được những quá tŕnh giáo dục đúng đắn hơn; khi các giáo hội biết được sự thật về Đức Christ — chứ không phải là các diễn giải của khoa thần học — và khi mà tiền bạc và các sản phẩm của địa cầu được xem là những thứ tài sản cần được chia sẻ. Bấy giờ những vấn đề quan trọng trên thế giới sẽ được đặt đúng chỗ, và mọi người sẽ tiến tới trong ḥa b́nh, an ổn, hướng về nền văn hóa mới. Có lẽ những lời tiên đoán của tôi không được mấy ai để ư. Tuy nhiên, tôi và những người yêu thương đồng bào ḿnh đều quan tâm đến các vấn đề trên.

Tôi không nhớ có điều ǵ đặc biệt xảy ra trong những tuần đầu tiên ở Meerut, nhưng tôi bắt đầu có kinh nghiệm thực sự mới lạ ở Quetta. Tôi c̣n nhớ rơ công việc của tôi ở Trại Binh sĩ Quetta là một trong những giai đoạn thú vị. Tôi thích thủ phủ Quetta. Nó ở độ cao khoảng 5.000 bộ, mùa hè rất nóng và khô c̣n mùa đông th́ âm 450. Tuy nhiên, vào thời đó, ngay cả những ngày giá rét nhất chúng tôi cũng phải đội những chiếc nón rộng vành để tránh nắng. Ngày nay, tôi thấy người ta không c̣n đội chúng nhiều nữa; hai đứa con gái tôi theo chồng sang sống nhiều năm ở Ấn Độää cũng ít khi đội chúng và thường cười tôi về chuyện này; nhưng vào lúc tôi sống th́ đó là thời trang.

Quetta là thành phố lớn nhất của bang Baluchistan, và bang này là một vùng trái độn giữa Ấn Độ và Afghanistan. Tôi đă ở đó gần hai năm, không thường xuyên, nhiều lần đi vào đất Ấn, và năm lần băng qua sa mạc Sind. Ở Baluchistan ngoài giống cây đổ tùng th́ thảo mộc rất ít; măi đến khi vùng này được dẫn thủy nhập điền người ta mới trồng được đủ các thứ. Hoa hồng ở Baluchistan tôi thấy ít có nơi nào sánh kịp, vào thời đó chúng nở rực rỡ trong mọi khu vườn. Vào mùa xuân, cúc vạn thọ đua nhau khoe sắc, rồi đến hoa hướng dương. Nhân đó có một câu chuyện vui. Một chiều nọ, khi giảng trong lớp Kinh Thánh ngày Chúa nhật, tôi có nói với các binh sĩ rằng con người vốn hướng về Thượng Đế một cách tự nhiên và b́nh thường như thế nào. Tôi đă dùng hoa hướng dương để minh họa cho điều này, nêu lên rằng sở dĩ nó được gọi là hoa hướng dương bởi v́ bao giờ nó cũng hướng theo vị trí của mặt trời trên không trung. Sáng hôm sau, một người lính đến cửa pḥng khách chúng tôi với vẻ mặt rất nghiêm trọng, anh ta yêu cầu tôi chịu khó đi ra vườn chỉ một phút thôi. Tôi đă đi theo anh ta, và, chẳng nói chẳng rằng, anh ta chỉ ngay các đóa hoa hướng dương. Trong hàng trăm bông hoa ở đó, chiếc nào cũng quay lưng về phía mặt trời cả.

Quetta là nơi mà lần đầu tiên tôi gánh vác trách nhiệm và ít nhiều ǵ cũng làm việc độc lập, dù cô Clara Shaw vẫn ở với tôi. Các quân đoàn đến Quetta đă chiếm cứ Trại Binh sĩ đến mức họ trở nên hết sức vô kỷ luật. Tôi nghĩ rằng cô chủ nhiệm trại này có hơi nhút nhát, dù rằng có thể là cô không nhút nhát như tôi. Một đám lính đă thích thú đến quậy phá nơi này mỗi đêm. Họ có khoảng 20 người, thường cùng nhau đến từ doanh trại. Họ vào quán ăn, gọi ca-cao và trứng chiên rồi dùng thời gian c̣n lại của buổi tối để ném các b́nh ca-cao và trứng chiên lên tường. Quí độc giả có thể dễ dàng tưởng tượng ra kết quả như thế nào. Thật là một t́nh trạng hỗn độn ghê gớm và thái độ của họ lại càng tệ thêm. Thế là tôi được phái tới để xem coi có thể làm như thế nào. Tôi thấy thật kinh khủng và không biết phải làm sao. Trong mấy buổi tối đầu tiên tôi cứ thơ thẩn vào ra quán ăn và các pḥng đọc sách, và thấy rằng sự có mặt của tôi

chỉ làm cho họ trở nên tồi tệ hơn. Họ phao tin rằng tôi là một cô nàng đanh đá và tôi sắp báo cáo họ lên thượng cấp, nên họ bèn tỏ thái độ với tôi.

Rốt cuộc, khi đă biết họ là ai và những người nào cầm đầu, tôi mới gởi một viên tùy phái đến doanh trại một sáng nọ để mời những người nào không trực ban hăy đến Trại Binh sĩ vào một giờ đă định. V́ một lư do nào đó mà bọn họ không có người nào trực, và họ đă đến đủ cả, hoàn toàn do ḷng hiếu kỳ. Khi họ đến, tôi cho họ lên những chiếc xe ngựa địa phương (gharris), cùng với tất cả những thứ cần dùng cho một bữa ăn ngoài trời, và đưa đến một địa điểm thời đó gọi là Woodcock Spinney. Hôm ấy là một ngày đẹp trời, nắng ráo và nóng nực; và dù biết rằng nơi đây có rất nhiều loại rắn độc krait (nhỏ con nhưng cắn chết người) dường như điều đó cũng không làm chúng tôi bận tâm. Nơi đây chúng tôi bày tiệc trà, kể chuyện khôi hài và đặt câu đố; chúng tôi không nói về tôn giáo, và tôi cũng không chút ǵ đề cập đến việc làm quấy quả của họ, rồi đến chiều tối, chúng tôi quay về. Tôi không có lời nào phê phán, chỉ trích, yêu cầu hay nài nỉ ǵ cả. Chắc hẳn là bọn họ đă tỏ ra bối rối. Suốt tối đó tôi không nói ǵ, c̣n họ th́ vẫn băn khoăn và đi về doanh trại. Chiều hôm sau, một người quản lư của quán ăn đă t́m gặp và yêu cầu tôi đến quán ăn một lát. Nơi đó tôi thấy những người lính này đang lau sạch và sơn các bức tường, chà rửa sàn nhà, và làm cho chiếc quán trở nên đẹp đẽ hơn trước rất nhiều. Tôi đă tự hỏi: phải chăng do tôi quá sợ hăi mà vấn đề được cải thiện, hay là tôi đă xử sự thật khôn ngoan? Nhưng dù sao th́ sự việc cũng đă xảy ra: Tôi không hề có chủ tâm sắp đặt trước.

Lúc đó tôi đă học một bài học quan trọng. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng đối với nhiều người th́ sự yêu thương, thông cảm rất hữu hiệu, trong khi những lời buộc tội và kết án lại thất bại. Tôi không c̣n chuyện rắc rối nào với toán lính ấy nữa. Một người trong nhóm vẫn c̣n là bạn tôi, dù rằng từ ấy đến nay đă bốn mươi năm qua tôi không hề gặp những người kia. Người bạn đó đến thăm tôi khi tôi ở London năm 1934, và chúng tôi đă nói về những ngày xa xưa đó. Ông ta nói chuyện rất thú vị. Tuy nhiên, nhân câu chuyện, tôi khám phá ra một điều làm tôi suy nghĩ. Các binh sĩ đó đă được thuyết phục và hành động đúng đắn, không phải bởi những bài giảng thao thao bất tuyệt của tôi, hoặc bởi sự nhấn mạnh nào về giáo điều thần học bảo rằng máu huyết của Chúa Jesus có thể cứu rỗi họ, mà chỉ do ḷng yêu thương, thông cảm. Tôi vẫn chưa tin rằng có thể như thế được. Hồi đó tôi chưa học được rằng t́nh thương là điều cốt yếu trong giáo huấn của Đức Christ, rằng chính t́nh thương và cuộc sống của Ngài mới cứu rỗi con người, chứ không phải bất cứ những lời tuyên bố thô bạo nào của khoa thần học nói về nỗi sợ hăi của hỏa ngục.

Tôi có thể kể nhiều chuyện khác liên hệ đến thời gian này ở Ấn Độ, nhưng có lẽ mấy chuyện đó đáng quan tâm đối với tôi hơn là với quí độc giả. Tôi đă đi từ Trại này đến Trại kia, trông nom sổ sách, hỏi han những người quản lư, không ngớt mở những cuộc hội giảng Kinh Thánh, nói chuyện với binh sĩ về linh hồn hay về gia đ́nh của họ, thăm viếng các quân y viện, và giải quyết nhiều vấn đề khó khăn mà đương nhiên phải có khi hàng trăm, ngàn binh sĩ đồn trú ở xa nhà, gặp phải những khó khăn của cuộc sống trong khí hậu nóng bức và một nền văn minh xa lạ. Tôi đă trở nên quen thuộc đối với nhiều quân đoàn. Có lần tôi tổng kết con số những quân đoàn mà tôi đă làm việc với họ ở Ireland và ở Ấn Độ, và thấy lên đến 40. Trong số đó, có nhiều quân đoàn đă đặt những tên riêng cho tôi. Một quân đoàn kỵ binh nổi tiếng đă gọi tôi là “Bà ngoại”. Một đoàn vệ binh khác, v́ lư do nào không biết mà luôn gọi tôi là “B́nh sứ”. Một đoàn bộ binh nổi tiếng nọ th́ luôn luôn nói đến hay viết về tôi là B.O.L., nghĩa là “Bà phước”. Phần đông các chàng trai cứ gọi tôi là “Mẹ bề trên”, có thể v́ tôi c̣n quá trẻ. Thư từ đến tôi ngày càng nhiều, và dần dà tôi đă hiểu rơ tâm tư của người lính. Tôi không bao giờ thấy họ ăn nói như Rudyard Kipling đă mô tả. Thực ra, những người lính binh nh́ đều bất b́nh trước h́nh ảnh mà ông ta mô tả họ.

Tôi đă chơi hàng ngàn ván cờ (ở Anh gọi là draughts) và trở nên rất giỏi môn này, không phải v́ tôi chơi có phương pháp khoa học mà v́ tôi có lối đoán đúng một cách lạ thường những ǵ mà đối thủ của tôi định làm. Mùi ca-cao và trứng chiên cứ măi phảng phất trong mũi tôi. Tôi thường “đệm” đàn dương cầm cho các bài ca phổ thông hát trong pḥng đọc sách cho đến mức chán ngấy khi nghe những người lính gào lên, “Em như là dây leo, sẽ bám chặt lấy anh, v..v.” hoặc, “tất cả những gương mặt nhỏ nhắn của những chàng nữ tính đang nh́n tôi mỉm cười,” vốn là những bài hát phổ thông của thời đó. Tuy nhiên, họ diễn dịch bài hát bằng những lời lẽ khác mà tôi hết sức tránh không muốn nghe để khỏi phải can thiệp. Tôi đă nhiều giờ đàn các bản thánh ca bằng phong cầm và hầu như có thể đàn thuộc ḷng. Hồi đó tôi có giọng cao trung b́nh rất hay, với âm phổ rộng và rất điêu luyện. Tôi đă mất giọng ca ấy khi hát trong những căn pḥng đầy khói thuốc. Tôi cho là tôi đă bán nhiều gói thuốc hơn cả một cửa hàng thuốc lá. Tôi rất thích hướng dẫn hát thánh ca trong mọi cuộc hội. Những người lính thường ưa đùa giỡn, và chẳng bao lâu tôi biết rằng khi họ kêu đ̣i bản “chicken” tức là bài “Foul I to the fountain fly,” v.v. c̣n bản “child she-bear” là nói về ḍng nhạc, “Can a woman’s tender care cease towards the child she bear.” Chúng tôi dùng sách Thánh ca của Moody và Sankey; những bài ca này thực hay v́ âm điệu du dương trầm bổng, nhưng xét về văn chương và thi ca th́ quá dở.

Tôi nhớ một đêm nọ ở Chakrata tôi đă giới thiệu bài Thánh ca, “Chúng ta sẽ nhóm họp bên ḍng sông”, nội dung đoan chắc rằng nếu làm thế chúng ta sẽ hạnh phúc đời đời. Tôi nói lớn, giọng rơ ràng, “Nào, các bạn, khi hát bản thánh ca này chúng ta sẽ hát ‘khi nhóm họp bên ḍng sông chúng ta sẽ hạnh phúc măăi măăi’ hoặc ‘khi nhóm họp bên ḍng sôông chúng ta sẽ hạnh phúc măi măi’.” Tôi ngước nh́n lên th́ thấy có một vị Tướng ở cuối pḥng, với sĩ quan quản lư cùng toán nhân viên của ông đến thanh tra Trại, họ thấy những ǵ chúng tôi đang làm. Họ rất ngạc nhiên mà thấy có một phụ nữ trẻ mặc áo đầm trắng đeo băng xanh, hơi thất kính về tôn giáo, không giống với h́nh ảnh của nhà giảng Kinh Thánh mà họ đă tưởng. Đến đây, tôi xin nói rằng tôi luôn luôn đă được sự đối đăi tốt đẹp thường xuyên của các sĩ quan trong các quân đoàn; tôi cho rằng những giây phút trong đời (nay đă xa xưa lắm rồi) mà tôi đă tự hào quá lố, là khi tôi vừa ra khỏi nhà thờ, theo sau cuộc diễn hành của giáo hội, và được các sĩ quan cùng binh sĩ đón chào. Đến giờ tôi vẫn c̣n nhớ nỗi xúc động ấy.

Trong suốt những năm đào tạo, huấn luyện này, phần lớn thời gian sống của tôi là làm việc với nam giới. Thường khi suốt nhiều tuần lễ tôi không nói chuyện với một người phụ nữ nào khác hơn là cô bạn đồng sự vừa là giám hộ của tôi. Phải thực sự thừa nhận rằng cho đến nay tôi vẫn không hiểu được tâm tư của người phụ nữ. Dĩ nhiên, nói chung chung như vậy th́ cũng có chỗ không đúng. Tôi vẫn có những người bạn nữ và rất quí mến họ, nhưng thường th́ tôi thích cách suy nghĩ của phái nam hơn. Một người đàn ông đôi khi gây cho chúng ta những nỗi khó khăn nghiêm trọng; một người đàn bà th́ luôn luôn tạo cho chúng ta nhiều điều phiền phức vụn vặt, và tôi không muốn điều đó. Tôi nghĩ tôi không theo phong trào phụ nữ, nhưng tôi biết rằng nếu người phụ nữ chân thành và thông minh th́ họ có thể đạt đến địa vị cao tột.

Tôi thường dùng những buổi sáng để nghiên cứu Kinh Thánh, bởi v́ trung b́nh tôi tổ chức mười lăm cuộc hội một tuần; để lo về thư từ, để họp với các quản lư, và để ṿ đầu bứt tai tính sổ sách, v́ tôi không có chút năng khiếu nào về kế toán. Chiều nào mỗi quán ăn cũng phải phục vụ cho khoảng năm hay sáu trăm lính, nên việc mua bán rất là bề bộn. Buổi chiều tôi thường ở bệnh viện, trong các trại bệnh không có nữ y tá, bởi v́ nhu cầu công việc ở đó rất lớn. Tôi thường đi từ trại này đến trại khác trong các quân y viện lớn ở đây, mang theo sách, báo và rất nhiều cuốn tiểu luận. Trong số đó ngày nay tôi chỉ c̣n nhớ có hai cuốn. Một cuốn nhan đề “Tại Sao Mẹ Bề Trên Bị Ong Cắn” (tôi không hề biết được tại sao), c̣n cuốn kia là “Nói Thẳng Với Những Người Thẳng Thắn”, và tôi không hiểu tại sao những cuốn có vẻ hay hơn tôi lại không nhớ.

Dần dà ở các quân y viện người ta biết tôi khá nhiều, và các linh mục ở các giáo xứ vẫn thường mời tôi đến ngồi bên cạnh những người lính trong cơn hấp hối và, nếu tôi không thể trợ giúp được điều ǵ th́ ít ra người sắp từ trần cũng có thể nắm bàn tay tôi. Khi ngồi trông nom những người đang bước qua thế giới bên kia, tôi học được một điều quan trọng là: Thượng Đế hay là thiên nhiên chăm sóc con người trong những giây phút đó, họ thường không hề sợ chết và vui vẻ ra đi. Nếu không th́ họ lại mê man và không c̣n ư thức ǵ trong thể xác cả. Chỉ có hai người tôi trông nom khi họ từ trần đă hành động khác hẳn. Một người, ở Lucknow, lúc chết đă nguyền rủa Thượng Đế và mẹ anh ta và trách mắng cuộc đời, c̣n người kia là một ca sợ nước khủng khiếp. Khi đối diện với sự chết, chúng ta sẽ thấy nó không ghê gớm như vậy. Đối với tôi sự chết dường như là một người bạn tốt và tôi không bao giờ có cảm nghĩ rằng những ǵ chân thực và chính yếu nơi con người lại chết mất. Ngay cả những ngày tháng c̣n theo các tư tưởng chính thống, không biết tí ǵ về những khảo cứu tâm linh và luật luân hồi, tôi vẫn chắc rằng chết chỉ là một vấn đề chuyển sang làm việc ở thế giới bên kia. Trong tiềm thức tôi thực sự không bao giờ tin chuyện hỏa ngục, mà theo quan điểm Thiên Chúa giáo chính thống th́ có rất nhiều người đă phải đến đó.

Tôi không có ư muốn viết một bài luận văn nói về sự chết, nhưng tôi xin đưa ra đây một định nghĩa về sự chết mà luôn luôn có vẻ là đủ đối với tôi. Chết là “sự đụng chạm của Linh hồn quá mạnh đối với thể xác”; chết là tiếng gọi của thiên tính, không thể chối từ; chết là tiếng nói của Thực thể tinh thần nội tại bảo con người: Hăy trở về trung tâm, tức là nguồn cội của ngươi trong một thời gian, hăy suy ngẫm các kinh nghiệm đă trải và các bài đă học, cho đến lúc trở lại cơi đời, để bước vào một chu kỳ học hỏi mới, với tiến bộ và kinh nghiệm phong phú hơn.

Cứ thế, tôi gắn bó với sự hứng thú và nhịp điệu của công việc; tôi luôn luôn ưa thích từng giây phút làm việc, mặc dù tôâi không được khỏe và bị chứng thiên đầu thống khủng khiếp. Mỗi lần tôi nằm bệnh mất mấy ngày, nhưng tôi luôn luôn gượng dậy để làm những việc cần phải làm. Tôi đang giải quyết những vấn đề mà (như trước đây có nói) tôi hoàn toàn không thích hợp, trong đó có một số thật là những tấn thảm kịch. Tôi đă thiếu kinh nghiệm sống đến độ khi quyết định một điều ǵ tôi không bao giờ chắc rằng đó là một quyết định đúng hay tốt nhất. Tôi đă phải đối phó với những vấn đề mà ngay cả ngày nay khi nh́n lại tôi cũng thấy không thích giải quyết chút nào. Có lần, một kẻ sát nhân vừa mới bắn bạn y đă đến ẩn náu chỗ tôi; tôi đă phải giao anh ta cho công lư xét xử khi cảnh sát đến yêu cầu tôi giao anh ta cho họ. Một lần khác, một viên quản lư của chúng tôi đă gom hết tiền quỹ của một Trại rồi bỏ trốn, làm tôi phải mất suốt đêm đuổi theo y trên đường xe lửa. Xin quí bạn nhớ cho rằng vào thời đại của tôi không ai làm việc này, và cách hành xử của tôi thật hết sức kỳ cục nếu xét theo quan điểm thiếu tự nhiên và những tập quán hẹp ḥi của người đương thời.

Có lần ở Lucknow, một sáng nọ tôi thức dậy với ấn tượng mạnh rằng tôi phải đến Meerut ngay. Tôi vốn có một tấm vé hạng nhất miễn phí trên Tuyến Hỏa Xa Bán Đảo Đại Ấn (G.I.P.), có thể đi đến đâu tùy thích, trên khắp miền Bắc Ấn. Người bạn đồng sự đă cố khuyên tôi đừng đi, nhưng tôi cảm thấy rằng người ta đang cần tôi. Khi đến Meerut, tôi thấy rằng một người quản lư ở đó đă bị trúng nắng, va đầu vào thanh gỗ và phát điên. Vợ con ông ta đang hết sức lo lắng. Ông đă phát triển chứng điên loạn muốn tự tử, và bác sĩ đă lưu ư tôi rằng nó có thể trở thành khuynh hướng giết người. Tôi và người vợ trẻ chăm sóc anh ta trong mười ngày cho đến khi tôi lo xong việc đưa anh ta về Anh quốc, và cuối cùng anh đă b́nh phục ở đó.

 Một người quản lư khác lại buồn nản quá sức và cứ đ̣i tự tử. Sau một thời gian xem xét, tôi chán ngấy những lời anh ta đe dọa liên tục, nên một ngày nọ tôi lấy con dao xắt thịt rồi yêu cầu anh ta cứ làm đi chứ đừng nói nữa. Khi thấy con dao, anh ta liền hoảng sợ; tôi bèn cấp vé tàu cho anh ta trở về nước Anh. Đây là một số trong những người không chịu đựng nổi khí hậu, sự cô đơn hiu quạnh và cuộc sống thiếu tiện nghi nói chung ở Ấn Độ ngày ấy. Hồi đó tôi không biết tí ǵ về khoa tâm lư, nên chúng tôi không giúp đỡ được nhiều cho những người bị các chứng tâm thần. Đây chỉ là một vài t́nh huống trong các trường hợp tôi đă phải đối phó mà hầu như không có khả năng giải quyết. Chính t́nh trạng khẩn trương liên tục này rốt cuộc đă làm tôi ngă quị. Bên cạnh đó cũng có nhiều thời khoảng rất thú vị. Tôi đă thành công, giữ được binh sĩ ở trong các Trại, không để cho họ đến các chốn ăn chơi đồi trụy ở bên ngoài. Lúc đó, tôi vẫn cho rằng có được sự thành công là nhờ năng lực của tinh thần sâu sắc và tài hùng biện của tôi khi diễn giảng. Giờ đây tôi lại nghĩ rằng sở dĩ tôi thành công là v́ bấy giờ tôi trẻ trung, vui tính và không có ai cạnh tranh. Ngoài các cô ở Trại ra th́ binh sĩ đâu c̣n có thể chuyện tṛ với ai khác nữa. Tôi cũng cho rằng tôi có khả năng khiến cho binh sĩ cảm thấy rằng tôi mến họ, và quả thực như vậy.

Trong thời gian sống ở Ấn Độ, tôi đă về Anh quốc ba lần, v́ người ta cho rằng những chuyến đi mỗi lần kéo dài ba tuần lễ ấy rất tốt cho sức khỏe của tôi. Tôi là một người đi biển giỏi, và trên biển tôi hoàn toàn cảm thấy thoải mái như ở nhà. Có lần tôi đi ba tuần trở về Anh quốc, ở Ireland một tuần, ở Scotland một tuần, ở xứ Anh một tuần, rồi lên thuyền trở lại Ấn Độ. Cứ kể chung th́ tôi đă trải qua nhiều ngày tháng trên đại dương. Tôi cũng không c̣n nhớ nổi đă bao nhiêu lần vượt Đại Tây Dương nữa.

Suốt thời gian đó, tôi vẫn liên tục áp đặt những bài giảng đạo cũ kỹ. Tôi vẫn là kẻ chính thống hạng nặng, hoặc — dùng từ mới hơn — là một người bảo thủ thiếu suy nghĩ, bởi v́ có kẻ bảo thủ nào chịu dùng trí tuệ của ḿnh đâu. Tôi đă nhiều lần tranh luận với các sĩ quan và các binh sĩ có tư tưởng tự do phóng khoáng. Tuy nhiên, tôi cứ bám chặt vào các giáo điều nói rằng không ai có thể được cứu rỗi và lên Thiên Đàng nếu họ không tin rằng Chúa Jesus đă chết để chuộc tội cho họ, để xoa dịu một vị Thượng Đế giận dữ, hoặc trừ phi họ chịu cải hối, tức là chịu xưng tội và chịu từ bỏ những điều họ thích làm. Họ không c̣n được uống rượu, chơi bài, chửûi thề hoặc đi xem hát, và dĩ nhiên là không được dính líu ǵ đến phụ nữ. Nếu không thay đổi cuộc sống như thế, th́ khi chết họ không khỏi sa hỏa ngục, nơi đó họ bị đời đời thiêu đốt trong hồ lửa và lưu hoàng. Tuy nhiên, dần dà những sự nghi ngờ bắt đầu len lỏi vào tâm trí tôi, và có ba đoạn đời khiến tôi bắt đầu quan tâm đến những độ sâu của trí tuệ. Những hàm ư của chúng cứ ray rứt tôi măi, và hầu như do đó mà rốt cuộc tôi đă thay đổi thái độ đối với Thượng Đế, cũng như với vấn đề cứu rỗi đời đời. Tôi xin kể ra đây để quí bạn hiểu cái tŕnh tự xáo trộn của nội tâm tôi.

Nhiều năm trước đây, lúc tôi độ mười hai, mười ba, cô tôi ở Scotland có một người đầu bếp tên là Jessie Duncan. Chúng tôi đă là bạn chí thân khi tôi c̣n là một cô bé, thường lẻn vào nhà bếp của chị để lấy một miếng bánh mà tôi biết có ở đó. Trong ngày th́ chị chỉ là người tôi tớ, đứng lên khi tôi bước vào nhà bếp, không bao giờ ngồi khi tôi c̣n ở đó, chỉ nói khi tôi hỏi đến, và hoàn toàn đúng đắn trong mọi quan hệ đối với tôi cũng như mọi người khác. Nhưng đến tối, sau khi chị đă làm xong công việc trong ngày và tôi đă đi ngủ, th́ chị thường đến pḥng tôi, ngồi bên mé giường và chúng tôi nói chuyện huyên thuyên. Chị là một tín đồ rất ngoan đạo. Chị rất thương tôi và rất quan tâm trông nom tôi khôn lớn. Chị là bạn thân của tôi, và không ngại nói thẳng khi nào thấy cần. Nếu chị không thích cách cư xử của tôi th́ chị nói như vậy. Nếu ở bếp chị nghe được những lời báo cáo về hành động nghịch ngợm của tôi phía trước nhà th́ chị nói lại cho tôi biết. Nếu chị thấy hài ḷng về hạnh kiểm của tôi nói chung th́ tôi cũng nghe chị nói điều đó. Tôi không nghĩ rằng ở Mỹ có nhiều người nhận thức hay đánh giá được loại t́nh bạn và mối liên giao có thể nảy nở giữa những người được gọi là giai cấp thượng lưu với các tôi tớ già nua của họ. Đó là t́nh bạn chân thật và ḷng thương mến sâu xa ở cả đôi bên.

Một buổi tối kia Jessie đến thăm tôi. Chiều hôm đó tôi đă phát biểu trong một cuộc hội giảng Kinh Thánh nơi tiểu sảnh đường trong làng, và tôi nghĩ rằng ḿnh đă ăn nói quá hay. Tôi thấy hết sức hài ḷng với chính ḿnh. Jessie cũng có ở đó với những người tôi tớ khác; tôi nhận thấy họ đă nghe tôi nói một cách hoàn toàn bất b́nh và không vui ḷng chút nào. Đang khi cùng tôi tranh luận về cuộc hội th́ th́nh ĺnh chị nghiêng ḿnh tới trước và nắm vai tôi lắc nhẹ để nhấn mạnh điều chị muốn nói: “Này Cô Alice, có khi nào Cô biết rằng Thánh Địa có 12 cửa, và mọi người trên thế giới đều đến đó theo cửa này hay cửa khác. Tất cả đều gặp nhau ở trung tâm, nhưng không phải ai cũng đi vào theo cửa của Cô.” Hồi đó tôi không hiểu ư chị muốn nói ǵ, và chị đă khôn ngoan không nói ǵ thêm. Tôi không bao giờ quên lời chị nói. Chị đă dạy tôi bài học đầu tiên về tầm nh́n rộng răi, về t́nh thương mênh mông của Thượng Đế và những ǵ Ngài chuẩn bị cho dân Ngài. Hồi đó chị đâu biết rằng những lời của chị đă được chuyển đến hàng ngàn người khác qua các bài diễn thuyết công cộng của tôi.

Tôi được dạy phần kế của bài học ở Ấn Độ. Tôi đă đến Umballa để mở Trại Binh sĩ ở đó, cùng với một ông lăo giúp việc dân địa phương tên là Bugaloo. Có lẽ tôi viết tên ông không đúng, nhưng không sao. Tôi nghĩ là ông lăo đă thực t́nh thương mến tôi. Ông là một cụ già đáng kính với cḥm râu dài, trắng nuột, và không bao giờ ông để cho ai làm bất cứ chuyện ǵ cho tôi nếu có ông ở đó; ông chăm sóc tôi hết sức chu đáo, đi khắp nơi với tôi, dọn pḥng và lo buổi điểm tâm cho tôi mỗi ngày.

 Một hôm, khi tôi đang đứng trên bao lơn trụ sở của chúng tôi ở Umballa nh́n ra trước sân, tôi thấy vô số những đám đông người Ấn — tín đồ Ấn giáo, Hồi giáo, dân Af-gan, Sikim, người Gơ-ca ở Nepal, người Ra-put ở Bắc Ấn, những viên kư lục, phu quét đường, đàn ông, phụ nữ và trẻ em, họ không ngớt qua lại trên đường. Họ bước đi lặng lẽ — đang đến từ một nơi nào đó, đang đi về một nơi nào đó, hoặc đang suy nghĩ một điều ǵ, c̣n tên tuổi của họ th́ không kể xiết. Th́nh ĺnh ông lăo Bugaloo bước lên đến gần tôi rồi nắm lấy cánh tay tôi (điều mà một tôi tớ người Ấn không bao giờ làm) và lay nhẹ để tôi chú ư. Ông nói bằng tiếng Anh nghe rất lạ tai, “Cô Baba nghe này. Muôn triệu người dân ở đây. Muôn triệu người luôn luôn ở đây rất lâu trước khi người Anh quí vị đến. Cũng cùng một Đấng Thượng Đế vẫn yêu thương chúng tôi như yêu thương quí vị vậy.” Kể từ đó tôi cứ thắc mắc hoài không hiểu ông là ai, và đă tự hỏi phải chăng Chân sư tôi, Đức K.H., đă dùng ông để đập bể lớp vỏ kiểu cách h́nh thức nơi tôi. Người tớ già trông giống như và hành động giống như một vị thánh, có thể ông là một vị đệ tử cũng nên. Một lần nữa, tôi đă đối diện với cùng vấn đề mà Jessie Duncan đă nêu lên cho tôi — vấn đề t́nh bác ái của Thượng Đế. Thượng Đế đă làm ǵ cho muôn triệu con người qua các thời đại, trên toàn thế giới, trước khi Đức Christ đến? Phải chăng tất cả họ đều đă chết, không được cứu vớt và đă sa hỏa ngục? Tôi biết người ta vẫn thường nói rằng trong 3 ngày thể xác Ngài được quàng trong nhà mồ Đức Christ đă đến “giảng đạo cho các hồn ma trong hỏa ngục,” nhưng điều đó có vẻ không công bằng. Tại sao lại cho họ một cơ hội nhỏ nhoi chỉ có ba ngày, sau hàng ngàn năm đọa đày trong hỏa ngục, bởi v́ do ngẫu nhiên mà họ sống vào thời trước khi Đức Christ đến? Do đó, quí bạn có thể thấy bằng cách nào mà dần dần các nghi vấn nội tâm này đă đập mạnh vào tri thức tinh thần của tôi.

Giai đoạn kế xảy ra ở Quetta. Tôi đă quyết định đưa ra một bài giảng về hỏa ngục v́ cho rằng điều đó tuyệt đối cần thiết cho sự an ổn nội tâm tôi và v́ lợi ích cho các binh sĩ. Trong bao nhiêu năm diễn giảng tôi chưa bao giờ làm thế. Tôi đă nói quanh co và lẩn tránh vấn đề. Tôi chưa bao giờ nói dứt khoát rằng có hỏa ngục nhưng tôi tin có điều đó. Tôi không biết chắc điều ǵ về hỏa ngục cả. Điều duy nhất tôi tin chắc là tôi đă được cứu rỗi và tôi sẽ không bị bỏ vào hỏa ngục. Chắc hẳn rằng nếu có hỏa ngục th́ đặc biệt nên đề cập đến nó, bởi v́ Thượng Đế đă dùng hỏa ngục để giam giữ biết bao nhiêu kẻ bất hảo rồi. Thế là tôi nhất định t́m đọc về hỏa ngục và quyết t́m hiểu thêm về nó. Tôi đă nghiên cứu vấn đề trong một tháng, nhất là đọc các tác phẩm (mà tôi rất bất b́nh) của nhà thần học Jonathan Edwards. Quí bạn có biết một số bài giảng của ông ghê gớm đến đến mức nào không? Thật là những lời lẽ tàn nhẫn, có tính chất man rợ. Ví dụ như, có đoạn ông nói về những trẻ con chết mà không được rửa tội, nói đến chúng như là “những con rắn nhỏ” cháy khét trong lửa luyện tội. Giờ đây th́ đối với tôi điều đó có vẻ không công b́nh tí nào. Những đứa trẻ ấy có yêu cầu được sinh ra đâu; chúng chưa đủ lớn khôn để có thể biết được điều ǵ về Chúa Jesus, thế th́ tại sao chúng lại đáng bị thiêu đốt đời đời? Tôi đă đắm ḿnh trong tư tưởng về hỏa ngục và tâm trí bừng bừng với các giáo điều đến độ tôi quên rằng chưa hề có ai từ hỏa ngục trở về bảo cho chúng ta biết rằng nó có thực hay không. Chiều đó, tôi đă đứng trên bục giảng trước năm trăm binh sĩ, chuẩn bị đem các ṭa phán xét trên cơi trời ra làm cho họ sợ.

Đó là một gian pḥng rộng, có những cửa sổ dài kiểu Pháp mở ra vườn hồng, vào thời gian hoa hồng đang nở rộ. Tôi đă thuyết tŕnh một cách hùng hồn dơng dạc; tôi đă nhấn mạnh đến nhu cầu hết sức thiết yếu của các thính giả. Tôi đă bị cuốn hút vào chủ đề và tư tưởng về hỏa ngục đến mức tôi quên hết chung quanh. Nửa giờ sau, th́nh ĺnh tôi nhận thấy rằng không c̣n thính giả nữa. Họ đă lần lượt lẻn ra ngoài, qua cửa sổ. Họ đă nghe giảng và dần dần cảm thấy không thể chịu nổi nữa, nên tụ tập trong đám hoa hồng và cười nhạo tôi, một kẻ khờ dại đáng thương. Chỉ c̣n lại tôi và một nhóm nhỏ các binh sĩ ngoan đạo (mà các bạn đồng đội gọi họ một cách bất kính là “những quả đấm Kinh Thánh”). Họ là thành viên của một nhóm cầu nguyện tập thể; họ im lặng, nhẫn nại và lễ phép chờ cho tôi giảng xong. Khi tôi đă chấm dứt bằng một đoạn kết thúc yếu ớt th́ một viên trung sĩ đến gần tôi với ánh mắt thương hại và bảo, “Này, Cô, khi nào Cô c̣n nói sự thật th́ chúng tôi vẫn c̣n ngồi nghe bất cứ điều ǵ cô muốn nói, xin Cô biết cho điều đó, nhưng ngay khi Cô bắt đầu nói dối th́ phần đông chúng tôi sẽ đứng dậy bỏ đi, như chúng tôi đă làm.” Đó quả là một bài học cay đắng, nặng nề, một bài học mà hồi đó tôi vẫn chưa hiểu. Tôi vốn tin rằng Kinh Thánh đă dạy sự thật về hỏa ngục, và giờ đây th́ tất cả những tiêu chuẩn giá trị của tôi đang bị lung lay. Nếu giáo huấn về hỏa ngục đă không đúng sự thật, th́ c̣n điều nào khác sai lầm nữa không?

Ba sự cố này đă khiến cho tâm trí tôi vô cùng thắc mắc, và rốt cuộc đă làm thần kinh tôi suy sụp nặng nề. Tôi đúng là đă đi sai đường chăng? Có những điểm nào khác mà tôi c̣n phải học không? Có những quan điểm nào khác có thể đúng? Tôi biết đă có nhiều người rất tốt nhưng họ không hề nghĩ như tôi đă nghĩ, mà từ trước đến giờ tôi cứ lấy làm tiếc cho họ. Có phải Thượng Đế đúng như tôi đă h́nh dung ra Ngài? và (tôi có cái ư tưởng đáng sợ rằng) nếu Thượng Đế là đúng như tôi tưởng tượng, nếu thực sự tôi đă hiểu được Ngài cũng như những ǵ Ngài muốn th́ Ngài có thể là Thượng Đế được không — bởi v́, nếu tôi có thể hiểu được Ngài th́ chắc hẳn Ngài cũng bị giới hạn như tôi mà thôi? Thật sự đă có hỏa ngục hay không, và nếu có th́ tại sao Ngài lại đưa con người vào một nơi gớm ghiếc như thế, trong khi Ngài lại là một Đấng Thượng Đế bác ái? Nếu là tôi, tôi không thể làm như vậy. Tôi sẽ nói với mọi người rằng: “À, nếu các ngươi không thể tin nơi Ta th́ thật là quấy, bởi v́ Ta vốn đáng tin cậy, nhưng Ta không thể và sẽ không làm khác hơn, có lẽ các ngươi chưa hề nghe nói về Ta, hoặc là có lẽ các ngươi đă nghe những điều sai lạc về Ta.” Tại sao tôi lại có thể nhân từ hơn Thượng Đế? Phải chăng tôi đă biết về t́nh thương nhiều hơn Ngài đă biết, và nếu đúng như vậy th́ làm sao Ngài đă có thể là Thượng Đế được, bởi v́ trong trường hợp đó th́ tôi cao cả hơn Ngài ở vài phương diện? Tôi biết những điều tôi đang làm đây là ǵ không? Làm sao tôi có thể tiếp tục giảng dạy? Vân vân và vân vân. Quan điểm và thái độ của tôi bắt đầu tỏ ra thay đổi. Một sự xáo trộn tế nhị ở nội tâm đă phát khởi, mang lại những kết quả cơ bản và nhiều nỗi thống khổ. Tôi hết sức ưu phiền và bắt đầu khó ngủ. Tôi không thể suy nghĩ một cách rơ ràng minh bạch và cũng không dám hỏi ai về vấn đề này.

Đến năm 1906, thể chất tôi bắt đầu suy sụp. Chứng nhức đầu tôi mắc phải từ trước, nay càng gia tăng, làm tôi hoàn toàn suy nhược. Có ba nguyên do gây nên t́nh trạng đó. Một là, tôi đă gánh vác quá nhiều trách nhiệm so với tuổi, và hai là tôi đang trải qua một cơn nội tâm xáo trộn nặng nề. Khi có tai biến và khó khăn xảy ra trong công việc th́ tâm trí tôi cứ măi trách cứ ḿnh. Tôi vẫn c̣n phải học bài học rằng người ta chỉ thật sự thất bại khi bị đánh ngă mà sau đó không thể đứng dậy tiếp tục đi tới măi. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với tôi là cấu trúc nội tâm của cuộc sống tôi dường như đang bắt đầu tan vỡ. Tôi đă đặt trọn cuộc đời tôi vào câu nói của Thánh Paul: “Tôi biết Đấng mà tôi đă tin, và tôi tin phục rằng Ngài có thể giữ ǵn những ǵ tôi đă phó thác nơi Ngài cho đến ngày đó.” Nhưng tôi không c̣n tin chắc rằng có ngày phán xét hay không; tôi không biết chắc những ǵ tôi đă phó thác nơi Đức Christ; tôi lại đang thắc mắc tất cả những sự kiện mà tôi đă tin phục. Điều duy nhất tôi không bao giờ nghi ngờ và biết chắc măi măi đó là sự kiện thực tế về chính Đức Christ. Quả thực tôi biết Đấng mà tôi đă tin. Sự kiện đó đă được trắc nghiệm đúng; nó không chỉ c̣n là đức tin mà là sự hiểu biết. Đức Christ vẫn hằng sống, Ngài là “Chân sư của tất cả các Chân sư và là Thầy của các Thiên thần cũng như loài người”.

Tuy nhiên, ngoài sự kiện bất biến duy nhất này ra th́ toàn bộ cơ cấu nội tâm tôi cũng như thái độ của tôi đối với khoa thần học cũ kỹ của các bạn đồng sự đă bị lay chuyển tận gốc rễ. Sự lay chuyển đó cứ tiếp tục cho đến năm 1915. Rủi thay cho tôi, lư do thứ ba đưa đến sự suy sụp thể chất là, lần đầu tiên, tôi đă yêu một chàng binh nh́ trong quân đoàn Hussar. Đă nhiều lần tôi cứ tưởng rằng ḿnh yêu. Tôi c̣n nhớ rơ một vị thiếu tá trong quân đoàn nọ (nay là một vị tướng nổi tiếng) đă muốn kết hôn với tôi. Thời gian đó thật buồn cười. Trong khi ở một căn cứ trên đất Ấn, tôi mắc bệnh sởi và phải điều trị nội trú ở một bệnh viện địa phương do các bác sĩ Anh điều hành. Chẩn đoán tôi bị sởi, họ cho tôi ở nhà cách ly trong khu vực bệnh viện, c̣n người giúp việc cho tôi th́ ban đêm ngủ bên kia cửa. Tôi chưa từng có một người giám hộ nào tốt hơn. Ba vị bác sĩ và ông tá nọ thường đến với tôi buổi tối, và cho đến nay tôi vẫn có thể h́nh dung chúng tôi ngồi quanh chiếc bàn với ngọn đèn dầu, v́ lúc đó vào mùa đông. Bác sĩ X gác chân lên bệ ḷ sưởi, đọc báo, bác sĩ kia th́ chơi cờ với vị thiếu tá, c̣n tôi th́ đang thời kỳ lên sởi, ngồi chăm chỉ khâu vá. Rốt cuộc vị thiếu tá đă về tay một cô giáo không được đẹp lắm, c̣n một vị bác sĩ th́ để ḷng yêu tôi một cách vô vọng trong nhiều năm. Thậm chí ông đă đeo đuổi tôi từ Ấn Độ đến tận nhà tôi ở Scotland, làm cho tôi phải ngỡ ngàng, bối rối, và gia đ́nh tôi đă ngạc nhiên không hiểu tại sao ông ta lại có thể si t́nh đến thế. Cũng có những người khác để ư đến tôi, nhưng tôi chưa lần nào quan tâm măi đến khi tôi gặp Walter Evans.

Anh ấy rất đẹp trai, thông minh, có giáo dục cao và đă hoán cải rất tốt qua các cuộc lễ của tôi. Nếu tôi không làm công việc bấy giờ tôi đang làm th́ chắc hẳn đă không có ǵ khó khăn, chỉ trừ vấn đề tài chiùnh mà thôi. Tuy nhiên, cái khó mà tôi phải giải quyết là các cô đang làm việc trong Trại Binh sĩ Sandes đều thực sự có những quan hệ họ hàng quí tộc, cho nên hoàn toàn không có vấn đề khả dĩ họ kết hôn với binh sĩ. Hệ thống giai cấp được minh định ở Anh đă làm cho t́nh trạng khó khăn thêm. Họ không được, không thể và thường không nên yêu thương một người lính nào. Cho nên, không những tôi phải đối phó với vấn đề của riêng cá nhân ḿnh, bởi v́ Walter Evans không có địa vị xă hội như tôi, mà tôi c̣n làm giảm giá trị công việc, tạo nên những khó khăn hầu như không thể vượt qua, cho các bạn đồng sự. Tôi hết sức buồn rầu. Tôi cảm thấy ḿnh đă phản bội. Trái tim tôi lôi kéo tôi đi theo một chiều hướng, c̣n đầu óc tôi cứ khăng khăng bảo “không”; tôi phát bệnh nặng đến độ không thể suy nghĩ được điều ǵ rơ ràng.

Tôi thật sự không thích phải nói về đoạn đời này, và không muốn bới lên đống tro tàn của mấy năm kế đó. Tôi đă được huấn luyện trong tinh thần tự trọng kín đáo, và công việc của tôi trong các Trại Binh sĩ Sandes đă dạy tôi không nên nói về ḿnh. Trong bất cứ trường hợp nào tôi cũng không muốn bàn luận về chính ḿnh, đặc biệt là những sự việc trong đời tôi có liên hệ đến Walter Evans. Trong hai mươi năm qua, tôi đă bỏ ra biết bao nhiều th́ giờ để lắng nghe những người bị ưu phiền, thử thách, giăi bày tâm sự của họ. Tôi đă ngồi ngạc nhiên sững sờ trước những chi tiết hết sức riêng tư mà họ mang kể cho tôi với vẻ rất thích thú. Tôi chưa bao giờ hiểu được tại sao người ta lại có thói quen giải khuây bằng cách kể chuyện đời tư — đó là cái khó của tôi khi viết tự truyện này.

Một đêm nóng nực ở Lucknow, tôi không ngủ được. Tôi đi tới đi lui trong pḥng và cảm thấy ḿnh hoàn toàn bị bỏ rơi, khốn khổ. Tôi bước ra chiếc bao lơn rộng phủ đầy hoa giấy nhưng không thấy ǵ khác hơn bầy muỗi. Tôi trở lại pḥng và dừng lại phút giây bên bàn trang điểm. Bỗng nhiên, một luồng ánh sáng chói rạng chiếu vào pḥng tôi và vang lên tiếng nói của vị Chân sư mà Ngài đă đến với tôi lúc tôi mười lăm tuổi. Lần này tôi không thấy Ngài, nhưng tôi đứng ở giữa pḥng và nghe những lời Ngài nói. Ngài bảo tôi chớ nên ưu phiền một cách không đáng như vậy, từ trước đến giờ tôi vẫn được trông nom, và tôi đang làm những ǵ mà Ngài muốn tôi làm. Ngài bảo rằng nhiều việc đă được sắp xếp, rằng công việc của kiếp này mà Ngài đă vạch ra cho tôi trước đây sẽ bắt đầu thực hiện, nhưng theo một phương cách mà tôi chưa nhận ra. Ngài không hề đưa ra giải pháp cho bất cứ vấn đề nào riêng tư của tôi và không bảo tôi làm điều ǵ. Các Chân sư không bao giờ làm như vậy cả. Các Ngài không bao giờ bảo một đệ tử làm điều ǵ, hoặc đi đến đâu, hay là cách giải quyết một t́nh huống, mặc dù những người sùng tín, tốt bụng và đầy hảo ư đă nói biết bao nhiêu điều vô lư về vấn đề này. Chân sư là một nhà quản trị rất bận rộn và công việc của Ngài là lo cho cả thế gian. Ngài không bao giờ đi nơi này nơi nọ để nói những lời dịu ngọt thông thường với những người hoàn toàn tầm thường không có sức ảnh hưởng nào đáng kể và năng lực phụng sự của họ chưa phát triển. Tôi nêu lên điều này, bởi v́ đó là một trong những điều cần được sửa sai v́ đă làm cho nhiều người rất tốt phải bị lầm lạc. Chúng ta học trở thành Chân sư bằng cách giải quyết thấu đáo những vấn đề khó khăn của chính ḿnh, bằng cách nâng nhẹ phần nào các gánh nặng của nhân loại, và bằng cách tự quên ḿnh. Đêm đó, Chân sư không hề an ủi tôi, Ngài không nói lời nào khen ngợi hay những câu khuyên bảo thông thường. Ngài đă thực sự bảo rằng công việc phải tiến hành. Đừng quên điều đó. Hăy chuẩn bị sẵn sàng để làm việc. Chớ để bị lừa gạt bởi các điều kiện ngoại cảnh.

Nói cho đúng ra, Walter Evans đă xử sự hết sức tốt. Anh ấy đă đánh giá được vấn đề và cố gắng tối đa để giữ ḿnh ở hậu trường cũng như tạo điều kiện càng dễ dàng cho tôi càng tốt. Đến mùa nóng, tôi lên Ranikhet với cô Schofield, và ở đó đă kết thúc trọn cả vấn đề giữa tôi và Walter Evans. Đó là một mùa hè nóng bức. Chúng tôi đă mở khu trại mới, c̣n tôi th́ không khỏe chút nào. Walter Evans lên đó theo đơn vị là một quân đoàn kỵ binh; anh ấy cùng vài người lính khác đă dạy tôi cỡi ngựa giỏi hơn trước. Cô Schofield đă thấy biết mọi sự. Cô và tôi rất thân nhau, và tôi rất may đă có cô là bạn vào lúc đó. Cố ấy rất hiểu tôi và tin tưởng tôi hoàn toàn. Một ngày nọ cuối hè, khi những đợt gió mùa đă qua đi, cô bảo tôi rằng Trại sẽ đóng cửa trong một tuần nữa, cô sẽ để tôi ở lại một ḿnh, dù thực sự cô biết có Walter Evans tại nơi này, và tôi hầu như một ḿnh ở nhà sở. Ngày cuối trước khi tôi định rời Ranikhet, tôi đă gởi thư mời Walter Evans đến và nói với anh ấy rằng trọn cả cuộc t́nh của chúng tôi là không thể được, tôi sẽ không bao giờ gặp lại anh ấy nữa, và như vậy là vĩnh biệt. Anh đă chấp nhận quyết định của tôi, và tôi trở xuống miền b́nh nguyên.

Khi đến đó, tôi đă hoàn toàn suy kiệt. Tôi đă kiệt lực do làm việc quá sức, do thường xuyên bị nhức đầu kinh khủng, và do kết thúc đau khổ của chuyện t́nh. Tôi không có khả năng tự chủ. Tôi chưa bao giờ có khả năng này, mặc dù chính cái ư thức hài hước thực sự đă nhiều lần cứu tôi. Luôn luôn tôi đă trải qua những đoạn đời và những trường hợp hết sức khó khăn, với cuộc sống nội tâm cực kỳ căng thẳng. Tôi đă có cảm nghĩ rằng trong một tiền kiếp tôi đă thất bại nặng nề, không phục vụ được các Chân sư. Tôi không nhớ lại tôi đă làm ǵ, nhưng luôn luôn tôi có cảm nhận sâu xa rằng kiếp sống này nhất định tôi không được bỏ bê phận sự đối với Ngài, nhất định tôi phải làm việc tốt. Trong quá khứ tôi đă thất bại như thế nào điều đó không quan trọng, nhưng ngày nay tôi không được thất bại.

Luôn luôn tôi thấy bất b́nh đối với những điều vô lư mà nhiều người đă nói về “việc nhớ lại kiếp trước của họ.” Tôi hết sức nghi ngờ sự hồi ức này. Tôi tin rằng nhiều cuốn sách đă được xuất bản đưa ra chi tiết về tiền kiếp của các nhân vật huyền môn lỗi lạc, đă là bằng chứng của một sự tưởng tượng táo bạo, không có thực và làm lầm lạc công chúng. Niềm tin này có cơ sở, bởi v́ trong khi làm việc, tôi đă thực sự đă gặp hàng chục những vị Mary Magdalenes và Julius Caesars, và những nhân vật quan trọng khác, họ đă thú nhận với tôi một cách đáng kinh ngạc làm sao, rằng trước đây họ là ai; vậy mà trong kiếp sống này họ lại rất tầm thường và không có ǵ đặc sắc cả. Các danh nhân này đă thụt lùi một cách đáng buồn kể từ đó đến nay, khiến tôi đă phải tự hỏi thế nào là tiến hóa. Tôi cũng không tin rằng trong chu kỳ kinh nghiệm lâu dài của linh hồn, Chân nhân lại nhớ hay bận tâm đến h́nh thể nào mà ḿnh đă khoác, hoặc ḿnh đă làm ǵ cách đây hai ngàn, tám ngàn, hay một trăm năm trước; giống như phàm nhân tôi ngày nay không chút ǵ nhớ đến hay quan tâm đến điều nó đă làm vào 3 giờ 45 phút chiều ngày 17/11/1903. Có lẽ, đối với linh hồn th́ một kiếp sống không quan trọng hơn tầm quan trọng của 15 phút sống vào năm 1903 đối với tôi. Chắc hẳn đôi khi có những kiếp sống nổi rơ trong kư ức của linh hồn, cũng như trong kiếp sống này có những ngày chúng ta không thể quên, nhưng cũng thỉnh thoảng thôi.

Tôi biết rằng t́nh trạng của tôi hiện nay là kết quả của kinh nghiệm sống và các bài học đắng cay trong rất nhiều kiếp đă qua. Tôi chắc rằng, nếu muốn phí th́ giờ, linh hồn có thể gợi lại các tiền kiếp của ḿnh, bởi v́ linh hồn là toàn tri; nhưng gợi lại như thế để làm ǵ? Có lẽ đó chỉ là một dạng khác của tính vị ngă mà thôi. Có lẽ đó là những chuyện đáng tiếc. Nếu ngày nay tôi đă khôn ngoan đượïc ít nhiều, và nếu có ai trong chúng ta cố tránh những lầm lỗi nặng nề hơn trong đời, đó là v́ chúng ta đă học được qua các kinh nghiệm chua cay nhất, rằng không nên làm những chuyện đó. Theo quan điểm tinh thần hiện tại của chúng ta th́ có lẽ quá khứ của chúng ta có những điều hoàn toàn đáng chê trách. Trong quá khứ chúng ta đă giết người; chúng ta đă trộm cắp; chúng ta đă vu nhục người khác và đă sống ích kỷ; chúng ta đă tham dục; chúng ta đă lừa đảo và đă thiếu trung thành. Nhưng chúng ta đă trả giá cho hành động của ḿnh, bởi v́ đại luật mà Thánh Paul phát biểu “Con người gieo điều ǵ th́ gặt điều đó” vẫn tác động, và tác động măi măi. Cho nên, ngày nay chúng ta không làm những điều đó v́ chúng ta không thích cái giá chúng ta đă trả — và đă trả rồi. Có những kẻ dại dột bỏ ra quá nhiều th́ giờ trong nỗ lực nhớ lại tiền kiếp của họ; tôi nghĩ rằng đă đến lúc họ thức tỉnh trước sự thực rằng ngay khi họ thấy được hồi ấy thực sự họ như thế nào th́ có lẽ họ sẽ giữ im lặng măi măi. Tôi biết rằng dù tiền kiếp tôi là ai và tôi đă làm những ǵ, th́ tôi cũng đă thất bại. Những chi tiết không hiện rơ, nhưng trong đời tôi đă có sẵn một nỗi lo sợ thất bại thật sâu xa. Do đó, tôi mắc phải mặc cảm tự ti rơ rệt, nhưng tôi cố gắng che giấu v́ công việc.

Thế là, với quyết tâm mạnh mẽ, với cảm tính anh hùng ở nội tâm, tôi tự nguyện sống cuộc đời đơn lẻ và cố gắng tiếp tục công việc.

Tuy nhiên, những hảo ư của tôi không đủ giúp tôi tiếp tục. Tôi bệnh nặng quá. Cho nên, cô Schofield đă quyết định đưa tôi trở lại Ireland để xem coi cô Elise Sandes định như thế nào. Tôi quá đau yếu nên không phản đối và đă đến mức không c̣n bận tâm đến việc sống hay chết. Tôi đă đóng cửa Trại Binh sĩ ở Ranikhet, và theo tôi biết th́ sổ sách rất rành mạch. Tôi đă cố gắng tổ chức các cuộc hội giảng Kinh Thánh cho đến cùng, nhưng tôi có ư nghĩ rằng tôi đă mất hết nghị lực. Những ǵ tôi c̣n nhớ là ḷng hết sức tử tế của một vị Đại tá tên Leslie, ông đă trông nom việc chuyển tôi từ Ranikhet xuống miền b́nh nguyên. Tôi đă phải đi bằng xe ngựa; tôi đă phải được một người cơng đi ngang qua ḍng suối chảy xiết; tôi đă phải đi trên một chiếc xe kéo trong nhiều dặm, lại phải đi xe ngựa khác cho đến nơi tôi có thể lên xe lửa đến Delhi. Hồi đó chưa có tên New Delhi. Ông đă sắp đặt mọi sự

— nào là nệm gối, các tiện nghi thực phẩm và mọi thứ tôi có thể cần. Người thợ may của tôi đă quyết định đi với tôi, tự trả chi phí cho ḿnh đến Bombay, chỉ v́ lo lắng cho tôi. Ông đă cùng người giúp việc chăm sóc cho tôi và tôi không bao giờ quên được ḷng tế nhị và ân cần của họ.

Khi tôi đến Delhi, ông trưởng ga nói với tôi rằng vị Tổng Giám đốc đă gởi một chiếc xe ngựa riêng từ Bombay đến đón tôi. Làm sao ông hay tôi bệnh, tôi cũng không biết nữa, nhưng ông là một trong năm người đàn ông mà tôi đă nói đến trong chuyến đi đầu tiên. Tôi chưa bao giờ cám ơn ông, nhưng ḷng tôi rất biết ơn.

Trong chuyến đi từ Ấn Độ đến Ireland tôi chỉ nhớ có hai việc. Việc thứ nhất là khi tôi đến Bombay, tại khách sạn. Tôi nhớ là đă lên thẳng pḥng, nằm ngay vào giường, quá mệt nhọc đến đỗi tôi không kịp soạn đồ đạc hay tắm rửa. Rồi tôi tỉnh dậy mười bảy giờ sau, thấy khuôn mặt của cô Schofield ở một bên giường, c̣n bên kia là bác sĩ. Tôi đă ngủ mê man như thế một hay hai lần trong đời khi tôi quá suy kiệt. Việc thứ nh́ tôi nhớ là đă được đưa lên tàu P-O, nơi đó, vừa tuyệt vọng vừa xấu hổ, hoàn toàn kiệt lực và suy nhược tâm thần, tôi bắt đầu khóc. Tôi khóc suốt đoạn đường từ Bombay đến Ái Nhĩ Lan. Tôi khóc trên thuyền; tôi khóc lúc ăn; tôi khóc trên boong; tôi lên bến Marseilles với những giọt lệ trên mặt. Tôi khóc trên tàu hỏa đến Paris; tôi khóc ở khách sạn; tôi khóc trên tàu hỏa đến Calais và trên thuyền đến xứ Anh. Tôi cứ măi khóc một cách tuyệt vọng, không thể ngưng dù cố gắng hết sức. Tôi chỉ nhớ hai lần, lúc đó tôi cười thực sự. Chúng tôi đă ghé lại Avignon để dùng bữa tại một khách sạn. Một người hầu bàn bước đến với vẻ mặt âu lo. Vừa nh́n thấy tôi, anh ta liền đánh rơi ba chục đĩa trên tay xuống đất từ chiếc một. Tôi nghĩ rằng sự thật v́ tôi cứ ngồi đó khóc măi, khóc hoài. Một chuyện khác làm tôi cười đă xảy ra trên một ga 94 nhỏ ở Pháp, khi xe lửa dừng lại trong mười phút. Một bà ở toa tôi xuống xe đến nhà vệ sinh nữ. Hồi đó xe lửa không được thoải mái như hiện nay và thiếu các thứ tiện nghi. Chúng tôi gọi nhà vệ sinh nữ bằng cái tên dễ nghe hơn là W.C. Bà ấy trở lên xe lửa ôm bụng cười rũ rượi, và sau khi đă lấy lại hơi mới bảo tôi, “Cô cũng biết đấy, tôi đă đến nhà vệ sinh Wesleyan. Ở đó ghê lắm, nhưng có bao giờ Wesleyan mà sạch được đâu. Tuy nhiên điều làm tôi tức cười là một anh khuân vác người Pháp rất ngộ đang đứng bồn chồn ngoài cửa để đưa cho tôi những bản thánh ca.” Trong giây phút tôi ngưng khóc và cười đến nôn ruột, khiến cho cô Schofield tưởng rằng tôi đang mắc chứng loạn cảm (Hyteria).

Cuối cùng chúng tôi đă đến Ireland để gặp cô Sandes yêu mến. Tôi cảm thấy nhẹ nhơm và cứ tưởng như mọi điều phiền muộn đă qua đi. Ít ra, cô cũng hiểu được t́nh h́nh và hẳn là sẽ đánh giá cao những ǵ tôi đă làm. Nhưng ngạc nhiên làm sao, tôi thấy rằng cô xem tất cả những hy sinh can đảm của tôi là một hành động hoàn toàn không cần thiết. Có lẽ cô nói đúng khi cô giải thích cho tôi hiểu ḿnh là một đứa bé đang bối rối nên t́m cách lẩn trốn trong các bi kịch. Dĩ nhiên là cô hết sức thất vọng về tôi. Tôi đă làm một điều mà các nữ nhân viên khác chưa bao giờ làm. Cô đă hy vọng rằng tôi sẽ giúp công việc cho cô trong nhiều năm tới, và thậm chí cô đă chuẩn bị cho tôi một chân thành viên trong ban quản trị, mặc dù tôi c̣n trẻ. Cô cảm thấy rằng tôi có thể tiếp tục công việc, bởi v́ như cô đă nói, cô thích ư thức hài hước của tôi, cô nhận thấy tôi có bản chất thống nhất và đặc tính cô gọi là “sự thăng bằng tinh thần,” cũng như cô biết tôi chủ yếu là thành thật. Mà đúng vậy, có lần nọ khi đi dạo trên một con đường quê ở Ireland, cô đă nói với tôi rằng lắm khi, tính thành thật của tôi đă làm tôi gặp phải khó khăn, bởi vậy tốt hơn tôi nên biết rằng không phải bao giờ cũng cần phải mạnh dạn nói ra sự thật. Đôi khi im lặng lại là hữu ích.

Thế nên, theo cái nh́n của tôi hồi đó th́ tôi đă làm cho toàn cả công việc bị phương hại, luôn cả cô Sandes. Bấy giờ tôi không c̣n khóc nữa và an tâm ở với cô. Tôi c̣n nhớ rơ chiếc pḥng khách trong gian nhà trọ ở một thị trấn duyên hải gần Dublin, nơi cô gặp Theo Schofield và tôi. Cô đă nghe chuyện của Theo và Theo đă thương tôi như thế nào. Cô cũng đă nghe chuyện của tôi — câu chuyện của một vị thánh tử đạo trong cơn bối rối; ít nhất hồi ấy tôi cũng cho ḿnh là như vậy. Tối đó cô đă đưa tôi đi ngủ và bảo rằng sáng hôm sau sẽ trở lại gặp tôi. Sau khi điểm tâm, cô nói rằng nếu tôi muốn kết hôn, th́ cô không thấy thực sự có lư do ǵ lại không nên, miễn sao toàn bộ vấn đề được phán đoán và giải quyết đúng đắn. T́nh huống này cần “hành động khéo léo” như đă có nói trong Chí Tôn Ca, một bản kinh xưa của Ấn Độ. Cô đă an ủi, yêu thương và khuyên tôi đừng lo lắng. Tôi v́ quá mệt mỏi nên đă không mấy quan tâm đến bất cứ chuyện ǵ, và chắc hẳn v́ quá mệt mỏi nên không hiểu thế nào là hành động cho khéo léo. Tôi đă sững sờ mà nhận thấy rằng tinh thần hy sinh tuyệt diệu và anh hùng của tôi v́ công việc, lại bị xem là hoàn toàn không cần thiết. Tôi thấy thất vọng, tinh thần suy sụp nặng nề. Suốt ngày đó tôi lâm vào cơn khủng hoảng; tôi thấy ḿnh thật sự là ngu ngốc và dại dột. Rồi để cho hai cô bàn thảo lo liệu, tôi bước ra ngoài, đi trong đêm lạnh lẽo. Tôi đă quá chán ngán, quá buồn nản, tâm hồn hết sức đau khổ, đến đỗi tôi chỉ nhớ là sau đó được một người cảnh sát đỡ dậy. Ông ta giúp tôi đứng lên, lay gọi tôi tỉnh lại, và nh́n tôi với ánh mắt nghi ngờ, ông bảo: “Đừng có đi quanh đây và té xỉu như vậy. Đă chín giờ đêm rồi, và cũng may là cô gặp tôi. Bây giờ cô hăy về nhà đi.” Tôi lần ṃ trở về, lạnh giá và ướt sũng v́ mưa và bụi nước của sóng biển xô vào cầu tàu, nơi mà dường như tôi nằm bất tỉnh một lúc. Tôi khóc lóc, kể lể mọi chuyện cho các cô Elise và Theo nghe, và được âu yếm ủ ấm đưa vào giường. Có lẽ tôi đă có được phần nào ư thức cân đối cũng như hiểu được các sự việc trong đời có tính cách bi kịch đến đâu đối với giới trẻ, và bản tính tự nhiên của họ là chú ư thái quá vào các sự việc đó như thế nào.

Ngày hôm sau, tôi đến với cô Margaret Maxwell yêu quư của tôi ở Edinburgh. Ở đó, vấn đề của tôi lại càng thêm rắc rối, không chỉ v́ cô quá lo lắng cho tôi mà v́ một anh chàng vui tính, có duyên đă theo tôi từ Ấn Độ đến và yêu cầu kết hôn với tôi. Đă thế, lại thêm một chuyện rắc rối khác. Sáng hôm sau, tôi nhận được bức thư của một viên sĩ quan, nói rằng anh ta đang có mặt ở London và yêu cầu kết hôn với tôi ngay. Bấy giờ, với người cô và hai người cộng sự đang lo lắng, tôi c̣n có ba người đàn ông đang đeo đuổi. Về Walter Evans th́ tôi có thể nói, và đă tŕnh bày rơ vấn đề với cô. Nhưng tôi không dám nói ǵ đến hai người kia, bởi v́ cô vốn có thái độ bảo thủ nên có lẽ cô sẽ cảm thấy rằng nếu tôi đă khuyến khích cả ba người này yêu tôi cùng một lúc, th́ chắc là tôi đă làm điều ǵ đó hết sức quấy — mà thực ra tôi đă làm ǵ đâu. Nói cho công bằng với ḿnh, tôi không bao giờ đùa với t́nh yêu cả.

Tôi chỉ ở Edinburgh có một tuần trước khi đi London, bởi v́ trước khi tôi rời Ấn Độ th́ chuyến đi trở lại Bombay của tôi đă được đăng kư xong rồi. Vấn đề bây giờ là tôi có thể đến với ai để nhận được lời khuyên bảo? Rất dễ dàng. Tôi đă đến Sở Phước Thiện ở Edinburgh để gặp Bà Chủ trưởng nữ phước thiện của Giáo hội Scotland. Bà là em gái của Ngài William Maxwell ở lâu đài Cardoness, tức là em chồng của người cô mà tôi đang ghé thăm. Đối với tôi bà bao giờ cũng là “Cô Alice”, và tôi đă quư mến cô v́ cô không hề hẹp ḥi hay tầm thường. Tôi c̣n nhớ cô dáng người cao và thẳng thớm trong bộ đồng phục phước thiện màu nâu, đứng dậy đón tôi trong gian pḥng khách xinh xắn của cô. Đồng phục của cô may bằng lụa nâu dày và cô thường dùng cổ và tay áo thêu mà tôi làm cho cô. Tôi vốn là người thêu đan rất giỏi. Tôi đă học làm hàng thêu Ireland rất đẹp, hồi tôi c̣n là thiếu nữ. Trong nhiều năm, tôi đă thêu cổ và tay áo cho cô để tỏ ḷng biết ơn cô đă luôn luôn thông cảm với tôi. Cô không hề lập gia đ́nh, nhưng cô hiểu đời và thương mến mọi người. Tôi đă kể cho cô nghe về Walter Evans, về ông thiếu tá nọ ở London và anh chàng nhà giàu dại dột đă theo tôi đến tận nhà mà thậm chí c̣n đang đứng ở bên ngoài nhà cô nữa. Tôi nhớ cô đă đến bên cửa sổ, sau bức rèm nh́n ra anh ta và bật cười. Chúng tôi tṛ chuyện trong hai giờ và cô bảo tôi cứ để chuyện đó cho cô lo, cô sẽ suy nghĩ kỹ và cầu nguyện để biết tôi nên làm ǵ. Cô bảo cô sẽ làm những ǵ có thể làm theo lẽ phải, để giải quyết các khó khăn của tôi, bởi v́ tôi quá đau yếu nên không c̣n đủ lương tri và sức phán đoán nữa. Với cách xử trí khéo léo của cô, tôi thấy nhẹ nhơm và cảm thấy khỏe khoắn hơn, khi trở về nhà cô tôi. Vài hôm sau, tôi đi London xuống thuyền trở lại Ấn Độ, có cô Gertrude Davies-Colley đi theo để ở bên cạnh tôi, săn sóc tôi, bởi v́ rơ ràng là tôi quá đau yếu không thể đi một ḿnh.

Thế là tôi trở lại làm công việc, không biết rồi đây đời tôi sẽ ra sao; tôi quyết định sống từng ngày một chứ không nh́n về tương lai xa xôi. Tin tưởng vào Chúa và các thân hữu, tôi chỉ c̣n cách chờ đợi mà thôi.

Trong khi đó th́ “Cô Alice” liên lạc với Walter Evans. Gần măn hạn phục vụ trong quân đội, anh đă đăng kư rời Ấn Độ. Cô lo mọi chi phí cho anh đi Hoa Kỳ, dự một khóa thần học ở đó để trở thành một giáo sĩ của giáo hội Mỹ, tương đương với giáo hội Anh. Cô làm thế để cho anh ấy có một địa vị xă hội, cô làm trọn cả việc này một cách hoàn toàn cởi mở, báo cho tôi biết từng bước cô đă thực hiện cũng như cho cô Sandes biết những ǵ đang tiến hành. Tuy nhiên, người ta giữ kín công việc tôi làm trong quân đội, và rốt cuộc khi tôi rời Ấn Độä để kết hôn th́ mọi người mới biết rằng tôi thành hôn với một giáo sĩ.

Tôi đă trở lại Umballa tiếp tục công việc suốt mùa đông năm ấy rồi hè sang tôi lên điều hành Trại Binh sĩ ở Chakrata. Sức khỏe tôi ngày càng thêm tồi tệ, c̣n chứng nhức đầu th́ tái phát thường hơn. Công việc rất nặng nhọc, và khi nhớ lại tôi rất biết ơn ḷng tốt và tử tế của hai người mà có lẽ tôi không c̣n sống đến ngày nay nếu không có họ. Một vị là Đại tá Leslie, con gái ông là bạn bè đồng trang lứa với tôi. Tôi đến nhà ông rất thường, và ông đă chăm nom tôi một cách thật tốt đẹp. Vị kia là Đại tá Swan, ông là Sĩ quan Quân lương ở quận đó và là bác sĩ điều trị cho tôi. Ông đă làm hết sức ḿnh, đôi khi ngồi hàng giờ để chăm sóc cho tôi. Tuy nhiên, tôi đă quá đau yếu đến đỗi cuối cùng hai ông tự quyết định mọi việc, đánh điện cho gia đ́nh tôi và cô Sandes biết rằng họ sẽ gởi tôi trở về Anh trên chuyến tàu sắp tới.

Khi trở về London, tôi đến gặp Ngài Alfred Schofield, anh của cô Theo Schofield, bấy giờ là một trong những bác sĩ thần kinh tài giỏi của London. Tôi nhờ ông điều trị. Ông là một người thông minh và rất hiểu tôi. Tôi đến ông với nỗi lo sợ về bệnh nhức đầu. Tôi cứ nghĩ rằng tôi có một cái bướu trong năo, hoặc sắp sửa điên hay là mắc một chứng ǵ tương tự, và v́ thể chất quá đau yếu nên không thể chống lại các nỗi sợ hăi vô lư đó một cách hiệu quả. Sau khi nói chuyện với tôi một lát, ông đứng lên đến kệ sách lấy ra một pho sách lớn, dày cộm. Rồi ông mở sách ra chỉ vào một đoạn và bảo, “Này cô em, hăy đọc bốn, năm ḍng này và dẹp bỏ nỗi lo sợ của cô đi.” Tôi đọc thấy rằng chứng thiên đầu thống không hề gây tử vong; nó không gây hậu quả ǵ cho trí năng của bệnh nhân và người bị bệnh thường có năng lực năo bộ tốt và trí tuệ thăng bằng. Ông đă khôn ngoan thấu được những nỗi lo sợ thầm kín của tôi, và tôi nói ra đây v́ lợi ích của các bệnh nhân khác. Rồi ông cho tôi nằm dưỡng bệnh trong sáu tháng, và bảo tôi hăy may vá, thêu đan trong thời gian đó. Thế nên, tôi đến với cô Margaret tôi ở Castramont, trở lại ở căn pḥng cũ mà tôi đă dùng biết bao năm, và bắt đầu may một bộ quần áo cho em tôi. Tôi vốn giỏi thêu đan, như quí bạn đă biết. Mỗi ngày tôi thức dậy và đi dạo trên đồng nội, và mỗi tuần qua tôi một khá hơn. Cứ vài ba ngày tôi lại nhận được một lá thư của Walter Evans; kể từ khi anh ấy sang Mỹ, tôi vẫn nhận được tin của anh đều đặn.

CHƯƠNG III
Tôi thấy khó viết về những năm kế tiếp, cũng như cách nào để tŕnh bày giai đoạn kế của cuộc đời tôi. Khi nhớ lại, tôi nhận thấy rằng ư thức hài hước nơi tôi đă tạm thời mất đi, và khi việc đó xảy đến cho một người thường có thể cười đùa với mọi trường hợp trong đời, th́ hẳn là kinh khủng. Khi nói “hài hước” tôi không nghĩ đó là tính ưa bông đùa, mà là khả năng một người có thể tự cười bản thân và các trường hợp, sự kiện trong đời, nh́n ngắm chúng trong tương quan với hoàn cảnh và sở năng của ḿnh. Tôi nghĩ ḿnh không thực sự có tính khôi hài; ngay cả những “truyện cười” trong các tờ báo Chúa nhật tôi cũng không hiểu và tôi không bao giờ nhớ được một tṛ đùa nào; nhưng tôi lại có ư thức hài hước, và thấy không chút khó khăn mà làm cho một nhóm khán, thính giả đông đảo hay ít người phải cười ồ lên. Tôi cũng luôn luôn có thể tự trào. Tuy nhiên, trong đoạn đời kế tiếp mấy năm sau, tôi không thấy có ǵ vui, nên tôi không thể viết về thời gian này mà tránh khỏi tính cách nhàm chán hay h́nh ảnh đáng thương của một người đàn bà khốn khổ bởi v́ lúc đó tôi thật khốn khổ. Vậy, tôi cứ viết, cứ kể lại những nỗi đau buồn của tôi, theo cách nào hay nhất, chỉ xin quí bạn chịu khó đọc. Đó đúng là một khoảng thời gian trầm lắng, nằm giữa hai mươi tám năm hạnh phúc trước, và hai mươi tám năm hạnh phúc sau — những năm hạnh phúc hiện đang c̣n tiếp diễn.

Từ 1907 về trước, tôi cũng có những khó khăn ưu phiền nhưng chỉ hời hợt bên ngoài. Tôi đă làm công việc tôi yêu thích và đă thành công. Theo chỗ tôi hiểu th́ tôi đă sống giữa những người thương mến, khen ngợi tôi và tôi không có ǵ xích mích với các bạn đồng sự. Về mặt tài chiùnh tôi không hề thiếu thốn bất cứ điều ǵ. Tôi có thể đi đến nơi nào tôi thích trên đất Ấn và có thể về Anh khi nào tôi muốn, không một chút đắn đo. Thật ra, tôi không phải đối phó với nỗi khó khăn nào của riêng tôi.

Tuy nhiên, giờ đây tôi bước vào một chu kỳ bảy năm, trong đó không có ǵ khác hơn là sự đau khổ, nó ảnh hưởng đến trọn cả bản tính của tôi. Tôi bước vào một đoạn đời mà tâm trí hết sức ưu phiền. Tôi đă lâm vào những t́nh huống khiến tôi phải có những phản ứng xúc cảm cùng cực, c̣n đời sống thể chất th́ trở nên hết sức khó khăn. Tôi tin rằng những đoạn đời như thế này cần phải có trong cuộc sống của tất cả những người đệ tử tích cực. Thật là khó ḷng chịu nổi; tuy nhiên, tôi tin chắc rằng khi bước vào đó với đầy đủ quyết tâm và tri thức của linh hồn th́ chúng ta tất sẽ có sức mạnh thắng phục hoàn cảnh. Bấy giờ, (trong trường hợp của tôi cũng như tất cả những người cố gắng phụng sự tinh thần) luôn luôn kết quả sẽ là một năng lực lớn lao hơn để đáp ứng nhu cầu nhân loại, để làm “một bàn tay mạnh mẽ trong bóng tối” nâng đỡ những người bạn hành hương. Tôi đă kề cận, trợ giúp một đứa con gái tôi khi nó trải qua một kinh nghiệm hết sức đau buồn; tôi đă trông nom nó — nhờ năm năm nhẫn nại chịu đựng — vượt qua khó khăn và trở nên khá hữu dụng, mà nếu thiếu nhẫn nại th́ sẽ không được như vậy; bởi v́ nó hăy c̣n trẻ, với tương lai c̣n nhiều xây dựng hữu ích. Nếu chính tôi chưa bước vào ḷ lửa tôi luyện th́ chắc hẳn tôi không thể giúp con tôi như thế.

Khi sáu tháng dưỡng bệnh đă qua, mọi người mới sắp đặt hôn lễ cho tôi. Món tiền nhỏ của tôi được gởi trong quỹ tín thác, nên Walter không thể đụng đến, dù anh có muốn. “Cô Alice” đă gởi tiền cho anh ấy để tự sắm sửa và đến Tô Cách Lan rước tôi. Lúc đó tôi ở với cô tôi, bà Maxwell ở Castramont. Tôi đă thành hôn trong một thánh đường tư gia của một người bạn, nhờ ông Boyd-Carpenter hành lễ. Ông anh cả của cha tôi, William La Trobe-Bateman (cũng là một giáo sĩ), đă đứng ra làm chủ hôn.

Sau hôn lễ, tôi liền đến với gia đ́nh Walter Evans ở miền Bắc xứ Anh. Một người bà con của tôi vốn quen biết nhiều người ở xứ Anh, khi dự đám cưới, đến lúc từ giă đă nói riêng với tôi rằng “Nào, Alice, cháu đă thành hôn với người này và sắp đi đến với gia đ́nh anh ấy. Cháu sẽ thấy rằng họ không như họ hàng nhà ḿnh và cháu có bổn phận phải làm sao cho họ cảm thấy rằng cháu nh́n họ là thân tộâc thật sự. Lạy Chúa tôi, đừng làm ra vẻ kiêu kỳ nhé.” Với mấy lời đó, bà đă đưa tôi vào một quăng đời mới, bỏ lại sau lưng giai cấp và địa vị xă hội, và bỗng nhiên tôi hiểu ra thế nào là nhân loại.

Tôi không ở trong nhóm người tin rằng chỉ có những người công nhân mới là tốt và đúng, giai cấp trung lưu là lương thiện, c̣n giới quư tộc th́ hoàn toàn vô dụng, đáng nên loại bỏ. Tôi cũng không chấp nhận quan niệm rằng chỉ có giới trí thức mới có thể cứu đời, dù rằng đó là một vị thế tốt hơn, bởi v́ những người trí thức có thể xuất thân từ tất cả các giai cấp. Tôi đă gặp những kẻ hết sức hợm hĩnh từ những giai cấp gọi là thấp kém. Tôi cũng đă gặp những hạng người cực kỳ kiêu căng như thế trong giới quí tộc. Trong bất cứ quốc gia nào, tính lịch sự thái quá và tinh thần bảo thủ của các gia cấp trung lưu cũng là lực cân bằng rất quan trọng. Sức thúc đẩy và nổi dậy của các tầng lớp hạ lưu giúp mọi người phát triển, trong khi đó th́ truyền thống, văn hóa và các giá trị cao thượng của giới quí tộc là một phẩm tính quí giá của quốc gia này. Tất cả những yếu tố này đều rất hữu ích, đúng đắn và tốt đẹp, nhưng tất cả cũng đều có thể bị lạm dụng. Tính bảo thủ có thể trở nên phản tiến hóa một cách nguy hiểm; một sự nổi dậy đúng đắn có thể trở thành cuộc cách mạng tuyệt vời; và ư thức trách nhiệm cũng như tính cao thượng thường có trong “các tầng lớp thượng lưu” có thể thoái hóa trở thành một chính sách bảo hộ ngu ngốc. Không có quốc gia nào không phân chia giai cấp. Có thể có giới quí tộc cha truyền con nối ở Anh nhưng ở Mỹ lại có giới tài phiệt (quí tộc do tiền bạc) họ có những ranh giới cũng hết sức khắt khe, phân chia, kỳ thị. Ai sẽ dàn xếp sự tranh chấp này, cái nào tốt nhất hoặc cái nào xấu nhất? Tôi đă được dưỡng dục trong một hệ thống giai cấp rất khắt khe, và trong đời tôi không điều ǵ có khuynh hướng làm tôi b́nh đẳng với những người không thuộc giai cấp của ḿnh. Tôi c̣n phải học để thấy ra rằng, ẩn trong tất cả những sự phân chia giai cấp ở Tây phương và những hệ thống đẳng cấp ở Đông phương, có một thực thể vĩ đại mà chúng ta gọi là Nhân Loại.

Dù sao th́, với những bộ quần áo đẹp đẽ, những món nữ trang xinh xắn, với giọng nói có văn hóa và tư cách thượng lưu, tôi đă lao ḿnh vào gia đ́nh của Walter Evans, không hề nghĩ ngợi và không hề đánh giá được t́nh h́nh. Ngay cả những người lăo bộc cũng tỏ ra ngờ vực. Cụ Potter, người đánh xe ngựa, đă đưa tôi và Walter Evans đến ga xe lửa, sau đám cưới. Tôi c̣n nhớ h́nh ảnh cụ trong bộ đồng phục của gia nhân, với huy hiệu gắn trên nón. Cụ biết tôi từ hồi tôi c̣n bé, và khi đến ga, cụ bước xuống, nắm tay tôi và bảo, ‘’Cô Alice, tôi không thích anh ta và cũng không muốn nói điều đó với cô, nhưng nếu anh ta đối xử với cô không đúng th́ cô cứ trở về với chúng tôi. Cứ gởi tôi ít chữ là tôi sẽ đến đón cô ở ga này.” Rồi không nói ǵ thêm, cụ đánh xe đi thẳng. Ông trưởng ga ở Scotch đă dành sẵn một toa xe cho chúng tôi đi đến Carlisle. Khi đưa tôi lên xe, ông đă thẳng thắn nh́n vào tôi và bảo, “Này cô Alice, nếu là tôi th́ anh ấy không phải là người tôi chọn cho cô đâu, nhưng tôi hy vọng cô sẽ được hạnh phúc.” Những lời đó không làm tôi bận tâm chút nào. Giờ đây th́ tôi nghĩ rằng ngày ấy tôi đă để lại sau lưng các thân tộc, bạn bè, gia nhân, họ rất lo lắng cho tôi, nhưng bấy giờ tôi hoàn toàn không để ư đến điều đó. Tôi đă làm những ǵ mà tôi tin là đúng, đă chấp nhận hy sinh để thực hiện và đă gánh lấy hậu quả. Quá khứ ở sau lưng; công việc tôi làm cho các binh sĩ đă xong. Trước mắt tôi vẽ ra một tương lai tuyệt diệu với người đàn ông mà tôi đă nghĩ là tôi yêu quí, trên vùng đất mới mẻ và tuyệt diệu, bởi v́ lúc đó chúng tôi đang trên đường đến Hoa Kỳ.

Trước khi đến cảng Liverpool, chúng tôi đă ghé lại gia đ́nh của chồng tôi và tôi chưa bao giờ trải qua một khoảng thời gian kinh khủng hơn thế. Họ rất tử tế, tốt bụng và đáng trọng, nhưng tôi chưa bao giờ ăn uống với những người như thế, hoặc ngủ trong một ngôi nhà như vậy, hay là dùng bữa trong một “pḥng khách”, hoặc ở trong một ngôi nhà không có người giúp việc. Tôi lấy làm ghê sợ họ và họ lại càng ghê sợ tôi hơn, dù rằng Walter đă cư xử rất tốt. Để cho công b́nh đối với Walter Evans, tưởng nên nói rằng sau khi chúng tôi đă chia tay và anh ấy đă đến một trường đại học lớn để theo đuổi cao học, tôi nhận được một lá thư của ông hiệu trưởng trường đại học ấy yêu cầu tôi hăy trở lại với Walter. Là một vị cao niên đầy kinh nghiệm, ông đă yêu cầu tôi hăy trở lại với chồng bởi v́, ông bảo rằng, trong kinh nghiệm lâu dài tiếp xúc với hàng ngàn người trẻ, ông chưa gặp một người nào có những khả năng thiên phú — về mặt tinh thần, thể chất và trí tuệ — như Walter Evans. Cho nên, không có ǵ phải ngạc nhiên khi tôi đă yêu thương và kết hôn với anh ấy. Tất cả những biểu hiện bên ngoài đều rất tốt, ngoại trừ việc anh thiếu tiền và không có địa vị xă hội. Tuy nhiên, v́ tôi đă định đến sống ở Mỹ, và v́ chẳng bao lâu nữa anh ấy sẽ nhận chức vụ trong giáo hội, nên vấn đề đó dường như không có ǵ đáng kể. Chúng tôi có thể sống được với lương của anh ấy và số lợi tức ít ỏi của tôi.

Từ Anh, chúng tôi đi thẳng đến Cincinnati, bang Ohio, nơi đó chồng tôi đang theo học ở Chủng Viện Thần Học Lane. Tôi liền tham dự các khóa học của anh ấy, dùng số tiền tôi có thể lo cho cả hai chúng tôi và trang trải mọi thứ. Khi đi vào những chi tiết của cuộc sống hôn nhân, tôi mới thấy rằng tôi hoàn toàn không có ǵ tương đồng với chồng tôi, chỉ trừ có các quan điểm tôn giáo mà thôi. Anh ấy thực sự không biết ǵ về các sở năng, kinh nghiệm của tôi, c̣n tôi th́ không hiểu bao nhiêu về anh ấy. Bấy giờ, cả hai chúng tôi đều cố gắng làm cho cuộc hôn nhân thành công, nhưng nó đă tỏ ra thất bại. Tôi nghĩ có lẽ tôi đă chết trong buồn khổ và thất vọng nếu không có người phụ nữ da màu, người điều hành khu nhà trọ, nối liền với chủng viện, ở trên tầng chót, trong đó chúng tôi có một pḥng. Tên bà ấy là Snyder, vừa mới gặp là đă kết thân với tôi ngay. Bà đă chăm nom, an ủi và lo lắng cho tôi; bà đă la rầy tôi, chiến đấu bảo vệ tôi, và v́ một lư do nào đó mà bà không thích thấy mặt Walter Evans, lại c̣n lấy làm vui mà nói điều đó ra cho anh biết nữa. Bà đă quan tâm lo cho tôi những ǵ tốt đẹp nhất trong khả năng bà. Tôi thương bà và bà đă trở thành người tâm phúc duy nhất của tôi.

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi đă chống đối vấn đề kỳ thị chủng tộc. Tôi không hề có cảm thức đố kỵ người Da Đen, chỉ có điều tôi không tin vào cuộc hôn phối giữa các dân tộc da màu với người da trắng, bởi v́ dường như nó không bao giờ tạo được hạnh phúc cho cả đôi bên. Tôi đă kinh ngạc khi khám phá ra rằng, theo hiến pháp Mỹ, người ta chủ trương tất cả mọi người đều b́nh đẳng, nhưng (thông qua các thuế cử tri và chế độ giáo dục tồi tệ) người ta đă cẩn thận làm sao cho người Da Đen không có được quyền đó. T́nh trạng ở miền Bắc th́ có tốt hơn ở miền Nam, tuy nhiên, vấn đề người Da Đen là một vấn đề mà người dân Mỹ sẽ phải lo giải quyết. Hiến pháp đă giải quyết vấn đề đó cho họ rồi. Tôi c̣n nhớ ở Chủng viện Lane có một giáo sư Da Đen nọ, tiến sĩ Franklin, đă được mời đến diễn thuyết cho các cựu sinh viên nghe. Sau khi ra khỏi giảng đường, tôi cùng chồng đứng nói chuyện với vài vị giáo sư vừa lúc Tiến sĩ Franklin đi ngang qua. Một giáo sư đón ông lại và đưa tiền cho ông ta đi ăn trưa. Người ta cho rằng thậm chí ông không đủ tốt để có thể ăn với cả nhóm chúng tôi, dù rằng ông đă có thể thuyết giảng cho chúng tôi nghe về các giá trị tinh thần. Tôi đă xúc động đến mức, với tính nhặm lẹ thường ngày, tôi liền đến nói chuyện này với vợ chồng một vị giáo sư mà tôi quen. Họ liền cùng tôi quay lại và đưa Tiến sĩ Franklin về dùng bữa ở nhà riêng của họ. Với tôi, việc khám phá ra cảm thức kỳ thị người Da Đen giống như t́m thấy một cánh cửa mở rộng để bước vào ngôi nhà lớn nhân loại. Đây là cả một thành phần của đồng bào tôi, họ đang bị từ chối những quyền mà khi sinh ra Hiến pháp đă cho họ.

Kể từ đó, tôi đă suy nghĩ, t́m đọc và thảo luận vấn đề của các chủng tộc thiểu số. Tôi có nhiều bè bạn Da Đen và có thể nói rằng chúng tôi rất hiểu nhau. Tôi nhận thấy người Da Đen cũng có văn hóa, có những tư tưởng tốt đẹp và thận trọng như nhiều người bạn da trắng của tôi vậy. Tôi đă đem vấn đề ra thảo luận với họ và được biết rằng tất cả những điều họ yêu cầu là b́nh đẳng trong mọi cơ hội, trong giáo dục, việc làm và điều kiện sinh sống. Tôi chưa hề gặp người Da Đen nào đ̣i hỏi b́nh đẳng địa vị xă hội, dù rằng đă đến lúc họ phải có và sẽ có sự b́nh đẳng đó. Tôi nhận thấy rằng thái độ của người Da Đen có văn hóa, giáo dục cao đối với những người kém phát triển trong chủng tộc họ cũng rất hợp lư và tốt đẹp; như có lần một luật sư Da Đen nổi tiếng đă bảo tôi: “Hầu hết chúng tôi đều là những đứa trẻ. Đặc biệt là ở miền Nam, nên cần được yêu thương và phát triển giống như trẻ con.”

Cách đây mấy năm, ở London tôi có nhận một lá thư của Tiến sĩ Just, một nhà khoa học, ông hỏi tôi có đồng ư tiếp ông hay không v́ ông đă đọc một số điều tôi viết và muốn nói chuyện với tôi. Tôi đă mời ông dùng bữa ở câu lạc bộ chúng tôi, và khi ông đến tôi mới biết ông là một người Da Đen, nước da rất đen. Ông là một người lịch sự, có duyên và rất thú vị, đang trên đường trở lại Washington sau khi đă diển thuyết ở Đại học Berlin. Ông là một trong những nhà sinh vật học hàng đầu trên thế giới. Vợ chồng tôi đă đưa ông về nhà chúng tôi ở Tunbridge Wells trong vài hôm, và chúng tôi rất thích lần viếng thăm đó. Một đứa con gái tôi đă hỏi ông kết hôn chưa. Tôi c̣n nhớ rơ ông đă quay sang nó và bảo: “Cô bé thân mến, chú không bao giờ mơ ước có thể yêu cầu được kết hôn với một cô gái người da trắng cả, và không thể tránh khỏi bị cô lập. Chú cũng chưa gặp được một cô gái thuộc chủng tộc chú, có khả năng trí tuệ mà chú cần để làm người bạn đồng hành. Không, chú chưa bao giờ kết hôn cả.” Từ dạo đó ông đă chết và tôi lấy làm thương tiếc vô cùng. Tôi đă hy vọng có t́nh bạn thân thiết hơn với một người tài ba như vậy.

Trong suốt ba mươi sáu năm ở trên đất nước này, tôi đă ngày càng ngạc nhiên, xúc động và ghê sợ trước thái độ của nhiều người Mỹ đối với các đồng bào Mỹ của họ, những người thiểu số Da Đen. Vấn đề này sẽ phải được giải quyết, và phải dành cho người Da Đen một chỗ đứng trong cuộc sống của quốc gia. Chúng ta không nên đè nén họ và cũng không thể đàn áp họ được. Hăy để cho họ tự chứng tỏ tất cả những điều mà họ nói là bản chất của họ; và cũng tùy chúng ta có muốn thấy hay chăng, rằng họ đang làm điều đó, và rằng những lời phát ngôn đáng chê trách và sự thù ghét cay độc của một số người như Thượng nghị sĩ Bilbo là đàn áp thực sự. Một lần nữa, tôi tin rằng hiện nay (tôi không có ư tiên đoán tương lai) chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng những cuộc hôn nhân đa chủng. Vấn đề phải được giải quyết bằng tinh thần công lư quả cảm, bằng cách thừa nhận sự thật rằng tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau, và sự thật là nếu người Da Đen trở thành vấn đề, th́ đó là lỗi tại chúng ta. Đă đến lúc những người da trắng và những nghị sĩ tiếng tăm trong lưỡng Viện Quốc hội và trong cả hai Đảng ở Hoa Kỳ hăy thôi hô hào dân chủ và tuyển cử tự do ở các nước vùng Balkans cùng những nơi khác, mà hăy áp dụng cũng chính những nguyên tắc đó vào các Tiểu bang miền Nam của họ.

Xin quí độc giả thông cảm bỏ qua cho những lời công kích, v́ tôi cảm thấy rất bức xúc đối với vấn đề này.

Bà Snyder, người phụ nữ da màu này, đă trông nom tôi trong nhiều tháng và chăm sóc cho đến khi tôi sanh đứa con gái đầu ḷng. Bà cho mời vị bác sĩ của bà, ông này không phải da màu nhưng không giỏi lắm, nên tôi không có được sự săn sóc lành nghề mà đáng ra tôi đă có. Đó không phải là lỗi của bà, v́ bà đă làm hết sức ḿnh để giúp tôi qua cảnh khó khăn. Khi sinh ba đứa con, tôi đă thiếu may mắn một cách lạ lùng, và chỉ có một lần là được một người điều dưỡng của bệnh viện ở bên cạnh. Dù sao, khi sinh đứa con đầu, tôi cũng đă được sự chăm sóc thiếu chuyên môn. Trong thời gian đó Walter lại mắc chứng loạn cảm, khiến cho bác sĩ phải hầu như lo cho anh ấy; tuy nhiên, bà Snyder giống như một chỗ dựa mạnh mẽ vững vàng, tôi không bao giờ quên ơn bà. Về sau, bác sĩ đă gởi đến một nữ điều dưỡng thực tập, nhưng cô ấy quá thiếu kinh nghiệm đến đỗi cô đă làm tôi đau đớn khổ sở trong ba tháng.

Sau đó chúng tôi dời từ chủng viện đến một quận khác để sinh sống. Chúng tôi có một căn hộ ở đó, nơi mà lần đầu tiên tôi bị bỏ một ḿnh với đứa bé và tất cả công việc nhà phải làm. Măi cho đến lúc đó, tôi chưa bao giờ giặt một chiếc khăn mặt, luộc một quả trứng hay pha một tách trà, và là một thiếu phụ hoàn toàn thiếu khả năng. Cái kinh nghiệm khó khăn của tôi khi học làm việc đă khiến tôi phải làm sao cho ba đứa con gái tôi biết tất cả những ǵ cần biết về gia chánh. Chúng hoàn toàn đủ khả năng làm công việc. Tôi chắc chắn rằng đó không phải là thời gian dễ dàng ǵ cho Walter Evans, và chính vào lúc ấy — khi sống một ḿnh với anh ấy ở nơi mà không có ai nghe thấy chúng tôi — tôi mới bắt đầu khám phá ra rằng anh đang phát triển tính nóng nảy kinh khủng.

Tôi đă phải chiến đấu gian khổ với cuộc giặt giũ hàng tuần. Tôi thường đi xuống tầng trệt, nơi có gắn sẵn các đồ chứa để giặt đồ. Tôi đă mang theo tất cả các quần áo em bé của tôi hồi nhỏ, gồm những tấm len xốp rất đẹp, rất dài, những tấm lót viền ren thứ thật, rất quí — và hàng lô các thứ khác, mà giặt giũ chúng là cả một vấn đề khổ sở. Khi giặt xong, chúng trông thực kỳ cục. Một sáng nọ, tôi nghe có tiếng gơ cửa, và khi mở cửa tôi thấy một bà ở căn hộ dưới tôi. Bà nh́n tôi có vẻ ái ngại và nói, “Xem này, bà Evans, hôm nay là sáng thứ hai rồi, và tôi không c̣n chịu nổi nữa. Tôi là một người giúp việc ở Anh c̣n bà là một phụ nữ quí phái người Anh, tôi có thể hiểu được điều đó. Có những việc tôi biết mà bà không biết; vậy mỗi sáng thứ Hai bà hăy xuống với tôi cho đến khi nào tôi thấy không c̣n cần thiết nữa, tôi sẽ chỉ bà cách giặt quần áo”. Bà nói như thể bà đă rành công việc đó, và bà thực giỏi đúng như lời nói. Ngày nay, không có việc nào về giặt giũ mà tôi không biết, tất cả là nhờ ơn bà Schubert. Đây là một ví dụ nữa về một người mà tôi không làm ǵ cho họ, nhưng tự họ tỏ ra có ḷng nhân ái, tốt bụng, và nhờ đó mà tôi có thêm một thoáng nh́n vào ṭa nhà nhân loại. Bà và tôi đă là bạn thật sự, và bà thường bênh vực tôi khi Walter Evans nổi cơn giận dữ. Thỉnh thoảng, tôi lại lánh nạn trong căn hộ nhỏ của bà. Tôi không biết giờ đây bà và bà Snyder có c̣n sống hay chăng. Tôi cho là không; hẳn hai bà đă già lắm rồi.

Khi Dorothy được khoảng sáu tháng, tôi trở về Anh thăm gia đ́nh, để chồng tôi ở lại hoàn tất khóa thần học và nhận chức vụ. Đó là lần sau cùng tôi về thăm Anh quốc trong hai mươi năm qua, và tôi không nhớ chuyến đi đó có ǵ vui vẻ cả. Tôi không thể nói với thân tộc rằng tôi không hạnh phúc, rằng tôi đă sai lầm. Ḷng tự ái không cho phép tôi nói, nhưng rơ ràng là gia đ́nh tôi đă đoán biết, dù không hề hỏi tôi. Vào dịp đó, em tôi đă thành hôn với người em họ tôi là Laurence Parsons. Cả gia đ́nh thân tộc đă tụ họp ở nhà một người dượng. Tôi chỉ ở Anh quốc có mấy tháng rồi trở lại Hoa Kỳ. Trong khi đó th́ chồng tôi đă tốt nghiệp ra chủng viện, nhận chức và lănh trách vụ dưới quyền vị Giám mục vùng San Loaquin ở California. Thế là hóa ra hay cho tôi, bởi v́ vị Giám mục và vợ ông đă trở thành bạn tôi. Tôi vẫn c̣n biết tin bà. Đứa con gái út của tôi được đặt theo tên bà; bà là một trong những người tôi rất yêu mến, tôi sẽ kể thêm về bà sau này.

Tôi trở lại nước Mỹ trên một chuyến tàu nhỏ, cập bến Boston. Đó là chuyến đi tệ nhất của tôi từ trước đến giờ — một chiếc tàu nhỏ, dơ bẩn, pḥng bốn người, dọn ăn trên những chiếc bàn dài và người ta vừa ăn vừa đội nón. Tôi nhớ lại như cơn ác mộng. Tuy nhiên, điều không hay nào rồi cũng chấm dứt, chúng tôi đến Boston trong cơn mưa tầm tă, tôi thấy buồn nản, thất vọng. Tôi nhức đầu dữ dội; chiếc rương quần áo có cẩn bạc vốn của mẹ tôi, đă bị mất cắp, c̣n Dorothy lúc đó khoảng một tuổi th́ nặng quá ẵm không muốn nổi. Tôi đi bằng vé của hăng du lịch Cook, nhân viên của họ cũng có mặt ở trên tàu. Ông ta đưa tôi đến ga xe lửa và tôi phải chờ cho đến nửa đêm; sau khi căn dặn những điều tôi cần biết và mua cho tôi một tách cà phê đậm, ông từ giă. Tôi ngồi mệt mỏi suốt ngày ở nhà ga, ráng dỗ dành con v́ nó quấy khóc măi. Đến giờ lên tàu, tôi đang lo không biết làm sao, th́ th́nh ĺnh nh́n lên, tôi thấy người nhân viên hăng Cook đứng bên cạnh tôi nhưng không mặc đồng phục. Ông ta bảo, “Bà làm tôi lo lắng măi từ sáng đến giờ, và tôi đă nhất định là tốt hơn tôi nên đích thân đưa bà lên tàu.” Rồi ông ẵm đứa bé, gọi một người khuân vác và t́m cho tôi một chỗ thật thoải mái trên chuyến tàu đi California. Các toa nằm cho du khách hồi đó không được tiện nghi như ngày nay. Một lần nữa, tôi đă được sự đối xử tử tế mà tôi không đáng được, từ một người mà tôi không hề làm ǵ cho họ. Xin quí bạn đừng nghĩ tôi có ngụ ư rằng tôi có vẻ ǵ duyên dáng hay xinh đẹp khiến cho tự nhiên người ta giúp tôi. Tôi nghĩ rằng hồi đó tôi không có ǵ duyên dáng cả. Tôi là một người Anh nhút nhát, khá tự cao và kín đáo đến mức gần như câm lặng. Không, không phải thế mà chỉ v́ tâm hồn người b́nh dân vốn tử tế và thích giúp đỡ. Xin đừng quên rằng một trong những mục đích của tôi khi viết sách này là muốn chứng minh tính bản thiện đó. Ở đây, tôi không đưa ra các ví dụ, mà liên hệ những sự việc có thật.

Trước hết, chồng tôi làm Linh mục trong một giáo khu nhỏ ở R — và đó là nơi tôi học làm bổn phận người vợ của một giáo sĩ, những bổn phận không ngớt đ̣i hỏi tôi phải bỏ th́ giờ vào. Tôi đă được giới thiệu vào các cuộc hội họp đặc biệt của phụ nữ. Tôi đă phải dự vào Hội Tương trợ Phụ nữ. Tôi đă phải tổ chức các cuộc Hội của các Bà Mẹ; luôn luôn phải đi nhà thờ và không ngớt phải lắng nghe những bài thuyết giáo bất tận của Walter. Cũng như tất cả các giáo sĩ và gia đ́nh của họ trong các giáo xứ này, phần lớn chúng tôi 111 sống bằng thịt gà, và tôi biết tại sao gà là một loại gia cầm linh thánh — bởi v́ quá nhiều gà đă được đưa vào giáo khu.

Khoảng thời gian này đánh dấu một sự mở mang nữa trong tâm thức tôi. Suốt đời, tôi chưa bao giờ sống trong một cộng đồng như ở thị trấn nhỏ này. Nơi đây chỉ có một ngàn năm trăm ngựi, nhưng có đến mười bảy giáo khu, mỗi giáo khu là một tập thể rất nhỏ. Trong số các chủ nông trại bên ngoài, có những người văn hóa cao, thường du lịch và đọc sách, và đôi khi tôi cũng gặp gỡ họ. Nhưng phần đông dân chúng là các tiểu thương, những người làm cho hỏa xa, thợ ống nước, công nhân vườn nho, vườn trái cây và các giáo viên. Nhà sở giáo khu là một ngôi nhà trệt nhỏ có sáu pḥng, ở giữa hai ngôi nhà lớn; một nhà gồm cha mẹ và mười hai đứa con, và tôi đă sống trong tiếng trẻ nít đùa nghịch thường xuyên. Đây là một thị trấn nhỏ thường thấy — những cửa hiệu với mặt tiền làm tạm, với những cây cọc để người ta cột các cổ xe ngựa lớn, nhỏ vào đó (bấy giờ xe hơi c̣n rất hiếm), và nhà bưu điện, nơi người ta nói hành lẫn nhau và tất cả các chuyện khác trên đời. Khí hậu ở đây thật tốt chỉ có điều rất nóng và khô vào mùa hè. Tuy nhiên, về mặt văn hóa, trí tuệ và tinh thần th́ tôi cảm thấy hoàn toàn cô độc. Dường như tôi thấy rằng không có ai để nói chuyện cả. Không ai đă từng thấy hay đọc điều ǵ khác, và câu chuyện của họ chừng như cứ xoay quanh vấn đề con cái, mùa màng, thực phẩm, và những chuyện nói xấu trong vùng. Trong nhiều tháùng trời, tôi vẫn giữ thái độ kiêu hănh như thế, và kết luận rằng không có ai đủ tốt để cho tôi kết giao. Dĩ nhiên, tôi vẫn làm bổn phận người vợ của một vị Linh mục, tôi đă tỏ ra tử tế, tốt bụng, nhưng luôn luôn tôi thấy có một hàng rào ngăn cách. Tôi không muốn liên hệ ǵ nhiều với các giáo dân, và đă tỏ ra cho họ biết như vậy.

Tuy nhiên, tôi đă mở một lớp học Kinh Thánh và đă thành công mỹ măn. Số người tham dự c̣n đông hơn cuộc hội sáng Chúa nhật của chồng tôi, và có thể nó đă tạo thêm khó khăn cho một t́nh trạng đang ngày càng tệ hại hơn. Chỉ trừ những người Thiên Chúa giáo chính thống, tín đồ của các giáo hội khác đều đến dự, và với tôi đó là thời gian tươi sáng trong tuần, tôi nghĩ một phần cũng v́ nó nối kết ḿnh với quá khứ.

Cơn nóng giận của chồng tôi ngày càng trở nên không thể kềm chế; tôi đă nơm nớp lo sợ rằng thế nào các giáo dân cũng biết ra, và anh ấy sẽ mất việc. Với tư cách là một giáo sĩ, anh ấy được mọi người mến mộ và là một h́nh ảnh rất ấn tượng trong bộ lễ phục của ḿnh. Anh ấy là một thuyết giả tài giỏi. Tôi thành thật nghĩ rằng tôi không đáng trách lắm. Tôi vẫn sống theo câu châm ngôn “Chúa Jesus muốn tôi làm điều ǵ?” Tôi không phải là người nóng nảy hay ưa gây gổ, nhưng có lẽ sự im lặng và cố gắng nhẫn nại của tôi đă làm anh ấy giận thêm. Tuy nhiên, tôi không thể làm cách nào cho anh ấy vừa ḷng; và sau khi đă xé bỏ tất cả những h́nh ảnh và sách vở mà anh cho là quí giá của tôi, anh ấy đă bắt đầu đánh đập tôi, dù không bao giờ đụng đến Dorothy cả. Anh ấy luôn luôn dịu dàng với trẻ con.

Milfred, con gái thứ nh́ của tôi sinh vào tháng Tám năm 1912. Bấy giờ tôâi mới tỉnh ngộ trước sự thật đáng ngạc nhiên rằng không phải người dân ở vùng này có ǵ quấy quả, mà chính tôi đă sai lầm. Tôi đă quá bận tâm đến những khó khăn của nàng Alice La Trobe-Bateman (người đă có một cuộc hôn nhân dường như kém may mắn), mà quên mất vai tṛ của bà Alice Evans, một con người. Khi sanh Milfred, tôi bệnh nhiều, và chính lúc đó tôi đă khám phá ra người dân của thị trấn nhỏ này. Milfred sinh trễ mười ngày; ở tiền pḥng nhiệt độ lên đến 1200F; mười hai đứa trẻ nhà kế bên đang làm ầm ĩ; tôi bệnh nặng đă nhiều ngày, rồi Dorothy, lúc đó hai tuổi rưỡi, chạy nhảy và té vào miệng cống. Walter không giúp được ǵ. Anh ấy cứ đi biệt để lo cho các phận sự trong giáo xứ. Tôi được một nữ điều dưỡng người Do Thái, nhỏ nhắn và tốt bụng chăm sóc. Cô ấy đă lấy làm lo sợ cho tôi nên cứ măi gọi điện thoại cho bác sĩ v́ ông này đến trễ. Th́nh ĺnh cửa mở, vợ người chủ quán bước vào mà không gơ cửa. Bà nh́n tôi, bước vội đến điện thoại, rồi lùng kiếm bác sĩ từ nhà này sang nhà khác, cho đến khi gặp và buộc ông ta phải đến ngay. Bà ẵm Dorothy lên, gật đầu bảo đảm với tôi sẽ chăm sóc nó đàng hoàng, rồi mất dạng. Tôi không gặp Dorothy đă ba ngày, nhưng v́ bệnh quá nặng nên tôi không biết ǵ nữa. Milfred là đứa trẻ được sinh bằng y cụ và tôi đă bị băng huyết hai lần rất nặng. Cũng nhờ sự tận t́nh chăm sóc nên tôi mới qua khỏi. Người ta bảo nhau t́nh trạng khó khăn của tôi, và đă có biết bao thứ tốt lành được gởi đến cũng như biết bao việc làm tốt đẹp khiến ḷng tôi măi măi nhớ ơn. Bánh, mứt, rượu vang, trái cây tươi được mang đến. Buổi sáng, các bà đến giúp giặt giũ, quét tước, ngồi tṛ chuyện với tôi, cũng như may vá. Họ đỡ đần người y tá trong khi chăm sóc tôi. Họ đă mời chồng tôi về nhà họ để anh ấy khỏi gây phiền phức, và tôi bỗng nhiên thức tỉnh trước sự thật là trong đời có nhiều người rất dễ thương mà từ trước đến giờ tôi đă mù quáng không thấy được. Tôi đă đi xa hơn vào trong gia đ́nh nhân loại.

Tuy nhiên, chính trong thời gian này chuyện phiền phức thật sự đă xảy ra. Mọi người bắt đầu khám phá ra thực chất của Walter Evans. Tôi đă sinh Milfred được chín ngày mà không có người điều dưỡng hay bất cứ sự giúp đỡ nào. Bà vợ của người trông nom nhà thờ đă lấy làm kinh khủng khi khám phá ra tôi đang giặt quần áo vào ngày ấy, và biết rằng tôi đă gần chết vào mười ngày trước đó; bà liền đi t́m Walter Evans và lên tiếng cảnh cáo anh. Làm vậy th́ cũng không lợi ích ǵ, nhưng điều đó đă khiến bà sinh nghi và bắt đầu trông chừng tôi kỹ hơn, và trở nên thân thiết với tôi hơn nữa. Sự nóng nảy của anh đă đến mức nghiêm trọng, nhưng ở anh có điều lạ là (ngoài tính nóng nảy dữ tợïn, không kềm chế) anh không hề có bất cứ tật xấu nào cả. Anh không bao giờ uống rượu; không hề chửi thề; không hề bài bạc. Tôi là người phụ nữ duy nhất mà anh đă chú ư và là người phụ nữ duy nhất mà anh đă hôn, và tôi tin rằng điều này vẫn đúng cho đến khi anh qua đời cách đây vài năm. Dù vậy, hầu như không thể chung sống với anh ấy được, và rốt cuộc t́nh trạng trở nên nguy hiểm khi sống chung nhà với anh. Một ngày nọ, bà vợ của người phu nhà thờ đă đến và thấy mặt tôi bầm tím. Quá đau yếu, mệt mỏi, và trước tấm ḷng tử tế của bà, tôi đă thú nhận rằng chồng tôi đă ném tôi một cân phó mát, trúng ngay vào mặt. Bà về nhà và một lát sau đức Giám mục đến. Tôi ước sao qua các trang này tôi có thể nói lên tấm ḷng tốt, tử tế và thông cảm của đức Giám mục Sanford. Tôi gặp ông lần đầu khi ông đến xác minh. Tôi đă dọn bữa tối và sau đó đang rửa chén bát trong bếp. Th́nh ĺnh, tôi nghe có ai đang lau chén bát ở sau lưng tôi, và trong giây lát tôi không quay lại, đinh ninh rằng đó chỉ là một bà trong giáo khu. Tôi kinh ngạc khi thấy đó là đức Giám mục và ông vẫn thường làm như vậy. Sau khi bàn bạc kỹ, ông đă cho Walter một cơ hội khác để sửa đổi. Chúng tôi dọn ngay đến một giáo xứ khác. Lần này tôi rất hài ḷng v́ ngôi nhà giáo xứ khang trang hơn.

Đó là một cộng đồng lớn hơn và tôi đă thân thiết hơn với bà Ellison Sanford; bà là một người thật đáng mến và là một trong những người bạn chân thành nhất của tôi.

Sức khỏe của tôi nói chung có khá hơn, và mặc dù chồng tôi thường nổi cơn thịnh nộ, cuộc sống tôi bắt đầu có phần nào tươi sáng. Tôi ở gần thành phố hơn, nơi vợ chồng đức Giám mục đang sống, và tôi cũng gặp họ thường hơn. Tôi đă gặp nhiều người trong giáo khu mà tôi có thể thông cảm hơn; tuy nhiên, đó vẫn là thời gian khốn khổ trong nhiều mặt, và đến cuối thu tôi bị bệnh trở lại. Ellison, con gái út của tôi sanh vào tháng Giêng, và trong một cơn nóng giận chồng tôi đă xô tôi xuống cầu thang, mà hóa ra việc này đă gây ảnh hưởng tai hại cho đứa bé. Sau khi sanh, nó rất ẻo lả, t́nh trạng mà người ta thường gọi là “đứa bé bệnh tim bẩm sinh” van tim bị hở. Trong nhiều năm, không ai tin rằng tôi có thể nuôi nó sống. Nhưng tôi đă làm được, và hiện nay nó lại là đứa mạnh nhất trong ba chị em.

Sau sự việc này, t́nh trạng ngày càng tồi tệ hơn. Mọi người đều biết ở nhà sở có việc không hay, nên họ cố gắng t́m cách giúp đỡ. Một cô gái rất tốt đă t́nh nguyện đến làm khách trọ để ở trong nhà với tôi cho có bạn, nhưng cô đă trở nên sợ hăi, dù rằng cô đă ở với tôi cho đến hết hạn. Đám ruộng kế bên nhà sở được cày liên tục, hết ngày này sang ngày khác; và khi (v́ ṭ ṃ) tôi đă hỏi người đàn ông đang cày rằng tại sao người ta cứ măi làm công việc đó, th́ ông bảo một nhóm người đă quyết định rằng tôi nên có một người nào đó ở trong tầm có thể nghe tiếng tôi kêu cứu, bởi vậy họ đă thay phiên nhau cày miếng đất. Các cô trực điện thoại cũng biết t́nh trạng này nên đă quen thỉnh thoảng gọi điện thoại cho tôi để xem tôi có khỏe không. Vị bác sĩ săn sóc tôi khi sanh Ellison đă rất lo ngại nên ông bắt tôi hứa rằng mỗi đêm phải đem giấu con dao yếm và chiếc ŕu ở dưới tấm nệm. Người chung quanh đều cảm thấy rằng Walter Evans không được b́nh thường. Có đêm tôi thức giấc và nghe có ai ra khỏi pḥng tôi và đi xuống tầng dưới. Đó là vị bác sĩ đă ghé thăm sức khỏe của tôi. Như vậy, một lần nữa quí bạn thấy rằng chung quanh tôi có biết bao nhiêu người tử tế. Tuy nhiên, tôi cảm thấy xấu hổ và ḷng tự ái của tôi bị thương tổn nặng nề.

Một sáng nọ, một người bạn điện thoại mời tôi ngày hôm đó cùng ba đứa nhỏ đến nhà chị chơi, và chị sẽ đến đón. Tôi đă đi, và ngày ấy cả mấy mẹ con thật là vui vẻ. Tuy nhiên, khi tôi trở về th́ Walter Evans đă được đưa đi San Francisco, để một bác sĩ tâm thần ở đó khám xem anh ấy có bị bệnh này hay không. May cho tôi, bác sĩ đă kết luận rằng anh chỉ cục tính chứ không mất trí, và đó chẳng ǵ khác hơn là sự nóng giận hoàn toàn không kềm chế. Đồng thời Ellison lại bị bệnh “dịch tả trẻ em” rất nặng, không hy vọng ǵ b́nh phục. Tôi c̣n nhớ rất rơ một ngày hè nắng cháy trong khoảng thời gian kinh khủng đó. Ellison đang cơn nguy kịch nằm trên tấm nệm mỏng ở sàn nhà, c̣n hai đứa kia th́ đang chơi bên sân láng giềng. Bác sĩ của tôi lái xe đến và bước vào nhà, tay ẵm một đứa bé, theo sau là một người đàn bà cao, có duyên, dường như đang ở bệnh viện.

Ông nói rằng ông đem đứa bé đến nhờ tôi chăm sóc, và tôi có vui ḷng cho người mẹ nằm nghỉ cũng như chăm sóc bà hay chăng? Dĩ nhiên là tôi đă nhận lời, và trong ba ngày tôi phải lo cho hai đứa trẻ ốm và một người đàn bà bị bệnh — quá nặng và buồn nản đến mức không thể chăm sóc con bà. Tôi đă làm hết sức ḿnh, nhưng đứa trẻ đă chết trên tay tôi. Cũng không thể cứu sống bà mẹ, mặc dù bác sĩ tài giỏi và tôi chăm sóc tận t́nh. Ông bác sĩ đó thật là khôn ngoan; ông biết rằng t́nh trạng tôi có nhiều điều phải lo, nhưng tôi cũng cần học biết rằng không phải chỉ ḿnh tôi khó khăn, mà những người khác cũng khó khăn như tôi, và tôi có năng lực làm việc nhiều hơn tôi đă tưởng. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên trước sự khôn ngoan và kiến thức tâm lư sâu sáéc của các bác sĩ hành nghề trong thị trấn nhỏ này. Họ quen biết mọi người; họ sống cuộc đời hy sinh cho kẻ khác; họ rất thành thạo với những kinh nghiệm rộng răi; họ giải quyết các trường hợp cấp cứu rất nhanh chóng và chu đáo, bởi v́ họ phải tự nương tựa vào chính ḿnh chứ không vào ai khác. Phần tôi, tôi rất mang ơn các bác sĩ, ở các thành phố và miền quê, họ đă là bạn cũng như là thầy thuốc của tôi.

Sau sự việc này, bác sĩ khuyên tôi hăy đưa Ellison đến Bệnh viện Nhi đồng ở San Francisco để xem họ có chạy chữa được ǵ không. Bà Ellison Sanford lo cho hai đứa kia, dù bà c̣n chăm sóc bốn đứa con của ḿnh. Tôi đưa bé Ellison lên miền Bắc. Các bác sĩ ở bệnh viện này bảo rằng nó không thể sống, nên tôi phải để nó lại đó và quay về chăm sóc hai đứa kia. Tôi không nói thêm về nỗi khó khăn trong đoạn đời này, v́ ai có con cái hẳn đều thông cảm. Tôi không c̣n hy vọng gặp lại con tôi, nhưng mầu nhiệm làm sao, nó đă b́nh phục, được ba nó đưa về, anh ấy cũng vừa qua giai đoạn theo dơi với giấy chứng nhận sức khỏe tốt. Điều này không có ǵ đáng cười cả, phải không các bạn? Và khi kể lại, tôi cũng không thấy buồn cười chút nào.

Trước mặt chúng tôi là một năm khó khăn đặc biệt. Đức Giám mục không thể giao một chức vụ nào cho Walter Evans. Tiền dành dụm của chúng tôi hầu như đă cạn, c̣n món lợi tức ít ỏi của tôi, do Thế chiến nên nay chỉ như những món tiền nhỏ giọt. Khi Walter đi San Francisco, tôi ở lại với ba đứa trẻ và nhiều giấy nợ. Anh không có ư thức dùng tiền đúng đắn. Tiền mà tôi đưa cho anh, hoặc phần lương của anh dùng để thanh toán các hóa đơn đang thiếu, th́ anh lại tiêu vào các món xa xỉ không thiết yếu. Như có lần anh rời nhà đi trả tiền thực phẩm hàng tháng, nhưng lại trở về nhà với cái máy hát đĩa.

Suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên tấm ḷng hết sức tử tế của người chủ tiệm tạp hóa ở thị trấn nhỏ này, nơi tôi đang sống và là nơi Walter Evans nhận nhiệm vụ chót của anh trong quận San Joaquin. Chúng tôi đă nợ khoảng vài trăm đô-la tiền thực phẩm, dù tôi hầu như không hay biết sự thực. Dĩ nhiên là việc này đă được người ta đem kể trong làng rồi. Sáng hôm sau ngày chồng tôi được đưa đi San Francisco, chuông điện thoại reo và đó là hiệu tạp phẩm. Ông chủ tiệm là một người Do Thái, một người Do Thái trông rất b́nh thường. Tôi không hề làm điều ǵ cho ông cả, trừ việc tỏ ra lịch sự, và bày tỏ thái độ của người Anh là không có cảm thức bài Do Thái. Ở Anh, đặc biệt là lúc tôi c̣n trẻ tuổi ở đó, người ta không hề có thái độ bài Do Thái. Một số yếu nhân của chúng tôi đă là người Do Thái, chẳng hạn như Đức ông Reading là Phó vương của Ấn Độ, và các vị khác nữa. Người chủ tiệm này, qua điện thoại, đă yêu cầu tôi hăy đặt mua hàng. Tôi hỏi chúng tôi đă thiếu ông bao nhiêu, và ông trả lời là “trên hai trăm đô-la”, nhưng ông không lo v́ biết rằng tôi sẽ trả, cho dù phải mất năm năm. Rồi ông nói thêm, “Nếu bà không gởi đơn đặt hàng th́ tôi sẽ phải gởi tới những thứ mà tôi nghĩ là bà cần, và chắc là bà không muốn thế, phải không?” Bởi vậy tôi đă gởi giấy đặt hàng. Sáng hôm đó, khi thực phẩm được đưa đến nhà sở, tôi thấy có một chiếc phong b́ với “chút tiền mọn” mười đô-la ông gởi, pḥng khi tôi có thiếu tiền mặt; số tiền này ông đă cộng vào hóa đơn, v́ ông biết rằng tôi không muốn nhận tiền từ thiện. Ông cũng hỏi mượn chiếc ch́a khóa hộp thư để ông trông nom thư từ giùm tôi. Từ đó cho đến nay tôi cứ măi nhớ ơn ông. Phải mất hơn hai năm tôi mới trả hết hóa đơn của ông, nhưng tôi đă trả xong, và mỗi lần tôi trả góp cho ông năm đồng, th́ tôi lại nhận một được một lá thư ông cám ơn, chẳng khác ǵ tôi làm ơn cho ông vậy.

Ngoài việc tôi đă được dưỡng dục ở Anh, nơi mà dân chúng ít có thái độ bài Do Thái, và nơi mà vấn đề người Da Đen được hiểu rơ hơn ở Mỹ, tôi c̣n mang ơn rất nhiều của một số người thuộc hai sắc dân thiểu số đau khổ đó. Đối với tôi th́ vấn đề người Da Đen có vẻ đơn giản hơn vấn đề người Do Thái, và dễ giải quyết hơn.

Đối với tôi th́ vấn đề người Do Thái có vẻ hầu như không thể giải quyết được. Hồi đó, tôi không thấy có giải pháp nào, ngoại trừ nhờ diễn tŕnh tiến hóa và một cuộc vận động giáo dục có kế hoạch. Tôi không hề có ư thức bài Do Thái; tôi có một số bạn chí thân như Tiến sĩ Assagioli, Regian Keller và Victor Fox, họ biết rơ ḷng quí mến của tôi. Cũng có vài người khác trên thế giới thân thiết với tôi như vậy, họ thường cho tôi những lời khuyên hay thông cảm và không hề bỏ rơi tôi. Tôi đă chính thức ở trong “sổ b́a đen” của Hitler, v́ tôi đă bênh vực cho người Do Thái trong khi tôi đi diễn thuyết nhiều nơi ở Tây Âu. Tuy nhiên, mặc dù biết rơ các phẩm tính tốt đẹp của người Do Thái, sự đóng góp của họ vào nền văn hóa, học thuật Tây phương cũng như tài năng tuyệt vời của họ trong các ngành văn chương, nghệ thuật sáng tạo, tôi vẫn không thấy có ngay giải pháp nào cho vấn đề khó khăn nghiêm trọng của họ.

Bên nào cũng có lỗi cả. Ở đây tôi không đề cập đến những lỗi lầm hay đúng ra là những tội ác của người Đức hay người Ba Lan đối với các công dân Do Thái của họ. Tôi chỉ nói đến tất cả những ai đứng về phía người Do Thái chứ không chống đối họ. Là các Dân Ngoại, chúng ta chưa biết làm cách nào để giải phóng người Do Thái khỏi sự đàn áp — một sự ngược đăi qua bao nhiêu thế kỷ rồi. Trong các giai đoạn đầu của lịch sử Kinh Thánh, người Ai Cập đă đàn áp Do Thái, và bao năm qua sự ngược đăi đó vẫn c̣n. Tôi cảm thấy do dự không muốn đưa ra lời kết luận của ḿnh, nhưng tôi vẫn nói lên, với hy vọng giúp ích phần nào. Tuy nhiên, tôi chỉ có thể bàn vắn tắt về một đôi điều, và ở bước đầu tất nhiên phải là thiếu sót.

Hẳn phải có một nguyên nhân cơ bản nào đó khiến người Do Thái không ngớt bị ngược đăi liên tục, và lư do tại sao người

ta không thích họ. Lư do đó có thể là ǵ? Có thể nguyên nhân cơ bản này bắt nguồn sâu xa từ một số đặc tính chủng tộc. Trong khi viết mấy lời này, tôi vẫn biết c̣n nhiều thiếu sót và không được hoàn toàn công bằng, nhưng với cái nh́n rộng răi tổng quát th́ lại rất đúng — mặc dù theo lập trường của cá nhân một người Do Thái th́ có nhiều trường hợp hết sức bất công. Giữa người Do Thái và người Đức có nhiều điểm tương đồng. Người Đức xem họ là một “chủng tộc ưu việt”, c̣n người Do Thái chính thống th́ cho ḿnh là Sắc dân Chúa chọn. Người Đức nhấn mạnh rằng phải có “ṇi giống thuần khiết”, trong khi đó qua các thời đại người Do Thái ở châu Á, Ấn Độ, ở châu Âu, cũng như ở trên đất Mỹ này, và họ vẫn là người Do Thái. Dù được nhận làm công dân, họ vẫn tách biệt với cái quốc gia mà họ đang ở trong đó. Ở Anh hay Hà Lan th́ tôi không thấy có t́nh trạng này.

Xin tha lỗi v́ tôi đă lạc đề, nhưng kư ức về ông Jacob Weinberg, người đă giúp đỡ tôi rất nhiều, khiến tôi viết thêm một vấn đề mà tôi hết sức quan tâm.

Thế là Walter và tôi đang đứng trước lựa chọn nên làm điều ǵ? Tôi hiểu rằng thân phận anh ấy hầu như ở trong tay tôi. Nếu tôi có thể làm sao cho anh cư xử đúng đắn và đối đăi với tôi tốt đẹp b́nh thường, th́ cuối cùng có lẽ đức Giám mục sẽ cố gắng t́m cho anh một chức vụ ở giáo xứ khác, nơi đó anh sẽ không bị trở ngại do quá khứ của ḿnh, mặc dù tất nhiên là đức Giám mục vùng đó phải biết mọi chi tiết. Một tối nọ, sau khi bàn bạc rất lâu với đức Giám mục, tôi đă nói thẳng vấn đề với Walter. Tôi nói cho anh ấy hiểu rằng thân phận của anh đúng là ở trong tay tôi, cho nên anh ấy nên khôn ngoan mà ngưng đánh đập tôi. Tôi nói thêm rằng bất cứ lúc nào tôi cũng có thể ly dị anh ấy, với bằng chứng rơ ràng từ vị bác sĩ đă chăm sóc cho tôi khi sanh bé Ellison, ông đă thấy những vết bầm trên khắp người tôi. Theo quan điểm Anh giáo th́ lời đe dọa này rất nặng. Con đường làm giáo sĩ của anh có thể sẽ chấm dứt. Vốn là người tự hào (và trong ḷng cũng sợ những lời đồn đại) nên từ hôm đó trở đi, anh ấy không bao giờ đụng đến tôi. Anh cứ lầm ĺ không nói năng ǵ liên tục trong nhiều ngày, bỏ mặc cho tôi làm hàng khối công việc, nhưng tôi không c̣n phải sợ anh ấy nữa.

Chúng tôi kiếm được một căn nhà ba pḥng ở tận vùng quê hoang vắng, không xa Pacific Grove, và tôi bắt đầu nuôi gà mái, kiếm chút ít tiền nhờ bán trứng. Tôi thấy ngay ra rằng nếu không nuôi gà trên qui mô lớn (cần nhiều vốn) th́ không thể kiếm được nhiều tiền. Gà là những con vật thật ngốc nghếch; chúng có vẻ mặt ngốc nghếch với những thói quen dại dột và hoàn toàn thiếu thông minh. Trong nghề nuôi gà chỉ có chút hứng thú là đi t́m trứng, nhưng đó là việc làm lấm láp. Dù sao tôi cũng cố xoay xở để nuôi gia đ́nh, căn nhà chỉ mướn tám đồng một tháng, mà c̣n không đáng giá đó nữa.

Cuộc sống tôi lúc này hoàn toàn tẻ nhạt — trông nom ba đứa bé, một ông chồng cau có, lầm ĺ và mấy trăm con gà mái nghếch ngác. Chúng tôi không có pḥng tắm hay pḥng vệ sinh trong nhà. Ngay cả giữ cho tụi nhỏ và nhà cửa sạch sẽ cũng đă khó khăn. Thực sự là chúng tôi không có tiền, và một phần hóa đơn thực phẩm được trả bằng trứng mà người chủ tiệm luôn luôn mua, bởi v́ ông là bạn của tôi. Tôi thường đẩy xe cút kít vào các khu rừng chung quanh, với bọn trẻ chạy theo sau, để quơ củi đem về chụm lửa. Cho nên, tôi không thể nói rằng đây là một khoảng thời gian vui thú, cũng như không cảm thấy có ǵ hài hước cả. Nó giống như một cuộc đời hoàn toàn khác, và sự tương phản giữa cuộc sống của một người quản gia, một người mẹ, một người nuôi gà, làm vườn, với đời sống phong phú của tôi khi c̣n con gái, với đời sống đầy đủ khi tôi làm giảng viên Kinh Thánh, rốt cuộc đă khiến tôi hoàn toàn buồn nản.

Tôi cảm thấy ḿnh không ích lợi ǵ cho bất cứ ai; chắc hẳn tôi đă đi lạc đường nên mới lâm vào t́nh trạng này. Tôi đắm ch́m trong mặc cảm xa xưa của người Thiên Chúa giáo rằng ḿnh là “một kẻ tội lỗi khốn khổ”. Tâm trí tôi, vốn bị chi phối một cách bệnh hoạn bởi khoa thần học bảo thủ, cứ măi bảo rằng tôi đang bị phạt v́ đă thắc mắc, nghi ngờ, và nếu tôi giữ chắc đức tin của tôi hồi thời con gái th́ có lẽ giờ đây tôi không ở trong t́nh cảnh chua cay như vầy. Giáo hội đă làm tôi thất vọng, bởi v́ Walter là người của giáo hội, c̣n những người khác trong giáo hội mà tôi đă gặp th́ dường như quá đỗi tầm thường, chỉ trừ đức Giám mục mà thôi. Ông đúng là một vị thánh, nhưng hồi ấy tôi biện luận rằng dù ông là một người thợ ống nước hay là người mua bán chứng khoán th́ ông vẫn là một vị thánh. Tôi đă biết về khoa thần học đến mức đủ để mất hết tin tưởng vào các lời diễn giải thần học, và tôi cảm thấy rằng nơi tôi chẳng c̣n giữ lại ǵ, ngoại trừ một niềm tin mơ hồ vào Đức Christ, mà bấy giờ Ngài có vẻ ở quá xa. Tôi cảm thấy rằng Thượng Đế và con người đều bỏ rơi tôi.

Đến đây, tôi xin nói rằng: rơ ràng là Giáo hội đang thua cuộc nếu họ không thay đổi kỹ thuật. Tôi không thể hiểu được tại sao người trong giáo hội lại không thay đổi cho hợp thời. Tất cả những phát triển thăng tiến trong mọi lănh vực đều là biểu lộ của Thiên tính, và t́nh trạng tĩnh tại của các diễn giải thần học vốn đi ngược lại đạïi luật của vũ trụ, là luật tiến hóa. Nói cho cùng th́ khoa thần học chỉ là cách hiểu và giải thích của con người về những ǵ mà họ nghĩ là ư muốn của Thượng Đế. Nhưng chính cái trí óc mang nhân tính hữu hạn đă suy tư và đă suy tư qua nhiều thời đại rồi. Bởi vậy, có thể có những trí óc hữu hạn khác của con người đưa ra được các diễn giải khác có ư nghĩa sâu rộng hơn, để bằng cách đó mà lập nên một khoa thần học tiến bộ hơn. Ai dám bảo rằng những người sau này không đúng đắn như những giáo sĩ của thời trước? Nếu các giáo hội không chịu mở rộng tầm nh́n, không chịu bỏ qua các tranh căi về những chi tiết phụ thuộc, và nếu không rao giảng về Đức Christ trỗi dậy, hằng sống, hằng yêu thương (thay v́ một Đức Christ chịu chết đau khổ và hy sinh cho một vị Thượng Đế giận dữ), th́ họ sẽ mất đi sự ủng hộ của các thế hệ tương lai — đúng như vậy. Đức Christ vốn hằng sống, Ngài chiến thắng sự chết và hằng hiện diện. Sự chết Ngài đă trải qua, chúng ta cũng có thể trải — với chiến thắng vẻ vang như Thánh Kinh đă nói. Các giáo hội sẽ phải bắt đầu chỉnh đốn các chủng viện thần học của ḿnh. Tôi đă dự một khóa huấn luyện thần học, và tôi biết tôi đang muốn nói ǵ. Những người trẻ thông minh sẽ không c̣n muốn vào chủng viện khi thấy những lời lẽ cũ kỹ được đem ra giải thích những ǵ mà họ xem là các chân lư sống động. Họ không quan tâm đến giáo lư về Đức Mẹ Đồng Trinh

— mà họ lại quan tâm đến sự thật về Đức Christ. Họ đă hiểu biết nhiều đến mức không c̣n chấp nhận những cảm hứng theo ngôn từ của các kinh điển, mà họ được chuẩn bị sẵn sàng để tin vào Lời của Thượng Đế. Hiện nay, cuộc sống đang đầy biến chuyển, biết bao nhiêu vị anh hùng, biết bao vẻ mỹ lệ, bao bi kịch, tai biến, bao thực tế và cơ hội vinh quang, nên thế hệ này không có th́ giờ dành cho những chuyện ấu trĩ của khoa thần học. May mắn thay, trong giáo hội vẫn có một số người nh́n xa thấy rộng, mà cuối cùng họ sẽ thay đổi được thái độ bảo thủ, tuy nhiên, cần phải có thời gian. Trong khi chờ đợi th́ các giáo điều và nghi lễ sẽ vây bọc mọi người. T́nh trạng này không nhất thiết phải có, nếu giáo hội chịu thức tỉnh và mang lại cho nhân loại đang thiết tha t́m kiếm những ǵ mà họ cần, đó chính là Đức Christ hằng sống, chứ không phải là những liều thuốc ngủ, những thẩm quyền, những lời tầm thường ngon ngọt.

Nếu tôi nhớ đúng th́ sau sáu tháng sống như thế, tôi đă gặp lại đức Giám mục và nói rằng Walter đă cư xử đàng hoàng. Ông bèn ân cần đi t́m kiếm một chỗ để anh ấy có thể trở lại làm việc cho giáo hội. Cuối cùng anh nhận được một chức vụ nhỏ ở một làng hầm mỏ thuộc Montana, và được cho biết rằng một phần lương của anh sẽ được gởi cho tôi mỗi tháng. Đồng thời, tôi dời đến một ngôi nhà nhỏ, ba pḥng, ở một vùng đông dân hơn, thuộc Pacific Grove. Lúc ấy vào năm 1915, và là lần sau cùng tôi gặp Walter Evans. Thực tế là không phần lương nào của anh được gởi cho tôi, c̣n thư anh ngày càng nhiều lời tệ bạc, với những lời đe dọa và ngụ ư bất hảo.

Tôi không thể làm điều ǵ khác hơn là hiểu rằng tôi phải tự lo tự liệu, và đem hết sức ḿnh để chăm nom ba đứa con gái nhỏ.

Cuộc chiến ở Châu Âu đang đến hồi quyết liệt. Những người thân của tôi đều phải ṭng quân. Món lợi tức nhỏ của tôi đến rất thất thường. Món tiền đó bị đánh thuế rất nặng, và đôi khi tấm chi phiếu ngân hàng gởi không đến được do tàu chở thư bị ch́m. Tôi ở trong t́nh trạng hết sức khó khăn; trong đất nước này không một người thân để có thể đến nhờ cậy, và (ngoài vợ chồng đức Giám mục ra) tôi không muốn nói với người bạn nào khác. Chung quanh tôi là những người bạn tử tế, tốt bụng, tuy nhiên, không người nào có điều kiện giúp đỡ tôi được ǵ, và giờ đây nhớ lại, tôi tự hỏi liệu lúc đó tôi có nên để cho họ biết t́nh trạng của tôi ngặt nghèo đến mức nào. Đức Giám mục muốn viết thư báo cho thân tộc tôi biết rơ sự t́nh, nhưng tôi không đồng ư. Tôi luôn luôn tin theo câu tục ngữ “Bụng làm, dạ chịu”, và không hề nghĩ là nên khóc than, kể lể với bạn bè. Tôi vẫn biết “Thượng Đế chỉ giúp những ai biết tự giúp ḿnh”, nhưng cũng phải nhận rằng hồi đó đối với tôi th́ dường như Thượng Đế cũng rời bỏ tôi, và thậm chí tôi cũng không thể than thở với Ngài.

Tôi ḍ hỏi quanh vùng để xem có việc ǵ làm kiếm chút ít tiền, nhưng chỉ để thấy ra rằng ḿnh là một người hoàn toàn vô dụng. Tôi có thể thêu đan rất đẹp nhưng không ai cần hàng tôi thêu, và dù sao tôi cũng không thể kiếm ra vật liệu để thêu đan trên đất Mỹ này. Tôi không có tài ǵ đặc biệt, tôi không thể đánh máy, tôi không thể dạy học, tôi không biết phải làm ǵ. Trong quận này chỉ có công nghiệp duy nhất là làm cá ṃi, và tôi quyết định thà làm công nhân xưởng đóng hộp cá ṃi hơn là để con cái đói khổ.

Khi tôi đi đến quyết định này th́ đó là một khoảng thời gian khủng hoảng, một sự khủng hoảng tinh thần quan trọng. Như đă nêu ra trước đây, tôi đến đất Mỹ với nhiều nghi vấn trong ḷng v́ không biết những thực tại tinh thần nào có thể tin được. Khóa thần học mà tôi đă tham dự khi vừa đến đă không giúp ích cho tôi được ǵ. Bất cứ khóa thần học nào cũng có thể làm suy giảm niềm tin của con người nếu người đó có đủ trí thông minh để thắc mắc và nếu người đó không phải là hạng mù quáng chấp nhận những lời nói của các giáo sĩ. Các bài luận giải mà tôi đă tra cứu trong thư viện thần học đối với tôi dường như vô nghĩa, văn từ kém cỏi, và là những điều thông thường. Các bài đó không giải đáp được vấn đề nào cả, người ta ch́m đắm vào những điều thiếu thực tế, họ lẩn tránh thực tại, ngay cả khi họ tuyên bố biết chính xác những ǵ Thượng Đế muốn và định làm, và họ t́m cách giải quyết tất cả các vấn đề bằng cách trích dẫn lời Thánh Augustine, Thomas Aquinas và các Thánh trong thời Trung cổ. Dường như các nhà thần học không bao giờ chịu đối diện với các vấn đề cơ bản, họ cứ dựa vào câu nói thông thường rằng “Thượng Đế đă phán”. Nhưng có lẽ Ngài không hề phán điều đó, có lẽ lời diễn dịch là sai lầm, có lẽ mấy lời đó chỉ là thêm thắt. Trong Kinh Thánh có nhiều chỗ thêm thắt như thế. Rồi trí tôi lại nghi vấn tại sao Thượng Đế chỉ nói với người Do Thái? Tôi chưa biết ǵ về các Thánh kinh khác trên thế giới, chứ nếu biết được th́ hẳn tôi đă không xem đó là những Thánh kinh. Có những phần trong Kinh Cựu Ước làm tôi kinh ngạc, và có những phần khiến tôi thường thắc mắc làm sao chúng có thể đi qua được bưu điện. Nếu ở trong một cuốn sách b́nh thường th́ điều đó hẳn đă bị xem là dốt nát và hạ cấp, nhưng khi ở trong Kinh Thánh th́ chúng lại được cho là đúng. Tôi bắt đầu thắc mắc không biết cách giải thích của ḿnh có đúng như cách của một người nào khác không. Một hôm tôi ngẫm nghĩ về một câu trong Kinh Thánh “Chính tóc ở trên đầu các ngươi cũng được đếm” tôi thấy như vậy th́ Thượng Đế phải giữ rất nhiều bản thống kê.

Khi đem vấn đề đến hỏi một nhà thần học th́ ông trả lời tôi rằng câu đó trong Kinh Thánh chứng minh rằng Thượng Đế không bị chi phối bởi thời gian. Sau đó tôi khám phá ra h́nh thập tự không phải là một biểu tượng của Thiên Chúa giáo, mà nó có trước kỷ nguyên Thiên Chúa rất xa, và điều đó đă giáng cho tôi đ̣n cuối cùng.

Thế là tôi đă hoàn toàn ngỡ ngàng thất vọng đối với cuộc đời, đối với tôn giáo trong cách tŕnh bày chính thống, và đối với con người, và đặc biệt là đối với chồng tôi là người mà tôi đă lư tưởng hóa. Không ai cần đến tôi cả chỉ trừ ba đứa bé, trong khi đó th́ trước đây đă có hàng trăm, hàng ngàn người cần đến tôi. Chỉ có một số ít những người trong cuộc sống bận rộn của họ là c̣n quan tâm đến điều ǵ đă xảy ra cho tôi, trong khi trước kia tôi đă được nhiều người coi trọng. Dường như tôi đă đến một mức hoàn toàn vô dụng, chỉ làm những công việc nặng nhọc thường ngày trong cuộc sống ở một khu phố nhỏ, những việc làm mà hàng trăm, ngàn phụ nữ khác kém tôi về tŕnh độ, giáo dục, trí tuệ, có lẽ họ c̣n làm tốt hơn tôi. Tôi chán ngán việc giặt tă lót, cắt bánh ḿ và bơ. Tôi hiểu thế nào là hoàn toàn tuyệt vọng. Tôi chỉ có nguồn an ủi duy nhất là các con, nhưng chúng c̣n quá bé bỏng nên chỉ giúp tôi bớt buồn nhờ tính ngây thơ, vô tư lự mà thôi.

T́nh trạng này đến cực điểm vào một ngày nọ khi tôi hoàn toàn thất vọng và, gởi con cho người hàng xóm, tôi đă đi vào rừng một ḿnh. Tôi nằm úp mặt trong nhiều giờ băn khoăn khổ sở về nỗi khó khăn của ḿnh. Rồi tôi đứng dậy dưới một gốc cây to, có lẽ giờ đây tôi vẫn nhận ra nếu người ta không xây dựng trên vùng đất đó, tôi khấn nguyện với Thượng Đế rằng tôi đă hoàn toàn tuyệt vọng, rằng tôi sẵn sàng nhận lănh bất cứ điều ǵ, miễn sao nó giúp tôi giải thoát để bước vào một cuộc đời hữu ích hơn. Tôi nguyện với Ngài rằng tôi đă đem hết sức ḿnh để làm “mọi điều nhân danh Jesus”, rằng tôi đă làm hết sức ḿnh nhân danh Ngài; rằng

tôi đă lau quét, nấu nướng, giặt giũ và chăm nom bầy trẻ bằng hết khả năng ḿnh, nhưng rồi chẳng đi đến đâu. Tôi c̣n nhớ tôi đă thất vọng năo nề khi hoàn toàn không có một sự đáp ứng nào. Tôi cứ tin chắc rằng nếu tôi thực sự tuyệt vọng, th́ tôi sẽ nhận được sự đáp ứng; có lẽ tôi lại nhận được một loại linh thị nào đó; hoặc có thể nghe tiếng nói (như đôi lần tôi đă nghe) bảo tôi nên làm điều ǵ. Nhưng tôi không nhận được linh thị nào, tôi không nghe được tiếng nói nào mà phải vội đi về nhà để lo cơm tối. Tuy nhiên, suốt thời gian đó, lời khấn nguyện của tôi đă được nghe thấy, nhưng tôi không hề biết. Suốt thời gian đó đă có những kế hoạch giúp tôi giải thoát nhưng tôi hoàn toàn không hay. Dù tôi không thấy được, nhưng một cánh cửa đang mở ra, và dù tôi không nhận biết nhưng tôi sắp đến một khoảng đời hạnh phúc nhất và phong phú nhất. Cũng như sau này tôi đă nói với con gái tôi “Chúng ta không bao giờ biết được những ǵ sắp đến.”

Sáng hôm sau tôi đến một xưởng lớn đóng hộp cá ṃi để xin việc. Tôi được nhận v́ lúc đó đang mùa nên người ta cần nhiều công nhân. Tôi sắp xếp với người láng giềng để bà chăm nom đàn trẻ, trả cho bà phân nữa số tiền tôi kiếm được dù đó là bao nhiêu. Công việc được hưởng theo sản phẩm, tôi biết ḿnh lẹ tay nên hy vọng kiếm được nhiều tiền mà quả như vậy. Mỗi sáng, tôi đến xưởng lúc 7 giờ và trở về nhà khoảng 4 giờ chiều. Trong ba ngày đầu, tiếng ồn, mùi cá, môi trường sinh hoạt tôi không quen, những lượt đi bộ xa đến sở rồi về nhà, tất cả đă khiến tôi gần muốn xỉu khi về đến nơi.

Nhưng tôi cũng quen dần đi, v́ Thiên nhiên vốn có tính thích nghi, tôi xem đó là một trong những kinh nghiệm thú vị nhất trong cuộc đời tôi. Tôi đă ḥa ḿnh sống giữa mọi người; giờ đây tôi chỉ là kẻ vô danh, trong khi trước kia tôi luôn luôn nghĩ ḿnh là một nhân vật nào đó. Tôi đang làm loại công việc mà bất cứ ai cũng có thể làm. Đó là loại lao động không cần tay nghề. Đầu tiên tôi đến làm ở khu dán nhăn, dán nhăn hiệu Del Monte vào những hộp cá ṃi lớn h́nh thuẩn, nhưng ở đây tôi không kiếm đủ tiền xứng với công sức của ḿnh. Trong phân xưởng này có nhiều người rất tử tế. Có lẽ ai cũng thấy rằng tôi nhút nhát, v́ một ngày nọ, người đàn ông ném hộp cá lên bàn để dán nhăn đă khều nhẹ tôi với một cử chỉ vụng về và bảo “Này, tôi đă biết bà là ai rồi. Người chị vợ tôi có ở giáo xứ R — và chị đă kể cho tôi nghe về bà. Nếu bà cần có người bênh vực để dẹp bỏ những lời thô lỗ đối với bà, th́ cứ nhớ rằng đă có tôi ở đây.” Ông ta không bao giờ phải can thiệp thêm nhưng ông tỏ ra rất tử tế mà trông nom lo lắng cho tôi. Luôn luôn tôi có đủ hộp để dán nhăn và tôi rất biết ơn ông.

Người ta khuyên tôi nên đến làm ở phân xưởng đóng hộp cá ṃi và tôi đă làm theo. Đó là một nhóm công nhân thô lỗ hơn rất nhiều, những người đàn bà khá đanh đá, những người Mê-hi-cô và hạng đàn ông mà tôi chưa hề gặp bao giờ, ngay cả khi tôi làm công tác xă hội. Lần đầu khi tôi đi vào phân xưởng này, họ gây khó khăn bằng cách đem tôi ra làm tṛ đùa bỡn. Rơ ràng là tôi không thuộc về nhóm này. Hiển nhiên là tôi đă tỏ ra quá đàng hoàng, quá đúng đắn, nên họ không biết phải hiểu tôi như thế nào. Họ có một toán thường tụ tập gần cổng vào xưởng, và vừa thấy tôi là họ bắt đầu hát “Xin Chúa cho con đến gần Ngài”. Lúc đầu tôi không thích điều đó và thường lo sợ khi nghĩ phải đi ngang qua cổng, nhưng nói cho cùng th́ tôi đă có nhiều kinh nghiệm đối xử với phái nam, nên dần dần tôi thu phục được t́nh cảm của họ, và đă thực sự có được một thời gian vui vẻ. Tôi không bao giờ thiếu cá để đóng hộp. Thường có một tờ báo sạch bí mật đến chỗ tôi ngồi. Họ trông nom giúp đỡ tôi đủ cách và thêm một lần nữa tôi muốn nêu lên rằng điều này hoàn toàn không phải do tôi. Tôi không biết tên những người này và trong đời tôi chưa hề làm ơn cho họ, thế mà họ vẫn cứ xử tốt, với tôi, khiến tôi không bao giờ quên được. Tôi thấy rất mến họ và chúng tôi dần dần trở nên bạn tốt. Tuy nhiên, tôi không bao giờ thấy thích cá ṃi. Tôi đă nhất định là nếu tôi làm thợ đóng hộp cá th́ tôi phải ráng kiếm tiền cho đáng công lao. Tôi cần tiền để lo cho con, nên tôi để tâm đến vấn đề đóng hộp. Tôi quan sát những người thợ khác; tôi nghiên cứu từng động tác, để làm sao cho khỏi phí công sức và ba tuần sau đó tôi trở thành người thợ đóng họp kiểu mẫu trong xưởng. Mỗi ngày trung b́nh tôi làm được mười ngàn con cá và đóng được mấy trăm hộp. Khách đến viếng xưởng được dắt đi đến xem tôi làm; bấy giờ tôi phải trả giá cho việc làm giỏi của ḿnh và phải nghe những lời b́nh phẩm, “Một người đàn bà như vậy mà lại đi làm trong xưởng này, thế là thế nào?”, “Chị ta có vẻ quá tử tế để làm công việc này, nhưng có lẽ cũng chẳng tử tế ǵ đâu”, và “Chắc chắn chị ta đă làm một điều ǵ đó khiến phải rơi vào loại công việc này”, hoặc “Tốt hơn đừng để bị lừa theo bề ngoài, có lẽ chị ta là quả trứng ung”. Tôi trích dẫn những lời này đúng như sự thật. Tôi nhớ có lần một người đốc công đứng kế bên lắng nghe một nhóm khách đang nói về tôi theo cách đó, và ông thấy tôi xúc động. Những lời ấy thực là thô bỉ, và đôi tay tôi đă rung lên v́ tức giận. Sau khi họ đă đi qua, ông mới đến gần tôi và nói với nét mặt hết sức tử tế, “Xin chớ buồn làm ǵ bà Evans, ở đây chúng tôi gọi bà là ‘viên kim cương lạc trong bùn’.” Tôi thấy câu nói này đủ đền bù cho tất cả những lời trên. Vậy th́ có lạ lùng hay chăng khi tôi có một niềm tin không lay chuyển và không dời đổi nơi sự mỹ lệ và thiên tính trong nhân loại? Nếu đó là những người ở dưới quyền tôi th́ vấn đề lại khác, nhưng đây lại là sự biểu lộ của tất cả sự tốt đẹp tự phát trong tâm hồn con người đối với những ai đang đồng cảnh khó khăn. Những người nghèo khổ vẫn thường tử tế với người nghèo.

Tôi xin kể thêm một chuyện nữa để nói lên đầy đủ hơn cái thái độ tốt đẹp này của con người. Một ngày nọ, khi chuông reo báo giờ ăn trưa th́ có một ông lăo người to lớn, lấm láp, vụng về — bề ngoài thực kinh khủng với mùi hôi nực nồng — ông đến gần tôi và bảo, “Cô hăy đi qua bên này, tôi có chuyện cần nói với cô”. Tôi vốn không sợ đàn ông, nên đi theo ông lăo. Ông thọc tay vào túi quần jeans của ḿnh và lôi ra một nửa tấm tạp-dề sạch sẽ, trắng trẻo. Ông nói, “Xem này, Cô, tôi đă lấy cái này của bà nhà tôi hồi sáng và tôi sẽ treo nó trên một cây đinh ở đây. Tôi không muốn cô lau tay bằng tấm giẻ rách dơ bẩn ở pḥng vệ sinh. Tôi có sẵn nửa kia và sẽ treo nó lên khi nửa này đă dơ.” Trước khi tôi kịp cám ơn th́ ông đă quay gót và không bao giờ nói ǵ thêm với tôi, nhưng luôn luôn có một tấm giẻ sạch cho tôi lau tay.

Tôi hoàn toàn tin chắc rằng chúng ta nhận những ǵ chúng ta đă cho trong đời. Tôi đă học cách từ bỏ tính tự cao; tôi không lên mặt thuyết giảng; tôi chỉ cố gắng tỏ ra lịch sự tử tế và v́ thế mà được những người khác đối lại một cách lịch sự tử tế; bất cứ ai cũng có thể làm như vậy — đó là bài học thực tế trong câu chuyện của tôi. Cách đây vài năm có một bà đă đến hỏi ư kiến tôi tại văn pḥng của tôi tại New York. Qua câu chuyện bà cho biết đang ở trong một khoảng thời gian khó khăn; bà đang bị mọi người nói hành và không biết làm sao cho họ chấm dứt. Bà khóc lóc kể lể; theo lời kể th́ người đời thực độc ác, và tôi có vui ḷng giúp bà hay không. V́ chưa hề biết bà trước đó, và cũng không hiểu sự thật trong trường hợp này ra sao, nên tôi chỉ có thể làm theo khả năng ḿnh. Lạ lùng làm sao, vài hôm sau tôi vào một nhà hàng và ngồi với chồng tôi, Foster Bailey, trong một pḥng nhỏ. Tôi thấy bà ấy ở trong pḥng kế bên nhưng bà không thấy tôi. Bà đang ngồi với một người bạn và nói lớn tiếng, giọng rơ ràng khiến tôi có thể nghe rơ từng lời. Tôi không thể tin nổi những ǵ bà nói về các bạn bè của ḿnh. Không lời nào bà thốt ra mà tử tế. Bà đang kể cho bạn nghe về những điều mà lời tục gọi là “bẩn thỉu” của tất cả những người bà quen biết. Khi nghe bà nói, tôi giải ra ngay vấn đề của bà, và lần kế khi bà gặp tôi, tôi đă nói với bà về vấn đề đó, có lẽ tôi

nói không khéo nên từ đó tôi không c̣n gặp bà nữa. Có thể bà không thích tôi, và chắc rằng bà không thích sự thật. Công việc tôi làm ở xưởng này kéo dài trong nhiều tháng. Trong khi đó th́ Walter Evans đă rời Montana, đến một đại học ở miền Đông để theo chương tŕnh cao học. Tôi ít khi nghe tin anh ấy. Anh cũng không gởi tiền bạc ǵ cả và đến năm 1916 tôi hỏi ư kiến một luật sư về việc ly dị. Tôi không thể nghĩ đến viễn ảnh trở lại với anh hoặc để cho đám con hứng chịu những cơn sân si thịnh nộ của anh. Anh đă tỏ ra không chút ǵ sửa đổi và không hề có ư thức trách nhiệm đối với vợ con. Đến năm 1917 khi Hoa Kỳ tham chiến, anh đă đi Pháp với Đoàn Thanh Niên Công Giáo và đă ở đó trong thời chiến. Anh đă nổi danh và được thưởng chiến công bội tinh. Bởi vậy tôi đă ngưng thủ tục ly dị vào thời gian đó v́ người ta vẫn chê trách những người nào xin ly dị khi chồng ở ngoài mặt trận. Dường như đối với tôi th́ điều đó không bao giờ thực là hợp lư, bởi v́ người đàn ông ở tiền tuyến hay ở nhà cũng là một. Tôi cũng không bao giờ hiểu tại sao mỗi một người lính nào trong quân đội cũng đều được xem là một vị anh hùng. Có thể người lính đó đă được chọn và không thể làm khác hơn. Tôi hiểu những người lính rất nhiều, và tôi biết tại sao họ lại rất ghét câu chuyện “anh hùng” trên báo chí và trong công chúng.

Tôi thôi không viết thư cho anh, và cảm thấy hết sức nhẹ nhơm bởi v́ anh ấy đă ở quá xa. Bọn trẻ đều mạnh khỏe, rất vui vẻ, tôi cũng khỏe dù rằng chỉ c̣n có 99 cân. Tôi cố xoay xở để lo cho con, và dường như dần dần qua khỏi cơn giông tố. Về mặt tinh thần, tôi vẫn c̣n ở trong bóng tối, nhưng v́ quá bận rộn kiếm tiền và trông nom ba đứa con gái, nên tôi không có thời gian đâu để lo lắng cho số phận của linh hồn ḿnh.

CHƯƠNG IV
 Walter Evans xa tôi năm tôi ba mươi lăm tuổi. Nhiều lần quan sát đă cho tôi thấy rằng năm ba mươi lăm tuổi thường là một khúc quanh trong nhiều kiếp sống. Nếu có khi nào người ta muốn t́m công việc chính yếu cho đời ḿnh, nếu có bao giờ họ muốn đạt mức xác tín và hữu ích trong cuộc sống, th́ đó sẽ là khoảng thời gian ba mươi lăm tuổi. Các nhà số học thường xác định lư do là 7 ´ 5 = 35; số 7 tượng trưng cho một chu kỳ hoàn tất, đầy đủ, mở đường cho một kinh nghiệm mới; trong khi đó th́ 5 là con số của trí tuệ, của sinh vật thông minh mà ta gọi là con người. Tôi chưa hiểu được điều này. Tôi chắc rằng có một sự thật nào đó trong khoa số học, bởi v́ người ta bảo rằng Thượng Đế làm việc bằng các con số và các h́nh thể, nhưng tôi chưa bao giờ quan tâm đến những lời giải đoán của khoa lư số.

Tuy nhiên, sự thật vẫn là vào năm 1915 tôi đă bước vào một chu kỳ sống hoàn toàn mới; lần đầu tiên tôi khám phá ra rằng tôi có một thể trí và tôi bắt đầu sử dụng, bắt đầu khám phá ra mănh lực và tính linh động của nó, và bắt đầu dùng nó như một “ngọn đèn pha” chiếu rọi vào các ư tưởng và các công việc của riêng ḿnh, chiếu rọi vào thế sự ở quanh tôi, và chiếu rọi vào lĩnh vực khám phá mà chúng ta gọi là tinh thần

— thế giới mà Patanjali, vị huấn sư Ấn Độ thời cổ, gọi là “đám mây mang cơn mưa của những điều khả tri.”

Chính vào thời gian khó khăn phải đi làm công trong cơ xưởng, tôi đă tiếp xúc với giáo lư Thần Triết. Tôi không thích từ này, mặc dù nó có hàm nghĩa rất tốt đẹp. Trong tâm trí công chúng, nó tượng trưng cho quá nhiều điều mà chính nó không có. Nếu có thể, tôi hy vọng tŕnh bày được thực nghĩa của nó là ǵ. Đây là khởi điểm của một giai đoạn tinh thần mới mẻ trong cuộc đời tôi.

Ở Pacific Grove vào thời gian đó có hai bà người Anh có cùng xuất thân xă hội ở Anh quốc như tôi. Tôi chưa bao giờ gặp họ, nhưng tôi muốn gặp, chính là v́ tôi đang cô đơn. Tôi vẫn thích gặp gỡ người đồng hương, và tôi đă thấy họ có mặt trên khu phố nhỏ này. Tôi nghe lời đồn rằng họ đang tổ chức những cuộc nhóm họp để dùng trà và bàn về một loại đề tài đặc biệt, và một người bạn quen cả tôi lẫn họ đă sắp xếp để tôi được mời đến dự. Bởi vậy, động cơ thúc đẩy tôi đi đến đó cũng không phải cao cả ǵ cho lắm. Tôi không đến đó để nghe điều ǵ mới mẻ hoặc thú vị, hay để được giúp đỡ. Tôi đến v́ tôi muốn gặp hai người phụ nữ này, thế thôi.

Tôi thấy bài giảng thiếu sinh động và diễn giả rất kém. Tôi không thể tưởng ở đâu có diễn giả kém hơn. Vừa mở đầu, ông đă nói ngay “Cách đây mười chín triệu năm các vị Hỏa chân quân đă đến từ sao Kim và gieo hạt giống trí tuệ vào con người.” Ngoại trừ các nhà Thần Triết đang có mặt, tôi không nghĩ có người nào khác trong pḥng hiểu được ông đang nói ǵ. Đối với tôi, những điều ông nói không có ư nghĩa ǵ cả. Một lư do là hồi đó tôi lấy niên lịch của chu kỳ tiến hóa theo Kinh Thánh, mà Kinh Thánh th́ ấn định thời kỳ sáng thế xảy ra vào năm 4004 trước Công nguyên. Tôi quá bận lo kiếm sống và lo bổn phận làm mẹ đến đỗi không có th́ giờ để đọc những cuốn sách đương thời, bàn về vấn đề tiến hóa. Có lẽ bấy giờ tôi không tin thuyết tiến hóa, và tôi nhớ đă đọc sách của Darwin và Herbert Spencer với một cảm thức tội lỗi và thiếu trung thành với Thượng Đế. Cái quan niệm rằng thế giới có cách đây mười chín triệu năm là hoàn toàn thất kính.

Diễn giả đă đi lan man trong thế giới tư tưởng. Ông nói với cử tọa rằng mỗi người trong họ đều có một cái chân thân (thể nguyên nhân) và dường như chân thân ấy là chỗ trú ngụ của một vị Agnishvatta. Đối với tôi dường như điều đó nghe ra hoàn toàn vô nghĩa, và tôi thắc mắc không biết thuyết giảng như thế có giúp ích được ai không. Lúc đó tôi quyết tâm rằng nếu có diễn thuyết th́ tôi sẽ cố gắng làm những ǵ mà vị diễn giả Thần Triết này đă thiếu sót. Dù sao tôi cũng được một điều — là t́nh bạn của hai người phụ nữ này. Họ tiếp nhận tôi ngay, cho sách tôi đọc, và tôi thường tới lui nhà họ, tṛ chuyện, hỏi han rất nhiều.

Bấy giờ, ngày của tôi trở nên rất dài. Sáng tôi thường thức dậy lúc bốn giờ. Tôi quét dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa trưa cho các con, và cho chúng ăn sáng lúc sáu giờ, sau khi đă giúp chúng rửa ráy và mặc quần áo. Rồi đến sáu giờ rưỡi tôi đưa con đến gởi ở nhà bà kế bên, và thẳng đến xưởng để đóng hộp mấy con cá ṃi phải gió. Đúng trưa, tôi thường dùng bữa trên bờ biển khi thời tiết tốt. Thường khoảng bốn giờ hay bốn giờ rưỡi tôi về nhà. Vào mùa đông, tôi thường chơi với con ở nhà hoăëc đọc sách cho chúng nghe. Nếu là mùa hè th́ tôi thường dắt chúng ra biển chơi. Khoảng bảy giờ chúng tôi về nhà ăn tối, và sau đó th́ tụi nhỏ đi ngủ. Sau khi ngâm quần áo hoặc trộn men cho bột bánh ḿ nổi, tôi mới mệt nhọc đến giường và đọc sách hầu như một mạch cho đến nửa đêm.

Tôi vẫn luôn luôn là một trong những người mà bản chất cần rất ít ngủ. Hồi tôi c̣n là thiếu nữ, một bác sĩ đă biết tôi rất rơ và bảo rằng mỗi đêm tôi không cần ngủ nhiều hơn bốn giờ; ông đă hoàn toàn nói đúng. Cho đến ngày nay, tôi vẫn thường thức dậy vào bốn giờ rưỡi sáng, và (sau khi điểm tâm) tôi viết và làm việc cho đến bảy giờ. Đó vẫn là nhịp điệu sinh hoạt của tôi từ trước đến giờ, và có lẽ đó là một trong những lư do tại sao tôi đă có thể hoàn tất được nhiều việc.

Một lư do khác đă giúp tôi làm việc chăm chỉ là cái kỷ luật nề nếp hết sức gắt gao trong cuộc sống khi tôi c̣n con gái. Kỷ luật đó đă phát triển nơi tôi tính không thể làm biếng. Tôi không bao giờ được phép biếng nhác, nên tôi không hề biếng nhác. Lư do thứ ba th́ tôi nghĩ là có thể rất hữu ích cho nhiều người. Có quá nhiều điều tôi muốn biết và tôi đă phải t́m thời gian để đọc tất cả những điều đó mà không bỏ bê con cái. Tôi không bao giờ bỏ bê con cái cả, nhưng cần phải có sắp xếp, đặït chương tŕnh và kỷ luật mới được. Tôi đă học cách ủi quần áo với một quyển sách đặt trước mặt, và cho đến nay tôi có thể vừa đọc sách vừa ủi mà không làm cháy quần áo. Tôi đă học cách gọt khoai tây trong khi đọc sách mà không bị đứt tay, và tôi có thể lột vỏ đậu với một quyển sách trước mặt. Tôi luôn luôn đọc khi may vá. Sở dĩ được như vậy là v́ tôi muốn đọc, và nhiều chị em phụ nữ có thể làm như vậy nếu họ thật quan tâm đến sự hiểu biết. Cái khó là có nhiều người không quan tâm đúng mức. Tôi cũng có thể đọc rất nhanh, đọc hiểu cả nhiều đoạn, nhiều trang chỉ như người khác đọc một câu. Tôi không nhớ thuật ngữ gọi khả năng đọc này là ǵ. Nhiều người có thể đọc như vậy và những người khác nữa cũng có thể nếu họ cố gắng.

Tôi đă tự ấn định trong tâm về bổn phận của ḿnh với tư cách làm mẹ và người quản trị gia đ́nh. Tôi đă thấy một bà quen với tôi, có năm đứa con. Dường như bà đă được ơn Chúa kêu gọi ra đi giảng đạo, và bà đă đi rao giảng — với sự thiệt tḥi của mấy đứa con mà bà để lại nhà với sự trông nom của đứa con gái lớn mới mười lăm tuổi. Đứa bé gái này đă cố gắng hết sức, nhưng trông nom bốn đứa trẻ kia đâu phải là chuyện đùa. Chúng tôi đă phải giúp cho chúng ăn uống, tắm rửa, và khi cần cũng phải áp dụng kỷ luật với chúng. Đó là một bài học cho tôi, và là một ví dụ đáng sợ cho tôi thấy những ǵ không nên làm. Bởi vậy, tôi nhất định rằng ngày nào các con chưa đến tuổi trưởng thành th́ tôi vẫn dành hết th́ giờ cho chúng và công việc gia đ́nh. Khi chúng đă trưởng thành và đă trở nên hữu ích, tôi sẽ sắp đặt trở lại theo tỉ lệ năm mươi phần trăm.

Khoảng năm 1930, khi cả ba đứa con đă thực sự lớn khôn, tôi mới bảo chúng rằng tôi vẫn hiện diện với tư cách là mẹ và người cố vấn, nhưng v́ đă thực sự cho chúng trọn cả hai mươi năm, nên từ đó trở đi tôi sẽ lo việc công trước, con cái sau. Tôi nhắc chúng nhớ rằng tôi luôn luôn kề cận, và tôi cho rằng chúng đă nhớ điều đó, hoặc chúng sẽ nhớ sau này khi tôi từ trần.

Thế là, tôi đọc sách, nghiên cứu và suy nghĩ. Trí tuệ của tôi bừng tỉnh khi tôi cố t́m hiểu các ư tưởng được tŕnh bày và t́m cách làm sao cho các niềm tin của ḿnh và các quan niệm mới này phù hợp với nhau. Rồi tôi đến gặp hai bà cụ sống trong hai ngôi nhà nhỏ kế bên nhau — rất thân nhau và thường hay căi nhau. Cả hai bà đều là môn sinh riêng của H.

P. Blavatsky. Bà đă giúp họ rèn luyện và học hỏi. Tôi đă làm quen với bộ sách lớn của bà, bộ “Giáo Lư Bí Nhiệm”. Tôi rất quan tâm đến bộ sách này, nhưng nó đă làm tôi hoàn toàn bối rối. Tôi không thể hiểu đầu đuôi ra sao cả. Đó là bộ sách rất khó cho những người sơ cơ, v́ nó không được sắp đặt thứ tự và thiếu liên tục. H.P.B. bắt đầu nói về một vấn đề, rồi chuyển sang một vấn đề khác, rồi bàn thật dài về một vấn đề thứ ba, và — nếu t́m kiếm — bạn sẽ thấy bà trở lại chủ đề ban đầu ở sáu mươi hay bảy mươi trang sau đó. Người thư kư của Bà Blavatsky trước kia, Ông Claude Falls Wright, chính ông đă kể với tôi rằng khi viết tác phẩm đồ sộ và bất hủ này (mà đúng như vậy) H.P.B. thường viết hết trang này đến trang khác, không hề đánh số trang, và hễ vừa viết xong th́ bà ném các trang đó xuống sàn ở kế bên bà. Khi bà đă viết qua một ngày, Ông Wright và những người phụ tá khác mới gom các tờ giấy và cố gắng sắp chúng theo một thứ tự nào đó; theo lời ông th́ bộ sách được rơ ràng như ngày nay cũng là một điều lạ. Tuy nhiên, việc xuất bản sách này đă là một sự kiện quan trọng trên thế giới, và giáo huấn chứa đựng trong đó đă làm cuộc cách mạng trong tư tưởng nhân loại, mặc dù người ta ít nhận thức được điều này.

Tôi xem những giờ phút dùng nghiên cứu bộ sách này là những thời khắc hết sức quí giá trong đời tôi; tất cả những điều cơ bản và kiến thức tôi nhận được từ đó đă giúp tôi có thể làm việc rất tốt trong các đường hướng nội môn. Đêm đêm, tôi thức đọc “Giáo Lư Bí Nhiệm” và bắt đầu lơ là việc đọc Kinh Thánh, mà từ trước đến giờ đă thành thói quen của tôi. Tôi thích bộ sách này và đồng thời cũng không thích nó. Tôi cho rằng cách viết rất dở, thiếu đúng đắn và lỏng lẻo, nhưng tôi không thể nào không đọc nó cho được.

Rồi hai cụ bà giúp huấn luyện tôi. Qua nhiều tuần lễ, họ đă dạy tôi ngày này qua ngày khác. Tôi đă dời đến một căn nhà nhỏ để ở gần hai bà. Đây là một vùng đất an toàn cho trẻ con, có cây cối để leo trèo, có vườn để trồng trọt, và tôi khỏi phải lo lắng ǵ. Bởi vậy, trong khi chúng chơi đùa, th́ tôi thường ngồi ở pḥng trước của một trong hai ngôi nhà, tṛ chuyện và lắng nghe. Nhiều môn sinh riêng của Bà Blavatsky đă giúp tôi và đích thân họ đă chịu khó làm sao cho tôi hiểu được những ǵ đang xảy ra trong tư tưởng nhân loại thông qua sự xuất bản “Giáo Lư Bí Nhiệm”. Tôi vẫn thường buồn cười về việc các nhà Thần Triết chính thống đă không chấp nhận những điều tôi tŕnh bày các chân lư Thần Triết. Nếu có th́ cũng ít ai trong số các vị đó đă từng được đặc ân thụ huấn với các môn sinh riêng của H.P.B. liên tục trong nhiều tuần, nhiều tháng. Tôi hầu như tin chắc rằng, nhờ các môn sinh cao niên đó mà tôi nhận thức rơ rệt về những điều “Giáo Lư Bí Nhiệm” nhằm truyền đạt, rơ rệt hơn hầu hết các nhà Thần triết nói trên. Tại sao lại không? Tôi đă được dạy dỗ kỹ lưỡng và tôi biết ơn rất nhiều.

Tôi đă gia nhập Phân bộ Thần triết ở Pacific Grove, và bắt đầu mở lớp giảng dạy. Tôi nhớ cuốn sách đầu tiên tôi bắt đầu đem ra giảng giải. Đó là cuốn sách tuyệt diệu của bà Besant, “Khảo cứu về Tâm thức”. Tôi không biết ǵ về tâm thức và cũng không định nghĩa nó được, nhưng tôi vẫn đặt sáu trang sách trước lớp học và xoay sở đủ cách để nói cho trôi. Học viên không hề nhận thấy rằng tôi hiểu vấn đề ít

đến đâu. Cả lớp đă học được bao nhiêu qua bài giảng th́ tôi chẳng rơ, chứ phần tôi, tôi đă học rất nhiều. Những điều ǵ tôi học được đă bắt đầu giải quyết thỏa đáng các ưu tư, thắc mắc trong tâm, trí tôi? Từ lâu, tôi đă băn khoăn với bao nhiêu điều bất măn. Vào thời gian đó, tôi chỉ biết chắc có hai điều; sự thật về Đức Christ, và mấy lần giao tiếp ở nội tâm mà tôi không thể phủ nhận nếu tôi thành thật với chính ḿnh, dù rằng tôi chưa giải thích được. Giờ đây, tôi ngạc nhiên làm sao, ánh sáng đang bắt đâu tỏ rạng. Tôi khám phá ra ba ư tưởng cơ bản và mới mẻ (đối với tôi), và cuối cùng cả ba đều phù hợp với lịch tŕnh cuộc sống tinh thần của tôi, và cho tôi manh mối để hiểu các sự vụ thế giới. Xin quí bạn đừng quên rằng bấy giờ giai đoạn đầu của Thế chiến (1914-1918) đă phát khởi; và tôi đang viết bài này vào cuối giai đoạn Thế chiến thứ hai (1939-1945).

Trước hết, tôi khám phá ra rằng có một Cơ Tiến Hóa thiêng liêng và vĩ đại. Tôi hiểu rằng vũ trụ của chúng ta không phải là một sự “trùng hợp ngẫu nhiên của các nguyên tử” mà là thể hiện của một sự thiết kế hay mô h́nh vĩ đại, tất cả hướng về nguồn vinh quang của Thượng Đế. Tôi hiểu rằng hết giống dân này đến giống dân khác đă xuất hiện và biến dạng trên địa cầu chúng ta, và mỗi nền văn minh, văn hóa đă chứng kiến nhân loại tiến tới một bước xa hơn trên đường về với Thượng Đế. Điều thứ hai là tôi đă khám phá ra rằng có những Đấng chịu trách nhiệm cho việc thực hiện Cơ Tiến Hóa ấy; hết bước này đến bước khác, hết giai đoạn này đến giai đoạn khác, các Ngài đă dẫn dắt nhân loại qua bao nhiêu thế kỷ. Tôi đă khám phá ra điều lạ lùng (lạ lùng là đối với tôi, bởi v́ tôi biết quá ít) rằng giáo huấn về con Đường Đạo hay Cơ Tiến Hóa này vốn đồng nhất, dù nó được tŕnh bày ở Đông phương hay Tây phương, hoặc nó có trước Công nguyên hay sau đó. Tôi hiểu rằng Đức Christ là Trưởng của Đại Đoàn Chưởng Giáo (Đ.Đ.C.G.) gồm các nhà Lănh đạo tinh thần; khi thấu được điều này, tôi cảm thấy rằng Ngài đă trở lại với tôi một cách thân thiết hơn. Tôi hiểu rằng Ngài là “Thầy của các Chân sư và là Huấn sư của Thiên thần cũng như loài người.” Tôi biết rằng các Chân sư Minh triết là đệ tử của Ngài, giống như những người như chúng tôi là đệ tử của một vị Chân sư nào đó. Tôi biết rằng (trong thời gian c̣n theo quan niệm chính thống) khi tôi nói về Đức Christ và Giáo hội của Ngài, tức là thực sựï tôi đang nói đến Đức Christ và Đ.Đ.C.G. của hành tinh này. Tôi hiểu rằng việc tŕnh bày chân lư nội môn không hề làm giảm giá trị Đức Christ. Ngài đúng thật là Con của Thượng Đế, người Con Trưởng trong đại gia đ́nh huynh đệ, như lời Thánh Paul đă nói, và là bảo đảm rằng chúng ta cũng có thiên tính như Ngài.

Giáo huấn thứ ba mà tôi đă hiểu được và từ lâu đă sửa đổi các quan niệm của tôi, là niềm tin về cả hai định luật tái sinh và luật nhân quả, mà các nhà Thần Triết gọi là Luân hồi và Karma, lắm khi họ thích gọi như vậy nghe cho có vẻ uyên bác. Theo thiển ư, tôi nghĩ rằng tất cả các giáo huấn cần thiết này hẳn đă được phổ biến nhanh chóng hơn nếu người ta không bị choáng ngợp và mê hoặc bởi những từ Phạn ngữ. Nếu người ta giảng dạy về luật Tái sinh thay v́ giáo thuyết Luân hồi, và nếu tŕnh bày luật Nhân quả thay v́ Luật Karma th́ hẳn là đại chúng đă thừa nhận chân lư nhiều hơn. Tôi nói vậy không phải có ư chỉ trích, bởi v́ tôi đă bị mê hoặc như thế. Giờ đây nhớ lại những bài giảng và các lớp học đầu tiên của ḿnh, tôi lấy làm buồn cười v́ đă dùng các thuật ngữ tiếng Phạn một cách khó hiểu nặng nề, cùng các chi tiết phiền phức về Minh Triết Ngàn Đời. Tôi biết rằng khi càng lớn tuổi, tôi càng trở nên đơn giản và có lẽ cũng khôn ngoan hơn một chút.

Khi hiểu rằng có định luật Tái sinh tôi thấy rằng nhiều vấn đề của riêng cá nhân tôi có thể giải thích được. Có nhiều người khi học Minh triết Ngàn đời, lúc đầu thấy khó ḷng chấp nhận sự thật về luật Tái sinh. Dường như định luật này có tính cách mạng thái quá; thường nó khiến cho người ta cảm thấy mệt mỏi, ngán ngẫm. Chỉ kiếp sống này cũng đủ khó nhọc rồi, huống chi người ta nghĩ rằng ḿnh đă sống nhiều kiếp khó nhọc trong quá khứ và sẽ sống nhiều kiếp khác trong tương lai. Vậy mà, nếu chúng ta xem xét các thuyết khác về vấn đề này th́ dường như thuyết Tái sinh là hay nhất và hữu lư nhất. Chỉ có hai thuyết khác đáng cho ta chú ư. Một là thuyết “cơ giới”, cho rằng con người là thuần vật chất, không có linh hồn và chỉ sống tạm một thời gian, cho nên khi chết th́ lại tan ră thành tro bụi và trở về với nguồn cội của ḿnh là vật chất; theo thuyết này th́ tư tưởng chỉ là sản phẩm của năo bộ, giống như các cơ quan khác sản sinh các phát tiết hiện tượng đặc thù của chúng, và như thế con người sống không có mục đích hay lư do ǵ cả. Tôi không thể chấp nhận thuyết này, và ở bất cứ nơi nào nó cũng không đượïc nhiều người chấp nhận.

Rồi đến thuyết “sáng tạo duy nhất” của người Công giáo chính thống, mà tôi đă tin là thật và không hề nghĩ ngợi. Thuyết này cho rằng có một Đấng Thượng Đế bất khả tư nghị, Ngài đă đưa các linh hồn con người xuống trần với một kiếp sống duy nhất, và tương lai vĩnh viễn như thế nào là tùy các hành động và các suy nghĩ của họ trong kiếp sống duy nhất đó. Thuyết này nói rằng con người không có dĩ văng, chỉ có một kiếp quan trọng ở hiện tại, và một tương lai vô tận — một tương lai tùy thuộc các quyết định của một kiếp sống duy nhất này. Người ta vẫn không biết được điều ǵ đă khiến cho Thượng Đế quyết định cho mỗi người địa vị, căn cơ, tŕnh độ, tài năng trong kiếp sống đó. Dường như những ǵ Ngài làm theo kế hoạch “sáng tạo một lần duy nhất” này là không có lư do ǵ cả. Tôi đă thắc mắc như thế về điều có vẻ bất công này của Thượng Đế. Tại sao tôi lại được sinh ra trong những trường hợp tốt lành với tiền bạc, vẻ đẹp, cơ hội tốt, và nhiều kinh nghiệm mà đời đă mang lại cho tôi? Tại sao lại có những người như người lính hèn mọn đáng thương mà Cô Sandes đă ngăn không cho tôi tiếp xúc, họ sinh ra đời không tài năng, rơ ràng là thiếu hiểu biết, không tiền bạc và không thể thành công về bất cứ điều ǵ trong kiếp sống này? Giờ đây tôi hiểu rằng tại sao tôi có thể giao anh ta lại cho Thượng Đế; tôi hiểu rằng cả anh ta và tôi, dù ở trong những vị thế riêng biệt, vẫn có thể tiếp tục leo lên chiếc thang tiến hóa, hết kiếp này đến kiếp khác, cho đến một ngày kia mỗi người đều cùng thực hiện được câu, “Ngài thế nào th́ chúng ta ở trong cơi đời này cũng giống như vậy.”

Đối với tôi dường như điều hợp lư là “Con người gặt những ǵ y đă gieo,” và tôi rất vui mà khám phá ra rằng tôi 142 có thể viện dẫn lời của Thánh Paul và của Đức Christ để chứng minh các giáo huấn này. Ánh sáng đang soi tỏ khoa thần học cũ kỹ. Tôi thấy rằng điều sai lầm duy nhất là con người đă tự đặt ra những lời diễn giải về chân lư, và quả là điều khờ dại nếu chỉ v́ một học giả hay thuyết giả uyên bác nào đó nói rằng ư Thượng Đế như thế này hoặc như thế kia mà chúng ta lại chấp nhận ngay. Vị học giả đó có thể đúng, và nếu thế th́ với trực giác người ta có thể thẩm định được; nhưng trực giác làm sao hoạt động nếu trí tuệ chưa phát triển, và phần lớn khó khăn là do đó. Phần đông công chúng không hề suy nghĩ, nên dù nhà thần học chính thống có nói ǵ th́ luôn luôn ông cũng có người theo. Với những ư định tốt, ông đă lợi dụng những người thiếu suy nghĩ trong đời này. Tôi cũng thấy rằng thực sự là không có lư do nào chỉ v́ một giáo sĩ hay một huấn sư cách đây sáu trăm năm đă diễn giải Kinh Thánh theo một cách (có lẽ thích hợp với thời đại của họ) mà nay chúng ta lại chấp nhận cách diễn giải đó, khi chúng ta ở trong một thời đại khác, với một nền văn minh khác và những vấn đề khó khăn hoàn toàn khác hẳn. Nếu chân lư của Thượng Đế đúng là chân lư th́ nó sẽ rộng mở và bao trùm, chứ không đi ngược chiều tiến hóa và có tính loại trừ. Nếu Thượng Đế đúng là Thượng Đế, th́ thiên tính nơi Ngài sẽ thích ứng với thiên tính đang phát khởi của những người con Thượng Đế, và một người con Thượng Đế hiện nay có thể phát biểu thiên tính rất khác với một người con Thượng Đế cách đây năm ngàn năm trước.

Thế nên, quí bạn có thể thấy toàn cả chân trời tinh thần của tôi được rộng mở như thế nào. Khi bầu trời tinh thần đă sáng tỏ, tôi không c̣n là người đệ tử bị bỏ rơi, đang chiến đấu đơn độc, không biết chắc được điều ǵ và không biết phải làm ǵ, như tôi hiểu vào thời gian đó. Tôi dần dần thấy ra rằng tôi đang ở trong một đoàn thể huynh đệ rộng lớn. Tôi thấy rơ răøng tôi có thể hợp tác với Cơ Tiến Hóa nếu tôi muốn, có thể t́m lại những người đă làm việc với tôi trong những kiếp khác, có thể biết chắc rằng những ǵ tôi đă gieo là tốt, và có thể t́m ra vị thế của ḿnh trong công việc của Đức Christ. Tôi có thể cố gắng tiến tới một bước gần hơn với Đ.Đ.C.G. của hành tinh này, mà trong tiềm thức tôi luôn luôn biết các Ngài vẫn hiện hữu và dường như các Ngài đang cần người phụng sự.

Đây là những điều dần dần mở ra trong tâm thức tôi vào những năm 1916 và 1917. Đó không phải là những ư tưởng được phát biểu rơ rệt, mà là những chân lư mà tôi từ từ nhận ra, t́m cách dần dần điều chỉnh theo và áp dụng trong đời sống. Tôi xem xét ba đứa con gái của ḿnh theo phương diện này và thấy được soi sáng rất nhiều. Tôi thấy nghiệp quả của tôi với đứa con gái út, Ellison, phần lớn là thuộc thể chất. Tôi đă cứu nó sống bằng sự trông nom chăm chú ân cần, hết năm này sang năm khác. Theo lệnh bác sĩ, nó đă ngủ với tôi trong tám năm, để nó có thể hấp thụ sinh lực của tôi. Hết ngày này sang ngày khác, nhờ trông nom cẩn thận, không bao giờ để nó hoạt động quá mạnh bạo, hoặc leo đồi hay lên cầu thang, mà tôi đă thắng được bệnh tim của nó, và đến ngày nay nó trở nên mạnh khỏe nhất nhà. Giờ đây, Ellison không tỏ dấu hiệu ǵ cần tôi nữa. Nó đă có gia đ́nh hạnh phúc, sống ở Ấn Độ và có hai đứa con. Tôi chắc rằng nó tự hào về tôi, nhưng mối liên hệ này thuộc về quá khứ. Tôi rất thân thiết với con gái lớn của tôi, và có lẽ v́ thế mà chúng tôi vẫn thường hay căi cọ. Ở nội tâm, t́nh mẹ con rất là sâu đậm, và mặc dù giờ đây ít gặp mặt nhưng tôi vẫn tin chắc vào tấm ḷng của nó, và nó tin chắc vào t́nh thương của tôi. Mildred, đứa con gái thứ hai có nghiệp quả rất gần gũi với tôi. Mặc dù mẹ con rất thân thiết, nhưng tôi biết nó vẫn cảm thấy hoàn toàn tự do. Dù rằng nó đă kết hôn hai lần, nhưng mẹ con vẫn luôn luôn ở bên nhau trong những trường hợp hết sức đặc biệt; tôi rất cảm kích đối với t́nh thương và nhất là t́nh bạn của nó. Nếu cha, mẹ, con gái, con trai đều đánh giá được nhiều hơn về t́nh bạn trong mối quan hệ của họ, th́ đó là điều rất tốt. Tôi tin rằng, nếu tôi có thể nh́n lại các quan hệ của chúng tôi trong quá khứ, theo luật Tái sinh, th́ có lẽ tôi giải rơ được t́nh trạng hạnh phúc thực sự hiện nay giữa tôi và ba đứa con gái. Xin quí độc giả đừng v́ thế mà suy luận rằng gia đ́nh chúng tôi luôn luôn ḥa thuận. Cũng có những cơn sóng gió và những sự hiểu lầm. Không phải bao giờ chúng cũng hiểu tôi, và tôi cũng thường buồn ḷng v́ chúng, muốn chúng thay đổi điều này, điều nọ, và mong chúng sẽ hành động khác đi, v.v...

Đến cuối năm 1917 Walter Evans cùng Đoàn Thanh Niên Công Giáo sang Pháp, và đức Giám mục, bạn tôi, đă sắp xếp cho tôi được cấp một trăm đô-la một tháng, trích từ lương của anh. Phần tiền này được Đoàn gởi thẳng đến tôi cho đến khi nào anh không c̣n làm việc với họ nữa. Số tiền này, cùng với món lợi tức ít ỏi của tôâi (đang bắt đầu được gởi đến đều đặn hơn) giúp tôi có thể thôi việc đóng hộp cá ṃi và đặt những kế hoạch khác. Công việc tôi làm với Phân bộ Thần Triết ở Pacific Grove đang có kết quả và tôi đang bắt đầu lần hồi được mọi người biết đến như là một môn sinh.

Thấy thực tế tài chiùnh của ḿnh phần nào ổn định, tôi có ư nghĩ muốn đến Hollywood nơi có Trụ sở chiùnh của Hội Thần Triết tại Krotona. Tôi quyết định dời nhà, và đến cuối năm 1917 chúng tôi ra đi. Tôi t́m được một ngôi nhà nhỏ ở Beechwood Drive, gần Trụ sở chiùnh của Hội và ở đó cùng các con.

Thời đó, Hollywood tương đối c̣n nguyên vẹn. Dĩ nhiên, kỹ nghệ điện ảnh vẫn là chính, nhưng bấy giờ thành phố này c̣n rất đơn sơ. Tất cả các đường phố chính đều có trồng hồ tiêu, và chưa hề có t́nh trạng nghẹt thở, sự đổ xô điên cuồng, cùng sự hào nhoáng chói lọi nhưng mong manh của Hollywood tân tiến ngày nay. Hồi ấy, nó có vẻ thanh tú, dịu dàng hơn. Tôi muốn giữ măi cái ấn tượng sau cùng mà tôi đă mang theo, khi tôi rời thành phố này, sự tốt đẹp, tử tế, cởi mở và thông cảm của các nhân vật hàng đầu trong làng điện ảnh.

Tôi đă gặp nhiều người như thế, họ thật cao đẹp và đầy t́nh người. Dĩ nhiên là cũng có những phần tử xấu, nhưng ở nơi nào trong xă hội loài người lại không có một hai phần tử xấu? Trong tất cả những đoàn, nhóm, cộng đồng, tổ chức nào cũng đều có những con người tà vạy. Cũng có nhiều người hết sức tốt đẹp, cũng như những người rất mực tầm thường, họ chưa phát triển đúng mức để có thể trở nên thật tốt hoặc thật xấu.

Cách đây vài năm, tôi đi xe đến Đại lộ Năm, người tài xế taxi đă quay sang tôi và hỏi, “Thưa Bà, có bao giờ Bà quen một người Do Thái tử tế không?” Tôi trả lời rằng chắc chắn là có, và tôi có mấy người bạn Do Thái rất thân. Rồi ông ta mới hỏi tôi có biết người Do Thái nào xấu không, th́ tôi đáp rằng tôi biết rất nhiều. Khi anh ấy hỏi tôi có biết người Dân Ngoại nào tử tế chăng th́ tôi tự nhiên đáp “Dĩ nhiên tôi thật sự nghĩ rằng tôi là một người như thế”. Rồi khi anh hỏi về những người Dân Ngoại xấu xa th́ tôi cũng đáp như trên. “Vậy th́ thưa Bà, chúng ta thấy tồn tại vấn đề ǵ? Chỉ là những con người như nhau.” Đó chính là điều tôi kinh nghiệm được ở khắp nơi. Dù thuộc quốc gia hay chủng tộc nào, trong cơ bản tất cả chúng ta đều giống nhau. Chúng ta có cùng những lỗi lầm, những thất bại, cùng những sức thôi thúc và các nguyện vọng, cùng những mục tiêu và các ham muốn, và tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải nhận thức được điều này một cách sâu sắc và thực tế hơn nữa.

Chúng ta cũng cần phải tự giải thoát ra khỏi những ấn tượng mà lịch sử và những chủ nghĩa quốc gia cạn hẹp, đông cứng trong đó đă áp đặt lên chúng ta. Lịch sử quá khứ của quốc gia nào cũng là một câu chuyện đau buồn, nhưng nó đang chi phối tư duy của chúng ta. Những h́nh tư tưởng to lớn của quốc gia đang chế ngự các hoạt động của mỗi nước, và chúng ta cần phải giải thoát ra khỏi các h́nh tư tưởng này. Chúng ta dễ dàng thấy được điều đó, khi xem xét các quốc gia hàng đầu và những đặc tính của họ. Hăy lấy nước Mỹ làm ví dụ. Thế hệ cha ông, là những khách hành hương đă để lại các dấu ấn thành công trên đất nước này, nhưng tôi có khuynh hướng đồng ư với một người bạn của tôi, nhận xét rằng những nhà sáng lập thật sự của Châu Mỹ chính là những người mẹ, những nữ khách hành hương can đảm, bởi họ đă sống được với những người chồng, người cha này, và bởi v́ nước Mỹ là một nền văn minh nữ tính. Đó hẳn phải là những người đàn ông rất hẹp ḥi, thô bạo, kiêu kỳ, rất khó sống chung, v́ họ đă luôn luôn tỏ ra là đúng.

Tính cẩn trọng, kín đáo thái quá và ư thức tự tôn của người Anh là những ǵ mà họ phải thoát ra khỏi; người Pháp cũng phải vượt qua sự tin chắc rằng nguồn vinh quang của Pháp mà đă đặt họ vào vai tṛ lănh đạo trong thời Trung cổ, th́ nay phải được khôi phục. Mỗi quốc gia có những khuyết điểm nổi bật mà các quốc gia khác biết đến nhiều hơn là những ưu điểm. Sức sống động của nước Mỹ bị bỏ quên khi những lời khoe khoang rỗng tuếch của họ làm cho các nước khác tức giận. Tính công b́nh cố hữu của nước Anh bị bỏ qua khi người Anh từ chối không chịu giải thích những vấn đề của ḿnh. Trí thông minh tuyệt vời của người Pháp lại không được quan tâm với những ai đang để ư rằng nước Pháp hoàn toàn thiếu tinh thần quốc tế. Ngày nay, với tính trẻ trung, tươi vui, linh hoạt, với triển vọng ổn định, với khả năng mới mẻ có thể giải quyết các vấn đề khó khăn của ḿnh và của thế giới, nước Mỹ đang thể hiện những di sản thừa kế của ḿnh, hướng về một tương lai tuyệt vời, hữu ích và đẹp đẽ vô song.

Những sự chỉ trích khuyết điểm và công nhận ưu điểm tương tự có thể đúng cho tất cả các quốc gia, và cũng đúng với mọi người. Tất cả chúng ta đều có những khuyết điểm quá lộ rơ đối với người đời khiến họ quên mất những ưu điểm cũng rất đáng kể của chúng ta. Khi bắt đầu viết tự truyện này, một trong những vấn đề tôi lo ngại là có lẽ v́ vô t́nh, không hề cố ư, tôi sẽ tạo ra một h́nh ảnh tốt đẹp về ḿnh chăng. Tôi có những điểm tốt; tôi không hề xa ĺa mục đích của ḿnh; tôi thực t́nh yêu mến mọi người; tôi không hề kiêu hănh. Tôi được tiếng là kiêu căng, nhưng tôi nghĩ phần lớn cũng do dáng điệu. Tôi đi đứng ngay thẳng và ngẩng cao đầu, nhưng quư bạn sẽ làm thế nào khi (như một nữ sinh bị phạt trong lớp) bạn phải làm bài, đầu vừa đội ba cuốn sách, với một nhánh chùm gởi dưới cằm. Tôi không cho rằng tôi là một người ích kỷ, tôi không quá lo lắng đến sức khỏe của ḿnh, và tôi có thể thực sự nói rằng tôi không có tính quá thương thân xót phận. Tôi có tính bảo thủ ở mức b́nh thường, và cũng đă lắm khi chỉ trích, nhưng nay tôi thực sự không c̣n thái độ này nữa v́ tôi có thể thấy được tại sao người ta lại làm như vậy; dù họ có lầm lỗi thế nào th́ thái độ của tôi đối với họ cũng không thay đổi. Tôi không chất chứa sự nóng giận, có lẽ v́ phần lớn tôi quá bận rộn nên không phiền giận, và cũng v́ tôi không muốn có dấu vết ung nhọt độc hại trong trí tôi. Tôi biết tôi dễ bực bội và khó sống chung với ai bởi v́ tôi thường thúc đẩy chính ḿnh và thúc đẩy những người nào có liên hệ với ḿnh. Tuy nhiên, nhược điểm rơ nét nhất, nó đă gây cho tôi nhiều phiền phức trong đời, đó là sự sợ hăi.

Tôi cố ư đề cập đến nhược điểm này v́ tôi thấy rằng khi các bằng hữu và môn sinh của tôi biết tôi đă là nạn nhân của sự sợ hăi suốt đời, th́ họ sẽ cảm thấy hết sức nhẹ nhơm. Tôi đă sợ thất bại, sợ phạm sai lầm, sợ những ǵ người khác nghĩ về ḿnh, sợ bóng tối, và sợ được người ta ngưỡng mộ. Tôi không thấy có ǵ tai hại hơn là được đặt lên một bệ cao và kính ngưỡng. Tôi rất tán thành câu tục ngữ Trung Hoa nói rằng, “Ai đứng trên bệ cao th́ không có đường nào khác hơn là bước xuống”. Tôi thấy thái độ của một số trưởng nhóm trung b́nh hoặc huấn sư bí giáo, nhiều giáo sĩ và tu sĩ dễ làm cho người ta bất b́nh. Họ làm ra vẻ như là một người thật sự được Chúa tấn phong; họ làm ra vẻ khác với mọi người, chứ không chỉ là những con người, với sự giản dị b́nh thường, đang t́m cách trợï giúp đồng bào ḿnh. Do những sự dưỡng dục và huấn luyện trước đây, tôi rất sợ dư luận của mọi người. Giờ đây th́ tôi không bận tâm nữa, v́ tôi thấy rằng dù đúng hay sai ǵ th́ luôn luôn chúng ta cũng là sai lầm đối với một số người nào đó. Hầu hết những sự lo sợ của tôi là cho người khác — cho chồng, con tôi — nhưng cá nhân tôi có một sự lo sợ mà tôi không bao giờ chịu khuất phục, nhưng nó vẫn c̣n măi, đó là sợ đêm tối, nếu tôi ở một ḿnh trong ngôi nhà hay một căn hộ. Măi cho đến khi làm việc tại Trại Binh sĩ Quetta, tôi mới biết sự sợ hăi đó như thế nào. Tôi đă dạy dỗ các con tôi không sợ bóng tối, nhưng cái kinh nghiệm hồi đó đă ảnh hưởng đến tôi, và từ đó tôi cứ phải chiến đấu với nó măi, dù rằng tôi không bao giờ để nó chi phối các hành động của ḿnh.

Lúc đó, người cộng sự của tôi bị bệnh thương hàn rất nặng. Sau chăm sóc cấp cứu, cô được đưa đi bệnh viện, nên tôi ở lại một ḿnh trong Trại Binh sĩ rộng lớn; vốn c̣n rất trẻ và nề nếp, tôi không muốn để cho hai viên quản lư của Trại (là lính xuất ngũ người Anh) ngủ trong ṭa nhà với tôi, v́ sợ điều đó có thể tạo nên những lời dị nghị. Bởi vậy, mỗi đêm khi các binh sĩ đă về, th́ một trong hai người đưa tôi về pḥng tôi, khoảng mười một giờ rưỡi khuya, anh xem xét pḥng tắm, các ngăn tủ, xem dưới giường, rồi khóa tất cả các cửa vào pḥng ngủ của tôi. Bấy giờ tôi có thể nghe tiếng chân của anh ta đi qua các pḥng kia. Pḥng tôi có bốn cửa, một cửa ăn thông với pḥng hành lang, cửa kia vào pḥng khách, một cửa khác đi vào pḥng ngủ của cô cộng sự với tôi, và c̣n lại là cửa pḥng tắm của tôi. Tôi không bao giờ lo lắng ǵ; việc lục soát chỗ ngủ của tôi là do tính cẩn thận của viên quản lư c̣n giường tôi ngủ được kê ngay giữa pḥng, bốn chân có bốn chiếc dĩa sâu để ngừa côn trùng. Ở Ấn Độ hồi đó chúng tôi luôn luôn ngủ trong pḥng có đèn sáng.

Tôi thức giấc khoảng hai giờ sáng, nghe có tiếng động ở pḥng khách, và thấy tay nắm các cửa bị xoay, vặn. May sao, nó đă được khóa. Tôi biết đó không phải là một trong hai viên quản lư, tôi cũng không nghe hay thấy người gác cửa, cho nên tôi đoán rằng đó là một người miền thượng hay một tên trộm đang cố đến tủ sắt ở pḥng khách. Mỗi đêm có mấy trăm ru-pi cất trong tủ sắt đó. Vào thời gian này trong năm, những người ở bộ lạc miền thượng được phép đi xuống các doanh trại. Lính gác được tăng gấp đôi và mọi biện pháp pḥng bị được áp dụng để giám sát họ, bởi v́ đó là những ngày sôi động ở biên giới. Tôi biết rằng nếu họ vào được pḥng tôi th́ đời tôi kể như chấm dứt, bởi v́ (đối với họ) việc giết một người phụ nữ da trắng là một điều đáng khen. Nó có nghĩa là một lưỡi dao vào tim. Trong bốn mươi lăm phút tôi ngồi trên giường nh́n họ ra sức phá đổ các cánh cửa vững chắc đó. Họ không dám đi theo cánh cửa ở pḥng hành lang v́ sợ người ngoài trông thấy, c̣n đi theo ngă pḥng tắm hay pḥng ngủ kia th́ phải phá hai lần cửa, và như vậy tiếng động sẽ rất lớn. Bấy giờ tôi nhận thấy rằng khi sợ hăi đến mức quá tuyệt vọng th́ người ta sẽ nắm lấy bất cứ cơ hội nào. Tôi đến phía bên kia pḥng, mở cửa ra và không thấy ai khác hơn là hai người quản lư ở phía ngoài, họ đang lo không biết tôi c̣n sống không hay đă chết, và bàn nhau xem có nên gơ cửa đánh thức tôi dậy hay chăng. Họ ngủ trong lều, ngoài vườn và đă bắt hai người dân miền thượng ấy, nhưng đă dại dột không nghĩ đến việc đập cửa thật lớn để gọi tôi, mà nếu họ làm thế th́ tôi hẳn đă khỏi phải sợ hăi. Hơn nữa, vào lúc đó, cụ Bugaloo, là người giúp việc của tôi, đang ngủ ngoài pḥng hành lang, tôi có thể kêu cụ dễ dàng.

Hai hoặc ba tháng sau đó, tôi quay về Anh và ở mấy tuần nơi ngôi nhà tại Scotland mà thuở xưa, khi c̣n bé, tôi thường đến ở suốt năm này sang năm khác. Lúc ấy, nhà rất đông khách, có khoảng mười tám người ghé đến; và v́ nhầm lẫn mà một người đàn ông rất tốt (pḥng anh ta kế bên pḥng tôi) đă đi vào pḥng tôi, một đêm nọ. Anh ta đọc sách rất khuya ở tầng dưới, khi anh ta đi lên th́ gió thổi tắt ngọn nến của anh và đồng thời thổi tung cửa pḥng tôi ra. Anh ta cứ nghĩ sẽ t́m thấy cửa pḥng ḿnh dễ dàng nhờ lần bằng tay theo tường, bởi v́ cửa pḥng anh ta kế bên pḥng tôi. Gặp được cửa trống, anh ta tự nhiên cứ nghĩ đó là cửa pḥng ḿnh. Trong lúc đó th́ cơn gió làm cho tôi thức giấc, tôi liền nhảy ra đóng cửa sổ và va phải anh ta. Sự việc này, cùng với kinh nghiệm sợ hăi của tôi mấy tháng trước, đă không giúp ích ǵ cho tôi mà c̣n củng cố t́nh trạng sợ hăi mà tôi chưa bao giờ loại bỏ được hẳn.

Trong đời tôi, c̣n hai lần khác tôi đă sợ hăi kinh khủng khi ở nhà một ḿnh, cho nên, không thể nói rằng tôi có chút can đảm nào, trừ việc tôi không để cho nỗi sợ hăi chi phối các hành động của tôi, và tôi vẫn ở một ḿnh khi nào cần phải như thế. Tôi rất sợ những điều xảy ra cho các cô gái, và bởi v́ trí tượng tưởng của tôi luôn luôn làm việc quá mức, nên tôi biết rằng tôi đă bỏ ra nhiều thời gian trong đời để lo lắng những chuyện không bao giờ xảy ra.

Sợ hăi là đặc tính cơ bản của nhân loại. Ai cũng sợ hăi và ai ai cũng có những nỗi lo sợ vụn vặt. Nếu có người nào bảo tôi là họ không bao giờ sợ, th́ tôi biết rằng họ không nói thật. Nhất định là họ có sợ một cái ǵ đó, ở nơi nào đó. Sợ hăi là điều không có ǵ phải xấu hổ, và thường thường hễ quí bạn càng phát triển cao th́ bạn càng trở nên nhạy cảm và càng có nhiều phản ứng sợ hăi hơn. Ngoài những sự sợ hăi có thật và các ám ảnh sợ hăi phi lư, những người nhạy cảm có khuynh hướng cảm nhận những nỗi sợ hăi, kinh khủng và những sự buồn rầu, chán nản của người khác. Do đó, họ thu hút những sự sợ hăi không thuộc về họ, và không phân biệt được với các mối lo sợ sẵn có nơi ḿnh. Điều này hiện nay hết sức đúng. Những sự sợ hăi, khủng hoảng đang ngự trị thế gian, và người ta rất dễ bị lôi cuốn vào những cơn sợ hăi. Chiến tranh gây nên sợ hăi, và với chiến thuật gieo khủng khiếp, Đức Quốc Xă đă lợi dụng điều đó, t́m đủ mọi cách để tăng cường nỗi khiếp sợ trên thế giới. Phải mất thời gian lâu dài mới xóa được sự sợ hăi, tuy nhiên, chúng ta đang tiến đến mục tiêu đó khi bàn thảo và làm việc cho nền an ninh trật tự.

Có những trường phái tư tưởng dạy rằng nếu chúng ta dung dưỡng cơn sợ hăi th́ nó sẽ làm cho điều ta sợ hăi trở thành hiện thực. Riêng cá nhân tôi, tôi không tin điều đó chút nào, bởi v́ suốt đời tôi đă sợ đủ thứ chuyện mà chúng không bao giờ xảy ra. Hơn nữa, tôi là người có tư tưởng khá mạnh, nên nếu điều đó có thể xảy ra th́ chắc hẳn là tôi đă có thể làm cho một cái ǵ đó trở thành hiện thực rồi. Vấn đề đặt ra là làm sao ta có thể chiến đấu chống lại cơn sợ hăi? Vâng! Tôi chỉ có thể nói chính ḿnh đă thành công cách nào. Tôi không bao giờ cố chiến đấu với cơn sợ hăi. Tôi không chống trả với chúng; tôi không tranh căi với chính ḿnh; tôi chỉ nhận biết những nỗi lo sợ của ḿnh thực sự như thế nào, rồi tiếp tục tiến hành công việc. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên học chấp nhận sự thực một cách kiên nhẫn hơn, chứ đừng bỏ quá nhiều thời gian để tự dằn vặt về những vấn đề khó khăn của cá nhân ḿnh. V́ lợi ích chung, chúng ta hăy chú ư đến các khó khăn của người khác là hay hơn cả. Tập trung vào công việc phụng sự có thể và nhất định sẽ giúp chúng ta trở nên vô kỷ.

Tôi cũng đă tự hỏi rằng, tại sao tôi không cần phải sợ hăi? Cả thế gian này đều đang sợ hăi, c̣n tôi là ai mà tôi cần đượïc đứng ngoài thân phận chung đó. Lập luận này cũng được áp dụng cho nhiều điều khác. Những trường phái tư tưởng nào bảo công chúng rằng bởi v́ họ vốn thiêng liêng nên họ cần được miễn trừ khỏi phiền năo, bệnh tật và nghèo khó, bảo thế tức là dẫn dắt công chúng đi sai đường. Dĩ nhiên, nói chung th́ họ hoàn toàn thành thực, nhưng sự nhấn mạnh của họ là sai lầm. Họ khiến cho công chúng nghĩ rằng sức khỏe thể chất và giàu sang trong đời là điều quan trọng trên hết, và công chúng được quyền có những điều đó, và sẽ có, nếu họ khẳng định thiên tính của ḿnh — một bản tính thiêng liêng mà vốn có sẵn đó, nhưng họ chưa tiến hóa đúng mức để làm phát lộ ra. Tại sao tôi cần được miễn trừ khỏi các điều này trong khi toàn thể nhân loại đang khốn khổ v́ chúng? Tôi là ai mà tôi cần phải được giàu sang, trong khi nghèo khó hay giàu sang đều thực sự không thành vấn đề? Tôi là ai mà tôi cần phải được hoàn toàn khỏe mạnh, trong khi hiện thời vận mệnh của nhân loại đang tỏ ra một điều ǵ đó khác hơn? Tôi tin chắc rằng một khi, nhờ diễn tŕnh tiến hóa, tôi có thể phát biểu thiên tính nơi tôi một cách đầy đủ, th́ tôi sẽ có được sức khỏe toàn hảo. Tôi không bận tâm rằng tôi nghèo hay giàu, và đối với tôi, việc được các cá nhân khác mến chuộng hoàn toàn không thành vấn đề.

Tôi dứt khoát nêu vấn đề này ra, bởi v́ các giáo lư dắt dẫn sai lạc đó đang lôi cuốn tâm thức công chúng và rốt cuộc đưa đến nỗi bàng hoàng thất vọng. Rồi sẽ có thời gian mà chúng ta sẽ thoát khỏi được tất cả các bệnh tật thể chất, nhưng chính vào thời điểm đó th́ chúng ta đă học được một ư thức giá trị khác, và ta sẽ không dùng các quyền năng thiêng liêng của ḿnh để thu đạt những lợi lạc vật chất cho chính ḿnh. Tất cả những điều tốt lành đều đến với những ai sống một cách vô hại, cũng như nhân hậu và tử tế. Tuy nhiên, đức vô hại là then chốt, và quí bạn hăy thử nghĩ xem có được đức vô hại trong lời nói, hành động và tư tưởng th́ khó khăn đến mức nào.

Cuộc sống của tôi ở Hollywood nay đă dễ chịu hơn. Tụi nhỏ đă khá lớn để đếùn trường và đi mẫu giáo. Tôi có nhiều bạn bè, và vùng đất Krotona, nơi Trụ sở chính của Hội Thần Triết, thật là vui vẻ. Krotona là một cộng đồng khoảng năm trăm người, một số ở tại chỗ, c̣n một số ở nơi khác trong Hollywood hoặc Los Angeles. Nơi đây có những giảng đường, pḥng học, một thánh điện là nơi họp mặt của Bộ phận Bí giáo, và một quán bán thức ăn giải khát cho mọi nguời. Nơi này được điều hành tốt đẹp, và lần đầu tiên đến đó, tôi thấy nó có vẻ như một thiên đường tại thế. Tôi thấy mọi người đều dường như đă đạt tŕnh độ tinh thần rất thâm sâu. Tôi tưởng rằng các vị lănh đạo và các huấn sư ở đây ít ra cũng là những điểm đạo đồ cấp cao. Tôi dự những cuộc hội, những lớp học, đă được học hỏi rất nhiều và tôi hết sức biết ơn.

Sau khi ở đó chẳng bao lâu, tôi được yêu cầu đứng ra trông coi quán ăn, và tôi đă vui vẻ nhận trách nhiệm — thật là thánh nhân đăi kẻ khù khờ. Dĩ nhiên là quán này hoàn toàn dùng chay, và tôi đă ăn chay luôn kể từ khi được học qua giáo lư Thần Triết. Các con tôi cũng không hề đụng đến các thứ thịt cá, và tôi đă mắc phải mặc cảm tự tôn mà thông thường vẫn là đặc tính rơ rệt của người ăn chay.

Tôi tin chắc rằng trong cuộc đời của những người đệ tử nội môn có một giai đoạn mà họ phải ăn chay. Tương tự như vậy, phải có một kiếp sống nào đó mà một người nam hay người nữ cần nên sống độc thân. Họ phải làm thế để chứng tỏ rằng họ đă học được cách chế ngự bản tính nhục thể. Một khi họ đă học được cách chế ngự đó, và một khi họ không c̣n có thể bị lung lạc bởi các thèm khát của thân xác, th́ bấy giờ họ có thể kết hôn hay không, họ có thể ăn thịt cá hay không là tùy cái nào có vẻ tốt nhất cho họ, hoặc nghiệp quả của họ có thể chứng tỏ điều đó, hoặc do hoàn cảnh của họ bắt buộc. Một khi khả năng chế ngự đó đă được chứng minh, th́ t́nh trạng này liền thay đổi. Các giới luật thân xác là một giai đoạn trong cuộc huấn luyện, và khi bài học đă thuộc th́ không c̣n cần thiết nữa.

Lư lẽ của thuyết ăn chay, căn cứ vào tính tàn ác trong việc ăn thịt sinh vật, có thể không đúng như những người nặng t́nh cảm, xúc cảm vẫn cho là đúng. Tôi rất băn khoăn về vấn đề này, v́ tôi thương loài vật. Ở đây, tôi muốn đưa ra hai điều gợi ư mà tôi đă thấy rất hữu ích. Vốn có một định luật hy sinh chi phối toàn thể diễn tŕnh tiến hóa. Giới thảo mộc hút chất dinh dưỡng từ giới khoáng vật, bởi v́ rễ của chúng ở trong đất đai. Tuyệt đại đa số giới động vật lấy dưỡng chất từ giới thảo mộc và sống nhờ thảo mộc. Một số động vật cao cấp là thú ăn thịt, và theo luật tiến hóa, chúng ăn thịt lẫn nhau, nhưng không phải chúng bị thúc đẩy đến t́nh trạng đó do tư tưởng của con người, như lời tuyên bố của những người cuồng tín. Rồi kế đến, có thể hợp lư cho rằng giới nhân loại dinh dưỡng nhờ giới động vật, nên tưởng cũng là điều b́nh thường mà nói rằng con người sống bằng cả ba giới đó, và họ vẫn làm thế. Trong các cổ kinh Đông phương có nêu ra rằng giới nhân loại là “thực phẩm của các vị thần” và như vậy là “ṿng xích hy sinh” rộng lớn đă hoàn tất. Điều thứ hai có liên quan đến luật nhân quả, mà các nhà Thần triết gọi là Karma. Trong giai đoạn đầu của của loài người nguyên thủy, con người là nạn nhân của giới động vật và họ hầu như không thể tự vệ được. Các dă thú thời xưa đă săn bắt người như con mồi. Trong mọi giới, Luật Báo phục vẫn tác động. Có thể chính luật đó là một trong những yếu tố khiến nhân loại có khuynh hướng ăn thịt. Dần dà, đúng lúc tôi mới hiểu ra vấn đề này trong tâm trí ḿnh.

Tôi điều hành quán ăn và đă học trở thành một người nấu ăn chay giỏi. Việc đầu tiên tôi làm ở Krotona là đổ các thùng rác, cho nên, tôi đă bắt đầu từ mức thấp nhất, và tôi đă nh́n những người — hầu hết tôi không quen — này với mối quan tâm đặc biệt. Tôi rất mến nhiều người trong số họ. Tôi thật sự không thích vài người. Tôi đi đến hai điều kết luận, rằng mặc dù tất cả đều nói về một thực đơn thăng bằng, nhưng họ không phải là những người đặc biệt mạnh khỏe, và tôi cũng thấy rằng hễ người ta có quan niệm ăn chay càng nghiêm ngặt và cố chấp th́ họ càng có vẻ ưa chỉ trích và tự tôn. Ở Krotona có những người ăn chay không hề ăn phômai, sữa hay trứng v́ đó là các thực phẩm động vật, và họ cảm thấy rằng họ rất là tốt và rất là cao trên con đường giác ngộ tinh thần. Nhưng không có ai giữ được tiếng tốt đó. Tôi đă thắc mắc về điều này và kết luận rằng thà ăn thịt ḅ bíttết mà nói lời tử tế c̣n hơn là ăn chay thật kỹ lưỡng và đứng trên chiếc bệ tự tôn, nh́n xuống, khinh thường người khác. Ở đây tôi xin lặp lại rằng lời nói chung th́ không thể hoàn toàn chính xác được. Tôi đă quen biết nhiều người ăn chay rất dễ thương, dịu dàng, tử tế và tốt đẹp.

 Ngay trong năm 1918, lần đầu tiên tôi đă khám phá ra rằng vị đă đến viếng tôi ở Scotland, khi tôi c̣n là một thiếu nữ mười lăm, là ai. Tôi đă được nhận vào Bộ phận Bí giáo của Hội Thần Triết và dự các cuộc họp của họ. Lần đầu tiên bước vào Thánh điện tôi thấy các bức h́nh mà người ta thường thấy của Đức Christ và các Chân sư Minh triết, nói theo danh xưng của các nhà Thần Triết. Ngạc nhiên làm sao, ở đó có bức h́nh của vị khách của tôi, đang nh́n thẳng vào tôi. Không thể lầm được. Đây là vị đă bước vào pḥng giải lao của cô tôi, nhưng không phải là Chân sư Jesus. Hồi đó tôi c̣n thiếu kinh nghiệm, nên tôi đă chạy đến các huynh tỷ ở Krotona và hỏi danh hiệu của vị Chân sư này. Họ cho tôi biết rằng đó là Chân sư K.H., và bấy giờ tôi đă phạm một sai lầm cơ bản mà từ đó tôi đă phải trả giá. Cứ tưởng rằng điều đó sẽ làm họ vui ḷng, và không tí ǵ có ư khoe khoang, tôi đă nói, một cách hoàn toàn ngây thơ, “Ồ, thế th́, Ngài hẳn phải là Chân sư của tôi, bởi v́ tôi đă nói chuyện với Ngài và đă được sự hướng dẫn của Ngài kể từ đó.” Người này nh́n tôi và nói với giọng hơi khinh thường, “Có phải bà muốn tôi hiểu rằng bà tin ḿnh là một đệ tử Chân sư?” Lần đầu tiên trong đời, tôi mới gặp phải phương thức cạnh tranh của Hội Thần Triết. Tuy nhiên, đó là một bài học rất tốt và rất bổ ích cho tôi. Biết cách giữ im lặng là điều thiết yếu trong công tác tập thể, và là một trong những bài học đầu tiên mà những ai liên thuộc Đ.Đ.C.G. đều phải học.

Suốt thời gian đó, các con lớn lên, học hành, và ngày càng làm tôi vui ḷng. Trong các bức thư rất ngắn ngủi của Walter Evans thỉnh thoảng gởi đến, không có ǵ cho thấy là anh đă thay đổi, và tôi lại xét đến việc cần phải ly dị. Đến cuối thế chiến, tôi hỏi ư kiến một luật sư và ông cho biết rằng tôi sẽ không gặp khó khăn ǵ.

Đến tháng Giêng năm 1919, tôi gặp Foster Bailey, và về sau, khi tôi đă được chấp thuận ly dị, chúng tôi mới đính hôn. Các thủ tục ly dị đă được tiến hành trước khi tôi gặp anh ấy. Tôi vốn rất sợ các phiên ṭa ly dị, nhưng lại không có ǵ đơn giản hơn. Các bằng chứng rất đúng đắn và nhân chứng là những người rất đáng tin cậy. Một người bạn cố tri của tôi, bà John Weatherhead đă đi cùng tôi đến ṭa. Tôi đă thề trước ṭa; ông thẩm phán hỏi tôi vài câu về chỗ ở và tuổi các con, rồi nói, “Bà Evans, tôi đă đọc lời các nhân chứng của Bà rồi, hăy theo phán quyết này và nhận quyền nuôi các con. Xin chào — vụ kế.” Thế là đoạn đời đó đă kết thúc. Tôi đă được tự do, và tôi hiểu rằng tôi đă làm điều tốt nhất cho các con.

California là một trong những tiểu bang mà ở đó người ta khó ly dị nhất, và phiên ṭa của tôi được giải quyết mau chóng chứng tỏ rằng trường hợp này là phải và bằng chứng của tôi đúng đắn. Walter Evans không phản đối phán quyết đó.

Trong năm 1919, Foster Bailey và tôi hoạt động ngày càng tích cực hơn cho công việc của Hội Thần Triết và Bác sĩ Woodruff Shepherd đă liên kết rất chặt chẽ với chúng tôi. Lúc đó tôi ở Beechwood Drive với ba đứa con, c̣n Foster Bailey ở trong một chiếc lều tại Krotona. Anh ấy đă giải ngũ sau ngày đ́nh chiến, nhưng vẫn c̣n nghỉ dưỡng bệnh nhiều tháng v́ máy bay anh bị rơi khi anh lái nó, huấn luyện các quan sát viên quân đội. Sau khi đọc một bài thuyết tŕnh ở Krotona, tôi được Dot Weatherhead giới thiệu với anh; vị này không những giới thiệu anh với tôi mà đă đóng vai tṛ dẫn dắt tôi đến với chân lư nội môn và với Krotona. Foster nhớ lại và tóm tắt cuộc giới thiệu đó bằng câu: “Tất cả những ǵ tôi thấy là một búi tóc và một người phụ nữ da bọc xương!” Tóc tôi rất nhiều. Đó là di truyền của gia đ́nh, và ba đứa con gái tôi có những mái tóc rất đẹp. Tôi không bao giờ quên lời nhận xét của Dorothy, con gái lớn của tôi (nó được tiếng là thường nói những câu có hai nghĩa). Một hôm nọ ở Anh, tôi gội đầu và đang ngồi hong tóc ở ngoài vườn, Tại Ospringe Place, Faversham. Dorothy đứng trong của sổ nh́n ra và gọi, “Ô! Mẹ ơi, nếu mẹ cứ quay lưng về phía mọi người và họ chỉ thấy mái tóc đẹp của mẹ thôi, th́ họ sẽ không bao giờ biết tuổi của mẹ đâu!”

Đến cuối năm 1919, ông Bailey được cử làm Thư kư Xứ bộ Hội Thần Triết; Bác sĩ Shepherd được cử chức vụ Giám đốc Truyền bá, c̣n tôi trở thành chủ biên tạp chí Bộ phận Bí giáo, tờ Sứ Giả, và là chủ tịch của hội đồng điều hành Kro-tona. Thế nên, chúng tôi đang đứng trước triển vọng của mọi phương diện công việc với tất cả các sách lược và những nguyên tắc khác nhau để đưa vào quản trị. Ông A.P.

Warrington, vị Tổng Thư kư là một người bạn thân, tất cả các nhân viên cao cấp đều là bạn bè, nên dường như có tinh thần cộng tác và hài ḥa thực sự. Tuy nhiên, dần dà chúng tôi đă nhận ra sự hài ḥa này có tính cách hời hợt đến mức nào. Dần dà, chúng tôi bước vào một thời khoảng hết sức khó khăn và buồn nản. Cá nhân chúng tôi vẫn thành tâm thương mến bạn hữu và các bạn đồng lănh đạo, nhưng ư thức công b́nh và ḷng chúng tôi gắn bó với các nguyên tắc chỉ đạo th́ liên tục bị phản đối. Sự thực của vấn đề này là việc quản trị Hội Thần Triết ở Mỹ vào thời đó có tính bảo thủ, lỗi thời, và trung tâm quốc tế là Adyar lại c̣n hơn thế nữa, trong khi đó các khảo hướng mới về sự sống và chân lư, sự tự do diễn đạt và tinh thần vô tư là những đặc tính mà đáng ra đă chi phối các sách lược và phương pháp làm việc, th́ lại không.

Hội đă thành lập để tạo dựng t́nh huynh đệ đại đồng, nhưng đang thoái hóa thành một tập thể bè phái, chú ư nhiều đến việc tổ chức, duy tŕ các phân bộ và tăng số hội viên, hơn là mang các chân lư của Nền Minh Triết Ngàn Đời đến với công chúng. Bằng chứng là họ có sách lược không nhận người nào vào Bộ phận Bí giáo để học giáo huấn tinh thần, nếu người đó không là hội viên của Hội T.T. trong hai năm. Tại sao cần phải giữ lại giáo huấn tinh thần cho tới khi một người đă chứng tỏ ḷng trung thành của họ đối với một tổ chức trong hai năm? Tại sao người ta cần phải chấm dứt quan hệ với những đoàn nhóm khác và các tổ chức khác, và thề trung thành với “Ngoại Trưởng” của Bộ phận Bí giáo, trong khi đó ḷng trung thành cần có là ḷng trung thành hiến ḿnh để phụng sự đồng bào, phụng sự Đ.Đ.C.G. của hành tinh, và trước hết là hiến dâng cho công việc phụng sự của linh hồn ḿnh? Không phàm nhơn nào có quyền đ̣i hỏi các phàm nhơn khác phải thệ nguyện về mặt tinh thần. Chỉ có sự thệ nguyện mà bất cứ người nào cũng nên làm là, trước hết, với thiên tính ở chính nội tâm ḿnh, tức là linh hồn, và sau đó, với vị Chân sư mà nhờ sự hướng dẫn của Ngài y có thể phụng sự đồng bào ḿnh một cách tốt đẹp hơn.

Tôi c̣n nhớ tại một trong những cuộc hội của Bộ phận Bí giáo lần đầu tôi tham dự, Cô Poutz, là thư kư của Bộ phận này vào lúc đó, đă có lời phát biểu đáng ngạc nhiên rằng không ai trên thế giới này có thể là đệ tử của các Chân sư Minh triết nếu họ không được Bà Besant báo cho biết điều đó. Lời nhận xét này đă làm tan mối huyễn cảm nơi tôi, dù bấy giờ tôi không nói điều đó với ai, ngoại trừ Foster Bailey. Tôi biết tôi là đệ tử của Chân sư K.H. từ khoảng thời gian mà tôi có thể nhớ được. Hiển nhiên là Bà Besant đă bỏ sót tôi. Tôi không thể hiểu được tại sao các Chân sư, là những vị mà người ta cho rằng có tâm thức bao quát, đại đồng, lại chỉ t́m kiếm đệ tử các Ngài trong hàng ngũ Hội Thần Triết mà thôi. Tôi biết rằng không thể như vậy được. Tôi biết các Ngài không thể bị giới hạn trong tâm thức như thế, và sau này tôi đă gặp nhiều người là đệ tử của các Chân sư mà họ chưa bao giờ liên lạc với Hội T.T. và thậm chí chưa bao giờ nghe nói về Hội này. Vừa khi tôi tưởng ḿnh đă t́m thấy được một trung tâm ánh sáng và thông hiểu tinh thần, th́ cũng là lúc tôi nhận ra rằng ḿnh đă lang thang vào một môn phái khác.

Sau đó, tôi khám phá ra rằng Bộ phận Bí giáo hoàn toàn chi phối Hội T.T. Những hội viên được cho là tốt khi nào, và 159 chỉ khi nào họ chấp nhận thẩm quyền của Bộ phận Bí giáo, nếu họ đồng ư với tất cả những lời tuyên bố của Ngoại Trưởng, và nếu họ tỏ ḷng trung thành với những người mà vị lănh đạo của Bộ phận Bí giáo trong mỗi nước bảo trợ. Một số những lời tuyên bố đó có vẻ buồn cười. Nhiều người được bảo trợ th́ rất mực tầm thường. Một số người được ngưỡng mộ như là các điểm đạo đồ th́ không có ǵ đặc biệt là thông minh hay yêu thương, trong khi đó th́ t́nh thương và sự thông minh đến mức độ viên măn là đặc điểm của vị điểm đạo đồ. Giữa các hội viên cao cấp có sự cạnh tranh và tự xưng tự nhận, và v́ thế mà có tranh chấp liên tục giữa các phàm nhân — một sự tranh chấp không chỉ giới hạn trong các cuộc đấu khẩu mà c̣n đưa lên các bài báo. Tôi không hề quên nỗi chán nản của ḿnh vào một ngày nọ khi có người ở Los Angeles nói với tôi, “Nếu bà muốn biết những ǵ không phải t́nh huynh đệ, th́ hăy đến sống ở Krotona.” Lúc nói, ông ta không biết rằng tôi đang sống ở đó.

T́nh thế hết sức nghiêm trọng và sự chia rẽ nội bộ, giữa những người đại diện cho t́nh huynh đệ, cho tính vô kỷ, cho thái độ không tự xưng tự nhận, cho sự hiến dâng phụng sự nhân loại, trầm trọng đến đỗi Foster gởi điện báo cho Bà Besant rằng nếu Bộ phận Bí giáo không thôi chế ngự Hội T.T. th́ chẳng bao lâu nữa họ sẽ bị công kích nặng nề. Vào thời khoảng đó, Bà Besant đă gởi B. P. Wadia đến Mỹ để xem xét t́nh h́nh hư thực, và những cuộc hội chính thức đă được mở ra với Wadia đứng trung gian ḥa giải. Foster, Bác sĩ Shepherd và tôi cùng nhiều người khác đại diện cho bên dân chủ, c̣n ông Warrington, Cô Poutz và những người đứng về phía họ đại diện cho thẩm quyền và sự thống trị của Bộ phận Bí giáo. Trước đó, trong đời tôi chưa bao giờ dính líu vào cuộc tranh căi trong một tổ chức nào, và tôi hoàn toàn không thích thời gian này. Tôi đă mến một số người trong nhóm kia rất nhiều, và điều đó đă làm tôi hết sức buồn. Mối bất ḥa lan khắp Bộ phận Bí giáo và các thành viên tiếp tục từ chức.

Trong khi đó, chúng tôi vẫn cố gắng làm phận sự trong Hội T.T.; các con vẫn mạnh khỏe, học hành; chúng tôi dự định sẽ kết hôn khi mọi sự đă phần nào ổn thỏa. Thu nhập của chúng tôi hết sức thấp. Lương ở Krotona mỗi tuần được mười đô-la. Tiền của Walter Evans đă dứt từ khi ly dị. Lúc này Foster cũng không có ǵ. Anh đă thôi hành nghề luật trong thời gian chiến tranh, dù anh đă định làm trở lại. Đó là nghề nghiệp từ xưa của gia đ́nh, và mới hai mươi tám tuổi anh đă kiếm được rất nhiều tiền mỗi năm. Anh đă từ bỏ chức nghiệp này hoàn toàn, để giúp tôi trong công việc đang dần dần phát triển cho chúng tôi làm — đó là một trong những hy sinh mà anh đă chọn khi quyết định gắn liền thân phận với tôi. Bọn trẻ yêu kính anh măi đến ngày nay; đó luôn luôn là một mối quan hệ đầy t́nh thương, và về phần anh là một sự hy sinh rất lớn.

Chúng đă chấp nhận anh ngay từ đầu. Anh làm quen với Dorothy, đứa lớn, khi nó khoảng chín tuổi, lúc anh đi đến Beechwood Drive để thăm tôi. Anh nghe những tiếng kêu thét trên cây trước mặt. Chạy vội đến, anh thấy một bé gái đang móc đầu gối trên một cành cây lớn. Anh nh́n lên đứa bé và bảo gọn, “buông”, và nó buông ḿnh rơi vào tay anh, và như anh vẫn thường nói theo lối biểu tượng, nó nằm trên tay anh măi măi kể từ đó. Lần đầu anh gặp Mildred th́ nó bệnh rất nặng. Nó đang bị bệnh sởi nhập lư, sốt đến 106oF, dù lúc đó chúng tôi không biết rơ bệnh trạng. Nó vốn tính trầm lặng rơ rệt, nên rất dễ bảo khi bị bệnh sởi “nhập lư”. Chúng tôi đang t́m bác sĩ chuyên khoa; trong khi đó bạn tôi, Bà Copley Enos, và tôi suốt ngày lăn khăn lạnh cho nó để cố gắng làm hạ cơn sốt. Foster đến và bắt đầu giúp chúng tôi. Mildred liếc nh́n anh và kể từ đó rất thân mật với anh. Anh tự giới thiệu với Ellison bằng cách kết bạn với một đứa trẻ bôi bẩn, đang làm bánh bằng đất bùn ở vườn sau.

Do đó, cuộc sống của Foster và tôi đang theo đường hướng kết hợp để lo việc công, cũng như sắp đặt, dự định cho tương lai. T́nh h́nh trong Hội T.T. trở nên ngày càng khó khăn, và cuộc hội năm 1920 đă được sắp đặt để đưa ra toàn bộ vấn đề. Trong tâm tôi đă bàng hoàng thất vọng với Hội T.T. cũng như với Chính thống giáo, nhưng t́nh thế không đến đỗi quá khó khăn v́ tôi hiểu được một số chân lư cơ bản, chính đại, và tôi không c̣n cô đơn v́ Foster và tôi đă dự định kết hôn.

Giờ đây tôi đi đến một biến cố trong đời ḿnh mà tôi ngần ngại không muốn nói ra. Nó liên quan đến công việc mà tôi đă làm trong hai mươi bảy năm qua. Công việc này đă được khắp thế giới công nhận và đă gợi lên ḷng hiếu kỳ ở khắp nơi. Nó đă đem lại cho tôi những sự đùa cợt và ngờ vực, nhưng tôi không ngạc nhiên mấy, tôi hoàn toàn có thể hiểu được điều đó, bởi v́ chính tôi khi bắt đầu công việc tôi cũng rất nghi ngờ. Tôi tự hỏi tại sao tôi lại cố gắng viết về vấn đề này, và tại sao tôi không chỉ việc tiếp tục sách lược cố định của ḿnh từ trước đến giờ là cứ để cho công việc và các quyển sách của tôi tự bày tỏ và tự chứng minh giá trị của chúng. Tôi nghĩ ḿnh có hai lư do.

Trước hết, tôi muốn nêu lên mối liên kết mật thiết mà Đại Đoàn Chân sư đang tạo lập với con người, và tôi muốn tạo sự dễ dàng hơn cho những ai sẽ làm cùng loại công việc này, miễn sao đó chính là cùng loại công việc này. Có rất nhiều khía cạnh của cái gọi là các tác phẩm tâm thông. Mọi người thường không phân biệt giữa những ǵ phát biểu các suy tư, mong ước, hay sự bộc lộ của một tiềm thức rất tốt đẹp, dịu dàng, đầy hảo ư của người Thiên Chúa giáo, hoặc bài viết tự động của các đồng tử mê muội, tức là sự chạm đến các ḍng tư tưởng (mà điều này lúc nào cũng có người làm), hoặc là sự lừa gạt trắng trợn; trong khi mặt khác có những tác phẩm là kết quả của một mối liên hệ thần giao cách cảm mạnh mẽ trong tâm giới và sự ứng đáp với các ấn tượng đến từ một số Nguồn cội Tinh thần cao cả. Trong Kinh Thánh thường có lời “Và Chúa phán” rồi sau đó nhà tiên tri hay nhà nhăn thông mới viết ra những lời đă phán. Có nhiều lời rất tốt đẹp và rất quan trọng về mặt tinh thần. Tuy nhiên có nhiều lời lại mang dấu vết của nhân loại yếu đuối phát biểu quan niệm của họ về Thượng Đế, sự ghen tỵ của Ngài, tính báo thù của Ngài, và nhiều tính độc ác, khát máu. Người ta nói rằng các đại nhạc sĩ nghe được các bản giao hưởng và thánh ca bằng nội nhĩ, rồi chuyển chúng thành các bản kư âm. C̣n các đại thi hào và các danh họa qua các thời đại đă nhận được nguồn cảm hứng của họ từ đâu? Tất cả đều từ một nguồn cội mỹ lệ nào đó ở nội tâm.

Toàn bộ các vấn đề đă trở nên khó khăn, v́ nhiều tác phẩm siêu h́nh, thuộc các hiện tượng đồng cốt có mức độ thông minh quá thấp, và có nội dung quá thường phàm, đến đỗi những người có học cười chê và không buồn đọc chúng. Thế nên, tôi muốn bày tỏ rằng có một loại ấn tượng và cảm hứng khác có thể tạo nên những tác phẩm cao hơn mức b́nh thường và truyền đạt giáo huấn cần thiết cho các thế hệ tương lai. Tôi nói điều này với tất cả sự khiêm tốn, bởi v́ tôi chỉ là một cây viết, một người tốc kư và một người truyền đạt giáo huấn từ một vị mà tôi tôn kính, ngợi khen và đă có diễm phúc phụng sự.

Tôi tiếp xúc với Chân sư Tây Tạng lần đầu tiên vào tháng Mười Một năm 1919. Tôi vừa cho các con đi học và nghĩ rằng ḿnh nên dành ít phút để đi ra ngọn đồi bên kia nhà. Tôi ngồi xuống và bắt đầu suy nghĩ, rồi bỗng nhiên tôi giật ḿnh chăm chú. Tôi nghe một cái ǵ đó giống như một nốt nhạc trong trẻo vang ra từ trên không, xuyên qua ngọn đồi và vang dội trong tôi. Rồi tôi nghe một tiếng nói bảo rằng, “Có một số sách mà chúng tôi mong muốn được viết ra cho công chúng. Bà có thể viết các sách ấy được. Bà có sẵn ḷng làm điều đó hay không?” Không chút ǵ để ư, tôi đáp ngay, “Chắc chắn là không. Tôi không phải là tay thần thông bịp đời, và tôi không muốn bị lôi kéo vào bất cứ chuyện ǵ giống vậy.” Tôi ngạc nhiên khi nghe ḿnh nói to lên như thế. Tiếng nói kia tiếp tục bảo rằng người khôn ngoan không phán đoán vội vàng, rằng tôi có một khả năng thần giao cách cảm (viễn cảm) cấp cao rất đặc biệt, và những điều tôi đang được yêu cầu làm đây khôâng có bất cứ phương diện nào của thần thông thấp. Tôi đáp rằng dù thế nào cũng mặc, tôi không hề quan tâm đến bất cứ công việc nào có tính thần thông. Người vô h́nh mà đang nói chuyện một cách hết sức rơ ràng và trực tiếp với tôi bấy giờ mới bảo rằng ông để cho tôi có thời gian suy xét; rằng ông không chấp nhận câu trả lời này của tôi, và ông sẽ trở lại trong đúng ba tuần nữa, để xem tôi quyết định thế nào.

Sau đó, tôi rùng ḿnh như đang thức dậy sau một giấc mơ, rồi về nhà và hoàn toàn quên bẵng đi câu chuyện. Tôi không hề nghĩ ngợi ǵ và thậm chí cũng không hề kể cho Foster nghe chuyện đó. Trong thời gian này tôi không hề nhớ đến nó, nhưng đúng thật, đến cuối ba tuần tôi lại nghe tiếng nói đó vào một buổi tối khi tôi ngồi trong pḥng khách, sau khi bọn trẻ đă đi ngủ. Một lần nữa tôi từ chối, nhưng người nói yêu cầu tôi hăy xét lại, và ít ra hăy xem coi trong vài tuần tôi có thể làm được những điều ǵ. Bấy giờ tôi thấy ṭ ṃ nhưng không hề tin ǵ cả. Tôi muốn thử viết trong vài ba tuần hay một tháng, và sau đó mới quyết định xem ḿnh cảm thấy việc đó như thế nào. Chính trong mấy tuần đó tôi viết những chương đầu của quyển “Điểm đạo, trong Nhân loại và Thái dương hệ.”

Tôi muốn nói rơ rằng điều tôi đang làm đây không chút ǵ liên quan đến việc chấp bút. Chấp bút là một việc làm rất nguy hiểm, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt hiếm hoi (mà rủi thay, hầu hết mọi người cứ tin rằng trường hợp của họ là đặc biệt hiếm hoi). Các đệ tử nội môn và những người t́m đạo không bao giờ được để cho ḿnh trở nên những con người máy. Họ không bao giờ được để cho bất cứ bộ phận nào trong các thể của họ ở ngoài tầm kiểm soát hữu thức của chính họ. Nếu làm thế tức là họ đang bước vào một trạng thái tiêu cực thụ động rất nguy hiểm. Bấy giờ những điều nhận được cũng không có ǵ đặc sắc. Không có ǵ mới mẻ trong đó, và nó thường thoái hóa theo thời gian. Có lắm lần, sự tiêu cực của chủ thể khiến cho một mănh lực thứ nh́ có thể nhập vào mà, v́ một lư do nào đó, nó không có tiêu chuẩn cao như chủ thể. Đây là mối nguy hiểm của sự ám ảnh. Chúng tôi phải đă đối trị nhiều trường hợp bị ám ảnh do hậu quả của việc chấp bút.

Trong công việc mà tôi làm đây không hề có sự tiêu cực, mà tôi giữ một thái độ chú tâm mạnh mẽ, tích cực. Tôi vẫn hoàn toàn kiểm soát tất cả các quan năng nhận thức của tôi và không hề làm ǵ có tính cách thụ động, máy móc. Tôi chỉ lắng nghe và viết ra những lời tôi nghe được, và ghi nhận các tư tưởng tuần tự rơi vào bộ óc tôi. Những điều tôi được truyền đạt, tôi không thay đổi ǵ khi đưa ra cho công chúng, ngoại trừ gọt giũa câu văn tiếng Anh hoặc thay thế một từ không b́nh thường với một từ rơ ràng hơn, nhưng luôn luôn giữ nguyên ư nghĩa đă nhận. Tôi không hề thay đổi bất cứ điều ǵ mà Chân sư Tây Tạng đă truyền đạt cho tôi. Nếu có khi nào tôi làm thế th́ hẳn là Ngài đă không c̣n đọc cho tôi viết nữa. Tôi muốn làm hoàn toàn sáng tỏ vấn đề này. Không phải lúc nào tôi cũng hiểu được những điều tôi nhận. Không phải lúc nào tôi cũng đồng ư với các điều đó. Nhưng tôi ghi chép điều đó ra một cách hoàn toàn trung thực, rồi sau đó mới khám phá ra rằng đúng là nó có ư nghĩa và khơi dậy sự ứng đáp của trực giác.

Công việc này của Chân sư Tây Tạng đă được nhiều người và các nhà tâm lư học ở khắp nơi hết sức quan tâm. Họ bàn căi về nguyên nhân hiện tượng, và lập luận rằng những điều tôi viết có lẽ đến từ tiềm thức của tôi. Người ta bảo tôi rằng Jung đă đứng trên lập trường xem Chân sư Tây Tạng là cái ngă cao của tôi được nhân cách hóa, c̣n Alice A. Bailey là cái ngă thấp. Giờ đây, một ngày nào đó (nếu tôi có được niềm vui gặp gỡ ông) tôi sẽ hỏi ông bằng cách nào mà cái ngă cao được nhân cách hóa của tôi có thể gởi cho tôi những gói bưu phẩm từ xứ Ấn Độ xa xôi, bởi v́ Ngài đă làm điều đó.

Cách đây mấy năm, một người bạn rất thân, và là một người đă kề vai sát cánh với Foster cùng tôi kể từ lúc công việc của chúng tôi bắt đầu — tức là Ông Henry Carpenter — đă đi Ấn Độ để đến gặp các Chân sư ở Shigatze, một thị trấn nhỏ thuộc địa phương, trong dăy Hi-mă, ở hẳn bên kia biên giới Tây Tạng. Ông đă ba lần cố gắng làm thế, mặc dù tôi đă nói với ông rằng ông có thể t́m thấy Chân sư ở ngay thành phố New York này, nếu ông thực hiện được những bước đúng đắn và khi thời gian đă chín muồi. Ông cảm thấy ông muốn kể với các Chân sư (điều này làm tôi rất buồn cười) rằng tôi đang trải qua một thời khoảng rất khó khăn và tốt hơn Ngài nên làm một điều ǵ đó để giúp đỡ. Bởi v́ ông là bạn riêng của Ngài Reading, một cựu Phó vương Ấn Độ, nên ông được giúp mọi sự dễ dàng để đi đến đích, nhưng Đức Đa-lai Lạt-ma đă từ chối không cho phép ông đi qua biên giới. Trong chuyến đi thứ nh́ đến Ấn Độ, khi ở tại Gyantse (mức mà ông có thể đến gần biên giới nhất) ông nghe có tiếng ồn ào huyên náo trong sân của ṭa nhà bưu điện. Ông mới bước ra xem thử chuyện ǵ th́ thấy một vị lạt-ma cưỡi một con lừa đang đi vào sân. Vị này có bốn lạtma khác tùy tùng và tất cả những người dân địa phương ở trong sân đều bao quanh họ và cúi chào. Ông Carpenter nhờ người thông dịch hỏi thăm và được cho biết rằng vị lạt-ma đó là viện trưởng của một tu viện bên kia biên giới Tây Tạng, và ngài đến đặc biệt là để nói chuyện với Ông Carpenter.

Vị viện trưởng nói rằng ngài rất quan tâm đến công việc mà chúng tôi đang làm và hỏi thăm tôi. Ngài cũng hỏi thăm về Trường Arcane và trao ông hai bó nhang lớn gởi cho tôi. Về sau, ông Carpenter có gặp Tướng Laden Lha ở Darjeeling. Vị tướng này là một người Tây Tạng, được giáo dục ở Anh trong các trường công lập và đại học, và đảm nhận công tác t́nh báo trên biên giới Tây Tạng. Giờ đây ông đă qua đời nhưng hồi đó ông là người rất tốt và rất giỏi. Ông Carpenter đă kể cho các vị Tướng này về kinh nghiệm cuộc gặp gỡ giữa ông và vị lạt-ma đó và nói rằng ngài là Viện trưởng của một tu viện Lạt Ma giáo. Vị Tướng đă hoàn toàn phủ nhận khả năng đó; ông nói rằng vị Viện trưởng là một bậc thánh rất cao cả, và chưa bao giờ có ai thấy ngài đi ngang qua biên giới để viếng một người Tây phương cả. Tuy nhiên, khi ông Carpenter trở lại vào năm sau, th́ Tướng Laden Lha thừa nhận rằng ông đă sai lầm, rằng quả là vị Viện trưởng đă có đến viếng ông Carpenter thực.

Sau khi viết cho Chân sư Tây Tạng khoảng gần một tháng, tôi cảm thấy hoàn toàn sợ hăi và dứt khoát từ chối không làm thêm bất cứ việc ǵ nữa. Tôi nói với Ngài rằng ba đứa con gái nhỏ chỉ có một ḿnh tôi trông nom, rằng nếu tôi bị bệnh hay hóa điên (như quá nhiều nhà thần thông có vẻ đă bị) th́ chúng sẽ phải bơ vơ và tôi không dám liều lĩnh như thế. Ngài chấp nhận quyết định của tôi, nhưng bảo tôi hăy thử liên lạc với Chân sư của tôi, tức là Đức K.H., và thảo luận vấn đề này với Ngài xem sao. Sau khi suy nghĩ khoảng một tuần, tôi mới quyết định liên lạc với Chân sư K.H., và thực hiện điều này bằng một kỹ thuật rất xác định mà Ngài đă dạy tôi. Khi tôi được dịp tham vấn với Đức K.H. th́ Ngài và tôi đă bàn bạc cặn kẽ toàn bộ vấn đề. Ngài bảo đảm với tôi rằng tôi không hề bị nguy hiểm ǵ, dù là về mặt thể chất hay trí tuệ, rằng tôi có cơ hội làm một công việc thực sự giá trị. Ngài bảo tôi rằng chính Ngài, Ngài đă đề nghị cho tôi giúp Chân sư Tây Tạng; rằng Ngài không chuyển tôi vào đạo viện (nhóm tinh thần) của Chân sư Tây Tạng, mà Ngài mong muốn tôi vẫn làm việc trong đạo viện của Ngài. V́ thế, tôi đă làm theo ư muốn của Đức K.H. và nói với Chân sư Tây Tạng rằng tôi sẽ làm việc với Ngài. Rơ ràng tôi đă là người thư kư của Ngài chứ không phải là một thành viên trong nhóm của Ngài. Ngài không bao giờ can thiệp vào công việc riêng hay cuộc rèn luyện của cá nhân tôi. Vào mùa xuân năm 1920 tôi đă bước vào một khoảng thời gian rất hạnh phúc được cộng tác với Ngài, trong khi vẫn làm việc với tư cách là một cao đồ trong đạo viện của Chân sư tôi.

Kể từ đó, tôi đă viết nhiều sách cho Chân sư Tây Tạng. Không lâu khi viết xong mấy chương đầu của quyển “Điểm 167 đạo, trong Nhân loại và Thái dương hệ” tôi đă đưa cho ông B. P. Wadia xem bản thảo. Ông rất phấn khởi và nói với tôi rằng ông sẽ cho xuất bản bất cứ điều ǵ “đến từ nguồn đó” và ông đă cho in mấy chương này trong báo “Nhà Thần triết”, xuất bản ở Adyar, Ấn Độ. Sau đó, tính ganh tỵ thông thường của giới Thần Triết và thái độ bảo thủ nổi lên, và không c̣n ǵ được in thêm nữa.

Bút pháp của Chân sư Tây Tạng đă cải thiện qua nhiều năm. Lúc đầu, tiếng Anh Ngài đọc cho tôi rất dở và không trôi chảy, nhưng Ngài và tôi đă t́m cách thể hiện một lối viết và tŕnh bày thế nào cho thích hợp với các chân lư chính đại mà Ngài có phận sự tỏ lộ, c̣n tôi và chồng tôi th́ có bổn phận tŕnh bày cho công chúng.

Trong những ngày đầu viết sách cho Chân sư Tây Tạng, tôi đă phải viết vào những giờ nhất định, và đó là lối viết ám tả đích xác, rơ ràng, súc tích. Tôi được đọc cho viết từng chữ, chẳng khác ǵ tôi đă nghe một tiếng nói rơ ràng. Cho nên, có thể nói tôi đă bắt đầu bằng kỹ thuật thần nhĩ; tuy nhiên, chẳng bao lâu khi trí tuệ của Ngài và tôi đă ḥa hợp, tôi thấy thần nhĩ không c̣n cần thiết, và nếu tôi tập trung đúng mức và hoàn toàn chú ư th́ tôi có thể ghi nhận và viết ra các tư tưởng của Chân sư Tây Tạng (các ư tưởng Ngài phát biểu đă được minh định cẩn thận) khi Ngài đưa chúng vào trí tôi. Muốn thế, tôi phải đạt và giữ được một mức chú tâm rất cao. Nó gần giống như một môn sinh hành thiền giỏi có thể giữ điểm tập trung tinh thần của ḿnh ở cấp cao nhất. Trong những giai đoạn đầu, công việc này có thể rất khó nhọc, v́ có lẽ hành giả phải cố gắng quá sức để làm cho tốt, tuy nhiên, về sau nó trở nên dễ dàng và kết quả là sự sáng tỏ trong tư tưởng, và một sức kích thích mang lại hiệu quả tốt đẹp rơ rệt nơi thể xác.

Ngày nay, do kết quả hai mươi bảy năm làm việc với Chân sư Tây Tạng, tôi có thể bắt liên lạc thần giao cách cảm với Ngài không chút khó khăn. Trong suốt thời gian đó, tôi vẫn có thể giữ được sự toàn vẹn trí tuệ của chính ḿnh, và luôn luôn tôi có thể tranh luận với Ngài nếu khi nào tôi thấy rằng dường như — với tư cách là một người Tây phương — có lẽ tôi biết rơ hơn Ngài về các điểm đă tŕnh bày. Sau khi đă tranh luận với Ngài theo một chiều hướng nào đó, tôi luôn viết ra văn bản như ư Ngài muốn, dù rằng Ngài cũng thường thay đổi phần nào những điều tŕnh bày sau khi thảo luận với tôi. Dù thế nào, nếu Ngài không thay đổi quan điểm và ngôn từ của Ngài th́ tôi không hề thay đổi những ǵ Ngài đă nói.

Xét cho cùng, những quyển sách này là của Ngài, chứ không phải của tôi, và trong cơ bản là trách nhiệm của Ngài. Ngài không hề cho phép tôi làm sai và xem xét bản thảo cuối cùng rất kỹ lưỡng. Vấn đề không chỉ là tôi viết ra những điều Ngài đọc, đánh máy, rồi tŕnh lại cho Ngài xem. Vấn đề chính là Ngài đă giám sát bản thảo cuối cùng rất cẩn thận. Tôi cố ư nêu lên vấn đề này, bởi v́ có một số người, khi Chân sư Tây Tạng nói những ǵ mà cá nhân họ không đồng ư, họ thường cho rằng những điểm mà họ không đồng ư đó là do tôi đă thêm thắt vào. Không bao giờ có chuyện thêm thắt như vậy; tôi xin lặp lại rằng cho dù tôi không luôn luôn đồng ư hay hiểu được, nhưng tôi đă cho xuất bản đúng y những điều mà Chân sư Tây Tạng đă nói. Tôi muốn nhấn mạnh điểm này.

Cũng có vài môn sinh, khi cá nhân họ không hiểu được ư của Chân sư Tây Tạng muốn nói ǵ, th́ họ bảo rằng những điểm gọi là mơ hồ đó vốn do tôi đă viết ra sai với những điều Ngài nói. Trong sách của Ngài có một số chỗ không rơ nghĩa như thế, và sở dĩ có là do Ngài không thể nói rơ hơn, bởi các hạn chế của độc giả, và cũng bởi khó t́m những từ để biểu đạt các chân lư mới mẻ hơn và các nhận thức trực giác mà vẫn c̣n trên tầm phát triển tâm thức của con người.

 Các vị Huấn sư có trách nhiệm đưa ra những chân lư mới cần thiết cho nhân loại, xem các sách mà Chân sư Tây Tạng đă cho viết ra là rất quan trọng. Trong đó cũng có đưa ra các giáo huấn mới về việc huấn luyện tinh thần và chuẩn bị cho những người chí nguyện bước vào Đường Đạo. Các phương pháp và kỹ thuật đang được thay đổi rất nhiều và v́ thế mà Chân sư Tây Tạng đă đặc biệt cẩn thận để chắc rằng tôi không phạm sai lầm.

Vào giai đoạn thứ nh́ của Thế Chiến, bắt đầu từ năm 1939, nhiều nhà hoạt động ḥa b́nh, và những người tuy có hảo ư nhưng thiếu suy nghĩ trong số sinh viên Trường Arcane và trong công chúng, mà chúng tôi có thể tiếp xúc, họ có quan niệm rằng tôi đă viết các tập sách và bài vở ủng hộ Liên Hiệp Quốc và sự cần thiết phải đánh bại phe Trục, và họ nói rằng Chân sư Tây Tạng không chịu trách nhiệm cho quan điểm chống Quốc Xă trong các bài viết đó. Điều này cũng lại là không đúng. Những người hoạt động ḥa b́nh đă đứng trên quan điểm chính thống và thiếu thực tế rằng bởi v́ Thượng Đế là bác ái cho nên Ngài không thể có thái độ chống Đức hay chống Nhật. Bởi v́ Thượng Đế là bác ái nên Ngài — cũng như Đại Đoàn Chưởng Giáo (Đ.Đ.C.G) làm việc dưới sự lănh đạo của Đức Christ — không có chọn lựa nào khác hơn là mạnh mẽ đứng về phía những người đang t́m cách giải thoát nhân loại ra khỏi t́nh trạng nô lệ, tàn ác, gây hấn và sa đọa. Lời của Đức Christ chưa bao giờ đúng như vậy, “Kẻ nào không cùng với ta tức là chống lại Ta.” Trong các bài viết của Ngài thời đó, Chân sư Tây Tạng đă có lập trường mạnh mẽ, vững vàng, và đến nay (1945) cứ xét theo những tội ác, tàn nhẫn không kể xiết và các sách lược trói buộc, nô lệ con người của các nước phe Trục, th́ vị thế của Ngài đă tỏ ra là đúng.

Bấy giờ, t́nh trạng ở Krotona ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Với tư cách là đại diện của Bà Besant, ông Wadia đă đến Krotona, khơi lên vấn đề khó khăn, và chúng tôi đă hợp tác với ông để cố hết sức ḿnh đưa Hội Thần Triết trở lại động lực nguyên thủy của nó là t́nh huynh đệ đại đồng.

Chúng tôi đă cộng tác, bởi v́ lúc đó ông Wadia tỏ ra đúng đắn, chân thành và thực ḷng quan tâm đến Hội. Sự chia rẽ trong Hội ngày một lớn, và đường phân cách càng thêm rộng giữa những người theo quan điểm dân chủ và những người đại diện cho thẩm quyền tinh thần, cho quyền kiểm soát hoàn toàn Hội Thần Triết bởi Bộ phận Bí giáo.

Các điều lệ của Hội Thần Triết dựa vào tính độc lập của các phân bộ trong các xứ bộ, nhưng vào thời gian Foster Bailey và tôi làm việc th́ toàn bộ vấn đề đă bị thay đổi trong nền tảng. Những người có chức vụ trong bất cứ phân bộ nào cũng là thành viên của Bộ phận Bí giáo, và thông qua họ Bà Besant và các cấp lănh đạo ở Adyar đă kiểm soát mọi phân bộ và xứ bộ. Nếu không chấp nhận ư kiến của thành viên Bí giáo trong các phân bộ th́ người ta sẽ bị bất tín nhiệm và hầu như cá nhân này không thể nào làm việc trong đó được. Các tạp chí ở các xứ bộ và tạp chí quốc tế, tờ “Nhà Thần Triết” bị choán bởi các cuộc tranh căi cá nhân. Các bài báo được dùng để công kích hay bênh vực một cá nhân nào đó. Một giai đoạn xu hướng thần thông mạnh mẽ đă lan khắp Hội do những lời tuyên bố về thần thông của Ông Leadbeater và việc ông chi phối Bà Besant quá mức b́nh thường. Hậu quả vụ tai tiếng của ông Leadbeater vẫn c̣n gây nhiều bàn tán. Những lời tuyên bố của Bà Besant về Krishnamurti làm cho Hội bị chia rẽ nặng nề. Các mệnh lệnh đưa ra từ Adyar, dựa trên những điều mà người ta tuyên bố là các mệnh lệnh của một vị Chân sư gởi cho Ngoại trưởng Bí giáo, nói rằng mọi hội viên Hội Thần Triết phải giúp vào một hay cả ba loại công việc — Công tác Tam Điểm, Công tác Phụng sự và một phong trào giáo dục. Nếu không làm thế th́ người hội viên sẽ bị xem là không trung thành, không quan tâm đến những lời yêu cầu của các Chân sư, và là một nhà Thần Triết xấu.

 Những cuốn sách của ông Leadbeater xuất bản ở Adyar có những ngụ ư về thần thông, không thể kiểm chứng được và mang âm điệu cảm tính mạnh mẽ. Một trong những tác phẩm chính của ông, Con Người: Từ đâu đến, cách nào và sẽ về đâu (Man: Whence, How and Whither), là một cuốn sách chứng tỏ cho tôi thấy tính chất không đáng tin cậy trong cơ bản của những ǵ ông viết. Đó là một cuốn sách phác họa về tương lai và công việc của Đ.Đ.C.G. trong tương lai. Điều lạ lùng làm tôi chú ư là phần đông những người được định đặt vào các chức vụ cao trong Đ.Đ.C.G. và trong nền văn minh sắp đến tất cả đều là những người bạn của cá nhân ông Leadbeater. Tôi có biết một số trong những người này — họ là những người tốt, đáng trọng, nhưng tầm thường, không có ai thông minh phi thường và hầu hết họ không có ǵ quan trọng. Tôi đă đi khá nhiều nơi và đă gặp khá nhiều người mà tôi biết là họ phụng sự thế giới hữu hiệu hơn, phục vụ Đức Christ một cách thông minh hơn, và biểu dương t́nh huynh đệ một cách đúng thật hơn, nên mắt tôi đă mở ra thấy đượïc tính cách vô dụng và vô ích của những bài viết đó.

Do tất cả những nguyên nhân này mà nhiều người đă rời Hội Thần Triết với nỗi ḷng hoang mang, chán nản. Tôi vẫn thường băn khoăn tự hỏi vận mệnh của Hội T.T. sẽ ra sao nếu họ có can đảm ở lại, nếu họ đă từ chối không để bị khai trừ, và nếu họ đă chiến đấu cho cái cơ bản tinh thần của phong trào này. Nhưng họ đă không làm thế và một số đông những người xứng đáng đă ra đi, cảm thấy rằng ở đó họ bị ngăn trở, bó buộc, không thể làm việc đượïc. Phần cá nhân tôi không bao giờ từ bỏ Hội, và chỉ có mấy năm gần đây là tôi thôi đóng tiền niêm liễm. Tôi viết hơi dài về vấn đề này bởi v́ chính t́nh thế hay bối cảnh đó đă khiến cần phải có những thay đổi, và từ đó mới h́nh thành công việc của chúng tôi trong hai mươi năm kế tiếp.

Các đệ tử của tất cả các Chân sư đang có mặt khắp nơi trên thế giới, họ làm việc theo nhiều đường hướng để đưa nhân loại bước vào ánh sáng, và để làm cho Thiên giới trở thành hiện thực ở thế gian. Hội Thần Triết có thái độ xem ḿnh là vận hà duy nhất và từ chối, không nh́n nhận các

đoàn nhóm và tổ chức khác như là những thành phần quan trọng như họ, cũng cần thiết để hợp nên Phong trào Thần Triết (chứ không phải Hội Thần Triết) trên thế giới. Hầu như chính v́ thái độ đó mà Hội đă bị mất đi sự kính trọng. Giờ đây dường như đă khá trễ để Hội Thần Triết thay đổi thái độ, ra khỏi t́nh trạng chia rẽ, cô lập, để trở nên một thành phần của Phong trào Thần Triết rộng lớn và hiện đang lan truyền khắp thế giới. Phong trào này không chỉ phát biểu thông qua các đoàn thể huyền bí, nội môn, mà c̣n thông qua các liên đoàn lao động, thông qua các kế hoạch hợp nhất thế giới và khôi phục sau chiến tranh, thông qua tầm nh́n mới mẻ trên chính trường, và thông qua sự nhận thức được các nhu cầu của nhân loại ở khắp nơi. Sự suy đồi của động lực tốt đẹp ban đầu ấy đă làm đau ḷng chúng tôi là những người yêu mến các nguyên tắc và chân lư mà lúc ban sơ giáo lư Thần Triết đă tượng trưng.

Xin đừng hiểu lầm, v́ phong trào phát khởi do Helena Petrovna Blavatsky vốn đă là một thành phần cần thiết trong một kế hoạch của Đ.Đ.C.G.. Qua các thời đại, luôn luôn đă có những Hội Thần Triết — tên của phong trào này không phải là mới có — nhưng H.P.B. đă rọi ánh sáng vào đó, đem ra công bố, làm phát lên một giai điệu mới, đưa một đoàn nhóm phần nào bí mật và bị lăng quên đi vào chỗ công khai, khiến cho công chúng ở khắp nơi có thể đáp ứng được với giáo huấn cổ xưa này. Thế giới mang ơn rất nhiều nơi bà Besant v́ bà đă làm cho các giáo lư căn bản trong giáo huấn của Hội T.T. có thể hiểu được và đến được đại đa số quần chúng trong mọi nước, một món nợ không bao giờ đền đáp được. Tuyệt nhiên không có lư do ǵ mà chúng ta lại bỏ qua cái công tŕnh lớn lao, tuyệt diệu mà bà đă làm cho các Chân sư và cho nhân loại. Những ai trong năm năm qua đă thô bạo công kích bà, th́ đối với tôi dường như chẳng quan trọng ǵ hơn châu chấu chống xe cả.

Vào năm 1920, t́nh h́nh trong Hội đến mức căng thẳng nhất. Mối chia rẽ ngày càng rộng lớn giữa những người theo thẩm quyền của Bộ phận Bí giáo và những người có tinh thần dân chủ hơn trong Hội T.T.. Ở Mỹ, Ông Warrington và các vị trưởng Bộ phận Bí giáo ở các nơi đại diện cho một nhóm, c̣n trưởng nhóm kia lúc đó là Foster Bailey và B. P.Wadia. T́nh h́nh này đang lan rộng khi cuộc hội nghị được nhiều người biết đă diễn ra ở Chicago vào mùa hè năm 1920. Tôi chưa bao giờ dự một cuộc hội nghị như thế trong đời tôi, và nói rằng tôi đă bàng hoàng thất vọng, chán ngán và bức xúc, th́ cũng c̣n ít. Họp nhau lại là một nhóm người nam, nữ từ khắp nơi trên nước Mỹ, họ được xem là quan tâm đến giáo huấn và đang truyền bá t́nh huynh đệ. Những thù ghét và hiềm khích, sự đố kỵ cá nhân và các thủ đoạn chính trị gây sững sờ kinh ngạc, đến đỗi tôi quyết trong đời này không bao giờ tham dự một cuộc hội nghị Thần Triết nào khác. Kề cận Ông Warrington, chúng tôi là những viên chức cao cấp của Hội T.T., nhưng chúng tôi chỉ là một thiểu số ít ỏi. Ngay từ đầu cuộc hội nghị, Bộ phận Bí giáo đă tỏ ra thắng thế, và những người đại diện cho dân chủ đă bị số đông vượt trội, và do đó đă bị thất bại thảm hại.

Ở phía chủ trương quyền lựïc cũng có những nhà Thần Triết cảm thấy buồn rầu cay đắng. Họ bị Bộ phận Bí giáo chi phối nhưng cảm thấy bất b́nh trước những phương pháp được đem ra sử dụng. Trong số đó có nhiều người đă hết sức bày tỏ tinh thần thân hữu của cá nhân họ đối với chúng tôi. Đến cuối cuộc hội, một số người đă tin chắc vào sự đúng đắn của vị thế chúng tôi và đă nói với chúng tôi như vậy. Có những người khác đă đến dự hội với trí tuệ cởi mở, đă quan tâm và ủng hộ chúng tôi. Tuy nhiên, dù vậy chúng tôi đă hoàn toàn thua cuộc và Bộ phận Bí giáo đă chiến thắng vẻ vang. Chúng 174 tôi không c̣n cách nào khác hơn là trở lại Krotona và rốt cuộc t́nh thế đă đi đến chỗ Ông Warrington bị buộc phải từ

chức chủ tịch Hội Thần Triết ở Mỹ, dù rằng vẫn c̣n giữ địa vị của ḿnh trong Bộ phận Bí giáo. Người kế nhiệm ông là Ông Rogers đă sâu sắc chống đối chúng tôi, và sự chống đối của ông có tính cá nhân hơn Ông Warrington rất nhiều. Ông Warrington biết rằng chúng tôi chân thành, nên mặc dù có những khác biệt ư kiến trong tổ chức, vẫn có t́nh thân mến giữa Ông, Foster và tôi. Ông Rogers th́ kém khả năng hơn, và ông đă loại chúng tôi ngay khi ông bắt đầu nắm quyền. Thế là chấm dứt thời gian chúng tôi ở Krotona và nỗ lực thực sự của chúng tôi để phục vụ cho Hội Thần Triết.

CHƯƠNG V
Chương này cho thấy một sự hoàn toàn phân cách giữa thế giới mà tôi đă sống trước đây và thế giới mà hiện tôi đang sống (1947). Bắt đầu một chu kỳ hoàn toàn mới. Từ trước đến giờ tôi chỉ là Alice Bailey, người có địa vị xă hội, làm mẹ và phục vụ giáo hội; th́ giờ của tôi là của riêng tôi; không ai biết điều ǵ về tôi; tôi đă có thể sắp đặt công việc hăøng ngày của tôi sao cho phù hợp với ḿnh, ngoại trừ những ǵ liên quan đến các con; không có ai yêu cầu hẹn gặp; không có bản in thử nào cần phải đọc; không có ǵ cần diễn thuyết cho công chúng; và nhất là không phải chú ư đến công việc bất tận là nhận thư và viết thư. Tôi không hiểu công chúng có chút ư niệm nào về lượng thư từ mà tôi vừa nhận và đọc cho thư kư viết thực sự nhiều đến đâu. Tôi không quá lời khi nói rằng có những năm tôi đă đọc cho thư kư viết trên 10.000 bức thư, và có lần tôi tự kiểm thời gian dành cho thư từ trong ngày th́ thấy chỉ việc cắt phong b́ trước khi lấy thư ra cũng phải mất bốn mươi tám phút. Khi thêm vào đó là hàng ngàn bức thư soạn sẵn mà tôi đă kư, cùng với những bức thư gởi cho các nhóm toàn quốc (mà tôi không kèm chữ kư của cá nhân tôi) th́ quư độc giả có thể hiểu tại sao một ngày nọ tôi đă nói với chồng tôi rằng trên tấm mộ bia của tôi nên đề ḍng chữ: “Bà đă chết ngợp trong giấy tờ.” Hiện nay, số thư từ của tôi khoảng 6.000 mỗi năm, bởi v́ tôi đang chuyển rất nhiều thư của tôi đến các huynh, tỷ nào có thể bỏ thêm th́ giờ, suy tư, cứu xét để giúp trả lời thư cho tôi. Đôi khi tôi kư

tên vào các bức thư đó, đôi khi tôi không kư, và về điểm này tôi xin đặc biệt cám ơn ông Victor Fox và một hay hai vị khác đă viết những bức thư hết sức hay để tôi gởi đi (những bức thư được người ta hết ḷng cám ơn), c̣n các vị này th́ không nhận được ǵ cho công lao của ḿnh cả. Tôi gọi công việc này là phụng sự vô kỷ tức là viết một bức thư mà ḿnh không kư tên, để cho người khác nhận lời cám ơn.

Quăng đời này của tôi, 1921-1931, tương đối không có ǵ thú vị. Tôi thấy khó mà đem vào đó một cái ǵ nhẹ nhàng, hay một điều ǵ làm giảm được tính đơn điệu của những công việc thường xuyên lặp đi lặp lại mà tôi đă làm suốt những năm này. Cả Foster và tôi đều không hề sắp đặt cho ḿnh một cuộc sống như thế, và chúng tôi vẫn thường nói rằng nếu như chúng tôi biết trước tương lai đó th́ chắc hẳn chúng tôi không bao giờ phát khởi những việc mà chúng tôi đă làm. Trường hợp này đặc biệt đúng với câu tục ngữ “Phước thay cho kẻ khù khờ.”

Sau cuộc hội thường niên hoàn toàn gây xúc động đó của Hội T.T. tổ chức ở Chicago, Foster và tôi đă trở lại Krotona, hoàn toàn thất vọng, tin chắc rằng Hội T.T. được điều hành hoàn toàn theo những đường huớng phàm nhân, chú trọng vào địa vị cá nhân, vào những sự tôn sùng của phàm nhân, vào những sự ưa thích và đố kỵ của phàm nhân và sự áp đặt các quyết định của phàm nhân vào đại khối tín hữu là các phàm nhân. Chúng tôi chẳng c̣n biết phải làm điều ǵ hay theo đường hướng nào nữa. Ông Warrington đă thôi chức hội trưởng và kế nhiệm là ông L. W. Rogers. Foster vẫn là thư kư xứ bộ, tôi vẫn là chủ nhiệm của tờ tạp chí xứ bộ và là chủ tịch của hội đồng quản trị Krotona.

Tôi không quên được buổi sáng mà Ông Rogers nhậm chức, chúng tôi đă đến văn pḥng ông tỏ ư chúng tôi muốn tiếp tục phục vụ Hội T.T.. Ông Rogers nh́n chúng tôi và hỏi, “Các bạn có thể nghĩ ra có cách nào để các bạn có thể hữu ích cho tôi không?” Thế là, chúng tôi ở đây, không việc làm, không tiền bạc, không tương lai, với ba đứa trẻ và không biết chắc cần phải làm ǵ. Người ta đă vận động để trục xuất chúng tôi ra khỏi vùng Krotona, nhưng Foster đă gởi điện tín cho Bà Besant, bà liền dẹp bỏ cố gắng đó. Thật là một việc làm khá bất công.

Thời gian này hết sức khó khăn. Chúng tôi vẫn chưa kết hôn và Foster đang ở trong một chiếc lều trên vùng đất Krotona. Vốn là một phụ nữ Anh rất ư tứ, thận trọng, tôi có một bà ở với tôi đóng vai tṛ giám hộ để ngăn ngừa những lời dèm pha nhơ bẩn. Một trong những điều mà tôi đă cố gắng làm và tôi nghĩ là đă thành công là đưa huyền bí học ra khỏi những điều tai tiếng. Tôi đă cố gắng làm cho vai tṛ của nhà huyền bí học trở nên đáng kính, và đă thành công đến mức không ngờ. Trong khi tôi chưa kết hôn và khi các con hăy c̣n bé bỏng, tôi luôn luôn có một người bạn lớn tuổi hơn sống với tôi. Sau khi kết hôn th́ chồng tôi và chính các con đă đủ là sự bảo vệ. Một lẽ là tôi không bao giờ để ư đến một người đàn ông nào, ngoại trừ chồng tôi, Foster Bailey, và mặt khác, không có người phụ nữ đàng hoàng, tự trọng nào mà lại sống theo cách khiến các con khi lớn lên chúng có thể phiền trách ḿnh. Cách sống này rất tốt cho phong trào huyền bí học, bởi v́ hiện nay từ huyền bí học có một ngụ ư đáng trọng, và nhiều người xứng đáng đang hoàn toàn sẵn ḷng để cho người khác thừa nhận ḿnh là các môn sinh huyền bí học. Tôi cảm thấy đây là một trong những điều mà tôi có phận sự giúp thực hiện, và tôi không tin rằng có bao giờ trường tư tưởng nội môn lại rơi vào cùng những điều tai tiếng như đă xảy ra từ năm 1850 cho đến nay.

Vẫn c̣n những cuốn sách đang được viết ra để nói xấu

H.P.B. và Bà Besant, và người ta tự hỏi không hiểu những người viết sách họ hy vọng đạt được điều ǵ. Tôi có thể đoan chắc rằng thế hệ mới của các môn sinh khảo cứu chân lư sẽ không hề quan tâm đến chuyện phải, trái trong đức tính của hai vị này. Những chấp nhận hay phủ nhận thế này, thế kia về một trong hai vị, sẽ không có ǵ quan trọng đối với giới trẻ. Điều họ quan tâm chính là giáo huấn và chân lư. Thái độ này thật là đúng đắn và lành mạnh. Có những tác giả đang bỏ ra hàng tháng để bươi móc những chuyện nhơ bẩn và để cố gắng chứng tỏ rằng một người nào đó là quấy, tôi mong sao các tác giả đó nhận ra được tính cách dại dột của những việc họ làm. Họ không hề chạm được tới chân lư; họ không thay đổi được ḷng trung thành của những người hiểu biết; họ không thay đổi được khuynh hướng tiến về các nhận thức nội môn, và họ không làm hại ai hơn là chính họ.

Cuộc sống trong thế giới hậu chiến này quá quan trọng đối với những người nam, nữ nào bận lo nói xấu và hạ bệ những người đă chết qua nhiều thập niên rồi. Trong thế giới ngày nay có nhiều việc cần làm; có những chân lư cần được nhận thức và công bố, chứ không có chỗ cho việc bươi móc, đặt điều vu nhục cá nhân bởi những người muốn kiếm vài trăm đô-la từ những kẻ thù ghét giáo huấn nội môn. Đó là một trong những lư do tại sao tôi viết tự truyện này. Đây là sự thật.

Trong những ngày đầu tôi viết các sách này, không ai tin rằng sẽ có lúc giáo huấn tôi vừa bắt đầu đưa ra và công việc tôi và Foster đă hiến ḿnh vào, lại đi đến mức mà các chi nhánh của nó đang được quốc tế công nhận, và giáo huấn đưa ra đă giúp ích hàng trăm ngàn người. Chúng tôi đứng đơn độc với, có lẽ, một ít người ủng hộ không tên tuổi, đối lại với một trong những cái gọi là đoàn thể huyền môn mạnh mẽ nhất trên thế giới. Chúng tôi không tiền bạc và trước mắt không thấy có tương lai. Vào ngày chúng tôi ngồi lại để nhận định t́nh h́nh th́ tiền bạc chúng tôi gom lại chỉ vỏn vẹn có 1 đô-la 85 xu. Lúc đó là cuối tháng, đă đến kỳ tiền thuê nhà, hóa đơn thực phẩm tháng rồi chưa trả, tiền sữa, tiền điện, hơi đốt, hay tiền nhà cũng chưa trả. V́ chúng tôi chưa kết hôn nên Foster không có trách nhiệm ǵ về những món nợ này, nhưng ngay cả vào thời gian đó anh cũng chia sớt tất cả mọi thứ cùng tôi. Chúng tôi không c̣n lănh lương của Hội T.T., c̣n món lợi tức ít ỏi của tôi th́ chưa nhận được. Dường như không có việc ǵ để tôi làm cả.

Dù rằng trên khắp thế giới tôi được biết đến là một huấn sư tham thiền nhưng cá nhân tôi, tôi không bao giờ bỏ thói quen cầu nguyện của ḿnh. Tôi tin rằng nhà huyền bí học chân chính dùng sự cầu nguyện và tham thiền thay đổi nhau tùy theo nhu cầu, và cả hai đều có tầm quan trọng ngang nhau trong cuộc sống tinh thần. Điều khó khăn trong sự cầu nguyện là người b́nh thường đă biến nó hoàn toàn thành một điều ích kỷ và là một phương tiện để đạt được những ǵ cho cái ta riêng rẽ. Sự cầu nguyện chân chánh không cầu xin điều ǵ cho cái ta riêng rẽ, mà luôn luôn được dùng bởi những ai đang t́m cách giúp đỡ kẻ khác. Một số người thấy ḿnh quá cao nên không cần cầu nguyện và họ xem tham thiền là cao hơn nhiều và thích hợp hơn với tŕnh độ phát triển cao của họ. Đức Christ không những đă cầu nguyện mà c̣n dạy chúng ta Lời Cầu nguyện Thượng Đế, và điều đó luôn luôn đủ sức thuyết phục tôi. Tôi cũng thấy rằng tham thiền là một diễn tŕnh trí tuệ nhờ đó người ta có thể biết rơ được thiên tính nơi ḿnh và ư thức được cơi giới của các linh hồn, hay là Thiên giới. Đó là phương cách của đầu óc, của trí tuệ và hết sức cần thiết cho những người chưa có khả năng suy tư trên thế giới. Cầu nguyện th́ thuộc bản tính t́nh cảm, thuộc cái tâm và được sử dụng khắp nơi để thỏa măn những điều ước muốn. Những người đệ tử có nguyện vọng tinh thần trên thế giới nên dùng cả hai phương cách này. Sự Thỉnh nguyện là tổng hợp của cả hai phương cách, và tôi sẽ bàn sau.

Dù sao, vào lúc có nhu cầu vật chất khẩn khiết — một lần nữa như thường lệ — tôi đă gắn bó với sự cầu nguyện và đêm đó tôi đă cầu nguyện. Sáng hôm sau, khi ra đến hàng ba, tôi thấy số tiền cần thiết đă có ở đó, và trong một hay hai ngày sau Foster nhận được một bức thư từ ông Ernest Suffern đề nghị anh nhận một công việc ở New York có liên quan đến Hội T.T. của thành phố này, với lương tháng 300 đô-la. Ông cũng đề nghị mua nhà cho chúng tôi ở một khu phố nhỏ ngoại ô, bên kia sông Hudson. Foster chấp nhận lời đề nghị và đi đến New York trong khi đó tôi ở lại trông nom con cái và xem mọi việc diễn tiến ra sao.

Sống cùng tôi lúc đó là Augusta Craig mà những người trong chúng tôi hiểu biết và thương mến bà đều gọi là “Craigie”. Cứ thỉnh thoảng bà lại đến ở với tôi, trong nhiều năm như vậy, và tôi cùng các con rất thương bà. Bà là một người rất độc đáo, thường tỏ ra lanh trí và hài hước. Bà không bao giờ xét một vấn đề theo cách thông thường hay phương diện thông thường. Có lẽ v́ bà đă kết hôn bốn lần, có rất nhiều kinh nghiệm về đàn ông và sự đời. Bà là một trong mấy người mà tôi có thể đến để hỏi ư kiến, bởi v́ bà và tôi hoàn toàn hiểu nhau. Bà có giọng nói đùa cợt nhưng rất thấm thía với từ “It”, đến đỗi dù chúng tôi ở đâu th́ người bưu tá, người bán sữa và người bán kem, nếu chưa có gia đ́nh, đều cố quyến rũ bà rời chúng tôi. Nhưng bà không đồng ư người nào trong họ. Bà nhất định rằng sống với tôi là thú vị rồi; bà theo chúng tôi măi cho đến mấy năm trước khi mất bà mới vào một viện dưỡng lăo ở California, phần lớn là v́, như bà đă bảo tôi, bà không có ích ǵ cho các bà cụ cả. Tuy nhiên, khi rời tôi vào năm trên 70, bà lại nghĩ rằng các kinh nghiệm của bà có thể giúp ích họ được. Tôi không nghĩ rằng bà thích những bà cụ khác, nhưng bà cảm thấy ḿnh rất hữu ích cho họ và tôi cũng chắc như vậy. Bà đă luôn luôn rất hữu ích cho tôi.

Rồi đến cuối năm 1920, Foster gởi thư cho tôi để đến với anh ở New York, và tôi đă để các con ở lại với Craigie, biết rằng chúng sẽ được an toàn, trông nom và yêu thương. Tôi đến New York gặp Foster và anh đă đưa tôi đến một căn hộ ở Yonkers, không xa nhà trọ nơi anh đang ở. Sau đó chẳng bao lâu chúng tôi kết hôn, đến Ṭa Đô Chính một sáng nọ để xin làm giấy kết hôn, nhờ người nhân viên văn pḥng Hôn nhân chỉ cho một vị giáo sĩ để làm hôn lễ và kết hôn ngay. Chúng tôi quay lại liền để làm việc buổi chiều ở văn pḥng, và từ đó trở đi chúng tôi đă tiếp tục trong 26 năm.

Việc kế đó là chúng tôi phải trang bị đồ đạc cho ngôi nhà mà ông Suffern đă mua cho chúng tôi ở Ridgefield Park, N.J., rồi sau đó Foster về miền Tây để đón các con. Tôi ở lại chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, treo màn, sắm các đồ dùng trong nhà — hầu hết ông Suffern cung cấp — và nôn nao chờ đợi sự trở lại của chồng tôi và ba đứa con gái. Craigie sẽ theo sau chứ không đi cùng họ.

Tôi không bao giờ quên lúc cha con đến nhà ga Trung ương. Tôi chưa bao giờ thấy một người mệt mỏi, nhọc nhằn hơn Foster Bailey. Cả bốn xuất hiện ở đầu hành lang, Foster ẵm Ellie, c̣n Dorothy và Mildred th́ bám vào đuôi áo khoác của anh, và vui vẻ làm sao khi tất cả chúng tôi cùng về ổn định trong ngôi nhà mới. Đó là lần đầu tụi nhỏ về miền Đông. Chúng chưa bao giờ thấy tuyết, ít khi nào được đi giày, và đối với chúng th́ đó giống như là một cuộc thí nghiệm văn minh hóa hoàn toàn mới. Tôi không biết anh đă xoay xở như thế nào, và tôi nghĩ rằng đây là điều chứng tỏ rơ ràng anh là một người cha kế tốt đẹp như thế nào đối với các con. Trong khi chúng c̣n nhỏ, anh đă không bao giờ để cho chúng cảm thấy rằng chúng không phải là con của anh, và chúng đă mang ơn anh rất nhiều. Tôi nghĩ rằng chúng vẫn kính yêu anh, và chúng nên tỏ ḷng hiếu thảo.

Chu kỳ sống hoàn toàn mới mẻ này có nghĩa là tất cả chúng tôi phải điều chỉnh trước nhiều sự thay đổi. Lần đầu tiên, không chỉ có áp lực nặng nề của công việc cần phải làm cho mọi người và cho Chân sư mà c̣n phải kết hợp nó với các lo lắng cho gia đ́nh, với sự điều hành công việc nhà, với việc dạy dỗ con cái, và việc tiếp xúc với công chúng ngày một nhiều — là điều tôi thấy khó khăn nhất. Tôi không bao giờ thích sinh hoạt công cộng. Tôi không bao giờ thích sự ṭ ṃ của công chúng hoặc việc họ cảm nghĩ rằng khi một người đă viết sách và diễn thuyết trên diễn đàn công cộng th́ nhất thiết là người đó không c̣n có đời tư nữa. Dường như họ cảm thấy rằng bất cứ điều ǵ người ấy làm cũng là chuyện của họ, rằng người ấy phải nói lên những ǵ mà họ muốn nói và bày tỏ với họ những điều mà họ nghĩ là cần nên bày tỏ.

Tôi c̣n nhớ một ngày nọ đă nói với khoảng 800 thính giả ở New York rằng tất cả đều có thể đạt một mức độ nhận thức tinh thần nào đó nếu họ quan tâm đúng mức, nhưng cần phải có những hy sinh như tôi đă phải hy sinh trong đời ḿnh. Tôi nói với họ rằng tôi đă học cách ủi quần áo cho con,v.v., trong khi đọc sách về các vấn đề nội môn hay tinh thần, nhưng không phải mà v́ thế mà làm cháy quần áo. Họ có thể làm chủ tư tưởng, học định trí và định hướng tinh thần trong khi gọt khoai tây và lột vỏ đậu, bởi v́ đó là những ǵ mà tôi đă phải làm; bởi v́ tôi không bao giờ tin rằng phải hy sinh gia đ́nh ḿnh và lợi lạc của gia đ́nh cho các ước vọng tinh thần của chính ḿnh. Đến cuối buổi giảng, trong thính giả có một người phụ nữ đứng lên công khai trách cứ rằng tôi đă dành th́ giờ cho quá nhiều người trong các vấn đề tầm thường như thế. Tôi đáp lời bà rằng tôi không tin rằng sự an vui của gia đ́nh mỗi người là một vấn đề tầm thường, và tôi vẫn c̣n nhớ việc làm của một vị phụ nữ nọ, bà là một huấn sư và diễn giả được nhiều người biết tiếng, nhưng gia đ́nh sáu đứa con của bà ít khi nào gặp mẹ, c̣n trách nhiệm săn sóc chúng th́ phó mặc cho bất cứ người nào quan tâm đến.

Cá nhân tôi, tôi không hề ngợi khen người nào xúc tiến một sự giác ngộ tinh thần mà gây tổn hại cho gia đ́nh hay bạn bè ḿnh. Trong các nhóm huyền bí có rất nhiều trường hợp này. Khi có người đến nói với tôi rằng gia đ́nh họ không có thiện cảm với nguyện vọng tinh thần của họ, th́ tôi hỏi họ những câu như sau, — “Bạn có để các sách vở bề bộn ở khắp nơi làm phiền ḷng mọi người? Bạn có yêu cầu trong nhà phải hoàn toàn yên lặng khi bạn tham thiền buổi sáng không? Bạn có để cho họ phải tự lo buổi ăn tối không, trong khi bạn đi dự hội?” Đây chính là chỗ mà các môn sinh huyền bí học đă hành xử sai lầm và làm cho huyền bí học mang tai tiếng không hay. Không nên sống cuộc đời tinh thần mà để cho người khác chịu thiệt hại, và nếu những người khác bị đau khổ v́ chúng ta muốn lên Thiên đường th́ thật là quấy lắm.

Nếu có ai trên đời này làm cho tôi chán ngấy, th́ đó là nhà huyền bí học chỉ máy móc theo lư thuyết. Kế đến là những kẻ dại dột tưởng rằng ḿnh đang giao tiếp với các Chân sư và ra vẻ bí mật khi nói về những điều truyền đạt mà họ đă nhận được nơi các Ngài. Thái độ của tôi đối với những điều truyền đạt đó như vầy: “Tôi cho rằng đây là lời Chân sư nói; tôi cho rằng đây là giáo huấn; nhưng hăy dùng trực giác của bạn; có lẽ điều đó không phải.” Có thể một số người cho rằng tôi lẩn tránh vấn đề (như con lươn vậy), nhưng tôi muốn để cho mọi người được tự do.

Việc tiếp xúc với công chúng từ từ bắt đầu vào năm 1921 đă mở ra một giai đoạn sống rất khó khăn trong đời tôi. Tôi vẫn luôn luôn cảm thấy rằng đáng ra theo chiêm tinh tôi có cung nhật xuất là Cự Giải bởi v́ tôi thích ẩn núp, không để cho ai trông thấy, và trong Kinh Thánh có một câu có vẻ rất quan trọng đối với tôi là: “bóng mát của một tảng đá lớn trên vùng đất khô cằn.”

Nhiều nhà chiêm tinh giỏi thích lấy số tử vi cho tôi. Hầu hết họ đều cho rằng cung nhật xuất của tôi là Mănh Sư v́ cho là tôi có tính cá biệt. Chỉ có một vị cho cung nhật xuất của tôi là Cự Giải v́ ông hiểu và thông cảm vấn đề khó khăn của tôi khi tiếp xúc với công chúng, và tôi nghĩ điều đó đă khiến ông giải đoán như vậy. Tuy nhiên, tôi tin rằng cung nhật xuất của tôi là Song Ngư. Chồng tôi và một đứa con gái tôi cũng thuộc Song Ngư. Và đây là cung của người đồng tử hay người trung gian. Tôi không phải là một đồng tử, nhưng tôi đă làm “trung gian” giữa Đ.Đ.C.G. và công chúng. Xin quí bạn lưu ư tôi nói là công chúng chứ không phải các nhóm bí giáo. Tôi vẫn biết và tin rằng công chúng vốn sẵn sàng hơn để được hiểu biết đúng đắn về các Chân sư và sẵn sàng chấp nhận các diễn giải b́nh thường và lành mạnh về chân lư nội môn hơn là các thành viên của những nhóm bí giáo ở mức trung b́nh.

Các con tôi nay đă đến tuổi mà sự trông nom thể chất thông thường vẫn thường là mối quan tâm của người mẹ th́ đang chuyển thành các yêu cầu về t́nh cảm. Chu kỳ này kéo dài cho đến tuổi 18, 19 là giai đoạn hết sức khó khăn — khó khăn cho con cái mà cũng cực kỳ khó khăn cho các bậc cha mẹ. Tôi không hoàn toàn chắc rằng tôi đă phản ứng đúng đắn hay hành động khôn ngoan, và có lẽ cũng nhờ may mắn mà ngày nay dường như các con tỏ ra yêu mến tôi. Chúng đều trải qua thời gian trưởng thành một cách b́nh thường hơn tôi rất nhiều, v́ hồi đó tôi bị giao phó cho những người lạ, và các thầy, cô giáo, khiến tôi khó ḷng hiểu được họ. Tôi có một quan niệm rất cao về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cần phải như thế nào, nhưng chúng không có quan niệm đó. Tôi chỉ là một người mà chúng trông mong được sự chăm sóc, nhưng cũng là người có thể ngăn cản những ǵ chúng muốn làm. Tôi đă học hỏi rất nhiều trong những năm ngắn ngủi đó và thấy rất có giá trị v́ tôi đă bước vào vị thế có thể giúp những bà mẹ khác giải quyết được các vấn đề khó khăn của họ. Xem xét lại, tôi không thực sự nghĩ rằng các con đă gây nhiều nỗi bất b́nh cho tôi, bởi v́ tôi thực ḷng cố gắng hiểu chúng, thông cảm chúng, tuy nhiên — xét chung hết mọi sự — th́ tôi có phần nào không đồng ư với các bậc cha mẹ thường thấy trên đất Mỹ này và cả ở Anh.

Ở Hoa Kỳ, người ta dung túng và dễ dăi với con cái đến đỗi chúng có rất ít ư thức trách nhiệm và tính tự chủ, trong khi ở Anh th́ kỷ luật và các mệnh lệnh, sự giám sát và kiểm soát của cha mẹ lại gắt gao đến mức khiến cho bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể chống đối. Ở cả hai nước, điều đó biểu lộ cũng cùng một cách — là chống đối. Theo những ǵ tôi thu thập được th́ đối với tôi dường như ngày nay thế hệ trẻ ở Anh đang ở trong t́nh trạng hoang mang, bối rối về những ǵ mà chúng muốn làm và những ǵ mà thế hệ trẻ cần nêu tiêu biểu trong thế giới này. Trong khi đó cách cư xử gây kinh ngạc của những người lính Mỹ khi họ đến Châu Âu và những nơi khác đă đến mức làm tổn thương trầm trọng uy danh của Hoa Kỳ trên thế giới. Tôi không trách những người lính Mỹ, tôi chỉ trách cha mẹ họ, các thầy giáo và các sĩ quan trong quân đội của họ, những người này không dạy cho họ có ư thức về hướng sống đúng đắn, về trách nhiệm và tiêu chuẩn sống chân thực. Chắc chắn đó không hoàn toàn là lỗi của những người lính này khi mà quá nhiều người trong họ đă trở nên bất trị trong thời gian chiến tranh, và khi họ ra nước ngoài.

Khi ở Châu Âu và Anh quốc vào mùa hè năm 1946 tôi đă nhận được những bằng chứng trực tiếp từ chính những người dân trong nhiều nước nói về cách hành xử của những người lính Mỹ này, về hàng chục ngàn đứa trẻ lang thang mà họ bỏ lại không ai trông nom, thừa nhận, và về hàng trăm, hàng ngàn cô gái mà họ đă kết hôn rồi bỏ rơi. Tôi thấy có điều thú vị là đă khám phá ra rằng các đoàn quân Da Đen lại được tiếng tốt v́ đă tỏ ra tử tế, lịch sự với phụ nữ, không lợi dụng họ trừ khi họ ưng thuận. Khi đưa ra những lời chỉ trích này về những người lính Mỹ, mà nó cũng đúng phần nào với các quân đoàn Anh có kỷ luật hơn, ở Anh quốc tôi đă nhiều lần thừa nhận với những ai chỉ trích lính Mỹ rằng, “Tất cả những điều đó rất đúng, tôi sẵn sàng tin rằng những người lính Mỹ đúng với những ǵ bạn nói, nhưng c̣n các thiếu nữ lẳng lơ người Anh, Pháp và Hà Lan th́ sao, bởi v́ phải có hai người mới bày tṛ đó được.” Dù rằng lính Mỹ có quá nhiều tiền và bị các sĩ quan cho là đă “vi phạm kỷ luật” trong khi thi hành nhiệm vụ, nhưng các cô gái nước ngoài cũng có trách nhiệm. Điều đó cũng dễ thông cảm; khi các cô gái đói khát và thiếu ăn đi với lính Mỹ th́ nó có nghĩa là thịt gà và bánh ḿ cho gia đ́nh họ. Tôi nói vậy không phải để bào chữa cho họ mà chỉ nói lên sự thật thôi.

Toàn bộ vấn đề t́nh dục và mối quan hệ khác phái có lẽ là một trong những vấn đề khó khăn của thế giới mà phải được giải quyết trong thế kỷ tới. Tôi không thể nói nó sẽ được giải quyết như thế nào. Tôi cho rằng đó phần lớn sẽ là vấn đề giáo dục sửa sai và ghi khắc vào tâm trí lớp trẻ ở tuổi vị thành niên rằng cái giá phải trả cho sự lầm lỗi là sự chết. Tôi có biết một trong những người đàn ông trong sạch nhất, nói theo quan điểm thanh giáo nghiêm khắc, trong đời chưa hề sai phạm, anh đă nói với tôi rằng lư do duy nhất là vào năm 19 tuổi anh đă được cha đưa đến viện bảo tàng y khoa cho anh ấy thấy một số hậu quả của các sai lầm t́nh dục. Tôi không tin rằng dùng sự sợ hăi là hữu hiệu để sửa đổi cách cư xử và khuyết điểm, nhưng có thể rằng các bằng chứng thể chất của các hành động sai lầm về thể chất, cũng có giá trị.

Tôi không có ư định bàn nhiều hơn về vấn đề này, nhưng v́ nó có liên hệ với vấn đề mà tôi phải lo đối phó khi tôi ở ngôi nhà tại Ridgefield Park. Tôi phải đưa con đến trường công ở New Jersey. Tôi vốn quen với quan niệm giáo dục hỗn hợp nhưng chỉ dành riêng cho các em trẻ dưới mười tuổi thôi. Chính tôi không xuất thân từ hệ thống giáo dục hỗn hợp và có lẽ tôi không thích nó cho các trẻ em gần tuổi vị thành niên, nhưng tôi không có chọn lựa nào khác và đă phải đối phó với vấn đề.

Với gia đ́nh đàng hoàng và ảnh hưởng đúng đắn của cha mẹ th́ tôi thấy hệ thống giáo dục hỗn hợp là tốt nhất. Tôi lấy làm buồn cười trước sự ngạc nhiên của các con khi lần đầu chúng tôi đến Anh và khám phá ra cách nh́n của các thiếu nữ đối với các thanh niên ở Anh như thế nào. Chúng thấy rằng ở Anh các thiếu nữ thường đánh giá quá cao các thanh niên, đầy những ṭ ṃ, thắc mắc về t́nh dục, và không hề biết chút ǵ về cách đối xử với thanh niên. Trong khi đó th́ ở Mỹ con gái được dạy dỗ chung với con trai hằng ngày, cùng ngồi chung lớp, cùng ăn trưa, cùng đi đến trường và từ trường về, cùng chơi đùa ở sân, th́ chúng lại có một thái độ lành mạnh hơn và đúng đắn hơn. Tôi hy vọng rằng chẳng bao lâu nữa mọi nước trên thế giới đều có những hệ thống giáo dục hỗn hợp. Tuy nhiên, đằng sau các hệ thống này phải có gia đ́nh, để bổ túc và cân bằng những ǵ mà hệ thống trường lớp bị thiếu. Điều thiết yếu là phải dạy cho con trai và con gái biết những sự quan hệ đúng đắn và các trách nhiệm đối với nhau, và cho chúng được nhiều tự do trong những giới hạn nhất định để hiểu biết lẫn nhau — một sự tự do đặt căn bản trên ḷng tin cậy.

Thế là ba đứa con gái tôi bắt đầu học trường công. Tôi có thể nói là chúng không có ǵ xuất sắc. Mỗi năm chúng đều được lên lớp nhưng tôi không nhớ có bao giờ chúng đứng đầu lớp hay được cấp bằng danh dự cả. Tôi không thấy điều này có ảnh hưởng ǵ đến chúng. Cả ba đều sáng dạ và tỏ ra là những người có trí thông minh cao; nhưng chúng không đặc biệt quan tâm đến sự học. Tôi nhớ có lần Dorothy đưa tôi xem mục Thư Toà Soạn của tờ New York Times, khi nó lên Trung học. Bài này bàn về hệ thống giáo dục hiện đại và nêu lên sự hữu ích của nó đối với đại khối quần chúng. Tuy nhiên, bài báo lại tiếp tục nêu lên rằng hệ thống giáo dục này không có lợi cho những đứa trẻ thông minh cao, có tài năng thiên phú và trí sáng tạo. Rồi nó nói rằng, “Và đó là tụi con, và đó là lư do tại sao tụi con không đạt hạng cao ở nhà trường.” Có thể là nó đúng, nhưng tôi đă cẩn thận không để cho nó biết như thế. Điều khó khăn trong nền giáo dục hỗn hợp đại chúng là giáo viên nhận những lớp quá đông và không đứa trẻ nào được quan tâm đúng mức. Tôi nhớ một ngày nọ đă hỏi Mildred rằng tại sao nó không làm bài tập về nhà, th́ nó nói, “Mẹ à, con đă tính rằng v́ có 60 học sinh trong lớp con, phải ba tuần nữa th́ thầy mới xoay ṿng đến con, nên bây giờ con khỏi phải làm ǵ cả.” Dù sao th́ chúng cũng học hành đàng hoàng, qua được mọi học kỳ và đă tốt nghiệp một cách b́nh thường như thế. Tuy nhiên, chúng đọc rất nhiều sách. Chúng đă thường xuyên gặp gỡ những người có nhiều điểm thú vị, thường nghe những cuộc đối thoại hứng thú, và nhờ Foster và tôi mà chúng được tiếp xúc với nhiều người trên khắp thế giới, do thế chúng được hưởng một nền giáo dục thực sự rất rộng răi.

Trong suốt thời gian đó th́ Foster làm thư kư cho Hiệp hội T.T. ở New York — một tổ chức độc lập không chính thức — c̣n tôi th́ nấu ăn, may vá, làm việc nhà và viết sách ở nhà. Mỗi sáng thứ hai, tôi và Foster thường dậy lúc 5 giờ và làm công việc giặt giũ trong tuần kể cả các tấm trải giường, bởi v́ thu nhập của chúng tôi rất ít ỏi, và chỉ đến khoảng năm ngoái tôi mới bắt đầu khỏi phải làm một số việc nhà.

Bấy giờ Foster tổ chức Ủy ban 1400 — một ủy ban nguyện cố gắng đưa Hội T.T. trở lại những nguyên tắc ban đầu. Ủy ban này là một h́nh ảnh thu nhỏ của sự chia rẽ chính trên thế giới mà đă lên đến tột đỉnh từ năm 1939 trong Thế chiến. Đó chính yếu là sự tranh đấu giữa các thế lực bảo thủ trong Hội và những sức mạnh mới mẻ, tự do đang làm việc để khôi phục các nguyên tắc ban đầu của Hội. Đó là cuộc tranh đấu giữa một nhóm người tự tôn, chọn lựa và đứng riêng biệt, họ tự xem là khôn ngoan hơn và thuộc về tinh thần hơn là các hội viên khác, và nhóm kia là những người yêu thương huynh đệ, tin vào sự tiến bộ và tính cách đại đồng của chân lư. Đó là cuộc tranh đấu giữa một bộ phận tách biệt và một nhóm bao dung. Đó không phải là cuộc đấu tranh về giáo lư mà là sự tranh đấu về nguyên tắc, và Foster đă dành nhiều th́ giờ để tổ chức cuộc đấu tranh.

B. P. Wadia đă trở lại từ Ấn Độ, và lúc đầu chúng tôi đă hy vọng rằng ông sẽ giúp sức vào những ǵ mà chúng tôi đang cố gắng làm. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng ông dự định, nếu có thể được, ra nắm quyền Hội trưởng Hội T.T. của nước này với sự trợ giúp của Foster và Ủy ban 1400. Nhưng Foster không tổ chức công việc để đưa lên cầm quyền một người sẽ là đại diện cho Ủy ban. Ủy ban chỉ được tổ chức để tŕnh bày những vấn đề liên hệ và những nguyện lư đang bị lâm nguy cho các thành viên của Hội T.T. thấy mà thôi. Khi Wadia biết ra điều đó, ông dọa sẽ dồn sức mạnh và quan tâm của ḿnh vào Hội các Nhà T.T. Hợp nhất, một tổ chức đối nghịch và rất bè phái. Họ đại diện cho thái độ bảo thủ trong Hội T.T. cùng với một hay hai nhóm khác, tất cả đại diện cho quan điểm thần học chính thống, họ cho rằng H.P.B. đă nói lên tiếng nói cuối cùng (của chân lư), rằng không c̣n có ǵ cần phải nói thêm nữa, và nếu không ai chấp nhận các diễn giải của họ về ư nghĩa những điều

H.P.B. đă nói th́ người ấy không phải là một nhà Thần Triết tốt. Có lẽ đó là lư do tại sao tất cả các nhóm bảo thủ này đều có rất ít thành viên.

Ủy ban 1400 tiến hành công việc. Cuộc bầu cử kế tiếp đă diễn ra, các hội viên đă nói lên sự chọn lựa của họ (hay đúng hơn là Bộ phận Bí giáo đă áp đặt sự chọn lựa của họ) và thế là công việc của Ủy ban chấm dứt. Như Wadia đă nói, ông đă dồn ảnh hưởng của ḿnh vào Hội các Nhà T.T. Hợp nhất, và rốt cuộc ông đă trở về Ấn Độ, nơi đó ông đă cho ra một trong những tờ tạp chí hay nhất theo đường hướng huyền bí đến nay vẫn c̣n. Đó là tờ “Con Đường Đạo của Dân Aryan”, hết sức hay. Từ Aryan ở đây không có liên quan ǵ đến cách dùng từ này của Hitler cả. Nó liên quan đến phương pháp đánh giá về mặt tinh thần của giống dân Aryan và cách tiến đến thực tại của những người thuộc Căn chủng thứ Năm (Dân Da Trắng hiện nay).

Trong khi đó, tôi đă mở một lớp học Giáo Lư Bí Nhiệm và đă mướn một pḥng trên Đại lộ Madison để có chỗ giảng 190 dạy và tiếp xúc với những người có hẹn trước. Lớp Giáo Lư Bí Nhiệm này bắt đầu mở từ năm 1921 và được rất nhiều người tham dự. Nhiều người từ các hội T.T. và các nhóm huyền bí đă đến dự đều dặn. Ông Richard Prater, một cựu đồng sự của

W. Q. Judge và là một môn sinh của H.P.Blavatsky, một ngày nọ đă đến lớp của tôi và tuần sau đó ông đă chuyển cả lớp Giáo Lư Bí Nhiệm của ông đến cho tôi.

Tôi đề cập đến vấn đề này v́ lợi ích của Hiệp Hội các Nhà Thần Triết và v́ lợi ích của những ai tuyên bố rằng giáo lư Thần Triết đích thực là truyền từ H.P.B. thông qua W. Q. Judge. Tất cả giáo lư Thần Triết mà tôi biết đều do các bạn riêng và các môn sinh của H.P.B. đă dạy tôi, và ông Prater đă công nhận điều này. Về sau, ông đă trao cho tôi các giáo huấn về Bộ phận Bí giáo mà H.P.B. đă truyền cho ông. Tài liệu này cũng giống với những ǵ tôi đă thấy khi tôi c̣n ở trong Bộ phận Bí giáo, nhưng lần này tôi nhận tài liệu mà không có điều kiện ràng buộc nào; tôi đă sử dụng chúng và được tự do sử dụng bất cứ lúc nào. Nhiều năm trước đây, khi ông mất, thư viện Thần Triết của ông được giao cho chúng tôi với tất cả các số báo Lucifer cũ và tất cả các ấn bản cũ của tạp chí Thần Triết, cùng với các bài vở nội môn khác mà ông đă nhận từ H.P.B.

Trong các giấy tờ mà ông trao cho tôi, có đoạn H.P.B. tỏ ư muốn rằng Bộ phận Bí giáo nên được gọi là Trường Arcane. Nhưng chưa bao giờ tên này được dùng, nên tôi quyết định rằng bà sẽ được toại nguyện, và đó là lư do tại sao nhà trường được đặt tên này. Tôi cho rằng được quen biết ông Prater là một đặc ân và may mắn rất lớn.

Một người môn sinh lâu năm khác nữa của Bà Blavatsky và Đại tá Olcott, là Cô Sarah Jacobs, đă cho tôi các ảnh chụp những bức h́nh của các Chân sư mà Đại tá Olcott đă cho cô; bởi thế, tôi có được nhiều hơn là chỉ có cái cảm nghĩ sung sướng rằng các môn sinh và bạn hữu của H. P. Blavatsky đă tán thành những ǵ mà tôi đang bắt đầu làm. Tôi đă được họ ủng hộ và giúp đỡ cho đến khi họ từ trần. Dĩ nhiên, khi lần đầu tôi gặp các vị này th́ họ đều đă già. Thái độ của các vị lănh đạo và các hội viên Thần Triết đương thời luôn luôn làm cho tôi buồn cười. Họ không bao giờ tán thành những điều tôi giảng dạy, vậy mà những điều tôi giảng dạy lại trực tiếp đến từ các môn sinh mà H.P.B. đích thân huấn luyện, và hầu như là đúng đắn hơn những ǵ đến từ những người không hề biết bà. Tôi đề cập đến vấn đề này v́ lợi ích của công việc chung nên tôi muốn mọi người nhận ra nguồn gốc của nó.

Từ lớp Giáo Lư Bí Nhiệm đă nảy sinh ra các nhóm môn sinh trên khắp nước Mỹ, họ nhận các bài học đă được phác thảo mà tôi đem giảng trong lớp ở Đại lộ Madision. Các lớp học này gia tăng, nảy nở cho đến mức tạo nên sự chống đối rơ rệt của giới Thần Triết, và tôi đă được Bác sĩ Jacob Bonggren cảnh giác rằng các lớp này đang bị công kích. Ông là một môn sinh cũ của H.P.B. và các bài viết của ông có đăng trong các tạp chí đầu tiên; tôi rất hân hạnh được ông ủng hộ trong những ngày tháng ban đầu này.

Vào năm 1921 chúng tôi lập một nhóm tham thiền nhỏ gồm năm người và vợ chồng tôi; chúng tôi thường nhóm họp vào chiều thứ ba sau giờ làm việc để bàn về những vấn đề cần thiết, để thảo luận về Kế hoạch của các Chân sư Minh triết và để tham thiền một lát về phận sự của ḿnh trong kế hoạch đó. Nhóm này họp nhau liên tục từ mùa hè năm 1922 cho đến mùa hè năm 1923. Trong khi đó, tôi vẫn tiếp tục viết sách cho Chân sư Tây Tạng, và các cuốn “Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ”, “Tham thiền Huyền Môn” và “Tâm thức của Hạt nguyên tử” đă được in ra.

Mọi người thường cho rằng khi một người viết được một quyển sách nói về vấn đề có tính kỹ thuật như là tham thiền th́ hẳn là người ấy phải biết tất cả về tham thiền. Tôi bắt đầu nhận được thư từ khắp thế giới, người ta gởi đến yêu cầu tôi dạy cho tham thiền hoặc giúp họ tiếp xúc với các Chân sư Minh triết. Lời yêu cầu thứ nh́ này đă luôn luôn làm tôi buồn cười. Tôi không phải là một trong những vị huấn sư nội môn cho rằng ḿnh biết chính xác những ǵ mà Chân sư muốn được thực hiện, hoặc có quyền giới thiệu những người hiếu kỳ hay người câm với các Chân sư. Không thể tiếp xúc với các Chân sư theo cách đó. Các Ngài không thể làm mồi cho những người đi t́m những chuyện ly kỳ, cho những kẻ nhẹ dạ cả tin hoặc thiếu thông minh. Các Ngài chỉ có thể được t́m thấy bởi những người phụng sự nhân loại một cách vô tư, và những người diễn đạt chân lư một cách thông minh, chứ không ai khác.

Tôi đă đưa ra giáo huấn y như nó đến với tôi từ Chân sư Tây Tạng nhưng trách nhiệm là ở Ngài. Với tư cách là một vị Chân sư Minh triết, Ngài biết những điều mà tôi không biết, và Ngài đạt tới những điển kư và những chân lư mà vẫn c̣n phong kín đối với tôi. Cho rằng tôi biết tất cả những điều được đưa ra trong các cuốn sách của Ngài, th́ đó là điều sai lầm. Là một đệ tử được thụ huấn, tôi có thể hiểu biết nhiều hơn người độc giả trung b́nh, nhưng tôi không có được kiến thức của Chân sư Tây Tạng. Kiến thức của Ngài vốn rất sâu rộng, nên tôi vẫn cười thầm khi nghe ḿnh được một nhà Thần Triết chống đối nào đó (mà tôi biết tên nhưng không kể ra đây) mô tả như là “người đàn bà kỳ dị chơ tai vào lỗ khóa nghe ngóng chuyện Shamballa”. Cũng c̣n phải lâu lắm tôi mới có quyền được “bước vào nơi mà Thiên ư được thấu hiểu,” và chừng đó tôi khỏi cần lỗ khóa nào cả.

Vào mùa hè năm 1922 tôi đă đi xa cùng gia đ́nh trong ba tháng đến Amagansett ở đảo Long Island, và tôi nhận mỗi tuần viết một bức thư cho một nhóm để họ đọc và nghiên cứu trong khi chúng tôi vắng mặt. Trong nhiều trường hợp bức thư này có vẻ thích hợp để gởi cho những người hỏi về tham thiền, về con đường đến Thượng Đế và Thiên Cơ dành cho nhân loại, thế nên khi viết thư xong chúng tôi sao ra và gởi cho họ. Khi trở lại New York vào tháng Chín năm 1922, chúng tôi thấy cần phải xét xem bằng cách nào chúng tôi có thể xử lư các thư từ mà đang ngày một nhiều do kết quả của số sách bán ngày càng tăng, làm sao đáp ứng được các yêu cầu của các lớp học Giáo Lư Bí Nhiệm, và làm sao giải quyết được tất cả những lời yêu cầu giúp đỡ trên đường tinh thần mà chúng tôi phải lo giải quyếtù. V́ thế, đến tháng Tư năm 1923 chúng tôi đă thành lập Trường Arcane.

Các vị dự nhóm với vợ chồng chúng tôi trong lớp học chiều thứ Ba đă qui tụ chung quanh chúng tôi. Hai người trong họ 24 năm sau vẫn c̣n làm việc với chúng tôi, c̣n hai người khác đă qua đời. Chúng tôi không biết chút ǵ về cách điều hành loại công việc này. Trong chúng tôi, chỉ trừ có một người, c̣n ngoài ra th́ không ai đă từng làm việc trong một trường hàm thụ hoặc biết ǵ về cách làm việc với mọi người qua thư từ. Tất cả những ǵ chúng tôi có là chủ đích tốt đẹp, một nhiệt vọng bừng cháy muốn được phần nào hữu ích, và ba cuốn sách bàn về vấn đề nội môn. Kể từ đó 30.000 người đă học qua trường. Hằng mấy trăm người vào trường cách đây mười, mười hai, hay mười tám năm nay vẫn c̣n làm việc với chúng tôi, và công việc của Trường Arcane được hiểu và công nhận trong hầu hết các quốc gia trên thế giới, chỉ trừ Liên Xô và khoảng bốn nước khác.

Nếu chúng tôi biết được tí ǵ về cái công việc rộng lớn chờ sẵn, đ̣i hỏi chúng tôi phải dốc hết tâm lực vào đó th́ không chắc liệu chúng tôi có đủ can đảm chỉ để khởi bước đầu. Nếu tôi đánh giá được những cơn nhức đầu và những nỗi lo âu trong công việc, cùng các trách nhiệm mà một trường nội môn phải gánh vác th́ hẳn tôi đă không cố gắng làm công việc này; nhưng những người khờ lại chạy vào những nơi mà các thiên thần sợ không dám đến, và tôi đă chạy vào những nơi đó.

Tôi không thể làm được công việc này nếu không có sự giúp đỡ và minh triết của chồng tôi. Tôi rùng ḿnh khi nghĩ đến những lầm lỗi mà có lẽ tôi đă vấp, những phán đoán sai lạc mà có thể tôi đă phạm và những hậu quả pháp lư của chúng mà hẳn là tôi đă mắc vào. Trí tuệ minh bạch của anh về mặt pháp lư, tính vô tư và sự điềm tĩnh vững vàng của anh không dễ bị khích động trong những lúc mà tôi nghĩ đáng ra anh phải bị xúc động, tất cả đă thường xuyên cứu tôi khỏi trở thành nạn nhân của chính ḿnh.

Điều hành một trường nội môn thật không dễ chút nào. Lănh trách nhiệm dạy mọi người biết tham thiền đích thực th́ cũng không phải là điều giản dị. Thật khó bước theo con đường Đạo nhỏ hẹp như lưỡi dao cạo, đi giữa quan năng thần thông thượng đẳng hay là sự nhận thức tinh thần, và các thần thông hạ đẳng mà nhiều người đang chia sẻ với các loài mèo và chó. Không dễ ǵ phân biệt được một sự cảm nhận thuộc về bản năng và sự nhận thức trực giác, cũng như đảm trách cuộc sống tinh thần của nhiều người, khi họ tự nguyện đặt ḿnh trong cuộc huấn luyện của chúng ta, và mang lại cho họ những ǵ cần thiết. Hẳn là tôi đă không thể làm được ở tầm mức như từ trước đến nay, nếu không có được sự giúp đỡ tuyệt vời của các nhân viên ở các Trụ sở và các vị thư kư bên ngoài lo cho sinh viên trong liơnh vực này. Lúc đầu chúng tôi chỉ có một pḥng. Nay (1947) chúng tôi có hai tầng lầu ở số 11 phía Tây Đường 42, với ban nhân viên rất đông, với các Trụ sở ở Anh cũng như Hà Lan, Ư và Thụy Sĩ. Ngày nay, ngoài Ban Nhân viên ở Trụ sở chính, chúng tôi c̣n có một nhóm 140 vị thư kư, tức là các sinh viên cấp cao giúp giáo huấn các sinh viên khác. Các vị thư kư này ở rải rác khắp nơi trên thế giới, và nhờ sự trợ giúp tự nguyện và vô vị lợi của họ đều đặn qua nhiều năm mà chúng tôi có thể giữ công việc tiến hành liên tục.

Khi bắt đầu làm việc, chúng tôi đă quyết định rằng cần có một số nguyên tắc căn bản để quản trị tất cả các hoạt động của tập thể này. Tôi muốn giải rơ các nguyên tắc đó, bởi v́ tôi nghĩ rằng các nguyên tắc ấy là nền tảng và cần nên chi phối tất cả các trường nội môn, bởi v́ sau khi tôi đă từ trần tôi muốn thấy rằng các nguyên tắc ấy vẫn quyết định các phương sách làm việc. Trường Arance cung ứng cuộc huấn luyện cơ bản mà qua các thời đại đă được trao truyền cho các đệ tử nội môn. Thế nên, nếu Trường Arance thành công th́ ít ra trong thế kỷ này nó sẽ không có đông sinh viên. Dù rằng chúng ta có thể trông mong con số sinh viên gia tăng, nhưng thực ra ít có người nào sẵn sàng để được huấn luyện trong các định luật tinh thần mà vốn chi phối tất cả các đệ tử nội môn. Trường Arance không phải là trường dành cho các đệ tử dự bị. Trường đă được ấn định cho những người nào có thể được huấn luyện để làm việc một cách hữu thức và trực tiếp dưới các Chân sư Minh triết. Trên thế giới ngày nay có nhiều trường dành cho những người sơ cơ, và các trường ấy đang làm những công việc rất lớn lao, cao cả và cần thiết.

Trong một thời gian rất lâu, tôi đă băn khoăn, bối rối rất nhiều v́ tại sao mà Hội T.T. và đặc biệt là các thành viên trong Bộ phận Bí giáo họ lại hết sức cay đắng chống đối với công việc mà tôi đang cố gắng làm. Tôi biết rằng đó không phải do các hoạt động của tôi trước đây trong Hội, mà nó dựa vào một điều ǵ khác khiến tôi rất băn khoăn. Từ trước đến nay, đối với tôi th́ dường như trong thế giới ngày nay vẫn có đủ chỗ cho hàng trăm trường nội môn đích thực, và tất cả các trường ấy nên làm việc trong sự cộng tác với nhau, bổ túc lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau.

Tôi băn khoăn về vấn đề này trong một thời gian dài, và sau đó khi ở Paris vào đầu thập niên 30, tôi đă hỏi ông Marcault, lúc bấy giờ là Hội trưởng Hội T.T. Pháp, về nguyên do của vấn đề. Ông nh́n tôi một cách hoàn toàn ngạc nhiên và nói rằng họ đương nhiên chống đối việc tôi không để cho mọi người gia nhập Bộ phận Bí giáo thay v́ nhập vào nhóm tôi. Tôi cũng nh́n ông với sự ngạc nhiên không kém và nói với ông rằng trong Trường Arcane chúng tôi có bốn nhóm hội viên Thần Triết khác nhau, bốn phái Hồng Hoa Thập Tự khác nhau, và trong họ không có ai muốn gia nhập hội

T.T. mà ông vào tôi đang là hộïi viên. Tôi nhắc ông rằng không ai được nhận vào Bộ phận Bí giáo nếu họ chưa là hội viên của Hội T.T. đủ hai năm, và tôi hỏi ông rằng tại sao những người đă sẵn sàng để được huấn luyện nội môn lại cần phải đợi trong hai năm, trong một nhóm hoàn toàn ngoại môn nào đó. Ông không có câu trả lời nào cho câu hỏi này, và tôi đă làm cho ông bối rối thêm khi nêu lên (mà giờ đây tôi thấy nói vậy không được khéo léo) rằng thật là đáng tiếc mà Trường Arcane và Bộ phận Bí giáo không thể làm việc vui vẻ với nhau. Tôi nêu lên rằng Bộ phận Bí giáo là trường tốt nhất trên thế giới dành cho những người dự bị, bởi v́ nó nuôi dưỡng ngọn lửa nguyện vọng tinh thần và tăng gia ḷng sùng tín nơi các thành viên, nhưng chúng tôi là trường huấn luyện đạo sinh trở thành “đệ tử chính thức”

— tức là những người ở trên các giai đoạn cuối của con đường dự bị, và chúng tôi chú trọng vào tinh thần vô tư và sự mở mang trí tuệ. Tôi nói thêm rằng chúng tôi đă làm cho công việc của chúng tôi có tính chọn lọc thận trọng, chỉ giữ lại những người thật sự muốn làm việc tích cực và những người nào biểu lộ các dấu hiệu phát triển trí tuệ chân thực. Tôi nói với ông rằng chúng tôi đă cho ngưng hàng trăm học viên thuộc mẫu người sùng tín, xúc cảm, và phải chi chúng tôi làm việc với nhau th́ tôi đă có thể chuyển nhiều người đó vào Bộ phận Bí giáo. Ông không tỏ ra cảm kích hay hài ḷng chút nào, và tôi không trách ông được. Khi nói vậy, tôi không hề có ư xem thường, bởi v́ tôi nghĩ rằng cả hai nhóm đều cần thiết như nhau; cả hai nhóm đều có thể phục vụ cùng một chủ đích tinh thần, và dù một người ở cấp dự bị hay là một đệ tử nội môn th́ họ vẫn là một con người có định hướng tinh thần, đang cần được huấn luyện và giới luật.

Chính cái ư tưởng về cấp bậc và địa vị này là mối chướng ngại nặng nề cho Hội T.T., và nhiều nhóm huyền môn. Tôi vẫn thường nói với các vị thư kư của nhà trường rằng không phải v́ họ thuộc cấp lớn trong Trường Arcane mà nhất thiết đó phải là dấu hiệu của sự phát triển tinh thần, và có thể trong nhóm sinh viên của họ có một người sơ cơ nhưng lại tiến xa hơn họ trên Đường Đạo. Tại sao người ta lại nghĩ rằng một người đa cảm, có nhận thức cảm tính, t́nh cảm mạnh th́ kém quan trọng hơn là hạng người có trí năng, đó là một điều khác làm tôi ngạc nhiên. Không ai có thể tồn tại mà thiếu tâm hồn hay đầu óc, và người sinh viên nội môn chân chính th́ kết hợp cả hai. Không thành viên nào của Trường Arcane mà được các vị lănh đạo trong Hội T.T. cho phép vào Bộ phận Bí giáo nếu người đó không cắt đứt liên lạc với chúng tôi. Điều này hoàn toàn sai và là một phần của tà thuyết chia rẽ to lớn.

Chúng tôi không cần phải dùng sự chia rẽ nào cả; chúng tôi nói với các sinh viên rằng nếu nhà trường thành công trong việc khơi sâu nguồn sống tinh thần nơi họ, trong việc mở rộng tầm mắt của họ và trong việc gia tăng nhận thức trí tuệ của họ, th́ tùy ư họ muốn thể hiện sự tiến bộ đó hay không trong giáo hội, hiệp hội, tổ chức hay đoàn thể, gia đ́nh hay cộng đồng mà vận mạng của họ đặït để. V́ thế mà chúng tôi có những sinh viên hoạt động tích cực, họ vừa là hội viên của nhiều tổ chức Thần Triết khác nhau, trong đó mỗi tổ chức đều cho ḿnh là chân chính duy nhất. Chúng tôi có các sinh viên thuộc về bốn nhóm Hồng Hoa Thập Tự khác nhau. Chúng tôi có những sinh viên của giáo hội, Cơ Đốc và Tin Lành, các nhà Khoa học Công giáo, giáo phái Hợp nhất, và thành viên của hầu hết mọi tổ chức nào có căn bản tôn giáo hay tinh thần. Chúng tôi cũng nhận những người không có tín ngưỡng nào cả nhưng họ sẵn ḷng chấp nhận giáo huấn như là một giả thuyết rồi cố gắng chứng minh xem nó có đúng đắn hay không. Bởi vậy, Trường Arcane không có tính bè phái, không hoạt động chính trị, nhưng tư duy của Trường có tinh thần quốc tế sâu sắc. Chủ tâm của Trường là phụng sự. Các thành viên của Trường có thể làm việc trong bất cứ môn phái nào và bất cứ đảng phái nào, miễn là họ nhớ rằng tất cả các con đường đều đến Thượng Đế, và miễn sao sự phúc lợi của nhân loại duy nhất chi phối trọn cả suy tư của họ. Trên hết mọi sự, đây là trường mà trong đó các sinh viên được dạy rằng linh hồn của tất cả mọi người là một.

Tôi cũng muốn nói thêm rằng đây là trường mà trong đó niềm tin về Đại Đoàn Chưởng Giáo của hành tinh này được truyền dạy một cách khoa học, không phải là một giáo điều mà là một giới tiến hóa trong thiên nhiên đang hiện hữu và có thể chứng minh được. Các giáo hội đă đưa ra nhiều lời dạy về Thiên quốc và cảnh giới của các linh hồn. Đây chỉ là những từ nói về danh hiệu đă dùng ở trên, Đại Đoàn Chưởng Giáo của hành tinh này.

Đây là trường giúp phát triển sự tuân phục huyền môn chân thực. Sự tuân phục huyền môn này không phải là tuân theo tôâi hay bất cứ vị lănh đạo nào của Trường, hay bất cứ một người nào khác. Trường Arcane không yêu cầu hay đ̣i hỏi sinh viên phải thề thốt trung thành hay cá nhân họ phải có những lời hứa hẹn với bất cứ ai. Tuy nhiên, sinh viên lại được dạy hăy nhanh chóng tuân theo các mệnh lệnh của linh hồn chính họ. Khi tiếng nói của linh hồn ấy ngày càng quen thuộc th́ cuối cùng nó sẽ giúp họ trở nên thành viên của Thiên quốc, và đưa họ đến đối diện với Đức Christ.

Thế là vào năm 1923 chúng tôi đă mở ra một nhà trường 198 không có tính bè phái, không giáo điều, căn cứ vào nền Minh Triết Ngàn Đời đă đến với chúng ta từ trong đêm tối của thời gian. Chúng tôi mở Trường với một mục đích nhất định và mục tiêu rơ ràng — Trường có tính bao hàm chứ không hạn chế và hướng các sinh viên đến cuộc sống phụng sự như là con đường tiến đến Đ.Đ.C.G. thay v́ con đường phát triển ích kỷ về mặt tinh thần. Chúng tôi quyết định rằng công việc tất phải nhọc nhằn, cam go và khó khăn, nên những người nào thiếu thông minh sẽ bị loại. Một trong những điều dễ làm nhất trên đời là mở một trường huyền môn v́ tư lợi, việc này bao giờ cũng có người làm, nhưng chúng tôi không muốn như vậy.

Dần dần, chúng tôi tổ chức công việc, cách huấn luyện nhân viên, cách hệ thống hóa các hồ sơ, tài liệu, và áp dụng các phương pháp để bảo đảm rằng các sinh viên được phục vụ mau chóng. Chúng tôi đă đặt nhà trường trên căn bản tự nguyện về mặt tài chính và không thu học phí. Theo cách này chúng tôi không bị bó buộc về mặt tài chính đối với sinh viên và chúng tôi cảm thấy được quyền tự do loại ra một sinh viên bất cứ lúc nào, nếu người ấy không ích dụng được những ǵ mà chúng tôi làm cho họ. Chúng tôi không có vị “thần hộ mệnh” nào yểm trợ công việc và cũng không có ai tặng những món tiền lớn cả. Công việc được trợ giúp bởi những sự đóng góp nhỏ của nhiều người, là những sự góp phần rất tốt đẹp và đáng trông cậy hơn.

Có lẽ đây là tất cả những ǵ tôi phải tŕnh bày với quí bạn về sự khởi đầâu và hoạt động của nhà trường. Đó là trọng tâm của tất cả những ǵ chúng tôi đang làm. Chúng tôi có một chi nhánh ở Anh, một ở Hà Lan, một ở Ư, một ở Thụy Sĩ và ở một ở Nam Mỹ, với công việc đang được tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Phi, cùng các thành viên rải rác trong nhiều nước khác. Bài vở của Trường được gởi đi bằng nhiều thứ tiếng, và sinh viên trong các nước đó được trông nom bởi những vị thư kư nói cùng ngôn ngữ với họ. Các hoạt động phụng sự mở ra trong những lănh vực c̣n rộng răi hơn nữa, nhưng tôi sẽ không bàn đến ở đây.

Sáu năm kế tiếp, từ 1924 đến 1930, có phần nào đơn điệu.

Nh́n lại mấy năm đó, tôi thấy rất rơ một chu kỳ mà hết ngày này sang ngày khác, hết tuần này sang tuần khác, hết tháng này sang tháng khác, tôi làm cùng một công việc khi tôi tiếp tục phát triển Trường Arcane. Tôi đă liên tục viết bài vở cho nhà trường. Tôi vẫn thường xuyên tiếp xúc với những người có hẹn trước, và vào năm 1928 tôi vẫn thường tiếp mọi người từng hai mươi phút, suốt ngày. Tôi không hề tự hào rằng bởi v́ tôi là người tuyệt diệu ǵ đâu. Phần lớn chỉ v́ tôi không thu tiền.

Đây là những năm có đủ hạng nhà tâm lư học đi diễn thuyết cùng khắp. Có đủ hạng nhà phân tâm học hẹn với khách và thu tiền rất nặng. Tôi không thu tiền, và ngày nào cũng có nhiều khách đến hy vọng rằng tôi có thể giúp họ giải quyết được một vấn đề khó khăn nào đó. Bấy giờ có một bà nọ ở New York thu 500 đô-la mỗi cuộc hẹn nửa giờ, và có nhiều người ghi tên chờ đợi. Tôi chắc rằng bà không bao giờ đưa ra những lời khuyên hữu ích như tôi đă đưa ra một cách miễn phí.

Một trong những điều bí ẩn của bản tính con người đă nổi rất rơ trong ư thức của tôi vào thời gian ấy. Tôi nhận thấy rằng người ta rất thích nói chuyện riêng tư trong cuộc sống hằng ngày của họ, nói với tôi về các quan hệ t́nh dục của vợ chồng họ — mà tôi lại là một kẻ hoàn toàn xa lạ. Tôi cho rằng phản ứng của tôi đối với vấn đề này vốn do tôi xuất thân là người Anh, bởi v́ tuy cũng là dân Anglo Saxon nhưng trên đất Mỹ này người ta vẫn luôn luôn nói chuyện với người lạ một cách thoải mái hơn là theo phong tục ở Anh. Nói thẳng ra là tôi không bao giờ thích điều đó. Có một mức độ kín đáo nào đó là đúng đắn và hữu ích, và tôi luôn nhận thấy rằng khi người ta đă tỏ ra quá cởi mở với bạn và đă thổ lộ những câu chuyện riêng tư, th́ thường là họ kết thúc bằng cách ghét bạn — một sự giận ghét không do lỗi của người mà họ đă kư thác điều tâm sự. Tôi không bao giờ quan tâm đến các quan hệ t́nh dục của người khác, nhưng tôi hiểu rằng đó là một yếu tố quan trọng trong sự hài ḥa giữa các cá nhân.

Toàn bộ vấn đề t́nh dục này ngày nay đang ở trong t́nh trạng uyển chuyển và thay đổi. Bản thân tôi là một người Anh bảo thủ, và rất sợ ly dị, không thích bàn chuyện t́nh dục, tuy nhiên tôi lại biết rằng thế hệ ngày nay không phải hoàn toàn sai lầm. Tôi vẫn biết rằng thái độ của người thời Victoria là hủ lậu và tai hại. Cái khuynh hướng bí mật ẩn giấu mà họ bao trùm lên toàn bộ vấn đề t́nh dục là một điều nguy hại đối với những người non trẻ ngây thơ trong cuộc sống sáng tạo tự nhiên. Những lời th́ thầm, những điều bí ẩn, những trao đổi đằng sau các cánh cửa đóng kín, tất cả đă làm nổi lên những ṭ ṃ thắc mắc trong những người trẻ, kết thành những điều nhơ nhớp trong suy tư của họ, đó là những ǵ khó ḷng tha thứ cho các bậc cha mẹ thời Victoria. Ngày nay chúng ta đang khốn khổ v́ những phản ứng đối với vấn đề này. Cũng có thể là giới trẻ ngày nay biết quá nhiều, nhưng theo ư tôi th́ điều kiện này c̣n an toàn hơn là t́nh trạng mà tôi đă được dưỡng dục.

Tôi không biết chính xác đâu là giải pháp cho vấn đề t́nh dục của các dân tộc. Nhưng tôi biết rằng theo luật Anh dùng ở các nước ngoài, và tôi cũng cho rằng theo luật Hà Lan và các nước khác, th́ một người đàn ông Hồi giáo có thể có nhiều vợ. Đàn ông trong mọi nước, Mỹ, Anh hay bất cứ quốc gia nào khác vẫn đă luôn luôn có quan hệ với nhiều phụ nữ. Từ những sự buông thả như thế, cùng với các cố gắng hiện đang t́m kiếm đáp án, cuối cùng sẽ có giải pháp thực sự cho vấn đề. Người Pháp chưa có được cách giải quyết, bởi v́ nước Pháp có những biểu hiện cho thấy rằng “cái trí là tay hủy hoại sự thật.’’ Họ có thái độ thực tiễn đến đỗi những ǵ nội tại, tinh thần, mỹ lệ vẫn thường bị quên lăng, và đây là một khiếm khuyết lớn trong sự phát triển của Pháp. Thượng viện của họ nhóm họp mà không công nhận điều ǵ về Thượng Đế; các cấp Tam Điểm của họ bị các Xứ bộ Tam Điểm của các nước khác xem như phá luật bởi v́ họ không thừa nhận có Đấng Đại Kiến Tạo của Vũ trụ; c̣n những mối quan hệ giới tính mà họ định đặt th́ hoàn toàn dựa vào quan niệm thực tiễn, trong cơ bản th́ tốt nhưng cho rằng trong đời này không có ǵ khác hơn là cuộc sống vật chất.

Ngày nay (1947), thế giới đang yêu cuồng sống vội. Ở Anh, Mỹ và tất cả các nước khác đều đang đầy rẫy những thủ tục ly dị; những người trẻ kết hôn trên căn bản là nếu cuộc phối hợp không hạnh phúc th́ có thể hủy bỏ, và ai dám bảo là họ làm sai? Những đứa trẻ ngoại hôn, hậu quả của các căn bệnh chiến tranh trong mọi nước th́ hầu như là thông lệ chứ không ngoại trừ nước nào. Bất kỳ ở đâu có những đoàn quân đi qua là có hàng trăm ngàn đứa trẻ ra đời mà không được luật pháp công nhận. Giáo hội công khai và mạnh mẽ chống đối quan niệm hôn nhân thời nay cũng như nỗi bất hạnh của nó nhưng không đưa ra giải pháp nào, và cả hai giáo hội Cơ Đốc và Anh giáo của Mỹ và ở Anh đều giữ quan điểm rằng nếu một người đă ly dị th́ bất cứ cuộc hôn nhân nào sau đó cũng là tà dâm cả.

Nhân chuyện này tôi mới nhớ có lần đă xin được dự lễ ban Thánh thể buổi sáng ở một nhà thờ tại Tunbridge Wells, gần bên trụ sở của chúng tôi trong thị trấn này. Tôi đến vị giáo sĩ để xin phép bởi v́ nước Anh vốn rất nhỏ và dân tộc tôi th́ ai cũng biết cả. Vị này nói rằng ông phải xin phép vị Giám mục nhưng đă bị từ chối, nên ông cho biết tôi không thể dự lễ. Tôi nh́n ông trong giây lát và nói, “Có thể tôi đă từ Mỹ đến thị trấn này và đă là một phụ nữ bài bạc, rượu chè, ăn chơi với hàng lô nhân t́nh, nhưng nếu tôi chưa ly dị th́ tôi vẫn đượïc dự thánh lễ. Cách đây hai mươi năm tôi đă ly dị với sự hoàn toàn tán thành của vị Giám mục và Cha xứ v́ họ biết sự thật, nhưng tôi không thể dự thánh lễ dù rằng tôi là người đă t́m cách phụng sự Đức Christ từ năm mười lăm.” Có một điều ǵ đó cơ bản là sai lầm trong Giáo hội Anh. Có một điều ǵ đó cũng sai lầm như vậy trong Giáo hội Giám mục ở đây, bởi v́ một vị giám mục của giáùo hội có lần nói với tôi rằng, “Đừng bao giờ nói cho tôi biết một người đă ly dị, bởi v́ nếu tôi không biết th́ cũng không hại cho ai cả, nhưng nếu tôi biết th́ tôi phải từ chối việc ban Thánh thể.” Xin miễn b́nh luận.

Chúng ta đang t́m kiếm giải pháp cho vấn đề t́nh dục. Giải pháp đó sẽ như thế nào th́ tôi không biết, nhưng tôi tin tưởng vào bản tính tốt đẹp của nhân loại và chủ đích Thiêng liêng đang khai mở. Có lẽ giải pháp đó sẽ đạt được thông qua nền giáo dục đúng đắn ở các trường cùng thái độ đúng đắn của các bậc cha mẹ trên thế giới đối với những đứa con trai và con gái vị thành niên của họ. Thái độ của họ hiện nay đặt căn bản trên những nỗi lo sợ kín đáo và thiếu hiểu biết. Rồi phải đến lúc mà các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ nói lên những sự kiện thực tế của cuộc sống cùng các quy luật về vấn đề nam, nữ một cách công khai, trực tiếp với giới trẻ và tôi thấy rằng ngày ấy cũng không xa. Giới trẻ rất tốt, nhưng v́ thiếu hiểu biết nên thường lâm vào t́nh trạng khó khăn. Nếu họ biết được những sự thật — những sự thật tàn nhẫn, không đẹp đẽ — th́ họ biết phải làm ǵ. Có nhiều câu chuyện nhảm nhí về những đóa hoa nhỏ, những trái đậu và những đứa bé sinh ra từ loài chim cùng các cách giải thích tương tự về vấn đề t́nh dục, tất cả đều là sự xúc phạm đến trí thông minh của nhân loại, mà giới trẻ chúng ta hiện nay lại rất thông minh.

Riêng tôi, tôi muốn thấy tất cả con trai, con gái đến tuổi vị thành niên đều được đưa đến một y sĩ thông hiểu vấn đề để nói cho chúng biết rơ hết sự thật. Tôi mong sao gây tạo trong thế hệ trẻ một sự kính trọng cái chức năng của họ là những bậc cha mẹ tương lai của thế hệ tới, và mong sao các bậc cha mẹ hiện nay (1947) (ở đây tôi xin nói chung) hăy cho giới trẻ được tự do để giải quyết các vấn đề của họ. Tôi có kinh nghiệm rằng khi giới trẻ đă hiểu biết th́ chúng ta có thể tin cậy họ được. Tự nhiên là các thanh niên nam, nữ thường không có ǵ thấp hèn, và sẽ không mạo hiểm khi họ biết rằng những nguy cơ đó vốn có thật. Khi các nam, nữ thanh thiếu niên đến với y sĩ th́ vị này giải thích vấn đề t́nh dục theo phương diện của vai tṛ làm cha mẹ, theo quan điểm các mối nguy hiểm của lạm dụng t́nh dục, và khuyến cáo về nạn đồng tính luyến ái là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các thanh niên, thiếu nữ hiện nay. Thường th́ chúng ta có thể tin tưởng giới trẻ khi họ được biết sự thật và cho thấy vấn đề rơ ràng, nhưng xin nói thẳng là tôi không tin tưởng các bậc cha mẹ, phần lớn v́ họ quá lo sợ và không tin tưởng con cái ḿnh.

Đây chỉ là bước đầu, bởi v́ trong mấy năm kế đó tôi tự nhiên phải đối phó với vấn đề thanh niên, thiếu nữ. Tôi có ba đứa con gái rất duyên dáng hấp dẫn và các cậu con trai bắt đầu tụ tập đến. Thế là không những thường xuyên có người đến ở sở tôi, mà thường xuyên c̣n có các cậu trai đến nhà tôi, và đây là dịp tôi học cách thông cảm và mến thích cả hai nhóm người này. Tôi mến, trọng và tin tưởng thế hệ trẻ.

Trong khoảng thời gian này chúng tôi dời nhà từ Ridgefield Park đến Stamford, bang Connecticut. Một người bạn của chúng tôi, ông Graham Phelps Stockes, có một ngôi nhà trống trên Eo biển Long Island và ông cho chúng tôi ở miễn phí trong nhiều năm. Đó là một ngôi nhà rộng răi, đẹp đẽ hơn nhà ở Ridgefield Park rầt nhiều và riêng tôi rất thích. Tôi nhớ măi những buổi sáng ở đó. Tầng trên có xây ra một pḥng lớn nằm trên các pḥng của người giúp việc ở tầng dưới. Pḥng này ba bề có cửa sổ, là nơi tôi ở và làm việc.

Craigie cũng sống với chúng tôi và dù rằng công việc nhà bề bộn nhưng mấy đứa con gái cũng đă lớn và giúp đỡ công việc được nhiều hơn. Foster và tôi thường đi New York hầu hết các ngày trong tuần trong khi Craigie ở đó trông nom các con tôi. Chúng đều ở tuổi thành niên, rất xinh đẹp, và chúng tôi thấy rằng hoàn toàn không thể đưa chúng vào học trường công được. Hồi đó, dân ở Stamford phần lớn là ngoại kiều, và ba đứa con gái tóc vàng hầu như rất quyến rũ đối với các cậu trai người Ư, cho nên chúng bị đeo đuổi ở khắp nơi. Tôi đem vấn đề ra bàn với một người bạn của tôi rất giàu có, và bà đă đóng tiền cho chúng học ở trường Low Hayward. Đây là một trường nữ tư thục của giới thượng lưu, và chúng học ở đó hằng ngày cho đến khi chúng tôi rời Stamford.

Tôi không c̣n nhớ hết tất cả các cậu con trai đă đến với chúng tôi. Có hai cậu vẫn c̣n là bạn của chúng tôi và thỉnh thoảng vẫn đến thăm, dù rằng cả hai nay đều đă có gia đ́nh. Đôi khi họ đến thăm và dù sao đó vẫn là những dịp vui vẻ, nó xóa đi tất cả những nỗi căng thẳng trong đời và giúp chúng tôi cải thiện những mối liên giao thân hữu dù chúng tôi không gặp họ trong bao lâu. Các cậu khác th́ tôi không c̣n nhớ. Họ đến rồi đi. Tôi nhớ rơ nhất là bao đêm tôi ngồi trong pḥng, ba bề cửa kiếng, trông chừng ánh đèn xe hơi báo hiệu một cậu trai đă chở một đứa con gái về nhà. Điều này thường làm cho các con tôi rất bực ḿnh nhưng tôi luôn luôn cảm thấy rằng tác dụng tâm lư của nó rất tốt. Người mẹ vẫn luôn biết được con của bà hiện đang ở đâu, với ai và chừng nào về, và tôi không bao giờ hối tiếc sự cương quyết của tôi ở điểm này. Nhưng tôi lại tiếc những giờ ngủ bị mất đi. Ba đứa con gái chưa bao giờ khiến tôi phải thực sự phiền lo điều ǵ, và chưa bao giờ làm mất ḷng tin tưởng của tôi; nay chúng đă có gia đ́nh và đă tự lập, nhưng tôi muốn nhân đây mà nói rằng chúng đă xử sự một cách đúng đắn, tốt đẹp, và dễ thương, phải đạo như thế nào.

Rồi năm tháng dần trôi. Từ 1925 đến 1930 là những năm có các điều chỉnh, các khó khăn, những niềm vui và phát triển. Ít có điều ǵ phải nói đến ở đây. Đó chỉ là những năm b́nh thường — những năm làm việc, xây dựng và ổn định Trường Arcane, xuất bản các sách của Chân sư Tây Tạng, và qui tụ chung quanh chúng tôi những người nam, nữ, họ không chỉ là những người bạn chúng tôi tin cậy, vẫn làm việc với chúng tôi từ trước đến giờ, mà họ cũng hiến dâng ḷng trung thành của ḿnh để phụng sự nhân loại.

 Chúng tôi ít khi đi nghỉ hè ở đâu xa v́ ngôi nhà này ở trên eo biển, nó có băi tắm riêng nên mấy đứa con gái có đủ điều kiện bơi lội và đi bắt ṣ. Tôi thật sự là một đầu bếp nấu món xúp ṣ rất ngon. Nhờ ḷng tốt của một người bạn mà chúng tôi có được chiếc xe hơi để lái đi New York hay bất cứ nơi nào chúng tôi muốn. Hầu như Chúa nhật nào chúng tôi cũng ở nhà tiếp khách hay bạn bè, và thường có 20 hay 30 người. Già hay trẻ, có địa vị xă hội hay không, chúng tôi đều hoàn toàn ḥa đồng, và ai nấy đều vui vẻ. Chúng tôi bày bánh, rượu trái cây, trà và cà phê, và dù địa vị nào mọi người đều phải “tham gia” rửa chén dĩa và dọn gọn pḥng khách vào cuối ngày.

Chúng tôi có một con mèo và một con chó có cá tính rất rơ rệt. Con chó thuộc loại chó cảnh sát, ḍng giống Rin Tin Tin và rất có giá trị. Bổn phận nó là bảo vệ chúng tôi và xua đuổi những kẻ lang thang, những người ăn xin, nhưng nó không hề bảo vệ ǵ cả. Ai nó cũng mến và người ăn xin nào vô nhà nó cũng mừng. Nó thuộc loại đặc biệt, hết sức nhạy cảm và dễ bị kích động đến đỗi phải thường cho nó uống thuốc an thần để xoa dịu thần kinh. Nó không có dấu hiệu hung dữ nào, và mọi người đều thương mến nó. Con mèo th́ không ai thương cả bởi v́ nó mến chỉ có tôi. Đó là một chú mèo đực lớn rất đẹp mà chúng tôi nhặt được khi nó đi hoang hồi nhỏ. Ngoài tôi ra th́ nó không nói chuyện với ai cả. Ngoài tôi ra th́ nó không ăn món ǵ của ai cho cả. Nếu tôi không có ở tầng dưới th́ nó không chịu vào nhà, nên cuối cùng Foster phải làm một cái thang cho nó từ vườn lên cửa sổ pḥng tôi và cắt tấm màn một lỗ để nó có thể vào pḥng tôi, ở đó nó mới cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc; nó không bao giờ đi theo cửa nào khác mà luôn từ trên chiếc thang nhảy vào giường tôi.

Công việc phát triển nhanh chóng trong những năm này. Chồng tôi đă cho ra tạp chí The Beacon (Hải đăng), và từ đó đến nay đă đáp ứng được một nhu cầu thực sự. Mỗi năm tôi diễn thuyết trước công chúng từ 6 đến 8 lần, và v́ không thu lệ phí, nên số thính giả dễ lên đến 1.000. Tuy nhiên, rốt cuộc chúng tôi xét thấy rằng có nhiều người choán ghế trong thính giả chỉ là hạng mà ở New York người ta gọi là những kẻ trôi nổi. Họ lui tới dự các cuộc diễn thuyết nào miễn phí, bất kể đề tài ǵ, và không bao giờ thực sự ích dụng được bất cứ điều ǵ mà họ đă nghe. Thế nên, đă đến lúc chúng tôi quyết định thu tiền dự các buổi giảng của tôi, mặc dù nó chỉ có 25 xu. Số thính giả liền giảm xuống gần phân nửa, và điều đó làm chúng tôi rất hài ḷng. Những người c̣n lại sở dĩ đến là v́ họ muốn nghe để học hỏi, và rất đáng nói chuyện với họ.

Bao giờ tôi cũng thích diễn thuyết, và trong hai mươi năm qua tôi chưa bao giờ gặp điều ǵ làm tôi phải bối rối trên bục giảng. Tôi mến thích và tin tưởng mọi người, và thính giả là những người tốt. Tôi cho rằng diễn thuyết là điều tôi thích nhất trong đời, và hiện nay v́ sức khỏe không cho phép nên tôi thấy đó là một trong những mất mát lớn nhất. Bác sĩ của tôi không thật sự cho phép, c̣n chồng tôi th́ quá lo sợ nên giờ đây tôi chỉ thuyết tŕnh vào cuộc hội thường niên mà thôi.

Chính vào đầu giai đoạn này tôi đă kết một t́nh bạn mà đối với tôi nó có ư nghĩa nhất, chỉ trừ cuộc hôn nhân của tôi với Foster Bailey. Người bạn này có các đức tính giản dị, dịu dàng, vô vị lợi, và bà đă đem lại một sự phong phú và mỹ lệ cho đời tôi đến mức mà tôi chưa bao giờ mơ tưởng được. Mười bảy năm dài chúng tôi cùng sánh bước trên đường tinh thần. Tôi dành cho bà tất cả những giờ nào tôi rảnh được và thường ở nhà bà. Chúng tôi cùng buồn cười về những vấn đề giống nhau, cùng quan tâm đến những phẩm tính và các ư tưởng giống nhau. Chúng tôi không giấu giếm nhau điều ǵ và tôi biết hết mọi cảm nghĩ của bà về mọi người, về các trường hợp và hoàn cảnh của bà. Tôi nghĩ trong mười bảy năm chót của cuộc đời cô đơn của bà, bà đă không hoàn toàn cô đơn. Thông cảm với bà, đứng kề cận bên bà, giúp bà có thể an ḷng tỏ bày 207 tâm sự một cách tự do thoải mái, là sự đền đáp duy nhất mà tôi có thể đổi lại với ḷng tử tế bất tận mà bà đă dành cho tôi. Trong mười bảy năm bà đă mua sắm cho tôi, và măi đến khi bà mất vào năm 1940 tôi không hề mua một thứ quần áo nào cho ḿnh cả. Tôi vẫn c̣n đang mặc những quần áo mà bà đă cho tôi. Tất cả những nữ trang tôi có là của bà cho. Khi đến Mỹ, tôi đă có mua đem theo các nữ trang và hàng thêu rất đẹp, nhưng đă phải bán hết để trả tiền thực phẩm, và bà đă quan tâm sắm lại cho tôi một số. Bà đă lo cho các con tôi ăn học, và luôn luôn trả chi phí cho các chuyến đi khứ hồi của chúng tôi sang Châu Âu và Anh quốc. Chúng tôi thân thiết đến đỗi nếu tôi bị bệnh là tự bà biết ngay. Mấy năm trước đây, có lần tôi bị bệnh ở Anh, và mấy giờ sau đó bà đă gởi cho tôi bưu phiếu 500 bảng, v́ bà biết tôi bệnh và có lẽ cần tiền.

Mối liên hệ thần giao cách cảm của chúng tôi thật lạ thường và đă tiếp tục thậm chí sau khi bà qua đời. Sau khi từ trần, nếu có việc ǵ xảy ra trong gia đ́nh bà th́ bà vẫn thường đem ra bàn bạc với tôi bằng thần giao cách cảm. Dù tôi không có cách nào biết được mọi chuyện, nhưng về sau tôi thường khám phá ra được các sự việc đó, và ngay đến hiện nay tôi vẫn thường liên lạc với bà. Bà hiểu biết rất sâu xa về Minh Triết Ngàn Đời, nhưng bà lại sợ mọi người; bà sợ bị hiểu lầm; sợ những người mến bà v́ tiền, và trong cơ bản là hết sức sợ hăi cuộc đời. Tôi nghĩ rằng tôi đă giúp ích được bà trong các phương diện đó, bởi v́ bà trọng sự xét đoán của tôi và thấy nó thường trùng hợp với sự xét đoán của bà. Tôi đóng vai tṛ như một chiếc van an toàn. Bà biết rằng bà có thể nói với tôi bất cứ điều ǵ, vậy mà nó không đi xa hơn. Ngay cả khi bà sắp sửa từ trần bà vẫn tưởng đến tôi, và chỉ vài ngày trước khi bà mất tôi đă nhận được bức thư của bà mà hiếm khi nào tôi đọc được, kể cho tôi nghe tâm sự của bà. Bà đă nhờ môt người nào đó gởi thư này. Khi qua đời, một trong những điều mà tôi mong mỏi là có bà chờ đón tôi, v́ bà đă hứa như thế. Khi ở cơi trần, chúng tôi đă có những khoảng thời gian hạnh phúc cùng nhau. Chúng tôi đă cười đùa về những điều giống nhau. Chúng tôi thích những màu sắc giồng nhau, và tôi thường tự hỏi xưa kia tôi đă làm ǵ mà ngày nay có được một người bạn như thế.

Cứ mỗi năm hai lần, bà lại đến cửa hàng mua cho tôi tám, chín chiếc áo dài, bà biết chính xác loại nào tôi thích và những màu nào hợp với tôi; và cũng hai lần mỗi năm, khi nhận các hộp quần áo đẹp đẽ này, tôi lại đến tủ lấy ra cùng số áo dài như thế của năm trước để gởi cho những người bạn nào mà tôi biết đang khó khăn. Tôi không phải là kẻ thích tích trữ đồ đạc cho riêng ḿnh, v́ tôi đă hiểu thế nào là cần một loại áo khoác hay áo dài mà ḿnh không có tiền mua nổi. Sự túng thiếu trong giai cấp trung lưu, là những người cần phải giữ một dáng vẻ bề ngoài nào đó, th́ thật là một kinh nghiệm đắng cay hơn nhiều trường hợp túng thiếu khác. Họ không thích nhận của bố thí và cũng không thích đi ăn xin. Tuy nhiên, người ta có thể làm cho họ chịu nhận những ǵ họ cần nếu, ví dụ như, viết thư hay nói như tôi đă làm, “Tôi vừa được tặng nhiều áo dài và không thể mặc hết được. Tôi cảm thấy ḿnh quá tham lam nếu giữ lại cho ḿnh tất cả, bởi vậy tôi gởi chị vài chiếc và xin chị giúp tôi bằng cách chấp nhận.’’ Thế nên, niềm vui sướng với những chiếc áo đẹp đẽ, đúng kiểu mà người ấy có được là do bà bạn này chứ không phải do tôi.

Tôi thấy khó có thể nói đúng như ư muốn về những người thân thiết nhất với ḿnh. Tôi cảm thấy điều đó đặc biệt đúng trong trường hợp này, và nhất là ở trường hợp Foster Bailey, chồng tôi. Anh ấy và tôi đă bàn về việc này và thấy rằng không thể ghi vào tự truyện những ǵ tôi muốn nói. Một t́nh bằng hữu thú vị khác cũng đă đến trong đời chúng tôi, mang những điều rất có ư nghĩa — những hàm ư mà có lẽ sẽ được thực hiện ở kiếp tới hơn là kiếp này. Có một câu lạc bộ ở thành phố New York được gọi là Câu lạc bộ Quí tộc. Một hôm, một hội viên của câu lạc bộ này mời tôi đến nghe Đại Công tước Alexander nói chuyện. Ông là con trai của Hoàng đế Nga và là anh em với Cựu hoàng Nicolas. Tôi đă đến chính là v́ hiếu kỳ, và thấy căn pḥng chật nức những vị quí tộc và hoàng tộc ở New York thời đó. Chẳng bao lâu chúng tôi cùng đứng dậy khi vị Đại Công tước bước vào và ngồi ở một chiếc ghế bành trên bục. Khi tất cả chúng tôi đă ngồi xuống trở lại, ông mới nghiêm nghị nh́n tất cả rồi nói, “Có thể nào trong giây phút quí bạn quên rằng tôi là Đại Công tước, bởi v́ tôi muốn nói với quí bạn về linh hồn của quí bạn.” Tôi chăm chú lắng nghe một cách ngạc nhiên nhưng hài ḷng, và đến cuối bài thuyết tŕnh tôi mới quay sang bạn tôi, nữ Nam tước —, và nói, “Tôi muốn sao được Ngài Công tước tiếp xúc với những người nào trong nước này mà họ không bận tâm đến việc ông có phải là Đại Công tước hay không, và họ chỉ mến ông v́ nhân cách và thông điệp của ông thôi.” Tôi nói bấy nhiêu và không nghĩ ǵ thêm nữa.

Sáng hôm sau, khi tôi đang ở văn pḥng, th́ điện thoại reo và có tiếng nói, “Đức Công Công sẽ rất vui ḷng nếu Bà Bailey có mặt ở khách sạn Ritz vào 11 giờ.” Thế nên Bà Bailey đă đến khách sạn Ritz vào lúc 11 giờ. Tôi gặp người thư kư của Ngài Công tước ở pḥng đợi. Ông ta mời tôi ngồi, rồi nh́n tôi một cách trang trọng và nói, “Này Bà Bailey, bà cần ǵ ở Ngài Công tước?” Tôi ngạc nhiên nh́n ông ta, “Không có điều ǵ cả. Tôi không hiểu tại sao tôi phải đến đây.” Ông Roumanoff nói, “Nhưng, Ngài Công tước bảo bà cần gặp Ngài mà.” Sau đó tôi mới nói với ông ta rằng tôi không hề t́m cách để gặp Ngài Công tước, và tôi không hiểu được ông cần ǵ tôi. Tôi kể rằng tôi đă dự buổi nói chuyện của Ngài Công tước chiều hôm trước, và tôi đă phát biểu với một người bạn rằng tôi ước sao ông có thể gặp một số người. Bấy giờ ông Roumanoff mới đưa tôi lên lầu, đến pḥng của Ngài Công tước; sau khi tôi cúi chào và ngồi xuống, ông mới hỏi ông có thể làm cho tôi điều ǵ. Tôi đáp, “Không có điều ǵ cả.” Rồi tôi mới tiếp tục nói với ông rằng ở Mỹ có những người như bà Du Pont Ortiz, họ suy nghĩ cũng như ông, họ có những ngôi nhà xinh xắn, nhưng họ rất ít khi đi nghe diễn thuyết, và tôi hy vọng có lẽ ông sẽ vui ḷng gặp họ. Ở điểm này, ông hứa chắc với tôi ông sẽ làm bất cứ điều ǵ tôi yêu cầu, rồi ông bảo, “Bây giờ chúng ta hăy nói đến những điều quan trọng hơn.” Chúng tôi đă nói chuyện khoảng một giờ về các vấn đề tinh thần và nhu cầu phải có t́nh thương trên thế giới. Ông vừa xuất bản một cuốn sách nhan đề “Tôn Giáo của T́nh thương” và rất mong nó được nhiều người đọc.

Khi trở về văn pḥng, tôi điện thoại cho Alice Ortiz bảo bà lên New York đặt một bữa tiệc trưa ở khách sạn Ambassador để đăi Ngài Đại Công tước. Bà liền từ chối và tôi liền thuyết phục bà bằng ḷng ngay. Rồi bà đến tổ chức bữa tiệc. Trong khi dùng bữa, ông Roumanoff đă quay sang tôi và nói, “Bà Bailey, Bà là ai vậy? Chúng tôi không thể biết được điều ǵ về Bà cả.” Tôi bảo ông ta rằng điều đó không đáng ngạc nhiên bởi v́ tôi không là ai cả — chỉ là một người công dân Mỹ b́nh thường xuất thân từ Anh, thế thôi. Ông ta lắc đầu và dường như vẫn hoàn toàn băn khoăn nói với tôi rằng Ngài Đại Công tước đă bảo ông sẵn ḷng làm những ǵ tôi muốn ông làm.

Đây là khởi đầu của một t́nh bạn rất chân thành, đă tiếp tục cho đến khi Ngài Đại Công tước qua đời và sau đó nữa. Ông thường cùng với Foster và tôi ghé đến thành phố Valmy trong vài ngày. Chúng tôi đă có nhiều cuộc nói chuyện rất thú vị. Tôi thấy rằng một trong tất cả những điều mà tất cả chúng tôi đều cảm nhận sâu sắc trong t́nh thân hữu đó là dù bề ngoài ra sao chúng tôi vẫn giống nhau, dù thuộc ḍng dơi hoàng tộc hay là người cùng đinh trong xă hội, người ta đều có những ưa thích hay đố kỵ giống nhau, có cùng những nỗi đau thương và buồn khổ, có cùng nguồn hạnh phúc và có cùng sức thôi thúc tiến lên trên đường tinh thần. Ngài Đại Công tước là một nhà thông thần (spiritualist) đáng tin cậy và chúng tôi thường tổ chức những cuộc thông thần ngắn để giải trí trong pḥng khách lớn của Alice.

Một chiều nọ, Ông Roumanoff gọi điện thoại cho chồng tôi, hỏi chúng tôi có rảnh không, và nếu rảønh th́ chúng tôi có thể nào nhận đưa Ngài Đại Công tước đến hai nơi mà ông phải diễn thuyết. Chúng tôi rất vui ḷng đưa ông đi và khi ông thuyết tŕnh xong đă giúp ông thoát khỏi những người săn chữ kư. Trên đường về khách sạn, Ngài Công tước th́nh ĺnh quay sang tôi và nói, “Này Bà Bailey, nếu tôi nói với Bà rằng tôi cũng biết Chân sư Tây Tạng th́ Bà thấy điều đó có ư nghĩa ǵ chăng?” Tôi đáp, “Có, thưa Ngài, chắc hẳn điều đó rất có ư nghĩa.” “Vậy, xin Bà biết cho tam giác giữa Bà, Foster và tôi.” Có lẽ đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp ông. Sau đó không lâu ông về miền nam nước Pháp c̣n chúng tôi sang Anh.

Mấy năm sau, khi tôi đang ngồi ở giường đọc sách vào khoảng 6 giờ 30 sáng th́ lạ lùng làm sao, Ngài Đại Công tước bước vào, trong bộ đồ ngủ màu xanh đậm mà ông vẫn thường mặc. Ông nh́n tôi, mỉm cười, vẫy tay rồi biến mất. Tôi đến gặp Foster rồi nói với anh ấy rằng Ngài Đại Công tước đă từ trần. Và đúng như vậy, ngày hôm sau tôi thấy cáo phó đăng trên báo. Trước khi rời nước Mỹ, ông đă tặng tôi một tấm ảnh của ông, dĩ nhiên là có thủ bút của ông đề tặng, nhưng khoảng một năm sau th́ tấm ảnh này biến mất. Nó mất hẳn, và v́ ông không c̣n sống nên tôi tiếc lắm và tin rằng có lẽ một tay săn chữ kư nào đă lấy cắp. Nhiều năm về sau, khi đang đi trên đường 43 ở New York, bỗng nhiên tôi thấy Ngài Đại Công tước đang đi về phía tôi. Ông mỉm cười và đi luôn, và khi tôi lên đến văn pḥng th́ tôi thấy tấm ảnh bị mất đang nằm ở bàn giấy của tôi. Rơ ràng có một mối liên kết rất chặt chẽ giữa Ngài Đại Công tước, Foster và tôi. Trong một kiếp nào đó sau này, chúng tôi sẽ biết được lư do của sự giao tiếp trong kiếp này, cũng như t́nh bạn và sự thông cảm mà chúng tôi đă tạo được.

Chúng ta không nên xem một kiếp sống là một biến cố riêng biệt mà là một giai đoạn trong một loạt những kiếp sống. Những ǵ đang thực hiện ngày nay, các bè bạn và gia đ́nh mà chúng ta đang liên kết, cùng các phẩm tính, đặc tính mà khí chất chúng ta đang biểu lộ, tất cả chỉ là tổng thể của quá khứ. Trong kiếp tới chúng ta như thế nào sẽ là kết quả của những thái độ chúng ta đă có và những việc chúng ta đă làm trong kiếp này.

Những năm này thật là bận rộn. Mấy đứa con gái nay đă trưởng thành và các cậu trai cũng thường lui tới. Trường Arcane phát triển đều đặn và tận thâm tâm tôi có một cảm thức chắc chắn và nhận ra rằng tôi đă t́m thấy công việc mà Chân sư K.H. đă nói với tôi vào năm 1895. Các giáo lư về luân hồi và luật nhân quả đă giải quyết được các vấn đề mà tâm trí tôi đă băn khoăn thắc mắc. Tôi đă biết được Đ.Đ.C.G.. Tôi đă được ban cho đặc ân tiếp xúc với Chân sư K.H. khi nào tôi cần, bởi v́ giờ đây tôi đă được tin tưởng là có thể đặt các vấn đề của phàm nhân bên ngoài Đạo viện của Ngài, tiến tới để hữu ích hơn cho Đạo viện của Ngài, và do thế mà hữu ích cho thế gian. Trên thế giới ngày càng có nhiều người công nhận các sách của Chân sư Tây Tạng. Bản thân tôi đă viết nhiều sách được nhiều người đón nhận; tôi viết các sách ấy để chứng minh rằng một người có thể được gọi là làm công việc bằng quan năng thần thông, như công việc tôi làm với Chân sư Tây Tạng, mà vẫn làm chủ trí năo của ḿnh và vẫn là một con người thông minh. Qua các cuốn sách, qua số sinh viên trong Trường ngày càng tăng, Foster và tôi ngày một tiếp xúc nhiều hơn với mọi người trên khắp thế giới. Thư từ đổ đến với những thắc mắc, những yêu cầu giúp đỡ, hoặc nhờ chúng tôi mở một nhóm mới ở nước này hay nước khác.

Tôi luôn luôn giữ quan niệm rằng các chân lư nội môn thâm sâu nhất vẫn có thể được công bố cho mọi người biết mà không hại ǵ, nếu họ không có quan năng nhận thức tinh thần ở nội tâm. V́ vậy mà những lời thệ nguyện giữ bí mật trở nên vô nghĩa. Không có ǵ bí mật cả. Chỉ có việc tŕnh bày chân lư và việc thông hiểu nó mà thôi. Trong tâm trí của công chúng đă có nhiều lẫn lộn giữa Khoa Nội môn và huyền thuật. Huyền thuật là phương cách làm việc ở cơi trần liên hệ đến bản chất và vật chất, năng lượng và mănh lực để tạo nên các h́nh thể mà sự sống có thể biểu lộ qua đó. Khi công việc này liên quan đến các mănh lực tinh linh ngũ hành th́ rất nguy hiểm và ngay cả người có động lực nội tâm thuần khiết cũng cần phải được bảo vệ. Khoa Nội môn th́ thực sự là khoa học về linh hồn. Nó liên quan đến cái nguyên khí tinh thần linh động, hằng sống ẩn trong mọi h́nh thể. Nó tạo nên một sự hợp nhất cả trong thời gian và không gian. Nó thúc đẩy và thực hiện Cơ Tiến Hóa (xét theo lập trường của người t́m đạo) và là khoa học về Đường Đạo, nó dạy con người các kỹ thuật của bậc siêu nhân tương lai, và bằng cách đó mà dấn bước lên Con Đường Tiến Hóa cao siêu hơn nữa.

Học tŕnh của Trường đă được từ từ khai triển. Măi từ trước đến giờ, chúng tôi vẫn giữ sao cho công việc của Trường được uyển chuyển để cố gắng đáp ứng những nhu cầu đang thay đổi, và chúng tôi đă lần hồi có được một ban nhân viên thành thạo để giám sát công việc. Mười lăm năm trước đây (1928) chúng tôi đă dời đến trụ sở hiện nay, và giờ đây gồm cả các dăy lầu 31 và 32 là trụ sở của Trường Arcane, Quỹ Tín thác Lucis, Công tác Thiện chí và Công ty Xuất bản Lucis. Bắt đầu chỉ có một nhóm nhỏ sinh viên th́ nay chúng tôi đă có một số kế hoạch tinh thần, tất cả đều nhằm phụng sự nhân loại, tất cả đều có tính quốc tế, phi lợi nhuận, và tất cả đều để cho các sinh viên Trường Arcane có thể tham gia.

CHƯƠNG VI

 Năm 1930 là năm cuối của những ǵ tôi gọi là cuộc sống b́nh thường. Từ đó trở đi, tôi chăm chú vào công việc ở cả Châu Âu lẫn ở Anh cũng như ở Mỹ, cùng những cuộc đính hôn và thành hôn của các con, mà lạ làm sao, nó đă làm cho t́nh cảm của tôi nhẹ nhơm rất nhiều. Nhịp sống khá b́nh thường của tôi từ năm 1924 đến 1930 đă bị xáo trộn rơ rệt vào năm 1931.

Trong nhiều phương diện th́ sáu năm này là những năm có nhịp sinh hoạt đơn điệu — sáng thức dậy, làm việc cho Chân sư Tây Tạng, nhắc con thức dậy chuẩn bị đi học, điểm tâm, đặt mua thực phẩm, lên xe lửa đi New York để mười giờ có mặt ở sở, rồi ngày nào cũng liên tục có những cuộc hẹn, xử lư thư từ, đọc thư cho thư kư viết, quyết định những công việc ở trường, thảo luận các vấn đề với Foster, rồi đi ăn trưa. Thường lúc xế chiều có những lớp học, và nh́n lại tôi thấy những lúc tôi giảng các điều căn bản của Giáo Lư Bí Nhiệm là những thời gian vừa ư và lợi ích nhất trong đời tôi.

Ngày nay, trong nhiều phương diện, bộ Giáo Lư Bí Nhiệm của H.P.B. đă lỗi thời, và khảo hướng của nó về nền Minh Triết Ngàn Đời không c̣n hay ít có sức thu hút đối với thế hệ hiện tại. Nhưng những ai thực tâm nghiên cứu nó và hiểu được phần nào ẩn nghĩa của nó sẽ có được một sự đánh giá cơ bản về chân lư mà dường như không cuốn sách nào khác cung ứng được. H.P.B. đă nói rằng bước kế tiếp diễn giải Minh Triết Ngàn Đời sẽ theo khảo hướng tâm lư, và quyển Luận về Lửa Vũ trụ,ï mà tôi đă xuất bảøn năm 1925, là ch́a khóa tâm lư của Giáo Lư Bí Nhiệm. Có lẽ không thể có quyển nào trong các sách mà tôi đă viết nếu tôi chưa từng nghiên cứu thật kỹ lưỡng bộ Giáo Lư Bí Nhiệm.

Nh́n lại những năm thời con gái của tôi và của các con, giờ đây tôi mới biết tuổi vị thành niên là thời gian khó khăn đến mức nào. Thời đó, tôi đă gặp khó khăn nhiều hơn là các con tôi, bởi v́ không ai nói cho tôi biết điều ǵ cả. Chúng cũng đă trải qua thời gian khó khăn thật đấy nhưng, xin Chúa chứng giám, tôi c̣n khó hơn. Tôi đă phải đứng kế bên, nh́n chúng bị đeo đuổi và hy vọng chúng sẽ không bị lừa gạt, nhưng đôi khi chúng cũng bị lầm. Tôi đă phải khổ tâm v́ có lúc chúng đă xem tôi là một người mẹ có quan niệm lỗi thời. Tôi đă phải thấy các quan điểm của ḿnh bị xem là cũ rích, và ráng nhớ lại những ngày ḿnh đă chống đối ra sao. Tôi đă thấy quá nhiều và biết quá nhiều về những điều tà vạy trong đời đến đỗi tôi buồn rầu lo sợ cho chúng, về sau tất cả những mối lo ấy đă chứng tỏ là hoàn toàn không cần thiết, nhưng vào lúc đó th́ thật là nghiêm trọng. Tôi đă phải chịu những ư nghĩ non nớt của chúng cho rằng tôi không biết ǵ về t́nh dục, rằng tôi không biết cách ứng xử thế nào với đàn ông, rằng không có ai đă từng yêu thương tôi, ngoại trừ hai người đàn ông mà tôi đă kết hôn. Dĩ nhiên kinh nghiệm của tôi là cái kinh nghiệm của mọi bậc làm cha mẹ chuẩn bị đưa con cái vào đời, đặc biệt nếu đó là con gái. Con trai th́ được tự do sớm hơn và chúng giữ mồm giữ miệng nên người mẹ b́nh thường không hề biết ǵ về những việc làm của con trai bà. Thế nên, bảy, tám năm kế đó thật là khó khăn cho tôi, và tôi không thể chắc rằng tôi đă hành xử con cái một cách khôn ngoan. Dù sao th́ dường như tôi đă không làm ǵ hại cho lắm, và tôi hài ḷng với kết luận này.

Vào mùa thu năm 1930, rơ ràng là công việc của nhà trường đang tiến triển ở Châu Âu và Anh quốc. Những quyển sách mà chúng tôi xuất bản đă đi khắp thế giới, và qua đó chúng tôi đă bắt đầu tiếp xúc với nhiều người ở các nước. Trong số đó nhiều người đă vào Trường Arcane mà phần đông họ nói tiếng Anh. Bấy giờ chúng tôi chưa hề làm việc bằng các ngoại ngữ cũng như chưa hề có vị thư kư nào biết ngoại ngữ cả. Sở dĩ trên thế giới mọi người biết chúng tôi đang làm ǵ và đại diện cho điều ǵ, phần lớn là thông qua các quyển sách và thông qua những người đă viết thư hỏi chúng tôi về tham thiền hoặc về một sự khó khăn nào đó.

Những hội viên nào của Hội T.T. không hài ḷng với cách tŕnh bày hẹp ḥi, họ cũng liên lạc với chúng tôi rồi sau đó nhiều người trong số này đă vào Trường Arcane. Khi họ làm đơn xin học, tôi luôn luôn nêu lên rằng cá nhân chúng tôi không hề phản đối điều này, nhưng các vị lănh đạo Bộ phận Bí giáo của hội đó nhất định sẽ chống đối. Dù thế nào tôi cũng luôn luôn nêu lên với họ rằng linh hồn của họ là của chính họ, và họ không nên chấp nhận mệnh lệnh của ai cả, hoặc là của tôi hay là của các vị lănh đạo Bí giáo. Kết quả của điều này là hiện nay trong Trường Arcane chúng tôi có nhiều vị hội viên Bí giáo rất giỏi giang và kỳ cựu, họ thấy trong hai khảo hướng này không có ǵ trái ngược nhau.

Bộ phận Bí giáo đă đưa ra lập luận không hợp lư rằng sẽ rất nguy hiểm nều thực hành hai lối tham thiền một lượt; điều đó không những làm tôi buồn cười mà c̣n tỏ ra là không đúng. Bởi một lẽ, các rung động và phẩm tính giống nhau cùng vận hành thông qua cả hai khảo hướng, và hơn nữa, phương thức thiền của Bộ phận Bí giáo có tính cách sơ đẳng, nên nếu có hiệu quả nào nơi các luân xa th́ cũng ít thôi. Tuy nhiên, phương thức này hết sức tốt cho những người đang trên con Đường Dự Bị.

Thế là, Trường Arcane phát triển khá liên tục nhưng hăy c̣n tương đối nhỏ. Chúng tôi phải dời từ nơi này đến nơi khác v́ giá thuê nhà thay đổi ở New York, và đến tháng Tư năm 1928, lần đầu chúng tôi dời đến trụ sở hiện nay, ở số 11 Đường 42 phía Tây. Chúng tôi là một trong những nhóm đầu tiên dời đến toà cao ốc mới xây này và ở tầng 32 là tầng chót. Hiện nay chúng tôi cũng thuê luôn tầng 31, nhưng v́ trụ sở quá chật nên chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ phải t́m cách nới rộng thêm.

Chúng tôi đă liên lạc thư từ trong một thời gian với một người phụ nữ Thụy Sĩ, bà có nhiều kiến thức, quan tâm đến những ǵ chúng tôi đang giảng dạy, và đang có một vài cố gắng để đưa giáo huấn Minh Triết Ngàn Đời đến với thế gian. Bà có một ngôi nhà xinh xắn bên hồ Maggiore ở Thụy Sĩ, nơi đó bà đă xây một giảng đường và lập được một thư viện rất tốt. Một tối nọ vào mùa thu năm 1930, bà đă đến nhà chúng tôi ở Stamford, Connecticut, và ở lại với chúng tôi một thời gian ngắn, cùng bàn bạc nhiều điều, đưa ra với chúng tôi nhiều góp ư, nhận ra quan điểm của chúng tôi, và tự nguyện cùng chúng tôi cộng tác. Bà đề nghị rằng nếu có chúng tôi giúp đỡ có thể bà sẽ mở một trung tâm tinh thần ở Ascona gần Locarno bên hồ Maggiore. Trung tâm này sẽ không phân biệt môn phái nào và mở cửa cho những nhà tư tưởng nội môn và các môn sinh huyền bí thuộc tất cả các đoàn thể ở Châu Âu và các nơi khác. Bà góp phần bằng những khu vườn đẹp đẽ, giảng đường và những ngôi nhà xinh xắn này, c̣n Foster và tôi sẽ đến đó bắt đầu thực hiện kế hoạch và giảng dạy. Nếu chúng tôi đến Ascona th́ bà sẵn ḷng để cho các con tôi đi cùng, sẽ tiếp đăi chúng tôi đầy đủ, lo chỗ ăn, chỗ nghỉ cho tất cả chỉ trừ lộ phí.

Đương nhiên là chúng tôi không thể th́nh ĺnh quyết định được mà hứa sẽ suy xét thật kỹ vấn đề và trả lời bà sớm sủa vào đầu năm 1931.

Có nhiều vấn đề liên hệ. Lộ phí cho năm người không phải là chuyện nhẹ nhàng, và không chắc là chúng tôi muốn đảm nhận một công việc có những điều kiện mạo hiểm như thế. Tôi đă ở Mỹ hai mươi năm nay không về Châu Âu, và tôi không thể nào đi Châu Âu mà không về thăm đất nước ḿnh, nên phải suy xét rất nhiều mới có thể biết chính xác quyết định nào là đúng.

Lúc ấy, Alice Ortiz, bạn tôi đă đến thăm với một đề nghị liên quan đến toàn bộ vấn đề này. Không hề biết ǵ về đề nghị của Olga Frưbe, một ngày nọ bà đă bảo tôi, “Chị thích cho các con chị điều nào, hoặc là tôi sẽ cho chúng vào đại học trong nhiều năm, hay chị thích cho chúng đi du lịch nước ngoài hơn? Tôi sẽ chịu chi phí cho một trong hai điều, nhưng chị phải chọn điều ǵ mà chị nghĩ là tốt nhất cho chúng.” Tôi đă bàn thật kỹ với Foster và chúng tôi kết luận rằng du lịch nước ngoài hữu ích cho các con và mở rộng kiến văn của chúng hơn là bất cứ bằng cấp đại học nào. Bất kỳ ai cũng có thể đậu bằng đại học, nhưng ít người nào có thể du lịch rộng. Tôi nghĩ rằng tôi đă có ảnh hưởng nhiều trong quyết định này, bởi v́ chính tôi đă đi du lịch rất nhiều và cũng không có bằng đại học.

Một hai khi tôi đă thấy tiếc v́ ḿnh không có cấp bằng đại học. Những bằng cấp như thế đang được người ta đánh giá quá mức trên đất Mỹ này, và dù không có bằng cấp tôi biết rằng tôi vẫn được giáo dục tốt đẹp như những người có cấp bằng. Cách đây không nhiều năm lắm, tôi đă được mời đến giảng một loạt bài ở Trường Cao học ở Washington, D.C. Tôi định nói về trí tuệ và trực giác. Trường đă in thông báo và đă gởi đi, nhưng khi họ biết ra rằng tên tôi không có kèm theo học vị nào, họ bèn đ́nh các buổi giảng. Về sau tôi có nhận được một bức thư của vị Viện trưởng nêu rơ rằng trong khoa cho là đă phạm sai lầm khi làm điều đó, nhưng việc đă quá trễ nên họ không thể làm cách nào được. Ít lâu sau đó, tôi lại được Đại học Cornell mời đến gặp gỡ các sinh viên và nói với họ về khảo hướng tinh thần hiện đại trong cuộc t́m kiếm chân lư và nói chuyện với những nhóm nhỏ các sinh viên. Buổi giảng này cũng bị đ́nh chỉ, v́ tôi không có bằng đại học.

Dù sao, tôi vẫn nghĩ rằng các con tôi sẽ học được cách làm người hữu dụng hơn, nếu chúng hiểu biết được nhiều hơn 219 về người dân ở các châu lục khác, không phải bằng cách đi xem các đài kỷ niệm và các pḥng triển lăm mà bằng cách hiểu biết được chính những người dân ở đó. Bởi vậy chúng tôi bỏ hẳn cái ư tưởng cho các con theo cuộc rèn luyện từ chương ở đại học và đưa chúng vào trường đại học của đời sống.

Nh́n lại quyết định này, tôi không bao giờ tiếc rằng các con đă không vào đại học. Chúng đă học cách hiểu biết mọi người và nhâän ra rằng Hoa Kỳ không phải là nước số một và duy nhất trên thế giới này. Chúng khám phá ra rằng có những người cũng tử tế, có những người cũng tốt đẹp, có những người cũng thông minh, có những người cũng xấu xa ở Anh, ở Thụy Sĩ, ở Pháp...v..v.., như ở Hoa Kỳ vậy.

Điều chúng ta cần phát triển trên thế giới ngày nay là người công dân thế giới, và cần phải chấm dứt cái tinh thần quốc gia hẹp ḥi, thô bạo mà nó vốn đă là nguồn gốc của quá nhiều hận thù trên thế giới. Tôi thấy không có ǵ tai hại hơn khẩu hiệu “Châu Mỹ của người Mỹ.” Tôi thấy không có sự hẹp ḥi biệt lập nào hơn thói quen của người Anh xem tất cả các dân tộc khác là người ngoài, hay niềm tin của người Pháp rằng Pháp là lănh đạo trong các phong trào văn minh hóa. Tất cả những chuyện đại loại như thế đều cần phải chấm dứt. Trong nhiều nước mà tôi đă sống, tôi nhận thấy cùng những con người như nhau. Có thể vài nước có tiện nghi vật chất nhiều hơn các nước kia nhưng nhân tính th́ đâu đâu cũng vậy.

Tôi cho rằng tôi đă đi qua hết thành phố này đến thành phố khác ở Mỹ, Anh và Âu lục, và đă lắng nghe những điều người ta nói về nhau, những cách họï chê bai lẫn nhau, cách họ nhạo báng lẫn nhau và khinh rẻ nhau. Tôi để ư điều đó nhiều hơn phần đông mọi người, và tôi muốn các con có được cái ư thức về tính duy nhất của nhân loại. Tôi nghĩ rằng chúng có một quan niệm rộng răi hơn những người b́nh thường mà chúng gặp, đó cũng nhờ cái cách chúng đi du lịch không chỉ theo chiều ngang, chiều rộng, trong nhiều nước, mà c̣n theo chiều dọc xuyên suốt các giai tầng xă hội. Đó là một lối giáo dục quan trọng dạy cách thương mến mọi người, mà tôi bẩm sinh vốn thương mến mọi người. Một trong những người tốt nhất tôi đă từng quen biết và xem là bạn, là con trai của một vị hoàng đế. Người bạn đầu tiên và thân thiết của tôi cách đây 35 năm khi tôi đến Hoa Kỳ, là một người phụ nữ Da Đen; cả hai đều ở mức quan trọng như nhau trong tâm thức tôi, và tôi nghĩ đến họ với niềm thương mến như nhau.

Một điều tôi đă nhận thấy là các con hầu như có thể tự đứng vững trong bất cứ hoàn cảnh hay t́nh huống nào, mặc dù chúng chỉ xuất thân từ các trường công ở Mỹ. Tôi không thấy có nơi huấn luyện nào tốt cho tuổi trẻ trên thế giới hơn là một nền giáo dục công lập theo những đường hướng như ở Mỹ, nó cho họ khả năng, cho một nơi để đánh giá những điều hay ho, thú vị và là nơi chú trọng đến các giá trị nhân bản.

Mùa xuân năm 1931, chúng tôi đặt kế hoạch để nhận lời đề nghị của Olga Frưbe và đến ở nhà bà trên các bờ hồ ở Ư trong vài tháng. Quí bạn có thể tưởng tượng được niềm phấn khởi của chúng tôi khi đặt kế hoạch, mua va-li, sắp xếp quần áo, c̣n phần mấy đứa con gái th́ chúng suy đoán ra đủ thứ chuyện. Trong đời chúng chưa từng đi bất kỳ đâu ngoài nước Mỹ, chỉ có con gái lớn của tôi là Dorothy th́ đă đến đảo Hawaii. Với tính rộng răi thường lệ, Alice Ortiz xen vào để làm sao cho tất cả chúng tôi đều có đúng những quần áo cần thiết, ngoài việc bà đă trả tất cả các chi phí hành tŕnh.

Chúng tôi chọn một chiếc tàu nhỏ đi thẳng từ New York đến tỉnh Antwerp của Bỉ. Phải nhận rằng ở trên tàu với ba đứa con gái đầy sức sống th́ cũng phần nào mệt nhọc. Thường xuyên hiểu biết sinh hoạt của chúng th́ không phải dễ và mỗi tối kêu chúng về vào giờ ngủ cũng không phải là chuyện đùa. Thật không vui ǵ cho một đứa con gái khi nó đang khiêu vũ thật vui thích với một viên chức nào đó mà lại thấy người cha hay mẹ đứng bên ngoài và biết rơ rằng đă đến giờ đi ngủ. Chúng rất tốt nhưng rất dễ bị kích động. Chúng quen biết mọi người trên tàu, họ là ai, từ đâu đến, tên ǵ, và rất được mọi người mến chuộng.

Cách đây chỉ vài năm, tôi t́nh cờ t́m thấy một gói vải lớn mà khi mở ra th́ đó là ba chiếc áo dài khiêu vũ lễ hội mà tôi đă may cho các con khi ở trên tàu. Kiểu vở cũng không mới mẻ ǵ, bởi v́ các áo dài th́ có sọc với những ngôi sao, những chiếc váy đầm xanh đen sọc trắng, và các áo choàng ngắn màu trắng có điểm những ngôi sao năm cánh màu đỏ. Tôi đă không chịu gắn 48 ngôi sao vào mỗi chiếc áo choàng v́ phải may nhiều quá, nhưng hiệu quả chung có vẻ thực là ái quốc và vui mắt.

Tôi không hề quên cái ngày mà tàu chúng tôi chạy quanh co ngược ḍng sông Scheldt và cập bến ở Antwerp. Dĩ nhiên là mấy đứa con gái chưa bao giờ thấy một thành phố nước ngoài. Cái ǵ cũng có vẻ mới lạ đối với chúng, từ chiếc xe ngựa đưa chúng tôi về khách sạn cho đến các tấm trải giường. Chúng tôi đến ở khách sạn Des Flandes và trải qua mấy ngày vui ở Antwerp. Những tấm trải bàn ca-rô ở Van Viordinaire, những cách nấu ăn ở nước ngoài và món cà-phê sữa, tất cả đều hết sức hứng thú đối với chúng và đầy kỷ niệm đối với tôi.

Một người bạn đă cùng vượt biển để đến Ascona với chúng tôi, nhưng sau mấy ngày ở Antwerp đă rời chúng tôi v́ bà muốn xuôi ḍng sông Rhine với con gái của ḿnh. Bà có quan niệm rất khác với Foster và tôi về cách thưởng thức một xứ lạ. Buổi sáng bà thường đi phố, một tay dắt con gái c̣n tay kia cầm sách hướng dẫn du lịch của Baedeker. Bà thường nói với tôi, “Chị Alice, sáng nay chị muốn xem những ǵ? Có một tượng đài trong sách hướng dẫn ghi ba ngôi sao, có h́nh ḍng họ Reubens (con trai lớn của Jacob) ở trong giáo đường và nhiều thứ khác. Chị định xem cái nào trước?” Bà đă ngạc nhiên khi tôi nói với bà rằng chúng tôi không định làm thế, v́ chúng tôi không quan tâm đến tượng của những quân nhân đă chết từ lâu đời, hay là đến tất cả những nhà thờ nào có thể thăm viếng được.

Tôi nói rằng ư định chính của chúng tôi là làm sao cho các con thấu hiểu được đôi điều về bầu không khí tinh thần của đất nước mà chúng đến, gặp gỡ một số người, quan sát cách sống và những điều họ làm vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Bởi vậy, chúng tôi thong thả dạo quanh, ngồi trong các quán nhỏ, dưới các mái hiên uống cà phê, nh́n ngắm mọi người, lắng nghe và tṛ chuyện. Đó là những điều chúng tôi đă làm trong khi bà bạn đi theo những hướng khác. Tôi không hề đưa các con đến xem các pḥng trưng bày, ngắm các pho tượng, nói chuyện về các nhà thờ, hay làm những việc hàng ngày mà người du khách thường làm. Chúng tôi đi thơ thẩn theo các con đường. Chúng tôi nh́n ngắm những khu vườn. Chúng tôi cũng thường đi về các vùng ngoại ô. Sau vài ngày, mấy đứa con gái đă thu thập được vô số hiểu biết về thành phố này và các vùng phụ cận, các dân cư và lịch sử của nó. Chúng tôi không hề mua các vật kỷ niệm, mà lại chụp ảnh, mua các bưu thiếp, và nhận thấy rằng những người ngoại quốc cũng rất giống với chúng tôi.

Từ Antwerp chúng tôi đi Locarno, Thụy Sĩ, đoạn đường cũng khá xa để chúng tôi đi tàu lửa; Olga đón chúng tôi ở đó và đưa về ngôi biệt thự xinh xắn của bà trong mấy tuần. Các con tôi thấy chuyến đi tàu lửa này rất thú vị, nhưng phần tôi th́ rất mệt nhọc. Chúng tôi đáp chuyến “Tàu xanh”, qua Simplon và băng ngang thung lũng Cinto.

Không cách nào tả được vẻ đẹp của các hồ ở Ư. Biệt thự của Olga ở trên bờ hồ Maggiore, và tôi thiết nghĩ đó là một trong những chiếc hồ rộng nhất và xinh đẹp nhất ở Ư. Một phần khu hồ thuộc lănh thổ Thụy Sĩ, trong địa phận tỉnh Ticino, nhưng hầu hết là hồ nằm trên đất Ư. Nước hồ xanh biếc, những ngôi làng nhỏ thật đẹp đẽ hữu t́nh, nằm vắt ngang các sườn đồi chạy dài xuống mé nước. Tôi thấy không h́nh ảnh nào mỹ miều hơn khi từ Ronco ngắm nh́n bao quát vùng hồ. Tôi có muốn diễn tả cũng hoài công v́ tôi không đủ lời, nhưng vẻ mỹ lệ của nó không ai trong chúng tôi quên được. Đó là những h́nh ảnh mà người ta nhớ đến trong những phút giây mệt mỏi nản ḷng, thất vọng; tuy nhiên, ẩn trong toàn thể sự mỹ lệ này là những đồi trụy và những điều tà vạy rất lâu đời.

Quận này có một thời đă là trung tâm của Hắc thuậït ở Trung Âu mà chứng tích của nó c̣n có thể t́m thấy trên các con đường vùng quê. Các ngôi làng nhỏ quanh đây hầu như đă bị dân làng bỏ lại v́ đời sống kinh tế khó khăn, và đă bị sang nhượng cho những người từ Đức và Pháp, họ không có những mục tiêu hoặc những ư tưởng nào tốt đẹp hay trong sạch cả. Mấy năm trước thế chiến, đặc biệt là ở Đức, đă có tính cách đồi bại lạ lùng. Đủ thứ xấu xa và tà vạy đă được nuôi dưỡng, và nhiều người có những cách sống bất hảo đă đến các vùng hồ ở Ư trong mùa hè. Một ngày nào đó nơi này sẽ được tẩy sạch và công tác tinh thần thực sự sẽ được tiến hành. Một trong những điều mà chúng tôi phải đấu tranh thắng phục là cái tính chất tà vạy ngấm ngầm khắp vùng và những người khó chịu, đồi trụy lạ lùng ở trên bờ hồ.

Ngay khi tôi biết ra vùng này thuộc loại nào và bên trong toàn vẻ mỹ lệ của nó có ẩn chứa nhiều điều tà vạy, tôi bèn ngồi lại và nói hết mọi sự với các con. Tôi nhất định là không nên để cho chúng quá ngây thơ đến đỗi chúng có thể bị lâm nguy và tôi đă chỉ ra những hạng người nào đang qua lại trên đường mà rơ ràng thuộc loại bất hảo. Tôi không che đậy những điều đó bằng những lời hoa mỹ. Tôi nói thẳng ra một cách rơ ràng cho chúng hiểu hoàn toàn sự thật, gồm cả những sự trụy lạc và nạn đồng tính luyến ái, nhờ thế mà chúng đă trải qua nhiều trường hợp một cách an toàn, mà lẽ ra có thể đă bị tai hại. Thế là không có điều bí mật nào tôi giữ kín, không có những tội lỗi lạ lùng nào và những cách hành xử độc ác nào mà tôi không nói cho chúng nghe. Tôi chỉ cho chúng thấy những hạng người có những lối sống buông thả đó, họ bộc lộ quá rơ ràng đến đỗi chúng biết rằng sự thể phải là như vậy. Tôi không bao giờ tin rằng nên giữ không cho bọn trẻ biết những điều bất hảo. Tôi đă để cho chúng đọc những ǵ chúng thích, chỉ có điều, nếu đó là một cuốn sách mà tôi cảm thấy toàn những chuyện nhơ nhớp th́ tôi sẽ nói cho chúng biết điều đó và hỏi v́ sao chúng muốn đọc nó. Tôi kinh nghiệm thấy rằng nếu chúng ta thẳng thắn, cởi mở, thành thật, và vẫn để cho chúng tự do đọc những ǵ mà chính ta cảm thấy là dại dột, th́ tính trong sạch tự nhiên của chúng và tính hướng thiện tự nhiên sẽ đủ sức bảo vệ chúng. Theo tôi biết th́ chúng tôi không bao giờ có cuốn sách nào đọc mà phải giấu dưới giường, bởi v́ chúng biết rằng chúng có thể đọc những ǵ chúng thích, và tôi sẽ bày tỏ ư kiến một cách cởi mở và thành thật. Dù sao, bọn trẻ đă trải qua ba mùa hè ở Ascona, chúng biết hầu hết những điều xảy ra mà không bị tai hại ǵ cả.

Mùa hè đầu ở Ascona chúng tôi đến nhà riêng của Olga, nhưng sau đó chúng tôi đă đến một ngôi nhà nhỏ ở lưng chừng đồi bên hồ mà bà bỏ tiền ra xây cất. Kế bên ngôi nhà này bà đă dựng một giảng đường xinh xắn là nơi có những cuộc hội sáng, chiều. Khung cảnh thật đẹp đẽ. Điều kiện bơi lội và đi thuyền thật là lư tưởng, và cái cơ hội mang lại lúc đầu th́ dường như là của Trời cho, với triển vọng có những cơ hội mở mang rộng lớn hơn trong tương lai. Năm đầu chúng tôi đến đó th́ nhóm người tham dự cũng c̣n hơi ít, nhưng trong hai năm sau th́ gia tăng liên tục, và có thể nói rằng công việc đă rất thành công. Những người thuộc mọi quốc tịch đă gặp gỡ ở đây; chúng tôi đă cùng sinh hoạt trong nhiều tuần lễ và đă thông cảm nhau rất nhiều. Chừng như các ranh giới quốc gia không c̣n nữa, và tất cả chúng tôi đều cùng nói một thứ ngôn ngữ tinh thần.

Đó là nơi lần đầu tiên chúng tôi gặp Bác sĩ Robert Assagioli, ông đă làm đại diện cho chúng tôi ở Ư trong nhiều năm, và việc gặp gỡ cùng cộng tác với ông trong bao năm là một trong

những điều hạnh phúc nhất trong đời chúng tôi. Có một thời ông đă là một chuyên gia thần kinh hàng đầu ở Rome, và hồi chúng tôi mới quen biết, ông đă được xem là một nhà tâm lư học lỗi lạc ở Châu Âu. Ông là một người có phẩm cách tốt đẹp hiếm có. Không thể nào ông bước vào một căn pḥng mà mọi người không biết đến do các phẩm tính tinh thần chính yếu 225 của ông. Trong cuốn sách của ḿnh “Những ǵ sắp đến ở Châu Âu”, Frank D. Vanderlip đă có những lời phẩm b́nh rất đáng chú ư về ông. Ông ấy đă gọi ông là Thánh Francis của Assisi thời nay, và nói rằng buổi sáng ông ấy tiếp xúc với Robert là một trong những thời gian hứng thú nhất của ông ấy trong chuyến đi Châu Âu. Bác sĩ Assagioli là một người Do Thái. Vào thời gian chúng tôi gặp ông ở Ascona và sau đó đến thăm ông ở Ư th́ người Do Thái được đối xử tốt đẹp trong nước này. Gần
30.000 người Do Thái ở Ư được thừa nhận là công dân Ư mà không bị sự cấm đoán hay ngược đăi nào.

Các bài thuyết tŕnh của Bác sĩ Assagioli là những nét nổi bật trong các cuộc hội ở Ascona. Ông thường diễn thuyết bằng tiếng Pháp, tiếng Ư và tiếng Anh, và năng lực tinh thần tuôn đổ qua ông đă là một phương tiện kích thích nhiều người bước vào sự hiến dâng mới mẻ hơn trong cuộc sống. Trong hai năm đầu, ông và tôi đă đảm trách công việc diễn giảng, dù rằng vẫn có những diễn giả khác rất hay và có khả năng. Năm cuối chúng tôi ở Ascona th́ nơi này đă bị tràn ngập bởi các giáo sư người Đức, và âm điệu cũng như phẩm tính của nơi này đă bị thay đổi hẳn. Có một số người trong họ hết sức bất hảo và giáo huấn đưa ra chuyển từ một tầm mức tinh thần tương đối cao trở thành triết học từ chương sách vở và khoa huyền bí học giả hiệu. Năm 1933 là năm chót mà chúng tôi đến đó.

Năm thứ nh́ chúng tôi ở Ascona thật đáng quan tâm. Ngài Đại Công tước Alexander đă phối hợp với chúng tôi ở đó và đă có những bài thuyết tŕnh rất thú vị; và c̣n quan trọng hơn nữa đối với tôi là Violet Tweedale đă đến Ascona. Ngày bà đến thật là ngày đáng cho tôi ghi nhớ, và cho đến bây giờ tôi c̣n thấy h́nh ảnh của bà cùng với chồng đi xuống sườn đồi, và lập tức năng lực tinh thần của nhân cách bà đă chế ngự cả trung tâm. Bà hết sức xinh đẹp, hết sức phong nhă và cao thượng và ngày bà đến là khởi điểm của một t́nh hằng hữu rất chân thành giữa bà và chồng và Foster và tôi.

Về sau, chúng tôi thường đến với đôi bạn này ở ngôi nhà xinh xắn của họ ở Torquay, Nam Devon, và khi nào tôi cảm thấy mệt mỏi hay ưu phiền th́ tôi thường đến tṛ chuyện cùng Violet. Bà là một văn sĩ sáng tác nhiều. Bà đă viết nhiều tiểu thuyết rất được mến chuộng; những sách bà viết về thần thông dựa trên kinh nghiệm bản thân, th́ rất lành mạnh và thú vị, và cuốn Đấng Christ Vũ trụ, một trong những tác phẩm cuối của bà, đă được phổ biến rộng răi và rất hữu ích. Bà là một trong những nhà thần thông trên thế giới mà người ta có thể tuyệt đối tin tưởng được. Bà rất thông minh, có ư thức hài hước dồi dào, và có tinh thần khảo cứu rất sâu sắc. Bà đọc rất nhiều sách của Chân sư Tây Tạng, và khi Ngài viết ra điều ǵ th́ tôi trao bà xem ngay. Bà là bạn của mọi người dù địa vị cao hay thấp, và cách đây đă lâu khi bà mất th́ ngoài vợ chồng tôi c̣n có hàng trăm người khác cảm thấy bị mất mát rất nhiều. Chiếc kim hoa mà bà thường đeo được chồng bà tặng cho tôi và tôi luôn luôn đeo nó và nghĩ đến bà với t́nh thương mến sâu xa.

Mỗi năm, sau chuyến đi nước ngoài, chúng tôi trở về Hoa Kỳ trong vài tháng, thường th́ để các con ở lại Anh, chỉ thuê nhà cho chúng khi nào cần, bởi v́ một người bạn và cũng là sinh viên của Trường đă cho chúng tôi mượn một ngôi nhà tại Ospring Place ở quận Kent trong hai năm.

Trong những năm này cả ba đứa con gái đều lập gia đ́nh. Như tôi có nói, Dorothy đă kết hôn với một Đại úy tên Morton lớn hơn nó sáu tháng và rất tâm đầu ư hợp. Đó là một cuộc hôn nhân thật sự hạnh phúc; tôi rất hài ḷng và nghĩ rằng cả hai thật là may mắn. Đối với Dorothy th́ Terence là một người hiếm có, trầm tĩnh, thông minh, tốt bụng, cương quyết theo đường phải; c̣n Dorothy th́ lanh lợi, linh hoạt, tư tưởng sâu xa, rành tâm lư, tánh t́nh mau mắn, chuộng nghệ thuật và hết ḷng yêu mến chồng. Sau đó, Ellison kết hôn với một sĩ quan đồng bạn của Terence là Arthur Leahy. Vào thời gian tôi viết bài này cả Arthur và Terence đều là đại tá đang phục vụ ở nước ngoài. Một năm nọ, Mildred, đứa con gái thứ hai đă cùng chúng tôi trở lại Hoa Kỳ và đă kết hôn với Neredith Pugh ở đó. Đây thật là một cuộc hôn nhân hết sức bất hạnh, dù rằng lúc đầu không có dấu hiệu nào cho thấy sự thể lại là như thế. Rồi nhiều trường hợp đă xảy ra quá nghiệt ngă đến đỗi trong ṿng bốn tháng Mildred đă đính hôn, kết hôn và ly dị khi đang có mang đứa con trai nhỏ. Chính đứa con trai nhỏ này là quá đủ để đền bù cho những ǵ mà Mildred đă phải trải qua. Tôi xin miễn kể lại chi tiết của chuyện này. Nói chung, Mildred đă phải xử sự trong một t́nh huống hết sức khó khăn với sự điềm tĩnh, thăng bằng và khôn ngoan. Khi nó quay về với tôi ở Anh th́ tôi rất ngạc nhiên thấy nó không có ư ǵ căm hận, oán hờn hay muốn trả thù, nhưng tôi cũng rất ngạc nhiên rằng một người trông có vẻ quá tiều tụy, tuyệt vọng đến thế mà c̣n sống nổi.

Trong suốt những năm mà vợ chồng tôi cứ năm tháng ở Anh và Châu Âu lại về Mỹ bảy tháng, th́ công việc nhà Trường vẫn tiến triển đều đặn. Công việc làm trong ba năm ở Ascona đă khiến cho một số người thuộc nhiều quốc tịch nhập Trường. Những người này cùng với những người nhập Trường do đọc sách đă tạo nên những hạt nhân trong nhiều quốc gia Châu Âu mà dựa vào đó chúng tôi có thể xây dựng công việc trong tương lai. Công việc ở Tây Ban Nha dưới sự hướng dẫn của Francisco Brualla đang tiến triển rất tốt, và chúng tôi đă phục vụ cho mấy trăm sinh viên Tây Ban Nha, hầu hết là nam giới. Công việc ở Anh cũng đang tiến triển. Có những nhóm nhỏ các sinh viên rải rác trên khắp thế giới đang bắt đầu nhập trường cả nhóm một lượt.

Tôi rất quan tâm một nhóm như thế ở Ấn Độ. Nhóm này gọi là Suddha Darma Mandala, do Ngài Subra Maniyer thành lập. Đây là một nhóm nội môn có vẻ thuộc cấp cao. Tôi đă đọc qua một trong những cuốn sách họ xuất bản và thấy rằng có nhiều nhà lănh đạo của Hội T.T. đă đi ra ngoài Bộ phận Bí giáo của Hội và đang làm việc trong nhóm này. Tuy không phải là rành việc gia nhập các tổ chức, nhưng tôi đă viết thư cho vị trưởng nhóm và xin phép được gia nhập, nhưng không được trả lời. Đến năm sau, v́ không được tin tức ǵ nên tôi lại viết thư và đặt mua một số sách của họ, kèm theo tấm ngân phiếu trả tiền. Tôi không được trả lời, cũng không nhận được sách, dù rằng tấm ngân phiếu đă được rút tiền. Sau vài tháng, tôi gởi phó bản của bức thư đó cho vị trưởng nhóm, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Tôi bèn thôi, và kết luận rằng đó là một trong những tổ chức lạ lùng đi lừa đảo những người phương Tây nào ngây thơ, dễ tin.

Ba năm sau, tôi đến thủ đô Washington để giảng một khóa ở khách sạn New Willard. Cuối một buổi giảng, có một người đàn ông đi về phía tôi, tay xách một chiếc rương và nói, “Nhóm Suddha Dharma Mandala nhờ tôi đem những cuốn sách này cho Bà.” Đó là tất cả những cuốn sách mà tôi đă yêu cầu vào tôi trở lại tin tưởng vào sự đúng đắn của tổ chức này. Trong một thời gian tôi không được tin ǵ thêm, rồi sau đó tôi nhận được một bức thư từ một thành viên trong nhóm nói rằng Ngài Subra Maniyer đă qua đời và trước đó ông vẫn thường mang theo bên ḿnh cuốn Luận về Lửa Vũ trụ của tôi; lúc lâm chung ông đă yêu cầu bảy nhân viên cao cấp trong tổ chức của ông hăy nhập Trường Arcane để học hỏi với tôi. Họ đă làm theo lời yêu cầu và nhóm sinh viên Ấn Độ lăo thành này đă làm việc một cách hứng thú với chúng tôi trong nhiều năm. Các vị này đă già và lần lượt qua đời, và cho đến nay dường như tôi không c̣n liên lạc ǵ thêm với họ. Họ rất kính trọng H.P.Blavatsky, và tôi thấy việc tiếp xúc với họ rất thú vị.

Một mối liên kết khác với H.P.B. có được do một nhóm nhỏ người của ông Sinnett đă nhập Trường Arcane, người đầu tiên trong nhóm là Lena Rowan-Hamilton, bạn tôi. Họ đem vào sinh hoạt của Trường một vài truyền thống cổ xưa và mối liên hệ mạnh mẽ với nguồn Minh Triết Ngàn Đời khi ánh sáng của nó tuôn đổ về Tây phương vào thế kỷ 19.

Một trong những phát triển thú vị của nhà trường là chúng tôi liên tục nâng cao các điều kiện theo học. Chúng tôi loại ra ngày càng nhiều những sinh viên nào gắn bó với cấp độ xúc cảm, và nhấn mạnh đến việc cần phải có một sự phát triển và hội tụ trí tuệ nào đó nếu người sinh viên muốn bước vào cuộc huấn luyện tiên tiến ở các cấp cao hơn. Theo thời gian, nhu cầu của thế giới ngày càng trở nên bức thiết hơn, và đồng thời nhu cầu có được những đệ tử nội môn được huấn luyện thành thạo cũng gia tăng rơ rệt. Thế giới này phải được cứu giúp bởi những người có cả thông tuệ và t́nh thương; chỉ có nguyện vọng tốt và hảo ư th́ chưa đủ.

Trong các năm đi du lịch, chúng tôi đă gặp nhiều phái huyền bí học trong nhiều nước Âu châu. Đâu đâu, chúng tôi cũng có thể tiếp xúc với những nhóm nhỏ, họ đang chú trọng đến một vài khía cạnh của Minh Triết Ngàn Đời với một cách tŕnh bày nào đó về chân lư nội môn. Đâu đâu chúng tôi cũng có thể thấy những dấu hiệu đầu tiên của luồng sóng tinh thần đang dâng lên, đồng thời ở Ba Lan, Ru-ma-ni cũng như ở Anh và Mỹ. Dường như một cánh cửa đă mở ra cho nhân loại bước vào cuộc sống tinh thần mới mẻ, và chừng như nó đă khơi dậy những mănh lực tà vạy tương đương mà đă lên đến cực điểm trong thế chiến; tôi không tin rằng chiến tranh có thể làm gián đoạn được triều sóng tinh thần này. Tôi tin tưởng rằng nó sẽ tăng cường các động lực tinh thần, và những ai trong chúng ta đang phục vụ trong vườn nho của các Chân sư sẽ gặt hái được những vụ mùa phong phú vào các năm sau này, nhờ tổ chức, khuyến khích và giáo huấn những người nào đă thức tỉnh về mặt tinh thần.

Một trong những lư do khiến tôi viết tự truyện này là tôi và nhóm cộng sự viên đă ở trong vị thế có thể theo dơi và nhận ra được một số sự kiện đă xảy ra trên địa cầu, dưới sự hướng dẫn và ảnh hưởng của Đ.Đ.C.G.. Bản thân chúng tôi đă được sử dụng để phát khởi một vài công việc nhằm mở ra thời đại mới và nền văn minh tương lai, đặc biệt là từ phương diện tinh thần. Nh́n lại bao năm qua, giờ đây tôi thấy rơ những ǵ mà Đ.Đ.C.G. đă dứt khoát thành tựu được thông qua chúng tôi làm khí cụ trung gian.

Nói ra điều này, tôi không có ư khoe khoang hay tự măn. Chúng tôi chỉ là một trong những nhóm mà các Chân sư Minh triết đang làm việc thông qua đó, và đoàn nhóm nào quên điều này th́ thường trở nên độc tôn, tự măn và v́ thế mà đi đến gần nguy cơ suy thoái. Chúng tôi đă được phép làm một số việc nhất định. Các vị đệ tử và các nhóm khác th́ chịu trách nhiệm phát khởi các đề án khác dưới sự hướng dẫn của Chân sư họ. Tất cả các đề án này nếu được xúc tiến theo nguồn cảm hứng của Đ.Đ.C.G. và trong tinh thần khiêm tốn, thông hiểu thực sự th́ sẽ góp phần vào các nhân tố của công tŕnh tinh thần vĩ đại mà Đ.Đ.C.G. đă phát động vào năm 1925. Hiện nay, điều tôi muồn bàn đến là một trong những phát biểu đầy ấn tượng đó của mục tiêu Đ.Đ.C.G.

Vào năm 1932, khi chúng tôi đang ở Ascona th́ tôi nhận được một bản văn từ Chân sư Tây Tạng, được xuất bản vào mùa thu thành một tập sách nhỏ nhan đề, Đoàn Người Mới Phụng Sự Thế Gian. Sự việc này có ư nghĩa rất quan trọng, dù rằng cho đến nay vẫn c̣n ít người nhận thức được thực nghĩa của nó.

Đ.Đ.C.G. của hành tinh chúng ta đang lo thành lập một đoàn thể có mang những hạt nhân của nền văn minh sắp đến trên thế giới với các phẩm tính đặc biệt của nó trong suốt thời gian 2.500 năm tới. Chính yếu những phẩm tính này là tinh thần bao dung, ư quyết mạnh mẽ muốn phụng sự đồng bào ḿnh một cách vô kỷ, và một ư thức rơ rệt về sự hướng dẫn tinh thần, xuất phát từ phương diện nội tại của đời sống. Đoàn người phụng sự mới này gồm hai phân bộ rơ rệt. Bộ phận thứ nhất có liên quan mật thiết với Đ.Đ.C.G., họ gồm những người chí nguyện đang làm việc hướng về Đường Đạo, dưới sự hướng dẫn của một số đệ tử Chân sư; đến lượt các vị đệ tử này được điều hành và hướng dẫn bởi một vài vị đệ tử ở thế gian đang được đảm trách những công việc rộng lớn và rơ ràng ở tầm mức quốc tế. Nhất định là họ đóng vai tṛ trung gian giữa Đ.Đ.C.G. của hành tinh này và đại khối nhân loại. Dưới sự lănh đạo của Đức Christ, các Chân sư Minh triết đang thực hiện thông qua họ những kế hoạch cứu độ thế gian.

Cố gắng này, nhằm đưa nhân loại đi tới theo những đường lối đích xác và mới mẻ hơn, với tầm mức rộng lớn hơn từ trước đến giờ, có thể thực hiện được nhờ sự mở màn của kỷ nguyên Bảo B́nh. Đây là một kỷ nguyên vừa có tầm quan trọng về mặt thiên văn cũng như về mặt chiêm tinh.

Thế giới ngày nay đang có những thành kiến rất nặng phản đối khoa chiêm tinh; lư do của sự phản đối này cũng dễ hiểu, và nó cũng có tác dụng bảo vệ an toàn cho những người dễ tin và khờ dại. Theo quan điểm cá nhân tôi th́ khoa chiêm tinh dùng để đoán thời vận vừa là một mối đe dọa nguy hại vừa là một sự trở ngại. Nếu một người tiến hoá cao th́ họ sẽ bắt đầu chế ngự các ngôi sao của họ. Họ sẽ làm những ǵ không hề được tiên đoán, lá số tử vi của họ sẽ tỏ ra không chính xác và không có ư nghĩa ǵ cả. C̣n nếu người nào kém tiến hóa th́ có thể là họ đang bị các ngôi sao bản mệnh chi phối họ, và như thế những điều tiên đoán trong tử vi của họ sẽ hoàn toàn chính xác. Trong trường hợp này, người ấy sẽ chấp nhận những điều nói trong tử vi của ḿnh và ư chí tự do của họ sẽ hoàn toàn bị khống chế, họ sẽ làm việc hoàn toàn ở trong phạm vi lá số của ḿnh và kết quả là họ không thực hiện được bất cứ nỗ lực cá nhân nào để tự giải thoát ra khỏi các yếu tố có thể chế ngự họ.

Tôi vẫn thường cười thầm khi người ta khoe rằng lá số tử vi của họ hoàn toàn chính xác, và mọi sự đă xảy đến cho họ đúng như lá số đă tiên đoán. Nói như vậy tức là thực sự họ đang nói rằng — Tôi là một người hoàn toàn tầm thường; nơi chính tôi không hề có tự do ư chí; tôi hoàn toàn bị các ngôi sao của ḿnh chi phối, và thế nên, tôi không có chút ư quyết nào để tạo sự tiến bộ trong kiếp sống này. Đây là loại tử vi mà các nhà chiêm tinh giỏi nhất đều tránh không làm. Các chiêm tinh gia tài giỏi này chính yếu là quan tâm đến những biểu lộ nào hữu ích nhất trong tánh t́nh, và cố gắng khám khá ra bằng cách nào có thể lập được tử vi của linh hồn để xác định được mục đích cuộc sống của cá nhân đang giáng trần. Nhờ đó, người ta có thể phân biệt rơ ràng giữa các khuynh hướng đă có lâu đời của phàm nhân và ư chí cũng như mục đích của linh hồn đang trỗi dậy.

Tuy nhiên, khi người ta cứu xét các hàm nghĩa chiêm tinh của các diễn biến thuộc về thiên văn th́ vấn đề lại khác hẳn. Mọi người thường nghe nói rằng chúng ta đang chuyển vào thiên tượng Bảo B́nh tức là xét theo ṿng Hoàng đạo, con đường tưởng tượng của mặt trời trong không gian, th́ mặt trời có vẻ đang đi ngang qua cḥm sao Bảo B́nh. Đây là một sự kiện có thực hiện nay thuộc về thiên văn, và không dính dáng ǵ đến khoa chiêm tinh cả. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thiên tượng mà mặt trời có thể đang đi ngang qua vào một giai đoạn đặc biệt nào đó của thế giới th́ không thể phủ nhận được, và tôi có thể chứng minh điều đó với quí bạn ngay bây giờ.

Trước thời Do Thái giáo, khi Thánh Moses đưa người Do Thái ra khỏi Ai Cập th́ mặt trời đang ở trong thiên tượng Kim Ngưu, tức là đang đi ngang qua thiên tượng Con Ḅ Vàng. Bấy giờ trên địa cầu xuất hiện các bí nhiệm của Thần Mithras, xoay quanh việc tế lễ hy sinh con ḅ linh thánh. Khi Thánh Moses xuống núi Sinai ông đă tức giận khi thấy người dân Do Thái trong sa mạc đă sấp ḿnh thờ lạy con ḅ vàng, v́ họ đă phạm lỗi quay về với một nền tôn giáo lỗi thời của quá khứ, mà đáng ra họ nên từ bỏ. Chính Do Thái giáo th́ chịu sự chi phối của thiên tượng Dương Cưu, tức là con cừu đực, mà mặt trời đi ngang qua trong 2.000 năm kế đó. Rồi chúng ta thấy xuất hiện h́nh ảnh con dê chịu tội trong lịch sử Do Thái. Trong Kinh Thánh cũng có chuyện con cừu đực bị mắc trong bụi rậm; và sở dĩ có tất cả những điều đó là v́ ảnh hưởng khi mặt trời đi ngang qua các thiên tượng Kim Ngưu và Dương Cưu.

Ngoài các khảo cứu của khoa chiêm tinh theo từ chương mà ngay đến ngày nay cũng chỉ có thể ảnh hưởng được rất ít người, vốn có một điều ǵ đó đă tạo nên các phản ứng tự nhiên này. Một ảnh hưởng nào đó phát xuất từ thiên tượng Kim Ngưu và thiên tượng Dương Cưu đă tạo nên khoa biểu tượng chi phối sinh hoạt tôn giáo của dân chúng trong thời đại đó. Điều này rơ ràng hơn nữa khi mặt trời chuyển vào cḥm sao kế, thiên tượng Song Ngư. Bấy giờ ta thấy có sự giáng lâm của Đức Christ và biểu tượng con cá đă là đặc trưng xuyên suốt toàn bộ câu chuyện Thánh Kinh. Các đệ tử của Ngài phần lớn là những người đánh cá. Ngài đă làm phép lạ với những con cá, và sau khi chịu tử nạn Ngài đă phái các tông đồ của ḿnh ra đi, dưới sự lănh đạo của Thánh Peter, với huấn thị là hăy trở nên những tay đánh lưới người. Chính v́ lư do này mà chiếc măo Đức Giáo hoàng đội có h́nh miệng cá.

Giờ đây căn cứ theo khoa thiên văn, chúng ta đang chuyển vào thiên tượng Bảo B́nh, người mang b́nh nước, tức là thiên tượng của tinh thần đại đồng, bởi v́ nước là biểu tượng đại đồng. Trước khi tử nạn, Đức Christ đă phái các đệ tử của Ngài ra đi để t́m người có mang b́nh nước, người này sẽ dắt họ đến một căn pḥng trên lầu, nơi có tổ chức cuộc lễ ban thánh thể. Trọn cả câu chuyện này cho thấy rằng Đức Christ đă biết kỷ nguyên mới sắp đến kế theo giáo hội của Ngài, kỷ nguyên mà hiện nay chúng ta đang bước vào. Bức tranh nổi tiếng vẽ lễ ban thánh thể trong căn pḥng trên lầu, của Leonardo da Vinci, là biểu tượng trọng đại của kỷ nguyên Bảo B́nh, bởi v́ chúng ta sẽ ngồi lại với nhau dưới sự hướng dẫn yêu thương của Đức Christ, khi mà t́nh huynh đệ sẽ được gầy dựng và mọi người sẽ cùng họp đoàn trong sự gắn bó của mối quan hệ thiêng liêng. Trong suốt 2.000 năm tới, các ranh giới cũ kỹ giữa người và người, quốc gia và quốc gia sẽ từ từ tan biến.

Để khai mở và thực hiện công việc này, Đ.Đ.C.G. đă công bố sự ra đời của Đoàn Người Mới Phụng Sự Thế Gian (Đ.N.M.P.S.T.G.), được lănh đạo và hướng dẫn bởi các đệ tử và những người chí nguyện tinh thần — là những người không có ư thức chia rẽ, họ xem tất cả mọi người đều như nhau, không phân biệt màu da hay tín ngưỡng, họ nguyện làm việc không ngừng không nghỉ để tăng cường những cảm thông, chia sẻ kinh tế và hợp nhất tôn giáo trên thế giới.

Phân bộ thứ nh́ trong tổ chức của Đ.N.M.P.S.T.G. bao gồm những người nam, nữ thiện chí. Họ không nhất thiết là những người chí nguyện tinh thần. Họ không đặc biệt quan tâm đến Thiên Cơ Tiến Hóa và ít hiểu biết hoặc không hiểu biết ǵ về Đ.Đ.C.G.. Tuy nhiên, họ lại muốn thấy những mối liên giao chiùnh đáng được tạo lập giữa mọi người. Họ muốn thấy sự công b́nh và thiện tâm thống ngự thế gian. Dưới sự hướng dẫn của các vị đệ tử ở thế gian và các vị phụ tá, những người nam, nữ này có thể được huấn luyện theo những đường lối thực hành hữu hiệu để phát biểu thiện chí. Bằng cách này họ có thể làm những công việc có tính cách nền tảng và cơ bản để chuẩn bị thế giới cho một sự phát biểu đầy đủ hơn của chủ đích tinh thần. Họ có thể làm cho nhân loại quen nhận thấy nhu cầu phải có những mối liên giao chính đáng giữa mọi người, được thể hiện trong mọi cộng đồng, mọi quốc gia và cuối cùng trên qui mô quốc tế.

Sự hỗn loạn trong kỳ thế chiến đă mở màn một cách hiệu quả cho cố gắng này. Những sự tà vạy trong các mối quan hệ sai lầm, những độc ác, xâm lăng, gây hấn, và những kỳ thị chủng tộc đă chứng tỏ rằng chỉ có những ai khờ khạo và thiếu thông minh mới không thấy được sự cần thiết phải có thiện chí tích cực. Đă có biết bao người đầy hảo ư, họ chấp nhận trên lư thuyết sự thật rằng Thượng Đế là t́nh thương, nhưng chỉ đơn thuần hy vọng rằng Ngài sẽ làm cho t́nh thương ấy hiện rơ trong nhân loại.

Thế là, Đ.N.M.P.T.G. đă được đưa vào tâm thức của nhân loại ngày nay. Tập sách nhỏ phác họa ra lư tưởng này đă được phổ biến rộng răi, và tiếp theo là những tập khác cùng một chủ đề đă được Chân sư Tây Tạng viết ra và quảng diễn trên căn bản thiện chí và chủ đích tinh thần. Trong các tập sách này, Chân sư Tây Tạng đă phác thảo một lịch tŕnh rơ rệt để chúng ta làm theo. Ngài chủ trương thành lập danh sách thư tín cho những người nam, nữ thiện chí trong các nước trên thế giới. Ngài đề nghị chúng ta thành lập những nhóm mà Ngài gọi là các Đơn vị Phụng sự trong càng nhiều quốc gia trên thế giới càng hay. Ngài phác họa cho chúng ta tính chất của giáo huấn nên truyền đạt cho họ, và chúng tôi đă tiến hành thực hiện ngay các đề nghị và các huấn thị này.

Từ năm 1933 đến năm 1939 chúng tôi chăm lo việc truyền bá giáo lư thiện chí, việc tổ chức các đơn vị Phụng sự trong mười chín nước, lo t́m kiếm những người nam, nữ đáp ứng với viễn ảnh Ngài đưa ra, và sẵn ḷng làm những ǵ họ có thể làm để gầy dựng các mối liên giao chính đáng trong nhân loại và phổ biến ư niệm thiện chí giữa mọi người.

Foster và tôi vẫn luôn luôn không hài ḷng với những điều nhấn mạnh về ḥa b́nh. Trong bao năm, các nhóm vận động ḥa b́nh trên thế giới đă lo truyền bá cái ư niệm ḥa b́nh, lập danh sách gởi thư cho những người ủng hộ ư niệm ḥa b́nh (cũng như những người không ủng hộ), và lo phổ biến khắp nơi những lời yêu cầu phải có ḥa b́nh. Chúng tôi cảm thấy rơ ràng làm thế tức là đặt cái cày ở trước con trâu.

Trong những ngày tháng tuyên truyền sôi động cho ḥa b́nh giữa Thế Chiến I và II, cái ư niệm về ḥa b́nh đă phát triển rất rộng răi. Hàng triệu người đă kư tên vào danh sách yêu cầu ḥa b́nh. Các nước Phe Trục rất hoan nghênh cái ư tưởng tuyên truyền ḥa b́nh, bởi v́ nó tượng trưng cho một t́nh trạng ru ngủ mà trong đó không có bước nào được thực hiện để vơ trang cho các quốc gia chống lại những kẻ xâm lăng khả dĩ có. Sự kiện thực tế rằng chiến tranh phần lớn do những t́nh trạng kinh tế băng hoại đă khiến cho ít có hoạt động nào thực sự sửa đổi được các t́nh trạng này. Dân chúng tiếp tục bị đói khát; nhiều người tiếp tục bị trả đồng lương rẻ mạt ở khắp nơi trên thế giới; lao động trẻ con chưa được xóa sạch trong nước nào cả, dù rằng đă có nhiều tiến bộ trong cố gắng thực hiện điều này; nạn nhân măn trên thế giới đang liên tục gia tăng những nỗi khó khăn. Tất cả các t́nh trạng có thể khơi ng̣i chiến tranh đang hiện diện ở khắp nơi, ngay cả trong khi tiếng kêu gào đang dâng cao “hăy có ḥa b́nh trên thế giới.”

Ngày trước, ở Bethlehem, các vị thiên thần đă ca rằng, “Vinh danh Chúa ở trên trời” — tức là mục tiêu cao tột cuối cùng. Rồi “B́nh an dưới thế gian” — tức là nói về toàn thể nhân loại, và bước đầu tiên, tuyệt đối cần thiết là “Thiện chí cho mọi người.” Người ta đă quên rằng phải có thiện chí trước nếu muốn có ḥa b́nh. Mọi người đă cố gắng phát khởi một giai đoạn ḥa b́nh, trước khi có được bất cứ một sự biểu dương nào của thiện chí. Không thể có ḥa b́nh cho đến khi nào thiện chí trở thành yếu tố chi phối tất cả những mối liên giao của nhân loại.

Chân sư Tây Tạng đă thực hiện một công việc có tính cách mạng khác khi Ngài đọc cho tôi viết nội dung của tác phẩm Luận về Lửa Vũ Trụ. Trong sách này Ngài đă đưa ra những ǵ mà H.P.B. đă báo trước rằng sẽ đưa ra, đó là ch́a khóa tâm lư của cuộc sáng tạo vũ trụ. H.P.B. đă nói rằng trong thế kỷ 20 một người đệ tử sẽ đến để đưa ra kiến thức về ba loại lửa mà Giáo Lư Bí Nhiệm đă bàn đến: lửa điện, lửa thái dương và lửa ma sát. Lời tiên đoán này đă được thực hiện khi Luận về Lửa Vũ Trụ được đưa ra cho công chúng. Cuốn sách này nói về lửa tinh thần hay sự sống thuần khiết; lửa của trí tuệ đang làm sinh động mọi hạt nguyên tử trong thái dương hệ và tạo trung gian để những người Con của Thượng Đế phát triển thông qua đó. Nó cũng bàn đến lửa của vật chất tạo nên lực hấp dẫn và đối kháng và vốn là định luật căn bản của cuộc tiến hóa; chúng gắn bó các h́nh thể với nhau để cung ứng các vận cụ cho sự sống đang phát triển, và sau đó, khi đă phục vụ xong các mục đích củøa chúng th́ các h́nh thể này bị loại bỏ, để cho sự sống đang phát triển có thể tiến bước lên con đường tiến hóa cao hơn. Chỉ đến cuối thế kỷ này người ta mới đánh giá được thực nghĩa của sách này. Đây là một tác phẩm rất uyên bác và độ sâu kiến thức kỹ thuật của nó ở ngoài tầm hiểu biết của các độc giả b́nh thường. Đây cũng là một cuốn sách làm cây cầu nối bởi v́ nó đem một số ư tưởng và huấn điều căn bản của Đông phương giới thiệu cho các môn sinh Tây phương, trong khi đó, nó cũng làm cho các quan niệm siêu h́nh và đôi khi mơ hồ của Đông phương trở thành điều thực tế.

Điều độc đáo thứ ba mà Chân sư Tây Tạng đă hoàn thành trong mấy tháng vừa qua là đưa ra cơ sở cũng như một số chỉ dẫn về các nghi lễ mà nền tân tôn giáo thế giới có thể thành lập theo đó.

Từ lâu, người ta đă thấy rơ rằng cần phải có điểm gặp gỡ giữa các tôn giáo ngoại môn của Tây phương và các tín ngưỡng nội môn của Đông phương. Khảo hướng về thiên tính ở cấp độ tinh thần hay nội môn của Đông và Tây từ trước đến giờ vẫn đồng nhất. Các kỹ thuật t́m kiếm Thượng Đế mà những người t́m đạo thần bí áp dụng ở Tây phương th́ vẫn đồng nhất với các kỹ thuật của những người t́m đạo Đông phương. Đến một điểm nhất định trên đường về với Thượng Đế tất cả mọi con đường đều gặp nhau, rồi từ đó diễn tŕnh trở nên đồng nhất cho tất cả mọi giai đoạn về sau trên đường cận tiến. Các bước trong tham thiền cũng đồng nhất. Những ai nghiên cứu các tác phẩm của Meister Eckhart và Yoga Điển tắc của Patanjali đều thấy rơ điều này. Tất cả những sự mở mang tâm thức chính đại được phác họa trong triết học Ấn Độ cũng giống với các phát biểu về năm giai đoạn mở mang chinh đại này, được mô tả như là năm bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Đức Christ mà Kinh Tân Ước đă đề cập đến. Khi một người bắt đầu hữu ư t́m kiếm Thượng Đế và bắt đầu hữu ư tự tuân thủ giới luật và nhẫn nại, người đó thấy ḿnh là một với những người t́m đạo ở Đông và Tây, với những người đă sống trước thời Đức Christ giáng trần, và với những người đang t́m đạo hiện nay.

Chính v́ cố gắng nêu rơ mối quan hệ giữa Đông và Tây mà tôi đă viết cuốn Ánh sáng của Linh hồn. Nó luận giải bộ Yoga Điển tắc của Patanjali, ông đă sống và giảng dạy có lẽ vào khoảng 9.000 năm trước Chúa giáng sinh. Chân sư Tây Tạng giúp tôi phiên bản của các câu kinh Phạn ngữ bởi v́ tôi không biết tiếng Phạn, nhưng chính tôi viết phần luận giải, v́ tôi thiết tha muốn tŕnh bày một cách diễn giải các câu kinh thích hợp với tâm thức và trí tuệ của người Tây phương hơn là cách tŕnh bày thường thấy ở Đông phương. Tôi cũng viết quyển Từ Thành Bethlehem đến Đồi Calvary để nêu lên ư nghĩa của năm giai đoạn chiùnh yếu trong cuộc đời của Đức Christ — sự giáng sinh, lễ rửa tội, sự biến dung và sự phục sinh — và chúng liên quan như thế nào với năm cuộc điểm đạo được thảo ra cho người đệ tử Đông phương. Cả hai cuốn sách này đều liên quan mật thiết với nền tân tôn giáo thế giới.

Rồi phải đến lúc có sự ḥa hợp giữa công việc của Đức Phật — vị Thầy vĩ đại của Đông phương, Ngài đă đến thế gian, đạt sự giác ngộ, trở thành hướng đạo và huấn sư của muôn triệu người Á đông — và công việc của Đức Christ, Ngài đă đến với tư cách vị huấn sư và đấng cứu thế lần đầu tiên được người Tây phương công nhận. Không có ǵ khác biệt hay trái ngược trong giáo huấn của các Ngài. Không có sự cạnh tranh nào giữa các Ngài. Các Ngài đứng lên với tư cách là hai Đấng Chưởng giáo và hai Đấng Cứu thế vĩ đại nhất. Một Đấng đă hướng dẫn người Đông phương và Đấng kia đă hướng dẫn người Tây phương đến gần hơn với Thượng Đế.

Chính chủ đề này Chân sư Tây Tạng đă minh giải trong tập sách của Ngài, Nền Tân Tôn Giáo Thế Giới. Ngài vạch rơ rằng công việc của Đức Phật chuẩn bị cho mọi người bước vào Đường Đạo. Trong khi công việc của Đức Christ là chuẩn bị cho mọi người được Điểm Đạo. Trong tập sách này, Ngài đă nêu lên nghi thức của cuộc Lễ Huê Sắc (cuộc Lễ tháng Vaisakha tức là vào kỳ trăng tṛn tháng Năm) là ngày trọng đại của Đức Phật, và lễ Phục sinh vào kỳ trăng tṛn tháng Tư, cả hai cuộc Lễ này tượng trưng cho Đức Phật đă được giác ngộ và Đức Christ đă được phục sinh; trong khi đó th́ trăng tṛn tháng Sáu là cuộc Lễ chính yếu hàng năm của Nhân loại đến gần Thượng Đế dưới sự hướng dẫn của Đức Christ. Những kỳ trăng tṛn khác trong mỗi tháng c̣n lại là những cuộc lễ nhỏ hơn, trong đó những phẩm tính tinh thần nhất định, cần thiết cho sự phát biểu của con đường đệ tử và sự điểm đạo, được xem xét và chú trọng.

Một việc làm có tính cách mạng khác nữa mà Chân sư Tây Tạng đă khiến cho nhân loại chú ư là nêu lên những bước đầu tiên mà Đ.Đ.C.G. đă thực hiện để đến gần nhân loại hơn, để khôi phục các Bí nhiệm cổ đại và để xuất lộ, khiến cho các Chân sư và những nhóm đệ tử của các Ngài có thể biểu hiện ở cơi trần. Các đệ tử này họp nhau lại trong các Đạo viện — nói theo từ kỹ thuật.

Thế nên, trong cố gắng này có hàm chứa ư nghĩa sự tái lâm của Đức Christ. Ngài sẽ đến cùng với các đệ tử của Ngài. Một ngày nào đó, các Chân sư sẽ có mặt ở thế gian cũng như các Ngài đă từng hiện diện ở cơi trần cách đây nhiều triệu năm, trong khoảng thời gian nhân loại c̣n ấu trĩ. Rồi các Ngài đă rời chúng ta trong một thời gian và biến mất đằng sau bức màn ngăn cách cảnh giới vô h́nh với thế giới hữu h́nh. Các Ngài đă làm như vậy để cho con người có th́ giờ phát triển ư chí tự do, để trở nên trưởng thành, có thể sử dụng trí tuệ của ḿnh, có thể tự quyết định, và cuối cùng tự ḿnh hướng về Thiên giới, cũng như hữu ư cố gắng dấn bước trên đường phản bổn hoàn nguyên. Sự việc này đă xảy ra trên một qui mô rộng lớn đến đỗi hiện nay dường như khả dĩ trong ṿng thế kỷ tới các Chân sư có thể xuất lộ, không c̣n giữ im lặng nữa, và mọi người sẽ lại biết được các Ngài. Để tiến đến mục đích này, Chân sư Tây Tạng đă làm việc từ trước đến giờ, và nhiều người trong chúng ta cũng đă và đang cộng tác với Ngài.

Ngài cũng đưa ra những qui luật mới cho các đệ tử; những qui luật này để cho mỗi người đệ tử được rất nhiều quyền tự do hơn là các qui luật trong quá khứ mà ai cũng biết. Ngày nay không c̣n đ̣i hỏi người đệ tử phải có một sự vâng lời nào cả. Người đệ tử được xem như là một tác nhân thông minh và được để cho tự do làm đầy đủ các điều kiện cần thiết, theo mức nhận thức cao nhất của ḿnh. Không ai bị buộc phải giữ bí mật, bởi v́ không một người đệ tử nào được nhận vào một Đạo viện hay vào một nơi chốn điểm đạo, nếu c̣n một chút nguy cơ rằng y sẽ nói ra. Hiện nay, các đệ tử đang được huấn luyện bằng thần giao cách cảm, và việc hiện diện của Chân sư thực sự trong xác phàm th́ không c̣n cần thiết nữa. Sự phát triển cá nhân của thời xưa không c̣n được chú trọng. Nhu cầu của nhân loại được đưa ra như là động cơ chính yếu để phát triển tinh thần. Ngày nay, các đệ tử đang được dạy cách làm việc với nhau trong từng nhóm để khả dĩ đạt được mục đích trước mắt là điểm đạo tập thể, một ư tưởng và viễn ảnh hoàn toàn mới. Họ không c̣n bị bắt buộc phải tuân thủ các giới luật thuộc về thân xác. Người đệ tử ngày nay, thông minh, yêu thương và đang phụng sự, được xem như là không c̣n cần đến các giới luật ấy nữa. Xem như y đă vượt qua khỏi các thèm khát của thân xác, và giờ đây được tự do phụng sự. Phần nhiều các giáo huấn này đă được đưa ra trong quyển sách vừa mới xuất bản, Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới. Nó gồm các giáo huấn mà Chân Sư Tây Tạng đă đưa ra cho một nhóm đệ tử của Ngài trên thế giới, một vài người tôi biết c̣n những người khác th́ không. Theo như chúng tôi biết th́ đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Đ.Đ. C.G. mà các giáo huấn chi tiết của một vị Chân sư dạy nhóm đệ tử Ngài đă được cho xuất bản, và do thế mà được trao vào tay công chúng.

Trong các đoạn trên, tôi đă cố gắng miêu tả một cách vắn tắt một số hoạt động mà Chân sư Tây Tạng đă phát khởi, trong nỗ lực song hành với các thành viên khác của Đ.Đ.C.G. để gióng lên chủ âm của thời đại mới, và trong các cấp cao của Trường Arcance, chúng tôi đang t́m cách chú trọng vào chính các điều này.

Một số sinh viên đă ở lại với chúng tôi trong hai mươi năm hay lâu hơn. Họ đă trung kiên làm phận sự của ḿnh, và rơ ràng là đang đạt được kết quả. Về sau, chúng tôi hy vọng sẽ phát triển được một số nhóm mà sẽ sử dụng một vài kỹ thuật đă được Chân sư Tây Tạng bàn đến trong bộ Luận về Bảy Cung, có lẽ là tác phẩm tuyệt diệu nhất của Ngài. Trong đó Ngài có giải rơ một trường phái trị liệu mới. Ngài đưa ra kỹ thuật để thiết lập con đường Ánh sáng giữa linh hồn và Chân thần, cũng như phàm nhân đă tạo con đường thông thương giữa ḿnh và linh hồn vậy. Ngài cũng nhấn mạnh khoa chiêm tinh mới của nội môn, bàn về chủ đích của linh hồn và con đường mà người đệ tử phải bước vào. Ngài cũng đưa ra mười bốn qui luật mà các điểm đạo đồ phải tuân thủ, và do đó, bộ luận năm tập này là bản tóm lược đầy đủ về cuộc sống tinh thần, tŕnh bày các chân lư xưa bằng những h́nh thức rơ ràng, mới mẻ hơn, để hướng dẫn nhân loại trong thời đại Bảo B́nh.

Vào khoảng năm 1934 chúng tôi bắt đầu đến thăm các vùng khác ở Châu Âu. Trong năm năm kế đó chúng tôi đă nhiều lần đến Hà Lan, Bỉ, Pháp và Ư, và khi ở Châu Âu chúng tôi thường đến Geneva, Lausanne hoặc Zurich và ở đó một thời gian ngắn. Dân Châu Âu thuộc nhiều vùng khác nhau vẫn thường gặp gỡ chúng tôi ở đó. Qua bao năm làm việc và đối diện với các thính giả ở Rotterdam hay Milan, ở Geneva hay Antwerp, chúng tôi đă được hé lộ cho thấy chính xác rằng phẩm tính của người dân ở những nơi này cũng giống như người dân ở Anh hay ở Mỹ vậy. Có thể nói với họ những điều giống nhau, các viễn ảnh giống nhau về t́nh huynh đệ đại đồng và con Đường Đạo. Các phản ứng của họ giống nhau. Họ đều hiểu và mong mỏi có được cùng sự tự do, cùng những kinh nghiệm tinh thần.

Tôi đă khá thành thạo việc diễn thuyết thông qua một người thông dịch. Khi tôi giảng ở Ư th́ Bác sĩ Assagioli thường giúp việc thông dịch, c̣n khi nào ở Hà Lan th́ vị chủ nhiệm công việc của chúng tôi ở đó là Gerhard Jansen (thường được những người mến ông gọi là Gerry) thông dịch giúp tôi. Đôi khi tôi để ư thấy ông trong một đám người thuộc nhiều chủng tộc và nghe ông đối đáp một cách dễ dàng như nhau bằng năm, sáu thứ tiếng. Trước chiến tranh, ông đă làm công việc rất tốt ở Hà Lan. Thực sự là tất cả các bài vở của ông trong nhà trường đều đă được dịch sang tiếng Hà Lan, và chính ông đă trông nom một nhóm sinh viên rất đông đảo và nhiệt thành. Công việc ở Hà Lan và ở Tây Ban Nha đều rất khả quan, và dù rằng hai nước này tính khí khác nhau, nhưng ḷng nhiệt thành của họ th́ không hề khác biệt.

Bản thảo chấm dứt ở đây.


Phụ lục


CÔNG VIỆC CỦA TÔI
(Bài viết của CHÂN SƯ TÂY TẠNG)
Trong tháng Mười Một năm 1919, tôi tiếp xúc với A.A.B. (Alice A. Bailey) và yêu cầu bà giúp tôi bằng cách viết ra cũng như lo việc xuất bản một số sách — theo tŕnh tự phổ truyền chân lư — đă đến lúc cần được cho ra. Lập tức bà từ chối, v́ bà không hề có thiện cảm với những cái gọi là các tác phẩm huyền bí đang tràn ngập, chúng được đưa ra cho công chúng từ nhiều nhóm huyền bí khác nhau, họ không có kinh nghiệm viết sách dành cho công chúng. Hơn nữa, bà cũng hoàn toàn không thích mọi h́nh thức viết sách bằng thần thông và những việc làm bằng thần thông. Sau đó, bà đă đổi ư khi tôi giải thích cho bà hiểu rằng sự liên hệ bằng thần giao cách cảm (viễn cảm) là một điều đă được chứng minh và là một vấn đề đang được giới khoa học quan tâm nghiên cứu; rằng bà không phải là người có thần nhĩ hay có thần nhăn và sẽ không bao giờ trở thành một người như vậy; và (trên hết mọi sự) việc trắc nghiệm, đánh giá chân lư là ở chính nơi chân lư mà thôi. Tôi đă nói với bà rằng nếu bà chịu viết trong khoảng thời gian một tháng th́ tài liệu được viết ra sẽ chứng tỏ cho bà thấy nó có chứa đựng chân lư hay không, nó có khơi dậy được các thông hiểu và nhận thức trực giác hay không, và nó có bao gồm hay chăng những điều mà sẽ rất có giá trị trong kỷ nguyên tinh thần mới mẻ đang khai diễn. Thế nên, bà đă vượt qua được mối chán ghét của ḿnh đối với loại công việc này cũng như nhiều lối tŕnh bày chân lư một cách huyền bí, hiện đang lan tràn. Bà chỉ đồng ư viết với điều kiện rằng các tác phẩm sẽ được đưa ra mà không có kèm theo bất cứ những lời tự xưng uy tín nào và các giáo huấn sẽ đứng vững được hay không là tùy theo chính chân giá trị của chúng mà thôi.

Các tác phẩm
Quyển sách đầu tiên được xuất bản là Điểm Đạo trong Nhân Loại và Thái Dương Hệ. Đây là kết quả cố gắng đầu tiên của bà trong loại công việc này. Nó đặt nền móng cho những quyển sách tiếp theo. Từ đó trở đi, A.A.B. đă viết sách cho tôi trong gần hai mươi lăm năm. Các sách này đă ra đời, phù hợp với một chủ đích sâu xa tiềm ẩn mà có lẽ các bạn quan tâm muốn biết, và chúng đă được khắp thế giới thừa nhận.

Điềm Đạo trong Nhân Loại và Thái Dương Hệ có mục đích khiến cho công chúng chú ư đến sự kiện thật về Đ.Đ.C.G..

H.P.B. đă làm việc này bằng sự suy diễn và những lời tuyên bố, nhưng không theo một thứ tự nào cả. Hội T.T. đă giảng dạy những sự kiện thật về các Chân sư, dù rằng, trong thư từ của bà với Bộ phận Bí giáo, H.P.B. đă hết sức hối tiếc việc làm này. Giáo huấn đó đă bị các nhà lănh đạo T.T. về sau diễn giải sai lầm, và họ đă phạm một số lầm lỗi trong cơ bản. Họ đă mô tả các Chân sư với đặc tính không hề lầm lạc, những điều này không thể có được bởi v́ chính các Chân sư các Ngài cũng đang tiến hóa. Giáo huấn họ đưa ra đă cổ vũ cho một sự chăm chú vào việc phát triển vị ngă, và quan tâm quá nhiều đến sự khai mở và giải thoát cá nhân. Những người được nêâu lên như là các điểm đạo đồ và các cao đồ th́ hoàn toàn là những người tầm thường, không có ảnh hưởng ǵ bên ngoài của chính Hội T.T.. Người ta đă nhấn mạnh đến ḷng tôn sùng hoàn toàn đối với các Chân sư — tức là tôn sùng phàm nhân của các Ngài, và họ cũng cho thấy rằng các Ngài đang can thiệp vào sinh hoạt tổ chức của nhiều nhóm huyền bí khác nhau đă tự xưng là đang làm việc dưới sự điều hành của các Ngài. Người ta cho là các Ngài phải chịu trách nhiệm về các lầm lỗi của những nhà lănh đạo các đoàn thể, họ đă ẩn núp dưới những lời tuyên bố như: Chân sư đă truyền cho tôi nói rằng..., Chân sư muốn việc này được thực hiện, hay là Chân sư muốn các hội viên hăy làm như thế này, thế nọ. Người nào tuân hành th́ được xem là những hội viên tốt; người nào từ chối không chịu quan tâm tuân thủ th́ bị xem là đào nhiệm. Sự tự do của cá nhân liên tục bị xâm phạm, c̣n những khuyết điểm và tham vọng của các nhà lănh đạo th́ được bào chữa. V́ biết rơ tất cả những điều đó nên A.A.B. đă từ chối, không tham gia vào bất cứ hoạt động nào đang liên tục tái diễn như thế, bởi v́ đó thật sự là lịch sử của tất cả các nhóm huyền bí được mọi người biết đến và đang hấp dẫn sự chú ư của công chúng. Không ai liên thuộc Đ.Đ.C.G. mà lại làm như vậy; và thậm chí nếu tôi có muốn làm việc theo cách đó th́ hẳn đă không được bà cộng tác.

Kế đó là quyển Thư về Tham Thiền Huyền Môn. Các bức thư này đă chỉ ra một khảo hướng khá mới về tham thiền, không dựa trên ḷng tôn sùng các Chân sư, mà dựa vào việc nhận thức được linh hồn nơi mỗi cá nhân. Rồi tiếp theo là Luận về Lửa Vũ Trụ. Quyển sách này triển khai giáo huấn đă đưa ra trong Giáo Lư Bí Nhiệm về ba loại lửa — lửa điện, lửa thái dương và lửa ma sát — và nó đă đúng theo lịch tŕnh mà người ta mong đợi. Nó cũng đưa ra ch́a khóa tâm lư cho bộ Giáo Lư Bí Nhiệm và nhằm cung ứng tài liệu nghiên cứu cho những người đệ tử và các điểm đạo đồ ở cuối thế kỷ này và đầu thế kỷ tới, măi đến năm 2025.

Về sau, A.A.B. cảm thấy rằng sẽ rất hữu ích cho tôi và công việc chung nếu bà tự viết ra một số sách giúp ích cho 247 các sinh viên, ngoài việc ghi bài, viết sách cho tôi, rồi đưa chúng ra dưới h́nh thức Anh ngữ nhiều gợi ư mà chúng tôi đă phát triển làm phương tiện truyền chuyển các ư tưởng mà tôi có phận sự công bố. Người có thần thông và người đồng tử trung b́nh th́ thường không có mức thông minh cao, và A.A.B. muốn chứng minh (để giúp ích cho công việc trong tương lai) rằng một người có thể làm một công việc nhất định bằng quan năng thần thông mà vẫn có thể thật sự thông minh. Thế

nên, bà đă viết bốn quyển sách hoàn toàn là tác phẩm của chính bà:

Tâm thức của Hạt Nguyên tử.

Linh hồn và các Thể.

Từ Trí tuệ đến Trực giác.

Từ Bethlehem đến Calvary.

Bà cũng đă cộng tác với tôi, viết một quyển sách, nhan đề là Ánh Sáng của Linh Hồn; trong sách này tôi dịch ra tiếng Anh các câu kinh Phạn ngữ của Patanjali, c̣n bà đóng góp phần luận giải, thỉnh thoảng bà cũng tham khảo ư kiến tôi để nắm chắc ư nghĩa.

Kế đến là Luận về Chánh thuật. Quyển này đă được viết cách đây nhiều năm, và khi viết nó đă được đưa ra từng chương cho các sinh viên cao cấp của Trường Arcane chỉ để dùng làm bài đọc mà thôi. Nó là cuốn sách đầu tiên được đưa ra bàn về việc huấn luyện và kiểm soát thể tinh tú hay là thể cảm dục. Nhiều cuốn sách nội môn đă viết về thể xác, cách thanh luyện nó, và về thể dĩ thái hay là thể sinh lực. Hầu hết chúng là tuyển tập của các sách khác, cả xưa và nay. Tuy nhiên, quyển sách này của tôi th́ nhằm huấn luyện người chí nguyện thời nay trong việc kiểm soát thể cảm dục của ḿnh, với sự trợ giúp của thể trí, v́ đến lượt thể trí ấy lại được linh hồn soi sáng.

Tác phẩm tiếp theo là bộ Luận về Bảy Cung. Đó là một bộ sách dài, chưa hoàn tất. Nó bao gồm bốn tập, hai tập đầu đă được xuất bản, một tập đă sẵn sàng để in, và tập chót th́ đang được viết. Các tập một và hai bàn về bảy cung và bảy mẫu tâm lư của bảy cung, để đặt nền tảng cho khoa tâm lư mới mà khoa tâm lư hiện nay (dù có tính xu phụng vật chất) đă tạo được một cơ sở rất tốt. Tập ba th́ hoàn toàn dành cho chủ đề khoa chiêm tinh nội môn, và tự nó là một quyển sách. Tập này nhằm đưa ra khoa chiêm tinh mới trên căn bản là linh hồn chứ không phải phàm nhân. Khoa chiêm tinh công truyền xác lập một đồ biểu để đưa ra vận mệnh của phàm nhân, và khi phàm nhân này kém tiến hóa hoặc chỉ phát triển ở mức trung b́nh th́ thường lá số ấy đoán đúng đến mức gây kinh ngạc. Tuy nhiên, nó sẽ không đúng đến mức đó, nếu đương sự là những người tiến hóa cao, những người chí nguyện, các đệ tử và điểm đạo đồ là những người đang bắt đầu chế ngự các ngôi sao chiếu mệnh và do thế mà kiểm soát được các hành động của ḿnh. Bấy giờ các sự kiện và các diễn biến trong đời họ sẽ không thể nào tiên đoán được. Khoa chiêm tinh mới của tương lai sẽ cố gắng đưa ra ch́a khóa để lập lá số của linh hồn, v́ nó chịu sự chi phối của cung linh hồn chứ không phải cung phàm nhân. Những điều tôi đưa ra đă đủ để giúp cho những nhà chiêm tinh nào quan tâm theo đường hướng mới có thể giải đoán tương lai, dựa vào khảo hướng mới mẻ này. Khoa chiêm tinh là một khoa học nền tảng và hết sức cần thiết. A.A.B. không biết ǵ về chiêm tinh cả; thậm chí bà không thể lập được một đồ biểu, hay có thể kể tên các hành tinh và những cung nào chúng chi phối. Do đó, tôi hoàn toàn chịu trách nhiêäm về tất cả những ǵ nói trong sách này và tất cả những quyển sách khác của tôi chỉ trừ một quyển là Ánh Sáng của Linh Hồn như trước tôi đă có giải thích.

Tập bốn bàn về vấn đề trị liệu, cũng như việc lập cầu Antahkarana để nối liền khoảng cách giữa Chân thần và phàm nhân. Nó cũng đưa ra Mười bốn Qui luật mà những người nào đang dự cuộc huấn luyện để được điểm đạo đều phải tận tường.* Một lần nữa, xin các bạn chú ư đến vấn đề cuối cùng này, tôi xin nhắc lại rằng A.A.B. chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ, có lời nào tự xưng ḿnh là một điểm đạo đồ, dù ở trước công chúng hay trong chỗ riêng tư. Bà

* Ghi chú: Sau đó, Chân sư Tây Tạng và A.A.B. đă quyết định cho ra các Qui luật này thành một cuốn riêng. Bởi vậy, chẳng bao lâu nữa chúng sẽ xuất hiện dưới h́nh thức tập V của bộ “Luận về Bảy Cung” - Foster Bailey (F.B.)

biết rằng việc làm đó vi phạm định luật huyền môn, và bà đă thấy quá nhiều người không phải là tụ điểm tinh thần ǵ đặc biệt hoặc có khả năng trí tuệ nào mà lại tự xưng như thế, và hậu quả tai hại đă xảy ra, là hạ thấp cái ư niệm về Đ.Đ.C.G. và tính chất của bậc trọn lành trước tầm mắt quan tâm theo dơi của công chúng. Thế nên, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về Mười bốn Qui Luật này, về các lời giải thích và việc áp dụng chúng. A.A.B. chưa bao giờ tự xưng điều ǵ khác hơn là một đệ tử đang phục vụ, đang chú tâm vào việc phụng sự thế giới (điều này không ai có thể phủ nhận) và đă lặp đi lặp lại rằng từ “đệ tử” là một từ hợp pháp và không gây tranh căi (cũng như đúng thật) được dùng cho tất cả các cấp phụng sự viên trong Đ.Đ.C.G., từ người đệ tử dự bị, có liên hệ lỏng lẻo với một số vị đệ tử trong Đ.Đ.C.G., lên đến và bao gồm cả chính Đức Christ, là vị Thầy của tất cả các Chân sư, là Huấn sư của thiên thần cũng như loài người. Tôi hoàn toàn đồng ư với bà, khi bà đă liên tục phản đối những sự ṭ ṃ không lành mạnh về địa vị và tước hiệu, là một điều hết sức tai hại trong quá nhiều nhóm huyền bí, đưa đến làn sóng cạnh tranh, ganh tị, chỉ trích và tự xưng, tự nhận đang nhan nhản trong đa số các đoàn nhóm này — nó khiến cho biết bao sách vở xuất bản trở thành vô dụng và làm cho công chúng không thể nhận được giáo huấn trong tính thuần khiết và giản dị. Cấp bậc và tước hiệu, địa vị và ngôi thứ, đều không có ǵ quan trọng cả. Chính giáo huấn mới là quan trọng — tức là chính chân lư và sức khơi dậy trực giác trong giáo huấn. Xin các bạn luôn nhớ cho điều này.

Các đệ tử chính thức của Chân sư nhận ra được Ngài trong nội tâm họ — sự nhận thức này sau đó được các đệ tử đồng môn với họ xác nhận và được Chân sư Ngài dùng như một điều kiện thực tế. Họ biết đượïc Chân sư của ḿnh, nhận giáo huấn từ Ngài, và trong nhóm với nhau họ nói chuyện về Ngài theo mức họ hiểu Ngài, chứ không theo cái hiểu của thế giới bên ngoài.

Thế là các quyển sách được liên tục ra đời trong nhiều năm, và khi bộ Luận về Bảy Cung hoàn tất, một cuốn sách nhỏ về ảo cảm đă sẵn sàng để in, và một quyển sách nói về đường đạo trong thời đại mới được trao vào tay công chúng, th́ công việc A.A.B. làm cho tôâi sẽ chấm dứt. Bấy giờ bà có thể trở lại làm công việc của ḿnh — công việc của một người đệ tử — trong Đạo viện của Chân sư bà.

Nhà Trường
Giai đoạn kế tiếp của công việc mà tôi muốn thấy đượïc thành tựu th́ nay đang được tiến hành đều đặïn. Đó chính là mong muốn của tôi (cũng như là sự mong muốn của nhiều nhân viên trong Đ.Đ.C.G.) muốn thấy một trường huyền môn được mở ra mà để cho các môn sinh được tự do. Trường sẽ không bó buộc họ phải thệ nguyện điều ǵ, và — trong khi đưa ra những phương cách hành thiền, những bài nghiên cứu và giáo huấn nội môn — trường vẫn để cho mọi người tự điều chỉnh, tự diễn giải chân lư theo khả năng cao nhất của ḿnh. Trường tŕnh bày cho họ biết nhiều quan điểm, đồng thời truyền đạt cho họ những chân lư nội môn thâm sâu nhất mà họ có thể nhận thức được nếu trong tâm họ có những ǵ đă thức tỉnh, đáp ứng được với các bí nhiệm. C̣n nếu họ thiếu khả năng nhận thức được chân lư đúng như thực tính, th́ cho dù họ có đọc hay nghe nói về các bí nhiệm đó, chúng cũng không gây cho họ điều ǵ tai hại. A.A.B. đă mở ra một trường như thế nào năm 1923 với sự giúp đỡ của F.B. và một số môn sinh có sự thông hiểu và tầm nh́n tinh thần. Bà đă đặt điều kiện là tôi sẽ không có ǵ liên quan đến Trường Arcane, và tôi sẽ không chi phối học tŕnh và các phương sách của nhà trường. Ở điểm này bà đă khôn ngoan và đúng đắn và tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của bà. Ngay cả những quyển sách của tôi cũng không được dùng làm sách giáo khoa, và chỉ ba năm qua, một quyển sách trong đó, Luậïn về Chánh thuật, mới được điều chỉnh để dùng trong một khóa học, và đó là do sự yêu cầu tha thiết của nhiều sinh viên. Một vài phần của giáo huấn về Antahkarna (sẽ cho ra trong một quyển sau này của bộ Luận về Bảy Cung) cũng đă được dùng trong hai năm qua cho một phần của cấp thứ tư. Giáo huấn về ảo cảm đă được đưa ra làm bài đọc trong một phần khác.

Trong Trường Arcane không ai bị đ̣i hỏi phải vâng lời, không có ǵ nhấn mạnh rằng “ phải tuân theo Chân sư “ bởi v́ không có vị Chân sư nào đang điều hành nhà trường cả. Trường chỉ chú trọng vào vị Chân sư duy nhất trong tâm hồn, tức là linh hồn, con người tinh thần thật sự trong mỗi cá nhân. Không có khoa thần học nào được đem ra giảng dạy, và người sinh viên không bị buộc phải chấp nhận bất cứ một sự diễn giải hay tŕnh bày nào về chân lư. Một thành viên của Trường có thể chấp nhận hay gạt bỏ sự kiện thực tế về các Chân sư, về Đ.Đ.C.G., về luân hồi, hoặc về linh hồn mà vẫn c̣n là một thành viên tốt của nhà trường. Không hề có sự mong đợi hay đ̣i hỏi phải trung thành đối với nhà trường hay với A.A.B.. Các sinh viên có thể làm việc trong bất cứ đoàn thể hay giáo hội nào thuộc chính thống hay siêu h́nh, nội môn hay huyền bí mà vẫn c̣n là thành viên của Trường Arcane. Họ được yêu cầu hăy xem các hoạt động đó như là những môi trường phụng sự, trong đó họ có thể đưa ra bất cứ sự trợ giúp tinh thần nào mà có thể họ đă thu được thông qua công việc họ làm trong nhà Trường. Các nhà lănh đạo và các nhân viên cao cấp trong nhiều đoàn thể huyền bí cũng đang làm việc trong Trường Arcane, nhưng vẫn cảm thấy hoàn toàn tự do dùng th́ giờ, ḷng trung thành và phụng sự cho đoàn thể của riêng họ.

Trường Arcane đă ra đời trong hai mươi năm qua và nay — cùng với toàn thể nhân loại — Trường đang bước vào một chu kỳ phát triển mới hữu ích hơn, và đang có cuộc chuẩn bị thích hợp cho bước phát triển này. Chủ âm của Trường là phụng sự, do ḷng yêu thương nhân loại. Việc tham thiền được làm thăng bằng và song hành với việc học hỏi, nghiên cứu cũng như cố gắng hướng dẫn các sinh viên phụng sự.

Đoàn Người Mới Phụng Sự Thế Gian
Một phần việc khác của tôi đă được thực hiện cách đây khoảng mười năm, khi tôi bắt đầu viết một số tập sách nhỏ dành cho công chúng, kêu gọi họ hăy chú ư đến hiện t́nh thế giới và Đoàn Người Mới Phụng Sự Thế Gian. Bằng cách đó, tôi đă cố gắng trụ vững ở cơi trần (xin tạm gọi như vậy) một sự xuất lộ hay là biểu tượng công việc của Đ.Đ.C.G.. Đó là một nỗ lực kết đoàn ở nội giới, và nếu có thể th́ ở ngoại giới, của tất cả những người có chủ đích tinh thần và sâu sắc yêu thương nhân loại, họ đang tích cực làm việc trong nhiều nước, hoặc trong các tổ chức hay làm việc một ḿnh. Những người này rất đông. Các nhân viên trong Trường Arcane, F.B. và

A.A.B. biết được một số ít. Phần tôi biết được hàng ngàn người khác. Tất cả đều đang làm việc theo nguồn hứng khởi của Đ.Đ.C.G và, dù tự ư thức được hay không, họ đều đang hoàn thành các phận sự làm đại diện cho các Chân sư. Họ cùng nhau họp thành mọät đoàn thể, liên kết chặt chẽ ở nội giới bằng t́nh thương và chủ đích tinh thần. Một số là các huyền bí gia, làm việc trong các nhóm huyền bí; một số là các nhà thần bí, làm việc bằng viễn ảnh tinh thần và t́nh thương; những người khác thuộc các tôn giáo chính thống, c̣n một số người th́ hoàn toàn không thừa nhận các mối liên hệ gọi là tinh thần. Tuy nhiên, tất cả đều được thúc đẩy bởi một ư thức trách nhiệm v́ phúc lợi cho nhân loại, và trong thâm tâm họ đă tự nguyện trợ giúp đồng bào ḿnh. Đoàn người cao cảø này là những vị Cứu thế hiện nay, họ sẽ cứu giúp thế gian và mở ra thời đại mới sau chiến tranh. Những tập sách mà tôi đă viết (tập đầu có tựa đề Trong Ba Năm Tới*) đă nêu lên các kế hoạch và mục đích của Đoàn, và đề nghị các phương cách và các phương pháp để cộng tác với đoàn người phụng sự thế giới này, đă và đang hiện hữu cùng hoạt động tích cực trong nhiều liơnh vực.

Những người mà Đ.N.M.P.S.T.G. đang ảnh hưởng, những người mà Đoàn t́m cách làm việc với, và những người có thể đóng vai tṛ đại diện cho Đoàn, chúng tôi gọi đó là những người nam nữ thiện chí. Tôi đă làm một nỗ lực để thấu đến những người thiện chí này vào năm 1936, khi mà vẫn c̣n có chút khả năng mong manh có thể tránh được chiến tranh, thậm chí vào giờ phút muộn màng đó. Có lẽ nhiều người vẫn c̣n nhớ cuộc vận động ấy và sự thành công tương đối của nó. Cuộc vận động đă đến được hàng triệu người thông qua những lời hô hào, sách báo và đài phát thanh. Tuy nhiên, đă không có đủ số người quan tâm về mặt tinh thần để đạt được những bước cần thiết nhằm ngăn chặn triều sóng hận thù, tà vạy và gây hấn đă đe doạ nhận ch́m thế giới. Dù với tất cả những nỗ lực của Đ.Đ.C.G. cùng các nhân viên, chiến tranh đă bùng nổ vào năm 1939, và công tác thiện chí đương nhiên phải bị tạm đ́nh hoăn. Phần việc mà các thành viên của Trường Arcane đă t́m cách phục vụ, và kết quả đă h́nh thành được mười chín trung tâm phụng sự trong từng ấy quốc gia, đă phải bị tạm thời đ́nh hoăn — nhưng, hởi các huynh đệ, chỉ tạm thời thôi, bởi v́ thiện chí là “mănh lực cứu giúp”, là một sự phát biểu của ư-chí-hướng-thiện vốn là lực phát động Đ.N.M.P.S.T.G.

*Phát hành năm 1932 dưới tựa đề, Đoàn Người Mới Phụng Sự Thế Gian.

Tôi muốn nêu rơ rằng việc trụ vững Đ.N.M.P.S.T.G. ở cơi trần và tổ chức công tác thiện chí không chút ǵ liên quan đến Trường Arcane chỉ trừ việc nó cho các thành viên của Trường có cơ hội trợ giúp vào phong trào đó. Họ đă được để cho hoàn toàn tự do muốn trợ giúp hay không tùy ư, và phần đông họ đă hoàn toàn không biết đến nỗ lực này, tức là họ phát biểu quyền tự do mà họ đă cảm thấy và đă được giảng dạy.

Khi thế chiến nổ ra và toàn thể thế giới lao vào những hậu quả xáo trộn, khủng khiếp, thảm họa, chết chóc, đau thương, th́ nhiều người có khuynh hướng tinh thần đă lo đứng ngoài cuộc đấu tranh. Họ không phải là số đông, nhưng là một thiểu số ồn ào và mạnh mẽ. Họ xem bất cứ những thái độ tham chiến nào cũng đều là một sự vi phạm định luật về t́nh huynh đệ, và họ đă bằng ḷng hy sinh hạnh phúc của toàn nhân loại cho một sự thôi thúc thuộc về xúc cảm, muốn yêu thương tất cả mọi người theo một cách khiến họ không cần phải làm bất cứ hành động hay quyết định nào. Thay v́ xét “đúng hay sai với đất nước của tôi” th́ chính là “đúng hay sai với toàn nhân loại”. Khi tôi viết tập sách Cuộc Khủng hoảng của Thế giới Hiện tại và các bài viết kế tiếp về t́nh h́nh thế giới, tôi đă khẳng định rằng Đ.Đ.C.G. ủng hộ thái độ và các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc, là chiến đấu cho sự tự do của toàn nhân loại và cho sự giải thoát của những người đau khổ. Sự kiện này đă nhất thiết đặt Đ.Đ.C.G. ở vào vị thế không cách nào ủng hộ lập trường của phe Trục. Nhiều người ở trong công tác thiện chí và một vài người ở trong nhà trường đă diễn giải sự kiện này như là có ẩn ư chính trị, họ tin tưởng và cho rằng đối với cả điều thiện và điều ác th́ những người có khuynh hướng tinh thần phải giữ vị thế hoàn toàn trung lập. Những người đó đă không suy nghĩ cặn kẽ rơ ràng, họ lẫn lộn thái độ không chịu ủng hộ với t́nh huynh đệ, mà quên đi những lời Đức Christ đă nói rằng “người nào không cùng với ta tức là chống lại ta.” Tôi xin lặp lại những điều tôi đă thường nói. Đ.Đ.C.G. và tất cả các nhân viên, gồm cả tôi, đều yêu thương nhân loại, nhưng các Ngài không hề ủng hộ những ǵ tà vạy, gây hấn, tàn ác và giam nhốt linh hồn con người. Các Ngài đại diện cho tự do, cho cơ hội dành cho mọi người có thể tiến tới trên con đường ánh sáng, cho phúc lợi của toàn nhân loại, không phân biệt, cho ḷng tử tế tốt đẹp, và cho quyền của mỗi người có thể tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do làm việc. Thế nên, tất nhiên là các Ngài không thể ủng hộ các quốc gia nào hoặc những người trong bất cứ quốc gia nào đi ngược lại quyền tự do và hạnh phúc của con người. Trong t́nh thương và thấu hiểu được trường hợp này, các Ngài biết rằng, trong một kiếp sống hay những kiếp sống về sau, phần đông những người mà hiện đang là kẻ thù của quyền tự do của con người, chính họ cũng sẽ được giải thoát và dấn bước trên con Đường sáng. Đồng thời, toàn lực của Đ.Đ.C.G. được đổ về phía các quốc gia đang đấu tranh giải thoát nhân loại, cũng như đổ về phía những người, ở trong bất cứ quốc gia nào, đang làm công việc đó. Nếu đứng về phía tự do và điều thiện bị xem là phương hại cho các vấn đề tinh thần, th́ bấy giờ Đ.Đ.C.G. sẽ làm việc để thay đổi thái độ của mọi người về thế nào là tinh thần.

V́ chịu trách nhiệm viết ra các tập sách và cùng F.B. chịu trách nhiệm xuất bản cũng như phân phối chúng, nên A.A.B. đă bị đặt vào một vị thế khó khăn, làm bia cho những lời chỉ trích và công kích. Tuy nhiên, bà biết rằng thời gian sẽ điều chỉnh tất cả, và việc ǵ đă được làm với động cơ đúng đắn th́ rốt cuộc tự nó sẽ tỏ ra là đúng.

Vậy là, tôi đă quan tâm đến ba giai đoạn của công việc: những quyển sách, Trường Arcane, và Đ.N.M.P.S.T.G.. Tác động của ba phương diện công việc này vào thế giới đă rơ ràng là hữu hiệu và hữu ích. Tổng thể của những công việc hữu ích đă được thành tựu mới là điều đáng kể, chứ không phải những lời chỉ trích và sự hiểu lầm của những người trong cơ bản thuộc về lề lối cũ, thuộc về thời đại Song Ngư, và do đó họ không thể thấy được sự xuất lộ của những lối sống mới và những khảo hướng mới về chân lư.

Trong suốt khoảng thời gian này tôi đă đứng ở hậu trường. Tôi đă chịu trách nhiệm về các cuốn sách và những tập sách nhỏ, chúng mang thẩm quyền của chân lư — nếu trong chúng có chân lư — chứ không phải thẩm quyền của tên tuổi tôi, của bất cứ địa vị nào mà tôi có thể tự xưng, hoặc địa vị mà những kẻ ṭ ṃ, tọc mạch và sùng tín có thể gán cho tôi. A.A.B. th́ chịu trách nhiệm về Trường Arcane, và tôi không hề định đặt các sách lược hoặc can dự vào học tŕnh của nhà trường. C̣n các sách và những tập sách nhỏ của tôi th́ các sinh viên trong Trường có thể đọc y như là những người khác trong công chúng vậy.

Tôi đă t́m cách trợ giúp công tác thiện chí, mà A.A.B. chịu trách nhiệm, bằng những đề nghị, và bằng cách nêu lên những công việc nào Đ.N.M.P.S.T.G. đang t́m cách thực hiện; nhưng tôi chưa hề và cũng sẽ không bao giờ yêu cầu đ̣i hỏi việc ǵ dựa vào thẩm quyền qua tên tuổi của tôiû. Kết quả của tất cả các hoạt động này rất tốt; những sự hiểu lầm cũng chỉ ít thôi và do tŕnh độ nhận thức của cá nhân ấy cũng như do thái độ của người chỉ trích. Sự chỉ trích vẫn là lành mạnh nếu chúng ta không để cho nó trở thành hủy hoại.

Huấn Luyện Cá Nhân
Song hành với các hoạt động chính yếu nói trên, từ năm 1931 tôi đă huấn luyện một nhóm người nam, nữ rải rác trên khắp thế giới, về các kỹ thuật của con đường đệ tử nhập môn, hiểu về mặt lư thuyết. Trong số nhiều người có thể làm tân đệ tử, vào năm 1931 và sau đó, tôi đă chỉ cho A.A.B. một nhóm khoảng 45 ngựi — một số th́ cá nhân bà có quen biết, c̣n một số th́ không — họ đă bày tỏ ḷng tự nguyện muốn được huấn luyện, và có thể thử thách mức thích hợp với công tác tập thể trên Đường Đạo trong Thời đại mới. Những người này đă nhận giáo huấn cá nhân trực tiếp từ tôi cùng một số giáo huấn tổng quát thể hiện cách cận tiến mới mẻ hướng về Đ.Đ.C.G. và cuộc sống tinh thần, dù rằng dĩ nhiên là căn cứ vào các qui luật xưa. Chẳng bao lâu, các giáo huấn đó sẽ được đưa ra cho công chúng, nhưng không kèm theo các chi tiết liên quan đến những người đă thụ huấn; tên tuổi, ngày tháng, nơi chốn đều được thay đổi, chỉ có giáo huấn là được giữ y như đă truyền đạt.*

Tất nhiên, qua giao tiếp với tôi, những người này đă xác định được lai lịch của tôi. Trong nhiều năm rồi họ đă biết tôi là ai. Nhưng họ và A.A.B. đă rất cẩn thận giữ kín danh hiệu của tôi, một cách thật khó khăn, v́ hàng trăm người trong hầu như mọi nước trên thế giới đă phỏng đoán lai lịch của tôi, và nhiều người đă đoán đúng. Thế nên, ngày nay, dù rằng

A.A.B.
và các đệ tử của tôi đă làm tất cả những ǵ có thể làm, nói chung người ta đă nhận ra rằng tôi là một Chân sư và đă gán cho tôi một danh hiệu. Trong nhóm người chí nguyện được đặc biệt chọn lựa của tôi th́ tôi đă thừa nhận danh tíùnh của ḿnh khi chính họ nhận ra điều đó trong tâm. Nếu làm khác hơn th́ thật là vừa sai lầm vừa khờ dại; nên khi giao tiếp với họ hoặc viết giáo huấn mới về Đường Đạo, tất nhiên tôi đă giữ vị thế đúng của ḿnh. Tôi và A.A.B. đă cho rằng một số trong các giáo huấn này là hữu ích và thích hợp để sử dụng rộng răi hơn, nên đă kèm chúng trong một loạt bài dưới tên tôi, đăng trong tạp chí Hải Đăng, nói về Các Giai đoạn trên Đường Đạo. Trước khi xuất bản, các bài này vẫn được
A.A.B.
xem xét kỹ, chỉ trừ một bài cách đây vài tháng, do công việc quá bận rộn nặng nề, A.A.B. đă quên bỏ ra một
*

Các giáo huấn này hiện có trong quyển “Đường Đạo trong Kỷ Nguyên Mới”. Tập II của sách này sắp đượïc xuất bản. - Foster Bailey.

đoạn mà trong đó tôi nói với tư cách một Chân sư. Bà đă hết sức ân hận khi thấy xuất hiện đoạn này trên tờ Hải Đăng vào tháng Bảy năm 1943. Sau bao nhiêu năm giữ kín lai lịch của tôi, bà đă mắc phải điều sơ sót này, nên nó đă công nhiên xác định rằng tôi là một Chân sư.

Trong vấn đề này tôi muốn các bạn chú ư đến ba điều. Nhiều năm trước đây, tôi đă nói trong Luận về Chánh thuật rằng tôi là một điểm đạo đồ ở một cấp bậc nào đó nhưng cần phải giữ kín tính danh. Nhiều năm sau, do nhầm lẫn này của A.A.B. mà tôi dường như ở trong vị thế mâu thuẫn hay trái ngược với chính ḿnh, tức là tôi đă đổi thay sách lược. Thực sự th́ tôi không làm như vậy. Việc phổ truyền giáo huấn làm thay đổi các trường hợp, và đôi khi tùy nhu cầu của nhân loại mà phải thay đổi cách tiến đến mục tiêu. Trong sự phát triển của chân lư không có điều ǵ tĩnh tại. Đă từ lâu, chủ đích của tôi là làm tất cả những ǵ cần thiết để giúp cho công chúng hiểu được rơ ràng đích xác sự kiện thật về Đ.Đ.C.G. cùng các nhân viên, bằng một phương cách tạo nhiều quan tâm hơn nữa. Cách đây nhiều năm, tôi đă nói rơ với A.A.B. (cũng như Chân sư của bà đă nói) rằng, với tư cách một đệ tử, phận sự chính yếu của bà là làm cho công chúng hiểu biết đúng đắn về thực tính của các Chân sư Minh triết và hóa giải cái ấn tượng sai lầm mà công chúng đă đón nhận. Bà đă làm công việc này đến một mức nào đó, nhưng chưa đến mức đầy đủ như đă định. Bà đă ngập ngừng do dự trước công tác này, do các tai tiếng mà toàn bộ vấn đề này đă mắc phải, bởi các tŕnh bày sai lầm từ nhiều nhóm huyền bí và các huấn sư khác nhau, cùng những sự gán ghép buồn cười từ những người không hiểu biết ǵ về chúng tôi cả. Người đi trước bà là

H.P.B. đă nói rơ trong một số huấn thị gởi cho Bộ phận Bí giáo của Hội T.T. rằng bà ấy đă vô cùng hối tiếc việc đề cập đến các Chân sư, đến danh tiùnh và chức năng của các Ngài.

A.A.B. cũng có ư kiến như vậy. Các Chân sư như được mô tả trong Hội T.T. th́ không mấy đúng với sự thật, và nhiều điều tốt đẹp đă được thực hiện do bằng chứng này về sự hiện diện của các Ngài, cũng như đă có nhiều điều tai hại do các chi tiết dại dột mà đôi khi người ta đă truyền đạt. Nhưng các Ngài không như đă mô tả; các Ngài không hề ra lệnh cho những người theo các Ngài (hay nói đúng hơn là những người sùng tín) hăy làm điều này, điều nọ, hăy lập tổ chức này hay tổ chức kia, cũng như các Ngài không hề chỉ ra rằng một số người nào đó là hết sức quan trọng ở cơi trần, bởi v́ các Ngài biết rơ rằng các đệ tử, các điểm đạo đồ và các Chân sư phải chứng minh địa vị của ḿnh bằng công việc đă được hoàn tất, và chúng ta biết được các Vị qua công việc và hành động, chứ không qua những lời nói suông.

Các Chân sư làm việc thông qua đệ tử của các Ngài trong nhiều tổ chức; nhưng các Ngài không đ̣i hỏi, thông qua các vị đệ tử này, hàm ư rằng các hội viên của tổ chức phải tuân hành; và các Ngài cũng không v́ thế mà không đưa ra giáo huấn cho những người không đồng ư với các sách lược của tổ chức hay những cách giải thích của các nhà lănh đạo. Các Ngài không có thái độ chia rẽ và chống đối những đoàn nhóm nào đang làm việc dưới các đệ tử của những Chân sư khác, và bất cứ tổ chức nào các Ngài quan tâm đều có tính bao gồm chứ không loại trừ, kỳ thị. Các Ngài không chống đối các phàm nhân, ủng hộ người này hay khai trừ người kia chỉ v́ họ tán thành các chính sách hoặc một nhà lănh đạo nào đó trong tổ chức, hay không. Các Ngài không phải là những người đầy ấn tượng và thô lỗ mà các nhà lănh đạo tầm thường của nhiều đoàn nhóm đă mô tả; các Ngài cũng không chọn các đệ tử hữu thệ và những phụng sự viên tài giỏi trong số những người nam, nữ mà ngay cả theo quan điểm của thế gian cũng rơ ràng là thấp kém, hoặc là những người ưa tự xưng, tự nhận, và dùng mưu mẹo để hấp dẫn sự chú ư về ḿnh. Muốn làm đệ tử dự bị, hành giả có thể là một người sùng tín rồi sau đó chú trọng vào việc thanh luyện và có được một sự hiểu biết thông minh về t́nh huynh đệ và nhu cầu của nhân loại. Muốn làm một người đệ tử chính thức, làm việc trực tiếp dưới các Chân sư và tích cực phụng sự thế giới với một tầm ảnh hưởng ngày càng tăng, hành giả cần trí tuệ phát triển có định hướng, cần tâm hồn tăng trưởng, mở mang, và một ư thức giá trị chân thực.

Các Chân sư được tŕnh bày trước công chúng bởi những phong trào như phong trào TA ĐÂY LÀ..., chỉ là một h́nh ảnh méo mó, buồn cười của sự thực. Các Chân sư được mô tả trong nhiều phong trào T.T. (từ thời H.P.B.) th́ không có những nét nổi bật thông minh và tỏ ra kém phán đoán khi chọn những người mà các tổ chức đó gọi là các điểm đạo đồ hay các yếu nhân trong Đ.Đ.C.G..

V́ đă biết rơ toàn bọä vấn đề này, và đă trông thấy các hậu quả tai hại của giáo huấn thường đưa ra về các Chân sư, nên A.A.B. đă bị buộc phải làm ngược lại, để tŕnh bày thực tính của Đ.Đ.C.G., các thành viên và những mục tiêu của các Ngài, và bà đă t́m cách đặt sự chú trọng — như chính Đ.Đ.C.G. đang chú trọng — vào nhân loại, chứ không phải chú trọng vào một nhóm các huấn sư. Các vị huấn sư này, dù rằng đă vượt cao hơn những vấn đề khó khăn thông thường của phàm nhân và kinh nghiệm trong tam giới, nhưng các Ngài vẫn c̣n ở trong tiến tŕnh rèn luyện và đang tự chuẩn bị (dưới sự hướng dẫn của Đức Chirst) để tiến bước lên con đường gọi là cuộc tiến hóa cao siêu. Các danh xưng mà một số đệ tử ở Tây Tạng dùng cho chúng tôi có dính dáng đến tŕnh độ thành đạt. Họ gọi Đ.Đ.C.G. là “hội của các bậc tuệ trí có tổ chức và được khai ngộ” — được khai ngộ bởi t́nh thương và sự thông hiểu, bởi ḷng từ ái sâu xa bao trùm vạn loại, được khai ngộ bởi một sự hiểu biết Thiên cơ và nhằm thấu rơ được Thiên ư, hy sinh sự tiến bộ ngay trước mắt của riêng ḿnh để trợ giúp nhân loại. Đó là một vị Chân sư.

Điểm thứ nh́ tôi muốn đưa ra dưới h́nh thức một câu hỏi. Có điều tai hại ǵ xảy ra hay chăng, khi người ta cáo buộc một vị Chân sư và gán cho Ngài thế này thế nọ, miễn sao các thành tích của Ngài đủ chứng minh giá trị của lời cáo buộc, và ảnh hưởng của Ngài lan rộng khắp thế giới? Nếu do việc vô t́nh sơ sót này mà A.A.B. đă v́ đó cho thấy rằng tôi là một vị Chân sư th́ có ǵ tai hại hay không ? Những cuốn sách, mang ảnh hưởng của tôi, đă đến mọi chân trời góc bể, đem lại sự giúp đỡ. Công tác phụng sự mà tôi gợi ư, được F.B. t́nh nguyện thực hiện, thực sự đă đến với hàng triệu người qua sách báo và đài phát thanh, qua việc sử dụng Đại Thỉnh Nguyện, qua công tác Triangles, qua những lời lẽ và gương tốt của những người nam, nữ thiện chí.

Qua 25 năm làm việc cho tôi trong liơnh vực huyền môn, A.A.B. không hề lợi dụng sự kiện thực rằng tôi là một Chân sư, ngày nay đang được hàng ngàn người nhận biết. Bà đă không ẩn núp sau lưng tôi hoặc Chân sư bà, và khiến cho chúng tôi phải chịu trách nhiệm cho những ǵ bà đă làm, hoặc bà đă bắt đầu công việc hay tiến hành dựa trên căn bản “Chân sư ra lệnh điều này.” Bà biết rằng công việc của Chân sư là để cho người đệ tử tiếp xúc với Thiên cơ, rồi người đệ tử đi ra ngoài đời, với mức độ minh triết, t́nh thương và năng lực của chính ḿnh, y cố gắng một cách thông minh để gánh vác phần chia sẻ của ḿnh trong việc thực hiện Thiên cơ. Y phạm sai lầm nhưng không đến nhờ Chân sư giúp đỡ mà trả giá cho bài học đó và học bài học của ḿnh. Y thành công, nhưng không đến với Chân sư để được khen ngợi, v́ biết ḿnh sẽ không nhận lời khen đó. Y phấn đấu với bệnh tật, với những ganh tỵ và chống đối của những người làm việc kém hiệu quả hơn hoặc sợ cạnh tranh, nhưng y không đến Chân sư xin giúp sức để đứng vững. Y cố gắng tiến bước trong ánh sáng của chính linh hồn ḿnh và dựa vào sức mạnh của Sự Sống tinh thần nơi chính ḿnh; và bằng cách đó y học trở thành Chân sư qua thông hiểu và chế ngự mọi sự.

Điểm thứ ba tôi muốn các bạn quan tâm là trong chu kỳ mới sẽ đến khi thế chiến chấm dứt, phải làm sao cho công chúng ngày càng chú ư nhiều hơn đến sự kiện thật về Đ.Đ.C.G. và công việc của các Chân sư, thông qua đệ tử các Ngài. Những người đệ tử ở khắp nơi sẽ tŕnh bày ngày càng nhiều hơn về kế hoạch của Đ.Đ.C.G. nhằm gầy dựng t́nh huynh đệ, cuộc sống tinh thần và sự thông hiểu bao dung cho thế giới. Công việc này sẽ không được thực hiện theo lối (vẫn thường thấy trong những người khờ dại) họ bảo rằng “Chân sư đă chọn tôi”, hoặc “Chân sư đang ủng hộ nỗ lực của tôi”, hoặc “Tôi là đại diện của Đ.Đ.C.G.”; nhưng công việc này được thực hiện bằng một cuộc đời phụng sự, bằng cách nêu rơ rằng các Chân sư vẫn hằng hiện diện và nhiều người ở khắp nơi đă biết được các Ngài; bằng cách nêu rơ rằng Thiên cơ là một kế hoạch phát triển tiến hoá và giáo dục tiến bộ hướng đến mục tiêu thông tuệ tinh thần; nêu rơ rằng nhân loại không phải cô đơn một ḿnh mà c̣n có Đ.Đ.C.G. đứng cận kề, Đức Christ vẫn ở với dân Ngài, và thế giới đang có rất nhiều đệ tử huyền môn nhưng họ làm việc trong im lặng nên ít ai nhận biết; nêu rơ rằng Đ.N.M.P.S.T.G. đang hiện diện và những người nam, nữ thiện chí có mặt ở khắp nơi; nêu rơ rằng các Chân sư không hề quan tâm đến các chỉ trích cá nhân mà sử dụng những người nam, nữ với tất cả các lề lối suy tư, tín ngưỡng, quốc tịch, miễn sao động cơ thúc đẩy họ là t́nh thương, miễn sao họ có trí tuệ điêu luyện, thông minh, cũng như có ảnh hưởng chói ngời từ lực, để hấp dẫn mọi người đến với chân lư và điều thiện chứ không phải với cá nhân — dù đó là một vị Chân sư hay một người đệ tử. Các Ngài không bận tâm ǵ đến ḷng trung thành với cá nhân mà chỉ hiến ḿnh để nâng nhẹ nỗi khổ đau, để nâng cao cuộc tiến hoá của nhân loại và chỉ rơ các mục đích tinh thần. Các Ngài không t́m cách khiến cho công việc của các Ngài được người đương thời ngợi khen, thừa nhận, mà chỉ t́m cách tăng cường ánh sáng trên thế giới và khai mở tâm thức con người.

Tháng Tám, 1943.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC DÙNG ĐỂ VIẾT “LUẬN VỀ LỬA VŨ TRỤ”
 Đă có bốn phương pháp được sử dụng để truyền đạt giáo huấn này từ Chân sư Tây Tạng đến công chúng.

1. Thần nhĩ.
Trong những giai đoạn đầu (tức là trong hai năm đầu) Chân sư Tây Tạng đă đọc nội dung hai cuốn sách đầu tiên cho Bà Bailey viết ra nhờ khả năng thần nhĩ. Vào những thời điểm đă định, Ngài thường tiếp xúc với bà bằng cách phát khởi một sự rung động mà bà đă học được cách nhận ra, rồi bà mới nghe tiếng Ngài đọc rơ ràng minh bạch từng chi tiết.

2. Thần giao cách cảm.
Khi Bà Bailey đă quen việc hơn, và khi mà giới luật bản thân cũng như thực phẩm chọn lọc đă nhất thiết có hiệu quả, th́ công việc đă từ từ thay đổi. Nay, quyển Luận về Lửa Vũ Trụ đă được viết ra hoàn toàn bằng thần giao cách cảm. Khi nào rảnh việc, Bà Bailey liên lạc với Chân sư Tây Tạng, và nếu Ngài có thời gian rảønh dùng cho việc này th́ Ngài thông báo cho bà bằng thần giao cách cảm. Thông tin được truyền đi rất nhanh chóng, và các chi tiết của giáo huấn được tạo ấn tượng nơi tâm thức của bà rơ rệt đến mức bà có thể viết ra không sai một từ nào. Sách được in ra như đă nhận, chỉ trừ đôi khi có thay đổi chút ít về th́ của động từ, bởi v́ tiếng Anh của Chân sư Tây Tạng hơi xưa và không được tự nhiên, khi Ngài thường quyết định dùng văn của Ngài và không để cho Bà Bailey phát biểu tư tưởng của Ngài. Trước khi có thể nhận thông tin và viết ra đầy đủ, bà phải qua một giai đoạn tham thiêàn lấy vấn đề đang được bàn làm tư tưởng gốc. Trước đó người nhận phải đạt đến một sự thấu đáo tổng hợp của tất cả những ǵ có thể t́m hiểu được, rút từ các tài liệu đă có về vấn đề. Do đó, thể trí hay năng lực trí tuệ phải sâu rộng, được tổ chức cao độ, được cung cấp đầy đủ tài liệu, và được hoàn toàn kiêåm soát. Vớùi nền tảng đó, kiến thức có thể được truyền đạt một cách an toàn, vượt rất cao hơn các kinh nghiệm hay những hiểu biết trước đó của cá nhân người nhận. Nếu điều này đúng với công việc giữa Chân sư Tây Tạng và Bà Bailey, th́ cũng rơ ràng là bộ luận này sẽ chỉ bộc lộ đầy đủ giá trị sau khi được chúng ta nghiên cứu và tham thiền đúng mức, cũng như đọc kèm theo nhiều sách khác. Tuy nhiên, ngôn từ trong sách lại hết sức rơ ràng, dễ hiểu, bố cục rất thứ tự, mạch lạc và được luận giải một cách minh bạch, hợp lư, đến đỗi bất cứ người thông minh nào ngay cả đọc lần đầu tiên cũng thấy có một kinh nghiệm hứng khởi, nó soi sáng những vấn đề chưa được thấu đáo trong tâm thức và thôi thúc họ về sau nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, đó là điều hết sức cần thiết.

Bộ luận này là một ví dụ rất tốt cho thấy thế nào là thần giao cách cảm thật sự. Khi đọc kỹ các dữ kiện trong bộ luận chúng ta sẽ thấy rơ rằng tự Bà Bailey không thể nào đưa ra được giáo huấn này, bởi v́ nó bàn đến những diễn tŕnh vũ trụ mà tất nhiên là bà không biết. Những góp phần của bà vào tác phẩm này là ngay từ đầu bà đă rất quan tâm đến các vấn đề này, là công phu tham thiền trên hai mươi năm, là nhiều năm suy tư, nghiên cứu, và một khả năêng tiếng Anh rơ ràng, mạnh mẽ.

3. Linh thị thần nhăn.

Bà Bailey đă được cho thấy nhiều biểu tượng khác nhau (dùng trong các cuốn sách) và sau đó bà mới diễn tả ra. Tiến tŕnh này chỉ có thể được thực hiện với sự trợ giúp của một cộng tác viên mạnh mẽ. Chân sư Tây Tạng vẫn thường tạo ấn tượng của h́nh điêu khắc hay biểu tượng cần xem trên một loại dĩ thái rất thanh bai, rung động trong các thể của người đệ tử được duy tŕ ở mức cao cần thiết, và các bức h́nh được giữ rơ ràng, hoàn hảo để nghiên cứu, giống như một bức danh họa nào đó bằng sơn dầu được treo trên tường của một pḥng trưng bày tư nhân. Người xem không thể lấy bức h́nh đi, nhưng có thể nghiên cứu và mô tả nó, cũng như người họa sĩ có thể sao chép, dù rằng các hiệu quả màu sắc của nó th́ dùng vật chất thô kệch của cơi trần hoàn toàn không thể nào vẽ lại được.

Bà Bailey cũng đă được cho xem bảy bức h́nh rất lớn của các vị thần hay là thiên thần trong bảy bầu của dăy Địa cầu, mà về sau có thể được đem vào trong ấn bản thứ nh́.

Bà cũng được cho xem các đoạn trích từ những bản thảo cổ xưa, được đọc một số đoạn kinh và các dữ liệu trong văn khố của Đ.Đ.C.G., rồi bà phỏng dịch và nhờ Chân sư hiệu đính. Làm công việc này không cần phải biết cổ ngữ, bởi v́ hầu hết các bản thảo cổ xưa đều dùng biểu tượng và chữ tượng h́nh, nên khi có đủ sức kích thích th́ người xem có thể hiểu được ư nghĩa và viết ra.

 4. Sau giấc ngủ nhớ lại những ǵ đă nghe thấy trong khi ở ngoài thể xác vào ban đêm.
Phương pháp này được dùng cho các đoạn kinh ở cuối sách, cũng như các đồ h́nh. Mộât số định nghĩa dùng trong sách đă được t́m kiếm theo cách này.

In lại từ tạp chí Beacon (Hải Đăng) Tháng Sáu, 1925.

THẾ NÀO LÀ MỘT TRƯỜNG NỘI MÔN.
(Bài viết của ALICE. A. BAILEY)
Hiện nay có nhiều trường được gọi là nội môn. Tất cả đều tương đối mới và đă ra đời trong khoảng sáu mươi năm qua. Ở đây tôi không đề cập đến Trường Huyền Môn luôn luôn hiện hữu, có ở khắp nơi trên thế giới; Trường này không có danh hiệu, không có tổ chức ngoại môn nào đại diện và mọi người không nhận biết được các nhà lănh đạo của Trường. Trường Huyền Môn thực sự duy nhất này bao giờ cũng đáp ứng được nhu cầu của những người t́m đạo, những người mà, qua các thời đại, đă yêu cầu được bước vào các Bí nhiệm và được chấp nhận, sau khi đă làm đầy đủ các điều kiện cần yếu. Ở đây tôi chỉ đề cập đến một số những đoàn nhóm huyền bí, thần bí, siêu h́nh, Thần Triết và Hồng Hoa Thập Tự, đang có ở khắp nơi. Các tổ chức này gồm những nhóm người có mục đích tinh thần sùng tín với sức thôi thúc của nguyện vọng lớn lao, họ qui tụ chung quanh một vị huấn sư hay một giáo đoàn nào đó. Vị huấn sư truyền cho họ những diễn giải của cá nhân vị này về kiến thức huyền bí thông thường, nhấn mạnh đến việc cần phải lập hạnh và sống khiết bạch, chỉ cho họ thấy cần phải bước vào Đường Đạo, và (thường thường) vị này giữ vị thế thẩm quyền cuối cùng và tối hậu.

Trong lịch sử của huyền bí học, giai đoạn này là công tác chuẩn bị rất tốt. Nó khiến cho công chúng chú ư tới bản tính của giáo lư huyền bí, của giáo huấn nội môn, và chính quyền nội tại của thế giới. Sự kiện thực về sự hiện hữu của các Chân sư Minh triết — như các Ngài đang làm việc trong Đ.Đ.C.G. của hành tinh này, dưới sự hướng dẫn của Đức Christ — đă được tŕnh bày rộng răi hoặc trong phạm vi Thần Triết chính thống, trong các suy đoán siêu h́nh của Ấn giáo hoặc thuật ngữ Thiên Chúa giáo. Nhiều điều hiểu biết đă được truyền đạt. Kiến thức về tiến tŕnh phức tạp của cuộc sáng tạo thiêng liêng và sự biểu hiện của Thượng Đế sau đó, đă đem lại nhiều kích thích và mở mang về trí tuệ, nhưng thường th́ ít có sự thông hiểu chân thực. Các trường nội môn này đang bận lo nâng cao, phát triển hiểu biết. Một số qui luật sơ đẳng đă được truyền bá một cách hữu ích, chính yếu là nhằm thanh lọc bản tính cảm dục. Nhiều cảnh giới, các loại lửa sáng tạo, sự phân hoá của vật chất, cũng như các loại thất phân khác nhau đang chi phối cuộc sống, tâm thức và h́nh thể, tất cả đều được bàn căi rốt ráo. Nhưng trong số này không điều nào là giáo huấn nội môn cả. Người ta đă dạy ḷng tôn sùng các Chân sư, nhưng những tŕnh bày về các Ngài c̣n thiếu sót. Người ta đă vẽ vời rằng các vị Chân sư này đặc biệt quan tâm đến vị huấn sư của nhóm, và các bạn bè cá nhân của vị huấn sư thường được cho biết rằng Chân sư đă thu nhận họ vào các cấp đệ tử nội môn của Ngài. Thế là, bên trong các đoàn thể này (thực sự không ngoại trừ một đoàn thể nào) có lập ra một bộ phận những người liên kết chặt chẽ, họ tôn sùng ủng hộ vị huấn sư; người ta trông cậy rằng những người sùng tín này sẽ vâng lời vị huấn sư và vâng theo mệnh lệnh của Chân sư mà không hề băn khoăn thắc mắc ǵ cả; người ta cho rằng các mệnh lệnh đó từ Chân sư, được truyền đạt qua vị huấn sư. Nói như thế tức là vi phạm định luật huyền môn rằng không vị Chân sư nào đưa ra mệnh lệnh hay mong muốn người khác vâng lời Ngài. Một nhóm nội môn trung b́nh hiện nay là một tổ chức khép kín, trong hội viên có sự phân biệt, loại trừ, nuôi dưỡng một cảm thức bí ẩn thiếu lành mạnh, và tŕnh bày chỉ những chân lư nửa vời, nhằm mục đích duy nhất là chứng minh sự thật.

Thế nên, rơ ràng là chưa hề có một trường nội môn thực sự nào ra đời. Sự xuất lộ của các trường này vẫn c̣n là một niềm hy vọng, nhưng hy vọng ấy đă đến mức khiến có thể chuẩn bị đúng đắn cho các trường ấy ra đời.

Trên đây không phải là những lời cáo buộc một công cuộc phụng sự dù không có được nguồn cảm hứng tinh thần cấp cao, nhưng rất thành tâm. Các môn sinh phải nhận ra rằng những trường phái mà họ đang quen thuộc th́ chỉ có tính cách chuẩn bị, nhiều sai lầm, dựa vào các ưu điểm và khuyết điểm của vị huấn sư sáng lập. Cho nên, các trường phái ấy có những dấu vết chú trọng đến phàm nhân, đ̣i hỏi phải trung thành, và giáo huấn bị diễn giải sai, áp dụng sai. Tuy nhiên, các trường phái ấy vốn rất hữu ích và đă chỉ đường đi đến tương lai.

Chưa đến lúc thích hợp để các trường nội môn chân thực ra đời. Nhân loại vẫn chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, ngày nay đă có đủ số những người nam, nữ thông minh để đảm bảo việc thành lập những trường huấn luyện cao cấp hơn. Những trường này sẽ đặt nền móng cho các trường trong tương lai, sẽ xuất hiện theo Định luật Tiến hóa. Các trường nội môn không bao giờ thiếu trong diễn tŕnh tiến hóa, và luôn luôn xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của con người, và khi sự phát triển tinh thần của con người cần các trường đó. Trong bảy mươi năm tới sẽ có những trường mới được thành lập. Các trường hiện đang hoạt động có thể bắt đầu thanh lọc, loại bỏ những ǵ không chính yếu, chọn lọc những chân lư nào thực sự nội môn, để bằng cách đó nhận thức rơ ràng được mục tiêu của cuộc huấn luyện nội môn. Nhưng họ chưa hề làm việc này. Cần phải thấu hiểu được giới luật mà người tân đệ tử trong tương lai nên tự nguyện tuân thủ, và cần phải truyền đạt các kỹ thuật đúng đắn; tất cả các vấn đề này phải được chuyển lên một cấp độ cao hơn hiện nay. Giáo huấn phải rời khỏi khuynh hướng thần học và những lời tuyên bố độc đoán hiện thời.

Nhiều trường bí giáo, nội môn và những bộ phận bí giáo khác nhau đă phạm những sai lầm tai hại trong các phát biểu có tính giáo điều độc đoán này.

Sau này, sẽ có những vị huấn sư thực sự thấu hiểu được bản tính tinh thần của thẩm quyền. Thẩm quyền này sẽ không dựa vào những lời tự xưng, tự nhận và các bí ẩn, mà do một cuộc sống phù hợp với các lư tưởng cao cả nhất, cùng việc tŕnh bày giáo huấn khơi dậy được cả sự kính trọng và đáp ứng trực giác của người đệ tử. Vị huấn sư trong tương lai sẽ chỉ việc vạch ra Đường Đạo, bước lên Đường Đạo với người đệ tử, và chú trọng đến các qui luật xưa nhưng theo những lối diễn giải mới. Vị này sẽ không c̣n đứng giữa nhóm và Ánh sáng, hoặc đứng giữa người chí nguyện và Chân sư (như vị thầy hiện nay vẫn thường làm).

Các Trường sơ cấp này đang ở trong tiến tŕnh thành lập, và việc mở Trường Arcane vào năm 1923 là một phần của nỗ lực tinh thần này. Đầu thế kỷ tới, từ những trường đă được đưa ra hiện nay sẽ xuất hiện trường đầu tiên trong các Trường Điểm Đạo thực sự.

Cho đến nay, các trường gọi là nội môn đă huấn luyện những người chí nguyện trên Con Đường Dựï bị hay Thanh luyện. C̣n các trường hiện đang thành lập, như Trường Arcane, th́ lo huấn luyện những người đệ tử và chuẩn bị cho họ bước lên Đường Đạo, và một ngày nào đó sau này sẽ đi đến mức tiếp xúc trực tiếp với các Chân sư. Các trường mới sẽ ra đời trong thế kỷ tới sẽ nhận đệ tử và chuẩn bị cho họ bước vào Con Đường Điểm Đạo.

Thế nên, chúng ta có một nỗ lực duy nhất, thống nhất và có nhiều cấp bậc mà các Chân sư đang chịu trách nhiệm. Những trường hiện đang thành lập để huấn luyện các đệ tử là ở trung cấp, có mục đích nối liền khoảng cách giữa các trường nội môn của thời trước và các trường nội môn thực sự sẽ xuất hiện sau này. Xin tóm lược các sự kiện này như sau:

1. Các Trường Nội môn trong Quá khứ
Đây là những trường mà chúng ta rất quen thuộc, như các trường nội môn của nhiều nhóm Thần Triết, các phái Hồng Hoa Thập Tự và vô số các tổ chức thần bí cũng như siêu h́nh.

Các trường này rơ ràng là có tính ngoại môn nhưng rất hữu ích trong việc tạo sự quan tâm, chú ư của công chúng. Họ truyền đạt rất nhiều kiến thức về ba cơi giới tiến hóa của nhân loại — cơi trần, cơi t́nh cảm và cơi trí. Rơ ràng là các trường này dành cho những người tân môn sinh trên Con Đường Dự Bị. Họ quan tâm đến bản năng sâu kín của nhân loại, và con đường về với Thượng Đế bằng cái tâm, nếu nhờ đó mà may ra người ta có thể t́m được Ngài.

 2. Các Trường Nội môn Hiện tại
Những Trường này hiện đang được thành lập, có nhiều kiến thức nội môn hơn đang được liên hệ và áp dụng. Phần lớn vẫn c̣n là lư thuyết, nhưng lư thuyết bao giờ cũng phải đi trước thực hành. Các trường này sẽ đưa giáo huấn lên cao hơn tŕnh độ đă đạt trong các trường trước đây, đưa giáo huấn ra khỏi tam giới để vào lĩnh vực của linh hồn. Các trường này sẽ dạy về thế giới các giá trị nội môn và sẽ có tính chất thuộc về trí tuệ, chú trọng vào việc biết được Thượng Đế, chứ không chỉ chú trọng vào sự cảm nhận mơ hồ về thiên tính. Ở mức cao nhất của ḿnh, các trường phái cũ đă đem lại được sự thống nhất của phàm nhân và tạo nên tính nhị nguyên cốt yếu của nhà thần bí thực sự. Các trường phái mới nhắm đến một sự ḥa hợp cao hơn — sự ḥa hợp giữa phàm nhân (đă thống nhất) với linh hồn. Họ khai thị rằng ẩn đằng sau tính nhị nguyên của nhà thần bí (là một giai đoạn cần thiết) có sự thực nội môn là con người vốn đồng nhất với bản tính thiêng liêng.

3. Các Trường Nội môn trong Tương lai
Các trường này sẽ thực sự là nội môn, bởi v́ lúc đó nhân loại sẽ sẵn sàng. Tâm thức cao nơi người đệ tử sẽ được đánh thức và huấn luyện. Y sẽ được dạy cách làm việc một cách hữu thức trên các tầm mức tinh thần, và hành động như một linh hồn trong ba cơi giới tiến hóa của nhân loại, qua trung gian của một phàm nhân thông minh cao độ. Những người đệ tử sẽ được huấn luyện để nhận các cuộc điểm đạo chính yếu cao hơn. Những trọng điểm sẽ là vận dụng đúng các năng lượng và mănh lực, là minh triết do kết quả của kiến thức được đem ra áp dụng, và là công việc cũng như các kế hoạch của Đ.Đ.C.G.. Trực giác sẽ được phát triển và một sự ḥa hợp c̣n cao hơn nữa — giữa con người tinh thần và Đấng Duy Nhất đại đồng — sẽ xảy ra.

Có thể chia những điều cần phải nói về các trường nội môn thành những phần sau đây:

I. Vài định nghĩa về Khoa Nội Môn (Huyền Bí Học).

II. Một trường nội môn được thành lập cách nào.

III. Các chân lư nền tảng được dạy trong các trường mới thành lập.

Khi nghiên cứu những chủ đề này, chúng ta sẽ hiểu được giáo huấn nội môn như thế nào, để có thể làm viẹäc như những nhà huyền bí học, là trải qua những cuộc huấn luyện cần thiết và học bước trên ĐƯỜNG ĐẠO một cách đúng đắn. Các nhà lănh đạo và huấn sư trong những trường gọi là nội môn hiện nay phải đối diện với các sự kiện thực — dù các sự thực đó có khó chịu thế nào. Nếu họ chân thật và thành tâm th́ họ sẽ vui vẻ làm như vậy và sẽ tự thích ứng với nhu cầu của thời đại. Họ sẽ đánh giá đúng vị trí của ḿnh trên thang tiến hóa, để nhờ đó mà quyết định đặt nỗ lực của ḿnh nơi đâu. Không ǵ có thể ngăn cản được kế koạch của Đ.Đ.C.G. như được phác họa trên đây. Những ai không thể tự đối diện với vấn đề và không đánh giá đúng được công việc của ḿnh, họ sẽ thấy trường phái ḿnh bị loại bỏ — và hiện nay chúng ta có thể thấy điều này đang xảy ra ở khắp nơi. Những người nào có thể nhận thức được t́nh thế và có thể ghi nhận được viễn ảnh của tương lai sẽ tiến tới những cuộc tái xây dựng thiết yếu, những cuộc phụng sự lớn lao hơn, với mức hữu ích ngày càng tăng.

I. Vài Định nghĩa về Khoa Nội môn
Các từ “nội môn” và “huyền bí” có nghĩa là những ǵ “ẩn tàng”; tức là những ǵ ẩn bên trong cái biểu kiến ở bề ngoài, là những nguyên nhân tạo nên ngoại h́nh và các hiệu quả; các từ này liên quan đến thế giới tinh vi tế nhị của các năng lượng và mănh lực mà tất cả các ngoại thể đang che giấu. Chúng gồm những ǵ hành giả phải biết trước khi có thể phát triển được tâm thức của một điểm đạo đồ.

Thời trước, người ta đă chú trọng vào các mănh lực nội tại nhưng vẫn thuộc về vật chất (tiềm ẩn trong con người), và thường chú trọng đến các quan năng thần thông, như thần nhăn và thần nhĩ mà nói chung con người và các loài thú đều có. Các trường phái xưa đă hết sức nhấn mạnh vào sự trong sạch của thân xác, và quan tâm đến việc thanh tẩy các thể mà linh hồn phải dùng để biểu hiện. Sự thanh lọc này không có tính chất nội môn, và không phải là dấu hiệu của sự khai mở thuộc về nội môn hay tinh thần. Đó chỉ là một giai đoạn hết sức cần thiết ban đầu. Nếu chưa thực hiện được sự tinh luyện này, th́ không thể tiến hành công việc ở cấp cao hơn. Các giới luật về thân xác rất cần thiết và hữu ích, và phải có trong tất cả các trường dành cho người sơ cơ. Nhờ các giới luật đó mà người tân môn sinh tạo được các thói quen thanh khiết và xây dựng được loại cơ thể mà người đệ tử rất cần khi y bắt đầu làm công việc thực sự nội môn.

Cuộc huấn luyện sơ cấp này giúp người tân môn sinh có thể chuyển tâm thức ra khỏi thế giới hữu h́nh của cuộc sống thường ngày, để đi vào những cơi giới tinh tế hơn của các mănh lực phàm nhân ḿnh. Y trở nên ư thức được các năng lượng mà y phải vận dụng, và lờ mờ cảm thấy những ǵ ẩn đằng sau các năng lượng đó — là linh hồn trên cơi giới của chính ḿnh, tức là Thiên giới.

Các trường mới th́ chăm lo đến các giá trị nội môn hơn. Họ huấn luyện người đệ tử biết cách làm việc như một linh hồn trong tam giới, và chuẩn bị cho y có thể làm việc trong nhóm của một vị Chân sư, với tư cách là một đệ tử hữu thệ. Hầu hết các trường phái thuộc về thời trước, đă không chú ư đến giai đoạn thống nhất phàm nhân và việc rèn luyện kiến thức về cuộc sống trong tam giới mà người sơ cơ cần được truyền dạy. Thay vào đó, họ đưa ra cho người sơ cơ cái viễn ảnh đầy cám dỗ về việc tiếp xúc với Chân sư và nhóm của Ngài. Họ đă đưa ra điều này thậm chí trước khi người sơ cơ trở nên một phàm nhân điều hợp, trước khi y đáng được gọi là “thông minh” và trước khi y có được một sự giao tiếp nào với linh hồn. Người ta đă và đang nhấn mạnh vào ḷng tôn sùng — tôn sùng vị huấn sư ở trung tâm của nhóm, tôn sùng các chân lư mà vị huấn sư minh giải, tôn sùng Chân sư, cùng một quyết tâm muốn hưởng được danh hiệu “đệ tử”, để một ngày nào đó có thể bảo, “Tôi biết vị Chân sư này hay vị Chân sư kia”. Đồng thời, người sơ cơ không được cho biết một ư niệm thực nào về con Đường Đạo hoặc các trách nhiệm trên Đường Đạo. Các trường mới, đang đượïc thành lập, truyền cho các môn sinh của ḿnh những ư tưởng khác hẳn và những kỹ thuật rèn luyện khác hẳn.

Trường nội môn là một trường mà trong đó người ta truyền dạy mối liên hệ của linh hồn, tức là con người tinh thần, với phàm nhân. Đó là đường lối tiến tới chính yếu của người môn sinh, và cố gắng lớn lao đầu tiên của y là giao tiếp với linh hồn. Y trở nên tự biết ḿnh, và phấn đấu làm việc như một linh hồn hữu thức, chứ không chỉ là một phàm nhân tích
cực. Y học cách kiểm soát và điều khiển phàm tính nơi ḿnh qua sự thông hiểu kỹ thuật về cấu tạo của nó, và học cách tuôn rải qua nó ánh sáng, t́nh thương và quyền năng của linh hồn. Thông qua sự chỉnh hợp, tập trung và tham thiền, y tạo được một sự tiếp xúc vĩnh viễn với sự sống tinh thần nội tại của ḿnh, và bấy giờ ngày càng trở thành một phụng sự viên hữu ích hơn cho nhân loại.
Một trường nội môn là một chi nhánh ở ngoại giới hồng trần, thuộc về nhóm hay là Đạo viện của Chân sư ở nội giới. Cá nhân mỗi người đệ tử đều được dạy hăy xem ḿnh là một vận hà của của linh hồn, và là một tiền đồn của tâm thức của Chân sư. Tương tự, trường thực sự nội môn là tiền đồn của một tập thể tinh thần nội tại hay Đạo viện, chịu ảnh hưởng và nhận ấn tượng từ Chân sư, cũng như người đệ tử chịu ảnh hưởng và nhận ấn tượng từ linh hồn của ḿnh vậy. Thế nên, một tập thể như vậy có liên hệ trực tiếp với Đ.Đ.C.G.
Một trường thực sự nội môn làm việc trên bốn cấp phụng sự và kinh nghiệm. Cách làm việc này giúp người đệ tử có thể hoàn toàn thấu hiểu nhân loại và sử dụng tất cả những ǵ ḿnh có. Trong các trường thực sự tinh thần, được các Chân sư tán thành và ủng hộ, người ta dạy phụng sự nhân loại, chứ không nói đến nhu cầu của người đệ tử muốn được tiếp xúc với Chân sư, như trong phần lớn các trường nội môn thời trước. Việc tiếp xúc với Chân sư tùy theo mức độ và phẩm chất của sự phục vụ mà người đệ tử đem đến cho đồng bào ḿnh. Đây là điểm
268 nhiều vị huấn sư vẫn thường bỏ qua, mà lại chú trọng đến sự thành đạt cá nhân và sự hoàn thiện cá nhân của người môn sinh. Các trường mới, đang được thành lập, th́ chăm lo huấn luyện mọi người biết cách đáp ứng nhu cầu thế giới và phụng sự tinh thần, trên bốn cấp độ hoạt động hữu thức sau đây.

a.
Cấp độ ngoại giới. Người đệ tử được dạy hăy sống và làm việc một cách b́nh thường, thực dụng, hữu hiệu, với chủ đích tinh thần, trong thế giới thường ngày. Y không bao giờ là một người bất b́nh thường hay lập dị.
b.
Cấp độ thế giới ư nghĩa. Người đệ tử được dạy cho biết lư do tại sao và mục đích của các trường hợp và những sự việc xảy ra — cả trong đời sống cá nhân lẫn cuộc sống chung. Bằng cách đó y được huấn luyện để làm người diễn giải các sự kiện và đóng vai tṛ người mang ánh sáng.
c.
Cấp độ linh hồn trên cơi giới chính ḿnh. Cấp này biến người đệ tử thành một vận hà của nguồn bác ái thiêng liêng, bởi v́ bản tính của linh hồn là t́nh thương. Y chữa trị và mang nguồn cảm hứng đến cho thế gian.
d.
Cấp độ tập thể hay Đạo viện của Chân sư. Y được dạy cách cộng tác với kế hoạch của Đ.Đ.C.G. khi kế hoạch này dần dần được tiết lộ cho y, và được dạy cách đạt đến những hiểu biết cho phép y lèo lái một vài loại năng lượng tạo nên các chuyển biến trên thế giới. Bằng cách đó, y thực hiện các mục đích của nhóm nội môn mà y liên thuộc. Dưới nguồn cảm hứng của Chân sư và tập thể của Ngài các đệ tử và điểm đạo đồ đang phụng sự, y mang đến cho nhân loại sự hiểu biết xác thực về Đ.Đ.C.G.
Trường nội môn huấn luyện người đệ tử trong công tác tập thể. Y học cách từ bỏ các kế hoạch của phàm nhân v́ mục đích tập thể — mục đích này luôn hướng về việc phụng sự nhân loại và Đ.Đ.C.G.. Y ḥa ḿnh vào các hoạt động của nhóm, nhưng không hề mất cá tính riêng biệt của ḿnh; và hiến dâng, góp phần thực hiệnï Thiên Cơ, không để cho ư tưởng nào về tư ngă chi phối các suy tư của ḿnh.
Môt trường nội môn không được thành lập dựa trên thẩm quyền, hoặc dựa theo sự đ̣i hỏi của một vị huấn sư nào đó muốn đệ tử phải công nhận và vâng lời. Nó không căn
cứ vào những lời tự xưng của một người nào đó (hầu như ở tŕnh độ tầm thường) cho rằng ḿnh là một điểm đạo đồ, và dựa theo địa vị đó mà cho ḿnh có thẩm quyền nói lên những trọng điểm có tính giáo điều độc đoán. Thẩm quyền duy nhất đượïc công nhận là thẩm quyền của chính chân lư; chân lư này được người đệ tử nhận thức qua trực giác, rồi dùng trí tuệ để phân tích và diễn giải. Người đệ tử nào (đang làm việc dưới một vị Chân sư) mà mở ra một trường nội môn th́ tuyệt đối không có thẩm quyền nào cả, trừ việc cố gắng sống cuộc đời càng gần với chân lư càng hay, cùng với một mức độ chân lư mà người ấy có thể tŕnh bày cho nhóm của ḿnh. Sự tuân hành phát triển trong tập thể các môn sinh là việc công nhận trách nhiệm chung, là hợp nhau trung thành với dự định và chủ đích của tập thể mà vị trưởng nhóm nêu lên (vị này chỉ đề nghị chứ không đưa ra như một mệnh lệnh). Nếu vị huấn sư của nhóm có những lời phát biểu nào mang tính cách thẩm quyền, hoặc đ̣i hỏi các tín đồ phải trung thành và vâng lời không điều kiện, hay là phải công nhận điều ǵ về ḿnh, th́ đó là dấu hiệu cho thấy vị này là một người sơ cơ và chỉ là một người chí nguyện — có hảo ư và thiện chí. Nó chứng tỏ rằng vị này không phải là một người đệ tử, được giao phó công việc của Đ.Đ.C.G.

Một tập thể là nội môn khi trong đó người ta chú ư đến sự phát triển đầy đủ của người đệ tử. Việc lập hạnh và nguyện vọng vô kỷ được xem là cần phải có, nhưng không quá chú trọng vào các đức hạnh thông thường, vào sự trong sạch ở đời sống ngoại giới hoặc vào ḷng tử tế, tánh t́nh ḥa nhă và không phô trương bản ngă. Các đức tính này được xem là cần yếu cơ bản và có ở mức độ nào đó, nhưng việc phát triển chúng nhiều hơn là việc riêng của người đệ tử chứ không phải là vấn đề của vị huấn sư và của tập thể. Sự mở mang trí tuệ được chú trọng, để cho người đệ tử có thể trở nên thông minh, có trí phân tích (chứ không chỉ trích), và có được một khả năng trí tuệ với cấu trúc phong phú, tốt đẹp. Trí và tâm đều đượïc xem là quan trọng và thiêng liêng như nhau. Đ.Đ.C.G. đang làm việc với các trạng thái tâm thức của mọi người ở khắp nơi, trong mọi đẳng cấp, chủng tộc và quốc gia. Những người đệ tử cũng đang được huấn luyện để làm việc theo cách đó, và cuối cùng chính họ sẽ trở thành những Chân sư Minh triết. Họ hoàn thành cố gắng này bằng cách khắc phục tất cả các khó khăn trở ngại bằng quyền năng của linh hồn chính ḿnh. Bằng cách đó họ giúp cho Chân sư, đang tích cực làm việc ở thế gian, được rảnh tay để làm công việc khác cao hơn.
Thế nên, trường nội môn là một trung gian qua đó tụ điểm cuộc sống của người đệ tử trở thành tiêu điểm của linh hồn. Đối với y, cơi trần, cơi t́nh cảm và cơi trí đều không phải là trường hoạt động chính yếu. Các cơi này chỉ là trường phụng sự, và phàm nhân y trở thành trung gian để linh hồn dùng phụng sự. Y học cách làm việc hoàn toàn từ góc độ tinh thần, và tâm thức y tập trung vững vàng vào linh hồn, và vào Đạo viện của Chân sư y. Trường nội môn dạy y cách nào để thành tựu điều này, cách nào để giao tiếp với linh hồn ḿnh, cách nào để sống như một linh hồn, cách nào để nhận biết một vị Chân sư, và cách nào để làmviệc trong nhóm của một vị Chân sư. Y học các kỹ thuật để có thể ghi nhận được những ấn tượng từ Chân sư, có thể ứng đáp với mục đích của nhóm, và bằng cách đó mà ngày càng nhạy cảm hơn với Thiên Cơ mà Chân sư và Đạo viện Ngài nguyện cộng tác. Y được dạy cách nào để thi hành phận sự của ḿnh trong việc nâng cao tâm thức nhân loại. Y làm được phận sự này nhờ hữu ư sử dụng, lèo lái trí tuệ đă được rèn luyện, bản tính t́nh cảm đă được kiểm soát, và bộ óc ứng đáp mau lẹ. Y trở nên đầy đủ khả năng để đóng vai tṛ song đôi, rất khó khăn của người đệ tử. Tức là sống như là một linh hồn trong đời thường, và làm việc hữu thức trong quan hệ với Đ.Đ.C.G.. Có nhiều định nghĩa khác về trường nội môn nhưng tôi chỉ chọn những định nghĩa đơn giản, những định nghĩa mà trước hết chúng ta phải thấu đáo nếu muốn tiến bộ đúng đắn. Từng bước, người đệ tử được hướng dẫn tiến tới trên Đường Đạo, cho đến khi y đă sẵn sàng nhận những sự khai mở tâm thức trọng đại mà chúng ta gọi là “các cuộc Điểm đạo”. Bấy giờ y bắt đầu tiến bước một cách hữu thức trên Con Đường Điểm Đạo, mà các trựng nội môn trong tương lai sẽ giải rơ cho công chúng.

Trường Arcane đang chăm lo, cố gắng đáp ứng bảy yêu cầu này của tất cả các trường nội môn. Trường không lo chuẩn bị cho các đệ tử được điểm đạo, và chưa bao giờ làm việc này. Trường đang cố gắng huấn luyện các sinh viên thực hiện những tiếp xúc ban đầu và làm việc như những người phụng sự chân chính trên thế giới. Hiện nay chưa hề có trường nội môn nào đang thực sự huấn luyện cho điểm đạo. Có thể đưa ra sự rèn luyện cuộc sống trên Đường Đạo, hiểu về mặt lư thuyết. Tuy nhiên, cuộc huấn luyện trong đời sống của điểm đạo đồ hăy c̣n phải được truyền thụ riêng từng người, và qua các giao tiếp trong cơi giới của sự sống tinh thần.

II. Một trường nội môn được thành lập cách nào
Một trường nội môn không được thành lập bởi v́ một vị Chân sư nào đó đă ra lệnh cho một người đệ tử thành lập nó. Người đệ tử mở ra một trường huyền bí học sơ cấp như thế, hoàn toàn do quyết định của chính ḿnh. Đó là công tác mà y tự chọn một cách dứt khoát. Y đă và đang phục vụ hết khả năng ḿnh trong Đạo viện của một vị Chân sư; y hiểu rơ nhu cầu của thế giới; y tha thiết muốn sống thật hữu ích, luôn luôn chú tâm học hỏi, và hiểu đưọc các phương pháp đă truyền dạy cho y để tiến tới trên Đường Đạo. Thế nên, y là một phụng sự viên hữu thức, biết rơ bổn phận của ḿnh với tư cách một người đệ tử, đă giao tiếp với linh hồn ḿnh và ngày càng nhạy cảm với ấn tượng của Chân sư. Thường th́ y không dự định mở một trường nội môn; trong trí y không hề nghĩ đến một tổ chức nào được trù liệu rơ rệt. Y chỉ có ư nghĩ muốn đáp ứng nhu cầu của cuộc sống chung quanh. Bởi v́ y đă giao tiếp với linh hồn ḿnh và — trong trường hợp của các đệ tử tiến cao hơn — đă giao tiếp với Chân sư và Đạo viện, nên cuộc sống thường ngày của y trở nên mạnh mẽ, phóng răi ảnh hưởng và có từ lực. Do đó, y hấp dẫn đến với ḿnh những người mà y có thể giúp đỡ qui tụ họ quanh ḿnh. Y trở thành trung tâm điểm sự sống trong một cơ cấu (organism) sinh động, chứ không phải là người cầm đầu một tổ chức (organisation). Đây là sự khác biệt giữa công việc của một người chí nguyện có hảo ư và một người đệ tử đă được huấn luyện. Thế giới đang có rất nhiều tổ chức với những nhà lănh đạo cầm đầu; động lực nội tâm của họ thường là tốt, nhưng các phương pháp và cách tiếp cận của họ đối với những người họ nhằm phục vụ, là những phương cách của giới doanh nghiệp. Họ có thể lập nên một tổ chức hữu ích, nhưng họ không lập nên một trường nội môn. Một người đệ tử th́ trở thành trung tâm của một tập thể sinh động phát quang. Tập thể này tăng trưởng và đạt mục đích nhờ sự sống ở trung tâm phát triển từ trong ra ngoài. Chính mănh lực đời sống của người đệ tử này làm cho tập thể thành công chứ không nhờ những khoa trương, quảng cáo, và nếu có th́ cũng ít khi thành công về thương mại.

Mọi người đáp lại với âm điệu phát ra, với các chân lư được truyền dạy, và ảnh hưởng của nhóm liên tục tăng cường, cho đến khi người đệ tử thấy ḿnh chịu trách nhiệm về một nhóm người chí nguyện. Tùy mức độ y giao tiếp với linh hồn, tùy khả năng ứng đáp nhạy bén của y với những gợi ư của Chân sư và với ấn tượng của Đạo viện y liên thuộc, mà nhóm nhận ảnh hưởng của y mạnh mẽ và hữu ích đến đâu. Y từ từ quy tụ quanh ḿnh những người có thể giúp việc giáo huấn, và y phụng sự thành công đến đâu là tùy mức minh triết và phân biện y có trong khi chọn lựa những người trợ lư. Y không giữ thẩm quyền trên nhóm và những người trợ lư, ngoại trừ cái thẩm quyền của ánh sáng, minh triết và hiểu biết sâu rộng hơn. Do đó, y trở thành một điểm năng lực vững vàng, mà khi đụng đến th́ những phương pháp và những lối diễn giải thấp kém hơn đều tan vỡ và rơi mất cả. Y dạy một số nguyên lư nội môn không đổi mà toàn nhóm được huấn luyện tuân hành, nhưng họ tuân thủ một cách dễ dàng và không hề tranh căi, bởi v́ nó chính là những nguyên lư đă đưa họ đi vào công việc. Y xét những người phụ tá xem họ có dấu hiệu mở mang tinh thần nào không, và đưa họ lên các địa vị có trách nhiệm khi có bằng chứng rơ ràng. Luôn luôn y sống giữa họ như một người đang học hỏi và là bạn đồng môn, cùng bước trên Đường Đạo với những người cần được giáo huấn. Đặc điểm của nhà lănh đạo nội môn đích thực là khiêm tốn, bởi v́ sự khiêm tốn cho thấy một tầm nh́n tinh thần và ư thức cân đối tỉ lệ. Các phẩm tính này dạy y rằng mỗi bước tiến tới trong cuộc sống tinh thần hé lộ cho ta thấy hăy c̣n nhiều giai đoạn cao hơn nữa cần được thấu đạt. Sự khác biệt giữa người đệ tử đă được thụ huấn vàø người sơ cơ là người sơ cơ có tầm nh́n hẹp ḥi và thường nghĩ rằng con Đường Đạo th́ dễ dàng hơn sự thực. Nên người ấy tự đánh giá ḿnh quá mức. Trong khi đó, người đệ tử có tầm nh́n rộng lớn hơn, và hiểu rằng có biết bao nhiêu điều cần phải làm trước khi viễn ảnh trở thành hiện thực.

Các trường nội môn có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau, tùy theo mức phát triển của vị huấn sư. Chính v́ ngầm hiểu điều này nên nhà lănh đạo tầm thường mới cố áp đặt công việc của ḿnh và thu hút sự quan tâm vào nỗ lực đó bằng những lời tự xưng, tự nhận ồn ào, ầm ĩ, bằng cách làm ra vẻ biết rơ Chân sư và đôi khi biết rơ cả Đ.Đ.C.G., để bằng cách đó mà đ̣i hỏi người khác phải công nhận ḿnh. Đây là tất cả những dấu hiệu của người sơ cơ, là người cần phải học biết rằng trường nội môn thật sự th́ bao giờ cũng do một người đệ tử thành lập, và đó là cố gắng phụng sự của vị này chứ không phải là liơnh vực biểu lộ của một vị Chân sư. Chỉ có người đệ tử — chứ không phải Chân sư — chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của trường. Các Chân sư không chịu trách nhiệm cho các trường hiện có hay đang được thành lập. Các Ngài không đưa ra các sách lược hay quyết định vấn đề ǵ. Năng lực của tập thể ở nội giới sẽ phóng rải qua trường tùy theo mức độ mà vị lănh đạo, là người đệ tử, có thể tiếp xúc một cách hữu thức và khiêm tốn với Chân sư và Đạo viện Ngài. Năng lực ấy sẽ tự biểu lộ như là ánh sáng và minh triết tinh thần, chứ không dưới h́nh thức các mệnh lệnh, đ̣i hỏi và điều khiển cụ thể hoặc là chuyển trách nhiệm từ vị lănh đạo đến Chân sư. Người đệ tử tự quyết định, huấn luyện các trợ lư của ḿnh, nêu rơ các sách lược của ḿnh, diễn giải Minh Triết Ngàn Đời tùy theo ánh sáng ḿnh có, và trông nom việc huấn luyện các môn sinh. Khi người đệ tử càng tiến hoá cao th́ y càng ít nói về Chân sư của ḿnh và nói nhiều hơn để chỉ con đường đến Đ.Đ.C.G.; y sẽ nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi cá nhân và các nguyên lư nội môn cơ bản.

Chúng ta có thể chia các trường trên thế giới hiện nay thành ba nhóm:

1. Có rất nhiều trường gọi là nội môn được những người chí nguyện thành lập. Họ muốn giúp đỡ đồng bào ḿnh, và được thôi thúc làm việc đó do ḷng yêu mến giáo huấn, một mức độ yêu thương nhân loại và một vài tham vọng cá nhân. Xét cho cùng th́ các phương pháp của họ có tính ngoại môn; họ đưa ra cuộc rèn luyện, căn cứ vào những ǵ đă biết và đă được đưa ra, bởi v́ họ ít khi dạy điều ǵ mới, dù cho họ cố che đậy những điều đó bằng cách nào với các cấp bậc và bí nhiệm. Họ dùng các sách vở thông thường về huyền bí học, hoặc đặt ra giáo lư cho riêng ḿnh bằng cách gom góp từ những ǵ đă có, thường chọn các chi tiết hấp dẫn nhưng không quan trọng, và bỏ qua những ǵ có tính tinh thần và chính yếu. Họ quảng cáo cho trường ḿnh bằng cách này, cách khác, và thường chú trọng phương diện thương mại. Họ đ̣i hỏi sự tuân hành và có thái độ ố kỵ, chí trích các trường phái khác; họ dạy tín hữu chỉ tin theo vị lănh đạo và trung thành với cách diễn giải chân lư của vị này. Họ làm những việc hữu ích trong đại chúng, tập họ quen với sự thực về các Chân sư, về giáo lư bí truyền, và tŕnh bày cơ hội phát triển tinh thần. Họ có một vị thế rơ rệt trong kế hoạch của Đ.Đ.C.G., nhưng đó không phải là những trường nội môn, và các vị lănh đạo này không phải là đệ tử; họ là những người chí nguyện trên Con Đường Dự Bị và không tiến hoá nhiều.

Cũng có một số trường nội môn do các vị đêä tử mở ra; những vị này đang học cách giáo huấn và phụng sự, qua cố gắng giúp đỡ nhóm của ḿnh. So với nhóm thứ nhất th́ các trường này ít hơn, và sĩ số cũng nhỏ hơn, v́ nhà lănh đạo tuân thủ các qui luật nội môn chặt chẽ hơn và cố gắng làm đúng những điều kiện cần yếu tinh thần. Y cố gắng giảng dạy một cách khiêm tốn, không hề tự xưng điều ǵ. Y biết rằng chính ḿnh cũng chỉ đang từ từ hiểu biết về linh hồn, và việc tiếp xúc với Chân sư c̣n rất hiếm hoi. Y ít khi đưa ra thẩm quyền cá nhân và thường tŕnh bày chân lư theo lư thuyết và theo thần học. Mức ảnh hưởng và tỏa sáng của y chưa được mạnh lắm, nhưng được Chân sư trông nom cẩn thận, bởi v́ tiềm năng y rất hữu ích, giá trị, và Ngài tin rằng y có thể học hỏi được,
thường là qua các lầm lỗi của ḿnh. So với các tập thể sôi nổi ở nhóm thứ nhất, th́ y tiếp xúc với số ít công chúng hơn, nhưng y đưa ra cuộc rèn luyện đúng đắn hơn và dạy cho những người sơ cơ biết rơ các cơ bản của Minh Triết Ngàn Đời. Công việc của y là trung gian giữa các nhóm thời trước và các nhóm hiện đang thành lập.
Giờ đây, những trường nội môn mới hơn đang xuất hiện. Các trường này đang được mở ra do những người đệ tử tiến hóa hơn. Nhất thiết phải là như thế, v́ công tác khó khăn hơn nhiều; nó gồm việc gióng lên một âm điệu tỏ rơ để phân biệt minh bạch giữa cái mới và cái cũ, và đưa ra một số chân lư mới và cách tŕnh bày mới. Cách tŕnh bày mới và tiên tiến này vẫn đặt nền tảng trên những chân lư trước, nhưng sẽ được diễn giải khác hơn, và tất sẽ khơi dậy sự chống đối từ các trường phái cũ. Các vị đệ tử tiên tiến này tỏa sáng chói rạng hơn, có ảnh hưởng rộng lớn hơn, và công việc của họ mở mang khắp thế giới. Không những công việc này khơi dậy sự chống đối và chối bỏ từ các đoàn nhóm cũ, mà nó c̣n gợi được sự ứng đáp của nhiều người trong các nhóm đó, họ đă phát triển cao hơn những đường lối cũ, họ đă và đang chờ đợi phương cách mới tiến về Thượng Đế, và họ đang sẵn sàng đáp lại một sự kêu gọi tinh thần cao cả hơn. Bấy giờ những người này trở thành những tụ điểm hoạt động tinh thần trong các nhóm theo trường phái cũ nói trên, và trong cuộc sống quanh họ. Sự việc này đưa đến ba điều:

a.
Các nhóm cũ khai trừ những người nào đáp ứng với giáo huấn nội môn mới mẻ hơn, và loại họ ra khỏi nhóm.
b.
Các trường mới bắt đầu h́nh thành do việc khai trừ này và để đáp ứng với giáo huấn được công bố bởi những người đệ tử nhiều năng lực hơn và vô tư hơn.
c. Công chúng ngày càng biết đến phong trào mới này và do đó ngày càng quan tâm rộng răi hơn về vấn đề nội môn và có liên hệ đến Đ.Đ.C.G.

Những người đệ tử này được ủy thác công việc khó khăn là đưa ra những trường phái mới, họ được biết đến với từ kỹ thuật là những người đệ tử ở thế gian. Ảnh hưởng của họ tỏa ra mọi hướng, khuấy động và xáo trộn các trường phái cũ, để giải phóng những người nào đang sẵn sàng nhận các giáo huấn mới; tạo những trường mới làm trung gian giữa cái cũ và các Trường Điểm Đạo tương lai; và tạo ấn tượng trong tâm thức của mọi người ở khắp nơi, mở rộng thái độ, quan niệm của công chúng và tŕnh bày cho nhân loại những ư niệm mới và các cơ hội mới mẻ. Ngày nay, điều này đang xảy ra. Bởi vậy, những người t́m Đạo phải học cách phân biệt giữa công việc của người chí nguyện có hảo ư, mở trường huyền bí học cho những người sơ cơ, với công việc của người đệ tử đang học làm huấn sư, và với công việc của người đệ tử ở thế gian, họ đang xóa bỏ những lề lối cũ và đưa ra những phương pháp mới thích hợp hơn để giảng dạy chân lư nội môn. Trường Arcane là một bộ phận của nỗ lực mới này trên toàn thế giới.

Cũng có một số trường giả danh, rất hấp dẫn và được nhiều người biết, họ thu hút được những người kém thông minh và những kẻ ṭ ṃ; cũng may là các trường này chỉ có chu kỳ ảnh hưởng rất ngắn. Nhất thời họ cũng gây nhiều tai hại, v́ họ tŕnh bày giáo huấn một cách lệch lạc và đưa ra các ư niệm sai lầm về các Chân sư và Đường Đạo, nhưng thực sự th́ họ không có sức mạnh lâu bền nào cả. Ba loại trường nói trên đang phục vụ tốt và đang đáp ứng nhu cầu của những người nào đáp lại chủ âm của họ. Tuy nhiên, các trường phái cũ hiện đang tàn lụi dần. Các trường loại hai sẽ c̣n tích cực hoạt động lâu dài, đưa ra các giáo huấn sơ cấp, huấn luyện môn sinh những phương pháp làm việc và cách phụng sự. Loại trường thứ ba, mới hơn, sẽ tiếp tục tăng cường năng lực và sẽ chuẩn bị các đệ tử trong Thời Đại Mới đi vào Trường Điểm Đạo tương lai.

III. Các Chân lư được Giảng dạy trong các Trường Nội môn Thực sự
Xin quí bạn lưu ư rằng nhiều chân lư được truyền đạt từ trước đến nay với danh nghĩa “nội môn”, th́ hoặc là đă không đúng như vậy, hoặc hiện đang hoàn toàn trở thành ngoại môn. Các chân lư nội môn của quá khứ là các chân lư ngoại môn nền tảng của hiện tại. Trong một thế kỷ qua, các giáo lư nội môn và giáo huấn bí truyền về Minh Triết Ngàn Đời — thường được đưa ra với lời thệ nguyện giữ kín — th́ nay đă trở thành sở hữu của mọi người. Bản tính của con người như được dạy trong các trường bí giáo thời trước, th́ nay đă được nhận biết — dưới những tên gọi khác — là khoa tâm lư học hiện đại. Những bí ẩn của thể cảm dục, của thể dĩ thái và thể trí, th́ nay đang được bàn thảo trong các trường đại học của chúng ta, trong các khóa tâm lư học, giảng về sinh lực, bản tính t́nh cảm và trí tuệ của con người. Trước đây, niềm tin về các Chân sư đă được ǵn giữ rất kín; nay th́ người ta đang thảo luận về các Ngài trên các bục giảng công cộng ở tất cả các thành phố lớn. Các kỹ thuật và những lề lối tham thiền, trước đây là những vấn đề được bảo mật, và người ta đă dạy công chúng rằng các giáo huấn đó rất nguy hiểm. Ngày nay th́ ư niệm về tham thiền này đang bùng nổ, rất nhiều người trên khắp thế giới đang tham thiền, tập chỉnh hợp, và đến mức hiểu biết, tiếp xúc với linh hồn. Chân lư cũng đă được che giấu trong rất nhiều giáo huấn phụ thuộc, đă làm lệch hướng quan tâm của người t́m đạo, và khiến y chú ư đến tầm quan trọng gắn vào các hiện tượng. Các tư thế, việc sử dụng các câu chú, linh từ và những công thức cổ, tập hơi thở, những ẩn ư về việc khơi luồng hỏa hậu, đánh thức các luân xa và những khía cạnh cám dỗ khác của khoa huyền bí thứ cấp đă khiến cho mọi người không thấy được sự thật rằng phần lớn những điều kể trên, thuộc lĩnh vực hiện tượng, vốn liên quan đến thể xác, đến việc điều chỉnh đúùng đắn, tiếp năng lượng và sinh lực cho nó. Chúng vận dụng các hậu quả chứ không chạm đến những nguyên nhân chính yếu của các hậu quả này. Tất cả những kết quả về mặt hiện tượng đó sẽ biểu lộ một cách b́nh thường, an toàn, lành mạnh, và tự động, khi con người nội tâm — ở cấp t́nh cảm và trí tuệ — đă hài ḥa với thế giới tinh thần và bắt đầu hoạt động như một con người tinh thần. Cách t́m kiếm chân lư thứ cấp này đă gây hại rất nhiều cho công cuộc phát triển khoa nội môn chân chính, và đă thực sự gây băn khoăn, thắc mắc cho những người tài giỏi trong lĩnh vực tinh thần.

Trong các trường hiện đang thành lập, người ta chú trọng đến ư thức của linh hồn, tri thức tinh thần, sự thông hiểu các mănh lực cao siêu, sự hiểu biết trực tiếp của chính chúng ta về Đ.Đ.C.G. đang quản trị cuộc sống hành tinh này, một sự thấu hiểu (ngày càng rơ ràng) về tính chất thiêng liêng của Thiên cơ mà, thể theo Thiên ư, đang ngày càng chi phối thời sự thế giới. Các định luật quản trị đời sống cá nhân, nhân loại, và các giới tiến hóa trong thiên nhiên cũng được nghiên cứu và toàn bộ Khoa học về các Liên giao (được mở mang trong thế giới đang tiến hóa này) trở thành mối quan tâm thực sự của người đệ tử. Khi y tạo được các quan hệ đúng đắn với chính ḿnh, với thế giới cuộc sống tinh thần, với thế giới sinh hoạt nhân loại, và với tất cả mọi h́nh thể của sự sống thiêng liêng, th́ sự thức tỉnh của bản tính chính y sẽ tự động xảy ra, các luân xa của y sẽ trở thành những nguồn năng lực tinh thần sinh động, toàn bộ bản thể y sẽ đi vào hoạt động nhịp nhàng và tất nhiên là hữu ích. Tuy nhiên, tất cả các điều này sẽ xảy ra v́ y tự điều chỉnh ḿnh cho đúng đắn, phù hợp với Thượng Đế và con người, với sự thông hiểu ngày càng rơ rệt về chủ đích thiêng liêng, và với kiến thức về các định luật và kỹ thuật khoa học đang chi phối mọi hiện tượng, gồm cả con người.

Tôi muốn giải rơ điều này. Trường Arcane là một Trường trung cấp mới, và vẫn truyền dạy các điều cơ bản thông thường của giáo lư bí truyền, nhưng chỉ xem đó là nền tảng cho giáo huấn mới, mở rộng hơn. Các bài tập hơi thở chỉ được đưa ra sau nhiều năm làm việc, và Trường không đặt nặng đến tầm quan trọng của chúng, bởi v́ hiểu theo nghĩa nội môn th́ hô hấp đúng không tùy thuộc sự kiểm soát phổi, và cơ quan hô hấp, mà tùy thuộc sự định hướng đúng và điều chỉnh đời sống cho có tiết điệu phù hợp với mệnh lệnh tinh thần và với các trường hợp.

Khoa tâm lư về con người nội tâm, khi y chi phối các luân xa trong thể sinh lực, cũng được nghiên cứu. Tuy nhiên, các trạng thái tâm lư được chú trọng chứ không phải các luân xa. Các luân xa này sẽ hoạt động đúng đắn khi có suy tư tốt đẹp, lành mạnh, và hành giả sống một cách thành công trong cuộc đời song đôi của người đệ tử: liên giao đúng đắn với thế giới của linh hồn cũng như với Đ.Đ.C.G., và liên giao đúng đắn với đồng bào ḿnh trong đời sống thường ngày.

Sau giai đoạn đầu giải rơ các điều cơ bản thông thường, và sau một thời gian xác định mức thấu hiểu của môn sinh, cùng với vài giáo huấn cơ bản về tính chất của tham thiền, các trường mới sẽ giảng dạy những chủ đề sau.

Khoa học về Ấn tượng. Người đệ tử được dạy để nhạy cảm với “các ấn tượng” đến từ linh hồn ḿnh và sau đó là đến từ Chân sư và Đạo viện. Y được dạy cách giải thích đúng đắn các ấn tượng này bằng trí tuệ của ḿnh đă được rèn luyện và khai ngộ. Y học cách phân biệt giữa những ǵ đến từ tiềm thức của chính ḿnh, những ǵ được ghi nhận bằng thần giao cách cảm như là đến từ thế giới tư tưởng, từ tâm trí những người khác, và những ǵ đến từ thế giới của sự sống tinh thần.
Khoa học Hợp nhất. Qua khoa này, người đệ tử được dạy cách chỉnh hợp và điều hợp, tiếp xúc và ḥa hợp giữa linh hồn và phàm nhân, và sau đó là liên hệ trực tiếp giữa trạng thái tinh thần cao nhất và phàm ngă y. Một cách tuần tự, khoa này giúp khai mở sự liên tục của tâm thức, và chuẩn bị cho người môn sinh có thể ích dụng được giáo huấn sẽ đưa ra trong các trường Điểm Đạo. Tính chất của điểm đạo, là sự biểu lộ của những mở mang tâm thức rộng lớn và là kết quả của những sự thống nhất mà hành giả tự thực hiện, cũng sẽ được nghiên cứu.
Bản tính của Đ.Đ.C.G. Y học biết rằng người nào tuân hành giới luật và trải qua cuộc huấn luyện cần thiết đều có thể tự ḿnh tiếp xúc và trực tiếp biết được Đ.Đ.C.G.. Việc này phải được tự áp dụng và làm cho thích nghi với bản tính và mức phát triển của cá nhân người đệ tử. Người ta cũng thảo luận về các cấp bậïc khác nhau trong Đ.Đ.C.G., giảng dạy về tính chất và các cuộc điểm đạo mà người đệ tử sẽ trải qua, và nghiên cứu công việc của Đức Chirst, vị Chủ trưởng của Đ.Đ.C.G.. Bằng cách đó, người đệ tử thấy được một h́nh ảnh rơ rệt của nhóm nội môn mà y nhắm tới.
Khoa học Tham thiền. Người đệ tử dần dần thành thạo các kỹ thuật và các giai đoạn của khoa này (chỉnh hợp, tập trung, tham thiền, nhập định, khai ngộ và linh cảm). Nhờ đó, người đệ tử học cách sử dụng trí tuệ đúng đắn, kiểm soát tư tưởng đúng cách, và diễn giải đúng các hiện tượng tinh thần. Y học được ư nghĩa của sự khai ngộ trong bảy giai đoạn, và, với hiệu năng ngày càng tăng, y bắt đầu sống cuộc đời đầy hứng khởi tinh thần của một người Con Thượng Đế.
Các Định luật của Thế giới Tinh thần được nghiên cứu, và người đệ tử học cách áp dụng các luật này vào chính ḿnh, vào các diễn biến, vào thế giới và vào nhân loại.
Các Định luật này ở trong số nhiều Định luật khác nữa, và gồm có:

a.
Luật Nhân Quả
b.
Luật Luân Hồi (Tái Sinh)
c.
Luật Tiến Hóa.
d. Luật Sức Khỏe (Dưỡng Sinh). 278 Các luật này liên quan đến sự biểu hiện của thế giới các

giá trị và động lực tinh thần, qua trung gian của thế giới hiện tượng vật chất.

Cơ Tiến Hóa, mà Đ.Đ.C.G. đang ǵn giữ, có trong tất cả các diễn biến của hành tinh này, nhằm thực thi chủ đích thiêng liêng, cũng được đưa vào tầm chú ư của các môn sinh. Người ta nghiên cứu việc thực hiện Thiên cơ trong quá khứ, để đưa nhân loại đến tŕnh độ phát triển hiện tại; các diễn biến hiện tại được giải thích trong phạm vi Thiên cơ, và được khảo cứu như là giai đoạn mở màn cho tương lai. Người ta cũng cứu xét sâu xa bước tiến ngay trước mắt, và kêu gọi người môn sinh hăy tham gia tích cực. Về sau, khi người đệ tử trở nên một thành phần hữu thức, tích cực của Đ.Đ.C.G., y sẽ được biết những điểm tổng quát của chủ đích thiêng liêng, và có thể cộng tác thông minh với công việc ngay trước mắt.
Các Năng lượng và các Mănh lực, chính là bản chất của cuộc sáng tạo; người đệ tử phải thông hiểu và cuối cùng chế ngự được chúng. Y học hiểu rằng toàn cả cuộc biểu hiện ở trong và trên hành tinh chúng ta không ǵ khác hơn là một tập hợp các mănh lực, tạo nên các h́nh thể, và tất cả đều đang vận chuyển và sống động. Y bắt đầu học tính chất của các mănh lực cấu tạo nên y như hiện tại là một con người. Rồi y mới học cách đem năng lượng cao hơn, là năng lượng của linh hồn, để chế ngự các mănh lực đó. Y nghiên cứu tính chất của tinh thần, linh hồn và vật chất, thường gọi
chúng là sự sống, tâm thức và h́nh thể, hoặc là sự sống, phẩm tính và biểu hiện. Bằng cách này, y thấu hiểu phần nào tính chất của Ba Ngôi thiêng liêng và bản tính thuộc về điện của tất cả các hiện tượng, gồm cả con người.
Khoa Tâm lư Nội môn cũng được xem là quan trọng chính yếu. Đây là dấu hiệu người ta không c̣n quan tâm đến cách tŕnh bày chân lư thiên về vật chất của các trường huyền bí học thời trước, họ đă chú trọng đến các cảnh giới, các tiến tŕnh kiến tạo vật chất và sự cấu tạo của h́nh thể. Trong các trường mới, người ta sẽ chú trọng vào bản tính của linh hồn ở trong các h́nh thể, và các tác nhân sáng tạo đang làm việc ở trong và với thế giới vật chất. Người ta nghiên cứu bảy mẫu người chính, khảo cứu các đặc tính của họ, cùng mối liên hệ của họ với bảy phân nhóm trong Đ.Đ.C.G., và với bảy Cung Năng lượng vĩ đại (tức là những nguồn năng lượng mà Kinh Thánh gọi là “bảy Đấng Tinh quân trước ngôi Thượng Đế”). Thế là, sự tổng hợp của toàn cuộc biểu hiện đă rơ ràng, và người ta có thể thấy rơ vị trí của một thành phần ở trong toàn thể.
Có nhiều vấn đề nghiên cứu phụ thuộc mà người đệ tử phải hiểu biết phần nào trước khi nhập vào Trường Điểm Đạo tương lai. Tuy nhiên, các chủ đề trên là học tŕnh đại cương mà các trường mới sẽ đem ra giảng dạy. Trường Arcane đang cố gắng giúp sinh viên hiểu biết tổng quát về những điều cơ bản đó, để họ có thể ích dụng được các tác phẩm và nguồn giáo huấn phong phú sẽ đưa ra trong những năm c̣n lại của thế kỷ này.

Trước hết, người sinh viên phải có một ư niệm tổng quát về giáo huấn nội môn; bấy giờ y mới biết được cá nhân y phải đi theo lối nào trong các con đường đó. Y phải học cách áp dụng giáo huấn theo lối thực hành, biến lư thuyết thành thực dụng và tự ḿnh thấy rơ rằng y có thể và cần phải trụ tâm thức trong thế giới ư nghĩa. Sau đó, y sẽ nhận thức được mối liên quan của tất cả các sự kiện trong cuộc sống cá nhân, nhân loại và hành tinh, cũng như nguyên nhân và lư do của mọi sự việc xảy ra. Khi đă biết phần nào khoa tâm lư nội môn và hiểu rơ được vài kỹ thuật trong tiến tŕnh tham thiền, th́ y có thể định đúng vị trí của ḿnh trên thang tiến hóa; bấy giờ y biết bước kế tiếp và mục tiêu phát triển kế tiếp của y là ǵ; y cũng biết phải đưa ra điều ǵ để phụng sự nhân loại, và y có thể giúp đỡ được những ai.

Y bắt đầu hữu thức tham dự vào trường kinh nghiệm tinh thần rộng lớn; trong trường này rốt cuộc y thấy rằng tất cả những thắc mắc của ḿnh đều được giải đáp, và những vấn đề khó khăn của ḿnh đều được giải quyết. Y khám phá ra rằng những điều kiện cần thiết nhất để thành công trong công tác nội môn là chí kiên nhẫn, là nỗ lực bền bỉ, liên tục, là tầm nh́n tinh thần và trí phán đoán, phân biện đúng đắn. Khi đă có những phẩm tính này, cộng thêm một ư thức hài hước và trí tuệ mở rộng, không cuồng tín, người đệ tử sẽ tiến nhanh trên “Quang Minh Lộ”, tức là từ thường dùng để gọi Con Đường Đạo. Cuối cùng y sẽ thấy ḿnh đứng trước Cửa Điểm Đạo, trên đó có ghi những lời của Đức Christ, “Hăy hỏi, rồi bạn sẽ được; hăy t́m; rồi bạn sẽ gặp; hăy gơù, rồi cửa sẽ mở ra cho bạn.”

Tháng Giêng 1944

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TRƯỜNG ARCANE
(Bài viết của ALICE A. BAILEY)
Khi bạn vào Trường Arcane và trở nên một thành viên tích cực của tập thể này, chúng tôi muốn tŕnh bày với bạn một số ư niệm cơ bản hay là các nguyên tắc chỉ đạo. Sự thành công, trong công việc của bạn và chúng tôi, tùy thuộc các nguyên tắc này. Bạn đang đảm nhận một công tác mà kiếp sống này và tất cả các tiền kiếp đă chuẩn bị cho bạn (nếu bạn chấp nhận Luật Luân hồi và cơ hội mới này). Công tŕnh mà bạn đang bước vào, thật rất quan trọng; rất có thể là nó bao gồm việc tái định hướng cuộc sống của bạn và các phương pháp làm việc trong đời; tức là học hỏi các qui luật dùng chuyển các nỗ lực của đời bạn ra khỏi giới nhân loại, nhập vào giới thứ năm. Giới này là một trong các giới tiến hoá của thiên nhiên, cũng có thật như giới nhân loại hay giới cầm thú vậy; có khi nó được gọi là Thiên giới, và đôi khi được gọi là Huyền giai Tinh thần (Đ.Đ.C.G.) của hành tinh chúng ta. Công tŕnh này cũng đưa bạn đến việc chuẩn bị cho những khai mở tâm thức rộng lớn, để chuyển hoá tâm thức của bạn, khiến bạn luôn ư thức được cái TOÀN THỂ đại đồng, thay v́ tự đồng hóa ḿnh với một mảnh nhỏ của Toàn thể ấy. Nó sẽ giúp bạn có thể đem tinh thần tổng hợp mà thay thế cho tính chia rẽ cô lập vốn rất rơ trong những người thường.

Đứng trước cuộc sống mới này, gồm cuộc rèn luyện và phát triển để đạt mức sống động tinh thần mới mẻ, có một số điều kiện nội môn và các minh định chính yếu, mà một khi bạn đă thấu hiểu, chúng sẽ giản dị hóa con đường bạn tiến đến Thiên giới và chân lư, và sẽ giúp bạn nhận ra các nền tảng chắc chắn mà bạn đang đứng trên đó. Chúng tôi thấy rất hợp lư khi bạn đưa ra một số thắc mắc quan trọng, và chúng tôi sẽ giải đáp:

Mục đích của Trường Arcane là ǵ ? Giáo huấn của Trường có tính chất ǵ ? Những nguyên tắc nào chi phối việc huấn luyện và trợ giúp các sinh viên? Khi tôi vào Trường Arcane th́ tôi phải hứa hẹn điều ǵ?

Những nét đặc trưng của trường nội môn chân chính là ǵ, và Trường Arcane có tuân thủ những điều đó hay không? Trường Arcane được quản trị bởi những ư niệm và những ư tưởng nào?

 Có bảy nguyên tắc hay mục tiêu chỉ đạo mà tất cả các sinh viên và nhân viên của Trường Arcane được yêu cầu tuân thủ. Nghiên cứu kỹ các nguyên tắc này sẽ khiến cho công việc của chúng ta trong tương lai trở nên hết sức dễ dàng, giải quyết được những băn khoăn thắc mắc, và dọn đường cho sự tiến bộ đầy thông hiểu. Các nguyên tắc này không hề thay đổi và sẽ không bao giờ thay đổi; v́ nếu chúng thay đổi th́ Trường Arcane sẽ không c̣n phục vụ mục đích ban đầu của ḿnh nữa.

Các phương pháp và các kỹ thuật có thể thay đổi, các giáo điều và các giáo lư xuất hiện và biến đi khi Minh Triết Ngàn Đời tự biểu lộ hết thế hệ này đến thế hệ khác và sự khải thị chân lư liên tục khai mở khi nhân loại có nhu cầu đ̣i hỏi; nhưng mục tiêu ẩn tàng của tất cả các trường nội môn (tất nhiên trong đó có Trường Arcane) th́ bao giờ cũng vẫn là mộït. Mục tiêu đó là làm hiển lộ thiên tính trong con người và trong vũ trụ, sự hiển lộ này đương nhiên khiến người ta nhận biết được Đấng Thượng Đế Siêu việt, và Đấng Thượng Đế Nội tại. Đúng là các thuật ngữ và các cách tŕnh bày Chân lư duy nhất sẽ thay đổi theo các thời đại đổi thay, để đáp ứng nhu cầu của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Nhưng những ǵ chúng nhằm phát biểu th́ măi măi vẫn không thay đổi. Hy vọng rằng — qua từng thập niên — các phương pháp và kỹ thuật Trường Arcane đưa ra sẽ thay đổi để đáp lại những nhu cầu, đ̣i hỏi của những người chí nguyện, đáp lại sự khai mở trí tuệ của con người, và hậu quả của nó là sự phát triển văn minh và văn hóa của nhân loại. Tuy nhiên, các thay đổi đó không bao giờ được làm phương hại đến chân lư, hoạëc làm lệch lạc giáo huấn nội môn; các thay đổi đó cũng không được giữ tầm quan trọng thái quá hoặc chiếm tỉ lệ quá lớn, đến đỗi xóa mờ Thực tại hoặc che án Tầm mắt Tinh thần.

Bảy nguyên tắc hay bảy minh định chính yếu đó là:

Trường Arcane là trường huấn luyện các đệ tử nội môn. Đây không phải là trường dành cho các đệ tử dự bị, hoặc những người chí nguyện sùng tín.
Trường Arcane huấn luyện những người nam, nữ đă trưởng thành để họ có thể thực hiện bước kế tiếp trên đường tiến hóa.
Trường Arcane công nhận sự kiện thật về Huyền giai Tinh thần (tức là Đ.Đ.C.G.) của hành tinh này, và đưa ra giáo huấn dạy cách tiến đến và nhập vào Huyền giai này.
Trường Arcane dạy niềm tin thực tế rằng “linh hồn của tất cả mọi người là một”.
Trường Arcane nhấn mạnh rằng cần phải sống cuộc đời tinh thần và loại bỏ tất cả những lời tự xưng địa vị, cấp bậc tinh thần.
Trường Arcane không bè phái, không làm chính trị, và làm việc ở tầm mức quốc tế.
7. Trường Arcane không chú trọng đến giáo điều thần học nào, mà chỉ giảng dạy Minh Triết Ngàn Đời, như được nhận biết ở khắp nơi qua các thời đại.

Chúng ta hăy xem xét từng nguyên tắc nền tảng này để hiểu ư nghĩa của chúng và cách chúng phát biểu ra sao thông qua những phương pháp và phương thức làm việc của Trường Arcane.

I. Trường Arcane là trường huấn luyện các đệ tử nội môn. Vào lúc kết thúc Thế chiến (1914-1945) Trường Arcane đă ra đời gần được 25 năm, và trong thời gian đó đă phục vụ trên 20.000 người. Học tŕnh của nhà trường có tính cách lũy tiến; các tài liệu nghiên cứu từng bước trở nên sâu hơn, và việc tham thiền ngày càng tăng cường khi người sinh viên đi qua từ cấp này đến cấp khác. Không bất cứ lúc nào có giáo huấn được đưa ra về sự phát triển các quan năng thần thông; mọi người không được dạy để trở nên có thần nhăn hay thần nhĩ; trường không dạy cách luyện pháp thuật hoặc cách dùng các nghi thức pháp thuật, và không dạy bất cứ điều ǵ về ma thuật t́nh dục. Toàn bộ trọng điểm của chúng tôi đặt vào cuộc sống tinh thần, đặt vào sự thấu hiểu giáo huấn nội môn bằng trí tuệ, và đặt vào những qui luật và những tiến tŕnh nào mang lại được những mối liên giao đúng đắn của người sinh viên với đồng bào ḿnh, với linh hồn của chính ḿnh, mối liên giao đúng đắn với Huyền giai Tinh Thần (tức là Đ.Đ.C.G. mà Đức Chirst là Chủ Trưởng), và mối liên giao đúng đắn với một vị Chân sư và tập thể hay Đạo viêän của Ngài. Bởi v́ Trường Arcane được trù định để huấn luyện mọi người trở thành những người đệ tử hữu thức làm việc tích cực, nên học tŕnh của Trường có tính chọn lọc rơ rệt. Công việc yêu cầu người sinh viên thực hiện th́ không dễ dàng. Nhà trường muốn có và duy tŕ tiêu chuẩn cao, c̣n công việc th́ hoạch định theo lối mà những ai khả năng trí tuệ và nguyện vọng tinh thần không đạt yêu cầu đều tự động ra khỏi Trường; tự họ thấy rằng họ không thể đương nổi công việc. Chúng tôi không bao giờ khuyến khích sinh viên ở lại làm việc nếu họ không tỏ ra thích hợp, bởi v́ như thế chỉ khiến họ cảm thấy chán nản và mệt mỏi dưới một cảm thức thất bại, và điều này có hại cho tất cả những ai liên hệ.

Vai tṛ người đệ tử cần có trái tim yêu thương và trí tuệ sắc bén, nhiệt thành, minh mẫn. Các giáo hội và những nhóm nội môn đă luôn nhấn mạnh đến trái tim yêu thương, cùng với ḷng sùng tín. Đây là chân lư và là một điều cần yếu cơ bản, nhưng trí tuệ được rèn luyện sắc bén, nhiệt thành, minh mẫn cũng quan trọng không kém. Các Chân sư làm việc với thế gian thông qua đệ tử các Ngài; đó là cách các Ngài chọn để làm công việc. Cho nên, các Ngài đang t́m kiếm những người nam, nữ thông minh, tự chủ — có tầm nh́n tinh thần và tự tuân thủ giới luật tinh thần — để có thể tiến hành công việc thông qua họ. Bởi vậy, chúng tôi cố ư làm cho công việc trở nên khó khăn và giữ những điều kiện cần yếu ở tiêu chuẩn cao, bởi v́ chính chúng tôi cũng đang t́m kiếm những người nào có thể sử dụng trí tuệ của họ, hoặc ít ra họ cũng tỏ ư muốn phát triển và muốn sử dụng các tiến tŕnh trí tuệ nơi ḿnh. Nhu cầu của những mẫu người có nguyện vọng thiên về t́nh cảm và những người sùng tín th́ có thể được đáp ứng tốt đẹp trong các tập thể và các trường nội môn khác, và đang được đáp ứng như vậy.

Chủ đề phụng sự xuyên suốt công việc của Trường Arcane. Phụng sự đồng bào ḿnh, đó là đặc điểm của người đệ tử và cũng là ch́a khóa để y mở cánh cửa điểm đạo. Thế nên, tất cả những người nào nhập trường và đứng trước nhu cầu rèn luyện mới, chúng tôi đều nói với họ rằng: Bạn hăy học hỏi, nghiên cứu, suy ngẫm và tự chứng tỏ cho ḿnh thấy, cũng như cho chúng tôi thấy rằng bạn đă thấu hiểu giáo huấn, bằng cách viết bài nghiên cứu, học cách tham thiền để tiếp xúc với Chân Ngă tinh thần nơi bạn, tức là linh hồn, và đem những ǵ bạn biết phát biểu thành phụng sự. Ba điều này cần phải trở thành mối quan tâm chính yếu trong tinh thần bạn, qua suốt thời gian học các cấp đầu. Bạn sẽ thấy rằng, mỗi năm trôi qua, bạn càng thấu đáo hơn con đường đi vào Đ.Đ.C.G., và trọn cả cuộc sống bạn thêm nhiều ư nghĩa đầy đủ và phong phú hơn. Đó chính là thế giới ư nghĩa mà chúng ta đang cố gắng thấu nhập vào. Bấy giờ, bạn sẽ thấy các cấp tiếp theo sẽ mở ra cho bạn, bởi v́ lúc đó người ta thấy rằng bạn đă trải qua công việc cần thiết ban đầu, đă hấp thụ được một mức độ hiểu biết về lư thuyết và kỹ thuật, đă có một số giao tiếp tinh thần, và đă đạt đến một số nhận thức quan trọng.

II. Trường Arcane huấn luyện những người nam, nữ đă trưởng thành để họ thực hiện bước kế tiếp trên Con Đường Tiến Hóa.

Khi bạn nhập Trường Arcane, tức là bạn đang dự phần trong một thí nghiệm mới, trong cuộc giáo dục người trưởng thành. Cuộc thí nghiệm này căn cứ trên ba điều chính yếu mà chúng tôi mong đợi, là:

Mỗi sinh viên đều tự nguyện tuân hành về mặt nội môn.
Mỗi sinh viên đều hoàn toàn tự do sử dụng học tŕnh của nhà trường một cách hữu ích hay không.
Nếu muốn, mỗi sinh viên có thể trở thành một phụng sự viên trong Trường Arcane.
 Vậy, một người trưởng thành thật sự là như thế nào? Theo quan điểm của chúng tôi th́ đó là một người nam hoặc nữ đă đạt được một sự thống nhất hay những sự thống nhất cơ bản nào đó, hoặc họ đang hữu ư cố gắng để đạt tới những sự thống nhất này. Thực ra, sự trưởng thành không liên hệ ǵ đến tuổi tác cả. Cũng như khoa tâm lư hiện đại, chúng tôi cho rằng một con người là tổng hợp của bản tính thân xác, hoạt động sinh lực, tất cả các trạng thái t́nh cảm, xúc cảm, và trí tuệ. Các trạng thái khác nhau này thường không liên hệ với nhau, và trong đa số các trường hợp th́ bản tính t́nh cảm chế ngự tất cả các cái kia, c̣n trí tuệ th́ ít có cơ hội biểu lộ ra được. Tuy nhiên, khi đă đạt được phần nào thăng bằng hay quân b́nh, khi trí tuệ, bản tính t́nh cảm, sinh lực và thể chất nơi con người hợp thành một đơn vị hoạt động thống nhất, th́ bấy giờ người ấy là một người trưởng thành. Y được gọi là “thành nhân” và, do kết quả của diễn tŕnh tiến hóa, đă thực hiện nơi ḿnh một loạt những sự tích hợp.

Nhiều sinh viên trong Trường Arcane đang lo giải quyết vấn đề tích hợp phàm nhân, hoặc đang lo phát triển trí tuệ, để trí tuệ có thể chế ngự bản tính t́nh cảm và điều hành các hoạt động của con người ở cơi trần một cách hiệu quả. Những người khác th́ đạt được sự tích hợp phàm nhân này đến mức khả quan, và hiện đang thực hiện một sự tổng hợp c̣n cao hơn nữa, tức là sự hợp nhất của linh hồn với phàm nhân, hay của Chân Ngă cao siêu với phàm ngă. Khi đă đạt được sự tích hợp vừa kể, bấy giờ hành giả có thể được xem như là một “phàm nhân đă ḥa hợp với linh hồn”. Ở tŕnh độ này, hoặc đang trên đà đạt được tŕnh độ này, hành giả có thể trở thành một người đệ tử nhập môn — hiểu theo nghĩa kỹ thuật.

Sự tuân hành về mặt nội môn ở đây tức là sự tuân hành của con người, là phàm nhân, đối với linh hồn của chính ḿnh. Đó không phải là tuân theo bất cứ vị huấn sư nào hay một số giáo lư nào. Trong Trường Arcane, không một người sinh viên nào, ở bất kỳ giai đoạn nào, lại bị đ̣i hỏi phải thệ nguyện tuân thủ điều ǵ. V́ các sinh viên đă tự nguyện vào Trường, nên chúng tôi cho rằng họ sẽ (vẫn tự nguyện) cố gắng thực thi những điều cần yếu. Tuy nhiên, sự mong đợi này không liên hệ ǵ đến sự tuân hành nội môn, mà chỉ là sự phán đoán thông thường. Sự tuân hành nội môn là một phản ứng tự nhiên, tự nguyện của trí tuệ đối với sự áp đặt ư chí hay những ư muốn của linh hồn. Nghĩa là, người chí nguyện trên Đường Đạo tự rèn luyện trở nên nhạy cảm với các ấn tượng đến từ linh hồn ḿnh, rồi mau chóng tuân hành. Trước hết, mục tiêu của tham thiền là mang lại sự nhạy cảm này, và do đó giúp người sinh viên có thể làm việc trong ánh sáng hướng dẫn của linh hồn. Phàm nhân trở nên ngày càng nhạy cảm với ấn tượng của linh hồn, nhờ phương tiện này, và nhờ đi theo con đường tuân hành nội môn chân thực.

Các nhân viên và các vị thư kư của Trường — cả ở Trụ sở chính lẫn bên ngoài — đều không bao giờ can thiệp vào cuộc sống tinh thần và các nỗ lực của người sinh viên. Sự giúp đỡ cho việc tham thiền và các đề nghị về đời sống tinh thần đều được đưa ra một cách tự do. Chúng tôi không hề áp đặt những điều kiện. Nếu người sinh viên ích dụng được công việc và sự trợ giúp đưa ra cho y, th́ chúng tôi rất vui, nhưng (xét cho cùng) y dùng những điều này để làm ǵ th́ đó là việc của y. Nếu y không tự ḿnh đón nhận được những cơ hội tŕnh bày cho y, th́ đó cũng lại là việc của y.

Để cho người sinh viên hoàn toàn tự do, đó là một mục tiêu nền tảng của Trường Arcane. Mục tiêu này rất cần thiết nếu như y muốn tự hành xử một cách thông minh và phát triển tinh thần. Người sinh viên có thể làm việc hay không, tùy ư; y được tự do rời Trường, khi nào y muốn. Tất nhiên là, nếu người sinh viên không hề làm việc, không hề nghiên cứu, và không hề gởi các phúc tŕnh tham thiền của ḿnh, th́ cuối cùng chúng tôi bị buộc phải kết luận rằng y không quan tâm, và chúng tôi mới xóa tên y trong danh sách sinh viên làm việc tích cực. Đương nhiên, chúng tôi tự cho ḿnh có quyền loại một sinh viên ra khỏi danh sách của chúng tôi, nếu chúng tôi cảm thấy rằng y không ích dụng được những ǵ mà chúng tôi đang cố gắng trao cho y.

Chính sách của chúng tôi cũng để cho sinh viên hoàn toàn tự do trong đời tư của họ. Trường Arcane không áp đặt cho các sinh viên những giới luật nào thuộc về thân xác; chúng tôi không yêu cầu rằng họ cần phải ăn chay, cần phải bỏ thuốc lá hay kiêng rượu, như các trường nội môn vẫn thường làm. Chúng tôi xem những điều đó hoàn toàn là mối quan tâm, là việc của riêng họ, và chúng tôi cảm thấy rằng, khi nhận được giáo huấn đúng đắn th́ họ sẽ tự điều chỉnh những điều đó. Chúng tôi biết rằng linh hồn áp đặt giới luật trên đại diện của ḿnh là phàm nhân. Công tác của chúng tôi là rèn luyện cho họ biết được linh hồn của chính ḿnh và vâng theo các yêu cầu của linh hồn đó. Cho nên, chúng tôi không đưa ra một tiêu chuẩn sống nào cho các sinh viên, hoặc can thiệp vào những việc riêng tư của họ. Theo thời gian, linh hồn sẽ đặt tiêu chuẩn của chính ḿnh, nếu người sinh viên quyết tâm làm việc nghiêm túc và chân thật. Chúng tôi không hỏi han hay lắng nghe chuyện gièm pha. Chúng tôi hiểu rằng tất cả chúng ta đều phải học cách trở thành Chân sư nhờ đạt mức thành thạo và chế ngự mọi sự, thế nên, chỉ có vị Chân sư Duy nhất trong tâm ta là có thể cầm quyền chế ngự. Mục đích của chúng tôi là giúp người sinh viên tạo được quyền ngự trị đó, bằng cách dạy họ các qui luật xưa chi phối con Đường Đạo, làm cho các luật ấy thích hợp với các điều kiện hiện nay, và với mức thông hiểu trí tuệ cao hơn của người chí nguyện hiện thời.

Chúng tôi cũng để cho các sinh viên tự do phụng sự như thế nào và ở đâu, tùy ư họ muốn. Chúng tôi không đ̣i hỏi họ phải gia nhập các hoạt động này, khác, như nhiều nhóm nội môn vẫn làm. Với tư cách là một tổ chức, chúng tôi không đ̣i hỏi họ phải phục vụ điều ǵ cả. Chúng tôi không có những cơ sở, trung tâm hay những cuộc hội mà chúng tôi mong muốn họ tham dự. Chúng tôi để họ tự do làm việc trong bất cứ đoàn thể, giáo hội, tổ chức, hay các hoạt động xă hội, phúc lợi nào làm họ chú ư. Chúng tôi tin rằng nếu chúng tôi trao cho họ điều ǵ có giá trị tinh thần, th́ họ sẽ nhận và sử dụng nó trong hoàn cảnh (bất luận hoàn cảnh nào) khiến họ quan tâm hoặc cần đến ḷng trung thành của họ. Sự tự do hoàn toàn có thể làm việc và phục vụ ở ngoài Trường Arcane là lư do tại sao chúng tôi có rất nhiều nhóm sinh viên trung thành với nhiều đoàn nhóm. Họ là những sinh viên tích cực liên kết với chúng tôi, nhưng đồng thời họ cũng tích cực làm việc trong những nhóm khác. Quí bạn sẽ thấy những người thuộc nhiều phái Thần Triết và Hồng Hoa Thập Tự đang làm việc trong Trường Arcane, cũng như các nhà Khoa học Công giáo, thành viên của mọi giáo hội — Chính thống hay Tin lành — và những người nam, nữ thuộc mọi giáo phái và mọi quan điểm chính trị. Họ đều cảm thấy tự do và họ đang được tự do.

Hơn nữa, các sinh viên Trường Arcane có thể thành lập các nhóm riêng của họ và đưa ra những quan điểm và những cách phụng sự của riêng họ mà chúng tôi không hề can thiệp ǵ cả. Điều này họ vẫn thường làm. Tuy nhiên, chúng tôi tuyệt đối không chịu trách nhiệm về các nhóm đó, và không xem các nhóm đó là bộ phận của Trường Arcane hoặc có liên hệ ǵ với chúng tôi; chúng tôi không bao giờ bảo trợ các nhóm đó. Chúng tôi không chịu trách nhiệm ǵ về các sinh viên này, hoặc những ǵ họ truyền dạy. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hoan nghênh nỗ lực đó v́ nó cung ứng một trường phụng sự cho người sinh viên, và chúng tôi tán thành cố gắng phổ truyền giáo huấn Minh triết Ngàn xưa. Khi một người sinh viên cố gắng làm việc theo cách này, th́ chúng tôi xem đó là một dấu hiệu lành mạnh, bởi v́ nhu cầu của thế giới đối với giáo huấn này rất lớn, và hàng trăm, ngàn người có thể nhận được giáo huấn theo cách này.

Sau cùng, cuộc thí nghiệm giáo dục người trưởng thành này có tính độc đáo ở chỗ các sinh viên cấp cao có thể trở thành các nhân viên, các huấn sư của nhà trường, và làm các vị thư kư để giám sát công việc của các sinh viên non trẻ hơn. Họ có thể làm công việc này nếu họ tỏ ra thấu hiểu giáo huấn, thông minh và yêu thương đồng bào. Vào năm 1947 chúng tôi có khoảng 140 vị thư kư cho nhà trường, nhưng con số họ đương nhiên gia tăng v́ nhà trường phát triển, và đang phát triển rất nhanh. Các vị thư kư này thuộc mọi quốc tịch. Công việc của sinh viên ở các cấp cao nhất th́ được trông nom bởi hai nhóm ở trụ sở chính New York.

 III. Trường Arcane công nhận sự thực về Huyền giai Tinh thần. Trường được nghiêm nhặt giữ khỏi các giáo điều độc đoán. Chúng tôi không mong người sinh viên phải chấp nhận chân lư này hay chân lư kia; và nếu họ gạt bỏ những ǵ mà một số người trong chúng ta tin tưởng và chấp nhận, th́ chúng tôi vẫn cảm thấy rằng đó là việc của họ chứ không phải việc của chúng tôi. Các nhân viên ở trụ sở chính vẫn không có thái độ ǵ khác, nếu một sinh viên gạt bỏ giáo lư về luân hồi và từ chối không tin vào Đ.Đ.C.G. và các Chân sư Minh triết. Tất cả những ǵ chúng tôi yêu cầu là y hăy khảo xét các lư do tại sao y đồng ư hay phản đối các tin tưởng đó, và bấy giờ y hăy chấp nhận những ǵ mà y cảm thấy là đúng. Tuy nhiên, một số niềm tin có nguồn gốc xa xưa đến đỗi nói chung chúng được chấp nhận, hoặc như là những chân lư được thừa nhận, hoặc là những tiền đề cơ bản, hay là những giả thuyết thú vị. Chúng tôi yêu cầu người sinh viên hăy giữ thái độ hay khảo hướng này đối với chân lư, bởi v́ chúng tôi cảm thấy rằng y nên xem các chân lư được tŕnh bày này như là cung ứng cho y một phạm vi tốt đẹp để khảo cứu một cách thành thực. Khảo hướng này cũng đúng với niềm tin về thực tính của Huyền giai Tinh thần (Đ.Đ.C.G.). Chân lư này được khảo cứu khi chúng tôi tŕnh bày về phương diện phát triển tiến hóa. Chúng tôi xem các đẳng cấp của các Đấng hợp thành Đ.Đ.C.G. là giới thứ năm trong thiên nhiên, là sản phẩm cần thiết của kinh nghiệm sống trong giới thứ tư là nhân loại. Chắc chắn rằng Huyền giai Tinh thần chính là Thiên quốc mà những lời dạy trong Thiên Chúa giáo có đề cập. Nếu tiền đề này là đúng, th́ chúng ta có thể xem sự hiện hữu của giới này là một thành phần của diễn tŕnh tiến hóa vĩ đại với các đẳng cấp sinh linh, đang tuần tự tiến tới từ hạt nguyên tử nhỏ nhất lên đến chính Thượng Đế. Ở giai đoạn đầu trong Trường Arcane, vấn đề này không được truyền dạy bao nhiêu, ngoại trừ những cứu xét và liên hệ sự hiện hữu của Thiên cơ Tiến hóa với sự thật về sự mở mang tâm thức nơi con người và trong mọi h́nh thể. Sau đó, người sinh viên được hướng quan tâm đến những Đấng đang mang nguồn cảm hứng và chân lư cho nhân loại, và điều này được đề cập đêán trong việc tham thiền. Tuy nhiên, nếu điều này không khiến y quan tâm, th́ y được trao cho một lối tham thiền khác hoàn toàn không đề cập đến Đ.Đ.C.G.. Ở những cấp cao hơn (sinh viên được vào do chúng tôi mời trực tiếp) th́ xem như họ đă có niềm tin về các Chân sư Minh triết, và bắt đầu có những rèn luyện sơ cấp trên Đường Đạo. Nhất thiết vào lúc này, việc sàng lọc của các cấp đầu đă được tiến hành, và những người c̣n lại gồm hai nhóm:

1. Những người không hề nghi vấn về sự hiện hữu của Huyền giai Tinh thần (tức là Đ.Đ.C.G. mà Đức Christ là vị Chủ Trưởng).

2. Những người vẫn c̣n nghi vấn, nhưng nhận giáo huấn làm một giả thuyết để nghiên cứu.

Bấy giờ, cả hai nhóm đều được truyền dạy các qui luật quản trị Con Đường Đệ tử (Con Đường Đạo); khi những qui luật này được chấp nhận và chuyên chú thực hành, chúng đă đưa muôn ngàn người từ “sự tối tăm đến ánh sáng” và ra khỏi giới thứ tư của thiên nhiên để nhập vào giới thứ năm. Các định luật và các qui luật trong Đạo viện của một vị Chân sư cũng được truyền dạy. Một đạo viện là trung tâm ánh sáng và năng lực tinh thần mà một vị Chân sư qui tụ các đệ tử Ngài vào đó để giáo huấn về Thiên cơ, mà sau đó họ sẽ trở thành các đại diện.

Con Đường Đệ Tử là nhóm từ kỹ thuật để chỉ khả năng tiếp nhận giáo huấn, ḷng tự nguyện thực hiện Thiên cơ dành cho nhân loại và ḷng yêu thương đồng bào của ḿnh một cách sâu xa. Người sinh viên nào học cách áp dụng được các qui luật xưa này trong đời sống thường ngày của ḿnh th́ cuối cùng sẽ tự ḿnh hiểu biết được Đ.Đ.C.G. và Thiên cơ mà các Ngài đang ǵn giữ. Thiên cơ này, tức là Đấng Thượng Đế Siêu việt, đang thể hiện qua các diễn tŕnh tiến hóa; các diễn tŕnh này cuối cùng làm hiển lộ sự thật về Đấng Thượng Đế Hằng hữu Nội tại trong mỗi cá nhân.

Các sinh viên không hề bị bắt buộc phải áp dụng các qui luật này hay bước vào Con Đường Đệ Tử. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, chúng tôi đă thấy rằng khi đứng trước cơ hội đưa đến, th́ hoặc họ chấp nhận rèn luyện, hoặc là ra khỏi sinh hoạt của Trường Arcane, ít nhất là tạm thời.

Ở những cấp cao hơn, Trường chú trọng vào bản chất của Thiên cơ và chu kỳ tiến hóa mới mà hiện nhân loại đang đi vào, cũng như sự trở lại của Đức Chưởng giáo đă gần kề — như đă được giảng dạy trong tất cả các tôn giáo trên thế giới. Người Công giáo đang trông mong sự phục lâm của Đức Christ, người Do Thái giáo vẫn c̣n mong mỏi sự giáng lâm của Đấng Messiah, người Phật giáo đang chờ đợi sự giáng thế của Đức Di Lạc Bồ-tát, người Ấn giáo đang mong sự giáng trần của Đấng Hóa thân, c̣n người Hồi giáo th́ đang chờ sự xuất hiện của Đức Imam Mahdi. Tính cách đại đồng của giáo huấn này, cùng với sự mong chờ chung, là lư lẽ chính để bênh vực cho thực tính của chân lư trong đó. Trong mọi nền văn minh, văn hóa qua các thời đại, sự chấp nhận rộng khắp của bất cứ chân lư nào cũng cho thấy đó là sự thực tinh thần thiên khải. Ngày nay, sức hấp dẫn của các chân lư này phải có cơ sở trí tuệ và khoa học, chứ không chỉ thuộc xúc cảm và thần bí như nói chung từ trước đến giờ.

IV. Trường Arcane giảng dạy rằng “linh hồn của mọi người là MỘT.”

Chân lư này phát triển một cách b́nh thường từ bất cứ cuộc cứu xét nào về Thiên cơ Tiến hóa, và tỏ ra là một sự nhận thức ngày càng sâu xa nơi tất cả những ai đang cố gắng thực hành các qui luật của đời sống tinh thần, và do đó tự tuân thủ các định luật quản trị Thiên Giới. Trong ba trăm năm qua, đă có nhiều giáo huấn đưa ra về t́nh huynh đệ đại đồng và mối liên hệ anh em giữa mọi người. Trong Trường Arcane, chúng tôi nghiên cứu nền tảng của niềm tin này và tính bao hàm của Sự Sống Thiêng Liêng, đang thực sự thấm nhuần tất cả các trường tiến hóa dưới nhân loại, đang thấm nhuần gia đ́nh nhân loại và giới siêu nhân, (vượt cao hơn chính nhân loại), đến tận nguồn ánh sáng vĩnh cửu.

Thông qua các phuơng diện quốc tế của Trường Arcane, chân lư này ngày càng được thực sự chấp nhận. Các sinh viên thuộc mọi quốc gia và mọi tôn giáo. Các bài vở và giấy tờ của nhà trường viết bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ư, Tây Ban Nha và hiện đang được được dịch sang tiếng Ba Lan, Hy Lạp, Ru-ma-ni và Ác-mê-ni. Các mặt dịch thuật này đă có nhiều tiến bộ. Các vị thư kư của nhà trường thuộc về mọi quốc tịch, và các sinh viên thường được chỉ định làm việc dưới sự trông nom của một vị thư kư khác quốc tịch với họ; đây là một phần của nỗ lực kết hợp và ḥa hợp mọi người thành một khối huynh đệ tinh thần vĩ đại, mà không hề phân biệt chủng tộc, quốc gia hay tôn giáo. Lời Thỉnh nguyện mới hiện được các sinh viên sử dụng hằng ngày, và đă được dịch ra mười sáu thứ tiếng.*

Trong Trường Arcane, chúng tôi cố gắng dứt khoát chống lại “Đại tà thuyết về tính chia rẽ” vốn rất rơ rệt trong cách suy nghĩ hiện nay, để bằng cách đó mà đặt nền móng cho một thế giới mới, sẽ sản sinh một nền văn minh đặt căn cứ trên sự tin tưởng rằng “linh hồn của tất cả mọi người là MỘT.” Tính biệt lập, tính bảo thủ hẹp ḥi, và khăng khăng cố chấp, tất cả đều là những phát biểu của tính chia rẽ thâm căn cố đế, mà bất hạnh thay đă quá rơ nét trong nhân loại. Chính tính chia rẽ này ẩn ở tận đáy của tất cả mọi khác biệt của chúng ta về hệ tư tưởng, về chính trị và tôn giáo, và nó là nguồn phát sinh hiệu quả nhất của mọi cuộc chiến tranh. Cách giải quyết vấn đề khó khăn này của thế giới nằm trong sự xuất hiện của một tập thể tinh thần (được quy tụ từ mọi chủng tộc và mọi quốc gia) họ kết đoàn cùng tiến trên Đường Đạïo, để làm biểu hiện Thiên giới và để biểu dương các mối liên giao chiùnh đáng của nhân loại. Một tập thể như thế sẽ thừa nhận tính tương đồng của lư tưởng, mục tiêu và nguồn gốc trong tất cả các tập thể khác, và sẽ phát biểu một sự thống nhất nền tảng tinh thần. Họ sẽ chú trọng vào những điểm tương đồng chứ không chú trọng các điểm khác biệt. Họ sẽ cố gắng cộng tác với tất cả các đoàn nhóm nào có tầm nh́n tinh thần và mục tiêu lành mạnh, nhưng đồng thời không hề mất đặc tính và sự toàn vẹn của ḿnh.

V́ lư do này mà Trường Arcane không lập ra những nhóm, những cơ sở hay những cuộc hội có tổ chức trong nhiều thành phố trên thế giới, có các sinh viên ở đó. Trường không muốn làm một tổ chức cạnh tranh chiếm ḷng trung thành của các hội viên đối với các nhà lănh đạo địa phương, các cuộc hội địa phương, và các cơ sở địa phương. Như đă nêu trên, các sinh viên của chúng tôi đều được tự do làm việc trong các tổ chức khác và chúng tôi không mong họ trung thành, ủng hộ bất cứ ai trong Trường Arcane cả. Sinh viên của Trường được dạy nhận thức rằng linh hồn của tất cả mọi người là một, và cố gắng sống trong sức mạnh và việc áp dụng chân lư nền tảng này. Thái độ mà Trường Arcane khuyến khích các sinh viên phát triển, được tóm tắt một cách tuyệt diệu trong mấy ḍng sau đây, là bản phác họa mà y nên theo đó để nắn đúc cuộc đời ḿnh:

“Linh hồn của mọi người là một, và tôi là một với họ.

Tôi t́m cách yêu thương, mà không thù ghét; Tôi t́m cách phụng sự và không đ̣i hỏi công việc thích hợp; Tôi t́m cách chữa lành, không gây đau khổ.

Cầu xin sự khổ đau đem lại phần thưởng thích đáng của

ánh sáng và t́nh thương Cầu xin linh hồn chế ngự ngoại thể Và cuộc sống và mọi biến cố, Và làm hiển lộ t́nh thương. Đang ẩn trong các diễn biến hiện thời.

Cầu xin tầm nh́n tinh thần đến cùng với sự thông hiểu.

Cầu xin tương lai tỏ rơ.

Cầu xin sự kết hợp nội tâm biểu dương và các chia rẽ bên ngoài tan biến. Cầu xin t́nh thương thống ngự. Cầu xin mọi người yêu thương.”

V. Trong Trường Arcane, không có lời tự xưng nào về địa vị, quyền lực hay ngôi thứ tinh thần.

Thế giới ngày nay đang có nhiều những đệ tử, điểm đạo đồ và những vị Chân sư tự xưng, tự nhận; đâu đâu cũng nghe họ to tiếng kêu đ̣i phải chú ư đến họ; những lời tự xưng của cá nhân đang lừa gạt nhiều người. Những vị Chân sư giả hiệu đang có trong nhiều nước, lừa dối dân chúng và đem bán rao, hạ nhục khoa học thiêng liêng của các điểm đạo đồ trước mắt công chúng; các điểm đạo đồ giả danh và những người mạo nhận đang rao giảng trên khắp thế giới, và những vị Christ giả đang nổi lên ở cả hai bán cầu, bằng cách đó chứng minh tính đúng đắn trong những lời tiên tri của Đức Christ được ghi trong sách Thánh Mathew XXIV. Quần chúng rất dễ bị lừa gạt — phần lớn là do họ rất muốn được giúp đỡ và do họ có một sự nhận thức tự bản năng rằng nhiều cấp độ trong sự phát triền tinh thần của nhân loại, là có thật. Đại chúng ở khắp nơi bẩm sinh vốn tin vào Huyền Giai Tinh Thần; đây chính là niềm tin mà các nhà tiên tri giả hiệu đó đang cố t́nh lợi dụng.

Các sinh viên của chúng tôi được giảng dạy chân lư (như Đức Christ đă truyền dạy) rằng “bởi trái của họ mà các ngươi sẽ biết được họ”. Quả thực, khi có sự tự xưng, tự nhận là chắc chắn có mạo nhận. Không một vị Chân sư hay điểm đạo đồ thực sự nào lại tự xưng ḿnh hay kêu gọi sự chú ư về ḿnh. Thay vào đó, vị này hết sức chú tâm vào “các sự việc của Thiên giới” và không có dư th́ giờ để áp đặt cá nhân ḿnh vào tâm thức của mọi người.

Các Chân sư là những người đă đạt được sự giải thoát khỏi những chế ngự của phàm nhân hay phàm ngă; cho nên, các Ngài hoàn toàn không c̣n ư muốn tự xưng về cá nhân hay đ̣i hỏi cá nhân ḿnh được công nhận. Các Ngài thích làm việc trong im lặng, trầm mặc và ở hậu trường, lo phổ truyền các chân lư, lo đáp ứng nhu cầu của nhân loại và thúc đẩy mọi người hăy t́m vị Chân sư duy nhất trong tâm hồn của chính họ.

Các nhân viên của Trường Arcane làm việc ở đó, v́ họ hướng về tinh thần, chứ không phải v́ họ đang t́m cách để được công nhận là các điểm đạo đồ. Họ chỉ nói rằng họ đang t́m cách tiến bước trên Con Đường Đệ tử. Đây là lời tự xưng đúng luật duy nhất mà bất cứ ai cũng có thể nói ra một cách an toàn; c̣n việc tự xưng ḿnh là một điểm đạo đồ hay một vị Chân sư, lập tức cho thấy đó là một sự lừa gạt hay một sự dốt nát thô thiển. Không ai trong Trường Arcane (luôn cả Ông Bà Bailey cùng Ban Lănh đạo) có bất cứ lời tự xưng nào về địa vị tinh thần cao cả. Bất cứ người nhân viên nào tự xưng như thế sẽ tự họ không c̣n là nhân viên trong Trường Arcane. Người đó có thể nói rằng ḿnh là một đệ tử, nhưng không được phép nói ḿnh là điểm đạo đồ cấp cao hay một vị Chân sư.

VI. Trường Arcane không có tính bè phái, không làm chính trị và có tính quốc tế.

Trường Arcane sẵn sàng giúp đỡ bất cứ người nam, nữ nào, không kể họ có quan điểm tôn giáo thế nào, họ thuộc đảng phái chính trị, ư thức hệ nào, hoặc họ đang trung thành với quốc gia nào. Nếu câu “linh hồn của tất cả mọi người là MỘT,” là đúng (và chúng tôi vững tin như vậy), th́ chúng tôi cho rằng các quan niệm, những điều chấp nhận trong trí tuệ hữu thức của người sinh viên không hề thực sự cản trở khả năng y thấu hiểu được sự thật tinh thần này, hoặc có thể ngăn cản y trong việc tiếp xúc với linh hồn ḿnh. Chúng tôi chỉ yêu cầu y hăy giữ trí tuệ cởi mở và vun bồi một ư muốn nh́n xem các sự kiện trong đời và trên thế giới như một toàn thể. Chúng tôi yêu cầu y hăy xem thời sự thế giới — dù thuộc chính trị, tôn giáo, xă hội hay kinh tế — như là một phương pháp hay một trường kinh nghiệm rộng lớn, bằng cách đó và trong đó chủ đích thiêng liêng đang được từ từ thực hiện. Chúng tôi yêu cầu y hăy khảo xét xem cách nào niềm tin của riêng y phù hợp với chương tŕnh đó của thế giới, cũng như liệu khảo hướng của y có tính bao hàm hay loại trừ, cá biệt.

V́ trong Trường Arcane có thái độ này, nên hiện nay các sinh viên của chúng tôi phát biểu mọi lối tin tưởng chính trị, và thuộc mọi tín ngưỡng. Họ không nên có ranh giới hay bức tường ngăn cách nào giữa họ và những người khác cả. Làm sao thực sự có được điều đó ? Một người xuất thân từ tôn giáo hay hệ tư tưởng chính trị nào thường là do các quy định của nơi họ sinh ra và các truyền thống tính năng cố hữu của quốc gia họ. Những người thuộc tất cả các giáo hội và những người có hướng tinh thần nhưng không theo giáo phái nào, đều đang làm việc với chúng tôi; thành viên của các đảng phái chính trị và các ư thức hệ cũng có đại diện. Chúng tôi làm việc với nhau mà không hề xen vào các quan điểm của nhau, hoặc đi vào các cuộc tranh căi. Các vị thư kư của chúng tôi không được phép tranh căi về chính trị hay tôn giáo với các sinh viên họ trông nom. Chúng tôi chỉ t́m cách nêu lên mục tiêu chung, trường phụng sự chung, và những phương pháp của thời xưa giúp mọi người có thể từ sự giả đi đến sự Thật.

Đúng là trong suốt thế chiến (1914-1945) Trường Arcane đă chính thức ủng hộ mục đích của các Nước Đồng minh, và có lập trường dứt khoát chống các nước nào đang chống lại các Lực lượng Ánh sáng. Đó không hề là một hành động chính trị, mà căn cứ trên xác quyết tinh thần rằng mục đích của các cường quốc phe Trục là đi ngược lại Thiên cơ, rằng mục đích ấy chống lại Huyền giai Tinh thần của hành tinh này và lợi lạc, hạnh phúc chung của nhân loại. Chính sách của phe Trục căn cứ trên tính độc ác của chia rẽ và thù hận. Quyết định này về phần chúng tôi không đứng vị thế trung lập là thể theo ư chí của đa số các sinh viên. Tuy nhiên, có những nhà huyền bí học lại quan niệm rằng: làm một nhà huyền bí học nghĩa là tách ḿnh ở ngoài những việc thế tục, và các sinh viên nội môn không nên tham dự vào các sự vụ của toàn nhân loại; họ chỉ nên hoạt động tích cực trong các lĩnh vực trí tuệ và tinh thần mà thôi. Nếu cơi trần và các sự vụ hồng trần mà ở ngoài phạm vi ảnh hưởng của sức sống động tinh thần, th́ cách diễn giải chân lư của chúng ta hẳn có một sự sai lầm nào đó trong căn bản; c̣n nếu mà mục tiêu của nỗ lực tinh thần là thiết lập Thiên giới ở thế gian, th́ các biến cố ở cơi trần sẽ là mối quan tâm của những người hướng về tinh thần ở khắp nơi. Có đúng hay chăng khi nói rằng, bởi v́ có sự chia rẽ lâu đời này giữa cuộc sống tinh thần và hành động trong cơi vật chất, nên chính trị, giáo hội trong mọi nước, và sinh hoạt kinh tế của thế giới đă rơi vào t́nh trạng kinh khủng mà nhân loại trong thế kỷ hai mươi đă phải đối đầu.

Các sinh viên Trường Arcane được khuyến khích hăy đem sự thông hiểu, kiến thức và năng lượng tinh thần của chính ḿnh áp dụng vào các sự vụ nhân loại, và làm việc này ở cấp độ đời sống hồng trần. Chúng tôi yêu cầu các sinh viên của chúng tôi trong mọi nước hăy nghiên cứu cách nào thực hiện hiệu quả những chủ đích và kế hoạch tinh thần trong mọi giai đoạn hoạt động của nhân loại, để bằng cách đó mà liên hệ từ “tinh thần” với tất cả các hoạt động hàng ngày của chúng ta, chứ không chỉ liên hệ đến các đoàn nhóm tôn giáo hiện hữu, đến nguyện vọng t́m đạo, đến các tiến tŕnh tham thiền, và đến các học hỏi huyền bí, như quá thường khi người ta đă tưởng.

Một người có niềm tin trí tuệ vững chắc rằng “linh hồn của tất cả mọi người là MỘT” sẽ thấy tự ḿnh buộc phải đem thực hành quan niệm đó trong đời sống hăøng ngày. Nếu y không làm như vậy, th́ y không khác hơn một người sống trên lư thuyết, chỉ có lư tưởng, và là một nhà thần bí thiếu thực hành. Chính việc áp dụng chân lư tinh thần, nội môn trong đời sống hàng ngày khiến cho công việc của Trường có tính thực dụng, hữu ích và thú vị.

Chính sự tin tưởng này khiến cho yếu tố tiền bạc trở nên hết sức quan trọng. Tiền bạc đang chế ngự mọi giai đoạn trong cuộc sống của chúng ta ở cơi trần; tiền bạc là yếu tố chi phối rơ rệt trong nền văn minh của chúng ta hiện nay. Từ trước đến nay, trên thế giới ít có cố gắng nào để áp dụng tiền bạc vào các công dụng thực sự tinh thần. Đă có nhiều cố gắng sử dụng tiền bạc cho mục đích nhân đạo và từ thiện; nhiều tiền bạc đang nằm trong tay của các nhà thần học của nhiều giáo hội; tuy nhiên, sự đóng góp ngân quỹ có chủ tâm nhằm thực hiện công việc của các Chân sư, và trợ giúp các kế hoạch của Đ.Đ.C.G., th́ thực sự ít người biết. Các ư niệm về Minh Triết Ngàn Đời và sự hiểu biết về Thiên cơ cần tiền bạc để đến được đại chúng, và nhân loại ngày nay đang mong đợi chính những hiểu biết này. Đây phần lớn là lỗi của những nhà thần bí, những nhà huyền bí học và những “người tinh thần” chuyên nghiệp trên thế giới, họ xem tiền bạc là một điều tà vạy, và là điều mà họ không được dính líu vào. Các trường phái tư tưởng đó đă làm hại nhiều, khi họ xem ư muốn có tiền bạc (cho dù đó là để thực hiện công việc của các Chân sư) là tai hại, tà vạy và sai lầm; cho nên, họ khẳng định rằng người thực sự tinh thần th́ không được yêu cầu hay cầu nguyện về tiền bạc.

Một trong những nhu cầu chính yếu hiện nay là gây tạo những ngân quỹ lớn dùng trong công việc của Đức Christ và các đệ tử Ngài, và dùng cho cuộc chuẩn bị tâm trí mọi người để Ngài trở lại. Điều thiết yếu là cần phải chuyển đổi cái khuynh hướng thuộc về vật chất của tiền bạc, và cần phải sử dụng tiền bạc cho công việc của các Chân sư. Đây là một trong những công tác mới mẻ của những người đệ tử ở thế gian và những người phụng sự tinh thần, và là một công việc mà các sinh viên Trường Arcane được yêu cầu xem xét; chúng tôi khuyến khích họ hăy suy gẫm thấu đáo vấn đề này. Ví dụ như, Trường Arcane không thu học phí; công việc của nhà trường được xúc tiến trên căn bản tự nguyện. Mỗi năm, một bản báo cáo được gởi đi cho các sinh viên biết rơ các phí tổn về tài chính của Trường. Khi có nhu cầu, th́ các sinh viên được thông báo, và yêu cầu họ đáp ứng, nếu có thể được, và bao năm qua cho thấy đă có nhiều sự đáp ứng rộng răi. Trường Arcane không hề được ai tài trợ, và không có vị “thần hộ mệnh” nào giúp những khoản tiền lớn một cách thường xuyên, đều đặn. Các nhân viên ở trụ sở chính và ở Châu Âu đang làm việc không lương, hoặc nhận mức lương tối thiểu. Đây là một phần sự đóng góp tự nguyện của họ cho công việc.

VII. Trường Arcane tŕnh bày các giáo lư nền tảng của Minh Triết Ngàn Đời.

Trường chỉ đơn thuần tŕnh bày các giáo lư đó để người sinh viên cứu xét và chấp nhận hay bác bỏ, tùy theo sự suy tư và mong muốn của họ. Như các bạn đă biết rơ, không hề có việc chính thức áp đặt chân lư mang tính giáo điều thần học.

Vâäy, theo quan điểm của Trường Arcane th́ những giáo lư nào là chính yếu? Những giáo huấn nào mà họ cảm thấy cần phải tŕnh bày?

Đó là chân lư nói rằng Thiên giới, tức là Huyền giai Tinh thần của hành tinh chúng ta, có thể và sẽ được hiện thể ở cơi trần. Chúng tôi tin rằng Thiên giới vốn đă hiện hữu, và sau này sẽ được công nhận là giới tiến hóa cao nhất trong thiên nhiên.
Chân lư nói rằng đă có một sự thiên khải liên tục qua các thời đại, và hết chu kỳ này đến chu kỳ khác Thượng Đế đă tự hiển lộ cho nhân loại thấy Ngài.
3. Chân lư nói rằng Đấng Thượng Đế Siêu việt cũng ngang hàng với Đấng Thượng Đế Hằng hữu Nội tại, và (nếu lời của Đức Christ cùng tất cả các huấn sư trên thế giới có một ư nghĩa nào đó) th́ nhân loại thực sự là những người con của Thượng Đế, và ba trạng thái thiêng liêng — hiểu biết, t́nh thương và ư chí — có thể phát biểu thông qua con người.

Chân lư nói rằng chỉ có sự Sống thiêng liêng duy nhất, tự phát biểu thông qua thiên h́nh vạn trạng trong tất cả các giới tiến hóa của thiên nhiên, và do thế mà những người con của nhân loại là MỘT.
Chân lư nói rằng mỗi con người là một điểm linh quang, là một tia của nguồn sáng duy nhất. Chúng tôi tin tia sáng này là linh hồn, là trạng thái thứ nh́ của Ba Ngôi Thiêng liêng, và đó là điều Thánh Paul muốn nói khi Ngài đề cập đến “Đức Christ ở trong bạn, nguồn hy vọng vinh quang”. Mục tiêu của chúng tôi là biểu dương sự sống động thiêng liêng đó trong mỗi cá nhân và con đường đệ tử là một bước đưa đến sự thành đạt này.
Chân lư nói rằng thông qua tác động của diễn tŕnh tiến hóa, cá nhân người chí nguyện và toàn thể nhân loại đều có thể đạt đến một sự hoàn thiện tối hậu (dù có tính tương đối). Chúng tôi đang t́m cách nghiên cứu diễn tŕnh này, và t́m cách nhận ra vô số sự sống đang phát triển, mỗi sự sống đều có một vị trí trong đại cuộc, từ hạt nguyên tử bé mọn nhất trở lên, thông qua bốn giới tiến hóa của thiên nhiên, và tiếp tục thông qua giới thứ năm (mà Đức Christ là vị Chủ trưởng) đến những phạm vi cao cả, nơi Đấng Chúa tể Hoàn cầu đang thực hiện Thiên cơ.
Chân lư nói rằng có một số định luật bất di bất dịch đang quản trị vũ trụ; con người ngày càng biết được các định luật này khi họ tiến hóa. Các luật này là các phát biểu của Thiên ư.
Và cần nhận thức định luật căn bản của vũ trụ chúng ta trong sự biểu hiện của Thượng Đế như là T́nh thương.
Tất cả các giáo huấn nội môn đều căn cứ vào tám chân lư nền tảng này. Nhất thiết có những yếu tố phụ thuộc và các giáo huấn khác được tŕnh bày cho sinh viên nghiên cứu, nhưng họ cũng lại chấp nhận các điều đó hay không, tùy thích. Như là giáo huấn về Luân hồi được quản trị bởi Luật Tái sinh, tính chất chu kỳ của toàn cả cuộc biểu hiện, bản chất và mục tiêu của diễn tŕnh tiến hóa, sự hiện hữu của Huyền giai Tinh thần, sự có thực của các Chân sư và công việc của các Ngài, và bản tính của tâm thức, gồm nhiều giai đoạn khác nhau: tâm thức cá nhân hóa, tâm thức tư ngă và tâm thức tinh thần, phát biểu trên Con Đường Tiến Hóa và lên đến cao điểm trên Con Đường Điểm Đạo.

Các chân lư chiùnh đại này được tŕnh bày để mọi người chấp nhận, v́ đó là các chân lư nền tảng trong tất cả các tôn giáo trên thế giới và đă được mọi người đồng công nhận. Tự trong bản năng con người vẫn biết đến các chân lư này, hoặc với tính cách là những giả thuyết dùng nghiên cứu mà họ cảm thấy không có lư do ǵ đúng đắn để chống đối, hoặc như là những sự kiện thật mà họ chấp nhận do tŕnh độ tiến hóa của ḿnh. Các chân lư thứ cấp chỉ được đưa ra để cứu xét như những khía cạnh hay những chi tiết triển khai hay phát triển từ các chân lư nền tảng hơn. Rơ ràng là các chân lư thứ cấp này gây nhiều tranh căi, nhưng chúng đang được tin tưởng bởi hàng triệu người.

Vậy, đây là bảy yếu tố quản trị công việc của Trường Arcane. Yêu cầu các sinh viên hăy nghiên cứu và chấp nhận chúng, ngày nào họ c̣n làm việc với chúng tôi. Họ đến với chúng tôi một cách tự nguyện và có thể rời chúng tôi bất cứ lúc nào. Đó không phải là một Con Đường dễ dàng. Tất cả chúng ta đều sẽ có những giờ phút chán nản, không người nào trong chúng ta sẽ thấy thế giới thực sự hoàn hảo như chúng ta hy vọng một ngày kia sẽ có, và chúng ta cũng sẽ không thấy ḿnh hoàn thiện như ư ḿnh muốn. Dù vậy, chúng ta có thể làm việc cho (và thấy được) nhiều sự cải thiện lớn lao, cả nơi chính chúng ta và trên thế giới. Viễn ảnh tinh thần bao giờ cũng ở phía trước; nếu không th́ sẽ không có ǵ kích thích chúng ta nỗ lực cả. Tuy nhiên, thật rất hữu ích mà nhận thức được rằng, ít ra một phần nào đó trong viễn ảnh của chúng ta có thể trở thành một sự thực đạt tới được. Chính v́ mục đích đó mà chúng ta làm việc.

TRƯỜNG ARCANE — CÁC MỤC ĐÍCH VÀ NGUỒN GỐC NỘI MÔN CỦA TRƯỜNG
(Bài viết của FOSTER BAILEY)
Đây là lúc thích hợp để chúng ta xem xét mối quan hệ của Trường Arcane với phương diện ngay trước mắt trong các kế hoạch của Đ.Đ.C.G. Dù hiểu rằng chúng ta chỉ biết rất hạn chế về các kế hoạch này, nhưng chúng ta cũng biết rằng một trong những kết quả 30 năm làm việc của Chân sư Tây Tạng, cộng tác với Allice A. Bailey (ngày càng được gọi là A.A.B.) là chúng ta đă có được — đặc biệt trong tám năm qua — những thông tin mà chưa bao giờ đến được phần đông những người đệ tử, và những người chí nguyện nghiêm túc, chân thành trên thế giới. Sự hiểu biết của chúng ta có kèm theo trách nhiệm. Vị thế được ưu đăi mang lại cho chúng ta cơ hội thật phi thựng. Hiện nay, t́nh trạng của gia đ́nh nhân loại đặt chúng ta đứng trước một nhu cầu toàn thế giới, có tính quan trọng hơn phần đông chúng ta đă từng biết.

Trường Arcane được bà Bailey mở ra vào năm 1923. Đă 28 năm đến rồi đi, và hiện nay chúng ta là một đoàn người phụng sự được tổ chức chu đáo, đang xúc tiến một số đề án tinh thần mà chúng ta đă nhận trách nhiệm. Cho nên, có thể xác định vị thế của chúng ta một cách phần nào chính xác, và khi tất cả chúng ta đồng công nhận, rằng chúng ta đang đứng trước một chu kỳ mới trong cuộc sống của đoàn phụng sự, th́ đáng cho chúng ta nên thử đánh giá các mục đích và các nguồn gốc nội môn của ḿnh.

Chúng ta là một tập thể nội môn trong thời đại Bảo B́nh, nói thế có nghĩa chúng ta là một tập thể các đệ tử và những người chí nguyện hướng về Đường Đạo, đang cố gắng trợ giúp nhân loại, trong mối liên hệ hữu thức ở mức cao nhất mà chúng ta biết được về công việc của Đ.Đ.C.G.. Cho nên, chúng ta t́m cách làm viẹäc với các nguyên nhân nhiều hơn là tập trung cố gắng trung ḥa các hậu quả không may. Chúng ta t́m cách thấu hiểu các ư nghĩa tinh thần sâu sắc hơn, ẩn trong các biến cố trên thế giới, và ráng sống làm sao để ngày càng nêu cao các phẩm tính tinh thần chính yếu.

Trường hợp liên hệ thực sự của chúng ta với Đ.Đ.C.G., không chỉ là lư do tại sao hiện chúng ta chính là một đoàn thể tinh thần trên thế giới, mà c̣n là nhân tố chính yếu trong tất cả các công tác tương lai của chúng ta. Nếu không hữu ư nhận thức và liên tục duy tŕ được mối liên hệ này với Đ.Đ.C.G., th́ trong thời gian sau này chúng ta sẽ kém xứng đáng hơn số đông các hoạt động và các phong trào phúc lợi trên thế giới, là những nhóm đang nổi lên một cách tự phát ở chung quanh chúng ta, họ không có được mối liên kết tinh thần hữu thức này.

Trong cuộc đời bà, A.A.B. đă tránh bất cứ lời tuyên bố hay hành động nào có thể bị diễn dịch như là những lời tự xưng về địa vị tinh thần của cá nhân ḿnh. Chúng ta biết rơ điều này. Tuy nhiên, công việc mạnh mẽ, đầy thành quả và hữu hiệu đến mức đáng kinh ngạc bà đă làm, khiến ai cũng phải thừa nhận rằng thực sự bà là một người đệ tử tận tụy của các Đấng Cao cả, đạt một địa vị nào đó đủ để làm công tác, và thông qua bà, chúng ta mới có thể nhận được sự tác động trực tiếp của các mănh lực tinh thần vận dụng bởi Đ.Đ.C.G.

Chúng ta hăy trở lại thời gian trước khi có sự xuất hiện của nhóm chúng ta ở cơi trần, măi đến ngày đầu trong thời thơ ấu của bà Bailey. Chân sư của bà đă đến với bà khi c̣n là một thiếu nữ ở tuổi vị thành niên, bấy giờ đang làm việc trong một nền văn hóa quí tộc, sống rất giàu sang, và làm đầy đủ các hoạt động và lề luật trong giới thượng lưu, như các thiếu nữ đương thời thuộc giai cấp này. Bà đă sống theo khuôn mẫu hết sức bảo thủ, sự hiểu biết về tôn giáo và ḷng trung thành của bà với giáo hội Anh th́ có tính giáo điều độc đoán và cứng nhắc, c̣n sự hiểu biết của bà về thế giới bên ngoài phạm vi kinh nghiệm nhỏ hẹp của ḿnh th́ ít ỏi một cách lạ lùng.

Chân sư đă đến viếng với mục đích ghi khắc trong ư thức năo bộ hồng trần của bà những nét chính yếu khuôn mẫu đă định khai mở trong cuộc đời của bà. Bà đă đủ mạnh mẽ để biết được chương tŕnh phụng sự mà ở nội giới bà đă nguyện hiến ḿnh thực hiện, và những điều chính yếu mà vốn là chương tŕnh linh hồn bà đă chọn.

Vào lúc đó, bà đă là một cao đồ trong Đạo viện của Chân sư K.H. (có thể hiểu một đạo viện là một trung tâm năng lượng tinh thần trong sự sống tập thể của Đ.Đ.C.G.). Nhiều năm qua, khi tôi đă học cách ích dụng được giáo huấn mà cá nhân tôi nhận nơi bà, th́ tôi ngày càng hiểu rơ hơn về những ǵ nhất thiết liên hệ đến một vị thế cao trong Đạo viện. Vị thế này là điểm then chốt của toàn cả công việc mà bà đă làm. Có nhiều yếu tố liên hệ, trong đó có vài yếu tố giờ đây có thể nói ra. Qua các giáo huấn của Chân sư Tây Tạng, nhiều người đă học được nhiều về các yếu tố này, và nhiều người khác đă cùng tôi hiểu được một số điều cương yếu vốn là nền tảng nội môn của đoàn phụng sự chúng ta.

Chúng ta biết rằng Vị mà chúng ta quen gọi là Chân sư Tây Tạng, th́ thực ra là một trong các Chân sư Minh triết, được một số người phụ tá Ngài biết là Chân sư Djwal Khul. Một phần cũng v́ Ngài vốn chuyên về khoa triết học nội môn và luật vũ trụ, nên Chân sư D.K. đă được trao cho công tác cung ứng giáo huấn chuyển tiếp cần thiết để hướng dẫn những người đệ tử bị áp lực nặng nề của các Đấng Cao cả, trong thời đại hiện nay. Đặc biệt hơn nữa cũng là để đưa ra một sự triển khai kiến thức cần thiết về các thực tại tinh thần đă trở nên khả dụng cho nhân loại trong suốt thời khoảng quan trọng của lịch sử thế giới hiện tại, khi chúng ta chuyển ra khỏi kỷ nguyên Song Ngư để đi vào thời đại Bảo B́nh. Chân sư D.K. đă làm việc với vị đại đệ tử mà chúng ta biết là H.P.B.. Các tác phẩm của bà, đặc biệt là bộ Giáo Lư Bí Nhiệm, là một nỗ lực tiền phong quả cảm, với những bước khai phá trong thời gian đầu, khiến cho tất cả những ǵ chúng ta có thể làm hiện nay trở nên dễ dàng rất nhiều hơn là nếu không có bước tiền phong đó. Đă đến lúc đưa ra giáo huấn triển khai kế tiếp. Chân sư D.K. ở cấp kế dưới Chân sư K.H., và đă là đệ tử của Đức K.H. từ rất lâu. Nên dường như tự nhiên là Ngài cần phải t́m người cộng tác cần thiết trong nhóm các đệ tử thuộc cùng đạo viện với Ngài.

Không những Đức D.K. đă phải t́m một vị đệ tử nào đó có ḷng hiến dâng, quả cảm, và khả dụng ở cơi trần, để làm công việc này mà dĩ nhiên Ngài c̣n có những hoạt động và trách nhiệm khác mà chúng ta không hiểu bao nhiêu. Cũng đă đến lúc, theo kế hoạch triển khai và tái tổ chức Đ.Đ.C.G., các đạo viện sẽ được thành lập thêm, và cần phải t́m kiếm, huấn luyện nhân viên cho các đạo viện này. Đây là một công tác nặng nề và cũng hết sức khó khăn trong nhiều phương diện, và Trường Arcane đă giúp cung ứng các tài liệu khả dụng cho công tác này. Thế nên, Chân sư Tây Tạng đă một phần bận lo thành lập đạo viện của chính Ngài mà nay đang ổn cố và triển khai nhanh chóng, và lo đưa ra các giáo huấn hiện đang chứa đựng trong khoảng mười tám quyển sách, và cũng lo mở ra một số hoạt động tinh thần trên thế giới, thể theo kế hoạch hành động của Đ.Đ.C.G., mà các Ngài thảo ra trong nỗ lực giúp sự trở lại của Đức Christ được nhanh chóng hơn. Chỉ trong những năm sau này, chúng ta mới dần dần hiểu được thế nào mà sự trở lại của Đức Christ đă thực sự là chủ âm và là mục tiêu cao tột của tất cả những ǵ đă được thực hiện.

Các mănh lực thực sự tinh thần và xây dựng có đặc tính là sự phát biểu tích cực của chúng luôn luôn kết hợp thành nhiều điều lợi ích rơ rệt. Đó là sức mạnh của mănh lực tinh thần. Công việc mà Chân sư Tây Tạng làm trong ba mươi năm qua đă cho thấy phẩm tính đầy khích lệ và có ư nghĩa lớn lao này. Điều này cũng đúng trong cuộc đời của mọi người đệ tử, cân đối với tầm quan trọng của cấp bậc y và số lượng mănh lực tinh thần được mang lại do cấp đó.

Tất nhiên, chương tŕnh làm việc của mọi người đệ tử cao cấp và đặc ân của họ là phát khởi một hoạt động nào đó trong mỗi kiếp sống để phục vụ Kế hoạch của Đ.Đ.C.G., và đặc biệt hơn là trợ giúp phần nào trong Kế hoạch ấy mà đạo viện của họ đă nhận trách nhiệm. Chính v́ lư do đó, mà vào lúc thích hợp, trước kiếp sống của bà vừa qua ở cơi trần,

A.A.B. đă đặt kế hoạch lập ra một trường nội môn. Khi một người đệ tử đưa ra một đường lối hành động đă định, th́ đường lối ấy được tán thành nếu nó thực sự giúp ích công việc của đạo viện, và nếu các trường hợp cho thấy dường như nó có thể thành tựu khả quan. Tuy nhiên, trong bất cứ sự kiện nào người đệ tử cũng được tự do cố gắng, và ngày nào công việc đó c̣n xây dựng, hữu ích và thực sự trợ giúp được Thiên cơ, th́ nó vẫn có được tất cả những năng lượng nào của đạo viện mà cá nhân người đệ tử có thể mang ra sử dụng để đạt mục đích. Nếu nó rời xa chủ đích tinh thần th́ không c̣n có thể sử dụng được các mănh lực nói trên. Các nỗ lực trong sự kiện này tàn lụi đi và hầu như tiêu tan trước khi người đệ tử qua đời, và tất nhiên là sẽ chấm dứt sau đó không lâu lắm. Những phong trào có tính tinh thần trên thế giới mà vượt qua được sự cứng nhắc và lẫn lộn của thế hệ thứ nh́ th́ thật là hiếm, và sự vượt qua được là một dấu hiệu đúng đắn cho thấy họ có nguồn gốc tinh thần thực sự.

Ngày nay, chúng ta đang đứng trước cơ hội sử dụng các mănh lực tinh thần có được trong Trường Arcane (là kết quả của ba mươi năm làm việc đă qua), thế nào để những thành quả đă đạt (dù lớn lao hơn chúng ta biết) cũng sẽ chỉ là một phần nhỏ của những kết quả lợi lạc sau cùng. A.A.B. đă trao cho chúng ta phần thưởng phong phú này, và nó được truyền chuyển bởi những người nào trong chúng ta đă may mắn có thể kết hợp với bà qua bao năm làm cho nó hữu ích sống động và giữ nó đúng đắn với viễn ảnh tinh thần. Quả thực, sự thành công của bà trong việc tạo nên tâm thức tập thể và hành động tập thể, rốt cuộc đă tạo được một ư thức trách nhiệm chung, và thiết lập một mối liên quan tùy thuộc được mọi người công nhận, khiến cho sự thành tựu tập thể là của chúng ta cũng như của bà. Tâm thức tập thể đă đạt là bảo đảm lớn nhất cho chúng ta có thể làm việc thành công trong thời gian tới.

Trường Arcane đă được A.A.B. hoạch định như một nỗ lực để đáp ứng đầy đủ một số nhu cầu rơ rệt trong phạm vi tinh thần. Trước hết, thực sự có nhu cầu ngày càng nhiều những người đệ tử làm việc ở thế gian, họ có thể được sử dụng để xúc tiến các kế hoạch của Đ.Đ.C.G.. Một trường nội môn có thể t́m người và đưa ra những huấn luyện ban đầu để giúp vấn đề nhân viên cho đạo viện. Hai là, đă có nhu cầu thí nghiệm nội môn theo các đường lối giáo huấn của cung hai, có thể thử mang một phần nào phẩm tính ngày càng tăng của Thời đại Bảo B́nh. Phẩm tính này cần sự chú trọng mới về trách nhiệm tập thể và phụng sự thế giới, là cốt yếu của toàn thể Đường Đạo thực sự trong thời gian tới. A.A.B. đă thành công rơ rệt trong việc làm cho Trường của bà được thấm nhuần các phẩm tính cần thiết, và do thế mà đáp ứng được nhu cầu này. Chính yếu tố này đă làm cho công việc chúng ta tổ chức trên thế giới có tính tiền phong, và khiến cho chúng ta bao giờ cũng ư thức rằng toàn bộ công việc đă có tính chất một cuộc thí nghiệm, đến mức độ khả quan.

Một nhu cầu thực sự khác nữa là một mẫu giáo huấn và hành động trên Đường Đạo sẽ giúp hoá giải được những sự đông cứng của các trường nội môn đă ra đời trong thời đại Song Ngư, nhưng hiện nay đang đóng cửa. Trong một ư nghĩa nào đó th́ các sai lầm và những khía cạnh không may này là không thể tránh khỏi, và bất cứ công việc hay đoàn nhóm nội môn nào khác cũng không đáng bị chỉ trích, Tuy nhiên, các sai lầm đó đă có, và đă tỏ ra là một chướng ngại, ngăn cản, không cho mọi người tiếp nhận những h́nh thức phát biểu tinh thần mới hơn. A.A.B. đă thấy rơ điều này và đă luôn luôn kiên tŕ làm việc với nó trong trí tuệ. Ngoài những nỗ lực khác ra, nỗ lực này là một ví dụ điển h́nh cho quyết tâm của bà nhằm đạt một mối liên hệ cộng tác với công việc của Đ.Đ.C.G., mà so với vị thế của người sùng tín làm việc theo nguyên tắc vâng lời, th́ vị thế của người này có tính ấu trĩ hơn. Bà đă khẳng định rằng một cuộc sống phụng sự vô kỷ là yếu tố quan trọng nhất; c̣n các giới luật ở cơi trần, đặt biệt như về thực phẩm và những tuân thủ lắm khi cuồng tín được đưa ra theo những lối chọn lọc của Hatha và Laya Yoga (đă được du nhập vào thế giới phương Tây, và đang hết sức phổ biến trong các nhà huyền bí học), th́ phần lớn các giới luật ấy đă lỗi thời, và do đó nói chung là những hạn chế lệch lạc.

Bà đă khẳng định, phải có sự tự do trong trí tuệ, phải phát triển trí tuệ đúng hướng, và phải có trí tuệ được trang bị, rèn luyện đúng mức, đúng cách, để giải quyết các t́nh trạng trên thế giới một cách thông minh và bằng lương tri. Bà biết rằng điều này phải kế tiếp theo tất cả những cố gắng thực hiện lư tưởng có tính thần bí và quá thường khi thiếu tính thực hành, của các giai đoạn huấn luyện tinh thần trước đây, mà trong cơ bản thuộc về xúc cảm hơn, và thường đưa đến tính chia rẽ và tính ích kỷ về mặt tinh thần. Vị thế này tất cả chúng ta đều biết rơ, nó đúng với trường hợp sự sống tập thể của chính chúng ta, bắt nguồn từ sự minh triết của A.

A. B., trong nỗ lực của bà nhằm đáp ứng nhu cầu thứ ba này.

Trên đây chỉ nêu ra một số yếu tố hữu ích trong đề án mà lúc đầu bà đă hoạch định. Một yếu tố khác nữa cần cứu xét, đă ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động, là qui luật rằng công việc trong đời của mọi cao đồ không được chỉ hữu ích cho Đ.Đ.C.G. và cho đạo viện về mặt ngoại giới, và có hiệu quả thực tế ở thế gian, mà trong công việc đó cũng phải có đủ cơ hội để thu thập những kinh nghiệm mà cá nhân người đệ tử phải đạt, nếu y muốn làm phận sự đúng đắn của ḿnh trong công tác tập thể đă định cho kiếp sống kế tiếp kiếp sống này. Việc thành lập, làm hoàn thiện và xúc tiến Trường Arcane thực sự đă là một phần trong cuộc rèn luyện của

A.A.B. cho công việc mà nay bà vừa hết trách nhiệm. Nói như vậy không có nghĩa là bà giảm đi chút nào sự quan tâm hay ủng hộ cho công việc mà bà đă mở ra trong kiếp sống này, công việc mà nay bà vẫn quan tâm sâu sắc như tự bao giờ.

Hiện nay, rơ ràng là Bà Bailey đang có quan hệ mật thiết bằng thần giao cách cảm ở nội tâm với rất nhiều bè bạn và sinh viên của bà. Những ai nhạy cảm đều đôi khi ghi nhận được những ấn tượng. Tuy nhiên, bà không hề bận tâm về việc đến với người này, người nọ, bảo họ nên làm điều ǵ đó, hoặc bà muốn họ làm một việc ǵ đó như thế nào. Cả A.A.B. và Chân sư Tây Tạng đă khẳng định dứt khoát rằng, sau khi bà qua đời, Ngài sẽ không tiếp tục làm việc thông qua bất cứ vận hà nào khác như Ngài đă làm việc với bà, c̣n bà th́ sẽ không cố chi phối Trường Arcane hoặc điều khiển công việc của Trường, hoặc bất cứ hoạt động phụng sự nào, bằng bất cứ loại thông điệp nào cả.

Nhân loại đang trải qua cuộc khủng hoảng tinh thần lớn nhất trong lịch sử lâu dài của ḿnh trên hành tinh này. Những hàm nghĩa của nó quá sâu xa khiến chúng ta khó ḷng hiểu thấu. Những ǵ mà nhân loại đă và đang chọn lựa trong mấy năm gần đây và cũng c̣n phải chọn lựa trong vài năm tới, đều có ư nghĩa sâu xa hơn là chúng ta có thể tưởng. Chúng ta đă được dạy, và quả thực cần phải đúng, rằng Đại Đoàn các Chân sư không áp đặt sự toàn năng của các Ngài, v́ nếu thế th́ con người sẽ không c̣n bao nhiêu quyền tự do, và số phận của tất cả chúng ta sẽ là trở thành những người máy tinh thần. Những ǵ các Ngài có thể làm đều tùy cách chúng ta đáp lại các kích thích tinh thần trong những giờ phút khủng hoảng. Hết sức rơ ràng rằng Kế hoạch của Thượng Đế dành cho con người là để cho nhân loại thành đạt vận mệnh của chính ḿnh trong ánh sáng của linh hồn ḿnh, bằng sức mạnh của khả năng trí tuệ đang phát triển nơi chính ḿnh, và bằng ư thức ngày một sâu sắc và sự hiến dâng hoàn thành vận mệnh tinh thần.

Chính trong ánh sáng này chúng ta có thể hiểu được cách nào mà từ vị thế thông hiểu và minh triết lớn lao của Đ.Đ.C.G. các Ngài biết rằng có một số điều gia đ́nh nhân loại không thể tránh khỏi, và một số th́ để cho chúng ta ứng đáp với các biến cố đang phát triển. Cái mà chúng ta gọi là thế chiến thứ nh́ th́ theo nghiệp quả không nhất thiết phải có, và cuộc chiến bằng quân sự ở cơi trần lẽ ra đă tránh được, nếu như chúng ta đă đạt được một số thành tựu nào đó. Việc thực hiện Kế hoạch của Đ.Đ.C.G. trong suốt hai mươi năm qua gồm các hoạt động mà đă trở nên không thể tiến hành, khi nhân loại chọn cách làm cho giai đoạn hai của cuộc xung đột rộng lớn này trên thế giới tuôn đổ xuống cơi trần trong cuộc chiến thực sự bằng vơ lực.

Sự kiện này giải thích được nhiều điều. Nó có nghĩa là công việc hữu hiệu của nhiều thành viên trong Đoàn Người Mới Phụng Sự Thế Gian đă bị chậm trễ rất nhiều. Công việc khả dĩ thực hiện hữu hiệu trong phạm vi thiện chí đă hầu như bị hoàn toàn hủy diệt trong một chu kỳ. Việc liên lạc với những người đệ tử (đă có tiếp xúc cùng Trường Arcane) và với các sinh viên rải rác trên khắp thế giới (lẽ ra nếu t́nh thế khác đi th́ họ đă gia nhập hàng ngũ chúng ta) đă bị cắt đứt, ít ra cũng đến khi cuộc chiến ở ngoại giới hồng trần chấm dứt. Việc xúc tiến chương tŕnh giải quyết vấn đề liên hệ đúng đắn tiền bạc với công việc của Đ.Đ.C.G. đă hoàn toàn đ́nh chỉ. Việc thiết lập mạng lưới Ánh sáng và Thiện chí bằng cách tạo phong trào Triangles hầu như hoàn toàn bị ngăn trở. Không có khả năng phổ biến Đại Thỉnh nguyện trên toàn thế giới, như chúng ta đang làm hiện nay.

Trong những ngày tháng đen tối của năm 1939, khi mà dường như đă có quá nhiều đổ vỡ, khi mà dường như những nỗ lực quả cảm của nhiều người đệ tử, làm mọi điều có thể làm để may ra giúp tránh được chiến tranh, đă trở nên vô ích, th́ thực là khó mà thấy được bằng cách nào công cuộc này có thể được cải thiện trở lại, được tái tổ chức, tái tài trợ, và tái hoạt động hiệu quả. Vào thời gian đó, do ḷng nhân từ của Ngài và để khích lệ tôi, Chân sư Tây Tạng đă đoan chắc với tôi rằng, khi cuộc tàn phá đă qua đi, tôi sẽ thấy ra rằng những nền tảng đă được đặt thực sự tốt đẹp cho tất cả công việc chúng tôi, không những sẽ không hề hấn ǵ mà c̣n hoàn toàn đủ điều kiện để xây dựng trên đó cấu trúc cần thiết cho công việc tương lai. Lúc đó, tôi thấy khó ḷng tin được điều này bởi v́ tôi đă ư thức quá sâu xa về những hậu quả khủng khiếp của Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên lời khẳng định của Ngài lúc đó đă tỏ ra hết sức đúng đắn, và ngày nay chúng ta đang ở một vị thế mạnh mẽ hơn, đang thực sự phục vụ và làm việc đắc lực hơn là cái trí hữu hạn b́nh thường có thể đă mong đợi một cách hợp lư vào lúc đó.

Ngày nay, tập thể chúng ta đầy ánh sáng, t́nh thương và năng lực. Ngày nay, tập thể này, tức là Trường Arcane mà chúng ta là một thành phần, đang đóng vai tṛ một trạm ánh sáng lớn lao trong cơ cấu của Đ.N.M.P.S.T.G.. Chúng ta là một tụ điểm từ lực trong cơ cấu đó, góp năng lực vào đó và giúp cho công việc của Đoàn được nhiều kết quả. Đây là vị 304 thế chúng ta đă đạt, và là sự thật hết sức có ư nghĩa đối với chúng ta trong thời gian này. Chúng ta không đứng lẻ loi. Các nỗ lực của chúng ta được chứng minh bằng mối liên hệ của chúng ta với tất cả các vị đệ tử đang phục vụ ở khắp nơi. Dù hữu thức hay không tự thức, họ vẫn là một thành phần của đoàn người phụng sự trên khắp thế giới, được chính Đ.Đ.C.G. đưa ra đời, như là một phần của cuộc thí nghiệm vĩ đại về các kỹ thuật mới trong kỷ nguyên Bảo B́nh. Đ.N.M.P.S.T.G thực sự là một đề án tổng hợp gồm các hoạt động kết hợp ở bên ngoài, trong các kế hoạch của Đ.Đ.C.G., gồm cả một mẫu người đệ tử mới, hoạt động tập thể ở thế gian. Chúng ta chỉ có thể hiểu được vị trí thực của ḿnh trong đại cuộc bằng cách tham gia vào sự sống tập thể rộng lớn này.

(Bài nói chuyện với các Sinh viên trong Bữa Tiệc Khoản đăi Hội nghị Thường niên của Trường Arcane, New York, Tháng Năm 1950.)

TRƯỜNG ARCANE

Cung ứng cuộc huấn luyện trên Đường Đạo trong Kỷ nguyên Mới.

Các nguyên lư của nền Minh triết Ngàn đời được tŕnh bày thông qua tham thiền nội môn, học hỏi, nghiên cứu và phụng sự, như một lối sống.

Cần thêm chi tiết xin liên lạc với nhà xuất bản hoặc đến viếng Website: www.lucistrust.org

Bản dịch Tiếng Việt

BẢN QUYỀN NĂM 2008 © CỦA LUCIS TRUST

In lần thứ nhất, 2008

Bản tiếng Anh của sách này được xuất bản với sự tài trợ từ Quỹ Xuất bản Sách của Chân sư Tây Tạng, là ngân quỹ được lập ra để tiếp tục các giáo huấn của Chân sư Tây Tạng và Bà Alice A. Bailey.

Ngân quỹ này được điều hành bởi Lucis Trust, một công ty thuộc về giáo dục, tôn giáo, được miễn thuế.

Công ty Xuất bản Lucis là một tổ chức phi lợi nhuận do Lucis Trust sở hữu. Bản tiếng Việt do người dịch đài thọ và cũng được xuất bản trong tinh thần phi lợi nhuận. Không phải trả tác quyền cho sách này.

Sách này cũng có ấn bản b́a vải, tiếng Anh.

Sách đă được dịch sang tiếng Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, và tiếng Việt. Đang tiến hành dịch sang các ngôn ngữ khác.

* Ghi chú của người dịch:

-
Trang ‘Đại Thỉnh nguyện’: Đức Chưởng giáo là Đấng Cao cả có nhiều danh hiệu trong các tôn giáo trên thế giới (xem trang gốc 288)
-
Trang gốc 61: Nguồn sống Christ là Bồ đề tâm, Chân như, Phật tính, Thượng Đế tính;
-
Trang gốc 132: Câu chuyện “anh hùng”: Ư kiến của tác giả về lối tuyên truyền ở Anh, Mỹ thời đó.
-Các số ở kế bên lề trái là số trang bản gốc tiếng Anh để độc giả tiện tham khảo.

* Mong được độc giả góp ư và nêu những điểm sai, sót (nếu có). Xin cám ơn. Thư từ liên lạc: E-mail: giadinhphanle@yahoo.com