THUẬT NGỮ

HUYỀN HỌC

 

MMVIII

 

TÊN VIẾT TẮT

CỦA CÁC SÁCH ĐƯỢC TRÍCH DẪN

Tựa đề sách trích dẫn

 

Viết tắt là

Aûo Cảm : Một Vấn Đề Của Thế Gian

...

ACMVĐTG

Aùnh Sáng Của Linh Hồn

...

ASCLH

Ch́a Khóa Minh Triết Thiêng Liêng

CKMTTL

Chiêm Tinh Học Nội Môn

...

CTHNM

Chuyến Khảo Du Của Linh Hồn

….

CKDCLH

Chữa Trị Theo Nội Môn

...

CTNM

Cung Và Điểm Đạo

...

CVĐĐ

Điểm Đạo, Nhân Loại Và Thái Dương

...

ĐĐNLVTD

Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới I, II

...

ĐĐTKNM I, II

Giảng Luận Ánh Sáng Trên Thánh Đạo

GLASTTĐ

Giảng Luận Tiếng Nói Vô Thinh

….

GLTNVT

Giáo Dục Trong Kỷ Nguyên Mới

...

GDTKNM

Giáo Lư Bí Nhiệm I, Ii, Iii, Iv,V

GLBN I đến V

Khảo Cứu Về Tâm Thức

KCVTT

Linh Hồn Và Cơ Cấu Của Linh Hồn

...

LHVCC

Luận Về Bảy Cung

...

LV7C

Luận Về Huyền Linh Thuật

...

LVHLT

Luận Về Lửa Càn Khôn

...

LVLCK

Minh Triết Ngàn Xưa

MTNX

Ngữ Giải Minh Triết Thiêng Liêng

NGMTTL

Phật Giáo Nội Môn

PGNM

Sự Hiển Lộ Của Thánh Đoàn 

...

SHLCTĐ

Tiếng Nói Vô Thinh

TNVT

Sự Tái Lâm Của Đức Christ 

...

STLCĐC

Từ Bethlehem Đến Calvary

...

TBĐC

Tâm Lư Học Nội Môn I, II

...

TLHNM I, II

Tâm Thức Của Nguyên Tử

...

TTCNT

Từ Trí Tuệ Đến Trực Giác

...

TTTĐTG

Thư Của Chân Sư

TCCh.S

Thư Về Tham Thiền Huyền Linh

...

TVTTHL

Viễn Cảm Và Thể Dĩ Thái

...

VCVTDT

Vận Mệnh Các Quốc Gia

...

VMCQG

Vấn Đề Của Nhân Loại

...

VĐCNL

Ṿng Luân Hồi

 

VLH

 


 

 

A

 

 

 

A–di:

     – Cơi nguyên h́nh, cơi biểu lộ thiêng liêng, cơi thứ nhất của Thái Dương Hệ chúng ta, cơi Tối Đại Niết Bàn.

     – Cơi của Thượng Đế.                                                               (LVLCK, 79, 656)

Adi hay Adi Budha : (A Di Đà Phật)

-              Đấng Độc Nhất (The One) hay Đấng Nguyên Thủy (The First) và Minh Triết Tối Thượng (Supreme Wisdom), là một thuật ngữ được Đức Aryasanga dùng trong các bộ luận bí nhiệm của Ngài và ngày nay th́ các tín đồ Phật giáo Bắc Tông đều dùng. Đó là tiếng Bắc Phạn, một danh xưng mà những người Ấn Âu (Aryan) sơ khai nhất dùng để chỉ Đức Thượng Đế Huyền Vi (Unknown Deity).                                    (GLBN I,43)

- Adi- Buddha tức là Parabrahman. (Thư của Ch. S. 379)

Aditattva :

     Vật chất vi tử cơi Tối Đại Niết Bàn.                             (LVLCK, 56)

A-Dục Vương : Asoka (B.Ph.)

Aether : X. Hậu Thiên Khí.

Agami Karma : X. Nghiệp quả.

Agni : X. Hỏa thần.

Agnichaitans : (X. Hỏa thần)

– Một nhóm Hỏa thần (fire devas)                        (ĐĐNLVTD,215)

– Một loại hỏa tinh linh (fire spirit) cao cấp, tạo ra các xoáy lửa, được thấy ở phạm vi lớn, như trong hỏa sơn và các đám cháy dữ dội. Các hỏa tinh linh này có liên kết chặt chẽ với một nhóm thiên thần quan trọng hơn, tạo ra lớp lửa bao quanh mặt trời

 

                    Các Agnichaitans này thuộc phân cảnh thứ ba, đặc biệt dưới ảnh hưởng của năng lượng Thổ tinh. Họ là các tác nhân dung hợp của  vật chất, chính nhờ họ mà việc chuyển hóa kim loại mới xảy ra. Các hỏa tinh linh có liên quan với giới khoáng chất, tương tự như sự liên hệ mà các thủy thần đang có đối với giới thực vật và động vật. Như ta sẽ thấy, các vị này có liên quan đến bí huyệt cổ họng của Hành Tinh Thượng Đế và Thái Dương Thượng Đế; nhờ sự hoạt động của các Ngài mà việc truyền âm thanh qua không khí mới xảy ra được. Điều này có thể làm kinh ngạc các đạo sinh và các nhà phát minh, nếu họ có thể hiểu được rằng sự tăng trưởng hiện nay của phương tiện truyền thông vô tuyến ở khắp nơi là do sự giao tiếp nhanh chóng với rung động con người của một nhóm các sinh linh hỏa thần (fiery deva lives) từ trước tới giờ chưa được giao tiếp.       

 

                                                                                                                                       (LCLCK, 67, 905)

Agnitattva :

     Vật chất vi tử cơi trí                                                                                   (LVLCK, 56)

Agnisuryan :

     – Chất liệu linh hoạt của cơi cảm dục (the living substance of the astral plane).                                                               (LVHLT, 238)

        Thiên thần cơi cảm dục (Astral plane devas).

(LVLCK, 658)

Agni yoga:

     Tức là khoa Yoga về lửa.                                                  (ACMVĐCTG, 171)

Ah–hi :

     – Ah–hi tức là Thiên Trí (Universal mind)

     – Ah-hi, các Đấng Kiến Tạo vĩ đại (greater Builders), các Ngài là các Tinh Quân thi hành ư chí của Thái Dương Thượng Đế, các Ngài sử dụng phần lớn hai cơi để giao tiếp với nhau và với các đoàn thể của các Ngài:

     Một là cơi thứ hai, nơi mà các Ngài giao tiếp bằng phương tiện tinh thần mà hiện nay con người không thể hiểu được.

     Hai là cơi trí, nơi mà các Ngài giao tiếp với tất cả các sự sống thứ yếu bằng loại viễn cảm thuộc thể trí.         (LVLCK, 815)

        Ah–hi: các Đấng Thiêng liêng (Celestial Beings).

(GLBN I, III)

Ahamkara:

        Ahamkara tức là principle of I–ness (Ngă thức).         

 (LVLCK,712)

     – Nguyên khí tạo “Ngă” cần thiết để ngă thức có thể được phát triển, nhưng siêu việt khi công việc của nó kết thúc.

     Nguyên khí Ahamkara tác động th́ con người trở thành có ngă chấp (self–centered) mạnh mẽ và có được ngă thức theo ư nghĩa bao hàm thấp hơn của danh xưng đó.     (LVLCK, 1103)

Ajna centre : X. Bí huyệt chính.

Akasha : X. Tiên Thiên Khí.

Akashatattva :

     Vật chất vi tử cơi Niết bàn.                                                      (LVLCK, 56)

A-lại-gia-thức (Alaya, tàng thức, toàn linh thức, Alaya Vijnana):

-        Alaya Vijnāna tức là tri thức ẩn tàng (hidden knowledge).

                                     (Thư của Ch. S. 361)       

-   Đại Hồn (Master-Soul) là Alaya, linh hồn vũ trụ hay Atma, mỗi con người đều có trong ḿnh một tia (ray) của nó và được giả định là có thể đồng nhất hóa chính ḿnh với nó và ḥa hợp chính ḿnh vào nó.                                                         (LVLCK, 137)

Altar Major Center : Trung tâm lực hành tủy.

     Trung tâm lực hành tủy tức là trung tâm thần kinh ở chót xương sống, nơi mà hộp sọ (cranium) và xương sống gần tiếp xúc nhau.                                                                              (LVLCK, 960)

Ám (Obsession): X. Nhập xác.

Ám thị: (Suggestion):                                  

Áùm thị tức là một h́nh thức chuyển di tư tưởng (thought transference)                                                   (CKMTTL,  221).

Amen :

     Amen là sự sửa đổi sai lạc ở Tây Phương (western corruption) của A.U.M.

     Việc dùng Amen trong nghi lễ của Giáo hội Thiên Chúa sau rốt sẽ bị ngăn cản (discouraged), bởi v́ về căn bản, đó là một xác nhận có tính duy vật, thường được người ngoan đạo b́nh thường xem như là dấu ấn của việc chuẩn nhận thiêng liêng về điều thỉnh nguyện của y lên Đấng Toàn Năng (Almighty) để xin che chở hay xin có được các nhu cầu vật chất; do đó, tất cả đều có liên quan đến cuộc sống thèm muốn, khao khát, nhị nguyên và đ̣i hỏi. Nó bao gồm thái độ của người cho và kẻ nhận.                                                  (CVĐĐ, 5152)

An trụ (trụ vào, polarize or centrehimself ASCLH, 251)

   Khi bạn dùng thuật ngữ: “một người trụ vào (polarized) trong thể cảm dục của ḿnh”, là bạn thực sự muốn nói người đó có Chân Ngă hoạt động chính yếu thông qua hiện thể này.         

                          (LVHLT, 112)

     – Tính chất an trụ (polarity) cho thấy độ thông thoáng của vận hà. Tôi xin giải rơ. Chân ngă của kẻ thường nhân có trú sở ở phân cảnh thứ ba của cơi trí. Nếu một người có thể cảm dục phần lớn cấu tạo bằng vật chất thuộc phân cảnh (cơi phụ) thứ ba của cơi cảm dục c̣n thể trí hầu như được tạo bằng vật chất ở phân cảnh thứ năm của cơi trí th́ Chân Ngă sẽ tập trung nỗ lực vào thể cảm dục. Nếu người ấy có thể trí cấu tạo bằng chất liệu của phân cảnh thứ tư và thể cảm dục cấu tạo bằng chất liệu của phân cảnh thứ năm, th́ sự an trụ (polarization) sẽ ở thể trí.

     – Khi bạn nói Chân Ngă kềm chế con người nhiều hay ít là thật ra bạn muốn nói rằng người đó đă kiến tạo các thể của ḿnh bằng chất liệu ở các phân cảnh cao. Chân Ngă chỉ kiểm soát một cách đáng kể chỉ khi nào con người hầu như hoàn toàn loại bỏ được chất liệu của các phân cảnh thứ 7, thứ 6 và thứ 5 ra khỏi các thể của ḿnh. Khi y đă kiến tạo với một tỷ lệ nào đó chất liệu thuộc phân cảnh thứ tư th́ Chân Ngă mở rộng được sự kiểm soát của Chân Ngă. Khi có được một tỷ lệ nào đó chất liệu của phân cảnh thứ ba th́ lúc đó con người bước chân lên Thánh đạo. Khi chất liệu thuộc phân cảnh thứ hai vượt trội th́ bấy giờ con người được điểm đạo, và khi chỉ có chất liệu nguyên tử (atomic substance) (phân cảnh I – ND) th́ con người trở thành một Chân Sư. Do đó, con người ở trên phân cảnh nào là điều rất quan trọng và việc nhận biết được sự an trụ của y sẽ minh giải được kiếp sống.       (LVHLT, 112–113)

        An trụ (polarise) tức là tập trung (focus).

  (ĐĐKNM II, 428)

An trụ vào chính ḿnh  (Dwell calmly within themselves)

   Hạ trí đạt tới ư tưởng trừu tượng nhờ lư luận, và nhờ làm như thế, hạ trí mới bay vọt lên cao nhất, chạm đến ngưỡng của cơi vô sắc tướng  (tức là từ cơi thượng trí trở lên. ND) và lờ mờ thấy được những ǵ nằm bên kia. Linh hồn (Thinker) cảm nhận được các ư tưởng này và quen sống trong các ư tưởng đó. Khi năng lực lư luận trừu tượng càng được phát triển và trở nên lăo luyện, th́ linh hồn trở nên có hiệu lực trong cơi riêng của nó và bắt đầu sự sống hoạt động tích cực trong lănh vực riêng của linh hồn. Những người như thế ít để ư đến sự sống của giác quan, ít chú tâm đến bề ngoài hoặc ít đặt tâm trí vào h́nh ảnh của các đối tượng bên ngoài. Năng lực của những người này được thu tập vào trong (in drawn), không c̣n đổ xô ra ngoài để t́m thỏa măn nữa. Họ an trụ vào chính họ, dành hết th́ giờ vào các vấn đề triết lư, vào các khía cạnh sâu xa của sự sống và tư tưởng, t́m cách hiểu tận nguyên nhân hơn là bận tâm đến kết quả, và ngày càng tiến gần hơn đến việc nhận biết Đấng Duy Nhất (the One) ẩn dưới mọi thiên sai vạn biệt (diversities) của bản thể bên ngoài.                                                (MTNX, 240)

Ananda :       Tối linh phúc.

     Chúa Con (Son), Vishnu, Thượng Đế Ngôi Hai, Tinh thần-Vật chất, Chí Phúc (Bliss), Bác ái (Love).  (LVLCK, 94)

Anglo Saxon :

     Là giống dân phụ (phụ chủng) thứ 5 của giống dân chính (căn chủng) thứ 5.                                                   (ASCLH, IX)

Ánh sáng (Light):

       Theo Huyền Linh Học cũng như theo kinh Kabalah, có ba loại ánh sáng:

   1.- Ánh Sáng Trừu Tượng và Tuyệt Đối, đó là Bóng Tối (Darkness)

   2.- Ánh Sáng của Đấng Biểu Lộ – Vô Hiện (the Manifested- Unmanifested) mà một số người gọi là Logos;

   3.- Ánh Sáng loại sau phản chiếu nơi các Dhyān Chohans, tức các minor Logoi – các Elohim nói chung – đến lượt các Đấng này lại ban rải nó cho vũ trụ bên ngoài.    (GLBN 3, 49)

Ánh sáng là chất liệu (substance)                             (LVHLT, 437)

 

     Ánh sáng và vật chất (matter) là các tên gọi đồng nghĩa.                                                                                                                         (VCVTDT, 140)

- Lửa điện hay tinh thần hợp nhất với lửa do ma sát (nhiệt) tạo ra lửa Thái dương hay ánh sáng.                    (LVLCK, 241)

- Theo quan điểm của nhà huyền bí học, tất cả các h́nh thức sự sống trên hành tinh của chúng ta đều chịu ảnh hưởng bởi ba loại chất liệu ánh sáng (light substance) và hiện nay, loại thứ tư đang từ từ hiện ra. Các loại ánh sáng này là:

1.      Ánh sáng của mặt trời.

2.      Ánh sáng trong chính hành tinh, không phải là ánh sáng phản chiếu của mặt trời mà là ánh quang huy (radiance) có sẵn riêng biệt của hành tinh.

3.      Một ánh sáng đang lan qua (seeping in) (nếu tôi có thể dùng cách diễn tả như thế) từ cơi cảm dục, một sự thấu nhập từ từ và vững chắc của “cảm dục quang” và sự pha trộn của nó với hai loại ánh sáng chói lọi kia.

4.      Một ánh sáng đang bắt đầu tự pha trộn với ba loại ánh sáng kia và xuất phát từ trạng thái vật chất mà chúng ta gọi là cơi trí – một ánh sáng mà đến lượt nó phản chiếu từ lĩnh vực của linh hồn.                      (TLHNM I, 102)

Ánh sáng cảm dục : X. Cảm dục quang.

Ánh sáng của linh hồn : (Light of the soul)

     Ánh sáng của  linh hồn nằm ở vùng tuyến tùng quả, hoạt động thông qua và phải được điều động (directed) qua mắt phải vốn là (như bạn đă được dạy) cơ quan của tuệ giác thể (buddhi).                                                                    (TLHNM II, 610)

Ánh sáng của phàm ngă : (Light of the personality)

     Ánh sáng của phàm ngă nằm ở vùng tuyến yên (pituitary body) hoạt động thông qua mắt trái.                   (TLHNM II, 611)

Ánh sáng của thế gian : (Light of the world)

     Theo ḍng tiến hóa, vật chất ngày càng trở nên vật dẫn truyền ánh sáng (conductor of the light) một cách hoàn hảo hơn, câu nói của Đức Christ: “Ta tượng trưng cho Ánh sáng của Thế gian” (“I am the Light of the World”) chứng minh cho chân lư ấy.                                                                      (LVHLT, 10)

Ánh sáng trong đầu : (Light in the head)

     - Khi hiện hữu, ánh sáng trong đầu biểu thị:

     a/ Việc hoạt động ít nhiều của tuyến tùng quả (pineal gland), vốn là (như người ta biết rơ) vị trí của linh hồn và là cơ quan của tri giác tinh thần (spiritual perception).

     b/ Việc chỉnh hợp của con người trên cơi trần với Chân Ngă, hay linh hồn, trên cơi trí và sự tuân phục của bản chất và sự sống trên cơi trần đối với ấn tượng và sự kềm chế của linh hồn.

     c/ Việc thần lực tuôn đổ xuống xuyên qua sinh mệnh tuyến (sutratma), tuyến từ điển tức là tuyến từ linh hồn tới năo bộ xuyên qua thể trí (mind body).

     d/ Sau cùng, ánh sáng trong đầu là chỉ dẫn của việc t́m ra Thánh đạo.                                                                                                  (LVHLT, 183–184)

     - … Kundalini hay là hỏa xà (serpent fire) ở chót xương sống, khi nó đáp ứng với rung động của linh hồn, được cảm thấy ở trong đầu, nơi vùng tuyến tùng quả (pineal gland), được gọi là “ánh sáng trong đầu”.                                                           (ASCLH, 209)

Ánh sáng trong mát : (Clear cold light, tuệ quang)

     Ánh sáng trong mát là ánh sáng của trực giác (pure reason), do nhận thức không thể sai lầm của trực giác.         (CVĐĐ, 39)

Ánh sáng và bóng tối : (Light and Darkness)

     Theo giáo lư của Hoa Hồng Thập Tự mà kẻ phàm tục (profane) có vận dụng và giải thích họa hoằn lắm mới đúng, dù chỉ đúng một phần nào th́ “Ánh sáng và Bóng tối giống như nhau, chúng chỉ khác nhau trong trí người”. Theo Robert Fludd th́ “Bóng tối chấp nhận sự chiếu sáng (illumination) để tự hiển lộ (visible)”

     Theo giáo lư của Huyền Môn Đông Phương th́ Bóng tối là Thực tại đích thực duy nhất (the one true actuality), là căn bản và cội rễ của Aùnh sáng, không có Bóng tối th́ Ánh sáng không bao giờ có thể tự biểu lộ hay tồn tại được. Ánh sáng là Vật chất,  c̣n Bóng tối là Tinh thần thuần túy. Trên cái căn bản siêu h́nh toàn diện của nó (radical metaphysical basis), Bóng tối là Ánh sáng tuyệt đối và chủ quan, c̣n Ánh sáng cho dù có vẻ rực rỡ và huy hoàng tới đâu đi chăng nữa cũng chỉ là một khối bóng tối (mass of shadows) mà thôi, v́ nó không bao giờ có thể trường cửu mà chỉ là một Ảo Tưởng (Illusion) hay Hăo Huyền (Maya). Ngay cả trong Sáng Thế Kư (Genesis), một tác phẩm làm rối trí và gây nhức óc cho khoa học, ánh sáng được tạo ra bằng bóng tối (out of darkness) – “và bóng tối phủ trên mặt của vực thẳm” chứ không phải ngược lại (not vice versa). “Trong nó (trong bóng tối) có sự sống và sự sống là ánh sáng của con người”. Sẽ đến ngày mắt con người được mở ra, lúc đó, họ sẽ hiểu nhiều hơn bây giờ, câu kinh trong Phúc âm của Thánh John: “Và ánh sáng tỏa chiếu trong bóng tối, và bóng tối không hiểu được ánh sáng”. Lúc đó, họ sẽ thấy rằng chữ “Bóng tối” không dùng để chỉ nhăn quan tâm linh con người mà thực ra nó chỉ “Bóng Tối”, Cái Tuyệt Đối, cái vốn không hiểu biết (không thể nhận biết) được ánh sáng phù du (transient Light) tuy rằng ánh sáng này vẫn siêu việt (transcendent) đối với mắt người. Ma quỉ là mặt trái của Chúa Trời (Demon est Deus invers us). Hiện giờ Giáo hội Cơ Đốc gọi Ma quỉ (Devil) là Bóng tối, trong khi đó, trong Thánh kinh Cơ Đốc (Bible) và trong Thánh Thư của Job (Book of Job), Ma quỉ được gọi là “con của Chúa Trời”, sao mai sáng chói, Lucifer. Có trọn cả một triết lư về tín điều giải thích tại sao vị Tổng Thiên Thần thứ nhất, xuất phát từ các vực thẳm của Hỗn Mang lại được gọi là Lux (ánh sáng) (Lucifer), “Đứa con chói sáng của Ban Mai” hay b́nh minh của Kỳ Khai Nguyên (Manvantaric Dawn). Giáo hội Cơ Đốc đă biến vị Tổng Thiên Thần này thành Lucifer hay quỉ Satan v́ vị này cao cả hơn và lớn tuổi hơn Jehovah nên phải chịu bị hy sinh cho giáo lư mới.

                                                            (GLBN I, 137–138)

Anima mundi : (xem thêm “Toàn Linh Trí”)

1.      Linh hồn của vạn vật (Soul of all things)

2.      Linh hồn của vật chất                                                            (LVHLT, 321, 33)

Antahkarana (Antaskarana) : X. Giác tuyến.

Antariksa :

     Thế giới của t́nh cảm, tương ứng với cơi cảm dục (X. Cơi và trạng thái tâm thức)                                                (ASCLH, 298)

Anu :

     Nguyên tử nguyên thủy (Primordial atom).   (GLBN I, 204)

Anupadaka :

     Thuật ngữ Anupadaka, tức vô phụ mẫu (parentless) hay vô tổ tiên (without progenitors) là một danh xưng huyền bí có nhiều nghĩa trong triết học chúng ta. Danh xưng này thường dùng để chỉ các Đấng Thiêng liêng (celestial Beings), các Thiền Định Đế Quân (Dhyan Chohans) hoặc Thiền Định Phật (Dhyan Buddhas). Về mặt huyền bí, các Đấng này tương ứng với các Đức Phật và Bồ Tát của nhân loại, được biết dưới danh hiệu Thế Gian Phật (Manushi Buddhas).                  (GLBN I, 123)

Anupadakatattva :

     Vật chất vi tử cơi Đại Niết Bàn                                                   (LVLCK, 56)

Ảo cảm (glamour, huyễn cảm):

   - Ảo cảm có liên quan đến cơi của bản chất t́nh cảm và dục vọng mà mọi h́nh hài có trú sở trong đó. Chính ảo cảm này nhuốm màu mọi cuộc sống của chúng ta và tạo ra các giá trị giả tạo, các ước muốn sai lầm, các nhu cầu được gọi là không cần thiết, các mối bận tâm, lo âu và băn khoăn; nhưng ảo cảm có từ lâu đời và bám sát vào chúng ta đến nỗi dường như chúng ta có thể làm được rất ít.                                          (TBĐC, 118)

   - Aûo cảm chính là ảo tưởng (illusion) trên cơi cảm dục.

                                                                        (ACMVĐCTG,  21)                              

Ảo lực (huyễn lực, maya):

   - Ảo lực liên quan đến các lực của cơi trần (World of physical forces) mà chúng ta đang sống và chính nó có liên quan đến sự cám dỗ đầu tiên (temptation).           (TBĐC, 118)

   - Ảo lực (maya) là kết quả của cả hai thứ: ảo cảm (glamuor) và ảo tưởng.                                                       (ACMVĐTG, 33)

  Ảo giác : (Hallucination)

    Một trạng thái đôi khi do các rối loạn sinh lư gây ra, đôi khi do các trạng thái đồng cốt (mediumship) và đôi khi do t́nh trạng say rượu. Nhưng nguyên nhân tạo ra các linh thị phải được t́m kiếm sâu xa hơn là sinh lư học. Mọi hiện tượng như thế, đặc biệt là khi được tạo ra qua trạng thái đồng cốt, đều được đi trước bằng một sự nới lỏng (relaxation) của hệ thần kinh, việc nới lỏng này bao giờ cũng sinh ra một t́nh trạng từ điện bất b́nh thường (abnormal magnetic condition) vốn dĩ thu hút đến nạn nhân các làn sóng tinh tú quang. Chính các sóng tinh tú quang này  mới mang lại các ảo giác khác nhau, tuy nhiên không phải như cách giải thích của các nhà y học, ảo giác không phải luôn luôn chỉ là các giấc mơ trống rỗng và không xác thực. Không một ai có thể thấy được điều ǵ vốn không hiện hữu - nghĩa là điều ǵ không tạo được ấn tượng - trong hoặc trên các làn sóng tinh tú quang (astral waves). Nhưng người có linh thị (seer) có thể cảm nhận được cá đối tượng và quang cảnh (scenes) (dù cho thuộc về quá khứ, hiện tại hay tương lai) vốn không có mối liên hệ bất kể  như thế nào với chính y. Hơn nữa, y c̣n cảm nhận được nhiều điều hoàn toàn không có liên quan với nhau ở cùng một lúc, đến mức tạo ra các kết hợp vô lư và quái dị nhất. Người say rượu và người có linh thị, người đồng cốt và vị cao đồ đều thấy được các linh thị (visions) của họ thuộc riêng từng người trong tinh tú quang; chỉ có điều là trong khi người say rượu, người bị bệnh tâm thần (madman) và người đồng tử không được luyện tập, hoặc người đang bị viêm năo (brain fever) tuy thấy (bởi v́ họ không thể cản lại việc thấy đó) và nhắc lại các linh thị lộn xộn đó một cách vô ư thức cho chính họ mà không thể kiểm soát được chúng, th́ vị cao đồ và nhà Thấu Thị (Seer) có tập luyện cũng thấy nhưng có sự lựa chọn và kiểm soát các linh thị như thế. Họ biết cần tập trung nhân lực của họ nơi đâu, biết được cách nào để làm ổn định các cảnh tượng mà họ muốn quan sát, và biết làm cách nào để thấy được phía bên kia các lớp phủ bên trên và bên ngoài của tinh tú quang. Đối với hạng người trước, các thoáng thấy như thế vào các sóng (của tinh tú quang – ND) đúng là các ảo giác; c̣n đối với hạng người sau, chúng trở thành sự tái tạo đáng tin cậy của những ǵ thực sự đă xảy ra, đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Các thoáng nh́n một cách ngẫu nhiên đó do người đồng tử nhận được và các linh thị chập chờn của y dưới ánh sáng dễ nhầm lẫn, th́ dưới ư chí có điều khiển của các vị cao đồ và người có nhăn thông, chúng được chuyển ra thành h́nh ảnh vững vàng, thành cách tŕnh bày trung thực về những ǵ mà vị này muốn thấy bên trong điểm tập trung sự nhận thức của ḿnh.                                (CKMTTL,  255 – 256)

Ảo tưởng (Delusion, illusion, huyễn tưởng):

   Là tiến tŕnh đồng nhất hóa sai lầm, trong đó, Bản ngă tự lừa dối và nói “Ta là h́nh hài”. (I am the form).

                         (ASCLH, 194)

   Ảo tưởng có ảnh hưởng đến cơi trí  nhiều hơn. Nó liên quan đến các quan niệm sống của chúng ta và cuộc sống tư tưởng vốn dĩ nhiều hay ít (mặc dù hầu hết là ít) đang chi phối công việc hằng ngày của chúng ta.                                    (TBĐC, 119)

- Ảo tưởng được dựa vào hoạt động kiến tạo h́nh tư tưởng của hạ trí.                                                             (ACMVĐCTG,178)

-      Huyễn tưởng là t́nh trạng khiên cưỡng đem sự hiểu biết có giới hạn và tri thức thế tục/ t́m thường để giảng giải chân lư cao thâm, hậu quả là phủ lên và che giấu chân lư đó đàng sau đám mây h́nh tư tưởng. Lúc đó, các h́nh tư tưởng này lại trở thành có thực hơn cả chân lư  mà chúng đang che lấp và tất nhiên là kiềm chế việc tiếp cận với Thực Tại của con người.

                                        (ACMVĐCNL, 240) 

Apana :

 

     Một trong năm biến phân của prana, kềm chế từ bí huyệt nhật tùng tới bàn chân, liên quan đến cơ quan bài tiết và sinh dục.                                                                                                                      (ASCLH, 329)

Apastattva :

     Vật chất vi tử cơi cảm dục.                                 (LVLCK, 56)

Armageddon :

            - Việc găy vỡ hay phân chia cuối cùng giữa cái gọi là tà lực và chánh đạo trong chu kỳ thế giới đặc biệt này sẽ xảy ra trong thời kỳ căn chủng 6 của  hiện nay. Vào cuối căn chủng 6, trước khi có sự xuất hiện của căn chủng 7, chúng ta sẽ có trận chiến Armageddon đích thực đă được nói đến rất nhiều. Một chu kỳ nhỏ, tương ứng với trận chiến và chia cách cuối cùng sẽ xuất hiện trong phụ chủng 6 mà hiện nay đang trong tiến tŕnh h́nh thành.                                                                         (LVHLT, 544)

            - Băi chiến trường của hành tinh (planetary kurushetra).                                                                                                                               (TBĐC, 119)

Arupa : X. Vô sắc tướng.

Arupa Loka : (Vô sắc giới)

     Cơi không có sắc tướng (formless world) hay đúng hơn là cơi không có h́nh tướng (world of no form), cơi không có h́nh thể (incorporeal) v́ cư dân (denizens) ở cơi này có thể không có thân thể (body), h́nh dạng (shape), cũng không có màu sắc (colour) như con người chúng ta (mortals) và theo ư nghĩa mà chúng ta dành cho các thuật ngữ này.                                  (PGNM, 70)

Aryasanga : (Đức Vô Trước)

     Đức Aryasanga là một vị Cao Đồ (Adept) thời Tiền Cơ Đốc Giáo và là nhà sáng lập trường phái nội môn Phật giáo, mặc dù không biết v́ lư do nào mà ông Csoma De Koros cho là Ngài sống vào thế kỷ thứ 7 sau T.C. Có một vị Aryasanga khác sống ở thế kỷ đầu kỷ nguyên chúng ta, có lẽ học giả Hungary này lầm lộn hai vị này.                                                (GLBN I, 121)

Asana

     Tọa thế (posture).                                                                                          (ASCLH, 182)

Atlantis :

  Lục địa bị nhận ch́m ở Đại Tây Dương theo giáo lư huyền linh và theo Plato. Atlantis là trú sở (home) của căn chủng thứ tư, ngày nay chúng ta gọi là giống dân Atlantis.            

      (ĐĐNLVTD, 215)

– Chúng tôi gọi tên lục địa thứ tư này là Atlantis (Pháp ngữ: Atlantide). Nếu người ta chú ư đến các truyền thuyết của cổ nhân nhiều hơn từ trước đến giờ th́ lục địa đó sẽ là vùng đất lịch sử hàng đầu. Ḥn đảo trứ danh của Plato mang tên này chỉ là một mảnh của lục địa vĩ đại này.                                    (GLBN III, 21)

A–tu–la (Asura):

Các tinh linh (elementals) có h́nh người, về sau thành người.                                                                                                                        (LVLCK, 615)

Atỳ (Avitchi):

   Một trạng thái ư thức, không nhất thiết chỉ có sau khi chết hay giữa hai lần luân hồi v́ nó có thể cũng xảy ra trên cơi trần. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là “Vô gián địa ngục” (“uninterrupted hell”). Chúng ta được bảo cho biết đó là địa ngục cuối cùng trong số 8 địa ngục, nơi mà “kẻ phạm tội chết và được tái sinh liên miên (without interruption) tuy thế không chút hy vọng cứu chuộc cuối cùng”. Xem SD III, 510, 521, 528 529.                                                                                                      (LVLCK, 705)

   Tuy nhiên, khi nào đó là kết quả của việc cố ư chọn lựa, hoặc là thích làm điều sai trái, bất chấp sự hiểu biết và thách thức cả tiếng nói của bản chất tâm linh, bấy giờ, loại nghiệp quả này sẽ dẫn đến những ǵ mà huyền linh học phương Đông gọi là “Avitchi” hay là “cơi thứ tám” (eighth sphere) một thuật ngữ đồng nghĩa với quan niệm của Thiên Chúa Giáo về t́nh trạng bị mất linh hồn (lost soul). Tuy nhiên, các trường hợp này vô cùng hiếm và có liên quan tới tà đạo và thực hành hắc thuật. Mặc dù t́nh huống này có liên lụy đến việc tách nguyên khí cao nhất (nguyên khí tinh thần thuần túy) ra khỏi hai biểu hiện của nó là linh hồn và thể xác, hay ra khỏi sáu nguyên khí thấp, tuy thế, chính sự sống vẫn c̣n, và sau khi linh hồn bị hủy diệt ở Avitchi th́ chu kỳ biến dịch mới (fresh cycle of becoming) sẽ lại được mở ra.                                             (ASCLH, 390391)

   Avitchi, cơi thứ tám (8th sphere X. chữ này), trú sở của các linh hồn bị đánh mất (lost souls) hay là các thể (shells, lớp vỏ) của Phàm ngă (lower man) vốn đă trở nên tách biệt khỏi Chân Ngă hay nguyên khí sự sống cá nhân.             (LVLCK, 642)

- A-tỳ có nghĩa là “trạng thái không một gợn sóng” (“the waveless state”). Đó là trạng thái tâm thức mà trong đó một người dường như thấy chính ḿnh ở bên ngoài các rung động của Sự Sống Thiêng Liêng.                   (GLASTTĐ, 131)

AUM : Xem thêm Linh từ và Diệu âm

     – Ba linh từ (Words) được Thái Dương Thượng Đế (Solar Logos) truyền lại cho mỗi một trong ba ngôi Thượng Đế (each of the three Logoi) như sau:

a/ Diệu âm A (sacred sound A) cho Shiva, Đấng biểu hiện cho trạng thái tinh thần hay trạng thái ư chí. Đó là Linh từ mà qua đó Đức Chúa Cha hoạt động .

b/ Diệu âm U cho Vishnu, Đức Chúa Con. Ngài là Đấng kiến tạo h́nh tướng (form–builder) và cung ứng cơ thể mà tinh thần phải chiếm hữu, nhờ đó mà việc nhập thế thiêng liêng mới xảy ra được. A là diệu âm của sự sống (life sound), U là diệu âm của h́nh tướng (form sound).

c/ Diệu âm M cho Brahma, Đấng mà với vai tṛ cung ứng năng lượng bằng sự thông tuệ linh hoạt, Ngài đang nối kết tinh thần và sắc tướng hay ngă và phi ngă.                      (ĐĐTDVNL, 153)

     –     Thánh ngữ A.U.M. (chú ư tôi tách mỗi trạng thái của âm tam phân này) đưa trạng thái linh hồn tinh thần xuống đến cơi trần và bám vào đó bằng mănh lực của rung động hướng ra ngoài của nó...

    OM được ngân lên đúng sẽ giải phóng linh hồn ra khỏi lănh vực ảo cảm và t́nh trạng mê hoặc (enchantment). Đó là âm giải thoát, nốt phục sinh vĩ đại và nâng cao nhân loại đến Chốn Huyền Bí của Đấng Tối Cao (Most High) khi mà tất cả các Linh từ (Words) và diệu âm khác đều thất bại. Đó không phải là âm tam phân như là A.U.M., mà là âm lưỡng phân, mang ư nghĩa về mối liên hệ của tinh thần và linh hồn, của sự sống và tâm thức. Linh từ thất truyền này, tượng trưng sự mất mát (loss) trong ba cơi thấp (được tiêu biểu bằng các cấp độ của Thanh giai trong Tam Điểm) phải được phục hồi và ngày nay đang ở trong tiến tŕnh khám phá. Các nhà thần bí đă truy t́m nó; các Hội viên Tam Điểm đă duy tŕ truyền thuyết về sự hiện hữu của nó; các đệ tử và điểm đạo đồ trên thế giới phải chứng tỏ sự sở hữu của nó (its possession).

    Diệu Âm (Sound) là diễn đạt độc nhất của Húy Danh (Ineffable Name), tên gọi huyền bí của Đấng mà trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn, và là Đấng được biết đối với Đại Bạch Giai qua danh xưng này. Luôn luôn nhớ rằng danh xưng và sắc tướng, đó là các thuật ngữ đồng nghĩa trong giáo huấn huyền linh, và hai từ ngữ này nắm giữ bí nhiệm của sự biểu lộ ...                                                                    (CVĐĐ, 5253)

Avyakta :

     Vô hiện, không biểu lộ (unmanifest).                          (ASCLH, 100)

Ăn chay (vegetarian):

     Mỗi đệ tử phải là người ăn chay nghiêm nhặt. Bản chất thấp trở nên bị tŕ trệ và nặng nề, c̣n ngọn lửa nội tâm không thể tỏa chiếu khi có thịt trong thức ăn thường ngày (the diet). Đây là qui luật nghiêm nhặt cho những kẻ muốn làm đệ tử (applicants) và không được vi phạm. Kẻ t́m đạo có thể chọn ăn thịt hay không tùy ư, nhưng ở giai đoạn nào đó trên nẻo đạo th́ điều thiết yếu là chấm dứt việc ăn mọi thứ thịt và chú ư nhiều vào thức ăn hằng ngày. Vị đệ tử phải tự giới hạn vào việc ăn rau, đậu, trái cây và quả hạt (nut). Chỉ có như thế y mới tạo được loại thể xác có thể chịu được sự giáng nhập của Chân Nhân và đứng trước Đấng Điểm Đạo trong các thể tinh anh của ḿnh.                                           (ĐĐNLVTD, 196197)

Âm binh/ Aâm binh nhân tạo: Evil genii, Artificial elementals: Xem Đạo binh âm thanh.

Âm hỏa kỳ kinh: X. Tả hỏa kỳ kinh (Ida)

Âm ma (elementaries) :

     Trú sở (abode) của các âm ma là Kama–Loka (Dục giới).                                                                                                                                     (LVLCK, 736)

Âm ma và ma h́nh (Elementary and shell):

     Trong trường hợp của người chết trước thời gian ấn định (dying prematurely), nguyên khí thứ năm (nhân hồn–ND) không thể tách ra khỏi nguyên khí hồng trần (earthly principle) tức nguyên khí thứ tư (sinh hồn–ND). Do đó, vào lúc bị đẩy mạnh ra khỏi xác thân, âm ma rơi vào Kama loka. Âm ma (elementary) này không  phải là một ma h́nh đơn thuần (mere shell) mà đó chính là con người, kẻ mà mới đây hăy c̣n sống, không thiếu mất ǵ cả trừ thể xác, người này không chết chút nào theo nghĩa đích thực của từ ngữ đó.

     Điều chắc chắn là các âm ma thuộc loại này có thể giao tiếp rất hiệu quả ở các buổi cầu đồng (spiritual seances) với cái giá nặng phải trả của họ, bởi v́ thật không may, do chỗ c̣n đầy đủ cấu tạo cảm dục (astral constitution), chúng có thể tiếp tục tạo ra nghiệp quả (go on generating Karma), làm dịu nỗi khát sống (thirst for life) của ḿnh bằng yếu tố thúc đẩy (spring) của t́nh trạng đồng cốt.                           (PGNM, 83)

Âm thanh (sound, âm)

     - Thật là điều hiển nhiên khi nói rằng âm thanh là màu sắc và màu sắc là âm thanh...

     Xin bạn luôn luôn nhớ rằng  mọi âm thanh đều tự biểu hiện thành màu sắc.                                                                                          (TVTTHL, 205)

     - Âm thanh sản sinh ra, hay đúng hơn là thu hút các nguyên tố lại để tạo ra một ozone, việc chế tạo chất này ở ngoài t́m tay của ngành hóa học, nhưng ở trong các ranh giới (limits) của khoa luyện kim đan (alchemy). Âm thanh có thể làm hồi sinh (resurrect) ngay cả một người hoặc một con thú mà thể dĩ thái (astral “vital body”) chưa hoàn toàn tách ra khỏi thể xác bởi sự gián đoạn của tuyến từ điển (magnetic or odic chord). Với tư cách một người được cứu sống ba lần bằng quyền năng này, tác giả (tức bà H.P.Blavatsky-ND) có đủ uy tín để nói là bản thân ḿnh biết được ít nhiều về điều đó.            (GLBN II, 279)

Ấn Độ với Huyền linh học (India and occultism):

     Một trong những trở ngại chính đối với việc hiểu một cách chính xác các định luật của huyền linh học và áp dụng vào thực tế là sự tương đối non trẻ (newness) của Tây Phương và các thay đổi nhanh chóng vốn là đặc điểm nổi bật của văn minh Âu Châu và Mỹ Châu. Lịch sử Châu Âu chỉ mới có từ ba ngàn năm, c̣n lịch sử của Châu Mỹ, như chúng ta đă biết, chỉ mới có vài thế kỷ. Huyền linh học phát triển mạnh (florish) trong một bầu không khí được chuẩn bị trong một môi trường thấm nhuần từ điển cao siêu (highly magnetised environment) và trong một t́nh trạng được sắp đặt vốn dĩ là kết quả của công việc lâu đời trên cơi trí.

     Đây là một lư do giải thích tại sao Ấn Độ lại là nơi trường sở thích hợp cho nỗ lực tu tập (endeavour). Kiến thức huyền linh học ở nơi đây có từ mười ngàn năm qua và thậm chí thời gian cũng đă ghi dấu lên cơ thể con người, đem lại cho con người các thể vốn không hứng chịu sự đối kháng nào mà các thể của người Tây Phương rất thường vướng phải. Đă từ lâu, môi trường được thấm nhuần bằng các rung động mạnh mẽ của các Đấng Cao Cả đang ngự bên trong xứ ấy, và, trong khi qua lại và do sự thân cận của các Ngài, các Ngài không ngừng từ hóa chất dĩ thái của môi trường. Chính điều này tạo ra một đường lối dễ dàng khác nữa, v́ việc từ hóa chất dĩ thái (etheric magnetisation) có ảnh hưởng đến thể dĩ thái của số người được tiếp xúc. Cả hai sự kiện này, thời gian và độ rung động cao, có kết quả là tạo sự ổn định cho tiết tấu vốn làm dễ dàng cho việc rèn luyện huyền linh và tạo được môi trường yên tĩnh cho việc thanh tu.

     Các t́nh trạng này không có được ở phương Tây, nơi mà sự sống luôn luôn thay đổi, nơi mà cảnh hoạt động thường chuyển đổi nhanh chóng, tạo ra những vùng xáo trộn rộng lớn, làm cản trở bất cứ công tác nào có bản chất huyền thuật.  

                          (LVHLT, 78–79)

Ấn tín của vua Salomon (Salomon’s seal):

     - “Sáu hướng (directions) của Không Gian” có nghĩa là “Tam Giác Đôi” (“Double Triangle), tức sự liên kết (junction) và phối hợp (blending) của Tinh thần và Vật chất, của Vô sắc tướng (Arupa) và sắc tướng (Rupa) mà các H́nh Tam Giác là một Biểu Tượng. Tam Giác đôi này là một dấu hiệu (sign) của Vishnu; đó là Ấn Tín của vua Salomon, và Shri–Antara của những người Bà La Môn (Brahmans).            (GLBN I, 177)

     - Biểu tượng tam giác đôi, được Hội Theosophy và nhiều nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng liêng (Theosophists) chấp nhận. Lư do tại sao nó được gọi là “Ấn Solomon” c̣n là một bí mật, ngoại trừ việc nó từ Iran du nhập vào Âu Châu. Tại Iran có nhiều câu chuyện về nhân vật thần thoại đó và ông ta dùng cái ấn huyền diệu đó để bắt và nhốt loài yêu tinh (djins) trong các lọ cổ. Nhưng ở Ấn Độ, dấu ấn hay tam giác đôi cũng được gọi là “Dấu hiệu của Vishnu” (“sign of Vishnu”) và có thể nh́n thấy trong nhà của mọi làng mạc dưới h́nh thức lá bùa trị ma quỷ. Tam giác này rất linh thiêng và được dùng như là kư hiệu tôn giáo ở Viễn Đông từ lâu trước khi Pythagoras tuyên bố rằng nó là h́nh h́nh học  đầu tiên, cũng như là h́nh huyền bí nhất. Nó cũng được t́m thấy trên kim tự tháp và tháp bia (obelisk) và mang nhiều ư nghĩa thần bí giống như mọi tam giác.                          (NGMTTL, 303)

Ấn tượng (Impression):

   Đối với người t́m đạo và đặc biệt là đối với vị đệ tử hữu thức, ấn tượng cần được xem xét đến từ 4 cội nguồn:

     1/ Từ linh hồn riêng của vị đệ tử.

     2/ Từ Huyền Viện mà vị đệ tử đă được gia nhập.

     3/ Đến trực tiếp từ Chân Sư.

     4/ Từ Tam Thượng Thể Tinh Thần, xuyên qua giác tuyến.

     ... Cần nên nhớ rằng Khoa học về Ấn Tượng này thực ra là khoa học để tạo ra h́nh tư tưởng, đem sinh khí cho h́nh tư tưởng (thoughtform vitalisation) và định hướng cho h́nh tư tưởng (thoughtform direction); chỉ có đệ tử nào đă trải qua các tiến tŕnh Điểm đạo Biến Dung và không c̣n là nạn nhân của riêng Phàm ngă của ḿnh nữa mới có thể được giao phó cho một chu tŕnh quyền lực nguy hiểm như thế.

     Khoa học về Ấn Tượng này là nền tảng cho việc thực hành viễn cảm.                                                                                                             (VCVTDT, 8687)

Âu Châu (Europe):

     Lục địa thứ năm là Mỹ Châu (America), nhưng v́ nó nằm ở các điểm đối chân (antipodes) nên chính Âu Châu và Tiểu Á (Asia Minor) hầu như cùng tuổi (coeval, cùng thời) với nó mới thường được các nhà Huyền linh học Ấn Aryan (Indo–Aryan) xem như là lục địa thứ năm. Nếu giáo lư của họ căn cứ theo sự xuất hiện của các lục địa theo tŕnh tự địa chất và địa lư th́ bây giờ cách phân loại này phải được thay đổi. Nhưng v́ tŕnh tự của các lục địa được xếp theo thứ tự tiến hóa của các giống dân, từ giống dân I đến giống dân 5, tức căn chủng Aryan chúng ta nên Âu Châu phải được gọi là lục địa thứ năm. Giáo lư Huyền bí không tính các đảo và bán đảo, cũng không tuân theo cách phân chia của địa lư học hiện đại về đất liền và biển. Từ ngày có giáo lư tối cổ và châu Atlantis bị hủy diệt, diện mạo của Địa cầu đă thay đổi nhiều lần. Vùng châu thổ Ai Cập và Bắc Phi đă có lúc thuộc về Châu Âu trước khi eo biển Gibraltar được tạo thành và có thêm một xáo trộn nữa của lục địa đă hoàn toàn thay đổi bản đồ Châu Âu. Sự thay đổi lớn lao cuối cùng đă xảy ra cách nay khoảng 12.000 năm và được nối tiếp bằng việc đắm ch́m của ḥn đảo nhỏ bé thuộc châu Atlantis của Plato mà Plato gọi đó là Atlantis dựa theo lục địa tổ tiên của nó.                                    (GLBN III, 21-22)

 

 

                                                     


 

                                                                                             

 

 

 

 

 

 

B

 

 

Ba cơi thấp (three worlds):

     Ba cơi thấp tức là cơi hồng trần, cơi cảm dục và cơi hạ trí (the physical, emotional and mental planes).          (TVTTHL, 5)

Ba hiện thể tuần hoàn (three periodical vehicles):

     Ba hiện thể tuần hoàn là ba cung của Chân Thần, Chân Ngă và Phàm Ngă.                                                                 (TLHNM II, 295–296)

Ba-la-mật (Pāramitās):

     - Sáu hạnh siêu việt (six transcendal virtues); với tu sĩ th́ có mười.

     - Các ba-la-mật gồm : Bố thí (Dāna), Tŕ giới (Shīla), Nhẫn nhục (Kshānti, Xă ly (Virāya), Dũng lực / tinh tấn (Vīrya), Thiền định (Dhyana).                         (TNVT, 241, 178)

Ba Ngôi (Trinity):

     Cha ( Father)

     Con (Son)

     Thánh Thần (Holy Spirit)                                                                      (CTHNM, 631)

Bardo (Gián Kỳ Luân hồi)

     Bardo là thời kỳ giữa lúc chết và lúc tái sinh, có thể kéo dài từ một vài năm đến một thiên kiếp (Kalpa). Nó được chia thành ba thời kỳ phụ (sub–periods):

     1/ Khi Chân Ngă bỏ cuộn dây hữu tử, tiến nhập vạ Dục giới (Kama Loka) (trú sở của các Âm ma, Elementaries).

     2/ Khi Chân Ngă nhập vào “Trạng thái Tụ Sinh” (“Gestation State”).

     3/ Khi Chân Ngă được tái sinh vào cơi sắc tướng của Devachan.                                                                                                                  (LVLCK, 736)

Bác ái, Ḷng bác ái (love) X. T́nh thương

Bán chính bán tà: (The black white): Tức là những ǵ không hoàn toàn tốt (all good), mà cũng chẳng hoàn toàn xấu (all bad)                                                                      (ASCLH), 391)

Báo thân (Sambhogakaya):

     Báo thân cũng giống như ứng thân, nhưng có thêm vẻ rực rỡ (lustre) của ba điều hoàn thiện, một trong ba hoàn thiện này là việc hoàn toàn xóa bỏ tất cả các mối liên quan với cơi trần.                 (LVLCK, 1193)

Bát chánh đạo (Noble Eightfold Path):

   1. Chánh tín (Right values)

   2. Chánh tư duy (Right Aspiration)

   3. Chánh ngữ (Right Speech)

   4. Chánh nghiệp (Right Conduct)

   5. Chánh mạng (Right Mode of Living)

   6. Chánh tinh tấn (Right Effort)

   7. Chánh niệm (Right Thinking)

   8. Chánh định (Right Rapture or True Happiness)

(SHLCTĐ, 463)

Bát nhă (Prajnơa/ Pragna, trí huệ):

     ... Đây là nguyên khí (principle) giúp cho sự Giác Ngộ (Enlightement) có thể xảy ra nơi chúng ta cũng như nơi Đức Phật (Buddha). Không có trí huệ th́ không thể có sự giác ngộ, đó là quyền năng tâm linh cao siêu nhất (highest spiritual power) mà chúng ta có được. Trí tuệ (the intellect) ... có hoạt động tương đối của nó ...Trước khi được giác ngộ, Đức Phật chỉ là một con người b́nh thường và chúng ta, tức những người b́nh thường, sẽ trở thành Phật vào lúc mà con mắt trí tuệ (mental eyes) của chúng ta mở ra cho sự Giác Ngộ.     

                                                                        (TTTĐTG, 188)

- Pragna đồng nghĩa với Mahat, Toàn Linh Trí (Universal Mind). Năng lực nhận thức. Tâm thức .           (NGMTTL, 259)

- Pragna là minh triết riêng của các Dhyan Chohans.

 (CKMTTL, 135)

Bàng môn ( Black Lodge): X. Hắc thuật.

   (Bàng : bên cạnh, một bên; môn phái đi lệch một bên).

Bản chất thông linh hạ đẳng (Lower psychic nature):

     Bản chất thông linh hạ đẳng là thuật ngữ được dùng trong huyền linh học để chỉ các tiến tŕnh của hạ trí (lower mind processes) cũng như là chỉ các phản ứng t́nh cảm hay cảm dục (astral or emotional reactions).                                     (ASCLH, 14)

Bản Lai Diện Mục (Presence):

     Là Tinh Thần, là Chân Thần, là Linh Ngă.             (ASCLH, 8)

     Bản Lai Diện Mục là mănh lực thúc đẩy đàng sau mọi thiên khải và thực ra đó là Thượng Đế Nội Tại (God Immanent), bao giờ cũng cố gắng để được thừa nhận và ngoài ra chính Ngài bị thôi thúc bởi sự kiện về Thượng Đế siêu việt (God Transcendent).                                              (ACMVĐTG, 176)

     - Tức Thượng Đế Nội Tại.                         (ACMVĐTG, 162)

     - Trong con người có hai năng lượng chính yếu bám chặt: một không được hiểu rơ mà chúng ta gắn cho tên gọi là Bản Lai Diện Mục, c̣n một được hiểu rơ mà chúng ta gọi là Thiên Thần Bản Lai Diện Mục. Đó là linh hồn (Thái dương thiên thần) và Chân Thần. Một biểu hiện cho cung Chân Thần, một tượng trưng cho cung linh hồn, và cả hai năng lượng này chi phối Phàm Ngă một cách linh hoạt hoặc một cách tinh tế.  

                                                                  (CTNM, 590)

Bản năng (Instinct):

     Bản năng nằm dưới tŕnh độ của ư thức, nhưng bảo tồn và chi phối đa số các thói quen và sự sống của cơ thể. Nhiều lối sống theo t́nh cảm bị chi phối như thế.

     Bản năng kềm chế xuyên qua bí huyệt nhật tùng (solar plexus) và các bí huyệt thấp.                                   (TLHNMII, 232)

     - Bản năng tức là các kinh nghiệm được tích lũy lại do di truyền trong các h́nh hài mới (new forms).         (MTNX, 211)

Bản năng tinh thần (Spiritual instinct)

     Bản năng tinh thần là khía cạnh thấp nhất của trực giác, cho thấy việc sẵn sàng được điểm đạo lần I.    (ĐĐTKNM II, 267)

Bản năng trực giác (Intuitive instinct):

     Tri giác tinh thần (spiritual perception) tức bản năng trực giác có nghĩa là việc chuẩn bị sẵn sàng (preparedness) cho việc điểm đạo Biến Dung, tức điểm đạo lần 3.            

                                       (ĐĐTKNM II, 267)

Bản sắc (Colouring) : X. Sắc thái.

Bản thể (Essential):

     Khi một thành viên (member) của Thánh Đoàn dùng chữ “essential”, Ngài không muốn nói (như bạn thường làm) những ǵ cần thiết hay thiết yếu mà là đề cập tới bản chất sâu kín nhất (inmost essence) đang nằm ở tâm của tất cả mọi vật, cả tốt lẫn xấu.                                                                      (CVĐĐ, 727)

Bản thể thấp (Lower nature, Phàm Ngă):

     Thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí.                               (LVHLT, 282)

Bản tố (Element, yếu tố): X. Yếu tố, tứ đại, hợp tố …

     Thuật ngữ “bản tố” được giới hạn vào các chất căn bản (basis substances) trong cái được gọi là vật chất căn bản (essential matter) và nhà hóa học cũng như nhà vật lư học đều bận tâm đến các sự sống như thế.                                             (LVLCK, 1062)

Bản tố vũ trụ (cosmic element, nguyên tố vũ trụ):

     Khoa học huyền bí (occult Science) nh́n nhận rằng có bảy bản tố vũ trụ (7 cosmic elements), bốn cái hoàn toàn vật chất, c̣n cái thứ năm, dĩ thái (ether) th́ bán vật chất (semi–material). Vào cuối  cuộc tuần hoàn thứ tư của chúng ta, chất dĩ thái sẽ trở nên hữu h́nh trong không khí, để ngự trị trên các chất khác trong suốt  cuộc tuần hoàn thứ năm. Hai bản tố c̣n lại cho đến nay vẫn c̣n hoàn toàn ngoài t́m nhận thức của con người. Tuy nhiên, chúng sẽ xuất hiện trong giống dân thứ sáu và thứ bảy của cuộc tuần hoàn này và sẽ trở nên được biết tới lần lượt trong cuộc tuần hoàn thứ sáu và thứ bảy. Bảy bản tố này cùng với vô số các bản tố phụ (sub–elements), nhiều hơn số mà khoa học biết được, chỉ là các biến thể phụ thuộc (conditional modifications) và các trạng thái phụ của cái Duy Nhất (the One) và bản tố duy nhất (Only Element). Bản tố duy nhất này không phải là Dĩ Thái, cũng không phải là Akasha mà là cội nguồn (source) của cả hai. Bản tố thứ năm này (hiện nay được khoa học sẵn sàng nh́n nhận) không phải là chất Dĩ Thái theo giả tưởng của Sir Isaac Newton – mặc dù ông này dùng danh xưng dĩ thái để gọi bản tố đó, có lẽ là lúc ấy ở trong trí ông liên kết bản tố Ether với Aether, “Phụ Mẫu” của thời xưa. Do trực giác mà Newton nói: “Thiên nhiên là tay tạo tác liên hoàn (perpetual circulatory Worker) tạo ra chất lỏng từ chất đặc, chất đặc từ chất hơi, chất hơi từ chất đặc, chất tinh anh từ chất thô trược, chất thô trược từ chất tinh anh… Như vậy, có lẽ mọi vật đều có nguồn gốc từ Ether”.        (GLBN I, 78–79)

Bạn tâm giao: (soul mate, bạn tri kỷ)

   Có thể bạn từng nghe nói rằng, mỗi người đều có một điều ǵ đó được biết dưới tên gọi là bạn tâm giao và bạn sẽ luôn luôn t́m kiếm một người như thế. Bạn tâm giao hoàn toàn có thật, v́ từ thuở ban sơ, lúc mà huyền lực sự sống (life force) được Quyền Năng Thiêng Liêng (Divine Power) xạ ra, huyền lực đó ḥa nhập vào sự sống dưới h́nh thức song sinh (twin,forms), một có tính dương,một có tính âm. Cả hai h́nh thức này tiến hóa hoàn toàn riêng biệt, mỗi bên đều có chỉ tiêu (quota) các kiếp sống trong các thân xác nam và nữ của ḿnh. Nhưng vào các cơ hội đặc biệt khi một việc quan trọng phải được thi hành, th́ cả hai thực thể này đôi khi được đưa vào cùng nhau, v́ cảm hứng của  một bên giúp cho bên kia xúc tiến công việc vĩ đại cần phải được hoàn thành…

   Dĩ nhiên đó là sự ḥa hợp hoàn hảo của dương và âm, của nam và nữ trong thiên nhiên. Đối với chúng ta, không phải luôn luôn là việc tốt lành, khi có các kiếp sống với bạn tri kỷ của chúng ta, v́ dưới các hoàn cảnh như thế, chúng ta sẽ có khuynh hướng trở thành rất ích kỷ; chúng ta sẽ không bao giờ học được cách nh́n sự vật theo quan điểm của những người khác; đối phó với các ư kiến trái ngược; nhân nhượng để đạt được chút ǵ đó, c̣n hơn là giữ lập trường cứng rắn mà không tạo được ǵ cả.                                                (CKDCLH,  70, 71)

Bảy Đấng Thánh của Đại Hùng Tinh (Seven Rishis of the Great Bear):

     Các nguyên mẫu (prototypes) của bảy Hành Tinh Thượng Đế.                                                                                                                  (ASCLH, 82)

Bảy Huyền Quang của Thái Dương (seven mystic rays of the sun):

     Tên gọi của Bảy Tia Sáng này là Sushumna, HariKesa, VisvaKarman, Visva–tryarchas, Sannaddha, Sarvavasu và Svaraj, tất cả đều huyền bí. Mỗi tên gọi đều có ứng dụng riêng biệt của nó trong một trạng thái ư thức riêng biệt dành cho các mục tiêu huyền linh. Tuy nhiên, như có nói đến trong NirKuta (II, 6), tia Sushumna là tia sáng mà các nhà Yoga được điểm đạo ưa chuộng. Toàn bộ Bảy Tia Sáng trải qua khắp Thái Dương Hệ tạo thành Upadhi (cơ sở – basis) vật chất (tạm gọi thế) của ether trong khoa học. Trong Upadhi này, ánh sáng, nhiệt, điện vv…, các thứ lực (forces) của khoa học chính thống liên kết lại để tạo ra các hiệu quả của chúng ở trên mặt đất. Dưới h́nh thức các hiệu quả tâm linh và tinh thần, chúng bắt nguồn từ Upadhi siêu thái dương (supra–solar), trong Dĩ Thái (Ether) của nhà huyền linh học hay là Akasha.     

                                                                   (GLBN II, 240)

Bảy Nhánh Tri Thức (Seven branches of Knowledge):

     Trong “Giáo Lư Bí Nhiệm”, chúng ta được dạy rằng có bảy nhánh tri thức được nói đến trong Kinh Puranas –SD I, 192.

     Ở đây, các tương ứng có thể nêu ra liên quan với:

     a/ Bảy Cung, các Tinh quân Hy sinh, Bác ái và Tri thức.

     b/ Bảy trạng thái ư thức (States of consciousness)

     c/ Bảy trạng thái vật chất hay cảnh giới.

     d/ Bảy loại thần lực.

     e/ Bảy cuộc điểm đạo và nhiều thất bộ (septenates) khác.

     Tri thức thuần túy (Gnosis), Tri thức ẩn tàng là Nguyên Lư (Principle) thứ bảy, sáu triết phái Ấn Độ (schools of Indian phylosophy) là sáu nguyên lư – SD I, 299.

     Sáu trường phái này là:

     a/ Trường phái Luận lư (school of logic) …Bằng chứng của tri giác đúng đắn (proof of right perception)

     b/ Trường phái nguyên tử (Atomic school). Hệ thống các sự kiện (particulars). Các bản tố (elements). Luyện đan và hóa học.

     c/ Trường phái số luận (sankhya school). Hệ thống các số. Trường phái duy vật. Lư thuyết về 7 trạng thái vật chất hay prakriti.

     d/ Trường phái Yoga (school of Yoga). Sự hợp nhất (union). Quy tắc của đời sống hằng ngày. Thần bí học (Mysticism).

     e/ Trường phái tôn giáo nghi lễ (school of ceremonial religion). Nghi thức (ritual). Thờ phụng thiên thần hay các thần (gods).

     f/ Trường phái Vedanta có liên quan đến phi nhị nguyên (non duality) bàn về liên hệ của atma nơi người với Thượng Đế .

     Tri thức thuần túy (gnosis) hay tri thức ẩn tàng (hidden knowledge) th́ tương tự như Atma Vidya (Minh triết Tinh thần) hay Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophy) và bao gồm 6 trường phái kia.                                                                                             (LVLCK, 285)

Bảy Vũ Trụ Đạo (Seven Cosmic Paths, 7 siêu đạo):

            - Bảy Siêu Đạo mà vị Chân Sư phải giáp mặt (confront) là:

1.         Siêu Đạo Phụng Sự Thế Gian (Earth Service) dẫn đến cơi cảm dục vũ trụ.

2.         Siêu Đạo Công Tác Từ điển (Magnetic Work) dẫn đến cơi cảm dục vũ trụ.

3.         Siêu Đạo Huấn Luyện để trở thành các Hành Tinh Thượng Đế, dẫn đến các phân cảnh cao của cơi trí vũ trụ.

4.         Siêu Đạo đến Sirius, dẫn đến cơi cảm dục vũ trụ.

5.         Siêu Đạo của Cung (Ray Path), đưa đến cơi trí vũ trụ.

6.         Siêu Đạo mà chính Thái Dương Thượng Đế đang đi, đưa đến cơi Bồ Đề vũ trụ.

7.         Siêu Đạo T́nh trạng Con Tuyệt Đối (Absolute  Sonship), đưa đến cơi trí vũ trụ.                                    (CVĐĐ, 399)

 

     - Đạo sinh phải thận trọng phân biệt giữa bảy vũ trụ đạo (bảy Siêu Đạo) này với bảy con đường mà tất cả nhân loại phải bước lên (đă được bàn ở trước trong bộ luận này). Như chúng ta đă thấy bảy con đường huyền cung (ray paths) trở thành ba khi các đơn vị trên bốn cung thứ yếu tự phối hợp thành một trong ba cung chính yếu. Ba cung này hợp thành cung tổng hợp Bác Ái – Minh triết vào lúc các con của nhân loại đạt được các cuộc điểm đạo cuối cùng trong Thái Dương Hệ. Khi đạt đến giai đoạn này và khi con người hiểu được sự hợp nhất của Thái Dương Hệ không những chỉ bằng lư thuyết mà c̣n bằng thực tế mà chính họ đă tự đồng nhất hóa, bây giờ sẽ nảy sinh nơi tâm thức của họ một điều ǵ đó siêu việt toàn bộ tâm thức và chỉ có thể được diễn tả bằng một từ ngữ có giới hạn là sự  đồng nhất hóa (identification). Sự đồng nhất hóa này là một tiến tŕnh vũ trụ chứ không phải tiến tŕnh Thái Dương Hệ và chính nó có bản chất thất phân. V́ lẽ thiếu một thuật ngữ thích hợp hơn, chúng ta gọi tiến tŕnh thất phân này là Bảy Con đường Vũ trụ (sevenfold cosmic path).                 (LVLCK, 1242)

Bắc cực quang và Nam cực quang (Aurora Borealis and Autralis):

     Âm thanh (Sound) là đặc tính của Akasha (Ether), nó sinh ra không khí mà tính chất là xúc giác; do cọ xát, không khí tạo nên màu sắc và ánh sáng”. (Kinh Vishnu Purana, q. I, chương II, trang 34, 35)

     Có lẽ câu trên đây sẽ bị xem như một điều cổ lỗ vô nghĩa (non sense) nhưng nó sẽ dễ hiểu hơn nếu độc giả nhớ rằng Bắc Cực Quang và Nam Cực Quang, cả hai đều xảy ra ở chính các trung tâm điện lực và từ lực của địa cầu. Hai cực này được xem là các kho chứa, nơi tiếp nhận (receptacles) và giải tỏa (liberators) cùng một lúc sinh lực (điện lực) của vũ trụ và địa cầu, nếu không có hai van (valve) an toàn tự nhiên đó, số điện lực thặng dư đó có lẽ làm cho địa cầu vỡ tan thành mảnh vụn từ lâu. Đồng thời, chính giả thuyết trên gần đây đă trở thành sự thật, đó là hiện tượng ánh sáng ở hai cực thường đi kèm và tạo ra các âm thanh dữ dội, giống như tiếng gió rít, tiếng hú và tiếng nổ.                                                                 (GLBN I, 253–254)

Bắc Phạn ngữ: (Sanskrit): là ngôn ngữ của các Thần Linh (Gods)                                                                    (GLBN I, 313)

Bất đắc kỳ tử (Accident, chết đột ngột)

    Những kẻ “bất đắc kỳ tử” tốt bụng và trong sạch (khi bị chết đột ngột sẽ giống như -ND) ngủ trong Akasa (chất dĩ thái không gian, v..v..-ND) không biết ǵ đến t́nh trạng thay đổi của họ.

    Những kẻ rất hung ác và không thanh tịnh (impure), phải chịu mọi hành hạ (tortures) của một loại ác mộng kinh khiếp. Đa số kẻ bất đắc kỳ tử - không thật tốt mà cũng không thật xấu, các nạn nhân của tai nạn hoặc bạo hành (kể cả kẻ bị ám sát) -th́ có một số ở trạng thái ngủ, một số khác trở thành các loại quỉ trong Thiên Nhiên (Nature pisachas) - xem mục từ “Quỉ” -ND), trong khi đó một thiểu số có thể trở thành nạn nhân cho hạng đồng cốt, và rút ra một tập hợp các uẩn (Skandhas) mới nơi đồng tử nào thu hút chúng. Số này có thể không nhiều, số phận của chúng có thể là đau buồn nhất.

(Thư của Ch. S.  239)

Bất măn thiêng liêng: (Divine discontent)

    Thường thường người hài ḷng thỏa nguyện, tương đối có hạnh phúc (the contented, relatively happy man) là người thu thập học hỏi ít nhất trong kiếp sống, v́ người đó có khuynh hướng vẫn ở nguyên tại chỗ (remain static); tốt hơn là nên vun trồng ở nội tâm mối bất măn thiêng liêng khiến cho luôn luôn muốn vươn tới hướng đến các thành tựu mới mẻ. 

                                                      (VLH,   111)

Bất tổn hại (Harmlessness, vô tổn hại, không gây tổn hại, Ahimsa):

     Điều này bao gồm các hành động ở cơi trần của một người, v́ các hành động đó có liên quan đến mọi h́nh hài của biểu hiện thiêng liêng và đặc biệt có liên quan đến bản chất sức mạnh (force nature) hay là năng lượng mà người đó biểu hiện qua các hoạt động ở cơi trần của ḿnh. Y không gây đau khổ hay làm tổn thương bất cứ ai.                                (ASCLH, 184185)

     Bất tổn hại là tác nhân chính yếu (major agent) đối với việc làm cho cân bằng (offsetting) nghiệp quả.  (CTNM, 295)

     Do đó, bạn có thể thấy lư do tại sao tôi rất nhấn mạnh vào việc cần có đức tính không gây tổn hại nơi tất cả các bạn v́ đó là phương pháp khoa học (một cách tuyệt diệu, và nói về mặt huyền môn) để tẩy sạch con người và để thanh lọc các bí huyệt. Việc thực hành đức vô tổn hại sẽ làm thông suốt các vận hà bị tắt nghẽn và để cho các năng lượng  cao siêu tiến nhập vào.                                                                        (CTNM, 40)

     Thực hành đức vô tổn hại để chận đứng việc tạo nhân và để ngăn chận bất cứ cách diễn biến thêm nào của t́nh trạng bất hạnh (nhất là do bệnh tậtND).                                                  (CTNM, 296)

     Hăy để cho đức bất tổn hại trở thành chủ âm của kiếp sống của bạn. Buổi tĩnh tâm chiều tối nên được tiến hành hoàn toàn theo đường lối này, chia việc tĩnh tâm (review work) làm 3 phần và xét:

     1. Vô tổn hại trong tư tưởng. Điều này sẽ đưa đến kết quả trong việc kềm chế lời nói.

     2. Vô tổn hại trong phản ứng t́nh cảm. Điều này sẽ đưa đến kết quả trở thành vận hà cho trạng thái bác ái của linh hồn.

     3. Vô tổn hại trong hành động. Việc này sẽ tạo ra sự cân bằng, khéo léo trong hành động và đưa đến ư chí sáng tạo.

     (LVHLT, 103)

     Người t́m đạo phải sống một cách vô tổn hại (harmlessly) trong tư tưởng (thought), lời nói (word) và hành động (deed). Bằng cách này, mỗi người trong các bạn sẽ cung ứng một vận hà tinh khiết, sẽ trở thành một tiền đồn cho tâm thức của Chân Sư và cung ứng một trung tâm năng lượng mà qua đó t́nh huynh đệ có thể tác động.                                                      (LVHLT, 354)

     - Không gây tổn hại vốn là đặc tính nổi bật của moiï người con của Thượng Đế. Không gây tổn hại nghĩa là không nói lời nào có thể làm tổn thương kẻ khác, không nghĩ đến bất cứ ư tưởng nào có thể gây đau khổ (poison) hoặc tạo ra hiểu lầm, không làm một hành động nào có thể gây thương tổn (hurt), dù là tối thiểu cho huynh đệ ḿnh – đây là đức tính quan trọng nhất (main virtue) sẽ giúp cho đạo sinh huyền môn (esoteric student) bước một cách an toàn trên con đường phát triển khó khăn.                                                                     (SHLCTĐ, 20)

Bất tưû (Immortality):

   – Việc gia tăng số người có năng lực sử dụng mắt thứ ba đă được hoạt động trở lại sẽ chứng minh được sự bất tử v́ họ sẽ thấy được một cách dễ dàng người nào đă vứt bỏ thể dĩ thái cũng như thể xác của ḿnh.                                           (CTNM, 412413)

     – Trong Kinh Vishnu Purana, q. II, chương VIII có nói: “Bất tử có nghĩa là tồn tại đến cuối Thiên kiếp” (“By immortality is meant existence to the end of the Kalpa”), và dịch giả Wilson có cước chú như sau: “Theo kinh Vedas, đây là tất cả những ǵ phải được hiểu về sự bất tử (hay trường tồn – eternity) của các thần (gods); các ngài tan biến (perish) vào lúc cuối khi vũ trụ tan ră (tức Pralaya – quy nguyên) c̣n triết lư nội môn (Esoteric Philosophy) nói: “Các Ngài không tan biến” mà là được tái hấp thu (re–absorbed).                                           (GLBN I, 109)

Bầu hành tinh (Globe):

   Một bầu hành tinh cùng với 7 giống dân của nó tương ứng với một loạt riêng biệt các lần luân hồi liên quan đến một người, đang luân hồi hay không, v́ tất cả các bầu hành tinh đều không cùng ở trên các mức độ vật chất.             (LVLCK, 383)

Bethlehem :

     Bethlehem là “nhà chứa bánh ḿ” (“house of bread”), một thuật ngữ huyền linh, có nghĩa là kinh nghiệm ở cơi trần.

     (LVLCK, 569)

Bè phái, nguyên nhân : X. Cuồng tín và bè phái.

Bể lửa (Sea of fire, Hỏa hải):

     -Bể lửa là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cơi của Sự sống Thiêng liêng (Plane of divine Life), Cơi Tối đại Niết Bàn (Adi).                                                                                                                                               (LVLCK, 43)

     –     Vật chất của cơi cao nhất (cơi Adi–ND) thường được gọi là “bể lửa” và nó là cội rễ của Akasha.         (LVLCK, 79)

Bệnh tật (Disease):

   1. Mọi bệnh tật đều là sự mất hài ḥa (disharmony) và thiếu sự chỉnh hợp (alignment) cùng sự kiềm chế (control).

a) Bệnh tật có trong tất cả bốn giới của thiên nhiên.

     b) Bệnh tật thật ra là sự thanh lọc (purificatory).

     c) Các phương pháp chữa trị nhất định đều đặc biệt cho nhân loại và bắt nguồn ở thể trí (mental in origin)

   2. Bệnh tật là một sự kiện (a fact) trong thiên nhiên.

  a) Đối kháng (antagonism) với bệnh tật chỉ làm kích hoạt (energise) nó.

     b) Bệnh tật không phải là kết quả của cảm nghĩ sai lầm của con người.

   3. Bệnh tật là một tiến tŕnh giải thoát và là thù địch của những ǵ tĩnh tại (static).

   4. Định luật nhân quả chi phối bệnh tật cũng như chi phối mọi sự biểu hiện khác.                                                           (CTNM, 32)

     – Có năm nhóm bệnh tật chính:

     1/ Các bệnh do di truyền (hereditary disease):

          a/ Có sẵn trong chính hành tinh và có hiệu quả nhất định trên nhân loại qua việc tiếp xúc với đất và nước.

         b/ Đă phát triển vào các thời kỳ xa xưa trong chính nhân loại và truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.

         c/ Đặc trưng của gia đ́nh đặc biệt nào đó và được kế thừa bởi người của gia đ́nh này như là một phần của nghiệp quả đă định của người ấy. Các linh hồn giáng nhập vào một số gia đ́nh nào đó nhân cơ hội này.

     2/ Các bệnh tật bị gây ra bởi các khuynh hướng trong chính con người. Các bệnh này là do cung thiên tượng của con người chi phối – hoặc là cung thái dương, hoặc là cung đang lên của y (sẽ được nghiên cứu sau).

     3/ Các bệnh lây nhiễm (bệnh dịch – epidemic – hoặc là bệnh đặc trưng của vùng – endemic) vốn có nguồn gốc tập thể và dính líu đến con người như là một phần của nghiệp quả tập thể của con người, nhưng thường thường không liên quan đến nghiệp quả cá biệt của con người.

     4/ Các bệnh tật và tai nạn mắc phải vốn là kết quả của hành động bất cẩn hay các thói quen thiếu khôn ngoan trong kiếp sống này và nhất định là chi phối nghiệp quả trong tương lai của con người. Ở đây có điểm lư thú liên quan đến tai nạn có thể được nêu ra. Thường thường tai nạn được gây ra bởi những ǵ có thể được xem như là “sự bùng nổ của mănh lực”. Các bùng nổ này do một người hay do một nhóm người tạo ra do sự thù hận hoặc ganh tỵ hoặc không tha thứ, mà các tính chất phản ứng lại hay là bị “quay ngược trở lại” vào cuộc đời cá nhân giống như cái boomerang (vũ khí của thổ dân Úc, có thể quay lại người ném–ND).

     5/ Các bệnh của những nhà thần bí mà hiện nay chúng ta đang đề cập tới. Nói chung, các bệnh này đều gây ra bởi năng lượng của một bí huyệt thấp đă khai mở và linh hoạt đang được chuyển vào bí huyệt cao.      

  (TLHNM II, 547–548)

     - Bệnh tật chỉ có trong thế giới hiện tượng (world of phenomena)        (SHLCĐD9CG, 36)

Bhakti Yoga:

     - Yoga về tâm hoặc của người sùng tín.        (ASCLH, 120)

     - Bhakti yoga hay là môn yoga của người sùng tín (devotee), đó là môn yoga của người thuộc căn chủng thứ tư, căn chủng Ắt Lăng, cộng thêm một ít Hatha yoga. Trong căn chủng thứ năm, căn chủng Aryan, Hatha yoga hoàn toàn lỗi thời đối với người đệ tử, đệ tử phải chú trọng vào Raja yoga, cộng thêm Bhakti yoga, tóm lại, đệ tử phải là người trí thức sùng tín (mental devotee).

     … Nhờ Bhakti yoga, với nguyện vọng hướng về việc kiềm chế trí tuệ, vị đệ tử của căn chủng Ắt Lăng học cách kiềm chế thể cảm dục và hiến dâng nó cho việc phụng sự Ishvara.       

     (ASCLH, 214)

Bhoota :

     Tức sắc tướng biểu lộ (manifested form)      (LVLCK, 1083)

Bhu : (X. Cơi và trạng thái tâm thức.)

     Thế giới trần tục, tương ứng với cơi hồng trần.

(ASCLH, 298)

Bhutas :

     Yếu tố, bản tố (element). Sắc tướng.      (ASCLH, 368)

Bí huyệt (Center or chakra): Xem thêm Trung tâm lực.

   Mỗi bí huyệt hay chakra gồm có ba ṿng xoắn (whorl) hay luân xa (wheel) đồng tâm trộn lẫn vào nhau mà trong con người tâm linh trên con đường dự bị, chúng từ từ chuyển động theo một hướng, nhưng dần dần tăng tốc độ hoạt động của chúng khi người này tiến gần đến cổng của con đường điểm đạo. Vào lúc điểm đạo, tâm điểm của luân xa (một điểm của lửa tiềm tàng) được chạm đến, độ quay trở nên mănh liệt và có hoạt động theo chiều đo thứ tư.                            (LVHLT, 362)

   Tất cả các bí huyệt đều có các cơ quan trên cơi trần vốn là kết quả của sự đáp ứng của vật chất trọng trược đối với rung động của chúng.

     Ba bí huyệt chủ yếu :

   1. Bí huyệt đầu (Head centre) ... Năo, tuyến tùng quả vatuyến yên

   2. Bí huyệt ở họng (throat) ... Thanh quản, dây thanh âm, khẩu cái và tuyến giáp.

   3. Bí huyệt tim (heart) ... Màng bao tim, tâm thất, tâm nhĩ, ảnh hưởng tới lá lách.

     Bốn bí huyệt thứ yếu :

   4. Bí huyệt nhật tùng (Solar Plexus)...   Bao tử

   5. Bí huyệt lá lách (Spleen)               ...   Lá lách

   6. Bí huyệt xương mông (Sacral)     ...   Các cơ quan sinh dục  

   7. Bí huyệt chót xương sống                   ...          Các cơ quan bài tiết, thận, bàng quang.

   Các cơ quan ở xác thân này là các kết quả hay hậu quả, các bí huyệt là nguyên nhân thể chất của chúng và chúng được tạo ra nhờ hoạt động của các bí huyệt dĩ thái.                      (ASCLH, 310)

   Các bí huyệt có ba chức năng chính:

     1/ Đem sinh lực (vitalise) cho thể xác.

     2/ Mang lại sự phát triển ngă thức trong con người.

     3/ Truyền chuyển năng lượng tâm linh và đưa toàn bộ con người vào trạng thái hiện tồn tâm linh.                            (LVHLT, 285)

Bí huyệt chính (Major centers):

     Có 7 bí huyệt chính, theo thứ tự sau:

     1/ Bí huyệt đầu (Head Centers):

     Nằm ở ngay đỉnh đầu. Thường được gọi là “hoa sen ngàn cánh” hay Brahmarandra. Nó hoạt động sau lần điểm đạo thứ ba và là cơ quan phân phối năng lượng Chân Thần, thuộc trạng thái ư chí của thánh linh.

     Nó nối liền với Phàm ngă tam phân bằng giác tuyến...

     Ngoại hiện trên cơi trần (physical externalisation) là tuyến tùng quả ở trong đầu.

     2/ Bí huyệt ấn đường (Ajna centre):

     Ở giữa hai mày, nằm ở vùng đầu ngay bên trên hai mắt. Nó hoạt động đầy đủ vào lúc được điểm đạo lần ba. Nó là cơ quan phân phối năng lượng của Ngôi Ba năng lượng thông tuệ linh hoạt.

     Nó nối liền với Phàm ngă bằng sinh mệnh tuyến sáng tạo.

     Ngoại hiện trên cơi trần của nó là tuyến yên (pituitary body).

     3/ Bí huyệt cổ họng (throat centre):

     Nằm ở sau cổ, đi tới phần cuối năo dính với tủy sống (medulla oblongata), như vậy liên quan tới tuyến động mạch cảnh và xuống đến hai bả vai.

     Nó liên quan tới cuộc điểm đạo thứ nhất.

     Đó là cơ quan phân phối năng lượng sáng tạo, năng lượng của Ngôi Ba.

     Nó nối liền với Phàm ngă bằng tuyến sáng tạo (creative thread), nối liền với linh hồn bằng tuyến ư thức và với Chân Thần bằng sutratma hay sinh mệnh tuyến.

     Ngoại hiện hồng trần của nó là tuyến giáp (thyroid gland).

     4/ Bí huyệt tim (Heart centre):

     Nằm ở giữa hai xương bả vai.

     Nó hoạt động sau lần điểm đạo thứ hai.

     Đó là cơ quan phân phối năng lượng của Thánh Đoàn.

     Nó nối liền chủ yếu với Phàm ngă khi tiến tŕnh chỉnh hợp với linh hồn được chế ngự.

     Ngoại hiện hồng trần của nó là tuyến ức (thymus gland). Hiện nay, người ta biết rất ít về tuyến này... Tâm lư học hiện đại kết hợp với y học, nhận thấy rằng khi tuyến này quá hoạt động (overactive) sẽ tạo ra người vô trách nhiệm và vô luân (irresponsible and amoral person).

     5/ Bí huyệt nhật tùng (solar plexus centre):

     Nằm đúng ngay dưới xương bả vai trong cột xương sống và đang cực kỳ linh hoạt. Các bí huyệt thấp này đặc biệt không liên quan tới các cuộc điểm đạo như là các bí huyệt trên cách mô, v́ chúng là các bí huyệt thuộc Phàm ngă và phải ở dưới sự kiểm soát của linh hồn khi nhận được các cuộc điểm đạo thuộc đẳng cấp nào đó.

     Bí huyệt nhật tùng là nơi thanh toán quan trọng (great clearing-house) cho tất cả các năng lượng dưới cách mô. Bí huyệt này liên quan đến ba bí huyệt chính và 21 bí huyệt nhỏ liệt kê ở trang 72 (bản tiếng AnhND).

     Ngoại hiện hồng trần của nó là tụy tạng (pancreas), với ngoại hiện phụ ở trong bao tử (stomach).

     6/ Bí huyệt xương cùng (Sacral centre):

     Nằm ở phần dưới của vùng thắt lưng (lumbar area), là một bí huyệt rất mạnh, hiện đang chi phối đời sống tính dục. Một trong các điều lư thú về bí huyệt này là nó phải luôn luôn là bí huyệt mạnh mẽ cho đến khi 2/3 nhân loại được điểm đạo, v́ tiến tŕnh sinh sản phải tiếp diễn và vẫn linh hoạt ngơ hầu cung cấp các thể cho linh hồn sắp đến. Nhưng khi nhân loại tiến hóa, bí huyệt này sẽ bị kềm chế và các hoạt động của nó sẽ được xúc tiến một cách sáng suốt và như là kết quả của sự hiểu biết, của việc nh́n xa thấy rộng và các giao tiếp cao siêu và tinh tế, chứ không phải như là kết quả của dục vọng không giới hạn và không được kềm chế như hiện nay.

     Bí huyệt này biểu lộ (register) năng lượng của Ngôi Ba của thánh linh, cũng như bí huyệt nhật tùng biểu lộ năng lượng của Ngôi Hai và bí huyệt chót xương sống biểu hiện (express) năng lượng của Ngôi Một.

     Ngoại hiện hồng trần của nó nằm trong các tuyến sinh dục (gonads), các cơ quan sinh sản.

     7/ Bí huyệt chót xương sống (Centre at the Base of the Spine):

     Bí huyệt này nằm đúng chót xương sống và chống đỡ (support) cho mọi bí huyệt khác. Vào lúc này, nó tương đối nằm yên, v́ nó chỉ được đánh thức để hoạt động đầy đủ bằng một tác động của ư chí được vị đệ tử điểm đạo điều khiển và kềm chế.

     Như chúng ta được dạy rằng nguyên khí sự sống được “đặt trong tim”, cũng thế, ư chí hiện tồn (will-to-be) được đặt trong chót xương sống... Tuyến thượng thận (Adrenal glands).

     (CTNM, 144202)

Bí huyệt sinh lực (vital plexi): X. Hạch thần kinh

Biến cố: (Event, sự kiện quan trọng): Một biến cố là một biểu lộ nh́n thấy rơ (focussed expression) của loại lực này hoặc lực khác.                                                                     (SHLCTĐ  347)

Biến thái (modification):

   Tức là hoạt động (activity)                                                                                 (ASCLH, 15)

Biệt lập ngă tính (Individualisation), Biệt-ngă-hóa, thoát kiếp thú thành người:

   Khi người thú (animalman) đă đến tŕnh độ thích hợp, khi thể xác của y được phối kết đầy đủ, khi y đă có một bản chất xúc cảm hay dục vọng đủ mạnh để tạo một nền tảng cho sự tồn tại và để hướng dẫn nó nhờ vào bản năng, và khi mầm mống của trí tuệ được gieo rắc đầy đủ để phú cho y kư ức theo bản năng và cách liên kết các ư tưởng vốn có thể nh́n thấy nơi loài thú bậc trung đă được thuần hóa, lúc bấy giờ, tinh thần giáng xuống (tinh thần này đă chiếm lấy một vi tử trên cơi trí) v́ đă phán quyết rằng đến lúc chiếm hữu các hiện thể thấp. Các Hỏa tinh quân được triệu thỉnh đến và các Ngài thực hiện sự chuyển di cách an trụ từ vi tử thấp của Tam Thượng Thể sang vi tử thấp nhất của Phàm ngă. Ngay lúc bấy giờ, ngọn lửa nội tại cũng không thể xuống thấp hơn phân cảnh thứ ba của cảnh trí. Nơi đó, cả hai gặp nhau, hợp nhất lại và linh hồn thể được tạo ra ... Do đó, bạn có thời điểm biệt lập ngă tính, đó là tên gọi được dùng để diễn tả giờ phút tiếp xúc trên phân cảnh thứ ba của cảnh trí, một điểm sáng bao quanh ba vi tử và chính nó bị bọc trong một vỏ bằng chất trí.                  (TVTTHL, 30)

     - Vào lúc biệt lập ngă tính, con người ra khỏi giới thú vật (animal kingdom) đi vào giới nhân loại           (ĐĐNLVTD, 10)

     - Sự biệt ngă hóa của Tinh Thần (spirit), tức là việc ẩn náu (incasing) của Tinh Thần trong h́nh tướng (in form), và Tinh Thần được bọc trong thể nguyên nhân này là linh hồn, tức chân nhân (real man).                                             (MTNX, 213)

     Có nhiều yếu tố định đoạt việc biệt lập ngă tính, có thể kể ra như sau:

     1/ Sự đáp ứng của bản năng tính của con vật đối với bầu không khí trí tuệ của con người, hay các sinh vật, đang bao quanh con vật.

     2/ T́nh thương và sự lưu tâm đang tuôn ra của con người mà con vật được ràng buộc vào bởi các mối liên kết của t́nh cảm hay của việc phụng sự.

     3/ Các xung lực của cung được kích hoạt vào bất cứ lúc nào. Đó là:

        a. Cung của chính con vật. Loài voi ở trên cung một; loài chó là các biểu hiện của cung hai; mèo là biểu hiện sự sống của cung ba, c̣n ngựa thuộc cung sáu. Các động vật trên các cung khác th́ chưa sẵn sàng cho việc Biệt lập ngă tính.

        b/ Cung của một hay nhiều người đặc biệt mà con vật được kết hợp vào.

        c/ Một cung hay nhiều cung thuộc chu kỳ đặc biệt.

(TLHNMI, 259260)

     Đại biến cố biệt lập ngă tính xảy ra cách đây 21 triệu năm.                                                                                                                                  (LVHLT, 440)

 Biệt ngă thức (Individual Consciousness, Tâm thức cá nhân):

     Biệt ngă thức tức là ngă thức (self–consciousness), nhân thức (human consciousness).                                           (LVLCK, 243)

Biểu lộ (Manifestation): Sự biểu hiện ra ngoại cảnh (objectivity) tức là biểu lộ.                                                    (LVLCK, 158)

Biểu lộ thất phân (sevenfold manifestation):

7 chi chủng (branch race) hợp thành …….. Một phụ chủng.

7 phụ chủng (subrace) hợp thành...... …….. Một căn chủng.

7 căn chủng (rootrace) hợp thành.............. Một chu kỳ thế giới.

7 chu kỳ thế giới (world period) hợp thành..... Một cuộc tuần hoàn.

7 cuộc tuần hoàn (round) hợp thành ……… Một chu kỳ dăy.

7 chu kỳ dăy (chain period) hợp thành   ……… Một hành tinh hệ.

10 hành tinh hệ (planetary scheme) hợp thành........Một thái dương hệ.                                                          (LVLCK, 6263)

Biểu lộ theo chu kỳ (Cyclic manifestation):

     1/ Một chu kỳ thái dương (solar cycle) như chu kỳ hiện nay, trong đó Cung 2, Cung Bác ái - Minh Triết là cung chính, c̣n tất cả các cung khác chỉ phụ thuộc cung này.

     2/ Chu kỳ hành tinh, như là các chu kỳ mà chúng ta vừa xem xét liên quan đến các giống dân, năm giống dân được liệt kê ở trên và năm cung đang chi phối của các giống dân này.

     3/ Các chu kỳ liên quan đến 12 cung Hoàng đạo cơ bản, các chu kỳ này có hai:

            a– Các chu kỳ có liên quan với một ṿng Hoàng đạo đầy đủ, vào khoảng 25.000 năm.

            b– Các chu kỳ có liên quan với mỗi một trong 12 cung đi vào và chấm dứt biểu lộ vào khoảng mỗi 2.100 năm.

     4/ Các chu kỳ mà một số cung chiếm ưu thế trong một giai đoạn tiến hóa của nhân loại, đó là năm giai đoạn thuộc giống dân chính mà chúng ta đă thấy ở trên.

     5/ Chu kỳ nhỏ diễn ra trong và ngoài lúc biểu lộ như có đề cập đến trước đây trong quyển này.

     6/ Các chu kỳ hoạt động của cung được xác định bằng các con số của chúng.                                                                                                (TLHNM I, 265)

Biểu trưng (emblem, biểu hiện):

     Là định thức (formulation) của con người về một khái niệm (concept), do con người tạo ra và lồng vào (embodying) cho con người chân lư khi y gặp thấy và hiểu được chân lư ấy. Biểu tượng bao giờ cũng có các hàm ư quan trọng hơn là biểu trưng.                                                                      (VMCQG, 119)

Biểu tượng (Symbol):

   Là dấu hiệu (sign) thấy được và lộ ra bên ngoài của một thực tại tâm linh bên trong, được thể hiện trên cơi trần bằng mănh lực của sự sống chứa đựng bên trong.        (VMCQG, 119)

   “Trong một biểu tượng có ẩn tàng sự che giấu hoặc sự mặc khải” Carlyle.

   1./ Các biểu tượng đều nhắm vào :

     a) Người ít tiến hóa. Chúng dạy ra các đại chân lư dưới h́nh thức đơn giản.

     b) Đa số nhân loại. Chúng giữ cho chân lư được nguyên vẹn và biểu hiện các sự kiện trong vũ trụ.

     c) Các môn đồ của các Chân Sư. Chúng giúp mở mang trực giác.

   2./ Các sách nói về biểu tượng trong các văn khố của Chân Sư được dùng cho việc giáo huấn. Các sách này được giải thích:

     a) Bằng màu sắc của chúng.

     b) Bằng vị trí của chúng, nghĩa là phía bên trên, nằm trên và bên dưới một đường thẳng.

     c) Bằng sự tiếp cận của chúng với nhau.

     d) Bằng ch́a khóa của chúng

   Một trang giấy có thể đọc được theo 4 cách:

            1. Từ trên xuống dưới         ...         tiến hóa giáng hạ

                                                     (involution)

            2. Từ dưới lên trên              ...         tiến hóa thăng thượng

                                                              (evolution)

            3. Từ phải sang trái              ...         các chu kỳ lớn vv...

            4. Từ trái sang phải              ...         các chu kỳ nhỏ.

   3./ Ba ch́a khóa :

1. Giải thích vũ trụ. Các biểu tượng thay cho các sự kiện vũ trụ. Nghĩa là Bóng tối. Ánh sáng. Chữ thập. Tam giác.

2. Giải thích Thái Dương Hệ. Bàn đến sự tiến hóa của Thái Dương Hệ và vạn vật trong đó.

3. Giải thích về con người. Bàn đến chính con người. Thập giá của nhân loại. Ngọn nến có 7 nhánh.

   4./ Bốn loại biểu tượng :

a)  Biểu tượng của các vật bên ngoài ... các vật ở cơi trần.

b)  Biểu tượng về bản chất t́nh cảm ... các sự vật ở cơi cảm

                                                               dục, các tranh ảnh.

      c) Biểu tượng học về số   .............Hạ trí. Con người dùng

chính ḿnh để tính.

      d) Biểu tượng học h́nh học   ... biểu tượng học trừu tượng,

                    thượng trí.

 

(LVLCK, 1140)

Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma):

     1/ Minh triết tôn giáo (wisdom-religion), hay là minh triết chứa trong Dharma (đạo đức, ethics).

     2/ Bồ Đề Đạt Ma cũng là thánh danh của một vị Đại La Hán (great Arhat) thuộc tập cấp Kshatriya (tập cấp chiến sĩ), con trai của một vị vua. Chính đức Panyatara, tôn sư của Bồ Đề Đạt Ma, “đặt cho Ngài danh xưng Bodhidharma để đánh dấu sự hiểu biết của Ngài (bodhi, trí tuệ tiếp thu) về Chánh pháp (Law, dharma) của Đức Phật” (Từ Điển Trung Hoa-Bắc Phạn). Vào thế kỷ thứ sáu, lúc đạt đạo (flourished), Ngài Bồ Đề Đạt Ma du hóa Trung Hoa, đưa vào nơi đây một thánh tích quư giá, tức là cái b́nh bát (almsbowl) của Đức Phật.

 (NGMTTL, 59)

Bồ Đề thọ (Bodhi Druma, Cây Bồ Đề):

     Bo hay Bồ Đề thọ (Bodhi tree), cây “tri thức” (tree “knowledge”), tức là Pippala hay Ficus religiosa trong thực vật học. Chính là dưới cây này mà Đức Sakyamuni thiền định trong bảy năm và đạt được Phật quả (Buddhaship). Tương truyền lúc đầu cây cao được 400 feet (121,6m), nhưng khi Ngài Huyền Trang (Hioun-Tsang) thấy nó vào khoảng năm 640, cây này chỉ c̣n cao có 50 feet (15,2m). Các cành chiết (cuttings) của cây được đem sang các nơi có Phật giáo và được trồng ở trước hầu hết mọi Tịnh Xá (Vihâra) hoặc đền chùa nổi tiếng ở Trung Hoa, Thái Lan, Tích Lan và Tây Tạng.

     (NGMTTL, 59)

Bodha :         Vốn liếng có sẵn (innate possession) của trí tuệ thiêng liêng hoặc kiến thức thiêng liêng (divine intellect hoặc understanding).                                                                                                      (GLBN I, 43)

Bodhi :

     Bodhi cũng là tên gọi của một trạng thái xuất thần đặc biệt được gọi là Đại định (samadhi), trong đó chủ thể (subject) đạt đến tột đỉnh của tri thức tinh thần.                                              (GLBN I, 43)

Bóng tối (Darkness): X. Ánh sáng và Bóng tối.

Bố thí (Dāna):

     - Ch́a khóa / bí quyết (key) nhân đức và bác ái muôn đời.

(TNVT, 177)

     - Tài vật bố thí (almsgiving) cho hành khất, theo nghĩa đen, “nhân đức” (“charity”), cái thứ nhất trong sáu ba-la-mật của Phật giáo (six Paramitas in Buddhism).             (NGMTTL, 96)

Bồ Tát (Bodhisattva):

   Theo nghĩa đen, là Vị mà tâm thức trở thành thông tuệ hay có tuệ giác (buddhi). Các Ngài chỉ cần thêm một lần lâm phàm (incarnation) nữa là trở thành Đức Phật hoàn thiện. Như được dùng trong các sách này, Bồ Tát là danh xưng chỉ chức vụ mà hiện nay Đức Di Lạc (Lord Maitreya) đang giữ. Ở Phương Tây, Ngài được biết như là Đức Chirst. Chức vụ này có thể được diễn dịch như là chức vụ của Đức Chưởng Giáo Thế Gian (World Teacher). Đức Bồ Tát là vị Lănh Đạo (Head) các tôn giáo trên thế gian, là Chân Sư của các Chân Sư và của các Thiên thần (Angels).                                                            (ĐĐNLVTD, 216)

Brahma: Brahma là Thượng Đế Ngôi Ba , tức Đấng Sáng Tạo.

                                                                            (GLTNVT. 347)

Brahma trạng thái (Brahma aspect):

     - Tức trạng thái Hoạt độngThông tuệ (Activity   Intelligence aspect)                                                                                   (LVLCK, 175)

    Trạng thái thứ ba, tức trạng thái Brahma, tức là trạng thái Thánh Thần (Holy Ghost Aspect)                                  (ASCLH, 54)

   Trạng thái Brahma tức là trạng thái chất liệu (substance aspect).                                                                                                                                   (LVLCK, 1018)

Brahmarandra : X. Bí huyệt chính.

Buddha :

     Hoạch đắc kiến thức thiêng liêng bằng các cố gắng và công lao cá nhân.                                                                                                                               (GLBN I, 43)

Buddhi (Tuệ giác) :

     Buddhi là quan năng để nhận thức, vận hà (chanel) mà xuyên qua đó, tri thức thiêng liêng đi đến Chân Ngă, khả năng phân biệt thiện và ác, cũng là tâm thức thiêng liêng và Hồn Tinh thần (spiritual soul) vốn là hiện thể của Atma. (Xem thêm mục từ Tuệ  giác).                                                         (GLBN I, 43)

Bức xạ (radiation): X. Phát xạ.

   Bức xạ là sự chuyển hóa trong tiến tŕnh thành toàn (process of accomplishment).                                                               (TBĐC, 148)

 

 


 

 

 

 

 

 

C

 

 

 

Cách chỉ đạo của các Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả (The guidance of the Lords of Karma):

     Các “Nghiệp Quả Tinh Quân” (“Lords of Karma”) là các Đấng Thông Tuệ Tinh thần vĩ đại (great spiritual Intelligences). Các Ngài giữ các kư ảnh về nghiệp quả (kàmic records) và hiệu chỉnh các tác động phức tạp của định luật nghiệp quả (kàrmic Law). Trong bộ sách Giáo Lư Bí Nhiệm, bà H.P. Blavatsky mô tả các Ngài như là các vị Lipika, tức các Đấng Ghi chép Nghiệp Quả (Recorders of Karma) và các vị Màhàràjas (Mahādevas hay Chaturdevas của Ấn Giáo) cùng đạo binh (hosts) của các Ngài, các vị này là “các vị thừa hành Nghiệp Quả trên cơi trần” (“the agents of Karma upon earth). Lipika là các Đấng thấu suốt được kư ảnh nghiệp quả của mỗi người, nhờ có minh triết toàn tri (omniscient wisdom), các Ngài chọn lựa và phối kết các phần của kư ảnh đó để tạo ra sơ đồ (plan) dành cho mỗi một kiếp sống riêng biệt (a single life). Các Ngài ban ra “ư tưởng” (“idea”) về loại xác thân phải có để làm lớp áo (garment) cho linh hồn tái nhập thế để có thể biểu lộ được các năng lực và các giới hạn của linh hồn đó. Ư tưởng này được các Mahārājas tiếp nhận và tạo thành mô h́nh chi tiết (detailed model), mô h́nh này được ủy thác cho một trong các vị thừa hành cấp dưới (inferior agents) của các Ngài để được sao chép lại. Bản sao này chính là thể dĩ thái (etheric double) tức cái khuôn (matrix) của thể xác trọng trược, chất liệu của các thể này được rút ra từ người mẹ và lệ thuộc vào sự di truyền của thể xác. Ṇi giống, xứ sở, cha mẹ được lựa chọn sao cho chúng có khả năng cung cấp các chất liệu thích hợp cho thể xác của linh hồn đang đến và môi trường thích hợp cho sự sống lúc ban đầu của linh hồn đó. Sự di truyền về thể chất của gia đ́nh cũng cung cấp một vài kiểu mẫu và đă phát triển được một số tính chất đặc trưng của các kết hợp vật chất; các bệnh di truyền, các tinh tế do di truyền của cơ cấu thần kinh, kéo theo các hợp chất nhất định của chất hồng trần (physical matter), có khả năng truyền chuyển. Một linh hồn đă phát triển được các tính chất đặc trưng trong thể hạ trí và thể cảm dục của ḿnh cũng cần có các tính chất đặc trưng riêng biệt của thể xác để cho chúng biểu lộ, linh hồn đó được dẫn dắt đến những cha mẹ nào mà tính chất di truyền thể chất cho phép chúng đáp ứng với các đ̣i hỏi này. Như thế, một linh hồn có các năng khiếu nghệ thuật cao siêu say mê về âm nhạc sẽ được dẫn dắt để đầu thai vào trong một gia đ́nh thiên về âm nhạc, trong đó, các chất liệu được cung cấp để tạo ra thể dĩ thái và thể xác được tạo ra sẵn sàng để chính chúng thích ứng được với các nhu cầu của linh hồn, c̣n kiểu mẫu di truyền của hệ thần kinh sẽ cung ứng bộ máy tinh tế cần cho việc biểu lộ các năng lực của linh hồn này. Một linh hồn thuộc loại rất xấu xa sẽ được dẫn dắt đến một gia đ́nh thô lổ hèn kém để cho các hạ thể của linh hồn này được tạo ra bằng các hợp chất thô trược nhất, có như vậy mới tạo được một cơ thể có khả năng đáp ứng với các thôi thúc từ  thể hạ trí và thể cảm dục của linh hồn này. Một linh hồn đă để cho thể hạ trí và thể cảm dục của ḿnh đưa ḿnh tới chỗ quá độ, thí dụ rượu chè say sưa, sẽ được dẫn dắt để đầu thai trong một gia đ́nh mà hệ thần kinh bị suy nhược do quá độ và sẽ do cha mẹ say sưa sinh ra, cha mẹ này sẽ cung cấp chất liệu bệnh hoạn cho cái vỏ xác thân của linh hồn này. Như vậy, sự chỉ đạo của các Nghiệp Quả Tinh Quân hiệu chỉnh phương tiện đưa tới mục đích và đảm bảo được việc thực thi lẽ công bằng. Linh hồn mang theo với ḿnh các sở đắc về nghiệp quả gồm các năng khiếu và dục vọng, và linh hồn nhận lại một xác thân thích hợp để làm thể biểu lộ của chúng.           

                                    (MTNX, 293–295)

Cái Đó (That):

     Trong các thủ bút cổ xưa nhất của văn học Ấn Độ, Vị Thượng Đế Trừu Tượng Huyền vi (Unrevealed Abstract Deity) không có danh hiệu. Ngài thường được gọi là “Cái Đó” (tiếng Bắc Phạn là Tad) và tất cả mọi danh xưng đang có, đă có và sẽ có, hay bất cứ tên gọi nào mà trí người có thể nghĩ đến.        

                        (GLBN I, 144)

Cảm dục quang : (Astral light)

   ... Cuộn sách (scroll) của cảm dục quang vốn là phản ảnh của tiên thiên kư ảnh. Tiên thiên kư ảnh là cuốn sách vĩnh cửu có ghi kế hoạch của thế giới chúng ta và từ đó, nhiều vị trong chúng tôi giảng dạy, gom góp dữ kiện và nhiều kiến thức của chúng ta. Cảm dục quang làm lệch lạc và làm mờ bớt tiên thiên kư ảnh đi.                                                    (SHLCTĐ, 12)

- Ở đây, cần ghi nhận một điểm lư thú. Được biết rằng về mặt huyền bí, giới thực vật là tác nhân truyền chuyển (transmitter) và tác nhân chuyển hóa (transformer) lưu chất sinh khí cho các h́nh thức sự sống khác trên hành tinh chúng ta. Đó là chức năng thiêng liêng và độc đáo của giới thực vật. Lưu chất sinh khí này (pranic fluid), dưới h́nh thức cảm dục quang (astral light) là tấm kính phản xạ đối với tiên thiên khí thiêng liêng (divine akasha). Bởi đó, cơi thứ hai tự phản chiếu trong cơi cảm dục. Những ai t́m cách đọc các tiên thiên kư ảnh, hay là những ai cố gắng hoạt động trên cơi cảm dục mà muốn cho không có sự thất thoát nào (with impunity) và t́m ṭi nơi đó h́nh ảnh của các biến cố trong cảm dục quang một cách chính xác, tất yếu phải là những người ăn chay nghiêm nhặt và không có ngoại lệ. Chính kho tàng tri thức (lore) cổ xưa này của thời Atlantis nằm đàng sau sự chú tâm nghiêm chỉnh của kẻ ăn chay về cái cần thiết của chế độ ăn chay vốn dĩ  đem lại sức mạnh và chân lư cho nghiêm lệnh này. Chính v́ việc không tuân theo quy luật sáng suốt này đă đưa tới các diễn tả sai lầm đối với các kư ảnh cảm dục và tiên thiên kư ảnh của nhiều nhà tâm thông hiện nay và đă tạo ra việc soi kiếp (reading of post lives) bừa băi và thiếu chính xác. Chỉ những ai ăn chay nghiêm nhặt trong 10 năm mới có thể hoạt động như vậy trong trạng thái có thể được gọi là “trạng thái ghi nhận cảm dục quang”.                                                    (TLHNM I, 241)

Cảm giác (feeling, sensation)

     - Cảm giác là phản xạ của dục vọng.                         (LVLCK, 661)

    - Trạng thái Hoạt Động (Activity-aspect) của Chân Thần tự biểu lộ trên cơi cảm dục dưới h́nh thức cảm giác (sensation).

(KCVTT  244)

Cảm thức (sentiency, hữu cảm thức):

     Cảm thức tức là sự đáp ứng bén nhạy với việc tiếp xúc và nhờ đó mới có sự tăng trưởng tiếp theo về sự hiểu biết.

 (TLHNMI, 130)

CaÛm thức: (Sentient consciousness)

   Cảm thức tức là ánh sáng của hạ trí (the Lower Manasic light)                                                                    (CKMTTL, 138)

Cảm-huệ-thức (Astral-budhic consciousness, ư thức cảm dục-trực giác):

     Cảm-huệ-thức là thuật ngữ dùng để chỉ ư thức căn bản trong Thái Dương Hệ ta. Nó được đặc trưng bằng xúc cảm, cảm tính, cảm giác mà sau rốt phải được chuyển hóa thành trực giác, nhận thức tâm linh và sự hợp nhất.    (LVLCK, 193)

Cánh hoa (Petal) :

   Từ ngữ “cánh hoa” chỉ diễn đạt được h́nh thức tượng trưng một biểu hiện của lực và tác dụng hiển nhiên của nó trong vật chất.                                                                                                                                (LVHLT, 199)

   Cánh hoa tức là đơn vị của lực (unit of force).(CTNM, 149)

Cánh hoa bác ái (Love petals) :

   Các cánh hoa bác ái tức là trạng thái bác áiminh triết  (lovewidom aspect).

   Thuộc ṿng cánh hoa thứ nh́ trong hoa sen Chân Ngă (egoic lotus).

Cánh hoa hy sinh (sacrifice petals) :

   Các cánh hoa hy sinh tức là trạng thái ư chí (will aspect).

Cánh hoa kiến thức (knowledge petals) :

   Các cánh hoa kiến thức tức là trạng thái trí tuệ (mind aspect).

   Thuộc ṿng cánh hoa thứ ba hay ṿng ngoài của hoa sen Chân Ngă.

Cánh hoa ư chí (will petals) :

   Thuộc ṿng cánh hoa bên trong của hoa sen Chân Ngă.

(ĐĐTKNMI, 753; LVHLT, 195196)

Cánh hoa sen (Petal of the lotus) :

   Về mặt biểu tượng, người t́m đạo có thể xem mỗi trung tâm lực như là một hoa sen.

   Hoa sen này được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng đang hoạt động hay rung động theo một cách thức riêng biệt và các làn sóng rung động này có các h́nh dáng mà chúng ta gọi là các cánh của hoa sen.                                                      (ASCLH, 82)

Cát bụi trở về với cát bụi (1) (“Dust thou art; unto dust thou shalt return”):

     “Là cát bụi, ngươi sẽ trở về với cát bụi”, là một phát biểu của định luật huyền linh. Trong công cuộc tiến hóa khác thường của ngôn từ - như bất cứ tự điển có uy tín nào sẽ chứng minh - từ ngữ “bụi” xuất phát từ hai nguồn gốc, một hàm ư là “gió” (“wind”) và một có nghĩa là “tan thành mảnh vụn” (falling to pieces”). T́m quan trọng của cả hai nghĩa này sẽ rơ rệt và tŕnh tự của các ư tưởng rất đáng chú ư. Với sự triệt thoái của gió hay hơi thở, việc tan thành mảnh vụn sẽ xảy ra, và đây là một phát biểu đúng thực và có ư nghĩa. Khi sự sống vĩ đại thu hút sự sống thứ yếu, việc biến mất của những ǵ mà sự sống làm linh hoạt sẽ xảy ra; điều này đúng đối với mọi h́nh hài trong các giới dưới nhân loại khi chúng đáp ứng với sự cản trở hoặc sức thu hút của sự sống hành tinh; điều đó cũng đúng đối với h́nh hài con người khi nó phản ứng với tiếng gọi của linh hồn để hoàn lại nguyên khí sự sống của nó cho linh hồn xuyên qua Sutratma và để quay lại như là ư thức cho cội nguồn ghi nhận của nó.                                      (CTNM, 246-247)

Cát bụi trở về cát bụi (2) (Earth to earth and dust to dust):

     Câu nói “cát bụi trở về cát bụi” rất quen thuộc trong các nghi lễ tống táng của Tây phương, đề cập đến việc tác động hoàn trở lại và ngụ ư các nguyên tố (elements) của xác thân trở về với kho vật chất nguyên thủy và chất liệu của thể sinh lực (vital form) trở về với kho dĩ thái chung; c̣n câu “thần hồn sẽ trở về với Thượng Đế, Đấng đă  tạo ra linh hồn” (“the spirit shall return unto God who gave it”) là lối nói lệch lạc đối với việc hội nhập (absorption) của linh hồn vào linh hồn vũ trụ (universal soul).                                                             (CTNM, 435)

Cá tính con người (Character of the person):

     Trong trường hợp của những người đă hội nhập được toàn bộ Phàm Ngă (lower nature) và đă dung hợp (fuse) được các năng lượng của Phàm Ngă. Tất cả những năng lượng liên hệ đến sự dung hợp này đều có tính chất (quality) riêng của chúng. Sự phối hợp và sự tương tác của các tính chất này (mỗi tính chất đều được xác định bằng năng lượng của cung đặc thù nào đó) tạo ra cá tính con người.                            (TLHNM II, 442)

Cái Tôi: (the I): Thượng Trí (causal body) chính là Cái Tôi đối với đệ tử .                                                          (GLASTTĐ 214)

Căn chủng (Root race, giống dân chính):

   Một trong 7 giống dân thuộc nhân loại, tiến hóa trên một hành tinh trong chu kỳ hiện tồn vĩ đại của hành tinh. Chu kỳ này được gọi là chu kỳ thế giới (world period). Căn chủng Aryan hay căn chủng thứ năm, gồm có người Ấn, người Âu và các chủng tộc Mỹ châu hiện đại; người Trung Hoa và người Nhật thuộc căn chủng thứ tư.                         (ĐĐNLVTD, 224)

   Giáo lư bí nhiệm dạy chúng ta rằng trong ṿng tiến hóa hay cuộc tuần hoàn (round) trên hành tinh này, Jivatma tức nhân hồn (human soul) trải qua bảy kiểu mẫu chính hay “căn chủng”. Trong trường hợp này, hai căn chủng trước được biết dưới tên là “Adamic” và “Hyperborean”, các h́nh hài được phú cho linh hồn là chất cảm dục và chất dĩ thái theo thứ tự: “khổng lồ và không h́nh dáng rơ rệt”, chúng có một trạng thái ư thức hướng ngoại tác động qua giác quan duy nhất (thính giác) mà giống dân thứ nhất làm chủ, hay là qua hai giác quan (thính giác và xúc giác) mà giống dân thứ hai có được. Nhưng với giống dân thứ ba, giống Lemuria, một kiểu mẫu giống con người hơn và thô đặc hơn được phát triển, kiểu mẫu này được hoàn thiện trong giống dân thứ tư hay giống Atlantis. Giống dân thứ năm, dân Aryan, hiện nay đang phát triển trên bầu hành tinh này đồng thời với một phần lớn giống dân thứ tư và một ít c̣n sót lại của giống dân thứ ba. Cần phải ghi nhận rằng, mặc dù mỗi giống dân khai sinh ra giống dân kế tiếp, cả hai giống dân sẽ trùng lắp nhau theo thời gian cùng tồn tại trong nhiều thời đại. Trong số các dân tộc hiện hữu, người Tartares, Trung Hoa và Mông Cổ thuộc về giống dân thứ tư, thổ dân Úc Châu và người Hottentots thuộc giống dân thứ ba.   

      (LVLCK, 121122)

   Giáo lư bí nhiệm dạy rằng có bảy nhóm đơn vị nhân loại cư trú trên bảy lục địa trong .                                             (GLBN II, 68)

   a) Giống dân 1         ...         Thánh địa bất hoại.

   b) Giống dân 2         ...         Vùng đất Hyperborea.

   c) Giống dân 3         ...         Lemuria.

   d) Giống dân 4         ...         Atlantis.

   e) Giống dân 5         ...         Aryan.

   f) Hai giống dân nữa sẽ nối tiếp giống dân hiện nay.

(LVLCK, 714)

     - Bảy căn chủng hợp thành một chu kỳ thế giới (world period).                                                                                                                                     (LVLCK, 62)

     Căn chủng thứ nhất (Adamic race): có các h́nh hài được làm cho linh hoạt là thể cảm dục, có một giác quan (thính giác).

     Căn chủng thứ hai (Hyperborean race): H́nh hài được làm cho linh hoạt là thể dĩ thái, có hai giác quan (thính giác và xúc giác).

     Căn chủng thứ ba (Lemurian race): Thổ dân Úc Châu và người Hottentots thuộc căn chủng 3).

    Căn chủng thứ tư (Atlantean race): Người Tartars, Trung Hoa, Mông Cổ thuộc căn chủng 4.

    Căn chủng thứ năm (Aryan race)                           (LVLCK, 122)

Căn chủng thứ tư (Fourth root race):

     Dân tộc thuộc căn chủng thứ tư được t́m thấy trên hành tinh chúng ta là người Trung Quốc, người Nhật, nhiều chủng tộc Mông Cổ khác nhau ở Trung Á (và họ ít  nhiều bị pha trộn lẫn nhau với giống dân Caucase) cùng với các nhóm lai giống được t́m thấy trong nhiều đảo ở các biển phía Nam trong các đại dương và các bán cầu, cũng như hậu duệ của các chủng tộc mà cách đây hàng triệu năm đă làm cho lục địa Nam Mỹ nổi danh v́ nền văn minh của nó.                                                 (GDTKNM, 119)

Căn chủng thứ năm: (Fifth Root Race)

   Căn chủng hiện nay của chúng ta (căn chủng 5) đă xuất hiện được khoảng một triệu năm (1.000.000)             (GLBN 2,  376)

Căn chủng thứ sáu (Sixth root race):

     Các đại họa (catalysms) có bản chất toàn cầu sẽ xảy đến trong ṿng 1.000 năm tới. Các lục địa sẽ bị rung chuyển (shaken); đất đai sẽ bị nâng lên và ch́m xuống, tột đỉnh trong thảm họa vật chất sâu xa sẽ diễn ra trên thế giới vào lúc kết thúc chi chủng thứ tư (fourth branch race) của phụ chủng 6 (sixth subrace). Việc này sẽ mở đầu trong căn chủng non trẻ thứ sáu.                                                                                          (LVLCK, 467)

Cặp đối hợp ([1])(the pairs of opposites):

     - Cơi cảm dục là nơi mà các cặp đối hợp tác động và tương tác, nơi mà sức lôi kéo của các nhị nguyên quan trọng được nhận thấy mạnh mẽ nhất. Trước tiên, là sự tương tác giữa linh hồn với hiện thể của nó, vật chất. Nhưng có nhiều nhị nguyên kém quan trọng cũng có vai tṛ của chúng và người thường cũng dễ nhận biết.

     Ánh sáng (light) và bóng tối (darkness) tác động lẫn nhau, khoái lạc (pleasure) và đau khổ (pain) cũng thế. Thiện (good) và ác (evil) gặp nhau và tạo thành trường tác động (play ground) của các Thiên Đế. Nghèo (poverty) và giàu (riches) được đền bù cái này dựa vào cái kia. Toàn bộ t́nh h́nh kinh tế hiện đại có bản chất cảm dục, đó là hậu quả của dục vọng và là kết quả của việc sử dụng chắc chắn là ích kỷ các sức mạnh của vật chất. Nóng (heat) và lạnh (cold), theo như chúng ta hiểu, theo cách đặc biệt nhất, là kết quả của sự tương tác của các cặp đối hợp, và là một đường lối lư thú của nghiên cứu huyền linh, chính nó liên quan với các hậu quả của các xúc cảm của con người lên các t́nh trạng của khí hậu…

     Đối với con người, huyền nhiệm của việc giải thoát nằm trong việc làm quân b́nh các mănh lực và làm thăng bằng các cặp đối hợp. Thánh đạo là con đường hẹp giữa các cặp đối hợp này mà kẻ t́m đạo t́m ra và bước lên, không rẽ sang phải cũng không sang trái.

     Phải luôn luôn nhớ rằng khi các cặp đối hợp được phân biệt, khi một người làm thăng bằng được các mănh lực của bản chất riêng của ḿnh, khi y đă t́m thấy Thánh Đạo và trở nên Thánh Đạo, bấy giờ, y có thể hoạt động với các sức mạnh của thế gian, có thể duy tŕ được sự thăng bằng và quân b́nh của các năng lượng thuộc ba cơi thấp và nhờ thế trở thành kẻ cùng hoạt động với các Chân Sư Minh Triết.                           (LVHLT, 225)

     - Vào lúc mà việc định hướng bên trong hướng tới cơi giới giá trị cao siêu xảy ra, bấy giờ dĩ thái lực hay sinh lực lại xung đột với trạng thái thấp nhất của con người, tức thể xác trọng trược, trận chiến của cặp đối hợp thấp lại xảy ra.

     Thật là lư thú mà ghi nhận rằng chính trong giai đoạn này, cần phải chú trọng vào cách giữ giới luật cho xác thân, vào các yếu tố kềm chế như là hoàn toàn có tiết độ, sống độc thân và ăn chay, chú trọng vào vệ sinh cá nhân và tập thể dục. Nhờ các yếu tố này mà việc kềm chế sự sống bởi h́nh hài (tức biểu hiện thấp nhất của trạng thái thứ ba của thánh linh) có thể bị xóa bỏ, con người thoát khỏi trận chiến thực sự của các cặp đối hợp.                                                                            (TLHNM II, 309)

Cầu vồng (rainbow bridge):

     Cái cầu được kiến tạo thường được gọi là “cầu vồng”, bởi v́ nó được cấu tạo với tất cả các màu của 7 tia sáng. Nói về mặt chuyên môn và theo quan điểm của đệ tử, nhịp cầu mà y tạo nên giữa Phàm Ngă với Tam Thượng Thể Tinh Thần gồm có bảy tuyến năng lượng hay 7 ḍng thần lực…    (CVĐĐ, 505)

Cây có bảy lá : X. Saptaparna

Cây vô ưu : Asoka (Bắc Phạn)

Cha Trên Trời (Father in Heaven):

     Mỗi dân tộc và mỗi quốc gia đều có một Đấng Quán Sát (Watcher), Đấng Bảo Hộ (Guardian) trực tiếp và Cha Trên Trời – một Hành Tinh Thượng Đế (a Planetary Spirit).

       (GLBN II, 300)

Chakra : X. Bí huyệt.

Chấm dứt biệt nghiệp (The ceasing of individual karma):

     X. Ước muốn giải thoát.

Chân lư : (the truth)

   Chân lư về bất cứ sự vật nào là cách thức mà sự vật đó tự thị hiện (presents itself) trước Thái Dương Thượng Đế, tức là trước Đấng Tạo Lập (the Maker) của toàn bộ Thái Dương Hệ. 

(GLASTTĐ, 293)

Chân Ngaơ (Ego, Chân Nhân, Linh hồn):

     Là Con Của Trí Tuệ (Son of Mind).                                     (LV7C, 475)

     Là thực thể biết suy tư (thinking entity)

     Chân Ngă (Ego) của kẻ thường nhân có trú sở trên cơi phụ thứ ba của cơi trí.                                                                                   (LVHLT, 113)

     – Chân Ngă (real man) tức hồn tinh thần (spiritual soul).                                                                                                                                      (CTNM, 346)

     – Chân Ngă tức chủ thể hữu ngă thức (self conscious Identity), có bản chất và thật sự là Bác ái - Minh Triết , nhưng biểu lộ chính yếu như là ư thức sáng suốt (intelligent consciousness).                                                     (LVLCK, 684)

     - Chân Ngă, h́nh ảnh (reflection) của Chân Thần, chính nó cũng là một tam bộ (a triplicity) như tất cả các cái khác (vạn hữu) trong thiên nhiên và phản ánh ba trạng thái của thánh linh (divinity), giống như trên cơi cao, Chân Thần phản ánh ba trạng thái – Ư chí, Bác ái - Minh Triết và Thông tuệ linh hoạt – của Thượng Đế (Deity).                                   (ĐĐNLVTD, 114)

     – Kiên tŕ (endurance) là một trong các đặc tính (characteristics) của Chân Ngă. Chân Ngă kiên tŕ (persist) v́ biết ḿnh bất tử. Phàm ngă hay năn ḷng v́ biết thời gian ngắn ngủi.                                                                (ĐĐNLVTD, 776)

     – Chân Ngă  của con người (human Ego) không phải là Atman, cũng không phải là Buddhi mà là Thượng Trí (Higher Manas); kết quả của hoạt động trí tuệ (intellectual fruitage) và tinh túy của cá thể hữu ngă thức biết hoạt động trí tuệ (intellectual–self–conscious Egotism) – theo ư nghĩa tâm linh cao siêu. Kinh sách cổ gọi nó là Karana Sharira (Chân Ngă thể/Linh hồn thể) trên cơi của Sutratma, vốn là “sợi chỉ vàng” mà các phàm ngă khác nhau của Chân Ngă này được xỏ xâu qua đó, giống như xâu chuỗi (beads).                                  (GLBN III, 89)

     - Higher self tức là causal self.                                               (ASCLH, 400)

Chân Ngă của Địa cầu (Earth’s alter ego):

     Kim Tinh (Venus) cũng là Chân Ngă của Địa cầu.

(CTHNM, 361)

Chân Ngă liên hoa (Egoic lotus, Hoa sen Chân Ngă) :

   tức là linh hồn thể (soul body).                                                     (ĐĐTKNM, 763)

Chân Ngă Luân hồi : (Incarnating/ Reincarnating Ego)

-         Chân Ngă luân hồi tức là hồn thiêng (divine soul).

-  Sutratma theo nghĩa đen là Thread Soul (Hồn Dây), đồng nghĩa với Chân Ngă luân hồi (tức là Manas liên kết với Buddhi).                                                      (CKMTTL,120,125)

Chân Ngă thể (causal body, thể nguyên nhân, thể nhân khởi, linh hồn thể):

  - Theo quan điểm cơi trần, thể này không phải là một thể, dù là nội tâm hay ngoại cảnh. Tuy nhiên, đó là trung tâm của Chân Ngă thức (egoic consciousness) và được tạo thành bằng sự kết hợp của tuệ giác thể (buddhi) và thượng trí (manas). Thể này tương đối trường cửu và kéo dài suốt chu kỳ dài của các lần luân hồi, và chỉ bị tan ră sau cuộc điểm đạo thứ tư, khi con người không cần tái sinh thêm nữa.        (ĐĐNLVTD, 217)

     – Chân Ngă thể đôi khi được gọi (dù không chính xác) là “Karana sarira”, nằm ở cơi phụ (phân cảnh) thứ ba của cơi (cảnh) trí, tức cơi trừu tượng thấp nhất.                               (LVLCK, 707)

     – Chân Ngă thể của thường nhân (average causal body) ở cơi phụ thứ ba của cơi trí.                                                      (TVTTHL, 3)

     – Chân Ngă thể được tạo ra nhờ vào sự sống hay lửa dương (positive life, or fire) của Tinh thần (lửa điện) gặp gỡ lửa âm (negative fire) của vật chất hay “lửa do ma sát”, sự kiện này tạo ra sự bừng sáng của lửa thái dương.

     … Chân Ngă thể (linh hồn thể) là lớp vỏ (sheath) bằng chất trí, được tạo ra vào lúc biệt lập ngă tính do sự tiếp xúc của hai lửa. Lực hay năng lượng tuôn đổ qua từ các cơi cao (hơi thở của Chân Thần, nếu bạn đồng ư gọi thế) tạo ra một chân không (vacum) hay một cái ǵ tương tự với một bọt hỗn nguyên (bubble  in Koilon) và lớp vỏ của linh hồn thể – ṿng giới hạn của Sự sống trung ương được tạo ra. Bên trong lớp vỏ này có ba nguyên tử được đặt tên là nguyên tử thường tồn hạ trí (mental unit), nguyên tử thường tồn cảm dục và nguyên tử thường tồn hồng trần…                                   (LVLCK, 506–507)

     - Chân Ngă thể là hiện thể (vehicle) của Chân Ngă.

 

 (TVTTHL, 3)

      - Chân Ngă thể được tạo thành bằng sự kết hợp của luồng sóng sinh hoạt thứ hai và thứ ba.                                                  (LVLCK, 94)

- Mục tiêu tiến hóa của con người trong ba cơi thấp - hồng trần, cơi cảm dục và cơi hạ trí - là chỉnh hợp (alignment) Phàm Ngă tam phân với Chân Ngă thể cho đến khi trở thành đường thẳng duy nhất và con người trở nên Đấng Duy Nhất (One).                                                                                                     (TVTTHL, 5)

- Chân Ngă thể tức là thể biểu lộ  (body of manifestation) của Chân Ngă.                                                                             (LVLCK, 803)

- Sau khi được điểm đạo, Chân Ngă thể ở trên cơi phụ thứ hai của cơi trí, và bấy giờ, Chân Thần mới bắt đầu kềm chế.

      (LVLCK, 578)

- Body egoic tức là causal body.                                               (LVLCK, 261)

- Chân Ngă thể chỉ là lớp vỏ (sheath) của Chân Ngă (Ego).                                                                                                                                            (LVLCK, 179)

 

- Tinh thần được bọc (incased) trong linh hồn thể được gọi là linh hồn, con người cá biệt (individual), chân nhân.  

        (MTNX, 213)

Chân Ngă thức (Causal consciousness):

     Chân Ngă thức tức là việc mở rộng liên tục sự hiểu biết sáng suốt của một người từ kiếp này đến kiếp khác.    

     (LVLCK, 279)

Chân nhân (Real man):

     Là hồn tinh thần (spiritual soul).                                                (CTNM, 346)

Chân Như : Tathagata, Presence.

Chân Sư (Adept hay Master):

     Một Chân Sư hay một người đă vượt qua con đường tiến hóa và đi vào giai đoạn cuối cùng của thánh đạo, tức Con đường Điểm đạo , đủ được 5 lần điểm đạo và do đó, đă bước vào giới thứ năm hay giới Tinh thần, chỉ c̣n nhận thêm hai cuộc điểm đạo nữa.                                                 (ĐĐNLVTD, 215)

     Một Chân Sư là một vị sáng tạo (creator) bằng chất liệu cơi trí (mental matter), một vị phát khởi (originator) các xung lực (impulses) trên cơi trí, nhờ đó tạo được các kết quả trong biểu hiện ở cơi cảm dục hoặc cơi hồng trần. Các kết quả này mạnh mẽ và hữu hiệu, do đó vị phát khởi phải có tư tưởng thanh khiết, lời nói chính xác và hành động khéo léo. 

                        (ĐĐNLVTD, 198199)

     - Các Chân Sư chuyên môn về khoa học thị giác (science of sight) và khoa học về âm thanh (science of sound) là một số Chân Sư thông thái nhất và tiến hóa nhất (most erudite and advanced) trong Thánh Đoàn.

    

- Vị Chân Sư có được tự do hoàn toàn để hoạt động trong ba cơi thấp cộng với cơi Bồ Đề (buddhic realm), trong khi Đức Christ và các Vị cùng cấp điểm đạo với Ngài có được tự do hoạt động trong năm cơi tiến hóa của con người.          

              (ASCLH, 354, 356)

Chân Sư Djwhal Khul (Master D.K.):

     Đức Djwhal Khul hay là Đức D.K. như Ngài thường được gọi, là một Chân Sư thuộc Cung 2, Cung Bác áiMinh Triết. Ngài là vị Chân Sư được điểm đạo gần đây nhất, Ngài được điểm đạo lần 5 vào năm 1875, và do đó đang ngự trong chính thể xác lúc Ngài được điểm đạo. Đa số các Chân Sư khác được điểm đạo lần 5 trong khi đang ngự trong các thể trước kia. Thể xác Ngài không c̣n trẻ và Ngài là người Tây Tạng. Ngài rất tận tụy với Đức Thầy K.H. và ngự nơi một ngôi nhà nhỏ không xa với ngôi nhà lớn hơn của Sư Phụ, và v́ Ngài sẵn sàng phụng sự và làm bất cứ điều ǵ cần làm. Ngài được gọi là “Vị Sứ Giả của các Chân Sư”. Ngài có kiến thức uyên bác và biết nhiều về các Cung và các Huyền Giai hành tinh của Thái Dương Hệ hơn là bất cứ vị nào khác trong cấp đẳng các Chân Sư. Ngài hoạt động với những người chữa bệnh và cộng tác một cách vô vi (unknown and unseen) với những người t́m ṭi chân lư trong các pḥng thí nghiệm lớn trên thế giới, với tất cả những người chắc chắn nhắm vào việc chữa trị và vỗ về thế gian, và với các phong trào từ thiện lớn trên thế giới như Hồng Thập Tự. Ngài chăm nom đến những đệ tử nào của các Chân Sư khác có thể tận dụng được giáo huấn của Ngài. Trong ṿng 10 năm qua, Ngài đă gánh vác cho cả Đức M. lẫn Đức K.H. một số lớn công việc giảng dạy, tiếp nhận từ các Đấng này một số môn đồ dành cho một vài thời kỳ đă định trước. Ngài cũng làm việc ở mức độ lớn với một vài nhóm thiên thần dĩ thái, vốn là các thiên thần chữa trị, và như thế họ cộng tác với Ngài trong việc chữa một số bệnh thuộc xác thân của nhân loại. Chính Ngài đọc cho viết một phần lớn bộ sách quan trọng là Giáo Lư Bí Nhiệm và Ngài đă chỉ cho Bà H.B. Blavatsky nhiều h́nh ảnh và đem lại cho Bà nhiều dữ liệu (data) chứa trong bộ sách này.

Chân Sư Hilarion :

     Trên cung 5, Cung Tri Thức Cụ Thể hay Khoa học, có Chân Sư Hilarion, trong một tiền kiếp, Ngài là Paul ở Tarsus. Ngài có một thể xác người Crete, nhưng phần lớn thời gian sống ở Ai Cập. Ngài cống hiến cho thế gian bộ luận huyền linh “Ánh sáng trên Thánh đạo” (Light on the Path). Công việc của Ngài đặc biệt lư thú đối với đại chúng vào lúc khủng hoảng này, v́ Ngài làm việc với những ai đang mở trực giác, kiểm soát và chuyển hóa các phong trào lớn có khuynh hướng tháo bỏ bức màn ra khỏi cơi vô h́nh. Năng lượng của Ngài là loại năng lượng mà, qua các đệ tử của Ngài, đang làm phấn khích các nhóm sưu khảo tâm linh ở khắp nơi, và chính Ngài đă phát khởi, thông qua nhiều đệ tử của Ngài, phong trào Duy Linh (spiritualistic movement). Ngài quán sát tất cả những nhà tâm thông cao cấp và giúp họ mở các quyền năng cho lợi ích tập thể, và cùng với một số thiên thần cơi cảm dục, Ngài làm việc để khai mở cho những kẻ t́m ṭi chân lư biết được thế giới bên trong (subjective world) ẩn sau thế giới quá thiên về vật chất.

Chân Sư Jesus :

     Chân Sư Jesus là điểm hội tụ của năng lượng đang lưu chuyển qua nhiều Giáo hội Cơ Đốc. Hiện nay, Ngài đang sống trong một thể xác người Syrya và ngự đâu đó trong vùng Thánh Địa (Holy Land). Ngài đi hoằng khai đạo pháp ở nhiều nơi của Châu Âu. Ngài chuyên hoạt động với quần chúng hơn là với cá nhân, mặc dù Ngài quy tụ được quanh Ngài rất đông đệ tử. Ngài thuộc Cung 6, Cung Sùng Tín hay Lư Tưởng Trừu Tượng (Abstract Idealism) và các môn đồ của Ngài thường được nhận ra bằng sự cuồng tín và sùng tín lộ rơ trong các thời kỳ đầu của Cơ Đốc Giáo trong số người tử đạo. Chính Ngài là một nhân vật uy dũng, một người đề cao kỹ luật và một người có luật lệ và ư chí sắt đá.

     Ngài có dáng dấp cao lớn và xương xương, gương mặt dài và không được đầy đặn, tóc đen, nước da tái, với đôi mắt xanh sắc sảo. Hiện nay, công việc của Ngài cực kỳ quan trọng v́ Ngài được giao cho việc lèo lái tư tưởng của Tây Phương ra khỏi t́nh trạng bất ỗn hiện nay vào ḍng nước an b́nh của xác tín và tri thức, và chuẩn bị con đường ở Âu Châu và Mỹ Châu cho sự tái lâm sau rốt của Đức Chưởng Giáo. Ngài nổi tiếng trong câu chuyện Thánh Kinh, trước tiên xuất hiện dưới tên Joshua, con trai của Nun, tái hiện vào thời Ezra dưới tên Jeshua, được điểm đạo lần ba dưới tên Joshua, như đă được nhắc đến trong sách Zechariah. Trong câu chuyện Phúc Âm, Ngài được biết tới do hai hy sinh lớn, cuộc hy sinh mà trong đó, Ngài nhường thể xác cho Đức Christ sử dụng, và cuộc đại từ bỏ vốn là đặc điểm của lần điểm đạo thứ tư. Dưới tên là Appolonius ở Tyana, Ngài được điểm đạo lần 5 và trở thành một Chân Sư Minh triết. Kể từ đó, Ngài đă ở lại và làm việc với Giáo Hội Cơ Đốc, nuôi dưỡng mầm mống của sự sống tinh thần đích thực có trong các thành viên của mọi chi phái và môn phái, cố gắng làm trung ḥa các sai sót và lỗi lầm của các giáo sĩ và các nhà thần học. Rơ ràng Ngài là vị Đại Lănh Đạo, vị Tướng Lĩnh và nhà hành pháp khôn khéo. Trong các vấn đề Giáo Hội, Ngài cộng tác chặt chẽ với Đức Christ, như thế đỡ đần cho Đức Christ nhiều việc và đóng vai tṛ trung gian cho Đức Christ khi có thể được. Không ai hiểu biết các vấn đề của Phương Tây một cách sáng suốt bằng Ngài, không ai tiếp xúc một cách mật thiết với những người tiêu biểu cho tất cả những ǵ tốt đẹp nhất trong giáo lư Cơ Đốc bằng Ngài và không ai biết rơ bằng Ngài về nhu cầu của thời hiện tại. Một số vị đại Giám Mục của Giáo Hội Anh Giáo và Cơ Đốc Giáo là các nhân viên sáng suốt của Ngài.

     - Đức Jesus là vị Chohan trên cung 6.                       (LVLCK, 439)

Chân Sư Jupiter :

     Trong nhóm lớn thứ nhất do Đức Bàn Cổ (Manu) lănh đạo, có hai Chân Sư là Đức Jupiter và Đức Morya. Cả hai Ngài đều được hơn 5 lần điểm đạo. Đức Jupiter cũng là vị Nhiếp Chính (Regent) của Ấn Độ, được toàn thể Đại Đoàn Chân Sư xem như là vị kỳ cựu nhất trong số các Chân Sư. Ngài ở trong vùng đồi Nilgherry, thuộc miền Nam Ấn Độ và không phải là một trong các Chân Sư thường thu nhận đệ tử, v́ trong các đệ tử của Ngài có các điểm đạo đồ cao cấp và một số các Chân Sư. Ngài lănh phần cai quản Ấn Độ, gồm một phần lớn vùng biên giới phía Bắc và Ngài được giao cho nhiệm vụ gian nan là cuối cùng dẫn dắt nước Ấn Độ ra khỏi t́nh trạng hỗn loạn và bất an hiện nay, kết hợp các chủng tộc khác nhau thành một khối tổng hợp sau cùng.

Chân Sư Koot Humi :

     Chân Sư Koot Humi rất nổi tiếng ở phương Tây và có nhiều đệ tử ở khắp nơi. Ngài gốc ở Kashmir, mặc dù thoạt đầu gia đ́nh Ngài từ Ấn Độ đến. Ngài cũng là điểm đạo đồ cao cấp thuộc cung hai, Cung Bác ái Minh triết. Ngài có dáng vẻ quư phái, cao, mặc dù hơi mảnh khảnh hơn Chân Sư M.. Ngài có nước da đẹp, râu tóc nâu vàng, mắt xanh thẳm tuyệt diệu, dường như qua đó bác ái và minh triết vô thủy tuôn tràn ra. Ngài có kinh nghiệm và học vấn rộng, trước kia có theo học ở Đại học nước Anh, và nói tiếng Anh lưu loát. Ngài đọc nhiều và bao quát, tất cả các sách vở và văn học hiện có bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau đều được Ngài đem đến Hi Mă Lạp Sơn để nghiên cứu. Phần lớn Ngài để tâm đến việc làm sinh động một vài triết thuyết lớn và chính Ngài cũng chú ư đến một số cơ quan từ thiện. Ngài được giao phó công việc mà chính phần lớn là kích thích sự biểu lộ đức bác ái đang tiềm tàng trong tâm mọi người và khơi dậy trong tâm thức việc nhận ra sự kiện căn bản lớn lao là t́nh huynh đệ.

Đặc biệt là vào lúc này Chân Sư M., Chân Sư K.H. và Chân Sư Jesus đang lưu tâm chặt chẽ đến việc hợp nhất tối đa tư tưởng Đông và Tây, ngơ hầu các tôn giáo lớn ở Đông phương với sự phát triển sau này của Cơ Đốc Giáo với tất cả các chi phái của nó, có thể giúp ích cho nhau. Có được như thế th́ sau rốt mới hy vọng Giáo Hội đại đồng vĩ đại duy nhất xuất hiện.

- Chân Sư K.H. là Đế Quân (Chohan) của cung giáo huấn (teaching ray).                                                                                                        (SHLCTĐ, 505)

Chân Sư Morya :

     Đức Morya là một trong các Chân Sư Đông phương nổi tiếng nhất, trong các môn đồ của Ngài có một số lớn người Âu Châu và Mỹ Châu. Ngài là một ông Hoàng thuộc tộc Rajput, trong nhiều thập niên đă giữ một địa vị có thẩm quyền trong quốc sự Ấn Độ.

     Ngài hoạt động bằng sự hợp tác chặt chẽ với Đức Bàn Cổ và chính Ngài rốt lại sẽ giữ chức vụ Bàn Cổ của căn chủng thứ sáu. Cũng như đạo huynh của Ngài là Đức K.H., Ngài ở tại Shigatse trong vùng Hi Mă Lạp Sơn và là một gương mặt được biết nhiều đối với dân cư của ngôi làng xa xôi này. Ngài có tầm vóc cao, dáng vẻ uy nghi, tóc, râu và mắt đều sậm màu, có thể coi là nghiêm khắc nếu không có nét t́nh cảm ẩn trong đôi mắt. Ngài và Đức K.H. hoạt động hầu như là một đơn vị đă từ nhiều thế kỷ và vẫn sẽ tiếp tục trong tương lai v́ Đức K.H. sẽ đảm nhiệm chức Chưởng Giáo khi Đấng đang giữ chức này rời nhiệm sở để nhận công việc cao hơn, lúc căn chủng thứ sáu ra đời. Cả hai Ngài đều ở trong các ngôi nhà gần nhau và các Ngài dùng nhiều th́ giờ cộng tác chặt chẽ với nhau. V́ Đức M. thuộc cung 1, Cung ư chí hay Quyền lực nên công việc của Ngài phần lớn có liên quan tới việc xúc tiến kế hoạch của Đức Bàn Cổ hiện tại. Ngài tác động như vị gợi hứng khởi cho các chính trị gia trên thế giới, Ngài vận dụng các thần lực, qua Đức Văn Minh Đại Đế (Mahachohan) để mang lại các t́nh huống mong muốn hầu thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại. Ở cơi trần, các nhà hành pháp quan trọng của quốc gia có t́m nh́n xa và có lư tưởng quốc tế đều chịu ảnh hưởng của Ngài. Cộng tác với Ngài là một số đại thiên thần của cơi trí và ba nhóm lớn các thiên thần làm việc với Ngài trên các phân cảnh của cơi trí, liên quan với các thiên thần cấp thấp đang làm linh hoạt các h́nh tư tưởng, và nhờ thế, giữ cho h́nh tư tưởng của các vị Hướng Dẫn nhân loại được linh hoạt, ngơ hầu đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại.

     Chân Sư M. giảng dạy một số lớn đệ tử, Ngài cũng hoạt động liên quan đến nhiều tổ chức thuộc loại nội môn và huyền linh, cũng như hoạt động qua các chính trị gia và nhà lănh đạo trên thế giới.

     - Chân Sư M. là một Chohan.                                       (SHLCTĐ, 522)

Chân Sư Rakoczi :

     Chân Sư đặc biệt lưu ư đến việc phát triển các sự việc của nhân loại trong tương lai ở Âu Châu là Đức Rakoczi. Ngài là người Hungary, có nhà ở vùng núi Carpath và có thời là nhân vật nổi tiếng ở triều đ́nh Hungary. Các sách lịch sử cổ xưa có nói đến Ngài. Đặc biệt là khi xuất hiện trước công chúng, Ngài là Bá Tước St. Germain và trước đó nữa, Ngài vừa là Roger Bacon, rồi sau là Francis Bacon. Thật lư thú mà ghi nhận rằng khi Chân Sư R. đảm trách các sự vụ ở Âu Châu trên các nội cảnh giới dưới tên là Francis Bacon th́ Ngài xuất hiện trước mắt công chúng trong cuộc tranh căi BaconShakespear.

     Ngài có vóc người hơi nhỏ, gầy g̣, cḥm râu nhọn màu đen, tóc đen mướt. Ngài không nhận nhiều đệ tử như các Chân Sư khác. Hiện nay, cùng với Đức Hilarion, Ngài đang trông coi đa số các đệ tử thuộc Cung 3 ở Tây phương. Đức R. thuộc Cung 7, Cung Pháp thuật Nghi lễ hay Trật Tự (Ceremonial Magic or Order), Ngài làm việc phần lớn qua nghi thức và nghi lễ huyền bí, đặc biệt lưu tâm tới các hiệu quả, đến nay vẫn chưa được nhận biết, đối với nghi lễ của Hội viên Tam Điểm, của  nhiều hội đoàn và Giáo  Hội ở khắp nơi. Nơi Thiên đ́nh (Lodge), Ngài thường được gọi là “Bá Tước”. Ở Mỹ và Âu châu, Ngài gần như hoạt động với tư cách vị Tổng Quản để xúc  tiến các kế hoạch của Hội đồng chấp hành của Thiên Đ́nh.

Chân Sư Serapis :

     Một Chân Sư khác có thể được nói đến vắn tắt ở đây là Đức Serapis, thường được gọi là Chân Sư Ai Cập. Ngài thuộc Cung 4. Các phong trào nghệ thuật lớn trên thế giới, việc tiến triển của âm nhạc, của hội họa và kịch nghệ đều nhận được nơi Ngài một xung lực mạnh mẽ. Hiện nay, Ngài dành phần lớn th́ giờ và sự lưu tâm vào công việc của cuộc tiến hóa thiên thần, cho đến khi sự tác động của thiên thần giúp cho việc thiên khải vĩ đại xảy ra trong thế giới âm nhạc và hội họa về sau này.

     Không thể nói thêm về Ngài, chỗ ở của Ngài cũng không được tiết lộ.

Chân Sư P. :

     Chân Sư P. làm việc theo Chân Sư R. ở Bắc Mỹ. Chính Ngài có liên quan nhiều về mặt huyền môn với các khoa học về trí tuệ, như là Khoa học Cơ Đốc Giáo và Tân Tư Tưởng, cả hai đều là các nỗ lực được Thiên Đ́nh đưa ra với cố gắng giảng dạy cho con người biết được sự thật về những ǵ vô h́nh và quyền năng sáng tạo của thể trí.

     Chân Sư  này có thể xác người Ái Nhĩ Lan, thuộc Cung 4, chỗ ngự của Ngài không được phép tiết lộ. Ngài đảm nhận nhiều công việc của Đức Serapis khi Đấng này chuyển chú tâm vào cuộc tiến hóa của thiên thần.

Chân Sư người Anh (English Master):

     Có thể nói ít điều về hai  Chân Sư người Anh. Không một vị nào thu nhận đệ tử theo cùng ư nghĩa thu nhận đệ tử của Đức K.H. hay Đức M.. Một trong hai Ngài ngự tại nước Anh, đảm trách việc dẫn dắt chủng tộc AngloSaxon, Ngài đề ra các kế hoạch cho sự phát triển và tiến hóa trong tương lai của chủng tộc này. Ngài đứng sau phong trào Lao động trên khắp thế giới, chuyển hóa và hướng dẫn , trào lưu dân chủ đang lên hiện nay có bàn tay điều khiển của Ngài trong đó. Do sự bất ỗn của chế độ dân chủ, do t́nh trạng xáo trộn và hỗn loạn hiện nay, sẽ nảy sinh t́nh h́nh thế giới sau này với chủ âm là sự hợp tác chứ không phải tranh chấp, phân phối chứ không tập trung.                                                                                       (ĐĐNLVTD, 5360)

Chân thần (Monad, Spiritual Individuality – Thư Chân Sư, 127):

     Đấng Duy Nhất. Tinh thần tam phân trên cảnh giới riêng của nó. Trong huyền linh học, từ ngữ này thường có nghĩa là Tam Thượng Thể hợp nhất (unified Triad)Atma, Buddhi, Manas; Ư chí Tâm linh, Trực giác và Thượng trí hay là phần bất tử của con người luân hồi trong các giới thấp và dần dần, qua các giới này tiến đến con người và từ đó đi đến mục đích cuối cùng.                                                       (ĐĐNLVTD, 221)

     Trong Thái Dương Hệ thứ nhất có một cuộc tiến hóa chiếm ưu thế và nó gồm có 100 tỷ Chân Thần.

   Trong Thái Dương Hệ hiện tại, Thái Dương Hệ thứ hai, có hai cuộc tiến hóa chiếm ưu thế, đó là cuộc tiến hóa nhân loại và thiên thần; như đă nói trước kia, có 60 tỷ Chân Thần con người. Thêm vào đó, có cuộc tiến hóa âm (feminine evolution) của thiên thần, gồm có 140 tỷ …                                  (CTNM, 109) 

- Trạng thái thấp của Chân Thần là trực giác (hồn tinh thần).                                                                                                                                    (CTHNM, 506)

- Chân Thần tức là tiểu vũ trụ.                                                  (LVLCK, 69)

            - Chân Thần là sự sống nhập thế (outbreathed life) của Thượng Đế biểu lộ (Logos, Ngôi Lời).               (MTNX,  180)

            - Chân Thần là trạng thái tâm linh cao siêu nhất.

 (ACMVĐTG, 97)

            - Chân Thần do Thượng Đế Ngôi Một sinh ra và ngự trên cơi Đại Niết Bàn (Anupadaka plane), tức cơi thứ nh́. 

       (KCVTT,  133)

            - Có bảy kiểu mẫu (types) Chân Thần lớn và căn bản mà đôi khi được mô tả như là giống với bảy màu của quang phổ mặt trời dẫn xuất từ ba màu nguyên thủy.          (MTNX,   203)

            - Kể từ điểm giữa của giống dân Atlantis trở đi, không c̣n một Chân Thần mới (fresh Monads) nào đi đầu thai nữa.            

                                                                                                                                    (GLBN III, 304)

   Chân Thần là Tinh thần (Spirit), là Linh Ngă (Divine Self).                                                                                                                                             (LVLCK, 48)

     Con người tâm linh (spiritual man) là Chân Thần.

(ASCLH, 31)

     Chân Ngă Tâm linh (Spiritual Self) tức là Chân Thần.               

                                                                                                                        (ĐĐNLVTD, 207)

     Là Tinh thần, là Linh Ngă, là Bản Lai Diện Mục (Presence).                                                                                                                   (ASCLH, 8)

     ­ Chân Thần là ư chí hay mục tiêu năng động (dynamic will or purpose) nhưng vẫn không hiển lộ măi cho tới sau lần điểm đạo thứ ba. Chân Thần là Sự Sống, mănh lực kiên tŕ (sustaining force), một Tinh Quân (Lord) kiên nhẫn và luôn luôn tận tụy theo đuổi mục tiêu đă được xác định và được thấy rơ.                                                                                 (TLHNMI, 48)

     – Chân Thần, tức là Đơn vị Tâm thức (Unit of Consciousness), hữu thức trên cơi thứ nh́ (tức cơi Đại Niết Bàn–ND) nhưng hoàn toàn vô ư thức (unconscious) trên năm cơi thấp hơn.                                                          (KCVTT, 41)

     – Chân Thần, hai hạng:

            1/ Một số Chân Thần tự nguyện trải qua (willing to live through) các công việc vất vả (toils) của năm cơi thuộc vũ trụ chúng ta để chế ngự vật chất tại đó và sau đó sáng tạo ra một vũ trụ khác, nên phải giáng nhập vào năm cơi này để phát triển thành một Thượng Đế (God), một Cây Sự sống (Tree of Life, Sinh Thụ), một Suối Nguồn của Vạn Vật khác nữa (another fount of Being). Công cuộc sáng tạo một vũ trụ là Ngày Ly Biệt (Day of Forth–going); sự sống đang biến dịch; sự sống biết được chính ḿnh bằng sự thay đổi.

            2/ Có các Chân Thần khác không muốn trở thành những kẻ chế ngự vật chất (masters of matter), những Đấng sáng tạo (creators), vẫn ở lại trong phúc lạc yên tĩnh của ḿnh, không nhập vào năm cơi tiến hóa của vũ trụ này, không biết đến các sinh hoạt của năm cơi đó.                                                             (KCVTT, 41)

     – Đa số các Chân Thần ở trên cơi phụ thứ hai của cơi Chân Thần. Có một ít Chân Thần Quyền lực hay Ư chí (Monads of power hoặc will) ở trên cơi phụ vi tử (tức cơi phụ thứ nhất của cơi Chân Thần–ND) nhưng số đó không nhiều và các Chân Thần này chỉ tạo thành cái nhân để chuẩn bị công cuộc tiến hóa cho Thái Dương Hệ III, Thái Dương Hệ Quyền Lực. Đa số các Chân Thần ở trên cơi phụ thứ hai là các Chân Thần Bác Ái (Monads of Love). Trên cơi phụ thứ ba, có một số đáng kể các Chân Thần Hoạt động (Monads of Activity), nhưng số lượng không nhiều bằng các Chân Thần Bác Aùi. Đó là các Chân Thần thất bại của Thái Dương Hệ I.

     Như chúng ta biết, có một vận hà trực tiếp giữa phân cảnh (cơi phụ) vi tử trên mỗi cảnh giới (cơi). Điều này đúng ít nhiều đối với mỗi phân cảnh và các phân cảnh cao tương ứng bằng số của nó. Do đó, có một vận hà (đường vận chuyển) trực tiếp và hoàn toàn phát triển giữa các phân cảnh thứ hai trên mọi cảnh giới, giúp cho các Chân Thần Bác ái liên kết rất dễ dàng với mọi hiện thể của các Chân Thần này khi chúng được cấu tạo bằng vật chất của phân cảnh 2. Sau khi được điểm đạo, linh hồn thể ở trên phân cảnh 2 của cơi trí, và lúc bấy giờ mới có sự kềm chế của Chân Thần.                                           (LVLCK, 578)

     – Chân Thần của “con người” (“human” Monad), dù bị nhập thể vào trong khoáng thạch (immetallized) dưới h́nh thức nguyên tử của ḥn đá (stone–atom), hoặc nhập thể vào thực vật (invegetalized) dưới h́nh thức cỏ cây, hoặc nhập thể vào động vật (inanimalized) dưới h́nh thức con vật, bao giờ cũng vẫn là một Chân Thần thiêng liêng, cho nên cũng gọi là Nhân Thần (Human Monad). Chân Thần không c̣n là nhân thần nữa chỉ khi nào trở nên tuyệt đối thiêng liêng. Cái tên gọi như Chân Thần “khoáng vật”, Chân Thần “thực vật”, Chân Thần “động vật” chỉ dùng để chỉ sự phân biệt bề ngoài chứ thực sự không có một Chân Thần (Jiva) nào mà không thiêng liêng và tất nhiên đă hay đang trở thành người sau này. Tên gọi sau sẽ trở thành vô nghĩa nếu sau này người ta không hiểu rơ sự dị biệt nêu trên. Chân Thần là một giọt nước trong Đại Dương Vô Bờ Bến (Shoreless Ocean) vượt ra ngoài (beyond), hay nói đúng hơn, ở bên trong (within) cơi biến phân nguyên thủy (plane of primeval differentiation). Chân Thần có tính thiêng liêng ở trạng thái cao và có tính con người ở trạng thái thấp – các tính từ “cao” và “thấp” được dùng tạm v́ thiếu từ ngữ chính xác hơn. Trừ ra ở trạng thái Niết Bàn, c̣n dưới bất luận t́nh huống nào hay h́nh thức bên ngoài nào, Chân Thần lúc nào cũng vẫn là một. Giống như Thượng Đế (Logos) phản ảnh vũ trụ trong Thiên Trí, c̣n Vũ trụ Biểu lộ tự phản ảnh trong mỗi Chân Thần, (theo cách nói của Leibnitz, lặp lại một giáo huấn Đông phương), th́ cũng thế, trong chu kỳ nhập thế của ḿnh, Chân Thần cũng phản ánh trong chính ḿnh mọi h́nh thể căn bản (root–form) của mỗi giới (kingdom).

(GLBN III, 192)

   - Chân Thần nhị thể (dual Monad): gồm nguyên khí thứ 7 và thứ 6.                                                             (Thư của Ch.S.  379)

Chân Thần con người :

     – Như chúng ta đă thấy, Chân Thần con người (the human Monad) có bản chất tam phân, ba trạng thái của nó (aspects) được đặt tên theo thứ tự là Tinh thần (the Spirit), Hồn Tinh thần (the spiritual Soul) và Nhân Hồn (the human Soul): Atma, Buddhi, Manas.                                                                        (MTNX, 212)

     – Chân Thần là hợp thể (combination) của hai nguyên khí chót trong con người, tức nguyên khí thứ 6 và thứ 7. Nói cho đúng th́ thuật ngữ “Chân Thần con người” chỉ dùng để chỉ Linh Hồn Kép (Dual Soul) (Atma–Buddhi) chứ không dùng để chỉ nguyên khí linh hoạt tâm linh cao nhất, tức Atma, mà thôi. Nhưng v́ Hồn Tinh thần (Spiritual Soul) không thể có sự sống, cũng không thể biểu lộ nếu bị tách khỏi Atma, nên Chân Thần được gọi như vậy.                                                        (GLBN I, 230)

Chân Thần thức (Monadic realisation):

     Chân Thần thức liên quan tới tâm thức của Hành Tinh Thượng Đế. Bắt đầu được nhận biết vào lần điểm đạo thứ ba, Chân Thần thức chi phối linh hồn và hoạt động xuyên qua Phàm Ngă.                                                                  (TLHNM II, 7)

Chân thật (Truth) :

   Điều này chủ yếu có liên quan tới việc sử dụng lời nói và các cơ quan phát âm, và có liên quan tới sự “chân thật tận thâm tâm” (“truth in the inmost part”) sao cho sự chân thật biểu lộ ra bên ngoài.                                                 (ASCLH, 185)

Chất dĩ thái (Etheric matter): X. Dĩ thái chất.

Chất liệu (substance):

   Là năng lượng (energy).                                                (ĐĐTKNMII, 437)

   Là mănh lực (force).                                                                             (LVHLT, 565)

   Nói về mặt chuyên môn và hiểu về mặt huyền bí, thực ra chất liệu là chất dĩ thái vũ trụ (cosmic etheric matter) hay là chất tạo thành bốn cơi cao trong số 7 cơi (planes) của chúng ta.

                        (VCVTDT, 189)

   Chất liệu là chất dĩ thái (ether) thuộc một trong nhiều thứ bậc của dĩ thái và là những ǵ ẩn sau chính vật chất (matter).

     (TTCNT, 37)

     – Thực tướng của sự vật (things–in–themselves) tức là chất liệu.                                                                                           (GLBN II, 43)

Chất liệu Nguyên thủy (Premordial substance) :

     Chất liệu Nguyên thủy là Akasha, Hiện Thể của Tư Tưởng Thiêng liêng (the Upādhi of Divine Thought).

     Chất liệu Nguyên thủy được gọi là Chất liệu Vũ trụ (Cosmic Substance), tức là Vật chất (Matter).   (GLBN II, 39)

Chất liệu nguyên tử (Atomic matter):

     – Chất liệu giáng hạ tiến hóa (involutionary substance) tức là chất liệu nguyên tử. Chất liệu nguyên tử này là chất sống (living substance).                                                       (LVLCK, 888)

     – Dĩ thái thứ nhất (first ether) tức là chất liệu nguyên tử.            

                                                                                                                        (LVLCK, 910)

     Phân biệt giữa nguyên tử thường tồn với chất liệu nguyên tử (distinction between permanent atome and atomic matter):

     + Nguyên tử thường tồn là nguyên tử đă được dành riêng cho một trong các sinh linh đang tạo thành các trung tâm lực trong cơ thể của một Thái Dương Tinh Quân, trong khi chất liệu nguyên tử tinh anh tạo thành các phần khác của thể ánh sáng (body of light) vĩ đại của Ngài.

     + Nguyên tử thường tồn là nguyên tử xuất hiện dưới mănh lực hút của Ngôi hai, trong khi chất liệu nguyên tử chính nó được làm linh hoạt bởi sự sống của Ngôi Ba.

     + Một nguyên tử thường tồn tuân theo đường lối dễ dàng nhất của thần lực, và đang vượt qua khỏi sự kềm chế của Tinh Quân Thiên Thần và đến dưới sự kềm chế của sự sống tích cực. Điều này liên quan với sự tiến hóa của ư thức trong vật chất.

     + Một nguyên tử thường tồn tiến đến dưới sự chi phối trực tiếp của nhóm dưới trong số ba nhóm các Nghiệp Quả Tinh Quân và là tác nhân mà qua đó các Ngài tác động dưới sự áp đặt của nghiệp quả lên thực thể riêng biệt đang sử dụng nó.

     Các Ngài hoạt động trực tiếp với các vi tử thường tồn của con người và tạo ra các kết quả qua sự tác động của h́nh hài cho đến khi chúng đă khai thác hết năng lực rung động của bất cứ vi tử đặc biệt nào. Khi xảy ra trường hợp này, nguyên tử chuyển vào giai đoạn quy nguyên như là nguyên khí thứ bảy của bất cứ thể nào đang làm. Nó tiến vào dưới ảnh hưởng của Ngôi Một, biểu lộ như Đấng Hủy Diệt.                   (LVLCK, 517)

Chất liệu vũ trụ: (Cosmic matter, vũ trụ chất)

 Vũ trụ chất (vật chất vũ trụ) vốn là akasa, tức môi trường nguyên thủy (primeval), không phải là môi trường dễ uốn nắn thứ hai (secondary plastic medium), tức là chất Ether mà Khoa Học phỏng đoán/ nghi ngờ (suspected) theo bản năng mà không chứng minh phần c̣n lại.                (Thư của Ch. S,  63)

 

Chất liệu tuyệt đối: (Absolute matter)

    Chất liệu tuyệt đối/ vật chất tuyệt đối có nghĩa là điểm ngưng hoạt động (point of cessation of action) của nguyên khí hoạt động (active principle).                     (Thư của Ch.S.   64)       

Chất trí (Mind-stuff): X. Chitta.

Chén Thánh (Holy Grail, Thánh Bôi):

Chén Thánh, tức cái chén (cup) tiếp nhận và chứa sự sống của Thượng Đế.                                                                                                                     (ASCLH, 227)

Chết (Death, tử vong):

     – Theo nghĩa đen, chết là sự triệt thoái (withdrawal) ra khỏi tim và đầu, hai luồng năng lượng giác tuyến và sinh mệnh tuyến do đó tạo ra sự mất ư thức hoàn toàn và sự tan ră của thể xác.                                                                    (CTNM, 454)

     – Chết là sự triệt thoái một cách hữu thức hay vô thức của thực thể (entity) sinh động bên trong ra khỏi lớp vỏ ngoài của nó, sự tương ứng sinh động bên trong của nó, và sau cùng, chính là sự từ bỏ của thể tinh anh (subtle body) hay các thể tùy theo tŕnh độ tiến hóa của con người.               (CTNM, 478)

     – Sự chết (death) chỉ là một thay đổi (change) mang lại cho linh hồn sự giải thoát một phần (partial liberation), tháo cho linh hồn ra khỏi các xiềng xích nặng nề nhất. Đó chỉ là việc hóa sinh vào một sự sống bao la hơn, một sự trở về trú sở đích thực của linh hồn sau cuộc sống tha hương (exile) ngắn trên cơi trần, một sự chuyển đổi từ bầu khí ngục tù sang bầu khí tự do khoáng đạt hơn. Sự chết là ảo tưởng (illusion) lớn nhất trong số các ảo tưởng ở cơi trần. Không có sự chết mà chỉ có các thay đổi trong các điều kiện sống. Sự sống vẫn liên tục, không gián đoạn, không đứt đoạn; “bất sinh (unborn), vĩnh hằng, có tự ngh́n xưa, thường tồn”. Sự sống không bị hủy diệt cùng với sự hủy diệt (perishing) của các thể bao phủ nó. Cho rằng linh hồn bị hủy diệt khi thể xác tan ră th́ cũng như nghĩ rằng bầu trời sập xuống khi cái lọ bị vỡ.                                                        (MTNX, 174)

     – Sự chết diễn ra theo hai giai đoạn chính:

     Giai đoạn chính 1 (phase one): cái chết của thể xác– thể dĩ thái (physical–etheric body). Giai đoạn này gồm hai giai đoạn phụ (stages):

     a/ Giai đoạn mà các nguyên tử cấu thành thể xác được hoàn trả (restored) cho cội nguồn của chúng. Cội nguồn này là toàn thể vật chất của hành tinh, tạo thành thể xác trọng trược của Sự sống hành tinh.

     b/ Giai đoạn mà thể dĩ thái, gồm một tập hợp các thần lực, hoàn trả lại các lực này cho kho chứa năng lượng chung. Giai đoạn chính có hai phần này nằm trong tiến tŕnh hoàn trả (X. “Tiến tŕnh sự chết”).

     Giai đoạn chính 2 (Phase two): Loại bỏ (“rejection”, đôi khi được gọi như thế) các hiện thể trí cảm. Thực ra, các thể này chỉ hợp thành một thể duy nhất; thuở ban đầu, các nhà Theosophy (một cách chính xác) đă đặt tên cho nó là “thể trí cảm” (“Kama–manasic body) hay là hiện thể của dục vọng–trí tuệ (desire–minh).

     … Sau cái chết lần thứ nhất (cái chết của thể xác), thể này vẫn c̣n hoàn toàn thực (equally real). Nhưng sức mạnh của nó từ từ tàn lụi; con người thiên về trí (mental man) bắt đầu nhận thức được trạng thái tâm thức thực sự của riêng ḿnh (dù cho đă hay chưa phát triển), và lần chết thứ hai có thể bắt đầu xảy ra. Giai đoạn này nằm trong tiến tŕnh loại bỏ (X. “Tiến tŕnh sự chết).

     Khi cả hai giai đoạn này của Thuật Từ Trần (Art of dying) kết thúc, linh hồn thoát xác (discarnate soul) mới thoát khỏi sự kềm chế của vật chất; nó trở nên tinh khiết (tạm thời nhờ các giai đoạn hoàn trả và loại bỏ), thoát khỏi mọi nhiễm trược của vật chất. Điều này đạt được, không phải nhờ bất cứ hoạt động nào của hồn trong h́nh hài, tức nhân hồn, mà là do kết quả hoạt động của linh hồn trên cơi tiêng của nó (tức hồn tinh thần, trên cơi thượng trí–ND), hồn này tách ra một mẩu của chính nó mà ta gọi là nhân hồn. Chính công việc quan yếu của hồn phù tŕ (overshodowing–soul, tức hồn tinh thần–ND) là thực hiện điều này, c̣n hồn trong phàm ngă (tức nhân hồn–ND) không đảm trách việc đó. Trong giai đoạn này, nhân hồn chỉ đáp ứng với lực kéo hay là lực hút của hồn tinh thần, khi hồn này – với ư định có cân nhắc – kéo nhân hồn ra khỏi các lớp vỏ đang cầm giữ nhân hồn. Sau này, khi các diễn tŕnh tiến hóa nối tiếp và linh hồn ngày càng kềm chế phàm ngă th́ chính hồn nằm trong các lớp vỏ cầm giữ này sẽ tạo ra – một cách hữu thức và có chủ tâm – các giai đoạn từ trần. Trong các giai đoạn trước, việc siêu thoát (release) này xảy ra với sự trợ giúp của hồn tinh thần đang phù tŕ. Về sau, khi con người sống trên cơi trần với tư cách là linh hồn, y sẽ – với sự liên tục toàn vẹn của ư thức – chính ḿnh xúc tiến các tiến tŕnh trừu xuất (tách ra) và lúc bấy giờ sẽ (với mục đích đă định) “thăng lên đến chỗ mà từ đó y xuất phát”. Đây là phản ảnh trong ba cơi thấp của việc thăng lên thiêng liêng (divine ascension) của Đứa Con hoàn thiện của Thượng Đế.                                                                (CTNM, 408–410)

Chết trốn đau (Euthanasia):

     Một số đạo sinh bận tâm về việc cố gắng  sắp xếp để hợp pháp hóa việc chết trốn đau và thắc mắc về việc đặt mănh lực của sự sống và cái chết trong tay của người thầy thuốc. Đồng thời họ biết rằng trong đó cũng bao hàm yếu tố nhân đạo trong trường hợp không thể ngưng được sự đau đớn kéo dài. Tôi xin nói: việc nghiên cứu thực hành để chết trốn đau được đưa ra sẽ không thành vấn đề nữa khi có sự liên tục của ư thức (nó phủ nhận cái chết). Điều đó có nghĩa là, do sự tiến hóa của nhân loại, sẽ đến lúc linh hồn biết được rằng kỳ hạn của kiếp sống trần gian chấm dứt và sẽ tự chuẩn bị để triệt thoái ra khỏi h́nh hài với đầy đủ ư thức. Linh hồn sẽ biết rằng việc phụng sự của h́nh hài không c̣n cần thiết nữa và h́nh hài phải bị vứt bỏ. Linh hồn sẽ biết rằng ư thức về sự hiểu biết của nó đang tập trung trong bản chất trí tuệ hăy c̣n đủ mạnh và đủ sinh lực để đưa nó vượt qua tiến tŕnh và giai đoạn xuất ra. Khi ư thức đó đă phát triển trong con người và tiến tŕnh xảy ra phải được nhà chuyên môn y khoa và các đạo sinh có kiến thức khoa học về cơ cấu con người nhận biết, th́ bấy giờ toàn bộ thái độ đối với cái chết và các diễn tiến của sự chết, đi kèm với nỗi đau đớn, sẽ được thay đổi về mặt vật chất. Lúc bấy giờ, người nào khi đến lúc ĺa trần đều có thể có được trong chính ḿnh một vài phương pháp để thoát ra mà theo quan điểm thường nhân, có thể được xem như liên hệ đến việc chết trốn đau. Các cách thức xuất ra (của linh hồn-ND) sẽ được nghiên cứu và áp dụng khi gần đến lúc từ giă cơi trần, và tiến tŕnh sẽ được xem như là sự triệt thoái của linh hồn, như là một tiến tŕnh giải thoát và giải phóng. Thời kỳ đó không c̣n xa lắm như bạn nghĩ.

     … Tuy nhiên, khi nào xảy ra cơn đau khủng khiếp và tuyệt đối không có hy vọng trợ giúp thực sự hay là phục hồi, và khi nào bệnh nhân mong muốn (hay nếu bệnh nhân quá yếu và gia đ́nh mong muốn), bấy giờ, dưới các biện pháp an toàn thích hợp, một điều ǵ đó (something) nên làm.

     Nhưng việc sắp xếp thời gian ra đi này sẽ không được căn cứ vào t́nh cảm và vào ḷng từ ái, mà là dựa vào sự hiểu biết đúng đắn về các khả năng tâm linh của sự chết.       

            (CTNM, 318-320)

Chết lần thứ nhất (First death):

     Cái chết của thể xác (c̣n gọi “cái chết của thể xác–thể dĩ thái)

Chết lần thứ hai (Second death):

     Cái chết lần hai có liên quan đến cái chết hay sự tan biến của linh hồn thể vào lúc điểm đạo lần 4. Cái chết này đánh dấu việc hoàn tất của công cuộc kiến tạo giác tuyến và lập được mối liên hệ trực tiếp, thông suốt và liên tục giữa Chân Thần với Phàm Ngă.

 

     … “Chết lần hai” được dùng để chỉ cái chết hay sự tiêu tan của linh hồn thể mà từ trước đến giờ, hồn tinh thần đă hoạt động trong đó. tuy nhiên, nó cũng có thể được dùng một cách sát nghĩa hơn và có thể được dùng để nói tới giai đoạn hai của tiến tŕnh chết trong ba cơi thấp. Do đó, nó chỉ liên quan tới h́nh hài và được gắn liền với các thể biểu lộ nằm dưới các phân cảnh vô sắc tướng của cơi hồng trần vũ trụ.

Chết lần thứ ba (Third death):

     Cái chết lần ba xảy ra khi vị đạo đồ, sau rốt và không có triển vọng trở lại, bỏ lại đàng sau ḿnh mọi liên hệ với cơi hồng trần vũ trụ. Tất nhiên cái chết này c̣n ở xa phía trước đối với tất cả các vị trong Thánh Đoàn, và hiện nay chỉ có thể xảy ra và chấp nhận được đối với một vài vị trong Huyền linh Nội điện ở Shamballa. Tuy nhiên, đó không phải là một tiến tŕnh mà Đức Sanat Kumara sẽ vượt qua. Ngài đă vượt qua sự “chuyển hóa” này nhiều thiên kỷ trước đây, trong kỳ đại biến đă khai mở kỷ nguyên Lemuria và đă được tạo ra bằng kinh nghiệm vũ trụ của Ngài và cần có một ḍng năng lượng lưu nhập từ các Đấng ngoài hành tinh.                                (CTNM, 406–408)

Chi chủng (Branch race):

     Bảy chi chủng tạo thành một phụ chủng (subrace).

(LVLCK, 62)

Chí phúc (Bliss, Toàn phúc):

     - Chí phúc là sự thành toàn (consumation) mà Chân Thần ban cho vị đạo đồ.

     - Chí phúc là nguyên h́nh mẫu (archetypal pattern) của lạc phúc (joy).

     - Chí phúc là bản chất của Đấng Tinh thần, và đến lượt nó, vào đúng lúc, được áp đặt lên nhịp điệu của linh hồn.                        

                                                (ĐĐTKNM, 181, 399, 558)

     - Chí phúc là bản chất của Tinh thần.                        (LVHLT, 369)

Chí Thánh (Holy of Holies):

- Shamballa                                                                                                                           (CTHNM, 633)

- Tương ứng với sự sống của Chân Thần, hay Linh Ngă (Divine Self).                                                                  (LVLCK, 653)

Chỉ trích (Criticism, phê phán):

     Việc chỉ trích có thể được dựa vào nhiều sự kiện, nhưng thường có nguồn gốc từ sự ganh ghét, tham vọng bị cản trở hay kiêu hănh v́ trí tuệ cá nhân.

     Nên nhớ rằng chỉ trích là một liều thuốc độc hại (virulent poison). Trong mọi trường hợp, cuối cùng, nó gây tổn thương cho kẻ chỉ trích do việc định hướng của lời nói được phát ra nó c̣n làm hại nhiều hơn cho kẻ bị chỉ trích. Khi nào sự chỉ trích là do động lực trong sạch, t́nh thương chân chính và mức độ lớn lao của tính vô tư (detachment), th́ các thể tinh anh của kẻ bị công kích có thể vẫn không bị tác động (remain immune), nhưng các hiệu quả đối với thể xác nhất định là có, và khi nào có bất cứ chỗ yếu hay thiếu sót nào trên thể xác th́ nơi đó sẽ là vùng bị nhiễm độc (locasition of the projected poison).

     Loại chỉ trích không phát thành lời (unvoiced criticism) th́ rất nguy hại v́  nó được tập trung một cách mạnh mẽ và dữ dội, mặc dù không được hướng vào cá nhân nào. Nó liên tục phát ra và theo một luồng ổn định, được phóng ra bằng sự ganh tỵ, tham vọng, tự phụ bằng sự hiểu biết riêng về một t́nh huống được giả dụ xảy ra và một tin tưởng rằng kẻ chỉ trích đang ở vào vị thế hiểu biết chính xác và có thể lựa đúng cơ hội chọn đúng hành động.

     Khi nào việc chỉ trích được thốt ra thành lời, tất nhiên nó được củng cố bằng sự hợp tác của những người bị tác động bởi sự chỉ trích và các ảnh hưởng của ư tưởng tập thể được định hướng này có thể đưa đến kết quả trong việc hủy hoại thể chất và gây rối loạn (disruption) thể xác của những người lănh đạo. Đây có thể là một ư tưởng mới đối với một số người và có thể sẽ làm cho nhiều người trong các nhóm thuộc Kỷ Nguyên Mới chận đứng các ư tưởng của họ và nhờ thế giải thoát cho các nhà lănh đạo của họ thoát khỏi ảnh hưởng tai hại do việc chỉ  trích của họ gây ra.                                                                                      (TLHNMII, 617618)

Chích thủ diệu thanh : X. Tiếng Vỗ của một bàn tay.

Chiêm tinh học (Astrology):

      Là một khoa học phải được đưa trở lại nét đẹp và chân lư ban đầu của nó trước khi thế giới có thể đạt được bối cảnh trung thực hơn và nhận thức được đúng đắn và chính xác hơn về Thiên cơ như nó được biểu hiện vào lúc này qua Minh triết Muôn đời (Wisdom of the Ages).                            (CTHNM, 5)

     – Một trong các khái niệm nằm đàng sau các lư thuyết chiêm tinh học là thể dĩ thái của bất luận h́nh hài nào cũng là một phần của thể dĩ thái của Thái Dương Hệ, do đó, là trung gian để truyền chuyển các năng lượng mặt trời, các mănh lực hành tinh và các xung lực ngoài Thái Dương Hệ hay thuộc vũ trụ, về mặt huyền bí được gọi là “các linh khí” (“breath”). Các lực và năng lượng của các vũ trụ tuyến (cosmic rays) này luôn luôn luân lưu và đi theo các đường nhất định qua chất dĩ thái của không gian ở khắp nơi, và do đó, luôn luôn đi qua các thể dĩ thái của mọi h́nh hài bên ngoài. Đây là một chân lư căn bản cần nhớ kỹ v́ nó chứa nhiều ẩn ư, nhưng tất cả đều qui trở lại ư tưởng về sự hợp nhất và về sự Duy Nhất của mọi biểu lộ, chỉ được hiểu biết ở khía cạnh chủ quan.

     Ư tưởng căn bản thứ hai là sự đáp ứng của thể dĩ thái của mọi h́nh hài và khả năng chiếm hữu, sử dụng và truyền chuyển của nó đều tùy thuộc vào t́nh trạng của các bí huyệt (theo cách gọi của phương Đông). Các bí huyệt này không những chỉ gồm bảy bí huyệt chính đă  biết rơ, mà c̣n rất nhiều xoáy lực nhỏ mà cho đến nay, phương Tây chưa biết và chưa đặt tên. Nó cũng tùy thuộc vào tính chất của thể dĩ thái, vào sự linh hoạt của thể này và cũng tùy thuộc mạng lưới đan xoắn vào nhau mà các bí huyệt nằm trong đó, toàn bộ được gọi là “tấm lưới” (“web”) hay cái “chén vàng” (“golden bowl”). Nếu lưới này được thông và không đóng cặn, nếu các vận hà (channel) của nó không bị tắt nghẽn th́ bấy giờ, các tia, các năng lượng và các lực có thể gặp được phương tiện dễ chịu và có thể chạy ṿng suốt cơ thể dễ dàng. Lúc bấy giờ, chúng có thể dùng các bí huyệt này để đáp ứng với các rung động của chúng và có thể được chuyển vào các h́nh hài cùng giới hay khác giới trong thiên nhiên. Ở đây có ẩn cái bí nhiệm của mọi cách chữa trị khoa học và huyền bí. Các nhà chữa trị đang thực nghiệm với thể dĩ thái, tuy thế, họ biết rất ít về điều đó. Họ biết ít hay không biết ǵ về các bí huyệt trong chính cơ thể họ mà các ḍng từ lực phải chạy qua. Họ không biết ǵ về t́nh trạng các bí huyệt dĩ thái mà họ chữa trị và về bản chất các lực mà họ muốn dùng. Tất cả những ǵ mà họ có thể làm là giữ giới luật cho cuộc sống, như thế, kềm chế các ham muốn để tạo một cơ thể trong sạch, cung ứng một vận hà thông suốt để cho thần lực nhờ chính họ mà đến được những kẻ khác.

     Ư niệm thứ ba cần nhớ là, cho đến nay, h́nh hài đáp ứng với các lực tới được với chúng từ các h́nh hài khác trên hành tinh, đáp ứng với bảy loại năng lượng căn bản từ bảy hành tinh phát ra và cũng đáp ứng với tia nắng ban sự sống. Mọi h́nh hài trong cả bốn giới đều đáp ứng  với nhiều mănh lực này, với bảy năng lượng này và với một tia duy nhất. Gia đ́nh nhân loại cũng đáp ứng với các năng lượng khác và với các tia nắng, – tuy nhiên, tất cả đều được nhuốm màu bởi mănh lực phát sinh trong ṿng giới hạn thái dương.                    (LVHLT, 289–291)

Chiến tranh (War):

      -  Chiến tranh chỉ là một khía cạnh của biến dịch (change), cội nguồn của nó nằm sâu trong vật chất.      (SHLCTĐ, 277)

     - Chiến tranh không phải giết người như những kẻ nhân hậu nghĩ; đó là cách hủy diệt h́nh hài với chủ đích tốt lành (nếu người ta có thể hiểu được Thiên Ư) của Hành Tinh Thượng Đế. Tuy vậy, chính các động cơ của kẻ gây chiến trên cơi trần mới là xấu xa. Nếu không có chiến tranh, Hành Tinh Thượng Đế sẽ kêu gọi một số lớn linh hồn trở về theo thiên ư bằng “tác động của Thượng Đế” (“Acts of God”). Khi kẻ ác gây ra chiến tranh, Ngài nhân cái chẳng lành để làm điều lành.                                                                                                     (CTNM, 436)

     - Qua tiến tŕnh hủy diệt của chiến tranh, sự chết xảy ra theo dự tính có chỉ đạo và theo chu kỳ của Hành Tinh Thượng Đế, thể hiện qua Huyền Linh Nội Điện ở Shamballa. Nơi đây, các Đấng Cao Cả điều khiển các tiến tŕnh thế giới biết rằng đến một thời điểm nào đó, khi mối tương hệ giữa tà lực hành tinh với các lực lượng Chính Đạo đă đạt tới mức “đối kháng bùng nổ” (explosive antagonism”), như người ta thường gọi. Điều này phải được xảy ra tự do nếu muốn cho thiên cơ được diễn tiến một cách trôi chảy (anarrested). Do đó, sự bùng nổ được phép xảy ra, tuy nhiên, lúc nào cũng có yếu tố kiểm soát đi kèm, cho dù con người không nhận thức được điều đó. V́ lẽ các Đấng Cao cả (các Đấng đang thi hành Thiên Ư) không hề đồng nhất hóa với sự sống sắc tướng (form life), tất nhiên các Ngài có cách lượng xét đúng đắn về t́m quan trọng tương đối của sự sống trong h́nh hài, nên đối với các Ngài, việc hủy diệt h́nh hài không phải là cái chết theo như chúng ta hiểu, mà đơn giản chỉ là một tiến tŕnh giải thoát. Chính cái nh́n hạn hẹp của những ai đồng nhất hóa ḿnh với h́nh hài mới nuôi dưỡng hoài nỗi sợ chết. Trong chu kỳ mà chúng ta đang sống hiện nay, có sự hủy diệt to tát h́nh hài con người (human forms) trong toàn bộ lịch sử của hành tinh chúng ta. Tuy nhiên, không có sự hủy diệt con người (human beings).

Về cơ bản, căn cội (basis) của mọi cuộc chiến tranh là ư thức chia rẽ (sense of separateness). Chủ nghĩa cá nhân căn bản hay việc thích tách biệt này đưa đến các nguyên nhân phụ của chiến tranh: tham lam, sinh ra thảm trạng kinh tế; hận thù, sinh ra tranh chấp quốc gia và quốc tế; tàn bạo, gây ra đau khổ và chết chóc.                       (CTNM, 431-432)

Chiêu hồn thuật: (Necromancy)

     Là cách thực hành vô cùng nguy hại.           (CKMTTL, 149)

Chính đạo, Chính phái : X. Huyền thuật.

Chỉnh hợp (The aligning, The alignment):

     Công việc đích thực của Chân Ngă (Ego) hay Thượng Ngă (Higher Self) trong bất cứ lần luân hồi  đặc biệt nào cần được hoàn tất, đó là việc chỉnh hợp ba hiện thể: thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí trong chu vi của thể nguyên nhân (causal periphery) và làm ổn định (stabilising) ba thể này vào thể nguyên nhân bằng một nỗ lực của ư chí.

     Các đại tư tưởng gia (great thinker) của nhân loại tức là những người lỗi lạc thực sự (true exponents) về hạ trí; về căn bản, họ đều là những người có ba hạ thể đă được chỉnh hợp, tức là thể hạ trí của những người này giữ cho hai thể kia ở t́nh trạng chỉnh hợp khít khao (circumspect alignment). Lúc bấy giờ, hạ trí (mental body) thông thương trực tiếp, không bị ngăn chận, không bị cản trở, thẳng suốt tới bộ óc của xác thân.

     Khi sự chỉnh hợp này có bốn phần, tức là khi ba thể nói trên được chỉnh hợp với thể của Thượng Ngă, tức thể nguyên nhân hay thể của Chân Ngă (causal hoặc egoic body) và được giữ ổn định trong chu vi của thể Chân Ngă, lúc đó ta có được các đại lănh tụ (great leaders) của nhân loại  – tức là những người tác động tới nhân loại về mặt t́nh cảm và trí tuệ; kế đó là các nhà văn có linh hứng (inspirational writers) và các lư thuyết gia, họ đưa ra các linh hứng và các ước mơ lư tưởng; kế nữa là các tư tưởng gia tổng hợp và trừu tượng, họ có thể chuyển các suy niệm (conceptions) của họ cho thế giới sắc tướng này.

     … Đối với kẻ thường nhân (average man) th́ sự chỉnh hợp này chỉ xảy ra đôi lúc – như trong những lúc căng thẳng (stress), những lúc cần có nỗ lực nhân đạo và những lúc đạo tâm dâng lên mănh liệt nhất (intensest aspiration). Dù ít dù nhiều, phàm ngă cũng phải nhập vào trạng thái trừu xuất (abstraction) trước khi Chân Ngă liên tục chú ư đến nó. Khi sự trừu xuất này liên quan đến các t́nh cảm, được dựa vào trí lực (mentality) và tiếp xúc với bộ óc xác thịt th́ lúc đó, sự chỉnh hợp mới bắt đầu.

     … Mục đích của công cuộc tiến hóa của con người trong ba cơi: hồng trần, cảm dục và hạ trí là chỉnh hợp phàm ngă tam phân với thể Chân Ngă cho đến khi đạt tới đường thẳng duy nhất và con người trở thành Duy Nhất.             (TVTTHL, 1, 2, 5)

Chỉnh hợp trong Tiểu thiên địa và Đại thiên địa (Microcosmic and Macrocosmic Alignment):

     Mục đích tiến hóa của con người trong ba cơi thấp – cơi trần, cơi cảm dục và cơi hạ trí – là sự chỉnh hợp của Phàm Ngă tam phân với Chân Ngă thể cho đến khi đạt tới đường thẳng duy nhất và con người trở thành Đấng Duy Nhất (The One).

     Ở cuối mỗi kiếp sống, con người được tượng trưng bằng một dạng thức h́nh học nào đó, một ứng dụng nào đó đối với các đường của h́nh khối và minh chứng chúng bằng một loại h́nh theå (form) nào đó.

     Ở những kiếp đầu, th́ nét phác thảo như đám rối (intricate), đồ họa (design) không rơ ràng và sơ sài. Khi con người đạt được mức tiến hóa trung b́nh th́ h́nh thể được phác thảo rơ rệt và sáng sủa. Khi bước lên Con Đường Đệ Tử th́ mục tiêu của con người là phối hợp tất cả các đường này thành một đường duy nhất, dần dần sẽ đạt tới sự viên măn (consumation). Chân Sư là Đấng đă phối hợp (blended) được tất cả các đường phát triển ngũ phân trước tiên thành ba và kế đó thành một đường. Ngôi sao sáu cánh trở thành ngôi sao năm cánh, khối lập phương (cube) trở thành tam giác, tam giác trở thành đường thẳng. Vào cuối đại chu kỳ, đường thẳng trở thành điểm (the point) trong ṿng tṛn biểu lộ.

     Đó là nỗ lực được tạo ra để giảng dạy cho tất cả những kẻ tận tụy (devotees) tính chất đơn giản, dựa vào Ba Ngôi (Trinity) của các chân lư căn bản và ghi khắc sự nhất tâm (one–pointedness) để tiến tới.

     Mỗi kiếp sống đều đưa đến sự ổn cố nhiều hơn nhưng ít khi Phàm Ngă tam phân lại được thẳng hàng (tạm gọi thế) với Chân Ngă thức. Có những lúc tạm thời xảy ra trường hợp này và khi (trong những lúc đạo tâm lên cao nhất và có các mục tiêu nỗ lực v́ kẻ khác), Chân Ngă với Phàm Ngă tạo thành một đường trực tiếp. Thường thường, thể cảm dục, do t́nh cảm và rung động dữ dội, hay do sự bất an thất thường nên luôn luôn bị lệch khỏi sự chỉnh hợp. Lúc mà thể cảm dục có thể được chỉnh hợp tạm thời, bấy giờ, thể hạ trí lại là vật chướng ngại, ngăn chận những ǵ đă tinh lọc (percolation) từ thể cao không xuống được thể thấp, và như thế không đến được bộ óc hồng trần.

     Phải tốn nhiều kiếp sống nỗ lực bền chí th́ thể cảm dục mới được tĩnh lặng và thể hạ trí mới được kiến tạo để tác động như là cái lọc chứ không c̣n là vật ngăn cản nữa. Ngay khi điều này đă ḥan thành được một ít, thể cảm dục được ổn cố và trở thành tấm kính phản chiếu tinh khiết, c̣n thể hạ trí đáp ứng cho mục đích làm tấm kính nhạy bén, một tác nhân phân biện (discriminator) và là tác nhân diễn giải sáng suốt các chân lư cao siêu được truyền đạt, ngay đến lúc đó cũng cần nhiều giới luật và nhiều kiếp cố gắng mới chỉnh hợp được (align) cả hai thể cùng một lúc. Khi xong giai đoạn này th́ việc kế tiếp là kiểm soát bộ óc hồng trần và việc chỉnh hợp cuối cùng với bộ óc vẫn phải được thực hiện để cho bộ óc có thể tác động như là tác nhân thu nhận (receiver) và tác nhân truyền chuyển (transmitter) một cách trực tiếp giáo huấn được truyền đạt và có thể phản chiếu một cách chính xác tâm thức cao siêu.

     Thế th́ sự tương ứng trong Đại thiên địa nằm ở đâu? Đâu là mối tương đồng trong Thái Dương Hệ? Tôi xin nêu ra đây một dẫn chứng. Trong diễn tŕnh tiến hóa của Thái Dương Hệ, có sự chỉnh hợp trực tiếp của một vài hành tinh với nhau và với thái dương, đưa đến sự chỉnh hợp thiêng liêng hay chỉnh hợp của Thượng Đế. Hăy suy gẫm về điều đó, tôi có một lời cảnh báo. Đừng t́m cách nêu ra giả thuyết về sự chỉnh hợp dựa trên các hành tinh vật chất. Chân lư không nằm ở đó. Chỉ có ba trong số các hành tinh vật chất (và ba hành tinh này bằng chất dĩ thái) tiến vào việc chỉnh hợp cuối cùng, đánh dấu cho việc đạt được Chân Ngă thức vũ trụ (cosmic egoic consciousness) của Thượng Đế, đó là mục tiêu thành đạt của Ngài. Địa cầu không phải là một trong số ba hành tinh này, c̣n Kim Tinh (Venus) có vị trí tương ứng với vi tử thường tồn cảm dục.

     C̣n một sự chỉnh hợp xa xăm hơn: sự chỉnh hợp của toàn thể Thái Dương Hệ chúng ta với Thái Dương Hệ của sao Thiên Lang (Sirius). Đó là một thời điểm c̣n xa, nhưng nó giữ cái bí nhiệm của đại chu kỳ.                                            (TVTTHL, 5–7)

Chỉnh hợp và rung động (Alignment and vibration):

     Đừng quên rằng phần lớn đây là vấn đề vật chất và mức rung động. Các phân cảnh (levels) trừu tượng của cảnh trí gồm có ba phân cảnh cao mà cái thứ nhất được gọi là phân cảnh (cơi phụ–subplane) thứ ba. Như trước đây tôi có giải thích, mỗi cơi phụ đều có các liên hệ của nó (correlation) trên các cơi chính (major planes). Do đó, khi bạn đưa vào thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí của bạn chất liệu của cơi phụ thứ ba của mỗi cơi chính này th́ bấy giờ Chân Ngă bắt đầu tác động một cách hữu thức và ngày càng liên tục xuyên qua Phàm Ngă đang chỉnh hợp. Chúng ta có thể nói đảo lại rằng chỉ khi nào chất liệu của cơi phụ thứ ba có một tỷ lệ bách phân nào đó (tỷ lệ bách phân này là một trong các bí mật của điểm đạo) nằm trong các hiện thể này th́ Phàm Ngă, với tư cách là một tổng thể hữu thức (conscious whole), mới nhận biết và tuân theo Chân Ngă.

     Sau khi đạt được tỷ lệ bách phân như thế rồi, bấy giờ cần kiến tạo tiếp bằng chất liệu của hai cơi phụ cao hơn thuộc về cơi trần và cơi cảm dục; v́ vậy, người t́m đạo cần phải phấn đấu để thanh luyện và tŕ giới cho thể xác và chế phục (subdue) thể cảm dục. Thanh luyện và chế phục là công việc phải làm trên hai cơi này. Điều này liên quan tới việc sử dụng hạ trí, để rồi nhờ đó ba hiện thể thấp trở nên được chỉnh hợp.

     Lúc bấy giờ, các rung động của các phân cảnh trừu tượng mới có thể bắt đầu được cảm nhận. Bạn cần nhớ rằng các rung động này đến xuyên qua linh hồn thể, tức hiện thể của Chân Ngă, và linh hồn thể của kẻ thường nhân ở trên cơi phụ thứ ba của cơi trí.  Đây là một điểm không được hiểu đầy đủ. Hăy suy gẫm về điều đó. Tư tưởng trừu tượng thực sự chỉ có thể có được khi nào mà Phàm Ngă, nhờ rung động hỗ tương với rung động của Chân Ngă, đă tự ḿnh chỉnh hợp đầy đủ để tạo thành một vận hà khá thông suốt. Lúc bấy giờ, các ư tưởng trừu tượng bắt đầu lọt qua, lúc đầu c̣n thưa thớt, nhưng càng ngày càng nhiều hơn, rồi vào đúng lúc, được nối tiếp theo sau bằng các tia chớp của sự giác ngộ thực sự hay trực giác từ Tam Thượng Thể Tinh thần hay là chính Chân Ngă tam phân đích thực.                                                                         (TVTTHL, 3–4)

Chit (Tối Linh thức):

     Chúa Thánh Thần, Brahma, Thượng Đế Ngôi Ba, Minh triết sáng tạo, Thông Tuệ.                                                                       (LVLCK, 94)

Chitta :

   Chitta là thể trí (the mind), hay là chất trí (mind stuff), hạ trí (mental body), quan năng của tư tưởng và quan năng tạo ra h́nh tư tưởng, toàn thể các tiến tŕnh thể trí; đó là vật liệu do Chân Ngă hay linh hồn chi phối, nhờ đó, các h́nh tư tưởng được tạo ra.                                                                                   (ASCLH, 10)

Chịu đựng (the endurance) :

     Chịu đựng là hứng chịu một cách vui vẻ mọi sự việc xảy đến mà không chút bực tức (resent), thẳng tiến đến mục tiêu mà không đi quanh co.                                                                (MTNX, 331)

Cḥm sao (constellation, tinh ṭa):

   Tinh ṭa gồm hai hay nhiều Thái Dương Hệ hay chuỗi Mặt Trời với các hành tinh (planet) đi kèm theo các Mặt Trời. Các Thái Dương Hệ này được giữ chung với nhau như một tổng thể cố kết do sự tương hệ (interrelation) mạnh mẽ của các thái dương, mà sự liên hệ từ lực được quân b́nh đến nỗi, nói về mặt huyền linh, “các mặt trời cùng tiến bước trong phạm vi năng lực của nhau”. Các mặt trời duy tŕ các khoảng cách tương đối với nhau và truyền sinh lực cho các hành tinh của ḿnh, nhưng đồng thời cũng duy tŕ một sự đồng đều về sự quân b́nh và về ảnh hưởng. Trong vài trường hợp hiếm có, sự quân b́nh này bị xáo trộn và có việc tăng hay giăm ảnh hưởng và năng lực thu hút.                                                                           (TLHNM I, 152)

Christ cá nhân (Individual Christ):

     Đấng cứu rỗi tiềm tàng trong mỗi người.                  (ASCLH, 28)

Christ vũ trụ (Cosmic Christ);

     - Tự biểu hiện qua một Thái Dương Hệ.                   (ASCLH, 28)

     - Ishvara, Ngôi Hai. Con của Thượng Đế Vishnu. Toàn Ngă. Linh hồn của mọi vật. Ta là Cái Đó. AUM. Ngôi Lời. Gurudeva. Aùnh sáng của trần gian.                      (ASCLH, 28, 51)

Chu kỳ Qui nguyên : X. Qui nguyên.

Chu kỳ khai nguyên : X. Manvantara.

Chu kỳ mạt pháp : X. Kali Yuga.

Chu kỳ thế giới (World period):

     -  Ring                                              (Thư của Ch, S.,   160)

     – Bảy căn chủng hợp thành một chu kỳ thế giới.

(LVLCK, 62)

     – Bảy chu kỳ thế giới tạo thành một cuộc tuần hoàn (round).                                                                                                                                  (LVLCK, 63)

Chủ nghĩa  Duy Vật và Chủ Nghĩa Vô Thần (Materialism and Atheism).   Chính do sự thiếu hiểu biết về các Giáo Lư Huyền Linh Học (Occult tenets) và sự áp đặt (enforcement) các quan niệm sai lầm dưới chiêu bài giáo dục tôn giáo (the guise of religious education) mà Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Vô Thần mới được tạo ra như là một sự phản kháng lại (protest) trật tự thiêng liêng đă được xác định của vạn vật. 

                                        (GLBN  I,   234)

 

 

Chủ nghĩa Quốc Xă : (Narism)

    Chủ Nghĩa Quốc Xă hay Chủ Nghĩa Hitler (Hitlerism) là sự pha trộn đặc biệt lệch lạc của Chủ Nghĩa Phát Xít (Fascism) và Chủ Nghĩa Cộng Sản.                               (SHLCĐD9CG.  127)

Chủ nghĩa lư tưởng (Idealism):

     Chủ nghĩa lư tưởng là năng lực thấy được linh thị (see the vision) và điều khiển con đường của ḿnh về hướng đó.           

     (CTHNM, 177)

Chủ thể tư tưởng (thinker) :

- hay linh hồn                                                                                          (TLHNMII, 64)

- hay Chân Ngă (Ego).                                                                          (LVLCK, 662)

- Thể thường tồn (permanent body=causal body) cùng với tâm thức thiêng liêng (divine consciousness) hợp thành Chủ Thể Tư Tưởng.                                                                       (MTNX, 144)

     – Chủ Thể Tư Tưởng tức con người cá biệt (individual), tức Nhân hồn (Human Soul).                                                                       (MTNX, 132)

Chủ thể tư tưởng thiêng liêng (Divine thinker) :

     Tức là Toàn Linh Trí (Univeral Mind).                      (LVLCK, 317)

Chủ thể quan sát (Seer):

- Chủ thể quan sát tức là con người tinh thần (spiritual man).                                                                                                                                               (ASCLH, 163)

- Chủ thể quan sát, tức linh hồn (soul).                      (ASCLH, 169)

Chúa Thánh Thần (Holy Ghost):

   Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba của thánh linh, vốn là nguyên khí linh hoạt trong vật chất, và thể xác là một tương ứng của nguyên khí này.                                                                    (TBĐC, 148)

Chủ nghĩa quốc gia : X. Quốc gia chủ nghĩa.

Chúng sinh : Sattva (Bắc Phạn), Creatures.

Chụp h́nh vong linh (Spirit photography, chụp h́nh hồn ma):

     Cần nên nhớ rằng cái gọi là các “vong linh” (“spirits”) th́ đều đang hoạt động trong thể cảm dục hăo huyền (illusory), trong khi các “vong linh” tiến hóa chỉ hoạt động như là thể trí, và do đó chỉ có thể tiếp xúc được bằng trí chứ không c̣n cách nào khác. Không bao giờ có thể chụp được h́nh thể trí (mental vehicle); chỉ có thể cảm dục mới đủ thụ cảm (susceptible) để chụp h́nh được mà thôi. Khi c̣n sống, người nào có dục vọng và ham muốn càng thô trược th́ người đó càng dễ chụp h́nh được sau khi qua đời (nếu có người muốn chụp h́nh y!), người càng tiến hóa th́ càng khó chụp được h́nh. (CTNM, 377–378)

Chuyển động (Motion):

     - Theo nghĩa đen, tất cả mọi chuyển động đều là kết quả của sự va chạm hoặc sự giao lưu (intercourse) giữa các nguyên tử, và không có một nguyên tử nào ở bất cứ nơi đâu thoát khỏi được mănh lực này. Trong trường hợp chuyển động quay tṛn (rotary motion) vốn đang chi phối hoạt động của nguyên tử vật chất, xung lực xuất phát từ bên trong ṿng giới hạn và được tạo ra bởi sự va chạm của điện tích dương lên trên các điện tích âm. Điều này đúng cho tất cả các nguyên tử, thuộc vũ trụ, thái dương, cá nhân, hóa học và vv…                     (LVLCK, 1039)

     - Chuyển động được đặc trưng bằng ba tính chất:

1/ Tịnh (Inertia)

2/ Động (Mobility)

3/ Nhịp (Rhythm)                                                                        (CTNM, 418)

1/ Tính chất tịnh:

     Tính chất này là đặc điểm của mọi nguyên tử lúc bắt đầu biểu lộ, lúc bắt đầu một chu kỳ thái dương hay chu kỳ đại khai nguyên - mahamanvantara - (hay là 100 năm của Brahma), lúc bắt đầu một dăy, một bầu hay của bất cứ dạng h́nh cầu nào. Do đó, cách tŕnh bày bao gồm toàn thể các h́nh hài biểu lộ trong Thái Dương Hệ.

     … Tính chất tịnh là kết quả của sự thiếu hoạt động và sự tương đối bất động (relative quiescence) của các lửa vật chất.

2/ Tính chất động:

     Các lửa nội tại của vật chất tạo ra chuyển động quay. Sau rốt, sự quay này dẫn đến kết quả là sự phát xạ (radiation). Việc phát xạ của vật chất, kết quả của nhiệt lưỡng phân của nó, tất nhiên tạo ra một tác dụng lên các nguyên tử ở môi trường chung quanh nó (không có ǵ quan trọng, dù môi trường chung quanh đó là không gian vũ trụ, không gian Thái Dương Hệ hay là vùng bên ngoài của thể xác con người), và sự tương tác này tạo ra cự lực (repulsion, lực đẩy) và hấp lực (atraction, lực hút) tùy theo cực của nguyên tử vũ trụ, nguyên tử Thái Dương Hệ hay nguyên tử hồng trần. Sau rốt, chính điều này tạo ra sự cố kết của h́nh hài. Các cơ thể hay tập hợp các nguyên tử xuất hiện hay biểu lộ và tồn tại trong các chu kỳ lớn hay nhỏ của chúng cho đến khi tính chất thứ ba được nhận ra.

3/ Tính chất nhịp nhàng, tức là việc đạt tới điểm thăng bằng hoàn toàn và điểm quân b́nh. Lúc bấy giờ, điểm thăng bằng hoàn hảo này tạo ra một số hiệu quả đặc thù có thể được liệt kê và suy gẫm, cho dù chúng có thể dường như nghịch thường và mâu thuẩn đối với thể trí hữu hạn của chúng ta. Các hiệu quả này là:

a.      Sự tan ră của h́nh hài

b.      Giải thoát tinh hoa mà h́nh hài giam giữ.

c.      Các phân ly (separations) của Tinh thần và Vật chất.

d.      Kết thúc một chu kỳ, dù là hành tinh, con người hay thái dương.

e.      Tạo ra việc quy nguyên và chấm dứt việc biểu lộ (objectivity or manifestation).

f.       Tái hấp thu tinh hoa, phối hợp lại vật chất đă biến phân với cội nguồn của vật chất.

g.      Kết thúc thời gian và không gian theo cách hiểu của chúng ta.

h.      Hợp nhất ba luồng Hỏa và đưa tới sự cháy tự phát (spontaneous combustion), nếu có thể nói như thế.

i.        Hoạt động tổng hợp của vật chất bằng ba loại chuyển động - quay tṛn, xoắn ốc theo chu kỳ và lũy tiến (onward progression) - mà chuyển động hợp nhất sẽ được tạo ra bằng sự tương tác của lửa vật chất, lửa của trí tuệ và của Tinh thần vào nhau.           (LVLCK, 157-159)

Chuyển động quay và biểu tượng kư (Rotary motion and symbolism):

Mọi khối cầu quay của vật chất có thể được phác họa bằng cách dùng cùng các biểu tượng chung của vũ trụ như đă được dùng để mô tả sự tiến hóa.

1. Ṿng tṛn (The circle). Ṿng tṛn này thay cho ṿng giới hạn của vật chất chưa biến phân. Nó tượng trưng cho một Thái Dương Hệ hay là cơ thể Thượng Đế, xét về mặt siêu việt (etherically); nó thay cho một hành tinh hay cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế xét về mặt siêu việt; nó thay cho một cơ thể người cũng xét về mặt cao siêu và nó thay cho tất cả các cơ thể đó vào thời kỳ biểu lộ đầu tiên. Sau rốt, nó thay cho một tế bào đơn thuần trong hiện thể của con người, và thay cho nguyên tử của nhà hóa học hay vật lư.

2. Ṿng tṛn có tâm điểm (Circle with the point in the centre). Ṿng tṛn này hàm ư là việc sinh ra nhiệt ở tâm của vật chất; điểm lửa, thời điểm có hoạt động quay đầu tiên, lần giăn ra (straining) đầu tiên của nguyên tử, được tiềm nhiệt kích hoạt tiến vào phạm vi ảnh hưởng của nguyên tử khác. Điều này tạo ra bức xạ đầu tiên, lực cuốn hút thứ nhất và đưa tới khuynh hướng đẩy nhau, và do đó tạo ra:

3. Ṿng tṛn chia hai (Circle divided into two). Ṿng này đánh dấu sự quay tích cực và việc bắt đầu hoạt động của nguyên tử vật chất, tạo ra sự bành trướng theo sau đó của ảnh hưởng của điểm tích cực bên trong nguyên tử vật chất cho đến khi phạm vi ảnh hưởng của nó trải rộng từ trung tâm đến ngoại biên. Nơi điểm tiếp xúc với ngoại biên, nó tiếp nhận ảnh hưởng của các nguyên tử ở chung quanh nó; bức xạ được tạo nên và điểm trũng xuống xuất hiện, đánh dấu chỗ lưu nhập và lưu xuất của thần lực hay nhiệt.

4. Ṿng tṛn chia tư (Circle divided into four). Đây là ṿng tṛn đích thực của vật chất, thập giá có cánh bằng nhau của Chúa Thánh Thần; Ngài là nhân cách hóa của vật chất thông tuệ linh hoạt. Điều này chứng tỏ tính chất bề đo thứ tư của vật chất và việc xâm nhập của lửa trong bốn hướng, bức xạ tam phân của nó được biểu tượng hóa bằng các tam giác hợp thành bởi thập giá tứ phân. Thập giá này diễn tả diễn tŕnh tiến hóa tứ phân của bất cứ nguyên tử nào.

5. Chữ Vạn (Swastika), hay là lửa trải dài, không những từ ngoại vi đến trung tâm theo bốn hướng, mà c̣n từ từ chạy quanh và tỏa ra từ và quanh toàn bộ ngoại vi. Điều này hàm ư là hoạt động hoàn tất trong mọi phần của vật chất cho đến khi sau rốt, chúng ta có được một bánh xe lửa (fiery wheel, hỏa luân) rực sáng, quay theo mọi cách, với các vận hà rực rỡ lửa từ tâm đến ṿng giới hạn, - lửa bên trong, bên ngoài và chung quanh cho đến khi bánh xe cháy rụi và không c̣n lại ǵ ngoại trừ hoàn toàn là lửa.                                   (LVLCK, 159-161)

Chuyển hóa (transmutation):

   Là phương pháp mà nhờ đó cái thấp được thu hút bởi cái cao, nhờ đó mănh lực (force) được chuyển hóa thành năng lượng (energy), nhờ đó, năng lượng của ba trung tâm thấp được chuyển lên ba trung tâm cao (đầu, tim và cổ họng), sau đó cho phép vị đệ tử điểm đạo tập trung tất cả năng lượng vào trong ba trung tâm điều khiển ở trong đầu. Tiến tŕnh chuyển hóa này diễn tiến dưới sự thôi thúc của kinh nghiệm sống hằng ngày, dưới hiệu quả thu hút của sự giao tiếp với linh hồn và như là kết quả tất yếu của chính sự tiến hóa.

(CVĐĐ, 278279)

- Sự chuyển hóa có liên hệ đến biểu hiện của sức sống (life force) trên ba cơi thấp của sự sinh hoạt và tiến hóa của nhân loại.                                                                                                                           (CVĐĐ, 280)

   Là thay đổi và tái định hướng năng lượng của thể trí, của các t́nh cảm (emotions) và của bản chất xác thân sao cho chúng dùng để khai mở Chân Ngă (Self) chứ không chỉ khai mở các bản chất tâm thông  và xác thể.                   (TTTĐTG, 79)

Chuyển hóa cao (Siêu chuyển hóa, transfiguration):

   Là giai đoạn trên con đường Điểm đạo, khi trải qua cuộc điểm đạo 3, lúc đó, Phàm ngă được rọi chiếu (irradiated) bằng ánh sáng đầy đủ của linh hồn và ba hiện thể của Phàm ngă được hoàn toàn siêu việt (transcended); chúng trở thành chỉ là các h́nh hài mà qua đó, t́nh thương tinh thần có thể tuôn đổ vào cơi giới con người với nhiệm vụ sáng tạo cứu độ (salvaging task of creation).                                  (CVĐĐ, 278)

     - Siêu chuyển hóa liên quan đến sự sống của Tam Thượng Thể Tinh thần (Spiritual Triad) trên ba mức độ đồng nhất hóa riêng của nó.                                                                        (CVĐĐ, 280)

Chuyển hóa vừa (trung chuyển hóa, transformation):

     - Diễn tŕnh tiến hóa xảy ra trên Con đường Đệ tử, trong đó, vị đệ tử biến đổi cái “sắc tướng” tam phân hạ đẳng của ḿnh hay Phàm ngă và bắt đầu biểu lộ “tính chất” thiêng liêng. Thể xác của vị đệ tử trở nên tuân phục các mệnh lệnh (dictates) của thể trí, thể này đang trở nên đáp ứng với thượng trí qua trung gian của linh hồn; bản chất t́nh cảm của vị đệ tử trở thành chỗ tiếp nhận (receptacle) thể bồ đề hay trực giác, để rồi, sau cuộc điểm đạo thứ ba, nó hoàn toàn biến mất, và hiện thể bồ đề (buddhi vehicle) trở thành vận cụ chính của cảm tính (sentiency). Cuối cùng, thể trí cũng hoàn toàn được biến đổi bằng ấn tượng từ thượng trí khi thể này nỗ lực để thể hiện bản chất ư chí của Chân Thần.                                                            (CVĐĐ, 278)

     - Việc trung chuyển hóa có liên quan bằng phương cách đặc biệt nhất với ba trạng thái của thể trí trên cơi trí:

   a) Hạ trí (lower mind)

   b) Con của trí tức linh hồn.

   c) Thượng trí (higher mind).                                                                     (CVĐĐ, 280)

Chữa trị bằng bức xạ (Radiatory healing):

Trong cách chữa trị bằng bức xạ, tiến tŕnh chữa trị th́ đơn giản và an toàn hơn, v́ người chữa trị chỉ quy tụ năng lượng (power) vào chính ḿnh rồi phóng rải (radiate) năng lượng đó vào bệnh nhân dưới dạng một luồng năng lượng tỏa chiếu tuôn ra đều đặn. Ḍng năng lượng này phải được hướng đến bí huyệt gần chỗ bị bệnh nhất.                                         (CTNM, 101)

Chữa trị bằng cách hút từ điển (Magnetic healing):

Trong cách chữa trị bằng từ điển, người hoặc nhóm chữa trị làm hai việc:

     1/ Y thu hút về phía bí huyệt cần chữa trị loại năng lượng sẽ làm mất tác dụng  (counteract) căn bệnh.

Tất nhiên đây là một vấn đề bao la và có t́m quan trọng khoa học sâu xa. Một vài loại thần lực của cung có thể được dùng với một số bệnh, bắt buộc phải sử dụng một vài bí huyệt đặc biệt để phân phối.

     2/ Y thu hút về chính ḿnh và hấp thu các mănh lực đang gây ra bệnh, rút nó ra khỏi bệnh nhân.

Tiến tŕnh sau này cần có sự bảo vệ thận trọng của nhà chữa trị khỏi mọi lây nhiễm của bệnh, để cho các lực gây bệnh không vào trong cơ thể y. Cũng cần phải cung cấp năng lượng lành mạnh cho bệnh nhân để thế chỗ cho năng lượng đă được rút ra.                                                                                                      (CTNM, 100)

Chữa trị đích thực bằng tinh thần (True spiritual healing):

     Khi nào bệnh nhân th́nh ĺnh và thường là bất ngờ, tiếp xúc với linh hồn ḿnh, và trong lúc đó, năng lượng của linh hồn nhiều và mạnh đến nỗi nó quét qua các hiện thể và nhất định phải tạo ra nhiều hiệu quả. Nhờ thế mang lại việc chữa trị cho một hiện thể nào đó và thường là trong thể xác. (CTNM, 359)

Chữ Vạn (Swastika): X. Chuyển động quay và biểu tượng kư.

     - Thập giá khả chuyển (Mutable Cross) có thể được mô tả bằng chữ Vạn                   (chữ Vạn ngược)     (CTHNM, 560)

    - Swastika/Svastika (B.Ph): Chữ Vạn       (chữ Vạn thuận)

     Trong Triết Học Nội Môn, đây là biểu đồ cổ xưa và thần bí nhất. Đó là “tác nhân sáng tạo của lửa do ma sát và của “49 Linh hỏa”. Biểu tượng của nó được khắc vào chỗ quả tim của Phật, và do đó, được gọi là “Tâm Ấn” (“Heart’ s Seal”). Chữ Vạn được đặt vào ngực của các Đạo Đồ sau khi chết; và nó được nhắc đến với niềm tôn kính sâu xa trong Ramâyana. Chữ Vạn được khắc trên mọi ḥn đá, đền thờ và các kiến trúc tiền sử của Ấn Độ và bất cứ nơi đâu có dấu vết tín đồ Phật giáo. Nó cũng được t́m thấy ở Trung Hoa, Tây Tạng, Thái Lan và trong các quốc gia Nhật Nhĩ Man cổ xưa (ancient  Germanic nations) giống như cái Búa của thần Thor (Thor’ s Hammer).

     (NGMTTL, 315)

Chướng ngại trên đường phát triển tâm linh (Impediment in the way of spiritual development):

     Cách nói ẩn dụ của các huyền bí gia Ấn Độ khi nói đến “Con Mắt của Shiva”, tức là “có đệ tam nhăn” (the Tri–lochana hoặc three–eyed”) được chứng minh là có lư. Việc chuyển di tuyến tùng quả (có thời là Con Mắt Thứ Ba) ra trước trán chỉ là cách nói lệch lạc của ngoại môn. Việc này cũng rọi ánh sáng vào một điều bí nhiệm mà một số người không thể hiểu được, về mối liên hệ giữa t́nh trạng có nhăn thông với sự tinh khiết về mặt sinh lư của Nhà Nhăn thông (Seer). Câu hỏi sau đây thường được đưa ra: “Tại sao đời sống độc thân và sự trinh khiết (chastity) lại là điều kiện tất yếu của hàng đệ tử thông thường khi muốn phát triển các quyền năng tâm linh thần bí? Câu trả lời nằm trong Thiên b́nh luận. Nếu chúng ta biết được rằng Con Mắt thứ ba trước là cơ quan sinh lư, rồi sau đó, do sự biến mất từ từ của tính chất tâm linh và việc tăng tiến của tính chất vật chất, bản chất tâm linh v́ bị bản chất vật chất dập tắt nên nó trở thành một cơ quan thoái hóa mà hiện nay các nhà sinh lư học chỉ hiểu được đôi chút (giống như trường hợp của lá lách) – Khi chúng ta hiểu được điều này th́ mối liên hệ sẽ trở nên rơ rệt hơn. Trong kiếp sống con người, trở ngại lớn nhất trên đường phát triển tâm linh và nhất là để hoạch đắc các quyền năng nhờ yoga là hoạt động của các khả năng sinh lư (physiological senses). Do tác động hỗ tương, hoạt động t́nh dục cũng có liên quan chặt chẽ với tủy sống và chất xám của bộ óc, không cần giải thích dài ḍng thêm nữa. Dĩ nhiên, t́nh trạng b́nh thường và bất thường của bộ óc và mức độ hoạt động tích cực của tủy sống sẽ tác động mạnh mẽ lên tuyến tùng quả, bởi v́, do con số các “trung tâm”, ở vùng đó, từ lâu đă kềm chế một số lớn các tác động sinh lư của cơ cấu động vật (animal economy), và cũng do sự gần gũi mật thiết của cả hai nên tủy sống phải có một tác động “cảm ứng” rất mạnh lên tùng quả tuyến.                                                              (GLBN III, 297)

Cơi (Plane, cảnh giới):

   Về mặt bản thể, cơi là một trạng thái tâm thức (a state of consciousness) chứ không phải là một vị trí (locality) theo như rất nhiều nhà nội môn học tưởng nghĩ.                                   (CTNM, 490)

   Trong Thái Dương Hệ, prana thể hiện như là năm trạng thái năng lượng vĩ đại (great states of energy) mà chúng ta gọi là các cơi, môi trường của tâm thức, đó là:

     1) Cơi Niết Bàn hay là cơi Tinh thần (atmic or spiritual plane).

     2) Cơi Bồ Đề hay cơi trực giác.

     3) Cơi trí.

     4) Cơi cảm dục.

     5) Cơi hồng trần.                                                                                                (ASCLH, 329)

     – Các lực trường vĩ đại (great fields of forces) được gọi là các cơi (planes).                                                                  (TLHNM II, 54)

     - Như được dùng trong huyền linh học, thuật ngữ này chỉ phạm vi (range) hay mức độ (extent) của một trạng thái ư thức nào đó hay là của năng lực nhận thức của một tập hợp các giác quan đặc biệt, hoặc là tác dụng của một lực đặc biệt, hoặc là trạng thái vật chất tương ứng với bất cứ thứ nào nói trên.    

                   (LVLCK, 66)

Cơi ảo tưởng (Plane of illusion, cơi huyễn tưởng):

     Cơi ảo tưởng vốn là cơi cảm dục.                     (TLHNM II, 189)

Cơi Bồ Đề (Buddhic plane):

   - Cơi Bồ Đề tức là cơi trực giác                    (LVHLT, 383).

     Cơi thứ tư hay cơi Bồ Đề, cơi của vũ trụ chúng ta, trong cơi này vẫn c̣n nhị nguyên tính (duality) nhưng không c̣n sự phân chia (separation).                                                     (MTNX, 182)

Cơi bên trong: (Inner planes, nội cảnh giới)

    Cơi bên trong là cơi của các nguyên nhân và các xung lực (impulses), của tư tưởng và ham muốn (of thought and desire). 

(SHLCTĐ, 352)

Cơi cảm dục (Astral plane):

   Tất cả các bạn đều đang hoạt động ở một mức độ nào đó trên cơi ảo tưởng và ảo cảm, và đối với các bạn, thế giới ảo tưởng có thật và cơi cảm dục đối với bạn là có thật. Nhưng tôi có thể nói: đối với các thành viên đă được điểm đạo của Đại Bạch Giai th́ cơi cảm dục không có thật. Các vị này không hoạt động trên phân cảnh ư thức đó v́ cơi cảm dục là một trạng thái tri thức rơ rệt cho dù (theo quan điểm tâm linh), nó không thật sự hiện tồn. Nó biểu hiện cho đại công tác sáng tạo của nhân loại qua bao thời đại và là sản phẩm của sự tưởng tượng “giả tạo” và hoạt động của bản chất tâm thông thấp. Khí cụ của công tác sáng tạo của nó là bí huyệt xương mông và bí huyệt nhật tùng. Khi các năng lượng t́m cách biểu hiện qua hai bí huyệt này được chuyển hóa và đưa tới bí huyệt cổ họng và tim nơi người tiến hóa, bấy giờ, những người vượt trội nhất trong nhân loại sẽ biết được rằng cơi cảm dục không có thật. Bấy giờ, họ sẽ hoạt động mà không có ấn tượng của nó và nhiệm vụ giải thoát nhân loại ra khỏi t́nh trạng nô lệ của sáng tạo riêng của nó sẽ diễn tiến nhanh chóng.        (SHLCTĐ, 40)

3.      Desire plane tức là astral plane.                           (LVHLT, 220)

4.      Cơi ảo tưởng (plane of illusion) là cơi cảm dục

(TLHNM II, 189)

     Thuật ngữ “astral” (“tính chất giống như sao”) rất thường được dùng thật sự là cách gọi sai. Về căn bản th́ H.P.B. có lư khi bà dùng thuật ngữ này để nói về các mức độ dĩ thái hay sinh lực của cơi trần. Khi tiếp xúc với lĩnh vực dĩ thái, ấn tượng đầu tiên có được luôn luôn là có ánh sáng như sao, chói rực, lấp lánh. Tuy nhiên, dần dần, từ này được đồng hóa với kama hay dục vọng, và như thế, dùng để chỉ cơi của phản ứng t́nh cảm.

     Thật là lư thú mà biết được điều này v́ chính nó là một thí dụ về tác dụng của cơi cảm dục lên năo bộ con người, khi không được biết rơ, nó sẽ đảo ngược sự thật và thấy các sự vật ở t́nh trạng lộn ngược. Cái bề ngoài của cơi cảm dục khi được thấy lần đầu tiên một cách rơ rệt bởi “con mắt mở rộng” của người t́m đạo là một đám sương mù dày đặc, hỗn độn, h́nh hài biến đổi, màu sắc xuyên thấu nhau và trộn lẫn nhau và có dáng vẻ biến ảo đến nỗi sự vô vọng của việc khó khăn này dường như lấn áp tất cả. Nó không phải là ánh sáng, hoặc lấp lánh như sao, hoặc trong suốt. Hiển nhiên, đó là một khối lộn xộn, không thể xuyên qua được, v́ đó là nơi hội tụ của các mănh lực. Bởi v́ các mănh lực trong chính cơ thể của người t́m đạo cũng hỗn độn nên y trộn lẫn với sự hỗn độn chung quanh đến nỗi mà lúc đầu, linh hồn đứng bên ngoài hầu như không thể tách rời cơ cấu cảm dục của riêng ḿnh ra khỏi cơ cấu cảm dục của nhân loại nói chung, và ra khỏi cơ cấu cảm dục của thế giới.

   Bấy giờ, một trong các điều đầu tiên mà người t́m đạo phải học là tách rời hào quang của riêng ḿnh trong ư thức t́nh cảm ra khỏi hào quang của môi trường quanh ḿnh và phải mất nhiều thời giờ mới học được điều này. Lư do của việc này là một  trong các tính chất đầu tiên trên đường đệ tử là phân biện, v́ chính nhờ dùng thể trí như là dụng cụ phân tích, gạn lọc mà thể cảm dục mới được kềm chế.

   Thứ đến là, cơi cảm dục là cơi của ảo tưởng, của ảo cảm và của cách tŕnh bày thực tại bị méo mó. Lư do là v́ mọi con người trên thế gian đều đang vướng bận với chất cảm dục và sức mạnh của dục vọng nhân loại và dục vọng của thế giới luôn luôn tạo ra sự “vẽ vời” (“out picturing”) và xây đắp h́nh hài (form building) vốn dẫn đến các hiệu quả cụ thể nhất đối với chất cảm dục. Dục vọng cá nhân, dục vọng quốc gia, dục vọng của giống dân, dục vọng của nhân loại nói chung, cộng với dục vọng do bản năng của tất cả các sinh linh dưới nhân loại tạo ra một sự thay đổi và chuyển dời thường xuyên chất liệu của cơi này. Ngoài ra c̣n việc tạo nên các h́nh hài tạm thời, một số đẹp đẽ hiếm thấy, một số không đẹp và có sinh khí do năng lượng cảm dục của tác nhân tạo ra chúng. Thêm vào các h́nh hài này có các màn cảnh mà chúng ta gọi là “tiên thiên kư ảnh” có liên hệ đến liïch sử của quá khứ, cộng với các hoạt động của các sinh linh thoát xác đang vượt qua cơi cảm dục, hoặc là ĺa trần, hoặc là đi đầu thai, cộng với ước vọng mạnh mẽ được thanh lọc và sáng suốt của các siêu nhân, kể cả các vị thuộc Thánh Đoàn trong hành tinh, và toàn thể các mănh lực hiện diện thật kỳ diệu. Tất cả đều đang tác động lên, chung quanh và xuyên qua mọi người tùy vào năng lực thể xác y và t́nh trạng của các trung tâm lực của y mà y đáp ứng được.

 (LVHLT, 221222)

     – Phân cảnh thứ tư của cơi cảm dục nắm giữ đa số nhân loại khi họ qua đời.                                                         (LVHLT, 374)

     – … Trong giai đoạn cuối cùng của lịch sử nhân loại (trong căn chủng thứ bảy), cơi cảm dục sẽ không c̣n tồn tại nữa.

     (CTNM, 487)

     - Cơi cảm dục dứt khoát là một trạng thái ư thức, cho dù (theo khía cạnh tâm linh) nó không thực sự tồn tại.

   (SHLCTĐ,  40)

Cơi hiện tượng (world of phenomena, phenomenal world, Ye-dhamma- Thư của Ch.S.,   256):

     Là ba cơi tiến hóa của con người (three worlds of human evolution).                                                                                                                 (GDTKNM, 60)

Cơi hồng trần (Physical plane/objective plane – CTNM, 1, cảnh giới hồng trần):

     Gồm bảy phân cảnh (cơi phụ) từ thấp (thứ bảy) lên cao (thứ nhất):

     1/ Phân cảnh một … Phân cảnh vi tử (Atomic subplane) … Vật chất vi tử (Atomic matter).

     2/ Phân cảnh 2 … Phân cảnh á vi tử (sub-atomic) … Chất ether II (Dĩ thái II).

     3/ Phân cảnh 3 … Phân cảnh siêu dĩ thái (super etheric) … Chất ether III.

     4/ Phân cảnh 4 … Phân cảnh dĩ thái thứ nhất … Chất ether IV.

     5/ Phân cảnh 5 … Phân cảnh chất hơi (gaseous subplane) … Chất hơi (gas).

     6/ Phân cảnh 6 …… Chất lỏng (liquids).

     7/ Phân cảnh 7 …… Chất đặc (solids).                     

                                                (LVLCK, 94 và ASCLH, 323)

 

Cọi giới xám (The gray world):

 Đời sống ở cơi giới xám sau khi chết là do sự vướng mắc của thể t́nh cảm và thể sinh lực. Nhiều người không có đức tin rơ rệt nào vào sự sống bên kia cửa tử, tuy thế họ lại khao khát muốn tiếp tục sự sống. Họ thường nói một cách mơ hồ với bạn rằng họ tin có trạng thái hậu tử (an after-state), nhưng rốt lại họ rất nghi ngờ. V́ không có sự sống nào trừ sự sống hồng trần là có ư nghĩa đối với họ, họ liều lĩnh bám chặt vào xác thân đến mức mà sau khi chết, chất dĩ thái không thể rút hết ra khỏi chất hồng trần trọng trược (dense physical matter) như các trường hợp thông thường. Bấy giờ, một lúc lâu sau khi chết, con người vẫn c̣n ở t́nh trạng không phải là cơi trần, mà cũng không phải là cơi sau khi chết. Người ấy c̣n giữ lại một số lớn chất dĩ thái (etheric matter), chất này ngăn không cho y vận dụng các giác quan thuộc thể cảm dục (astral senses) một cách trọn vẹn đầy đủ, cho nên y không thể chuyển qua cơi cảm dục theo ư muốn, mặt khác, y không thể ở lại cơi trần v́ y đă mất liên lạc với cơi ấy mặc dù vẫn c̣n một số chất dĩ thái ở lại quanh y. Thế là y bị treo trong cái đôi khi được gọi là cơi giới xám. Trong t́nh trạng này, y chỉ có đôi chút ấn tượng của mỗi cơi, nhưng y ở trong t́nh trạng rất không ổn định, luôn luôn tranh chấp để có được cuộc sống đầy đủ ở nơi này hoặc nơi kia. Mọi điều đó đều có thể rời khỏi y trong thoáng chốc nếu y chịu buông ra, nhưng thường thường phải mất một thời gian dài trước khi y có thể làm được như thế. (GLASTĐĐ, 389)

             

Cơi hồng trần vũ trụ (cosmic physical plane, kosmic Prakritic plane):

     Bảy cơi (cảnh giới) của chúng ta là bảy cơi phụ (subplanes) của cơi hồng trần vũ trụ.        (ÑÑNLVTD, 169), (LVLCK, 94)

 

 

 

Cơi nguyên h́nh (Archetypal plane):

     - Cơi nguyên h́nh là cơi của biểu lộ thiêng liêng, cơi thứ nhất của Thái Dương Hệ chúng ta, cơi Tối Đại Biết Bàn (the plane Adi).

     Vật chất (matter) của cơi cao nhất đó thường được gọi là “bể lửa” (“sea of fire”) và đó là cội rễ (root) của tiên thiên khí (akasha), một thuật ngữ được dùng để chỉ chất liệu (substance) của cơi biểu lộ thứ nh́.                                                                      (LVLCK, 79)

     - Đối với người t́m đạo (aspirant), cơi nguyên h́nh là cơi của trực giác, mặc dù trong thực tế, nó là một trạng thái tâm thức c̣n cao hơn nhiều.

     - Cơi nguyên h́nh là chỗ tập trung sự chú tâm của nhóm các Đấng Thông tuệ cao siêu nhất trên hành tinh chúng ta. Tâm thức các Ngài có thể đáp ứng và bao gồm vào lĩnh vực hoạt động này, nơi mà Thiên Trí tự biểu hiện, không bị hạn chế của những ǵ mà chúng ta hiểu như là h́nh hài sắc tướng.

              (LVHLT, 456, 458)

Cơi Niết Bàn (The Nirvanic plane, Atmic plane):

     - Cơi thứ năm, tức cơi Niết Bàn, là cơi của trạng thái cao nhất của con người đối với Thượng Đế bên trong chúng ta, trạng thái này được các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng gọi là Atma, tức Chân Ngă (the Self). Đó là cơi của sự sống thuần khiết (pure existence), của các quyền năng thiêng liêng dưới biểu lộ (manifestation) đầy đủ nhất của chúng trong vũ trụ ngũ phân của chúng ta – những ǵ ở bên kia, tức cơi thứ sáu và thứ bảy được ẩn giấu trong ánh sáng không thể tưởng tượng được của Thượng Đế.                                               (MTNX, 184)

    - Atmic plane là trú sở (home) của Atma con người.

 (KCVTT,  236)

Cơi phụ (subplane):

     Cơi phụ của bất cứ cơi (plane ) nào được gọi là “sphere” (phân cảnh).                                                                                                                         (LVLCK, 153)

Cơi phụ Chân Ngă  (Egoic levels): X. Phân cảnh Chân Ngă.

Cơi siêu phàm (super-physical planes)

    Cơi siêu phàm là các cơi mà Ngă-Thức (Self-consciousness) chưa được xác lập trên đó                                   (KCVTT, 163)

 

Cơi thiêng liêng (Divine plane):

     Cơi thiêng liêng tức cơi của Thượng Đế, đôi khi được gọi là cơi Tối Đại Niết Bàn (Adi).                                   (LVLCK,468)

Cơi thứ tám (Eighth sphere):

   ... Giống như thể xác không được coi như là một nguyên khí, cũng vậy, có một lĩnh vực hoạt động không được kể tới trong bảng liệt kê của chúng ta, nó đă qua rồi. Cách giải thích nào đó về điều này ẩn giấu trong các lời lẽ huyền linh “Cơi thứ tám”.                                                                                                           (LVLCK, 588)

Cơi trí (mental plane):

     - Cơi trí là cơi phản chiếu Toàn Linh Trí trong Thiên Nhiên, trong hệ thống nhỏ bé của chúng ta, cơi trí tương ứng với cơi của Đại Trí (Great Mind) trong Đại Vũ Trụ (Kosmos).

                 (MTNX,  123)

     - Cấu tạo của cơi trí gồm có ba cơi phụ vô sắc tướng (three formless levels) và bốn cơi phụ hữu sắc tướng (four levels of form).                                                                                                                                          (LVLCK, 923)

     - Trên cơi trí không có thời gian.                                 (LVHLT, 480)

     - Cơi phụ thứ tư của cơi trí là cơi Devachan (plane of Devachan).                                                                                                                       (LVHLT, 374)

Cơi trực giác (Intuitional plane) :

     - Hay là cơi bồ đề (buddhic plane).                              (LVHLT, 383)

- Phân cảnh thứ tư của cơi hồng trần vũ trụ.   (CVĐĐ, 700)

Cơi và các bản tố (Plane and elements):

a/ Hậu thiên khí (Aether) ….…    Cơi Niết Bàn (Atmic plane)

b/ Phong (Air)           ………………………..        Cơi Bồ Đề (Buddhic plane)

c/ Hỏa (Fire)             ………………………..        Cơi Trí (Mental plane)

d/ Thủy (Water)       ………………………..        Cơi cảm dục (Astral plane)

e/ Địa (Earth)            …………………………      Cơi Hồng Trần (Physical plane)

(LVLCK, 185)

Cơi và trạng thái tâm thức (Planes and states of consciousness):

1. Cơi hồng trần … Bhu … Thế giới trần tục - Hồng trần thức

(Physical plane)                                                                            (physical consciousness)

2. Cơi cảm dục … Antariksa … Thế giới xúc cảm- Cảm dục thức

 (Astral plane)                                                     (kamic or desire consciousness)

3. Cơi trí … Mahendra … Thế giới của trí tuệ và linh hồn

 (Mental plane)                                                       - Trí tuệ thức

                                                                                (Mind consciousness)

4. Cơi Bồ Đề … Mahar Prajapatya … Thế giới Christ

(Buddhic plane)                                   -Trực giác thức

                                            hay Tâm thức Christ-Tập thể thức

5. Cơi Niết bàn … Jana … Thế giới tinh thần - Hành Tinh thức

 (Atmic plane)                                            (planetary consciousness)

                                                                                                                                               -Thế giới của Ngôi Ba

6. Cơi Chân Thần … Tapas … Thế giới thiêng liêng-Thiên thức        

    (Monadic plane)                                      (God consciousness)

                                                                                                                                       -Thế giới của Ngôi Hai

7. Cơi Thượng Đế … Tatya … Thế giới của nguyên nhân phát

   (Logoic plane)             sinh-Tuyệt đối thức (Absolute consc.)

                                                              -Thế giới của Ngôi Một

(ASCLH, 298)

Cơi vật chất (Material planes)

Tập hợp các cơi vật chất, tức là cơi hồng trần, cơi cảm dục và cơi hạ trí (lower mental plane)                          (GLTNVT, 104)

Con của trí tueä (Sons of mind) :

   Loài người khác với loài thú ở chỗ có được sự thông tuệ, biết biện luận bằng lư trí. V́ thế, trong Minh triết Vô thủy, Giáo Lư Bí Nhiệm của thế gian, con người thường được gọi là “con của trí tuệ”. Chính trí tuệ giúp cho con người có ư thức về biệt ngă (sense of individuality), có ư thức về sự cá biệt của ḿnh, đó là Chân Ngă.                                                              (ASCLH, 318)

Con dân của Chúa (Man of God, Dân nước Chúa):

Dân nước Chúa là người có các quyền năng được kềm chế bởi rung động vượt trội (dominant vibration) của cung linh hồn, c̣n bộ máy bén nhạy bên trong đang rung động với mức độ mà đến lượt cung linh hồn lại đang tái định hướng về phía cung Chân Thần và được cung này kềm chế.   

                                                                     (TLHNM II, 17-18)

Con đường Dự bị (Path of Probation):

     Trong thực tế, con đường dự bị là toàn thể kinh nghiệm sống (life experience), trước khi bước lên con đường đệ tử (discipleship).                                                                                                           (CTHNM, 279)

Con đường Ly Nguyên (Path of Outgoing):

     – Con đường ly nguyên đưa vào vật chất.       (CTHNM, 569)

     – Huynh đệ hắc đạo dồn hết th́ giờ vào các mănh lực giáng hạ tiến hóa, hay là Con Đường Ly Nguyên.            (LVLCK, 987)

Con đường Qui Nguyên (Path of Return, Phản Bổn Hoàn nguyên):

     – Như người ta biết rơ, nhà huyền linh học hoạt động theo khía cạnh tiến hóa thăng thượng hay liên quan đến Con đường Qui Nguyên.                                                                     (LVLCK, 987)

     – Bốn giai đoạn của Con đường Qui Nguyên:

            a/ Chính giai đoạn tiến hóa.

            b/ Giai đoạn Con đường Dự bị.

            c/ Giai đoạn Con đường Đệ tử.

            d/ Giai đoạn Con đường Điểm đạo.             (CVĐĐ, 476)

    - Nhờ con đường Quy nguyên, nhân loại được rút ra khỏi sự chú trọng vào ngoại cảnh, bắt đầu nhận ra và ghi nhận các tri thức hữu thức nội tâm của những ǵ không có tính chất hiện tượng, để rồi, nhờ vào diễn tŕnh tiến hóa, đạt được một tŕnh độ phát triển mà trong đó một số người có thể noi theo con đường này từ ư thức hồng trần (physical consciousness) đến ư thức t́nh cảm và từ ư thức t́nh cảm (emotional consciousness) đến ư thức trí tuệ (mental consciousness).                    (GDTKNM, 27)

Con đường Thanh Luyện (Path of Purification):

     Con đường Dự bị là Con đường Thanh luyện.(TLHNM, 307)

Con người (man):

Con người là một điểm linh quang (point of divine light) bị che giấu trong một số lớp vỏ bao bọc (enveloping sheaths) giống như ánh sáng bị che giấu bên trong ngọn đèn lồng.

(TTTĐTG, 76)

- Con người là một thực thể (being, sinh vật) mà trong y, phần tinh thần cao siêu nhất và phần vật chất thấp thỏi nhất được nối kết lại với nhau bằng trí tuệ (intelligence).              

      (TTCNT, 83)

- Theo chúng tôi biết, Con Người hay cái h́nh bóng thanh nhẹ (filmy image) của con người có thể đă xuất hiện từ 300.000.000 năm nay, mặc dù chúng tôi không được dạy cho biết các con số chính xác, v́ chúng được các Chân Sư của Huyền Môn giữ bí mật như đă nói trong Esoteric Buddhism.

                                (GLBN  3,   253)                    

Con người, các dị biệt tạm thời (Temporary differences):

     Con người khác nhau ở các điểm:

     a/ Cung năng lượng (hầu hết tác động đến từ khí của sự sống).

     b/ Tiếp cận với chân lư, hoặc con đường huyền linh, hoặc con đường thần bí có mănh lực thu hút mạnh hơn.

     c/ Sự an trụ, định đoạt chủ đích của t́nh cảm, trí tuệ hay xác thân của một kiếp sống.

     d/ T́nh trạng tiến hóa đưa đến sự đa dạng đă thấy trong con người.

     e/ Cung hoàng đạo, xác định khuynh hướng của bất cứ kiếp sống đặc biệt nào.

     f/ Giống dân, đặt phàm ngă dưới h́nh tư tưởng riêng biệt của giống dân đó.                                                                      (LVHLT, 111)

Con người, cấu tạo (Constitution of man):

     Về căn bản, cấu tạo của con người gồm ba phần như sau:

I. Chân Thần (Monad , hay Tinh thần thuần khiết (pure Spirit), Cha Trên Trời (Father in Heaven). Trạng thái này phản chiếu Ba Ngôi của Thượng Đế (Godhead):

1. Ư chí hay Quyền năng (Will or Power)    Chúa Cha

2. Bác áiMinh Triết (LoveWisdom)..... Chúa Con

3. Trí tuệ linh hoạt (Active Intelligence) Chúa Thánh

                                                                                        Thần.

     Chân Thần tự phản chiếu lần nữa trong:

II. Chân Ngă (Ego), Thượng Ngă (Higher Self) hay Biệt Ngaơ (Individuality). Tiềm năng của trạng thái này là:

     1. Ư chí Tinh thần ………………………….. Atma (Linh thể).

     2. Trực giác ………………………………………….Buddhi (Tuệ giác thể),

Bác ái Minh triết, nguyên khí Christ.

     3. Thượng trí hay Trí trừu tượng … Manas cao

                                                         (Thượng trí thể).

     Nơi người tiến hóa cao, Chân Ngă bắt đầu hiển thị sức mạnh của ḿnh, và sức mạnh này ngày càng tăng trên đường Dự Bị cho đến lần điểm đạo ba th́ Thượng Ngă hoàn toàn kềm chế Phàm Ngă, và trạng thái cao nhất bắt đầu hiển lộ năng lượng.

     Chân Ngă tự phản chiếu trong:

 

III. Phàm Nhân hay Phàm Ngă (Personality hoặc lower self), con người hồng trần(physical plane man):

     Trạng thái này cũng có ba phần:

     1. Hạ trí (mental body)...................... Manas thấp

                                                                 (Thể hạ trí)

     2. Thể t́nh cảm (emotional body)... Thể cảm dục

     3. Thể hồng trần (physical body) ……... Xác thịt trọng trược

  (dense physical body) và thể dĩ thái.

(ĐĐNLVTD, XV)

Con người, phân loại (People, categories):

     Có ba hạng người (three types of people):

     a/ Người cảm dục (Kamic people, kamic person): những người này có tính chất và cấu tạo thuần là cảm dục (purely astral).

     b/ Người trí cảm (kama–manasic person): đây là những người quân b́nh (balanced people), họ là các Phàm Ngă hội nhập (integrated personalities). Người trí cảm có được  cái gọi là “sự tự do của cuộc sống nhị phân” (“freedom of the dual life”) và thấy chính ḿnh có được h́nh thức nhị phân (dual form) khiến cho y tùy ư giao tiếp với các phân cảnh cao của cơi cảm dục và các phân cảnh thấp của cơi trí. Tôi xin nhắc lại rằng không có năo bộ hồng trần nào ghi lại được các tiếp xúc này. Biết được sự tiếp xúc là tùy vào hoạt động bên trong của chân nhân (inner man) và t́nh trạng đặc biệt của cách hiểu biết và đánh giá.

     c/ Người thiên về trí (manasic subjects /person /man):

     Đây là những người tiến hóa  (advanced people) và các đệ tử đủ mọi cấp. Những người này có cách sống chính yếu là tập trung vào trí.

     Người thiên về trí, tức Phàm Ngă hội nhập, hoạt động theo hai cách tất nhiên là tùy vào mức độ hội nhập đă đạt được. Có hai loại hội nhập:

1– Loại Phàm Ngă hội nhập tập trung vào trí và có được mối liên giao luôn luôn tăng tiến với linh hồn.

2– Bậc đệ tử, có Phàm Ngă hội nhập đang được hội nhập một cách nhanh chóng vào linh hồn và được hóa nhập (absorbed) bởi linh hồn.                                  (CTNM, 487–488, 498)

Con người, sau khi chết (People, sau khi chết):

     Cho đến nay, ít có người tiến hóa đủ để sau khi chết, thấy ḿnh có được một hiện thể phần lớn làm bằng chất trí (mental substance). Chỉ có các đệ tử và các vị đạo đồ, tức là những người hầu như sống trong thể trí, sau khi chết, tức khắc thấy ḿnh ở trên cơi trí. Đa số con người đều thấy ḿnh ở cơi cảm dục, khoác lấy lớp vỏ (shell) bằng chất cảm dục (astral matter) và phải chịu một giai đoạn thải bỏ (olimination) bên trong vùng ảo giác (illusory area) của cơi cảm dục.           (CTNM, 486)

Con người sơ khai (Early mankind):

     Các nhà huyền linh học vốn vững tin vào các giáo lư của Minh triết Nguyên thủy đă bác bỏ các bài bác của các nhà thần học lẫn các nhà khoa học. Các nhà huyền linh học chủ trương rằng ngay vào thời kỳ mà trái đất c̣n nóng bỏng, thậm chí ở hai cực nữa, với những cơn ngập lụt liên tiếp làm xáo trộn các thung lũng và thường xuyên tạo ra thay đổi của các vùng nước và biển mênh mông, các t́nh trạng đó cũng không thể gây trở ngại cho sự sống và cơ cấu (organization) đối với con người sơ khai. Tính chất hỗn tạp của môi trường chung quanh, đầy dẫy các chất khí độc hại cũng như các hiểm họa của lớp vỏ địa cầu vừa mới đông đặc, tất cả đều không thể ngăn được Giống Dân Thứ Nhất và Thứ Hai xuất hiện, ngay cả trong Kỷ Thạch Thán (Carboniferous Age – cách nay 360 triệu–295 triệu năm–ND) hay chính Kỷ Silur (Silutian Age – cách nay 435 triệu–410 triệu năm–ND).  (GLBN III, 157–158)

Cô đơn (loneliness, cô độc):

     Hăy dọn ḿnh hứng chịu cô đơn. Đó là định luật. Khi một người tự tách rời khỏi những ǵ liên quan đến thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí của ḿnh và an trụ vào Chân Ngă th́ việc đó tạo ra một chia cách tạm thời. Phải cố gắng chịu đựng và vượt qua t́nh trạng này, sau này, nó sẽ đưa đến một mối liên hệ chặt chẽ hơn với tất cả những ai cộng tác với vị đệ tử qua nghiệp quả của các tiền kiếp, qua công tác tập thể và qua hoạt động của vị đệ tử (lúc đầu xảy ra hầu như vô thức) để tập hợp lại những người mà sau này y sẽ làm việc thông qua họ.

                                                                        (ĐĐNLVTD, 76)

Cô tịch (solitude, tịch lặng, ninh tĩnh):

     Một trong các điều kiện ban đầu mà vị đệ tử phải bồi đắp, ngơ hầu nhận thức được thiên cơ và được Chân Sư sử dụng là trạng thái cô tịch. Trong cô tịch, đóa hoa của linh hồn mới phát triển; trong cô tịch, mới nghe được tiếng nói của Linh Ngă; trong cô tịch, các năng lực và ân huệ của Thượng Ngă mới có thể bắt rễ và trổ hoa trong Phàm Ngă. Cũng trong trạng thái cô tịch, Chân Sư mới có thể tiếp cận và tạo ấn tượng lên linh hồn tĩnh lặng những tri thức mà Ngài t́m cách truyền đạt, những bài học cần phải học, phải lĩnh hội. Trong trạng thái tịch lặng, người ta mới nghe được diệu âm (sound).                           (LVHLT, 13)

Cổ Ai Cập (The older Egyptians):

     Như đă nêu rơ trong Minh triết Nội môn (Esoteric Buddhism), người Ai Cập, cũng như người Hy Lạp và La Mă, cách đây vài ngàn năm, đều là “tàn dư (remnants) của giống dân Atlant–Āryans” – người Ai Cập thuộc giống người Atlant xưa hơn, ở đảo Ruta, hậu duệ của giống dân cuối cùng thuộc đảo đó, các đệ tử được điểm đạo của Ai Cập đă thuật lại với Solon (638?–?559 trước TC., một trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp–ND) câu chuyện về việc biến mất bất ngờ của đảo Ruta này. Triều đại (Dynasty) nhân loại của người cổ Ai Cập bắt đầu với Menes (có khi viết là Mena, phát triển năm 3400 (3500?) trước TC., vị vua đầu tiên của Triều đại thứ nhất (Thinite) của Ai Cập–ND) có được tất cả kiến thức của người Atlantis mặc dù trong mạch máu của họ không c̣n ḍng máu Atlant nữa. Tuy nhiên, họ đă bảo tồn được mọi kiến thức cổ đó.                                                                      (GLBN III, 434)

Cơ cấu (mechanism, bộ máy) :

   Khi dùng từ ngữ “cơ cấu” trong các giáo huấn này là tôi đề cập tới các khía cạnh khác nhau của vận cụ (instrument), thể (body) hay bản chất h́nh hài (form nature) mà mọi linh hồn t́m cách biểu hiện qua đó. Do đó, tôi đề cập tới:

      1) Thể xác trọng trược.

      2) Thể dĩ thái.

      3) Thể cảm dục.

      4) Thể hạ trí.                                                                                                       (CTNM, 23)

Cơ thể con người (Human body):

Chất liệu của hai phân cảnh (cơi phụ) thấp nhất của cơi trần và cơi cảm dục không bao giờ được kiến tạo thành cơ thể con người như ngày nay; chất liệu đó có rung động quá thấp và có mức độ quá thô trược ngay cả đối với hạng người thấp kém nhất trên địa cầu hiện giờ. Cũng cần nói thêm rằng nơi kẻ thường nhân, chất liệu của một cơi phụ nào đó sẽ chiếm đa số tùy theo mức tiến hóa của người đó.                   (LVLCK, 942)

Cung (Ray, cung năng lượng):

   Một trong bảy luồng thần lực của Thượng Đế; 7 nguồn sáng vĩ đại. Mỗi nguồn sáng biểu hiện cho một Thực Thể Thông Linh vũ trụ vĩ đại. Bảy cung được chia thành ba cung trạng thái và bốn cung thuộc tính như sau:

Cung trạng thái (Ray of Aspect) :

   1. Cung Ư chí hay Quyền năng.

   2. Cung Bác áiMinh triết.

   3. Cung Hoạt động hay Thích nghi

Cung thuộc tính (Ray of Attributs) :

   4. Cung hài ḥa, Mỹ lệ, Nghệ thuật hay Hợp nhất.

   5. Cung Kiến thức cụ thể hay Khoa học.

   6. Cung Lư Tưởng Trừu tượng hay Sùng tín.

   7. Cung Huyền thuật Nghi lễ hay Định luật.

   Các tên nêu trên chỉ là một vài trong số nhiều tên, và tiêu biểu cho các khía cạnh khác nhau của thần lực mà nhờ đó Thượng Đế biểu hiện.                                                                       (ĐĐNLVTD, 224)

1/ Cung Một, Ư chí hay Quyền lực (First Ray of Will or Power):
     Đức tính đặc biệt  (Special Virtues):

     Sức mạnh (strength), can đảm, kiên định, chân thực xuất phát từ tính hoàn toàn không e sợ, năng lực cai trị, khả  năng thấu hiểu các vấn đề vĩ đại bằng đường lối hiểu  biết rộng răi và vận dụng con người cùng với các phương tiện.

     Tính xấu của Cung (Vices of Ray):

     Kiêu hănh, tham vọng, quỷ quyệt (wilfulness), khắc nghiệt (hardness), ngạo mạn (arrogance), ưa kềm chế kẻ khác, ngoan cố (obstinacy), giận hờn.

     Đức tính cần hoạch đắc (Virtues to be acquired):

     Từ mẩn (tenderness), khiêm tốn, thiện cảm, khoan dung, kiên nhẫn.

2/ Cung Hai, Bác áiMinh triết (Second Ray of LoveWisdom):

     Đức tính đặc biệt :

     Điềm tĩnh (calm), sức mạnh, kiên nhẫn và chịu đựng (patience and endurance), yêu chân lư, trung thành (faithfulness), trực giác, sáng suốt thông tuệ, tính khí điềm đạm (serene temper).

     Tật xấu :

     Quá say mê (overabsorption) trong việc học hỏi, lạnh lùng (coldness), lănh đạm với kẻ khác, coi thường các giới hạn trí tuệ nơi những người khác.

     Tính tốt cần tập:

     Bác ái, thương xót, không ích kỷ, nghị lực (energy).

3/ Cung Ba, Thượng Trí (Third Ray of Higher Mind):

     Đức tính đặc biệt :

     Quan điểm rộng răi về mọi vấn đề trừu tượng, thành tâm đối với mục tiêu, trí năng sáng suốt, có khả năng tập trung vào các nghiên cứu triết lư, nhẫn nại, cẩn thận, không có khuynh hướng làm bận tâm chính ḿnh hay người khác về chuyện nhỏ nhặt.

     Tật xấu :

     Kiêu hănh về trí tuệ, lạnh lùng, cô lập, thiếu chính xác trong chi tiết, đảng trí (absentmindedness), cố chấp, ích kỷ, quá chỉ trích kẻ khác.

     Tính tốt cần tập :

     Cảm t́nh, khoan dung, sùng tín, chính xác, nghị lực và lương tri (commonsense).

4/ Cung Bốn, Hài Ḥa qua Xung Khắc (Forth Ray of Harmony through Conflict):

     Đức tính đặc biệt :

     T́nh cảm mạnh mẽ, cảm t́nh, liều mạng (physical courage), rộng lượng, sùng tín, nhanh trí và nhận thức mau lẹ.

     Tật xấu :

     Ngă chấp, hay lo lắng, sai sót, thiếu can đảm về đạo đức, nhiều đam  mê, thụ động (indolence), vô độ (extravagance).

     Tính tốt cần tập :

     Trầm tĩnh (serenity), tự tin, tự kềm chế, trong sạch, xă kỷ, chính xác, quân b́nh trí tuệ và đạo đức.

5/ Cung Năm, Hạ trí (Fifth Ray of Lower Mind):

     Tính tốt đặc biệt :

     Phát biểu rất chính xác, công bằng (không thương xót), kiên nhẫn, lương tri, chính trực (uprightness), độc lập, trí tuệ nhạy bén.

     Tật xấu :

     Chỉ trích khe khắt, hẹp ḥi, ngạo mạn, tính không muốn tha thứ, thiếu t́nh cảm và sùng kính, thành kiến (prejudice).

     Đức tính cần tập :

     Tôn kính, sùng tín, cảm t́nh, bác ái, đầu óc phóng khoáng (widemindedness).

6/ Cung Sáu, Sùng Tín (Sixth Ray of Devotion):

     Đức tính đặc biệt :

     Sùng tín, chuyên tâm, bác ái, dịu dàng, trực cảm (intuition), trung thành, tôn kính.

     Tật xấu :

     T́nh thương ích kỷ và ganh tỵ, quá dựa vào kẻ khác, kết luận quá nhanh, dễ nổi giận.

     Đức tính cần đạt được :

     Sức mạnh, quên ḿnh (selfsacrifice), trong sạch, chân thành, khoan dung, trầm tĩnh, quân b́nh và lương tri.

7/ Cung Bảy, Trật tự Nghi lễ hay Huyền thuật (Seventh Ray of Ceremonial Order or Magic):

     Đức tính đặc biệt :

     Sức mạnh, nhẫn nại, can đảm, tao nhă, quá cẩn thận trong chi tiết, tự lực (selfreliance).

     Tật xấu :

     Chủ nghĩa h́nh thức, cư xử hẹp ḥi (bigotry), kiêu hănh, hẹp lượng, phán đoán phiến diện, cố chấp (selfopinion), quá ham mê (overindulged).

     Đức tính cần tập :

     Nhận thức được cái hợp nhất, đầu óc phóng khoáng, khoan dung, khiêm nhường, ḥa nhă và bác ái.(TLHNMI, 201210)

     – Tất cả bảy cung đều là các cung phụ (subrays) của Cung Bác Aùi Vũ trụ (cosmic Ray of Love).        (TLHNM II, 240)

     – Việc nghiên cứu các cung sẽ làm sinh động và làm cho các nhà tâm lư học có được sự hiểu biết đúng đắn về con người. Tất cả mọi người đều thuộc về một trong bảy cung. Trong mỗi kiếp sống, Phàm Ngă của con người thuộc về một trong bảy cung đó, luân phiên thay đổi tùy theo cung Chân Ngă. Sau lần điểm đạo thứ ba, con người xác định được vị trí (locate) linh hồn của ḿnh (tôi tạm dùng một từ ngữ không thích đáng như thế) ở trên một trong ba cung chính, mặc dù măi cho đến lúc đó, người ta mới có thể thấy ḿnh thuộc về một trong bảy nhóm cung. Do thái độ phấn khích đó, con người nỗ lực hướng về việc hợp nhất trọng yếu của Chân Thần. Sự kiện về bảy loại cung mang các hàm ư quan trọng và sự phức tạp của vấn đề  đang gây bối rối cho vị tân đệ tử.

     Thông qua năng lượng của nó, một cung sẽ cung ứng các t́nh trạng thể chất đặc biệt và định đoạt tính chất của bản chất cảm dục (astral–emotional nature); nó tô điểm thể trí (mind body); nó kiểm soát việc phân phối năng lượng, v́ các cung đều  có các mức độ rung động khác nhau và chi phối một bí huyệt đặc biệt trong cơ thể (mỗi cung một khác), việc phân phối (năng lượng) được tiến hành theo đó. Trước tiên, mỗi cung tác động qua một bí huyệt và qua sáu bí huyệt c̣n lại theo một trật tự riêng biệt. Cung năng lượng sắp xếp sẵn cho một người có các sức cường tráng và các yếu đuối nào đó, tạo nên giới hạn cho nguyên khí của người ấy, cũng như phú cho y có được năng khiếu (capacity). Nó chi phối các cách liên hệ của y đối với các mẫu người khác và chịu trách nhiệm cho các phản ứng của y về mặt h́nh tướng đối với các h́nh tướng khác. Cung năng lượng mang lại cho một người cái bản sắc (colouring) và tính chất của y, âm điệu khái quát (general tone) của y trên ba cơi của Phàm Ngă và nó nắn tạo thể xác của y. Một vài cách ứng xử (attitudes) của thể trí th́ dễ dàng đối với loại cung này lại khó khăn đối với cung khác, v́ thế mà Phàm Ngă vô thường (changing personality) thay đổi hết cung này đến cung khác, hết kiếp này đến kiếp khác, cho đến khi mọi tính chất đều được phát triển và biểu lộ. Do sự định đoạt của cung (ray detiny), một số linh hồn ở trong một số lĩnh vực hoạt động và một lĩnh vực nỗ lực đặc biệt tương đối vẫn như nhau đối với nhiều biểu lộ cuộc sống. Một nhà quản trị hoặc một chính khách luyện tập được năng khiếu bằng cái kỹ xảo của ḿnh qua nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Một Đấng Chưởng Giáo Thế gian đă đang dạy dỗ từ các chu kỳ lâu dài. Một Đấng Cứu Thế (World Saviour) trong nhiều kiếp sống, đă đảm trách nhiệm vụ cứu độ. Khi một người đi được 2/3 con đường tiến hóa th́ kiểu mẫu cung linh hồn của y bắt đầu chế ngự kiểu mẫu cung Phàm Ngă và do đó, sẽ chi phối khuynh hướng biểu lộ của y trên cơi trần, không phải theo ư nghĩa tinh thần mà là theo ư nghĩa sắp đặt trước cho Phàm Ngă hướng về một số hoạt động.                                     (TLHNM I, 128–129)

Cung Bảo B́nh (the sign Aquarius):

     Các năng lượng cảm dục phát xuất từ cung hoàng đạo (sign of the Zodiac) mới mà hiện nay chúng ta đang tiến vào, cung Bảo B́nh. Cung này, cung của người mang nước (water-carrier) là một cung linh hoạt và là một cung thuộc t́nh cảm. Nhờ tác dụng của thần lực mạnh mẽ của nó, cung này sẽ kích thích các thể cảm dục của con người vào một t́nh trạng cố kết mới, vào t́nh huynh đệ của nhân loại, t́nh huynh đệ này không có mọi dị biệt về chủng tộc và quốc gia và sẽ đưa sự sống của nhân loại tiến vào tổng hợp và hợp nhất.        (LVHLT, 313-314)

Cung Chân Ngă (Egoic ray, Ray of the Higher Self):

     Cung mà linh hồn thể (causal body) của một người thuộc về tức là cung Chân Ngă.                                                                      (TVTTHL, 15)

Cung Chân Thần (Monadic ray):

     Chỉ có vị đệ tử được điểm đạo lần ba mới biết chắc chắn (ascertain) được cung Chân Thần của ḿnh.       (LVHLT, 573)

Cung giáng hạ tiến hóa (Involutionary Arc) :

   Là thuật ngữ được dùng để chỉ phần đầu của diễn tŕnh tiến hóa. Nó bao hàm “con đường đi xuống” hay giáng xuống của Tinh thần vào vật chất trọng trược từ trước đến giờ cho đến khi đạt tới điểm thấp nhất, điểm cố kết trọng trược nhất.        

                        (LVLCK, 95)

Cung Hoàng Đạo (sign, house)

     Năng lượng của cḥm sao đặc biệt hay là cung Hoàng Đạo mà một người được sinh ra trong đó th́ mang ư nghĩa sâu xa hơn là từ trước đến giờ người ta tưởng. Nó tượng trưng hay cho thấy vấn đề hiện tại của người ấy, nó xếp đặt bước đi hay nhịp độ đối với cuộc sống người ấy và có liên quan đến tính chất của Phàm Ngă người ấy. Nó chi phối, nếu tôi có thể diễn tả như thế, trạng thái hoạt động (rajasic or activity aspect) của cuộc đời người này trong lúc đầu thai.

     Cung mệnh (ascendant or rising sign) cho thấy con đường mà theo đó năng lượng của y nói chung, có thể tuôn vào khi nào y phải hoàn thành mục tiêu của bất cứ lần luân hồi nào.

                                    (LVHLT, 435)

Cung năng lượng (Ray):

Cung năng lượng chỉ là một tên gọi để chỉ một thần lực hay loại năng lượng đặc biệt, với t́m quan trọng dựa vào tính chất mà thần lực đó thể hiện, chứ không dựa vào trạng thái h́nh hài mà thần lực đó tạo ra. Đây là một định nghĩa xác thực (true) về một cung.                                                         (TLHNM, 316)

Cung nguyên thủy (Primordial Ray):

- Cung Nguyên thủy tức cung Trí Tuệ Linh hoạt (Ray of Active Intelligence).

     - Cung Nguyên thủy là Cung vật chất trí tuệ (intelligent matter).

     - Cung Nguyên thủy là hiện thể của Cung Thiêng liêng.                                                                                                 (LVLCK, 83, 146, 233)

- Cung nguyên thủy được gọi là cung Chân Thần (Monadic ray).                                                                                                                                              (TLHNM I, 169)

Cung Phàm Ngă (Personality ray):

     Cung Phàm Ngă bao giờ cũng là cung phụ của cung Chân Ngă và rất thường thay đổi hơn là cung Chân Ngă. Với những Chân Ngă tiến hóa như những người mà chúng ta gặp trong số các tư tưởng gia của nhân loại và trong số những kẻ làm việc đắc lực trong mọi ngành hoạt động khắp thế gian th́ cung phàm ngă của họ có thể thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác, mỗi kiếp dựa vào một âm điệu (note) khác nhau và biểu hiện một sắc thái khác. Nhờ cách này, linh hồn thể học hỏi mau chóng hơn nhiều.                                                (TVTTHL, 19)

Cung Phàm Ngaơ (Personality ray), Cung linh hồn (soul ray):

Trong mỗi kiếp sống, Phàm Ngă của con người thuộc về một trong bảy cung, luân phiên thay đổi, tùy theo cung của Chân Ngă hay linh hồn. Sau lần điểm đạo thứ ba, con người mới xác định được vị trí linh hồn của ḿnh (nếu có thể dùng một từ không thích hợp như thế) ở trên một trong ba cung chính, dù cho đến lúc đó, linh hồn có thể thuộc vào một trong bảy nhóm cung .                                                (TLHNM I, 128)

Cung thăng thượng tiến hóa (Evolutionary Arc) :

   Nửa sau của diễn tŕnh tiến hóa được gọi là cung thăng thượng tiến hóa và đánh dấu việc tiến lên hay quay về của Tinh thần đến cội nguồn xuất phát của nó, cộng với các thu thập được của diễn tŕnh tiến hóa.                                   (LVLCK, 95)

Cung Thiêng liêng (Divine Ray):

     Cung Thiêng liêng tức Cung của Thượng Đế Ngôi Hai (Ray of the Second Logos).

     Cung Nguyên thủy là hiện thể (vehicle) của cung Thiêng liêng.

     Cung Thiêng liêng là cung Bác ái - Minh Triết (Love and Wisdom).

     Cung Thiêng liêng chứa trong chính nó bảy cung thông thường.                                                                                                            (LVLCK, 233, 513)

Cung trạng thái và cung thuộc tính (Rays of Aspect and Rays of Attribut):

     Về mặt bản thể, các Cung Trạng thái có liên quan đến trạng thái sự sống hay trạng thái ư chí của thiên tính (divinity); các Cung Thuộc tính có liên quan đến trạng thái ư thức (consciousness aspect).                                          (CVĐĐ, 558)

Cung và màu sắc (Ray and colours):

Về màu sắc các màu đỏ, lam và vàng là các màu nguyên thủy (primary) và tối giản (irreducible). Đó là màu của các cung chính yếu (major rays):

a/ Ư chí hay Quyền năng ……………… Màu đỏ (Red)

b/ Bác ái-Minh triết ………………………. Màu lam (Blue)

c/ Trí tuệ linh hoạt ………………………….. Màu vàng (Yellow)

     Kế đó, chúng ta có các cung phụ (subsidary rays):

d/ Màu cam (Orange)

e/ Màu lục (Green)

f/ Màu tím (violet)

và cung tổng hợp (synthesising ray), màu chàm (Indigo)

(TLHNM I, 127-128)

Cung và sự biểu lộ (Rays and manifestation):

   Cung 1           ……..  Chưa biểu lộ

   Cung 2           ……..  Biểu lộ từ 1575 sau TC.

   Cung 3           ……..  Biểu lộ từ 1425 sau TC.

   Cung 4           ……..  Sẽ biểu lộ từ từ sau năm 2025 sau TC.

   Cung 5           ……..  Biểu lộ từ 1775 sau TC.

   Cung 6           ……..  Hết biểu lộ nhanh chóng. Cung này bắt đầu kết thúc năm 1625 sau TC.

   Cung 7           ……..  Biểu lộ từ năm 1675 sau TC.                    

(TLHNM I, 26)           

Cung với con người (Ray and man):

     Cung phụ (sub–ray) tức cung thứ yếu (minor ray) của một người thay đổi theo mỗi lần đầu thai, cốt yếu là mang lại cho người ấy sắc thái của y trong kiếp sống đó. Đó là sắc thái phụ của người ấy. Đừng quên rằng cung nguyên thủy của Chân Thần vẫn tiếp nối qua vô lượng thời. Cung này không thay đổi. Đó là một trong ba cung nguyên thủy mà sau rốt tổng hợp ra các con của nhân loại.

     Cung Chân Ngă thay đổi từ cuộc tuần hoàn này đến cuộc tuần hoàn khác, và, nơi những linh hồn tiến hóa nhiều, thay đổi từ giống dân này đến giống dân khác và bao gồm một trong năm cung của cuộc tiến hóa hiện tại của chúng ta. Chính linh hồn thể của một người ngân lên theo cung chiếm ưu thế. Nó có thể tương ứng với cung của Chân Thần, hoặc nó có thể là một trong các sắc thái bổ túc cho cung nguyên thủy.

     Cung Phàm ngă thay đổi hết kiếp này sang kiếp khác cho đến khi thang âm (gamut) của bảy cung phụ của cung Chân Thần đều được kinh qua.

     Do đó, khi giao tiếp với những người mà Chân Thần ở trên cung giống nhau hay cung bổ sung nhau, người ta sẽ nhận ra rằng họ tiến tới với nhau một cách đầy thiện cảm. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng, sự tiến hóa tất phải là vượt xa đối với cung Chân Thần nào có tác động rộng lớn. V́ thế đa số các trường hợp không thuộc loại này.

     Với người tiến hóa trung b́nh, tức là kẻ đang phấn đấu để gần đạt đến lư tưởng, sự giống nhau của cung Chân Ngă sẽ tạo ra sự thông cảm lẫn nhau và đưa đến t́nh thân hữu. Hai người ở trên cùng cung Chân Ngă th́ dễ dàng hiểu được quan điểm của nhau và họ dễ trở thành bạn tâm đắc (great friends), với ḷng tin không lay chuyển đối với nhau, v́ mỗi người đều nhận biết người kia hành động như chính ḿnh hành động vậy.

     Nhưng khi nào (thêm vào với sự tương đồng của cung Chân Ngă), bạn có cùng cung phàm ngă th́ bấy giờ bạn có được một trong các điều hiếm thấy là một t́nh bạn hoàn hảo, một cuộc hôn phối thành công, một khoen nối không đứt đoạn giữa cả hai. Điều này thực sự hiếm có.

     Khi hai người ở cùng cung phàm ngă, nhưng cung Chân Ngă có khác nhau, bạn có thể có các t́nh bạn và các lôi cuốn (affinities) ngắn ngủi và đột ngột, có tính chất thoáng qua như con bướm.

     Cần ghi nhớ các điều này và khi nhận thức được các điều đó, bạn sẽ có được khả năng thích nghi.        (LVHLT, 111–112)

Cuộc điểm đạo thứ nhất (first initiation, the Birth, Điểm đạo Giáng Sinh):

   Ở cuộc điểm đạo I, sự kiềm chế của Chân Ngă đối với thể xác phải đạt được mức độ thành tựu cao. Tội lỗi của nhục thân” theo cách nói của người Cơ đốc, phải bị khống chế, tính tham ăn, tham uống (rượu), cách sống bừa băi không c̣n chế ngự nữa.

   Giữa cuộc điểm đạo I và II có nhiều kiếp sống chen vào.

                                                (ĐĐNLVTD, 82)

Cuộc điểm đạo thứ nh́ (second initiation, the Baptisme, Điểm đạo Rửa Tội):

Ở cuộc điểm đạo này, việc  kiềm chế thể cảm dục phải được chứng tỏ. Tinh linh cảm dục bị kiềm chế, thể cảm dục trở nên tinh khiết và trong sáng, bản chất thấp tàn tạ nhanh chóng. Vào lúc này, Chân Ngă lại chế ngự hai hạ thể và uốn nắn chúng theo ư ḿnh. Đạo tâm và ḷng mong muốn phụng sự  , yêu thương và tiến bộ trở nên mạnh mẽ đến nỗi sự phát triển nhanh chóng thường được nh́n thấy. Điều này giải thích cho sự  kiện là cuộc điểm đạo 2 và 3 thường thường (mặc dù không phải là luôn luôn)  nối tiếp nhau chỉ trong một kiếp.

                                                                              (ĐĐNLVTD, 85)

Cuộc điểm đạo thứ ba (third initiation, the Transfiguration, Điểm đạo Biến Dung):

Ở cuộc điểm đạo thứ ba, toàn thể Phàm ngă tràn ngập với ánh sáng từ trên đưa xuống. Chỉ sau cuộc điểm đạo này, Chân Thần mới dứt khoát dẫn dắt Chân Ngă, ngày càng tuôn đổ sự sống thiêng của Ngài vào vận hà đă được chuẩn bị và thanh tẩy.                                                                           (ĐĐNLVTD, 86)

Cuộc điểm đạo thứ tư (fourth initiation, the Renunciation, Điểm đạo Từ Bỏ hay Thập Giá H́nh–CVĐĐ, 692) : 

Thoát khỏi mọi tính ích kỷ và từ bỏ sự sống Phàm ngă bằng việc lưu tâm đến một tổng thể rộng lớn hơn. Thậm chí linh hồn thức cũng không c̣n đáng kể, ư thức có tính đại đồng hơn và ư thức gần gủi hơn với Thiên Trí thế chỗ của nó.   (CVĐĐ, 686)

Cuộc điểm đạo thứ năm (fifth initiation, the Revelation, Điểm đạo Thiên Khải):

   - Vào cuộc điểm đạo thứ năm, vị Chân Sư bỏ hết các hạ thể và trụ trong thể Bồ đề. Từ đó, Ngài tạo ra thể biểu lộ của Ngài.                                                                                                                              (ĐĐNLVTD, 17)

  - Ở cuộc điểm đạo thứ năm, con người hợp nhất với Chân Thần.                                                                                                                      (ĐĐNLVTD, 19)

   - Sau cuộc điểm đạo 5, con người được hoàn thiện so với hệ thống hành tinh này, mặc dù nếu muốn, vẫn nhận được mức điểm đạo cao hơn.                                                     (ĐĐNLVTD, 90)

Cuộc điểm đạo thứ sáu (sixth initiation, Decision, Điểm đạo Quyết định):

   Vị Đế Quân điểm đạo lần 6 vận dụng định luật trong dăy hành tinh và trên mọi cảnh giới.                             (ĐĐNLVTD, 90)

Cuộc điểm đạo thứ bảy (seventh initiation, Resurrection, Điểm đạo Phục Sinh):

   Một vị Chohan được 7 lần điểm đạo vận dụng định luật trong Thái Dương Hệ.                                                                                        (ĐĐNLVTD, 90)

Cuộc điểm đạo thứ tám (eighth initiation, Transition, Điểm đạo Chuyển Tiếp):

     - Muốn đạt được cuộc điểm đạo 8 và 9 phải chuyển qua hệ thống hành tinh khác để phụng sự và học tập trong thời gian dài.                                                                                                                    (ĐDĐNLVTD, 161)

     - Vào cuộc điểm đạo thứ tám, cuộc điểm đạo chuyển tiếp, Thiên Ư của tất cả hoạt động hành tinh của chúng ta được khải thị cho vị Master, và tất cả các Masters hay điểm đạo đồ của cuộc điểm đạo thứ 8 này (đang hoạt động hoặc là qua Thánh Đoàn, hoặc là trong Shamballa) đều cần hiện hữu ở cuộc điểm đạo này để kích thích điểm khẩn trương (point of tension) của vị tân đạo đồ ngơ hầu sự khải thị có thể xảy ra.  (CVĐĐ, 726)

Cuộc điểm đạo thứ chín (ninth initiation, Refusal, Điểm đạo Cự Tuyệt):

   Thoát khỏi mọi h́nh thức cám dỗ có thể xảy ra, đặc biệt là liên quan tới các cơi cao. Cần phải luôn luôn nhớ rằng (do đó tôi luôn luôn lặp lại), 7 cơi của chúng ta chỉ là 7 cơi phụ (subplanes) của cơi hồng trần vũ trụ.                           (CVĐĐ, 687)

 

 

 Cuộc tuần hoàn (Round):

     - Một cuộc tuần hoàn là đoạn đường đi (passage) của một Chân Thần từ bầu “A” đến bầu “Z” (from globe “A” to globe “Z”) (hay bầu “G").                                                  (GLBN I, 221)

     - Đại chu kỳ (great cycle) tức cuộc tuần hoàn.

 (ĐĐTDVNL, 34)

     - Bảy chu kỳ thế giới (world periods) hợp thành một cuộc tuần hoàn.

Bảy cuộc tuần hoàn hợp thành một chu kỳ dăy hành tinh (chain period).                                                                                                           (LVLCK, 63)

-  Ngày của Brahma                                  (GLBN  1,  278)

Cuồng tín (Fanalicism)  và bè phái (Sectarianism):

     Mọi h́nh tư tưởng đều được tạo ra dưới sự thúc đẩy của một t́nh cảm hay ước muốn nào đó. Trong các trường hợp hiếm hoi, nó có thể được tạo ra dưới ánh sáng giác ngộ, và do đó, biểu hiện cho trực giác. Nhưng đối với đa số nhân loại, động lực thôi thúc lôi cuốn chất trí vào hoạt động là một động lực về t́nh cảm, hay là một ham muốn mạnh mẽ, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc ích kỷ hoặc vị tha.

     Cần nhớ rằng h́nh tư tưởng được cấu tạo như thế sẽ, hoặc ở lại trong hào quang riêng của người tạo ra nó, hoặc là t́m cách đi đến mục tiêu được nhắm vào. Trong trường hợp thứ nhất, nó sẽ tạo thành một phần của một bức tường dày đặc các h́nh tư tưởng như thế bao quanh khắp người ấy hay tạo thành hào quang thể trí (mental aura) của y và sẽ tăng thêm sức mạnh khi người này để ư tới nó cho đến khi nó lớn đến nỗi nó sẽ gạt bỏ thực tại ra khỏi y, hoặc là nó sẽ năng động và mạnh mẽ đến nỗi người ấy sẽ trở thành nạn nhân của những ǵ mà y tạo ra.

     H́nh tư tưởng sẽ mạnh hơn là kẻ tạo ra nó, thế nên kẻ tạo ra h́nh tư tưởng trở thành bị chiếm cứ (possessed, bị ám ảnh) bởi các ư tưởng riêng của ḿnh và bị lèo lái bởi sự sáng tạo riêng của ḿnh. (Đây là trường hợp cuồng tín-ND)

     Trong trường hợp thứ hai, h́nh tư tưởng của người tạo ra sẽ t́m cách đi vào hào quang thể trí của một người khác, hay là đi vào một nhóm nào đó. Ở đây, bạn có mầm mống của công tác tà thuật (evil magical work) và việc áp đặt một thể trí mạnh lên thể trí yếu hơn. Nếu nó t́m cách đi vào một nhóm nào đó, các h́nh thức thôi thúc tương tự (nằm trong hào quang của nhóm) sẽ liên kết với nó, có cùng tốc độ hay phạm vi rung động. Bấy giờ, cùng một sự việc xảy ra trong hào quang của nhóm như đă xảy ra trong ṿng giới hạn (ring-pass-not) của cá nhân - nhóm sẽ có chung quanh nhóm một bức tường ngăn cản bằng các h́nh tư tưởng, hoặc sẽ bị ám ảnh bởi một ư tưởng nào đó. Đây là manh mối của mọi khuynh hướng bè phái (fanaticism) và là manh mối của một số h́nh thức cực kỳ rồ dại (insanity).                                                          (LVHLT, 484)

Cuồng tín tôn giáo : (Religious fanatics):

    Những kẻ cuồng tín trong tôn giáo cũng có thể là những người phản kháng lại một loạt các kiếp sống phóng túng và trụy lạc trước kia của họ, hậu quả là họ cảm thấy bị thôi thúc phải cố gắng và ngăn chận cho kẻ khác khỏi rơi vào các lỗi lầm tương tự như lỗi lầm của chính họ. Nhưng điều không may là không phải luôn luôn như thế. Thái độ cuồng tín (fanaticism) có thể là hậu quả của tính kiêu căng và dốt nát, vốn là cội rễ của rất nhiều sai trái, độc ác và hung bạo. Những kẻ cuồng tín như thế làm hại cho tôn giáo của họ c̣n nhiều hơn là kẻ thù của tôn giáo đó do chỗ các Tà Lực (Dark Forces) sử dụng kẻ cuồng tín xuyên qua các nhược điểm của họ vào mục tiêu này.                                                             (VLH,  252)

 


 

 

 

 

 

 

D

 

 

 

Dă Nhân (Ape, khỉ h́nh người):

Dă nhân xuất hiện khoảng vài triệu năm sau khi loài người biết nói và là bạn cùng thời mới nhất của giống dân thứ năm chúng ta. Vậy th́ điều quan trọng nhất cần nhớ là các linh hồn (Egos) của loài dă nhân là những thực thể mà do nghiệp quả của họ bắt buộc phải đầu thai trong các h́nh hài con vật, vốn tạo ra do thú tính (bestiality) của giống người ở cuối giống dân thứ ba và đầu giống dân thứ tư. Chúng là các thực thể đă đạt đến “giai đoạn làm người” trước cuộc tuần hoàn này. Do đó, chúng trở thành ngoại lệ đối với quy luật chung. Vô số truyền thuyết về Nhân Dương thần (Satyrs, thần nửa người nửa dê) không phải là chuyện hoang đường mà là nói về một giống người thú (animal men) đă tuyệt chủng, Tổ mẫu (foremothers) của họ là các bà “Ê-và” (“Eves”) thuộc thú, c̣n tổ phụ (forefathers) là các ông “Adam” thuộc người… Loài dă nhân hiện nay xuất phát từ sự phối hợp không tự nhiên này (unnatural union). Chúng đích thực là “những người không biết nói” (“speechless men”) và sẽ trở thành động vật biết nói (speaking animals) hay người bậc thấp (men of lower order) trong cuộc tuần hoàn thứ năm, cho dù các Cao đồ của một môn phái nọ hy vọng rằng một số linh hồn của loài dă nhân thông minh hơn sẽ tái xuất hiện vào cuối căn chủng thứ sáu.                      

                    (GLBN III, 264-265)

Dăy hành tinh (chain) :

   Một loạt bảy bầu hành tinh (globes) hay thế giới hợp thành trường tiến hóa trong chu kỳ hành tinh hay chu kỳ khai nguyên (manvantara). Ba bầu đầu tiên trong các bầu thường được biết như là bầu A, B và C hợp thành một ṿng cung đi xuống, vật chất hồng trần trọng trược nhất của sự giáng hạ (descent) được đạt đến trong bầu thứ tư, bầu D, thí dụ như Địa cầu chúng ta. Bầu thứ 5, bầu E ở trên ṿng cung thăng thượng (tương ứng với bầu C trên ṿng cung giáng hạ) thường thuộc về cơi cảm dục, và các bầu thứ 6 và 7, tức bầu F và G (tương ứng với bầu B và A trên cung giáng hạ) thuộc về cơi phụ sắc tướng (Rupa) và vô sắc tướng (Arupa) của cơi trí, do đó, các bầu này đều vô h́nh đối với mắt thường.                                                                (LVLCK, 382)

Dân của Chúa : X. Con dân của Chúa.

Dharma : X. Thiên chức.

Dhyāni-Buddhas : X. Thiền Định Phật.

Diễn tŕnh tiến hóa (Evolutionary process):

Giống như trong mọi biểu lộ (manifestation), diễn tŕnh tiến hóa là kết quả của ư muốn (desire), tác động lên các khả năng sáng tạo (creative faculities) và tạo ra những ǵ biểu lộ ra ngoại cảnh (objective).                                             (LVLCK, 924)

Di Lạc (Lord Maitreya):

   C̣n gọi là Đức Chưởng Giáo (World Teacher), Đức Christ, Đức Bồ Tát, Đức Iman Madhi (Hồi giáo).       (ĐĐNLVTD, 43)

 

Di tích đảo Phục Sinh: (The Easter Island relics)

     Các di tích của đảo Phục Sinh là các kỷ vật kỳ lạ và hùng hồn nhất của những người khổng lồ cổ xưa. Chúng vừa vĩ đại vừa huyền bí; chỉ cần xem xét đầu của các pho tượng khổng lồ c̣n nguyên th́ sẽ nhận ra các đặc điểm kiểu mẫu và tính chất được cho là của người khổng lồ thuộc giống dân thứ tư. 

                   (GLBN 3,   228).

Dĩ thái (Ether):

     - Huyền linh học nh́n nhận có bảy Bản Tố Vũ Trụ (Cosmic Elements), bốn hoàn toàn thuộc về vật chất, bản tố thứ năm, Dĩ Thái, bán vật chất, sẽ trở nên thấy được trong không khí vào cuối Cuộc Tuần Hoàn thứ tư.                       (GLBN   I,  78)

- Dĩ thái là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cơi hồng trần. Dĩ thái có bốn phân thân (divisions) của nó là phong (air), hỏa (fire), thủy (water), địa (earth).                                      (LVLCK, 43)

Diệt ngă chấp (Decentralisation, Decentralize one’s personality)

   Phá ngă chấp để cho Phàm ngă được vận dụng với một ư thức cân đối chính xác nhưng không được xem như là nhân tố chiếm ưu thế trong cuộc sống hằng ngày. Kết quả của việc phá ngă chấp là người có đạo tâm ngày càng tiến về hướng phối hợp đầy đủ hơn với tập thể. Y biết được chính ḿnh là một phần bất khả phân của tập thể và với mọi cái mà mối liên hệ như thế bao hàm.                                     (ĐĐTKNM, 381382)

   Diệt ngă chấp bằng cách:

a.  Cung ứng các lưu tâm đúng đắn, cách giáo dục đúng đắn và huấn luyện về nghề chuyên môn (vocational training).

b.  Bồi đắp năng lực nhận thức và đáp ứng với nhu cầu chung quanh, nhờ thế gợi ra ḷng ham muốn phụng sự và đem lại ư thức về sự hài ḷng xuất phát từ việc thành tựu và hiểu rơ giá trị (accomplishment and appreciation).

c.  Một cách từ từ và thận trọng chuyển hóa dục vọng thành đạo tâm (aspiration).                                          (TLHNMII, 423424)

- Bấy giờ, vị đệ tử sẽ học được một cách hiệu quả việc phá ngă chấp (decentralise himself). Điều này có nghĩa là:

a/ Y sẽ không c̣n đ̣i hỏi ǵ cho cái ngă riêng tư của ḿnh nữa. Do đó, người ta có thể dễ dàng thấy tại sao những người t́m đạo được dạy là hăy thệ nguyện trung kiên với Thượng Ngă của ḿnh và thề bỏ (for swear) tất cả các đ̣i hỏi của bản ngă riêng tư này.

b/ Đôi mắt của y hướng về ánh sáng chứ không hướng về dục vọng nữa để giao tiếp được với Chân Sư. Do đó, việc này loại bỏ (rub out) được sự ích kỷ tinh thần vốn đă được biểu hiện bằng sự ham muốn cố hữu và ăn sâu, mong được sự thừa nhận của một trong các Đấng Cao Cả. Khi thoát được sự ham muốn cá nhân này th́ bấy giờ Chân Sư mới có thể dám tiếp xúc và thiết lập mối liên hệ với đệ tử. Thật là hữu ích cho chúng ta khi suy gẫm về điều này.                        (CTHNM, 177-178)

Dĩ thái chất (Etheric matter) :

   1. Mọi hiện tượng ở cơi trần, theo cách chúng ta hiểu thuật ngữ đó, đều có nguồn gốc điện và một rung động sơ khởi trên cơi phụ thứ nhất của cơi trần.

   2. Ánh sáng, tức ánh sáng cơi trần, có mối liên hệ chặt chẽ với chất dĩ thái thứ hai và sử dụng nó như là phương tiện.

   3. Âm thanh tác động qua chất dĩ thái thứ ba.

   4. Với ư nghĩa đặc thù, màu sắc có liên kết với chất dĩ thái thứ tư.

   Ở đây, chúng ta phải chú ư là trong cách phát triển của giác quan, thính giác đi trước thị giác, cũng như âm thanh đi trước màu sắc.

   Ở đây, nên ghi nhận một sự tương đồng lư thú giữa chất dĩ thái thứ tư thuộc vũ trụ và dĩ thái thứ tư trên cơi trần của Thái Dương Hệ. Cả hai đều ở trong tiến tŕnh biểu lộ ra ngoài một theo quan điểm của con người trong ba cơi thấp và một theo quan điểm của Hành Tinh Thượng Đế. Ngay cả hiện nay, chất dĩ thái thứ tư đang được các nhà khoa học nghiên cứu và có nhiều điều mà họ xác nhận đang có liên quan tới chất dĩ thái, nguyên tử, chất radium và “protyle” tối hậu đều có liên quan tới dĩ thái thứ tư này. Sau rốt, nó sẽ được đưa vào thành công thức khoa học, và một số đặc tính của nó, kiến thức liên quan tới phạm vi ảnh hưởng của nó và công dụng của nó sẽ được con người biết đến. Song song với điều đó, cơi Bồ Đề, tức cơi của nguyên khí Christ từ từ trở nên được nhận biết đối với những người tiến hóa, tức là những người về mặt cá biệt, có thể nhận biết được vị trí của họ trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế. Ảnh hưởng của cơi Bồ Đề và mănh lực của điện vốn là tính chất đặc thù của cơi ấy đang bắt đầu được cảm nhận, đồng thời, năng lượng của nó cũng đang bắt đầu có hiệu quả nhất định trên Chân Ngă Thể của con người; chất dĩ thái thứ 4 của cơi hồng trần thuộc Thái Dương Hệ cũng đang đảm nhiệm đúng vị trí trong trí con người và sức mạnh của điện ở phân cảnh đó cũng đă được con người làm cho thích ứng và sử dụng để trợ giúp cho các kỹ xảo cơ giới, cho các phương cách vận chuyển, cho việc chiếu sáng ở khắp nơi và trong việc chữa trị.                                                                                                     (LVLCK, 320)

   - Hiện nay, chất dĩ thái thứ tư (mà ngay cả bây giờ đang là những ǵ mà chúng ta có thể gọi là “được khám phá ra”) được đặc trưng bằng một vài điều. Tôi xin liệt kê vài sự kiện một cách thật ngắn gọn như sau:

a. Đó là chất dĩ thái mà tia sáng màu tím dùng như là môi trường.

b. Dĩ thái thứ tư là chất mà nhờ đó, đa số thể dĩ thái của con người được tạo thành.

     c. Phân cảnh dĩ thái thứ tư phần lớn là phân cảnh ảnh hưởng chính của các “thiên thần bóng tối” hay các thiên thần màu tím (violet devas) có liên hệ chặt chẽ với sự tiến hóa ở cơi trần của con người.

     d. Chính phân cảnh dĩ thái mà không c̣n bao lâu nữa, cuộc tiến hóa của thiên thần và con người sẽ đạt tới bên trong đó.

     e. Thể xác trọng trược được tạo ra từ phân cảnh dĩ thái thứ tư này.

     f. Đó là phân cảnh biệt lập ngă tính ở cơi trần. Chỉ khi nào con thú cần được biệt lập ngă tính có được ư thức đầy đủ trên phân cảnh đó của cơi trần th́ nó mới có thể được phối kết các lĩnh vực tương ứng trên cơi trần và cơi hạ trí, và nhờ sự phối kết tam phân này mới thực hiện được các giai đoạn cần thiết để cho tứ hạ thể (quaternary) thành công được trong nỗ lực tiến gần tới Tam Thượng Thể (Triad).

     g. Trong cuộc tuần hoàn thứ tư này và trên dăy hành tinh thứ tư này, Huyền giai sáng tạo thứ tư tức nhân loại, phải hoàn toàn chế ngự và kiểm soát chất dĩ thái thứ tư. Mọi cá nhân trong gia đ́nh nhân loại phải đạt đến việc chế ngự này trước khi chấm dứt  này.

     h. Đó là phân cảnh mà trong đó, các cuộc điểm đạo ở ngưỡng cửa được trải qua và năm cuộc điểm đạo của cơi trần được tiến nhập vào.                                                  (LVLCK, 326327)

- Dĩ thái là dạng thô trược nhất của Tiên Thiên Khí (Akasha).                                                                                                                  (GLBN I, 78)

- Chất dĩ thái (etheric matter) hiện nay đang trở nên thấy được  đối với một số người, và sẽ hoàn toàn thấy được đối với nhiều người vào cuối thế kỷ này (thế kỷXX-ND).          

                  (LVHLT, 374)

 

 

Dĩ thái không gian (Ether of space):

- Dĩ thái không gian là một trường (field, môi trường) mà trong đó và qua đó các năng lượng từ nhiều cội nguồn xuất phát đang tác động (play).

… Trường rộng lớn này, cũng như các trường nhỏ và thu hẹp (localised) hơn cung cấp phương tiện truyền chuyển cho tất cả mọi năng lượng đang tác động lên trên và qua Thái Dương Hệ chúng ta, các bầu hành tinh chúng ta và tất cả các h́nh thức sự sống trên các bầu này. Nó tạo thành một trường hoạt động (field of activity) không gián đoạn với chuyển động liên tục không ngừng nghỉ - một phương tiện vĩnh cửu cho sự trao đổi và truyền chuyển năng lượng.                            (CTHNM, 9, 10)

Dĩ thái lực (The etheric force):

Dĩ thái lực tức là sinh lực.                                                            (TLHNM II, 309)

Dục giới : X. Kama-Loka.

Dục vọng (desire) :

- Dục vọng là sức mạnh của phàm ngă (form nature).

 (CTHNM, 388)

     - Dục vọng xuất phát từ cơi cảm dục, tạo ra biểu lộ trên cơi trần.                                                                                                                                                (LVLCK, 692)

- Dục vọng là việc gắn bó (attachment) với các đối tượng vui thích (objects of pleasure).                                   (ASCLH, 134)

- Dục vọng vốn là ư chí trên cơi thấp.             (KCVTT, 248)

- Chừng nào mà con người chưa tiến gần đến tính thiêng liêng (divinity, Phật tánh) th́ con người vẫn c̣n cần đến các thôi thúc của dục vọng (the urgings of desires), và dục vọng chỉ trở nên trong sạch hơn (purer) và bớt đi tính vị kỷ (less selfish) khi con người càng tiến tới. Tuy thế, các dục vọng đều trói buộc con người vào ṿng luân hồi, và nếu muốn được giải thoát, con người phải diệt hết dục vọng.                               (MTNX, 297)

-  Dục vọng là Ư Chí bị bao phủ (clothed) trong chất cảm dục (astral matter).                                              (KCVTT,   237)

- Chuyển hóa dục vọng (transmutation of desire):

Điểm cần nhớ là dục vọng chế ngự và chi phối hành động khi nào sinh lực được tập trung vào bản chất dục vọng, như là hầu hết t́nh trạng của đa số con người. Nhưng việc kềm chế thể trí được vạch ra chỉ có thể hiệu quả khi sự sống được tập chú vào cơi trí. Khi có được sự tập chú này th́ không cần phải dập tắt (suppression) dục vọng nữa v́ sức mạnh của sự chú tâm có tập trung sẽ ở nơi khác và tất nhiên sẽ không c̣n dục vọng mănh liệt nào nữa. Việc dập tắt dục vọng là một nỗ lực cần phải có của người quá tập trung vào thể cảm dục để mang lại lợi ích cho trạng thái ư chí của thể trí. Nhưng ít khi y làm điều này. Dục vọng có thể chấm dứt nhờ nỗ lực mạnh mẽ mà con người tạo ra để đạt được mức độ tâm thức trí tuệ nào đó, nhưng không có sự dập tắt nào thực sự xảy ra, cũng không có ư chí nào được cầu viện đến. Khi cuộc sống của con người được êm xuôi và được thể trí kềm chế từ các phân cảnh trí tuệ, th́ bấy giờ sự chuyển hóa nhất định xảy ra. Sự chuyển hóa (mà nhờ đó bản chất cảm dục được thay đổi và chuyển biến) có thể có bản chất tâm linh hay là chỉ có bản chất thiết thực (expedient). Dục vọng có thể được chuyển hóa thành đạo tâm tinh thần hay thành một thái độ phù hợp với ư muốn của thể trí vốn đang biểu lộ nó. Do đó, cần phải thận trọng phân tích động cơ thúc đẩy và các mục tiêu.                      (CTNM, 348)

Dung hợp (fusion) :

   Có thể được xem như là tiến tŕnh hội nhập tâm linh của cá nhân với ư thức khơi hoạt đầy đủ có liên quan tới ba trạng thái thiêng liêng trong con người.                                                        (LV7C, 265)

 

 

Dũng lực (Vīrya):

     - Năng lực dũng cảm (the dauntless energy) mở đường tiến đến chân lư siêu nhiên (supernatural truth) vượt ra khỏi băi lầy của các dối trá của thế gian. (Đây là Ba-la-mật thứ năm -ND).                                                                    (TNVT, 178)

Duy Danh Thuyết (Nomimalism):

Đối với kẻ theo thuyết Duy Danh (Nominalists), chính cái phổ quát (the universals, phổ hữu) mới là thực tại (realities) c̣n các đặc thù (particulars) chỉ có trên danh nghĩa (in name) và trí tưởng tượng của con người.                                  (GLBN I, 317)

Duy lư:  (Rational, thuần lư, có lư trí)

   Từ ngữ “duy lư” có hàm ư là một điều ǵ đó xuất phát từ Minh Triết Vĩnh Cửu (Eternal Wisdom).           (CKMTTL,  82)

Dương hỏa kỳ kinh : X. Hữu hỏa kỳ kinh (Pingala)

 

Dứt bỏ (Virāga): X. Xả ly.


 

 

 

 

 

 

Đ

 

Đa nhân cách (Multiple personalities, tâm thần phân liệt):

     Ở đây tôi không thể bàn rộng về vấn đề nhập xác (obsession) do sự triệt thoái của trạng thái ngă thức của chủ thể trong thể xác (tức linh hồn ND). Tiến tŕnh tách ra này chỉ để lại một cái vỏ sinh động (living shell), một cái nhà trống rổng. Có quá nhiều điều phải được xem xét về một luận đề như luận đề này. Không dễ  ǵ mà nhà nghiên cứu tâm lư khoa học chấp nhận giả thuyết (premise) về sự thay thế tâm thức của một thực thể khác vào vị trí tâm thức của một người không thể giữ mối liên kết trong năo bộ với mức rơ ràng thích hợp. Nhưng nói với tư cách của một kẻ hiểu biết, những trường hợp như thế thường xảy ra, đưa đến nhiều vấn đề được gọi là “tâm thần phân liệt” (“split personality”), thực ra đó là t́nh trạng hai người (persons) làm chủ một thể xác đặc biệt một người cung cấp ḍng sinh lực (life stream), (bám trụ vào tim), c̣n người kia cung cấp ư thức (stream of consciousness) (bám trụanchored trong năo bộ) và nhờ đó kềm chế thể xác, chỉ huy các hoạt động của thể này và tự biểu hiện qua cơ quan ngôn ngữ (speech). Đôi khi việc ám (hay nhập xác, possession) này xảy ra luân phiên giữa hai cá nhân liên hệ. Đôi khi nhiều hơn hai, và nhiều người trên khía cạnh nội môn của sự sống, sử dụng cùng thể xác. Lúc đó, bạn có trường hợp đa nhân cách (tâm thần phân liệt).                                (TLHNMII, 419420)

Đại (elements, yếu tố, …): X. Yếu tố.

Đại Chu Kỳ (Maha Yuga):

Có 4.320.000 năm của con người. Gồm có 4 chu kỳ sau:

Krita yuga       ..…  1.728.000 năm thế tục (mortal year)

Treta yuga       ….. 1.296.000 năm thế tục.

Dwapora yuga…..     864.000 năm thế tục.

Kali yuga        …..     432.000 năm thế tục.   (LVLCK, 39)

Đại chu kỳ khai nguyên : X. Mahamanvantara.

Đại định (contemplation, samahdi, nhập định) :

     - Từ ngữ ‘sama’ có liên quan đến năng lực của chất trí tức là lấy dạng thức hay là tự điều chỉnh theo các ấn tượng bên ngoài. Các ấn tượng từ ngoài này đi tới thể trí xuyên qua (via) các giác quan. Khi một người khao khát tập yoga có thể kiềm chế các bộ phận nhận thức bằng giác quan của ḿnh sao cho chúng không c̣n báo trước cho thể trí các phản ứng của chúng đối với những ǵ được cảm nhận th́ hai việc xảy ra:

   a) Bộ óc xác thân trở nên yên tĩnh và phẳng lặng (quiet and still).

   b) Chất trí hay thể trí ngưng tạo ra các thay đổi và trở nên hoàn toàn phẳng lặng.                                                               (ASCLH, 36)

   Nhập định là sự đồng nhất hóa của người nhận thức (knower) với những ǵ trong chính y vốn rất giống với linh hồn bên trong h́nh hài.                                                                            (ASCLH, 92)

   Nhập định tức là chuyển ánh sáng của linh hồn vào những ǵ cần được biết hay t́m kiếm.                                                   (ASCLH, 253)

     - Sự nhập định là sự yên nghỉ (sleep) của đạo sĩ yoga, kết quả của sự triệt thoái hữu thức và có khoa học của Chân nhân ra khỏi phàm ngă tam phân để hoạt động trên các cơi cao, chuẩn bị cho công cuộc phụng sự tích cực nào đó trên cơi thấp.

        (ASCLH, 23)

     - Samādhi (đại định, nhập định) là trạng thái (state) mà trong lúc đó, hành giả mất hết ư thức về mọi biệt ngă (individuality), kể cả chính ḿnh. Hành giả trở thành tổng thể (the All).                                                                  (TNVT, 227)

Đại Đức : Bhandanta (B.Ph.), Reverend, Venerable.

Đại Hăo Huyền : (Mahā Māyā, Great Illusion)

      Vũ trụ biểu lộ  (objective universe)                (TNVT,   214)

Đại Ḥa thức (Mahima) : X. Quyền năng.

Đại hồn (Oversoul):

- Đại hồn ở trên các phân cảnh cao của cơi trí (mental plane).                                                                                                                             (CTNM, 395)

     - Đại hồn tức là Thượng Đế.                                            (GDTKNM, 22)

Đại Hồng Thủy (The flood):

Thánh Đoàn tận dụng khả năng phân biện của thể trí, vốn là tính chất độc đáo của nhân loại, để giúp cho nhân loại đạt đến mục tiêu nhờ việc làm cân bằng các cặp đối hợp và t́m ra con đường trở về cội nguồn.

Quyết định này đưa đến cuộc chiến đấu rộng lớn, tạo thành đặc trưng cho văn minh thời Atlantis, và đưa đến kết quả bằng sự hủy diệt được gọi là Đại Hồng Thủy mà mọi Thánh Kinh trên thế giới đều có nói tới. Các lực lượng ánh sáng và lực lượng của bóng tối đă dàn trận chống lại nhau và điều này để trợ giúp nhân loại. Cuộc tranh chấp vẫn c̣n kéo dài, và thế chiến mà chúng ta vừa trải qua là một sự tái phát của nó.       

                                          (ĐĐNLVTD, 35)

Đại Khấn Nguyện : (Great Invocation)

     Vào năm 1945, Đức Christ có đưa ra cho thế giới (cho quần chúng sử dụng) một trong các lời khấn nguyện (prayers) cổ xưa nhất đă từng được biết tới, nhưng là lời khấn nguyện từ trước đến giờ không được phép sử dụng, ngoại trừ được các Đấng Tinh thần cao cả nhất sử dụng. Chúng ta được cho biết rằng chính Ngài đă đọc nó lần đầu tiên vào Kỳ Trăng Tṛn tháng sáu năm 1945, đó là Kỳ Trăng Tṛn của Đức Christ, giống như Kỳ Trăng Tṛn tháng năm là của Đức Phật. Thật không dễ ǵ mà phiên dịch các nhóm từ ngữ cổ xưa này (xưa đến nỗi chúng không có niên hiệu hay nền tảng thuộc bất cứ loại nào) ra các từ ngữ hiện đại, nhưng việc này đă được thực hiện, và sau rốt, bài Đại Khấn Nguyện được phép trở thành lời cầu nguyện của thế giới được Ngài tuyên đọc và được các đệ tử của Ngài ghi lại. Nó đă được dịch ra như sau:

Từ điểm Linh Quang trong Thiên Trí

Xin ánh sáng tuôn tràn vào trí người

Xin cho Linh Quang giáng xuống trần.

Từ điểm Bác Ái trong Thiên Tâm

Xin cho bác ái tràn ngập tâm người

Mong sao Đấng Christ trở lại dương trần

Từ trung tâm mà Thiên Chí được thấu triệt

Xin cho Thiên Ư dắt dẫn tiểu chí con người

Thiên Ư mà Thánh Sư biết rơ và phụng hành

Từ trung tâm mà chúng ta gọi là con người

Mong cho Thiên Cơ Bác Ái và Linh Quang khởi động

Mong cho nó phong bế được tà môn

Mong sao Linh Quang, Bác Ái và Quyền Năng phục hồi Thiên Cơ tại Cơi trần.

(STLCĐC, 30-31)

Đại Nhật ở với chúng ta : X. Ngày đến với chúng ta.

Đại Thiên Kiếp (Mahakalpa):

100 năm của Brahman, bằng với 311.040 tỷ năm của con người.                                                                                                                        (LVLCK, 39-40)

Đại Thiên Thần (Mahadeva):

Mahadeva theo nghĩa đen là “Đại Thiên Thần” (“Great Deva”). Thuật ngữ này được áp dụng cho Ngôi Thứ Nhất của Tam Vị Nhất Thể biểu lộ, cho Shiva, trạng thái Hủy Diệt, Đấng Sáng tạo.                                                                                    (LVLCK, 39-40)

Đại Thiên Vương : X. Maharaja.

Đại Thừa (Mahayana):

     Một hệ phái triết học Phật giáo, nghĩa đen là “Cổ Xe Lớn” (“Great Vehicle”). Một hệ thống thần bí, do Đức Nagarjuna lập ra. Kinh sách của phái này được viết trong thế kỷ thứ hai trước Thiên Chúa.                                                        (CKMTTL, 265)

Đại tư tưởng gia, đại lănh tụ của nhân loại (Great thinkers, great leaders of the race):

     Các đại tư tưởng gia của nhân loại, những người tiêu biểu thực sự của hạ trí, về căn bản đều là những người có ba hạ thể được chỉnh hợp, tức là những người mà thể hạ trí giữ cho hai thể kia chỉnh hợp thận trọng. Lúc bấy giờ, thể hạ trí liên giao trực tiếp, thẳng suốt tới năo bộ hồng trần mà không có ǵ chướng ngại, ngăn trở.

     Khi chỉnh hợp được bốn phần và khi ba thể nói trên được chỉnh hợp (aligned) với thể của Thượng Ngă, tức Chân Ngă thể và giữ được ổn định trong chu vi của thể này, th́ bấy giờ các đại lănh tụ của nhân loại xuất hiện, đó là những người có ảnh hưởng lên nhân loại về mặt t́nh cảm và trí tuệ; lúc đó, các văn sĩ và lư tưởng gia có linh hứng mới có thể diễn đạt các linh hứng và ước mơ của họ; lúc đó, các tư tưởng gia tổng hợp và trừu tượng mới có thể chuyển các ư niệm của họ cho thế giới hữu h́nh.                                                             (TVTTHL, 1-2)

 

Đại Vũ trụ  (Macrocosm):

Thái Dương Thượng Đế (Solar Logos) tức là Đại Vũ trụ.

(LVLCK, 69)

Đàn Việt: (Dânapati): c̣n gọi là thí chủ (donor)

Đạo : 1) Marga (B.Ph.), Maggo (N.Ph.), con đường. 2) Tao (tên gọi triết thuyết của Lăo Tử).

Đạo binh âm thanh (Army of the voice, Âm binh):

Trên mỗi cơi, tất cả các thiên thần cấp thấp, “Đạo binh âm thanh”, các vị kiến tạo hạ đẳng và vô số các tinh linh (elementals) đang hoạt động một cách vô thức, được hướng dẫn và điều khiển bằng linh từ và âm thanh.          (LVLCK, 472)

Đạo Đức Kinh (Tao-teh-King):

     Nghĩa đen “Quyển sách về Tính Hoàn Thiện của Tạo Hóa” (‘The Book of the Perfectibility of Nature”) do đại triết gia Lăo Tử (Lao-tze) viết ra. Đây là một loại vũ trụ khai tịch luận (cosmogony) chứa đựng mọi giáo lư căn bản của Vũ trụ Khởi nguyên Luận Bí truyền (Esoteric Cosmogenesis). Lăo Tử cho rằng vào lúc khởi thủy không có ǵ cả ngoại trừ Không Gian vô hạn và vô biên (limitless and boundless Space). Vạn vật sinh tồn và tồn tại được sinh ra trong đó từ “Cái Bản Nguyên (Princple) tự hiện hữu, tự phát triển từ Chính Nó, nghĩa là Swabhâvat. V́ không biết gọi nó là ǵ và bản thể của nó (essence) không thể ḍ hiểu được (imfathomable) nên các triết gia gọi nó là Đạo (Tao, Anima Mundi), tức năng lượng chưa được tạo ra (uncreat), chưa được sinh ra (unborn) và hằng hữu (eternal) của thiên nhiên, đang biểu lộ theo chu kỳ. Tạo Hóa cũng như con người, khi nó đạt đến thanh khiết (purity) th́ sẽ đạt đến tĩnh tại (rest) và lúc bấy giờ, mọi vật trở nên hợp nhất với Đạo, vốn là cội nguồn của mọi lạc phúc (bliss) và diễm phúc (felicity). Theo triết lư của Ấn giáo và Phật giáo, sự thanh khiết, lạc phúc và sự bất tử như thế chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập đức hạnh và sự thanh thản hoàn toàn của tinh thần trên cơi đời của chúng ta; trí óc con người phải kiềm chế và sau rốt chinh phục và thậm chí áp đảo hành động hỗn loạn của phàm ngă con người. Con người đạt đến mức độ thanh luyện đạo đức cần có càng sớm th́ sẽ cảm nhận được hạnh phúc càng nhiều.                                                                               (NGMTTL, 320)

Đạo tâm (aspiration, hoài bảo) :

 -   Từ ngữ “đạo tâm” xuất phát từ tiếng La tinh “ad”: hướng đến (“to”) và “spirare”: hít, thở (“to breathe, to breathe towards”) như tự điển Webster đă ghi. Từ ngữ “spirit” (tinh thần) cũng có cùng nguồn gốc. Đạo tâm phải đi trước cảm hứng (inspiration). Phải có hơi thở ra từ Phàm ngă trước khi có thể có hơi thở vào (breathing in) của trạng thái cao. Theo quan điểm của thần bí học Đông phương, đạo tâm bao hàm ư niệm về lửa. Nó chỉ một ước vọng mănh liệt và một quyết tâm nhiệt thành để sau rốt thực hiện ba điều đối với người t́m đạo. Nó phóng ra một ánh sáng mănh liệt lên các vấn đề của người t́m đạo và tạo ra ḷ lửa thanh luyện mà Phàm ngă phải bước vào để cho mọi ô trược đều bị thiêu đốt, và nó cũng hủy diệt mọi chướng ngại có thể chận giữ y lại đàng sau.    (TTTĐTG, 93)

   - Ham muốn thuộc loại cao siêu được gọi là đạo tâm.

(SHLCTĐ,    32)

Đạo viện (Ashram) : X. Huyền viện.

Đau khổ (pain):

     - Đau khổ là hậu quả tạo ra khi thể cảm dục bị an trụ một cách sai lầm. Đau khổ là hậu quả của việc không thể làm cân bằng các cặp đối hợp một cách chính xác. Nó cho thấy sự thiếu quân b́nh.                                                                (ASCLH, 71)

- Đau khổ chỉ bị tạo ra do sự đối kháng (resistance) và là một giai đoạn cần thiết trong diễn tŕnh tiến hóa.       

                   (LVLCK, 215)

- Đối với Chân Sư, sự đau khổ không c̣n  nữa. Nghĩa là sự đau khổ mà chúng ta biết trên cơi trần, phần lớn là đau khổ trong vật chất (pain in matter). C̣n sự đau khổ ẩn trong sự hiểu biết (comprehension), không phải là sự cản trở (not resistance), th́ các giới cao nhất (highest circles) mới cảm nhận được, vâng, nó lên đến chính Thượng Đế. Nhưng tôi đă ra ngoài đề, các bạn là người c̣n bị vật chất chi phối th́ hầu như không thể hiểu được.                                     (TVTTHL, 37)

- Công dụng của đau khổ (uses of pain):

      + Đau khổ là kẻ bảo vệ của h́nh hài và tác nhân che chở của vật chất; nó cảnh giác sự nguy hiểm, nó cho thấy một vài giai đoạn nhất định trong diễn tŕnh tiến hóa; nó được liên kết với nguyên khí mà nhờ đó linh hồn tự đồng nhất hóa với vật chất.                                                                                       (CTNM, 502) 

      + Các công dụng của đau khổ th́ nhiều, và chúng dắt linh hồn con người ra khỏi bóng tối, đi vào ánh sáng, ra khỏi cảnh nô lệ, đi vào giải thoát, ra khỏi khổ tâm đi vào an b́nh. Sự an b́nh đó, ánh sáng đó và giải thoát đó, với sự hài ḥa được an bài của vũ trụ được dành cho tất cả các con của nhân loại.                                                                            (LVHLT, 533)

Đau khổ (Suffering):

Sau khi xem xét mọi khía cạnh, sự đau khổ chỉ có thể xảy ra khi trạng thái tinh thần mà linh hồn (trong thể xác) bị đồng nhất hóa với sinh hồn, đang làm sinh động và đưa sinh lực đến h́nh hài và tạo ra sự sống nhất thời của h́nh hài. Trong trạng thái vô thức, sinh hồn cũng biết được sự đau đớn và thống khổ,  những người chăm sóc và canh giữ bệnh nhân đều biết rơ điều này, nhưng không có đau đớn đích thực (real pain) hay khổ đích thực (true distress) bởi v́ chân nhân, hồn tinh thần, đă xuất ra hoặc là do sự đau đớn cực độ (như trong trạng thái vô thức thực sự) hoặc là do thuốc mê.

Nỗi đau của linh hồn, khi phàm ngă lầm lạc, chỉ là một h́nh thức diễn tả tượng trưng. Không hề có nỗi đau thực sự (pain or true suffering) và thường thường là không có vấn đề hay biết sự việc xảy ra v́ rung động không đủ cao để thấu nhập vào cảnh giới cao, nơi mà linh hồn ngự trị. Tuy nhiên, khi nào có sự hiểu biết như thế th́ linh hồn cảm thấy - tôi tạm diễn tả như thế - một cảm tưởng đánh mất cơ hội và theo sau đó là cảm giác chán năn, không hơn không kém, v́ sự kiên nhẫn của linh hồn th́ vô giới hạn, giống như sự kiên nhẫn của Thánh Đoàn. Chỉ v́ chúng ta nói một cách tượng trưng và nói linh hồn đau khổ, bạn đừng nên diễn dịch điều đó bằng thuật ngữ thông thường.

Nỗi đau (suffering) của Đức Christ hay của Hành Tinh Thượng Đế, hay của chính Thượng Đế, th́ không thể hiểu bằng các thuật ngữ chỉ phản ứng của phàm ngă. Chúng ta sử dụng ngôn từ, nhưng thực ra ngôn từ lại hàm ư “sự đồng nhất hóa tách rời và cô lập”. Hỡi huynh đệ, việc đó có gợi được bất cứ điều ǵ cho bạn không?

Việc đồng nhất hóa sai là nguyên nhân của đau khổ (pain) và đưa đến nỗi đau, nỗi khổ và các hậu quả khác.

Việc đồng nhất hóa đúng đưa đến sự cảm thông, hiểu biết về các thái độ tâm lư của kẻ đau khổ nhưng không đưa đến thống khổ thực sự như chúng ta thường hiểu.(CTNM, 346-347)

Đau khổ, cội nguồn và nguyên nhân (origin and cause of suffering):

Sau khi điểm giữa của khúc quanh (central turning point) trong Đại Chu Kỳ đă được vượt qua - nghĩa là sau điểm giữa của Giống dân thứ tư trong cuộc tuần hoàn thứ tư trên Bầu hành tinh của chúng ta - không c̣n một Chân Thần nào bước vào giới nhân loại nữa. Đối với chu kỳ này, cánh cửa đă đóng lại và sự thăng bằng đă đạt được. Bởi v́ nếu cứ có một linh hồn mới được tạo ra cho mỗi một trong vô số con người đă chết đi, và nếu không có sự luân hồi th́ khó mà đủ chỗ chứa cho các linh hồn đă thoát xác (disembodied “spirits”) và không bao giờ có thể giải thích được  cội nguồn và nguyên nhân của đau khổ. Chính do việc thiếu hiểu biết về giáo lư huyền môn và áp đặt các quan niệm sai lầm dưới chiêu bài (guise) giáo dục tôn giáo mới phát sinh ra Thuyết Duy Vật và Thuyết Vô Thần như là một cách phản kháng lại trật tự thiêng liêng đă được an bài của vạn vật.                                                                       (GLBN I, 234)

Đau khổ và phiền năo: (Pain and sorrows)

“ Nên nhớ rằng, bất cứ nỗ lực nào cũng tạo ra kháng lực (resistance), và kháng lực trong thể xác của con người biểu lộ (registers) dưới h́nh thức đau đớn  (pain). Một phần lớn các đau khổ và phiền năo xảy ra do bởi con người phản kháng lại (resisting) Định Luật Nghiệp Quả và phẫn uất (resenting) với các hoàn cảnh bắt buộc (necessities) mà luật đó áp đặt lên họ, Vun trồng một tâm trí thăng bằng và một nhân sinh quan hợp lư (reasonable outlook) sẽ làm giảm bớt (mitigate) t́nh trạng này đi nhiều.                                                             (VLH,   265)

Đần độn, khờ khạo và già lẫn (Imbecility, idiocy and senil decay):

… Nên nhớ rằng, trong các trường hợp đần độn, khờ khạo và trong giai đoạn luống tuổi mà chúng ta gọi là già lẫn, đường dây (thread) gắn chặt vào năo bị triệt thóai (withdrawn) trong khi đường dây chuyển (convey) xung lực sự sống vẫn c̣n bám trụ vào tim. Có sự sống nhưng không có hiểu biết sáng suốt; có sự hoạt động (movement) nhưng không có định hướng khôn ngoan. Trong trường hợp già lẫn, có lúc dường như có một bộ máy thuộc loại cao cấp được vận dụng trong đời sống, dường như có hoạt động sáng suốt, nhưng đó là một ảo tưởng do bởi thói quen cũ và do nhịp điệu đă được thiết lập từ xưa mà không phải do ư định (purpose) có phối kết chặt chẽ tạo ra.

      (LVHLT, 497)

Đấng Bất Khả Tư Nghị (One About Whom Naught May Be Said):

Đấng biểu lộ xuyên qua bảy Thái Dương Hệ.

 (TLHNMI, 155)

Thượng Đế của Thái Dương Thượng Đế của chúng ta.

(ĐĐNLVTD, 162)

- Bảy tinh ṭa (constellations) hợp thành thể biểu lộ của Đấng Bất Khả Tư Nghị.                                                                 (TLHNM I, 332)

- Chúng ta nên nhớ là h́nh hài thu hút và sử dụng vật chất mà nó ngâm tẩm (immerse) trong đó. Thái Dương Hệ của chúng ta là một trong nhiều Thái Dương Hệ lớn chứ không phải là Thái Dương Hệ lớn nhất. Nó là một phần của một tổng thể vĩ đại hơn. Tổng thể vĩ đại này được tạo thành bằng bảy phần (hay bảy Thái Dương Hệ), chính nó lại ngâm tẩm trong nước của không gian (water of space), được sinh ra theo ư muốn và do đó, là đứa con thiết yếu (child of necessity). Nó thu được sự sống của nó từ môi trường chung quanh. Các luồng thần lực tuôn đổ vào Thái Dương Hệ chúng ta từ mọi phía, phát xuất từ cái mà quyển “Luận về Lửa Càn Khôn” gọi là “Đấng Bất Khả Tư Nghị”. Các ḍng thần lực này biểu hiện (embody) cho ư chí và ư muốn (desire) của Ngài, thể hiện (express) ra t́nh thương hay là năng lực thu hút của Ngài, và biểu lộ (manifest) ra như là h́nh tư tưởng vĩ đại mà chúng ta gọi là Thái Dương Hệ của chúng ta.

Xin mở dấu ngoặc để chú thích rằng Đấng này (Existence) được gọi là “Đấng Bất Khả Tư Nghị” không phải v́ tính cách bí mật hay huyền bí mà là v́ mọi cách tŕnh bày bằng ư tưởng về sự sống và mục tiêu của Ngài đều không thể có được măi cho đến khi chúng ta đă hoàn tất được kỳ hạn tiến hóa trong Thái Dương Hệ của chúng ta. Chú ư, tôi nói Thái Dương Hệ của chúng ta chứ không phải chỉ nói sự sống của hành tinh chúng ta mà thôi. Việc suy tư về Đấng mà nhờ sự sống của Ngài, Ngài làm linh hoạt (inform) bảy Thái Dương Hệ, là việc phí phạm năng lượng. Trên hành tinh của chúng ta, chỉ có các Đấng Cao cả (Great Lives) như là Đức Phật, Đức Kumaras và Đức Hành Tinh Thượng Đế là mới bắt đầu cảm nhận (sense) được xung lực mănh liệt của Tổng Thể vĩ đại đó, và thậm chí các Ngài chỉ mới cảm nhận được xung lực đó nhưng cho đến nay, vẫn hoàn toàn không thể tưởng nghĩ (conceive) được cái chiều hướng (trend) của nó, v́ nó vượt ngoài tâm trí (mind), t́nh thương và ư chí. Nó làm phát động các yếu tố (mà chúng ta không có một thuật ngữ nào để gọi) và các khuynh hướng mà thậm chí cho đến nay vẫn không h́nh dung ra được một mảy may nào trên hành tinh chúng ta.                            (LVHLT, 274)

Đấng Chí Phúc (Blessed One):

Đấng Chí Phúc là Đấng đang biểu lộ một cách hoàn hảo tính chất cung nào đó qua sắc tướng cơi hiện tượng đă ấn định nào đó, sắc tướng này sẵn sàng được đảm nhận cho mục tiêu phụng sự, nhưng nó không hề tạo ra một giới hạn và không hề làm tù hăm Đấng Chí Phúc, v́ tâm thức của Ngài không hề đồng nhất hóa với sắc tướng cơi hiện tượng, cũng như không đồng nhất hóa với tính chất mà nó biểu lộ.                      (TLHNM II, 35)

Đấng Chưởng quản Địa Cầu (Lord of the World):

     Đấng Chưởng Quản Địa Cầu, tức Đấng Điểm Đạo Duy Nhất, trong Thánh Kinh, Ngài được gọi là Đấng Vô Lượng Thọ (“The Ancient Of Days”), trong kinh sách Ấn Độ, Ngài được gọi là Đệ Nhất Kumara, tức Sanat Kumara. Từ chỗ ngự của Ngài ở sa mạc Gobi, Ngài chủ tŕ Đại Đoàn Chân Sư và quản trị cả ba Bộ Môn (department). Một số kinh sách gọi Ngài là Đấng Đại Hy Sinh v́ Ngài đă chọn việc trông coi sự tiến hóa của nhân loại và thiên thần cho đến khi tất cả được cứu độ, hiểu về mặt huyền bí. Chính Ngài quyết định việc “thăng tiến” trong các Bộ Môn khác nhau và sắp xếp nhân lực điền vào các chỗ trống. Mỗi năm bốn lần, chính Ngài triệu tập hội nghị có tất cả các Đế Quân (Chohan) và Chân Sư, cho phép làm những ǵ để thúc đẩy các mục tiêu tiến hóa.                  (ĐĐNLVTD, 104)

Đấng Điểm Đạo (Initiator, Hierophant):

     Hierophant (Vị Chủ Lễ) tức Đấng Điểm Đạo.            (CVĐĐ, 56)

Đấng Kỵ mă (Rider):

Trong kinh Tân Ước, Đấng Xuất Thế được nh́n thấy xuất hiện để cứu thế nhân, “cưỡi trên một con ngựa trắng”… Điểm cần nhớ là Đấng Kỵ mă trên con ngựa trắng này không phải là Thực Thể (Entity hay Life) ngoại hành tinh mà là một Đấng Cao cả giống như chính chúng ta về mặt bản thể - con người và con vật phối hợp lại như tất cả chúng ta, nhưng hợp nhất với thánh linh và nhận được linh cảm từ bên trên, được một Nguyên khí vũ trụ thiêng liêng nào đó làm cho linh hoạt, giống như Đức Christ được làm linh hoạt bằng t́nh thương của Thượng Đế và chuyển sự thiên khải t́nh thương đó cho con người. Đấng Kỵ mă là một người trong nhân loại chúng ta đă đạt được mục tiêu đă định trước (pre-destined goal) và là Đấng mà - v́ chính t́nh thương và sự cảm thông đối với con người - đă ở lại từ bao thiên kỷ tại chốn thiên khải bí mật (như được gọi về mặt nội môn), chờ đợi cho đến khi giờ của Ngài lại đến và bấy giờ, Ngài có thể hiện ra để dẫn dắt con người đến chiến thắng vinh quang. Đấng sắp đến này đang ở trên Đường Cứu Thế (Path of a world Saviour), cũng như các Đấng có quyền năng hơn, các Tinh Quân Giải Thoát (Lords of Liberation) đang ở trên Đường Phụng sự thế gian.

                              (SHLCTĐ, 269)

Đấng Kiến tạo (the Builders):

Các Đấng Kiến Tạo là một danh xưng bao gồm vô số các Đấng Thông Tuệ (Intelligences), các huyền giai (hierarchies) gồm các Đấng có tâm thức và quyền năng phân cấp theo thang bậc (graduated). Trên mỗi cơi, các Ngài tiến hành việc kiến tạo ra các h́nh hài hiện có. Các vị ở cấp cao th́ điều khiển (direct) và kiểm soát (control), trong khi các vị ở cấp thấp lo thiết kế (fashion) các vật liệu (materials) theo các mô h́nh (models) được cung cấp.                                        (MTNX, 356)

Đấng Lưỡng Tính Thiêng liêng (Divine Hermaphrodite):

     - Đây là Đấng Cao Cả thuộc hành tinh hay thuộc Thái Dương Hệ, một biểu lộ trong cặp đối hợp trong chính Ngài.

     - Tức là Hành Tinh Thượng Đế.                          (LVLCK, 329, 663)

Đấng Nhập Niết bàn (Nirvanee):

     Đấng Nhập Niết Bàn đích thực (true Nirvanee) là Đấng sống trong sự thiền định không ngừng (unbroken meditation) ở cơi tâm linh mà vẫn có thể hoạt động ở cơi trần.            (LVHLT, 90)

Đấng Quán Tịnh Thế Gian (The Silent Watcher):

     Đấng “Quán Sát Im Lặng”, Đấng Cao Cả này là sự sống thấm nhuần khắp nơi của hành tinh, địa vị của Ngài so với Đức Chưởng Quản Địa Cầu, Đức Sanat Kumara, như là Chân Ngă so với Phàm Ngă của con người. Tŕnh độ tiến hóa cao siêu của Đấng này có thể hiểu được phần nào khi so sánh mức độ tiến hóa khác nhau hiện có giữa một người với một Chân Sư toàn thiện. Theo quan điểm của hệ thống hành tinh chúng ta th́ không c̣n Đấng nào vĩ đại hơn Ngài, và đối với chúng ta th́ Ngài tương ứng với Thượng Đế hữu ngă (personal God) của người Cơ Đốc Giáo. Ngài hoạt động xuyên qua vị đại diện trên cơi trần của Ngài, Đức Sanat Kumara, Đấng này là điểm hội tụ cho sự sống và năng lượng của Ngài. Ngài giữ cho thế giới trong ṿng hào quang của Ngài. Chỉ có vị Chân Sư được điểm đạo lần năm và đang tiến tới để nhận điểm đạo lần sáu và bảy mới trực tiếp tiếp xúc với Đấng Cao Cả này. Mỗi năm một lần vào dịp lễ Wesak, với sự chuẩn nhận của Đấng Chưởng Quản Địa Cầu, Đức Phật chuyển đến cho toàn thể nhân loại một luồng thần lực kép phát xuất từ Đấng Quán Tịnh Thế Gian, được bổ sung bằng năng lượng tập trung hơn của Đấng Chưởng Quản Địa Cầu.                                        (ĐĐNLVTD, 105106)

Đấng Sáng tạo (Creator): X. Tạo Hóa, Hóa Công.

Đấng Từ Bi (Lords of Compassion):

Các Thánh nhân (Adepts) đă giải thoát nhưng đă chọn việc tự hy sinh và ở lại với các con của nhân loại để phụng sự và cứu giúp nhân loại, nói về mặt chuyên môn, không phải là các Đấng Nhập Niết Bàn (Nirvanis). Các Ngài là các Đấng Từ Bi, đă thệ nguyện chịu đựng và bị chi phối bởi một số t́nh trạng tương tự với (mặc dù không tương đồng với) các t́nh trạng đang chi phối con người, tức những kẻ vẫn c̣n bị ràng buộc vào cơi sắc tướng.                                                   (ASCLH, 31)

Đầu đà/ Hạnh đầu đà:  Dhuta/Dhudanga.

Đế Quân (Chohan) :

   Trong sách này, chỉ vị Chân Sư tiến hóa và đạt được mức điểm đạo thứ sáu.                                                   (ĐĐNLVTD, 217)

Đệ tử (Disciple) :

   Định nghĩa:

     Đệ tử là kẻ đang t́m cách để học được một nhịp điệu mới, để tiến vào một lĩnh vực kinh nghiệm mới và để noi theo các giai đoạn của nhân loại tiến hóa tức những người đă bước lên Thánh đạo trước vị đệ tử, dẫn từ bóng tối đến ánh sáng, từ cái giả đến cái chân. Vị đệ tử đă nếm các lạc thú của cuộc đời trong cơi ảo tưởng và đă học được cách làm cho các lạc thú đó không c̣n mănh lực làm hài ḷng và nắm giữ y nữa. Bây giờ, y ở vào trạng thái chuyển tiếp giữa các trạng thái hiện tồn mới và cũ. Y đang dao động giữa t́nh trạng nhận thức của linh hồn với nhận thức của h́nh hài sắc tướng. Y đang “thấy cả hai mặt”.                                                    (LVHLT, 58-59)

   Trước tiên, vị đệ tử nguyện làm 3 điều:

a Phụng sự nhân loại.

      b Cộng tác với kế hoạch của các Đấng Cao Cả theo mức độ hiểu biết và với hết khả năng của ḿnh.

      c Phát triển các quyền năng của Chân Ngă, mở rộng tâm thức cho đến khi có thể hoạt động trên ba cảnh giới (planes) trong ba cơi thấp (worlds) cũng như trong Chân Ngă thể, và tuân theo sự hướng dẫn của Chân Ngă chứ không theo lệnh của Phàm ngă.                                                           (ĐĐNLVTD, 71)

   Đệ tử (Disciples):

     1. Người t́m đạo là đệ tử của các đệ tử cấp thấp.

     2. Đệ tử dự bị (probationer), là đệ tử của các đệ tử cao cấp.

     3. Đệ tử chính thức (Accepted disciple) là đệ tử của vị cao đồ và của Chân Sư.

     4. Vị cao đồ (Adept) là đệ tử của Chân Sư..

     5. Một Chân Sư là đệ tử của vị Mahatma (Đại Chân Sư, Đại Thánh).

    6. Các vị Mahatmas là đệ tử của các đệ tử điểm đạo cao siêu.

    7. Đến lượt các vị này là đệ tử Đức Christ hay của các Đấng Cao cả đứng đầu các bộ môn giáo huấn.

     8. Các Đấng lănh đạo bộ môn giáo huấn là đệ tử của Đấng Chưởng Quản Địa Cầu (Lord of the World).

     9. Đấng Chưởng Quản Địa Cầu là đệ tử của một trong ba Hành Tinh Thượng Đế (Planetary Spirits) tiêu biểu cho ba ngôi chính.

    10. Các Đấng này lại là đệ tử của Đức Thái Dương Thượng Đế.                                                                                                                   (ASCLH, 53, 54)

   Các giai đoạn làm đệ tử:

     1. Giai đoạn tiểu đệ tử (stage of “Little chelaship”).

     Trong giai đoạn này, Chân Sư tiếp xúc với đệ tử qua một đệ tử khác trên cơi trần.

     2. Giai đoạn “Đệ tử trong ánh sáng” (“Chela in the Light”).

     Trong giai đoạn này, một đệ tử cao cấp chỉ đạo một đệ tử khác từ phân cảnh Chân Ngă.

     3. Giai đoạn đệ tử nhập môn (accepted disciple).

     Trong giai đoạn này, tùy theo nhu cầu, Chân Sư tiếp xúc với đệ tử qua:

       a/ Kinh nghiệm của một giấc mơ sống động.

       b/ Một giáo huấn biểu tượng.

       c/ Dùng một h́nh tư tưởng của Chân Sư.

       d/ Tiếp xúc trong lúc tham thiền.

       e/ Cuộc hội kiến được nhớ rơ trong Huyền Viện của Chân Sư.

     4. Giai đoạn đệ tử trên tuyến (“chela on the thread or Sutratma).

     Trong giai đoạn này, nhờ đă chứng tỏ được sự minh triết của ḿnh trong việc làm và cách đánh giá của ḿnh về vấn đề của Chân Sư, vị đệ tử được dạy cho cách thức (trong lúc khẩn cấp) thu hút sự chú tâm của Chân Sư và nhờ thế rút được sức mạnh, kiến thức và lời khuyên của Ngài. Đây là diễn biến nhanh chóng và trong thực tế không làm mất th́ giờ của Chân Sư.

     5. Giai đoạn đệ tử trong ṿng hào quang (disciple within the aura).

     Trong giai đoạn này, đệ tử được phép biết phương pháp giúp y có thể tạo nên một rung động và lời kêu cầu để được phép gặp một Chân Sư. Chỉ có đệ tử được tin cậy mới được phép làm điều này, và họ không dựa vào việc dùng sự hiểu biết này cho bất cứ điều ǵ khác ngoại trừ sự cần thiết của công việc, không có lư do nào hay đau khổ nào của Phàm ngă thúc đẩy họ làm việc đó nữa.

     6. Giai đoạn đệ tử trong tâm Sư Phụ (disciple within his Master’s heart).

     Trong giai đoạn này, đệ tử có thể thỉnh cầu Sư phụ của ḿnh bất cứ lúc nào. Đệ tử luôn luôn tiếp xúc chặt chẽ với Sư Phụ. Đây là giai đoạn mà đệ tử đang được chuẩn bị cho cuộc điểm đạo trước mắt, hoặc là do đă được điểm đạo, vị đệ tử được giao cho công tác chuyên biệt để làm có sự cộng tác  với --- của vị đệ tử. Ở giai đoạn này, y được gọi là “đệ tử ở trong tâm của Sư Phụ ḿnh”.                               (LVHLT, 172-173)

Đệ tử hữu thệ (Pledged disciple) :

   Đệ tử hữu thệ là đệ tử chính thức (hay nhập môn).

 (ĐĐTKNM, 770).

Đệ tử nhập môn (Accepted disciple) :

   Thuật ngữ đệ tử nhập môn bao hàm giai đoạn điểm đạo thứ nhất và thứ hai; khi được điểm đạo lần ba, vị này không c̣n là đệ tử nhập môn theo nghĩa chuyên môn nữa nhưng vẫn ở trong nhóm của Chân Sư cho tới khi điểm đạo lần 4.

              (ĐĐTKNMI, 728)

Đêm đen của linh hồn (“Dark night of soul”):

Trong kiếp sống năng động của vị đệ tử, có những thời kỳ chuyển tiếp mà mọi đệ tử đều biết, khi mà (nhờ sự dứt bỏ và năng lực triệt thoái) y không c̣n bị bất cứ điều ǵ trong cơi sắc tướng chi phối được nữa. Trong khi vị đệ tử chỉ phấn đấu hướng về sự hoàn thiện và chưa đạt tới th́ những thời kỳ chuyển tiếp tịch lặng, triệt thoái và dứt bỏ này thường gây khó chịu và u buồn. Mọi sự đều vắng lặng và y trở nên kinh sợ trước cái không được biết và trước cái vắng lặng rổng không ở bề ngoài đang vây quanh y. Trong các trường hợp tột điểm đó, diễn biến này được gọi là “đêm đen của linh hồn” - thời điểm trước b́nh minh, giây phút trước khi ánh sáng tuôn tràn ra.    

      (LVHLT, 150)

Địa ngục (hell):

   - Như bạn biết rơ, không có vị Thượng Đế phẩn nộ (no angry God), không có địa ngục (no hell) và không có việc chuộc tội thay (no vicarious atonement). Chỉ có một nguyên khí bác ái vĩ đại làm sinh động toàn thể vũ trụ; có Bản Lai Diện Mục của Đức Chirst hướng dẫn cho nhân loại biết sự thật của linh hồn và chúng ta được cứu bằng nguồn sống (livingness) của linh hồn đó, và địa ngục duy nhất là chính cơi trần, nơi mà chúng ta học hỏi để tiến hành sự cứu rổi (salvation) riêng của chúng ta, được thúc đẩy bằng nguyên khí bác ái và ánh sáng, và thêm vào đó, được kích động bằng tấm gương của Đức Chirst và sự thôi thúc bên trong của linh hồn riêng của chúng ta.      

     (CTNM, 393)

- Giáo huấn liên quan tới địa ngục này là tàn dư của khúc quanh độc hại vốn được đưa ra do cách tư duy của Giáo hội Thiên Chúa vào thời Trung Cổ và do giáo huấn sai lầm trong Cựu Ước Kinh liên quan đến Jehovah, vị thần bộ tộc (tribal God) của dân Do Thái. Jehovah không phải là Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế, Tâm Bác Aùi Hằng Hữu mà Đức Christ nói đến. Khi các ư tưởng sai lầm này tiêu tan th́ ư niệm về địa ngục sẽ bị xóa nḥa khỏi kư ức con người và vị trí của nó sẽ bị thay thế bằng việc hiểu biết định luật, làm cho mỗi người thể hiện việc cứu rỗi của riêng ḿnh trên cơi trần, để giúp y sửa chữa các sai lầm mà y đă phạm trong các kiếp sống trên cơi trần và sau rốt, giúp y “làm lại từ đầu” (clean his own slate”).       

       (CTNM, 393)

 

 

Địa thần (Kshiti, the God of the Earth) :

   Thần của đất theo ư nghĩa chất liệu trọng trược chứ không phải là cơ thể của hành tinh (planetary body); Ngài là Thần của cơi trần, cơi thứ bảy.                                                        (LVLCK, 626)

Điềm nhiên thiêng liêng (Divine indifference)

   - Đó là sự điềm nhiên để chấp nhận tất cả những ǵ xảy tới, vận dụng những ǵ có thể giúp ích được, học hỏi những ǵ có thể học được mà không bị kiềm chế bởi các phản ứng của Phàm ngă.

   Đó là thái độ b́nh thường của linh hồn hay Chân Ngă đối với phi ngă. Đó là việc bác bỏ thiên kiến, mọi ư niệm hẹp ḥi có sẵn từ trước, mọi tập tục, ảnh hưởng hay bối cảnh của Phàm ngă. Đó là tiến tŕnh tách ra khỏi “mọi thứ cám dỗ con người” mà Thánh kinh Tân Ước có nói đến.                    (ĐĐTKNMI, 59)

   Hăy tiến lên đường đạo với sự hân hoan và ḷng phụng sự, không chút bận tâm và âu lo, ấy là bạn đang học được ư nghĩa huyền linh của sự điềm nhiên thiêng liêng.            (ĐĐTKNMI, 503)

Điểm đạo (initiation) :

- Chữ initiation xuất phát từ 2 chữ La tinh “in” là “nhập vào, đi vào” (into) và “ire” là “đi (to go), do đó, có nghĩa là bắt đầu hay tiến nhập (entrance) vào cái ǵ. Trong trường hợp chúng ta đang nghiên cứu, theo nghĩa rộng nhất, nó hàm ư là tiến nhập vào sự sống tâm linh hay vào giai đoạn mới trong sự sống đó. Đó là bước đầu tiên và các bước kế tiếp trên Thánh đạo. Do đó, theo nghĩa đen, một người được điểm đạo lần thứ nhất là người đă đi bước đầu tiên vào giới Tinh thần, đă dứt khoát vượt qua khỏi giới nhân loại để vào giới siêu nhân loại.        

                                                                  (ĐĐNLVTD, 10)

- Về thực chất, điểm đạo là việc chuyển ra khỏi các kiềm chế cũ xưa, đi vào sự kiềm chế của các giá trị thiên về tâm linh hơn và ngày càng cao sâu hơn. Điểm đạo là việc mở rộng ư thức để đưa tới việc thừa nhận ngày càng nhiều các thực tại nội tâm. Đó cũng là việc thừa nhận một ư thức đổi mới về việc cần có thay đổi và điều khiển một cách khôn ngoan các thay đổi cần thiết này sao cho có thể tạo ra tiến bộ thật sự; ư thức được mở rộng trở nên bao dung hơn và bao quát về mặt thiêng liêng, có sự kiềm chế mới và mạnh mẽ hơn của linh hồn khi linh hồn ngày càng đảm nhận hướng đi cho sự sống của cá nhân, của một quốc gia và của thế giới.                         (SHLCTĐ, 136)

- Khi dọn ḿnh để được điểm đạo, kẻ t́m đạo (aspirant) cần phải làm được ba điều quan trọng sau:

a/ Kiểm soát mọi hoạt động của phàm ngă tam phân. Điều này bao hàm việc đặt năng lượng thông tuệ vào mọi nguyên tử thuộc ba thể của ḿnh - thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí. Theo nghĩa đen, đó là sự tỏa chiếu của Brahma hay Ngôi Ba, của Thượng Đế nội tâm.

b/ Hằng ngày, kiểm soát lời nói trong mọi giây phút. Đây là điều dễ nói nhưng khó thực hành nhất. Kẻ nào làm được sẽ mau đến gần mức giải thoát. Đây không phải là tính ít nói (reticence), tính lầm ĺ (moroseness), im lặng, thầm lặng, vốn thường là đặc trưng cho bản chất kém tiến hóa, mà thực ra đó là t́nh trạng thiếu khả năng diễn đạt. Ở đây là việc dùng ngôn từ một cách có kềm chế để thành đạt một vài mục tiêu, tiết kiệm năng lượng của lời nói lúc không cần thiết - một vấn đề hoàn toàn khác. Nó đ̣i hỏi việc hiểu biết các chu kỳ, các thời kỳ và mùa tiết, nó đ̣i hỏi việc hiểu biết về quyền năng của âm thanh và về các hiệu quả do lời nói tạo ra; nó bao hàm việc thấu hiểu về các mănh lực kiến tạo của thiên nhiên và việc vận dụng các mănh lực đó một cách đúng đắn và được dựa trên khả năng vận dụng chất liệu cơi trí và khởi động chất liệu đó để tạo ra trong chất liệu cơi trần các kết quả phù hợp với mục đích đă được minh định của Thượng Đế nội tâm. Đó là sự tỏa chiếu của Ngôi Hai của Đại Ngă, Vishnu, hay trạng thái kiến tạo h́nh hài, đó là đặc tính quan trọng nhất của linh hồn trên cảnh giới riêng của linh hồn. Hăy suy gẫm kỹ điều này.

c/ Tham thiền để đạt được mục đích của Chân Ngă. Nhờ thiền định như thế, trạng thái thứ nhất ngày càng vượt trội và ư chí hữu thức của Thượng Đế nội tại mới có thể tự biểu lộ ở cơi trần.                                                                       (ĐĐNLVTD, 156-157)

Điểm đạo trượng (Rod of Initiation, Huyền lực trượng):

     Có 4 loại Điểm đạo trượng:

     1/ Loại Vũ Trụ, được một vị Vũ Trụ Thượng Đế sử dụng để điểm đạo cho một vị Thái Dương Thượng Đế  và ba vị Hành Tinh Thượng Đế chính yếu.

     2/ Loại Thái Dương Hệ, được một vị Thái Dương Thượng Đế sử dụng để điểm đạo cho một Hành Tinh Thượng Đế.

     3/ Loại Hành Tinh, được một vị Hành Tinh Thượng Đế sử dụng trong các cuộc điểm đạo chủ yếu thứ ba, thứ tư và thứ  năm, cùng với hai cuộc điểm đạo cao hơn.

     4/ Loại Thánh Đoàn, được Thánh Đoàn sử dụng cho các cuộc điểm đạo nhỏ và cho hai cuộc điểm đạo đầu tiên trên cơi trí do Đức Bồ Tát chủ tŕ.

     Tất cả các Điểm Đạo Trượng đều tạo ra các hiệu quả:

a.            Kích thích các tiềm hỏa (latent fires) cho đến khi các lửa này cháy bừng.

b.           Tổng hợp các luồng hỏa qua một tác động huyền linh, việc này đưa các luồng hỏa vào trong phạm vi của nhau.

c.            Làm tăng mức rung động của một bí huyệt nào đó, dù là trong con người, một Hành Tinh Thượng Đế hay một Thái Dương Thượng Đế.

d.           Mở rộng tất cả các thể, nhưng đầu tiên là linh hồn thể.

e.           Khơi dậy luồng hỏa hậu (tức là lửa ở đáy xương sống) và giúp nó đi lên. Luồng hỏa này và luồng hỏa của thể trí được hướng dẫn theo một số đường hoặc các tam giác bằng cách đi theo Điểm đạo Trượng khi nó di chuyển theo một cách thức đặc biệt.                                   (ĐĐNLVTD, 126128)

     - Các Điểm Đạo Trượng được sạc bằng Fohat, do đó, chúng mới có tác dụng.                                                                      (LVLCK, 213)

Điểm Kim thạch (Philosopher’ s stone, ḥn đá của triết gia, đá tạo vàng):

     C̣n được gọi là “Bột Phóng Chiếu” (Powder of Projection). Đó là kiệt tác (Magnum Opus) của các nhà luyện đan, một mục tiêu mà họ muốn đạt đến bằng mọi giá, một chất liệu có năng lực biến đổi các kim loại thông thường (baser metals) thành vàng ṛng (pure gold). Tuy nhiên, về mặt thần bí, điểm kim thạch tượng trưng cho sự chuyển hóa (transmutation) bản chất động vật thấp kém của con người thành bản chất cao siêu và thiêng liêng.                                                      (NGMTTL, 253)

Điểm Linh Quang (Divine Spark):

     Tức là Tinh thần.                                                                                                            (ASCLH, 10)

Điểm trung ḥa (The laya, the laya point):

Điểm trung ḥa tức là điểm không của cơi vật chất (the laya or zero-point of the plane of matter).               (GLBN I, 189)

Điểm nhất tâm bất loạn: (Point of tension)

   - Điểm nhất tâm là nơi mà sự kiềm chế của linh hồn (soul control) trở thành có thật và lộ rơ.            (ACMVĐCNL,   259)

         - Đối với đệ tử bậc trung, điểm nhất tâm sẽ được t́m thấy trên các cơi trí (mental levels), đ̣i hỏi phải có thể trí giác ngộ và sự tiếp xúc với linh hồn ngày càng tăng.

                       (ACMVĐCNL,   264)

 

 

Điên, điên rồ: (Madness)

Điên rồ tức là bộ óc (brain) không có khả năng đáp ứng một cách điều ḥa với các rung động, điên rồ thực sự có thể là do thiếu hoặc ngưng sự phát triển, thiếu hoặc ngưng việc tổ chức của bộ óc (brain organisation).                           (KCVTT,   173)                        

Điện (Electricity):

     … “Chúng ta không biết đến hiện tượng nào trong thiên nhiên mà hoàn toàn không có liên quan đến từ lực hoặc là điện lực v́, nơi nào có chuyển động, nhiệt, ma sát, ánh sáng th́ nơi đó có từ lực và Bản Sao (Alter Ego) của nó (theo thiển ư) điện sẽ luôn luôn hiện ra, như là nguyên nhân hoặc hậu quả hay đúng hơn là cả hai nếu chúng ta có thể thấu hiểu cách biểu hiện đến cội nguồn của nó. Mọi hiện tượng của các ḍng chuyển động của địa cầu, địa từ lực (terrestrial magnetism) và điện lực trong không khí, đều do sự kiện địa cầu là một vật dẫn điện, điện thế của nó luôn luôn biến đổi do bởi sự quay của nó và chuyển động theo quỹ đạo thường niên của nó, việc nguội đi và nóng lên của không khí, việc tạo thành mây và mưa, băo và gió vv… C̣n có thể t́m thấy điều này trong sách giáo khoa. Nhưng đương thời, khoa học không sẵn sàng thừa nhận rằng tất cả các thay đổi này là do từ lực Tiên Thiên Khí (Akasic magnetism) không ngừng tạo ra ḍng điện vốn có khuynh hướng phục hồi sự thăng bằng bị xáo trộn”.

…”Thái Dương không phải ở thể rắn, cũng không ở thể lỏng, tuy thế cũng không phải là chất hơi tỏa sáng mà là một khối cầu khổng lồ với các lực điện từ, kho chứa Sự sống và chuyển động của vũ trụ, từ đó chuyển động này rung động theo mọi hướng, đưa vào nguyên tử nhỏ nhất cũng như con người tài giỏi nhất với cùng chất liệu cho đến cuối Đại Chu Kỳ (Maha Yuga)”. Thánh Thư gởi cho A.P. Sinnette, trang 160165.                                                                                                                     (LVLCK, 311)

- Mọi vật trong thiên nhiên có bản chất là điện; chính sự sống cũng là điện, nhưng tất cả những ǵ mà chúng ta tiếp xúc và sử dụng ngày nay chỉ là điện hồng trần và liên quan đến và có sẵn trong vật chất hồng trần và chất dĩ thái của mọi h́nh hài.                                                                                               (CTNM, 377)

Điều khí (Pranayama, chuyển khí) :

   Nhờ việc điều khí, công việc được thực hiện có thể nói vắn tắt như sau:

   1. Đem lại dưỡng khí cho máu, nhờ đó thanh lọc ḍng máu và sau đó làm cho thể xác khỏe mạnh.

   3. Đưa thể xác vào rung động đồng bộ với rung động của thể dĩ thái. Điều này đem lại kết quả là hoàn toàn khuất phục được thể xác trọng trược và làm cho nó ḥa hợp được với thể dĩ thái. Hai phần của thể xác hợp lại thành một.

2.   Truyền chuyển năng lượng xuyên qua thể dĩ thái đến mọi phần của thể xác trọng trược.                       (ASCLH, 219220)

Định đề (Postulate):

     Quyển “Luận về Huyền linh thuật” được căn cứ vào bốn định đề căn bản mà kẻ nghiên cứu phải chấp nhận v́ nó cung cấp một giả thuyết đáng nghiên cứu và thử nghiệm.

     Các định đề được liệt kê sau đây theo thứ tự quan trọng của chúng:

     Định đề thứ nhất : Trong vũ trụ biểu lộ của chúng ta có tồn tại sự biểu hiện của một Năng lượng hay Sự sống vốn là nguyên nhân chịu trách nhiệm cho vô số h́nh hài sắc tướng và một huyền giai rộng lớn các thực thể có khả năng cảm thụ (sentient beings) tạo thành toàn thể những ǵ hiện tồn.

     Định đề này thường được gọi là VậtHoạtThuyết (hylozoistic theory), mặc dù thuật ngữ này chỉ làm cho rối trí.

     Định đề thứ hai : xuất phát từ định đề thứ nhất và được phát biểu như sau:

     Sự sống Duy Nhất, biểu lộ qua vật chất, tạo ra một yếu tố thứ ba đó là ư thức (consciousness). Ư thức này, vốn dĩ là kết quả của sự hợp nhất của hai cực tinh thần và vật chất, là linh hồn của vạn vật; nó thấm nhuần mọi chất liệu (substance) hay năng lượng biểu lộ ra bên ngoài; nó nằm dưới mọi h́nh hài, dù cho đó là h́nh hài của đơn vị năng lượng mà chúng ta gọi là một nguyên tử, hay là h́nh hài của con người, một hành tinh hay một Thượng Đế.

     Đây là Tự Định Thuyết (Theory of Selfdetermination).

     Định đề thứ ba : được phát biểu như sau:

     Mục tiêu (object) mà theo đó sự sống chiếm ngự h́nh hài và mục tiêu của thực thể biểu lộ là việc khai mở ư thức hay là sự thiên khải của linh hồn.

     Định đề này có thể được gọi là Thuyết Tiến Hóa Ánh sáng (Theory of the Evolution of Light).

     Định đề thứ tư : được phát biểu:

     Mọi sự sống đều biểu hiện theo chu kỳ (cyclically).

     Đây là Thuyết Tái Sinh (Theory of Rebirth) hay Thuyết Luân Hồi (Reincarnation), minh chứng của định luật chu kỳ.

     Đó là các đại chân lư ẩn tàng (great underlying truths) tạo thành nền tảng của Minh triết Muôn đời (Ageless Wisdom) sự hiện tồn của sự sống và việc phát triển của ư thức qua việc chiếm hữu h́nh hài theo chu kỳ.                              (LVHLT, 810)

Định luật (Law, Luật) :

   Định luật là ư chí (will) của bảy vị Thái Dương Thượng Đế (Deities) đang đặt tác dụng (impression) của nó lên vật chất (substance) ngơ hầu gây nên (produce) một chủ đích (intent) đặc biệt nhờ phương pháp của quá tŕnh tiến hóa.

(TLHNMI, 62)

     Định luật là sự áp đặt (imposition) của ư chí và mục tiêu của những ǵ vô cùng vĩ đại (superlatively great). Do đó, nó vượt ngoài t́m hiểu biết của con người. Một ngày nào đó, con người phải nhận biết rằng tất cả các định luật trong thiên nhiên đều có các đối phần tâm linh cao siêu của chúng…        

                                    (CTNM, 30)

   Nên nhớ rằng một định luật chỉ là hiệu quả của hoạt động sáng suốt liên tục của trạng thái Sự sống (Life aspect) khi nó tác động kết hợp với vật chất.                                                       (TLHNMI, 377)

     Các định luật của vũ trụ chỉ là các cách biểu hiện, các xung lực của sự sống và đường lối hiện tồn hay hoạt động của Đấng mà trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn. Sau rốt, không có việc né tránh (avoiding) các định luật này, và không có việc khước từ (denying) chúng v́ chúng ta măi măi hoạt động theo chúng, và chúng chi phối, kềm chế (theo quan điểm của Hiện Tại Vĩnh Hằng) tất cả  những ǵ xảy ra trong thời gian và không gian.

Các định luật đều có tính chất huyền linh và cơ bản.

(CVĐĐ, 25)

Định luật Ái Lực (Law of Affinity):

Chính định luật này tạo ra lực hút từ điển và sự đáp ứng mạnh mẽ giữa các tinh ṭa với các hành tinh trong Thái Dương Hệ, và giữa một hành tinh đặc biệt nào đó với các h́nh thức sự sống trên một hành tinh khác cùng với các “năng lượng sắp đến” (“impending energies”) như chúng được gọi, vốn dĩ được tiếp nhận từ một nguồn chính yếu nào đó.                (CTHNM, 267)

Định luật Báo Phục (Law  of Retribution):

     Định luật Nghiệp Quả không phải là Định luật Báo Phục… Nó chỉ là một khía cạnh tác động của Định luật Nghiệp Quả.

     (CTNM, 2021)

Định luật căn bản trong Huyền linh học  (Fundamental law in Occultism):

Một định luật căn bản trong huyền linh học là không có sự ngưng nghỉ hay chấm dứt chuyển động (motion) trong Thiên Nhiên. Cái có vẻ như ngưng nghỉ chỉ là sự thay đổi từ dạng thức này thành một dạng thức khác, sự thay đổi chất liệu đi đôi với sự thay đổi dạng thức - theo như sự giảng dạy của Vật Lư huyền linh, như vậy, điều này dường như có trước việc khám phá ra luật “bảo tồn vật chất” (“conservation of matter”) rất lâu.

Chính nhờ biết được định luật này mà vị được điểm đạo lần thứ tư (La Hán, Arhat) có thể thi thố (perform) được thần thông như là làm tan ră (phân tán, disintegration) vật chất, chuyển di các đồ vật từ nơi này đến nơi khác vv…                                      (GLBN I, 160)

Định luật Chu Kỳ (Law of Cycles):

Định luật Chu Kỳ định đoạt thủy triều, kiểm soát các biến cố trên thế gian và cũng sẽ chi phối cá nhân và như thế thiết lập các thói quen của cuộc sống có tiết điệu -một trong các động cơ chính yếu được định trước để có được sức khỏe tráng kiện.                                                                          (CTNM, 89)

Định luật Cô Lập hay Giới Hạn (Law of Isolation or Limitation):

Dưới Định luật Cô Lập hay Giới Hạn, sự sống Tinh linh (elemental life) của giới thứ tư trong thiên nhiên, tức nhân loại, vẫn c̣n là một trạng thái của sự sống tinh thần của Địa cầu.

                              (CTNM, 638)

Định luật Đẩy (Law of Repulse):

Tên gọi nội môn: Định luật của mọi Thiên Thần Hủy Diệt (Law of all Destroying Angels).

Định luật này tác động như tác nhân phân tán. Nó tạo ra sự tiếp xúc phân biện mà sau rốt đưa tới những ǵ mà huyền bí học gọi là “Con đường Từ Khước Thiêng liêng”. Tuy nhiên, nó là một khía cạnh của định luật Bác Aùi, của trạng thái Vishnu hay trạng thái Christ và liên quan đến thái độ của linh hồn, mà bản chất chính yếu là bác ái. Định luật này tự biểu hiện qua bản chất trí tuệ, và do đó, có thể làm cho sự hiện hữu và ảnh hưởng của nó được cảm nhận trên Con đường Đệ tử.                 

      (TLHNM II, 147)

Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction):

Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực…

Định luật Hấp dẫn chi phối khía cạnh linh hồn…

Các định luật phụ của định luật Hấp dẫn là:

1. Định luật Ái lực Hóa học (law of Chemical Affinity):

Định luật này chi phối khía cạnh linh hồn trong giới khoáng chất. Nó liên quan đến sự phối hợp (marriage) của các nguyên tử và sự lôi cuốn (romance) của các nguyên tố (elements). Nó giúp duy tŕ sự sống của giới khoáng chất và bảo tồn sự nguyên vẹn của giới này.

Đó là nguyên nhân của việc nhập vào khoáng chất (immetalisation) của Chân Thần.

2. Định luật Tiến boä (Law of Progress):

Định luật này được gọi như thế trong giới thực vật do sự kiện là chính trong giới này mà sự đáp ứng nhất định và khách quan đối với sự kích thích có thể được ghi nhận.

3. Định luật về tính dục (law of Sex):

Đây là tên gọi được dùng để chỉ mănh lực mang lại sự phối hợp thể chất của hai cực liên quan với giới động vật, và của con người khi xem con người như là đáp ứng với tiếng gọi của bản chất động vật. Tự nó có liên quan với việc bảo vệ h́nh hài trong chu kỳ đặc biệt này và bảo tồn h́nh hài đó.

4. Định luật Từ điện (Law of Magnetism):

Đây là định luật tạo ra sự hợp nhất của một phàm ngă, và mặc dù đó là một biểu hiện của thần lực nguyệt cầu, tuy thế, lại ở đẳng cấp cao hơn là định luật tính dục hồng trần nhiều.

5. Định luật Phát xaï (Law of Radiation):

Đây là định luật lư thú nhất trong các định luật v́ nó chỉ hoạt động liên quan tới các kiểu mẫu cao nhất của các giới khác nhau, và chính nó có liên quan với sự thu hút mà một giới cao trong thiên nhiên sẽ có đối với các sinh linh cao nhất của giới thấp kế tiếp. Nó chi phối tính phóng xạ (radio activity) của các khoáng chất, các phát xạ của giới thực vật và (khá kỳ lạ) toàn bộ vấn đề về mùi thơm. Khứu giác là giác quan cao nhất trong số các giác quan thuần túy hồng trần; thế nên, trong giới thực vật, một loạt các mùi thơm nào đó là bằng chứng về sự phát xạ trong giới đó.

6. Định luật Hoa Sen (Law of the Lotus):

Đây là danh xưng được gán cho ảnh hưởng huyền bí của định luật vũ trụ, định luật Hấp dẫn, vốn được mang đến trong các Con thiêng liêng của Trí Tuệ, và như thế liên kết hai cực Tinh thần và vật chất, tạo ra trên cơi trí cái mà chúng ta gọi là hoa sen Chân Ngă, hay là “Đoá hoa của Chân Ngă”. Đó là định luật giúp cho hoa sen rút ra từ bản chất thấp (trạng thái vật chất và trạng thái nước) hơi ẩm và sức nóng cần thiết để khai mở và đưa xuống từ các phân cảnh của Tinh thần những ǵ mà ánh nắng đang làm cho giới thực vật. Nó chi phối tiến tŕnh khai mở cánh hoa, và do đó, chính nó biểu hiện như một định luật có ba phần:

a/ Định luật về Nhiệt Thái dương ……….. Cánh hoa tri thức.

b/ Định luật về Aùnh sáng Thái dương .. Cánh hoa bác ái.

c/ Định luật về Lửa Thái dương …………… Cánh hoa hy sinh.

7. Định luật về Màu Sắc (Law of Colour):

Muốn hiểu được định luật này, các đạo sinh nên nhớ rằng màu sắc dùng vào hai mục tiêu. Nó tác động như bức màn cho những ǵ ẩn đàng sau, và do đó, được thu hút đến tia lửa trung ương, nó biểu hiện cho tính chất thu hút của sự sống trung ương.

Do đó, mọi màu sắc đều là các trung tâm thu hút có tính bổ sung cho nhau, hoặc là đối kháng nhau, đạo sinh nào biết nghiên cứu theo các hướng này có thể t́m ra định luật và hiểu được tác động của nó nhờ hiểu được mục tiêu, cách hoạt động và sự liên quan của các màu ứng với nhau hoặc riêng cho nhau.

8. Định luật Trọng lực (Law of Gravitation):

Đối với người nghiên cứu không thuộc giới huyền linh, đây là định luật khó hiểu và gây bối rối hơn hết. Nó tự biểu lộ ở một khía cạnh như là năng lực và sự thôi thúc mạnh mẽ mà một sự sống thiết yếu hơn có thể có được dựa vào sự sống kém cỏi hơn, như là năng lực của Tinh Quân của Địa cầu (Thực thể Thông Linh của hành tinh, không phải là Hành Tinh Thượng Đế), nắm giữ mọi h́nh hài vật chất vào chính Ngài và không để cho chúng “tản mác ra”. Điều này do bởi rung động mạnh mẽ hơn, thần lực tích chứa phong phú hơn và các sự sống tĩnh tại được tập hợp lại của cơ thể của Thực thể Thông linh hành tinh.

Thần lực này tác động lên trạng thái âm hay trạng thái thấp nhất của mọi h́nh hài vật chất. Định luật trọng lực này cũng tự biểu hiện trong sự đáp ứng của linh hồn của mọi vật đối với Đại hồn, trong đó, cái thứ yếu t́m được chính nó. Do đó, định luật này tác động đến hai h́nh thức thấp nhất của sự sống thiêng liêng chứ không phải h́nh thức cao nhất.

9. Định luật Ái lực Hành tinh (law of Planetary Affinity):

Thuật ngữ này được dùng trong giáo huấn huyền linh đặc biệt có liên quan đến sự tương tác của các hành tinh với nhau và sự kết hợp (marriage) sau cùng của chúng.

10. Định luật Hợp nhất Thái dương (Law of SolarUnion):

Khi sự tương tác của các Thái dương được bàn đến theo khía cạnh vật chất và theo khía cạnh ư thức th́ thuật ngữ này được dùng theo nghĩa huyền linh. Không thể bàn rộng về định luật này mà chỉ có thể nêu ra tính phổ cập của định luật Hấp dẫn này.

11. Định luật về các Trường phái (Law of the Schools, Định luật Bác ái và Aùnh sáng):

Đây là một thuật ngữ huyền bí được dùng để che đậy định luật khi nó tác động vào các mở rộng của tâm thức mà một vị đạo đồ đang trải qua và năng lực của vị này để thu hút về chính ḿnh nhờ sự hiểu biết:

a.      Thượng ngă của riêng ḿnh, để tạo ra chỉnh hợp và giác ngộ.

b.      Vị Đạo sư Tinh thần của ḿnh (Guru).

c.      Cái mà y t́m cách để biết.

d.      Cái mà y có thể sử dụng trong công việc phụng sự của ḿnh.

e.      Các linh hồn khác mà y có thể hoạt động với họ.

(LVLCK, 1168-1173)

 

Định luật Hấp dẫn Hỗ tương (Law of Mutual Attraction):

 

Mỗi vị Hành Tinh Thượng Đế được liên kết với một trong các Huynh Đệ của Ngài theo Định luật Hấp dẫn Hỗ tương.  (LVLCK, 367)

Định luật Hệ Quả (Law of Consequences):

Luật Hệ Quả không phải là sự việc tất yếu và được xếp đặt như ư tưởng hiện nay ước đoán mà được liên kết với các Định luật Tư tưởng một cách chặt chẽ nhiều hơn là người ta tưởng; khoa học tâm thần đă đang ḍ dẫm hướng về việc t́m hiểu định luật này.                                                                        (CTNM, 21)

Định luật Hoàn Thiện (Law of Perfection):

Định luật Hoàn Thiện liên quan đến các năng lượng bên trong (nội năng) vốn chịu trách nhiệm cho việc tác động của Luật Tiến hóa.                                                                              (CTNM, 659)

Định luật Huyền linh (Occult law):

- Con người suy tưởng thế nào th́ y trở thành thế ấy (As a man thinketh, so is he).

- Con người nghĩ đến nơi đâu th́ y hiện hữu ở nơi đó (Where a man thinketh, there is he).                                                                         (ASCLH, 281)

Định luật Hy sinh (Law of Sacrifice):

Định luật Hy sinh là Định luật Tử Vong trong các thể tinh anh.

Định luật Tử vong và Hy sinh chi phối sự tan ră từ từ của các h́nh hài cụ thể và sự hy sinh của chúng cho sự sống đang tiến hóa.                                                                                                                           (CTNM, 414)

Định luật Lặp lại (Law of Repetition):

Theo định luật này, trong các giai đoạn trước kia, mọi chu kỳ lớn bao hàm tất cả chu kỳ nhỏ và lặp lại tiến tŕnh trước kia.

                                                                                                      (LVLCK, 347-348)

Định luật liên tục (Law of continuity):

Định luật Liên tục xác quyết rằng toàn thể thế giới đều có liên hệ với nhau, không có lổ hổng (gaps) và hố ngăn cách (chasms) nào mà không thể bị lấp đầy.             (GLBN II, 352)

Định luật Luân Hồi (Law of Rebirth, Luật Tái Sinh):

Định luật này là hệ luận chính của Định luật Tiến Hóa. Ở Tây phương, định luật chưa bao giờ được hiểu đúng, c̣n ở Đông phương, nơi mà định luật này được thừa nhận là nguyên lư cai quản sự sống, nó lại tỏ ra không hữu ích v́ có hậu quả ru ngủ (soporific) và gây hại cho sự tiến bộ. Đạo sinh phương Đông xem luật này như là dịp đem lại cho họ nhiều th́ giờ; điều này đă làm cho nỗ lực mạnh mẽ để đạt mục tiêu thành vô hiệu. Người Thiên Chúa giáo bậc trung lầm lẫn định luật Luân Hồi với cái mà họ gọi là “thoái bộ luân hồi của linh hồn” (“the transmigration of souls”) và thường tin rằng luân hồi có nghĩa là chuyển con người vào thân thể của con thú hay của các h́nh thức sự sống thấp kém hơn. Chẳng đúng chút nào cả. Khi sự sống của Thượng Đế tiến tới qua hết h́nh hài này đến h́nh hài khác th́ sự sống đó trong các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên cứ tuần tự tiến tới từ các h́nh hài khoáng chất thành h́nh hài thảo mộc và từ thảo mộc thành h́nh hài động vật; từ giai đoạn h́nh hài động vật, sự sống của Thượng Đế chuyển vào giới nhân loại và chịu sự chi phối của Luân Hồi, chứ không phải Luật Thoái Bộ Luân Hồi. Đối với những ai biết được ít nhiều về Luật Tái Sinh hay Luân Hồi (Reincarnation) th́ lầm lẫn này có vẻ buồn cười. Giáo lư hay thuyết luân hồi giáng nỗi sợ hăi xuống người Thiên Chúa Giáo chính thống; tuy nhiên, nếu có ai đặt với họ câu hỏi mà các môn đồ đă hỏi Đức Christ về người mù: “Thưa Thầy, ai đă phạm tội, người hay cha mẹ người, mà người sinh ra th́ mù như vậy?” (John IX:2) th́ họ không chịu nhận các ngụ ư đó, hoặc là họ tỏ vẻ cười nhạo hay nao núng (dismay) khi xảy ra trường hợp đó.

Nói chung, cách tŕnh bày cho thế gian ư tưởng về luân hồi của các nhà khảo cứu huyền học hay các nhà Theosophy bậc trung đều đáng phàn nàn. Đáng phàn nàn v́ ư tưởng đó đă được tŕnh bày một cách thiếu sáng suốt. Cái hay nhất của họ có thể được nói đến là họ đă làm cho quảng đại quần chúng được làm quen với lư thuyết này. Tuy nhiên, nếu được tŕnh bày một cách sáng suốt hơn th́ có lẽ thuyết này đă được chấp nhận rộng răi hơn ở Tây phương.

Nếu mục tiêu của Đức Christ là giảng dạy về các mối liên hệ đúng đắn giữa con người ở khắp nơi th́ giáo huấn của Ngài phải nhấn mạnh vào Luật Luân Hồi. Điều này tất nhiên phải như thế, v́ khi thừa nhận định luật này, người ta sẽ t́m được giải pháp cho mọi vấn đề của nhân loại và giải đáp được nhiều nghi vấn của con người.

Triết thuyết này sẽ là một trong các chủ đề then chốt (keynotes) của tôn giáo mới trên thế gian, cũng như là tác nhân soi sáng để hiểu rơ hơn các sự việc trên thế giới. Trước đây, lúc Đức Christ c̣n hiện hữu trên cơi trần, Ngài đă nhấn mạnh sự thật về linh hồn và giá trị của cá nhân. Ngài nói cho con người biết rằng họ có thể được cứu vớt bằng sự sống của linh hồn và của Christ nội tâm. Ngài cũng nói rằng “Nếu một người chẳng sanh lại, th́ không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (“except a man be born again, he cannot see the kingdom of God”- John III:3). Chỉ cólinh hồn mới có thể làm công dân của cơi đó. (Trích T. Kinh,  91).

Nên nhớ rằng, trong thực tế, mọi nhóm huyền linh và các tác phẩm về huyền học đều thiếu sáng suốt khi đặt t́m quan trọng vào tiền kiếp (past incarnation) và vào việc nhớ lại tiền kiếp. Việc nhớ lại này không thể kiểm chứng hợp lư được - Bất cứ ai cũng có thể nói hay đưa ra chuyện ǵ túy thích. Cách giảng dạy đó đă đưa ra nhiều quy luật tưởng tượng được cho là chi phối phương tŕnh thời gian (time equation) và khoảng cách giữa các kiếp sống mà quên rằng thời gian là một năng lực của ư thức năo bộ (brain-consciousness) và khi tách rời khỏi bộ óc th́ thời gian không có nữa (non-existent); người ta đă luôn luôn nhấn mạnh vào việc tŕnh bày các mối liên hệ theo sự tưởng tượng. Từ trước đến giờ, giáo huấn được đưa ra về luân hồi đă làm hại nhiều hơn là lợi. Chỉ có một yếu tố vẫn c̣n giá trị: hiện giờ sự hiện hữu của Luật Luân Hồi đă được hàng ngàn người bàn bạc và chấp nhận.

Ngoài việc biết được định luật này có thật, chúng ta không biết nhiều về nó. Những ai do kinh nghiệm mà biết được bản chất thật của việc luân hồi đều nghiêm chỉnh bài bác các chi tiết không thể có và thiếu sáng suốt được các đoàn thể huyền linh học và Theosophy đưa ra như là có thực. Luật Luân Hồi vẫn có, nhưng cho đến nay, chúng ta chưa biết ǵ về các chi tiết tác động của nó. Chỉ có thể nói vài điều về luật này một cách chính xác và các điều này cho thấy không có sự mâu thuẩn nào:

1. Định luật Luân hồi là một định luật thiên nhiên vĩ đại trên hành tinh chúng ta.

2. Đó là một tiến tŕnh được thiết lập và tiến hành theo định luật Tiến hóa.

3. Nó liên quan mật thiết và bị chi phối bởi Luật Nhân Quả.

4. Đó là tiến tŕnh phát triển liên tiếp, giúp con người tiến hóa, từ các h́nh hài thô sơ nhất của chủ nghĩa vật chất thiếu suy xét đến sự hoàn thiện tâm linh và nhận thức sáng suốt, giúp cho con người trở thành thành viên của Thiên Quốc.

5. Nó giải thích các dị biệt giữa con người và - cùng với Luật Nhân Quả (ở phương Đông được gọi là Luật Nghiệp Quả) - nó giải thích các dị biệt về hoàn cảnh và thái độ đối với đời sống.

6. Đó là biểu hiện cho trạng thái ư chí của linh hồn, chứ không phải là kết quả của bất cứ việc ấn định nào của h́nh hài; chính linh hồn trong mọi h́nh hài mới luân hồi, chọn lựa và kiến tạo các thể xác, thể cảm dục và hạ trí thích hợp để nhờ đó mà học được các bài học cần thiết kế tiếp.

7. Đối với nhân loại, định luật Luân hồi tác dụng trên cơi linh hồn. Việc chuyển kiếp (incarnation) được thúc đẩy và điều khiển từ phân cảnh linh hồn, trên cơi trí.

8. Linh hồn chuyển kiếp theo nhóm, theo chu kỳ và theo định luật, mục đích để đạt được các liên giao hoàn toàn với Thượng Đế và với đồng loại.

9. Theo luật Luân Hồi. Việc phát triển tăng tiến bị chi phối, phần lớn bởi nguyên khí trí tuệ, v́ “khi con người suy tưởng như thế nào trong tâm th́ y trở nên như thế ấy” (“as a man thinketh in his heart, so is he”). Các lời vắn tắt này cần được xem xét thật kỹ càng.

10. Theo Luật Luân Hồi, con người từ từ phát triển thể trí, kế đó, thể trí bắt đầu kiểm soát bản chất xúc cảm, t́nh cảm và sau rốt phát hiện ra linh hồn cùng là bản chất và môi trường của linh hồn đối với con người.

11. Ở mức độ phát triển này, con người bắt đầu bước lên Con Đường Trở Về Cội Nguồn, và sau nhiều kiếp sống, dần dần tự định hướng tiến tới Thiên giới.

12. Khi nào nhờ mở được trí, có được minh triết, thực hành việc phụng sự và do hiểu biết, con người đă học được việc không đ̣i hỏi ǵ cho bản ngă hay chia rẽ, th́ bấy giờ, y mới từ bỏ được ḷng ham sống trong ba cơi thấp và mới thoát được Định luật Luân Hồi.

13. Giờ đây, con người có được ư thức tập thể, biết được nhóm linh hồn của ḿnh, biết được linh hồn trong mọi h́nh hài và đă đạt được - như Đức Christ đề ra -giai đoạn hoàn thiện giống như Đấng Christ, tiến đến “được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ” (Bản dịch T.Kinh, nhà XB T. Ch. Giáo, trang 201). (“Measure of the stature of the fulness of the Christ” - Eph. IV:13)                                                        (STLCĐC, 115-119)

Định Luật Luân Hồi:  (Law of Reincarnation)

      Toàn thể mục đích của Luật Luân Hồi là đi đến chỗ sau rốt Chân Ngă sẽ học được cách tạo ra một hiện thể của tâm thức (vehicle of consciousness), để, nhờ hiện thể đó, chân ngă có thể phản chiếu ra (mirror forth) mọi trạng thái thuộc Đấng Thánh Linh (divinity, Phật Tánh, Chơn Như) của nó dưới trạng thái quân b́nh hoàn hảo (in perfect equilibrum).  (VLH,   140)

Định luật Lũy Tiến (Law of Accretion):

Định luật Lũy tiến là một khía cạnh của Định luật Hấp dẫn        

                                                                                                                                          (LVHLT, 470)

Định luật Mở rộng (Law of Expansion):

Định luật Mở rộng tiến hóa từ từ của tâm thức đang hiện hữu trong mọi h́nh hài là nguyên nhân của dạng h́nh cầu của mọi sự sống trong toàn thể Thái Dương Hệ.         (LVLCK, 1040)

Định luật Nghiệp Quả (Law of Karma):

Ba khía cạnh của Luật Nghiệp Quả:

1.        Định luật Trách nhiệm Nghiệp quaû (Law of Karmic Liability). Chi phối cuộc sống trong ba cơi tiến hóa của con người và kết thúc vào lúc điểm đạo thứ tư.

2.      Định luật Tất yếu Nghiệp quả (Law of Karmic Necessity). Định luật này chi phối cuộc sống của đệ tử tiến hóa và vị đạo đồ từ lúc điểm đạo thứ hai cho đến trên cuộc điểm đạo thứ tư. Các cuộc điểm đạo này giúp cho vị đạo đồ chuyển lên Con đường Tiến hóa Cao siêu.

3.      Định luật Chuyển hóa Nghiệp quả (Law of Karmic Transformation). Một nhóm từ huyền bí chi phối các tiến tŕnh được trải qua trên Con đường Cao siêu. Các tiến tŕnh này làm cho vị đạo đồ thích hợp để vượt khỏi cơi hồng trần vũ trụ và hoạt động trên cơi trí vũ trụ. Nó có liên quan với việc giải thoát của các Đấng như Sanat Kumara và các Vị Cộng sự của Ngài trong Hội đồng Huyền linh ở Shamballa, thoát khỏi sự áp đặt của dục vọng vũ trụ (cosmic desire) vốn biểu hiện trên cơi hồng trần vũ trụ của chúng ta như là ư chí tinh thần. Đối với bạn, đây sẽ là một ư tưởng lôi cuốn sự chú ư. Tuy thế, hiển nhiên là tôi chỉ nói ít về đề tài này.                                         (CTNM, 405)

Định luật Nhân và Quả (Law of Cause and Effect):

Định luật Nhân và Quả là định luật chi phối vật chất.

(LVHLT, 470)

Định luật Phân Hủy (Law of Dissolution):

Đây là một định luật căn bản và tự nhiên, chi phối sự sống của h́nh hài trong mọi giới của thiên nhiên.    (CTNM, 501)

Định luật Phản Bổn Hoàn Nguyên (Law of Return):

Chi phối mối liên hệ của một đơn vị sự sống trong h́nh hài đối với cội nguồn phát xuất của nó.                            (CTNM, 246)

Định luật Phóng hiện Linh hoạt (Law of Active Precipitation):

Định luật Phóng hiện Linh hoạt tạo ra sự sống biểu lộ

(LVHLT, 278)

Định luật Phụng Sự (Law of Service):

Tên gọi nội môn: Định luật của Nước và Cá, biểu tượng: một người với b́nh nước.

Định luật Phụng sự lần đầu tiên được Đức Christ diễn đạt một cách đầy đủ cách đây 2.000 năm. Ngài là vị tiên phong của kỷ nguyên Bảo B́nh, do đó, Ngài luôn luôn nhấn mạnh vào sự kiện rằng Ngài là “nước của sự sống” (“water of life”), “nước sống” (“living water”) mà con người cần đến.   

      (TLHNM II, 118-119)

Định Luật Quân B́nh  (Law of Equilibrium)

     Bất cứ nỗ lực mạnh mẽ nào về một phía đều luôn luôn khơi dậy sự bù trừ ở phía ngược lại (compensating opposition).

Định luật Quy Định (Law of Fixation):

Định luật này chi phối cơi trí, nó có mối tương ứng nhiều hơn với luật Nghiệp Quả trên các phân cảnh trí tuệ vũ trụ.

Định luật này là một trong các định luật quan trọng nhất mà chúng ta có liên quan vào bất cứ lúc nào và nó sẽ biểu lộ đầy đủ nhất trong cuộc tuần hoàn tới tức cuộc tuần hoàn thứ năm.

      (LVLCK, 591)

Định luật Tác động và Phản Tác động (Law of Action and Reaction): X. Định luật Nhân và Quả

Định luật Thăng Tiến (Law of Elevation):

Qua các thời đại, việc thành đạt của một cá nhân đă giúp nâng cao nhân loại, cũng thế, một sự thành tựu song hành trong việc thành lập nhóm sẽ có khuynh hướng nâng cao nhân loại c̣n nhanh hơn nữa.                                                      (TLHNM II, 179)

Định luật Thời Cơ (Law of Expediency, Luật Hoàn cảnh Thuận lợi):

Năng lượng thay đổi trong chính chúng và đôi khi người ta sẽ gióng lên nốt chủ âm này, đôi khi nốt chủ âm khác. Đôi khi một năng lượng phụ sẽ trở thành mănh lực chi phối chính, c̣n đôi khi biểu lộ thứ yếu sẽ đạt đến tột đỉnh, và, theo chu kỳ, trở thành đặc điểm nổi bật của tam giác lực. Các biến cố vũ trụ như thế bị chi phối bởi một định luật lớn, Định luật Thời Cơ, do diễn tŕnh tiến hóa tạo ra và cũng gắn liền với chuyển động hoàng đạo và sự chi phối toán học bên trong của riêng nó - một chủ đề có kích thước bao la và huyền bí đến nỗi không một sự sống nào bên trong Thái Dương Hệ chúng ta biết được nhiều về ư nghĩa của nó. Biểu hiện sự sống theo chu kỳ tùy thuộc vào biến chuyển thường xuyên và các diễn tŕnh thay đổi vô tận.                                                                   (CTHNM, 420)

Định luật Tiến Bộ Tập thể (Law of Group Progress):

Tên gọi theo Nội Môn là Định luật Thăng Tiến (Law of Elevation). Định luật này bắt đầu tác động và được ghi nhận trong tâm thức cá nhân khi người t́m đạo đạt được một vài nhận thức rơ rệt và biết được một số lư tưởng là các sự thực trong kinh nghiệm của ḿnh.                                                (TLHNM II, 174)

Định luật Tiến hóa (Law of Evolution):

Định luật Tiến hóa - theo như cách hiểu thông thường - có liên quan đến sự tiến hóa của khía cạnh sắc tướng khi nó dần dần thích hợp để trở thành một tác nhân hay là một biểu hiện của năng lượng linh hồn, và sau đó của năng lượng Chân Thần.

                                          (CTNM, 659)

Định luật Tiết kiệm (law of Economy):

Đây là định luật chi phối sự dàn trải (scattering) của các nguyên tử vật chất và sự tách rời (dissociation) của chúng, sự phân bố (distribution) rộng răi, tiết tấu rung động, sự bất đồng nhất (heterogeneity) cùng với tính chất và chuyển động quay cố hữu của chúng. Định luật Tiết Kiệm này khiến cho vật chất luôn luôn đi theo đường lối dễ dàng nhất và là nền tảng của tác động phân ly của chất liệu nguyên tử. Nó chi phối vật chất, đối cực của tinh thần.                                                                        (LVLCK, 215)

Định luật Tiết Điệu (Law of Rhythm):

Định luật Tiết Điệu chi phối tất cả mọi tiến tŕnh của thiên nhiên, và con người là một phần của thiên nhiên.

Do vi phạm định luật Tiết Điệu, con người đă làm xáo trộn các mănh lực mà, nếu được sử dụng đúng, có khuynh hướng đưa thể xác vào t́nh trạng lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.

(CTNM, 89-90)

Định luật Tương Đối (Law of Relativity):

Định luật Tương Đối tức là mối liên hệ giữa tất cả các nguyên tử, vốn tạo ra cái được gọi là Ánh sáng, và bằng hiện tượng tập hợp của nó, tạo thành khối cầu kết hợp, một Thái Dương Hệ.                                                           (LVLCK, 1041)

Định luật Tương Ứng hay Tương Đồng (Law of Correspondences or of Analogy):

Là định luật để giải thích về Thái Dương Hệ và giải thích Thượng Đế cho con người.                                        (LVLCK, 7)

Định luật Tương Tác Rung động (Law of vibratory interplay):

Định luật Tương tác Rung động liên quan đến việc kiến tạo.                                                                                                                                  (LVHLT, 278)

Định luật Tử Vong (Law of Death):

Chi phối vật chất trong ba cơi thấp.                            (CTNM, 503)

Định luật Tuần Hoàn (Law of Periodicity):

Định luật này chi phối mọi biểu lộ, dù đó là biểu lộ của một Thái Dương Thượng Đế qua một Thái Dương Hệ, hay là biểu lộ của một con người qua một h́nh hài. Định luật này cũng kềm chế trong mọi giới của thiên nhiên.            (LVLCK, 5-6)

Định luật Vật chất (Law of Matter):

Chi phối trong ba cơi kinh nghiệm của con người.

 (CTHNM, 444)

Định luật về Bất Toàn (Law of Imperfection):

Định luật Bất toàn tồn tại v́ các Đại Thực tại (có trong mọi thế giới hiện tượng) cũng đang ở trong tiến tŕnh phát triển và khai mở tiến hóa. Do đó, chỉ khi nào các Ngài, các Đấng Tinh thần, đă mở được “Sự kềm chế cao cả” (“Sublime control”) -như thường được gọi - chất liệu của các sắc tướng cơi hiện tượng của các Ngài, các h́nh tướng này mới đạt tới mức hoàn thiện thiêng liêng. Bệnh tật chỉ là một h́nh thức bất toàn tạm thời, c̣n sự chết chỉ là một phương pháp để tái tập trung năng lượng, trước khi có một hoạt động thôi thúc tiến tới, đưa đến việc cải thiện ổn định măi măi.                                      (CTNM, 297)

Định luật về Chất Liệu (Law of Substance):

Định luật này đặt vị đệ tử vào vị thế sử dụng kho dự trữ của vũ trụ một cách khôn ngoan. Đó là việc vận dụng vật chất (matter) và làm cho nó hợp với các lực tương tác của cung và cầu.                                                                     (TVTTHL, 204) 

Định luật vũ trụ (Cosmic Laws):

     Có ba định luật lớn mà chúng ta có thể gọi là các định luật căn bản của vũ trụ, thuộc về hệ thống vĩ đại hơn (đă được tất cả các nhà thiên văn học nhận biết), mà chúng ta là một phần trong đó, và 7 định luật có sẵn trong Thái Dương Hệ. Bảy Định luật này có thể xem như là phụ, mặc dù theo quan điểm nhân loại, chúng xuất hiện như là những định luật chính.

     Ba định luật vũ truï là:

     1 Định luật Tổng hợp (Law of Synthesis):

     Đó là định luật chứng minh sự kiện rằng tất cả mọi vật trừu tượng và cụ thể hiện hữu như là một; đó là định luật chi phối h́nh tư tưởng của Đấng Duy Nhất (One) trong số các Vũ trụ Thượng Đế (Cosmic Logoi) mà Thái Dương Hệ của chúng ta lẫn trung tâm vĩ đại của chúng ta là một phần trong tâm thức của Ngài.

     2 Định luật Hút và Đẩy (Law of Attraction and Repulsion):

     Về căn bản, định luật này diễn tả lực hút cần có để giữ cho Thái Dương Hệ chúng ta không thay đổi đối với Thái Dương Hệ Sirius, giữ cho hành tinh chúng ta quay chung quanh mặt trời của chúng ta, giữ cho các hệ thống nhỏ của chất liệu phân tử và nguyên tử luân lưu quanh một trung tâm trong hành tinh, và giữ cho vật chất của mọi thể ở cơi trần và vật chất của các thể tinh anh phối kết quanh trung tâm tiểu vũ trụ của chúng.

     3 Định luật Tiết Kiệm (Law of Economy):

     Định luật này điều chỉnh tất cả những ǵ liên quan đến sự tiến hóa vật chất và tinh thần của vũ trụ cho có lợi nhất và với việc tiêu phí thần lực ít nhất.

            Định luật Rung Động (Law of Vibration):

     Liên quan với chủ âm hay mức độ (measure) của vật chất của mỗi cơi. Nhờ biết được định luật  này mà vật chất của bất cứ cơi nào trong bảy biến phân của nó cũng có thể được kiểm soát.

       Định luật Thích Nghi (Law of Adaption):

Là định luật chi phối chuyển động quay của bất cứ nguyên tử nào trên mọi cơi và cơi phụ.

Định luật Đẩy (Law of Repulsion):

Chi phối mối liên hệ giữa các nguyên tử, nó tạo ra kết quả trong việc không bám vào nhau của các nguyên tử và trong việc chúng hoàn toàn tách rời khỏi nhau; định luật này cũng giữ cho các nguyên tử quay ở các điểm cố định từ các bầu hay h́nh cầu của đối cực.

Định luật Ma Sát (Law of Friction):

     Chi phối trạng thái nhiệt của bất cứ nguyên tử nào, sự phát xạ (radiation) của một nguyên tử và hiệu quả của việc phát xạ đó trên bất cứ nguyên tử nào khác.

     Đây là 4 định luật phụ của Định luật Tiết Kiệm.

 (LVLCK, 219)

     Bảy Định luật Thái Dương Heä, đều có tương quan với 7 cơi, là:

    1/ Định luật Rung động (Law of Vibration):

     Đây là định luật của cơi thứ nhất,  nó chi phối tất cả các cơi phụ nguyên tử của mỗi cơi. Nó đánh dấu việc bắt đầu công việc của Thượng Đế, khởi động đầu tiên của hồn nguyên khí (Mulaprakriti). Trên mỗi cơi, rung động của cơi phụ nguyên tử khởi động vật chất của cơi đó…

     2/ Định luật cố kết (Law of Cohesion):

     Đây là một trong các định luật chi nhánh của Định luật Hút Vũ trụ… Đây là một trong các định luật quan trọng nhất của Thái Dương Hệ, nếu có thể phân biệt về bất cứ mặt nào; chúng ta có thể gọi đó là Định luật Kết hợp (Law of Coalescence).

     3/ Định luật Phân ră (Law of Disintegration):

     Đây là định luật chi phối sự hủy diệt của h́nh hài để cho sự sống nội tại có thể tỏa chiếu đầy đủ. Định luật này là một khía cạnh khác của định luật Cố Kết…

     4/ Định luật Kiểm soát Từ Điện (Law of Magnetic Control):

     Định luật này là định luật căn bản chi phối Tam Thượng Thể Tinh thần. Định luật này kềm chế Chân Ngă trong linh hồn thể… Đó là định luật của cơi trực giác.

     5/ Định luật Quy Định (Law of Fixation):

     Đây là định luật đang chi phối cơi trí, có sự tương ứng to tát hơn của nó trong Định luật Nghiệp Quả trên cơi trí Vũ trụ.

     6/ Định luật Bác Ái (Law of Love):

     Định luật Bác ái thực ra chỉ là định luật của Thái Dương Hệ đang biểu hiện trên tất cả các cơi.

     7/ Định luật Hy sinh và Tử Vong (Law of Sacrifice and Death):

     Định luật này chi phối sự phân ră từ từ của các h́nh hài cụ thể và sự hy sinh của chúng cho sự sống tiến hóa và được nối kết chặt chẽ trong sự biểu lộ của nó với cung thứ 7.             

(LVLCK, 574596)

Định luật Xung lực Từ điển (Law of Magnetic Impulse):

Tên gọi nội môn: Định luật Hợp Nhất Cực (Law of Polar Union). Định luật Xung lực Từ Điển chi phối mối liên hệ, sự tương tác, sự tương giao (intercourse) và sự ḥa nhập giữa bảy nhóm linh hồn trên các phân cảnh cao siêu của cơi trí tạo ra biến phân thứ nhất trong số các biến phân chính của sắc tướng.

Định luật này cũng chi phối các liên hệ giữa các linh hồn mà trong khi biểu lộ qua h́nh hài, có quan hệ mật thiết với nhau.                                                                                                                            (TLHNM II, 110)

Định mệnh, số mệnh (destiny): X. Vận mệnh.

Định trí (Attention, concentration, dharana):

Từ ngữ “concentration” xuất phát từ tiếng La tinh “con” là “cùng nhau” (“together”) và “centrare” nghĩa là “tập trung” (“to centre”). Nó có nghĩa là “đem lại cùng  nhau hay là đưa đến một trung tâm chung, hay là điểm tập trung”. Nó ngụ ư là gom chung lại các tư tưởng và ư nghĩ vẩn vơ của chúng ta, giữ cho thể trí vững vàng và tập trung đều đặn vào đối tượng định trí trước mắt chúng ta, không dao động hay lo ra (wavering or distraction). Nó đ̣i hỏi phải loại bỏ tất cả những ǵ từ ngoài xâm nhập vào đối tượng đang được chú ư. Patanjali định nghĩa việc đó như sau: ”gắn chặt ư thức đang cảm nhận vào một nơi chắc chắn, đó là định trí”.                                                      (TTTĐTG, 104105)

- Do đó, định trí là năng lực tập trung ư thức vào một chủ đề đă định trước và giữ nó lại đó bao lâu tùy ư; đó là phương pháp nhận thức chính xác và năng lực h́nh dung một cách chính xác, là tính chất cho phép chủ thể tư tưởng (thinker) nhận ra và biết được lĩnh vực nhận thức.                  (TTTĐTG, 106)

   Là việc gắn chặt chất trí (chitta hay mind stuff) vào một đối tượng đặc biệt. C̣n gọi là dharana. Đạo sư Vivekananda giải thích dharana là giữ cho thể trí bám chặt vào một ư tưởng trong 12 giây đồng hồ.                                      (ASCLH, 243, 246)

     - Các giai đoạn định trí có thể được kể ra như sau:

     1. Chọn một “đối tượng” nào đó để định trí.

     2. Rút ư thức của thể trí (mind-consciousness) ra bên ngoài thể đó sao cho các hướng để cảm nhận và tiếp xúc với bên ngoài (5 giác quan) đều được tĩnh lặng và ư thức không c̣n hướng ra ngoài nữa.

     3. Tập trung ư thức đó lại, giữ nó ổn định bên trong đầu ở một điểm giữa hai chân mày.

     4. Tập trung thể trí hay là đặt hết chú tâm vào đối tượng được chọn để định trí.

     5. H́nh dung ra đối tượng đó, tưởng tượng đến nó và lư luận về nó.

     6. Mở rộng các ư niệm trí tuệ đă được tạo ra từ cái đặc thù và chuyên biệt tới cái tổng quát và đại đồng.

     7. Cố gắng đạt tới những ǵ đang ẩn sau h́nh thức (form) được xem xét hay cố gắng đạt tới ư tưởng có liên quan đến h́nh thức. đó.

     Có 4 loại đối tượng nên được dùng để định trí:

     a/ Các đối tượng bên ngoài như là các h́nh ảnh (images) của Đấng Thiêng liêng (deity), các tranh ảnh (pictures) hay h́nh sắc (forms) trong thiên nhiên.

     b/ Các đối tượng bên trong như các bí huyệt trong thể dĩ thái.

     c/ Các đức tính như nhiều loại đức hạnh với ư định gợi ra ḷng ham muốn các đức hạnh này và như vậy làm cho chúng trở nên thành phần của sự sống Phàm ngă.

     d/ Các quan niệm trí tuệ tức là các ư tưởng đang biểu hiện cho các lư tưởng ẩn sau mọi sắc tướng linh hoạt. Các ư tưởng này có thể khoác lấy h́nh thức của các biểu tượng hay của các ngôn từ.

     ...Chính nhận thức về việc cần có “đối tượng” để định trí đă làm nảy sinh nhu cầu về các h́nh ảnh, các tượng thánh và tranh thánh. Tất cả các đối tượng này đ̣i hỏi việc dùng hạ trí cụ thể và đây là giai đoạn mở đầu cần thiết. Việc sử dụng đối tượng giúp người t́m đạo kềm chế được thể trí và bắt nó làm đúng ư ḿnh.

     Bốn loại đối tượng nói trên dần dần đưa người t́m đạo vào nội tâm và giúp y chuyển tâm thức ḿnh từ cơi trần vào phân cảnh dĩ thái, rồi từ đó vào cơi cảm dục, và như thế vào cơi trí với các ư tưởng và quan niệm. Tiến tŕnh này được tiến hành trong năo bộ, đưa toàn thể Phàm ngă vào trạng thái chú ư nhất tâm kết hợp, mọi bộ phận của bản chất y đều được hướng vào việc đạt được chú tâm cố định hay sự tập trung của mọi năng lực trí tuệ. Bấy giờ thể trí không c̣n phân tán, hay thay đổi (unsteady) và hướng ra ngoài nữa, mà là hoàn toàn “được gắn chặt vào sự chú ư” (“fixed in attention”). Vivekananda giải thích “dharana” (định trí) là “gắn thể trí vào một ư tưởng trong mười hai giây”.                                                        (ASCLH, 244-246)

Đó là ư Chúa (“Such is the will of God”):

Trong số các điều báng bổ kinh khủng và những điều gần như là các lời kết tội vị Thượng Đế của họ (những kẻ theo thuyết Độc Thần - Monotheistes), không có điều nào nặng nề hoặc không có điều nào khó thể tha thứ được (unpardonable), đó là sự khiêm tốn giả tạo (hầu như luôn luôn như vậy) làm cho người theo Cơ Đốc giáo (có thể là “ngoan đạo”) khi giáp mặt với mọi tà ác (evil) và tai họa bất công, đều đề quyết (assert) rằng “đó là ư Chúa”. Quả là dại dột (dolts) và đạo đức giả (hypocrites)! Cũng giống như vậy, những kẻ báng bổ và các tín đồ Pharisi bất kính lúc nói về ḷng từ bi bác ái vô tận và sự chiếu cố (care) của Thượng Đế và là Đấng Sáng tạo của họ đối với kẻ bơ vơ (helpless man) lại cho rằng vị Thượng Đế đó đày đọa (scourging) người lành, tạo vật tuyệt diệu nhất của Ngài, làm cho họ lưu huyết đến chết giống như ác thần Molseh!                                                              (GLBN III, 305)

Đoạn tuyệt (detachment, dứt bỏ) :

   Đoạn tuyệt là việc giải thoát của linh hồn ra khỏi cảnh nô lệ của sự sống sắc tướng (form life) và Phàm ngă phục tùng các xung lực cao siêu.                                                                                           (TTTĐTG, 9798)

Độ mỏi của kim loại : X. Kim loại.

Độc ác (Cruelty, tàn bạo):

Sự độc ác thu hút vào thể cảm dục (astral body) các chất liệu (materials) thô trược nhất và các chất kết hợp (combinations) ghê tởm nhất của vật chất cơi cảm dục (astral matter).                                                                    (MTNX, 104)

Độc Giác Phật: (Pratyeka Buddha)

      Độc Giác Phật có cùng tŕnh độ (level) với Phật, nhưng công việc của Ngài dành cho thế gian không có liên quan ǵ đến việc dạy  dỗ thế gian,  c̣n chức vụ (office) của Ngài luôn luôn bị cái bí mật bao quanh. Cái quan điểm vô lư cho rằng, với quyền năng cao siêu vượt trên con người như thế, với mức độ minh triết và bác ái như thế, Ngài lại có thể trở thành ích kỷ, quan điểm đó chỉ thấy có trong các sách công truyền, mặc dầu khó mà biết được lư do phát sinh ra quan điểm đó. Bà H.P.B. giao cho tôi (tức bà Annie Besant – ND) trách nhiệm sửa chữa lại lỗi lầm đó, khi bà, trong một lúc lơ đểnh, đă chép nhầm cách diễn đạt như thế ở một chỗ nào đó”.

(TNVT,  72-73)

Độc tài (Dictator):

     Người độc tài là người mà trong diễn tŕnh tiến hóa, đă phát triển được đầy đủ kiến thức và khả năng, và là một kiểu mẫu của t́nh trạng ảnh hưởng của tính chất thiêng liêng khi cơ hội cho phép và với tư cách là sản phẩm của diễn tŕnh tiến hóa. Người độc tài biểu lộ nhiều tiềm lực thiêng liêng của con người. Nhưng đến một ngày nào đó, kẻ độc tài sẽ không c̣n hợp thời, v́ khi nhiều người ở vào giai đoạn có ngă thức và tiềm năng riêng biệt và đang t́m cách biểu lộ đầy đủ năng lực của họ th́ kẻ độc tài sẽ bị ch́m mất trong đám người này.

     Ngày nay, y đang là dấu hiệu của mục tiêu cho Phàm Ngă.         

                                                                                                                        (TLHNMII, 11)

Độc thân (Celibacy):

   Không bắt buộc sống độc thân nhưng bắt buộc phải tự kiềm chế chính ḿnh. Tuy nhiên, trong chu kỳ tương đối ngắn của các kiếp sống mà người t́m đạo tự làm cho ḿnh thích hợp để bước vào nẻo đạo, y có thể phải trải qua một hay nhiều kiếp sống với việc dứt khoát kiêng cử hành vi truyền giống để học cách hoàn toàn kiềm chế và chứng tỏ được rằng y đă hoàn toàn khắc phục được bản chất tính dục thấp kém. 

                                                                                                            (ASCLH, 199)

Đối-Christ (Anti-Christ):

Người t́m đạo thuộc cung hai tạo ra Tổng Quả Báo (Dweller) của ḿnh và để cho sự kềm chế ngày càng mạnh của nó trở thành “kẻ lừa phỉnh của linh hồn” (“deluder of souls”). Y là kẻ Đối-Christ thực sự, và qua giáo huấn sai lầm và sự tác động của những ǵ được gọi là huyền diệu, qua sự thôi miên và sự ám thị tập thể (mass suggestion), y giăng bức màn qua thế gian và bắt con người bước đi trong đại hăo huyền.                                                                                                                      (LVHLT, 240)

Đối phần (counterpart) :

   Mọi h́nh thức tài sản và mọi đồ đạc vật chất, dù đó là tiền bạc hay nhà cửa, tranh ảnh hoặc xe cộ ... đều có sự sống bên trong (intrinsic life) của riêng chúng, một bức xạ (emanation) của riêng chúng và một hoạt động mà về thực chất là hoạt động của các cấu trúc nguyên tử có sẵn của riêng chúng (v́ một nguyên tử là một đơn vị năng lượng linh hoạt). Điều này tạo ra các đối phần trong thế giới của sự sống dĩ thái và cảm dục, mặc dù không có trong thế giới của trí tuệ.         

                                                                          (ACMVDCTG, 75, 76)

Đổi cung (The change of ray)

     Trong Huyền Giai của địa cầu chúng ta, có thể tiến xa trên cung 1 hơn là trên cung 2, và tiến xa trên cung 2 hơn là trên bất luận cung nào trong năm cung c̣n lại. Thế nên, bất cứ vị nào đă tự ḿnh lên đến mức điểm đạo 7 ở một trong năm cung cuối cùng vẫn phải đổi sang cung 2 hoặc cung 1 nếu vị đó muốn tiếp tục tiến đến cuộc điểm đạo thứ 8, và tiếp tục đổi sang cung 1 chỉ khi nào vị đó mong muốn tiến xa hơn nữa.

                                                                          (GLTNVT,  347)

Đồng cốt (mediumship, đồng bóng):

   Trạng thái đồng cốt thường diễn ra khi tiến tŕnh hoàn toàn bị giới hạn vào các phân cảnh cảm dục... Trạng thái đồng cốt nguy hại v́ thể hạ trí không can dự vào và v́ thế, linh hồn không có kiểm soát. Đồng tử là một khí cụ vô ngă thức (unconscious), không phải chính y là yếu tố kiềm chế, mà là y bị kiềm chế. Thường thường, các thực thể thoát xác cũng dùng phương pháp giao tiếp này, lợi dụng bộ óc hay bộ máy nói của đồng tử, vốn không tiến hóa cao và hoàn toàn thiếu khả năng sử dụng các phương pháp ở cơi trí.                                (LVHLT, 179180)

   Điều trước tiên cần ghi nhớ là hiện tượng đồng bóng tiêu cực, thiếu sáng suốt và hiện tượng tâm thông (psychism) hạ thấp kẻ thực hành môn đó (exponent) đến mức độ một người máy. Hiện tượng đồng cốt th́ nguy hại và không nên theo v́ nó lấy đi tự do ư chí và tính chủ động (positivity) của con người và ngăn trở không để cho con người hành động như là kẻ thông minh không bị ràng buộc. Trong các trường hợp này, con người không c̣n hoạt động như là vận hà cho linh hồn riêng của ḿnh mà chỉ hơn được chút ít so với con vật sống theo bản năng, nếu không nói trắng ra y là cái vỏ trống rổng mà một thực thể nhập xác có thể chiếm cứ và sử dụng. Khi nói như thế là tôi nói đến loại thấp kém nhất của trạng thái đồng bóng mà ngày nay đang xảy ra quá nhiều và vốn dĩ là nguyên nhân của sự dính dáng đối với các trí óc mở mang trong mọi phong trào đang bảo trợ cho đồng cốt. Một trạng thái đồng cốt vốn được nhập vào với một thái độ tập trung hữu thức đầy đủ và trong đó, đồng tử, nhờ hiểu biết và sáng suốt, rời bỏ thể xác của ḿnh cho một thực thể nhập vào mà y hoàn toàn biết được và thực thể này chiếm hữu với sự chấp thuận có ư thức của y để phụng sự mục tiêu tâm linh nào đó và giúp huynh đệ y có thể là chính đáng và tốt lành. Nhưng làm cách nào có được trạng thái đồng cốt này? Ít đồng tử biết được kỹ thuật chi phối việc nhập vào hay xuất ra của một thực thể mượn xác, họ cũng không biết cách thức tiến hành công tác này sao cho không một giây phút nào mà họ lại không biết về điều mà chính họ đang làm và mục đích của hoạt động của họ. Một cách rơ rệt và có mục đích hẳn hoi, họ tạm thời cho một linh hồn khác mượn thể xác của họ để phụng sự mà lúc nào cũng giữ được sự toàn vẹn của riêng họ. Biểu hiện cao siêu nhất của loại hoạt động này là việc hiến dâng thể xác của vị đệ tử Jesus cho Đấng Christ sử dụng. Chính trong từ ngữ “phụng sự“ này có ẩn toàn bộ vấn đề và sự an toàn. Khi sự mượn xác chân chính này được hiểu rơ hơn, chúng ta sẽ có sự việc là đồng tử xuất ra khỏi xác với ư thức tỉnh táo đầy đủ xuyên qua khe ở đỉnh đầu của ḿnh chứ không phải như trong đa số trường hợp hiện nay là xuyên qua bí huyệt nhật tùng mà không duy tŕ được ư thức về sự việc xảy ra và cũng không nhớ lại được những ǵ đă diễn ra.                                                                  (SHLCTĐ, 1011)

Đồng phái luyến ái (Homosexuality, Đồng tính luyến ái):

     Là những ǵ được gọi là “món ăn thừa” (“leftover”) do sự quá độ về tính dục của thời Lemuria (cách đây hơn 15 triệu năm CTNM, 226), một vết nhơ bị kế thừa, nếu bạn thích gọi như thế. Các Chân Ngă đă biệt lập ngă tính và đầu thai vào thời kỳ rộng lớn đó là những Chân Ngă mà ngày nay đang biểu lộ các khuynh hướng đồng phái luyến ái…

     Mănh lực linh hồn đang tuôn đổ qua các tiến tŕnh biệt lập ngă tính, được dùng kích thích các bí huyệt thấp. Do đó, các phương pháp cấm đoán được đem ra dùng. Ngày nay, một số lớn những người đó đang đầu thai, các thói quen cũ rất mạnh nơi họ. Ngày nay, họ đủ tiến hóa để sẵn sàng chữa trị nếu họ chọn như vậy. Họ có thể, tương đối dễ, chuyển xung lực tính dục vào bí huyệt cổ họng, và như vậy trở nên sáng tạo theo ư nghĩa cao, sử dụng năng lượng được cảm nhận và luân chuyển theo các đường lối kiến tạo đúng đắn. Nhiều người trong số đó đang bắt đầu tự động làm điều này.                             (CTNM, 6263)

Đồng tử (Medium, Người ngồi đồng):

- Nên nhớ rằng đồng tử là một người có các nguyên khí được nối kết một cách lỏng lẻo và có thể bị mượn (borrowed) bởi các thực thể (beings) khác hay bởi các nguyên khí trôi dật dờ (floating principles), nhờ có được một sức hút đối với một số trong chúng hay một phần nào đó của chúng.      (PGNM, 78)

- Một đồng tử thông thường (average medium) là một người có một bản chất tiêu cực hay dễ tiếp thu (negative or receptive nature), và thường thường bản chất tam phân (threefold nature, Phàm Ngă) của người này được phối kết (co-ordinated) một cách lỏng lẻo đến nỗi một mănh lực hay thực thể bên ngoài có thể sử dụng bộ óc, bàn tay hay thân thể của người này.                                                                                  (TTCNT, 135)

Động kinh (Epilepsy):

     Một vài h́nh thức của bệnh động kinh là do cái mà chúng ta có thể gọi là “sự tiếp nối lỏng lẻo” (“loose connection”), tuyến ư thức hay tuyến năng lượng đôi khi có thể bị triệt thối hay tách ra, điều này gây nên các triệu chứng động kinh quen thuộc và các t́nh trạng đau xót được thấy trong lúc lên cơn. Ở mức độ nhẹ hơn và không đưa tới các kết quả thường xuyên, nguy hiểm, cùng nguyên nhân căn bản tạo ra cái được gọi là “động kinh trẻ con” (“petit mal”) và một vài loại lên cơn ngất xỉu; các loại này là do bởi sự triệt thoái ngắn ngủi và tạm thời của tuyến năng lượng ư thức (thread of consciousness energy). Nên nhớ rằng khi sự triệt thoái này xảy ra và có sự chia cách của ư thức ra khỏi hiện thể tiếp xúc hữu thức, tất cả những cái mà chúng ta hiểu theo thuật ngữ ư thức, như là ngă thức, sự ham muốn và sự sáng suốt, bị tách ra, chỉ có sự sống và ư thức có sẵn trong các tế bào của thể xác là c̣n lại.                  Xem thêm mục Quá độ và Bại Hoại về Tính Dục.                   (TLHNMII, 418)

Động lực (Dynamic force):

Động lực tức là năng lượng dương (positive energy), nó chiếm giữ đối cực của nó (chất liệu âm, negative substance) và sử dụng đối cực này.                                                                        (LVLCK, 744)

Động vật (Animal, con vật, loài vật):

Động vật có một thể phách (astral body- vào thời Theosophy, từ Astral có nghĩa là “phách”-ND), thể này tồn tại thêm một thời gian ngắn sau khi thể xác chết. Tuy nhiên, Chân Thần (động vật) của con thú không tái sinh trong cùng loài mà tái sinh vào loài species) cao hơn, và dĩ nhiên không có “trạng thái Devachan”. Trong chính con vật đều có các mầm mống của tất cả các nguyên khí con người, nhưng chúng chỉ ở trạng thái tiềm tàng (latent).                                     (GLBN  III, 201)

Động vật thức (Animal consciousness, Ư thức động vật):

Động vật thức tức là sinh hồn (Animal soul).

 (TLHNM II, 559)

Đơn nguyên (Monad):

      - Đơn nguyên hay đơn tử là một thuật ngữ có thể dùng để chỉ Thái Dương Hệ bao la, cũng như chỉ nguyên tử cực nhỏ.

  (GLBN  I,  86).

     - Đơn nguyên (của Laibnitz) theo một quan điểm có thể được gọi là thần lực(force), theo một quan điểm khác là vật chất (matter). Đối với huyền học, thần lực và vật chất chỉ là hai phương diện của cùng một bản chất (substance). 

-                                     (GLBN   2, 348).

Đơn vị Tâm thức (the Unit of Consciousness): X. Chân Thần.

Đùa với lửa (Play with fire):

Theo nghĩa đen, người thực hành tham thiền huyền linh là người “đùa với lửa”. Tôi muốn bạn nhấn mạnh vào câu nói này v́ nó chứa đựng một chân lư mà ít người hiểu rơ. “Đùa với lửa” là một chân lư cổ xưa vốn dĩ đă mất đi ư nghĩa của nó do việc lặp đi lặp lại thiếu suy nghĩ (flippant repetition), tuy nhiên, sự thật này lại tuyệt đối và hoàn toàn đúng, và nó không phải là một cách giảng giải tượng trưng mà lại là một diễn đạt rơ ràng, thẳng thắn về một sự thật. Lửa tạo thành nền tảng của vạn vật - Chân ngă là lửa, trí năng (intellect) là một giai đoạn (phase) của lửa, và, tiềm phục trong các hiện thể hồng trần của tiểu thiên địa có ẩn giấu một chân hỏa (veriable fire), có thể hoặc trở thành một sức mạnh hủy diệt, thiêu đốt cơ thể và kích động các bí huyệt, đưa tới một tính chất ngoài ư muốn, hoặc trở thành một yếu tố mang lại linh hoạt, tác động như một tác nhân gây phấn khích và cảnh tỉnh. Khi được hướng dẫn theo một số vận hà đă được dọn sẵn, lửa này có thể tác động như là một tác nhân tinh lọc (purifier) và tác nhân nối kết quan trọng (great connector) giữa Phàm Ngă với Chân Ngă.

Khi thiền định là đạo sinh t́m cách giao tiếp với ngọn lửa thiêng, đó là Chân Ngă của y, đồng thời cũng làm cho chính ḿnh tiếp xúc với lửa của cơi trí. Khi sự tham thiền bị thúc ép (forced) hay được theo đuổi (pursued) quá mănh liệt trước khi sự chỉnh hợp giữa các thể cao với thể thấp xuyên qua thể cảm dục được hoàn tất, th́ lửa này có thể tác động vào lửa tiềm phục ở chót xương sống (lửa đó được gọi là hỏa xà-kundalini) và có thể khiến cho nó đi lên quá sớm. Việc này sẽ tạo ra sự xáo trộn (disruption) và hủy hoại (destruction) thay v́ làm sinh động và tạo phấn khích cho các bí huyệt cao. Có một đường xoắn ốc thích hợp theo dạng h́nh học mà luồng hỏa này phải noi theo, tùy theo cung của đạo sinh và chủ âm của rung động (key of the vibration) của các bí huyệt cao của đạo sinh. Luồng hỏa này chỉ nên được luân chuyển dưới sự hương dẫn trực tiếp của Chân Sư và được chính đạo sinh phân bổ một cách hữu thức theo các khẩu huấn riêng biệt của vị Huấn Sư. Đôi khi luồng hỏa có thể được khơi hoạt và đi lên theo đường xoắn ốc một cách chính xác mà ở cơi trần, đạo sinh không hề hay biết, nhưng trên các nội cảnh giới, y lại biết được, chỉ có điều là không đưa được sự hiểu biết đó đến với ư thức hồng trần.

      (TVTTHL, 102-103)

Đúng và sai (The right and the wrong, Phải và trái):

Cái đúng là những ǵ hợp với thiên ư (divine will), những ǵ giúp vào sự tiến hóa của linh hồn, những ǵ có khuynh hướng làm mạnh thêm bản chất cao (higher nature) của con người, có khuynh hướng rèn luyện và chế phục bản chất thấp (phàm ngă).

Cái sai là những ǵ làm tŕ trệ (retards) sự tiến hóa, những ǵ vẫn giữ linh hồn ở các chặng đường thấp kém (lower stages) sau khi linh hồn đă học xong các bài học ở các chặng đường đó, những ǵ có khuynh hướng giúp cho bản chất thấp chế ngự bản chất cao, và làm cho con người giống với kẻ bạo tàn mà y nên lánh xa thay v́ giống với Thượng Đế mà y phải tiến đến gần.                                                                                     (MTNX, 218)

Đứa con đi hoang (Prodigal son):

   Tức là linh hồn.                                                                                                       (ASCLH, 173)

Đức Bàn Cổ (Manu):

     Đức Bàn Cổ chủ tŕ nhóm thứ nhất. Ngài được gọi là Đức Bàn Cổ Vaivasvata và là Bàn Cổ của căn chủng 5. Ngài là mẫu người hay tư tưởng gia lư tưởng và tạo mẫu cho giống dân Aryan của chúng ta, đă chủ tŕ vận mệnh của giống dân này từ khi nó bắt đầu có gần 100.000 năm nay. Các vị Bàn Cổ khác đă đến và đi, trong một tương lai gần, nhiệm sở của Ngài sẽ được một vị khác đảm trách. Lúc đó, Ngài sẽ chuyển sang công việc khác cao hơn. Đức Bàn Cổ hay nguyên mẫu của căn chủng 4, hoạt động hợp tác chặt chẽ với Ngài và có trung tâm ảnh hưởng ở Trung Quốc. Ngài là Đức Bàn Cổ thứ hai của căn chủng 4 đă giữ địa vị của Đức Bàn Cổ trước vào các giai đoạn cuối lúc châu Atlantis bị hủy diệt. Ngài đă ở lại để bảo dưỡng sự phát triển của kiểu mẫu giống dân và để cuối cùng nó sẽ biến mất. Các giai đoạn hoạt động của tất cả các Đức Bàn Cổ trùng lắp lên nhau, nhưng vào lúc này, trên bầu hành tinh không c̣n đại diện nào của căn chủng 3 nữa.

     Đức Bàn Cổ Vaivasvata ngự tại vùng Hy Mă Lạp Sơn đă tụ tập được quanh Ngài ở Shigatse một số người có liên hệ tức thời với các công việc của giống dân Aryan ở Ấn Độ, Âu Châu và Mỹ Châu và những người mà sau này sẽ có liên hệ đến căn chủng thứ sáu sắp đến. Các kế hoạch được chuẩn bị trước nhiều thời đại, các trung tâm năng lượng được tạo ra hàng ngàn năm trước khi chúng sẽ được cần tới và với sự tiên tri sáng suốt của các Đấng Thiêng liêng này, không ǵ bị để cho kết thúc đột ngột, mà tất cả đều hoạt động theo các chu kỳ đă sắp xếp, theo quy luật và định luật, mặc dù trong giới hạn nghiệp quả.

     Công việc của Đức Bàn Cổ phần lớn liên quan tới việc cai trị, đến việc chính trị trên hành tinh, đến việc tạo ra, điều khiển và giải thể các kiểu mẫu và h́nh hài chủng tộc. Ư chí và chủ đích của Hành Tinh Thượng Đế được giao cho Ngài. Ngài biết đâu là mục tiêu trước mắt đối với chu kỳ tiến hóa mà Ngài phải chủ tŕ và công việc của Ngài liên quan tới việc thành toàn thiện chí, Ngài hoạt động hợp tác chặt chẽ với các thiên thần kiến tạo hơn là Huynh Trưởng của Ngài, Đức Christ, v́ Ngài được giao cho công việc tạo nên mẫu giống dân, tách ra các nhóm sẽ phát triển thành các giống dân, vận dụng các lực làm chuyển dịch (move) vỏ địa cầu, nâng cao và hạ thấp các lục địa, chi phối trí óc của các chính khách ở khắp nơi, để cho việc cai trị nhân loại sẽ diễn tiến như ư muốn, mang lại những điều kiện sẽ tạo ra những ǵ cần thiết cho việc bảo dưỡng bất cứ kiểu mẫu đặc thù nào. Hiện nay, các việc như thế có thể được thấy đang lộ ra ở Bắc Mỹ và Úc Châu.

     Năng lượng đang tuôn tràn qua Đức Bàn Cổ phát xuất từ bí huyệt đầu của Hành Tinh Thượng Đế, truyền sang Đức Bàn Cổ qua năo bộ của Đức Sanat Kumara, là Đấng đang tập trung mọi năng lượng hành tinh vào trong chính Ngài. Đức Bàn Cổ hoạt động nhờ vào việc thiền định thâm sâu, được điều khiển trong bí huyệt đầu và tạo ra các kết quả nhờ việc Ngài hoàn toàn nhận thức được điều ǵ phải được hoàn thành, nhờ năng lực h́nh dung ra những ǵ cần phải làm để đưa tới thành quả và nhờ vào khả năng truyền chuyển năng lượng sáng tạo và hủy diệt đến những vị phụ tá cho Ngài. Tất cả những điều này được thành tựu nhờ quyền năng của diệu âm được minh xướng (phát ra rơ ràng).                                                                       (ĐĐLVTD, 41-47)

Đức Chưởng Giáo (The World Teacher, The Christ):

     Đức Chưởng Giáo là vị chủ quản nhóm 2. Ngài là Đấng Cao Cả mà tín đồ Cơ Đốc Giáo gọi là Christ. Ở phương Đông, Ngài cũng được biết dưới danh xưng Đức Bồ Tát (the Bodhisattva), Đức Di Lặc (the Lord Maitreya), và là Đấng mà người sùng tín Hồi giáo mong đợi, dưới danh xưng Iman Madhi. Chính Ngài đă chủ tŕ các vận mệnh cuộc sống từ khoảng năm 600 trước Thiên Chúa và chính Ngài đă đến với nhân loại trước kia và nay Ngài lại được mong chờ. Ngài là Đấng Bác Ái và Từ Bi, cũng như vị tiền nhiệm của Ngài, Đức Phật, là Đấng Minh triết.

     Năng lượng của Ngôi 2 tuôn tràn qua Ngài, trực tiếp đi đến Ngài từ bí huyệt tim của Hành Tinh Thượng Đế qua tim của Đức Sanat Kumara. Ngài hoạt động nhờ việc tham thiền được tập trung trong tim. Ngài là Đức Chưởng Giáo, Sư Phụ của các Chân Sư, Đấng giáo huấn của Thiên Thần và Ngài được giao cho việc d́u dắt vận mệnh tâm linh của con người và việc mở ra sự hiểu biết bên trong mỗi người rằng y là con của Thượng Đế và con của Đấng Tối Cao.

     Nếu Đức Bàn Cổ bận tâm tới việc tạo ra kiểu mẫu và h́nh hài nhờ đó tâm thức phát triển và thu nhận kinh nghiệm, th́ Đức Chưởng Giáo điều khiển tâm thức nội tại trong cuộc sống hay trạng thái tinh thần của nó, t́m cách làm sinh động nó bên trong h́nh hài, để cho, vào đúng lúc, h́nh hài này có thể bị loại bỏ và tinh thần được giải thoát quay về cội nguồn. Từ lúc bỏ cơi trần, như đă được thuật lại gần đúng trong câu chuyện Thánh Kinh (mặc dù có nhiều chi tiết sai lầm), Ngài đă ở lại với các con của nhân loại, không bao giờ thực sự ra đi, mà chỉ có vẻ ra đi, và những ai biết cách đều có thể t́m thấy Ngài ở trong một thể xác, ngự tại Hy Mă Lạp Sơn và hoạt động hợp tác chặt chẽ với hai Huynh Trưởng của Ngài là Đức Bàn Cổ và Đức Văn Minh Bồ Tát. Hằng ngày, Ngài ban ân huệ cho thế gian và hằng ngày, Ngài đứng dưới cội thông lớn trong vườn của Ngài vào lúc hoàng hôn, đưa tay ban phúc cho tất cả những ai chân thành và thiết tha t́m đạo. Ngài biết rơ những kẻ đi t́m chân lư, mặc dù có thể họ vẫn không biết Ngài , nhưng ánh sáng mà Ngài ban rải vẫn kích thích đạo tâm họ, bảo dưỡng điểm linh quang của sự sống đang phấn đấu và cổ vũ người t́m đạo cho đến ngày trọng đại, lúc mà họ đứng đối diện với Đấng mà,  nhờ được “thăng lên” (hiểu theo nghĩa huyền linh), đang kéo mọi người về phía Ngài với tư cách là Đấng Điểm đạo (Initiator) với các bí nhiệm thiêng liêng.

                                                (ĐĐNLVTD, 41-47)

 

Đức hạnh (virtue) : X. Tính tốt.

 

Đức Mẹ Thế Gian (Mother of the World):

Nhóm từ (tập ngữ) này có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau và có thể nhắm vào các điều khác nhau. Nó có thể có nghĩa:

1. Trạng thái âm đang biểu lộ, được h́nh tượng hóa cho chúng ta trong nhiều tôn giáo của thế gian như là Mẹ Đồng Trinh và trong Cơ Đốc Giáo như là Trinh nữ Mary. Chính chất liệu đó (substance) giúp cho Thượng Đế (Deity) biểu lộ.

2. Chính là Thiên nhiên (Nature), mẹ của mọi h́nh tướng.

3. Cũng là Nguyệt cầu, tượng trưng cho sự sống sinh hóa, sáng tạo, khai sinh ra các sắc tướng và do đó, là biểu tượng của bản chất sắc tướng.

4. Việc tập trung thần lực âm trong thiên nhiên nơi một cá nhân nào đó dưới h́nh hài nữ, bấy giờ, vị này được gọi là “Đức Mẹ Thế Gian”. Một cá nhân như thế không bao giờ tồn tại trong sự sống đặc biệt của hành tinh chúng ta, dù cho các Đấng Hóa Thân thuộc Thái Dương Hệ trước, tự biểu hiện qua sự sống hành tinh, luôn luôn lấy h́nh thức này. Nhưng không phải trong Thái Dương Hệ này. Truyền thuyết về các sự xuất hiện như thế thuần tuư có tính chất biểu tượng, được kế thừa từ Thái Dương Hệ trước, theo đó, chúng ta thừa hưởng vật chất mà tất cả mọi h́nh hài biểu lộ đều được tạo ra từ đó. Biểu tượng kư này xuất phát từ thời kỳ xa xưa của Chế độ Mẫu hệ (Matriarchate), nó có một tôn giáo nhắc nhở lại các cách thức cổ xưa của Thái Dương Hệ trước và trong đó, thời kỳ Lilith được tượng trưng cho Đức Mẹ Thế Gian, cho đến khi Eva thế chỗ của Bà.                                                            (CTNM, 362-363)

Đức tin (Faith):

Sức mạnh của đức tin có thể làm khởi động (set in motion) các năng lượng cao siêu (superior energies), các năng lượng này có thể vô hiệu hóa (negate) hay làm cản trở (retard) bệnh tật. Toàn thể chủ đề về đức tin, ư nghĩa thiết yếu và mănh lực của nó đều ít được hiểu, giống như là Luật Nghiệp Quả. Đây là một chủ đề bao la và tôi không thể quảng diễn thêm nữa. Nhưng tôi đă nói đủ để giúp bạn tài liệu suy đoán.  

         (CTNM, 350)

Đức tin chân chính: (Real faith, pistis).

     Đức tin chân chính tức là pistis của người Hy Lạp, là “đức tin dựa vào tri thức” (“ belief based on knowledge”) dù cho tri thức đó được cung cấp bởi bằng chứng của các giác quan vật chất hay tinh thần.                                            (CKMTTL   169)

Đức Văn Minh Bồ Tát (Lord of Civilisation, Mahachohan, Cho-Khan Thư của Ch. S. 57):

     Vị Lănh Đạo của nhóm ba  là Đức Mahachohan. Việc cai quản của Ngài đối với nhóm này kéo dài lâu hơn hai vị Huynh trưởng của Ngài. Ngài có thể giữ chức vụ này trong thời hạn nhiều căn chủng. Ngài là toàn bộ trạng thái thông tuệ. Đức Mahachohan hiện nay không phải là Đức đầu tiên giữ chức vụ này lúc thành lập Thánh Đoàn vào thời Lemuria - lúc bấy giờ, chức này được nắm giữ bởi một trong các vị Kumara hay Hỏa Tinh Quân (Lords of the Flame) đă lâm phàm cùng với Đức Sanat Kumara - mà Ngài đă giữ ngôi vị này trong chi chủng thứ hai của căn chủng Ắt lăng. Ngài đạt đến quả vị Chân Sư (Adeptship) trên dăy nguyệt cầu, và chính qua trung gian của Ngài mà một số lớn nhân loại tiến bộ hiện nay đă lâm phàm vào giữa căn chủng Ắt lăng. Liên hệ nghiệp quả giữa họ với Ngài là một trong những nguyên nhân xảy ra trước khiến cho việc này xảy tới sau.

     Công việc của Ngài liên hệ tới việc bảo dưỡng và củng cố mối liên hệ giữa tinh thần với vật chất, giữa sự sống với sắc tướng, giữa ngă với phi ngă, đưa tới kết quả tạo ra cái mà chúng ta gọi là văn minh.

     Ngài vận dụng các lực của thiên nhiên, và phần lớn là các nguồn phát ra điện năng như chúng ta biết.

     Ngài là phản ánh của Ngôi Ba hay Ngôi Sáng Tạo, nên năng lượng từ Hành Tinh Thượng Đế lưu chuyển đến Ngài từ trung tâm lực cổ họng, và chính Ngài, bằng nhiều cách, làm cho công việc của các Huynh trưởng Ngài được thành toàn. Các kế hoạch và ư muốn của các Vị này được chuyển qua Ngài và thông qua Ngài, các giáo huấn đến được một số lớn các vị thừa hành thuộc giới thiên thần.             (ĐĐNLVTD, 45)

 

 


 

 

 

 

F

 

 

 

Fohat (vũ trụ năng, cosmic energy - năng lượng thiêng liêng, divine Energy):

   * Fohat là tư tưởng hay năng lượng thiêng liêng (Shakti) khi đă biểu lộ trên bất cứ cảnh giới vũ trụ nào. Đó là sự tương tác giữa tinh thần với vật chất. Bảy biến phân của Fohat là:

      1. Cơi của        ...    Tối Đại         ...        Bể lửa

sự sống thiêng liêng   Niết Bàn (Adi)       (sea of fire)

      2. Cơi của       ...    Đại Niết Bàn    ...   Tiên Thiên khí
sự sống Chân Thần      (Anupadaka)              (Akasha)

      3. Cơi của       ...    Niết Bàn        ...    Hậu thiên khí

      Tinh thần               (Atma)                      (Aether)

      4. Cơi trực      ...      Bồ Đề          ...     Không khí

            giác                 (Buddhi)                      (Air)

      5. Cơi trí         ...      Trí tuệ         ...          Lửa

     (Plane of mind)        (Mental)                   (Fire)

      6. Cơi dục       ...     Cảm dục       ...    Cảm dục quang

            vọng                  (Astral)                  (Astral light)

      7. Cơi trọng     ...   Hồng trần       ...         Dĩ thái

           trược                (Physical)                     (Ether)

(LVLCK, 43)

* Fohat có các định nghĩa :

  - Năng lượng thiêng liêng.                                                      (LVLCK, 43)

  - Năng lượng của vật chất.                                                      (LVLCK, 603)

  - Năng lượng tam phân.                                                                        (LVLCK, 610)

  - Sự sống mang năng lượng.                                                    (LVLCK, 118)

  - Thượng Đế ngôi Ba hay Brahma

  - Sự sống có sinh lực.

  - Là Agni                                                                                                                         (LVLCK, 610)

  - Fohat là lửa vật chất cộng với lửa điện.     (LVLCK, 213)

     Agni (Hỏa thần) là Fohat, năng lượng tam phân (phát ra từ Chân Ngă Thượng Đế) vốn tạo ra Thái Dương Hệ , tức thể xác của Thượng Đế và làm sinh động các nguyên tử vật chất.

(LVLCK, 610)

     Fohat là năng lượng của vật chất.                               (LVLCK, 603)

     Fohat hay là Năng lượng thiêng liêng và Fohat trên các cơi khác nhau được biết như là aether (hậu thiên khí), không khí, lửa, nước, điện, ether (dĩ thái), prana (sinh khí) và các thuật ngữ tương tự.                                                                                   (LVLCK, 43)

     - Fohat tức là năng lượng của Thượng Đế.      (KCVTT, 16)

     - Fohat là vũ trụ điện (cosmic electricity)      (GLBN I, 150)

     - Chẳng những các nguyên tố (elements) của hành tinh chúng ta, mà ngay cả đến các nguyên tố của tất cả các hành tinh chị em của nó trong Thái Dương Hệ này đều có các cách kết hợp (combinations) khác nhau rất nhiều từ hành tinh này đến hành tinh kia, cũng như khác với các nguyên tố vũ trụ nằm ngoài các giới hạn của Thái Dương Hệ chúng ta.

     Thế nên, các nguyên tố này không thể được dùng như một tiêu chuẩn để so sánh với các nguyên tố trên các bầu thế giới (worlds) khác. Thực vậy, mỗi thế giới (world) đều có Fohat riêng của nó, Fohat này hiện diện khắp nơi (omnipresent) trong phạm vi hoạt động riêng của nó. Có bao nhiêu bầu thế giới th́ có bấy nhiêu thứ Fohats, mỗi thứ có năng lực (power) và mức độ biểu lộ khác nhau. Các Fohats cá biệt làm ra một Fohat phổ quát (universal) có tính tổng hợp - đó là trạng thái-thực thể (aspect-entity) của cái Phi-Thực-Thể (Non-Entity) tuyệt đối, duy nhất, đó là Bản Thể tuyệt đối (absolute Be-ness), SAT. Được biết rằng, vào mỗi Chu kỳ Khai nguyên (Manvantara), có hàng triệu và hàng tỉ bầu thế giới được tạo ra. Do đó, phải có nhiều thứ Fohat mà chúng ta xem như là các Thần Lực sáng suốt và có tri thức (conscious).

     (GLBN I, 199)

 


 

 

 

 

 

G

 

 

 

Ghét (hate):

   Là có ác cảm (aversion) với bất cứ đối tượng nào của các giác quan.                                                                                   (ASCLH, 136)

Già lam/ Tăng già lam (samgha, B.P)

Giác ngộ (Illumination):

   Sự giác ngộ và ánh sáng của tri thức có thể được xem như là các thuật ngữ đồng nghĩa.                                (ACMVDCTG, 144)

   Sự giác ngộ và nhận thức chân lư cũng là các thuật ngữ đồng nghĩa, nhưng cần nhớ rằng trong trường hợp này, chân lư không phải là chân lư trên các cơi trừu tượng mà là chân lư cụ thể và khả tri tức là chân lư có thể được tŕnh bày và diễn tả bằng các h́nh thức và thuật ngữ cụ thể.     (ACMVDCTG, 145)

   Đây là một từ ngữ nên được dùng một cách dứt khoát để chỉ tâm thức siêu nhân loại. Bản năng thiêng liêng này khiến cho một người nhận biết được cái tổng thể mà y là một phần trong đó. Sự giác ngộ tác động xuyên qua linh hồn của con người bằng cách dùng bí huyệt đầu, và sau rốt làm tràn ngập mọi bí huyệt bằng ánh sáng hay năng lượng, như vậy, liên kết một người bằng tâm thức với tất cả các phần tương ứng của Tổng thể thiêng liêng.                                   (TLHNMII, 233)

 Giác quan (sense):

     Các giác quan có thể được định nghĩa là những cơ quan giúp cho con người biết được môi trường chung quanh. Trong con vật cũng có 5 giác quan, nhưng không có năng lực suy tư liên kết. Các giác quan này biểu hiện như một năng lực tập thể, tương tự với một bản năng ṇi giống (racial instinct) ở giới nhân loại.

     Mỗi một trong 5 giác quan này đều có mối liên hệ nhất định với một trong bảy cơi biểu lộ và cũng có một tương ứng trên tất cả các cơi.

                 Cơi                                  Giác quan

1. Hồng trần.......... Thính giác

2. Cảm dục............ Xúc giác

3. Trí tuệ................ Thị giác

4. Bồ đề................. Vị giác

5. Niết Bàn............ Khứu giác                  (ASCLH, 322-323)

Giác quan thứ 6 (sixth sense, the mind):

-         Giác quan thứ sáu tức thể trí, là tác nhân diễn dịch và là tác nhân tổng hợp (interpreter and synthesizer) cho 5 giác quan kia.                                                                                                                                   (ASCLH, 351)

-         Theo Kinh Gita (V, 7), thể trí là giác quan thứ sáu bị che lấp trong vật chất (the mind is the sixth sense, veiled in matter).                                    (GLTNVT,   44)

Giác quan thứ 7  (seventh sense): Trực giác.   (GLTNVT, 168)

Giác tuyến (Antahkarana, consciousness thread):

 

   Con đường hay cầu nối giữa thượng trí với hạ trí, dùng như là phương tiện liên lạc giữa cả hai. Nó được chính người t́m đạo (aspirant) tạo ra bằng chất liệu của cơi trí (mental matter).

                                                                          (ĐĐNLVTD, 215)

   - Antahkarana (B.Phạn) có nghĩa cơ quan bên trong hay dụng cụ bên trong.                                                       (GLTNVT,  283)

   Cầu ánh sáng (bridge of light) giữa thượng trí với hạ trí, giữa Tam Thượng Thể Tinh thần (spiritual Triad) với Phàm ngă tam phân.                                                                                  (CTHNM, 516)

   Khi sutratma (sinh mệnh tuyến) được phối hợp với consciousness thread (giác tuyến) th́ cũng được gọi là antahkarana.                                                                     (LV7C, 453)

   Là nhịp cầu (bridge) do con người tạo ra nhờ thiền định (meditation), hiểu biết và nhờ công tác sáng tạo huyền linh (magical creative work) của linh hồn giữa ba trạng thái của bản chất thể trí của con người.                                    (GDTKNM, 6)

     - Antahkarana chính là hạ trí (lower manas), tức con đường thông thương (path of communication) giữa phàm ngă với thượng trí (higher manas) hay là nhân hồn (human soul). 

-                        (LVLCK,  457)

     - Khoa học về giác tuyến (Antahkarana) giảng dạy một số chân lư căn bản về ba tuyến (triple thread) như sau:

     1. Sinh mệnh tuyến xuất phát trực tiếp từ Chân Thần hay Đấng Duy nhất. Tuyến này nằm ở tim trong lúc đầu thai. Đó là vị trí (seat) của sự sống.

[Sinh mệnh tuyến (life thread) nằm ở tim. Nguyên khí sự sống đặt nơi đó và từ đó, nó thấm nhuần toàn bộ thể xác qua trung gian của ḍng máu, v́ thế mới nói “máu là sự sống”. (TLHNM II, 62)]

     2. Giác tuyến (consciousness thread) xuất phát trực tiếp từ linh hồn. Nó nằm ở đầu. Đó là vị trí của tâm thức.

[Tuyến của ư thức (thread of consciousness) hay của sự sáng suốt (intelligence) nằm ở đầu, trong vùng tùng quả tuyến, và từ trạm nhận thức đó, nó điều động (order) hay chỉ đạo (direct) các hoạt động ở cơi trần, qua trung gian năo bộ và hệ thần kinh. (TLHNM II, 62)]

     3. Tuyến hoạt động sáng tạo (thread of creative activity) được con người phát khởi và kiến tạo. Khi được tạo ra đầy đủ, nó nằm ở cổ họng. Tuyến này là sự phát triển hoặc tổng hợp của hai tuyến căn bản ở trên.

     Bản thân tuyến sáng tạo (creative thread) có bản chất tam phân. Nó được con người từ từ tạo ra qua các thời kỳ. Khi con người trở nên thực sự linh hoạt, do mức độ hiểu biết sáng suốt và ư muốn tự biểu lộ một cách sung măn, mà tiến tŕnh được thúc đẩy về mặt vật chất.                                                       (GDTKNM, 146-147)

Giai đoạn làm người (Human stage):

     Giáo lư huyền môn dạy rằng, để trở thành một vị Thần (god) thiêng liêng có ư thức hoàn toàn - thậm chí Đấng cao siêu nhất - các Đấng Thông Tuệ Tâm linh Bản sơ phải trải qua giai đoạn làm người. Và khi chúng tôi nói “con người” (Human), điều này không những chỉ áp dụng cho nhân loại trên địa cầu chúng ta mà c̣n chỉ con người (mortals) đang sống trong bất cứ thế giới nào, nghĩa là những bậc Thông Tuệ (Intelligences) đă đạt đến mức quân b́nh thích hợp giữa tinh thần với vật chất, như chúng ta ngày nay, kể từ khi điểm giữa của căn chủng thứ tư của cuộc tuần hoàn thứ tư trôi qua. Mỗi thực thể phải đoạt được cho chính ḿnh quyền trở nên thiêng liêng qua kinh nghiệm bản thân (self-experience). Nhà tư tưởng vĩ đại của Đức, Hegel, hẳn đă biết hay cảm nhận được bằng trực giác cái chân lư này khi ông nói rằng cái Vô Thức (the Unconscious) làm phát triển ra (evolved) vũ trụ chỉ “với hy vọng đạt được ngă thức sáng suốt”, nói cách khác, là để trở nên Con người (Man). Đây cũng là ư nghĩa huyền bí của một câu thường được nhắc đến trong kinh Purana nói rằng Brahma luôn luôn “bị thôi thúc bởi ư muốn sáng tạo”. Điều này cũng giải thích được ư nghĩa ẩn giấu trong kinh Kabalah: “Hơi thở (Breath) trở thành ḥn đá (stone); ḥn đá thành cỏ cây (plant); cỏ cây thành con vật (animal); con vật thành con người; con người thành thánh thần (spirit); thánh thần thành Thượng Đế”. Các Đấng Thiên Tôn (Mind-born Sons), các Đấng Thánh Triết (Rishis), các Đấng Kiến Tạo (Builders) vv… tất cả đều là người - cho dù ở dưới dạng thức và sắc tướng nào -trong các thế giới khác và trong các Chu kỳ Khai nguyên trước.

(GLBN I, 167)

Giải thoát (Liberation):

     Đối với nhân loại, cái huyền nhiệm của sự giải thoát nằm trong việc làm cân bằng các mănh lực và làm quân b́nh các cặp đối hợp. Thánh đạo là con đường hẹp giữa các cặp đối hợp này mà người t́m đạo phải t́m ra và bước lên, không rẽ sang phải, cũng không sang trái.                                                      (LVHLT, 225)

Giang mai (Syphilitic disease):

     Bệnh giang mai là do bởi việc lạm dụng năng lượng của cung ba, năng lượng sáng tạo thông tuệ của chính vật chất.

     (CTNM, 383)

Giáng ma thuật (spiritualism, giáng ma học):

     - Giáng ma thuật là tôn giáo của châu Atlantis thời cổ.

(VMCQG, 43)

     - Trong triết học, đây là trạng thái hay t́nh trạng trí tuệ đối nghịch với thuyết duy vật (materialism) hay là một quan niệm duy vật (material conception) đối với các sự vật. Triết lư Minh Triết Thiêng Liêng dạy rằng vạn vật đang tồn tại vốn được làm cho linh hoạt hay sinh động bằng Linh hồn hay Tinh thần Vũ trụ (Universal Soul or Spirit) và rằng không một nguyên tử nào trong vũ trụ chúng ta có thể ở ngoài Nguyên Khí toàn hiện này (omnipresent Principle) - đó là Giáng Ma thuật thuần khiết (pure Spiritualism). Đối với cái tin tưởng đang áp dụng cho tên gọi đó, nghĩa là, tin có việc người sống luôn luôn giao tiếp với người chết, dù là xuyên qua các mănh lực đồng cốt (mediumistic powers) của chính ḿnh hoặc cái gọi là đồng tử (medium) - đó không có ǵ khác hơn là sự hiện h́nh của hồn ma (materialisation of spirit) và sự thoái cấp (degradation) của nhân hồn và hồn thiêng (human and divine soul). Những người tin có sự giao tiếp như thế chỉ làm mất danh dự (dishonouring) người chết mà thôi và luôn luôn là một sự báng bổ. Vào thời cổ, hiện tượng đó được gọi là “Chiêu Hồn thuật” (“Necromancy”). Nhưng các nhà giáng ma hiện đại của chúng ta cảm thấy bị xúc phạm khi biết được sự thật đơn giản này.

(NGMTTL, 307)

Giao tiếp bằng viễn cảm (Telepathic communication):

   Đây là việc ghi nhận trong ư thức của bộ óc hồng trần tin tức được truyền đạt:

   1. Trực tiếp từ Đức Thầy tới đệ tử; từ đệ tử tới đệ tử, từ đạo sinh tới đạo sinh.

   2. Từ Sư Phụ hoặc đệ tử tới Chân Ngă, rồi từ đó tới Phàm ngă, xuyên qua các phân cảnh vi tử. Do đó, bạn nên để ư rằng chỉ ở người nào mà các thể của họ có vật chất thuộc phân cảnh vi tử mới có thể hoạt động theo cách này. Sự an toàn và độ chính xác nằm trong vận cụ này.

   3. Từ Chân Ngă tới Chân Ngă xuyên qua linh hồn thể và được truyền trực tiếp theo phương pháp trước hay được chứa lại để đưa ra dần dần khi nào cần đến.                                      (LVHLT, 179)

Giao tiếp giữa người chết và người sống (Relation between the dead and the living):

     Sự giao tiếp giữa người chết với người sống phải và sẽ ở trên các phân cảnh trí tuệ (mental levels) trước khi có các tiến tŕnh hội nhập; sự giao tiếp sẽ thực sự bị gián đoạn khi nhân hồn được tái hấp thu vào đại hồn (oversoul) trước khi luân hồi trở lại. Tuy nhiên, sự kiện có mối giao tiếp đến lúc đó cũng sẽ hoàn toàn diệt được nỗi sợ chết. Trong trường hợp các đệ tử đang học tập trong Huyền viện (Ashram) của một Chân Sư, ngay cả tiến tŕnh hội nhập này cũng không tạo được bức tường ngăn cách nào nữa.                                                                      (CTNM, 396)

Giáo dục (Education):

     - Giáo dục là việc luyện tập được đưa ra một cách sáng suốt, nhờ đó cho phép thanh niên trên thế giới tiếp xúc với môi trường của họ một cách sáng suốt và lành mạnh, tự thích nghi với các hoàn cảnh hiện có.                                     (GDTKNM, 8081)

- Giáo dục phải là tiến tŕnh mà nhờ đó thanh niên được dạy cách suy đoán từ nguyên nhân đến kết quả, để biết được lư do tại sao một số hành động nào đó bị ràng buộc một cách không tránh được để tạo ra một số kết quả nhất định và tại sao [dựa vào một vận cụ (equipment) trí tuệ và t́nh cảm nào đó, cộng với một đánh giá về tâm lư được biết chắc], các khuynh hướng cuộc sống rơ rệt có thể được xác định và một vài nghề nghiệp và cách sinh sống mang lại hoàn cảnh thuận lợi cho sự phát triển, một lĩnh vực kinh nghiệm có lợi và hữu ích.

                                            (GDTKNM, 8283)

Giáo Hoàng (Popes):

     Một vài vị Giáo Hoàng thuở đầu là các Đạo Đồ (Initiates, Đệ tử được điểm đạo) nhưng các mảnh vụn kiến thức cuối cùng của các vị này hiện nay đă rơi vào tay của ḍng Jesuits (ḍng Chúa Cứu Thế-ND), họ đă chuyển đổi (turned) các mảnh kiến thức đó thành một hệ thống phù thủy (system of sorcery).                                                                                           (GLBN II, 23)

Giáo lư tương lai (Future teaching):

     Giáo lư tương lai có vào khoảng năm 2025.   (CTHNM, 589)

Giáo thọ : Acarya (B.Phạn, A-xà-lê)

Giấc mơ (Dream):

   Các giấc mơ có 10 nguồn gốc như sau:

   1. Giấc mơ do hoạt động của năo boä (Dreams based upon brain activity).

   Trong các trường hợp này, chủ thể ngủ mơ màng. Y không bao giờ thực sự rời khỏi xác thân, giác tuyến không hoàn toàn triệt thoái như trong giấc ngủ sâu hay trong trạng thái vô thức. Do đó, y vẫn đồng nhất hóa chặt chẽ với thể xác của ḿnh, và bởi v́ giác tuyến chỉ rút ra có một phần nên t́nh trạng của người này giống như mê mẩn (dazed), tê liệt (benumbed) trong việc tự nhận thức hơn là ngủ thực sự. T́nh trạng này có thể kéo dài suốt đêm hay giai đoạn ngủ, nhưng thường thường chỉ gặp trong hai giờ đầu của giấc ngủ, và vào khoảng một giờ trước khi hoàn toàn trở lại tỉnh thức...

   2. Giấc mơ do hồi ức (Dream of rememberance).

   Đây là các giấc mơ phục hồi những điều thấy được và nghe được trong các giờ ngủ trên cơi cảm dục. Chính trên cơi này mà con người thường thường hay biết khi giác tuyến được tách ra khỏi xác thân. Trong trường hợp này, con người hoặc là tham dự vào một số hoạt động, hoặc y ở vào vị thế của kẻ bàng quan, nh́n thấy các cảnh quan, các hoạt động, con người  vv... cũng giống như bất cứ người nào có thể thấy được họ khi y đi dạo ngoài phố trong bất cứ thành phố lớn nào hay là giống như y đang nh́n ra ngoài cửa sổ ở chung quanh. Các điều thấy và nghe được này thường là tùy thuộc vào ước muốn trong đời sống và sự ưa thích riêng của chủ thể, tùy vào các ưa thích và không ưa thích của y, các dục vọng và các thu hút đă được biết rơ của y. Y sẽ t́m kiếm và thường thấy được người mà y ưa thích, đôi khi y sẽ ḍ t́m và thấy được những người mà y t́m cách làm hại và t́m được cơ hội làm hại những người mà y thù ghét ...

   3. Giấc mơ do nhớ lại hoạt động đích thực (dream which are collections of true activity).

   Các giấc mơ này là những ghi nhận các hoạt động đích thực. Chúng được chủ thể chứng kiến, ghi nhận và liên kết. Ngay khi một người đă đạt được:

     a) Trạng thái hội nhập thật sự của thể cảm dục và thể sinh lực hay thể dĩ thái cộng với thể xác, bấy giờ, cả ba trạng thái hoạt động một cách hài ḥa.

     b) Năng lực để theo đuổi hoạt động đă sắp xếp. Bấy giờ, con người có thể tạo ấn tượng lên bộ óc hồng trần với sự hiểu biết các hoạt động này và khi quay trở lại với ư thức tỉnh táo, đưa nó cho thể xác sử dụng.

   4. Các giấc mơ có bản chất của thể trí (Dreams which are of a mental nature).

   Các giấc mơ này có cội nguồn trên thể trí và giả định trước một ư thức mà ít nhất trở nên nhạy cảm hơn về mặt trí tuệ. Dù thế nào đi nữa, chúng không được ghi nhận trong ư thức năo bộ tỉnh thức cho tới khi có được một mức độ kiềm chế thể trí nào đó.

   5. Các giấc mơ vốn là các ghi nhận của công việc được làm (Dreams which are records of work done).

   Người có đạo tâm xúc tiến hoạt động này vào ban đêm và khi ra khỏi thể xác, và diễn ra:

     a)   Trên ranh giới giữa cơi cảm dục với cơi trần.

     b) Trong cái được gọi là “thế giới trường hạ” (“summer land”) mà toàn thể cuộc sống ao ước (wish life) của nhân loại được tập trung trong đó và tất cả ham muốn của nhân loại h́nh thành trong đó.

     c)  Trong thế giới của ảo cảm vốn là một phần của cơi cảm dục vốn biểu hiện cho quá khứ cổ xưa, vốn làm cho phong phú sự sống cảm dục của hiện tại và vốn nêu ra bản chất của sự sống cảm dục của tương lai trước mắt.

   6. Các giấc mơ do viễn cảm (Telepathic dreams).

   Các giấc mơ này chỉ là việc ghi nhận lên ư thức năo bộ hồng trần các biến cố thực sự vốn được truyền đạt bằng viễn cảm từ một người đến một người khác.

   7. Các giấc mơ vốn là các tấn kịch hóa của linh hồn (Dreams which are dramatisations by the soul).

Loại giấc mơ này là hoạt động tượng trưng của linh hồn với mục tiêu là đưa ra giáo huấn, báo trước hay ra lệnh cho khí cụ của linh hồn, tức con người trên cơi trần.

   Các giấc mơ gây ấn tượng mạnh hay có tính tượng trưng này trở nên ngày càng nhiều trong trường hợp của người có đạo tâm và các đệ tử, đặc biệt là trong các giai đoạn đầu tiếp xúc với linh hồn. Chúng có thể tự biểu lộ trong những giờ ngủ và cũng trong lúc tham thiền nữa. Chỉ có chính con người, do hiểu biết về chính ḿnh, mới có thể diễn giải một cách chính xác loại giấc mơ này.

   8. Các giấc mơ liên quan đến công việc tập thể (Dreams concerned with group work).

   Trong loại giấc mơ này, linh hồn huấn luyện hay làm cho thích hợp hiện thể của ḿnh, tức Phàm ngă, với hoạt động tập thể. Loại giấc mơ này cũng là tương ứng cao của các giấc mơ được bàn đến dưới đề mục thứ năm của chúng ta. Lần này, công tác tập thể được nói đến không diễn ra trong ba cơi thấp của biểu lộ con người mà là trong thế giới của sự sống linh hồn và kinh nghiệm linh hồn ...

   9. Các giấc mơ vốn là các ghi nhận huấn thị (Dreams which are records of instruction).

   Loại giấc mơ này biểu hiện cho giáo huấn do Chân Sư đưa ra cho vị đệ tử nhập môn của Ngài.

   10. Các giấc mơ liên quan với kế hoạch thế gian, kế hoạch thái dương và hệ thống vũ trụ (Dreams connected with the world plan, the solar plan and the cosmic scheme).

   Các giấc mơ này có thể phân loại hoàn toàn từ bộ óc điên loạn và các kinh nghiệm ghi nhận được của người bất b́nh thường  về tâm thần đến giáo huấn minh triết và chín chắn của các Thức giả trên thế gian. Giáo huấn này được truyền đạt cho các đệ tử trên thế gian và có thể được họ xem như hoặc là một diễn đạt do linh hứng, hoặc là một giấc mơ có ư nghĩa sâu xa. Cần nên nhớ rằng trong cả hai trường hợp (bất b́nh thường về tâm thần và vị đệ tử có luyện tập) đều có t́nh trạng giống nhau; có một con đường trực tiếp từ linh hồn đến bộ óc. Điều này đúng cho cả hai loại. Các giấc mơ hay các giáo huấn được ghi nhận này cho thấy một tŕnh độ tiến hóa cao.   

  (TLHNMII, 499510)

Gieo và gặt (Sow and reap):

     “Gieo một ư tưởng (thought), gặt được một hành động (action); gieo một hành động, gặt được một thói quen (habit); gieo một thói quen, gặt được một tính nết (character); gieo tính nết, gặt được số phận (destiny)”- Thackeray.      

                                                (ĐĐNLVTD, 64)

Giống dân (Race, chủng tộc):

     - Cách phân loại các Giống dân và sự tiến hóa của nhân loại được nói đến trong sách này đă được tŕnh bày một cách rơ ràng, khúc chiết trong quyển Phật Giáo Nội Môn (Esoteric Buddism) của ông Sinnett:

     1. Trong mỗi Chu Kỳ Khai nguyên (Manvantara) có bảy Ṿng Tuần Hoàn (Rounds); ṿng Tuần hoàn này là ṿng thứ tư và hiện nay chúng ta thuộc vào căn chủng thứ năm (Fifth Root Race).

     2. Mỗi căn chủng có bảy phụ chủng (sub-race).

     3. Đến lượt mỗi phụ chủng có bảy nhánh(ramification) có thể được gọi là các chi chủng (“Branch” or “family” races).

     4. Mỗi chi chủng lại có vô số các bộ lạc nhỏ (little tribes), các nhánh phụ (offshoots) tùy nơi tác động của nghiệp quả.

     - Giống dân thứ ba gồm loại người “hăn sinh” (“Sweat-born”), người “Noăn sinh” (“Egg-bearing”) và “Thư hùng lưỡng phái” (“Androgyne”). Gần như vô phái tính (sexless) vào lúc đầu, giống dân này trở nên lưỡng phái (bisexual hay androgyne), tất nhiên là một cách từ từ…

     Nhân loại của giống dân thứ ba bí hiểm nhất trong số năm giống dân đă phát triển từ trước đến giờ…

     Người của giống dân thứ ba bắt đầu phân chia nam nữ từ trong trứng trước khi sinh (pre-natal shells or eggs), khi chui ra khỏi trứng đă trở thành hài nhi nam nữ riêng biệt…

     Vào cuối phụ chủng thứ tư của giống dân thứ ba, bé sơ sinh mất khả năng đi đứng ngay khi chui ra khỏi trứng. Vào cuối phụ chủng thứ năm th́ loài người được sinh ra dưới cùng các t́nh trạng và cùng phương thức như các cách sinh sản lịch sử của chúng ta. Dĩ nhiên diễn tiến này cần đến nhiều triệu năm.

     Chỉ vào điểm giữa của căn chủng thứ ba mà con người mới được phú cho (was endowed) Trí khôn (Manas).

     - Giống dân thứ tư đă có nhiều thời kỳ văn minh rất cao. Các nền văn minh Hy Lạp, La Mă và thậm chí Ai Cập nữa cũng chẳng ra ǵ so với các nền văn minh đă bắt đầu với giống dân thứ ba (sau khi có việc phân chia giới tính của giống dân này) -(Thánh Thư của các Chân Sư gửi cho A.P.Sinnett, trang 152).

     … Phụ chủng thứ tư đă chứng kiến diệt vong (destruction) của tàn tích cuối cùng của giống dân Atlant - Aryo-Atlanteans, trên ḥn đảo cuối cùng của Atlantis cách đây độ 11.000 năm.

     - Căn chủng thứ năm xuất hiện được khoảng 1.000.000 năm.                                                                     (GLBN III, 202, 257, 427, 431, 432)

Giống dân Aryan (Aryan race) :

   Bao gồm văn minh của Ấn Độ và tất cả giống dân Latin, Teuton, Bắc Âu (Nordics), AngloSaxon và nhiều nhánh khác nhau.                                                                                                                                  (TLHNMII, 580)

Giống dân Atlanteans:

   - Giống dân Atlanteans, giống người khổng lồ, h́nh hài đẹp đẽ, sức khỏe đạt tới tột đỉnh hợp với luật tiến hóa vào giai đoạn giữa của phụ chủng thứ tư.                      (GLBN  3,   319)

   - Trong giống dân Atlanteans th́ các giác quan linh hoạt nhiều hơn, thị giác (sight) rất bén nhạy, thính giác tinh tường (acute); vị giác (taste) phát triển nhiều hơn trong giống dân Lemurians nhưng vẫn c̣n chưa tiến hóa cao. Các thức ăn kém phẩm chất (coarse) và hôi hám (rank) mà họ vẫn ăn được hết, thậm chí c̣n thấy là ngon (agreable) nữa, những món ăn có mùi vị rất nặng (very highly flavoured articles of diet) như là thịt ươn (decaying meat) được họ ưa thích hơn là thức ăn có mùi nhẹ nhàng mà họ xem là nhạt nhẽo (tasteless). Xác thân họ không đau nhức lắm khi bị thương tích, các vết thương nặng không gây đau đớn nhiều, cũng không đưa tới ngả quỵ - ngay cả những chỗ rách toạc lớn cũng không làm yếu kẻ bị thương -và rất mau lành.

     Các tàn tích của giống dân Lemurian đang tồn tại hiện nay, cũng như giống dân Atlantean đang lan tràn khắp nơi, vẫn tỏ ra tương đối không có cảm giác trước cái đau, chịu được sự tàn phế ở mức độ lớn và các vết rách nặng, trong khi một người thuộc giống dân thứ năm hoàn toàn ngả quỵ trước các vết thương như thế. Thí dụ một người Da Đỏ ở Bắc Mỹ có kể lại rằng, trong lúc đánh nhau, một bên bắp đùi của anh ta bị cắt đứt, nhưng sau đó độ 12 giờ hay 15 giờ ǵ đó, anh ta ra trận trở lại. Đặc điểm này của cơ thể giống dân thứ tư giúp cho người bán khai (savage) chịu nỗi đau đớn một cách b́nh tĩnh và phục hồi lại nhanh chóng sau các tra tấn hành hạ, trong khi một người thuộc giống dân thứ năm sẽ ngả quỵ do các chấn động của thần kinh (nervous shock).                                         (KCVTT, 136-137)

Giống dân chính (Root race): X. Căn chủng.

Giống dân Lemurians (Lemurian Race):

     Nếu chúng ta loại trừ trường hợp những thực thể đă có được tâm thức phát triển đến một mức đáng kể và những người này thác sinh vào các thể xác vụng về của người Lemurian để dẫn dắt sự tiến hóa của nhân loại, th́ người Lemurians đă bị tuyệt diệt từ lâu, họ rất kém phát triển về các cơ quan cảm giác; các cơ quan khứu giác và vị giác chưa phát triển mà chỉ đang ở trong tiến tŕnh kiến tạo. Sự nhạy bén của họ đối với vui sướng và đau khổ rất kém cỏi.                                                    (KCVTT, 136)

- Chỉ c̣n vài tài liệu câm lặng dưới dạng nửa tá pho tượng khổng lồ đổ nát và cá di tích xưa của người khổng lồ một mắt (broken colossi and old cylopean ruins) là chứng cớ cho giống dân Lemurian.                                                      (GLBN 3, 265)

Giống dân thứ nhất (First Race)

      Giống dân này không hề có kiểu mẫu (type) hay màu sắc mà chỉ có h́nh dạng gần rơ ràng, mặc dầu rất to lớn (a hardly objective, though colossal form).                      (GLBN  3, 251)

Giống dân thứ ba  (Third race)

    - Giống dân thứ ba tức là “người sống trong hang động” (“cave-men”)                                (Thư của Chân Sư  160)

Giới (Kingdom):

1.      Giới khoáng chất (Mineral kingdom), Cung VII.

2.      Giới thực vật (Vegetable kingdom), Cung VI.

3.      Giới động vật (Animal kingdom), Cung V.

4.      Giới nhân loại (Kingdom of men), Cung IV.

5.      Giới linh hồn (Kingdom of souls), Cung III.

6.      Giới các Đấng Hành tinh (Kingdom of Planetary Lives),
                                                             Cung II.

7.      Giới các Đấng Thái Dương (Kingdom of Solar Lives), Cung I.

     Các giới này có thể được xem như là các biến phân của Sự sống Duy nhất (One Life).

     Bạn cũng nên chú ư rằng giới khoáng chất và giới các Đấng Thái Dương (giới thứ nhất và giới thứ bảy) là kết quả sự hoạt động của cung I và cung VII. Ở đây có sự đan bện vào nhau bằng số chặt chẽ. Hai giới này theo thứ tự, ở vào mức tinh tế nhất và trọng trược nhất và được tạo ra bởi ư chí và năng lực tổ chức của Thái Dương Thượng Đế.           (TLHNM I, 215, 218)

Giới giáng hạ tiến hóa (Involutionary kingdom):

     Giới Tinh linh (elemental kingdom) tức là giới giáng hạ tiến hóa.                                                                                                                                              (LVHLT, 466)

Giới hành khí (Elemental kingdom):

1.      Giới tinh hoa chất thứ nhất: ở trên ba phân cảnh cao của cơi trí.

2.      Giới tinh hoa chất thứ hai: ở trên bốn phân cảnh thấp của cơi trí.

 

3.      Giới tinh hoa chất thứ ba: ở cơi cảm dục. (LVLCK, 94)

 

Giới linh hồn (Kingdom of souls):

     Là Thiên giới (Kingdom of God).                               (TLHNM II, 351)

Giới thứ năm (Fifth Kingdom):

     - Giới thứ năm trong thiên nhiên tức Thiên giới.

 (TLHNM II, 223)

     - Ở lần điểm đạo thứ nhất, người ta tiến nhập vào giới thứ năm, giới này bao trùm mọi thời kỳ mà trong đó con người nhận được năm cuộc điểm đạo đầu tiên.               (ĐĐNLVTD, 22)

Gnosis :

     - Kiến thức thuần túy (pure knowledge).     (ASCLH, 160)

     - Gnosis tức là kiến thức ẩn tàng (hidden knowledge), giống như Minh triết Tinh thần (Atma Vidya) hay Theosophy và bao gồm 6 trường phái triết học Ấn Độ.               (LVLCK, 285)

Gợi lại tiền kiếp, nguy hiểm: (Recall the past lives, dangerous).

    Khi con người trở nên tiến hóa, mối liên kết giữa phàm ngă với Chân Ngă trở nên chặt chẽ hơn, tất nhiên là các kinh nghiệm của tiền kiếp có thể được liên kết một cách rơ ràng hơn với các sự việc tương tự xảy ra trong hiện tại; v́ lẽ cảm giác tái xuất hiện dựa trên các rung động giống nhau, nhờ đó kư ức được gợi trở lại. Thế nên khi quá khứ và hiện tại trở nên được liên kết rất chặt chẽ, tất nhiên là hành động này giống như một nam châm, lôi cuốn các nguyên nhân ra khỏi trạng thái tiềm tàng  (latency), tạm gọi thế; để rồi tự động đưa các món nợ của quá khứ đặc biệt đó ra thanh toán. Đây là một lư do vững chắc giải thích tại sao con người không nên được phép gợi lại tiền kiếp một cách tùy tiện; việc đó quá nguy hiểm v́ nó có thể làm xuất hiện đột ngột nơi con người loại karma (quả báo) mà người đó chưa sẵn sàng để trả, đồng thời cũng không thể mong rằng họ sẽ cố gắng đối phó với karma đó một cách có hiệu quả.                                                             (VLH,    204).

Gunas : X. Thuộc tính.

Guru :

- Huấn sư tinh thần. Một bậc thầy về triết lư siêu h́nh và đạo đức.                                                                                                                  (ĐĐNLVTD, 218)

 

     - Một Guru là một vị thầy tâm linh (spiritual teacher).

(LVLCK, 864)

Gurudeva :

     Ishvara, Sư phụ của tất cả (the Master of all). (ASCLH, 51)

 


 

 

 

 

 

H

 

 

 

Hạ trí (lower mind):  X. Trí cụ thể.

Hắc hỏa (Black fire):

     Hắc hỏa là một thuật ngữ trong Kinh Kabala, dùng để chỉ Ánh Sáng và Minh Triết Tuyệt Đối (Absolute Light and Wisdom). Gọi là “hắc” (“black”) bởi v́ trí tuệ hữu hạn của chúng ta không thể nào nhận thức được (incomprehensible).

                                                (NGMTTL, 58)

Hạch thần kinh (Nerve ganglia):

   Các hạch thần kinh mà y học chính thống biết được là các phản ảnh (reflections) hay các h́nh bóng (shadows) của các bí huyệt sinh lực (vital plexi) chứ không c̣n ǵ khác. 

                           (ASCLH, 328-329)

Hành tinh hệ (Scheme, Planetary scheme, Hệ thống hành tinh):

     - Bảy chu kỳ dăy hành tinh (chain periods) hợp thành một hành tinh hệ. Mười hành tinh hệ hợp thành một thái dương hệ (solar system).                                                                                                               (LVLCK, 63)

     - Thể biểu lộ (body of manifestation) của một Hành Tinh Thượng Đế (Heavenly Man) tức là một hành tinh hệ (a scheme). Mỗi hành tinh hệ có bảy dăy hành tinh. Mỗi dăy có bảy bầu hành tinh (globes) tạo thành tổng số 49 bầu; đến lượt mỗi bầu lại bị chiếm hữu bởi sự sống của Thượng Đế (Logos) trong điều mà chúng ta gọi là 7 cuộc tuần hoàn (rounds), theo sát nghĩa, tạo ra 49 x 7 = 343 cuộc lâm phàm hay là các xung lực mới để biểu lộ.                                                (LCLCK, 366)

Hành tinh không thánh thiện (nonsacred planet):

   - Một hành tinh không thánh thiện như là Địa Cầu th́ vẫn c̣n tuân phục vào cung Phàm ngă của Đấng (Life) đang làm cho nó linh hoạt, c̣n phần tương ứng với cung Chân Thần nội môn th́ chưa hữu hiệu.                                             (CTHNM, 363)

   - Thượng Đế của hành tinh không thánh thiện nhận được 3 cuộc điểm đạo vũ trụ.                                                                                (CTHNM, 504)

- Hành tinh không thánh thiện, gồm:

1.      Hỏa tinh (Mars) …………………… Cung 6

2.      Địa cầu (Earth) …………………….. Cung 3

3.      Diêm vương tinh (Pluto) ….. Cung 1

4.      Nguyệt cầu (Moon), che khuất một hành tinh ẩn tàng ………………………………………….……………. Cung 4

5.      Mặt trời (Sun), che khuất một hành tinh ẩn tàng ………………………………………………….……  Cung 2  (TLHNM I, 335)

Hành tinh thánh thiện (Sacred planet):

   - Là các hành tinh mà các mănh lực cung đang biểu hiện cho linh hồn và tinh thần, với cung Phàm ngă của Đấng vĩ đại đang làm linh hoạt, tức Hành Tinh Thượng Đế đă tuân phục vào hai cung cao, như trường hợp con người sau khi được điểm đạo lần ba.                                                                           (CTHNM, 363)

   - Về mặt cơ bản, có thể nói rằng một hành tinh được xem là “thánh thiện” khi Đấng tinh thần đang làm linh hoạt hành tinh đó đă nhận được 5 trong số các cuộc điểm đạo vũ trụ chủ yếu. C̣n một hành tinh ‘không thánh thiện” là hành tinh mà vị Hành Tinh Thượng Đế của nó chưa nhận được các cuộc điểm đạo này.                                                                         (CTHNM, 503)

- Hành tinh thánh thiện gồm có:

1.            Hỏa vương tinh (Vulcan)....... Cung 1

2.            Thủy vương tinh (Mercury).. Cung 4

3.            Kim tinh (Venus) ...................  Cung 5

4.            Mộc tinh (Jupiter) .................  Cung 2

5.            Thổ tinh (Saturn) ...................  Cung 3

6.            Hải vương tinh (Neptune)..... Cung 6

7.            Thiên vương tinh (Uranus)... Cung 7    (TLHNM I, 335)

Hành Tinh Thượng Đế (Planetary Logos, Planetary Deity, Planetary Spirit, Heavenly Man, Planetary Life,Prajapati, Aeon, Emanation, Ray, Spirit of the Throne):

- Nói chung, thuật ngữ này được dùng cho 7 Đấng cao cả nhất tương ứng với 7 Nhất Đẳng Thiên thần (Archangels) của Cơ Đốc giáo. Tất cả các Ngài đều đă trải qua giai đoạn nhân loại và hiện nay đang biểu lộ qua một hành tinh và các mức tiến hóa của hành tinh đó, giống như cách con người biểu lộ qua thể xác của ḿnh vậy. Vị Hành Tinh Thượng Đế cao nhất hoạt động qua bất cứ bầu hành tinh (globe) đặc biệt nào, thực ra là vị Thượng Đế riêng (personal God) của hành tinh ấy.     

                                 (ĐĐNLVTD, 222)

- The Heavenly Man, the Planetary Logos, tức là nhóm biểu lộ (manifesting group).                                                 (LVLCK, 80)

- Hành Tinh Thượng Đế đang nỗ lực hướng về cuộc điểm đạo vũ trụ thứ tư.                                                                  (LVHLT, 390)

- Planetary Life tức là Hành Tinh Thượng Đế.

(ĐĐTKNM I, 68)

- Theo như chúng ta biết do nghiên cứu Secret Doctrine, một số các vị Hành Tinh Thượng Đế (planetary Logoi) th́ vô nhiễm (pure) và vô tư (passionless), trong khi các vị khác vẫn c̣n ở dưới sự chi phối của dục vọng (desire) và đam mê (passion) (SD I, 214, 449 - II, 223).                                 (LVLCK, 1189)

- Hành Tinh Thượng Đế có hiện thể là 7 dăy hành tinh, có không gian là hai cơi vũ trụ (2 cosmic planes). (LVLCK,   293)

- Từ chất liệu (matter) của Thái dương hệ tuôn đổ ra từ chính Thái Dương Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế rút ra các chất liệu thô mà Ngài cần, tinh luyện chúng bằng năng lượng sự sống của chính Ngài, như vậy, mỗi Hành Tinh Thượng Đế chuyên biệt hóa vật chất thuộc thiên quốc của Ngài từ một nguồn dự trữ chung.                          (MTNX, 347)

Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh chúng ta : X. Planetary Spirit.

Hansa (Thiên nga, Minh triết điểu):

     Như mọi người Ấn Độ đều biết, theo ư nghĩa công truyền, Hansa là loài chim huyền thoại (fabulous bird), khi (theo ngụ ngôn) lấy sữa trộn với nước làm thức ăn cho nó, nó tách cả hai thứ ra, uống sữa và chừa lại nước; như vậy, chứng tỏ có sự minh triết tự nhiên - sữa tượng trưng cho tinh thần, nước tượng trưng cho vật chất.                                                       (GLBN I, 145)

Hào quang (Aura):

     - Hào quang của con người có h́nh dáng bên ngoài là một lùm mây sáng có h́nh trứng (egg-shaped luminous cloud), ở giữa đám mây là nhục thân (dense physical body). Do cái h́nh dáng bên ngoài đó mà hào quang thường được nói đến như là không có ǵ khác hơn là một đám mây. Những ǵ thường được gọi là hào quang chỉ là những thành phần của các thể tinh anh kéo dài ra và vượt quá chu vi của nhục thân. Mỗi thể tinh anh đó đều c̣n nguyên vẹn và xuyên thấu qua các thể thô đặc hơn nó. Thể tinh anh này lớn hoặc nhỏ tùy theo mức phát triển của nó, và mọi phần của nó đang phủ lên mặt ngoài của nhục thân được đặt tên là hào quang (aura). Như vậy, hào quang được cấu tạo bằng các phần gối lên nhau của thể dĩ thái, thể cảm dục, thể hạ trí, thể nguyên nhân (causal body), và trong các thường hợp hiếm hoi hơn, có thêm thể Bồ Đề được chiếu sáng bằng ánh quang huy của linh thể (ātmic radiance). Hào quang đôi khi có màu sắc u tối (dull), kém cỏi (coarse) và mờ xám (dingy), đôi khi có màu sắc rực rỡ, sáng sủa. Hào quang hoàn toàn tùy thuộc vào tŕnh độ tiến hóa của con người, tùy thuộc vào tính chất đạo đức và trí tuệ mà con người phát triển được. Tất cả các đam mê, dục vọng và tư tưởng khác nhau của con người đều được ghi lại nơi đây bằng h́nh dạng, màu sắc, ánh sáng, cho nên “người nào xem qua đều có thể biết được” nếu người đó có con mắt dành cho loại chữ viết như thế. Tính t́nh được in dấu trên đó, cũng như các thay đổi thoáng qua, và nơi đây không thể có sự dối gạt nào được như lúc ở trong cái mạng che mặt (mask) mà chúng ta gọi là thể xác. Sự tăng gia kích cở và vẻ đẹp của hào quang là dấu ấn không thể lẫn lộn được đối với sự tiến bộ của con người, đồng thời nói lên được sự phát triển và sự thanh khiết của linh hồn và các hiện thể của linh hồn.                                                      (MTNX, 195-196)

   Tinh hoa (essence) hay lưu chất (fluid) vô h́nh và tế vi phát ra từ cơ thể của con người và con thú và ngay cả từ đồ vật (things). Đó là ḍng từ lực tâm thông (psychic effluvium) có các đặc tính của thể trí lẫn thể xác. Nó là điện sinh lực (electrovital) và cũng là điện trí tuệ (electromental).     

                                                 (ĐĐNLVTD, 216)

   Hào quang mà mỗi người trong các bạn tạo ra chung quanh cái nhân nằm giữa của Chân Ngă hay linh hồn nhập thế (incarnated self or soul) là một mảnh (fragment) của linh hồn trợ linh (overshadowing soul) đă đưa bạn vào biểu lộ. Như bạn biết rơ, hào quang này gồm các bức xạ (emanations) của thể dĩ thái, và đến lượt nó, thể này biểu hiện cho ba loại năng lượng mà cá nhân bạn đang chịu trách nhiệm. Ba loại năng lượng này là (khi được đưa thêm năng lượng của prana vào để tạo thành thể dĩ thái):

   1 Hào quang sức khỏe (health aura). Hào quang này có bản chất thuộc thể xác.

   2. Hào quang thể cảm dục (astral aura), cho đến nay thường là nhân tố chiếm ưu thế nhất, trải rộng (extensive) và chi phối.

   3. Hào quang thể hạ trí (mental aura): trong đa số trường hợp th́ tương đối nhỏ nhưng sẽ phát triển nhanh chóng một khi vị đệ tử nắm quyền kiểm soát sự phát triển riêng của ḿnh một cách tích cực, hay là khi Phàm ngă an trụ (polarisation) vào cơi trí.

   Trong hào quang có 3 phần này (hay đúng hơn là 4 phần nếu tính luôn thể dĩ thái), mọi con người sống, hoạt động và hiện tồn; chính hào quang sinh động này là tác nhân ghi nhận mọi ấn tượng, cả ngoại cảnh (objective) lẫn nội tâm (subjective).

 (VCVTDT, 9798)

Hào quang cầu bậc cao (Higher auric sphere):

   Tức là Chân Thần (Monad).                                                       (TVTTHL, 207)

Hào quang noăn (Auric egg):

   Tên gọi để chỉ linh hồn thể do h́nh dạng của thể này.

                                                                                                                                    (ĐĐNLVTD, 216)

Hào quang noăn bậc thấp (lower auric egg):

   Tức là linh hồn thể (causal body).                                              (TVTTHL, 16)

Hào quang sức khỏe (Health aura):

     Có một vùng của thể dĩ thái luôn luôn bao quanh nhưng lại không xuyên thấu vào thể xác trọng trược. Vùng này đôi khi được gọi một cách sai lầm là hào quang sức khỏe và nó có thể được chụp h́nh một cách dễ dàng và thành công trong lúc diễn ra sự hấp hối hơn là bất cứ lúc nào khác, do bởi việc tích tụ lại (accumulation) của các lực bị rút ra bên ngoài thể xác hữu h́nh độ vài inches.                                                             (CTNM, 466)

Hatha yoga:

- Hatha yoga có liên quan đặc biệt với thể xác, cách hoạt động hữu thức của nó (chứ không theo tiềm thức và tự động) và mọi cách thực hành khác nhau giúp cho con người kiềm chế được các cơ quan khác nhau và toàn bộ cơ cấu của thể xác. 

      (ASCLH, 121)

     - Các vị điểm đạo thứ tư (Arhats) đă và vẫn phản đối cái gọi là Hatha Yoga. Nó có hại cho sức khỏe và không bao giờ có thể phát triển thành Raja Yoga.                                                   (GLBN I, 158)

     - Trong một số phương pháp được đại chúng hóa (popularized) hiện nay, hành giả được khuyên tập trung tư tưởng vào bí huyệt nhật tùng (solar plexus, bí huyệt đan điền) và “sống dưới sự kiểm soát của bí huyệt đó”. Hệ thần kinh giao cảm (sympathetic system) chi phối các tiến tŕnh trọng yếu - tức hoạt động của tim, phổi và bộ máy tiêu hóa - và bí huyệt nhật tùng là trung tâm quan trọng nhất của hệ giao cảm này. Như đă giải thích ở trước, hiện nay, việc xúc tiến các tiến tŕnh quan trọng này được diễn ra dưới sự kiểm soát của hệ giao cảm trong tiến tŕnh tiến hóa, trong khi hệ thần kinh năo tủy (cerebro-spinal system) trở nên ngày càng có ưu thế (dominant). Việc phục hồi chức năng kiểm soát của hệ này bằng ư chí, bằng tiến tŕnh tập trung tư tưởng vào đó là một sự thoái bộ (retrograde) chứ không phải là một bước tiến, cho dẫu nó thường mang lại một tŕnh độ nhăn thông nào đó. Như đă nói, phương pháp này được nhiều người ở Ấn Độ noi theo trong hệ phái được gọi là Hatha Yoga, và hành giả học cách kiểm soát sự hoạt động của tim, phổi và bộ máy tiêu hóa. Như vậy, hành giả có thể ngăn không để cho tim đập, không cho phổi thở, có thể đảo ngược nhu động (peristaltic action: hoạt động co thắt giống h́nh con sâu của ruột-ND) vv… Khi làm được điều này th́ một câu hỏi nảy sinh: Với sự thành công đó, bạn thu lượm được ǵ? Một lần nữa, bạn đưa vào, dưới sự kiểm soát của Ư Chí, một hệ thống mà trong diễn tŕnh tiến hóa, hệ thống đó đă được làm cho tự động nhằm giúp ích rất nhiều cho người chủ của các chức năng thấp kém này, và như thế là bạn tụt hậu trong cơ tiến hóa. Khi làm được điều này có nghĩa là sau cùng sẽ thất bại, cho dù tạm thời có kết quả rơ để phô trương.                      

  (KCVTT, 335-336)

Hấp thu  (Absorption): X. Hóa nhập

   Hậu thiên khí (Aether):

     - Hậu thiên khí là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) trên cơi Tinh thần (Plane of Spirit), tức cơi Niết Bàn (Atmic plane).                                                  - Là dĩ thái thứ ba của vũ trụ (3rd cosmic ether).

(LVLCK, 43, 626)

Hệ thần kinh (Nervous system):

     Hệ thần kinh được tạo ra để biểu lộ các quyền năng tâm linh (spiritual powers) trên cơi trần.

     Hệ thần kinh giao cảm (sympathetic system) có liên quan trực tiếp với trạng thái Ư Chí (aspect of Will), dưới h́nh thức Dục vọng (Desire), c̣n hệ thần kinh năo tủy (cerebro-spinal system) có liên quan trực tiếp hơn với trạng thái Hiểu Biết (aspect of Cognition) và trạng thái Ư Chí thuần túy (pure Will).

     Hệ thần kinh giao cảm chi phối các tiến tŕnh thiết yếu cho sự sống, như sự hoạt động của tim, phổi, bộ máy tiêu hóa. Bí huyệt nhật tùng (solar plexus, bí huyệt đan điền) là bí huyệt (trung tâm, centre) quan trọng nhất của hệ thần kinh giao cảm.

                        (KCVTT, 334-335)

 

Hiện tại (Present):

     Hiện tại chỉ là một đường thẳng toán học (mathematical line) đang phân chia cái phần của Kỳ gian Vĩnh hằng (Eternal Duration) mà chúng ta gọi là Tương lai (Future) với phần mà chúng ta gọi là Quá khứ (Past).                                           (GLBN I, 110)

Hiện tại vĩnh cửu (Eternal Now):

- Tổng hợp của Quá Khứ, Hiện tại và Tương lai.

 (ĐĐTKNMII, 186)

     - Khi tiến tŕnh thải bỏ (elimination) được hoàn tất và thời điểm tiếp xúc với linh hồn xảy ra, thể trí (manasic vehicle) ở trong tiến tŕnh hủy diệt, th́ con người tức khắc biết được tương lai, v́ tiên đoán là một kỹ năng của linh hồn thức và con người tạm thời tham dự vào đó. Do đó, quá khứ, hiện tại và tương lai được thấy như là một. Việc nhận biết được Hiện Tại Vĩnh Hằng từ từ phát triển từ lần luân hồi này đến lần luân hồi khác và trong tiến tŕnh tái sinh liên tiếp. Điều này tạo thành một trạng thái tâm thức (đặc trưng cho trạng thái b́nh thường của người tiến hóa) mà có thể được gọi là trạng thái phúc lạc (devachanic).                                                                         (CTNM, 497)

Hiện thể (Vehicle):

     a/ Buddhi là hiện thể đối với Atma.

     b/ Manas là hiện thể đối với Buddhi.

     c/ Kama-rupa là hiện thể đối với Manas.

     d/ Thể dĩ thái (etheric body) là hiện thể đối với prana.

(LVLCK, 265)

     - Các thể (sheaths) và các hiện thể chỉ là các thể (bodies) biểu lộ trên các cơi khác nhau của Thái Dương Hệ.    

      (ASCLH, 74)

Hiện thể Bồ Đề (Buddhic vehicle):

     Thể của nguyên khí Christ (body of the Christ principle) là hiện thể Bồ Đề.                                                                                       (ASCLH, 138-139)

Hiện tượng (Phenomenon):

     Theo cách gọi của các Nhà Duy Tâm (Idealists) đương đại th́ sự kết hợp của Chủ thể (Subject) và Khách thể (Object) tạo ra đối tượng của giác quan (sense-object) tức là hiện tượng.

     (GLBN II, 42)

H́nh dung (Visualisation, mường tượng, tưởng tượng):

     Nhờ thực hành năng lực h́nh dung, mắt thứ ba được phát triển. Trong lúc h́nh dung, các h́nh hài được h́nh dung, các ư tưởng và các trừu xuất, vốn được khoác lấy và được vận chuyển bằng chất trí, được phác họa cách con mắt thứ ba một vài inch (inch = 2,54 cm). Chính việc hiểu biết về điều này khiến cho nhà yoga ở phương Đông nói đến việc “định trí trên chóp mủi”. Đàng sau câu nói đánh lạc hướng này có che giấu một chân lư vĩ đại.                                             (LVLCK, 1012)

H́nh tư tưởng (Thought form):

   H́nh tư tưởng như được con người tạo nên, là sự kết hợp của bức xạ dương (positive emanation) và bức xạ âm. Cả hai đều là bức xạ của một Nhất thể (Unity), tức là Chủ thể Tư Tưởng cố kết (coherent Thinker).                                (LVLCK, 560)

   H́nh tư tưởng là các sự vật có thực chất (substantial things).

                                                                                                            (ACMVĐCTG, 72)

   Có 3 nhóm h́nh tư tưởng:

   1. Các h́nh tư tưởng do chính con người tạo ra, chúng có sự sống chóng phai tàn và tùy thuộc vào tính chất các dục vọng của con người; v́ không tốt cũng không xấu, không cao siêu mà cũng không thấp kém nên chúng có thể được làm cho linh hoạt bằng các khuynh hướng kém cỏi hoặc các hoài bảo lư tưởng, với mọi giai đoạn chen giữa các thái cực này. Người t́m đạo phải đề pḥng để không lầm lẫn những h́nh tư tưởng này với thực tại. Ở đây, có thể đưa ra một minh họa liên quan tới việc nhiều người cứ cho rằng họ đă thấy được một trong các Huynh Trưởng (hay các Chân Sư minh triết) trong khi họ chỉ mới thấy h́nh tư tưởng của một trong các Ngài. V́ sự mong muốn (wish) là cha đẻ đối với tư tưởng nên họ là nạn nhân của h́nh thức tri giác sai lầm mà Patanjali gọi là sự hoang tưởng (fancy).

   2. Các h́nh tư tưởng được tạo ra bởi chủng tộc, quốc gia, nhóm hay tổ chức. Các h́nh tư tưởng tập thể thuộc bất cứ loại nào (từ h́nh tư tưởng của hành tinh đến h́nh tư tưởng được tạo ra bởi bất cứ nhóm tư tưởng gia nào) đều tạo thành toàn thể “đại ảo tưởng”. Ở đây, có một ẩn ư cho người có đạo tâm chân chính.

   3. Loại h́nh tư tưởng do một người tạo ra từ lần xuất hiện đầu tiên của y trong xác phàm và được gọi là “Tổng Quả” (“Dweller on the Threshold”) vốn dĩ do Phàm ngă tạo ra chứ không do linh hồn, nó có tính chất không bền và chỉ được kết hợp bằng loại năng lượng thấp của con người. Khi con người bắt đầu hành động với tư cách linh hồn th́ “h́nh ảnh” mà y tạo ra này do sự hoang tưởng hoặc phản ứng của y với ảo giác bị tan biến do một cố gắng tột độ. Nó không thật sự tồn tại một khi người t́m đạo không có ǵ để nuôi nó, và việc nhận ra được điều này sẽ giúp y thoát khỏi sự ràng buộc của nó.         

 (ASCLH, 2021)

H́nh tư tưởng, chức năng (function of thought form):

     Chức năng của h́nh tư tưởng gồm có ba phần:

1.      Ứng đáp với rung động (to respond to vibration).

2.      Cung ứng một thể (body) cho một ư niệm (idea).

3.      Tiến hành mục tiêu chuyên biệt (specific purpose)

LVLCK, 552)

H́nh tư tưởng của Thượng Đế (Thought-form of the Logos):

     Thái Dương Hệ của chúng ta.                                                   (LVLCK, 572)

H́nh tướng (sắc tướng, forms):

     H́nh tướng hay lớp vỏ (sheath) hay các thể (bodies) đều có mục đích biểu hiện.                                                                     (ASCLH, 74)

Hoa đàm (Ưu đàm hoa): Udambara (B.Phạn).

Hoa sen (Lotus): X. Bí huyệt, Thần kinh lực.

Hoa sen Chân Ngă (Egoic lotus): X. Chân Ngă liên hoa.

Hóa thân (Avatar, Avatara) :

   Hóa thân là một Đấng (Being): trước tiên đă phát triển bản chất (nature) của riêng Ngài, con người và thiêng liêng, và sau đó, siêu việt được (transcended) bản chất đó; có khả năng phản chiếu (reflecting) một số nguyên khí (principle) vũ trụ hoặc tính chất và năng lượng thiêng liêng vốn sẽ tạo ra hiệu quả mong muốn cho nhân loại, khơi dậy một phản ứng, tạo ra một kích thích cần thiết, và gọi theo huyền bí học là “đưa đến việc xé rách bức màn và để cho ánh sáng đi qua (permeation)”.                                                                (SHLCTĐ, 291)

   Các Đấng Hóa Thân tức là các Đấng Cứu Thế (World Saviours).                                                                                                                       (CVĐĐ, 160)

   Các Đấng Hóa Thân là các Sứ giả Thiêng Liêng (Divine Messengers).                                                                                                (ĐĐKNMI, 357)

Hỏa hải : X. Biển lửa.

Ḥa hợp (coalesce):

     Các Chân Ngă ở cùng một cung th́ sẵn sàng ḥa hợp và ḥa nhịp với nhau hơn là các Chân Ngă ở trên các cung khác nhau, và chỉ khi nào trạng thái thứ hai hay trạng thái minh triết được phát triển th́ mới có được sự tổng hợp.  (TVTTHL, 38)

Hoà thượng : Upahyaya (B.Phạn).

Hóa nhập (Absorption):

     Hóa nhập tức là phương cách (mode) mà theo đó nhân hồn được hội nhập (integrated) vào cội nguồn xuất phát của nó, tức linh hồn vũ trụ đang ứng linh (overshadowing universal soul). Đây là một biểu hiện của trạng thái thứ nhất (first aspect).           

(CTNM, 434)

Hỏa táng (Cremation):

     Nói về mặt huyền bí, việc hỏa táng rất cần thiết v́ hai lư do chính:

     - Nó thúc đẩy việc giải thoát các thể tinh anh (vẫn c̣n bao phủ linh hồn)(đây là nhân hồn - ND) ra khỏi thể dĩ thái, như vậy mang lại sự giải thoát trong vài giờ thay v́ vài ngày.

     - Nó cũng là một phương tiện rất cần thiết để đem lại sự tinh khiết cho cơi cảm dục và để ngăn chận khuynh hướng “đi xuống” của dục vọng vốn gây cản trở rất nhiều cho linh hồn lâm phàm.

     Dục vọng không thể t́m được điểm tập trung, bởi v́ về mặt căn bản, lửa đẩy lui khía cạnh tạo h́nh của dục vọng và lửa là biểu hiện chính của thánh linh mà cơi cảm dục không có mối liên hệ thực sự nào với nó, vốn được tạo ra hoàn toàn bằng nhân hồn (human soul) chứ không phải hồn thiêng liêng (divine soul).                                                                      (CTNM, 470-471)

Hỏa thần (Agni):

   Hỏa Tinh Quân (Lord of Fire) theo kinh Vedas. Vị thần cổ nhất và được tôn kính nhất trong số các thần ở Ấn Độ. Một trong ba vị thần vĩ đại: Agni (Hỏa thần), Vayu (Phong thần), Surya (Nhật thần) và cũng là cả ba, v́ thần này là trạng thái tam phân của lửa; lửa là phần cốt yếu (essence) của Thái Dương Hệ. Thánh Kinh có ghi: “Thượng Đế của chúng ta là lửa đang cháy”. Đó cũng là biểu tượng của cơi trí, cơi mà Hỏa thần là vị tối cao.                                              (ĐĐNLVTD, 215)

Hỏa Tinh Quân (Lords of the Flame):

   Một trong các Đại Huyền Giai có các Đấng Tinh thần đang hướng dẫn Thái Dương Hệ. Các Ngài nắm quyền điều khiển cuộc tiến hóa của nhân loại trên hành tinh này cách đây khoảng 18 triệu năm, vào giữa giống dân Lemuria hay căn chủng thứ ba.                                                   (ĐĐNLVTD, 220)

Hỏa xaø (Kundalini fire hay serpent fire, hỏa hậu):

   Mănh lực sự sống: một trong các sức mạnh của thiên nhiên. Đó là một năng lực mà chỉ những ai thực hành định trí bằng yoga mới biết được. Nó tập trung bên trong xương sống.           

 (ĐĐTNLVTD, 219)

   Hỏa xà là sự phối hợp nhị phân (twofold blending) của nội nhiệt (internal heat) và luồng sinh khí (pranic current). Nơi phát sinh (home) của mănh lực này là bí huyệt ở đáy xương sống, c̣n lá lách là nơi cung ứng nội nhiệt.          (TVTTHL, 186)

     - Hỏa xà nằm ở chót xương sống, và trong kẻ thường nhân, chức năng chính của nó là đem lại sức sống (vitalisation) cho thể xác.                                                                                                                                 (LVLCK, 183)

Hoan hỷ (Joy):

   Là một tính chất của linh hồn và được nhận thức trong thể trí, khi sự chỉnh hợp xảy ra.                                                                      (LVHLT, 369)

Hoàn hư / Hườn hư / Trừu xuất (Pratyahara; abstraction):

     Hoàn / hườn : quay về. Hư : trống không. X. trừu xuất.

     Trừu xuất : rút ra.

Hoàng đạo (Hoàng đới, Zodiac):

   Là con đường tưởng tượng (imaginary path) của Mặt Trời trong bầu trời. Do đó, theo quan điểm ngoại môn, phần lớn là ảo tưởng (illusion). Nhưng đồng thời, các cḥm sao lại có thực, và các  luồng năng lượng đang qua lại, trộn lẫn, đan bện (interlock) khắp không gian th́ không phải là ảo tưởng chút nào mà rơ ràng là biểu hiện cho các mối liên hệ vĩnh cửu. Chính việc dùng sai các năng lượng khác nhau đă tạo ra ảo tưởng.                                                                                                       (CTHNM, 62)

Hoạt động qui nguyên của hành tinh (Obscure activity of the planet):

     Trong trường hợp các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên, sự chết là kết quả trực tiếp của hoạt động qui nguyên của hành tinh. Ư tưởng duy nhất về tác động của nó mà tôi có thể đưa ra cho bạn là linh hồn của mọi h́nh thức sự sống phi nhân loại là một trạng thái nội tại của vật chất mà chính hành tinh được tạo thành. Linh hồn này có thể được triệt thoái tùy theo chu kỳ, tuy khoa học chưa biết được cụ thể nhưng trong cách hành động của họ đă có xác định và chắc chắn - ngoài các tai họa lớn của hành tinh hay là tác động trực tiếp của giới thứ tư trong thiên nhiên (tức là giới nhân loại-ND). Quyền lực có sẵn này của hành tinh đưa đến cái chết của một động vật và trong t́m mức rộng lớn hơn của cơ tiến hóa - đưa đến sự tuyệt chủng. Vào đúng lúc, nó cũng đưa đến cái chết của các h́nh hài của giới thực vật, và cũng là một trong các nguyên nhân đưa đến chu kỳ mùa thu trong năm, gây ra “sự tàn úa (the sere), sự vàng lá”, sự mất màu xanh tươi nơi loài cỏ, và các biểu hiện theo chu kỳ này cho thấy không chỉ một ḿnh sự chết, ở một mức độ tạm thời và thoáng qua, mà c̣n có việc ngưng hoàn toàn sức sống trong h́nh hài. “Các thời kỳ hủy diệt” là các biểu hiện theo chu kỳ của “trạng thái hủy diệt” trong chính hành tinh.

    Tất nhiên đây là các vấn đề khó hiểu đối với bạn.

(CTNM, 244)

Hồi Giáo (Mahomedan faith, Islam, đạo Hồi Hồi):

     Hồi giáo có liên quan với Thiên Chúa giáo, v́ Hồi giáo tượng trưng cho công việc của Chân Sư Jesus khi Ngài ứng linh vào một trong các vị đệ tử cao cấp của Ngài, một vị đạo đồ rất tiến hóa, Đức Mahomet (570-632).                                     (CVĐĐ, 254)

 

Hội nhập (Integration):

   1. Sự hội nhập của Phàm ngă hay là phương tiện mà nhờ đó ư thức con người:

    a) Chuyển khỏi thể này vào một thể khác ngơ hầu việc mở rộng ư thức rơ rệt sẽ xảy ra.

    b) Bắt đầu hoạt động trong cả ba hiện thể của Phàm ngă cùng một lúc.

   2. Hội nhập của Phàm ngă và linh hồn sao cho linh hồn có thể:

     a) Hoạt động qua bất cứ một thể nào tùy ư, hoặc là

     b) Hoạt động qua tất cả ba thể tạo thành Phàm ngă cùng một lúc.                                                                                                          (TLHNM, 335)

     - Sự hội nhập của thể trí, thể cảm dục và năo bộ là đặc điểm chính của tất cả những kẻ tiến hóa - người ác, người rất ác, người thiện và người rất thánh thiện. Tuy nhiên, đó không phải là dấu hiệu của sự sống tâm linh và thường là ngược lại. Một “Hitler” hay là một kẻ tham vọng với ḷng ích kỷ sâu xa, hay là cuộc đời hướng về sự tàn ác, là một Phàm ngă, với mọi năng lực trí óc của y dành cho các mục đích tà vạy, với bản chất cảm dục được cấu tạo cách nào mà nó không gây trở ngại cho việc tiến hành các ư định ích kỷ, và với bộ óc có năng lực cao để tiếp nhận các kế hoạch và các phương pháp của hai hiện thể kia, làm đúng các hiệu lệnh của Phàm ngă.

            (CTNM, 508)

Hồi quan (Panorama, hồi cố, quay lại nh́n):

     Một cách từ từ, vị chúa của xác thân (lord of the body) tự rút ra, được bao bằng thể dĩ thái màu tím-xám (violet-grey) và đắm ch́m trong cơn đại định của cuộc hồi quan (hồi cố) về kiếp sống đă qua của ḿnh, mà trong phút lâm chung (death-hour) đang tháo mở ra trước mắt y với đầy đủ mọi chi tiết. Trong bức tranh sự sống đó có tất cả các biến cố của kiếp sống, cả nhỏ lẫn lớn. Y thấy được các tham vọng việc ḿnh với sự thành công hay thất bại của chúng, các nỗ lực, các chiến thắng, các sai hỏng, các thương yêu, các oán thù; khuynh hướng vượt trội của tổng thể hiện ra một cách rơ rệt, tư tưởng chỉ đạo trong kiếp sống nổi bật lên và tự in sâu vào linh hồn, đánh dấu vùng mà phần lớn kiếp sống sau khi chết (post-mortem existence) của y sẽ được trải qua trong đó. Trang nghiêm biết bao cái thời điểm mà con người đứng đối mặt với sự sống của ḿnh, và từ cửa miệng của quá khứ, con người nghe được điều tiên báo (presage) đối với tương lai của ḿnh. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, con người thấy được thực tướng của ḿnh, nhận biết được mục đích kiếp sống của ḿnh, biết được sức mạnh, độ chính xác và cái tốt đẹp của Thiên Luật (the Law).                                                      (MTNX, 94)

Hồi Ức (Recovery of anything by memory)

     Phục hồi bất cứ điều ǵ bằng kư ức (hay hồi ức) là do bởi sự luôn luôn hiện hữu (ever-existence) của mọi sự vật (everything) trong tâm thức của Thượng Đế. (KCVTT,   221)

Hội Hoa Hồng Thập Tự : Rosicrucian Society.

Hội Tam Điểm : Masonry, Free Masonry.

Hội Thông Thiên Học (Theosophical Society):

     - Bất cứ cuộc điểm đạo nào mà không được lư giải trong cách sống hằng ngày th́ không giúp ích được bao nhiêu và về căn bản là thiếu xác thực. Chính sự thiếu xác thực của cách tŕnh bày về điểm đạo đă đưa tới việc Hội Thông Thiên Học không c̣n được xem như là tác nhân của Thánh Đoàn vào lúc này. Trước kia và trước khi có sự chú trọng quá lố của Hội vào việc điểm đạo và các đạo đồ, và trước khi có việc Hội nh́n nhận các đệ tử dự bị như là các đạo đồ hoàn toàn, th́ Hội đă hoạt động đúng đắn. Tuy nhiên, Hội không nhận ra được cái t́m thường và không hiểu được rằng không ai “được” điểm đạo và trải qua các giai đoạn quyết định (crises) này mà trước đó không chứng minh được mức độ hữu dụng rộng lớn và năng lực trí tuệ thành thạo của ḿnh. Điều này không cần thiết nếu ở lần điểm đạo thứ nhất, nhưng đến lần điểm đạo thứ hai, việc đó bao giờ cũng phải là nền tảng cho một cuộc đời xă thân cho việc công ích (useful dedicated life) và một quyết tâm rơ rệt bước vào lĩnh vực phụng sự thế gian. Cũng cần có sự khiêm tốn và nhận thức rơ rệt về tính chất thiêng liêng trong mọi người. Những người được gọi là đệ tử điểm đạo của Hội Thông Thiên Học (ngoại trừ Bà Besant) đều không phù hợp với các đ̣i hỏi này.

     Nếu người ta không khẳng định và đưa ra các dối gạt như thế trước công chúng, tôi đă không đá động đến việc tŕnh bày có tính cách kiêu hănh của họ.                                (CVĐĐ, 678-679)

     - Nếu việc thành lập Hội Thông Thiên Học bị tŕ hoăn thêm một vài năm (Hội Thông Thiên Học Thế giới do Đại Tá H.S.Olcott và bà H.P.Blavatsky thành lập ngày 17-11-1875-ND) th́ ngày nay, một nửa các quốc gia văn minh (civilized nations) trở thành theo chủ nghĩa duy vật hoàn toàn (rank materialists), c̣n một nửa kia đi theo thuyết thần nhân đồng h́nh (anthropomorphists) và theo thuyết hiện tượng (phenomenalists).                                                                         (CKMTTL, 44)

Hôn nhân (Mariage relation):

     Nhiều vị điểm đạo đồ đă đạt được mục tiêu khi tham dự vào quan hệ hôn nhân một cách khôn ngoan và thích đáng. Vị điểm đạo đồ vun bồi cách hành xử đặc biệt của trí tuệ, nhận thức rằng mọi h́nh thức biểu lộ đều thiêng liêng, và cơi trần cũng là một h́nh thức biểu lộ thiêng liêng như bất cứ cơi cao nào. Vị điểm đạo đồ hiểu rằng biểu hiện thấp nhất của thiên tính phải ở dưới sự kềm chế hữu thức của thiên tính nội tại đó, mọi loại hành vi nên được điều ḥa bằng việc cố gắng làm tṛn mọi bổn phận và nghĩa vụ, kềm chế mọi hành động, dùng thể xác để giúp ích cho sự tiến bộ tinh thần của tập thể và hoàn thành định luật.

     ...Trong nhiều trường hợp, các đệ tử điểm đạo và các Chân Sư vẫn lập gia đ́nh và hoàn thành bổn phận một cách b́nh thường với tư cách người chồng, người vợ, hoặc gia trưởng, nhưng mọi việc đều được kềm chế và điều chỉnh theo Thiên Ư (purpose) và Thiên Lư (intention) và không một chút ǵ bị lôi cuốn bởi đam mê hay dục vọng.                       (ĐĐNLVTD, 204-205)

Hồn khóm (Group-soul, hồn tập thể):

     - Hồn khóm trên con đường tiến hóa giáng hạ (involutionary path) và hồn khóm trên con đường tiến hóa thăng thượng th́ không giống nhau (unlike). Hồn khóm trên con đường tiến hóa giáng hạ đang trải qua sự biến phân và gồm có các thực thể được làm cho linh hoạt bằng một sự sống chung (general life). Hồn khóm trên con đường tiến hóa thăng thượng đă được biến phân (differentiated); mỗi thực thể là một đơn vị riêng rẽ, có sự sống duy nhất, tự túc (complete in itself) song vẫn là một với tổng thể.      (LVLCK, 910)

     - “Một hồn khóm là một tập hợp các Tam Thượng Thể thường tồn ở trong lớp vỏ tam phân bằng tinh chất Chân Thần. Các Tam Thượng Thể thường tồn là h́nh ảnh trên các cơi thấp của các Tam Thượng Thể tinh thần trên các cơi cao. Cách mô tả này rất đúng cho tất cả các hồn khóm đang hoạt động trên cơi trần nhưng không mang lại chút ư nghĩa nào cho cái cực kỳ phức tạp của vấn đề”. Trích “Khảo cứu về tâm Thức” của Annie Besant, trang 89.                                        (LVLCK, 335)

- Trên con đường tiến hóa giáng hạ, bạn có cái được gọi là hồn tập thể, được mô tả một cách thích hợp (bao giờ mà ngôn từ trên cơi trần c̣n có thể) như là một tập hợp các Tam bộ (triads) được bao bọc trong một cái vỏ tam phân bằng tinh chất Chân Thần (monadic essence). Trên con đường tiến hóa thăng thượng, các nhóm linh hồn thể tương ứng và được tạo thành một cách tương tự, ba yếu tố tiến nhập vào.      (TVTTHL, 29)

Hồn ma (Spirit, vong linh):

     Cần nên nhớ rằng cái gọi là “hồn ma” (”spirits”) th́ đều đang hoạt động trong thể cảm dục hăo huyền (illusory astral body), trong khi các “hồn ma” tiến hóa (advances “spirits) đều đang hoạt động như là thể trí, và do đó, chỉ có thể tiếp xúc được bằng trí chứ không c̣n cách nào khác.(CTNM, 377-378)

Hồn ma bóng quế (Wraith):

     Vào lúc được gọi là chết, thể dĩ thái bị cách ly với nhục thể do bởi thực thể hữu thức đang thoát ra; sợi dây từ điển (magnetic tie) hiện hữu giữa hai thể này trong lúc c̣n sống ở cơi trần bị cắt đứt, thực thể hữu thức vẫn c̣n bị bao bọc trong lớp vỏ dĩ thái này đến vài giờ. Đôi khi, trong trạng thái này, nó hiện ra với những ai mà nó có ràng buộc chặt chẽ dưới h́nh một đám mây, có ư thức rất lờ mờ và câm lặng, đó là hồn mà bóng quế. Sau khi thực thể hữu thức (conscious entity) đă tách bỏ thể dĩ thái, thể này cũng có thể được nh́n thấy đang phất phơ lượn lờ trên nấm mồ ở nơi mà nhục thể được chôn lấp, theo thời gian qua, thể dĩ thái cũng từ từ tan ră.           (MTNX, 61)

Hỗn nguyên khí (Mulaprakriti, Pradhana, primordial pre-genetic substance, pregenetic matter [LVLCK, 43]):

     - Vật chất vi tử vũ trụ khi chưa biến phân (undifferentiated) được gọi là hỗn nguyên khí, và khi đă được biến phân (differentiated) bởi Fohat (hay Đấng làm linh hoạt, Thượng Đế Ngôi Ba hay Brahma) được gọi là prakriti hay vật chất (matter).

     - Nguồn gốc Đại Phạn Thiên (Parabramic root), nguyên khí âm thiêng liêng trừu tượng - chất liệu chưa biến phân - Akasha Theo nghĩa đen, “nguồn gốc của Thiên nhiên” (Prakriti) hay vật chất (matter).                                                (LVLCK, 118)

Hồn tinh thần (spiritual soul, divine soul, hồn thiêng):

     - Trực giác (hồn tinh thần) là trạng thái thấp của Chân Thần.                                                                                                                             (CTHNM, 506)

     - Cái chết thứ nh́ dùng để chỉ cái chết hay sự hủy diệt của linh hồn thể mà từ trước đến giờ hồn tinh thần đă hoạt động trong đó.                                                                                                                       (CTNM, 408)

     - Sự đau đớn (suffering) chỉ có thể xảy ra khi linh hồn đồng nhất hóa với thể xác, hay đúng hơn, khi trạng thái tinh thần của linh hồn (trong thể xác) đồng nhất hóa với sinh hồn (animal soul) vốn đang thấm nhuần (inform) và làm sinh động (vitalise) h́nh hài và đang tạo ra sự sống tạm thời của nó. Trong cơn vô thức, sinh hồn cũng biết được sự đau đớn, những người chăm sóc và canh giữ bệnh nhân đều biết rơ sự kiện này, nhưng không có đau đớn thực sự, v́ Chân nhân, hồn tinh thần đă xuất ra hoặc là do đau cực độ (như trong trạng thái vô thức thực sự), hoặc là do thuốc mê.                                      (CTNM, 346)

     - Hồn Tinh thần ở trên cơi Thượng trí (higher mental plane).                                                                                                                              (CTNM, 407)

     - Chân Ngă (Ego) tức là hồn tinh thần.                       (CTHNM, 295)

      - Hồn Tinh Thần tức là Christos                  (CKMTTL   144)

      - Hồn tinh thần tức là Manas-taijasi.            (GLTNVT,   61)

      - Chân Ngă luân hồi (incarnating Ego) tức là hồn thiêng (divine soul).                                                     (CKMTTL,   120)

     - Hồn tinh thần là hiện thể của Atma.                       (GLBN I, 43)

Hồng mông nhất khí (Primeval Matter): X. Pradhana.

Hồng trần thức (Physical consciousness):

     Thuật ngữ “hồng trần thức” được dùng theo hai nghĩa riêng biệt:

     1. Hồng trần thức thường được dùng để chỉ “tâm thức tỉnh thức thông thường” (“ordinary waking consciousness”), nghĩa là tâm thức của con người, của Jivatma, hay của Chân Thần đang tác động qua Jivatma và ba nguyên tử thường tồn của tam hạ thể (lower triad, tam bộ thấp).

     2. Hồng trần thức cũng được dùng theo nghĩa được dùng ở đây, đó là tâm thức đang tác động trong chất hồng trần, đang thu nhận và đáp ứng với các tác động hồng trần (physical impacts), không bận tâm đến bất cứ sự truyền chuyển (transmission) xung lực nào về phía các cơi cao, hoặc là không bận tâm đến bất cứ xung lực (impulses) nào từ các cơi cao được đưa đến thể xác.                                (KCVTT, 113-114)

Hợp nhất (unity):

   Hợp nhất có thể được xem như là sự thích nghi hữu thức của vị đệ tử được điểm đạo vào tổng thể lớn hơn, v́ sự thu hút của vị đệ tử vào nhóm nhờ việc tuân thủ vào các định luật của linh hồn và với tư cách chi phối thái độ của y đối với những ǵ mà vị này đang sống, hoạt động và hiện tồn.                   (LV7C, 265)

Hợp nhất với linh hồn (Union with soul):

     1. Chitta hay là chất trí (mind-stuff), thể trí, năng lực suy tư và là năng lực tạo ra h́nh tư tưởng, tức là toàn bộ tiến tŕnh tư tưởng. Đó là vật liệu (material) do Chân Ngă hay linh hồn chi phối và dùng chất đó tạo ra các h́nh tư tưởng.

     2. Bản chất thông linh (psychic nature) là kama-manas (tức dục vọng-trí tuệ), tức thể cảm dục có đượm một chút trí tuệ, đó là vật liệu bao bọc mọi dục vọng và xúc cảm (feelings) của chúng ta, nhờ đó mà các dục vọng và xúc cảm này mới thể hiện (expressed) ra được.

     Hai loại chất liệu này (substance) đi theo đường lối tiến hóa riêng của chúng. Theo thiên cơ (logoic plan), các điểm linh quang (spirits hay divine sparks) bị các chất liệu này giam nhốt (imprisoned), thoạt tiên bị thu hút tới chúng do sự tương tác qua lại (mutual interplay) của tinh thần và vật chất. Bằng cách kiềm chế các chất liệu này và hạn chế (restraint) các hoạt động theo bản năng của chúng, các điểm linh quang này sẽ thu được kinh nghiệm và sau rốt sẽ giải thoát.

     Sự hợp nhất với linh hồn được tạo ra bằng cách đó. Đây là một sự hợp nhất mà người ta biết được và trải qua trong thể xác trên cơi biểu lộ trọng trược nhất nhờ kiềm chế được phàm ngă một cách sáng suốt và một cách hữu thức.          

                        (ASCLH, 10-11)

Hợp tố (Compound Elements):

     Một cách tổng quát, Thiên b́nh luận dạy rằng mỗi cuộc tuần hoàn mới lại phát triển một trong các Hợp tố như hiện nay khoa học đă biết, nhưng lại bác bỏ cách đặt tên ban đầu (primitive nomenclature), mà thích chia nhỏ chúng thành các thành phần (constituents). Nếu Thiên nhiên là cái “Hằng Biến dịch” (“Ever-Becoming”) trên cơi biểu lộ, th́ bấy giờ các Hợp tố này cũng phải được nh́n tương tự như thế: chúng phải tiến hóa, phát triển và tăng trưởng cho đến cuối Chu kỳ Khai nguyên.

     Như vậy, chúng ta được dạy rằng, trong cuộc tuần hoàn 1, chỉ có một Hợp tố được phát triển với một tính chất (nature), c̣n nhân loại, với những ǵ có thể được nói đến như là trạng thái duy nhất của Thiên nhiên, được một số người gọi một cách rất thiếu khoa học, mặc dù có thể rất thực tế là “không gian một chiều đo” (“one dimensional Space”).

     Trong cuộc tuần hoàn 2, có hai Hợp tố sinh ra (brought forth) và được phát triển, đó là Lửa và Đất, và nhân loại được làm cho thích ứng với t́nh trạng Thiên nhiên lúc đó (nếu chúng ta có thể dùng chữ “nhân loại” để chỉ các sinh vật sống trong các điều kiện mà ngày nay con người hoàn toàn không biết tới). Nhân loại trong cuộc tuần hoàn 2 là loại người có “hai chiều đo” (lại dùng một nhóm từ quen thuộc với một nghĩa hoàn toàn bóng bẩy, đó là cách duy nhất mà nó có thể được dùng một cách chính xác).                                    (GLBN I, 295)

Huệ-Năng:  Hwai – Neng.

Huyền Đồng (Identification, nhập hóa):

     - Tiến tŕnh huyền bí, không thể mô tả được gọi là huyền đồng, đó là giai đoạn cuối của việc phát triển linh hồn.

     - Tiến tŕnh huyền nhiệm mà trong đó linh hồn được hấp thu vào Thực Tại và Tổng Hợp tối cao, đến nỗi ngay cả ư thức của tập thể cũng tàn phai (trừ phi khi quyết tâm phục hồi lại trong công việc phụng sự). Lúc bấy giờ, người ta không c̣n biết đến ǵ nữa ngoại trừ Thượng Đế, - không có sự phân cách của bất cứ phần nào, không có các tổng hợp thứ yếu và không có các phân rẽ hay biến phân.                             (TLHNM  II,  18-19)

Huyền giai Sáng tạo Thứ tư (Forth Creative Hierarchy):

     Huyền giai Sáng tạo Thứ tư là Huyền giai của Chân Thần con người.                                                                                                                (LVLCK, 1099)

Huyền giai Thái Dương và Hành Tinh (Solar and Planetary Hierarchies):


 

Huyền Giai Thái Dương

Thái Dương Thượng Đế

Ba Ngôi Thái Dương Thượng Đế

I. Ngôi Chúa Cha ……………………….. Ư Chí

II. Ngôi Chúa Con ……………………….. Bác Ái - Minh Triết

III. Ngôi Chúa Thánh Thần ……. Thông Tuệ Linh hoạt

Bảy Cung

Ba Cung Trạng thái

Bốn Cung Thuộc tính

I. Ư Chí hay Quyền Năng … II. Bác Ái-Minh triết … III. Thông Tuệ Linh hoạt

4. Hài Ḥa hay Mỹ Lệ

5. Kiến Thức Cụ Thể

6. Sùng Tín hay Lư tưởng

7. Huyền Thuật Nghi Lễ

Huyền Giai Hành Tinh

S. Sanat Kumaras, Đấng Chưởng Quản Địa Cầu (Đấng Điểm đạo Độc Tôn)

Ba Đức Kumaras (Các Hoạt Động Phật)

1      2     3

Phản ảnh của ba cung chính và bốn cung phụ

Ba Vị Lănh Đạo Bộ Môn (Deparmental Heads)

I. Trạng thái Ư Chí … II. Trạng thái Bác Ái-Minh triết … III Trạng thái Thông Tuệ

A. Đức Bàn Cổ          B. Đức Bồ Tát (Đức Christ)      C. Đức Mahachohan

b. Chân Sư Jupiter               b. Một Chân Sư người Âu    

c. Chân Sư M.                                      c. Chân Sư K.H.                                                     c. Chân Sư thành Venice

                                                                                             d. Chân Sư D.K.                                                     4. Chân Sư Serapis

                                                                                                                                                                                     5. Chân Sư Hilarion

                                                              6. Chân sư Jesus.

                                                                                                                                                                   7. Chân Sư R.

Bốn đẳng cấp đệ tử được điểm đạo

Các cấp đẳng đệ tử chưa điểm đạo

Hành giả trên đường dự bị

Thường nhân đủ mọi tŕnh độ

(ĐĐNLVTD, 49)


 

Huyền linh (Occult):

     Thuật ngữ này liên quan đến các lực ẩn tàng của sự sống (being) và các động lực hướng dẫn này (springs of conduct) tạo ra biểu lộ ở ngoại cảnh.                                                                                        (LVHLT, 10)

Huyền linh học (Occultism):

   Nghiên cứu huyền linh học một cách chân chính là nghiên cứu về nguyên nhân và cách diễn biến của hiện tượng.         

     (TVTTHL, 204)

   Nghiên cứu huyền linh học là nghiên cứu về các lực, về cội nguồn cùng hiệu quả của các lực đó.            (ĐĐTKNMI, 700)

   Huyền linh học là cách nghiên cứu sáng suốt những ǵ c̣n ẩn tàng.                                                                                                                  (SHLCTĐ, 337)

   Huyền linh học là môn học về cách vận dụng năng lượng, về khía cạnh hút và đẩy của lực.                             (TLHNM, 317)

Huyền Lực Shamballa (Shamballa force)

     Huyền lực thứ nhất và mạnh mẽ nhất là huyền lực đang tuôn xuống thế gian từ Shamballa, tức trung tâm hành tinh, nơi mà Thiên Ư được thấu triệt. Chỉ có hai lần trong lịch sử hành tinh chúng ta mà huyền lực Shamballa này được cảm nhận trực tiếp: lần đầu khi cuộc đại khủng hoảng của nhân loại xảy ra vào lúc thoát kiếp thú lên làm người của con người trong thời Lemuria xưa kia. Lần thứ hai vào thời Atlantis, trong cuộc tranh đấu lớn giữa cacù Tinh Quân Chính Đạo với các Tinh Quân Vật Chất Sắc Tướng (Lords of Material Form) c̣n gọi là các Lực Lượng Hắc Đạo (Dark Forces). Ngày nay huyền lực này tuôn tràn từ Trung Tâm Thánh Thiện.  Nó biểu hiện cho trạng thái Ư Chí của cuộc khủng hoảng thế giới hiện tại, hai hiệu quả hay tính chất phụ của nó là:

     a.- Hủy diệt những ǵ bất hảo và đang gây trở ngại trong các h́nh thức (forms) thế giới hiện tại (trong lănh vực cai trị, tôn giáo và xă hội).

     b.- Tạo ra lực tổng hợp để ràng buộc lại với nhau những ǵ từ trước đến giờ vốn tách rời.

     - Chính sự nghiêm trọng của t́nh h́nh và mức rộng lớn của độ phân cách (cleavage) khiến cho Thánh Đoàn đang theo dơi, phải tạo điều kiện (permit) cho ḍng lưu nhập trực tiếp của huyền lực Shamballa (mặc cho các nguy cơ theo sau) tuôn đổ vào thế gian. Mục đích là để kích thích tự do ư chí của quần chúng; kết quả có được trên quần chúng là tương đối thuận lợi, v́ huyền lực đó đă đưa đến việc tạo thành và biểu lộ các ư thức hệ (ideologies) lớn trên thế giới, ví dụ Chủ Nghĩa Phát Xít (Fascism), Thể Chế Dân Chủ (Democracy) và Chủ Nghĩa Cộng Sản, cũng như sự pha trộn lệch lạc một cách khác thường của Chủ Nghĩa Phát Xít và Chủ Nghĩa Cộng Sản cho ra tên gọi Chủ Nghĩa Hitler (Hitlerism) hay Chủ Nghĩa Quốc xă (Nazism).                                                    (SHLCTĐ, 72,  127)

Huyền thuật (chính đạo, White Magic) và Hắc thuật (hắc đạo, ma thuật, Black Magic):

   a) Hắc thuật sử dụng cảm dục quang (astral light) với mục đích lừa dối và quyến rủ, trong khi đó, huyền thuật sử dụng với mục đích thông tin và trợ giúp sự tiến hóa. (SDI, 274)

   b) Hắc thuật làm việc với các đối cực. Huyền thuật t́m kiếm điểm cân bằng hay quân b́nh và tổng hợp. (SDI, 448)

   c) Hắc thuật có biểu tượng là ngôi sao 5 cánh lật ngược. Huyền thuật sử dụng cùng biểu tượng với đỉnh hướng lên trên.

   d) Hắc thuật là đại minh triết pháp thuật (MahaVidya) không có ánh sáng của minh triết tinh thần chân chính (AtmaVidya). Huyền thuật là đại minh triết pháp thuật được soi sáng bằng minh triết tinh thần chân chính.  (SDI, 592)

   e) Hắc thuật bị chi phối bởi mặt trăng. Huyền thuật được chi phối bởi mặt trời.

   f) Hắc thuật và huyền thuật xuất phát trong kỳ đại phân ly tôn giáo (great schism) xảy ra trong căn chủng thứ tư.  (SDII, 221, 445, 520)

   g) Hắc thuật dựa vào sự suy thoái về tính dục và về chức năng sáng tạo.

   Huyền thuật dựa vào sự chuyển hóa của khả năng sáng tạo thành tư tưởng sáng tạo cao siêu, các cơ quan sinh sản không được luồng nội hỏa (inner fire) lưu tâm đến, nội hỏa này chuyển qua bí huyệt cổ họng, trung tâm lực của âm thanh sáng tạo.

   h) Hắc thuật liên quan đến các mănh lực tiến hóa giáng hạ (involution).

  i)  Huyền thuật hoạt động với năng lực tiến hóa thăng thượng.

Hắc thuật liên quan với sắc tướng, với vật chất. Huyền thuật liên quan với sự sống bên trong h́nh hài, với Tinh thần.          

  (LVLCK, 985)

Huyền viện (Asharam, Đạo viện):

   Trung tâm mà Chân Sư quy tụ các đệ tử và người t́m đạo để hướng dẫn từng người.                               (ĐĐNLVTD, 215)

Huyễn h́nh (Mayavirupa)

   Theo nghĩa đen, huyễn h́nh là h́nh hài không có thật (illusory form), đó là thể biểu lộ tạm thời mà Chân Sư  thỉnh thoảng tạo ra nhờ quyền năng của ư chí và Ngài tác động trong đó ngơ hầu tạo ra một vài giao tiếp trên cơi trần và tiến hành một vài công việc cho nhân loại.                          (LVLCK, 761)

   Tiếng Bắc Phạn, có nghĩa là “h́nh hài giả tạo”. Đó là thể biểu lộ do vị điểm đạo cao tạo ra bằng tác động của ư chí để dùng trong ba cơi thấp. Nó không có liên hệ vật chất nào với thể xác. Nó có tính chất tinh thần và tinh anh, đi qua được mọi nơi mà không bị cản trở. Nó được tạo ra bằng năng lực của hạ trí với chất cảm dục loại cao nhất.                                      (TVTTHL, 356)

Hườn hư (Abstraction): X. Trừu xuất.

Hướng ngoại, hướng nội (extraverts, introverts):

     - Về mặt huyền bí, linh hồn có thể được xem như là những kẻ “t́m kiếm ánh sáng của kinh nghiệm” và do đó hướng về phía biểu hiện vật chất , và những kẻ “t́m kiếm ánh sáng hiểu biết” và do đó rút khỏi lĩnh vực nhân t́nh thế sự (human undertaking) để trui rèn con đường hướng nội của ḿnh thành ư thức linh hồn, và như thế trở thành “kẻ an trú trong ánh sáng vĩnh cửu” (“dwellers in the light eternal”). V́ không hiểu rơ ư nghĩa của các thời kỳ trên, các nhà tâm lư học mơ hồ cảm thấy các chu kỳ này và gọi một số là những người hướng ngoại và số kia là những người hướng nội.                                            (LVHLT, 243)

     - Bản chất thật sự của nhà thần bí chân chính hay kẻ hướng nội (introvert) là ǵ? Đó là kẻ mà sức mạnh, cung hay tính chất linh hồn của y quá mạnh nên phàm ngă không thể điều khiển được. Bấy giờ người ấy thấy rằng con đường đưa đến thế giới nội tâm của ước vọng t́nh cảm, của trí tuệ và của linh thị tâm linh đối với y là con đường dễ dàng nhất, c̣n sự hội nhập và biểu lộ ở cơi trần phải hứng chịu như là một hậu quả. Sức thu hút của linh hồn đang triệt tiêu “lực kéo” (“pull”) ra bên ngoài, con người trở nên nhà thần bí có linh thị. Tôi không đề cập tới nhà thần bí thực tiễn là kẻ đang trên đường trở thành nhà huyền linh học.

     T́nh trạng ngược lại cũng có thể đúng, và bấy giờ, đó là người hoàn toàn hướng ngoại (pure extrovert). Bản thân cung Phàm ngă an trụ vào cơi trần, c̣n sức lôi cuốn bên trong của linh hồn tạm thời bị triệt tiêu, đôi khi đến nhiều kiếp sống. Khi nào t́nh trạng và “sức lôi kéo” bên ngoài quá mạnh và khi nào tất cả mọi tính chất của cung phàm ngă đều được tập trung vào một điểm, bạn sẽ có hoặc là việc bộc lộ thói thích phô trương (exhibitionism), như người ta thường gọi, hoặc là một phàm ngă có mức hữu dụng cao, biểu lộ siêu tài và các khả năng sáng tạo của một biểu hiện tâm trí, t́nh cảm và thể chất có phối kết. Biểu lộ của sự phối kết này sẽ hướng ra ngoài, đi vào thế giới hành động (world of doing) chứ không hướng vào trong, đi vào thế giới hiện tồn (world of being) hay thế giới của linh hồn. Cả hai trạng thái này cho thấy “siêu tài hướng về sự hoàn thiện” (“genius toward perfection”). Nơi nào mà thiết bị t́m thường, bạn sẽ có một phức cảm chướng ngại hay ngăn trở và một ư thức tự ti mạnh mẽ vốn dĩ có thể phân nhánh hướng về thói thích phô trương không b́nh thường (abnormal exhibitionism). Nơi nào mà thiết bị tinh anh và được luyện tập, bạn sẽ có một nhà hoạt động nổi bật trong các lĩnh vực nỗ lực khác nhau của con người. Khi nào - thỉnh thoảng xảy ra - cùng với trường hợp nói trên có một khuynh hướng hướng nội thêm vào, kết quả là có được tri thức của linh hồn và có sự phát triển của trực giác, lúc bấy giờ, bạn có một lănh tụ của con người, một bậc thầy trong số các thần tượng (gods) và một năng lực tâm linh .                                                         (TLHNM I, 161)

Hữu cảm thức (Sentience, sentiency, sentient): X. Cảm thức.

Hữu hỏa kỳ kinh (Pingala, Dương hỏa kỳ kinh):

   Mănh lực dương (positive force) của cơ thể tự biểu lộ qua đường dây thần kinh Pingala.                                           (LVHLT, 95)

Hữu sắc tướng (Rupa, with form or body):

   Nói chung, thuật ngữ hữu sắc tướng được dùng để chỉ mọi h́nh hài (form) trong ba cơi thấp.                            (LVLCK, 616)

Hữu Thần thuyết : Theism.

Hy sinh huyền bí (Mystic sacrifice):

     Có một định luật huyền linh (Occult law) ràng buộc mọi Đệ tử Điểm đạo (Initiate), ấy là không được dùng năng lực thần bí (occult power) để tự giúp riêng ḿnh. Nếu làm thế, vị Đạo Đồ sẽ mất đi năng lực giúp đỡ kẻ khác, và thật không đáng chút nào khi mất cái lớn chỉ đổi lấy cái nhỏ. Câu chuyện thường được nói đến về sự cám dỗ của Đức Christ (temptation of the Christ) có một ư nghĩa cao xa hơn là hầu hết người ta hiểu. Nếu Đức Christ dùng khả năng huyền linh của Ngài để biến đổi đá thành bánh ḿ, giúp cho Ngài qua cơn đói, thay v́ kiên nhẫn chờ thức ăn do Thiên Thần (Shining Ones) mang lại, th́ sau này, Ngài sẽ không có khả năng chịu đựng được sự hy sinh huyền bí trên Thập Giá (Cross). Bởi đó, lời châm chọc chỉa vào Ngài có chứa một chân lư huyền bí: “Ngài cứu được kẻ khác mà không cứu được chính Ngài”. Ngài không thể dùng cái quyền năng đă làm sáng mắt người mù và chữa lành người hủi (leper) để tránh cho chính Ngài sự đau khổ được. Những ai muốn tự cứu ḿnh th́ phải từ bỏ sứ mệnh thiêng liêng (divine mission) trở thành Đấng Cứu Thế (Saviours of the world). Họ phải chọn giữa nhiệm vụ này với nhiệm vụ kia khi họ tiến tới. Nếu trong lúc tiến tới, họ chọn nhiệm vụ thấp, đồng thời dùng quyền năng to tát mà họ đă đạt được để phụng sự cho chính ḿnh và cho thể xác ḿnh, th́ bấy giờ họ phải từ bỏ nhiệm vụ cao cả hơn là dùng các quyền năng đó vào việc cứu độ nhân loại. Hiện nay, có một hoạt động trí tuệ rộng lớn đến nỗi cần vận dụng hết mọi năng lực của hoạt động  đó vào các mục đích cao cả nhất.                                            (KCVTT, 341)

 


 

 

 

 

 

 

I

 

 

 

IBEZ :

    

 

Theo sát nghĩa, danh xưng Ibez có bản chất là một mật tự (acrostic) che giấu thanh danh đích thực của Hành Tinh Thượng Đế của Địa cầu, một trong các nguyên khí của Ngài đang hoạt động trong Đức Sanat Kumara, như thế khiến cho Đức Sanat Kumara thành một lâm phàm trực tiếp của Hành Tinh Thượng Đế và là một biểu lộ của tâm thức thiêng liêng của Hành Tinh Thượng Đế. Bốn chữ này là các chữ đầu của các danh xưng đích thực của bốn Đấng Hóa Thân (Avatars) trên bốn bầu (globes) của dăy địa cầu của chúng ta, các Avatars này tiêu biểu cho bốn nguyên khí thiêng liêng. Các chữ I, B, E, Z không phải là các chữ Sensar đích thực, sở dĩ một cách diễn tả thiếu chính xác như thế có thể được dùng cho một ngôn ngữ biểu ư, chẳng qua chỉ là một lệch lạc khi được Aâu hóa mà thôi. Ư nghĩa đích thực chỉ được truyền đạt vào cuộc điểm đạo thứ tư, khi bản thể (nature) của Hành Tinh Thượng Đế được tiết lộ và bốn Hóa Thân của Ngài được tiếp xúc một cách chắc chắn qua công việc trung gian trực tiếp của Đức Sanat Kumara.                                                                                                  (LVHLT, 379)

Ida : X. Tả hỏa kỳ kinh.

Indriya = giác quan (sense)

     Indriya hay giác quan không phải là cơ quan hồng trần, mà là quan năng của thể trí tác động qua cơ quan đó như là vận cụ của nó. Các cơ quan cảm giác bên ngoài là các phương tiện thông thường mà nhờ đó các chức năng như nghe, vv… được hoàn tất trên cơi trần.                                        (LVLCK, 194)

Ion âm và dương (negative and positive ions):

  Các ion âm và dương mà nhà khoa học nói tới, có bản chất là dĩ thái, và do đó, thuộc về cơi trần. Các hạt nhỏ không thấy được này (unseen particles) của vật chất chỉ có thể được ḍ ra nhờ các hiệu quả của chúng và nhờ sự can thiệp vào các hoạt động của chúng, vốn là các hạt chuyển động nhanh, có liên quan với nhau và đồng thời, chính bản thân chúng bị tác động bởi một yếu tố kềm chế quan trọng hơn đang giữ cho chúng chuyển động như thế.                                   (CTNM, 369370)

Ishvara :

     - Ishvara là Đấng Con đang biểu lộ qua mặt trời. Đây là trạng thái đại vũ trụ. Ishvara là Con của Thượng Đế, Christ vũ trụ.

   Ishvara là Ngôi Hai (second aspect).                                       (ASCLH, 46)

     - Ishvara tức là Linh ngă (divine Self) có ở trong tâm mọi người và ẩn sau mọi h́nh thức biểu lộ thiêng liêng.

            (ASCLH, 190)

Iswara:

-     Iswara là tâm thức tổng hợp (collective consciousness) của Thượng Đế biểu lộ (manifested deity), tức Brahma, nghĩa là tâm thức tổng hợp của Tập Thể (Host) các Dhyan Chohans. 

             (CKMTTL, 135)

-    Iswara là “Chúa Tễ” (“Lord”) hay Thượng Đế hữu ngă – Tinh Thần thiêng liêng trong con người. Nghĩa đen: sự sống tối cao (độc lập). Một danh vị dành chỉ Siva và các thần khác ở Aán Độ. Siva cũng c̣n được gọi là Iswaradeva, hay Thiên Thần Tối Cao.                                                         (NGMTTL,   158)               


 

 

 

 

 

J

 

 

 

Jainas (B.Phạn): Kỳ na giáo, đạo Jain.

     Một nhóm lớn tôn giáo ở Ấn Độ, rất giống với Phật giáo, nhưng có trước Phật giáo nhiều thế kỷ. Họ cho rằng Phật Thích Ca là một đệ tử của một trong các Tirtankaras, tức các Thánh (Saints) của họ. Họ không nhận ủy quyền (authority) của Kinh Vedas và sự hiện hữu của bất cứ vị thần tối cao cá biệt nào (personal supreme god), mà tin tưởng vào sự vĩnh cửu của vật chất (the eternity of matter), tính chu kỳ (periodicity) của vũ trụ và sự bất tử của trí (Manas) người cũng như trí của con vật. Một môn phái cực kỳ huyền bí.                         (NGMTTL, 162)

Jana : X. Cơi và trạng thái tâm thức.

     Thế giới tinh thần. Thế giới của Ngôi Ba, tương ứng với cơi Niết Bàn.                                                                                       (ASCLH, 298)

Jehovah :

     Jehovah, vị Thượng Đế bộ tộc (tribal God) của dân Do Thái (Jews). Jehovah không phải là Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế.                                                                                                                                    (CTNM, 393)

 

Jericho (tường thành Jericho, wall of Jericho):

     Trong Thánh Kinh Thiên Chúa giáo, bạn có dấu tích của câu chuyện được truyền lại cho chúng ta từ thời Châu Atlantis. Vào thời đó, việc sử dụng âm thanh ở cơi trần và cơi cảm dục đă được hiểu rơ và thực hành, trong đa số trường hợp là được dùng vào các mục đích ích kỷ. Các bạn đọc thấy rằng, sau khi đi ṿng quanh một cách nhịp nhàng một số lần chung quanh các bức tường của thành Jericho, tiếng kèn (trumpets) được trổi lên, các bức tường này liền sụp đổ. Điều này có thể làm được là do các nhà lănh đạo dân chúng có được kiến thức huyền linh - nhờ am hiểu về khoa âm thanh và nhờ đă nghiên cứu về các hiệu quả có tính cách hủy diệt và sáng tạo của âm thanh - các vị này biết được đúng lúc để áp dụng môn học đó và thu được kết quả theo ư muốn.                                 (TVTTHL, 193-194)

Jerusalem :

     - Tân Jerusalem (new Jerusalem), Thánh Đoàn.                

                                                                                                            (VMCQG, 23)

     - Jerusalem (theo nghĩa đen là “chốn yên b́nh”) không phải là thủ đô (chief city) của một nước nhỏ gọi là Palestine hay là Thánh Địa. Từ ngữ này chỉ tượng trưng cho một thế giới thái b́nh - một thế giới mà nhờ các nỗ lực tự lực của riêng nó, đă đạt được một yên tịnh chung và đă đạt được một mức nào đó đối với các liên giao đúng đắn giữa con người.                       

(SHLCTĐ, 575)

Jewel in the lotus (Ngọc sáng trong hoa sen, Hồn linh bảo):

     Chính là sinh điểm (point of life) nhờ đó Chân Thần giáng xuống (anchor itself) cơi trần và do đó, là nguyên khí sự sống của tất cả các hiện thể vô thường (transient vehicles) - đă phát triển, chưa phát triển hoặc đang phát triển. Sinh điểm này chứa trong chính nó mọi khả năng, tiềm năng, kinh nghiệm và mọi hoạt động rung động. Nó là hiện thân của ư chí hiện tồn, của tính chất hấp dẫn từ điện (thường được gọi là bác ái) và trí tuệ linh hoạt sẽ giúp cho sự sinh động (livingness) và bác ái được biểu lộ trọn vẹn. Phát biểu và định nghĩa nêu trên có t́m mức rất quan trọng. Do đó, điểm ở trung tâm này thực sự là vạn hữu (all that Is) và ba trạng thái khác của sự sống- như được liệt kê - chỉ là các dấu hiệu về sự tồn tại của nó. Nó là cái có khả năng rút về Cội Nguồn của nó, hoặc là tự chồng chất lên chính ḿnh hết lớp vật liệu này đến lớp khác; nó là nguyên nhân của cái gọi là Kẻ Hành Hương vĩnh cửu trở về nhà Đấng Từ Phụ sau bao thiên kỷ kinh nghiệm, cũng như những ǵ tạo ra thực nghiệm sau rốt đưa tới kinh nghiệm và biểu hiện tối hậu.

                                                                                                            (VCVTDT, 169-170)

Jiva :

   Một đơn vị ư thức riêng biệt.                                                     (TVTTHL, 353)

Jivatma : nhân hồn (human soul).

     Giáo Lư Bí nhiệm dạy rằng trong ṿng tiến hóa hay  này trên hành tinh này, Jivatma- nhân hồn - trải qua 7 kiểu mẫu chính hay là “căn chủng”.                                                                         (LVLCK, 121)

Jhana/Jnana: Knowledge, Occult wisdom.    (CKMTTL,   258)

     Tri thức, minh triết trong huyền linh học

Jnana-indriya / Jnanaindriya : giác căn.

     Năm giác quan được dùng để tri giác được gọi là Jnana-indriya.

1.      Tai ..…. Thính giác (Hearing)

2.      Da ……. Xúc giác (Feeling by touch)

3.      Mắt …. Thị giác (Sight)

4.      Lưỡi … Vị giác (Taste)

5.      Mũi …. Khứu giác (Smell)                                     (LVLCK, 185, 194)

Jyotis :

            Jyotis là Ánh Sáng trong đầu (Light in the head).

 (ASCLH, 314)

 


  

 

 

 

 

K

 

 

 

Kali Yuga (Chu kỳ mạt pháp):

   “Yuga” là kỷ nguyên (age) hay chu kỳ (cycle). Theo triết học Ấn Độ, cuộc tiến hóa của chúng ta được chia thành 4 yugas hay chu kỳ. Kaliyuga là thời hiện tại. Nó có nghĩa là “kỷ nguyên Hắc Ám” (“Black Age”), một giai đoạn dài 432.000 năm.                                                          (ĐĐNLVTD, 219)

     - Chu kỳ mạt pháp đă bắt đầu cách nay gần 5.000 năm.

(GLBN III, 301)

Kama-loka : U linh cảnh, Dục giới (region of desire)

     - Trú sở của các âm ma (Elementaries), nơi mà Chân Ngă nhập vào sau khi bỏ lại cuộn dây hữu tử (mortal coil) của ḿnh.                                                                                                                                            (LVLCK, 736)

     - Kama-loka, dục giới, không phải là cơi giới (region) mà dục vọng được phát triển đến mức mạnh mẽ khác thường như được so sánh với dục vọng khi nó bám theo cuộc sống hồng trần, mà là cơi (sphere) trong đó cảm giác ham muốn (sensation of desire), vốn là một phần của cuộc sống hồng trần, có thể c̣n tồn tại.                                             (PGNM, 75)

     - Cơi cảm dục (astral plane) tức là dục giới.      (PGNM, 59)

     - Cơi của các dục vọng hay xúc cảm (world of desires or passions), của các khao khát ở cơi trần mà không được thỏa măn - trú sở của các “Ma h́nh” (“shell”) và kẻ bị tai nạn (victims), của các âm ma (elementaries) và những kẻ tự tử (suicides).                                                                   (PGNM 69)

     - Kama-loka, tức dục giới (place of desire, nơi của dục vọng) là tên gọi dùng để chỉ các t́nh trạng (conditions) của cuộc sống trung gian (intermediate life) trên cơi cảm dục.        

                        (MTNX, 64)

     - Theo nghĩa đen, Kama-loka là nơi chốn  hay trú sở (habitat) của dục vọng. Như chúng ta đă được dạy, đó là một phần (a part) của cơi cảm dục (astral plane), nó không được tách ra (divided) như một vị trí riêng biệt (a distinct locality) mà bị cách ly (separated off) bởi trạng thái tâm thức của các thực thể ở trong đó. Các thực thể này là những người đă mất thể xác do cái chết; họ phải trải qua một vài thay đổi có tính cách thanh lọc trước khi có thể bước vào sự sống phúc lạc và an b́nh, sự sống này thuộc về con người đích thực (man proper, con người đúng theo tên gọi), thuộc về nhân hồn (human soul).

     Vùng này (region) tiêu biểu và bao gồm các trạng thái được mô tả như là hiện hữu trong nhiều địa ngục (hells), các luyện ngục (purgatories) và các trạng thái trung gian mà các tôn giáo lớn cho là trú sở (dwelling-place) tạm thời của con người sau khi bỏ xác thân và trước khi đạt đến “thiên đường” (“heaven”). Nó không bao hàm (include) bất cứ chỗ hành hạ đời đời (eternal torture) hoặc vô gián địa ngục (endless hell) nào cả mà một số tín đồ trí óc cạn hẹp vẫn c̣n tin tưởng, v́ đó chỉ là ác mộng của sự vô minh, hận thù và sợ sệt. Nhưng chắc chắn là nơi đó có các t́nh trạng đau khổ tạm thời và có tính cách thanh luyện để giúp thanh toán các nguyên nhân đă được phát khởi trong kiếp sống ở cơi trần của một người.

     (MTNX, 91-92)

Kamamanas :

    - Tức dục vọnghạ trí (desiremind hay desirelower mind).                                                                                                                      (ASCLH, 10, 24)

     - Là chất trí cảm (dục vọng hạ trí), tức thể cảm dục được pha trộn với thể hạ trí một cách yếu ớt và là lớp áo bằng vật chất của mọi dục vọng và cảm giác của chúng ta, nhờ đó, chúng được biểu hiện.                                                         (ASCLH, 10)

Kama rupa

1.      Ma h́nh (Shell).

2.      Năng lượng dục vọng (energy of desire).

3.      Hiện thể cho manas.

4.      Cảm dục thể (desire body).

(LVLCK, 137, 264, 265, 1046)

Kamas: tức là các lực cung cấp năng lượng (energizing Forces) của mọi h́nh tướng (forms) mà con người đă trải qua trong ba cuộc tuần hoàn trước đây.      (Thư của Chân Sư,   123)

Karana sarira :

   Tức là linh hồn thể (egoic body).                                            (ASCLH, 14)

Karma-indriya / Karmendriya : Hành căn.

     Năm giác quan để hành động:

1        Miệng....................... Nói (Speaking)

2        Tay............................ Cầm (Grasping)

3        Chân......................... Đi (Walking)

4        Hậu môn ................. Bài tiết (Excretion)

5        Cơ quan sinh dục.... Sinh sản, sáng tạo (Procreation)

(LVLCK, 185, 194)

Karma yoga :

   Khoa yoga về hành động.                                                                       (ASCLH, 120)

Tổng Quả Báo(The Dweller on the Threshold, Tổng Quả):

   Tổng quả báo  có thể được định nghĩa là toàn thể các mănh lực của bản chất thấp như đă biểu lộ trong Phàm ngă trước khi có sự giác ngộ, tạo hứng cảm và sự điểm đạo. Vào lúc này, chính Phàm ngă cực kỳ mạnh và Tổng Quả biểu hiện cho tất cả các sức mạnh tâm thông và hạ trí mà qua bao thời kỳ, đă phát triển trong con người và được bảo dưỡng cẩn thận. Nó có thể được xem như là sức mạnh của h́nh hài vật chất tam phân trước khi nó cố tâm hợp tác và xă thân cho cuộc sống của linh hồn và cho việc phụng sự Thánh Đoàn, Thượng Đế và nhân loại.

   Tổng quả là tất cả những ǵ có nơi con người ngoại trừ Chân Ngă tâm linh cao siêu; đó là trạng thái thứ ba của thánh linh (divinity) khi được biểu hiện trong và qua con người. Sau rốt, trạng thái thứ ba này phải chịu phục tùng vào trạng thái thứ hai tức linh hồn.   (ACMVĐCTG, 90-91 - TLHNMII, 312)

     Tổng quả là chính nhân loại với các thói quen suy tưởng xưa cũ, ḷng ích kỷ và tham lam.                                                (SHLCTĐ, 137)

     - Trong thực tế, tổng quả/tổng quả báo là một h́nh tư tưởng được truyền sinh lực (a vitalised thought-form), tiêu biểu cho sức mạnh trí tuệ (mental force) sức mạnh cảm dục (astral force) và sinh-năng (vital energy).                (ACMVĐTG,   27)

Kẻ Hành hương Thiêng liêng (Divine Pilgrim):

     Chân Thần (Monad) tức là kẻ Hành Hương Thiêng liêng.

                                                                                                            (LVLCK, 1074)

Kẻ Hành hương Vĩnh Cửu (Eternal Pilgrim):

     Kẻ Hành hương Vĩnh cửu tức là linh hồn.

(ĐĐTKNM II, 625)

Kẻ thường nhân (Average man):

- Kẻ chưa tiến hóa (undeveloped man) tức là kẻ thường nhân.                                                                                                                                            (CTNM, 500)

   - Thường nhân (Average humanity) hay kẻ thường nhân là những người thuộc đủ mọi tŕnh độ (of all degrees). Sơ đồ sau đây cho thấy vị thế của kẻ thường nhân:

                           Quả vị Chân Sư trở lên

|

                           Bốn bậc đệ tử được điểm đạo

|       

                           Các thứ bậc đệ tử khác

|

                           Người ở trên đường dự bị

-------------------------|-------------------------

                          Thường nhân thuộc mọi tŕnh độ

                                                                          (ĐĐNLVTD,   49)

Kệ, Kệ đà, Bài Kệ : Gàtha (Bắc Phạn, Verse)

Khai ngộ (Guidance, Hướng đạo):

     Có thể định nghĩa vấn đề khai ngộ như là vấn đề về phương pháp mà nhờ đó một người, bằng các tiến tŕnh tự kỷ ám thị, tự đặt ḿnh vào trạng thái thụ động và (trong khi ở trạng thái đó) trở nên biết được các khuynh hướng, các thôi thúc, các tiếng nói, các mệnh lệnh tạo ấn tượng rơ ràng, các thiên khải về các đường lối hành xử nên theo hay về các nghề nghiệp (careers) nên chọn, cộng với chỉ dẫn tổng quát về các đường lối hoạt động mà “Thượng Đế” đang đưa ra cho đối tượng đang chăm chú, thụ động tiếp thu.                                              (TLHNM II, 480-481)

Khả năng nâng lên khối nặng (Faculty of raising great masses): X. Nâng lên khối lượng lớn.     

Khả năng tâm thông ở trẻ con (Psychic faculties in young children):

     Trước bảy tuổi, tâm thức của linh hồn (Thinker) ở trên cơi cảm dục nhiều hơn là ở trên cơi trần, điều này thường được biểu lộ (evidenced) bằng việc hoạt động (play) của các khả năng tâm thông ở nơi trẻ rất bé. Chúng thấy được các bạn bè thuộc cơi vô h́nh và các cảnh thần tiên (fairy landscapes), nghe được những tiếng mà trẻ lớn tuổi hơn chúng không thể nghe được, cảm nhận được các hiện tượng quyến rũ và tinh nhạy của cơi cảm dục. Thông thường, những hiện tượng này sẽ biến mất khi linh hồn bắt đầu hoạt động một cách hiệu quả qua thể xác, c̣n đứa trẻ nhạy cảm sẽ trở thành trẻ trai hay gái b́nh thường, làm nhẹ nhơm biết bao cho các bậc cha mẹ đang hoang mang, không hiểu được nguyên nhân của trạng thái “kỳ quặc” (“queerness”) của con ḿnh. Đa số trẻ con đều có ít nhất đôi chút “trạng thái kỳ quặc” này nhưng chúng mau lẹ học được cách che giấu các khác thường (fancies) và các linh ảnh (vision) của chúng khỏi t́m mắt của người lớn không đồng cảm với chúng v́ e sợ bị khiển trách về “những chuyện tầm phào” (“telling stories”) đó, và cái mà trẻ con sợ hăi hơn hết, đó là sự chế diễu (ridicule). Phải chi các bậc cha mẹ có thể thấy được bộ óc của con cái họ đang rung động do sự pha trộn không thể tách ra được của các tác động (impacts) ở cơi trần và cơi cảm dục mà chính bọn trẻ cũng hoàn toàn không thể phân biệt được và đôi khi chúng lại c̣n nhận được một rung cảm (thrill) - dù rất nhẹ nhàng - ngay từ các cơi cao, đưa lại một linh ảnh với vẻ đẹp thần tiên (ethereal beauty) với chiến công anh hùng mà chúng ưa thích, dễ đáp ứng nhiều hơn, với cách nói bi bô mơ hồ, bọn trẻ cố gắng diễn dịch một cách khó khăn bằng các ngôn từ chưa hề quen biết về các chi tiết khó nhớ (elusive touches) mà chúng đang nhận được và chúng đang cố gắng nắm bắt và ghi nhớ. Nếu tin tưởng và hiểu đúng hiện tượng luân hồi, người ta sẽ làm nhẹ đi trạng thái đáng thương nhất của trẻ thơ, đó là cuộc tranh đấu đơn độc của linh hồn để giành lại việc kiểm soát các hiện thể mới của ḿnh, và để tự liên lạc một cách đầy đủ với thể xác trọng trược của ḿnh mà không mất đi năng lực tạo ấn tượng hiếm có, bằng cách thức nào đó có thể giúp chúng gợi lại nơi cái thể trọng trược các rung động tinh vi hơn của chính chúng.(MTNX, 227-228)

Khắc Kỷ phái : Stoicism.

Khiêm tốn (Humility):

     - Hăy vun quén một tinh thần thực khiêm tốn. Hiện nay, rất thường thấy một sự kiêu căng về tâm linh tự che giấu sau cái áo khoác của sự khiêm tốn. Nó đưa con người đến chỗ tự xem ḿnh như là kẻ được tuyển chọn của Thánh Đoàn để cứu độ thế gian; nó đưa con người đến chỗ tự xem ḿnh như là kẻ phát ngôn của các Chân Sư hay của Đức Christ; nó có khuynh hướng làm cho họ có thái độ chia rẽ với các nhà lănh đạo và các huấn sư khác, không chịu nhận biết nhiều khía cạnh của công việc duy nhất và nhiều phương pháp mà Thiên trí đă đề ra cho nhiều người đạt đến.                                            (TLHNM II, 572)

     - Hăy khiêm tốn (Be humble) nếu con muốn đạt được Minh triết.

     Càng khiêm tốn hơn nữa khi con đă có được Minh triết rồi.

(TNVT, 165)

Khinh công (Levitation, the power to levitate the body, khinh thân):

     - Khinh công, tức khả năng đi trên nước và năng lực chống lại hấp lực trọng trường (gravitational pull) của trái đất.

     (ASCLH, 330)

     - Năng lực khinh thân, mà ngày nay thường là đề tài lưu tâm và sưu khảo tâm linh, lại tùy thuộc vào việc đă tạo ra được sự chỉnh hợp đặc biệt của phàm ngă nhờ đạo tâm (aspiration) và một tác động (act) của ư chí. Trong ba thể buộc phải có (presupposed) một tỷ lệ bách phân nào đó các nguyên tử có các rung động và độ nhẹ (lightness) thích hợp.      

                                                              (TLHNM I, 327)

Khinh ḥa thức (Laghima): X. Quyền công.

Khoa học ngoại môn và khoa học nội môn (Exoteric and esoteric science):

     Khoa học nội môn, tức khoa học về bảy tính chất hay bảy cung và tác động của chúng lên vô số h́nh hài mà chúng un đúc(mould) và truyền năng lượng, là sự tiếp cận mới mẻ sắp tới cho phương pháp đúng để rèn luyện và phát triển gia đ́nh nhân loại.

     Khoa học ngoại môn hiện đại biết nhiều về h́nh tướng bên ngoài, hay khía cạnh vật chất và bản chất điện của nó. Khoa học nội môn biết nhiều về bản chất của các năng lượng bên trong và các tính chất đang tô điểm và chi phối h́nh hài.

     Khi cả hai tri thức này được nhập chung với nhau (bring together) một cách sáng suốt, chúng ta sẽ phát triển được một khoa tâm lư học trung thực và chính xác hơn và một khoa học mới về văn hóa con người. Bấy giờ công việc hợp nhất con người - con người, thực thể tâm thông và con người, linh hồn chi phối -  sẽ tiến tới nhanh chóng.                        (TLHNM I, 120)

Khoa học về ấn tượng (Science of Impression):

     Viễn cảm (telepathy, thần giao cách cảm) tức là khoa học về ấn tượng.                                                                       (ĐĐTKNM, 311)

Khoa Yoga (Science of Yoga):

     Khoa học bàn về “cách trừ bỏ (suppression) các hoạt động của nguyên khí suy tư (thinking principle)” hay về cách kềm chế thể trí (mind control).                                                (ASCLH, 164-165)

Khoáng dược (Mineral drugs):

     Một nhóm thần (devas) trên cung tiến hóa giáng hạ tạo ra hào quang sức khỏe của tất cả ba giới giữa của thiên nhiên (thực vật, động vật và con người) hoặc một cách tập thể, hoặc theo cách cá nhân. Con người đang tiến đến chỗ giao tiếp với các thần này theo các cách trị liệu và đang bắt đầu nhận thức được các thần đó phần nào. Một trong các sai lầm lớn lao mà con người rơi vào là cố dùng khoáng dược để trị bệnh. Điều đó dẫn đến việc kết hợp các thần chất (deva substances) mà chưa được hoạch định bao giờ. Mối liên hệ của con người với các giới thấp, đặc biệt là với giới động vật và khoáng vật đă gây ra một t́nh huống đặc biệt trong thần giới (deva world) và có khuynh hướng làm phức tạp cho cơ tiến hóa của thần giới. Việc dùng thức ăn động vật (và việc dùng các khoáng chất làm thuốc ở mức độ thấp hơn) đă tạo ra việc pha trộn thần chất và pha trộn các rung động không thích hợp với nhau.

     Giới thực vật thuộc vào một t́nh huống hoàn toàn khác, một phần nghiệp quả của giới này nằm trong việc cung ứng thức ăn cho con người; điều này dẫn tới kết quả là việc chuyển hóa phải có của sự sống giới thực vật vào giai đoạn cao hơn (loài vật), đó là mục tiêu của giới đó. Tất nhiên việc chuyển hóa sự sống thực vật xảy ra trên cơi trần. V́ vậy, dùng thực vật làm thức ăn sẽ có lợi (availability).

     Việc chuyển hóa sự sống của động vật vào giới nhân loại xảy ra trên các phân cảnh trí cảm. V́ vậy, hiểu về mặt huyền bí, dùng con vật làm thức ăn cho con người là điều bất lợi (non-availability).

     Đây là một lư lẽ bênh vực việc ăn chay cần xem xét nghiêm chỉnh.                                                                     (LVLCK, 645-646)

Khoáng vật: The mineral, khoáng chất, kim thạch).

       Loài khoáng vật chết đi vào cuối mỗi chu kỳ sinh hóa (manvantaric cycle) hay là vào cuối một Cuộc Tuần Hoàn (Round) như thường gọi.                        (Thư của Chân Sư,  172)

Khơi hoạt (the awakening):

     Sự khơi hoạt tức là việc ban phát các đặc tính cho vật chất (the giving of qualities to matter).                            (KCVTT, 53)

Khổ hạnh quá đáng: X. Tham ăn và khổ hạnh.

Không gian (Space):

-    Không gian chính là Thái Uyên (The Deep).

 (Thư của Ch.S. 379).

   Không gian và vật chất (substance) là các thuật ngữ đồng nghĩa; vật chất là tập hợp các sự sống nguyên tử, nhờ đó mà mọi h́nh hài được kiến tạo.                                                   (CVĐĐ, 105)

   Chân Sư thoát khỏi các giới hạn của thời gian, mặc dù không thoát được các giới hạn của không gian, bởi v́ không gian là một Thực Thể vĩnh hằng (eternal Entity) (CVĐĐ, 437)

   Đối với Thái Dương Thượng Đế, không gian, theo sát nghĩa, là dạng thức (form) mà trong đó, các hoạt động hữu thức và mục tiêu của Ngài được hoàn thành ṿng giới hạn Thái Dương. Một cách tương tự, không gian mà trong đó một Hành Tinh Thượng Đế thực thi các kế hoạch của Ngài chẳng khác ǵ so với không gian thái dương khi tâm thức của Ngài đủ mở rộng để sử dụng.                                             (LVLCK, 281)

     - Sách Giáo lư Vấn đáp Nội môn bằng tiếng Senza (EsotericSenza Catechism) có ghi câu hỏi:

    “Cái ǵ trước kia đă có, hiện giờ đang có, sau này vẫn có dù có Vũ trụ hay không, dù có thần thánh (gods) hay không?”

     Câu trả lời là : “KHÔNG GIAN” (“SPACE”). (GLBN I, 75)

- Không gian vốn vô thủy, vô chung, không nóng, không lạnh, nhưng có bản chất riêng biệt của nó.                             (GLBN I, 147)

- Không gian: cái bao trùm (container) không thể biết được của vạn vật, tức nguyên nhân đầu tiên bất khả tri.   (GLBN II,   56)

Không gian thủy X. Nước của không gian.

Không khí (Air):

     Không khí chỉ là chất dĩ thái phức tạp và đă biến phân.

(GLBN II, 258)

Không tham lam (Abstention from avarice):

   Điều này có liên quan đến tội hám lợi (sin of covetousness), mà theo nghĩa đen là ăn cắp trên cơi hạ trí. Tội tham lam có thể đưa tới bất kỳ tội lỗi nào trên cơi trần và rất mạnh mẽ. Nó liên quan tới trí lực (mental force) và là một thuật ngữ phổ cập bao hàm các ước muốn mănh liệt mà vị trí của chúng không những ở nơi thể cảm dục mà c̣n ở trong thể hạ trí nữa. Thánh Paul đă đưa ra giới không tham lam khi nói rằng: “Trong bất cứ t́nh huống nào, ta vẫn học cách toại nguyện (content)”. Cần phải đạt được trạng thái đó trước khi thể trí được tịch lặng đến mức mà mọi sự việc của linh hồn có thể thấu nhập được.

                                                             (ASCLH, 186)

Không Tôn Giáo (hay Giáo Pháp) Nào Cao Hơn Chân Lư: (There is No Religion (OrLaw) Higher Than Truth- Satyat Nasti Paro Dharmah) câu châm ngôn của Đại Vương (Maha`ra`ja) của thành Bena`res được Hội Minh Triết Thiêng Liêng chuẩn nhận.                                               (GLBN  I,   63)

Không trộm cắp (Abstention from theft):

   Vị đệ tử phải ngay thẳng trong mọi công việc của ḿnh và không chiếm hữu bất cứ cái ǵ không đúng thật của ḿnh. Đây là ư niệm rộng lớn bao hàm nhiều hơn là sự việc chỉ dùng thể xác chiếm lấy của cải người khác.                                        (ASCLH, 185)

Khổng giáo : Confucianism.

Khổng Tử : X. Siêu nhân bậc năm.

Khuyển Nho phái : Cynicism.

Kiên tŕ (Patience, endurance, persist):

     Hăy kiên tŕ. Kiên tŕ là một trong các đặc tính của Chân Ngă. Chân Ngă kiên tŕ (persist) v́ biết ḿnh bất tử. Phàm ngă hay năn chí v́ biết rằng thời gian ngắn ngủi.  (ĐĐTDVNL, 76)  

Kiến tánh : X. Năng lực kiến tánh.

Kiếp sống của một đệ tử (The lives of a disciple):

     Các kiếp sống của một đệ tử thường thường là các kiếp sống đầy băo tố và căng thẳng, cốt để cho các đặc tính (qualities), vốn dĩ chỉ tiến hóa một cách b́nh thường theo một chuỗi dài các kiếp sống trong ba cơi thấp, có thể được thôi thúc trong y thành sự phát triển nhanh chóng và mau đưa đến hoàn thiện. Khi vị đệ tử dao động (alternate) một cách mau lẹ từ vui tươi sang phiền muộn, từ b́nh lặng sang băo táp, từ nghỉ ngơi sang làm việc cật lực, đệ tử sẽ học được cách nh́n thấy các h́nh thái giả tạm (unreal forms) trong các thay đổi này, và xuyên qua vạn hữu, học được cách cảm nhận được một sự sống ổn định bất biến. Vị đệ tử trở nên lănh đạm đối với việc c̣n (presence) hoặc mất (absence) của các sự vật thoạt đến thoạt đi như thế, đồng thời y ngày càng chú tâm vào cái thực tại bất biến thường hằng.                                                                             (MTNX, 328)

Kiết ma (Yết ma): Karmadana (B.Phạn).

Kiểu mẫu nguyên h́nh : (Archetype)

     Thượng Đế Ngôi Ba tức là Toàn linh Trí (Universal Mind). Trong Toàn Linh Trí, vạn vật hiện hữu theo kiểu mẫu nguyên h́nh, đó là căn cội của mọi sinh linh, suối nguồn của các năng lượng sáng tạo (fashioning energies), kho tàng tích lũy mọi dạng thức thuộc kiểu mẫu nguyên h́nh (architypal forms) vốn sẽ được biểu lộ và tinh luyện trong các loại vật chất hạ đẳng trong chu kỳ tiến hóa của vũ trụ. Các dạng thức nguyên h́nh kiểu mẫu này là thành quả của các vũ trụ trước, được mang sang để làm mầm mống cho vũ trụ hiện tại.         (MTNX,   46)

Kim cương tâm : (The Diamond Heart)

      Theo Phật Giáo Bí Truyền và ngay cả Phật Giáo Công Truyền Bắc Tông. A di Buddha,….Đấng Huyền Vi Độc Nhất (the One Unknown), vô thủy vô chung, tương đồng với Thái Cực Thượng Đế (Parabrahman), phát ra một Linh quang chói lọi từ cơi U-Minh (Darkness). Đây là Thượng Đế (Logos), Ngôi Một (the First), hay Vajradhara, tức Tối Thắng Phật (the Supreme Buddha), cũng được gọi là Dorjechang. Với cương vị là Vị Chúa của mọi Bí Nhiệm (Lord of all Mysteries), Ngài không thể biểu lộ, mà chỉ gởi vào thế giới biểu lộ Quả Linh Tâm (Heart) của Ngài, tức “Kim Cương Tâm” (“Diamond Heart”, tức Vajrasattva hay là Dorjesempa. Đây là Thượng Đế Ngôi Hai (Second Logos) tức Thượng Đế Sáng Tạo (Logos of Creation).                                                            (GLTNVT,   73)

Kim loại (Metal):

     Độ mỏi (fatigue) mà các kim loại phải chịu là một dấu hiệu (sign) khác cho thấy rằng kim loại là các vật sống (living things).                                                                                                                                  (MTNX, 54)

Kim tinh (Venus, Kim cầu):

     - Kim tinh là Chân Ngă (alter Ego) của Địa cầu (Earth). Theo ư nghĩa huyền bí, Kim tinh so với Địa cầu cũng giống như Thượng ngă (Higher Self) so với con người.

     - V́ Kim tinh đang ở vào cuộc tuần hoàn thứ năm (fifth round), Đấng Tinh Quân của Kim tinh (the Venusian Lord) tiến hóa xa hơn là các Huynh đệ (Brothers) của Ngài.

     - Kim tinh đang ở vào cuộc tuần hoàn cuối cùng (last round) và đă phát triển giới thứ tư của Kim tinh gần đến mức hoàn thiện, hay là đến mức tối đa có thể có trong Thái Dương Hệ.                                                          (LVLCK, 298, 300, 742)

Kim tự tháp (Pyramids):

     - Tŕnh độ văn minh của người Atlantis c̣n cao siêu hơn tŕnh độ văn minh của người Ai Cập. Chính hậu duệ suy đồi của người Atlantis, tức quốc gia của châu Atlantis mà Plato nói đến, mới là những người xây nên các Kim tự tháp đầu tiên trong nước đó, và việc đó chắc chắn xảy ra trước khi người Ai cập (Egyptians) - mà sử gia Herodotus gọi là “người Aethiopia phương Đông” (“Eastern Aethiopians”)  -đến xứ này.

     - … Đại Kim tự tháp (Great Pyramid) hẳn phải được dựng lên cách nay độ 78.000 năm, hoặc đối đế lắm là có thể đáng được chấp nhận ít nhất muộn lắm là khoảng năm 3.350 trước TC.                                                               (GLBN III, 427, 430)

     - Các Bậc Cao cả (Adepts) hay các Đấng Minh triết của các Giống dân thứ ba, thứ tư và thứ năm ngụ trong các trú sở ngầm dưới đất, thường là ở bên dưới các loại kiến trúc h́nh kim tự tháp, nếu không là kim tự tháp thực sự. Các “kim tự tháp” như thế có ở “bốn phương trời” chứ không bao giờ là độc quyền của xứ sở Pharaohs. Thật vậy, trước khi người ta t́m thấy các kim tự tháp đó ở rải rác khắp Bắc Mỹ, Nam Mỹ, bên trên và dưới mặt đất, ở dưới và ở giữa các rừng rậm hoang vu, cũng như ở đồng bằng và thung lủng, th́ người ta cứ ngộ nhận (supposed) đó là tài sản riêng của Ai Cập.

(GLBN III, 350-351)

Kriyāshakti :

     Kriyāshakti, một quyền năng thần bí và thiêng liêng (mysterious and divine power), tiềm ẩn trong ư chí (will) của mọi người. Quyền năng này nếu không được thức động (not called to life), làm cho linh hoạt (quickened) và phát triển bằng việc luyện yoga (Yoga-training) sẽ vẫn yên ngủ (dormant) nơi 999.999 người trong số một triệu người và sẽ trở nên tàn tạ đi (get atrophied). Quyền năng được giải thích trong phần “Mười hai cung Hoàng đạo” (xem “Năm năm Thông Thiên học, trang 111) như sau:

     Kriyāshakti : Quyền năng thần bí của tư tưởng, giúp tạo ra các kết quả bên ngoài có thể nhận thức được của cơi hiện tượng (external, perceptible, phenomeral results) nhờ bởi năng lực nội tại của riêng nó. Người xưa cho rằng bất cứ ư niệm nào cũng sẽ tự biểu lộ ra bên ngoài nếu người ta tập trung mănh liệt sự chú tâm (attention) [và ư chí] vào ư niệm đó. Tương tự như thế, một sự mong muốn mạnh mẽ (intense volition) sẽ đem lại kết quả mong muốn.

    

     Vị Yogi thường tạo được các điều kỳ diệu nhờ Ichchhāshakti (quyền năng ư chí, will-power) và Kriyāshakti. 

  (GLBN III, 180)

Ksana : X. Sát-na.

Kshiti : X. Địa thần.

Kumaras (Thiên Tôn):

   Bảy Đấng hữu ngă thức cao nhất trong Thái Dương Hệ. Bảy vị Kumaras này biểu lộ qua trung gian của một hành tinh hệ giống như cách con người biểu lộ qua trung gian của thể xác. Ngoài các danh xưng khác, người theo Ấn giáo c̣n gọi các Ngài là “các con do trí của Brahma sinh ra”. Các Ngài có toàn bộ thông tuệ và minh triết. Trong hành tinh hệ, người ta cũng thấy h́nh ảnh của trật tự Thái Dương Hệ. Đứng đầu công cuộc tiến hóa trên thế giới của chúng ta là vị Kumaras thứ nhất, được 6 vị Kumaras khác trợ giúp, ba vị ngoại môn và ba vị nội môn, các vị này là các điểm tập trung để phân bố thần lực của các vị Kumaras Thái Dương Hệ.                                        (ĐĐNLVTD, 219)

Kundalini:

Tức hỏa xà (serpent fire) ở chót xương sống.(ASCLH, 209)

Kundalini hành tinh (Planetary Kundalini):

     Các vũ trụ tuyến (cosmic rays) mà nhà khoa học hiện đại biết được, tạo ra các trạng thái của Kundalini hành tinh.          

     (TLHNM I, 370)

Kundalini vũ trụ (Cosmic Kundalini):

     Kundalini vũ trụ tức là điện lực (electrical force) của Thái Dương Hệ.                                                                                                               (LVLCK, 296)

Kurukshetra :

     Băi chiến trường nơi con người (the human battle field).

                                                                                                                        (TLHNM II, 310)

Kư ức (Memory):

     - Là việc bám giữ lấy những ǵ đă biết.

     Kư ức có liên quan đến nhiều nhóm nhận thức, hoặc chủ động hoặc tiềm tàng; nó liên hệ đến nhiều yếu tố đă biết, các yếu tố này được liệt kê như sau:

     1. Các h́nh tư tưởng của những ǵ hữu h́nh, biểu lộ ra ngoài mà chủ thể tư tưởng đă biết được ở cơi trần.

     2. Những h́nh ảnh của kama-manasic (tức hạ trí-dục vọng) của dục vọng đă qua và việc thỏa măn chúng.

     3. Các hoạt động của kư ức vốn là kết quả của việc luyện trí, việc tích lũy các sự kiện thu lượm được, kết quả của việc đọc sách hay giảng dạy. Nó không thuần túy dựa vào dục vọng mà căn bản của nó là sự quan tâm của trí tuệ.

     4. Các tiếp xúc mà kư ức nắm giữ và nhận biết như là xuất phát từ các nhận thức của 5 giác quan thấp.

     5. Các h́nh ảnh trí tuệ tiềm tàng trong năng lực tạo kư ức, đó là toàn thể kiến thức đă được giao tiếp và những nhận thức được khơi dậy do việc dùng thể trí như giác quan thứ sáu.

     Tất cả các dạng năng lực kư ức này phải bị dẹp bỏ và không được bám giữ nữa; chúng phải được nhận ra là các hoạt động của thể trí, của nguyên khí suy tư và do đó là một phần của bản chất tâm thông hay thay đổi mà nhà yoga phải chế ngự trước khi có hy vọng được thoát khỏi mọi giới hạn và mọi hoạt động thấp.

     6. Sau rốt (v́ không cần kể ra các tế phân phức tạp hơn), kư ức cũng bao gồm các kinh nghiệm mà linh hồn gom góp được qua nhiều lần luân hồi và được tích chứa trong chân thức (true consciousness) của linh hồn.                                                    (ASCLH, 23-25)

     - Kư ức không phải là một quan năng và không được bảo tồn lại, kư ức không có sẵn trong tâm thức dưới h́nh thức một năng lực, cũng không phải bất cứ kư ức nào về các biến cố cũng đều được tích chứa lại trong tâm thức cá nhân. Mọi biến cố đều là thực kiện hiện tại nằm trong tâm thức-vũ trụ (universe-consciousness), tức trong tâm thức của Thượng Đế. Mọi sự việc xảy ra trong vũ trụ của Thượng Đế, dù thuộc quá khứ, hiện tại hay tương lai, bao giờ cũng ở nơi đó, trong tâm thức bao trùm vạn vật của Ngài, trong “Hiện Tại Vĩnh hằng” của Ngài. Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc vũ trụ, từ lúc b́nh minh cho đến lúc hoàng hôn của vũ trụ, mọi vật đều ở đó, bao giờ cũng hiện hữu, tồn tại. Trong đại dương ư tưởng đó, tất cả đều hiện hữu (IS). Trong khi lạc bước vào đại dương này, chúng ta tiếp xúc với các mảnh vụn (fragments) của những cái tích chứa (contents) của đại dương đó, sự đáp ứng (response) của chúng ta với cái tiếp xúc trở thành tri thức (knowledge) của chúng ta. Nhờ đă biết rồi, chúng ta có thể tiếp xúc trở lại một cách dễ dàng hơn và sự lặp lại (repetition) này - khi xảy đến mà thiếu sự tiếp xúc của lớp vỏ (sheath) bên ngoài vào lúc đó, với các mảnh nhỏ đang chiếm cơi riêng của nó - là Kư ức.  

                                                (KCVTT, 216-217)

     - Kư ức vốn là một chức năng (function) của trí khôn (mind).                                                                  (KCVTT,   245)

Kỳ đà long (Iguanodon):

     Con Kỳ đà long của thời Trung Sinh (mesozoic ages - c̣n gọi là Nguyên đại địa chất thứ nh́, dài 180 triệu năm, cách nay từ 245 triệu năm đến 65 triệu năm-ND) -con quái vật dài 100 feet (30,4m) - ngày nay biến đổi thành con thằn lằn nhỏ họ Kỳ Đà (small iguana lizard) ở Nam Mỹ.                                 (GLBN III, 161)

Kỷ nguyên Bảo B́nh (Aquarian Age):

     Thời kỳ này có lẽ xấp xỉ (Would approximate) 2.500 năm, và nếu được vận dụng đúng mức, sẽ mang lại sự thống nhất cho nhân loại một cách hữu thức và sáng suốt và như thế tạo ra sự biểu lộ của cái mà tôi thích gọi là “t́nh huynh đệ khoa học” để phân biệt với hàm ư t́nh cảm (sentimental connotation) của tên gọi rất thịnh hành hiện nay.                                                  (LVHLT, 405)

 

 

 

 

 

 

L

 

 

 

 

 

La hán (Arhat), một cách viết khác:  Arhan.   (GLTNVT,  244)

   Tức là vị đệ tử được điểm đạo ở cấp thứ tư.     (LVHLT, 263)

La sát : X. Rakshara.

Lá số tử vi (the horoscope):

     Khi lấy lá số tử vi của một người ra đời trong một tháng riêng biệt, cần phải nhớ (ít khi nhớ như vậy) rằng hiện giờ tháng và cung hoàng đạo (sign) không trùng hợp nhau chút nào. Thí dụ mặt trời thực ra không ở trong cung Hải Sư (Leo) trong tháng Tám (August). Do đó, việc diễn giải lá số phần lớn dựa vào thuật trắc tâm (psychometrical) và tùy thuộc vào h́nh tư tưởng của cḥm sao mà qua bao nhiêu thời kỳ, các nhà chiêm tinh học đă tạo nên. Năng lượng theo sau tư tưởng. Trong hàng ngàn năm, một vài loại năng lượng và các hậu quả hạn định tiếp theo của chúng trên vật chất và h́nh hài đă được nghiên cứu như thế đó.

     Do dó, chúng chỉ ở chừng mực này, trừ phi trong trường hợp người tiến hóa cao và người t́m đạo chân chính, họ biết tự định hướng cho ḿnh và như thế thoát ra bánh xe cuộc sống và bắt đầu chi phối các sao của ḿnh, và thế là không c̣n ở dưới sự cai quản và ảnh hưởng của chúng nữa.

     Hiện nay, khoa chiêm tinh cốt yếu là bàn đến Phàm ngă, lá số được lấy cho Phàm ngă, và bàn đến các biến cố của sự sống Phàm ngă. Khi nào, nhờ tham thiền, phụng sự cộng với việc bắt các hạ thể tuân theo giới luật, con người mới tiến tới cung linh hồn một cách hữu thức và rơ rệt, bấy giờ y mới dứt khoát ở dưới ảnh hưởng của một trong bảy Thái Dương Hệ, v́ các Thái Dương Hệ này tập trung năng lượng của chúng qua một hay các cḥm sao và tiếp theo là một trong 7 hành tinh thánh thiện, sau rốt sẽ là 12 hành tinh thánh thiện, tương ứng với 12 cḥm sao, nhưng chưa đến lúc. Như bạn biết Thái Dương Hệ chúng ta là một trong bảy Thái Dương Hệ đó. Khi con người đạt đến mức tiến hóa này th́ tháng sinh, khoa chiêm tinh t́m thường và các ảnh hưởng được đặt lên khía cạnh h́nh hài trở nên ngày càng ít quan trọng. Cái ṿng của các Thái Dương Hệ có ảnh hưởng tối quan trọng lên linh hồn và nó trở thành tụ điểm của năng lượng tinh thần...

     Có 4 loại cung hoàng đới (signs) thuộc về đất, nước, lửa và gió, chủ yếu liên quan đến người sống dưới ảnh hưởng của các bí huyệt dưới cách mô và sử dụng 4 bí huyệt thấp: bí huyệt chót xương sống, bí huyệt xương mông, bí huyệt nhật tùng và bí huyệt lá lách. Nhóm bên trong thuộc 7 năng lượng chính hay năng lượng Thái Dương Hệ tạo ra hiệu quả trên con người đang sống với bí huyệt trên cách mô và hoạt động qua bảy bí huyệt tiêu biểu trong đầu. Bốn trong số đó tập trung qua bí huyệt cổ họng, bí huyệt tim, bí huyệt ấn đường và bí huyệt đầu. Ba bí huyệt được giữ tiềm phục trong vùng bí huyệt đầu (hoa sen ngàn cánh) và chỉ hoạt động sau lần điểm đạo ba. Do đó, theo quan điểm về cách lấy số tử vi (cũng như về vấn đề cá nhân), hiển nhiên là việc gặp nhau của các năng lượng của hai loại cḥm sao trong trường hợp người không thuần bản chất người, cũng không thuần bản chất tâm linh quả là phức tạp biết bao. Lá số tử vi thông thường trở thành vô hiệu. Cho đến giờ không thể lấy được lá số tử vi loại này.

     Lá số duy nhất mà xét về căn bản và hầu như chính xác tuyệt đối là lá số của toàn thể những người cấp thấp, hoàn toàn sống dưới ảnh hưởng của các bí huyệt dưới cách mô và chỉ bị chi phối bởi thể xác của ḿnh.

     Các nhà chiêm tinh cũng phải nhớ rằng có vài hành tinh chưa được khám phá đang tạo ra sức kéo, sự chuyển di và các ḍng năng lượng tập trung trên trái đất chúng ta, có khuynh hướng làm cho vấn đề càng thêm phức tạp hơn nữa. Hành tinh Pluto (Diêm Vương Tinh, t́m ra năm 1930-ND) là một trong số đó, và hiện giờ đă thấy rơ (hay đúng hơn được nhận biết) sẽ được gán cho mọi t́nh trạng không thể giải thích được. Pluto sẽ bị làm vật tế thần cho chiêm tinh học đầy sai lầm trong một thời gian dài sắp tới. Cách lấy số này không đạt kết quả và không chính xác v́ Pluto phải có tác động trong đó, mà chúng ta lại biết ít về Pluto. Đầu đuôi câu chuyện là như thế. C̣n nữa, Diêm Vương Tinh (Pluto) luôn luôn quay chung quanh mặt trời của chúng ta và tạo ra các hiệu quả của nó. Tuy thế, nó chi phối sự kết thúc hay việc chấm dứt các ư tưởng và t́nh cảm xưa cũ, do đó, ảnh hưởng của nó phần lớn thuộc về năo (cerebral) và nơi đây, bạn có manh mối về việc t́m thấy nó muộn màng. Nhân loại chỉ mới sắp sửa thiên về trí tuệ. Các ảnh hưởng của nó được nhận biết trước nhất trong thể trí. Tên gọi của các hành tinh không phải là kết quả của việc chọn lựa theo vơ đoán, mà là các hành tinh tự đặt tên.

     Sau rốt, các nhà chiêm tinh sẽ thấy cần phải chấm ba lá số tử vi hay ba biểu đồ (charts): một lá thuần hồng trần, bàn đến thể xác; một lá chủ yếu về t́nh cảm, bàn đến tính chất của Phàm ngă và tính nhạy cảm của nó hay trạng thái hiểu biết; lá thứ ba sẽ là biểu đồ của các xung lực trí tuệ và các t́nh trạng trí tuệ. Người ta sẽ thấy rằng cả ba biểu đồ này sẽ theo một số đường h́nh học, c̣n các đường năng lượng sẽ tạo thành các mô h́nh (paterns). Ba biểu đồ này được chồng lên nhau, sẽ cho sơ đồ của Phàm ngă, mô h́nh của cuộc sống cá nhân...

     Hiện nay có một điều mà nhà chiêm tinh học phải làm, đó là cân nhắc một cách chính xác về thời kỳ chuyển tiếp này: ra khỏi Cung Song Ngư (Pisces), đi vào Cung Bảo B́nh (Aquarius). Điều này ít khi được làm, nhưng điều hiển nhiên là việc xáo trộn khủng khiếp gắn liền với các chuyển tiếp này đang gây hậu quả lên lá số cá nhân và thường thường hóa giải (offsets) vận mệnh hay nghiệp quả cá nhân. Con người bị ch́m ngập trong các vận mệnh hành tinh và chủng tộc, các sự việc nhỏ bé của riêng con người hầu như hoàn toàn được hóa giải và đôi khi hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Không thể lấy lá số tử vi của hành tinh, những người toan tính làm như thế là tự lừa dối chính họ và kẻ khác. Sau rốt, lá số của giới thứ tư, nhân loại, sẽ được lấy, nhưng do các điểm đạo đồ, và lúc này, trên cơi trần, không có các nhà chiêm tinh được điểm đạo nào cả.  

              (LVHLT,437-440)

Lạc phận (contentment, vui với số phận):

     Thái độ lạc phận đưa tới kết quả là trạng thái trí tuệ được an tĩnh. Nó dựa vào việc nhận thức được các định luật đang chi phối sự sống và trước tiên là luật nghiệp quả. Nó tạo ra trạng thái tâm trí mà trong đó mọi t́nh huống được xem như là chính đáng và công bằng, cũng như các t́nh huống mà theo đó, người t́m đạo có thể giải quyết vấn đề của ḿnh một cách tốt đẹp nhất và thành tựu được mục tiêu dành cho bất cứ kiếp sống đặc biệt nào. Điều này không đ̣i hỏi việc ổn định (settling down) và sự cam chịu (acquiescence) tạo ra sự ù ĺ (inertia), mà là việc nhận thức được những ǵ ḿnh đang có, tranh thủ cơ hội đến với ḿnh và để cho chúng tạo thành nền tảng và căn bản cho mọi tiến bộ tương lai              (ASCLH, 189)

Lao (Tuberculosis):

     Bệnh lao là kết quả của việc lạm dụng (misuse) năng lượng của cung 2.                                                                                                                        (CTNM, 383)

Lăo suy : X. Đần độn.

Laya

     - Trạng thái Laya (state of Laya) tức là trạng thái chưa biến phân (undifferentiated conditions, t́nh trạng chưa phân hóa).

       - Laya tức là điểm không (zero-point) của cơi vật chất (plane of matter).

- Laya, điểm vật chất (point of matter), nơi mà mọi sự phân hóa (differentiation) đều ngưng lại (ceased).

- Trung tâm Laya tức là trung tâm yên nghỉ (Laya or sleeping centre).                                                 (GLBN I, 152, 189, 195, 202)

Laya yoga:

   Khoa học về các trung tâm lực tức là laya yoga; đây là việc áp dụng định luật vào các mănh lực của Thiên nhiên và việc con người sử dụng các mănh lực này một cách khoa học. Nó liên quan tới việc chuyển một vài bộ bảy (septenates) của năng lượng qua các trung tâm lực trên xương sống và vào trong đầu bằng cách tiến theo dạng h́nh học đặc biệt nào đó. Việc này làm cho một người thành một nhà tâm thông tài giỏi và khai mở trong y một vài quyền năng tiềm tàng mà khi được phát triển, làm cho y tiếp xúc được với linh hồn của vạn vật và với khía cạnh chủ quan của thiên nhiên.                       (ASCLH, 78)

 

  Laya yoga có liên quan với thể dĩ thái, với các trung tâm lực hay các chakra trong thể đó, và liên quan với việc phân phối các luồng thần lực và việc khơi hoạt hỏa xà.      

             (ASCLH, 121122)

Lâm phàm (Incarnation):

     - Với nghĩa gốc của nó, từ ngữ “lâm phàm” truyền đạt chân lư căn bản có liên quan đến việc khoác lấy một thể xác trọng trược, c̣n về mặt chuyên môn, chỉ nên áp dụng cho giai đoạn biểu lộ có liên quan đến ba cơi phụ thấp của:

     a/ Cơi hồng trần vũ trụ, liên quan đến một Thái Dương Thượng Đế và đến một Hành Tinh Thượng Đế.

     b/ Cơi hồng trần Thái Dương Hệ, liên quan tới con người.                                                                                                                                                (LVLCK, 732)

Lâm phàm trực tiếp (Direct incarnation):

     Phương pháp trực tiếp lâm phàm sẽ được một số Chân Sư và đạo đồ sử dụng qua tiến tŕnh:

     a/ Sinh ra trên cơi trần (physical birth).

     b/ Chiếm lấy một thể thích hợp (appropriation of a suitable vehicle).

     c/ Trực tiếp sáng tạo bằng một tác động của ư chí. Cách này sẽ ít được dùng.                                                                  (LVLCK, 758)

Lậu tận thông: Spiritual power.

Lẽ trời (Intention): X. Thiên lư.

Lemuria (Lục địa Lemuria):

- Một thuật ngữ hiện đại được một số nhà thiên nhiên học dùng trước tiên, nay được các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng dùng để chỉ một lục địa mà theo Giáo lư Bí Nhiệm của Đông Phương, lục địa này có trước Atlantis. Đó là trú sở của căn chủng thứ ba.                                       (ĐĐNLVTD, 220)

     - Chúng tôi đề nghị gọi lục địa thứ ba là Lemuria. tên gọi này do ông P.L. Sclater đưa ra. Giữa thập niên 1850-1860, dựa vào các nền tảng động vật học, ông quả quyết là vào thời tiền sử, chắc chắn là có một lục địa mà ông nói rơ là trải dài từ Madagascar đến Tích lan (Ceylon) và Sumatra. Nó gồm cả một vài phần của Phi Châu ngày nay. Mặt khác, lục địa khổng lồ này trải dài từ Ấn Độ Dương đến Australia, nay đă hoàn toàn biến mất dưới mặt nước Thái B́nh Dương, chỉ để lại đó đây một vài đỉnh của cao nguyên mà nay là các ḥn đảo.

                                                                        (GLBN III, 20-21)

Lệnh (order or command, mệnh lệnh):

     Lệnh và mệnh lệnh là các giải thích thiếu sinh động (feeble) mà con người đưa ra đối với những ǵ mà họ hiểu được theo định luật. Trong thời gian và không gian, vào bất cứ thời điểm đă định nào vào ở bất cứ vị trí nào, các mệnh lệnh này được đưa ra bởi những kẻ ở vị thế có uy quyền hay những kẻ có vẻ thống trị hoặc đang ở vị thế áp đặt ư muốn của họ. Mệnh lệnh chứng tỏ sự nhu nhược và sự hạn chế của nhân loại.                                                                                                                    (CVĐĐ, 25)

Lịch sử (History) :

   Chỉ là việc ghi nhận phản ứng tuần hoàn (xảy ra theo chu kỳ) của con người đối với một năng lượng thiêng liêng nào đó đang tuôn vào, một  Đấng Hóa thân hoặc một Vị Lănh Đạo được truyền cảm hứng nào đó.                                       (SHLCTĐ, 292)

Linga sharira :

Thể dĩ thái (Etheric body).                                                                  (LVLCK, 264)

Linh cảm (Inspiration, linh hứng)

   Sự linh cảm tương tự với trạng thái đồng cốt nhưng hoàn toàn thuộc về Chân Ngă. Nó sử dụng thể trí như là phương tiện truyền đạt tới bộ óc những ǵ mà linh hồn biết được ...

   Linh cảm xuất phát trên các phân cảnh cao; nó hàm ư một tŕnh độ tiến hóa rất cao v́ nó dính líu đến Chân Ngă thức và cần đến việc dùng chất liệu nguyên tử, như vậy mở ra một phạm vi rộng lớn đối với người truyền đạt. Nó đưa tới kết quả (spell) một cách an toàn. Nên nhớ rằng linh hồn luôn luôn thánh thiện; nó có thể thiếu kiến thức trong ba cơi thấp và có khuyết điểm ở phương diện này nhưng nó không hàm chứa một tệ hại nào. Linh cảm luôn luôn an toàn trong khi trạng thái đồng cốt luôn luôn phải tránh. Linh cảm có dính dáng đến viễn cảm (telepathy) v́ người tạo linh cảm có thể làm được ba điều:

   1. Ngài có thể dùng bộ óc của đường vận chuyển (chanel) được ấn định để đưa tư tưởng vào đó.

   2. Ngài có thể mượn xác của đệ tử Ngài, vị này đứng sang một bên, vẫn hay biết trong các thể tinh anh của ḿnh, chỉ nhường lại thể xác của ḿnh.

3. Phương pháp thứ ba là phương pháp hợp nhất tạm thời, nếu tôi có thể gọi như vậy một sự trộn lẫn khi người sử dụng và kẻ được sử dụng luân phiên nhau hoặc bổ sung cho nhau khi cần để làm công việc đă định. Tôi không thể giải thích rơ ràng thêm nữa.                                                       (LVHLT, 179180)

Linh hồn (soul, hồn):

   Linh hồn có thể được xem như là Con của Cha và Mẹ (Tinh thầnVật chất) và do đó là sự sống được biểu hiện của Thượng Đế , lâm phàm để làm hiển lộ đặc tính của bản thể Thượng Đế, vốn thiết yếu là bác ái. Sự sống này chiếm ngự h́nh hài, nuôi dưỡng đặc tính bác ái trong mọi h́nh hài và cuối cùng khai mở mục đích của mọi sáng tạo.                     (TLHNMI,  36)

   Linh hồn có thể được xem như là nguyên khí thông tuệ một sự thông tuệ có các đặc điểm là trí huệ và nhận thức trí tuệ, kế tiếp, sẽ biểu hiện như là khả năng phân tích, phân biện, tách ly và phân biệt, chọn lựa hay bác bỏ, với mọi hàm ư chứa trong các thuật ngữ này.                                                        (TLHNMI, 38)

   Linh hồn (và ở đây ngôn từ bị giới hạn và lệch lạc) là một đơn vị ánh sáng (unit of light), có sắc thái do rung động đặc biệt của một cung; đó là một trung tâm năng lượng rung động nằm bên trong cái bề ngoài hay h́nh hài của toàn bộ sự sống của nó.                                                                        (TLHNMI, 41)

   Linh hồn là nguyên khí hữu cảm thức (principle of sentiency), ẩn bên dưới mọi biểu hiện bên ngoài, thấm nhuần khắp mọi h́nh hài và tạo thành tâm thức của chính Thượng Đế.                                                                         (TLHNMI, 53)

   …Linh hồn là sự phối hợp của hai năng lượng, năng lượng của sự sống và năng lượng của thể trí.            (TLHNMII, 67)

     - Hai tính chất của linh hồn: thanh thản (serenity) và hân hoan (joy).                                                                           (TLHNM II, 200)

     - Tinh thần (spirit) được bọc trong linh hồn thể là linh hồn, con người cá biệt (individual), Chân nhân (real man).

 (MTNX, 213)

     - Bản chất (nature) của linh hồn là ánh sáng.(ASCLH, 252)

     -   Bản chất của linh hồn là bác ái (love) và cảm thông (understanding).                                                (SHLCTĐ,   360)

     -   Linh Hồn  (soul) chỉ là một tên gọi chung, v́ trong con người, có ba trạng thái (aspects) của Linh Hồn: Sinh hồn (terrestrial, or animal soul), Nhân Hồn (Human soul) và Hồn Thiêng (Spiritual Soul), nói một cách thật đúng, cả ba đều là Linh Hồn duy nhất ở dưới ba trạng thái.           (CKMTTL,   96)

     - Linh hồn là thực thể biết nhận thức được tạo ra qua sự hợp nhất của Cha-Tinh thần và Mẹ-Vật chất. Đó là cái mà trong giới thực vật, thí dụ, tạo ra sự đáp ứng với tia nắng và trổ nụ; đó là cái mà trong giới động vật, khiến cho con vật yêu thương chủ nó, săn mồi và theo đuổi sự sống bản năng; đó là cái mà trong con người, làm cho y biết được chung quanh ḿnh và nhóm của ḿnh, cho phép y sống kiếp sống của ḿnh trong ba cơi thấp của mức tiến hóa b́nh thường như là kẻ đứng ngoài cuộc (onlooker), chủ thể tri giác (perceiver), diễn viên. Chính điều này, sau rốt, cho phép con người khám phá ra rằng linh hồn này nơi y có hai phần, một phần của y đáp ứng với sinh hồn (animal soul), c̣n phần kia của y nhận biết được hồn thiêng liêng (divine soul) của ḿnh. Tuy nhiên, hiện nay, đa số con người được xem là đang hoạt động hoàn toàn không phải thuần bằng sinh hồn, cũng không thuần bằng hồn thiêng liêng, mà có thể được xem như là nhân hồn (human souls).     

                                    (LVHLT, 36-37)

     - Linh hồn th́ toàn tri (omniscient) và toàn năng (omnipotent).                                                                                                  (LVHLT, 242)

     - Nhân loại là một biểu hiện của hai trạng thái của linh hồn, sinh hồn (X. mục từ này) và hồn thiêng liêng (X. mục từ này), hai trạng thái này được phối hợp và pha trộn trong con người tạo thành nhân hồn (X. mục từ này). Chính sự kiện này là nguyên nhân của các vấn đề đặc biệt của con người, và chính hai yếu tố này đang lôi cuốn con người vào việc tranh chấp lâu dài, đưa đến việc giải thoát của hồn thiêng liêng, qua sự siêu việt hóa của sinh hồn.                                        (TLHNM I, 248)

     - Nên nhớ rằng, tất cả các quyền năng tâm linh đều là các quyền năng, các quan năng và khả năng của Linh hồn Duy nhất (One Soul), mà theo thời gian và không gian, một số trong các quyền năng đó là các biểu lộ của ư thức động vật (animal consciousness) hay là sinh hồn, một số dưới h́nh thức nhân hồn, và một số dưới h́nh thức hồn thiêng liêng.         

            (TLHNM II, 559)

     - Linh hồn với vai tṛ là anima mundi, hay linh hồn thế giới (soul of the world) làm linh hoạt tất cả các dạng thức sự sống dưới giới động vật. Linh hồn với vai tṛ là sinh hồn và theo nghĩa rộng của nó, dùng để chỉ các thể xác (bodies) của mọi động vật, kể cả thể xác con người. Linh hồn với vai tṛ là nhân hồn, vốn là một mở rộng hơn nữa của cùng một nhân tố bén nhạy nhưng được tăng thêm hay được làm phấn khích bằng nguyên khí ngă thức (self-awareness) hay với sự nhạy bén của phàm ngă  tập trung đối với mọi biểu lộ của linh hồn dưới nhân loại, cộng thêm sự hiểu biết (hữu thức hoặc vô thức) về hồn bất tử hay hồn thiêng liêng (immortal or divine soul). Linh hồn với vai tṛ Chân Ngă hay hồn tinh thần (spiritual soul) trên cảnh giới riêng của nó - cội nguồn của tâm thức ở mức độ có liên quan đến ba cơi tiến hóa thấp và mục tiêu của mọi diễn tŕnh tiến hóa hiện nay.                                   (CTHNM, 295)

Linh hồn chính yếu (Chief Soul):

     Linh hồn chính yếu là Thượng Trí (Manas, or mind).

(LVLCK, 621)

Linh hồn lụy trần (Earth bound souls):

     Đối với kẻ độc ác và kẻ ích kỷ tàn nhẫn, đối với kẻ phạm trọng tội và đối với một số ít người chỉ sống theo mặt vật chất, rốt cuộc sẽ xảy ra một t́nh huống mà chúng ta gọi là “lụy trần” (“earth bound”).  Các mắt xích mà họ đă rèn được với cơi trần và các xu hướng trần tục của tất cả các dục vọng của họ đă buộc họ vẫn ở sát gần cơi trần và cuối cùng đặt họ vào vùng chung quanh cơi trần (earth environment). Một cách tuyệt vọng và bằng mọi cách có thể có, họ t́m cách tiếp xúc trở lại và nhập trở lại vào cơi trần.                                         (LVHLT, 301)

Linh hồn mới được sáng tạo (Newly-created soul):

     Liên quan đến Chân Thần, độc giả nên nhớ rằng triết học Đông phương bác bỏ tín điều thần học Tây phương đối với việc một linh hồn mới được sáng tạo cho mỗi hài nhi vừa ra đời, v́ đó là một tín điều phản triết học (unphilosophical), cũng như không thể có được trong cấu trúc (economy) của Thiên Nhiên. Phải có một số giới hạn các Chân Thần, tiến hóa và ngày càng phát triển đến mức hoàn thiện, xuyên qua việc đồng hóa của nhiều cá tính kế tiếp nhau trong mỗi chu kỳ Khai Nguyên mới. Điều này tuyệt đối cần thiết xét theo các giáo lư về Luân hồi, Nhân quả và xét theo việc Chân Thần con người dần dần trở về với cội nguồn - Thượng Đế tuyệt đối. Như vậy, mặc dù tập đoàn các Chân Thần tiến hóa ít hay nhiều hầu như không thể tính được, nhưng con số Chân Thần vẫn có hạn, cũng như mọi sự vật trong vũ trụ biến phân và hữu hạn này.             (GLBN I, 224)

Linh hồn Song sinh (“Twin-Soul”):

     Theo giáo lư huyền linh, người nào được sinh ra dưới một ngôi sao (star) nào th́ sẽ măi chịu ảnh hưởng của ngôi sao đó suốt trọn chu kỳ các lần luân hồi trong một Chu kỳ Khai nguyên (Manvantara). Nhưng đó không phải là ngôi sao chiêm tinh (astrological star) của người này. Ngôi sao chiêm tinh liên quan tới phàm ngă, c̣n ngôi sao nói trên liên quan đến Chân Ngă (Individuality). Vị Thiên Thần của Ngôi sao đó, tức là vị Thiền Định Phật (Dhyani-Buddha) liên quan đến nó sẽ hoặc là “Thiên Thần” hướng dẫn, hoặc chỉ là “Thiên Thần” chủ tŕ (presiding “Angel”), tạm gọi như thế, trong mỗi lầm tái sinh mới của Chân Thần, vốn là một phần của chính bản thể của y, mặc dù hiện thể của y, tức con người, có thể vẫn không biết được sự kiện này. Mỗi vị Cao đồ (Adepts) đều có vị Thiền Định Phật của các Ngài, tức “Linh hồn Song sinh” trưởng thượng của các Ngài, các Ngài vẫn biết điều đó và gọi đó là “Hồn Cha” (“Father Soul”) và “Lửa Từ Phụ” (“Father-Fire”). Tuy nhiên, chỉ vào cuộc điểm đạo cuối cùng và cao nhất, khi được đặt đối diện với “H́nh Aûnh” (“Image”) sáng chói th́ các vị Cao Đồ mới học được cách nhận biết được h́nh ảnh  đó. Chẳng biết Bulwer Lytton hiểu được sự kiện huyền bí này đến mức nào mà trong tâm trạng linh hứng cao tột, ông đă mô tả việc Zanoni đối diện được với Thể Quang Huy của ḿnh (his Augoeides)?                                                        (GLBN II, 296)

Linh hồn thể : X. Chân Ngă thể.

Linh hồn thế giới : X. Toàn Linh trí.

Linh hồn thống soái (Master-soul):

     Linh hồn thống soái là Alaya (tàng thức hay toàn linh thức), linh hồn vũ trụ (universal soul) hay là Atma.  (LVLCK, 137)

Linh hồn tri kỷ:  (Twin-soul)

     - Người nào mà Chân Ngă và Phàm Ngă được điều hợp (attuned) một cách hoàn hảo th́ sẽ không bao giờ bận tâm quá nhiều vào việc t́m kiếm một linh hồn tri kỷ; người ấy chỉ dồn hết th́ giờ vào việc cố gắng tuân theo ư chí cao siêu (higher will) và t́m kiếm các thỏa măn sâu xa và bền bĩ hơn. Y cũng thường quá bận rộn trong việc phụng sự huynh đệ ḿnh.

                                                                    (VLH,   162)

     - Linh hồn tri kỷ mà mọi người đều mong mỏi, thực ra chính là Thượng Đế (God)….

     Đó là khía cạnh cao cả nhất của Đấng Thiêng Liêng mà con người có thể hoài vọng đến. Mọi việc đều có tính cách tương đối. Tuy nhiên con thấy rằng khát vọng (dream) về một linh hồn tri kỷ vốn luôn ám ảnh nhân loại hẳn nhiên là có một cơ sở xác đáng và đóng vai tṛ thiết yếu trong diễn tŕnh tiến hóa, v́ chính sự thôi thúc bên trong đó khiến cho cái thành phần (the part, thành viên, phần tử) t́m kiếm cái toàn vẹn      (completion, hoàn măn) trong Tổng Thể (the Whole).

(VLH, 164)ø

Linh hồn vạn vật : X. Anima mundi.

Linh hồn vũ trụ (Universal soul): X. Toàn Linh thức.

Linh Hỏa (Divine Flame):

     - Chân Thần.

     - Linh hỏa được tạo ra (formed) trên cơi thứ hai, cơi Chân Thần (monadic plane).                                                                    (LVLCK, 47, 54)

 

 

Linh khí (the Breath):

     Sự Sống của Thái Dương Thượng Đế tức là Linh khí của Ngài.                                                                                                                              (KCVTT, 14)

Linh ngă (Divine self):

     - Là Tinh thần (spirit), là Chân Thần (Monad).

(LVLCK, 48)

     - Là Tinh thần, là Chân Thần, là Bản Lai Diện Mục (Presence).                                                                                                                   (ASCLH, 8)

     - Linh ngă tức là Chân Ngă Tinh thần (Spiritual Self).

(ASCLH, 266)

Linh phù, linh vật: (Talisman)

     Một linh phù là một vật nhỏ (small object) được nạp từ điện (magnetism), mục đích của nó là để xua đi mọi ảnh hưởng vốn không hài ḥa (harmonize) với loại từ điện mà linh phù được tích nạp (charged). Cách hoạt động của nó có thể được so sánh với cách hoạt động của một con quay hồi chuyển (gyroscope), con quay này xoay tṛn theo cách nào mà đôi khi nó sẽ gẫy vỡ thành nhiều  mănh hơn là chịu để cho chuyển động của nó bị đổi hướng.                                                         (GLTNVT,   300)

      Đá quư/ngọc (jewel) dùng làm linh phù tốt nhất, v́ là loại khoáng thạch cao cấp nhất (the highest type of mineral) nên nó giữ được từ điện bền lâu nhất.                        (GLTNVT,    300)

Linh thể (Atmic body/Nirvanic body)

    - Linh thể con người ngự tại cơi thứ ba, cơi Niết Bàn.

(KCVTT,  236)

-   Tức là thể tinh thần (spiritual body).                                     (ASCLH, 23)

Linh thị (Vision):

     Thực ra, linh thị thực sự (true vision) là h́nh ảnh cảm dục (astral reflection) của Thiên Cơ, được phản chiếu vào các phân cảnh cao của cảm dục thức (astral consciousness) của hành tinh và ở đó được tiếp xúc và nhận thức được bởi những người mà mức tập trung của họ trong đời sống ở độ rất cao…    

            (TLHNM II, 605)

Linh thức (Ᾱtmic consciousness/ Spiritual consciousness, Niết Bàn thức): X. Niết Bàn thức.

- Khi linh thức phát triển nhờ vào trực giác th́ vị điểm đạo đồ có thể tiếp xúc với kho kiến thức có sẵn trong Chân Thần, và như vậy, học được các Quyền Lực Từ (Words of Power).

(TVTTHL, 263264)

     - Linh thức hay Niết Bàn thức (Ᾱtmic, or nirvanic consciousness) tức tâm thức thuộc về sự sống trên cơi thứ năm (cơi Niết Bàn-ND), là tâm thức đạt được bởi các Đấng Cao Cả (lofty Ones), các thành quả đầu tiên (first fruits) của nhân loại, các Ngài đă hoàn tất chu kỳ tiến hóa của nhân loại và được gọi là các Chân Sư (Masters).                              (MTNX,  185)

     - Spiritual consciousness, tức là Thượng Trí (Manasic mind) chiếu rọi bằng ánh sáng của Buddhi.               (CKMTTL,  138)

Linh từ (Mantrams) : X. Thần chú.

Linh từ hay Diệu âm (Word or Sound):

     - Các đạo sinh nên nhớ rằng có ba Linh từ hay Diệu âm căn bản đang biểu lộ. Đây là trường hợp đối với giới nhân loại. Đó là:

     I- Linh từ hay nốt của Thiên nhiên (Word or Note of Nature):

     Đây là Linh từ hay diệu âm của mọi h́nh thức của mọi h́nh tướng hiện hữu trong vật chất cơi trần, và như thường được biết rơ, nó được ngân lên dựa vào nốt căn bản “FA”. Đó là một nốt chẳng có liên quan ǵ đến nhà huyền linh học, v́ công việc của người này không liên quan ǵ đến việc gia tăng tính hữu h́nh, mà lại có liên quan đến sự biểu hiện của cái nội tâm hay vô h́nh. Đây là Linh từ của Ngôi Ba, Ngôi Brahma hay Ngôi Thánh Thần (Holy Ghost Aspect).

     II- Thánh Ngữ (Sacred Word, Linh từ):

     Đây là Linh Từ Vinh Quang (Word of Glory), thánh ngữ AUM. Đây là Pranava, diệu âm của chính Sự Sống hữu thức khi Sự Sống này được truyền (breathed) vào mọi h́nh hài. Đó là Linh từ của Ngôi Hai, cũng như Linh từ của Tạo Hóa (Nature) khi được phát ra đúng cách sẽ cung ứng các h́nh tướng được dự kiến là tiết lộ linh hồn hay Ngôi Hai, Pranava cũng thế, khi được thể hiện đúng cách, sẽ biểu hiện Ngôi Cha hay Tinh thần qua trung gian của linh hồn. Đó là Linh từ của các con đă lâm phàm của Thượng Đế.

     III- Linh từ thất truyền (Lost Word):

     Ư niệm về Linh từ thất truyền này đă được duy tŕ cho chúng ta trong nhóm Tam Điểm. Đó là Linh từ của Ngôi Một, Ngôi Tinh thần, và chỉ có đệ tử điểm đạo bậc ba mới có thể thật sự bắt đầu t́m kiếm Linh từ này v́ chỉ có Linh hồn giải thoát mới có thể t́m được nó. Linh từ này liên quan tới các cuộc điểm đạo cao tột, và chúng ta chẳng có lợi ǵ khi nghiên cứu thêm.                                                                       (ASCLH, 54-55)

     - Trong khi tham thiền, nhờ ngân lên Linh từ... (Word), đạo sinh mới khơi dậy sự đáp ứng trong bí huyệt chính ở đầu, tạo nên sự rung động hỗ tương giữa bí huyệt đó với bí huyệt hồng trần trên đầu và dần dần phối kết các mănh lực trong đầu.        

     (LVLCK, 1012)

     - Diệu Âm (the Sound) hay Thánh Ngữ (Sacred Word) khi được sử dụng đúng sẽ có các hiệu quả khác nhau có thể được đề cập đến ở đây.

     OM khi được ngân lên, với tư tưởng tập trung ở sau sẽ tác động như một tác nhân khuấy động (disturber), một tác nhân giải phóng (loosener) vật chất thô trược (coarse) của thể tư tưởng, thể t́nh cảm và của thể xác. Khi được ngân lên với đạo tâm tâm linh mạnh mẽ ở sau, nó sẽ tác động như một phương tiện thu hút (attractive medium), và thu thập lại các phân tử vật chất tinh khiết để lấp đầy chỗ trống của các phân tử bị vứt ra trước đó.

     Các đạo sinh nên cố gắng có hai hoạt động này trong trí khi sử dụng Thánh Ngữ trong lúc tham thiền.

     Việc sử dụng Thánh Ngữ này rất có giá trị thực tiễn và dẫn đến kết quả trong việc kiến tạo các thể tốt lành để cho linh hồn sử dụng.                                                                                                             (LVHLT, 140)

Linh từ và diệu âm (Word and sound):

     Đạo sinh cần phân biệt cẩn thận giữa linh từ và diệu âm, v́ linh từ (word) che giấu tư tưởng, hay ư định hoặc mục tiêu, c̣n diệu âm (sound) làm cho tư tưởng hay ư định hoặc mục tiêu đó có thể biểu hiện ra trong loại vật chất nào đó trên một trong bảy cảnh giới.                                                                        (ĐĐNLVTD, 155)

Lipika : X. Nghiệp Quả Tinh Quân.

Loa tuyến (Spirillae, ṿng xoắn ốc):

   Loa tuyến chỉ là các ḍng thần lực hay sức sống của Ngôi Hai, luân lưu theo dạng h́nh học bên trong bức tường vây bọc của vật chất, hợp thành bởi thần lực hay chất liệu của Ngôi Ba.

      (LVLCK, 527)

Loạn trí (Insanity, mất trí, điên) : X. mất trí.

Ḷng từ mẫn (Tenderness):

   Ḷng từ mẫn đi ngược lại với tính vị kỷ (selfcentredness). Vị kỷ hàm ư luôn luôn khe khắt (hard) và thu tóm về cho ḿnh (selfabsorbed).

   Nhờ có ḷng từ mẫn, sự cảm thông do từ ái mới thể hiện ra thực tế. Các hoạt động của con người không c̣n hướng nội (ingoing) và vị kỷ nữa mà trở thành hướng ngoại (outgoing) và được gợi hứng cảm bằng một ham muốn phụng sự và giúp đỡ nhiệt thành và không ích kỷ. Trạng thái cảm nhận này đôi khi được gọi là ḷng nhân từ (mercy) và là đặc trưng cho tất cả những kẻ phụng sự nhân loại. Nó bao hàm sự trợ giúp tích cực, định tâm không ích kỷ, xét đoán khôn ngoan và hoạt động bác ái. Nó không vướng mắc vào bất cứ ham muốn khen thưởng hay tưởng lệ nào.                                           (ASCLH, 287288)

Ḷng trắc ẩn (Compassion, ḷng từ bi, ḷng thương xót):

   Ḷng trắc ẩn ngược lại với sự đam mê (passion). Đam mê hàm ư ích kỷ và tham lam (grasping). Nhờ có ḷng từ bi, con người không c̣n bận tâm với các quyền lợi ích kỷ của riêng ḿnh mà tiến nhập vào và hứng chịu đau khổ với huynh đệ của ḿnh. Y có thể tạo thích ứng cho rung động của ḿnh ngơ hầu nó đáp ứng được với nhu cầu của huynh đệ ḿnh; nhờ đó, y mới chia sớt được tất cả những ǵ đang xảy ra trong ḷng huynh đệ ḿnh.                                                                              (ASCLH, 287)

Ḷng vô dục (Dispassion):

   Ḷng vô dục ngược lại với khát vọng (lust) hay dục vọng. Nhờ ḷng vô dục, người t́m đạo và kẻ phụng sự mới tránh được kết quả của nghiệp báo do y hành động v́ kẻ khác. Như chúng ta biết, chính sự ham muốn riêng của chúng ta mới trói buộc chúng ta với ba cơi thấp và với kẻ khác. “Trói buộc với” (“binding to”) có bản chất khác với “kết hợp với” (“union with”). Một đàng th́ đầy dục vọng, tạo ra sự bó buộc và hậu quả, một đàng th́ không c̣n ham muốn, tạo ra “sự đồng nhất hóa với” (“identification with”) và không có hậu quả ràng buộc nào trong ba cơi thấp.

   Ḷng vô dục có tính chất thiên về trí tuệ hơn hai cái kia.

   Nên ghi nhận là ḷng vô dục mang tính chất của hạ trí, ḷng từ mẫn là kết quả về t́nh cảm của ḷng từ bi vô dục và liên quan tới nguyên khí cảm dục, trong khi ḷng từ bi cũng liên quan tới cơi trần v́ đó là biểu lộ ra cơi trần của hai trạng thái kia.                                                                                      (ASCLH, 287288)

Lớp vỏ (Sheath, đôi khi có nghĩa là thể-body):

     H́nh hài vật chất (material form) tức là lớp vỏ.

(LVLCK, 488)

Luân hồi (Incarnation, đầu thai, lâm phàm): X. Định luật luân hồi.

     - Người ta cho rằng bí nhiệm ẩn tàng trong 777 lần luân hồi. Con số này đem lại cơ hội cho nhiều suy gẫm. Cần nói rơ rằng đó không phải là con số chu kỳ luân hồi mà con người phải vượt qua nhưng nó nắm giữ ch́a khóa cho ba chu kỳ chính đă nói trước (chu kỳ của Chân Thần, chu kỳ của Chân Ngă, và chu kỳ của Phàm ngă -ND). Trước tiên, con số này áp dụng cho Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống hành tinh chúng ta chứ không phải cho các hành tinh hệ khác. Mỗi Đức Hành Tinh Thượng Đế có con số của Ngài, c̣n con số của Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta ẩn giấu trong ba con số nói trên, cũng như 666 và 888 nắm giữ cái huyền bí được che giấu của hai Đức Hành Tinh Thượng Đế khác. Số 777 này cũng là số chuyển hóa (number of transmutation), vốn là công việc căn bản của tất cả các Hành Tinh Thượng Đế.                   (LVLCK, 306)

     - Vào một giai đoạn nhất định, một đệ tử được phép đi đầu thai rất nhanh sau khi chết, trong trường hợp này, vị đệ tử đó phải ở trên cơi cảm dục, chờ cơ hội thích hợp để đi đầu thai. 

             (MTNX,   80)

     - Có ba nguyên nhân phối hợp lại để tạo ra luân hồi:

1.      Sức thôi thúc của Chân Ngă (Egoic impulse).

2.      Hoạt động của các Thái dương và Thái âm Thiên thần (solar and lunar Angels).

3.      Nghiệp quả, hoặc là vai tṛ (place) mà hành động trước kia nắm giữ trong lúc biểu lộ.                                (LVLCK, 761)

     - Một trong các yếu tố chi phối việc luân hồi là sự hiện hữu của cái được gọi là ư muốn linh hoạt (will-to-live).

                        (CTNM, 638)

     - Con người bước vào luân hồi không những do ư muốn riêng của y là thu thập kinh nghiệm ở cơi trần mà c̣n theo sức thôi thúc của nhóm (group impulse) và hợp với nghiệp quả của nhóm (group karma) cũng như với nghiệp quả của riêng y.

     (CTNM, 492)

Luân hồi, giai đoạn chuẩn bị :

     - Nhân hồn được tái hấp thu vào đại hồn (oversoul) trước khi lại tái luân hồi (reincarnating).

     … Có ba chủng tử liên quan một cách đặc biệt với các vi tử thường tồn thể xác và thể cảm dục, như thế tạo ra mănh lực ngũ phân vốn dĩ sẽ tạo ra các sắc tướng sau này:

     1/ Chủng tử 1 (seed one) định đoạt bản chất của môi trường vật chất cho con người đầu thai trở lại. Nó có liên quan đến tính chất của môi trường tương lai đó và như vậy chi phối lĩnh vực tiếp xúc cần thiết.

     2/ Chủng tử 2 định đoạt tính chất của thể dĩ thái như là một hiện thể mà nhờ đó các thần lực cung có thể tiếp xúc được với thể xác trọng trược. Nó định giới hạn cho cấu trúc dĩ thái hay là sinh vơng (vital web) mà năng lượng sau này sẽ luân lưu theo đó và có liên kết một cách đặc biệt với trung tâm lực đặc biệt (trong số 7 bí huyệt) vốn sẽ là bí huyệt sinh động và linh hoạt nhất trong lần luân hồi tới.

     3/ Chủng tử 3 mang lại ch́a khóa cho thể cảm dục mà con người sẽ được an trụ vào đó trong lần luân hồi tới. Đừng quên rằng ở đây tôi đang nói về kẻ thường nhân chứ không nói đến người tiến hóa, đệ tử hay đạo đồ. Chính chủng tử này - qua các lực mà nó thu hút - giúp con người lập liên hệ trở lại với những người mà trước đây y yêu thương hay đă có sự tiếp xúc chặt chẽ. Một sự kiện cần được nhận biết rằng ư tưởng của nhóm chi phối một cách chủ quan tất cả các lần lâm phàm, và con người đi đầu thai, không những do ư muốn của riêng y là khao khát có được kinh nghiệm ở cơi trần mà c̣n theo sự thôi thúc của nhóm (group impulse) và theo cùng vớinghiệp quả của nhóm cũng như hợp với nghiệp quả của riêng y.

     … Một điểm khác cần được xem xét. Trên khía cạnh nội môn, con người hiểu được rằng luật Luân hồi chi phối tiến tŕnh thu thập kinh nghiệm cho cách sống ở cơi trần, và con người cũng nhận thức được rằng, trước khi thải bỏ thể cảm dục, thể trí cảm hay thể trí, con người chỉ trải qua một thời gian tạm nghỉ giữa các lần luân hồi và tất nhiên họ đối mặt với hai kinh nghiệm lớn:

     1/ Một thời khoảng (dài hay ngắn tùy mức độ tiến hóa đă đạt được) để tiếp xúc với linh hồn (hồn tinh thần-ND) hay với thái dương thiên thần.

     2/ Sau lần tiếp xúc đó, một sự tái định hướng tương đối mănh liệt vào kiếp sống ở cơi trần xảy ra, đưa đến điều được gọi là “tiến tŕnh đi xuống và thúc giục” (”the process of descent and calling”), trong đó con người:

   a/ Chuẩn bị cho lần đầu thai lại ở cơi trần.

   b/ Ngân lên đúng nốt riêng của ḿnh vào vật chất của ba cơi thấp.

   c/ Làm hồi sinh các vi tử thường tồn, vốn hợp thành một tam giác lực bên trong linh hồn thể.

   d/ Gom lại chất liệu để tạo ra các thể biểu lộ trong tương lai.

   e/ Tô điểm chúng bằng các tính chất và các đặc tính mà y đă hoạch đắc được qua kinh nghiệm sống.

   f/ Trên cơi dĩ thái, sắp xếp lại chất liệu của thể sinh lực của y sao cho 7 bí huyệt h́nh thành và có thể trở thành nơi thu nhận các thần lực bên trong (inner forces).

   g/ Chọn lựa một cách có cân nhắc những người sẽ cung cấp cho ḿnh nhục thân cần thiết và kế đó, chờ thời điểm luân hồi. Đạo sinh huyền môn nên nhớ kỹ rằng cha mẹ chỉ cống hiến nhục thân, cha mẹ không đóng góp ǵ khác ngoại trừ một cơ thể có tính chất và bản chất đặc biệt, cơ thể này sẽ cung ứng hiện thể cần thiết để tiếp xúc với môi trường chung quanh mà linh hồn đi đầu thai cần đến. Cha mẹ cũng có thể tạo được một phần nào mối liên hệ của nhóm, nơi mà kinh nghiệm của linh hồn th́ dài và một mối liên hệ đích thực của nhóm đă được thiết lập.                                        (CTNM, 396, 495-496)

     - Nên nhớ rằng, trên cơi riêng của ḿnh, ở mức độ ít hay nhiều, Chân Ngă cũng biết được nghiệp quả của ḿnh và biết được những ǵ cần phải được làm để thúc đẩy sự tiến hóa trong lần luân hồi tới (coming incarnation). Do đó, Chân Ngă làm việc với các Nghiệp Quả Tinh Quân, nhưng chỉ tiếp xúc trực tiếp với các vị Thừa Hành Nghiệp Quả của nhóm sáu và nhóm bốn mà thôi (X. Nghiệp Quả Tinh Quân và các Đấng Thừa hành Nghiệp quả). Thông qua hai nhóm 6 và 4 này, công việc được xúc tiến xét về mặt cá nhân của Chân Ngă, và các vị Thừa hành Nghiệp quả khởi động cho Chân Ngă (sau khi Chân Ngă đă ngân lên nốt của ḿnh) guồng máy của Thiên Luật (machinery of the Law).                                          (LVLCK, 943)

Luân hồi, thời gian tạm ngưng: (Interval)

    Không hề có sự cố định đối với thời gian tạm ngưng luân hồi, đó chỉ là vấn đề nhu cầu của linh hồn (soul’s needs) mà thôi.                                                                           (VLH,   199)

Luân xa : X. Bí huyệt

Lục căn : Ayatana, six senses

Lục địa Bắc cực (The Hyperborean):

     Đây là tên gọi dành cho lục địa thứ hai, tức vùng đất có các doi đất (promontories) trải dài theo hướng Tây Nam tính từ Bắc cực (North Pole), để đón nhận Giống dân thứ hai, và bao gồm toàn thể vùng Bắc Châu Á ngày nay. Đó là tên gọi mà người Hy Lạp cổ xưa nhất dành cho vùng đất xa xăm và huyền bí, nơi mà theo truyền thuyết của họ, thần Apollo, Bắc cực, tuần du hằng năm.                                                 (GLBN III, 20)

Lục địa Atlantis: (great Atlantis)

     Chừng 850.000 năm trôi qua kể từ khi bán đảo lớn cuối cùng của đại lục (great Atlantis) bị nhận ch́m.

                   (GLBN  III,   23)

Lục đoạn thiền (Six stages of meditation):

   Sáu giai đoạn tham thiền mà Patanjali đề cập tới v́ chúng đem lại manh mối cho toàn bộ tiến tŕnh khai mở:

   1. Đạo tâm (Aspiration).

   2. Định trí (Concentration).

   3. Tham thiền (Meditation).

   4. Nhập định (Contemplation).

   5. Giác ngộ (Illumination).

   6. Linh cảm (Inspiration).                                                         (ASCLH, 37)

Lục độ : Six Paramitas.

Lục nhập : Sadayatana, six regions.

Lục thông: Abhijđâ. Six phenomenal gifts.

Lục trần, lục tặc : Visaya.

Luồng phân thân (Outpouring):

     Luồng phân thân vĩ đại thứ nhất phát ra từ Thượng Đế (Logos), làm linh hoạt vũ trụ chất (universal substance) và khiến cho mọi nguyên tử vật chất trong “ṿng giới hạn” của Thái Dương Hệ của Ngài rung động theo bảy mức rung động khác nhau.

     Luồng phân thân thứ nh́ gây ra các phối hợp phân tử, nhờ thế tạo ra sáu cơi phụ dưới cơi phụ nguyên tử ở mỗi cơi và tạo ra h́nh hài.

     … Linh hồn thể được tạo thành từ từ bằng các phần tử vật chất thuộc cùng tính chất và cùng loại như nguyên tử dùng làm nhân của nó, và khi linh hồn thể được kiến tạo như thế qua các thời kỳ tiến hóa dài th́ trung tâm ư thức thiêng liêng đang ứng linh, mà qua bao thời kỳ đă tiến hóa riêng biệt, lại kết hợp với nó, Chân Ngă bất tử bắt đầu leo lên qua giới nhân loại. Đây là luồng phân thân thứ ba đối với mỗi linh hồn.                     

            (TLHNM I, 168-169)

Luồng sóng sinh hoạt (Life waves):

     Luồng sóng sinh hoạt thứ nhất, phát xuất từ Ngôi ba Thượng Đế (third Logos): Tiến hóa của Vật chất (Matter).

     Luồng sóng sinh hoạt thứ hai, phát xuất từ Ngôi Hai Thượng Đế (second Logos): Tiến hóa của Sắc tướng (Form).

     Luồng sóng sinh hoạt thứ ba, phát xuất từ Ngôi Một Thượng Đế (first Logos): Phân thân của Tinh thần (Outpouring of Spirit).                                                                                                                        (LVLCK, 94)

Luyện ngục: (Purgatory): Gọi như thế không hẳn là không đúng v́ đó là một trạng thái tâm thức, nơi mà rất nhiều thanh luyện và cải thiện xảy ra, luyện ngục ở vào các cơi phụ thấp của cơi cảm dục, đó là nơi mà con người hầu như tức khắc bước vào sau khi bỏ thể xác.                           (CKDCLH,   27)

Lửa (Fire):

- Lửa là một biến phân của vũ trụ năng (Fohat) trên cơi trí (plane of mind).                                                                                                      (LVLCK, 43)

- Có 3 loại:

   a) Lửa do ma sát hay trạng thái Brahma âm (negative Brahma Aspect), Ngôi Ba (third Aspect).

   b) Lửa Thái Dương hay trạng thái Vishnu âm dương (positive negative Vishnu Aspect), Ngôi Hai (second Aspect).

   c) Lửa điện hay trạng thái Shiva dương (positive Shiva Aspect), Ngôi Một (first Aspect).                                     (LVLCK, 888)

- Ở trên trời cũng như nơi cơi thế, lửa là h́nh ảnh hoàn hảo nhất và không pha trộn của Ngọn Lửa Duy Nhất (One Flame). Đó là Sự sống và Sự chết, cái thủy (origin) và cái chung (end) của mọi sự vật vật chất (material thing). Đó là “Bản thể” (“Substance”) thiêng liêng.                                                                (GLBN I, 180)

   - Lửa là biểu tượng của thể trí.                   (ACMVĐTG,  179)

Lửa bên trong  (Internal fire, nội hỏa):

     Theo Giáo lư Bí nhiệm th́ lửa bên trong của vật chất được gọi là “lửa do ma sát” (“Fire by friction”). Nó là hậu quả chứ không phải nguyên nhân. Nó được tạo ra do hai lửa của tinh thần và trí tuệ (lửa điện và lửa thái dương) tiếp xúc nhau qua trung gian của vật chất. Năng lượng này biểu lộ trong chính vật chất như là nội hỏa của thái dương và của các hành tinh, và có được một phản ảnh trong các nội hỏa của con người. Con người là Linh Hỏa (Flame Divine) và Trí hỏa (fire of Mind) tiếp xúc nhau qua trung gian của vật chất hay h́nh hài. Khi cơ tiến hóa kết thúc, lửa vật chất không c̣n nhận biết được nữa. Nó chỉ tồn tại khi hai lửa kia kết hợp lại và nó không tồn tại khi tách khỏi chính vật chất.

     Bây giờ chúng ta hăy thừa nhận một vài sự kiện liên quan đến lửa trong vật chất và đề cập đến chúng một cách trật tự, để cho thời gian làm sáng tỏ ư nghĩa của chúng.

     Thứ nhất, chúng ta có thể nói rằng nội hỏa là cả lửa tiềm tàng lẫn lửa linh hoạt, tự biểu lộ như là sự tổng hợp của các lửa tri thức (acknowledged fires) của Thái Dương Hệ và hiện ra điển h́nh như là bức xạ thái dương và sự cháy bên trong hành tinh. Khoa học đă có nói đến ít nhiều về vấn đề này và nó ẩn giấu dưới cái bí mật về điện khí ở cơi trần, đó là biểu hiện của các nội hỏa linh hoạt (active internal fires) của Thái Dương Hệ và của hành tinh, giống như sự cháy bên trong (inner combustion) là một biểu hiện của các nội hỏa tiềm tàng. Các lửa sau này nằm bên trong của mỗi bầu hành tinh và là nền tảng của mọi sự sống vật chất biểu lộ bên ngoài.

     Thứ hai, chúng ta có thể ghi nhận rằng các nội hỏa là nền tảng của sự sống trong ba giới thấp của thiên nhiên, và trong giới thứ tư hay giới nhân loại, có liên quan đến hai hiện thể thấp. Khi được phối hợp với các nội hỏa th́ Lửa Trí tuệ là nền tảng của sự sống trong giới thứ tư, và khi được hợp nhất, chúng sẽ kềm chế (hiện giờ th́ chỉ có một phần, c̣n sau này th́ toàn bộ) phàm ngă tam phân; việc kềm chế này kéo dài đến lần điểm đạo thứ nhất.

     Sau rốt, khi lửa Tinh thần ḥa lẫn với hai lửa kia (việc ḥa lẫn bắt đầu trong con người ở lần điểm đạo thứ nhất) sẽ tạo thành một nền tảng của sự sống tinh thần. Khi sự tiến hóa nối tiếp trong giới thứ năm hay giới tinh thần, cả ba lửa này bùng lên cùng lúc, tạo ra tâm thức hoàn hảo. Việc bùng cháy này đưa tới kết quả là tạo ra sự thanh lọc cuối cùng của vật chất và mức độ thích hợp tất yếu của nó.

     … Các nội hỏa của Thái Dương Hệ, của hành tinh và của con người đều chia làm ba:

1.      Lửa trong sâu (Interior fire) ở ngay tâm của khối cầu (sphere), các ḷ lửa bên trong này (inner furnaces) tạo ra hơi ấm. Đây là tiềm hỏa (latent fire).

2.      Lửa phát xạ (Radiatory fire). Loại lửa này có thể được diễn tả bằng các thuật ngữ về điện ở cơi trần, về các tia sáng (light rays) và về năng lượng dĩ thái. Đây là lửa linh hoạt.

3.      Tinh hoa của lửa (Essential fire) hay là hỏa tinh linh (fire elementals), chính chúng là tinh chất của lửa (essence of fire). Chúng được chia thành hai nhóm chính:

a/ Các hỏa thiên thần (fire devas) hay là các thực thể tiến hóa thăng thượng.

 

b/ Các hỏa tinh linh hay là một thực thể tiến hóa giáng hạ.

 

… Tất cả các hỏa tinh linh và hỏa thiên thần này đều ở dưới sự kiểm soát của Hỏa Tinh Quân (Fire Lord), tức là Agni.

 Trong Thái Dương Hệ hay Đại Thiên Địa:

     … Lửa tiềm tàng hay lửa trong sâu tạo ra nội nhiệt (internal heat), giúp cho Thái Dương Hệ sản sinh ra mọi h́nh thức sự sống. Đó là hơi ấm nội tại (inherent warmth) giúp cho vạn vật sinh sôi nảy nở, dù là con người, con vật hay cây cỏ.

     Lửa linh hoạt hay lửa phát xạ vẫn có trong sự sống và làm cho sự tiến hóa của vạn hữu phát triển ra ngoại cảnh nhờ vào lửa tiềm tàng (latent fire).

Trong hành tinh, hay Hành Tinh Thượng Đế:

     Nói chung, những ǵ được đưa ra liên quan tới Thái Dương Hệ đều có thể được xác định đối với mọi hành tinh mà bản chất của chúng là h́nh ảnh phản chiếu của thái dương, người anh cả của chúng.

Trong nhân loại tức con người Tiểu thiên địa:

     Lửa tiềm tàng nơi con người, tức nội nhiệt (heat interior) của cơ thể đưa tới việc nảy nở của các h́nh thức sự sống khác, đó là:

1.      Các tế bào của thể xác.

2.      Các cơ quan được nuôi dưỡng bằng tiềm nhiệt (latent heat).

3.      Sự sinh sản của chính nó trong các h́nh hài khác của con người, nền tảng của chức năng tính dục.

Lửa phát xạ hay lửa linh hoạt trong con người là một nhân tố mà cho đến nay ít được hiểu biết. Nó có liên quan tới hào quang sức khỏe và liên quan tới phát xạ từ thể dĩ thái, nó giúp cho con người thành nhà chữa bệnh và có thể truyền chuyển nhiệt linh hoạt (active heat).

Cần phân biệt giữa sự phát xạ này (radiation) với thể dĩ thái, vốn là sự phát xạ của prana, c̣n từ lực (magnetism) vốn là một phóng phát (emanation) từ một thể tinh anh (thường là thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ (manifestation) của Linh Hỏa bên trong các lớp vỏ vật chất (material sheaths). Linh Hỏa được tạo ra trên cơi thứ hai, cơi Chân Thần, c̣n từ lực (vốn là một phương cách để giải thích lửa phát xạ) do đó được cảm nhận cao nhất là trên các cơi thứ tư và thứ sáu, hay là qua các hiện thể bồ đề và cảm dục. Như chúng ta biết, các cơi này có liên kết chặt chẽ với cơi thứ hai. Sự phân biệt này rất là quan trọng và nên nhận thức kỹ càng. (LVLCK, 50-54)

Lửa do ma sát (Fire by friction):

     Theo ư nghĩa siêu h́nh, “lửa do ma sát” (“lửa cọ xát”) có nghĩa là sự kết hợp (union) giữa Tuệ giác (Buddhi) hay nguyên khí thứ sáu với Trí tuệ (Manas) hay nguyên khí thứ năm. Nhờ sự kết hợp hay gắn chặt vào nhau này mà nguyên khí thứ năm hỗn hợp một phần nào và trở nên thành phần của Chân Thần. Theo ư nghĩa vật chất th́ lửa do ma sát có liên quan với tia lửa sáng tạo (creative spark) hay mầm sống (germ) vốn khai sinh và tạo ra con người.                                          (GLBN III, 250)

Lửa địa ngục và hồ lửa (Hell-fire and the lake of fire):

     Cũng như chữ TAU, v́ mang theo nốt của dục vọng và của sự thôi thúc để chiếm hữu và để hiện hữu, bị lạm dụng và đă đưa các nền văn minh của nó đến tai họa, cũng thế, thánh ngữ AUM cũng có thể bị dùng sai và có thể đưa các nền văn minh của nó vào lửa. Đây là chân lư vốn thực sự ẩn sâu bên dưới giáo huấn bị hiểu sai của Cơ Đốc giáo về lửa địa ngục và hồ lửa. Chúng mô tả một cách tượng trưng việc kết thúc kỷ nguyên khi mà các nền văn minh ở cơi trí sẽ đi đến chỗ kết thúc trong thảm họa đối với khía cạnh h́nh hài, giống như các nền văn minh trước đây đă đi đến chỗ kết thúc bằng nước. 

 (LVHLT, 479-480)

Lửa Kundalini (Kundalini fire): X. Hỏa xà.

Lửa Nguyên Thủy: (Primordial Fire)

     Lửa Nguyên Thủy là dĩ thái thứ nhất của vũ trụ ở cơi Tối Đại Niết Bàn.                                                      (LVLCK,   626).

Lửa Thái dương (Solar fire):

     Năng lượng của linh hồn đôi khi được gọi là lửa thái dương.      

                                                                                                                        (CTNM, 641)

Lửa trong Đại thiên địa (Fire in the Macrocosm):

     Lửa có bản chất chính yếu là tam phân, nhưng khi biểu lộ, nó có thể được xem  như biểu hiện ngũ phân, và có thể được định nghĩa như sau:

1.      Lửa do ma sát, hay lửa sinh động nội tại. Các lửa này làm sinh động và đem sinh khí cho Thái Dương Hệ biểu lộ bên ngoài. Chúng là toàn thể hỏa xà của Thượng Đế khi hoạt động đầy đủ trong Thái Dương Hệ.

2.      Lửa Thái Dương hay lửa trí tuệ vũ trụ. Đây là phần của cơi trí vũ trụ được dùng làm sinh động thể trí của Thượng Đế. Lửa này có thể được xem như là toàn thể tia lửa của trí tuệ (mind), các lửa của các hạ trí (mental bodies) và nguyên khí linh hoạt của các đơn vị tiến hóa của nhân loại trong ba cơi thấp.

3.      Lửa điện, hay Ngọn Lửa Thiêng của Thượng Đế. Ngọn lửa này (flame) là dấu hiệu phân biệt của Thượng Đế (Logos) của chúng ta và chính nó giúp phân biệt Ngài với các vị Thượng Đế khác, đó là đặc điểm nổi bật của Ngài và là dấu hiệu vị trí của Ngài trong cơ tiến hóa của vũ trụ.          

                                (LVLCK, 37-38)

Lửa trong việc biểu lộ (Fire in Manifestation):

     Lửa linh hoạt (active fire) tức là prana (sinh khí).

     Lửa tiềm tàng (latent fire) tức là thân nhiệt (bodily heat).

     … Khi tiềm hỏa (lửa tiềm tàng) của phàm ngă phối hợp lửa của trí tuệ (fire of mind), hay lửa của Chân Ngă và sau cùng pha trộn với Lửa Thiêng (Divine Flame -từ Chân Thần-ND) th́ lúc đó con người đạt được điểm đạo lần năm trong Thái Dương Hệ này và hoàn tất được một trong các chu kỳ lớn của ḿnh.                                                                           (LVLCK, 47)

Lửa và ánh sáng (fire and light):

     Lửa điện hay Tinh thần, hợp với lửa do ma sát (nhiệt) tạo ra lửa thái dương hay ánh sáng.                                                     (LVLCK, 241)

Lửa vật chất (Fires of matter):

     Lửa từ đáy xương sống và tam giác lá lách (splenic triangle) là lửa vật chất… Các lửa này không có tác dụng tinh thần (spiritual effect) và chỉ có chính chúng liên quan với vật chất ở chỗ có các trung tâm lực này.                                               (LVLCK, 138)

Lực (Force, mănh lực):

   - Lực chẳng qua chỉ là vật chất ở một trong các trạng thái cao nhất của nó.                                         (Thư của Chân Sư,   321)

   -Là tên gọi để chỉ tất cả các năng lượng mà sau khi được vận dụng và tập trung đúngđược phóng ra bởi cá nhân hay nhóm theo bất cứ hướng nào và với nhiều động cơ có thể có được, một số thuộc loại tốt lành và một số có tính chất ích kỷ. 

(GDTKNM, 143)

    Lực đẩy (Repulsion):

     Động lượng (momentum) được tạo ra bởi chuyển động quay, kết quả là tạo ra lực đẩy…

     Lực đẩy được tạo ra bởi chuyển động quay và là nền tảng của sự cách ly đang ngăn chận sự tiếp xúc của bất cứ nguyên tử nào với bất cứ nguyên tử khác, đang giữ cho các hành tinh ở vào các điểm cố định trong không gian và cách xa nhau một cách ổn định, đang giữ cho chúng ở một khoảng cách nhất định kể từ tâm điểm của hệ thống của chúng., và cũng giữ cho các cảnh giới và phân cảnh giới không mất đi sự đồng nhất về vật chất của chúng.                                                    (LVLCK, 154)

Lực tâm thông (Psychic force): X. Sinh hồn và linh hồn.

Lưới dĩ thái (Etheric web):

   Theo nghĩa đen, lưới dĩ thái là mạng lưới tinh anh với các tuyến lửa trải rộng qua trung tâm và tạo thành một diện tích có kích thước khá rộng. Nó tách biệt 2 thể cảm dục và thể xác. 

     (LVLCK, 944)

   Các lưới dĩ thái thực ra là dĩa (disks), đang quay tṛn với các tốc độ riêng biệt, khác nhau tùy theo loại trung tâm lực và tùy theo mức độ tiến hóa của hệ thống trung tâm lực liên hệ. Chỉ khi nào các lưới này bị thiêu rụi bởi các luồng hỏa đi lên và đi xuống, người ta mới thật sự thấy đúng được các trung tâm lực. Nhiều người có nhăn thông lầm lẫn các trung tâm lực và các đối phần bảo vệ của chúng, v́ các đối phần này (counterpart) có độ tỏa chiếu và ánh sáng riêng của chúng.                

                                                            (LVHLT, 592)

- Tấm màn ngăn cách cơi cảm dục khỏi cơi trần.

(TLHNM I, 102)

Lương tâm (conscience):

      - Trong địa hạt đạo đức, ư chí thường được mệnh danh là lương tâm.                                                              (MTNX,   237)

- Nhờ việc ứng dụng ư thức phân biện, lương tâm được phát triển khi thể trí ngày càng đảm trách việc kềm chế - một nhận thức và sau cùng một tâm thức đă thức tỉnh được khơi dậy. Trong trường hợp thứ nhất, điều này biểu hiện như là ư thức trách nhiệm; chính ư thức này dần dần tạo nên một sự đồng hóa ngày càng tăng của linh hồn với hiện thể của nó, tức con người tam phân hạ đẳng.                             (CTNM, 500-501)

     - Lương tâm là tiếng nói cảnh báo (monitory voice) của linh hồn.                                                                                                                                   (MTNX, 176)

     - Lương tâm (consciousness) tức là Ư chí làm điều phải (the right) và tránh điều sai trái (the wrong).               (KCVTT, 260)

Lương tri (Common sense):

     - Trí tiếp thu (receptive mind) tức là lương tri.       

 (GDTKNM, 35)

- Lương tri chỉ có thể hoạt động trong các thể giống nhau (similar bodies) mà thôi. Lương tri sẽ cho các kết quả giống nhau khi tất cả mọi người đều hoạt động trong thể xác, tất cả đều hoạt động trong thể cảm dục, hoặc tất cả đều hoạt động trong thể trí. V́ lẽ “lương tri” (“common sense”) chỉ là các h́nh tư tưởng của Thượng Đế trên mỗi cơi, đang chi phối mỗi tâm thức đă nhập thể (embodied consciousness) và khiến cho tâm thức đó đáp ứng bằng một số thay đổi đối với một vài rung động trong các hiện thể của tâm thức. Lương tri không bị hạn chế vào cơi trần chút nào, nhưng ở giai đoạn tiến hóa hiện nay, nhân loại bậc trung không mở đủ tâm thức nội tại (indwelling consciousness) để cho các hiện thể sử dụng bất cứ “lương tri” nào trên cơi cảm dục và cơi trí. “Lương tri” là một bằng chứng hùng hồn để chứng minh tính duy nhất (oneness) của các sự sống nội tàng (indwelling lives) của chúng ta.       

(KCVTT, 220-221)

Lưỡng tính thiêng liêng (The Divine Hermaphrodite):

     Đây là Đấng Cao Cả, thuộc hành tinh hay thái dương, đang biểu hiện trong chính Ngài các cặp đối hợp.    (LVLCK, 328)

Lư lẽ bênh vực việc ăn chay (Arguments for vegetarian living):

     1/ Việc dùng thức ăn động vật (và ở mức độ kém quan trọng hơn là dùng khoáng chất làm thuốc) đă tạo ra sự pha trộn thần chất (deva substance) và pha trộn các rung động vốn không hợp nhau. Giới thực vật ở vào một t́nh huống hoàn toàn khác hẵn, một phần nghiệp quả của giới này nằm trong việc cung cấp thức ăn cho con người. Việc này đưa đến kết quả là sự chuyển hóa cần thiết sự sống của giới đó vào giai đoạn cao hơn (giai đoạn động vật) vốn là mục tiêu của giới thực vật. Tất nhiên việc chuyển hóa sự sống thực vật xảy ra trên cơi trần. Do đó, sẽ có lợi khi chọn thực vật làm thức ăn.

     Việc chuyển hóa đời sống của súc vật vào giới nhân loại xảy ra trên các phân cảnh trí cảm (kama-manasic levels). Do đó, hiểu về mặt huyền bí, dùng súc vật làm thức ăn cho con người sẽ không có lợi.                                                                       (LVLCK, 645-646)

     2/ “Ngọn lửa thanh luyện cháy lu mờ và yếu ớt khi giới thứ ba bị hy sinh cho giới thứ tư. Do đó, vị đệ tử hăy ngưng việc giết chóc và hăy nuôi dưỡng phần thấp nhất bằng sản vật của giới thứ hai”.

     Quy luật này có thể được tóm tắt bằng giáo huấn thông thường là mỗi đệ tử cần phải ăn chay nghiêm túc. Phàm ngă trở nên bị tŕ trệ và nặng nề, c̣n ngọn lửa nội tâm không thể tỏa chiếu khi thịt được dùng làm thức ăn. Đây là một nghiêm luật cho những người ứng tuyển, không thể bị vi phạm. Kẻ t́m đạo có thể chọn ăn thịt hay không tùy thích, nhưng đến một giai đoạn nào đó trên thánh đạo, điều thiết yếu là phải ngưng ăn mọi loại thịt và chú tâm nhiều vào việc ăn uống. Vị đệ tử phải tự giới hạn vào việc ăn rau quả, cốc loại và quả hạt (nuts).

     Chỉ bằng cách này, đệ tử mới tạo được loại thể xác có thể chịu đựng việc giáng nhập của Chân nhân là vị ngự trong các thể tinh anh của ḿnh trước Đấng Điểm đạo. Nếu không làm được như thế và nếu đệ tử có thể được điểm đạo mà không tự chuẩn bị như thế th́ thể xác sẽ bị xé tan bởi năng lượng đang tuôn đổ qua các bí huyệt mới được kích hoạt và mối nguy hiểm lớn lao sẽ xảy tới cho năo bộ, xương sống hoặc tim.                     

                        (ĐĐNLVTD, 196-197)

     3/ Chân nhân không thể chuyển tri thức và hướng dẫn cao siêu qua một thể xác thô trược (coarse). Những luồng tư tưởng cao siêu không thể tác động vào bộ óc hồng trần kém tiến hóa. Do đó, việc thanh luyện xác thân là điều thiết yếu.

     Thanh luyện bằng thức ăn tinh khiết. Đây là chế độ ăn chay được chọn một cách sáng suốt; nó đ̣i hỏi việc chỉ ăn các rau quả đem lại sinh lực. Phán đoán cẩn thận khi chọn thức ăn, sáng suốt hạn chế thức ăn khó tiêu, một ít thức ăn tươi tốt và tinh khiết được tiêu hóa hoàn toàn là tất cả những ǵ mà vị đệ tử cần có. Các bạn hỏi đó là thức ăn ǵ? Sữa, mật ong, bánh ḿ làm bằng bột ḿ lức, tất cả các loại rau mọc ngoài nắng, cam (nhất là cam), chuối, nho khô, quả hạt (nuts), khoai tây, gạo lứt, và tôi xin lặp lại, chỉ bao nhiêu thứ kể trên cũng đủ để cho cơ thể hoạt động.                                                  (TVTTHL, 334-335)

     4/ Khi vị đệ tử sống cuộc đời mực thước, tránh xa thịt, chất nicotin (trong thuốc lá-ND) và rượu, thực hành việc tiết dục th́ tuyến tùng quả (pineal gland) không c̣n teo tóp nữa mà trở nên hoạt động sớm hơn.                                                (LVLCK, 1012)

     Tuyến tùng quả là cơ quan bên ngoài, ở cơi trần của nội nhăn thông.                                                                         (LVLCK, 965)

     5/ Vào lúc mà việc định hướng bên trong hướng tới cơi giới giá trị cao siêu xảy ra th́ bấy giờ dĩ thái lực hay sinh lực lại xung đột với trạng thái thấp nhất của con người, tức thể xác trọng trược, và trận chiến của các cặp đối hợp xảy ra.

     Thật là lư thú mà ghi nhận rằng chính trong giai đoạn này cần phải chú trọng vào việc giữ giới luật cho xác thân, vào các yếu tố kềm chế như là hoàn toàn có tiết độ, sống độc thân và theo chế độ ăn chay (vegetarianism), chú trọng vào việc vệ sinh xác thân và tập thể dục. Nhờ các yếu tố này mà việc kềm chế sự sống bởi h́nh hài (biểu hiện thấp nhất của trạng thái thứ ba của Thánh Linh) có thể được xóa bỏ, con người thoát khỏi cuộc chiến thực sự của các cặp đối hợp. (TLHNM II, 309)

     Đối với con người, bí nhiệm của sự giải thoát nằm trong việc làm cân bằng các mănh lực và làm quân b́nh các cặp đối hợp.                                                                                                                                                (LVHLT, 225)

     6/ Những ai t́m cách đọc tiên thiên kư ảnh, hay những ai cố hoạt động trên cơi cảm dục mà muốn cho không có sự thất thoát nào (with impunity), để t́m kiếm nơi đó h́nh ảnh của các biến cố trong cảm dục quang một cách chính xác, đều bắt buộc phải là người ăn chay nghiêm túc (strict vegetarians) và không có ngoại lệ nào cả. Chính kho tàng tri thức cổ xưa này của thời Atlantis nằm đàng sau sự kiên tŕ của kẻ ăn chay về sự cần thiết của cách ăn chay vốn đem lại sức mạnh và chân lư đối với nghiêm lệnh này. Chính v́ không tuân theo quy luật sáng suốt này đă tạo ra các giải thích sai lầm đối với các kư ảnh cảm dục và tiên thiên kư ảnh của nhiều nhà tâm thông hiện tại và đă tạo ra việc soi kiếp (reading of past lives) bừa băi và thiếu chính xác. Chỉ có người nào ăn chay nghiêm nhặt trong mười năm mới có thể hoạt động như vậy trong trạng thái có thể được gọi là “trạng thái ghi nhận ánh sáng cảm dục”.       

                                                                                    (TLHNM I, 241)

     7/ Khi nào chế độ ăn uống duy nhất của những người con tiến hóa của nhân loại gồm rau, quả tươi, nước tinh khiết, quả hạt (nuts) và cốc loại (grains), hoặc nấu chín, hoặc c̣n sống, th́ bấy giờ các thể được tạo ra mới trở nên thích hợp để trở thành các hiện thể cho các Chân Ngă tiến hóa cao.  

                                                            (LVHLT, 84)

Lư tưởng (the ideal):

     Khắp thế gian, đâu đâu cũng có sự khao khát đang thôi thúc con người t́m kiếm một kẻ nào đó mà đối với y là biểu hiện một lư tưởng. Ngay đến những người không chấp nhận sự hiện hữu của các Chân Sư cũng đang t́m kiếm một lư tưởng nào đó, rồi h́nh dung ra lư tưởng đó được thể hiện dưới h́nh thức nào đó trên cơi trần. Có lẽ họ mường tượng ra ḿnh như là những người tiêu biểu cho hành động lư tưởng, hoặc h́nh dung ra một nhà từ tâm nổi danh nào đó, một khoa học gia kiệt xuất, một nhà mỹ thuật hay nhạc sĩ tiếng tăm nào đó, xem những người này như là đang thể hiện cho quan niệm siêu tuyệt của họ. Con người - chỉ v́ con người chính là mảnh nhỏ (fragmentary) và c̣n bất toàn (incomplete) - luôn luôn có sự thôi thúc ở nội tâm ḿnh để t́m kiếm đối tượng khác ưu việt hơn chính ḿnh. Chính điều này đưa con người trở lại trung tâm bản thể của ḿnh và cũng chính điều này thôi thúc con người chọn con đường trở về với Toàn ngă (All-Self). Qua bao thiên kỷ, bao giờ Đứa Con Đi Hoang cũng đứng dậy và trở về với Từ Phụ, lúc nào trong thâm tâm cũng nhớ về ngôi nhà của Từ Phụ và cảnh huy hoàng nơi đó. Nhưng thể trí con người cần được kiện toàn đến nỗi mà việc t́m kiếm ánh sáng và lư tưởng tất phải dài lâu và vất vả. “Hiện giờ, qua khung kính, ta chỉ thấy một cách mập mờ, nhưng sau đó sẽ nh́n thấy tỏ tường”. Bây giờ, qua khung cửa sổ thoáng mở mà chúng ta vượt qua khi leo lên nấc thang tiến hóa, chúng ta bắt gặp những cái nh́n thoáng qua của những Đấng Cao Cả. Các Ngài ch́a ra cho chúng ta các cánh tay giúp đỡ và lớn tiếng kêu gọi chúng ta hăy phấn đấu dũng cảm nếu chúng ta muốn đứng ở chỗ mà các Ngài đang đứng hiện giờ.                                             (TVTTHL, 256-257)

- Một lư tưởng (ideal) là một ư niệm cố định trong trí (fixed mental- concept) có tính chất gây cảm hứng, được tạo ra để hướng dẫn cách hành xử.                                                                        (KCVTT, 262)

-  Tất cả mọi lư tưởng đều chỉ là cái bóng (shadow) của sự hoàn thiện tối hậu (final perfection).                       (VLH, 110)

Lư trí thuần túy : X. Trực giác.

 

 


 

 

 

 

 

M

 

 

 

 

 

Ma (Spook, âm ma):

   Khi Phàm ngă tách khỏi Chân Ngă (lower discarded self),

   nếu có thể xác, nó trở thành người mất linh hồn (soulless man).

   nếu không có thể xác, nó trở thành một con ma hay một h́nh thức của Kẻ Giữ Cửa.                                           (LVLCK, 1017)

Ma – cà – rồng:  (Vampires)

      Ma-cà-rồng có thật, nhưng may thay, chúng hiếm có. Chúng sống dưới hoàn cảnh giống như những người tự tử, cả hai đều là vong linh lụy trần, bạn phải biết cách giúp đỡ họ, mà c̣n phải biết cách giúp giải thoát họ tách khỏi xiềng xích của họ (tức là tách khỏi thể sinh lực của họ - ND)

 (CKDCLH,   169)

Ma h́nh (Shell):

- H́nh tư tưởng cảm dục … giống như một ma h́nh được làm cho linh hoạt và phấn khích. V́ lẽ trong h́nh tư tưởng này có nhiều chất cảm dục và cũng có một số lượng nào đó chất trí, nó có thể tạo được sức thu hút lớn và có mức độ hữu hiệu giống như mọi ma h́nh, thí dụ các ma h́nh được tiếp xúc trong pḥng cầu đồng.                                                     (SHLCTĐ, 12)

- Antakarana (giác tuyến) là hạ trí (lower manas), con đường giao tiếp hay cảm thông giữa phàm ngă với thượng trí (higher manas) hay nhân hồn (human soul).

Với vai tṛ là con đường hay phương tiện giao tiếp, nó bị tiêu hủy vào lúc con người từ trần, c̣n các tàn tích của nó (remains) sống sót (survive) dưới h́nh thức như là kama-rupa - ma h́nh (the shell) - “Tiếng nói vô thinh”, trang 11.

                                                       (LVLCK, 137)

Ma sát (Friction):

       Tác dụng của ma sát trên tất cả các thể nguyên tử, tạo ra:

a/ Sức sống (vitality) của nguyên tử.

b/ Sự cố kết (coherence) của nguyên tử.

c/ Năng lực hoạt động (Ability to function).

d/ Nhiệt lực được cung ứng cho h́nh hài kết hợp mà nó có thể tạo thành một thành phần chắp vá, dù cho đó là nhiệt được cung cấp bởi sự quay của một hành tinh bên trong h́nh hài đại vũ trụ, hoặc là sự quay của một tế bào trong thể xác bên trong h́nh hài tiểu vũ trụ.

e/ Sự cháy cuối cùng hay là sự phân hủy (disintegration) khi lửa tiềm tàng và lửa phár xạ đạt đến một giai đoạn đặc biệt. Đây là bí nhiệm của việc quy nguyên cuối cùng và của thời kỳ quy nguyên, nhưng không thể tách biệt khỏi hai yếu tố khác của lửa thái dương và lửa điện.                                            (LVLCK, 155)

Ma thuật (Black magic) : X. Hắc thuật (Hắc đạo).

Mahadeva :

     Mahadeva theo nghĩa đen là “Đại Thiên Thần” (”great Deva”). Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ Ngôi Thứ Nhất (first Person) của Ba Ngôi biểu lộ (manifested Trinity), tức Shiva, Ngôi Hủy Diệt (Destroyer aspect), Đấng Sáng tạo (Creator).                                                                   (LVLCK, 39)

Mahamanvantara (Đại Chu kỳ khai nguyên hay sinh hóa):

   Một giai đoạn dài của toàn thể Thái Dương Hệ. Thuật ngữ này được dùng cho các đại chu kỳ Thái Dương Hệ. Nó hàm ư một thời kỳ hoạt động của vũ trụ.                                (TVTTHL, 355)

Mahar Prajapatya :

     Thế giới Christ, tương ứng với cơi Bồ Đề (X. Cơi và trạng thái tâm thức).                                                                                                          (ASCLH, 298)

Mahat:

- Là Toàn Linh Trí (universal mind) tức là thể trí (mind) đang biểu lộ trong đại vũ trụ (macrocosm).           (ASCLH, 15)

     - Mahat tức tri thức (knowledge), nguyên khí (principle) của Toàn Linh Trí.                                                                                       (LVLCK, 1125)

     - Mahat, Thượng Đế Ngôi Ba (Third LOGOS), hay là Trí Tuệ Sáng tạo Thiêng liêng (Divine Creative Intelligence), Brahmā của Ấn giáo, Văn Thù (Madjusri) của Phật Giáo Bắc Tông, Chúa Thánh Thần (the Holy Spirit) của Thiên Chúa giáo.                                                                      (MTNX, 123)

Mahendra :

     Thế giới của trí tuệ và linh hồn, tương ứng với cơi trí (X. Cơi và trạng thái tâm thức).                                        (ASCLH, 298)

Mahomet: X. Hồi giáo.

Manas :

     - Manas là trí tuệ (mind) biểu lộ trong tiểu thiên địa.

(ASCLH,   15)

    -      Manas là nguyên khí thứ năm (fifth principle).

     (LVLCK, 309)

    -  Bà Blavatsky phân chia thể trí (the mind) làm bốn phần (division):

    1. Manas-taijasi, hay resplendent / illuminated manas, chính là buddhi thực sự, hay ít ra là trạng thái của con người khi manas của người này trở nên ḥa nhập (merged) trong buddhi, không c̣n ư riêng (separate will) của chính nó nữa.

    2. Manas proper (manas đích thị), tức thượng trí (higher-manas) tức trí suy tư trừu tượng (abstract thinking mind).

    3. Antahkarana, một thuật ngữ được riêng bà Blavatsky dùng để chỉ mối liên hệ (link) hay con kênh (channel) hoặc nhịp cầu (bridge) bắc giữa thượng trí (higher manas) với trí cảm (kama-manas, hạ trí) trong thời gian con người c̣n luân hồi (during incarnation).

    4. Kama-manas (trí cảm, hạ trí), theo cách chia này, đó là phàm ngă (personality).

        Đôi khi bà gọi manas là deva-ego hay Chân Ngă thiêng liêng để phân biệt với personal self (phàm ngă).

       (GLTNVT,   46)

Manasa-putras: (Trí Thiên Thần)

    - Các Manasa-putras tức là “Các Phân Thân của Toàn Linh Trí” (“Sons of the Universal Mind”), các Ngài tạo ra (created), hay đúng hơn sản sinh ra (produced), con người biết suy tư (thinking man, “manu”), bằng cách lâm phàm (by incarnating) vào trong nhân loại thuộc Giống Dân Thứ ba trong Cuộc Tuần Hoàn của chúng ta.            (CKMTTL,   111)

    - Một Thái Dương Thượng Đế chỉ hoạt động xuyên qua các Đấng Kiến Tạo Vĩ Đại (the greater Builders), tức các Manasaputras thuộc các cấp độ (grades) khác nhau trên hai cơi cao của Thái dương hệ (Tối Đại Niết Bàn và Niết Bàn – ND). Thái Dương Thượng Đế hoạt động xuyên qua các Manasaputras này và gửi các Ngài ra với sứ mệnh kiến tạo và làm linh hoạt h́nh tư tưởng của Thái Dương hệ với mục tiêu đặc biệt được dự kiến.                                       (LVLCK,   564)

    - Các Manasaputras thiêng liêng là các Phân Thân sinh ra từ Thiên Trí (Mind-born Sons) của Brahma, Thượng Đế Ngôi Ba.

      Trong Secret Doctrine, các Ngài có nhiều danh xưng khác nhau: Bảy Hành Tinh Thượng đế, các Huyền Cung Tinh Quân (Lords of the Rays), các Prajapatis, các Kumaras, Primordial Seven, Rudras, Rishis, Spirits before the Throne. 

           (LVLCK,   270)

Mantra Yoga:

   Khoa Yoga về âm thanh hay linh từ sáng tạo (creative Word).                                                                                                                                 (ASCLH, 347)

Manvantara (Chu kỳ sinh hoá, chu kỳ khai nguyên):

- Thời kỳ hoạt động được xem như tương phản với thời kỳ ngơi nghỉ (rest), không nói tới độ dài đặc biệt nào của chu kỳ (cycle). Thường được dùng để diễn tả một giai đoạn hoạt động của hành tinh và 7 giống dân trên hành tinh đó.        

                  (ĐĐNLVTD, 221)

- Bảy manvantaras tức là bảy cuộc Tuần Hoàn (7 rounds).         

                                                                                                                              (MTNX, 351)

- Vào mỗi chu kỳ khai nguyên có hàng triệu và hàng tỷ thế giới (worlds) được tạo ra.                                                                      (GLBN I, 199)

- Một chu kỳ quy nguyên (Pralaya) dài bằng một chu kỳ khai nguyên, tức là một Đêm của Brahma bằng một Ngày của Brahma.                                                                                                                           (GLBN I, 285)

Mạt-na thức: (manasic consciousness): Chính lúc ở giữa trạng thái Devachan với lúc tái sinh mà Chân Ngă khôi phục lại đầy đủ mạt na thức của ḿnh.                                   (CKMTTL, 125)

Mạt pháp : X. Kali Yuga.

Màu sắc (Colour):

   Thật là điều hiển nhiên khi nói rằng âm thanh là màu sắc và màu sắc là âm thanh.

   Xin bạn luôn luôn nhớ rằng mọi âm thanh (sounds) đều tự biểu hiện thành màu sắc.

   Khi Thái Dương Thượng Đế phán ra (utter) Linh từ vũ trụ vĩ đại cho Thái Dương Hệ này th́ ba luồng chính yếu của màu sắc được phát ra, hầu như đồng thời phân ra thành bốn luồng khác, như thế ban cho chúng ta bảy ḍng màu sắc mà nhờ đó mới có sự biểu lộ. Các màu này là:

     1/ Lam (blue)                                                5/ Cam (orange)

     2/ Chàm (indigo)                              6/ Đỏ (red)

     3/ Lục (green)                                              7/ Tím (violet)

     4/ Vàng (yellow)

   Không phải vô t́nh tôi đặt các màu theo thứ tự này, mà ư nghĩa đúng để dành lại cho bạn t́m ra.

   Tôi muốn nhấn mạnh ư tưởng thứ hai: bảy ḍng màu sắc này là sản phẩm của sự thiền định của Thượng Đế. Thượng Đế thiền định, ấp ủ, hoài thai bằng trí tuệ, tạo ra một thế giới lư tưởng và xây dựng nó bằng chất liệu tư tưởng. Kế đó, vũ trụ ngoại cảnh của chúng ta xuất hiện, tỏa chiếu bằng bảy màu sắc, với màu lam đậm hay chàm dành làm màu pha (undertone) tổng hợp.

   Các màu sắc đều là các màu của ánh sáng (colours of light).                                                                                                                    (TVTTHL, 205206)

     - Tất cả  các màu đều phát xuất từ một cội nguồn hay một màu nguyên thủy -trong Thái Dương Hệ này, cung vũ trụ màu chàm bao phủ nguồn bác ái hay minh triết vũ trụ - , sau đó tách ra thành ba màu chính và từ đó thành bốn màu phụ, tạo thành bảy màu của quang phổ (spectrum). Bạn cũng sẽ thấy cùng hiệu quả trong sự sống của cá nhân, v́ lúc nào đại vũ trụ cũng tác động đến tiểu vũ trụ. Màu nguyên thủy của cá nhân là cung Chân Thần của y, kế đó, biểu hiện thành ba màu của Tam Thượng Thể (Triade) và thành bốn màu của Tứ hạ Thể (Quaternary). Trên con đường trở về cội nguồn, các màu này tan ḥa thành ba, rồi thành một.                                    (TVTTHL, 238)

Màu sắc và hiệu quả (colours and its effect):

       Một số màu sắc có một hiệu quả nhất định, dù vậy, tôi chỉ có thể kể ra ba màu và nói vắn tắt về chúng thôi:

1.       Màu vàng cam (orange) kích thích sự hoạt động của thể dĩ thái, nó xua tan sự tắc nghẽn (congestion) và làm mạnh thêm luồng sinh khí (flow of prana).

2.       Màu hồng (rose) tác động lên thần kinh hệ và có khuynh hướng làm linh hoạt (vitalisation) và xua đi sự trầm cảm (depression) và các triệu chứng suy nhược (symptoms of debilitation); nó làm tăng mạnh thêm ư chí muốn sống (Will-to-live)

3.       Màu xanh lục (Green) có hiệu quả chữa trị tổng quát, có thể được sử dụng một cách an toàn trong các trường hợp viêm nhiễm (inflamation) và sốt, nhưng cho đến nay hầu như không thể đưa ra các t́nh huống đúng để dùng được màu này hay đạt đến độ đậm nhạt thích hợp. Màu lục là một trong các màu cơ bản cần được dùng sau rốt khi chữa trị thể xác, đó là màu của âm điệu (note) của Tạo Hóa (Nature).                                                        (TVTTHL, 247-248)

Màu sắc với các định nghĩa (colours and its definitions):

     - Màu sắc chỉ là phương tiện biểu lộ ra bên ngoài (objective medium) để nhờ đó mà mănh lực bên trong tự truyền chuyển (transmit itself).                                                                                                             (TVTTHL, 211)

     - Nên nhớ rằng, màu sắc chính là cách nhận thức về mức rung động mà mắt người tiếp nhận được, đây là người đang sử dụng thể xác của căn chủng thứ năm, trong cuộc tuần hoàn thứ tư trên dăy hành tinh thứ tư.                                    (TVTTHL, 222-223)

     - Màu sắc là các biểu hiện (expressions) của thần lực (force) hay tính chất (quality). Màu sắc che giấu hay bao phủ các tính chất trừu tượng của Thượng Đế, các tính chất này được phản chiếu trong tiểu thiên địa ở ba cơi thấp như là các đức tính hay khả năng.                                                          (TVTTHL, 228)

     - Màu sắc chỉ là h́nh hài bị một loại mănh lực nào đó khoác lấy (assumed), khi mănh lực đó tác động ở một tiêu chuẩn (measure) nhất định và khi sự tác động và sự chuyển dịch của nó bị cản trở hay được thông suốt bởi vật chất mà qua đó nó tác động.                                                                    (TVTTHL, 232)

     - Màu sắc là hiện tướng (form) và sức mạnh của đức hạnh (theo nghĩa huyền linh học) trong đời sống nội tâm (inner life).  

                                                                        (TVTTHL, 249)

May mắn (Luck):

     Về các hành tố (elements, hợp tố) góp phần vào việc tạo ra cơ thể con người, hành tố này hay hành tố khác vượt trội hơn (predominating) tùy theo bản chất từng người, mà mỗi người có các liên hệ với các tinh linh thiên nhiên (elementals) một cách khác nhau. Một Tinh linh ngũ hành sẽ thân thiện nhất đối với người nào mà hành tố của tinh linh đó có nhiều nhất trong người ấy. Các thành quả của sự kiện này thường được ghi nhận và được dân gian gán cho là “may mắn” (“luck”). Có người được “bàn tay may mắn” (“luckyhand”) trong việc trồng cây mau lớn (in making plants grow), trong việc nhóm lửa (in lighting fire), trong việc t́m nước ngầm (finding underground water) vv…                                                                 (MTNX, 74)

Mắt của Chân Thần (Eye of the Monad):

     Theo một ư nghĩa huyền bí nhất, linh hồn là mắt của Chân Thần, giúp cho Chân Thần, vốn là Thực Thể (Đấng, Being) thanh khiết, hoạt động, tiếp xúc, biết và thấy.     (LVHLT, 215)

Mắt của linh hồn (Eye of the soul):

     Đây là một điểm ở trong bí huyệt đỉnh đầu. Mắt này có thể và chắc chắn truyền năng lượng tới bí huyệt ấn đường và chính nó là tác nhân (trước lần điểm đạo thứ tư) của năng lượng của Tam Thượng Thể Tinh thần.                                  (CTNM, 571)

Mắt của Shiva (Eye of Shiva):

     Mắt thứ ba.                                                                                                                        (LVHLT, 213)

Mắt của Thượng Đế (Eye of God, thiên nhăn):

     Thiên nhăn là Toàn Nhăn thông (All-Seeing Eye).

(CVĐĐ, 516)

Mắt thứ ba (third eye):

   Mắt thứ ba được tạo ra nhờ hoạt động của ba yếu tố:

   Thứ nhất, nhờ sức thôi thúc trực tiếp của Chân Ngă trên cảnh giới riêng của nó. Trong phần lớn của cuộc tiến hóa, Chân Ngă tiếp xúc với h́nh ảnh của nó, tức con người ở cơi trần, qua trung tâm lực ở đỉnh đầu. Khi con người ngày càng tiến hóa cao hơn và đến gần hay bước trên Thánh đạo th́ Bản Ngă nội tại có được hiểu biết đầy đủ hơn đối với hiện thể thấp của nó, và đi xuống đến một điểm trong đầu hay bộ óc nằm gần bí huyệt trán. Đây là sự tiếp xúc thấp nhất của nó. Ở đây, thật là lư thú mà ghi nhận sự tương ứng với sự tiến hóa của các giác quan. Ba giác quan chính và là ba giác quan đầu tiên để biểu hiện theo thứ tự là thính giác, xúc giác và thị giác. Trong phần lớn sự tiến hóa, thính giác là xung lực hướng dẫn sự sống con người qua sự giao tiếp của Chân Ngă với đỉnh đầu. Sau đó, khi Chân Ngă xuống thấp hơn một ít, trung tâm lực dĩ thái vốn đang hoạt động liên quan với tuyến yên được đưa thêm vào, và con người trở nên đáp ứng với các rung động tinh anh và cao siêu hơn; sự tương ứng huyền linh đối với xúc giác ở cơi trần đang khơi hoạt. Sau cùng, con mắt thứ ba khai mở và đồng thời tuyến tùng quả bắt đầu hoạt động. Trước tiên, chỉ nh́n thấy lờ mờ và tuyến chỉ đáp ứng một phần với rung động, nhưng dần dần, mắt khai mở đầy đủ, tuyến được linh hoạt hoàn toàn và chúng ta trở thành người “hoàn toàn thức tỉnh”. Khi trường hợp này xảy ra, trung tâm lực trên tủy sống rung động và bấy giờ, ba bí huyệt đầu hoạt động.

   Thứ hai, nhờ hoạt động phối kết của bí huyệt chính ở đầu, tức hoa sen nhiều cánh trên đỉnh đầu. Trung tâm này tác động trực tiếp đến tuyến tùng quả, và sự tương tác của lực ở sau cả hai (ở một mức độ nhỏ, tương ứng của các cặp đối hợp, tinh thần và vật chất) tạo ra cơ quan vĩ đại của ư thức, “con mắt của Shiva”. Đó là khí cụ của minh triết, và trong ba trung tâm năng lượng này, chúng ta có sự tương ứng của ba trạng thể bên trong đầu của con người:

   1. Bí huyệt.... Trạng thái............. Tinh............... Cha

   chính trên đầu   Ư chí                       thần                  trên trời

   2. Tuyến........ T.thái M.triết......... Ưù thức........... Con

    tùng quả                Bác ái

   3.  Mắt........... Trạng thái............. Vật chất......... Mẹ

       thứ ba            Hoạt động 

   Mắt thứ ba là tác nhân điều động năng lượng hay mănh lực, và như thế, là khí cụ của ư chí hay Tinh thần; nó chỉ đáp ứng với ư chí đó khi được điều khiển bởi trạng thể Con, tác nhân khai mở bản chất bác ái minh triết của Thượng Đế và con người, và do đó, nó là dấu hiệu của nhà huyền linh học.

   Thứ ba, tác động phản xạ của chính tuyến tùng quả.

   Khi ba loại năng lượng này hay sự rung động của ba trung tâm lực này bắt đầu tiếp xúc với nhau, một sự tương tác rơ rệt được tạo thành. Vào đúng lúc, sự tương tác tam phân này tạo thành một xoáy lực (vortex) hay trung tâm lực, vị trí của nó nằm ở giữa trán, và sau cùng, mang vẻ tương tự của con mắt nằm ở giữa hai con mắt kia. Đó là con mắt của nội nhăn thông, và kẻ nào mở được mắt đó th́ có thể điều khiển và chi phối năng lượng của vật chất, thấy được mọi sự việc trong Hiện tại Vĩnh cửu và do đó, tiếp xúc với nguyên nhân nhiều hơn là với hiệu quả, đọc được tiên thiên kư ảnh và nh́n thấy một cách tường tận. Nhờ đó, kẻ có được con mắt đó có thể chi phối những vị kiến tạo cấp thấp.                                      (LVLCK, 1011)

   Mắt thứ ba tồn tại trong chất dĩ thái :

       a) Đàng trước đầu.

       b) Nằm ngang đôi mắt hồng trần.

   Mắt thứ ba là một trung tâm năng lượng được tạo thành bởi một tam giác lực:

       a) Tuyến yên (pituitary body).

       b) Tuyến tùng quả (pineal gland).

       c) Trung tâm lực trên tủy sống (altar major center)

 (LVLCK, 965)

Mắt tinh thần (spiritual eye):

     Tức là mắt thứ ba.                                                                                                 (LVLCK, 974)

Mặt trời (The sun, Thái dương):

    -       Mặt trời là cái kho vĩ đại (great reservoir) chứa sinh lực, từ lực và điện lực (elctrical, magnetic and vital forces) cho Thái Dương Hệ của chúng ta và tuôn ra (pour out) rất nhiều các ḍng năng lượng ban phát sự sống (life-giving energy). Các luồng năng lượng này được các thể dĩ thái của các loại khoáng chất, thực vật, động vật và con người đón nhận và được biến đổi thành các năng lượng sự sống (life-energies) khác nhau cần thiết cho mỗi loại.                                                          (MTNX, 55)

   - Mặt trời là thể hồng trần (physical body) của Thượng Đế.

                                                                       (KCVTT, 121)

Mặt trời nội tâm (Subjective sun):

     Tâm của Mặt trời (Heart of the Sun) tức là mặt trời nội tâm.

     Tâm của Mặt trời tức là khối cầu huyền bí bên trong, nằm sau mặt trời hồng trần (physial sun) của chúng ta và mặt trời hồng trần của chúng ta chỉ là lớp vỏ bao quanh đó.  

     (ĐĐNLVTD, 168, 130)

Mặt trời Tinh thần trung ương (Central spiritual Sun):

     Trung tâm điểm trên trời (central spot in the heavens) mà Thái Dương Hệ của chúng ta đang quay chung quanh.

  (ĐĐNLVTD, 130)

Mất linh hồn (lost souls). Xem thêm “Người không linh hồn”.

   Không một linh hồn nào có thể bị mất khi nào:

   1. Có một đạo tâm tốt lành.

   2. Làm được hành động không ích kỷ.

   3. Cuộc sống được củng cố bằng đức hạnh.

   4. Cuộc sống có đạo đức.

   5. Cuộc sống tất nhiên trong sạch.

Xem SDIII, 528529. (LVLCK, 992993)

Mất trí (Insanity, Điên, Loạn trí):

   Trong các sách huyền linh khác, chúng ta được chỉ cho biết rằng sự ám (obsession) và sự mất trí có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Mất trí có thể xảy ra trong tất cả ba thể, ít tai hại hơn hết là điên ở thể xác, trong khi kéo dài nhất và khó chữa trị nhất là điên ở thể hạ trí (mental body). Bị loạn trí trong thể hạ trí là số phận hẩm hiu giáng lên những kẻ mà trong nhiều kiếp luân hồi đă đi theo con đường độc ác ích kỷ, dùng trí thông minh như là phương tiện phục vụ cho các mục tiêu ích kỷ và sử dụng nó một cách cố ư mặc dù biết đó là sai trái. Tuy nhiên, bệnh điên thuộc loại này là một cách mà nhờ đó, đôi khi Chân Ngă ngăn chận được một người tiến về phía tả đạo. Theo ư nghĩa này th́ đó là “rủi lại hóa may” (“a disguised blessing”).    

     (TVTTHL, 123)

Mật Tông : Shingonshu, Tantrism.

Miên du (Somnambulism, thụy du - Thụy: miên, ngủ):

     Theo nghĩa đen là “đi trong lúc ngủ” (“sleep walking”), hay là di chuyển (moving), hoạt động (acting), viết, đọc và thi hành mọi chức năng của tâm thức tỉnh thức (waking consciousness) trong lúc con người đang ngủ với sự hoàn toàn không biết được sự kiện đó trong lúc tỉnh thức. Đây là một trong các hiện tượng tâm sinh lư vĩ đại, ít được t́m hiểu v́ đó là hiện tượng khó hiểu nhất mà chỉ một ḿnh Huyền linh học mới có được ch́a khóa để mở.                         (NGMTTL, 305)

Minh triết (wisdom, Jnana):

            - Minh triết tức là tri thức cao siêu (the higher knowledge).

                                         (GLTNVT,   328)

     - Minh triết là sự thăng hoa (sublimation) của trí tuệ (intellect), nhưng minh triết bao hàm sự thăng hoa của các khía cạnh cao cũng như thấp của thể trí. Đó là sự pha trộn của trực giác, nhận thức tâm linh, hợp tác với thiên cơ và hiểu biết tự phát bằng trí tuệ đối với những ǵ được tiếp xúc, và tất cả đều dung hợp và pha trộn với t́nh thương và bằng t́nh thương mà tôi đă định nghĩa ở trên, cộng thêm với nhận thức huyền bí vốn phải được khai mở trước khi được điểm đạo lần 2.         

                                       (SHLCTĐ, 99)

   Minh triết là việc áp dụng kiến thức đă được soi sáng, nhờ t́nh thương, vào các sự việc của con người. Đó là sự am hiểu (understanding) tuôn chảy ra khắp nơi như là kết quả của kinh nghiệm.                                                                                                             (SHLCTĐ, 467)

   Minh triết là sản phẩm của Pḥng Minh triết (Hall of Wisdom). Nó có liên quan đến cách phát triển sự sống bên trong h́nh hài, liên quan đến sự tiến bộ của tinh thần qua các hiện thể vô thường (everchanging vehicles) và liên quan đến các phát triển của tâm thức kế tiếp nhau từ kiếp này đến kiếp khác. Nó liên quan đến khía cạnh tiến hóa của sự sống. V́ lẽ minh triết liên quan đến tinh hoa của sự vật chứ không liên quan đến chính sự vật nên đó là cách thấu hiểu chân lư bằng trực giác, khác với khả năng lư luận và là nhận thức vốn có sẵn để phân biệt giữa sai với đúng, giữa chân với giả. Thêm nữa, v́ minh triết cũng là khả năng ngày càng phát triển của Chủ thể Tư tưởng để ngày càng thấu nhập vào Thiên trí hầu nhận thức được giá trị tinh thần đích thực của cái huy hoàng to tát của vũ trụ, để h́nh dung ra được mục tiêu và để ngày càng hài ḥa với nhịp điệu cao siêu hơn. Đối với mục tiêu hiện tại của chúng ta (tức là nghiên cứu ít nhiều về Thánh đạo và các giai đoạn khác nhau của nó), có thể mô tả minh triết là sự nhận thức về “Thiên giới bên trong” và hiểu được “Thiên giới bên ngoài” trong Thái Dương Hệ. Có thể nói minh triết là sự phối hợp từ từ con đường của nhà thần bí học và nhà huyền linh học (mystic and occultist) xây dựng đền minh triết dựa vào nền tảng của tri thức (knowledge).

   Minh triết là khoa học về tinh thần, cũng như tri thức là khoa học về vật chất. Tri thức có tính phân tích và thuộc ngoại cảnh, trong khi minh triết có tính tổng hợp và thuộc nội tâm. Tri thức th́ phân chia (divide); minh triết th́ kết hợp (unite). Tri thức th́ tách ra (differentiate), trong khi minh triết th́ ḥa hợp lại (blend).                                                              (ĐĐNLVTD, 11)

   - Minh triết liên quan đến Bản Ngă duy nhất (One Self), tri thức liên quan đến Phi Ngă (NotSelf), trong khi thông hiểu (understanding) là quan điểm của Chân Ngă (Ego) hay Chủ thể Tư tưởng (Thinker) hay là liên hệ của Chân Ngă với Bản Ngă duy nhất và Phi Ngă.                                                        (ĐĐNLVTD, 12)

     - Minh triết sẽ thay thế kiến thức, tuy nhiên, ở giai đoạn đầu cần phải có kiến thức. Bạn nên nhớ rằng kẻ phụng sự phải vượt qua Pḥng Học tập trước khi tiến vào Pḥng Minh triết.    

     (TVTTHL, 346-347)

Minh triết cổ đại (Vidya):

- Bốn minh triết cổ đại của triết học Ấn Độ có thể được liệt kê như sau:

   1. Yajna Vidya (Minh triết nghi lễ). Cách cử hành các nghi thức tôn giáo với mục đích tạo ra một số kết quả. Nghi lễ pháp thuật. Nó có liên quan tới âm thanh, do đó liên quan với tiên thiên khí hay là chất dĩ thái của không gian. “Yajna” là thiên tính vô h́nh thấm nhuần không gian.

   2. Mahavidya (Đại minh triết pháp thuật). Tri thức vĩ đại về pháp thuật. Nó thoái hóa thành việc thờ cúng của Vạn Pháp Kỳ môn (Tantrika). Có liên quan với trạng thái nữ (feminine aspect) hay trạng thái vật chất (mẹ). Nền tảng của hắc thuật. Mahavidya chân chính có liên quan với h́nh tướng (trạng thái thứ hai) cũng như nó thích ứng với Tinh thần và nhu cầu của nó.

   3. Guhya Vidya (Minh triết thần chú). Môn học về các thần chú. Tri thức bí mật về các thần chú huyền bí. Sức mạnh bí nhiệm của âm thanh, của Linh từ.

   4. Atman Vidya (Minh triết tinh thần). Minh triết tinh thần chân chính (true spiritual wisdom).                  (ASCLH, 140141)

- Có bốn Minh triết cổ (Vidyas) trong số bảy chi Tri thức (branches of knowledge) được nhắc đến trong kinh Purānas đó là:

1.      Yajna Vidyā, thực hành các nghi lễ tôn giáo để tạo ra một vài kết quả.

2.      Mahā  Vidyā, sự hiểu biết vĩ đại (có tính cách huyền thuật, Magic) hiện nay bị thoái hóa thành sự thờ cúng theo Vạn Pháp Kỳ Môn (Tāntrika worship)

3.      Guhya Vidyā, môn học về Thần chú (Mantras) và nhịp điệu đúng của Thần chú, hay xướng lên (chanting) những lời chú huyền bí (mystical incantation), vv…

4.      tmā Vidyā hay là Minh triết tinh thần và thiêng liêng đích thực. Chỉ cóᾹtmā Vidyā mới có thể rọi ánh sáng tuyệt đối và rốt ráo lên các giáo huấn của ba cái trước. Không có sự giúp đỡ của Ᾱtmā Vidyā th́ ba cái kia chỉ là những khoa học phiến diện (surface sciences), những độ lớn h́nh học, nghĩa là chỉ có bề dài, bề rộng mà không có bề sâu.                                       (GLBN I, 222)

Minh triết điểu : X. Hansa.

 

Minh triết toàn tri (Omnicient wisdom): X. Cách chỉ đạo của các Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả.

 

Moksha :

     Moksha, một trạng thái chân phúc (bliss), hàm ư “thoát khỏi Bandha” hay ràng buộc (bondage).          (GLBN I, 189)

Sự giải thoát rốt ráo (final emancipation).      (LVLCK, 391)

Monad : X. Chân Thần.

Mục đích của tiến hóa: (The aim of evolution)

      Xét về con người trên cơi hồng trần, mục đích của tiến hóa là trở thành con người hoàn toàn quân b́nh (perfectly balanced human being), có đủ các nam tính (male qualities) như ư chí (will) và minh triết (wisdom) cùng các nữ tính (femine qualities) như trực giác (intuition) và t́nh thương (love).

                                             (VLH,  144)

 

 


 

 

 

 

 

N

 

 

 

 

    

Năng lực kiến tánh (Ability to see the Self):

     Trong câu kinh trước, chúng ta đă thấy rằng việc thanh luyện (purification) cần phải có bốn phần và liên quan tới 4 hiện thể. Các kết quả của sự thanh khiết (purity) này cũng có bốn phần và cũng liên quan đến bốn thể. Theo thứ tự của các hiện thể, các kết quả này là:

     1/ Chế ngự được các cơ quan (conquest of the organs)… Nơi thể xác.

     2/ Có được tinh thần thanh thản (quiet spirit)…………………….Nơi thể cảm

                                                                                                     dục.

     3/ Có được sự định trí (concentration) ………………………………Nơi thể hạ trí.

     4/ Có được năng lực kiến tánh …………… Đây là kết quả tổng hợp của

      (năng lực thấy được Chân Ngă)           ba t́nh trạng của ba thể trên.

(ASCLH, 204-205)

Năng lượng (Energy):

     - Là tên gọi để chỉ tất cả các lực đang tuôn đổ vào h́nh hài cá biệt từ bất cứ phương hướng và cội nguồn nào. Các tên gọi sutratma, life thread hay silver cord (ngân quang tuyến) thường được dùng để chỉ các năng lượng chính yếu này.         

       (GDTKNM, 143)

     - Năng lượng là từ ngữ mà chúng ta dùng để chỉ hơi thở thiêng liêng (divine breath) hay là sự sống.          (LVHLT, 152)

     - Năng lượng là lưu chất của sự sống (life fluid) chu lưu khắp cơ thể của Thượng Đế, và do đó làm linh hoạt ngay cả vi tử nhỏ nhất trong tổng thể này.                                              (LVHLT, 364)

- Để đưa Minh Triết Ngàn Xưa phù hợp với chân lư hiện đại và các kết luận khoa học, tôi đă phát biểu hoàn toàn bằng các thuật ngữ chỉ năng lượng chứ không phải chỉ các nguyên khí hay các thể. Do đó, chúng ta có:

+ Phàm ngaơ :

1/ Năng lượng của thể trí.  Mănh lực của trí tuệ. Phản ảnh của ư chí và mục tiêu thiêng liêng. Động cơ thúc đẩy. Xung lực đưa tới thiên cơ, theo Định luật Tổng Hợp.

2/ Năng lượng hữu cảm thức.  Khả năng đáp ứng. Năng lượng t́nh cảm, cảm xúc, ước muốn. Phản ảnh của t́nh thương. Mănh lực của dục vọng. Thôi thúc ham muốn. Thúc đẩy tiến hóa thiêng liêng. Khuynh hướng hấp dẫn, thu hút, theo Định luật Hút..

3/ Năng lượng của Sự sống. Khả năng hội nhập, phối kết. Mănh lực của thể sinh lực hay thể dĩ thái. Phản ảnh của hoạt động thông tuệ hay chuyển động thiêng liêng. Xung lực hành động, tích năng lượng, theo Định luật Tiết Kiệm.

4/ Năng lượng của vật chất trọng trược. Hoạt động thể hiện bên ngoài. Các phản ứng tự động của lớp vỏ ngoài. Điểm hợp nhất trọng trược nhất. Trạng thái tổng hợp thấp nhất.

+ Linh hồn

5/ Năng lượng của tuệ giác thể. Mănh lực của bác ái phán đoán thiêng liêng. Trực giác. Đây là phần tinh hoa của năng lượng thu hút và tự tập trung trong “các cánh hoa bác ái của hoa sen Chân Ngă”. Phản ảnh của nó nằm trong ư thức cảm dục hữu cảm thức của phàm ngă.

6/ Năng lượng của linh thể (Atma). Mănh lực của ư chí thiêng liêng. Hiện thân của mục tiêu thiêng liêng. Năng lượng này tự tập trung trong “các cánh hoa hy sinh của hoa sen Chân Ngă”. H́nh ảnh của nó được t́m thấy trong bản chất thể trí của phàm ngă.

+ Tinh thần

7/ Năng lượng của chính sự sống.

Các năng lượng này tạo ra con người, một đơn vị năng lượng.

1.                  Người kém tiến hóa và người hạng thấp biết được các thôi thúc của phàm ngă tự động và các xung lực của thể sinh lực.

2.                  Người thức tỉnh đang phối kết và trở nên biết được cả hai thôi thúc và xung lực đầu tiên này, cộng với các phản ứng t́nh cảm và hữu cảm thức của thể cảm dục.

3.                  Người thông minh, vào đúng lúc, bị chi phối bởi các thôi thúc, các xung lực và khả năng thụ cảm (sentiency) của ba loại năng lượng thấp, cộng với năng lượng của thể trí. Khi thực sự đạt được điều này, bấy giờ con người dứt khoát  là người t́m đạo trên đường nhập môn.

4.                  Người t́m đạo (aspirant) hiện giờ đang trở nên biết được loại năng lượng căn bản thứ năm - năng lượng của linh hồn. Sự đáp ứng với năng lượng linh hồn này và hoạt động phối hợp của các năng lượng linh hồn (buddhi-atma) tạo ra sự khai mở lớp ngoài của các cánh hoa, tức các cánh hoa kiến thức, vốn được tạo thành bằng ba loại năng lượng:

a/ Năng lượng thượng trí (manasic energy). Năng lượng của các phân cảnh trừu tượng của cơi trí, có sẵn trong linh hồn.

b/ Năng lượng hạ trí (mental energy). Đây là năng lượng của các phân cảnh cụ thể của cơi trí, và rơ ràng là sự đóng góp của chính con người.

c/ Năng lượng của thể trí trong chính vật chất. Đây là thể trí nội tại và được kế thừa từ Thái Dương Hệ trước.

            Ba trạng thái của năng lượng thể trí này được phối hợp như thế và là sự tổng hợp của mănh lực thông tuệ của Thượng Đế. Chúng biểu hiện Thiên Trí tới mức tối đa mà con người có thể đón nhận theo thời gian và không gian, v́ chúng là:

a.              Năng lượng của sự sống thông tuệ, đến từ Đức Chúa Cha.

b.             Năng lượng của linh hồn hay tâm thức sáng suốt đến từ Đức Chúa Con.

c.                   Năng lượng của chất liệu thông tuệ đến từ Chúa Thánh Thần.

5.    Các đệ tử trên thế giới bận vào việc hội nhập của phàm ngă với linh hồn, hay bận với việc tổng hợp năm trạng thái năng lượng đầu tiên khi các cánh hoa sen bác ái được nhận biết rơ và trực giác bắt đầu tác động một cách yếu ớt. Các cánh hoa bác ái này chỉ là các h́nh thức tượng trưng của năng lượng đang biểu hiện, vốn có một hoạt động kép - chúng kéo lên các năng lượng hành tinh và đưa xuống các năng lượng của Tam Thượng Thể Tinh thần, biểu hiện của Chân Thần.

6.    Các đạo đồ đang trở nên hữu thức với loại năng lượng thứ sáu, năng lượng của atma, trạng thái ư chí của Tinh thần. Năng lượng này giúp cho họ hoạt động với Thiên Cơ và thông qua các cánh hoa hy sinh để đưa việc phụng sự Thiên Cơ xuất hiện. Luôn luôn đây là mục tiêu của các thành viên được điểm đạo của Thánh Đoàn. Các Ngài thấu hiểu, thể hiện và hoạt động với Thiên Cơ.

7.    Sau lần điểm đạo thứ ba, vị đệ tử bắt đầu hoạt động với Tinh thần và bắt đầu thấu hiểu ư nghĩa của Tinh thần và tâm thức của vị này dần dần chuyển ra khỏi linh hồn đi vào tâm thức của Chân Thần giống như tâm thức của phàm ngă chuyển ra khỏi sự hiểu biết thấp đi vào hiểu biết của linh hồn.         

8.                                                                                        (TLHNM II, 284-287)

Năng lượng hữu cảm thức (Sentient energy):

     Năng lượng này khiến cho một người thành một linh hồn. Đó là nguyên khí tri thức, quan năng của ư thức, một cái ǵ đó có sẵn trong vật chất (khi được đưa vào liên kết với tinh thần) sẽ khơi hoạt sự đáp ứng với một môi trường tiếp xúc rộng lớn bên ngoài. Sau rốt, đó là cái sẽ phát triển nơi con người một nhận thức về tổng thể, về bản ngă (self) và đưa con người tới sự tự quyết (self-determination) và tự nhận thức (self-realisation) … Năng lượng hữu cảm thức này (energy of sentient consciousness) đến từ Ngôi Hai của Thượng Đế, từ tâm của mặt trời.                                                                           (LVHLT, 525)

Năng lượng linh hồn (Soul energy):

     - Năng lượng linh hồn vốn là năng lượng của t́nh thương (energy of love).                                                                                          (CTNM, 131)

Năng lượng sinh lực hay sinh khí (Pranic energy or vitality):

     Đây là sinh lực (vital force) có sẵn trong chính vật chất và mọi h́nh hài đều ch́m ngập trong đó, v́ chúng tạo thành các phần tử hoạt động của h́nh hài lớn hơn. Mọi h́nh hài đều đáp ứng với năng lượng này. Loại năng lượng này xuất phát từ mặt trời hồng trần và tác động tích cực lên các thể sinh lực của mọi h́nh hài trong cơi thiên nhiên (natural world), kể cả h́nh hài vật chất (physical form) của chính nhân loại.

     Theo thuật ngữ của Minh triết Vô Thủy (Ageless Wisdom), cả ba năng lượng này được gọi là lửa điện, lửa thái dương và lửa do ma sát.                                                                                   (LVHLT, 526)

 

Năng lượng theo sau tư tưởng: (Energy follows thought)

     Tŕnh tự của hoạt động này có thể được tŕnh bày như sau:

      Trên cơi riêng của ḿnh, chủ thể tư tưởng (thinker, linh hồn) đưa ra một tư tưởng tiêu biểu cho mục tiêu hoặc ư muốn nào đó. Thể trí (mind) rung động đáp ứng với tư tưởng này, đồng thời tạo ra một phản ứng đáp lại (corresponding reaction) trong thể cảm dục, tức thể t́nh cảm.

     Thể năng lượng, tức thể dĩ thái (etheric sheath) rung động đồng bộ theo, nhờ đó, bộ óc đáp ứng lại và cung cấp năng lượng (energises) cho hệ thần kinh khắp cả toàn bộ nhục thân, thế là xung lực của chủ thể tư tưởng thể hiện thành hoạt động ở cơi trần.                                                              (ASCLH, 327)

Năng lượng thiêng liêng : X. Fohat.

Năng lượng tinh thần (Spiritual energy):

     Năng lượng tinh thần phát xuất từ các Đức Chúa Cha, đạt tới nhân loại từ cơi giới mà về mặt chuyên môn được gọi là cơi Chân Thần, từ cơi nguyên h́nh (archetypeal sphere), cội nguồn cao siêu nhất mà một người có thể biết đến. Có rất ít người được trang bị đủ để học có thể đáp ứng với loại năng lượng này. Đối với đa số người, năng lượng đó thực ra không tồn tại.                                                                                   (LVHLT, 525)

Năng lượng và Lực (Energy and Force):

     - Tôi muốn bạn ghi nhớ rằng, mặc dù tất cả đều là năng lượng, tuy nhiên, đồng thời trong giáo huấn nội môn chính xác th́ hoạt động có sức thôi thúc cao được gọi là năng lượng c̣n những ǵ bị chi phối bởi năng lượng và bị cuốn vào hoạt động qua trung gian của nó được gọi là lực. Do đó, tên gọi có tính cách tương đối và có thể thay đổi. Thí dụ, đối với đa số nhân loại, xung lực cảm dục là năng lượng cao nhất mà thông thường nhân loại mong muốn, c̣n các lực mà năng lượng cảm dục tác dụng lên bấy giờ sẽ là các lực dĩ thái và hồng trần.           

                                                                                      (VMCQG, 129)

     - Tôi dùng từ ngữ “năng lượng” để chỉ biểu lộ tinh thần (spiritual expression) của bất cứ cung nào, c̣n từ ngữ “lực” để chỉ công dụng (use) mà con người tạo ra đối với năng lượng tinh thần đó khi họ t́m cách sử dụng nó và cho đến nay, thường dùng sai.                                                               (VMCQG, 16)

Nâng lên khối lượng lớn (To raise great masse):

     Sau này, các định luật chi phối việc xây dựng các kiến trúc vĩ đại và việc xử lư với các trọng lượng lớn sẽ được hiểu rơ là có liên quan đến âm thanh. Khi chu kỳ trở lại và vào kỷ nguyên sắp đến, người ta sẽ thấy việc tái xuất hiện khả năng nâng lên các khối lượng khổng lồ (great masses) của người Lemurians và người Atlants nguyên thủy - lần này ở ṿng tiến hóa cao hơn. Trí để hiểu phương pháp này sẽ được phát triển. Các khối vĩ đại được nâng lên cao nhờ các nhà kiến trúc thời xưa có được khả năng tạo ra khoảng chân không (vacum) nhờ âm thanh và dùng khoảng chân không đó vào các mục đích đă định.                                                                      (TVTTHL, 249-250)

Ngă ḷng (Discouragement, thiếu can đảm, năn chí):

     - Có 3 nguyên nhân gây ra ngă ḷng:

     1. Giăm sút sinh khí (vitality) trong thể xác. Trường hợp này xảy ra là do thể cảm dục đ̣i hỏi quá nhiều sinh khí của thể xác, nên khi nỗ lực để đáp ứng và khi cảm thấy bất lực không thể đáp ứng được một cách đầy đủ, người ta lại có cảm giác ngă ḷng. Việc này thường xảy đến cho những người mà thể xác được cấu tạo một cách tinh tế.

     Cách chữa trị: tái lập việc nghỉ ngơi (rest) và thư giăn (relaxation) và dành thời gian cho thiên nhiên điều chỉnh sự bất ổn. Mặt trời cũng cung cấp sinh khí trở lại bằng prana, nên xem xét điều này. Sau hết, đặc biệt cần có lương tri lành mạnh, và cũng cần có nhận thức rằng công việc cần được điều chỉnh đúng với khả năng con người chứ không theo nhu cầu quá mức. Hăy suy gẫm điều này.

     2. Trí cụ thể quá phát triển, đến phiên nó, hạ trí đ̣i hỏi quá nhiều nơi bản chất cảm dục, và sau đó, lần nữa trên thể xác. Một năng lực quá lớn để thấu suốt toàn thể vấn đề, một sự hiểu biết quá không cân xứng về nhu cầu thế giới, và một sự hiểu biết quá nhanh nhạy về nhiều vấn đề có liên quan đến một vấn đề  đặc biệt nào đó tạo ra một rung động dữ dội trong thể cảm dục. Điều này đưa đến việc làm xáo trộn thể xác và kết quả nhận thấy được chúng ta gọi là ngă ḷng. Chính ở đây, ư thức về sự tương xứng phải được bồi đắp, phải có khả năng tạo quân b́nh một cách sáng suốt và phải đạt được sự cân bằng trí tuệ.

     Cách chữa trị: nằm trong việc nhận thức rằng thời gian, sự vĩnh cửu, sự tiến hóa (tùy ư bạn gọi nó là ǵ) đưa mọi việc trôi qua và rằng mọi việc đều không tùy thuộc vào cố gắng cá nhân. Linh hồn khôn ngoan có thể thúc đẩy công việc tốt lành, tuy nhiên, việc kết thúc là chắc chắn.. Nếu các linh hồn khôn ngoan không có sẵn, tuy thế, mănh lực tiến hóa cũng đưa mọi việc trôi qua cho dù chậm hơn. Đừng nên quên điều này, nhưng khi sự ngă ḷng do các cội nguồn ở thể trí đến với bạn th́ bằng sự trầm lặng, hăy tự điều chỉnh chính bạn, và bằng sự quán tưởng, hăy cảm nhận sự thành đạt sau cùng của yếu tố vĩ đại, đó là Thời Gian.

     3. Nguyên nhân thứ ba nằm trong các lĩnh vực huyền linh nhiều hơn, và do việclàm quân b́nh các cặp đối hợp. Khi quả lắc dao động - như nó phải và nhất định xảy ra - hướng về những ǵ mà ta gọi là bóng tối, tà vạy và cái bất như ư, nó sẽ tạo ra trong các bạn, kẻ đă định hướng về phía ánh sáng, một sự căng thẳng, kết quả là có sự bất ổn (discomfort) trong tất cả các thể, đặc biệt được cảm nhận như là sự trầm cảm của thể xác. Thể xác bạn càng nhạy cảm th́ việc đáp ứng với h́nh thức cám dỗ này càng lớn. Đó là một trong các điều đặc biệt cản trở người t́m đạo. Nó làm cho y thành tiêu cực và thụ động với khía cạnh sắc tướng và hạ giăm mức rung động của y. Kết quả là nó ngăn chận sự thành đạt của y và việc phụng sự của y đối với các khổ đau trên thế giới.

     Cách chữa trị: tập vận dụng thể trí một cách khôn ngoan, tập có khả năng suy luận một cách hợp lư và thấy được nguyên nhân của các t́nh huống đang nằm trong chính Phàm ngă của bạn hoặc là ở quanh bạn. Như vậy, sự thăng bằng sẽ đạt được. Nó cũng nằm trong việc nhận thức được Thời Gian như là một yếu tố giải quyết (solvent) như đă nói ở trước. Nó cũng nằm trong việc làm tĩnh lặng trí cụ thể và theo sau là việc nối liền với linh hồn, và xuyên qua linh hồn, với nhóm Chân Ngă và tất nhiên với Chân Sư.                                                            (LVHLT, 341-343)

     - Chân Ngă kiên tŕ v́ biết ḿnh bất tử.

     Phàm ngă hay nản chí v́ biết thời gian th́ ngắn ngủi.

(ĐĐNLVTD, 76)

Ngă thức (I.ness hay selfconsciousness):

   Ngă thức cho phép đơn vị tinh thần ở trung tâm (của hoa sen Chân Ngă ND) (nhờ vào nó) để thu được tri thức, hiểu biết và sự tự nhận thức (selfrealisation).                        (LVLCK, 762)

   Ngă thức tức là ư thức con người (human consciousness).

(LVHLT, 38)

Ngă tính (Egoism, duy ngă):

   Ngă tính liên quan tới năng lực tạo “Ngă” (“I” making faculty), nó chủ yếu là phân biệt con người và như thế, đưa vào giác quan thứ sáu, tức thể trí (mind) như là tác nhân diễn dịch và tổng hợp 5 giác quan kia. Đó là khả năng của con người để nói “Tôi thấy”, “Tôi ngửi” một điều mà con vật không thể làm được.                                                     (ASCLH, 351)

Ngày “Đến với Chúng ta” (Day “Be with Us”):

     Ngày “Đến với Chúng ta” là ngày mà khi đó, con người tự giải thoát khỏi các trói buộc của vô minh và hoàn toàn nhận thức được sự bất phân ly (non- separateness) của Chân Ngă bên trong phàm ngă của ḿnh - do sai lầm mà xem như riêng của ḿnh - với Đại Ngă (Universal Ego, Anima Supra-Mundi), nhờ đó sát nhập vào Bản Thể Duy nhất (One Essence) để trở nên hợp nhất không những “với Chúng ta”, tức những Sinh linh (Lives) biểu lộ trong vũ trụ vốn là Sự sống Duy nhất, mà c̣n trở thành chính Sự sống đó.     (GLBN I, 189)

Ngày Phán Xét (Judgement Day):

   Ngày Phán Xét xảy ra trong cuộc tuần hoàn (round) thứ năm sắp tới.

   …Vào lúc đó, 3/5 nhân loại hiện nay đang ở trên Con Đường Dự Bị hay Con Đường Điểm Đạo, sẽ có trung tâm ư thức của họ ở trên cơi trí một cách dứt khoát, trong khi 2/5 vẫn tập trung vào cơi cảm dục. Tạm thời, 2/5 này sẽ chuyển vào chu kỳ quy nguyên (pralaya), hệ thống địa cầu sẽ không c̣n là nơi bảo dưỡng thích hợp cho họ nữa.                                          (LVLCK, 390391)

Ngày “Sabbath” (Sabbath day):

     “Sabbath” có nghĩa là Yên Nghỉ hay Niết Bàn (Nivana). Nó không phải là “ngày thứ bảy” (“seventh day”) sau sáu ngày mà là một thời kỳ kéo dài bảy “ngày”, hoặc bất cứ thời kỳ nào bao gồm bảy phần.

     … Từ ngữ Sabbath có một ư nghĩa huyền bí được tiết lộ trong việc Đức Jesus coi thường ngày Sabbath cùng với những ǵ được nói đến trong Luke. Trong đoạn đó, Sabbath được xem như trọn tuần lễ (whole week). Hăy xem bản văn tiếng Hy Lạp sẽ thấy tuần lễ được gọi là Sabbath. Nguyên văn: “Tôi nhịn ăn hai lần trong kỳ Sabbath”. Thánh Paul, một đạo đồ, đă biết rơ điều này khi nói đến việc nghỉ ngơi lâu dài và hạnh phúc vĩnh cửu ở Thiên Đường (heaven) như là Sabbath: “Và họ sẽ được hạnh phúc đời đời v́ họ sẽ măi măi được hợp nhất (one) với Đức Chúa Trời và sẽ hưởng được một Sabbath vĩnh viễn.”

                                                                        (GLBN I, 285)

Ngân Hà (Milky Way):

Dải băng huyền bí trong bầu trời mà chúng ta gọi là Ngân Hà, có liên kết chặt chẽ với sinh khí (prana) vũ trụ, hay là sức sống hoặc chất bồi dưỡng của vũ trụ đó đang đem sinh lực cho hệ thống dĩ thái của thái dương (solar etheric system).       

                     (LVLCK, 99)

Ngân quang tuyến (Sutratma; life thread, silver cord, silver thread, thread soul, sinh mệnh tuyến):

   Là mối liên hệ từ lực (magnetic link) mà Thánh kinh Cơ Đốc giáo nói đến như là “sợi dây bạc” (silver cord”), sợi chỉ ánh sáng sinh động (thread of living light) này nối liền Chân Thần tức Tinh thần nơi con người với bộ óc hồng trần.         

                         (ASCLH, 59)

   Ngân quang tuyến nối liền và làm sinh động mọi h́nh hài thành một tổng thể hoạt động và biểu hiện trong chính nó ư chí và mục tiêu của thực thể đang biểu lộ, đó là một người, một vị Thượng Đế hay một tinh thể (crystal).                              (CVĐĐ, 449)

     -  Ngân quang tuyến (sinh mệnh tuyến, sutratma hay life thread) được làm bằng chất liệu của cơi thứ nh́ (cơi Đại Niết Bàn-ND).                                                                                                                              (KCVTT, 134)

     - Sutratma tức là tuyến (thread) nối liền nhiều thể khác nhau và đi từ Chân Thần trên cơi cao của riêng nó (tức cơi Đại Niết Bàn-ND), xuyên qua linh hồn thể trên các cơi phụ cao của cơi trí xuống tới thể xác.                                                          (ASCLH, 318-319)

 

Nghệ sĩ (Artist, nghệ nhân, nhà mỹ thuật, tài tử):

     Chúng ta đừng quên rằng nghệ sĩ có trong tất cả các cung năng lượng (ray); không có một cung đặc biệt nào tạo ra nhiều nghệ sĩ hơn là cung khác. Theo bề ngoài, h́nh hài sẽ khoác lấy biểu hiện tự nhiên (spontaneous) khi sự sống nội tâm của nhà nghệ sĩ được điều chỉnh, tạo ra tổ chức bên ngoài của các h́nh thức sinh hoạt của y. Nghệ thuật sáng tạo chân chính là một chức năng của linh hồn, do đó, nhiệm vụ ban đầu của một nghệ sĩ là chỉnh hợp, thiền định và tập trung sự chú ư của ḿnh vào cơi giới ư nghĩa (world of meaning). Điều này được nối tiếp bằng việc cố gắng biểu hiện các ư tưởng thiêng liêng dưới các h́nh thức thích hợp, tùy theo khả năng tự nhiên và các khuynh hướng của cung năng lượng của nghệ nhân trong bất cứ lĩnh vực nào mà y có thể chọn và đối với y là môi trường thuận lợi nhất cho nỗ lực của y. Nó diễn ra song song bằng sự cố gắng, luôn luôn được tạo ra trên cơi trần, để cung cấp, hướng dẫn và huấn luyện bộ máy của năo bộ, và qua bộ máy đó truyền đạt, bày tỏ niềm hứng cảm hẵn đang tuôn tràn ngơ hầu có thể có được cách diễn đạt đúng và thể hiện chính xác cái thực tại bên trong.                                                              (TLHNM-II, 249)

Nghi thức (Rites):

     - Các hỏa tinh linh (fire elementals), thủy tinh linh (water sprites) và các tinh linh hạ đẳng, tất cả đều có thể được khiển dụng (harnessed) bằng các nghi thức. Có ba loại nghi thức:

     1. Nghi thức bảo vệ, có liên quan đến việc hộ thân của bạn.

     2. Nghi thức triệu dẫn (appeal), để kêu gọi (call) và làm cho các tinh linh xuất hiện (reveal).

     3. Nghi thức để kềm chế và điều khiển các tinh linh khi đă triệu tập được (summoned).

     … Nhờ các nghi thức và nghi lễ (ceremonies), bạn có thể nhận ra và giao tiếp được với thiên thần, nhưng không theo cùng cách thức, cũng không cùng lư do mà bạn có thể áp dụng với các tinh linh. Các thiên thần dự vào các nghi thức một cách tùy thích (freely) và không chịu bị triệu tập (summoned); các Ngài đến để vận dụng quyền năng. Khi mức rung động của bạn đủ tinh khiết th́ các nghi lễ được dùng như một mảnh đất hội họp chung.                                                           (TVTTHL, 175-176)

Nghiệp quaû (Karma):

    Tác động ở cơi trần. Về mặt siêu h́nh là Luật Báo Phục (Law of Retribution); Luật Nhân Quả, hay gây hậu quả về mặt đạo đức. Có nghiệp quả do công và nghiệp quả do tội. Đó là quyền lực kiềm chế vạn vật. Kết quả của hành động đạo đức hay là hậu quả về mặt đạo đức của một việc làm được thực hiện để đạt một điều ǵ hầu thỏa măn dục vọng cá nhân.     

                                    (ĐĐNLVTD, 219)

   Các loại nghiệp quaû (types of karma):

   Nghiệp quả được áp đặt lên thực thể có linh hồn (ensouling entity) qua trung gian của chính vật chất hay chất liệu (mà nó tác động tới) và vật chất hay chất liệu này là nguyên liệu thông minh (intelligent material) được tạo thành bằng tinh túy của thiên thần (deva essence).

1. Nghiệp quả vũ truï (Cosmic karma):

Áp đặt lên Thái Dương Thượng Đế từ bên ngoài Thái Dương Hệ.

2. Nghiệp quả Thái Dương Hệ (Systemic karma):

Thái Dương Thượng Đế phải thanh toán hết các quả đă được phát động trong các Thiên kiếp (Kalpas) trước kia và có ảnh hưởng tới loại cơ thể hiện nay của Ngài.

3. Nghiệp quả hành tinh (Planetary karma):

Nghiệp quả riêng của một Hành Tinh Thượng Đế, nó cũng khác với nghiệp quả của vị Hành Tinh Thượng Đế khác, cũng như nghiệp quả của các thành viên khác nhau của gia đ́nh nhân loại.

4. Nghiệp quả của một dăy hành tinh (karma of a chain):

Nó gắn liền với kinh nghiệm sống của Đấng tạo sinh khí cho một dăy hành tinh và là một trung tâm lực trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, cùng một ư nghĩa như là Hành Tinh Thượng Đế bên trong hệ thống hành tinh của Ngài là một trung tâm lực trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế.

5. Nghiệp quả của bầu hành tinh (Globe karma):

Vận mệnh cá biệt của một Thực Thể Thông Linh (Entity) vốn là một trung tâm lực trong cơ thể của Đấng (Life) đang làm linh hoạt một dăy hành tinh.

   Năm Đấng kể trên, vốn chịu tác động bởi nghiệp quả, tất cả các Ngài đều là các Tinh Quân Aùnh sáng thuộc vũ trụ và Thái Dương Hệ, các Ngài đă đạt được mức thông tuệ và đă trải qua giới nhân loại cách đây nhiều thiên kiếp.

6. Nghiệp quả của cơi giới (Plane karma):

Nghiệp quả này bị trộn lẫn một cách không thể tách ra được với nghiệp quả của Hành Tinh Thượng Đế và của vị Vương Tinh Quân (RajaLord) và tùy thuộc vào sự tương tác giữa 2 đối cực này trạng thái dương và âm của Lưỡng tính Thiêng liêng.

7. Nghiệp quả của cơi phụ (Karma of a subplane), hay là vận mệnh của một vài thực thể hạ đẳng đang biểu lộ qua các cơi này.

   Trong hai loại nghiệp quả này, chúng ta có những ǵ mà người ta có thể gọi là “Nghiệp quả của các Huyền giai” như nó đă được tạo ra từ khi Thái Dương Hệ biểu lộ. Đó là kết quả của quá khứ của Thái Dương Hệ này và không có nhiều quả phải được thanh toán trong số các quả xuất phát trong các Thái Dương Hệ trước.

8. Nghiệp quả của các giới trong thiên nhiên:

Theo như chúng ta biết, các giới đó trên hành tinh chúng ta là:

   a) Giới khoáng chất.

   b) Giới thực vật.

   c) Giới động vật.

Đây tất nhiên là nghiệp quả của các Nguyệt Tinh quân khác nhau đang tạo sinh khí (ensoul) cho các giới này và các Ngài đang thể hiện mục tiêu của các Ngài qua chúng.

   Chúng ta phải ghi nhận là như thế chúng ta đă đề cập đến nghiệp quả của vũ trụ, Thái Dương và Nguyệt cầu. Trong nghiệp quả sau này có ẩn giấu đại bí nhiệm của Mặt trăng và vị trí của Mặt trăng trong hệ thống hành tinh.

9. Nghiệp quả của Huyền giai nhân loại (Human Hierarchy) với 7 nhóm của nó và của các Chân Thần cá biệt.

Đây chính là một chủ đề rộng lớn và phức tạp trong chu kỳ đặc biệt của bầu Trái đất chúng ta, có thể chia thành:

a. Nghiệp quả thế giới (có 7 căn chủng).

b. Nghiệp quả của giống dân (racial karma) hay vận mệnh và mục tiêu của mỗi căn chủng (giống dân chính: root race).

c. Nghiệp quả của phụ chủng (subrace), v́ mỗi phụ chủng có vận mệnh riêng của nó cần phải hoàn thành.

d. Nghiệp quả quốc gia (national karma).

e. Nghiệp quả gia đ́nh (family karma).

f. Nghiệp quả cá nhân (individual karma).

(LVLCK, 469470471)

   “Karma là toàn thể các hành động của chúng ta cả trong cuộc sống hiện tại lẫn trong các kiếp sống trước kia. Nó có 3 loại:

        1. Sanchita Karma (Tiên nghiệp, tiền nghiệp, túc nghiệp).

        2. Prarabdha Karma (Hiện nghiệp).

        3. Agami Karma (Tổng nghiệp).

   Sanchita Karma bao gồm công và tội của con người tích tụ lại trong tất cả các đời trước. Phần của S. Karma dành để tạo ảnh hưởng lên cuộc sống con người trong một kiếp sống hay kiếp hiện tại được gọi là Prarabdha. Loại nghiệp quả thứ ba, Agami karma, là kết quả của công và tội của các hành vi hiện tại. Agami karma mở rộng đến mọi lời nói (words), ư tưởng (thoughts) và hành động (acts). Những ǵ bạn nghĩ tưởng (think), những ǵ bạn nói ra (speak), những ǵ bạn làm (do) cũng như bất cứ điều ǵ là kết quả của tư tưởng, lời nói và hành động của bạn đều tạo ra trên chính bạn và trên những ai chịu ảnh hưởng của chúng, đều thuộc vào hiện nghiệp (present karma), chắc chắn nó sẽ chi phối sự thăng bằng của kiếp sống của bạn đối với thiện hoặc ác trong sự phát triển về sau này của bạn.” Trích tạp chíThe Theosophist q. X, trang 235.

   “Nghiệp quả (hành động) có ba loại:

1. Agami: các hành động thuộc thân xác (bodily actions) thuộc loại tốt và xấuđược tạo ra sau khi có được sự hiểu biết bằng phân biện (discriminative knowledge). (Xin xem Shri Sankaracharya’s Tattva Bodh, Vấn đáp 34).

2. Sanchita: các hành động đă tạo ra trước kia, dùng như là các mầm mống để tạo ra vô số kiếp sống; tích lũy các hành động trước kia được giữ lại. (Như trên, Vấn đáp 35).

3. Prarabdha: các hành động của xác thân này (nghĩa là kiếp sống) vốn mang lại vui thích (pleasure) hay đau khổ chỉ trong kiếp sống này. (như trên, Vấn Đáp 36)”Tạp chí The Theosophist, q. VIII, trang 170

   “Nên nhớ rằng trong mọi hành động của con người th́ ảnh hưởng của nghiệp quả trước kia tạo thành một nhân tố quan trọng. Muốn hoàn thành mọi hành động, Đức Shri Krishna nói, chúng ta cần năm điểm cơ bản:

1. Kẻ hành động (the actor).

2. Ư chí đă định (the determined will).

3. Công cụ (implements) để thực hiện hành động như là tay chân, lưỡi vv...

4. Vận dụng các công cụ này.

5. Ảnh hưởng của cách hành xử trước đó.

   Công việc mà một người làm với xác thân, lời nói hay trí óc của ḿnh, cho dù đúng hay sai, nếu có 5 điểm căn bản hay 5 yếu tố này đều đưa đến thành quả.” (Gita, XVIII, 1315)

   Trong Mahabharata, 5 điểm then chốt này của nghiệp quả được chia thành hai nhóm:

1. Hành động hiện tại của con người (bao gồm 4 điểm then chốt đầu) và

2. Kết quả của hành động đă qua của y (tạo thành điểm then chốt thứ 5).

   “Đồng thời phải lưu ư rằng kết quả của cuộc sống con người không phải là công việc của một ngày hay ngay cả một chu kỳ. Đó là tập hợp tổng số các hành động được tạo ra trong vô số kiếp sống trước. Mỗi hành động trong chính nó có thể được xem như không quan trọng, giống như sợi vải nhỏ nhất, đến nỗi hàng trăm sợi có thể bị thổi bay chỉ bằng một hơi thở; tuy thế, những sợi tương tự như vậy khi được buộc chặt và xoắn lại với nhau sẽ tạo thành dây thừng vững chắc và mạnh đến nỗi có thể dùng để kéo một con voi và thậm chí, chiếc tàu lớn nữa. Nghiệp quả của con người cũng thế, tuy rằng chính mỗi cái vụn vặt, nhưng do tiến tŕnh tăng bội tự nhiên, tự chúng kết hợp một cách chặt chẽ và tạo thành một dây thừng đáng sợ để lôi kéo được con người, nghĩa là tạo ảnh hưởng lên cách hành xử đối với cái tốt hay xấu.”Tạp chí The Theosophist, q. VII, trang 60.                                                                                                           (LVLCK, 470471)

     - Nghiệp quả không phải là sự kiện xảy ra không thể tránh khỏi và khủng khiếp. Nó có thể được lập lại thăng bằng; nhưng việc lập lại thăng bằng này, đặc biệt khi nào có liên quan tới bệnh tật, sẽ bao gồm bốn đường lối hoạt động:

            1. Xác định được bản chất của nguyên nhân và lĩnh vực trong tâm thức mà nó xuất phát.

            2. Phát triển được các tính chất vốn dĩ là đối cực của nguyên nhân thực tế.

            3. Thực hành đức vô tổn hại (harmlessness) để chận đứng việc gây ra nhân và để ngăn chận bất cứ diễn biến thêm nào của t́nh trạng bất hạnh.

            4. Chọn các giai đoạn cần thiết ở cơi trần để đạt tới các t́nh huống mà linh hồn mong muốn. Các giai đoạn này sẽ bao gồm:

                        a/ Ưng thuận trong trí và chấp nhận sự thật của hiệu quả - trong trường hợp mà chúng ta đang xét có liên quan tới nghiệp quả - đó là bệnh tật.

                        b/ Hành xử khôn khéo theo các đường lối của phương pháp y học chính thống.

                        c/ Tham dự của nhóm chữa trị hay nhà chữa trị để giúp vào việc chữa trị tâm linh bên trong.

                        d/ Có cái nh́n rơ ràng đối với kết quả. Điều này có thể đưa đến việc chuẩn bị cho cuộc sống ở cơi trần hữu ích hơn hay chuẩn bị cho việc chuyển tiếp lớn lao được gọi là sự chết.    

                                     (CTNM, 295-297)

     - Theo quan điểm của Yoga Sutras, có ba loại nghiệp quả:

     1/ Tiềm nghiệp (Latent Karma):

Các chủng tử (seeds, mầm mống) và nhân (causes) vẫn chưa phát triển và bất động, phải hiện ra thành quả trong một phần nào đó của các kiếp sống hiện tại hay tiếp theo sau

2/ Hoạt nghiệp (Active Karma):

Các chủng tử hoặc là nhân đang trong tiến tŕnh kết thành quả mà kiếp hiện tại được dự kiến là cung ứng mảnh đất cần thiết để phát triển đầy đủ.

3/ Tân nghiệp (New Karma):

Các chủng tử hoặc là nhân đang được tạo ra trong kiếp sống này, tất nhiên chúng phải chi phối các hoàn cảnh của kiếp tương lai nào đó.                                                                      (ASCLH, 145-146)

Nghiệp quả Tinh quân (Lipika): Xem thêm Maharajas.

     - Lipika là các Tinh quân của Vũ trụ. Các Ngài có liên hệ với Luật Nhân quả (Karma) và các ghi nhận của luật ấy. Chữ Lipika xuất phát từ “Lipi” nghĩa là viết (writing). (LVLCK, 75)

     - Bốn vị Maharajas hay là bốn Nghiệp Quả Tinh Quân (Lord of Karma) trong Thái Dương Hệ đặc biệt lưu tâm đến công cuộc tiến hóa hiện nay của giới nhân loại. Bốn Đấng này lo về việc:

     1./ Phân phối nghiệp quả hay vận mệnh (destiny) của con người khi nó tác động đến các cá nhân, và thông qua các cá nhân đến các nhóm.

     2./ Trông coi và sắp xếp các tiên thiên kư ảnh (akashic records). Các Ngài trông nom  các Pḥng Kư Ảnh (Halls of Records) hoặc là lo việc “tàng trữ sổ bộ” (“keeping of the books)” theo cách gọi của Thánh kinh Cơ Đốc giáo. Trong giới Cơ Đốc giáo, các Ngài được biết đến như là các thiên thần ghi chép (recording angels).

     3./ Tham dự vào các Hội đồng trong Thái Dương Hệ (solar councils). Trong chu kỳ thế giới hiện nay, chỉ có các Ngài mới có quyền vượt quá phạm vi của hành tinh hệ và tham dự vào các Hội đồng của Thái Dương Thượng Đế. Như vậy, nói một cách chính xác, các Ngài là các Đấng trung gian của hành tinh (planetary mediators), đại diện cho Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta và tất cả những ǵ có liên quan đến Đấng này trong kế hoạch vĩ đại hơn mà Ngài chỉ là một phần trong đó.          

                        (ĐĐNLVTD, 40-42)

     - Từ ngữ “lipika” do chữ lipi là viết” (“writing”), theo nghĩa đen là “Người Sao Chép” (”Scribes”). Đây là bốn “Đấng Bất tử” mà kinh Atharva Veda có nhắc đến dưới danh xưng “Các Đấng Quán Sát” (“Watchers”) hay các Đấng Trấn giữ (Guardians) bốn phương trời. Về mặt huyền bí, các Đấng Thiêng liêng này có liên quan với Nghiệp quả, Luật Báo Phục (Law of Retribution) v́ các Ngài là các nhà Ghi chép, các Ngài in dấu vào các bảng (tablets) vô h́nh (đối với chúng ta) của Tinh Tú Quang (Astral Light), tức là “pḥng triển lăm tranh vĩ đại của vĩnh cửu” - nơi ghi chép một cách trung thực mọi hành vi, và thậm chí mọi ư tưởng của con người, của tất cả những ǵ đă có, hiện có hoặc là sẽ có trong vũ trụ hiện tượng này. Như có nói trong bộ Isis Unveiled, tấm vải (canvas) thiêng liêng và vô h́nh này là Quyển Sách Sự Sống (Book of Life). Chính Lipika là các “Đấng phóng xuất ra ngoại cảnh từ Thiên Trí thụ động cái kế hoạch lư tưởng của Vũ trụ mà dựa vào đó, các “Đấng Kiến tạo” (Builders) tái tạo lại vũ trụ sau mỗi kỳ Quy nguyên (Pralaya). Các Đấng Lipika có quả vị tương đương với Bảy Thiên Thần Diện Mục (Angels of Presence) mà người Cơ Đốc giáo biết dưới tên là Bảy “Hành Tinh Thượng Đế” (“Planetary Spirits”), hay là Bảy “Tinh Quân” (“Spirits of the Stars”); và như thế các Ngài là các thư kư trực tiếp của Thiên Ư Vĩnh cửu - hay là theo cách gọi của Plato, của “Tư Tưởng Thiêng liêng” (“Divine Thought”).                        (GLBN I, 165)

Nghiệp Quả Tinh Quân và các Đấng Thừa Hành Nghiệp Quả (Karmic agents):

     Dưới Nghiệp Quả Tinh Quân là các Đấng Thừa Hành Nghiệp Quả. Các vị này lại được chia thành các nhóm sau đây:

     1/ Ba vị Thừa Hành Nghiệp Quả chịu trách nhiệm trước các Nghiệp Quả Tinh Quân (Karmic Lords) đối với công việc trên ba cơi (three planes).

     2/ Năm vị Nghiệp Quả Tinh Quân công tác chặt chẽ với Đức Bàn Cổ (Manus) của các giống dân khác nhau, các Ngài chịu trách nhiệm về việc kiến tạo một cách chính xác các kiểu mẫu giống dân khác nhau.

     3/ Các vị Thừa Hành Nghiệp Quả chịu trách nhiệm đối với các kiểu mẫu giống dân phụ (subrace types) hiện nay.

     4/ Một vài vị Thừa Hành trung gian  (intermediary agents) đại diện (trong ba nhóm này) cho bảy kiểu mẫu Cung.

     5/ Các Đấng Thừa Hành Thiên Luật (god Law) này có liên quan một cách đặc biệt với công việc của các trung tâm lực dĩ thái và sự đáp ứng của chúng với các trung tâm lực khác của hành tinh.

     6/ Các Đấng Bảo Quản kư ảnh (keepers of the records).

(LVLCK, 942-943)

Nghiệp quả và loài vật

     - Khi nào không có ngă thức th́ không có trách nhiệm. Như vậy, loài thú không bị lôi cuốn vào trách nhiệm, và, mặc dù chúng hứng chịu đau đớn trên cơi trần và trong thể xác, chúng lại không có nghiệp quả trên các cơi tinh anh, v́ chúng không có trí nhớ (memory) cũng không biết tiên liệu (anticipation). Chúng thiếu khả năng liên kết, và v́ chưa có thể trí (spark of mind), chúng không bị luật báo phục chi phối chỉ trừ khi có liên hệ đến xác thân.                                                                            (LVLCK, 562-563)

 

Nghiệp quả phân bố: (Distributive karma)

      Nghiệp quả phân bố tức  là nghiệp quả quốc gia (national karma).                                                               (CKMTTL, 155)

Ngoại linh khí (the outbreathed life, the outpoured life):

     Chân Thần (Monad) là ngoại linh khí của Thượng Đế (LOGOS) có chứa trong chính nó ở trạng thái mầm mống (germinally), hay ở trạng thái tiềm tàng (state of latency) mọi quyền năng và thuộc tính thiêng liêng.                                        (MTNX, 180)

Ngoại môn (Exoteric, công truyền):

   Tất cả những ǵ có thể thu thập được nhờ bản năng và nhờ việc dùng trí cụ thể hoạt động xuyên qua năo bộ hồng trần đều có thể được xem như có liên quan tới cái mà chúng ta gọi là ngoại môn.                                                                                 (LVLCK, 287)

Ngoại tuần hoàn (Outer round, ṿng tiến hóa ngoài):

     Theo ngôn từ huyền linh, các hành tinh không thánh thiện ngoại môn được gọi là “ngoại tuần hoàn” tức là giới đạo đồ bên ngoài (outer circle of initiates). Địa cầu chúng ta là một trong số các hành tinh không thánh thiện này, nhưng nó đang được chỉnh hợp một cách đặc biệt với một số bầu hành tinh ở ṿng tiến hóa trong.                                                         (LVLCK, 1175)

Ngôi : X. Trạng thái.

Ngôi Thượng Đế : X. Trạng thái.

Ngôn ngữ phát triển (Developed speech):

     Thiên B́nh Luận giảng rằng, Giống dân thứ nhất - các con của Yoga tinh anh thanh nhẹ, c̣n được gọi là “Tự sinh” - không có ngôn ngữ (speechless), theo cách nhận thức của chúng ta, v́ họ không có trí khôn. Giống dân thứ hai có “ngôn ngữ âm thanh” (“sound-language”) nghĩa là các âm thanh giống như tiếng hát (chant-like sounds) chỉ gồm các nguyên âm (vowels). Giống dân thứ ba lúc đầu phát triển một loại ngôn ngữ vốn dĩ chỉ hơi khác các âm thanh trong Thiên Nhiên, như tiếng kêu của các côn trùng lớn và của loại thú nguyên sơ. Tuy vậy, loại ngôn ngữ này cũng mới nảy sinh vào thời của người “hăn sinh” (“sweat born”, được sinh ra do mồ hôi) hay là thuở sơ khai của Giống dân thứ ba. Trong nửa sau, khi giống người “hăn sinh” sinh ra giống người “noăn sinh” (”Egg born”), giai đoạn giữa của giống dân thứ ba; và khi những giống người này thay v́ “sinh ra” làm người lưỡng phái- xin độc giả tha thứ cho cách diễn tả hơi buồn cười khi áp dụng cho con người trong thời đại chúng ta - bắt đầu tiến hóa thành nam, nữ riêng biệt; và khi luật tiến hóa khiến cho họ sinh sản bằng phương pháp tính dục - một hành động làm cho các Thần Sáng Tạo (Creative Gods), do Luật Nghiệp Quả thôi thúc, phải chịu nhập thể vào những người vô trí (mindless men); chỉ lúc bấy giờ, con người mới có ngôn ngữ. Nhưng ngay cả lúc đó cũng chỉ là một cố gắng thử mà thôi. Lúc bấy giờ, toàn thể nhân loại “chỉ có một ngôn ngữ duy nhất”. Việc này cũng không ngăn trở hai phụ chủng cuối cùng của Giống dân thứ ba xây nên các thành phố và gieo rắc khắp nơi các mầm mống văn minh đầu tiên dưới sự dẫn dắt của các Huấn Sư Thiêng liêng (Divine Instructors) và thể trí đă khơi hoạt của chính họ.

     Theo Giáo Lư Huyền Môn, lúc bấy giờ, ngôn ngữ được phát triển theo trật tự sau:

     1/ Ngôn ngữ độc âm (Monosyllabic speech). Là ngôn ngữ của con người đầu tiên được phát triển gần đầy đủ vào cuối Giống dân thứ ba, những người có sắc da “màu hoàng kim” (“golden-coloured”), sắc da vàng (yellow- complexioned), sau khi phân chia phái tính (sexs) và mở trí đầy đủ. Trước đó, họ giao tiếp nhau bằng cách mà ngày nay được gọi là “chuyển di tư tưởng” (“thought transference”), mặc dù, ngoại trừ giống dân được gọi là “Các con của Ư chí và Yoga” - là giống người đầu tiên mà các “Con của Minh triết” đă nhập thể vào họ - tư tưởng chỉ được phát triển rất ít nơi con người vừa mới có xác thân này và không bao giờ vượt lên trên mức độ hồng trần thấp thỏi. Thể xác của họ thuộc về cơi trần nhưng Chân Thần của họ vẫn hoàn toàn ở trên cơi cao. Ngôn ngữ không thể phát triển hoàn hảo trước khi hoạch đắc và phát triển đầy đủ khả năng lư luận. Có thể nói ngôn ngữ độc âm này là nguyên âm phụ mẫu (vowel-parent) của các ngôn ngữ độc âm pha lẫn với các phụ âm mạnh mẽ (hard consonant), vẫn c̣n thông dụng trong các chủng tộc da vàng mà các nhà nhân chủng học đă biết.

     2/ Ngôn ngữ líu ríu (Agglutinative speech: các tiếng hót lít rít dính lại khó phân biệt). Các tính chất ngôn ngữ loại này phát triển thành ngôn ngữ líu ríu. Thứ ngôn ngữ này được một số chủng tộc Atlantis sử dụng trong khi các ḍng giống tổ tiên (parent stocks) khác vẫn giữ tiếng mẹ đẻ. Các ngôn ngữ đều có chu kỳ tiến hóa, thời ấu trỉ, độ trong sáng (purity), giai đoạn trưởng thành, thời suy tàn, bị pha trộn với các ngôn ngữ khác, phát triển tột độ, suy vong rồi sau cùng tuyệt diệt, cũng thế, ngôn ngữ ban sơ của các chủng tộc Atlantis văn minh nhất - loại ngôn ngữ mà các tác phẩm bằng tiếng Bắc Phạn cổ có đề cập đến, đó là Rākshasi Bhāshā đă bị tàn tạ và hầu như biến mất. Trong  khi “tinh hoa” (“cream”) của Giống dân thứ tư ngày càng hướng về tột đỉnh của sự tiến hóa thể chất và trí tuệ, như thế để lại một di sản là các loại ngôn ngữ đă phát triển cao độ cho Giống dân thứ năm c̣n non trẻ (chủng tộc Aryan), loại ngôn ngữ líu díu đă suy vi và c̣n sót lại như là một thổ ngữ (fossil idiom) rời rạc, hiện đang tản mác và hầu như bị giới hạn trong các bộ lạc thổ dân ở Châu Mỹ.

     3/ Ngôn ngữ trầm bổng (Inflectional speech): Đó là ngôn ngữ đầu tiên, nguồn gốc của tiếng Bắc Phạn (Sankrit), mà người ta gọi một cách rất sai lầm là “chị cả” của tiếng Hy Lạp, thay v́ là mẹ của thứ tiếng này - hiện nay là loại ngôn ngữ huyền bí của các vị Đạo Đồ của Giống dân thứ năm. Ngôn ngữ của các xứ “Cận Đông” (“Semitic” languages) là các hậu duệ lai tạp của các lệch lạc ở cách phát âm đầu tiên của các “con cả” của tiếng Bắc Phạn” nguyên thủy. Huyền bí học không thừa nhận các chi nhánh (divisions) như là người Ᾱryan và người Semite, và thậm chí chấp nhận người Turanian với sự dè dặt nhiều hơn. C̣n người Semites (Cận Đông), nhất là người Á Rập (Arabes) là chi nhánh người Ᾱryan sau này - suy thoái về mặt tâm linh và hoàn hảo về mặt vật chất. Tất cả người Do Thái và Á Rập đều thuộc về các chi nhánh này. Nhánh Do Thái là một bộ lạc xuất phát từ giai cấp bị ruồng bỏ (outcasts) là Chandālas ở Ấn Độ, nhiều người trong số đó thuộc giai cấp Bà La Môn trước kia (ex-Brāhman), họ đi tị nạn ở Chāldea, ở Scinde (Sind) và Aria (Iran)  và thực sự được sinh ra do tổ tiên A-Bram (Phi-Bà La Môn, No-Brāhman) độ 8.000 năm trước Thiên Chúa. Nhánh Á Rập là hậu duệ của những người Ᾱryans này, họ không muốn di cư vào Ấn Độ vào thời phân tán các nước, do đó, một số c̣n ở lại vùng biên giới các xứ này như Afghanistan và Kabul và dọc theo sông Oxus, trong khi một số khác thâm nhập và xâm chiếm xứ Arabia. Điều này xảy ra lúc Phi Châu nổi lên thành lục địa.                          (GLBN III, 203-205)

Ngôn từ (speech):

     Một trong những vận cụ quan trọng nhất cho việc phát triển một cách thực tiễn nằm trong tay con người, t́m thường hay quan trọng, là ngôn từ. Kẻ nào biết giữ ǵn cách ăn nói của ḿnh, kẻ nào chỉ nói với mục đích vị tha, ngơ hầu truyền chuyển năng lượng Bác ái qua trung gian ngôn từ, là kẻ đang nhanh chóng khắc phục các bước đầu để được chuẩn bị cho điểm đạo. Ngôn ngữ là biểu lộ huyền linh nhất trong cuộc sống; đó là phương tiện sáng tạo và là vận cụ cho thần lực. Về mặt huyền bí, hạn chế lời nói là bảo tồn thần lực; dùng lời nói được chọn lựa và nói ra một cách chính xác là phân phối thần lực bác ái của Thái Dương Hệ, thần lực đó che chở, củng cố và làm phấn khích. Chỉ có những ai biết được ít nhiều về hai phương diện này của lời nói mới có thể được tin tưởng để đứng trước Đấng Điểm đạo và trong cuộc diện kiến đó, một số diệu âm (sounds) và bí pháp (secrets) được truyền đạt cho y với sự thệ nguyện không được nói ra.                               (ĐĐNLVTD, 74)

Ngũ chướng (Five hindrances, ngũ ngại):

1/ Vô minh (avidya, ignorance).

2/ Chấp ngă (sense of personality).

3/ Tham dục (desire).

4/ Thù hằn (hate).

5/  Cảm thức luyến trần (sense of attachment).

Đây chính là năm ư tưởng hay ư niệm sai lầm mà qua vô lượng thời và suốt bao kiếp sống, đă và đang ngăn cản không cho các con của nhân loại nhận thức được rằng ḿnh là con của Thượng Đế. Chính các ư niệm này đưa con người tới chỗ đồng nhất hóa chính ḿnh với những ǵ thấp kém thuộc về vật chất, quên đi những thực tại thiêng liêng. Chính các ư niệm sai lầm này làm cho Chân Thần thiêng liêng thành đứa con hoang và đưa đứa con ấy đến chốn xa xăm để khoác các lớp vỏ của cuộc sống thế tục. Những điều này phải được khắc phục và loại bỏ trước khi con người có thể “ngước mắt lên”, thấy lại linh ảnh của Từ Phụ và Nhà của Cha, để rồi  nhờ thế có thể chú tâm dấn bước vào Con đường trở về quê cũ.

Có thể nêu ra rằng hai chướng ngại đầu, vô minh và chấp ngă, có một liên quan tới con người, tức tổng thể trên cơi trần, tham dục có liên quan tới thể cảm dục của con người, c̣n sự thù hằn và cảmù thức  luyến trần là các sản phẩm của ư thức vị kỷ (nguyên khí ngă thức) đang làm linh hoạt hạ trí.

Như thế, phàm ngă tam phân là cánh đồng dành cho hột giống, và trong mảnh đất của kiếp sống phàm ngă ở ba cơi thấp, nhất định là các hạt giống này lan tràn ra, phát triển lớn thêm để tạo chướng ngại cho Chân nhân.

Các hạt giống này phải bị hủy diệt, và khi hủy diệt được chúng, có ba điều xảy ra:

1/ Nghiệp quả được thanh toán.

2/ Đạt được giải thoát.

3/ Hoàn thiện được linh thị của linh hồn.       (ASCLH, 127)

Ngũ giới (Yama hay là five commandments):

   1. Vô tổn hại (harmlessness).

   2. Chân thật (truth).

   3. Không trộm cắp (abstention from theft).

   4. Tiết dục (abstention from incontinence).

   5. Không tham lợi (abstention from avarice). (ASCLH, 184)

Ngũ hợp tố (Five elements, ngũ đại, ngũ bản tố):

 

     Dĩ thái (ether), phong (air), hỏa (fire), thủy (water) và thổ (earth).                                                                                                                                 (ASCLH, 157)

 

Ngũ luật (Nijama or five rules):

1.      Tâm thân thanh khiết (internal and external purification).

2.      Vui với số phận (Contentment)

3.      Đạo tâm nhiệt thành (Fiery aspiration).

4.      Nghiên cứu tâm linh (Spiritual reading)

5.      Sùng kính Ishvara (Devotion to Ishvara).

     Ngũ giới (five commandments) và Ngũ luật (five Rules) là phần Ấn giáo tương đương với 10 giới răn của Thánh kinh Cơ Đốc.                                                                                                                    (ASCLH, 187, 182)

Ngũ quan thức (vrittis):

   Tức là những nhận thức bằng trí tuệ có liên quan tới năm giác quan.                                                                              (ASCLH, 21)

Ngũ uẩn: (five skandhas)

1.      Sắc uẩn (Rupa) các tính chất hoặc các thuộc tính vật chất.

2.      Thọ uẩn (Vedana): các cảm giác (sensations).

3.      Tưởng uẩn (sanna): các ư tưởng trừu tượng (abctract ideas).

4.      Hành uẩn (samkara): các khuynh hướng cả về mặt xác thân (physical) lẫn mặt trí tuệ (mental), và

5.      Thức uẩn (Vinnana): các quyền năng trí tuệ, khuếch đại của uẩn thứ 4, nghĩa là các thiên hướng về tâm trí, xác thân và đạo đức.                            (Thư của Ch. S., 199)

Ngủ và chết (Sleep and death):

     Con người hay quên rằng mỗi đêm, trong các giờ ngủ, chúng ta chết đối với cơi trần nhưng sống và hoạt động ở nơi khác. Họ quên rằng họ đă có được khả năng rời bỏ thể xác Bởi v́ cho đến nay, con người không thể đem trở lại vào ư thức bộ óc hồng trần các hồi ức đối với những ǵ đă qua và đối với khoảng th́ giờ xảy ra sau đó của cuộc sống linh hoạt, họ không liên kết được việc chết và ngủ. Sau rốt, sự chết chỉ là một khoảng th́ giờ dài trong sự sống để hoạt động ở cơi trần, người ta chỉ “xuất ngoại” trong một thời gian dài. Nhưng tiến tŕnh ngủ hằng ngày và tiến tŕnh chết ngẩu nhiên đều giống nhau, với sự dị biệt duy nhất là trong lúc ngủ, sợi dây từ khí (magnetic thread) hay là ḍng năng lượng (current of energy) mà sinh lực chạy theo đó được giữ nguyên và tạo ra con đường trở lại với thể xác.  Trong cái chết, sinh mệnh tuyến (life thread) này bị đứt hay gảy. Khi điều này xảy ra, thực thể hữu thức không trở lại với nhục thân, và thể này v́ thiếu nguyên khí cố kết (principle of coherence) bấy giờ sẽ tan ră.            

                                      (LVHLT, 494-495)

 

Nguyên h́nh (Patterns):

     Nói cho cùng, các nguyên h́nh chỉ là các kiểu mẫu (types) năng lượng đang phấn đấu để xuất lộ thành biểu hiện cụ thể và cuối cùng nó khuất phục được các năng lượng hời hợt (superficial) và hiển lộ hơn (các năng lượng này đă vạch đường đi lên đến bề mặt trong tiến tŕnh biểu lộ) vào nhịp điệu mới mẻ hơn được áp đặt lên chúng. Như thế, chúng tạo ra các kiểu mẫu bị thay đổi, các h́nh hài mới, cùng các nốt, các âm độ và các sắc tướng khác nhau. Theo nghĩa đen, các nguyên h́nh này là các ư niệm thiêng liêng, khi chúng xuất lộ từ tập thể thức nội tâm và khoác lấy các h́nh hài bằng chất trí vốn dĩ có thể được đánh giá và chiếm hữu bởi thể trí và bộ óc của con người trong bất cứ thời kỳ đặc biệt nào.

     … Khi một người đạt được tiến bộ trên con đường tiến hóa và tới gần vị thế của một đạo đồ th́ sự chi phối của sắc tướng, nội tại và cố hữu, sẽ liên tục tiến tới ngày càng gần hơn với các đ̣i hỏi của nguyên h́nh. Cũng có thể nói rằng nguyên h́nh th́ tương đối bất biến và không thể thay đổi ở bản chất cố hữu của riêng nó, v́ nó xuất phát từ trí của Thượng Đế đại thiên địa, hoặc chủ thể tư tưởng tiểu thiên địa, nhưng c̣n tiến tŕnh chi phối nội tại của vật chất th́ khả biến và ở t́nh trạng luôn luôn thay đổi. Vào lúc điểm đạo lần ba, khi sự hợp nhất của nguyên h́nh và h́nh hài bị chi phối được đạt đến, sự Biến Dung  của vị đạo đồ xảy ra, đưa đến cuộc khủng hoảng tối hậu, trong đó, cả hai được biết như là một, và bản chất sắc tướng (trong giai đoạn này bao gồm cả linh hồn thể cũng như các hiện thể thấp) lúc bấy giờ bị phân tán và biến mất.      

                                                                                     (TLHNM II, 55, 56)

Nguyên h́nh chất (Protyle):

     Nguyên h́nh chất là một từ ngữ do Sir William Crookes đặt ra và được ông định nghĩa như sau:

     “Nguyên h́nh chất là một từ tương đồng với nguyên sinh chất (protoplasm) để diễn tả ư tưởng về vật chất nguyên sơ ban đầu (original primal matter) trước khi có sự tiến hóa của các nguyên tố hóa học (chemical elements). Từ ngữ mà tôi đă mạo muội sử dụng cho mục đích này được kết hợp từ thuật ngữ Hy Lạp “trước hơn cả” (“earlier than”) và “chất liệu mà nhờ đó các vật được tạo ra” (“the stuff of which things are made”).  

                        (TTCNT, 36-37)

Nguyên khí (Principle):

   Các lớp vỏ (sheaths) và các hiện thể (vehicles) chỉ là các thể biểu lộ (bodies of manifestation) của vị đệ tử trên các cơi (planes) khác nhau của Thái Dương Hệ, và các lớp vỏ này phải thể hiện (express) cho cái nguyên khí vốn là đặc điểm hay tính chất nằm dưới mỗi cơi. Thí dụ 7 nguyên khí có liên quan tới con người là:

   1. Prana............ Năng lượng........... Thể ............... Cơi

   (sinh khí)            sinh động                dĩ thái             hồng trần

   2. Kama .......... Dục vọng,............. Thể ............... Cơi

                               cảm giác              cảm dục            cảm dục

   3. Manas.......... Trí ........................ Thể ............... Cơi trí

       thấp             cụ thể                         hạ trí           

   4. Manas.......... Trí ........................ Thể ............... Cơi trí

       cao                trừu tượng              Chân Ngă        

   5. Buddhi......... Trực ..................... Thể................ Cơi

                               giác                       trực giác            Bồ Đề

   6. Atma............ Ư chí..................... Linh thể ........ Cơi

                            tinh thần                                              Niết bàn 

   Và cái tương ứng với “nguyên khí bất biến vô giới hạn” (boundless immutable principle” trong đại vũ trụ (macrocosm) tức là Chân Thần (trên cơi riêng của Chân Thần) tạo thành nguyên khí thứ 7 (seventh principle).

   Có những cách khác để liệt kê các nguyên khí v́ Subba Rao đúng ở một phương diện khi ông ấy cho rằng chỉ có 5 nguyên khí. Hai cái cao nhất, tức Atma và sự sống Chân Thần (life monadic) không phải là nguyên khí chút nào.                 (ASCLH, 74)

   Nói về mặt đại vũ trụ, nguyên khí là những ǵ đang được phát triển trên mỗi cơi của bảy cơi của chúng ta 7 cơi phụ của cơi hồng trần vũ trụ. Nó là mầm mống trên mỗi cơi phụ đang biểu hiện cho một trạng thái nào đó của tâm thức thiêng liêng đang khai mở; nó là những ǵ mà về mặt căn bản, có liên quan tới một h́nh thức cảm nhận nào đó; nó là cái mà các thể (bodies) khi tiến hóa, thấy rằng chúng có thể đáp ứng được. Một nguyên khí là mầm mống của hiểu biết (awareness) có mang mọi tiềm năng của tâm thức đầy đủ trên một mức độ (level) hoạt động thiêng liêng đặc biệt nào đó. Nó là những ǵ vốn làm cho tri thức (knowledge) và sự đáp ứng hữu thức với mọi việc xung quanh có thể xảy ra; nó là cái có hàm ư một hoạt động nhạy cảm “đang bộc lộ” và theo tŕnh tự, đưa đến kết quả là có thể có được và tất nhiên là sự hiểu biết thiêng liêng.                                                                                                                         (CTNM, 611612)

- Các biến phân căn bản, các tính chất chủ yếu hay các kiểu mẫu năng lượng (types of energy) mà theo đó vạn vật được kiến tạo; chúng đem lại bản chất phân biệt của mọi h́nh hài.                                                                              (LVLCK, 86)

     - “Nguyên khí” (“principle”) nghĩa là các phương thức để biểu lộ sự sống (modes of manifesting life).        (MTNX, 89)

     - Các nguyên khí (principles) chẳng qua chỉ là các khía cạnh (aspects) và các trạng thái (states) của tâm thức mà thôi.

(CKMTTL,80)

Nguyên khí Bồ Đề (Buddhic principle):

     Trực giác là một năng lực (power) c̣n cao siêu hơn là trí tuệ (mind) và là một quan năng (faculty) tiềm tàng trong Tam Thượng Thể Tinh thần; nó là năng lực của lư trí thuần túy, một biểu hiện (expression) của nguyên khí Bồ Đề và vượt ngoài (lies beyond) thế giới của Chân Ngă và thế giới sắc tướng.           

                                                                (ACMVDTG, 81)

Nguyên khí Chân Thần (Monadic principle):

     Nguyên khí Chân Thần là cơ quan vĩ đại của sự thiên khải vũ trụ, đang hoạt động qua trung gian của ánh sáng ngoại hành tinh (extra-planetary light).                                                (ĐĐTKNM II, 294)

Nguyên khí lư luận (Reasoning principle):

     Hạ trí cụ thể (lower concrete mind) tức nguyên khí lư luận.       

                                                                                                            (GDTKNM, 5)

Nguyên khí nơi động vật (Principles in animals):

     Trong loài động vật, mọi nguyên khí đều tê liệt (paralyzed) và ở vào trạng thái phôi thai (foetus-like state), trừ ra nguyên khí thứ hai, tức Sinh khí (Vital) và nguyên khí thứ ba, tức thể phách (Astral) cùng với các yếu tố thô sơ của nguyên khí thứ tư, tức Kāma, đó là dục vọng, bản năng mà cường độ và sự phát triển thay đổi tùy theo loài.                                                  (GLBN III, 257)

Nguyên khí thứ 5 (Fifth Principle): Nguyên khí trí tuệ.

   Trong con người, khả năng này là nguyên khí suy tư sáng suốt và để phân biệt con người với con thú.     (ĐĐNLVTD, 218)

Nguyên khí trí tuệ (Manas, Manasic principle, Principle of intelligence)):

     - Theo nghĩa đen là trí tuệ (the mind), trí năng (the mental faculty); cái phân biệt con người với con thú đơn thuần. Đó là nguyên khí biệt lập ngă tính; chính nó giúp cho con người biết được rằng ḿnh tồn tại, cảm nhận và tri thức. Theo một số trường phái, nó được chia thành hai phần, thượng trí hay trí trừu tượng và hạ trí hay trí cụ thể.                                 (TVTTHL, 355)

     - Linh hồn có thể được xem như là nguyên khí trí tuệ.

(TLHNM I, 38)

Nguyên nhân của biểu lộ: (The cause of the manifestation).

      Có một câu nói thời cổ diễn đạt sự thật (fact), mà Plutarch (46? – 120? Tr, T.C. – ND) đưa ra cho chúng ta bằng các lời lẽ quen thuộc: “Một ư niệm (idea) là một Thực Thể Vô H́nh (a Being incorporeal), chính nó không tồn tại (which has no subsistence of itself), nhưng lại ban cấp h́nh dạng (figura and form) cho chất vô h́nh (unto shapeless matter) và nó trở thành nguyên nhân của sự biểu lộ”.(GLBN 2, 347) (ACMVĐTG,  14)

Nguyên nhân của mùa thu (Cause of Autumn): X. Hoạt động quy nguyên của hành tinh.

Nguyên nhân nguyên thủy (First cause, Nguyên nhân  bản sơ):

     Nguyên nhân nguyên thủy tức là Thượng Đế (God).

(ASCLH, 175)

Nguyên tố trên các bầu thế giới (Elements in the worlds):

     Chẳng những các nguyên tố của hành tinh chúng ta , mà ngay đến những nguyên tố của tất cả các hành tinh chị em của nó trong Thái Dương Hệ này đều có các cách hóa hợp (combinations) khác nhau một cách rộng lớn từ hành tinh này đến hành tinh khác; giống như các nguyên tố của vũ trụ ở ngoài giới hạn Thái Dương Hệ của chúng ta. Do đó, các nguyên tố này không thể được chọn làm tiêu chuẩn để so sánh với các nguyên tố trên các bầu thế giới khác (worlds). 

                                                                                                                        (GLBN I, 199)

Nguyên tố vũ trụ : X. Bản tố vũ trụ.

Nguyên tử (Atom): X. Vi tử.

Nguyên tử hạ cấp: (Debased atoms, Nguyên tử thấp kém)

    “…..Khi con đă quyết tâm nhận chịu việc cố gắng hóa giải các lỗi lầm thuộc các kiếp trước của con; th́ con phải đưa vào (incorporate) trong con một số lớn các nguyên tử bị xuống cấp liên quan đến kiếp trước đó đi vào mỗi một trong các thể thuộc phàm ngă (physical bodies) của con; các nguyên tử thấp kém này làm cho con trở thành yếu ớt (delicate), kém sức khỏe (unhealthy), đồng thời chúng cũng ngăn chận, không để cho con có được một cố gắng cật lực nào, măi cho tới khi con đă thành công trong việc chuyển hóa (transmuting) được một tỉ lệ nào đó các nguyên tử bị xuống cấp ấy.                  (VLH,   123)

Nguyên tử thường tồn: X. Vi tử thường tồn (permanent atom).

Nguyền rũa: (curse, lời nguyền, chúc dữ, trù ẻo).

      Không một lời nguyền rũa nào có thể ứng nghiệm (operative, xảy ra) trừ phi trong người bị nguyền rũa có một ít tà lực tương ứng (some corresponding evil).          (VLH,   158)

Nguyệt cầu (The Moon):

   “Nguyệt cầu (vệ tinh của chúng ta) đang tuôn đổ vào bầu thấp nhất của dăy hành tinh chúng ta (bầu D, tức Địa cầu) tất cả các năng lượng và sức mạnh của nó; và đă dời chuyển chúng qua một trung tâm mới, hầu như trở thành một hành tinh chết, trong đó, từ lúc bầu hành tinh của chúng ta ra đời, việc quay (rotation) đă ngưng lại.” SDI, 179. (LVLCK, 154155)

Nguyệt tổ phuï (Lunar Pitris, Barhishad Pitris):

   Có các chức năng như sau:

   1. Các Ngài là tổ tiên con người. (SDII, 107)

   2. Các Ngài là kẻ tạo mẫu (Fashioners) cho h́nh hài con người.

   3. Các Ngài sở đắc được lửa sáng tạo vật chất.

   4. Các Ngài chỉ có thể bọc lấy (cloth) Chân Thần con người.

   5. Các Ngài không thể làm cho con người trở nên giống các Ngài.

   6. Các Ngài không thể mang lại thể trí cho con người. SDII, 82.

   7. Các Ngài tạo h́nh thể bên ngoài của con người

   8. Các Ngài ban cho các nguyên khí thấp SD, 92.

(LVLCK, 618)

     - Lunar Pitris là tất cả các Tinh linh Thiên nhiên (Nature Spirits).                                                                                                                                    (LVLCK, 681)

Người có nhăn thông (Clairvoyant):

   Nơi nhà tâm thông (psychics) và trong trường hợp các đồng tử và người có nhăn thông thấp, mạng lưới ở bí huyệt nhật tùng thường bị rách từ thuở nhỏ và do đó họ dễ xuất ra hay nhập vào thể xác, đi vào trạng thái xuất thần (trance) như thường được gọi và hoạt động trên cơi cảm dục. Nhưng đối với mẫu người này, không có sự liên tục ư thức và dường như không có sự liên hệ giữa sự sống ở cơi trần của họ với các sự việc mà họ nói đến trong khi xuất thần, và họ thường hoàn toàn không biết được các sự việc đó trong ư thức tỉnh táo. Toàn thể hoạt động nằm dưới cách mô và lúc ban sơ, có liên hệ đến sự sống có tri giác của động vật. Trong trường hợp nhăn thông hữu thức và trong cách làm việc của các nhà tâm thông và nhăn thông bậc cao, không có sự xuất thần, sự ám hay hiện tượng đồng cốt. Chính mạng lưới ở năo bị chọc thủng và khe hở ở vùng đó để cho ánh sáng kiến thức và hứng cảm tuôn vào; nó cũng đưa tới năng lực chuyển vào trạng thái đại định (samadhi) vốn là phần tương ứng tâm linh với trạng thái xuất thần của bản chất động vật.                                                                                                (LVHLT, 501)

Người duy thần: deist)

      Là người thừa nhận có thể có Thượng Đế (God) hoặc các thần thánh (gods), nhưng lại cho là người ta không thể biết ǵ về Thượng Đế hoặc thần thánh cả, và phủ nhận sự thiên khải. Đó là người theo thuyết Bất Khả Tri (an agnostic của các thời xa xưa.                                                              (CKMTTL,   249)

Người duy vật:  (Materialist)

    Không nhất thiết chỉ có người không tin vào Thượng Đế, không tin vào linh hồn, cũng như không tin vào sự tồn tại của linh hồn mới là người duy vật, mà bất cứ người nào vật chất hóa phần tinh thần thuần túy, như là tin vào một Thượng Đế nhân h́nh (anthropomorphic deity), tin vào việc linh hồn có thể bị thiêu đốt trong lửa địa ngục, tin rằng địa ngục và thiên đàng như là các nơi chốn (localities) thay v́ là các trạng thái tâm thức; các “nhà theo thuyết Bản thể” (“substantialists”) ở Mỹ, một phái Cơ Đốc giáo, cũng như những người theo Giáng Ma học (Spiritualists), đều là những người duy vật.

(CKMTTL,   267)

Người không linh hồn (soulless man, người mất linh hồn):

  -   Khi Phàm ngă tách rời khỏi Chân Ngă (lower discarded self), nếu c̣n thể xác, nó trở thành một người không linh hồn. 

              (LVLCK, 1017)

  -    Người không linh hồn (Soulless human beings), ở đây từ ngữ Linh Hồn (Soul) dĩ nhiên là thay thế cho Hồn “Tinh Thần” (“Spiritual Soul, c̣n gọi là Hồn Thiêng) bất cứ khi nào Hồn Thiêng rời bỏ một người “không linh hồn” th́ Hồn Thiêng trở thành nguyên nhân của việc nguyên khí thứ năm (Animal Soul, tức Sinh hồn) đang trượt xuống (Sliding down), vào cơi thứ tám (eighth sphere).          (Thư của Chân Sư,   359)

Người khổng lồ của Giống Dân 3 (Third Race Titan)

     Dĩ nhiên việc khẳng định con người hồng trần đầu tiên là người khổng lồ trước đệ tam kỷ (colossal pretertiary giant) và giống người này đă tồn tại cách đây 18.000.000 năm, ắt hẳn có vẻ phi lư đối với những kẻ thán phục và kẻ tin tưởng vào khoa học hiện đại. Toàn bộ các nhà sinh vật học đều lờ đi cái quan niệm về người khổng lồ thuộc Giống Dân thứ ba của Đệ Nhị kỷ này, một sinh vật thích hợp để chống lại một cáh thành công với loài quái vật khổng lồ lúc đó ở trên không, dưới biển và trên đất, cũng như các tổ phụ của y – các nguyên kiểu tinh anh của người Atlantis – đâu có sợ những ǵ có thể làm hại được họ.                                                                  (GLBN  3, 22)

Người t́m đạo (Người có đạo tâm, Aspirant):

   Những linh hồn biết suy tưởng và những người có trí óc mở mang. Con số những người này ngày càng tăng thêm đều đặn và mạnh mẽ hơn lên khi các chương tŕnh giáo dục và các khám phá khoa học của chúng ta mang lại kết quả và mở rộng t́m hiểu biết của con người. Họ tạo thành tinh hoa (cream) của gia đ́nh nhân loại và là những người đang đạt được thành công trong một số địa hạt của sự sống nhân loại. Đó là các văn sĩ, nghệ sĩ, các tư tưởng gia trong các lĩnh vực khác nhau của tri thức và khao khát hiểu biết của nhân loại, các nhà chính trị, các vị lănh đạo tôn giáo, các khoa học gia, các công nhân có kỹ năng và thợ thủ công, và tất cả những ai, dù thuộc vào lớp đi trước, song vẫn nuôi các ư tưởng, các dự tính để làm việc cho lợi ích sau cùng của gia đ́nh nhân loại. Đó là những người có đạo tâm trên thế gian và là những người bắt đầu đưa lư tưởng phụng sự vào ư thức ḿnh.                                  (TLHNM II, 206)

   Người t́m đạo là người sẵn sàng, hoặc đă bước lên con đường đệ tử dự bị.                                                                       (CTNM, 34)

   Người t́m đạo là người có thể trí thiên về tâm linh (the spiritually minded people).                                        (SHLCTĐ, 392)

   Người t́m đạo là đệ tử của các đệ tử cấp thấp (lesser disciple).                                                                                                                        (ASCLH, 53)

Người thú (Animal man):

     Vào thời kỳ xa xăm cách nay 21 triệu năm, khi con người vừa mới có h́nh người và khi họ có liên quan chặt chẽ với giới động vật đến nỗi chúng ta gọi họ bằng một danh xưng vụng về là “người thú”.                                                                                (CTNM, 226)

Người trời (God man): X. Thiên nhân.

 

Ngươn (Eternity):

     Một ngươn là một phần bảy (the seventh part) của 311.040.000.000.000 năm hay một Đời của Brahmā (Age of Brahmā).                                                                                                                                        (GLBN , 254)

Nhà của Cha (Father’s House):

   Tức là Shamballa (Bạch Ngọc Cung) của các nhà huyền bí học.                                                                                                           (SHLCĐĐDG, 594)

Nhà huyền linh học (Occultist) và nhà huyền học (mystic):

   Nhà huyền học không nhất thiết là nhà huyền linh học, nhưng nhà huyền linh học bao gồm nhà huyền học.

   Huyền học chỉ là một giai đoạn trên con đường huyền linh học. Trong Thái Dương Hệ này Thái Dương Hệ của bác ái đang linh hoạt con đường ít bị đối kháng nhất đối với đa số là con đường của nhà huyền học, hay là con đường bác ái và sùng tín. Trong Thái Dương Hệ tới, con đường ít bị đối kháng nhất sẽ là con đường mà ngày nay chúng ta hiểu là con đường huyền linh.

   Nhà huyền học đề cập tới sự sống tiến hóa, nhà huyền linh học bàn tới h́nh hài.

   Nhà huyền học bàn tới Thượng Đế nội tâm; nhà huyền linh học bàn đến Thượng Đế biểu hiện ở ngoại cảnh.

   Nhà huyền học hoạt động từ trung tâm đến ngoại vi, nhà huyền linh học theo tiến tŕnh ngược lại.

   Nhà huyền học tiến lên bằng đạo tâm và ḷng sùng tín mănh liệt nhất đối với Thượng Đế nội tâm hay đối với Chân Sư mà y nhận biết được; nhà huyền linh học đạt đến bằng sự nhận thức về định luật đang ràng buộc vật chất và làm cho định luật đó thích hợp với các nhu cầu của cuộc sống nội tại. Bằng cách này, nhà huyền linh học đạt đến các Đấng Thông Tuệ đang hoạt động theo định luật cho đến khi y đạt đến chính Đấng Thông Tuệ.

   Nhà huyền học hoạt động qua cung Bác ái, Hài ḥa và Sùng tín hay bằng con đường của cung 2, cung 4 và cung 6. Nhà huyền linh học hoạt động qua cung Quyền lực, Hoạt động và Định luật Nghi thức hay cung 1, 3, và 7. Cả hai đáp ứng và phối hợp qua sự phát triển của trí hay qua cung 5, cung Kiến thức cụ thể (một  phần của thông tuệ vũ trụ), và trên cung 5 này, nhà huyền học chuyển thành nhà huyền linh học và lúc đó làm việc với tất cả các cung.

   Bằng cách t́m kiếm Thiên giới trong chính ḿnh và bằng cách nghiên cứu các định luật hiện tồn của riêng ḿnh, nhà huyền học trở nên thành thạo các định luật đang cai quản vũ trụ mà y là một phần trong đó. Nhà huyền linh học nhận biết Thiên giới trong thiên nhiên hay là Thái Dương Hệ và xem chính ḿnh như là một phần nhỏ của tổng thể vĩ đại đó và do đó chịu cai quản bằng các định luật như nhau.

   Nhà huyền học làm việc theo một quy luật chung dưới bộ môn của Đức Chưởng Giáo hay Đức Christ, c̣n nhà huyền linh học thường làm việc nhiều hơn dưới bộ môn của Đức Bàn Cổ, hay Đấng Cai quản, nhưng khi cả hai kiểu mẫu đă vượt qua 4 cung thứ yếu trong bộ môn của Đức Văn Minh Bồ Tát th́ sự thành toàn đối với sự phát triển của họ có thể được nh́n thấy và nhà huyền học trở thành nhà huyền linh học, c̣n nhà huyền linh học bao gồm các đặc điểm của nhà huyền học. Để dễ hiểu hăy đơn giản hóa như sau: Sau khi được điểm đạo, nhà huyền học hội nhập vào nhà huyền linh học v́ y đă trở thành môn sinh của định luật huyền linh; y phải hoạt động với vật chất, với cách vận dụng và sử dụng của nó, y phải chế ngự và kiểm soát tất cả các h́nh thức biểu lộ thấp và học hỏi các quy luật mà theo đó thiên thần kiến tạo hoạt động. Trước khi điểm đạo, con đường của nhà huyền học có thể được diễn tả bằng thuật ngữ Con đường Nhập môn. Trước khi nhà huyền linh học có thể vận dụng một cách khôn khéo vật chất của Thái Dương Hệ, y phải thông thạo các định luật đang chi phối tiểu thiên địa, và mặc dù y đương nhiên ở trên con đường huyền linh, tuy thế, y sẽ vẫn phải t́m kiếm Thượng Đế bên trong bản thể của riêng y trước khi y có thể an toàn mạo hiểm trên con đường của định luật huyền linh.

   Nhà huyền học t́m cách hoạt động từ thể cảm dục lên thể trực giác, và từ đó tới Chân Thần hay Tinh thần. Nhà huyền linh học hoạt động từ thể hồng trần đến thể trí và từ đó đến Atma hay Tinh thần. Một bên hoạt động theo đường lối bác ái, bên kia hoạt động theo đường lối ư chí.

   Nhà huyền học thất bại trong mục tiêu hiện tồn của ḿnh mục tiêu bác ái được chứng tỏ trong hoạt động trừ phi y phối hợp với tổng thể qua việc sử dụng ư chí sáng suốt. Do đó, y phải trở thành nhà huyền linh học.

   Nhà huyền linh học cũng thất bại một cách tương tự và chỉ trở thành một người nổi bật ích kỷ về quyền lực đang hoạt động nhờ sự sáng suốt trừ phi y t́m được một mục tiêu cho ư chí và hiểu biết đó bằng một ḷng bác ái sinh động để sẽ mang lại cho y động lực đủ cho những ǵ mà y vươn tới.               

                         (TVTTHL, 147149)

Nhà huyền linh thuật (White magician):

   Nhà huyền linh thuật là kẻ vận dụng mọi năng lực và kiến thức trong việc phụng sự nhân loại.                   (TVTTHL, 331)

   Nhà huyền linh thuật là kẻ đang tiếp xúc được với linh hồn của ḿnh. Y bén nhạy với và nhận biết được mục tiêu và kế hoạch của linh hồn ḿnh. Y có khả năng thu nhận các ấn tượng từ lĩnh vực tinh thần và ghi nhận các ấn tượng đó vào bộ óc xác thịt của ḿnh.                                                                                          (LVHLT, 57)

- Nhờ có sự chỉnh hợp hữu thức với Chân Ngă và với “Thiên thần” (“angel”) của ḿnh, nhà huyền linh thuật bao giờ cũng là kẻ bén nhạy với các kế hoạch và mục tiêu của ḿnh, do đó, có khả năng nhận được ấn tượng cao siêu.       (LVHLT, 60)

- Nhà huyền linh thuật tức là nhà huyền linh học (occultist).                                                                                                                    (ASCLH, 222)

Nhà khoa học Cơ Đốc giáo : (Christian Scientist)

    Một thuật ngữ mới được đặt ra để chỉ cá nhà thực hành thuật chữa bệnh bằng ư chí (art of healing by will ). Đây là cách đặt tên sai, v́ người theo Phật Giáo, Do Thái Giáo, Aán Giáo hoặc người duy vật, đều có thể thực hành h́nh thức mới của Yoga Tây phương này, với sự thành công giống như vậy nếu y có thể dẫn dắt và điều khiển ư chí của ḿnh một cách đủ vững vàng.  

             (NGMTTL,   84 – 85)

Nhà kiến tạo dĩ thái  (The ethereal builder)

     Nhà kiến tạo dĩ thái tức là Tinh linh (elemental) phụ trách việc kiến tạo thể xác con người.                         (KCVTT,   77)

Nhà ma thuật (Black Magician, hắc đạo, hắc thuật):

   Nhà ma thuật thực sự (true black magician) là một thực thể không có linh hồn (a soulless entity). Đây là một thực thể (a being) mà trong đó Chân Ngă theo chúng ta hiểu thuật ngữ này hiện nay không hiện hữu. Do đó, điều thường bị coi nhẹ và ít khi được hiểu rơ là họ không tồn tại trong các thể hồng trần (physical bodies). Thế giới của họ bao giờ cũng là thế giới của ảo tưởng. Từ cơi hạ trí, họ hoạt động trên chất cảm dục (desire matter) và trên các thể cảm dục của những người trên cơi trần đang bị chi phối bởi ảo giác (delusion) và bị cầm giữ trong xiềng xích của ḷng ích kỷ và ngă chấp tột độ. Cái mà kẻ thiếu hiểu biết gọi là nhà ma thuật trên cơi trần chỉ là người nam hay người nữ nào đó nhạy cảm với hoặc là có liên quan với một nhà ma thuật chính cống trên cơi cảm dục.       

 (LVHLT, 544545)

 

Nhăn pháp (The eye doctrine):

   Là học thuyết của mắt của nhăn thông (vision) nhăn pháp chi phối kinh nghiệm thần bí. Nhăn pháp dựa vào quan hệ lưỡng phân giữa linh hồn với Phàm ngă. Nó bao hàm các liên hệ tinh thần, nhưng thái độ thiên về nhị nguyên luận hay là nh́n nhận các đối cực được hiểu ngầm trong đó.                              (CVĐĐ, 458)

Nhăn thông (Clairvoyance):

   Đây là năng lực thấy trên cơi cảm dục và là một trong các “siddhis” thấp hay quyền năng tâm thông thấp. Năng lực này được đạt tới nhờ sự nhạy cảm ở bề mặt của toàn bộ “thể cảm giác” (body of feeling”), lớp vỏ t́nh cảm và là nhận thức của giác quan được đem lên t́nh trạng rất cao. Ngoại trừ phần tương ứng cao của nó, tức nhận thức tâm linh, nó mang lại tính chất lừa dối và là tuyệt đỉnh của ảo lực (maya) hoặc ảo tưởng (illusion).                                                             (ASCLH, 68)

Nhăn thông biểu tượng (symbolic vision):

   Đây là năng lực của thể hạ trí và là nhân tố tạo ra việc nh́n thấy các màu sắc, các biểu tượng h́nh học, nhăn thông của chiều đo thứ tư, các giấc mơ và các linh thị vốn là kết quả của hoạt động thể trí chứ không phải là nhăn thông cơi cảm dục. Thường thường các nhăn thông này có tính cách tiên tri.     

                        (ASCLH, 68)

Nhăn thông cảm dục (Astral vision):

   Trong việc giảng dạy được ban ra trong vài thập niên tới, việc khai mở nhăn thông cảm dục và nhĩ thông cảm dục (astral hearing) sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, hoặc (nếu nó tồn tại) th́ sau rốt phải bị chế ngự.                                                   (LVHLT, 166)

Nhăn thông cơi trí (clairvoyance on mental levels)

     Nhăn thông và nhĩ thông cũng có thể xảy ra trên các cơi trí và lúc đó chúng ta gọi nó là viễn cảm (telepathy).   

   (SHLCTĐ, 8)

Nhăn thông dĩ thái (Etheric vision):

     - Đây là năng khiếu đang phát triển nhanh chóng của mắt người, mà sau rốt, nó nh́n thấy hào quang sức khỏe của mọi h́nh hài trong 4 giới của thiên nhiên, sẽ đưa tới việc nhận biết được các phóng phát sinh lực prana của mọi trung tâm lực sinh động và sẽ cho thấy t́nh trạng của các trung tâm lực này.     

      (ASCLH, 68)

… Nhăn thông dĩ thái là loại nhăn thông nh́n thấy được loại vật chất tinh anh hơn (finer matter) của cơi trần, tức là nh́n thấy những ǵ được gọi là các chất dĩ thái (ethers).     (TTCNT, 132)         

Nhăn thông thuần túy (Pure vision):

   Nhăn thông này là năng lực của linh hồn vốn là kiến thức thuần túy và được biểu lộ khi linh hồn dùng thể trí như là khí cụ nhăn thông của nó... Đồng thời với việc phát triển loại nhăn thông này, tuyến tùng quả trở nên linh hoạt và con mắt thứ ba (trong chất dĩ thái) phát triển với một hoạt động song hành.

(ASCLH, 6869)

Nhăn thông tinh thần (Spiritual vision or true perception, huệ nhăn):

   Loại nhăn thông này mở ra thế giới trực giác hay cơi bồ đề, và đưa người có được nó vượt qua các phân cảnh trừu tượng của cơi trí. Các sự vật thuần túy tinh thần và các mục tiêu căn bản ẩn dưới mọi biểu lộ đều được nhận ra theo cách đó, cũng như nhăn thông thuần túy cho phép người sở hữu được nó rút ra được tài nguyên minh triết thuần túy. Cùng với sự phát triển nhăn thông này, trung tâm lực trên tủy sống trở nên linh hoạt và hoa sen ngàn cánh khai mở.                               (ASCLH, 69)

Nhăn thông vũ truï (cosmic sight):

   Loại nhăn thông này có bản chất không thể h́nh dung được (inconceivable) đối với con người và tiêu biểu cho nhận thức của các Đấng đang biểu lộ xuyên qua một hệ thống hành tinh trong một Thái Dương Hệ giống như con người biểu lộ xuyên qua các thể của ḿnh.                                                                         (ASCLH, 6970)

Nhân hồn (human soul):

     - Nhân hồn tức là Chân Ngă (Ego), một biến phân của linh hồn thế gian (world soul), vốn dĩ tự biểu lộ như một Phàm ngă (một tương ứng với tinh linh của hành tinh) và sau cùng, như một hồn tinh thần (spiritual soul) (một tương ứng với Hành Tinh Thượng Đế).                                                                               (CTHNM, 113)

     - Nhân hồn được tái hóa nhập (reabsorbed, được tái thu hút) vào đại hồn (oversoul) trước khi đầu thai trở lại.   

     (CTNM, 396)

     - Nhân hồn được tái hóa nhập theo chu kỳ (periodically) vào hồn đang ứng linh (overshadowing soul).      (CTNM, 433)

     - Trong đa số nhân loại, nguyên khí thứ năm, tức nhân hồn, vẫn c̣n chưa phát triển đầy đủ.                                              (GLBN 3, 318)

     - Thượng trí-Tuệ giác (Manas-Buddhi), Trí tuệ-minh triết (mind-wisdom) tự biểu lộ qua nhân hồn.            (CTHNM, 281)

     - Chân Ngă luân hồi (re-incarnating Ego) tức là nhân hồn, gọi theo Aán Giáo là thể nguyên nhân (causal body).

           (CKMTTL,  136)

     - Thượng trí (higher manas) tức là nhân hồn. (LVLCK, 457)

    - Jivatma - nhân hồn.                                                                       (LVLCK, 121)

    - Chân Ngă hữu thức (conscious Ego) tức là nhân hồn.

(GLBN III, 97)

Nhân hồn và hồn tinh thần

     Khi hai giai đoạn của Nghệ thuật Từ Trần kết thúc, linh hồn thoát xác trở nên thoát khỏi sự kềm chế của vật chất; linh hồn này được thanh luyện (tạm thời bằng các giai đoạn hoàn trả và loại bỏ) khỏi mọi sự nhiễm trược (contamination) của vật chất. Đạt được điều này không phải qua bất cứ hoạt động nào của hồn trong h́nh hài (soul in form), tức nhân hồn, mà là do kết quả của hoạt động của linh hồn trên cơi riêng của nó (tức là Hồn Tinh thần trên cơi Thượng trí-ND), Hồn Tinh thần này đang tách ra một phần của chính nó mà chúng ta gọi là nhân hồn. Về cơ bản, chính công việc của hồn đang phù tŕ (overshadowing soul, tức là Hồn Tinh thần-ND) mới là thực hiện điều này chứ hồn trong phàm ngaơ (soul in personality, tức Nhân hồn-ND) không hề làm việc đó. Trong giai đoạn này, nhân hồn chỉ đáp ứng với lực kéo (pull) hay lực thu hút (attractive force) của hồn tinh thần (spiritual soul) khi hồn tinh thần - với ư định có cân nhắc - kéo nhân hồn ra khỏi các lớp vỏ giam nhốt của nó. Sau đó, khi các diễn tŕnh tiến hóa nối tiếp và linh hồn ngày càng kềm chế phàm ngă, chính là phần hồn bên trong các lớp vỏ giam nhốt này mới sẽ tạo ra - một cách hữu thức và có chú tâm - các giai đoạn từ trần. Trong các giai đoạn trước, việc giải thoát này (release) chỉ được tạo ra với sự trợ giúp của hồn tinh thần đang phù tŕ (overshadowing spiritual soul). Về sau, khi con người đang sống trên cơi trần với tư cách là linh hồn (tức nhân hồn-ND)- với sự liên tục đầy đủ của ư thức - chính linh hồn (soul-tức Nhân hồn) sẽ tiến hành các tiến tŕnh tách ra, và lúc bấy giờ sẽ (với mục tiêu có định hướng) “tiến lên chỗ mà từ đó linh hồn (nhân hồn-ND) xuất phát”.                                                                             (CTNM, 409-410)

Nhân loại thức (Human consciousness, nhân thức):

     - Đây là ngă thức (self-consciousness), điểm giữa, trạng thái tâm thức 4.                                                                                     (LVLCK, 278)

- Nhân loại thức tức là sự hiểu biết (awareness) của một người trên cơi trần và ngày càng tăng trên cơi cảm dục và cơi hạ trí.                                                                                                                                     (LVLCK, 279)

- Ngă thức tức là biệt ngă thức (Individual consciousness).

(LVLCK, 243)

Nhân Luật:  (Human Law): Nhân Luật có thể dùng như là các biện pháp có tính cách để giới hạn chớ không phải các biện pháp có tính cách trừng phạt.                (CKMTTL,   153)

Nhân sâm (Mandragora, Mandrake):

     Nhân sâm là một loại cây có tính chất ma thuật tuyệt diệu (magic plant par excellence). Rễ của chúng không có cuống rơ ràng (apparent stalk), các lá lớn nhô ra từ đầu rễ giống như một túm lông lớn. Ở Tây Ban Nha, Ư, Tiểu Á, Syria, chúng không giống h́nh người lắm; c̣n trên đảo Candia và ở Karamania (xưa kia là một vùng đất ở Tiểu Á) gần thành phố Adan, chúng có h́nh người một cách kỳ lạ, được đánh giá rất cao như bùa hộ mệnh (amulet). Chúng được phụ nữ đeo, dùng làm bùa (charm) trị bệnh hiếm muộn và dùng vào nhiều mục đích khác nữa. Chúng đặc biệt có hiệu quả trong Ma thuật (Black Magic).                                                                                       (GLBN III, 40)

Nhẫn nhục  (Kshānti):

     - Kiên nhẫn, dịu dàng, sao cho không điều ǵ có thể làm mất b́nh tĩnh.                                                         (TNVT, 178)

     - Kiên nhẫn, một trong các Ba-la-mật (Ba-la-mật thứ ba -ND).                                                                (NGMTTL, 181)

Nhập định, nhập thần (Contemplation hay Samadhi): X. Đại định.

Nhập hóa : X. Sự huyền đồng, Đồng nhất hóa huyền bí.

Nhập xác ( hay ám: obsession):

   Trong trường hợp nhập xác th́ con người bị một thực thể tà vạy (evil entity) chiếm lấy và truyền cho ư tưởng...

   Lúc nhập xác, tà lực (evil force) bắt Phàm ngă làm nô lệ, mà trong đa số trường hợp, Phàm ngă chỉ là ma h́nh (Shell). Hitler là một thí dụ của trường hợp này. Việc ám này tạo ra một hiệu lực lớn trên cơi trần và cơi cảm dục, nó nhanh chóng hơn và có kết quả trực tiếp, nhưng mănh lực không được bền và hiệu quả tương đối tạm bợ.                                                                                   (SHLCTĐ, 307308)

   Có 4 nguyên nhân nhập xác (causes of obsession)

     1. Yếu ớt của thể dĩ thái. Nguyên nhân này thuộc cơi trần và là kết quả của việc điều chỉnh sai vật chất ở cơi trần. Đó là kết quả của nghiệp quả và có trước khi sinh. Nữ thường gặp hơn nam.

     2. Thiếu sự phối kết giữa thể cảm dục với thể xác, và khi con người hoạt động trong thể cảm dục (như vào ban đêm), khó nhập trở lại thể xác, đó là cơ hội cho các thực thể khác nhập vào xác, ngăn chận việc chiếm hữu của Chân Ngă đích thực. Đây là cách nhập xác thường thấy nhất và tác động vào người có thể xác mạnh mẽ và các rung động của thể cảm dục cũng mạnh nhưng thể trí yếu ớt. Khi có xảy ra tranh giành, nó đưa tới cảnh la hét điên cuồng dữ dội và đưa tới các cơn bộc phát của người bị động kinh. Nam thường gặp trường hợp này hơn là nữ, v́ đàn bà thường an trụ nhiều vào thể cảm dục.

     3. Một loại nhập xác ít xảy ra là nhập thể trí. Việc ám trí bao hàm việc đổi chỗ xảy ra trên cơi trí, do đó ít xảy ra. Thể xác và thể cảm dục vẫn hợp nhất nhưng Chủ Thể Tư Tưởng bị bỏ lại trong thể trí, trong khi thực thể ám (khoác lấy chất trí) nhập vào 2 thể thấp. Trong trường hợp ám thể cảm dục, Chủ Thể Tư Tưởng bị bỏ lại với thể cảm dục và thể trí mà không bị bỏ lại với thể xác. Nguyên nhân là thể trí quá phát triển c̣n thể cảm dục và thể xác tương đối yếu. Nam và nữ dễ bị như nhau.

     4. Một nguyên nhân nhập xác nữa dứt khoát là do các Huynh đệ hắc đạo.

   Các loại thực thể nhập xác (The kinds of obsessing entities):

     1. Các thực thể thoát xác thuộc hạng thấp kém đang chờ đi đầu thai và những kẻ thuộc trường hợp một và hai (xem mục nguyên nhân nhập xác) t́m được dịp mong muốn của họ.

     2. Những kẻ tự tử đang mong muốn hủy bỏ hành động và muốn trở lại tiếp xúc với cơi trần.

     3. Các vong linh (spirits) bám víu cơi trần, cả tốt lẫn xấu, do sự lo lắng cho những người thân thiết, cho công việc kinh doanh của họ, hoặc là muốn làm một chuyện quấy nào đó hay muốn hủy bỏ một hành động xấu xa nào đó, họ vội vàng và nhập xác theo trường hợp một và hai (mục nguyên nhân nhập xác).

     4. Các huynh đệ hắc đạo như đă nói ở trên, họ thừa cơ hội để nhập xác theo trường hợp 3 và 4. Họ cần các thể tiến hóa cao, không dùng các thể yếu hay thiếu tinh  luyện. Trong trường hợp 3, sự yếu ớt chỉ tương đối do việc quá chú trọng vào thể trí.

     5. Các tinh linh thiên nhiên (elementals) và các thực thể dưới nhân loại có bản chất hiểm ác, chúng chờ chực vào cơ hội sơ suất nhất và vào nơi nào có rung động cùng tính chất với chúng.

     6. Một số thiên thần hạ đẳng, tuy vô hại nhưng tinh nghịch do tính rất khác thường (freakishness) và hay đùa bỡn (fun), họ nhập vào người khác giống như cách thích phô trương của trẻ con.

     7. Đôi khi các du khách (visitors) từ các hành tinh khác t́m cách nhập vào (enter) một vài con người tiến hóa cao v́ các mục đích riêng của họ. Trường hợp này rất là hiếm có...       

            (TVTTHL, 124126)

Nhất Nguyên Phái  (Adwaita  -  B. Ph.)

    Một chi phái của Triết hệ Vedanta. Trường phái phi-nhị-nguyên (non-dualistic/ A-dwaita) của triết học Vedanta (Vedantic philosophy) sáng lập bởi Sankaracharya, nhà hiền triết vĩ đại nhất trong lịch sử các hiền triết Bà La Môn (Brahmin). Hai trường phái khác là Nhị Nguyên Phái (Dwaita-dualistic) và Visishtadwaita. Tất cả ba tự nhận là triết hệ Vedanta.                                                              (NGMTTL,   7)

Nhất quán (At-one-ment):

     - Đối với các nhà nội môn (esotericists), toàn bộ vấn đề nhất quán có liên quan chặt chẽ với việc kiến tạo giác tuyến (antahkarana). Danh xưng này dành để chỉ tuyến (line) năng lượng linh hoạt nối liền các trạng thái khác nhau của con người với linh hồn và nó nắm giữ manh mối đối với chân lư huyền linh sau: “trước khi một người có thể bước lên Thánh đạo, y phải trở thành chính Thánh đạo”. Khi các rạn nứt đều được khắc phục, các điểm khủng hoảng khác nhau đều được vượt qua, và các dung hợp cần có (đó chỉ là các giai đoạn trong tiến tŕnh) đă xảy ra, bấy giờ sự thống nhất (unification) hay là sưï nhất quán xảy ra. Bấy giờ, người ta tiến vào các lĩnh vực năng lượng mới, nhận thức và chế ngự được chúng, và các lĩnh vực tâm thức mới sẽ mở ra trước mắt kẻ hành hương tiến hóa.

                                                                        (TLHNM II, 447-448)

     - Sự kết hợp (cohesion) tức là sự nhất quán.

(TLHNM II, 194)

- Sự thống nhất (unification) tức là sự nhất quán.

(TLHNM II, 447)

- Sự hợp nhất (fusion) tức là sự nhất quán.     (CVĐĐ, 325)

Nhất tâm, Nhất tâm bất loạn (Tension):

     Ư nghĩa huyền bí của “nhất tâm” (chừng nào mà tôi có thể giải thích nó bằng ngôn từ hữu hạn) là “Ư chí tập trung bất biến” (“focused immovable Will”). Sự nhất tâm đúng đắn là sự đồng nhất hóa của bộ óc và linh hồn với trạng thái ư chí, và cách duy tŕ sự đồng nhất hóa đó - không đổi và không lay chuyển - bất luận ở vào t́nh huống và khó khăn nào.           

                        (CVĐĐ, 45)

Nhật Thần (Solar Gods):

     - Ban cho con người hạ trí và thượng trí.         (LVLCK, 614)

     - Nhật Tinh Quân là các “Thiên Thần Sa Đọa” - SD-II, 287.

            a/ Các Ngài sưởi ấm các bóng... các thể con người.

            b/ Đến phiên các Ngài được sưởi ấm bởi Chân Thần hay Atma.

            c/ Các Ngài là Minh triết xà.

            d/ Bản chất của các Ngài là Tri thức và Bác Ái.

            e/ Các Ngài đến từ cơi trí vũ trụ.                                     (LVLCK, 950)

Nhật Tinh Quân (Solar Lord):

     - Chân Ngă (Ego) tức là Nhật Tinh Quân.

(ĐĐNLVTD, 136)

     - Solar Lord tức sun god, tức linh hồn.                          (CTNM, 342)

Nhị nguyên nguyên thủy (Primordial duality):

     Tinh thần và vật chất (Spirit and matter).  (TLHNM II, 381)

Nhị nguyên thứ cấp (Secondary duality):

     Linh hồn và thể xác (Soul and body).               (TLHNM II, 381)

Nhĩ thông (Clairaudience):

   Là nhận biết được tiếng nói của đại ảo tưởng (great illusion) và mang lại cho con người khả năng nghe được trên cơi cảm dục. Khi ở đúng chỗ và khi được kiểm soát từ bên trên nhờ sự hiểu biết, nhĩ thông giúp nghe được một vài trạng thái của biểu hiện thiêng liêng trong ba cơi thấp.               (ASCLH, 338)

    Nghe được trên cơi cảm dục, thường được gọi là nhĩ thông và có nghĩa là khả năng nghe được các âm thanh của cơi cảm dục. Đó là một quan năng vốn hiển lộ ra suốt toàn bộ thể cảm dục, và con người nghe bằng khắp hiện thể của ḿnh chứ không chỉ bằng các cơ quan chuyên hóa, tức là hai tai, sản phẩm của tác động và phản tác động trên cơi trần. Tất nhiên điều này phải như thế do bởi bản chất dễ lưu chuyển của thể cảm dục.                                                                                                (LVLCK, 191)

Nhĩ thông bậc cao (Higher audience):

   Nhĩ thông bậc cao thể hiện trực tiếp từ thể trí đến thể trí. Đây không đúng hẵn là viễn cảm (telepathy) mà là một h́nh thức nghe trực tiếp. Vị huấn sư sẽ nói với đệ tử như người nói với người. Do đó, việc đàm thoại được tiến hành hoàn toàn trên các phân cảnh trí tuệ với các khả năng cao siêu như là điểm tập trung. Cần phải dùng các bí huyệt đầu và cả hai bí huyệt này phải được làm cho linh hoạt trước khi phương pháp này có thể được sử dụng.                                      (LVHLT, 179)

Nhiên Đăng Phật: Dipankara, Buddha of fixed light. 

 (NGMTTL,102)

Nhiệt (heat):

- Các nội hỏa (internal fires) làm linh hoạt và đem lại sinh lực (vitalise), tự biểu lộ theo hai cách:

Thứ nhất là tiềm nhiệt (latent heat). Đây là nền tảng của chuyển động quay và là nguyên nhân của biểu lộ cố kết của dạng h́nh cầu của mọi sự sống, từ vi tử của Thượng Đế (logoic atom), ṿng giới hạn của thái dương, xuống đến nguyên tử nhỏ nhất của nhà hóa học hoặc nhà vật lư học.

Thứ hai là hoạt nhiệt (active heat). Điều này đưa đến kết quả là sự hoạt động và thôi thúc hướng tới của công cuộc tiến hóa vật chất.                                                                              (LCVCK, 41-42)

- Tiềm hỏa (latent fire) tức là thân nhiệt (bodily heat).

- Tiềm hỏa hay nội hỏa (latent or interior fire) sản sinh ra nội nhiệt(internal heat) vốn giúp cho Thái Dương Hệ tạo ra mọi h́nh thức sự sống.                                                                (LVLCK, 47, 53)

- Nhiệt chỉ là kết quả của sự ma sát (friction). (LVLCK, 803)

Nhịp điệu (Rhythm, tiết tấu, tiết điệu):

     Nhịp điệu có thể được mô tả là cử động nhịp nhàng, nó tự động đưa những ai vận dụng nó đi vào đúng một vài mănh lực của Thiên Nhiên. Chính động tác có điều khiển đó được một nhóm người đồng loạt làm sẽ đưa tới kết quả là tạo được một vài chỉnh hợp và vài hiệu quả lên một số cá nhân hoặc lên cả nhóm. Do đó, tiết điệu có các mục đích:

     a/ Đưa một cơ thể hay một tập hợp nhiều cơ thể vào phạm vi tác động của một luồng thần lực.

     b/ Chỉnh đốn lại vật chất của một trong các thể hay của tất cả các thể, để trở thành bản chất của cá nhân trong một nhóm.

     c/ Bằng một vài cách cân bằng và sắp xếp theo dạng h́nh học nó hoà lẫn hào quang của các cá nhân trong một nhóm và làm cho các hào quang này thành hào quang hợp nhất của nhóm, nhờ đó tạo điều kiện cho ḍng thần lực nhịp nhàng đi vào theo vài hướng đă định cho các mục tiêu đă được ấn định.

     Qua nhiều thời đại, việc này đă được hiểu rơ, cho dù các phương pháp, cách diễn tiến và các kết quả đều không được liệt kê hay hiểu biết một cách khoa học ngoại trừ trong các nhóm nội môn và huyền linh. Vào thời xa xưa trong cái được gọi là nghi thức của tà giáo, giá trị của nhịp điệu đă được hiểu rơ, ngay đến vua David, người soạn ra thánh vịnh (psalmist) của Do Thái, cũng đă nhảy múa trước Thiên Chúa (the Lord). Cách lắc lư thân ḿnh theo một nhịp độ nào đó và cách nhún nhẩy (swinging) thân ḿnh theo nhiều hướng khác nhau, đôi lúc nương theo thanh âm của nhạc khí, đều có một hiệu quả đặc biệt và nhất định trên vật chất của hai thể tinh anh. Do cử động nhịp nhàng này mà:

     1. Thần lực gom lại (tapped) theo cách này sẽ được hướng đến (tùy theo nhịp điệu) vào một bí huyệt nào đó của cơ thể.

     2. Chất liệu (matter) của thể cảm dục và thể hạ trí hoàn toàn được tái điều chỉnh và tái phối hợp, tạo ra một số hiệu quả có thể biểu hiện ở thể xác.

     3. Việc chỉnh hợp của các thể bị ảnh hưởng, và có thể bị lệch lạc hay không đúng chỗ, hoặc là chúng có thể được chỉnh hợp đúng và giao tiếp được với linh hồn thể.

(TVTTHL, 196-197)

Nho giáo (Khổng giáo): Confucianism.

Nhớ lại;  X. Hồi ức.

Nhớ lại tiền kiếp (Memory of the immediate past):

     Thỉnh thoảng chúng ta thấy nhiều trẻ con nhớ được kiếp sống vừa qua (immediate past) của chúng, v́ phần lớn các đứa trẻ này đă chết lúc c̣n nhỏ và được tái sinh hầu như tức khắc. Ở phương Tây, các trường hợp như thế hiếm hơn ở phương Đông, bởi v́ ở phương Tây, những lời đầu tiên của một đứa trẻ như thế sẽ gặp phải sự không tin (disbelief) nên đứa trẻ sẽ mau lẹ mất sự tin tưởng vào chính kư ức (memories) của ḿnh. Ở phương Đông, nơi mà niềm tin vào việc luân hồi rất phổ cập, các hồi ức của đứa trẻ đều được lắng nghe, và khi nào có dịp, chúng đều được kiểm chứng.                                    (MTNX, 263-264)

Như Lai : Tathâgata, Presence.

Như thị ngă văn: Thus have I heard. (Ta có nghe như vậy).

Niết Bàn (Nirvana):

  - Niết Bàn là trạng thái cao siêu nhất của chí phúc tâm linh (spiritual bliss)                                                (TVTTHL,   356)

  -   Trạng thái mà vị cao đồ (adept) bước vào khi ba cơi thấp không c̣n “ràng buộc” Ngài được nữa do các khuynh hướng hay Karma của Ngài, trạng thái mà Ngài trải qua sau khi đă:

        a) Nhận được một số cuộc điểm đạo.

        b) Giải thoát khỏi ba cơi thấp.

        c) Kiến tạo được thể Christ của Ngài.                       (ASCLH, 31)

Niết Bàn thức (Atmic consciousness, linh thức): X. Linh thức

     Khi Niết Bàn thức phát triển nhờ vào trực giác th́ vị đạo đồ có thể tiếp xúc với các nguồn dự trữ kiến thức có sẵn trong Chân Thần và nhờ đó học được các Quyền lực Từ. Khả năng này chỉ có được sau khi Đấng Chưởng Quản Địa Cầu đặt sát Điểm đạo Trượng vào vị đạo đồ.                               (TVTTHL, 263-264)

Nirmathana :

     Lửa do ma sát (fire produced by friction), như sự ma sát của hai miếng gỗ (pieces of wood).                                    (LVLCK, 602)

Nội giới (Subjective world):

     Cảm dục giới (astral world) tức là nội giới. (LVLCK, 1130)

Nội môn (Esoteric, bí truyền):

     Từ ngữ “nội môn” để chỉ tất cả những ǵ không liên quan đến cuộc sống sắc tướng b́nh thường hay là tâm thức thông thường của con người trong ba cơi thấp.                  (CTNM, 683)

Nội môn học (Esoterism, Nội  môn bí giáo):

- Một trong các định nghĩa không đầy đủ của nội môn học là nó liên quan đến những ǵ c̣n bị che giấu, và cho dù bị nghi ngờ, vẫn c̣n không được nhận biết.                             (GDTKNM, 59)

- Nội môn học không hề có bản chất thần bí và mơ hồ. Đó là một khoa học mà chủ yếu là khoa học về linh hồn của vạn vật và có cách gọi, thực nghiệm, cách suy diễn và các định luật riêng của nó.                                                                          (GDTKNM, 64)

- Nội môn học cũng có liên quan với việc t́m hiểu về mối liên hệ giữa các lực (forces) và năng lượng (energy) và khả năng dùng năng lượng để củng cố và sau đó để sử dụng một cách có sáng tạo các lực đă tiếp nhận được; do đó là sự cứu rỗi.                                                                             (GDTKNM, 66)

- Nội môn bí giáo tức là huyền linh học (occultism).

 (TLHNM, 451)

     - Người theo nội môn học (esotericist) là người t́m đạo (aspirant) và đệ tử (disciple).                                       (ĐĐTKNM II, 165)

Nội ngă  (Inner Self)

    Nội ngă tức là Manas.                                  (CKMTTL,   146)

Nội nhăn thông (the eye of the inner vision, inner vision):

   Chính con mắt của nội nhăn thông, và kẻ nào mở được nó th́ có thể điều khiển và kiềm chế năng lượng của vật chất, thấy được mọi vật trong Hiện Tại Vĩnh Cửu, do đó, giao tiếp với nguyên nhân nhiều hơn với hậu quả, đọc được trên tiên thiên kư ảnh và thấy được một cách tỏ tường. Như thế, kẻ sở hữu được nó có thể kiềm chế các nhà kiến tạo ở cấp thấp.

                                    (LVLCK, 1011)

   Việc chữa trị thể xác, cùng việc hiểu và nghiên cứu thích đáng về nó có thể được xúc tiến bởi người có được nội nhăn thông. Với năng lực nh́n thấy được trên các phân cảnh cảm dục của ḿnh, y có thể hợp tác với vị thầy thuốc giác ngộ ngày nay và như vậy, bảo vệ cho thầy thuốc khỏi sự sai lầm, cho phép người này phán đoán đúng đắn về t́m mức căn bệnh, chỗ đau, cách trợ giúp và tiến triển của việc chữa trị.           

                                                            (TVTTHL, 244245)

   Các cơ quan (organs) của nội nhăn thông là:

     a/ Cơ quan bên ngoài... Tuyến tùng quả... Hồng trần.

     b/ Cơ quan bên trong ... Mắt thứ ba............. Dĩ thái

Chú ư: Đạo sinh phải thận trọng phân biệt giữa con mắt thứ ba với tuyến tùng quả-Xem SD-II, 308.

     “Con mắt thứ ba đă mất tác dụng và không c̣n hoạt động nữa”. Nó đă để lại một bằng chứng cho sự hiện hữu của nó trong tuyến tùng quả”.                                                                   (LVLCK, 965)

Nội tuần hoàn (the inner round):

     Cuộc nội tuần hoàn là một chu kỳ huyền bí ít được nói tới. Nó không liên quan đến biểu hiện qua 7 hệ thống hành tinh hay các bầu hành tinh, nhưng có liên quan đến một vài khía cạnh của sự sống nội tâm hay linh hồn.                        (LVLCK, 211)

Nốt hay âm điệu (Note or tone):

       - Mọi giới của thiên nhiên đều có nốt hay âm điệu riêng của nó và các linh âm (mantric sound), vốn có liên quan đến bất cứ tiến tŕnh chuyển hóa nào trong giới đó, sẽ có nốt đó như là chủ âm (key) hay nốt căn bản.

- Khi Tinh thần và vật chất gióng lên cùng một nốt, sự tiến hóa sẽ dừng lại. Khi nốt của h́nh hài được ngân lên mạnh hơn nốt của Tinh thần, chúng ta có sự thu hút giữa các h́nh tướng. Khi nốt của Tinh thần được ngân lên mạnh hơn nốt của vật chất và sắc tướng, chúng ta có Tinh thần đẩy lui sắc tướng. Ở đây ta có nền tảng cho chiến trường sự sống và vô số giai đoạn trung gian của nó như sau:

       a/ Giai đoạn chế ngự của nốt h́nh hài là giai đoạn tiến hóa giáng hạ (involution).

b/ Giai đoạn Tinh thần xô đẩy h́nh hài là giai đoạn đấu tranh ở ba cơi thấp.

c/ Giai đoạn thu hút của Tinh thần với Tinh thần, và kế tiếp triệt thoái ra khỏi h́nh hài là giai đoạn của Thánh Đạo.

d/ Giai đoạn chế ngự của nốt Tinh thần là giai đoạn của các cơi tiến hóa cao siêu.

- Nốt là kết quả của hoạt động chính xác (correct activity) … Bởi v́ trong các nốt này, các nhóm thiên thần vốn là thần lực và năng lượng của các trung tâm lực (đó là các trung tâm lực trong vật chất) được tiếp xúc và được kềm chế. Nhờ sự hoạt động của các thiên thần này, được điều khiển thông qua các trung tâm lực, các lớp vỏ vật chất - thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí - được tạo ra.                            (LVLCK, 495, 275, 625)

 

 

Nước của không gian (The waters of space, không gian thủy):

     Chúng ta đă tạo ra (generate) một thuật ngữ mà chúng ta gọi là dĩ thái (ether). Nói về mặt huyền linh, đây là cách hiện đại để diễn tả “nước của không gian”, đó là nước của ham muốn (waters of desire) mà chúng ta được ngâm tẩm (immerse) trong đó. Nó luôn luôn hạ xuống và dâng lên (ebb and flux) và là ḍng sinh lực (stream of life) tạo thành 49 kiểu mẫu (types) năng lượng, nó đang tuôn đổ xuyên qua hoa sen Chân Ngă của vũ trụ, và (từ đó tỏa vươn ra) với phạm vi duy tŕ của nó, nuôi dưỡng mọi h́nh hài - của thái dương, hành tinh hay của con người - mà nó chịu trách nhiệm.   (LVHLT, 275)

Nụ hôn thánh thiện (the holy kiss)

   “Nụ hôn thánh thện tức là sự hợp nhất (reunion) của linh hồn với chất liệu (substance) mà từ đó linh hồn xuất phát – ấy là tinh thần (spirit).                                                 (CKMTTL,   86)

 

 


  

 

 

 

 

O

 

 

 

 

O.M.:

     Khi được ngân lên đúng cách, O.M. giải thoát linh hồn khỏi lĩnh vực của ảo cảm và mê hoặc. Đó là âm thanh giải thoát, nốt phục sinh vĩ đại và nâng cao nhân loại lên Chốn Huyền bí của Đấng Tối Cao khi tất cả mọi Linh từ và âm thanh khác đều thất bại. Nó không phải là âm thanh tam phân như A.U.M. mà là âm thanh nhị phân, có nghĩa là liên quan của tinh thần và linh hồn, của sự sống và ư thức.                        (CVĐĐ, 5253)

     - Khi được ngân lên với tư tưởng có chủ đích (intent thought) đàng sau), OM sẽ tác động như một tác nhân phá vỡ (disturber), một tác nhân tháo lỏng (loosener) của chất liệu trọng trược (coarse matter) của thể tư tưởng, thể t́nh cảm và của thể xác. Khi được ngân lên (sounded forth) với đạo tâm tinh thần mănh liệt ở đàng sau, nó sẽ tác động như là một phương tiện (medium) thu hút và tập trung các cấu tử (particle) chất liệu tinh khiết để lấp đầy (fill) các chỗ trống (places) của các phân tử bị ném ra trước đó.                            (LVHLT, 140)

 


 

 

 

 

 

P

 

 

 

Parabraman (Đại Phạm Thiên):

     - Parabraman tức là Adi-Buddha.       (Thư của Ch.S.  379)

     -Theo phái Vedanta, Parabraman được gọi là Bí Nhiệm Bất Khả Thuyết (Unspeakable Mystery).             (LVLCK, 610)

Parjanya : tức là mưa (rain).                                                                     (LVLCK, 1083)

Pavaka : X. Vaidyuta.

Pavamana : X. Nirvathana.

Phải biết dửng dưng phớt lờ (Must be cold)

    Kẻ t́m kiếm tri thức sẽ không đắm sa vào đam mê và luyến ái, v́ các  đam mê luyến ái này bào ṃn thân xác ở cơi trần, cùng với năng lực huyền bí của chính chúng; và kẻ nào muốn đạt mục tiêu của ḿnh, cần phải biết dửng dưng, phớt lờ. 

              (Thư của Ch. S,   137)

Phá ngă chấp (Decentralisation):  X. Diệt ngă chấp.

Phàm Ngă (Personality, Phàm nhân)

   Phàm ngă là một con người có tính chia rẻ.

   Phàm ngă là kẻ hoạt động với sự phối kết, nhờ bởi thiên tư của ḿnh và sự ổn định tương đối của bản chất t́nh cảm của ḿnh và các tuyến nội tiết lành mạnh và c̣n nguyên vẹn của ḿnh.

   Phàm ngă là một người có ư thức về số mệnh.

   Phàm ngă là một con người hội nhập đầy đủ.

   Một người có thể được xem như là Phàm ngă thực sự khi trạng thái h́nh hài và bản chất linh hồn được nhất quán. 

 (TLHNMII, 264267)

   Phàm ngă là sự kết hợp ba phần của các lực, tạo ấn tượng và tuyệt đối kềm chế trạng thái thứ tư của Phàm ngă, đó là thể xác trọng trược. Ba loại năng lượng của Phàm ngă là thể dĩ thái (vốn là hiện thể của năng lượng sinh lực vital energy), thể cảm dục (vốn là hiện thể của năng lượng cảm giác feeling energy or sentient force) và thể trí (vốn là hiện thể của năng lượng thông tuệ intelligent energy của ư chí được dành riêng cho trạng thái sáng tạo chiếm ưu thế).         

                                                                                      (TLHNMII, 8)

   Theo bản chất riêng của  nó, cơ thể con người (mechanism) cũng là sự pha trộn hay phối hợp của các năng lượng, năng lượng của chính vật chất lấy dạng thức của cấu tạo nguyên tử của thể xác, cộng với sinh lực (vitality) làm linh hoạt thể xác đó, và thứ hai, năng lượng của thể mà ta gọi là thể cảm dục, được phân biệt bằng sự nhạy cảm, hoạt động t́nh cảm và mănh lực thu hút mà ta gọi là dục vọng. Sau cùng, có năng lượng của chính thể trí. Bốn loại năng lượng này tạo thành cái mà ta gọi là Phàm ngă …                                                                         (TLHNMII, 8)

     - Bốn năng lượng của Phàm ngă năng lượng nguyên tử (atomic energy), năng lượng sinh lực, năng lượng cảm giác và năng lượng trí tuệ (mental energy) cộng với hai năng lượng của linh hồn, tạo thành sáu năng lượng được con người sử dụng trong kinh nghiệm sống; nhưng năng lượng của nguyên tử thường không được kể đến như năng lượng của con người v́ nó đồng nhất trong cách sử dụng trong  mọi h́nh thức sự sống trong tất cả các giới, do đó, con người được xem như một tổng thể có năm năng lượng chứ không phải là sáu.       

(TLHNMII, 6768)

     - Personality tức là phàm ngă (lower self).     (LVLCK, 47)

     - Kiếp sống của một phàm ngă bắt đầu khi Chủ thể Tư tưởng (Thinker, Linh hồn) tạo ra thể hạ trí mới của ḿnh, và kiếp sống đó kéo dài cho đến khi thể hạ trí đó tan ră vào cuối kiếp sống của nó ở cơi sắc tướng của Devachan (form-world of Devachan).                                                        (MTNX, 177)

Phàm ngă hội nhập (Integrated personality): X. thêm Con người, phân loại.

     - Tạo ra một nhịp cầu giữa năo bộ - thể trí - linh hồn, như thế là tạo ra một phàm ngă hội nhập, đó là một biểu lộ đang phát triển một cách vững chắc của linh hồn bên trong.

     (GDTKNM, 6)

     - Nối liền lổ  hổng giữa các trạng thái khác nhau của phàm ngă để cho một phàm ngă hội nhập xuất hiện.  (GDTKNM, 26)

Phải và trái (the Right and the Wrong):

     Điều Phải là những ǵ hài ḥa (in harmony) với đại luật (great law), mang lại chí phúc (bliss), c̣n điều Trái là những ǵ xung khắc (in conflict) với đại luật, đưa tới đau khổ (misery).      

     (KCVTT, 282)

Phản chiếu (Reflection):

     Nói chung, thuật ngữ “phản chiếu” được dùng khi một mănh lực (force) biểu lộ trên một cơi cao, tự hiện lại (show itself again) trên một cơi thấp và bị chi phối bởi một loại vật chất thô hơn trong biểu lộ thấp đó, cho nên một ít hiệu năng (effective energy) của mănh lực đó bị mất đi và lực đó tự hiện ra dưới h́nh thức yếu ớt hơn.                           (KCVTT, 46-47)

 

Phán đoán (Judge):

     Khi càng hiểu biết nhiều, người ta càng ít phán đoán (as one knows more, one judges less).

     Dè dặt khi đưa ra ư kiến là đường lối tốt nhất cho kẻ bàng quan khôn ngoan, v́ y chưa có được nội nhăn thông để thấy sắc thái (colour), cũng như chưa có được nhĩ thông (occult hearing) để nhận biết được nốt của con người.      (TVTTHL, 21)

Pháp thân (Dharmakaya):

     -Thể Dharmakaya là thể (body) của Đức Phật hoàn thiện, nghĩa là không phải là một thể ǵ hết mà chỉ là linh khí lư tưởng (ideal breath); tâm thức ḥa hợp vào toàn linh thức (universal consciousness) hay là linh hồn mà không có một thuộc tính nào.                                                                  (LVLCK, 1193)

- Dharmakaya tức là Bản Thể lan tỏa trong vũ trụ (the universally diffused Essence).            (Thư của Chân Sư ,   379)

Pháp thuật (magic):

   Kỹ xảo của pháp thuật thiêng liêng bao gồm trong khả năng nhận thức tinh hoa của các sự vật dưới ánh sáng của thiên nhiên (cảm dục quang) và bằng cách dùng các năng lực linh hồn của Tinh thần để tạo ra các sự việc vật chất từ vũ trụ vô h́nh, và trong các hoạt động như thế, cái Trên và cái Dưới phải được mang lại chung với nhau và để tác động một cách hài ḥa.

   Pháp thuật là cái thứ nh́ trong 4 minh triết cổ đại và là đại minh triết pháp thuật (great maha Vidya) trong văn liệu Vạn Pháp Kỳ thư. Nó cần ánh sáng của minh triết cổ đại thứ tư (Atma Vidya) chiếu rọi vào để trở thành huyền linh thuật (White magic) SDI, 192.                                                           (LVLCK, 984)

   Pháp thuật (Magic, SDI, 284)

1. Pháp thuật là một khoa học thiêng liêng đưa đến việc tham gia vào các đặc điểm tiêu biểu của chính thánh linh.

     2. Mọi hoạt động pháp thuật bao gồm trong việc giải thoát chính con người ra khỏi các khúc cuộn của con rắn xưa cũ.

     3. Mục tiêu của kỹ xảo pháp thuật là sự hoàn thiện của con người.

     4. Pháp thuật khám phá ra tinh hoa và khả năng của mọi sự việc.

     5. Pháp thuật và từ lực (magnetism) là các thuật ngữ đồng nghĩa.

     6. Pháp thuật là toàn thể tri thức thiên nhiên.

     7. Pháp thuật không hàm ư việc vi phạm các định luật của thiên nhiên.

   Nền tảng của pháp thuật:

1. Pháp thuật dựa vào các năng lực nội tại trong linh hồn của con người.

2. Tam bộ của thiên nhiên là ổ khóa của pháp thuật. Tam bộ của con người là ch́a khóa hợp với ổ khóa đó.

3. Pháp thuật là tâm lư học huyền linh.

4. Cảm dục quang là tác nhân chính của pháp thuật

(LVLCK, 982)

Phát xaï (Bức xạ, Radiation):

   Phát xạ là sự chuyển hóa trong tiến tŕnh hoàn thành. Chuyển hóa vốn là sự giải thoát của tinh chất ngơ hầu nó có thể t́m được một trung tâm mới, tiến tŕnh có thể được hiểu như là tính chất phóng xạ, hiểu theo mặt chuyên môn và áp dụng cho tất cả các thể nguyên tử, không trừ một thể nào.

   Chỉ gần đây, khoa học mới biết đến chất radium (một thí dụ của tiến tŕnh chuyển hóa) chỉ là lỗi lầm của khoa học. Khi điều này được hiểu rơ hơn, người ta sẽ thấy rằng mọi bức xạ, như là từ lực (magnetism) hay phóng phát tâm thông chỉ là diễn tŕnh chuyển hóa đang tiến hành trên một mức rộng lớn. Ở đây, điểm cần phải hiểu là tiến tŕnh chuyển hóa khi có hiệu quả, nh́n theo bề ngoài, là kết quả của các yếu tố bên ngoài. Về căn bản th́ đó là kết quả của hạt nhân tích cực bên trong của mănh lực hay sự sống đang đạt tới một mức rung động khủng khiếp đến nỗi sau rốt, nó phân tán các điện tử hay các điểm âm (negative points) vốn tạo thành khối cầu ảnh hưởng của nó và phân tán chúng ở khoảng cách xa đến mức mà Định luật Đẩy chi phối. Bấy giờ, chúng không c̣n bị hút vào trung tâm ban đầu nữa mà t́m kiếm một trung tâm khác. Khối cầu nguyên tử, nếu tôi có thể nói như thế, tan rả ra, các điện tử chịu ảnh hưởng của Định luật Đẩy, tinh chất trung ương thoát ra và t́m kiếm một khối cầu mới, hiểu về mặt huyền linh.                

                                                                                                (LVLCK, 478)

     - Bức xạ là hiệu ứng bên ngoài được tạo ra bởi mọi h́nh hài trong mọi giới khi hoạt động bên trong của chúng đạt đến một giai đoạn hoạt động rung động đến mức mà các bức tường giam nhốt của h́nh hài không c̣n tạo ra chỗ cầm giữ được nữa mà để cho các tinh chất bên trong chủ thể thoát ra ngoài.    

  (LVLCK, 1060)

Phẩm tính (Quality, Tính chất, Phẩm đức):

     Tôi sẽ dùng từ ngữ Phẩm tính để diễn tả Ngôi Hai, Con của Thượng Đế, Christ vũ trụ lâm phàm trong h́nh hài - một h́nh hài được sinh ra do mối liên hệ của tinh thần và vật chất.     

     (TLHNM I, 18)

     - … Ba phẩm tính của Thượng Đế: thông tuệ (intelligence), bác ái-minh triết (love-wisdom) và ư chí (will) hay quyền năng (power).                                                                                    (TTCNT, 98)

Phân biện (Viveka, discrimination):

   Từ ngữ Bắc Phạn Viveka có nghĩa là phân biện. Chính bước đầu tiên trên con đường huyền linh học ... là sự phân biện giữa thực với hư, giữa bản thể (substance) với hiện tượng (phenomenon), giữa Ngă (Self) với Phi Ngă (NotSelf), giữa tinh thần với vật chất.                                        (ĐĐTNLVTD, 225)

Phân cảnh Chân Ngă (Egoic levels):

     - Các phân cảnh Chân Ngă là ba cơi phụ cao (higher subplanes) của cơi trí.                                                         (LVLCK, 850)

Phân cảnh vi tử (Phân cảnh nguyên tử, Cơi phụ nguyên tử, Atomic subplane):

   Vật chất của Thái Dương Hệ được các nhà huyền linh học chia thành 7 cảnh (cơi, plane) hay trạng thái (states), cảnh cao nhất là cảnh vi tử. Tương tự, mỗi một trong 7 cảnh được chia thành 7 phân cảnh, cái cao nhất được gọi là phân cảnh vi tử. Do đó, có 49 phân cảnh (cơi phụ), trong đó có 7 phân cảnh vi tử.                                                                   (ĐĐTNLVTD, 216)

Phân chia giới tính (Separation of the sexes):

     Tội lỗi của kẻ không có thể trí (the mindless) có liên quan với thời kỳ phân chia giới tính vào đầu giống dân chính thứ ba (early third rootrace), căn chủng Lemuria.                (LVLCK, 563)

Phân hủy (Disintegrate, làm tan ră):

     Phân hủy tức là rút năng lượng ra khỏi.                      (LVLCK, 952)

Phân thân (Emanation):

     Một ḍng thần lực (stream of force) tức là một phân thân.

                                                                                                                        (LVLCK, 69)

Phật (Buddha):

   Danh xưng dành cho Đức Gautama (Cồ Đàm). Ngài ra đời ở Ấn Độ vào khoảng năm 621 trước Thiên Chúa, trở thành Đức Phật toàn giác (full Buddha) năm 592 trước Thiên Chúa. Đức Phật là “Đấng Giác Ngộ” (the “Enlightened”) và đă đạt được mức tri thức cao nhất có thể có được đối với con người trong Thái Dương Hệ này.                                             (ĐĐTNLVTD, 216)

 

 

Phật giáo (Buddhism):

     Phật giáo là triết lư tôn giáo (religious philosophy) do Đức Phật Thích Ca dạy ra. Hiện nay, Phật giáo chia làm hai giáo hội rơ rệt: Nam Tông và Bắc Tông. Nam Tông được cho là gần với nguyên thủy hơn v́ đă bảo tồn một cách cẩn thận hơn các giáo huấn ban đầu của Đức Phật. Phật giáo Bắc Tông được giới hạn vào các nước như Tây Tạng (Thibet), Trung Hoa (China) và Nê-pan (Nepaul). Nhưng sự phân biệt này không được chính xác. Ngoại trừ phần giáo lư t́m phào, có lẽ Phật giáo Nam Tông đi gần và thực sự không đi lệch khỏi các giáo huấn dành cho đại chúng hay hiển giáo của Đức Thích Ca, nhờ bởi nhiều cuộc kiết tập (councils) được tổ chức sau khi Đức Bổn Sư viên tịch. Giáo hội Bắc Tông là kết quả của giáo huấn bí truyền của Phật Thích Ca mà Ngài chỉ dạy riêng cho các Tỳ Khưu và La Hán được tuyển chọn của Ngài. Trong thời đại chúng ta, Phật giáo không thể được phán đoán một cách đúng đắn thực sự bằng h́nh thức này hoặc h́nh thức kia trong số các h́nh thức đại chúng công truyền của nó. Phật giáo chân chính chỉ có thể được đánh giá bằng cách phối hợp phần triết học của Nam Tông và phần siêu h́nh học của Bắc Tông. Nếu một bên có vẻ quá đả phá thần tượng và cứng nhắc th́ bên kia quá siêu h́nh và siêu việt, các sự kiện bị chứa đầy cỏ dại của học thuyết ngoại lai của Ấn Độ - nhiều vị thần của Đền Thờ Phiếm Thần đă được đem trồng vào mảnh đất Tây Tạng dưới các tên mới - đó là do cách diễn tả đại chúng của Phật giáo trong cả hai giáo hội. Một cách tương tự, cả hai giáo hội có mối liên hệ nhau như Đạo Tin Lành so với Thiên Chúa giáo La Mă. Cả hai đều sai lầm do quá nhiệt tâm và do các giải thích lầm lạc, mặc dù không một tu sĩ Nam Tông lẫn tu sĩ Bắc Tông nào đă bao giờ cố t́nh đi lệch khỏi Chân Lư, vả lại, họ c̣n hành động theo các mệnh lệnh của giai cấp tăng lữ, theo tham vọng, hay theo lợi lộc và quyền hành cá nhân như các giáo hội sau này đă làm.                                                                                        (CKMTTL, 245)

Phật giáo Đại Thừa, Phật giáo Tiểu Thừa (Mahāyāna system or School of the Great Vehicle, Hīnayāna System or school of the Little Vehicle).

    Hệ thống Phật giáo Tiểu Thừa phát triển từ thời rất xa xưa; trong khi Hệ thống Đại Thừa về sau mới có, chỉ phát sinh sau khi Đứùc Phật tịch diệt.                                         (GLBN I,   112)

Phi ngă (NotSelf):

   Phi ngă tức là Phàm ngă (lower self).                           (LVLCK, 1135)

Phiếm thần thuyết : Pantheism.

Pḥ trợ vô h́nh (Invisible helpers):

     Các Chân Ngă tiến hóa và những người có khuynh hướng tâm linh mà chưa ở trên Con Đường Dự Bị (Probationary Path) được tham dự các buổi giảng do các đệ tử giảng dạy. Đôi khi, các đệ tử được điểm đạo cũng hướng dẫn họ trong các buổi học quan trọng. Công việc của họ đơn giản hơn nhiều, mặc dù theo quan điểm trần tục vẫn có tính cách huyền linh, và họ học dưới sự trông coi để trở thành các vị pḥ trợ vô h́nh. Các vị pḥ trợ vô h́nh thường được chọn trong số các Chân Ngă tiến hóa nhiều.                                                     (ĐĐNLVTD, 65)

Phong (Air):

     Phong (không khí) là biến phân (differentiation) của vũ trụ năng (Fohat) ở cơi trực giác, cơi Bồ Đề.                    (LVLCK, 43)

Phóng hiện (Precipitation):

     Hiện tượng phóng hiện là việc thu nạp các năng lượng được sắp xếp dưới một h́nh thức nào đó, ngơ hầu diễn tả ư tưởng của một Chủ Thể Tư Tưởng sáng tạo nào đó, và được phẩm định hay tiêu biểu đặc điểm bằng bản chất tư tưởng của chủ thể ấy và được giữ dưới h́nh thức đặc biệt đó bao lâu mà tư tưởng của y vẫn c̣n mạnh mẽ.                                                       (LVHLT, 552)

Pḥng Kư Ảnh (Halls of Records):

     Các Chân Sư có các Pḥng Kư ảnh của các Ngài với một hệ thống bảng biểu mà chúng ta không thể hiểu được v́ mức vĩ đại và tất nhiên là các phức tạp của nó, các biểu đồ được chứa trong các pḥng này. Các biểu đồ đó do một Đức Đế Quân (Chohan) của một Cung trông coi, mỗi cung có tập hợp các biểu đồ riêng của cung ḿnh. Được sắp thành nhiều hạng mục (sections) liên quan đến các Chân Nhân đang lâm phàm, không lâm phàm và hoàn thiện, các biểu đồ này lại được các vị bảo quản phụ trông coi. Các Nghiệp Quả Tinh Quân (Lipika Lords) với một đoàn đông đúc gồm nhiều vị trợ giúp của các Ngài thường sử dụng các biểu đồ này nhiều nhất. Nhiều Chân Nhân bỏ xác đang chờ đầu thai hoặc vừa mới ĺa trần, hy sinh th́ giờ của họ trên thiên đường để phụ giúp vào công việc này. Các Pḥng Kư ảnh này hầu hết ở trên các cơi phụ thấp nhất của cơi trí và các cơi phụ cao nhất của cơi cảm dục, v́ ở đó, chúng có thể được sử dụng một cách đầy đủ nhất và dễ đạt tới nhất.                                                                          (ĐĐNLVTD, 68-69)

Pḥng Vô Minh (Hall of Ignorance):

   Việc đồng nhất hóa với hiện tượng giới và việc sử dụng các cơ quan tri giác hướng ngoại, bao gồm thời kỳ mà Chân Nhân trải qua trong cái gọi là Pḥng Vô Minh (cơi hồng trần).

Pḥng Học Tập (Hall of Learning):

   Sự chán ngấy (satiety), sự bồn chồn (restlessness) và việc t́m kiếm tri thức về Chân Ngă hay linh hồn đặc trưng cho thời kỳ được trải qua trong Pḥng Học Tập (cơi cảm dục và cơi hạ trí).

Pḥng Minh triết (Hall of Wisdom):

   Sự nhận thức, sự mở rộng tâm thức và sự đồng nhất hóa với Chân Nhân bao gồm thời kỳ được trải qua trong Pḥng Minh triết  (cơi Thượng Trí và cơi Bồ Đề).

   Các thuật ngữ sự sống nhân loại  (human life), sự sống thần bí (mystic life) và sự sống huyền linh (occult life) được áp dụng cho ba giai đoạn này.                                                     (ASCLH, 169)

     - Theo ư nghĩa nội môn, nhóm từ “Pḥng Minh triết” mô tả một giai đoạn tâm thức (stage of consciousness) chứ không phải một vị trí (location).                                           (LVLCK, 534)

Phối ngẫu trên trời (”Mariage in the heavens”):

     Được diễn tả bằng một biểu tượng tô đậm, nhóm từ này h́nh tượng hóa sự hợp nhất hoàn toàn giữa cái ngoài với cái trong (outer and inner), ngoại cảnh (objective) với nội tâm (subjective), giữa tinh thần với vật chất và giữa sắc tướng (the physical) với bản thể (the essential).                             (TLHNM II, 48)

Phụ chủng (Subrace):

     - Bảy phụ chủng hợp thành một căn chủng (rootrace).

(LVLCK, 62)

     - Phụ chủng thứ năm của căn chủng thứ năm (căn chủng Aryan) là Anglo-Saxon.                                                        (ASCLH, ix)

 

Phụ chủng 7 của căn chủng 4 (Seventh sub-race of the fourth root race):

     Đa số nhân loại thuộc về phụ chủng thứ bảy của căn chủng thứ tư - đó là người Trung Hoa (Chinamen) và các nhánh nhỏ của chủng tộc này, như người Mă Lai (Malayans), Mông Cổ (Mongolians), Tây Tạng (Tibetans), Hung Ga Ri (Hungarians), Phần Lan (Finns) và ngay cả người Esquimaux, tất cả đều là các tàn tích của phụ chủng cuối cùng này.               (GLBN III, 185)

Phục hồi (Work of Restitution):

     Tác động phục hồi có nghĩa là việc hoàn trả h́nh hài sắc tướng về nguồn chứa căn bản của vật chất; c̣n đối với linh hồn th́ năng lượng tinh thần thiêng liêng trở về cội nguồn của nó - hoặc là trên các phân cảnh linh hồn, hoặc là trên các phân cảnh Chân Thần, tùy theo tŕnh độ tiến hóa. Việc phục hồi này hầu hết là công việc của nhân hồn bên trong thể xác và có liên quan đến cả hai bí huyệt tim và đầu.   

                                                                        (CTNM, 394-395)

Phục sinh (Resurrection):

   Phục sinh là chủ âm của thiên nhiên; sự chết th́ không phải. Sự chết chỉ là tiền pḥng (antechamber) của sự phục sinh. Phục sinh là manh mối cho thế giới ư nghĩa (world of meaning) và là chủ đề căn bản của tất cả các tôn giáo trên thế giới quá khứ, hiện tại và tương lai. Sự phục sinh của tinh thần trong con người, trong mọi h́nh hài, trong mọi giới là mục tiêu của toàn thể diễn tŕnh tiến hóa và điều này bao hàm việc thoát khỏi chủ nghĩa vật chất và tính ích kỷ. Trong sự phục sinh đó, tiến hóa và tử vong chỉ là các giai đoạn chuẩn bị và quen thuộc. 

             (SHLCTĐ, 469470)

Phụng sự (Service):

   - Về bản thể, phụng sự là phương pháp khoa học để biểu hiện bác ái minh triết dưới ảnh hưởng của cung này hay cung khác trong số 7 cung, tùy theo cung linh hồn của vị đệ tử đang phụng sự.                                                                                     (CTHNM, 494)

   - Là một từ ngữ khác để chỉ việc sử dụng mănh lực của linh hồn (soul force) cho lợi ích của tập thể.                            (LVHLT, 205)

Phương pháp sinh sản (Methods of reproduction):

     Tŕnh tự tiến hóa (progressive order) của các phương pháp sinh sản, theo sự tiết lộ của khoa học, là một xác nhận rơ rệt đối với Nhân Chủng Học Huyền bí (Esoteric Ethnology). Các dữ kiện được liệt kê sau đây cũng đủ để minh chứng sự xác quyết của chúng ta:

     1/ Phân thân (Fission, nứt ra):

       a/ Cách này được thấy trong việc phân chia (division) làm hai của đốm nguyên sinh chất thuần chất (homo-geneous speck of protoplasm), thấy có ở loài moneron (sinh vật đơn bào không nhân) hoặc là con a-mip (amoeba).

       b/ Cách phân chia của tế bào có nhân, trong đó, nhân tế bào tách ra làm hai nhân nhỏ, mỗi nhân nhỏ hoặc là phát triển bên trong vách tế bào nguyên thủy, hoặc xé rách vách tế bào đó và phát triển ở bên ngoài như là các thực thể độc lập. (Cách sinh sản của căn chủng thứ nhất cũng như thế).

     2/ Nẩy chồi (Budding):

     Một phần nhỏ của cấu trúc mẹ (parent structure) phồng to ra ở bên ngoài và sau cùng tách ra khỏi thân mẹ, phát triển đến kích cở của cơ thể mẹ; đó là trường hợp của nhiều loại thực vật, cây bạch đầu ông (sea-anemone) vv… (Đây cũng là cách sinh sản của Căn chủng thứ hai).

     3/ Bào tử (Spores):

     Cơ thể mẹ phóng xuất ra một tế bào đơn độc, tế bào này phát triển thành một cơ thể đa bào (multicellular) sản sinh ra các đặc điểm giống cơ thể mẹ; đây là cách sinh sản của vi khuẩn (bacteria) và rong rêu (mosses).

     4/ Lưỡng phái (Intermediate Hermaphroditism):

     Các cơ quan đực và cái có sẵn trong cùng một cá thể; đó là trường hợp của đa số thực vật, giun sán (worms) và ốc sên (snails) vv… (Đây cũng là cách sinh sản của Căn chủng thứ hai và đầu Căn chủng thứ ba.).

     5/ Kết hợp phái tính thực sự (True sexual Union):

     Đây là cách sinh sản ở giai đoạn sau của Căn chủng thứ ba.                                                                                                                                            (GLBN III, 173-174)

Phương pháp tiến hóa (Method of evolution):

     Phương pháp tiến hóa được xem như là một phương pháp kép. Con người được dạy rằng y tiến hóa và trở nên hiểu biết trước tiên nhờ có năm giác quan, sau đó, nhờ sự phát triển khả năng phân biện (faculty of discrimination), kết hợp với ḷng vô sở dục (coupled with dispassion).                                               (TTCNT, 106)

Planetary Spirit :

     Planetary Spirit là một danh xưng khác dành cho Thượng Đế của hành tinh chúng ta, một trong “Bảy Tinh Quân trước Thánh Ṭa” và do đó, là một trong bảy Hành Tinh Thượng Đế (Heavenly Men). Ngài đang ở trên cung tiến hóa thăng thượng của vũ trụ và đă trải qua nhiều giai đoạn vượt quá các giai đoạn của con người.                                                           (LVLCK, 105)

Plato (Platon, Pháp ngữ):

     - Plato là đệ tử được điểm đạo.                                        (GLBN III, 268)

     - Giống như Khổng Tử, Plato thuộc giai tầng tiến hóa cao về trí tuệ, tâm linh và tinh thần. Dầu đang ở trong cuộc tuần hoàn 4, ông có tŕnh độ tiến hóa cực cao của cuộc tuần hoàn 5.  

                       (GLBN I, 216)

Pleroma :

     Tức là linh hồn thế giới (universal soul).        (LVLCK, 685)

Pingala: X. Hữu hỏa kỳ kinh.

Poseidonis: Đảo cuối cùng của Châu Atlantis bị ch́m xuống biển cách đây 11.446 năm. 

        (Thư của Ch. S.- Bức thư 93B, tức ML 23B tháng 10-1882)                

Pradhāna :

1.      Trạng thái hiện tồn thuần túy tinh thần (state or pure spiritual being).

2.      Chất liệu nguyên thủy không thể dung giải (unresovable primary substance), vật chất kết hợp với tinh thần, chưa bị biến phân, vẫn chưa có sắc tướng hoặc dấu hiệu phân biệt (distinguishing mark).           

                                                                   (ASCLH, 99)

- Akasha (tiên thiên khí) là Pradhāna (Hồng Mông nhất khí) dưới một dạng thức khác.

- Mahat (Toàn Linh Trí) là sản phẩm đầu tiên (first product) của Pradhāna.                                      (GLBN I, 300-301)

Prakriti (Vật chất):

     - Danh xưng này có nguồn gốc do chức năng của nó như là nguyên nhân thuộc vật chất (material cause) của cuộc tiến hóa đầu tiên của vũ trụ. Có thể nói nó được cấu tạo bằng 2 ngữ căn: “pra” là biểu hiện (to manifest) và “krita” là khiến cho (make); có nghĩa là những ǵ khiến cho vũ trụ tự biểu hiện.        

(ĐĐTNLVTD, 222)

     - Prakriti (vật chất) bao giờ cũng bị gọi là Hăo Huyền (Māyā), Ảo tưởng (Illusion) và có số phận chịu diệt vong (is doomed to disappear) với mọi cái khác, kể cả các thần (the Gods) vào Chu Kỳ Quy Nguyên (Pralaya).                 (GLBN I, 299)

Pralaya : X. Qui nguyên.

Prana: X. Sinh khí, thần kinh lực.

Pranayama (X. Điều khí):

   Tức là khoa học về hơi thở hay về năng lượng của prana.             

                                                                                                (ASCLH, 77)

Prarabdha Karma : X. Nghiệp quả.

Prajapatis :

            Các Tổ Phụ (Progenitors); Các Đấng ban sự sống (givers of life) cho vạn vật trên quả đất này.

     Có 7 và kế đó là 10 Đấng tương ứng với 7 và 10 Sephiroth. Về vũ trụ, các Ngài là 7 Thánh Triết (Rishis) của Đại Hùng Tinh. Về Thái Dương Hệ, các Ngài là 7 Hành Tinh Thượng Đế (seven planetary Logoi), c̣n theo quan điểm của hành tinh chúng ta, các Ngài là bảy vị Kumaras.                             (LVLCK, 692)

Purusha:

     - Bản ngă tâm linh (spiritual self). Bản ngă biểu hiện. Theo nghĩa đen, từ này là “Người cư trú trong thành phố” nghĩa là trong thân thể. Nó có nguồn gốc tiếng Bắc Phạn, “pura” nghĩa là thành phố hay thân thể và “usha” dẫn xuất ở động từ “vas” là cư trú (dwell).                                                     (ĐĐTNLVTD, 223)

     - Purusa, linh hồn (soul).                                                                       (ASCLH, 100)

     - Purusa tức là tinh thần.                                                                        (ASCLH, 320)

     - Purusha … Bác Ái-Minh triết. Trạng thái Vishnu.

     (LVLCK, 293)

 


 

 

 

 

 

Q

 

 

Quá độ và lệch lạc về tính dục (Excess and perversion)

    Những ai làm cho thân xác ḿnh trở nên suy nhược do sự quá độ và bại hoại (lệch lạc) tính dục sẽ phải đầu thai với thân h́nh dị dạng (deformed), mắc bệnh động kinh (epileptic), kèm theo một loại bệnh nào đó hoặc mắc một khiếm khuyết nào đó trong năo bộ, ư chí yếu ớt (weakness of will) và có khuynh hướng nhiễm lại các tật xấu trước kia.                    (VLH,   198)

Quả tim dĩ thái (Etheric heart):

     Như bạn đă biết, đạo sinh thường được dạy là nên h́nh dung ra chính ḿnh và Chân Sư - có kích thước vào khoảng ¼ inche (0.635 cm) - trong chu vi của quả tim dĩ thái. Y được dạy rằng, vào cuối buổi thiền, hăy h́nh dung ra trái tim bằng chất dĩ thái, trong đó y tạo ra các h́nh nhỏ của Chân Sư, tức là Đấng mà y được thu hút tới, và h́nh của chính y. Hằng ngày, đạo sinh tiếp tục h́nh dung ra các h́nh này với sự chăm chú công phu và thật đúng, với sự trợ giúp của trí tưởng tượng và cố gắng tŕu mến (loving effort), cho đến khi chúng trở nên rất thực đối với y, và việc tạo h́nh này hầu như trở thành tự động trong cách hành thiền của y. Để rồi đến một ngày (thường thường khi các điều kiện thiên văn trở nên thích hợp và đến kỳ trăng tṛn), y biết được từ trong trí rằng các h́nh ảnh này không phải là các búp bê nhỏ bé như y tưởng nữa, mà là y đang ở trong h́nh ảnh tượng trưng cho chính y và theo nghĩa đen đích thực là y đang đứng trước Chân Sư. Lúc đầu, việc này ít khi xảy ra và ư thức về sự kiện này được duy tŕ chỉ trong vài giây ngắn ngủi; khi đạo sinh tiến hóa hơn và khi mỗi cơ cấu (deparment) trong bản thể y (his nature) và việc phụng sự của y tăng thêm, th́ kinh nghiệm này sẽ xảy đến thường hơn, kéo dài hơn cho đến một lúc mà đạo sinh có thể liên kết dễ dàng với Sư Phụ của ḿnh theo cách này, giống như trước kia, y đă tạo ra các h́nh ảnh vậy.

     Điều ǵ đă xảy ra? Đạo sinh đă làm thành công ba việc:

     1/ Tự đồng hóa ḿnh với h́nh ảnh trong tim và hướng đến Chân Sư.    

     2/ Tạo được một vận hà rơ rệt giữa bí huyệt tim (nơi mà y đang nỗ lực tập trung ư thức của ḿnh) với trung tâm tương ứng của bí huyệt này ở đầu. Như các bạn biết, mỗi một trong số bảy bí huyệt trong cơ thể đều có đối phần (counter-part, phần tương ứng) bên trong đầu. Chính việc liên kết của bí huyệt với đối phần của nó trong đầu mà sự giác ngộ xảy đến. Trong trường hợp này, đạo sinh đă làm được điều đó. Y đă nối liền bí huyệt tim với trung tâm của bí huyệt này ở trong đầu.

     3/ Chẳng những đạo sinh đă hoàn thành được hai việc trên mà y c̣n được tinh luyện đến nỗi phần (part) của bộ óc hồng trần tương ứng với bí huyệt đặc biệt ở đầu cho nên nó có thể đáp ứng với rung động cao siêu cần thiết, và do đó, ghi nhận một cách chính xác những ǵ đă xảy ra.        (TVTTHL, 289-290)

Quan Âm: (Kwan-Yin) tức Buddhi (Hồn Thiêng, nguyên khí thứ 6) là hiện thể của Quán Thế Âm. Quan Âm là nguyên khí nữ , tức nguyên khí thụ động biểu lộ, vốn biểu hiện ra cho mọi tạo vật để cứu vớt mọi người khỏi hậu quả tội lỗi. 

                (Thư của Ch. S.   377)

Quán Thế Âm (Kwan-shi [shai]-Yin/Avalokiteshvara):

     - Diệu Âm biểu lộ của vũ trụ, vốn chủ động nên là dương tính. Quán Thế Âm (Ngôi Con, đồng nhất với Ngôi Cha) là hoạt động tuyệt đối và v́ không có liên hệ trực tiếp với các đối tượng của giác quan nên bị coi là thụ động.

     - Quán Thế Âm tức Ngôi Lời (Logos).

(Thư của Ch. Sư   379)

Quán tưởng (Reflect on, Reflection):

     “Con người là một tạo vật của sự quán tưởng, trong kiếp này, con người quán tưởng như thế nào th́ kiếp sau, con người trở nên như thế ấy” (Kinh Chhandogyopanishad, IV, xiv, 1).

  (MTNX, 277)

Quang đạo (Lighted way, Đường ánh sáng):

     Quang đạo xuất hiện giữa phàm ngă và Tam Thượng Thể Tinh thần, xuyên qua linh hồn thể … “Đường ánh sáng” này là cây cầu giác ngộ. Nó được kiến tạo nhờ thiền định; nó được tạo ra nhờ thường xuyên cố gắng khai mở trực giác, nhờ phục ṭng và tuân thủ Thiên cơ (vốn dĩ bắt đầu được nhận biết ngay khi trực giác và trí tuệ giao tiếp với nhau) và nhờ sự sát nhập hữu thức thành nhóm trong việc phụng sự và cho các mục đích đồng hóa vào tổng thể.                                                     (CVĐĐ, 447)

Quang tuyến N (the N-rays):

     Quang tuyến N phát sinh do các rung động trong dĩ thái h́nh (etheric double) gây ra các làn sóng trong chất dĩ thái bao quanh. Thuốc gây mê (chloroform) trục (expel, đẩy) dĩ thái h́nh ra, do đó, làn sóng không c̣n phát ra nữa. Lúc từ trần, dĩ thái h́nh rời khỏi xác thân, tất nhiên quang tuyến không c̣n được quan sát thấy nữa (con vật, đóa hoa và kim loại đều phát ra các tia này và đều ngưng phát dưới tác động của chloroform).                                                                                 (KCVTT, 113)

Quaternary (Tứ hạ thể):

    - Tứ hạ thể (quaternary) tức là bốn thể của phàm ngă (the four aspects of the lower self).                           (SHLCTĐ,  349)

   Phàm ngă tứ phân hay con người trong ba cơi thấp. Có nhiều cách phân chia nhưng có lẽ tốt nhất cho mục đích của chúng ta là liệt kê làm 4 như sau:

      1. Hạ trí (Lower mind).

      2. Thể t́nh cảm hay thể cảm dục.

      3. Sinh lực (Prana) hay nguyên khí sự sống (life principle).

     4. Thể dĩ thái (etheric body) hay là phần cao nhất của thể xác nhị phân.                                                                           (ĐĐNLVTD, 223)

Qui luật (Rules, qui tắc):

     Qui luật là kết quả của kinh nghiệm đă trải qua thử thách và là kết quả của công việc được đảm trách lâu dài và - không khoác h́nh thức của định luật (laws), cũng không chịu các giới hạn của một huấn lệnh (command) - chúng được nhận biết bởi những ai cần đến chúng và do đó có được sự đáp ứng mau lẹ bằng trực giác đối với chúng. Chúng không cần đến sự ép buộc mà là được chấp nhận một cách tự nguyện, và được đặt vào thử thách với niềm tin rằng bằng chứng của quá khứ và chứng tích của các thời đại biện minh cho nỗ lực cần có cho các đ̣i hỏi được biểu lộ.                                                           (CVĐĐ, 25)

Qui nguyên (Pralaya, Chu Kỳ Qui nguyên):

   Một thời kỳ tăm tối (obscuration) hay nghỉ ngơi (repose) thuộc hành tinh, thuộc Thái Dương Hệ hay thuộc vũ trụ. Một thời khoảng chen vào (interlude) giữa 2 thời kỳ biểu lộ.    

(LVLCK, 87)

   Về mặt cơ bản, có 3 loại qui nguyên SDI, 397398.

     1. Qui nguyên Thái Dương Heä (Solar pralaya) xảy đến vào lúc kết thúc 100 năm của Brahma. Nó đánh dấu sự tái hấp thu vào nhất nguyên (unity). Nó đánh dấu việc kết thúc biểu lộ của Thái Dương Hệ. Liên quan đến Thái Dương Thượng Đế.

     2. Qui nguyên thứ yếu (Incidental pralaya): tiếp nối các ngày của Brahma. Nó đánh dấu các thời kỳ giữa của các kỳ khai nguyên (Manvantaras). H́nh tướng tạm thời chấm dứt nhưng nhị nguyên tính vẫn c̣n. Liên quan đến Hành Tinh Thượng Đế.

     3. Qui nguyên cá nhân (Individual pralaya): do con người đạt tới vào lúc điểm đạo thứ 5. Đánh dấu việc đạt được hoàn thiện. Liên quan đến Chân Thần (Monad).

   Cũng có qui nguyên liên quan tới sự tiến hóa của nhân loại mà chúng ta gọi là cực lạc. Nó liên quan tới Phàm ngă.  

(LVLCK, 733)

     - Pralaya tức là việc triệt thoái sự sống (withdrawal of the life) ra khỏi thể dĩ thái (etheric vehicle).                (CTNM, 417)

     - Qui nguyên có nghĩa là tạm thời mất hết mọi h́nh tướng nhưng tuyệt nhiên không có sự hủy diệt (destruction) chất vũ trụ, v́ chất vũ trụ (cosmic matter) vốn bất diệt (eternal).

        (TCTS,   280)

Quỉ:  (Pisachas – B. Phạn)

    Theo kinh Puranas, quỉ/yêu quái (goblins hay demons) do thần Brahma tạo ra.

    Trong văn hóa dân gian miền Bắc Aán Độ, th́ yêu/quỉ (Ghosts, demons, larvae) và ma cà rồng (vampires) – thường thường là nữ - tới ám/ quyến rũ (haunt) người nam.

    Đó là các dấu vết tàn tạ (fading remnants) của con người (human beings) ở Dục giới (kamaloka) dưới h́nh thức các lớp vỏ/ma h́nh (shells) và các âm ma (elementaries). (Thuật Ngữ Minh Triết Thiêng Liêng.    H.P.Blavatsky  1971).

Quỉ La Sát : X. Rakshasas.

Quỉ Satan, Quỉ Vương : X. Satan.

Quốc gia: (Nation)

    Nên nhớ rằng việc ra đời trong một quốc gia nào cũng đều mang ư nghĩa là nhận lănh một số trách nhiệm đối với quốc gia đó. Quốc gia là các Thực Thể thiêng liêng (spiritual Entities), và khi con trở thành một thành phần của thực thể hợp nhất đó – một tế bào torng cơ thể nó – con thu hút vào một số mănh lực và các sắc thái đối với sự sống của quốc gia đó mà chỉ một ḿnh nó mới có thể mang lại cho con, do đó con nợ quốc gia đó một bổn phận và phải trả lại những ǵ mà con đă nhận được từ nó vào một lúc nào đó. Chính v́ lẽ đó mà con người thường cảm thấy ước muốn nồng nhiệt là hoạt động trong mọi trường hợp, thậm chí hy sinh cho một quốc gia cá biệt nào đó. Đến một lúc nào đó khi nhiều karma hiện nay về tính chia rẽ được trang trải xong và sự phát triển được quân b́nh hơn của con người sẽ khiến cho các phân hóa như thế không c̣n cần đến nữa, các đặc tính quốc gia không c̣n lộ rơ nữa, mọi người sẽ được thu hút lại gần nhau hơn cho đến khi cuối cùng các vách ngăn hiện đang phân cách quốc gia này với quốc gia khác biến mất. Đă có những người tiến hóa cao đầu thai ở nhiều nơi, những người này tỏ ra quảng đại với mọi người, đó là họ đă thoát khỏi ranh giới quốc gia. Hăy t́m cách phát triển qua sự cảm thông triệt để cái cảm giác đồng cảm này với mọi người, trong khi vẫn phụng sự quốc gia mà hiện giờ con đang có liên hệ bởi nhu cầu nghiệp quả của con với mức độ sáng suốt tối đa mà con có thể có.        (VLH,   59, 60)

Quốc gia chủ nghĩa (Nationalism):

            Đừng quên rằng chủ nghĩa quốc gia là kết quả của việc cống hiến (dedication) cho một cơ chế (set-up) riêng biệt cho quốc gia đó và tạo ra các ảo cảm đưa đến trở ngại cho thế giới (world difficulty).                                                                        (CVĐĐ, 683)

Quyền lực từ (Word of Power):

     - Thần chú (mantra) hay là quyền lực từ.       (ASCLH, 196)

     - Thuốc và các quyền lực từ hay là thần chú (mantric incantations) là các khí cụ của hắc thuật và có liên quan đến các quyền năng thấp. Các Chân Sư và đệ tử của các Ngài sử dụng quyền lực từ để giao tiếp với các thực thể phi nhân loại, để kêu gọi sự trợ giúp của các thiên thần và để vận dụng các mănh lực kiến tạo của thiên nhiên.                                        (ASCLH, 380)

     - Khi được xướng lên một cách chính xác, quyền lực từ sẽ tạo ra hiệu quả:

            a/ Nó giữ cho vận hà (channel) mà theo đó ánh sáng của Tam Thượng Thể Tinh thần giáng xuống, được thông suốt không c̣n bị cản trở.

            b/ Nó đạt tới (nhờ mức độ rung động của nó) trung tâm năng lực (centre of power) mà chúng ta gọi là Tam Thượng Thể Tinh thần, tạm thời được tập trung trong vi tử thường tồn thượng trí, và khơi dậy sự đáp ứng trong h́nh hài của tuyến ánh sáng từ Tam Thượng Thể đang giáng xuống.

            c/ Nó gây ra một rung động khắp cả giác tuyến, mà đến phiên ḿnh, giác tuyến khơi dậy sự đáp ứng từ “cầu vồng” (“rainbow bridge”) như đă được tất cả các đệ tử khác tạo nên. Công cuộc kiến tạo giác tuyến con người (racial) được xúc tiến như thế đó.                                                                                                          (CVĐĐ, 510)

Quyền năng (power, siddhis, huyền công, thần thông):

Quyền năng hay thần lực nguyên thủy (Shaktis):

Có sáu thần lực nguyên thủy (primary forces) trong Thiên Nhiên. Các Shaktis này như sau:

1. Parashakti : Nghĩa đen là đại thần lực hay quyền năng tối cao (supreme force or power). Nó bao gồm và có nghĩa là quyền năng của ánh sáng và nhiệt.

2. Jnanashakti : Nghĩa đen là quyền năng của trí tuệ (power of intellect) của chân minh triết hay chân tri thức (real wisdom or knowledge). Quyền năng này có hai trạng thái:

I.- Sau đây là một vài biểu lộ của nó khi được đặt dưới ảnh hưởng hay sự kiểm soát của các t́nh trạng vật chất:

       a/ Năng lực của trí năo trong việc diễn tả các cảm giác của chúng ta.

       b/ Năng lực nhớ lại các ư tưởng đă qua (kư ức) và dự đoán tương lai.

       c/ Năng lực được các nhà tâm lư học hiện đại tŕnh bày trong cái được gọi là “luật liên tưởng” (“the laws of association”), giúp cho nó tạo ra các liên hệ bền bĩ giữa các nhóm cảm giác khác nhau với các khả năng cảm giác khác nhau, nhờ thế, phát sinh ư niệm về một đối tượng bên ngoài.

       d/ Năng lực liên kết (connecting) các ư tưởng của ta với nhau bằng mối liên kết huyền bí của kư ức (memory) và nhờ thế phát sinh ư niệm về bản ngă (self) hay con người cá biệt (individuality).

II.- Sau đây là một vài biểu lộ của Jnanashakti khi thoát khỏi các ràng buộc của vật chất:

       a/ Thông nhăn (clairvoyance).

       b/ Trắc tâm thuật (psychometry).

3. Ichchhashakti : Nghĩa đen là quyền năng của ư chí (power of the will). Biểu lộ thông thường nhất của nó là tạo ra một vài luồng thần kinh, các luồng thần kinh này khởi động (set in motion) các bắp cơ nào được cần đến để hoàn thành mục tiêu mong muốn.

4. Kriyashakti : Quyền năng huyền bí của tư tưởng khiến nó tạo được các kết quả hiển nhiên, có tính chất hiện tượng, thuộc ngoại cảnh, do năng lượng cố hữu của riêng nó. Người xưa cho rằng bất cứ ư niệm nào cũng sẽ tự biểu lộ ra ngoài nếu sự chú ư của người ta được tập trung mănh liệt vào đó. Tương tự như thế, một sự quyết tâm mănh liệt sẽ tạo ra kết quả theo ư muốn. Một nhà luyện yoga thường làm được các điều kỳ diệu nhờ vào Ichchhāshakti và Kriyashakti.

5. Kundalinishakti : Quyền năng hay thần lực để di chuyển theo đường cong hay uốn khúc (serpentine or curved path). Đó là nguyên khí sinh động vũ trụ (universal life-principle) vốn đang biểu lộ khắp nơi trong Thiên Nhiên. Thần lực này bao gồm hai lực lớn là lực hút và lực đẩy. Điện lực và từ lực (magnetism) chỉ là các biểu lộ của nó. Đây là quyền năng hay thần lực tạo ra “sự điều chỉnh liên tục của các liên hệ bên trong với liên hệ bên ngoài” vốn là bản thể (essence) của sự sống theo Herbert Spencer, chính “sự điều chỉnh liên tục của các liên hệ bên trong với liên hệ bên ngoài” đó vốn là nền tảng của sự đầu thai chuyển kiếp của các linh hồn, Punarjanman (tái sinh, Re-birth) trong giáo lư của các triết gia Ấn thời xưa.

Nhà luyện yoga phải hoàn toàn làm chủ quyền năng hay thần lực này trước khi có thể đạt được sự giải thoát (Moksha). Thần lực này chính là đại xà (great serpent) của Thánh Kinh (Bible).

6. Mantrikashakti : Theo nghĩa đen, đó là thần lực hay quyền năng của ngôn từ hay âm nhạc. Toàn bộ pho cổ kinh Mantra Shāstra có nói đến thần lực hay quyền năng này với mọi biểu lộ của nó về nội dung (subject matter) của nó, … Ảnh hưởng của âm nhạc là một trong các biểu lộ thông thường của nó. Quyền năng mang húy danh thần bí này (miritic ineffable name) là tột đỉnh của shakti này.

Khoa học hiện đại chỉ mới t́m ṭi được một phần về các thần lực hay quyền năng thứ nhất, thứ hai và thứ năm nêu trên thôi, nhưng hoàn toàn không biết về các quyền năng c̣n lại… Sáu thần lực này nói chung được tiêu biểu bằng Tinh Tú Quang (Astral Light) [Daiviprakriti, quyền năng thứ bảy, tức Diệu Quang (Light) của Thượng Đế].                 (GLBN I, 333-334)

     - Có hai loại:

   a) Quyền năng thấp (lower psychic power hay lower siddhis).

   b) Quyền năng cao hay huyền công (spiritual powers hay higher siddhis).

   Quyền năng thấp là kết quả của việc ư thức của sinh hồn (animal soul) nơi con người đang giao tiếp với linh hồn thế giới (anima mundi or the soul of the world), khía cạnh nội tâm của mọi h́nh hài trong ba cơi thấp, của mọi xác thể (bodies) trong 4 giới của thiên nhiên.

   Quyền năng cao là kết quả của sự phát triển của tập thể thức của trạng thái hai của thiên tính (divinity). Chẳng những chúng bao gồm các quyền năng thấp mà c̣n giúp cho con người giao tiếp được với các sinh linh trong các lĩnh vực tinh thần, hay là, theo cách nói của nhà huyền linh học, trên hai cơi (planes) nằm ngoài ba cơi thấp (three worlds) và bao trùm toàn bộ cấp độ tiến hóa của con người, nhân loại và siêu nhân loại.

                        (ASCLH, 378)

   Tám quyền năng cao (eight siddhis or psychic powers) thường được gọi là bát huyền công (the eight perfections) và thêm hai cái khác tạo thành 10 huyền công v́ nó có liên quan đến Phàm ngă. Các quyền năng này là:

1. Vi ḥa thức (minuteness, anima):

Đây là khả năng mà nhà yogi có được để trở thành nhỏ như một nguyên tử, nhờ đó, tự đồng hóa với phần nhỏ nhất của vũ trụ, biết được cái ngă (the self) trong nguyên tử đó là một với chính ḿnh. Điều này do bởi sự kiện là linh hồn thế giới được trải rộng khắp các trạng thái của sự sống thiêng liêng.

2. Đại ḥa thức (Magnitude, mahima):

Đây là khả năng để mở rộng ư thức, và nhờ đó thấu nhập vào tổng thể vĩ đại hơn cũng như vào phần nhỏ hơn.

3. Trọng ḥa thức (Gravity, garima):

Quyền năng này liên quan tới trọng lượng (weight) và khối lượng (mass), liên quan tới định luật về trọng lực (law of gravity) vốn là một khía cạnh của định luật Hấp dẫn (Law of Attraction).

4. Khinh ḥa thức (Lightness, Laghima):

Đây là quyền năng nằm dưới hiện tượng khinh thân (levitation). Đây là năng lực của vị tiến hóa cao làm cân bằng lực hút của hành tinh và ĺa khỏi mặt đất. Quyền năng này ngược lại với quyền năng thứ ba.

5. Tri ḥa thức (Attainment of the objective, prapti):

Đây là khả năng của vị yogi để đạt tới mục tiêu của ḿnh, mở rộng nhận thức của ḿnh đến bất cứ chỗ nào, đạt tới bất cứ vật ǵ hay nơi chốn nào theo ư muốn. Hiển nhiên là quyền năng này sẽ chỉ dùng trong mọi cảnh giới thuộc ba cơi thấp, giống như mọi huyền công khác.

6. Ư chí tất thắng (Irresistible will, prakamya):

Quyền năng này đôi khi được mô tả như là quyền tối thượng (sovereignty) và mănh lực tất thắng vĩ đại này có nơi mọi vị tiến hóa cao (adept) để mang lại kết quả cho các kế hoạch của vị này, mang lại thành tựu cho ư muốn của Ngài và hoàn tất được các thôi thúc của Ngài. Đây là tính chất để phân biệt tà phái và chính phái. Tất nhiên quyền năng này tỏ ra có sức mạnh to tát nhất trên cảnh giới thuộc ba cơi thấp đang phản chiếu trạng thái ư chí của thiên tính, tức cơi trí. Mọi hành tố (elements) đều tuân theo mănh lực ư chí này theo cách vận dụng của nhà yogi.

7. Quyền năng sáng tạo (Creative power, isatva):

Quyền năng này liên quan đến năng lực của vị cao đồ để vận dụng các bản tố (elements) dưới 5 dạng thức của chúng và với các bản tố này sẽ tạo được các thực tại thể hiện ra bên ngoài (objective realities), và như vậy sáng tạo được trên cơi trần.

8. Quyền năng điều khiển (Power to command, vasitva):

Khi kiểm soát được các mănh lực Tinh linh (elemental forces) của thiên nhiên, nhà huyền thuật (magician) sử dụng được quyền năng này và đó là nền tảng của khoa yoga thần chú (mantra yoga) tức yoga về âm thanh (sound) hay về linh từ sáng tạo (creation Word). Quyền năng sáng tạo, tức là huyền công thứ 7, liên quan đến các bản tố và việc đem lại sinh lực của chúng ngơ hầu chúng trở thành các “nhân tạo ra quả” (“effective causes”). Huyền công thứ 8 này liên quan đến quyền năng của Linh từ (Word) để đưa các mănh lực kiến tạo của thiên nhiên vào hoạt động cố kết để tạo ta các h́nh hài.

   Khi 8 quyền năng này hoạt động th́ cái thứ 9, sự hoàn hảo xác thân (bodily perfection) đưa đến kết quả, đối với vị cao đồ, là có thể tạo nên một hiện thể (vehicle) thích hợp cho nhu cầu của Ngài, có thể hành động với hiện thể đó tùy ư và nhờ đó đạt được mục tiêu.

   Sau cùng, quyền năng thứ 10 sẽ được biểu hiện đầy đủ và không một h́nh hài nào tạo ra được bất cứ chướng ngại nào nữa đối với thành quả của ư chí vị yogi. Ngài đă thoát ra khỏi h́nh hài và các tính chất của nó.                        (ASCLH, 346348)

Quyền năng của ư chí (Power of the will):

     Đă từ lâu, trong Huyền linh học, người ta đă nhận biết quyền năng Ư chí dưới h́nh thức năng lượng tinh thần (spiritual energy) trong con người, nó cùng loại với năng lượng đang sinh ra, nâng đỡ và tổ chức trong các thế giới - mà hiện nay thế giới bên ngoài đang ḍ dẫm t́m kiếm và đang được nhiều người sử dụng gần như vô t́nh dưới h́nh thức một phương tiện mang lại các kết quả không thể đạt được bằng cách nào khác. Các trường phái của Khoa học Cơ Đốc, Khoa Tâm Thần Học (Mental Science), Chữa Trị Tâm thần (Mind Cure) vv…, tất cả có được kết quả đều nhờ dựa vào quyền năng lưu xuất (outflowing power) của Ư Chí. Nhiều bệnh tật đều lùi bước trước ḍng năng lượng đó, chứ không phải chỉ là các xáo trộn thần kinh như một số người tưởng. Các xáo trộn thần kinh lui bước dễ dàng nhất, bởi v́ hệ thần kinh được tạo ra để cho các quyền năng tâm linh biểu lộ trên cơi trần.

            (KCVTT, 334)

Quyền năng điều khiển (Vasitva): X. Quyền năng.

Quyền năng sáng tạo (Isatva): X. Quyền năng.

Quyền năng tâm thông cao (Higher psychic powers):

     Các quyền năng tâm thông cao như tri giác tâm linh (spiritual perception) với tri thức không thể sai lầm của nó, trực giác với cách phán đoán chính xác và thuật trắc tâm cao cấp với quyền năng tiết lộ quá khứ và tương lai của nó, là các đặc quyền của hồn thiêng liêng (divine soul). Các quyền năng cao này bước vào hoạt động khi bí huyệt đầu, bí huyệt tim, cũng như bí huyệt cổ họng được đưa vào hoạt động như là kết quả của việc tham thiền và phụng sự.                   (SHLCTĐ, 9)

Quyền năng/ thần thông thấp (Lower iddhis)

    Thần thông thấp tức là các thần thông thuộc về thể cảm dục và thể hạ trí.                                                        (GLTNVT,   35)

 

 

 

 

 

R

 

 

 

Raja : X. Thuộc tính.

Raja Lord (Vương Tinh Quân, Đại Thiên Thần):

   Từ ngữ “Raja” chỉ có nghĩa là Vua (King) hay ông Hoàng (Prince); từ này được dùng chỉ các đại thiên thần (great angels) hay là các thực thể thông linh vĩ đại, các vị này mang sinh khí (ensoul) lại cho 7 cơi. Toàn thể các đại thiên thần này đang chi phối mức thông tuệ của một cảnh giới (plane).

     (ĐĐNLVTD, 223)

Raja Yoga:

   Tức là khoa học về sự Hợp nhất (Science of Union) nhờ kiềm chế và phát triển trí tuệ.                            (ASCLH, 254255)

   Toàn bộ khoa học về Raja Yoga được dựa vào sự hiểu biết về bản chất, mục tiêu và chức năng của thể trí. Định luật căn bản của khoa học này có thể được tóm tắt trong các từ “năng lượng theo sau tư tưởng” (“energy follows thought”) và tŕnh tự của hoạt động có thể được diễn tả như sau:

     * Trên cơi riêng của ḿnh, chủ thể tư tưởng (thinker) đưa ra một tư tưởng thể hiện một mục tiêu hay một ước vọng nào đó.

     * Thể trí liền rung động đáp ứng với ư tưởng này và đồng thời tạo ra một phản ứng tương ứng nơi thể cảm dục.

     * Thể năng lượng (energy body) tức thể dĩ thái liền rung động đồng bộ nên nhờ đó, bộ óc đáp ứng và cấp năng lượng cho hệ thần kinh trong khắp thể xác ngơ hầu xung lực của chủ thể tư tưởng thể hiện thành hoạt động trên cơi trần.     

     (ASCLH, 327)

   Mục tiêu của hệ thống Raja Yoga là cốt đạt được năng lực tham thiền.                                                                                                                          (ASCLH, 252)

   Hệ thống đích thực để phát triển các quyền năng tâm thông và tinh thần và hợp nhất với Chân Ngă hay Chân Nhân (Ego). Nó đ̣i hỏi việc luyện tập, điều ḥa và tập trung tư tưởng.          

 (ĐĐNLVTD, 223)

Rakshasas (Quỷ, Demons, La sát):

     Hồn hoặc là dĩ thái h́nh (astral forms) của các phù thủy (sorcerers), những người đă đạt tới sự hiểu biết tột đỉnh trong thuật gạt gẫm bị cấm đoán. Dù đă chết hay c̣n sống, chúng cũng có bản chất lừa đảo; nhưng việc đó chỉ tạm thời - đến khi hành tinh chúng ta đi vào trạng thái qui nguyên (obscuration), sau đó, dù muốn dù không, chúng phải bị hủy diệt. 

                        (LVLCK, 615)

Ràng buộc (attachment):

     - Sự ràng buộc vào h́nh hài hay là sự thu hút của h́nh hài đối với Tinh thần là sức thôi thúc to tát của tiến hóa giáng hạ.

     (ASCLH, 139)

     - Ham muốn cuộc sống hữu t́nh một cách mănh liệt chính là sự ràng buộc. Nó có sẵn trong mọi h́nh hài, nó tự tồn tại (self-perpetuating), và thậm chí người rất sáng suốt cũng biết đến nó.

     H́nh thức ràng buộc này là nguyên nhân cơ bản của mọi biểu lộ. Nó có sẵn trong mối liên hệ của hai đại đối hợp: tinh thần và vật chất. Nó là yếu tố chi phối trong biểu lộ của Thượng Đế, và đây là lư do giải thích tại sao ngay cả “kẻ rất sáng suốt” cũng lệ thuộc nó. H́nh thức ràng buộc này là khả năng tự sinh tự tồn. Cần nên nhớ rằng việc khắc phục khuynh hướng này, ngay cả khi được vị cao đồ xúc tiến đến giai đoạn cao nhất cũng chỉ là việc khắc phục tương đối thôi. Bao giờ mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta hay là Tinh thần Tuyệt Đối c̣n lâm phàm qua một Thái Dương Hệ th́ khuynh hướng này sẽ c̣n hiện hữu trong vị Tinh Quân Hành Tinh cao cả nhất và trong Thực Thể Tâm linh cao siêu nhất.

     Để khắc phục sự ràng buộc hay là diệt dục, tất cả những ǵ có thể làm được là phát triển năng lực làm cân bằng các cặp đối hợp trên bất cứ cảnh giới đặc biệt nào, sao cho người ta không c̣n bị các h́nh tướng của cảnh giới đó nắm giữ được nữa, và như thế mới có thể tách ra được.                  (ASCLH, 137)

Ringpassnot (Ṿng giới hạn):

   Ṿng giới hạn này nằm ở chu vi của Thái Dương Hệ biểu lộ và là ṿng đai của ảnh hưởng Thái Dương, hiểu theo 2 mặt nội môn lẫn ngoại môn. Giới hạn của lĩnh vực hoạt động của mănh lực sự sống trung ương.                                                    (ĐĐNLVTD, 224)

Rung động hỗ tương (Reciprocal vibration):

     Khi tôi dùng thuật ngữ “rung động hỗ tương”, tôi muốn nói điều ǵ? Tôi muốn nói đến sự thích nghi của Phàm ngă với Chân Ngă, sự thống ngự (domination) cung Phàm ngă bởi cung Chân Ngă và sự kết hợp (combining) các âm điệu (tones) của chúng. Tôi muốn nói đến việc pha trộn (blending) màu sắc nguyên thủy của Chân Ngă với màu phụ thuộc của Phàm ngă cho đến khi đạt tới cái mỹ lệ.                                         (TVTTHL, 4)

Rupa : X. Sắc tướng.

Rupa Loka (Sắc giới):

     Cơi của sắc tướng (world of forms) - nghĩa là của những cái không thực (cái bóng, shadows) thiên về tinh thần hơn, có h́nh tướng và biểu lộ ra ngoại cảnh nhưng không có thực chất (no substance).                                                                                                      (PGNM, 69-70)


 

 

 

 

 

S

 

 

 

Sagura  Brahman :

     Đấng Vĩnh Cửu có thuộc tính (the Eternal with attributes).

                                                                                                                        (LVLCK, 49)

Sambhogakaya : X. Báo thân.

Sa môn : Sramana (B.Phạn), exercisers, do Shrama là hành động (action)                                                           (TNVT,   241)

Samsara : X. Ṿng luân hồi.

Sanat Kumara : X. Đấng Cai Quản Địa cầu.

Sanchita Karma : X. Nghiệp quả

Sanyama: X. Tam đoạn thiền.

Sáng tạo (Creation):

     - Từ ngữ sáng tạo phải được hiểu theo ư nghĩa huyền linh và có nghĩa là sự xuất hiện thành biểu lộ tích cực của một h́nh thức năng lượng nào đó.                                                                         (LVLCK, 774)

     - Sáng Tạo chỉ là Ư chí tác động lên Vật chất cơi hiện tượng (phenomenal Matter), làm phát lộ ra ngoài vật chất đó Aùnh sáng Thiêng liêng Nguyên thủy (primodial Divine Light) và Sự sống Vĩnh cửu (Eternal Life).                    (GLBN III, 180)

Sao chiếu mệnh (Astrological Star):

     Không nên nói chính Ngôi Sao chiếu mệnh định đoạt tính t́nh (temperament) mà phải nói là chính tính t́nh ấn định thời kỳ sinh ra dưới Ngôi Sao bản mệnh đó.                                      (KCVTT, 78)

Saptaparna (Thất diệp thụ (thọ), Cây có bảy lá):

     Chúng ta đừng quên rằng, về mặt huyền linh, con người là một cây có bảy lá (“seven-leaved plant”).          (LVLCK, 1170)

Sat (Thực hữu, Tối hữu, Bản thể):

     - Chúa Cha, Shiva, Thượng Đế Ngôi Một, Vô Hiện (Unmanifest), Bản thể (Existence).                                    (LVLCK, 94)

     - Sat là cái bất di bất dịch (the immutable), hiện tại vĩnh cửu, cái bất biến (changeless) và là Cội Nguồn vĩnh hằng, từ đó và qua đó, vạn vật diễn tiến.                                     (GLBN IV, 16)

     - Sat là cái bất di bất dịch (the immutable), cái Căn cội hằng hữu, bất biến và vĩnh cửu (the ever-present, changeless and eternal Root), từ đó và xuyên qua đó, vạn vật phát triển (proceeds). Nhưng nó c̣n vượt xa mănh lực tiềm tàng trong hột giống đang thúc đẩy tiến tŕnh phát triển, hay là những ǵ mà ngày nay được gọi là sự tiến hóa. Nó là cái hằng biến dịch (the ever becoming), dù là cái không bao giờ biểu lộ (the never manifesting). Sat được sinh ra từ Asat và Asat được tạo ra bởi Sat -chuyển động miên viễn trong một ṿng tṛn đích thực (a circle truly); tuy nhiên, đó cũng chính là ṿng tṛn có thể được làm cho vuông lại chỉ vào cuộc Điểm đạo Tối Cao, ở ngưởng của Đại Niết Bàn.                                                      (GLBN IV, 16)

Sát-na (moment):

     Cũng như một nguyên tử là một chất liệu trong đó sự tế vi đạt tới mức giới hạn của nó, cũng vậy, một sát-na là một tế phân của thời gian trong đó sự tế vi đạt tới giới hạn của nó. Cũng thế, một sát-na chẳng qua chỉ là thời gian mà một nguyên tử cần có để rời bỏ vị trí trong không gian mà nó đang chiếm và đạt tới điểm kế tiếp. Như thế, sự nối tiếp của các sát-na trở thành (tạo ra) sự liên tục của ánh sáng.

(ASCLH, 363)

Satan:

     Về mặt siêu h́nh (metaphysically), Satan chỉ tiêu biểu cho phần trái ngược (the reverse) hay là đối cực (polar opposite) của mọi sự vật (everything) trong Thiên Nhiên.

     Về mặt ẩn dụ (allegorically), Satan là “Đối thủ” (“Adversary”), “kẻ Tàn Sát” (“Murderer”) và Đại Địch thủ” (“great Enemy”) của vạn vật (all), v́ lẽ, trong toàn thể Vũ trụ, không có một thứ ǵ mà không có hai mặt (sides) - mặt trái của cùng một huy chương. Trong trường hợp này, ánh sáng, sự tốt lành (goodness), cái mỹ lệ, vv… cũng có thể gọi được là Satan với bao nhiêu là đặc tính như Ma Quỷ (Devil) v́ chúng đều là các Đối thủ của bóng tối (darkness), sự tồi tệ (badness), và cái xấu xí (ugliness).                                            (GLBN III, 388)

Sattva : X. Thuộc tính.

Saura :

     Lửa thái dương (solar fire).                                                      (LVLCK, 602)

Sáu ngày sáng thế(Six days of creation):

     Sáu ngày (Yom) sáng thế có nghĩa là sáu giai đoạn tiến hóa, c̣n ngày thứ bảy là ngày đạt tới tột đỉnh (culmination), ngày hoàn thiện, chứ không phải là ngày yên nghỉ (rest). Chúng ám chỉ bảy Cuộc tuần hoàn (Rounds) và bảy Giống dân, mỗi thứ có một “cuộc sáng tạo” riêng biệt.

                                                              (GLBN III, 254)

Sáu triết phái Ấn Độ : X. Bảy nhánh tri thức.

Sắc giới (Rupa-Loka, Level of form):

     - Devachan (cơi phúc lạc) thuộc về sắc giới. (LVLCK, 736)

     - Cơi trí gồm ba cơi phụ vô sắc tướng (three formless levels) và bốn cơi phụ sắc tướng (four levels of form).     (LVLCK, 923)

Sắc thái (Colouring, bản sắc):

     Sắc thái tức là nghiệp quả cố hữu (inherent karma), hay là đáp ứng rung động của chính chất liệu, nó vốn là phản ứng chọn lọc đối với nốt của Chân Ngă. Chỉ có chất liệu nào (nhờ có sử dụng trong quá khứ) đă được làm cho thích ứng với một nốt và rung động nào đó mới đáp ứng được với linh từ (mantram) và với các rung động theo sau đó xuất phát từ vi tử thường tồn.                                                                  (LVLCK, 785)

Sắc tướng (Appearance):

   Tôi sẽ dùng từ ngữ sắc tướng để diễn tả cái mà ta gọi là vật chất (matter) hay h́nh hài (form) hay biểu lộ ngoại cảnh (objective expression); chính cái sắc tướng hữu h́nh giả tạm chỉ có bề ngoài đó được sức sống làm cho linh hoạt. Đây là trạng thái thứ ba, Mẹ, được ứng linh và làm cho tụ sinh (fertilised) bởi Chúa Thánh Thần, tức Sự Sống, kết hợp với chất liệu thông tuệ.                                             (TLHNMI, 18)

Sắc tướng (Rupa):

     Thuật ngữ “rupa” được dùng để chỉ mọi h́nh hài (forms) trong ba cơi thấp (three worlds).                                  (LVLCK, 616)

Sen (Lotus):

     Cây Sen tượng trưng cho đời sống con người và cũng tượng trưng cho đời sống của Đại Vũ trụ (Kosmos); v́ Triết Lư Huyền bí (Secret Doctrine) dạy rằng các yếu tố (elements) của cả hai đều giống nhau và cả hai đều phát triển theo cùng một hướng. Rễ sen ch́m trong bùn, tượng trưng đời sống vật chất, thân đi xuyên qua nước, tượng trưng cho đời sống cơi cảm dục, c̣n hoa nổi trên nước và mở ra với bầu trời, tượng trưng cho đời sống tinh thần.                                                                     (GLBN I, 128)

Sắc tướng thiên thần (Rupa-deva):

     Các Dhyani Chohans, có h́nh hài, trước kia là người.

     (LVLCK, 615)

Sensa hay Senza:

   Tên gọi dành cho ngôn ngữ bí mật của giới tăng lữ, hay là “ngôn ngữ huyền bí” của các vị được điểm đạo khắp nơi trên thế giới. Đó là một ngôn ngữ đại đồng và phần lớn là chữ tượng h́nh.                                                            (ĐĐNLVTD, 224)

Shakti : X. Thần lực.

Shamballa (Bạch Ngọc Cung):

   Shamballa hay ShangriLha là nơi tập trung Thiên chí (Will of God) và phát ra các mục tiêu thiêng liêng (divine purpose) của Thượng Đế (God). Các phong trào chính trị lớn, vận mệnh các chủng tộc (races), các quốc gia và các tiến bộ của chúng đều được định đoạt nơi đây, cũng như các phong trào tôn giáo, các khai mở về văn hóa và các ư tưởng tâm linh được đưa ra từ trung tâm huyền giai Bác ái và Ánh sáng .

                                      (SHLCTĐ, 407)

   V́ bởi Shamballa là nơi tổng hợp sự hiểu biết đối với Địa cầu chúng ta nên Shamballa cũng là trung tâm nơi mà ư chí cao siêu nhất của Thái Dương Thượng Đế được lồng vào ư chí của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, v́ như bạn biết, Hành Tinh Thượng Đế chỉ là một trung tâm trong thể biểu lộ (body of manifestation) vĩ đại hơn của Thái Dương Thượng Đế.          

       (SHLCTĐ, 534)

     - Đảo Thiêng (Sacred Island) ở sa mạc Gobi. Trung tâm thuộc vùng Trung Á (central Asia), nơi mà Đấng Cai Quản Địa cầu (Lord of the World, Sanat Kumara), tức Đấng Vô Lượng Thọ (the Ancient of Days), đặt Tổng Hành Dinh của Ngài.   

                        (LVLCK, 211)

     - Trung tâm (City) của các Thần (Gods), ở về phía Tây đối với một số nước, ở phía Đông đối với các nước khác, phía Bắc hoặc Nam đối với các nước khác nữa. Đó là Linh Đảo (Sacred Island) trong sa mạc Gobi. Đây chính là quê hương của Huyền bí học (mysticism) và Giáo Lư Huyền môn (Secret Doctrine).

     (ĐĐNLVTD, 225)

Shiva:

   Shiva là một trong các danh xưng để chỉ Thượng Đế Ngôi Một vĩ đại, và dưới danh xưng đó có ẩn nhiều ư nghĩa huyền bí.

   Shiva thay cho:

        a) Trạng thái Ư chí (Will Aspect).

        b) Trạng thái Tinh thần (Spirit Aspect).

        c) Cha trên Trời.

        d) Mục tiêu hướng dẫn.

        e) Năng lượng hữu thức.

        f) Định ư tích cực.                                                                   (LVLCK, 1008)

Shri Krishna :

     - Một tiền thân (earlier incarnation) của Đức Christ. (Đức Krishna xuất hiện cách đây 2.400 năm-Chơn Sư và Thánh Đạo).(CVĐĐ, 254)

     - Một hóa thân được biết đến nhiều nhất của thần Vishnu, “Đấng Cứu Thế” của tín đồ Ấn Giáo và là vị thần được ngưỡng mộ nhất của họ. Đức Krishna là Hóa Thân (Avatar) thứ 8, con trai của Devaki và là cháu trai của Kansa, vua Herod của Ấn Độ, vị vua này trong khi t́m kiếm Ngài trong số người chăn cừu và người chăn ḅ (họ đem giấu Ngài), đă giết hại hàng ngàn trẻ sơ sinh của những người này. Câu chuyện về sự hoài thai, ra đời và thời thơ ấu của Đức Ksihna là nguyên mẫu thật đúng của câu chuyện trong Kinh Tân Ước. Dĩ nhiên các nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa cố chứng minh rằng người theo Aán Giáo ăn cắp chuyện Nativity (Giáng Sinh) của người Cơ Đốc Giáo thủa đầu lúc người theo Cơ Đốc giáo đến Ấn Độ.                                                      (NGMTTL,  180).

Siêu chuyển hóa : X. Chuyển hóa cao.

Siêu chuyển thiêng liêng (Divine alchemy):

     Siêu chuyển thiêng liêng là biết được cách chuyển hóa (transmute) thần lực thấp thành thần lực cao, biết cách chuyển dời (transfer) tâm thức của ḿnh vào các hiện thể cao và biết cách vận dụng các ḍng năng lượng sao cho bản chất riêng của ḿnh được biến đổi (transformed).                           (LVLCK, 863)

Siêu đạo đưa đến Sirius (the Path to Sirius):

     - Là Siêu đạo mà “các Đấng Từ Bi” (“Lords of Compassion”) thường theo nhất, và vào lúc này, Chân Sư Ai Cập (Egyptian Master) và Chân Sư Jesus đang chuẩn bị bước lên đó.                                                                       (LVLCK, 1259)

     - Tất cả các Đấng nhờ ḷng sùng tín (devotion) và hoạt động phối kết, tuy đạt được mục tiêu nhưng nguyên khí trí tuệ chưa phát triển đầy đủ, đều bước lên Siêu đạo này… Trong Huyền giai của hành tinh chúng ta, các “Đấng Từ Bi” th́ đông hơn các “Chân Sư Minh triết”. Do đó, tất cả các Đấng Từ Bi đều phải đi đến Mặt trời Sirius để trải qua ở nơi đó một sự kích hoạt (stimulation) thể trí mạnh mẽ, v́ Sirius là cội nguồn phát xuất của trí tuệ.                                           (LVLCK, 1243)

Siêu h́nh học (Metaphysics):

     Do tiếng Hy Lạp meta, ở phía bên kia (beyond),  physica, những sự vật thuộc thế giới ngoại vật chất (external material world). Đừng nên quên đi phần tinh thần (the spirit) mà chỉ theo sát nghĩa (dead-letter) để dịch chữ đó là vượt ngoài thiên nhiên (beyond nature) hay là siêu nhiên (supernatural), v́ đúng hơn là nó vượt ngoài cái tự nhiên (the natural), hữu h́nh hay cụ thể. Trong bản thể học (ontology) và triết học, siêu h́nh học là thuật ngữ để chỉ môn học vốn xem cái bản thể đích thực và thường tại (the real and permanent being) như là tương phản với bản thể giả tạo, hăo huyền hay có tính chất hiện tượng (the unreal, illusionary or phenomenal being).         

     (CKMTTL, 368)

Siêu nhân (Superman):

     Các Huynh Trưởng (Elder Brethren) của nhân loại, các Chân Sư Minh triết (Masters of the Wisdom).       (LVHLT, 608)

Siêu nhân bậc 5 và 6 (Fifth and Sixth-Rounders, Người của cuộc tuần hoàn 5 và 6):

     Do cái giáo lư - đúng hơn là do trí óc người Tây phương không thể hiểu được - bàn về các “chu kỳ qui nguyên” (“periodical obscuration”) và các “cuộc tuần hoàn” tiếp nối của các Bầu Hành tinh (Globes) trên các dăy, mà sinh ra các hoang mang và các hiểu lầm. Một trong các hiểu lầm như thế có liên quan đến Siêu Nhân Bậc 5 và cả đến Siêu Nhân Bậc 6 nữa. Những ai hiểu được rằng, một cuộc tuần hoàn (Round) diễn ra trước và được tiếp nối bằng một chu kỳ Qui Nguyên dài (long Pralaya), tức giai đoạn nghỉ ngơi (giai đoạn này tạo ra một vực thẳm không thể vượt qua giữa hai  cuộc tuần hoàn cho đến khi một chu kỳ mới của sự sống lại đến), người đó ắt không thể hiểu được “cái ngụy biện” (“fallacy”) của việc nói về “Siêu Nhân Bậc 5 và Bậc 6” trong cuộc tuần hoàn thứ tư của chúng ta. Đức Phật Thích Ca được xem như một Siêu Nhân Bậc 6 (Người của cuộc tuần hoàn thứ 6), c̣n Plato (Pháp ngữ:Platon-ND) và một vài triết gia và bộ óc vĩ đại khác được xem như “Siêu Nhân Bậc 5”. Tại sao có chuyện đó? Một Chân Sư dạy rằng, hiện nay, trên Địa Cầu cũng có các “Siêu Nhân Bậc 5” như thế. Và tuy Chân Sư được hiểu là đă nói rằng nhân loại tuy đang ở vào cuộc tuần hoàn thứ tư, ở một nơi khác, Ngài dường như nói rằng, chúng ta đang ở trong cuộc tuần hoàn thứ năm. Để giải đáp cho việc này, một Chân Sư khác đưa ra “câu trả lời có tính tiên tri” (“apocalyptic answer”): “Một vài giọt mưa không tạo ra mùa mưa (monsoom), dầu thế, chúng cũng báo trước mùa mưa”… “Không, chúng ta không ở trong cuộc tuần hoàn thứ năm nhưng người của cuộc tuần hoàn thứ năm đă đang xuất hiện trong vài ngàn năm qua”…

     Cho đến nay, rơ ràng là các nhà Nghiên Cứu Minh Triết Thiêng Liêng hoàn toàn không hiểu được ư nghĩa của từ ngữ “Người của cuộc tuần hoàn 5 và 6”. Đơn giản là thế này: mỗi cuộc tuần hoàn mang lại một sự phát triển mới, thậm chí một sự thay đổi hoàn toàn về cấu tạo (constitution) thể chất, tinh thần, tâm linh (psychic) và trí tuệ của con người; tất cả các nguyên khí này đều tiến hóa trên một giai tầng ngày càng cao lên. Do đó, những nhân vật như Khổng Phu Tử (Confucius) và Plato chẳng hạn, thuộc về những người tiến hóa cao về các mặt tâm linh, trí tuệ và tinh thần, tuy đang ở trong cuộc tuần hoàn thứ tư, nhưng họ có tŕnh độ cao hơn nhân loại hiện nay nhiều, một nhân loại chỉ đạt tới tŕnh độ tiến hóa như thế trong cuộc tuần hoàn thứ năm. Tương tự như thế, Đức Phật Thích Ca - hiện thân cho Minh triết - c̣n cao siêu và vĩ đại hơn các vị được gọi là “Siêu Nhân Bậc 5” nói trên, như thế, Đức Phật và Đức Shankaracharya được gọi một cách bóng bẩy là “Siêu Nhân Bậc 6”.                                                                          (GLBN I, 215-216)

    - Khi một người ở vào Cuộc Tuần Hoàn thứ tư, th́ có bốn Ṿng loa tuyến (sets of spirillae) đă hoạt động. Người đó bắt đầu làm linh hoạt ṿng loa tuyến (xoắn ốc) thứ năm, và như vậy đưa vào biểu lộ nguyên tử của Cuộc Tuần Hoàn  thứ năm, trong khi vẫn c̣n hoạt động trong thân xác thuộc Cuộc Tuần Hoàn thứ tư. Trong một vài sách về Minh Triết Thiêng Liêng thuở ban đầu có đề cập một cách bóng gió đến điều này, đó là “Người của Cuộc Tuần Hoàn Thứ Năm” và “Người của Cuộc Tuần Hoàn Thứ Sáu” đang xuất hiện trong nhân loại chúng ta ngày nay. Sở dĩ được gọi như thế là v́ các vị này đă phát triển được ṿng xoắn ốc thứ năm và thứ sáu trong các vi tử thường tồn của các Ngài, nhờ thế các Ngài có được một dụng cụ hoàn hảo hơn để sử dụng đối với tâm thức đă phát triển cao của các Ngài.                                                                       (KCVTT,  88)

Siêu nhân thức (super-human consciousness):

     Siêu nhân thức là bản năng thiêng liêng giúp cho một người nhận biết được tổng thể mà y là một phần trong đó. Nó tác động xuyên qua linh hồn của một người, sử dụng bí huyệt đầu, và sau rốt làm cho mọi bí huyệt tràn ngập với ánh sáng hay năng lượng, như vậy liên kết một người bằng tâm thức với mọi phần tương ứng của Tổng Thể Thiêng Liêng.      

                                                                        (TLHNM II, 233)

Siêu tài (Genius):

   Trong một vài trường hợp hiếm có, sự phối hợp của trực giác và hoạt động của thể trí (mental activity) tạo ra siêu tài ở một số lĩnh vực.                                                                                              (ACMVĐCTG, 30)

   Siêu tài bao giờ cũng là biểu hiện của linh hồn trong một số hoạt động sáng tạo, do đó, phát hiện thế giới của ư nghĩa, của thánh thiện và cái đẹp c̣n ẩn tàng mà thế giới hiện tượng thường hay che giấu nhưng thực ra, một ngày nào đó sẽ hiển lộ

ra.                                                                           (TLHNMII, 250)

     - Siêu tài là một tài năng (talent) hay năng khiếu (aptitude) được mang lại từ một kiếp sống khác.            (TNVT, 251-252)

Siêu thức (the super-conscious): (Xem thêm “Vô thức và Siêu thức”)

     - Bằng thuật ngữ siêu thức, tôi muốn nói đến các tiềm lực (potency) và tri thức sẵn sàng để dùng nhưng cho đến nay chưa được tiếp xúc (uncontacted) và chưa được nhận ra, và do đó không có công dụng ngay trước mắt. Đó là minh triết, bác ái và chủ nghĩa lư tưởng trừu tượng vốn có sẵn trong bản chất của linh hồn, nhưng chưa và chưa bao giờ là một phần của trang cụ có thể sử dụng được. Sau rốt, tất cả các khả năng này sẽ được con người nhận biết và sử dụng . Trong “Yoga điển tắc”, Patanjali gọi các tiềm lực và các nhận thức này bằng danh xưng lư thú là “đám mây các điều khả tri” (“the raincloud of knowable things”). “Các điều khả tri” này sau rốt sẽ rơi vào trạng thái hữu thức của bản chất con người và trở thành một phần bất khả phân của khí cụ trí tuệ của y. Sau cùng, khi sự tiến hóa tiếp diễn và các kỷ nguyên trôi qua, chúng sẽ rơi vào trạng thái tiềm thức (subconscious aspect) của bản chất con người, khi năng lực để hiểu được siêu thức của con người tăng lên. Tôi có thể minh giải điểm này rơ hơn nếu tôi nêu ra rằng giống như bản chất bản năng ngày nay phần lớn đang nằm trong lĩnh vực tiềm thức, cũng thế, vào đúng lúc, phần trí tuệ của con người (mà hiện nay con người ngày càng biết đến nó) sẽ được sắp vào một vị trí tương tự và sẽ rơi xuống dưới ngưỡng ư thức. Bấy giờ, trực giác sẽ chiếm chỗ của nó. Đối với đa số con người, việc tự do sử dụng trực giác không thể xảy ra, bởi v́ điều đó nằm trong lĩnh vực siêu thức.

(TLHNM-II, 440-441)

     - Tâm thức tinh thần (Spiritual consciousness) và Tâm thức Niết Bàn (Atmic consciousness) tiêu biểu cho siêu thức (super-consciousness).                                                                    (LVLCK, 278)

     - Siêu thức, trạng thái Atma tức là Tinh thần.(LVLCK, 644)

Siêu thức ngă (Superconscious self):

     Linh hồn.                                                                                                                 (TLHNM II, 439)

Siêu tinh thần (Meta-spirit):

     … Trạng thái ban đầu và vĩnh cửu của vạn vật không phải là tinh thần mà là siêu-tinh-thần, tạm gọi như thế, c̣n vật chất hữu h́nh và rắn đặc chỉ là biểu lộ theo chu kỳ của siêu tinh thần (its periodical manifestation).                          (CKMTTL, 32)

Siêu trí tuệ (Super-mind):

 - Siêu trí tuệ là sự đáp ứng của thể trí giác ngộ (illumined mind) với Thiên Trí (Mind of God).                          (CTHNM, 495)

Sinh hồn  (Animal soul) và Linh hồn (soul):

     Trong thiên nhiên, có loại thần lực (force) làm linh hoạt các giới dưới nhân loại, năng lượng phú linh hồn (ensouling energy), khi được kết hợp với năng lượng của vật chất và bản ngă (self), sẽ tạo ra mọi h́nh hài. Hiệu quả của việc liên kết (junction) này là đưa thêm vào trí tuệ c̣n phôi thai của chính vật chất một khả năng cảm thụ (sentiency) và khả năng đáp ứng tiềm tàng để tạo ra một cái ǵ đó nằm bên trong (subjective something) mà chúng ta gọi là sinh hồn. Sinh hồn tồn tại theo bốn mức độ hay bốn trạng thái cảm thức (sentient awareness):

a.      Ư thức (consciousness) của giới khoáng vật.

b.      Ư thức của giới thực vật.

c.      Ư thức của giới động vật.

d.      Ư thức của phàm nhân (animal form) mà chân nhân hoạt động thông qua đó, mà sau rốt chỉ là một bộ phận của nhóm trên dưới h́nh thức cao nhất.

     Thứ đến là, có loại lực tâm thông (psychic force) vốn là kết quả của sự kết hợp của tinh thần với vật chất hữu cảm thức trong giới nhân loại, nó tạo ra một trung khu tâm thông (psychic centre) mà ta gọi là linh hồn của con người (soul of man).                                                                              (LVHLT, 12)

 

Sinh hồn (Animal soul)

 

      - Sinh hồn làm linh hoạt và đem sinh khí  cho h́nh hài và tạo ra sự sống tạm thời của h́nh hài. Trong trạng thái vô thức (unconsciousness ), sinh hồn biết được đau đớn, khổ sở, những người trông nuôi bệnh nhân đều biết rơ điều này, nhưng không có cái đau đích thực (real pain) hay khổ đích thực (true distress) bởi v́ Chân nhân, tức hồn tinh thần, đă xuất ra hoặc là bởi sự đau cực độ (như trong trạng thái vô thức thực sự), hay là bởi thuốc mê (narcotics).                                                          (CTNM, 346)

     - Sinh hồn tức là ư thức động vật (animal consciousness).

                                                                                                (TLHNM II, 559)

Sinh hỏa tố (Fiery Lives):

     Sinh hỏa tố thuộc về cơi phụ thứ bảy và cao nhất của cơi vật chất (plane of matter) và là phần tương ứng (correspond) của con người với Sự sống Duy Nhất của Vũ trụ mặc dù chỉ ở trên cơi vật chất đó thôi.

     … Cứ bảy năm, thể xác của con người chịu một sự thay đổi cấu trúc hoàn toàn, sự hủy diệt hoặc bảo tồn của thể xác là do các chức năng luân phiên (alternate functions) của các Sinh hỏa tố với vai tṛ hủy diệt và kiến tạo. Sinh hỏa tố giữ vai tṛ các vị Kiến tạo (Builders) bằng cách tự hy sinh (by sacrificing themselves) dưới dạng sinh lực (vitality) để hạn chế tác động hủy diệt của các vi trùng (microbes). Do cung cấp cho vi trùng những ǵ cần thiết, sinh hỏa tố buộc vi trùng ở dưới sự hạn chế đó để kiến tạo thể xác cùng các tế bào. Sinh hỏa tố đóng vai tṛ Kẻ Hủy Diệt khi loại bỏ việc kềm chế, và các vi trùng, v́ không c̣n được cung cấp sinh năng kiến tạo (vital constructive energy) nên tha hồ chạy hỗn loạn với tư cách các tác nhân hủy hoại. Như vậy, trong ṿng nửa đầu của kiếp người, tức năm thời kỳ đầu, mỗi thời kỳ là bảy năm, các Sinh hỏa tố gián tiếp tham dự vào tiến tŕnh kiến tạo thể xác con người, Sự sống trên đà đi lên, thần lực được dùng vào việc kiến tạo và tăng trưởng. Sau thời kỳ này là thời kỳ thoái hóa (retrogression), các sinh hỏa tố kiệt sức, công việc hủy diệt và suy thoái cũng bắt đầu.

     … Tác động kềm chế của các sinh hỏa tố trên cơi phụ thấp nhất của cơi thứ hai, tức là các vi trùng, được xác nhận bằng sự kiện mà lư thuyết của Pasteur có đề cập tới. Đó là, khi không kiếm được đủ dưỡng khí th́ các tế bào của các cơ quan phải tự thích ứng với t́nh trạng đó và tạo ra các chất men (ferments), để rồi nhờ hấp thụ được dưỡng khí của các chất tiếp xúc với chúng, các men này tạo ra sự hủy diệt chúng. Thế th́ tiến tŕnh này bắt đầu bằng việc một tế bào cướp lấy nguồn sinh lực của tế bào ở gần nó khi nó không được cung cấp đủ, và sự hủy diệt cứ thế mà tiến triển.                            (GLBN I, 306-307)

Sinh khí (Prana, vital airs):

     Sinh khí không phải là hơi thở (breath) mặc dù thường được dịch như thế. Đó là toàn thể năng lượng vũ trụ. Đó là năng lượng hiện hữu trong mỗi thể, và biểu lộ rơ rệt nhất của nó là sự vận động của phổi. Vận động này được tạo ra bởi sinh khí được cuốn vào trong hơi thở và là những ǵ mà chúng ta t́m cách kiềm chế trong thuật chuyển khí (Pranayama). Chúng ta bắt đầu bằng cách kiểm soát hơi thở v́ đó là cách dễ nhất để kiểm soát prana.                                                    (ASCLH, 218)

     Là yếu tố chủ quan (subjective element) ẩn bên dưới luồng khí được hít vào và thở ra (underlying the air breathed in and out).                                                                                                                       (LVHLT, 206)

     Nhiệt linh hoạt (active heat) là prana.           (LVLCK, 45)

     Lửa linh hoạt (active fire) là prana.                       (LVLCK, 47)

     - “Prana hay nguyên khí sinh động (vital principle) là liên hệ chuyên biệt của Atma với h́nh thức vật chất nào đó, mà nhờ mối liên hệ với Atma, nó được tổ chức và kiến tạo như là một phương tiện để có được kinh nghiệm. Mối liên hệ chuyên biệt này tạo thành sinh khí cá biệt trong cơ thể một người. Sinh khí vũ trụ thấm nhuần vạn vật không phải là prana theo nghĩa thô thiển mà là một tên gọi dành cho Brahman như là Đấng Sáng tạo (Author) prana cá biệt ... Mọi thực thể (being), dù là thiên thần, con người hay con vật, chỉ tồn tại bao lâu mà prana c̣n ở trong cơ thể. Đó là kỳ gian sự sống (life duration) của vạn vật ... Prana hay sức sống (vitality) là chức năng chung của thể trí và mọi giác quan (senses)” Trích Serpent Power, trang 9495.                                                                                                     (LVLCK, 77)

     - Prana là nhiệt phát xạ linh hoạt (active radiatory heat) thay đổi ở mức độ rung động và tính chất tùy theo Thực thể thu nhận. Con người chuyển prana qua thể dĩ thái của ḿnh, tô điểm nó bằng tính chất đặc biệt của riêng ḿnh, và như  thế, chuyển nó đến các sự sống thứ yếu để tạo thành hệ thống bé nhỏ của ḿnh.                                                         (LVLCK, 102)

     - Prana tức là năng lượng sự sống (life energy).

(KCVTT,  120)

      Nguyên khí sự sống, sinh khí. Nhà huyền linh học tin như sau:

   “ Sự sống mà chúng ta xem như là h́nh thức tồn tại duy nhất, biểu lộ trong những ǵ được gọi là vật chất (matter) hay những ǵ mà do phân tích thiếu chính xác, chúng ta gọi là Tinh thần, Linh hồn và Vật chất trong con người. Vật chất là khí cụ biểu hiện của linh hồn trên cơi hiện tồn này; linh hồn là vận cụ (vehicle) biểu hiện của tinh thần và cả ba, với tư cách là tam vị nhất thể (trinity) được Sự sống tổng hợp lại và thấm nhuần cả ba”.                                                                   (ĐĐNLVTD, 223)

     - Sự sống của Thượng Đế trên mỗi cơi có thể được xem như là Prana của cơi đó; nó trở thành sinh khí (life-breath) trong mỗi sinh vật. Trên cơi trần, đó là năng lượng (energy) hiện ra dưới nhiều h́nh thức như điện lực (electricity), nhiệt lực (heat), ánh sáng (light), từ lực (magnetism) vv… có thể biến đổi qua lại được bởi v́, về căn bản, chỉ là một… Khi bị một thực thể chiếm hữu th́ prana có nghĩa hẹp thường được dùng trong văn liệu Thông Thiên Học: sinh khí của con người. Đó là sinh năng (vital energy), sinh lực (vital force) mà tất cả các năng lượng khác như hóa năng, điện năng và những cái c̣n lại chỉ là các dẫn xuất (derivatives) và là các phần vụn vặt của nó. Đối với nhà huyền linh học, thật là một điều lạ lùng khi nghe các nhà khoa học nói vanh vách (glibly) về hóa năng hoặc điện năng, rồi lại tố giác nguồn cội của hai loại năng lượng này, tức sinh năng, là “thứ mê tín cần gạt bỏ” (“exploded superstition”). Các biểu lộ từng phần này của sinh năng chỉ là do cách sắp xếp của vật chất mà sinh năng tác động trong đó, ngăn chận tính chất này hoặc tính chất kia, hay có khi tất cả, chỉ chừa lại một tính chất, giống như cái ly màu xanh chận lại tất cả các tia sáng trừ tia màu xanh.       

                                                (KCVTT, 122)

     - Thấm nhuần toàn bộ cơ thể là toàn thể loại thần kinh lực (nervous force) mà người Ấn Độ gọi là prana. Nó bị thể trí kềm chế xuyên qua năo bộ. Prana là sinh lực (vitality) khơi hoạt  các cơ quan  cảm giác và tạo ra sự sống hướng ngoại của con người. Phương tiện phân phối prana là hệ thần kinh xuyên qua vài trung tâm phân phối lớn gọi là bí huyệt (plexi hay lotuses). Các hạch thần kinh (nerve ganglia) mà y học chính thống biết được chính là h́nh ảnh hay là cái bóng (shadows) của các bí huyệt sinh lực (vital plexi) chứ không ǵ khác.. Đạo sinh không lầm lạc lắm nếu y xem toàn thể prana trong con người như là tạo thành thể sinh lực hay thể dĩ thái. Thể dĩ thái này được tạo thành hoàn toàn bằng các luồng năng lượng và là nền tảng của chất sống (living substance) đang nằm dưới nhục thể.

     Một thuật ngữ được dùng để chỉ năng lượng này là “sinh khí” (“vital air”). Prana biểu lộ thành 5 trạng thái, như thế, tương ứng với 5 trạng thái trí tuệ, tức nguyên khí thứ năm và tương ứng với 5 biến thái của nguyên khí suy tư.

     Trong Thái Dương Hệ, prana thể hiện thành 5 trạng thái năng lượng quan trọng mà chúng ta gọi là các cơi (planes), môi trường của ư thức, đó là:

1.             Cơi Niết Bàn hay cơi tinh thần.

2.             Cơi Bồ Đề hay cơi trực giác.

3.             Cơi trí tuệ.

4.             Cơi t́nh cảm hay cơi cảm dục.

5.             Cơi hồng trần.

Năm biến phân của prana trong cơ thể người là:

1/ Prana, trải dài từ mũi tới tim, có liên hệ đặc biệt với miệng và ngôn từ, tim và phổi.

2/ Samana, trải dài từ tim tới nhật tùng; nó liên quan với thức ăn và việc nuôi dưỡng cơ thể bằng đồ ăn, tức uống, và có liên quan đặc biệt với bao tử.

3/ Apana, kiểm soát từ nhật tùng đến ḷng bàn chân. Nó có liên quan với các cơ quan loại bỏ và sự ra đời, như vậy có liên quan đặc biệt tới các cơ quan sinh sản và bài tiết.

4/ Upana, nằm giữa mũi với đỉnh đầu. Nó có liên quan đặc biệt tới năo, mũi và mắt, khi được kềm chế một cách thích hợp, nó tạo ra việc kết hợp sinh khí và vận dụng sinh khí một cách chính xác.

5/ Vyana, là thuật ngữ được dùng để chỉ toàn thể năng lượng của prana, khi nó được phân phối đồng đều cho khắp thân thể. Khí cụ của nó là hàng ngàn từ lực đạo hay thần kinh (nadis or nerves) trong cơ thể, nó có liên hệ đặc biệt và nhất định với các mạch máu, tĩnh mạch lẫn động mạch.         

                     (ASCLH, 328-330)

Sinh khí hành tinh (Planetary prana):

     - Bức xạ (emanation) của hành tinh được chúng ta đặt tên là sinh khí hành tinh. Đó là những ǵ được đề cập đến khi người ta nói về các tính chất ban phát sức khỏe (health-giving qualities) của Từ mẫu Thiên nhiên (Mother Nature) và nằm sau tiếng kêu gọi việc nhà vật lư học hiện đại, khi y hô hào “Hăy hướng về Địa cầu”. Chính bức xạ lưu chất của sinh khí này tác động lên thể xác, dù rằng trong trường hợp này, nó không xuyên qua thể dĩ thái. Nó được thu hút hoàn toàn qua lớp da và các lỗ chân lông (pores) là con đường dễ dàng nhất của nó.                                                                                            (LVLCK, 60-61)

     - Lá lách (spleen) là cơ quan mà sinh khí hành tinh hay sinh lực (vitality) được thu nhận và chuyển đi.                   (TLHNM II, 65)

Sinh khí thể (body of prana):

   Là thể sinh lực hay thể dĩ thái (vital body or etheric body). 

                                                                                                            (LVHLT, 206)

Sinh lực (vital forces):

            Sinh lực thuộc nhiều loại, đều chỉ là chất dĩ thái của không gian, chuyển động thường xuyên, đi qua lớp vỏ bên ngoài (outer sheath).                                                        (LVHLT, 289)

            -          Sinh lực (life force, prana, vitality) tức là từ lực (magnetism).                                                                                                                       (TVTTHL, 245)

Sinh mệnh tuyến (life thread): X. Ngân quang tuyến.

Sinh ra lần hai (Second birth):

     Đối với nhà nội môn th́ tiến tŕnh ra đời trong bóng tối, của lần luân hồi ở cơi trần (physical incarnation) - lần lượt - là tiến tŕnh chuẩn bị được sắp xếp trước, sẽ đưa tới việc ra đời trong ánh sáng (birth into light), xảy ra trong ánh sáng và tạo ra sự hiển lộ của thể ánh sáng. Tiến tŕnh liên tục này (v́ trong mọi kỷ nguyên, việc sinh ra trong ánh sáng này đă được tiến hành) sẽ tạo ra thế giới tương lai của ánh sáng mà chính mục tiêu của các diễn tŕnh tiến hóa tự nhiên phải khai mở. Đây là việc “sinh ra lần hai”, có nói đến trong Thánh Kinh Tân Ước, trong đó, con người được “sinh ra lần nữa” (“born again”) vào thế giới của ánh sáng và t́nh thương.       (GDTKNM, 132-133)

Sinh sản của các chủng tộc:

    Nơi giống dân 1 là Bào Ảnh sinh (chāhayās, sinh ra theo H́nh Bóng). Nơi giống dân thứ 2 là Hăn sinh (Sweat born, sinh ra như mồ hôi). Nơi giống dân thứ ba là Noăn sinh (Egg-born) và các Tổ Phụ thánh thiện sinh ra bằng quyền năng tư tưởng (Kriyashakti). Giống dân thứ tư là con của Padmapani (Chenresi).                                                        (GLBN   3,   180).

Sinh sản H́nh Bóng (Chhāyā-birth, Bào ảnh sinh)

    Tức là cách sinh sản nguyên sơ vô giới tính, có thể nói là Giống Dân 1 được rịn ra (oozed) từ cơ thể Đấng Pitris… Thay v́ biến đi, các h́nh hiện ra – mà đôi khi chúng ta thấy xuất khỏi cơ thể của một vài đồng tử – lại có thể được cố định và làm cho rắn chắc, th́ sự “sáng tạo” của Giống Dân 1 trở nên hoàn toàn dễ hiểu.                                              (GLBN 3,  181)

Sinh vật nửa người nửa thú (semi-animal creatures):

     Các di tích duy nhất về các sinh vật nửa người nửa thú mà khoa nhân chủng học (ethnology) biết được là giống người Tasmania (the Tasmanians), một thành phần nhỏ (portion) của người Úc châu, và một bộ lạc sơn cước (mountain tribe) ở Trung Hoa mà nam lẫn nữ có lông lá bao phủ khắp ḿnh. Những người nói trên là hậu duệ cuối cùng ở trong ḍng dơi trực tiếp (direct line, trực hệ) của người Lemuria nửa người nửa thú cận đại (latter-day) được nói ở trên. Tuy nhiên, cũng có một số đáng kể những người pha trộn ḍng giống Lemuria-Atlantis được tạo ra do nhiều sự lai giống khác nhau với ḍng dơi nửa người nửa thú đó (such semi-human stock) -đó là những người bán khai (wild men) ở Borneo, người Veddhas ở Ceylon (ngày nay là Sri Lanka-ND) [mà giáo sư Flower xếp vào giống người Aryan(!)], hầu hết các thổ dân Úc c̣n lại, thổ dân Tây Nam Phi (Bushmen), người Negrito, người dân đảo Andaman, vv…

     Các thổ dân Úc ở vịnh St. Vincent và vùng lân cận Adelaide có rất nhiều lông, c̣n lông tơ màu nâu (brown down) trên da của trẻ con năm, sáu tuổi cũng có vẻ như lông mao (furry appearance). Tuy nhiên, đó là những người đă thoái hóa (degraded men) chứ không phải gần giống nhất với “người khỉ” (“pithecoid man”) như Haeckel mạnh mẽ khẳng định. Chỉ một phần nhỏ của những người này mới là di tích của giống dân Lemuria.                                                           (GLBN III, 201)

Sinh vơng (Vital web):

     - Cách cấu tạo của thể dĩ thái (etheric structure) tức là sinh vơng, theo đó, các năng lượng sẽ chạy ṿng quanh (chu lưu).

     (CTNM, 492)

Sinh vơng (Web of life):

     - Được dệt bằng chất bồ đề (buddhic matter), sinh vơng (cái lưới của sự sống) chống đỡ và đem sinh khí cho tất cả các thể của chúng ta.                                                                          (KCVTT, 71)

Sirius (Sao Thiên Lang):

     Sirius là trung tâm của thượng trí (seat of higher mind).

( LVLCK, 1258)

Số căn bản của Thái Dương Hệ chúng ta : Số Bảy (Root number of our system: number seven)

     Câu hỏi thường được nêu ra: Tại sao các nhà Thông Thiên Học luôn luôn đề cập đến con số bảy? Đó là v́ số bảy là “số căn bản của Thái Dương Hệ chúng ta”. Có một lư do rơ rệt giải thích tại sao con số này đóng vai tṛ tích cực trong cách phân nhóm (grouping) các sự việc khi chúng ta lưu tâm tới các nhóm ba (triplicities) có nói đến và giải thích trước đây. Một bộ ba (triad) đương nhiên tạo ra một bộ bảy (septenate) bởi các liên quan bên trong của chính nó, v́ lẽ ba yếu tố của nó có thể tự tập hợp thành bảy cách không hơn không kém.

     Ở ngoài các ranh giới của một vũ trụ, vật chất (matter) có ba tính chất, đó là tịnh (inertia), động (mobility) và nhịp (rhythm) khi ở trạng thái quân b́nh. Khi sự sống của Thượng Đế khởi động (causes motion), tức khắc chúng ta có bảy nhóm, v́ trong bất cứ nguyên tử hay nhóm nguyên tử đă cho nào, tính chất này hay tính chất kia có thể nhận được sinh lực nhiều hơn, như thế, một tính chất chiếm ưu thế sẽ hiện ra. Vậy là chúng ta có thể có ba nhóm. Ở nhóm một, tính chất TỊNH chiếm ưu thế, ở nhóm hai, tính chất ĐỘNG chiếm ưu thế, ở nhóm ba, tính chất NHỊP chiếm ưu thế. Mỗi một trong các nhóm này lại chia nhỏ tùy theo ưu thế trong đó của một trong hai tính chất c̣n lại, thí dụ, trong hai nhóm TỊNH, th́ một nhóm có tínhđộng vượt trội (tức là dưới chữ “động” có gạch dưới-ND) hơn là tính nhịp, và nhóm c̣n lại có tính nhịp vượt trội (tức là dưới chữ “nhịp” có gạch dưới-ND) hơn là tính động. Đối với hai nhóm ĐỘNG  hai nhóm NHỊP, sự việc cũng diễn ra giống như trên.

     Đây là nguồn cội các loại (types) được biết rơ, được phân loại theo tính chất ưu thế thường được nêu ra bằng các danh từ Bắc Phạn: Satvic (nhịp), rajasic (động) và tamasic (tịnh). Chúng ta có các thức ăn, động vật, con người vv… đều có tính chất nhịp, động, tịnh. Vậy chúng ta có bảy nhóm trong mọi vật: sáu nhóm phụ gồm ba tính chất và nhóm thứ bảy, trong đó ba tính chất này đều linh hoạt ngang nhau.

     Sau đây là biểu đồ của bảy nhóm gồm ba tính chất:

                 (KCVTT, 59-60)

Số đo thiêng liêng (divine measure): X. Vi tử, cách tạo lập.       

Số mệnh (destiny): X. Vận mệnh.

Sốt (Fever):

     Sốt chỉ là dấu hiệu của đau yếu và là cách thức căn bản để tinh lọc và thải bỏ. Đó là một chỉ dẫn chứ chính nó không phải là một bệnh. Hăy cân nhắc điều này và đưa nó vào mọi cảnh giới, v́ cơn sốt ở cơi trần có phần tương ứng của nó ở cơi cảm dục và cơi hạ trí. Đó là năng lượng quá mức gây ra thiêu đốt, và trong khi thiêu đốt, làm giăm nhẹ và chữa trị (hoặc là qua việc khuất phục mầm mống hay nhóm năng lượng  tạo ra nó, hoặc là bằng năng lực giải thoát của sự chết). Nếu có thể và khi thể xác đủ mạnh để chịu đựng sự căng thẳng, th́ tốt hơn là hăy để cho ơn sốt xảy ra trong một lúc, v́ đó là sự chữa trị của thiên nhiên đối với một vài t́nh trạng không mong muốn. Các cơn sốt không những chỉ cảnh giác về sự có mặt của những ǵ gây khó chịu, mà c̣n hàm chứa nơi chúng t́m quan trọng trị liệu rơ rệt. Nhưng cần xem xét thận trọng và tạo sự cân bằng - cân bằng dựa vào các năng lượng của cơ thể. Trong khi cơn sốt lan ra, thân thể trở nên tương đối vô dụng, các hoạt động b́nh thường đều chịu ảnh hưởng. Đối với việc chữa trị và trị liệu các cơn sốt, giới y khoa chính thống đă biết nhiều rồi và sự hiểu biết này sẽ đầy đủ khi nào các nguyên nhân gây sốt được hiểu rơ hơn và các y sĩ có thể ứng xử với nguyên nhân chứ không phải với hậu quả (effect).

     Quá thiên về cảm tính là một tương ứng ở thể cảm dục của cơn sốt ở thể xác và cho thấy mầm dục vọng đang lan ra, mầm này phải được đối trị (dealt) trước th́ mới hạ được cơn sốt. Một thể trí quá linh hoạt (over-active mind) vốn bị điều chỉnh sai lệch, rất bận rộn nhưng ít có hiệu quả, là sự tương ứng ở cơi trí.                                                                                                                  (CTNM, 314)

 

Sợ chết (Fear of seath):

     Việc sợ chết là do bởi:

a.      Nỗi kinh khủng của các diễn tiến tách ra cuối cùng bằng tác động của chính cái chết.

b.      Khiếp sợ cái không biết và cái mơ hồ (the indefinable)

c.      Hoài nghi về sự bất tử cuối cùng.

d.      Lo lắng khi ĺa xa những kẻ thân thuộc hay v́ bị bỏ lại sau.

e.      Các phản ứng xưa cũ đối với những lần chết dữ dội trong quá khứ c̣n đang nằm sâu trong tiềm thức.

f.       Bám víu vào đời sống sắc tướng, v́ thoạt đầu đă đồng nhất hóa với nó trong tâm thức.

g.      Giáo lư sai lầm cổ xưa về Thiên đàng và Địa ngục, cả hai đều không có viễn ảnh tốt đẹp nào cả.

                   (LVHLT, 300)

Sợ sệt (Fear, sợ hăi, lo ngại):

     Nên loại bỏ mọi sự sợ sệt. Các mănh lực tiến hóa thăng thượng (evolution) rung động mau hơn là các mănh lực tiến hóa giáng hạ (involution) và trong sự kiện này có hàm chứa một sự an toàn có thể nhận thức được. Sợ sệt tạo ra yếu đuối (weakness). Yếu đuối tạo ra tan ră (disintegration); chỗ bị yếu sẽ gảy vỡ và lỗ hổng xuất hiện, tà lực có thể xâm nhập vào qua lỗ hổng đó. Yếu tố xâm nhập là sự sợ sệt của chính con người, con người mở cánh cửa (cho tà lực) như thế đó.

                                                                                                                                                  (TVTTHL, 137)

Sri Sankarâcharya (B.Phạn):

     Nhà đại cải cách tôn giáo của Ấn Độ và là huấn sư của triết lư Vedânta-, vị huấn sư vĩ đại nhất trong số các huấn sư dạy về triết lư này, được những người theo Nhất Nguyên Luận, tức Advaitas (người theo Phi Nhị Nguyên, Non-dualists) xem như là một hóa thân (incarnation) của thần Siva và là một người tạo ra các huyền diệu. Ngài lập ra nhiều matham (tu viện, monasteries) và thành lập môn phái thông thái nhất trong số các nhà Bà La Môn (Brahmans) có tên là Smârtava. Các truyền thuyết về Ngài cũng nhiều như các tác phẩm triết học của Ngài. Vào năm 32 tuổi, Ngài đến Kedâranath trong dăy Tuyết Sơn (Himalayas), một ḿnh đi vào động (cave), từ đó Ngài không bao giờ trở lại nữa. Các môn đồ của Ngài cho rằng Ngài không chết mà chỉ rút ra khỏi thế gian. 

  (NGMTTL, 307-308)

Stonehenge:

     Nếu không có những người khổng lồ để di chuyển các tảng đá khổng lồ như vậy th́ không bao giờ có một Stonehenge, một Carnac (Brittany) hoặc cấu trúc của Người Khổng Lồ một mắt khác (Cyclopean structures).                               (GLBN3,  341)

Sutratma: X. Ngân quang tuyến.

Sushumna: X. Trung hỏa kỳ kinh.

Sự sa đọa của con người (The fall of man):

     Hầu như tất cả chúng ta đều được lưu ư vào niềm tin nơi những ǵ được gọi là “sự sa đọa của con người”. Ngày nay, chỉ có một số ít người c̣n tin vào câu chuyện về sự sa đọa theo như nó được nêu ra trong chương thứ ba của Sáng Thế Kư (Genesis), và hầu hết chúng ta tin rằng câu chuyện đó có một ư nghĩa ẩn dụ. Chân lư huyền linh ẩn dưới câu chuyện kỳ lạ này là ǵ? Đơn giản chỉ là sự thật về sự sa ngă của tinh thần vào vật chất được truyền đạt bằng cách dùng một h́nh ảnh đối với lối suy nghĩ ấu trĩ (infant mentality) của con người. Tiến tŕnh hội tụ của các đường lối này là một tiến tŕnh nhị phân. Bạn có việc giáng hạ (descent) và vật chất của thực thể thông linh (entity), của sự sống trung tâm, và việc lâm phàm (incarnation) của tinh thần, và kế đó, bạn có sự phát triển, nhờ vào vật chất, của sự sống hay tinh thần đó, cộng với tất cả những ǵ đă đạt được qua việc sử dụng h́nh hài. Bằng việc thực nghiệm với vật chất, bằng việc trú ngụ (dwelling) trong h́nh hài, bằng việc đem lại năng lượng cho vật chất, bằng việc ra khỏi Vườn Địa Đàng (nơi mà không có mục tiêu nào cần cho sự phát triển), và bằng việc chu du vô định (wandering) của Đứa Con Đi Hoang (Prodigal Son) nơi viễn xứ, bạn có các giai đoạn khác nhau được minh họa trong Thánh Kinh Cơ Đốc, nơi mà con người khám phá ra rằng ḿnh không phải là h́nh hài mà chỉ là kẻ sử dụng h́nh hài đó.                 (TTCNT, 86-87)

Sự sống phú linh:   (The ensouling life)

    Sự Sống phú linh tức là Sự Sống của Thượng Đế trong nguyên tử.                                                            (KCVTT,   15).

Sự sống và các sự sống (the life and the lives):

   Trong bộ GLBN, H.P.B. có nói:

   “Huyền linh học không chấp nhận bất cứ cái ǵ vô cơ (inorganic) trong Đại Vũ trụ (Kosmos). Cách diễn tả được khoa học dùng như “chất vô cơ” (“inorganic substance”) chỉ hàm ư là sự sống tiềm tàng, đang ngưng trệ (slumbering) trong các phân tử của cái được gọi là “vật chất trơ” (“inert matter”) th́ không thể nhận biết được. Tất cả đều là sự sống, mọi nguyên tử của ngay cả bụi khoáng chất (mineral dust) cũng có sự sống, mặc dù vượt ngoài sự hiểu biết và nhận thức của chúng ta ... Do đó, sự sống có khắp nơi trong vũ trụ ... bất cứ nơi đâu có một nguyên tử vật chất, một hạt (particle) hay một phân tử (molecule), ngay cả ở trong t́nh trạng loăng nhất, cũng đều có sự sống bên trong, tuy tiềm tàng và vô thức.” GLBNI, 269, 281, 282

   Sự sống và các sự sống:

   1. Mọi vật đều có sự sống và có ư thức, nhưng mọi sự sống và ư thức không giống với con người GLBNI, 79

     a) Sự sống là h́nh thức hiện tồn duy nhất đang biểu lộ trong vật chất.

     b) Vật chất là hiện thể cho sự biểu lộ của linh hồn.

     c) Linh hồn là hiện thể cho sự biểu hiện của tinh thần.

   Do đó, Thượng Đế ngôi I, ngôi 2 và ngôi 3 cùng phối hợp hoạt động (cooperate).

Minh họa:

Sự sống của Thượng Đế ngôi 3        làm sinh động (animating) các nguyên tử vật chất.

Sự sống của Thượng Đế ngôi 2          làm sinh động các h́nh hài hay toàn thể các nguyên tử.

Sự sống của Thượng Đế ngôi I             làm sinh động các h́nh hài hợp thành.

   2. Sự Sống Duy Nhất tổng hợp bộ ba này.

   Chúng ta hăy lư giải (work out) điều này trong Đại Vũ trụ và Tiểu Vũ trụ:

Fohat, Prana, Điện, Ḍng Từ lực (Magnetic Fluid), tất cả đều là các thuật ngữ được dùng để chỉ sự sống duy nhất đem lại sinh lực này.

Tiểu Vũ trụ được làm cho linh hoạt và được cấp sinh lực bằng prana, c̣n các tác động của nó được kiềm chế bằng Chủ thể Tư tưởng nội tại (indwelling Thinker).

Đại Vũ trụ được làm cho linh hoạt và được cấp sinh lực bằng Fohat, các tác động của nó được kiềm chế bằng Đấng Thông Tuệ đang làm linh hoạt (informing) mà chúng ta gọi là Thượng Đế.                                                                                                                  (LVLCK, 601602)

-         Tinh thần (spirit) ở trong vật chất chính là Sự Sống.

                                                               (Thư của Ch. S.   315)

Sthula sharira :

     Thể xác trọng trược (Dense physical body).            (LVLCK, 264)

 

Suchi :

     Lửa thái dương (solar fire).                                                      (LVLCK, 602)

Suy tưởng thế nào, trở thành thế ấy (As  a man thinketh, so is he):

     Như chúng ta biết, năng lượng theo sau tư tưởng và bị nhuốm sắc thái của tính chất tư tưởng đó. Con người chuyển con mắt chỉ trích và kinh tởm lên phàm ngă ḿnh và khi làm thế, lại nuôi dưỡng chính các điều mà y lên án (deplore), và như thế, hoàn lại cho chính ḿnh những cái càng không thích hợp hơn nữa cho công việc mà y muốn thay đổi. Đó là một ṿng nỗ lực lẩn quẩn và cần phải bị xóa đi bằng một nhận thức đầy đủ về cái chân lư chứa trong  các lời: “Con người nghĩ tưởng như thế nào th́ y trở thành thế ấy”.

     Khi con người nghiền ngẫm măi (dwell) về bản chất của linh hồn toàn tri của ḿnh th́ y trở nên giống với linh hồn đó. Tư tưởng của y được tập trung trong linh hồn thức và y trở thành linh hồn đó đang biểu lộ qua trung gian của phàm ngă.

     (LVHLT, 306)

Svabhâvat (B.Phạn, Tinh hoa dễ nắn tạo của vật chất):

     Từ ngữ này được các nhà Đông phương học giải thích như sau: “chất liệu dễ uốn nắn” (“plastic substance”), vốn là một định nghĩa không thích hợp. Svabhâvat là chất liệu và vật chất tạo ra thế giới (the world-substance and stuff), hay đúng hơn là những ǵ ở đàng sau nó - tinh thần và tinh hoa của chất liệu. Tên gọi xuất phát từSubhava và gồm có ba từ: Su: tốt lành, hoàn hảo, đẹp đẽ, mỹ miều; sva: cái ngă (self), và bhâva: hiện tồn hay trạng thái hiện tồn (state of being). Mọi bản thể (nature) tiến hóa từ nó và vạn hữu quay về nó vào cuối các chu kỳ sinh hoạt (life-circles). Trong Huyền bí học (Esotericism), nó được gọi là Phụ Mẫu. Đó là tinh hoa dễ uốn nắn của vật chất (plastic essence of matter).   (NGMTTL, 314)

Sức khỏe tráng kiện (good health):  X. Định Luật Chu Kỳ.

Sức mạnh tư tưởng và năng lực trí tuệ (Thought power and mental ability).

     Một người không thể có được sức mạnh tư tưởng, cũng không thể có được năng lực trí tuệ, nếu người đó không tự tạo ra cho chính ḿnh bằng sự suy tư được lặp lại một cách kiên nhẫn.                                                                      (MTNX,  276)


 

 

 

T

 

 

 

 

Ta bà : Saha (B.Phạn).

Ta bà ha : Swâha (B.Phạn).

Tà lực:  (Dark forces)

      Các tà lực chỉ có thể tác động đến (influence) và gây nguy hại (endanger) cho những kẻ mà nơi họ tà lực có thể t́m thấy một ái lực (affinity, sự thu hút, sự đồng thanh đồng khí, sự tương cầu) nào đó đối với chính bản chất của chúng. Do đó, người nào nghĩ rằng ḿnh đang bị các đối thủ như thế tấn công, hăy lập tức t́m kiếm khuyết điểm (flaw) trong chính ḿnh, chính khuyết điểm này mới khiến cho cuộc tấn công như thế có thể xảy ra.                                                            (VLH, 143)

Tà thuật (Voodooism, tà đạo/ Black magic):

     - Tà thuật (black magic) chỉ là việc lạm dụng các quyền năng thông linh (psychic powers), hoặc lạm dụng bất cứ bí nhiệm nào của thiên nhiên, đúng ra là dùng sức mạnh của huyền học vào các  mục đích ích kỷ, tội lỗi.  (CKMTTL,  223).

   Nhà ma thuật dứt khoát là đă sử dụng các bộ phận thân thể này (tức là năo, phổi, tim, lá lách và các cơ quan sinh sảnND) để tạo ra một loại thần lực, vốn là sự pha trộn của lực dĩ thái và năng lượng vật chất trọng trược, giúp cho y có thể làm được một vài h́nh thức pháp thuật, cũng như là tạo ra những hiệu quả trên các thể xác của loài thú và loài người. Chính kiến thức về điều này là nền tảng của tà thuật và của tất cả những cách thực hành gây ra sự suy kiệt (depletion) và chết chóc của những kẻ cản trở đường đi của nhà ma thuật hay bị y coi là kẻ thù.                                                                     (ASCLH, 222223)

Tả đạo (The Lefthand Path):

   Là con đường mà kẻ theo hắc đạo (black magician) và các huynh đệ trong bóng tối (brothers of the Shadows) đi theo. Nó bắt nguồn từ việc sử dụng các mănh lực của thiên nhiên vào các mục đích ích kỷ; điểm nổi bật của nó là ḷng ích kỷ và tính chia rẽ mạnh mẽ và chấm dứt nơi cơi A tỳ (Avitchi), tức cơi thứ 8, trú sở của các linh hồn bị sa đọa (lost soul) hay các lớp vỏ (shells) của con người hạ đẳng đă trở nên tách biệt với nguyên khí sự sống Chân Ngă hay cá nhân.      (LVLCK, 642)

Tả hỏa kỳ kinh (Ida, Âm hỏa kỳ kinh):

   Mănh lực âm của cơ thể tự biểu hiện qua đường dây thần kinh Ida.                                                                                                                                             (LVHLT, 95)

Tài năng hay năng khiếu (talents or gifts):

     Các tài năng hay các năng khiếu đều được xem như có được trong một kiếp sống trước.                                        (TNVT, 95)

Tam đoạn thiền (Sanyama):

- Đó là tổng hợp ba giai đoạn của tiến tŕnh thiền định (gồm: định trí, thiền định, đại địnhND) và chỉ xảy ra đối với đạo sinh đă học được và chế ngự được ba trạng thái kiềm chế thể trí.                                                                                (ASCLH, 251)

     - Nhờ tam đoạn thiền, một vài kết quả sau đây được tạo ra:

1.     Đạo sinh tự thoát khỏi ba cơi thấp: hạ trí, cảm dục, hồng trần. Ba cơi này không c̣n thu hút sự chú tâm của y nữa. Y không c̣n tập trung vào chúng hoặc bị chúng lôi cuốn nữa.

2.     Đạo sinh có thể tùy ư tập trung sự chú tâm và giữ cho trí được điềm tĩnh và giới hạn trong khi hoạt động tích cực, nếu y muốn chọn như thế.

3.     Đạo sinh có thể an trụ vào Chân Ngă thức và biết được chính ḿnh tách biệt với thể trí, với các t́nh cảm, các dục vọng, các xúc cảm và h́nh hài đang tạo thành Phàm Ngă.

4.     Y học cách nhận thức rằng Phàm Ngă (toàn thể các trạng thái trí tuệ, t́nh cảm và các nguyên tử xác thân) chỉ là khí cụ của ḿnh để tùy ư giao tiếp với ba cơi thấp.

5.     Y đạt được khả năng nhập định, tức thái độ của cá tính thực sự, đối với cơi linh hồn và có thể nh́n vào cơi linh hồn theo ư nghĩa tương ứng với cách mà con người dùng mắt để xem xét cơi trần.

6.     Xuyên qua thể trí có kiểm soát, y có thể chuyển vào năo bộ những ǵ y thấy được, và như thế có thể truyền đạt tri thức của bản ngă và của cơi giới của bản ngă cho con người trên cơi trần.                                                                                                    (ASCLH, 251)

Tam hỏa kỳ kinh (threefold thread within the spinal column):

   Ba tuyến năng lượng này (three thread of energy) được đặt tên theo thuật ngữ Ấn Độ là: Ida, Pingala và Sushumna.

     (CTNM, 183)

Tam nghiệp (Agami Karma):

   Tam nghiệp là kết quả của công và tội của các hành vi hiện tại. Nó bao gồm mọi lời nói, ư tưởng và hành động của bạn.            

                                                                        (LVLCK, 470471)

Tam Thượng Thể tinh thần (Spiritual Triad):

     - Là AtmaBuddhiManas hay là Ư chí Tinh thần, Bác ái Tinh thần và Thượng Trí.                                    (CTHNM, 354)

     - Tức là Ư chí tinh thần, trực giác (intuition) và Thượng trí.                                                                                                                     (LVLCK, 261)

       - Cách tạo ra Atma-Buddhi-Manas:

     Chân Thần (Monad) khiến cho vật chất vi tử (atomic matter) của cơi Niết Bàn, cơi Bồ Đề và Cơi Trí – đang bao quanh Chân Thần giống như dĩ thái không gian (ether of space) bao quanh Mặt Trời – trở nên rung động, và như vậy bắt buộc chính Chân Thần trở thành một Tia Sáng (Ray) gồm ba phần giống y như bản chất tam phân của chính Chân Thần. Trong công việc này Chân Thần được sự trợ giúp của các Thiên Thần thuộc một vũ trụ trước, v́ trước đây, các Ngài đă trải qua một kinh nghiệm tương tự như thế. Các Thiên Thần này hướng dẫn làn sóng rung động từ trạng thái-Ư Chí (Will-aspect) đến vi tử cơi Niết Bàn, để rồi vi tử Niết Bàn (atmic atom), nhờ rung động theo trạng thái-Ư Chí, trở thành Atma. Các Thiên Thần nói trên cũng hướng dẫn làn sóng rung động từ trạng thái-Minh Triết (Wisdom-aspect) đến vi tử cơi Bồ Đề (buddhic-atom), để rồi vi tử Bồ Đề, nhờ rung động theo trạng thái- Minh Triết, trở thành Buddhi. Các Thiên Thần trên cũng lại hướng dẫn làn sóng rung động từ trạng thái-Hoạt Động đến vi tử cơi Trí (manasic atom) để rồi vi tử trí tuệ, nhờ rung động hợp với trạng thái Hoạt Động, trở thành Manas. Atma-Buddhi-Manas, tức là Chân Than trong thế giới biểu lộ, được tạo ra (is formed) như thế đó, thế là Tia Sáng (Linh Quang) của Chân Thần đi vào năm cơi của vũ trụ (thuộc Thái Dương Hệ chúng ta – ND).                                                          (KCVTT,  47-48)

     - Tam Thượng Thể Tinh thần tức biểu hiện (expression) tam phân hay là khí cụ (instrument) của Chân Thần. 

                       (ĐĐTKNM II, 398)

Tamas : X. Thuộc tính.

Tam bộ (Triad, bộ tam, tam hạ thể):

Tam bộ tức là các nguyên tử thường tồn hồng trần, cảm dục và nguyên tử thường tồn hạ trí.                                                  (KCVTT, 101)

Tam giác đôi : X. Ấn tín của vua Solomon.

Tam hồn trong con người (Three souls in man):

     Cần nên nhớ rằng, mọi quyền năng tâm thông là các quyền năng, năng lực và năng khiếu của Linh hồn Độc Nhất (One Soul), nhưng trong thời gian và không gian, một số trong chúng là các biểu hiện của động vật thức hay sinh hồn (animal soul), một số của nhân hồn (human soul) và một số của hồn thiêng liêng (divine soul).                                   (TLHNM II, 559)

Tam nguyên (Triplicity, tam phân):

     - Tam nguyên được biết rơ là tinh thần, linh hồn và thân thể.                                                                                                                        (TLHNM II, 391)

     - Sự sống, ư thức và h́nh hài.                                                   (LVHLT, 21)

Tam Thân (Three Vestures):

     Nirmanakaya (Ứng thân), Shambhogakaya (Báo thân), Dharmakaya (Pháp thân).                                                                   (LVLCK, 1193)

Tàng thức, toàn linh thức : X. A-lại-gia-thức

Tanmatra :

- Chất liệu nguyên tử cơ bản của bất cứ yếu tố nào (element). Cái tạo ra tác dụng hiện tượng của nó. Đó là cái ẩn sau mọi nhận thức bằng giác quan và của cả 5 giác quan.

                              (ASCLH, 344)

- Tanmatra tức là năng lực (power) hoặc rung động (vibration) do một biến thái (modification) trong tâm thức của Thượng Đế.                                                                                                                        (LVLCK, 56)

- Tanmatra tức là biến thái của nguyên khí tâm thức.

(ASCLH, 158)

Tạo Hóa (Creator, Hóa Công, Đấng Sáng Tạo, Thợ Tạo):

     Ngôi Ba của Ba Ngôi (Trinity), Ngôi Thánh Thần, tức Tạo Hóa.                                                                                                                          (CTHNM, 245)

Tapas (Cơi Đại Niết Bàn, Cơi Chân Thần):

     Thế giới thiêng liêng (Divine world). Thế giới của Ngôi Hai, tương ứng với cơi Đại Niết Bàn.                     (ASCLH, 298)

Tattvas : X. Yếu tố.

Tatya :

     Thế giới của nguyên nhân phát xuất. Thế giới của Ngôi Một, tương ứng với Cơi Tối Đại Niết Bàn. (X. Cơi và trạng thái tâm thức).                                                                                             (ASCLH, 298)

Tát đóa, tát đỏa : Sattva (chúng sinh).

Tăng, Tăng chúng, Tăng già, Tăng già lam, Già Lam: Samgha (B.P)

Tâm (Psyche):

     Theo nghĩa đen, tâm là linh hồn bên trong (the soul within) hay là Thượng ngă (the higher self), nó nhô ra khỏi phàm ngă tam phân giống như con bướm thoát ra khỏi cái kén (chrysalic); chính cái thực tại tốt đẹp đó, mà chúng ta đang tạo ra theo kết quả của một hay nhiều kiếp sống của chúng ta, giáng hạ nơi đây.                                                               TTCNT, 137)

Tâm lư học (Psychology):

   Là môn học về sự hoạt động của con người, như là sinh vật sống động trong môi trường chung quanh, trong đó có chính y môn học về sự tương tác giữa con người với môi trường chung quanh. Đó là môn học về cách hành xử của con người nhưng không phải theo ư nghĩa đạo đức về cách hành xử đúng hay sai. Đó là môn học về cách đối xử của con người, của Phàm ngă.                                                                                 (LHVCC, 3233)

Tâm pháp (Heart doctrine, secret Heart):

     - Tâm pháp chi phối sự phát triển huyền linh. Tâm pháp dựa vào bản chất đại đồng của linh hồn, Chân Thần, Đấng Duy nhất, chi phối và có dính líu đến thực tại.        (CVĐĐ, 458)

     - Tâm pháp là giáo lư bí truyền (Secret Heart is the esoteric doctrine).                                                                         (TNVT, 231)

Tâm thần phân liệt (split personality, multiple person-alities): X. Đa nhân cách.

Tâm thông thuật (Psychism):

     - Có thể được chia thành 2 nhóm như sau:

   1. Tâm thông bậc cao (Higher psychism):

     Thiêng liêng.

     Có kiểm soát.

     Tích cực.

     Áp dụng một cách sáng suốt.

     Trạng thái trung gian.

   2. Tâm thông bậc thấp (Lower psychism):

     Động vật.

     Không được kiểm soát.

     Tiêu cực.

     Tự động.

     Trạng thái đồng cốt.                            (SHLCTĐ, 8)

     - Một từ ngữ hiện đang được dùng để chỉ mọi loại hiện tượng liên quan đến trí (mental phenomena), như là thuật đồng cốt (mediumship), cũng như h́nh thức nhạy cảm cao (the higher form of sensitiveness). Một từ ngữ mới được đặt ra.     

     (CKMTTL, 277)

Tâm thức (consciousness, ư thức):

   Tâm thức là tâm (Psyche) hay là linh hồn, đang tạo ra sự sống tâm thông (psychical life). Đó là nhận thức (awareness) dưới nhân loại, nhân loại và thiêng liêng.           (TLHNMII, 232)

   Sự phối hợp (merging) của năng lượng của sự sống  và năng lượng của thể trí trong cơ cấu con người tạo ra cái mà chúng ta gọi là tâm thức trước tiên là ngă thức (selfconsciousness) và sau rốt là tập thể thức (groupconsciousness). (X. Tập thể thức).                              (TLHNMII, 67)

   Các loại tâm thức:

1.   Phàm ngă thức (personality consciousness) là tâm thức của Ngôi Ba của thánh linh, tức trạng thái sáng tạo (creator aspect). Tâm thức này tác động trong vật chất và chất liệu để tạo ra các h́nh hài mà nhờ đó các tính chất có thể tự biểu hiện, và như thế cho thấy bản chất của thánh linh trên cơi sắc tướng (plane of appearances).

2.   Chân Ngă thức (egoic consciousness) là tâm thức của Ngôi Hai của thánh linh, tâm thức của linh hồn, tự biểu hiện như là tính chất và như là “sắc thái” (“colour”) nội tâm xác định của các sắc tướng. Đương nhiên tâm thức này thay đổi tùy theo năng lực của linh hồn trong bất cứ h́nh hài nào để chế ngự hiện thể của nó, tức vật chất, và để biểu hiện tính chất bẩm sinh qua h́nh hài bên ngoài.

3.   Chân thần thức (monadic consciousness) là tâm thức của Ngôi Một của thánh linh, vốn biểu hiện cho mục tiêu và ư định của sự sống thiêng liêng, nó dùng linh hồn để qua linh hồn đó, cho thấy mục tiêu cố hữu của Thượng Đế.

                                           (TLHNMII, 4)

     - Các loại tâm thức:

a.      Thượng Đế thức (Logoic consciousness) tức là các trạng thái tiếp nối của nhận thức thiêng liêng trong lĩnh vực thái dương.

b.     Hành tinh thức (Planetary consciousness) hay là tâm thức của một Hành Tinh Thượng Đế khi Ngài luân chuyển liên tục qua hệ thống hành tinh.

c.      Chân Ngă thức (Causal consciousness) hay là việc mở rộng liên tục sự hiểu biết sáng suốt của con người từ kiếp này đến kiếp khác.

d.     Nhân loại thức (Human consciousness) hay là sự hiểu biết của con người trên cơi trần, và ngày càng tăng trên cơi cảm dục và cơi trí.

e.     Động vật, thực vật và khoáng chất thức (Animal, vegetable, and mineral consciousness) vốn dĩ khác với nhân loại thức ở nhiều chi tiết, trước nhất ở chỗ nó không phối kết (co-ordinate) hay suy luận (deduce) và nhận biết sự đồng nhất riêng biệt. Nó giống nhân loại thức ở chỗ nó bao hàm sự đáp ứng với các tiếp xúc nối tiếp của các đơn vị có liên quan trong các chu kỳ nhỏ của chúng.

f.       Nguyên tử thức (Atomic consciousness), biểu hiện qua các trạng thái đẩy và hút nối tiếp nhau. Trong định nghĩa cuối cùng này có tàng ẩn ch́a khóa cho các trạng thái tâm thức khác.                                                                                     (LVLCK, 279)

     - Tâm thức có thể được định nghĩa như là năng lực thấu hiểu. Trước tiên, nó có dính líu đến mối liên hệ của Ngă với Phi Ngă, của Chủ thể Nhận thức với Điều được Nhận thức và của Chủ thể Tư Tưởng với những ǵ được tưởng nghĩ đến.

     Đại khái, tâm thức được chia thành:

 1  Tâm thức tuyệt đối....... Thượng Đế không biểu lộ

hay Thượng Đế thức (God consciousness).

“Ta là Linh Ngă”

 2. Tâm thức Đại đồng...... Thượng Đế biểu lộ

    hay Tập Thể thức             Tâm thức của Hành Tinh

(Universal or Group Consciousness.)         Thượng Đế

    “Ta là Cái Đó”

3. Tâm thức cá nhân.......... Tâm thức con người

hay Ngă thức (Individual or Self-consciousness)

“Tôi hiện hữu”

4. Tâm thức (consciousness)    Tâm thức dưới nhân loại

hay Tâm thức nguyên tử (Atomic consciousness)

     Mục tiêu của tâm thức đối với:

1. Một Hành Tinh Thượng Đế ….      Tâm thức tuyệt đối

2. Con người .............................. ..Tập thể thức

3. Nguyên tử.............................. ..Ngă thức    (LVLCK, 243)

     - Tâm thức và sự sống giống hệt nhau (consciousness and life are identical), cả hai tên gọi dùng để chỉ một sự vật khi được xem xét từ bên trong và từ bên ngoài. Không có sự sống nào mà không có tâm thức, không của tâm thức nào mà không có sự sống. Khi nào trong ư tưởng, chúng ta phân chia chúng một cách mơ hồ và phân tích những ǵ chúng ta đă làm, ta thấy rằng chúng ta đă gọi tâm thức hướng vào trong bằng cái tên “Sự sống”, c̣n sự sống hướng ra bên ngoài được gọi bằng danh xưng là “tâm thức”.                                     (KCVTT, 25)

     - Từ ngữ tâm thức xuất phát từ hai chữ Latin: Con, nghĩa là với (with) và scionghĩa là biết (to know), nên theo sát nghĩa là “cái mà với nó chúng ta mới hiểu biết được” (“that with which we know”).                                                                                                               (TTCNT, 99)

     - Tâm thức được giới hạn vào những cái mà con người biết chính ḿnh tượng trưng cho và sở hữu được (to be and have) trong hiện tại - tức là các tính chất (category of qualities), đặc tính (characteristics), năng lực (powers), khuynh hướng (tendencies) và kiến thức (knowledges) đủ loại, chúng tạo thành vốn liếng của một người, mà người đó nhất định là biết hoặc là nhà tâm lư học biết.                           (TLHNM II, 440)

     - Tâm thức trên bất cứ cơi nào có nghĩa là khả năng để đáp ứng với các rung động của cơi đặc biệt đó.          (KCVTT,   41)

Tâm thức, các trạng thái nối tiếp (Succession of states of consciousness).

1. Thực ra, Vũ trụ chỉ là một tập hợp bao la của các trạng thái tâm thức. SD II, 633; I, 70, 626.

2. Tinh thần và tâm thức là các tên gọi đồng nghĩa. SD I, 43, 125, 349, 593.

3. Mọi nguyên tử trong vũ trụ đều được phú cho tâm thức. SD I, 105.

4. Sáu loại tâm thức như được biểu hiện trong Giới Thiên Nhiên trên năm cơi tiến hóa của nhân loại. SD I, 123; II, 678.

a/ Giới khoáng chất 1.

Hoạt động thông tuệ. Mọi nguyên tử đều tỏ ra có khả năng chọn lựa, phân biệt một cách sáng suốt dưới Định luật Hút và Đẩy. SD I, 295.

b/ Giới thực vật 2.

Hoạt động sáng suốt cộng với nhận thức c̣n phôi thai (embryo sensation) hay cảm giác (feeling) phôi thai.

c/ Giới động vật 3.

Hoạt động sáng suốt, nhận thức cộng với bản năng, hay là trí lực phôi thai (embryo mentality). SD III, 573, 574.

Ba loại tâm thức này tiêu biểu cho tâm thức dưới nhân loại (sub-human consciousness).

d/ Nhân loại thức 4 (Human consciousness).

Hoạt động sáng suốt, bác ái hay cảm giác hoàn hảo (perfected feeling) hay nhận thức (realisation) và ư chí, hay mục tiêu sáng suốt. Ba trạng thái. SD I, 215, 231; II, 552; III, 579.

Đây là Ngă thức (Self-consciousness) - trung điểm. SD I, 297.

e/ Tinh thần thức 5 (Spiritual consciousness).

Nhận thức bằng tuệ giác thể (Buddhic realisation). Cái đơn nhất (unit) biết được tập thể của ḿnh. Cái đơn nhất riêng biệt tự đồng nh61t hóa chính ḿnh với cung hay kiểu mẫu của ḿnh. SD  III, 572; I, 183, 623.

f/ Linh thức / Niết Bàn thức 6 (Atmic consciousness).

Tâm thức của đơn vị. Thái Dương Hệ thất phân. SD II, 673, 741)

Hai loại tâm thức này tiêu biểu cho siêu thức (super-consciousness).

Loại tâm thức thứ bảy bao hàm tất cả các loại trên và là Thượng Đế thức (God consciousness). SD II, 740, chú thích.

                   (LVLCK, 278)

Tâm thức Christ : X. Trực giác thức, Tập thể thức, Ư thức Christ.

Tâm thức thiêng liêng (Divine consciousness):

     Bảy cung là toàn bộ của tâm thức thiêng liêng, của Toàn Linh Trí; các Ngài (They) có thể được xem như là Bảy Đấng Thông Tuệ (intelligent Entities), nhờ các Ngài mà thiên cơ được thể hiện.                                                                 (TLHNM I, 59)

Tâm thức tỉnh thức (waking-consciousness):

     - Tâm thức tỉnh thức tức là tâm thức đang tác động trong bộ óc hồng trần (consciousness working in the physical brain).            

                                                            (KCVTT, 115)

     - Tâm thức tỉnh thức là tâm thức đang hoạt động trên cơi trí và trên cơi cảm dục bằng cách dùng chất trí và chất cảm dục làm hiện thể cho nó, tâm thức này được đặt trong bộ óc hồng trần với vai tṛ như Ngă thức (Self- consciousness) và sử dụng bộ óc đó cùng với hệ thần kinh được nối kết của nó như là dụng cụ để ước muốn (willing), để hiểu biết (knowing) và để hoạt động (acting) trên cơi trần.                          (KCVTT, 169)

    - Tâm thức tỉnh thức có thể được định nghĩa như là một phần của tổng thức (total consciousness) vốn đang hoạt động trong bộ óc và hệ thần kinh, và rơ ràng thuộc về Ngă-Thức (Self-conscious).

      …..Khi tâm thức trở thành Ngă thức trên cơi cảm dục và khi bộ óc phát triển đủ để đáp ứng với cacù rung động của Ngă Thức, th́ tâm thức trên cơi cảm dục (astral consciousness) sẽ trở thành một phần của tâm thức tỉnh thức. Măi về sau khi tâm thức trở thành Ngă thức trên cơi trí, và bộ óc phát triển đủ để đáp ứng với các rung động của nó, th́ tâm thức tỉnh thức sẽ gồm cả tâm thức trên cơi trí (mental consciousness). Cứ như thế cho đến khi mọi tâm thức trên năm cơi của chúng ta đều phát triển thành tâm thức tỉnh thức.           (KCVTT,   170-171)

Tâm thức và ngă thức: (Consciousness and Self-consciousness)

    Chính ở trên cơi trần mà tâm thức, trước tiên phải tiến hóa thành Ngă thức.                                                 (KCVTT,     93)

Tâm viên ư mă : (Modifications of thinking principle / Modifications of the mind).

     Tức là các biến thái hoặc các dao đông của thể trí; các biến thái củ nguyên khí suy tư                                         (ASCLH, 9, 26, 339)

Tận tụy (Devotion):

   - Ḷng tận tụy nảy sinh từ và là kết quả của t́nh trạng không hài ḷng (dissatisfaction) cộng với việc sử dụng khả năng chọn lựa (choice). Tùy theo độ sâu đậm của nỗi bất măn (discontent) của con người và năng lực xét đoán thấu suốt của ḿnh, người này vượt qua từ mức độ hài ḷng tạm thời này đến mức độ khác, cứ mỗi lần như vậy, y biểu lộ ḷng tận tụy của ḿnh đối với một ước vọng (desire), một cá nhân (personality), một lư tưởng (ideal) và đối với một cách nh́n (vision) cho đến sau cùng, y hợp nhất chính ḿnh với lư tưởng cao siêu nhất có thể có đối với con người. Trước tiên, đây là linh hồn và kế đó là Đại hồn (Oversoul) hay là Thượng Đế.                (GDTKNM, 21)

- Mỗi người thuộc mọi tŕnh độ đều có sự tận tụy riêng của ḿnh mà y sống v́ đó, trong sự dốt nát, hiểu biết hoặc minh triết, y vận dụng tới mức tối đa luật lệ mà y có thể hiểu được dành cho sự tận tụy đó.

Sự tận tụy có thể thuần túy vật chất, tập trung vào thể xác, vào việc ham muốn vàng, vào các tài sản cụ thể. Y dồn mọi năng lực của ḿnh vào việc t́m cách thỏa măn h́nh thức cụ thể đó và nhờ đó mà học hỏi. Sự tận tụy thuần túy t́nh cảm có thể là mục tiêu của kẻ tận tụy (devotee) - yêu thương vợ con hoặc gia đ́nh, ḷng tự hào (pride) của dân tộc, ưa thích sự mến mộ hoặc khao khát một cái ǵ đó - y dốc hết trọn năng lực của ḿnh vào chúng, dùng thể xác để làm đầy ước muốn của thể t́nh cảm.

Có thể c̣n h́nh thức tận tụy cao hơn, - yêu thích nghệ thuật, hoặc khoa học, hoặc triết học, yêu thích đời sống tôn giáo, khoa học hay nghệ thuật - y cống hiến vào đó các năng lực của xác thân, của t́nh cảm và trí tuệ, và luôn luôn đó là h́nh thức tận tụy.                                                       (LVHLT, 263)

- Sự tận tụy là ư chí kiên tŕ nhất tâm của Thượng Đế được biểu hiện trong một Sự sống, đó là Sự sống của Đấng Chủ Quản Cung Một (Lord of the first ray).                   (TLHNM I, 48)

Tập thể thức (group consciousness):

   - Đó là tâm thức của đại tổng thể mà con người đạt tới nhờ sự phát triển, trước tiên, của biệt ngă thức (individual consciousness) của y, tổng thể các sự sống của bản chất động vật , t́nh cảm và trí tuệ, cộng với tia sáng của thánh linh đang ngự trong h́nh hài mà chúng tạo ra.                                                  (LVHLT, 38)

     - Tập thể thức tức là tâm thức của Thiên Nhân (Heavenly Man).                                                                                                                                                            (TTCNT, 92)

     - Tập thể thức vốn ở trạng thái tiềm tàng, nó mang lại sự nhận thức về Đại Tổng Thể (great Whole), nó vẫn tĩnh lặng (quiescent) trong phần lớn chu kỳ tiến hóa, cho đến khi tiến tŕnh hội nhập đạt tới mức mà phàm ngă đang tác động. Bấy giờ, trung tâm lực đỉnh đầu bắt đầu khai mở và con người trở nên có ư thức theo nghĩa rộng hơn. Bấy giờ, bí huyệt đầu và tim nối liền, chân nhân xuất hiện bằng sự biểu lộ đầy đủ.

                                                (TLHNM II, 415)

Tật xấu (vice):

     - Tật xấu là việc chiếm ưu thế của tính chất giáng hạ tiến hóa (involution) của cùng một mănh lực mà vào giai đoạn sau sẽ hiện ra như là một đức tính (virtue).                     (TVTTHL, 233)

     - Tật xấu là năng lượng của các thể thấp riêng rẻ hay kết hợp lại trong Phàm ngă khi nó kiểm soát các hoạt động của sự sống và xem nhẹ linh hồn hơn là các thể thấp (sheaths) hay là xem nhẹ linh hồn hơn là các thôi thúc và các khuynh hướng của Phàm ngă.                                                         (LVHLT, 202)

Tha thứ (Forgiveness):

     Là hy sinh và là từ bỏ bản ngă của ḿnh, ngay cả từ bỏ chính sự sống của ḿnh v́ kẻ khác và v́ lợi ích của toàn thể tập thể (the wholegroup).                                              (SHLCTĐ, 165)

Thái Dương Hệ (Solar system):

     - Thái Dương Hệ gồm có một mặt trời là tiêu điểm trung ương với các hành tinh đi kèm mặt trời, vốn được giữ trong sự tương quan từ lực trong các quỹ đạo của chúng chung quanh mặt trời.                                                             (TLHNMI, 152)

     - Mười hành tinh hệ (planetary schemes) hợp thành một Thái Dương Hệ.                                                                                                            (LVLCK, 63)

Thái Dương Thượng Đế (Solar Deity, Solar Logos):

     - Một Thái Dương Thượng Đế có hiện thể là bảy hệ thống hành tinh, có không gian là ba cơi vũ trụ (3 cosmic planes).

     (LVLCK, 293)

     - Thái Dương Thượng Đế tức là đại vũ trụ.      (LVLCK, 69)

     - The Grand Man of the Heavens, the Macrocosm, the Solar Logos.                                                                                             (LVLCK, 80)

 

Thái Dương Thiên Thần (Solar Angels):

     Các Đấng phú cho con người Chân Ngă hữu thức bất tử là các “Thái Dương Thiên Thần” - dù là xét về mặt ẩn dụ (metaphorically) hay theo nghĩa đen (literally).(GLBN III, 97)

Thái Dương Tinh Quân: (Manasa-Dhyanis, Solar Devas, Agnishvatta Pitris) là các Đấng Ban Phát (givers) trí tuệ và tâm thức cho con người.                                   (GLBN  I,   233)

Thái Uyên (The Deep): chính là Không Gian.

 (Thư của Chân Sư  379)

Tham ăn và khổ hạnh quá đáng: (Glutton and foolish asceticism)

      Một kẻ tham ăn trong kiếp trước, giờ đây sẽ phải gánh lấy một bộ máy tiêu hóa có khuyết điểm (a faulty digestive system), điều này cũng áp dụng cho người nào cố t́nh tự bỏ đói ḿnh qua sự khổ hạnh quá đáng (thiếu sáng suốt).

                                (VLH,    198)

Tham thiền (meditation, thiền định, Dhyana):

       - Tham thiền tạo ra được 4 điều:

1. Giúp cho hành giả tiếp xúc được với Chân Ngă và chỉnh hợp được ba hạ thể.

2. Đưa hành giả đến trạng thái quân b́nh, không hoàn toàn thụ cảm và tiêu cực, cũng không hoàn toàn tích cực, mà ở điểm thăng bằng. Như vậy, tạo cơ hội cho Chân Ngă, và sau đó là Chân Sư, khuấy động sự quân b́nh đó và điều chỉnh sự rung động trầm lặng này đến một âm điệu (note) cao hơn trước, khiến cho tâm thức rung động với mức độ mới mẻ và cao siêu hơn, và xoay chuyển (nếu tôi có thể diễn đạt như thế) vào phạm vi của Tinh thần tam phân. Bằng cách tham thiền liên tục, toàn thể điểm thăng bằng này ngày càng được nâng cao cho đến khi điểm thu hút thấp trong sự dao động và điều chỉnh không phải ở thể xác, không chạm đến thể cảm dục, không tiếp xúc với thể trí (ngay cả linh hồn thể nữa), mà kể từ đó, con người được an trụ vào tâm thức tinh thần.

3. Tạo thăng bằng cho các rung động thấp trên các phân cảnh thuộc cơi t́nh cảm và cơi trí. Tham thiền bắt đầu làm cho phàm ngă chỉnh hợp được với rung động của phân cảnh thứ ba ở mỗi một trong ba cơi thấp cho đến khi các phân cảnh ba đó được chế ngự. Kế đó, làm cho phàm ngă rung động đồng bộ với rung động của các phân cảnh thứ hai của ba cơi thấp.

4. Tham thiền giúp vào việc chuyển di sự an trụ từ một trong các vi tử thường tồn của phàm ngă vào vi tử tương ứng trong Tam Thượng Thể tinh thần.                                (TVTTHL, 10-11)

- Một điểm mà từ trước đến giờ không được nhấn mạnh tới nhiều, đó là, mục tiêu thực sự của tham thiền là dần dần làm cho Chân Ngă thể rạn nứt, đứt rời và tan ră (fracturing, breaking and shattering).                                              (TVTTHL, 22)

- Năm hiệu quả của tham thiền trong ba cơi thấp:

1/ Thấy được Chân Sư và Chân Ngă trong sâu của trái tim.

2/   Nhận ra được sự rung động.

3/ Đưa vào ư thức của năo bộ hồng trần kư ức về Huyền Viện của Chân Sư và các bài học được truyền dạy nơi đó.

4/ Đạt được phần nào Chân Ngă thức.

5/ Người t́m đạo biết được thành công nhờ âm thanh.

(TVTTHL, 289-293)

- Nói về mặt chuyên môn, tham thiền là tiến tŕnh mà nhờ đó, bí huyệt đầu được khơi hoạt, được đặt dưới sự kiềm chế và sử dụng. Khi xảy ra trường hợp này, linh hồn và Phàm ngă được phối kết, hợp nhất và sự nhất quán (atonement) xảy ra, tạo ra trong người t́m đạo, một ḍng năng lượng tâm linh mănh liệt tuôn tràn vào, thúc đẩy cho toàn bộ con người y hoạt động và phơi bày ra cái thiện cũng như cái ác tiềm tàng. 

(SHLCTĐ, 17)

     - Là năng lực của Chủ thể Tư tưởng sử dụng thể trí như ư muốn và truyền tới năo bộ các tư tưởng cao siêu, các ư niệm trừu tượng và các khái niệm lư tưởng. Thiền định liên quan tới thượng trí và hạ trí.                                                                              (ASCLH, 183)

     - Thiền định chỉ là kéo dài sự định trí và bắt nguồn từ sự khéo léo mà con người có được khi tùy ư “gắn chặt thể trí” vào bất cứ đối tượng đặc biệt nào. Nó theo cùng các quy luật và điều kiện như định trí, cả hai chỉ khác nhau về yếu tố thời gian.                                                                              (ASCLH, 247)

(Đây là giai đoạn hai của thiền).

Tham thiền hữu chủng (meditation with seed):

   Khi tham thiền, tập trung vào việc tạo ra các tư tưởng, đưa các ư niệm trừu tượng và các điều linh cảm được (intuitions) xuống đến các phân cảnh cụ thể của cảnh trí.             (TVTTHL, 58)

Tham thiền huyền linh (occult meditation):

   Tức là tham thiền bằng trí (intellectual meditation).

(TLHNMII, 449)

Tham thiền lúc b́nh minh (Meditation in the morning):

     Việc tham thiền muộn (meditation later) trong ngày, khi các xúc cảm (emotions) đă bị xáo trộn, và khi chúng ở trạng thái hoạt động đầy đủ, th́ không có hiệu quả bao nhiêu. Thời gian tĩnh lặng có được sau giấc ngủ là thời gian thích hợp để tham thiền có hiệu quả. Lúc đó, thể cảm dục, tức bản chất xúc cảm, trở nên yên tĩnh hơn nhiều sau khi thể này đă ch́m vào cái hối hả rộn rịp (bustle) của cơi đời. Có một mănh lực (influence) tốt lành sẽ tuôn tràn ra từ giờ phút b́nh minh yên tĩnh đó, mănh lực này sẽ bảo vệ suốt cả ngày, c̣n các t́nh cảm, nhờ đă lắng dịu và tĩnh lặng, sẽ dễ tuân theo (amenable to) sự kềm chế hơn.                                                                               (KCVTT, 302-303)

 

 

Tham thiền vô chủng (meditation without seed):

   Khi tham thiền, tập trung vào việc chỉnh hợp Chân Ngă và tạo ra sự trống không (vacuum) giữa bộ óc xác thân với Chân Ngă, kết quả là thiên tính hiện ra và tất nhiên là h́nh hài bị phá vỡ, đưa tới sự giải thoát.                                      (TVTTHL, 58)

Thang tiến hóa (The scale of evolution):

     Đạo sinh nên tập cho quen với sự thật rằng tiến lên (rising in) trên thang tiến hóa không phải là chính ḿnh di chuyển (move) từ chỗ này đến chỗ khác mà chỉ là làm cho chính ḿnh ngày càng có thể nhận được nhiều ấn tượng (impressions) hơn.

     (MTNX, 129-130)

Thanh giai (Blue Lodge):

     Thanh giai gồm tất cả các đạo đồ được điểm đạo lần thứ ba, thứ tư và thứ năm.                                                                                     (ĐĐNLVTD, 50)

Thanh giáo : Puritanism.

Thanh luyện thể xác (Refinement of the physical body):

            a/ Bằng thức ăn tinh khiết (By pure food)

Điều này gồm việc ăn chay được chọn lựa với sự phân biện sáng suốt; nó đ̣i hỏi việc chọn ăn chỉ các loại rau và quả mang lại sinh lực. Phán đoán cẩn thận trong việc chọn thức ăn, cố tránh thức ăn khó tiêu; một ít thức ăn tốt lành tinh khiết, tiêu hóa được hoàn toàn là tất cả những ǵ mà một đệ tử cần có. Bạn hỏi đó là những thức ăn nào? Đó là sữa, mật ong, bánh ḿ làm bằng lúa ḿ lứt, tất cả các rau cải mọc ngoài nắng, cam (nhất là cam), chuối, nho khô (raisins), quả hạt (nuts), vài loại khoai tây, gạo lứt, và tôi xin lặp lại lần nữa, chỉ bao nhiêu thức ăn nói trên là đủ đảm bảo cho sự hoạt động.

      b/ Bằng sự sạch sẽ (by cleaniness):

      Dùng nhiều nước, bên ngoài và bên trong, là điều vô cùng thiết yếu.

      c/ Bằng sự ngủ nghê (By sleep):

      Nên luôn luôn ngủ vào khoảng giữa 10 giờ tối và 5 giờ sáng, gần ngoài trời càng nhiều càng tốt.

      d/ Bằng ánh nắng (By sunshine):

Nên t́m cách tiếp xúc nhiều với mặt trời, sinh lực đi đến qua ánh nắng. Mặt trời giết đi tất cả các mầm bệnh và giúp hết đau yếu.

Khi nào 4 nhu cầu này được chú ư đến một cách thích hợp th́ tiến tŕnh thải hồi sẽ diễn ra, và trong ṿng vài năm, trọn cả thể xác sẽ dần thay đổi sự an trụ cho đến lúc cuối cùng, bạn sẽ có một cơ thể cấu tạo bằng vật chất của phân cảnh nguyên tử (atomic subplane matter)…

Việc này có thể mất vài lần luân hồi, nhưng nên nhớ rằng vào mỗi lần luân hồi mới, sẽ được một thể xác có tính chất đúng y (nếu tôi có thể nói thế) như là thể xác được tách ra trước kia vào lúc từ trần. Như vậy, không bao giờ có việc mất thời gian trong việc kiến tạo.

Sau rốt, có hai phương pháp khác giúp cho việc thanh luyện mau hơn:

Dùng ánh sáng màu (coloured light):

Các ánh sáng này được chiếu lên thân thể và đem lại tiến tŕnh giải tán và một kích thích đồng thời của các nguyên tử. Việc này chỉ làm được khi biết rơ chi tiết về các cung; khi biết rơ cung của người nào, việc kích thích sẽ đến từ cách dùng màu riêng của người ấy, việc kiến tạo sẽ xảy ra bằng cách dùng màu bổ túc của y, c̣n việc tan ră chất không cần đến sẽ xảy ra bằng cách dùng màu đối kháng. Sau này, sự hiểu biết này sẽ được truyền cho các đoàn thể lớn đang nắm giữ các Bí pháp, tức Giáo Hội và tổ chức Tam Điểm. Nhưng hăy chờ, v́ chưa đến lúc. Khi các Bí Pháp được phục hồi th́ một số chi tiết sẽ được trao cho hai đoàn thể mà tôi nói ở trên.

Kích thích bằng âm nhạc (stimulation of music):

Một vài âm thanh gây nứt, vỡ. Một số âm thanh khác lại kích thích và thu hút. Khi chủ âm của sự sống một người được biết rơ, khi âm thanh mà y đáp ứng được nhận ra, bấy giờ mới có thể dùng âm thanh trong việc thanh luyện. Hiện nay, tất cả những ǵ có thể có được đối với những ai trong các bạn muốn t́m cách phụng sự là chú tâm vào các điểm cốt yếu nói trên và t́m cách tiếp xúc với các rung động cao.

C̣n một điểm nữa mà tôi muốn đưa ra, đó là việc vận dụng điện lực, có ẩn giấu nhiều điều liên quan đến việc đem lại sinh lực của các thể, nhất là ngay bây giờ, của thể dĩ thái. Mặt trời có công dụng chính là đem lại sinh lực cho thể dĩ thái. Sức nóng của mặt trời là mănh lực điện, thích hợp với nhu cầu của đại đa số bậc trung trong mọi giới của thiên nhiên. Theo ḍng tiến hóa, mănh lực này sẽ có thể mạnh thêm trong các trường hợp cá biệt. Ở đây có chứa một trong các bí mật của điểm đạo.

Thanh luyện thể dĩ thái (The refining of the etheric):

     Việc thanh luyện này trùng với việc thanh luyện thể xác. Phương pháp chính yếu cũng gồm cách sống dưới ánh sáng mặt trời, che chở cho khỏi lạnh và tiêu hóa một vài hỗn hợp gồm các sinh tố mà không bao lâu nữa sẽ được đưa ra cho nhân loại. Hỗn hợp các sinh tố này sẽ được lập thành công thức và chế tạo thành dạng viên thuốc, có hiệu quả trực tiếp trên thể dĩ thái. Việc này chỉ xảy ra khi thể dĩ thái được khoa học nhận biết, và dứt khoát được bao gồm trong việc huấn luyện do trường Đại Học Y Khoa đảm trách. Việc nghiên cứu các bệnh của thể dĩ thái ­- bệnh sung huyết (congestion) và gầy yếu (atrophy) - không bao lâu nữa sẽ là một nghiên cứu được nhận biết và sẽ đưa đến các cách chữa trị và các công thức nhất định. Như đă nói trước đây, tất cả những ǵ mà bạn có thể làm hiện giờ trong việc làm cho thể xác nhị phân được nhạy bén là chú ư đến các quy luật nói trên và để cho thời gian đảm trách phần việc c̣n lại.

Thanh luyện thể cảm dục :

    - Thanh luyện thể cảm dục bằng cách trục xuất các thành phần thấp nhờ tạo ra các rung động đối kháng với chúng, đồng thời thu hút vào cacù chất liệu thanh nhẹ hơn thay thế chỗ của chúng.                                                                      (MTNX,   85)

   - Ở đây, phương pháp tiến hành khác hơn. Thể cảm dục chỉ là một dụng cụ phản chiếu lớn mà thôi. Nó lấy sắc thái và hoạt động của môi trường chung quanh. Nó tiếp nhận ấn tượng của mọi ham muốn thoáng qua. Nó tiếp nhận mọi sự bốc đồng (whim) và sở thích ở môi trường của nó; mọi ḍng chuyển động  (currents) đều làm cho nó hoạt động; mọi âm thanh đều khiến cho nó rung động, trừ phi người t́m đạo ngăn chận được t́nh trạng các việc như thế và luyện cho nó chỉ tiếp thu và ghi nhận các ấn tượng xuất phát từ cơi trực giác xuyên qua Thượng Ngă và do đó, xuyên qua phân cảnh vi tử. Mục tiêu của người t́m đạo là phải tập sao cho thể cảm dục trở nên yên tĩnh và trong suốt như cái gương để nó có thể phản chiếu được đầy đủ. Mục đích của người t́m đạo là làm cho nó chỉ phản chiếu linh hồn thể, chỉ thể hiện sắc thái phù hợp với Đại Luật và hoạt động theo hướng nhất định chứ không thổi lên cơn gió tư tưởng, hay là khơi dậy các làn sóng dục vọng. Nên mô tả thể cảm dục bằng các từ ngữ ǵ? Đó là các từ tĩnh lặng (still), b́nh thản (serene), không xáo động (unruffled), yên tĩnh (at rest), lặng lẽ (quiet), trong sáng, ­- những ǵ truyền chuyển một cách chính xác các ước muốn (wishes), ư muốn (desires), đạo tâm của Chân Ngă chứ không phải của phàm ngă. Điều này sẽ được hoàn thành bằng cách nào? Có nhiều cách, một số cách về phía người t́m đạo, một số cách về phía Chân Sư:

     a/ Bằng cách luôn luôn xem xét mọi ham muốn, mọi động lực và mong ước hiện ra hằng ngày trước mắt, và bằng cách sau đó chú trọng vào tất cả những ǵ thuộc loại cao siêu và ngăn chận những ǵ thuộc loại thấp kém.

     b/ Bằng cách hằng ngày luôn luôn cố gắng giao tiếp với Thượng Ngă phản chiếu các mong muốn của Thượng Ngă trong kiếp sống. Lúc đầu sẽ có sai sót, nhưng dần dần tiến tŕnh kiến tạo nối tiếp, việc an trụ (polarisation) vào thể cảm dục dần dần chuyển lên mỗi phân cảnh cho đến khi đạt đến phân cảnh nguyên tử.

     c/ Bằng các giai đoạn nhất định hằng ngày hướng vào việc làm tĩnh lặng thể cảm dục. Khi tham thiền, người ta nhấn mạnh rất nhiều vào việc làm tĩnh lặng thể trí nhưng nên nhớ rằng việc làm tĩnh lặng bản chất cảm dục là bước mở đầu tiến đến việc làm yên tịnh thể trí; bước này nối tiếp bước khác và nên khôn ngoan bắt đầu ở nấc thang thấp. Mỗi người t́m đạo phải t́m ra cho chính ḿnh chỗ mà y chịu đầu hàng một cách dễ dàng nhất đối với các rung động dữ dội, như là sợ sệt, lo lắng, ham muốn của phàm ngă thuộc bất cứ loại nào, ḷng yêu thương của phàm ngă đối với bất cứ vật ǵ hay người nào, sự năn ḷng, quá nhạy cảm với dư luận quần chúng; kế đó y phải vượt qua rung động bằng cách đặt lên nó một nhịp điệu mới có tính chất thải bỏ và kiến tạo rơ rệt.

     d/ Bằng công việc được làm dựa vào thể cảm dục  vào ban đêm, dưới sự hướng dẫn của các Chân Ngă tiến hóa hơn, hoạt động dưới sự dẫn dắt của một Chân Sư. Việc kích thích rung động hay làm dịu rung động nối tiếp việc áp dụng một vài màu sắc và âm thanh. Vào thời điểm đặc biệt này, có hai màu được dùng cho nhiều người với mục đích đặc biệt để khai mở bí huyệt cổ họng và bí huyệt đầu quan trọng nhất, đó là màu tím (violet) và màu hoàng kim (gold).

Thanh luyện thể  hạ trí :

     Đây là kết quả của cách làm việc chuyên cần và sự phân biện. Cần phải có 3 điều trước khi đạt đến cơi của vi tử thường tồn hạ trí (tức cơi phụ thứ tư của cơi trí-ND), và trước khi tâm thức của linh hồn thể (tâm thức đầy đủ của Thượng Ngă) được đạt tới:

1.     Suy tư sáng suốt, không chỉ về các vấn đề gợi sự chú ư mà c̣n về mọi vấn đề có ảnh hưởng đến nhân loại. Nó bao hàm cách diễn giải vấn đề tư tưởng và khả năng lư giải. Nó cũng có nghĩa là có khả năng để tạo các h́nh tư tưởng bằng chất liệu tư tưởng (thought matter) và dùng các h́nh tư tưởng này vào việc giúp đỡ quần chúng. Kẻ nào không biết suy tư rơ ràng và có một thể hạ trí chưa phát triển là kẻ sống trong sương mù, và một người c̣n trong sương mù th́ chỉ là một người mù dẫn đường cho người mù.

2.     Năng lực làm tĩnh lặng thể hạ trí sao cho tư tưởng từ các phân cảnh trừu tượng và từ các cảnh giới trực giác có thể t́m được một trang giấy tiếp nhận có thể ghi chính các tư tưởng lên đó. Ư tưởng này đă được nhiều sách nói về định trí và tham thiền giải rơ nên tôi không cần nói rơ thêm. Đó là kết quả của việc thực hành vất vả trong nhiều năm.

3.     Một tiến tŕnh rơ rệt do Chân Sư đưa tới với sự sẵn sàng chấp nhận của vị đệ tử, sẽ kết hợp thành một dạng thức bền bĩ các cố gắng và các kết quả đă thâu lượm một cách vất vả trong nhiều năm. Ở mỗi lần điểm đạo, điện lực hay từ lực được đưa vào lại có một hiệu quả tạo ra ổn định. Nó làm cho các kết quả mà vị đệ tử đạt được trở nên bền bĩ. Giống như người thợ gốm làm khuôn và tạo h́nh cho đất sét và sau đó dùng lửa làm cứng lại, người t́m đạo cũng tạo h́nh, nắn khuôn và kiến tạo, rồi để lửa làm rắn chắc lại. Cuộc điểm đạo đánh dấu việc thành đạt lâu dài và bắt đầu chu kỳ nỗ lực mới.

Trên hết, có hai điều cần được nhấn mạnh:

      a/ Một sự bền chí vững chăi không lay chuyển, không để ư đến thời gian cũng như chướng ngại, mà vẫn tiến bước. Khả năng kiên tŕ này giải thích tại sao người không có ǵ đặc sắc lại thường được điểm đạo trước người có siêu tài và trước cả người thu hút được nhiều chú ư hơn. Khả năng sắp xếp nên được ưa chuộng hơn.

 

      b/ Một tiến bộ được tạo ra mà không có sự tự phân tích thái quá. Đừng tự kéo chính bạn lên ở phía rễ để xem coi có sự tăng trưởng hay không. Việc đó làm mất th́ giờ quư báu. Hăy quên sự tiến bộ riêng của bạn bằng cách ḥa hợp với các quy luật và với sự giúp đỡ kẻ khác. Khi làm được như thế, sự giác ngộ có thể đến bất ngờ và bạn sẽ nhận ra mức độ mà ḿnh đă đạt được khi Đấng Điểm Đạo đ̣i bạn diện kiến và làm lễ điểm đạo cho bạn. Bằng cách làm việc chăm chỉ và cố gắng hết ḿnh để tuân theo Thiên Luật (Law) và yêu thương mọi người, bạn đă tạo ra cho các thể của bạn có được chất liệu khiến cho bạn có thể đứng trước Đấng Điểm Đạo. Định luật Hút vĩ đại đang kéo bạn về phía Ngài và không ǵ có thể chống lại Định Luật đó.                                                              (TVTTHL, 334-341)

 

Thánh chiến, Thập Tự chinh : Crusade.

Thánh Địa (Holy Place):

     - Thánh Đoàn (Hierarchy.                            (CTHNM, 633)

     - Thánh Địa, nơi xă thân và phụng sự, tương ứng với sự sống của Chân Ngă hay Thượng Ngă (Higher Self).                      

     (LVLCK, 653)

     - Thánh Địa là nơi mà cuộc điểm đạo hai diễn ra, và một ngày nào đó, vị trí này sẽ được dành cho cơi cảm dục khi ảo giác nơi đây đă được xua tan ít nhiều.         (CTHNM, 281-282)

 

 

Thánh Địa Bất Hoại (Imperisable Sacred Land):

     Lư do có tên gọi này được giải thích rằng “Thánh Địa Bất Hoại” này không bao giờ bị chia sẻ số phận của các lục địa khác, v́ đó là lục địa duy nhất có vận mệnh là sẽ tồn tại từ đầu đến cuối Chu kỳ Khai Nguyên suốt mỗi cuộc tuần hoàn (Round). Đó là cái nôi (cradle) của nhân loại đầu tiên và là trú sở của con người thiêng liêng cuối cùng được chọn làm một Shista cho mầm mống tương lai của nhân loại.               

                                                                                                              (GLBN III, 19-20)

Thánh điện Solomon (Temple of Solomon):

     Tức là linh hồn thể.                                                                                           (TVTTHL, 210)

Thánh Đoàn (Hierarchy) :

  Một tên gọi chỉ các đệ tử đang hoạt động thuộc mọi đẳng cấp.                                                                                                               (SHLCTĐ, 20)

  Thánh Đoàn là một đoàn thể cứu độ (salvaging corps) vĩ đại, gồm có các Đấng Cao Cả (Units of Life) đă giải thoát, có nhiệt tâm, hoạt động theo cấu trúc nhóm với mọi h́nh hài và sự sống trong mọi giới, đặc biệt là với mọi linh hồn.           

(SHLCTĐ, 526)

   Thánh Đoàn là một trạm năng lực và ánh sáng (a station of power and light).                                                                 (SHLCTĐ, 557)

   Nhóm các Đấng Tinh thần (spiritual beings) trên các nội cảnh giới (inner planes) của Thái Dương Hệ, các Ngài là các mănh lực thông tuệ của thiên nhiên, điều khiển các diễn tŕnh tiến hóa. Chính các Ngài tách ra thành 12 Huyền Giai. Trong hệ thống hành tinh của chúng ta, tức hệ địa cầu, có một h́nh phản chiếu (reflection) của Thánh Đoàn này mà các nhà huyền linh học gọi là Đại Đoàn Huyền linh, Thánh Đoàn này hợp thành bởi các vị Chohans, các Chân Sư và các đệ tử được điểm đạo, hoạt động xuyên qua đệ tử của các Ngài và nhờ đó, hoạt động khắp thế gian.                                               (ĐĐNLVTD, 218)

Thánh giai (Lodge, Thiên Đ́nh):

     Gồm các vị được điểm đạo trên năm lần và một nhóm các thiên thần.                                                                                                     (ĐĐNLVTD, 50)

Thánh Vương: Priest-King.

Thành phố Vàng / Kim Thành: (Golden City)

    Cơi phụ thứ năm (tức là cơi phụ thứ ba tính từ trên xuống theo bộ sách của bà A.A.Bailey (ND) của cơi t́nh cảm (cơi cảm dục) được gọi Kim Thành hay Thành Phố Vàng.

             (CKDCLH,   157)     

Thăng thượng (Ascensions):

     Các thăng thượng là kết quả của một tiến tŕnh, một kỹ thuật, một phương pháp (tùy ư bạn chọn từ ngữ nào) của sự thỉnh nguyện (invocation) của cá nhân, nhóm hay giới thấp kém và sự đáp ứng (evocation) của những ǵ cao cả hơn (greater), bao quát hơn (more inclusive) và sáng suốt hơn (more enlightened).                                                             (CVĐĐ, 528)

Thần, Thiên thần (Devas):

     - Devas là các thực thể tiến hóa (progressing entities) của một chu kỳ hành tinh trước.                                                       (GLBN III, 235)

    I. Các Tinh linh cơi trần (Physical plane Elementals).

Các thiên thần có thể được chia thành ba nhóm trên cơi trần:

1. Các tác nhân truyền đạt Ư chí của Thượng Đế.

2. Các tác nhân vận dụng năng lượng được triển khai.

3. Các tác nhân tích chứa thần lực.

1. Các tinh linh thiên nhiên của vật chất trọng trược nhất (The elementals of densest matter).

Đây là các tác nhân hoạt động và tác nhân kiến tạo có liên hệ đến phần hữu h́nh và biểu hiện ra bên ngoài của mọi biểu lộ. Theo nghĩa đen, toàn bộ chúng hợp thành những ǵ mà con người có thể đụng tới, nh́n thấy và tiếp xúc được trên cơi trần.

… Trong số các thần hoạt động thuộc phân cảnh thấp nhất của cơi trần, người ta thấy có một số h́nh thức sự sống ngầm dưới đất mà các sách huyền linh cổ có nói tới. Người ta thấy tận trong ḷng đất có sự tiến hóa của loại tinh linh đặc biệt rất giống với con người. Các vị này có thân thể thuộc loại đặc biệt thô kệch, không thể được xem như thể xác một cách rơ ràng theo tên gọi mà chúng ta hiểu. Họ cư trú trong các vùng đất cố định, hoặc là các nhóm, dưới một h́nh thức cai trị thích hợp với nhu cầu của họ trong các hang động trung ương sâu nhiều dặm dưới lớp vỏ địa cầu. Công việc của các thần này có liên quan chặt chẽ với giới khoáng chất, và các “hỏa thiên thần” (“agnichaitans”) của các đám cháy lớn đều ở dưới sự kiểm soát của các thần này. Các thể của họ được cấu tạo để cho có thể chịu nỗi áp suất lớn. Họ không tùy thuộc vào luồng khí lưu chuyển tự do như con người, mà cũng không bực bội v́ sức nóng cao độ có bên trong địa cầu. Ở đây, chỉ có thể nói ít về các sự sống này, v́ các thần này có liên hệ với các phần ít quan trọng của thể xác của Hành Tinh Thượng Đế, có sự tương ứng về mặt tiểu vũ trụ nơi chân và gị (feet and legs) của con người. Các thần này là một trong các yếu tố gây ra chuyển động vừa quay tṛn vừa tiến tới của một hành tinh.

Liên kết với các thần này là một vài nhóm thực thể cấp thấp mà vị trí của họ theo kiểu này chỉ có thể được mô tả như là có mối liên hệ với các chức năng hành tinh thô sơ hơn. Ít điều đạt được bằng cách bàn rộng về các sự sống này và công việc của họ. Con người không thể tiếp xúc với họ bằng bất cứ cách nào, mà điều đó cũng không đáng ưa thích chút nào. Khi các vị này đă theo đuổi chu kỳ tiến hóa của họ th́ trong chu kỳ sau, họ sẽ chiếm địa vị trong hàng ngũ của một vài nhóm thiên thần có liên quan tới giới động vật.

Thông thường, người ta tưởng là các tiên (fairies), thổ thần (gnomes), thảo mộc thần (elves) và các tinh linh thiên nhiên (nature spirits) đại loại như thế chỉ có trong chất dĩ thái thôi, nhưng không phải vậy. Họ cũng được t́m thấy trong các thể bằng chất hơi và chất lỏng nữa, nhưng sự lầm lẫn xảy ra v́ lư do là nền tảng của những ǵ có thể được thấy hiện ra bên ngoài có cấu tạo bằng dĩ thái. Các sinh linh bé nhỏ bận rộn này thường che đậy các hoạt động ở cơi trần của ḿnh qua tác động của ảo cảm và phóng ra một bức màn lên cái biểu lộ ra bên ngoài của họ. Khi nào có được nhăn thông dĩ thái, bấy giờ sẽ thấy được họ, v́ như chúng ta biết, ảo cảm chỉ là một bức màn phủ lên những ǵ hữu h́nh.

… Giới chim chóc có liên quan đặc biệt với cơ tiến hóa của thiên thần.

Một vài nhóm thiên thần muốn chuyển vào giới nhân loại, nhờ đă phát triển một vài khả năng, có thể làm như thế xuyên qua giới chim, và một vài thiên thần muốn giao tiếp được với con người, cũng có thể làm như thế xuyên qua giới chim. Chân lư này được đề cập tới trong Thánh Kinh Cơ Đốc và các tranh ảnh Cơ Đốc Giáo bằng các thiên thần thường được mô tả như là có cánh.

… Nhiều thiên thần vượt qua khỏi nhóm các sinh linh thụ động với nỗ lực để trở thành các sinh linh hoạt động xuyên qua giới chim, và trước khi trở thành tiên, thảo mộc thần, thổ thần hoặc các tinh linh khác (sprites), phải trải qua một số chu kỳ trong lĩnh vực điểu cầm (bird realm)…

2. Các tinh linh thiên nhiên và các thiên thần thứ yếu của chất lỏng (Elementals and lesser devas of liquid matter).

Nhiều nhóm thủy thần (water devas) thuộc loại hoạt động đă được các văn sĩ viết thần thoại tập hợp một cách sơ sài dưới các tên gọi nữ thủy tiên (undines), nữ nhân ngư (mermaids) và các cách diễn tả khác, c̣n nhiều nữa, và điều này tất nhiên rơ ràng thôi khi nhớ rằng tổng số nước trên địa cầu  (biển lớn, biển nhỏ, sông, hồ và suối) vượt xa phần khô hay đất liền, và mọi giọt nước trong chính nó là một sự sống bé nhỏ, làm tṛn chức năng của nó và chạy suốt chu kỳ của nó. Các h́nh thức thần thoại nói ở trên chỉ là vô số sự sống tạo thành một h́nh hài mà qua đó, vị thần đang tiến hóa t́m cách biểu lộ.

… Con đường phụng sự đối với chính các thủy thần là công việc trọng đại: nuôi dưỡng mọi sự sống thực vật và động vật trên hành tinh. Đối với các thần này, mục tiêu là tiến nhập vào nhóm các thiên thần cao hơn mà chúng ta gọi là các khí thần hay hỏa thần (gaseous or fire devas). Qua tác động của lửa của các thần này trên nước, các thần này tạo ra tŕnh tự bay hơi, ngưng tụ và sau rốt, lắng đọng lại, mà -nhờ hoạt động thường xuyên của tŕnh tự đó - nuôi dưỡng  mọi sự sống trên địa cầu…

Nói một cách tổng quát, cần phải nhớ rằng, trong diễn tŕnh tiến hóa, các thần đất (earth devas) có vật chất trọng trược nhất trở thành thần nước và sau rốt, con đường của họ là tiến lên cơi cảm dục, chất lỏng vũ trụ. Các thần nước của cơi hồng trần, qua việc phụng sự, t́m thấy con đường của họ trên phân cảnh chất hơi và kế đó, đến chất hơi vũ trụ, trở thành các thần của cơi trí. Theo nghĩa đen và về mặt huyền linh, điều này là việc chuyển hóa dục vọng thành tư tưởng.

Sau rốt, các khí thần trở thành các thần của chất dĩ thái thứ tư, rồi từ đó, trong các thiên kỷ dài, t́m đường đến chất dĩ thái thứ tư của vũ trụ, cơi Bồ Đề…

3. Các thần thuộc phân cảnh hơi (Devas of the gaseous subplane).

Khi bàn đến các tinh linh ngũ hành (elementals) hay các thần bậc thấp (lesser devas), dưới các thần hoạt động của nhóm mở rộng này, chúng ta bàn đến các hỏa thần và bàn đến các hỏa tinh linh (fiery essences)  thuộc loại thiết yếu mà có thể được nh́n thấy đang biểu lộ dưới vô số h́nh thức. Một vài tế phân của nhóm này được biết như sau:

Các Hỏa sinh linh (Salamanders or fiery lives) được những người có nhăn thông nh́n thấy đang nhảy nhót trong các ngọn lửa ḷ hoặc lửa hỏa sơn; nhóm này có thể được chia nhỏ thành bốn nhóm tùy theo màu sắc - đỏ, cam, vàng và tím - nhóm màu tím rất gần với các thần của chất dĩ thái thứ tư.

Các Hỏa thiên thần (Agnichaitans), đây là một thuật ngữ dùng để chỉ các hỏa sinh linh, vốn là toàn thể chất liệu của cảnh giới được xét trong phần đầu của phần khái luận này, và cũng để chỉ các tinh chất nhỏ bé vốn tạo thành các lửa biểu lộ. Khi bản chất điện khí của cơi trần được t́m hiểu và nghiên cứu, và t́nh trạng thực sự của nó được hiểu rơ, th́ thực tại về sự hiện hữu của các hỏa thiên thần này sẽ hiện rơ ra.

… Các hỏa thiên thần thuộc phân cảnh thứ ba này đặc biệt xuất hiện dưới ảnh hưởng của năng lượng Thổ tinh. Các thần này là các tác nhân dung hợp (fusers) vĩ đại của vật chất, và chính sự chuyển hóa của các kim loại xảy ra đều có liên quan với các thần này. Các vị này có liên hệ  với giới khoáng chất tương tự như mối liên hệ mà các thủy thần đang có đối với giới thực vật và động vật. Các ngài liên hệ với bí huyệt cổ họng của một Hành Tinh Thượng Đế và của một Thái Dương Thượng Đế, và chính nhờ hoạt động của ngài mà việc truyền âm thanh qua không khí mới xảy ra được. Điều có thể làm kinh ngạc các đạo sinh và những nhà phát minh nếu họ hiểu được rằng sự phát triển nhanh chóng hiện nay của vô tuyến truyền thông ở khắp nơi là do sự tiếp xúc nhanh chóng với rung động con người của một nhóm các sinh linh hỏa thần mà từ trước đến giờ không được tiếp xúc.

II. Các Tinh linh thiên nhiên thuộc các phân cảnh dĩ thái (Elementals of the Ethers).

Bây giờ, chúng ta xem xét các phân cảnh dĩ thái của cơi trần hay là 4 phân cảnh cao nhất của cảnh hồng trần. Các phân cảnh dĩ thái này chỉ là các mức độ vật chất của cơi trần thuộc loại hiếm hơn và được tinh luyện hơn tuy thuộc về cơi trần.

Trong đa số sách giáo khoa, chúng được đặt tên như sau:

1. Dĩ thái 1 hay chất liệu vi tử (atomic matter).

2. Dĩ thái 2 hay chất liệu á vi tử (sub-atomic matter).

3. Dĩ thái 3 hay chất liệu siêu dĩ thái (super-etheric matter).

4. Dĩ thái 4 hay chất dĩ thái đơn thuần (simply etheric matter).

Cho đến nay, dĩ thái 4 là chất duy nhất được các nhà khoa học nhận biết và là đề mục trong các t́m ṭi hiện nay của họ, mặc dù họ có thể hiểu được chút ít chất này.

… Có nhiều loại sự sống được tiếp xúc trên 4 phân cảnh dĩ thái, nhưng hiện nay chúng ta chỉ có thể quan tâm đến sự sống thiên thần, nên nhớ rằng, cơ tiến hóa thiên thần cũng quan trọng ngang với cơ tiến hóa của nhân loại. Các thiên thần này rất nhiều, thuộc loại tiến hóa giáng hạ và tiến hóa thăng thượng, và thuộc mọi đẳng cấp và hạng loại. Nắm quyền kiểm soát các vị thiên thần này trên cơi trần là vị đại thiên thần Kshiti. Ngài là vị thiên thần có cấp đẳng và quyền năng ngang với Đức Đế Quân (Chohan) của một Cung. Ngài chủ tŕ mọi sự việc bên ngoài giới nhân loại trên cơi trần, trong Hội Đồng Lănh Đạo của Ngài (Council) có bốn vị tinh quân thiên thần (deva lords) phụ tá thuộc bốn phân cảnh dĩ thái. Ngài cùng với 4 vị thiên thần phụ tá này, chủ tŕ một Hội Đồng lănh đạo kém quan trọng hơn gồm bảy vị thiên thần đang vận dụng tất cả những ǵ liên quan đến cơ tiến hóa thiên thần và liên quan đến công việc của các vị thần kiến tạo lớn và nhỏ (greater and lesser builder).

Hiện nay, vị thiên thần Quản trị (deva Ruler) của dĩ thái 4 hay dĩ thái thấp nhất, đă ủy thác cho một thành viên thuộc Hội Đồng Lănh Đạo của Ngài gặp gỡ với một vài Chân Sư với hai mục tiêu đặc biệt, một là xét xem việc tiến gần của hai đường tiến hóa, nhân loại và thiên thần, bây giờ có thể được phép thử nghiệm hay không, và, hai là hé lộ một vài phương pháp chữa trị và các nguyên nhân của việc khiếm khuyết thể chất vốn có sẵn trong thể dĩ thái.

Các thần thuộc mọi chủng loại và màu sắc được t́m thấy trên các phân cảnh dĩ thái của cơi trần, nhưng màu thông dụng là màu tím, v́ thế, thuật ngữ rất thường được dùng là “thiên thần bóng tối” (“devas of the shadows”).

Các thiên thần bóng tối này có màu tím thẫm (dark purple) trên phân cảnh dĩ thái 4, có màu tím sáng (lighter purple) giống nhiều với màu tím xanh (violet) trên phân cành dĩ thái 3, có màu tím sáng (light violet) trên phân cảnh dĩ thái 2, trong khi ở trên phân cảnh vi tử, các thần này có màu oải hương mờ (đỏ nhạt).

Một vài nhóm thiên thần được tiếp xúc trên cơi trần như sau:

1. Bốn nhóm thần màu tím xanh, kết hợp với dĩ thái h́nh  của tất cả những ǵ hiện hữu trên cơi trần. Bốn nhóm này được chia thành hai phần nhỏ, một phần liên kết với việc tạo ra dĩ thái h́nh, và phần kia lấy chất liệu của ḿnh tạo ra dĩ thái h́nh.

2. Các thần màu lục của giới thực vật. Các thần này cũng chia ra hai nhóm nhỏ. Các Ngài tiến hóa cao và phần lớn sẽ được tiếp xúc theo các đường từ điện. Các đại thiên thần thuộc đẳng cấp này cai quản các địa điểm từ lực (magnetic spots) của địa cầu, bảo vệ sự cô tịch (solitude) của các khu rừng, ǵn giữ các khoảng không nguyên vẹn trên hành tinh vốn cần được tránh sự xâm phạm; các thần này bảo vệ các chỗ đó khỏi sự quấy rầy, và hiện nay, cùng với các thiên thần màu tím, đang hoạt động rơ rệt, dù là tạm thời, dưới quyền Đức Di Lạc (Lord Maitreya).

Các Đại Thiên Thần (Raja Lords) của cơi cảm dục, tức Varuna và huynh đệ của Ngài là Kshiti, đă được triệu vời đến Huyền linh Nội điện của Thánh Đoàn để tham vấn riêng, và giống như các Chân Sư đang nỗ lực để chuẩn bị nhân loại cho việc phụng sự khi Đức Chưởng Giáo đến, cũng thế, các Đại Thiên Thần này đang hoạt động theo các đường lối tương tự đối với các thiên thần. Các Ngài nhiệt thành với công việc của các Ngài, nhưng bị con người gây nhiều trở ngại.

3. Các bạch thần (white devas) của không khí và nước, đang cai quản bầu không khí, hoạt động với một vài khía cạnh của hiện tượng điện và kiểm soát biển, sông, suối. Từ trong số các Ngài, vào một giai đoạn tiến hóa nào đó, được qui tụ thành các thiên thần bảo vệ của nhân loại khi đang lâm phàm trên cơi trần. Mỗi đơn vị của gia đ́nh nhân loại đều có thiên thần bảo vệ của ḿnh.

Mỗi nhóm thiên thần có một số phương pháp phát triển đặc biệt và một số phương tiện, nhờ đó họ tiến hóa và đạt được mục tiêu riêng biệt.

Đối với thiên thần màu tím, con đường thành đạt nằm ở chỗ làm hoàn thiện thể xác theo loại lĩnh vực của nó qua cảm giác và qua việc giáo dục.

Đối với thiên thần màu lục, con đường phụng sự được nhận thấy bằng việc từ điện hóa mà cho đến nay nhân loại không biết ǵ về việc đó. Nhờ năng lực này, các Ngài hành động như là tác nhân bảo vệ sự sống thực vật và các địa điểm linh thiêng của địa cầu; công việc của các Ngài ẩn chứa sự an toàn của xác thân con người, v́ đối với phần c̣n lại của  này, việc nuôi dưỡng thể xác con người đến từ giới thực vật.

Đối với các bạch thần, con đường phụng sự là bảo vệ các cá nhân của gia đ́nh nhân loại, săn sóc và cách ly các kiểu mẫu, kiểm soát các tinh linh ngũ hành của nước và không khí và nhiều loại liên quan đến giới cá.

… Có một nhóm thần khác mà cho đến nay không thể truyền đạt ǵ nhiều. Các thần này đến từ một hệ thống hành tinh khác và là các chuyên gia trong đường lối đặc biệt của các Ngài. Các Ngài đă đạt đến hay đă qua giới nhân loại và có đẳng cấp ngang hàng với một số thành viên của Thánh Đoàn, đă chọn ở lại và làm việc có liên quan với việc tiến hóa ở cơi trần. Các Ngài không đông lắm, chỉ có 12 vị. Bốn vị làm việc trong nhóm thiên thần tím, năm vị trong nhóm màu lục, hai vị trong nhóm thần màu trắng, với một vị chủ tŕ có cấp đẳng ngang với một Chohan. Con số cơ tiến hóa thiên thần là 6, v́ con số của con người hiện giờ là 5, và v́ 10 tượng trưng con người hoàn thiện, thế nên, 12 tượng trưng cho sự hoàn thiện trong giới thiên thần. Nhóm này chủ tŕ ba nhóm liệt kê trước kia. C̣n có một vài nhóm phụ.

Dưới quyền nhóm một là tất cả các tinh linh thiên nhiên hoạt động với các dĩ thái h́nh của con người, tất cả các tinh linh thiên nhiên hợp thành thể dĩ thái mà trong đó là sự sống, và tất cả các tinh linh thiên nhiên hoạt động với đối phần dĩ thái của cái gọi là các vật bất động (inanimate objects). Các tinh linh thiên nhiên này được gọi theo thứ tự và t́m quan trọng của mức tiến hóa của họ, Thiên thần màu tím ở trên đường tiến hóa thăng thượng; các tinh linh thiên nhiên ở trên đường tiến hóa giáng hạ, mục tiêu của chúng là đi vào giới thiên thần màu tím.

Dưới quyền nhóm hai có các thảo tiên (fairies) của sự sống thực vật, các thảo mộc thần (elves) đang kiến tạo và tô điểm các loài hoa, các sinh linh nhỏ bé rực rỡ (radiant little beings) sống trong rừng bụi (woods) và đồng nội (fields), các tinh linh làm việc với các loại trái cây, rau cỏ và với tất cả những ǵ dẫn đến việc bao phủ đất đai bằng cây xanh. Kết hợp với các tinh linh này là các thiên thần từ điện cấp thấp, các vị này liên kết với các địa điểm linh thiêng (sacred spots), với bùa chú (talismans) và với các linh thạch (stones), và cũng có một nhóm đặc biệt chung quanh các chỗ ở của các Chân Sư bất cứ nơi nào.

Dưới quyền nhóm 3 là các tinh linh của không khí và biển, các phong tiên (sylphs), các thủy tiên (water fairies) và các thần che chở từng người.

Ở đây chỉ là các gợi ư tổng quát. Danh sách này chưa đầy đủ và không bao gồm các tinh linh thô thiển, các thần lùn (brownies) và các thần sống ở chỗ tối tăm của địa cầu, các thành phố và các chỗ đất ngầm của vỏ địa cầu.

Các thiên thần dĩ thái mang trên trán một biểu tượng mờ mờ có h́nh trăng lưỡi liềm và nhờ thế, những người có nhăn thông có thể phân biệt họ với các thiên thần cảm dục.

Khi nghiên cứu các thiên thần dĩ thái- bao giờ c̣n xét theo khía cạnh biểu lộ -, chúng ta thấy họ thuộc vào hai nhóm chính. Mỗi nhóm được tiêu biểu trên mỗi một trong bốn phân cảnh, và sự phối hợp này phải được xem như chỉ là một phương cách biến phân trong số nhiều cách có thể có. Trước tiên, các nhóm này là các vị thần vốn là tác nhân truyền prana đến mọi h́nh thức sự sống. Các Ngài là một nhóm thần trung gian và có thể được xem như là các tác nhân cung cấp năng lượng trong các biến phân khác nhau. Thứ hai, các thần này hợp thành các thể dĩ thái của mọi h́nh hài đang biểu lộ. Các thần này hợp thành đa số các thần hạ đẳng.    

                                                                   (LVLCK, 890,…, 915)

   Các Thiên thần ở trên con đường tiến hóa thăng thượng. Như bạn biết, các thần là các nhà Kiến tạo (Builders) của Thái Dương Hệ, hoạt động theo hàng ngũ chặt chẽ và có phân cấp, có các vị thần (Devas) ngang hàng với các Hành Tinh Thượng Đế và các Đấng Cai quản (Rulers) 5 cơi tiến hóa của con người, ngang hàng với một Master được 7 lần điểm đạo. Có các Vị khác đạt mức tiến hóa (theo đường lối riêng của các Ngài) ngang với một Chân Sư 5 lần điểm đạo, và các vị này hoạt động một cách hữu thức và tự nguyện với các Chân Sư của Đại Đoàn Huyền linh. Các Ngài cũng có ở trong các đẳng cấp thấp hơn, xuống tới các devas kiến tạo nhỏ, đang hoạt động gần như một cách vô thức trong các nhóm, kiến tạo nhiều h́nh hài cần thiết cho cuộc sống đang tiến hóa.           

                                                                                    (TVTTHL, 174)

   Trong Bắc Phạn ngữ, Deva có nghĩa là vị thần rực rỡ. Deva là một thực thể thiên giới hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc vừa phải. Devas được chia thành nhiều nhóm, không những được gọi là thiên thần (angels) và tổng thiên thần (archangels) mà c̣n được gọi là các tác nhân kiến tạo lớn và nhỏ.         

                                                                   (ĐĐNLVTD, 217)

Thần chất (Deva substance, chất liệu của thiên thần):

     - Tinh chất kiến tạo (building essence) tức là thần chất.

     - Vật chất được các Agnishvatta làm linh hoạt (vitalised).          

                                                              (LVLCK, 936, 774)

Thần chú (hay Linh từ, Mantrams, Mantric Sounds):

     - Là những đoạn (verses) rút từ kinh Vedas. Theo nghĩa công truyềøn (exoteric sense) th́ thần chú (hay khả năng tâm thông hoặc quyền năng để truyền đạt nhận thức hoặc tư tưởng) là phần cổ xưa của kinh Vedas, phần thứ nh́ gồm các kinh Brahmanas. Theo ngữ cú nội môn (esoteric phraseology) th́ thần chú là Thượng Đế đă hiện thân (the Word made flesh) hay làm cho biểu hiện ra ngoài (rendered objective) nhờ huyền thuật (divine magic). Một h́nh thức các ngôn từ hay các âm vận được sắp có tiết điệu sao cho khi được xướng lên sẽ tạo ra một số rung động.                                                           (ĐĐNLVTD, 221)

     - Thần chú là tập hợp các âm thanh, các từ và các nhóm từ để nhờ một vài hiệu quả nhịp nhàng mà đạt được các kết quả vốn không thể có được nếu không có chúng. Cho đến nay, thần chú linh thiêng nhất trong tất cả các thần chú ở Đông Phương được đưa ra cho quần chúng là thần chú nằm trong các linh từ “OM MANI PADME HUM”. Mỗi vần của nhóm linh từ này đều có một mănh lực huyền bí và toàn thể nhóm có 7 ư nghĩa có thể mang lại 7 kết quả khác nhau.

   Có nhiều h́nh thức thần chú khác nhau dựa vào công thức này và dựa vào Linh từ, mà nếu được ngân lên một cách nhịp nhàng và bằng nhiều khóa (key) khác nhau sẽ hoàn thành được một số mục tiêu mong muốn như là triệu thỉnh các thiên thần hộ tŕ và thực hiện được công việc nhất định, có tính chất xây dựng hoặc có tính chất hủy diệt trên các cơi.

   Sức mạnh của thần chú tùy thuộc vào tŕnh độ tiến hóa của người sử dụng. Khi được phát ra bởi người thường, nó có công dụng khơi dậy phần thánh thiện trong các thể của người ấy, che chở cho y và cũng sẽ tỏ ra có ảnh hưởng tốt lành lên quanh y. Nếu được một cao đồ hay đệ tử điểm đạo phát ra th́ khả năng tạo điều lành của nó rộng lớn hơn nhiều.

   Thần chú có nhiều loại và nói chung có thể được liệt kê như sau:

1. Một số thần chú rất huyền bí, nằm dưới h́nh thức tiếng Sensa nguyên thủy dưới sự trông nom của Đại Bạch Giai.

2. Một số thần chú bằng tiếng Sanskrit được các đệ tử điểm đạo và các cao đồ sử dụng.

3. Các thần chú có liên quan đến các cung khác nhau.

4. Các thần chú được dùng để chữa bệnh.

5. Các thần chú  được dùng trong các phần hành của Đức Bàn Cổ, Đức Di Lạc Bồ tát hay Đức Văn Minh Bồ Tát.

6. Các thần chú được dùng liên quan tới các thiên thần và các giới Tinh linh.

7. Các thần chú đặc biệt liên quan với lửa.

   Tất cả các thần chú này có được sức mạnh nhờ vào âm thanh và sự nhịp nhàng và nhờ vào việc nhấn mạnh âm vận được ban phát cho chúng khi xướng và ngâm lên. Chúng cũng tùy thuộc vào năng lực h́nh dung và muốn có kết quả của người sử dụng chúng.                                                                                        (LVLCK, 926)

Thần chú đưa tới quyền năng (Mantrams of power):

     Các thần chú nắm giữ bí mật của quyền năng, đại lược có bốn loại:

a/ Loại quan trọng nhất là thần chú hộ thân (protective mantrams).

b/ Loại thần chú kêu gọi các tinh linh và thiên thần cấp thấp, đưa họ vào phạm vi thu hút của kẻ kêu gọi họ.

c/ Loại thần chú để đặt ư muốn của người kêu gọi lên các tinh linh và thiên thần cấp thấp (lesser devas).

d/ Loại thần chú làm ngưng sự thu hút (break the charm), tạm gọi thế, và đặt các tinh linh cùng thiên thần trở lại ngoài phạm vi thu hút của người kêu gọi.

Bốn nhóm thần chú này đặc biệt liên quan đến việc kêu gọi và tiếp xúc với các đẳng cấp thấp, không được dùng nhiều, trừ phi được các đạo đồ và Chân Sư dùng đến, v́ theo qui tắc chung, các vị này hoạt động qua trung gian các thiên thần chỉ đạo và các vị kiến tạo cấp cao.                             (TVTTHL, 177)

Thần học (Theology):

     Dù cho các thuyết của khoa học có thể sai lầm, duy vật và đầy thiên kiến đi nữa, chúng cũng c̣n gần với chân lư cả ngàn lần hơn là các kỳ quặc (vagaries0 của thần học. Trừ kẻ tin mù quáng và kẻ cuồng tín cứng đầu nhất, c̣n đối với mọi người, thần học đang trong cơn dẫy chết (death agony), hay nói cho đúng hơn, số người bênh vực thần học nay đă đuối lư.       

                        (GLBN II, 36)

Thần Hộ mạng (“Guardian Angel”):

     “Thần Hộ Mạng” là h́nh ảnh lu mờ của Thiên Thần Bản Lai Diện Mục, Thái Dương Thiên Thần, vốn theo sát mỗi con người từ lúc sinh ra cho đến lúc ĺa đời, biểu hiện nhiều nhất cho ánh sáng sẵn sàng khả dụng mà con người - vào bất cứ thời điểm  được định nào trên con đường tiến hóa - có thể sử dụng và biểu lộ.                                                     (TLHNM II, 357)

Thần kinh lực (Nervous force):

     Thần kinh lực được người Ấn Độ gọi là Prana. Nó được trí tuệ kềm chế xuyên qua năo bộ. Nó là sinh lực (vitality) khơi hoạt các cơ quan cảm giác và tạo ra sự sống hướng ngoại của con người. Nó có phương tiện phân phối là hệ thần kinh, xuyên qua một vài trung tâm phân phối lớn gọi là các bí huyệt (plexi) hay liên hoa (lotuses).                                    (ASCLH, 328)

Thần luận : Deism.

Thần lực (Forces, Shaktis):

Có sáu thần lực của Thiên nhiên. Sáu thần lực này là ǵ?

a/ Chúng là các loại (types) năng lượng.

b/ Chúng là tính chất hay đặc tính năng động của một Hành Tinh Thượng Đế.

c/ Chúng là sinh lực của một Hành Tinh Thượng Đế được định hướng vào một hướng nào đó.

Các “thần lực” (“Shaktis”) gồm có như sau:

1. Parashakti (Tối thượng thần lực):

Theo nghĩa đen là thần lực, năng lượng và bức xạ tối cao ở trong và xuất phát từ vật chất.

2. Jnanashakti (Trí tuệ thần lực):

Thần lực của trí năng hay thể trí.

3. Ichchhashakti (Ư chí thần lực):

Quyền năng của ư chí, tức là thần lực trong lúc tạo ra sự biểu lộ.

4. Kriyashakti (Tác động thần lực):

Thần lực làm thể hiện lư tưởng.

5. Kundalini shakti (Hỏa hậu thần lực):

Thần lực làm cho các liên hệ bên trong thích ứng với các liên hệ bên ngoài.

6. Mantrikashakti (Linh từ thần lực):

Thần lực tiềm phục trong âm thanh, ngôn từ và âm nhạc.

                                                                                                        (LVLCK, 395-396)

Thần nhăn (Clairvoyance): X. Nhăn thông.

Thần thông (power, siddhis): X. quyền năng, huyền công.

Thần Tú:  Shin-Sieu

Thập giá chính yếu (Cardinal Cross):

            Thập giá chính yếu chi phối Chân Sư khi Ngài vượt qua năm cuộc điểm đạo c̣n lại. Điều khá lạ lùng là cuộc điểm đạo thứ tư không bị thập giá cố định lẫn thập giá chính yếu chi phối.         

Thập giá cố định (Fixed Cross):

     Thập giá cố định chi phối năm cơi tiến hóa của con người và có ảnh hưởng tới kinh nghiệm của tất cả các đệ tử. Như thế, trong khi ở trên thập giá này, nhờ giới luật và các kinh nghiệm đạt được, vị đệ tử vượt qua được hết từ bỏ này đến từ bỏ khác cho đến khi đạt được tự do và giải thoát hoàn toàn.

Thập giá khả chuyển (Mutable cross):

Thập giá khả chuyển chi phối ba cơi thấp, đặc biệt là cơi cảm dục. Kẻ thường nhân “chịu thập giá h́nh” (“crucified”) trên thập giá này măi đến khi nào y đạt được kinh nghiệm cần thiết và tự tái định hướng một cách hữu thức sang một giai đoạn tiến hóa khác.                                                                              (CVĐĐ, 693-694)

Thất diệp thọ, thất diệp thụ : X. Saptaparna.

Thất vọng (despair):

   Thất vọng là hậu quả của sự hối tiếc, xảy ra trong thể hạ trí và chính nó là một đặc tính của những ǵ có thể được gọi là “bản chất thể trí không phục hồi được” (“unregenerate mental nature”).                                                                     (ASCLH, 71)

Thấu hiểu (Apprehension):

   Trong số các nhà tâm lư học huyền linh, người ta thường thừa nhận rằng có 3 cách thấu hiểu:

   1. Tri giác trực tiếp (Direct cognition):

   Xuyên qua con đường của các giác quan, khi được sử dụng, mỗi giác quan khiến cho người vận dụng tiếp xúc với một t́m rung động riêng biệt, biểu hiện thành h́nh hài.

   2. Suy diễn hay suy luận (deduction or inference):

   Do chủ thể tri giác (cogniser) dùng năng lực lư luận của thể trí liên quan đến cái không thể nhận biết trực tiếp được. Đối với đạo sinh huyền linh học, đây là việc sử dụng luật Tương ứng hay luật Tương đồng (Law of Correspondences or of Analogy)

   3. Nhận thức trực tiếp của người luyện yoga hay chủ thể quan sát (seer):

   Tập trung vào tâm thức của Chân Ngă trên cơi riêng của Chân Ngă. Đạt được điều này nhờ sử dụng đúng thể trí như là cơ quan để nh́n và truyền đạt.                         (ASCLH, 1516)

Thấy được Chân Ngă : X. Năng lực kiến tánh.

 

Thế giới bên trong (Subjective world):

     Tức là cảm dục giới (astral world).                       (LVLCK, 1130)

Thế giới biểu tượng (world of symbols):

   Là thế giới của sự sống Phàm ngă, của thế giới hiện tượng, v́ giai đoạn đó bao gồm ba cơi tiến hóa của nhân loại.                       (CVĐĐ, 286)

Thế giới của ảo cảm (World of glamour):

     Thế giới của cơi cảm dục và của các xúc cảm.

(SHLCTĐ, 359)

Thế giới của ảo tưởng (World of illusion):

     Thế giới của cơi trí.                                                                   (SHLCTĐ, 359)

Thế giới của giác quan: (world of the senses).

     Thế giới của giác quan tức là vũ trụ ngoại tại (external universe).                                                             (GLTNVT , 36)

Thế giới hậu quả (world of effects):

     - Phàm Ngă là h́nh ảnh (reflection) của Chân Ngă trong thế giới hậu quả.                                                                               (ASCLH, 163)

     - Thế giới hậu quả tức là Kama loka.                                     (PGNM, 84)

Thế giới hiện tồn (World of being):

   Thế giới hiện tồn tức là thế giới của linh hồn.

(TLHNMI, 161)

Thế giới hiện tượng (World of phenomena):

   Là ba cơi tiến hóa của nhân loại (three worlds of human evolution).                                                                                                                   (GDTKNM, 60)

Thế giới linh hồn (World of souls):

     Thế giới linh hồn ở trên các phân cảnh thượng trí (Higher mental levels).                                                                                              (TLHNM II, 116)

Thế giới liễu nghĩa (World of significance):

   Là thế giới của Tam Thượng Thể Tinh Thần mà con người chỉ giao tiếp được một cách hoàn toàn tự do sau lần điểm đạo 3.                                                                                     (CVĐĐ, 286)

   Thế giới liễu nghĩa, thế giới của thực tại và của chân lư cơ bản.                                                                                                                                                   (CVĐĐ, 303)

Thế giới nguyên h́nh (Archetypal world):

     Thế giới nguyên h́nh không phải là thế giới khi nó đă hiện hữu trong trí của Hành Tinh Thượng Đế mà là kiểu mẫu đầu tiên (first model) được tạo ra.                                                   (MTNX, 349)

Thế giới nguyên h́nh (World of pattern, Cơi nguyên h́nh):

     Thế giới nguyên h́nh ở bên dưới mọi hoạt động của Đại Hồn (Over-soul) và các linh hồn cá biệt (individual souls). Đừng quên rằng, thuật ngữ “individual souls” chỉ là một cách diễn đạt có giới hạn do cái trí chia rẽ dùng để chỉ các trạng thái của thực tại duy nhất.                                                                   (TLHNM II, 55)

Thế giới nguyên nhân (World of causes):

   Vị đệ tử điểm đạo (đạo đồ, initiate) sống trong thế giới nguyên nhân, v́ hiển nhiên, đây là thế giới của điểm đạo (world of initiation).                                                                    (ĐĐTKNMII, 446)

Thế giới noăn (Mundane egg):

     Noăn hào quang của Thượng Đế (The logoic auric egg). 

                                                                                                                        (LVLCK, 1040)

Thế giới thực tượng: (Noumenal world): vốn là cội nguồn và nguyên nhân của các thế giới hiện tượng.         (GLASTTĐ,  231)

Thế giới ư nghĩa (World of meaning):

   Là thế giới mà trong đó linh hồn sinh hoạt và hành động có chủ đích và hiểu biết.                                                                               (CVĐĐ, 286)

   Mục đích của hai cuộc điểm đạo đầu là cho phép vị đạo đồ sống trong thế giới ư nghĩa; mục đích của bốn cuộc điểm đạo kế tiếp lên đến và kể cả cuộc điểm đạo thứ sáu, cuộc điểm đạo Quyết Định là cho phép vị đạo đồ sống trong thế giới liễu nghĩa (world of significances).                    (ĐĐTKNMII, 420)

 

Thế giới ư tưởng (World of ideas, Thế giới ư niệm):

  -   Thế giới ư tưởng xuất phát từ các Thực Thể Tinh Thần cao siêu, từ các Đấng Tinh Thần (Spiritual Lives).            (ASCLH, 165)

  -   Thế giới ư niệm ở trên các phân cảnh trực giác (intuitional levels) của tâm thức.                                            (SHLCTĐ, 29)

Thế giới vật chất (Material world):

     Ba cơi thấp.                                                                                                                        (CTNM, 391)

Thể, các thể (Bodies):

   -   Các thể của con người hay các hiện thể biểu lộ (vehicles of manifestation) được tạo thành bằng các đơn vị năng lượng (energy units). Chúng ta gọi các đơn vị năng lượng này là các nguyên tử (atoms) và các đơn vị nguyên tử (atomic units) này được giữ lại với nhau dưới h́nh thức thể (body form) bằng mănh lực cố kết của các năng lượng c̣n mạnh mẽ hơn. Các thể chính là bộ máy đáp ứng (response apparatus).   

                                                             (CTNM, 36)

   -  Thuật ngữ sharira hay body (thể) dùng để chỉ một h́nh thể (form) có khả năng hoạt động độc lập trong cơi hữu h́nh và vô h́nh.                                                                        (KCVTT, 128)

Thể ánh sáng (Light body):

- Nói theo biểu tượng, người kém tiến hóa không phát ra hoặc biểu lộ một ánh sáng nào. Không thấy có ánh sáng trong đầu, mặc dù các nhà nghiên cứu có nhăn thông sẽ thấy được ánh mờ mờ của ánh sáng bên trong các yếu tố tạo ra cơ thể và ánh sáng ẩn tàng trong các nguyên tử tạo nên phàm ngă (form nature).

Khi tiếp tục tiến hóa, các điểm “ánh sáng tối mờ” (“dark light”) tăng thêm độ sáng; ánh sáng trong đầu đôi lúc chập chờn trong cuộc đời của kẻ thường nhân và trở nên tỏ rạng khi người này bước lên con đường đệ tử. Khi trở thành đạo đồ, ánh sáng của các nguyên tử trở nên chói lọi, c̣n ánh sáng trong đầu th́ mạnh mẽ (với sự kích thích song hành của các trung tâm lực trong cơ thể) đến nỗi thể ánh sáng xuất hiện. Sau rốt, thể ánh sáng này trở nên lộ rơ ra và vượt trội hơn thể xác hữu h́nh. Đây là thể ánh sáng mà Đứa Con đích thực của Thượng Đế ngự trong đó một cách hữu thức.                                       (TLHNM I, 131)

- Có ba thể ánh sáng (bodies of light):

1. Thể chiếu sáng (radiant body) của chính linh hồn, thấy được trên cơi riêng của linh hồn (cơi thượng trí-ND), thường được gọi là Karana Sarira hay linh hồn thể.

2. Thể sinh lực hay thể dĩ thái, hiện thể của prana (sinh khí), đó là thể ánh sáng hoàng kim (golden light), hay đúng hơn là thể màu lửa (flame coloured vehicle).

3. Thể “ánh sáng tối mờ” (“dark light”), đó là lối nói theo huyền linh học để chỉ ánh sáng ẩn tàng của thể xác và ánh sáng tiềm phục trong chính nguyên tử (light latent in the atom itself).                                                                       (LVHLT, 105)

Thể cảm dục (Lunar form, astral or desire body, Sentient body, Kamic body, ASCLH, 186). Vehicle of desire  (KCVTT,   253)

     - Thể cảm dục, đôi khi được gọi là thể t́nh cảm (emotional body) là kết quả của sự tương tác của dục vọng (desire) và của sự đáp ứng hữu cảm thức (sentient response) vào cái ngă ở trung tâm, và đưa đến kết quả trong thể đó là kinh nghiệm được tạo ra dưới h́nh thức cảm xúc như là đau khổ và vui sướng và các cặp đối hợp (pairs of opposites) khác. Trong hai thể này, tức thể dĩ thái và cảm dục, người ta thấy có tới 90% các nguyên nhân của bệnh hoạn và bất ổn của xác thân.        

                                                                                                (CTNM, 3)

     - Astral body tức là sentient body.                                (LVHLT, 292)

     - H.P.B. chịu trách nhiệm một phần lớn v́ đă dùng từ ngữ “astral” (cảm dục) để chỉ một số lớn tri thức (information) liên quan đến thể dĩ thái cũng như thể cảm dục. Điều này là do việc nhận thức rằng thể cảm dục, trong một vài thế hệ nữa (nói một cách tương đối) sẽ bị biến mất, c̣n đặc biệt là đối với H.P.B., nó đă không c̣n tồn tại do bởi đệ tử này đă đạt được mức tiến hóa cao.

Do biết được rằng thể dĩ thái luôn luôn là một biểu lộ của năng lượng vượt trội đang kềm chế nhân loại trong bất cứ chu kỳ đặc biệt nào, H.P.B. dùng thuật ngữ “astral body” như là có thể thay thế cho nhau với “etheric body” (thể dĩ thái).

- Thể cảm dục dứt khoát cần thiết v́ nhờ có nó mà người ta có thể có thiện cảm/ thông cảm (sympathize with) với người khác và cũng v́ chức năng của nó là làm gương phản chiếu (reflector) cho thể bồ đề (buddhic body).        (GLASTTĐ, 45)

Trong đại đa số trường hợp, thể dĩ thái là hiện thể (vehicle) hay là khí cụ (instrument) của năng lượng cảm dục. Số đông nhân loại vẫn c̣n bản chất thời Atlantis tức bản chất cảm dục, và điều này có nghĩa là một tỷ lệ bách phân lớn hơn nhiều so với con số mà nhà huyền linh học b́nh thường sẵn sàng thừa nhận. Tuy nhiên, H.P.B. vốn chân thật và biết rằng, hiện nay và trong vài trăm năm sau nữa (có lẽ vào khoảng 300 năm), thể cảm dục vẫn tiếp tục chi phối đa số các phản ứng của con người và tất nhiên là cách hành xử (expression) trong đời sống hàng ngày của họ. V́ thế mà có sự lẫn lộn bề ngoài giữa hai “thể” (“bodies”) này trong các văn liệu (writings).

(VCVTDT, 141)

     - Các thể cảm dục của tất cả con người được cấu tạo bằng vật chất (matter) của các cơi phụ thứ hai, thứ ba và thứ tư của cơi cảm dục.

     … Vật chất của hai cơi phụ thấp nhất của cơi hồng trần và của cơi cảm dục không bao giờ được kiến tạo thành thân thể con người (human body) như hiện nay; vật chất đó có rung động quá thấp và có mức độ quá thô (too coarse), thậm chí đối với mẫu người thấp kém nhất trên địa cầu hiện nay.        

                        (LVLCK, 658, 942)

Thể dĩ thái (Etheric body, Etheric double thể sinh lực):

     - Theo giáo lư huyền linh, thể xác con người gồm hai phần: nhục thể và thể dĩ thái. Nhục thể (dense physical body) được tạo thành bằng chất liệu của 3 phân cảnh thấp nhất của cơi trần. Thể dĩ thái được tạo thành bằng chất liệu của 4 phân cảnh cao hay phân cảnh dĩ thái của cơi trần. (ĐĐNLVTD, 218)

     - Thể này được tạo thành hoàn toàn bằng các luồng năng lượng (energy currents) và là nền tảng của vật chất sống động đang nằm dưới h́nh hài xác thân trọng trược.          (ASCLH, 329)

     - Nhà huyền linh học không bao giờ bận tâm đến nhục thể. Y xem thể dĩ thái mới là h́nh hài đích thực c̣n nhục thể được xem như chỉ là vật chất (material) dùng để lấp đầy h́nh hài này. Thể dĩ thái là h́nh hài chủ yếu đích thực (true substantial form), cái khung sườn, vật liệu làm giàn giáo mà nhục thể tất nhiên phải phù hợp với nó.                                 (ASCLH, 348349)

     - Thể dĩ thái có mục tiêu chính là đem lại sinh lực và năng lượng cho thể xác và như vậy, hội nhập thể xác vào thể năng lượng (energy body) của Địa cầu và của Thái Dương Hệ. Đó là mạng lưới các ḍng năng lượng, các tuyến thần lực và ánh sáng. Nó tạo ra một phần của mạng lưới rộng lớn của các năng lượng đang nằm bên dưới mọi h́nh hài dù lớn hay nhỏ (tiểu vũ trụ hay đại vũ trụ). Dọc theo các tuyến năng lượng này có các thần lực vũ trụ đang lưu chuyển giống như máu lưu chuyển qua các tĩnh mạch và động mạch. Về mặt cá biệt của con người, hành tinh và thái dương sự luân chuyển không ngừng này của sinh lực (life forces) qua các thể dĩ thái của mọi h́nh hài là nền tảng của mọi cuộc sống biểu lộ và là biểu hiện của tính chất không phân ly (nonseparateness) chủ yếu của mọi sự sống.                                                                          (CTNM, 23)

     - Trong thể dĩ thái, vốn là bản sao chính xác của đối phần trọng trược của nó, chúng ta có cơ quan của lửa bức xạ hay lửa linh hoạt (active or radiatory fire), và, như được biết rơ, đó là hiện thể của prana. Chức năng của nó là tích trữ các tia sáng bức xạ và nhiệt thu được từ mặt trời và chuyển chúng qua lá lách, đến mọi bộ phận của thể xác.                                          (LVLCK, 57)

- Thể dĩ thái được cấp sinh lực (vitalized) và được kềm chế bằng tư tưởng và có thể (thông qua tư tưởng) được đưa vào hoạt động một cách đầy đủ. Điều này thực hiện được bằng việc suy tưởng đúng đắn (right thinking) chứ không phải bằng các bài tập về hô hấp và kềm hơi thở (holding the nose).

                               (LVHLT, 77)

-Thể dĩ thái có màu tím xám (violet-grey) hoặc xanh xám (blue-grey), xuyên thấu vào thể xác trọng trược và được kiến tạo bằng các chất liệu rút từ bốn cơi phụ cao (higher levels) của cơi trần.                                                                              (MTNX, 54)

      - Đa số thể dĩ thái của con người đều được làm bằng chất dĩ thái thứ tư (fourth ether).                                           (LVLCK, 326, 328)

- Thể dĩ thái là thể từ điện (magnetic vehicle) trên cơi trần.                                                                (ASCLH,   205)                     

Thể hạ trí (Mental body, Lower mind, Lower Manas):

     - Thể hạ trí hay hầu như chất trí (chitta or mind stuff) mà một con người cá biệt có thể sử dụng và tạo ấn tượng, tạo thành thể thứ tư của một loạt các bộ máy dành cho linh hồn. Đồng thời, đừng nên quên rằng 4 thể này tạo ra một bộ máy duy nhất.                                                                                          (CTNM, 3)

     - Trong hai hiện thể thấp nhất, thể xác và thể cảm dục, chỉ có vật chất của năm cơi phụ cao (với các cơi theo thứ tự của chúng), v́ vật chất của hai cơi phụ thấp nhất th́ quá thấp đối với deva hoặc cơ thể con người, chúng đă chi phối trong Thái Dương Hệ thứ nhất.

     Thể hạ trí là thể đầu tiên mà chúng ta thấy có vật chất (matter) của tất cả các cơi phụ.

     - Thể hạ trí được cấu tạo bằng bốn loại tinh chất (four types of essence) mà thôi, c̣n thể cảm dục và thể xác được tạo thành (formed) bằng bảy loại.                                (LVLCK, 576, 1098)

a/ Người chưa tiến hóa (the undeveloped man):

Nơi người kém tiến hóa, thể hạ trí ít có đường nét rơ ràng (little perceptible), đó là một số lượng nhỏ chất trí ô hợp (small amount of unorganized mental matter), nhất là của các cơi phụ thấp nhất của cơi trí (cơi phụ thứ bảy-ND). Thể này vẫn hầu như bất động trừ khi nó bị kích động bởi các rung động của thể cảm dục, ngay cả khi bị kích thích, nó cũng đáp ứng lại một cách lờ đờ (sluggish)… Thể hạ trí pha trộn chặt chẽ với thể cảm dục đến nỗi hai thể tác động như là một thể đơn độc.

b/ Hạng thường nhân (the average man):

Nơi kẻ thường nhân, thể hạ trí tăng gia kích thước nhiều hơn, nó cho thấy một số lượng chất có tổ chức và chứa một tỷ lệ khá lớn chất liệu (matter) lấy từ các cơi phụ thứ 6, 5 và 4 của cơi trí (nguyên bản là “cơi phụ thứ 2, 3 và 4”, v́ bà A. Besant đánh số cơi phụ 1 là cơi thấp nhất, thay v́ là 7 như Chân Sư D.K.-ND).

c/ Người phát triển tâm linh (Spiritually developed man):

Tất cả các hợp chất thô trược (coarser combinations) đều bị loại ra khỏi thể hạ trí của người đă phát triển về tâm linh, v́ thế, các đối tượng của giác quan không c̣n t́m được chất liệu để đáp ứng một cách thuận tiện với các rung động của chúng trong thể hạ trí hoặc trong thể cảm dục tiếp cận với hạ trí nữa. Thể hạ trí của người đă phát triển tâm linh chỉ chứa các hợp chất tinh anh của mỗi một trong bốn cơi phụ của cơi hạ trí mà thôi, và trong số các hợp chất này th́ chất liệu của các cơi phụ 5 và 4 (nguyên văn: “cơi phụ 3 và 4”-ND) có thành phần vượt trội hơn rất nhiều, hơn hẵn chất liệu của cơi phụ 6 và 7 (nguyên văn: “2 và 1”), khiến cho nó đáp ứng được với mọi hoạt động cao siêu của trí tuệ, mọi giao tiếp tế nhị với các nghệ thuật cao siêu, với mọi rung cảm thanh bai của các t́nh cảm cao thượng. Một thể như thế sẽ giúp cho linh hồn (Thinker) ngự bên trong có thể tự biểu lộ một cách đầy đủ hơn nhiều trong vùng thấp của cơi trí, và trong cơi cảm dục lẫn cơi trần. Chất liệu của thể hạ trí đó có khả năng đáp ứng với các rung động ở một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, các xung lực từ các cơi cao uốn nắn cho nó thành một cơ cấu cao siêu và tinh vi hơn. Một thể (hạ trí) như thế nhanh chóng trở nên sẵn sàng để tái tạo lại mọi xung lực của linh hồn, nhờ đó, linh hồn có khả năng biểu lộ trên các cơi phụ thấp của cơi trí; thể hạ trí đó ngày càng trở nên một khí cụ hoàn hảo để hoạt động trong cơi hạ trí này.                                                                                                                (MTNX, 134-141)

     - … Thể hạ trí (mental body) có dạng h́nh trứng, bao quanh thể xác và trải rộng nhiều hơn ra khỏi thể xác …, qua h́nh trứng đó luôn luôn có các h́nh tư tưởng thuộc nhiều loại khác nhau chạy quanh (đó là các tích chứa (content) của thể trí (mind) con người và các tư tưởng của những kẻ chung quanh y) khiến cho hạ trí h́nh trứng này bị nhuốm sắc thái của các thu hút mạnh mẽ và bị đa dạng hóa bằng nhiều dạng h́nh học, tất cả đều ở t́nh trạng thay đổi liên tục (flux) hay chạy quanh.

              (TVTTHL, 95)

Thể năng lượng (Energy body):

     Thể năng lượng tức thể dĩ thái.                                        (GDTKNM, 36)

Thể nguyên nhân : X. Thể nhân khởi, Chân Ngă thể.

Thể nhân khởi (causal body, linh hồn thể, thể nguyên nhân):

Về mặt chuyên môn, mầm mống này được gọi là Karana  Sarira, tức thể nguyên nhân, v́ nó là nguyên nhân (cause) của việc hưởng phúc lạc (enjoyment) hoặc hứng chịu đau khổ (suffering) của con người. Thể nhân khởi này được tạo bằng thể (Kosa) thứ năm (Anandamaya) của con người và gắn liền (adhere) với linh hồn bao lâu mà linh hồn c̣n bị bao bọc trong thể thô trược hoặc thể tinh anh (Sthula or Sukshma Sarira) và tiêu tan hoàn toàn khi linh hồn tự giải thoát (extricates itself) khỏi các hạn chế (trammels) của hai thể nói trên, v́ lúc bấy giờ, khi linh hồn đạt đến sự thanh khiết nguyên thủy của nó và có thể nói là đốt cháy hết mọi dấu vết pha trộn của nó với thể xác (body), kể cả thể nguyên nhân (Karana Sarira). Điều này xảy ra khi linh hồn được chuẩn bị cho lần giải thoát cuối cùng, Moksha. Dĩ nhiên, cho đến lúc đó, Karana Sharira, mầm mống (seed), kết quả của các hành động trước kia, vẫn c̣n hiệu lực và khẳng định một ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ lên trên các hành vi của con người. (X. thêm “Chân Ngă thể”)

 (LVLCK, 391)

- Linh hồn thể chưa hư hoại ở Devachan, trở thành nơi chứa (receptacle) các đặc tính (qualities) của con người và đưa các đặc tính đó phát triển thêm trong kiếp tới ở cơi trần… Nếu không có linh hồn thể th́ các kinh nghiệm trí tuệ và đạo đức (thường hiện ra dưới h́nh thức khả năng) không chứa lại được.

-                                     (MTNX, 220)

Thể sinh lực: (vital body): Thể sinh lực tức là thể dĩ thái (etheric body).                                                        (LVHLT, 206)

Thể thượng trí (Body of Manas):

     Đường nét bên ngoài (outline) của Chân Ngă (Ego), tức Chủ thể Tư Tưởng (Thinker, Linh hồn) có dạng bầu dục (oval), do đó, bà H.P.Balvatsky nói đến thể thượng trí này (nó vẫn tồn tại qua tất cả các lần luân hồi) như là Hào Quang Noăn (Auric Egg). Được làm bằng chất liệu của ba cơi phụ cao nhất của cơi trí, thể này cực kỳ tinh anh (exquisitely fine), ngay từ lúc tượng h́nh lần đầu (first inception), nó đă là một bức màn (film) vô cùng tinh vi (rarest subtlety). Khi phát triển, nó trở thành một vật thể (object) chói ngời với vẻ đẹp rực rỡ, một vật ngời sáng, cách gọi này rất đúng. Chủ thể Tư Tưởng này là ǵ? Đó là Linh Ngă (divine Self), như đă nói, bị giới hạn hay là được phú cho cá tính (individualized), thể tinh anh này được rút ra từ chất liệu của vùng “vô sắc tướng” của cơi trí.                                                                                     (MTNX, 142-143)

Thể tinh anh (Subtle body):

     - Đây không phải là các thể giống như thể xác. Chúng có thể được xem như là các trung tâm hay là các kho chứa các loại thần lực đặc biệt, gắn liền với mỗi cá nhân và có các lối vào, lối ra riêng biệt của chúng. Chúng là những tập hợp các nguyên tử, rung động với tốc độ cao và được tô điểm (theo một số trường phái huyền linh học) bằng một vài sắc thái nhất định; chúng phát ra âm điệu nào đó và ở vào các tŕnh độ tiến hóa khác nhau. Theo các trường phái khác, chúng là các trạng thái ư thức và một số trường phái xem chúng như là được làm giống như con người.                                                 (CTNM, 33)

     - Một thể bao gồm chất cảm dục hay chất hữu cảm thức (astral or sentient substance) và chất trí (mental substance).

(CTNM, 486)

Thể thượng trí (Higher manas):

     Tức nhân hồn (human soul).                                                       (LVLCK, 457)

Thể trí (the mind):

     - Thể trí tức là trí tuệ (intellect).                                              (ASCLH, 254)

     - Thể trí (mind) tức là trí tuệ (intelligence-sự thông tuệ).          

                                                                                                            (CTNM, 588)

     - Như bạn biết, trong triết học huyền bí (esoteric philosophy), chúng ta được dạy rằng trên cơi trí (mental plane) có ba dạng thức (aspects) của thể trí hay là của sinh vật có trí tuệ (mental creature) mà chúng ta gọi là con người (man). Ba dạng thức này tạo ra phần quan trọng nhất của bản chất (nature) con người:

   1. Hạ trí cụ thể (lower concrete mind) tức nguyên khí lư luận (reasoning principle). Các tiến tŕnh giáo dục của chúng ta công khai bàn đến trạng thái này của con người.

   2. Con của trí tuệ (Son of Mind) mà chúng ta gọi là Chân Ngă hay Linh hồn (Ego or Soul). Đây là nguyên khí trí tuệ (intelligence principle) và được gọi bằng nhiều tên trong văn liệu huyền bí học, như là Thái Dương Thiên thần (Solar Angel), Agnishvattas, nguyên khí Christ, vv... Thời trước, tôn giáo có bàn đến trạng thái này.

   3. Thượng trí trừu tượng (higher abstract mind), tác nhân bảo quản (custodian) ư niệm và đó là tác nhân truyền chuyển (conveyor) sự giác ngộ (illumination) đến cho hạ trí khi mà hạ trí giao tiếp được với linh hồn. Triết học đă có bàn đến thế giới ư tưởng này.

   Chúng ta có thể gọi ba dạng thức này như sau:

   trí tiếp nhận (receptive mind) tức là thể trí đă được các nhà tâm lư học bàn đến.

   Trí biệt ngă (individualised mind) tức Con của Trí tuệ.

   Trí giác ngộ (illuminating mind) tức thượng trí (higher mind).                                                                                                                        (GDTKNM, 5)

Thể trí cảm (Kama-manasic body hay là Vehicle of desire-mind):

     Thực ra, các hiện thể hạ trí - t́nh cảm (mental-emotional vehicles) chỉ là một thể duy nhất. Các nhà Theosophy trước đây đă đặt tên cho nó (một cách chính xác) là thể trí cảm.

Ở đâu đó, tôi có nói rằng, chẳng có một thứ ǵ như là cơi cảm dục hay là thể cảm dục cả. Cũng như thể xác được làm bằng chất liệu không được coi như là một nguyên khí (principle), th́ xét về bản chất trí tuệ, thể cảm dục cũng thuộc cùng một loại. Đây là một vấn đề khó hiểu đối với bạn, bởi v́ dục vọng và t́nh cảm đều có thực và đều vô cùng quan trọng. Nhưng, nói theo sát nghĩa, đứng trên quan điểm cơi trí th́ thể cảm dục lại là một “điều tưởng tượng của trí tưởng tượng” (“a figment of the imagi-nation”); nó không phải là một nguyên khí. Tuy nhiên, việc đổ xô (massed) dùng trí tưởng tượng để giúp sức cho dục vọng đă tạo nên một thế giới huyễn tưởng ảo cảm (illusory glamourous world), thế giới của cơi cảm dục.

Trong lúc đầu thai ở cơi trần, và khi con người không ở trên Con đường Đệ tử, th́ cơi cảm dục rất là thật, có một sức sống (vitality) và sự sống (life), tất cả đều riêng của nó. Sau lần chết thứ nhất (cái chết của thể xác), nó cũng vẫn c̣n có thực. Nhưng sức mạnh của nó tàn tạ dần; con người thiên về trí (mental man) bắt đầu nhận thức được trạng thái tâm thức thực sự của riêng ḿnh (dù đă phát triển hay chưa phát triển) và cái chết lần hai có thể bắt đầu xảy ra.                                (CTNM, 409)

Thể và hiện thể (Sheaths and vehicles):

     Các thể và các hiện thể chỉ là những thể biểu lộ (bodies of manifestation) trên các cơi khác nhau của Thái Dương Hệ, và các thể này phải biểu hiện cho nguyên khí vốn là đặc điểm hay tính chất nằm dưới mỗi cơi.                                                          (ASCLH, 74)

Thể trực giác (Intuitional body):

   Tức là thể bồ đề (the buddhic vehicle).                       (LVHLT, 130)

Thể từ điện (Magnetic vehicle): tức là thể dĩ thái.

(ASCLH,    205).

Thể xác của Chân Sư (Master’ s physical body):

     Thể xác của Chân Sư được làm bằng chất liệu vi tử (atomic matter). Khi Ngài muốn làm cho thể đó hiện ra (materialise) trên cơi trần trọng trược, th́ Ngài tạo ra một lớp vỏ bằng chất khí (gaseous substance) lên trên chất vi tử đó hoàn toàn mang đúng theo tất cả các đường nét thể xác quen thuộc.    

            (LVLCK, 935)

Thể xác trọng trược (dense physical body, nhục thể, nhục thân):

   Là toàn thể các cơ cấu (organism) tạo thành thể xác; các cơ cấu (bộ máy) này có các chức năng khác nhau để cho phép linh hồn tự biểu lộ trên cơi trần hay cơi bên ngoài (objective plane) như là thành phần của một bộ máy vĩ đại hơn và bao quát hơn. Thể xác là bộ máy đáp ứng của con người tâm linh bên trong và cung cấp phương tiện để đưa thực thể tâm linh đó tiếp xúc được với bộ máy đáp ứng (response apparatus) của Hành Tinh Thượng Đế, tức Đấng mà trong đó chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn.                                                             (CTNM, 2)

Thí chủ : c̣n gọi là đàn việt (danapati).

Thị giác (Vision):

   Có nhiều thứ thị giác, và có thể được liệt kê như sau:

      1. Thị giác hồng trần (physical vision).

      2. Dĩ thái nhăn thông (etheric vision).

      3. Nhăn thông (clairvoyance).

      4. Nhăn thông biểu tượng (symbolic vision).

      5. Nhăn thông thuần túy (Pure vision).

   6. Nhăn thông tinh thần hay tri giác đích thực (spiritual vision or true perception).

      7. Nhăn thông vũ trụ (cosmic sight).     (ASCLH, 67, 68, 69)

 

 

Thị giác hồng trần (Physical vision):

   Tiết lộ bản chất của cơi trần, người ta đạt được thị giác này bằng đôi mắt, nhờ thấu kính (lens) của mắt chụp h́nh cái bề ngoài của dạng thức thấy được lên trên lớp phim kỳ diệu mà mọi người đều có. Nó có giới hạn và bị hạn chế.

                                                (ASCLH, 6768)

Thiên chức (Dharma, Thiên trách, nghĩa vụ):

   Theo nghĩa đen, thiên chức có nghĩa là thực thi một cách thích đáng các nghĩa vụ (obligations) (hay là nghiệp quả) của ḿnh trong cương vị, hoàn cảnh và môi trường mà số phận đă đặt để.                                                                                                                 (ASCLH, 187)

   Thiên chức là công việc có tính cách bắt buộc (obligatory work).                                                                                                                                    (ASCLH, 207)

Thiên Cơ (Plan):

   Thiên Cơ là sự biểu lộ của Thiên Ư (The Plan is the expression of the Purpose or the Will of God).          (CVĐĐ, 376)

Thiên đầu thống (Migraine, nhức nửa đầu):

     Chứng nhức nửa đầu gây ra bởi thiếu sự liên hệ giữa năng lượng chung quanh tuyến tùng với năng lượng chung quanh tuyến yên.                                                                                                                     (CTNM, 302)

Thiên đường (Heaven):

  Trạng thái ư thức trên cơi cảm dục, đó là sự cô đọng của khát khao và ham muốn của người t́m đạo, muốn an nghỉ, yên b́nh và hạnh phúc. Nó dựa vào các “h́nh thức hoan lạc” (“forms of joy”). Đó là một t́nh trạng hưởng thụ bằng cảm giác và được mỗi cá nhân tạo ra cho chính ḿnh, nên cũng đa dạng như có nhiều người tham dự vào đó. Cần phải đạt được sự đoạn tuyệt với thiên đường. Nó được hưởng thụ bởi Phàm ngă và bởi người khi chỉ mới bỏ thể xác, trước khi chuyển ra khỏi thể cảm dục để lên cơi trí.                                                        (ASCLH, 30)

 

Thiên đường tạm (Devachan, Tạm Thiên Đường)

  -   Là trạng thái tâm thức trên cơi hạ trí mà linh hồn chuyển vào đó khi đă mất đi thể cảm dục, và hoạt động trong hoặc là bị giới hạn bởi thể hạ trí. Trạng thái này có mức độ cao hơn là thiên đường thông thường (ordinary heaven) và lạc phúc (bliss) được hưởng ở nơi đó nghiêng về trí tuệ hơn là theo như chúng ta thường hiểu về thuật ngữ này, tuy nhiên, nó vẫn c̣n ở trong cơi sắc tướng thấp và sẽ được siêu việt khi người ta tập được hạnh dứt bỏ.                                                             (ASCLH, 31)

  - Devachan theo sát nghĩa là “đất của thần” (“land of gods”).

                                                                               (CKMTTL, 81)

  - Một trạng thái trung gian giữa hai kiếp sống trên cơi trần mà Chân Ngă tiến nhập vào sau khi tách ra khỏi các trạng thái hay các thể thấp.                                                   (LVLCK, 737)

  - Phân cảnh thứ tư của cơi trí (fourth mental subplane) là cơi Devachan.                                                              (LVHLT, 374)

   - Devachan ở trong Rupa-Loka  (Sắc giới).      (LVLCK, 736)

   - Mặc dù có tư cách là các Chân Ngă  thực sự (actual Egos), trẻ con chết sớm trước khi trở thành Thực Thể có bảy thể phát triển đầy đủ, vẫn không vào Devachan.    (Thư của Ch. S.  192)

Thiên giới (Kingdom of God):

- Thiên giới tức là giới thứ năm.                                   (TLHNM II, 744)

- Thiên giới tức giới linh hồn (kingdom of souls).

(TLHNM II, 351)

Thiên kiếp (Kalpa):

   Thiên kiếp nghĩa là một ngày của Brahma, tương đương với 4.320.000.000 năm trần thế (mortal years).                (LVLCK, 39)

Thiên lư (Divine intention, lẽ trời, đường lối của trời):

   Thiên lư là một kế hoạch (scheme) được hoàn toàn thấu triệt trong Toàn Linh Trí; chúng ta gọi nó là Thiên Ư (Purpose) khi xét tới sự lĩnh hội của Shamballa về sự tổng hợp của thiên lư toàn diện này, và chúng ta gọi nó là Thiên Cơ (Plan) khi xét tới công việc của Thánh Đoàn trong lúc hết sức cố gắng thể hiện Thiên Ư này.                                                                   (ĐĐKNMII, 306307)

Thiên nhăn (Eye of God):

     Toàn nhăn thông (All-Seeing-Eye).                             (CVĐĐ, 516)

Thiên nhiên sợ sự trống không (“Nature abhors a vacuum”):

     Câu nói huyền bí “Thiên nhiên sợ sự trống không” là hoàn toàn đúng. Khi xướng lên một vài diệu âm một cách chính xác, một khoảng chân không hay cái phễu trống rổng giữa cơi cao và cơi thấp được tạo ra, thần lực hay quyền năng, hay một biểu hiện nào đó của năng lượng Fohat sẽ tuôn đổ vào cái phễu (funnel) này theo sự tác động tất nhiên của định luật, để rồi, qua cái phễu đó, đạt đến mục tiêu.                        (TVTTHL, 192)

Thiên nhiên và không gian (Nature and space):

     Thiên nhiên và không gian đều là một.                      (GLBN II, 279)

Thiên thần : X. Thần.

Thiên thần có cánh (Angels or devas having wings):

     Một vài nhóm thiên thần muốn chuyển sang giới nhân loại, nhờ đă phát triển được một vài quan năng, các thiên thần này có thể làm như thế xuyên qua giới điểu cầm (bird kingdom), và một số thiên thần muốn giao tiếp với con người cũng có thể làm như thế xuyên qua giới chim. Chân lư này được ám chỉ đến trong Thánh Kinh Cơ Đốc và các tranh ảnh của Đạo Thiên Chúa bằng các thiên thần thường được mô tả như là có cánh.                                                                                (LVLCK, 895)

Thiên thần của Bản lai Diện mục (Angel of the Presence):

     Tức là linh hồn có bản chất là bác ái, ánh sáng và kể cả hiểu biết.                                                                                                             (SHLCTĐ, 137)

Thiên thần Hộ mệnh (Guardian Angel):

     Thiên thần Hộ mệnh là h́nh ảnh lu mờ của Thiên thần Bản lai Diện mục, tức Thái Dương Thiên thần, theo sát mỗi người từ lúc sinh đến lúc tử, biểu hiện tối đa ánh sáng hữu dụng khi con người vào bất cứ thời điểm đă định nào trên con đường tiến hóa có thể sử dụng và biểu lộ.                (TLHNMII, 357)

Thiên thần Hủy diệt (Destroying Angels):

     Các Đại Thiên Thần Hủy diệt trên mọi cảnh giới, nhờ cách vận dụng ba h́nh thức năng lượng, sau rốt sẽ đưa vạn hữu tới chỗ kết thúc. Các thiên thần này là một nhóm huyền bí của các Đấng vận dụng vũ trụ năng (fohatic Lives), các Ngài phát ra tiếng kèn hủy diệt (trumpets of destruction), nhờ các nốt được ngân lên này, các Ngài tạo ra sự tan ră (shattering), nó sẽ phóng thích (loose) năng lượng của các h́nh hài.

                                                            (LVLCK, 882-883)

Thiên thức (Logoic consciousness, God consciousness):

     - Thiên thức tức là các trạng thái tiếp nối của nhận thức thiêng liêng bên trong lĩnh vực thái dương (solar sphere).         

     (LVLCK, 279)

     - Thiên thức là trạng thái tâm thức thứ “bảy” bao hàm sáu trạng thái tâm thức kia (ba loại tâm thức của giới khoáng vật, thực vật, động vật - tâm thức dưới nhân loại -, tâm thức nhân loại “bốn”, tâm thức tinh thần “năm”, tâm thức Niết Bàn “sáu” - loại “năm” và “sáu” biểu hiện cho siêu thức.         

                        (LVLCK, 278)

     - Thiên thức tức là tuyệt đối thức (Absolute consciousness).     

                                                                                                (LVLCK, 243)

     - Lúc được điểm đạo lần sáu và bảy, trạng thái thứ nhất hay trạng thái ư chí tỏa chiếu, từ một vị Chân Sư Từ Ái và vị Chúa Bác ái, vị Thánh Sư  trở nên siêu việt hơn, Ngài bước vào trạng thái tâm thức cao hơn tập thể thức và trở nên có được thiên thức (God-conscious, Thượng Đế thức).  

                                    (ĐĐNLVTD, 22)

 

Thiên tính (Divinity, tính thiêng liêng, thánh linh):

   Thiên tính là sự biểu lộ của ư chí hay mục tiêu của Đấng mà ta sống, hoạt động và hiện tồn bên trong Ngài.   

 

     (CVĐĐ, 204)

 

    Thiên tính được nhận biết như là sự sống, nơi mà Chân Thần (Monad) và biểu hiện của nó, tức Tam Thượng Thể Tinh thần (Spiritual Triad), được liên kết lại.                        (CVĐĐ, 74)

Thiên trí : X. Toàn Linh Trí.

Thiên tư đặc biệt (Special gift):

     Triết lư ṇng cốt (pivotal doctrine) của Huyền Môn (Esoteric Philosophy) không chấp nhận rằng có các đặc ân (privileges) hoặc các thiên tư đặc biệt nơi con người, trừ việc chính Chân Ngă của con người đạt được đặc ân và thiên tư đó nhờ cố gắng và công lao của chính ḿnh qua những lần luân hồi và chuyển kiếp lâu dài.                                    (GLBN I, 83)

Thiên văn học (Astronomy):

     Thiên văn học đă được một trong các Thánh Vương của các Triều Đại Thiêng liêng (Kings of the Divine Dynasty) truyền dạy (imparted to) cho Giống dân thứ tư.           (GLBN III, 42)

Thiên Ư (Purpose or the Will of God, Divine Purpose):

     - Thiên Ư th́ thường tồn (permanent), viễn lự (farsighted), bất biến (unalterable) và dùng làm Ư Niệm Vĩnh Cửu.        

(CVĐĐ, 50)

     - Thiên Ư hiển lộ qua Thiên Cơ (Plan).              (CVĐĐ, 703)

Thiền định (Dhyāna):

     Cánh cửa vàng của Thiền định. Khi mở ra sẽ dẫn dắt vị Naljor  (thánh nhân -saint - cao đồ - adept) đến cơi Sat vĩnh hằng và triền miên trầm tư vào cơi đó. (Đây là Ba-la-mật thứ sáu).                                                                          (TNVT, 178)

 

 

Thiền Định Phật (Dhyāni-Buddhas):

     Theo các nhà Đông phương học, có năm vị Thiền Định Phật vốn là các Thiên Phật (Celestial Buddhas) mà các Thế gian Phật (Human Buddhas) là các biểu lộ (mani-festations) của các Ngài trong thế giới vật chất hữu h́nh. Tuy nhiên, theo nội môn th́ có bảy vị Thiền Định Phật, trong đó, chỉ có năm vị biểu lộ từ trước đến nay, c̣n hai vị nữa sẽ xuất hiện trong các căn chủng thứ sáu và thứ bảy. Các Ngài là các nguyên h́nh vĩnh cửu (eternal prototypes) của các vị Phật xuất hiện trên địa cầu này, mỗi vị có một nguyên h́nh thiêng liêng riêng biệt. Thí dụ như Phật A-Di-Đà (Amitābha) là Thiền Định Phật của Phật Gautama Shākyamuni (Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni), biểu hiện (manifesting, biểu lộ) qua Phật Thích Ca bất cứ khi nào Ngài hóa thân (incarnate) ở cơi trần (earth) như Ngài đă làm nơi Tsong-Kha-Pa. Dưới h́nh thức tổng hợp của bảy Thiền Định Phật, Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm) là vị Phật đầu tiên (the first Buddha, the Logos), c̣n Phật A-Di-Đà là Đấng Nội Tâm (inner “God”) của Đức Gautama, ở Trung Hoa, Đức Gautama được gọi là Đức Amida (Phật-Buddha).          

                                                  (GLBN I, 168-169)

Thiền Tông : Zen-Shu.(Contemplative School).

Thiện Ác Nhị nguyên giáo : Zoroastrianism; Manicheism.

Thiện chí (goodwill): X. Ư chí hành thiện.

   Là cố gắng đầu tiên của con người để biểu hiện t́nh thương của Thượng Đế.                                                                          (VĐCNL, 7)

Thinh văn (shravaka, Hearer Listener):Hạng đạo sinh để tâm vào giáo lư, do “Shru” là nghe. Khi từ lư thuyết, họ đi đến thực hành, tu khổ hạnh, họ trở thành sa môn.               (TNVT,   241)

Thỉnh nguyện và đáp ứng (Invocation and evocation):

     Toàn bộ tiến tŕnh thỉnh nguyện và đáp ứng được nối kết chặt chẽ với ư tưởng. Trạng thái thấp bao giờ cũng là yếu tố thỉnh nguyện, và điều này cấu thành một định luật không thể thay đổi nằm sau toàn bộ diễn tŕnh tiến hóa. Tất nhiên đó là một tiến tŕnh hỗ tương, nhưng theo thời gian và không gian, có thể nói một cách tổng quát rằng cái thấp kém bao giờ cũng thỉnh nguyện cái cao siêu và các yếu tố cao được gợi lên (evoked) lúc bấy giờ sẽ đáp ứng lại (respond) tùy theo mức độ cảm nhận và sức ép mănh liệt mà yếu tố thỉnh nguyện đưa ra. Nhiều người không hiểu được điều này. Bạn không tác động tới tiến tŕnh đáp ứng chút nào cả. Từ ngữ đó chỉ hàm ư việc đáp ứng với những ǵ đă cố gắng vươn lên mà thôi. Phần việc của trạng thái thấp hay nhóm thứ yếu là thỉnh nguyện (invocative), c̣n sự thành công của việc thực hành thỉnh nguyện (invocative rite) được gọi là đáp nguyện (evocation).

     Do đó, khi nào đời sống của bạn đặt căn bản vào sự thỉnh nguyện th́ bấy giờ, sự đáp ứng của ư chí sẽ đến. Chỉ có sự thỉnh nguyện đích thực khi nào phàm ngă và linh hồn được dung hợp và tác động như là một đơn vị tập trung và phối hợp một cách có ư thức.                                                              (CVĐĐ, 35)

Thời gian (time):

   Thời gian chính là tŕnh tự các biến thái (modifications) (hay hoạt độngactivities, ASCLH, 17) của thể trí, thời gian cũng kết liễu (terminates) nhường chỗ cho Hiện tại Vĩnh cửu (Eternal Now).                                                                (ASCLH, 428)

    Thời gian là chuỗi của các sự việc xảy ra (sequence of events) và của các trạng thái ư thức theo sự ghi nhận của bộ óc xác thân. Nơi nào không có bộ óc của thể xác th́ những ǵ mà nhân loại hiểu theo ư nghĩa thời gian (by time) không c̣n nữa (nonexistent). Việc gỡ bỏ các ngăn trở (barriers) của h́nh hài, hết giai đoạn này đến giai đoạn khác sẽ đưa đến nhận thức ngày càng tăng về Hiện Tại Vĩnh Cửu (Eternal Now).

                                                                                                (CTNM, 403404)

- Trên cơi trí (mental plane), không có thời gian.       

(LVHLT, 480)

- “Thời gian” chỉ là một ảo tưởng phát sinh do sự nối tiếp của các trạng thái tâm thức khi chúng ta trải qua kỳ gian Vĩnh Hằng (Eternal Duration), nơi nào không có tâm thức để cho ảo tưởng có thể phát sinh th́ nơi đó sẽ không có thời gian, thời gian “yên nghỉ” (“lies asleep”).                                             (GLBN I, 110)

Thời mạt pháp : X. Kali Yuga.

Thông hiểu (hiểu biết, understanding):

   Có thể định nghĩa thông hiểu là khả năng của Chủ thể Tư tưởng (thinker) vào đúng lúc, nhận được kiến thức (knowledge) để làm căn bản cho minh triết (wisdom), khiến cho chủ thể này sửa đổi những ǵ thuộc h́nh hài cho thích hợp với sự sống tinh thần, đồng thời tiếp nhận được hứng khởi chợt đến với y từ Pḥng Minh triết và liên kết các hứng khởi thoạt đến này với các sự kiện của Pḥng Học Tập (Hall of Learning).                                                                                   (ĐĐNLVTD, 12)

Thông minh (intelligence, thông tuệ, sáng suốt):

   Intelligence (thông minh) xuất phát từ hai tiếng La tinh: inter, ở giữa (between) và legere, chọn lựa (to choose). Do đó, thông minh là khả năng suy tư (think) hay chọn lựa, lọc ra (select) và phân biện (discriminate). Thực ra, đó là một cái ǵ trừu tượng, không thể giải thích được, nằm đàng sau định luật vĩ đại Hút và Đẩy (attraction and repulsion), một trong các định luật căn bản của biểu lộ (manifestation). Khả năng thông minh căn bản này tiêu biểu cho mọi chất liệu nguyên tử và cũng cai quản việc tạo dựng các h́nh hài, hay là tập hợp các nguyên tử.                                                                                                   (TTCNT, 58)

Thông thần học Theurgy):

     Thông Thần học hay “Công phu thiêng liêng” (“divine work”), hay gây ra công việc của các thần, do theoi, “thần”, (“god”) và ergein, “gây ra” (“to work”). Thuật ngữ này rất cổ, nhưng v́ nó thuộc về danh mục của Các Bí Pháp (Mysteries) nên không thông dụng. Đó là một tin tưởng thần bí - được chứng minh một cách thực tiễn bởi các cao đồ và các vị tư tế được điểm đạo - theo đó, nhờ cách làm cho chính ḿnh cũng tinh khiết như các thực thể không có xác thân (uncorporeal being) (tức là bằng cách trở lại với bản chất tinh khiết ban sơ của con người), người ta có thể thôi thúc cho các thần truyền thụ cho con người các Bí Pháp Thiêng Liêng, và thậm chí khiến cho các thần đôi khi trở nên thấy được, hoặc bằng cách chủ quan, hoặc theo cách khách quan. Đó là trạng thái siêu việt của cái mà ngày nay người ta gọi là Giáng Ma học (Spiritualism). Nhưng do chỗ quần chúng lạm dụng và hiểu sai, nó đi đến chỗ bị một số người xem như là thuật gọi hồn (necromancy) và thường bị cấm đoán. Một vài thực hành bắt chước theo Thông Thần Học của Iamblichus vẫn c̣n rơi rớt lại trong nghi lễ huyền thuật (the ceremonial magic) của một số tín đồ Do Thái Bí giáo ngày nay. Minh Triết Thiêng Liêng hiện đại tránh xa và bài bác cả hai loại huyền thuật và “chiêu hồn thuật” này v́ đều rất nguy hại. Thông Thần học thiêng liêng chân chính đ̣i hỏi sự thanh khiết và thánh thiện của đời sống hầu như siêu nhân loại (an almost superhuman purity and holiness of life),  nếu không, nó sẽ thoái hóa thành thuật đồng cốt (mediumship) hoặc là tà thuật (black magic).  

(CKMTTL, 19)

Thu giảm nghiệp quả (Diminish the Karmic liabilities).

  -Những ai không có được hiểu biết đủ để thấy lại các tiền kiếp của ḿnh vẫn có thể làm tiêu đi nhiều nhân duyên mà họ đă tạo ra trong hiện kiếp. Họ nên duyệt xét kỹ tất cả những ǵ mà họ có thể nhớ lại và ghi nhận vào lúc nào họ đă làm hại ai, hoặc khi nào ai đă làm hại họ; trong trường hợp đầu, họ làm tiêu hết nghiệp bằng cách tuôn đổ ra các tư tưởng bác ái và phụng sự, đồng thời thể hiện các hành vi phụng sự đối với người bị hại khi gặp dịp thuận tiện cũng ở trên cơi trần. C̣n trong trường hợp thứ hai, họ nên đưa ra các ư tưởng tha thứ và thiện chí. Như vậy, họ thu giảm được các món nợ nghiệp quả của họ và tiến gần đến ngày giải thoát.              (MTNX,   300)

Thuật thải trừ (Art of elimination):

Thuật này liên quan tới hai hoạt động của Chân Ngă bên trong, đó là việc thải trừ mọi kềm chế của phàm ngă tam phân và tiến tŕnh tự tái tập trung trên các phân cảnh cụ thể của cơi trí như là một điểm sáng rực rỡ. Điều này chủ yếu có liên quan tới nhân hồn                                                   (CTNM, 395)

Thuật thôi miên (Hypnotism):

     Một tên gọi do T.S. Braid đặt ra để chỉ một tiến tŕnh mà theo đó, một người có ư chí mạnh mẽ đưa một người khác có thể trí (mind) yếu hơn đi vào một h́nh thức mê mẩn đờ đẩn (trance); một khi ở trong t́nh trạng như thế th́ người có trí lực yếu sẽ làm bất cứ điều ǵ do người thôi miên ám thị (suggest) cho y. Các nhà huyền học cho đó là ma thuật hay bàng môn (sorcery) trừ khi ma thuật đó được tạo ra với mục đích đem lại hữu ích. Về mặt đạo đức và thể chất, đó là phương pháp nguy hiểm nhất v́ nó can dự vào các lưu chất thần kinh (nerve fluids).                                                                                                      (CKMTTL, 353)

Thuật thôi miên theo Mesmer (Mesmerism):

     Thuật ngữ này xuất phát từ Mesmer, người đă khám phá lại (rediscovered) sức mạnh từ lực này (magnetic force) và áp dụng vào thực tế sức mạnh đó vào khoảng năm 1775 ở Vienna. Đó là một luồng sinh lực (vital current) mà một người có thể truyền qua cho một người khác; và qua luồng sinh lực đó, y gây ra (induces) một trạng thái bất thường cho hệ thần kinh, hệ thần kinh này cho phép người này có được một ảnh hưởng trực tiếp lên thể trí và ư chí (mind and will) của chủ thể (subject) hay là người đang chịu thôi miên (mesmerized person).       

                                                  (CKMTTL, 368)

Thúc đẩy lớn cho thế kỷ này (The great push of the hierarchical endeavour for this century):

     Trong chu kỳ này, sự chú tâm của Thánh Đoàn được tập trung phần lớn vào vấn đề thanh khiết tâm linh (psychic purity), và đây là lư do giải thích tại sao khuynh hướng giáo lư huyền linh (occult teaching) hiện nay đang phát triển, khuynh hướng này cách xa với những ǵ thường được hiểu là sự phát triển tâm linh (psychic development), nó không nhấn mạnh vào các năng lực thông linh hạ đẳng (lower psychic powers), nhưng lại ra sức huấn luyện người t́m đạo về các định luật của đời sống tinh thần (laws of the spiritual life). Điều này tạo ra một nhận thức về bản chất của tâm (the psyche) tức linh hồn, và một sự kiềm chế bản chất thông linh thấp. Sự thúc đẩy lớn lao mà Thánh Đoàn nỗ lực để làm cho thế kỷ này, tức 1926-2026, sẽ đi theo các đường lối này, kết hợp với việc phổ biến các định luật của tư tưởng (laws of thought). V́ thế cần phải phổ biến giáo lư được tŕnh bày trong Yoga Sutras. Tác phẩm này đưa ra các qui tắc cho việc kiềm chế trí tuệ, song bản chất của các năng lực thông linh và sự phát triển của ư thức thông linh (psychic consciousness) cũng được bàn đến một cách rộng rải.                                                                              (ASCLH, 203)

Thuộc tính (gunas):

      - Gunas là các thuộc tính hữu hạn (finite attributes). 

                                                                       (T. của Ch. S.   378)

     - Là ba tính chất của vật chất, ba hiệu quả được tạo ra khi năng lượng đại vũ trụ, tức sự sống của Thượng Đế, vốn thường tại một cách độc lập với việc khoác lấy h́nh hài (formtaking), kích động hay đem lại năng lượng cho vật chất. Ba gunas là:

   1. Sattva..... Năng lượng. Cha...... Nhịp nhàng ...   Sự

                      của Tinh thần,          hay rung động     sống

                          Chân Thần                     hài ḥa

   2. Rajas...... Năng lượng. Con...... Động hay........ Ánh

                        của Linh hồn,            hoạt động          sáng

                        Chân Ngă

   3. Tamas.... Năng lượng. Thánh.... Tĩnh............... Chất

                     của Vật chất,    Thần    (inertia)            liệu

                      Phàm ngă                                    

 ASCLH, 32, 281)

     - Ba gunas là các mănh lực của thiên nhiên (potencies of Nature).                                                                                                                                 (ASCLH, 61)

Thụy du : X. Miên du.

Thung Lũng Thần Tiên   (The Fairy Glen)

      Cơi phụ thứ tư của cơi t́nh cảm có tên là Thung lũng Thần Tiên.                                                                    (CKDCLH, 157)

Thức ăn tinh khiết (pure food):

     Điều này bao hàm một chế độ ăn chay, được chọn với sự phân biện sáng suốt; nó đ̣i hỏi việc chỉ ăn các loại rau và trái cây đem lại sinh lực. Phải suy xét cẩn thận trong việc chọn thức ăn, cố tránh thức ăn quá khó tiêu, một ít thức ăn tốt lành trong sạch, tiêu hóa được hoàn toàn là tất cả những ǵ mà một đệ tử cần đến. Bạn hỏi đó là thức ăn ǵ ư? Đó là sữa, mật ong, bánh ḿ làm bằng lúa ḿ lức, tất cả các loại rau củ mọc ngoài nắng, cam (nhất là cam), chuối, nho khô, quả hạt (nuts), một vài loại khoai tây, gạo lức (unpolished rice), và tôi nhắc lại, chỉ cần bao nhiêu thứ nói trên để đảm bảo sự hoạt động.

(TVTTHL, 335)

 

 

 

Thực Thể hành tinh (Planetary Entity):

     - Thực Thể hành tinh ở trên cung tiến hóa giáng hạ và là một Thực Thể ở cấp rất thấp. Thực Thể này là tổng cộng tất cả các sự sống hành khí (elemental lives) của hành tinh.    

     (LVLCK, 105)

     - Thực thể hành tinh là toàn bộ các h́nh hài (forms) tạo ra h́nh thể (form), nhờ đó, Hành Tinh Thượng Đế chúng ta (planetary Spirit) đang biểu lộ, và do đó, là tổng hợp của các tinh linh hồng trần, cảm dục và hạ trí.                             (LVHLT, 432)

Thực Thể Thông Linh (Entity):

     Sự Sống, Đấng (Being).                                                                (TLHNM I, 430)

Thực tượng (Noumena, tiếng Hy Lạp)

     Bản chất cốt yếu đích thực của Thực Thể (Being) được xem như tách biệt với các đối tượng dễ gây nhầm lẫn (illusive objects) của giác quan.                                   (CKMTTL,    272)

Thượng Đế (God):

   Là ánh sáng và là t́nh thương.                                        (SHLCTĐ, 406)

   Theo nghĩa đại thiên địa, Thượng Đế là Đấng Thầy của vạn vật và Ngài là tất cả sự toàn tri, là toàn thể mọi trạng thái tâm thức (điều này cũng dễ thấy). Ngài là linh hồn của vạn vật và linh hồn của nguyên tử vật chất, cũng như linh hồn của con người là một phần của nhận thức vô biên của Ngài.       

            (ASCLH, 49)

     - Thượng Đế (God) tức là nguyên nhân bản sơ.

     (ASCLH, 175)

Thượng Đế Ba Ngôi (Trimurti):

- Thượng Đế Ba Ngôi gồm Brahmā, Ngôi Sáng Tạo (the Creator), Shiva, Ngôi Hủy Diệt (the Destroyer) và Vishnu, Ngôi Bảo Tồn (the Preserver).                                       (GLBN III, 313)

- Chúng ta được biết rằng, Thượng Đế tự khai triển (self-unfolding) thành h́nh thức tam phân (threefold form): Thượng Đế Ngôi Một (First Logos), Cội Nguồn của Vạn Hữu (all Being).

Thượng Đế Ngôi Hai, xuất phát từ Ngôi Một, biểu lộ ra hai trạng thái: Sự sống và Sắc tướng, lưỡng nguyên nguyên thủy (primal duality), tạo thành hai cực (poles) của Thiên Nhiên, mạng lưới vũ trụ được tạo ra giữa hai cực đó - Sự sống - Sắc Tướng, Tinh thần - Vật chất, Dương - Âm (Positive - Negative), Chủ động - Thụ động (Active - Receptive), Phụ - Mẫu của các thế giới.

Kế đến Thượng Đế Ngôi Ba, Toàn Linh Trí, trong đó có tồn tại mọi nghi h́nh kiểu mẫu, cội nguồn của vạn vật, nguồn mạch (fount) của mọi năng lượng tạo h́nh (fashioning energies), kho tàng lưu trữ mọi nguyên h́nh (archetypal forms).                                                                      (MTNX, 45-46)

Thượng Đế của Sirius (Sirian Logos):

     - Thượng Đế của sao Sirius hợp thành một trong bảy Thái Dương Thượng Đế (Grand Heavenly Men), các Ngài là các trung tâm lực trong cơ thể (body) của Đấng Bất Khả Tư Nghị.    

     (LVLCK, 572)

     - Luôn luôn chúng ta cần nhớ rằng tâm thức của cơi trí vũ trụ là mục tiêu thành đạt của Thượng Đế, và Thượng Đế của sao Sirius so với Thái Dương Thượng Đế của chúng ta cũng giống như Chân Ngă của con người so với phàm ngă.

                                    (LVLCK,592)

Thượng Đế của Thái dương hệ : X. trang 524

Thượng Đế hữu ngă (personal God):

     - Thượng Đế hữu ngă của người theo Thiên Chúa Giáo chính là con người không hơn không kém, được thổi phồng thành một Đấng có uy quyền khủng khiếp (awful powwer) và lệ thuộc vào các tính tốt và tật xấu (vices) của chính con người.                                                                        (LVLCK, 239)


 

 


     - “Thượng Đế hữu ngă”, một hiện thân (incarnation) của Thượng Đế.      

                                                      

                                           (TLHNM, 209)

 

Thượng Đế Ngôi Hai (the Second Logos):

     Logos Demiurge, Thượng Đế Ngôi Hai hay là phân thân thứ nhất (first emanation) từ Thiên Trí (Mind), Toàn Linh Trí (Mahat).                                                                                                                                 (GLBN IV, 46)

Thượng Đế Ngôi Ba  (The Third Logos)

       Thượng Đế Ngôi Ba tức Toàn Linh Trí (Mahat) hay Thiên Trí Sáng tạo (Divine Creative Intelligence), tức Brahma của Aán Giáo, Văn Thù (Mandjusri) của Phật giáo Bắc Tông, Chúa Thánh Thần của Thiên Chúa Giáo.                      (MTNX,  123)

Thượng Đế Nội Tại (God Immanent):

     - Thượng Đế Nội Tại có sẵn trong mỗi con người riêng biệt, trong các nhóm và các quốc gia, trong các h́nh thức có tổ chức (organized forms) và trong tôn giáo, trong nhân loại nói chung và trong chính Hành Tinh Thượng Đế.     

                        (ACMVĐTG, 162)

     - Bản Lai Diện Mục (Presence) tức Thượng Đế Nội Tại.

     - Sự sống của Thượng Đế Nội Tại là nguồn cội của sự hoạt động, của trí tuệ, sự phát triển (growth) và tính thu hút (attractiveness) của mọi h́nh hài trong mọi giới của thiên nhiên.                                                                                                                        (TLHNM II, 229-230)

Thượng Đế Nội Tâm (Inner God)

    Tức là Thượng Ngă (Higher Self)                   (TNVT,   128)

Thượng Đế siêu việt (Transcendent Deity):

- Thượng Đế siêu việt không thoát ra khỏi các tam phân (triplicities), các nhị phân (dualities) và đa phân (multiplicities) của biểu lộ. Chỉ có sự sống, vô sắc tướng (formless), thoát khỏi ngă tính (individuality) không biết rơ.

                                                                   (TLHNM II, 231)

- Có một Đấng Thượng Đế Siêu Việt (God Transcendent), Ngài “thấm nhuần (pervaded) hết thảy vũ trụ với một mảnh của Chính Ngài” vẫn có thể nói “Ta nguyên vẹn”.        

                   (TLHNM II, 229)

- Thượng Đế Siêu Việt măi măi hiện hữu nhưng chỉ có thể thấy được, biết được và tiếp cận được một cách chính xác bằng Thượng Đế Nội Tại (God Immanent). (ACMVĐTG, 162)

Thượng Đế thức (God consciousness): X. Thiên thức.

Thượng ngă (Higher Self):

      - Atma tức là Thượng Ngă.                          (CKMTTL, 104)

     - Là linh hồn, Chân Ngă, Biệt ngă (Individuality), Thái Dương Thiên thần.                                  (LVLCK, 48 -ĐĐNLVTD, 207)

     - Thượng ngă hay Đại Hồn (Soul) là toàn thể ư thức của Chân Thần trong thời gian và không gian.            (GDTKNM, 18)

     - Thượng Ngă vốn là một với Linh Hồn Vũ Trụ hay Toàn Linh Trí (Universal Sooul or Mind) nên có khả năng toàn tri (omniscient).                                                      (CKMTTL, 103)

     - Higher Self được dùng để chỉ nguyên khí thứ 6 hay Buddhi (dĩ nhiên kết hợp với Manas, v́ nếu không có sự kết hợp đó, sẽ không có nguyên khí hay yếu tố suy tư trong hồn tinh thần – spiritual soul).. Higher Self là Atma.                (CKMTTL, 134)

Thượng trí trừu tượng (Higher abstract mind) (Manasic mind-CKMTTL,  138)

   Về mặt bản thể, đó là khả năng hiểu rơ những ǵ không cụ thể hay hiển nhiên, nhưng thật ra lại là nhận thức có sẵn về các khía cạnh thấp của Thiên Cơ khi Cơ này phải tác động đến sự sống trong ba cơi thấp.                                                                                 (SHLCTĐ, 98)

Thượng Trí (higher manas) tức là nhân hồn (human soul).

                                                        (LVLCK, 457)     

   Trí trừu tượng là khả năng tạo mô h́nh, hay là thể trí để tạo bản thiết kế mà theo đó, h́nh hài được tạo ra. (LVHLT, 365)

Thủy thần (Varuna, the God of Water):

   Thần của Nước, theo ư nghĩa nước của không gian hay là nước của vật chất. Ngài cũng được xem như  là vị cai quản (Ruler) cơi cảm dục (cơi thứ 6) mà biểu tượng là nước.       

            (LVLCK, 626)

Thuyết (Chủ nghĩa) duy vật (Materialism):

     Thuyết này xem hiện tượng tinh thần (mental phenomena) như là sản phẩm của sự thay đổi phân tử (molecular change) trong năo bộ, nghĩa là, như là kết quả của một sự biến đổi chuyển động (transformation of motion) thành t́nh cảm (feeling)(!). Có lần, trường phái thô thiển (cruder) này đă đi xa đến nỗi đồng nhất hóa trí nhớ (mind) với một “cách chuyển động lạ kỳ” (“peculiar mode of motion”)(!!) nhưng may thay, ngày nay, quan niệm này bị hầu hết chính các nhà khoa học xem là phi lư (absurd).                                                 (GLBN I, 183)

Thuyết Đơn nguyên (Monoism):

     Thuyết Đơn nguyên hay thuyết về Bản thể Độc nhất (Single Substance doctrine) là h́nh thức tinh vi hơn của tâm lư học tiêu cực (negative psychology), mà một trong những người ủng hộ thuyết này là giáo sư Bain đă khôn khéo gọi là “thuyết duy vật thận trọng” (“guarded materialism”). Thuyết này được một số lớn người tán thành, trong đó có các triết gia Lewes, Spencer, Ferrier và nhiều vị khác. Nói chung, trong khi mặc nhiên công nhận (positing) vật chất tương phản triệt để với các hiện tượng tư tưởng và tinh thần (thought and mental phenomena), họ xem chúng như là hai khía cạnh (sides) hay hai trạng thái (aspects) của cùng một bản chất duy nhất dưới một số điều kiện của bản chất đó. Họ nói rằng chính bản thân tư tưởng (thought as thought) hoàn toàn tương phản với các hiện tượng vật chất, nhưng tư tưởng cũng phải được xem như “khía cạnh chủ quan của hoạt động thần kinh” (“the subjective side of nervous motion”) - các học giả của chúng ta muốn hiểu câu này ra sao cũng được.                               (GLBN I, 183)

Tia sáng thiêng (Divine spark):

   Tức là tinh thần.                                                                                                                (ASCLH, 10)

Tiềm thức (subsconscious):

     Tôi dùng thuật ngữ tiềm thức để chỉ toàn thể sự sống theo bản năng của bản chất sắc tướng, tất cả các khuynh hướng được kế thừa và các thiên hướng có sẵn (innate predispositions), tất cả các tính chất được thu hoạch và tích tụ lại (thu hoạch được trong các lần luân hồi trước và thường nằm bất động trừ phi th́nh ĺnh được khơi dậy bằng sức ép (stress) của hoàn cảnh) và tất cả các mong ước và thôi thúc ngấm ngầm đưa đẩy con người tới hành động, cộng thêm các ham muốn bị kềm chế và không được nhận ra, cùng với các ư tưởng không được bày tỏ vốn hiện hữu, mặc dù không được hiểu rơ. Bản chất tiềm thức cũng giống như một cái vực sâu mà từ đó con người có thể kéo lên hầu hết những ǵ từ kinh nghiệm trước đó của y nếu y muốn, và có thể bị khuấy động cho đến khi nó trở thành một vạc nước sôi, tạo nên nhiều phiền muộn.   

                                                            (TLHNM-II, 440)

Tiên đoán (Prediction):

     Tiên đoán là một kỹ năng (asset) của linh hồn thức và con người tạm thời có dự phần vào đó.                                  (CTNM, 497)

Tiên thiên khí (Akasha):

     - là tổng hợp của dĩ thái (ether).

     - là tính chất của dĩ thái essence of ether).

     - là dĩ thái nguyên thủy (primodial ether).

     - là Thượng Đế Ngôi Ba (third Logos) đang biểu hiện.

(LVLCK, 43)

     - là thuật ngữ dùng chỉ chất liệu của cơi biểu lộ thứ nh́ (Cơi Đại Niết Bàn-ND).                                                                                                        (LVLCK, 79)

     - Ᾱkāsha là Prādhāna dưới một dạng khác.   (GLBN I, 300)

     - là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) trên cơi sự sống Chân Thần (plane of monadic life), cơi Đại Niết Bàn (Anupadaka).

    - Akasha là dĩ thái vũ trụ thứ hai (2nd cosmic ether) ở cơi Chân Thần (Monadic plane, Cơi Đại Niết Bàn). (LVLCK, 626)

Tiên thiên kư ảnh (Askashic record):

   Tiên thiên kư ảnh giống như một phim ảnh bao la, ghi lại mọi dục vọng và kinh nghiệm ở cơi trần của hành tinh ta. Những người cảm nhận được nó sẽ thấy trên đó có mô tả:

1. Kinh nghiệm kiếp sống của mọi người từ lúc bắt đầu có thời gian.

2. Các phản ứng với kinh nghiệm của toàn thể giới động vật.

3. Tập hợp các h́nh tư tưởng có bản chất cảm dục (dựa vào dục vọng) của từng con người trải qua mọi thời kỳ. Ở đây có ẩn tàng sự lừa dối lớn lao của kư ảnh. Chỉ có nhà huyền linh học lăo luyện mới có thể phân biệt giữa kinh nghiệm thực sự với các h́nh ảnh cảm dục do trí tưởng tượng và dục vọng mănh liệt tạo ra.

4. “Tổng Quả Báo” trên hành tinh với tất cả những ǵ liên quan đến thuật ngữ ấy và tất cả các tập hợp h́nh hài nằm chung quanh nó. Nhà nhăn thông lăo luyện đă học được cách phân tách những ǵ thuộc về hào quang của chính ḿnh với hào quang của hành tinh (đó mới thực sự là tiên thiên kư ảnh). Y có thể phân biệt giữa các kư ảnh vốn dĩ:

   a) Thuộc về hành tinh.

   b) Thuộc về Huyền giai hay liên quan tới công việc của 12 Huyền giai Sáng tạo khi chúng thể hiện Thiên cơ.

   c) Các h́nh do tưởng tượng, kết quả của hoạt động do tư tưởng dục vọng của vô số người, bị kích động bởi ham muốn có được một số h́nh thức kinh nghiệm nào đó.

   d) Kư ảnh lịch sử liên quan tới các giống dân, quốc gia, các nhóm, các gia đ́nh trong hai phân bộ lớn trên cơi trần và cơi cảm dục. Nên nhớ rằng mọi người đều thuộc về một gia tộc thể chất (physical) tạo nên mốí liên hệ của y với giới động vật và cũng thuộc về gia tộc cảm dục. Nhờ sự hội nhập trên ṿng cung hướng lên ấy mà y liên kết được với nhóm Chân Ngă của y và trên ṿng cung hướng xuống , liên kết được với giới thực vật.

   e) Kư ảnh về thiên tượng hay là các h́nh ảnh được tạo ra trên cơi cảm dục dưới ảnh hưởng của các mănh lực thuộc hành tinh. Các h́nh ảnh này thuộc hai nhóm lớn:

   Các h́nh ảnh trong tiên thiên khí tạo ra bởi các mănh lực thái dương lưu nhập qua các hành tinh.

   Các h́nh ảnh được tạo ra bởi ḍng lưu nhập của thần lực vũ trụ từ một trong các cung Hoàng đạo, nghĩa là từ các cḥm sao tương ứng của chúng.                           (ASCLH,275277)

   Tiên thiên kư ảnh là cuộn sách vĩnh cửu (eternal scroll) trên đó có ghi kế hoạch cho thế giới chúng ta, các dữ liệu và nhiều kiến thức mà chúng tôi dạy ra được thu thập từ đó.        

 (SHLCTĐ, 12)

Tiến hóa (evolution, tiến hóa thăng thượng):

     - Tiến hóa thăng thượng là sự nhạy cảm với ánh sáng và sự giác ngộ ngày càng tăng thêm đều đặn.                   (LV7C, 642)

     - Phương pháp tiến hóa thăng thượng chỉ là phương pháp điều chỉnh khía cạnh vật chất cho thích ứng với khía cạnh tinh thần ngơ hầu khía cạnh vật chất tỏ ra hoàn toàn thích hợp là một thể biểu hiện cho khía cạnh tinh thần.                   (LVLCK, 231)

     - Tiến hóa thăng thượng (evolution) có thể được định nghĩa như là “khai mở năng lực đáp ứng luôn luôn tăng tiến”.

- Tiến hóa thăng thượng cũng c̣n được định nghĩa như là “sự phát triển theo chu kỳ” (“cyclic development”).

- Sau rốt, tiến hóa thăng thượng có thể được định nghĩa như là thay đổi có sắp xếp và không ngừng biến đổi (ordered change and instant mutation).                                                  (TTCNT, 20, 22, 23)

     - Vạn vật đều có nguồn cội từ Tinh thần - thoạt tiên, sự tiến hóa (evolution) bắt đầu từ trên và tiến xuống dưới, thay v́ ngược lại như thuyết của Darwin đă giảng dạy.

(GLBN III, 177)

     - Giai đoạn chế ngự của nốt Tinh Thần (note of Spirit) là giai đoạn tiến hóa thăng thượng thuộc các cơi cao.         

     (LVLCK, 275)

     - Tiến hóa thăng thượng chỉ là một thuật ngữ được dùng để diễn tả sự phát triển từ từ (gradual development) trong thời gian và không gian của khả năng nội tại của một con người, của một Hành Tinh Thượng Đế và của Thái Dương Thượng Đế.                                                                             (LVLCK, 234)

Tiến hóa của giác quan trong tiểu thiên địa (Microcosmic sensory evolution):

a/ Giác quan thứ nhất ..................  Thính giác

1. Thính giác hồng trần ........................  Cơi hồng trần.

2. Nhĩ thông........................................... Cơi cảm dục.

3. Nhĩ thông cao.................................... Cơi trí.

4. Lĩnh hội (comprehension)................. Cơi Bồ Đề.

    (đối với 4 âm thanh)

5. Toàn phúc (Beatitude)....................... Cơi Niết Bàn.

 

b/ Giác quan thứ hai.......................... Xúc giác hay cảm

                                                                              xúc.

1. Xúc giác hồng trần ...........................  Cơi hồng trần.

2. Trắc tâm thuật.................................... Cơi cảm dục.

   (Psychometry)

3. Trắc tâm hành tinh............................. Cơi trí.

   (Planetary Psych.)

4. Chữa trị (Healing).............................. Cơi Bồ Đề.

5. Phụng sự linh hoạt ............................  Cơi Niết Bàn.

   (Active service)

c/ Giác quan thứ ba........................... Thị giác

1. Thị giác hồng trần............................. Cơi hồng trần.

2. Nhăn thông (Clairvoyance) ..............  Cơi cảm dục.

3. Nhăn thông cao................................. Cơi trí.

4. Linh thị thiêng liêng.......................... Cơi Bồ Đề.

   (Divine vision)

5. Chân thức (Realisation)..................... Cơi Niết Bàn.

d/ Giác quan thứ tư............................ Vị giác

1. Vị giác hồng trần............................... Cơi hồng trần.

2. Sự Tưởng tượng................................. Cơi cảm dục.

   (Imagination)

3. Sự Phân biện..................................... Cơi trí

   (Discrimination)

4. Trực giác (Intuition)........................... Cơi Bồ Đề.

5. Sự hoàn thiện (Perfection)................. Cơi Niết Bàn.                    

 e/ Giác quan thứ năm....................... Khứu giác

1. Khứu giác hồng trần.......................... Cơi hồng trần.

2. Chủ nghĩa lư tưởng t́nh cảm............. Cơi cảm dục.

3. Biệt biện tâm linh .............................  Cơi trí.

   (Spiritual discernment)

4. Chủ nghĩa lư tưởng (Idealism)…....... Cơi Bồ Đề.

5. Toàn thức (All knowledge)................ Cơi Niết Bàn.

 

(ASCLH, 325)

 

 

Tiến hóa của Thái Dương Thượng Đế : X. h́nh trên

Tiến hóa giáng hạ (Involution):

- Tiến hóa giáng hạ tức là sự ch́m ngập (submergence) trong vật chất của Sự sống hay Tinh thần.

- Tiến hóa giáng hạ là sự phân ly (separation) của vật chất hay là “nhất bổn tán vạn thù” (the one becoming the many). Các giác quan được phát triển và bộ máy được Chân Ngă làm cho hoàn thiện để sử dụng vật chất. Điều này nằm dưới Định luật Tiết Kiệm.

- Giai đoạn chế ngự của nốt h́nh hài là giai đoạn tiến hóa giáng hạ.

- Trong thời kỳ tiến hóa giáng hạ, các âm điện tử của vật chất vượt trội hơn. Tỷ lệ bách phân của các âm điện tử (negative/feminine electrons) là một trong các bí mật của điểm đạo và trong giai đoạn tiến hóa giáng hạ, tỷ lệ đó lớn đến nỗi sự khan hiếm của các nguyên tử dương rất đáng để ư; chúng hiếm đến độ chỉ dùng để giữ cho cả khối kết dính lại.

 (LVLCK, 1029, 199, 275, 321)

Tiến hóa trong vũ trụ (Evolution in the Universe):

  Thực thể                  Hiện thể            Trung tâm lực   Không gian  Thời gian

Đấng Khôn Lường. …7 cḥm sao ...........  Vũ trụ Th. Đế.... .... 5 cảnh giới

(The Unknown)                                                                         vũ trụ

Một V.trụ Th.Đế ....  7 Th.Dương.............. Thái Dương ......  4 cảnh giới

(A cosmic Logos)              Hệ                     Thượng Đế             vũ trụ

Một TDTh.Đế.......... 7 Hành tinh.............. HànhTinh...........   3 cảnh giới … Chu

 (A solar Logos)                   hệ                 Thượng Đế            vũ trụ      kỳ 3 TDH

Một HTTh.Đế.......... 7 dăy hành ..............  Các Chohans ....   2 cảnh giới … Chu

(A Heavenly Man)         tinh                     và các nhóm         vũ trụ      kỳ 1 TDH

Một con người .......  7 trung tâm............... Một nguyên......   1 cảnh giới … Chu

                                  lực dĩ thái                   khí                      vũ trụ      kỳ  1 hành

                                                                    (Principle)                               tinh hệ

( (LVLCK, 293)

Tiến tŕnh của sự chết (Processes of death):

Sự chết gồm ba tiến tŕnh chính:

1. Công tác hoàn trả (Work of restitution) nghĩa là việc hoàn lại h́nh hài vào kho chứa cơ bản của vật chất; hay là đối với linh hồn, năng lượng tinh thần thiêng liêng trở lại cội nguồn của nó - hoặc là trên các phân cảnh linh hồn, hoặc trên các phân cảnh Chân Thần, tùy theo mức độ tiến hóa. Hầu hết việc hoàn trả này là công việc của nhân hồn (human soul) bên trong thể xác và liên quan đến cả bí huyệt tim lẫn bí huyệt đầu.

2. Thuật loại bỏ (Art of elimination). Thuật này liên quan đến hai hoạt động củacon người tinh thần bên trong (inner spiritual man); đó là việc loại bỏ (thải hồi mọi kềm chế của phàm ngă tam phân, và tiến tŕnh tái tập trung chính nó trên các phân cảnh cụ thể của cơi trí như là một điểm sáng rực rỡ. Điều này chính yếu là có liên quan đến nhân hồn.

3. Tiến tŕnh hội nhập (Processes of Integration). Các tiến tŕnh này có liên quan đến công việc của con người tinh thần đă giải thoát (liberated spiritual man) khi y hoà ḿnh (blend) với linh hồn (đại hồn - the oversoul) trên các phân cảnh cao của cơi trí. Cái bộ phận (part) trở về với tổng thể, và con người hiểu được ư nghĩa đích thực của các lời của Đức Krishna: “Sau khi thấm nhuần toàn thể vũ trụ này bằng một mảnh nhỏ của chính ta, ta vẫn c̣n nguyên vẹn (remain)”. Con người tinh thần cũng thế, cái mảnh nhỏ trải qua kinh nghiệm  hữu thức đă tỏa khắp tiểu vũ trụ của h́nh hài trong ba cơi thấp, vẫn c̣n đó. Con người biết được chính ḿnh là một phần của tổng thể.     

                                           (CTNM, 394-395)

1. Tiến tŕnh hoàn traû (Process of restitution), chi phối giai đoạn triệt thoái của linh hồn (đây là nhân hồn-ND) ra khỏi cơi trần và ra khỏi hai trạng thể thuộc cơi hiện tượng (phenomenal aspect) của linh hồn, đó là thể xác và thể dĩ thái. Tiến tŕnh này liên quan đến thuật từ trần.

2. Tiến tŕnh thải hồi (Process of elimination). Tiến tŕnh này chi phối giai đoạn sinh hoạt của nhân hồn sau khi chết và lúc ở trong hai cơi tiến hóa khác của nhân loại (tức laø cơi cảm dục và cơi hạ trí-ND). Nó liên quan  đến việc linh hồn (tức nhân hồn-ND) loại bỏ thể trí cảm (astral-mental body) để cho linh hồn “sẵn sàng phiêu diêu tự tại (stand free) trong cơi riêng của ḿnh”.

3. Tiến tŕnh hội nhập (Process of Integration), liên quan đến giai đoạn mà linh hồn đă thoát ra (liberated soul) lại trở nên biết được chính ḿnh là Thiên Thần Bản Lai Diện Mục và được tái hóa nhập (reabsorbed) vào thế giới linh hồn, như thế, tiến vào trạng thái phản hồi (state of reflection). Sau đó, dưới tác động của Định luật Trách Nhiệm Nghiệp Quả hay Tất yếu Nghiệp Quả, linh hồn lại tự chuẩn bị cho lần giáng nhập khác vào h́nh hài.                                                                           (CTNM, 407-408)

Tiếng nói của lương tâm (The voice of conscience):

     Tiếng nói của lương tâm là tiếng nói thầm lặng (whisper) của linh hồn.                                                                                                   (GDTKNM, 78)

Tiếng nói vô thinh (The voice of the silence).

     Tiếng nói vô thinh đối với bất cứ người nào là tiếng nói đến từ phần thâm sâu (the part) của người ấy vốn cao hơn nơi mà tâm thức của người này có thể đạt đến, dĩ nhiên tiếng nói đó thay đổi theo mức tiến hóa của người này. Đối với những ai c̣n hoạt động v́ phàm ngă, th́ tiếng nói của Chân Ngă là tiếng nói vô thinh, nhưng khi con người đă hoàn toàn chế phục được phàm ngă và làm cho phàm ngă hợp nhất được với Chân Ngă, để cho Chân Ngă có thể hoàn toàn hoạt động xuyên qua phàm ngă, th́ tiếng vô thinh chính là tiếng của Linh Thể (Atma)- tức là tinh thần tam phân trên cơi Niết Bàn. Khi đạt đến tŕnh độ này rồi th́ vẫn c̣n có một tiếng nói vô thinh nữa – đó là tiếng của Chân Thần (monad) nơi cơi trên. Khi con người huyền đồng (identifies) Chân Ngă với Chân Thần và đạt đến Quả vị Chân Sư (Adeptship), th́ con người vẫn sẽ t́m thấy một tiếng vô thinh từ bên trên xuống đến với Ngài, nhưng lúc ấy tiếng đó có lẽ sẽ là tiếng của một trong các Thiên Sứ (Ministers) của Thái Dương Thượng Đế (Deity), tức một trong các Hành Tinh Thượng Đế (Planetary Logoi) theo cách gọi dành cho các Ngài. Có lẽ đến lượt Hành Tinh Thượng Đế, tiếng vô thinh sẽ là tiếng của chính Thái Dương Thượng Đế (Solar Logos), và thậm chí, đối với Thái Dương Thượng Đế, nếu có một điều ǵ như là tiếng vô thinh, th́ đó hẳn phải là tiếng của một Thượng Đế cao cấp hơn nữa.       (GLTNVT, 63)

Tiếng vỗ của một bàn tay: (Anahata shabda  B.P.)

         Khi luồng hỏa kundalini đi lên tới luân xa thứ tư, tức luân xa ở tim (heart chakra), nhà yogi nghe được âm thanh từ cơi cao, gọi là Anahata shabda). Shabda là âm thanh (sound), Anahata có nghĩa là “không bị va đập” (“not beaten”); đó là v́ âm thanh đó được tạo ra mà không có hai vật chạm vào nhau. Do đó thuật ngữ này được dùng để tượng trưng cho những ǵ ở bên trên các cơi của phàm ngă. Chích thủ diệu thanh (chích: một, lẻ; thủ: tay).                                              (GLTNVT, 159)

Tiền đ́nh (Outer court, sân ngoài):

     - Nhân loại.                                                                                                             (CTHNM, 633)

     - Tiền đ́nh, chốn hy sinh và thanh luyện của động vật, tương ứng với sự sống của phàm nhân.                 (LVLCK, 653)

Tiền tài (money):

     Người t́m đạo hiểu rơ giá trị huyền linh của tiền tài trong việc phụng sự. Y không t́m điều ǵ cho chính ḿnh, trừ những ǵ có thể giúp y hoàn thành được công việc; y xem tiền tài và những ǵ mà tiền tài có thể mua được như là những món nên dùng cho người khác và như là phương tiện để đưa tới kết quả cho các kế hoạch của Chân Sư khi y nhận ra các kế hoạch này. Ư nghĩa huyền bí của tiền tài ít được con người hiểu rơ, tuy một trong các thử thách lớn nhất đối với t́nh trạng một người trên Đường Dự Bị là những ǵ liên quan đến thái độ của y và cách hành xử của y đối với những ǵ mà tất cả mọi người t́m kiếm để thỏa măn ham muốn . Chỉ có kẻ nào không ham muốn ǵ hết cho riêng ḿnh mới có thể trở thành kẻ thu nhận nguồn tài chính phong phú và là kẻ phân phối tài nguyên của vũ trụ. Trong các trường hợp khác, khi tài sản gia tăng, chúng không đem lại điều ǵ ngoại trừ phiền năo, lo lắng, không vừa ḷng và lạm dụng.                                                            (ĐĐNLVTD, 78-79)

Tiết dục (Abstention from incontinence):

   Theo nghĩa đen, đây là sự không ham muốn (desirelessness) và chi phối các khuynh hướng hướng ngoại vào những ǵ không phải là bản ngă mà t́m cách biểu hiện trên cơi trần bằng mối liên hệ giữa các phái. Tuy nhiên, ở đây, môn sinh huyền linh học nên nhớ rằng biểu hiện này chỉ được coi như một h́nh thức mà các xung lực hướng ngoại khoác lấy và là một h́nh thức liên kết chặt chẽ con người với giới động vật. Bất cứ một xung lực nào liên quan tới các h́nh tướng và Chân Nhân, có khuynh hướng liên kết y vào một h́nh tướng và vào cơi trần đều được xem là h́nh thức không tiết dục.

     (ASCLH, 185186)

   Việc không tiết dục thường được coi là phung phí sinh lực hay là sự sung măn của bản chất động vật Năng lực sáng tạo trên cơi trần và bảo tồn ṇi giống là hành vi thể chất cao siêu nhất mà con người có thể làm được. Việc phung phí sinh lực qua cách sống phóng túng và không tiết độ là tội lỗi nghiêm trọng đối với thể xác. Nó bao hàm việc không nhận ra t́m quan trọng của hành vi bảo tồn ṇi giống, việc không thể chống lại các ham muốn và các thú vui hạ đẳng và việc thiếu tự chủ. Hiện nay, các kết quả của việc thất bại này hiện rơ khắp trong nhân loại qua t́nh trạng sức khỏe dưới trung b́nh, bệnh viện đầy người, đâu đâu cũng có người già trẻ bệnh hoạn, yếu đuối, thiếu máu.

     Bằng sự tiết dục, người ta mới có được sinh lực (energy).           

                                                                        (ASCLH, 198-199)

Tiểu đường (Diabetes):

     Một cách rơ ràng hơn, bệnh tiểu đường là kết quả của ham muốn sai lầm bên trong chứ dứt khoát không phải là kết quả của các ham muốn sai trái bên ngoài. Như đă nói ở trước, bệnh này có thể bắt nguồn ở kiếp sống này, hoặc là truyền lại từ kiếp sống trước. Trong trường hợp sau, linh hồn đầu thai sẽ chọn một gia đ́nh để được sinh ra trong đó, gia đ́nh này sẽ mang lại cho linh hồn một thể xác có khuynh hướng hay một t́nh trạng tự nhiên dễ bị bệnh này.                            (CTNM, 311)

Tiểu vũ trụ (Microcosm, Tiểu thiên địa):

     - Tiểu vũ trụ tức là con người biểu lộ thông qua thể xác.           

                                                                                                  (TVTTHL, 356)

     - Tiểu vũ trụ tức là Chân Thần (Monad).           (LVLCK, 69)

     – Con người, Tiểu thiên địa, Chân Thần biểu lộ (manifesting Monad), Đấng Duy Nhất (One).      (LVLCK, 80)

Tinh chất Chân Thần (Monadic Essence):

     - Tinh chất Chân Thần có thể được định nghĩa như là vật chất nguyên tử (atomic matter) được Sự sống của Thượng Đế Ngôi Hai (Second Logos) làm linh hoạt.                    (KCVTT, 54)

     - Tinh chất Chân Thần, tức vật chất của phân cảnh nguyên tử (hay phân cảnh cao nhất) của mỗi cảnh (cơi). (LVLCK, 75)

Tinh chất Hành khí (Elemental Essence):

     Vật chất (matter) được giữ dưới dạng vật-chất kết-hợp (combination, vật chất phức hợp) được gọi là Tinh chất Hành khí và có thể được nắn tạo thành các h́nh tư tưởng (thought-forms).                                                                                       (KCVTT, 55)

- Tinh chất hành khí của cơi trí được Chân Thần tạo ra trong giai đoạn đi xuống ngay trước khi Chân Thần tiến vào cơi cảm dục và tạo thành Giới Hành khí Thứ Nh́ (Second Elemental Kingdom) ở trên bốn cơi phụ thấp của cơi trí. Ba cơi phụ cao (của cơi trí-ND), tức cơi “vô sắc tướng” (“formless”) được giới Hành khí Thứ Nhất chiếm ngự (occupied), nơi đây, tinh chất hành khí được tư tưởng nhào nặn (thrown) thành các vệt có màu sắc (coloured streams), sáng chói và các chớp lửa linh hoạt (flash of living fire) thay v́ thành các dạng thức rơ rệt (definite shapes), có thể nói các bài học đầu tiên của tinh chất hành khí là tác động kết hợp (combined action) chứ chưa có được các giới hạn rơ ràng của h́nh tướng.                                                                         (MTNX, 125-126)

- Khi luồng sóng sinh hoạt (life-wave) vĩ đại của cuộc tiến hóa h́nh hài đi xuống xuyên qua cơi cảm dục và tạo ra trên cơi này giới Hành khí Thứ Ba, th́ Chân Thần thu hút (drew) xung quanh nó các tập hợp chất cảm dục (combinations of astral matter), ban cho các tập hợp này - được gọi là tinh chất hành khí - một sức sống (vitality) riêng biệt và có đặc tính là đáp ứng và luôn luôn lấy h́nh dạng tùy theo xung lực của các rung động tư tưởng. Có hàng trăm loại tinh chất hành khí trên mỗi cơi phụ của cơi cảm dục, giống như không khí trở nên thấy được ở đây - thực vậy, có thể thấy được không khí bằng các làn sóng rung động dưới sức nóng cao độ (under great heat) - và nếu luôn luôn ở trong chuyển động gợn sóng th́ màu sắc thay đổi giống như xà cừ.

Bầu khí rộng lớn của tinh chất hành khí bao giờ cũng đáp ứng với các rung động tạo ra bởi các tư tưởng, các cảm xúc và dục vọng, chỉ cần một trong ba loại này đổ xô đến cũng đủ gây ra sự huyên náo giống như các bọt nước sôi.

(MTNX, 65-66)

     - Các nhà kiến tạo của sự tiến hóa giáng hạ. (LVLCK, 627)

     - Tinh chất hành khí được coi như là gồm các khối tập hợp vật chất (aggregations of matter), ở vào một trong sáu cơi phụ phi nguyên tử của cơi trí và cơi cảm dục - chính các khối tập hợp này không được dùng như là các h́nh hài cho bất cứ thực thể nào ở bên trong đó, mà được dùng như là vật liệu, nhờ đó, các h́nh hài như thế có thể được kiến tạo.                 (LVLCK, 144)

     - Tinh chất hành khí, tức vật chất của sáu cơi phụ vốn không thuộc nguyên tử. Đó là vật chất phân tử (molecular matter).                                                                        (LVLCK, 75)

Tinh khiết (purity, trong sạch):

     Cần nhận thức rằng sự tinh khiết của tất cả các hiện thể (vehicles) là quan trọng hàng đầu. Nếu một Huynh đệ hắc đạo chiếm được sự kềm chế nơi bất cứ người nào, th́ điều đó chẳng qua cho thấy rằng người đó có một nhược điểm nào đó trong cuộc sống của ḿnh. Cửa đi vào phải do chính con người mở ra Chỗ mở mà nhờ đó các mănh lực độc hại có thể tuôn vào phải được tạo ra bởi chủ nhân của các hiện thể. Do đó, cần phải cẩn thận thanh tẩy thể xác, luôn luôn có t́nh cảm trong sạch trong thể cảm dục và giữ tư tưởng thanh khiết trong thể hạ trí. Khi làm được như thế th́ các thể thấp sẽ có được sự phối kết và chính linh hồn sẽ không cho phép có sự xâm nhập nào.                                                                                                           (TVTTHL, 137)

Tinh linh (Elementals, tinh linh thiên nhiên):

   Tinh linh (spirits) của các bản tố (elements); các tạo vật có liên quan đến 4 lănh vực, hay các bản tố: Địa (Earth), Phong (Air), Hỏa (Fire), và Thủy (Water). Ngoại trừ một số ít ở đẳng cấp cao và các vị cai quản, chúng là các mănh lực của thiên nhiên hơn là những người nam và nữ tinh anh.                   

                                                              (ĐĐTNLVTD, 217)

     - Tinh linh là các thực thể (entities) c̣n phải tiến hóa thành người vào một thời gian trong tương lai (future time).

(GLBN III, 235)

            - Tinh linh là các mănh lực bán-thông-tuệ của các giới.

 (GLTNVT, 311)

     - Các tinh linh có bản chất nhân loại. Sự kiện chúng có thể được tiếp xúc trên cơi cảm dục không có ǵ đảm bảo rằng chúng ở trên con đường tiến hóa thăng thượng. Trái lại, chúng ở trên con đường tiến hóa giáng hạ, trên ṿng cung đi xuống (downward arc). Chúng có mặt trên mọi cơi giới, riêng các loại tinh linh dĩ thái (etheric elemental) như là thần lùn (brownies), thổ tinh linh (gnomes), thổ tiểu tiên (pixies) th́ được biết rơ hơn. Đại khái, chúng có thể được chia thành 4 nhóm:

        1. Tinh linh của đất (Thổ tinh linh).

        2. Tinh linh của nước (Thủy tinh linh).

        3. Tinh linh của không khí (Phong tinh linh).

        4. Tinh linh của lửa (Hỏa tinh linh).

   Chúng là phần tinh túy của vạn vật (essence of things) giá mà bạn có thể hiểu được điều đó. Chúng là các tạo vật sơ đẳng (elemental things) của Thái Dương Hệ thuộc 4 thứ hạng v́ chúng ta biết chúng ở vào chu kỳ thứ tư trên hành tinh thứ tư, tức địa cầu.                            (                                            TVTTHL, 174)

    - Các nhà kiến tạo dĩ thái, tức là tinh linh phụ trách việc kiến tạo thể xác con người.                                     (KCVTT, 77)

Tinh linh cảm dục (Astral elemental, Desire-elementals):

     - Sự sống giáng hạ tiến hóa bé nhỏ tạo thành Tinh linh cảm dục của chúng ta.                                                                                                 (LVHLT, 311)

     - Các tinh linh thiên nhiên có liên quan đến việc tạo ra thể cảm dục của loài vật và loài người được dành cho tên gọi đặc biệt là tinh linh cảm dục (c̣n gọi là “thần cảm dục“ - desire-gods) v́ chúng được làm cho sinh động một cách mạnh mẽ bằng đủ loại dục vọng và luôn luôn dự vào việc kiến tạo thể cảm dục của con vật lẫn con người.                              (MTNX, 76)

Tinh linh của đất (Elemental of earth):

  Là toàn thể nhiều sinh linh tạo thành thể xác.  (LVHLT, 215)

Tinh linh của không khí (Elemental of the air):

   Tinh linh của không khí được hiểu một cách tượng trưng là lớp nền (substratum) của năng lượng đang tác động qua các h́nh hài của thể dĩ thái.                                                     (LVHLT, 216)

Tinh linh của lửa (Elemental of the fire):

   Các h́nh hài trọng trược hơn của cuộc sống thể hơi (gaseous life), thường được gọi là hỏa tinh linh (salamanders), tinh linh của lửa. Chúng trực tiếp ở dưới sự kiềm chế của Hỏa tinh quân (Lord Agni), Tinh quân của cơi trí.                                  (LVHLT, 389)

Tinh linh hồng trần (Physical elemental):

   Tinh linh hồng trần là tên gọi dành cho sự sống đă hội nhập của thể xác.                                                                                       (CTNM, 462)

   Là toàn thể các nguyên tử sinh động (living atoms) của phàm ngă (body nature).                                                     (LVLCK, 118)

Tinh linh nhân tạo hay h́nh tư tưởng (Artificial elementals or thought form):

     - Những tư tưởng mơ hồ, lỏng lẻo (loose) phần lớn được tạo ra do các thể trí chưa phát triển, gom lại chung quanh chúng những đám mây tinh chất hành khí rời rạc khi đến cơi cảm dục, và trôi vật vờ, bị hút vào các đám mây khác ở khắp nơi và có bản chất tương tự, rồi bám quanh các thể cảm dục của những ai có từ điển - hoặc tốt hoặc xấu - thu hút lấy chúng, và sau một thời gian sẽ tan ră, để lại tạo nên thành phần của bầu khí chung của loài tinh chất hành khí. Khi nào chúng c̣n duy tŕ sự sống riêng biệt (separate existence) th́ chúng là các thực thể linh hoạt (living entities), có cơ thể (bodies) bằng tinh chất hành khí, c̣n các tư tưởng có vai tṛ như là các sinh vật tạo linh hồn (ensouling lives), và lúc bấy giờ, chúng được gọi là cáctinh linh nhân tạo (artificial elementals) hay là h́nh tư tưởng (thought-forms).                                                                (MTNX, 66-67)

     - Nơi kẻ thường nhân, tinh linh nhân tạo do cảm xúc (feelings) hoặc dục vọng (desire) tạo ra th́ mạnh mẽ và rơ ràng hơn là tinh linh nhân tạo do tư tưởng (thought) tạo ra. Như vậy, một cơn giận bùng lên sẽ tạo ra một tia chớp đỏ mạnh mẽ và có đường nét rơ ràng, và nếu cơn giận kéo dài, nó sẽ tạo ra một tinh linh nhân tạo nguy hiểm, có màu đỏ, sắc nhọn, có ngạnh (barbed), nói khác đi, có mang tính chất làm hại.

     T́nh thương, tùy theo tính chất của nó, sẽ tạo ra các h́nh thể ít hay nhiều ǵ cũng có màu sắc đẹp đẽ, đủ mọi sắc thái, từ đỏ thẫm đến hồng dịu, vô cùng tinh tế, giống như màu hồng thật nhạt của hoàng hôn hay b́nh minh, t́nh thương cũng tạo ra các đám mây hay các h́nh dạng có tính bảo vệ mạnh mẽ.

Các lời cầu nguyện do t́nh thương của một bà mẹ bay đến và lượn quanh con bà như các h́nh thiên thần (angel-forms), đẩy ra xa khỏi đứa con các ảnh hưởng xấu mà t́nh cờ các tư tưởng của chính đứa con thu hút vào.

Đặc điểm của các tinh linh nhân tạo này là khi chúng được ư chí điều khiển hướng đến bất cứ một người đặc biệt nào th́ chúng được làm cho linh hoạt bằng sức thúc đẩy duy nhất là thi hành ư muốn của kẻ tạo ra chúng. Một tinh linh bảo vệ (protective elemental) sẽ bay lượn quanh mục tiêu của nó, t́m bất cứ cơ hội nào để đẩy lui cái ác hoặc thu hút cái lành - một cách không cố ư, nhưng bằng một sức thôi thúc không nhận thấy được, dường như nó thấy đó là con đường dễ dàng nhất. Cũng thế, một tinh linh nhân tạo được làm cho linh hoạt (ensouled) bằng một ư tưởng hiểm độc (malignant thought) sẽ bay lượn chung quanh nạn nhân của nó, t́m cơ hội để làm hại. Nhưng không loại tinh linh nào có thể tạo được tác dụng nào, trừ phi trong thể cảm dục của đối tượng có được cái ǵ có thể đáp ứng một cách thích hợp với các rung động của chúng để cho chúng có thể bám vào. Nếu nơi người này không có chất liệu ǵ cùng bản chất với chất liệu của chúng, th́ bấy giờ, theo một định luật về bản chất của chúng, chúng bật ra khỏi người này theo con đường mà chúng đă đi - dấu vết từ điển mà chúng đă để lại - phóng vào người tạo ra chúng bằng một lực tương xứng với lực đă phóng chúng ra. Như vậy, người ta được biết, một ư tưởng cực kỳ thù hằn, không đánh được mục tiêu mà nó nhắm tới, sẽ giết lại kẻ gởi ư tưởng đó, trong khi các tư tưởng tốt lành, khi được gởi đến người không xứng đáng, sẽ quay trở về kẻ đưa ra tư tưởng đó dưới h́nh thức phúc lành (blessings).                                                          (MTNX, 67-69)

Tinh linh sinh lực (Pranic elementals):

     Các tinh chất nhỏ bé của lửa này (minute fiery essences) có khả năng thẩm thấu (permeate) qua cấu trúc (texture) của cơ thể con người, của một thân cây hay của tất cả những ǵ có thể có trong giới nhân loại, giới thực vật và động vật, và ḥa hợp với lửa của hệ thống tiểu thiên địa.                                                                                                  (LVLCK, 67)

Tinh linh thiên nhiên (nature spirits, tinh linh ngũ hành):

     - Gồm các tiên nữ (fairies), thổ thần (gnomes), thần (elves). Người ta thấy chúng trong chất dĩ thái cũng  như trong các thể bằng chất hơi, chất lỏng. Các sinh linh bé nhỏ bận rộn này thường che các hoạt động ở cơi trần trọng trược của chúng nhờ ảo cảm và phủ lớp màn che giấu biểu lộ bên ngoài của chúng.                                                                   (LVLCK, 892)

     - Mănh lực Thiên nhiên tức là Tinh linh thiên nhiên (Nature-Force or Elemental).

     - Tinh linh thiên nhiên (Elementals) tức là các Tinh linh Ngũ hành có khả năng thông linh (Psychic Nature-Spirits).

(GLBN I, 202)

     - Linh hồn của các Hành Tố (Spirits of the Elements). Các sinh vật (creatures) tiến hóa trong bốn giới (kingdoms) hay bốn Hành (Elements) - địa, phong, hỏa và thủy. Tín đồ Do Thái Bí giáo gọi các tạo vật này là Thổ tinh linh (Gnomes, thuộc về đất), Phong tinh linh (Sylphs, thuộc về không khí), Hỏa tinh linh (Salamanders, thuộc về lửa) và Thủy tinh linh (Undines, thuộc về nước). Ngoại trừ một vài loại cao cấp và các vị điều khiển (rulers) của chúng, các tạo vật này là các mănh lực (forces) của thiên nhiên hơn là những người nam và nữ tinh anh (ethereal men or women). Với vai tṛ là các tác nhân thấp kém (servile agents) của các nhà Huyền linh học, các mănh lực này có thể tạo ra các hiệu quả khác nhau. Nhưng nếu được các “Âm ma” (“Elementaries”) sử dụng - trong trường hợp chúng bắt đồng tử phục tùng - chúng sẽ lừa gạt người dễ tin. Tất cả các sinh linh (beings) vô h́nh thấp kém được tạo ra trên cơi thứ năm, sáu và bảy của bầu khí quyển trái đất chúng ta được gọi là các Elementals (tinh linh): Peris, Devas, Djins, Sylvans, Satyrs, Fauns, Elves, Dwarfs, Trolls, Kobolds, Brownies, Nixies, Goblins, Pinkies, Banshees, Moss People, White Ladies, Spooks, Fairies, vv… và vv…

     (NGMTTL, 111-112)

Tinh Quân Giải thoát (Lord of Liberation):

   Tất cả các ư tưởng và quan niệm đang chi phối sự sống của con người và đă tạo ra nền văn minh của chúng ta đều bắt nguồn từ một vài Đấng Cao cả, chính các Ngài là một biểu hiện của Thiên Ư (divine Idea). Đó là các Tinh Quân Giải thoát.

   Có cả thảy 3 vị, một Vị th́ gần gủi với Cơi Trần và với nhân loại hơn là hai vị kia. Ngài có thể được đạt tới bởi những ai hiểu được bản chất của tự do và những ai mong muốn dẹp bỏ chuyện đời để được giải thoát và thấy những người bị áp bức và bị làm nô lệ trên thế giới cũng được giải thoát.              

 (SHLCTĐ, 266267)

Tinh tấn (tireless endeavour):

     Theo nghĩa đen là luôn luôn thực hành, lặp lại không ngừng và nỗ lực không ngưng nghỉ để đặt nhịp điệu mới lên trên nhịp điệu cũ, xóa bỏ những thói quen và các hoạt động (modifications) đă ăn sâu bằng cách tạo nên ấn tượng của linh hồn.

     Tinh tấn là luôn luôn cố gắng để hạn chế các hoạt động của thể trí. Nó bao hàm ư tưởng là Chân Ngă luôn luôn cố gắng để hạn chế các hoạt động hay các dao động của thể trí và kềm chế bản chất thông linh thấp hay thay đổi, ngơ hầu biểu lộ đầy đủ bản chất tâm linh riêng của ḿnh. Như thế và chỉ có như thế, Chân Ngă mới sống cuộc đời của linh hồn hằng ngày trên cơi trần.                                                              (ASCLH, 26-27)

Tinh thần (Spirit, spirituality, spiritual):

            - Tinh thần là vật chất ở mức biểu hiện cao nhất.

 (CTNM, 589)

            - Tức Chân Thần (Monad) hay Cha trên Trời.

 (ASCLH, 39)

- Từ ngữ “tinh thần” không ám chỉ các vấn đề tôn giáo như thường gọi. Mọi hoạt động thúc đẩy con người tiến tới h́nh thức phát triển nào đó - về thể chất, t́nh cảm, trí tuệ, trực  giác, xă hội - nếu có đều có bản chất tinh thần và cho thấy sức sống của thực thể thiêng liêng bên trong.                   (GDTKNM, 1)

     - Tinh thần tức là điểm Linh Quang (Divine spark).

          (ASCLH, 10)

     - Tinh thần là Chân Thần, là Linh Ngă.            (LVLCK, 48)

     - Siêu thức (super-consciousness), trạng thái Atma (atmic aspect) tức là Tinh thần.                                                          (LVLCK, 644)

     - “Sự sống” (“life” tức là Tinh thần.                 (LVLCK, 876)

     - Tinh thần được bọc trong linh hồn thể (causal body) là linh hồn.                                                                                                                                    (MTNX, 213)

     - Tinh thần (Spirit) và tâm thức (consciousness) là các tên gọi đồng nghĩa.                                                                                                       (LVLCK, 278)

            - Tinh thần ở trong vật chất chính là Sự Sống.

    (Thư của Ch. S. 315)

Tinh thần và vật chất (Spirit and Matter)

      Bất cứ cái ǵ rời khỏi Trạng Thái Laya đều trở nên Sự Sống tích cực (active Life); nó liền bị cuốn vào Ṿng Xoáy Chuyển Động (vortex of Motion) [Dung môi Sự Sống của phái Luyện Đan]. Tinh Thần và Vật Chất là hai Trạng Thái của Cái Duy Nhất (the One). Cái này vốn không phải là Tinh Thần, cũng chẳng phải là Vật Chất, mà cả hai đều là Sự Sống Tuyệt Đối (Absolute Life), tiềm tàng (latent)…. Tinh Thần là sự phân hóa (differentiation, biến phân) của [và trong] Không Gian (Space), c̣n Vật Chất là sự phân hóa đầu tiên của Tinh Thần. Cái không phải là tinh thần, cũng không phải là Vật Chất, đó là Cái Aáy (That is It) - Cái Nguyên Nhân Vô Nguyên Nhân (causeless Cause) của Tinh Thần và Vật Chất, vốn là Nguyên Nhân của Vũ Trụ (Cause of Kosmos). Và Cái Đó (THAT) chúng ta gọi là Sự Sống Duy Nhất (the ONE LIFE) hay là Linh Khí Nội Tại Vũ Trụ (the Intra-Cosmic Breath). (Thiền Kinh – Book of Dzyan – b́nh giải III, đoạn  18).           (GLBN I,  302)

 

Tinh thần Tuyệt đối (Absolute Spirit):

     Tinh thần Tuyệt đối là Thượng Đế của Thái Dương Hệ chúng ta.                                                                                             (ASCLH, 137)

Tinh ṭa (Constellation) : X Cḥm sao.

Tinh Ṭa Thượng Đế (The Unknown)

     Tinh Ṭa Thượng Đế có hiện thể là bảy tinh ṭa, có không gian là năm cơi vũ trụ; có trung tâm lực là Vũ Trụ Thượng Đế.

 (LVLCK,  293)

Tinh tú quang (Astral light, cảm dục quang):

     Là biến phân của vũ trụ năng (Fohat) ở cơi cảm dục.

(LVLCK, 43)

Tinh vân (Nebulae):

     Các Tinh vân có thật (exist); tuy nhiên, thuyết tinh vân (Nebular Thery) th́ sai lầm. Một tinh vân (a nebula) tồn tại trong một trạng thái phân ră hoàn toàn về nguyên tố (entire elemental dissociation). Tinh vân ở thể hơi và, ngoài ra, nó c̣n là một cái ǵ khác khiến cho nó khó có thể được liên hệ (connected) với các chất hơi (gases) mà vật lư học (physical science) đă từng biết đến; tinh vân tự phát ra ánh sáng (self-luminous). Nhưng tất cả chỉ có bấy nhiêu thôi.

     Tất cả sáu mươi hai “điểm trùng hợp” (“coincidences”) do Giáo Sư Stephen Alexander liệt kê (trong Smithsonian Contributions”, XXI, Mục I, trang 79-97) để xác nhận Thuyết Tinh Vân đều có thể được Nội Môn Học (Esoteric Science) giải thích, v́ đây không phải là một tác phẩm thiên văn học nên chúng ta không cố phản bác. Thuyết của Laplace và Faye gần đúng chân lư hơn bất cứ lư thuyết nào khác, tuy nhiên, chẳng c̣n bao nhiêu suy lư (speculations) của Laplace trong thuyết hiện nay ngoại trừ các đặc điểm chung. (GLBN II, 312)

 

 

Tính chất tâm linh (spirituality):

   Tính chất tâm linh chủ yếu là việc thiết lập các mối liên hệ đúng đắn của con người, thúc đẩy thiện chí và sau cùng là thiết lập một ḥa b́nh đích thực trên địa cầu như là kết quả của hai biểu hiện này của thiên tính.                                                     (VĐCNL, 169)

Tính dục (Sex):

   Thực ra, tính dục là bản năng hướng về sự hợp nhất: trước tiên hợp nhất ở cơi trần. Mặc dù bị hiểu sai lệch nhiều, đó là nguyên tắc tự nhiên (innate principle) của thần bí học (mysticism), đó là tên gọi mà chúng ta gán cho sự thúc đẩy tới hợp nhất với cái thiêng liêng (the divine). Giống như mọi điều khác mà người ít tiến hóa đă nói tới, chúng ta đă hiểu sai và làm lệch lạc một ư niệm thiêng liêng  và làm giăm giá trị (prostituted) một động lực phi vật chất (immaterial urge) thành một ham muốn vật chất (material desire). Chúng ta đă đảo ngược chiều hướng của năng lượng tại bí huyệt xương mông (sacral energy), v́ thế, bản chất động vật và các chức năng của nhân loại bậc trung trở thành quá phát triển. (CTNM, 180)

Tính phóng xạ (Radioactivity):

     Tính phóng xạ tức là việc phóng thích năng lượng (power) có sẵn trong mọi nguyên tố (elements) và mọi nguyên tử của hóa học (atoms of chemistry), và trong tất cả các chất khoáng đích thực (true minerals).                                                                          (LVLCK, 486)

Tính tốt (virtue, đức hạnh, đức tính):

     - Đức hạnh là việc triệu dụng đến các năng lượng mới và nhịp điệu rung động mới sao cho linh hồn trở thành yếu tố kiềm chế tích cực và các mănh lực của linh hồn thay thế các mănh lực của các thể thấp.                               (LVHLT, 202203)

     - Đức hạnh là sự biểu hiện trong con người tinh thần hợp tác với huynh đệ của ḿnh, ḷng vị tha cần phải có, sự cảm thông và hoàn toàn quên ḿnh.                                 (TLHNM, 284)

T́nh thương (Love, c̣n gọi là Bác ái):

   Về thực chất, t́nh thương là một mănh lực hay năng lượng khách quan (impersonal) v́ hiệu quả của nó tùy thuộc vào loại h́nh thức mà nó tiếp xúc và tùy thuộc vào những ǵ mà nó đang tác động.                                                                                    (SHLCTĐ, 265)

   T́nh thương không phải là xúc cảm (emotion) hay t́nh cảm (sentiment) và không có liên quan ǵ với thương cảm (feeling) (vốn là sự lệch lạc của t́nh thương đích thực) mà là sự quyết tâm không lay chuyển để làm những ǵ lợi ích nhất cho toàn thể nhân loại hay cho tập thể (nếu bạn không thể có được ư niệm rộng lớn hơn) và làm điều này với bất cứ giá nào của riêng ḿnh và bằng cách hy sinh tối đa.                        (SHLCTĐ, 277)

     T́nh thương là biểu lộ của Minh Triết trên cơi cảm dục.

                                                                             (KCVTT,  244)

   T́nh thương là năng lượng (love is energy) và đó là một chất (a substance) có thật như vật chất trọng trược. Chất đó có thể được dùng để xua đuổi mô bị bệnh và cung cấp chất thay thế lành mạnh (healthy substitute) vào chỗ của chất liệu nhiễm bệnh (diseased material) để chất này bị loại ra.  (CTNM, 102)

  T́nh thương là biểu hiện sự sống (life expression) của chính Thượng Đế, t́nh thương là mănh lực kết hợp (coherent force) làm cho mọi vật thành tổng thể (whole) (Tôi muốn bạn suy gẫm câu này) và t́nh thương là tất cả những ǵ hiện hữu.            

     (CTNM, 356)

     - Nói về mặt huyền bí và trong thực tế, t́nh thương là sự cảm thông tinh tế, năng lực để nhận thức những ǵ đă tạo ra t́nh trạng hiện tại và do đó, không có sự chỉ trích; nó bao hàm sự im lặng do từ tâm vốn dĩ đưa tới việc sẵn sàng hàn gắn và chỉ biểu lộ khi không có trạng thái g̣ bó của sự im lặng và con người không c̣n phải làm tĩnh lặng bản chất thấp của ḿnh nữa và làm êm dịu tiếng nói của ư kiến riêng của ḿnh ngơ hầu cảm thông và đạt được sự đồng nhất hóa với những ǵ phải được yêu thương.                                                                                                      (SHLCTĐ, 99)

T́nh thương của Thượng Đế (Love of God):

     Thực ra, đó là mănh lực thu hút bằng từ điện, đang đưa mỗi kẻ hành hương hướng về Ngôi Nhà của Từ Phụ. Chính mănh lực này được khơi dậy (stir) trong tâm nhân loại và biểu hiện qua trung gian các Đấng Hóa Thân của thế gian, qua sự khát khao huyền bí học hiện hữu nơi mọi người, qua mọi phong trào nhắm mục tiêu tạo phúc lợi cho nhân loại, qua các khuynh hướng từ thiện và giáo dục đủ loại và (trong điều được gọi là thế giới tự nhiên) qua bản năng che chở của t́nh mẫu tử.

                                                                        (LVHLT, 321)

Tịnh độ tông : Zodo-shu

Tọa thế (Posture, Asana, tư thế ngồi thiền):

     Tư thế tốt nhất là tư thế làm cho người t́m đạo có thể sớm quên rằng ḿnh đang có một thể xác. Người ta thường đưa ra tư thế ngồi thẳng lưng (upright position) thoải mái trên một cái ghế, chân đặt tréo tự nhiên, tay đặt trên đùi, mắt nhắm lại, cằm hơi cúi xuống, đó là tọa thế tốt nhất cho người t́m đạo Tây phương.

Ở Đông phương, có một môn học về các tọa thế và có khoảng 84 cách ngồi khác nhau, một số rất phức tạp và gây nhiều đau đớn. Môn học này là một nhánh của Hatha Yoga và căn chủng thứ năm không cần tuân theo. Đó là tàn tích của môn Yoga chỉ cần và đủ cho căn chủng Lemuria, v́ họ cần học cách kềm chế thể xác.

     … Cần nên nhớ rằng nỗ lực để đạt tới việc quên đi thể xác bằng tọa thế đúng cách được mang lại nhờ việc kiên tŕ thực hành với sự thoải mái hơn là nhờ áp đặt mạnh bạo lên cơ thể những tư thế và phong thái xa lạ và không thoải mái.                 

     (ASCLH, 215)

Toàn giác (Full illumination):

     Con người tâm linh (spiritual man, Chân nhân) chiêm ngưỡng (contemplation), nghiên cứu và tham thiền về thế giới nguyên nhân, về “các sự việc của Thượng Đế” (“things of God”). Lúc bấy giờ, Chân nhân sử dụng khí cụ đă được kiềm chế của ḿnh, tức trí tuệ (được kiềm chế nhờ thực hành việc định trí và tham thiền), để chuyển cho bộ óc hồng trần, xuyên qua ngân quang tuyến (sutratma), tức là tuyến đang đi xuống qua ba thể thấp tới tận năo bộ, những ǵ mà linh hồn biết được, thấy được và hiểu được. Điều này tạo ra sự toàn giác.       

                                                                                    (ASCLH, 184)

Toàn hiện (Omnipresence, vô sở bất tại, phổ diện):

     - Khi dùng thuật ngữ theo Thánh Kinh: “Trong Ngài, chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn”, chúng ta đă phát biểu một định luật căn bản trong thiên nhiên và nền tảng được đưa ra về sự kiện mà chúng ta phủ lên bằng một từ ngữ hơi vô nghĩa: sự toàn hiện. Sự toàn hiện có cơ sở của nó trong vật chất của vũ trụ và trong những ǵ mà các nhà khoa học gọi là ether; thuật ngữ “ether” là một thuật ngữ phổ thông bao hàm đại dương năng lượng vốn dĩ liên quan lẫn nhau và đang tạo ra thể năng lượng tổng hợp duy nhất của hành tinh chúng ta.

     - Sự toàn hiện là một định luật trong thiên nhiên và được dựa trên sự kiện các thể dĩ thái của mọi h́nh hài tạo thành thể dĩ thái thế giới, khiến cho có thể có được sự toàn tri (omniscience).                                                       (VCVTDT, 2, 7)

     - Khả năng truyền thông (communicate) nằm ngay trong bản chất của chính vật chất. Khả năng đó tiềm phục (lies potientially) trong chất dĩ thái, và ư nghĩa của viễn cảm (telepathy) được t́m thấy trong từ ngữ toàn hiện. (VCVTDT, 5)   

                                                           

Toàn Linh thức (Universal soul, linh hồn vũ trụ):

- Toàn linh thức hay là tâm thức của Thượng Đế, Đấng khai sinh ra vũ trụ của chúng ta.                                  (TLHNM I, 57)

- Toàn linh thức tức là Pleroma.                                               (LVLCK, 685)

- Toàn linh thức tức là Atma.                                                     (LVLCK, 137)

Toàn Linh trí (Universal Mind, Thiên trí, Mahat ):

- Tức là chủ thể tư tưởng thiêng liêng (divine thinker).

- Tức là linh hồn thế giới (world soul).

- Tức là thể trí Thái Dương Hệ (systemic mind) (khác với thể trí vũ trụ-cosmic mind).

     - Tức là Ah-hi                                           (LVLCK, 317, 810, 1098, 615)

     - Thiên trí tức là tiến tŕnh suy tư của Hành Tinh Thượng Đế.

     - Thiên trí là một nhóm thuật ngữ diễn tả phạm vi của tư tưởng, hoạch định và mục tiêu của một vị Hành Tinh Thượng Đế hoặc Thái Dương Thượng Đế.   (ĐĐTKNM II, 154, 281)

      - Thiên trí (Divine Mind) tức là Toàn Linh Trí.

(ĐĐTKNM I, 25)

     - Thượng Đế Ngôi Ba (Third Logos) tức Toàn Linh Trí.

                                                       (KCVTT,  13)

-  Vạn vật hiện hữu trong Toàn Linh Trí theo kiểu mẫu nguyên h́nh.                                                    (MTNX,      46)

            -  Mahat (Toàn Linh Trí), tức là trí tuệ (mind) biểu lộ trong Đại Thiên Địa (Macrocosm).                                  (ASCLH, 15)

Toàn ngaơ (AllSelf):

   Toàn ngă là chính Thượng Đế (Logos Himself).

 (TVTTHL, 169)

Toàn nhăn thông (Allseeing Eye):

   Quyền năng của Đức Hành Tinh Thượng Đế để nh́n thấu suốt vào mọi phần, mọi khía cạnh và giai kỳ (trong thời gian và không gian) của hiện thể hành tinh của Ngài, vốn là thể xác của Ngài để đồng nhất hóa chính Ngài với mọi phản ứng và các bén nhạy của thế giới do Ngài sáng tạo, và để tham dự với tri thức đầy đủ vào mọi biến cố và sự việc.(ĐĐTKNMII, 291)

Toàn tri (Omniscience):

     - Toàn tri tức là hiểu biết được thực tướng của sự vật (the knowledge of things-in-themselves).               (GLBN II, 43)

     - Sự toàn hiện là một định luật trong thiên nhiên và dựa trên sự kiện rằng thể dĩ thái của mọi h́nh hài tạo thành thể dĩ thái thế giới khiến cho có thể có được sự toàn tri. Thể dĩ thái của Hành Tinh Thượng Đế hoạt động bằng ư chí có điều khiển của Ngài; năng lượng là kết quả của h́nh tư tưởng của Ngài đang tác động trong và qua thể năng lượng của Ngài. H́nh tư tưởng này biểu hiện và biểu lộ Mục tiêu thế giới của Ngài. Mọi h́nh thức sự sống dưới nhân loại và các h́nh hài lên đến giai đoạn của người tiến hóa được chi phối bằng tư tưởng thiêng liêng qua trung giam các thể năng lượng của họ vốn là một phần bất khả phân của tổng thể. Tuy nhiên, họ phản ứng một cách vô thức và không sáng suốt. Nhân loại tiến hóa, các nhà thần bí và các thức giả đang trở nên ngày càng biết rơ thể trí đang điều khiển tiến tŕnh tiến hóa . Khi sự nhận thức này được hiểu rơ và thể trí cá nhân được tiếp xúc hữu thức với thể trí của Thượng Đế như nó tự biểu hiện qua thể trí đă giác ngộ của Đại Đoàn các Chân Sư, chúng ta sẽ có sự toàn tri ngày càng phát triển.                                                                                   (VCVTDT, 7)

     - Chỉ khi nào thể dĩ thái bắt đầu hoạt động dưới ảnh hưởng và qua “các mănh lực đă in sâu” (“impressed forces”) của linh hồn, thể trí, và tạm thời, của thể cảm dục, bấy giờ con người mới có thể biết được mọi thế giới (worlds), mọi hiện tượng và mọi trạng thái tâm thức, và thế là đạt đến sự toàn tri (omniscience) vốn là quyền thừa kế (birthright) của tất cả các con của Thượng Đế.                                                   (CTNM, 84)

    - Chỉ có Thượng Ngă (Higher Self), vốn là một với Linh Hồn Vũ Trụ hay Toàn Linh Trí (Universal Soul or Mind) mới có khả năng toàn tri.                                             (CKMTTL,   103)

Tổ phuï của nhân loại (Pitris, Fathers of mankind):

   Các vị tổ tiên (ancestors) hay các Đấng sáng tạo nhân loại. Các tổ phụ này chia làm bảy loại, ba loại không có h́nh hài và 4 có h́nh hài. Các vị này thường được gọi là Lunar Pitris hay Nguyệt Tổ phụ (Lunar Ancestors) và đừng nên lộn với Solar Pitris hay Thái Dương Thiên thần (Solar Angels). Các vị này ban cho con người thể trí (mind) và tạo ra thể tương đối thường tồn của Chân Ngă hay Thượng ngă.                    (LVLCK, 614)

Tổ tiên của nhân loại (Progenitors of Man):

     Các Tổ tiên của nhân loại, ở Ấn Độ, được gọi là Tổ Phụ (Fathers), Pitaras hay Pitris, là các “Đấng Sáng Tạo” (“Creators”) của các thể (bodies) và các nguyên khí thấp (lower principles) của chúng ta. Các Ngài là chính chúng ta, với tư cách là các phàm ngă đầu tiên, và chúng ta là các Ngài. Con người nguyên thủy (primeval) ắt hẵn phải có “xương và thịt của các Ngài”, nếu các Ngài có xương và thịt. Như đă nói, các Ngài là các “Nguyệt Tổ Phụ” (“Lunar Beings”).               

                                                                        (GLBN III, 97)

“Tôi hiện hữu” (“I am”):

   “Tôi hiện hữu” ám chỉ Phàm ngă thức (personality consciousness) trên ba cơi thấp, hay ám chỉ những ǵ được xem như thấp kém hơn linh hồn thể. Nó liên quan đến nhận thức của con người về vị trí của ḿnh trên bầu hành tinh trong một dăy hành tinh.

Tôi là Chân Ngă” (“I am that”):

   Ám chỉ Chân Ngă thức (Egoic consciousness) và các cảnh giới của Tam Thượng Thể (Triad). Nó liên quan với nhận thức của một người về vị trí của ḿnh trong dăy hành tinh và mối liên hệ của người đó với tập thể mà y hợp thành một phần trong đó.

“Tôi là Chân Thần “ (“I am that I am”):

   Ám chỉ Chân Thần thức (monadic consciousness) của một người và mối liên hệ của người ấy với các cơi trừu xuất. Nó liên quan đến nhận thức của người ấy về vị trí của y trong hệ thống hành tinh (scheme).                                                 (LVLCK, 420)

Tôi là Ngài (I am He, Bắc Phạn: A-ham-sa):

     Đối với người hiểu được ngôn ngữ của minh triết (language of wisdom) th́ trong từ ngữ đơn thuần này có chứa đựng cái bí nhiệm phổ quát (universal mystery), đó là triết lư về sự đồng nhất (identity) của bản chất con người với bản chất Thượng Đế (god-essence).                                                       (GLBN I, 144)

Tối Đại Niết Bàn (Adi):

   Cơi thứ nhất; cơi nguyên thủy; cơi nguyên tử của Thái Dương Hệ; cơi cao nhất trong 7 cơi.                                       (ĐĐNLVTD, 215)

Tội lỗi (Sin):

     Sự sa đọa (fall) của con người, sự tiến hóa giáng hạ (involution) của Tinh thần.                                             (LVLCK, 773)

Tội sát nhân (Sin of murder):

     Thực ra, tội sát nhân được dựa vào sự kiện rằng nó can dự vào mục tiêu của linh hồn, chứ không phải thực sự dựa vào việc giết chết một xác thân cá biệt của con người. Điều đó cũng là lư do giải thích tại sao chiến tranh không phải là sát nhân như nhiều người có thiện ư đă nghĩ; đó là cách hủy diệt h́nh hài với chủ đích tốt lành (nếu người ta có thể hiểu được Thiên Ư của Hành Tinh Thượng Đế. Tuy nhiên, chính các động cơ của những kẻ gây ra chiến tranh trên cơi trần mới là xấu xa. Nếu chiến tranh không xảy ra th́ qua cái mà chúng ta gọi là “tác động của Thượng Đế”, Đức Hành Tinh Thượng Đế sẽ kêu gọi một số lớn linh hồn trở về theo Thiên Ư bác ái của Ngài. Khi kẻ ác khởi xướng chiến tranh, Ngài nhân cái chẳng lành để làm điều lành.                                                            (CTNM, 436)

Tôn giáo (religion):

     - Là danh xưng dành cho tiếng kêu thỉnh nguyện (invocative appeal) của nhân loại và sự đáp ứng trở lại của Sự sống vĩ đại (greater Life) với tiếng kêu cầu (cry) đó.          

                             (CVĐĐ, 520)

     - Các chân lư tâm linh chính đại của tôn giáo có thể được tóm lược như sau:

I.              Có một Bản Thể đích thực, vô hạn, vĩnh hằng, bất khả tri.

II.           Từ Cái Đó (THAT) phát sinh Thượng Đế biểu lộ (manifested God), khai mở từ nhất nguyên (unity) đến nhị nguyên (duality), từ nhị nguyên đến tam nguyên (trinity).

III.        Từ Tam Nguyên biểu lộ mới có nhiều Đấng Thông Tuệ tinh thần (spiritual Intelligences) hướng dẫn trật tự vũ trụ.

IV.        Con người là một h́nh ảnh (reflection) của Thượng Đế biểu lộ, do đó, về mặt căn bản, là một tam nguyên, Chân Ngă bên trong con người vốn vĩnh cửu và đồng nhất với Đại Ngă vũ trụ.

V.           Con người tiến hóa bằng cách luân hồi nhiều lần, trong khi luân hồi, con người bị dục vọng lôi cuốn; nhờ sự hiểu biết và ḷng hy sinh, con người mới thoát được luân hồi, bấy giờ, con người trở nên thiêng liêng thực sự v́ bao giờ con người cũng có sẵn mầm mống thiêng liêng.                                                                          (MTNX, 5-6)

     - … Không một tôn giáo nào, ngay cả chi phái (sect) của Visishtadvaitis ở Ấn Độ (chi phái này nhân-h́nh-hóa [antropomorphize], thậm chí cả Thái Cực Thượng Đế [Parabrahman]) tin tưởng vào công cuộc sáng tạo từ hư vô (creation ex-nihilo) như Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo, mà chỉ tin vào cơ tiến hóa từ những chất liệu có từ trước (evolution out of pre-existing materials).                    (GLBN I, 279)

 

Tôn giáo và Huyền học (Religion and Occultism):

 

       Mọi tôn giáo cổ chẳng qua chỉ là một hoặc hai chương của toàn bộ pho tài liệu về các bí nhiệm tối cổ (archaic primeval mysteries), chỉ một ḿnh Huyền Học Đông Phương (Eastern Occultism) mới có thể tự hào (boast) rằng ḿnh sở hữu được cái bí nhiệm đầy đủ (full secret) với bảy ch́a khóa của nó.    

                                                (GLBN II, 30)

Tổng quả báo (Dweller om the threshold : Tổng quả) :

     - Tổng quả báo có thể được định nghĩa là toàn thể các mănh lực của bản chất thấp như đă biểu lộ trong phàm ngă, trước khi có sự giác ngộ, tạo hứng cảm và sự khai mở. Vào lúc này, chính phàm ngă cực kỳ mạnh và Tổng quả báo biểu hiện cho các sức mạnh tâm thông và hạ trí mà qua bao thời kỳ đă phát triển trong con người và được bảo dưỡng cẩn thận; nó có thể được xem như là sức mạnh của h́nh hài vật chất tam phân trước khi nó xă thân cống hiến cho sự sống của linh hồn và cho việc phụng sự Thánh Đoàn, Thượng Đế và nhân loại.

     Tổng quả là tất cả những ǵ hiện hữu nơi con người, ngoại trừ Chân Ngă tâm linh cao siêu; đó là trạng thái thứ ba (ngôi ba, third aspect) của Thượng Đế (divinity) khi biểu lộ trong bộ máy / cơ cấu con người (human mechanism), trạng thái thứ ba này sau rốt phải phụ thuộc vào trạng thái thứ hai, tức linh hồn.

ACMVĐCTG, 90 - 91)

     - Tổng Quả (Kẻ Chận Ngơ) ở Ngưỡng Cửa (ngưỡng cửa của thiên tính, hỡi huynh đệ) là chính nhân loại với các thói quen suy tưởng xưa, sự ích kỷ và sự hám lợi của nhân loại.

(SHLCTĐ, 137)

     - Trong thực tế, Tổng quả báo / Kẻ chận ngơ là một h́nh tư tưởng được truyền sinh lực (a vitalised thought-form), tiêu biểu cho sức mạnh cơi trí (mental force), sức mạnh cơi cảm dục (astral force), và năng lượng sự sống (vital energy).

(ACMVĐCTG, 27)

Tổng Quan Thế Giới (World View)

    Cơi phụ cao nhất của cơi trí được gọi là Tổng Quan Thế Giới.                                                                     (CKDCLH, 177)

Tổng Thể vĩ đại (Greater Whole):

     Một Tổng Thể vĩ đại được tạo thành bằng bảy Thái Dương Hệ.                                                                                                                     (LVHLT, 274)

Tổng thức (Apperception, toàn thức):

     Tổng thức diễn tả trạng thái của tâm thức Chân Thần (Monadic consciousness) xuyên qua tất cả các giới đến tận con người.                                                                                                            (GLBN I, 231)

Trá ngụy (Problem of evil):

Đoạn trích dẫn sau đây được rút ra từ một bài văn xuất thần của Tiến Sĩ Anna Kingsford; nội dung như thế này:

“ BaÏn cũng cần biết cội nguồn của trá ngụy. Đây là một chủ đề to tát mà từ lâu nay chúng tôi không muốn đưa ra với bạn, nhưng hiện giờ, theo chúng tôi, dường như bạn đang cần đến nó. Vậy th́, nên hiểu rằng, trá ngụy là kết quả của sự sáng tạo. V́ sáng tạo là kết quả của việc phóng chiếu Tinh thần vào vật chất, mầm mống đầu tiên của trá ngụy xuất hiện cùng với việc phóng chiếu này. Xin nhắc bạn biết rằng, không có trá ngụy thuần túy tinh thần, mà trá ngụy là kết quả của việc vật chất hóa (materialisation) của tinh thần. Nếu bạn xem xét kỹ tất cả những ǵ mà chúng tôi nói với bạn liên quan đến các h́nh thức trá ngụy khác nhau, bạn sẽ nhận ra rằng, mọi trá ngụy đều là kết quả của việc giới hạn của năng lực nhận thức rằng toàn thể Vũ trụ chỉ là Đại Ngă (Larger  Self)…

Thế th́, đích thực là Thượng Đế đă tạo ra trá ngụy; nhưng tuy vậy, điều cũng đúng là Thượng Đế là Tinh thần và v́ là Tinh thần th́ không thể trở thành trá ngụy. Thế th́ trá ngụy hoàn toàn chỉ là kết quả của sự vật chất hóa của Thượng Đế. Đây là một đại bí nhiệm. Chúng ta chỉ có thể tŕnh bày điều đó tối nay…

Thượng Đế là chính sự tri giác (perception). Thượng Đế là sự tinh tường (percipience) phổ quát. Thượng Đế là những ǵ thấy và những ǵ được thấy. Nếu chúng ta có thể thấy tất cả, nghe tất cả, tiếp xúc với tất cả và vv…, sẽ không có trá ngụy, v́ trá ngụy bắt nguồn từ sự hạn chế của tri giác. Việc hạn chế như thế là cần thiết nếu Thượng Đế phải tạo ra bất cứ điều ǵ khác hơn là Thượng Đế. Bất cứ điều ǵ khác hơn Thượng Đế đều phải thấp kém hơn Thượng Đế. Do đó, nếu không có trá ngụy, Thượng Đế phải chịu cô đơn. Mọi vật đều là Thượng Đế tùy theo mức độ của Tinh thần ở trong chúng.”

Như thế, một nhân loại hoàn thiện sẽ là một hiện thể hoàn hảo của Tinh thần thiêng liêng (xem Mercaba của Ezekiel, chương I). Hàm ân của chúng ta đối với các vị có linh thị thật là lớn lao, các Ngài phóng ra các tia sáng vào chốn tối tăm và huyền bí của sự sống con người, nơi mà Tinh thần tranh đấu bên trong thường bị vùi lấp trong các hố sâu của Hỗn Mang huyền bí này, nhờ đó làm hiển lộ bóng tối, nhờ thế chúng ta có thể thấy được một vài bước của Thánh Đạo phía trước, nhờ thế khuyến khích chúng ta tiến tới nhanh chóng với đảm bảo mới mẻ rằng sương mù và mây phủ sẽ bị xua tan, và vào đúng lúc, chúng ta sẽ tiến vào cái toàn vẹn của Bản Lai Diện Mục thiêng liêng. - Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, q. XXIX, trang 50.                                                                                 (LVLCK, 835)

 

 

Trách nhiệm (Responsibility):

     Khi nào không có ngă thức (self- consciousness) th́ không có trách nhiệm. Do đó, loài vật (animals) không bị lôi cuốn vào trách nhiệm, và mặc dù chúng chịu đau khổ trên cơi trần và trong thể xác, chúng lại thoát khỏi nghiệp quả trên các cơi tinh anh (subtler planes) v́ chúng không có trí nhớ cũng không có sự tiên liệu; chúng thiếu năng lực liên kết (correlating faculty) và v́ không có tia lửa trí tuệ, chúng thoát được luật báo phục (law of retribution), trừ ra khi nào có liên hệ đến thể xác. Lư do về sự đau khổ trong giới động vật bị che khuất trong cái bí mật về tội lỗi của kẻ vô trí (the mindless) và trong thời kỳ khủng khiếp được nói đến trong bộ Giáo Lư Bí Nhiệm, dẫn đến kết quả là việc thiếu phát triển và các lệch lạc của tất cả các loài.                                                    (LVLCK, 562-563)

Trạng thái (Aspect, Ngôi):

- Ba Ngôi Thượng Đế (three logoic aspects) tức là các bản nguyên thiêng liêng (principles).                                 (LVLCK, 299)

-  Ngôi Một, tức là ư chí tồn tại (will-to-exist) (Ngôi Shiva-ND).

       Ngôi Hai, tức trạng thái kiến tạo, tức Ngôi Vishnu (Vishnu aspect).

       Ngôi Ba, tức là Ngôi Brahma (Brahma aspect).

(LVLCK, 214-215)

- Ngôi Vishnu, tức Thượng Đế Ngôi Hai (Second aspect logoic), trạng thái kiến tạo h́nh hài (form-building aspect).

       (LVLCK, 218)

- Ngôi Một hoạt động thông qua một Quyền Lực Từ.

         Ngôi Hai hoạt động thông qua các kết hợp của linh từ (mantric combination).

         Ngôi Ba hoạt động thông qua các công thức toán học (mathematical formulas).                                                                           (LVLCK, 771)

- Thượng Đế Ngôi Một (first aspect logoic) tức là “Ư chí hiện tồn” (“will to be”).                                                    (LVLCK, 560)

- Trạng thái thứ ba tức trạng thái vật chất (matter aspect). Trạng thái thứ hai, trạng thái bác ái. Trạng thái thứ nhất, trạng thái Sự sống hợp nhất linh hoạt (nó lôi cuốn [sweep] mọi h́nh hài và mọi nhị phân [dualities] vào thành một tổng thể vĩ đại).       

       (LVHLT, 385)

- Ngôi Lời (Logos) tức Quán Thế Aâm (Kwan-shai-yin).

                                                                (Thư của Ch, S.  379)

Trạng thái bác ái (Love aspect):

     Linh hồn tức là trạng thái bác ái.                                              (LVHLT, 382)

Trạng thái sắc tướng (Form aspect):

     Phàm ngă tức là trạng thái sắc tướng.                          (ASCLH, 397)

Trắc tâm nhân (Psychometrist, người có trắc tâm thuật):

     Người có trắc tâm thuật là người có linh hồn nhạy cảm với linh hồn trong các h́nh thức sự sống khác - nhân loại và phi nhân loại (non-human).                                                                  (TLHNM-II, 567)

Trắc tâm thuật (Psychometry):

     - Về mặt bản thể, trắc tâm thuật là khả năng hoạt động và giao tiếp với linh hồn của nhóm cao cấp mà đơn vị trong nhóm thấp kém mong mỏi hướng tới, và giao tiếp với linh hồn nào vốn dĩ có thể mong mỏi như thế trong bất cứ h́nh hài nào.  

     (TLHNM-II, 567)

     - Thuật trắc tâm có thể được định nghĩa như là năng lực để chọn một vật ǵ hữu h́nh có thể thuộc về một cá nhân và qua trung gian của vật đó làm cho chính ḿnh giao tiếp được với cá nhân đó hay với nhóm các cá nhân. Trắc tâm là định luật liên kết các ư tưởng được áp dụng cho tính chất rung động của lực với mục đích thu được sự hiểu biết.                                       (TTCNT, 138)

Trầm cảm (Depression, chán nản, nản chí, phiền muộn, ưu tư):

     Khi đề cập đến vấn đề trầm cảm là chúng ta bàn đến một điều phổ cập đến nỗi ít người thoát khỏi sự tấn công của nó. Nó giống như sương mù bao quanh con người, làm cho y không thể thấy rơ, đi không chắc chắn và không c̣n nhận biết Thực tại. Nó là một phần của đại ảo tưởng cảm dục, và nếu điều này được hiểu rơ, người ta sẽ thấy rơ tại sao trầm cảm xuất hiện, v́ nguyên nhân của nó hoặc là ở thể cảm dục, hoặc là ở thể xác và gắn liền với t́nh h́nh thế giới hay một t́nh trạng cá biệt. Do đó, chúng ta hăy nghiên cứu trầm cảm ở cá nhân và xem xét các nguyên nhân của nó. Trầm cảm là do bởi:

1. Ảo cảm thế gian: Ảo cảm này quét lên từng người riêng lẻ, mặt khác, thoát khỏi các t́nh huống cá nhân, gây ra sự trầm cảm, vào tận các chốn sâu của phản ứng thế gian. Ảo cảm thế gian này, với các kết quả làm mất sinh khí và gây trầm cảm của nó, lại có nguồn gốc trong các yếu tố khác nhau mà chúng ta chỉ có th́ giờ nêu ra vắn tắt:

a.            Yếu tố về thiên tượng (astrological factors), hoặc là tác động đến sự sắp xếp hành tinh, và do đó đến các cá nhân, hoặc cốt yếu tác động vào nhân loại. Hai yếu tố này thường bị bỏ qua.

b.           Quỹ đạo của mặt trời trong bầu trời. Hướng đi về phía nam có khuynh hướng đưa tới ảnh hưởng rung động hạ thấp, người t́m đạo nên ghi nhớ việc này vào mùa thu và các tháng đầu mùa đông.

c.            Nửa tối của mặt trăng, giai đoạn cuối của kỳ trăng khuyết và đầu kỳ trăng non. Như bạn biết rơ, giai đoạn này tác động đến việc thiền định.

d.           Các yếu tố tâm lư và các ức chế của quần chúng, hiển nhiên do bởi các mănh lực bên ngoài đến hành tinh và do bởi các dự kiến với ư định mờ ám đối với nhân loại thông thường. Các mănh lực này tác động lên nhân loại, ảnh hưởng đến người nhạy cảm nhất; đến phiên họ, họ tác động vào môi trường chung quanh và dần dần động lực được tạo ra, quét qua một giống dân hay một quốc gia, qua một giai đoạn hay một chu kỳ nhiều năm và tạo ra các t́nh trạng trầm cảm sâu xa và t́nh trạng ngờ vực lẫn nhau. Nó tạo nên một sự thu hút thảm hại (sad self-absorption), và chúng ta gọi đó là sự kinh hoàng (panic) hay làn sóng bất an. Sự kiện diễn tiến có thể là thuộc về quân sự, kinh tế, xă hội hay chính trị, nó có thể có dạng của một cuộc chiến tranh, của một ṭa án tôn giáo, của việc khó xoay sở tài chính hay sự ngờ vực quốc tế ngẫu nhiên xảy ra. Các nguyên nhân nằm sau các kế hoạch của diễn tŕnh tiến hóa và bị chi phối bởi - cho dù không được hiểu rơ - Thiên luật (good Law).

2. Trụ vào thể cảm dục. Chừng nào mà con người c̣n tự đồng nhất hóa ḿnh với thể t́nh cảm, chừng nào con người c̣n giải thích sự sống bằng các thuật ngữ chỉ tính t́nh và cảm xúc của ḿnh, chừng nào mà con người c̣n đáp ứng lại với dục vọng, chừng đó con người sẽ c̣n những lúc thất vọng, tối tăm, ngờ vực, đau khổ tột cùng và trầm cảm. Chúng do sự ảo giác, ảo cảm của cơi cảm dục, vốn hay bóp méo, đảo lộn và phỉnh gạt. Không cần nói kỹ hơn về điều này.

3. T́nh trạng mất sinh lực của thể xác. Điều này do các nguyên nhân khác nhau, như là:

a/ Thể dĩ thái hay thể sinh lực suy yếu.

b/ Bệnh hoạn ở thể xác, hoặc là bẩm sinh, hoặc là mang lại từ một kiếp sống khác, ngẫu nhiên hay do các phản ứng t́nh cảm sai lầm, hoặc là được tạo ra theo kết quả của nghiệp quả tập thể, như là bệnh dịch.

c/ Bầu không khí. Điều này đôi khi bị bỏ qua, nhưng t́nh trạng của khí quyển, bản chất của khí hậu, độ dày đặc, độ ẩm hay độ khô ráo, nóng hay lạnh đều có hiệu quả nhất định vào cảnh quan tâm lư.                                         (LVHLT, 306-309)

Trầm tĩnh hoàn toàn (Perfect poise, quân b́nh hoàn toàn):

     Sự trầm tĩnh hoàn toàn là dấu hiệu của việc kềm chế thể cảm dục một cách trọn vẹn, sao cho các xáo trộn t́nh cảm được khắc phục, hoặc là ít nhất được hạ giăm đến mức tối thiểu trong kiếp sống của vị đệ tử.

Trên ṿng xoắn ốc cao hơn, nó cũng là dấu hiệu của một năng lực hành động một cách tự do trên các phân cảnh Bồ Đề, nhờ bởi việc hoàn toàn thoát khỏi (và do hậu quả của sự quân b́nh) mọi ảnh hưởng và mọi xung lực vốn được thúc đẩy từ ba cơi thấp.

Mẫu mực hay tính chất quân b́nh này hàm ư - nếu bạn suy nghĩ kỹ - một trạng thái trừu xuất của thể trí; không ǵ được xem như bất toàn (nonperfection) có thể tạo ra xáo trộn. Bạn có thể nhận biết một cách chắc chắn rằng nếu bạn hoàn toàn thoát khỏi mọi phản ứng t́nh cảm th́ trí óc bạn sẽ sáng suốt và năng lực suy tư sáng suốt của bạn sẽ tăng lên một cách phi thường với tất cả những ǵ mà nó có liên quan tới.

Dĩ nhiên, sự trầm tĩnh hoàn toàn của một đệ tử được điểm đạo th́ khác với sự trầm tĩnh của một Chân Sư được điểm đạo, v́ một bên liên quan đến tác dụng của ba cơi thấp hay là phi tác dụng của chúng, c̣n bên kia th́ liên quan đến khả năng thích nghi với tiết điệu của Tam Thượng Thể Tinh thần.

Tuy nhiên, kiểu quân b́nh trước phải đi trước cái thành quả sau, đó là chỗ nghiên cứu vấn đề của tôi.

Sự trầm tĩnh hoàn toàn này (vốn là điều có thể đạt được đối với bạn) được đạt đến bằng việc chế ngự các lực kéo, các thôi thúc, các xung lực và các thu hút của bản chất cảm dục, và cũng bằng việc thực hành điều mà trước đây tôi có nhắc đến: Sự điềm nhiên thiêng liêng.                                              (CTNM, 672-673)

Trận Đại Hồng Thủy (the Deluge):

     Có một nhiệm vụ c̣n chưa được hoàn tất, đó là việc vất bỏ giáo điều thần học tai hại nhất: Sự Nguyền Rủa (Curse, Đọa Đày) mà nhân loại bị cho là phải chịu đựng suốt từ khi xảy ra việc Adam và Eva bị gán cho là không chịu tuân lời dưới bóng cây của Vườn Địa Đàng (Eden).

     Các quyền năng sáng tạo nơi con người là khả năng thiên phú (gift) của Minh Triết Thiêng Liêng, chứ không phải là hậu quả (result) của tội lỗi. Điều này được dẫn chứng một cách rơ ràng do nơi cách hành xử nghịch thường (paradoxical behaviour) của Jehovah. Lúc đầu, Jehovah nguyền rủa Adam và Eva (tức nhân loại) v́ tội lỗi mà họ bị gán cho là đă phạm, kế đó Jehovah ban phúc (blesses) cho “dân tộc được tuyển chọn” của Ngài bằng cách phán: “Hăy sinh sôi và phát triển cho đầy quả đất” (Sáng Thế Kư, IX, 1).

     Vậy, Sự Nguyền Rủa đă không xảy ra cho nhân loại nơi Giống dân Thứ Tư, v́ lẽ Giống dân Thứ Ba tương đối vô tội, v́ những người thời Tiền Đại Hồng Thủy (Antediluvians) tầm vóc hăy c̣n lớn, cũng đă bị diệt vong theo lối đó. Vậy th́ trận Đại Hồng Thủy không phải là sự trừng phạt mà chỉ là kết quả (result) của một định luật tuần hoàn của địa chất.                  

              (GLBN 3, 408-409)

Trẻ con có nhăn thông: (Children have clairvoyance)

    Trong khoảng bảy năm đầu tiên của kiếp sống, các huyền lực (forces) vốn hoạt động/tác động (operating) về phía cực âm (negative pole) của chất dĩ thái (ether) trở nên linh hoạt, như vậy trẻ con ở lứa tuổi này có nhăn thông thuộc loại có cùng tính chất thụ động như các nhà đồng cốt (mediums); đây là lư do giải thích tại sao trẻ con lại chơi đùa rất b́nh thường với những người bạn mà người lớn không nh́n thấy được. 

                         (CKDCLH,    191)

Trên sao dưới vậy (As above, so below):

- “Trên sao dưới vậy” là một sự hiển nhiên được lặp lại một cách nhanh nhẩu (glibly) nhưng ít được hiểu rơ. Những ǵ ở trên và theo sau là những ǵ có ở dưới?

Bên trên có Ư chí, Bác ái và Hoạt động hay là Quyền năng, Minh triết và Thông tuệ, các thuật ngữ mà chúng ta dùng để chỉ ba trạng thái biểu lộ thiêng liêng.

Bên dưới sẽ là ba trạng thái này đang xuất lộ:

a/ Phàm ngă biểu hiện cho sự thông tuệ linh hoạt.

b/ Chân Ngă biểu hiện cho bác ái hay minh triết.

c/ Chân Thần biểu hiện cho quyền năng hay ư chí.

Trong ba cơi thấp của phàm ngă, ta cũng có:

a/ Thể xác, biểu hiện cho h́nh ảnh của trạng thái hoạt động.

b/ Thể cảm dục, biểu hiện h́nh ảnh của trạng thái bác ái hay minh triết.

c/ Thể trí, biểu hiện h́nh ảnh của trạng thái ư chí hay quyền năng.                                                                                                                     (TVTTHL, 225-226)

- Mọi sự vật trong ba cơi thấp đều là h́nh ảnh của những ǵ có nơi các cơi trời (heavenly realms) và người ta có thể thu thập được nhiều điều nhờ hiểu được dụ ngôn tuyệt diệu của Hermes: “Trên sao, dưới vậy”.                                                (ASCLH, 362)

     - Trên sao dưới vậy. Cơi trần là phản ảnh của cơi tinh thần.  

       (KCVTT,9)

     - Con người được nói đến như là tiểu thiên địa (microcosm), vũ trụ là đại thiên địa (macrocosm); con người được gọi là cái gương của vũ trụ  (universe), h́nh ảnh (image) hay là phản ảnh (reflection) của Thượng Đế (Sáng Thế Kư,  26), đó cũng là ẩn ư của câu châm ngôn cổ “Trên sao, dưới vậy”.                                                                         (MTNX,179)

 

Tri giác thần bí (Mystical perception):

     Trong mỗi người đều có một tính chất đặc biệt - một đặc điểm nội tại, cố hữu vốn luôn luôn hiện hữu - mà người ta có thể gán cho tên gọi là “tri giác thần bí”.Tôi dùng thuật ngữ này theo một ư nghĩa rộng lớn hơn nhiều so với trường hợp thông thường và tính chất tri giác thần bí này bao gồm:

1. Linh thị (vision) thần bí về linh hồn, về Thượng Đế và vũ trụ.

2. Năng lực tiếp xúc và hiểu được thế giới ư nghĩa, thế giới bên trong (subjective world) của thực tại đang hiện ra.

3. Năng lực hướng về t́nh thương và bị thu hút về những ǵ khác hơn là bản ngă (self).

4. Năng lực lĩnh hội và trực nhận được các ư tưởng.

5. Khả năng hiểu được cái chưa biết, cái đáng ưa thích và cái được ưa thích (the desirable and the desired). Sự quyết tâm và kiên tŕ tiếp theo sau giúp cho con người t́m kiếm, điều nghiên và muốn có cái thực tại chưa được biết đó. Chính khuynh hướng thần bí này đă tạo ra các nhà thần bí vĩ đại nổi tiếng trên thế giới, một số lớn các nhà thám hiểm, các nhà khám phá (discoverers) và các nhà phát minh (inventors).

6. Khả năng nhận biết, ghi lại và lưu trữ điều thiện (the good), điều mỹ (beautiful) và điều chân (true). Chính khả năng này đă tạo ra văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ và nhà kiến trúc.

7. Thôi thúc khám phá và thấu nhập vào các bí nhiệm của Thượng Đế và của thiên nhiên. Chính sự thôi thúc này đă tạo ra nhà khoa học và người thiên về tôn giáo (religious man).                      

       (GDTKNM, 113)

Tri ḥa thức (Prapti): X. Quyền năng.

Tri thức (knowledge):

     - Tri thức là minh triết cổ chân chính (true vidya).

(ASCLH, 140)

     - Tri thức là sản phẩm của Pḥng Học Tập. Tri thức có thể dùng để chỉ toàn thể những t́m kiếm và kinh nghiệm của con người, những ǵ có thể được nhận biết bằng năm giác quan và có thể được liên kết, giải đoán và định nghĩa bằng cách dùng trí năng của con người. Đó là những điều mà ta cảm thấy xác tín trong trí hay những ǵ mà chúng ta có thể xác định bằng cách dùng thí nghiệm. Đó là bảng tóm tắt các nghệ thuật và khoa học. Nó bao hàm tất cả những ǵ liên quan đến việc kiến tạo và phát triển khía cạnh h́nh hài của sự vật. Do đó, nó liên quan đến khía cạnh vật chất của công cuộc tiến hóa, vật chất trong Thái Dương Hệ, trong hành tinh, trong ba cơi tiến hóa của nhân loại, và trong các thể của con người.  

      (ĐĐNLVTD, 1011)

     - Tri thức là việc thấu hiểu đúng các định luật về năng lượng, về việc bảo toàn thần lực, về các cội nguồn của năng lượng, về các tính chất của năng lượng, các loại và mức độ rung động của năng lượng. Tri thức bao hàm việc thấu hiểu về:

            a/ Các rung động chính yếu khác nhau.

            b/ Các trung tâm mà theo đó thần lực nhập vào.

            c/ Các vận hà theo đó thần lực lưu chuyển.

            d/ Các tam giác lực và các dạng h́nh học khác mà nó tạo ra trong khi tiến hóa.

            e/ Các chu kỳ và dao động của năng lượng liên quan với các kiểu mẫu biểu hiện khác nhau của hành tinh, kể cả mọi giới trong thiên nhiên.

            f/ Ư nghĩa đích thực của các trạng thái thần lực mà chúng ta gọi là “thời kỳ hỗn nguyên” (“periods of pralaya”) và các trạng thái mà chúng ta gọi là “thời kỳ biểu lộ”. Nó cũng bao gồm một nhận thức đúng về các định luật qui nguyên (laws of obscuration).                                                   (LVLCK, 879-881)

 

Tri thức thần bí: (Gnosis, Hy Lạp)

      Thuật ngữ chuyên môn được các trường phái triết học- tôn giáo sử dụng, cả trước lẫn trong các thế kỷ đầu của Cơ Đốc giáo, để chỉ đối tượng nghiên cứu của họ. Tri Thức Thần Bí (Spiritual and Sacred Know-ledge) này tức là Gupta Vidya của Aán Giáo, chỉ có thể đạt được trong Cuộc Khai Mở (Initiation) vào các Bí Pháp Tinh Thần (Spiritual Mysteries) mà trong đó các “Bí Pháp” thuộc nghi thức (ceremonial “Mysteries”) là một điển h́nh.                                                    (NGMTTL, 129)

Trí cảm : X. Kama-Manas.

Trí cụ thể (concrete mind, hạ trí, chitta, kama-manas, lower mind):

   Là khả năng kiến tạo h́nh hài                                                     (LVHLT, 365)

Trí huệ chân chính (True idea):

     Một ư tưởng xuất phát từ các phân cảnh trực giác của tâm thức thiêng liêng (divine consciousness) là một trí huệ chân chính.                                                                                                                (VCVTDT, 189)

Trí khôn (Manas):

     Con người được phú cho Trí Khôn (endowed with Manas) chỉ khi ở vào điểm giữa của Căn chủng thứ ba.(GLBN III, 257)

Trí năng (The intellect, trí tuệ):

     - Trí năng (intellect) bao gồm lư trí (reason), phán đoán (judgement), tưởng tượng (imagination), so sánh (comparison) và các quan năng trí tuệ (mental faculties) khác. (MTNX, 148)

     - Trí tuệ là ngă thức sáng suốt , hướng dẫn và điều khiển hoạt động của Phàm ngă hội nhập, xuyên qua thể trí và  bộ óc, và hoạt động qua bí huyệt cổ họng và bí huyệt ấn đường.

 (TLHNMII, 233)

     - Trí tuệ tức là thể trí (the mind).                                              (ASCLH, 254)

 

 

Trí óc bạc nhược: (Enfeebled mind)

     Một trí óc bạc nhược thường thường là hậu quả của sự lười biếng về tinh thần (mental laziness) hoặc của việc trí tuệ được sử dụng một cách sai trái (intelligence wrongly used).  

                       (VLH, 198)

Trí tuệ (Manas, Mind)

        Chit tác động trên Kriya, tức là Minh Triết tác động trên Hoạt Động sinh ra (yields) Trí Tuệ (Manas, Mind-Trí Khôn). 

(KCVTT, 23)

Trí tuệ thuần túy (the pure intellect):

     Trí tuệ thuần túy được gọi là Thượng Trí (Higher Manas).          

                                                                                                (MTNX, 193)

Tŕ giới / giới (Shīla):

     - Ch́a khóa (bí quyết) giữ Hài Ḥa (Harmony) trong lời nói và hành động, bí quyết lập thăng bằng giữa nhân với quả, không để thêm cơ hội cho tác động của nghiệp.   (TNVT, 177)

     - Hạnh thứ nh́ trong mười (có khi là sáu - ND) Ba-la-mật. Hài ḥa hoàn toàn trong lời nói và hành động.

 (NGMTTL, 297)

Triết hệ Vedanta và Phật Giáo (Vedantism and Buddhism)

     Bà  H.P. Blavatsky nói: “Sau nhiều khảo cứu, chúng tôi đi đến chỗ tin tưởng một cách chắc chắn rằng triết hệ Vedanta và Phật giáo đều đồng nghĩa (synonyms), các triết lư này gần như giống nhau về phần tinh thần, nếu không muốn nói là về phần thực hành và diễn giải (practice and interpretation). Hệ thống Vedanta chỉ là Phật giáo siêu việt, hay tạm gọi là Phật giáo được tâm linh hóa, trong khi hệ thống Phật giáo là triết hệ Vedanta thuần lư hay hơn thế, là triết hệ Vedanta gốc (radical Vedantism). Giữa hai triết hệ này là triết hệ Số Luận (Sankhya philosophy).                                                          (TNVT, 41-42)

 

Triết gia thần bí (Gnostic, Hy Lạp)

      Các triết ga diễn giải và dạy ra Tri Thức Thần Bí (Gnosis). Các triết gia này có nhiều vào ba thế kỷ đầu của kỷ nguyên Cơ Đốc giáo, trong đó có các vị kiệt xuất như Valentinus, Basilides, Marcion, Simon Magus v..v…          (NGMTTL, 129)

Tŕnh tự tiến hóa của các Giống Dân (gradual exolution of the Races).

     Năm pho tượng (ở vùng Trung Á, Bamian -ND) này là tài liệu bất diệt của Giáo Lư Huyền Môn về tŕnh tự tiến hóa của các Giống Dân.

     Pho tượng lớn nhất tiêu biểu cho Giống Dân thứ nhất của nhân loại, thân thể khinh thanh của Giống Dân này được lưu lại trong đá cứng bền chắc, dùng cho việc học hỏi của các thế hệ mai sau, nếu không th́ kư ức về điều ấy không bao giờ tồn tại sau cơn đại hồng thủy nhấn ch́m Châu Atlantis. Tượng thứ hai cao 120 feet (36,57m), tượng trưng cho Giống Dân Hăn Sinh. Tượng thứ 3 cao 60 feet (18,28m) làm sống lại giống người xuống thấp (fell) và đó mở ra giống người đầu tiên bằng xác thịt do cha mẹ sinh ra, mà hậu duệ cuối cùng được tiêu biểu bằng các tượng trên đảo Easter, Những người này chỉ có tầm vóc từ 20 đến 25 f. (6m - 7,60m) ở vào thời Châu Lemuria bị ch́m ngập, sau khi hầu như bị hủy diệt bởi núi lửa.

    Giống Dân thứ  tư có tầm vóc c̣n nhỏ hơn nữa, tuy vẫn c̣n khổng lồ so với Giống dân thứ 5 hiện nay của chúng ta, Giống Dân hiện nay ở mức tiến hóa tột cùng so với những Giống dân trước.

     Thế th́ đó chính là những “Người Khổng Lồ” của thời xưa, tức Gibborim của thời tiền và hậu Đại Hồng Thủy của Thánh Kinh (Bible). Họ đă sống sung túc cách đây một triệu năm hơn là chỉ cách đây từ ba đến bốn ngàn năm.         (GLBN 3,   339)

 

Trọng ḥa thức (Garima): X. Quyền năng

Trụ vào (Polarize or centre oneself - ASCLH, 251):             X. An trụ.

Trung chuyển hóa : X. Chuyển hóa vừa.

Trung đạo (Noble middle Path, Bát chánh đạo):

     Con đường hẹp giữa các cặp đối hợp mà chúng ta phải bước lên (nhờ thực hành đức phân biện và ḷng vô dục) là con đường quân b́nh, thăng bằng, tức trung đạo.       (ASCLH, 320)

Trung hỏa kỳ kinh (Sushumnā ):

     - Sushumnā , một dây thần kinh nối liền quả tim với bí huyệt ở đỉnh đầu (Brahmasandra).                            (GLBN I, 190)

     - Phản ảnh của sutratma trong cơ thể con người được gọi là tủy sống (spinal chord) và tự biểu hiện trong 3 đường thần kinh. Ba đường này được gọi là Ida, Pingala, c̣n đường ở giữa là sushumna.                                                                     (LVHLT, 95)

Trung tâm lực (Force centres):

   Toàn thể các dây thần kinh với hàng triệu từ lực đạo (nadis) hay “đối phần tuyến” (“thread counterparts”) trong thể dĩ thái, tạo thành một đơn vị, theo giáo huấn của Minh Triết Vô Thủy (Ageless Wisdom), đơn vị này có trong nó các điểm tập trung cho các loại năng lượng khác nhau. Các điểm tập trung này được gọi là “các trung tâm lực”, kinh nghiệm sống của linh hồn cùng biểu hiện của nó dựa vào các trung tâm lực này chứ không dựa vào thể xác. Chúng là các yếu tố chi phối hệ thống tuyến của cơ thể.                                           (TLHNMII, 64)

   Trung tâm lực tức là bí huyệt (chakra).          (LVHLT, 362)

Trung tâm lực tủy sống (The altar major centre):

   Trung tâm lực tủy sống được tạo nên ở điểm mà ống tủy sống tiếp xúc với hộp sọ và do đó, nằm ở phần thấp nhất của phía sau đầu. Nó được cấu tạo bằng chất dĩ thái thấp nhất, tức chất dĩ thái thứ tư, trong khi đó, các trung tâm lực dĩ thái của các đệ tử được cấu tạo bằng chất dĩ thái cao hơn.(LVLCK, 1129)

Trung tâm tinh thần (spiritual centre):

     Linh hồn.                                                                                                                             (LVHLT, 13)

Truyền thuyết về thần tiên và yêu tinh (Fairies and elves of legends):

     Trên cơi cảm dục, chúng ta cũng gặp các tinh linh thiên nhiên (nature spirits) - thuật ngữ này chính xác  hơn là thuật ngữ tinh hoa hành khí (elementals). Các tinh linh thiên nhiên này đang lo việc kiến tạo h́nh hài trong các giới khoáng chất, thực vật, động vật và nhân loại. Có loại tinh linh thiên nhiên xây dựng các khoáng chất, đưa các sinh năng (vital energies) vào cây cỏ, tạo ra các thể (bodies) của giới động vật từng phân tử một. Chúng chăm lo đến việc tạo ra các thể cảm dục của loài khoáng vật, thực vật và động vật, cũng như lo việc tạo ra thể xác các loài này. Đây là các thần tiên và yêu tinh  thường được nói đến trong các chuyện cổ tích (legends). “Dân tộc nhỏ bé” (“a little people”) này đóng góp một vai tṛ rất lớn trong văn học dân gian (folk-lore) của mỗi quốc gia, đây là những trẻ con duyên dáng và chưa có ư thức trách nhiệm (irresponsible) của Thiên nhiên mà khoa học hờ hững cho là chỉ có nơi nhà giữ trẻ, nhưng sau này, chúng sẽ được các nhà khoa học sáng suốt đặt trở lại vào cấp đẳng thiên nhiên của chúng. C̣n ngay bây giờ, chỉ có các thi sĩ và các nhà huyền học tin là có chúng, nhà thi sĩ th́ nhờ năng khiếu trực giác, c̣n nhà huyền học th́ nhờ phát triển nội nhăn thông. Đa số người đời đều nhạo báng cả hai, nhất là nhạo báng các nhà huyền học; nhưng không hề ǵ, minh triết sẽ được chứng minh là đúng đối với việc này.                                       (MTNX, 74-75)

Trực giác (intuition): X. thêm mục “Nguyên khí Bồ Đề”.

     - Trực giác là sự pha trộn của hai đặc tính thiêng liêng, của tuệ giáctrí tuệ (buddhimanas) hay là sự hiểu biết tâm linh bằng trực giác (bao hàm sự giải thích và đồng nhất hóa), và thượng trí trừu tượng (higher abstract mind), cốt yếu đó là khả năng để hiểu được những ǵ không cụ thể hoặc hữu h́nh (not concrete or tangible), mà thực ra đó là nhận thức tự nhiên về các khía cạnh thấp của Thiên cơ khi Cơ này phải tác động đến sự sống trong ba cơi thấp.                                                  (SHLCTĐ, 98)

     - Trực giác hay lư trí thuần túy (pure reason), là năng lực cho phép con người tiến vào giao tiếp với Toàn Linh Trí (Universal Mind) và hiểu thấu Thiên Cơ (Plan) bằng cách tổng hợp, lĩnh hội được Thiên ư (Divine Ideas) hay là tách ra được chân lư cơ bản và thuần túy nào đó.                                   (LVHLT, 365)

     - Theo nghĩa đen, trực giác là việc hiểu thấu chân lư bằng cách tổng hợp và ngay tức khắc.                                (TLHNMI, 134)

     - Có liên quan dễ nhận thấy nhất với tập thể thức (group consciousness) và sau rốt sẽ điều khiển tất cả các liên hệ của chúng ta với nhau, khi chúng ta hoạt động trong các đơn vị của nhóm. Trực giác tác động nhờ tim và bí huyệt tim, và là bản năng cao siêu khiến cho một người nhận biết và tùng phục vào linh hồn của ḿnh và vào sự kềm chế cùng ấn tượng sự sống của linh hồn.                                                    (TLHNMII, 233)

- Trực giác là một ư tưởng (idea) được bao phủ trong chất dĩ thái (etheric substance).                                                              (VCVTDT, 189)

     -Trực giác (hồn tinh thần) là trạng thái thấp của Chân Thần.                                                                                                                        (CTHNM, 506)

     - Tuệ giác thức (Buddhic awareness).             (ĐĐKNM II, 350)

Trực giác thông thường (Ordinary, intuition):

     - Thức của trực giác tức là nhận.

     -Trực giác thông thường chỉ đơn thuần là việc nhận biết (recognition) một sự kiện (fact) quen thuộc trong một tiền kiếp (a past life) mặc dù mới trải qua lần đầu trong hiện kiếp (the present life).                                                                                                              (MTNX, 261)

 

Trực giác thức (Intuitional consciousness):

     Trực giác thức tức là tâm thức Christ (Christ consciousness).     

                                                                        (ASCLH, 298)

Trường không gian (Field of space):

     Bản chất của trường không gian là dĩ thái, và thể sinh lực của nó được tạo bằng tổng số các thể dĩ thái của tất cả các cḥm sao, các Thái Dương Hệ và các hành tinh nằm trong đó. Toàn bộ mạng lưới quư báu của vũ trụ này có một sự lưu chuyển không ngừng của các năng lượng và các thần lực, điều này tạo thành nền tảng khoa học của các thuyết chiêm tinh học. Giống như các thần lực của hành tinh và của chân nhân (chỉ ghi nhận một trong số nhiều yếu tố) đang tuôn đổ qua thể dĩ thái của từng người trên cơi trần và chi phối ngoại hiện của con người, các hoạt động và các tính chất của y, cũng thế, các thần lực khác nhau của vũ trụ đang tuôn đổ qua mọi phần thể dĩ thái của thực thể mà chúng ta gọi là không gian, rồi chi phối, định đoạt phần ngoại hiện, các hoạt động và các tính chất của mọi h́nh hài nằm trong chu vi vũ trụ.   (CTHNM, 11)

Trừng phạt (Punishment)

…… Thực ra không có điều ǵ gọi là sự trừng phạt cả. Đó là một thuật ngữ do con người đặt ra (man-made term) để chỉ sự việc mà đúng ra là một luật bác ái sâu xa nhất, để nhờ đó, qua kinh nghiệm, nhân loại học được cách kết hợp quả với nhân. 

                  (VLH,  55)

Trừu xuất (Abstraction, Pratyahara, hoàn hư, hườn hư, trừu tượng hóa):

     - Một thuật ngữ bao hàm khả năng tập trung ư thức  vào trong đầu và tác động nơi đó như là linh hồn, hoặc là triệt thoái ư thức ra khỏi các sự vật hữu h́nh và biểu hiện ra ngoài, và như thế, xoay chuyển ư thức vào trong.               (LHVCC. 135136)

     - Khi linh hồn (hay thần lực) tự triệt thoái ra khỏi trạng thái vật chất (h́nh hài hữu h́nh bên ngoài) th́ h́nh hài đó không c̣n được nhận biết nữa. Nó biến mất và tạm thời bị tiêu tán. Hiện giờ, chủ thể quan sát (seer) có thể làm được điều này một cách thích hợp nhờ việc tập trung tâm thức của ḿnh vào Chân Ngă, con người tâm linh hay linh hồn, và (nhờ dùng nguyên khí suy tư và tác động của ư chí) rút thể dĩ thái ra khỏi thể xác trọng trược. Đây là trừu xuất và đưa đến:

1. Việc tụ tập sự sống hay các sinh lực của thân thể vào trong các trung khu thần kinh trên xương sống ở cơi trần.

2. Các sinh lực này hướng theo xương sống lên tới đầu.

3. Sinh lực tập trung nơi đó và sau đó có sự trừu xuất dọc theo sinh mệnh tuyến (sutratma), xuyên qua tùng quả tuyến và trung tâm lực trên đỉnh đầu (brahmarandra).

4. Bấy giờ, chủ thể quan sát trụ lại (stands) trong h́nh hài đích thực của ḿnh, tức thể dĩ thái, thể này vô h́nh đối với mắt người trần tục.

   Khi nhân loại mở được nhăn thông dĩ thái (etheric vision) th́ sẽ cần đến sự trừu xuất cao hơn (further abstraction), bấy giờ, chủ thể quan sát cũng sẽ rút các nguyên khí sinh lực có ánh sáng [các tính chất của “ḥa” (sattva) và “động” (rajas)] ra khỏi thể dĩ thái và trụ lại trong thể cảm dục, và như vậy cũng sẽ trở thành vô h́nh đối với nhăn thông dĩ thái.

(ASCLH, 282283)

     - Trừu xuất là việc chế ngự (subjugation) các giác quan bằng nguyên khí suy tư và triệt thoái các giác quan đó ra khỏi những ǵ mà cho đến nay đă là đối tượng của chúng.          

            (ASCLH, 229)

     - Khi vật chất tồn tại mà không được tri giác (apart from perception) th́ đó chỉ là một sự trừu xuất (a mere abstraction).

                                                                                                                 (GLBN II, 42)

Tsong-kha-pa (Tây Tạng):

     C̣n được viết là Son-kha-pa. Một nhà cải cách nổi tiếng ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ 14, Ngài đă đưa vào quê hương của Ngài một hệ thống Phật giáo đă được thanh lọc. Vốn là một Đại Đạo Đồ (great Adept), v́ không thể chứng kiến thêm nữa sự mạo phạm triết lư Phật giáo của các tu sĩ giả danh (các tu sĩ này đă biến triết lư của Phật giáo thành một món hàng có thể tiêu thụ ở thị trường), Ngài đă dùng sức mạnh chận đứng lại việc mạo phạm đó bằng một cuộc cách mạng đúng lúc (timely revolution) và tống xuất 40.000 tu sĩ và Lạt Ma (Lamas) giả mạo ra khỏi nước. Ngài được xem như là một Hóa Thân (Avatar) của Phật (Buddha) và là nhà sáng lập của Phái Gelukpa (”mũ vàng:, “yellow-cap”) và của Huyền Môn (the mystic Brotherhood) tiếp cận với các vị lănh đạo của Huyền Môn. Người ta cho rằng “cái cây vạn h́nh” (“The tree of the 10.000 images”, tức khoom-boom) đă nảy sinh từ sợi tóc dài của nhà khổ hạnh (ascetic) này, người đă bỏ nó lại đàng sau ḿnh, tan biến măi măi khỏi nhăn quan kẻ phàm phu.    

                                     (NGMTTL, 305)

Tuệ giác (buddhi, bồ đề, trực giác):

     - Linh hồn hay trí tuệ vũ trụ. Đó là hồn tinh thần (spiritual soul) nơi con người (nguyên khí thứ 6) và do đó, là hiện thể của Atma, Tinh thần, vốn là nguyên khí thứ 7.

            (ĐĐNLVTD, 217)

     - Buddhi dùng manas (Thượng trí) như là một hiện thể (vehicle).                                                                                                                        (LVLCK, 684)

     - Tuệ giác (buddhi) tức là lư trí thuần túy (pure reason), trí tuệ (intellect) tách rời khỏi hạ trí (lower mind), đôi khi được gọi là trực giác (intuition), bản chất của nó là bác ái-minh triết (love-wisdom).                                                                                  (ASCLH, 159)

 

Tuệ giác thức (Buddhic awareness):

     Trực giác (Intuitional perception).           (ĐĐTKNM II, 350)

Tuổi của linh hồn (Age of the soul):

     Theo quan điểm về thời gian th́ linh hồn không có tuổi như con người hiểu. Linh hồn th́ vô thời gian (timeless) và vĩnh cửu (eternal).                                                                                       (TLHNM II, 23)

Tuổi thọ (Span of life, Life span):

     Xét cho cùng, tuổi thọ sẽ bị thu ngắn hay được kéo dài tùy ư bởi các linh hồn biết phụng sự một cách thực tâm (conciously) và biết dùng bộ máy xác thân làm dụng cụ để nhờ đó Thiên Cơ được phụng hành.                                         (CTNM, 350)

Tuyến nội tiết (Endocrine, glandular system):

     Tuyến nội tiết hay hệ thống tuyến tác động dưới các thúc đẩy tiến vào thể xác xuyên qua bảy bí huyệt trong thể dĩ thái; đối với các bí huyệt này, hệ thống tuyến chỉ là sự thể hiện bên ngoài hay là đối phần của thể xác. Các tuyến nội tiết chi phối con người qua ḍng máu, đến phiên chúng lại bị chi phối bởi các bí huyệt.                                                    (TLHNM-II, 434)

Tuyến tùng quả (Pineal gland):

     - Chúng ta được dạy rằng ở trung tâm năo bộ, vùng tùng quả tuyến là trú sở của linh hồn, một tiền đồn của sự sống Thượng Đế, một tia lửa tinh thần thuần túy. Đây là điểm thấp nhất mà sự sống tinh thần thuần túy tiếp xúc hoặc chạm đến trực tiếp từ Chân Thần, Cha trên Trời. Đó là đầu mút của kim quang tuyến (sutratma or thread) đang nối liền và liên kết nhiều thể (sheaths) khác nhau và đi từ Chân Thần trên cơi cao, xuyên qua linh hồn thể trên các phân cảnh cao của cơi trí xuống tận thể xác.                                                        (ASCLH, 318)

     - Tuyến tùng quả là cơ quan bên ngoài của nội nhăn thông.

     Tuyến tùng quả là một khối nhỏ giống như hạt đậu, bằng chất xám thần kinh dính liền vào mặt sau của năo thất thứ ba.

     Tuyến yên (pituitary body) so với tuyến tùng quả giống như Thượng trí (manas) so với Tuệ giác thể (buddhi) hay trí tuệ (mind) so với minh triết (wisdom). SD-III, 504-505   

                        (LVLCK, 965)

     - Khi vị đệ tử sống cuộc đời mực thước, tránh xa thịt, chất nicotin và rượu, thực hành việc tiết dục th́ tuyến tùng quả không c̣n teo tóp (atrophied) nữa mà trở nên hoạt động sớm hơn.                                                                            (LVLCK, 1012)

     - Tuyến tùng quả có liên hệ trực tiếp với thể trí, dùng để đưa các ấn tượng từ cơi trí xuống năo bộ.        (GLTNVT,  151)

Tuyệt chủng của động vật (extinction of a species):

     X. Hoạt động qui nguyên của hành tinh.

Tuyệt đối thức (Absolute consciousness):

     Tuyệt đối thức tức là Thượng Đế thức (Thiên thức).

(LVLCK, 243)

Tù nhân của hành tinh (Prisoners of the planet):

     - Các tù nhân của hành tinh là vô số các sự sống thiên thần tạo thành thể sinh lực của hành tinh (planetary pranic body) và bị lôi cuốn vào các ḍng sinh lực xuất phát từ mặt trời vật chất (physical sun).                                                                                                               (LVLCK, 1024)

     – Tù nhân của hành tinh nghĩa là con người tâm linh, thiêng liêng (the divine, spiritual man).                          (ĐĐTKNM II, 398)

Tư tưởng Thiêng liêng (Divine Thought):

     Theo cách nói hiện đại, Tư tưởng Thiêng liêng được gọi chính xác hơn là Thiên Ư Hồng Nguyên (Cosmic Ideation), tức Tinh thần (Spirit).                                                                                                (GLBN II, 39)

Tự tưởng và cảm giác: (Thought and sensation)

     Trạng thái hoạt động (Activity-aspect) của Chân Thần tự biểu lộ trên cơi cảm dục dưới h́nh thức cảm giác và trên cơi trí dưới h́nh thức tư tưởng.                                   (KCVTT, 244)

 

Tứ diệu đế (four noble truth):

1. Chân lư Aryan về Khổ (Ill).

2. Chân lư Aryan về việc phát sinh cái khổ (arising of Ill) (Tập).

3.  Chân lư Aryan về việc chấm dứt cái khổ (ceasing of Ill) (Diệt).

4. Chân lư Aryan về Con đường đưa đến Diệt Khổ (way leading to the Ceasing of Ill) (Đạo).                    (ASCLH, 141)

       a/ Cuộc sống trong thế giới hiện tượng không thể tách khỏi đau khổ (suffering) và phiền năo (sorrow).

       b/ Nguyên nhân của đau khổ là ham muốn cuộc sống trong thế giới hiện tượng (phenomenal universe).

       c/ Việc diệt khổ chỉ đạt được bằng cách diệt trừ ham muốn sống trong cơi hiện tượng.

       d/ Con đường đưa đến diệt khổ là bát chánh đạo (the noble eightfold path).                                                                                        (TLHNM-II, 155)

Tứ đại (elements, tattvas, vật chất vi tử, yếu tố): X. Yếu tố, Hợp tố.

Tứ phân của thể trí: (Four divisions of the mind)

      Bà Blavatsky nói đến bốn tách phân của thể trí như sau:

1.      Thứ nhất là manas-taijasi, tức trí tuệ quang huy (sáng chói lọi) vốn thực sự là thể bồ đề (buddhi), hay ít ra là trạng thái của con người khi manas của con người trở nên ḥa nhập trong buddhi, không c̣n ư chí riêng (separate will) của chính nó.

2.      Thể trí thực sự (manas proper), thức thượng trí (higher manas) tức trí suy tư trừu tượng (abstract thinking mind).

3.      Giác tuyến (antahkarana), một thuật ngữ được bà Blavatsky dùng để chỉ mắt xích (link) hay con kênh (channel) hay cầu nối (bridge) giữa thượng trí với hạ trí (kama-manas) trong lúc luân hồi.

4.      Kama-manas, theo cách chia này chính là phàm ngă (personality).                                             (GLTNVT, 46)

Tự do (Liberty):

   Là việc thừa nhận các liên hệ đúng đắn của con người, được điều chỉnh một cách cởi mở, đảm nhận một cách tự nguyện và được thúc đẩy bằng một ư thức trách nhiệm, ư thức này sẽ tác động như bức tường bảo vệ; tự do sẽ xảy đến không phải bằng các biện pháp cưỡng bách mà bằng sự diễn dịch đúng đắn và hiểu biết nhanh chóng của quần chúng, tức là những người hay lầm lộn sự phóng túng (licence, quyền tự do của Phàm ngă hành động theo sự chọn lựa của bản chất thấp) với tự do của linh hồn và lương tâm. Tuy nhiên, tự do này là khía cạnh thoải mái nhất của ư chí thiêng liêng theo nhận thức của nhân loại. Thực ra, đó là sự thiên khải đầu tiên được ban cho con người về bản thể của Thiên Ư và về đặc tính của Shamballa.     

 

                                                (SHLCTĐ, 271272)

 

Tự do ư chí (Freewill):

     - Như bạn biết rơ, sự cách biệt lớn giữa giới nhân loại trong  ba cơi thấp với các giới khác trong thiên nhiên là yếu tố tự do ư chí.                                                                                                                    (CTNM, 248)

     - Không có tự do ư chí trong thời Atlantis.   (SHLCTĐ, 125)

     - Có thể nói rằng, bên trong các giới hạn của chiều hướng sáng suốt của người thông minh đều có sự tự do ư chí, xét về hoạt động trong giới nhân loại. Khi nào không có sự hoạt động của thể trí và khi nào không có khả năng để phân biện, để phân tích và để chọn lựa th́ không có tự do ư chí. Tuy nhiên, trong các tiến tŕnh rộng lớn của thiên cơ, khi nó bao trùm toàn bộ sự tiến hóa hành tinh, đối với đơn vị bé nhỏ, tức con người, th́ không có tự do ư chí. Thí dụ, con người lệ thuộc vào những ǵ mà chúng ta gọi là “các tác động của Thượng Đế” (“acts of God”) và trước các điều này, con người không có sự trợ giúp. Con người không có sự chọn lựa nào và không thoát được. Ở đây có ẩn một ám chỉ về sự tác động của nghiệp quả trong giới nhân loại; nghiệp quả và trách nhiệm sáng suốt được tạo ra và đan vào nhau một cách không thể tháo gở được.           

                                                                                                  (TLHNM II, 29)

Tự tử  (suicide)

    Này bạn, đây là các trường hợp ngoại lệ. Nhiều người tự tử có thể và thường làm được (can and generally do), nhưng đối với những người khác th́ không phải như thế. Người tốt lành và trong sạch (th́ việc tự tử làm cho họ dường như – ND) ngủ một giấc yên tĩnh đầy hạnh phúc, tràn ngập các linh ảnh hạnh phúc (happy visions) của cuộc sống hồng trần và không có ư thức ǵ về việc măi măi vượt khỏi cuộc sống đó.

     Những người không tốt cũng không xấu (th́ việc tự tử làm cho họ – ND) sẽ ngủ một giấc ngủ không mộng mị, nhưng vẫn là một giấc ngủ yên tĩnh. Trong khi đó, kẻ độc ác th́ tùy theo mức độ thô bỉ/ đê tiện của họ, họ phải chịu nỗi đau ray rứt như cơn ác mộng kéo dài nhiều năm : nhiều ư tưởng của họ trở thành các sự việc sống động; các đam mê tội lỗi của họ trở thành chất liệu thực (real subtance), và họ nhận lại trên đầu họ tất cả khổ đau mà họ đă chồng chất (heaped) lên người khác. Nếu được mô tả đủ th́ thực tại và sự kiện này sẽ tiết lộ ra một Địa Ngục (Inferno) c̣n khủng khiếp hơn nhiều so với Địa Ngục mà Dante (nhà thơ Ư, 1265- 1321 – ND) đă từng tưởng tượng!                                         (Thư của Chân Sư,  216)

Tứ hạ thể : X. Quaternary.

Tứ linh diệu (Tetraktys):

   Bộ Ba, được chiếu rọi bởi ánh sáng của Đấng Duy nhất là ba Ngôi của Tam hạ thể (lower Triad), tức thể hạ trí, thể cảm dục và thể xác. Ba thể này cùng với Đấng Soi sáng (Illuminator) tạo thành “Bốn” được nói đến và như thế hiển nhiên trở thành Tứ linh diệu của tiểu thiên địa.                                  (LVLCK, 1000)

Tứ Linh Diệu (Sacred Four):

     - Tứ Linh Diệu là:

Nhất Nguyên (Unity)

     a/ Cha …  Mahadeva … Thượng Đế Ngôi Một  … Ư chí-Tinh thần

                                                  (1st Logos)

   Nhị Nguyên (Duality)

     b/ Con …  Vishnu … …   Thượng Đế Ngôi Hai …..  Bác ái-Minh triết

                                                 (2nd Logos)

Tam nguyên (Trinity)

     c/ Mẹ  …  Brahma  …   Thượng Đế Ngôi Ba  …….  Hoạt động-Trí tuệ   

                                                 (3rd Logos)

                                         Tứ Linh Diệu

     d/ Biểu lộ kết hợp (united manifestation) của bộ ba (the three) - Đại Thiên Địa (Macrocosm)                                                                  (LVLCK, 41)

     - Đến lượt ḿnh, con người trở thành một “Tứ Linh Diệu” - Tinh thần và bộ ba biểu lộ (spirit and the three of manifestation).                                                                                                              (LVHLT, 75)

Từ bi (Compassion): X. Ḷng trắc ẩn.

Từ lực (Magnetism):

- Từ lực hay là prana, sinh lực, sinh khí (vital force, vitality).

 (TVTTHL, 245)

Từ lực đạo (Nadi):

   Là những tuyến năng lượng (thread of energy) vô cùng nhỏ hay là các vi lực tuyến (force fibres) tỏa ra khắp nơi của mạng lưới dĩ thái và nằm bên dưới mọi phần của hệ thần kinh tam phân. Chúng có đến hàng triệu và tạo ra bộ máy đáp ứng bén nhạy, nhờ đó chúng ta hoạt động và bộ máy có 5 giác quan này là một trong các đầu mút bên ngoài của nó.  (CTNM, 333)

   - Từ lực đạo tức là các tuyến lực (force threads).

     (LVHLT, 500)

   Từ lực đạo là đối phần dĩ thái (etheric counterpart) của toàn bộ hệ thần kinh và chúng nằm dưới mọi dây thần kinh đơn độc trong toàn bộ thể xác. Chúng là các tác nhân hữu hiệu của các thôi thúc có tính cách hướng dẫn (directing impulses) của linh hồn, phản ứng lại với hoạt động rung động phát xuất từ đối phần dĩ thái của năo bộ. Chúng đáp ứng với Mệnh Lệnh điều khiển (directing Word), phản ứng với “sức lôi cuốn” (“pull”) của linh hồn và sau đó, tự tổ chức cho sự trừu xuất (hườn hư, abstraction).                                                                                         (CTNM, 474)

Từ điện (Magnetism, từ lực, từ khí):

- Từ điện là tác dụng của Cung thiêng liêng đang biểu lộ theo cùng ư nghĩa như điện khí là hiệu quả biểu hiện của cung nguyên thủy, cung Thông tuệ-Linh hoạt .            (LVLCK, 44)

- Từ lực là một bức xạ (emanation) từ một thể tinh anh (thường là thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ của Linh Hỏa (Divine Flame) bên trong các lớp vỏ vật chất. Linh Hỏa được tạo thành trên cơi thứ nh́, cơi Đại Niết Bàn (Monadic plane), c̣n từ lực (vốn là phương pháp để biểu hiện lửa phát xạ-radiatory fire), do đó, được nhận thấy là quan trọng nhất trên cảnh giới thứ tư và thứ sáu, hay là qua các thể trực giác và thể cảm dục. Như chúng ta đă biết, các thể này có liên quan chặt chẽ với cơi thứ nh́.                                 (LVLCK, 53-54)

- Từ điện tức là prana, sinh lực (life force), sinh khí (vitality).                                                              (TVTTHL, 245)

Tường thành Jericho : X. Jericho.

Tỳ Kheo (Tỳ khưu): Bhiksu (B. Phạn và N.Phạn).

Tỳ kheo ni : Bhiksuni.

 

 

 

 

 

 

 

U

 

 

 

U linh cảnh : X. Kamaloka.

Uẩn (skandas):

     Khi biểu lộ trên cơi trần th́ trong mọi sự sống đều có ẩn tàng các mầm hay chủng tử phải kết thành quả, và chính các chủng tử (seeds) tiềm tàng này là cái nhân có hiệu quả đưa đến việc xuất hiện của h́nh hài. Vào một lúc nào đó, các chủng tử được gieo xuống và phải kết thành quả. Đó là các nguyên nhân (causes) hay uẩn sẽ tạo nên các thể (bodies) mà quả báo phải thể hiện trong đó. Đó là các dục vọng, các thôi thúc và các nghĩa vụ giữ chặt con người vào ṿng luân hồi, đưa con người vào cuộc sống hồng trần, nơi sẽ tựu thành kết quả tối đa của các chủng tử này, mà theo định luật, y có thể thanh toán trong bất kỳ kiếp sống nào.                          (ASCLH, 393)

Ung thư (Cancer):

     - Ung thư là một phản ứng huyền bí và tinh tế đối với năng lượng của cung 1, ư chí sinh tồn (will-to-live), vốn là một trong các trạng thái của cung này. Do đó nó thể hiện bằng một sự quá hoạt động (overactivity) và sự tăng trưởng của các tế bào cơ thể mà ư chí sinh tồn của chúng trở nên có tính hủy diệt đối với cơ quan mà chúng nằm trong đó.                                     (CTNM, 383)

     - Cách chữa trị ung thư (the cure of Cancer):

     Trong tất cả các bệnh có bản chất ác tính, có một cốt lơi tối quan trọng hay là một điểm năng lượng sinh động, có khi chậm hay nhanh tùy trường hợp, thu hút sinh lực trong con người.

     Trong các giai đoạn đầu của những bệnh như là ung thư, cốt lơi tối quan trọng chỉ được t́m thấy khi t́nh trạng ác tính xảy ra mạnh đến nỗi muốn làm bất cứ điều ǵ để trợ giúp cũng vô cùng khó. Tuy nhiên, chỉ có thể chữa được trong các giai đoạn mới phát này và bấy giờ, việc chữa trị mới có hiệu quả, nhưng lại chỉ khi nào ư chí của người bệnh được cầu viện đến. Trong các trường hợp ung thư, chỉ có thể đối trị  chút ít, trừ phi của sự hợp tác sáng suốt của kẻ cần được đối trị, v́ phương pháp duy nhất (mà sau này tôi có thể nói thêm) là phối hợp ư chí có điều khiển của bệnh nhân và của nhóm chữa trị chung với nhau thành một khối sức mạnh tác động. Khi làm được điều này th́ bấy giờ năng lượng được cầu viện tới và được tập trung sẽ theo sau tư tưởng theo đúng định luật có từ xa xưa và kích thích vùng chung quanh chỗ ung thư (nghĩa là mô lành mạnh) đến nỗi xảy ra việc mô mạnh sẽ thu hút mô yếu và bệnh. Nếu năng lượng được hướng đến chính chỗ bị ung thư th́ t́nh trạng ung thư sẽ bị kích thích và bệnh sẽ tăng nhiều thêm. Do đó, việc chữa trị ung thư trong các giai đoạn đầu sẽ gồm hai phần:

     1. Kích thích mô lành mạnh.

     2. Kiến tạo mô mới để thay thế mô bị bệnh, mô bệnh này từ từ bi thu hút và thải ra.                                                               (CTNM, 314-315)

 

 

 

Upanishads (Áo Nghĩa Thư, Áo Nghĩa Kinh):

     Upanishads - Upa-ni-shad vốn là từ ngữ kép (compound word), có nghĩa là “đánh bại sự vô minh bằng việc tiết lộ tri thức tâm linh bí nhiệm”.

Upanishads thường được dịch là “triết giáo nội môn” (“esoteric doctrine”). Các bộ luận này là một phần của Shruti tức là Tri Thức (knowledge) “được thiên khải” (“revealed”), gọi tắt là Thiên Khải (Revelation), và thường được gắn liền với phần Brāhmana của các kinh Vedas, có thể xem như là phẩm thứ ba của các kinh này.

Các nhà Đông phương học có liệt kê hơn 150 Upanishads. Họ cho là bản xưa nhất có lẽ đă được viết ra vào khoảng 600 năm trước Thiên Chúa, nhưng về bản gốc chính cống (genuine texts) th́ không có tới một phần năm con số trên. Upanishads so với kinh Vedas cũng giống như kinh Kabalah so với Thánh Kinh Do Thái (Jewish Bible). Các kinh Upanishads đề cập và giải thích ư nghĩa huyền bí của các nội dung kinh Veda. Chúng nói về nguồn gốc của Vũ trụ, bản chất của Thượng Đế, Tinh thần và Linh hồn, cũng như về mối liên hệ siêu h́nh của trí tuệ và vật chất. Tóm lại, chúng chứa đựng mọi tri thức của nhân loại từ đầu tới cuối, nhưng từ ngày Đức Phật xuất thế, chúng không c̣n tiết lộ tri thức ấy nữa.                (GLBN I, 313-314)

Ứng linh (Overshadowing, phù tŕ):

   Có 3 cách ứng linh như sau:

1. Một ấn tượng đi vào bộ óc xác thân của người nam hay nữ gồm các tư tưởng, kế hoạch làm việc, các lư tưởng và các chủ đích (xuất phát từ vị Avatar) song chúng không được người này nhận ra như là không phải của chính ḿnh; người này sẽ tiến hành thực hiện các điều đó, được trợ giúp một cách vô thức bằng mănh lực đang tuôn vào. Theo nghĩa đen, đây là một h́nh thức viễn cảm cao siêu bằng trí diễn ra trên các phân cảnh của cơi trần.

2. Ứng linh vào đệ tử trong công tác của y (như diễn thuyết, viết sách hay giảng dạy) làm cho người này giác ngộ để phụng sự . Người này sẽ nhận biết điều này, mặc dù có thể không giải thích được, và sẽ t́m cách ngày càng sẵn sàng cho việc sử dụng, làm cho chính ḿnh trở nên hoàn toàn không vị kỷ đối với việc truyền linh hứng của Đấng Cao Cả. Điều này được thực hiện xuyên qua Chân Ngă của vị đệ tử, thần lực tuôn đổ qua vi tử thường tồn cảm dục của y; điều này chỉ có thể xảy ra khi cánh hoa thứ 5 đă khai mở.

3. Trong phương pháp ứng linh thứ ba, cần có sự hợp tác hữu thức của vị đệ tử. Trong trường hợp này, (với sự hiểu biết đầy đủ về các định luật của sự hiện tồn và bản chất của ḿnh), vị đệ tử sẽ phó thác chính ḿnh và xuất ra khỏi xác, đặt thể xác dưới quyền sử dụng của Đấng Cao Cả hay một trong các Sư Phụ của ḿnh. Điều này chỉ có thể có được trong trường hợp vị đệ tử đă chỉnh hợp được ba thể thấp và cần phải có việc khai mở của cánh hoa thứ 6. Bằng tác động của ư chí hữu thức, vị đệ tử hiến ḿnh và đứng sang một bên trong một thời gian đặc biệt.                                                         (LVLCK, 756757)

   Khi có sự tương cận về tính chất, về mục tiêu và bản chất, Đấng Hóa Thân (Avatar) có thể ứng linh một thành viên nào đó của Thánh Đoàn (như trường hợp của Đấng Hóa Thân Tổng hợp) hoặc một đệ tử hay người có đạo tâm đối với nhân loại (trong trường hợp vị Hóa thân bậc thấp). Điều này được thực hiện nhờ việc tham thiền, nhờ vào luồng năng lượng tư tưởng có hướng dẫn, cách đưa ra một h́nh tư tưởng và cách khơi dậy ư chí có tập trung của người được ứng linh.      (SHLCTĐ, 306)

 

 

Ứng Thân (Nirmanakaya):

- Nirmanakaya là một tên gọi được tạo thành bằng hai từ ngữ có nghĩa là “không có xác thân” và không có liên quan ǵ với các tính chất luân lư (moral qualities). Đó là một trạng thái tâm thức. Các vị Đại Huấn Sư của các phân cảnh Niết Bàn được gọi bằng danh xưng này.                                (LVLCK, 779)

- Hầu hết các Đấng Ứng Thân đều đă được điểm đạo lần 6 và 7.                                                                                                                         (CVĐĐ, 735)

- Các Đấng hoàn thiện này đă khước từ Niết Bàn (trạng thái cao siêu nhất của chí phúc tinh thần) và chọn cuộc sống quên ḿnh, trở thành các thành viên của thánh đoàn vô h́nh, bao giờ cũng bảo vệ nhân loại trong các giới hạn của nghiệp quả.

(TVTTHL, 356-357)      

- Nirmanakayas tức là các Đấng Đại Định thiêng liêng (divine Contemplatives). Đây là các nhóm tiếp nhận ấn tượng từ Shamballa liên quan tới Thiên Ư sáng tạo hành tinh. Trên phân cảnh hoạt động riêng thuộc cơi Niết Bàn, các Ngài tạo ra - qua việc đại định - một kho chứa bao la các năng lượng mạnh mẽ thấm nhuần các tính chất của bảy năng lượng thuộc bảy cung của hành tinh. Các Ngài là các Đấng Bảo Quản (Custodians) sự sống, dưới sự linh cảm trực tiếp của các Hoạt Động Phật…

Theo một ư nghĩa đặc biệt, các Ngài là các tác nhân sáng tạo của sự sống khi nó tuôn đổ từ Shamballa vào mọi trạng thái, khu vực, giới và các lĩnh vực biểu lộ. Các Ngài có thể làm được điều này nhờ sự thiền định kiên tŕ, tập trung và vô cùng mạnh mẽ. Tất nhiên các Ngài là nhóm thuộc cung Hai (v́ cung 2 là cung hiện nay của Hành Tinh Thượng Đế), nhưng các Ngài tập trung sự thiền định phần lớn theo các đường lối của cung Một (vốn là cung phụ của cung 2 trong Thái Dương Hệ này) bởi v́ các Ngài là các tác nhân sáng tạo của chính sự sống và là các Đấng thấu triệt, các Đấng Bảo Tồn Thiên ư của Hành Tinh Thượng Đế như nó tự thể hiện trong lúc biểu lộ. Thực ra, các Ngài là cội nguồn của sự thỉnh nguyện và đáp ứng của hành tinh.                                                                   (ĐĐTKNM II, 210)

Ước muốn giải thoát (To long for liberation):

     Khi một người bắt đầu ước muốn giải thoát th́ y được dạy thực hành “từ bỏ các thành quả của hành động” (“renunciation of the fruits of action”); nghĩa là y từ từ xóa bỏ trong chính ḿnh ư muốn chiếm hữu bất cứ đối tượng nào (object). Một cách tự nguyện và có cân nhắc, trước tiên, chính y khước từ đối tượng đó và như vậy, tập cho chính ḿnh quen hành động một cách măn nguyện mà không cần có nó. Sau một thời gian, y không c̣n nhớ đến nó nữa và y thấy ḷng ưa thích đối tượng đó biến mất khỏi tâm trí y. Trong giai đoạn này, y phải rất thận trọng, không xao lảng bất cứ việc ǵ thuộc về nhiệm vụ của ḿnh, v́ y đă trở nên lănh đạm trước kết quả mà việc đó mang lại cho y, và y tập làm tṛn mọi bổn phận với sự chú tâm cần trọng, trong khi vẫn hoàn toàn dửng dưng trước các kết quả đưa đến. Khi nào đạt được mức hoàn hảo trong việc này, không c̣n ưa thích mà cũng không ghét bỏ bất cứ đối tượng nào nữa, lúc đó, y không c̣n tạo ra nghiệp nữa. Do không c̣n mong cầu bất cứ điều ǵ nơi cơi trần hoặc nơi Devachan, y không c̣n bị lôi cuốn vào nơi đâu cả; y không c̣n ham muốn ǵ, mà cũng không c̣n ǵ có thể ban phát được cho y, mọi khoen nối (links) giữa chính y với chúng đều bị tách rời hết. Đây là cách chấm dứt biệt nghiệp, nếu xét về mặt làm phát sinh nghiệp mới.                                             (MTNX, 297-298)

Ướp xác (Process of mummifying):

     Việc đ̣i hỏi là thể dĩ thái đừng nên bị vội vàng cho vào ngọn lửa thiêu xác, và việc tin rằng thể dĩ thái phải được để buông xuôi trong một thời gian ấn định là vài ngày, đều không có một chút cơ sở nào cả. Không cần việc tŕ hoăn đối với thể dĩ thái. Khi linh hồn rút ra khỏi thể xác, th́ đồng thời, linh hồn cũng rút ra khỏi thể dĩ thái. Đúng là thể dĩ thái có khuynh hướng nấn ná lại trong thời gian dài trên “vùng mà nó xuất ra” khi thể xác được chôn xuống đất và việc đó thường kéo dai dẳng cho đến khi thể xác hoàn toàn tan ră. Việc ướp xác như được thực hành ở Ai Cập, cũng như việc ướp xác được thực hành ở Tây phương đều chịu trách nhiệm cho việc duy tŕ thể dĩ thái, đôi khi trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là khi xác ướp (mummy or embalmed person) là của người có tính xấu trong lúc c̣n sống. Lúc bấy giờ, thể dĩ thái đang lượn lờ (hovering) thường bị “chiếm hữu” (“possessed”) bởi một thực thể tà vạy hay một tà lực (evil force). Đây là nguyên nhân của các cuộc tấn kích và các tai họa thường theo sát bước chân của những người t́m ra các cổ mộ và các trú nhân trong đó, tức là các xác ướp, và đem xác ướp cùng của cải trong đó ra ánh sáng.

     Khi có luật ấn định hỏa táng, th́ không những thể xác bị hủy diệt ngay và hoàn trả nó vào kho vật chất mà thể sinh lực cũng tức khắc tan ră và các mănh lực của thể này cũng được luồng lửa cuốn vào kho chứa sinh lực (vital energies).          

                                    (CTNM, 484)

Ưu-bà -tắc : Upasaka (B.Phạn).

Ưu-bà-di : Upasika.

 

 

 

 

V

 

 

 

Vaidyuta :

     Tức là lửa trời (fire of the firmament), nghĩa là lửa của tia chớp (fire of the lightning) hay là lửa điện (electric fire).

     (LVLCK, 602)

Varuna : X. Thủy thần.

Văn hóa (culture)

     Về bản thể, văn hóa là một biểu hiện của các ư nghĩa cực kỳ thiên về tinh thần cũng như trí tuệ và trạng thái tâm thức của những người an trụ vào thể trí trong nhân loại, của giới trí thức, hoặc là của những ai tạo ra được khoen nối giữa thế giới bên trong của sự sống linh hồn, với thế giới bên ngoài của cơi hiện tượng hữu h́nh (tangible phenomana).     (SHLCTĐ,  32)

Văn minh (civilization):

- Văn minh có thể được định nghĩa như là phản ứng của nhân loại đối với mục tiêu và các hoạt động thuộc một giai đoạn đặc biệt trên thế giới và kiểu mẫu suy tưởng của thời kỳ đó.                                                                                              (VĐCNL, 36)

- Văn minh là một biểu hiện của tŕnh độ ư thức quần chúng, khi ư thức đó thể hiện thành sự hiểu biết ở cơi trần, thành các điều  chỉnh, các mối liên hệ và các cách sống ở cơi trần.                                                                     (SHLCTĐ,   32)

     - Việc bảo dưỡng (fostering) và củng cố (streng-thening) mối kiên hệ giữa tinh thần với vật chất, giữa sự sống với sắc tướng (form), giữa ngă và phi ngă, dẫn đến kết quả tạo ra cái mà ta gọi là văn minh.                                                           (ĐĐNLVTD, 45)

Vấn đề Do Thái (Jewish question):

     Bây giờ, chúng ta dành vài phút để xem xét vấn đề Do Thái. Nên nhớ có một điều lư thú là người Do Thái có mặt ở khắp nơi, không trừ nơi nào cả. Ảnh hưởng của họ rất mạnh và trải rộng (nhiều hơn là họ sẵn sàng thừa nhận), họ vận dụng một cách mạnh mẽ việc cụ thể hóa đặc biệt loại năng lượng mà chúng ta gọi là tiền bạc. Bằng một cách thức kỳ lạ, họ lập được một trung tâm năng lượng riêng biệt và độc đáo trên thế giới. Lư do của việc này là họ tiêu biểu cho năng lượng và sự sống của Thái Dương Hệ trước. Bạn thường được dạy rằng, vào lúc kết thúc Thái Dương Hệ này, một tỷ lệ bách phân nào đó của gia đ́nh nhân loại không đạt được tŕnh độ cần thiết, bấy giờ sẽ bị giữ lại trong thời kỳ quy nguyên (pralaya) hay tan ră, cho đến khi Thái Dương Hệ kế tiếp, tức Thái Dương Hệ thứ ba, xuất hiện. Bấy giờ, họ sẽ trở thành nhóm người tiến hóa và tượng trưng cho nhân loại sắp đến của Thái Dương Hệ đó. Cùng một sự việc xảy ra trong Thái Dương Hệ trước Thái Dương Hệ này, và những người mà bây giờ chúng ta gọi là dân Do Thái (một tên gọi và cách phân biệt hoàn toàn hiện đại, như tôi đă cố đưa ra trong vài trang chót của quyển Tâm Lư Học Nội Môn I) là hậu duệ của nhóm người trước kia đă bị giữ lại trong kỳ quy nguyên giữa Thái Dương Hệ 1 và Thái Dương Hệ 2.

     Nếu bạn nhớ rằng cung ba chi phối Thái Dương Hệ đó và cũng chi phối giống dân Do Thái, nếu bạn nhớ rằng Thái Dương Hệ đó chỉ bận tâm đến các trạng thái thiêng liêng của vật chất và đến các t́nh trạng bên ngoài, và dân Do Thái là sản phẩm cao nhất của Thái Dương Hệ đó th́ bạn sẽ hiểu được dân Do Thái, tính chia rẽ của họ, ước muốn về sự thuần chủng của họ và mối quan tâm của họ về thương mại và thực tiễn. Suốt bao thời đại, dân Do Thái đ̣i tách biệt ra khỏi các chủng tộc khác, nhưng họ đă mang theo từ Thái Dương Hệ trước cái kiến thức (lúc đó là cần thiết, nhưng ngày nay đă lỗi thời) là rằng họ là “dân tộc được tuyển chọn” (“chosen people”). Người “Do Thái lang thang” đă đi lang bạt từ Thái Dương Hệ 1 đến Thái Dương Hệ này, nơi mà họ phải học bài học ḥa hợp và chấm dứt việc lang thang của họ. Họ nhấn mạnh vào việc thuần khiết chủng tộc v́ đó là vấn đề chính của họ, vào đầu thời Lemuria, khi mà nhân loại thừa kế một thế giới không có con người, v́ đó là trước khi có sự giáng xuống của các Hỏa Tinh Quân; việc đ̣i hỏi này đă được đưa ra qua các thời đại và đă chi phối các luật lệ về hôn nhân và việc lo liệu thức ăn thay v́ được thả xuống (như đă xảy ra) cách đây nhiều ngàn năm. Chính các sự kiện này (người Do Thái đương đại không hề biết) đă cản trở dân Do Thái suốt nhiều năm và có thể biến thành các sức mạnh chia rẽ, hận thù, để dùng chủng tộc Do Thái khuấy động lên nỗi khó khăn trên thế giới và thế là đưa tới cuộc khủng hoảng, vấn đề chia rẽ cơ bản của nhân loại. Khi nhân loại giải quyết được vấn đề Do Thái (với sự hợp tác do hiểu biết của người Do Thái), vượt qua được các ác cảm và hận thù xưa cũ, việc đó sẽ diễn ra bằng cách pha trộn vấn đề vào một t́nh h́nh nhân bản rộng lớn. Khi việc đó xảy ra, vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và một trong các khó khăn chính yếu sẽ biến mất khỏi mặt đất. Bấy giờ mới có thể có được sự ḥa hợp chủng tộc. Nhân loại trên địa cầu chúng ta và nhóm người có nguồn gốc cổ xưa hơn chúng ta nhiều, sẽ hợp thành nhân loại duy nhất và bấy giờ sẽ có được ḥa b́nh trên địa cầu.                                                            (SHLCTĐ, 76-77)

Vận mệnh con người (Số mệnh, định mệnh, man’s life destiny):

     - Thể cảm dục có chứa trong nó các đối phần của các trung tâm lực dĩ thái hay các trung nhiếp điểm (laya centres); qua các trung tâm lực này, các mănh lực và các năng lượng có nói đến trước đây, tuôn đổ vào thể dĩ thái. Các trung tâm lực này hứng chịu (carry) các năng lượng từ bảy hành tinh (planets) và từ mặt trời đến mọi phần của bộ phận cảm dục (astral organism), như vậy, đặt con người vào mối quan hệ chặt chẽ với mọi phần của Thái Dương Hệ. Việc này đưa đến kết quả là ấn định vận mệnh kiếp sống của một người, măi cho tới khi con người làm thức động cái di sản bất tử của ḿnh và như thế trở nên nhạy cảm với các mănh lực mà cho đến nay - đối với nhiều người - chưa được nhận biết. Các mănh lực này tỏa ra từ h́nh tướng (form). Đây là lư do giải thích tại sao một lá số tử vi (horoscope) lại thường rất đúng khi lấy số cho người kém tiến hóa (unevolved) và cho người chưa giác ngộ (unawakened), nhưng lại hoàn toàn sai lạc (error) và lỗi lầm đối với trường hợp người tiến hóa cao.                           (LVHLT, 295)

      - Không hề có vận mệnh mà chỉ có những ǵ do chính chúng ta định đoạt. (There is no destiny but what we ourselves determine).                                                         (CKMTTL, 160)

     - Linh hồn không có vận mệnh cá biệt mà ch́m ngập vào Đấng Duy Nhất. Vận mệnh của linh hồn là vận mệnh của tập thể và của Tổng thể (the Whole).                                       (LVHLT, 296)

Vận (định) mệnh và sự lựa chọn có cân nhắc (Fate and deliberate choice).

     ….Đừng quên rằng không bao giờ có công việc nào được dành cho, không bao giờ có thử thách nào (trial) được để cho xảy ra cho một người nào mà vượt quá khả năng đảm trách hoặc khả năng hứng chịu của người ấy. Khả năng và tiềm lực của người này được đo lường bằng bề rộng của một sợi tóc (are gauged to a hair’s breadth). Trong tâm thức cao của người này, y được tham khảo ư kiến (consulted) trước khi đi đầu thai để xem coi y có muốn nhận chịu karma nếu gặp thất bại, thế nên, mọi việc xảy đến cho một người nào, theo một ư nghĩa rất xác thực, đều là dosự lựa chọn có cân nhắc của chính người ấy (his own deliberate choice). Khi sự thật này được mọi người cùng hiểu, th́ con người sẽ quán triệt (grasp) được chân lư rằng họ luôn luôn có thể có khả năng chịu đựng hơn cái mà họ gọi là “định mệnh” (“fate”, số mệnh, vận mệnh) của họ.

                           (VLH,   167)

Vầng hào quang (Halo):

   ... Nhờ việc tinh luyện và kiềm chế những luồng sinh lực, ánh sáng trong đầu trở nên rơ rệt đến nỗi người nào có được nhăn thông siêu nhiên (supernatural vision) đều thấy nó tỏa ra chung quanh đầu, như thế tạo thành vầng hào quang thường được biết đến trong các bức h́nh của các vị thánh (Saints). Vầng hào quang là có thật trong thiên nhiên chứ không phải chỉ là một biểu tượng. Đó là kết quả của công phu luyện Raja Yoga và là biểu lộ trên cơi trần của sự sống và ánh sáng của linh hồn.                                                                        (ASCLH, 228)

Vật chất (matter hay material):

     - Vật chất là tinh thần (spirit) ở mức độ biểu hiện (point of expression) thấp nhất.                                                                               (CTNM, 589)

     - Nói về mặt nội môn, từ ngữ “vật chất” được dành để chỉ mọi h́nh tướng (forms) trong ba cơi thấp.          (CVVTDT, 189)

     - Nên nhớ rằng, đối với nhà huyền linh học (occultist), vật chất (matter) là toàn thể các vật tồn tại (totality of existence) trong vũ trụ vốn có thể tri giác được trên bất luận cơi giới nào.

     (GLBN II, 238)

     - Vật chất (substance) đă biểu lộ là Prakriti. Vật chất chưa biến phân là Mulaprakriti.                    (Thư của Chân Sư   379)

Vật chất không gian (matter of space):

     Theo cách gọi một cách thực tế (graphically) của Ấn giáo th́ đối với mỗi Thái Dương Hệ, vật chất không gian chung quanh nó là Cội nguồn của Vật chất (Root of Matter), hay Hỗn nguyên khí (Mulaprakriti) của Thái Dương Hệ đó.

                                                (KCVTT, 16)

Vật chất, linh hồn, tinh thần (Matter, soul, spirit):

     Vật chất là thể biểu lộ của linh hồn trên cơi kinh nghiệm này, linh hồn là thể biểu lộ của tinh thần trên ṿng xoắn ốc cao hơn. Cả ba là Tam vị nhất thể (Trinity) được tổng hợp bởi Sự sống đang thấm nhuần vạn hữu.                                              (ASCLH, 369)

Vật chất nguyên sơ (Primeval Matter, vật chất bản sơ.

     Vật chất xuất hiện ngay lần biến phân đầu tiên của nó từ trạng thái trung ḥa (laya condition, vượt quá các đường tác dụng zero).                                                         (GLBN  2,  313)

Vật chất và chất liệu (Matter and Substance):

     - Để cho thật chính xác, để cho khỏi lẫn lộn và quan niệm lầm lạc (misconception), nên dùng thuật ngữ “Vật chất” (“Matter) để chỉ tập hợp các vật (objects) có thể tri giác được, c̣n thuật ngữ “Chất liệu” (Substance”) để chỉ Thực Tướng (Noumena).                                                                            (GLBN II, 42)

     - Chất liệu nguyên thủy (Primordial Substance, Bắc Phạn gọi là Akasha hay Tiên thiên khí) c̣n được gọi là Chất liệu Vũ trụ (cosmic Substance) tức Vật chất (Matter). Vật chất, tức là Đầu (Alpha) và Cuối (Omega) của Hiện Tồn, chỉ là hai phương diện (facets) của Tồn Tại Tuyệt Đối duy nhất (the one Absolute Existence).                                                   (GLBN II, 39)

Vật chất vi tử (atomic matter, tattva): X. Yếu tố.

Vật chất vũ trụ : Xem Chất liệu vũ trụ

Vật hoạt thuyết (Hylozoistic theory, vật hoạt luận)

     - Trong vũ trụ biểu lộ của chúng ta có hiện tồn sự biểu hiện của một Năng lượng hay Sự sống vốn là nguyên nhân chịu trách nhiệm của vô số h́nh tướng và huyền giai rộng lớn của các thực thể hữu cảm thức (sentient beings) đang hợp thành toàn bộ vạn hữu.                                                                    (LVHLT, 8)

     - Thuật ngữ Hylozoism do chữ Hy Lạp “ule” là vật chất (matter), “zoon” là động vật (animal) và “ism”, một tiếp vĩ ngữ có nghĩa là triết lư hay ư tưởng trừu tượng của danh từ mà nó gắn vào.

     Vật hoạt luận là triết lư cho rằng mọi vật chất đều được phú cho sự sống.

     “Khi nào chúng ta đạt đến ư niệm về vật hoạt luận này đối với một vũ trụ vật chất sống động, th́ cái bí nhiệm về tạo hóa sẽ được giải đáp”- Standard Dictionary.                  (LVLCK, 693)

Veda (Kinh Phệ Đà):

     Kinh Veda là thần phổ học (theogony) thực sự của giống dân Aryan.                                                                                     (GLBN IV, 16)

Vi ḥa thức (anima): X. Quyền năng.

Vi trùng  (Microbe): Một con vi trùng là một “sự sống”, có tâm thức vốn là tâm thức của Thượng Đế Ngôi Hai, được Hành Tinh Thượng Đế và Tinh Linh của Địa Cầu (spirit of the Earth) biến cải và làm cho thích dụng.                          (KCVTT,   119)

Vi tử (Atom, nguyên tử):

   a) Một vi tử gồm có một h́nh cầu chứa trong chính nó hạt nhân sự sống.

   b) Một vi tử chứa trong chính nó các phân tử đă biến phân (differentiated molecules) mà toàn bộ hợp thành chính vi tử. Thí dụ chúng ta được dạy rằng vi tử vật chất chứa trong chu vi của nó 14 ngàn triệu (14 tỷ) các vi tử nguyên h́nh, tuy nhiên, hàng tỷ vi tử nguyên h́nh biểu lộ như là một.

   c) Một vi tử được phân biệt bằng hoạt động và cho thấy các tính chất của:

        Chuyển động quay.

        Khả năng phân biện.

        Năng lực phát triển.

   d) Chúng ta được dạy, một vi tử chứa trong chính nó ba ṿng xoắn ốc chính và bảy ṿng phụ, tất cả 10 ṿng đang trong tiến tŕnh được làm linh hoạt, nhưng chưa đạt đến hoạt động đầy đủ. Ở giai đoạn này chỉ có 4 ṿng đang hoạt động, ṿng thứ năm đang trong tiến tŕnh phát triển.

   e) Một vi tử bị chi phối bởi Định luật Tiết kiệm. đang từ từ tiến vào dưới Định luật Hút và sau rốt ở dưới Định luật Tổng hợp.

   f) Vi tử có trong mọi h́nh hài; chính tập hợp các vi tử tạo ra h́nh hài.

   g) Nó đáp ứng với kích thích từ ngoài:

Kích thích điện, có ảnh hưởng tới h́nh hài bên ngoài của nó.

Kích thích từ, tác động vào sự sống bên trong của nó.

Hiệu quả kết hợp của hai kích thích tạo ra sự tăng trưởng và phát triển bên trong.                                 (LVLCK, 246247)

   * Giáo lư bí nhiệm nói về vi tử như sau:

1. Sự thông tuệ tuyệt đối làm chấn động khắp mọi vi tử SDI, 298.

     2. Bất cứ nơi nào có một vi tử vật chất là có sự sống SDI, 245, 269, 279.

3. Vi tử là biểu lộ cụ thể của năng lượng vũ trụ SDI, 281.

4. Các sự sống vô h́nh tạo ra các vi tử SDI,132.

5. Mọi vi tử trong vũ trụ đều có tiềm năng ngă thức SDI, 132.

6. Vi tử và linh hồn đồng nghĩa nhau trong ngôn ngữ của đệ tử điểm đạo SDI, 620, 622.

7. Vi tử hoàn toàn thuộc vào địa hạt của siêu h́nh học SDI,559.

8. Mọi vi tử đều có thiên tính SDI, 89, 183.

9. Mọi vi tử đều chịu sự biến phân không ngừng SDI, 167.

10. Mục tiêu tiến hóa của vi tử là con người.

11. Ở trung tâm của mọi vi tử đều có cái mầm mống SDI, 87.

12. Trong mọi vi tử đều có sức nóng (heat) SDI, 112.

13. Mọi vi tử đều có 7 cơi hiện tồn SDI, 174.

14. Vi tử đều là rung động SDI, 694.

(LVLCK, 246247)

     - Mỗi vi tử là một điểm tập trung của lực, lực của chính vật chất, sự sống hay sức sống (vitality) của trạng thái thứ ba, sự sống của Thực thể Thông linh Vũ trụ, mà đối với Thượng Đế, Đấng này là trạng thái âm của điện.                 (LVLCK, 527528)

     - Một nguyên tử (vi tử, atom) là một “sự sống”, có tâm thức là tâm thức của Thượng Đế Ngôi Ba (Third Logos).  

  (KCVTT,   119)

Vi tử nguyên h́nh (archetypal atom):

     Vi tử hồng trần (physical atom) chứa trong chu vi của nó 14 ngàn triệu (14.109) vi tử nguyên h́nh, tuy nhiên, vô số các vi tử  này biểu lộ như là một.                                                       (LVLCK, 246)

 

Vi tử thường tồn (Permanent atom, nguyên tử thường tồn):

     - Thực ra, vi tử thường tồn chỉ là một đơn vị năng lượng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của cung linh hồn mà bất cứ lúc nào cũng có thể “t́m ra được” (nếu tôi có thể dùng một câu nói thiếu êm tai như thế). Trong các vi tử này, kư ức đă qua của Phàm Ngă (personal self) được tích chứa lại; các vi tử này có bản chất là các “tế bào kư ức” (“memory cells”) và là các kho chứa của kinh nghiệm đă qua, của tính chất đă hoạch đắc được và của nốt đặc biệt mà thể xác chính là cái nhân đă đạt được. Chúng có bản chất là vật chất, chỉ liên quan với trạng thái sắc tướng và được thấm nhuần với tính chất của tâm thức tới mức tối đa mà linh hồn đă đạt được trong lúc tiến hóa ở ba cơi thấp.                                                                                (CTHNM, 303)

     - Các thuật ngữ như “vi tử thường tồn hạ trí” (“mental unit”), “vi tử thường tồn” vv… chỉ là các cách diễn tả tượng trưng một sự thật khó hiểu. Sự thật là linh hồn đang linh hoạt trên tất cả ba cơi thấp, và đó là một kiểu mẫu (type) năng lượng, tác động trong một lực trường (field of force), do đó tạo ra một hoạt động thuộc một loại nào đó.

     Thực ra, các nguyên tử thường tồn không phải là nguyên tử một chút nào mà chỉ là các điểm tập trung năng lượng, có đủ sức mạnh để thu hút và giữ chung với nhau một cách chặt chẽ chất liệu mà linh hồn cần đến để nhờ đó tạo ra một h́nh thức biểu lộ.                                                              (TLHNM-II, 313-314)

- Năm vi tử này, cùng với vi tử thường tồn hạ trí (mental unit), mỗi vi tử ở trên một trong năm cơi tiến hóa của nhân loại (nguyên tử thường tồn hạ trí cũng ở trên cơi trí) mà Chân Thần (Monad) chiếm lấy cho mục đích biểu lộ. Chúng tạo thành một trung tâm ổn định và tương đối thường tồn. Chung quanh chúng có nhiều lớp vỏ hay các thể được tạo ra. Theo nghĩa đen, đó là các trung tâm lực nhỏ.                                                 (ĐĐNLVTD, 222)

     - Mọi tâm thức, mọi trí nhớ, mọi năng lực đều được tích trữ trong các vi tử thường tồn.                                                                      (LVLCK, 693)

Vi tử, cách tạo lập (formation of the atom):

     Có ba giai đoạn tạo lập vi tử (nguyên tử):

1. Ấn định ranh giới (limit) trong đó sự sống phú linh (ensouling life) - tức Sự sống của Thượng Đế trong nguyên tử - sẽ rung động. Về mặt kỹ thuật, việc hạn chế và quy định bước sóng (wave length) của rung động được gọi là “số đo thiêng liêng” (“the divine measure”); việc này mang lại cho nguyên tử của một cơi tính chất đặc thù (pecularity) riêng cho chúng.

2. Theo “số đo thiêng liêng”, Thượng Đế vạch ra các đường (lines) để xác định h́nh dạng (shape) của nguyên tử, các trục tăng trưởng căn bản (fundamental axes of growth), liên hệ góc (angular relation) của các trục này, chính liên hệ này định đoạt h́nh dạng (form) vốn là h́nh dạng của nguyên tử vũ trụ tương ứng. Sự tương đồng gần nhất với các trục này là các trục của các tinh thể (crystals).

3. Do mức độ của rung động và liên hệ góc của các trục tăng trưởng với nhau, kích cở và h́nh dạng của bề mặt, chúng ta có thể nói là bề mặt hay vách của nguyên tử đă được ấn định.

Như vậy, trong mỗi nguyên tử, chúng ta có mức độ (measure) của sự sống phú linh của nó, các trục tăng trưởng của nó và bề mặt hay vách bao bọc của nó.           (KCVTT, 15)

Vi tử thường tồn, công dụng (The use of the permanent atoms):

     Công dụng của các vi tử thường tồn là để bảo tồn trong chính chúng - dưới h́nh thức khả năng rung động (vibratory powers) - các kết quả của tất cả mọi kinh nghiệm mà chúng đă trải qua.                                                                           (KCVTT, 75)

Vi tử thường tồn Bồ Đề (Buddhic permanent atom):

     Vi tử thường tồn Bồ Đề tức là hiện thể trực giác của vị đệ tử tiến hóa.                                                                                                               (ĐĐTKNM, 764)

Vi tử thường tồn cảm dục (Astral permanent atom):

     Vi tử thường tồn cảm dục ở trong hoa sen Chân Ngă.

(ĐĐTKNM, 764)

Vi tử thường tồn hạ trí (Mental unit):

     - Vi tử thường tồn hạ trí cũng ở trên cơi trí. (ĐNLVTD, 222)

     - Vi tử thường tồn hạ trí chỉ có 4 ṿng xoắn ốc (spirillae, loa tuyến)                                                                             (LVLCK, 775)

Vi tử thường tồn hồng trần (Physical permanent atom):

     - Nằm trong hoa sen Chân Ngă.

     - Ở trên cảnh giới dĩ thái.                                                                       (CTHNM, 303)

Vi tử thường tồn Niết Bàn (Atmic permanent atom):

     Tức là điểm tập trung của ư chí tinh thần, trạng thái thứ nhất của Tam Thượng Thể Tinh thần.                (ĐĐTKNM, 756)

Vi tử thường tồn thượng trí (Mental/Manasic permanent atom):

     Trạng thái thấp nhất của Tam Thượng Thể Tinh thần hay của linh hồn.                                                                                      (ASCLH, 14)

Vi tử vũ trụ (Cosmic atom):

     Thái Dương Hệ của chúng ta chỉ là một vi tử vũ trụ.

(ĐĐTKNM, 764)

Vidya : X. Minh triết cổ đại.

Viêm khớp (Arthritis, thấp khớp):

     Cả hai bệnh viêm khớp và tiểu đường đều có cội nguồn trong thể cảm dục, nếu tôi có thể tạm gọi một cách không thích hợp như thế, nhưng bệnh thấp khớp trước tiên hiện ra bên ngoài nhiều hơn là tiểu đường, v́ là kết quả của sự thỏa măn ham muốn vật chất khi nó tự biểu hiện qua thức ăn, hoặc là trong kiếp sống này, hoặc trong kiếp trước. Sẽ có ít hay không có viêm khớp nếu nhân loại ăn uống đúng cách và hiểu giá trị thích hợp và hiệu quả của thức ăn.                    (CTNM, 311)

Viễn cảm (sympathetic telepathy, thần giao cách cảm):

     - Viễn cảm hay là sự hiểu biết tức khắc, biết được các biến cố, nhận thức được các sự việc và đồng nhất hóa với các phản ứng của Phàm ngă. Tất cả đều liên quan đến hoạt động của bí huyệt nhật tùng (solar plexus) của Phàm ngă và điều này khi bản chất bác ái hay trạng thái thứ hai được khai mở trở thành “hột giôùng hay mầm mống” của quan năng trực giác.

                          (VCVTDT, 109)

     - Nhăn thông và nhĩ thông cũng có thể xảy ra trên các phân cảnh trí tuệ, lúc đó chúng ta gọi là viễn cảm.       (SHLCTĐ,  8)

Viễn cảm bằng trí (Mental telepathy):

   Dĩ nhiên cách này có liên quan đến hai hay nhiều thể trí, và tiến tŕnh xảy ra trong chất liệu của cơi hạ trí.  (VCVTDT, 111)

Viễn cảm giao tiếp (Telepathic communication):

     Giao tiếp bằng viễn cảm là việc ghi nhận vào ư thức của bộ óc xác thịt các thông tin được truyền đạt:

     a/ Trực tiếp từ Chân Sư đến vị đệ tử; từ đệ tử đến đệ tử; từ đạo sinh đến đạo sinh.

     b/ Từ Chân Sư hay đệ tử đến Chân Ngă và từ đó đến Phàm Ngă, xuyên qua các phân cảnh nguyên tử.

     Do đó bạn sẽ ghi nhận được rằng chỉ những ai mà trong các thể của họ có vật chất thuộc phân cảnh nguyên tử mới có thể hoạt động theo cách này. Sự an toàn và chính xác nằm trong trang cụ này.

     c/ Từ Chân Ngă đến Chân Ngă xuyên qua Chân Ngă thể và được truyền trực tiếp tùy theo phương pháp đi trước hay được giữ lại để hoàn tất từ từ và tùy nhu cầu.                    (LVHLT, 179)

 

 

Vishnu trạng thái (Vishnu aspect):

Tức là trạng thái Bác ái Minh triết.             (LVLCK,175)

Tức là trạng thái kiến tạo (building aspect).        

(LVLCK, 1018)

Viveka (Phân biện, tiếng Phạn): X. Phân biện.

Vong linh, vong hồn (Spirit): X. Hồn ma.

Vong linh lụy trần (Earthbound):

      V́ lẽ người tự tử vô cùng đau khổ do sự hối hận (v́ đă tự tử) nên người tự tử muốn làm bất cứ điều ǵ để nhập lại vào thể xác của ḿnh, cho dù điều ấy có nghĩa là đương đầu với nhiều hậu quả tai hại, người tự tử thường không chịu dùng nỗ lực của ư chí cần cho ḿnh để tách thể dĩ thái (etheric body, c̣n gọi là thể sinh lực) của ḿnh ra (chính thể này quấn chung quanh thể cảm dục vào lúc từ trần). Do sự bám chặt này của thể dĩ thái, kẻ tự tử đó trở thành “vong linh lụy trần” chừng nào mà y vẫn khăng khăng không chịu tách bỏ thể sinh lực.

                                                                    (CKDCLH, 147-148)

Ṿng giới hạn (Ringpassnot):

     - Thuật ngữ ṿng giới hạn được dùng trong văn liệu huyền linh học để chỉ chu vi của phạm vi ảnh hưởng của bất cứ mănh lực sự sống trung ương nào, và cũng được dùng cho tất cả mọi nguyên tử, từ nguyên tử của vật chất của nhà vật lư hay nhà hóa học, qua các nguyên tử con người và hành tinh, lên đến đại nguyên tử của một Thái Dương Hệ. Ṿng giới hạn của kẻ thường nhân là dạng h́nh cầu của thể hạ trí người ấy vốn trải rộng một cách đáng kể vượt quá thể xác và cho phép y hoạt động trên các phân cảnh thấp của cảnh trí.                         (LVLCK, 41)

     - Ṿng này nằm ở chu vi của Thái Dương Hệ biểu lộ và là ṿng đai ảnh hưởng của mặt trời (periphery of the influence), hiểu về mặt nội môn lẫn ngoại môn. Giới hạn của lĩnh vực hoạt động của thần lực sự sống trung ương.        (TVTTHL, 359)

     - Vị đạo đồ hoàn măn (full Initiate) biết rơ rằng Ṿng “giới hạn” không phải là một vùng (a locality), cũng không thể đo được bằng khoảng cách (distance) mà biết rằng nó tồn tại trong cái tuyệt đối của Vô Cùng (the absoluteness of Infinity).          

     (GLBN I, 189)

Ṿng lớn của hoàng đạo (Great round of the zodiac)

    Đại hoàn của hoàng đạo (một chu kỳ độ chừng 25.000 năm) trong đó mặt trời vượt qua tất cả mười hai cung (signs) của hoàng đạo.                                                           (SHLCTĐ, 269)

Ṿng luân hồi (wheel of samsara, wheel of life):

     - Từ ngữ samsara do ngữ căn sru, nghĩa là chuyển động (move), chỉ bánh xe chuyển động hay bánh xe vĩ đại của kiếp sống vô thường (changing life) mà con người bị cuốn vào trong đó…                                                                            (LVLCK, 1083)

     - Việc xoay chuyển (revolution) của ṿng luân hồi tức là việc một thực thể đi xuống luân hồi xuyên qua ba cơi thấp rồi quay trở lên.                                                                           (LVLCK, 277)

Ṿng tái sinh (Wheel of rebirth, ṿng luân hồi):

     Trên ṿng tái sinh này, linh hồn được đưa xuống lâm phàm, sau đó trở lên và ra khỏi tù ngục của linh hồn. Nhờ việc xoay chuyển ṿng luân hồi, con người học được các bài học cần thiết cho ḿnh, theo chu kỳ, tạo ra các hiện thể biểu lộ của ḿnh (bộ máy đáp ứng của linh hồn trong ba cơi thấp) và theo cách này, ở dưới sự dẫn dắt của linh hồn và được Thánh Đoàn và các trường sở huấn luyện của Thánh Đoàn giúp đỡ, con người đạt được sự hoàn thiện.                                                             (CVĐĐ, 92)

Ṿng tṛn - Ṿng tṛn có tâm điểm - Ṿng tṛn chia đôi - Ṿng tṛn chia bốn:

     X. Chuyển động quay và biểu tượng kư.

Vô minh (ignorance, Avidya):

   Vô minh là t́nh trạng lầm lẫn giữa cái thường tồn, thanh khiết, chí phúc (blissful) và Bản ngă với cái vô thường, ô trược, đau khổ và phi ngă.

   T́nh trạng vô minh này là đặc điểm của những kẻ mà cho đến giờ chưa phân biện được giữa chân với giả, giữa tử vong với bất tử, giữa ánh sáng với bóng tối. Do đó, vô minh chi phối sự sống trong ba cơi thấp v́ có sự tương ứng giữa vô minh trên cơi trần như con người đang nhập thế trải qua với vô minh trên tất cả các cơi. Nó là một hạn chế của chính Tinh thần và là hậu quả tất yếu của việc khoác lấy h́nh hài.

(ASCLH, 131132)

Vô dục / vô sở dục (Dispassion):

     - Vô sở dục tức là không ham muốn (desirelessness).

(ASCLH, 172)

     - Ḷng vô dục, tương phản với ḷng ham muốn (lust) hay dục vọng (desire).                                                                       (ASCLH, 287)

     - Nhờ vô sở dục, người t́m đạo và người phụng sự thoát khỏi các hậu quả của nghiệp báo (karmic results) do y hành động v́ người khác.                                                                            (ASCLH, 288)

Vô sắc giới (Formless level): X. Arupa Loka.

     - Cơi trí có ba cơi phụ thuộc về vô sắc giới và bốn cơi phụ thuộc về sắc giới.                                                                                                   (LVLCK, 923)

Vô sắc tướng (Arupa):

   Thuật ngữ vô sắc tướng được dùng để chỉ mọi h́nh hài (forms) mà qua đó, các sự sống (existences) biểu lộ ra trên bốn cơi cao (Tối Đại Niết Bàn, Đại Niết Bàn, Niết Bàn và Bồ ĐềND) của Thái Dương Hệ và các phân cảnh trừu tượng của cơi trí (mental plane).                                                 (LVLCK, 616)

Vô sắc tướng thiên thần (Arupa Devas):

     Các Dhyan Chohans, không có h́nh hài, trước kia là người (Ex-men).                                                                                      (LVLCK, 615)

Vô thức và siêu thức  (Unconscious mind and super-conscious mind)  Vô thức của con người chính là cái nhà chứa đồ phế thải (lumber-house) gồm các kư ức bị gạt ra (rejected memories), trong khi siêu thức của con người dường như là nơi lưu giữ bản liệt kê (inventory) mọi thứ trong nhà phế thải đó và giữ được cái ch́a khóa để sử dụng đúng mọi thứ trong đó dù là nhỏ nhặt và không c̣n được chú ư đến nữa.   (VLH, 203)

Vô tổn hại (harmlessness): X. Bất tổn hại.

Vô vi : Asamskrta, non agir.

Vrittis: X. Ngũ quan thức.

Vui với số phận (Contentment): X. Lạc phận.

Vũ Đế (Lương Vơ Đế): Wou-ti.

Vũ trụ hiện tượng (Phenomenal universe) tức là vũ trụ hữu h́nh (visible universe)                                          (GLBN  I,   71)

Vũ trụ thức (cosmic consciousness):

   Xem ra cũng có phần nào khôn ngoan ở đây khi phản bác lại việc dùng từ ngữ “vũ trụ thức”, lư do là không đúng và sai lệch, v́ ngay cả vị Thánh sư (Adept) cao cấp nhất (chú ư cẩn thận từ ngữ này) cũng chỉ có được tâm thức thuộc thái dương hệ (solar consciousness) và không có giao tiếp ǵ với những ǵ ở ngoài Thái Dương Hệ của chúng ta. Các vị Hành Tinh Thượng Đế (Bảy Tinh Quân trước Thánh Ṭa) và các Nghiệp Quả Tinh Quân (“Tứ Luân” four wheels của Ezekiel) mới có được nhận thức vượt ngoài nhận thức của Thái Dương Hệ chúng ta. Các Đấng ở cấp đẳng thấp hơn có thể cảm nhận được điều đó dưới h́nh thức một tiềm năng nhưng các Ngài chưa có được một chút kinh nghiệm nào.                         (ASCLH, 377)

Vũ trụ Đại Phạm Thiên (Cosmic Parabrahman): X. Tiến hóa của một Thái Dương Thượng Đế.

 

 

Vũ trụ Thượng Đế (Cosmic Logos):

     - Một Vũ trụ Thượng Đế có hiện thể là bảy Thái Dương Hệ, có không gian (space) là bốn cơi vũ trụ.            (LVLCK, 293)

     - Một Vũ trụ Thượng Đế viên dung (concern) bảy Thái Dương Thượng Đế.                                                                                          (LVLCK, 344)

Vua Vũ : Emperor Yũ (Đại Vũ, Hạ Vũ).

Vườn Địa Đàng (Garden of Eden):

     Với cương vị là một địa điểm th́ Vườn Địa Đàng chẳng có chút ǵ là thần thoại; nó thuộc vào một trong các cột mốc lịch sử để đôi khi tiết lộ cho đạo sinh thấy rằng Thánh Kinh Cơ Đốc (Bible) không phải chỉ toàn là ẩn dụ. “Eden” hay Gan-Eden của tiếng Hebrew có nghĩa là Công Viên (Park) hay Vườn Địa Đàng là tên cổ của một xứ có sông Euphrates và các phụ lưu của sông này chảy qua, từ Á Châu và Armenia tới biển Erythrea. Trong quyển “Book of Numbers” của người Chaldea, vị trí của vườn này được nêu ra bằng số, c̣n trong thủ bản bằng mật mă của phái Hoa Hồng Thập Tự (Cypher Rosicrucian manuscript) do Bá Tước St. Germain lưu truyền lại, vườn này cũng được mô tả đầy đủ. Trong các Danh Biểu (Tablets) của người Assyria, vườn này được gọi là Gan-duniyas.                                                                                  (GLBN III, 207)

 

 

 

 

 

W

 

 

 

 

Wesak (Lễ Đức Phật hiện):

   Một lễ xảy ra ở Himalaya vào kỳ trăng tṛn tháng 5 dương lịch. Người ta nói rằng, trong lễ này, mọi thành viên của Thánh Đoàn đều hiện diện, trong một lúc ngắn, Đức Phật đổi mới sự tiếp xúc và liên kết của Ngài với công việc của hành tinh chúng ta.                                                                                  (ĐĐNLVTD, 225)

Wesak Festival (Lễ Wesak):

   Mỗi năm một lần, vào lễ Wesak, được sự chuẩn nhận của Đấng Chưởng Quản Thế gian, Đức Phật mang lại cho tập thể nhân loại một luồng thần lực nhị phân xuất phát từ Đấng Quán Tịnh (Silent Watcher), được bổ sung bằng năng lượng tập trung hơn của Đấng Chưởng Quản Thế gian (Lord of the World). Ngài phóng rải năng lượng nhị phân này khi ban ân huệ xuống cho dân chúng tụ tập tại buổi lễ ở Hi Mă Lạp Sơn, và từ họ, đến lượt năng lượng này tuôn ra cho mọi người nói mọi thứ tiếng và thuộc mọi sắc dân.                                           (ĐĐNLVTD, 105)

 


 

 

 

 

 

X

 

 

 

Xă ly (Virāga, dứt bỏ):

     Dửng dưng trước lạc thú và trước khổ đau, chinh phục được huyễn tưởng, chỉ có chân lư được nhận ra. (Đây là ba-la-mật thứ tư - ND).                                                           (TNVT, 178)

Xanh lá cây (Green):

     Màu xanh lá cây là căn bản đối với sự hoạt động của thiên nhiên. Đó là màu tổng hợp đối với Thái Dương Hệ thứ nhất và là nền tảng đối với Thái Dương Hệ biểu lộ hiện tại. Giai điệu (note) của Thiên Nhiên là xanh lá cây, và mỗi khi con người xem lại lớp áo mà trái đất đang khoác lấy th́ y đang tiếp xúc với một vài thần lực vốn đạt đến mức thành toàn trong Thái Dương Hệ thứ nhất. Màu lá cây tạo ra hưng phấn (stimulate) và xoa dịu (heal).                                                               (TVTTHL, 212)

Xấu xa và tốt lành (Evil and good)

     Không có điều ǵ xấu xa trừ những ǵ mà con người tạo ra do sự thiếu hiểu biết của chính ḿnh…. Mọi sự việc đều cùng diễn biến theo hướng tốt lành cho những ai biết kính yêu Thượng Đế (God) .                                                     (VLH,250)

Xúc cảm    (Emotion, xúc động):

     -  Xúc cảm xảy ra do các rung động của chất liệu thuộc cơi cảm dục (astral matter).                                       (CKDCLH, 19)

- Xúc cảm chỉ là dục vọng được biểu lộ thuộc loại này hay loại khác.                                                                                                      (TLHNM II, 418)

     - Xúc động hay xúc cảm sơ khai (embryonic emotion, or feeling) là phản ánh của t́nh thương trên cơi trần.        

            (TTCNT, 81)

Xung động và trực giác (Impulse and Intuition):

     Người ta rất thường lầm lộn xung động và trực giác, mặc dù về căn bản th́ chúng khác nhau ở cội nguồn và đặc tính. Xung động bắt nguồn từ bản chất dục vọng (desire-nature), từ tâm thức đang hoạt động qua thể cảm dục và là một năng lượng được phóng ra ngoài để đáp ứng với một kích thích (stimulus) từ bên ngoài, một năng lượng hấp tấp, thiếu cân nhắc, vội vàng và không được trí tuệ điều khiển.

     Trực giác bắt nguồn từ Chân Ngă Tinh thần (Spiritual Ego) và là một năng lượng đang tuôn ra bên ngoài để đáp ứng với một đ̣i hỏi từ bên ngoài, một năng lượng mạnh mẽ, an tĩnh, có chủ đích được Chân Ngă Tâm linh điều khiển.              

        (KCVTT, 307-308)

Xung lực (Impulse, sức thôi thúc):

     Xung lực tức là ư chí hiện tồn (will-to-be), xuất phát từ cơi trí.                                                                                                                                  (LVLCK, 692)

Xuất thần (ecstasy, trance):

     - Trong thần bí học (mysticism), chúng ta được biết rằng sự xuất thần (ecstasy) về mặt xác thân là sự mê mẩn (trance). Đó là t́nh trạng đờ đẫn (rapture), và có thể hoặc tốt hoặc xấu.

                     (TTTĐTG, 167)

- Xuất thần chỉ là trạng thái hôn thụy (sleep-state) được gây ra một cách nhân tạo (artificially) hay bất thường (abnormally). Dù cho được tạo ra bằng thuật thôi miên do từ điện (by mesmeric), thôi miên thường (hypnotic), bằng thuốc men (medicinal) hoặc các phương cách nào khác, kết quả vẫn như nhau đối với thể xác.                                    (KCVTT, 176)

- … Khi ở trong trạng thái xuất thần (in trance), nghĩa là ở trong thể cảm dục (in the astral vehicle), thoát ra khỏi thể xác (free from the physical).                                         (KCVTT, 222)

     - Trạng thái xuất thần đích thực (real ecstasy) được Plotinus định nghĩa như sau: “Đó là việc giải thoát thể trí ra khỏi tâm thức hữu hạn của nó, trở nên hợp nhất và huyền đồng (identified) với cái vô hạn”.                                  (CKMTTL, 12)

Xương sườn của Adam (the rib of Adam):

     Xương sườn là một loại xương (bone), và khi chúng ta đọc trong Sáng Thế Kư (Genesis) rằng bà Eva được làm bằng xương sườn của Adam, điều đó chỉ có nghĩa là giống người có xương được tạo ra từ giống người “không xương” (“boneless”).

                          (GLBN III, 199)

Xứ sở trường hạ (Summerland):

     “Xứ sở trường hạ” là nơi mà toàn bộ  cuộc sống đầy ước muốn (wish-life) của nhân loại được tập trung vào và mọi dục vọng của nhân loại được h́nh thành.               (TLHNM II, 507)

 

 

 

 

 

Y

 

 

 

 

 

 

Ư chí (will):

     - Ư chí là năng lượng của linh hồn tự biểu hiện theo sự chỉ đạo, sự tiến bộ và phù hợp với Thiên cơ.             (CTHNM, 388)

     - Ư chí hay năng lượng của sự sống là các thuật ngữ đồng nghĩa.                                                                                                                           (TLHNM I, 43)

     – Ư chí là năng lượng (energy) được Minh triết hướng dẫn.        

                                                                                                            (KCVTT, 268)

     - Khi nghiên cứu sự tiến hóa, chúng ta ngày càng trở nên biết rơ là Ư Chí tạo h́nh (shape) cho vật chất.

                      (KCVTT,   233)

     - Ư chí có hai trạng thái hút và đẩy, hít vào và thở ra.

 (KCVTT,  11)

Ư chí bác ái (Will-to-love, ư muốn thương yêu):

     Ư chí bác ái tự biểu lộ bằng năng lực hấp thu rộng răi các yếu tố khác nhau, tuy nhiên, vẫn đưa ra cơ hội đồng đều cho tất cả.                                                                                                                           (SHLCTĐ, 131)

 

 

Ư chí hành thiện (Willtogood):

   Có nghĩa là sự định hướng bền bĩ, không lay chuyển (immovable) của vị đệ tử điểm đạo (initiated disciple), trong khi thiện chí (goodwill) có thể được xem như là biểu hiện của ư chí hành thiện trong việc phụng sự hằng ngày. (CTNM, 676)

   Ư chí hành thiện là ư chí của Thượng Đế.

 (ĐĐTKNMII, 160)

   Ư chí hành thiện bao gồm khả năng không những sử dụng ư chí tinh thần mà c̣n phải biết ít nhiều về bản chất của cái ”thiện”. Ư chí hành thiện là tính chất căn bản của thiên ư, bao gồm hoạt động có hoạch định và một mục tiêu rơ rệt phải được thành đạt.                                                                                            (ĐĐTKNMII, 4647)

Ư chí hiện tồn (Willtobe):

     - Ư chí hiện tồn xuất hiện hoàn toàn từ bên ngoài Thái Dương Hệ. Nó là năng lượng thấm nhuần vạn vật của Thượng Đế, với một phần của chính năng lượng đó, Ngài làm linh hoạt Thái Dương Hệ, tuy nhiên, vẫn ở bên ngoài nó.          

       (TLHNM I, 43)

     - Ư chí hiện tồn tức là Ngôi Một của Thượng Đế.

 (LVLCK, 560)

     - Ư chí hiện tồn xuất phát từ cơi trí.                              (LVLCK, 692)

     - Ư chí hiện tồn trong thời gian và không gian xuất phát từ cơi trí vũ trụ, nó tạo ra bảy nhóm sự sống Chân Ngă và luồng lưu xuất thứ ba (third outpouring).                                    (LVHLT, 362)

Ư- chí- muốn- sống /  Ư muốn linh hoạt (Will-to-live):

     - Thượng Đế Ngôi Một (first Logos) là hiện thân (embodies) cho ư muốn linh hoạt.                                  (LVLCK, 146)

     - Một trong các yếu tố chi phối việc đầu thai (incarnation) là sự hiện hữu của cái được gọi là Ư-muốn-linh hoạt ; khi ư muốn đó hiện hữu và khi ư-chí-muốn-sống mạnh mẽ nơi con người th́ y bám trụ (anchored) một cách chặt chẽ vào cơi trần; khi ư chí muốn sống không c̣n hiện ra một cách mạnh mẽ hay triệt thoái th́ con người từ trần.                                               (CTNM, 638)

Yù chí bạc nhược:  Xem Quá độ và lệch lạc về tính dục.

Ư chí tất thắng (Prakamya): X. Quyền năng.

Ư chí tồn tại (Will to exist):

     - Ngôi Một (The first Aspect) tức là ư chí tồn tại.

 (LVLCK, 215)

     - Ư chí tồn tại biểu lộ qua vật chất của h́nh hài.

(LVLCK, 146)

Ư chí và dục vọng (Will and desire):

     - Ư chí và dục vọng đều là các phát xạ của lực (force emanations). Chúng khác nhau ở tính chất và mức độ rung động, nhưng về bản thể đều là các ḍng năng lượng, một bên tạo thành xoáy sơ khởi hay trung tâm hoạt động, có tính chất ly tâm, và một bên có tính chất hướng tâm và là nhân tố chính trong việc bồi đắp dần vật chất vào trong một h́nh hài xung quanh xoáy trung tâm.                                        (LVLCK, 1017)

     - Mầm mống của ư chí bắt đầu tự biểu lộ trong giai đoạn tiến hóa lớn lao thứ hai của tâm thức. Dục vọng và ư chí dẫn dắt các hành động của con người, ngay cả ư chí c̣n được định nghĩa như là dục vọng  đang hiện ra một cách chiến thắng từ sự phản kháng (contest) của dục vọng. Nhưng đây là một quan điểm thô thiển và phiến diện, không giải thích được ǵ cả.

     Dục vọng là năng lượng hướng ngoại (out-going energy) của Chủ Thể Tư Tưởng (Thinker, Linh hồn), chiều hướng của nó được xác định bằng sự thu hút của các đối tượng bên ngoài. Ư chí là năng lượng hướng ngoại của Chủ Thể Tư Tưởng, chiều hướng của nó được xác định bằng các kết luận được lư trí (reason) rút ra từ các kinh nghiệm trong quá khứ, hay bằng huệ giác trực tiếp (direct intuition, trực  giác đốn ngộ) của chính linh hồn. Nói cách khác, dục vọng được dẫn dắt từ bên ngoài, c̣n ư chí được dẫn dắt từ bên trong. Vào lúc bắt đầu công cuộc tiến hóa của con người, dục vọng hoàn toàn làm chủ và thôi thúc con người theo đủ mọi hướng. Vào giữa cuộc tiến hóa, dục vọng và ư chí luôn luôn xung đột nhau, chiếân thắng đôi khi thuộc về bên này, đôi khi nằm về bên kia. Vào cuối cuộc tiến hóa, dục vọng tàn lụi đi, ư chí trở nên thống ngự, không c̣n bị chống đối, không c̣n bị thách thức nữa.

                                                                                    (MTNX, 233-234)

Ư chí yếu ớt (Weak-willed):

     Thông thường, những ǵ được gọi là thiếu ư chí (lack of will) và việc mô tả một người như là có ư chí yếu ớt hay người “thiếu cương quyết” (“weak-minded”), thực ra không có liên quan ǵ với ư chí cả, mà thường là kết quả của việc hội nhập yếu ớt (feeble integration) và liên kết lỏng lẻo  (loose connection) giữa ư thức với bộ óc, việc đó làm cho con người trở thành tiêu cực với các thôi thúc ham muốn mà b́nh thường sẽ tuôn đổ vào bộ óc của người ấy, làm khích động thể xác người ấy vào một h́nh thức hoạt động nào đó.        

(TLHNM II, 419)

Ư- Muốn- Linh- hoạt (Will-to-Live):

     Ở đây, chúng ta đừng quên rằng bởi v́ chúng ta đă quyết chí khai mở các quyền năng của chúng ta qua các kinh nghiệm của sự sống trên các cơi thấp; đừng quên rằng số mệnh của chúng ta (our lot) là do ta tự chọn (self-chosen) chứ không phải bị áp đặt (not imposed); đừng quên rằng chúng ta đang ở tại cơi này là thể theo kết quả của “Ư Muốn Linh Hoạt” (“Will-to-Live”) của chính chúng ta (của chính Chân Thần chúng ta-ND); đừng quên rằng nếu Ư Muốn (Will) đó thay đổi - mặc dù trong thực tế nó không có khả năng thay đổi như thế - th́ chúng ta sẽ chấm dứt việc sống ở cơi này và trở lại chốn An B́nh (the Peace), không thu hoạch được chút kết quả nào mà v́ muốn có kết quả đó, chúng ta mới đến cơi này. “Không một ai khác bản thân ta ép buộc chúng ta cả” (“None else compels”).                                                                            (KCVTT, 333)

Ư niệm (idea, ư tưởng):

   Ư niệm là một thực thể vô h́nh, chính nó không có sự sống nhưng nó mang lại h́nh ảnh và dạng thức cho vật chất vô định h́nh (shapeless matter) và trở thành nguyên nhân của biểu lộ.        

                          (TTTĐTG, 238)

     - Ư niệm từ cơi trực giác đến với chúng ta.

(ACMVĐCTG,  54)

   Ư niệm th́ không có h́nh dạng (formless) và thực ra là các điểm năng lượng đang hướng ra ngoài, để sau rốt biểu hiện một “thiên lư” (“intention”) nào đó của Thượng Đế sáng tạo thiêng liêng.                                                               (CVĐĐ, 50)

Ư thức (consciousness, tâm thức):

   Từ ngữ “ư thức” xuất phát từ 2 chữ Latin: “con” có nghĩa là “với” (with) và “scio” có nghĩa là “biết” (to know), nghĩa đen là “những ǵ giúp cho chúng ta biết” (“that with which we know”).                                                                     (TTCNT, 99)

Ư thức cảm dục- trực giác : X. Cảm huệ thức.

Ư thức Christ (Christconsciousness, tâm thức Christ):

     - Là ư thức về trách nhiệm và phụng sự (responsibility and service).                                                                                                                                 (CVĐĐ, 571)

     - Ư thức Christ tức là trực giác thức (Intuitional consciousness).                                                                                             (ASCLH, 298)

     - Tập thể thức.                                                                                                      (ASCLH, 298)

Ư thức động vật (Animal consciousness, động vật thức):

     Trạng thái hữu cảm thức (sentient aspect) tức là ư thức động vật.                                                                                                                                      (CTNM, 429)

 

 

Ư thức thời Arya (Aryan consciousness):

     Nơi những người tiên tiến trên thế giới ngày nay, chúng ta thấy sự tác động của thể trí, điều này được nhận thấy ở mức độ rộng lớn trong nền văn minh Tây Phương. Năng lượng của cung thể trí bắt đầu tuôn đổ vào và từ từ tự khẳng định. Khi điều này xảy ra, bản chất dục vọng sẽ được kềm chế, và tất nhiên, bản chất hồng trần có thể trở thành vận cụ của xung lực thể trí một cách rơ rệt hơn. Ư thức năo bộ bắt đầu thiết lập và điểm tập trung năng lượng bắt đầu di chuyển dần dần ra khỏi các bí huyệt thấp để vào các bí huyệt cao. Nhân loại đang phát triển “ư thức thời Aryan” và đang đi tới trưởng thành. Nơi những người tiên tiến trên thế giới, c̣n có sự hội nhập của phàm ngă và đưa tới sự kềm chế nhất định cung phàm ngă, với việc phàm ngă khống chế nhờ sự tổng hợp, cố kết của ba thể và việc ba thể trở thành một đơn vị hiệp đồng tác chiến. Sau đó, phàm ngă trở thành vận cụ của linh hồn nội tại.      

                  (TLHNM II, 26)

Ư thức thời Atlantis (Atlantean consciousness):

     Các ham muốn của con người không c̣n mơ hồ và phôi thai nữa; đến lúc này, chúng có liên quan tới các thôi thúc hay thèm muốn cơ bản - trước tiên thôi thúc tự vệ của y, kế đó tự bảo tồn qua sự thôi thúc sinh sản, kế đến thỏa măn nhu cầu kinh tế. Ở giai đoạn này, chúng ta có t́nh trạng hiểu biết của trẻ con và người sơ khai. Tuy nhiên, dần dần chúng ta thấy sự hiểu biết bên trong về chính sự ham muốn từ từ tăng lên và ít chú trọng vào các thỏa măn vật chất. Ư thức bắt đầu đáp ứng một cách chậm chạp với ảnh hưởng của thể trí và đáp ứng với năng lực phân biện và chọn lựa giữa các ước muốn khác nhau; khả năng dùng th́ giờ một cách khá thông minh bắt đầu lộ ra. Các ước muốn tinh tế hơn bắt đầu thôi thúc; các dục vọng của con người trở nên bớt thô tục và ít thiên về vật chất; ước muốn về cái đẹp bắt đầu xuất hiện và có ư thức mơ hồ về các giá trị thẩm mỹ. Ư thức con người trở nên thiên về trí cảm (kama-manasic) hơn, và toàn thể khuynh hướng đối với các thái độ hằng ngày của y hay các cách sống của y và của tính chất y bắt đầu nới rộng, khai mở và cải thiện. Mặc dù hầu hết th́ giờ y vẫn c̣n bị lèo lái bởi ước muốn không hợp lư, tuy nhiên, lĩnh vực thỏa măn của y và các thôi thúc do giác quan của y đều ít thú tính một cách rơ rệt và thiên về t́nh cảm nhiều hơn. Tâm trạng và t́nh cảm đi đến chỗ được nhận biết và một ước muốn mơ hồ về yên b́nh và sự thôi thúc để t́m ra điều mơ hồ được gọi là “hạnh phúc” bắt đầu đóng vai tṛ của chúng.. Điều này tương ứng với giai đoạn trưởng thành và với t́nh trạng ư thức thời Atlantis. Đó là t́nh trạng của đa số con người hiện nay. Phần lớn con người vẫn c̣n ư thức thời Atlantis, vẫn c̣n có các phản ứng và cách tiếp cận cuộc sống thuần túy t́nh cảm. Họ vẫn c̣n bị chi phối hầu hết bằng các dục vọng ích kỷ và bằng tiếng gọi của cuộc sống theo bản năng. Nhân loại trên địa cầu chúng ta vẫn c̣n ở giai đoạn Atlantis, trong khi giới trí thức, các đệ tử và người t́m đạo đều đang nhanh chóng ra khỏi giai đoạn này, v́ họ đă đạt được việc biệt lập ngă tính trên dăy nguyệt cầu và đă trải qua thời ư thức Atlantis. Ngày nay, những người hoạt động trên thế giới nên ghi nhớ thật kỹ các sự kiện và các tŕnh tự này nếu họ muốn đánh giá vấn đề thế giới một cách hợp lư, cũng như muốn hướng dẫn và dạy dỗ người dân một cách đúng đắn. Nói chung, họ phải hiểu rằng, khi đối xử với quần chúng c̣n nghèo khổ th́ ít người có trí tuệ thực sự, rằng họ cần phải được định hướng về cái thực sự được ưa thích nhiều hơn là về phía cái hợp lư thực sự, và chiều hướng đúng của năng lượng dục vọng khi nó tự biểu hiện trong

 

quần chúng chưa được rèn luyện, dễ bị dao động phải là nỗ lực của tất cả những kẻ có trách nhiệm giảng dạy.    

       (TLHNM II, 25-26)

Ư thức thời Lemuria (Lemurian consciousness):

     Vào các giai đoạn ban sơ, khi ư thức thời Lemuria tiêu biểu cho con người cơi hiện tượng th́ trạng thái chắp vá của linh hồn - đang ngự trị và làm linh hoạt khắp h́nh hài con người và đem lại cho con người bất luận ư thức nhân loại thực sự nào, nếu có - hăy c̣n bất động, phôi thai và thiếu tổ chức. Theo cách hiểu của chúng ta th́ đó là sự trống rổng của thể trí, và chỉ được phân biệt bằng sự đồng nhất hóa hoàn toàn với h́nh hài vật chất và các hoạt động của nó. Đây là giai đoạn có các phản ứng tĩnh tại chậm chạp đối với sự đau đớn, vui vẻ, khổ sở, đối với sự thôi thúc và thỏa măn của ham muốn, và đối với sự thôi thúc mănh liệt của tiềm thức hướng đến chỗ hoàn thiện. Hết kiếp này sang kiếp khác, năng lực dành cho sự đồng nhất hóa hữu thức từ từ tăng lên, với sự ham muốn ngày càng tăng cho phạm vi thỏa măn rộng lớn hơn; linh hồn nội tại và sinh động ẩn sâu hơn bao giờ, trở thành tù nhân của bản chất h́nh hài. Toàn thể các mănh lực của sự sống được tập trung vào thể xác, và bấy giờ, các ham muốn được biểu lộ đều là các ham muốn vật chất. Đồng thời, có một khuynh hướng ngày càng tăng đối với các ham muốn tinh tế hơn do thể cảm dục gợi ra. Dần dần, việc đồng nhất hóa của linh hồn với h́nh hài chuyển từ thể xác lên thể cảm dục. Vào lúc này, không có ǵ có thể được gọi là phàm ngă. Chỉ có một xác thân sống động, linh hoạt, với các nhu cầu và ham muốn, các ưa thích và khát khao, đi kèm bằng sự chuyển di ư thức rất chậm chạp tuy rằng ngày càng nhiều, ra khỏi thể xác để vào thể cảm dục.

     Theo thời gian, khi sự chuyển đổi này đạt được thành công, th́ bấy giờ, ư thức không c̣n hoàn toàn đồng nhất hóa với thể xác nữa mà trở nên được tập trung vào thể t́nh cảm. Khi tụ điểm chú tâm của linh hồn, tác động qua  con người đang tiến một cách chậm chạp, ở vào thế giới dục vọng, th́ linh hồn trở nên đồng nhất hóa với bộ máy đáp ứng khác, thể cảm dục. Ư thức của y bấy giờ trở thành ư thức Atlantis.        

                                    (TLHNM II, 24-25)

Ư thức trách nhiệm (Sense of responsibility):

     Ư thức trách nhiệm là một trong các dấu hiệu đầu tiên của sự kềm chế của linh hồn (egoic control).               (LVLCK, 814)

Yên nghỉ (sleep):

   1. Sự yên nghỉ thông thường của thể xác, trong đó, năo bộ không đáp ứng với bất cứ sự tiếp xúc nào của giác quan.

   2. Sự yên nghỉ của ngũ quan thức (vrittis) tức là hoạt động của các tiến tŕnh trí tuệ đang liên kết con người với môi trường quanh con người qua trung gian của các giác quan và thể trí.

   3. Sự yên nghỉ của linh hồn mà nói về mặt huyền linh, sự yên nghỉ này bao hàm quảng đời kinh nghiệm của con người bắt đầu từ lúc đầu tiên đi đầu thai làm người cho đến khi “nhận biết” được thiên cơ và nỗ lực để đưa con người hạ đẳng phù hợp với bản chất và ư chí của con người tâm linh bên trong.

   4. Sự hôn thụy của đồng tử thông thường, trong đó, thể dĩ thái bị trục một phần ra khỏi thể xác, cũng như bị tách rời khỏi thể cảm dục, đưa tới một t́nh trạng thực là nguy hiểm.

   5. Sự nhập định (samadhi) hay là sự “yên nghỉ của nhà yoga”, kết quả của việc Chân Nhân triệt thoái một cách khoa học và hữu thức ra khỏi lớp vỏ tam phân để hoạt động được trên các phân cảnh cao, chuẩn bị cho việc phụng sự nào đó trên cơi thấp.

   6. Sự yên nghỉ của các vị Ứng thân (Nirmanakayas) vốn là một t́nh trạng tập trung tinh thần cao độ và an trụ vào thể tinh thần hay linh thể đến nỗi mà tâm thức hướng ngoại được triệt thoái chẳng những ra khỏi ba cơi nỗ lực của nhân loại mà c̣n ra khỏi hai biểu lộ thấp của Tam Thượng Thể tinh thần. V́ các mục đích của công việc đặc biệt, vị Ứng thân “yên nghỉ” đối với mọi trạng thái của cơi thứ ba hay là cơi Niết Bàn.       

             (ASCLH, 2223)

Yết ma (Kiết ma): Karmadana (B.Phạn).

Yêu ma, yêu quỷ, yêu tinh : X. Rakshasas.

Yêu thích (desire, ưa thích, ham muốn, ham mê, dục vọng):

   Là gắn bó (attachment) với các đối tượng đem lại thích thú (pleasure).                                                                                                                (ASCLH, 135)

Yếu tố (Element, tattva, vật chất vi tử, bản tố, hợp tố): X. thêm Nguyên tố.

- Có 5 yếu tố : dĩ thái (ether), không khí (air), lửa (fire), nước (water), và đất (earth).                                              (ASCLH, 157)

- Tattva hay vật chất vi tử (atomic matter) của một cơi là kết quả của một vùng xoáy được tạo nên bởi tattva của cơi kế trên trong các tập hợp thô trược nhất của cơi cao kế trên đó, vùng xoáy này (vortex) được tạo ra bởi một tanmatra mới phát ra từ Isvara, gồm có:

     1. Yếu tố cơi Tối Đại Niết Bàn (Aditattvas), vật chất vi tử của cơi Tối Đại Niết Bàn (Maha Paranirvana, cơi thứ bảy). Do sự phối hợp của vật chất vi tử này mà 6 phân cảnh thấp của cảnh giới (cơi) cao nhất được tạo thành.

     2. Yếu tố cơi Đại Niết Bàn (Anupadakatattva), vật chất vi tử của cảnh giới Đại Niết Bàn (Paranirvana), cơi thứ sáu.

     3. Yếu tố Tiên thiên khí (Tiên thiên khí đại, Akashatattva), tương ứng với Dĩ thái(ether), âm thanh (sound), vật chất vi tử của cơi Niết Bàn (Nirvana), cơi thứ năm.

     4. Yếu tố Phong (Phong đại, Vayutattva), tương ứng với Không Khí (air), xúc giác (touch), vật chất vi tử của cơi thứ tư, cơi Bồ Đề (Buddhic plane).

     5. Yếu tố Hỏa (Hỏa đại, Agnitattva), tương ứng với Lửa, ánh sáng, vật chất vi tử của cơi thứ ba, cơi trí (Manasic plane).

     6. Yếu tố Thủy (Thủy đại, Apastattva), tương ứng với Nước, Vị giác (taste), vật chất vi tử của cơi thứ hai, cơi cảm dục (Astral plane).

     7. Yếu tố Thổ (Thổ đại, Prithivitattva), tương ứng với Đất, khứu giác (smell), vi tử hồng trần của cơi thứ nhất, cơi trần (Physical plane).                                                                                            (LVLCK, 56, 94)

     - Xem thêm Hợp tố.

     - Tattvas hay là các biến phân của lực (force differ-entiations) dưới bảy h́nh thức của chúng.             (ASCLH, 153)

Yoga:

   1. Một trong 6 trường phái (school) ở Ấn Độ, được cho là do Patanjali lập ra, nhưng thực sự có nguồn gốc xưa hơn nhiều.

   2. Cách thực hành thiền định với vai tṛ là một phương tiện đưa tới giải thoát tâm linh.                                                (ĐĐNLVTD, 225)

Yoga hành động (Karma Yoga):

     Karma Yoga đặc biệt có liên quan với hoạt động ở cơi trần và thể hiện thành biểu lộ bên ngoài mọi thôi thúc bên trong. Dưới h́nh thức cổ xưa và đơn giản nhất của nó, đó là môn yoga của căn chủng thứ ba, Lemuria. Hai biểu lộ được biết nhiều nhất của nó là Hatha Yoga và Laya Yoga.

     Karma Yoga đưa tới kết quả là khơi hoạt bốn bí huyệt dưới cách mô.                                                                                                               (ASCLH, 121-122)

Yoga sùng tín (Bhakti Yoga):

     Bhakti Yoga là yoga của tâm. Đó là việc đem mọi cảm tính, dục vọng và t́nh cảm quy phục vào Đấng được mến yêu, thấy và biết được trong tâm. Đó là việc cao thượng hóa tất cả các t́nh thương thấp thỏi và kềm chế mọi khát vọng và dục vọng đối với kẻ mong mỏi muốn biết được Thượng Đế bác ái và t́nh thương của Thượng Đế.

     Đó là khoa học tối thượng của căn chủng trước, giống dân Atlantis, cũng như Raja Yoga là khoa học vĩ đại của văn minh Aryan của chúng ta. Bhakti Yoga làm cho người luyện tập nó thành một vị La Hán hay đưa người này đến lần điểm đạo thứ tư. Raja Yoga làm cho vị này trở thành cao đồ (adept) và dẫn đến cổng điểm đạo thứ năm. Cả hai đều đưa đến giải thoát. Bhakti Yoga là môn yoga về tim. về cảm dục thể.        

            (ASCLH, 120-121)

Yoga thần chú (Mantra Yoga):

     Môn Yoga về âm thanh hay về linh từ sáng tạo.

  (ASCLH, 347)

Yoga thể xác (Hatha Yoga):

Hatha Yoga đặc biệt có liên quan với thể xác, hoạt động hữu thức (chứ không phải tiềm thức và tự động) của xác thân và mọi cách thực hành khác giúp cho con người kềm chế được các cơ quan khác nhau và toàn thể bộ máy của thể xác.               

(ASCLH, 121)

Yoga về các bí huyệt (Laya Yoga):

     Laya Yoga có liên quan với thể dĩ thái, với các trung tâm lực hay chakras nằm trong thể đó và với việc phân phối các luồng thần lực và khơi hoạt luồng hỏa xà (serpent fire).       

(ASCLH, 121-122)

Yoga Ư chí (Raja Yoga):

     - Môn Yoga về trí hay ư chí.                                                       (ASCLH, 120)

     - Hệ thống chân chính để phát triển các quyền năng tâm thông và tinh thần, đồng thời hợp nhất với Chân Ngă. Nó đ̣i hỏi việc luyện tập, điều phục và tập trung tư tưởng.    

       (TVTTHL, 358)

Yogas và vai tṛ trong sự phát triển con người (Yogas and their place in the unfoldment of the human being):

     Tất cả các Yogas khác nhau đều có vai tṛ của chúng trong sự phát triển của con người.

     Hatha yoga : Trong giống dân thuần thể chất đầu tiên (first pure physical race) được gọi là giống dân Lemurian, môn yoga được áp đặt lên nhân loại c̣n ấu trỉ vào thời đó là Hatha yoga, môn yoga của thể xác. Hatha yoga giúp cho việc sử dụng và vận dụng được nhiều cơ quan, cơ bắp và các bộ phận khác nhau của thể xác một cách tùy ư (conscious use and manipulation). Vấn đề đặt ra trước mắt các cao đồ (adepts) vào thời đó là dạy cho con người (lúc bấy giờ c̣n kém hơn loài thú) mục đích, ư nghĩa và cách sử dụng các cơ quan khác nhau của họ, để cho họ có thể kiểm soát được các cơ quan này một cách hữu thức và ư nghĩa của biểu tượng h́nh người (human figure). Do đó, vào thời xa xưa ấy, nhờ thực hành Hatha yoga, con người đạt tới cánh cửa điểm đạo. Vào thời đó, việc được điểm đạo lần ba - đưa đến kết quả là sự biến dung (transfiguration) của phàm ngă - là cuộc điểm đạo cao nhất mà con người có thể đạt được.

     Laya yoga và Bhakti yoga : Vào thời Atlantis, con người tiến bộ được là nhờ áp dụng hai môn yogas. Trước nhất là Laya yoga, tức khoa yoga về các bí huyệt (yoga of the centres). Loại yoga này tạo ra sự ổn cố (stabilizing) cho thể dĩ thái, cho các bí huyệt trong con người và sự phát triển thể cảm dục và bản chất thông linh (psychic nature). Sau đó, Bhakti yoga, vốn bắt nguồn từ sự phát triển thể cảm dục, được kết hợp với Laya yoga, đă đặt nền móng cho thuyết thần bí (mysticism) và sùng tín, vốn là động cơ ẩn bên dưới trong căn chủng Aryan đặc biệt của chúng ta. Mục tiêu lúc bấy giờ là cuộc điểm đạo thứ tư…

     Raja yoga : Ngày nay, trong giống dân Aryan, nhờ thực hành Raja yoga, có thể khuất phục được hạ trí (mental body) và kiềm chế được trí tuệ (mind), và mục tiêu của nhân loại đang tiến hóa là đạt được lần điểm đạo thứ năm để thành Chân Sư.

     Như thế, tất cả các yogas đều có vai tṛ của chúng và được dùng cho mục đích hữu ích. Hiển nhiên là bất cứ ai quay về với cách thực hành Hatha yoga, hoặc những cách thực hành nào có liên quan đặc biệt tới sự phát triển các bí huyệt, áp dụng các kiểu thực hành tham thiền và các bài tập thở đủ loại đều là thoái hóa theo một phương diện nào đó. Người ta sẽ thấy rằng, nhờ thực hành Raja Yoga và nhờ đạt được đến mức nhất tâm bất loạn, khi con người tập trung ư thức vào linh hồn, các h́nh thức yoga khác trở thành không cần thiết, v́ môn yoga cao sẽ tự động bao hàm tất cả các yoga thấp bằng các kết quả của yoga cao, mặc dù không thực hành môn yoga thấp.

(ASCLH, X-XI)

Yogi (người tập Yoga):

   Nhà Yoga đích thực là người mà sau khi thực hành đúng các h́nh thức và thời gian tham thiền đă định, ḥa nhập sự thiền định đó vào cách sống hằng ngày nên sau rốt, ở vào tư thế thiền định suốt ngày.                                                                           (TVTTHL, 284)

   Là người đă đạt được sự hợp nhất (v́ yoga là môn học về sự hợp nhất science of union), y biết được chính ḿnh đang ở trong thực tại. Khi sự vô minh (ignorance) bị thay thế bằng sự hiểu biết siêu việt, nhà yogi thấy rằng ḿnh đă đồng nhất hóa với Brahma, Nguyên nhân Vĩnh cửu (Eternal Cause), Cái Duy nhất (the One) và cái Đơn nhất (the Alone).  (TTTĐTG, 189)

 

 

 

 

 

 

 

NGỮ GIẢI ANH VIỆT

 

 

   

 A
 

 

Abhijna: Lục thông, Lục thần thông (Six phenomenal gifts, six supernatural gifts). Gồm có:

  1) Thiên - nhăn - thông: (Divyachakchus / Dibba - Cakkhu. Celestial Eye hay Divine seeing, divine perception). Thần thông thứ nhất trong lục thông. Năng lực thấy được bất cứ đối tượng (sự vật, object) nào có trong vũ trụ, ở bất luận khoảng cách nào, giống như có được “mắt trời” (“thiên nhăn”).

  2) Thiên - nhĩ - thông: (Divyasrotra / Dibbasota - Celestial Ear hay Divine hearing). Đứng thứ hai trong lục thông. Năng lực hiểu được (understanding) ngôn ngữ hoặc âm thanh (language or sound) do bất cứ sinh linh nào trên địa cầu tạo ra, giống như có được “tai trời” (thiên nhĩ).

  3)Túc - mạng - thông (Pubbenniva  sanussatinana - Connaissance des vies antérieures). Thần thông thứ ba. Biết được (thông) các kiếp sống trước (túc mạng) của chính ḿnh hoặc của người khác.

  4) Tha - tâm - thông (Parassa utoparinna nana (Nam Phạn). Thần thông thứ tư. Biết rơ tâm ư kẻ khác (tha tâm).

  5) Thần - túc - thông (Iddhividdha –  Nam Phạn; Riddhipada – Bắc Phạn; Pouvoir de se deplacer à travers l’espace). Thần thông thứ năm. Năng lực di chuyển qua không gian, đi đến bất cứ nơi đâu, giống như chân của thần (thần túc).

  6) Lậu - tận - thông (Asava samkhaya/ Asavakhaya, Nam Phạn; The finality of the stream, The Highest Power). Thần thông thứ sáu, cao hơn hết trong lục thông. Đạt được sự hiểu biết rốt ráo về cứu cánh của chuỗi các kiếp luân hồi. Năng lực làm dứt hết những ǵ tiết ra (lậu: tiết ra; tận: hết sạch) làm cho con người trở nên ô trược như phiền năo, ái, ố, tham, sân, si, nhờ đó thoát ra được:

    a.- Ngă chấp (chấp: mắc dính, vướng vào; ngă: cái ta) tức là chấp nê có ḿnh, có thân ḿnh, nên cứ khư khư giữ lấy cái thân giả hiệp, vô thường.

    b.- Pháp chấp: tức là chấp có các pháp, các sự vật trong thế gian, nên dễ trở nên lầm lạc.

Abhaya : Vô úy (without fear)

Abhinivesha : Ngă chấp (trạng thái gắn bó với một cách sống, tức gắn bó với phàm ngă). Sợ đau khổ (dread of suffering)

Abraham : Là tộc trưởng của Do Thái (thế kỷ XIX trước T.C.), một trong các gương mặt vĩ đại của Thánh Kinh Cơ Đốc (Bible). Để thử đức tin của ông, Đức Chúa Trời đ̣i ông phải giết con trai ông là Isaac để hiến tế. Abraham sắp sửa tuân theo th́ thiên thần hiện ra ngăn lại. Abraham được coi là tổ phụ của dân Israel và dân Ả Rập.

A-Bram : Phi Bà La Môn (No-Brāhma).

Absolute All: Tổng Thể Tuyệt Đối (Tinh Thần và Vật Chất).

Absolute Being: Thực Thể Tuyệt Đối (là Hư Vô – Non-Being - theo Triết Học Bí Truyền Esoteric Philosophy).

Absolute blank: Hư Vô Tuyệt Đối.

Absolute Light : Ánh Sáng Tuyệt Đối (tức là Bóng Tối - Darkness).

Absolute Nirguna : Para- brahman.

Absolute Spirit : Tinh Thần Tuyệt Đối, Thái Dương Thượng Đế.

Abstention from avarice : không keo kiệt.

Abstention from in-continence : Tiết dục.

Abstraction / Withdrawal : Trừu xuất, hườn hư (t́nh trạng có vật chất mà không có tri giác, Pratyahara). Quan niệm trừu tượng.

Abstracting process : Tiến tŕnh trừu xuất (tức là tiến tŕnh triệt thoái, withdrawal process).

Acarya (Bắc Phạn, A-xà-lê): Giáo Thọ, một chức vị trong Tam sư (gồm Ḥa Thượng, Yết ma [Kiết ma] và Giáo Thọ) có nhiệm vụ dạy chữ nghĩa và đạo lư. (Lúc Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn làm Ḥa Thượng ở chùa Đông Thiền th́ ngài Thần Tú làm Giáo Thọ dạy tăng chúng trong chùa).

Accepted chela / disciple : Đệ tử nhập môn.

Accident : Tùy thể, cái phụ, cái thứ yếu. (Tùy thể là cái ǵ có thể xuất hiện rồi lại biến đi nơi một vật, một người mà không hủy diệt vật hay người đó. Thí dụ: người mập, người ốm, trong đó "mập, ốm" là những tùy thể.. Đối chiếu với bản thể - substance).

Acharya : Huấn sư (teacher)

Achit : Phi chit.

Acosmism: Thuyết phi vũ trụ.

Acquisition of qualities : Lập hạnh.

Acrostic : Ám tự, mật tự.

Action : Hành uẩn (Samskârā - skanda hay là Samkhara - khanda). Công phu (trong việc tu học).

Active contemplation : Nhập định tích cực.

Active Intelligence : Thông tuệ linh hoạt (thuộc Ngôi Ba của Thái Dương Thượng Đế).

Active power : Năng lực tác động.

Actuate : Khơi hoạt làm linh hoạt (energize)

Adamic Race : Căn chủng thứ nhất (có h́nh hài được làm cho linh hoạt là thể cảm dục, chỉ có thính giác).

Adam Kadmon : Con người nguyên h́nh. Thượng Đế biểu lộ.

Adept : Thánh nhân, Cao đồ. Chân Sư. Bậc chân tu.

Adeptship : Quả vị Chân Sư. Quả vị Asekha được tượng trưng bằng sự Thăng Thiên (Ascension) và việc Chúa Thánh Thần hiện xuống (Descente).

Adharma : Vô pháp (unrigh- teousness).

Adi : Cơi nguyên tử của thái dương hệ. Cơi Tối Đại Niết Bàn. Cơi của Thượng Đế. Cơi thiêng liêng.

Adi-Bouddha : Thượng Đế Ngôi Một. A-Đề-Phật (Bản Sơ Giác Giả, Bản Sơ Phật). Tương đương với Thái Dương Thượng Đế. Parabraman.

Adi-Buddhi : Tối Đại Bồ Đề.

Adi-Buddha : Minh triết nguyên thủy. (Primeval/ First wisdom).

Adi-Bhuta : Đấng Nguyên Thủy.

Aditattva: Vật chất vi tử cơi Tối Đại Niết Bàn.

Aditi : Tiên Thiên Huyền Nữ (Tổng thể vô biên, Mẹ của chư Thiên, Không Gian Vĩnh Cửu).

Adon/Adonai : Elohim, Thiên Thần Sáng tạo. Ngôi Con.

Advaitism : Nhất Nguyên Luận.

Advaita/Adwaita doctrine : Triết lư Nhất Nguyên. Vô nhị (without a second).

Adwaitic movement : Phong trào Nhất Nguyên.

Adwaitin/ Adwaiti: Người theo Nhất Nguyên luận.

Adytum : Thánh điện, linh điện.

Aeolian : Thần gió.

Aeon : Phân thân (của Thượng Đế). Vô lượng thời (một Manvantara, một thời kỳ biểu lộ không vĩnh cửu).

Aerial body : Phàm ngă. Ma h́nh (Astral body).

Aether : Vật chất cơi Niết Bàn. Biến phân của Fohat ở cơi Niết Bàn. Hậu thiên khí (Aditi của Ấn giáo).

Affinity : Ái lực. Sự tương cầu.

Agami karma : Thân nghiệp.

Age of Brahma : Kiếp của Brahma.

Ageless wisdom : Minh triết vô thủy.

Age: yuga: 4.320.000 năm mặt trời.

Agglutinative speech : Ngôn ngữ dính chùm (của một vài giống người thời Atlantis đă tàn tạ, ngày nay hầu như bị giới hạn trong các bộ lạc thổ dân ở châu Mỹ).

Agni : Hỏa Tinh Quân, Đại Thiên Thần chủ quản về Lửa.

Agnichaitan : Hỏa thiên thần.

Agnishvatta : Hỏa thần.

Agnishvatta Pitris: Mànasa – Dhyànis, Solar Devas (Thái Dương Tinh Quân).

Agnisuryan : Thiên Thần cơi cảm dục. Chất liệu linh hoạt cơi cảm dục.

Agnittava : Hỏa đại, vật chất vi tử cơi trí (tương ứng với hỏa). Hành hỏa.

Agniyoga : Yoga về lửa.

Agnostic (Hy Lạp): Người theo thuyết Bất Khả Tri. Từ ngữ này được cho là do ông Huxley đặt ra để chỉ ai không tin vào điều ǵ không thể chứng minh được bằng giác quan. Sau đó, các Trường Phái của Phái Bất Khả Tri (Agnosticism) đưa ra nhiều định nghĩa triết học hơn nữa cho thuật ngữ này.

Agnosticism : Thuyết Bất Khả Tri, Thuyết Lư Trí Hữu Hạn. Thuyết của Kant, chủ trương bất khả tri đối với lư trí, nghĩa là lư trí không thể biết được tự thể (noumena, thực tượng) mà chỉ biết được hiện tượng (phenomenon).

  Thuyết hiện sinh: chủ trương bất khả tri đối với Thượng Đế, nghĩa là không thể dùng lư trí mà biết được Thượng Đế.

Aham (I) : Cái Ngă. Tri thức chủ quan.

Ahamkara : Nguyên khí tạo Ngă. Ngă thức (I-ness, nét mơ hồ đầu tiên của ngă chấp, tức khuynh hướng đạt tới sự dứt khoát, nguồn gốc của mọi biểu lộ, khi phản ánh trở lại, nó biến thành đại hăo huyền, chia rẽ).

Ahamsa : Ta là Cái Đó (xác định sự đồng nhất của cá thể với cái đại đồng).

Aham-ship : Ngă tính (Ego-ship). Trạng thái cái tôi.

Ah-Hi : Minh triết Long. Các Đấng kiến tạo vĩ đại. Đấng Thiêng liêng (Celestial Beings). Thiên trí. Long thần Hộ pháp.

Ahimsa : Bất tổn hại.

Ahriam (Ahriman): Nguyên lư Aùc, tà lực (theo Bái Hỏa giáo).

Ahura-Mazda (hay Ormuzd) : Nguyên Lư thiện. Thượng Đế Tối Cao của Thiện Ác Nhị Nguyên giáo ở Iran xưa (Tôn giáo này được Đức Zarathustra cải cách lại vào khoảng thế kỷ V-VII trước T.C.)

Ain : Cái tồn tại tiêu cực.

Ain Soph : Đấng Tuyệt Đối Vô Biên của Do Thái giáo. Thượng Đế. Ain Soph tức No-Thing.

Air : Phong. Biến phân của Fohat ở cơi Bồ Đề. Không khí (chất dĩ thái phức tạp đă biến phân).

Airy : Phong.

Ajna centre / Ajna chakra : Bí huyệt ấn đường, bí huyệt giữa hai chân mày.

Ajnana : Vô tri thức (Non- knowledge), vô minh (ignorance, non - wisdom, avidya)

Akâsha : Chất liệu nguyên thủy (primordial substance). Tiên thiên khí. Vật chất cơi Đại Niết Bàn. Biến phân của Fohat ở cơi Đại Niết Bàn. Dĩ thái không gian (ether of space)

Akâshatattva : Vật chất vi tử cơi Niết Bàn (tương ứng với dĩ thái). Tiên Thiên Khí đại, Hành Tiên Thiên Khí.

Akashic record : Tiên Thiên kư ảnh, (chính là hào quang của hành tinh).

Alaya (Alaya Vijnana/Alaya consciousness) : A-lại-gia- thức. Tàng thức. Toàn Linh thức. Linh hồn thế giới (Anima Mundi).

Alban : Tên của một vị thánh tử đạo (khoảng năm 304), tiền thân của Chân Sư Saint Germain.

Albert Einstein (1879-1955): Sinh ra trong gia đ́nh Do Thái nhưng không theo Do Thái giáo. Ba tuổi mới biết nói. Thuở bé, học lực t́m thường. Năm 12 tuổi, bắt đầu say mê h́nh học, có khiếu lạ lùng về toán. Rất thích Thánh Kinh, thuộc làu thánh sử, không phân biệt đạo Thiên Chúa với đạo Do Thái. Triệt để không nói dối, nên suy nghĩ lâu mới trả lời làm cho thầy giáo bực ḿnh, người đời tưởng là ông chậm hiểu. Rất  ham đọc sách, nhất là loại khoa học. Năm 1902, cưới cô Milena, bạn học cũ, về sau có 2 con trai với bà vợ này. Đưa ra thuyết photon (quang tử, "hạt" ánh sáng): Bản chất của ánh sáng là hạt. Kế đó đưa ra thuyết "chuyển động của các phân tử nước gây ra chuyển động Brownû" và dùng toán chứng minh thuyết này nên được Đại Học Zurich ở Thụy Sĩ cấp cho bằng Tiến Sĩ. Năm 1905, ông dùng toán học để chứng minh tốc độ của ánh sáng trong chân không là hằng số và vào khoảng 300.000 Km/s, đồng thời đưa ra “Thuyết Tương Đối Hẹp” (gọi là “hẹp” v́ thuyết này chỉ mới xét riêng về các chuyển động đều), với công thức trứ danh E = mc2 (Năng lượng E = khối lượng m nhân b́nh phương tốc độ ánh sáng c) mà sau này, khi chế được bom nguyên tử, người ta mới thấy công thức đó đúng. Năm 1916, ông đưa ra Thuyết Tương Đối Tổng Quát (General Theory). Năm 1921, ông được giải Nobel về vật lư do công tŕnh nghiên cứu về photon. Năm 1950, ông công bố thuyết Trường Hợp Nhất (Champ unifié). Năm 1914, sau khi qua Đức dạy ở đại học Berlin, vợ cùng hai con vẫn ở lại Thụy Sĩ, dần dần hai ông bà mặc nhiên ly thân. Được ít lâu, ông cưới bà Elsa, em họ ông, bà này cũng đă ly thân với chồng và có hai con gái riêng. (Bà Elsa mất năm 1936).

  Theo các thuyết của Einstein, vũ trụ là khoảng cong, như vậy, vũ trụ không vô biên và có giới hạn (điều này trái với giáo lư huyền môn). Ông sống rất đơn giản, ngay lúc c̣n trẻ cũng không mấy khi chải tóc mà để bù xù và chừa tóc dài để không lệ thuộc thợ hớt tóc. Hạn chế nhu cầu để có tự do hơn, không muốn “làm nô lệ cho pḥng tắm, tủ lạnh, xe hơi, máy thu thanh…”. Ông có công thức: a (thành công) = x (làm việc) + y (tiêu khiển) + z (biết làm thinh). Thú tiêu khiển của ông là vĩ cầm và dương cầm, nhạc sĩ Mozart được ông thích nhất. Không muốn ai quấy rầy ḿnh để được yên ổn làm việc. Đối với ông, làm việc là suy nghĩ và làm toán. V́ chống chiến tranh, ông bị Hitler treo giá cái đầu của ông là 20.000 Đức Kim. Ông có nhân sinh quan rơ rệt: sống là phục vụ cho thiện, mỹ và chân. Do tính t́nh giản dị, hồn nhiên, nhũn nhặn, ghét quảng cáo về ḿnh, nên có mấy trăm bằng danh dự và huy chương mà ông không bao giờ đeo. Năm 1952, được mời ra làm Tổng Thống nước Do Thái, ông cũng từ chối. Về tôn giáo, ông nói: “Tôi tin có Đấng Thượng Đế của Spinoza, Đấng đó biểu hiện trong sự ḥa hợp của vạn vật, chứ tôi không tin một Đấng Thượng Đế săn sóc tới thân phận và hành động của con người”. Có người hỏi Einstein: “Ông có tin rằng có một thực thể ở ngoài chúng ta không?” Ông đáp: “Tôi tin rằng có”. Trong quyển “Thế giới huyền bí của bà Blavatsky” (“Esoteric World of Madame Blavatsky”) xuất bản năm 2000, tác giả D.H. Caldweld cho biết: A. Einstein có bộ sách Secret Doctrine của bà Blavatsky trên bàn làm việc của ông. Sách được đọc nhiều lần, có ghi chú đầy ở lề trang sách. Sau khi ông qua đời, bộ sách được cháu gái của ông đem tặng thư viện Hội Theosophy ở Adyar. Có ư kiến cho rằng ông t́m ra Thuyết Tương Đối nhờ nghiên cứu bộ Secret Doctrine. Trong quyển “The Discovery of India”, ông Nehru (1889-1964), cố thủ tướng Ấn Độ, có trích dẫn câu nói sau đây của Einstein: “Trong thời đại duy vật này của chúng ta, những nhà khoa học chân chính là những người có tín ngưỡng tôn giáo sâu xa”.

  Sau mấy ngày đau nhói dữ dội ở đại động mạch chủ mà ông không chịu để cho mổ, sáng sớm ngày 18-04-1955, ông nghẹt thở và từ trần. Theo di chúc của ông, không có tổ chức lễ tang long trọng và cũng không làm lễ theo tôn giáo, v́ lúc sinh tiền ông có nói: “Bày ra tang lễ chỉ để làm vui ḷng người chung quanh thôi, tang lễ tự nó chẳng có ư nghĩa ǵ cả…”. Di hài được hỏa thiêu, chỉ có vài người rất thân tới dự, v́ giờ và chỗ hỏa thiêu hoàn toàn được giữ kín.

Alchemist : Nhà luyện đan.

Alchemy : Thuật luyện đan, giả-kim-thuật (chuyển hóa kim loại thường thành vàng).

  .   Divine alchemy : Siêu chuyển thiêng liêng.

  .   Spiritual alchemy : Siêu chuyển tinh thần.

Aletheia : Chân lư.

Alice Ann Bailey (1880 - 1949) :

Bà ra đời ở thành phố Manchester, nước Anh, trong một gia đ́nh khá giả, theo Thiên Chúa giáo chính thống (orthodox Christianity). Lập gia đ́nh với một mục sư và sinh được ba con. Có một thời bà sang Ấn Độ làm nhà rao giảng Phúc Âm (Evangelist) cho các binh sĩ Anh tại đây. Năm 35 tuổi, bà ly dị với ông chồng mục sư (rector), đi làm trong xưởng đóng cá hộp để nuôi con. Trong thời gian này, bà bắt đầu biết được Minh Triết Thiêng Liêng, sau đó ăn chay và gia nhập một chi bộ Hội Minh Triết Thiêng Liêng. Năm 1919, bà gặp ông Foster Bailey, một luật sư, và về sau thành hôn với ông này. Bà là đệ tử của Chân Sư K.H. Trong đời, bà có hai lần dự lễ Wesak. Năm 1920, theo lời khuyên của Đức K.H., bà cộng tác với Chân Sư D.K. để viết ra các sách do Ngài đọc cho bà, quyển đầu tiên là “Điểm Đạo, Nhân Loại Và Thái Dương”. Từ năm 1922 đến 1949, với sự giúp đỡ của Đức D.K., bà viết ra trên 20 sách huyền học, bàn về đủ mọi vấn đề như cấu tạo của con người, của linh hồn (Linh Hồn Và Cơ Cấu Của Linh Hồn), cách thanh luyện các hạ thể của con người (Thư Về Tham Thiền Huyền Linh), một vài cách tu tập cá nhân (Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới), phương pháp dạy dỗ con người (Giáo Dục Trong Kỷ Nguyên Mới), các vấn đề về tâm lư (Tâm Lư Học Nội Môn I, II), các vấn đề của quốc gia, nhân loại (Vận Mệnh Các Quốc Gia, Vấn đề Của Nhân loại), vấn đề chiêm tinh (Chiêm Tinh Học Nội Môn), vấn đề bệnh tật (Chữa Trị Nội Môn), việc trở lại của Đấng Cứu Thế (Sự Tái Lâm Của Đức Christ), cho đến một vấn đề vô cùng to tát là việc tạo lập một vũ trụ, thái dương hệ (Luận Về Lửa Càn Khôn) … và c̣n nhiều đề tài khác nữa, nhất là về Luân Hồi và Nghiệp Quả ở rải rác trong các sách nói trên.

  Nhờ bà Bailey cộng tác với Chân Sư D.K. trong suốt 27 năm sau cùng của bà, thế gian mới có được pho sách huyền học tương đối đầy đủ và rơ ràng hơn là các sách do huyền môn đưa ra qua Hội Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophical Society) vào cuối thế kỷ XIX.

Alignement/Aligning : Chỉnh hợp.

All : Tổng Thể. Chân Như.

Allah : Đấng Duy Nhất. Thượng Đế (theo Hồi giáo).

All-Being : Đại Bản Thể, tức Brahmà.

All-consciousness: Toàn thức.

All-embracing : Viên dung, bao hàm tất cả.

All-empty : Giai không.

All-Father : Đại Từ Phụ, cội nguồn của vạn vật.

All-evolving : Làm cho vạn vật tiến hóa.

All-knowledge : Toàn thức, toàn giác (omniscience), toàn tri.

Allocentrism/Altruism : Thuyết Duy Tha (thuyết của Auguste Comte, chủ trương v́ kẻ khác hơn là v́ ḿnh, phổ biến vào cuối thế kỷ XIX, đề cao châm ngôn: “Hạnh phúc là sống cho người khác”. Thuyết này giống với Thuyết Kiêm Ái của Mặc Tử vào khoảng thế kỷ III và IV trước T.C.)

All-perceiving :Toàn tri.

All-pervading : Thấm nhuần vạn vật (all- permeant).

All-potential : Toàn năng.

All-power : Toàn năng (omnipotence).

All-seeing : Toàn thông.

All-seeing eye : Toàn nhăn thông, thiên nhăn (Eye of God).

All-Self : Toàn Ngă, Đại Ngă.

All-Selves : Vạn Ngă.

All-Soul : Đại Hồn.

All-sustaining : Bảo dưỡng vạn vật.

All that Is : Vạn pháp, vạn hữu (tất cả sự vật trên đời).

All-void: Tổng hư vô, Toàn không (sarva-shunya).

All-vivifying : Làm linh hoạt vạn vật.

All-wise : Đấng Toàn Tri.

All-wisdom : Toàn triết.

Almighty : Đấng Đại Hùng, Đấng Toàn Năng.

Almsbowl : Bát, b́nh bát (làm bằng đồng, thiết, có khi bằng gỗ của các nhà sư Nam Tông dùng để đi khất thực, đọc trại ra từ chữ Patra [Bắc Phạn] hoặc Patta [Nam Phạn]).

Alpha and omega : Thủy và chung.

Altar Major Center : Bí huyệt hành tủy.

Alter Ego : Chân Ngă.

Amenasa : Người chưa có trí khôn (the mindless).

Amen : Biến thái của thánh ngữ AUM (Hàm ư : mong thay).

Amenti : Cơi luyện tội (cơi ngay sau khi chết).

Amitābhâ : Phật A Di Đà, Vô Biên Quang Phật (Boundless Light).

Ammonius Saccas : Triết gia ở Alexandria, khoảng tiền bán thế kỷ thứ ba sau T.C.. Sáng lập phái Tân Plato, thầy của Plotinus…

Amrita : Cam lộ, Trường sinh lộ (Elixir of life).

Amulet: Mệnh phù, bùa hộ mệnh.

Amshaspend : Đấng Tạo Hóa.

Anagami : Người được điểm đạo lần 3 (A-na-hàm).

Anahata shabda: tiếng vỗ của một bàn tay (chích thủ diệu thanh). Do shabda là âm thanh, anahata có nghĩa là “không bị va đập”, đó là v́ âm thanh đó được tạo ra mà không có hai vật đập vào nhau. Ư tưởng đó làm cho chúng ta nhớ lại công án (Koan) của thiền sư Hirata: chích thủ diệu thanh. Thuật ngữ này chỉ những ǵ ở bên trên các cơi của phàm ngă.

Ananda : Tối Linh Trí. Thượng Đế Ngôi Hai.

 Tên của một đệ tử thân thiết đă được điểm đạo của Phật Thích Ca, sinh sau Phật 30 năm. Tổ Thiền Tông thứ hai của Ấn Độ.

Annandamayakosha : Thể chí phúc, thể Bồ Đề.

Anadamaya sheath : Thể Bồ Đề.

Anaxagoras (Pháp: Anaxa- gore, 500?-428 trước T.C.): Triết gia Hy Lạp, có các môn đệ như Pericles, Euripides và có thể có cả Socrates.

Ancient of Days : Đấng Chưởng Quản Địa Cầu (một tôn danh khác của Đức Sanat Kumara).

Androgyne : giống người thư hùng lưỡng phái thuộc căn chủng ba.

Angel Monad : Chân Thần bản mệnh.

Angel of the Presence : Thiên Thần Bản Lai Diện Mục. Linh hồn. Như Lai Tạng.

Angelology : Thiên thần học.

Anglicanism : Anh giáo, một trong ba nhánh chính của đạo Tin Lành, phát triển nhiều nhất ở Anh, số tín đồ trên thế giới: 81.660.000 người.

Anglosaxon : Phụ chủng 5 của căn chủng 5.

Anima : Vi ḥa thức (một trong bát huyền công).

Anima mundi : Linh hồn thế giới. Đạo (Tao).

Animal body : Thể xác.

Animal child : Hài nhi.

Animal force : Thú tính lực.

Animal form : Thể xác (cả người lẫn vật). H́nh hài động vật.

Animal man : Người thú. Phàm ngă.

Animal Monad : Chân Thần động vật.

Animal nature /Animal self Phàm ngă.

Animal soul : Sinh hồn (hạ trí), giác hồn. Kama rupa. C̣n gọi là terrestrial soul.

Animate : Khơi hoạt. Làm sinh động.

Animism : Thuyết vật linh (thuyết cho rằng vật nào cũng có sự sống, có linh hồn).

Anitya (B.P.): Vô thường (impermanent)

Annamayakosha (Bắc Phạn): Nhục thân (dense physical body), Sthuâla Shariâra.

Annihilationism : Thuyết tịch diệt.

Annie Besant (1847-1933): Gia nhập Hội Theosophy từ năm 1889. Giữ chức Hội Trưởng Theosophy thế giới sau khi Đại Tá Olcott mất từ năm 1907 đến 1933. Bà là một đệ tử được điểm đạo. Tác phẩm: Khảo cứu về tâm thức, Minh Triết Ngh́n Xưa, Luân Hồi…

Anointed Đấng Thánh Thiện.

Antahkarana : Tam muội pháp môn (phương tiện giúp hành giả tự do liên lạc giữa cơi hiện tượng và cơi bản thể). Giác tuyến (thread of consciousness).

Antariksa : Cơi cảm dục.

Anthropogenesis : Nhân loại khởi nguyên luận (luận về nguồn gốc con người).

Anthropomorphism : Nhân h́nh thuyết, Thần nhân đồng h́nh thuyết (thuyết chủ trương rằng những ǵ nơi con người cũng áp dụng được cho thần minh; thí dụ nói Thượng Đế thịnh nộ, vv…)

Anthropomorphize : Nhân h́nh hóa, nhân tính hóa.

Anti-Christ : Đối Christ.

Anugư (Bắc Phạn): Một trong các kinh Upanishads.

Anu (annu): Vi tử, nguyên tử. Nguyên tử nguyên thủy (primordial atom).

Anupadaka : Cơi Đại Niết Bàn. Cơi Chân Thần. Cơi thứ hai của thái dương hệ. Vô phụ mẫu (parentless).

Anupadakatattva : Vật chất vi tử cơi Đại Niết Bàn.

Apāna : Một trong năm biến phân của prana. Hơi thở vào (inspirational breath).

Apara : xả ly/ dứt bỏ thấp (lower vairagya).

Apas : Thủy đại (một trong tứ đại), yếu tố nước.

Apastattva : Vật chất vi tử cơi cảm dục (tương ứng với nước). Thủy đại, hành thủy.

Apocalypse : Sách Khải Huyền (quyển cuối của Kinh Tân Ước).

Apollo : Nhật thần.

Apollonius of Tyana : Triết gia Hy Lạp thuộc trường phái Tân Pythagore, sống vào thế kỷ I sau T.C., được điểm đạo lần 5, trở thành Chân Sư Jesus.

Apostle : Môn đồ, tông đồ.

Appear : Giáng lâm.

Appearance : H́nh hài, sắc tướng.

Apperception : Tổng thức.

Appreciation : Nhận thức, nhận định.

Apprehension : Tham ngộ. Lĩnh hội.

Approbation : Chuẩn nhận.

A priori : Tiên thiên, tiên nghiệm (có trước kinh nghiệm,  sinh ra đă có).

Apriorism : Thuyết Tiên Thiên (thuyết của Kant, một triết gia Đức, theo thuyết này th́ lư trí con người có sẵn các phạm trù, tức là các khuôn mẫu để tư tưởng noi theo).

Apsara : Nữ thần (nymphe).

Apsycheism : Phi linh thuyết.

Aquarius (Water Bearer): Bảo B́nh (20/1-18/2).

Arabs : Người Á Rập (là hậu duệ của người Aryan không muốn đến Ấn Độ vào thời phân tán các quốc gia, một số c̣n ở lại các vùng biên giới xứ này ở Afghanistan, Kabul và dọc theo sông Oxus, trong khi một số khác đột nhập và chiếm Arabia).

Arahat / Arhat : A-la-hán, La Hán (Người đă được điểm đạo lần thứ tư).

Arcane school : Trường Bí giáo.

Archaeology : Khảo cổ học.

Archaeus : Thái Cổ.

Archangel : Nhất Đẳng Thiên Thần (do tiếng Hy Lạp: arch –> first; angelos –> messenger).

  . Seven Archangels : Bảy Hành Tinh Thượng Đế.

Archetypal atom : Vi tử nguyên h́nh.

Archetypal idea : Nguyên h́nh tư tưởng (tồn tại ở vùng cao của cơi trí).

Archetypal plane : Cơi nguyên h́nh. Cơi Tối Đại Niết Bàn.

Archetypal world : Thế giới nguyên h́nh.

Argha : Chiếc bè (ark).

Arhat (Arahat, Arhan, Rahat): A-la-hán, La-hán.

Arhat initiation : Cuộc điểm đạo thứ tư.

Arhatship : Quả vị La-hán.

Aries (Ram) : Dương Cưu (21/3- 19/4)

Aristotle (Pháp: Aristote, 384-322 trước T.C.): Triết gia Hy Lạp, tương đối mộ đạo, thầøy dạy kèm cho Alexandre Đại Đế. Được xem như đứng đầu phái Tiêu Dao (Peripateticism), do chỗ triết gia này có thói quen vừa đi bách bộ thong thả (tiêu dao) dưới bóng cây trong vườn vừa thuyết giảng đạo lư. Ông đề ra phương pháp suy luận nổi tiếng, gọi là tam đoạn luận (syllogism). Đệ tử của triết gia Plato..

Arrival at the shore: Đáo bĩ ngạn, Paramita.

Arjuna : Người t́m đạo.

Ark of the Covenant : Tráp đựng Thiên Ước.

Armageddom : Trận chiến giữa thiện và ác. Chiến trường của hành tinh.

Army of the voice : Đạo binh âm thanh, các cấp thiên thần hạ đẳng.

Arũpa : Vô sắc tướng (formless, bodiless, no-form. without form, subjective).

Arupa deva : Thiên thần vô sắc tướng.

Arupa level : Cơi vô sắc tướng, vô sắc giới.

Arya: Thánh thiện (holy).

Aryamarga: Thánh đạo (Arya Path).

 Aryan Root Race : Căn chủng Aryan, Căn chủng thứ năm (có cách nay một triệu năm, gồm đủ sắc da như nâu đen, nâu đỏ, vàng, trắng).

Aryasanga : Tên một triết gia thời Tiền Cơ Đốc, có sáng lập một trường Phật giáo nội môn Yogâchârya. Tiền thân của Chân Sư D.K.

Aryasatyâni : Tứ Diệu Đế, (Aryasacca, Nam Phạn), Four Truths, Four dogmas.

As a man thinketh, so is he: Con người suy tưởng thế nào sẽ trở thành thế ấy.

Asana : Tư thế ngồi thiền, tọa thế (posture).

Asamkhya (Bắc Phạn) : A-tăng-kỳ, vô số (in- numerable), gọi tắt là tăng kỳ.

Asamskrta: Vô vi (không tạo tác, không cố ư tạo tác, non agir) tức Chân Lư, Niết Bàn, vô tướng, thực tướng, pháp giái.

Asanga : Ngài Vô Trước, sinh vào khoảng cuối thế kỷ IV, tại Peshawar, lúc đầu Ngài có tên là Vasubandhu Kanushika.

Asat : Phi hữu thể (non-being, non-beness), cái không tồn tại, đồng nghĩa với Prakriti (vật chất). Cơi giả (False region).

Ascendant sign : Cung mệnh (Rising sign).

Ascension : Thăng thượng, bước tiến. Thăng Thiên (tượng trưng cho quả vị Asekha).

Ascertain : Trực kiến.

Ascetic : Người tu khổ hạnh.

Asekha Initiate Người được 5 lần điểm đạo.

Ashram : Huyền viện, Đạo viện.

Ashvatta tree : Cây trường sinh.

Asipila: Vị ngă, Ích kỷ (self-personality, selfishness), vọng niệm.û

Asoka (Bắc Phạn) : Cây vô ưu. Vua A-Dục (sinh vào thế kỷ III trước T.C., có công thống nhất Ấn Độ, mở mang Phật giáo).

Aspect : Trạng thái, Ngôi. Biến phân căn bản.

  . Two Aspects of the Absolute : Hai mặt của Tuyệt Đối: Chất liệu vũ trụ (cosmic substance) và Thiên Ư Hồng Nguyên (Cosmic Ideation).

Aspect: Thể, hiện thể biểu lộ.

Aspirant : Người t́m đạo, người có đạo tâm. Kẻ mưu t́m, kẻ có hoài bảo (về việc ǵ).

Aspiration : Hoài bảo, nguyện vọng. Đạo tâm.

Asterism : Cḥm sao, tinh ṭa.

Astral body : Thể tinh anh. Thể cảm dục (vehicle of desire) Thể dĩ thái (trong các tác phẩm của bà Blavasky).

Astral clairaudience : Nhĩ thông cơi cảm dục.

Astral eidolon : Dĩ thái h́nh.

Astral elemental : Tinh linh cảm dục.

Astral energy : Năng lượng cảm dục.

Astral fluid : Lưu chất cảm dục.

Astral entities : Sinh linh cơi cảm dục.

Astral form : Dĩ thái h́nh. Thể cảm dục.

Astral image : Bào ảnh (shadow).

Astral light : Cảm dục quang, biến phân của Fohat ở cơi cảm dục. Tinh tú quang.

Astral man : Phàm ngă.

Astral matter : Chất cảm dục.

Astral plane : Cơi cảm dục.

Astral polarisation : Trụ vào thể cảm dục.

Astral self / Astral vital body / Astral shadow : Thể đẩu tinh.

Astral shell : Vỏ cảm dục thể, u hồn.

Astral soul : Sinh hồn. Thể dĩ thái (Linga sarira).

Astral vision / astral sight : Nhăn thông cảm dục.

Astral world : Cơi cảm dục. Thế giới cảm dục.

Astralism : Cảm dục tính.

Astrolatry : Sùng bái, thờ tinh tú.

Astrologer : Nhà chiêm tinh.

Astrological star : Sao chiếu mệnh, sao bản mệnh.

Astrology : Chiêm tinh học.

Astro-mental : Cảm dục-hạ trí.

Astronomy : Thiên văn học (do một trong các Thánh Vương (Kings) của Triều Đại Thiêng Liêng truyền thụ cho Giống Dân Thứ Tư).

Asura : A-tu-la, loại tinh linh ngũ hành có h́nh người. Kẻ vô thần.

Asvaghosha  / Azvaghosa: Mă Minh, Tổ thứ 12 của Thiền Tông Ấn Độ (cuối thế kỷ V).

Atavism : Di truyền cách thế, di truyền hồi tổ (trở lại đặc tính tổ tiên xưa).

Atheism : Thuyết vô thần.

Atlantean : Người của lục địa Atlantis. Căn chủng thứ tư.

Atlantis : Lục địa thất tung ở Đại Tây Dương cách đây nhiều ngàn năm.

Atma (Atman) : Linh thể. Linh hồn tối cao (Supreme Soul). Thượng Ngă. Đại Ngă Đại Đồng Duy Nhất.

Atma-Buddhi-Manas : Tam Thượng Thể tinh thần. Chân Thần trong cơi biểu lộ. Tia sáng của Chân Thần.

Atmajnani : Người biết được Atman.

Atma Vidya : Minh triết tinh thần.

Atmic body / Spiritual body : Linh thể, thể tinh thần (Atmic sheath).

Atmic aperception : Trực quan.

Atmic plane / Nirvanic plane: Cơi Niết Bàn. Cơi tinh thần (spiritual plane).

Atom : Nguyên tử, vi tử.

  .  Astral permanent atom : Vi tử thường tồn cảm dục.

  .  Atmic permanent atom : Vi tử thường tồn Niết Bàn.

  . Buddhic permanent atom:  Vi tử thường tồn Bồ Đề.

  . Cosmic atom : Vi tử vũ trụ.

  .  Mental permanent atom:  Vi tử thường tồn thượng trí.

  .  Physical permanent atom: Vi tử thường tồn hồng trần.

Atomic matter: Vật chất vi tử (vật chất thuộc cơi phụ cao nhất của tất cả bảy cơi trong Thái Dương Hệ của chúng ta).

Atonement : Chuộc tội. Nhất  quán.

At-one-ment : Nhất quán.

Attachment : Ràng buộc, gắn bó, dính mắc. Thủ (giữ lấy, mê, tham; nhân duyên thứ 9).

Attain liberation from a rebirth :Thoát khỏi luân hồi (khi đạt tới mức điểm đạo 5).

Attention : Định trí (Dharana, Concentration, Fixation of the mind).

Attribute : Đặc tính. Thuộc tính.

Attune : Điều hợp.

Augoeides : Linh hồn thể tỏa chiếu, thể quang huy.

AUM : Linh từ gồm ba diệu âm A, U, M được Thái Dương Thượng Đế truyền xuống cho Ba Ngôi Thượng Đế.

Aura : Hào quang.

Auric Egg : Hào quang noăn. Linh hồn thể.

Automatic writing : Cơ bút, chấp bút, giáng bút.

Avalokiteshvara : Quán Thế Âm (Kwan-Shi-Yin). Thượng Đế Ngôi Hai.

 

Avatar : Đấng Hóa Thân.

Avataras : Hóa thân thiêng liêng (divine incarnation).

Avidya : Vô minh (ignorance, Nhân duyên thứ nhất).

Avitchi : A-tỳ, một trạng thái ngược với Devachan.

Avyakta : Không biểu lộ (unmanifest).

Awareness : Tri thức, nhận thức. Tri thức tức là tâm thức (consciousness).

Ayatana (Bắc Phạn) : Lục căn (six organes, six sens) gồm: nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ư căn. Lục căn nhập với lục trần, sinh ra lục thức. Lục căn c̣n gọi là lục nội nhập.

Ayur Veda: Theo nghĩa đen “Kinh Veda về Sự Sống” (“The Veda of Life”). Phần của Kinh Veda nói về sức khỏe, ghi chép những bí ẩn của cơ thể con người, bệnh tật, phương pháp chữa bệnh, cách giữ ǵn sức khỏe.

 

   

Text Box: B

 

 

 

 

Bab : Danh hiệu của Mirza (hay Sayid) tức Ali Mohammed (1819-1850) ở Shiraz, người sáng lập ra Cơ-Hồi-giáo (khoảng 1844- 1845), một phái tôn giáo hiện đại ở Persia (nay là Iran), có ảnh hưởng đến đông đảo người theo đạo Hồi ở Iran.

Babel : Tháp Babel (theo Sáng Thế Kư, các con của ông Noah định xây tháp này cao tới trời, nhưng bị Đức Chúa Trời phạt, làm cho tiếng nói họ trở thành lộn xộn, họ không c̣n hiểu được nhau, nên công tŕnh bị bỏ dở, họ tản mác ra khắp địa cầu, tạo nên nhân loại ngày nay).

Babism : Cơ-Hồi-giáo (một tôn giáo dung ḥa Cơ Đốc giáo với Hồi giáo do một nhà cải cách ở Iran là Bab khởi xướng).

Bacchus : Tửu thần.

Bahađsm (Pháp: Bahađsme, Béhađsme) : Đạo Ba Hai, phong trào hỗn hợp tôn giáo, được khai sinh ra từ Babism, do Bahā-Ullah (1817-1892) sáng lập. Số tín đồ khoảng 7.496.000 người. (The World Almanac 2007)

Bahā-Ullah (hàm ư vinh quang của Chúa): Tên thật là Mirza (có nghĩa hoàng tử) Husayn Ali, sinh ở Teheran, sáng lập đạo Ba Hai, vốn là môn đồ của Bab.

Bala: Lực Ba La Mật, strength.

Balance : Thăng bằng, quân b́nh (samā-hāna)

Bandha : Ràng buộc, bó buộc (bondage).

Baptism by water : Cuộc điểm đạo 2.

Baptismal name : Tên Thánh (tên của một vị Thánh đặt trước tên thật của người theo đạo Thiên Chúa). Christian name.

Bardo : Thời gian giữa lúc chết và lúc tái sinh.

Barishad Pitris : Nguyệt tổ phụ.

Base of spine centre : Bí huyệt chót xương sống.

Basiasita/Vaçasuta: Bà Xá Tư Đa, Tổ thứ 25 của Thiền Tông Ấn Độ.

Be: Thực thể.

Beam : Linh quang.

Beatitude : Toàn phúc.

Becoming : Biến dịch, vô thường.

  . Ever becoming: Hằng biến dịch.

Beginning : Thời Nguyên Thỉ (lúc khơi hoạt các quyền năng làm cho Thiên nhiên linh hoạt).

Being : Thực Tại. Hiện Tồn. Hữu Thể. Bản Thể. Thực Thể. Sinh linh. Cá thể. Trạng thái. Tự thể.

  .   All Being : Đại Hữu Thể.

  .   Celestial Being : Đấng Thiêng Liêng.

  .   Human Being : Con người.

  .   Mighty Being : Đấng Đại Hùng.

  .   Physical being : Con người.

  .   Spiritual being : trạng thái tâm linh. Thực thể tâm linh.

  .   Supreme Being : Đấng Tối Cao.

Beinghood : Tính cách thực thể.

Benediction : Ân điển.

Be-ness : Bản Thể. Chân Như. Tự tại.

  .   Absolute Be-ness : Bản thể tuyệt đối (Sat).

  .   All Be-ness : Đại Bản Thể.

Bethlehem : Nơi sinh của Chúa Jesus theo truyền thuyết. Kinh nghiệm trần gian.

Beyond the I : Siêu Ngă (Paramahamsa).

Bhagavat-Gita : Chí Tôn Ca (gồm 700 câu thơ, chia làm 18 chương, là thành phần rất nhỏ của Mahābhârata dài 100.000 câu, do đạo sĩ Vyasa sáng tác vào khoảng thế kỷ V trước T.C. Giống như New Testament và Yoga Sutras, trong Chí Tôn Ca có chứa một bức tranh hoàn hảo về linh hồn và sự phát triển linh hồn.

Bhakti yoga: Yoga sùng tín (yoga of devotion).

Bhandanta (Bắc Phạn) : Đại Đức (Reverend, Venerable), tiếng xưng hô giữa các tu sĩ ở bực Tỳ Kheo. Tiếng gọi của người tu tại gia dành cho người tu xuất gia, ư nói người có phước đức nhiều, đức hạnh cao.

Bhāskara : Kẻ tạo ánh sáng (Light maker).

Bhava : Hữu (becoming, nhân duyên thứ mười).

Bhons: tức Dugpas, phái tu sĩ mũ đỏ ở Tây Tạng.

Bhoota : H́nh hài biểu lộ.

Bhu : Cơi hồng trần.

Bhumi : Trái đất. Địa, c̣n gọi là Prithivi.

Bhutas : Yếu tố (element). Sắc tướng. Thể dĩ thái (double). Ác quỷ.

Bible : Thánh Kinh (tập hợp những kinh sách mà một phần được Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo sử dụng chung, gọi là Cựu Ước [Old Testament] và một phần chỉ được Cơ Đốc giáo sử dụng gọi là Tân Ước [New Testament]).

Bikkhu / Bhiksu : Tỳ khưu hay T́ Kheo (danh xưng dành cho tín đồ đầu tiên của Phật Thích Ca, nghĩa đen: khất sĩ học giả). C̣n gọi là Sa-môn (Sramana). Các Tỳ kheo mặc áo cà sa (kasaya) màu vàng nghệ, tức là màu áo của tử tù Ấn Độ. Sở dĩ chọn áo màu vàng là v́ các tỳ kheo tự coi ḿnh như người đă chết, đă thoát khỏi giới hạn của cơi phàm. Anh Ngữ: Mendicant.

Bhiksu-sila : Tỳ kheo giới (250 giới).

Biophor (biophore): Đơn vị sống siêu phân tử (thuyết của Weismann).

Birth day : Ngày sinh, ngày vía.

Black fire : Hắc hỏa (Ánh sáng và Minh triết tuyệt đối).

Black force : Tà lực.

Black lodge / Black magic : Bàng môn tả đạo, hắc thuật, hắc đạo, thuật phù thủy (sorcery).

Black-white: Bán tà bán chính.

Blank: Hư vô.

Blank mind : Trạng thái đầu óc rổng không.

Blessed One : Đấng ban phúc.

Bliss : Chí phúc, Tối Linh phúc (Ananda).

Bliss body : Thể chí phúc, thể Bồ Đề.

Bliss sheathe : Thể chí phúc.

Blue Lodge : Thanh giai (gồm các vị được điểm đạo lần 3, 4, 5).

Bodha : Khả năng bẩm sinh về trí tuệ hay kiến thức thiêng liêng. Minh triết hoàn toàn.

Bodhidharma : Bồ Đề Đạt Ma (Bodhi : giác đạo - dharma : pháp) tên thật là Bồ Đề Đa La, vương tử thứ ba của vua Thiên Trước miền Nam (tức miền Nam của Ấn Độ). Ngài được Tổ thứ 27 của phái Thiền Tông (Zen-shu) ở Ấn Độ là Prajnâtra (Bát Nhă Đa La) truyền cho y bát (bộ áo gồm ba cái và b́nh đựng cơm, dùng làm tín hiệu mỗi khi truyền đạo pháp. Tiền bạc, áo quần, vật dụng của thầy tu cũng gọi chung là y bát) nên trở thành tổ thứ 28 ở Ấn Độ. Sau đó, Ngài sang Trung Hoa làm Sơ Tổ truyền bá cách tu thiền. Sau Ngài, Trung Hoa có thêm 5 vị Tổ nữa là Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn và lục tổ Huệ Năng.

  Ở Trung Hoa, Ngài có đến giảng giải đạo lư cho vua nhà Lương là Vơ Đế. Sau, Ngài t́m đến dăy núi Tung Sơn, đến chùa Thiếu Lâm, ngồi day mặt vào vách mà tham thiền đến chín năm và viên tịch tại đây vào năm 529. Bồ Đề Đạt Ma là một vị Đại La Hán.

  Trong bộ Giáo Lư Bí Nhiệm, bà Blavatsky giải thích sứ mạng của Tổ Bồ Đề Đạt Ma như sau: Khi Phật giáo chính thống bị áp dụng sai lầm đến cực điểm, khi tinh thần chân chính trong đạo Phật hầu như đă mất, th́ nhiều nhà cải cách tôn giáo từ Ấn Độ đến Trung Hoa truyền dạy một giáo lư khẩu truyền. Đó là Ngài Bồ Đề Đạt Ma và Ngài Long Thọ (Nagarjuna), tác giả nhiều tác phẩm quan trọng về Thiền Tông của Trung Hoa.

Bohdi druma / bodhi tree (bo-tree) : Cây bồ đề.

Bodhisattva : Đức Bồ Tát (Đức Christ, Đức Di Lạc, Đức Chưởng Giáo).

Bodily perfection : Quyền năng làm hoàn thiện xác thân.

Body : Thể, vật thể, sắc tướng.

  . Astral body : Thể cảm dục, thể t́nh cảm.

  .  Animal body : Thể xác.

  .  Atmic body : Linh thể.

  . Buddhic body / Bliss body: Thể Bồ Đề, thể chí phúc, thể trực giác.

  . Causal body : Linh hồn thể, thể nguyên nhân, thể nhân khởi.

  . Desire body : Thể cảm dục.

  . Egoic body : Chân Ngă thể.

  .  Emotional body : Thể t́nh cảm.

  . Energy body / Etheric body : Thể năng lượng, thể dĩ thái, thể sinh lực.

  . Feeling body : Thể cảm dục.

  . Inner light body : Linh hồn thể.

  .  Intuitional body : Thể trực giác (thể Bồ Đề).

  . Light body : Thể ánh sáng.

  .  Lunar body : Nguyệt thể (thể cảm dục).

  .   Mental body : Thể hạ trí.

  .   Mind body : Thể trí.

  .   Nirvanic body: Linh thể.

  . Objective body : H́nh tướng bên ngoài.

  .   Permanent body : Thể trường tồn (chân ngă thể).

  . Phenomenal body / Physical body : Thể xác.

  .  Sentient body : Thể hữu t́nh (thể cảm dục).

  .   Spiritual body : Thể tinh thần, Linh thể.

  .   Vital body : Thể sinh lực (etheric body).

  .   Watery body : Thể cảm dục.

Body of feeling (feeling body): Thể t́nh cảm.

Body of illusion: Thể hăo huyền, thể cảm dục.

Body of the sun / solar body:  Thể chí phúc.

Body of prana: Thể sinh lực, tức thể dĩ thái.

Body nature : Phàm ngă.

Body-son : Xá lợi tử.

Bonze’s toga : Áo cà sa (kasaya, kâsâva, kesa)

Book of the Dead : Tử thư (một sách huyền linh và nghi lễ Cổ Ai Cập, được t́m thấy trong quan tài có xác ướp).

Boundless All: Đại Thể Vô Biên.

Brahma : Ngôi Ba, Ngôi Thánh Thần. Ngôi Sáng Tạo. Trạng thái chất liệu. Thượng Đế Tứ Diện.

Brahma‘s age : Kiếp của Brahma, Đại Thiên Kiếp (Mahakalpa), bằng 311.040 tỷ năm trần thế.

Brahmacharya : Tu sĩ Bà La Môn.

Brahmâ ‘s Day : Ngày của Brahmâ, một thời kỳ dài 4.320.000.000 năm, lúc đó Brahmâ ra khỏi Kim Noăn (Hiranyagarbha), sáng tạo và tượng h́nh (fashions) thế giới vật chất. Sau thời kỳ này, đến lượt các thế giới bị hủy diệt bằng lửa và nước, Brahmâ tan biến với thiên nhiên ngoại cảnh (objective nature) và trở thành Đêm của Brahmâ. Cuộc Tuần Hoàn (Round).

Brahmâ ‘s Night : Đêm của Brahmâ. Thời kỳ dài bằng Ngày của Brahmâ, trong đó Brahmâ được cho là đang yên ngủ, rồi sau đó bắt đầu tiến tŕnh luân phiên Ngày và Đêm.

Brahmā Pralaya : Đại chu kỳ qui nguyên.

Brahmarandra : Khe ở đỉnh đầu. Bí huyệt đỉnh đầu. (Nê hườn cung).

Brahma Vidya : Minh triết Thiêng liêng (tri thức về Tối Thượng Ngă).

Brahman : Đại Ngă, Bản Thể Thiêng liêng. Giai cấp giáo sĩ Ấn Độ. Đấng Tuyệt Đối. Vô Thủy Nguyên Nhân (Causeless Cause).

Brahmana : Người Bà La Môn.

Brahmanism : Đạo Bà La Môn (một hệ phái của Ấn giáo).

Branch race : Chi chủng.

Breath : Linh khí (Sự Sống của Thái Dương Thượng Đế).

Breath of Life : Sinh khí. Tinh thần.

Breath of Vacancy : Linh khí hư vô.

Bring into action : Khơi hoạt.

Bring into line with : Chỉnh hợp.

Brother of Darkness / Dark brother : Huynh đệ hắc đạo.

  .   White Brother : Chính đạo.

  .   Elder Brothers of the race:  Các Chân Sư.

Brotherhood : Thánh Đoàn, Huyền Môn. Huynh Đệ Đoàn.

Brotherhood of the White Lodge : Thiên Đ́nh. Huyền Môn.

Brownies : Thần lùn (tinh linh dĩ thái).

Bubble in Koilon : Bọt hỗn nguyên khí.

Buddha Gaya : Bồ Đề Đạo Tràng (nơi Phật Thích Ca đắc đạo).

Buddha : Đấng Toàn Giác (The Enlightened). Thường dùng để chỉ Đức Phật Cồ Đàm (Gautama Buddha).

Buddha-dharma : Phật Pháp (Giáo pháp của Phật).

Buddhahood : Quả vị Phật, Phật quả.

Buddha of Activity : Hoạt Động Phật.

  . Pratya Buddha : Độc Giác Phật, Bích Chi Phật.

Buddha Siddharta / Gautama Buddha : Phật Cồ Đàm, Phật Thích Ca, Phật Tổ (v́ là Tổ của Đạo Phật).

  Tên chính của Ngài là Gautama Siddhârtha, gồm tên riêng là Siddhârtha (Tất Đạt Ta, Sĩ Đạt Ta), tên ḍng họ là Gautama (Gotama, Cồ Đàm), v́ ḍng họ này thuộc bộ tộc Sakya cho nên mới có danh hiệu Sakya Muni (Çakyamouni), nghĩa là vị thánh (Muni) thuộc bộ tộc Sakya. Theo bia kư ở Buddha Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) th́ thái tử Siddhârtha ra đời vào năm 623 trước T.C. tại vườn Lumbini (Lâm-T́-Ni) gần thành Kapilavastu (Ca - tỳ - la-vệ) khoảng giữa xứ Nepal và Ấn Độ. Thái Tử ra đời được 7 ngày th́ mẹ mất. Năm 597 trước T.C. Ngài trốn bỏ cung điện, rời vợ, con, t́m đường tu tập. Sau 6 năm tu khổ hạnh ở Gaya, Ngài nhận ra rằng việc ép xác (physical self-torture) không đưa tới giác ngộ, Ngài quyết định đi theo con đường tu tập mới cho đến khi đạt đến trạng thái Bodhi (tuệ giác). Theo Phật giáo Nam Tông, Ngài trở thành Đức Phật toàn giác (full Buddha) vào đêm thứ 8 của tuần trăng thứ 12 (twelfth moon) trong năm 592 và sau cùng nhập Niết Bàn vào năm 543. Ngài  đă đạt đến quả vị Bồ Tát (state of Boddhisattva) trên địa cầu (earth) khi là nhân vật (personality) được gọi là Prabhâpala (Hộ Minh). Truyền thuyết Ngài nhập vào ḷng mẹ dưới dạng con voi trắng (bạch tượng) là một cách nói bóng gió về sự minh triết có sẵn (innate wisdom) của Ngài, voi trắng vốn là biểu tượng của tất cả các vị Bồ Tát. Các truyền thuyết cho rằng vào lúc Đức Gautama ra đời th́ hài nhi mới sinh bước đi 7 bước theo bốn hướng, rằng hoa ưu đàm (Udumbara flower) nở rộ toàn bộ với vẻ đẹp khác thường, và rằng các vị vua Naga (Rồng) lập tức tiến hành “đặt tên cho Ngài” (“to baptize him”), tất cả đều là các cách nói bóng gió ám chỉ các Bậc Điểm Đạo mà mọi nhà huyền linh học Đông phương đều biết rơ.

  Theo Đức Giám Mục C.W. Leadbeater trong quyển “Chân Sư và Thánh Đạo” th́ “Đức Phật Thích Ca dùng phương pháp mượn xác khi Ngài xuất thế để đạt quả vị Phật”.

     Các kinh sách Phật giáo đều cho rằng Đức Bồ Tát Hộ Minh (Prabhapāla) “giáng sinh xuống thành Ca Tỳ La Vệ, vào nhà vua Tịnh Phạn làm Thái Tử Tất Đạt Đa và tu thành Phật Thích Ca” (Phật Học Từ Điển tập nh́, trang 42, Đoàn Trung C̣n). Chúng ta thấy điểm này không được ổn v́ lư do sau:

     Theo bộ Secret Doctrine của bà H.P. Blavatsky (q.I, tr. 215-216) th́ Đức Phật Thích Ca (có lẽ đúng hơn lúc đó c̣n là thái tử Tất Đạt Đa) được xem là Sixth Rounder, tức là Người Của Cuộc Tuần Hoàn 6 – hay Siêu Nhân bậc 6 – tức là người vẫn hoạt động trong thân xác thuộc Cuộc Tuần Hoàn thứ 4, nhưng bắt đầu làm linh hoạt ṿng xoắn ốc thứ 6 trong các Vi tử thường tồn, nhờ thế Ngài có được dụng cụ hoàn hảo hơn để sử dụng cho tâm thức đă phát triển cao của Ngài. (Xem Khảo Cứu Về Tâm Thức, tr. 88 của bà A. Besant)

     Như vậy ta thấy thái tử Tất Đạt Đa chưa có ṿng loa tuyến (xoắn ốc) thứ 7 linh hoạt nên chưa là Chân Sư hoặc Bồ Tát được. Vậy nói rằng Bồ Tát Hộ Minh đầu thai làm thái tử Tất Đạt Đa e rằng không hợp lư, c̣n nói rằng Bồ Tát Hộ Minh mượn xác Thái Tử Tất Đạt Đa để tu thành Phật (theo ông Leadbeater trong Chân Sư Và Thánh Đạo, q. I, trang 48, Nguyễn Hữu Kiệt dịch) th́ hữu lư hơn.

Buddha’s heart: Phật tâm.

Buddha’s nature: Phật tánh.

Buddhanandi: Phật Đà Nan Đề, Tổ thứ 8 của Thiền Tông Ấn Độ.

Buddha mitra: Phục Đà Mật Đa. Tổ thứ 9 của thiền Tông Ấn Độ.

Buddha-to-be : Phật sẽ thành.

Buddhi : Tuệ giác thể (nguyên khí thứ sáu, hồn thiêng). Tâm thức Christ.

Buddhic awareness : Tuệ giác thức.

Buddhic plane : Cơi Bồ Đề, Cơi trực giác. Cơi phụ thứ tư của cơi hồng trần vũ trụ.

Buddhic principle : Nguyên khí Bồ Đề.

Buddhic sheath / Buddhic vehicle : Thể Bồ Đề.

Buddhism : Phật giáo (Pháp: Bouddhisme). Được sáng lập vào khoảng năm 525 trước T.C., giáo chủ là Đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni). Giáo lư đạo Phật chứa trong ba tạng kinh: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Có ba phái chính: Tiểu thừa (Hinayana), Đại Thừa (Mahayana) và Mật tông (Tantriyana). Theo Phật giáo, cuộc đời đầy khổ năo, giả tạm, vô thường, con người phải chịu luân hồi không dứt v́ ham muốn và v́ gắn bó với cái ngă giả tạm. Muốn thoát khỏi luân hồi, cần phải diệt ham muốn. Số tín đồ trên thế giới khoảng 375.440.000 người (con số của The World Almanac 2007)

Buddhist alms / Spiritual gift : Pháp thí (đem giáo lư đạo Phật thuyết giảng cho người ta nghe, so với tài thí - bố thí bằng của cải - th́ pháp thí cao diệu hơn, mang lại công đức nhiều hơn).

Bốn pháp thí mà Phật thường thuyết giảng:

1. Vạn vật giai qui vô thường (Mọi vật đều trở về chốn vô thường, không có vật nào trường tồn).

2. Sở hữu tất vi khổ độc (Cái ǵ ta có đều là khổ năo, độc hại).

3. Chư pháp giai vô ngă (Mọi sự vật đều chẳng có cái thực thể, chỉ do nhân duyên tạm hợp mà thôi).

4. Hữu t́nh tất chí không (vật chi có h́nh tướng đều có ngày hư hoại, trở về cảnh không).

Buddhist clergy : Tăng chúng.

Buddhist bonzes and nuns : Tăng ni.

Buddhist name : Pháp danh, pháp hiệu. (Tên gọi do một nhà sư Phật giáo đặt cho một người thọ giới qui y tam bảo, người này có thể là tu xuất gia, hoặc tu tại gia).

Budhism : Minh triết nội môn (Esoteric wisdom).

Builder : Đấng Kiến Tạo.

Bull (Taurus) : Kim Ngưu (21/4-20/5).

 

Bundle : (B.Phạn: Skandhas, N. Phạn: Khanda) Uẩn (chứa lại, tụ lại).

 

 

 

Burning ground : Vùng đất cháy, vùng đất thanh luyện.

Bythos : Thái uyên (Depth).


 

 C



 

Caduceus : Thần trượng của Mercury tức Hermes. Dưới h́nh thức biểu tượng hồng trần, đó là cột xương sống có hai thần lực Ida và Pingala xoắn vào nhau tạo thành một tuyến mà năng lượng vô phái Sushumna lưu chuyển qua đó.

Çakyamouni (B.Phạn) : Phật Thích Ca Mâu Ni, một Đức Phật thời quá khứ. Sau này, Đức Buddha Siddhâta cũng được gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni, gọi tắt là Phật Thích Ca.

Caloric : Nhiệt tố (tức thái dương lực - Sun force).

Cancer (Crab) : Bắc Giải, Cự Giải (22/6-22/7).

Capricorn (Goat) : Nam Dương (22/12-19/1).

Cardinal : Hồng Y.

Çari : Xá lợi. (X. Sariâra)

Çariputra (B.Phạn): Xá lợi (Lỵ) Phất, Xá Lợi Tử (nửa Phạn, nửa Hán, do chữ tử: con). (Một đại đệ tử của Phật Thích Ca, ngang tuổi với Phật, tịch trước Phật).

Catechism : Sách giáo lư vấn đáp (Thiên Chúa giáo gọi là Sách Bổn).

Catholicism/Roman Catholicism / Christianity : Cơ Đốc giáo, Ky Tô giáo, Thiên Chúa giáo, Công giáo, Đạo Da (Gia) Tô (tên gọi sau cùng do người ngoại đạo dùng).

Caucasian race : giống dân thứ năm.

Causal body : Thể nguyên nhân, thể nhân khởi, linh hồn thể (soul body, thể này bao bọc Tinh thần để tạo ra linh hồn, bị hủy diệt vào lúc giải thoát cuối cùng).

Causal level: Cơi thượng trí.

Causal self : Chân Ngă.

Causation : Nguyên lư nhân quả. Quan hệ nhân quả.

Cause : Nguyên nhân, nhân duyên, căn nguyên. Tập đế (samudya, chân lư về việc phát sinh cái khổ). Uẩn (skandas, tạo ra các thể).

  .   Causeless Cause : Nguyên Nhân Tối Thượng (tức là Brahman, Đấng Tuyệt Đối).

  .   First Cause : Nguyên Nhân Bản Sơ (tức Thượng Đế).

  .   Ineffable Cause : Nguyên Nhân Không Thể Diễn Tả, Chân Thần Tuyệt Đối.

  .   Unknown First Cause : Nguyên Nhân Bản Sơ Bất Khả Tri (tức Không Gian, Space).

Cave-men: Người sống trong hang động, tức giống dân thứ ba.

Celestial body : Thể thiêng liêng.

Celestial self : Bản ngă thiêng liêng.

Centaur : Quái vật đầu người ḿnh ngựa, con nhân mă.

Centre (Force centre) : Bí huyệt, trung tâm lực.

Centre oneself : Trụ vào, an trụ (focus, polarize).

Chain : Dăy hành tinh (chain of world).

Chain period : Chu kỳ dăy hành tinh.

Chakra : Bí huyệt, trung tâm lực.

Change : Thay đổi, biến dịch.

Changeless : Thường trụ, bất biến.

Changing : Hay thay đổi, vô thường (transient), tùy duyên.

Channel : Vận hà, đường chuyên chở, phương tiện.

Chaos : Hỗn mang. Hồng nguyên khí (chất khí có trước khi tạo lập trời đất). Nguyên sơ.

Character : Cá tính.

Charles  Webster Leadbeater: (1847-1934).

Ra đời tại Northumberland, Anh Quốc. Song thân của ông theo Thiên Chúa giáo Chính Thống.Theo học Đại Học Oxford, ngành Thiên Văn Học. Năm 1878 bị thu hút vào Theosophy nhờ dọc sách của ông Sinnett. 1883 ông gia nhập Hội Theosophy Anh Quốc, nhưng vẫn tiếp tục làm phụ tá linh mục đến cuối đời. Trong 4 năm cuối đời, ông giữ chức Tổng Thư kư Hội Theosophy. Năm 1884 ông thực hành việc khai mở quyền năng tâm linh dưới sự trông nom của Đức K.H.. Có lúc gặp khó khăn về tài chính phải cầm thế quần áo, đồ riêng tư để sống. Năm 1906, trong Hội có dư luận chống lại ông về hành vi tính dục đối với các thanh thiếu niên mà ông có trách nhiệm dạy về huyền bí học. Dư luận xấu về ông kéo dài đến năm 1922. Sau đó ông được Ṭa Án tuyên bố không có bằng chứng nào về vụ tai tiếng nói trên. 1915, ông gia nhập Hội Tam Điểm (Co-Free Masonry) và ở trong Hội Đồng Điều Hành Úùc Châu trong nhiều năm với tuổi Hội ở cấp 33*, và trở thành thành viên của Hội Đồng Tối Cao. Năm 1916 ông thụ phong Giám Mục. Năm 1922 làm Giám Mục ở nhà thờ St. Alban ở Sydney, Úùc, sau cùng lên làm Tổng Giám Mục và giữ chức vụ này đến năm 1934 là năm ông qua đời.

     Năm 1926 ông có qua thăm Hội Theosophy Việt Nam.

Một số tác phẩm do ông viết:

- Phật Giáo Vấn Đáp Cương Yếu.

- Con người hữu h́nh và vô h́nh.

- Chơn Sư và Thánh Đạo.

- Các vị Cứu Trợ Vô H́nh.

- Lịch Sử Hội Tam Điểm.

- Huyền Bí HoÏc Nhập Môn.

- Con Người Từ Đâu Đến và Đi Về Đâu? (soạn chung với bà A.B.)

Chelā : Đệ tử (thường chỉ đệ tử được điểm đạo 1, sắp qua điểm đạo 2).

Chelāship : T́nh trạng đệ tử.

Cherub (Cherubine): Tiểu thiên sứ.

Chhāyā : Bào ảnh (astral-image, shadow).

Chhāyā-birth : Bào ảnh sinh, sinh sản h́nh bóng (cách sinh sản sơ khai, không có phái tính, thí dụ căn chủng một được rịn ra từ cơ thể của các Tổ Phụ [Pitris], giống như cái h́nh hiện ra mà đôi khi chúng ta thấy xuất ra khỏi cơ thể của đồng tử, thay v́ tan biến đi, lại được cố định và làm cho chặt chịa lại).

Chief soul : Thượng trí (Manas).

Chiliocosm: Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới.

Chit : Tối linh thức. Minh Triết (wisdom).

Chitta : Chất trí (mind stuff), thể trí (mental bo dy), chất liệu tạo ra h́nh tư tưởng. Hạ trí, trí cảm (kama-manas)

Chohan : Đế Quân (Đấng được 6 lần điểm đạo).

Christ : Đức Di Lặc, Đức Chưởng Giáo.

Christ Aspect : Ngôi Christ, Ngôi Chúa Con.

Christ child : Nguyên khí Christ. Anh Nhi cơ đốc.

Christ force : Thần lực Christ.

Christ life / Christ principle: Nguyên khí Christ. Ngôi Vishnu. Ngôi Hai.

Christ within : Christ nội tâm. Chân Ngă. Con người tâm linh hữu thức.

  .  Cosmic Christ : Ishvara. Ngôi Hai. Đức Chúa Con. Linh hồn vạn vật. Toàn ngă. Ta là Cái Đó. Ngôi Lời. Guru deva. Aùnh sáng của trần gian.

  .   Individual Christ : Đấng Cứu Rỗi tiềm tàng trong mỗi người.

Christianity : Cơ Đốc giáo (Cơ Đốc là do phiên âm từ chữ Ky Tô theo Hán tự). Tôn giáo này ra đời cách đây 2.000 năm, giáo chủ là Đức Jesus-Christ. Giáo lư chính gồm: Sự mầu nhiệm của Ba Ngôi Thượng Đế, mầu nhiệm về Ngôi Hai nhập thể làm người trong Jesus Christ cùng sự chuộc tội, sự lưu truyền tội lỗi từ Adam đến con cháu, việc cứu chuộc tội lỗi này bằng cái chết của Đức Christ. Thiên Chúa giáo gồm có: Giáo hội Thiên Chúa La Mă, Tin Lành, Chính Thống giáo, Anh giáo và Independents, tổng số giáo dân trên toàn thế giới là 2.106.962.000 người. (The World Almanac 2007)

Christian Rosenkreutz:

Một vị cao đồ học vấn uyên bác (learned Adept) đă từng du hành sang Trung Đông và được các vị đạo sư Ả Rập tại Damas truyền dạy các Bí Pháp Huyền Học. Vào khoảng năm 1378, Ngài lập Hội Kín Hồng Hoa Thập Tự (the secret Rosicrucian Society), Hội này phát triển mạnh mẽ ở Đức vào khoảng 1460. Giáo lư của môn phái này được dựa vào các Bí Pháp Huyền Học đă được truyền dạy ở Đông phương. Tác phẩm Zanoni của Sir Bulwer Lyttons có nói đến Ngài.

Christmas : Lễ Chúa Giáng Sinh, Lễ Noel (25/12 dl).

Christology : Thiên Chúa học.

Christos: Hồn Thiêng (spiritual soul) Đấng Hoàn Thiện.

Chronology : Niên đại kư.

Church : Giáo hội. Nhà thờ. Giáo hội Thiên Chúa.

Chwang-Ze (Chuang-Tzu) : Trang Tử, sống vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước T.C., nhà luận giải các giáo huấn của Đức Lăo Tử.

Clairaudience : Nhĩ thông (khả năng, bẩm sinh hay do huấn luyện theo huyền môn, để nghe được các sự việc ở bất cứ khoảng cách nào).

  . Higher Clairaudience : Nhĩ thông bậc cao (thuộc cơi phụ 7 của cơi trí, c̣n loại trên thuộc cơi phụ 5 của cơi cảm dục).

Clairvoyance /Sight / Vision: Nhăn thông (khả năng để thấy bằng nội nhăn (inner eye) hay linh thị tinh thần (spiritual sight).

  .   Higher clairvoyance : Nhăn thông bậc cao (thuộc cơi phụ 5 của cơi trí, c̣n loại trên thuộc cơi phụ 3 của cơi cảm dục).

  .   Lowest clairvoyance : Nhăn thông bậc thấp (thấy được thể dĩ thái của các đối tượng ở cơi trần).

Clairvoyant : Người có nhăn thông.

Clear cold light : Tuệ quan. Ánh sáng của trực giác.

Co-eternal: Cùng tồn tại vĩnh viễn.

Cogito ergo sum : Tôi suy tưởng vậy có tôi (câu nói của Descartes)

Cogniser : Chủ thể tri giác. Chủ thể nhận thức (Realizer).

Cognition : Tri giác.

Cohesion : Phối kết.

Cold flame : Hàn hỏa (ánh sáng).

Cold virgin : Huyền huyền (trạng thái hoàn toàn ẩn tàng của vật chất nguyên sơ).

Colouring : Sắc thái, bản sắc.

Commandment : Giới luật, giới răn (sila).

  . Ten Commandments: Thập giới, Mười giới răn. Thập giới (Dasa-sila) trong đạo Phật là giới cấm của người xuất gia c̣n làm sa-di (scramanera), gồm có: 1) Không sát sinh. 2) Không trộm cắp. 3) Không tà dâm. 4) Không nói láo. 5) Không uống rượu. 6) Không trang điểm, xức nước hoa. 7) Không múa hát hoặc xem múa hát. 8) Không ngủ giường rộng. 9) Không ăn ngoài bữa ăn. 10) Không giữ tiền bạc, châu báu.

Mười giới răn trong Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo: 1) Thờ phụng và yêu mến Thiên Chúa hơn mọi điều khác. 2) Đừng gọi tên Thiên Chúa vô cớ. 3) Ghi nhớ ngày Sabbath. 4) Tôn kính cha mẹ. 5) Đừng giết hại (Thou shalt not kill). 6) Đừng phạm tội ngoại t́nh. 7) Đừng trộm cắp. 8) Đừng làm chứng dối. 9) Đừng ham muốn vợ, chồng người khác. 10) Đừng tham muốn của cải người khác.

Common-sense : Lương tri.

Commune : Hiệp thông.

Communication : Sự hiệp thông.

Compassion : Ḷng từ bi.

Complete illumination / Full illumination : Toàn giác.

Concentration : Định trí (Dharana, tức là an trụ cao độ, intense focussing)

Conclave : Mật nghị.

Concrete mind : Trí cụ thể, hạ trí.

Confucianism : Khổng giáo, Nho giáo. Thoạt đầu là một hệ thống luân lư do Đức Khổng Tử đề xướng với mục đích khuyên người đời tu thân (sửa ḿnh), tề gia (sắp đặt việc nhà cho ổn thỏa) để mọi nhà được thái b́nh. Triết lư này được các bậc vua chúa thời đó coi trọng, và cũng nhận được sự tin tưởng của quần chúng. Về sau, các môn đồ của Ngài mới góp nhặt những lời dạy của Ngài và viết lại thành sách phổ biến trong dân gian. Loạt sách này cộng với các kinh sách mà Ngài san định từ trước, dần dần trở thành một hệ thống đạo giáo, phát triển cực thịnh vào thời nhà Tống ở Trung Hoa, sau đó lan sang các nước Á Châu khác, để rồi Ngài được tôn sùng, thờ phụng như các giáo chủ khác. Kinh sách của Nho giáo có hai loại. Thứ nhất là Ngũ kinh, gồm kinh Thi (sách thơ ca), kinh Thư (sách sử kư), kinh Lễ (sách về lễ nghi), kinh Dịch (hay Chu Dịch, giải thích lẽ biến hóa của càn khôn) và kinh Xuân Thu (ghi lại sử nước Lỗ thời Chu Mạt). Thứ nh́ là Tứ Thư, gồm Đại Học (sách dạy đạo đức), Trung Dung (dạy đạo đức chiết trung), Luận Ngữ (sách ghi lại các lời nói hay của Khổng Tử), và sách Mạnh Tử.

  Phần đạo đức của Nho giáo gồm: tam cang, ngũ thường và ngũ luân. Tam cang: quân thần cang, phụ tử cang, phu thê cang. Ngũ thường: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Ngũ luân: Quân minh thần trung (Vua sáng th́ tôi trung), Phụ từ tử hiếu (cha hiền con hiếu), Phu xướng phụ tùy (Chồng ra lệnh vợ tuân hành), Huynh hữu đệ cung (Anh hiền em kính trọng), Bằng hữu thủ tín (bạn bè phải giữ sự thành tín).

Đức Khổng Tử có tŕnh độ hiểu biết vủa nhân loại ở Cuộc Tuần Hoàn thứ 5 (Giáo Lư Bí Nhiệm I, tr. 215-216), tức là ngài có ṿng xoắn ốc thứ 5 của các nguyên tử thường tồn linh hoạt, mặc dù đang ở trong Cuộc Tuần Hoàn thứ tư. Vậy Đức Khổng Tử chưa phải là Chân Sư, v́ một vị Chân Sư phải có đủ 7 loa tuyến linh hoạt.

Số người theo Khổng Giáo hiện nay độ 6.947.000 người. (Almanac 2700)

Confucius (khoảng 551-479 trước T.C): Khổng Tử (Khổng Phu Tử), triết gia Trung Hoa, sinh ở nước Lỗ (Lu), nay là tỉnh Sơn Đông (Shantung), được huyền môn xem như là người của Cuộc Tuần Hoàn 5 (the fifth Rounder). Non 600 năm trước T.C., Đức Khổng Tử đă dạy rằng trái đất có h́nh cầu, c̣n mặt trời là tâm của thái dương hệ. Hiện nay, Ngài là một thành viên trong Thánh Đoàn xuyên Tuyết Sơn (Trans-Himalaya Lodge). Đức Khổng Tử được xem là Thánh Tổ của Khổng Giáo.

Conscience : Lương tâm (tiếng nói cảnh báo của linh hồn).

Conscious : Hữu thức, có ư thức.

Conscious Being : Thực thể có ư thức (Ư thức là khả năng đáp ứng với rung động của một cơi).

Consciousness : Ư thức, tâm thức.

  . Abnormal consciousness: Tâm thức không b́nh thường.

  .   Absolute consciousness : Tuyệt đối thức (thuộc cơi Thượng Đế).

  .   Alaya consciousness : A lại gia thức, Toàn linh thức.

  .   All-consciousness : Toàn thức.

  .   All-self-consciousness : Toàn ngă thức.

  .   Animal consciousness : Động vật thức. Sinh hồn.

  .   Astral buddhic cons-ciousness : Cảm trực thức.

  .   Astral consciousness : Tâm thức trên cơi cảm dục.

  .   Astral self- conscious-ness: Ngă thức trên cơi cảm dục.

  .   Atmic consciousness : Linh thức, Niết Bàn thức.

  .  Atomic consciousness:

Tâm thức nguyên tử.

  .   Blind consciousness : Thức vô thức.

  .   Brain consciousness : Ư thức lúc tỉnh thức. (Waking consciousness).

  . Buddhic consciousness: Spiritual consciousness.

  .   Causal consciousness : Chân Ngă thức. A lại gia thức.

  . Christ consciousness: Tâm thức Christ (tức là soul consciousness).

  .   Cosmic consciousness : Vũ trụ thức.

  .   Desire consciousness : Cảm dục thức (thuộc cơi cảm dục).

  . Direct consciousness: Trực thức, tức bản năng (instinct).

  .   Divine consciousness  : Tâm thức thiêng liêng.

  .   Earth-bound conscious-ness: Hồng trần thức.

  .   Earthly consciousness : Hồng trần thức.

  .   Egoic consciousness : Chân Ngă thức.

  .   God-consciousness : Thiên thức (cơi Chân Thần).

  .   Group consciousness : Tập thể thức.

  .   Human consciousness : Ư thức con người.

  .   I-consciousness : Ngă thức.

  .  Individual consciousness : Biệt ngă thức.

  . Indwelling consciousness: Tâm thức nội tàng.

  .  Intuitional consciousness: Trực giác thức hay Tâm thức Christ (thuộc cơi Bồ Đề).

  .   Kamic consciousness : Cảm dục thức (thuộc cơi cảm dục).

  .   Manas consciousness : Mạt na thức. (Tâm thức của Thượng Trí).

  .   Mental consciousness : Tâm thức cơi trí.

  .   Mental self-conscious-ness : Ngă thức trên cơi trí.

  .    Mind consciousness : Trí tuệ thức (thuộc cơi trí).

  .   Monadic consciousness : Chân Thần thức.

  .   Nirvanic consciousness : Niết Bàn thức, Linh thức.

  .   One consciousness : Tâm thức Nhất Như.

  . Other-consciousness : Tâm thức khác thường.

  .  Perceiving consciousness: Tâm thức tri giác (tức linh hồn).

  . Perfect consciousness : Toàn giác.

  . Personality consciousness: Phàm ngă thức. (Personal consciousness).

  .   Physical consciousness : Hồng trần thức (thuộc cơi hồng trần).

  .   Planetary consciousness: Hành tinh thức (cơi Niết Bàn). Tâm thức hành tinh (gồm đủ mọi trạng thái tâm thức trên hành tinh chúng ta, tức địa cầu).

  .   Self- consciousness / Self- awareness : Ngă thức (I-ness).

  .   Sentient consciousness : Cảm thức. (Ánh sáng của hạ trí, the lower Manasic light).

  . Solar consciousness: Monadic consciousness.

  .   Soul consciousness : Linh hồn thức. Christ conscious-ness.

  .   Spiritual consciousness/ Buddhic consciousness : Tâm thức bồ đề. Thượng Trí được chiếu rọi bằng Ánh sáng của Buddhi).

  .   Sub-consciousness : Tiềm thức (thuộc quá khứ).

  .  Super-consciousness : Siêu thức (thuộc về tương lai).

  . Super-human conscious-ness : Siêu nhân thức.

  .  Super-physical conscious -ness: Tâm thức siêu trần.

  . Total consciousness : Tổng thức.

  . True consciousness : Chân thức.

  .  Universal consciousness : Tâm thức của Thượng Đế.

  .  Waking consciousness : Tâm thức lúc tỉnh thức (hay tâm thức đang hoạt động trong hệ thần kinh năo tủy). Brain consciousness.

Consciousness principle : Nguyên khí ư thức.

Constant memory of God : Niệm Phật.

Constellation : Cḥm sao, tinh ṭa. (Asterism).

Consummation : Thành toàn, viên măn.

Container : Cái bao trùm, cái tích chứa.

Contemplation : Chiêm ngưỡng. Nhập định, đại định (samadhi).

Contemplative : Đấng Đại Định, Đấng Nirmannakaya thiêng liêng.

Contemplative School : Thiền Tông (Zen-shu).

Contentment : Vui với số phận, lạc phận. An phận.

Convalescent : Hồi phục.

Coordination : Phối kết.

Corporealism : Vật thể luận, chủ nghĩa vật chất.

Corporeality : Tính hữu thể.

Cosmic atom : Vi tử của vũ trụ (tức thái dương hệ của chúng ta).

Cosmic cycle : Ngươn.

Cosmic energy : Vũ trụ năng, Fohat.

Cosmic Ideation : Thiên Ư Hồng Nguyên, tức Tư Tưởng Thiêng liêng, tức Tinh thần, tức Toàn Linh Trí.

Cosmic Logos : Vũ Trụ Thượng Đế.

Cosmic matter: Akasa.

Cosmic Parabrahman : Đại Brahman vũ trụ, Thái Cực Thượng Đế.

Cosmic ray : Vũ trụ tuyến.

Cosmic substance : Chất liệu vũ trụ, chất liệu nguyên thủy, tức vật chất (matter).

Cosmogenesis : Vũ trụ khởi nguyên luận (luận về nguồn gốc vũ trụ).

Cosmogony : Vũ trụ khai tịch luận.

Cosmology : Vũ trụ học.

Cosmopsychic power : Quyền năng tâm linh trong vũ trụ.

Council :1) Kết tập hay kiết tập pháp, Samgiti (đây là những lần nhóm họp lớn lao của Phật giáo sau khi Phật nhập diệt để tụng đọc những lời nói cùng các việc làm của Phật. Lần kiết tập thứ nhất do đại đệ tử của Phật là Ca Diếp chủ tŕ, chỉ hợp tụng, chưa có văn tự. Một trăm năm sau có lần kiết tập thứ hai, Phật giáo chia làm hai phái : Thượng Tọa (Thera-vada) và Đại Chúng (Maha-sanghika), cũng chưa có văn tự. Ba trăm năm sau, đời vua Asoka (A-Dục) và Kaniska mới có những cuộc kiết tập bằng văn tự.

2) Công Đồng, tức Đại Hội Tôn giáo, được tổ chức khi có sự thay đổi quan trọng trong tín lư của Thiên Chúa giáo.

Council Chamber : Hội Đồng Huyền linh.

Counter motion Đối chuyển động.

Counterpart : Đối phần.

Covering : Lớp che phủ, lớp vỏ. Thể.

Create: Cái được sáng tạo.

Creation : Sự sáng tạo. Tạo vật.

Creative Hierarchy : Huyền giai sáng tạo.

Creativity : Tính sáng tạo.

Creator : Đấng Sáng Tạo.

Creatures (all living beings): Tạo vật, loài hữu t́nh, chúng sinh (Sattva [B.Ph.], tát đỏa). Theo Phật giáo, chúng sinh là những loài do các nhân duyên giả tạm như tứ đại, ngũ uẩn tạm hợp lại để sinh ra, v́ chưa biết tu tỉnh nên c̣n chịu luân hồi, nếu biết tu tập, cũng sẽ thành Phật.

Cross : Thập giá.

Crucifixion : Thập giá h́nh.

Crusade : Thập tự chinh, Thánh chiến. Đây là các cuộc chiến tranh do giáo hội Thiên Chúa khởi xướng để chinh phạt nơi nào theo tà đạo (tức là có tín ngưỡng, tôn giáo trái với đạo Thiên Chúa). Từ 1096 đến 1270 có 8 cuộc thánh chiến. Lần 1 là để giành lại thánh mộ Chúa Jesus đang bị người Hồi giáo chiếm. Lần 4 xảy ra vào năm 1202-1204, đánh phá Constantinople. Lúc vào được thành, quân thập tự cướp châu báu và đập phá các di sản nghệ thuật, đem nấu các tượng đồng (vốn là các kiệt tác điêu khắc thời Thượng Cổ) để đúc tiền. Cuộc thánh chiến năm 1208 do Giáo Hoàng Innocent III khởi xướng để tiêu diệt tà giáo ở miền Nam nước Pháp kéo dài trong 18 năm. Lần 7 và 8 do Saint Louis điều khiển đều bị thảm bại. Kết quả của 8 cuộc thánh chiến chỉ làm cho đức tin của tín đồ Thiên Chúa giáo bị giăm đi mà vẫn không giành lại được Jerusalem.

Crystallisation : Kết tinh, co lại. Cố chấp. Khằn lại.

Custodians of the Plan : Các Đấng Nắm Giữ Thiên Cơ.

Cyclic manifestation : Biểu lộ tuần hoàn.

Cyclops : Một giống dân thời Lemuria, khổ người to lớn, có con mắt thứ ba được khơi hoạt nằm giữa trán.

Cynicism : Khuyển Nho phái. Trường phái Khuyển Nho (Cynic school).

  Một  triết phái Hy Lạp, do Antisthenes (444?-371 trước T.C.), một đệ tử của Socrates, sáng lập. Chủ trương: chỉ chú trọng vào cái thiện, không cần để tâm đến tập tục, phong hóa, lễ nghi của xă hội, không màng đến của cải, danh vọng… Các triết gia phái này sống đơn giản, nay đây mai đó, không cần nhà cửa.

 

 

 

 Có lẽ phái này lấy con chó làm biểu hiệu nên bị người đời gọi là “khuyển phái”. Cũng có thuyết nói rằng v́ người phái này sống quá sơ sài và hay la rầy dân chúng, tiếng thét mắng giống như tiếng chó sủa, nên bị những người không có cảm t́nh với họ đặt là khuyển nho phái. Nhà hiền triết nổi danh nhất trong phái này là Diogene (413-323 trước T.C.), sống rất thanh bần và hoàn toàn xả kỷ. Phái này chuẩn bị cho phái Khắc Kỷ (Stoicism) ra đời.

 

D

Text Box: D

 

 

 
 

Daemon : Vong linh.

Daiviprakriti : Ánh sáng nguyên thủy. Ánh sáng của Thượng-Đế-Vô-Hiện. Toàn linh thức.

Dalai Lama : Đạt Lai Lạt Ma, c̣n gọi là Hoạt Phật (Phật sống).

Dama : (control of conduct)Kiểm soát hạnh kiểm.

Dâna (B.Ph.) : Bố thí (give alms).

Danapati: Đàn Việt, c̣n gọi là thí chủ (donor).

Dangma : Linh hồn đă được thanh luyện (purified soul).

Darshanas : Triết hệ.

Death : Nhập diệt, nhập vào cơi tịch diệt (tịch: thanh tĩnh; diệt: dứt sạch phiền năo. Chỉ việc ĺa bỏ xác thân của chư Thánh, chư Phật).

Deathless : Bất tử.

Decad : Thập nguyên.

Decade : Thập niên.

Decentralize oneself : Phá ngă chấp. (Decentralize one’s personality).

Deceptive vision : Ảo thị.

Deduction : Diễn dịch, suy diễn (inference).

Deep : Thái Uyên (không gian nguyên thuỷ - primeval space).

Definite : Hữu hạn.

Deism : Thần luận (môn học chuyên nghiên cứu về Thiên Chúa, không dựa vào sự mặc khải mà chỉ dựa và nhận thức tự nhiên, khác với thần học [theology]).

Deist : Người duy thần.

Deity : Thượng Đế. Thái Dương Thượng Đế.

Delusion : Cái hăo huyền.

Delusion vision : Ảo thị.

Demiurge : Hóa Công (Creator).

Demiurgic Creator : Đấng Sáng Tạo.

Democritus (Pháp : Demo-crite): Triết gia Hy Lạp, sống vào cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ IV trước T.C., được xem là triết gia vĩ đại nhất trong số các triết gia Hy Lạp. Ông chấp nhận và mở rộng thuyết nguyên tử của Leucippus. Chỉ một số ít tác phẩm của ông c̣n được lưu lại.

Demon of thrist and gluttory / Hungry demon : Ngạ (đói) quỷ (quỷ đói, Preta).

Demonology : Môn học về ma quỷ.

Dense physical plane : Ba cơi phụ thấp nhất của cơi trần.

Department : Ngành, bộ môn, cơ cấu tổ chức.

Depression Thất chí, trầm cảm.

Descente: Lễ Hiện xuống của Chúa Thánh Thần (tượng trưng cho quả vị Asekha).

Desintegrate : Tan ră.

Desire : Dục vọng. Ư muốn. Aùi (thirst).

(Dục vọng tức là khuynh hướng của tinh thần vươn ra tới sự sống của sắc tướng).

Desire body : Thể cảm dục.

Desire elemental (Desire gods, kama deva): Tinh linh dục vọng (kiến tạo thể cảm dục của con vật và con người).

Desire to live : Ḷng ham sống (tức là ư muốn thu thập kinh nghiệm, will to experience).

Desire plane : Cơi cảm dục.

Desirelessness / Dispassion : Ḷng vô dục, vô sở dục.

Destiny : Vận mệnh, định mệnh.

Destroy desire : Diệt dục (destruction of desire).

Destroyer : Đấng Hủy Diệt.

Destruction : Diệt Đế (Nirodha / Nirdha, phương pháp diệt khổ).

Destruction of suffering: Diệt khổ.

Detached : Bất nhiễm. Biệt lập.

Detached attachment : Ly thế rốt ráo.

Detachment : Hạnh dứt bỏ, ly thế.

  .   Personality detachment : Ly thế.

Deus est maximum in mini- mis : Vật càng hèn mọn Thượng Đế càng vĩ đại (câu nói của Thánh Augustin).

Deva : Thần, thiên thần (các thực thể thông linh đă tiến hóa trong chu kỳ hành tinh trước kia).

Devachan / Devakhan : Thiên đường tạm (thuộc cơi phụ thứ tư của cơi trí). Theo Đức Thầy K.H., Devachan không giống chút nào với Thiên đường của bất cứ tôn giáo nào. Cơi trời (heaven-world).

Devachanee : Linh hồn trong Devachan.

Deva ego: Divine ego, Chân Ngă thiêng liêng.

Deva eye : Nhăn thông.

Devarajas / Mahārājas : Các Thiên Thần phụ tá cho các Đấng Lipika.

Deva substance : Chất liệu thiên thần (tức là tinh chất kiến tạo, building essence).

Devitalisation : Mất sinh lực.

Devotee : Người mộ đạo.

Devotion : Ḷng mộ đạo. Sự tận tụy.

Dhamma (Nam Phạn): Pháp (doctrine). Sự sống (existence).

Dhamapada / Dharmapada : Kinh Pháp Cú (kinh từng câu của Phật giáo dạy các huấn điều đạo đức rút ra từ Tạng kinh).

Dharana : Định trí (concen- tration, attention).

Dharma (Bắc Phạn) : Luật thiêng liêng (sacred Law) Thiên chức, thiên trách. Pháp (tất cả sự vật trên đời; giáo lư của Phật : Phật pháp). Obligatory work.

Dharmachakra : Pháp luân (bánh xe Phật-pháp).

Dharmakaya : Pháp thân (thân để thọ dụng của Đức Phật).

Dharma megha : Pháp vân (đám mây Phật pháp).

Dhātus : Chất liệu chính trong cơ thể người.

Dhrtaka / Dhritaka: Đề Ca Đa. Tổ thứ 5 của Thiền Tông Ấn Độ.

Dhruvam : Quỷ thể, ác thể (thể cảm dục của người độc ác, hung dữ).

Dhuta / Dhudanga: Hạnh đầu đà, khổ hạnh (giũ bỏ phiền năo).

Dhyana : Thiền định (meditation).

Dhyan Chohan : Thiền Định Đế Quân, tức là Tathagata (Như Lai).

Dhyni : Nhất Đẳng Thiên Thần (archangel).

Dhyāni Buddha : Thiền Định Phật. Hành Tinh Thượng Đế.

Differentiation : Biến phân. Phân hóa, tách ra (drawing apart).

Dipankara Buddha / Dipam-kara : Nhiên Đăng Phật (the Buddha of fixed light), Đấng tiền nhiệm của Phật Thích Ca.

  (Nhiên Đăng Phật đă giáng lâm từ dăy hành tinh thứ tư của hệ thống Kim Tinh. Ngài là một thành viên trong Thiên Đ́nh có thể được gởi tới dăy hành tinh nào cần trợ giúp).

Discarnate : Thoát xác (Disembodied).

Discernment : Phân biện (discrimination, viveka).

Disciple : Đệ tử.

Discipleship : Vị thế, quả vị đệ tử. Đạo quả.

Discipline : Giới luật.

Disembody : Thoát xác. (Discarnate).

Dispassion / Desirelessness : Vô sở dục. Vô tư . (Non-attachment).

Diversity : Vạn thù.

Divine alchemy : Siêu chuyển thiêng liêng (chuyển thần lực thấp ra thần lực cao, chuyển tâm thức vào trong các hiện thể cao).

Divine discontent: Bất măn thiêng liêng.

Divine Hermaphrodite : Đấng Lưỡng Tính Thiêng Liêng. Hành Tinh Thượng Đế.

Divine intention : Thiên lư, kế hoạch thiêng liêng.

Divine magic / White magic/ Beneficent magic: Huyền linh thuật.

Divine Pilgrim : Người hành hương thiêng liêng, Chân Thần.

Divine Plan / Logoic Plan : Thiên Cơ.

Divine Purpose: Thiên ư (will of God).

Divine Self / Spiritual Self : Linh Ngă. Chân Thần. Chân Ngă.

Divine Soul / Spiritual Soul / Immortal Soul : Hồn thiêng, Hồn tinh thần, Hồn bất tử (tức Buddhi, incarnating Ego). Spiritual Buddhi

Divine Spark : Điểm Linh Quang (hay spirits).

Divine Thought : Tư tưởng Thiêng liêng (cosmic idea- tion).

Divine vision : Huệ nhăn (thuộc cơi phụ 5 của cơi Bồ Đề).

Divine will: Thiên Ư (Divine Purpose).

Divine wisdom : Minh triết Thiêng liêng (Bắc Phạn: Brahma Vidya, Hy Lạp: Theosophia).

Divine Workmen : Đấng Tạo Tác.

Divining straws : xin xăm.

Divinity Thiên tính, Phật tánh. Thánh Linh, tức Ngôi Thánh Thần.

Djin (Jin): Tinh linh. Thần. Quỷ.

Doctrine : Pháp (Dharma, Bắc Phạn; Dhamma, Nam Phạn), Giáo điều, triết lư (dogma).

  .   Eye  doctrine / Dharma of the eye : Nhăn pháp, sắc pháp.

  .   Heart doctrine / Dharma of the Heart : Tâm pháp.

  . Soul doctrine / Secret heart : Tâm pháp.

Dogmatism : Tính giáo điều, tính độc đoán, vơ đoán.

Donor: Thí chủ, người có hằng tâm, hằng sản, thường hay cúng dường cho tăng, ni, hoặc hay giúp đỡ nhà chùa. Bắc Phạn gọi là danapati (phiên âm là đàn việt).

Dorje: Quyền lực trượng (rod of power).

Dorjechang: Đấng trao Kim Cương (Diamond - Handed One).

Dorjesempa : Kim Cang tâm.

Double / Double body : Dĩ thái h́nh.

Dragon of wisdom : Đệ tử được điểm đạo.

Dragon of Wisdom-Love : Hành Tinh Thượng Đế.

Draw horoscope : Chấm số tử vi.

Dualism : Nhị nguyên thuyết. Gồm:

  1. Thuyết chủ trương mỗi vật đều do hai yếu tố cấu thành, thí dụ người có linh hồn và thể xác.

  2. Thuyết chủ trương vũ trụ có hai nguyên khởi; một là thiện, một là ác.

Duality : Nhị nguyên tính. Lưỡng nguyên.

  .   Primal duality : Lưỡng nguyên bản sơ (Sự Sống và Sắc tướng).

Dugpas : Phái Mũ Đỏ, Hồng phái. Đây là tôn giáo rất xưa ở Tây Tạng, mặc áo và đội mũ màu đỏ, giáo chủ được quyền có vợ, thờ cúng tinh linh và các thần trong thiên nhiên. Bà Blavatsky nói rằng phái Dugpas, phái Bhon-pa và các phái Mũ Đỏ khác được xem như rất giỏi về tà thuật, họ sống ở phía Tây của Tây Tạng và Bhutan. Khi Phật giáo truyền qua Tây Tạng, phái này đem tín ngưỡng và tà giáo của họ vào đạo Phật làm cho Phật giáo Tây Tạng biến thể. Về sau, được Ngài Tsong-ka-pa lănh đạo đoàn truyền giáo thứ ba sang Tây Tạng cải cách lại Phật giáo, chống lại phái Dugpa, lập ra phái Mũ Vàng (Gelugpa).

Duhkha-aryasatya : Khổ đế (pain, chân lư về cái khổ).

Dust thou art, unto dust thou shalt return : Là cát bụi, ngươi sẽ trở về cát bụi.

Dvaita/Dwaita : Nhị nguyên luận (trường phái triết học Ấn Độ nhấn mạnh vào nhị nguyên tính của biểu lộ). Dualistic.

Dvesha / Dwesha: Ố (hatred, disliking).

Dvadaza Castra: Thập Nhị Môn Luận.

Dvipa : Châu, lục địa.

Dwapara yuga : Chu kỳ 3 trong Đại Chu Kỳ, dài 864.000 năm trần thế, Lưỡng tính thời đại (ác phát triển ngang với thiện).

Dwell: An trụ (focus, center).

Dweller: Chủ thể, Tổng quả.

Tổng quả là một loại h́nh tư tưởng do ta tạo ra bằng tư tưởng và hành động xấu xa, độc ác qua bao kiếp quá khứ. Tư tưởng ác kết tinh thành h́nh thể nhất định, được nuôi dưỡng, đem thêm sinh khí bằng rung động của các tư tưởng cùng tính chất với nó, cuối cùng tạo ra một thực thể có ư thức riêng biệt. Tổng quả đó trấn giữ trên các cơi vô h́nh, không để cho chúng ta bước vào. Người tu tập phải có sức mạnh tinh thần thật dũng mănh mới đương đầu được với thực thể đó trước khi có thể tiến tới một cách an toàn. Người chưa chuẩn bị có thể bị nó uy hiếp, ám ảnh làm cho sợ hăi đến điên cuồng. Trích: “La trame de la Destinée” của Max Heindel. (Trích từ Zanoni).

Dwell calmly within them-selves: An trụ vào chính ḿnh (centre oneself).

Dweller in the body / Dweller in the form : Chân Ngă.

Dweller on the threshold : Kẻ chận ngơ, tổng quả (Thuật ngữ này do Bulwer Lytton đặt ra trong Zanoni God).

Dyaus : Thượng Đế Vô Hiện (Unrevealed).

Dzyan : Thiền kinh.

Dzyu : Chân thức hay minh triết huyền linh.

 

 

  E

 


 

Earth : Địa cầu. Thổ. Cơi hồng trần.

Earth bound : Ràng buộc vào cơi trần.

Easter Island : Đảo Phục Sinh (phần đất c̣n lại của lục địa Lemuria xưa).

Ebb and flow : Tiêu trưởng, tiêu tức (chu kỳ giảm và tăng).

Ecstasy : Xuất thần.

Eden : Vườn Địa Đàng.

Edison, Thomas Alva (1847-1931): Nhà phát minh Mỹ, quê quán ở Ohio, trải qua thời thơ ấu ở Port Huron, tiểu bang Michigan. Thuở nhỏ, ông có thân h́nh khẳng khiu, đầu to quá khổ. Lên bảy tuổi, hằng ngày đến thư viện, đọc bất cứ sách ǵ có ở thư viện. Lên chín tuổi, đọc được quyển “Triết học tự nhiên và triết học kinh nghiệm”. Lập pḥng thí nghiệm ở dưới hầm trong nhà, ngoài giờ học, chỉ xuống đó để thí nghiệm những điều đă học. Cậu bé có sáng kiến nhắc bài học cho bạn bè trog lớp bằng cách gơ tín hiệu Morse (mọt). Một hôm đem acid và ammoniac vào nhà cầu của trường tiểu học để làm thí nghiệm làm khói bốc lên mù mịt đến nỗi lính cứu hỏa tưởng có cháy lớn, đem xe đến chữa cháy. V́ chuyện đó, Edison bị ông Hiệu Trưởng trường tiểu học Port Huron cho thôi học, đồng thời gởi cho thân phụ của ông một bức thư mắng ông là “một tṛ dốt, lười, hư và hỗn láo…, chỉ nên cho đi chăn lợn”. Nghỉ học lúc 12 tuổi, Edison đi bán hàng rong để kiếm sống và dành dụm tiền mua sách lư, hóa về tự nghiên cứu lấy. Năm Edison được 14 tuổi th́ ở Mỹ, chiến tranh Nam Bắc xảy ra, ông có sáng kiến ra một tờ báo địa phương để loan tin chiến sự, chỗ in báo và pḥng thí nghiệm đặt ở  một góc trong toa tàu do viên trưởng tàu cho phép. Nhưng sau đó bị đuổi xuống v́ ông đem hóa chất lên tàu thử làm chất nổ, trước khi xuống ông c̣n bị tát tai thật mạnh. Hậu quả của cái tát này là ông bị điếc bên trái suốt đời. Có một lần cứu bà mẹ thoát chết v́ đau ruột thừa cấp tính trong đêm, vị bác sĩ không chịu mổ ban đêm do thiếu ánh sáng, ông lấy gương làm phản chiếu ánh đèn dầu để có đủ ánh sáng cho bác sĩ mổ. Có một lần dùng c̣i xe lửa làm tín hiệu morse để giúp cho đoàn tàu phía bên kia cầu găy dừng lại kịp lúc, tránh được tai nạn. Tiếp tục cuộc đời làm thuê, tới năm 18 tuổi, Edison làm điện báo viên và tự học thêm tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Năm 24 tuổi, sau khi có nhiều phát minh và có cuộc sống sung túc, ông lập gia đ́nh, và có được hai trai một gái. Trong suốt cuộc đời, ông có được trên 1.000 bằng phát minh, như máy đánh chữ, máy điện báo truyền chữ, cải thiện máy điện thoại (do Graham Bell phát minh) để nghe được xa và rơ hơn, máy ghi âm, bóng đèn điện (năm 1879), xe lửa chạy bằng điện, máy quay phim, đèn ống…

  Về tôn giáo, khi được hỏi: “Ôâng có tin vào một Đấng Sáng Tạo sáng suốt, một Thượng Đế hữu ngă hay không?”Ôâng đáp: “Tất nhiên rồi. Theo tôi, sự hiện hữu của một Đấng Thượng Đế như thế có thể được chứng minh từ hóa học”. Theo Ban Biên Tập quyển The Mahatma Letters th́ Edison là Hội Viên danh dự của Hội Theosophy.

   Bệnh tim của ông ngày càng nặng, nhưng ông vẫn không ngừng làm việc, dù cho bác sĩ và người nhà cố ép ông nghỉ. Ngày 18-10-1931, ông ngồi nơi bàn làm việc, ra đi vĩnh viễn, thọ 84 tuổi

Effect : Hậu quả; kết quả. Quả báo.

Effective cause : Nhân tạo ra quả.

Egg-born : Giống người noăn sinh (thuộc giai đoạn giữa của căn chủng 3).

Ego : Chân Ngă, chân nhân, linh hồn.

    . Personal Ego: Astral monad: phàm ngă.

Ego sum: Tổng ngă.

Egoic auric egg : Chân Ngă thể.

Egoic body Chân Ngă thể, linh hồn thể (karana sarira).

Egoic levels : Cơi của Chân Ngă (3 cơi phụ cao của cơi trí).

Egoic lotus : Hoa sen Chân Ngă, linh hồn thể.

Egoism : Ngă tính, vị kỷ (selfishness).

Egoity : Biệt ngă (indivi-duality, không bao giờ hàm ư “personality”, và ngược lại với “egoism” hay là “selfishness”).

Egoship : Ngă tính (Aham- ship).

Egotism : Cá tính. Ngă thức.

Eidolon: Bóng ma, dĩ thái h́nh (astral form).

Eight symbols : Bát quái (8 quẻ), gồm:

quẻ Càn (Kiền), tượng trưng trời

quẻ Khôn, tượng trưng đất

quẻ Chấn, tượng trưng sấm

quẻ Cấn, tượng trưng núi

quẻ Ly, tượng trưng lửa

quẻ Khảm, tượng trưng nước      

quẻ Tốn, tượng trưng gió

quẻ Đoài (Đoái), tượng trưng đầm

do vua Phục Hi (Fo-hi) của Trung Hoa đặt ra.

Eight sphere : Cơi thứ 8. Trú sở của các linh hồn sa đọa.

Elder Brothers : Các Chân Sư.

Element : Nguyên tố, yếu tố, bản tố, hợp tố, hành tố.

  .   Five elements : Năm hành tố (đất, nuớc, lửa, gió và dĩ thái).

  .   Cosmical element : Hành tố trong vũ trụ (đất, nước, gió, lửa).

  .   Gods of the elements : Các thần ngũ hành.

Elemental : Tinh linh. Loài tinh hoa chất. Hành khí. (Elementals là các thực thể c̣n phải tiến hóa thành người trong tương lai). Elementals c̣n là cách đặt tên thiếu chính xác của nature-spirits)

  .  Artificial elemental : Tinh linh nhân tạo (h́nh tư tưởng). Aâm binh.

  . Natural elemental / Nature spirit : Tinh linh thiên nhiên, Tinh linh ngũ hành.

  .   Protective elemental : Tinh linh bảo vệ.

Elemental essence : Tinh chất hành khí.

Elemental kingdom: Giới hành khí.

Elemental life : Sự sống hành khí.

Elementals : Các mănh lực thiên nhiên (nature forces).

Elementary : Âm ma (tàn dư của các thể tinh anh bị vứt ra của các vong linh thoát xác), c̣n gọi là earth-walker.

Elementicity : Nguyên tố tính.

Elf, Elves : Thảo tinh linh.

Elimination : Thải trừ.

Elixir of life : Thuốc trường sinh.

Elohim : Các Thiên thần sáng tạo.

Emanation : Bức xạ. Phân thân, chiết thân.

Emancipation : Giải thoát.

Embalming : Ướp xác.

Embryonic soul : Linh hồn phôi thai, tức Thinker. Thánh thai.

Emotional body / Emotional ovoid : Thể t́nh cảm.

Emotional plane : Cơi cảm dục.

Emotionalism / Sentimen-talism : Chủ nghĩa duy cảm (quá đề cao t́nh cảm trong nhận thức hoặc trong đạo đức).

Empty Trống không, hư không.

Empty middle : Không trung.

Endeavour effort : Tinh tấn (Virya, Bắc Phạn).

Endowment : Năng khiếu.

Endurance : Nhẫn nhục, chịu đựng (titiksha).

Energize : Làm linh hoạt, khơi hoạt (actuate).

Energy : Năng lượng. Tinh lực.

  .   Divine energy / cosmic energy / Fohat : Năng lượng thiêng liêng, năng lượng vũ trụ.

Energy follows thought : Năng lượng đi theo tư tưởng (câu châm ngôn căn bản của yoga).

Enlightened : Đấng Toàn Giác (Đức Phật).

Enlightenment : Khai ngộ, giác ngộ.

   . Abrupt enlightenment: Đốn ngộ (giác ngộ mau chóng, thấy được Chân như Phật tánh mau lẹ – Lục Tổ Huệ Năng, là đệ tử của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn có sở trường về phương pháp đốn giáo, dạy cho người ta thấy được tự tánh tức khắc).

   . Gradual enlightenment: Tiệm ngộ (khai ngộ từ từ. Ngài Thần Tú, cũng là đệ tử của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, có sở trường về phương pháp tiệm giáo).

Enshrine: Huyền tàng, huyền ẩn (ẩn chứa điều mầu nhiệm, huyền bí).

Ensoul : Phú cho linh hồn, phú cho sự sống, cấp sinh khí, làm cho linh hoạt, có hồn.

Ensouling life : Sự sống của Thượng Đế trong nguyên tử.

Enter : Tiến nhập, thể nhập.

Entity : Thực thể thông linh. Sinh linh. Cuộc sống. Đấng Cao Cả.

  .   Informing Entity / Ener- gising Life : Đấng làm linh hoạt.

  .  Human entities : Con người.

Entified objectivity : Biểu lộ thành thực thể.

Entranced : Hôn thụy.

Epictetus (Pháp: Epictete): Triết gia phái Khắc Kỷ của Hy Lạp, sống vào thế kỷ I sau T.C. Lúc đầu là một nô lệ, sau được giải phóng và được thầy dạy học Triết tại Rome cho đến năm 90. Cùng với các triết gia khác, ông bị trục xuất khỏi Roma. Tuy không để lại tác phẩm nào, song triết lư của ông được người đời biết đến qua Discourses và Enchiridion của môn đệ ông là Flavius Arrian.

Epicurus (Pháp: Epicure): Triết gia Hy  Lạp (342?-270 trước T.C.), nhà sáng lập chủ nghĩa khoái lạc (Epicureanism).

Errare humanum est: Bản tính con người là sai lầm.

Esoteric : Huyền bí. Bí truyền, nội môn, tâm truyền.

Esotericism : Nội môn bí giáo.

Esotericist : Nhà nội môn (gồm người t́m đạo và bậc đệ tử).

Essence : Tinh hoa, tính chất, bản thể. Thể (khác với tướng, existence).

Essential : Thuộc bản thể, có bản chất.

Eternal Mother : Mẹ hằng hữu (tức Không Gian).

Eternal Now : Hiện Tại Vĩnh Cửu.

Eternal Youth : Đấng Thanh Xuân Vĩnh Cửu, Đấng Chưởng Quản Địa Cầu.

Eternity : Thời gian vô cùng. Trường tồn. Manvatara. Ngươn (bằng 1/7 Mahakalpa, tức 1/7 của 311.040 tỷ năm, tức 1/7 kiếp của Brahma). Thời gian của 7 ṿng tuần hoàn (rounds).

Ether : Dĩ thái, biến phân của Fohat ở cơi trần. Cách gọi hiện đại của “nước không gian”. (Ngoài việc làm tác nhân truyền ánh sáng, chất dĩ thái c̣n được dùng cho các mục đích vũ trụ và trần thế khác nữa.

Ether of space : Dĩ thái không gian hay Akāsha.

Ethereal : Thuộc dĩ thái; khinh thanh, tinh anh.

Ethereal being : Sinh vật khinh thanh.

Ethereal double : Dĩ thái h́nh.

Ethereal elemental : Tinh linh dĩ thái.

Ethereal form : Thể tinh anh.

Ethereal race : Giống dân chỉ có thể dĩ thái.

Etheric body / Etheric double : Thể dĩ thái.

Etheric elemental : Tinh linh dĩ thái.

Etheric level : Phân cảnh dĩ thái.

Etheric plane : Cơi dĩ thái.

Etheric substance : Chất dĩ thái.

Etheric vision : Nhăn thông dĩ thái.

Etheric web : Lưới dĩ thái.

Euthanasia : Chết trốn đau.

Evangel : Kinh Phúc Âm.

Ever-becoming : Hằng biến dịch.

Ever-present : Hằng hữu.

Ever-unmanifested : Hằng vô hiện.

Evil : Tà, ngụy, hung ác.

Evil genii: Âm binh nhân tạo.

Evil eye : Ác nhăn.

Evocation : Đáp nguyện, đáp ứng. Sự trục triệu.

Evolution : Tiến hóa thăng thượng.

Evolver : Đấng Khai Mở.

Exalt : Phấn khích.

Exalted One : Đấng Cao Cả, Đức Thế Tôn.

Existence : Sự sống. Kiếp sống. Hiện tồn. Sinh tồn. Thực Thể. Đấng Cao Cả. Bản Thể. SAT. Chân Như. Tướng (khác với thể, essence). Hữu Thể. Hữu.

Existent: Cái hiện tồn.

Exnihilo nihil fit: Nothing comes from nothing. Không ǵ đến từ hư vô.

Exodus : Xuất Hành Kư, Về Miền Đất Hứa (cuốn thứ hai của Ngũ Kinh Cựu Ước, thuật lại cuộc di cư của dân Do Thái ra khỏi Ai Cập khoảng năm 1300 trước T.C.).

Exoteric : Ngoại môn, công truyền.

External world: Vũ trụ biểu lộ, vũ trụ ngoại hiện (Objective Universe).

Extra-cosmic : Ngoại vũ trụ (Đây là một từ ngữ vô nghĩa được đặt ra để khẳng định sự hiện hữu của một Thượng Đế hữu ngă độc lập với Thiên Nhiên hay tự ở ngoài Thiên Nhiên; v́ lẽ Thiên Nhiên hay vũ trụ vốn vô hạn và vô biên nên không ǵ có thể nằm ngoài nó được).

Extrovert : Người hướng ngoại.

Exteriorized : xuất ra khỏi xác.

Eye of God : Toàn nhăn thông, thiên nhăn (All-seeing Eye).

Eye of Shiva : Thiên nhăn; mắt của Chân Thần.

Eye of vision : Linh nhăn.

 

 

 

 F

 


 

Faculty : Khả năng, quan năng, năng lực, năng khiếu.

Fa-hwa-king : Kinh Pháp Hoa.

Fairy : Tiên, tiên nữ (thuộc nhóm tinh linh thiên nhiên).

Faith : Đức tin (shraddha).

Fall : Sa ngă, sa đọa. Nguyên tội/ Tội tổ tông (original sin)

Family race : Chi chủng (nhánh nhỏ của phụ chủng).

Fanaticism : Cuồng tín.

Fashioning energy : Năng lượng tạo h́nh.

Fatalism : Thuyết định mệnh, thuyết số mệnh (chủ trương số mệnh của mỗi người đều được Thượng Đế định trước; tín đồ Hồi giáo tin theo thuyết này).

Father (Aspect) : Ngôi Chúa Cha (Ngôi Một của Thái Dương Thượng Đế, Ư Chí).

Father in Heaven : Cha trên Trời (tức Hành Tinh Thượng Đế).

Fathers : Tổ phụ (Pitaras, Pitris).

Fearlessness : Vô úy (Abhaya, B.Phạn).

Feeling : Xúc cảm. T́nh cảm. Cảm giác. Cảm tính (phản xạ của dục vọng). Xúc giác (touch).

Feeling body : Thể cảm dục.

Feeling of personality : Ngă thức.

Feng-shui: Thuật phong thủy, khoa địa lư phong thủy.

   Một khoa nghiên cứu về đất đai, phong cảnh để xây cất nhà cửa, công tŕnh kiến trúc, chôn cất hài cốt…sao cho có lợi cho người sống. Khoa này do người Trung Hoa thời cổ đặt ra và được căn cứ vào ba điểm cơ bản sau:

   1. Một địa điểm nào đó so với địa điểm khác sẽ thuận lợi hơn cho việc xây cất nhà cửa, đặt mồ mả.

   2. Địa điểm cho là thuận lợi đó chỉ có thể có được bằng cách tuân theo các nguyên tắc của khoa địa lư phong thủy.

   3. Khi nhà cửa được xây trên các địa điểm đó, hoặc hài cốt tổ tiên được táng trong các cuộc đất tốt đó, th́ người sống trong nhà, hoặc con cháu của người có mồ mả tổ tiên nằm trong chỗ đất tốt đó đều có cuộc sống thuận lợi, làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào, luôn luôn gặp mọi sự may mắn kiết tường…

   Như vậy, khoa địa lư phong thủy cho rằng một cuộc đất tốt sẽ có khả năng hóa giải hết các nghiệp quả xấu trong các tiền kiếp của con người.

Festival of Asala : Lễ Asala (trong tháng 7 dương lịch).

Festival of Easter : Lễ Phục Sinh, kỷ niệm ngày Chúa Jesus sống lại, lễ này thay đổi từng năm, dao động từ 22/3 đến 25/4.

Festival of Goodwill: Lễ Thiện Chí.

Festival of Wesak : Lễ Phật Hiện (trong tháng 5 dương lịch).

Fetichism : Bái Vật giáo (tôn giáo thờ thú vật).

Fiat Lux : Ánh sáng hăy hiện ra (Let there be Light).

Fiery live : Sinh hỏa tố.

Fifth ray : Cung 5 (kiến thức cụ thể).

Fifth principle: Nhân hồn Thượng Trí.

Fifth subrace : Phụ chủng thứ năm (người Anglo-Saxon).

Finger of God : Đấng Chủ Quản Cung Một.

Fire : Lửa. Vật chất cơi trí. Biến phân của Fohat ở cơi trí.

  .   Liquid fire : Lưu hỏa.

  .   Living fire : Sinh hỏa (thứ lửa đem lại cho trí khôn con người khả năng tự tri và ngă thức).

Fire deva : Hỏa thiên thần (tiến hóa thăng thượng).

Fire element : Hỏa đại, hành hỏa, yếu tố lửa.

Fire elemental : Hỏa tinh linh (tiến hóa giáng hạ).

Fire Lord : Hỏa Tinh Quân (Đại Thiên Thần cai quản các hỏa thiên thần và hỏa tinh linh), c̣n có tên là Fire God, Agni.

Fire philosopher : Triết gia tôn sùng Lửa (phái Hermes, phái Kim Đan và phái Hoa Hồng Thập Tự).

Fire sheath : Thể hạ trí (mental sheath).

Fire worshipper : Người tôn sùng lửa.

First-Begotten / First Born : Đấng Bản Lai.

First Race : Căn chủng thứ nhất (giống người “tự sinh”, vốn là h́nh bóng bằng thể cảm dục của các Thủy Tổ của căn chủng này. Không có mọi hiểu biết bằng trí tuệ, ư chí. Mặc dù ở trong cấu trúc hồng trần, song Chân Ngă hay Chân Thần không có liên lạc với cấu trúc đó, chưa có thể trí [manas], không có ngôn ngữ [speechless], không chia loại [type], không có sắc da).

Five bundles : Ngũ uẩn (Panca-skandha/ Panca- khanda - Năm cái tích chứa, hợp lại thành thân tâm con người, che khuất chân lư, khiến con người phải luân hồi, chịu khổ) gồm:

  1.  Sắc uẩn (Rũpa, forms)

  2. Thọ uẩn (Vedana, percep- tion).

  3. Tưởng uẩn (Sanjnâ, thought).

  4. Hành uẩn (Samskârā, action).

  5. Thức uẩn (Vijnâna, knowledge).

Five indryanis : Ngũ quan cảm giác.

Five karmendryanis : Ngũ quan hành động.

Five King : Ngũ Kinh (của Nho giáo).

Fix the attention : Chú định.

Flow of life : Luồng sinh lực.

Fluctuation : Dao động, náo loạn.

Focus : Tập trung. Trụ lại, an trụ.

Fohat : Vũ trụ năng (cosmic energy). Vũ trụ điện (cosmic electricity). Năng lượng của Thượng Đế (Energy of the Logos). Huyền Quang của Thượng Đế (Daiviprakriti).

Fo-hi : Vua Phục Hi (4477-4363 trước T.C.), người sáng tạo ra Bát Quái (8 quẻ).

Follow : Xuyên dẫn trong.

Forbearance : Nhẫn nhục.

Force : Thần lực. Lực (cách thức chuyển động).

  .   Dynamic force : Động lực.

Force of Light : Chính phái.

Force of Darkness : Tà phái.

Forboding : Linh tính.

Form : H́nh tướng, sắc tướng. Thể. Sắc uẩn (Rupa-khanda).

  .   Animal form / physical form : Thể xác. H́nh hài động vật.

  .   Lunar form : Nguyệt thể. Thể cảm dục.

  .   Mineral form : H́nh hài khoáng vật.

 .   Plant form : H́nh hài thực vật.

Form aspect / Form nature : Phàm ngă.

Form-taking : Khoác lấy h́nh hài, sắc tướng.

Form world : Cơi sắc tướng, sắc giới.

Formal atom : Nguyên tử sắc tướng.

Formlessness : Sự vô h́nh tướng (tức là thoát khỏi biểu lộ hữu h́nh ra ngoại cảnh).

Formless level : Cơi vô sắc tướng, vô sắc giới (formless world).

Four images : Tứ Tượng (Tứ Tượng có tên là:

  - thái dương

  - thiếu dương

  - thái âm

  - thiếu âm

Tứ Tượng tượng trưng cho nhật, nguyệt, tinh, thần.

Four Noble Truths : Tứ Diệu Đế (Bắc Phạn: Aryasatyani; Nam Phạn: Aryasacca) gồm:

1. Khổ đế (Ill / Pain; Duhkha- aryasatya)

2. Tập đế (Cause/Arising of ill; Samudya).

3. Diệt đế (Destruction/ Ceasing of ill; Nirdha/ Nirodha).

4. Đạo đế (Path/Way leading to the ceasing of ill; Mârga).

Four Shu : Tứ Thư (Bốn bộ sách căn bản của Nho giáo, gồm Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử).

Fragment : Phân thân.

Francis Bacon (1561-1626): Triết gia Anh, tiền thân của Chân Sư Rakoczi.

Franklin Delano Roosevelt (1882-1945) : Tổng Thống thứ 32 của Mỹ, giữ chức vụ trong 4 nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1933 đến 1945, chết v́ xuất huyết năo lúc c̣n đang ở nhiệm kỳ thứ tư, một đại đệ tử thuộc cung Một (great first ray disciple).

Fraternity : Tăng đoàn.

Free Masonry / Masonry: Hội Tam Điểm. Một Hội huyền bí, xuất hiện ở Anh vào thế kỷ thứ 17, ở Pháp vào thế kỷ 18, nhấn mạnh vào ba điểm: Hội viên phải xem nhau như huynh đệ, giúp đỡ nhau ở bất cứ nơi nào, không phân biệt giai cấp và chủng tộc.

 

Free will : Tự do ư chí.

Freed spirit : Tinh thần giải thoát.

Frustration : Sai, hỏng, thiếu năng lực (inability), Bất đắc chí.

Full initiate : Chân Sư.

Fuse into : Biến nhập vào.

Fusion : Dung hợp, hợp nhất.

 

 

 

 G

 

 
 

Galaxy : Thiên hà, đảo vũ trụ.

Gandharva : Nhạc thần (music deva).

Ganesa : Phúc thần.

Garden of Eden : Vườn Địa Đàng.

Garima : Trọng ḥa thức (gravity).

Gaseous subplane : Cơi phụ 5 của cơi trần.

Gatha: Kệ, Kệ đà (verse).

Gautama (Gotama) Buddha: Phật Cồ Đàm (Phật Thích Ca), Đấng sáng lập Phật giáo.

Gayasata / samghayazas: Già Da Xá Đa, Tổ thứ 18 của Thiền Tông Ấn Độ.

Gelukpa (Do tiếng Tây Tạng Dge-lugs-pa): Phái Mũ Vàng của Phật giáo Tây Tạng, do nhà cải cách Phật giáo Tsong-Kha-Pa lập ra, chống lại phái Mũ Đỏ. Phái Mũ Vàng t́m cách duy tŕ sự thuần khiết cho Phật giáo, tuân giữ giới luật nghiêm minh hơn, không chịu thờ phượng các sức mạnh thiên nhiên, v́ sự thờ cúng này đ̣i hỏi việc hy sinh thú vật, đôi khi hy sinh cả con người.

Gemini (Twins): Song Nam (21/5-21/6).

Genesis (Pháp: Génèse): Sáng Thế Kư (cuốn thứ nhất trong Ngũ Kinh Cựu Ước).

Genius : Siêu tài (tức tài năng hay năng khiếu được mang lại từ một kiếp sống khác).

Gentile : Kẻ ngoại giáo.

Geocentrism : Địa cầu trung tâm thuyết.

  Đây là lư thuyết thiên văn học do nhà thiên văn Hy Lạp Ptolemy (khoảng 100-170) ở Alexandria đưa ra: ”Trái đất là trung tâm vũ trụ. Trái đất cố định và bất động. Tất cả các tinh tú, mặt trời, mặt trăng và các hành tinh đều quay quanh trái đất”. Thuyết này được tin theo trong nhiều thế kỷ. Sau đó, Copernicus (1473-1543), nhà thiên văn Ba Lan, không đồng ư, nên đưa ra thuyết “trái đất vừa quay trên trục của nó vừa quay trên một quỹ đạo chung quanh mặt trời”, nhưng chưa chứng minh được.

  Gần một thế kỷ sau, nhà thiên văn học Ư, ông Galileo (1564-1642), chế tạo ra kính viễn vọng để nghiên cứu các thiên thể, cho ra đời quyển Saggiator (1623) bênh vực lư thuyết của Copernicus. Giáo Hoàng Urban VIII, sau khi tiếp kiến và thảo luận với ông, đă đồng ư  các điểm nêu ra trong sách, ngoại trừ điểm “trái đất quay chung quanh mặt trời”. Năm 1632, lúc được 68 tuổi, Galileo xuất bản quyển “Bốn Cuộc Đối Thoại giữa Ptolemy với Copernicus về các Hệ Thống Thế Giới”. Ít lâu sau, quyển sách bị cấm lưu hành, đồng thời Galileo bị đưa ra trước Ṭa Án Tôn Giáo để xử. Vụ xử kéo dài đến 21 ngày. Để tránh không bị đưa lên giàn hỏa, Galileo bắt buộc phải quỳ xuống tuyên bố phủ nhận lư thuyết mà ông đă đưa ra. Truyền thuyết kể lại rằng, lúc đứng lên, ông dậm chân la lớn: “E pur, si mouve !” (Dù sao, trái đất vẫn chuyển động!).

    Đến cuối năm 1992, Khoa Thiên Văn Học có được niềm vui, đó là Giáo Hội Thiên Chúa La Mă, vào đầu thập niên 1980, thành lập Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt về vụ án Galileo, sau mười một năm nghiên cứu hồ sơ, đă công khai thừa nhận đă kết án sai lầm Galileo trong hơn ba thế kỷ rưỡi.

Germ: Nguyên chủng (mầm mống nguyên thủy.

Gestation : Tụ-sinh, hoài thai.

Giving alms : Bố thí (Dana).

Glamour : Ảo cảm, huyễn cảm.

Glamour of idealism : Chấp tâm.

Glamour of materiality : Chấp vật.

Gnomes : Thổ tinh linh.

Gnosis : (Hy Lạp)Tri thức thuần túy. Tri thức thần bí (Gupta Vidya).

Gnostic: Triết gia thần bí. Người theo thuyết trực quan.

Gnosticism : Thuyết trực quan.

Go out to be fed by: Đi khất thực

God as He is  Thực tướng của Thượng Đế.

God the Father : Đức Chúa Cha.

God in incarnation : Linh hồn.

God man : Thiên nhân (linh hồn hợp nhất với phàm ngă).

God the Holy Spirit : Đức Chúa Thánh Thần.

God Immanent : Thượng Đế Nội Tại.

God immanent in all nature : Chúng sinh đều có Phật tánh.

God-Spirit : Thần linh.

God within : Thượng Đế nội tâm, tức Phật tính. Linh hồn, chủ thể nội tâm, Christ nội tâm. Theo bà Blavatsky (trong Ch́a Khóa Minh Triết Thiêng Liêng, trang 140) th́ “Thượng Đế trong chúng ta” tức là Cha Trên Trời của chúng ta, là Higher Self hay là Atma.

Goddess of Mercy : Thánh Nữ Từ Bi, tức Kwan-Yin (Quan Âm).

Good Friday : Ngày kỷ niệm Đức Christ.

Good will : Thiện chí.

Gospel (Pháp ngữ: Evangile): Sách Phúc Aâm.

   Bốn quyển đầu trong kinh Tân Ước, ghi lại cuộc đời và các lời dạy của Đức Jesus-Christ, do bốn vị thánh: Matthieu, Mark (Marc), Luke (Luc) và John the Baptist (Thánh Jean) viết ra. Ba quyển đầu được viết vào khoảng giữa năm 70 và 80, quyển thứ tư được viết khoảng năm 100.

Grace : Thiên ân, hồng ân.

Grand Man of the Heaven : Thái Dương Thượng Đế.

Gravity : Trọng ḥa thức (garima).

Great Architect of the Universe : Đại Kiến Trúc Sư Vũ Trụ  (tức Thượng Đế).

Great Extreme : Thái Cực (khi trời đất chưa chia ra âm và dương).

Great Illusion : Đại Hăo Huyền.

Great Invocation : Đại Khấn Nguyện.

Great knowledge true word: Đại minh chú (Maha vidya mantra).

Great One : Đấng Cao Cả.

Great true word : Đại thần chú (Maha mantra).

Great vehicle (Mahayana): Phật giáo Đại Thừa, Phật giáo Bắc Tông. (Tư tưởng Đại Thừa từ lâu vẫn bàng bạc trong kinh sách các bộ phái, kể cả Thượng Tọa và Đại Chúng trong lần kiết tập thứ nhất, c̣n danh xưng Đại Thừa chính thức ra đời sau khi Đức Mă Minh [Asvaghosa] viết bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận vào khoảng 500 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn.

  Chủ trương: tự giác nhi giác tha [tự độ lấy ḿnh mà cũng là độ người khác]; phá ngă chấp và pháp chấp; giải thoát không ly thế gian tướng; không trụ nơi sinh tử cũng không trụ nơi Niết Bàn; cho rằng Phiền Năo tức Bồ Đề; đi sâu vào bản thể luận [tuyệt đối luận] nên bất chấp văn tự).

Group-soul : Hồn khóm, hồn tập thể.

Guardian : Đấng Quán Sát.

Guardian Angel : Thần hộ mệnh.

Guhya vidya / Gupta vidya : Thần chú minh triết (tri thức bí mật về các thần chú huyền bí).

Guiding Angel / Presiding Angel : Thần hộ mệnh.

Guidance : Hướng dẫn, khai ngộ.

Gunas : Các mănh lực của thiên nhiên. Ba tính chất của vật chất (tịnh, động, nhịp). Thuộc tính hữu hạn (finite attributes).

Gupta Vidya / Guhya Vidya: (B.Phạn) Tri thức thần bí, tức là Gnosis (Hy Lạp).

Guru : Đạo sư tinh thần. Chân Sư. Đại thánh (Mahatma).

Gurudeva : Vị sư phụ của tất cả.

Gymnosophist: Triết gia khỏa thân.

   Danh xưng này do các nhà văn Hy Lạp (Hellenic writers) dùng để chỉ giới tu sĩ khất thực (mendicant) khỏa thân (naked) hay “ăn mặc bằng không khí” (“air-clad”).

Các tu sĩ khổ hạnh (ascetics) ở Ấn Độ cực kỳ thông thái (extremely learned) và được phú cho các quyền năng thần bí to lớn.

   Người Hy Lạp cũng dùng từ ngữ này để chỉ các tu sĩ phái Jainism (Kỳ Na giáo) v́ thoạt tiên, các tu sĩ phái này không ăn mặc ǵ cả, về sau, để tránh gây xáo động trong thế sự, họ mới chịu khoác lên người lớp áo trắng, v́ màu trắng tiêu biểu cho tính chất vô tư, vô trụ, vô cầu của các bậc chân tri.

 

 

 

 H

 

 


 

Hades : Diêm Chúa (King of the nether world), c̣n gọi là Yama. Địa phủ.

Haklena/Haklenayaças: Hạc Lặc Na, Tổ thứ 23 của Thiền Tông Aán Độ.

Hall of Ignorance : Pḥng Vô Minh. (cơi hồng trần).

Hall of Learning : Pḥng Học Tập. (Cơi cảm dục+cơi hạ trí)

Hall of Record Pḥng Kư Ảnh.

Hall of Wisdom : Pḥng Minh Triết. (Cơi Thượng Trí+ cơi Bồ Đề).

Hallucination : Ảo giác (Một trạng thái được tạo ra đôi khi do rối loạn sinh lư, đôi khi do trạng thái đồng cốt và ở một số người do say rượu).

Halo : Vầng hào quang (circle of light, tỏa ra chung quanh đầu, thấy được đối với người có nhăn thông siêu nhiên).

Hamsa / Hansa : Thiên nga, chim minh triết. Cũng như A-ham-sa, có nghĩa là Tôi là Ngài (I am He). Người được ba lần điểm đạo.

Hamsa-vāhana : Đấng dùng Hamsa làm vận cụ (vehicle) của Ngài.

Harmlessness : Sự vô tổn hại.

Harmony : Hài ḥa. Ḥa âm.

Hatha yoga : Yoga về xác thân.

Head centre : Bí huyệt đỉnh đầu (Brahmarandra).

Heal : Độ sinh.

Health aura : Hào quang sức khỏe.

Heart centre : Bí huyệt tim.

Heart without obstacle : Tâm vô quái ngại.

Heat : Nhiệt, hơi nóng.

  .   Active heat : Hoạt nhiệt.

  .   Bodily heat : Thân nhiệt.

  .   Internal heat : Nội nhiệt.

  .   Latent heat : Tiềm nhiệt.

Heaven : Thiên đường (trạng thái ư thức trên cơi cảm dục).

Heavenly Man : Con người tâm linh (Spiritual Man). Thiên nhân. Thiên Đế. Hành Tinh Thượng Đế (Planetary Logos).

Hebdomad : Thất nguyên.

Hebraism : Do Thái giáo (Judaism).

Hebrew : Dân tộc Hy-bá-lai, ḍng dơi của tộc trưởng Heber và Abraham, sau đổi thành Israélites (do chữ Israel, biệt danh của Jacob, cháu nội Abraham), tổ tiên của người Do Thái ngày nay. Sau lại gọi là Juifs, do chữ Juda mà ra.

Hegel, Georg Wilhelm Friedrich (1770-1831): Triết gia Đức. Hệ thống triết học của ông được biết dưới tên là Hegelianism (Chủ thuyết Hegel) là một triết học về cái Tuyệt Đối (the Absolute) và là hệ thống lănh đạo của Siêu H́nh Học trong nửa đầu thế kỷ 19. Ông được huyền môn xem là siêu h́nh gia lỗi lạc. Theo ông, Thiên Nhiên biến dịch không ngừng. Thật là một quan niệm thuần túy nội môn. Ông c̣n nói: “Thượng Đế (Tinh Thần Vũ Trụ) tự biểu lộ ra ngoại cảnh thành Thiên Nhiên và lại xuất lộ ra từ đó”.

Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891): Bà có nhũ danh là Helena Petrovna Von Hahn. Ra đời vào nửa đêm 30 rạng ngày 31-7-1831, trong gia đ́nh vọng tộc hàng đầu của nước Nga. Mồ côi mẹ lúc được 11 tuổi. Bà có năng khiếu thông linh từ nhỏ nên giao tiếp được với các nhân vật thuộc cơi tinh anh và với cả người chết. Năm 1849, được 18 tuổi, bà kết hôn với một người trung niên tên Nikifor V. Blavatsky. Ngay từ đầu, bà đă tỏ ra không hài ḷng về cuộc hôn nhân này. Sau khi kết hôn được ba tháng, bà lén trốn về với gia đ́nh, gia đ́nh gửi trả bà lại cho thân phụ bà. Sợ bị cưỡng bách trở lại với ông Blavatsky, dọc đường, bà lại lẩn trốn, bắt đầu cuộc đời phiêu bạt. Thân phụ bà vẫn liên lạc và gởi tiền trợ cấp cho bà.

  Năm 1851, Helena, nay là bà Blavatsky (tức H.P.B.) gặp lại Sư Phụ bà, vị đă từng hộ tŕ cho bà tránh khỏi nguy hiểm thời thơ ấu. Từ đó, bà sống dưới sự dẫn dắt của Ngài trong lĩnh vực pháp thuật và huyền linh học. Có lúc, bà đến vùng Hy Mă Lạp Sơn, vào tu học trong các Huyền Viện của các Huấn Sư thông thái nhất của thời cổ. Chứng cớ của giai đoạn này là quyển Tiếng Nói Vô Thinh của bà.

  Năm 1873, bà sang nước Mỹ để thi hành công tác mà bà đă được tập huấn. Một trong các nhiệm vụ quan trọng của bà là thành lập Hội Theosophy để sưu tập và phổ biến kiến thức về các định luật đang chi phối vũ trụ. Bà thành lập Trường Bí Giáo của Hội. Nhờ sự hộ trợ của các Chân Sư, bà viết ra bộ sách Giáo Lư Bí Nhiệm để đưa ra một số giáo điều căn bản về vũ trụ, nhân loại … Bà mất ngày 8-5-1891.

Heliocentrism: Thái Dương Trung Tâm Thuyết.

   1. Thuyết xưa cho rằng mặt trời là trung tâm vũ trụ, các tinh tú khác xoay chung quanh mặt trời.

  2. Ngày nay thuật ngữ này được hiểu lại là: Mặt trời là một ngôi sao ở trung tâm, có các hành tinh đang quay chung quanh, toàn thể hợp thành một Thái Dương Hệ (solar system).

Heliolatry : Thờ mặt trời.

Helios : Nhật thần (Sun God).

Hell : Địa ngục (tương ứng với cơi thấp nhất của Kamaloka).

  .   Endless hell : Vô gián địa ngục.

Hell fire : Lửa địa ngục.

Henry Steel Olcott (1832- 1907) : Là một Đại Tá trong quân đội Mỹ, ông c̣n là đệ tử Chân Sư … Tuân theo sự thúc đẩy của Thánh Đoàn, ông cùng bà Blavatsky thành lập Hội Theosophy năm 1875 để truyền bá giáo lư huyền môn cho thế gian. Giữ chức Hội Trưởng từ năm 1875 cho đến khi qua đời. Lúc c̣n sinh tiền, ông có sang Tích Lan (Ceyland, nay là Sri Lanka) kêu gọi người da trắng cải đạo để theo Phật giáo và lập ra Phật Giáo Hiệp Hội tại Colombo để chấn hưng Phật giáo ở Tích Lan. Nhớ ơn đó nên ngày nay, người dân Sri Lanka lấy ngày 17-2, tức ngày ông mất, làm Ngày Kỷ Niệm Olcott.

Herd instinct : Bản năng hợp đoàn.

Hereafter : Đấng Tương Lai.

Heresy of separateness : Đại tà niệm chia rẽ.

Hermes Trismégiste : Hermes ba lần vĩ đại (tên gọi bằng tiếng Hy Lạp của thần Thot của Ai Cập, được đồng hóa với Hermes).

Hidden One : Đấng Ẩn Tàng.

Hidden planet: Hành tinh ẩn tàng (trong thái dương hệ chúng ta có khoảng 70 hành tinh ẩn tàng).

Hierarchy : Hệ cấp (class). Thánh Đoàn. Huyền giai (tức Đẳng Cấp Đấng Cao Cả: Order of Being).

Hierophant : Đại tư tế. Đạo trưởng. Đấng Điểm Đạo.

Higher Manas : Thượng Trí, Trí tuệ thuần túy (pure intellect).

Higher Self /  Higher Ego/Complete Mind : Chân Ngă, linh hồn. Thượng Ngă, Atma. Thượng Đế nội tâm.

Himalaya : Hi Mă Lạp Sơn (c̣n gọi là Tuyết Sơn, do tiếng Bắc Phạn hima [tuyết] +ālaya [nơi  tàng trữ, abode]). Dăy núi có ngọn Everest cao nhất địa cầu (8846m) ở Á Châu, trải dài đến 2.800 Km, rộng trung b́nh 300 Km, ở giữa Tây Tạng (Tibet) và b́nh nguyên Ấn-Hằng. Trên các đỉnh cao có băng vĩnh cửu. Trong vùng Tuyết Sơn có các Huyền Viện của một số Chân Sư. Hi Mă Lạp Sơn c̣n có tên là Himachala Himadri.

Hinayāna: Phật giáo Tiểu Thừa (School of the Little Vehicle. C̣n gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy hay Theravada).

Hindrance : Chướng ngại.

Hinduism (Pháp: Hindouis-me): Ấn giáo (do người Aryans di cư đến Ấn Độ lập ra vào khoảng 1500 năm trước T.C., gồm nhiều hệ phái như Brahmanism, Sivaism, Vishnu- ism, Tantrism. Thánh kinh chính của Ấn giáo là Veda, các Upanishads, Bhagavad - Gita. Triết lư căn bản là sự đồng nhất của Tiểu Ngă với Đại Ngă, tin tưởng vào sự luân hồi và muốn thoát khỏi luân hồi phải có hành động và tư tưởng trong sạch, cùng với ḷng sùng tín. Số tín đồ trên thế giới vào khoảng 851.291.000 người (Almanac 2007).

Hiouen-Tsang / Thsang : Huyền Trang. Ngài vốn họ Trần, sinh năm 602 tại Lạc Dương vào cuối đời Tùy. Năm 13 tuổi tu xuất gia. Năm 629, Ngài sang Ấn Độ khảo cứu Phật học và các triết phái xứ này. Trong suốt 17 năm, Ngài học tiếng Phạn, tu học Phật pháp với Giái Hiền Luận Sư. Năm 645, Ngài trở về Trung Hoa, dành hết th́ giờ vào việc dịch thuật kinh sách Phạn ngữ sang Hoa ngữ, đặc sắc nhất là bộ Duy Thức Luận. Ngài mất năm 664, đời vua Đường Cao Tông.

Hiranya Garbha: Kim Noăn (Golden Egg).

Hoei-Keu:  (494-601): Huệ Khả, Tổ thứ hai của Thiền Tông Trung Hoa.

Holy city: Thánh đô Shamballa.

Holy Ghost : Chúa Thánh Thần, Chúa Ngôi Ba. Ngôi Brahma.

Holy grail : Chén thánh, thánh bôi (cái chén tiếp nhận và chứa đựng Sự Sống của Thượng Đế).

Holy of Holies : Chí Thánh. Shamballa.

Holy Place : Thánh Địa. Hierarchy.

Holy Spirit : Ngôi Chúa Thánh Thần (Ngôi Ba của Thái Dương Thượng Đế, Thông tuệ-Linh hoạt).

Homo diluvi : Con người thời hồng thủy.

Homogeneity : Thuần trạng.

Homosexuality : Đồng phái luyến ái.

Hormuzd : Thượng Đế (Bái Hỏa giáo).

Horoscope: Lá số tử vi.

  . To draw (to cast) the horoscope : Lấy số tử vi.

Horus : Thần Thái Dương của cổ Ai Cập (tượng trưng bằng chim ưng hay mặt trời có cánh).

Host : Tập đoàn, đạo quân Đội Thiên Sứ.

Houng-Jenn (602 - 675) : Hoằng Nhẫn, Tổ Thiền Tông thứ năm ở Trung Hoa

House : Cung tử vi (địa bàn, mansion).

Houseless man : Người vô trú sở.

Hwai-Neng / Hoei-Neng: Huệ Năng (637-713) sinh vào đời Đường Thái Tông (Thế Dân). Được ba tuổi th́ cha mất. Lớn lên, Ngài hằng ngày vào rừng đốn củi bán để nuôi mẹ. Về sau nhân được khách hàng quen giúp tiền nuôi mẹ, nên Ngài được mẹ cho xuất gia đi tu. Khi gặp Tổ Hoằng Nhẫn, qua vài câu đối đáp, Ngũ Tổ biết Ngài có đại căn. Sau hơn nửa năm bửa củi, giă gạo trong chùa, Ngài được Ngũ Tổ truyền y bát và dặn đi về phía nam Trung Quốc đề pḥng nhóm người theo Thượng Tọa Thần Tú làm hại. Nhóm người này chê Ngài không biết chữ, muốn đưa Thần Tú lên làm Tổ v́ Thần Tú là đệ tử giỏi của Tổ Hoằng Nhẫn. Sau 16 năm sống đời cư sĩ ẩn dật, đến năm 676, ngài biết cơ duyên hoằng pháp đă đến mới không ở ẩn nữa. Sau khi làm lễ thế phát, thọ giới cụ túc, Ngài chính thức trở thành Lục Tổ Thiền Tông của Trung Hoa. Tính luôn 28 Tổ của Ấn Độ, th́ Thiền Tông (Zen-shu) có cả thảy là 33 Tổ. Trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh, bà Blavatsky gọi các Tổ này là 33 vị La Hán truyền bá Phật Giáo.

Human soul : Nhân hồn (một phần của Hồn Tinh Thần ở trong phàm ngă), tức Manas (Thượng Trí). Nguyên khí thứ năm.

Humanism: Nhân bản thuyết

    Thuyết lấy người làm gốc, làm mục tiêu trong vũ trụ. Như thế mọi sự việc đều phải được qui về con người. Do quan niệm đó mới có: kinh tế nhân bản, giáo dục nhân bản, chính trị nhân bản, v.v…

Hridaya: Tinh hoa (essence)

Hridaya sutra: Tâm kinh (Heart Sutra)

Humanly incarnated : Trải qua kiếp người.

Hydra : Con thủy tức. Con rắn dục vọng, dục xà.

Hyle : Vật chất nguyên sơ.

 

Hylo-idealism : Tâm Vật Luận.

Hylozoism : Vật hoạt thuyết (thuyết cho rằng vật chất nào cũng có sự sống, đây là trạng thái cao nhất của Phiếm Thần thuyết).

Hyperborean : Lục địa Bắc Cực.

Hyperborean race: Giống dân Bắc Cực (căn chủng 2, có h́nh hài được làm cho linh hoạt là thể dĩ thái, có hai giác quan: thính giác và xúc giác).

Hyper-meta-proto element : Siêu cực vi tố.

Hypnology : Thôi miên học.

Hypnotism : Thuật thôi miên.

Hypostasis: Ngôi, ngôi vị. Một trong Ba Ngôi của Trinity.

 


 

 I


 

I am: Tôi hiện hữu.

I-am-consciousness : Ngă thức (I-consciousness).

I-am-I consciousness : Ư thức. Tôi là Tôi.

I-am-ness : Tính Vị Kỷ (Asmita, selfishness)

I am That : Tôi là Cái Đó (Chân Ngă con người đồng nhất với Đại Ngă vũ trụ).

I am That I am : Tôi là Linh Ngă.

Iamblichus (Pháp: Jamblique, mất vào lối năm 333 sau T.C.): Triết gia Hy Lạp, sinh ở Syria, một nhà lănh đạo tiêu biểu cho trường phái Tân Platon ở Syria, ông c̣n là nhà Thông Thần học (Theurgist). Tiền thân của Chân Sư Hilarion.

IBEZ : Một ám tự che giấu thánh danh đích thực của Hành Tinh Thượng Đế của Địa cầu.

  .   Temple of Ibez : Thánh điện Ibez.

Ichchla : Ư chí (will).

Ichchhashakti : Quyền năng ư chí (will power).

Ida : Tả / Âm hỏa kỳ kinh.

Idea : Ưù niệm, ư tưởng. Thiên ư (divine idea)

Ideal : Lư tưởng.

Idealist Người duy tâm.

Idealism :

  1) Thuyết / chủ nghĩa lư tưởng.

  2) Thuyết / chủ nghĩa duy tâm (chủ trương chỉ có tâm, c̣n sự vật chỉ là biểu thị của tâm hay do tâm tạo nên, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của tâm. Vật chỉ có khi nào nó được tâm biết tới).

Identification : Sự nhập hóa. Sự đồng nhất hóa huyền bí, sự huyền đồng.

Identity : Chủ thể, thực thể, tự thể. Bản ngă. Thực tướng. Chân tướng.

Ideograph / Ideogram : Biểu ư tự, chữ tượng h́nh (như chữ Trung Hoa).

Idealogy : Ư thức hệ.

Idolatry : Sùng bái ngẫu tượng.

Ignorance : Vô minh (avidya, non-wisdom).

Illumination : Giác ngộ.

  .   Full illumination : Toàn giác.

Illusion / maya : Huyễn tưởng, Hăo huyền (Theo huyền linh học, bất cứ vật ǵ hữu hạn, ví dụ vũ trụ và vạn vật trong đó đều được gọi là hăo huyền).

Illusory body : Huyễn thể (mayavirupa).

Illusory form : Huyễn h́nh.

Imagination : Sự tưởng tượng. Khả năng tạo h́nh ảnh (the image-making faculty).

Immersed in : Hàm tích trong.

Immetallize : Nhập thể vào khoáng chất. Kim thạch hóa.

Immortal soul : Hồn bất tử, hồn tinh thần, Hồn thiêng.

Immutable : Thường trụ (unchangeable).

Imperishable sacred Land : Thánh Địa bất hoại.

Impermanent : Vô thường, (anitya).

Impersonality : Ḷng vô ngă.

  .   Complete impersonality: Hoàn toàn vô ngă (không tham vọng cá nhân và không c̣n ưa thích quyền lực).

Impression : Ấn tượng (có liên quan đến thế giới ư tưởng).

Inanimalize : Nhập thể vào con vật.

Incarnation: Kiếp luân hồi (kiếp con người).

Incarnate : Lâm phàm, luân hồi, hóa nhập, nhập thể.

Incence stick: cây nhang

Incite : Dẫn khởi.

Inconscious / unconscious : Vô thức.

Inconscient : Thiếu ư thức.

Incorporeal : Vô tướng.

Incubi : Nam hồ ly tinh (incubus), Nam hấp tinh quỉ.

Indeed: Tức thị.

Individual : Cá nhân. Linh hồn. Con người cá biệt. Nhân hồn.

Individual Ego : Chân Ngă.

Individual principle : Nguyên khí có cá tính.

Individualisation : Biệt lập ngă tính (Thoát kiếp động vật).

Individualize: Biệt lập ngă tính. Hữu thể hóa. Biệt ngă hóa. Thoát kiếp thú lên làm người.

Individualism : Tính duy ngă.

Individuality : Thượng Trí (causal body). Biệt ngă (Individualized self) Ngă tính. Chân Ngă. Cá tính. Thượng Ngă. Hồn Thiêng (spiritual soul).

Indra : Đại Thiên Thần chủ quản về akâsha hay dĩ thái của không gian. Đế Thích, vua ở cơi trời Đao Lợi của Đạo Bà La Môn.

Indriya : Giác quan (sense), căn.

Indweller : Chủ thể nội tâm.

Indweller Light : Ánh sáng nội tâm.

Indwelling Christ : Christ nội tại (linh hồn).

Indwelling man / Indwelling self : Chân Ngă.

I-ness / Self-consciousness : Ngă thức.

Inflectional speech : Ngôn ngữ trầm bổng (căn cội của tiếng Bắc Phạn, được gọi một cách sai lầm là chị của tiếng Hy Lạp thay v́ là mẹ. Nay là ngôn ngữ bí mật của các đạo đồ thuộc căn chủng thứ năm).

Inform : Làm linh hoạt (animate).

Informing entity : Thực thể làm linh hoạt.

Informing Entity of the system : Thái Dương Thượng Đế.

Inherbation : Thảo mộc hóa, nhập vào thảo mộc, kiếp thảo mộc

Initiate : Đạo đồ, đệ tử được điểm đạo (tên gọi chỉ bất cứ ai được thu nhận vào và được tiết lộ cho các bí pháp và các huyền nhiệm của Tam Điểm hoặc của huyền linh học).

Initiation : Cuộc điểm đạo.

Inmineralization : Nhập vào khoáng thạch.

Inmetalliation: kiếp khoáng vật.

Inner God/ God within : Thượng Đế nội tâm, Phật tánh.

Inner man : Con người nội tâm, chủ thể tư tưởng.

Inner plane: Nội cảnh giới

Inner Ruler : Chủ thể cai quản nội tâm, linh hồn, Thượng Đế nội tâm.

Inner self : Nội ngă, Chân Ngă.

Inner sight : Nội nhăn thông.

Inorganic : Không cơ năng, cơ phận. Vô chức năng.

Insight : Nội nhăn thông. Khả năng nội quán. Thị kiến. Sự giác ngộ.

Inspiration : Linh hứng, linh cảm, cảm ứng.

Instinct: Bản năng hay trực thức (direct consciousness, động vật chỉ có loại tâm thức này).

Instinct of enquire : Bản năng t́m ṭi.

Instinct of self-preser-vation: Bản năng tự tồn.

Instinct of self-assertion : Bản năng tự khẳng định.

Instinct of sex : Bản năng tính dục.

Integrated personality : Phàm ngă hội nhập.

Integration : Hội nhập. Phối kết.

Intellect : Trí năng, trí tuệ.

Intelligence : Trí tuệ, thông tuệ. Tối linh thức (Chit). Thiên Trí. Mahat.

Interfere with karma : Chuyển nghiệp.

Introspection : Phản tỉnh.

Introvert : Người hướng nội.

Intuition: Trực giác, giác quan thứ bảy.

Intuition body : Thể trực giác, thể Bồ Đề.

Intuitional plane: cơi trực giác, cơi Bồ Đề (Buddhic plane)

Invegetalize : Nhập thể vào thực vật.

Invocation : Thỉnh nguyện.

Involution : Tiến hóa giáng hạ.

Involutionary arc : Cung giáng hạ tiến hóa (trên cung này, sự sống bị thúc đẩy tiến sâu vào trong vật chất).

Involutionary kingdom : Các giới tiến hóa giáng hạ (tức là các giới hành khí).

Inzoonization : Động vật hóa.

Is : Bản Thể.

Isatva/Ishatwa : Quyền năng sáng tạo.

Ishvara (Iswara) : Linh ngă. Thượng Đế hữu h́nh. Thượng Đế nhân h́nh.

Isis : Nữ thần Ai Cập, tỉ muội và vợ của thần Orisis, mẹ của thần Horus.

Islam : Hồi giáo, do Mahomet (Muhammad) sáng lập vào khoảng năm 622 của CN. Thánh Kinh chính là kinh Koran (Coran) gồm những lời của Thượng Đế, và Sunna, tập hợp những ǵ Mahomet nói hay làm. Số tín đồ trên thế giới vào khoảng 1.283.424.000 người (Almanac  2007).

Iswaradeva : Thiên Thần Tối Cao (Sovereign deva, tức Siva).

Isolated unity : Ly huyễn đại định.

 


 J

 


 

Jagrat: Trạng thái tỉnh thức (the waking)

Jain : Tín đồ đạo Jain (Jaina, Jainist.

Jainism (Pháp: Janïsme, Djạnisme, Jinisme): Đạo Jain, Kỳ-Na-giáo, Giáo chủ là Mahāvra (hay Jina hay Vardhamāna), sống cùng thời với Phật Thích Ca. Đạo này được sáng lập vào thế kỷ thứ VI trước T.C. ở Ấn Độ. Giống như Ấn giáo, đạo Jain nhắm vào việc giải thoát con người khỏi đau khổ và luân hồi. Tôn chỉ căn bản là bất bạo hành đối với vạn vật. Theo đạo này, khổ hạnh là con đường chắc chắn nhất đưa tới giải thoát. Hiện có khoảng 4.519.000 tín đồ ở vài tiểu bang của Ấn Độ (Almanac 2007).

Jana : Cơi Niết Bàn. Thế giới tinh thần.

Janamarana : Lăo và tử (age and sorrow, nhân duyên thứ mười hai).

Jâti / Jata : Sinh (Naissance,  nhân duyên thứ mười một).

Jayata/Javata: Xà Da Đa, Tổ thứ 20 của Thiền Tông Aán Độ.

Jehovad : Thượng Đế bộ tộc (tribal God) của dân Do Thái.

Jerusalem : Thành phố linh thánh của Palestine, nơi hành hương đối với người Cơ Đốc giáo, người Do Thái giáo và cả người theo Hồi giáo, được tuyên bố là thủ đô của Israel vào năm 1980.

Jewel in the lotus : Hồn linh bảo.

Jews : Người Do Thái (Phụ chủng Do Thái là một bộ lạc phát xuất từ giai cấp bị ruồng bỏ Chandala của Ấn Độ, có nhiều người thuộc giai cấp Bà La Môn cũ sang trú ở Chaldea, Iran, do tổ phụ A-Bran - Phi Bà La Môn - sinh ra độ 8.000 năm trước T.C.). Giáo lư huyền môn dạy rằng người Do Thái là nhóm người đă sống trong Thái Dương Hệ trước nên vẫn mang theo cái tri thức rằng họ là giống dân được tuyển chọn, tri thức này cần cho lúc đó nhưng bây giờ đă lỗi thời. Giờ đây, họ nên học bài học ḥa nhập vào với các giống dân khác.

Jin / Djin (Arab.) : Tinh linh thiên nhiên (Elementals, Nature spirites). Thần (Genii).

Jiva : Nguyên sinh khí (Sự Sống thiêng liêng). Chân Thần. Linh hồn. Prana. Chân Thần nhập thế. Incarnating Jiva: Monad.

Jivanmuktas : Linh hồn giải thoát (liberated soul).

Jivatma : Nhân hồn. Chân Thần. Tam Thượng Thể tinh thần. Tia sáng của Chân Thần.

Jnana (Jhana) : Minh triết hay tri thức cao siêu (the higher knowledge).

Jnana-Indrya : Giác quan để tri giác (knowledge-sense).

Jnana Marga : Con đường minh triết (con đường kiến thức thuần túy - path of pure knowledge).

Jnanashakti : Thần lực trí tuệ.

Jnanendriya : Cơ quan cảm giác.

Jnani: Chủ thể tri thức, người biết (knower).

Joshua : Thánh danh khác của Đức Jesus theo tiếng Hebrew.

Judah (Pháp: Juda): Con trai thứ tư của Jacob, tổ tiên của một trong 12 bộ tộc của Israel, về sau trở thành một trong các thành phần chính của vương quốc Judah (933-586 trước T.C.).

Judaism (Pháp: Judạsme) : Do Thái giáo. Manh nha từ thời Abraham (khoảng 1850 năm trước T.C.), thành h́nh thời Moses (Pháp: Mọse) khoảng năm 1240 năm trước T.C.), được phục hưng sau thời kỳ lưu đày Babylone (khoảng 587-238 trước T.C.). Kinh sách chính: Talmud. Có khoảng 14.990.000 tín đồ (Almanac 2007).

Judas : Một trong 12 tông đồ của Chúa, sau phản lại Chúa.

Judgement / Judgement Day: Ngày Phán Xét.

Julai (Trung Hoa): Như Lai (Tāthagata, Bắc Phạn).

June Full Moon : Kỳ trăng tṛn tháng 6.

Jupiter : Chân Sư được hơn 5 lần điểm đạo, dưới quyền Đức Bàn Cổ, cai quản xứ Ấn Độ.

Jyotis : Ánh sáng trong đầu.

 

 

 

 K

 


 

Kabalah : Thánh kinh Do Thái bí giáo.

Kabalist : Tín đồ Do Thái bí giáo.

Kadmon : Adam đầu tiên.

Kaivalya : Trạng thái đơn nhất tuyệt đối (absolute one).

Kala : Thời gian.

Kalahamsa / Kala-hansa / Kali Hamsa : Thiên nga đen.

Kālahamsa : Tôi là tôi (I am I), giống với câu “Ta là Linh Ngă” (I am that I am) trong Thánh Kinh Cơ Đốc giáo hay đúng hơn Bái Hỏa giáo.

Kālahansa : Minh triết điểu của thời gian.

Kali Yuga : Hôn ám thời đại, Chu kỳ mạt pháp, dài 432.000 năm trần thế, đă bắt đầu gần 5.000 năm nay. Trong chu kỳ này, ác tràn ngập, thiện mất dần (Black Age hay là Iron Age). Hạ Ngươn.

Kalpa : Thiên Kiếp, một Ngày và Đêm của Brahma, tương đương với 4.320.000.000 năm trần thế. C̣n gọi là Manvantara (thời  gian  từ cơ sáng tạo này đến cơ sáng tạo khác).

Kama : Dục vọng, Cảm giác (desire, feeling). Kama chính là sự sống đang biểu lộ trong thể cảm dục và bị thể này chi phối.

Kamadeva : Thần t́nh ái và dục vọng. Tinh linh dục vọng.

Kamaloka : Trạng thái trung ấm (trạng thái trung gian mà ngũ uẩn trải qua từ lúc mới chết tới lúc tái sinh),. Dục giới (t́nh trạng sự sống trung gian trên cơi cảm dục).

Kama-manas / Kama- manasic body : Thể trí cảm (Thể trí khi hoạt động trong và với bản chất dục vọng, hay là thể cảm dục có pha lẫn chút ít trí tuệ), tức là chitta, hạ trí.

Kama-rupa : Ma h́nh. Aâm ma (Spook) Cảm dục thể. Năng lượng dục vọng. Sinh hồn (animal soul) Bản năng động vật (animal instinct), được chiếu rọi bằng h́nh ảnh của hạ trí.

Kamic body : Thể cảm dục.

Kamic person : Người thiên về cảm dục.

Kamic energy / Desire energy : Năng lượng dục vọng.

Kanadeva: Ca Na Đề Bà, Tổ thứ 15 của Thiền Tông Aán Độ.

Kapimala:  Ca Tỳ Ma La, Tổ thứ 13 của Thiền Tông Aán Độ.

Kapilavastu : Ca-tỳ-la-vệ (sinh quán của Phật Thích Ca).

Kārana : Nguyên nhân vĩnh cửu. (Eternal Cause).

Kārana sarira : Linh hồn thể (thánh điện Solomon).

Karma : Hành động. Nghiệp quả, quả báo.

  . Accumulated karma : Tích nghiệp.

  . Active karma : Hoạt nghiệp.

  . Agami karma : Tổng nghiệp.

  . Collective karma :Cộng nghiệp.

  .  Cosmic karma : Vũ trụ nghiệp.

  .  Family karma : Nghiệp quả gia đ́nh.

  .   Future karma : Quả báo vị lai.

  .  Globe karma : Nghiệp quả bầu hành tinh.

   Immediate karma: Quả báo nhăn tiền.

  .  Individual karma : Biệt nghiệp.

  . Kriyamana karma : Nghiệp đang tạo.

  . Latent karma : Ẩn nghiệp, tiềm nghiệp.

  .   National karma : Nghiệp quốc gia, hay nghiệp phân phối (distributive karma).

  .   New karma : Tân nghiệp.

  .  Plane karma : Nghiệp quả cơi giới.

  .  Planetary karma : Nghiệp quả hành tinh.

  . Prarabdha karma: Hiện nghiệp.

  . Present karma : Hiện nghiệp.

  . Retributive karma : nghiệp bù trừ.

  .   Ripe karma : Nghiệp quả muồi.

  .  Sanchita karma : Tiền nghiệp (túc nghiệp).

  .   Systemic karma : Nghiệp quả thái dương hệ.

Karmadana (Bắc Phạn): Kiết Ma (hay Yết Ma), một chức vị của vị sư xuất gia phái Đại Thừa, dưới chức Ḥa Thượng, phụ trách phần nghi thức thu nhận người thọ giới xuất gia.

Karma-nemesis : Luật báo ứng.

Karma yoga : Pháp môn hành động.

Karma-indriya / Karmen-driya : Giác quan / Cơ quan hành động. Cơ quan phát động (motor organ)

Karmic Agent : Đấng Thừa Hành nghiệp quả.

Karmic force : Nghiệp lực.

Kasaya (B.P.), Kasava (N.P.) Kesa (B.P.-Nhật): Áo cà sa (áo choàng dài, hở một bên vai, thường màu vàng, do nhiều mảnh vải lớn ghép lại. Các Tỳ Kheo của Phật giáo Tiểu Thừa mặc loại áo này). Bonze’s toga.

Kashyapa Buddha : Phật Ca Diếp.

Kechara: Người đi vào cơi trời (sky-walker)

Key-note : Chủ âm.

Khanda (N. Phạn)/ Skandha (Bắc Phạn): Uẩn (bundle).

King of the World : Đức Cai Quản địa cầu.

Kingdom : Lĩnh vực. Cơi giới. Giới.

  . Animal kingdom : Giới động vật.

  .  Elemental kingdom : Giới hành khí.

  .   Fifth kingdom / Kingdom of God : Thiên giới.

  .  Human kingdom : Giới nhân loại.

  .  Mineral kingdom : Giới khoáng chất.

  .  Seventh kingdom : Giới các Đấng Thái Dương.

  .   Sixth kingdom : Giới các Đấng Hành Tinh (Planetary Lives).

  .   Spiritual kingdom : Giới tinh thần, thiên giới.

  .  Vegetal kingdom : Giới thực vật.

Klesha: Khát sống (love of live), nghĩa đen: đau khổ (pain and misery), lúc nào cũng gắn bó với sự sống. Chướng ngại (hindrance).

Knower : Thức giả. Chủ thể tri thức, Linh hồn.

Knower of the Race : Chân Sư minh triết.

Knowledge : Thức uẩn (vinnana khanda). Tri thức (tŕnh tự hợp lư của các sự vật mà chúng ta biết).

  .   Soul knowledge : Linh hồn thức.

Knowledge-wisdom : Tri thức - Minh triết, đồng nghĩa với lực-năng lượng (force-energy).

Know thyself: Hăy tự biết ḿnh.

Koan : Công án (trong Thiền học, seed thought).

Kọlon : Nhất nguyên khí. Mulaprakriti.

Koran (Pháp: Coran, do tiếng Ả Rập: Qu r' an có nghĩa: tuyên đọc) : Thánh kinh chính của Hồi giáo, được tin tưởng là lời của Thượng Đế đọc cho Mohammed viết bằng tiếng Ả Rập.

Kosha : Thể, lớp vỏ của mọi nguyên khí. Lớp bao (sheath).

Krisnamurti (1895-1986):

   J. Krishnamurti c̣n có tên là Alcyon, người Ấn Độ. Thuở nhỏ, ông được bà Annie Besant dạy dỗ và làm người bảo trợ. Năm 13 tuổi, mỗi đêm, trong lúc ngủ, ông được Giám Mục C.W.Leadbeater hướng dẫn thể cảm dục của ông đến gặp Chân Sư K.H. để học đạo. Mỗi đêm, Đức K.H. dành 15 phút giảng dạy cho ông. Sáng hôm sau, Krishnamurti cố gắng nhớ và chép lại bài học đêm trước. Sau đó, bản thảo được Đức K.H. đọc lại. Khi hoàn tất, Đức K.H. tŕnh lên cho Đức Di Lặc xem và được Đức Di Lặc cho phép in ra. Đó là quyển “Dưới Chân Thầy” (“At the feet of the Master).

   Sau này, ông c̣n viết nhiều sách khác nữa và được mời đi diễn thuyết nhiều nơi trên thế giới. Ông mất ngày 17-2-1986 v́ bệnh, theo ư muốn của ông, ông được hỏa táng một cách đơn sơ.

Krita yuga : Chu kỳ thứ nhất của Đại Chu kỳ, dài 1.728.000  năm trần thế. Thời đại Hoàng Kim (mầm ác chưa xuất hiện). Thượng Ngươn.

Kriya : Trí sáng tạo. Hoạt động.

Kriyashakti : Quyền năng tạo tác (power of doing things), quyền năng tư tưởng (tiềm ẩn trong ư chí con người).

Kronos : Thời gian. Thần thời gian.

Ksana (Bắc Phạn): Sát na, thời gian vô cùng ngắn (Nam Phạn: Khanika) (moment).

Kshānti : Nhẫn (Patience: tập tánh nhẫn nhục để diệt tánh sân hận).

Kshiti : Đại Thiên Thần  chủ quản về Đất (cấp đẳng và quyền năng ngang với vị Chohan chủ quản một cung).

Kumaras : Các Đấng Thiên Tôn.

  .   Esoteric Kumaras : Các Thiên Tôn ngoại môn (các Hoạt Động Phật).

Kumarata: Cưu Ma La Đa, Tổ thứ 19 của Thiền Tông Aán Độ.

Kundalini : Hỏa xà, hỏa hậu.

Kundalini shakti : Lực điều chỉnh các liên hệ bên trong với liên hệ bên ngoài. Hỏa hậu thần lực.

Kurma-nadi : Tên của một dây thần kinh, qui quản (tortoise tube).

Kurushetra : Băi chiến trường nơi con người.

Kuticchaka : Người dựng lều, người đă  đạt được an b́nh nội tâm.

Kuvera : Đại Thiên Thần cai quản phương Bắc.

Kwan-shi (shai) -Yin : Quán Thế Âm (Bắc Phạn: Avalokiteshvara).

Kwan-Yin: Quán Âm.

 

 

Kwan-Yin-Tien: Quán Âm Thiên, cơi ngự của Đức Quán Âm, hay Linh Âm (Divine Voice).

 


 

 L


 

 

Laghima: Khinh ḥa thức (quyền năng  làm cân bằng hấp lực hành tinh để rời khỏi mặt đất).

Laity: Tục gia, tục nhân, thế nhân.

Lama : Lạt Ma.(Những người tu theo đạo Phật ở Tây Tạng và Mơng Cổ).

Lamasery: Lạt Ma Viện.

Lanoo : Đạo sinh hay đệ tử nghiên cứu Bí giáo thực hành.

Lao-tzu (Lao-tse, Lao-zi, Lao-tsze): Lăo Tử (vào khoảng 604-531 trước T.C.), một trong các đại triết gia Trung Hoa, sống vào thời nhà Chu (Chou), sinh ở Hồ Nam (Honan), được đời sau tôn làm Thánh Tổ của Lăo giáo (Taoism), một tôn giáo phóng khoáng (liberal religion). Theo truyền thuyết, Ngài là tác giả của Đạo Đức Kinh (Tao Tê Ching [King])..

Law : Định luật, Luật. Giáo pháp, pháp (dharma). Thiên luật.

  .   All law : Chư pháp.

  . Good law : Chính pháp, diệu pháp.

  .  Occult law : Định luật huyền linh.

Law of Absorption : Luật Hấp thu.

Law of Accretion : Luật Tăng tiến.

Law of Action and Reaction: Luật Tác động và Phản Tác động.

Law of Active Precipitation: Luật Phóng Hiện Linh hoạt.

Law of Adaptation: Luật Thích Nghi.

Law of Adjustment or Balance : Luật Hiệu Chỉnh hay Quân B́nh.

Law of Affinity : Luật Ái Lực, Luật Tương Cầu.

Law of Analogy : Luật Tương Đồng, Luật Vạn Vật Đồng Nhất Lư.

Law of Association : Luật Liên Tưởng.

Law of Attraction: Luật Hấp Dẫn.

Law of Attraction and Re- pulsion : Luật Hút và Đẩy.

Law of Being : Luật Hiện Tồn.

Law for the birth, growth and decay of everything : Luật thành, trụ, hoại, không của vạn vật.

Law of Cause and Effect : Luật Nhân Quả.

Law of Chemical Affinity : Luật Ái Lực Hóa Học.

Law of Coalescence: Luật Hỗn Hợp.

Law of Cohesion : Luật Cố Kết.

Law of Cohesion and Affinity: Luật Cố kết và Tương Cầu.

Law of Colour : Luật Màu Sắc.

Law of Compensation : Luật Bù Trừ.

Law of Compassion: Luật về ḷng trắc ẩn.

Law of Consequences : Luật Hậu Quả.

Law of Continuity: Luật Liên Tục.

Law of Contradiction : Luật Mâu Thuẫn.

Law of Contrast : Luật Tương Phản.

Law of Correspondences: Luật Tương Ứng.

Law of Cycles : Luật Chu Kỳ.

Law of Death : Luật Tử Vong.

Law of Differentiation : Luật Biến Phân.

Law of Disintegration : Luật Phân Ră.

Law of Dissolution : Luật Phân Hủy.

Law of Duality: Luật về Nhị Nguyên Tính.

Law of Economy : Luật Tiết Kiệm.

Law of Elevation : Luật Thăng Thượng.

Law of Equilibrium: Luật Quân B́nh.

Law of Essiential Integrity: Luật Toàn Vẹn Thiết Yếu.

Law of Evolution : Luật Tiến hóa.

Law of Expansion : Luật Mở Rộng.

Law of Expansive Response: Luật Đáp Ứng Mở Rộng.

Law of Expediency: Luật Hoàn Cảnh Thuận Lợi.

Law of Fixation : Luật Qui Định.

Law of Form: Luật Sắc Tướng.

Law of Friction : Luật Ma Sát.

Law of Gravitation : Luật Trọng Lực, Luật Hấp Dẫn.

Law of Group Progress : Luật Tiến Bộ Tập Thể.

Law of Heridity : Luật Di Truyền.

Law of Imperfection : Luật Bất Toàn.

Law of Initiation: Luật về Điểm Hĩa.

Law of Isolation or Limitation : Luật Cô Lập hay Giới Hạn.

Law of Karma : Luật Nghiệp Quả.

Law of Karmic Liabity : Luật Trách Nhiệm Nghiệp Quả.

Law of Karmic Necessity: Luật Tất Yếu Nghiệp Quả.

Law of Karmic Transfor-mation : Luật Chuyển hóa Nghiệp Quả.

Law of Liberation : Luật Giải Thoát.

Law of Life : Luật Sinh Tồn.

Law of Love : Luật Bác Ái.

Law of the Lotus : Luật Liên Hoa.

Law of Magnetic Attraction: Luật Thu Hút Từ Điển.

Law of Magnetic Control : Luật Kiểm soát Từ Điển.

Law of Magnetisation : Luật Từ Điển Hóa.

Law of Magnetic Impulse : Luật Xung Lực Từ Điển.

Law of Magnetism : Luật Từ Điển.

Law of Matter : Luật Vật chất.

Law of Mutual Attraction : Luật Thu Hút Hỗ Tương.

Law of Necessity : Luật Tất Yếu.

Law of Perfection : Luật Hoàn Thiện.

Law of Periodic Manifes-tation : Luật Biểu lộ Tuần hoàn.

Law of Periodicity : Luật Tuần Hoàn.

Law of Persistence : Luật Kiên Tŕ.

Law of Planetary Affinity : Luật Ái Lực Hành Tinh.

Law of Polar Opposites: Luật về các Đối Cực.

Law of Polar union : Luật Hợp nhất cực.

Law of Progress : Luật Tiến Bộ.

Law of Radiation : Luật Phát Xạ.

Law of Rebirth : Luật Tái Sinh.

Law of Rebirth and Death : Luật Tái Sinh và Tử Vong.

Law of Relativity : Luật Tương Đối.

Law of Repetition : Luật Lặp Lại.

Law of Repulse : Luật Đẩy, Luật về Xung Lực.

Law of Resemblance : Luật Tương Đồng.

Law of Retardation : Luật Tŕ Hoăn.

Law of Retribution : Luật Báo Phục.

Law of Return : Luật Phản Bổn Hoàn Nguyên.

Law of Rhythm : Luật Tiết Điệu.

Law of Sacrifice : Luật Hy Sinh.

Law of Sacrifice and Death : Luật Hy Sinh và Tử Vong.

Law of Schools : Luật Đạo Tràng.

Law of Separation : Luật Phân Ly.

Law of Service : Luật Phụng sự.

Law of Sex: Luật Tính Dục.

Law of Solar Fire : Luật về Lửa Thái Dương.

Law of Solar Heat : Luật về Nhiệt Thái Dương.

Law of Solar Light : Luật về Ánh Sáng Thái Dương.

Law of Solar Evolution: Luật Tiến hóa Thái Dương.

Law of Solar Union : Luật Hợp Nhất Thái Dương.

Law of Spirit and Libera-tion: Luật về Tinh thần và Giải thoát.

Law of Substance : Luật Chất Liệu.

Law of Supply and Demand: Luật Cung Cầu.

Law of Synthesis : Luật Tổng Hợp.

Law of Synthetic Limitation: Luật Giới Hạn Tổng hợp.

Law of Thought : Luật Tư Tưởng.

Law of Transmutation : Luật Chuyển Hóa.

Law of Unity: Luật Hợp Nhất.

Law of Vibration : Luật Rung động.

Law of Vibratory Expan-sion: Luật Bành Trướng Rung động.

Law of Vibratory Interplay : Luật Tương Tác Rung động.

Laya : Trạng thái không phân hóa. Điểm trung ḥa. Trung tâm yên nghỉ. Điểm zero của cơi vật chất.

Laya yoga : Yoga về các trung tâm lực.

Leibnitz (Leibniz, 1646 - 1716) : Toán học gia, triết gia Đức, không phải là người được điểm đạo, cũng không phải là nhà huyền bí học, mà là triết gia có rất nhiều trực giác nên đă nhiều lần tiến gần đến chân lư. Thí dụ Leibniz cho rằng thời gian chỉ là một ngơn ngữ giúp ta truyền đạt với nhau những biến cố (time was nothing more than a language that enable us to relate events to each other). Điều này cĩ nghĩa là trong một thế giới khơng cĩ sự thay đổi, tức là khơng cĩ biến cố, sẽ khơng cĩ thời gian (in a world without change, that is without events, there would be no time). Xem lại mục từ “Thời Gian” ở phần I, ta sẽ thấy ư kiến nĩi trên của Leibniz rất giống với quan điểm của huyền mơn.

Lemuria : Tên của lục địa thứ ba bị lửa trong ḷng đất hủy diệt.

Lemurian : Giống dân chính thứ ba (cách đây 18 triệu năm, giống dân có xác thịt đầu tiên).

Lemuro – Atlantean: Nhánh của căn chủng 3

Leo (Lion) : Hải Sư (23/7- 22/8).

Leucippus (Pháp: Leucippe, khoảng 460-370 trước T.C.): Triết gia Hy Lạp, người sáng tạo ra thuyết nguyên tử và lập ra trường phái triết học dựa vào thuyết này.

Level of form : Cơi sắc tướng, sắc giới.

Levitation : Khinh thân.

Leviticus (Pháp: Lévitique): Quyển thứ ba của Ngũ Kinh Cựu Ước.

Lha: Nhân hồn ở cơi cao nhất (Spirits of the highest sphere, tức là ở Devakhan), Chơn Linh.

Liabilities : nợ/ trách nhiệm nghiệp quả.

Liberation : 1) Siêu thoát (sau khi chết và lúc nhân hồn bỏ hết các thể thấp để vào Devakhan).

 2) Giải thoát (lúc đạt quả vị Chân Sư).

Libra (Balance): Thiên Xứng (23/9-23/10).

Life : Kiếp sống, sự sống. Đấng Cao Cả. Thực thể (Entity).

  .   Devachanic life : Cuộc sống ở Devachan.

  .   Earth life : Kiếp sống hồng trần (để thu thập kinh nghiệm).

  .   Intermediary life : Kiếp sống trung gian (ở Devachan, để đồng hóa kinh nghiệm nhận ở cơi trần).

  .   Past life / Previous life : Tiền kiếp.

  .  Planetary Life : Hành Tinh Thượng Đế.

  .   Present life : Hiện kiếp.

Life as it is: Chân tướng của cuộc đời.

Life breath : Sinh khí (Prana).

Life current: Luồng sinh lực.

Life cycle : Chu kỳ sinh hoạt.

Life energy : Năng lượng sự sống (Prana).

Life force : Sinh lực (hay các luồng hỏa trong cơ thể).

Life principle : Nguyên sinh khí.

Life-Self : Jivatma, Tinh thần trong con người.

Life stream : Luồng sinh khí.

Life thread : Sinh mệnh tuyến (Sutratma).

Life wave : Luồng sóng sinh hoạt.

Light bearer: Kẻ soi đường. Quang minh sứ giả.

Light of knowledge: Ánh sáng của tri thức tức là ánh sáng của phàm ngă (personality light).

Light of wisdom: Áh sáng minh triết, tức ánh sáng của linh hồn (soul light)

Light on the Path : Ánh Sáng trên Thánh Đạo (tên một quyển sách do Chân Sư thành Venice và Chân Sư Hilarion soạn lại từ cổ thư và dịch ra tiếng Anh).

Like produces like: Vạn vật đồng nhất lư.(CKMTTL, 154).

Limbus : U minh

Linga Sharira : Thể dĩ thái (Astral soul).

Listener : Thinh văn (Shrāva-ka, Bắc Phạn), tức đệ tử xuất gia, theo hầu cạnh Phật để nghe (văn) pháp.

Lipika Lord : Nghiệp Quả Tinh Quân.

Liquid fire : Lưu hỏa (nước trộn với lửa).

Liquor vitae : Nước hằng sống.

Little vehicle (Hināyana): Phật giáo Tiểu Thừa hay Nam Tông (Chủ trương : chỉ tự độ lấy ḿnh; chỉ phá ngă chấp, không phá pháp chấp; giải thoát ly thế gian tướng; cho rằng Niết Bàn tách rời sinh tử; cho rằng vạn vật hay vạn pháp là thật có, c̣n vạn tượng th́ rất khác nhau; coi trọng văn tự, đi sát theo kinh sách). Trong kỳ Hội Nghị Phật giáo tại Kathmandu (Nepal) năm 1956, một nhà lănh đạo Phật giáo thế giới đề nghị bỏ chữ Tiểu Thừa, thay bằng Phật giáo Nguyên Thủy. (Thượng Tọa Bộ tức Theravads đă tự xưng là Phật giáo Nguyên Thủy). Các Tỳ Kheo bên phái Tiểu Thừa được ăn tam tịnh nhục (ba loại thịt “trong sạch” đó là:

1.                  Thịt mà ḿnh không nh́n thấy người ta giết.

2. Thịt mà tai ḿnh không nghe thấy tiếng người ta giết.

3. Thịt mà ḿnh không ngờ là giết cho ḿnh ăn. Có khi lại phân thành ngũ tịnh nhục, có khi lại là cửu tịnh nhục. Các Tỳ Kheo bên phái Đại Thừa th́ không bao giờ ăn “tịnh nhục”

Living Dead : Người thiếu hiểu biết về các chân lư và Minh triết của huyền môn (Men ignorant of the Esoteric truths and Wisdom), người sống mà như chết.

Living fire : Sinh hỏa (thứ lửa đem lại cho trí [mind] con người khả năng tự tri [self-perception] và ngă thức [self-consciousness], tức Trí Tuệ [Manas]).

Lodge : Thiên đ́nh. Thánh Đoàn. Huyền Môn.

Lodge of Master : Đại Đoàn Chân Sư.

Logos : Thượng Đế biểu lộ, Ngôi Lời. Thái Dương Thượng Đế.

  .   Female Logos : Thượng Đế âm tính.

Logos Demiurge: Thượng Đế Ngôi Hai hay là phân thân thứ nhất từ Toàn Linh Trí.

Loka : (B. Phạn) vùng, chỗ cĩ giới hạn. Trong siêu h́nh học, chỉ thế giới (world), lănh vực (sphere), cơi (plane).

Loka pālas : Các Đại Thiên Thần bảo vệ thế gian.

Look on : Kiến, quán.

Lord of Being: Đấng Hiện Tồn.

Lord of Civilisation : Đức Văn Minh Bồ tát (Mahachohan).

Lord of the Compassion : Đấng Từ Bi. Đức Phật.

Lord of the Flame : Hỏa Tinh Quân.

Lord of Karma : Nghiệp Quả Tinh Quân (Lipika).

Lord of Light : Đấng Giác Ngộ (Phật).

Lord of Love : Đấng Bác Ái  (Shri Krishna).

Lord Maitraya : Đức Di Lặc (Đức Christ).

Lord of Will or Power : Đấng Ư Chí hay Quyền năng (Đấng Cai Quản Địa Cầu).

Lord of Wisdom : Đấng Minh Triết (Phật).

Lord of the World : Đấng Chưởng Quản Địa Cầu.

Lotus / Plexus : Hoa sen, trung tâm lực, bí huyệt.

Love-Wisdom : Bác Ái - Minh Triết (thuộc  Ngôi Hai của Thái Dương Thượng Đế).

Lower man / Lower nature : Phàm ngă.

Lower Manas / Lower Mind  Hạ trí.

Lower psychic body : Cảm dục thể.

Lower psychic nature: Bản chất thơng linh hạ đẳng.

Lower self/ Personal self / Animal self/Personal ego / Personality : Phàm nhân, phàm ngă.

Lucifer : Quỉ Vương (Satan).

Lunar ancestor : Nguyệt Tổ Phụ.

Lunar mansion : Nguyệt cung.

Lunar Lord/ Lunar Pitris: Nguyệt Tinh Quân.

Lunar form/ Lunar sheath: Nguyệt thể, thể cảm dục.

Luniolatry : Sùng bái mặt trăng. 

 

Text Box:  

 

M

 

 

 

Macrocosm : Đại vũ trụ (tức là Thượng Đế biểu lộ xuyên qua cơ thể Ngài, hay thái dương hệ).

Macroproposus : Thái dung (khuôn mặt lớn).

Madhyamika-çastra: Trung Luận hay Trung Quán Luận. Một trong 3 bộ kinh Luận chính của phái Tam Luận Tơng, do Đức Nagarjuna soạn ra vào thế kỷ thứ hai, sau được Ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch ra Hán văn. Cĩ tất cả 496 câu, gồm 27 phẩm , 25 phẩm đầu phá sự mê chấp của phái Đại Thừa, 2 phẩm sau phá sự mê chấp của phái Tiểu Thừa.

Magic : Pháp thuật (liên can tới việc một sự sống vĩ đại vận dụng các sự sống nhỏ bé hơn).

  .   Black magic : Ma thuật (sử dụng quyền năng pháp thuật cho mục tiêu ích kỷ, tham vọng thế tục).

  .   White magic : Huyền linh thuật (sử dụng quyền năng của linh hồn cho các mục tiêu tinh thần). Beneficent Magic, Divine Magic.

Magnetic link / Magnetic thread : Sinh mệnh tuyến (Life thread, Sutratma).

Magnetic vehicle : Thể từ điện (thể dĩ thái).

Magnetism : Từ điện, từ lực.

Magnitude : Đại ḥa thức.

Maha-Buddhi : Đại Tuệ giác (Mahat).

Mahachohan : Đức Văn Minh Bồ tát (Lord of Civilisation).

Mahadeva : Đại Thiên Thần. Ngôi Một. Shiva.

Maha Guru : Đại Tôn Sư.

Maha Kalpa : Đại Thiên Kiếp. Một trăm năm của Brahman. Một đời của Brahma gồm 311.040 tỷ năm trần thế.

Mahakasyapa: Ma Ha Ca Diếp, Tổ Thiền Tông thứ nhất của Ấn Độ, sống cùng thời với Phật. C̣n gọi là Tổ Ca Diếp (Kasyapa)

Maha manvantara : Đại Chu Kỳ Khai Nguyên (hoàn tất 7 cuộc tuần hoàn giữa hai kỳ Pralayas).

Maha maya : Đại Hăo Huyền tức vũ trụ ngoại tại, vũ trụ biểu lộ (objective universe).

Mahaparanirvanic plane : Tối Đại Niết Bàn (Adi).

Maha Pralaya / Brahma Pralaya : Đại Chu kỳ Quy Nguyên (Great Dissolution).

Maharajas / Devarajas : Đại Thiên Vương (các Thiên Thần phụ tá cho các Lipikas).

Mahasanghika / Mahasam-gha : Đại chúng bộ (Phái Phật giáo chủ trương khoan dung trong việc giải thích giới luật và dung nạp bất cứ người nào muốn qui y, khác với phái Theravada, v́ Theravada chỉ thu nhận các t́ khưu hay khất sĩ).

Mahayana (Great Vehicle) : Đại Thừa Phật giáo (Bắc Tông).

Maha Yuga : Đại Chu kỳ, Đại Thế (gồm 4 yugas : Krita, Treta. Dwapara và Kali yuga) dài 4.320.000 năm trần thế.

Mahat : Nguyên khí Toàn Linh Trí. Thượng Đế Ngôi Ba. Brahma. Thiên Trí. Đại Trí (Mind).

Mahatma : Thánh, Đại Thánh (Guru), Great Spirit.

Mahavidya : Đại Minh Triết Pháp Thuật.

Mahāvĩra (Jina, Vardha-māna): Giáo chủ đạo Jain (khoảng thế kỷ thứ VI trước T.C., ở Ấn Độ, trong tiếng Bắc Phạn, Mahāvĩra có nghĩa là “đại anh hùng”).

Mahendra : Cơi trí.

Mahima : Đại Ḥa Thức.

Mahomet (lối 570-632): Người sáng lập Hồi giáo, một đạo đồ cao cấp của Chân Sư Jesus.

Maitreya : Đức Di Lặc, Đức Bồ Tát, Đức Christ, Đức Chưởng Giáo.

Make clear : Minh giải.

Malay race : Người Mă Lai (một phụ chủng của căn chủng thứ tư.

Malkuth : Địa cầu.

Man: Con người (Con người là sinh vật mà trong đó tinh thần cao siêu nhất và vật chất thấp thỏi nhất được nối kết lại với nhau bằng trí khôn).

Man-Plant : Cây nhân sinh (Saptaparna, Suptasarma).

Man of Sorrow : Chúa Jesus.

Mana : Kiêu căng, tự phụ (conceit, pride).

Manasa-Dhyanis: Solar Devas, Agnishiatta Pitris.

Manas/ Manasic principle / Intellectual mind : Thượng trí, Nguyên khí trí tuệ, Chủ Thể Tư Tưởng, Nhân hồn.

Manas-taijasi: Trí tuệ tỏa sáng (radiant mind).

Manas Vijnana : Mạt-na thức.

Manasa-putra : Con của trí tuệ (Son of Mind), Nguyên khí biệt ngă (individual principle) nơi con người, Ego, Thái Dương Thiên Thần.

Manasic awareness : Mạt-na thức (lĩnh vực tâm thức của thượng trí).

Manasic energy : Năng lượng thượng trí.

Manasic mind: Thượng Trí

Manasic permanent atom: Vi tử thường tồn thượng trí.

Manava Dharma Shastra: Bộ Luật của Đức Bàn Cổ.

Mandjusri : Đức Văn Thù , vị đồng Bồ Tát (co-Bodhisatva) với Đức Quán Thế Âm dưới quyền Phật A-Di-Đà. Mahat, Thượng Đế Ngôi Hai.

Mandragora / Mandrake : Cây nhân sâm.

Manichaeism / Manicheism : Thiện Ác Nhị Nguyên giáo. (Một giáo phái do nhà hiền triết Ba Tư [nay là Iran] tên là Manichaeus, hay Manes hay Mani (216?-276?) lập ra, kết hợp một nửa Bái Hỏa giáo và một nửa Cơ Đốc giáo, cho rằng vũ trụ là trường tranh chấp giữa hai khởi nguyên: Thiện - tức Thượng Đế, tinh thần, ánh sáng - và Ác - tức ma quỉ, vật chất, bóng tối). C̣n  gọi là Minh giáo.

Manifestation : Sự biểu lộ. Sự hiện h́nh.

Manifested world : Thế giới biểu lộ (tức thái dương hệ).

Manodvaravajjana : Khai mở trí huệ.

Manomaya kosha: (B.Ph.): Thể Trí đầy đủ, thể túc trí. Một thuật ngữ của triết phái Vedanta, cĩ nghĩa là thể (sheath tức là kosha) của Manomaya, một nguyên khí tương đương với nguyên khí thứ tư và thứ năm (fourth and fifth principles) trong con người. The triết học nội mơn, thể này tương ứng với thể trí kép (dual Manas, Trí tồn vẹn, Trí đầy đủ, cĩ cả hạ và thượng trí).

Manorhita / Madura: Ma Noa La, Ma Thủ La, Tổ thứ 22 của Thiền Tơng Ấn Độ .

Mansion / House : Cung tử vi (địa bàn).

Mantram / Mantric sound : Linh từ, thần chú (Mantric incantation).

Mantra yoga : Yoga về âm thanh hay yoga về linh từ sáng tạo.

Mantrikashakti : Quyền năng của linh từ (Mănh lực tiềm ẩn trong âm thanh, ngôn từ và âm nhạc).

Manu : Đức Bàn Cổ (Đấng chủ tŕ, chăm sóc sự tiến hóa của các giống dân trong một Manvantara). Con người biết suy tư (thinking man).

Manushi Buddha : Thế Gian Phật (vị Phật lâm phàm trên cơi trần để giáo hóa nhân loại).

Manusmriti : Luật Bàn Cổ.

Manvantara : Chu Kỳ Khai Nguyên, Ngày của Brahma. Chu kỳ lâm phàm trên cơi trần của Hành Tinh Thượng Đế. C̣n gọi là Kalpa, dài bằng 4.320.000.000 năm, có 7 Cuộc Tuần Hồn (Round).

Maqom : Chỗ huyền bí (mysterious place).

Mâra-rupa/ Mâra (Bắc Phạn): Ma Vương (vị chúa che lấp, ngăn cản tất cả các điều lành). Tử thần (Death).

Marga : Đạo đế (Path, chân lư về con đường đưa đến diệt khổ: bát chánh đạo). Thánh Đạo (Path of Holiness).

Marttanda : Mặt trời.

Masonry : Hội Tam Điểm (X. Free Masonry).

Master of all the Master : Đức Bồ Tát, Đức Chưởng Giáo.

Master in the heart : Linh hồn.

Master soul : Linh hồn thống soái.

Mastery : Địa vị làm thầy; sự làm chủ.

Material world : Thế giới vật chất (Ba cơi thấp).

Material self : Phàm ngă.

Materiality: Tính duy vật.

Materialism : Chủ nghĩa duy vật (Chủ trương: 1.) Chỉ có vật; 2.) tâm do vật biến hóa mà ra; 3.) vật (hạ tầng cơ sở) hoàn toàn chi phối tâm (thượng tầng kiến trúc).

  .   Dialectical Materialism: Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng (thuyết của Karl Marx [1818-1883], chủ trương chỉ có vật chất, và vật chất tiến hóa theo sự mâu thuẫn ở ngay trong ḷng vật chất. Thí dụ: Trong trứng gà đă sẵn có cái gọi là phản trứng gà, tức là chính con gà, sẽ phá vở trứng để chui ra).

Materialization : Sự hiện h́nh.

Matter : Vật chất (tập hợp các vật có thể tri giác được).

  . Cosmic prenebular matter : Vật chất tiền tinh vân của vũ trụ.

  .   Primeval Matter : Vật chất nguyên thủy (vật chất khi mới biến phân lần đầu tiên từ trạng thái trung ḥa).

   . Differentiated matter: Vật chất đă biến phân, Vũ Trụ chất (world-stuff).

   . Undifferentiated matter: Vật chất chưa biến phân (Pradhana).

Maya : Ảo lực. Hăo huyền.

Mayavirupa : Huyễn h́nh, huyễn thể (illusory body). Thể cảm dục.

Mazdeism : Thiện-Ác Nhị Nguyên giáo (ở Iran xưa), Zoroastrianism.

Meditation with seed : Tham thiền hữu chủng.

Meditation without seed : Tham thiền vô chủng.

Medium : Người ngồi đồng, đồng tử.

Mediumship : Thuật đồng cốt.

Megalomania : bệnh hoang tưởng tự đại.

Melchizedek: Một thánh danh khác của Đấng Chưởng Quản Địa Cầu.

Memory: Kư ức (Kư ức có tính cách vật chất và chóng phai nḥa, tùy thuộc vào các t́nh trạng sinh lư của năo bộ).

Memory projection / Pano-rama : Hồi quang phản chiếu.

Men-animals : Sinh vật nửa người nửa thú (do giống dân thứ ba sinh ra).

Mendicant: Tỳ kheo, Bikkhu/ Bikshu.

Mental body / mental form/ Mental nature : Thể hạ trí.

Mental image : H́nh trí tuệ, h́nh bằng chất trí (form of mind-stuff).

Mental plane / Manasic plane: Cơi trí.

Mental process : Tiến tŕnh suy tư.

Mental science : Khoa tâm trí học. Khoa học trí tuệ.

Mental unit : Vi tử thường tồn hạ trí.

Mercy : Ḷng từ ái.

Merge : Biến nhập vào.

Mesmerism : Thôi miên theo Mesmer.

Mesozoic times : Thời Trung Sinh (thời của loài ḅ sát).

Messiah : Đấng Cứu Thế.

Metaphysics : Siêu h́nh học (môn học về những ǵ siêu h́nh, tức là toàn thể các chân lư mà lư trí khám phá được, chân lư về Thượng Đế, về yếu tính của con người và của vũ trụ.

  .   Ontological Metaphysics:  Siêu h́nh học bản thể.

Meta-spirit : Siêu-tinh-thần (trạng thái ban đầu và vĩnh cửu của vạn vật).

Metempsychosis : Chuyển kiếp.

Miccaka / Micchaka: Di Da Ca, Tổ thứ 6 của Thiền Tơng Ấn Độ.

Microcosm: Tiểu vũ trụ (tức con người biểu lộ xuyên qua thể xác).

Microprosopus : Tiểu vũ trụ. Tiểu diện (lesser face). Thiếu dung.

Mighty One : Đấng Đại Hùng.

Milky way : Ngân Hà (tức Thiên hà có chứa thái dương hệ của chúng ta).

Millenium : Thiên niên kỷ. Thời hoàng kim.

Mind : Nguyên khí suy tư (thinking principle). Trí. Chân trí tuệ (Mahat, Nous).

  .  Abstract mind / Illumina- ting mind / Intuitional mind/ Manasic mind : Thượng trí.

  . Complete mind: Trí đầy đủ, tức Higher self.

  .  Concrete mind / Lower mind / Receptive mind : Hạ trí (kama-manas, chitta)

  .   Cosmic mind : Vũ trụ trí (khác với Universal mind).

  . Creative Mind: Thượng Đế Ngơi Ba.

  . Universal mind / Systemic mind : Toàn linh trí, Trí của thái dương hệ. Thượng Đế Ngơi Ba.

Mind stuff : Chất trí (chitta).

Mindless : Người chưa có trí (đầu giống dân Lemuria, căn chủng ba), amânasa.

Minister of God : Sứ giả của Thượng Đế.

Modification : Biến thái.

Modification of thinking principle : Biến thái của nguyên khí suy tư, hay là “tâm viên ư mă” (con vượn tâm và con ngựa ư; tâm được ví như con vượn v́ lúc nào cũng leo trèo, nhảy nhót; ư được ví như con ngựa v́ lúc nào cũng lắc ḿnh, dậm chân, nghĩa đen là tâm và ư lúc nào cũng tưởng nghĩ, mong mỏi hết chuyện này đến chuyện khác).

Mohammedanism / Islam : Hồi giáo.

Moi fluidique: the manas, the intellectual mind, trí tuệ.

Moisture : Hơi ẩm (tức nước, hay là cơi cảm dục).

Moksha : Trạng thái chân phúc thoát khỏi ràng buộc.

Moment : Sát-na (ksana, khanika).

Momentum : Động lượng (do chuyển động quay tạo ra).

Monad : Đơn nguyên (của Leibnitz). Chân Thần (hay là Đơn vị tâm thức).

  .  Human Monad : Chân Thần con người (gồm Atma- Buddhi-Manas).

  . Astral Monad / Personal monad /  phàm ngaơ.

Monad of Form : Chân Thần Sắc Tướng (chỉ có Atma- Buddhi).

Monad of spirit-matter : Chân Thần của tinh thần-vật chất (chỉ có Atma).

Monadic Essence : Tinh chất Chân Thần. Châân Linh Khí.

Monadic principle : Nguyên khí Chân Thần.

Monadic realization : Chân Thần thức.

Monadic sheath : Chân Thần thể.

Monadologia: Đơn nguyên luận.

Monarch : Đấng Tối Cao.

Mongolians : Người Mông Cổ (phụ chủng cuối cùng của căn chủng thứ tư).

Monism : Thuyết nhất nguyên (chủ trương vạn vật chỉ có một bản thể, hay do một nguyên tố mà ra, thí dụ thuyết duy vật).

Monosyllabic speech : Ngôn ngữ độc âm (có vào cuối căn chủng thứ ba, ngày nay c̣n dùng trong các giống dân da vàng).

Monotheism : Thuyết độc thần (chỉ công nhận có một Thượng Đế, khác hẳn với vạn vật, với vũ trụ. Do Thái giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo đều chủ trương độc thần).

Mood : Tâm trạng.

Mortal self : Cái ngă hữu hoại, phàm ngă.

Moses (Pháp: Moiïse, tiếng Hebrew: Moché): Theo sách Exodus, Moses đă hướng dẫn dân tộc Hebrew (Do Thái cổ) từ Ai Cập băng qua sa mạc để đến Canaan (khoảng 1250 trước T.C.), thoát khỏi t́nh trạng bị làm nô lệ cho người Ai Cập. Moses lănh đạo dân tộc Hebrew, dạy họ  thờ một vị thần duy nhất là Yahvé (c̣n gọi là Jehavah/Jehovah), đưa họ tới miền Palestine, đánh đuổi thổ dân nơi đây, rồi cất lên ngôi đền lấy tên là Jerusalem (có nghĩa là đền B́nh Trị), đặt ra mười điều luật để cai trị dân. Nhờ có ông, dân tộc Hebrew bắt đầu văn minh và được thống nhất. Nhưng về sau, họ lại chia rẽ làm hai phe Nam và Bắc, cũng gọi là phe Isiae và phe Juda. Chữ Juda được người Trung Hoa phiên âm thành Do Thái.

Mother of the World : Đức Mẹ Thế Gian.

Mother principle : Trạng thái thứ ba của Thánh Linh.

Mother-Substance : Hỗn nguyên khí.

  . Great Mother : Hỗn Mang (Chaos).

Motionless : Không chuyển động, tĩnh tại.

Mukta : Linh hồn đă giải thoát, sự giải thoát.

Mukti: Giải thốt khỏi xiềng xích của hăo huyền (Maya, illusion).

Muladhara centre : Bí huyệt ở chót xương sống (centre of the base of the spine).

Mulaprakriti : Chất liệu chưa biến phân. Nhất nguyên khí (nguyên khí căn bản của chất liệu vũ trụ và của vạn vật), koilon.

Multiplicity : Đa nguyên, đa phân.

Mumuksha : (desire for liberation) Ư muốn giải thoát.

Mundane Egg : Vũ trụ noăn (không gian vô hạn).

Muslim / Moslem: Tín đồ Hồi giáo (c̣n viết là Muhammadan, Muham-medan, Mohammedan).

Mystic : Thần bí gia.

Mysticism : Huyền bí học (Đốn giáo).

Mythology: Thần thoại học.

 

 

 

 

 N

 


 

Nada: Tiếng vơ thinh (soundless sound).

Nada yoga : Yoga về âm thanh.

Nadis : Từ lực đạo (là đối phần dĩ thái của toàn thể hệ thần kinh). Kinh mạch (nerves).

Naga : Linh xà. Long thần.

Nāgārjuna (Nagasena) : Thánh danh của Bồ Tát Long Thọ (Lung Shu) của Trung Hoa. Ngài ra đời khoảng năm 160 sau T.C.. Theo truyền thuyết, Ngài được hạ sinh dưới cây Arjuna nên được đặt tên theo cây này. Về sau, nhờ loài rồng (long, tức nāgā) mà thành đạo nên mới có tên Nāgārjuna (Nāgā: Long, Arjuna: tên loài cây - cây: thọ hay thụ). Ngài là Tổ thứ 14 trong số 28 Tổ của Phật giáo Thiền Tông (Zen-Shu) tại Ấn Độ, tác giả bộ kinh Na Tiên Tỳ kheo, sáng lập ra Đại Thừa Bắc Tông. Tiền thân của Chân Sư K.H.

Naljor: Thánh, cao đồ (saint, adept). Người thánh thiện (holymen)đđđ

Namarupa : Danh sắc (nhân duyên thứ tư, name and bodiness).

Namơ : Nam mô (Nam vô), do Namah (B.Phạn), Namơ (Nam Phạn). Pháp :   Véné-ration à…,

Anh: Respect to… có nghĩa: qui mạng, qui y, chí tâm đănh lễ, chí tâm hướng về.

Nānak Dev (1469-1538) : Nhà sáng lập đạo Sikh (Sikhism).

Narayana : Đấng Chưởng Quản Thế Gian. Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta. Biểu lộ bản sơ của nguyên sinh khí.

Narjol : Thánh (Saint).

Nāstika : Kẻ bài bác h́nh tượng (iconoclast).

Nature is conquered by obedience: Thiên nhiên bị chinh phục bằng cách tuân theo nó.

Natura non facit saltum : Thiên nhiên không tiến bằng cách nhảy vọt (Nature does not proceed by leaps).

Nature : Thiên nhiên. Tạo Hóa. Bản chất.

  .  Astral/ Desire/ Emotional nature : Bản chất cảm dục.

  . Higher nature : Chân Ngă.

  . Lower nature / Physical nature/ Form nature : Phàm ngă.

  .   Mental nature : Hạ trí.

Nature spirit / Natural elementals : Tinh linh thiên nhiên, thường gọi là Tinh linh ngũ hành. Gồm có Tinh linh của đất (gnomes), của nước (undines), của không khí (sylphs), của lửa (sala-manders) và của dĩ thái (pixies).

Nazism: Chủ nghĩa Quốc Xă.

Nebula (số nhiều : Nebulae) : Tinh vân (xưa kia gọi là vũ trụ chất : world stuff).

Necromancy : Thuật gọi hồn.

Negation : Trạng thái tịch diệt.

Neither world : Âm phủ, thế giới bên kia (Pâtāla).

Nemesis : Quả báo.

Neophyte : Tân đệ tử, đệ tử sơ cơ (beginner).

Nephesh: Loài sinh linh, vật sống.

Neptune : Thủy thần (god of water). Hải Vương Tinh.

Nerve ganglia : Hạch thần kinh (h́nh bóng của bí huyệt sinh lực).

Nervous force : Thần kinh lực (tức Prana).

New Teatament : Kinh Tân Ước (gồm bốn sách Phúc Âm (Evangiles), Công Vụ Các Sứ Đồ (Actes des Apôtres), Thư của các Sứ Đồ (les Epitres), Sách Khải Huyền (Apoca-lypse) được viết bằng tiếng Hy Lạp; vào thế kỷ thứ VI, được thánh Jerôme dịch sang tiếng Latin và trở thành bản dịch chính thức của giáo hội Tây Phương. Được gọi là Tân Ước là do Chúa Jesus đă xuất hiện để lập giao ước mới giữa Thiên Chúa với nhân loại để bổ túc cho giao ước cũ.

Nidâna : Nguyên nhân tối cao. Nhân duyên, Duyên (do lục thức nương vào lục trần để tạo ra).

  .  Twelve nidanas : Thập nhị nhân duyên (Pratityasamuât- pada, Bắc Phạn; Paticcasa- muppadâ, Nam Phạn), gồm 12 nguyên nhân liên kết nhau chặt chẽ làm cho con người phải chịu luân hồi. Mười hai nguyên nhân : 1) Vô minh.   2) Hành. 3) Thức. 4) Danh sắc. 5) Lục nhập. 6) Xúc.     7) Thọ. 8) Ái dục. 9) Thủ.   10) Hữu. 11) Sanh. 12) Lăo, tử.

Night of Brahma : Đêm của Brahma, c̣n gọi là Pralaya, dài bằng ngày của Brahma.

Nihil : Hư vô (Nothingness). Nihil là trạng thái không biểu lộ được của Tinh Thần v́ thiếu Vật chất.

Nihilism: Chủ nghĩa hư vô.

Nijama : Qui tắc, thanh qui, đạo qui (rules).

Nirdha (Bắc Phạn)/ Nirodha (Nam Phạn): Diệt đế (Destruction, phương pháp diệt khổ: từ bỏ ham muốn).

Nirmanakaya : Ứng Thân hay Đấng Đại Định thiêng liêng (đă được điểm đạo 6 và 7, từ khước Niết Bàn, chọn cuộc sống hy sinh giúp nhân loại).

Nirmathana : Lửa do ma sát.

Nirodha : Ư thức tự chủ (việc nhận biết đối tượng và việc tức khắc kiềm chế được chất trí đáp ứng [responsive chitta] xảy ra như tia chớp).

Nirvana (Nir: ra khỏi; vana: rừng, ra khỏi rừng mê tối, phiền năo): Trạng thái Niết Bàn (đi vào các lĩnh vực mới của kinh nghiệm tâm linh và phát triển thiêng liêng không thể hiểu được ngay cả đối với đệ tử điểm đạo cấp 3).

Nirvanee/ Nirvani : Đấng Nhập Niết Bàn.

Nirvanic plane / Atmic plane: Cơi Niết Bàn.

Nivritti Mârga : Con đường phản bổn hoàn nguyên (way of return).

Noah (Pháp: Noé): Ông Nô-Ê (Một vị tộc trưởng theo Thánh kinh Cựu Ước, tuân theo lệnh Đức Chúa Trời, ông đóng bè để chở gia đ́nh và đem mỗi loài thú một cặp lên bè để tránh nạn Đại Hồng Thủy, nhờ đó, sau khi hết lụt, con người và loài vật mới sinh sôi trở lại).

No being: Phi hữu.

Noble Middle Path / Noble Eightfold Path : Trung Đạo, Bát Chánh Đạo.

  .   Right aspiration : Chánh niệm (samyak-snoti, Bắc Phạn; samma- sati, Nam Phạn): cách hành đạo thứ bảy trong Bát chánh đạo: nhớ, nghĩ về chính pháp, gạt bỏ mọi tà niệm như tham, sân, si.

  .   Right conduct : Chánh nghiệp (Samyak - karmanta, B.Phạn; Samma - kammanta, N.Phạn) : Cách hành đạo thứ tư trong Bát chánh đạo: dùng tay chân làm việc lợi ích cho ḿnh và cho chúng sanh; tránh sát sinh, trộm cắp, không phá hại gia cang người khác, thường phóng sinh, bố thí, giúp đỡ tha nhân, truyền bá đạo pháp...

  .   Right effort : Chánh tinh tấn (samyak - vyayama (B.Phạn; samma vayama, N.Phạn): Cách hành đạo thứ sáu trong Bát chánh đạo: siêng năng, dũng mănh để tránh làm ác, cố gắng làm điều thiện (chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành).

  .   Right mode of living/ Right living : Chánh mạng (samyak- ajiva, B.Ph; samma vajiva, N.Ph): Cách hành đạo thứ năm trong Bát chánh đạo: sống bằng nghề nghiệp chân chính, không tổn hại cho bất cứ sinh vật nào, do đó, tránh nghề đồ tễ, hàng thịt, nghề chài lưới và nghề bán rượu. Thương gia nên kiếm lời vừa phải, không lừa gạt người mua bằng lời quảng cáo giả dối, bác sĩ, luật sư phải có lương tâm chức nghiệp.

  .   Right rapture or true happiness : Chánh định (samyak samadhi, B.Phạn; samma samadhi, N.Phạn): Cách hành đạo thứ tám trong Bát chánh đạo thiền định chân chính. Ngoài việc thiền định hằng ngày ra, cần phải tập có các tư tưởng cao siêu, để khi nào trí óc không bị bận rộn với công việc hằng ngày th́ trí nghĩ ngay đến điều cao siêu tốt lành, nhờ thế, hành giả sẽ thu hút lại gần ḿnh các phần tử tiến hóa nhất của cơi vô h́nh, và lúc nào cũng được bao phủ trong bầu khí tốt lành, thánh thiện.

  .   Right speech : Chánh ngữ (samyak-vaca, B.Phạn; samma vaca, N.Phạn): Cách hành đạo thứ ba trong Bát chánh đạo: lời nói chân chính, gồm 2 phần: chỉ nói điều tốt lành của kẻ khác; nói đúng sự thật bằng những lời dịu dàng khả ái để tránh khẩu nghiệp.

  .   Right thought / Right thinking : Chánh tư duy (samyak- samkalpa, B.Phạn; samma sankappa, N.Phạn): Cách hành đạo thứ hai trong Bát chánh đạo: tư tưởng chân chính, gồm việc nghĩ tưởng những điều tốt lành và nghĩ về sự thật mà thôi. Nghĩ đến điều tốt lành của người nào là giúp tăng thêm khía cạnh tốt lành của người đó.

  .   Right understanding / Right values : Chánh kiến, chánh tín (samyak-droti, B.Phạn; samma ditthi, N.Phạn): Cách hành đạo thứ nhất trong Bát chánh đạo: tin tưởng chân chính, tức là tin vào ba điều: (1) Con người đạt tới toàn thiện bằng cách sống thánh thiện; (2) Muốn tới mức toàn thiện phải trải qua nhiều kiếp luân hồi; (3) Có một luật công b́nh bất di bất dịch cai quản mọi việc trên thế gian.

Nominalism : Thuyết Duy Danh (chỉ có cái vỏ nơi danh từ).

Non-attachment : Tính dứt bỏ, đoạn tuyệt, vô sở trụ, sự không khao khát (thirstless- ness). Dispassion.

Non-Being: Vô Thực Tại, Bất Tại, Phi hữu thể (Asat, non-be-ness). Vô Hữu. Absolyte Being (Thực Thể Tuyệt Đối).

Non-Dualistic : Phi – nhị -nguyên (A-Dwaita)

Non-Ego : Phi Ngă, Vô Ngă.

Non-Existence : Trạng thái không có sự sống.

Non-polarised : Chưa trụ, chưa an trụ.

Non-Reality : Phi thực tại.

Nonentity: Phi thực thể. Không có thực.

Non-self: Phi Ngă.

Non-wisdom : Vô minh.

Northern Buddhism : Phật giáo Đại Thừa hay Phật giáo Bắc Tông (truyền sang phía Bắc Ấn Độ).

Nosce te ipsum: Hăy tự biết ḿnh

Not action : Vô hành (Na samskara).

Not annihilated : Bất diệt.

Not born : Bất sinh.

Not colour : Vô sắc (Na rupam).

Not dirty : Bất cấu (không dơ).

Not empty : Bất hư.

Not-I : Phi ngă.

Not knowledge : Vô thức (Na vignani).

Not perception : Vô thọ (Na vedana).

Not pure : Bất tịnh (chẳng sạch).

Not-self : Phi ngă, phàm ngă.

Not-spirit : Phi Tinh thần.

Not thought: Vô tưởng (Na sangna).

Not to be : Vô hữu.

Nothing : Hư vô, hư không, xung hư.

Nothing comes from nothing: Ex nihilo nihil fit: Không ǵ đến từ hư vô.

Nothingness : Thái Hư (Void).

Nought was : Hư Không Tồn Tại.

Noumenon (số nhiều: Nou- mena) : Thực Tượng, Tự Thể (chính là vật chứ không phải hiện tượng của vật), Bản Thể.

Nous (Hy Lạp) : Thể Trí đích thực (real mind). Chân Trí (Mahat, Mind).

Novice : Người sơ tu, người xuất gia tu theo Phật giáo lúc c̣n dưới 20 tuổi, Sa di.

 

 

 

 O

 


 

Ob : Luồng tà khí trong cảm dục quang.

Object : Khách thể, ngoại cảnh, cảnh. Đối tượng.

Objective plane : Cơi biểu lộ, cơi hồng trần.

Objective sheath / Objective shape: H́nh hài ngoại cảnh. H́nh hài đă biểu lộ.

Objective subjectivity : Trạng thái nội tâm ngoại cảnh.

Objective universe: Vũ trụ biểu lộ.

Objectivity : Ngoại cảnh. Biểu hiện ra ngoại cảnh, tức là biểu lộ (manifestation).

Objectless : Vô đối tượng.

Obscuration : Qui nguyên, triều nguyên (Pralaya).

Observer : Chủ thể quan sát.

Obsession : Ám, nhập xác.

  .   Divine obsession : Truyền cảm thiêng liêng (divine inspiration).

Occult : Huyền linh.

Occultism : Huyền học, Huyền linh học (tiệm giáo). (Nghiên cứu về nguồn gốc và tác dụng của lực, về việc vận dụng năng lượng, về nguyên nhân và diễn tiến của các hiện tượng).

Ocult student : Môn sinh huyền linh học.

Occult work : Huyền linh thuật.

Occultist : Nhà huyền linh học (white magician).

Od: một trạng thái của vũ trụ chất, của chuyển động (motion), của lực v..v..

Odic chord / Magnetic chord:  Tuyến từ điển.

Offshoot: Giống dân phụ (sub-race).

Ogdoad : Bát nguyên.

Old Testament: Kinh Cựu Ước (gồm có Pentateuch, Prophet, Hagiographe, được viết bằng tiếng Hebrew vào thế kỷ I trước T.C., nói về tôn giáo, lịch sử, giáo dục và phong tục của dân tộc Juif, đến thế kỷ thứ IV, được Thánh Jerôme dịch sang tiếng Latin. Được gọi là Cựu Ước v́ là giao ước cũ được thành lập giữa Thiên Chúa với Moses [Moise] trong Do Thái giáo).

O.M : Âm thanh của trạng thái thứ hai, linh hồn.

Omnipotence / All-power : Toàn năng.

Omnipresence : Toàn hiện (vô sở bất tại). Ubiquity.

Omniscience / All knowledge : Toàn tri, Lậu tận thông (biết được thực tướng của sự vật).

Omniscient wisdom : Minh triết toàn tri.

One About Whom Naught May Be Said : Đấng Bất Khả Tư Nghị, Vũ Trụ Thượng Đế.

One in Whom we live and move and have our being : Đấng mà trong Ngài, chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn (tức Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta).

One Initiator : Đấng Điểm Đạo Độc Tôn (một thánh danh khác của Đức Sanat Kumara).

Oneness : Sự đơn nhất.

One-pointedness : Nhất tâm.

One Reality : Thực Tại Duy Nhất (tức là năng lượng).

One Self : Bản Ngă Duy Nhất.

One secondless : Độc nhất vô nhị.

Onlooker : Đấng Quan Pḥng. Kẻ bàng quan, quan sát viên.

Ontology : Bản thể học (một ngành của siêu h́nh học, luận về bản chất của sự hiện hữu).

Oomancy : Khoa bói bằng trứng.

Ophite : Thờ rắn.

Opposite : Đối cực.

  .   Two primary opposites : Hai đối cực nguyên sơ (tâm thức và vật chất).

Oracle : Sấm ngôn.

Order : Đẳng cấp, Huyền giai.

Ordinances of Manu : Luật Bàn Cổ.

Organism: Cơ cấu của xác thân.

Original sin / Fall: Tội tổ tông, nguyên tội (tội do Adam và Eva phạm lần đầu trong vườn Địa Đàng).

Original Spirit : Tinh Thần Nguyên Thủy (tức Sự Sống).

Ormuzd : Ahura-Mazda.

Orthodox Church / Easter Orthodox Church / Easter Church : Chính Thống giáo hay Giáo hội Cơ Đốc Đông phương, tách ra khỏi Giáo Hội La Mă từ năm 1054, nhưng vẫn trung thành với giáo lư được xác định bởi Cộng Đồng (Council) Chalcédoine năm 451. Giáo Hội này do Đức Thượng Phụ (Patrianch) ở Constantinople lănh đạo, bao gồm Giáo Hội Nga, Hy Lạp và Romania. Số tín đồ 218.427.000 người (Almanac 2007).

Orisis : Nam thần của Cổ Ai Cập, chồng của nữ thần Isis, cha của thần thái dương Horus.

Ouija board : Bàn cơ bút.

Outbreathed life : Sự Sống nhập thế.

Outbreathing the of God: Ngoại Linh Khí của Thượng Đế, tức là Hợp Aâm Sáng Tạo Vũ Trụ (Universal Creative Chord).

Outpoured life: Sự Sống tuôn ra (tức Chân Thần).

Outpouring : Luồng phân thân.

Overshadow : Ứng linh, Linh trợ.

Oversoul : Đại Hồn.

Overtone : Họa âm.

 

 

 

 

 P

 
 

 

Padma : Hoa sen (lotus).

Padma asana : Liên hoa tọa thế.

Paganism : Tà giáo.

Pain / Ill : Khổ đế (Duhkha- aryasatya, Chân lư về cái khổ).

Pair of opposite : Cặp đối hợp.

Pali : Nam Phạn ngữ (thứ tiếng thiếu văn phạm, không tế nhị bằng tiếng Sanscrit, thường được phái Tiểu Thừa, hay Nam Tông, dùng để viết kinh sách Phật giáo).

Palm-leaves : Lá bối, lá buông, lá cọ. Sala (B.Phạn).

Pancalism (do từ nguyên Hy Lạp “pan”: toàn thể; “calon”: đẹp) : 1.- Thuyết Duy Mỹ, một thuyết của Baldwin, cho rằng chỉ có cái đẹp mới là quy luật tuyệt đối phải theo để đánh giá các vật.

2.- Thuyết chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật, c̣n viết là : Aetheticism.

Panorama : Hồi quan phản chiếu (memory projection).

Pansila / Pança Sila (B.P.) Ngũ giới. Năm giới cấm mà người tu tại gia theo đạo Phật nên tuân theo:

1. Không sát sinh (tương đồng với Nhân của Đạo Nho).

2. Không trộm cắp (tương đồng với Nghĩa của đạo Nho).

3. Không tà dâm (tương đồng với Lễ của đạo Nho).

4. Không nói láo (tương đồng với Tín của đạo Nho).

5. Không uống rượu (tương đồng với Trí của đạo Nho).

Pantheism : Thuyết Phiếm Thần. Đưa ra các điểm:

  1) Thế giới và Thượng Đế là một: vạn vật nhất thể.

  2) Hoặc chỉ một ḿnh Thượng Đế có thực, c̣n thế giới lưu xuất từ Thượng Đế, cùng một bản thể với Thượng Đế (thuyết của Spinoza).

  3) Hoặc chỉ có thế giới là thực, c̣n Thượng Đế  là  tổng số các vật cộng lại (thuyết của Holbach, của Diderot).

  Điểm số (2) c̣n gọi là Phiếm Thần lưu xuất (Panthéisme emanatiste).

Pantheon : Đền thờ Phiếm Thần.

Para: Dứt bỏ, xả ly cao (higher vairagya).

Parabrahman : Bản Thể Tối Thiêng Liêng, Đại Ngă Tối Cao, Tối Thượng Brahman (Supreme Brahman). Sự Sống Độc Nhất Vô Nhị (ONE LIFE).

Paramahamsa : Siêu ngă (beyond the “I”).

Paramapada : Cơi cực lạc (của người đă giải thoát).

Paramartha : Chân lư Tối cao, Thực Thể Tuyệt Đối (Absolute Being). Hiện tồn tuyệt đối (Absolute existence)

Paramārthasatya : Chân Lư Tuyệt Đối (Absolute Truth), Thắng Nghĩa Đế, Không Luận.

Paramatma : Tinh thần Vũ trụ (Universal Spirit).

Parâmita (Paraâ: bờ bên kia, Mita: đến): Đáo bĩ ngạn (đến bờ bên kia của biển khổ).

  .   Six Parâmitas : Lục độ, sáu ba-la-mật (Lục: sáu; độ [ba-la-mật, Parâmitas]: chở bằng đ̣, nghĩa bóng: phương tiện đưa đến bờ bên kia của biển khổ).

  Lục độ: sáu hạnh siêu việt (six transcendental virtues) đưa con người đến chỗ giải thoát, gồm có:

  1) Bố thí (dâna; give alms), để diệt trừ tính tham lam, ích kỷ. Dâna-paramita.

  2) Tŕ giới (sila; keep prohibitions), tuân giữ giới luật để không sinh ra tam- nghiệp từ thân, khẩu, ư. Sila-paramita.

  3) Nhẫn nhục (kshānti; patience), kiên nhẫn chịu đựng để diệt trừ ḷng sân hận. Kshānti-paramita

  4) Tinh tấn (Virya; endea- vour/effort), siêng năng, cần mẫn học hỏi để làm điều lành, sáng suốt tránh mọi điều ác. Vïrya-paramita.

  5) Thiền định (Dhyana- samadhi; meditation). Thiền: suy xét, nghiền ngẫm về  đạo lư; định: đưa tâm vào một cảnh cố định, không c̣n phân tán, lay động. Nhờ thực hành hạnh này, tâm trí ngày càng trở nên sáng suốt, đưa tới trí huệ. Dhyana-paramita.

  6) Trí huệ (Prajnâ, capacity of perception). Trí: chiếu thấy; huệ: sáng suốt, hiểu rơ. Nhờ trí huệ mới chấm dứt được mê muội, đưa tới chỗ giải thoát. Prajnâ-paramita.

  Lục độ là một trong các phương pháp để đi trên Thánh Đạo.

     Ngoài 6 ba-la-mật trên, bậc Bồ Tát c̣n có thêm 4 ba-la-mật nữa:

 7) Phương tiện xảo ba-la-mật (Upaya - paramita).

 8) Nguyện ba-la-mật (Pranidana - paramita).

 9) Lực ba-la-mật (Bala - paramita).

 10) Trí ba-la-mật (Jnâna – paramita)

Paranirvanic plane / Anupa -daka : Cơi Đại Niết Bàn.

Paranishpanna : Hoàn thiện tuyệt đối (Absolute perfec- tion).

Parashakti : Quyền năng tối cao (Quyền năng của ánh sáng và nhiệt).

Parikamma : Lănh đạm trước kết quả của hành động.

Parivrajaka : Kẻ đi ta bà (wanderer, đệ tử được điểm đạo lần một). Du tăng.

Parsee / Parsis : Tín đồ Bái Hỏa giáo.

Parseeism / Zoroastrianism : Bái Hỏa giáo.

Parsvika / Parçva: Hiếp-Tôn-Giả, Tổ thứ 10 của Thiền Tông Ấn Độ.

Pass the word : Truyền tâm ấn.

Passion : Thị dục, đam mê.

Passionless : Vô dục.

Pātāla : Vùng địa ngục.

Patanjali: Học giả và nhà ngữ pháp Ấn Độ, sống vào hậu bán thế kỷ II sau T.C., tác giả bộ Đại Luận Mahabhashya (Great Commentary). Ông cũng được các học giả Ấn xem như là nhà sáng lập hệ thống Yoga và tác giả của Yogasutras, nhưng có một số học giả khác tin rằng hiền giả về yoga là một người khác, sống vào thế kỷ V sau T.C.. Patanjali là một avatar.

Path : Đạo đế (Mârga, Chân lư về con đường đưa đến diệt khổ).

Path of Holiness : Thánh Đạo (tức Con Đường Điểm Đạo).

Path of Outgoing : Con đường ly nguyên (giáng hạ tiến hóa).

Path of Probation : Con đường đệ tử dự bị.

Path of Purification : Con đường thanh luyện.

Path of Return : Con đường qui nguyên, Con đường phản bổn hoàn nguyên (thăng thượng tiến hóa).

Patience : Nhẫn (kshānti).

Patriarch : Tộc trưởng. Giáo trưởng. Thượng Phụ (của Chính Thống giáo). Tổ Sư (bên Phật giáo)

Pattern : Kiểu mẫu, nguyên h́nh.

Paul : Một vị Thánh của Thiên Chúa giáo được điểm đạo cao, tiền thân của Chân Sư Hilarion.

Pavaka : Lửa trời (fire of the firmanent), lửa điện (electric fire), vaidyuta.

Pavamana : Lửa do ma sát, Nirmathya.

Pavana / Vaya : Đại Thiên Thần chủ quản về phong.

Pentateuch : Ngũ Kinh Cựu Ước.

Perceiver : Chủ thể tri giác

Perception : Tri giác. Nhận thức. Thọ uẩn (Vedana).

  .  True perception : Tri giác thuần túy (đồng nghĩa với nhăn thông tinh thần, spiritual vision).

Peridiocity : Tuần hoàn.

Periode : Chu kỳ.

Peripateticism : Chủ nghĩa Tiêu Dao. Trường phái Tiêu Dao (do Aristotle khai mở).

Permanent atom : Vi tử thường tồn.

Person : Ngôi.

Personal Deity : Thượng Đế hữu ngă (Ishvara). Thượng Đế ngoại vũ trụ bất toàn (imperfect extra-cosmic God).

Personal Ego / Personal Self: Phàm ngă. Personal vehicle.

Personality : Phàm ngă (lower self). Cá tính.

Personality detachment : Ly thế của phàm phu (ĺa trược t́m thanh).

Petal : Cánh hoa. Trung tâm năng lượng.

Pharaoh (Pháp : Pharaon): Danh xưng dùng để gọi các vua Ai Cập xưa kia (có nghĩa là “người ở trong nhà đẹp”).

Phenomenalism : Hiện tượng thuyết (Thuyết chủ trương chỉ có hiện tượng chứ không có chính vật, hay là chỉ biết được hiện tượng của vật chứ không biết được chính vật, thí dụ thuyết của Kant).

Phenomenon (số nhiều: phenomena): Hiện tượng (sự kết hợp của khách thể và chủ thể, tạo ra đối tượng của giác quan, tức hiện tượng).

Philaletheian : Người yêu chân lư (lover of truth).

Philogiston : Nhiên tố (chất cháy).

Philosopher’s stone : Ḥn đá của  triết gia, điểm kim thạch, đá tạo vàng. C̣n được gọi là “Bột phóng chiếu” (Powder of Projection). Đó là Magnum Opus (kiệt tác) của các nhà luyện kim đan, một mục đích mà họ muốn đạt đến bằng mọi giá, một chất liệu có năng lực chuyển hóa các kim loại thường thành vàng ṛng. Tuy nhiên, về mặt huyền bí, điểm kim thạch tượng trưng cho sự chuyển hóa bản chất thấp kém của con người thành bản chất thiêng liêng cao quư.

Philosophy: Triết học (Triết: chẻ, chia, tách ra, cắt nhỏ ra từ một khối nguyên). Triết lư.

1. Theo định nghĩa thông thường, triết học là môn học phân tích  một sự vật ra thành từng phần để nghiênâ cứu, t́m ṭi đến cái lư tận cùng của sự vật đó.

2. Theo Aristotle, triết học là môn học nghiên cứu chính bản thân hữu thể, nghiên cứu bằng cách t́m hiểu đến tận nguyên nhân.

3. Theo Descartes và Kant, triết học là môn học nghiên cứu về nhận thức của con người, về giá trị của nó.

4. Theo Khổng Tử, triết học là môn học nghiên cứu về nguyên lư của vũ trụ và của nhân sinh.

  Triết lư: Cái lư lẽ sâu xa tận cùng của sự vật.

Physical body : Thể xác (gồm nhục thân và thể dĩ thái).

  . Dense physical body : Nhục thân.

Physical man : Người có xác thân (giống dân Lemurian, khác với người chỉ có thể dĩ thái trước đó). Phàm nhân.

Physical philosophy : Triết lư hữu h́nh.

Physical plane / objective plane : Cơi hồng trần.

Picture making faculty : Năng lực h́nh dung.

Pingala : Hữu / Dương hỏa kỳ kinh.

Pisachas : Quỉ (ghost), có hai nguyên khí.

Piscean Age : Kỷ nguyên Song Ngư.

Pisces (Fishes): Song Ngư (19/2-20/3).

Pistis: Đức tin chân chính (real faith).

Pitaras / Pitris :Tổ phụ (Fathers).

Pixis : Một loại tinh linh dĩ thái.

Plan : Kế hoạch. Thiên Cơ.

Planchette pencil : Cơ bút, giáng bút.

Plane: cơi, cơi giới, cảnh giới.

   . Adi / Adi plane / Archetypal plane / Maha-paranirvanic plane: Cơi Tối Đại Niết Bàn, Cơi Nguyên H́nh (cơi thứ nhất của Thái Dương Hệ chúng ta). Cơi thiêng liêng (Divine plane).

   . Anupadaka / Monadic plane / Paranirvanic plane / Plane of Divine Manifes-tation: Cơi Đại Niết Bàn, Cơi Chân Thần (cơi thứ nh́).

   . Atmic plane / Nirvanic plane / Spiritual plane: Cơi Niết Bàn, cơi của Atma, cơi tinh thần (cơi thứ ba).

   . Buddhic plane / Intuitio-nal plane: Cơi Bồ Đề, cơi trực giác (cơi thứ tư).

   . Manasic plane / Mental plane: cơi trí (cơi thứ năm).

   . Astral plane / Desire plane / Emotional plane / Plane of illusion: cơi t́nh cảm, cơi dục vọng, cơi cảm dục, cơi ảo tưởng (cơi thứ sáu).

   . Physical plane / Objective plane: cơi trần, cơi hồng trần, cơi vật chất (cơi thứ bảy).

Plane of Divine Manifes-tation : Cơi Biểu lộ Thiêng liêng, Cơi Anupadaka.

Plane of illusion : Cơi huyễn tưởng, cơi cảm dục.

Planetary Logos : Hành Tinh Thượng Đế.

Planetary Period : Chu kỳ hành tinh.

Planetary Spirit: Một danh xưng dành cho Thượng Đế của hành tinh chúng ta.

Planetary system : Hành tinh hệ.

Plato (Pháp: Platon, 427?- 348/347 trước T.C.): Triết gia Hy Lạp, môn đồ của Socrates, thầy của Aristotle (Aristote), tác giả sách Timaeus giảng về vũ trụ và lục địa Atlantis thất tung. Vốn là đệ tử được điểm đạo, ông cũng được xem như là người của cuộc tuần hoàn 5 (fifth rounder). Plato là một Đấng Hóa Thân.

Pleiades : Sao Rua, cḥm sao cách địa cầu lối 350 năm ánh sáng, gồm khoảng 150 sao..

Plenum : Thái Cực.

Pleroma : Linh hồn vũ trụ.

Plexus (số nhiều: Plexi): Bí huyệt sinh lực (trung tâm lớn phân phối prana, lotus).

Plotinus (Pháp: Plotin, 205?- 270): Triết gia theo phái tân Platon, gốc La mă, sinh ở Ai Cập, theo học với Ammonius Saccas ở Alexandria.

Plutarch (46? – 120? Tr. T.C.) nhà nghiên cứu tiểu sử và triết gia Hy Lạp giải thích về “nguyên nhân của biểu lộ” (Xem mục từ này ở phần I).

Pneuma : Thần khí (breath), Tinh thần (spirit).

Polarisation : Sự an trụ.

Polarize / Focus / Dwell Centre himself : Trụ vào, tập trung vào.

Pope : Giáo Hoàng (Người lănh đạo Giáo Hội Thiên Chúa La Mă).

Polytheism : Thuyết đa thần.

Poseidonis : Đảo, vết tích của châu Atlantis bị nhận ch́m.

Positivism : Thuyết Thực Nghiệm, chủ nghĩa Duy Thực Nghiệm (Thuyết của Auguste Comte, chủ trương rằng cái ǵ có thể thí nghiệm được mới có thực, và chỉ có thực nghiệm mới giúp ta t́m được chân lư).

Possession : Ám, nhập xác.

Possessor of wisdom : Người có minh triết.

Prabhapala : Hộ Minh Bồ Tát (tiền thân của Phật Thích Ca).

Pradhāna : Nhất nguyên khí. Trạng thái hiện tồn thuần túy tinh thần. Vật chất kết hợp với tinh thần chưa biến phân, vật chất chưa phân hóa (undifferentiate matter).

Prajnatara / Prajnatra: Bát Nhă Đa La, Tổ thứ 27 của Thiền Tông Ấn Độ.

Prajapatis : Hành Tinh Thượng Đế.

Prajna / Pragna : Bát nhă, trí huệ, khả năng nhận thức (capacity of perception).

Prajna Paramita: Trí huệ tối cao. Trí huệ đưa tới hoàn thiện. Minh triết đưa tới bờ bên kia (bát nhă ba la mật đa).

Prakamya: Quyền năng ư chí (will power) Minh triết riêng của các Đấng Dhyan Chohans.

Prakriti : Vật chất. Thiên nhiên (Nature). Vật chất đă biểu lộ (Manifested sub-stance)

  . Seven prakriti  : Thất  đại.

Pralaya : Chu kỳ qui nguyên. Việc triệt thoái sự sống ra khỏi thể dĩ thái. Sự tan ră của vật hữu h́nh (Dissolution or rest).

Prana : Thần kinh lực. Sinh lực hành tinh. Lưu chất dĩ thái sinh lực. Prana là sự sống được chuyên biệt hóa để làm nơi nương tựa cho xác thân.

Pranamayakasha : Thể sinh lực.

Pranava: Thánh ngữ AUM (hay OM).

Pranayama : Thuật điều khí, chuyển khí (kiểm soát sinh lực đúng đắn). Breathing exercises.

Pranic current : Ḍng sinh khí (life-breath).

Pranic energy : Năng lượng sinh khí, sinh lực (vitality).

Pranidhana: Nguyện Ba La Mật, prayer or vow.

Prapti : Tri ḥa thức.

Prarabdha karma : Hiện nghiệp.

Pratyag-Atma : Nội ngă (Inner self).

Pratyahara : Hoàn toàn kiềm chế các giác quan. Hườn hư, trừu xuất (Abstraction, withdrawal).

Pratyeka Buddha : Độc Giác Phật, Bích Chi Phật. Sở dĩ được gọi là Độc Giác Phật là v́ các vị này ra đời lúc chưa có Phật Như Lai, nên tự tu tập lấy để giác ngộ rồi nhập Niết Bàn.

Pravitri / Pravritti Mârga : Con đường ly nguyên (way of forth going).

Precipitation : Sự phóng hiện, lắng đọng.

Precosmic : Tiền vũ trụ, tiên thiên.

Predestination : Tiền định.

Predestinationism : Thuyết Tiền Định. (Thuyết cho rằng Thượng Đế đă ấn định sẵn số phận cho từng người, kể cả số phận phải ở trong hỏa ngục).

Predifferentiation : Tiền biến phân.

Pre-existing material : Vật liệu tiên thiên.

Pregenetic matter : Nhất  nguyên khí (Primordial stuff).

Pre-matter: Tiền vật chất (chất liệu nguyên thủy và thuần túy đồng nhất).

Presence : Bản Lai Diện Mục. Tinh thần. Chân Thần. Linh ngă. Thượng Đế Nội Tại. Như Lai (tức Thật Tướng, Phật tính).

Preserver : Đấng Bảo Tồn.

Preta (Bắc Phạn): Người chếât chưa siêu thoát (nhân hồn chưa vào trạng thái Devachan). Ngạ quỉ (hungry demons, quỉ đói).

Pretaloka : Trú sở của các Pretas.

Priest : Vị tư tế, tế sư.

Priest-king: Thánh Vương.

Prima materia : Vật chất nguyên thủy (Primordial matter).

Primordial substance / Pri- mordial stuff / Root substance / Root of all /Root matter : Chất liệu nguyên thủy. (Pregenetic matter). Pradhana. Nhất nguyên khí.

Prince of Darkness: Diêm Vương.

Principle : Nguyên khí (cách để biểu lộ sự sống). Bản nguyên thiêng liêng.

Prisoners of the planet : Tù nhân của hành tinh (tất cả các sự sống dưới nhân loại).

Prithivitattva : Chất liệu vi tử cơi trần (tương ứng với đất, earth), thổ đại, hành thổ.

Probationer : Đệ tử dự bị.

Proclus (Proculus, 410?412 - 485): Triết gia Hy Lạp thuộc trường phái Tân Plato, tiền thân của Chân Sư Saint Germain.

Prodigal son : Đứa con đi hoang (tức linh hồn).

Protestant : Tín đồ đạo Tin Lành.

Protestantism : Đạo Tin Lành (Tách riêng khỏi Giáo Hội Thiên Chúa La Mă, hợp với các nguyên tắc của Phong Trào Cải Cách Tôn giáo ở Âu Châu vào thế kỷ XVI). Đạo Tin Lành hay Cơ Đốc Tân giáo gồm các nhánh chính sau:

  1) Lutheranism (Đức và các nước Scandinavia.

  2) Calvinism (Pháp, Thụy Sĩ, Ḥa Lan, Tô Cách Lan, Mỹ).

  3) Anglicanism hay Anh giáo (Vương quốc Anh).

  Số tín đồ Tin Lành trên thế giới hiện có khoảng 369.848.000 người (Almanac 2007).

Protogonos : Ánh sáng nguyên thủy (first-born light).

Protologoi : Tiền thân Thượng Đế.

Protyle : Nguyên h́nh chất, vật chất nguyên thủy (Thời Aryan, nó được gọi là Prakriti hay Nature. Có tất cả bảy Protyles phân hóa thành elements).

Providence : Thượng Đế. Ư trời, Mệnh Trời. Thiên hựu (sự giúp đỡ của Trời, God’s providence).

Pseudo-love : Ngụy bác ái.

Psyche : Tâm hay linh hồn. Sinh hồn (animal, terrestrial soul); hạ trí (lower manas).

Psychic : Thông linh.

Psychic current : Kinh mạch.

Psychic force : Tâm thông lực.

Psychic nature: Bản chất thông linh (tức là kama-manas).

Psychic plane : Cơi tâm thông, cơi cảm dục.

Psychism : Tâm thông thuật, thông linh thuật.

Psychoanalysis: Tâm-phân-học (thường được dịch không mấy chính xác là “phân-tâm-học”) một môn học do nhà thần kinh học người Aùo là Sigmund Freud (đọc là froit hay froid, xem thêm mục từ này) đặt ra.

Psychometry : Trắc tâm thuật.

Punyayasas / Punyagaça: Phú Na Dạ Xa, Tổ thứ 11 của Thiền Tông Ấn Độ.

Pure intellect : Trí tuệ thuần tuư, thượng trí (higher manas).

Pure reason : Lư trí thuần túy (hay trực giác).

Purgatory : Luyện ngục (tức kama-loka).

Purification : Thanh khiết, khiết bạch. Sự thanh luyện (Refinement).

  .  Internal and external purification : Tâm thân khiết bạch.

Puritanism : Thanh giáo. (Một phái Tin Lành nổi lên bên Anh năm 1558. Đặc điểm của giáo phái này là sống nghiêm khắc, giống như phái Khắc Kỷ của Zeno vào thế kỷ III trước T.C.. Đây là phản ứng chống lại lối sống phóng túng của thời đó.

Purpose: Thiên Ư (the Will of God).

Purusa / Purusha : Tinh thần. Linh hồn. Nguyên khí. Bản thểá Thiêng Liêng (Divine Essence)

Put away of desire : Diệt dục.

Pythagoras (Pháp ngữ: Pythagore 570-480 trước T.C.): Triết gia và là nhà toán học Hy Lạp, người đầu tiên giảng dạy Thuyết Luân Hồi Chuyển Kiếp (Metempsy chosis) ở Aâu Châu. Theo Ngài th́ kiếp sống trần gian (earthly life) chỉ là một giai đoạn thanh luyện (puri-fication) của linh hồn. Đức Pythagoras không có để lại một tác phẩm nào, tất cả các triết lư của Ngài đều do các môn đồ ghi lại truyền ra. (Trích Webster’s Biogra-phical Dictionary).

   Học sinh trung học biết đến Ngài qua Định Lư Pythagore: Trong một tam giác vuông góc, b́nh phương của cạnh huyền bằng tổng số b́nh phương của hai cạnh góc vuông.

 

  Theo giáo lư huyền môn, triết gia Pythagoras chính là một tiền thân của Chân Sư K.H.

Pythagoreans: Môn đồ của Pythagoras.

 

 

 

 

Text Box: Q

 

 Q

 


 

Quaker : Tín đồ phái Quaker (c̣n gọi là Giáo Hữu Hội, Society of Friends), một phong trào Thiên Chúa giáo, tôn thờ các nguyên tắc ḥa b́nh và tránh các nghi thức trịnh trọng hay giáo điều.

Quality : Phẩm đức, phẩm tính.

Quaternary : Tứ thể.

  .   Lower quaternary : Tứ hạ thể, gồm:

  1) Hạ trí.

  2) Thể t́nh cảm.

  3) Prana hay Nguyên sinh khí (Life Principle).

  4) Thể dĩ thái hay là phần cao nhất của thể xác nhị phân.

  .   Major quaternary : Tứ thể chính yếu của con người, gồm:

  1) Tinh thần.

  2) Linh hồn.

  3) Thể trí (mind).

  4) Năo bộ (brain).

Qu’ ran / Ku’ ran : Kinh Koran (Coran). Bộ kinh chính yếu  của  Hồi  giáo,  dài  114 chương, do một ḿnh Mahomet viết ra. Trừ chương đầu, các  chương sau đều là những lời của Allah hoặc Thánh Gabriel khải thị cho Mahomet và môn đồ, hoặc kẻ thù của ông.

  Về tín ngưỡng: Số phận của mỗi người đều được Thượng Đế định trước: hoặc xuống hỏa ngục, hoặc lên thiên đàng; mỗi thể xác và linh hồn sẽ được phục sinh vào ngày phán xét. Kẻ nào cự tuyệt lời kêu gọi của Mahomet, khi chết đi sẽ bị đày xuống địa ngục. Có 7 miền địa ngục tương ứng với các tội khác nhau. Kẻ ngoan đạo và tử trận v́ Allah sẽ được lên thiên đàng. Thiên đàng là khu vườn bao la, có suối trong, bóng mát. Ai vào được thiên đàng sẽ được mặc áo quần bằng gấm thêu, được đeo ngọc, có các thanh niên diện mạo đẹp đẽ hầu hạ, có cành cây đầy trái rũ xuống cho họ ăn, có suối sữa, suối mật và cả suối rượu. Người nào công minh chính trực, lúc c̣n ở cơi trần không được uống rượu th́ ở đây tha hồ uống mà không sợ say. Lại được ngắm các thiếu nữ đẹp như dạ lan và san hô, có da thịt bằng xạ hương, thân thể tuyệt mỹ, không có cái xấu xa, dơ dáy như da thịt loài người. Mỗi đàn ông đều được thưởng 72 nàng tiên như vậy.

  Về luân lư: Cấm chủ nợ cho vay mà lấy lời. Đánh thuế nặng người giàu để giúp kẻ nghèo. Chế độ nô lệ được xem là tự nhiên. Đàn bà phải tùy thuộc đàn ông về pháp luật. Đàn bà được coi là cái họa ghê gớm nhất cho đàn ông, đại đa số phụ nữ sẽ phải xuống địa ngục. Đàn bà không được nối ngôi vua, nhưng  gia  tài  được chia đều cho trai lẫn gái. Đàn ông Hồi giáo có thể cưới vợ Do Thái giáo  hoặc  Ki  Tô  giáo,  nhưng không được cưới vợ theo đa thần giáo. Độc thân là tội lỗi, c̣n hôn nhân làm vui ḷng Thượng Đế. Đàn ông được quyền có bốn vợ, nhưng không được lấy nàng hầu. Giống như kinh Talmud của Do Thái, kinh Koran cho phép chồng ly dị vợ dễ dàng, gần như lư do ǵ cũng được. Người vợ phải thừa nhận rằng chồng thông minh tài giỏi hơn ḿnh, do đó, phải phục tùng chồng, nếu phản kháng th́ chồng sẽ đánh bằng roi, c̣n người vợ nào làm vui ḷng chồng th́ khi chết sẽ được lên thiên đàng. Kinh Koran không bảo phải lấy đức báo oán, mà chủ trương “kẻ nào tấn công con th́ con tấn công lại …”

Quietism: Thuyết Tịch Tĩnh, Chủ Nghĩa Vô Vi. Do Molinos (1627- 1696), một tu sĩ và là thần bí gia Tây Ban Nha, đưa ra, chủ trương đời sống con người hoàn toàn do một sức ở ngoài chi phối, nên con người không cần cố gắng hoạt động hay chiến đấu, mà cứ giữ thái độ im ĺm, vô vi cũng sẽ được hạnh phúc.

 

 

 

R

 


 

Race : Giống dân.

Radiation : Bức xạ (tức hơi ấm). Phóng quang.

Radioactivity : Tính phóng xạ.

Raga : Dục vọng (desire). Aùi (love, like).

Rahat: La Hán, Arhat, Arhan.

Rahulata: La Hầu Đa La, Tổ thứ 16 của Thiền Tông Aán Độ.

Rainbow bridge : Giác tuyến.

Rain cloud of knowable things : Đám mây các điều khả tri. Pháp vân.

Raja : Chúa, chủ tễ (king)

Raja Lord : Đại Thiên Thần.

Rajas : Tính chất động (mobility).

Rakshasas : La sát (dĩ thái h́nh của những người theo bàng môn tả đạo).

Ramadan : Tháng ăn chay của người theo Hồi giáo (nhịn ăn từ sáng sớm đến chiều tối).

Rationalism: Thuyết Duy Lư. (Thuyết hoàn toàn đề cao lư trí, cho rằng lư trí có thể hiểu tất cả và ngoài t́m của lư trí không c̣n ǵ khác nữa, chẳng hạn, không c̣n Thượng Đế, không c̣n điều huyền nhiệm).

Ray : Cung (một trong 7 luồng thần lực của Thượng Đế).

Ray of Monad: Tia sáng Chân Thần hay là Chơn Thần trong cơi biểu lộ, hay Atma-Buddhi-Manas.

Reabsorption : Tái thu hút, tái hóa nhập.

Reach the other shore : Đáo bĩ ngạn (đến bờ bên kia).

Reading of past lives : Soi kiếp, nh́n được tiền kiếp.

Real Identity : Chân Ngă.

Real self / Real man : Chân nhân, Chân Ngă. Spiritual man.

Realism : Thuyết, Chủ nghĩa Duy Thực. (1) Theo Plato, chỉ có thế giới ư niệm mới có thực, c̣n những vật nhận thức được bằng giác quan chỉ là phản ảnh của thế giới ư niệm. (2) Chủ trương hữu thể mới có thực, biệt lập với tác động nhận thức của ta, trước khi ta nhận biết vật nào hiện hữu th́ nó đă có sẵn rồi.

Reality: Chân Như thực tại.

Realization : Chân thức, ngộ, chứng ngộ.

Realizer : Chủ thể nhận thức (Cognizer).

Realm : Lĩnh vực, cơi.

Rebirth : Tái sinh, luân hồi.

Receptivity : Sự thụ cảm.

Recipiency : Khả năng lĩnh hội.

Recite : Tụng, niệm (kinh).

Recollection: Hồi ức (hồi ức là một ư tưởng được trí óc t́m kiếm, qua bao khổ cực và cố gắng mới t́m thấy trở lại).

Recording angel : Thiên thần kư ảnh.

Redeemer / Saviour : Chúa Cứu Thế.

Reformation : Phong Trào Cải Cách Tôn Giáo, xảy ra ở Bắc Âu đầu thế kỷ XVI, dưới sự lănh đạo của Luther (Đức), Calvin (Thụy Sĩ) và Henry VIII (Anh), ly khai với Giáo Hội Công Giáo La Mă, đưa đến việc thành lập Tôn giáo hay đạo Tin Lành (Protestantism).

Regent : Đấng Nhiếp Chính.

Reincarnation : Luân hồi (Rebirth, incarnation, samsara (Bắc Phạn), Gāti (Nam Phạn). Luân: bánh xe; hồi: trở về. Mỗi kiếp sống là một lần linh hồn quay trở lại cơi trần để học hỏi, thu tập kinh nghiệm; giống như bánh xe quay một ṿng lại trở về chỗ cũ. Bao giờ linh hồn đạt tới mức Toàn thiện, lúc đó việc luân hồi chấm dứt, ấy là lúc đạt được lần điểm đạo thứ năm, đắc quả vị Asekha, trở thành một Chân Sư.

  Thuyết luân hồi bàng bạc khắp trong kinh sách Ấn giáo và Phật giáo. Trong Thiên Chúa giáo, các hàng giáo phẩm cao cấp lúc ban đầu cũng tin có việc luân hồi. Đến năm 553, Cộng Đồng (Council) Constantinople được triệu tập dưới sự chủ tọa của Giáo Hoàng Vigilius mới tuyên bố rằng luân hồi là tà thuyết. Theo sách Giáo Lư Bí Nhiệm của bà Blavatsky th́ một số vị Giáo Hoàng lúc ban đầu là các Đệ Tử Điểm Đạo (Initiate).

  Kinh Koran của Hồi giáo không có nói đến thuyết luân hồi.

  Các triết gia thời cổ như Plato, Pythogoras, Empe-docles (thế kỷ thứ V trước T.C.) và các triết gia gần với chúng ta hơn như Kant (1724-1804) và Schopen-hauer (1788-1860) đều bênh vực thuyết luân hồi.

Release : Giải thoát. Siêu thoát.

Religion of Confucius : Khổng giáo.

Religious philosophy: Triết giáo.

Rely on : Nương theo.

Remembrance: Hồi tưởng. (Hồi tưởng là một ư tưởng-idea-trở lại trong trí nhớ lần nữa mà không có sự hoạt động của đối tượng giống như vậy lên trên giác quan bên ngoài).

Reminiscence: Huyền niệm. (Huyền niệm là tri giác của trực giác, tách rời khỏi bộ óc hồng trần và ở bên ngoài bộ óc hồng trần. Huyền niệm c̣n được gọi là kư ức của linh hồn).

Respect to : Nam mô.

Rest: Tĩnh tọa, tọa thiền, ngồi tịnh, trụ vào.

Restraint : Tự chế.

Retreat: Nơi ẩn dật. Thời kỳ tĩnh tâm.

 Return good for evil : Dĩ đức báo oán.

Revelation : Thiên Khải. Sách Khải Huyền (quyển cuối của Kinh Tân Ước).

Revelation of the Presence : Kiến tánh (see the Self).

Reverend: Đức Cha. Đại Đức (Phật giáo).

Reverend Mother: Mẹ Bề Trên (đứng đầu nhà ḍng nữ).

Review work : Việc tĩnh tâm.

Rider (The): Đấng Kỵ Mă.

Rings : Dăy hành tinh (planetary chain). Chu kỳ thế giới.

Ring-pass-not: Ṿng giới hạn.

Rishis : Bậc thánh triết.

Rising sign : Cung mệnh (Ascendant sign).

Rod of initiation / Rod of power : Quyền lực trượng, Điểm Đạo trượng.

Roger Bacon (1214-1294): Triết gia và khoa học gia Anh, tiền thân của Chân Sư Rakoczi.

Roman Catholic Church : Giáo Hội Thiên Chúa La Mă. Số tín đồ trên thế giới vào khoảng 1.105.808.000 người (Almanac 2007).

Rosicrucian Society : Hội Hồng Hoa Thập Tự, một hội bí mật vào khoảng thế kỷ 17-18, chuyên nghiên cứu các tri thức siêu h́nh và huyền bí, được cho là do Christian Rosenkreuz lập ra năm 1484.

Root Race : Căn chủng, giống dân chính.

Root subtance: Nhất Nguyên Khí (Pradhana)

Rootless Root: Cội Nguồn Tối Hậu.

Round : Cuộc tuần hoàn, ṿng tuần hoàn. Ngày của Brahma.

  . Seven rounds : Manvan-tara.

Rounder : Người của cuộc tuần hoàn.

Rousseau, Jean Jacques (1712- 1778): Văn sĩ và triết gia Pháp, mồ côi mẹ, lúc 10 tuổi lại bị cha bỏ rơi, ông theo đuổi việc học bằng cách tự học. Tác phẩm nổi tiếng: Le Contrat Social. Ông là một đệ tử được điểm đạo cao cấp (great initiate).

Ruler : Chủ thể.

Rupa : Sắc tướng (form, shape, body). Sắc uẩn.

Rupa devas : Thiên thần sắc tướng (Các Dhyan Chohans có h́nh hài, trước kia đă làm người).

 

Rupa Loka : Sắc giới, cơi sắc tướng (trong cơi này, mọi tư tưởng đều hiện thành h́nh ảnh).

 

 

 

 

S

 

 

 

Sabaism : Bái Tinh giáo (thờ cúng các tinh tú).

Sabbath : Có nghĩa là yên nghỉ hay Niết Bàn (Rest or Nirvana).

Sacral center : Bí huyệt xương mông.

Sacred Four : Tứ Linh Diệu.

Sacred planet : Hành tinh thánh thiện.

Sacred word : Thánh ngữ, linh từ.

Sadayatana : Lục nhập (Six sens, region; nhân duyên thứ năm).

Sadducee : Môn phái được thanh luyện nhất và thông thái nhất trong các môn phái Do Thái giáo.

Sagittarius (Archer): Nhân Mă (22/11-21/12).

Saguna Brahman : Đấng Vĩnh Cửu.

Sah : “Ngài” (“He”).

Saha (B.Ph): Ta bà (Sa bà), có nghĩa : Nhẫn. Đại nhẫn, kham nhẫn, cơi ta bà hay ta bà thế giới, tức nhẫn độ, nhẫn thổ, là cơi mà nhà tu hành  phải  kham nhẫn, rèn luyện hạnh nhẫn nhục đối với mọi khổ năo.

Sahalokadhatu: Ta bà thế giới.

 Sahasara : Bí huyệt đỉnh đầu.

Sakkayaditti: Aûo tưởng của phàm nhân (delusion of personality).

Sakridāgāmin : Người được điểm đạo lần 2 (Tu đà hàm).

Sala (B.P.): Bối đa la thọ. Cây bối la đa. (lá của cây bối la đa, c̣n gọi là bối diệp, một loại với cây dừa nước, cây thốt nốt, được dùng để chép các kinh chữ Phạn lúc chưa có giấy. Ba Tạng kinh chữ Phạn đều được chép trên lá của cây bối la đa).

Salamanders : Tinh linh của lửa, hỏa tinh linh.

Samadhana : Thăng bằng (balance).

Samadhi : Đại định, nhập định (comtemplation).

Samana : Một trong năm biến phân của prana.

Sambhogakāya : Báo thân (cái thân mà Phật mang xuống thế để chịu dư nghiệp sướng, khổ).

Samgha : Tăng (Buddhist bonze), Tăng chúng, Tăng kỳ, tăng già (Hội đồng đại biểu tu sĩ Phật giáo). Tăng già lam hay già lam (ngôi chùa Phật, pagoda).

Samghanandi: Tăng Già Nan Đề, Tổ thứ 17 của Thiền Tông Ấn Độ.

Samsara / Samkhara/ Sam-saric wheel : Bánh xe luân hồi.

Samskaras / Samkara : Căn nguyên (root), mầm mống (seed). Hành uẩn (action, samkhara). Hành (nhân duyên thứ ba).

Samudya : Tập đế (Cause, chân lư về việc phát sinh cái khổ).

Samvritti : Nguồn cội của hăo huyền. Ư niệm sai lầm (false conception).

Samvritisatya: Chân lư trộn lẫn với ư niệm sai lầm.

Samyak-sambuddha: Hoàn thiện Phật (Buddha of Perfection).

Sanat Kumaras : Đấng Chưởng Quản Địa Cầu (Lord of the World).

Sanchita karma : Tiền nghiệp, tiên nghiệp, túc nghiệp.

Sanctuary : Thánh điện.

Sanjna/ Sanna : Tưởng uẩn (Thought, abstract ideas).

Sānkhya : Triết phái Số Luận (Triết thuyết cổ nhất của Ấn Độ do hiền triết Kapila lập nên, bàn về các nguyên nhân của biểu lộ.

San-Lunn-Tsoung: (Âm theo chữ Hán): Tam Luận Tông.

Một tông phái của Phật giáo Đại Thừa, do Đức Nagarjuna, Tổ thứ 14 ở Ấn Độ sáng lập. Phái này được lấy tên theo ba bộ kinh chính

1)                 Trung Luận (Madhyamika -çastra, xem chữ này)

2)                 Thập nhị môn luận (Dvadaça -nikaya-çastra) Hai bộ luận trên do Đức Nagarjuna soạn.

3)                 Bá luận (çata-çastra) do Ngài Đề Bà (Deva) soạn. Ba bộ kinh này thuyết giải giáo lư trọn cả đời của Đức Phật. Đặc điểm của phái này là lấy sự phản bác mà luận, chớ không mở ra đề trạng nào cả. Đức Nagarjuna dùng tài biện bác của Ngài để đánh đổ các học thuyết sai lầm, nhất là của phái Hữu (có) và Vô (không), mở ra Trung Đạo.

Sannyasi: nhà yogi chân chính. Người chân tu.

Sanscrit / Sanskrit / Samskrit : Bắc Phạn ngữ (thứ tiếng có căn bản, rất tế nhị, được các học giả ưa chuộng, thường được phái Đại Thừa, hay Bắc Tông, dùng để viết ra kinh sách Phật giáo, tế nhị hơn tiếng Pali).

Sanyama : Tam đoạn thiền.

Sanyojana: Xiềng xích (fetter).

Saptaparna : Thất diệp thọ (cây có 7 lá, tức con người).

Sarĩra : Lớp vỏ (envelope) hay thể (body). Xá Lợi (tro, cốt của Phật, Buddha’s relic).

Sariputra: Xá Lợi Phất, một đại đệ tử của Phật Thích Ca.

Sarva: Tất cả.

Sarva-shunya: Tổng hư vô, Toàn không (all-void).

Sat : Hữu Thể Tuyệt Đối (Absolute Be-ness). Ngôi Một, Vô Hiện. Cơi Chân (True realm).

Satan : Quỉ vương, tức Lucifer.

Satchitananda : Thánh danh trừu tượng của Brahman (trong thánh kinh Ấn giáo).

Satva/ Sattva : Tính chất hài ḥa, nhịp nhàng.

Sattva (Bắc Phạn): Chúng sinh (creatures, all living beings), loài hữu t́nh (sentience).

Satya Yuga : Chu kỳ chánh pháp, thời hoàng kim.

Satyr : Nhân dương thần (thần nửa người nửa dê).

Saura / Suchi : Lửa thái dương (solar fire).

Saviour / Redeemer : Chúa Cứu Thế.

Scheme : Hệ thống hành tinh.

Scholastic: Thuộc kinh viện.

Scholasticism: Triết học kinh viện. [Triết học Trung Cổ ở Aâu Châu, dùng trào lưu triết học Hy Lạp để giải thích giáo điều của Thiên Chúa giáo. Gồm hai ngành chính: một bắt nguồn từ Plato (do thánh Augustin), một bắt nguồn từ Aristotle (do thánh Thomas), được giảng dạy trong các trường của Giáo Hội]

Scorpio (Scorpion): Hổ Cáp (24/10-21/11). Cḥm sao Thần Nông.

Sacramana / Çramana (Bắc Phạn) Sa môn (Buddhist monk) tu theo đạo Phật, xuất gia, không chừa râu, tóc, đi khất thực, ăn một lần vào giờ ngọ (ăn ngọ), giữ 250 giới (cụ túc giới), Bắc Tông c̣n thêm Bồ Tát giới (58 giới).

Scramanera: (Bắc Phạn) Sa-di (Novice), c̣n gọi chú Tiểu, tuy xuất gia nhưng c̣n tập sự, chờ đúng 20 tuổi mới gọi là tỳ kheo (hay Sa-môn), chỉ tuân giữ 10 giới. Phái nữ được gọi là Sa-di-ni (Scramaneri).

Sea-elementals: Tinh Linh biển.

Sea of fire : Vật chất cơi Adi, gốc của Akasha, biến phân của Fohat ở cơi Tối Đại Niết Bàn.

Seance : Buổi cầu đồng.

Seb : Thần thời gian (God of Time, của Ai Cập).

Secondless : Độc nhất vô nhị.

Second Race : Căn chủng thứ hai, thoát thai từ căn chủng một, được gọi là người hăn sinh và là người không xương, được các Đấng Bảo Tồn (Preservers) và các vị thần chuyển kiếp (Incarnating Gods) ban cho đốm lửa đầu tiên c̣n sơ khai và yếu ớt (mầm trí tuệ). Sử dụng ngôn ngữ âm thanh (sound language).

Secret Doctrine : Giáo Lư Bí Nhiệm (tên của bộ sách lớn do bà Blavatsky viết ra với sự trợ giúp của các Chân Sư, có mục đích:

  1/ Giải thích về sự thành lập một vũ trụ trong phạm vi thái dương hệ.

  2/ Cung cấp manh mối để t́m lại lịch sử của nhân loại.

  3/ Vén lên bức màn ẩn dụ và biểu tượng để đưa ra các chân lư ẩn tàng bên trong.

  4/ Tŕnh bày các điều huyền bí mang tính chất khoa học của vũ trụ).

See the Self / Revelation of the Presence : Kiến tánh, kiến Phật tánh (thấy được Phật tánh trong tâm).

Seed thought : Công án (Koan).

Seer : Người có nhăn thông. Chủ thể quan sát (tức linh hồn). Chủ thể tri kiến.

Selenognosis : Tri thức về mặt trăng.

Self : Bản ngă. Chân Ngă (true self). Phật tánh. Phàm ngă.

Self-abnegation : Sự xă thân, sự quên ḿnh.

Self-absorbed : Thu vén cho riêng ḿnh, ích kỷ.

Self-awareness : Ngă thức. Self-consciousness)

Self boasting : Tự phô trương, tự khoe.

Self-centred : Trụ vào bản ngă, duy ngă.

Self-conceit: Ngă chấp

Chấp nê có ḿnh, có thân ḿnh. Đây là sở kiến của kẻ vô minh, không biết rằng xác thân ḿnh là do ngũ uẩn giả hợp. Chỉ khi nào dứt được ngă chấp, con người mới dứt được phiền năo.

Self-control : Tự chủ, b́nh tĩnh.

Self-conscious Identity : Chủ thể hữu ngă thức (Chân Ngă).

Self-discipline : Giới luật, tự giác.

Self-display : Tự phô, tự hiện.

Self-Existence / Self Existent / Self-Existing : Đấng Tự Hữu, Đấng Hằng Hữu.

Self-existing : Tự hữu.

Self-experience : Kinh nghiệm bản thân.

Selfishness / I-am-ness / Asmita: Ích kỷ

Self-imposed : Tự đặt cho ḿnh, tự chế.

Self-induced : Tự tạo.

Self-initiated : Tự khai mở, tự phát.

Self-made adept : Cao đồ tự tu luyện.

Self-Manifested : Đấng Tự Hiện.

Self-mastery : Sự tự chủ.

Self-motor : Động cơ tự hành.

Self-moving : Tự hành.

Self-nature : Tự tánh.

Self-perception : Khả năng tự tri.

Self-perpetuation : Tự tồn tại.

Self persisting : Tự tồn.

Self-preparation : Dọn ḿnh.

Self-personality: Vị ngă, duy ngă, ích kỷ (asmita, selfish-ness, I-am-ness).

Self-realisation / Self - knowledge : Tự tri. Chứng ngộ Chân Ngă.

Self-unfoldment : Tự phát triển.

Self-will : Cứng đầu. Ư chí của phàm ngă.

Seminary : Chủng viện.

Seminarist : Chủng sinh.

Semit : Người Semite - gồm Ả Rập, Do Thái và trước kia Phoenici, Syrie.

Semitic language : Ngôn ngữ Semit (do cách phát âm sai lệch đầu tiên của Bắc Phạn nguyên thủy).

Semi-trance : Bán xuất thần.

Sempiternity : Vô cùng tận.

Seng-tsan: (497?-602) Tăng Xán, Tổ thứ 3 của Thiền Tông Trung Hoa.

Sensa / Senza : Một ngôn ngữ huyền bí.

Sensation: Thọ.

Sense-object : Đối tượng của giác quan (tức hiện tượng).

Sense of personality : Chấp ngă.

Sensitive : Nhà tâm thông.

Sentience : Cảm tính.

Sentient : Có tri giác, hữu t́nh.

Sentient body : Cảm dục thể.

Separate identity : Cá thể.

Separated self : Biệt ngă. (Individualized self).

Sephiroth : Các phân thân thiêng liêng từ Ain-Soph, nguyên khí đại đồng, vô ngă, tức Thượng Đế.

Sermon: Bài kệ.

Setting of the will: Lập chí, lập nguyên.

Serpent of evil : Độc xà (chỉ phàm ngă với các đ̣i hỏi, thôi thúc của nó).

Serpent of wisdom : Minh triết xà (các vị bên chính đạo).

Seventh sense: Trực giác (intuition).

Shadow: Bào ảnh (astral image).

Shadow of the soul : Phàm ngă.

Shakti : Thần lực (force). Quyền năng (Power). Tinh lực (Energies). Nữ thần (Goddess). Quyền năng sinh sản (Generative Power). Đại hăo huyền (Mahamaya). Thần lực nguyên thủy. Vũ trụ năng (Universal energy).

Shama : Kiểm soát tư tưởng. (control of thought).

Shamballa : Đảo Thiêng trong sa mạc Gobi, trụ sở trung ương của Thánh Đoàn, tồn tại trong chất dĩ thái thứ nh́.

Shamballa force : Năng lượng thiêng liêng.

Shankaracharya : (c̣n được viết Sankara; Shankara) (788?-820?) Triết gia theo Ấn giáo (Hindu philosopher), một trong các nhà thần học nổi tiếng nhất của Aán Độ (Indian theologians). Có lẽ Ngài sinh ở Malabar, vân du khắp xứ Ấn, sau cùng đến Kashmir và siêu hóa ở Kedarnath trong dăy Tuyết Sơn (Himalayas). Ngài có viết ra bộ đại luận về triết lư Vedanta, vẫn c̣n được tôn kính ở Ấn Độ. Triết lư của Ngài là Nhất Nguyên Luận Kỳ cựu và chính thống (ancient and orthodox Monoism). Trong bộ sách Giáo Lư Bí Nhiệm, Ngài được xem là người của Cuộc Tuần Hoàn Thứ Sáu (the sixth Rounder). Shankaracharya là một Đấng Hóa Thân (Avatar).

Shape: H́nh tướng

Sharira / Sarira : Thể (body).

Sheath : Lớp vỏ, thể (h́nh hài vật chất). Kosha.

Sheath of fire : Thể hạ trí.

Sheath of mist : Thể cảm dục.

Shekinath : Bản ngă tâm linh (spiritual self).

Shell : Ma h́nh (ma h́nh chưa hoàn toàn cắt đứt liên hệ với 2 nguyên khí cao).

Shingonshu (tiếng Nhật): Chân Ngôn Tông, c̣n gọi là Mật Tông (Tantrism). Đây là một hệ phái Phật giáo thiên về việc dùng các câu chân ngôn, linh từ, phù chú. Giáo tổ là Phật Thích Ca. Chủ trương: Dùng chân ngôn (mantram), pháp ấn (muâdrâ) để đạt được tiến bộ trong việc tu tập.

Shin-Sieu (sien): Thần Tú.

  Là một trong các đệ tử giỏi của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (Houng Jenn), ngài Thần Tú sở trường về phương pháp tiệm ngộ, tức là dạy tiến dần từ thấp lên cao, trong khi ngài Huệ Năng giỏi về đốn ngộ, tức là giác ngộ mau. Hai bài kệ của hai ngài sau đây chứng tỏ điều đó:

      Kệ của Thần Tú.

   Thân thị bồ đề thọ

   Tâm như minh cảnh đài

   Thời thời cần phất thức

   Mạc sử nhạ trần ai.

Dịch nghĩa :

    Thân là cội bồ đề

    Tâm như đài gương sáng

     Luôn luôn phải lau chùi

     Chớ để dính bụi bặm.

        Kệ của Huệ Năng.

  Bồ đề bản vô thọ

  Minh kính diệc phi đài

  Bản lai vô nhất vật

  Hà xứ nhạ trần ai?

Dịch nghĩa : 

Bồ đề vốn không cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Chỗ nào bụi bám đây?

Shinto / Shintoism : Thần đạo (Tôn giáo truyền thống của Nhật, kết hợp việc thờ phụng tổ tiên với các vị thần trong thiên nhiên. Số tín đồ khoảng 2.784.000 người). (Almanac 2007)

Shiva : Thượng Đế Ngôi Một, Ngôi Hủy Diệt.

Shiva’ s eye : Đệ tam nhăn (third eye).

Shraddha: Đức tin (Faith)

Shramana / scramana: Sa môn (exerciser) do ngữ căn shrama là hành động (action).

Shravaka : Đệ tử thinh văn (listener, hearer), do shru là nghe.

Shunya/sunyata: Hư vô, trống không, hư ảo, không có thật (void).

Siddhas : Các vị có thần thông.

Siddhi : Thần thông, năng lực siêu phàm (superphysical power).

Sideral year : Năm vũ trụ (bằng 25.868 năm dương lịch).

Sight / Vision / Clearvoyance : Nhăn thông, thông nhăn. Thị giác.

  .   Astral sight : Nhăn thông cảm dục.

  .  Cosmic sight : Nhăn thông vũ trụ.

  . Inner sight : Nội nhăn thông.

Sigmund Freud : (1856 -1939)

Nhà thần kinh học (neurologist) người Áo, cha đẻ của khoa tâm-phân-học (psychoanalysis). Do chế độ Quốc Xă (Nazi regime), bắt buộc phải rời Vienna, sang sống ở Anh. Cùng với Breuer nghiên cứu việc điều trị tâm bệnh (hysteria) bằng thôi miên. Sau đó, Freud triển khai một phương pháp chữa trị (sau này được dùng làm nền tảng cho khoa tâm-phân-học của ông) trong đó ông thay việc thôi miên bằng trắc nghiệm tâm lư dựa trên cơ sở đối đáp ngôn ngữ liên tưởng tự do (free association of ideas), hay là gợi lại một ư tưởng bằng một ư tưởng khác trước kia có liên kết với nó. Ông tin rằng một phức cảm về các ấn tượng bị ức chế và quên lăng, vẫn c̣n nằm bên dưới mọi trạng thái tâm trí không b́nh thường như là tâm bệnh, chỉ cần phát hiện được các ấn tượng này th́ việc chữa trị cũng thường có hiệu quả. Ông c̣n đưa ra lư thuyết cho rằng giấc mơ là một biểu hiện trong vô thức của các ước muốn bị đè nén, nhất là ước muốn tính dục.

Sign : Cung hoàng đạo.

Sikhism : Đạo Sikh, một trong bốn tôn giáo lớn ở Ấn Độ, do Nānak Dev sáng lập vào cuối thế kỷ XV ở Pendjab. Tôn giáo này theo độc thần, tin vào sự hiện hữu của một Đấng Sáng Tạo Duy Nhất. Số tín đồ: 24.989.000 người (Almanac 2007).

Sila (Bắc Phạn): Giới (command- ment, các lề luật để ngăn chận hầu tránh được thân nghiệp, khẩu nghiệp, ư nghiệp). Shưla (Nam Phạn). Tŕ giới, giữ giới.

Silent sound : Âm thanh tuyệt đối.

Silent Watcher : Đấng Tịnh Quán.

Silver cord : Ngân quang tuyến.

Simha/Aryasimha: Sư Tử Tỳ Kheo, Tổ thứ 24 của Thiền tông Ấn Độ.

Sirian Logos : Thượng Đế của sao Sirius.

Sirius : Sao Thiên Lang, cách địa cầu 8,64 quang niên, đường kính 2,33 triệu Km, khối lượng gấp 26 lần mặt trời, là ngôi sao sáng nhất trong số 5.776 sao thấy được bằng mắt thường.

Six regions: Lục nhập.

Sixth sense : Giác quan thứ sáu (thể trí, mind).

Sivaism : Một hệ phái của Ấn giáo.

Skandha / Khanda : Uẩn (bundle, cause, c̣n gọi là ấm hay âm). Có 5 uẩn (ngũ ấm), gồm:

  1) Sắc uẩn (Rupa; form hay body).

  2) Thọ uẩn (Vedana; sensation, perception).

  3) Tưởng uẩn (Sanjna/sanna; thought, abstract ideas).

 4) Hành uẩn (Samkhara/ samskara; action, tendencies of mind).

 5) Thức uẩn (vinnana; knowledge, mental power).

Socrates (Pháp: Socrate, 469-399 trước T.C.): là thầy của triết gia Plato, Xenophon. Triết gia vĩ đại của Hy Lạp này được xem là nhân vật nổi tiếng ngang với Phật Thích Ca, Chúa Jesus và Khổng Tử. Ông c̣n được coi là lằn ranh phân chia lịch sử triết học Hy Lạp và Tây Phương, đó là triết học trước Socrate với 4-5 thế kỷ trước T.C. và triết học sau Socrate với khoảng 20 thế kỷ sau T.C. Socrate nổi danh với câu: “Hăy tự biết ḿnh” (“Connais - toi toi - même”) khắc ở khung cửa đền thờ Delphes. Ông đưa ra lư thuyết linh hồn bất tử. Bị tố cáo về ba trọng tội:

1. Không tin tưởng vào tôn giáo của Nhà nước.

2. Du nhập các thần mới vào Athens.

3. Làm trụy lạc thanh niên.

  V́ tin vào sứ mệnh mà thần minh đă ủy thác nên ông không để ư đến các lời vu khống đó và không chịu tự biện hộ, ông chấp nhận bản án, vào ngồi tù và được uống thuốc độc để chết như một người tử v́ đạo.

Soham : Tôi là Ngài (do Sah, Ngài (He) và aham, Tôi (I).

Solar Angel : Thái Dương Thiên Thần, tức Chân Ngă, thượng ngă.

Solar body : Thể chí phúc (bliss sheath).

Solar Deity / Solar Logos : Thái Dương Thượng Đế.

Solar Devas: Manasa-Dhyanis, Agnishvatta Pitris (Thái Dương Tinh Quân).

Solar Lord : Chân Ngă.

Solar plexus : Bí huyệt nhật tùng, bí huyệt đan điền (dưới rún).

Solar system : Thái dương hệ.

Solarite : Người theo thuyết duy thái dương.

Solipsism: (Duy ngă luận, thuyết duy ngă).

  Thuyết chủ trương rằng chỉ có “cái tôi” cùng với các cảm giác và t́nh cảm của nó là thực tại duy nhất, ngoài “cái tôi” không c̣n ǵ khác đáng kể.

Solitary confine : Nhập thất.

Solomon (Pháp: Salomon, lối 973-933 trước T.C.): Vị vua thứ ba của người Hebrew (Hebrew sau được đổi thành Jew - Do Thái), con trai và là người kế vị vua David. Dưới triều đại Solomon, Do Thái đạt tới mức thịnh vượng cao.

  .   Temple of Solomon : Thể linh hồn (karana sarira).

Solvent : Yếu tố giải quyết.

Soma : Mặt trăng.

Somnambulism : Miêân du, thụy du (sleep walking).

Son : Ngôi Chúa Con (ngôi Hai của Thái Dương Thượng Đế), Bác ái-Minh triết.

Son of mind : Con của trí tuệ, linh hồn.

Son of necessity : Đứa con thiết yếu (tức thái dương hệ).

Sotapatti: Sowani, kẻ đạt được quả vị tu đà hoàn, tức điểm đạo 1.

Soul : Linh hồn (là Tinh Thần được bao bọc trong linh hồn thể).

Soul body / Soul vehicle / Causal body / Spiritual body: Linh hồn thể, thể nguyên nhân.

Soul is known as it is : Biết được thực tướng của linh hồn.

Sound language : Ngôn ngữ âm thanh (phát ra âm thanh giống như tiếng hát chỉ có nguyên âm, đây là ngôn ngữ của căn chủng 3).

Southern Church : Phật giáo Tiểu Thừa, hay Phật giáo Nam Tông (nhánh Phật giáo đi về phía Nam Ấn Độ. Thật sự, nhánh Phật giáo Nam Tông đi gần và không đi lệch khỏi các giáo huấn dành cho đại chúng hay hiển giáo của Đức Thích Ca Mâu Ni do bởi nhiều cuộc kiết tập được tổ chức sau khi Phật Nhập diệt).

Sowan (B.P.): Con đường thứ nhất trong bốn con đường đưa đến Niết Bàn.

Sowani / Sowanee: Người đi vào đường sowan (điểm đạo 1).

Space : Không gian (cái bao trùm bất khả tri của vạn vật, nguyên nhân đầu tiên bất khả tri, thực thể nguyên thỉ), Eternal Mother.

Sparsa / Sparsha : Xúc (touch, nhân duyên thứ sáu).

Speck : Nguyên tử (atom).

Spectator : Chủ thể thưởng ngoạn, chủ thể quan sát.

Spell: Thần chú bùa ngải. Sự yểm bùa.

. Cast / put a spell on sb: bỏ bùa cho ai.

. Recite a spell: đọc thần chú.

Sphere : Bầu thế giới, Cơi.

  .   Eye sphere : Nhăn giới.

  .   Mind sphere : Tâm giới.

Spirillae : Loa tuyến, đường xoắn ốc (các rung động của luồng thần lực trong vi tử thường tồn).

Spirit : Tinh thần (Purusha) Chân Thần. Chơn Linh. Tinh linh. Vong linh. Nhân hồn.

Spirits : Các điểm linh quang (divine sparks).

Spiritism : Thuyết duy linh.

Spiritist : Người theo thuyết duy linh (có niềm tin căn bản là thuyết luân hồi).

Spiritual alchemicalisation : Siêu chuyển tinh thần (xảy ra vào lúc linh hồn thể bị tiêu hủy).

Spiritual Buddhi: Hồn Thiêng (Divine Soul).

Spiritual Ego : Chân Ngă tâm linh (một tia sáng của Hành Tinh Thượng Đế), tức Manas, không phải là Higher Self.

Spiritual energy : Năng lượng tinh thần (tức là năng lượng của linh hồn, của trực giác hoặc là năng lượng của ư chí).

Spiritual entity : Thực thể tinh thần (tức Chân Thần trên cơi Chân Thần).

Spiritual gift : Pháp thí (Buddhist alms).

Spiritual individuality: Monad.

Spiritual insight : Linh giác.

Spiritual instinct : Bản năng tinh thần (khía cạnh thấp nhất của trực giác).

Spiritual intelligence: divine intelligence: trí tuệ thiêng liêng.

Spiritual kingdom : Giới tinh thần (Thiên giới).

Spiritual man : Chân nhân. Người thiên về tinh thần (đă được điểm đạo). Real man.

Spiritual perception : Tri giác tinh thần (bản năng trực giác).

Spiritual plane : Cơi tinh thần (tức cơi Bồ Đề và Niết Bàn).

Spiritual power: Lậu tận thông.

Spiritual reading : Tham cứu tinh thần.

Spiritual self : Linh ngă, Chân Thần (Divine Self).

Spiritual sight : Linh nhăn.

Spiritual soul / Divine soul / Immortal Soul : Hồn tinh thần, Hồn thiêng, Hồn bất tử (Hiện thể của tinh thần vũ trụ thuần khiết). C̣n gọi là Individuality.

Spiritualism : Giáng ma thuật.

Spiritualist : Người theo giáng ma thuật (tin rằng vong hồn người chết trở về cơi trần để hiệp thông với người sống).

Spiritus mundi : Tinh thần vũ trụ.

Spiritus vitae : Tinh thần linh hoạt.

Split personality / Multiple personality : Tâm thần phân liệt, đa nhân cách.

Spontaneous understanding: Hoát nhiên khai ngộ.

Spoơk : Âm ma (sinh hồn tách khỏi Chân Ngă lúc rời bỏ nhục thân, tức là Kama-rupa lúc c̣n sống).

Sprites : Tinh linh thiên nhiên.

Sramana / Shramana : Sa môn (c̣n gọi là tỳ kheo, B.Phạn), người xuất gia tu theo đạo Phật.

Srotapatti Tu đà hoàn (người được điểm đạo lần một).Giống như sowanee.

Stand : An trụ.

Sthula condition : Trạng thái đă biến phân.

Sthula sharira : Nhục thân, Annamaya kosha.

Stoicism : Thuyết Khắc Kỷ (do Zeno - Pháp: Zenon- khởi xướng, chủ trương lấy tôn giáo và luân lư để diệt ham muốn).

Student : Môn sinh, đạo sinh.

Sub-atomic subplane : Cơi phụ á nguyên tử.

Subconsciousness : Tiềm thức.

Subdivision : Tế phân. Cơi phụ.

Subject : Chủ thể. Nội tâm, tâm.

Subjective energy : Năng lượng nội tại.

Subjective side : Phương diện nội tâm. Khía cạnh chưa biểu lộ.

Subjective reality : Thực tại nội tâm.

Subjective world : Nội giới, cảm dục giới.

Subjectivity : Tính chủ quan. Phần nội tâm.

Sublimation : Siêu chuyển, siêu hóa.

Subliminal : Thuộc tiềm thức.

Subplane : Cơi phụ, phân cảnh.

Subrace : Phụ chủng (off shoot).

Substance : Chất liệu. Bản thể. Thực chất. Tinh hoa của vật chất (essence of matter).

Substantialism : Bản thể luận (Triết thuyết chủ trương rằng mọi sự vật, kể cả tinh thần con người, chỉ là những bản thể thuần túy chứ không pha trộn với tùy thể - accident).

Succubi / Succubus : Nữ hồ ly tinh, Nữ  hấp tinh quỉ.

Suchi/ Shuchi/ Saura : Lửa thái dương.

Suggestion: AÙm thị.

  Thường hiểu theo nghĩa thụ động: khi một chủ thể có một ư tưởng, theo một ư kiến, hay có một khuynh hướng, mà không biết rằng những cái đó có nguồn gốc từ bên ngoài hay từ ư muốn của người khác, th́ đó là ám thị. Theo cách giải thích của bà Blavatsky th́ ám thị là một h́nh thức chuyển di tư tưởng (thought transference).

Sukshma sarira : Thể tinh anh (subtle body).

Sukshma condition : Trạng thái tiềm tàng và chưa biến phân.

Summerland : Xứ sở trường hạ (Một cái tên tưởng tượng do những nhà theo giáng ma thuật dùng để chỉ trú sở của các “vong hồn” thoát xác đang cư trú ở nơi nào đó trong dải Ngân Hà).

Sun-fluid : Lưu chất thái dương.

Sun god / Solar lord : Thái dương thiên thần (tức linh hồn).

Superconcious self : Siêu thức ngă (linh hồn).

Super-contemplative state : Trạng thái siêu nhập định.

Super man : Siêu nhân (tức Chân Sư).

Super mind : Siêu trí tuệ.

Supernatural : Siêu nhiên.

Supernaturalism : Thuyết siêu nhiên (thuyết cho rằng có siêu nhiên giới).

Superphysical plane : Cơi siêu phàm (cơi mà ngă thức chưa được xác lập).

Supersensuous state : Trạng thái siêu thức.

Supersubstantial : Siêu vật chất.

Supreme Brahman : Para- brahman.

Supreme Self : Bản Ngă Tối Cao.

Suras: Thần (gods, devas). Kẻ thuận theo thiên cơ.

Surya : Mặt trời. Lửa mặt trời.

Sushumnâ : Trung hỏa kỳ kinh (tên của dây thần kinh cột sống nối liền tim với điểm ở trên đỉnh đầu (Brahma-randra), đóng vai tṛ quan trọng nhất trong việc thực hành yoga).

Sushupti: Trạng thái ngủ say (deep-sleeping state).

Sutra : Câu kinh, điển tắc.

Sutratma / Life thread : Sinh mệnh tuyến.

Svapna: Trạng thái mơ (the dreaming).

Syllogism: Tam đoạn luận.

[1.Một phương pháp suy luận do triết gia Aristotle đề ra, gồm ba vế: đại tiền đề, tiểu tiền đề và kết luận. Thí dụ: A=B -> tiểu tiền đề, B=C -> đại tiền đề, vậy A=C --> kết luận.

2.Kiểu suy luận để t́m ra chân lư thứ ba bằng cách so sánh hai chân lư khác. Ví dụ: Người ta, ai cũng phải chết; Socrates là người; vậy Socrates cũng phải chết].

  Có rất nhiều loại tam đoạn luận, sau đây là vài loại. Tam đoạn luận bất toàn,  trong đó một tiền đề được hiểu ngầm: Socrates là người, vậy Socrates phải chết.Tam đoạn luận hoàn toàn tức là loại có rơ cả ba vế trên. Tam đoạn luận kép,trong đó có nhiều vế kép, ví dụ A=B, B=C, C=D, D=E, vậy A=E. Tam đoạn luận ngụy biện, là loại mới xem qua th́ đúng nhưng thật ra có tính hàm hồ. Ví dụ: Người là động vật, chó là động vật, vậy người là chó (?!). Tam đoạn luận phủ định, trong đó phần kết luận dùng để phủ định điều ǵ, ví dụ: Con người là sinh vật, không ḥn đá nào là sinh vật, nên không ḥn đá nào là người. Tam đoạn luận tương quan, thí dụ A lớn hơn B, B lớn hơn C, vậy A lớn hơn C…

Sylph : Tinh linh không khí, phong tinh linh.

Symbol : Biểu tượng (là một loại h́nh tướng - form - nào đó che giấu một tư tưởng, một ư tưởng, hoặc một chân lư).

Symbolic sets of lines : Bói quẻ dịch.

Symbolism : Biểu tượng kư.

Symbologist : Nhà biểu tượng học.

Svabhâvat (Bắc Phạn) : Tinh hoa dễ uốn nắn của vật chất.

Svâha / Svâhâ : Ta bà ha (một mật ngữ thường dùng ở cuối câu chú, hàm ư thành tựu, tốt lành: “Mong được như vậy” (So be it); “Mong được kiết tường miên viễn” (May it be perpetuated).

Swan: Chim thiên nga, minh triết điểu (hamsa). Người được ba lần điểm đạo (Anagami).

Swastika / Svastika (Bắc Phạn) : Chữ   Vạn   hay  Vạn   tự             (thuận chiều) c̣n gọi là kiết tường. Bên Ấn Độ, đây là một linh tự, có mănh lực đem lại tốt lành, vui vẻ, phước đức. V́ chữ vạn (thuận) tượng trưng cho sự may mắn tốt lành nên nó thường được khắc, vẽ ở trước các chùa chiền.

  Ngoài chữ Vạn thuận     c̣n có  chữ  Vạn ngược

  Theo các nhà đạo học, bốn cái đầu lửa khi quay thuận chiều th́ diệt sạch phiền năo, đem lại an lạc, khi quay nghịch chiều sẽ thiêu đốt thiên căn.

  Quốc trưởng Hitler (1889- 1945) của nước Đức đă dùng chữ Vạn ngược làm biểu hiện của chế độ quốc xă.

 

Swarga / svarga: Thiên đường (paradise).

Sweat born : Giống dân hăn sinh (được sinh ra như mồ hôi, thuộc giống dân thứ hai và đầu giống dân thứ ba).

 

 

 

T
 

 

 

Tabernacle : Đền thờ.

Tad : Cái Đó (chỉ Thượng Đế huyền vi vô hiện).

Taijasi: Tỏa sáng nhờ hợp nhất với thể Bồ Đề (Buddhi).

Talisman : Linh phù, bùa.

Talmud : Bộ kinh chính thức của Do Thái giáo, gồm tập hợp các truyền khẩu của các giáo sĩ Do Thái để giải thích luật của Moses.

Tamasa : Có tính chất tịnh.

Tamas : Tính chất tịnh, tính vô cảm (insensibility).

Tanhā (Nam Phạn):  Ái dục (desire, nhân duyên thứ tám). Ư chí muốn sống (will to live), sự sợ chết và ham sống, chính sức mạnh hay năng lực đó tạo ra các luân hồi. Thirst, kama.

Tanmatra : Biến thái của nguyên khí ư thức. Các yếu tố tạo thành tinh thần-vật chất. Yếu tố tinh anh (subtle element). Số đo thiêng liêng.

Tantra / Tantrika : Vạn Pháp Kỳ Thư (bộ sách dạy về các công thức pháp thuật huyền bí).

Tantrism: Mật Tông, một hệ phái của Ấn giáo.

Tao : Đạo (Tên gọi triết thuyết của Lăo Tử), Anima Mundi.

Taoism : Đạo Lăo, Lăo giáo. (Tao-sse). Thoạt tiên chỉ là một nếp sống đạo đức do Đức Lăo Tử chủ trương, không được tổ chức thành tôn giáo. Tuy nhiên về sau, do triết lư thâm diệu mà được người đời tin theo. Đến thế kỷ thứ I trước T.C.,  các môn đệ của Ngài mới tôn Ngài làm Thánh Tổ và tổ chức nếp sống đạo đức ấy thành một tôn giáo, dùng Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh làm nền tảng cho triết lư. Về sau, nhiều đạo sĩ thêm thắt, vẽ vời, dùng thuật pháp làm mê hoặc quần chúng, biến thành một đạo tu tiên, luyện đan dược để uống hầu được trường sinh bất tử. Hiện nay, số tín đồ của Lăo giáo vào khoảng 2.714.000 người Almanac 2007).

Tao-sinn (580 - 651):, Đạo Tín, Tổ thứ tư của Thiền Tông Trung Hoa.

Tao Te King : Đạo Đức Kinh.

Tapas : Cơi Đại Niết Bàn. Giới luật và đức hạnh; giới hạnh.

Tashishi : Đại Thế Chí (một trong hai vị Bồ Tát của Phật A Di Đà).

Tathâgata : Như Lai (nương theo Phật tánh  của Chơn Như mà đến [lai], tiếng tôn xưng dành cho tất cả các Phật). Buddha.

  Như Lai tức là thực tướng, tức là Phật tánh, như vậy, Như Lai tức là Chơn Như (Chơn: là thật, tánh thật; như: như thường, theo, nương theo, không biến đổi. Chơn [Chân] như: Cái tính chân thật, không biến đổi, không thiện không ác, không sinh, không diệt). Perfect Being. C̣n được gọi là Dhyan Chohans.

Tattvas : Các biến phân của lực dưới 7 h́nh thức. Vật chất vi tử của một cơi. Bản chất thực của các sự vật.

Tattvajnani: Người biết được hay phân biệt được các nguyên khí trong thiên nhiên và trong con người.

Tatya : Cơi Tối Đại Niết Bàn.

Tau : Linh từ của thời Atlantis.

Taurus (Bull): Kim Ngưu (20/4-20/5).

Telepathy (do tiếng Hy Lạp: têle: xa, viễn; pathos: cảm nhận): Viễn cảm (thần giao cách cảm).

Ten deadly sins: Thập ác, Thập ác nghiệp, Thập bất thiện pháp. Theo cách gọi của Phật giáo, đây là 10 tội ác do thân khẩu ư tạo ra. Gồm:1) Sát sinh, 2) Du đạo (trộm cướp), 3) Tà dâm (ba tội này do thân tạo ra). 4) Vọng ngữ (nói càn, nói láo), 5) Ỷ ngữ (lời nói nhơ nhớp, bất chính), 6) Lưỡng thiệt (lối nói không đúng sự thật để tạo bất ḥa cho hai bên), 7) Aùc khẩu (hay chửi rủa, nói điều độc dữ, dùng lời nói để hại người khác)(Bốn tội này do khẩu tạo ra). 8) Tham, 9) Sân (c̣n gọi là nhuế, sân nhuế, năo hại, sân hận), 10) Si (c̣n gọi là vô minh, tà kiến). (Ba tội này do ư tạo ra).

Tenderness : Ḷng trắc ẩn. Sự tŕu mến.

Tension: Nhất tâm bất loạn.

Terrestrial soul: giác hồn, sinh hồn (animal soul).

Teshu Lama : Ban Thiền Lạt Ma.

Tettraktys : Tứ Linh Diệu (Tetrad, The Sacred Four).

That (Bắc Phạn: Tad): Cái Đó (chỉ Brahman, Thượng Đế Huyền Vi Vô Hiện).

Theism : Hữu thần luận hay hữu thần thuyết, chủ nghĩa hữu thần; chủ trương có Thượng Đế sáng tạo và điều khiển vũ trụ. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo được xem là tôn giáo hữu thần, Phật giáo được coi là tôn giáo vô thần. Chia làm Độc thần thuyết và Đa thần thuyết.

Theme of initiatory medi-tation : Công án (Koan).

Theogony : Thần phổ học (genesis of the gods).

Theology : Thần học (Môn học về Thiên Chúa và về những tương quan giữa Thiên Chúa với tạo vật (creatures), vừa dựa vào khả năng nhận thức tự nhiên của con người, vừa dựa vào mặc khải của Thiên Chúa. Môn học này khác với thần luận (deism).

Theos : Thượng Đế. Thần.

Theosophical Society : Hội Minh Triết Thiêng Liêng.

  Tuân theo chỉ thị của các Chân Sư trong Thánh Đoàn, Đại Tá Henry Steel Olcott, người Mỹ, và bà Helena Petrovna Blavatsky, người Nga, đứng ra thành lập Hội Theosophy Thế giới ngày 17/11/1875. Lúc đầu, trụ sở của Hội đặt tại New York, Mỹ, sau dời về Adyar - Madras 20, Ấn Độ. Hội có ba mục đích:

  1) Xây dựng t́nh huynh đệ đại đồng giữa nhân loại, không phân biệt ṇi giống, giai cấp, tôn giáo và nam nữ.

  2) Khuyến khích nghiên cứu các tôn giáo, triết lư và khoa học.

  3) Nghiên cứu các luật thiên nhiên chưa giải thích được và các quyền năng ẩn tàng trong con người.

  Hội chấp nhận câu tiêu ngữ như sau: “Không tôn giáo nào cao hơn chân lư”.

Theosophy (do tiếng Hy Lạp: Theosophia): Minh triết thiêng liêng (tên cũ là Thông Thiên Học).

Theravada : Thượng Tọa bộ, Trưởng Lăo bộ (Phái bảo thủ tự cho là Phật giáo chính thống, chủ trương nghiêm, chỉ nhận tu sĩ đi khất thực). Phái Tiểu Thừa.

Theurgy : Thông thần học.

Thing-in-themselves : Thực tướng của sự vật (tức là chất liệu, substance).

Things as they (really) are : Thực tướng của các sự vật.

Thinker : Chủ thể tư tưởng, Linh hồn, Con người cá biệt (Individual), Nhân hồn, Thượng Trí (Manas). Chủ thể suy tư.

Thirst: Ái (desire).

Thirstlessness : Không khao khát, dứt bỏ (non-attachment)

Third Logos: Thượng Đế Ngôi Ba tức là Thiên Trí Sáng Tạo (reative Mind), tức Toàn Linh Trí (Universal Mind).

Thought : Tưởng uẩn (Sanna, abstract ideas).

Thought-figure / Thought form : H́nh tư tưởng (tức tinh linh nhân tạo).

Thought illusion : Ảo tưởng.

Thread of consciousness : Tuyến ư thức, giác tuyến.

Thread of crreative activity: Tuyến hoạt động sáng tạo (creative thread).

Thread-self / Thread soul / Magnetic Thread / Magnetic link / Silver cord /Sutratma: Sinh mệnh tuyến (thread of life, silver thread).

Three paths all Buddhas : Tam thế chư Phật.

Three vestures / Three bodies / Trikaya : Tam thân (Ứng thân, Báo thân và Pháp thân)

Throat center : Bí huyệt cổ họng.

Thus have I heard: Như thị ngă văn (Tôi nghe thế này). Câu này do Phật dạy cho A Nan đặt ở đầu tất cả các kinh được kết tập sau khi Phật diệt độ.

Titan : Người khổng lồ (sống vào Đệ nhị kỷ, cách nay 18 triệu năm, thuộc căn chủng 3).

Titiksha : Nhẫn nhục (endu- rance).

To the other shore: Đáo bĩ ngạn (đến bờ bên kia), Paramita.

Toltec : giống dân Toltec, nhánh thứ ba của dân Atlantis.

Toltec empire : Môt vương quốc ở châu Atlantis, được Đệ Tử điểm đạo cai trị.

Tortoise : Bói mu rùa.

Touch : Xúc (sparsa), nhân duyên thứ sáu.

Trance : Xuất thần (chú tâm vào sự việc đến mức giác quan không c̣n biết đến ngoại cảnh).

Transcendent Deity : Thượng Đế siêu việt.

Transcendentalism : Thuyết Siêu Nghiệm (bàn về những điều huyền bí cao siêu, nhấn mạnh về sự quan trọng của phần hồn hơn là phần xác).

Transient : Vô thường, phù du.

Transmigration : Chuyển kiếp, đầu thai.

Transmigrationism : Thuyết luân hồi.

Transmutation : Chuyển hóa.

Travel: Du hóa, đi hoằng pháp. Vân du.

Tree of life : Cây trường sinh (Ashvattha tree).

Treta yuga : Chu kỳ hai của Maha kalpa, dài 1.296.000 năm, ác bắt đầu xuất hiện. Bạch Ngân Thời đại.

Tretagni : Tam linh hỏa.

Triad : Tam Thượng Thể. Tam Vị Nhất Thể (The three in One). Tam bộ.

Trikaya : Tam thân (three bodies, three vestures).

Triloki / Tribhuvanam : Ba cơi tức tam giới : kama (Dục giới), Rupa (sắc giới) và Arupa Loka (vô sắc giới).

Trimurti / Trinity / Triune : Ba Ngôi Tối Linh. Thượng Đế Ba Ngôi. Tam Vị Nhất Thể.

Tripitaka : Tam Tạng Kinh.

Triplicity : Tam Nguyên, Tam Bộ.

Triatna : Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Trishna / Trisnâ (Bắc Phạn): Ái dục (desire, nhân duyên thứ 8).

Trismegistus / Trismegistos : Đức Hermes ba lần vĩ đại (thrice great).

Tsong-Kha-Pa (1355 - 1419): Nhà cải cách Phật giáo Tây Tạng đầu tiên và vĩ đại nhất, lập ra phái Mũ Vàng, hóa thân (avatara) của Phật A Di Đà (Amitabha).

 

Turanians : Người Turanian (thuộc nhánh phụ thứ tư của căn chủng 4, hậu duệ của giống dân này trải rộng khắp thế giới).

Turiya: Trạng thái tâm thức cao siêu của tinh thần (state of high spiritual consciousness).

Tushita (B.Ph.): Cơi Trời Đâu Suất, Cung Đâu Suất. Theo Phật giáo Bắc Tông, đó là cơi trời (celestial region) trên cơi vật chất, nơi mà tất cả các vị Bồ Tát được tái sinh (reborn), trước khi các Ngài xuống cơi trần làm một vị Phật tương lai (future Buddhas).

Twice-born: Sinh ra lần hai. Cải tử hoàn sinh.

Twin-soul: Linh hồn song sinh. Linh hồn tri kỷ.

Two figures: Lưỡng nghi [Trời và Đất, hoặc Dương (vạch liền –––  ) và Âm (vạch đứt – –)].

Two in One: Lưỡng Vị Nhất Thể, tức Chân Thần.


 

 

 

 U

 


 

Ubiquity/ Omnipresence : Toàn hiện (hiện hữu khắp nơi).

Udambara (Bắc Phạn): Ưu đàm hoa, hoa đàm.

Udana : Sự sống hướng thượng (upward life).

Ultimate physical atom : Cực vi tử hồng trần (trạng thái dĩ thái cao nhất của nguyên tử chất khí ở cơi trần).

Unafraid : Vô úy.

Unchangeable : Thường trụ (immutable).

Unconscious purposiveness : Ư đồ vô thức.

Unconsciousness / the un- conscious : Vô thức, vô tri thức (tâm thức tuyệt đối).

Uncreate: cái tự hữu (trái với cái được tạo, the create).

Ucreated matter : Khí hư vô.

Undines : Tinh linh của nước, thủy tinh linh (thường lấy h́nh nữ).

Undying : Bất diệt.

Unification / Union : Hợp nhất.

Unit of consciousness : Đơn vị tâm thức (tức Chân Thần).

Unitarian : Người theo thuyết Thiên Chúa Một Ngôi.

Unitarianism : Thuyết Thiên Chúa Một Ngôi (thuyết này chỉ chấp nhận có một ngôi Thiên Chúa, không thừa nhận thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi), Độc Vị Luận.

Unity : Tính đồng nhất. Nhất bổn. Trạng thái Đơn Nguyên.

Universal : Đại đồng, phổ hữu.

Universal Creative Chord: Hợp Âm Sáng Tạo Vũ Trụ, tức Ngoại Linh Khí của Thượng Đế (the Outbreathing of God).

Universal energy: Vũ trụ năng, tức là Universal Sakti, tức Will-Force (Ư Chí – Huyền lực).

Universal Matrix : Khuôn vũ trụ.

Universal Memory : Kư ức vũ trụ.

Universal Mind : Toàn Linh Trí, Trí của thái dương hệ. Thiên Trí (Mind of God). Thượng Đế Ngôi Ba.

Universal Presence : Bản Lai Diện Mục Vũ Trụ.

Universal saviour : Phổ độ.

Universal soul : Linh hồn thế giới.

Universal Self: Đại Ngă.

Universality : Tính phổ cập.

Unknowable : Cái Bất Khả Tri.

Unknown : Tinh Ṭa Thượng Đế (có hiện thể là 7 tinh ṭa).

Unprincipled substance : Chất liệu phi nguyên khí.

Unreality : Phi thực tại.

Upâdâna : Thủ (clinging, nhân duyên thứ chín).

Upacharo: Hạnh kiểm (conduct).

Upādhi : Hiện thể, vận cụ. Cơ sở vật chất (material bases). Nền tảng (foundation).

Upadhya: Huấn sư tinh thần (spiritual preceptor), Guru.

Upagupta: Ưu Ba Cúc Đa, Tổ thứ tư của Thiền Tông Aán Độ.

Upadhyaya (Bắc Phạn) : Ḥa thượng (Pháp: Bonze en chef)

  1) Tiếng gọi chung các nhà sư Phật giáo lớn tuổi, nhất là vị trụ tŕ một ngôi chùa.

  2) Chức vị cao nhất trong hàng tu sĩ Phật giáo, có dự đủ mười lần Trường Hương (nhập-hạ), có thọ lễ phong chức Ḥa Thượng.

Upanishads : Áo Nghĩa Kinh. Do ngữ nguyên Upa: gần; ni: một cách cung kính;sad: ngồi. Upanishads gồm một phần lớn là những đoạn kết của kinh Veda mà các đạo sinh cung kính ngồi gần quanh thầy nghe giảng dạy, cho nên c̣n được gọi là Vedanta (do ngữ nguyên anta vừa có nghĩa là kết cuộc, vừa có nghĩa là mục đích).

  Upanishads là kết quả của công tŕnh sáng tác tập thể dài đến mấy trăm năm (khoảng thế kỷ thứ VIII trước T.C.). Hiện có khoảng 150 bản, nhưng non 20 bản được coi là chính truyền. Nhắm vào ba đối tượng: tri thức tuyệt đối, đời sống tâm linh và giải thoát sau cùng.

Uparati : Khoan dung (tolerance)

Upasaka (Bắc Phạn): Ưu bà tắc, Thiện Nam (nam tu sĩ Phật giáo, tu tại gia; cư sĩ, cận sự nam).

Upasika (Bắc Phạn): Ưu bà di, Tín Nữ (nữ tu sĩ Phật giáo, tu tại gia; cận sự nữ).

Upaya: Phương tiện thiện xảo ba la mật (expediency).

Upper Aether : Hậu thiên khí thượng đẳng.

 

 

 

 V

 

 


 

Vāch : Ngôi Lời Thiêng Liêng (Divine Word).

Vacuity : Thái Hư (Chaos).

Vacuum (Latin): Hư không (Theo huyền bí học, đây là biểu tượng của Thượng Đế Tuyệt Đối - Absolute Deity - hoặc là Không Gian Vô Biên - Boundless Space). Vacuum có nghĩa là Latent Deity.

Vahan / Upadhi : Hiện thể (vehicle, tức là các thể (bodies) để biểu lộ trên nhiều cơi khác nhau của thái dương hệ).

Vāhana : Thể tinh thần (spiritual vehicle).

Vaidyuta : Lửa điện (electric fire).

Vairāgya / Viraga: Điềm nhiên trước cái giả tạm. Sự dứt bỏ hay xả ly (non- attachment, desirelessness)

Vaisaka : Lễ Wesak.

Vaivasvata Manu : Đức Bàn Cổ Vaivasvata.

Vaivasvata-Manu man : Con người vào thời của Đức Bàn Cổ Vaivasvata (tức là lúc con người  phân chia nam nữ rơ rệt, khoảng độ 2 giống dân rưỡi trở về sau.).

Vardhamana : Thánh danh của giáo chủ đạo Jaina.

Varuna Lord : Đại Thiên Thần chủ quản nuớc của không gian, tức nước của vật chất.

Vasitva / vashitwa : Quyền năng điều khiển (power to command).

Vasubandhu : Đức Thế Thân (Thiên Thân), Tổ thứ 21 trong số 28 Tổ của Phật giáo Thiền Tông Ấn Độ, sau lấy tên là Asanga (Vô Trước). Tác giả của bộ Duy Thức Luận (cho rằng : “tất cả sự vật trong vũ trụ đều không thật, duy có cái thức (tư tưởng) là có thật”). Một tiền thân của Chân Sư D.K., Bà Tu Bàn Đầu.

Vasumitra: Bà Tu Mật, Tổ thứ 7 của Thiền Tông Ấn Độ.

Vayu : Thần gió (God of the wind).

Vāyutattva : Vật chất vi tử cơi Bồ Đề, tương ứng với không khí. Phong đại, hành phong.

Veda : Kinh Veda (Thần phổ học của giống dân Aryan). Có tất cả bốn kinh Veda:

  1) Rig-Veda (Thi kinh Veda)

  2) Sama-Veda (Ca vịnh Veda).

  3) Yajur-Veda (Tế tự kinh Veda) gồm Yajur Veda trắng hay Vâjasaneyi, và Yajur Veda đen hay Taittiriya.

  4) Atharva-Veda (Chú kinh Veda).

  Bộ kinh Rig-Veda có lâu nhất và quan trọng nhất. Về ngữ nguyên, Rig có nghĩaxưng tụng, Sama có nghĩa từ điệu, Yajur do chữ Yajus có nghĩa thần chuù,Atharva do chữ Atharvan là tên của đạo sĩ truyền lại kinh này, Veda do chữ Vid có nghĩa biết.

Vedana : Thọ uẩn (percep-tion, sensation), Thọ (nhân duyên thứ bảy, nhân của Ái- Trishna - quả của Xúc- sparsha).

Vedanta  : Kinh Vedanta. (Ngữ nguyên anta có nghĩa kết cuộc, mục đích. Do đó, Vedanta có nghĩa là phần kết luận của Veda, đồng thời là cứu cánh của Veda. Tóm lại, Vedanta là tập hợp các đoạn kết của kinh Veda. Vedanta c̣n được gọi là Upanishads, là phần dạy về Brahma, Paramatman, Atma).

Vedantism: Hệ thống triết học khảo cứu về Kinh Vedanta, tương đồng với hệ thống Phật giáo.

Vedantin: Người theo phái Vedanta.

Vehicle : Hiện thể, thể biểu lộ, hạ thể. Vehicle of desire: Astral body.

Verbum : Ngôi Lời (Word).

Versatile : Thiên biến vạn hóa.

Verse: Kệ, bài kệ.

  C̣n gọi là Kệ đà, già tha, già đà, do cách phát âm theo tiếng Bắc Phạn là Gatha. Kệ là những bài thi ca, thường được đặt theo dạng bốn câu để ca tụng công đức của Phật, Bồ Tát hoặc để tóm tắt đại ư của một thời kinh, của một cuộc thuyết pháp, hoặc để nêu lên ḷng cảm mến, tin tưởng nơi Tam Bảo.

  Có khi Kệ là những bài trường thi, dài cả trăm câu để giải nghĩa thêm cho một bài thuyết pháp, ví dụ bài kệ trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

  Trong mỗi câu kệ (hay mỗi hàng kệ) có từ ba chữ cho đến tám chữ.

Vesture : Lớp vỏ (sheath). Thân. Thể.

Vesture of consciousness : Lớp vỏ của tâm thức (tức thể trí).

Vibration : Rung động (kết quả của xung lực bên trong).

Vicarious atonement : Chuộc tội thay.

Vidya : Tri thức hay đúng hơn là “Minh triết tri thức” (“Wisdom knowledge”).

  . True vidya : Chân tri thức.

Vidyâna / Vinnana : Thức uẩn (knowledge, mental powers).

Vihāra : Tịnh xá, tịnh thất.

Vijnana : Hiểu biết, thức (nhân duyên thứ ba). Tri thức thấp về việc thế gian.

Vijnanamayakosha : Thể trí (body of intellect).

Vimāna : Phi thuyền (air vehicle) của thời Atlantis.

Viraga: Thái độ thờ ơ hoàn toàn đối với vũ trụ bên ngoài, đối với sướng vui, đau khổ. Dứt bỏ, xă ly.

Virgo (Maiden): Xử Nữ (23/8- 22/9).

Virya (B.Phạn): Dũng lực, tinh tấn / effort (endeavor; viriya- Nam Phạn).

Visaya (Bắc Phạn): Lục trần (six objets des sens). Sáu cảnh ở ngoài thân tâm ta giống như bụi bặm (trần), c̣n gọi là lục ngoại nhập, đôi khi c̣n gọi là lục tặc (sáu kẻ cướp, six brigands) v́ chúng có thể cướp mất công đức, thiện pháp của con người. Gồm:

  1) Sắc trần (màu sắc, h́nh thể của người, vật)

  2) Thinh trần (âm thanh, tiếng hát, lời nói ngon ngọt… làm cho mê đắm).

  3) Hương trần (mùi thơm của thức ăn, thức uống, của son phấn… gây ưa thích, mê say).

  4) Vị trần (vị ngon của thức ăn, thức uống làm mê đắm).           

  5) Xúc trần (mê muội do việc tiếp xúc, đụng chạm)

  6) Pháp trần (những phương cách của tư tưởng để xâm nhập vào ư, tạo ra thương ghét, đưa tới việc tạo nghiệp).

Vishnu Aspect : Trạng thái thứ hai của thánh linh. Nguyên khí Christ.

Vishnuism : Một hệ phái của Ấn giáo.

Vision : Thị kiến. Linh thị, nhăn thông (sight), Viễn ảnh. Chiêm ngưỡng.

  .  Astral vision : Nhăn thông cảm dục.

  . Buddhic vision : Nhăn thông Bồ Đề.

  .   Divine vision : Linh nhăn, Huệ nhăn.

  . Etheric vision : Nhăn thông dĩ thái.

  .   Inner vision : Nội nhăn thông.

  .   Mystical vision : Linh thị huyền bí.

  .   Pure vision : Nhăn thông thuần túy, Linh thị thuần túy.

  .   Soul vision : Linh thị của linh hồn.

  .   Spiritual vision / True perception : Nhăn thông tinh thần.

  .  Symbolic vision : Nhăn thông biểu tượng.

Visualisation : Năng lực h́nh dung.

Vital air : Sinh khí (prana).

Vital body: Thể sinh lực tức thể dĩ thái.

Vital energy: Sinh năng, năng lượng sự sống, tức Prana.

Vital fluide : Lưu chất sinh lực.

Vital plexi : Bí huyệt sinh lực.

Vital web : Sinh vơng.

Vitality : Sinh lực, sức sống.

  .   Dormant vitality : Sinh lực hôn thụy.

Viveka : Phân biện (discern- ment, discrimination), giữa chân với giả.

Voice-figure : H́nh âm thanh.

Voice of the Silence : Huyền âm, diệu âm. Tiếng Nói Vô Thinh (tên của một quyển sách do bà H.P. Blavatsky viết ra sau khi tu học tại Huyền Môn Viện ở vùng Hy Mă Lạp Sơn với các Chân Sư Minh Triết).

 

 

 

Void : Hư vô, Thái không. Hư ảo, không có thật (shunya). Void tức là chaos (hồng nguyên khí).

Voodooism : Tà thuật.

Vortex: xoáy lực (vốn là nguyên tử, là nguồn sống - life – của Thượng Đế Ngôi Ba).

Vril: Mănh lực phá hủy đá (the rock-destroying force) do J.W. Keely ở Philadelphia t́m ra.

Vritti : Biến thái của chất trí. Ngũ quan thức (nhận thức trí tuệ có liên quan với năm giác quan).

 

 

 

 

Text Box:  

W

       


 

Wanderer : Kẻ đi ta bà (Parivrājaka, đệ tử được điểm đạo lần một). Du tăng, du nhân, du sĩ.

Watchful Guardian : Đấng Quan Pḥng.

Water of space : Không gian thủy (ether).

Water elemental : Tinh linh của nước.

Web of life : Sinh vơng.

Weilang sutra / Platform Sutra on the Treasure of the Law: Pháp Bảo Đàn kinh.

Well-doing : Hành thiện.

Wheel : Luân xa, trung tâm lực. Bầu thế giới. Dăy hành tinh. Cuộc tuần hoàn.

Wheel of energy : Trung tâm lực.

Wheel of fire : Trung tâm lực, bí huyệt.

Wheel of life / Wheel of rebirth / Wheel of Samsara : Ṿng luân hồi, bánh xe sinh tử luân hồi.

White  Magic / Divine Magic / Beneficent Magic: Huyền Linh Thuật.

Will : Ư chí (thuộc Ngôi Một của Thái Dương Thượng Đế).

Will - Force : Universal Sakti, Universal energy.

Will of God : Thiên Ư (Purpose)

Will-to-achieve : Ư muốn thành đạt.

Will-to-act : Ư muốn hành động.

Will-to-be : Ư chí hiện tồn.

Will-to-be active : Ư muốn được linh hoạt.

Will-to-be free from form : Ư muốn thoát khỏi sắc tướng.

Will-to-be in and free from form : Ư muốn sống trong sắc tướng và ư muốn thoát khỏi sắc tướng.

Will-to-beauty : Ư muốn hướng về cái đẹp.

Will-to-cause : Ư muốn t́m đến nguyên nhân.

Will-to-completion : Ư chí muốn hoàn tất.

Will-to-create : Ư muốn sáng tạo.

Will-to-die : Ư muốn được chết.

Will-to-evolve : Ư muốn tiến hóa.

Will-to-exist : Ư muốn tồn tại (tức ham sống).

Will-to-experience: Ư muốn kinh nghiệm.

Will-to-express : Ư muốn biểu lộ.

Will-to-fulfillment : Ư muốn hoàn thành.

Will-to-good : Ư chí hành thiện, ư chí hướng thiện.

Will-to-harmonize : Ư muốn tạo hài ḥa.

Will-to-illumine : Ư muốn giác ngộ.

Will-to-initiate: Ư muốn khởi đầu.

Will-to-know : Ư chí muốn biết.

Will-to-law: Ư muốn tôn trọng luật lệ.

Will-to-liberation : Ư muốn giải thoát.

Will-to-live : Ư chí muốn sống (đối với phàm ngă). Ư muốn linh hoạt (đối với Chân Thần).

Will-to-love : Ư chí bác ái.

Will-to-manifest : Ư muốn biểu lộ.

Will-to-peace : Ư muốn an b́nh.

Will-to-power : Ư muốn quyền lực.

Will-to-relate : Ư muốn liên kết.

Will-to-ritualistic synthesis: Ư muốn hướng đến tổng hợp nghi thức.

Will-to-rule : Ư muốn thống trị.

Will-to-save : Ư muốn cứu độ.

Will-to-serve : Ư chí phụng sự.

Will-to-synthesis : Ư chí tổng hợp.

Will-to-truth : Ư chí hướng về chân lư.

Will-to-unify : Ư chí hợp nhất.

Wisdom: Minh Triết tức là tri thức cao siêu (the higher known-ledge/ Jnana).

Wisdom-Religion : Triết giáo (cùng nghĩa với Minh triết Thiêng liêng - Theoso-phy. Danh xưng này được dùng để chỉ triết lư bí nhiệm ẩn dưới mọi kinh sách và tôn giáo công truyền).

Wisely hasten karmic conse-quences : Nhồi quả.

Witchcraft: Tà thuật, ma thuật.

Withdrawal : Triệt thoái, hườn hư (abstraction).

Without equal equal true word : Vô đẳng đẳng chú.

Without upper true word : Vô thượng chú.

Word : Linh từ Ngôi Lời (Verbum).

Word in incarnation : Ngôi Lời lâm phàm (tức Thượng Đế biểu lộ).

Word made Flesh : Ngôi Lời lâm phàm.

Word of Power : Quyền lực từ (mantra).

Work : Công phu (về tu luyện).

World of action : Cơi hành động (địa cầu).

World of appearances: Thế giới sắc tướng.

World of being : Thế giới hiện tồn (tức thế giới của linh hồn).

World of cause : Thế giới nguyên nhân (lĩnh vực của linh hồn).

World of doing : Thế giới hành động (tức thế giới của phàm ngă) .

World of effect : Thế giới hậu quả. (tức đại hăo huyền, great maya of illusion).

World of emanation : Cơi phân thân.

World of feeling : Thế giới cảm giác.

World of form : Thế giới sắc tướng, cơi sắc tướng (là cơi mà mọi tư tưởng đều tự hiện thành h́nh ảnh).

World of formation : Cơi tạo h́nh.

World of glamour : Thế giới huyễn cảm.

World of idea : Thế giới ư niệm. (Theo Platon, ngoài và trên thế giới có thể nhận thức được bằng giác quan, c̣n có thế giới ư niệm, nơi đây, mỗi vật nhận thức được bằng giác quan đều có một ư tưởng mẫu. Thế giới ư niệm mới thực có, c̣n thế giới giác quan chỉ là phản ảnh của nó).

World of illusion : Thế giới huyễn tưởng.

World of manifestation: Thế giới biểu lộ.

World of meaning : Cơi vị liễu nghĩa (cơi chưa hiểu được ư nghĩa rốt ráo của sự việc).

World of noumena : Thế giới thực tượng, cơi bản thể (nguồn gốc và nguyên nhân của thế giới hiện tượng).

World of origins: Thế giới căn nguyên.

World of phenomena : Thế giới hiện tượng (Ba cơi tiến hóa của nhân loại). Ye-dhamma.

World of reality : Thế giới thực tại.

World of sense : Thế giới giác quan, tức vũ trụ bên ngoài (external universe).

World of significance : Cơi liễu nghĩa (Thế giới của Tam Thượng Thể Tinh thần).

World of soul : Thế giới linh hồn.

World of symbols : Thế giới biểu tượng.

World of the emotions, Astral world : cơi cảm dục.

World of Truth : Cơi chân (Sat).

World of thought illusion : Thế giới ảo tưởng.

World period : Chu kỳ thế giới.

World stuff : Vũ trụ chất (nay được gọi là tinh vân, nebulae), vật chất đă biến phân.

World Teacher : Đức Chưởng Giáo (tức Đức Christ, Đức Di Lặc, Đức Bồ Tát).

Worldly existence : Cuộc sống trần tục.

Wou-ti : Vũ Đế (Vơ Đế), tức vua Vũ lập ra nhà Lương của Trung Hoa (thường được gọi là Lương Vơ Đế). Ngài làm vua từ năm 502 đến 549. Sau khi lên ngôi, có lẽ để chuộc lại tội giết anh (hay em) để giành ngôi, ông rất mộ đạo Phật, chỉ ăn một bữa cơm mỗi ngày, cấm sát sinh để cúng tế mà nặn con vật bằng bột để thay thế, tha hết tử tội, nhiều lần thoái vị để đi tu, nhưng v́ các quan cầu xin mới trở lại làm vua. Sau rốt, v́ chỉ nghĩ việc tu hành, bỏ bê việc nước nên bị kẻ làm phản bắt cầm tù và bỏ đói cho chết năm 549.

  Lúc c̣n sinh tiền, vua có dịp học hỏi đạo pháp với Tổ Bồ Đề Đạt Ma, được dân chúng và các bậc tu hành  xưng tặng là Phật Tâm Thiên Tử. Ngài có nhờ chư tăng thời đó soạn bộ kinh sám hối là Lương Hoàng Sám.

Wraith : Hồn ma bóng quế.

 


 

 

 

 Y

 

 


 

Yajamana : Người hy sinh (sacrificer).

Yajna vidya : Minh triết nghi lễ.

Yakshas : Dạ xoa.

Yama : Huấn giới, giới răn (commandments). Thần chết (god of death), Diêm Chúa (King of the nether world hay là Hades).

Yāna : Vận cụ (vehicle). Cổ xe (thừa).

Yang : Dương (vạch liền —).

Yatana : Thể hứng chịu đau khổ (suffering body).

Yi-King : Kinh Dịch (một trước tác cổ của Trung Hoa, do nhiều thế hệ hiền triết soạn ra).

Yin : Âm (vạch đứt – –).

Yoga : Hợp nhất. Khoa học về sự hợp nhất.

  .   Agni Yoga : Yoga về lửa.

  .   Bhakti Yoga : Yoga về tâm hay sùng tín.

  .   Hatha Yoga : Yoga về thể xác.

  .   Jnana Yoga : Yoga minh triết.

  .   Karma Yoga : Yoga hành động.

  .   Kundalini Yoga : Yoga hỏa xà.

  .   Laya Yoga : Yoga về bí huyệt.

  .   Mantra Yoga : Yoga thần chú.

  .   Nada Yoga : Yoga về âm thanh.

  .   Raja Yoga : Yoga về trí tuệ hay ư chí.

Yoga of the Creative word : Yoga về Linh Từ sáng tạo, Mantra Yoga.

Yoga of sound : Yoga về âm thanh, Nada Yoga.

Yoga Sutras : Yoga điển tắc.

Yogi / Yogin : Người luyện Yoga (có nhiều đẳng cấp và thứ loại khác nhau, ngày nay ở Ấn Độ, thuật ngữ này đă trở thành một tên chung, chỉ mọi loại người theo cách sống khổ hạnh).

 : Vua Vũ (2205-2197 trước T.C.), c̣n gọi là Đại Vũ hoặc Hạ Vũ (v́ vua Vũ là thủy tổ  nhà Hạ), là bề tôi của vua Thuấn (2255), là vị vua thứ ba trong Tam Hoàng (Nghiêu, Thuấn, Vũ) của Trung Hoa cổ đại. Nổi tiếng về việc trị thủy.

Yuga : Chu kỳ thế giới, gồm có bốn:

  1) Krita yuga, hay Satya yuga (Chu kỳ chánh pháp hay hoàng kim thời đại, golden age). Thượng ngươn.

  2) Treta yuga (Bạch Ngân thời đại).

3) Dwapara yuga (Lưỡng tính thời đại).

  4) Kali yuga (thời đại hôn ám, black age). Hạ ngươn, thời mạt pháp.

  Nhân loại đang ở vào Kali yuga được khoảng 5.000 năm.

Yuga đồng nghĩa với Age và gồm  4.320.000 năm mặt trời.

 Yogacharya: Một trường phái thần bí. Một huấn sư (acharya-teacher) về yoga.

 


 

 Z

 

 


 

Zarathustra / Zarathoustra / Zarathushtra : Giáo chủ của Bái Hỏa giáo sinh vào khoảng 628  trước T.C. ở Persia cổ (nay là Iran), một tiền thân của Phật Thích Ca (viết theo Anh ngữ Zoroaster)

Zen-Avesta : Thánh kinh của Bái Hỏa giáo. C̣n gọi là Kinh Avesta.

Zeno (Pháp: Zenon): Triết gia Hy Lạp (khoảng 335-264 trước T.C.), sinh ở Citium, Cyprus (đảo Chypre), sáng lập trường phái Khắc Kỷ (Stoicism).

Zen-shu (Contemplative School): Thiền Tông (Người sáng lập là Phật Thích Ca, sơ tổ là Ca Diếp (Kaçyapa), Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) tại Ấn Độ, lúc truyền sang Trung Hoa th́ Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ, đến Tổ thứ sáu là Huệ Năng. Thiền Tông c̣n gọi là Phật Tâm Tông, chủ trương tham thiền để nhận rơ Phật nơi tâm để đi đến giác ngộ nơi ḿnh, chứ không trông chờ giác ngộ nơi kinh sách và lời giảng giải). Theo bà Blavatsky th́ 33 Tổ Thiền Tông đều là 33 vị La Hán.

Zodiac : Hoàng đới.

Zodo-shu : Tịnh Độ Tông (Pháp văn: Secte de la Terre pure), c̣n gọi là Liên Tông. Tịnh độ có nghĩa là quốc độ nghiêm tịnh (terre pure), nơi an trụ của các thánh nhân, nơi không nhiễm ngũ trược (5 thứ dơ): Kiếp trược, Kiến trược, Phiền năo trược, chúng sanh trược, mạng trược.

  Tịnh Độ Tông c̣n được gọi là Liên Tông, một phái Phật giáo dạy về pháp môn niệm Phật Di Đà để được văng sinh về cơi tịnh độ.

  Tịnh Độ Tông được thành lập trước tiên ở Trung Hoa, sau mới truyền qua Nhật Bản và Việt Nam. Phái này tôn Đức Phổ Hiền (Samanta-bhadra) là sơ tổ. Ba bộ kinh chính của tông phái này là Vô Lượng Thọ Kinh (Amitâyus - suâtra), Quán Vô Lượng Thọ Kinh (Amitâyu - dhyana - suâtras) và A- Di - Đà Kinh (Sukhavati- Vyuâha). Chủ trương: thành tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phật th́ khi chết được về cơi Cực lạc.

Zohar : (The Book of Splendour). Quyển kinh căn bản của Do Thái Bí giáo.

Zoomancy : Khoa bói bằng động vật.

Zoonisation: Kiếp động vật.

Zoroaster , Zoroastre : Zarathustra.

Zoroastrian : Tín đồ Bái Hỏa giáo (Parsis hay fire - worshippers).

Zoroastrianism (Pháp: Zoroastrisme, Mazdé-isme): Bái Hỏa giáo hay Thiện Ác Nhị Nguyên giáo. Tôn giáo của nước Ba Tư cổ (Persia) được Zara-thustra cải cách lại. Bái Hỏa giáo là một tôn giáo nhị nguyên, cho rằng thế gian là trường tranh đấu giữa nguyên lư Ác (Ahriman hay là Angra -Mainyu) và nguyên lư Thiện (Ormuzd hay Ahura-Mazda). Tôn giáo này chủ trương thờ Lửa v́ Lửa tượng trưng cho Dương, chủ về Thiện. Kinh sách chính thức là Zen-Avesta. Số tín đồ vào khoảng 2.605.000 người (Almanac 2007).

 


 

 


 

SÁCH THAM KHẢO.

 

Tác giả H.P. Blavatsky:

-       The Secret Doctrine (Giáo Lư Bí Nhiệm I, II, III, IV, V).

-       The Key to Theosophy (Ch́a Khóa Minh Triết Thiêng Liêng).

-       The Voice of the Silence (Tiếng Nói Vô Thinh).

-       The Theosophical Glossary (Ngữ Giải Minh Triết Thiêng Liêng).

Tác giả H.K. Challoner:

-     The Wheel of Rebirth (Ṿng Luân Hồi).

Tác giả Annie Besant:

-       A Study in Consciousness  (Khảo Cứu về Tâm Thức)

-       The Ancient Wisdom (Minh Triết Ngh́n Xưa).

Tác giả Peter Richelieu:

-       A Soul’s Journey (Chuyến Khảo Du của Linh Hồn).

Thư của Chân Sư:

-      The Mahatma Letters. (Đức M. và K.H.).

Tác giả A. P. Sinnett:

-       Esoteric Buddhism (Phật Giáo Nội Môn).

Tác giả Alice A. Bailey:

-       Glamour: A World Problem (Ảo Cảm: Một Vấn Đề của Thế Gian).

-       The Light of The Soul  (Ánh Sáng của Linh Hồn).

-       Esoteric Psychology (Tâm Lư Học Nội Môn).

-       Esoteric Astrology (Chiêm Tinh Học Nội Môn).

-       Esoteric Healing (Chữa Trị Theo Nội Môn).

-       Rays and Initiations (Cung và Điểm Đạo).

-       Initiation, Human and Solar (Điểm Đạo, Nhân Loại và Thái Dương).

-       Discipleship in the New Age (Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới).

-       Education in the New Age (Giáo Dục Trong Kỷ Nguyên Mới).

-       The Soul and Its Mechanism (Linh Hồn và Cơ Cấu Linh Hồn).

-       Atreatise on White Magic (Luận Về Huyền Linh Thuật).

-       A Treatise on Cosmic Fire (Luận về Lửa Càn Khôn).

-       The Exteralisation of The Hierarchy (Sự Hiển Lộ của Thánh Đoàn).

-       The Reappearance of the Christ (Sự Tái Lâm của Đức Christ).

-       From Bethlehem to Calvary (Từ Bethlehem đến Calvary).

-       The Conciousness of The Atoms (Tâm Thức của Nguyên Tử)

-       From Intellect to Intuition (Từ Trí Tuệ đến Trực Giác).

-       Letters on Occult Meditation (Thư về Tham Thiền Huyền Linh).

-       Telepathy and the Etheric Vehicle (Viễn Cảm và Thể Dĩ Thái).

-       The Destiny of the Nations (Vận Mệnh Các Quốc Gia).

-       Problem of Humanity (Vấn Đề của Nhân Loại).

Tác giả C.W. Leadbeater:

-       The Master and the Path (Chân Sư và Thánh Đạo).

-       Talks on the Path of Occultism : Light on the Path (Giảng Luận Ánh Sáng Trên Đường Đạo).

-       Commentary on The Voice Of Silence (Giảng Luận Tiếng Nói Vô Thinh(.

Tác giả Nguyễn Hiến Lê:

-       Lịch sử Thế giới I, II  (1955).

-       Sử Trung Quốc I, II  (1996).

-       Đại Cương Triết Học Trung Quốc (1992).

-       Albert Einstein  (Nhà Xuất Bản Lửa Thiêng, 1972).

-       Văn Minh Ả Rập (Dịch của Will Durant, 1975).

Tác giả Đoàn Trung C̣n:

-       Phật Học Từ Điển  1, 2, 3 (1966).

-       Các Tông Phái Đạo Phật (1970).

Tác giả Thích Thanh Kiểm:

-       Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ (Vạn Hạnh, 1963).

Tác giả Lê Xuân Khoa:

-       Nhập Môn Triết Học Ấn Độ (Trung Tâm Học Liệu – Bộ Giáo Dục 1972).

Tác giả Trần Văn Hiến Minh:

-       Từ Điển và Danh Từ Triết Học  (Ra Khơi,  1969).

Tác giả B. A-Pê-Lê-Vi-A-Nu:

-       Edison (Nhà Xuất Bản Kim Đồng,  1984).

Từ Điển:

-       Webster’s Biographical Dictionary (1971).

-       Từ Điển Bách Khoa Thiên Văn Học  (9 tác giả,  1999).

-       The World Almanac 2007.

 

 

 

MMVIII


 


[1]

 Theo triết học Đông phương th́ trong thiên nhiên, mọi vật đều có tiềm phục hai yếu tố đối hợp như: nóng với lạnh; nước với lửa; không với có; âm với dương; tịnh với động vv…

     Các yếu tố đối hợp này va chạm nhau, xô đẩy nhau, t́m kiếm nhau để rồi điều ḥa với nhau mà hợp lại, sinh ra cái mới. Hợp thể mới này dần dần phân hóa, tạo ra hai thể mới để lại tác động nhau, rồi hợp lại với nhau, cứ diễn biến như thế măi để đưa tới tiến hóa.

 

Chú ư: Đối hợp không phải là đối lập hay mâu thuẩn. Đối lập hay mâu thuẩn thường hàm ư là chống đối nhau, c̣n đối hợp chẳng những không chống đối, mâu thuẩn nhau mà c̣n sóng đôi nhau, nương tựa nhau, ḥa hợp nhau để tạo ra cái mới.                                                 (Chú thích của người dịch)