THỂ TRÍ
 



 

BẠCH LIÊN  

 

CHƯƠNG THỨ NHỨT

 

 

 

H̀NH DẠNG CÁI TRÍ

Cái trí chia ra làm hai phần:

Thượng-Trí (corps mental supérieur ou corps causal);

Hạ-Trí (corps mental inferieur).

Thượng-Trí làm bằng ba chất khí cao cơi Thượng-Giới (Plan mental):  Chất thứ nhứt, chất thứ nh́, chất thứ ba; c̣n hạ-trí làm bằng bốn chất khí thấp: chất thứ tư, chất thứ năm, chất thứ sáu và chất thứ bảy.

Thượng-Trí là cơ-quan tư-tưởng trừu tượng; ngoại trừ các đệ tử Chơn-Tiên tới bực Tu-đà-Hườn, Tư-đà-Hàm, A-na-Hàm, La-Hán và một số hiếm hoi người thường, th́ nhơn-loại trong thời đại nầy chưa biết cách mở Thượng-Trí.  Chi nên tôi chỉ nói về Hạ-Trí mà thôi.

 

HẠ-TRÍ

Hạ-Trí là một thể để cho ta dùng đặng tư-tưởng, xét-đoán, biện-luận, tưỏng-tượng. 

Người có huệ-nhăn ḍm thấy cái trí in như đám sương mù dày mịt có đủ mặt mũi tay chơn như xác thịt, (v́ xác thịt rút chất khí làm cái trí dữ lắm) ở ngoài th́ có ṿng tṛn h́nh như trứng gà gọi là hào-quang cái trí.  Bởi cái trí giống hệt con người cho nên khi lên Thượng-Giới, ḿnh mới nhận được bà con thân thích hay kẽ quen thuộc (Xin xem quyễn “CON NGƯỜI THÁC RỒI VỀ ĐÂU?’)

Con người suy nghĩ nhiều chừng nào th́ cái trí mở lớn nhiều chừng nấy.

Chất khí làm cái trí rung động mau lẹ và không ngớt và tùy theo tư-tưởng nó thay đổi liền liền, bởi chưng cái trí tự động rút những chất nào nó cần dùng hạp với nó.

Cái trí không có ngũ-quan riêng như xác-thịt.  Nó có một quan chung mà thôi.  Nó ḥa hợp những cảm giác do ngũ-

quan đưa lại, rồi làm ra một khái-niệm duy nhứt.  Người ta gọi nó là “chúa tể” các giác-quan, hoặc  là quan thứ sáu.

Tuy vậy mà cái trí chia ra nhiều khoảnh, mỗi khoảnh chiếu đối với một phần của cái óc xác thịt, và chịu ảnh hưởng của một thứ tư-tưởng riêng.  Tỷ như:  những tư-tưởng triết học, những tư-tưởng khoa-học và những tư-tưởng mỹ-thuật, ba thứ tư-tưởng nầy cảm tới ba khoảnh riêng khác nhau.  Chi nên những người giỏi về triết-học th́ cái khoảnh thuộc về triết-học hoạt-động nhiều hơn mấy khoảnh kia.  Phần đông nhơn-loại chưa mở trí đầy đủ, những khoảnh của cái trí chưa hoạt động hết và chưa thông đồng trực tiếp với những phần chiếu đối của cái óc, cho nên có những người thích âm-nhạc mà không hiểu về toán-học chút nào; có người giỏi về khoa-học mà không phân biệt được hai cung đờn ra sao.  Nơi trường Sơ-đẳng và Trung-đẳng, người ta dạy học-sanh đủ món, đặng nó mở những phần của cái trí cho điều ḥa, điều ấy rất tốt vậy.

Chơn-Tiên vẫn trọn lành, những phần của cái óc đều thông đồng với nhau, Bởi vậy tư-tưởng nào cũng có đường đi thích hợp với nó, như thế nó cảm tới phần chiếu đối của cái óc rất dễ dàng.

 

NHỮNG KHU-VỰC TƯ-TƯỞNG TRONG CÁI TRÍ

 

Trong trí có nhiều khu-vực tư-tưởng khác nhau.  Tỷ như tư-tưởng của những nguyện vọng thanh-cao, luôn luôn hiện ra làm một cái ṿng nhỏ màu tím ở phía trên chót của cái trí.  Càng bước gần tới cửa Đạo th́ ṿng nầy càng ngày càng lớn và càng chói sáng thêm.  Người được điểm-đạo th́ nó vô cùng đẹp đẽ.

Dưới kế đó là ṿng xanh của những tư-tưởng tín-ngưỡng đạo-đức; thường thường th́ nó hẹp, trừ ra khi nào con người thật thâm tâm mến đạo nó mới mở rộng.

Kế đó là những khu-vưc rộng lớn của những tư-tưởng yêu thương, màu của nó từ đỏ sậm cho tới màu hường, tùy theo tính cách của t́nh thương.

Gần khu-vực nầy và thường thường khít rịt với nhau là khu-vực màu lá cam của những tư-tưởng kiêu- căng và tham-vọng.

Màu vàng của trí-tuệ có liên lạc với sự kiêu-căng và thường chia ra làm hai phần: một phần thuộc về tư-tưởng triết-học, một phần thuộc về tư-tưởng khoa-học.  Chỗ nó choán th́ thay đổi tùy theo hạng người.

Có khi nó ở phía trên cao của cái trí, trên khu-vực tín-ngưỡng và yêu thương.  Như thế th́ sự kiêu-căng sẽ thái thậm.

Chính giữa cái trí là khu-vực của những tư-tưởng tầm thường.  Ở đây màu lục lấn hơn các màu kia, nó thường pha với màu nâu hay màu vàng tùy theo hạng người.

Dưới chót hết là những ṿng tư-tưởng vật dục thấp hèn.

Có người th́ tư-tưởng ích-kỷ choán hết một phần ba hay là phân nửa phía dưới cái trí.  Phía trên vùng nầy có một cái ṿng tṛn biểu lộ sự gian xảo, sự ghen ghét, sự thù hận và sự sợ sệt.

Chi nên những người nuôi những tư-tưởng thấp hèn th́ mở phần dưới cái trí; nó giống như cái trứng gà, đầu lớn ở dưới.  Trái lại, ai mà chỉ sanh những tư-tưởng thanh cao th́ mở phần trên của cái trí; nó giống như trứng gà đầu lớn ở trên.

Nhưng nên nhớ rằng một khi người ta sửa đổi tánh t́nh và tư-tưởng ra tốt đẹp rồi th́ những màu xấu xa đen tối bay mất hết.  Những màu tươi tắn sanh ra thế.  Tự nơi ta làm cho ta trở nên cao thượng hay là thấp hèn chớ không phải tại ư muốn của Trời đâu.

NHỮNG SỰ PHÂN CHÁNH CỦA CÁI TRÍ

Cái trí có năm phận sự:

Một là: Làm một thể để cho linh-hồn hay là Chơn-Nhơn, khởi thảo những tư-tưởng hữu-h́nh.

Hai là: Bày tỏ những tư-tưởng hữu-h́nh nhờ bởi bộ năo-tủy thần-kinh của xác-thịt, có cái vía, cái óc của cái phách làm trung gian.

Ba là: Mở những năng-lực kư-ức và tưởng-tượng.

Bốn là: Làm một thể riêng hoạt-động ở bốn cảnh thấp cơi Thượng-Giới cũng như dùng cái vía ở cơi Trung-Giới, hay dùng xác-thịt ở cơi Trần.

Năm là: Đồng hóa những kết-quả của sự kinh-nghiệm trong mỗi kiếp và truyền tinh-hoa của chúng nó cho linh-hồn hay là Chơn-Nhơn ở trong Thượng-trí.

Bây giờ ta nên xem xét hai phận sự đầu tiên của cái trí là khởi thảo và bày tỏ những tư-tưởng hữu-h́nh.

 

HIỆU-QUẢ CỦA TƯ-TƯỞNG

Mỗi lần ta suy nghỉ đến điều ǵ th́ cái trí ta rung-động.  Sự rung động nầy sanh ra hai hiệu-quả khác nhau.

Một là: Những làn sóng tư-tưởng (ondes des pensée)

Hai là: Những h́nh tư-tưởng (formes-pensées)

 

NHỮNG LÀN SÓNG TƯ-TƯỞNG

Trưa bữa nào nắng gắt, ta hăy nh́n ra ngoài đồng th́ thấy trên mặt đất và trên không có những làn sóng dợn. Ấy là không khí bị nắng nóng quá nên sanh ra những làn sóng không-khí.  C̣n khi ta cầm một cục đá liện xuống nước, cục đá ch́m th́ mặt nước xao-động làm thành ra những ṿng tṛn, ban đầu nhỏ sau lớn lần thêm ra măi, và lấy chỗ cục đá rớt xuống làm trung-tâm.  Đến một lát hết thấy mấy ṿng đó nữa.

Mỗi khi ta tưởng th́ có những làn sóng tư-tưởng trong trí ta lan tràn ra khắp tứ hướng trong chất Thượng-thanh-khí (1) [(1) Chất khí làm ra Thượng-Giới hay là Cảnh trí] giống hệt như những làn sóng nổi lên trên mặt nước yên lặng trong khi một cục đá rớt xuống.Cũng như những làn ánh sáng mặt trời, những làn sóng tư-tưởng đụng chạm nhau mà không hề lẫn lộn và ḥa hợp với nhau.

Cái mặt bao của làn sóng tư-tưởng có nhiều màu sắc khác nhau và trắng đục.  Nhưng càng đi xa bao nhiêu th́ màu sắc càng dợt bấy nhiêu, và sức mạnh của nó cũng giảm bớt bấy nhiêu.

Nhưng cái khoảng đường đi của làn sóng tư-tưởng dài hay vắn, cái ảnh-hưởng của nó đối với một cái trí khác mạnh hay yếu đều tùy theo sức mạnh và sự rơ rệt của tư-tưởng nữa.  Một tư-tưởng mạnh tự nhiên phải đi xa hơn một tư-tưởng yếu, song sự minh bạch và sự đích-xác c̣n cần kíp hơn sức mạnh.  Làn sóng tư-tưởng đi xa hay gần c̣n phải tùy bản-chất của tư-tưởng và sự trở ngại của làn sóng gặp giữa đường.  Những làn tư-tưởng thấp hèn chuyển-di trong chất thanh-khí nặng nề hơn hết, nên không đi được bao xa v́ chẳng bao lâu chúng nó bị không biết bao nhiêu thứ rung động đồng tánh cách đè ẹp; cũng như một tiếng nhỏ nổi lên ở chính giữa thành phố náo nhiệt, tức th́ bị những tiếng ồn ào khác làm nghẹt mất đi vậy.

TÁNH ĐẶC-BIỆT CỦA LÀN SÓNG TƯ-TƯỞNG

Làn sóng tư-tưởng có tánh đặc-biệt là:  Khi nó đụng tới cái trí của người nào th́ mục-đích nó là sanh trong trí người đó những sự rung-động in như những sự rung-động đă tạo nó ra, nghĩa là: nó sanh ra trong trí người đó một tư-tưởng in như tư-tưởng đầu tiên đă sanh sản nó vậy.  Nhưng nói bao nhiêu đó chưa đúng với sự thật, vậy nữa phải thêm như vầy:  Khi nào nó gặp một cái trí trống-không chẳng lo nghĩ câu chuyện ǵ hết, hay là lo nghĩ không châm-chỉ mấy.  Bởi v́ mỗi khi ta đem hết tâm trí đặng suy nghĩ sâu xa đến một vấn-đề nào th́ trong lúc đó dầu có một làn sóng tư-tưởng thật mạnh lan tràn ra đụng tới cái trí ta đi nữa, ta cũng không hay biết được; cũng như một người kia măng lo lắng chuyện riêng của ḿnh, dầu ai nói chuyện một bên tai cũng không nghe vậy.

Có một điều nên ghi nhớ luôn luôn là một làn sóng tư-tưởng chỉ truyền ra được tính cách của tư-tưởng đă sanh nó ra chớ không truyền được vấn đề tư-tưởng.  Thí dụ: một người Ấn-Độ trong lúc thiền định, tín-ngưỡng tới đức Krishna.  Liền đó làn sóng tư-tưởng phát sanh ra đi khuyến-khích ḷng tín-ngưỡng của mấy người khác.  Nếu gặp người đạo Hồi-Hồi th́ làn sóng bắt tin-tưởng tới đức Thượng-Đế Allah; nếu gặp người giữ đạo Phật th́ ḷng tín-ngưỡng lại qui tụ về đức Thích-Ca; bằng gặp một người giữ đạo Thiên-Chúa th́ nó sanh ra sự tín-ngưỡng đức Jésus.  Ví như làn sóng ấy gặp phải một người có óc duy-vật xưa nay không hề biết sự tín-ngưỡng là ǵ, th́ nó sanh ra một cái hiệu-quả nâng cao tŕnh-độ người ấy, v́ nó rán làm cho hoạt-động một phần trên của cái trí va.

 

H̀NH TƯ-TƯỞNG

Hiệu-quả thứ nh́ của sự rung-động trong trí là sự thành lập những h́nh tư-tưởng.

H́nh nầy ra thể nào?

Nên biết mỗi thứ rung-động làm mỗi thứ h́nh khác nhau.

Tỷ như lấy nhiều miếng thiết tṛn và rải lên trên mặt mỗi miếng một lớp cát mỏng, xong rồi lấy đồ cọ vào mấy miếng thiết đó, làm cho nó rung-động, cái th́ mau, cái th́ chậm.  Khi hết rung-động, ḍm lên trên mặt mấy miếng thiết th́ thấy những hột cát sấp đặt lại thành những h́nh khác nhau hết.

 

 

 

 

 

 

Các nhà khoa-học th́ dùng một tấm bản đồng hay là làm bằng pha-ly, gỏ nghe có tiếng (gọi là Plaque de Chladni) vành hơi cong lên.  Người ta rải cát trên mặt tấm bản nầy.  Rồi lấy đồ cọ vào vành nhiều chỗ làm ra nhiều âm-phù khác nhau.  Cát bị rung-động nhảy lên cao rồi rớt xuống, làm ra những h́nh như thế nầy (Xin xem h́nh)

H́nh tư-tưởng cũng vậy, nó do theo tánh rung-động của tư-tưởng mà rút chất thượng-thanh-khí làm ra một cái h́nh đặc biệt.  H́nh nầy là một con sanh vật sống trong một lúc: sức mạnh tư-tưởng là linh-hồn nó, c̣n chất thượng-thanh-khí, nói cho đúng là tính chất thứ nh́ là h́nh-thể.  Người ta có thể so sánh h́nh tư-tưởng với b́nh

 

 

điện (bouteille de Leyde).  Cái b́nh là h́nh thể, c̣n điện ở trong b́nh là linh hồn.

Sự thành lập những h́nh tư-tưởng do theo ba điều kiện sau nầy:

Cái phẩm của tư-tưởng làm ra màu sắc.

Cái bản-chất của tư-tưởng làm ra h́nh dạng.

Sự đính-xác của tư-tưởng làm ra sự đều đặn của châu-vi.

 

Ư NGHĨA MÀU SẮC

Có vô số tư-tưởng khác nhau Bởi h́nh dạng và màu sắc.  Mỗi màu sắc đều có ư nghĩa như màu sắc của cái vía

Tỷ như t́nh yêu thương sanh ra màu hường chói sáng, cầu khẩn được lành mạnh sanh ra màu trắng bạc, khi cố gắng làm cho tinh-thần được mạnh mẽ, vững vàng, th́ sanh ra màu kim hoàng rực rỡ.

Dầu cho ở trong cái vía hay là cái trí, màu vàng cũng chỉ về trí tuệ, nhưng biến đổi khác nhau xa lắm; nó có thể pha lẫn với nhiều màu khác.  Thường thường, nếu mở mang trí thức mà có mục-đích ích-kỷ th́ màu vàng sậm và tối.  Trong cái trí hay cái vía của người lo kinh dinh sự-nghiệp ḿnh th́ có màu vàng đất sét.  C̣n cái trí chỉ lo khảo-cứu về triết-lư hay là toán-học th́ màu vàng ánh; khi cái trí mạnh mẽ, để giúp ích cho nhơn-loại v́ ḷng bác-ái th́ màu vàng ánh đổi ra màu vàng trong trẻo và sáng rỡ như cây ngọc-trâm-hoa (primevère).  Phần nhiều những h́nh tư-tưởng màu vàng châu-vi rất đều đặn; c̣n những lùm mây vàng ít có, chúng nó chỉ về sự hân hoan về trí-thức, như sau khi giải-quyết được một vấn-đề ǵ hay là sự vui vẻ trong khi làm một việc có thú vị.  Mấy cḥm mây như vậy chỉ rơ không có t́nh-cảm cá-nhân nào xen vào trong tư-tưởng hết, nếu có th́ pha lẫn với màu vàng nhiều màu xấu xa của tánh ích-kỷ.

Trong nhiều trường hợp tư-tưởng không nhứt định, cho nên những h́nh tư-tưởng giống như lùm mây quay tṛn, c̣n màu sắc do cái phẩm của h́nh tư-tưởng đă sanh chúng nó ra.  Trong thời đại nầy, phần đông con người không suy nghĩ được chín-chắn hay nhứt định, cho nên những lùm mây như thế rất nhiều, c̣n những h́nh rơ ràng đều đặn th́ rất hiếm có trong cả ngàn h́nh tư-tưởng bay chung quanh chúng ta.            

Khi nhứt định suy-nghiệm đến một việc nào và để cả tâm trí về việc đó th́ h́nh tư-tưởng mới có châu vi rỏ rệt và mới tốt đẹp được, nếu không phải là mục-đích ích-kỷ.

Những tư-tưởng trừu tượng th́ thường lấy đủ thứ những h́nh tượng môn kỷ-hà-học.

Sẵn đây nên nhắc rằng cái điều nào mà chúng ta gọi trừu tượng ở cơi nầy là một việc nhứt định rơ-ràng và có h́nh dạng ở cơi Thượng-Giới.

 

SỰ SỐNG CỦA H̀NH TƯ-TƯỞNG

 

H́nh tư-tưởng lớn hay nhỏ và sống lâu hay mau tùy theo sức mạnh của tư-tưởng và của t́nh-cảm.

Vă lại, sau khi đă làm xong một h́nh tư-tưởng nào, nếu ta tập-trung chí-định để thêm sức mạnh cho nó, th́ h́nh tư-tưởng ấy sống lâu.  Hay là một người nào bị tư-tưởng của ta sáp-nhập vô trí bắt phải rung-động theo nó th́ người ấy cũng giúp sức cho h́nh tư-tưởng của ta sống lâu vậy.

 

H̀NH TƯ-TƯỞNG PHÁT SANH Ở CƠI NÀO?

 

Nếu tư-tưởng có tánh-chất trí-thức và không có pha sự vọng tưởng của cá-nhân; Tỷ như khi ta t́m phương cách để giải-quyết một bài toán-đố, th́ h́nh tư-tưởng và làn sóng tư-tưởng phát sanh ở cơi Thượng-Giới.  Nếu tư-tưởng có tánh-chất ḥa-hợp tinh-thần đạo-đức hay khi có ḷng nhân-ái thật rộng, cảm sâu-xa đến việc quên ḿnh v́ nhơn-loại th́ tư-tưởng vượt khỏi hạn giới cơi Thượng-Giới lên tận tới cơi Bồ-đề.

Tư-tưởng như thế làm ra một cái h́nh sáng-suốt, mạnh mẽ lắm.  Ảnh hưởng nó rất lớn, ấy là một thần- lực để giúp đời.

Trái lại, nếu tư-tưởng có pha t́nh-cảm hay là t́nh-dục của cá-nhân th́ h́nh tư-tưởng từ cơi Thượng-Giới là chỗ nó phát sanh xuống cơi Trung-Giới liền.  Nó (tư tưởng loại này) có hai lớp, một lớp làm bằng chất Thượng-Thanh-Khí thấp và một lớp thanh-khí.  Một cái h́nh như thế gọi là: “H́nh tư-tưởng t́nh-cảm”.  Nó có ảnh-hưởng tới cái trí và cái vía người khác một lượt.  Hạng tư-tưởng mới nói đây có nhiều lắm và thường lắm v́ ít khi có những tư-tưởng của con người mà không có sự ham muốn, t́nh-dục hay là t́nh-cảm pha vào.

Có người ban đầu khởi sự rán tư-tưởng tốt lắm nhưng vài phút sau bị cái vía và cái trí đổi phương hướng đi, rồi từ chỗ từ-bi bác-ái, hai thể đó dắt tư-tưởng trở lại chỗ ích-kỷ như trước.  Bên đạo học cho đó là sự hoạt-động của Kama- Manas sanh ra hạng tư-tưởng vừa kể trên đây.  Kama chỉ về sự ham muốn căn cứ trong cái vía, c̣n Manas chỉ về cái trí.  Kama Manas nghĩa là tinh-thần bị sự ham muốn thống trị.

Vậy th́ phải gỡ sự ham muốn ra khỏi tinh-thần th́ nhiên hậu tư-tưởng sẽ trở nên tốt đẹp và hữu-ích cho đời.

 

H̀NH TƯ-TƯỞNG NHỮNG ĐỒ VẬT

Khi nào ḿnh tưởng đến một vật hữu-h́nh nào như: một cuốn sách, một cái nhà, một phong cảnh th́ ḿnh làm ra một cái h́nh nhỏ của vật đó với chất Thượng-Thanh-Khí của cái trí ḿnh.  H́nh đó bay vẫn vơ phía trên ḿnh ḿnh, thường thường trước mặt, ngang mí con mắt.

Trong khoảng thời-gian mà ḿnh xem ngắm đồ vật th́ h́nh đó vẫn c̣n bay qua bay lại trước mắt ḿnh.  Khi hết tưởng, nó cũng c̣n ở đó, nhưng nó sống được một lúc, và lâu hay mau tùy theo sức mạnh và sự rơ-rệt của tư-tưởng.

Ai có Huệ-Nhăn th́ thấy được h́nh đó.  Nếu ta tưởng nhớ đến người nào th́ ta cũng sanh ra một cái h́nh nhỏ của người ấy.

Sức tưởng-tượng cũng sanh ra một hiệu-quả như thế. 

Một người thợ vẽ tưởng-tượng trong trí một bức tranh mà va sẽ vẽ ra.  Trong lúc đó chất khí làm cái trí của va rung động và hợp kết lại thành h́nh một bức tranh bay vởn vơ trước mắt, va cứ coi theo đó mà vẽ.

Nhà văn-sĩ cũng làm ra những h́nh tư-tưởng nho nhỏ vậy và dùng sức định-thần mà xem trong trí cách cử động tới lui của những h́nh ấy; thành thử những việc viết ra thành sách đều được bày bố trong trí như một tuồng hát vậy.  Như tôi đă nói ở trên, những h́nh đó, những người có Huệ-nhăn thấy rất dể-dàng.  Chẳng những như vậy mà thôi, những h́nh đó có thể thấy và bị sửa đổi Bởi một người khác hơn là người đă sanh chúng nó ra cho nên thường có những v́ Tinh-tú ở trong nước, lửa, đất, gió, mây (ngũ hành) (Esprits de la nature) có tánh khuấy chơi cho vui hay một nhà trước-tác khác đă chết, làm cho những h́nh đó cử-động một cách khác hơn cách cử động mà tác-giả đă tưởng từ trước.  Dường thế th́ tuồng như những h́nh đó có một ư muốn riêng, nhưng kỳ thật là do ư muốn của các v́ tinh-tú hay là của người đă chết kia.

Người thợ chạm cũng làm ra h́nh của cái tượng mà va muốn chạm nên.  Rồi trong lúc làm việc th́ cái h́nh ấy bị tập-trung vào ḥn đá hay khúc gổ, c̣n người thợ cứ coi theo đó mà đục-đẻo.

Cũng một cách ấy, nhà diễn-giả trong khi suy nghĩ đến các phần trong vấn-đề mà va sẽ diễn giải th́ lần lượt sanh ra có lớp-lang những h́nh tư-tưởng mạnh-mẽ lắm v́ va rán sức tưởng đến.  Nếu trong khi diễn-thuyết va không làm cho người ta hiểu va được đó phần nhiều tại tư-tưởng của va không được rơ-ràng và nhứt định mấy.  Một cái h́nh tư-tưởng viễn-vông th́ sức cảm-hóa kém lắm, trái lại những h́nh tư-tưởng rơ-ràng, đều-đặn, có ảnh-hưởng rất mạnh đến cái trí của thính-giả.

Khoa thôi-miên học đă làm ra nhiều cuộc thí-nghiệm để chỉ rơ rằng những h́nh tư-tưởng có thật.  Vă lại, ta biết rằng một cái h́nh tư-tưởng sau khi làm ra rồi có thể dùng sức định-thần, ấn h́nh ấy vào một tờ giấy trắng và người thọ-cảm trông vào đó th́ thấy h́nh ấy rơ ràng cho đến đổi lầm tưởng rằng là một món đồ vật thiệt vậy.

Lại nhiều người đọc lịch-sử, bi-kịch, thi-văn, tiểu-thuyết, thơ, truyện vân vân … lấy làm mê thích quá.  Trong lúc đọc như vậy th́ tuồng như ḿnh cũng sống, cũng hoạt-động với những người trong sách, nên những h́nh tư-tưởng ấy rơ ràng lắm.  Mà không phải một người mà thôi đâu.  Tư-tưởng của phần đông dân chúng đào tạo những thứ h́nh ấy đời nầy qua đời kia như vậy.

Trẻ con có trí tưởng mạnh mẽ và lẹ-làng lắm, chúng nó đọc đến sách nào thấy có nhân vật hay giỏi th́ bao nhiêu câu chuyện trong sách đều hiện ra trong tư-tưởng rơ-ràng.  Ngày nay những h́nh tư-tưởng do sự đọc sách sanh ra kém sự rơ-rệt hơn tư-tưởng của ông cha ta ngày trước.  Điều ấy tại chúng ta đọc ít kỹ-càng như xưa vậy.  Trong muôn việc, việc nào cũng muốn hiểu, muốn biết, nhưng hiểu biết một cách qua-loa, đó là cái bịnh thông thường của chúng ta vậy.

 

KHÁC HƠN LÀN SÓNG TƯ-TƯỞNG - H̀NH TƯ-TƯỞNG CHỈ NHIỄM CÓ MỘT NGƯỜI

 

Xin nhắc lại rằng: một làn sóng tư-tưởng không truyền ra được một cái tư-tưởng nhứt-định rơ-ràng; nó chỉ truyền cái tánh cách hay bản chất của tư-tưởng mà thôi. Trái lại h́nh tư-tưởng đem cho ta một cái ư-kiến thật minh-bạch, nó lại c̣n truyền ra rất đúng cái tánh cách của tư-tưởng nữa.  Nhưng ảnh-hưởng của nó có một phạm vi chật hẹp là v́ nó chỉ nhiễm được có một người thôi, c̣n làn sóng tư-tưởng có thể nhiễm nhiều người một lượt.  Bởi thế, một làn sóng tư-tưởng có thể thích hợp cho nhiều người.  Tỷ như một làn sóng tư-tưởng truyền ra sự tin-tưởng, nhưng cái vấn đề của hai người truyền cảm và thụ cảm có thể không giống nhau.

Đối với h́nh tư-tưởng th́ lại khác, nếu người chuyễn-di tư-tưởng tín-ngưỡng đến vị Tiên hay vị Phật nào th́ tư-tưởng sẽ truyền ra cái h́nh tư-tưởng của vị Tiên hay vị Phật ấy.

Nếu tư-tưởng mạnh th́ h́nh tư-tưởng đi ra xa lắm. dầu con đàng (con đường) có dài cho thế mấy cũng không làm trở-ngại nó được.

Song thường thường tư-tưởng của người ta yếu đuối, nhu-nhược quá và không rơ-ràng, cho nên ngoài một cái phạm-vi chật-hẹp, th́ tư-tưởng ấy không c̣n làm ǵ được nữa.

 

SỰ LỢI VÀ SỰ HẠI CỦA TƯ-TƯỞNG

Tư-tưởng có ảnh-hưởng rất lớn đối với sự tấn-hóa và kiếp số con người, nhưng phi ra những người biết đạo th́ không ai để ư tới hai điều mới kể ra trên đây.

Một điều nên ghi nhớ luôn luôn là tư-tưởng tùy theo bản-chất của nó, tốt hay xấu, làm lợi hay là làm hại đời người một cách dễ-dàng.

Vậy trước hết ta nên xem xét cái tai hại của tư-tưởng quấy coi thể nào?

 

TAI HẠI CỦA TƯ-TƯỞNG QUẤY

Mỗi lần ta tưởng quấy th́ ta phạm ba tội một lượt:

Ta làm cái trí ta trở nên xấu xa.  Ta hại ta trước hết.

Ta hại những người ở chung quanh ta.

Ta thêm sự khổ cho đời.

 

TA HẠI TA TRƯỚC HẾT

Mỗi lần ta tưởng việc quấy, việc ác, th́ chất thượng-thanh-khí tốt ở trong trí ta bay ra, chất thượng-thanh-khí xấu hạp với việc quấy, việc ác đó ở ngoài lại bay vô trí ta đặng thế cho chất khí tốt vừa mới bay ra.  Đồng thời, cái trí ta rút những tư-tưởng đồng bản tánh với việc quấy của ta mới tưởng đó.  Nếu ta thường tưởng quấy như thế th́ cái trí ta chứa đầy những chất khí xấu, màu sắc nó trở nên tối sậm, người có huệ-nhăn và những người khuất mặt ḍm vô th́ thấy một cảnh tượng gớm ghiết và đau thương cho ta lắm.

Ta bị những tư-tưởng xấu ấy bao phủ, nên có những thành-kiến, ta không thể xét đoán mọi việc cho đúng với sự thật.  Ta làm hại ta trước hết.

 

TA HẠI NHỮNG NGƯỜI Ở CHUNG QUANH TA

Mỗi lần ta tưởng quấy, không những ta hại ta mà ta lại c̣n hại những người ở chung quanh ta nữa.  Tư-tưởng xấu của ta bay đi xúi người ta làm quấy.  Nếu nó gặp người sẵn có tính xấu đồng bản tánh với nó th́ nó thêm sức làm cho tánh xấu đó trở nên mạnh mẽ, người đó sẽ xấu thêm.  C̣n như nó gặp người chưa có tánh xấu th́ nó rán đào-tạo tánh xấu ấy cho người đó.  Người ta không phải là bực Thánh-hiền, cho nên trong ḷng cũng có chứa ít nhiều thói hư nết xấu.  Nếu không có tư-tưởng xấu ở ngoài sáp-nhập vô đặng khêu gợi nó th́ lâu ngày những mầm xấu ấy sẽ tiêu ṃn đi, không khác nào con ác thú không có đồ ăn lâu ngày phải chết đói vậy.  Nhưng chỉ cần một làn sóng tư-tưởng xấu xông vào th́ đủ sức đánh thức tánh xấu kia vậy.  Có khi một tư-tưởng xấu như thế làm thiệt hại cả một đời người.  Ngày nầy qua ngày kia người nầy bị hại xong rồi th́ trở lại sanh những tư-tưởng xấu để hại người khác nữa.  Cứ như vậy măi, người nầy làm ác rồi th́ tới người kia, không mấy chốc, cái ác mà người ta cho là mảy-mún thành ra cái họa to lớn cho đời.  Cũng một cách mù-quáng ấy mà thiên hạ đua nhau đặng truyền bá cái hại cho nhơn chúng, đời nầy qua đời kia, không bao giờ ngớt.  Người thường có ai trông thấy cái cảnh-tượng thê-thảm, gớm ghiết kia đâu và người đầu tiên sanh ra cái tư-tưởng độc ác ấy, dầu không biết, không hay chăng nữa, chớ cũng không tránh khỏi được luật Nhân quả Báo-ứng sau nầy.

 

TA THÊM SỰ KHỔ CHO ĐỜI

Đời đă đau khổ nhiều rồi, nếu ta sanh ra một tư-tưởng xấu nữa th́ không khác nào lửa đang cháy phừng phừng mà ta c̣n thảy thêm vào một cây cũi, như thế th́ lửa bao giờ tắt được.

Học luật nhơn-quả báo-ứng rồi th́ mới biết rằng: tư-tưởng là nguồn cội của sự tội, phước và sự Luân-hồi quả-báo. 

 

SỰ ÍCH LỢI CỦA TƯ-TƯỞNG LÀNH

Trái lại mỗi lần ta tưởng lành th́ ta làm ba việc ích-lợi một lượt:

Ta làm cho cái trí ta trở nên tốt đẹp.  Ta làm lợi cho ta trước nhứt.

Ta giúp ích cho những người ở chung quanh ta.

Ta giúp ích cho đời.

 

TA LÀM CHO CÁI TRÍ TA TRỞ NÊN TỐT ĐẸP

Mỗi lần ta tưởng lành th́ chất khí xấu ở trong trí ta bay ra, chất khí tốt hạp với tư-tưởng lành của ta bay vô thế.  Nếu ngày nầy qua ngày kia ta cứ tưởng lành măi th́ cái trí ta đầy những chất khí tốt, màu sắc nó rất xinh-đẹp và nó c̣n rút những tư-tưởng tốt đồng bản tánh với nó.  Những tư-tưởng xấu tới đụng cái trí ta th́ nó dội ra liền.  Nó vô không được v́ cái trí ta không hạp với nó.  Ta c̣n dùng thêm được một phần trên cái trí nữa.  Bộ phận nầy chỉ có những tư-tưởng thanh cao mới mở được.

TA GIÚP ÍCH CHO NHỮNG NGƯỜI Ở CHUNG QUANH TA

Người nào đă mở được bộ phận ấy, và trở nên một thần-lực để làm lành cho đời và hữu-ích nhứt là những người ở chung quanh va.  Họ có thể theo kịp ít nhiều với tư-tưởng va, v́ lần lần những thứ rung động của tư-tưởng va sẽ kích-thích cái trí của mấy người kia để mở thêm một bộ-phận mới mẽ nữa.  Nhờ vậy mà họ thưởng thức bao nhiêu tư-tưởng thanh-cao mà xưa nay họ chưa ngờ có được.  Đó gọi là họ nhờ tư-tưởng lành cảm-hóa họ.

 

TA GIÚP ÍCH CHO ĐỜI

Sự hữu-ích như thế cũng chưa phải là hết đâu; luôn luôn khi ta biết lựa chọn tư-tưởng tốt và tư-tưởng một cách nhứt-định rỏ-ràng  th́ chẳng những ta mở sức mạnh tư-tưởng cho ta truyền rải trong đời cái ảnh-hưởng tốt lành mà chúng ta c̣n giúp vào sự tấn-hóa của chất Thượng-thanh-khí nữa.

Cái hiểu biết của con người rộng hay hẹp tùy theo tŕnh-độ tấn-hóa của những hột nguyên-tử, nghĩa là tùy theo số khoanh tṛn đă mở trong mỗi nguyên-tử.

Mỗi nguyên-tử có bảy khoanh tṛn.  Trong một cuộc tuần huờn (1) [(1) Xin xem quyển Luân Hồi chỗ 7 cuộc Tuần huờn] th́ chỉ có một khoanh hoạt-động mà thôi.  Chúng ta ở vào cuộc tuần huờn thứ tư, nên trong óc có bốn khoanh hoạt-động.  Này nào bảy khoanh nầy mở ra hết và hoạt-động th́ sự hiểu biết ở mấy cơi cao xuống trong trí óc con người một cách dễ-dàng.  Con người sẽ hoàn toàn sáng-suốt thành một vị Chơn-Tiên, thông hiểu hết mọi việc quá-khứ, hiện-tại và vị-lai xảy ra trong dăy địa-cầu nầy.  Có những phương-pháp mở mấy khoanh đó mau lẹ gọi là Dô-ga (Yoga) song làm sái cách th́ loạn trí, hư óc hóa ra điên khùng suốt đời, hoặc là bỏ mạng nữa.

Những tư-tưởng lành, những tư-tưởng thanh-cao đều cảm đến ba khoanh tṛn chót, khoanh thứ năm, khoanh thứ sáu và khoanh thứ bảy, và giúp sức cho chúng có hoạt-động.  Có một điều nên nhớ là các nguyên-tử vô ra không ngớt trong mấy thể của ta.  Chúng nó ở trong thân người nầy rồi qua thân người kia, cứ luân chuyển như thế măi.  Ví như đưọc nhiều người có những tư-tưởng thanh-bạch tốt lành th́ sự tấn-hóa các nguyên-tử sẽ được nhanh chóng.  Được như vậy, nhơn-loại cũng sẽ v́ đó mà đổi những tư-tưởng thấp hèn, xấu-xa, ích-kỹ ra những tư-tưởng thanh-khiết, đẹp-đẽ, từ-bi, bác-ái.  Tất nhiên những sự đau khổ mà ḿnh trông thấy bây giờ đây sẽ tiêu mất hết vậy.

Trong cuộc tuần-huờn nầy, sự tấn-hóa khó-khăn và chậm-chạp lắm v́ mỗi khi ta tưởng đến điều tốt rồi th́ liền đó có biết bao nhiêu tư-tưởng xấu khác chen lấn bốn phía để cám dổ ta, cho nên những người thành tâm đi tới thường vẫn gặp nhiều sự khó-khăn luôn luôn.

Đến cuộc tuần-huờn thứ bảy th́ không c̣n những mầm trở-ngại ấy nữa, v́ đến nữa cuộc tuần-huờn thứ năm là đến kỳ phán xét cuối cùng, (xin xem cuốn Luân-Hồi của tôi) những linh hồn chưa ngộ đạo đều bị bỏ lại, và nhứt là các vị Bàn-Môn, mấy anh ở trong bóng tối.  Rồi từ đó không c̣n lẫn-lộn tư-tưởng xấu với tư-tưởng tốt nữa, mà chỉ c̣n một thứ tư-tưởng đẹp-đẻ mà thôi.  Nhờ thế, những hột nguyên-tử sẽ mở được mau lẹ ba khoanh tṛn chót mà hiện giờ c̣n ở trong trạng-thái bất hoạt-động.  Ngày nay đă có nhiều người tu-hành th́ ai biết ít nhiều đạo-đức nên tập tư-tưởng thanh-cao, tinh-khiết và mạnh mẽ, hầu giúp sự tấn-hóa của các nguyên-tử.  Nếu số người hành động như thế càng ngày càng đông, th́ số linh-hồn bị bỏ lại trong lúc phán xét cuối-cùng sẽ được giảm bớt đi vậy.

Hỡi các bạn tu hành, nên nhớ mấy lời nầy cho kỹ

 

CHƯƠNG THỨ NH̀

BA THỨ H̀NH TƯ-TƯỞNG

Bây giờ ta nên khảo xét về vấn-đề những h́nh tư-tưởng và ảnh-hưởng của chúng nó đối với những người khác.

Mỗi người đều sanh ra ba thứ h́nh tư-tưởng:

Những h́nh tư-tưởng không tập trung nơi người đă sanh nó ra hay là xoay về người khác.

Những h́nh tư-tưởng tập trung nơi chủ nó.

Những h́nh tư-tưởng từ người sanh chúng nó ra đi tới mục-đích nhứt định.

 

NHỮNG H̀NH TƯ-TƯỞNG KHÔNG TẬP TRUNG NƠI NGƯỜI ĐĂ SANH NÓ RA, HAY LÀ: XOAY VỀ NGƯỜI KHÁC

Những h́nh tư-tưởng nầy không thuộc về cái “Ta riêng” nghĩa là không tưởng tới ḿnh mà cũng không gởi ra cho ai, cho nên chúng nó bay vỡn vơ trên không trung và cứ truyền ra những thứ rung động in như những thứ rung động đă sanh chúng nó ra.  Đó là cái hạng tư-tưởng mơ-màng bông-lông.  Nếu nó không gặp cái trí nào ở không, nó chẳng nhập vô được, th́ nó yếu sức lần lần rồi tan ră ra Thượng-thanh-khí như cũ.

Ví bằng nó gặp cái trí người nào khác có thể nhiễm được, th́ nó bắt cái trí đó rung động theo, hai bên rút lại với nhau, h́nh ấy bị hút vào trong cái kia.  Người ta bị ảnh-hưởng tư-tưởng ở ngoài là như vậy đó.

 

TAI HẠI SỰ ĐỂ CÁI TRÍ TRỐNG KHÔNG

Hiện giờ con người chưa làm chủ được cái trí, cho nên chỉ trong mấy giờ làm việc họ phải rán tập-trung tư-tưởng lại; c̣n ngoài ra những giờ ấy, trí họ cứ vởn-vơ, không tưởng tới việc ǵ chín-chắn, rơ-ràng, mạnh-mẽ, hại nữa là nhiều khi họ bỏ cái trí trống không một cách thụ động.  Dường thế, bảo sao họ tránh khỏi ảnh-hưởng của những tư-tưởng ở ngoài được.  Bởi vậy, mỗi khi ta tưởng đến điều ǵ th́ cần phải suy nghĩ kỹ-lưỡng coi tư-tưởng đó có phải là của ta không?  Nghĩa là: Ta có tưởng như vậy chăng và tại sao tưởng như thế; v́ chưng chung quanh ta có cả muôn h́nh tư-tưởng phần nhiều là tư-tưởng xấu- xa, thấp-hèn, chớ nên để chúng nó nhiễm ta.

 

NHỮNG TƯ-TƯỞNG TẬP-TRUNG NƠI CHỦ NÓ

Ở vào tŕnh độ ngày nay phần đông người ta tập-trung trong bản-ngă riêng, dầu rằng không quá ư ích-kỷ.

Những tư-tưởng như vậy bấu víu vào cái trí chủ nó, không bao giờ rời ra.  Sự thật là phần nhiều người ta tự bao trùm cái trí với những lớp vỏ làm bằng những thứ tư-tưởng đó.

Tư-tưởng nầy phản ứng lại (tác động lại) cái trí măi măi, v́ chúng nó có tánh cách lập đi lập lại hoài.

Bởi thế người nào có những lớp vỏ ấy th́ thường bị bắt-buộc suy nghỉ đến những việc mà va đă tư-tưởng từ trước.  Có ít người hay biết cái sức áp chế nặng nề đó lắm.  Họ lấy làm khổ sở và cho rằng từ đâu rải đến những tư-tưởng như vậy, chớ không dè chính ḿnh họ đă sản-xuất chúng nó để trở lại hại họ.  Trong mấy giờ làm việc, cái trí mắc tưởng công việc khác th́ những tư-tưởng bao phủ cái trí không thể phá khuấy được.  Nhưng, khi măn giờ làm hay là khi cái trí không nghĩ chuyện ǵ chín-chắn, th́ liền đó chúng nó sáp-nhập vô bắt cái trí rung động trở lại như mấy lần trước.  Thế ấy nên lớp vỏ càng ngày càng cứng thêm.

Nếu những tư-tưởng vừa kể trên đây, thuộc về hạng xấu-xa, thấp-hèn, th́ chúng nó cho người ta tưởng rằng bị ma-quỉ cám dổ ḿnh.  Quả thật cũng có vài trưởng hợp bị ma-quỉ cám dổ thật; song thường thường ít có xảy ra lắm và nên nhớ rằng, ma-quỉ cám dổ ḿnh được là tại trong trí ḿnh có những tư-tưởng xấu-xa, bất chánh.  Ví như tấm ḷng ḿnh trong sạch th́ không có tà-ma quỉ-mị nào làm hại được cả.

Hạng tư-tưởng vừa kể trên đây, nếu không sớm diệt phá để cứ lập đi lập lại măi th́ quả mùi (Prârabdhâ) sẽ v́ đó mà sanh ra.  Một ly nước vừa đầy, ta cứ thêm vô từng nhỏ.  Đến một lúc kia, chỉ cần thêm vô một nhỏ nữa th́ nước trong ly sẽ tràn ra ngoài.

Người ta cũng vậy, nếu lâu ngày cứ nuôi-nấng những tư-tưởng ác độc th́ đến một lúc kia chỉ cần một chút sức khuyến-khích nhỏ mọn đủ làm điều tội ác.

Tư-tưởng xấu kết-quả thế nào th́ tư-tưởng lành cũng kết-quả thế ấy.

Người nào hằng ngày nuôi dưỡng trong trí những tư-tưởng xả-thân giúp đời th́ chưa thấy tư-tưởng đó hữu-ích vào đâu cả.  Nhưng đến một lúc kia, chỉ cần thêm một mảy tư-tưởng ấy nữa, th́ người ấy đủ sức hành-động như bực anh-hùng chí-sĩ.  Đứng trước cái kết-quả xấu-xa như điều ác của kẻ vô-lương hay là công-nghiệp vẻ-vang của bực vĩ-nhân, th́ người làm ra cái kết-quả ấy lấy làm lạ lắm và tự bảo rằng: ḿnh không ngờ làm nên việc ấy đâu.

 

MƯỢN TƯ-TƯỞNG KẺ KHÁC

Vă lại, không phải một ḿnh ta đủ làm cho tư-tưởng ta mạnh thêm mà chính là ta c̣n nhờ tư-tưởng của kẻ khác nữa.

H́nh tư-tưởng của ta rút h́nh tư-tưởng của nhiều người khác, nếu những tư-tưởng nầy đồng bản-tánh với nó.  Nói ngay ra, ta mượn sức của người vậy.  Mà muốn biết cái tư-tưởng rút vào được tốt lành hay độc ác th́ trước hăy ḍm lấy ḿnh coi tư-tưởng ḿnh tốt lành hay độc ác, Bởi v́ những tư-tưởng đồng bản-tánh mới rút lại với nhau.

Bởi vậy, mỗi khi ta tập chiêm-nghiệm những tư-tưởng cao-siêu th́ ta tránh khỏi những tư-tưởng hèn mạt đến khuấy rối ta.

NHỮNG H̀NH TƯ-TƯỞNG LIÊN-HIỆP

Biết rằng mỗi khi ta tư-tưởng th́ sanh ra một cái h́nh tư-tưởng mới.  Song có khi không phải như vậy.   Nếu sẵn có một cái h́nh tư-tưởng cũ rồi th́ khi ta tưởng việc cũ nữa, những tư-tưởng nầy không làm ra một tư-tưởng mới, mà lại hiệp với tư-tưởng cũ và làm cho h́nh cũ mạnh mẽ thêm lên.  Cho nên, người nào ngày nầy sang ngày kia, cứ lập đi lập lại một thứ tư-tưởng, th́ rốt cuộc sẽ tạo ra một cái h́nh tư-tưởng có sức mạnh vô ngần.  Nếu là tư-tưởng xấu xa th́ cái h́nh tư-tưởng sẽ trở nên một thứ ảnh-hưởng ác-nghiệt, có thể sống nhiều năm và nhiễm hại người ta như một con vật khôn-lanh, quỉ-quyệt vậy.

Cũng v́ lẽ nầy, nhiều người xúm nhau lại chung tưởng một vấn-đề nào th́ những h́nh tư-tưởng hiệp nhau lại làm thành một h́nh tư-tưởng, bên Pháp-môn gọi là Egrégore, mạnh mẽ phi thường.

V́ chưa rơ luật trời cho nên mỗi ngày thiên-hạ rải trên không-trung đời nầy qua đời kia, cả ngàn triệu tư-tưởng xấu xa độc ác, Bởi thế cho nên thiên-hạ phải lănh và chia-sớt những kết-quả khốc hại, làm cho Phật nói rằng: “Nước mắt của chúng sanh nhập lại c̣n hơn nước của biển cả”.  Nói tóm lại, những h́nh tư-tưởng liên hiệp có thể làm Họa hay làm Phước, tùy theo bản tánh nó xấu hay là tốt.  Thứ nào ác tức là Hung-thần để báo hại người đời, c̣n thứ nào lành là những Phúc-thần để ban ân-huệ cho chúng sanh.

V́ mấy lẽ trên đây, nên tôi đă nói khi nẫy, mỗi lần ta tưởng quấy là ta thêm sự khổ cho đời.  Vậy xin nhắc lại một lần nữa, ta khéo giữ ǵn tư-tưởng cho lắm, đặng khỏi gây quả xấu về sau.

 

SỰ SANH RA THÀNH-KIẾN

Một cái vỏ tư-tưởng, dầu ích-kỷ hay không cũng c̣n làm nhiều điều hại nữa là nó làm cho mờ-tối lư-trí và gây ra những thành-kiến.  Con người ở trong lớp vỏ đó mà ḍm cơi đời, không khác nào đeo kính màu mà xem đồ vật, th́ sẽ bị lớp vỏ tư-tưởng đó thay đổi h́nh sắc; cũng như mang kiếng đỏ mà xem màu xanh th́ thấy đen vậy.  Dường thế, mỗi lần cảm-giác điều ǵ th́ điều ấy bị tách-cách của vỏ tư-tưởng thay đổi ít hay nhiều.  Cho đến bao giờ người ta chưa thật làm chủ tư-tưởng và t́nh-cảm của ḿnh th́ chưa thấy điều ǵ rơ thật được, v́ bao nhiêu sự quan sát điều bị cái màng tư-tưởng thay h́nh và đổi màu sắc hết.

Tại lẽ đó mà đức Asangha, sau người ta gọi là Aryasangha, Tàu dịch là đức Vô-Trước, đă nói trong quyển “Lời nói của Tâm-Hồn” (La Voix du Silence) rằng: “Cái Trí là kẻ diệt phá điều chơn-thật (Le destructeur du reel).  Ngài làm cho ta chủ ư tới cách của ta cảm-giác ngoại-giới.  Chúng ta không thấy đồ vật thiệt đâu.  Ta chỉ thấy h́nh ảnh của chúng nó mà thôi, mà những h́nh ảnh nầy lại c̣n không được rơ và đúng, hơn nữa, chúng nó bị những h́nh tư-tưởng của ta làm ra thay đổi hết.

 

NHỮNG H̀NH TƯ-TƯỞNG TỪ NGƯỜI SANH NÓ RA ĐI TỚI MỘT MỤC-ĐÍCH NHỨT ĐỊNH

Khi ta tưởng đến một người nào mà không có pha một chút t́nh cảm ǵ, như thương yêu hay khinh rẻ, hoặc không có pha lẫn chút ham muốn ǵ, như sự mong mỏi được trông thấy người đó th́ tư-tưỏng của ta chỉ có ảnh hưởng qua loa đến va mà thôi.

C̣n nếu có t́nh-cảm như sự thương-yêu pha lẫn vào tư-tưởng, th́ h́nh tư-tưởng xẹt lên trên không và đi tới người ḿnh tưởng.  Nếu người nầy không suy gẫm điều chi hay là cái vía và cái trí va rung động hạp với h́nh tư-tưỏng của ta gởi đến th́ h́nh tư-tưởng nầy nhiễm va liền.

Ví bằng lúc đó va mắc lo nghĩ về một vấn đề khác, h́nh tư-tưởng của ta không truyền vô được, nó phải vởn-vơ một bên, chờ có dịp sẽ sáp-nhập vào.

Nếu ḿnh có ư muốn đến viếng một cảnh nào ở xa xôi th́ tư-tưởng ḿnh bay tới chốn đó liền.  Ví như nó mạnh th́ có khi nó đủ sức hiện h́nh ra giống hệt xác thịt của ḿnh.  Người có Thần-nhăn mà chưa kinh-nghiệm nhiều th́ lầm tưởng rằng nó là cái vía của ḿnh.

 

CÁCH BẢO-HỘ VÀ GIÚP ĐỞ BẰNG TƯ-TƯỞNG

Như ta thương-yêu ai hoặc muốn bảo-hộ ai khỏi tai nạn hay là điều buồn khổ th́ trong khi tư-tưởng, ta tập trung ư-chí vào người thương của ta.  H́nh tư-tưởng của ta sẽ bay ngay tới người ấy, ở trong hào-quang va như một cái khiên để che chở.  Nó bảo-bọc, ǵn giữ người đó; không phải nó có tinh-thần riêng của nó mà chỉ vâng theo ư-muốn của ta mà thôi.  Nếu có tư-tưởng hiền lương tới cho người đó th́ nó làm cho tư-tưởng ấy mạnh thêm.  C̣n có thứ tư-tưởng ác khác lại gần th́ nó xua đuổi đi.  H́nh tư-tưởng như vậy có thể xem như một vị “Thần Hộ-mạng”.  Cũng v́ lẽ ấy mà lời cầu khẩn của bà mẹ cho một đứa con ḿnh ở xa hóa ra h́nh Thiên-Thần bay tới bảo hộ nó.

Ít người biết được sức mạnh của tư-tưởng hữu ích là thế nào và không ngờ rằng: “Nếu họ muốn, th́ họ sẽ nhờ sức mạnh tư-tưởng làm nhiều điều phước-thiện lắm.

Thường thường có người đau khổ ta muốn giúp đỡ, nhưng v́ tại nhiều duyên cớ mà ta không thể làm được.  Có khi có mặt ta đến th́ người kia không được vừa ḷng hay là khó chịu.  Có khi người kia v́ những thành kiến hay mê-tín làm cho mờ tối lư-trí đi, nên ta không thể nào làm cho va nghe và tin theo được.  Nhưng nếu xác thịt (sự gặp mặt giữa người và người) khó cho ta khuyên dổ, th́ trái lại cái trí và cái vía dễ cảm hơn, dể bị ảnh-hưởng của làn sóng tư-tưởng thương mến, khỏe mạnh, vân vân

Lâm vào nhiều cảnh, dầu người đó có tinh-thần quả-quyết cho mấy cũng không làm ǵ được trong cơi phàm-gian.  Rán sức giúp đỡ cũng vô hiệu quả.  Trái lại, không có lúc nào mà không có thể giúp một cách mỹ-măn được, nếu ta tập trung tư-tưởng bác-ái thật mạnh mẽ và lập đi lập lại nhiều lần rồi gởi đến cho người cần sự giúp đỡ.  Tư-tưởng sẽ vâng mạng lịnh của ta đi tới người đó trong nháy mắt.  Theo lẽ báo-ứng tự-nhiên th́ bất luận tư-tưởng nào cũng có hiệu-quả của nó, và không thể nào cái hiệu-quả ấy không có được, dầu cho con mắt phàm chưa có thấy ǵ sửa đổi.

 

Song có điều ta phải ghi nhớ luôn luôn rằng: “h́nh tư-tưởng cảm-hóa được người nào là nhờ trong trí và vía người đó có chất rung động hạp với chất khí làm ra h́nh tư-tưởng.  Nếu cái vía và cái trí va không rung động hạp với chất khí làm ra h́nh tư-tưởng th́ h́nh nầy không sáp nhập được, nó phải vội trở ra.  Khi nó xông vào mạnh bao nhiêu th́ nó dội trở ra cũng mạnh bấy nhiêu.

 

Chi nên không có cách nào hay hơn là giữ bản-tâm và tinh-thần thanh bạch măi, v́ tinh-thần và bản-tâm thanh bạch rút vô trong trí và vía những chất khí tinh-khiết hơn hết.  Dường thế, hai thể nầy không bao giờ tiếp-xúc với những thứ rung động của chất khí nặng nề đâu.

 

LUẬT PHẢN-KÍCH

Nếu tư-tưởng hung-ác xông vào một cái hào-quang (trí và vía) thanh-bạch th́ nó bị dội trở lại rất mạnh.  Khi dội ra nó phải t́m con đường nào phù hạp với nó; mà có con đường nào hạp với nó hơn là con đường của nó mới đi theo đó.  Như thế th́ nó sẽ dội trở lại cho người làm ra tư-tưởng hung-ác ấy.  Người nầy đă có sẳn trong trí và vía thứ chất khí mà va đă dùng đặng làm ra h́nh tư-tưởng hung-ác kia, cho nên va không tránh được luật “Luật phản-kích” (loi du choc en retour); cái ác mà trước kia va muốn gây cho người nay chính là bây giờ va phải mang lấy.  Cho nên nói rằng: “Làm ác th́ gặp ác, làm lành gặp lành” thật quả không sai.

Đối với một người hiền lương và tấn-hóa cao mà ta lại có ư muốn hăm-hại th́ chẳng khác nào ta sắp trở giáo đâm ta vậy.  Những h́nh tư-tưởng hung-tợn khi đi đến hào-quang của người kia, chẳng những không  làm được một mảy thiệt-hại ǵ mà nó c̣n dội trở lại cho ta để phạt ta đau khổ về thân, tâm và trí một lượt.

Tục rằng: Thầy Pháp bị quỉ vật.  Chuyện nầy một hai khi (đôi khi) cũng có thật, song thường thường va bị tư-tưởng ác của chính va trở lại hại va.  Ta nên nhớ rằng mỗi khi tư-tưởng là mỗi khi luyện tập cách thành-lập những h́nh tư-tưởng.  Những tư-tưởng là những sự-thật mà lại là những sự-thật có sức-mạnh vô-ngần.

Ngày và đêm ai ai cũng đều làm ra h́nh tư-tưởng không ngớt.  Nhiều người cho rằng tư-tưởng của ḿnh chỉ quan hệ đến một ḿnh ḿnh mà thôi, cang ǵ đến ai mà sợ.  Tưởng như thế là lầm.  Tư-tưởng của ta chẳng những làm lành hay là làm hại cho ta mà lại c̣n làm lành hay là làm hại nhiều người khác nữa.  Sự thật th́ tư-tưởng hung dữ có nhiều hiệu quả hơn là lời nói hung-dữ.  Bất kỳ là ai, nếu sẵn có mầm xấu xa trong tánh-t́nh, mà ai lại không có, th́ bị tư-tưởng ấy làm cho nẩy nở và đâm chồi mọc nhánh.

Một vị đế-quân có nói: “Mỗi người rải-rác không ngớt trong hoàn-cảnh của ḿnh tạo ra, những kết-quả của trí tưởng-tượng, ḷng ham-muốn và sự kích-thích của “thất-t́nh lục dục”.

 

NGƯỜI TẤN-HÓA CAO VỚI NGƯỜI TẤN-HÓA THẤP KHÁC NHAU THẾ NÀO?

Người tấn-hóa cao với người tấn-hóa thấp khác nhau như vầy: “Người tấn-hóa cao biết dùng cách quả-quyết sức mạnh tư-tưởng của ḿnh.  C̣n đối với người thường th́ có tưởng cũng như không, chưa biết lợi dụng cái món quí ấy.  Người đă biết th́ đủ sức tạo-lập và sai khiến một cái h́nh tư-tưởng theo ư-muốn của ḿnh; cái sức trợ-đời nhờ như thế mà trở nên lớn-lao, v́ cái tư-tưởng giúp ta làm việc ở những chỗ mà người khác chưa có dịp đi đến.  Những h́nh tư-tưởng ở dưới quyền sai-khiến của ai đều là những tay bộ-hạ trung-thành của chỉ-định người đó.  Người thường th́ trái-lại chịu dưới quyền sai-khiến của tư-tưởng, làm nô-lệ cho nó.  Nếu có thể dùng chí-định mà chế-ngự h́nh tư-tưởng th́ cũng có thể dùng chí-định đặng phá-tan tức-tốc một cái h́nh tư-tưởng, không khác nào ta có thể giết một con rắn ở cỏi Phàm gian vậy.  Những người theo chánh-đạo không bao giờ dùng cách ấy, trừ ra những lúc nguy-cấp lắm.

 

H̀NH DẠNG NHỮNG TIẾNG-TĂM

Xin nhắc lại rằng lời nói và tiếng tăm cũng có h́nh dạng như tư-tưởng vậy.

Có nhiều h́nh vẽ không được, dưới Phàm-gian không có mấy màu đó, phải mở thần-nhăn và thiên-nhăn mới thấy rơ-ràng.

Tả mấy h́nh đó ra tức là làm việc miễn-cưỡng.  Vậy tôi xin nói những h́nh có thể tưởng-tượng được mà thôi.

Tỷ như một tiếng sét đánh sanh ra một giải đỏ như ngọn lửa; một tiếng nổ sanh một h́nh tṛn không đều đặn, trên mặt có những tia-sáng xẹt ra giống như gié lúa.  Sóng bổ vô gành sanh ra những làn sổ song màu sắc thay đổi liền liền trong cơn băo-bùng chúng nó giống in những dăy núi.  Ở trong rừng, gió thổi lá cây xào-xạt th́ sanh ra những làn ngũ sắc đưa lên đưa xuống như các lượn sóng nhồi trong cơn biển lặng.

Những tiếng chim ca sanh ra những đường và những ṿng đẹp đẽ sáng-rở; tiếng chim Quyên giống như tràng hoa vàng; tiếng con Két giống như khối không có h́nh nhứt định mà màu sắc lại tối-thui.  Tiếng sư-tử rống th́ sáng-rở, mạnh-dạn vô-cùng; tiếng mèo ngao sanh ra những ṿng mây tṛn màu hường đồng một trung tâm điểm.  Tiếng chó sủa giống như những đạn súng bắn phủng cái vía làm cho khó chịu lắm (bởi vậy khi cơ lên, chó sủa th́ thăng liền, một chút mới nhập vô lại).

Thường thường mấy viên đạn nầy màu đỏ hay là nâu tùy theo sự cảm-xúc của con thú và phẩm-chất của tiếng nó.  Ḅ rống sanh ra những h́nh thô-kịch giống như mấy khúc cây chưa bào vuông.  Một cặp ḅ câu gù sanh ra những h́nh đẹp đẽ như chữ S nằm (~).

Tiếng giận-dữ sanh ra những làn nhợn đỏ ḷm giống như những cây giáo.  Sự nói chuyện tầm-ruồng, vô-lối sanh ra những làn màu xám nâu, cứng ngắt và kết chặt với nhau như một tấm lưới sắt, ngăn hết những tư-tưởng và những t́nh-cảm thanh-cao không cho vô vía và trí của người nói.  Tiếng cười của trẻ con sanh ra những làn cong màu hường.

Tiếng xe lửa hét sanh ra những viên đạn bắn vô cái vía, c̣n mạnh hơn tiếng chó sủa, làm cho đau đớn như cầm gươm chém vào xác thịt.  Tiếng súng đồng dội vô cái vía dử-tợn.

Tiếng súng nhỏ túa ra như những cây kim nhọn.

 

NHỮNG TRUNG-TÂM TƯ-TƯỞNG

Ở dưới trần-thế, những người nói một thứ tiếng th́ ở chung với nhau một nước.

Trên cơi Thượng-giới cũng vậy, từ xưa đến nay, những tư-tưởng thuộc về một vấn-đề một loại với nhau th́ ở chung một chỗ gọi là Trung-tâm tư-tưởng.  Bởi vậy có những Trung-tâm tư-tưởng thuộc về Triết-học, Vật-lư-học, Tự-nhiên-học, Hóa-học, Thiên-văn-học, Sử-kư-học, Địa-dư-học, Địa-chất-học và các hạng tiểu-thuyết v.v…

Trung-tâm tư-tưởng loại nào th́ rút hết thảy những ư-kiến về loại đó của con người trên địa-cầu, từ đời nầy qua đời kia, dầu trúng dầu trật, dầu hay dầu dở, dầu cao dầu thấp, dầu liên-lạc hay rời-rạc cũng vậy.

Như tư-tưởng triết-học choán hết một chỗ riêng và nó chia ra từ khu-vực, mỗi khu-vực chứa những quan-niệm một hệ-thống.  Nhưng mấy khu-vực nầy đều có tính liên-lạc với nhau.

Bất câu người nào nếu ngồi suy-nghĩ sâu-xa về một vấn-đề triết-học th́ tư-tưởng va giao-tiếp với Trung-tâm tư-tưởng nầy.  Tùy theo bực tấn-hóa của va, cái trí va sẽ thâu thập được ít nhiều những tư-tưởng nào hạp với nó.  Nhờ vậy va nảy sanh ra những ư kiến mới, va sẽ luận về vấn-đề đó về một phương-diện khác.  Nhưng nếu va biết dùng cái trí đi ngay vô Trung-tâm tư-tưởng đó th́ lại càng hay.  Cái óc xác thịt nặng-nề lắm, những tư-tưởng muốn đi tới nó phải vô cái trí rồi qua cái vía và cái phách. Những tư-tưởng nầy c̣n bị cái trí và cái vía biến đổi nữa.  Bởi vậy có nhiều khi suy-nghĩ thấy nhiều điều hay mà viết ra không suôn-sẻ,

Về tiểu-thuyết th́ hạng Thần-Tiên truyện chiếm một phần to tát.

Nhơn vật trong truyện Phong-Thần, Phong-Kiếm Xuân-Thu, Tây-du diễn nghĩa vân vân …đều có đủ.  Nào Thái-Thượng Lảo-Quân, Ngươn-Thỉ Thiên-Tôn, nào Thông-thiên giáo-chủ, nào Nam-cực Lảo-tổ, Hải-Triều Thánh-Nhơn, Tam-Tạng, Hành-Giả và Bác-Giới, Sa-Tăng … không thiếu vị nào.

Tại sao mấy h́nh đó c̣n sống đến bây giờ?

Biết mấy trăm triệu dân đă đọc những Tiểu-Thuyết đó, trong mấy đời rồi, người ḿnh có dịch ra và thiếu chi người thích nên mua đọc.  Mỗi lần đọc là mỗi lần thêm sức cho những h́nh tư-tưởng đó, bảo sao chúng nó không sống lâu.

Nhưng không phải riêng ǵ xứ Tàu hay xứ ḿnh, bên Thiên-Trước, bên Ba-Tư, bên Âu-Châu, bên Mỷ-Châu, nói tóm lại là khắp các nước trên Hoàn-Cầu đều có những truyện Thần-Tiên như bên ḿnh vậy.

 

CHƯƠNG THỨ BA

CHUYỂN-DI TƯ-TƯỞNG

SAO GỌI LÀ CHUYỂN-DI TƯ-TƯỞNG

Chuyển-di tư-tưởng nghĩa là: truyền sang tư-tưởng người nầy qua người kia.

C̣n Thần-giao-cách-cảm (Télépathic) có nghĩa là cảm ở đàng xa (sentir à distance). Lẽ th́ phải dùng nó riêng cho sự chuyển-di các thứ t́nh-cảm mà thôi; nhưng thường-thường người ta cho nó đồng-nghĩa với chuyển-di tư-tưởng.  Ḿnh có thể giữ cái nghĩa nó là: Chuyển-di h́nh-ảnh, tư-tưởng hay là t́nh-cảm từ người nầy qua người kia bằng những phương-pháp vô-h́nh.

 

BA CÁCH CHUYỂN-DI TƯ-TƯỞNG

Thần-giao-cách-cảm có thể làm ba cách khác nhau.  Có thể thông tin:

Từ cái óc tinh-khí nầy tới cái óc tinh-khí kia (Entre deux cerveaux éthériques).

Từ cái vía

Từ cái trí nầy tới cái trí kia.

 

CÁCH THỨ NHỨT

Phương-pháp thứ nhứt tức là phương-pháp hồng-trần hay là phương-pháp tinh-khí.

Cục hạch phía trước óc (glande pinéale) để chuyển-di tư-tưởng cũng như con mắt là cơ-quan của Thị-giác (Quan Thấy).

Đối với phần-đông nhơn-loại th́ cục hạch nầy chưa mở ra, song nó đang tấn-hóa và có phương-pháp giúp nó chóng tấn-hóa để dùng nó bây giờ, cũng như nhân-loại sẽ dùng nó trong tương-lai vậy.

Nếu ta tưởng quả-quyết về một vấn-đề nào (ta tập-trung tư-tưởng lại) th́ ta cảm-biết có sự rung-động trong cục hạch trước phía óc ta “tùng quả-tuyến” (glande pinéale) nghĩa là chính giữa chơn mày có hơi nhột-nhột.  Sự rung-động nầy vốn từ chất thanh-khí bao-bọc cục hạch (glande pinéale) sanh ra.  Khi chất thanh-khí nầy rung-động, th́ nó sanh ra những làn-sóng tinh-khí lan tràn ra tứ-hướng.  Đụng tới hạch trán (glande pinéale) nào khác th́ nó bắt chất tinh-khí bao bọc cục hạch đó rung-động theo in như nó rồi truyền sự rung-động đó qua cái vía và cái trí của người thọ-cảm.  Nhờ vậy người nầy hay biết cái tư-tưởng ở đàng xa gởi lại.

Nhưng nếu cục hạch (glande pinéale) thọ-cảm mà không đủ sức lập lại những thứ rung-động truyền tới th́ tư-tưởng đi ngang qua mà người ta không hay biết.  Cũng như một người đui dầu cho yến-sáng chiếu vô mắt cũng không thấy chi cả.

 

KHÔNG PHẢI NGƯỜI TA CHUYỂN-DI MỘT CÁI H̀NH SANH RA TRONG ÓC TINH-KHÍ

Có phải người ta chuyển-di một cái h́nh từ óc tinh-khí nầy qua óc tinh-khí kia chăng?

Không phải như vậy.  Tôi xin giải cho các bạn nghe. (1) [(1) Phải học với thầy chuyên môn mới hiểu rỏ].

Người nào tưởng mạnh-mẽ đến một vật hữu-h́nh trong óc th́ người đó làm ra một cái h́nh bằng chất tinh-khí.  Trong khi rán sức làm thành cái h́nh đó th́ có những làn sóng tinh-khí lan-tràn ra tứ-hướng.  Người ta tưởng rằng khi anh A chuyển-di một cái h́nh như vậy cho anh B th́ cái h́nh đó bay lại cho anh B.  Nhưng không phải như vậy.  Không phải cái h́nh đó đi đàng nầy tới đàng kia, mà chánh là những sự rung-động đủ sức kết-hợp lại làm ra một cái h́nh đi từ anh A tới anh B.  Cái hiện tượng nầy cũng giống như cái hiện-tượng xẩy ra khi hai người dùng điện-thoại thông-tin với nhau: người ở đàng kia không phải là nghe chánh tiếng nói của người ở đàng nầy đưa lại.  Không phải là lời nói bị chuyển-di mà chỉ là lời nói làm cho điễn-khí rung-động rồi truyền sang tới đầu kia.  Mấy cái rung-động đó mới hiệp-nhau lại thành lời nói.

 

PHƯƠNG-PHÁP THỨ NH̀

Đi từ cái vía nầy tới cái vía kia.

Theo phương-pháp nầy th́ cái óc tinh-khí không can-thiệp đến.  Nhưng h́nh tư-tưởng t́nh-cảm đi từ cái vía nầy tới cái vía kia.

PHƯƠNG-PHÁP THỨ BA

Đi từ cái trí nầy qua cái trí kia.

Theo phương-pháp nầy th́ khi làm xong một cái h́nh tư-tưởng trên cơi Thượng-giới rồi không truyền nó vô trong óc mà bắt nó lập tức đi ngay tới cái trí người khác.  Muốn làm được cách nầy th́ phải tấn-hóa cho cao, phải mở được thiên-nhăn và dùng cái trí như dùng xác-thịt vậy.  Phương-pháp nầy cao hơn phương-pháp thanh-khí.  Ngày sau khi nhân-loại tấn-hóa cao rồi th́ nó sẽ là cách giao-thiệp hằng ngày.

 

Hiện giờ các Chơn-sư dùng cách nầy để huấn-luyện đệ-tử ở xa các ngài và nhờ thế đó mà các ngài chuyển-di một cách dễ-dàng những tư-tưởng khó-khăn.

 

CHUYỂN-DI TƯ-TƯỞNG CÁCH VÔ-T̀NH (La transmission de la pensée inconsciemment)

Khi năy tôi đă nói những làn-sóng tư-tưởng, những h́nh tư-tưởng và những hiệu-quả của tư-tưởng đối với người khác.  Những hiệu-quả nầy rất trọng-hệ, ta cần phải khảo-xét cho kỹ-càng.

Xin nhắc lại rằng: “Mỗi người lúc đi đường rải ra những tư-tưởng phần nhiều là mơ-màng bông-lông.  Mỗi khi ta đi ngoài đường là mỗi lần ta lặn-lội trong cái đại-hải tư-tưởng của bao nhiêu khách đi qua đường đă sản xuất ra.

 

Nếu để cái trí ở không một phút th́ những tư-tưởng ấy xáp lại, nhập vào và đi ngang qua cái trí, nhiều khi không gây ra hiệu-quả trọng-hệ, nhưng đôi phen cũng làm cho cái trí xao-động dữ-dội.

 

Th́nh ĺnh ta đương đi, một cái tư-tưởng xông vào buộc cái trí phải chủ-ư tới nó, rung-động theo nó.  Nếu không kịp phân-biện, ta nhận lấy tư-tưởng đó làm tư-tưởng của ḿnh, thêm sức cho nó rồi thả nó đi ra ngoài mạnh bạo hơn hồi mới sáp nhập để nhiễm-phá người khác.

 

Ta không chịu trách-nhậm đối với những tư-tưởng vẫn-vơ trong không-khí do kẻ khác sanh ra, nhưng khi ta thâu nhận những tư-tưởng đó làm của ḿnh, nuôi dưỡng cho mạnh thêm rồi thả nó đi phá người khác th́ ta phải gánh chịu chung một phần tội-lỗi với chủ chúng nó.

 

Nếu ai chịu khó ngồi không đừng tưởng cái chi nội trong hai phút đồng hồ th́ sẽ thấy cái trí ḿnh như ngả ba đường cái, cả chục cái tư-tưởng qua lại, vô ra không ngớt, phần đông là mơ-màng bông-lông và xấu-xa nhiều hơn là tốt-đẹp.

 

Xét cho kỹ th́ tư-tưởng của ḿnh sanh ra không được một phần tư số tư-tưởng của kẻ khác vô trong trí ḿnh, và ḿnh lấy tư-tưởng của kẻ khác làm của ḿnh.

 

DU-LUẬN CÔNG-CHÚNG

Đại đa số dư-luận của công-chúng là cái kết-quả của sự chuyển-di tư-tưởng.  Phần-đông người ta tưởng như nhau, không phải lẽ tại họ đă chiêm-nghiệm một vấn-đề đó lâu rồi, nhưng tại đầu-tiên có một người tưởng như vậy rồi va kéo mấy người khác theo luồng tư-tưởng của va.  Tư-tưởng đó lần lần trở nên mạnh-mẽ và có ảnh-hưởng đến một số đông người.

 

Dư-luận công-chúng một phen thành-lập th́ nó cai-quản lư-trí của phần-đông.  Nó dục thiên-hạ tưởng như nó vậy.  Nên biết rằng: “Phần-đông con người có tánh thụ-cảm hơn là hoạt-động”.  Bởi vậy cho nên họ bị nhiễm những tư-tưởng ở ngoại-cảnh đưa tới.  Họ hành-động theo chúng nó chớ kỳ-thật trong ḷng họ không muốn như vậy chút nào.

 

Hiểu như vậy rồi chúng ta mới biết những h́nh tư-tưởng liên-hiệp lợi hại là dường nào và cần-ích là dường nào trong sự sửa đổi tinh-thần người ta, trong sự đào tạo những thành-kiến và sự thành-lập những t́nh-cảm quốc-gia hay chủng-tộc.

 

Mỗi dân-tộc trên địa-cầu đều có một cái không-khí quốc-gia riêng, làm cho cái luận-điệu, sự phán-xét và cách hiểu-biết không giống như nhau được.  Cho nên cũng đồng đứng trước công việc in nhau mà mỗi nước đều hiểu-biết một cách riêng, lại thêm bớt vô những thành-kiến của ḿnh th́ tránh sao khỏi phần kết-luận phải cách-dị với nhau hết.

 

Nhiều người chưa nhận được điều nầy v́ chưa đủ sức tự giải-thoát ra khỏi ảnh-hưởng của vô số h́nh tư-tưởng do dư-luận công-chúng sanh ra; v́ vậy không bao giờ lănh-hội được chân-lư và cũng không ngờ có chân-lư nữa.  Bởi những h́nh tư-tưởng to-tát kia nó làm mờ-quáng sự sáng-biết và tăng thêm tánh tự-đắc tự-cao.  Đối với nhà Pháp-môn th́ trái hẳn lại, điều cần-nhứt là phải đoạt được cách cảm-giác rơ-ràng, phải thấy mọi việc rành-rẽ, chớ không phải như phần đông người ta tưởng thấy.

 

ẢNH-HƯỞNG CỦA NHỮNG H̀NH TƯ-TƯỞNG LIÊN-HIỆP ĐỘC-ÁC

Những h́nh tư-tưởng liên-hiệp độc-ác chẳng những làm hại cho mấy thể con người mà thôi, chúng nó c̣n gây nên cái tai-họa to lớn trong phàm-gian như: băo-tố, hạn-lụt, lửa phun, đất sụp, chiến-tranh, giặc-giă.  Các bịnh truyền-nhiễm và những tội-ác khác của cá-nhân cũng đều do đó mà ra.

 

TAI-HẠI CỦA SỰ NÓI HÀNH VÀ SỰ NÓI VU

Ta hăy xem tai hại của một bọn người làm ra khi xúm xít nhau để nói hành một người kia cho rằng có tánh ganh ghét.  Họ sanh ra những luồng tư-tưởng đi ngay đến người bị nói hành đặng thêm sức cho tật xấu đó.  Người nầy có tánh ganh ghét hay không ḿnh đâu có rơ.  Nếu trong ḷng va sẵn có mầm ganh gổ th́ va sẽ bị tư-tưởng họ làm cho va càng ngày càng xấu thêm.  Nhưng nếu thật va chưa có tánh ấy th́ tư-tưởng của họ rán sức đào tạo ra cái tánh xấu ấy mà họ chỉ nghi ngờ cho va có mà thôi.

 

Ngày nầy qua ngày kia họ rải cả trăm cả ngàn tư-tưởng ganh gổ đến cho người bị nói hành, th́ tài nào người nầy lại không bị nhiễm mà hóa ra người có tánh ganh gổ.  Lấy tánh nầy mà suy ra th́ biết mấy tánh kia cũng vậy.

 

V́ lẽ trên đây, không nên nói tới tánh xấu của kẻ khác ví dầu họ có thật tánh xấu đó.  Vậy mới thật là có ḷng nhơn.  Nói tới tánh xấu của ai tức là nuôi nó cho mau lớn thêm đặng phá người không khác nào lửa đang cháy mà chế thêm dầu.

 

Trái lại ta nên tưởng luôn luôn đến những tánh t́nh tốt đẹp của kẻ khác, chủ ư là để làm cho những mỹ-điểm ấy được tăng sức thêm, hầu diệt trừ những mấm giống xấu xa đi.  Đó là bổn phận của ta phải làm, dầu có học đạo hay là không học đạo cũng vậy.

 

Tai hại của sự nói hành hay nói vu thật là vô-hạn.  Có người bị nó mà tan nát cữa nhà, vợ chồng chia rẽ, thậm chí phải tự-vận tự-tử, đặng thoát khỏi sự tủi nhục.  Người nói-hành hay nói-vu dẫu thoát khỏi luật-h́nh của xă-hội chớ không tránh được quả-báo phải trả sau nầy đâu.

 

TAI HẠI CỦA NHỮNG TƯ-TƯỞNG OÁN-THÙ

Người nào nuôi những tư-tưởng oán-thù cũng vậy.  Dầu va chưa có dịp rửa hận-cừu, chớ tư-tưởng của va đă đi xúi giục kẻ khác làm những việc ác rồi.

 

Thí dụ tư-tưởng va gặp tên X đương giận tên Y, tức th́ nó xông vô trí tên X xúi đi hạ-sát tên Y lập tức, không cho tên X đủ th́ giờ nghĩ ngợi việc phải chẳng nữa.  Thế th́ người sanh ra tư-tưởng ác đă bị nghiệp duyên trói buộc với tội-nhân, dầu lâu nay hai người chưa hề có dịp quen biết nhau, gặp gở nhau lần nào cả.

 

Đừng lầm rằng, tưởng rồi không làm th́ không mắc tội trời.  Luật quả-báo không phải v́ sự dốt-nát hay sự quên-lửng mà dung tha được.  Theo công-lệ thiên-nhiên, người ta hưởng thụ cái kết-quả những tư-tưởng, những t́nh-cảm và những sự hành-động của ḿnh như những công-ăn việc-làm ở phàm-gian vậy.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ DIỄN-VĂN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI DỰ-THÍNH

hường thường trong khi diễn-thuyết, mấy người dự-thính tuy xưa nay chưa thông hiểu về vấn-đề diễn-giảng, nhưng trong lúc nghe th́ cũng như mấy cây đờn ḥa với nhau.  Cái trí họ đều bị tư-tưởng mạnh mẽ của thuyết-sĩ bắt buộc rung-động theo cho nên lúc bây giờ họ hiểu rơ lắm.  Ngày mai khi mất cái sức kích-thích của diễn-giả rồi th́ họ quên gần hết, chỉ c̣n hiểu một cách mơ màng về câu chuyện mà bữa trước họ cho là thật dễ.

Đó là khi nào những người dự-thính thật ḷng t́m hiểu nhà diễn-giả.  C̣n trái lại nếu sẵn CÓ Ư PHÊ-B̀NH, CHỈ-TRÍCH th́ mấy điều ấy sanh ra những sự rung-động phản-nghịch pha luồng tư-tưởng cùa diễn-giả làm cho nó thêm rối loạn.  Như thế mới sanh ra sự phản-đối theo ư-kiến riêng của ḿnh.

 

ẢNH-HƯỞNG TƯ-TƯỞNG ĐỐI VỚI TRẺ CON

Ảnh-hưởng tư-tưởng đối với trẻ con c̣n quan-hệ lắm nữa.  Trong thời kỳ ấu-trỉ, cái trí và cái vía nó cũng dễ uốn nắn như xác thịt.  Cái trí của trẻ con hút tư-tưởng của người khác như bông đá hút nước.  Trong lúc nhỏ mà đă bị tư-tưởng xấu xa thấm nhập vào trí th́ ngày trổ quả cũng không xa đâu.  V́ lẽ đó mà cần phải nuôi nấng trẻ con trong cái không-khí thanh-khiết bác-ái.  Không nên làm cho chúng nó sợ-sệt, hóa ra giả-dối.  Không nên cho chúng nó thấy những cảnh tượng xấu xa gớm-ghiết, quái-gở.  Không có việc chi làm người có Thần-nhăn đau thương hơn là trông thấy hào-quang tươi-tốt của trẻ con bị những tư-tưởng dơ dấy của những người ở chung quanh làm cho thâm đen, hư-hoại trong một thời gian rất ngắn-ngũi.  Ai có nghĩ rằng nếu những người lớn tuổi ở chung với trẻ con đều ăn ở và cư-xử được cao-thượng th́ tánh-t́nh của chúng nó sẽ trở nên tốt đẹp là dường nào.

 

ẢNH-HƯỞNG TƯ-TƯỞNG ĐỐI VỚI HOÀN-CẢNH KIẾP SAU

Những tư-tưởng của ta sanh ra kiếp nầy tạo ra hoàn-cảnh của ta kiếp sau.

Tùy theo tánh cách tốt hay xấu, chúng nó sẽ làm cho ta gặp bạn-hữu hay là thù-địch, những người trợ-giúp hay những chướng-ngại trên đường đời của ta.  Ta sẽ gặp những kẻ yêu-thương, ch́u-chuộng ta hay là những kẻ ghét-bỏ, khinh khi ta, nhưng ta chưa có hề thương-yêu, ch́u-chuộng hay khinh-khi ghét-bỏ họ trong kiếp sau nầy.  Đó là luật “Nhân nào sanh ra quả nấy”.  “Ta trồng dưa đặng dưa, trồng đậu đặng đậu” chớ không có chi lạ.

 

NHỮNG THÚ-VẬT CŨNG BIẾT CHUYỄN-DI T̀NH-CẢM

Loài cầm-thú cũng biết chuyễn-di tư-tưởng và t́nh-cảm như con người.

Ông WILLIAM J. LONG trong quyễn sách HOW ANIMALS TALK của ngài trước-tác, quả-quyết rằng ngài có nhiều lẽ đích-đáng nên tin rằng phương-pháp thông-tin âm-thầm đó là ngôn-ngữ thường dùng của loài cầm-thú.

Ngài có cho nhiều cái Tỷ-dụ để dựng chắc cái thuyết của ngài.

Như con chó tên DON mỗi khi chủ nó về gần tới nhà, bất câu giờ nào, nó cũng đều biết trước.  Nó cũng biết trước gần tới ngày thứ bảy và những ngày lễ, v́ mấy ngày ấy chủ nó thường quen dắt nó vô rừng.

Một con chó khác tên WATCH làm bạn thân với một con ngựa.  Khi chủ nó bắt con ngựa kéo xe đi xa, chừng trở về gần tới nhà th́ nó biết trước chạy đi đón chủ nó.

Người ta để ư thấy mỗi khi con chó sói con đi xa th́ mẹ nó không cần chạy theo nó làm ǵ, chỉ ngồi yên một chỗ, ngước đầu lên và ngó chăm-bẩm theo hướng con nó đă đi.

Bây giờ sói con ngần-ngại, đứng lại rồi chạy trở về một nước chỗ mẹ nó ngồi.

Con chó FOX cái cai-quản cả gia-đ́nh song nó không bao giờ lên tiếng chi.  Nó chỉ ḍm mấy con nó một cái tức th́ mấy con nó thôi chơi giởn đi lại chỗ nằm và không động địa cho tới lúc mẹ chúng nó trở về.

 

Người ta thuật chuyện một con chó sói bị bịnh, sau khi nằm yên một chỗ trong mấy ngày, liền đi ngay tới một cái thây của một con thú bị giết cách xa đó mười ngàn thước, mà lại không có một dấu-tích nào để chỉ đường đi từ chỗ nó nằm cho tới chỗ con thú bị giết.

 

Ông quan ba (đại-úy) RUII đă quan-sát rơ-ràng mỗi khi ngài đâm trúng một con cá voi th́ bao nhiêu con khác ở trong vùng 10 ngàn thước cũng dảy-dụa đùng đùng như bị đâm vậy.

Có nhiều thứ chim rừng, hể đúng giờ cho gà vịt ăn th́ chúng nó bay lại ăn chung dường như có ai báo tin trước.

Nhiều người săn bắn để ư rằng mỗi khi đi săn không đem súng theo hay không chủ-ư bắn th́ gặp nhiều thú vật c̣n mấy lúc đi ra mà cố-ư săn th́ mấy con thú họ gặp thấy họ th́ ra ṃi sợ-sệt và khó lại gần chúng nó.

 

Ông WILLIAM J. LONG c̣n nói rằng ngài đă gặp nhiều người Ấn-độ và nhiều người khác có một giác-quan riêng mà bên Phi-châu gọi là CHUMFO.  Giác-quan nầy báo trước tai-nạn sẽ tới khi ngũ-quan không thể cho hay được.

 

CHUYỂN-DI TƯ-TƯỞNG CÁCH HỮU-TÂM (La transmission de la pensée conselemment)

Chuyển-di tư-tưởng cách hữu-tâm là một khoa-học, biết luật th́ ai làm cũng có kết-quả, nhiều hay ít tùy theo công-phu luyện-tập.

Điều cần nhứt là phải tập định-trí và tham-thiền.  Ư chí cứng cỏi rồi mới có thể điều-khiển tư-tưởng theo ư ḿnh muốn.

Các nhà thôi-miên đều biết chuyển-di tư-tưởng cách hữu-tâm.  Dưới đây là những chuyện chứng chắc rằng phép chuyển-di tư-tưởng là sự thật một trăm phần trăm.

I

Ở ÂU-CHÂU

CHUYỆN HAI ÔNG ÉMILE DESBEAUX VÀ ÔNG LÉON HENNIQUE

CHUYỂN-DI TƯ-TƯỞNG

 

Năm 1891, hai nhà văn-sĩ chuyên khoa Pháp-môn là ông ÉMILE DESBEAUX, chủ rạp hát Odéon tại Paris và ông LÉON HENNIQUE ở Ribemont (Aisne) có thí-nghiệm về sự chuyển-di tư-tưởng và cái kết-quả làm cho khoa-học-giới phải kinh-ngạc v́ thuở đó người ta chưa nghiên-cứu vấn-đề đó như bây giờ.  Ông ÉMILE DESBEAUX ở Paris tập-trung tư-tưởng vào một vật để trước mặt ông, rồi ông LÉON HENNIQUE ở Ribemont (Aisne) kiếm trong trí coi ông ÉMILE DESBEAUX tưởng tới vật chi rồi vẽ h́nh vật đó ra.

 

Những h́nh của ông LÉON HENNIQUE vẽ ra tuy không được in hệt những vật của ông ÉMILE DESBEAUX tưởng, song chứng chắc rằng h́nh tư-tưởng của ông ÉMILE DESBEAUX đi tới Aisne và vô trí ông LÉON HENNIQUE.

TRUYỀN TỪ-ĐIỄN CHO NGƯỜI Ở CÁCH XA 300 CÂY SỐ

CHUYỆN MỘT NGƯỜI ĐUI

NHỜ ÔNG HECTOR DURVILLE TRUYỀN TỪ-ĐIỄN

 

Chuyện nầy xẩy ra năm 1880 hồi ông HECTOR DURVILLE mới ra trị bịnh bằng từ-điễn.  Danh ông đồn ra xa; có một người thợ làm bánh ḿ chừng 30 tuổi ở Lerouville (Meuse) mù hai con mắt v́ cái vỏng-mạc ở trong con mắt bị lột ra lối một năm rưởi, tới xin ông trị dùm họa may có sáng lại chăng.  Va ở chung với ông, mỗi ngày ông truyền từ-điễn cho va nhiều lần.

Dưới đây là lời ông thuật lại, tôi dịch đại ư mà thôi.

“Chú thợ X ít cảm-động hơn mấy người bịnh khác, song mỗi lần tôi truyền-điễn th́ mi con mắt chú giựt lia cho tới chừng tôi thôi th́ nó mới hết giựt.  Được ít lâu th́ bịnh con mắt chú được khá một chút.

Sự giựt mí mắt nầy không phải tự chú muốn.  Bất kỳ chú ở chỗ nào hay là làm cái chi hễ tôi tưởng tới chú th́ mi con mắt chú giựt liền.

Chú bèn nói: “Ông truyền từ-điễn cho tôi đó”.  Hễ tôi không tưởng tới chú nữa th́ mi con mắt chú hết giựt.  Trong thời kỳ ấy tôi trị nhiều bịnh.  Mỗi tuần tôi đi Versailles ba lần đặng săn-sóc 3 người bịnh tại nhà họ.  Năm giờ chiều tôi đi th́ tôi truyền từ-điễn cho 2 người nội buổi đó.  Sáng bữa sau tôi lại nhà người thứ ba.  Lối 9 giờ rưởi tôi lên xe lửa trở lại Paris, một giờ sau tôi trở về tới nhà.

Có một lần kia khi lên xe lửa, tôi sực nhớ tới chú thợ X.  Tôi mới tập-trung tư-tưởng vào chú 10 hay12 phút, nhưng tôi không ngờ là chú tiếp từ-điễn được.  Tôi vừa về tới cửa, chú bèn nói với tôi: “Ông Durville, ông truyền từ-điễn cho tôi, tôi biết ảnh-hưởng nó ít nữa là 10 phút.  Tôi muốn ngưng sự giựt mi con mắt song ngưng không được”.  Tôi biết chú tin cậy nơi tôi, tôi sợ sự tưởng-tượng của chú làm cho mi con mắt chú giựt, chớ có lẽ nào xe lửa đang chạy mà sự truyền tư-tưởng thấu đến chú, tôi bèn trả lời: “Có lẽ tôi tưởng tới chú đó”.  Kỳ sau, khi tôi bước lên xe lửa về Paris cho tới lúc bước vô nhà, tôi cứ tưởng quyết tới chú luôn-luôn.

Tôi thấy chú đi qua đi lại bộ mệt-mỏi và nóng-nảy lắm.  Chú bèn nói với tôi: “Ông Durville, chuyến nầy tôi dám chắc rằng ông truyền từ-điễn cho tôi mạnh lắm, ít nữa là trong một giờ đồng hồ.  Mí con mắt tôi giựt mạnh hơn mọi lần, tôi ở một chỗ không được, nó làm cho tôi nóng-nảy và trái tim tôi hồi-hộp nữa”.  Tôi bèn đáp: “Những sự cảm xúc đó dầu cho có thiệt đi nữa cũng là quá lẽ.  Tôi có tưởng tới chú song tôi không đem hết nghị-lực”.

Lần thứ ba, tôi mệt quá v́ thức gần nửa đêm đặng săn sóc một người làm-xung dữ-dội.  Khi lên xe lửa tôi nói để ư tưởng tới chú, song trong giây-lác tôi ngủ quên đi, tới chừng xe lửa tới Paris ngừng, tôi mới thức dậy.  Tôi bèn nhớ tới chú một lát mà thôi.  Chừng bước vô nhà chú nói: “Chuyến nầy ông không truyền điễn mạnh-mẽ như kỳ trước: trong giờ đó tôi biết ông truyền điễn cho tôi có 2, 3 phút, rồi nửa giờ sau trong giây-lát th́ hết.

Tôi lặp-đi lặp-lại sự thí-nghiệm đó cả chục lần th́ cái kết-quả cũng in như vậy.

Chú thợ có việc phải đi Lerouville từ 15 tới 20 ngày, chú bèn xin tôi cứ truyền điễn cho chú như mọi bữa.  Tôi hứa chịu, Lerouville cách Paris 300 cây số nhưng tôi không chắc trước rằng có kệt-quả v́ tôi tưởng rằng sự cách xa sẽ dứt-t́nh liên-lạc giữa tôi và chú.  Tôi mới dặn chú mỗi bữa sáng th́ cứ nằm trong giường tới 5 giờ rưởi và mỗi ngày chú viết thơ cho tôi rơ cái kết-quả thể nào v́ tôi sẽ tưởng tới chú từ 5 giờ tới 5 giờ rưởi.

Trọn 4,5 ngày tôi tưởng quả-quyết tới chú và mỗi bữa đều được thơ của chú tỏ cái hiệu-quả, giống như hồi tôi đi xe lửa từ Versailles về Paris.

Dầu vậy tôi cũng c̣n nghi là sự tưởng-tượng của chú có ảnh-hưởng một phần lớn tới cái kết-quả, tôi bèn định thử vài lần nữa coi.

Một buổi sớm mai kia, tới giờ kỳ-hẹn, tôi không tưởng tới chú.  Sáng ra tôi được thơ chú nói không có tiếp được từ-điễn của tôi.  Tôi không trả lời.  Luôn hai bữa sau nữa, tôi cũng không làm ǵ hết.  Mỗi bữa tôi đều được thơ chú coi bộ buồn bực lắm, chú tưởng tôi đau, không săn-sóc tới chú, nên chú thất-vọng.  Qua ngày thứ tư tôi tưởng tới chú như cũ, th́ ngày sau chú nói chú có tiếp được từ-điễn của tôi.

Tôi bèn thay đổi giờ truyền từ-điễn, lần nào con mắt chú cũng giựt.  Có một bữa tôi truyền từ-điễn hồi hai giờ khuya, sáng ra chú viết thơ nói hồi hai giờ chú giựt ḿnh thức dậy, v́ mí mắt chú giựt dữ lắm.

Mấy thí-nghiệm nầy chứng nhận rằng sự tưởng-tượng của bịnh-nhơn không có ăn-nhặp chi với sự truyền từ-điễn v́ mỗi lần tôi tưởng tới chú th́ mi con mắt chú giựt, hể chủ ư nhiều chừng nào th́ mí con mắt chú giựt nhiều chừng nấy.  Bao nhiêu đủ làm cho tôi tin rằng có thể chuyển-di tư-tưởng được.

Ông Hector Durville c̣n thí-nghiệm nhiều trường-hợp khác nữa, cái kết-quả vẫn mỹ-măn luôn luôn.  (Les actions à distance par Hector Durville)

III

Ở ÚC-CHÂU

MỘT ĐOẠN DIỄN-VĂN CỦA ÔNG DAVID UNAIPON NÓI

VỀ CÁCH CHUYỂN-DI TƯ-TƯỞNG

CỦA THỔ-DÂN XỨ ÚC-CHÂU (indigene d’Australie)

 

Ông David Unaipon, thổ-dân xứ Úc-Châu vô đạo thiên-chúa và học-thức rộng sâu,  trong tháng Juillet 1914 có diễn-thuyết về phong-tục và sự tín-ngưỡng của dân bổn-xứ tại dinh xă-tây Ballarat (État de Victoria).  Trong bài diễn-văn của ông có một đoạn nói về sự chuyển-di tư-tưởng của thổ-dân như vầy: “Có nhiều người du-lịch về xứ nói rằng: Dân bổn-xứ tại Úc-Châu muốn thông tin-tức cho nhau th́ lấy khói lửa làm dấu hiệu”.  Sự thật th́ chẳng phải như thế.

 

Khói và lửa làm cho người ta chủ ư đến mà thôi.  Thí dụ tôi muốn truyền một cái tin cho anh tôi ở cách đây hai ba chục dậm Anh.  Tôi đốt khói bay lên rồi tôi ngồi tập-trung tư-tưởng tới anh tôi.  Luồn khói bay lên cao dân bổn-xứ ở cách xa đây mấy dậm đều thấy.  Họ bèn định trí và để cái óc thâu những tư-tưởng bay đến.  Nhưng duy có một ḿnh anh tôi nhận được tin tôi gởi đến mà thôi.  Đó là cách chuyển-di tư-tưởng mà dân bổn-xứ thật-hành đă lâu, trước khi người da trắng nghiên-cứu tới vấn-đề đó.

Dân bổn-xứ cũng có thần-nhăn.  Khi họ nhập-định rồi họ xuất-hồn đi thăm viếng thân-bằng cố-hữu ở xa . . .          Các đạo-sĩ ở Úc-Châu cũng có tài kêu mưa hú gió như các đạo-sĩ ở Phi-Châu vậy.

 

IV  Ở PHI-CHÂU

 

Năm 1899, ông Đốc-tơ J. Shepley Part, nguyên cựu lương-y ở thuộc-địa Côte de l’Or bên tây Phi-Châu (Afrique Occidentale) có viết một bài gởi cho “Hội khảo-cứu những vấn-đề thuộc về Tâm-linh ở Luân-đốn” (Société des Recherches Psychiques de Londres) nói rằng: “Trong thời kỳ tôi ở Phi-Châu, tôi thấy nhiều hiện-tượng xẩy ra mà lấy phương-pháp khoa-học cắt-nghĩa không được.

 

Tỷ như chuyện sau nầy:

Lúc gần xong việc chinh-phục cuối cùng xứ Achantis, tôi ở ngoài mé biển, dầu con đường vắn hơn hết đi từ Coumassie tới biển.  Trước ngày mà người ta trông đợi đạo-binh tới Coumassie th́ người bồi của tôi cho tôi hay rằng “Quan Thống-Đốc đă nhập thành hồi đúng ngọ.”.  Một giờ sau, viên tù-trưởng, người có học-thức cũng cho hay tin ấy.  Ổng thấy tôi tức cười, ổng bèn nói: “Dân bổn-xứ có cách thông tin-tức nhậm-lẹ hơn phương-pháp của người da trắng dùng.  Quả thật chiều bữa sau có tờ thông-tư chánh-phủ chứng-nhận tin ấy.

 

Tôi phải nói thêm rằng: “Đường giây-thép phía trên th́ thuộc về nhà-binh kiểm-soát c̣n những đường ở mé biển th́ để thông tin-tức của chánh-phủ mà thôi.  Đầu đường giây-thép của nhà-binh cách Coumassie từ 30 đến 40 dậm Anh”.  Mấy thầy giây-thép không thể nào thông tin với nhau được.  Những trạm chạy ngựa phải mất 5 ngày từ mặt trận đi tới đây, trong xứ đầy những rừng-rú.  C̣n nói rằng dân bổn-xứ dùng tiếng trống đặng thông tin cho nhau dọc theo mé sông th́ cũng không đúng v́ không có đường-thủy đi ngay từ Coumassie tới mé biển.

 

LOÀI THÚ CŨNG BIẾT CHUYỂN-DI TƯ-TƯỞNG CÁCH HỮU-TÂM

Ông Fabre có thuật lại sự thí-nghiệm của ông như vầy:  Tôi bắt một con bươm-bướm cái thuộc về giống lạ ít có lắm, bỏ vô lưới để trong pḥng, mở cửa sổ.  Giống bướm nầy dám chắc ở chung quanh đó không có.  Muốn kiếm vài con phải đi xa lắm lối mấy chục cây số.  Sáng bữa sau, tôi thấy đậu trên vách và trên trần trong pḥng năm sáu con bướm đực một giống với con cái”.

Ḿnh suy ra biết trong lúc ban đêm con bươm-bướm cái thông tin cho bọn nó hay rằng nó bị nhốt trong pḥng nên mấy con đực bay lại với con cái.     Chúng nó thông tin với nhau bằng cái ṿi, v́ cái ṿi giống như cột vô tuyến-điện để truyền tin và thâu tin.  Như thế mới biết Trời sanh loài nào cũng có sự khôn ngoan cả.

Bây giờ tôi xin nói qua tánh-nết cái trí và cách sửa trị nó đặng nó trở nên một khí-cụ đắc dụng trong tay con người.

 

CHƯƠNG THỨ TƯ

TÁNH NẾT CÁI TRÍ

Cái trí tánh nết lao-chao, không chịu định vào một chỗ nào cho lâu, nó giống như con bướm, đậu bông nầy rồi bay qua bông kia, liền liền không ngớt.

Ta thường nói tôi tưởng cái nầy, tôi tưởng cái kia, kỳ thật trong mười chuyện hết chín chuyện cái trí tưởng có một chuyện.

Xin các bạn hăy làm thinh đừng tưởng cái chi cả, các bạn sẽ nghe trong ḷng có tiếng nói hoặc nhắc nhở những việc qua rồi hoặc lo lắn những việc xẩy tới, hoặc xui biểu làm việc nầy việc kia.  Các bạn có công-nhận mấy lời ấy vốn của các bạn chăng?  Đó là lời của cái trí, tới lúc nầy các bạn  mới biết các bạn khác xa với cái trí của các bạn.  Nhưng biết nó là một việc, c̣n làm chủ nó là một việc khác nữa, mà một khi biết nó rồi mới trị nó được.  Nó lại rất kiêu-căng tự-phụ, coi ai cũng thua nó.  Cái nào cũng khoe nó hiểu nó biết, nó giỏi, nó hay, c̣n mấy cái trí khác đều tầm thường. 

 

Cũng như cái vía và cái xác, cái trí là tôi tớ ḿnh.  Nó để cho ḿnh sai khiến.  Tại trong nhiều kiếp rồi, ḿnh không biết ḿnh là chủ nó, ḿnh để nó sai khiến lại, cho nên chịu biết bao điều khổ năo, đau đớn rồi.

Bây giờ đây ḿnh phải tập nó vâng theo mạng lịnh của ḿnh.  Hễ làm chủ cái trí được th́ dễ sai khiến cái xác và cái vía.

Phương pháp đó là Định-trí với tham-thiền.

 

ĐỊNH TRÍ

Định trí là bắt buộc cái trí cứ một mực giữ một cái h́nh trong một khuôn mẫu nghĩa là: không cho nó xao lăng một phút nào.  Nói một cách khác, định trí là chủ-ư.  Định trí cũng gọi là tập-trung tư-tưởng nữa.  Chớ nên quên rằng: Chỗ căn-cứ tư-tưởng không phải là cái óc mà là cái trí.  Bởi vậy phép định trí có quan-hệ đến cái trí nhiều hơn cái óc xác thịt.

 

CÁCH THỨ NHỨT

Hay là:

NỀN TẢNG CỦA SỰ ĐỊNH TRÍ

Phải chủ-ư trong các công việc làm hằng ngày, nghĩa là: làm việc chi th́ chăm chỉ vào việc đó, không nhớ chuyện nào khác.  Cầm cây kim may, cây thước gạch, cuốn sách đọc, thậm chí đến hái rau bắt ốc, bửa cũi, giă gạo, nấu cơm, rửa chén vân vân, đều định trí được cả.  Làm mà cứ lo việc ḿnh đương làm, không tưởng đến điều chi, tức là định trí, chớ có phải là chuyện khó khăn chi đâu.

 

Dầu cái trí bắt ḿnh xao lăng qua việc khác cũng kéo nó lại công việc ḿnh đương làm đây.  Ban đầu ḿnh thấy thất bại, nghĩa là nhớ chuyện đâu đâu mà ḿnh không ngờ, chừng nhớ lại đă mất hết vài phút rồi.  Nhưng chớ lo, cứ kềm chế cái trí măi, trong một hai năm th́ thành công.

 

Có tập định trí rồi mới biết cái trí lao chao là dường nào và ḿnh với nó khác nhau rất xa.  Ḿnh làm việc nầy nó muốn việc khác, ḿnh đi đường nầy, nó chạy đường kia.

 

Đối với những người mới học đạo, chưa tự-chủ được th́ chớ nên để cái trí ở không.  Phải có một câu chơn-ngôn, hay là một tư-tưởng cao-siêu, để chừng nào không làm cái chi cả th́ nhớ tới nó liền.  Như vậy tư-tưởng xấu ở ngoài không vô nh́ễm cái trí được.

 

Tôi xin hiến các bạn câu thần chú trong “Bác-nhă-ba-la-mật-đa-tâm-kinh”, chánh gốc bên Thiên-trước, “Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi svâha” Tàu dịch là: Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, bồ-đề, tát-bà-ha.

 

Nghĩa nó như vầy: “Nầy, Trí-huệ ! đi đi, đi qua bờ bên kia, được dắt qua bờ bên kia, svâha” (O sagesse, partie, partie, partie vers l’autre rive, conduit vers l’autre rive, svâha) (xin xem quyển Tâm-kinh sơ giải của tôi).

 

Coi th́ không có chi khó mà đọc cho trúng giọng th́ sự linh-nghiệm phi thường.  Những câu thần-chú bằng tiếng nước nào th́ đọc bằng tiếng nước đó, nếu dịch hay là âm sái th́ mất sự hay của nó rồi.  Tôi không biết làm sao mà Tàu dịch gate là yết-đế e cho mất sự huyền diệu của câu chú đi.

 

Các bạn hăy thí-nghiệm đi.  Mỗi giờ đồng hồ các bạn hăy nhớ đọc câu chú đó một lần, trong ba tháng, các bạn sẽ thấy cái trí của các bạn bớt lao chao hơn trước và các bạn sẽ mến việc hiền lương đạo-đức.  Được mười năm như vậy, các bạn mới biết giá trị của câu chú ấy, không biết sao mà lường được.

 

CÁCH THỨ NH̀

Đếm trong trí từ một đến bốn chục, rồi trở ngược lại từ bốn chục tới một, nhiều lần như vậy . . .

 

CÁCH THỨ BA

Bốc vài nắm gạo, đếm coi mỗi nắm có mấy hột.

 

CÁCH THỨ TƯ

Lật một tờ sách đếm coi có mấy hàng, mỗi hàng mấy chữ, rồi tổng cọng coi số đó được bao nhiêu chữ.  Phải đếm vài tờ như vậy.

CÁCH THỨ NĂM

Lấy một ly nước gần đầy, cầm trong tay dơ ngay trước mặt, rồi ḍm mực nước, đừng cho xao động.

 

CÁCH THỨ SÁU

Ra đường chớ nên chú-ư vào việc đương lo-lắng, e không thấy xe cộ mà phải bị tai-nạn.

Phải xem cho kỹ những người và vật ḿnh gặp.

 

Hiểu được sáu cách định-trí nầy rồi, th́ sẽ tự ḿnh t́m một phương-pháp tập-luyện hạp với ḿnh.

 

ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ THÀNH CÔNG

Nhưng cái trí cũng như gió thổi mây bay, làm sao bắt nó trong tay như cầm một món đồ vậy.  Song trong mọi việc, sự thành công, sớm hay muộn, hoặc sự thất bại đều do sự biết phương-pháp hay là không biết phương-pháp và trong các phương-pháp, điều cốt yếu là sự cố gắng và bền chí.  Dầu biết phương-pháp mà không cố gắng và bền chí cũng không đoạt được mục-đích bao giờ.  Vậy ta có thể nói rằng: Muốn làm chủ cái trí th́ phải dùng ư-chí và không ngă ḷng mới lướt qua các sự trở ngại.

 

 

NHỮNG SỰ TRỞ NGẠI

Những sự trở ngại mà người mới tập định-trí gặp luôn luôn là những sự ham muốn chưa được toại và những vấn-đề chưa giải-quyết.  Trong khi ngồi tập định-trí th́ chúng nó áp tới đ̣i hỏi đủ thứ.  Đó là tại ḿnh dung-dưỡng chúng nó nên chúng nó tới phá ḿnh.  Tuy vậy, mà biết được nguyên-nhân th́ dễ trừ khử được những kết-quả.

 

Thế th́ nên chọn một giờ hay là một ngày nào đặng giải-quyết mấy vấn-đề đó đi.  Phải giải-quyết cách nào cho chúng nó đừng trở lại phá rối ḿnh nữa.  Yên rồi mới có thể luyện trí được.

 

ĐỊNH-TRÍ BAO LÂU

Mới tập định-trí th́ không nên quá năm hay mười phút.  Lâu nữa th́ có thể mệt cho cái óc.  Chớ nên định-trí cho tới nghe như tối-tăm hay nặng nề trong óc, ấy là những điểm bất thường báo rằng có hại cho sức khỏe.  Nên giữ bực trung tốt hơn.

Vậy th́ mỗi ngày định-trí ba lần, giờ nào cũng được.

Tháng đầu mỗi lần định-trí 5 phút

Tháng thứ nh́                    8 phút

Tháng thứ ba                   12 phút

Tháng thứ tư                    16 phút

Tháng thứ năm                20 phút

Tháng thứ sáu                  25 phút

Tháng thứ bảy                 30 phút   

Từ tháng thứ tám trở lên   35 phút

 

Sau quen rồi th́ định-trí cả giờ không sao.  Chớ nên tưởng rằng ban đầu tập có 5 phút th́ ít lắm.  Không.  Nếu xét cho kỹ th́ sẽ thấy trong 5 phút đó chỉ tồn c̣n có 2 phút v́ mất hết 3 phút xao lăng rồi.

Nếu định-trí trọn 5 phút th́ sẽ mệt lắm.  Như đưong định-trí mà nhức đầu th́ phải ngưng liền, đi chơi hoặc ngâm thi vịnh phú, bữa sau sẽ tập lại.  Ví bằng mỗi lần định-trí mà mỗi lần nhức đầu th́ không nên tập nữa.  Ấy là cái óc yếu hoặc bị bịnh, phải uống thuốc cho thật lành mạnh rồi sẽ khởi sự lại.  Phải định-trí cho tới bực người ta nói chuyện bên tai mà không nghe, người ta chạy giởn trước mặt mà không thấy th́ mới thành công.

 

THAM THIỀN

 

Tập định-trí quen rồi th́ tư-tưởng rất mạnh.  Nên nhớ rằng tư-tưởng là cây gươm hai lưỡi biết dùng nó th́ nó giúp ích cho ḿnh và giúp ích cho đời.  Không biết dùng nó th́ hại ḿnh và hại người.  V́ thế, mở trí không chưa phải đủ, phải mở tâm nữa mới được trở nên người hoàn-toàn.  Tâm trí điều ḥa rồi th́ tấn-hóa mới mau.  Người nào trí sáng suốt mà tánh nết xấu xa th́ sẽ làm hại cho đời nhiều hơn làm lợi.

 

Trái lại người tánh t́nh hiền lương mà trí hóa chưa mở-mang th́ chẳng khác nào đi trong đêm tối, không có ngọn đèn dẩn lộ, dầu có mến đạo đi nữa, cũng c̣n có những thành-kiến và làm những chuyện dị-đoan phi-lư.  Trong hai phía, thiếu một không được.

V́ mấy lẽ trên đây, mà trong đạo-đức đều dạy tham-thiền những tánh tốt; mà tham-thiền là chi?

Tham-thiền tức là suy-nghĩ một vấn-đề nào đặng hiểu cho tột lư lẽ cao sâu của nó về đủ các phương-diện.

Có nhiều cách tham-thiền; mỗi người phải t́m cách nào hạp với ḿnh.  Bởi v́ có cách tham-thiền đem nhiều kết-quả tốt đẹp cho một người nầy mà nếu người khác thật hành theo th́ không được như ư-nguyện.

 

NHỮNG MỤC-ĐÍCH CỦA SỰ THAM-THIỀN

Tham-thiền có nhiều mục-đích mà bảy cái chánh như sau đây:

 

MỘT LÀ:  Ít nữa là mỗi ngày một lần, con người tưởng đến những việc tinh-khiết, cao siêu và tư-tưởng vượt qua những sự giả-tạm, phù-phiếm xa-hoa của cuộc đời mà lên tới cơi thiêng-liêng.

 

HAI LÀ:  Không bao lâu nó tập cho con người có thói quen tưởng đến những việc siêu h́nh, mỗi khi tâm trí rảnh rang hay là lúc nhàn rổi.

 

BA LÀ:  Nó là phương-pháp tập thể tháo cái vía và cái trí, nhờ vậy, hai thể nầy trở nên mạnh mẽ, thần-lực lưu thông dễ dàng.

 

BỐN LÀ: Có thể lợi dụng nó đặng mở mang tánh nết, tập những tánh tốt.

 

NĂM LÀ: Đem tâm con người lên các cảnh cao, nhờ vậy chừng trở về nhập xác, con người sẽ sáng-suốt thêm.

 

SÁU LÀ: Nhờ nó mà vạn-vật đưọc hưởng ân-huệ ở trên các cảnh cao ban xuống.

 

BẢY LÀ: Nó là bước đầu tiên dắt dẫn con người tới bực có huệ-nhăn và hiểu được những sự bí-mật của tạo-công.

 

Tham-thiền cần ích cho cái trí cái vía cũng như đồ ăn cần ích cho xác thịt.

 

Người tham-thiền luôn luôn th́ có một sức mạnh phi thường mà ít người hiểu được.

Tôi xin đem hai cách tham-thiền sau đây: tham-thiền sữa đổi tánh t́nh và tham-thiền về Chơn-Thần làm kiểu mẩu.

 

HAM-THIỀN ĐẶNG SỬA ĐỔI TÁNH T̀NH

Trước hết phải biết cái chi sanh ra tánh t́nh? Có phải là những tư-tưởng và những ư muốn lặp đi lặp lại măi sanh ra tánh t́nh chăng?

Thường thường người ta chú trọng về sự hành-động mà ít ai suy-xét tới nguyên-nhân làm ra sự hành-động.  Không tưởng, không muốn th́ không sao hành-động được.

 

Bởi ḿnh sanh ra tánh t́nh rồi trở lại làm tôi chúng nó cho nên phải mang những điều phiền-năo.  Tỷ như ba cái hại: hút thuốc, uống rượu và cờ bạc.

Khi không xác thịt ḿnh đâu có ép buộc ḿnh làm mấy việc đó.  Tại ḿnh bắt chước người ta hút thuốc, uống rượu và cờ bạc.  Ngày nầy qua ngày nọ, có thói quen rồi, bỏ không được, rồi trở lại than dài, thở vắn.

Biết được cội rễ tánh xấu th́ biết trừ nó dễ dàng.

Phương-pháp đó là phương-pháp nào?  Ấy là dùng những tư-tưởng tốt nghịch với những tư-tưởng xấu của ḿnh đă có từ bấy lâu.  

Tỷ như tư-tưởng bác-ái nghịch với tư-tưởng ích-kỷ; tư-tưởng chơn-thật nghịch với tư-tưởng gian-xảo, tư-tưởng hiền-hậu nghịch với tư-tưởng hung-hăng vân vân.

Ḿnh phải có gan t́m ra những tánh xấu của ḿnh đă có đặng tập những tánh tốt nghịch với chúng nó.  Không thành thật tức là ḿnh c̣n dối ḿnh măi; mà c̣n dối ḿnh măi th́ bao giờ trở nên người có đức hạnh được.

 

 

TRỪ TÁNH NÓNG NẢY

Thí dụ:  muốn trừ tánh nóng nảy ta phải làm thế nào bây giờ?  Có người biết ḿnh có tánh nóng nảy nên khi vừa muốn phát cáu th́ nói: “Tôi không nóng nảy”.  Làm như vậy mệt cho trí-năo lắm.  Nếu trong trí c̣n hai chữ nóng nảy th́ khó mà dứt tánh nóng nảy một cách mau lẹ.  Dầu biết làm như vậy trong năm sáu năm th́ tánh nóng nảy sẽ tiêu lần ṃn, song người ta phí sức rất nhiều và trong trí nổi một cục u-nần, không c̣n dùng chỗ đó được nữa.

 

Phương-pháp hay hơn hết là: mỗi khi vừa nóng giận th́ nói trong ḷng như vầy: “Luôn luôn tôi vẫn vui-vẻ và ôn-ḥa”.  Th́ tự nhiên nó ngăn tư-tưởng nóng giận được.  Nhưng nếu tới lúc nóng giận mới tưởng như vậy, tôi e có khi quên phứt đi, để cho sự nóng giận lôi cuống ḿnh vào đường tội lỗi.

 

Muốn trừ tuyệt tánh nóng th́ phải tham-thiền như sau nầy.  Ít nữa mỗi ngày một lần vào buổi sớm mai: 

“Hăy tưởng-tượng thấy trước mặt một người dùng lời thô-lổ cộc-cằn mắng-nhiết ḿnh, nhục-mạ ḿnh.  Nhưng ḿnh không có một mảy ǵ trách móc mà trái lại c̣n thương xót va v́ va kém bề đức-dục nên gây ra những điều phiền-năo về sau.  Va không biết nhân nào sanh ra quả nấy.  Đối với ḿnh, ḿnh sẵn ḷng tha-thứ, c̣n gặp kẻ khác không chịu thua th́ sẽ sanh ra ấu-đả, có khi lôi nhau ra tới tụng-đ́nh, làm rầu cho vợ con thân-quyến.  Xét như vậy th́ ḿnh chỉ có tội nghiệp cho va.  Lúc nầy va như người mất trí, không tự-chủ được, ḿnh chờ trong một vài giờ sau hoặc vài ngày sau va tỉnh lại, ḿnh sẽ phân trần lẽ phải quấy cho va nghe và khuyên va trong mọi việc nên b́nh tỉnh xem xét việc lợi hại và nên lưu chút nhơn t́nh th́ sau khỏi ăn-năn hối-hận”.

 

Bà Annie Besant khi xưa nóng nảy dữ lắm, mà bà tham-thiền, cách tôi nói  trên đây, sau bà thành một người hết sức nhẫn-nại.

Ai thật hành được một tháng th́ sẽ thấy tánh nóng giận giảm bớt lần.  Quả thật, lúc mới tập, bị người ta chọc-phá th́ c̣n nổi nóng, nhưng trong giây lát th́ ăn-năn sao không tự-chủ.  Rồi tập măi từ bảy tám tháng sắp lên th́ sẽ vui ḷng mà thấy công-phu không mất vậy.

Có người dặn, khi vừa mới nổi nóng th́ nên đi uống một tách nước hay là đi kiếm một chuyện khác làm th́ hết giận.  Đó là cách xoay tư-tưởng qua việc khác, làm cho cái trí quên việc mới xẩy ra.  Nhưng nó có hiệu-quả tạm thời, không trừ tuyệt được cái gốc của sự nóng giận.

 

Xét lại một lời nói qua như gió thoảng bên tai, dầu có nặng nề xóc óc tới đâu, không hại ǵ đến thân-thể ḿnh được, nếu ḿnh không đếm xỉa tới nó.  Ḿnh hăy b́nh tỉnh xét coi người ta mắng ḿnh v́ vô-t́nh hay cố ư.  Có khi người ta gặp chuyện bất b́nh trái ư đă nổi nóng, rồi gặp ḿnh th́ mắng-xối ḿnh cho đă nư giận.  Người ta nói nặng nề với ḿnh mà ḿnh dùng lời nhẹ-nhàng đáp lại th́ ḿnh sẽ làm cho người ta cảm-động hơn là mắng vải lại.  Xin xem hai chuyện dưới đây:

 

GƯƠNG KIÊN-NHẪN CỦA ÔNG ĐỐC-TƠ TROUSSEAU

 

Một người kia tới xin ông Docteur Trousseau khám bịnh.  Sau khi bắt mạch và xem xét kỹ-lưỡng rồi, Ngài mới nói: “Bịnh ông nặng lắm ông phải chịu đau-đớn mổ đi mới mạnh”.  Bịnh nhơn thất-vọng bèn than:  “Tôi nghe nói mổ, cũng đă lạnh ḿnh rồi, huống chi sự mổ, chịu sao nổi!”.  Ông Đốc-tơ mới nói: “Ngài chớ nên thốt ra như thế, lời nói đó không đáng cho con người nói chút nào”.  Bịnh nhơn nổi giận nói lớn rằng: “Rất dễ mà biểu người ta có gan chịu đau-đớn, trong khi phần riêng ḿnh không có chi động đến da”.  Ngài bèn trả lời một cách dịu-dàng: “Ông lầm rồi đó, ông tưởng tôi không chịu sự đau-đớn nào hay sao?  Đă lâu rồi, tôi mắc chứng bịnh ung-thư.  Tôi thấy nó càng ngày càng thêm.  Chứng bịnh nầy đă tới thời kỳ chót rồi và tôi có thể biết trước được ngày nào tôi bỏ ḿnh.  Trong ba tháng nữa, ông sẽ mạnh, c̣n tôi đây, tôi sẽ từ trần”.  Bịnh nhơn nghe ông nói trong ḷng rất hổ thẹn”.  Quả thật vậy, vài tháng sau ông Trousseau măn phần, tới ngày cuối-cùng ông vẫn lưu tâm săn sóc bịnh nhơn, không hề nản chí.

 

CHUYỆN ÔNG LƯU-KHOAN

Bữa kia ông Lưu-Khoan áo măo chỉnh tề, sắp đi chầu.  Con thị-tỳ bưng cháo nóng lên, rủi lở tay làm đổ cháo, lấm áo ông.  Nó sợ hăi lấy tay vuốt áo, ông Lưu-Khoan không đổi sắc mặt mà lại từ từ hỏi: “Cháo nóng có phỏng tay con không?”

 

Mỗi ngày nên kiếm gương kiên-nhẫn như hai chuyện trên đây mà đọc.  Phải tŕ chí và đem những tư-tưởng yêu thương ôn-ḥa thay thế cho tư-tưởng nóng giận măi th́ lo chi không trừ được tánh nóng nảy.

 

MỞ L̉NG TỪ-ÁI VÀ THẤU TỚI CHƠN-THẦN

Trong những cách tham-thiền, duy có cách sau nầy dễ mà cái hiệu-quả tốt đẹp không thể nào tưởng-tượng được.  Phải suy nghĩ như vầy:

 

Xác-thân không phải là tôi, nó là một thể để cho tôi dùng.  Nó vẫn tráng-kiện, nhặm-lẹ, có tiết-độ, siêng-năng, giỏi-dắng, tinh-tấn.

 

Cái vía không phải là của tôi.  Nó để giúp tôi tiếp-xúc những sự cảm-giác.  Nó vẫn thanh-bai, tốt đẹp và hoà thuận với mọi người.

 

Tới phiên cái trí.  Cái trí cũng không phải là tôi.  Nó để suy-gẫm phân biện, xét-đoán, tưởng-tượng.  Nó minh-mẫn, trong sạch.  Từ đây nó nhập vô Thượng-trí và do Thượng-trí điều khiển theo ư muốn của tôi.  Tôi là Chơn-Thần đức Thượng-Đế, tôi làm chủ ba thể: thân, vía, trí; luôn luôn chúng nó vâng lời tôi sai khiến.  Nói trong ḷng như vậy rồi tưởng-tượng thấy Chơn-Thần ở tại trái tim,  h́nh tam giác, chói sáng hơn mặt trời và hào quang túa ra chung quanh ḿnh và bao trùm quả  địa cầu nầy.  Trong mỗi làn hào-quang đều có thần-lực và đức từ-bi bác-ái của Chơn-Thần, ban rải cho muôn loài vạn vật.

 

Xin các bạn hăy chú ư tới điều nầy: hải tưởng-tượng thấy Chơn-Thần (coi theo h́nh nầy)

và thấy hào-quang bao trùm trái đất.  Trước và sau khi tham-thiền rồi cũng nên để cái trí trống không một hai phút đồng hồ, đừng cho nó tưởng cái chi cả.  Tập theo phưong-pháp nầy trong ba tháng th́ thấy cái trí lần lần trở nên yên lặng, cái tâm lần lần trở nên sáng suốt.  thật hành được bảy năm sắp lên, tới một ngày kia, trong lúc cái trí yên lặng bổng nghe một tiếng vang lừng, phá tan cảnh tịch-mịch.  Tiếng đó là tiếng của Chơn-Nhơn, của tâm hồn, trong đạo-đức gọi là “La voix du Silence”.  Chừng đó con người sẽ được minh-tâm kiến tánh.  Ai có kinh-nghiệm rồi th́ biết chớ không có cây viết nào tả ra được.

 

TẬP NHỮNG TÁNH TỐT

 

Muốn trao dồi tâm tánh đặng trở nên người đức hạnh hoàn toàn, th́ mỗi tháng tập một tánh tốt:

 

THÍ DỤ:

Tháng thứ nhứt . . . . . . . .Từ-bi bác-ái

Tháng thứ hai . . . . . . . . . Chơn thật

Tháng thứ ba . . . . . . . . . .Thanh bạch

Tháng thứ tư . . . . . . . . . . Bố thí

Tháng thứ năm . . . . . . . . Hy sanh

Tháng thứ sáu . . . . . . . . . Khoan dung

Tháng thứ bảy . . . . . . . . Can đảm

Tháng thứ tám . . . . . . . . Nhẫn nại

Tháng thứ chín . . . . . . . .Khiêm tốn

Tháng thứ mười . . . . . . .Vui vẻ

Tháng thứ mười một . . . Sốt sắng

Tháng thứ mười hai . . . .Cẩn thận

 

Trong lúc tham-thiền ḿnh phải tự hỏi: “Tại làm sao phải có ḷng từ-bi bác-ái?  Rồi suy nghĩ coi phải trả lời làm sao cho đúng với chơn-lư.  Trước hết, ḿnh phải biết hết thảy linh hồn đều là anh em cùng nhau, xuống trần học hỏi.  V́ vậy phải giúp-đỡ nhau, nương-nhờ nhau.  Những của-cải, chức-tước, nhà- cửa, ruộng-nương, cho đến xác thân ta cũng không phải là những điều vĩnh-viễn trường-tồn.  Trời cho ta mấy vật đó đặng dùng giúp đời trong một kiếp mà thôi.

 

Khi trước ta không biết ta xuống cơi trần làm chi th́ ta có tánh ích-kỷ, ngày nay ta đă rơ mục-đích cuộc đời th́ thái độ của ta đối với mọi người không giống như mấy năm đă qua.  Người kia dầu không phải là một ṇi, một giống với ta, song ta với người đồng là con đức Thượng-Đế th́ vẫn là anh em với nhau.  Ta với người đều có t́nh liên lạc với nhau, cũng như các tế-bào trong ḿnh.

 

Người đau khổ th́ ta đau khổ, người vui mừng th́ ta vui mừng.  Ta phải thương xót những người đă phạm tội lỗi, v́ họ là những linh hồn c̣n thơ, cần phải học học- hỏi, kinh-nghiệm nhiều lần mới trở nên khôn-ngoan.  Thường thường người ta thấy sự đau khổ trước mắt mới động mối từ-tâm, mà cũng có người ích-kỷ cho đến đổi, họ không thèm đoái-hoài đến những kẻ bịnh-hoạn, đói-rách đi xin ăn trước nhà.  Cực chẳng đă, họ phải cho một hai đồng xu, rồi đuổi cho mau đặng khuất mắt.  Họ viện lẽ rằng tại mấy người ấy kiếp trước làm ác lắm nên kiếp nầy bị trời phạt.  Nếu ḿnh bố-thí cho họ tức là làm nghịch với trời.  Nhưng nếu họ suy-nghỉ kỹ-lưỡng một chút th́ họ sẽ thấy: “Trời phạt là một việc, c̣n làm phước là một việc khác.  Cái gương của mấy kẻ khốn-khổ bần-cùng sẽ làm cho họ tỉnh-ngộ không dám làm những việc bất nhơn, thất đức nữa.  Nếu họ cầm ḷng không cứu giúp mấy người nầy th́ kiếp khác họ bị hoạn-nạn chắc không ai đoái hoài tới họ đâu.  Nhưng mà ta giúp đời là v́ ta thương đời, v́ bổn phận phải làm, chớ không phải trông đặng hưởng phúc về sau.  Nhân loại c̣n ch́m đắm nơi bến mê sóng khổ là tại chưa rơ cội rễ ḿnh.  Nếu mỗi người đều tự biết ḿnh là Chơn-Thần con của đức Thượng-Đế và phải làm những đ́ều ǵ trên cơi trần nầy đâu c̣n thấy sự phân chia sắc da ṇi giống, đảng phái, giai cấp và nam nữ; nạn chiến tranh giặc giă và bốc lột lẫn nhau dứt tuyệt, thế gian sẽ thành cơi Thiên-đường thứ nh́. 

 

Bài nầy để làm kiểu mẫu, nó chỉ chứa vài tư-tưởng chơn-chánh, c̣n nhiều điều khác nữa.  Mỗi người cần phải suy-nghĩ t́m thêm những lư-lẽ cao-siêu đặng mở trí.

 

PHẢI THỰC HÀNH VÀ KHÔNG NÊN GIÁN ĐOẠN

 

Muốn thấy kết-quả tốt đẹp không nên gián đoạn.  Phải tham-thiền luôn luôn đừng bỏ bữa nào, trừ ra lúc đau ốm bịnh hoạn.  Nếu bữa nay tham-thiền rồi mai mốt nghĩ, bữa kia mới tham-thiền lại th́ cái trí cũng lao-chao như trước.  Không chịu ra công khó nhọc th́ không khi nào làm chủ cái trí được.

 

Nhưng mà tham-thiền không chưa phải là đủ, phải thật hành.  Hễ tham-thiền đức tánh nào th́ phải thật hành đức tánh ấy.  Tỷ như tham-thiền tánh chơn-thật th́ trọn tháng đó, mỗi ngày, mỗi giờ, từ tư-tưởng, lời nói, ư muốn cho tới việc làm phải chơn-thật luôn luôn, không nên để một mảy xảo trá làm bợn nhơ tấm ḷng trong sạch của ḿnh.  Dầu cho sự gian-dối đó đem lợi cho ḿnh muôn vàng cũng vậy.  Những vị bàn-môn muốn hại ai th́ dùng ảo-tưởng, mà những phép ảo-tưởng tới trước mặt người chơn-thật th́ nó hiện nguyên h́nh, không làm chi được.  Trời đất chơn-thật, nếu ḿnh không chơn-thật th́ không bao giờ thấy chơn-lư.  Dầu có đeo-đuổi theo đường đạo cũng không được Tiên-Thánh thâu làm đệ-tử, chỉ có gần với mấy vị tả-đạo Bàn-môn mà thôi .  Người mà c̣n dối ḿnh th́ trông ǵ thắng phục ai được bây giờ.

 

MỖI NGÀY THAM-THIỀN MẤY LẦN

 

Nếu có giờ rảnh th́ mỗi ngày tham-thiền ba lần: Sớm mai sau khi thức dậy, rửa mặt và súc miệng xong, lối năm giờ rưởi sáu giờ, trưa 12 giờ (đúng ngọ), tối 7 giờ, trể lắm là 9 giờ.

 

Có một điều nên nhớ, là phải để bụng trống mà tham-thiền, nếu ăn no mà tham-thiền th́ phát-ách, v́ trong lúc tập-trung tư-tưởng, sanh-lực lên óc nhiều lắm, không c̣n đủ sức đặng làm tiêu hóa đồ ăn.  Không có giờ rảnh tham-thiền một, hai lần cũng được.

 

Từ 10 giờ tối đến 2 giờ khuya không nên tham-thiền, v́ trong khoảng đó mặt trăng làm chủ và sanh-lực kém đi nhiều lắm.  Tham-thiền th́ nó hại cho trí-năo cớ không ích ǵ.

 

Tôi thường nghe người ta nói: dùng bốn giờ: Tư, Ngọ, Mẹo, Dậu, đặng luyện đạo.  Tôi không hiểu v́ lẽ nào dùng giờ tư.  Bên chánh đạo không khi nào dùng giờ ấy bao giờ, v́ lúc ấy mấy vị Bàn-môn hoành hành.  Luyện đạo giờ tư e bị mấy anh bàn-môn khuấy rối, e cho điên khùng có bữa.

 

CÁCH NGỒI THAM-THIỀN

 

Ngồi kiết-dà được th́ tốt, không được cũng không sao.  Cứ ngồi xếp bằng trên ngựa, hay trên ván, dưới đất hay là nằm trên ghế xích-đu cũng được.  Điều cần-ích là ngồi thẳng lưng và cái trí đừng xao lăng.

 

Trong lúc tham-thiền nên nhắm con mắt lại.  Và lúc ban đầu, lấy g̣n bịt lổ tai, đặng đừng nghe tiếng chi cả.  Hể nghe th́ cái trí bắt chủ ư tới cái đó, hóa ra xao lăng.

 

Trong khi tham-thiền mà nghe xương sống nóng rần th́ nên dứt ngang và đi tắm, ấy là dấu chứng luồng hoả khởi sự đi.

 

Nếu trong ḷng chưa trong sạch mà c̣n mong việc nguyệt hoa th́ đi tới đâu luồng hoả đốt tới đó, xác-thịt phải chịu đau-đớn vô cùng cho tới chết và c̣n e hại luôn tới mấy kiếp sau nữa.

 

PH̉NG RIÊNG ĐỂ THAM-THIỀN

 

Nếu có một pḥng riêng để tham-thiền th́ tốt lắm.  Chỗ đó phải thật trang nghiêm, nên thường đốt trầm tóc hay là nhang thơm.  Trên vách chỉ treo những tranh ảnh đạo-đức.  Không nên để cho người thường, chưa biết đạo-đức, vào đó e cho họ gieo những tư-tưởng chẳng tốt khuấy rối ḿnh.  Không phải là ích-kỷ song theo khoa pháp-môn phải làm như vậy mới đúng phép.  Pḥng tham-thiền là chỗ thâu lănh ân-huệ các đấng Thiêng-liêng ban xuống cho muôn loài ở chung quanh.  Cho nên vừa bước tới cửa pḥng th́ phải gác bỏ hết thảy những tư-tưởng trần tục, thấp hèn.  Tâm trí phải thanh tịnh, tham-thiền mới thấy kết-quả đẹp.

 

Ví như không có pḥng riêng, lựa chỗ nào sạch-sẽ ngồi tham-thiền cũng được không nên cố chấp.  Phải tùy duyên, tùy cảnh.  Tham-thiền quen rồi, từ mười năm sắp lên, giờ phút nào cũng tham-thiền được cả.

 

VÀI ĐIỀU CẦN YẾU NÊN BIẾT TRONG LÚC THAM-THIỀN

Trong lúc tham-thiền đại-định, hơi thở ban đầu nhẹ-nhàng sau th́ dường như tuyệt hẳn.  Nhưng đừng sợ, không hề chi cả, một chập th́ thở lại.

 

Có khi thân ḿnh muốn bay bổng lên.  Bên Thiên-Trước, có nhiều vị đạo-sĩ Dô-ghi (Yôgui) trong lúc ngồi tham-thiền th́ bay lên cao, một hồi th́ hạ xuống.  Có khi hồn lên tới cơi Thượng-Giới, chừng trở về nhập xác, giựt ḿnh té ngửa ra, hay là ngă chúi tới trước.  Muốn đề pḥng, không nên ngồi trên ghế, tốt hơn là dựa vách và để cái gối trước mặt.

 

Sau khi dứt tham-thiền, th́ phải lấy tay vỗ trán và chà vài cái rồi xoay ḿnh từ bên mặt qua bên trái, và từ bên trái qua bên mặt, vài lần như vậy, đặng khỏi bị chán váng.

 

HUỜN HƯ

 

Suy nghĩ măi th́ cái óc rất mệt.  Phải tập làm sao cho lúc có việc phải suy nghĩ th́ tư-tưởng, c̣n khi hết công việc th́ đừng tưởng cái chi cả, để cái óc nghỉ ngơi, bên chánh-đạo gọi là Huờn-hư.

 

Chất khí làm cái trí rung động luôn luôn không ngừng, không nghỉ; bắt buộc nó đừng tưởng cái chi cả th́ là một việc rất khó.  Nhưng bền chí và biết phương pháp th́ đoạt được mục đích chẳng sai.

 

Muốn tập th́ nằm bỏ hai tay xuôi theo ḿnh, trong ḷng đừng tưởng cái chi cả.  Hễ tư-tưởng nào vô trí th́ xua đuổi nó ra lập tức.  Một tuần lễ đầu mỗi ngày tập Huờn-hư hai ba lần, mỗi lần hai phút thôi, v́ lo giữ cái trí cũng mất sức rồi.  Song về sau quen rồi, cái trí yên-lặng th́ mới thấy khoẻ khoắn.  Thức một đêm mà Huờn-hư trong 15 phút th́ đủ thâu sức lực đă mất.

 

CHƯƠNG THỨ NĂM

 

MỞ NĂNG-LỰC KƯ-ỨC (mở trí nhớ)

Có người hay quên, vậy làm sao mà có trí nhớ?  Điều đó không khó mà khó.

 

Không khó là v́ có phương-pháp mở trí nhớ, c̣n khó là không biết người ta hay quên về việc nào, không phải là mỗi việc đều mỗi quên, mà chính là có việc ḿnh nhớ hoài mà có việc ḿnh lại quên phứt đi.  Tuy vậy tôi xin nói chung phương-pháp mở trí nhớ cho các bạn nghe.  Mỗi tiếng, mỗi lời, mỗi việc, mỗi t́nh-cảm và mỗi tư-tưởng đều ghi dấu vết trong ba hột lưu-tánh nguyên-tử của xác, vía, trí bằng một làn rung động.

 

Các bạn hăy xem cái mặt dĩa hát th́ rơ.  Nếu để cây kim vô dĩa cho chạy th́ nó hát ra những tiếng nó thâu.  Cái trí, cái vía cũng vậy, nếu có cái chi đến khêu gợi những làn rung động đó th́ nó lập lại những tiếng, những lời của nó đă nghe, những việc của con người đă làm.

 

Thường thường những điều nào làm cho người ta vui, thích th́ người ta chủ-ư đến, muốn t́m nó, gần nó măi; c̣n điều nào làm cho người ta khổ-năo buồn-bực th́ người ta tránh xa nó.

 

V́ vậy cho nên người ta tưởng-tượng và nhắc-nhở những điều đẹp-ư.  C̣n cái nào không vừa ḷng th́ người ta bỏ dẹp một bên.  Vậy th́ ta có thể nói sự nhớ hay quên do nơi chủ-ư hay là không chủ-ư.  Nếu chủ-ư nhiều và thường thường th́ nhớ dai, chủ-ư ít th́ mau quên.

 

PHƯƠNG-PHÁP MỞ TRÍ

Muốn mở trí th́ nên coi theo hai phương-pháp sau nầy làm kiểu-mẫu:

 

PHƯƠNG-PHÁP THỨ NHỨT

Mỗi ngày phải xem kỹ-lưỡng một vật nào đó, hoặc cuốn sách, b́nh mực, rồi ghi nhớ trong trí h́nh dạng nó và đủ hết các mảy-mún.

Xong rồi nhắm mắt lại, tưởng-tượng thấy rơ ràng vật đó trước mặt.  Rồi mở mắt ra, xem vật đó lại.

So sánh nó với sự nhớ của ḿnh, ḿnh sẽ thấy chỗ khuyết-điểm của ḿnh đặng bồi-bổ thêm cho tới chừng nào thành công.

Nếu mỗi ngày chịu khó tập mười phút mà thôi, trong vài tháng sẽ thấy “Trí nhớ” rất mở mang, ít quên hơn khi trước nữa.  Sự quan sát, sự chủ-ư, sự tưởng-tượng cuả ḿnh nhờ như vậy mà mở nhiều thêm.  Phương-pháp nầy gọi là Họa-h́nh trong trí “Photographie mentale”.  Hễ tập thấy quen th́ tập nghe cũng mau vậy.

Tôi cũng thấy có nhiều cuốn sách dạy mở trí nhớ khác hơn cách nầy.  Tự-ư, nếu ai hạp cách nào th́ làm theo cách nấy.  Dưới trần không có chi gọi là tuyệt-đối được.

 

PHƯƠNG-PHÁP THỨ NH̀

Mỗi bữa tối trước khi đi ngũ ḿnh phải nhớ ngược lại những điều ḿnh đă nghe, đă thấy và đă làm trọn ngày.  Thí dụ, 10 giờ đi ngũ, th́ lối 9 giờ 45 ḿnh nhớ lại coi hồi 9 giờ 40 ḿnh làm cái chi, nghe cái chi, thấy cái chi rồi 9 giờ 35, 9 giờ rưởi, vân vân . . ., trở ngược lại tới lúc sáng ḿnh mới thức dậy.   Nếu có làm việc quấy th́ răn ḿnh, đừng có tái phạm, c̣n làm được điều lành th́ cố gắng thêm nữa.

Nhưng xin nhắc lại, phải bền chí, nếu không kiên-nhẫn th́ không thành-công.

Ban đầu có khó một chút th́ chia ra hai lần: Sớm mai từ 12 giờ nhớ trở lại hồi mới thức, tối trước khi đi ngũ nhớ trở lại hồi 12 giờ.

 

SỰ ÍCH-LỢI CỦA LỜI CẦU-NGUYỆN

Người ta hỏi tôi “thấy mấy bà mấy cô thường hay cầu-nguyện, điều đó có tốt hay không?”

 

Phải biết mục-đích của sự cầu-nguyện mới định được sự tốt đẹp là bao nhiêu.

 

Nếu cầu-nguyện việc riêng của ḿnh th́ h́nh tư-tưởng sanh tại cơi Thượng-Giới rồi trở xuống cơi Trung-Giới.  Trái lại thương đời mà cầu-nguyện cho thiên-hạ được thái-b́nh, biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau như anh em một nhà, không phân chia sắc da và ṇi giống, nắm tay nhau bước lên đài-giác th́ h́nh tư-tưởng vượt qua cơi Thượng-Giới, lên tới cơi Bồ-Đề.  Một tư-tưởng như thế sức mạnh vô-ngần, ấy là một cái ân-huệ ban xuống cho đời.  Nếu cả muôn cả triệu người đồng cầu-nguyện th́ lo chi thiên-hạ không đặng thái-b́nh trong vài chục năm đây.

 

Có người cho làm như vậy là dị-đoan! Ấy là tại mấy vị ấy chưa rơ sức mạnh của tư-tưởng.

Con người tưởng trước rồi mới làm sau?

 

Như khi không mà vụt làm liền một việc nào là tại có tưởng một việc đó hoặc mấy bữa trước, mấy tháng trước, mấy năm trước hay là mấy đời trước, nay có dịp là hành-động liền.

 

Người không tin thường hỏi:

“Có lẽ nào tới mấy đời trước?”

Muốn giải rành phải nói tới ba hột “Lưu-tánh nguyên-tử”.

 

BA HỘT LƯU-TÁNH NGUYÊN-TỬ

Ngày sau, khi con người thác rồi, đúng ngày giờ, ba thể: xác, vía, trí đều tan ra nguyên-tử.  Song mỗi thể đều để lại một nguyên-tử không hề hư-hoại gọi là “Lưu-tánh nguyên-tử” (Atome permanent).  Hột lưu-tánh nguyên-tử của xác thịt, ghi tánh nết và sự cảm-xúc của xác thịt, hột lưu-tánh nguyên-tử của cái vía ghi tánh nết và sự cảm-xúc của cái vía, hột lưu-tánh nguyên-tử của cái trí (lẽ th́ nói tế-bào của cái trí (unite mentale) mới trúng), ghi tánh nết và sự cảm-xúc của cái trí.  Ba hột lưu-tánh nguyên-tử xỏ xâu vô một sợi dây tên Sutratma làm bằng chất khí cơi Bồ-đề rồi rút vô Thượng-trí ở đó đợi kỳ linh-hồn đi đầu thai.

 

Chúng nó ghi tánh nết và sự cảm-xúc bằng cách nào?

 

Như tôi đă nói khi năy, chúng nó ghi bằng những làn rung động in như dĩa máy hát.

Bây giờ có thể nào sửa đổi mấy làn rung động nầy không? 

 

Có thể được.  Nếu sửa đổi cách tư-tưởng ư-muốn và sự hành-động th́ mấy làn nầy sẽ ghi vô ba hột đó, c̣n mấy làn cũ tiêu mất, một tư-tưởng bông-lông cũng có ghi trong hột lưu-tánh nguyên-tử của cái trí nữa, nói chi những tư-tưởng quả-quyết nhứt-định.  Có một điều các bạn dễ thí-nghiệm là “đứng trước một việc mà các bạn đă từng suy-nghĩ; các bạn có thể giải-quyết liền được.  C̣n gặp chuyện mà các bạn chưa để ư tới lần nào th́ các bạn phải ngẩn-ngơ chưa biết định lẽ nào.  Cũng như đứng giữa một con đường lạ không biết phải đi qua ngả nào mà đừng lạc”.

 

V́ vậy cho nên khi đă tưởng tới một điều nào, dầu cho cái óc không nhớ đi nữa, cũng phải dè-dặt luôn luôn, v́ biết đâu một ngày kia nó hiện ra th́nh-ĺnh cũng như một cục than đỏ vùi dưới tro, gặp gió và đồ bổi th́ bắt cháy lan ra vậy.

 

LÀM MỘT THỂ RIÊNG HOẠT-ĐỘNG TRÊN CƠI THƯỢNG-GIỚI

Phận-sự chót của cái trí là để làm một thể riêng hoạt-động trên cơi thượng-Giới như xác thịt ở cơi trần.  Chớ nên lầm dùng cái trí vô ra cơi Hạ-thiên (Ciel inférieur) với cách dùng trí hằng ngày.  Người ta mỗi lần tư-tưởng, đều dùng cái trí, nhưng mà cách đó hăy c̣n xa với cách dùng cái trí làm một thể độc-lập để cho chơn-nhơn tự-do hành-động.

 

Các nhà khoa-học, các nhà bác-sĩ mở rộng cái trí song chỉ để cho phàm-nhơn dùng trong đời sống của xác thịt chớ cũng chưa có thể dùng nó đặng trực-tiếp thông thương với mấy cơi trên.

 

Ngoài ra những bực đệ-tử tiên đă được đứng tên vào bộ Thiên-Tào, như những vị Tu-đà-huờn, Tư-đà –hàm, A-na-hàm và La-hán, th́ ở cơi trần không c̣n mấy người biết dùng cái trí như một thể riêng.

 

Khi cái trí mở trọn vẹn th́ nó có thể làm xong những việc mà trước kia chỉ dùng cái vía nên không làm nổi.

 

Sự cảm-giác ở cơi Trung-Giới khác hẳn với sự cảm-giác ở cơi Phàm thế nào th́ sự cảm-giác ở cơi Thượng-Giới cũng khác hẳn với sự cảm-giác ở cơi Trung-Giới thế ấy.

 

Trên cơi Hạ-thiên, ta không thể gọi giác-quan riêng như ngũ-quan dưới trần là: nghe, thấy, nếm, ngửi, rờ-rẫm vậy, nhưng chỉ có một “Quan-Chung” thành thử khi cảm-giác một vật nào đó th́ Thấy, Nghe, Biết và Hiểu tất cả những việc ǵ có quan-hệ tới vật ấy, bao nhiêu sự cảm-giác đều xảy ra một lượt.

 

Cách hành-động trực-tiếp của cái Giác-quan chung không thể bị sự nghi-ngờ, phập phồng hay chậm trễ, khuấy rối.  Nếu ḿnh tưởng đến chỗ nào th́ ḿnh có mặt tại chỗ đó liền.  Bằng tưởng đến người bạn

th́ người nầy hiện ra trước mặt.  Không c̣n hiểu sai, không c̣n lầm lạc nữa.  Những h́nh dạng bề ngoài không c̣n gạt-gẩm được v́ tư-tưởng và t́nh-cảm của mỗi người đều bày lộ ra trước mặt rơ-ràng như một trương sách giở ra vậy.  Nếy hai người dùng được “Giác-quan chung” đó rồi th́ sự giao-thông tin-tức của họ rất dễ-dàng, mau lẹ, trọn vẹn và đầy đủ.  Ở cơi Trần khó tưởng-tượng điều đó được.  Hai người ấy không c̣n bị cái ǵ phân cách nhau.  T́nh-ư của họ không c̣n dấu-diếm với nhau hay là muốn tỏ bày mà không cạn ư như khi dùng ngôn-ngữ.  Vấn, Đáp cũng vô ích, v́ h́nh tư-tưởng hiện ra th́ đọc được liền.

 

THIÊN-NHĂN

Ở cơi trần, trong số một ngàn người mở được thần-nhăn, chưa có một người thấy được cơi Hạ-thiên.  Mở được Thiên-nhăn chẳng những biết được một cơi mới lạ, sáng-suốt, mà lại thấy rơ hết cái dĩ-văng của Vơ-trụ nữa v́ tất-cả bao nhiêu việc đă qua đều có ghi trên cơi Thượng-Giới (clichés akasiques, mental divin).

 

TÓM LẠI

Con người là chơn-thần của đức Thượng-Đế, con người sanh ra ở cơi Trần đặng học-hỏi hầu sau sanh-hóa một bầu trời đất khác như đức Thượng-Đế vậy.  Con người ở trong thời-kỳ tấn-hóa chớ chưa phải trọn lành.  Chung quanh ḿnh c̣n nhiều cơi khác cho nên trời sanh ḿnh có nhiều thể.  Chúng nó cũng như tôi tớ của ḿnh dùng, để cho ḿnh sai khiến, dạy dổ.  Chúng nó giúp ḿnh mà ḿnh cũng giúp chúng nó vậy.  Hiện giờ có ba thể liên-can mật-thiết với ḿnh là: Xác, Vía, và Hạ-Trí.  Ta phải chăm-nom chúng nó v́ nhờ chúng nó mà ta tấn-hóa rất mau.

 

XÁC THỊT

Xác thịt ta phải lo từng món ăn, món uống, tập quen sương-nắng, gió mưa, sức-lực mạnh-mẽ.  Trong việc nào cũng có độ-lượng, không thái-quá cũng không bất-cập.

 

CÁI VÍA

Cái vía tức là cái cầu để cho trí và xác thông đồng với nhau.  Ta nên nhớ rằng: mỗi thể đều bị cái thể kế ở trên chỉ-huy giám-đốc.  Như xác thịt không thể tự-trị được t́nh-dục và sự ham-muốn của cái vía sai khiến nó.

 

Tới phiên cái vía, nó phải chịu dưới quyền của cái trí.  Nhờ tư-tưởng ta có thể sửa đổi sự ham-muốn và biến-hóa nó thành chí-khí là trạng-thái tối-cao của sự ham-muốn.  Mỗi tư-tưởng do trí xuống óc xác thịt đều phải đi ngang qua vía.  Cho nên tư-tưởng ứng-động đến vía mạnh hơn là đến xác.  Tư-tưởng an-tịnh rồi th́ có thể tránh được sự giận-hờn và các t́nh-cảm xấu-xa khác.

 

CÁI TRÍ

Cái trí mà thành-lập và tấn-hóa, nhờ sức ngoài chỉ c̣n một phần rất ít, hầu hết mọi việc đều do con người mà thôi.

 

Như vậy, ai muốn cho trí được mạnh-mẽ, đầy đủ sanh-lực, hoạt-động nhậm-lẹ, đủ sức, lănh-hội các thứ tư-tưởng cao-siêu th́ phải tự-ḿnh luyện-tập tư-tưởng.

 

Mỗi người cảm đến trí ḿnh luôn luôn, c̣n những người khác như diễn-giả, tác-giả những quyển sách chỉ đôi khi mới cảm đến.  Chính là ta nhứt-định cách rung động cho trí ta.  Những tư-tưởng khác không hạp với cách rung-động nầy khi vừa muốn sáp-nhập vô trí th́ đă bị tống ra ngoài.  Nếu tư-tưởng đến sự ngay-thật th́ trong trí ta không có chỗ nào hạp với sự dối-trá; nếu ta tưởng đến từ-bi bác-ái th́ sự thù-hận không làm rối trí ta; nếu ta tưởng đến sự sáng-suốt khôn-ngoan th́ cái vô-minh không mờ-ám trí ta được.

 

Chớ nên để cái trí ở không (1) [(1): Một cách thụ-động.  C̣n Huờn-hư là định trí] bất-kỳ tư-tưởng ǵ ở ngoài cũng có thể nhập vô đặng.  Cũng chớ khá để cho nó tự-do rung-động v́ nó sẽ rung-động bất-kỳ thứ tư-tưởng nào.

 

Cái trí để cho ta dùng, ta là chơn-nhơn, ta phải chọn lựa tư-tưởng lấy.

 

Phần đông không biết tư-tưởng, cho đến những người khá-khá cũng ít khi tưởng nhứt-định rơ-ràng, trừ ra lúc nào có việc cần phải chủ-ư hết sức.  Cho nên nhiều cái trí đều trống không, nếu xét kỹ một dọc tư-tưởng vô trí họ toàn là của lượm rơi rớt ngoài đường, ấy là của thiên-hạ rải ra đó.

 

Người nào chịu khó-nhọc tập tư-tưởng nhứt-định rơ-ràng, mạnh-mẽ, sẽ thấy rằng cái óc khi được nghe tiếng của chơn-nhơn th́ không c̣n rối-loạn nữa.  Khi rănh việc th́ an-tỉnh luôn luôn không rước tư-tưởng ở ngoài như trước.  Nhờ vậy cái óc có thể tiếp-xúc với các thứ ảnh-hưởng ở mấy cơi trên, tại đó sự thấy biết được sâu xa hơn, và sự phán-đoán được chắc-chắn hơn ở cơi trần.

 

Mục-đích luyện trí là thế.  Người nào bền chí làm theo, nhiên-hậu sẽ thấy nhờ tư-tưởng, cái kiếp sống của ḿnh được cao-thượng hơn, vui-vẻ hơn và nhờ sự minh-triết mà sự đau-khổ sẽ diệt.

 

Bực hiền năng hằng giữ chừng tư-tưởng của ḿnh rất kỹ, v́ biết trong tay sẵn cầm một món lợi-khí thật mạnh th́ cái trách-nhiệm là phải làm sao cho khỏi làm hại cho ḿnh và làm hại cho đời.  Phận-sự của mỗi người phải cai-trị tư-tưởng ḿnh hầu tránh thói vẫn-vơ, rải những điều ác cho nhân-loại; cũng là cái bổn-phận của mỗi người phải mở sức tư-tưởng để làm lành.

 

Đọc sách không mở trí được. nhờ tư-tưởng mới mở trí.  Đọc sách có ích là thâu những tài-liệu để tư-tưởng, c̣n sự mở trí là tùy sức tư-tưởng dùng trong khi đọc.  Cứ tập luyện thường thường và kiên-cố, nhưng không nên quá sức, th́ tư-tưởng sẽ mở.  Không tập luyện tư-tưởng th́ cái trí c̣n lộn-xộn không phân ngăn-lớp thứ-tự.  Không biết tập-trung tư-tưởng, (định trí lại một chỗ) th́ tư-tưởng chưa dùng vào

việc hữu-ích được.  Khi tập tư-tưởng, cái trí rung động, rút chất khí ở ngoài vô làm cho nó nở-nang thêm.

Do số tư-tưởng nhiều hay ít th́ cái trí nở lớn nhiều hay nở lớn ít.  C̣n như chất khí ở ngoài rút vô, thanh hay trược, tùy theo bản tánh của tư-tưởng.

 

Một cái nguyên-nhân trọng-yếu về tượng h́nh không rơ là thiếu sự chủ-ư.

 

Mắt thánh ḍm vô trí của kẻ đọc sách th́ thường thấy một lượt có cả chục vấn-đề.  Trong óc nào là lo nghĩ về gia-thế, nào là suy tính về công ăn, việc làm, nào nhớ tới sự vui buồn đă qua, nào ước-ao lập lại cái thú vui cũ, vân vân . . .  Tất cả những việc ấy choán hết chín phần mười trong trí, c̣n một phần mười th́ rán hiểu lời sách.  Kết-quả của sự đọc sách như thế th́ có bổ-ích bao nhiêu đâu.

 

Mấy lời sau nầy chắc sẽ hữu-ích cho những ai thường muốn tranh-biện, tranh-luận.  Mỗi khi căi-cọ,  tranh lời lẽ thấp cao th́ cái trí bị quên, tư-bề trống lổng không có ai canh pḥng ǵn-giữ nữa, để tha hồ cho tư-tưởng ở ngoài xông vô chiếm lấy cái trí.  Trong lúc con người lăng phí sức mạnh v́ những chuyện không ra ǵ th́ cái trí làm mồi cho ảnh-hưởng ngoại-giới.  Bạn học đạo hăy chủ-ư và đề pḥng cho khéo, mỗi khi dự vào cuộc tranh-biện.  Thường thường dầu có căi-cọ dữ-tợn, hùng hồn cho mấy, mà rồi cũng không thấy bên nào chịu thua mà nghe theo bên kia.  Nhiều khi chỉ làm cho mỗi bên càng giữ chặt ư-kiến của ḿnh hơn lúc chưa tranh-luận nữa.

 

Mấy điều trên đây xét về phương diện h́nh thức của cái trí.  Nói về phương-diện tinh-thần th́ nên biết rằng: Hạ-trí thường lầm ḿnh luôn luôn với ngoại vật và cho “ḿnh là cái nầy”, “ḿnh là cái kia” và tánh của hạ-trí cũng là không ngớt bỏ ngoại-vật khi nhận không phải là ḿnh nữa.

 

Những làn rung động tư-tưởng của một người hằng dưỡng tánh-t́nh thanh-cao, khi cảm đến ta th́ rán làm cho trí ta sanh ra những tư-tưởng tốt đẹp như chúng nó.  Đồng thời chúng nó tống ra ngoài một phần chất khí nặng-nề của trí ta không hạp với chúng nó.

 

Cái trí cũng chịu phép tập-quán như mấy thể khác.  Nếu tập nó rung-động một cách nào nó sẽ quen theo cách ấy và lần sau sẽ rung-động theo mau lẹ và dễ-dàng hơn lần trước.  Tỷ như ai quen tưởng điều quấy cho người khác th́ không bao lâu họ sẽ thấy rằng tưởng điều hư-xấu của người khác th́ dễ hơn là tưởng đến phần tốt lành trong tánh-t́nh của người đó.  Thường thường v́ vậy mà có những thành-kiến nó làm cho con người không c̣n có thể tin rằng: có người tốt lành, trong sạch được, đối với người ấy trong đời chỉ toàn là sự hư-tệ xấu-xa mà thôi.

 

Không thiếu chi người v́ vô-minh, tập tánh nuôi tư-tưởng xấu-xa; nếu họ chịu nuôi những tư-tưởng tốt-đẹp th́ chắc không khó ǵ, nhưng bởi đă quen rồi.  Không phải là một việc khó làm, nếu mỗi khi ta gặp ai th́ đừng phanh-phui tật xấu, nết hư, mà trái lại phải t́m ṭi những đức-tánh tốt lành của họ.  Lâu ngày sanh ra tánh “Thương đời” chớ không phải “Chán đời” nhờ đó kiếp sống của ta sẽ dễ-dàng, êm-ái hơn và được thế, cái trí sẽ rút vô chất-khí thanh-khiết.

 

Lại nhiều người quen để cái trí thọ-cảm, quen bị-động chớ không quen truyền-cảm và tự-động.  Chúng nó hút vô không ngớt những tư-tưởng của kẻ khác, chớ không thể tự-ḿnh sanh ra những tư-tưởng mới- mẽ.

 

Có hiểu biết mấy điều nói trên đây rồi sau mới sữa đổi thái-độ của ḿnh trong đời sống hằng ngày và phải xem-xét tư-tưởng của ḿnh.  Trước hết người ta lấy làm khổ mà thấy một số nhiều tư-tưởng không phải là của ḿnh làm ra; không biết đâu mà đến rồi cũng không hiểu đi về ngả nào.  Rốt lại cái trí ḿnh chỉ là một cái lối, để cho những tư-tưởng vẫn-vơ, hoang đường qua lại mà thôi.

Qua cái bước đầu nầy rồi người ta phải tập quan-sát coi thứ tư-tưởng ở ngoài vô trí và thứ tư-tưởng ở trong trí của ra, hai thứ khác nhau thể nào.  Nhờ cách nầy cái trí tập tư-động và lần lần sanh-sản tư-tưởng chớ không thọ-cảm tư-tưởng nữa.

 

Kế đó phải tập tự-do chọn-lựa tư-tưởng, cái nào xét không nên giữ trong trí th́ phải đánh đuổi xa ra, cái nào tốt th́ chủ-ư đến, làm cho mạnh thêm, rồi gởi ra ngoài như một vị Phúc-thần để làm lành.  Bây giờ mới măn thời kỳ làm nô-lệ cho tư-tưởng.

Hăy nhớ kỹ điều nầy:

Sau khi đă tập chọn lựa tư-tưởng ít lâu sẽ thấy số tư-tưởng xấu vô trí càng ngày càng giảm-bớt.  Cái trí quen rước tư-tưởng lành và đuổi tư-tưởng ác nên lâu ngày nó tự-động làm phần việc nầy, ta không cần phải chủ-ư đến nữa.  Nhờ vậy các thứ khí vô trí ta đều tinh-khiết và cái trí sẽ mau trở nên tốt đẹp.

 

Thế th́ cái hại lớn nhứt là nghe theo ngoại-cảnh mà làm h́nh tư-tưởng.  Bởi con người chưa làm chủ cái trí nên nó bay-nhảy theo ngoại-sự, ngoại-vật, do đó mà có sự chiến-đấu nơi tâm, có sự gây-trở, khó khăn trên đường đạo.

 

Ấy tại vô-minh mà con người để cái trí hoạt-động một cách rối-loạn.  Hăy đem “Chơn-lư” mà thế vào “Vô-minh” th́ con người sẽ giám-đốc cái trí, không c̣n để cho nó hoành-hành theo ngoại-cảnh nữa, mà nó thiệt là tôi-tớ trung-thành để ta sai khiến theo ư ta.

 

Sự đau khổ của con người, phần nhiều do tư-tưởng hung-hăn mà ra.  Thất-t́nh nổi dậy (nhất là t́nh-ái của hai bên nam nữ) là tại trí tưởng-tượng c̣n tự-do hoạt-động, không chịu theo mạng lịnh của Chơn-nhơn, chớ không phải là chí-khí bạc-nhược.  Khi người ham-muốn dữ-tợn một điều ǵ, ấy cũng tại suy-nghĩ tưởng-tượng mà ra.  Ḍm đến một món vật-dục khêu gợi ḷng tham-muốn, chưa có sự ǵ thiệt hại (gây hoạ).  Có thiệt-hại là khi nào con người tưởng-tượng thấy ḿnh đang làm cho ḷng dục được thỏa-thích và để cho ḷng dục sôi nổi lên.

 

Điều cần nhứt, phải hiểu món vật-dục tự nó không có quyền ǵ mà mê-hoặc ta hết nếu ta không dùng đến trí tưởng-tượng.  Nếu gọi đến trí tưởng-tượng th́ sẽ có việc bất-ḥa trong tâm-thần chẳng sai.

 

Những tài-liệu của chúng ta tom-góp trong kiếp nầy, sau khi chết sẽ biến-hóa thành tánh-t́nh, cùng là năng-lực trí-thức ghi trong thượng trí và ta sẽ đem theo trong mấy kiếp tái-sanh.  Cho nên cái trí ta kiếp sau thế nào là tùy theo công việc của ta làm trong cái trí kiếp nầy.  Luật nghiệp-duyên sẽ đem cho ta cái QUẢ của cái NHÂN mà ta gieo ngày nay.  Những kiếp luân-hồi giống như những khoen sắt trong sợi dây ḷi-tói, ta không thể để riêng kiếp nầy với kiếp kia được, cũng không thể lấy cái không mà làm ra cái có được.

 

Như trong cuốn kinh CHANDOGYOPANISHAT có nói: “Con người là sinh-vật do tư-tưởng tạo ra. Kiếp nầy nó suy-tưởng thế nào th́ kiếp sau nó trở nên thế ấy”.

 

 

BẠCH-LIÊN

VẠN VẬT THÁI-B̀NH


 

BA MUÏC ÑÍCH CUÛA HOÄI THOÂNG THIEÂN HOÏC:

 

  1. Taïo t́nh huynh ñeä ñaïi ñoàng, khoâng phaân bieät chuûng toäc, tín ngöôûng, nam nöơ, giai caáp
  2. Khuyeán khích vieäc hoïc hoûi, ñoái chieáu toân giaùo, trieát lyù vaø khoa hoïc
  3. Nghieân cöùu nhöơng ṇ̃nh luaät thieân nhieân chöa giaûi thích ñöôïc vaø nhöơng naêng löïc aån taøng trong con ngöôøi.

***

Muốn gia nhập Hội, bạn chỉ cần thừa nhận mục đích 1

và liên lạc với hội nơi quốc gia bạn cư ngụ;

hay với một bạn hội viên nào bạn biết.

 

Truï sôû hoäi Thoâng Thieân Hoïc Quoác Teá:

Adya, Chennai (Madras)

600 020 India

***

Truï sôû Thoâng Thieân Hoïc Hoa Kyø

1926 North Main Street

P.O Box 270

Wheaton, IL 60187

***

****

Quư vị muốn có sách biếu min phí xin liên lạc:

CHI BOÄ PHUÏNG SÖÏ CHAÂN LYÙ

Anh Hieäp, ñieän thoaïi: (714) 638-8758

Email: hiep6647@yahoo.com

Cḥ Thun, ñieän thoaïi: (714) 423-0577

Email: butvang.golden@gmail.com

Anh Nhựt, điện thoại : (714) 530-3853

Email: nhutnguyen11@gmail.com,  

Bà Hoàng Thái Vân, điện thoại: 714-546-1229