NGHIỆP QUẢ

ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC ĐẠO

 

Trong quyển Dưới chân Thầy, Chân Sư có dạy đệ tử như sau : “con phải vui ḷng chịu đựng nghiệp quả của con, dẫu rằng nó như thế nào và coi sự đau khổ đến với con như là một điều vinh hạnh, v́ nó chỉ rằng Các Đấng Thiêng Liêng điều khiển luật nhân quả đă thấy rằng con đáng được giúp đỡ”.

Quả nhồi :Những người chí nguyện bước chân lên đường đạo thường hay bị quả nhồi, tai nạn và nghịch cảnh đến cho họ. Điều này được nhắc nhở luôn luôn, trước hết để cảnh giác những người học đạo cho họ biết trước việc ǵ sẽ xảy đến, và sau nữa, là để cho họ giữ vững tinh thần cho được b́nh tĩnh, an vui khi nghịch cảnh xảy đến một cách thật sự.

Luật nhân quả là một định luật thiên nhiên, cũng như mọi định luật khác về vật lư học. Người ta có thể tạo ra những điều kiện để cho nó cấp thời hành động và ảnh hưởng trực tiếp đến ḿnh, hoặc tự đặt ḿnh vào những điều kiện khác để tạm thời đ́nh hoăn sự hành động của nó một thời gian. Chúng ta hăy lấy một ví dụ : Điện lực luôn luôn hoạt động luân chuyển trong không gian, nhưng ta muốn dùng mănh lực của điện khí để thắp đèn, th́ ta phải cần dùng đến một cái máy phát điện, dây điện và bóng đèn, làm cái động cơ cho điện lực có thể biểu lộ sức mạnh của nó. Luật nhân quả cũng hành động như vậy, và cái động cơ để làm cho nó bắt đầu tác động trong đời người là sự bầu thai chuyển kiếp trên cơi thế gian bằng phương pháp luân hồi. Một vài sự thay đổi trong đời người có thể hối thúc sự hành động của luật nhân quả đối với y. Thí dụ khi một người tự hiến dâng, làm một người phụng sự trên đường đạo, th́ những Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả có thể sửa đổi cái động cơ, giải tỏa số nghiệp quả c̣n lại của y để cho y trả những nghiệp quả đó trong một thời gian ngắn. Cái ư chí muốn tiến mau trên đường đạo chính là cái nguyên nhân thật sự làm sửa đổi cái động cơ nghiệp quả của y, giống như cái survolteur tăng điện thế. Như vậy, khi mà sự đau khổ và nghịch cảnh xảy đến cho người học đạo, th́ điều đó chỉ rằng các đấng thiêng liêng đă chiếu cố đến nguyện vọng của y, và đó là một triệu chứng tốt. Trái lại, nếu không có ǵ xảy ra, và mọi việc đều trôi chảy b́nh thường th́ đó có nghĩa là các Ngài chưa chiếu cố ! Về điểm này, quan niệm của huyền môn trái ngược hẳn với quan niệm thế gian : Những ǵ thế gian cho là tai họa, đau khổ, th́ về phương diện huyền môn lại là điều tốt, v́ nó là những triệu chứng của sự tiến hóa mau lẹ.

Nếu trong cơn đau khổ và thất bát về tài sản vật chất, ta lại c̣n bị thêm chỉ trích, chê bai và kết án của người xung quanh, th́ đó là một dịp trả quả tốt nhất. Có những nghịch cảnh gây nên sự thiện cảm đó nâng đỡ tinh thần của ta rất nhiều, Trái lại, có những nghịch cảnh xảy đến c̣n kèm thêm những lời kết án, chê bai của kẻ khác. Trong trường hợp này, ta trả một số rất nhiều nghiệp quả cũ, và sự lên án, sự chỉ trích chê bai đó giúp cho ta trả dứt quả xấu một cách mau chóng và trọn vẹn.

Sự hiểu biết những điều trên đây, giúp cho ta có đủ sức mạnh tinh thần để chịu đựng sự đau khổ, và để cho ta có thể an ủi và giúp đỡ người khác trong cơn đau khổ của họ.

Mỗi người trong chúng ta đều có một khối cộng nghiệp gồm tất cả những hành động cả tốt lẫn xấu của ta trong nhiều kiếp. V́ trong quá khứ, tất cả chúng ta đều trải qua giai đoạn làm người dă man, trong khi đó chúng ta làm đủ mọi điều hung dữ, độc ác, nên không khỏi có một số nghiệp dữ đang chờ đợi chúng ta, để chúng ta trả dứt trong nhiều kiếp. Khi một người hiến dâng cuộc đời để phụng sự nhân loại th́ tức là người ấy gián tiếp thỉnh nguyện cho nghiệp quả của ḿnh được trả dứt mau chóng để cho trong một hai kiếp có thể thanh toán hết mọi nghiệp quả, thay v́ để nó kéo dài đến hằng trăm kiếp.

Nếu chúng ta quan sát cuộc đời của những bậc Chân Tu hoặc của một vài Vị Thánh tên tuổi trong lịch sử, th́ ta thấy những Vị ấy đă từng trải qua những cơn đau khổ rất lớn. Tất cả những người hiến dâng ḿnh để phụng sự nhân loại đều bị đau khổ rất nhiều về thể chất lẫn tinh thần. Sự đau khổ đó cũng là góp phần vào việc chuẩn bị cho hành giả đi đến giác ngộ và giải thoát. V́ thế cho nên trong thánh kinh Thiên Chúa Giáo có câu : “Chúa thương người nào th́ Chúa đem tai nạn dồn dập đến cho người đó” là ư nghĩa như vậy.

Những người đau khổ thường hay than thân trách phận và nghĩ đến những lúc mà thời vận của họ được sáng sủa hơn. Người học đạo nên làm ngược lại và nói : “Cũng may mà tôi chỉ có bị như vậy, chớ tôi c̣n có thể bị nhiều quả nặng nề hơn nữa. Tôi rất vui ḷng mà trả cái quả đó và biết đâu, tôi có thể có nhiều nghiệp quả khác nữa mà tôi c̣n phải trả”. Chân Sư c̣n nói : “con nên nhớ rằng con không có ích lợi cho Chân Sư bao nhiêu, ngày nào mà con chưa trả xong mọi nghiệp quả xấu và con chưa được tự do”.

Bà Besant b́nh luận về đoạn này có nói rằng tốt hơn là ta nên thanh toán cho dứt cái quả xấu c̣n treo lủng lẳng trên đầu ta, v́ ta nên nhớ rằng Chơn Sư bị ngăn trở, chướng ngại rất nhiều bởi cái nghiệp quả xấu của người đệ tử, v́ nó làm cho Ngài không thể dùng được những người ấy một cách tự do như ư Ngài muốn. Vậy khi tai nạn, nghịch cảnh xảy đến th́ người học đạo nghĩ rằng : “Những nghiệp quả mà tôi đang trả đây sẽ giúp cho tôi trở nên hữu ích hơn cho Chân Sư, v́ tôi sẽ được tự do hơn”. Khi nào tất cả những nghiệp quả xấu của người đệ tử đều trả dứt sạch, th́ người ấy mới có thể để trọn thời giờ và sức lực vào công việc phụng sự thiên cơ.

 

Dứt bỏ ḷng tham luyến, chiếm hữu.

 

Nếu người hành giả muốn được hoàn toàn tự do để phụng sự trong công việc của thiên cơ, th́ không có cách nào hay hơn là cắt đứt mọi sự trói buộc, và từ bỏ mọi điều mong muốn sở hữu chiếm hữu của thế gian. Nghiệp quả có thể lấy mất đi của y những sự vật mà y ưa thích nhất. Trong trường hợp đó, người hành giả cũng phải vui vẻ luôn luôn và sẵn sàng dứt bỏ mọi sự cũng như mọi vật. Bà Annie Besant, về đoạn này, nói rằng dứt bỏ là một điều rất khó làm. Sự chịu đựng nghiệp quả cũ c̣n dễ hơn nhiều. Bà nói ta phải loại trừ mọi ư thức về sự chiếm hữu người thân yêu. Điều sau này lại c̣n tế nhị hơn, v́ ít có người đă dứt bỏ ḷng chiếm hữu đối với những người thương yêu nhất của họ. Ta có thể nào dứt bỏ sự quyến luyến đối với những người thân yêu mà ta c̣n quí hơn là chính ḿnh hay chăng ? Bà Annie Besant nói nếu ta nhận thấy trong t́nh yêu thương của ta, có sự ǵ có thể làm cho ta đau khổ, th́ tất cả là có sự ích kỷ trong đó, mà ta phải loại trừ. Diệt trừ sự ích kỷ đó xong rồi, th́ t́nh thương của ta sẽ mănh liệt hơn, cao quí hơn và trong sạch hơn, và một t́nh yêu như thế không bao giờ có thể làm chướng ngại cho công việc của thiên cơ.

Ta có thể coi đó như là một sự thử thách khó khăn, mà tất cả những người học đạo nên thử trước đối với chính ḿnh, để tập cho quen trước khi hoàn cảnh đó thật sự xảy đến. Không phải là ta nên dứt tuyệt mọi t́nh thương đối với người khác- đó là con đường tà đạo bàn môn. Ta vẫn có thể thương yêu người bạn của ta như thường, nhưng ta hăy cách xa người ấy một thời gian. Hoặc nếu ta muốn đi đến một nơi nào, bởi v́ ở nơi đó có người mà ta thương yêu và ta muốn đến gần, th́ ta hăy bỏ ư định đó và không đi nữa. Đó là cách ví dụ mà ta có thể cắt đứt những sợi dây duyên nghiệp nó ràng buộc ta một cách ích kỷ đối với người khác.

Nhưng bà Annie Besant chỉ đề nghị phương pháp đó cho những người chí nguyện mà thôi, chớ không phải cho những người muốn sống cuộc đời dễ dàng êm ái, trôi chảy một cách b́nh thường. Bà nói khi nào ta có thể làm như vậy một cách vui vẻ và bằng ḷng, th́ ta mới sẳn sàng đáp ứng với tiếng gọi thiêng liêng, v́ ta không thể nào hiến ḿnh trọn vẹn cho công việc của Chân Sư, nếu ta chưa dứt bỏ được sự trói buộc thường t́nh của thế gian.

....................oOo................