MÙI HƯƠNG ĐẠO LƯ

 

ĐỨC TIN:

Vấn đề Đức Tin là vấn đề căn bản của tất cả mọi Tôn Giáo. Không có Tôn Giáo nào mà không căn cứ trên niềm tin nơi một Đấng Thiêng-Liêng, hay niềm tin nơi định luật Tâm-Linh cai quản sự sống của muôn loài vạn vật mà người ta gọi là LUẬT TRỜI. Nhưng nếu ta để ư quan sát th́ thấy rằng cuộc đời thế gian dường như dẫy đầy những sự chênh lệch, bất công, mâu thuẫn, trái ngược. Chính v́ trên thế gian có bao nhiêu chuyện mâu thuẫn, trái ngược như thế, cho nên người đời chỉ nh́n thấy có sự bất công và không tin tưởng nơi LUẬT TRỜI hay quyền năng Thiêng-Liêng. Họ mất hết Đức Tin và đâm ra hoài nghi ḷng nhân từ của Đấng Tạo Hóa.

Sự mất Đức Tin này có ảnh hưởng rất tai hại, làm sao họ có khuynh hướng về đường vật chất, không c̣n tin tưởng ở ngày mai, ham thụ hưởng khoái lạc trong hiện tại kẻo thời giờ trôi qua không c̣n trở lại. Do đó mới sinh ra óc vị kỷ và ḷng cá nhân, cố gắng thu thập, vơ vét của cải vật chất để thụ hưởng riêng ḿnh dầu phải sa vào con đường bất chính tội lỗi họ cũng không từ.

Như vậy Đức tin là một điều kiện căn bản cho cuộc sống và là yếu tố cần thiết cho sự tiến hóa tâm-linh của con người.

Khi chúng ta có chuyện tranh chấp, thưa kiện, trong ḷng rối răm lo âu, ta giao cho luật sư đảm trách việc kiện tụng tranh chấp đó thế cho ta. Tự nhiên trong ḷng ta yên ổn, không lo ngại, v́ đă có người gánh vác mối lo âu đó thế cho ḿnh. Sở vĩ ta được yên ổn trong ḷng, không c̣n nghi ngại v́ ta đặt đức tin rằng với tài hùng-biện, tài tháo vát của y, luật sư ấy sẽ có thể gỡ rối và giúp cho ta được việc.

Khi ta lâm bệnh, một cơn bệnh khó chữa, có thể biến thành nguy kịch, nếu ta tin tưởng nơi tài năng của một Bác Sĩ quen biết và đặt trọn đức tin nơi vị ấy, khi ta giao phó tính mạng ta cho người, ta sẽ được b́nh yên, không c̣n lo lắng ǵ cả.

Cũng như thế, trong những cơn thất bại đau khổ của cuộc đời, sau khi ta đă vận dụng hết sức ḿnh để t́m phương giải quyết mà không kết quả, nếu ta đặt trọn Đức Tin nơi Thiêng-Liêng, giao phó vận mạng của ta cho tay Thượng-Đế th́ ta sẽ được b́nh an trong tâm hồn và tránh khỏi mọi điều phập pḥng lo sợ cho tương lai.

Ông Henri Ford là một nhà kinh doanh kỷ nghệ vào hạng quốc tế, thường được mệnh danh là ông “vua xe hơi”, lúc về già vào năm 78 tuổi, có một nhà báo đến phỏng vấn ông. Trước khi hội kiến, nhà báo kia nghĩ rằng chắc ḿnh sẽ gặp một người tàn tạ dưới gánh nặng của thời gian, đấy lo âu phiền muộn v́ trách nhiệm điều khiển một trong những cơ nghiệp kinh doanh lớn lao đồ sộ nhất thế giới. Nhưng ông rất lấy làm lạ khi thấy ông FORD có vẻ mặt b́nh thản và an-nhiên tự-tại, dường như không hề biết lo lắng điều ǵ. Nhà báo hỏi ông có khi nào bị dầy ṿ bởi cơn lo âu phiền muộn hay không? Th́ ông FORD đáp : không. Tôi tin rằng Thượng-Đế sắp đặt điều khiển mọi việc vô cùng chu đáo, và chắc Ngài cũng không cần hỏi đến ư kiến của tôi ! Khi Thượng-Đế đă đảm trách mọi sự, tôi tin rằng rốt cuộc mọi việc sẽ kết thúc một cách hoàn hảo tốt đẹp. Vậy th́ ta c̣n phải lo ǵ nữa !

Các nhà chữa bệnh thần kinh ngày nay đă hầu như trở thành những nhà truyền giáo. Họ khuyên người đời hăy nên có đức tin nơi Thiêng-liêng và ḷng tín ngưỡng Tôn Giáo, không phải để tránh khỏi ngọn lửa hỏa ngục của đời sống hiện tại : Đó là ngọn lửa ưu phiền nó dày ṿ thiêu đốt trong tâm can, gây nên những chứng bệnh đau tim, loét bao tử, áp huyết cao, loạn trí, loạn thần kinh và điên khùng.

Những số thống kê cho biết rằng nước Mỹ, trung b́nh cứ độ nửa giờ là có một người tự tử, và cứ mỗi khoảng hai phút đồng hồ trôi qua là có một người nổi điên; phần nhiều những vụ tự tử và điên khùng, loạn trí đó có thể tránh khỏi được, nếu những nạn nhân ấy có được sự an-ủi, xoa dịu và b́nh an trong tâm hồn mà họ có thể t́m thấy trong Đức-Tin và sự cầu nguyện.

Bác-sĩ Carl Jung, một nhà chuyên môn nổi tiếng về chữa bệnh thần kinh, có viết : Trong khoảng 30 năm qua, tôi đă từng chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong số những bệnh nhân vào độ trung-niên, tức là 35 tuổi trở lên, không có một người nào mà không nh́n nhận rằng những sự khó khăn trắc trở trong đời họ, rốt cuộc chỉ có thể giải quyết được bằng việc đi t́m lẽ sống trong đạo-lư và Đức-Tin nơi Thiêng-Liêng!. Ta có thể nói rằng họ bị đau ốm và suy nhược thần kinh bởi v́ họ đă mất đi cái lẽ sống Tâm-Linh mà các Tôn-Giáo trải qua các thời đại vẫn đem đến cho loài người, và không một người nào đă thật sự khỏi bệnh mà không có t́m lại được Đức-Tin nơi Thiêng-Liêng và ḷng Tín-ngưỡng Tôn-Giáo !.

Triết Gia William James cũng nói những điều tương tự : “Đức-Tin là một trong những nguồn sinh khí mạnh mẽ nhất của đời người, và sự thiếu hẳn Đức-Tin sẽ đưa đến bại hoại, sụp đổ”.

 

ĐỨC TIN VÀ CẦU NGUYỆN

Hồi thế kỷ trước đây, có lúc người ta nói về sự mâu thuẫn giữa Khoa-Học và Tôn-Giáo, và có quan niệm cho rằng hễ khoa-học càng tiến th́ Tôn-giáo càng lùi. Nhưng ngày nay thí cái quan niệm đó đă lỗi thời và đă lùi dần vào dĩ văng. Ngày nay, khoa-học mới mẻ nhất là khoa chữa bệnh tâm-thần cũng tuyên bố những điều mà Đức Chúa Jesus đă từng dạy khi xưa cho các môn đồ. Các nhà chữa bệnh thần-kinh đều nhận định rằng một Đức-Tin Tôn-Giáo mạnh mẽ và sự cầu nguyện dẹp tan mọi lo âu, phiền năo, mọi sự căng thẳng và sợ sệt, là những điều gây nên bao nhiêu nỗi thống-khổ cho người đời.

Nếu Đạo-lư mà không phải là một sự thật, hay nói cách khác, nếu Đạo-lư không có một giá trị Tâm-linh thật sự th́ đời người thật là vô nghĩa. Chừng đó cuộc đời chỉ là tṛ hề bi thảm và không có mục đích hay ư nghĩa ǵ cả.

Thánh Gandhi, nhà lănh tụ cách mạng Ấn-Độ, có lẽ đă vong mạng nếu ông không nhờ Đức-Tin và sự cầu nguyện đem lại cho ông nguồn cảm hứng thiêng-Liêng để tiếp tục cuộc đấu tranh chống thực dân Anh. Thánh Gandhi đă nói : “nếu tôi không nhờ sự cầu nguyện th́ chắc tôi đă bị loạn trí từ lâu rồi.

Hằng ngàn người khác chắc cũng có thể nói như Thánh Gandhi. Hằng ngàn những người bị loạn trí đang kêu gào thảm thiết trong dưỡng trí viện, các nhà thương điên trên thế giới, có lẽ đă được lành mạnh an toàn, nếu họ biết cầu xin sự gia hộ, trợ giúp của một quyền năng Thiêng-Liêng, thay v́ chiến đấu một ḿnh đơn độc chống đỡ những phong ba băo táp của cuộc đời.

            Dưới đây là câu chuyện của ông Anthony, một người trong cơn tuyệt vọng đă t́m được nguồn cảm hứng Thiêng-Liêng nhờ sự cầu nguyện, chuyện này do đương sự kể lại mà ông Dale Carnegie, tác giả quyển “Dứt ưu phiền” có chép lại trong quyển sách của ông. Anthony là đại diện cho một công ty chuyên môn bán loại sách về luật pháp. Vai tṛ của ông là bán những loại sách luật, một bộ sách rất cần thiết cho các luật gia dùng trong lúc hành nghề. Ông kể chuyện như sau ... “Tôi được huấn luyện kỹ càng để làm việc này. Tôi biết cách nói chuyện với khách hàng và biết phải trả lời như thế nào khi có những câu hỏi khó khăn được nêu ra. Trước khi viếng thăm một luật gia, tôi đă điều tra để biết rơ những chi tiết về sự hành nghề, những khuynh hướng và tư tưởng chính trị, cùng những sở thích riêng cho ông ta. Trong cuộc gặp gỡ và nói chuyện, tôi đă sử dụng những chi tiết đó một cách khéo léo.Tuy vậy, v́ lư do ǵ không biết, mà tôi không được họ đặt mua bộ sách nào cả. Tôi lấy làm chán năn. Một tuần lể trôi qua, tôi đă tăng gia cố gắng nhưng vẩn không bán được bao nhiêu để trang trải mọi chi phí. Tôi lấy làm hoang mang sợ sệt cho tương lai. Ông giám đốc thường vụ hăm cúp lương tôi, nếu tôi không nhận được “c̣m măng” của khách hàng. Vợ tôi ở nhà đ̣i tôi gởi tiền về để trang trải các chi phí trong gia đ́nh. Tôi đâm lo và mỗi ngày trôi qua, tôi càng thất vọng, và chán nản. Sau một ngày nữa không kết quả, tôi lủi thủi trở về khách sạn, xuống tinh thần và không c̣n thiết sống. Đêm đó tôi hết tiền ăn cơm, nhịn buổi cơm tối và chỉ uống một ly sữa. Lúc đó, tôi mới hiểu tại sao có người mở cửa sổ tầng lầu thứ 9 và cắm đầu nhảy xuống. Có lẽ tôi cũng đă nhảy xuống như họ, nếu tôi có đủ can đảm. Tôi bắt đầu tự hỏi về ư nghĩa và mục đích của cuộc đời. Thật ra, tôi không thể hiểu nổi.

V́ tôi cùng đường, không c̣n biết phải xoay trở cách nào và quay về đâu, tôi bèn quay về với Thượng-Đế. Tôi bắt đầu cầu nguyện. Tôi cầu xin Đấng Thiêng-Liêng hăy soi sáng, hướng dẫn và d́u dắt tôi xuyên qua bức màn u-ám tối tăm của cơn tuyệt vọng hiện nay đang bao phủ cuộc đời tôi. Tôi cầu xin Thượng-Đế hăy giúp tôi nhận được “c̣m măng” của khách hàng để có tiền nuôi vợ con tôi. Sau buổi cầu nguyện đó, tôi mở mắt ra và nh́n thấy quyển Thánh-Kinh đặt trên bàn chải tóc ở góc pḥng khách sạn. Tôi mở quyển Thánh-Kinh ra và đọc ngay đoạn kinh dưới đây, là lời dạy của Jesus, nó giải đáp đúng ngay nỗi lo thắc mắc của tôi lúc ấy :

“Các ngươi chớ quá lo lắng cho ngày mai, chớ lo thiếu hụt những ǵ các ngươi sẽ ăn, những ǵ các ngươi sẽ uống, hay những ǵ các ngươi sẽ mặc...Các ngươi hăy nh́n xem loài chim trên trời, chúng nó không hề gieo giống, cũng không gặt hái, cũng không trữ lúa thốc vào bồ, nhưng đă có Đấng Cha lành trên trời nuôi dưỡng chúng nó. Các ngươi há chẳng hơn chúng nó sao ?...Nhưng trước hết, các ngươi hăy t́m về Thiên Quốc và sống theo Luật-Trời, rồi tất cả những thứ đó sẽ được ban cho các ngươi gia bội”.

Trong khi tôi cầu nguyện xong, và đọc đoạn kinh ấy th́ một chuyện xảy ra : Sự căng thẳng thần kinh của tôi đă tiêu tan. Tất cả những nổi lo âu sợ sệt, phiền năo của tôi đă biến đổi thành một niềm can đảm, hy vọng, và Đức-Tin, nó làm sưởi ấm tâm hồn giá lạnh và tê tái của tôi. Tôi cảm thấy nhẹ nhàng, sung sướng, dầu rằng lúc ấy tôi không có đủ tiền để trả tiền pḥng. Tôi bèn lên giường và nằm ngủ thẳng một giấc ngon lành, không c̣n lo âu phiền muộn, như đă quen từ nhiều năm nay.

Thế rồi ngày sau, tôi gặp dịp may bất ngờ. Những khách hàng mà tôi đến viếng đều vui vẻ niềm nở đón tiếp tôi. Tôi nhận được phiếu đặt hàng trong ngày hôm đó nhiều hơn những đơn mua hàng mà tôi nhận được trong suốt nhiều tuần qua. Tôi đă trở nên một người mới, v́ tôi đă có được một thái độ tinh thần chiến thắng và yêu đời. từ ngày đó trở đi, việc bán hàng của tôi trôi chảy một cách tốt đẹp mỹ măn.

Sau cái đêm mà tôi cầu nguyện trong khách sạn, qua ngày hôm sau mặc dầu hoàn cảnh vật chất của tôi cũng giống y như những tuần lễ thất bại vừa qua, và không có ǵ thay đổi, nhưng có một việc độc đáo đă diễn ra trong tâm hồn tôi. Th́nh ĺnh tôi đă nhận thức được một sự liên quan, một sự giao cảm mật thiết giữa tôi và Thiêng-Liêng. Tôi nhận thấy rằng, một người cô đơn lẻ loi trong đời có thể bị thất bại dễ dàng, Nhưng một người liên-minh với Thượng-Đế và ư thức được Quyền-Năng của Thượng-Đế ở bên trong ḿnh là một người có quyền năng vô địch, và có thể vượt qua tất cả mọi khó khăn, trắc-trở trong đời...!.

Thánh-kinh cũng có câu :

“Ngươi hăy cầu xin, rồi ngươi sẽ được; ngươi hăy t́m kiếm, rồi ngươi sẽ gặp; ngươi hăy gơ cửa, rồi cửa sẽ mở “.

Câu này, ta không nên hiểu sát nghĩa, mà chỉ nên hiểu rằng, con người hăy tự lực tự cường để vươn lên Thiêng-Liêng, rồi mới được sự đáp ứng của tha lực từ bên ngoài. Nói cách khác, con người có tự ḿnh cố gắng để thức động đến quyền năng Thiêng-liêng, rồi mới tạo nên sự giao cảm và mới có sự gia ân-phước của Thượng-Đế.

Có những bà mẹ nhờ sự cầu nguyện và Đức-Tin nơi Thiêng-Liêng mà đứa con lâm trọng bệnh, đang cơn hấp hối mười phần nguy kịch, lại được cứu sống và được an toàn. Hoặc có những đứa con hư hỏng, chơi bời theo côn đồ du-đăng, nhờ Đức-Tin và sự Thành-tâm cầu nguyện của người mẹ mà bỗng nhiên thay đổi tánh nết, bớt ham chơi và quay về đường chánh thiện.

Bác-sĩ Alexis Carrel, đoạt giải thưởng Nobel về khoa học, có viết : “Sự cầu nguyện làm vận chuyển một năng lực thần-diệu nhất trong con người. Đó là một mănh lực có thật, cũng như dẫn lực hay trọng lực của quả địa cầu. Trong nghề y-sĩ, tôi đă từng thấy nhiều người bệnh sau khi đă dùng nhiều phương pháp trị liệu đă thất bại, đă được khỏi bệnh một cách nhiệm mầu, khi họ thành-tâm và cố gắng cầu nguyện, con người t́m cách tăng gia cái năng lực hữu hạn của ḿnh bằng cách giao tiếp với cái nguồn gốc vô biên của tất cả mọi năng lực trong Thiên-Nhiên. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta giao tiếp với cái kho Thần-lực vô tận nó vận chuyển vũ-trụ, và chúng ta sử dụng một phần năng-lực đó cho sự nhu cầu riêng của ḿnh...”.

Tại sao Đức-Tin có thể đem đến cho con người cái mănh lực tinh thần và sự b́nh an nội tâm một cách lạ lùng như thế ?

Triết-gia William James nói : “Sóng gió chuyển động mặt biển, nhưng đáy biển vẫn yên lặng. Cũng y như thế, những người hiểu biết Chân-lư, thấy rơ Luật-Trời và có Đức-Tin nơi Thiêng-Liêng, th́ những biến cố thăng trầm của số kiếp chỉ là những điều nhỏ nhặt, những sự phiền lụy thoáng qua không đáng kể. Bởi vậy, người có Đức-Tin Thiêng-Liêng là người lúc nào cũng b́nh tĩnh, hồn nhiên, trong ḷng bền vững và an như bàn thạch, không ǵ có thể lay chuyển.

Nhờ có Đức-Tin con người mới có đủ sức nhẫn nhục trước nghịch cảnh, đủ sức phân phát, đủ sức hành động, nếu cần phải hy sinh v́ nghĩa vụ, hy sinh v́ đạo-lư như những bậc tử đạo (Martyr). Tất cả các kỳ công của các bậc vĩ nhân đều do Đức-Tin mà có. Chẳng hạn như Kha-luân-Bô t́m được Tân-Thế-Giới há chẳng phải là nhờ có Đức-Tin ?.

Muốn có Đức-Tin, chúng ta hăy học hỏi Đạo-Lư để thông hiểu Luật-Trời, biết rơ những định luật tiến-hóa, luân-hồi, nhân quả để hiểu thấu Thiên-Cơ. Đức-Tin phải do ta tự tạo ra, chớ không ai cho ta được. Muốn tự tạo cho ḿnh có Đức-Tin, ta hăy áp dụng nguyên tắc này : “muốn biết lội, hăy nhảy xuống nước”. Muốn có Đức-Tin, ta hăy cầu nguyện, hướng mọi tư tưởng vào đời sống Tâm-Linh, tự đặt ḿnh vào tư thế thuận lợi cho việc giao cảm với Thiêng-Liêng, thí dụ như thường hay lui tới các nơi Đạo-Viện, tiếp xúc với các vị Chân-Tu Đạo-Hạnh, hoặc siêng năng đi nghe thuyết giảng đạo-lư ở các giảng-đường, Thánh-Thất, Đền-chùa, v.v...

Nhớ đó, chúng ta có thể tiếp nhận được điển lành của Ơn Trên và Đức-Tin sẽ lần lần khai mở để giúp cho chúng ta vững bước trên đường hành Đạo.

                        NIỀM VUI TRONG NGHỊCH CẢNH

Nghịch cảnh là một điều thông thường mà mọi người có lẽ đă từng gặp ít nhất một vài lần trong đời ḿnh. Không ai mà không từng gặp phải một vài cảnh ngộ éo le, trắc trở trong đời ḿnh như là : bệnh tật, nghèo khổ, túng thiếu, làm ăn thất bại, sụp đổ cơ nghiệp, hoặc gặp tai họa, tật nguyền, bị giam cầm tù tội, v.v...

Những nghịch cảnh đó là những chướng ngại khó khăn luôn luôn đem đến cho con người nhiều nổi đắng cay, đau khổ, và làm cho cuộc đời trần-gian trở thành một biển khổ vô tận. Lẽ tất nhiên, vấn đề này có một tầm mức vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và hạnh phúc nhân sinh, nên nó luôn luôn đ̣i hỏi một sự giải đáp. Để giải quyết về vấn đề đau khổ này, thiết tưởng chúng ta cần nắm vững một vài Định-Luật Tâm-linh, tức là hiểu rơ Luật-Trời, để có thể có được một Đức-Tin tuyệt đối nơi quyền năng Thiêng-Liêng.

 

                        LUẬT CÔNG BẰNG HAY LUẬT NHÂN QUẢ

Ta nên biết rằng mọi biến cố tai nạn, nghịch cảnh xảy ra trong đời người không phải là do sự ngẫu nhiên, t́nh cờ, mà là do sự hành động của một định luật Thiêng-Liêng gọi là luật Nhân-Quả. Biết rằng đời người được cai quản bởi những định luật Tâm-Linh mầu nhiệm, dưới sự d́u dắt của một Đấng Thiêng-Liêng đầy Từ-Bi, Bác-Ái, sẽ đem cho ta một sự b́nh an trong nội tâm, để giúp cho ta có thể chấp nhận hoàn cảnh hiện tại; tin tưởng và hy vọng nơi tương lai. Nếu không, con người sẽ sống trong hoang mang sợ sệt những tai họa bất kỳ có thể xảy đến bất cứ lúc nào, và như vậy , cuộc đời thế gian rất là bấp bênh vô định, chẳng khác nào như một chiếc thuyền trôi giạt lênh đênh bị sóng dập gió vùi ngoài biển cả.

1/- Người không hiểu Đạo : Trong cơn nghịch cảnh th́ than trời trách đất, nguyền rủa Tạo-Hóa bất công, hoặc sinh ḷng uất hận rồi có những hành động phản kháng, và những hành vi trái Đạo.

a/ Quá nghèo khổ túng thiếu, sinh bụng bất lương, giết người cướp của vừa để giải quyết cơn đói khát túng quẩn, lại cũng vừa để trả thù đời và phản kháng định mệnh bất công. Làm như vậy, họ không giải quyết vấn đề một cách trường cửu, họ lại c̣n gây nên nghiệp xấu mà họ sẽ phải trả quả trong tương lai.

b/ Nếu gặp nghịch cảnh quá lớn, bị đau khổ, tuyệt vọng quá sức chịu đựng, họ tự tử để trốn thoát nợ nần. hoặc có những trường bị bệnh nan y, người bệnh thất vọng không c̣n ham sống nên tự tử để chấm dứt cơn đau khổ dày ṿ thể xác. Chúng ta biết rằng ḿnh hành động tự tử không phải là cách giải quyết mỏi vấn đề, v́ người tự tử sẽ phải trả báo về cái hành động đó trong một kiếp khác.

2/- Người hiểu biết Đạo-lư: Chấp nhận nghịch cảnh xảy đến trong đời như là một hành động đương nhiên của luật Nhân-Quả. Nhưng tùy theo tŕnh độ hiểu biết Đạo-lư của họ nhiều hay ít, sâu hay cạn mà mỗi người có một cách phản ứng khác nhau.

a/ Thái độ tiêu cực . Có người cắn răng chịu đựng đau khổ trong âm thầm. V́ đă hiểu rơ Luật-Trời, họ không c̣n than trời trách đất, không c̣n nguyền rủa Thượng-Đế bất công, nhưng họ chịu nghịch cảnh đó với một thái độ tiêu cực. Họ chịu đựng sự ngang trái đau khổ, bởi v́ họ bắt buộc phải chịu đựng, họ không thể làm khác hơn.

b/ Thái độ tích cực. Thay v́ âm thầm chịu đựng đau khổ với tinh thần tiêu cực, Thái độ khôn ngoan nhất là “hợp tác với nghịch cảnh”. Một triết-gia tây âu có nói : “nếu ta có một trái chanh, ta hăy làm một ly nước đá” câu này ngụ ư rằng, nếu số phận ta chua như chanh, hay nói một cách thi vị bóng bẩy là nếu cuộc đời trao cho ta một trái chanh, ta chớ vội nhăn mặt, cằn nhằn hay phản đối, mà trái lại ta có thể vắt nó ra, thêm vào ít muỗng đường và một cục nước đá, rồi biến trái chanh chua ấy thành một ly nước chanh thơm,  ngọt và mát, uống vào rất bổ khỏe !

Đó là cái phương pháp “Hợp tác với nghịch cảnh”, nó sẽ giúp cho ta vượt qua mọi tai họa, khổ đau, hay hoàn cảnh trái ngang một cách dễ dàng.

Nhà Tâm-lư học Alfred Adler có nói rằng trong những đặt điểm kỳ thú của con người là : “con người vốn có quyền năng tiềm tàng để chuyển bại thành thắng, hóa dở thành hay, làm cho xấu trở nên tốt”.

Đây là trường hợp của thiếu phụ người pháp đă biết thích ứng với nghịch cảnh để trở bại thành thắng. Tác giả cuốn “Dứt Ưu Phiền” là ông Dale Carnegie có chép lại trường hợp này do người thiếu phụ ấy kể chuyện lại như sau : “Trong thời kỳ chiến tranh, chồng tôi đến nhiệm sở tại một trại huấn luyện binh sĩ gần sa mạc Sahara bên Phi-Châu. Tôi cũng đến đó để ở với chồng tôi. Nhưng được ít lâu, tôi nhận thấy nơi đó không phải là chổ để tôi ở được, v́ nó làm tôi rất khó chịu, nếu không nói là tôi rất ghét. Tôi chưa từng bị khổ sở như thế bao giờ. Chồng tôi hằng ngày bận đi tập trận trên sa mạc, để lại một ḿnh tôi trong một túp lều tranh nhỏ. Nhiệt độ ở sa mạc nóng kinh khủng lên đến gần 50 độ trong bóng mát. Chung quanh không có một cái bóng người để có thể nói chuyện chơi cho khuây khỏa, trừ ra bọn mọi da đen, mà họ lại không nói tiếng Pháp. Suốt ngày, gió lớn thổi luôn luôn không ngớt, dậy cát bụi tứ bề, làm cho cát chui vào tóc tai, đầu cổ, mắt mũi của tôi, cát lọt vào đồ ăn, nước uống của tôi, thậm chí không khí mà tôi thở đều toàn là cát với cát !

Tôi khổ sở quá, trong cơn thất vọng, tôi bèn viết thư cho cha mẹ tôi. Kể rơ sự t́nh, và nói rằng tôi không thể chịu nổi được nữa, và sửa soạn trở về nhà. Thà là tôi chịu ở tù c̣n sướng hơn ở đây. Cha tôi viết thư trả lời tôi, trong đó chỉ có hai câu, nhưng hai câu đó làm cho tôi thay đổi thái độ, không c̣n muốn trở về nhà, mà nó lại c̣n hoàn toàn thay đổi cả cuộc đời tôi từ đó về sau :

 

“Hai người tù nh́n ra song cửa sổ,

Một người nh́n thấy vũng bùn,

            Một người nh́n thấy trăng sao !

Tôi đọc đi đọc lại câu ấy nhiều lần, mà tự lấy làm hổ thầm. Tôi quyết định t́m thấy cái khía cạnh tốt trong hoàn cảnh hiện tại. Tôi phải nh́n lên để mà thấy trăng sao, thay v́ nh́n xuống vũng bùn !.

Tôi bắt đầu làm quen với những thổ dân trong vùng, và cách đối sử của họ làm tôi ngạc nhiên. Khi tôi tỏ ra thích thú với những đồ mỹ nghệ thủ công của họ làm, như hàng vải và đồ gốm, họ tặng cho tôi những món đẹp nhất mà họ từ chối không bán cho những du khách. Tôi để ư quan sát học hỏi những loài cây cỏ vùng sa mạc, như các loại cây xương rồng, và những thứ kỳ hoa vị thảo khác. Tôi có dịp ngắm cảnh mặt trời lặn trên sa mạc, và lượm lặt những loại vỏ ṣ, vỏ ốc rất hiếm c̣n sót lại trên băi cát kể từ hằng triệu năm về trước, khi mà băi sa mạc này c̣n nằm dưới đáy biển đại dương.

Tôi như bắt đầu thích thú với một cuộc sống mới lạ. Điều ǵ đă gây nơi tôi một sự đổi thay lạ lùng như thế ? Băi sa mạc Sahara vẫn không thay đổi, chính là tôi. Tôi đă thay đổi cái thái độ tinh thần của tôi. Nhờ đó, tôi đă chuyển cái cuộc sống khốn đốn, khổ sở của tôi trở thành một cuộc sống phiêu lưu kỳ thú nhất trong đời. Tôi đă khám phá được một thế giới mới, đầy thú vị. Thế là tôi đă vươn ḿnh ra khỏi cái thế giới ngục tù của tôi trước kia, để mà nh́n lên và thấy cảnh trăng sao sáng sủa, tốt đẹp huy hoàng.

Ông Carnegie c̣n thuật lại câu chuyện sau đây của Ông Ben Fortson, người Canada. “đây là một trường hợp khác của người biết hợp tác với nghịch cảnh. Tác giả quyển Dứt Ưu Phiền có gặp Ông Ben Fortson trong một khách sạn lớn. Lúc Ông bước vào cái thang máy, ông nhận thấy một người cụt mất hai chân, ngồi trên một chiếc xe lăn trên một chiếc góc thang máy, nhưng có gương mặt vui tươi không lộ vẻ ǵ đau khổ. Khi thang ngừng ở một tầng lầu, người ấy vui vẻ yêu cầu ông đứng xích qua một bên để cho y lăn chiếc xe đi ra. Y vừa xin lỗi đă làm rộn ông, vừa nở một nụ cười rất tươi trên gương mặt rồi lăn chiếc xe ra ngoài một cách b́nh thản.

Sau đó , Ông Carnegie bèn t́m đến pḥng của người phế nhân ấy để làm quen và hỏi thăm về cuộc đời của y.  Chuyện như sau : Hồi đó năm 1929, tôi bị tai nạn xe hơi. Chiếc xe do tôi lái, chạy qua một khúc quanh với tốc đọ quá nhanh, tôi lạc tay lái, xe đâm vào gốc cây. Tôi bị dập xương sống, hai chân tôi bị tê liệt, bán thân bất toại sau phải cưa chân. Tôi bị nạn đó năm tôi 24 tuổi. Từ đó tới nay tôi chỉ ngồi xe lăn !.

Mới 24 tuổi mà đă mang phế tật đến suốt đời. Tác giả hỏi làm sao y có can đảm mà chịu tai nạn một cách vui vẻ hồn nhiên như vậy? Y cho biết lúc ấy bị tai nạn, đau khổ lắm. Y phản kháng và quyền rủa số phận. Nhưng thời- gian qua, Y thấy rằng sự phản kháng và bi lụy đó không đưa y đến đâu mà chỉ làm cho y càng thêm cay đắng, khổ sở. Y nói; Sau cùng, tôi nhận thấy rằng mọi người đều có ḷng ưu ái, lễ độ đối với tôi ,vậy ít nhất tôi cũng phải ưu ái lẽ độ đối với họ “.

Tác giả hỏi từ đó đến nay có khi nào y buồn khổ v́ tai nạn đă qua hay không?- Y đáp rằng : “Không khi nào, trái lại tôi c̣n vui ḷng mà gặp tai nạn đó!”.

Y nói rằng sau khi đă vượt qua cơn xúc động và phản ứng đầu tiên, y bắt đầu sống trong một thế giới mới, bắt đầu đọc sách và lấy sách vở làm vui. Trong 14 năm qua, y đă đọc qua trên 1.000 quyển sách. Những sách đó đă hé mở cho y những chân trời mới lạ và làm cho y có một đời sống nội tâm dồi dào phong phú hơn trước bội phần. Nhờ đó y đă có một sự nhận xét đúng đắn về những giá trị của cuộc đời, một nhân sinh quan rộng răi sáng suốt và hiểu rơ mục đích chân thật của đời người.

Do kết quả của nhiều năm đọc sách và suy gẫm, y trở nên thích thú với vấn đề chính trị, nghiên cứu về những vấn đề xă hội công ích, và bắt đầu diễn thuyết trên chiếc xe lăn! Y tiếp xúc với quần chúng và quần chúng lần lần cũng biết đến tài của y. Về sau y đắc cử dân biểu, trở nên một chính khách có hạng, nắm giữ chức vụ cao trong chính phủ và vẩn hoạt động trên chiếc xe lăn cho đến nay.

Trường hợp này cho ta thấy rằng những tai họa, nghịch cảnh ghê gớm xảy đến trong đời người không phải luôn luôn là rùng rợn đáng sợ, và nếu ta biết thích ứng và hợp tác với nghịch cảnh, th́ khi ta lại có thể chuyển bại thành thắng, và làm cho dở hóa hay, xấu hóa trở nên tốt được.

Thánh Gandhi, một nhà cách mạng Ấn-Độ chống thực dân Anh, biết sử dụng thời gian bị giam cầm trong nhà tù một cách hữu ích. Ông đă tự đặt ra cho ḿnh một cái quy tắc là dành những giờ phút tự do cho những hoạt động chính trị, c̣n những ngày tháng bị vào tù th́ coi như những thời gian ông nhập thất tu tịnh. Trong những tháng nằm nhà lao, ông có dịp suy gẫm trong yên lặng, hướng tư tưởng lên Thiêng-liêng, tịnh dưỡng tinh thần và bồi bổ Tâm-linh cho được khỏe khoắn để khi được trả tự do, ông lại có thể tiếp tục hoạt động chính trị một cách sáng suốt và với một nguồn cảm hứng Thiêng-liêng dồi dào phong phú.

Sống trong ngục tù là điều trở ngại, khó khăn, nhưng Thánh Gandhi đă biết lợi dụng cái nghịch cảnh đó vào những mục đích tốt đẹp và vô cùng ích lợi.

Một ví dụ khác là tác phẩm Robinson Crusoe, một bộ tiểu thuyết nổi tiếng trên thế giới, được tác giả viết ra trong khi ngồi tù. Nếu ông Daniel de Foe không bị cái nghịch cảnh tù tội đó, th́ có lẽ ông không bao giờ có dịp để lại cho đời một công tŕnh văn nghệ bất hủ.

 

                                    LUẬT TƯƠNG ĐỐI.

Theo luật Tương Đối của Einstein về thời gian th́ thời gian vốn không có giá trị tuyệt đối, mà rất co giăn, uyển chuyển. Những giờ hạnh phúc vui tươi làm cho thời gian thu ngắn. Trái lại, những giờ khắc khoải làm cho ta cảm thấy thời gian kéo dài (nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại).

Sự việc ở đời vẫn không có giá trị tuyệt đối.

Những điều vui buồn sướng khổ, hạnh phúc hay khổ đau, tất cả đều chịu ảnh hưởng của Luật-Tương-Đối.

Ngoại cảnh không đem  đến hạnh phúc, mà hạnh phúc vẫn có tự tâm tùy nơi thái độ bên trong của mỗi người. Người biết tri túc, có ít cũng biết an bần lạc đạo. Trái lại, người nhiều danh vọng, có nhiều cũng c̣n thấy thiếu, vẫn thấy bất măn, khổ sở.

Do vậy, người nh́n lên thấy ḿnh thua kém, nhưng nh́n xuống thấy ḿnh c̣n hơn nhiều người.

à Người khổ thấy có nhiều người khác c̣n khổ hơn ḿnh;

à Người chột mắt tự cho ḿnh c̣n sướng hơn người mù hết hai mắt;

à Người mù c̣n cảm thấy hạnh phúc hơn người vừa đui lại vừa điếc.

Nhưng đây mới là một chuyện ly kỳ, chuyện của một người đàn bà vừa đui,vừa điếc, lại vừa câm, đó là bà Helen Keller.

Bà Helen Keller, người phụ bị ba chứng ác tật cùng một lúc, đă làm những cố gắng phi thường trở nên một nhân vật kỳ tài trong thiên hạ. Bà học chữ nổi (Braille), đậu bằng cấp tiến sĩ văn-khoa và làm hội trưởng hội người mù thế giới. với tư cách Chủ-Tịch của thế giới, Bà thường đi diễn thuyết trên thế giới để cổ động cho phong trào trợ giúp người mù. Trong những chuyến đi đó có bà bạn tâm giao đă từng nuôi dưỡng chăm sóc bà từ thuở bé thơ, theo bà làm thông ngôn, v́ bà Keller chỉ nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ của người câm, mà chỉ có một ḿnh bà bạn tri kỷ gia mới hiểu được! Bà nổi tiếng khắp xa gần, đi đến đều được các vị nguyên-thủ quốc-gia các nước đón tiếp trọng thể. Bà đă từng thốt ra câu nói bất hủ “Tôi nhận thấy đời người thật là tốt đẹp vô cùng!”.

Đây cũng là một ví dụ khác về Luật-Tương-Đối, để cho ta thấy vấn đề sướng khổ, vui buồn, hạnh phúc hay tai họa, nhất thiết do Tâm tạo, chớ không phải do ngoại cảnh đưa đến. Hoàng-Đế Nă-Phá-Luân, một tay anh hùng dọc ngang chọc trời khuấy nước, làm bá chủ một góc trời Âu, có đủ tất cả những thứ mà người đời mong ước, thèm muốn như giàu sang, danh vọng, oai quyền, v.v...Thế mà, Nă-Phá-Luân đă từng than thở rằng “Trong đời tôi, đếm ra không có quá sáu ngày sung sướng!”. Trong khi đó, Bà Helen Keller, một người đàn bà vừa mù, vừa điếc lại vừa câm, lại có thể nói rằng Bà cảm thấy đời người tốt đẹp vô cùng!

Hoàn cảnh bên ngoài không làm cho ta sung sướng hay khốn khổ, chỉ có phản ứng của ta đối với hoàn cảnh mới làm cho ta sướng hay khổ mà thôi. Mù mắt không phải là một tai họa, mà tai họa là không có sức mạnh tinh thần để chịu đựng cảnh đui mù. Tất cả mọi người đều có một kho năng lực tinh thần vô cùng dồi dào phong phú mà ta không ngờ. chúng ta có thể chịu đựng và vượt qua tất cả mọi nghịch cảnh khổ đau, nếu chúng ta biết sử dụng những tinh thần đó.

Thật ra, chúng vốn cương cường dũng mănh hơn ta tưởng.

àCó rất nhiều người từng thành công vẻ vang với những công việc vĩ đại, bởi v́ họ ra đời với những chướng ngại khó khăn, nó làm cho họ vươn ḿnh cố gắng đến một mức độ phi thường, và nhờ đó họ mới thành công và bước lên đài danh vọng. “Chính những tật ách, đau khổ, hoạn nạn là những bước trợ duyên để giúp con người tiến bộ vượt bậc”.

àTrong cái Họa có ẩn cái Phúc, Trong cái Phúc có tiềm ẩn cái mầm Họa. Điều này đă được cổ nhân diễn tả trong câu chuyện “Tái ông thất mă”.

Một ông lăo tên gọi Tái Ông ở vùng biên giới có một người con trai. Một hôm ông bị mất con ngựa. Người hàng xóm đến chia buồn. Ông lăo nói : “Biết đâu đây chẳng là cái phúc?”. Năm đó ngoài biên giới có giặc, tất cả trai tráng trong xứ đều bị động viên đi lính. Giặc đánh rất dữ, quân lính mười phần chết hết chín. Người con trai ông lăo bị què chân khỏi phải đi lính, nhờ đó hai cha con vẫn được sum họp với nhau.

Họa phúc nương nhau và tác động theo Luật-Tương-Đối. Trong đời không có hạnh-phúc tuyệt-đối hay tuyệt-đối tai họa.

Thiếu Dịch-lư nói rằng trong Thái-Dương có Thiếu-Âm, trong Thái-Âm có Thái-Dương, th́ vấn đề Họa Phúc cũng vậy. Hiểu như thế, ta sẽ chấp nhận Tai-họa Đau-khổ một cách dễ dàng và sẽ dè dặt cẩn thận hơn khi ta sống trong niềm hạnh-phúc, hoan-lạc.

Triết gia Nietzche nói rằng bậc “Thượng-Nhân” không những chịu đựng đau khổ, nghịch cảnh một cách hồn nhiên, mà c̣n ưa thích nữa! Đó là v́ những tật ách chướng ngại của ta có khi giúp chúng ta tiến hóa một cách không ngờ.

Rất có thể rằng thi-sĩ Milton làm thơ tuyệt tác hơn sau khi ông ta bị mù mắt, và nhạc-sĩ Beethoven trong những năm cuối cùng của cuộc đời đă soạn nhạc hay hơn sau khi ông ta điếc.

Nếu văn-hào Tolstoi không có một cuộc đời đau khổ trong gia đ́nh, th́ có lẽ ông ta đă không khi nào có thể viết ra những tác phẩm bất-hủ để lại cho hậu thế.

Một câu cổ ngữ nói rằng “Ngọn gió bắc-phong tạo nên giống người Hồ”. Người Hồ là một dân tộc du mục thiện-chiến, cỡi ngựa bắn cung rất tài t́nh ở vùng đất Mông-cổ, miền bắc nước tàu. Hồi thế kỷ thứ 13, họ đă từng chinh phục trọn cơi Á-Châu và xâm chiếm hết một nữa Âu-Châu dưới thời kỳ oanh-liệt của Thành-Cát-Tư-Hăn. Ngọn gió Bắc phong lạnh lùng trên miền đồng cát hoang-vu tẻ lạnh của xứ Mông-cổ là một động cơ thúc đẩy cho họ cố gắng vươn ḿnh phát huy tinh thần thượng vơ để đi chinh phục những vùng đất mới, tạo nên chiến công rực rở hiển hách một thời.

Như vậy, một đời sống dễ dàng êm ấm, sung sướng tiện nghi, không gặp một sự khó khăn trắc trở nào, không chắc là đă làm cho người ta được tốt lành hay hạnh-phúc. Xét theo lối thường t́nh của thế gian, th́ cuộc đời rất vui thú và hấp dẫn, v́ đó là cái số phận tốt lành của những người có nhiều nghiệp tốt và ít bị ác quả. Nhưng nếu xét theo nhỡn-quang tâm-linh,  không hẳn là một điều hay, và trái lại nó có thể là một cái mầm tai-họa hăy c̣n tiềm ẩn chưa bộc lộ ra ngoài, v́ một đời sống đầy đủ sung-sướng quá dễ làm cho người ta sinh ra kiêu-sa, lười-biếng, ham sa-hoa vật-chất, ưa thích hưởng thụ lạc-thú trần-gian và dễ rơi vào con đường tội lỗi sa-đọa, trụy-lạc.

Nhạc-sĩ Ole Bull là một nhạc-sĩ danh tiếng hạng quốc tế về môn đàn vĩ-cầm. trong buổi tŕnh diễn nhạc tấu ở Ba-lê, th́nh ĺnh sợi dây dưới cây đàn vĩ-cầm của ông bị đứt. Nhưng ông không hề nao núng, mà vẫn tiếp tục kéo đàn chỉ c̣n có ba dây. Chuyện này có thể tiêu biểu cho cái triết-lư nhân sinh về cuộc đời : trong cuộc đời ta có thể bị những tai nạn, khổ đau, mất mát và thương tổn nhiều, ví như một cây đàn bị đứt dây. Nhưng điều đáng kể là ta chớ nên thất vọng mà bỏ cuộc, rồi nguyền rủa số phận xui xẻo, mà hăy cứ lẳng lặng và tiếp tục kéo đàn với những sợi dây c̣n lại, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Hay hay dở không quan hệ, mà điều quan hệ là có can đảm tiếp tục với sự cố gắng tối đa để chuyển dở thành hay, chuyển bại thành thắng. Đó là cái Nhân-sinh-quan của người biết chấp nhận cuộc đời với một tinh thần tích cực, một thái độ chiến thắng chứ không lùi bước trước nghịch cảnh. Chính cái thái độ chấp nhận đó mới đem lại cho ta sự b́nh an nội tâm.

TÀI LIỆU TRÍCH DỊCH

à HOW TO STOP WORRYING. (Của Dale Carnegie)

à LE LIVRE DU BONHEUR. (Của Marcelle Auclair)

à L’ UNIVERS ET MOI (Của Geores BARBARIN)