LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN

(A TREATISE ON COSMIC FIRE)

ALICE A. BAILEY

TẬP I

Lucis Publishing Company New York Lucis Press L.T.D London

Luận về lửa càn khôn

LỜI GIỚI THIỆU

Câu chuyện trong nhiều năm về công tác viễn cảm của Chân Sư Tây Tạng với bà Alice A.Bailey được tiết lộ trong tập

VI sách Tự Truyện Dở Dang của bà được xuất bản năm 1951. Sách này nêu ra các trường hợp về lần tiếp xúc đầu tiên của bà với Đức Thầy, trên cơi trần, xảy ra ở California vào tháng 11 – 1919. Công việc của ba mươi năm đă được hoạch định. Khi công việc này đă được hoàn tất, trong ṿng ba mươi ngày sau giai đoạn đó, bà Bailey được giải thoát khỏi các hạn chế của thể xác. Quyển Tự Truyện cũng có một số phát biểu của Chân Sư Tây Tạng liên quan đến công việc của Ngài, và một số thông tin về lư do tại sao công việc đó được tiến hành. Vào các giai đoạn ban đầu, công việc có liên quan tới sự quan tâm kỹ lưỡng vào các điều kiện của cơi trần sao cho có thể thuận tiện nhất để giúp cho tiến tŕnh viễn cảm (thần giao cách cảm) được thành công. Nhưng sau nhiều năm, kỹ thuật được hoàn thiện và cơ cấu dĩ thái của bà A. A. B. được điều hợp và hiệu chỉnh một cách khéo léo đến nỗi toàn bộ tiến tŕnh thật sự không cần một chút nỗ lực nào, c̣n thực tế và sự hữu ích thực tiễn của sự tương tác viễn cảm đă được chứng tỏ là đạt đến tŕnh độ độc nhất vô nhị. Các chân lư thiêng liêng được bàn đến liên quan đến nhiều trường hợp mà cách diễn tả bằng hạ trí cụ thể (thường là với các hạn chế không thể vượt qua của Anh ngữ) đối với các ư tưởng trừu tượng và cho đến bây giờ là các ư niệm về các thực tại thiêng liêng đó hoàn toàn không được hiểu rơ. Giới hạn không thể vượt qua này của chân lư thường được kêu gọi đến sự chú ư của các độc giả quyển sách được tạo ra như thế, nhưng rất thường bị quên đi. Việc luôn luôn nhớ lại điều đó sẽ tạo ra trong các năm sắp đến một trong các yếu tố hàng đầu để ngăn chận sự co cụm lại của giáo lư, nhờ thế khỏi gây ra một sự tôn thờ có tính cách giáo điều và bè phái.

Quyển sách này, bộ Luận Về Lửa Càn Khôn, được xuất bản lần đầu năm 1925, là quyển thứ ba được ra đời bằng cách kết hợp và đưa bằng chứng hiển nhiên rằng nó sẽ đóng vai tṛ là phần chủ yếu, và có ảnh hưởng sâu rộng nhất của các giáo lư trong ba mươi năm qua, tuy rằng cũng có sự sâu sắc và sự hữu

VII ích của các quyển sách được xuất bản trong loạt sách có tựa đề Luận về Bảy Cung hay của bất cứ sách nào khác. Qua lộ tŕnh dài của công việc, các thể trí của Chân Sư Tây Tạng và A.A.B. đă trở nên điều hợp rất chặt chẽ đến nỗi chúng tạo được hiệu quả -xét về các tác phẩm giáo lư có liên hệ -một cơ cấu hợp tác đơn thuần được dự trù. Ngay vào lúc kết thúc,

 

A.A.B. thường nói đến sự ngạc nhiên của bà trước cái nh́n thoáng qua mà bà nhận được qua sự tiếp xúc với thể trí của Chân Sư Tây Tạng, với viễn cảnh vô giới hạn của các chân lư thiêng liêng mà bà không thể có cách nào khác hơn để tiếp nhận, và thường là với một tính chất mà bà không thể diễn tả. Kinh nghiệm này là nền tảng của sự xác quyết thường được công bố của bà nhưng thường thường ít được hiểu biết, đó là mọi giáo lư mà bà đang giúp để tạo ra, thực ra chỉ là A B C của kiến thức huyền bí, và như vậy trong tương lai bà rất sẵn ḷng từ bỏ bất luận tuyên bố chính thức nào trong giáo lư hiện hữu, khi bà t́m được giáo lư huyền bí hiện có nào đúng hơn và thâm sâu hơn. Dù trong sáng và sâu sắc như là giáo huấn hiện tại đang hiện hữu trong các sách được xuất bản dưới tên của bà, các chân lư được truyền đạt chỉ có một phần và tuỳ thuộc vào cách khai mở và quăng diễn rằng sự kiện này, nếu được ghi nhớ thường xuyên, sẽ mang lại cho chúng ta một sự bảo vệ thứ hai rất cần có để chống lại tính chất của thể trí cụ thể vốn thường có khuynh hướng tạo ra khuynh hướng bè phái.

 

Vào ngay lúc nỗ lực hợp tác và sau khi xem xét cẩn thận, một quyết tâm được đưa ra giữa Đức Thầy Tây Tạng (D.K.) và

 

A.A.B. rằng bà với tư cách là một đệ tử hoạt động ở ngoại cảnh

 

giới, sẽ gánh vác càng nhiều càng tốt trách nhiệm về nghiệp quả trên cảnh giới đó, và như vậy giáo lư sẽ đến được với quần chúng qua chữ kư của bà trên sách. Điều này bao hàm cái gánh nặng ở vị thế lănh đạo trong lănh vực huyền bí và sự tấn công và lên án từ phía những người và các tổ chức mà vị thế và các hoạt động của họ thiên về cung Song Ngư và có tính chất độc đoán.

Toàn bộ nền tảng mà giáo lư huyền môn dựa vào, ngày nay đang hiện ra trước quần chúng, đă được thoát khỏi các giới hạn và các dại dột của huyền bí, ảo cảm, đ̣i hỏi và không áp dụng / thi hành được, bởi vị thế đă có của Chân Sư Tây Tạng và A.A.B. Lập trường chống lại sự khẳng định có tính cách giáo điều đă giúp để tạo ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phóng khoáng tâm trí cho các nhà nghiên cứu với việc tiết lộ dần dần Minh Triết Ngàn Đời.

VIII Phương pháp xưa cũ để đạt đến chân lư bằng cách chấp nhận uy quyền mới và so sánh chúng với các triết lư đă được lập ra trước đây, trong khi đối với giá trị chắc chắn trong việc luyện trí đang từ từ bị vượt qua. Trong vị trí của nó đang xuất hiện trong cả hai thế giới tôn giáo và triết lư một năng lực mới để chiếm một vị thế khoa học hơn. Giáo lư thiêng liêng sẽ được chấp nhận ngày càng nhiều như là một giả thuyết phải được chứng minh ít ra bởi hệ thống triết học kinh viện, nền móng lịch sử và uy quyền của lịch sử, và thêm nữa bằng các kết quả của hiệu quả  của nó trên sự sống đă trải qua và sự hữu ích thực tiễn của nó trong việc giải quyết các vấn đề của nhân loại. Trước đây, giáo lư huyền môn tiên tiến hầu như luôn luôn chỉ có thể nhận được bằng sự chấp nhận thẩm quyền vị đạo sư của môn sinh, các tŕnh độ khác nhau của sự tuân thủ cá nhân đối với vị huấn sư đó và các lời thề giữ bí mật. Khi sự sắp đặt mới mẻ của Kỷ Nguyên Bảo B́nh tiến triển, th́ các giới hạn này sẽ biến mất. Mối liên hệ cá nhân giữa đệ tử với Đức Thầy vẫn

tồn tại, nhưng việc dạy dỗ đệ tử đă được thực hiện trong cách thành lập nhóm. Việc ghi nhận một kinh nghiệm như thế và thực hành phương pháp của kỷ nguyên mới này đă được đưa ra cho công chúng trong quyển sách có tựa Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới, sách này đưa ra các giáo huấn cá nhân trực tiếp của Chân Sư Tây Tạng cho một nhóm đệ tử được chọn lựa.

Trong bộ Luận Về Lửa Càn Khôn, Đức Thầy Tây Tạng đă đưa ra cho chúng ta những ǵ mà bà H.P. Blavatsky tiên đoán Ngài sẽ đưa ra, đó là ch́a khoá tâm lư học đưa đến Sự Sáng Tạo Vũ Trụ. H.P.B. phát biểu rằng trong thế kỷ 20, một đệ tử sẽ xuất hiện, người đó sẽ đưa ra ch́a khoá tâm lư học, cho tác phẩm vĩ đại của chính bà, bộ Giáo Lư Bí Nhiệm, bộ Luận mà Đức Thầy Tây Tạng đă làm việc với bà; và Alice A. Bailey đă làm việc bằng sự nhận thức hoàn toàn về công việc của chính bà theo tŕnh tự này.

Tunbridge Wells Tháng 12 – 1950   Foster Bailey

Hiến dâng với ḷng tri ân dành cho Helena Petrovna Blavatsky.

Vị Đại Đệ Tử Đă Thắp Sáng Ngọn Đuốc Của Bà Ở Đông Phương và Mang Ánh Sáng Đến Âu Châu và Mỹ Châu năm 1875.

Trích Phát Biểu của Chân Sư Tây Tạng

--***-­

Bảo rằng tôi là một đệ tử Tây Tạng ở một tŕnh độ nào đó, th́ điều này không giúp cho bạn biết ǵ nhiều, v́ lẽ mọi người đều là đệ tử, từ người t́m đạo thấp thỏi nhất trở đi và lên trên chính Đức Christ nữa. Tôi sinh hoạt trong một thể xác (c̣n mang xác phàm) giống như bao người khác, trên các biên giới Tây Tạng, và đôi khi (theo quan điểm ngoại môn) điều khiển một nhóm lớn các Lạt Ma Tây Tạng khi ít vướng bận vào các nhiệm vụ. Chính sự việc này khiến người ta đồn đăi rằng tôi là Tu Viện trưởng của Lạt Ma Viện đặc biệt này. Những ai có hợp tác với tôi trong công việc của Thánh Đoàn (tất cả các đệ tử đích thực đều hợp tác trong công việc này) c̣n biết tôi bằng một danh xưng và chức vị khác. A.A.B. biết rơ tôi là ai và nhận ra tôi theo hai danh xưng của tôi.

Tôi là một huynh đệ của các bạn, kẻ đă bước trên Thánh Đạo xa hơn là đạo sinh bậc trung một ít và do đó đă gánh vác các trách nhiệm lớn lao hơn. Tôi là kẻ đă đấu tranh và mở đường tiến vào một phạm vi ánh sáng rộng lớn hơn là người t́m đạo, tức là kẻ sẽ đọc được đoạn này, và do đó, tôi phải hành động như là kẻ truyền đạt ánh sáng, dù với giá nào. Tôi không phải là kẻ luống tuổi theo số tuổi thường thấy nơi số các huấn sư, tuy nhiên tôi không non trẻ hay thiếu kinh nghiệm. Công việc của tôi là giảng dạy và truyền bá tri thức của Minh Triết Muôn Thuở nơi nào mà tôi có thể t́m được sự đáp ứng, tôi đă đang làm việc này từ nhiều năm qua. Tôi cũng đă t́m cách để giúp Chân Sư M. và Chân Sư K.H. khi có cơ hội, v́ từ lâu, tôi đă liên kết với các Ngài và với công việc của các Ngài. Qua các điều nêu trên, tôi đă nói với bạn nhiều điều, tuy nhiên, đồng thời tôi không nói với bạn điều ǵ cả, để có thể đưa bạn đến chỗ nghe

theo tôi một cách mù quáng và tôn sùng cuồng nhiệt mà người t́m đạo giàu t́nh cảm bảy tỏ với vị Guru và Chân Sư, Đấng mà cho đến nay, y chưa có thể giao tiếp được. Người t́m đạo cũng sẽ không tạo được sự tiếp xúc theo mong ước cho đến khi nào y chuyển ḷng tôn sùng do t́nh cảm thành việc phụng sự không ích kỷ cho nhân loại -chớ không phải cho Đức Thầy.

Các sách do tôi viết, được đưa ra mà không đ̣i hỏi được chấp nhận. Chúng có thể đúng hoặc không đúng -hữu ích hoặc không hữu ích. Chính bạn mới có thể xác nhận sự chính xác của chúng do thực hành đúng và do luyện được trực giác. Cả tôi lẫn

A.A.B. đều không quan tâm bao nhiêu đến việc xem các sách đó như là các tác phẩm tạo ra do linh hứng, hoặc được người nào đó nói đến chúng (một cách háo hức) như là công tŕnh của một trong các Đức Thầy. Nếu các sách này tŕnh bày chân lư theo cách nào mà chân lư đó lại theo đúng tŕnh tự đă được đưa ra trong các giáo lư trên thế giới, nếu điều tŕnh bày trong các sách đó nâng cao được đạo tâm và ư chí phụng sự từ cơi t́nh cảm lên cơi trí (là cơi mà các Chân Sư có thể hoạt động) th́ bấy giờ chúng đă đạt được mục tiêu. Nếu giáo huấn này tạo được sự đáp ứng nơi các thể trí giác ngộ của kẻ hành đạo trên thế gian và giúp cho trực giác của y loé sáng, th́ bấy giờ hăy chấp nhận giáo lư đó. Bằng không th́ thôi. Nếu các phát biểu này đáp ứng với bằng chứng sau rốt hay là được cho rằng đúng dưới sự thử thách của Định Luật Tương Ứng, bấy giờ chúng mới có giá trị. Nhưng nếu không được như thế th́ đạo sinh đừng chấp nhận những ǵ đă được đưa ra.

Tháng 8 – 1934

LỜI NÓI ĐẦU

Bộ “Luận Về Lửa Càn Khôn” này nhắm vào năm mục tiêu:

Thứ nhất: cung cấp một phác thảo thu gọn và ṇng cốt cho một hệ thống về Vũ Trụ học, triết học và tâm lư học mà có lẽ có thể dùng được cho một thế hệ với cương vị là một nguồn tham khảo và một sách giáo khoa, và có thể dùng làm một khung sườn mà theo đó giáo huấn tỉ mỉ hơn có thể được kiến tạo sau này, khi trào lưu vĩ đại của học thuyết tiến hoá tuôn chảy vào.

Thứ hai: để diễn tả những ǵ thuộc nội tâm bằng các thuật ngữ có thể hiểu được, và để đưa ra giai đoạn tiến tới kế tiếp trong việc t́m hiểu tâm lư học đích thực. Chính việc giải thích mối liên hệ hiện có giữa Tinh Thần với Vật Chất, mối liên hệ này biểu lộ dưới h́nh thức tâm thức. Người ta cũng thấy rằng Bộ Luận này trước tiên bàn đến khía cạnh trí tuệ đến tâm thức và bàn đến tâm lư học cao siêu, và ít bàn đến vật chất theo như chúng ta biết về nó trên cơi trần. Nguy hại liên quan đến việc đưa ra thông tin về đủ loại năng lượng của chất liệu nguyên tử th́ quá lớn, và cho đến nay, nhân loại c̣n quá ích kỷ không thể giao phó cho các sức mạnh này. Qua công việc có thể có của các nhà khoa học, con người đă t́m ra tri thức cần thiết với mức nhanh chóng thích hợp. Trong sách này, tầm quan trọng sẽ được đặt vào các mănh lực này, chúng chịu trách nhiệm cho sự biểu lộ ra bên ngoài của một Thái Dương Thượng Đế và của một con người và chỉ trong tiết thứ nhất mà sự chỉ dẫn được đưa ra về bản chất của các năng lượng này vốn được ràng buộc chặt chẽ vào cơi trần.

Thứ Ba: cho thấy sự phát triển có mạch lạc của tất cả những ǵ được t́m thấy bên trong một Thái Dương hệ; chứng

minh rằng mọi sự vật đều tồn tại và tiến hoá (từ h́nh hài thấp nhất của sự sống ở mức kết khối nặng nhất, lên tới biểu lộ bền dai nhất và cao siêu nhất) và mọi h́nh hài đó chỉ là biểu hiện của một Sự Hiện Tồn kỳ diệu và thiêng liêng. Sự biểu lộ này được tạo ra bởi sự phối hợp của hai trạng thái thiêng liêng qua ảnh hưởng của một trạng thái thứ ba, và tạo ra sự biểu lộ mà chúng ta gọi là một h́nh tướng, thúc đẩy nó bắt đầu chu kỳ tiến hoá của nó trong thời gian và không gian. Như vậy h́nh hài được tạo ra ở điểm mà nơi đó trở thành một môi trường thích hợp cho sự biểu hiện của thiên nhiên về những ǵ mà ta gọi là Thượng Đế.

Thứ tư: đưa ra thông tin thực tiễn liên quan đến các điểm tập trung năng lượng vốn có trong các thể dĩ thái của Thái Dương Thượng Đế, tức Đại Thiên Địa, và của con người tức Tiểu Thiên Địa. V́ lớp nền bằng chất dĩ thái vốn là chất liệu thực sự nằm bên dưới mọi dạng thức hữu h́nh quen thuộc, nên một số cuộc cách mạng lớn lao sẽ được mang lại trong các lănh vực khoa học, y khoa và hoá học. Chẳng hạn việc nghiên cứu y khoa, sau rốt sẽ được bắt đầu theo một quan điểm mới và việc thực hành y khoa sẽ được thành lập dựa vào sự hiểu biết về các định luật phát xạ, các ḍng từ lực và các trung tâm lực nằm trong các thể của con người và các liên hệ của chúng đối với các trung tâm lực và các luồng thần lực của Thái Dương Hệ.

Thứ năm: đưa ra một số thông tin mà từ trước đến giờ không được phổ biến ra bên ngoài về vị trí và công việc của vô số các sinh linh hữu t́nh vốn hợp thành bản thể của biểu lộ ngoại cảnh; nêu ra bản chất của các Huyền Giai các Đấng Cao Cả, các Ngài tạo ra bằng chính chất liệu của các Ngài tất cả những ǵ nh́n thấy được và nhận biết được, và các Ngài chính là Linh Hoả và nguyên nhân của tất cả các hiện tượng

về nhiệt, hơi ấm, sự sống và chuyển động trong vũ trụ. Theo cách này, tác động của Lửa trên Nước, của Nhiệt trong Vật Chất, dù là xét về mặt đại thiên địa hay tiểu thiên địa, cũng sẽ được giải quyết và một ít ánh sáng được chiếu rọi vào Định Luật Nhân Quả (Luật Karma) và ư nghĩa của nó trong Thái Dương hệ.

Để tổng kết vần đề, giáo lư trong sách này sẽ có khuynh hướng đưa đến sự mở rộng về tâm thức, và sẽ mang lại một nhận thức đầy đủ, dưới h́nh thức một nền tảng tạm đủ, về mặt khoa học lẫn tôn giáo, cho sự giải thích đó đối với các tiến tŕnh của thiên nhiên vốn được đưa ra cho chúng ta qua các trí tuệ của Chân Sư thuộc mọi thời đại. Tiến tŕnh đó sẽ có khuynh hướng mang lại một phản ứng có thiện cảm với một hệ thống triết học, hệ thống này sẽ nối liền cả về Tinh Thần lẫn Vật Chất, đồng thời chứng minh sự hợp nhất bản thể của ư niệm về khoa học và tôn giáo. Hiện giờ, cả hai có phần nào tách rời nhau, c̣n chúng ta chỉ mới bắt đầu ḍ dẫm bằng con đường trí tuệ của chúng ta lối thoát ra khỏi các hố sâu của cách diễn dịch theo vật chất. Tuy nhiên, đừng nên quên rằng, dưới Định Luật Tác Động và Phản Tác Động, giai đoạn dài của tư tưởng duy vật đă là một giai đoạn cần thiết cho nhân loại, bởi v́ thuyết huyền bí của Thời Trung Cổ (1) đă dẫn chúng ta đi quá xa vào hướng ngược lại. Hiện giờ chúng ta đang có khuynh hướng tiến đến một quan điểm thăng bằng hơn, và người ta hy vọng rằng bộ luận này có thể tạo thành một phần của tiến tŕnh mà nhờ đó sự thăng bằng được đạt đến.

1 Thời Trung Cổ (Middle Ages): giai đoạn của lịch sử Châu Âu, kéo dài từ lúc biến mất Đế quốc La Mă (Năm 476 của Công Nguyên) đến lúc sụp đổ thành Constantinople (1453). (Tự Điển La Rousse 1995)

Khi nghiên cứu bộ luận này, đạo sinh nên ghi nhớ vài điều:

Đó là khi bàn đến các đề tài này, chúng ta quan tâm tới bản thể (essence) của những ǵ hiện ra ngoại cảnh, với khía cạnh bên trong của biểu lộ, đồng thời với việc xem xét về lực và năng lượng. Hầu như không thể rút gọn các quan niệm như thế thành các công thức cụ thể và diễn tả các quan niệm đó theo một cách sao cho chúng có thể trở thành hiểu được đối với thường nhân.

Đó là khi chúng ta dùng các từ ngữ, các nhóm từ và diễn tả bằng thuật ngữ của cách nói hiện đại, tất nhiên toàn bộ vấn đề trở nên bị hạn chế và bị làm cho nhỏ lại, v́ lẽ đó nhiều chân lư bị mất đi.

Đó là tất cả những ǵ trong bộ luận này được tŕnh bày trong một tinh thần không giáo điều, mà chỉ với tư cách một đóng góp cho khối ư tưởng dựa vào chủ đề các cội nguồn thế giới và cho dữ liệu đă được tích luỹ về bản chất của con người. Điều hay nhất mà con người có thể đưa ra như là một giải đáp cho vấn đề thế giới, tất yếu phải khoác lấy một h́nh thức kép và sẽ minh chứng qua một cách sống phụng sự tích cực, có khuynh hướng việc cải thiện các điều kiện chung quanh và qua một tŕnh bày về một hệ thống vũ trụ nào đó hay kế hoạch vốn sẽ t́m cách giải thích càng nhiều càng hay về các t́nh trạng như chúng được thấy hiện hữu.

 

Luận cứ mà con người đưa ra hiện nay đến từ nền tảng của các nguyên nhân được biết rơ và đă được chứng minh, và bỏ lại các nguyên nhân không được biết đến hoặc chưa giải thích được, v́ các nguyên nhân ăn sâu này phải được coi như là đang tạo ra các nguyên nhân đă thấy và biết, mọi giải đáp mà cho đến nay vẫn thất bại và sẽ tiếp tục thất bại trong mục tiêu của chúng.

d. Đó là mọi cố gắng để diễn đạt bằng ngôn từ những ǵ phải được cảm nhận và c̣n tồn tại (lived) ngơ hầu được hiểu một cách trung thực, nhất định phải được chứng minh là một đau khổ không cần thiết. Tất cả những ǵ có thể được nói đến, sau rốt sẽ chỉ là các phát biểu từng phần của Đại Chân Lư hăy c̣n bị che giấu, và phải được đưa ra cho độc giả và người nghiên cứu dưới h́nh thức chỉ là một giả thuyết thích hợp và là một giải thích gợi ư. Đối với nhà nghiên cứu đă mở trí và người đang lưu giữ được hồi ức trong trí rằng chân lư được tiết lộ từng nấc một, th́ điều hiển nhiên là cách diễn đạt chân lư đầy đủ nhất chỉ có thể có được vào bất cứ một lúc nào

XV sẽ được nhận ra sau này chỉ là một phần của một tổng thế, và sau này vẫn c̣n được nhận ra chỉ là các phần nhỏ của một sự thật và như vậy trong chính nó là một sự lệch lạc của thực tại. Bộ luận này được đưa ra với hy vọng rằng nó có thể tỏ ra hữu ích cho tất cả những người đi t́m chân lư có tâm trí mở rộng, đồng thời nó cũng có giá trị cho tất cả các nhà sưu khảo vào Cội Nguồn bên trong của tất cả những ǵ biểu lộ hữu h́nh ra bên ngoài. Nó nhắm vào việc cung cấp một kế hoạch hợp lư thuộc cơ tiến hoá của Thái Dương Hệ và nhắm vào việc nêu ra cho con người cái phần mà con người phải tham dự với tư cách một đơn vị nguyên tử trong một Tổng Thể vĩ đại và có kết hợp. Trong công cuộc xoay chuyển bánh xe tiến hoá, đoạn này của Giáo Lư Bí Nhiệm xuất hiện trước thế gian mà không đ̣i hỏi nào về cội nguồn của nó, hiệu quả tuyệt đối của nó hoặc là độ chính xác trong chi tiết của các phát biểu của nó.

Không một quyển sách nào lấy được bất cứ ǵ từ các đ̣i hỏi hoặc các tuyên ngôn có tính cách giáo điều đối với giá trị thẩm quyền của cội nguồn đem lại linh hứng của nó. Nó sẽ đứng vững hoặc là rơi một ḿnh vào cái nền tảng của chính

cái giá trị tồn tại bên trong của chính nó, dựa vào giá trị của các gợi ư được tạo ra, và sức mạnh của nó để thúc đẩy sự sống tâm linh và sự thấu hiểu về mặt trí tuệ của người đọc. Nếu bộ luận này có trong nó bất cứ chân lư nào và bất cứ sự thực nào, th́ nó sẽ làm tṛn công việc của nó một cách hiển nhiên và tất yếu, ấy là mang được thông điệp của nó, và như vậy đến được tâm và trí của các nhà t́m kiếm chân lư ở khắp nơi. Nếu nó không có được chút giá trị nào, và không có được căn bản sự thật nào, th́ nó sẽ không c̣n hiện hữu nữa và sẽ chết, hiển nhiên là thế. Tất cả những ǵ được đ̣i hỏi từ nơi nhà nghiên cứu bộ luận này, là một sự tiếp cận với tinh thần đồng cảm, một sự sẵn ḷng xem xét các quan điểm được đưa ra cùng với sự trung thực và thành tâm về tư tưởng, nó sẽ có khuynh hướng đưa đến sự phát triển trực giác, đến sự chẩn đoán thiêng liêng, và một sự phân biện vốn sẽ đưa đến việc bác bỏ điều giả và chấp nhận điều chân.

Ở đây, các lời của Đức Phật được đánh giá cao sâu nhất, có được chỗ đứng của nó, và trở thành một kết luận thích hợp cho các nhận xét mở đầu này :

Đức Phật có nói:

Rằng chúng ta đừng nên tin vào một điều ǵ được nói ra chỉ v́ nó được nói mà thôi; đừng tin vào các truyền thống v́ chúng đă được truyền xuống từ thời xa xưa; đừng tin vào các đồn đăi như thế; cũng không tin vào các câu viết của các vị thánh, v́ các thánh đó đă viết ra các câu ấy; cũng đừng tưởng rằng chúng ta có thể nghi ngờ khi được một Thiên Thần gợi hứng nơi chúng ta (nghĩa là, trong những ǵ được cho là có chứa hứng cảm tâm linh); cũng đừng tin vào các suy đoán được rút ra từ một giả định không cẩn trọng nào đó mà chúng ta có thể đưa ra; cũng như không v́ những ǵ có vẻ như một sự tương đồng tất yếu; cũng không chỉ dựa vào

XVI thẩm quyền của các huấn sư hoặc các bậc thầy của chúng ta. Nhưng chúng ta phải tin khi nào bài viết, lư thuyết hoặc châm ngôn được chứng thực bằng chính lư lẽ và ư thức của chúng ta. Để kết luận, Ngài nói: “V́ lẽ đó, ta khuyên con đừng nên tin chỉ v́ con đă nghe, mà hăy nên tin vào ư thức của con, rồi hăy hành động cho thật phù hợp với điều đă biết”. Giáo Lư Bí Nhiệm  III,  401 Mong cho đây là thái độ của mọi độc giả của Bộ “Luận Về Lửa Càn Khôn” này. Alice A. Bailey

Ghi chú: Các cước chú của toàn thể Bộ Luận này, Bộ “Giáo Lư Bí Nhiệm” của bà H.P.Blavatsky, có ghi rơ bằng các chữ đầu S.D. Các trang qui chiếu thuộc về “Ấn bản Thứ ba có duyệt lại”

Minh giải của người dịch về tựa sách

Sở dĩ chữ “cosmic” ở đây được dịch ra “Càn Khôn là v́ theo vua Phục Hi (Fohi), quẻ Càn ( ) tượng trưng trời, quẻ Khôn ( ) tượng trưng đất. Đây là vũ trụ, trong có chứa bầu trời và trái đất của chúng ta, tức là Vũ trụ thu hẹp trong Thái Dương Hệ của chúng ta, khác với vũ trụ bao la, có đến 100 tỉ thiên hà, mỗi thiên hà chứa ít nhất 100 tỉ mặt trời (Giai Điệu Bí Ẩn của Trịnh Xuận Thuận, nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 2000).

Quả vậy, các sự việc được Chân Sư D.K bàn đền trong BỘ Luận này hầù hết chỉ nằm trong phạm vi Thái Dương Hệ chúng ta mà thôi.

LỬA

“Giáo lư nội môn nói ǵ về Lửa ?”

Lửa là h́nh ảnh hoàn hảo nhất và không bị pha trộn, trên Trời cũng như dưới thế, của Ngọn Linh Hoả Duy Nhất. Đó là sự sống và cái chết, Cội nguồn và Kết thúc của mọi đối tượng vật chất. Đó là Chất Liệu Thiêng Liêng”. Giáo Lư Bí Nhiệm  I, 146.

Địa cầu của chúng ta và con người chúng ta đều là sản phẩm của Ba Loại Lửa. GLBN  II, 258.

Lửa và Ngọn Lửa huỷ diệt thân thể của một La Hán; tinh hoa của các Ngài biến Ngài thành bất tử. GLBN  I, 35

Ba Loại Lửa

I. Lửa Bên Trong hay Lửa do Ma Sát

Có nhiệt bên trong và nhiệt bên ngoài trong mọi nguyên tử, hơi thở của Cha (Tinh Thần) và hơi thở (hay nhiệt) của Mẹ (vật chất) “ GLBN  I, 112

II. Lửa của Trí Tuệ hoặc Lửa Thái Dương

Lửa tri thức đốt hết mọi hành động trên cơi trần của ảo tưởng, do đó những người có được Lửa đó và được giải phóng th́ được gọi là “Lửa”. GLBN I , 114

III. Lửa Tinh Thần hay Lửa Điện

Hỡi đệ tử, hăy ngẩng cao đầu, ngươi sẽ thấy ánh sáng duy nhất hoặc vô số ánh sáng bên trên ngươi, đang bừng cháy trong bầu trời tối đen nửa đêm hay không?”

“Hỡi Thiên Thần Đạo Sư, con cảm nhận được Ngọn Lửa duy nhất; con thấy vô số linh quang tách rời đang chiếu sáng trong đó”.

GLBN  I, 145

MỤC LỤC

Trang (Anh ngữ) Các định đề mở đầu .............................................................3 Các Đoạn Thiền Kinh ...........................................................11

Tiết Một Các Nhận Xét Mở Đầu ........................................................37

I. Lửa trong Đại Thiên Địa .................................................37

II. Lửa trong Tiểu Thiên Địa ...............................................45

III. Lửa trong Biểu Lộ                     .......................................48 Đoạn A .  Lửa Nội Tại của các Thể  ....................................55 I. Ba Vận Hà ........................................................................55 II. Hoả tinh linh và Hoả Thiên Thần  ...............................65 Đoạn B.  Cung Phàm Ngă và Lửa Thứ Nhất  ...................69

I. Công việc của ba cung

II. Cung phàm ngă và các nguyên tử thường tồn ..........71

III. Cung phàm ngă và Luật Nghiệp quả   .......................73 Đoạn C.  Thể Dĩ Thái và Prana      ......................................77 I. Bản chất của thể dĩ thái ........................................77

1. Mục đích thể dĩ thái – Mô tả ....................................78

2. Tám phát biểu    .......................................81

II.  Bản chất của Prana .......................................87

1. Prana thái dương                  ......................................90

2. Prana hành tinh ......................................91

3. Prana của h́nh hài ......................................93

III. Chức năng của thể dĩ thái ......................................97

1. Đó là nơi tiếp nhận prana    ......................................97

2. Đó là nơi đồng hoá prana    ......................................99 

3. Đó là nơi truyền prana      .........................................101

4. Các xáo trộn của thể dĩ thái .....................................104

IV. Dĩ thái trong Đại Thiên Địa và Tiểu Thiên Địa ..........111

1. Hành Tinh Thượng Đế và các dĩ thái .....................111

2. Dĩ thái vũ trụ và thái dương hệ  ..............................116

3. Mục đích che chở của thể dĩ thái ............................122

V. Sự chết và thể dĩ thái ........................................128 Đoạn D – Kundalini và xương sống ..................................134

I. Kundalini và ba tam giác          ........................................135   

1. Trong đầu                             ........................................135

2. Trong cơ thể       ........................................135

3. Ở chót xương sống              ........................................135

II. Việc đi lên của Kundalini ........................................139 Đoạn E -Chuyển động trên cơi trần và cơi cảm dục .......141

I. Các nhận xét mở đầu              ........................................141

II. Các hiệu quả của chuyển động quay ..........................152

III. Các tính chất của chuyển động quay  .........................157

IV. Chuyển động quay và biểu tượng học  ......................159

V. Chuyển động và các trung tâm lực ...........................161

1. Bản chất các trung tâm lực .........................................163

2. Các trung tâm lực và các cung ...................................173

3. Các trung tâm lực và Kundalini ...............................183         

4. Các trung tâm lực và các giác quan .........................185

5. Các trung tâm lực và điểm đạo   ................................207 Đoạn F -Định Luật Tiết Kiệm      ........................................214

I. Hiệu quả của Định Luật Tiết Kiệm trong vật chất ....214

II. Các định luật phụ của Định Luật Tiết Kiệm ..............219

1. Định Luật Rung Động         .........................................219  

2. Định Luật Thích Nghi ...........................................219

3. Định Luật Đẩy      ............................................ 219

4. Định Luật Ma Sát              ............................................. 219

Tiết Hai

Các câu hỏi mở đầu           ................................................223

I. Liên hệ ǵ của Con với Mặt Trời ?  .................................225 II. Sự tiến hoá là ǵ và nó nối tiếp như thế nào? ...............231 III. Tại sao Thái Dương hệ tiến hoá theo đường lối nhị nguyên ? .................................................................................. 237 IV. Tâm thức là ǵ và vị trí của nó trong hệ thống là ǵ?... 243  V. Có sự tương đồng trực tiếp giữa một Thái dương hệ, một hành tinh, một con người và một nguyên tử hay không ?...245 VI. Trạng thái trí tuệ là ǵ ? Ai là con của Trí Tuệ ? ....... 259 VII. Tại sao có sự tiến hoá theo chu kỳ ?   ........................ 273 VIII. Tại sao có sự hiểu biết cả công truyền và bí truyền ?.. 285

IX. Mối liên hệ ǵ giữa: a/ 10 hệ thống-b/ 7 hành tinh thánh thiện-c/ 7 dăy trong một hệ thống – d/ 7 bầu hành tinh trong một dăy – e/ 7 cuộc tuần hoàn trên một bầu hành tinh – f/ 7 căn chủng và phụ chủng. Đoạn A -Bản chất của Manas hay là Trí Tuệ ...............308

I. Ba biểu lộ của trí tuệ              ........................................308

II. Vài định nghĩa của Manas hay trí tuệ   .....................309

1. Manas là nguyên khí thứ năm    ................................309

2. Manas là điện         .......................................310

3. Manas là cái tạo ra sự cố kết .......................................332

4. Manas là ch́a khoá đưa đến giới thứ 5 trong thiên nhiên ..................................................................................................334

5. Manas là tổng hợp của 5 cung  .................................. 336

6. Manas là Ư chí thông tuệ hay thiên ư của một Đấng 337 Đoạn B. Manas dưới h́nh thức một yếu tố vũ trụ, thái dương hệ và con người. ....................................................... 342

I. Cội nguồn của manas hay trí tuệ ..............................343

1. Manas vũ trụ  ..............................................................343 

a. Tiến tŕnh biệt ngă hoá     .........................................343

b. Phương pháp khai mở    ..........................................348       

2. Manas hành tinh    .....................................350

a. Tâm thức và sự hiện tồn  .........................................350 

b. Ư chí và thiên cơ an bài .........................................353

3. Manas con người .....................................355   

a. Con người và Hành Tinh Thượng Đế   ..................356

b. Thượng Đế của hệ thống Địa cầu   .........................360

c. Kim Tinh và dăy Địa cầu ........................................367

4. Manas và dăy Địa Cầu            ....................................378

a. Dăy Địa cầu và các Chân Thần lâm phàm .............379

b. Giới thứ tư và Huyền Giai Hành Tinh  .................386

c. Một tiên đoán                      .........................................389

d. Tóm tắt                                 ........................................393  

II. Vị thế của Manas ........................................395

1. Manas và Karma   ......................................395

2. Manas và mục tiêu nghiệp quả ..................................397

III. Giai đoạn hiện tại của sự phát triển manas  ..............401

1. Trong các hành tinh                ......................................402

2. Trong hệ thống      ......................................408

3. Trên Địa Cầu          ......................................412

IV. Tương lai của manas .......................................417

1. Các đặc điểm của manas hay trí tuệ   ........................418

a. Sự phân biện        .......................................418

b. Hoạt động đă an bài .......................................421

c. Tính thích nghi ......................................423

2. Phát triển của trí người .....................................424

a. Hiệu quả của cung ......................................427

b. Con vật, con người và các cung   .............................457

c. Loại nghiệp quả   ......................................469

3. Manas trong các cuộc tuần hoàn cuối .......................475

a. Tiến tŕnh chuyển hoá           .....................................475

b. Tổng hợp                                ......................................498 Đoạn C . Cung Chân Ngă và Lửa Thái Dương   ..........504

I. Bản chất của thể Chân Ngă hay thể nguyên nhân .....505

1. Hợp thành bởi sự tiếp xúc của hai Lửa  ...................505

2. Được tạo ra vào lúc biệt ngă hoá  ..............................506

II. Bản chất của các nguyên tử thường tồn   ....................507

1. Mục tiêu của chúng               .......................................507

2. Vị trí của chúng trong thể Chân Ngă  .......................510              

a. Nguyên tử thường tồn thể t́nh cảm   ..................510

b. Tam giác nguyên tử         ........................................513

3. Loa tuyến và cung chân ngă .......................................515

a. Thành phần của nguyên tử thường tồn   .............515

b. Các cơi và năng lượng Lửa   ..................................518

c. Ba loại Lửa       ........................................522

4. Tóm lược                                   ......................................530

III. Hoa Sen Chân Ngă                  .......................................536

1. Luân Xa hay các trung tâm năng lượng ....................537

a. Các trung tâm lực ........................................537

b. Thể nguyên nhân               ........................................538

2. Hoa Sen mười hai cánh          ........................................538

a. Ba cánh hoa kiến thức ........................................539

b. Ba cánh hoa bác ái .........................................540

c. Ba cánh hoa hy sinh ........................................541

3. Tóm lược Đoạn D – H́nh tư tưởng và Hoả tinh linh ....................550

I. H́nh tư tưởng ........................................551

1. Chức năng của h́nh tư tưởng .................................551

a. Đáp ứng với rung động     ........................................552

b. Cung cấp các hiện thể cho các ư tưởng ...................556                

c. Thi hành các mục tiêu đặc biệt ................................560

2. Các định luật về tư tưởng .......................................567

a. Ba định luật cấp vũ trụ       .........................................567

b. Bảy định luật cấp thái dương hệ   ............................569    

II. Các h́nh tư tưởng và thiên thần   ..................................601

1. Thần cai quản Lửa, Agni .........................................601

a. Agni và Thái Dương Thượng Đế   ............................601

b. Agni và cơi trí ........................................604

c. Agni và ba loại Lửa              ........................................606

2. Hoả thiên thần, các vị Kiến Tạo Vĩ Đại ......................612

a. Các phát biểu mở đầu          .......................................612

b. Chức năng của các thiên thần    ................................620

c. Thiên thần và các cơi .........................................627      

3. Các Thái Dương Thiên Thần, các Agnishvattas .........679  Dẫn nhập ............................................679

A. Về nguyên khí thứ năm           ..................................689

a. Xét về mặt vũ trụ                  ......................................689

b. Xét về mặt vật hoạt luận ......................................693

c. Thái Dương Thiên Thần và Nguyên Khí thứ Năm ..................................................................................................698

B. Về sự biệt ngă hoá                   ....................................707

a. Công việc của Thái Dương Thiên Thần  ................707

b. Biệt ngă hoá và các giống dân    ..............................714

c. Phương pháp biệt ngă hoá  ......................................717

d. Các Avatara, bản chất và công việc của các Ngài 721          

e. Biệt ngă hoá, một h́nh thức điểm đạo ...................729

C. Về sự luân hồi ....................................732

a. Luân hồi về mặt vũ trụ, hành tinh và con người 732

b. Bản chất của chu kỳ qui nguyên    ........................734

c. Các kiểu mẫu luân hồi của con người ................744

d. Sự tái lâm sau này của Đấng Avatar ................747   

e. Sự thôi thúc và sự luân hồi ...................................760

f. Hoạt động của các Pitris       ...................................773

g. Công việc kiến tạo h́nh hài ...................................783 

h. Luân hồi và Karma                ..................................791

D. Về việc kiến tạo thể nguyên nhân ...........................807 

a. Các nhận xét mở đầu             ..................................807

b. Tiến hoá của các cánh hoa    ..................................816

c. Các tên gọi của hoa sen chân ngă  ........................840

d. Các cánh hoa và các trung tâm lực dĩ thái .........857

e. Điểm đạo và các cánh hoa    ..................................868  

4. Hoả tinh linh, các nhà kiến tạo thứ yếu    ....................887

a. Mở đầu                  ................................887

b. Các tinh linh cơi trần             ................................889

c. Tinh linh và các dĩ thái ................................910

d. Tinh linh và tiểu thiên địa    ................................936

III. Con người, một kẻ sáng tạo trong chất trí .................947

1. Sáng tạo các h́nh tư tưởng ..................................947

2. Tạo ra h́nh tư tưởng trong ba cơi thấp    ..............958

IV. Con người và các hoả chơn linh      ..............................963

1. Trạng thái ư chí và sự sáng tạo    ............................963

a. Điều kiện của nhà huyền thuật   .......................964

b. Xây dựng các h́nh tư tưởng .............................968

c. Ư nghĩa huyền linh của ngôn từ   ......................977

2. Bản chất của huyền thuật         ...............................982   

a. Ma thuật và huyền linh thuật   .........................984

b. Cội nguồn của ma thuật        .............................989

c. Các điều kiện đối với huyền linh thuật  ..........993

3. Mười lăm qui luật cho huyền thuật   ....................996

a. Sáu qui luật đối với cơi trí .............................997

b. Năm qui luật đối với cơi cảm dục  ...................1008

c. Bốn qui luật đối với cơi trần  .............................1021 Đoạn E -Chuyển động trên cơi trí ..................................1027

I. Các nhận xét mở đầu           ..........................................1027

II. Bản chất của chuyển động này   ..................................1032

III. Các kết quả hoạt động của nó     .................................1039

1. Định luật về sự mở rộng ...................................1040

2. Định luật về sự trở về của Chân Thần  ...............1046

3. Định Luật về sự tiến hoá thái dương   ................1054

4. Định Luật về bức xạ             ...................................1060

IV. Sự trở lại của bánh xe     ..........................................1083

V. Chuyển động và khía cạnh kiến tạo h́nh hài

1. Chuyển động và thể trí

2. Chuyển động trong thể nguyên nhân  ................1109

VI. Các hậu quả của chuyển động tổng hợp ....................1128

1. Các nhận xét mở đầu            ...................................1128

2. Nguyên nhân của biểu lộ có chu kỳ  ....................1132

3. Tạo ra khoen nối h́nh tam giác  ...........................1152

4. Tạo ra mối liên hệ giữa ba trung tâm lực ............1155 Đoạn F -Định Luật Hút .......................................................1166

I. Các định luật phụ  ..........................................................1168

1. Định Luật về Ái Lực Hoá học .................................1168

2. Định Luật về Tiến Bộ ...............................................1168 

3. Định Luật về Tính Dục .............................................1168

4. Định Luật về Từ Điển ...............................................1169

5. Định Luật về Phát xạ ................................................1170

6. Định Luật về Liên Hoa..............................................1171

7. Định Luật về Màu sắc ..............................................1171

8. Định Luật về Trọng Lực       .....................................1172

9. Định Luật về Ái Lực Hành Tinh .............................1172

10. Định Luật về Hợp Nhất Thái Dương  ....................1173

11. Định Luật về các Trường Phái ................................1173

II. Các hậu quả của Luật Hút     .........................................1185

1. Sự liên kết .................................................................1185      

2. Tạo h́nh tướng ..........................................................1186

3. Sự thích nghi của h́nh hài với sự sống  .................1188

4. Sự hợp nhất tập thể ...................................1211

III. Các liên hệ của nhóm             .........................................1213

1. Ba liên hệ về nguyên tử         ....................................1215

2. Bảy định luật cho công việc tập thể  ......................1216

3. Hai mươi mốt phương pháp tương tác .................1222

Tiết Ba Lửa Điện của Tinh Thần Đoạn A. Một vài nguyên tác cơ bản ...................................1229 Đoạn B. Bản chất Bảy Vũ Trụ Đạo .....................................1241 Đoạn C. Bảy Đoạn Kinh huyền bí ......................................1267

Mục lục .................................................................................1285

CÁC LƯỢC ĐỒ

1. Tiến hoá của vật chất                                                trang 56

2. Thượng Đế của một Thái dương hệ  94

3. Cấu tạo của con người 117

4. Pleroma  226

5. Tiến hoá của một Thái Dương Thượng Đế 344

6. Đồ h́nh thất phân của Thái Dương    373

7. Hệ thống địa cầu 385

8. Hoa sen Chân ngă và các trung tâm lực       817

9. Hoa sen Chân ngă  823

10. Khoa học về tham thiền                                 961

 

 

11. Nguyên tử                                                                  

1181

12. Parabrahm

1230

13. Huyền giai Thái dương và Hành tinh        

1238

Bảng biểu nguyên trang

 

1. Lửa và các trạng thái

trang 

42

2. Tiến hoá trong Vũ trụ 

 

293

3. Các Trạng Thái và Sự Tiến Hoá  

 

444

4. Các Thực Thể Thông Linh Kiến Tạo           

 

565

5. Hoả Tinh Quân        

 

607

6. Các Sinh Linh và mục tiêu                           

 

844

7. Các Năng Lượng

 

1187

 

 

CÁC ĐỊNH ĐỀ MỞ ĐẦU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giảng huấn được đưa ra trong bộ “Luận Về Lửa Càn Khôn” này có thể được phát biểu trong các thuật ngữ sau. Các định đề này chỉ là các quăng diễn về ba điểm căn bản ở trong lời tựa của quyển I bộ Giáo Lư Bí Nhiệm (The Secret Doctrine) của bà H.P. Blavatsky. Đạo sinh được khuyến cáo nên nghiên cứu chúng một cách thận trọng; bằng cách đó, việc t́m hiểu của đạo sinh về bộ Luận này sẽ được trợ giúp rất nhiều.

I. Có một Bản Nguyên Vô Hạn Bất Di Dịch (Boundless Immutable Principle); một Thực Tại Tuyệt Đối vốn có trước mọi Đấng biểu lộ hữu hạn. Bản Nguyên đó vượt ngoài tầm và phạm vi hiểu biết của bất luận ư tưởng hay cách diễn đạt nào của con người.

Vũ trụ biểu lộ được chứa đựng trong Thực Tại Tuyệt Đối này và là một biểu tượng có hạn định của Thực Tại Tuyệt Đối đó.

Trong toàn thể Vũ Trụ biểu lộ này, có ba trạng thái được nhận thức.

 

1. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Một, vô ngă và vô hiện, có trước Vũ Trụ Biểu Lộ.

 

2. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Hai, Tinh Thần -Vật Chất, Sự Sống, Tinh Thần của Vũ Trụ.

 

3. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Ba, Thiên Ư Hồng Nguyên Vũ Trụ, Linh Hồn Vũ Trụ Đại Đồng.

 

Từ các nguyên lư sáng tạo căn bản này, trong phát triển kế tiếp, có xuất phát theo tŕnh tự được an bài. Vô số Vũ Trụ gồm hằng hà sa số các Tinh Tú Biểu Lộ và các Thái Dương Hệ.

Mỗi Thái Dương hệ là sự biểu lộ của năng lượng và sự sống của một Đấng Vũ Trụ vĩ đại, Đấng mà v́ thiếu một danh xưng hoàn hảo hơn, chúng ta gọi là Thái Dương Thượng Đế.

Thái Dương Thượng đế lâm phàm hay biểu lộ qua trung gian của một Thái Dương Hệ. Thái Dương hệ này là xác thể hay sắc tướng của Đấng Vũ Trụ và chính Đấng này tam phân (itself triple).

Thái Dương hệ tam phân này có thể được mô tả bằng tên gọi có ba trạng thái (three aspects), hay là (theo như Thần học Cơ Đốc giáo) là ba Ngôi (three Persons).

LỬA ĐIỆN hay TINH THẦN Ngôi Một: Chúa Cha, Sự Sống. Ư chí. Thiên Ư. Năng lượng dương LỬA THÁI DƯƠNG hay LINH HỒN Ngôi Hai: Chúa Con. Tâm Thức. Bác Ái Minh Triết. Năng lượng thăng bằng. LỬA do Ma Sát hay Xác Thể hay Vật Chất. Ngôi Ba: Chúa Thánh Thần. Sắc tướng. Thông tuệ hoạt động. Năng lượng âm.

Mỗi Ngôi lại biểu lộ tam phân, do đó tạo ra 9 tiềm lực (potencies) hay Phân thân. 9 Sephiroth. 9 nguyên nhân Điểm Đạo.

Các Ngôi này, với toàn thể biểu lộ hay Tổng Thể, tạo ra 10 của biểu lộ hoàn hảo hay Con Người hoàn thiện.

CÁC ĐỊNH ĐỀ MỞ ĐẦU

Ba trạng thái của Tổng Thể này hiện diện trong mỗi sắc tướng.

Thái dương hệ tam phân, biểu lộ qua ba Ngôi nói trên.

Một con người cũng tam phân, biểu lộ thành Tinh Thần, Linh Hồn và Xác thể, hay Chân Thần, Chân Ngă và Phàm Ngă.

Nguyên tử của nhà khoa học cũng tam phân, được tạo thành bằng một nhân dương, các âm điện tử và toàn thể sự biểu lộ bên ngoài kết quả của sự liên lạc của hai thành phần kia. Ba trạng thái của mỗi h́nh hài đều có liên quan hỗ tương

 

và có thể trao đổi nhau (intercourse), v́

 Năng lượng ở trạng thái chuyển động và tuần hoàn.

 Mọi h́nh hài trong Thái dương hệ đều là một phần tử của Tổng Thể và không phải là các đơn vị biệt lập.

Đây là nền tảng của t́nh huynh đệ, của sự thông công của các Thánh và của chiêm tinh học. Ba trạng thái này của Thượng Đế, tức Thái Dương

 

Thượng Đế, và Năng Lượng Trung Ương hay Thần Lực (v́ các tên gọi đều đồng nghĩa về phương diện huyền linh) biểu lộ xuyên qua bảy trung tâm lực – 3 trung tâm lực chính yếu và 4 trung tâm lực thứ yếu. Bảy trung tâm này của Thiên Lực được tạo nên để hợp thành các Thực Thể Thông Linh kết hợp. Các Đấng này được biết dưới danh xưng:

Bảy Hành Tinh Thượng Đế.

Bảy Tinh Quân trước Thiên Toà.

Bảy Cung (Rays).

Bảy Thiên Đế (Heavenly Men).

 

Luận về lửa càn khôn

Bảy Hành Tinh Thượng Đế là hiện thân của 7 loại thần lực khác nhau và trong Bộ Luận này được nói đến dưới danh hiệu là các Huyền Cung Tinh Quân (Lords of the Rays). Tên gọi của các Cung là:

Cung I : Cung Ư Chí hay Quyền Năng  Ngôi Một Cung II :   Cung Bác Ái Minh Triết  Ngôi Hai Cung III :  Cung Trí Tuệ Hoạt Động          Ngôi Ba

Đây là các Cung chính yếu. Cung IV :  Cung Hài Hoà, Mỹ Lệ và Nghệ Thuật. Cung V : Cung Kiến Thức Cụ thể hay Khoa Học. Cung VI :  Cung Sùng Tín hay Lư Tưởng Trừu Tượng. Cung VII : Cung Nghi Lễ Huyền Thuật hay Trật Tự.

II. Có một định luật căn bản được gọi là Định Luật Chu Kỳ (Law of Periodicity).

 

1. Định luật này chi phối mọi biểu lộ, dù là biểu lộ của một Thái Dương Thượng Đế qua một Thái Dương hệ, hay là biểu lộ của con người qua h́nh hài. Định luật này cũng kiểm soát trong mọi giới của thiên nhiên.

 

2. Có một số định luật khác trong Thái Dương Hệ được liên kết với định luật này; một số định luật đó như sau :

 

Định luật Tiết Kiệm (Law of Economy)… định luật chi phối vật chất, Ngôi Ba.

Định luật hấp dẫn (Law of Attraction)… định luật chi phối Linh hồn, Ngôi Hai.

Định luật Tổng hợp (Law of Synthesis)… định luật chi phối tinh thần, hay Ngôi Một.

 

3. Ba định luật này là định luật vũ trụ. Có 7 định luật thuộc Thái Dương Hệ đang chi phối sự biểu lộ của Thái Dương Thượng Đế chúng ta:

a. Định luật Rung động (Law of Vibration)

CÁC ĐỊNH ĐỀ MỞ ĐẦU

 

 Định luật Kết hợp (Law of Cohesion)

 Định luật Phân tán (Law of Disintegration)

 Định luật Kiểm soát Từ điển (Magnetic Control)

 Định luật Qui định (Law of Fixation)

 Định luật Bác Ái (Law of Love)

Định luật Hy sinh và Tử Vong (Law of Sacrifice and Death)

 

 

4. Mỗi một trong các định luật này biểu lộ chủ yếu trên một cơi này, hoặc cơi khác trong 7 cơi của Thái dương hệ.

 

5. Mỗi định luật hoạt động theo chu kỳ và mỗi cơi có chu kỳ biểu lộ và chu kỳ qui nguyên của nó.

 

6. Mỗi sự sống biểu lộ đều có 3 chu kỳ lớn :

 

Khai sinh (Birth) Linh hoạt (Life) Tử Vong (Death) Xuất hiện Tăng trưởng Biến mất Giáng hạ tiến hoá Thăng thượng tiến Qui nguyên

hoá Bất động Hoạt động Chuyển động nhịp nhàng Sự sống tĩnh tại Sự sống sinh động Sự sống nhịp nhàng

 

7. Việc hiểu biết về các chu kỳ bao gồm việc hiểu biết về con số, âm thanh và màu sắc.

 

8. Chỉ có các Chân Sư hoàn thiện mới có được sự hiểu biết đầy đủ về bí nhiệm của các chu kỳ.

 

III. Mọi linh hồn đều tương tự với Đại hồn (Oversoul).

 

1. Thượng Đế của Thái dương hệ là Đại thiên địa (Macrocosm). Con người là Tiểu thiên địa (Microcosm).

2. Linh hồn là một trạng thái của mỗi h́nh hài của sự sống từ một Thượng Đế đến một nguyên tử.

3. Sự liên quan giữa mọi linh hồn với Đại Hồn tạo thành nền tảng cho sự tin tưởng khoa học vào t́nh huynh đệ. T́nh huynh đệ là một sự thực trong thiên nhiên chớ không phải là một lư tưởng.

4. Định luật Tương Ứng sẽ giải thích các chi tiết của mối liên quan này. Định luật Tương Ứng hay Tương Đồng này là định luật giải thích của Thái dương hệ và giải thích Thượng Đế cho con người.

5. Giống như Thượng Đế là Đại thiên địa đối với mọi giới trong thiên nhiên, cũng thế con người là Đại thiên địa đối với mọi giới dưới nhân loại.

6. Mục tiêu tiến hoá của nguyên tử là ngă thức như được minh hoạ trong giới nhân loại. Mục tiêu tiến hoá của con người là tập thể thức như được tiêu biểu bởi một Hành Tinh Thượng Đế.

 

Mục tiêu đối với Hành Tinh Thượng Đế là Thiên Thức / Thượng Đế thức (God consciousness), như được tiêu biểu bởi Thái Dương Thượng Đế.

 

7. Thái Dương Thượng Đế là toàn thể mọi trạng thái tâm thức trong Thái dương hệ.

Luận về lửa càn khôn

CÁC ĐỊNH ĐỀ MỞ ĐẦU

 

CÁC ĐOẠN THIỀN KINH (DZYAN)

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bí nhiệm của Linh Hoả ẩn tàng trong chữ thứ hai của Thánh Ngữ. Bí mật của sự sống được ẩn giấu trong tim. Khi điểm hạ đẳng rung động, khi tam giác thánh thiện toả chiếu, khi linh điểm, điểm giữa và chóp đỉnh, nối tiếp và ṿng quanh Linh Hoả, khi ba chóp đỉnh cùng bùng cháy, lúc đó hai tam giác -cả lớn và nhỏ -hoà nhập thành một ngọn lửa duy nhất thiêu đốt tổng thể.

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đấng Đại Hùng thốt ra và ngân lên Linh Từ “AUM”. Bảy làn sóng vật chất tự dung giải và các h́nh hài đa dạng xuất hiện. Mỗi h́nh hài chiếm vị trí của nó, mỗi h́nh hài ở trong cơi ấn định. Chúng chờ đợi triều nước thiêng để tiến nhập và lấp đầy.

Các Đấng Kiến Tạo đáp ứng với linh âm. Trong sự hợp tác êm ái, các Ngài chờ lúc hành động. Các Ngài kiến tạo trong nhiều cơi, bắt đầu bằng cơi thứ ba. Trên cơi này, công việc của các Ngài đă bắt đầu. Các Ngài kiến tạo linh thể (sheath of atma) và kéo dài nó đến cái Nguyên Sơ của nó.

Đấng Đại Hùng thốt ra “AUM, giờ đây hăy để công việc nối tiếp. Hăy để các Đấng Kiến Tạo của không trung tiếp tục kế hoạch”.

Đại Thiên Thần và các Đấng Tạo Tác trên cơi không (plane of air) hoạt động với các h́nh hài bên trong cơi đó vốn được kể như là cơi chủ yếu của các Ngài. Các Ngài hành

động cho sự hợp nhất, mỗi Ngài ở trong nhóm đă định. Các khuôn mẫu trở nên vững vàng dưới bàn tay các Ngài.

Cơi nối tiếp thiêng liêng, cơi lớn thứ tư, trở thành cơi trong ṿng tṛn lớn đánh dấu mục tiêu cho con người. Đấng Đại Hùng thốt ra “AUM”, Ngài truyền sinh khí cho cơi thứ năm, cơi vốn là vùng đất nóng, chỗ gặp gỡ của Lửa. Lần này một nốt vũ trụ được nghe thấy bên dưới âm thanh của thái dương hệ. Lửa trong, lửa ngoài, gặp gỡ với lửa đang lên. Vị canh giữ Lửa vũ trụ, thiên thần của nhiệt từ Fohat bao giờ

13 cũng trông chừng h́nh hài đang ở t́nh trạng vô dạng thức, đang chờ đúng thời cơ. Các vị tạo tác cấp thấp, tức các thiên thần đang hoạt động với vật chất, chế tác các h́nh hài. Các Ngài đứng ở đẳng cấp thứ tư. Trên các cơi thứ ba là các h́nh hài ở trong im lặng trống không. Các Ngài rung động, các Ngài đáp ứng với chủ âm, tuy đứng đó một cách vô dụng và bỏ không. Đấng Đại Hùng phán bảo : “AUM, nước hăy tuôn ra”. Các thần kiến tạo của cơi nước, các cư dân của ẩm ướt, tạo ra các h́nh hài để di chuyển trong thiên giới của Đại Thuỷ Thần (Varuna). Các vị này phát triển và tăng bội lên. Các Ngài tác động vào ḍng chảy bất biến. Mỗi thuỷ triều của chuyển động vũ trụ làm tăng lên ḍng chảy không ngừng. Cơn gợn sóng của các h́nh hài được nhận ra. Đấng Đại Hùng phán bảo: “AUM, hăy để cho các Thần Kiến Tạo xử trí với vật chất”. Chất chảy ra đông đặc lại. H́nh hài rắn đặc được tạo thành. Lớp vỏ nguội lại. Nham thạch rắn đặc lại. Thần tạo tác hoạt động trong xáo trộn để tạo ra các dạng hăo huyền. Khi các lớp đá được làm xong, công việc trở nên hoàn tất. Các thần kiến tạo cấp thấp nhất báo tin công việc kết thúc.

CÁC ĐOẠN THIỀN KINH

Từ lớp nham thạch lộ ra lớp phủ kế tiếp. Các thần kiến tạo cấp hai đồng ư với công việc được làm xong. Thần kiến tạo thứ nhất và thứ hai trên con đường hướng thượng đứng về phía trước trong sắc tướng tứ phân. Năm vị bên trong được nh́n thấy một phần nào bởi kẻ có nhăn quang sắc bén.

“AUM”, Đấng Đại Hùng thốt ra và gom lại trong Hơi Thở (Breath) của Ngài. Linh quang bên trong giống dân thứ ba được thôi thúc phát triển thêm. Các thần kiến tạo h́nh hài thấp nhất vận dụng cái hăo huyền dày đặc nhất phối trộn sản phẩm của họ với các h́nh hài được tạo ra bằng các sản phẩm chứa nước. Vật chất và nước hoà lẫn tạo ra sản phẩm thứ ba vào đúng thời điểm. Việc thăng lên tiến triển như thế. Các thần kiến tạo làm việc trong sự thống nhất. Các Ngài kêu gọi

14 các vị canh giữ vùng đất nóng cháy. Vật chất và nước trộn lại với lửa, tia lửa thiêng bên trong h́nh hài được trộn lẫn hoàn toàn. Đấng Đại Hùng nh́n xuống. Các h́nh hài đáp ứng sự chuẩn nhận của Ngài. Tiếng kêu gọi có thêm ánh sáng được đưa ra. Ngài lại gom góp âm thanh. Ngài kéo về phía các cơi cao các tia sáng yếu ớt. Một âm điệu (tone) khác được nghe thấy, âm của Lửa Vũ trụ, ẩn giấu trong Các Con của Trí Tuệ. Các Ngài kêu gọi đến Các Nguyên Sơ của các Ngài. Bốn thấp, ba cao, c̣n cái thứ năm, thuộc vũ trụ đáp ứng với hơi thở vào vĩ đại. Một lớp vỏ khác được tạo thành.

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bánh Xe lớn xoay quanh chính nó. Bảy bánh xe nhỏ vội vàng xuất lộ. Chúng xoay ṿng giống Mẹ chúng, chung quanh, vào trong và tới trước. Tất cả đều hiện hữu.

Luận về lửa càn khôn

Các bánh xe thuộc nhiều loại khác nhau và hợp nhất thành một. Khi Bánh Xe lớn tiến hoá, lửa bên trong bùng cháy. Nó chạm vào bánh xe sự sống thứ nhất. Nó chạy ṿng quanh. Hàng triệu ngọn lửa bốc lên. Tính chất của vật chất trở nên đậm đặc hơn, nhưng h́nh hài th́ không. Các Con của Thượng Đế chổi dậy, quét qua chiều sâu của Linh Hoả, lấy khỏi tâm của nó Viên Hoả Thạch Linh thiêng, và tiếp tục tiến tới.

Trong lần quay kế tiếp Bánh Xe Lớn chuyển động lần thứ hai. Ngọn Lửa lại bùng lên, chọn Đá Thiêng làm tâm của nó, và tiếp tục quay. Các Con của Thượng Đế lại xuất hiện và được t́m thấy bên trong ngọn lửa. Chúng nói “H́nh hài chưa đầy đủ, hăy dời chuyển ra ngoài ngọn lửa”.

Bánh Xe lớn quay nhanh hơn, ngọn lửa trắng xanh hiện ra. Các Con của Thượng Đế lại tiến xuống và một bánh xe nhỏ bắt đầu quay. Bảy lần quay, bảy lần sức nóng nhiều hơn. Khối vô định h́nh trở nên rắn đặc hơn, Đá Thiêng ch́m sâu hơn. Đến tâm của Lửa trong cùng, Đá Thiêng rơi xuống. Lần này công việc hoàn thành tốt đẹp, sản phẩm càng hoàn thiện hơn. Ở ṿng quay thứ bảy, bánh xe thứ ba đáp lại Đá Thiêng. H́nh hài tăng gấp ba, ánh sáng nhuộm hồng, nguyên khí vĩnh cửu tăng gấp bảy.

Từ bên ngoài Bánh Xe Lớn, ṿm trời hạ xuống, ánh sáng tiến vào bánh xe nhỏ được tính là cái thứ tư. Các Chơn Linh (Lhas) vĩnh hằng nh́n xuống và các con của Thượng Đế đă đến. Xuống đến điểm tận cùng của tử vong các Ngài ném ra Đá Thiêng (Linh Thạch). Sự tán thành của các Chohans nổi lên. Công việc chuyển sang bước ngoặt. Từ hốc tối bên ngoài, các Ngài gom lại Linh Thạch, giờ đây đă đục mờ và thuần khiết, có màu hồng và xanh lơ.

CÁC ĐOẠN THIỀN KINH

Bánh Xe thứ năm quay và tác động của nó lên Đá Thiêng làm cho nó vừa vặn hơn. Màu vàng pha trộn, ngọn lửa trong màu cam, c̣n màu vàng, hồng và xanh lơ trộn lẫn các sắc thái tinh anh của chúng. Bốn bánh xe cùng với bánh xe lớn tác động trên Linh Thạch như thế, cho đến khi các Con của Thượng Đế tán thưởng và nói: “Công việc được thành toàn”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong ṿng quay thứ năm của Bánh Xe Lớn, giai đoạn

sắp xếp đă đạt được. Bánh xe nhỏ, vốn đáp ứng với ṿng

quay lớn thứ năm, vượt qua chu kỳ đi vào an b́nh.

Các bánh xe nhỏ xuất hiện và cũng làm công việc của chúng. Bánh Xe Lớn gom lại đàng sau các tia sáng đang toả ra. Năm bánh xe giải quyết công việc, chỉ hai cái nhỏ hoạt động với chi tiết. Linh Thạch gom lửa lại, nó toả ra ánh lửa bập bùng. Lớp Vỏ ngoài không đáp ứng với nhu cầu cho tới khi bánh xe thứ sáu và thứ bảy vượt qua được nó xuyên qua lửa các bánh xe.

Các Con của Thượng Đế lộ ra khỏi nguồn của chúng, chú mục vào bảy công việc và cho rằng điều đó là đúng. Linh Thạch được đặt riêng. Trong ṿng quay thứ hai, Bánh Xe Lớn chuyển động. Tinh Quân thứ tư trong số Mười Hai vị vĩ đại hơn vận dụng công việc của lửa thất phân. Ngài phán: “Điều đó không thích hợp, ngươi hăy nhập Linh Thạch này bên trong bánh xe, nó bắt đầu quay”.

Các Tinh Quân của bảy Bánh Xe Lớn lao Linh Thạch vào trong bánh xe đang chuyển động. Các Tinh Quân của Bánh Xe thứ năm và thứ sáu cũng phóng ra Linh Thạch của các Ngài.

Luận về lửa càn khôn

Bên trong lửa, sâu tận lớp trong cùng, Bánh Xe Lớn quay tít qua không gian, mang theo bảy bánh xe nhỏ, cả hai phối hợp lại. Bánh xe thứ tư, thứ năm, thứ sáu hoà lại, phối hợp và trộn vào nhau.

Các thời kỳ dài kết thúc, công việc được thành toàn. Các Tinh cầu vẫn trụ lại. Từ bầu trời sâu thẳm các Đấng vĩnh cửu thốt ra: “Công việc lộ ra. Các Linh Thạch rút ra”. Và rồi Các Linh Thạch hợp nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỳ Khai Nguyên mà mọi Tam Vị Nhất Thể đă đợi, giờ

đánh dấu điểm tiếp nối huy hoàng đă đến trong phạm vi thời

gian, và ḱa công việc được hoàn tất.

Thời điểm cho bảy nhóm nguyên khí, mỗi nhóm rung động theo tiếng ngân của Linh Từ, t́m cách gia thêm quyền năng, chờ đợi hàng thiên niên kỷ, trôi qua trong ánh chớp thời gian, thế rồi công việc được thành toàn.

Cấp đẳng đầu tiên được cổ vũ mạnh mẽ, cho rằng thời giờ thuận tiện được ngân lên ba lần trong ba tiếng vang. Tiếng vọng thấu đến mục tiêu. Ba lần các Ngài đưa nó ra. Khối cầu màu xanh không ngừng cảm thấy rung động và đáp ứng, tự thức động và được thúc đẩy theo tiếng gọi.

Cấp đẳng thứ hai, với sự kiên tŕ khôn khéo, nghe được tiếng ngân vang của Cấp thứ nhất, biết được giờ cũng đă đến, vọng lại âm thanh trên nốt quảng bốn. Tiếng vang tứ phân này chạy ṿng theo thang âm của các bầu hành tinh. Nó được đưa ra trở lại. Ba lần âm điệu được phát ra, ngân vang qua bầu trời. Vào lần thứ ba, tiếng ngân đáp ứng với tiếng gọi. Nhờ rung động dưới h́nh thức chủ âm được điều hợp,

CÁC ĐOẠN THIỀN KINH

Nguyên Sơ vĩnh cửu đáp trả. Cái màu xanh đối với cái trọng trược được chất vấn và đáp ứng với nhu cầu.

Nhờ rung động, bầu hành tinh nghe được nốt thứ ba, chọn lấy âm điệu, ngân nó lên, hợp âm đủ âm điệu đập vào tai các Đấng Trông Nom Linh Hoả.

Các Hoả Tinh Quân đứng lên, chính các Ngài chuẩn bị. Giờ quyết định đă đến. Bảy vị Chúa của bảy bầu hành tinh không ngừng xem xét thành quả.

19 Vị Chúa vĩ đại của bầu thứ tư đang chờ xuất hiện. Cái hạ đẳng được chuẩn bị xong. Cái thượng đẳng sẵn sàng chấp nhận. Năm cái vĩ đại đang chờ ở điểm đẳng cách hợp lại. Nốt căn bản hướng lên. Thái uyên đáp ứng với thái uyên. Hợp âm ngũ phân chờ đáp ứng từ các Đấng đến lúc tái lâm. Bóng tối trở thành không gian giữa các bầu hành tinh. Hai quả cầu trở nên rực rỡ. Ba lần ba mươi lăm, t́m thấy khoảng cách đúng, chớp loé lên như ngọn lửa chập chờn, và thế là công việc được thành toàn. Bầu Năm vĩ đại đáp ứng với Ba và Bốn. Điểm trung gian được đạt tới. Giờ hy sinh, hy sinh của Linh Hoả, đă đến, thời gian vô tận kéo dài. Đấng phi thời gian nhập vào thời gian. Các Đấng Quán Sát đă bắt đầu công việc các Ngài, thế rồi công việc tiếp diễn.

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong hang tối, cái tứ phân ḍ dẫm để mở rộng và nhận thêm ánh sáng. Không có ánh sáng bên trên và chung quanh cái tranh tối tranh sáng đang bao phủ. Bóng tối đen đang bao quanh nó. Đến tận trung tâm sâu nhất, có rung động mà không có Ánh Sáng Ấm, lan toả trong cái lạnh giá băng của bóng tối sâu thẳm.

Luận về lửa càn khôn

Bên trên hang tối, ánh sáng bạch nhật toả chiếu. Tuy nhiên, cái tứ phân không thấy nó, cũng không có ánh sáng lan tràn.

Việc tách chia của hang sâu đi trước ánh sáng của ngày. Kế đó cái lớn là cái xáo trộn. Không có sự trợ giúp nào bên trong hang, cũng không có ánh sáng bị che khuất nào. Chung quanh cái tứ phân có ẩn cái ṿm đá, bên dưới nó cội ngồn của hắc ám đe doạ; bên ngoài và bên trên nó không có ǵ trừ ra cái tương tự được nh́n thấy.

Các Đấng Quán Sát biết và thấy. Giờ đây tứ phân đă sẵn sàng. Công việc đông đúc được hoàn tất, chiếc xe được chuẩn bị.

Tiếng kèn gây xáo động nổi lên. Mănh lực của ngọn lửa đang đến làm loá mắt. Trận địa chốn thần bí làm rung chuyển hang sâu; các Linh Hoả bùng cháy xua tan hăo huyền, thế rồi công việc được thành toàn.

Tranh tối tranh sáng và bóng tối qua đi; mái của hang sâu bị xé rách. Ánh Sáng của sự sống toả chiếu; hơi ấm lan ra; Các Tinh Quân đứng bên ngoài nh́n thấy công việc bắt đầu.

21 Cái tứ phân trở thành bảy. Tiếng ngợi ca của những kẻ đốt lửa nổi lên theo mọi sáng tạo. Thời điểm thành tựu đă đạt được. Công việc tiếp diễn trở lại. Việc sáng tạo tiếp tục, trong khi ánh sáng bên trong hang lớn dần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Hang Mỹ Lệ hiện ra, với sắc cầu vồng. Các tường được chiếu sáng với màu thiên thanh, tắm ḿnh trong ánh sáng hồng. Sắc xanh pha trộn toả chiếu tổng thể và tất cả được hoà lẫn trong ánh lấp lánh.

CÁC ĐOẠN THIỀN KINH

Bên trong hang sâu có màu cầu vồng, trong ṿng tṛn uốn cong của nó là Đấng ngũ phân cần thêm ánh sáng. Ngài đấu tranh để mở rộng, Ngài chiến đấu hướng về bạch nhật. Năm cái đ̣i hỏi Cái Thứ Sáu và Thứ Bảy vĩ đại hơn. Cái mỹ lệ bao quanh chưa đáp ứng cho nhu cầu. Hơi ấm bên trong đủ trừ phi để cung ứng sự thôi thúc về Lửa.

Hoả Tinh Quân nh́n lên; các Ngài xướng to: “Thời cơ đang đến, đó là lúc chúng ta mong chờ. Hăy để cho Ngọn Lửa trở thành Lửa và để cho ánh sáng toả chiếu”.

Nỗ lực của Ngọn Lửa bên trong hang pha lê trở nên lớn hơn bao giờ. Tiếng kêu phát ra cho trợ giúp khác từ các Linh Hồn đắm ch́m trong Lửa khác. Sự đáp ứng đang đến.

Hoả Tinh Quân, Đấng Thái Cổ, Tinh Quân Quyền Năng của Lửa, Điểm Thanh Thiên bên trong viên Kim Cương ẩn giấu, Đấng Thanh Xuân của Thiên Kỷ Vô Thời Gian, dự vào công việc. Ánh Sáng bùng cháy bên trong và lửa đang chờ bên ngoài – cùng với Quyền Trượng -gặp gỡ trên quả cầu thuỷ tinh và thế là công việc đă xong. Thuỷ tinh tan vỡ và rung rinh.

Công việc tiếp diễn bảy lần. Bảy lần nỗ lực được đưa ra. Bảy lần đặt sát Thần Trượng, do Hoả Tinh Quân nắm giữ. Ba

23        lần tiếp xúc thứ yếu; bốn lần trợ giúp thiêng liêng. Ở lần thứ tư cuối cùng công việc đă xong, toàn thể hang sụp đổ. Ngọn lửa chiếu sáng bên trong trải rộng khắp bức tường nứt vỡ. Nó leo lên tới Cội Nguồn của nó. Một lửa khác hoà nhập; một điểm xanh khác t́m được vị trí của nó bên trong vương miện của Thượng Đế.

24       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luận về lửa càn khôn

Ba Bánh Xe lớn, mỗi cái có bảy bánh xe nhỏ, trong ṿng tiến hoá xoắn ốc, quay ṿng trong Hiện Tại phi thời gian và chuyển động như là một. Các Tinh Quân vũ trụ từ chốn cao thâm của các Ngài, nh́n vào quá khứ, kiểm soát Hiện Tại và suy tưởng về Ngày Hợp Nhất với Thượng Đế.

Các Chơn Linh của Âm thanh bất diệt, sản phẩm của thời gian xuất hiện, vượt qua biểu lộ thất phân. Bên trong Ṿng Hạn Định, Linh Từ Bác Ái ngân lên.

Các Tinh Quân của bảy bầu tiếp tục rung dộng chính xác để xúc tiến công việc. Các Ngài phát khởi mỗi vị một âm trong hợp âm thâm diệu của Thượng Đế. Mỗi vị đều có ghi nhận đúng đối với Tinh Quân cao cả hơn của Ngài. Trong Linh Khí trang trọng phát ra, các h́nh hài được kiến tạo, màu sắc được phân chia đúng, và ngọn nội hoả tự hiện ra với ánh sáng tăng lên măi.

Thiên Thanh Tinh Quân gom tất cả trong ṿng cung Tuệ giác, phát ra nốt của Ngài. Sáu vị kia trở lại cội nguồn của các Ngài, phối hợp các màu khác nhau bên trong cái Nguyên Sơ của các Ngài.

Màu xanh thêm vào màu lục sự hoàn thành xảy ra nhanh chóng. Rung động của cái thứ ba được thêm vào cái thứ nhất. Màu xanh trộn vào màu cam, và với cách pha trộn khéo léo của chúng, hệ thống ổn cố. Vàng trộn với đỏ, với tím và cuối cùng là rung động của cái thứ bảy được điều chỉnh theo cái Nguyên Thuỷ.

Mỗi vị trong số bảy Tinh Quân, bên trong bảy hệ thống

25        của các Ngài, được điều chỉnh với ṿng nghiệp quả thứ hai, trộn lẫn các khối cầu di chuyển của các Ngài và hoà trộn với vô số nguyên tử của các Ngài.

CÁC ĐOẠN THIỀN KINH

Các h́nh hài mà các Ngài tác động qua đó, hàng triệu khối cầu nhỏ, nguyên nhân của phân chia và nguyền rủa của các Asuras, vỡ ra, khi Thánh ngữ ngân lên trong một điểm ấn định.

Sự sống Thượng Đế dâng lên. Các ḍng sắc màu tan hoà cùng nhau. Các h́nh hài bị bỏ lại sau và Parabrahm trụ lại hoàn toàn. Tinh Quân của vũ trụ thứ Ba phát ra một Linh Từ bất khả tri. Linh Từ thất phân thứ yếu hợp thành một phần của hợp âm lớn hơn.

Cái Hiện Tại trở thành thời gian đă qua. Thời gian vô tận nhập vào không gian. Linh Từ Chuyển Động đă được nghe thấy. Linh Từ Bác Ái nối tiếp. Quá Khứ chi phối h́nh hài. Hiện Tại khai mở ra sự sống. Bạch Nhật sắp đưa ra Quyền Lực Từ.

H́nh hài đă hoàn thiện và sự sống tiến hoá nắm giữ cái bí mật thứ ba của Bánh Xe Lớn. Đó là bí mật c̣n ẩn giấu của chuyển động sinh tồn. Cái bí mật thất tung trong Hiện Tại nhưng được biết rơ đối với Tinh Quân Ư Chí Vũ Trụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ba mươi ngàn triệu vị Quán sát không chịu lưu ư đến tiếng gọi. Họ nói: “Chúng ta không nhập vào h́nh hài cho đến thời vô tận thứ bảy”. Hai phần ba ngàn triệu lắng nghe tiếng gọi và chọn lấy h́nh hài đă định.

Những kẻ nổi loạn vui cười hoan hỉ và t́m được an b́nh ngơi nghỉ cho đến thời vô tận thứ bảy. Nhưng bảy Tinh Quân vĩ đại kêu gọi đến các Chohans cao cấp hơn và với các Đấng Lhas hằng hữu của bầu trời thứ ba đi vào thảo luận.

Kế đó phán quyết được đưa ra. Những kẻ chậm chạp trong bầu cao nhất nghe thấy phán quyết đó vang lên qua hệ

Luận về lửa càn khôn

thống “Không chờ đến thời vô tận thứ bảy, mà ở ṿng thứ mười bốn, thời vô tận thứ bảy sẽ có cơ may tiến vào ṿng tuần hoàn trở lại. Cái đầu tiên sẽ là cái cuối cùng và thời gian sẽ bị mất trong nhiều thời vô tận”.

Các Con của Trí Tuệ nhờ tuân lệnh nên tiếp cận với Các Con Của Tâm, và tiến hoá theo ṿng xoắn ốc trên đường của ḿnh. Các Con của Quyền Năng ở lại vị trí ấn định của chúng, mặc dầu nghiệp quả vũ trụ thúc đẩy một nhóm nhỏ gia nhập vào Các Con của Tâm.

Ở ṿng thứ mười bốn của thời vô lượng thứ bảy, các con của Trí và Tâm, bị thu hút bởi lửa vô tận, sẽ nhập vào Các Con của Ư Chí trong cuộc biểu lộ thời khai nguyên. Bánh xe sẽ quay ba lần.

Ở trung tâm là các Hoạt Động Phật, được các Tinh Quân Bác Ái trợ giúp và noi theo công việc lưỡng phân của các Ngài sẽ tiến đến các Tinh Quân Quyền Năng toả chiếu.

Các Sáng Thế Phật từ quá khứ đă đến. Các Từ Bi Phật

27        hiện đang tụ hợp. Các Ư Chí Phật ở ṿng cuối của bánh xe chính thứ ba sẽ bước vào hiện tồn. Việc kết thúc bấy giờ sẽ hoàn tất.

28       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bầu thứ năm phát triển và từ các dấu vết c̣n lại của Bầu Thứ Tư được nhân bội lên và sản sinh trở lại. Nước dâng lên. Mọi vật bị ch́m xuống. Ở chỗ đă định, dấu vết thiêng liêng nhô khỏi mặt nước ra khỏi vùng an toàn vào một ngày sau này.

Nước biến mất. Đất rắn đặc hiện ra ở một vài chỗ ấn định. Bầu Thứ Năm bao giờ cũng chạy về Thánh Địa, và

CÁC ĐOẠN THIỀN KINH

trong các nhóm ngũ phân của chúng, Bầu Thứ Năm hạ đẳng phát triển.

Chúng vượt qua từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Các Đấng Quán Sát nhận biết các sắc tướng được tạo thành, đưa ra một dấu hiệu cho Bầu Thứ Tư đang luân chuyển và nó tăng tốc trên đường đi. Khi Bầu thứ yếu Thứ Năm đă vượt được nửa đường và cả bốn bầu thứ yếu có người trên mặt đất, các Tinh Quân có Ư Định Hắc Ám xuất hiện. Họ nói: “Sức mạnh sẽ không đến. H́nh hài và Sắc Tướng của Bầu thứ ba và thứ tư, bên trong Bầu Thứ Năm tương ứng, cũng tiến thật gần đến nguyên h́nh. Công việc diễn ra quá tốt đẹp”.

Các Ngài kiến tạo các h́nh hài khác. Các Ngài kêu gọi đến lửa vũ trụ. Bảy hố sâu của địa ngục phun ra các vong linh linh hoạt. Bầu thứ bảy đang đến hạ giảm cấp đẳng mọi h́nh hài -trắng, đen, đỏ và nâu sẩm.

Giai đoạn huỷ diệt trải dài đến mặt khác. Công việc bị hư hỏng thảm hại. Các Chohans thuộc các cơi cao nhất lặng yên chú tâm vào công việc. Các Asuras và Chaitans, Các Con của

29 Tà Lực Vũ trụ và các Rishis của các cḥm sao đen tối nhất gom lại các đạo quân thứ yếu của họ, các mầm mống đen tối nhất của địa ngục. Họ làm tối đen khắp cả không gian. Do sự xuất hiện của Đấng ban phước, hoà b́nh văn hồi trên mặt đất. Hành tinh chao đảo và phát ra lửa. Nơi nổi lên, nơi sụp xuống. H́nh dạng thay đổi. Hàng triệu sinh linh khoác các h́nh hài khác hoặc tiến lên chỗ ấn định để chờ. Chúng nán lại cho đến giờ tiến hoá sẽ lại phát ra cho chúng.

*************** Bầu thứ ba ban đầu tạo ra các quái vật, đại thú và các h́nh hài xấu xí. Chúng ŕnh rập trên mặt hành tinh.

Luận về lửa càn khôn

Bầu thứ tư thuộc nước được tạo ra trong khối cầu nước, loài ḅ sát và trứng (có danh xấu), sản phẩm của quả báo của chúng. Nước kéo đến và cuốn đi con cháu của loài trứng nước.

Bầu thứ năm riêng biệt được tạo trong bầu sắc tướng các h́nh tư tưởng cụ thể. Chúng ném các h́nh tư tưởng đó ra. Chúng chứa bốn loại người hạ đẳng, và giống như đám mây đen độc hại che ánh dương quang. Ba hạng người cao cấp c̣n ẩn tàng.

****************

Chiến tranh trên hành tinh được tiến hành. Cả hai phía đều sa xuống địa ngục. Kế đó đến Kẻ Chinh Phục h́nh hài. Ngài nhờ đến Lửa Thiêng và thanh lọc các cơi sắc tướng. Lửa huỷ diệt các vùng đất vào các ngày của Bầu Thứ Sáu thứ yếu.

Khi Bầu Thứ Sáu xuất hiện, đất đai đă thay đổi. Bề mặt của bầu hành tinh chạy ṿng qua một chu kỳ khác. Người của Bầu Thứ Năm cao cấp hơn chế ngự ba bầu thấp hơn.

30        Công việc được chuyển lên cơi mà kẻ Hành Hương đă đứng. Tam giác nhỏ bên trong noăn hào quang thấp trở thành tâm điểm của bất hài hoà vũ trụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

31

Bánh xe sự sống xoay chuyển bên trong bánh xe của h́nh hài bên ngoài.

Chất liệu của Fohat chạy ṿng quanh và lửa của nó làm rắn đặc mọi h́nh hài. Bánh xe không được thoáng thấy đă quay nhanh bên trong cái khung ngoài chậm hơn cho đến khi nó bao phủ h́nh hài.

Bốn mươi chín ngọn lửa bùng cháy ở tâm. Ba mươi lăm xoáy lửa chạy quanh bành trướng theo chu vi. Giữa cả hai di

CÁC ĐOẠN THIỀN KINH

chuyển theo tŕnh tự đă định là các ngọn lửa có màu khác nhau.

Các Tam Giác lớn, trong sự sắp xếp chính xác của chúng, nắm giữ cái bí mật của bánh xe sự sống. Lửa vũ trụ xạ ra giống như được điều khiển từ bầu thứ hai, được kiểm soát bởi vị Cai Quản của cung hoá nhập. Các đội quân của bầu thứ ba đang vây quanh bằng các hàng dăy khác nhau ghi dấu ba bầu thứ yếu.

Bánh Xe sự sống vẫn chuyển động bên trong h́nh hài. Các thiên thần của bầu thứ tư nối tiếp với ba mươi lăm ngọn lửa và trộn lẫn chúng với bốn mươi chín ngọn lửa ở giữa. Ở bên trên, chúng tác động, t́m cách hoà nhập với tổng thể. Chúng cố hướng lên, bằng vô số các h́nh hài của chúng, chúng quay ṿng bên trong các bánh xe có độ sáng nhỏ hơn. Toàn thể là một, tuy nhiên trên các bầu kém quan trọng hơn chỉ có các h́nh hài xuất hiện. Trong các phân đoạn của chúng, chúng dường như nhiều hơn người ta hiểu hoặc là gặp.

Nhiều bầu xoay ṿng. Các h́nh hài được tạo ra, trở nên quá vững chắc, bị phá vỡ bởi sự sống và luân lưu trở lại. Một vài bầu xoay ṿng, nắm giữ nhiều sinh linh trong nhiệt của chuyển động. Cái độc nhất bao gồm tất cả, và đưa tất cả từ hoạt động lớn vào tâm an b́nh của vũ trụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các Đấng Chí Phúc che giấu bản thể tam phân của các

Ngài, nhưng cho thấy ba tinh hoa của các Ngài bằng ba nhóm

nguyên tử lớn. Ba là các nguyên tử và tam phân là bức xạ.

Nhân bên trong của Lửa che giấu chính nó và chỉ biết được nhờ sự phát xạ và những ǵ đă phát xạ. Chỉ sau khi

Luận về lửa càn khôn

ngọn lửa tàn lụi và sức nóng không c̣n được cảm thấy nữa, người ta mới có thể biết được lửa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Qua dải màu tím đang bao bọc các Bầu Trời, tinh cầu với màu tía thẩm đi qua. Nó đi qua hẳn và không quay lại. Nó bắt đầu mê thích màu xanh. Ba lần màu xanh bao bọc và khi chu kỳ được hoàn tất, màu tía tàn tạ, được trộn lẫn vào hồng, và con đường lần nữa được vượt qua.

Ba lần các màu quan trọng trong chu kỳ được kể như bầu thứ tư, tím, xanh và hồng với màu tía căn bản đang quay.

Bốn là các màu phụ thuộc trong chu kỳ phân biệt trong

đó xảy ra hiện tượng quay. Nó chạy ṿng đến điểm giữa và

vượt qua một phần.

Dải màu vàng đă đến, dải màu cam bị mây che khuất c̣n dải màu lục để đem lại sinh lực. Tuy nhiên chưa đến lúc.

Nhiều lửa đang chạy ṿng; nhiều cuộc tuần hoàn đang diễn tiến, nhưng chỉ khi nào các màu bổ sung nhận biết cội nguồn của chúng và toàn thể tự điều chỉnh với bảy bầu, bấy giờ mới thấy được sự hoàn tất. Bấy giờ sẽ thấy được mỗi màu được hiệu chỉnh đúng, và ṿng quay chấm dứt.

 

CÁC ĐOẠN THIỀN KINH

37 TIẾT I

NHẬN XÉT MỞ ĐẦU

Chúng tôi trù định trong vài nhận xét mở đầu này sẽ đặt nền tảng cho quyển “Luận về Lửa Càn Khôn”, và xem xét chủ đề lửa về cả hai phương diện đại và tiểu thiên địa, như vậy bàn đến Lửa theo quan điểm Thái Dương hệ và con người. Điều này sẽ cần đến một vài chuyên môn sơ khởi có thể dường như là trước hết nghiên cứu những ǵ hơi trừu tượng và phức tạp, nhưng khi được suy gẫm và nghiên cứu, rốt cuộc có thể làm tỏ ngộ và có bản chất minh giải, và khi chính trí óc đă quen thuộc với một số các chi tiết, nó cũng có thể đạt tới mức được xem như cung cấp được một giả thiết hợp lư liên quan đến bản chất và nguồn gốc của năng lượng. Đâu đó trong một quyển sách trước đây, chúng tôi có đề cập đến vấn đề này một cách sơ sài, nhưng chúng tôi mong ước tóm lược và khi bàn rộng ra sẽ xây dựng một nền tảng rộng rải mà dựa vào đó chủ đề có thể được dựng nên và cung cấp một nét khái quát sẽ được dùng để chỉ rơ giới hạn cho các cuộc bàn thảo của chúng ta.

V́ vậy, chúng ta hăy xem xét đề tài về mặt đại vũ trụ và rồi vạch ra những nét tương đồng trong tiểu vũ trụ hay con người.

38

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong bản chất cốt yếu của nó, lửa có ba phần (threefold), nhưng khi biểu lộ ra, lửa có thể được coi như có năm phần (fivefold) và được lư giải như sau:

1. Lửa do ma sát (cọ xát) hay lửa sinh động nội tại.

Các lửa này làm linh hoạt và đem lại sức sống cho Thái

Dương hệ đang biểu lộ. Chúng là toàn bộ hoả xà của Thượng

Đế khi hoạt động của Thái Dương hệ được đầy đủ.

 

2. Lửa thái dương hay lửa của cơi trí vũ trụ. Đây là phần của cơi trí vũ trụ vốn được dùng làm sinh động thể trí của Thượng Đế. Lửa này có thể được xem như là toàn bộ các tia lửa của trí tuệ, các lửa của hạ trí và nguyên khí sinh động của các đơn vị tiến hoá của nhân loại trong ba cơi thấp.

 

3. Lửa điện, hay là Lửa Thiêng của Thượng Đế. Lửa này là dấu hiệu phân biệt của Thượng Đế chúng ta và chính lửa này làm cho Ngài khác với tất cả các Thượng Đế khác; đó là đặc điểm nổi bật của Ngài, và là dấu hiệu của vị trí của Ngài trong cơ tiến hoá vũ trụ.

 

Ba loại lửa này có thể được diễn tả bằng thuật ngữ chỉ về cung như sau:

Thứ nhất, chúng ta có các lửa làm sinh động của Thái Dương hệ, đó là các lửa của cung nguyên thuỷ, cung của vật chất linh động sáng suốt; các lửa này tạo thành năng lượng của Brahma, Ngôi Ba của Thượng Đế. Kế đến là lửa của Cung thiêng liêng, Cung Bác Ái Minh triết, cung của bác ái sáng suốt, tạo thành năng lượng của trạng thái Vishnu, Ngôi Hai

39 của Thượng Đế (1). Sau cùng là lửa của cơi trí vũ trụ, vốn là

1 Cái nhập vào vạn hữu, vishanti, là Vishnu; Đấng bao hàm, vây bọc, đảm trách tất cả là Brahma; Đấng tiềm ẩn trong mọi vật là Shiva. Shiva hôn thụy, ẩn tàng trong mọi vật dưới h́nh thức mối liên hệ (nexus), ràng buộc, đây là bản chất của dục vọng. Vriniti có nghĩa là bao bọc, phủ bằng một lớp vỏ, ranh giới của các giới hạn hay là chu vi, và như thế có sự h́nh thành hoặc sáng tạo (của mọi h́nh hài); và đây là tác động do Brahma chủ tŕ. Vishanti sarvani chỉ rằng vạn vật nhập vào Nó (It) và Nó nhập vào vạn vật, và đó là

lửa của cung ư chí vũ trụ. Chúng có thể được mô tả như là các cung ư chí sáng suốt và là biểu lộ của Ngôi Một Thượng Đế, trạng thái Mahadeva (1).

Do đó chúng ta có ba cung vũ trụ đang biểu lộ:

Cung hoạt động sáng suốt:

Bản Ngă (Self) nối tiếp với nhận thức và Vishnu. Toàn thể của những cái này là Maha-Vishnu. “Maha-Vishnu” là “Chúa tể” của mọi hệ thống thế giới này, được mô tả như là Ishvara, màu trắng, có bốn tay, trang điểm bằng vỏ ốc tù và, cái dĩa, cây gậy, hoa sen, ṿng hoa và viên ngọc Kanstubha, toả chiếu phủ xanh và vàng, h́nh hài bất diệt, vô thuộc tính tuy có linh hồn và ẩn dưới mọi thuộc tính. Ở đây h́nh dung từ Ishvara chỉ qui luật; bốn cánh tay chỉ bốn hoạt động nhận thức v..v.., sự lộng lẫy màu trắng là sự giác ngộ của mọi vật; shankha tức vỏ ốc tù và hoặc vỏ ṣ chỉ mọi âm thanh và chakra hay bánh xe hay dĩa chỉ mọi thời gian, có một nối tiếp giữa cả hai; gada hay cây gậy (đang quay) là phương pháp xoắn ốc của tŕnh tự thế giới, c̣n hoa sen là toàn bộ tŕnh tự đó. Vanamala là ṿng hoa rừng chỉ sự ghép thành chuỗi lại với nhau của tất cả các vật thành một đơn vị và sự cần thiết. Nila-pit-ambara, lớp bọc xanh và vàng, là sự tăm tối và ánh sáng. Ngọc Kanstubha chỉ sự nối nhau không thể tách rời với vạn hữu. Nirguna, vô thuộc tính, cho thấy sự hiện hữu của tính chất Phủ Định; trong khi saguna, đầy thuộc tính, hàm chứa sự chiếm hữu danh và h́nh tướng. Tiến tŕnh Thế Giới (như được tiêu biểu trong hệ thống thế giới chúng ta) là kết quả của sự h́nh thành ư tưởng của Maha-Vishnu”.

Pranava-Vada, trang 72 – 74,  94 – 95. 1 Mahadeva theo nguyên nghĩa là “đại thiên thần” (“great Deva”. Danh xưng thường được dùng cho Ngôi thứ Nhất của Tam nguyên biểu lộ (the manifested Trinity), cho Shiva, trạng thái Huỷ diệt (the Destroyer aspect), Đấng Sáng Tạo (the Creator).  

Đây là một cung rất rạng rỡ và ở mức độ phát triển cao hơn hai cung kia, vốn là sản phẩm của một đại thiên kiếp có trước, hay là một Thái Dương hệ trước (1).

1 “Một ngày v́ cuộc sống dài này của Brahma được gọi là Kalpa, Kalpa là một thời gian chen vào giữa một sự giao hội (conjunction) của tất cả các hành tinh trên chân trời của Lanka ở điểm đầu tiên của cḥm sao Dương Cưu (Aries) và một sự giao hội tương tự tiếp sau. Một Kalpa bao gồm sự ngự trị của mười bốn vị Bàn Cổ và các khoảng tạm nghỉ của các Ngài. Mỗi vị Bàn Cổ ở giữa hai thời khoảng tạm nghỉ (sandhies). Mỗi triều đại của một vị Bàn Cổ có 71 Maha yugas, mỗi Maha yuga có 4 yugas, đó là Krita, Treta, Dwapara và Kali; độ dài của mỗi một trong 4 yugas này theo thứ tự là 4, 3, 2 và 1.

Số năm thiên văn (sideral years) nằm trong các chu kỳ khác nhau đă nói ở trước như sau:

Năm thế nhân (mortal year) 360 ngày của chúng sinh tạo thành một năm ……………………  1 Krita yuga có ……………………………………………..  1.728.000 Treta yuga có ……………………………………………..  1.296.000 Dwapara yuga có …………………………………………  864.000 Kali yuga có ……………………………………………..  432.000 Tổng số 4 yuga nói trên hợp thành Mahayuga ………..  4.320.000 71 Maha yugas hợp thành giai đoạn trị v́ của một Bàn Cổ ……………………………………………  306.720.000 Thời gian trị v́ của 14 vị Bàn Cổ có 994 Mahayugas Tương đương với …………………………………....  4.294.080.000 Cộng thêm với các sandhies, nghĩa là thời gian giữa triều đại của mỗi vị Bàn Cổ lên tới 6  Maha yugas bằng …………...  25.920.000 Tổng cộng các thời trị v́ và thời gian giữa các giai đoạn trị v́ (interregnums) của 14 vị Bàn Cổ là 1.000 Maha yugas, tạo thành 1 kalpa, nghĩa là 1 ngày của Brahma tương đương ….  4.320.000.000

Nó biểu hiện cho sự rung động căn bản của Thái Dương hệ này và là lửa nội tại vĩ đại của nó, làm linh hoạt và sinh động toàn thể và thấm nhập từ trung tâm đến ngoại vi. Đó là nguyên nhân của chuyển động quay và do đó của dạng thức gần như h́nh cầu của mọi vật hiện tồn.

Cung bác ái thông tuệ.

Đây là cung biểu hiện cho độ rung động cao nhất mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta có thể có được trong Thái Dương hệ này. Nó chưa rung động một cách thích hợp, cũng không đạt đến tột đỉnh hoạt động của nó. Đó là căn bản của chuyển động xoắn ốc theo chu kỳ của cơ thể Thượng Đế

V́ đêm của Brahma bằng với ngày, nên một ngày và đêm của Brahma sẽ có …………………………………………..  8.640.000.000          Như thế 360 ngày và đêm Brahma tạo thành 1 năm của Brahma tương đương với ………………...  3.110.400.000.000 năm thế nhân.

100 năm như thế tạo thành toàn bộ giai đoạn của đời (age) của Brahma, tức là Maha kalpa ………………….  311.040.000.000.000

Các con số này không phải là tưởng tượng, mà là được thiết lập trên các dữ kiện thiên văn học, đă được ông Davis chứng minh trong Asiatic Researches; và điều này về sau được sự phối hợp do các sưu tầm về địa chất học và các tính toán của Tiến Sĩ Hunt, trước kia là Chủ Tịch của Hội Nhân Chủng học (Anthropological Society), và cũng ở trong số các điều khảo cứu của Giáo sư Ifuxley.        Thời kỳ của một đại thiên kiếp dường như vĩ đại, chúng ta chắc chắn rằng hàng nhiều ngàn triệu đại thiên kiếp như thế đă trôi qua cũng như nhiều đại thiên kiếp nữa sẽ đến (Vide Brahma-Vaivarta và Bhavishyre Puranas; và Linga Purana, chương 171, câu 107), và điều này theo ngôn ngữ thông thường có nghĩa là thời gian quá khứ th́ vô tận và thời gian tương lai cũng vô tận. Vũ trụ được tạo lập, tan ră và tái tạo với một sự nối tiếp không xác định được. (Bhagava-Gita,  VIII, 19) Tạp chí Theosophist quyển VII, trang 115).       

và cũng như định luật Tiết Kiệm là định luật chi phối lửa nội tàng của hệ thống, cũng vậy định luật Hút và định luật Đẩy của Vũ Trụ là định luật căn bản của Cung thiêng liêng này.

Cung ư chí thông tuệ.

Cho đến nay, cung này ít được nói đến. Đó là cung của trí tuệ vũ trụ và trong sự tiến hoá, nó đi song song với cung bác ái vũ trụ, tuy nhiên, cho đến nay, rung động của nó trở nên chậm hơn và sự phát triển của nó c̣n chậm hơn nữa. Điều này th́ dứt khoát và có chủ tâm là như thế do bởi các mục đích căn bản và sự chọn lựa ẩn bên dưới của Thái Dương Thượng Đế, trên cơi cao của Ngài (giống như các phản ánh của Ngài, tức là các con của nhân loại, đang làm),

41 Ngài ra sức hoàn thành sự phát triển đầy đủ hơn, và do đó Ngài tập trung vào sự phát triển t́nh thương vũ trụ trong chu kỳ lớn hơn này. Cung này bị chi phối bởi Định Luật Tổng Hợp và là căn bản của chuyển động của Thái Dương hệ, nó có thể được mô tả rơ nhất như là chuyển động tiến tới qua không gian hay luỹ tiến. Ít điều có thể được dự đoán liên quan đến cung này và sự biểu lộ của nó. Nó kiểm soát các chuyển động của toàn thể ṿng giới hạn có liên hệ tới trung tâm vũ trụ của nó (1).

1 Thuật ngữ “ṿng giới hạn”(ring-pass-not) được dùng trong tác phẩm về huyền linh học để chỉ chu vi của vùng ảnh hưởng của bất cứ mănh lực sống động trung ương nào và cũng được áp dụng cho mọi nguyên tử, từ nguyên tử vật chất mà các nhà vật lư học hay hoá học đă nói tới, qua các nguyên tử nhân loại và hành tinh, đến các nguyên tử vĩ đại của một Thái Dương hệ. Ṿng giới hạn của thường nhân có dạng hơi h́nh cầu với thể trí của y, nó mở rộng một cách đáng kể ra ngoài thể xác và giúp cho y tác động trên các cơi phụ thấp của cơi trí.

Bảng sau đây có thể khiến cho các ư kiến trên rơ ràng hơn

 

một ít :

Bảng 

I

Lửa

Cung

Trạng thái

Biểu lộ

Định luật

Tính chất

             

 

 

1. Nội

Nguyên

H.động

Chuyển

Tiết

Lửa do ma

tại.

thủy.

Thông

động quay.

kiệm.

sát.

 

 

tuệ.

 

 

 

2. Về trí

Bác ái.

Bác ái

Chuyển

Hấp

Lửa thái

tuệ .

 

sáng

động xoắn ốc

dẫn.

dương.

 

 

suốt.

theo chu kỳ.

 

 

 

 

3. Ngọn

Ư chí.

Ư chí

Luỹ tiến.

Tổng

Lửa điện.

lửa

 

sáng

 

hợp.

 

thiêng.

 

suốt.

 

 

 

 

Ba biểu lộ này của Sự Sống thiêng liêng có thể được xem như diễn đạt ba cách biểu lộ. Thứ nhất, vũ trụ biểu lộ hay hữu h́nh; thứ hai, thế giới nội tâm hay sắc tướng; thứ ba, trạng thái tinh thần phải được t́m thấy ở tâm mọi vật (1).

1. Cái Nguyên Thuỷ là Cung và là phân thân trực tiếp của Tứ

Linh Diệu. (Giáo Lư Bí Nhiệm I, 115, 116)    Tứ Linh Diệu là :

Nhất Nguyên (Unity)

a. Cha …  Mahadeva ….  Thượng Đế Ngôi Một … Ư chí Tinh thần

Nhị nguyên  (Duality)

b. Con …  Vishnu ……… Thượng Đế Ngôi Hai ….Bác ái Minh triết

Tam Nguyên (Trinity)

c. Mẹ ….   Brahma …….  Thượng Đế Ngôi Ba … Trí tuệ Hoạt động

Tứ Linh Diệu  (Sacred Four)

d. Biểu lộ hợp nhất của cả ba  -Đại vũ trụ

Các lửa nội tại làm linh hoạt và sinh động, tự chúng lộ ra theo hai cách :

Thứ nhất dưới h́nh thức tiềm nhiệt (latent heat). Đây là nền tảng của chuyển động quay và nguyên nhân của sự biểu lộ cố kết tựa h́nh cầu của mọi sự sống, từ nguyên tử Thượng Đế, ṿng giới hạn Thái dương, xuống đến nguyên tử nhỏ nhất của nhà hoá học hay nhà vật lư học.

Thứ hai, dưới h́nh thức là hoạt nhiệt (active heat). Điều này đưa đến kết quả là sự hoạt động và tiến về phía trước của sự tiến hoá vật chất. Trên cơi cao nhất, sự phối hợp của ba yếu tố (hoạt nhiệt, tiềm nhiệt và chất liệu nguyên thuỷ mà chúng làm cho linh động) được biết dưới dạng thức ‘biển lửa’, trong đó tiên thiên khí (akasha) là biến phân thứ nhất của vật chất tiền căn nguyên (pregenetic matter). Trong lúc biểu lộ, Akasha tự biểu hiện ra dưới h́nh thức Fohat hay năng lượng thiêng liêng (divine Energy) và Fohat trên các cơi khác nhau được biết như là hậu thiên khí (aether), không khí (air), lửa, nước, điện, dĩ thái, sinh khí và các tên gọi đại loại như vậy (1)

2. Tứ nguyên biểu lộ và 7 Đấng Kiến Tạo (seven Builders) xuất

phát từ Mẹ .                 (GLBN, 402) a/ 7 Đấng Kiến Tạo là Trí Tinh Quân (Manasaputras), các con sinh ra từ Trí của Brahma, Ngôi Ba.          (GLBN III,  540) b/ Các Ngài biểu lộ để phát triển Ngôi Hai. (GLBN I, 108) c/ Phương pháp của các Ngài là biểu lộ ra ngoại cảnh.

3. Năng lượng được khơi hoạt lại phóng vào không gian. a/ Chúng là sự tổng hợp c̣n ẩn giấu (GLBN I, 362) b/ Chúng là toàn thể mọi biểu lộ (GLBN I, 470) c/ Chúng là tiền vũ trụ (GLBN  I, 152, 470)    

1 Akasha : Định nghĩa                        GLBN II, 538

(1)(2).

Đó là tổng hợp của dĩ thái GLBN I, 353, 354

 

Đó là nguyên thể (essence) của dĩ thái

GLBN I,  366

Đó là dĩ thái nguyên thuỷ (primordial ether)

  GLBN I, 585     

Đó là Thượng Đế Ngôi Ba đang biểu lộ

GLBN  I, 377

 

1 H.P.B. định nghĩa Akasha theo các thuật ngữ sau

GLBN  II, 538 Akasha -tinh tú quang có thể được định nghĩa bằng vài từ ngữ: đó là Linh hồn vũ trụ (Universal soul), cái Khuôn (Matrix) của vũ trụ, Bí Nhiệm Huyền Linh (Mysterium Magicum) từ đó mọi vật vốn hiện tồn được sinh ra do sự phân ly hay biến phân. Trong các sách huyền học khác, nó được gọi bằng các danh xưng khác nhau và có lẽ là sẽ có giá trị nếu chúng ta kê khai ra đây một vài trong số các danh xưng đó: có hai yếu tố chung duy nhất với các biến phân của nó.

Đồng nhất (homogeneous) Phân hoá (differentiated)

1) Vật chất nguyên thuỷ vũ trụ 1) Tinh tú quang (astral Light) chưa phân hoá 2) Dĩ thái nguyên thuỷ 2) Biển lửa (Sea of fire) 3) Thực thể nguyên thuỷ có 3) Điện năng (electricity) mang điện 4) Akasha 4) Prakriti 5) Siêu tinh quang 5) Vật chất nguyên tử 6) Hoả xà (Fiery serpent) 6) Tà xà (Serpent of evil) 7) Mulaprakriti 7) Dĩ thái với 4 tiểu phân của nó:

Phong, hoả, thuỷ, địa 8) Vật chất tiền căn nguyên

2 Fohat là tư tưởng thiêng liêng hay năng lượng (Shakti) khi đă biểu lộ trên bất cứ cơi vũ trụ nào. Đó là tác dụng hỗ tương giữa tinh thần và vật chất. Bảy biến phân của Fohat là :

Đó là toàn bộ những ǵ tích cực, linh hoạt hay được làm cho có sinh khí và của tất cả những ǵ liên quan đến sự thích ứng của sắc tướng với các nhu cầu của lửa bên trong của sự sống.

Ở đây có lẽ sẽ hữu ích khi chỉ ra rằng từ lực là hiệu quả của cung thiêng liêng khi biểu lộ, với cùng ư nghĩa rằng điện năng là hiệu quả biểu lộ của cung nguyên thuỷ của thông tuệ linh hoạt. Nên ngẫm nghĩ kỹ về điều này v́ nó nắm giữ một bí nhiệm.

Lửa của cơi trí cũng biểu lộ theo hai cách:

Trước nhất, dưới h́nh thức Lửa Trí Tuệ, căn bản của mọi biểu lộ và theo một ư nghĩa đặc biệt huyền bí, là toàn thể các sự sống. Nó cung ứng sự liên quan giữa sự sống với h́nh hài, gữia tinh thần với vật chất và là nền tảng của chính tâm thức.

Thứ hai, dưới h́nh thức là Hành khí của Lửa (Elementals of Fire) hay là toàn bộ biểu lộ tích cực của tư tưởng, chính nó biểu lộ xuyên qua trung gian của các thực thể này, theo chính nguyên thể (essence) của chúng, chính là lửa.

 

1. Cơi của sự sống

………..

Adi………

Bể lửa

thiêng liêng

 

 

2. Cơi của sự sống

………Anupadaka…

Akasha

Chân Thần

 

 

3. Cơi của Tinh thần

.………..Atma………

Aether

4. Cơi của trực giác

...………Bồ đề………

Phong (Air)

5. Cơi của Trí tuệ

………..Trí tuệ………

Hoả

6. Cơi của dục vọng

……….Cảm dục……

Tinh tú quang

7. Cơi trọng trược

.......…Hồng trần……

Dĩ thái

 

GLBN  I, 105, 134, 135, 136.

Các nhị nguyên biểu lộ này tạo thành 4 yếu tố cần thiết trong tứ hạ thể Thượng Đế (logoic quaternary) (1), hay là bản chất hạ đẳng của Thượng Đế khi ta xét sự biểu lộ của Ngài theo quan điểm huyền bí; về phương diện ngoại môn, chúng là toàn bộ của tứ hạ thể Thượng Đế, cộng thêm nguyên khí thứ năm của Thượng Đế, tức thể trí vũ trụ.

Điểm Linh Quang (divine spark) đến nay vẫn chưa biểu lộ (cũng như hai lửa khác), dưới h́nh thức một nhị nguyên, mặc dù, những ǵ ẩn giấu trong chu kỳ sau này chỉ có sự tiến hoá mới hé lộ. Lửa thứ ba này cùng với hai lửa kia, tạo thành bộ năm thiết yếu cho sự phát triển tiến hoá Thượng Đế và bởi sự phối hợp hoàn hảo của nó với hai lửa kia khi diễn tŕnh tiến hoá tiếp diễn, ta thấy được mục tiêu của sự thành đạt của Thượng Đế cho chu kỳ lớn hơn này hay chu kỳ của Thái Dương hệ này.

Khi cung nguyên thuỷ, tức cung của hoạt động sáng suốt, cung thiêng liêng tức cung bác ái sáng suốt và cung vũ trụ thứ ba tức cung ư chí sáng suốt gặp nhau, phối hợp, hoà nhập và rực sáng. Thượng Đế sẽ nhận được cuộc điểm đạo thứ 5 của Ngài như vậy thành toàn được một trong các chu kỳ của Ngài. Khi chuyển động quay ṿng, tiến tới trước và xoắn ốc có chu kỳ, tác động trong sự tổng hợp hoàn hảo, lúc bấy giờ rung động mong muốn sẽ được đạt đến. Khi ba định luật Tiết Kiệm, Hấp Dẫn và Tổng Hợp tác động lẫn nhau một cách chính xác hoàn hảo, lúc bấy giờ thiên nhiên sẽ phô bày

1 Tứ hạ thể (the quaternary) được bao gồm bốn nguyên khí thấp (lower principles) và các lớp vỏ (sheaths, thể) mà qua đó các nguyên khí thấp này biểu lộ như một đơn vị chặt chẽ, được giữ chung lại với nhau trong khi biểu lộ bởi sức sống của thực thể ở bên trong.

một cách hoàn toàn sự vận hành cần thiết và sự thích ứng chính xác của h́nh hài vật chất đối với tinh thần nội tại, của vật chất đối với sự sống và của tâm thức đối với hiện thể của nó.

 

 

Bây giờ, chúng ta hăy xem xét một cách vắn tăt về sự tương hợp giữa tổng thể vĩ đại và đơn vị con người; và kế đó, phác hoạ chủ đề của chúng ta một cách chi tiết và xem xét các phần nhỏ trong đó, sẽ là sáng suốt nếu phân chia nó ra.

Lửa trong Tiểu thiên địa về cơ bản cũng có ba phần và biểu lộ làm năm.

1. Lửa Nội Tại truyền sinh lực: tương ứng với lửa do ma sát. Đây là toàn bộ của hoả xà cá nhân, nó làm linh hoạt xác thân và cũng biểu lộ theo hai cách:

Thứ nhất, dưới h́nh thức nhiệt tiềm ẩn (tiềm nhiệt) nó là

căn bản của sự sống của tế bào tựa h́nh cầu, hay nguyên tử,

và điều chỉnh sự quay của tế bào này so với tất cả tế bào khác.

Thứ hai, dưới h́nh thức hoạt nhiệt hay prana; nhiệt này làm linh hoạt vạn vật và là lực phát động (driving force) của h́nh hài đang tiến hoá. Nó tự biểu lộ trong bốn loại dĩ thái và trong trạng thái hơi, ở đây, người ta t́m thấy sự tương ứng trên cơi hồng trần liên quan tới con người so với Akasha và biểu lộ ngũ phân của nó trên cơi của Thái dương hệ.

Lửa này là sự rung động cơ bản của hệ thống nhỏ trong đó Chân Thần hay Tinh Thần nhân loại là Thượng Đế, và nó

46        nắm giữ phàm ngă hay con người vật chất hạ đẳng biểu lộ ra bên ngoài; như vậy, cho phép đơn vị tinh thần này tiếp xúc với cơi vật chất trọng trược nhất. Nó có sự tương ứng của nó trong cung hoạt động sáng suốt và được kiểm soát bởi Định Luật Tiết Kiệm ở một trong các tế phân của định luật này tức

là Định Luật Thích Nghi Thời gian (Law of Adaptation in Time).

2. Kế tiếp là Lửa hay Tia Lửa của Trí Tuệ tương ứng với Lửa Thái dương trong con người. Lửa này tạo thành đơn vị suy tư hữu ngă thức hay là linh hồn. Lửa của trí tuệ này bị chế ngự bởi Định Luật Hút như là sự tương ứng lớn hơn của nó. Sau này, chúng ta có thể bàn rộng về điểm này. Chính tia lửa trí tuệ này trong con người, biểu lộ như hoạt động xoắn ốc có chu kỳ, nó đưa đến sự bành trướng và rốt cuộc trở về trung tâm của hệ thống nó, tức Chân Thần -nguồn cội và mục tiêu cho Chân Thần nhập thế tức là con người. V́ trong đại vũ trụ, lửa này cũng biểu lộ theo hai cách.

Nó biểu lộ dưới h́nh thức ư chí sáng suốt, nối liền Chân Thần hay Tinh Thần với điểm tiếp xúc thấp nhất của nó là phàm ngă, tác động qua một hiện thể hồng trần.

Cho đến nay, nó cũng biểu lộ một cách thiếu hoàn hảo dưới h́nh thức yếu tố đem sinh lực trong các h́nh tư tưởng do chủ thể tư tưởng tạo ra. Cho đến nay, tương đối có ít h́nh tư tưởng, có thể nói là do trung tâm của tâm thức, tức chủ thể tư tưởng, tức Chân ngă tạo ra. Đến nay, rất ít người được giao tiếp chặt chẽ với thượng ngă (higher self) hay Chân ngă của họ, mà họ có thể kiến tạo vật chất của cơi trí thành một h́nh hài, h́nh hài này có thể được nói đến một cách đích thực là một biểu lộ của các tư tưởng, mục tiêu hay ước vọng của Chân Ngă của họ, tác động qua bộ óc hồng trần. Đa số các h́nh tư tưởng hiện nay đang lưu chuyển có thể nói là các kết hợp vật chất được kiến tạo thành h́nh hài với sự trợ giúp của trí cảm (tức là của dục vọng pha trộn chút ít trí tuệ, như vậy tạo ra sự pha trộn chất cảm dục với chất trí, mà hầu hết là

chất cảm dục), và phần lớn là do bởi tác động phản xạ của hành khí. Các nhị nguyên biểu lộ này là :

 

1. Lửa linh hoạt hay prana. Tiềm nhiệt hay thân nhiệt (bodily heat).

 

2. Năng lượng trí tuệ trong thể trí.

 

Các h́nh tư tưởng thuần tuư của thể trí, được làm cho sống động bởi lửa tự phát sinh, hay là bởi nguyên khí thứ năm và do đó là một phần của khu vực hay hệ thống kiểm soát của Chân Thần.

Hai điều này hợp thành một tứ nguyên huyền bí (esoteric quaternary), với yếu tố thứ năm, tức là điểm linh quang của ư chí sáng suốt, tạo thành năm của biểu lộ Chân Thần -biểu lộ trong trường hợp này có nghĩa là một biểu lộ nội tâm thuần tuư v́ không hẳn là tinh thần, cũng không hẳn là vật chất.

3. Cuối cùng có Ngọn Lửa Chân Thần Thiêng Liêng. Ngọn Lửa này biểu hiện rung động cao nhất mà Chân Thần có thể có được, bị chế ngự bởi định luật Tổng hợp và là nguyên nhân của chuyển động luỹ tiến của Nguyên sinh khí (Jiva) đang tiến hoá.

Cuối cùng chúng ta đến điểm hoà nhập hay đến cuối sự biểu lộ và đến tuyệt đích xét về mặt Chân Thần, của đại chu kỳ hay manvantara. Do đó chúng ta sẽ t́m thấy được ǵ? Cũng như trong đại thiên địa, sự pha trộn của ba loại lửa chính yếu của vũ trụ đánh dấu mức độ thành đạt của Thượng Đế, cũng vậy, trong sự pha trộn các lửa chính yếu của tiểu thiên địa, chắc chắn chúng ta cũng đạt đến sự toàn mỹ của thành tựu của con người trong chu kỳ này.

Khi tiềm hoả của phàm ngă pha trộn với lửa của trí tuệ, tức lửa của Chân Ngă, và cuối cùng hợp nhất (merge) với Ngọn Lửa Thiêng, lúc bấy giờ con người được điểm đạo lần thứ năm trong Thái dương hệ này và đă hoàn tất được một trong các chu kỳ lớn của con người (1).

Khi cả ba toả chiếu như một lửa duy nhất, sự giải thoát khỏi vật chất hay khỏi h́nh hài vật chất được thành tựu. Vật chất đă được hiệu chỉnh một cách thật đúng đối với tinh thần và sau cùng sự sống bên trong thoát ra khỏi lớp vỏ của nó mà hiện giờ chỉ tạo thành một vận hà cho sự giải thoát.   

Để nối tiếp sự khảo sát của chúng ta về các loại lửa đang duy tŕ cấu trúc của Thái dương hệ hữu h́nh và của con người hữu h́nh biểu lộ ra ngoại cảnh, chính con người này tạo ra sự phát triển tiến hoá và vốn là căn bản của mọi nở rộ ra ngoại cảnh, nên ghi nhớ rằng chúng biểu lộ như là toàn bộ sự sống sinh động của một Thái dương hệ, của một hành

1 Các thuật ngữ Phàm ngă (Lower self), Thượng ngă (Higher Self), Linh Ngă (Divine Self) dễ khiến ta nhầm lẫn cho đến khi đạo sinh hiểu rơ các đồng nghĩa khác nhau liên quan đến chúng. Bảng sau đây có thể hữu ích : Cha ...........................Con .....................................Mẹ Tinh thần .................Linh hồn ............................Xác thân Sự Sống ....................Tâm thức............................Sắc tướng ChânThần................Chânngă............................Phàm ngă Linh ngă...................Thượng ngă.......................Phàm ngă Tinh thần..................Biệt ngă(Individuality)…. Phàm ngă Điểm (The Point).....Tam nguyên (Triad)……. Tứ nguyên

(Quaternary) Chânthần.................Thái Dương Thiên Thần...Nguyệt Tinh Quân

tinh, của toàn thể cấu trúc của con người hoạt động linh hoạt trên cơi hồng trần và của nguyên tử của vật chất.

Nói một cách rộng hơn, chúng tôi muốn nói rằng Lửa thứ nhất hoàn toàn liên quan đến :

Hoạt động của vật chất.

Chuyển động quay của vật chất.

Sự phát triển của vật chất bằng ma sát, theo định luật tiết kiệm. Bà H.P.B. đề cập đến điều này trong bộ Giáo Lư Bí Nhiệm (xem quyển I, trang 169, 562, 567, 569, II, 258, 390, 547, 551, 552). Lửa thứ nh́ là lửa từ cơi trí vũ trụ, liên quan tới :

Sự biểu lộ tiến hoá của trí tuệ tức manas.

Sinh khí của linh hồn.

Sự biểu lộ tiến hoá của linh hồn khi nó biểu hiện dưới h́nh thức là một điều khó hiểu nó đưa tới sự tổng hợp của vật chất. Khi cả hai sát nhập lại bằng yếu tố năng lượng hoạt động này, th́ cái được gọi là tâm thức xuất hiện (1).

 

1 Trong quyển “Khảo cứu về Tâm Thức” (Study of Consciousness), bà Besant nói (trang 37) : “Tâm thức là thực tại duy nhất theo ư nghĩa đầy đủ nhất của cách nói được dùng nhiều đó; hệ quả của điều này là bất cứ thực tại nào được t́m thấy ở bất cứ nơi đâu đều xuất phát từ tâm thức. Do đó, mọi vật vốn là tư tưởng đều hiện hữu. Loại Tâm thức, mà trong ấy mọi vật hiện hữu, mọi vật, theo sát nghĩa, “có thể” cũng như “có thực” (“actual”) – “thực thể có thực” là những ǵ được nghĩ đến như là đang tồn tại bởi một tâm thức riêng biệt trong thời gian và không gian, c̣n “thực thể có thể” là tất cả những ǵ vốn không được nghĩ đến như vậy ở bất cứ giai đoạn nào trong thời gian và bất cứ điểm nào trong không gian – chúng ta gọi là Tâm Thức Tuyệt Đối (Absolute Consciousness). Đó

Khi sự phối hợp tiếp diễn và lửa trở nên ngày càng thêm

tổng hợp, toàn thể của biểu lộ đó mà chúng ta xem như cuộc

sống hữu thức trở nên ngày càng hoàn hảo hơn.

 Lửa này vận hành theo Định Luật Hút.

Kết quả tiếp theo trong chuyển động xoắn ốc có chu kỳ mà chúng ta gọi là sự tiến hoá của thái dương, trong thái dương hệ, nhưng nó là sự tiệm tiến (theo quan điểm của một vũ trụ) của hệ thống chúng ta đến tâm điểm của nó. Điều này phải được xem xét theo quan điểm thời gian (1).

 

là cái Tổng Thể (the All), cái Vĩnh Cửu (the Eternal), cái Vô hạn (the Infenite), cái Thường Tồn (the Changeless). Tâm thức xét theo thời gian và không gian và của tất cả các h́nh thức như đang hiện tồn trong chúng kế tiếp và đúng chỗ, là Tâm thức của Thượng Đế (Universal Consciousness), Đấng Duy Nhất mà người Ấn giáo gọi là Saguna Brahman -Đấng Vĩnh cửu với các thuộc tính -Đấng Pratyag-Atma -Nội ngă (the Inner Self); theo người Parsi là Hormuzd; theo người Hồi giáo là Allah. Tâm thức liên quan với một thời gian rơ rệt dù dài hay ngắn, với một không gian xác định, dù rộng lớn hay có giới hạn, là thuộc cá nhân, tâm thức của một Thực Thể cụ thể (concrete Being), một Đấng của nhiều vũ trụ, hay một vũ trụ, hay của bất luận cái gọi là một phần nào của một vũ trụ, phần của Đấng ấy và đối với Ngài do đó là một vũ trụ -các thuật ngữ này thay đổi tuỳ tầm mức năng lực của tâm thức; biết bao nhiêu là tư tưởng đại đồng như là một tâm thức riêng rẽ có thể hoàn toàn suy nghĩ, nghĩa là trên đó Ngài có thể áp đặt chính thực tại của Ngài, có thể được xét đến như là thực tại giống với chính Ngài, là vũ trụ của Ngài”. 1 Tâm thức đại đồng, được biểu lộ như là tâm thức trong thời gian và không gian, đúng như bà Besant diễn tả nó một cách tài t́nh biết bao, gồm mọi h́nh thức hoạt động, và sự tiến hoá theo chu kỳ xoắn

Lửa thứ ba liên quan đến :

a. Tiến hoá của tinh thần:

Ở giai đoạn này, một cách thực tiễn, không ǵ có thể được truyền đạt liên quan tới cuộc tiến hoá này. Sự phát triển của tinh thần, cho đến nay, chỉ có thể được diễn tả liên quan đến tiến hoá vật chất và chỉ qua sự thích ứng của hiện thể và

50 qua sự thích hợp của lớp vỏ, tức xác thân hay sắc tướng mới có thể đạt được tŕnh độ phát triển tinh thần bằng bất cứ cách nào. Một lời cảnh báo nên được đưa vào ở đây: Giống như trên cơi trần, hiện thể vật chất, không thể biểu hiện đầy đủ toàn thể tŕnh độ phát triển của chân ngă hay thượng ngă, cũng vậy, ngay cả chân ngă cũng không thể cảm nhận đầy đủ và biểu hiện được tính chất của tinh thần. V́ vậy, tâm thức con người hoàn toàn không thể đánh giá được một cách đúng đắn sự sống của tinh thần hay Chân Thần.

Tác động của ngọn lửa thiêng theo định luật Tổng Hợp -một thuật ngữ chung mà rốt cuộc ta sẽ thấy là nó bao gồm hai định luật khác dưới h́nh thức các tế phân.

Kết quả theo sau của chuyển động luỹ tiến -một chuyển động quay tṛn, theo chu kỳ và tiến tới.

 

Toàn thể vấn đề được bàn đến trong Bộ Luận này liên quan đến nguyên thể bên trong (subjective essence) của Thái dương hệ, chủ yếu không phải về khía cạnh bên ngoài cũng không phải về khía cạnh tâm linh. Nó liên quan đến các Đấng Cao Cả ngự trong h́nh hài sắc tướng, các Ngài biểu lộ dưới h́nh thức các yếu tố sống động qua trung gian vật chất và trước nhất thông qua chất dĩ thái. Các Ngài đang phát triển

ốc theo quan điểm của sự tiến hoá vũ trụ và có liên quan tới tâm thức tuyệt đối, lại có thể là xoay quanh.

một năng lực thứ hai, tức là lửa trí tuệ và về bản thể, chính các Ngài là các điểm lửa (points of fire), tách ra qua sự cọ xát vũ trụ, được tạo thành bởi sự quay của bánh xe vũ trụ, bị lôi cuốn vào biểu lộ nhất thời có giới hạn và rốt cuộc phải trở về trung tâm vũ trụ của các Ngài. Các Ngài sẽ trở lại gia thêm các kết quả của sự tăng trưởng tiến hoá và nhờ sự đồng hoá, các Ngài sẽ làm mạnh thêm bản chất căn bản và sẽ là lửa tinh thần cộng với lửa trí tuệ.

Lửa bên trong của vật chất, mà trong bộ Giáo Lư Bí Nhiệm được gọi là “lửa do ma sát”. Đó là một hậu quả chứ không phải nguyên nhân. Nó được tạo ra bởi hai thứ lửa tinh thần và trí tuệ (lửa điện và lửa thái dương) tiếp xúc với nhau qua trung gian vật chất. Năng lượng này biểu lộ trong chính

51 vật chất dưới h́nh thức lửa bên trong của mặt trời và của các hành tinh và có được một phản ảnh trong các lửa bên trong của con người. Con người là Ngọn Lửa Thiêng và lửa của trí tuệ tiếp xúc được với nhau qua trung gian của vật chất hay h́nh hài. Khi sự tiến hoá chấm dứt, lửa của vật chất th́ không thể nhận biết được. Nó chỉ tồn tại khi hai thứ lửa kia được kết hợp lại và nó không tồn tại khi chính nó tách ra khỏi chính vật chất. Bây giờ chúng ta hăy nhận xét vắn tắt vài sự kiện có liên quan đến lửa trong vật chất và chúng ta hăy xem xét chúng một cách thứ tự, để mặc thời gian làm sáng tỏ ư nghĩa của chúng. Trúơc nhất, chúng ta có thể nói rằng lửa bên trong vừa tiềm tàng vừa linh động, tự nó biểu lộ như là cái tổng hợp của các lửa được thừa nhận của Thái dương hệ, và thí dụ, biểu lộ dưới h́nh thức bức xạ mặt trời và sự cháy bên trong hành tinh. Đề tài này có phần nào được bao gồm bởi khoa học và được ẩn giấu dưới bí nhiệm của điện ở cơi hồng

trần, vốn là một biểu hiện của lửa bên trong linh hoạt của Thái dương hệ và của hành tinh giống y như sự cháy bên trong là một biểu hiện của lửa bên trong tiềm tàng. Các lửa sau này vốn ở bên trong của mỗi bầu hành tinh và là cơ bản của mọi sự sống biểu lộ ở cơi trần.

Thứ hai là, chúng ta có thể ghi nhận rằng lửa bên trong là căn bản của sự sống trong ba giới thấp của thiên nhiên, và trong giới thứ tư hay giới nhân loại có liên quan tới hai hiện thể thấp. Lửa của trí tuệ, khi phối hợp với các lửa bên trong, là căn bản của sự sống trong giới thứ tư, và khi được phối hợp (hiện nay chỉ mới một phần, c̣n sau này sẽ toàn thể), chúng sẽ kiểm soát con người tam phân hạ đẳng hay là phàm ngă; sự kiểm soát này kéo dài cho đến cuộc điểm đạo thứ nhất.

Cuối cùng là lửa Tinh thần, khi được phối trộn với hai lửa kia (sự phối trộn bắt đầu trong con người ở lần điểm đạo thứ nhất), hợp thành một căn bản của sự sống tinh thần. Khi cuộc tiến hoá nối tiếp trong giới thứ năm hay giới tinh thần, ba lửa này bùng cháy cùng lúc, tạo ra sự toàn giác (perfected

52        consciousness). Sự bùng cháy này đưa tới kết quả là cuối cùng tạo nên sự thanh luyện vật chất và sự thoả đáng theo sau của nó; vào lúc kết thúc cuộc biểu lộ, cuối cùng nó đưa đến sự huỷ diệt sắc tướng, sự tan biến của sắc tướng và kết thúc sự sống như được hiểu trên các cơi thấp. Theo thuật ngữ thần học Phật giáo, nó tạo ra sự tịch diệt (annihilation); điều này bao hàm không những sự mất tự thể (identity) mà c̣n là sự chấm dứt việc biểu lộ ra ngoại cảnh và sự đào thoát của Tinh Thần, cộng với trí tuệ vào trung tâm vũ trụ của nó. Nó có sự tương đồng của nó trong cuộc điểm đạo mà khi đó vị

cao đồ (adept) thoát khỏi các giới hạn của vật chất trong ba

cơi thấp. Lửa bên trong của Thái dương hệ, của hành tinh, và của

con người gồm có ba :

 

1. Lửa bên trong ở trung tâm của khối cầu, các ḷ lửa bên trong này tạo nên sự ấm áp. Đây là tiềm hoả.

 

2. Lửa bức xạ : Loại lửa này có thể được diễn tả dưới tên là điện của cơi trần, các tia sáng, và năng lượng dĩ thái. Đây là lửa linh hoạt.

 

3. Lửa thiết yếu hay là hoả hành khí, chính chúng sẽ là tinh hoa của lửa. Phần lớn, chúng được chia thành hai nhóm :

 

Hoả thiên thần (Fire devas) hay các thực thể tiến hoá thăng thượng.

Hoả tinh linh (Fire elementals) hay các thực thể tiến hoá giáng hạ.

 

Sau này chúng ta sẽ thêm chi tiết về đề tài này khi xét đến lửa của trí tuệ và bàn đến bản chất của các hành khí biết suy tư. Tất cả các hành khí và thiên thần này đều ở dưới sự kiểm soát của Hoả Tinh Quân (the Fire Lord), tức là Agni. Khi nói đến Ngài và thiên giới của Ngài, đề tài cần phải được xét rộng hơn.

Tuy nhiên, nơi đây, chúng ta có thể vạch ra rằng hai tŕnh bày đầu tiên của chúng ta liên quan đến lửa bên trong, diễn tả hiệu quả mà các hoả thực thể (fire entities) có được đối với môi trường bao quanh chúng. Nhiệt và phát xạ là các tên gọi khác có thể được dùng theo nghĩa này. Mỗi một trong các

53        hiệu quả này tạo ra một loại hiện tượng khác nhau. Tiềm hoả gây nên sự tăng trưởng tích cực của những ǵ mà nó được lồng vào trong đó, và gây nên sự thúc đẩy hướng thượng, sức thúc đẩy này đưa vào biểu lộ tất cả những ǵ được t́m thấy

trong các giới của thiên nhiên. Lửa phát xạ gây nên sự tăng trưởng liên tục của những ǵ đă đang phát triển, dưới ảnh hưởng của tiềm hoả, tới một mức độ có thể tiếp nhận được lửa bức xạ. Chúng ta hăy lập bảng biểu về việc đó như sau :

Thái dương hệ hay Đại thiên địa : Thái Dương Thượng Đế hay Đại Thiên Đế.

Tiềm hoả hay nội hoả tạo ra nhiệt bên trong nó làm cho Thái dương hệ sản sinh ra mọi h́nh thái của sự sống. Đó là hơi ấm có sẵn (inherent warmth) gây nên mọi sự thụ tinh dù là nơi người, động vật hoặc thực vật.

Lửa linh hoạt hay lửa bức xạ vẫn có trong sự sống và tạo ra sự tiến hoá của mọi vật vốn đă phát triển thành biểu lộ ngoại cảnh bằng tiềm hoả.

Hành Tinh Thượng Đế : Những ǵ được đề ra liên hệ đến thái dương hệ, nói chung có thể được khẳng định đối với tất cả các hành tinh mà trong bản chất của chúng phản ảnh cho vầng Thái Dương, huynh trưởng của chúng.

Nhân loại hay Con Người Tiểu Thiên Địa:

T́ềm hoả của nhân loại, tức là nhiệt ở bên trong thân người, tạo ra các h́nh thức khác nhau của sự sống, như là :

 

1. Các tế bào của thể xác.

 

2. Các cơ quan được nuôi dưỡng bởi tiềm nhiệt.

 

3. Sự sinh sôi nảy nở của chính nó trong các h́nh hài con người khác, tức cơ bản của chức năng tính dục.

 

Tuy nhiên, bức xạ của con người hay lửa linh hoạt (active fire), cho đến nay vẫn là một yếu tố ít được hiểu biết nhất. Nó liên quan tới hào quang sức khoẻ và liên quan tới bức xạ từ thể dĩ thái vốn làm cho một người thành một kẻ chữa bệnh và có thể truyền nhiệt linh hoạt (hoạt nhiệt).

Cần phải phân biệt giữa bức xạ từ thể dĩ thái vốn là một bức xạ của prana với từ điển, vốn là một sự phóng phát từ

54 một thể tinh anh (thường là thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ của Ngọn Lửa Thiêng trong lớp vỏ vật chất. Ngọn Lửa Thiêng được tạo ra trên cơi thứ hai, tức cơi Chân Thần, và từ điển (vốn là một phương pháp để giải thích lửa bức xạ), do đó được cảm nhận một cách tối thượng trên cơi thứ tư và thứ sáu hay là xuyên qua thể Bồ Đề và thể cảm dục. Như chúng ta biết, các cơi này có liên quan chặt chẽ với cơi thứ nh́. Sự phân biệt này rất quan trọng và phải được nhận ra một cách cẩn thận. Do đó, sau khi đă tŕnh bày như trên, chúng ta có thể tiếp tục đề cập một cách chi tiết hơn về lửa bên trong của các hệ thống, tiểu và đại thiên địa.  

 

 

 

ĐOẠN A

55 CÁC NỘI HOẢ CỦA CÁC THỂ

  

 

Do việc thường dùng tên gọi “lớp vỏ” (“sheath”), nên cần phải chú ư rằng chúng ta khảo sát các luồng hoả đang biểu lộ qua trung gian của các lớp ngoài này đối với các màn vật chất đang che giấu Thực Tại bên trong, Ở đây chúng ta sẽ không đề cập đến đề tài về các lớp vỏ trên các cơi cao, mà chỉ bàn đến luồng hoả làm linh hoạt ba hiện thể thấp -tức thể xác trong hai tế phân của nó (tức là thể dĩ thái và nhục thân), thể t́nh cảm hay thể cảm dục và thể hạ trí. Các đạo sinh không cẩn trọng thường bỏ qua sự kiện rằng cả hai thể cảm dục và thể hạ trí đều là vật chất, và cũng là vật chất theo cách riêng của nó, giống như là nhục thân và chất liệu mà chúng được tạo thành cũng được làm cho linh hoạt bởi lửa tam phân y như thể xác. Trong thể xác, chúng ta có các luồng hoả của phàm ngă (về mặt con vật) tập trung ở đáy xương sống. Chúng nằm ở một điểm có liên hệ với thể xác giống như mặt trời hồng trần so với Thái dương hệ. Điểm nhiệt trung ương này toả ra theo mọi hướng, dùng cột xương sống như là động mạch chính của nó, nhưng tác động có liên quan chặt chẽ với vài hạch

56 Đồ h́nh I

TIE ÁN HOA Ù CUÛA VA ÄT CHA ÁT

Thöôïng Ñeá cuûa moät Thaùi döông heä

âng taùch ra, chöa phaân hoùa

 

Vaät Chaát

Tamas, Tónh Taïi

t Chaát Goác :

Rajas, Hoaït Ñoäng

Sattva, HaøiHoøa

åi taâm thöùc cuûa Ngaøi.

töôûng, ñaøo caùc loă trong khoâng gian" trong Vaät Chaát Goá

c vaø

t Goác, laø nguyeân töû nguyeân sô, goïi laø :

ơi phuï thaáp cuûa coơi cao nhaát ñöôïc taïo thaønh Coơi thöù 7 (Maha paranirvanic)

i thöù 6) Coơi thöù 6

(Paranirvanic)

i thöù 5) Coơi thöù 5

(Nirvanic)

û coơi thöù 4) Coơi thöù 4 (Buddhic)

t chaát Vi töû coơi thöù 3 Coơi thöù 3

 

2, 3, 4, 5, 6, 7. (Manasic)

Ghi chuù

Apastattva (Vaät chaát Vi töû coơi thöù 2) Coơi thöù 2

caùc coơi phuï 2, 3, 4, 5, 6, 7. (Astral)

Matter) cuûa moät coơi laø keát quaû cuûa moät xoaùy löïc (vortex) taïo neân bôûi Tattva cuûa coơi keá treân trong

Prithivitattva (vi töû hoàng traàn) Coơi thöù 1

 

taäp hôïp thoâ tröôïc nhaát cuûa coơi cao keá ñoù, xoaùy

löïc naøy ñöôïc taïo ra bôûi moät Tanmatra môùi do Iswara ñöa ra.

caùc coơi phuï 2, 3, 4, 5, 6, 7. (Physical)

Trích từ tạp chí "The Theosophist", thaùng 12, 1899

thần kinh trung ương nằm bất cứ nơi đâu và có sự kết hợp đặc biệt với lá lách.

Trong thể dĩ thái, vốn là một mô phỏng đúng y như đối phần trọng trược của nó, chúng ta có cơ quan của lửa linh hoạt hay lửa bức xạ, và, như được biết rơ, đó là hiện thể của prana. Chức năng của nó là tích chứa các tia sáng bức xạ và nhiệt nhận được từ mặt trời và truyền chúng, qua lá lách, đến mọi phần của thể xác. Vậy th́, trong tương lai, người ta sẽ đi đến chỗ nhận ra rằng xương sống và lá lách cực kỳ quan trọng cho t́nh trạng sức khoẻ thể xác của con người, và khi cột xương sống nằm thật đúng và thật thẳng và khi lá lách không bị sung huyết và trong t́nh trạng khoẻ mạnh, sẽ có ít sự xáo trộn trong nhục thân. Khi ḷ lửa vật chất cháy sáng và khi nhiện liệu của thể xác (tức tia prana) được đồng hoá một cách thích ứng, xác thân con người sẽ vận hành như ư muốn.

Vấn đề về việc phối hợp hai luồng hoả này vốn đầy đủ ở một người b́nh thường và khoẻ mạnh, sẽ thu hút sự chú ư của các nhà y học hiện đại. Lúc ấy, chính y sẽ quan tâm tới việc loại bỏ sự tắc nghẽn thần kinh hay tắc nghẽn vật chất để chừa lại một vận hà thông suốt cho hơi ấm bên trong. Sự phối hợp này, hiện nay đang là một sự tăng trưởng tự nhiên và thông thường trong mỗi người, là một trong các dấu hiệu của thành tựu hay sự khai mở trong một Thái dương hệ trước. Giống như việc điểm đạo và giải thoát được ghi dấu trong Thái dương hệ này bằng sự phối hợp các luồng hoả của thể xác, của trí tuệ và của Tinh Thần, cũng vậy, trong một chu kỳ trước, sự thành tựu được đánh dấu bằng sự phối hợp các lửa tiềm tàng của vật chất với lửa bức xạ hay lửa linh hoạt và kế đó là sự phối hợp hai lửa này với lửa của trí tuệ. Trong chu kỳ trước các hiệu quả trong sự biểu lộ của Lửa Thiêng th́ quá

xa xăm và kín đáo đến nỗi mà hiếm khi nhận ra được, dù là nhận ra một cách lờ mờ ở đó. Sự tương đồng của nó có thể được nh́n thấy trong giới động vật, trong đó bản năng nắm

58 giữ trực giác đang tiềm tàng c̣n Tinh thần đang ứng linh một cách lờ mờ. Tuy nhiên, tất cả chỉ là một phần của tổng thể thiêng liêng. Đề tài về nhiệt bức xạ của hệ thống đại và tiểu thiên địa sẽ được bàn đến chi tiết về sau này. Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến tiềm hoả bên trong của :

Thái dương.

Hành tinh.

Con người.

Nguyên tử.

 

Chúng ta phải nhớ rằng trong cả hai thể cảm dục và trí tuệ có các đối phần của các trung tâm lực như đă thấy trong thể xác. Các trung tâm này liên quan đến vật chất và sự tiến hoá của nó. Một phát biểu căn bản có thể được đưa ra liên quan đến lửa bên trong của cả bốn (thái dương, hành tinh, con người và nguyên tử):

Trong Thái dương, hành tinh, con người và trong nguyên tử có một điểm nhiệt trung tâm, hay là (tôi tạm dùng một thuật ngữ có giới hạn và không thích hợp) một hang lửa trung ương, hay cái nhân của nhiệt và cái nhân trung ương này đạt tới giới hạn của vùng ảnh hưởng của nó, tức là ṿng giới hạn của nó, bằng một vận hà tam phân (1).

1 “Bản chất thiêng liêng đang tràn ngập khắp toàn thể vũ trụ gồm nhiều triệu thái dương hệ được mặt trời chúng ta bắt kịp và vượt qua bằng một h́nh thức biểu lộ đến các ranh giới xa nhất của thái dương hệ chúng ta, thế nên nguyên thể biểu lộ này có thể là vùng đất căn bản của sự tăng trưởng, bảo tồn và huỷ diệt của thế giới

a) Thái dương : Bên trong mặt trời, ngay giữa tâm là một biển lửa hay nhiệt, nhưng không phải là một biển lửa ngọn. Ở điểm này sự phân biệt có lẽ sẽ không có ư nghĩa đối với một số người. Đó là trung tâm của khối cầu và là điểm cháy rực bên trong ghê gớm nhất, nhưng có ít liên quan đến các

59        ngọn lửa hay chất khí đang cháy (bạn muốn dùng thuật ngữ nào cũng được) vốn thường được hiểu là sẽ hiện hữu khi nào mặt trời được xét đến. Đó là điểm cháy rực mạnh mẽ nhất và khối cầu lửa bên ngoài chỉ là sự biểu lộ của sự cháy bên trong đó. Nhiệt trung ương này toả ra sức nóng của nó tới mọi phần của Thái dương hệ bằng một vận hà tam phân hay là xuyên qua các “Tia Tiếp Cận” (“Rays of Approach”) của nó vốn ở trong toàn bộ của chúng gợi cho chúng ta ư tưởng về “sức nóng của mặt trời”.

 

1. Akasha chính là vật chất sinh khí, hay là vật chất được kích động bởi tiềm nhiệt.

 

2. Điện lực tức là chất liệu của một cực và được truyền sinh lực bằng một trong ba ngôi Thượng Đế. Để diễn tả điều đó một cách huyền linh hơn người ta nói đó là chất liệu biểu hiện cho đặc tính của các Tinh Quân Vũ Trụ mà đó chính là năng lượng của Ngài.

 

chúng ta, bản chất thiêng liêng đó chỉ là Nadam của triết lư yoga của chúng ta và Nadam đó hay là OM sau đó tự biểu lộ dưới h́nh thức bảy ḍng (Streams). Cái chưa biểu lộ trở thành cái biểu lộ bởi hay là được sinh ra bởi sự phân nhánh tiếp theo sau. Các ḍng này là bảy nguyên âm hay bảy nốt. Bảy nguyên âm và nốt này phải có các mối tương quan đặc biệt với bảy âm vận của kinh Veda giống như các con tuấn mă của “bản thể mặt trời”.

Some Thoughts on the Gita, trang 74

3. Các Tia sáng của trạng thái Prana, một số các tia đó hiện giờ đă được các nhà khoa học hiện đại nhận biết. Chúng chỉ là các trạng thái nhiệt tiềm tàng của mặt trời khi mặt trời tiến đến gần Địa Cầu bằng một đường đặc biệt có ít sự đối kháng nhất.

Khi thuật ngữ “vận hà hay tia tiếp cận” được dùng, nó có nghĩa là sự tiến từ trung tâm của bức xạ mặt trời đến ngoại biên. Những ǵ gặp được trong sự tiếp cận đó – thí dụ như là các thể của hành tinh -sẽ bị tác động bởi luồng akasha, luồng diện hay luồng Prana theo một đường lối nào đó. Nhưng tất cả các luồng này chỉ là các lửa bên trong của Thái dương hệ khi được nh́n từ một điểm nào đó trong không gian của vũ trụ, chứ không phải không gian của mặt trời. Do đó điều hiển nhiên là vấn đề lửa này cũng phức tạp như vấn đề các cung. Lửa bên trong của Thái dương hệ trở thành Lửa bên ngoài và Lửa phát xạ khi xét theo quan điểm một hành tinh; trong khi lửa bên trong của hành tinh sẽ tác động vào con người dưới h́nh thức bức xạ theo đúng cùng một cách thức như là các phóng phát prana của thể dĩ thái – con người tác động vào một thể xác khác dưới h́nh thức bức xạ. Điểm cần phải hiểu

60        rơ trong tất cả các trạng thái này và tất cả có liên quan với vật chất chớ không phải liên quan với trí tuệ hay Tinh Thần.

b) Hành tinh. Sâu trong tâm của hành tinh – thí dụ như địa cầu – là các nội hoả đang nằm giữa bầu hành tinh, hay là các hang động – đang tràn ngập với lửa cháy rực – làm cho sự sống trên bầu hành tinh khó mà có được chút xíu nào. Các lửa bên trong của nguyệt cầu thực tế đă tắt và do đó nguyệt cầu không chiếu sáng, trừ việc soi sáng nhờ vào phản chiếu, do chỗ không c̣n lửa bên trong để phối hợp và trộn lẫn với ánh sáng bên ngoài. Các lửa bên trong này của địa cầu có thể

được thấy tác động, như là trong thái dương, xuyên qua ba vận hà chính :

 

1. Chất liệu tạo tác hay là vật chất của hành tinh được nhiệt làm cho sinh động. Nhiệt và vật chất này cũng tác động giống như mẹ của vạn vật để làm nẩy mầm, và dưới h́nh thức kẻ bảo vệ cho mọi vật đang trú ẩn tại đó và trên đó. Chất này tương tự với akasha, tức là chất linh hoạt đem lại sinh lực của Thái dương hệ vốn đang bảo dưỡng mọi vật như là một từ mẫu.

 

2. Lưu chất mang điện (Electrical fluid), một lưu chất tiềm tàng trong hành tinh, nhưng cho đến nay vẫn ít được nhận ra. Có lẽ hay hơn là diễn tả bằng thuật ngữ “từ điển sinh động” (“animal magnetism”). Đó là đặc tính phân biệt của bầu khí quyển của một hành tinh, hay là ṿng giới hạn có mang điện của nó. Đó là đối cực so với lưu chất mang điện của mặt trời, và sự tiếp xúc của cả hai và việc vận dụng đúng các lưu chất đó là mục đích – có lẽ chưa được nhận ra -của mọi nỗ lực khoa học trong lúc này.

 

3. Tia phóng phát (emanation) bức xạ của hành tinh mà chúng ta có thể gọi là Prana hành tinh. Đó cũng là những ǵ được nói tới khi người ta nói đến các tính chất đem lại sức khoẻ của Mẹ Thiên Nhiên và đó là mặt sau của lời kêu gọi của người thầy thuốc hiện tại, khi y nói một cách khôn ngoan “Hăy hướng về Địa Cầu” (“Back to the Earth”). Chính ḍng phóng phát Prana này tác động trên thể xác, mặc dù trong trường hợp này không xuyên qua thể dĩ thái. Nó được hấp thụ hoàn toàn qua lớp da và các lỗ chân lông là con đường dễ dàng nhất của nó.

 

c) Con người. Ở đáy xương sống có tàng ẩn lửa của hệ thống con người hay là các lửa bên trong của tiểu thiên địa.

Trung tâm lực nằm ở đó và từ đó, các bức xạ tiến về phía trước dọc theo ba vận hà có thể nhận thấy được trong xương sống.

 

1. Hơi ấm của thân thể, vận hà mà dọc theo đó nhiệt toả ra và có mục tiêu chú tâm của nó là sưởi ấm cho cơ thể. Sức sống này của chất đặc của cơ thể t́m thấy sự tương ứng của nó trong Akasha của Thái dương hệ và trong chất liệu tạo tác của hành tinh.

 

2. Sự ứng đáp của thần kinh (Nervous response). Đây là lưu chất bền bĩ mang sinh lực, chính nó dùng vào việc kích thích các trung tâm thần kinh và chính nó tạo ra đáp ứng về điện cho sự tiếp xúc giữa thần kinh và năo bộ. Ngày nay, nên khảo cứu kỹ lưỡng hơn về điều này. Nó tương ứng với điện của Thái dương hệ và điện của hành tinh.

 

3. Bức xạ Prana. Xuyên qua thể dĩ thái của con người, bức xạ này tương ứng với Prana thái dương và Prana hành tinh. Bức xạ này chủ yếu là lộ ra trong hào quang sức khoẻ và không có liên quan ǵ với các tính chất từ điển, như thường được diễn dịch khi xem phàm ngă hay con người như một đơn vị. Tôi đă lặp lại điều này v́ rất cần thiết rằng không nên có sự nhầm lẫn trong tâm trí giữa từ điển vốn là một bức xạ về tinh thần với những ǵ thuần khiết là động vật.

 

Ở đây có thể là khôn ngoan mà nêu ra rằng sự biểu lộ tam phân này của lửa cũng lộ ra trong thể cảm dục và thể trí, có liên quan với chất liệu của những thể kia. Chúng ta có thể tŕnh bày lửa này trong cách biểu lộ tam phân của nó như là toàn bộ của lửa chính yếu hay hoạt động sự sống của Thượng

62        Đế Ngôi Ba. Nên cẩn thận ghi nhớ rằng sự biểu lộ công tác của Ba Ngôi Thượng Đế là biểu lộ của trí tuệ của một Thực Thể vũ trụ nào đó. Cũng thế, bảy Thực Thể Thông Linh Hành

Tinh, tức bảy Hành Tinh Thượng Đế, là bảy vị Thượng Đế (cũng là các Đấng Vũ Trụ) trong toàn thể, các Ngài hợp thành Cơ Thể của Thượng Đế Ba Ngôi. Do đó, chúng ta có :

 

1. Thượng Đế không biến phân (The undifferen–tiated Logos), một Thực Thể Thông Linh Vũ Trụ.

 

2. Thượng Đế, với biểu lộ Ba Ngôi :

 

 Tinh Quân Ư Chí Quyền Năng vũ trụ.

 Tinh Quân Bác Ái và Minh Triết vũ trụ.

 Tinh Quân Trí Tuệ Hoạt Động vũ trụ.

 

3. Thượng Đế ba ngôi, khi biểu lộ thất phân, nghĩa là bảy vị Hành Tinh Thượng Đế (1)(2)

1 Ông Rubba Rao có viết ở trang 20 của quyển “Esoteric Writings” : “Theo một qui tắc tổng quát, khi nào bảy thực thể được ghi nhận trong khoa huyền linh học cổ xưa của Ấn Độ về bất cứ phương diện nào, bạn phải nghĩ rằng bảy thực thể đó sở dĩ có được là do ba thực thể đầu tiên và đến phiên ba thực thể này lại tiến hoá từ một thực thể đơn nhất hay chân thần. Lấy một thí dụ quen thuộc, bảy tia có màu trong ánh sáng mặt trời tiến hoá từ ba tia có màu nguyên thuỷ; và ba màu nguyên thuỷ đồng hiện tồn với bốn màu thứ yếu trong ánh sáng mặt trời. Tương tự như thế, ba thực thể nguyên thuỷ đă khai sinh ra con người đồng hiện tồn trong y, cùng với bốn thực thể thứ yếu vốn phát xuất từ các kết hợp khác nhau của ba thực thể nguyên thuỷ”… Trong thuật ngữ Thiên Chúa giáo các Thực Thể này là Ba Ngôi (Three Persons) của Tam Vị Nhất Thể (Trinity) và Bảy Tinh Quân trước Thiên Toà. So sánh với câu: “Đức Chúa Trời chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt” (Heb. 12. 29).(Bản dịch Thánh kinh của nhà XB Tôn giáo Hà Nội 2.003) 2 “Tôi có nói khi nhắc đến Đức Thượng Đế này, rằng hoàn toàn có thể là chính Thượng Đế hiện ra dưới dạng của Đức Dhyan Chohan đầu tiên, hay Hành Tinh Thượng Đế, khi sự tiến hoá của con người

(1).

Mỗi một trong số các Thực Thể Thông Linh vũ trụ này là Lửa, trong nguyên thể chính yếu của Ngài. Mỗi vị biểu lộ dưới h́nh thức lửa theo ba cách. Theo quan điểm thời gian, Tinh Quân vũ trụ của Trí Tuệ linh hoạt, xét theo quan điểm tiến hoá vũ trụ, th́ tiến hoá hơn hai huynh đệ của Ngài. Ngài là sự sống của vật chất, Lửa bên trong tiềm tàng của vật chất.

được bắt đầu lại sau thời kỳ bất hoạt động cuối cùng trên hành tinh này, như có nói đến trong sách của ông Sinnett, quyển Esoteric Buddhism, và sau khi đặt luồng tiến hoá vào chuyển động, rút lui khỏi b́nh diện tinh thần thích hợp với bản chất của riêng nó và đă xem xét qua sự chú tâm của nhân loại, và đôi khi xuất hiện liên quan đến một con người cá biệt đối với sự tốt lành của nhân loại. Hoặc là bạn có thể nh́n vào Thượng Đế tiêu biểu bởi Đức Krishna như thuộc về cùng một đẳng cấp như Thượng Đế. Khi nói đến chính Ngài, Đức Krishna nói (chương X câu 6): “Bảy đại Rishis, bốn vị có trước Bàn Cổ, chia sớt bản thể của ta, được sinh ra từ trí ta : từ các vị đó mà sinh ra nhân loại và thế giới”.

Ngài nói đến bảy Rishis và đến các vị Manus như là các Manasaputras của Ngài, hay là Các Đấng Con do trí tuệ sinh ra, mà họ sẽ trở thành nếu Ngài được gọi là Prajapati, Đấng xuất hiện trên hành tinh này và đă khởi sự công tŕnh tiến hoá”.

Tạp chí Theosophist, quyển VIII, trang 443. 1 Nên ghi nhớ biểu đồ sau đây : 7 chủng chi (branch race) tạo thành… một giống dân phụ (subrace)        7 giống dân phụ tạo thành ………….. một căn chủng (rootrace) 7 căn chủng tạo thành …….một chu kỳ thế gian (one world period)     7 chu kỳ thế gian tạo thành ………….một ṿng tiến hoá (round) 7 ṿng tiến hoá tạo thành ……………một chu kỳ dăy (chain period) 7 chu kỳ dăy tạo thành … một hệ thống hành tinh (planetary scheme) 10 hệ thống hành tinh tạo thành …… một thái dương hệ

Bản chất của Ngài là bản chất của lửa đang nằm ở tâm của mặt trời, của hành tinh và của các h́nh hài vật chất của con người. Ngài là toàn bộ của quá khứ.

Tinh Quân Bác Ái Vũ trụ hiện nay đang t́m cách hợp nhất với Huynh Đệ của Ngài, và, theo quan điểm thời gian tiêu biểu cho mọi Hiện tại. Ngài là toàn bộ của tất cả những ǵ được tiêu biểu; Ngài là Sự Sống hữu thức. Ngài là Đấng Con Thiêng và sự sống cùng bản chất Ngài tiến hoá xuyên qua mọi h́nh thức hiện hữu. Đấng Tinh Quân Ư Chí Vũ Trụ nắm giữ tương lai trong thiên cơ và tâm thức của Ngài. Tất cả ba Đấng là Các Con của một Từ Phụ, cả ba là các trạng thái của Thượng Đế Duy Nhất (One God) cả ba Đấng là Tinh Thần, cả ba Đấng là Linh Hồn và cả ba Đấng là các Tia (Rays) xuất phát từ một trung tâm vũ trụ. Cả ba Đấng đều là chất liệu nguyên thuỷ, nhưng trong quá khứ một Đấng là Con Trưởng, hiện tại một Đấng khác giữ địa vị lănh đạo, và trong tương lai c̣n một Đấng nữa. Nhưng điều này chỉ xảy ra trong Thời Gian. Theo quan điểm Hiện Tại Vĩnh Cửu, không một vị nào cao hơn hay thấp hơn một vị nào v́ Đấng cuối cùng sẽ là đầu tiên và Đấng đầu tiên sẽ là cuối cùng. Lúc không biểu lộ, thời gian sẽ không có, khi không biểu lộ ra ngoại cảnh, các trạng thái tâm thức đều là hư vô.

Lửa Tinh Thần là lửa chủ yếu của Thượng Đế Ngôi Một, Ngôi Ư Chí, cộng với lửa của Thượng Đế Ngôi Hai, Ngôi Bác Ái. Cả hai Thực Thể Thông Linh vũ trụ này trộn lẫn, phối hợp nhau và biểu lộ như Linh Hồn, sử dụng sự trợ giúp của Thượng Đế Ngôi Ba để biểu lộ. Ba thứ lửa trộn lẫn và phối hợp. Trong cuộc tuần hoàn thứ tư và trên bầu thứ tư của hệ thống hành tinh chúng ta, các lửa của Thượng Đế Ngôi Ba,

64 của vật chất thông tuệ trộn lẫn ít nhiều với lửa của trí tuệ vũ

trụ, biểu lộ dưới h́nh thức ư chí hay quyền năng và làm linh hoạt Chủ Thể Tư Tưởng trên mọi cơi. Mục tiêu của sự hợp tác của các Ngài là sự biểu lộ hoàn hảo của Đấng Bác ái vũ trụ. Điều này nên được suy gẫm v́ nó tiết lộ một bí nhiệm.

Sự phối hợp của ba lửa, sự hoà lẫn của ba Linh Quang và sự hợp tác của Ba Ngôi Thượng Đế (vào lúc này và trong Thái dương hệ này) có mục đích là phát triển Nguyên Thể (Essence) của Tinh Quân Bác Ái vũ trụ. Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thượng Đế. Sớm hay muộn hơn đều không được, chỉ ngay lúc này thôi. Khi nh́n từ cơi trí vũ trụ, cả Ba Ngôi cấu thành Phàm Ngă của Thượng Đế và được thấy đang vận hành như một. Đó là cái bí nhiệm (được nhận ra như là sự thực, dù không hiểu rơ được) của sức nóng quá độ được diễn tả một cách huyền bí, của thể cảm dục hay thể trung ương của phàm ngă tam phân. Nó làm linh hoạt và kiểm soát thể xác, c̣n các ước muốn của nó thống trị trong đa số các trường hợp; nó biểu lộ trong thời gian và không gian sự tương tự của việc hợp nhất tạm thời của tinh thần và vật chất, các lửa của bác ái vũ trụ và lửa của vật chất được phối hợp. Một sự tương đồng như thế được t́m thấy trong sức nóng hiện ra bên ngoài trong Thái dương hệ thứ hai này.

d. Nguyên tử. Các lửa bên trong của nguyên tử cũng có thể được thấy tác động theo các đường tương tự, các nhà khoa học cũng đă nhận ra ít nhiều bằng chứng của chúng. Điều này vốn dĩ như thế, không cần đi sâu hơn vào chi tiết (1).

1 Cần nên nhớ rằng, chỉ có tỷ lệ th́ không phải là quan trọng, v́ độ lớn, và độ nhỏ về cơ bản chỉ có tính cách tương đối. Số phận của mỗi nguyên tử là để tạo ra một Brahmanda. Brahmanda tương tự hoặc nhỏ hơn, hoặc lớn hơn cái của chúng ta được giữ chung lại bởi một mặt trời, vốn hiện hữu trong mỗi nguyên tử. Vishvas, hệ thống  

 

 

Bây giờ, chúng ta có thể xem xét một cách vắn tắt về vấn đề hoả tinh linh và hoả thiên thần, và rồi bàn về sự liên quan của cung phàm ngă đối với lửa bên trong này của Thái dương hệ trong biểu lộ tam phân của nó.

Một số sự kiện được nhận ra liên quan với hoả chơn linh (nếu chúng có thể được gọi như thế). Sự kiện căn bản phải được nhấn mạnh ở đây là Agni, tức Hỏa Tinh Quân (Lord of Fire), cai quản khắp các hoả tinh linh và hoả thiên thần trên ba cơi tiến hoá nhân loại là hồng trần, cảm dục và hạ trí, và thống ngự chúng không những trên địa cầu này mà c̣n trên ba cơi giới trong mọi phần của Thái dương hệ. Ngài là một trong số bảy Huynh Đệ (dùng một diễn tả quen thuộc đối với các nhà nghiên cứu bộ Giáo Lư Bí Nhiệm) mỗi vị tượng trưng cho một trong bảy nguyên khí hay chính các vị là bảy trung tâm lực trong cơ thể của Hoả Tinh Quân vũ trụ mà bà Blavatsky gọi là “Fohat”. Ngài là Đấng Thông Tuệ linh hoạt của lửa, là cơ bản của các lửa bên trong của Thái dương hệ. Mỗi một trong số các Đấng này thống ngự trên mỗi cơi và ba vị Huynh Trưởng (luôn luôn là ba vị hiển lộ và sau đó là bảy vị, các Ngài rốt cuộc sẽ phối hợp thành ba nguyên thuỷ) ngự trị trên cơi 1, 3, và 5 hay là trên cơi Tối Đại Niết Bàn (adi), cơi

thế giới lớn, có trong một nguyên tử, và các nguyên tử lại tồn tại trong các vishvas này. Đây là ư nghĩa của “cái đa tạp từ cái duy nhất” (“many from one”); khi nào chúng ta thấy cái duy nhất, chúng ta cũng sẽ nhận ra cái đa tạp và ngược lại. Sau khi cố đạt được năng lực và sau đó thực sự tạo ra được một brahmanda, giai đoạn kế tiếp là tạo ra một jagat, kế đó một vishva, tiếp theo là một maha-vishva và v.v.., cho tới khi trạng thái maha-vishnu được đạt tới”. Bhagavan Das in the Pranava Vada, trang 94.

Niết Bàn (atma) (1) và cơi trí (manas). Ở đây, chúng ta cần nhớ rằng các Ngài là lửa được xét trong trạng thái thứ ba, tức

66        lửa của vật chất. Trong toàn thể của các Ngài, bảy Đấng này hợp thành tinh hoa của Tinh Quân vũ trụ mà các sách huyền linh gọi là Fohat (2).

1 Như bạn đều biết, Atma hàm ư là bản ngă (self) hay là ego hay là một trung tâm ư thức được biệt ngă hoá mà mọi kinh nghiệm trần gian ở trạng thái nhị nguyên của chúng tức là kinh nghiệm bên trong và bên ngoài tụ lại thành nhóm và tự chúng sắp xếp lại chung quanh đó như đó là một trong các điểm hội tụ từ đó xuất hiện các tia sáng để soi sáng các ḍng nước vũ trụ (cosmic waters) và trong đó cũng hội tụ các tia sáng (rays) được các ḍng nước này gửi trở lại. Trong các tác phẩm về Minh Triết Thiêng Liêng, nó được gọi là biệt ngă hữu ngă thức (the selfconscious individuality) hay là Thượng Trí (Higher Manas). Theo quan điểm này, bạn sẽ thấy rằng Thượng Trí là nguyên khí quan trọng nhất hay là trực trung tâm (central pivot) của cấu tạo con người hay là linh hồn đích thực. Đó là tuyến mà người nào muốn biết chân lư và nâng chính ḿnh ra khỏi t́nh trạng hiện tồn bị chi phối này nên nắm giữ. Có khi người ta lại bài bác rằng Atma đại diện cho nguyên khí thứ bảy theo cách chia thất phân của Minh Triết Thiêng Liêng, và Manas th́ thấp hơn nhiều trong hệ thống phân chia đó. Nhưng câu trả lời rơ ràng là nguyên khí thứ bảy là trạng thái cuối cùng mà bản ngă có thể đạt tới sau khi vượt qua đại dương của cuộc sống bị chi phối hay là bánh xe luân hồi (samsara).

Trích từ Some Thoughts on the Gita, trang 26. 2 Fohat hay điện là một Thực Thể Thông Linh (Entity). Ngài là Thực Thể Thông Linh Nguyên Thuỷ có mang điện.             GLBN  I, 105. Ngài là …. Ư Chí (Will)       GLBN  I, 136 Ngài là ……Bác ái Minh triết GLBN I,  100, 144, 155. Ngài là ……Thông Tuệ Hoạt Động GLBN  I, 136 Do đó Ngài là Thượng Đế GLBN  I, 167.

Cũng thế, theo cùng nghĩa như là bảy vị Chohans (1) với các nhóm môn đồ gắn bó của các Ngài, hợp thành bản thể (essence) hay các trung tâm lực trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế. Đến phiên các Đấng này lại hợp thành bản thể của Thái Dương Thượng Đế.

Mỗi một trong số bảy Hoả Tinh Quân (2) này được phân hoá ra thành nhiều nhóm hoả thực thể, từ các Thiên Thần Tinh Quân (Deva-Lords) của một cơi giới xuống đến các hoả tinh linh nhỏ bé của các ḷ lửa trong nhà. Chúng ta không bàn đến các tinh chất của lửa (fiery essences) thuộc các cơi giới cao ở giai đoạn này trong cuộc thảo luận của chúng ta. Chúng ta sẽ chỉ kể ra một cách vắn tắt một số trong các nhóm được biết nhiều nhất như đă được tiếp xúc trong ba cơi thấp.

1. Cơi hồng trần:

Hoả tinh linh (Salamanders), các hoả tinh linh nhỏ bé mà người ta có thể thấy đang nhảy múa trong mọi ngọn lửa, chăm sóc lửa của ḷ sưởi, của nhà ở và lửa của xưởng máy.

Ngài là toàn bộ năng lượng của bảy Spirits Ngài là toàn bộ của Thượng Đế GLBN  I, 169. 1 Chohan (tiếng Tây Tạng). Một Tinh Quân (Lord) hay Chân Sư (Master). Một Bậc Điểm Đạo cao (a high Adept). Một Đấng Điểm Đạo đă được hơn năm lần điểm đạo chủ yếu (five major Initiations) làm cho Ngài trở thành “Chân Sư Minh Triết”. 2 Bảy Huynh Trưởng (seven Brothers). Xem GLBN I, 105. Bảy vị này là bảy biến phân (differentiations) của năng lượng điện nguyên thuỷ (primordial electric energy). Cơi (plane). Khi được dùng trong huyền bí học, thuật ngữ này chỉ phạm vi hay mức độ của một trạng thái tâm thức nào đó hoặc của năng lực nhận thức của một tập hợp các giác quan đặc biệt hoặc tác động của một mănh lực đặc biệt, hoặc trạng thái vật chất tương ứng với bất cứ thứ loại nào nói ở trên.

Chúng cùng một nhóm với các thần lửa bậc thấp, các thần lửa này có thể được giao tiếp ở sâu trong trung tâm cháy rực của hành tinh.

Hoả thần thấp (Fire spirits) tiềm ẩn trong mọi điểm tập trung nhiệt, chính chúng là tinh chất của hơi ấm và có thể 67 được tiếp xúc trong nhiệt của cơ thể, hoặc của con người hay

con thú và chúng cũng là hơi ấm địa cầu.

Hoả thần cao (Agnichaitans), một hạng hoả thần cao cấp, các vị này tạo thành một đám xoáy lửa khi xét trên một mức độ lớn, như là trong các hoả sơn và các đám cháy gây huỷ diệt lớn. Nhóm này liên kết chặt chẽ với một nhóm thiên thần c̣n quan trọng hơn nữa, để tạo thành lớp vỏ cháy rực của mặt trời.

Tinh linh Prana (Pranic elementals) các tinh chất lửa nhỏ bé này có khả năng thấm nhập vào cấu trúc của cơ thể người, của cây cối hay của tất cả những ǵ có thể t́m thấy trong giới nhân loại, thực vật và động vật, nhóm này trộn lẫn với các lửa của các hệ thống tiểu vũ trụ.

Một vài giới thiên thần có thể được mô tả như là đem lại linh hồn (ensouling) cho các tia sáng vĩ đại và chính các Ngài là tinh hoa của các tia đó. Các h́nh thức khác của các sự sống tinh linh và của các nhóm thiên thần như thế có thể được liệt kê ra, nhưng bảng ở trên cũng đủ cho mục đích hiện tại của ta.

2. Cơi cảm dục

Các tinh chất lửa của cơi giới này khó cho ta hiểu rơ hơn, v́ cho đến nay, ta không thấy được trên cơi đó.

Chính chúng là hơi ấm và sức nóng của thể xúc cảm và của thể cảm giác. Nhóm này thuộc về một đẳng cấp thấp khi ở trên con đường dục vọng, và thuộc đẳng cấp cao hơn khi ở

trên con đường đạo tâm v́ lúc bấy giờ tinh linh chuyển hoá thành thiên thần.

Đẳng cấp và hàng ngũ của chúng th́ nhiều, nhưng danh tính của chúng không thành vấn đề, ngoại trừ trong một trường hợp duy nhất. Có lẽ sẽ có lợi khi biết danh hiệu áp dụng cho các hoả thiên thần mà phận sự của họ là giữ ǵn các lửa để sau này sẽ phá huỷ thể nguyên nhân. Chúng ta cần nhớ rằng chính sự đi lên của tiềm hoả của vật chất và sự hoà nhập của nó với hai lửa khác gây nên sự tàn phá. Các tinh linh và thiên thần này được gọi là cảm dục thiên thần (Agnisuryans) và trong toàn bộ của các Ngài là tinh chất lửa của thể bồ đề, do đó, sự biểu lộ thấp nhất của các Ngài là ở trên cơi thứ sáu, tức cơi cảm dục.

Chi tiết thêm về sự sống của các thiên thần này sẽ được t́m thấy ở phần sau trong Bộ Luận này, nơi mà các vị đó được bàn đến nhiều hơn

 

 

ĐOẠN B

CUNG PHÀM NGĂ VÀ LỬA DO MA SÁT

 

 

Nơi đây, chúng ta đề cập đến một vấn đề vô cùng lư thú,

tuy nhiên vấn đề này cũng rất ít được t́m hiểu. Tôi muốn nói

đến vấn đề các nguyên tử thường tồn (permanent atom) (1).

1 Nguyên tử thường tồn : Một điểm chiếm hữu của nguyên tử vật chất. Một trung tâm lực rất nhỏ hợp thành yếu tố trung ương và cơ chế phương tiện thu hút xung quanh đó các thể của Chân Thần lâm phàm được thành lập. Các thể này được xỏ xâu như các viên ngọc trên sutratma hay là sợi chỉ (thread).

Cung (ray): Một ḍng thần lực hay một phân thân (an emanation). Thái Dương Thượng Đế hay là Đại thiên địa, biểu lộ qua ba cung chính yếu và bốn cung thứ yếu. Chân Thần hay tiểu thiên địa cũng biểu lộ qua ba cung như đă nói đến ở trên. Tất cả các cung biểu hiện một loại thần lực đặc biệt được chuyên hoá.

Triad (Tam thượng thể). Theo sát nghĩa, đây là Atma-buddhi­manas, tức biểu lộ của Chân Thần, giống như phàm ngă là biểu lộ của Chân Ngă. Chính Chân Thần tự biểu lộ qua Tam Thượng Thể và trong trạng thái thấp nhất của nó hay trạng thái thứ ba tạo thành Chân ngă thể hay Thể nguyên nhân, đó là Chân ngă thơ ấu hay Chân ngă phôi thai. Tương tự, chính Chân ngă tự biểu lộ qua con người tam phân hạ đẳng, đó là hạ trí, thể cảm dục và thể dĩ thái (các thể này là phản ánh của Tam thượng thể) và ba thể này tạo ra biểu lộ vật chất trọng trược.

Mỗi thể hay h́nh hài mà Tinh Thần hoạt động trong đó, với điểm tập trung của nó trên mỗi cơi, đều có một nguyên tử làm bằng vật chất của cơi phụ nguyên tử của mỗi cơi chính. Nguyên tử này được dùng như một trung tâm để phân phối thần lực, để bảo tồn năng lực, để đồng hoá kinh nghiệm và để

70 bảo tồn kư ức. Các nguyên tử này có liên lạc trực tiếp với một hay các nguyên tử khác trong ba cung lớn liên hệ với tiểu vũ trụ : a/ Cung Chân Thần, tức cung tổng hợp của tiểu thiên địa. b/ Cung Chân ngă c/ Cung phàm ngă Mỗi một trong các cung này liên hệ với một trong các nguyên tử thường tồn trong con người tam phân hạ đẳng và có một tác động trực tiếp trên các loa tuyến (spirillae) (1) nằm trong nguyên tử đó.

1 Loa tuyến (hay ṿng xoắn ốc): “Để khảo sát cấu trúc của nguyên tử, một khoảng không được tạo ra một cách nhân tạo, lúc bấy giờ, nếu một lỗ hở xoi vào vách được tạo ra như thế, lực bao quanh đổ xô vào và ba đường trôn ốc (whorls) tức khắc xuất hiện, bao quanh “lỗ” với ba ṿng xoắn ốc của chúng gồm hai cuộn rưỡi và trở lại nguồn cội của chúng bằng một ṿng xoắn bên trong nguyên tử. Các ṿng xoắn này tức khắc được noi theo bằng bảy ṿng xoắn ốc nhỏ hơn, nó chạy theo đường trôn ốc của ba ṿng đầu tiên ở mặt ngoài và trở về chỗ ban đầu của chúng bằng một ṿng xoắn bên trong đó, đổ xô về hướng đối diện, tạo thành xà dực trượng (caduceus, tức là cây gậy (trượng) có hai con rắn (xà) quấn quanh, đầu gậy có hai cánh (dực) – ND)) với ba ṿng đầu tiên. Mỗi một trong số ba ṿng xoắn thô hơn, xẹp xuống tạo thành một ṿng khép kín; mỗi một trong số bảy ṿng nhuyễn hơn, xẹp xuống một cách tương tự tạo thành một ṿng khép kín. Các thần lực tuôn chảy trong chúng lần nữa, đến từ ‘bên ngoài’, theo một không gian có

Chúng ta ghi nhận trong tác phẩm “Thư Về Tham Thiền Huyền Linh” rằng các nguyên tử của con người tam phân hạ đẳng trải qua một tiến tŕnh gồm hai phần:

Trước nhất, chúng được truyền sinh khí trong khi quay và mỗi nguyên tử chứa giữ ánh sáng theo tŕnh tự đă được an bài cho đến khi tam giác bên dưới hoàn toàn được chiếu sáng.

Rốt lại, sự chuyển hoá xảy ra, hay là (nói cách khác) sự an trụ sau rốt di chuyển vào ba nguyên tử thường tồn của Tam thượng thể và ra khỏi ba nguyên tử thường tồn của tam giác ở dưới. Nguyên tử thường tồn hồng trần bị vượt qua và sự an trụ tập trung vào thể trí, nguyên tử thường tồn cảm dục bị vượt qua và sự an trụ tập trung vào thể bồ đề, trong khi

71 nguyên tử thường tồn hạ trí được thay thế bằng nguyên tử thường tồn của cơi năm, tức cơi Niết Bàn. Tất cả các điều này xảy ra bởi tác động của ba cung vào các nguyên tử và vào sự sống trong mỗi nguyên tử. Sự liên quan giữa ba cung này và các nguyên tử thường tồn có thể được tóm tắt như sau: Cung Phàm ngă có tác động trực tiếp trên nguyên tử thường tồn hồng trần (physical permanent atom). Cung Chân ngă có tác động tương tự trên nguyên tử thường tồn cảm dục.

bốn chiều đo. Mỗi một trong các ṿng trôn ốc nhuyễn hợp thành bảy ṿng c̣n nhu nhuyễn hơn nữa, được đặt theo thứ tự thẳng góc đối với nhau, mỗi cái nhỏ hơn cái trước nó, chúng ta gọi các ṿng này là loa tuyến. Mỗi loa tuyến được làm sinh động bởi sinh lực của một cơi và bốn loa tuyến hiện nay đang hoạt động b́nh thường, mỗi loa tuyến ứng với một cuộc tuần hoàn. Hoạt động của chúng trong một cá nhân có thể được thúc đẩy sớm hơn do việc thực hành yoga”   

Hoá Học Huyền Bí, trang 28.

Cung Chân Thần có liên hệ chặt chẽ với nguyên tử thường tồn hạ trí.

Tác dụng của chúng gồm ba mặt, nhưng không đồng thời, bao giờ chúng cũng tác động như mọi vật đă tác động như thế trong Thiên Nhiên, theo các chu kỳ đă an bài. Thí dụ, sự kích hoạt vốn là kết quả của tác động của Cung Chân Thần trên nguyên tử thường tồn hạ trí, chỉ được cảm thấy khi người t́m đạo bước lên Thánh Đạo, hay là sau khi y đă được điểm đạo lần một. Tác động của cung Chân ngă trên nguyên tử thường tồn cảm dục được cảm thấy ngay khi Chân ngă có thể tạo nên liên lạc thông suốt với bộ năo vật chất; khi điều này diễn ra như thế, cung chân ngă bắt đầu tác động vào nguyên tử một cách mạnh mẽ và liên tục; điều này xảy ra khi một người tiến hoá cao và tiến gần đến Thánh Đạo. Thần lực tam phân này được cảm thấy theo cách sau:

Thứ nhất. Nó tác động lên bức tường của nguyên tử dưới h́nh thức một lực bên ngoài và ảnh hưởng đến tác động quay ṿng và rung động của nguyên tử đó.

Thứ hai. Nó kích thích lửa bên trong của nguyên tử và làm cho ánh sáng của nguyên tử đó chiếu ngày càng chói lọi. Thứ ba. Nó tác động lên các loa tuyến và đưa chúng dần dần đi vào hoạt động.  

 

Cung phàm ngă có liên hệ tới bốn ṿng xoắn đầu tiên và là nguồn kích thích bốn ṿng xoắn đó. Ở đây chúng ta để ư

72        sự tương đồng đối với tứ hạ thể (lower quaternary) và sự kích hoạt nó bằng Chân ngă. Chính cung Chân ngă liên quan tới ṿng xoắn thứ năm và thứ sáu và là nguyên nhân của việc xuất lộ (emerging) từ tiềm tàng thành ra hoạt động. Cung Chân thần là nguồn kích thích ṿng xoắn thứ bảy.

Có một sự lư thú lớn liên quan với đề tài này và tầm mức rộng lớn của tư tưởng và phạm vi rộng răi để nghiên cứu mở ra trước mắt người khảo cứu nhiệt tâm. Tác động tam phân này thay đổi theo thời điểm và hiệu quả tuỳ theo chính cung mà Chân Thần đang ngự, nhưng đề tài này quá rộng lớn không thể bàn đến trong lúc này.

Khi xem xét vấn đề theo quan điểm về lửa, ư tưởng có thể được hiểu rơ một ít qua sự nhận thức rằng lửa tiềm tàng của vật chất trong nguyên tử được làm cho sáng rực và trở nên hữu dụng do tác động của cung phàm ngă, cung này phối hợp với lửa này và có cùng vị trí đối với nguyên tử thường tồn trong tiểu thiên địa giống như là Fohat trên cơi vũ trụ. Lửa tàng ẩn ở đó trong phạm vi (dù là phạm vi Thái dương hệ hoặc là phạm vi nguyên tử) và cung phàm ngă ở trong một trường hợp, mặt khác, Fohat tác động như là thần lực, đưa trạng thái tiềm tàng sang trạng thái linh hoạt và tiềm năng thành năng lực biểu lộ. Sự tương tự này nên được suy xét và phán đoán cẩn thận. Giống như Fohat có liên quan với sự biểu lộ linh động hay biểu lộ ra ngoại cảnh, cũng vậy, cung phàm ngă có liên quan tới trạng thái thứ ba hay trạng thái hoạt động trong tiểu thiên địa. Công việc của Thượng Đế Ngôi Ba là sắp xếp vật chất của thái dương hệ sao cho rốt cuộc có thể kiến tạo được thành h́nh hài qua quyền năng của Thượng Đế Ngôi Hai. Sự tương đồng xảy ra như sau. Bởi lẽ sự sống trên cơi hồng trần (vốn là sự sống mà trong đó nguyên tử thường tồn hồng trần biểu lộ đầy đủ) vật chất được sắp xếp và tách ra sao cho cuối cùng phải được kiến tạo thành Thánh điện Solomon, tức Chân ngă thể, qua trung gian của sự sống Chân ngă, trạng thái thứ hai. Trong mỏ đá của sự sống phàm ngă là các tảng đá được chuẩn bị cho Đại Thánh

Điện. Trong sự sống trên cơi trần và trong sự sống biểu lộ ra ngoài của phàm ngă th́ kinh nghiệm thu được đó biểu lộ dưới h́nh thức năng lực trong chân ngă. Những ǵ được nêu ra ở đây sẽ đáp lại đầy đủ sự chú ư chặt chẽ nhất của chúng ta và khai mở trước mắt ta các tầm mức tư tưởng mà sau rốt sẽ đưa đến một nhận thức khôn ngoan hơn, một phán đoán hợp lư hơn và một khích lệ lớn lao hơn để hành động.

 

Ở đây có thể là khôn khéo mà tóm tắt vài điều để gợi nhớ lại những ǵ có thể trở thành căn bản cho việc t́m hiểu sâu xa hơn. Trước tiên, chúng ta bàn về ba thứ lửa của hệ thống thuộc đại và tiểu thiên địa, và sau khi đă nêu ra vài giả thiết, chúng ta chuyển sang việc xem xét trước hết các lửa vốn có sẵn trong vật chất. Nhờ khảo cứu ít nhiều về lửa dưới h́nh thức biểu lộ tam phân của nó trong các phần khác nhau của Thái dương hệ, kể cả con người, chúng ta đă bàn đến đề tài cung phàm ngă và liên quan của cung này với lửa thứ ba. Ở đây, chúng ta phải nhớ rằng tất cả những ǵ được bàn đến đều có liên hệ với vật chất và đối với toàn thể tiết I này, ư tưởng ấy phải được thận trọng ghi nhớ.

Trong tiết II, chúng ta sẽ xem xét mọi việc theo quan điểm trí tuệ và trong tiết cuối, theo quan điểm của Cung Thiêng Liêng. Nơi đây, chúng ta bàn đến những ǵ bà H.P. Blavatsky gọi là cung nguyên thuỷ và các biểu lộ của nó trong vật chất (Xem GLBN I, 108, II, 596). Tất cả các cung Trí Tuệ Vũ Trụ, Hoạt Động Nguyên Thuỷ và Cung Bác Ái Minh Triết Thiêng Liêng này chỉ là đặc tính chủ yếu biểu lộ qua phương tiện của một yếu tố nào đó.

Cung Nguyên Thuỷ là tính chất của chuyển động, biểu lộ qua vật chất.

 Cung Trí Tuệ là tính chất của tổ chức sáng suốt, biểu lộ qua sắc tướng, vốn là sản phẩm của chuyển động và vật chất. Cung Bác Ái – Minh triết là tính chất của động lực cơ bản, vốn dùng cho cơ cấu sáng suốt của vật chất đang chuyển động để biểu lộ trong một tổng thể tổng hợp tức trạng thái Bác ái vĩ đại của Thượng Đế (GLBN I, 99,108; II, 596). Đường lối tư tưởng này có thể cũng được vạch ra một cách tương xứng trong Tiểu thiên địa và sẽ cho thấy làm thế nào mà con người cá biệt được đưa vào cùng một loại công việc trên một qui mô nhỏ hơn so với Thái Dương Thượng Đế. Ở điểm này trong Bộ luận, chúng ta giới hạn sự lưu tâm của chúng ta vào Cung Vật Chất Linh Hoạt, hay là vào nhiệt tiềm tàng trong chất liệu vốn ẩn dưới hoạt động của nó và là nguyên nhân chuyển động của nó. Nếu chúng ta biết nghĩ một cách thẳng thắn và sáng suốt, chúng ta sẽ thấy các vị Lipika hay Nghiệp Quả Tinh Quân đă hợp tác chặt chẽ như thế nào với công tác này. Ba trong các vị này liên hệ chặt chẽ với karma giống như karma liên hệ đến một trong ba cung lớn hay ba Lửa, trong khi vị Lipika thứ tư tổng hợp công việc của ba Huynh đệ Ngài và chăm lo sự phối trộn và hoà lẫn ba loại lửa. Trên địa cầu chúng ta, các Ngài t́m thấy điểm xúc tiếp của các Ngài qua ba vị “Hoạt Động Phật” (sự tương ứng nên được ghi nhận ở đây) và Đấng Kumara thứ tư, tức Đấng Chưởng Quản Địa Cầu. Do đó chúng ta đi đến nhận thức rằng Cung phàm ngă, trong sự liên quan của nó với lửa của vật chất, đă chịu ảnh hưởng trực tiếp và được hiệu chỉnh trong công việc của nó bởi một trong các Hoạt Động Phật (1).

1 “Hoạt Động Phật” (“Buddhas of Activity”), “Độc Giác Phật” (“Pratyeka Buddhas”). Đây là một cấp độ duy nhất thuộc về

Nghiệp quả (1),( 2),

Trường Phái Yogacharya, tuy nhiên đó chỉ là một trong các phát triển trí tuệ cao siêu mà không có tính chất duy linh đích thực… Đó là một trong ba con đường đưa đến Niết Bàn, và là con đường thấp nhất, trong đó một yogi –“không có thầy và không có các thứ khác bù đắp”-chỉ bằng sức mạnh của ư chí và các tuân thủ có phương pháp, mà đạt đến một loại Phật quả trên danh nghĩa tự lực”.

Theosophical Glossary 1 “Theo quan điểm xét về Karma như tôi đă đưa ra, bạn sẽ thấy rằng không một cơi duy linh cao nhất nào, dù là cơi của các Đấng nhập Niết Bàn đi nữa, ở ngoài bánh xe nghiệp quả và khi điều đó được nói đến trong các tác phẩm Bắc Phạn và ngay trong kinh Bhagavat Gita cũng ghi rằng con người phải vượt qua đại dương nghiệp quả, điều đó phải được hiểu với một ít cân nhắc. Các Đấng mà ngày nay đă thành công trong việc vượt thoát được bánh xe nghiệp quả, đă làm như sau, đó là chỉ khi nào bánh xe đó được lấy đi như là bánh xe đang xoay hiện giờ. Vũ trụ không tiến hoá như trong một cái khe suốt đời của Brahma, mà đang tiến tới t́nh trạng ngày càng cao khi nó làm tṛn nhiệm vụ của nó. Những ai đă đạt đến sự an nghỉ trong một t́nh trạng tâm linh, không thể đạt đến hiện nay, do đó sẽ ở trong một ngày sắp đến dưới ảnh hưởng tác động của bánh xe nghiệp quả có thể có một h́nh phạt cho các bổn phận lớn lao đă bị chểnh mảng từ rất lâu”.

Some Thoughts on the Gita, trang 40. 2 Lipika là các Đấng Cao Cả của Vũ Trụ. Các Ngài có liên quan với Định Luật Nghiệp Quả (Karma) và là các Đấng Ghi Chép nghiệp quả. Từ ngữ Lipika xuất phát từ ngữ căn “Lipi” có nghĩa là biên chép (writing). Muốn biết thêm về các Đấng Lipika, xin xem GLBN I, trang 152, 153. Các Hoạt Động Phật chính là Triad, các Đấng thân cận nhất với Đức Sanat Kumara, tức Đấng Chưởng Quản Thế Gian. Các hoạt động Phật là các tương ứng về mặt hành tinh với ba Trạng Thái

( 1) của chính vật chất là một vấn đề khó hiểu mà cho đến nay ít được đề cập đến. Tuy nhiên, nghiệp quả đó được phối hợp chặt chẽ với nghiệp quả của cá nhân. Nó bao hàm sự kiểm soát mức tiến hoá của tinh hoa Chân Thần (monadic essence), tinh hoa hành khí (elemental essence) và của vật chất nguyên tử của cơi; nó liên quan với sự phát triển của bốn ṿng xoắn ốc, với sự hoạt động của chúng, với sự ràng buộc vào sắc tướng khi ở trạng thái nguyên tử và với sự phát triển của tiềm nhiệt bên trong và với sự tăng gia độ nóng từ từ cho đến khi chúng ta có trong nguyên tử sự lặp lại những ǵ được thấy trong linh hồn thể: đó là việc phá huỷ chu vi của nguyên tử bằng cách bùng cháy. Nó liên quan đến vấn đề kiến tạo vật chất thành h́nh hài sắc tướng bởi sự tương tác của hai cung, Cung Thiêng Liêng và Cung Nguyên Thuỷ, bằng cách ấy tạo nên lửa do ma sát hướng về sự sống và sự hợp nhất.

Nghiệp quả của h́nh hài sắc tướng cũng là một vấn đề 76 rộng lớn, quá phức tạp đối với sự hiểu biết của kẻ thường

(Aspects) của Ngôi Ba Thượng Đế và có liên quan với thần lực đàng sau biểu lộ của hành tinh. Tinh hoa Chân Thần (Monadic Essence), tức vật chất của cơi phụ nguyên tử (hay là cơi cao nhất) của mỗi cơi chính. Tinh hoa Hành Khí (Elemental Essence), tức vật chất của sáu cơi phụ phi nguyên tử. Đó là vật chất phân tử. 1 “Karma có thể được định nghĩa là mănh lực phát sinh bởi một trung tâm con người khi hành động ở ngoại giới (exterior world) và ảnh hưởng do phản ứng trở lại mà đến lượt nó phát sinh từ thế giới bên ngoài khi tác động lên con người, có thể được gọi là ảnh hưởng nghiệp quả và kết quả thấy được vốn được tạo ra bởi ảnh hưởng này theo các t́nh huống thích hợp có thể được gọi là hậu quả của nghiệp (karmic fruit)”.

Some Thoughts on the Gita, trang 53.

nhân, nhưng là một yếu tố thực sự quan trọng không nên bỏ qua khi xét về sự tiến hoá của một thế giới, sự tổng hợp các thế giới hay của một thái dương hệ khi được nh́n từ các mức độ cao hơn. Trong toàn thể của nó, mọi việc là kết quả của hành động được thực hiện bởi các Tinh Hoa vũ trụ và các Thực Thể Thông Linh vũ trụ trong các Thái dương hệ trước, hiện đang tác động qua các nguyên tử cá biệt và qua các khối nguyên tử mà chúng ta gọi là h́nh hài sắc tướng. Trong thực tế, v́ lẽ đó, hiệu quả của cung phàm ngă trên các lửa bên trong là kết quả của ảnh hưởng của Hành Tinh Thượng Đế của bất luận cung nào có dính líu vào, khi Ngài thanh toán phần nghiệp quả mà Ngài phải gánh vác trong một chu kỳ nào đó dù lớn hay nhỏ. Như vậy, Ngài gây ra và rốt cuộc biến đổi các hậu quả của nguyên nhân mà Ngài phát khởi trước kia liên quan đến sáu Huynh đệ của Ngài, tức là các Hành Tinh Thượng Đế khác. Chúng ta được một minh hoạ song hành về kết quả mà một cá nhân sẽ có đối với một kẻ khác trong sự giao tiếp thế gian, trong việc tạo khuôn mẫu và gây ảnh hưởng, trong việc thúc đẩy hay tŕ hoăn.

Chúng ta phải nhớ rằng tất cả mọi ảnh hưởng căn bản và hiệu quả được nhận thấy trên cơi cảm dục và từ đó tác động xuyên qua chất dĩ thái đến vật chất hồng trần trọng trược, bằng cách ấy đặt vật chất dưới phạm vi ảnh hưởng của nó, tuy nhiên, chính nó không bắt nguồn trên cơi hồng trần.

 

ĐOẠN C

THỂ DĨ THÁI (1) VÀ PRANA (2)

1 Dĩ thái: Khoa học hiện thời cho rằng trong vũ trụ có thứ vật chất hư vô, vi diệu chứa đầy cả trong khoảng không, gọi là dĩ thái, dịch âm chữ ether (Anh), éther (Pháp). (Trích Hán Việt Từ Điển, Đào Duy Anh) (dĩ: nhân v́, bởi v́; thái: lớn, đến chỗ tuyệt cao) – ND

-           Dĩ thái là dạng thô trược nhất của Akasha. GLBN I, 78

-           Có bốn loại chất dĩ thái, lấy tên theo cơi phụ của cơi trần.

Cơi phụ thứ nhất của cơi trần (cơi phụ cao nhất) chứa chất dĩ thái 1.

Cơi phụ thứ nh́ của cơi trần chứa chất dĩ thái 2, ánh sáng cơi trần sử dụng dĩ thái 2 làm phương tiện truyền đi.

Âm thanh tác động qua chất dĩ thái thứ 3.

Màu sắc có liên kết với chất dĩ thái thứ 4. -Dĩ thái thứ tư là chất mà nhờ đó, đa số thể dĩ thái của con người được tạo thành.

 

(Trích : LVLCK, trang 320, 326)(Chú giải của ND) 2 “Prana hay là nguyên sinh khí/ nguyên khí sự sống (vital principle)là mối liên hệ đặc biệt của Atma với một h́nh thức vật chất nào đó mà bởi sự liên quan của Atma, h́nh thức vật chất đó tổ chức và kiến tạo nên một phương tiện để thu thập kinh nghiệm. Mối liên hệ đặc biệt này tạo nên Prana cá biệt (individual Prana) trong cơ thể cá biệt. Prana vũ trụ thấm nhuần vạn vật không phải là Prana theo ư nghĩa thô thiển, mà là một tên gọi dành cho Brahman dưới h́nh thức là người sáng tạo Prana cá nhân… Chúng sinh, dù là Devatas, con người hay là con thú, chỉ tồn tại chừng nào

 

Trong việc xem xét về lửa bên trong của Thái dương hệ, chúng ta sẽ thấy nhiều thích thú đối với thế hệ tư tưởng gia sắp đến v́ ba lư do chính có thể được kể ra sau đây :

1. Mục đích và mô tả thể dĩ thái.

Trước nhất. Trong việc khảo cứu thể dĩ thái có ẩn giấu (đối với các khoa học gia và những kẻ chuyên về y khoa) một hiểu biết đầy đủ các định luật vật chất và định luật về sức khoẻ. Danh từ sức khoẻ đă trở nên quá khu biệt trong quá khứ và nghĩa của nó bị hạn chế vào sự lành mạnh của thể xác, vào hoạt động kết hợp của các nguyên tử của xác thân con người và vào sự biểu lộ đầy đủ các sức mạnh của hành khí hồng trần. Trong những ngày sắp đến, người ta sẽ hiểu rơ rằng sức khoẻ của con người tuỳ thuộc vào sức khoẻ của mọi tiến hoá có kết hợp, và tuỳ thuộc vào hoạt động hợp tác và biểu lộ sung măn của vật chất của hành tinh và của hành khí hành tinh, mà chính nó là sự biểu lộ phức hợp của hành khí hồng trần của toàn thể thiên nhiên biểu lộ.

Thứ hai. Trong việc khảo cứu thể dĩ thái và prana có ẩn tàng sự tiết lộ các hậu quả của ánh sáng, mà (v́ thiếu tên gọi rơ ràng hơn) chúng ta gọi là sự ‘bức xạ sinh khí thái dương’ (‘solar pranic cmanations’). Các bức xạ sinh khí thái dương này là hậu quả được tạo ra của nhiệt trung tâm của thái dương trong khi tiến gần đến các thiên thể khác trong Thái dương hệ do một trong ba vận hà tiếp xúc chính và lúc bấy giờ, tạo ra trên các thiên thể đó, một số hiệu quả hơi khác với

mà Prana c̣n ở trong cơ thể. Nó là kỳ gian sống c̣n (life duration) của vạn vật… Prana hay sức sống/ sinh khí (vitality), là chức năng chung của trí tuệ và mọi giác quan.” Serpent Power, trang 94, 95

hiệu quả tạo ra bởi các bức xạ khác. Các hiệu quả này có thể được xem như rơ ràng có tính cách kích thích và kiến tạo, và (qua đặc tính chủ yếu của chúng), như là đang tạo ra các điều kiện đẩy mạnh sự tăng trưởng của tế bào chất (cellular matter) và liên kết sự hiệu chỉnh của nó với các điều kiện chung quanh; chúng cũng liên can tới sự lành mạnh bên trong (đang biểu lộ dưới h́nh thức nhiệt của nguyên tử và đưa đến kết quả là sự hoạt động của nguyên tử đó) và sự phát triển cùng lúc của h́nh hài mà nguyên tử vật chất đặc biệt đó hợp thành một thành phần. Prana phóng phát liên quan chẳng bao nhiêu với sự kiến tạo h́nh hài; đó không

79 phải là lănh vực hoạt động của nó, nó chỉ duy tŕ h́nh hài qua sự bảo tồn sức khoẻ của các thành phần cấu tạo. Các tia khác của thái dương tác động một cách khác dựa vào các h́nh thể và dựa vào bản chất của chúng. Một số tia đảm nhiệm công việc của Chủ Thể Huỷ Diệt h́nh hài, một số khác xúc tiến việc cố kết và thu hút; công việc của Đấng Huỷ Diệt và Đấng Bảo Tồn được tiến hành theo định luật hút và đẩy. Một số tia rơ ràng là tạo ra chuyển động gia tốc, một số tia khác tạo ra sự tŕ trệ. Các tia mà chúng ta bàn đến ở đây – bức xạ sinh khí thái dương – tác động trong bốn chất dĩ thái, tức là loại vật chất mà (dù thuộc cơi trần) cho đến nay không thể thấy được ở ngoại cảnh đối với mắt người. Chúng là cơ bản của mọi sự sống trên cơi trần được xem như là độc nhất liên quan đến sự sống của các nguyên tử vật chất thuộc cơi trần, liên quan đến sức nóng có sẵn của chúng và liên quan đến chuyển động quay của chúng. Các bức xạ này là nền tảng của lửa do “ma sát” -vốn đang biểu lộ trong hoạt động của vật chất. Cuối cùng, trong việc khảo cứu về thể dĩ thái và prana, đưa đến việc hiểu được phương pháp biểu lộ của Thượng Đế,

và v́ lẽ đó có nhiều lư thú đối với nhà siêu h́nh học và mọi tư tưởng gia trừu tượng. Thể dĩ thái con người ẩn giấu cái bí nhiệm về sự biểu hiện ra ngoại cảnh của nó. Nó có sự tương ứng trên cơi nguyên h́nh – tức là cơi mà chúng ta gọi là cơi của biểu lộ thiêng liêng, tức cơi thứ nhất của Thái dương hệ chúng ta, cơi Tối Đại Niết Bàn (Adi). Vật chất của cơi cao nhất đó thường được gọi là “bể lửa” và nó là cội rễ của tiên thiên khí, danh xưng dùng cho chất liệu của cơi biểu lộ thứ nh́. Chúng ta hăy phác hoạ thêm một vài tương đồng về chi tiết, v́ trong sự lĩnh hội đúng đắn của nó, người ta sẽ t́m thấy nhiều sự tỏ ngộ, và nhiều điều sẽ dùng để làm sáng tỏ các vấn đề về đại thiên địa và tiểu thiên địa. Chúng ta sẽ bắt đầu với con người và thể dĩ thái của con người.

Thể dĩ thái được mô tả như là một mạng lưới, được thấu nhập bằng lửa, hay là như một mạng lưới được làm cho linh hoạt bằng kim quang (golden light). Trong Thánh kinh nó được nói đến như là “chén vàng”. Nó là một tổng hợp

80 (composition) của loại vật chất thuộc cơi trần mà chúng ta gọi là chất dĩ thái, h́nh dáng của nó được tạo ra bởi các tao (sợi) nhỏ kết lại với nhau bằng chất dĩ thái này nhờ vào hoạt động của các nhà kiến tạo hạ đẳng, chất dĩ thái này được kiến tạo thành h́nh dạng hay cái khuôn mà sau này nhục thân có thể dựa vào đó để được nắn khuôn. Theo Định Luật Hút, vật chất trọng trược của cơi trần được làm cho kết hợp với h́nh hài chứa sức sống này và dần dần được kiến tạo xung quanh nó, và bên trong nó, cho đến khi sự xâm nhập vào nhau trở nên hoàn hảo đến nỗi hai h́nh hài tạo thành một đơn vị độc nhất; bức xạ prana của chính thể dĩ thái tác dụng lên nhục thân cùng một cách như là bức xạ prana của vầng thái dương tác dụng lên thể dĩ thái. Tất cả

chỉ là một hệ thống rộng lớn để truyền chuyển và để phụ thuộc lẫn nhau bên trong Thái dương hệ. Tất cả nhận vào để ban phát ra và để chuyển qua những ǵ thấp kém hơn hay không tiến hoá bằng. Diễn tiến này có thể được nhận thấy trên mỗi cơi.

Như vậy, thể dĩ thái tạo thành cơi nguyên h́nh so với nhục thân. Trên cơi riêng của ḿnh chủ thể tư duy, đối với thể xác, có vị trí như là Thượng Đế đối với Thái dương hệ của Ngài. Trong sự tổng hợp tư tưởng, điều đó có thể được diễn tả như thế này: chủ thể tư tưởng trên cơi cảm dục, tức cơi của ham muốn và đ̣i hỏi, có vị trí đối với thể xác như là Thượng Đế trên cơi cảm dục vũ trụ có vị trí đối với Thái dương hệ của Ngài.

Khi tiếp tục khảo cứu, chúng ta sẽ vạch ra sự tương hợp trong vũ trụ, Thái dương hệ, và trong ba cơi thấp, v́ chúng ta cần ghi nhớ rằng sự tương đồng phải được hoàn hảo.

 

1. Con người, tức Tiểu thiên địa, tức Chân Thần biểu lộ hay Đấng Độc Nhất (One).

 

2. Hành Tinh Thượng Đế, tức là nhóm biểu lộ (manifesting group).

 

3. Thái Dương Thượng Đế, tức Đại Thiên Địa, biểu lộ của tất cả mọi nhóm và của mọi tiến hoá trong Cơ Thể Ngài, tức Thái Dương Hệ.

 

Tất cả các cơ thể này – cơ thể của một con người, của một Hành Tinh Thượng Đế, và một Thái Dương Thượng Đế -đều là sản phẩm của dục vọng bắt nguồn từ trên các cơi trí tuệ trừu tượng, dù là thuộc về vũ trụ, thuộc Thái dương hệ hay trí tuệ trong ba cơi thấp, dù là trí dục vọng vũ trụ hay trí dục vọng con người, và tất cả các thể của chúng đều là “Các Con

Thiết Yếu” (“Sons of Necessity”) như bà H.P. Blavatsky diễn tả một cách rất thích đáng. (GLBN I, 74). (1)

1 “Toàn bộ Thái dương hệ này được quan niệm như là một cơ cấu rộng lớn với sự hiệu chỉnh tinh tế các thành phần của nó trong mọi chi tiết chủ yếu, chỉ là biểu hiện hồng trần của Vishnu, hay là chất tinh anh căn bản, theo như hiện nay chúng ta hiểu thuật ngữ này. Mọi sự hài hoà quan sát được trong vũ trụ biểu lộ chỉ là kết quả của các năng lượng hoạt động một cách hài hoà để phân giải chất dĩ thái thành biểu hiện mà chúng ta nhận biết được. Mọi hành tinh, bầu thế giới, con người v.v… chỉ là các thành phần của cơ thể, mỗi cái vận hành phụ thuộc vào thiên luật đang chi phối tổng thể. Sự tiến hoá, bảo tồn và huỷ diệt của thế giới, do đó là một diễn tiến rộng lớn được gọi là Yagna, vốn xảy ra trong cơ thể của Yagna Purusha, hay là thể tâm linh (the psychical body) của thiên nhiên. Xét chung, nhân loại là tim và óc của Purusha (Bản Thể Thiêng Liêng) này và do đó mọi nghiệp quả đều phát sinh bởi nhân loại, về thể chất, trí tuệ hoặc tâm linh, xác định chủ yếu đặc điểm của tiến tŕnh Yagna này. … Do đó Đức Shri Krishna gọi tiến tŕnh này là sự sống Yagna mà Ngài đă ban ra cho Arjuna dưới h́nh thức Yoga (Thi kinh thứ nhất, chương thứ tư). Thực ra Yoga và Yagna có liên quan rất chặt chẽ và thậm chí không thể tách rời, mặc dầu ở thời hiện đại con người dường như tách rời cả hai. Yoga xuất phát từ ngữ căn Yuj : nối liền, hàm ư một hành động nối liền. Hiện nay v́ tim là trung tâm lớn trong con người, cũng như yogee của tim giữ vị trí trung tâm của nó trong vũ trụ và do đó của biệt ngă con người. Biệt ngă hay là Thượng Trí (Higher Manas) vốn là cái trục của cấu tạo con người hay là trung tâm mà trên đó hai bán cầu của sự sống cao và thấp xoay quanh như tôi đă nói, Yogee của tim có một ṿm trời bên trên và hố sâu trần gian bên dưới và môn yoga của Ngài có hiệu quả hai mặt. Ngài gắn liền chính Ngài vào sự việc bên trên bằng thiền định và sự việc bên dưới bằng hành động. Từ ngữ Yagna xuất phát từ

2. Tám trần thuyết (statements).

Chúng ta đang bàn tới thể dĩ thái của vạn vật và bàn về việc prana đem lại sinh khí cho chúng (dù là thuộc vũ trụ, thái dương, hành tinh hay con người), với các cơ quan tiếp nhận và với nền tảng của các bức xạ (emanations). Do đó, ở đây, chúng ta có thể đi đến một số quả quyết (dicta) liên quan tới thể dĩ thái mà với mục đích làm sáng tỏ, có thể liệt kê như sau:

Thứ nhất. Thể dĩ thái là cái khuôn của thể xác. Thứ hai. Thể dĩ thái là nguyên h́nh mà dựa vào đó nhục 82 thân được tạo thành, dù đó là h́nh thể của Thái dương hệ hay là của cơ thể con người trong bất cứ lần luân hồi nào.

Thứ ba. Thể dĩ thái là một mạng lưới gồm các vận hà mảnh dẻ bện lại làm bằng chất liệu của bốn loại dĩ thái và được kiến tạo thành một h́nh dạng đặc sắc. Nó tạo thành một điểm tập trung đối với các phóng phát bức xạ nào đó, vốn làm sinh động, kích thích và tạo ra chuyển động quay của vật chất.

Thứ tư. Các bức xạ prana này khi được tập trung và tiếp nhận, sẽ tác động trên vật chất trọng trược được kiến tạo trên cái giàn và khung bằng chất dĩ thái.

Thứ năm. Trong khi luân hồi, mạng lưới dĩ thái này tạo thành một chướng ngại giữa cơi hồng trần và cơi cảm dục, chỉ có thể vượt qua được khi tâm thức phát triển đầy đủ cho phép thoát ra. Điều này có thể được nhận thấy ở cả tiểu và đại thiên địa. Khi một người mở rộng tâm thức ḿnh đến một

ngữ căn Yaj – cũng dùng với ư nghĩa phụng sự hai mặt, việc phụng sự được làm cho việc ở bên trên xuyên qua việc phụng sự được làm đối với biểu hiện của nó tức là sự việc bên dưới”.

Some Thoughts on the Gita, trang 18,  134.

Luận về lửa càn khôn

tŕnh độ nào đó nhờ tham thiền và định trí, y có thể biết đến các cơi tinh anh hơn và mới thoát qua được bên kia ranh giới của mạng lưới phân chia.

Các cơi phụ của cơi trần Các cơi của Thái dương hệ

 

1. Dĩ thái         1. Cơi nguyên tử … Tối Đại Niết Dĩ thái vũ trụ Bàn, Cơi thứ nhất. Thiêng Liêng. Bể Lửa

 

2. Dĩ thái 2. Á nguyên tử …    Cơi Đại Niết Dĩ thái vũ trụ

 

(sub-atomic)    Bàn. Cơi thứ hai. Chân Thần. Tiên thiên khí.

 

3. Dĩ thái 3. Siêu dĩ thái …     Cơi Niết Bàn. Dĩ thái vũ trụ

 

(super-etheric)            Cơi tinh thần. thứ ba. Hậu thiên khí (Aether).

 

4. Dĩ thái         4. Siêu khí … Cơi Bồ đề. Dĩ thái vũ trụ (super-Cơi trực giác. thứ tư. gaseous) Khí (air)

 

Cơi trần trọng trược Các cơi của nhân loại

 

5. Chất hơi.      Dĩ thái phụ. … Trí tuệ. Lửa. Chất hơi vũ trụ.

 

6. Chất lỏng (liquid).   … Cảm dục. Cơi Chất lỏng vũ t́nh cảm. trụ. Nước.

 

7. Chất đặc Trọng trược … Cơi trần. Đất. Chất đặc vũ (Earthly). (dense) trụ.

 

Khi Thượng Đế mở rộng Tâm Thức của Ngài trên các phân cảnh vũ trụ, lúc bấy giờ Ngài có thể siêu việt được lưới dĩ thái Thượng Đế (logoic etheric web) và vượt quá ṿng giới hạn biểu lộ ngoại cảnh của Ngài. Khi suy tư về sự tương

đồng này chúng ta phải ghi nhớ kỹ càng sự kiện rằng bảy cơi chính của Thái dương hệ chúng ta là bảy cơi phụ của cơi hồng trần vũ trụ hay cơi vũ trụ thấp nhất.

Ở đây, chúng ta nên ghi nhớ việc vạch ra chính xác về sự tương ứng trong vật chất và sự tương ứng về bức xạ cũng chính xác như thế.

Thứ sáu. Trong cả ba thể – thuộc con người, hành tinh và thái dương hệ hay Thượng Đế – sẽ được t́m thấy một cơ quan lớn bên trong cơ thể vốn tác động như là chủ thể thu nhận prana. Cơ quan này có biểu lộ bằng chất dĩ thái của nó và có tương ứng vật chất trọng trược của nó.

Trong Thái dương hệ. Trong Thái dương hệ, cơ quan của prana vũ trụ, của lực đem sinh khí cho vật chất là mặt trời trung ương, vốn là nơi tiếp nhận trực tiếp và là nơi phân phát trực tiếp bức xạ vũ trụ. Đây là một trong ba phân chia của Cung Nguyên Thuỷ, Cung Trí tuệ linh hoạt. Mỗi một trong các Cung vũ trụ đều có bản chất tam phân, một sự kiện thường không được nhận thấy, dù là hiển nhiên về phương diện lư luận, mỗi Cung là hiện thể đối với một Thực Thể vũ trụ và mọi sự hiện tồn đều biểu lộ làm ba phần. Mặt Trời trung ương có trong chu vi của nó một trung tâm tiếp nhận với một bức xạ ngoài mặt.

Trong Hành Tinh. Trong hành tinh có một cơ quan tương tự hay nơi tiếp nhận nằm trong thể dĩ thái của nó, vị trí của cơ quan này không được công khai phổ biến và do đó không thể được tiết lộ. Nó tiếp cận với vị trí của hai cực bắc và nam và là trung tâm quanh đó bầu hành tinh quay, và là nguồn cội của truyền thuyết về một mảnh đất ph́ nhiêu linh 84 thiêng trong phạm vi của các ảnh hưởng ở cực. Mảnh đất huyền thoại cực kỳ ph́ nhiêu tươi tốt và tăng trưởng phi

thường, thực vật, động vật và con người sẽ tự nhiên nằm ở nơi nào nhận được prana. Đó là Ngôi Vườn Địa Đàng huyền bí, mảnh đất hoàn thiện của cơi trần. Bức xạ bề mặt, sau khi được phân phối, biểu lộ dưới h́nh thức prana hành tinh.

Trong con người. Cơ quan tiếp nhận là lá lách qua đối phần dĩ thái của nó. Sau khi phân phối trên khắp cơ thể xuyên qua (via) lưới dĩ thái, nó biểu lộ thành bức xạ ở mặt ngoài dưới h́nh thức hào quang sức khoẻ.

Thứ bảy. Như thế, trong khắp ba thể, mối tương đồng sẽ được nhận thấy rơ rệt và cách thể hiện trong sự tương ứng hoàn hảo có thể được chứng minh dễ dàng

 

Đấng biểu lộ ................................ Thái dương Thượng Đế Thể biểu lộ ................................. Thái Dương hệ Trung tâm tiếp nhận .................. Cực của Mặt Trời Trung ương Bức xạ ngoài mặt hay ................. Prana của thái dương sự phóng phát Chuyển động được tạo ra ......... Sự quay của Thái dương hệ Hiệu quả phân phối .................. Bức xạ dĩ thái của thái dương (Distributive effect) (nhận được về phương diện vũ trụ)

Hành tinh

Đấng biểu lộ ………......................Một Hành Tinh Thượng Đế Thể biểu lộ…................................ Một hành tinh Trung tâm tiếp nhận................... Cực hành tinh Bức xạ bề mặt hay sự ................. Prana của hành tinh

phóng phát Chuyển động được tạo ra……. Sự quay của hành tinh

Hiệu quả phân phối ................... Bức xạ dĩ thái hành tinh (được cảm nhận bên trong thái dương hệ).

Con người

Thực thể biểu lộ  ......................... Chủ thể tư tưởng, một vị

Dhyan Chohan. Thể biểu lộ   ................................. Thể xác Trung tâm tiếp nhận................... Lá lách Bức xạ bề mặt  ............................. Hào quang sức khoẻ Chuyển động được tạo ra ………Sự quay của nguyên tử Hiệu quả phân phối.................... .Bức xạ dĩ thái của con người

(cảm nhận được nhờ môi trường)

Nguyên tử của vật chất Thực thể biểu lộ  ......................... Một sự sống hành khí Thể biểu lộ  .................................. Khối cầu nguyên tử Trung tâm tiếp nhận ................. Cực của nguyên tử Bức xạ bề mặt .............................. Đóng góp của nguyên tử

vào hào quang sức khoẻ

hợp nhất của cơ thể. Chuyển động được tạo ra ......... Sự quay của nguyên tử Hiệu quả phân phối .................. Bức xạ dĩ thái của nguyên tử

(được cảm nhận trong h́nh hài vật chất)

Thứ tám. Khi “ư chí sinh tồn” (“will to live”) tan biến, lúc bấy giờ các “Đứa Con Thiết Yếu” (tức Thái dương hệ ­ND) chấm dứt biểu lộ ra ngoại cảnh. Về mặt luận lư th́ điều này không thể tránh được và sự thể hiện của nó có thể được nhận thấy trong mỗi trường hợp biểu lộ ra bên ngoài thành thực thể (entified objectivity). Khi Chủ Thể Tư duy trên cơi riêng rút sự chú ư của nó ra khỏi hệ thống bé nhỏ của nó trong ba cơi thấp và qui tụ vào chính nó mọi thần lực; lúc bấy giờ sự sống trên cơi trần đi đến chỗ chấm dứt, và tất cả trở lại

trong tâm thức của thể nguyên nhân; đây là một sự hườn hư (trừu xuất) trong ba cơi thấp của Chủ Thể Tư Tưởng giống như Đấng Tuyệt Đối ở trong Thái dương hệ tam phân của Thượng Đế. Điều này biểu lộ trên cơi trần bằng sự triệt thoái ra khỏi đỉnh đầu của thể dĩ thái đang toả chiếu và đưa đến kết quả là sự phân huỷ của thể xác. Cái khung sườn sụp đổ và h́nh hài vật chất trọng trược tan ră; sự sống của prana bị tách ra khỏi lớp vỏ trọng trược của xác thân và sự kích thích lửa vật chất chấm dứt. Lửa tiềm tàng của nguyên tử vẫn c̣n lại; lửa ấy vốn có sẵn, nhưng h́nh hài được tạo ra bởi tác động của hai thứ lửa vật chất -hoạt động và tiềm tàng, phóng ra và thu lại -được trợ giúp bởi lửa của Thượng Đế Ngôi Hai và khi chúng được tách ra, h́nh hài sẽ tan ră. Đây là một minh hoạ thu nhỏ về lưỡng nguyên cốt yếu (essential duality) của mọi vật do Fohat tác động lên.

Có một sự nối liền chặt chẽ giữa lá lách với đỉnh đầu liên quan đến thể dĩ thái. Cơ quan lá lách có một tương quan kỳ thú với dây rún đang nối liền thai nhi với bà mẹ để nuôi dưỡng và được tách rời ra lúc sinh nở. Khi một người bắt đầu sống bằng cuộc sống có sự ham muốn cố ư riêng của ḿnh, khi một người được sinh ra trong một thế giới mới có một h́nh thức sự sống tinh tế hơn, sợi dây đan bằng chất dĩ thái đó (vốn nối y với thể xác của y) bị tách ra; “sợi chỉ bạc lỏng ra” và con người cắt đứt sự liên lạc của ḿnh với nhục thân và ĺa trần xuyên qua trung tâm lực cao nhất của thể xác, thay v́ thấp nhất, bước vào sự sống trong một cơi cao hơn và một chiều đo khác. Thế nên, điều đó sẽ được t́m thấy trong mọi thể và các lớp vỏ của tiểu thiên địa, v́ sự tương đồng sẽ tồn tại trên mọi cơi trong khi biểu lộ. Khi nhiều kiến thức khoa học hơn được thu thập, người ta sẽ thấy rằng cùng một diễn

tiến trên một mức độ rộng lớn hơn, xảy ra trong sự biểu lộ của hành tinh. Một hành tinh chỉ là cơ thể của một Hành Tinh Thượng đế, cơ thể ấy bằng chất dĩ thái và Thượng Đế tự biểu lộ xuyên qua đó và kiến tạo trên cái giàn dĩ thái một hiện thể để biểu lộ. Nguyệt cầu đă có lần là thể biểu lộ đối với một trong các vị Thượng Đế; Địa cầu hiện nay cũng thế, các chu kỳ thay đổi liên tục. Trung tâm đào thoát cho thể dĩ thái cũng được t́m thấy trong một hành tinh bằng vật chất, ngân quang tuyến của hành tinh nới lỏng ra vào lúc đă định; nhưng các kỳ hạn và chu kỳ, lúc khởi đầu và kết thúc của chúng lại ẩn dưới các bí mật về điểm đạo và không có liên hệ đến chúng ta.

Lại nữa, trong chính Thái dương hệ, tác động tương tự sẽ xảy ra vào lúc kết thúc Chu kỳ Đại Khai Nguyên, Thượng đế sẽ thu lại trong chính Ngài, tách ra ba nguyên khí chính yếu của Ngài (1).

87 Thể biểu lộ của Thượng Đế -tức là Thái dương và bảy Hành Tinh thánh thiện, tất cả đều hiện tồn trong chất dĩ thái ­sẽ rút ra khỏi sự biểu lộ bên ngoài và trở nên mờ tối. Theo quan điểm hồng trần thông thường, ánh sáng của Thái dương hệ sẽ tắt đi. Việc này sẽ được nối tiếp bằng một luồng nội khí vận (inbreathing) từ từ đi vào cho đến khi Ngài sẽ gom lại vạn hữu vào chính Ngài; thể dĩ thái sẽ không c̣n tồn tại và mạng lưới sẽ không c̣n nữa. Tâm thức đầy đủ sẽ được đạt đến và trong phút giây thành tựu, sự tồn tại tức sự biểu lộ thành thực thể sẽ chấm dứt. Vạn vật sẽ được tái hấp thu vào

1 Nguyên khí (Principles), tức là các biến phân căn bản (basic differentiations), các tính chất cốt yếu (essential qualities) hay các loại năng lượng mà dựa vào đó mọi vật được kiến tạo; chúng đem lại bản chất khác nhau của mọi h́nh hài.

trong Tuyệt Đối; chu kỳ qui nguyên (pralaya) (1) hay sự nghỉ ngơi vũ trụ sẽ xảy ra, sau đó Tiếng Vô Thinh không c̣n được nghe thấy nữa. Sự vang dội của Linh Từ sẽ tắt đi và “Sự Im Lặng của Chốn Cao Thâm” sẽ ngự trị tuyệt đối.

Khi bàn về vấn đề thể dĩ thái và chức năng của nó với vai tṛ là một tác nhân đồng hoá và tác nhân phân phối prana, chúng ta đă bàn đến thể dĩ thái theo quan điểm vị trí của nó trong cách mà các sự việc diễn ra. Chúng ta đă xem xét chất dĩ thái này ở góc độ về các tương ứng và đă vạch ra các tương đồng trong Thái dương hệ, trong hành tinh và trong con người. Chúng ta đă thấy rằng nó tạo thành nền tảng của h́nh hài vật chất trọng trược và chính nó cấu thành một khoen nối quan trọng giữa:

 Con người hồng trần với cơi cảm dục.

Hành Tinh Thượng Đế với tính chất t́nh cảm chính yếu.

 Thượng Đế, Thái Dương Thượng Đế với cơi cảm dục vũ trụ.

 

Bây giờ chúng ta thu hẹp đề tài lại để nghiên cứu thể dĩ thái của con người và không đề cập chút nào đến các tương ứng với các sự việc liên quan đến Thái dương hệ hoặc vũ trụ, dù điều đó có thể là cần thiết để nhắc nhở chính chúng ta

88        rằng đối với các nhà nghiên cứu khôn khéo, con đường đưa đến minh triết vẫn là một; kẻ nào tự biết chính ḿnh (trong biểu lộ ra bên ngoài, tính chất cốt yếu và việc phát triển hiểu

1 Pralaya: Một giai đoạn ẩn khuất (obscuration) hay nghỉ ngơi (repose) -thuộc hành tinh, thái dương hệ hoặc thuộc vũ trụ. Một thời kỳ chuyển tiếp (interlude) giữa hai chu kỳ biểu lộ. biết) cũng nhận biết Tinh Quân (Lord) của cung ḿnh và Thượng Đế của Thái dương hệ ḿnh. Lúc bấy giờ chỉ có vấn đề là áp dụng, mở rộng tâm thức, liên kết với việc sáng suốt không tin vào giáo điều vơ đoán và nhận thức được rằng sự tương ứng nằm trong tính chất và phương pháp nhiều hơn trong việc bám chặt vào chi tiết đối với một hành động đặc biệt ở bất cứ thời điểm đă định nào trong cơ tiến hoá.

Tất cả những ǵ có thể được đưa ra ở đây là tài liệu nếu được cân nhắc một cách đúng đắn, có thể đem lại kết quả là có được lối sống thực tiễn, sáng suốt hơn theo ư nghĩa huyền bí của thuật ngữ “lối sống” (“living”), nếu khảo cứu một cách khoa học, một cách cẩn thận và một cách b́nh thản, tài liệu có thể dẫn đến việc thúc đẩy các mục tiêu của diễn tŕnh tiến hoá trong chu kỳ nhỏ hơn ngay trước mắt. Do đó, mục đích của chúng ta là làm cho thể phụ thuộc của con người trở nên hiện thực hơn và để biểu lộ một số chức năng của nó và làm thế nào nó có thể rốt cuộc được đem một cách sáng suốt vào trong tầm mức của sự giác ngộ tinh thần.

Như chúng ta biết, khoa học đang nhanh chóng đi tới chỗ bắt buộc phải thừa nhận sự thực về thể dĩ thái, bởi v́ có nhiều khó khăn khi không chịu thừa nhận nó, công nhận là có thể dĩ thái c̣n dễ hơn là cho rằng không có nó. Các nhà khoa học đă thừa nhận sự thật về chất dĩ thái; sự thành công của nỗ lực thu h́nh đă chứng minh sự thực về cái mà cho đến nay vẫn bị xem như là không có thực, v́ không thể nắm bắt được (theo quan điểm vật chất). Các hiện tượng xảy ra vào mọi lúc được giữ lại trong địa hạt siêu nhiên trừ phi được giải thích qua trung gian của chất dĩ thái, và, trong sự lo âu của các nhà khoa học để chứng minh những người theo thuyết duy linh là sai lầm, các nhà khoa học đă giúp cho

chính nghĩa của chủ thuyết duy linh chân chính và cao hơn bằng cách dùng đến thực tại, và sự thật về thể dĩ thái, dù là

89 họ xem nó như một thể phóng phát bức xạ -v́ quan tâm tới hiệu quả và chưa xác định được nguyên nhân. Các nhà y học đang bắt đầu khảo cứu (cho đến nay vẫn c̣n mù mờ) về vấn đề sinh lực (vitality), hiệu quả của các tia nắng trên cơ thể vật chất và các định luật nằm bên dưới về nhiệt bức xạ và có sẵn. Họ đang bắt đầu gán cho lá lách các chức năng mà cho đến nay vẫn không được nhận biết, họ bắt đầu khảo sát hiệu quả sự tác động của các tuyến cùng sự liên quan của chúng với sự đồng hoá các tinh chất thiết yếu của cơ thể. Họ đang ở trên con đường đúng và chẳng bao lâu nữa (có lẽ trong ṿng thế kỷ này) (tức thế kỷ XX – ND) sự thực về thể dĩ thái và chức năng cơ bản của nó sẽ được thiết lập, vượt qua mọi sự tranh căi, và toàn thể mục tiêu của y học về dự pḥng và chữa trị, sẽ được nâng lên đến một mức độ cao hơn. Tất cả những ǵ chúng ta có thể làm ở đây là đưa ra một cách đơn giản và dưới một h́nh thức cô đọng một vài sự kiện vốn có thể hối thúc ngày nhận biết và thúc đẩy sự quan tâm của kẻ t́m ṭi chân chính. V́ lẽ đó, tôi xin phát biểu một cách ngắn gọn những ǵ được bàn đến về ba điểm c̣n lại : -Các chức năng của thể dĩ thái. -Liên hệ giữa thể dĩ thái và thể xác trong sự sống. -Các đau đớn (ills) hay bệnh hoạn (diseases) của thể dĩ thái (thận trọng ghi nhớ nghĩa nguyên thuỷ của từ “bệnh hoạn”). -T́nh trạng sau khi chết của thể dĩ thái. Điều này sẽ bao hàm tất cả những ǵ cho đến nay vẫn c̣n thực dụng. C̣n nhiều điều nữa sau này sẽ có ích cho chúng ta nếu điều hiện giờ được phổ biến cho mọi người mà được

noi theo một cách thận trọng và nếu những kẻ nghiên cứu khảo sát vấn đề quan trọng này một cách khôn ngoan đúng mức và rộng răi.

Khi bản chất và các chức năng của thể dĩ thái nhân loại đảm nhận đúng vị trí của chúng trong mối tư duy của người đời, và khi người ta nhận thức rằng thể dĩ thái quan trọng hơn hết trong số hai thể hồng trần, con người sẽ có được sự

90        tiếp xúc hữu thức chặt chẽ hơn với các sự tiến hoá khác đang xảy ra trong chất dĩ thái, đúng y như con người đang tiến hoá trong nhục thân vậy. Có một số đông các thiên thần gọi là “thiên thần của bóng tối” hay là thiên thần tím (violet devas) đang liên kết chặt chẽ với sự phát triển tiến hoá của thể dĩ thái con người, các thiên thần này truyền đạt cho con người các bức xạ thái dương và hành tinh. Thể dĩ thái của con người nhận được prana bằng nhiều cách khác nhau và với nhiều loại khác nhau, tất cả các cách này làm cho con người tiếp xúc với các thực thể khác nhau.

1. Prana thái dương.

Đây là lưu chất sinh lực và từ điển toả ra từ thái dương và được truyền tới thể dĩ thái của con người, do tác động của một vài thiên thần thuộc một đẳng cấp rất cao và có màu hoàng kim. Lưu chất đó được truyền qua cơ thể của các thiên thần và được phát ra như các bức xạ mạnh được áp trực tiếp qua một vài bí huyệt (plexi) ở phần trên cùng của thể dĩ thái, đầu và hai vai và được truyền xuống phần tương ứng bằng chất dĩ thái của cơ quan vật chất, tức lá lách và từ đó được truyền một cách mạnh mẽ vào chính lá lách. Các sinh linh mang prana có màu hoàng kim này ở trong không khí bên trên chúng ta và đặc biệt linh hoạt trong những phần trên thế giới như California, ở các xứ nhiệt đới nơi mà không khí

trong sạch và khô ráo, các tia nắng được thừa nhận như là đặc biệt có lợi. Liên hệ giữa con người với các nhóm thiên thần này rất chặt chẽ, nhưng cho đến nay đầy nguy hiểm cho con người. Các thiên thần này thuộc về một loại rất mạnh và theo đường lối riêng của họ, họ c̣n tiến hoá hơn chính con người. Con người không được bảo vệ phải chịu dưới quyền điều khiển của họ. Thí dụ, việc thiếu sự che chở cũng như thiếu hiểu biết của con người đối với những định luật về sự đối kháng từ điển hay lực đẩy thái dương (solar repulsion) dẫn đến nguy cơ trúng nắng. Khi thể dĩ thái và các tiến tŕnh đồng hoá của nó được hiểu một cách khoa học, lúc bấy giờ con người sẽ tránh khỏi các nguy cơ do bức xạ mặt trời gây

91 ra. Con người sẽ tự bảo vệ ḿnh bằng cách áp dụng các định luật chế ngự xung lực và thu hút từ điển; và không phải là bằng cách mặc y phục và t́m nơi trú ẩn. Đó chủ yếu là vấn đề phân cực. Một gợi ư được nêu ra ở đây: khi con người hiểu biết sự tiến hoá thiên thần khá chính xác hơn và nhận thức công việc của họ theo một vài đường lối liên quan đến Thái Dương và hiểu được rằng họ tiêu biểu cho cực âm trong khi chính họ đại diện cho phái nam (Huyền giai Sáng Tạo thứ tư là dương) (1) họ sẽ hiểu sự liên quan hỗ tương và chế ngự sự liên quan đó bằng định luật. Các Thái dương Thiên thần này nhận các tia bức xạ mặt trời từ trung tâm mặt trời đi tới vùng ngoại biên theo một

1 GLBN I, 232-238. Toàn thể vũ trụ được hướng dẫn, kiểm soát và làm linh hoạt bởi một loạt vô tận các Huyền giai (Hierarchies) các Đấng hữu t́nh (sentient Beings), mỗi Đấng có một nhiệm vụ phải hoàn thành.  GLBN  I, 293. Trong số các Huyền Giai này, Huyền Giai của Chân Thần nhân loại có một vị trí riêng biệt.

trong ba vận hà tiếp cận, chuyển các tia bức xạ đó qua cơ thể của các Ngài và tập trung chúng ở đó. Các Thái dương thiên thần này tác động gần giống như tấm kính thu nhiệt đang tác động. Các tia này lúc bấy giờ được phản chiếu hay được truyền đến thể dĩ thái con người và được con người tiếp nhận và đồng hoá trở lại. Khi thể dĩ thái đang ở trong trật tự ổn định và đang vận hành chính xác, sinh lực này được hấp thụ đầy đủ để giữ cho h́nh hài được ổn định. Đây là toàn thể mục đích sự vận hành của thể dĩ thái và là một điểm không thể được nhấn mạnh đầy đủ. Phần c̣n lại được loại ra dưới h́nh thức bức xạ động vật hay từ điển xác thân -mọi tên gọi đều diễn tả cùng một ư. Do đó, con người lặp lại ở một mức độ nhỏ hơn công việc của đại thái dương thiên thần, và đến phiên con người lại cộng thêm phần bức xạ đă được tái tập trung hay tái từ hoá vào toàn bộ hào quang của hành tinh.

2. Prana hành tinh Đây là lưu chất cần cho sự sống (vital fluid) phóng phát từ bất cứ hành tinh nào, nó tạo nên màu sắc hay tính chất căn

92        bản của hành tinh đó và được tạo ra do sự lặp lại bên trong hành tinh với cùng diễn tiến mà nó trải qua có liên quan với con người và sinh khí thái dương. Hành tinh (Địa Cầu hay bất cứ một hành tinh nào khác) hấp thụ Prana mặt trời, đồng hoá những ǵ cần thiết và toả ra những ǵ không cần yếu cho t́nh trạng khoẻ mạnh của nó dưới h́nh thức bức xạ hành tinh. Do đó, prana hành tinh là prana thái dương đă đi qua khắp hành tinh, đă lưu chuyển qua thể dĩ thái hành tinh, đă được truyền tới hành tinh hồng trần trọng trược và đă bị loại bỏ dưới h́nh thức bức xạ có cùng đặc tính chính yếu như prana thái dương, cộng thêm tính chất riêng tư và đặc thù của hành tinh đặc biệt có liên hệ. Điều này lại tái lập tiến tŕnh được

trải qua trong cơ thể người. Các bức xạ từ xác thân của con người khác nhau tuỳ theo đặc tính của thể xác họ. Điều đó cũng giống như vậy với một hành tinh.

Prana phóng phát của hành tinh (như trong trường hợp prana thái dương) được thu lấy và truyền xuyên qua một nhóm thiên thần đặc biệt gọi là “thiên thần bóng tối”, vốn là các thiên thần dĩ thái có màu tím nhạt. Các thể của họ được tạo thành bằng vật chất của một trong bốn chất dĩ thái, họ tập trung và cô đọng bức xạ của hành tinh và của tất cả mọi h́nh hài trên hành tinh. Họ có liên hệ đặc biệt chặt chẽ với con người nhờ sự kiện là có sự tương đồng chủ yếu của chất liệu cấu tạo thể xác họ với chất dĩ thái của con người và v́ họ truyền  cho con người từ điển của “Đất Mẹ” (“Mother Earth”) như ta thường gọi. Do đó chúng ta thấy rằng có hai nhóm thiên thần hoạt động liên hệ tới con người :

Thái dương Thiên thần truyền lưu chất cần cho sự sống, chất này tuần hoàn trong thể dĩ thái.

Hành tinh thiên thần có màu tím, có liên kết với thể dĩ thái con người và các Ngài truyền prana của địa cầu hay là prana của bất luận hành tinh nào mà con người có thể đang hoạt động trên đó trong thời gian lâm phàm trên cơi trần.

 

Một câu hỏi rất thích hợp có thể được nêu ra ở đây và dù chúng ta không thể giải thích đầy đủ về cái bí ẩn, một vài gợi

93        ư có thể được nêu ra. Chúng ta có thể hỏi: điều ǵ gây nên sự chết bên ngoài của Nguyệt cầu? Có sự sống thiên thần trên đó hay không? Phải chăng prana thái dương không có tác dụng ǵ trên đó? Điều ǵ tạo nên sự khác nhau giữa sự chết bề ngoài của nguyệt cầu và một hành tinh có sự sống như Địa cầu? (GLBN  I, 170 – 180).

Nơi đây chúng ta đề cập đến một bí nhiệm c̣n ẩn giấu câu giải đáp sẽ hiện ra cho những kẻ t́m kiếm, đó là sự kiện con người và một vài nhóm thiên thần không c̣n được t́m thấy trên Nguyệt cầu nữa. Không phải con người không sống trên Nguyệt cầu v́ Nguyệt cầu đă chết và do đó không thể bảo bọc cho cuộc sống con người, mà sở dĩ Nguyệt cầu chết là v́ con người và các nhóm thiên thần này đă tách ra khỏi mặt Nguyệt cầu và tách khỏi vùng ảnh hưởng của nguyệt cầu. (GLBN I, 179)

Con người và các thiên thần hoạt động trên mỗi hành tinh như là kẻ trung gian hay là như môi giới truyền đạt. Nơi nào không có con người và thiên thần, ở đó một số hoạt động vĩ đại không thể có được và sự tan ră bắt đầu. Lư do của việc dời đổi này nằm trong Định Luật Nhân Quả Vũ Trụ hay là nghiệp quả vũ trụ, và trong lịch sử phức hợp song vẫn cá biệt của nghiệp quả vũ trụ đó, một trong các Hành Tinh Thượng Đế mà cơ thể của Ngài, tức Mặt Trăng hay bất cứ hành tinh chết nào khác, có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

3. Prana của h́nh hài:

Trước nhất cần phải nêu ra rằng các h́nh hài tất nhiên gồm có hai loại, mỗi loại có vị trí khác nhau trong thiên cơ (scheme):

Các h́nh hài chính là kết quả của công tŕnh của Ngôi Ba và Ngôi Hai Thượng Đế và sự sống hợp nhất của các Ngài. Các h́nh hài đó là các đơn vị trong giới thực vật, động vật và khoáng vật.

H́nh hài là kết quả của tác động hợp nhất của ba ngôi Thượng Đế và bao gồm các h́nh hài hoàn toàn của thiên thần và con người.

121

THƯỢNG ĐẾ CỦA MỘT THÁI DƯƠNG HỆ

Thể dĩ thái và Prana

C̣n có h́nh hài đơn giản hơn được tiêu biểu trong

95 chất liệu nguyên thuỷ (substance) mà từ đó mọi h́nh hài khác được tạo thành. Vật chất này nói đúng ra là vật chất nguyên tử và phân tử và được làm cho linh hoạt bằng sự sống hoặc năng lượng của Thượng Đế Ngôi Ba. Khi bàn về nhóm h́nh hài thứ nhất; cần phải chú ư rằng các bức xạ prana toả ra bởi các đơn vị của giới động vật và thực vật (sau khi chúng đă hấp thụ prana thái dương và prana hành tinh) đương nhiên là sự phối hợp của cả hai và được truyền đạt bằng phương tiện bức xạ bề mặt (surface radiation) như trong prana thái dương và hành tinh, đến vài nhóm thiên thần nhỏ hơn thuộc một cấp không cao lắm, các nhóm thiên thần này có sự liên quan kỳ lạ và phức tạp với hồn tập thể/ hồn khóm, của động vật hay thực vật phát xạ. Vấn đề này không thể bàn ở đây được. Các thiên thần này cũng có màu tím, nhưng là một màu nhạt gần như xám; họ đang ở trong một t́nh trạng chuyển tiếp và phối trộn với một sự lộn xộn dữ dội với các nhóm thực thể hầu hết đang ở trên cung giáng hạ tiến hoá (involutionary arc)(1)(2),

 

(1) Cung giáng hạ tiến hoá là tên gọi áp dụng cho phần thứ nhất của diễn tŕnh tiến hoá. Nó bao hàm “đường giáng hạ” (“path of descent”) hay là sự giáng xuống của Tinh Thần vào trong vật chất bao giờ cũng trọng trược cho đến khi đạt tới điểm thấp nhất, tức điểm cụ thể trọng trược nhất. Nửa phần sau của diễn tiến được gọi là thăng thượng tiến hoá và đánh dấu việc đi lên hay trở lại nguồn cội Tinh Thần của nó, cộng thêm các điều thu hoạch được trong diễn tŕnh thăng thượng tiến hoá (evolutionary process).

 

(2) Ba Luồng Phân Thân (“Three Outpourings”) Trong sơ đồ trang 94, “các biểu tượng của Ba Ngôi (của Thượng Đế) được đặt ở ngoài thời gian và không gian, chỉ có các ḍng

 

(1).

(streams) ảnh hưởng từ các biểu tượng đó đi xuống, vào hệ thống các cơi của chúng ta… Theo đúng qui định chúng tượng trưng cho những ǵ thường được gọi là Ba Ngôi của Tam Vị Nhất Thể (three Persons of the Trinity)… Ta nhận thấy rằng mỗi một trong Ba Ngôi là một phân thân của sự sống hay là thần lực được phóng xuất vào các cơi bên dưới. Luồng thứ nhất theo thứ tự là đường thẳng (ở giữa – ND) giáng xuống từ Ngôi Ba. Đường thứ hai là phần ph́nh ra h́nh oval nằm bên trái chúng ta -luồng này giáng xuống từ Ngôi Hai cho đến khi nó chạm điểm thấp nhất trong vật chất, và bấy giờ đi lên trở lại (bên phải chúng ta) cho đến khi nó đạt đến phân cảnh hạ trí (chỗ các dấu chấm – ND). Cần để ư rằng trong cả hai luồng phân thân này, sự sống thiêng liêng trở nên tối tăm hơn và bị che giấu nhiều hơn khi sự sống đó giáng xuống vật chất, đến khi ở điểm thấp nhất, chúng ta có thể hầu như không nhận ra nó dưới h́nh thức sự sống thiêng liêng chút nào. Nhưng khi nó đi lên trở lại, khi nó vượt qua điểm thấp nhất (nadir) của nó, nó tự hiển lộ một cách rơ ràng hơn ít nhiều. Luồng phân thân thứ ba đi xuống từ Ngôi cao nhất của Thượng Đế, khác với hai luồng kia ở chỗ nó không cách nào bị che khuất bởi vật chất khi đang đi xuyên qua đó, mà vẫn giữ lại sự trinh khiết của nó và vẻ huy hoàng không giảm độ sáng của nó. Cần nên ghi nhận rằng luồng phân thân này chỉ giáng xuống tới cơi Bồ Đề (cơi thứ tư) và rằng khoen nối giữa hai luồng đó được tạo thành bằng một tam giác trong một ṿng tṛn, tiêu biểu cho linh hồn cá biệt của con người -tức Chân ngă luân hồi. Ở đây tam giác được góp phần bằng luồng phân thân thứ ba và ṿng tṛn bởi luồng thứ hai… “

The Christian Creed, của C.W. Leadbeater, trang 39, 40. (1 )Xem GLBN I, 98, 99, 100, 103

 

1. Căn nguyên của sự sống đang ở trong mỗi giọt của đại dương bất tử. Mỗi nguyên tử trong vật chất đều được thấm nhuần bằng sự sống của Thượng Đế.

2. Đại dương là ánh sáng toả chiếu. Nó chính là Lửa, Nhiệt, Chuyển động. Cả ba đều là sự sống nội tại đang biểu lộ ra ngoại cảnh. Lửa : tinh hoa của Thượng Đế Ngôi Một. Lửa điện. Tinh thần. Nhiệt: Lưỡng nguyên tính (duality). Tinh hoa của Thượng Đế Ngôi Hai. Lửa thái dương. Ngôi Con. Tâm thức. Chuyển động: tinh hoa của Thượng Đế Ngôi Ba. Lửa do ma sát. Vật chất.

Đại Thiên Địa

Thượng Đế Ngôi Một…… Lửa …….Ư muốn linh hoạt hay ư chí hiện tồn. Điện. Thượng Đế Ngôi Hai…… Nhiệt….. Lưỡng nguyên tính, hay là Bác ái giữa hai. Thái dương Thượng Đế Ngôi Ba…. Chuyển động.........Lửa của trí tuệ. Liên quan giữa Lửa do ma sát.

Đây là biểu lộ nội tại. Thái dương …………………………………. Ư chí hay quyền năng Kim tinh ­Thuỷ tinh (Venus-Mercury) ….. Bác ái và Minh triết Thổ tinh (Saturn)………………………… Hoạt động hay Thông tuệ.

Đây là biểu lộ ngoại cảnh.

Tiểu thiên địa

Chân thần……….. Lửa điện………….. Ư chí hay quyền năng. Chân ngă………… Lửa thái dương….. Bác ái và minh triết Phàm ngă………… Lửa do ma sát…… Hoạt động hay thông tuệ.

Đây là biểu lộ bên trong. Thể hạ trí………… Ư chí hay quyền năng…..  Lửa Thể cảm dục…….. Bác ái -Minh triết ……….  Nhiệt Thể xác………….. Hoạt động thông tuệ…….. Chuyển động

Đây là biểu lộ ngoại cảnh

Thể xác

Năo bộ………… Chân thần…Ư chí hay quyền năng. Lửa điện. Tim……………  Chân ngă…. Bác ái-Minh triết.  Lửa thái dương. Các cơ quan thấp… Phàm ngă… Hoạt động thông tuệ.

96 Khi bàn về nhóm thứ hai, xác thân con người chuyển các bức xạ phóng phát đến đẳng cấp thiên thần cao hơn nhiều. Các thiên thần này có màu sắc rơ rệt hơn, và sau khi đồng hoá thích hợp bức xạ con người, các thiên thần này truyền nó phần lớn cho giới động vật, như vậy chứng tỏ có sự liên quan chặt chẽ giữa hai giới. Nếu điều giải thích trên về sự liên quan hỗ tương phức tạp giữa mặt trời với các hành tinh, giữa các hành tinh với các h́nh hài đang tiến hoá trên các hành tinh ấy, giữa chính các h́nh hài nơi ư nghĩa quan trọng là bao giờ cũng đi xuống, không chứng tỏ ǵ hơn là sự tương thuộc tế nhị của mọi sự sống, lúc bấy giờ nhiều điều sẽ được đạt đến. Một sự kiện khác cũng hiển lộ ra là sự liên quan chặt chẽ giữa tất cả các tiến hoá này của thiên nhiên, từ ngôi mặt trời vĩ đại xuống đến cây hoa tím khiêm nhường nhất xuyên qua

97 sự tiến hoá thiên thần đang tác động như là thần lực chuyển hoá đang truyền khắp cả hệ thống. Sau rốt, tất cả đều tác động với lửa. Lửa bên trong có sẵn và tiềm tàng; lửa phát xạ và phóng phát; lửa phát sinh, đồng hoá và bức xạ; lửa đem lại sức sống, kích thích và phá huỷ; lửa truyền ra, phản chiếu và hấp thụ; lửa, cơ bản của mọi đời sống; lửa tinh hoa của mọi sự sống; lửa, các phương tiện phát triển và xung lực đàng sau mọi diễn tŕnh tiến hoá; lửa, kẻ kiến tạo, kẻ bảo tồn và kẻ xây dựng; lửa, tác nhân sáng tạo, diễn tiến và mục tiêu; lửa, tác nhân thanh lọc và tác nhân tiêu huỷ. Hoả Thần và lửa của Thượng Đế tác động lẫn nhau, cho đến khi mọi lửa phối hợp và bùng cháy, và cho đến khi mọi vật hiện tồn được chuyển ngang qua lửa -từ một Thái dương hệ đến một con kiến – và hiện ra như một sự hoàn hảo tam phân. Lúc bấy giờ, lửa vượt qua ṿng giới hạn như là tinh

hoa hoàn hảo, dù là tinh hoa xuất phát từ ṿng giới hạn con người, ṿng giới hạn hành tinh hay ṿng giới hạn thái dương. Bánh xe lửa (hoả luân) quay tṛn và tất cả những ǵ nằm trong bánh xe đó đều tuỳ thuộc vào ngọn lửa tam phân và cuối cùng trở nên hoàn hảo.   

 

 

Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục bàn về thể dĩ thái và xem xét chức năng của nó, cũng như sự liên quan của nó với thể xác. Sẽ là khôn ngoan nếu xét chung cả hai với nhau, v́ sự liên quan lẫn nhau chặt chẽ đến nỗi không thể bàn về chúng một cách riêng rẽ. Đầu tiên, chức năng của thể dĩ thái gồm có 3:

 

1. Đó là nơi nhận prana.

 

2. Đó là nơi đồng hoá prana.

 

3. Đó là nơi truyền chuyển prana. 1/ Nơi tiếp nhận prana. V́ lẽ đó, thể dĩ thái có thể được mô tả như là âm tính hay

 

98        dễ thu nhận đối với ánh nắng, và như là dương tính và có tính xua đuổi đối với nhục thân. Chức năng thứ hai -chức năng đồng hoá -được làm cho cân xứng một cách chặt chẽ hay thuộc về bên trong. Như đă nói ở trên, prana do mặt trời phóng ra được thể dĩ thái hấp thụ, xuyên qua vài trung tâm lực phần lớn nằm phía trên cơ thể, từ đó chúng được hướng xuống dưới đến trung tâm lực gọi là lá lách (bằng chất) dĩ thái, v́ lá lách này là phần tương ứng (counterpart) trong chất dĩ thái của cơ quan đó. Hiện nay, trung tâm lực chính để tiếp nhận prana là trung tâm lực giữa các xương vai. Một trung tâm lực khác đă trở nên yên nghỉ phần nào trong con người qua sự lạm dụng của cái gọi là văn minh và nằm hơi lệch về phía trên đan điền (mạng lưới thần kinh ở bụng, theo y học – ND). Trong căn chủng sắp tới và ngày càng nhiều

trong giống dân này, đó là việc cần đưa hai trung tâm lực này đến với ánh nắng sẽ thấy rơ là có một cải thiện tương ứng về sinh lực cho xác thân và khả năng thích ứng của thể xác. Cả ba trung tâm lực này :

 

1.         Giữa các xương bă vai,

 

2.         Trên cách mô,

 

3. Và lá lách, hợp thành một tam giác dĩ thái toả rực (nếu người ta có thể thấy), tam giác này là nguồn thúc đẩy sự lưu thông sau này của prana khắp toàn bộ hệ thống. Thể dĩ thái thực sự là một mạng lưới các đường vận chuyển nhỏ, chúng là các bộ phận cấu thành của một sợi dây mảnh mai bện vào nhau – mà một đoạn của dây này là khoen nối bằng từ điển, nối liền thể xác và thể cảm dục, nó bị cắt đứt hay gián đoạn sau khi thể dĩ thái rút ra khỏi nhục thân vào lúc bỏ thể xác. Ngân quang tuyến bị lỏng ra, như Thánh Kinh diễn tả (Thánh Kinh Ecc: XII, 6.), và đây là căn bản của truyền thuyết về người chị em định mệnh cắt đứt tuyến sinh lực bằng cái kéo khủng khiếp.

 

Mạng lưới dĩ thái được tạo thành bằng sự đan dệt phức tạp của dây mang sinh lực này (vitalised cord) và ngoại trừ

99        bảy trung tâm lực bên trong mạng lưới (tương ứng với các trung tâm lực thánh thiện mà trong đó lá lách thường được kể là một) có hai trung tâm lực được nhắc đến ở trên – cùng với lá lách – chúng hợp thành một tam giác hoạt động. Lưới dĩ thái của Thái dương hệ có bản chất tương đồng và cũng có ba trung tâm để tiếp nhận prana vũ trụ. Dải băng bí mật trên trời mà chúng ta gọi là Dải Ngân Hà (GLBN II, 250) có liên quan chặt chẽ với prana vũ trụ hay là sức sống vũ trụ (cosmic vitality) hay sự bảo dưỡng đem lại sinh lực cho hệ thống dĩ thái của mặt trời.

2/ Nơi đồng hoá prana.

Diễn biến đồng hoá được xúc tiến trên tam giác này và prana đi vào bất cứ trung tâm lực nào, chạy ṿng ba lần xung quanh tam giác trước khi được truyền đến mọi phần của thể dĩ thái và từ đó đến nhục thân. Cơ quan chính của sự đồng hoá là lá lách – trung tâm lực dĩ thái và cơ quan xác thịt. Bản thể sự sống (vital essence) từ mặt trời được truyền vào lá lách bằng chất dĩ thái và ở đó, nó chịu một tiến tŕnh làm mạnh thêm hay làm giảm sinh lực tuỳ theo t́nh trạng mạnh khoẻ hay không của cơ quan đó. Nếu con người ở t́nh trạng khoẻ mạnh, bức xạ nhận được sẽ được tăng gia bằng chính rung động cá nhân của y và tốc độ rung động sẽ được khích động trước khi nó được chuyển vào lá lách xác thân hoặc là nó sẽ bị tŕ chậm lại và giảm thấp nếu con người ở trong t́nh trạng sức khoẻ yếu kém.

Ba trung tâm lực này có h́nh dạng như tất cả các trung tâm lực khác, đó là h́nh dĩa trũng xuống, hơi giống h́nh các xoáy nước nhỏ thu hút vào trong phạm vi ảnh hưởng của chúng các ḍng prana đang tiến tới.

Các trung tâm lực này nên được mô tả như các xoáy cuốn tṛn với vận hà tam phân đan lại, chạy từ trung tâm này đến trung tâm khác và tạo thành một hệ thống tuần hoàn hầu như

100      riêng biệt. Hệ thống này có điểm phát xuất của nó cho toàn bộ hệ thống ở mặt bên kia của lá lách so với phía mà prana nhập vào. Lưu chất sinh lực lưu chuyển qua và giữa ba trung tâm lực này ba lần, trước khi nó được chuyển ra tới ngoại biên của hệ thống bé nhỏ của nó. Sự lưu chuyển cuối cùng này mang prana xuyên qua các vận hà mảnh mai đan bện vào nhau, đến mọi bộ phận của cơ thể, có thể nói là chúng trở nên hoàn toàn thấm nhuần bởi các bức xạ này. Cuối cùng các bức

xạ này t́m đường thoát ra khỏi hệ thống dĩ thái bằng các bức xạ bề mặt. Tinh chất prana thoát ra khỏi chu vi của ṿng giới hạn tạm thời của nó dưới h́nh thức prana phóng phát của con người, vốn là cùng loại prana đă nhận được trước kia, cộng thêm với tính chất đặc thù mà bất cứ một cá nhân nào cũng có thể truyền thụ cho nó trong khi có sự lưu chuyển tạm thời. Tinh chất thoát ra, cộng với tính chất cá nhân.

Nơi đây, người ta có thể thấy sự tương ứng đối với sự thoát ra khỏi của mọi tinh chất từ bên trong bất cứ ṿng giới hạn nào khi chu kỳ được hoàn tất.

Vấn đề thể dĩ thái là một vấn đề rất thực tiễn lư thú, và khi tầm quan trọng của nó được nhận thức rơ ràng hơn, con người sẽ dự vào việc phân phối prana trong cơ thể với sự chú ư chặt chẽ hơn và sẽ thấy rằng sự tiếp sinh lực của cơ thể qua ba trung tâm lực sẽ tiến hành thông suốt hơn.

Tất nhiên, vấn đề đă được vận dụng một cách hời hợt và chỉ có những nét chính và các ẩn ngôn ở rải rác mới có thể được đưa ra. Tuy nhiên, nếu điều giảng dạy này được khảo cứu cẩn thận nó sẽ đưa đến sự hiểu biết chân lư mà phẩm chất và nội dung của nó sẽ tỏ ra vô giá và thuộc một loại mà từ trước đến nay chưa được nêu ra. Vị trí của thể dĩ thái như là chỗ phân chia hay ṿng giới hạn và chức năng của nó với cương vị là nơi thu nhận và phân phát prana được bàn đến ở đây theo một nghĩa rộng hơn cho đến nay, và đề tài có thể được bàn rộng ra sau này.

Hai chân lư căn bản nổi bật lên từ tập hợp các sự kiện được bàn qua ở đây : 101 Thứ nhất. Cơi phụ dĩ thái thứ tư của cơi trần có liên hệ trực tiếp đến:

 

 Con người, tức Tiểu thiên địa.

 Hành Tinh Thượng Đế.

 Thái Dương Thượng Đế.

Thứ hai. Trong dăy thứ tư và cuộc tuần hoàn thứ tư, chất dĩ thái thứ tư đang bắt đầu được nghiên cứu và -được xem như một mạng lưới riêng biệt -thỉnh thoảng nó để cho tách ra (exit) đối với của những kẻ có tần số rung động thích hợp.

3. Nơi truyền đạt prana.

Chúng ta chỉ đề cập đến một ít về vấn đề lửa, mục đích của thể dĩ thái là vận chuyển và phân phối lửa đến khắp các phần của hệ thống của nó. Chúng ta đă nghiền ngẫm các sự kiện vốn có thể kích thích sự quan tâm và nhấn mạnh vào sự hữu ích của thể chứa prana này. Một số sự kiện cần nhấn mạnh và xem xét khi chúng ta khảo sát ṿng tĩnh tại này (static ring) và các lửa luân chuyển của nó. Tôi xin tóm gọn với mục đích làm sáng tỏ :

Thái dương hệ nhận prana từ các nguồn vũ trụ xuyên qua ba trung tâm lực và tái phân phối nó đến tất cả các phần thuộc về ảnh hưởng mở rộng của nó, hay là đến các biên giới của mạng lưới dĩ thái thái dương. Prana vũ trụ này trở nên đổi màu do tính chất mặt trời và tiến đến ranh giới xa nhất của Thái dương hệ. Nhiệm vụ của nó có thể được mô tả như là đem lại sinh khí (vitalisation) cho hiện thể vốn là biểu lộ vật chất hồng trần của Thái Dương Thượng Đế.

Hành tinh nhận prana từ trung tâm thái dương và tái phân phối prana đó xuyên qua ba trung tâm tiếp nhận đi đến tất cả các phần thuộc phạm vi ảnh hưởng của nó. Prana thái dương này trở nên đổi màu do tính chất hành tinh và được hấp thụ bởi mọi cuộc tiến hoá trong ṿng giới hạn hành tinh. Nhiệm vụ của nó có thể được mô tả như là đem sinh khí cho

hiện thể, vốn là biểu lộ vật chất hồng trần của một trong bảy Hành Tinh Thượng Đế.

Tiểu thiên địa nhận prana từ thái dương sau khi prana đó đă thấm nhuần thể dĩ thái hành tinh, cho nên đó là prana thái dương thêm vào với tính chất hành tinh. Mỗi hành tinh là biểu hiện (embodiment) của một trạng thái cung nào đó và tính chất của hành tinh đó được ghi nhận rơ rệt hơn trên mọi tiến hoá của nó.

Do đó, prana chính là nhiệt bức xạ linh hoạt, thay đổi mức rung động và tính chất của nó tuỳ theo Đấng Cao Cả thu nhận. Con người, để cho prana đi qua thể dĩ thái của ḿnh, tô màu nó bằng tính chất đặc thù của ḿnh và như thế truyền nó lại cho những sinh linh kém cỏi hơn đang hợp thành hệ thống nhỏ của con người. Thế nên, tác động hỗ tương lớn lao tiếp tục và tất cả các phần đều phối hợp, trộn lẫn, tuỳ thuộc lẫn nhau; và tất cả các phần thu nhận, tô màu, định phẩm chất và truyền đi. Một sự lưu chuyển không ngừng tiếp tục vốn không có khởi đầu có thể hiểu được, mà cũng không có kết thúc có thể có được theo quan điểm của con người hữu hạn, v́ thuỷ và chung của nó đều ẩn giấu trong cội nguồn vũ trụ không thể hiểu được. Nếu ở khắp nơi, các điều kiện đều hoàn hảo, th́ sự lưu chuyển này sẽ diễn tiến không bị cản trở và có thể đưa đến một t́nh trạng hầu như kéo dài vô tận, nhưng giới hạn và sự kết thúc xảy ra dưới h́nh thức các hậu quả của sự không hoàn thiện sẽ nhường chỗ cho một sự hoàn thiện dần dần. Mọi chu kỳ đều khởi đầu từ một chu kỳ khác với một sự tương đối đầy đủ hơn, và bao giờ cũng sẽ nhường chỗ cho một ṿng xoắn ốc cao hơn; như vậy đưa tới các giai đoạn tương đối hoàn hảo bên ngoài, dẫn đến những ǵ c̣n vĩ đại hơn nữa.

Như chúng ta biết, mục đích đối với chu kỳ lớn lao này là phối hợp hai lửa vật chất, tiềm tàng và hoạt động, và sự phối hợp của chúng với lửa trí tuệ và tinh thần cho đến khi chúng ch́m đắm trong ngọn lửa đại đồng (general flame); lửa trí tuệ và tinh thần thiêu rụi vật chất và do đó đem lại sự giải thoát cho hiện thể đang bị giam hăm. Thánh đường của Địa cầu là nơi phát sinh của tinh thần, là kẻ giải phóng nó ra khỏi từ mẫu (vật chất), và là lối tiến nhập của nó vào các lănh vực cao hơn.

Do đó, khi thể sinh lực hoạt động một cách hoàn hảo trong cả ba nhóm, nhân loại, hành tinh và thái dương, th́ sự kết hợp với tiềm hoả sẽ được thành toàn. Nơi đây tàng ẩn lư

103 do về tầm quan trọng được đặt vào sự thiết yếu đó là kiến tạo các hiện thể vật chất đă được tinh luyện và làm cho trong sạch. H́nh hài càng được tinh luyện và cải thiện bao nhiêu, th́ sự tiếp nhận prana sẽ càng hoàn hảo và càng ít có sự đề kháng lúc hoả xà đi lên vào thời điểm ấn định. Vật chất thô trược và các thể hồng trần c̣n non nớt là cái phiền toái đối với nhà huyền linh học và không có một nhà có nhăn thông chân chính nào mà có cơ thể đầy những tính chất thô trược. Các nguy hiểm của t́nh trạng rối loạn th́ quá to tát và sự đe doạ bị tan ră bởi lửa th́ quá khủng khiếp. Đă có lần trong lịch sử nhân loại (vào thời Lemuria) t́nh trạng này được thấy trong việc huỷ diệt nhân loại và lục địa bằng lửa (1). Các vị Lănh Đạo nhân loại vào thời ấy, chính các Ngài đă lợi dụng đúng sự việc đó để đưa đến việc chấm dứt một h́nh

1 Trong GLBN I, trang 437, phần cước chú, sự huỷ diệt châu Lemuria bằng lửa được nhắc đến, và trong GLBN II, trang 149, phần cước chú có các từ: “Châu Lemuria không bị nhận ch́m, mà là bị huỷ diệt do tác động của hoả sơn và sau đó đă ch́m xuống”.

hài không thích hợp. Tiềm hoả của vật chất (ví dụ như ta thấy trong sự phun trào của hoả sơn), và lửa phát xạ của Thái dương hệ được phối hợp. Hoả xà hành tinh và bức xạ thái dương ồ ạt kết hợp nhau và công tŕnh huỷ diệt được hoàn tất. Cùng sự việc ấy có thể được thấy trở lại, chỉ ở trong chất liệu của chất dĩ thái thứ nh́, và các hiệu quả do đó sẽ bớt trầm trọng do việc hiếm có chất dĩ thái này và sự tinh lọc tương đối nhiều của các hiện thể.

Nơi đây, chúng ta nên chú ư một sự kiện đáng quan tâm, mặc dù cho đến nay là một vấn đề bí hiểm không giải quyết được đối với đa số chúng ta, đó là các sự huỷ diệt bởi lửa này là một phần của các thử thách bằng lửa của một cuộc điểm đạo của một trong các Hành Tinh Thượng Đế mà nghiệp quả các Ngài gắn bó với địa cầu chúng ta.

Mỗi sự huỷ diệt một phần của mạng lưới đưa đến kết quả là tạo ra một năng lực lớn hơn để đào thoát và trong thực tế (khi nh́n từ các cơi cao hơn) là một bước tiến tới và là một sự bành trướng. Việc lặp lại điều này cũng xảy ra trong thái dương hệ vào các chu kỳ đă định.

104 4. Các rối loạn của thể dĩ thái. Bây giờ chúng ta sẽ khảo sát thể dĩ thái cùng các bệnh hoạn của nó cũng như là t́nh trạng sau khi chết của nó. Vấn đề này chỉ có thể được đề cập đến một cách vắn tắt. Tất cả những ǵ hiện giờ có thể được nêu ra là một ư tưởng tổng quát về những ốm đau căn bản mà thể dĩ thái có thể phải chịu và khuynh hướng mà y học ứng dụng có thể chọn sau này khi các định luật huyền linh được hiểu rơ hơn. Một sự việc cần phải được nêu ra ở đây – sự kiện mà ít kẻ hiểu rơ. Đây là sự kiện có ư nghĩa: các bệnh tật của thể dĩ thái, trong trường hợp tiểu thiên địa, cũng giống như là trong đại thiên

địa. Nơi đây tàng ẩn sự hiểu biết vốn thường dùng để giải thích những thống khổ bề ngoài của thiên nhiên. Một số trong các tệ hại lớn trên thế gian có nguồn gốc trong các ốm đau ở thể dĩ thái, khi mở rộng các ư tưởng về chất dĩ thái tới các điều kiện của hành tinh và ngay cả tới thái dương. Khi chúng ta đề cập đến nguyên nhân của các khổ đau ở thể dĩ thái trong con người, các tương đồng và các phản ứng thuộc hành tinh và thái dương có lẽ nên được hiểu rơ. Chúng ta cần ghi nhớ cẩn thận rằng khi khảo cứu về chất dĩ thái này, đó là tất cả các bệnh tật của thể dĩ thái liên quan với ba mục đích của nó và hoặc là:

Thuộc chức năng (functional) và do đó ảnh hưởng đến sự nắm bắt prana của nó,

Về cơ quan (organic) do đó ảnh hưởng đến sự phân phối prana của nó,

Về tĩnh tại (static) do đó ảnh hưởng đến mạng lưới, khi chỉ nh́n từ giác độ cung cấp một ṿng giới hạn bằng chất hồng trần và tác động như là vật tách biệt giữa thể xác với thể cảm dục.

 

Ba nhóm chức năng hay mục đích khác nhau này, mỗi nhóm đều có lợi ích tối thượng đưa tới các kết quả hoàn toàn khác nhau và tác động theo cách khác nhau cả bên ngoài lẫn bên trong.

Xét theo quan điểm hành tinh cùng các điều kiện sẽ được

105      nhận thức và thể dĩ thái hành tinh (về căn bản chính là hiện thể trong trường hợp các hành tinh thánh thiện, trong số đó địa cầu không phải là một), sẽ có các rối loạn về chức năng của nó mà rối loạn này sẽ có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận prana của nó, sẽ hứng chịu các rối loạn về cơ cấu vốn có thể tác động đến sự phân phối của nó và các sự rối loạn này vốn

tạo ra các rối rắm trong mạng lưới dĩ thái, nó tạo thành ṿng giới hạn cho Hành Tinh Thượng Đế liên hệ. Nơi đây tôi muốn nói rơ rằng trong trường hợp các Hành Tinh Thượng Đế đang ở trên ṿng cung tiến hoá thiêng liêng, các Hành Tinh Thượng Đế mà cơ thể các Ngài là các hành tinh, mạng lưới dĩ thái không tạo thành chướng ngại, nhưng (giống như các Nghiệp Quả Tinh Quân trên một cơi cao hơn) các Ngài có tự do hành động ngoài các giới hạn của mạng lưới hành tinh trong chu vi của ṿng giới hạn thái dương (1).

Lại nữa, về phương diện Thái dương hệ, cùng các hiệu quả này có thể quan sát được, về mặt chức năng, lần này có liên hệ với trung tâm vũ trụ; về mặt cơ cấu, v́ có liên quan đến toàn bộ các hệ thống hành tinh, c̣n về mặt tĩnh tại, v́ có liên hệ đến ṿng giới hạn thái dương hay ṿng giới hạn Thượng Đế.

Bây giờ, với mục đích làm sáng tỏ, chúng ta có thể chọn ba nhóm này một cách riêng rẽ và đề cập đến chúng một cách vắn tắt và bóng bẩy (v́ sẽ không nói nhiều hơn được) đến các phương pháp điều trị và hiệu chỉnh.

a. Các rối loạn về chức năng tiểu thiên địa. Các rối loạn này có liên quan với sự tiếp nhận các lưu chất prana của con người, xuyên qua các trung tâm lực cần thiết. Chúng ta phải

1 Planetary Spirit là tên gọi khác dành để chỉ Thượng Đế của hành tinh chúng ta, một trong “Bảy Tinh Quân trước Thánh Toà” và do

106 đó là một trong bảy Hành Tinh Thượng Đế. Ngài đang ở trên ṿng cung thăng thượng tiến hoá (evolutionary arc) của vũ trụ và đă vượt xa nhân loại. Thực Thể Hành Tinh (The planetary Entity) đang ở trên ṿng cung giáng hạ tiến hoá và là một Chân Linh có đẳng cấp rất thấp. Ngài là toàn bộ mọi sự sống hành khí của hành tinh.

luôn luôn ghi nhớ và như thế giữ sự phân biệt rơ ràng rằng các bức xạ prana này có liên quan với tiềm nhiệt trong vật chất; khi được tiếp nhận và vận hành xuyên qua thể dĩ thái một cách chính xác, chúng hợp tác với hơi ấm tiềm tàng tự nhiên trong cơ thể, và (phối hợp thêm vào) giữ cho cơ thể ở trong t́nh trạng đầy sinh lực, áp đặt lên trên vật chất của cơ thể một mức độ rung động nào đó, để đưa đến hoạt động cần thiết của thể xác và vận hành đúng các cơ quan của thể xác đó. Do đó, rơ ràng là ngay từ đầu, sức khoẻ xác thân được giấu kín trong việc tiếp nhận đúng prana, và một trong các thay đổi cơ bản phải được thực hiện trong cuộc sống của con người (chính là trạng thái mà hiện giờ chúng ta đang bàn đến) sẽ là ở trong các điều kiện sinh hoạt thông thường.

Ba trung tâm lực căn bản mà nhờ đó sự tiếp nhận xảy ra phải được phép vận hành một cách tự do hơn và ít hạn chế hơn. Hiện giờ do bởi nhiều thế kỷ sống sai lầm và do các lầm lẫn căn bản (xuất phát từ thời Lemuria), ba bí huyệt nhận prana của con người không hoạt động hữu hiệu theo thứ tự. Trung tâm lực ở bả vai đang ở t́nh trạng tiếp nhận hữu hiệu nhất, dù do bởi t́nh trạng kém cỏi của cột xương sống (trong rất nhiều người nó không được chỉnh hợp chính xác) vị trí của nó ở sau lưng thường không nằm đúng chỗ. Trung tâm lực lá lách ở gần cách mô có kích thước dưới b́nh thường và rung động của nó không chính xác. Trong trường hợp các thổ dân ở các địa phương như vùng Nam Hải, họ có thể dĩ thái ở t́nh trạng hoàn hảo hơn; cách sống của họ được b́nh thường hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới (theo quan điểm linh động).

Nhân loại phải chịu một vài sự thiếu năng lực có thể được mô tả như sau:

Thứ nhất: Không thể thu nhận luồng prana, do biết bao nhiêu người sống không lành mạnh. Điều này liên quan tới việc cắt đứt nguồn cung cấp và hậu quả là các trung tâm lực tiếp nhận bị suy nhược và co rút lại. Điều này được nhận thấy ở h́nh thức thái quá nơi trẻ con ở các khu chật chội, của bất cứ thành phố lớn nào, và ở những cư dân bị kém sức khoẻ v́ thiếu máu, sống ở các khu “nhà ổ chuột”. Cách chữa trị thuộc về bên ngoài, đó là đem lại các điều kiện sống tốt đẹp

107 hơn, mặc quần áo thích hợp hơn cũng như chấp nhận và theo một cách sống tốt lành và phóng khoáng hơn. Khi các tia prana có thể thong thả đi tới vai và cách mô, th́ t́nh trạng kém b́nh thường của lá lách của người thường, sẽ tự động được điều chỉnh. Thứ hai. Quá khả năng tiếp nhận các luồng sinh khí. Kiểu mẫu đầu tiên của sự hỗn loạn chức năng rất thông thường và phổ quát. Mặt trái của nó có thể được nhận thấy nơi mà các điều kiện sống làm cho các trung tâm lực (qua việc hứng chịu bức xạ mặt trời quá trực tiếp và kéo dài) trở nên quá mức chịu đựng, rung động quá nhanh và tiếp nhận prana quá nhiều. Điều này hiếm khi xảy ra, nhưng lại có ở một số nước nhiệt đới và bị qui cho là đưa tới t́nh trạng suy nhược mà dân chúng trong các xứ này phải hứng chịu. Thể dĩ thái tiếp nhận prana hay tia nắng quá nhanh, chuyển prana đi qua và ra ngoài hệ thống một cách quá mạnh. Điều này làm cho nạn nhân lâm vào t́nh trạng ù ĺ (inertia) và mất sinh lực. Nói cách khác thể dĩ thái trở nên lười biếng, giống như một mạng lưới chùng xuống hay là (dùng một h́nh ảnh rất mộc mạc) nó giống như cái vợt đánh quần vợt đă quá dăn và đă mất tính đàn hồi. Tam giác nội truyền các bức xạ prana quá nhanh chóng, không có đủ th́ giờ để hấp thụ thêm và do đó toàn hệ

thống bị mất mát. Sau nữa, cần nhận ra rằng nhiều bệnh mà người Âu Châu sống ở Ấn Độ, ngay từ đầu đă hứng chịu, phát sinh theo cách này; và do đó bằng việc chú trọng tới lá lách và bằng việc kiểm soát khôn ngoan các điều kiện sinh sống, một số phiền toái có thể tránh được.

Khi đề cập đến các điều kiện tương tự trong hành tinh, cả hai loại phiền toái này có thể xảy ra. C̣n nhiều điều nữa không thể nói hết được, nhưng khi khảo sát một cách khéo léo bức xạ thái dương trên bề mặt hành tinh liên quan đến chuyển động quay của nó, một số qui luật về sức khoẻ tập thể có thể được lĩnh hội và tuân theo. Chơn linh của hành tinh (hay thực thể hành tinh – xem định nghĩa chữ này ở cước chú trang 105) cũng có các chu kỳ của Ngài và trong việc hấp thụ

108      prana hành tinh cùng việc phân phối đúng prana đó, có tàng ẩn bí nhiệm về sự ph́ nhiêu và thực vật miền ôn đới. Nhiều điều trong sự việc này c̣n ẩn giấu trong những huyền thoại về cuộc chiến giữa lửa và nước, vốn có cơ sở của nó trong phản ứng của tiềm hoả trong vật chất với lửa toả ra bên ngoài của vật chất và tác động lên vật chất. Trong thời khoảng trôi qua trong khi cả hai đang ở trong diễn tŕnh phối hợp, có xảy đến các giai đoạn mà do sự kế thừa về nghiệp quả, việc tiếp nhận không ổn định và việc phân phối không điều hoà. Khi mức cân bằng của nhân loại được đạt đến, sự cân bằng hành tinh cũng sẽ đạt đến và trong thành tựu của hành tinh, sẽ xuất hiện sự cân bằng phải xảy ra giữa các hành tinh của thái dương. Khi chúng đạt đến sự cân bằng hỗ tương và tác dụng hỗ tương, lúc bấy giờ Thái dương hệ được ổn định và sự hoàn hảo được đạt đến. Sự phân phối đồng đều prana sẽ diễn ra song đôi với sự thăng bằng này trong con người, trong giống dân, trong hành tinh và trong Thái dương hệ. Đây chỉ

là một cách khác để nói rằng sự rung động đồng nhất sẽ được đạt đến.

b. Sự xáo trộn về cơ cấu của tiểu thiên địa. Có hai xáo trộn

căn bản. -Xáo trộn do sự tắt nghẽn. -Sự huỷ hoại mô do bởi việc quá hấp thụ prana, hay là sự

phối hợp quá nhanh của prana với lửa vật chất tiềm tàng.

Chúng ta có một h́nh ảnh lư thú của cả hai h́nh thức xáo trộn này ở việc trúng nắng (sun stroke) và trúng nhiệt (heat stroke). Mặc cho giả thiết mà các y sĩ đă hiểu, thật ra tất cả các hiện tượng này chỉ là các xáo trộn dĩ thái (etheric disorders). Khi bản chất của thể dĩ thái được hiểu rơ hơn và sự thận trọng khôn ngoan đối với thể đó được tuân theo, cả hai loại xáo trộn này sẽ ngừa trước được. Chúng do bởi bức xạ prana của thái dương; trong một trường hợp, hậu quả của bức xạ này là gây ra cái chết hoặc bệnh nặng do sự tắt nghẽn của một vận hà dĩ thái, trong khi đó, ở trường hợp khác cùng một kết quả xảy ra do sự phá huỷ chất dĩ thái.

Minh hoạ nêu trên được dùng với mục đích rơ rệt, nhưng

109      cần nêu ra rằng sự tắt nghẽn dĩ thái có thể đưa đến nhiều h́nh thức bệnh tật và kém khả năng trí tuệ. Sự tắt nghẽn dĩ thái đưa đến việc mạng lưới bị dày lên một cách bất thường, và việc dày lên này có thể cản trở chẳng hạn việc tiếp xúc với Thượng ngă hay các nguyên khí cao, dẫn đến hậu quả là đần độn và mất quân b́nh trí tuệ. Nó có thể đưa đến việc phát triển da thịt một cách bất thường, việc trở nên dày của một số cơ quan nội tại, và do đó áp suất tăng quá mức; một phần của thể dĩ thái bị tắt nghẽn có thể đưa đến t́nh trạng toàn bộ thể xác bị đảo lộn, hậu quả là sinh ra nhiều bệnh khác nhau.

Sự huỷ hoại mô có thể dẫn đến nhiều loại điên cuồng, nhất là những loại bị coi là không thể chữa được. Việc đốt cháy mạng lưới có thể để cho nhiều luồng cảm dục bên ngoài đi vào mà con người không chống lại được; mô năo, theo sát nghĩa có thể bị huỷ hoại bởi áp lực này và sự rối loạn trầm trọng có thể xảy ra do ṿng giới hạn dĩ thái đă bị huỷ hoại ở một chỗ nào đó.

Một t́nh trạng về các sự việc tương tự như thế có thể được thấy có liên hệ tới hành tinh. Sau này, chi tiết có thể được đưa ra, điều mà hiện nay c̣n được che giấu; việc đó cho thấy rằng toàn thể nhân loại sẽ bị ảnh hưởng và một vài giới trong thiên nhiên bị rối loạn do việc tắt nghẽn dĩ thái hay là sự tiêu huỷ mô dĩ thái hành tinh.

Chúng ta đă bàn đến các bệnh liên quan đến chức năng và cấu tạo của thể dĩ thái, nêu ra một số chỉ dẫn để mở rộng quan niệm đến các lănh vực khác hơn là lănh vực thuần tuư nhân loại. Ch́a khoá nằm trong giới nhân loại, nhưng xoay ch́a khoá đó để mở cánh cửa hầu có được hiểu biết rộng răi hơn về các bí nhiệm của thiên nhiên. Dù ch́a khoá đó phải được xoay bảy lần, tuy nhiên, chỉ một lần thôi cũng đủ tiết lộ các con đường chưa được nói đến về sự hiểu biết tối hậu (1),

(1) Ch́a khoá Giáo Lư Bí Nhiệm (The keys to the Secret Doctrine), của bà H.P.Blavatsky.                 Xem GLBN I, 343,  II, 551.

 

1. Mọi biểu tượng (symbol) và ẩn từ (allegory) đều có bảy ch́a khoá.                GLBN  II, 567, III, 3.

 

2. Chỉ có ba ch́a khoá hữu dụng trong thế kỷ XIX. GLBN  II, 543, đối chiếu với II,  617, 842.

 

3. Có bảy ch́a khoá dẫn đến cửa vào các Bí Nhiệm. GLBN  III, 178. So với I, 346,  II, 330,  II 668,  II, 731.

 

4. Các ch́a khoá như bà Blavatsky đề cập đến là :

 

(1).

110 Chúng ta đă xem xét về sự tiếp nhận và phân phối bức xạ prana trong con người, trong hành tinh và trong Thái dương hệ và đă thấy được những ǵ gây ra sự rối loạn tạm thời và sự mất sinh lực hay quá đầy sinh lực (over-vitalisation) của các

 Về tâm lư học (Psychological). GLBN  II, 25, chú thích I, 389.

 Về thiên văn học (Astronomical).   GLBN II, 25, chú thích.

 Về vật lư hay sinh lư học. GLBN  II, 25, chú thích;  III, 198.

 

 

d. Về siêu h́nh học (Metaphysical) 

GLBN  II, 25 chú thích

e. Về nhân chủng học .   

       GLBN  I, 389, III, 198

f. Về chiêm tinh học (Astrological).        

           GLBN II , 343

g. Về h́nh học (Geometrical).

 GLBN  II, 494,  III, 176

h. Về huyền học (Mystical).

GLBN I, 401

I. Về biểu tượng học (Symbolical), 

         GLBN II, 561

j. Về số học (Numerical).

        GLBN II, 198

 

 

5. Mỗi ch́a khoá phải được xoay bảy lần,      GLBN I, 22

 

6. Chính người Do Thái đă lợi dụng được hai trong số bảy ch́a khoá.

 

7. Ch́a khoá siêu h́nh học có thể hữu dụng.  GLBN  I, 338. Đối chiếu với  III, 198.

 

(1) “Bảy ch́a khoá mở ra các bí nhiệm, quá khứ và tương lai, của bảy căn chủng lớn và của bảy thiên kiếp (kalpas)”. Mọi sách vở huyền linh học, biểu tượng và hoán dụ (allegory) có thể phải được diễn giải theo bảy lối. Có ba ổ khoá phải được mở. Bảy ch́a khoá. Mỗi quyển sách có thể được đọc theo lối ngoại môn (exotorically), theo chủ quan (subjectively) và theo phương diện tinh thần. Mọi ch́a khoá đều chưa khả dụng. (Xem GLBN I, 330, 343). Có ch́a khoá sinh lư học, tâm lư học, chiêm tinh học và ch́a khoá siêu h́nh học. Ch́a khoá thứ năm là h́nh học.

h́nh thể cơ quan. Bấy giờ chúng ta có thể xem xét vấn đề ở khía cạnh thứ ba và do đó khảo sát:

c. Các rối loạn về tĩnh tại của tiểu thiên địa, hay là việc xem xét thể dĩ thái liên quan với việc cung ứng một ṿng giới hạn từ chất hồng trần thuần tuư đến chất đẩu tinh. Như đă nói trong cả sách này lẫn trong các sách của H.P.B. ṿng giới hạn

(1) là bức tường hạn chế vốn tác động như một tác nhân cách biệt hay một sự phân chia giữa một hệ thống và những ǵ ở ngoài hệ thống đó. Điều này, như được thấy ở trên, có sự liên quan thú vị khi chủ đề được xem xét đến (khi chúng ta phải nỗ lực một cách bền bĩ để xem xét nó) theo quan điểm của một con người, một hành tinh và một hệ thống, luôn luôn nhớ rằng những ǵ mà chúng ta đang bàn đến về thể dĩ thái

111     đều có liên quan đến vật chất hồng trần. Điều này phải được thận trọng ghi nhớ. Do đó, một yếu tố tối thượng sẽ được t́m thấy trong mọi nhóm và mọi cơ cấu, và đây là sự kiện mà ṿng giới hạn tác động chỉ như là một chướng ngại vật đối với những thành đạt nho nhỏ trong sự tiến hoá, nhưng không tạo thành chướng ngại đối với các tiến bộ lớn hơn. Toàn thể vấn đề tuỳ thuộc vào hai sự việc, đó là nghiệp quả của con người, Hành Tinh Thượng Đế, và Thái Dương Thượng Đế,

1 “Ṿng giới hạn” (“ring-pass-not”). Chu vi của phạm vi ảnh hưởng của bất cứ trung tâm nào của sự sống tích cực. Chu vi này bao hàm khối cầu lửa của công tác từ điển, của quả cầu thái dương, được xem như là thể biểu lộ của một Thái Dương Thượng Đế và bao gồm cả toàn thể thái dương hệ. Thuật ngữ này cũng được dùng cho phạm vi hoạt động của một Hành Tinh Thượng Đế hay cho một hệ thống hành tinh và cũng có thể áp dụng đối với phạm vi hoạt động của Chân ngă nhân loại.           GLBN  I, 346

cùng là sự ưu thắng (dominance) của thực thể tinh thần nội tại trên hiện thể của nó.    

 

1. Hành Tinh Thượng Đế và các Dĩ thái.

Con người, chủ thể tư tưởng nội tâm, vào ban đêm, vượt qua ṿng giới hạn bằng chất dĩ thái của ḿnh và hoạt động ở một nơi khác. Do đó, theo định luật, Hành Tinh Thượng Đế cũng có thể vượt qua ṿng giới hạn của Ngài vào các mùa đă ấn định, các mùa này tương ứng trong hành tinh với các giờ nghỉ ngơi tạm thời của con người hay là pralaya.

Thái Dương Thượng Đế cũng hành động giống như thế trong các chu kỳ ấn định, vốn không phải là các chu kỳ nối tiếp các chu kỳ, mà chúng ta gọi là chu kỳ qui nguyên thái dương, mà là những chu kỳ nhỏ hơn nối tiếp “ngày của Brahma” hay các giai đoạn hoạt động ngắn hơn xét về mặt chu kỳ. Tất cả các điều này đều do nghiệp quả chế ngự và cũng như chính chân nhân áp dụng luật nghiệp quả đối với hiện thể của ḿnh, và trong hệ thống bé nhỏ của ḿnh là sự tương ứng đối với nhóm thực thể nghiệp quả thứ tư mà chúng ta gọi là Nghiệp Quả Tinh Quân; Ngài áp dụng định luật đối với phàm ngă tam phân của Ngài. Nhóm Thực Thể Thông Linh ngoại vũ trụ thứ tư mà vị trí các Ngài là phụ trợ ba vị Vũ Trụ Thượng Đế, các vị Thượng Đế này là toàn bộ tam phân của bản thể Thượng Đế, có thể vượt qua các giới hạn của ṿng giới hạn thái dương trong các chu kỳ đă được ấn định của các Ngài. Đây là một bí nhiệm sâu xa và tính chất phức tạp của nó càng gia tăng do việc nhớ lại rằng Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư của Chân Thần nhân loại và các Nghiệp 112 Quả Tinh Quân trong ba nhóm của các Ngài (nhóm thứ nhất, thứ nh́ và bốn vị Maharajahs, hợp thành toàn thể các đấng cai quản nghiệp quả tam phân, (các Ngài đang đứng giữa Thái Dương Thượng Đế và bảy vị Hành Tinh Thượng Đế), đang kết hợp chặt chẽ hơn với các Huyền Giai khác và vận mệnh của các Ngài được gắn bó mật thiết với nhau.

Thêm một mắt xích trong sợi xích này được đưa ra để xem xét, đó là sự kiện bốn cung trí tuệ (vốn có liên hệ tới nghiệp quả của bốn vị Hành Tinh Thượng Đế) trong toàn thể, cai quản diễn tŕnh tiến hoá hiện tại của các Ngài đối với con người, xét con người như là Chủ Thể Tư Tưởng. Bốn Đấng này cùng với bốn Nghiệp Quả Tinh Quân, làm việc trong sự hợp tác chặt chẽ nhất. Do đó, chúng ta có các nhóm tương tác sau:

Thứ nhất. Bốn vị Maharajahs tức là các Nghiệp Quả Tinh Quân thứ yếu (1), các Ngài áp dụng nghiệp quả đă qua và thể hiện nó ở hiện tại.

Thứ hai. Bốn vị Lipikas của nhóm thứ hai mà bà Blavatsky đề cập đến như là các vị bận rộn trong việc vận dụng nghiệp quả tương lai và điều hành vận mệnh sắp tới của các giống dân. Công việc của nhóm một trong bốn Đức Lipikas Vũ Trụ c̣n huyền bí và chỉ được tiết lộ rất ít vào cuộc

1 Bốn Nghiệp Quả Tinh Quân đứng giữa cơi thứ nhất và thứ hai. GLBN  I , 155

 Các Ngài có thể vượt qua ṿng giới hạn.          GLBN  I, 157

 Các Ngài liên hệ với nghiệp quả.                   GLBN  I, 153

 Các Ngài liên hệ với Đấng Tương Lai (the Hereafter)  GLBN  I, 151

 Các Ngài ở trong ba nhóm.                  GLBN I,  153

 Các Ngài là các Chơn Linh Vũ Trụ (the spirits of the Universe). GLBN  I, 153.

 

điểm đạo thứ tư (ngay cả lúc bấy giờ cũng chỉ được nói qua thôi) thế nên điều đó không được đề cập đến nơi đây.

Thứ ba. Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư của Chân Thần nhân loại được duy tŕ bằng định luật nghiệp quả tứ phân dưới sự hướng dẫn của các Đức Lipikas.

Thứ tư. Bốn vị Hành Tinh Thượng Đế (1) lo về Hài Hoà, Tri Thức, Tư Tưởng Trừu Tượng và Nghi Lễ, các Ngài xét

113 chung vốn là Tứ Nguyên Trí Tuệ trong khi có diễn tŕnh tiến hoá, và các Ngài chuyển sang dưới ảnh hưởng của các Ngài mọi đứa con nhân loại. Thứ năm. Các Thiên Thần Tinh Quân ở bốn cơi, đó là cơi Bồ Đề hay cơi Trực Giác tâm linh, cơi Trí, cơi Cảm dục và cơi trần, các Ngài cũng có liên hệ với sự tiến hoá nhân loại theo nghĩa chặt chẽ hơn ba cơi cao. Thêm một sự tương đồng lư thú nữa nằm trong các sự kiện sau mà hiện giờ đang trong tiến tŕnh phát triển:

1 Bốn cung về trí tuệ là bốn cung thứ yếu, 4 cung này hợp thành Tứ Nguyên của Thượng Đế (logoic Quaternary) và sau rốt được tổng hợp thành cung thứ 5, cung chính yếu thứ 3 của trí tuệ hoạt động hay khả năng thích ứng. Danh xưng của các cung như sau:

Ba cung chính yếu:

 Cung Ư chí hay Huyền năng.

 Cung Bác ái hay Minh triết

 Cung Trí tuệ Hoạt động Bốn cung thứ yếu:

 Cung Mỹ Lệ, Hài Hoà, Mỹ Thuật hay Nhịp nhàng 5.Cung Kiến thức cụ thể hay Khoa học

 

 Cung Lư tưởng trừu tượng

 Cung Trật tự nghi lễ hay Tổ chức.

 

Cơi thứ tư, tức cơi Bồ Đề, là cơi mà các vị Hành Tinh Thượng Đế bắt đầu thoát ra khỏi ṿng giới hạn hành tinh của các Ngài hay ra khỏi mạng lưới dĩ thái mà đối phần của nó có trên mọi cơi.

Theo nghĩa hẹp, khi con người bắt đầu phối kết được hiện thể Bồ đề, hay là nói một cách khác, khi y đă phát triển năng lực tiếp xúc, dù rằng rất sơ sài với cơi Bồ đề, lúc bấy giờ, một cách đồng thời và một cách hữu thức, con người bắt đầu đạt được khả năng thoát khỏi mạng lưới dĩ thái trên cơi trần. Sau đó y thoát ra được phần tương ứng của nó trên cơi cảm dục và sau cùng thoát ra phần tương ứng trên cơi phụ thứ tư của cơi trí, lần này xuyên qua nguyên tử thường tồn hạ trí. Điều này, sau rốt đưa đến việc vận dụng thể thượng trí, hay đưa đến khả năng an trụ vào và trở nên linh hoạt trong hiện thể của chân ngă, vốn biểu hiện cho trạng thái bác ái và minh triết của Chân Thần. Ở đây, nên ghi nhớ chỗ tương đồng với sự kiện đă được chứng minh, đó là nhiều người hiện nay có

114 thể vượt thoát khỏi thể dĩ thái và hoạt động trong thể cảm dục của họ, đó là phản ảnh của phàm ngă của cùng trạng thái thứ hai. Khi một người đạt mức điểm đạo thứ tư, th́ người đó hoạt động trong hiện thể thuộc cơi thứ tư, tức thể Bồ Đề, và thường xuyên thoát khỏi ṿng giới hạn phàm ngă, trên cơi phụ thứ tư của cơi trí. Y không c̣n bị giữ lại trong ba cơi thấp nữa. Ở cuộc điểm đạo thứ nhất, y thoát khỏi ṿng giới hạn theo một ư nghĩa tạm thời, nhưng y vẫn chưa thoát khỏi ba cơi phụ cao của cơi trí vốn là phần tương ứng của cơi trí với các chất dĩ thái cao và cần phải phát triển tâm thức đầy đủ trên ba cơi phụ cao này. Ở đây chúng ta có một sự tương ứng đối với công việc phải làm của điểm đạo đồ sau khi y đă đạt

đến cơi thứ tư của thái dương hệ, tức cơi Bồ đề. Tuy nhiên, vẫn c̣n có sự phát triển tâm thức đầy đủ trên ba cơi tinh thần cao hơn, trước khi y có thể thoát ra khỏi ṿng giới hạn thái dương, điều này chỉ có thể đạt đến ở cuộc điểm đạo thứ bảy, xảy ra ở một nơi nào đó trong Thái dương hệ, hay là trong sự tương ứng vũ trụ của nó được đạt tới bằng ngân quang tuyến vũ trụ hay là sinh mệnh tuyến vũ trụ (1).

Dăy địa cầu thứ tư này là một trong các dăy quan trọng nhất về phương diện này, v́ đó là địa điểm ấn định đối với sự chi phối thể dĩ thái bằng Chân Thần con người cùng mục đích nhắm vào cả hai sự đào thoát của con người và hành tinh ra khỏi các hạn chế. Dăy địa cầu này mặc dù không phải là một trong bảy dăy hành tinh thánh thiện, lại có tầm quan trọng tối yếu vào lúc này đối với Hành Tinh Thượng Đế. Ngài tạm dùng nó như là một phương tiện nhập thể và phương tiện biểu lộ. Cuộc tuần hoàn thứ tư này t́m được câu giải đáp về sự sống bền bĩ và hỗn độn trong sự việc rất đơn

115 giản là phá tan mạng lưới dĩ thái để đem lại giải thoát và cho phép sử dụng một h́nh hài thích hợp hơn sau này. Một loạt ư tưởng bổ túc có thể được theo dơi bằng cách ghi nhớ kỹ rằng chất dĩ thái thứ tư hiện giờ đang được các nhà khoa học của con người nghiên cứu và phát triển, và đă được khai thác phần nào để phụng sự con người; rằng cơi

1 Sutratma: “Ngân quang tuyến” (“silver thread”) trải qua luân hồi từ lúc bắt đầu một chu kỳ biểu lộ cho đến lúc chấm dứt, các viên ngọc của kiếp sống con người được xâu vào chính tuyến này. Đó là tuyến năng lượng nối phàm nhơn với Từ phụ của y trên trời xuyên qua Chân ngă, tức nguyên khí trung gian. Trên sợi ngân quang này có các điểm tập trung năng lượng mà chúng ta gọi là các nguyên tử thường tồn.

phụ thứ tư của cơi cảm dục là phạm vi vận hành b́nh thường của thường nhân và rằng trong cuộc tuần hoàn này, sự thoát ly khỏi thể dĩ thái đang được thực hiện; cơi phụ thứ tư của cơi trí là mục tiêu nỗ lực hiện nay của ¼ gia đ́nh nhân loại; chu kỳ khai nguyên thứ tư sẽ thấy ṿng giới hạn thái dương đưa ra lối thoát cho những ai đă đạt đến mức cần thiết; bốn vị Hành Tinh Thượng Đế sẽ hoàn thành việc thoát ly của các Ngài khỏi vùng hành tinh của các Ngài và sẽ hoạt động một cách rất dễ dàng trên cơi cảm dục vũ trụ, song hành trên các phân cảnh vũ trụ, có việc thành toàn của các đơn vị nhân loại vốn là các tế bào trong các thể của các Ngài.

Thái Dương Thượng Đế của chúng ta, vốn là vị Thượng Đế ở cấp đẳng thứ tư, sẽ bắt đầu phối kết thể bồ đề vũ trụ của Ngài và trong khi Ngài phát triển thể trí vũ trụ, nhờ sự trợ lực của thể trí đó, Ngài sẽ dần dần đạt được khả năng tiếp xúc với cơi bồ đề vũ trụ.

Các khả năng và các tương ứng này đă phần nào được nghiền ngẫm, v́ điều cần cho chúng ta là nhận thức được công việc phải làm liên quan đến mạng lưới dĩ thái trước khi chúng ta đề cập vấn đề các nguyên nhân khác nhau vốn có thể ngăn cản sự tiến bộ mong muốn và ngăn ngừa sự vượt thoát ấn định và sự giải thoát được dự tính. Sau này, chúng ta sẽ xét đến mạng lưới dĩ thái và t́nh trạng tĩnh tại của nó. Điều này sẽ đ̣i hỏi việc nhớ lại hai điều:

Thứ nhất, điều kiện tĩnh tại này chỉ như thế khi xét theo quan điểm con người hiện nay và chỉ gọi như thế để làm sáng

116      tỏ hơn những sự thay đổi phải được thực hiện và những nguy cơ phải được hoá giải. Theo quan điểm con người, việc tiến hoá diễn ra chậm chạp đến nỗi hầu như đứng một chỗ nhất là ở nơi nào có liên hệ đến sự tiến hoá dĩ thái.

Thứ hai, chúng ta chỉ quan tâm đến thể dĩ thái hồng trần, chớ không để ư tới các tương ứng của nó trên mọi cơi. Sở dĩ có việc này chỉ v́ Thái dương hệ chúng ta đang ở trên các cơi phụ dĩ thái vũ trụ và do đó quan trọng nhất đối với chúng ta.

2. Các dĩ thái vũ trụ và Thái dương hệ:

V́ lợi ích cho những kẻ đọc bộ luận này và v́ cần lặp lại liên tục các sự kiện để tạo sự rơ ràng, chúng ta hăy kê khai ngắn gọn ra đây một vài giả thuyết căn bản vốn có một quan hệ rơ ràng đối với vấn đề đang bàn và điều có thể giúp làm sáng tỏ sự mơ hồ hiện nay có liên quan đến vật chất của Thái dương hệ. Một số sự kiện có nói đến ở trên đă được biết rơ, một số khác đang được suy diễn, trong khi một số là sự biểu hiện các tương ứng xưa cũ và đích thực được diễn đạt bằng một h́nh thức hiện đại hơn.

Cơi vũ trụ thấp nhất là cơi hồng trần vũ trụ và đó là cơi duy nhất mà thể trí hữu hạn của con người có thể hiểu được bằng bất cứ cách nào.

Cơi hồng trần vũ trụ này hiện hữu trong vật chất đă phân hoá thành bảy tính chất, nhóm, cấp độ hay rung động.

Bảy biến phân này là bảy cơi chính của Thái dương hệ chúng ta.

 

Với mục đích làm sáng tỏ, chúng ta có thể kê khai ra đây dưới các đề mục thuộc hồng trần, Thái dương hệ và thuộc vũ trụ, để cho mối quan hệ và các tương ứng có thể trở nên rơ ràng và sự liên hệ đối với những ǵ ở trên và ở dưới, hay là tất cả có thể được nh́n thấy một cách rơ ràng.

d. Bảy cơi chính này của Thái dương hệ chúng ta chỉ là bảy cơi phụ của cơi hồng trần vũ trụ, v́ vậy cho nên chúng ta có thể thấy lư do khiến cho bà Blavatsky nhấn mạnh rằng vật chất và chất dĩ thái là các tên gọi đồng nghĩa, và rằng chất dĩ

 

Các Cơi (The Planes)

 

Cơi hồng trần

 

Các cơi của Thái dương hệ

 

Các cơi của vũ trụ

1.-Cơi nguyên tử. Dĩ thái 1

 

Thiêng Liêng. Tối Đại Niết Bàn Vật chất nguyên thuỷ.

 

Cơi nguyên tử. Dĩ thái 1

2.-Hạ nguyên tử

 

Chân Thần. Đại Niết Bàn. Tiên thiên khí

 

Hạ nguyên tử. Dĩ thái 2

3.-Siêu dĩ thái (super-etheric)

 

Tinh thần. Niết Bàn. Dĩ thái

 

Dĩ thái 3.

 

Cơi Hợp Nhất hay Nhất Quán

 

4.-Dĩ thái

 

Trực giác . Bồ đề. Khí (Phong)

 

Dĩ thái thứ 4 vũ trụ

 

Ba cơi thấp

 

5.-Chất khí

 

Cơi Trí. Lửa

 

Chất hơi. Hạ dĩ thái

6.-Chất lỏng

 

Cơi cảm dục. Xúc cảm

 

Chất lỏng

7.-Chất đặc

 

Cơi hồng trần

 

Chất đặc

           

 

thái này được t́m thấy trong một số h́nh thức này hoặc h́nh thức khác trên mọi cơi và chỉ là một phân cấp của vật chất nguyên tử vũ trụ, khi chưa biến phân, được gọi là nhất nguyên khí (mulaprakriti) hay chất liệu nguyên thuỷ tiền căn nguyên (primordial pre-genetic substance) và khi được Fohat làm biến phân (hay là Đấng truyền sinh lực( tức Thượng Đế Ngôi Ba hay Brahma) nó được gọi là prakriti hay vật chất đă biểu lộ (matter) (1).

1 Mulaprakriti. Nguồn gốc Thái cực Thượng đế (The Parabrahmic root), nguyên khí âm thiêng liêng trừu tượng -vật chất chưa biến phân (undifferentiated subtance). Tiên thiên khí. Theo nguyên

 

 Thái dương hệ chúng ta là cái được gọi là một hệ thống ở cấp thứ tư; nghĩa là nó có vị trí của nó trên cơi dĩ thái vũ trụ thứ 4, luôn luôn được tính từ trên xuống dưới.

Vậy th́ cơi dĩ thái vũ trụ thứ tư này tạo thành nơi gặp gỡ cho quá khứ và tương lai và chính là hiện tại.

Do đó, cũng thế, cơi bồ đề hay cơi trực giác (tương ứng trong Thái dương hệ của dĩ thái vũ trụ thứ tư) là nơi gặp gỡ hay là cơi hợp nhất đối với những ǵ thuộc nhân loại và đối với những ǵ sẽ là siêu nhân loại, và nối liền quá khứ với những ǵ đang hiện hữu.

Các tương ứng theo sau sớm hay muộn ǵ cũng sẽ đáp lại với việc chuyên tâm thiền định. Chúng được căn cứ trên việc nhận thức về mối tương giao giữa chất dĩ thái vũ trụ thứ tư, cơi bồ đề, và cơi phụ dĩ thái hồng trần thứ tư.

 

Cơi phụ thứ tư của cơi trí, tức phần tương ứng trên cơi trí của cơi phụ dĩ thái hồng trần cũng là một điểm chuyển tiếp từ một cơi phụ thấp vào một cơi phụ cao hơn, và là vị trí chuyển tiếp vào một thể cao hơn.

Cơi phụ thứ tư của cơi Chân Thần, theo thật đúng nghĩa, là vị trí chuyển tiếp khỏi cung chơn ngă (có thể bất cứ cung nào) đến cung Chân Thần; ba cung chính yếu này được cấu tạo trên ba cơi phụ cao của cơi Chân thần theo cùng một cách mà ba cơi phụ trừu tượng của cơi trí là nhóm chuyển tiếp khỏi cung phàm ngă đến cung chơn ngă.

Bốn cung thứ yếu phối hợp với ba cung chính yếu, tức cung thông tuệ linh hoạt trên cơi trí và trên cơi Niết Bàn. Bốn Thượng Đế hay các Đấng Hành Tinh hoạt động như là một trên cơi Niết Bàn.

nghĩa, “cội nguồn của Thiên nhiên” (Prakriti) tức là vật chất đă biểu lộ (matter).

i. Một sự tổng hợp khác xảy ra trên cung tổng hợp thứ hai ở trên cơi phụ thứ hai của cơi Bồ đề và cơi Chân thần, trong khi tương đối là có ít Chân Thần ư chí hay quyền năng được tổng hợp trên cơi phụ nguyên tử của cơi Chân Thần. Tất cả ba nhóm Chân Thần đều hoạt động dưới h́nh thức tam phân trên cơi trí dưới quyền Đức Văn Minh Bồ Tát, Đức Bàn Cổ và Đức Bồ Tát (tức Đức Christ); trên cơi thứ nh́ hay cơi Chân Thần, các Chân Thần hoạt động dưới h́nh thức một

120      đơn vị, chỉ chứng tỏ công tác lưỡng phân của các Chân Thần đó trên cơi Chân thần và tính chất tam phân cốt yếu của các Chân Thần trên cơi Bồ đề (1).

1 Các Chân Thần của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, tức các Chân Thần con người, gồm ba nhóm chính :

Các Chân Thần ư chí (The Monads of Will).

Các Chân Thần Bác ái (The Monads of Love).

Các Chân Thần Hoạt động (The Monads of Activity) Đức Mahachohan. (Văn Minh Bồ Tát). Một Đấng trong Thánh Đoàn hành tinh chúng ta. Ngài chủ tŕ các hoạt động được xúc tiến trong 4 cung thứ yếu và cung tổng hợp thứ 3. Ngài có liên quan đến nền văn minh, đến sự vun trồng trí tuệ các giống dân và với năng lượng thông tuệ, Ngài là vị lănh đạo các Thánh sư. Đức Bồ Tát (Bodhisattva). Đấng tiêu biểu (the exponent) cho thần lực cung 2, Đấng Giáo huấn các Thánh sư con người và thiên thần. Chức vụ này lúc đầu do Đức Phật nắm giữ, nhưng (sau khi Đức Phật trở nên Toàn Giác) th́ Đức Christ lên thay cho Ngài. Công việc của Đức Bồ Tát có liên quan đến các tôn giáo trên thế gian và liên quan đến Bản Thể tâm linh trong con người. Đức Bàn Cổ : (The Manu) Đấng chủ tŕ cơ tiến hoá của các chủng tộc. Ngài là con người lư tưởng. Ngài phải làm việc với các h́nh hài mà xuyên qua đó Tinh thần phải biểu lộ; Ngài huỷ diệt và xây dựng lại.

 

Cơi dĩ thái thứ tư nắm giữ ch́a khoá chế ngự vật chất và nên chú ư rằng:

Trên chất dĩ thái hồng trần thứ tư, con người bắt đầu phối kết thể cảm dục hay thể t́nh cảm của y và vượt thoát ngày càng thường xuyên hơn khỏi hiện thể đó. Sự liên tục tâm thức được đạt đến khi con người chế ngự được bốn chất dĩ thái.

Trên cơi phụ thứ tư của cơi trí, con người bắt đầu kiểm soát thể thượng trí hay Chân ngă thể của ḿnh và trụ tâm thức của ḿnh vào đó cho đến khi sự an trụ được hoàn toàn. Lúc bấy giờ, y hành động một cách hữu thức trên cơi đó khi y đă chế ngự được các tương ứng đối với các chất dĩ thái trên cơi trí.

Trên cơi bồ đề (cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ), Hành Tinh Thượng Đế (hay là tâm thức tập hợp của Chân Thần nhân loại và Chân Thần thiên thần) bắt đầu tác động và sau rốt thoát khỏi các cơi dĩ thái vũ trụ. Khi ba chất dĩ thái vũ trụ này được chế ngự, việc vận hành được hoàn tất, sự an trụ được tập trung trong các hiện thể Chân Thần và bảy Hành Tinh Thượng Đế đă thành đạt được mục tiêu của các Ngài.

j. Do đó, trên các cơi phụ dĩ thái này, Thượng Đế của

121      Thái dương hệ chúng ta, với tư cách một đại tổng thể, Ngài lặp lại các kinh nghiệm của các phản ảnh bé nhỏ của Ngài trên các cơi hồng trần; Ngài kết hợp thể cảm dục vũ trụ của Ngài và đạt được sự liên tục tâm thức khi Ngài đă chế ngự được ba chất dĩ thái vũ trụ.

Ba Đấng này chủ tŕ ba Bộ Môn (Departments) mà Thánh Đoàn được phân chia và do đó tiêu biểu trong lănh vực đặc biệt của các Ngài ba trạng thái biểu lộ thiêng liêng.

k. Cần phải nhận xét rằng, giống như trong con người, nhục thân trong ba cấp độ của nó -đặc, lỏng và hơi – không được xem như một nguyên khí (principle), cũng vậy, theo ư nghĩa vũ trụ các cơi vật chất (đặc), cảm dục (lỏng) và trí tuệ (hơi) cũng được xem như không hiện tồn và Thái dương hệ có vị trí của nó trên chất dĩ thái thứ tư. Bảy hành tinh thánh thiện được cấu tạo bằng vật chất của dĩ thái thứ tư này và bảy Hành Tinh Thượng Đế mà các thể của các Ngài là các hành tinh tác động một cách b́nh thường trên cơi thứ tư của Thái dương hệ, tức cơi bồ đề hay cơi dĩ thái thứ tư vũ trụ. Khi con người đă đạt đến tâm thức của cơi Bồ đề, th́ y đă nâng tâm thức của y đến tâm thức của Hành Tinh Thượng Đế mà trong cơ thể của Ngài, y là một tế bào. Điều này được thành đạt vào cuộc điểm đạo thứ tư, cuộc điểm đạo khai phóng (the liberating initiation). Vào cuộc điểm đạo thứ năm, cùng với Hành Tinh Thượng Đế, người vượt lên cơi thứ năm (theo quan điểm nhân loại (tức cơi Niết bàn và vào cuộc điểm đạo thứ sáu, người chế ngự được chất dĩ thái vũ trụ thứ hai và có được chân thần thức (monadic consciousness) cùng sự liên tục trong chức năng. Vào cuộc điểm đạo bảy, Ngài chế ngự toàn thể lĩnh vực vật chất được chứa trong cơi vũ trụ thấp nhất, thoát khỏi mọi sự xúc tiếp dĩ thái và hoạt động trên cơi cảm dục vũ trụ.

Thái dương hệ trước đă chứng kiến sự vượt qua ba cơi thấp nhất của cơi hồng trần vũ trụ, xét theo quan điểm vật chất và sự phối kết của nhục thể gồm ba phần, trong đó có đủ mọi sự sống, chất đặc, chất lỏng, chất hơi. Ở đây có thể thấy

được sự tương ứng trong công việc đă được hoàn thành trong ba căn chủng đầu tiên (1)(2).

1 Căn chủng (Rootrace). Bộ GLBN dạy chúng ta rằng trong cuộc tiến hoá này hay ṿng tiến hoá trên hành tinh này, Jivatma -tức nhân hồn -trải qua bảy kiểu mẫu chính (main types) hay là 7 “căn chủng”. Trong trường hợp hai căn chủng trước là “căn chủng Adam” và căn chủng “Hyperborean”, các h́nh hài được làm cho linh hoạt lần lượt là cảm dục (astral) và dĩ thái (etheric) “khổng lồ và không rơ ràng”, chúng gắn liền với trạng thái tâm thức thấp hay là tâm thức hướng ngoại tác động qua một giác quan duy nhất (thính giác) mà giống dân thứ nhất đă có, hoặc là qua hai giác quan (thính giác và xúc giác) mà giống dân thứ hai đă có. Nhưng qua giống dân thứ ba, tức Lemurian, một kiểu mẫu đậm đặc hơn và giống h́nh người hơn được phát triển, kiểu mẫu này trở nên hoàn thiện hơn trong giống dân thứ tư hay giống Atlantis. Giống dân thứ 5, tức Aryan, hiện nay, đang tiếp tục con đường của ḿnh trên bầu này, đồng thời với một phần lớn của giống dân thứ tư và một ít c̣n lại của giống dân thứ ba. Nên chú ư rằng, mặc dầu mỗi giống dân khai sinh ra giống dân tiếp theo, cả hai lại trùng lắp trong thời gian, cùng tồn tại, trong nhiều kỷ nguyên. Trong số các dân tộc hiện đang c̣n tồn tại, dân Tartars, Trung Hoa và Mông Cổ thuộc về giống dân thứ tư, thổ dân Úc Châu và người Hottentots thuộc về giống dân thứ ba. 2 Trong cách phối kết các hiện thể thuộc Chân Thần, thuộc Linh Thể và thuộc Bồ Đề của Hành Tinh Thượng Đế, các hiện thể của sự sống tinh thần, tức là sự tương ứng huyền bí cao siêu so với luồng prana xuyên qua phản ảnh thấp, thể dĩ thái hồng trần, điểm tổng hợp luôn luôn ở trên cơi phụ nguyên tử và hiện thể thứ sáu hoà lẫn và trở nên hiện thể thứ 7. Trong Thái dương hệ này, cơi tổng hợp không được bao gồm trong hệ thống tiến hoá. Đó là cơi tích tụ và là cơi ngơi nghỉ. Trong Thái dương hệ trước, chất dĩ thái thứ tư ở vào vị trí này, so với các đơn vị tiến hoá của thuở ấy, nó cũng giống

122 3. Mục đích bảo vệ của thể dĩ thái. Sau khi ra ngoài đề hơi dài ḍng, bây giờ chúng ta hăy gác lại những sự việc về vũ trụ khó hiểu, mà đi vào sự tiến hoá thực tiễn và khảo cứu về vấn đề thể dĩ thái con người cùng là các mối nguy hại vốn có thể phát sinh cho con người nếu thể đó (do sự vi phạm thiên luật) không c̣n làm tṛn chức năng bảo vệ của nó nữa. Trước hết, chúng ta hăy xem xét các chức năng bảo vệ này là những ǵ : Thứ nhất: Mạng lưới dĩ thái tác động như là vật ngăn cách hay là mạng lưới phân chia giữa thể cảm dục và nhục thể (xác thân). Thứ hai: Nó lưu chuyển sức sống nhập vào, tức là lưu chất prana, và xúc tiến công việc của nó ở ba giai đoạn.

như là cơi nguyên tử hiện giờ, là điểm thành đạt cao nhất. Mục tiêu đối với mọi người là cơi Bồ đề hay là hậu thiên khí vũ trụ thứ 4. Ba cơi khác là mục tiêu hiện giờ -cơi Bồ đề, Niết Bàn và Đại Niết Bàn, mỗi lần ba cơi và tổng hợp sau cùng của chúng. Trong Thái dương hệ sắp đến, chất hậu thiên khí thuộc nguyên tử hồng trần vũ trụ (cơi Tối Đại Niết Bàn trong Thái dương hệ hiện nay) sẽ là điểm khởi đầu và ba cơi phải được chế ngự sẽ là ba cơi cảm dục vũ trụ thấp nhất.

Con người bắt đầu ở nơi mà y đang dừng lại, với chất liệu hồng trần vũ trụ hoàn hảo. Do đó, thể thấp nhất của con người sẽ là thể Chân Thần hay là thể bằng chất hậu thiên khí vũ trụ thứ hai. Thể này, lúc bấy giờ sẽ không được kể như là một nguyên khí cũng chẳng khác nào nhục thân có ba phần của con người hiện nay không được xem như là một nguyên khí.

Thái dương hệ hiện tại sẽ chứng kiến sự vượt trội ba cơi hồng trần vũ trụ kế tiếp, chất hậu thiên khí (aethers) thứ tư, thứ ba và thứ hai cùng sự phối kết của thể dĩ thái vũ trụ.

Giai đoạn một là giai đoạn mà lưu chất prana và các bức

123 xạ thái dương được thu nhận và luân lưu ba lần chung quanh tam giác, do đó được phân phối đến chu vi của cơ thể, làm linh hoạt và đem lại sinh lực cho khắp các cơ quan vật chất và đưa đến các hoạt động tự động trong tiềm thức của nhục thể. Khi thực hiện hoàn hảo mục tiêu của nó, nó bảo vệ khỏi bệnh hoạn, c̣n các ốm đau của xác thịt sẽ không xảy đến với người nào hấp thụ và phân phối prana một cách chính xác. Ẩn ư này được nhắc nhở đối với mọi y sĩ và khi được thấu hiểu rơ ràng, sẽ đưa đến kết quả thay đổi căn bản trong y khoa, từ nền tảng chữa bệnh chuyển sang nền tảng pḥng bệnh. Giai đoạn hai là giai đoạn mà các lưu chất prana bắt đầu phối hợp với luồng hoả ở đáy xương sống và dẫn luồng hoả đó từ từ đi lên, vận chuyển nhiệt từ các trung tâm lực dưới đan điền đến ba trung tâm lực cao – đó là trung tâm lực ở tim, cổ họng và đầu. Đây là một diễn tiến lâu dài và chậm chạp khi để cho một ḿnh lực thiên nhiên mà không có sự trợ giúp, nhưng ở đây chính là (trong một số ít trường hợp) việc được phép gia tốc tiến tŕnh để trang bị cho những người hoạt động trong lănh vực phụng sự nhân loại. Đây là mục tiêu của tất cả mọi tập luyện về huyền học. Khía cạnh vật chất này sẽ được đề cập tới một cách tường tận hơn khi chúng ta đi đến điểm kế tiếp về “Hoả xà và xương sống”. Giai đoạn ba là giai đoạn mà chất phóng phát linh động (active radiatory) hay là prana được phối hợp một cách hoàn hảo hơn với lửa tiềm tàng trong vật chất; việc này đem lại kết quả (như sẽ được nêu ra sau này) là tạo ra được một số hiệu ứng. Điều đó cũng tạo ra việc gia tốc tần số rung động b́nh thường của thể xác để cho thể xác sẵn sàng đáp ứng hơn với

nốt cao siêu của chân ngă, và tạo nên sự tiến lên vững vàng của các luồng hoả phối hợp xuyên qua vận hà tam phân trong cột xương sống. Trong giai đoạn hai, luồng hoả phối hợp đem lại sinh lực này đạt đến trung tâm lực giữa phần dưới của hai bả vai, vốn là điểm tiếp nối và là điểm phối hợp

124 toàn hảo, của luồng hoả từ đáy cột xương sống và luồng hoả luân lưu dọc theo tam giác prana. Cần nhớ một điểm của tam giác này xuất phát từ đó như thế nào. Khi luồng hoả căn bản tam phân và luồng hoả tam phân chứa prana gặp nhau và hợp nhất, bấy giờ sự tiến hoá diễn ra với vận tốc rất nhanh. Điều này rất rơ ràng ở cuộc điểm đạo một khi sự an trụ trở nên cố định ở một trong ba trung tâm lực cao, trung tâm nào th́ c̣n tuỳ thuộc vào cung của người ấy. Kết quả của sự phối hợp này là đưa đến sự thay đổi hoạt động của các trung tâm lực. Chúng trở nên “các bánh xe tự quay quanh chính chúng”, và từ chuyển động quay thuần tuư, trở thành tác động theo chiều thứ tư và hiện ra như các trung tâm lửa sinh động toả rực đang xoay tít. Ba trung tâm lực chính ở đầu (tŕnh tự thay đổi tuỳ theo cung) trở nên linh hoạt và một diễn tiến tương tự được tiến hành giữa chúng cũng như đă được tiến hành trong tam giác chứa prana. Đang là ba trung tâm lực tác động một cách yếu ớt đối với rung động lẫn nhau (do việc cảm thấy sức ấm và nhịp nhàng của nhau, dù là riêng rẽ) luồng hoả nhảy từ trung tâm lực này đến trung tâm lực khác, và mỗi bánh xe đang xoay được liên kết bằng một sợi xích lửa, cho đến khi có một tam giác lửa xuyên qua đó, luồng hoả xà và luồng hoả chứa prana xạ ra từ chỗ này đến chỗ kia. Sự lưu thông cũng được tiếp tục. Lửa của hoả xà tạo ra nhiệt của trung tâm lực và sự

chói lọi mănh liệt của nó, trong khi luồng hoả chứa bức xạ prana tạo ra sự hoạt động và quay ngày càng gia tăng.

Theo thời gian trôi qua giữa cuộc điểm đạo thứ nhất và thứ tư, vận hà tam phân trong xương sống và toàn bộ thể dĩ thái dần dần trở nên tinh khiết và được thanh lọc bởi tác động của luồng hoả cho đến khi tất cả ‘cặn bă’ (theo cách diễn tả của Cơ Đốc giáo) bị thiêu đốt hết và không c̣n ǵ lưu lại để ngăn trở sự tiến tới của ngọn lửa này.

Trong khi lửa của hoả xà và prana tiếp tục công việc của chúng, vận hà trở nên ngày càng tinh khiết hơn, các trung tâm lực linh hoạt hơn và cơ thể tinh khiết hơn, ngọn lửa tinh

125 thần, hay lửa từ chân ngă đi xuống một cách linh hoạt hơn cho đến khi ngọn lửa thực sự chói lọi phát xuất từ đỉnh đầu. Ngọn lửa này bùng lên xuyên qua các thể, hướng về phía nguồn cội của nó, tức thể nguyên nhân (causal body). Đồng thời với sự hoạt động của các lửa vật chất và tinh thần này, lửa của trí tuệ hay manas bùng cháy mănh liệt. Các lửa này là lửa được phú cho vào lúc đầu thai làm người. Chúng được liên tục nuôi dưỡng bằng lửa vật chất và nhiệt của chúng được tăng cường bằng lửa phóng phát của thái dương, vốn xuất phát trên các cơi trí vũ trụ. Chính trạng thái lửa trí tuệ này phát triển dưới các h́nh thức bản năng, tức trí nhớ nơi động vật (animal memory) và sự hồi ức chức năng (functional recollec -tion) vốn lộ rơ ràng nơi kẻ ít tiến hoá. Thời gian qua, lửa trí tuệ càng cháy sáng hơn và như vậy đạt đến điểm mà nó bắt đầu thiêu đốt hết cả mạng lưới dĩ thái ­phần của mạng lưới có nhiệm vụ bảo vệ trung tâm lực ở ngay đỉnh đầu và để luồng sóng tinh thần tuôn tràn xuống. Nhờ đó có thể xảy ra một số sự việc sau :

Luồng hoả xà được điều khiển và kiểm soát một cách hữu thức bằng trí tuệ hay trạng thái ư chí từ cơi trí. Hai luồng hoả của vật chất do sức mạnh của thể trí con người trước nhất được phối hợp với nhau và kế đó với lửa thể trí.

Kết quả hợp nhất của sự phối hợp này là sự phá huỷ (theo qui luật và trật tự) mạng lưới dĩ thái và kết quả là tạo ra sự liên tục tâm thức và đưa vào sự sống cá biệt của con người “cách sống phong phú hơn” tức là lửa thứ ba của Tinh Thần.

Việc giáng hạ của Tinh Thần và việc thăng lên của các nội hoả vật chất (được kiểm soát và điều khiển bởi tác động hữu thức của lửa trí tuệ) tạo nên các kết quả tương ứng trên cùng mức độ ở cơi cảm dục và cơi trí, khiến cho sự tiếp xúc song song xảy ra và công việc khai phóng vĩ đại diễn ra theo cách đă được sắp xếp.

Ba cuộc điểm đạo đầu tiên chứng kiến các kết quả này

126 được hoàn hảo và đưa đến cuộc điểm đạo thứ tư, lúc mà sức mạnh của các lửa hợp nhất đưa đến việc hoàn toàn thiêu huỷ mọi chướng ngại và việc giải thoát của Tinh Thần do nỗ lực được điều khiển một cách hữu thức từ lớp vỏ tam phân hạ đẳng của nó. Con người mang lại sự giải thoát cho chính ḿnh một cách hữu thức. Các kết quả này do chính con người tự đem lại cho ḿnh, v́ y đă được giải phóng khỏi ba cơi thấp, và đă làm gián đoạn được bánh xe luân hồi, thay v́ bị ngă quỵ trên bánh xe ấy. Hiển nhiên là do sự sáng tỏ này mà sự quan trọng cực độ của hiện thể dĩ thái với cương vị là tác nhân chia tách các lửa đă được nêu ra và do đó chúng ta nên chú ư đến các nguy hiểm phải xảy ra nếu con người làm xáo trộn một cách thiếu cân nhắc, thiếu sáng suốt hay một cách bướng bỉnh các luồng hoả này.

Nếu người nào, nhờ sức mạnh của ư chí hay là do sự khai mở quá độ về mặt trí tuệ trong cá tính của y, y đạt được năng lực phối hợp các luồng hoả vật chất này và điều khiển chúng tiến lên, y sẽ đứng trước nguy cơ bị nhập xác (1), điên cuồng, chết về mặt hồng trần (physical death) hay là đau đớn mănh liệt ở một số nơi trong cơ thể, và y cũng có nguy cơ phát triển quá đáng xung lực tính dục, do sự điều khiển thần lực tiến lên thiếu đồng đều, hay là bắt buộc bức xạ của nó đi đến các trung tâm lực ngoài ư muốn. Lư do của việc này ở chỗ là vật chất trong cơ thể y không đủ tinh khiết để chịu đựng việc hợp nhất các luồng hoả, v́ vận hà đi lên xương sống vẫn c̣n bị bế tắc, ngăn trở, do đó tác động như là một bức tường làm đổi hướng luồng hoả về phía sau và xuống phía dưới, và v́ đó luồng hoả (đang được kết hợp bằng năng lực của trí tuệ, và không được kèm theo bởi một luồng năng lực hướng xuống cùng một lúc, từ cơi tinh thần cho phép đi vào qua các ḍng dĩ thái mạnh mẽ, và ngay cả các thực thể nữa, với các mănh lực không mong muốn và ở bên ngoài. Chúng tàn phá, đập vỡ và làm hư hoại những ǵ c̣n lại của thể dĩ thái, của mô năo và ngay cả của chính nhục thân nữa.

Kẻ không thận trọng v́ không biết rơ Cung của ḿnh, do đó không biết dạng h́nh học riêng biệt của tam giác vốn là 127 phương pháp chính xác để lưu chuyển từ trung tâm lực này đến trung tâm lực khác, sẽ điều khiển luồng hoả tiến tới không đúng phương pháp và như vậy đốt cháy các mô; lúc bấy giờ điều này sẽ đưa tới hậu quả (ước sao không có ǵ tệ

1 Hiện tượng bị nhập xác hay bị ám (obsession) được giải rơ trong “Sự Hiển Lộ của Thánh Đoàn” trang 307 – 308, và trong ”Thư về Tham Thiền Huyền Linh” trang 124 – 126. (Có trích dẫn trong “Thuật Ngữ Huyền Học” trang 380 – 381) ND

hại hơn) là làm thoái bộ trong nhiều kiếp sống mức tiến hoá của y, v́ y sẽ phải mất nhiều th́ giờ để kiến tạo lại nơi nào mà y đă tàn phá, và đi trở lại trên đúng các đường lối mà mọi việc phải được thi hành.

Nếu một người từ kiếp này đến kiếp khác cứ khăng khăng theo đường lối hoạt động này, nếu y thờ ơ với việc phát triển tâm linh của ḿnh, và tập trung vào nỗ lực trí óc, hướng sang việc vận dụng vật chất vào các mục đích ích kỷ, nếu y cứ tiếp tục điều này mà không kể đến sự thúc đẩy của nội ngă của ḿnh, và không chú ư đến sự cảnh báo có thể được đưa tới cho y từ các Đấng Quán Sát; và nếu điều này được tiếp tục trong một thời gian dài, th́ y có thể đưa chính ḿnh đến chỗ huỷ diệt, đó là cái chung cục trong chu kỳ khai nguyên này. Do sự hợp nhất hai lửa vật chất và sự biểu lộ kép của lửa trí tuệ, y có thể thành công trong việc phá huỷ hoàn toàn nguyên tử thường tồn hồng trần và do đó cắt đứt sự giao tiếp của y với thượng ngă trong các thời kỳ rất dài. Bà Blavatsky có đề cập sơ sài về điều này khi nói đến việc “mất linh hồn” (“lost soul”) (Xem Isis Unveiled, vol. II, trang 368; GLBN I, 255 và III, 513 – 516).

Ở đây, chúng ta phải nhấn mạnh thực tại về tai hoạ thảm khốc này, và gióng lên một tiếng chuông báo động cho những kẻ tiến đến vấn đề các luồng hoả vật chất với mọi nguy cơ tiềm tàng của nó. Sự phối hợp các luồng hoả này phải là kết quả của sự hiểu biết đă được tinh thần hoá, và phải được hướng dẫn duy nhất bởi Ánh Sáng của Tinh Thần. Ánh Sáng này tác động qua t́nh thương và chính là t́nh thương, kẻ nào t́m kiếm sự hợp nhất và sự phối hợp hoàn toàn không chiều theo ư thích của giác quan, hay sự hài ḷng về vật chất, mà chỉ mong muốn sự giải thoát và sự thanh

luyện, để việc hợp nhất cao cả với Thượng Đế có thể được thực hiện; sự hợp nhất này phải được ưa thích, không phải v́ các mục đích ích kỷ, mà bởi v́ sự hoàn hảo tập thể là mục tiêu và cơ hội cho việc phụng sự lớn lao hơn đối với nhân loại phải được hoàn thành.   

 

Mục đích chúng tôi không phải là nêu ra các sự kiện để cho khoa học chứng thực, hay ngay cả đưa ra đường lối cho các giai đoạn tiến tới kế tiếp cho các nhà nghiên cứu khoa học; sở dĩ chúng tôi làm như thế chỉ là v́ ngẫu nhiên và thuần tuư là phụ thuộc. Những ǵ mà chúng ta t́m kiếm phần lớn là nêu ra những chỉ dẫn về sự phát triển và sự tương ứng của tổng thể tam phân đang làm cho Thái dương hệ hiện ra theo đúng thực tướng của nó -hiện thể mà qua đó một Đấng vĩ đại của vũ trụ tức Thái Dương Thượng Đế, biểu lộ sự thông tuệ linh hoạt với mục đích đă định, là biểu lộ một cách hoàn hảo khía cạnh bác ái của bản thể của Ngài. Tuy nhiên, đàng sau đồ án đó có thêm một mục đích huyền bí và kín đáo khác nữa, ẩn giấu trong Tâm Thức Ư Chí của Đấng Tối Cao, mà tất yếu sẽ được chứng minh sau này khi mục tiêu hiện tại được đạt đến. Sự luân phiên hai chiều của biểu lộ ngoại tại và qui nguyên nội tại, luồng ngoại linh khí (out-breathing) theo chu kỳ, được nối tiếp bằng luồng nội linh khí của tất cả những ǵ được tiến hành qua sự tiến hoá, trong Thái dương hệ, biểu hiện cho một trong các rung động cơ bản của vũ trụ, và chủ âm của Thực Thể Thông Linh vũ trụ mà chúng ta là một phần trong cơ thể Ngài. Nhịp tim đang đập của Thượng Đế (nếu điều đó có thể được diễn tả một cách không thích hợp như thế) là cội nguồn của mọi tiến hoá có chu kỳ, và do đó, sự quan trọng liên quan đến trạng thái phát triển được gọi là  ‘tâm’ (‘heart’) hay “trạng thái bác ái” và sự quan tâm vốn được khơi dậy do việc nghiên cứu về sự nhịp nhàng. Điều này không những đúng về khía cạnh vũ trụ và đại thiên địa mà c̣n đúng trong việc khảo sát con người. Dưới mọi ư nghĩa vật chất liên quan đến nhịp nhàng, rung động, chu kỳ và nhịp tim, có ẩn tàng sự tương đồng bên trong của chúng – bác ái, cảm thông, xúc động, ước muốn, hài hoà, tổng hợp và chuỗi sự việc được an bài, và đàng sau các tương đồng này ẩn tàng cội nguồn của vạn vật, tự thể của Đấng Tối Cao đang biểu lộ chính Ngài như thế đó.

Do đó, việc nghiên cứu chu kỳ qui nguyên hay là triệt thoái của sự sống ra khỏi hiện thể dĩ thái sẽ giống như nhau

129 cho dù người ta đang khảo sát sự triệt thoái của thể dĩ thái con người, sự triệt thoái của thể dĩ thái hành tinh hoặc sự triệt thoái của thể dĩ thái Thái dương hệ. Hiệu quả giống nhau và kết quả cũng tương tự. Kết quả của việc triệt thoái này là ǵ, hay đúng hơn điều ǵ gây nên cái mà chúng ta gọi là sự chết hay qui nguyên? V́ chúng ta theo đuổi một cách chặt chẽ theo kiểu sách giáo khoa trong quyển khái luận này, chúng ta sẽ tiếp tục phương pháp lập bảng biểu. Sự triệt thoái của thể dĩ thái con người, hành tinh và Thái dương hệ do các nguyên nhân sau đây:

Chấm dứt ham muốn. Việc chấm dứt này sẽ là kết quả của mọi tiến tŕnh tiến hoá. Theo định luật, cái chết thực sự xảy ra do việc đạt đến mục đích và do đó bằng việc ngưng khát vọng. Khi chu kỳ hoàn hảo đi đến chỗ kết thúc, điều này sẽ đúng đối với con người cá biệt, với Hành Tinh Thượng Đế và với chính Thái Dương Thượng Đế.

Do việc làm chậm đi và dừng lại từ từ của sự nhịp nhàng có chu kỳ, rung động thích hợp được đạt đến, và công tác

 

được hoàn thành. Khi sự rung động hay nốt được cảm nhận hay được phát ra một cách đầy đủ, nó tạo nên (ở điểm tổng hợp với các rung động khác) sự tan ră hoàn toàn các h́nh hài.

Như chúng ta biết, sự chuyển động được biểu thị bằng ba tính chất :

Yên tịnh (Inertia)

Hoạt động (Mobility)

Nhịp nhàng (Rhythm)

 

Ba đặc tính này được trải qua theo đúng tŕnh tự như trên và bao hàm một thời kỳ hoạt động chậm chạp, nối tiếp bằng một trong các chuyển động quá mức. Thời kỳ giữa này ngẫu nhiên tạo ra (khi nốt và tốc độ chính xác được t́m thấy) các chu kỳ của hỗn mang, của thực nghiệm, kinh nghiệm, và của nhận thức. Tiếp nối hai mức độ chuyển động này (vốn là

130      đặc điểm của nguyên tử, Con người, của Hành Tinh Thượng Đế hay tập thể và của Thượng Đế hay Tổng Thể là thời kỳ điều hoà và ổn cố mà điểm thăng bằng được đạt đến. Do bởi lực cân bằng các cặp đối hợp và nhờ thế tạo được sự thăng bằng, chu kỳ qui nguyên là tŕnh tự tất phải xảy ra.

c. Bằng sự tách biệt thể hồng trần ra khỏi thể tinh anh trên các nội cơi, do sự tan ră của mạng lưới. Điều này tạo nên hiệu quả ba mặt (threefold effect):

Thứ nhất. Sự sống đă làm linh hoạt h́nh hài vật chất (cả chất đặc lẫn chất dĩ thái) và nó bắt đầu trong nguyên tử thường tồn và từ đó “tràn ngập khắp vật di động và vật không di động” (trong Thái Dương Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế, và con người cũng như trong nguyên tử vật chất) được triệt thoái hoàn toàn vào trong nguyên tử trên cơi trừu xuất. ‘Cơi trừu xuất’ này là một cơi khác hẳn đối với các thực thể tiến hoá :

 

Đối với nguyên tử thường tồn hồng trần, đó là mức độ nguyên tử.

Đối với con người, đó là thể thượng trí.

Đối với Hành Tinh Thượng Đế, đó là cơi thứ nh́ của sự sống Chân Thần, trú sở của Ngài.

Đối với Thượng Đế, đó là cơi Tối Đại Niết Bàn.

 

Tất cả các điều này đánh dấu các mức độ đối với việc mất hết h́nh tướng vào chu kỳ qui nguyên. Ở đây chúng ta cần nhớ rằng đó luôn luôn là kỳ qui nguyên khi xét từ bên dưới.

Do nơi linh thị cao, người ta thấy rằng chất tinh tế hơn tiếp tục che chở chất trọng trược vào lúc không biểu lộ ra ngoại cảnh, chu kỳ qui nguyên chỉ là t́nh trạng bên trong (subjectivity) và không phải “cái ǵ thuộc hư không” (“which is not”) mà chỉ là những ǵ thuộc nội môn (esoteric).

Thứ hai: Thể dĩ thái của một người, một Hành Tinh Thượng Đế và một Thái Dương Thượng Đế, bị tan vỡ, trở nên thiếu tập trung đối với chủ thể ở bên trong của nó, và do đó để xảy ra sự thoát ly. Nó (diễn tả theo một cách khác) không c̣n là một nguồn thu hút, cũng không c̣n là một điểm tập trung từ lực. Nó trở thành không có sức thu hút, và định luật

131      lớn là Luật Hấp Dẫn ngừng kiểm soát nó; do đó t́nh trạng tiếp theo sau của h́nh hài là tan ră. Chân ngă không c̣n bị sắc tướng của nó thu hút trên cơi hồng trần, và, tiếp theo đó luồng nội linh khí, triệt thoái sự sống của nó ra khỏi lớp vỏ. Chu kỳ tiến đến chỗ kết thúc, kinh nghiệm đă được thu đạt, mục tiêu (mục tiêu tương đối từ kiếp này đến kiếp khác, và từ cuộc luân hồi này đến cuộc luân hồi khác) đă hoàn thành và không c̣n ǵ để ham muốn nữa; chân ngă hay là thực thể biết suy tư, do đó, không c̣n quan tâm vào sắc tướng và

hướng sự chú ư của nó vào trong. Sự an trụ của nó thay đổi và cuối cùng h́nh hài tan ră.

Hành Tinh Thượng Đế, trong đại chu kỳ của Ngài, (tổng hợp hay là tập hợp các chu kỳ nhỏ của các tế bào trong cơ thể Ngài) cũng theo đuổi cùng chương tŕnh; Ngài không c̣n bị thu hút xuống dưới hay ra ngoài và chuyển sự chú tâm của Ngài vào trong; Ngài gom vào bên trong toàn bộ các sinh linh nhỏ bé hơn bên trong cơ thể Ngài, tức hành tinh, và cắt đứt sự liên hệ. Sự thu hút bên ngoài chấm dứt và tất cả hướng về trung tâm thay v́ rải ra chung quanh cơ thể Ngài.

Trong Thái dương hệ, Thái Dương Thượng Đế cũng theo đuổi cùng tiến tŕnh như thế; từ chốn trừu xuất cao thâm của Ngài, Ngài không c̣n bị thu hút bởi thể biểu lộ của Ngài. Ngài rút lại sự chú tâm của Ngài và hai cặp đối hợp, tinh thần và vật chất của hiện thể, tách ra. Với sự tách ra này, Thái dương hệ, tức “Đứa Con Thiết Yếu” hay “Đứa Con Hoài Vọng” ngưng hiện tồn và vượt ra khỏi sự sống biểu lộ ra ngoại cảnh.

Thứ ba. Sau cùng điều này đưa đến việc tung rải (scattering) các nguyên tử của thể dĩ thái vào t́nh trạng nguyên thuỷ của chúng. Sự sống nội tâm tức là tổng hợp của ư chí và bác ái khoác lấy h́nh hài linh hoạt, được triệt thoái. T́nh trạng đối tác/cộng tác (partnership) bị tan ră. H́nh hài lúc bấy giờ phân ră; từ lực để giữ nó ở dạng thể kết hợp không c̣n nữa và biến mất hoàn toàn. Vật chất vẫn c̣n, nhưng h́nh hài không c̣n nữa.

Công việc của Thượng Đế Ngôi Hai chấm dứt và công

132      cuộc hoá thân thiêng liêng của Ngôi Con kết thúc. Nhưng khả năng hay tính chất có sẵn của vật chất cũng tồn tại và ở cuối mỗi chu kỳ biểu lộ (dù được phân bổ lại dưới dạng thức

đầu tiên của nó) vật chất trở thành chất liệu thông tuệ linh hoạt, cộng thêm việc đạt được tính chất biểu hiện ra ngoại cảnh (objectivity) và sự phát xạ tăng lên cùng hoạt động tiềm tàng tăng lên mà nó đă có được nhờ kinh nghiệm. Chúng ta hăy minh hoạ: vật chất của Thái dương hệ, khi chưa biến phân, là vật chất thông tuệ linh hoạt và đó là tất cả những ǵ có thể được xác định về vật chất đó. Chất liệu linh hoạt thông tuệ này trở thành chất liệu được phẩm định bằng một kinh nghiệm trước đây và được nhuốm màu bằng cuộc luân hồi trước. Giờ đây, vật chất này đang khoác lấy h́nh hài (in form) tức là Thái dương hệ không ở vào chu kỳ qui nguyên mà là ở thời kỳ biểu lộ ra ngoại cảnh, -thời kỳ biểu lộ này được dự kiến cộng thêm đặc tính khác cho cái hàm chứa của Thượng Đế (logoic content), đó là đặc tính bác ái và minh triết. Do đó vào chu kỳ qui nguyên sắp tới của thái dương hệ, lúc kết thúc 100 năm của Brahma, vật chất của Thái dương hệ sẽ được tô điểm thêm bằng sự thông tuệ linh hoạt, và bằng bác ái linh hoạt. Điều này theo nghĩa đen là toàn bộ vật chất nguyên tử của thái dương hệ sau rốt sẽ rung động với một bí quyết/ chủ điểm (key) khác hơn là nó đă rung động vào buổi b́nh minh đầu tiên của cuộc biểu lộ.

Chúng ta có thể suy diễn rằng điều này có liên hệ đến Hành Tinh Thượng Đế và con người v́ sự tương đồng vẫn đúng. Chúng ta có sự tương ứng trên một phạm vi rất nhỏ nơi sự kiện rằng mỗi giai đoạn trong kiếp sống con người, con người lại có được một thể xác tiến hoá hơn, có tính chất ứng đáp nhiều hơn, được điều hợp với một khoá cao hơn, với sự tinh vi và thích hợp hơn, rung động với một mức độ khác hơn. Ba ư tưởng này hàm chứa nhiều thông tin nếu chúng được nghiên cứu cẩn thận và quảng diễn một cách hợp lư.

 

Bằng sự chuyển hoá màu tím thành màu xanh. Chúng ta không thể nói rộng hơn về điều này, chúng ta chỉ tŕnh bày một cách đơn sơ, và dành sự khai thác điều đó cho những kẻ nghiên cứu mà nghiệp quả cho phép, và những ai có đủ trực giác.

Do việc triệt thoái sự sống, h́nh hài sẽ dần dần tan ră. Ở đây, tác động phản xạ được chú ư ghi nhận v́ các Đấng Kiến Tạo vĩ đại và các Thiên Thần là các tác nhân hoạt động trong

 

133      thời kỳ biểu lộ, các Ngài duy tŕ sắc tướng ở dạng cố kết, biến đổi, áp dụng và lưu chuyển các bức xạ prana, cùng lúc làm mất sức thu hút của bức xạ đó, đối với vật chất của h́nh hài và xoay sự chú tâm của các Ngài sang nơi khác. Trên con đường của ngoại linh khí (dù là đối với nhân loại, hành tinh hoặc Thượng Đế), các thiên thần kiến tạo này (trên cùng một Cung như là đơn vị muốn được biểu lộ hay là trên một Cung bổ túc) được thu hút bởi ư chí và ước muốn, và hoàn thành chức vụ kiến tạo của các Ngài. Trên con đường nội linh khí (dù là đối với nhân loại, hành tinh hoặc Thượng Đế) các Ngài không c̣n thu hút nữa, và h́nh hài bắt đầu tan ră. Các Ngài rút lại sự chú tâm và các mănh lực đó (cũng là các thực thể), chúng là các tác nhân phá huỷ, có nhiệm vụ xúc tiến công việc cần thiết của các Ngài để phá vỡ h́nh hài; các Ngài tung rải nó – như được diễn tả về mặt huyền linh – cho “bốn phương trời” hay là cho các vùng của bốn hơi thở -chia ra và phân phối làm bốn. Ở đây có một ẩn ngôn được nêu ra cần nên xem xét cẩn thận.

Mặc dù không có h́nh ảnh nào được phác hoạ về các cảnh tượng lúc lâm chung, cũng không có h́nh ảnh về sự thoát ra đầy ấn tượng của thể dĩ thái đang rung động khỏi trung tâm lực trên đầu, như có thể được báo trước, tuy nhiên

một số qui luật và mục đích chi phối sự triệt thoái này đă được nhắc đến. Chúng ta đă thấy mục đích của mỗi kiếp sống như thế nào (dù là đối với nhân loại, hành tinh hoặc thái dương) sẽ mang lại hiệu quả và tiến bộ với một mục tiêu rơ rệt. Mục tiêu này là sự phát triển của một h́nh hài thích hợp hơn để cho tinh thần sử dụng; và khi mục tiêu này được đạt đến, lúc bấy giờ Chủ Thể Nội Tâm xoay sự chú ư của ḿnh đi nơi khác và h́nh hài sẽ tan ră sau khi đă được dùng cho nhu cầu của Chủ Thể đó. Điều này không phải lúc nào cũng xảy ra trong mọi kiếp sống con người, mà cũng không nằm trong mỗi chu kỳ hành tinh. Bí mật của nguyệt cầu là bí mật về sự thất bại, điều này khi được hiểu rơ sẽ đưa đến một đời sống xứng đáng và đem lại một mục tiêu xứng đáng cho nỗ lực có hiệu quả nhất của chúng ta. Khi nào khía cạnh chân lư này được nhận thức một cách rộng rải, cũng như khi sự sáng suốt của nhân loại đă đầy đủ, lúc bấy giờ sự tiến hoá sẽ tiếp diễn một cách chắc chắn và sự thất bại sẽ ít đi.

 

 

ĐOẠN D

HOẢ XÀ (1)(2)VÀ XƯƠNG SỐNG

1 “Kundalini, tức quyền năng hoả xà hay luồng hoả thần bí; nó được gọi mănh lực ngoằn ngoèo hay mănh lực đi ṿng do cách hoạt động giống h́nh xoắn ốc hay là tiến lên theo h́nh xoắn ốc trong cơ thể người tu khổ hạnh đang phát triển quyền năng trong chính ḿnh. Đó là một năng lực huyền bí có liên quan với điện và luồng hoả, tức là năng lực liên quan với vũ trụ lực (fohatic power), mănh lực vĩ đại nguyên sơ vốn ẩn dưới mọi vật chất hữu cơ và vô cơ”. H.P. Blavatsky. 2 “Kundalinni là h́nh thức tĩnh tại của năng lượng sáng tạo trong các cơ thể (bodies) vốn là cội nguồn của mọi năng lượng kể cả Prana… “Thuật ngữ này phát xuất từ tính từ Kundalin, hay là “cuộn tṛn” (“coiled”). Sở dĩ gọi là “cuộn tṛn” bởi v́ nó đang yên ngủ (sleeping), nằm cuộn tṛn; và v́ bản chất năng lực của nó đi theo đường xoắn (spiraline)…

”Nói cách khác, thần lực (shakti) Kundalini này là thần lực mà, khi hoạt động để tự biểu lộ, nó xuất hiện như là Vũ Trụ (Universe). Khi nói rằng nó “cuộn tṛn”, đó là nói nó đang ở trạng thái yên nghỉ (at rest), đó là ở dưới h́nh thức năng lượng tĩnh tại tiềm tàng… Thần lực hỏa xà trong các cơ thể cá nhân là sức mạnh ở trạng thái yên nghỉ, hay là trung tâm tĩnh tại mà mọi h́nh thức sự sống, dưới h́nh thức mănh lực chuyển động, đang xoay quanh”.

Trích: “Mănh Lực Hoả Xà, của Arthur Avalon.

Do việc không thể tiết lộ nhiều về chủ đề tất yếu rất là nguy hiểm này, chúng ta sẽ xem xét về chủ đề hoả xà và xương sống một cách vắn tắt.

Ở đây chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang bàn về phần tương ứng bằng chất dĩ thái của xương sống, chớ không phải bàn về cấu trúc của bộ xương mà chúng ta gọi là cột xương sống. Đây là một sự kiện không được nhận ra đầy đủ bởi những kẻ nghiên cứu vấn đề. Nhiều điều được nhấn mạnh về ba vận hà ở xương sống tạo thành ba phần của cột xương sống.

Ba vận hà này rất quan trọng có liên hệ đến thần kinh hệ

135      của con người, nhưng trong việc liên quan đến vấn đề đang xét, trước hết chúng không quá quan trọng như là vận hà dĩ thái vốn là đơn vị đang vây quanh ba vận hà này. Do đó chúng ta phải nhớ kỹ rằng chúng ta đang bàn tới

 Vận hà dĩ thái (the etheric channel).

 Luồng hoả đi khắp vận hà.

Sự liên kết của luồng hoả này với luồng hoả bức xạ mang năng lượng của thể xác ở điểm giữa hai bả vai.

 Việc hợp nhất tiến lên đầu của chúng.

Sự phối hợp sau cùng của chúng với lửa trí tuệ tiếp sinh lực cho ba trung tâm lực đỉnh đầu.

 

Luồng hoả tiếp sinh lực cho tam giác trên đầu là tương ứng cao hơn so với tam giác sinh khí, ở giữa trong cơ thể và phản ảnh thấp của nó ở đáy xương sống. Do đó, trong con người, chúng ta có ba tam giác quan trọng:

1. Ở đầu: tam giác gồm ba trung tâm lực chính

 

 Tuyến tùng quả (pineal gland)

 Tuyến yên (pituitary body)  Trung tâm lực trên tuỷ sống (alta major centre).

2. Ở cơ thể : tam giác prana

 Giữa hai vai b.Trên cách mô

 Lá lách

 

3. Ở đáy xương sống: Ba trung tâm lực thấp

 Một điểm ở đáy cột xương sống

 và c. Hai cơ quan sinh dục chính ở nam và nữ (1).

 

Sự phối hợp các luồng hoả vật chất và các luồng hoả trí tuệ đưa đến kết quả là đem lại sinh lực cho toàn thể các nguyên tử vật chất của cơ thể. Đây là bí mật của sức chịu đựng rộng lớn của các nhà đại tư tưởng và các người làm việc cho nhân loại. Sự phối hợp đó cũng tạo nên kết quả trong việc kích động rất mạnh mẽ ba trung tâm lực cao trong cơ thể là đầu, tim, cuống họng và trong việc điện hoá (electrification) vùng này của cơ thể. Ba trung tâm lực cao này lúc bấy giờ tạo thành một trường hấp dẫn cho luồng hoả thứ ba đi xuống, đó là lửa Tinh thần. Trung tâm lực nhiều cánh hoa trên đỉnh đầu trở nên cực kỳ linh hoạt. Đó là trung tâm lực tổng hợp trên đầu và là toàn bộ các trung tâm lực khác. Việc kích thích các trung tâm lực khắp cơ thể được tiến hành song song hay tăng gấp đôi bởi việc làm sinh động cùng lúc của hoa sen nhiều cánh. Đó là điểm tụ tập của ba luồng hoả, luồng hoả của xác thân, của trí tuệ và của Tinh thần. Việc

1 Tôi không có ư định nhấn mạnh về khía cạnh sinh dục của vấn đề này, v́ các cơ quan này không có liên can ǵ với các nhà huyền linh học cả. Do đó, tôi sẽ không đưa chúng vào chi tiết. Tôi chỉ muốn nêu ra rằng, trong sự chuyển hóa của luồng hoả ở đáy xương sống và việc xoay hướng chú ư vào hai tam giác cao hơn đưa đến sự cứu chuộc của con người.

nhất quán với chơn ngă được thành toàn khi nơi đó được kích thích đầy đủ và việc bốc cháy xảy ra nơi đó; điều này được tăng gấp đôi trong các hiện thể tinh anh và gây nên sự toàn mỹ cuối cùng và sự giải thoát của Tinh Thần.

Sự phối hợp các luồng hoả vật chất là kết quả của sự tăng trưởng tiến hoá, khi được để b́nh thường, lúc ấy sự phát triển sẽ chậm chạp. Việc tiếp nối (junction) hai luồng hoả vật chất đă được thực hiện sớm trong lịch sử con người, và là nguyên nhân của sức khoẻ tráng kiện mà một người có đời sống trong sạch và biết suy tư cao thượng, sẽ hưởng được một cách b́nh thường. Khi các luồng hoả vật chất tiến qua (hợp nhất) suốt dọc vận hà dĩ thái của xương sống, chúng tiếp xúc với lửa của trí tuệ khi lửa đó toả ra từ trung tâm lực cuống họng. Ở đây, sự sáng sủa của tư tưởng là điều tối yếu và cần phải giải thích qua vấn đề khá trừu tượng này.

1. Ba trung tâm lực chính ở đỉnh đầu (theo quan điểm hồng trần) là

 Trung tâm trên tuỷ sống.

 Tuyến tùng quả.

 Tuyến yên.

 

 

2. Chúng hợp thành tam giác trí tuệ, sau khi chúng nối tiếp với hai luồng hoả của hai tam giác thấp hơn, nghĩa là, khi chúng trở thành tổng hợp.

 

3. Nhưng tam giác trí tuệ thuần tuư trước kia phối hợp là

 

 Trung tâm lực cổ họng

 Tuyến tùng quả

 Tuyến yên đây là trong giai đoạn khi con người có ư mong mỏi và tập trung ư chí của y về khía cạnh tiến hoá, như thể kiến tạo cuộc đời của y.

 

Luồng hoả vật chất khác (luồng hoả kép) được thu hút lên trên, và phối hợp với luồng hoả trí tuệ qua một chỗ nối, được tạo ra ở trung tâm lực trên tuỷ sống. Trung tâm lực này nằm ở đáy xương sọ và có một chỗ gián đoạn mỏng manh, giữa trung tâm lực này với điểm mà nơi đó các luồng hoả vật chất thoát ra từ vận hà xương sống. Phần công việc mà người đang phát triển năng lực tư tưởng phải làm là tạo nên một vận hà tạm thời trong chất dĩ thái để vượt qua chỗ gián đoạn. Vận hà này là phản ảnh trong chất hồng trần của giác tuyến

(1) mà chân ngă phải kiến tạo, để bắc qua chỗ gián đoạn giữa hạ trí với thượng trí, giữa thượng trí (thể nguyên nhân) trên cơi phụ thứ ba của cơi trí với nguyên tử thường tồn thượng trí trên cơi phụ thứ nhất.

Đây là công việc mà tất cả các tư tưởng gia tiến bộ đang thực hiện một cách vô thức hiện giờ. Khi chỗ gián đoạn được 138 hoàn toàn nối liền, cơ thể con người trở nên được phối hợp

1 A. “Linh Hồn Thống Soái (the Master-soul) là Alaya, tức linh hồn vũ trụ (universal soul) hay Atma, mỗi người đang có một tia như thế trong ḿnh và được giả định là có thể tự đồng nhất hoá nó với chính ḿnh và hoà nhập chính ḿnh vào đó.

B. Giác tuyến (antaskarana) là hạ trí, con đường thông thương hay liên lạc giữa phàm ngă với thượng trí hay nhân hồn .

V́ là con đường hay là phương tiện truyền đạt, nên lúc ĺa trần,

giác tuyến bị huỷ diệt, và tàn tích của nó tồn tại dưới một h́nh thức

là Kama-rupa – tức là ma h́nh (the shell)”.

Tiếng Nói Vô Thinh, trang    71.

“Giác tuyến là con đường tưởng tượng giữa phàm ngă và vô ngă (impersonal self) và là đường cảm giác; đó là chiến trường để chiếm ưu thế trên phàm ngă. Đó là con đường ước vọng và khi mà ḷng ao ước sự thánh thiện c̣n tồn tại th́ giác tuyến vẫn c̣n”

Tiếng Nói Vô Thinh, trang 50, 55, 56, 88.

với thể hạ trí. Lúc đó, các luồng hoả trí tuệ và luồng hoả vật chất được hoà lẫn. Nó bổ sung cho sự hoàn hảo của sự sống phàm ngă, và như đă nói ở trên, sự hoàn hảo này đưa con người tới cửa điểm đạo -điểm đạo là ấn chứng đặt trên công việc đă được hoàn thành; nó đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ phát triển thứ yếu và bắt đầu sự di chuyển toàn thể công việc vào một ṿng xoắn ốc cao hơn.

Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng các luồng hoả từ đáy xương sống và tam giác lá lách là các luồng hoả của vật chất (fires of matter). Chúng ta đừng quên điều này mà cũng đừng lầm lẫn. Chúng không có tác dụng tinh thần và chính chúng chỉ liên hệ với vật chất ở nơi nào có các trung tâm lực. Các trung tâm lực này luôn luôn được hướng dẫn bởi trí tuệ hay bởi sự cố gắng có ư thức của thực thể thông linh ở bên trong; nhưng thực thể thông linh đó bị giữ lại với các hiệu quả mà y t́m kiếm để thực hiện cho đến khi các hiện thể mà xuyên qua đó y đang mưu t́m biểu lộ, và các trung tâm điều khiển, đem lại năng lượng, tạo ra đáp ứng thích đáng. Vậy chỉ khi nào có sự tiến hoá thích hợp và khi vật chất của các hiện thể này được cấp đủ năng lượng do chính các tiềm hoả của nó để y có thể hoàn thành mục đích được duy tŕ lâu dài của y. Do đó, trở lại sự cần thiết của việc đi lên của luồng hoả vật chất tới vị trí riêng của nó, và việc phục hồi của nó do việc nằm yên lâu ngày và h́nh như băng hoại trước khi nó có thể được hợp nhất với Cha Trên Trời, Thượng Đế Ngôi Ba. Ngài chính là Đấng Thông Tuệ của chính vật chất. Lần nữa, sự tương ứng vẫn đúng. Ngay đến nguyên tử của cơi trần cũng có mục tiêu của nó, các khai mở của nó và sự thành đạt cuối cùng của nó.

Các khía cạnh khác của vấn đề này như là các trung tâm lực và mối liên quan của chúng với trí tuệ, lửa của Tinh Thần

và trí tuệ, và sự phối hợp cuối cùng của ba lửa này sẽ được bàn đến trong hai đoạn chính sắp tới. Trong đoạn này, chính chúng ta hạn chế việc khảo sát vật chất và lửa, và đừng nên ra ngoài đề nếu không sẽ có sự lầm lẫn.

 

Làm sao luồng hoả ở đáy xương sống có thể đi lên, h́nh thức đi lên của luồng hoả (tuỳ theo Cung), sự phối hợp của luồng hoả với lửa prana (pranic fire) và việc tiến lên hợp nhất của chúng sau đó, là những việc thuộc về quá khứ đối với nhiều người, và may thay, đối với nhân loại, công việc được hoàn thành mà không cần tập trung nỗ lực. Pha trộn thứ hai với lửa trí tuệ, phải được thực hiện. Cho đến nay, hiếm có người nào đă thành công trong việc điều khiển luồng hoả đi lên nhiều hơn một trong số ba vận hà của cột xương sống; do đó 2/3 hiệu quả của nó trong đa số con người vẫn c̣n bị ràng buộc vào sự kích thích của các cơ quan nhân giống của nhân loại. Chỉ khi nào luồng hoả chạy ṿng để lên một vận hà khác không bị ngăn trở, th́ sự phối hợp hoàn toàn với lửa trí tuệ được thực hiện, và chỉ khi luồng hoả tiến lên theo dạng h́nh học khắp cả ba vận hà với tác động đồng thời và với rung động đồng nhất – th́ luồng hoả xà thực sự mới được khơi hoạt đầy đủ, và do đó có thể hoàn thành công việc thanh lọc của nó qua việc đốt cháy mạng lưới giam giữ và việc đốt các cấu tử tách rời. Khi điều này được thành đạt, vận hà tam phân trở thành vận hà duy nhất. Đó là điều nguy hiểm.

Không c̣n điều ǵ liên quan đến đề tài này có thể được truyền đạt thêm. Kẻ nào hướng các nỗ lực của ḿnh vào việc kiểm soát các luồng hoả vật chất (chắc chắn là có nguy hiểm), là đang đùa với lửa, theo nghĩa đen, việc đó có thể huỷ diệt y. Y không nên liếc mắt nh́n ra sau, mà nên nâng tầm mắt lên các cơi, nơi mà Tinh Thần bất tử của y đang ngự, và lúc bấy giờ bằng kỷ luật tự giác, kiểm soát trí tuệ và dứt khoát thanh luyện các thể vật chất, dù là thuộc thể tinh anh hoặc thể hồng trần, làm cho chính ḿnh thích hợp để trở thành một hiện thể cho sự giáng sinh thiêng liêng và dự vào cuộc Điểm Đạo đầu tiên. Khi Chúa – hài -đồng (Christ-child) (theo cách diễn tả hoa mỹ của Thiên Chúa giáo) được sinh ra trong tâm-động (cave of the heart) lúc bấy giờ vị khách thiêng liêng đó có thể kiểm soát một cách hữu hiệu các thể vật chất thấp bằng tâm

140      trí được thánh hoá. Chỉ khi nào thể Bồ đề đă ngày càng kiểm soát được phàm ngă, xuyên qua cơi trí tuệ (do đó cần kiến tạo giác tuyến), phàm ngă sẽ đáp ứng với những ǵ ở bên trên, và các luồng hoả bên dưới tiến lên, phối hợp với hai luồng hoả trên. Chỉ khi nào Tinh Thần, do quyền năng của tư tưởng, kiểm soát được các hiện thể vật chất, th́ sự sống nội tâm mới chiếm lấy đúng vị trí của nó, bấy giờ, Thượng Đế nội tâm mới toả chiếu và rực sáng cho đến khi h́nh hài bị che mất đi, “Thánh đạo ngày càng chiếu diệu cho đến lúc Ngày huy hoàng thuộc về chúng ta”

 

 

ĐOẠN E

CHUYỂN ĐỘNG TRÊN CƠI TRẦN

Tôi xin nêu ra một cách sơ lược và nhấn mạnh sự kiện rằng hoạt động mà chúng ta đang xét đến là hoạt động do ở lửa tiềm tàng trong chính vật chất, một hoạt động vốn là đặc điểm hàng đầu và là tính chất cơ bản của Cung Nguyên Thuỷ, tức cung Thông Tuệ Linh Hoạt. Nói cách khác đó là khả năng nổi bật của Thượng Đế Ngôi Ba, của Brahma được

142      xem như Đấng Sáng Tạo và khả năng này là sản phẩm hay là kết quả của cuộc biểu lộ trước đây. Mỗi một trong ba Ngôi Thượng Đế, khi ở vào thời kỳ biểu lộ và hiện thân như thế, sẽ tiêu biểu cho một tính chất nào đó chiếm ưu thế hơn các tính chất khác. Mỗi Ngôi Thượng Đế, dù nhiều dù ít cũng tiêu biểu cho Ba Ngôi, nhưng mỗi Ngôi biểu thị cho một trong Ba Ngôi một cách sâu xa, để rồi có thể được nhận ra như là chính Ngôi đó. Chẳng hạn với đường lối như nhau, các Chân Thần lâm phàm khác nhau đón nhận một rung động vốn nằm trong giới hạn chính yếu của các Chân Thần đó, dù Chân Thần cũng có thể có được các rung động thấp hơn phụ

thuộc vào chúng. Chúng ta hăy nhận thức rơ điều này, v́ chân lư được biểu hiện chính là chân lư căn bản.

 

1. Mục đích tam phân

 

2. Chức năng tam phân

 

3. Cách hoạt động tam phân.

 

Thượng Đế Ngôi Ba tức là Brahma, được tiêu biểu bằng trí tuệ linh hoạt; phương cách hành động của Ngài là những ǵ mà chúng ta gọi là sự quay, hay sự xoay ṿng có tính toán của vật chất thuộc Thái dương hệ, trước nhất dưới h́nh thức một tổng thể vĩ đại, phát khởi chuyển động loại vật chất bị hạn chế bởi toàn bộ ṿng giới hạn và thứ hai là phân hoá nó, theo bảy tốc độ hay bảy mức rung động thành ra bảy cơi.

Ở mỗi một trên các cơi này, tiến tŕnh được nối tiếp và vật chất của bất cứ cơi nào trong ṿng giới hạn của cơi đó, trước tiên biểu lộ dưới h́nh thức tổng thể, rồi kế đó dưới h́nh thức bảy biến phân. Biến phân vật chất này được tiến hành do chuyển động quay và được kiểm soát bởi Định Luật Tiết Kiệm (một trong các định luật vũ trụ) mà chúng ta sẽ bàn tới sau này, chỉ tạm ngừng ở đây để nói rằng Định Luật Tiết Kiệm này có thể được xem như yếu tố kiểm soát trong sự sống của Thượng Đế Ngôi Ba. Do đó :

Mục tiêu của Ngài là phối hợp hoàn hảo giữa Tinh thần và vật chất.

Chức năng của Ngài là vận dụng vật chất đă biểu lộ (prakriti) để làm cho nó thích hợp hay tương xứng với sự đ̣i hỏi và các nhu cầu của Tinh thần.

Phương cách hành động của Ngài là nhờ chuyển động quay (rotary) hay là nhờ sự xoay  (revolution) của vật chất để

 

tăng thêm tính linh động/ tính hoạt động và nhờ đó khiến cho vật chất dễ uốn nắn hơn(1).

Tất cả ba quan niệm này đều do Định luật Tiết Kiệm chi phối, đó là Định luật Thích Nghi (Law of Adap-tation) trong thời gian và không gian, hay là cách làm dễ nhất. Cách làm dễ nhất này là những ǵ được t́m kiếm và theo đuổi ở khía cạnh vật chất của cuộc sống. Một cách ngẫu nhiên, Brahma biểu lộ Ư chí, bởi v́ Ngài là thiên ư (purpose) và Bác ái, bởi v́ trong Thái dương hệ này bác ái là đường lối ít đối kháng nhất. Quả thật đây là một ư tưởng huyền bí đáng được xem xét, tuy nhiên phải nhớ rằng Ngài chủ yếu là hoạt động và thông tuệ với mục đích thích nghi và đó là đặc điểm chính của Ngài.

Thượng Đế Ngôi Hai tức là Vishnu, Cung Minh Triết Thiêng Liêng, nguyên khí Bồ đề vĩ đại đang t́m cách phối hợp với nguyên khí Thông Tuệ được đặc trưng bởi Bác Ái. Hoạt động của Ngài là hoạt động mà chúng ta có thể gọi là xoắn ốc theo chu kỳ (spiral cyclic). Chính Ngài tận dụng chuyển động quay của mọi nguyên tử, Ngài đưa thêm vào đó h́nh thức chuyển động riêng của Ngài hay là chuyển động xoắn ốc có định kỳ, và do sự tuần hoàn theo một quỹ đạo hay là một đường gần h́nh cầu (đường này chạy ṿng theo một điểm tập trung ở giữa bằng một ṿng xoắn ốc bao giờ cũng đi lên), hai kết quả được tạo ra:

a. Ngài tập hợp các nguyên tử lại thành h́nh hài.

1 Có lẽ nhờ thiên tính do Ngôi Ba đem lại này mà khi nhiệt độ của vật chất tăng cao (tức là chuyển động quay chung quanh nhân của âm điện tử tăng lên) thân tre cong được uốn thẳng lại khi hơ nóng; kim loại nấu chảy được đúc thành h́nh dạng theo ư muốn…. (ND)

b. Nhờ bởi các h́nh hài này, Ngài có được sự tiếp xúc cần thiết và phát triển tâm thức đầy đủ trên năm cơi tiến hoá của con người, dần dần cải thiện và thanh luyện các h́nh hài khi mà Tinh Thần Bác Ái hay là Ngọn Lửa Thiêng bao giờ cũng tiến lên theo h́nh xoắn ốc, hướng về mục tiêu của nó, mục tiêu đó cũng chính là cội nguồn từ đó nó phát xuất.

Các h́nh hài này là toàn thể mọi khối cầu (spheres) hay các nguyên tử trong Thái dương hệ hay trong ṿng giới hạn thái dương và trong bảy biến phân chính yếu của chúng, chúng là các bầu của bảy Chơn Linh (Spirits), hay bảy Hành

144 Tinh Thượng Đế. Tất cả các bầu nhỏ hơn ở cấp độ dưới các bầu chính yếu này, gồm mọi mức độ biểu lộ xuống đến tinh hoa hành khí trên cung giáng hạ tiến hoá (1).

Chúng ta cần nhớ rằng trên Đường Tiến Hoá giáng hạ, tác động của Brahma được cảm nhận đầu tiên, khi đang t́m kiếm con đường dễ nhất. Trên Đường Tiến Hoá Thăng Thượng, công việc của Thượng Đế Ngôi Hai được cảm nhận bắt đầu từ một điểm trong thời gian và không gian đang ẩn giấu bí nhiệm của dăy thứ hai, nhưng đang t́m thấy điểm rung động được gia tốc của nó, hay là sự hợp nhất của hai cách biểu lộ -chuyển động quay xoắn ốc có chu kỳ -ở phần giữa của những ǵ chúng ta gọi là dăy thứ ba. Điều này, sau hết, chính là sự phối hợp hoạt động của Brahma với diễn

1 Tinh hoa Hành khí được xem như bao gồm mọi tập hợp vật chất (aggregations of matter), ở một trong sáu cơi phụ phi nguyên tử của cơi trí và cơi dục vọng – chính các tập hợp này không được dùng như là các h́nh hài dành cho bất cứ thực thể nào ẩn bên trong, mà được dùng như là vật chất nhờ đó các h́nh hài này có thể được tạo thành.

tŕnh hướng thượng của Vishnu. Chúng ta có sự tương ứng với điều này trong toàn bộ các hiệu quả xảy ra trong các căn chủng thứ hai và thứ ba.

Hoạt động của Thượng Đế Ngôi Hai được xúc tiến theo Định Luật Hút của vũ trụ. Đối với một trong các phân chi của nó, Định Luật Tiết Kiệm có một định luật phụ về sự phát triển nổi bật, mệnh danh là Định Luật Đẩy. Do đó, Định Luật Hút và Định Luật Tiết Kiệm vũ trụ là lư do tồn tại (nh́n từ một khía cạnh) của sự đẩy vĩnh cửu đang diễn ra v́ Tinh Thần bao giờ cũng tự t́m cách thoát ly ra khỏi h́nh hài. Trạng thái vật chất luôn luôn đi theo con đường dễ dàng nhất và đẩy lùi mọi khuynh hướng tạo thành nhóm, trong khi đó, Tinh Thần, do Định Luật Hút chế ngự, bao giờ cũng t́m cách tự tách ḿnh ra khỏi vật chất, bằng phương pháp thu hút một loại vật chất ngày càng thích hợp hơn, trong tiến tŕnh phân biệt giữa thực với hư và đi từ ảo ảnh này đến ảo ảnh khác cho đến khi các nguồn vật chất đă được tận dụng đầy đủ.

Sau rốt, Chủ Thể Nội Tâm của h́nh hài cảm nhận được sự thôi thúc hoặc sức lôi cuốn hấp dẫn của chính Bản Ngă của nó. Thí dụ, Chân Thần nhập thế lạc mất vào trạng thái hỗn độn của ảo ảnh, cuối cùng bắt đầu nhận ra (dưới Định Luật Thu Hút) tần số rung động của chính Chân Ngă của nó có vai tṛ đối với nó y như Thượng Đế của chính hệ thống của Ngài, tức là vị Thượng Đế riêng của nó trong ba cơi thu thập kinh nghiệm. Sau này, khi mà chính Chân Ngă thể được nhận ra như ảo ảnh, khi mà tần số rung động của Chân Thần được cảm nhận và sự sống thiêng liêng (jiva) đang tác động theo cùng một định luật, vạch lại con đường riêng của nó xuyên qua vật chất của hai cơi tiến hoá siêu nhân loại, cho đến khi nó hoà nhập vào trong chính bản thể của nó.

Do đó :

Mục tiêu của Thượng Đế Ngôi Hai là tạo ra tâm thức, phải được hoàn thành trong việc hợp tác với Thượng Đế Ngôi Ba.

Chức năng của Ngài là kiến tạo các h́nh hài để trở thành các dụng cụ thu thập kinh nghiệm của Ngài.

Phương cách hành động của Ngài là tiến hành công việc theo chu kỳ và theo đường xoắn ốc, ṿng quay của bánh xe sự sống trong các chu kỳ được sắp xếp sẵn cho một mục đích đặc biệt và sự tiến triển của các bầu vật chất này chung quanh một trung tâm cố định, bên trong phạm vi thái dương.

 

Ba quan niệm này do Định luật Hút chế ngự hay là định luật đang chế ngự sự tương tác, hay là tác động và phản tác động.

 Giữa Thái Dương và sáu huynh đệ của Thái Dương.

Giữa bảy cơi xoay quanh của Thái Dương hệ.

Giữa mọi vật trong chất liệu của mọi h́nh hài, chính các bầu vật chất và tập hợp của các bầu đó đang là hiện thân trong các h́nh hài của các bầu khác nữa.

 

Thượng Đế Ngôi Một (The First Logos). Thượng Đế Ngôi

Một là Cung Ư Chí Vũ Trụ. Phương cách hoạt động của Ngài

theo nghĩa đen là tiến về trước của ṿng giới hạn thái dương

146      xuyên qua không gian, và cho đến cuối kỳ đại khai nguyên này hay ngày của Brahma (chu kỳ Thượng Đế) chúng ta sẽ không thể nhận thức được trạng thái thứ nhất tức trạng thái ư chí hay quyền năng theo đúng bản chất của nó. Ngày nay, chúng ta biết trạng thái đó dưới h́nh thức ư chí tồn tại (will to exist), biểu lộ qua vật chất của các h́nh hài (Cung Nguyên Thuỷ và Cung Thiêng Liêng), và chúng ta biết trạng thái đó

như là những ǵ mà theo một cách huyền bí nào đó, nối liền Thái dương hệ với trung tâm vũ trụ của Thái dương hệ. Theo một cách mà chúng ta không thể nhận thức được, Thượng Đế Ngôi Một thu nhặt ảnh hưởng của các tinh toà (cḥm sao) khác. Khi trạng thái thứ nhất này được hiểu rơ hơn (trong kỳ đại khai nguyên sắp đến) công việc của bảy Đấng Rishis của cḥm Đại Hùng Tinh (Great Bear)(1) và ảnh hưởng tối thượng của sao Sirius sẽ được hiểu rơ ; trong kỳ biểu lộ hiện tại của Đấng Con, hay trạng thái Vishnu, chúng ta liên hệ chặt chẽ hơn với Cḥm Sao Rua (Pleiades) và ảnh hưởng của chúng xuyên qua Thái dương, và liên hệ với hành tinh chúng ta qua Kim Tinh (Venus).

Vấn đề về Thượng Đế Ngôi Một, chỉ biểu lộ liên quan với hai Ngôi kia trong Thái dương hệ là một bí nhiệm sâu xa mà ngay cả những Đấng đă đạt đến mức điểm đạo thứ sáu cũng không hiểu được tường tận.

Thượng Đế Ngôi Một biểu hiện cho “ư chí muốn sống”(“will to live”) và chính là qua phương tiện của Ngài mà các Trí Tinh Quân (Manasaputras) xuất hiện ra ngoại cảnh liên quan đến các huyền giai nhân loại và thiên thần. Trong Thái dương hệ này, sự phối hợp của Cung Minh Triết Thiêng Liêng và Cung Nguyên Thuỷ, tức cung chất liệu thông tuệ hợp thành cuộc tiến hoá song đôi vĩ đại; bối cảnh của cả hai Thực Thể Thông Linh vũ trụ này là một Thực Thể Thông Linh khác, Ngài là hiện thân của ư chí và Ngài là vị

1 “Người theo Ấn giáo đặt bảy vị Thánh Triết (Rishis) cổ sơ trong cḥm sao Đại Hùng (Great Bear). Các nguyên mẫu (prototypes) hay cội nguồn làm sinh động của bảy Hành Tinh Thượng Đế, được xem như là bảy Đấng Cao Cả (Existences) đang tác động qua bảy Ngôi sao của Cḥm Sao Con Gấu”.              GLBN  II, 668.

vận dụng h́nh hài – dù không phải là h́nh hài của bất cứ thực thể nào khác hơn là các Đại Thiên Thần Kiến Tạo và các huyền giai nhân loại trong thời gian và không gian. Ngài là nguyên khí sinh động; trạng thái ư chí muốn sống của bảy Huyền giai. Tuy nhiên, bảy Huyền giai này (như bà Blavatsky nói) là tia sáng minh triết thất phân, con rồng dưới bảy dạng thể (GLBN I, 100-108) (1). Đây là một bí nhiệm sâu 147 xa và chỉ một đầu mối về điều đó có thể được con người t́m thấy vào lúc này trong việc chiêm ngưỡng chính bản thể của ḿnh trong ba thế giới biểu lộ của con người. Giống như Thượng Đế chúng ta đang t́m cách biểu lộ ra ngoại cảnh qua Thái dương hệ của Ngài dưới h́nh thức tam phân của nó, trong đó Thái dương hệ hiện nay là Thái dương hệ thứ hai, cũng vậy, con người mưu t́m sự biểu lộ ra bên ngoài qua ba thể của ḿnh – thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí. Hiện nay, con người đang an trụ vào thể cảm dục, hay là vào trạng thái thứ hai của y, giống như Thượng Đế chưa phân hoá đang an

1 Trong tác phẩm Five Years of Theosophy, trang 102, Subba Row nói: “Theo qui tắc chung, khi nào bảy thực thể được nhắc đến trong khoa học huyền bí cổ Ấn Độ có liên quan đến bất luận cái ǵ, bạn phải giả dụ rằng bảy thực thể này xuất hiện từ ba thực thể đầu tiên; và khi đó một lần nữa các thực thể này tiến hoá ra từ một thực thể duy nhất hay là Chân Thần. Lấy một thí dụ quen thuộc, bảy tia sáng màu trong tia sáng Mặt trời tiến hoá ra từ ba tia có màu nguyên thuỷ; ba màu nguyên thuỷ này cùng hiện hữu (coexist) với bốn màu thứ cấp trong tia sáng mặt trời. Một cách tương tự, ba thực thể nguyên thuỷ vốn đưa con người vào hiện tồn, cùng hiện hữu trong con người với bốn thực thể thứ cấp, các thực thể này xuất phát từ các kết hợp khác với ba thực thể nguyên thuỷ”. 

GLBN  I, 190, 191)

trụ vào trạng thái thứ hai/ ngôi hai của Ngài. Theo thời gian và không gian, như hiện nay chúng ta nhận thấy, toàn thể các Chân Thần nhập thế đều bị chế ngự bởi cảm giác, xúc động và dục vọng chứ không phải bởi ư chí, tuy thế, đồng thời trạng thái ư chí thống ngự sự biểu lộ, v́ Chơn ngă, là cội rễ của phàm ngă, biểu lộ ư chí bác ái.

Điều khó hiểu là ở chỗ thể trí hữu hạn không thể hiểu được ư nghĩa của sự biểu lộ tam phân này, nhưng mà bằng sự trầm tư nghiền ngẫm về Phàm ngă và mối liên hệ giữa Phàm ngă với Chân ngă vốn là trạng thái bác ái và mặc dù có liên quan với sự biểu lộ trong ba cơi thấp, chân ngă cũng là trạng thái ư chí, sẽ hiện ra một ít ánh sáng yếu ớt trên cùng các vấn đề được nêu lên về Thượng Đế (Deity), hay là được mở rộng từ các phạm vi tiểu vũ trụ đến phạm vi đại vũ trụ.

Trạng thái Đại Thiên Thần hay Thượng Đế Ngôi Một (biểu hiện cho ư chí vũ trụ) được kiểm soát bởi Định Luật Tổng Hợp, tức định luật vũ trụ chi phối khuynh hướng hợp nhất; chỉ trong trường hợp này, không phải là sự hợp nhất của vật chất và Tinh Thần, mà là sự hợp nhất của 7 thành 3 rồi thành 1. Ba h́nh ảnh này chủ yếu thay thế cho Tinh Thần, cho phẩm tính, cho nguyên khí chớ không phải chủ yếu cho

148      vật chất, mặc dù vật chất vốn được truyền linh hứng bằng tinh thần, lại phù hợp hơn hết. Định luật Tổng hợp có liên hệ trực tiếp với Đấng Duy Nhất, Đấng này c̣n cao cả hơn Thượng Đế của chúng ta và là định luật kiểm soát được Ngài áp dụng vào Thượng Đế của Thái dương hệ chúng ta. Đây là một mối liên quan về tinh thần hướng tới ư niệm trừu tượng hay là hướng đến sự tổng hợp các yếu tố tinh thần sẽ đưa đến kết quả trong việc trở về có ư thức của chúng (toàn thể điểm then chốt ẩn dưới từ ngữ “có ư thức”). Đối với điểm tổng hợp

vũ trụ hay là điểm hợp nhất với cội nguồn của các Ngài. Cội nguồn của các Ngài là Đấng Bất Khả Tư Nghị (One About Whom Naught May Be Said -tức Vũ Trụ Thượng Đế -ND), như trước đây chúng ta đă thấy.

Do đó, liên quan đến Thượng Đế Ngôi Một, chúng ta có thể tóm tắt như đă tóm tắt với các Thượng Đế Ngôi khác :

Mục tiêu của Ngài là tổng hợp các Chơn Linh (Spirits) đang hoạch đắc tâm thức qua sự biểu lộ, c̣n Ngài, nhờ kinh nghiệm trong vật chất, đang có được phẩm đức (quality).

Chức năng của Ngài là nhờ vào ư chí, giữ cho các Chơn Linh đó biểu lộ trong thời kỳ mong muốn, và sau đó tách các Chơn Linh này ra, và phối hợp lại với nguồn cội tinh thần của các Ngài. Do đó về căn bản, cần nhớ rằng Thượng Đế Ngôi Một kiểm soát các Thực Thể vũ trụ hay các Thực Thể ngoài Thái dương hệ; Thượng Đế Ngôi Hai kiểm soát các thực thể thuộc thái dương (solar entities), Thượng Đế Ngôi Ba kiểm soát các thực thể thuộc thái âm (lunar entities) và các thực thể tương ứng của các thực thể này ở nơi khác trong Thái dương hệ.

 

Không nên đi quá xa vào chi tiết ở qui tắc này chừng nào mà trí tuệ con người c̣n ở mức độ hiện tại. Bí nhiệm ẩn dưới việc hiểu được tất cả những ǵ được xúc tiến trong sự hợp tác thiêng liêng vốn có nền tảng của nó bên ngoài Thái dương hệ. Như thế, Thượng Đế Ngôi Một cũng được gọi là Đấng Huỷ Diệt v́ Ngài là ư niệm trừu tượng khi xét từ dưới lên. Công việc của Ngài là tổng hợp Tinh thần với Tinh thần, sự trừu

149      xuất cuối cùng của tinh thần ra khỏi vật chất và sự hợp nhất của tinh thần với cội nguồn vũ trụ của chúng. Như vậy, Ngài cũng là Đấng tạo ra chu kỳ qui nguyên, hay là sự tan ră h́nh hài – h́nh hài mà từ đó Tinh Thần đă tách ra.

Nếu chúng ta đưa sự tương đồng xuống đến tiểu thiên địa, để có một cái nh́n thoáng qua về cùng ư tưởng, và nhờ đó, có khả năng nhận thức dễ dàng hơn nhiều. Chân Ngă (đối với con người trên cơi trần cũng là những ǵ mà Thượng Đế có được đối với Thái dương hệ của Ngài) cũng là ư chí linh hoạt, kẻ phá huỷ h́nh hài, tác nhân tạo nên tan ră và là Đấng Duy Nhất triệt thoái con người tâm linh nội tại ra khỏi ba thể của y; y thu hút chúng vào chính y, trung tâm của hệ thống bé nhỏ của y. Chơn ngă nằm bên ngoài vũ trụ xét về con người ở trên cơi trần và khi hiểu được điều này, có thể đưa đến việc làm sáng tỏ vấn đề vũ trụ thực sự, bao hàm Thượng Đế và “các linh hồn trong ngục tù” (“the spirits in prison”) như Cơ Đốc giáo đă diễn tả.

c. Cách hành động của Ngài là luỹ tiến; ư chí nằm sau sự phát triển tiến hoá là ư chí của Ngài và chính Ngài hướng dẫn Tinh Thần tiến lên thông qua vật chất cho đến khi rốt cuộc Tinh Thần thoát khỏi vật chất, nhờ hoàn thành được hai việc:

Thứ nhất, gia thêm phẩm chất vào phẩm chất, và do đó nổi bật lên, cộng thêm với khả năng thu lượm được mà kinh nghiệm đă sản sinh ra.

Thứ hai, tăng gia độ rung động của chính vật chất bằng năng lượng riêng của nó, để cho vật chất vào thời qui nguyên và lẩn khuất sẽ có được hai đặc tính chính, -đó là tính hoạt động, tức là kết quả của Định Luật Tiết Kiệm và tính thu hút kép (dual magnetism), vốn sẽ là kết quả của Định Luật Thu Hút.

Cả ba quan niệm này đều do Định Luật Tổng Hợp chế ngự, đó là định luật về ư chí hiện tồn có mạch lạc, không 150 những kéo dài trong thời gian và không gian mà c̣n trong

một chu kỳ rộng lớn hơn.

Các phát biểu sơ khởi này đă được đưa ra với nỗ lực chứng tỏ sự tổng hợp của tổng thể. Khi sử dụng ngôn từ, ta ắt phải chịu hạn chế và không thể tŕnh bày hết ư tưởng, các từ ngữ theo nghĩa đen đều che giấu các ư tưởng, làm giảm sự trong sáng của chúng và làm cho chúng mơ hồ do cách diễn tả. Công việc của Thượng Đế Ngôi Hai và Thượng Đế Ngôi ba (hiện là việc tạo ra biểu lộ ngoại cảnh của Tinh Thần bản thể) nói chung th́ dễ hiểu hơn là công việc huyền bí của Thượng Đế Ngôi Một, vốn là công việc của ư chí làm sinh động.

Trong các thuật ngữ nói về lửa, một khía cạnh diễn tả khác có thể làm sáng tỏ.

Thượng Đế Ngôi Ba là lửa trong vật chất. Ngài cháy bằng sự ma sát và đạt tốc độ và gia tốc mức rung động bằng sự quay của các khối cầu, như vậy, sự tương tác của chúng tạo nên sự ma sát lẫn nhau.

Thượng Đế Ngôi Hai là lửa Thái Dương. Ngài là lửa của vật chất và lửa điện của Tinh Thần, được trộn lẫn, tạo ra trong thời gian và không gian, loại lửa mà chúng ta gọi là lửa thái dương. Ngài là đặc tính của lửa ngọn (flame), hay là ngọn lửa chính yếu được tạo ra bởi sự phối hợp này. Sự tương ứng với lửa này có thể nhận thấy được trong lửa bức xạ của vật chất, thí dụ, trong sự phóng phát từ mặt trời trung ương, từ một hành tinh hay từ con người, mà sự phóng phát sau cùng này được chúng ta gọi là từ điển. Sự phóng phát của con người, hay rung động đặc biệt, là kết quả của sự phối hợp tinh thần và vật chất, cùng với sự thích ứng tương đối của vật chất, hay h́nh hài, đối với sự sống bên trong. Thái dương hệ biểu lộ hay mặt trời đang biểu lộ là kết quả sự phối hợp của Tinh Thần (lửa điện) với vật chất (lửa do ma sát) và

sự phóng phát của Đấng Con, trong thời gian và không gian, th́ tuỳ thuộc vào sự thích ứng của vật chất và của h́nh hài đối với sự sống bên trong.

Thượng Đế Ngôi Một là lửa điện, lửa của Tinh Thần thuần khiết. Tuy nhiên, trong lúc biểu lộ, Ngài là Đấng Con, do sự phối hợp với vật chất (Mẹ) Con được tạo ra bởi Đấng ta đă

151 biết. “Ta và Cha Ta là Một” (Thánh Kinh. John 10:30) là câu phát biểu huyền linh nhất trong Thánh Kinh Cơ Đốc giáo, v́ không những liên quan đến sự hợp nhất của con người với cội nguồn của y, tức là Chân Thần, xuyên qua Chân ngă, mà c̣n liên quan đến sự hợp nhất của mọi sự sống với cội nguồn của nó, tức trạng thái ư chí, hay Thượng Đế Ngôi Một. Bây giờ chúng ta sẽ nỗ lực để hạn chế chính chúng ta một cách chặt chẽ vào vấn đề lửa trong vật chất, và tác dụng tích cực của nó trên các thể mà nó là yếu tố linh động, và trên các trung tâm lực đầu tiên đến dưới sự kiểm soát của nó. Theo chúng ta được chỉ dạy, và theo nhận thức thông thường, tác dụng của nhiệt trong vật chất là tạo ra hoạt động mà chúng ta gọi là sự quay hay là xoay ṿng của các khối cầu. Một số cổ thư, trong đó có vài quyển mà phương Tây chưa biết đến, có dạy rằng toàn thể ṿm trời là một bầu bao la, đang xoay ṿng một cách chậm chạp giống như một bánh xe kỳ diệu và trong lúc xoay tṛn, mang theo với nó, toàn thể các cḥm sao và các vũ trụ được chứa bên trong. Đây là một phát biểu không thể được kiểm chứng bằng trí óc hữu hạn của con người ở giai đoạn hiện nay, và với các thiết bị khoa học hiện nay của con người, nhưng, (giống như tất cả các phát biểu về huyền học) nó chứa đựng trong đó hột giống của tư tưởng, mầm mống của các chân lư và manh mối đưa đến bí nhiệm của vũ trụ. Ở đây, chỉ cần nói rằng, chuyển

động quay của các bầu hành tinh trong chu vi Thái dương hệ là một sự kiện về huyền học đă được nhận biết và các chỉ dẫn đều có giá trị để chứng tỏ rằng chính khoa học cũng nêu lên giả thuyết rằng ṿng hạn định thái dương cũng quay một cách tương tự trong địa điểm ấn định của nó giữa các cḥm sao. Nhưng vào lúc này, chúng ta sẽ không bàn đến khía cạnh này của vấn đề, mà sẽ khảo sát chuyển động quay của các bầu hành tinh trong Thái dương hệ và của cái tích chứa của nó -tức là tất cả các bầu nhỏ hơn ở mọi cấp độ -luôn luôn nhớ phân biệt một cách rơ ràng trong trí rằng hiện nay chúng ta chỉ đơn thuần bàn về đặc tính cố hữu của chính vật chất, chớ không bàn về vật chất trong sự hợp tác với đối cực

152      của nó, tức Tinh Thần, sự hợp tác này đưa đến chuyển động xoắn ốc có chu kỳ.

 

Mọi bầu thế giới trong cơ thể đại thiên địa đều xoay tṛn.

Chuyển động quay này tạo nên một số hiệu quả có thể được kể ra như sau :

1. Sự phân ly sinh ra do chuyển động quay. Bằng tác động này, mọi bầu hành tinh trở nên phân hoá, và như chúng ta biết, tạo thành các đơn vị nguyên tử như sau :

Thái dương hệ, được nhận thức như một nguyên tử vũ trụ, tất cả cái được gọi là nguyên tử trong chu vi của nó được xem như là phân tử (molecular).

Bảy “planes”, được xem như bảy bầu hành tinh bao la, đang quay theo vĩ độ (latitudinally) bên trong chu vi mặt trời.

Bảy cung, được xem như bảy h́nh thức che giấu của các Chơn Linh (Spirits), chính các dải màu gần như h́nh cầu đang quay theo kinh độ (longitudinally) và tạo thành (liên quan

 

với bảy planes, một mạng lưới rộng lớn đan kết vào nhau. Hai tập hợp các bầu hành tinh này (gồm các planes và các cung) hợp thành toàn thể Thái dương hệ và tạo ra dạng thức gần h́nh cầu của nó.

Vào lúc này, chúng ta hăy đưa tư tưởng chúng ta ra khỏi các tâm thức đang làm linh hoạt ba loại bầu hành tinh này và tập trung chú tâm của chúng ta vào việc nhận thức rằng mỗi “plane” là một bầu vật chất rộng lớn được kích hoạt bằng tiềm nhiệt và đang tiến về hay đang quay theo một hướng riêng biệt. Mỗi tia sáng bất luận là màu ǵ cũng là một bầu vật chất vô cùng nhỏ đang quay theo một hướng đối nghịch với hướng của các bầu vật chất rộng lớn. Do tác động hỗ tương của chúng, các tia này tạo ra hiệu quả phát xạ lên lẫn nhau. Như thế, do sự tới gần của tiềm nhiệt trong vật chất và sự tương tác của nhiệt đó trên các bầu hành tinh khác mà toàn bộ được tạo ra những ǵ mà chúng ta gọi là “lửa do ma sát”.

Liên quan với hai loại bầu hành tinh này, bằng cách minh hoạ và với mục đích minh giải, chúng ta có thể nói rằng:

 Các bầu vật chất (planes) lớn xoay từ đông sang tây.

 Các tia sáng (rays) xoay từ bắc đến nam.

 

Ở đây, các nhà nghiên cứu phải ghi nhớ kỹ rằng, chúng ta không xét các điểm theo không gian, chúng ta chỉ đơn thuần phân biệt và dùng các từ để làm cho một ư tưởng trừu tượng trở thành dễ hiểu hơn. Theo quan điểm về toàn thể các tia sáng và các bầu vật chất rộng lớn, không có bắc, nam, đông, tây ǵ cả. Nhưng ở điểm này xảy ra một sự tương ứng và một điểm thực sự lư thú, dù là cũng phức tạp. Do sự rất phối hợp này, công việc của Bốn Nghiệp Quả Tinh Quân có thể thành tựu; tứ nguyên (the quaternary) và toàn bộ bốn vị

có thể được xem như là một trong các phối hợp căn bản của vật chất, tạo ra bằng hai sự xoay ṿng của các bầu vật chất rộng lớn và các tia sáng (planes and rays).

Bảy bầu vật chất lớn, tương tự các nguyên tử xoay trên trục riêng của chúng, và phù hợp với những điều được đ̣i hỏi của mọi sự sống nguyên tử.

Bảy phạm vi (spheres) của bất cứ cơi (plane) nào mà chúng ta gọi là cơi phụ (subplanes) cũng tương ứng với hệ thống; mỗi hệ thống có bảy bánh xe của nó đang quay hay các bầu vật chất to lớn xoay ṿng nhờ năng lực có sẵn riêng của chúng, do bởi tiềm nhiệt -tức là nhiệt của vật chất mà theo đó chúng được tạo thành.

Các h́nh cầu hay các nguyên tử của bất luận h́nh thể nào, từ h́nh thể Thượng Đế, mà chúng ta đă bàn đến phần nào, xuống đến cực nguyên tử hồng trần (ultimate physical atom) và vật chất phân tử đang kiến tạo thể xác, tỏ ra có các tương ứng và tương đồng.

Tất cả các h́nh cầu này đều phù hợp với một số qui tắc nào đó, đáp ứng với một số điều kiện và được đặc trưng bởi cùng các tính chất căn bản. Sau này, chúng ta sẽ xem xét các

154      điều kiện này, nhưng hiện giờ phải tiếp tục với hiệu quả của tác động quay.

2. Động lượng (momentum), do đó đưa đến kết quả là lực đẩy (repulsion) được tạo ra bởi chuyển động quay. Chúng ta đă đề cập đến Định Luật về Xung lực (Law of Repulsion) như là một trong các nhánh phụ của đại định luật Tiết Kiệm đang khống chế vật chất. Xung lực được gây ra bởi chuyển động quay và là cơ bản của sự phân ly, sự phân ly này đang ngăn cản sự tiếp xúc của bất cứ nguyên tử nào với bất cứ nguyên tử nào khác, chính nó giữ cho các hành tinh ở các điểm cố

định trong không gian và tách khỏi nhau một cách ổn định; sự phân ly này đang giữ cho chúng ở một khoảng cách nào đó từ trung tâm Thái dương hệ của chúng và cũng giữ cho các cơi và cơi phụ không mất tính đồng nhất về vật chất của chúng. Nơi đây, chúng ta có thể thấy khởi nguyên của cuộc thư hùng dai dẳng giữa Tinh Thần với Vật Chất, vốn là đặc điểm của biểu lộ, một trạng thái đang tác động dưới Định Luật Hút và trạng thái kia bị chế ngự bởi Định Luật Đẩy. Từ vô lượng thời đến vô lượng thời, sự xung đột tiếp diễn, vật chất trở nên kém uy lực. Dần dần (dần dần đến nỗi bị coi như là không có khi nh́n từ cơi hồng trần) mănh lực hút của Tinh Thần đang làm suy yếu sự đối kháng của vật chất, cho đến khi vào cuối các đại chu kỳ thái dương, sự huỷ diệt (như thường được gọi) sẽ xảy ra và Định luật Đẩy bị Định luật Hút vượt qua. Đó là sự huỷ diệt h́nh hài chớ không phải huỷ diệt chính vật chất, v́ vật chất vốn không thể bị huỷ diệt. Điều này ngày nay có thể được nhận thấy trong sự sống tiểu thiên địa và là nguyên nhân của sự tan ră h́nh hài đang tồn tại như là một đơn vị riêng rẽ bằng chính phương pháp đẩy mọi h́nh hài khác. Điều đó có thể được nhận thấy đang được tiến hành một cách từ từ và không đáng kể liên quan với Nguyệt cầu, mặt trăng không c̣n đẩy địa cầu nữa và trao lại chính vật chất của nó cho hành tinh này. H.P.Blavatsky có nói bóng bẩy đến điều này trong bộ Giáo Lư Bí Nhiệm. C̣n tôi nêu ra đây định luật mà theo đó mọi sự đều phải diễn tiến như vậy (1).

1 “Nguyệt cầu (vệ tinh của chúng ta) đang tuôn đổ vào trong bầu thấp nhất của dăy hành tinh chúng ta (bầu D tức “Địa cầu”) tất cả năng lượng và sức mạnh của nó, đồng thời chuyển chúng đến một trung tâm mới, Nguyệt cầu hầu như đang trở thành một hành tinh

3. Hiệu ứng ma sát trên mọi thể nguyên tử khác, tạo ra:

 Sức sống của nguyên tử.

 Sự cố kết của nguyên tử.

 Khả năng hoạt động.

Nhiệt cung cấp cho h́nh hài hỗn hợp, trong đó nó có thể hợp thành một phần chắp vá, dù đó là nhiệt cung cấp bởi sự quay của một hành tinh, bên trong h́nh hài đại thiên địa, hay là sự quay của tế bào trong thể xác bên trong h́nh hài của tiểu thiên địa.

Sự thiêu rụi hay sự phân huỷ cuối cùng khi các lửa tiềm tàng và phát xạ đă hoàn thành một giai đoạn đặc biệt. Đây là bí nhiệm của sự che khuất cuối cùng và của chu kỳ qui nguyên, nhưng không thể tách ra khỏi hai yếu tố khác của lửa thái dương và lửa điện.

 

4. Sự thu hút qua chỗ lơm vốn được nh́n thấy trong mọi khối cầu xoáy tṛn của vật chất nguyên tử ở bất cứ bề mặt nào trong khối cầu, phù hợp với điểm mà trong một hành tinh được gọi là cực Bắc. Một số ư tưởng mà tôi dự định t́m cách truyền đạt có thể được hiểu rơ, do sự khảo cứu nguyên tử như đă được phác hoạ trong tác phẩm của Babbitt “Các Nguyên Lư về ánh sáng và màu sắc” (“Principles of light and colour”) và về sau, trong “Hoá học huyền bí” (Occult Chemistry) của bà Besant. Chỗ trũng này được tạo ra bởi các bức xạ đang phát ra ngược với chiều quay của khối cầu và đi xuống từ hướng bắc nam đến trung điểm. Từ đó, chúng có khuynh hướng gia tăng tiềm nhiệt, tạo ra động lượng phụ và đem lại tính chất đặc thù tuỳ theo nguồn cội mà từ đó bức xạ phát ra. Sự thu hút ngoại bức xạ gần như h́nh cầu này là bí

chết trong đó, từ khi bầu hành tinh chúng ta ra đời, chuyển động quay đă chấm dứt”.            GLBN  I, 179

nhiệm của sự tuỳ thuộc của một khối cầu này vào một khối cầu khác và có sự tương ứng của nó trong sự xoay quanh của một tia sáng xuyên qua bất cứ bầu vật chất nào. Mọi nguyên tử, dù được đặt tên là h́nh bầu dục, chính xác hơn đều là một khối cầu hơi lơm ở một chỗ, đó là vị trí mà thần lực đang làm linh hoạt vật chất của khối cầu, đang tuôn qua. Điều này đúng cho mọi khối cầu, từ mặt trời xuống đến các nguyên tử vật chất mà chúng ta gọi là tế bào trong thể xác. Qua chỗ lơm trong nguyên tử vật chất, lực làm sinh động từ bên ngoài đang chảy vào. Mọi nguyên tử cả dương lẫn âm; nó có tính tiếp thu hay là âm tính nơi nào có liên hệ đến mănh lực đi vào, và dương tính hay phát xạ ở nơi nào có liên hệ đến các bức xạ của chính nó và liên hệ đến hiệu quả trên môi trường của nó.

Điều này có thể cũng được xác định đối với toàn thể ṿng giới hạn của Thái dương hệ liên hệ đến phạm vi vũ trụ của nó. Thần lực tuôn tràn vào Thái dương hệ từ ba hướng xuyên qua ba vận hà:

Mặt Trời Sirius,

Cḥm sao Rua (Pleiades),

Cḥm Đại Hùng Tinh (The Great Bear).

 

Ở đây, tôi muốn nêu ra sự liên quan hay tương ứng trong phát biểu này với một phát biểu, trước khi nói đến bức xạ thái dương và các vận hà mà qua đó nó có thể được nhận ra. Các luồng hay bức xạ này chúng ta gọi là :

 Luồng tiên thiên khí (akashic).

 Luồng điện (electrical).

 Luồng sinh khí (pranic).

 

Khi xét về ư nghĩa huyền bí của những ǵ được gợi ra ở đây, có một điểm cần làm sáng tỏ có thể được đưa ra, chừa lại

phần tŕnh bày về hai mối liên hệ khác cho người nghiên cứu. Đối với Thái dương hệ, cḥm sao Rua là nguồn điện năng và cũng như mặt trời chúng ta là hiện thân của trái tim hay trạng thái bác ái của Thượng Đế (chính Ngài là tim của Đấng Bất Khả Tư Nghị), cũng vậy, cḥm sao Rua là cực âm của Brahma. Hăy suy gẫm điều này, v́ nhiều ư tưởng nằm trong phát biểu này.

Một số phát biểu rộng răi hơn được nêu ra đây liên quan đến sự quay của vật chất và các kết quả tạo ra trong các bầu

157      vật chất khác nhau do việc quay đó. Những ǵ được khẳng định về bất cứ một bầu hay nguyên tử nào cũng có thể được xác nhận cho tất cả, nếu bằng bất cứ cách nào, điều đó là một phát biểu huyền linh về sự kiện, và chúng ta sẽ có thể hoàn thành bốn hiệu quả này:

Phân ly hay là hiệu quả phản kháng,

Xung lượng hay là hiệu quả bên trong,

Ma sát, hiệu quả chung quanh,

Thu hút, hiệu quả tiếp nhận hay hiệu quả thu hút, trong mọi mức độ và mọi kiểu mẫu nguyên tử -một Thái dương hệ, một mặt trời, một hành tinh, một bầu vật chất, một tia sáng, thể của Chơn ngă, hay một tế bào trong cơ thể vật chất.

 

Mỗi bầu vật chất đang quay đều được biểu thị bằng ba tính chất: tĩnh tại (inertia), chuyển động (mobility) và hoà nhịp (rhythm).

Tĩnh tại. Tính chất này biểu thị đặc điểm mỗi nguyên tử vào lúc bắt đầu biểu lộ, tức là lúc bắt đầu một chu kỳ thái dương hay chu kỳ đại khai nguyên (hay 100 năm của Brahma), vào lúc khởi đầu một dăy, một bầu hành tinh hay bất cứ một dạng thức gần như h́nh cầu nào mà không có ngoại lệ. Do đó, phát biểu này bao hàm toàn thể các dạng thức đang biểu lộ bên trong Thái dương hệ.

Chúng ta cần nhớ rơ là chúng ta chỉ xem xét ba tính chất của chính vật chất chớ không xem xét tâm thức. Tĩnh tại là kết quả của sự thiếu hoạt động và sự tương đối yên lặng của lửa vật chất. Các lửa này, trong kỳ qui nguyên, mặc dù tiềm tàng, đă thoát khỏi sự kích động phát xuất từ khối nguyên tử tác động vào h́nh hài và sự tương tác tất nhiên của các h́nh hài lên nhau. Nơi nào có h́nh hài và các Định Luật Đẩy và Hút đang đi vào hoạt động, do đó có thể tạo nên bức xạ, lúc ấy sự kích thích sẽ xảy ra, hiệu ứng phóng phát, và sự gia tốc từ từ sau rốt từ trong chính nguyên tử, do bởi chính chuyển động quay của nó, sẽ tạo ra đặc tính kế tiếp.

 

2. Chuyển động. Các lửa vốn có của vật chất tạo ra chuyển động xoay. Rốt cuộc, việc xoay này đưa đến bức xạ. Bức xạ của vật chất, kết quả của hai loại nhiệt của nó, tất nhiên sẽ tạo nên một hiệu quả trên các nguyên tử khác ở quanh nó (không có ǵ quan trọng dù chung quanh đó là không gian của vũ trụ, không gian của Thái dương hệ hay là chu vi thể xác con người) và tác động hỗ tương cũng như sự tương tác này tạo nên Lực đẩy và lực hút (cự lực và hấp lực) tuỳ theo cực của vũ trụ, của Thái dương hệ hay của nguyên tử hồng trần. Rốt cuộc, điều này tạo nên sự cố kết của h́nh hài; các thể hay là tập hợp các nguyên tử bắt đầu h́nh thành hay biểu lộ và vẫn c̣n tồn tại trong suốt các chu kỳ lớn hay nhỏ cho đến khi tính chất thứ ba được nhận biết rơ ràng.

 

3. Nhịp nhàng, hay là đạt đến điểm cân bằng hoàn hảo và giữ được thăng bằng. Điểm cân bằng hoàn hảo này lúc bấy giờ tạo nên các hiệu quả đặc biệt nào đó có thể được kê khai

 

ra và suy gẫm, dù là đối với thể trí hữu hạn của chúng ta, chúng có thể dường như nghịch thường và mâu thuẫn.

Giới hạn là ở nơi chúng ta cùng là việc sử dụng các ngôn

từ, chớ không phải ở chỗ không chính xác thực sự nào cả. Các

hiệu quả này là:

Tan ră h́nh hài.

Giải phóng tinh hoa mà h́nh hài đang giới hạn.

Các phân ly của Tinh thần và vật chất.

Kết thúc một chu kỳ, dù là thuộc hành tinh, nhân loại hay thuộc thái dương.

Tạo ra sự qui nguyên và kết thúc sự biểu lộ.

Tái hấp thụ của bản thể và phối trộn trở lại vật chất đă phân hoá với căn nguyên của vật chất.

Kết thúc thời gian và không gian như chúng ta hiểu.

Hợp nhất ba luồng hoả và gây ra sự tự bốc cháy (spontanecus combustion), nếu người ta có thể nói như thế.

Hoạt động tổng hợp của vật chất trong ba loại chuyển động – xoay tṛn (rotary), xoắn ốc theo chu kỳ (spiralling cyclic) và tiến tới trước (onward progression), -nó hợp nhất chuyển động sẽ được tạo ra bởi sự tương tác của các lửa của vật chất, của trí tuệ và của Tinh Thần với nhau.

 

Khi điểm hoà nhịp hay cân bằng được đạt đến trong một Thái dương hệ, trong một bầu hành tinh, trong một tia sáng, trong một linh hồn thể và trong thể xác, lúc bấy giờ kẻ chiếm hữu h́nh hài được nới lỏng khỏi ngục tù; y có thể rút về cội nguồn nguyên thuỷ của y và được thoát khỏi lớp vỏ mà từ trước đến giờ tác động như một ngục tù; và y có thể thoát khỏi môi trường mà y đă dùng để thu thập kinh nghiệm và

như là chiến trường giữa các cặp đối hợp. Lúc bấy giờ, lớp vỏ hay h́nh hài thuộc bất cứ loại nào đều tự động tan ră.

 

Mọi bầu vật chất đang quay đều có thể được minh hoạ bằng

cách dùng các biểu tượng vũ trụ tổng quát như được dùng miêu tả

cơ tiến hoá.

Ṿng tṛn (The circle) Ṿng này tượng trưng cho ṿng giới hạn của vật chất chưa phân hoá. Nó thay cho một Thái dương hệ hay cơ thể của Thái Dương Thượng Đế, xét về phương diện tinh anh; nó thay cho một hành tinh hay cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, xét về phương diện khinh thanh; nó tượng trưng cho cơ thể con người, cũng xét về phương diện khinh thanh và nó thay thế cho tất cả các thể đó vào thời kỳ biểu lộ mới nhất. Sau cùng, nó tượng trưng cho một tế bào đơn lẻ trong hiện thể của nhân loại và cho nguyên tử của nhà hoá học hay vật lư học.

2. Ṿng tṛn có tâm điểm. Ṿng này hàm ư là việc tạo ra nhiệt trong tâm của vật chất; hoả điểm, “moment” của chuyển động quay đầu tiên, điểm căng thẳng thứ nhất của nguyên tử, được tiềm nhiệt kích động, trở thành vùng ảnh hưởng của nguyên tử khác. Hiện tượng này tạo nên bức xạ

160      đầu tiên, lực hút đầu tiên và hậu quả tất nhiên là tạo nên lực đẩy và do đótạora :

3. Ṿng tṛn chia hai. Ṿng này đánh dấu sự quay tích cực và sự khởi đầu chuyển động của nguyên tử vật chất và tạo nên sự trải rộng tiếp theo sau ảnh hưởng của dương điểm (positive point) trong nguyên tử vật chất cho đến khi vùng ảnh hưởng của nó trải dài từ tâm đến ngoại biên. Ở điểm nối tiếp với ngoại biên, nó tiếp xúc với ảnh hưởng của các nguyên tử trong vùng xung quanh nó, bức xạ phát sinh và chỗ lơm xuất hiện đánh dấu sự nhập vào và thoát ra của ḍng thần lực hay nhiệt.

Ở đây, chúng ta chỉ nêu ra việc áp dụng các biểu tượng vũ trụ đối với vật chất và không bàn đến sự biểu lộ từ bất cứ khía cạnh nào khác hơn khía cạnh thuần tuư vật chất. Thí dụ, chúng ta đang áp dụng biểu tượng của điểm trong ṿng tṛn đối với bầu hành tinh vật chất và điểm tiềm nhiệt. Ở điểm này, chúng ta không vận dụng vật chất như đă được làm linh hoạt bởi một thực thể thông linh, đối với vật chất, khi làm linh hoạt như thế, thực thể thông linh trở thành một điểm của sự sống hữu thức.

Chúng ta chỉ đang bàn về vật chất và tiềm nhiệt, với kết quả tạo ra bởi chuyển động quay của nhiệt bức xạ và sự tương tác theo sau của các thể nguyên tử. Do đó, chúng ta bàn về điểm mà chúng ta khởi sụ xem xét trong khi nghiên cứu đoạn thứ năm, chuyển động trong các thể.

4. Ṿng tṛn chia làm bốn. Đây là ṿng tṛn vật chất thực sự, thập giá cánh bằng của Chúa Thánh Thần. Ngài là hiện thân của chất liệu thông tuệ linh hoạt. Ṿng tṛn này chỉ ra tính chất chiều thứ tư của vật chất và sự xuyên thấu của lửa theo bốn chiều, bức xạ tam phân của nó được tượng trưng bằng các tam giác hợp thành bởi thập giá tứ phân. Ṿng này mô tả việc quay theo bốn chiều của bất cứ nguyên tử nào. Điều này không có nghĩa là bất cứ nguyên tử nào cũng có khả năng quay bốn ṿng, song nó chỉ có ư nói tới tính chất chiều đo thứ tư của sự quay vốn là mục tiêu được nhắm vào, và hiện nay, điều đó đang trở nên quen thuộc trong vật chất vào

161      cuộc tuần hoàn thứ tư này và trong dăy thứ tư này. Khi loa tuyến thứ năm hay là luồng thần lực thứ năm trong một nguyên tử trở nên phát triển và khi con người có thể nhận

thức chuyển động quay theo chiều thứ tư, sự chính xác của biểu tượng này sẽ được nhận ra. Lúc bấy giờ, người ta sẽ nhận thấy rằng tất cả các thể trong sự tiến triển của chúng từ tĩnh tại đến nhịp nhàng xuyên qua chuyển động, trải qua mọi giai đoạn, dù chúng là các thể của Thượng Đế, các tia sáng che giấu chính các Hành Tinh Thượng Đế, các bầu vật chất hiện đang tạo thành các thể của một số thực thể thái dương, linh hồn thể (hay là các thể của Chân ngă trên cơi trí, thể xác của con người trong cấu tạo dĩ thái của nó, hay là một tế bào trong thể dĩ thái đó. Tất cả mọi h́nh hài vật chất này (hiện hữu trong chất dĩ thái vốn là chất liệu đích thực của mọi h́nh hài) đều là h́nh trứng nguyên thuỷ chưa phân hoá, lúc bấy giờ chúng trở nên xoay ṿng tích cực hay là biểu lộ tiềm nhiệt; kế đó chúng biểu lộ nhị nguyên tính, hay lửa tiềm tàng và lửa bức xạ; sự biểu lộ của hai lửa này tạo nên kết quả trong chuyển động theo chiều thứ tư, hay là bánh xe, hay là h́nh hài tự quay trên chính nó.

5. Chữ vạn (swastika), hay là lửa trải dài, chẳng những từ ngoại biên đến trung tâm theo bốn hướng, mà c̣n từ từ luân chuyển và phóng phát ra khỏi cũng như chung quanh toàn thể ngoại biên. Điều này hàm ư hoạt động hoàn hảo trong mọi bộ môn vật chất cho đến khi cuối cùng chúng ta có một bánh xe cháy rực, xoay theo mọi cách, với các vận hà lửa từ trung tâm đến ṿng giới hạn , -lửa bên trong, bên ngoài và chung quanh đến khi bánh xe bị thiêu rụi và không c̣n lại ǵ cả trừ ra lửa hoàn toàn.

 

Chúng ta có thể bàn đến vấn đề các trung tâm lực theo ba đường lối. Nhiều điều đă được viết ra và thảo luận có liên quan đến các trung tâm lực và nhiều bí nhiệm hiện hữu đă khêu gợi sự ṭ ṃ của kẻ vô minh và đă cám dỗ nhiều người xen vào những ǵ không liên quan đến họ. Tôi t́m cách minh

162      giải phần nào và nêu ra một góc nh́n mới để xem xét các vấn đề trừu tượng này. Dù ǵ đi nữa, tôi không có ư định xét đến vấn đề ở khía cạnh như là truyền đạt các qui tắc và chi tiết sẽ giúp cho người muốn làm linh hoạt các trung tâm này và đưa chúng vào hoạt động. Ở đây, tôi xin đưa ra một lời cảnh cáo trang nghiêm. Con người hăy tự ḿnh thực hành một đời sống vị tha cao độ, hăy thực hành một kỷ luật giúp cho sự thanh luyện và làm khuất phục các hiện thể thấp của y và hăy nỗ lực bền bĩ để thanh lọc và kiểm soát các thể của ḿnh. Khi y đă thực hành điều này và đă vừa nâng cao, vừa làm ổn định sự rung động của y, y sẽ thấy rằng sự phát triển và vận hành của các trung tâm lực đă được theo đuổi song hành và rằng (tách khỏi sự tham gia sống động của y) công việc đă diễn tiến theo các đường lối mong muốn. Nhiều nguy hiểm và tai hoạ khủng khiếp đang chờ đợi kẻ nào khơi dậy các trung tâm lực này bằng những phương pháp bất chính, và kẻ nào thực nghiệm với các luồng hoả trong cơ thể mà không có được hiểu biết chuyên môn cần thiết. Do các cố gắng của ḿnh, y có thể thành công trong việc khơi hoạt các luồng hoả và làm mạnh lên hoạt động của các trung tâm lực, nhưng y sẽ phải trả giá cho sự vô minh bằng việc huỷ hoại thể chất, khi đốt cháy thể xác hay là bộ óc, trở thành điên cuồng, và khi mở cánh cửa cho các trào lưu và các sức mạnh bất hảo lại có tính cách huỷ diệt. Đó không phải là thiếu can đảm, trong các vấn đề liên hệ đến sự sống nội tâm, nên hành động một cách thận trọng, dè dặt, đó là chỗ phải thận trọng. V́ vậy, người t́m đạo có ba điều phải làm :

 

 

1. Thanh luyện, tuân theo kỷ luật và chuyển hoá phàm ngă gồm ba phần của ḿnh.

 

2. Phát triển kiến thức của chính ḿnh và kiện toàn hạ trí của ḿnh; kiến tạo linh hồn thể bằng các hành vi và tư tưởng tốt lành.

 

3. Phụng sự nhân loại bằng sự hoàn toàn quên ḿnh.

 

Trong khi thực hành điều này, y hoàn toàn tuân theo thiên luật, y tự đưa ḿnh vào đúng điều kiện để luyện tập, làm cho chính ḿnh trở nên thích hợp với việc sau cùng được Điểm Đạo trượng (Trượng: gậy, roi) đặt vào và như thế làm giảm thiểu nguy cơ, vốn đi kèm với việc khơi hoạt luồng hoả.

Tất cả những ǵ được dự tính thực hành trong thiên khái luận này là đưa ra thêm ánh sáng về các trung tâm lực này, để chứng tỏ sự liên hệ hỗ tương của chúng và để phác hoạ các hiệu quả được tạo ra do sự phát triển thích đáng của chúng. Để thực hiện điều này, như đă phát biểu trước, đề tài sẽ được chia thành các đoạn như sau :

 Bản chất các trung tâm lực

 Các trung tâm lực và các cung

 Các trung tâm lực và hoả xà

 Các trung tâm lực và các giác quan

 Các trung tâm lực và điểm đạo

 

Như người ta thấy ở bảng trên, đề tài không những bao quát rộng lớn mà c̣n trừu tượng nữa. Điều này chủ yếu là do sự kiện rằng cho đến khi nhân loại có được nhăn thông một cách thông thường, không phải ở vị thế thẩm tra lại những ǵ được nói đến và phải thừa nhận các phát biểu của những kẻ tự nhận là hiểu biết. Sau này, khi con người có thể thấy và tự chứng minh lấy, người ta có thể kiểm chứng được những

phát biểu này; thời gian vẫn chưa thích hợp ngoại trừ với một ít người.

1. Bản chất của các trung tâm lực.

Chúng ta hăy xét điểm thứ nhất : Tôi muốn kể ra các trung tâm lực được bàn đến trong Bộ luận này, duy tŕ sự kê khai chặt chẽ đối với những ǵ được đưa ra trước đây và không bàn đến tất cả các trung tâm lực, mà chỉ bàn về những ǵ liên quan chặt chẽ với sự tiến hoá gồm năm phần của con người.

Như đă nói ở trước, con người, vào lúc kết thúc cuộc hành hương dài dằng dặc của ḿnh, phải trải qua năm giới trong thiên nhiên, trên con đường trở về với cội nguồn của ḿnh:

 

1. Giới khoáng chất (mineral kingdom)

 

2. Giới thực vật (vegetable kingdom)

 

3. Giới động vật (animal kingdom)

 

4. Giới nhân loại (human kingdom)

 

5. Giới siêu nhân hay giới tinh thần (spiritual kingdom) và sẽ phát triển tâm thức đầy đủ trên năm cơi :

 

 Cơi trần

 Cơi cảm dục

 Cơi trí

 Cơi trực giác hay cơi bồ đề

 Cơi tâm linh hay Niết bàn. bằng năm giác quan và các mối tương quan của chúng trên cả năm cơi : thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác và thị giác.

 

Theo thời gian, cuộc tuần hoàn thứ năm sẽ đến, 3/5 gia đ́nh nhân loại sẽ đạt đến tŕnh độ này và sẽ có năm giác quan hoạt động đầy đủ trên ba cơi thuộc ba cơi thấp; hai cơi c̣n lại sẽ phải chinh phục trong hai cuộc tuần hoàn c̣n lại. Tôi xin

nêu ra đây một sự kiện ít được hiểu đến, đó là trong cuộc tiến hoá gồm năm phần này của con người và trong Thái dương hệ này, hai cuộc tuần hoàn c̣n lại trong bất cứ chu kỳ hành tinh nào, căn chủng thứ sáu và thứ bảy trong các chu kỳ này đều luôn luôn có tính chất tổng hợp; nhiệm vụ của họ là qui tụ và tổng hợp những ǵ đă được thành toàn trong năm giống dân trước. Thí dụ, trong căn chủng này, phụ chủng (sub­races) sáu và bảy sẽ tổng hợp và phối trộn những ǵ mà năm phụ chủng trước đă thực hiện. Sự tương đồng là trong Thái dương hệ này hai cơi cao nhất (Cơi Thượng Đế và cơi Chân Thần) đều có tinh chất tổng hợp. Một cơi là cơi tổng hợp đối với Thượng Đế từ đó Ngài rút tinh hoa khi biểu lộ; cơi kia là cơi tổng hợp đối với Chân Thần, từ đó Chân Thần tách ra và tích chứa các kết quả của biểu lộ.

Do đó, ở đây, chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới các trung tâm lực có liên quan tới cuộc tiến hoá của các thể tinh anh, sự tiến hoá tâm linh, chớ không quan tâm tới các trung tâm lực liên hệ với cuộc tiến hoá và sự sinh sôi nảy nở của nhục thể. Có năm trung tâm lực loại này :

 

1. Trung tâm lực ở đáy xương sống, trung tâm lực duy nhất có liên quan với những ǵ có một hiệu quả vật chất.

 

2. Trung tâm lực đan điền, trung tâm lực quan trọng nhất trong cơ thể theo quan điểm cơi cảm dục.

 

3. Trung tâm lực cổ họng quan trọng nhất theo quan điểm cơi trí.

 

4. Trung tâm lực nơi vùng tim vốn có mối liên hệ huyền bí với cơi Bồ đề.

 

5. Trung tâm lực đỉnh đầu, có liên quan với cơi Niết Bàn.

 

Chúng ta không bàn đến các trung tâm lực thấp, tức các trung tâm lực liên quan tới sinh sản, mà cũng không nhắc tới

trung tâm lực lá lách có liên quan trực tiếp với thể dĩ thái và là nơi truyền prana, chúng đă được bàn đến ở phần trước rồi.

Các trung tâm lực trong con người, về căn bản liên quan đến trạng thái Lửa trong con người hay với tinh thần thiêng liêng. Chúng dứt khoát là liên hệ với Chân Thần, với trạng thái ư chí, với sự bất tử, sự sống, với ư chí muốn sống và với các quyền năng có sẵn của Tinh Thần. Chúng không liên quan với việc biểu hiện ra ngoại cảnh và sự biểu lộ, mà liên quan với thần lực (force), hay các quyền năng của sự sống thiêng liêng. Sự tương ứng trong Đại vũ trụ có thể được nhận thấy trong thần lực đang vận dụng khối tinh vân vũ trụ, và bởi chuyển động quay xoáy tṛn của nó, mà sau rốt thần lực đó sẽ kiến tạo các tinh vân thành các hành tinh, hay các thể gần h́nh cầu (spheroidal bodies). Mỗi một trong các hành tinh này là một biểu lộ của “ư muốn linh hoạt” của một Đấng vũ trụ nào đó, và là thần lực xoáy lộn, làm xoay tṛn, kiến tạo, củng cố và tiếp tục duy tŕ trong dạng thức cố kết, là thần lực của một Đấng Vũ Trụ nào đó.

Thần lực này có cội nguồn từ trên các cơi trí vũ trụ, từ một số điểm tập trung vĩ đại, ở đó, xuống đến cơi cảm dục vũ trụ, tạo thành các điểm tập trung tương ứng của vũ trụ, và trên cơi phụ dĩ thái vũ trụ thứ tư (tức cơi Bồ đề của Thái dương hệ chúng ta) t́m thấy lối thoát của nó (outlet) trong

166      một số trung tâm lực lớn. Các trung tâm lực này lại được phản chiếu hay tái tạo lại trong ba cơi nỗ lực của nhân loại. Do đó, các Hành Tinh Thượng Đế có các trung tâm lực trên ba cơi thuộc thái dương, một điều cần nên nhớ:

 

 Trên cơi Chân Thần, cơi của bảy cung.

Trên cơi Bồ đề, nơi mà các Chân Sư và đệ tử các Ngài tạo thành 49 trung tâm lực trong các thể của Bảy Hành Tinh Thượng Đế.

Trên cơi dĩ thái thứ tư của cơi trần, nơi mà các hành tinh thánh thiện, các thể trọng trược bằng chất dĩ thái của Hành Tinh Thượng Đế, được t́m thấy.

Ở đây, chúng ta lại có thể truy nguyên ra sự tương ứng tiểu thiên địa : trong con người, các trung tâm lực được t́m thấy trên cơi trí, từ đó phát sinh ra xung lực cho sự sống trên cơi trần, hay là ư muốn luân hồi; từ đó chúng có thể được truy nguyên cho tới cơi cảm dục, và sau rốt đến các phân cảnh dĩ thái, đối với chất dĩ thái thứ tư, nơi mà chúng thực sự trải qua cùng mức tiến hoá mà các trung tâm lực hành tinh đi xuyên qua, và là khí cụ trong việc đem lại sự biểu lộ bên ngoài, vốn là các trung tâm lực.

Các trung tâm lực tạo thành toàn thể các ḍng thần lực từ Chân ngă trút xuống, thần lực đó được truyền xuống từ Chân Thần. Nơi đây chúng ta có bí nhiệm về sự rung động dần dần tăng nhanh của các trung tâm lực khi Chân ngă lần đầu tiên bắt đầu kiềm chế, hay hoạt động, và sau đó (sau khi điểm đạo) đến lượt Chân Thần, như vậy đem lại các thay đổi và sức sống gia tăng trong phạm vi của luồng hoả hay của mănh lực của sự sống trong sạch.

Do đó, các trung tâm lực, khi vận dụng một cách thích hợp, tạo thành “thể lửa” (‘body of fire’) mà sau rốt chính là tất cả những ǵ bị bỏ lại, trước nhất đối với con người trong ba cơi thấp và sau đó tới Chân Thần. Thể lửa này là “thể không thể hư nát” (Thánh Kinh I, Cor. XV, 53) hay là không thể bị huỷ hoại, như Thánh Paul đă nói và là sản phẩm của sự tiến hoá, của sự phối hợp hoàn hảo ba loại lửa, mà sau rốt sẽ

phá huỷ sắc tướng. Khi sắc tướng bị huỷ diệt, thể tinh thần vô h́nh của lửa c̣n lại nơi đó, ngọn lửa tinh khiết duy nhất, được phân biệt bằng bảy trung tâm lực sáng chói sẽ cháy mănh liệt hơn. Lửa điện này là kết quả của việc đem hai cực lại với nhau và biểu lộ vào lúc nhất quán hoàn toàn, chân lư huyền bí của câu nói “Đức Chúa Trời chúng ta là đám Lửa hay thiêu đốt” (Thánh Kinh  Deut. IV, 24; Hebrews XII, 29).

Ba trong số các trung tâm lực này được gọi là các trung

tâm lực chính yếu, v́ chúng tượng trưng ba trạng thái của

Chân Thần tam phân – Ư chí, Bác Ái và Trí Huệ :

 

1.         Trung tâm lực đỉnh đầu  … Chân Thần. Ư chí hay Quyền năng.

 

2. Trung tâm lực ở tim   …….. Chân ngă. Bác Ái và Minh triết

 

3. Trung tâm lực cổ họng         ….. Phàm ngă. Hoạt động hay Trí Huệ

 

Hai trung tâm lực khác có liên quan trước tiên với thể dĩ thái và với cơi cảm dục. Trung tâm lực cổ họng tổng hợp toàn bộ sự sống của phàm ngă và rơ rệt có liên hệ với cơi trí, -ba cơi này và hai cơi cao hơn, và ba trung tâm lực với hai trung tâm lực khác, tim và đầu. Tuy nhiên, chúng ta đừng nên quên rằng trung tâm lực ở đáy xương sống cũng là nơi tổng hợp, như thường được mong đợi, nếu thừa nhận rằng cơi thấp nhất của mọi biểu lộ là điểm phản chiếu sâu xa nhất. Trung tâm lực thấp nhất này do sự tổng hợp hoả xà và các lửa prana, rốt cuộc phối hợp và pha trộn với lửa trí tuệ và sau đó với lửa của Tinh Thần, tạo nên sự cháy rụi như thế ấy.

Chúng ta phải gạt bỏ ư tưởng sai lầm trong trí rằng các trung tâm lực này là các sự vật hồng trần (physical things). Chúng là các xoáy lực đang cuốn chất dĩ thái, chất cảm dục

và chất trí vào một loại hoạt động nào đó. V́ là chuyển động quay, kết quả được tạo ra trong vật chất là một hiệu ứng xoay tṛn có thể nhận thấy được bằng nhăn thông dưới h́nh dạng các bánh xe lửa nằm ở :

 

1. Trong vùng thấp nhất của xương sống.

 

2. Giữa các xương sườn ngay dưới cách mô.

 

3. Trong vùng ngực bên trái.

 

4. Trong trung tâm của cổ họng.

 

5. Ngay trên đỉnh đầu.

 

Tôi xin mô tả các trung tâm lực này đầy đủ chi tiết hơn, bàn về chúng như được nh́n thấy trong chất dĩ thái và đặt nền tảng cho những ǵ mà tôi nói đến tương tự như ông C.

W. Leadbeater đề cập trong tác phẩm “Cuộc Sống Nội Tâm” (“Inner Life”), quyển I, trang 447-460 Chúng ta sẽ chú ư màu sắc và các cánh hoa :

 

1. Trung tâm lực ở đáy xương sống, 4 cánh. Các cánh này có h́nh dạng một thập giá, toả ra lửa vàng cam.

 

2. Trung tâm lực đan điền, 10 cánh, màu hồng pha lục.

 

3. Trung tâm lực ở tim, 12 cánh, vàng rực.

 

4. Trung tâm lực cổ họng, 16 cánh, xanh dương ánh bạc, nhưng xanh dương trội hơn.

 

5. Trung tâm lực đỉnh đầu chia làm hai :

 

Giữa lông mày, gồm 96 cánh, ½ của hoa sen là hồng và vàng, nửa kia xanh và tím.

Ngay đỉnh đầu. Một trung tâm lực gồm 12 cánh hoa chính màu trắng và vàng, 960 cánh phụ xếp chung quanh 12 cánh ở giữa. Điều này tạo nên tổng số 1068 cánh trong 2 trung tâm lực ở đầu (tạo thành một trung tâm lực duy nhất) hay là 356 lần 3. Tất cả các con số này đều có một ư nghĩa huyền bí.

 

Cũng như Chân thần là toàn bộ của cả ba trạng thái và của bảy nguyên khí con người, trung tâm lực đỉnh đầu cũng là một bản sao của trung tâm lực này, và trong phạm vi ảnh hưởng của nó, có bảy trung tâm lực khác với chính nó là cái tổng hợp. Bảy trung tâm lực này cũng được chia thành ba trung tâm lực chính và bốn trung tâm lực phụ, sự hợp nhất và thành toàn của chúng được nhận thấy trong trung tâm lực rực rỡ vượt lên và bao khắp chúng. Cũng có ba trung tâm lực hồng trần được gọi là :

 Trung tâm lực trên tuỷ sống

 Tuyến tùng quả

 Tuyến yên với bốn trung tâm lực thứ yếu. Bốn trung tâm lực thứ yếu này được phối hợp trong trung tâm lực trên tuỷ sống và không có liên hệ với chúng ta. Nơi đây, tôi cũng xin vạch ra rằng có một liên hệ chặt chẽ :

Giữa trung tâm lực trên tuỷ sống với trung tâm lực cổ họng.

Giữa trung tâm lực đỉnh đầu với tuyến yên.

Giữa trung tâm lực ở tim với tuyến tùng quả.

 

Thật là bơ công cho nhà nghiên cứu nào chiêm ngưỡng sự kế tục lư thú của các tam giác đang được t́m thấy và cách thức mà chúng phải được nối liền bằng sự tiến tới của luồng hoả trước khi luồng hoả ấy có thể làm cho chúng sinh động hoàn toàn và bấy giờ chuyển qua các chuyển hoá khác. Chúng ta có thể liệt kê ra một số các tam giác này, luôn luôn nhớ rằng tuỳ theo cung mà luồng hoả tiến lên theo dạng h́nh học và tuỳ theo cung mà các điểm được tiếp xúc theo tŕnh tự được an bài. Ở đây, tàng ẩn một trong các bí mật về điểm đạo

và nơi đây cũng có một số nguy hiểm kèm theo trong việc phổ biến quá nhanh chi tiết liên hệ đến các cung.

1. Tam giác sinh khí (pranic triangle)

 Trung tâm lực ở vai.

 Trung tâm lực gần cách mô.

 Lá lách.

 

2. Người được kiểm soát từ cơi cảm dục

Đáy xương sống

Đan điền.

 Tim

 

3. Người được kiểm soát từ cơi trí

Đáy xương sống

 Tim

 Cổ họng

 

4. Người được Chân ngă kiểm soát phần nào, người tiến hoá.

 Tim

 Cổ họng

Đầu, nghĩa là bốn trung tâm lực thứ yếu và tổng hợp của chúng, trung tâm lực trên tuỷ sống.

 

5. Người tâm linh đến lần điểm đạo 3

 Tim

 Cổ họng

 Bảy trung tâm lực trên đầu

 

6. Người tâm linh đến lần điểm đạo 5

 Tim

 Bảy trung tâm lực ở đầu

 Hai hoa sen nhiều cánh

 

Tất cả các giai đoạn khác nhau này biểu lộ sự rực rỡ của các tam giác khác nhau. Từ điều đó chúng ta đừng nên phỏng đoán rằng khi luồng hoả được tập trung trong một tam giác

th́ nó không hiện ra trong các tam giác khác. Một khi luồng hoả được tự do đi qua bất cứ tam giác nào, nó bốc cháy một cách liên tục, nhưng luôn luôn có một tam giác chói rực hơn các tam giác khác và chính từ các tam giác ánh sáng chói lọi này, xuất phát từ các luân xa và các xoáy lửa mà kẻ có nhăn thông và các huấn sư của nhân loại có thể đánh giá vị thế của con người trong việc sắp đặt sự việc và phán đoán sự thành đạt của y. Ở điểm cao nhất của kinh nghiệm sống và khi con người đă đạt đến mục tiêu của ḿnh, mỗi tam giác là một đường lửa toả chiếu và mỗi trung tâm lực là một bánh xe thần lực sống động, cháy rực đang quay với tốc độ khủng khiếp; ở giai đoạn này, trung tâm lực không những chỉ quay theo một hướng đặc thù, mà c̣n, theo sát nghĩa, xoay trên chính nó nữa, tạo thành một khối cầu lửa sống động chiếu lóng lánh với lửa tinh khiết và giữ lại trong nó một dạng h́nh học nào đó, tuy cũng rung động nhanh đến nỗi hiếm khi mà mắt thấy được. Trên hết, ở đỉnh đầu, người ta thấy lửa hiện ra dường như làm cho tất cả các trung tâm lực khác trở thành vô nghĩa, từ tâm của hoa sen nhiều cánh này phát ra một ngọn lửa với màu căn bản thuộc về cung của người đó. Ngọn lửa này tiến lên và dường như kéo xuống một dải ánh sáng điện, vốn là luồng giáng lưu (downflow: luồng đi xuống) từ tinh thần trên cơi cao nhất. Điều này đánh dấu sự phối hợp các luồng hoả và sự giải thoát con người ra khỏi lưới vật chất.

Bây giờ chúng ta nên chú ư rằng sự tiến hoá của các trung tâm lực này có thể được mô tả, không những bằng lời nói, mà c̣n ở dưới năm biểu tượng rất thường có trong cách giải thích vũ trụ.

1. Ṿng tṛn. Ở giai đoạn này, trung tâm lực được nh́n thấy chỉ giống như một chỗ lơm h́nh dĩa (theo cách diễn tả

của ông Leadbeater) với ngọn lửa chiếu mờ mờ, lửa khuếch tán khắp nơi nhưng thực sự không mănh liệt. Bánh xe quay chậm, chậm đến nỗi gần như không đáng kể. Điều này tương ứng với giai đoạn kém phát triển và với căn chủng Lemuria lúc đầu, và vào thời đó con người chỉ là động vật; tất cả các điều tạo thành đó là một môi trường để cho tia lửa trí tuệ xuất hiện.

2. Ṿng tṛn có tâm điểm.

Trung tâm lực được nh́n thấy ở đây với một điểm lửa sáng rực nằm giữa chỗ lơm h́nh dĩa, chuyển động quay trở nên nhanh hơn. Điều này tương ứng với giai đoạn mà trí tuệ bắt đầu được cảm nhận và vào giai đoạn sau của thời Lemuria.

 

3. Ṿng tṛn chia hai. Vào giai đoạn này, điểm ánh sáng ở trung tâm của xoáy lửa trở nên linh hoạt hơn; chuyển động quay khiến cho nó cháy sáng hơn và phóng các tia lửa ra hai hướng, dường như tách xoáy lửa ra làm hai; chuyển động được gia tốc thêm nhiều và ngọn lửa tách ra trong ổ xoáy, lao tới, lui, kích thích độ chói sáng của chính trung tâm lực, cho đến khi một điểm sáng chói được đạt tới rất to. Điều này tương ứng với thời Atlantis.

 

4. Ṿng tṛn chia làm bốn. Bây giờ chúng ta đến điểm mà trung tâm lực cực kỳ linh hoạt, với chữ thập bên trong chu vi của nó đang xoay cũng như chính luân xa, tạo nên một hiệu quả rất mỹ lệ và linh hoạt. Con người đă đạt đến một giai

 

172      đoạn phát triển rất cao về trí tuệ, tương ứng với căn chủng thứ năm, hay là với ṿng tuần hoàn thứ năm trong chu kỳ lớn hơn; y có ư thức về hai hoạt động trong chính y, tượng trưng bằng luân xa đang xoay và thập giá đang quay bên trong. Y cảm nhận được tinh thần, dù là đang tác động một

cách linh hoạt trong sự sống phàm ngă, và sự phát triển đă đạt đến đỉểm mà y đang ở gần Con Đường Dự Bị.

5. Chữ Vạn. Ở giai đoạn này trung tâm lực trở nên có chiều đo thứ tư; thập giá đang quay bên trong bắt đầu xoay trên trục của nó, và hướng vùng ngoại biên sáng rực vào mọi mặt, để cho trung tâm lực được mô tả như là một khối cầu lửa, đúng hơn là một bánh xe. Nó đánh dấu giai đoạn của Thánh Đạo thành hai phân đoạn của nó, v́ tiến tŕnh tạo ra hiệu quả được mô tả như là bao trùm toàn thể giai đoạn của Thánh Đạo. Vào lúc kết thúc, các trung tâm lực được nh́n thấy như là các khối cầu rực lửa với các nan hoa của bánh xe (hay là sự tiến hoá của thập giá từ trung điểm) phối hợp và tan hoà vào “lửa thiêu đốt toàn thể”.

Một câu vắn tắt được nêu ra nơi đây do bởi sự liên hệ của nó với vấn đề này. Một câu khác cũng cần được nói thêm vào, mà nếu suy gẫm kỹ, sẽ chứng minh giá trị thực sự và sẽ có một hiệu quả xác định trên một trong các trung tâm lực, c̣n trung tâm lực nào th́ đó là phần mà chính người nghiên cứu tự t́m lấy. Hai câu này như sau:

“Bí mật của Lửa ẩn trong chữ (letter) thứ hai của Linh Từ (Sacred Word). Bí nhiệm của sự sống ẩn giấu trong tim. Khi điểm hạ đẳng rung động, khi Tam Giác Thiêng chiếu sáng, khi điểm, trung tâm lực ở giữa, và đỉnh cùng bừng cháy, lúc bấy giờ hai tam giác -lớn và nhỏ -hoà hợp thành ngọn lửa duy nhất thiêu rụi toàn thể”.

“Lửa bên trong lửa thứ yếu t́m thấy sự tiến triển của nó được thúc đẩy nhiều, khi ṿng tṛn của chuyển động và bất động, của bánh xe nhỏ trong bánh xe lớn chuyển động không phải trong Thời gian, t́m được nhiều lối thoát hai phía; bấy giờ nó chiếu sáng với vẻ huy hoàng của Đấng nhị bội và

Huynh đệ lục bội của Ngài (sixfold brother). Fohat chạy khắp không gian. Ngài t́m kiếm sự bổ sung cho Ngài. Linh khí của

173 Đấng bất động và lửa của Đấng Duy Nhất đang t́m cái Tổng Thể từ khởi thuỷ, đổ xô để gặp gỡ nhau và bầu thế giới bất động trở thành bầu hoạt động”. Chúng ta xét tiếp điểm thứ hai về các trung tâm lực:

2. Các trung tâm lực liên quan với các Cung.

Điều này sẽ mang lại cho chúng ta một phạm vi rộng lớn của vấn đề được bàn đến và nhiều tài liệu cần suy nghiệm, phỏng đoán và ước đoán khôn ngoan. Tất cả những ǵ được nêu lên ở đây chỉ đơn giản là các sự kiện căn bản mà nhờ đó có thể dựng lên được một sự phỏng đoán và suy luận hợp lư, bằng cách dùng sự tưởng tượng và do đó có tác động đến hai việc:

Các điều này là một khả năng bành trướng quan niệm trí tuệ chúng ta, và tạo ra giác tuyến hay loại cầu nối mà mọi người t́m cách để hoạt động, trong hiện thể Bồ đề, phải tạo ra giữa thượng trí và hạ trí, do đó cần vận dụng trí tưởng tượng (vốn là sự tương đồng tinh anh so với sự phân biện bằng trí tuệ) và sự chuyển hoá sau cùng của nó thành trực giác.

Tất cả các bậc đạo sư đă thu nhận môn đồ để huấn luyện và vị nào t́m cách dùng các môn đồ vào việc phụng sự thế gian, đều tuân theo phương pháp này để truyền đạt sự kiện (thường bị ẩn giấu trong các ngôn từ và bị làm cho mơ hồ bằng biểu tượng) và lúc bấy giờ để cho môn đồ noi theo chính các suy luận của ḿnh. Nhờ đó, tính phân biện được phát triển và phân biện là phương pháp chính để nhờ đó Tinh Thần thoát ra khỏi các cản trở của vật chất và nhận rơ giữa ảo ảnh với những ǵ bị ảo ảnh che khuất.

Nơi đây, nhiều điều không thể được truyền đạt, v́ có những đề tài nếu bàn đến đầy đủ, sẽ đưa ra quá nhiều thông tin cho những kẻ có thể lạm dụng nó. Như chúng ta biết, tiến hoá của các trung tâm lực là một diễn biến chậm chạp và từ từ, nên tiến hành theo các chu kỳ đă định, thay đổi tuỳ theo cung Chân Thần của con người.

174 Cuộc đời của kẻ hành hương có thể được chia thành ba giai đoạn chính :

 

1. Giai đoạn mà trong đó y ở dưới ảnh hưởng của cung phàm ngă.

 

2. Giai đoạn mà y tiến vào dưới ảnh hưởng của cung Chân ngă.

 

3. Giai đoạn mà Cung Chân Thần thống ngự.

 

175      Giai đoạn một là giai đoạn kéo dài nhất, bao trùm sự tiến bộ rộng lớn của nhiều thế kỷ, trong đó trạng thái hoạt động của bản ngă tam phân đang được phát triển. Hết kiếp sống này đến kiếp sống khác trôi qua, trong khi trạng thái trí tuệ diễn tiến một cách chậm chạp và con người ngày càng đi vào lănh vực kiểm soát của trí tuệ, đang tác động qua bộ óc hồng trần của y. Giai đoạn này có thể được xem như là phù hợp với giai đoạn của Thái dương hệ thứ nhất, trong đó Thượng Đế Ngôi Ba, trạng thái Brahma, Trí Tuệ, đang tiến đến điểm thành toàn (1). Lúc bấy giờ, trạng thái thứ hai bắt đầu trong

1 Khi chu kỳ cuối cùng có người ở đă được trái đất màu mỡ này hoàn tất, th́ nhân loại đă đến giai đoạn làm Phật ở dạng tập thể, và chuyển ra khỏi cách hiện hữu nơi ngoại cảnh, để tiến vào bí mật của Niết Bàn – lúc bấy giờ “đă đến lúc” cái hữu h́nh trở thành vô h́nh, cái cụ thể bắt đầu phân tán thành từng nguyên tử, trước khi chu kỳ của nó bắt đầu lại.

Nhưng các thế giới đă chết mà xung lực đang tiến tới bị bỏ lại sau vẫn không tiếp tục chết.

Chuyển động là trật tự vĩnh cửu của các sự vật, và ái lực hay sức hút là người đỡ đần của nó trong mọi công việc. Rung động của sự sống sẽ lại tái kết hợp nguyên tử và nó sẽ khơi dậy trở lại bầu hành tinh tŕ trệ khi đến lúc. Mặc dù mọi lực của nó vẫn ở nguyên trạng và hiện giờ đang hôn thuỵ; tuy nhiên dần dần nó sẽ -khi đến thời điểm -tụ tập lại cho một chu kỳ mới khai sinh ra con người, và khai sinh ra một điều ǵ đó c̣n cao siêu hơn các kiểu mẫu vật chất, và đạo đức so với chu kỳ khai nguyên trước đó. Và “các nguyên tử vũ trụ đă ở trong trạng thái biến đổi” (khác hẳn về chuyển động và hiệu quả -trong việc tạo ra lực theo nghĩa cơ học) vẫn ở nguyên trạng cũng như các bầu hành tinh và mọi cái khác trong tiến tŕnh tạo lập. “Đó là “giả thuyết hoàn toàn hợp với chú giải của con, cũng như của ta”. Sở dĩ có như vậy là v́ sự phát triển hành tinh cũng tiến theo sự tiến hoá của con người, hoặc của giống dân; tới lúc Chu Kỳ Qui Nguyên sẽ bắt kịp chuỗi thế giới ở các giai đoạn tiến hoá kế tiếp; (nghĩa là) mỗi thế giới đă đạt đến một trong các thời kỳ tiến hoá – th́ mỗi thế giới sẽ dừng lại ở đó, cho đến khi xung lực bên ngoài của kỳ khai nguyên tới khởi động nó từ chính điểm đó -giống như đồng hồ ngưng chạy được lên dây trở lại. V́ lẽ đó Chân Sư đă dùng từ ngữ “bị biến đổi” (“differentiatect”). Đến Chu Kỳ Qui Nguyên, không có con người, con thú hoặc thảo mộc nào sẽ c̣n sống để thấy được nó, mà sẽ chỉ có các địa cầu hay các bầu hành tinh với các giới khoáng thạch của chúng; và tất cả các hành tinh này sẽ bị tan ră về mặt h́nh hài trong kỳ Qui Nguyên, tuy nhiên không bị huỷ diệt; v́ chúng vẫn có vị trí của chúng trong tŕnh tự tiến hoá và “vốn liếng riêng” của chúng xuất hiện trở lại từ nội cảnh, khi chúng t́m được điểm chính xác để từ đó tiến lên theo chuỗi “h́nh hài đă biểu lộ”. Như ta đă biết, điều này được lặp lại không ngưng nghỉ, suốt từ Thời Gian Vô Cùng (Eternity). Mỗi người chúng ta đều trải qua ṿng tiến hoá bất tận

Thái dương hệ hiện tại này được phối hợp lại và tác động xuyên qua nó. Nhiều thế kỷ trôi qua, con người trở nên thông minh, linh hoạt hơn bao giờ và môi trường sinh hoạt của y càng thích hợp hơn cho việc tiến đến trạng thái thứ hai. Sự phù hợp nằm trong sự tương đồng chớ không phải trong chi tiết như đă thấy trong thời gian và không gian. Nó bao trùm giai đoạn của ba tam giác đầu tiên đă được bàn ở trước. Chúng ta đừng nên quên rằng, để được rơ ràng, nơi đây chúng ta phân biệt giữa các trạng thái khác nhau và xét sự phát triển riêng rẽ của chúng, một điều chỉ chấp nhận được trong thời gian và không gian hay trong diễn tŕnh tiến hoá mà không thể chấp nhận được nếu đứng trên quan điểm Hiện Tại Vĩnh Cửu và trên quan điểm Hợp Nhất của Toàn Ngă (the All-Self). Vishnu hay trạng thái Bác ái – Minh triết đang tiềm tàng trong bản ngă và là một phần của cái chứa đựng trong Chân Thần, nhưng trạng thái Brahma, trạng thái Trí Tuệ Hoạt động có trước sự biểu lộ của nó trong thời gian. Miếu thờ ở vùng hoang vu có trước toà nhà của Thánh điện Solomon; nhân của lúa ḿ phải nằm trong bóng râm của Đất Mẹ trước khi người ta có thể thấy được bông lúa vàng hoàn hảo và cây sen phải đâm rễ xuống bùn trước khi sinh ra vẻ đẹp của hoa.

Giai đoạn hai, giai đoạn mà cung Chân ngă thống ngự, tương đối không dài lắm; nó bao trùm giai đoạn mà các tam giác thứ tư và thứ năm được truyền sinh lực và đánh dấu các

này và sẽ lặp lại măi măi. Việc đi lệch khỏi lộ tŕnh của mỗi người và tốc độ tiến tới của y từ kỳ Niết Bàn này đến Niết Bàn khác đều bị chi phối bởi các nguyên nhân mà chính y tạo ra do những hoàn cảnh ngặt nghèo mà y bị vướng vào đó”.

The Mahatma Letter, Thư 46  (ML 12), trang 67.

sự sống trong đó con người tập trung mănh lực của ḿnh vào khía cạnh tiến hoá, khép cuộc sống của ḿnh vào kỷ luật, tiến bước trên đường đệ tử dự bị và nối tiếp đến cuộc điểm đạo 3. Dưới ảnh hưởng của cung phàm ngă, con người tiến lên trên năm cung để làm việc một cách hữu thức với Thượng Trí (Mind), giác quan thứ sáu, trước nhất lướt qua bốn cung thứ yếu và sau rốt trên cung thứ ba. Y hoạt động trên cung thứ ba

176 hay cung Trí tuệ linh hoạt và từ đó tiến đến một trong các cung phụ của hai cung chính khác, nếu cung thứ ba này không phải là cung chân ngă của y. Câu hỏi có thể tự nhiên nảy sinh, liệu cung chân ngă có tất yếu phải là trong số ba cung chính không, và liệu Điểm đạo đồ và các Đức Thầy một số không ở trên cung trí tuệ, 4 cung thứ yếu. Câu trả lời nằm ở đây: cung chân ngă có thể luôn luôn là một trong bảy cung, nhưng chúng ta cần nhớ rằng trong Thái dương hệ thuộc cảm dục Bồ đề này mà bác ái và minh triết đang được biểu lộ, đa số các Chân Thần đều ở trên cung bác ái minh triết. Do đó, sự kiện nó là cung tổng hợp có một ư nghĩa rộng lớn. Đây là Thái dương hệ của Đấng Con, có tên là Bác ái. Đây là sự hoá thân thiêng liêng của Vishnu. Con Rồng minh triết đang biểu lộ và Ngài đưa vào hoá thân các Thực Thể Thông Linh vũ trụ có bản chất tương đồng với chính Ngài. Sau cuộc điểm đạo 3, mọi người tự thấy ḿnh ở trên cung Chân Thần; trên một trong ba cung chính yếu và sự kiện các Chân Sư và Điểm đạo đồ được thấy ở trên mọi cung là do hai yếu tố sau đây: Thứ nhất. Mỗi cung đều có các cung phụ, các cung phụ này tương ứng với cả bảy cung.

Thứ hai. Nhiều vị hướng dẫn nhân loại chuyển từ cung này đến cung khác khi nào các Ngài thấy cần và khi công việc có thể đ̣i hỏi. Khi một trong các Chân Sư hay Điểm đạo đồ được chuyển vị, điều đó tạo nên một sự tái điều chỉnh hoàn toàn.

Khi một Chân Sư rời huyền giai của hành tinh chúng ta để nhận công tác nơi khác, cần phải có sự tái tổ chức hoàn toàn và thu nhận các thành viên mới vào Thánh Đoàn. Tuy nhiên, các sự kiện này ít được hiểu rơ. Ở đây, chúng ta cũng có cơ hội nêu ra rằng chúng ta không bàn đến các điều kiện ở địa cầu khi chúng ta xét các cung, chúng ta cũng không chỉ quan tâm đến tiến hoá của các Chân Thần trên hành tinh này, mà cũng quan tâm tới Thái dương hệ trong đó địa cầu chúng ta giữ một địa vị cần thiết nhưng không tối thượng. Địa cầu là một cơ cấu nằm trong một cơ cấu c̣n lớn hơn và sự kiện này cần được nhận thức rộng răi hơn. Các con của nhân loại trên hành tinh này rất thường xem toàn thể Thái dương hệ như thể là địa cầu đang ở trong vị trí của thái dương, trung tâm của cơ cấu thái dương.

Dưới sự giám sát của Chân ngă, cung của Chân ngă có thể thống ngự. Cung này chỉ là một phản ảnh trực tiếp của Chân Thần và tuỳ thuộc vào trạng thái của tam thượng thể tinh thần mà đối với con người, ở bất cứ lúc nào cũng là đường lối ít bị đối kháng nhất. Bởi đó, chúng ta phải hiểu rằng, đôi khi trung tâm lực của một cung sẽ là trạng thái Niết Bàn, đôi khi là trạng thái Bồ đề, và khi khác là trạng thái trí tuệ. Dù tam thượng thể có ba phần, tuy nhiên các tiền đồn chân ngă của nó (nếu người ta có thể diễn tả như thế) sẽ hoặc là thuộc Niết Bàn, hoặc là có ưu thế về Bồ đề hay về thượng trí. Nơi đây, tôi muốn mọi người lưu ư rằng sự biểu lộ tam

phân này có thể được nhận thấy dưới ba h́nh thức, tất cả tạo thành một sự lựa chọn gồm chín phần của các cung đối với Chân ngă :

Trạng thái Niết Bàn

 

1. Niết Bàn -Niết Bàn

 

2. NiếtBàn-Bồđề

 

3. Niết Bàn -Thượng trí

 

Trạng thái Bồ đề

 

1. Bồđề-Niếtbàn

 

2. Bồđề-Bồđề

 

3. Bồ đề -Thượng trí.

 

Trạng thái thượng trí

 

1. Thượng trí -Niết Bàn

 

2. Thượng trí -Bồ đề

 

3. Thượng trí -Thượng trí

 

Theo nguyên văn, điều này có nghĩa là ba cung chính yếu, mỗi cung có thể được chia nhỏ ra (liên quan với Chân ngă) thành ba phần. Sự kiện này cũng ít được đánh giá đúng đắn.

Giai đoạn 3, trong đó cung Chân Thần làm cho chính nó được cảm nhận trên cơi hồng trần, giai đoạn này ngắn hơn nhiều và bao trùm giai đoạn mà trong đó tam giác thứ sáu thống ngự. Nó đánh dấu thời kỳ thành đạt, giải thoát và do đó, mặc dù là giai đoạn ngắn nhất khi xét từ dưới lên, đó là giai đoạn tương đối dài khi xét từ cơi Chân Thần. Nó bao hàm toàn thể thời gian c̣n lại trong 100 năm của Brahma hay là phần c̣n lại của tiến tŕnh biểu lộ.

Do đó, khi chúng ta nghiên cứu về tập hợp các tam giác được đề cập tới trước kia và các giai đoạn của cung thống ngự, chúng ta sẽ t́m được nhiều đề tài cho tư tưởng. Tuy

nhiên, tôi xin nêu ra đây rằng sáu nhóm tam giác tất cả chỉ c̣n năm, nếu chúng ta loại ra tam giác sinh khí vốn có liên quan với chính vật chất và không được kể tới, cũng chẳng khác nào chất hồng trần trọng trược không được tính như một nguyên khí. Do đó, chúng ta có:

 Hai tam giác do cung phàm ngă đem lại sinh khí.

 Hai tam giác do cung chơn ngă đem lại sinh khí.

 Tam giác tổng hợp của Chân Thần.

 

Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng sự phức tạp lại tăng thêm do sự kiện là các tam giác phàm ngă sẽ được hoạt động đầy đủ tuỳ theo cung Chân Thần hay Tinh Thần. Do đó, không một qui tắc cứng rắn hay chặt chẽ nào có thể được đưa ra cho sự phát triển. Các tam giác Chân ngă tuỳ thuộc phần lớn vào phản ảnh trong phàm ngă của sức sống tinh thần. Chúng là trung điểm, cũng như linh hồn thể hay chân ngă thể là điểm truyền đạt (khi được tập hợp và kiến tạo một cách đầy đủ) giữa cao và thấp.

Các nguyên tử thường tồn được bao kín trong chu vi của linh hồn thể, tuy nhiên, thể tương đối thường tồn đó được

179      kiến tạo và phóng đại, bành trướng và đào luyện thành một trạm tiếp nhận và phóng phát trung ương (dùng các từ không thích đáng để gợi một ư niệm huyền linh) bằng tác động trực tiếp của các trung tâm lực ở trên cao. Giống như sức mạnh tinh thần hay trạng thái ư chí đang tạo ra Thái dương hệ, cũng thế, mănh lực đó trong con người đang kiến tạo linh hồn thể. Bằng việc đặt chung lại tinh thần và vật chất (Cha­Mẹ) trong đại thiên địa và sự hợp nhất của chúng qua tác động của ư chí, Thái dương hệ biểu lộ hay là Con, được tạo thành -Đứa Con đó của dục vọng có đặc tính là bác ái và bản chất là trực giác hay minh triết tinh thần. Bằng việc đặt chung

nhau (trong tiểu thiên địa) Tinh thần và vật chất và sự phối hợp của chúng bằng thần lực (hay ư chí tinh thần) mà hệ thống biểu lộ, tức linh hồn thể, được tạo ra; đó là sản phẩm của dục vọng được chuyển hoá, mà đặc tính (khi biểu lộ đầy đủ) sẽ là bác ái, sự biểu lộ cuối cùng trên cơi trần của thể bồ đề. Linh hồn thể chỉ là thể/ lớp vỏ của Chân ngă. Thái dương hệ chỉ là cái thể/ lớp vỏ của Đấng Con. Trong cả hai hệ thống lớn và nhỏ, các trung tâm lực hiện hữu vốn có tính chất tạo ra biểu lộ ngoại cảnh. Các trung tâm lực trong con người là các phản ảnh trong ba cơi của các trung tâm lực cao hơn.

Truớc khi tiếp tục đề tài về hoả xà và trung tâm lực, tốt hơn là nên giải thích rộng ra chi tiết được nêu trên, từ ư nghĩa đầu tiên đối với con người như là ư nghĩa có liên hệ với chính y tới Thái dương hệ, tức đại thiên địa rồi tới vũ trụ. Những ǵ có thể được khẳng định về tiểu thiên địa là sự thật tất nhiên của đại thiên địa và của vũ trụ. Không thể nêu ra các tam giác của Thái dương hệ, v́ chi tiết mù mờ đến nỗi ngoại trừ đối với những kẻ có kiến thức huyền linh và trực giác được phát triển, thực tế sẽ là không hữu ích về phương diện tinh thần, nhưng một số điều có thể được nêu ra liên quan đến những ǵ cần được lưu ư.

Thái dương hệ. Chúng ta có thể xem xét ngắn gọn về Thái 180 dương hệ này đứng trên quan điểm các trung tâm lực của Hành Tinh Thượng Đế và của Thái Dương Thượng Đế.

c Hành Tinh Thượng Đế: Trong chính Hành Tinh Thượng Đế có tàng ẩn các trung tâm lực cũng tác động như trong con người và trên chính cơi riêng của các Ngài, có thể t́m thấy các trung tâm lực này. Chúng ta cần nhớ lại rằng các trung tâm lực này ở trên các mức độ vũ trụ và khi biểu lộ qua Thái dương hệ ngoại tại, chúng hiện ra như là các trung tâm

lực vĩ đại mà bất cứ nhóm Chân Sư đặc biệt nào và các môn đồ các Ngài là các tiêu biểu. Mọi nhóm Chân Sư và tất cả những người đang luân hồi hay không luân hồi -họ đang ở trong phạm vi của tâm thức ḿnh – là các trung tâm lực thuộc một loại hay tính chất đặc biệt nào đó. Đây là một sự kiện thường được nhận thấy, nhưng các nhà nghiên cứu cần được khuyến cáo để liên kết sự kiện này với chi tiết được phổ biến về các trung tâm lực của con người và xem coi có điều ǵ được học hỏi bằng cách ấy hay không. Các trung tâm lực này sẽ biểu lộ trên các cơi phụ dĩ thái và trên các cơi tinh anh hơn giống như chúng biểu lộ trong con người và chúng sẽ được làm sinh động như là các trung tâm lực của người bởi hoả xà hành tinh đang tiến lên trong các tam giác theo như sự mong muốn.

Hai ẩn ngữ có thể được nêu ra ở đây để thận trọng xem xét. Liên hệ với một trong các Hành Tinh Thượng Đế (mà người ta không thể nêu ra vào lúc này), chúng ta có một tam giác lực cần được xét đến trong ba trung tâm lực sau đây:

Trung tâm lực mà trong đó Đức Bàn Cổ (Manu) và nhóm của Ngài là biểu hiện.

Trung tâm lực mà trong đó Đức Bồ Tát hay Đức Christ và các vị cộng tác với Ngài là điểm tập trung.

Trung tâm lực mà trong đó Đức Văn Minh Bồ Tát và các môn đệ của Ngài là các vị tiêu biểu.

 

Ba nhóm này hợp thành ba trung tâm lực trong một tam

giác vĩ đại -một tam giác chưa hoàn toàn được sinh động ở

giai đoạn phát triển tiến hoá hiện nay.

181      Một tam giác khác liên quan đến chính Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta là tam giác được tạo thành bởi bảy vị Thiên Tôn (Kumaras), bốn vị Thiên Tôn ngoại môn tương

ứng với bốn trung tâm lực thứ yếu trên đầu và ba vị Thiên Tôn nội môn tương ứng với ba trung tâm lực chính yếu trên đầu (1).

Ẩn ngữ thứ hai mà tôi t́m cách nêu ra, nằm trong tam giác hợp thành bởi Địa Cầu, Hoả Tinh và Thuỷ Tinh. Liên quan với tam giác này có sự tương đồng ở sự việc là Thuỷ Tinh và trung tâm lực ở đáy xương sống trong con người được kết hợp chặt chẽ. Thuỷ Tinh tiêu biểu cho luồng hoả xà đang hoạt động sáng suốt, trong khi Hoả Tinh tượng trưng cho Hoả xà đang tiềm tàng. Sự thực nằm trong hai biểu tượng chiêm tinh học của chúng. Trong sự chuyển hoá và trắc lượng hành tinh, bí nhiệm có thể được tiết lộ.

Thái Dương Thượng Đế. Bảy Hành Tinh Thượng Đế là bảy trung tâm lực trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế, có chung với Ngài một mối liên hệ mà các Chân Sư và các nhóm liên kết của các Chân Sư đang có đối với một Hành Tinh Thượng Đế nào đó. Luồng hoả xà của Thái dương hệ tiến lên để làm sinh động các trung tâm lực này và ở giai đoạn phát triển này, một số trung tâm lực được kết hợp chặt chẽ hơn các trung tâm lực khác. Cũng liên hệ với Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta, ba hành tinh bằng chất dĩ thái của dăy chúng ta 

1 Có bảy vị Thiên Tôn (Kumaras) liên quan đến cuộc tiến hoá của Hành Tinh chúng ta mà trong các Ngài có bốn vị là ngoại môn; bốn vị thuộc ngoại môn này có các hiện thể trong chất dĩ thái; ba vị thuộc nội môn có các hiện thể ở trong các chất liệu c̣n tinh anh hơn.

Sanat Kumara, tức Đấng Chưởng Quản Địa Cầu, là vị tiêu biểu trên địa cầu cho các thần lực đă chuyển hoá của Hành Tinh Thượng Đế; sáu vị Kumaras khác truyền đạt năng lượng từ sáu hệ thống hành tinh khác.

-đó là Địa Cầu, Thuỷ tinh và Hoả tinh (1) -hợp thành một tam giác rất quan trọng, v́ thế có thể nói ra ở đây rằng ở mức hiện tại trong sự tiến hoá của các trung tâm lực Thượng Đế, Kim Tinh, Địa Cầu và Thổ Tinh (Saturn) hợp thành một tam

182 giác rất lư thú. Đó là một tam giác mà vào lúc này đang trải qua việc làm sinh động thông qua tác động của hoả xà; hậu quả là tăng thêm khả năng rung động của các trung tâm lực, chúng đang từ từ trở nên có chiều đo thứ tư. Chưa được phép nêu ra các tam giác khác trong số các tam giác vĩ đại, nhưng về phần các trung tâm lực, chúng ta có thể đưa ra ở đây hai gợi ư: Thứ nhất. Kim tinh tương ứng với trung tâm lực ở tim trong cơ thể Thượng Đế và do đó có một liên hệ hỗ tương với tất cả các trung tâm lực khác trong Thái dương hệ, nơi mà trạng thái tâm là trạng thái nổi bật. Thứ hai. Thổ tinh tương ứng với trung tâm lực cổ họng, hay là với hoạt động sáng tạo của Ngôi Ba. Trong khi sự tiến hoá tiếp diễn, các trung tâm lực khác đạt đến một rung động rơ rệt hơn và luồng hoả (đang chạy ṿng theo tam giác) sẽ đưa chúng nổi bật lên hơn; tuy nhiên, hai điều nhắc đến ở trên, vào lúc này, thuộc hàng quan trọng nhất. Cả hai, cùng với tam giác kém quan trọng hơn trong dăy chúng ta, tạo thành các điểm tập trung năng lượng xét theo quan điểm hành tinh của chúng ta.

1 Các dăy của bất cứ hệ thống hành tinh nào, đều thường được gọi bằng tên của bảy hành tinh thánh thiện khiến cho việc khảo sát Định luật tương đồng dễ dàng hơn; một cách tương tự, các bầu hành tinh của bất cứ dăy nào đều được gọi bằng các tên của hành tinh đó, như trường hợp ở đây. Có các hệ thống hành tinh được gọi là Hoả tinh và Thuỷ tinh.

Cần thêm vào đây một vài ẩn ngữ liên quan đến các

trung tâm lực của tiểu và đại thiên địa, chúng ta có thể nêu ra

ở đây các sự tương ứng vũ trụ có thể được ám chỉ tới.

Vũ trụ. Thái dương hệ chúng ta, với cḥm sao Rua và một trong các ngôi sao của cḥm Đại Hùng Tinh, hợp thành một tam giác vũ trụ hay một tập hợp ba trung tâm lực trong cơ thể của Vũ Trụ Thượng Đế. Bảy ngôi trong cḥm Đại Hùng tinh tương ứng với bảy bí huyệt đầu trong cơ thể của Đấng ấy, c̣n vĩ đại hơn Thượng Đế của chúng ta. Lại nữa, hai Thái dương hệ khác, khi kết hợp với Thái dương hệ và cḥm sao Rua, tạo thành tứ nguyên thấp (lower quaternary) mà sau rốt tổng hợp thành bảy trung tâm lực ở đầu giống như trong con người sau lần điểm đạo thứ tư.

 

1. Đáy xương sống

 

2. Đan điền

 

3. Tim

 

4. Cổ họng

 

Đến lượt trung tâm lực thất phân trên đầu t́m được biểu hiện tối hậu trong cổ họng, trung tâm lực nhị phân trên đỉnh đầu và quanh đầu. Tương tự thế, ngoài các cḥm sao được đặt tên như trên ra, vẫn c̣n trung tâm lực vũ trụ khác. Tên của trung tâm lực này là một trong các bí mật của cuộc điểm đạo cuối, tức điểm đạo thứ bảy. Các điều này chỉ là các tương ứng mà cho đến nay mới được phép truyền đạt. Điều ǵ ở bên ngoài ṿng giới hạn thái dương có thể là có tầm quan trọng về tinh thần (GLBN I, 545, 726; II, 581, 582, 654) nhưng đối với các mục đích tiến hoá của tiểu vũ trụ, đó là một vấn đề không có ư nghĩa rộng lớn.

3. Các trung tâm lực và hoả xà

Như đă nói ở trên, không thể nói nhiều về hoả xà. Tuy

nhiên, có thể là hữu ích mà kể ra một cách vắn tắt những ǵ

nên nói:

Hoả xà nằm ở đáy xương sống và nơi một người b́nh thường, chức năng chính của nó là làm sinh động cơ thể.

Hoả xà tạo nên ba sự nhất quán trong thời kỳ tiến hoá: -Với lửa phát xạ của cơ thể hay prana ở điểm giữa các bả vai. -Với các lửa trí tuệ ở điểm ngay chót xương sống, trong trung tâm lực phía sau cổ họng.

 

-Với lửa của tinh thần ở điểm nơi mà hai luồng hoả hợp nhất của vật chất và trí tuệ phát ra từ đỉnh đầu.

c. Mỗi một trong ba vận hà nằm trong cột xương sống có mục đích đặc biệt là phối hợp các luồng hoả tam phân này.

184      Chúng ta cần ghi nhớ rằng các luồng hoả chạy ṿng quanh và rằng vào lúc thành toàn, mỗi tam giác trong cơ thể đều được sinh động, mỗi trung tâm lực vận hành đầy đủ và hoả lộ (đường đi của luồng hoả) tam phân có thể nhận thấy trải dài khắp chiều dài xương sống.

Khi hoả xà được phối hợp với lửa prana, các trung tâm lực trở nên có ba chiều đo. Khi nó phối hợp với trí tuệ hay lửa thái dương và cả hai lửa được hoàn toàn hợp nhất, các trung tâm lực trở nên có chiều đo thứ tư. Khi hoả xà phối hợp với lửa điện của tinh thần thuần tuư sau kỳ điểm đạo thứ ba, các trung tâm lực đảm nhiệm nhiều hơn hai chiều đo.

Khi tiến lên, hoả xà làm tăng mức rung động một cách ổn định, không những ở các trung tâm lực mà c̣n ở mọi nguyên tử vật chất trong khắp các thể -dĩ thái, cảm dục và trí

 

tuệ. Việc đẩy mạnh hoạt động này có hiệu quả gấp đôi với các điều lợi to tát sau:

 

1. Nó tạo nên sự thải bỏ mọi vật chất thô trược, không thích hợp và ném ra một cách chính xác giống như một bánh xe đang quay nhanh ném mọi vật ra khỏi mặt của nó vậy.

 

2. Nó lôi cuốn vào vùng ảnh hưởng của nó loại vật chất, vốn thích hợp cho chính rung động của nó và đưa vật chất đó vào trong cái tích chứa rung động của nó (vibratory content). Đây chỉ là một h́nh ảnh của tác động của Thượng Đế trong việc tạo ra biến dị cho vật chất của Thái dương hệ. Hoả xà cũng là lửa hay là mănh lực của vật chất và do đó là sự sống của Thượng Đế Ngôi Ba.

 

f. Hoả xà có hai tác dụng vào mạng lưới dĩ thái như nó thường được gọi.

-Do việc tăng hoạt động từ từ, nó thanh lọc h́nh hài dĩ

thái và tẩy sạch h́nh hài đó khỏi “chất cặn bă” theo cách diễn

tả của Cơ Đốc giáo.

-Sau rốt, khi hai loại lửa vật chất và lửa trí tuệ bắt đầu phối hợp (một diễn tiến chậm chạp và từ từ), chính mạng

185      lưới bị phá huỷ và vào lúc đạt tới cuộc điểm đạo thứ ba, con người sẽ có được tâm thức liên tục. Điều này là như thế trừ phi đối với một số công việc và đối với một vài mục đích đặc biệt, con người đi trước một cách có ư thức và một cách quyết tâm, đó là đốt cháy mạng lưới, một việc rất có thể xảy ra bởi tác động hữu thức của ư chí.

4. Các trung tâm lực và các giác quan, b́nh thường và siêu thường.

Trước khi bàn ít nhiều về các trung tâm lực và các tương quan của chúng đối với các giác quan, trước tiên cần vạch ra

một số sự kiện lư thú liên quan đến các nghĩa này (1) và để cho nền tảng được sáng tỏ hầu đi sâu vào chi tiết hơn.

1 Bảy giác quan hay các con đường của tri giác. GLBN I, 489, 490. Đấng Sáng Tạo thứ ba hay Indriya Sáng Tạo GLBN III, 567.

Indriya (Căn) Cách kiểm soát các giác quan trong việc thực hành yoga. Đây là 10 tác nhân bên ngoài; năm giác quan được dùng để tri giác được gọi là “Jnana-indriya” và năm giác quan dùng để hành động là “karma-indriya”. Từ Điển Thuật Ngữ Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophical glossary).

Jnana-indriya” (Thức căn) theo nghĩa đen là các giác quan tri giác (knowledge-senses)… nhờ đó kiến thức (knowledge) được thu thập… Chúng là các con đường hướng nội (avenues inward).

Karma-indriya” (Hành căn) theo nghĩa đen là các giác quan hành động (action senses)… các giác quan này tạo nên hành động. Chúng là các con đường hướng ngoại. “Khảo Cứu về Tâm Thức” (Study in Consciousness) trang 166 – 167.

 

1. Cảm giác vốn tiềm tàng trong mỗi nguyên tử của vật chất. GLBN  II, 710.

 

2. Thái dương là tâm của Thái dương hệ và cảm giác phát xuất ra từ đó. Nó là do bức xạ thái dương. GLBN I, 590, 662.

 

3. Tri thức là mục tiêu của giác quan.  GLBN I, 300.

 

4. Có một tập hợp kép của giác quan, tinh thần và vật chất. GLBN  I, 582;   GLBN  II, 307-308

 

Tập hợp này t́m được phản ảnh của nó trong tập hợp kép của các giác quan hồng trần được ghi nhận trong việc định nghĩa các căn (indriyas).

 

5. Các giác quan có thể được kể ra như sau : GLBN I, 583, và chú thích 123;  GLBN  II, 600, 674, 675, 676.

 

6. Các hành (elements) là tiền bối (progenitors) của giác quan. GLBN  II, 112, 113.

 

 Aether….Thính giác…Âm thanh…………………. Cơi Chân Thần

 Phong… Xúc giác…  Âm thanh, xúc giác……………….Cơi Bồ đề

 

Giác quan là ǵ? Có bao nhiêu giác quan? Chúng có liên quan ǵ đến con người nội tâm, Chủ Thể Suy Tư, Trí Tinh Quân thiêng liêng không? Các câu hỏi này có tầm quan trọng rất thiết yếu và muốn hiểu chúng một cách thích đáng, nên đi theo con đường tri thức một cách khôn ngoan.

Các giác quan có thể được định nghĩa như là các cơ quan, nhờ đó con người biết được chung quanh ḿnh. Có lẽ chúng ta nên diễn tả chúng không phải như là các cơ quan mà như là phương tiện (v́ sau rốt, một cơ quan là một h́nh hài vật chất, tồn tại v́ một mục đích nào đó), nhờ đó Chủ Thể Suy Tưởng (tức Linh Hồn – ND) tiếp xúc được với môi trường quanh ḿnh. Chúng là các phương tiện nhờ đó con người học hỏi được trên cơi hồng trần thô trược; chúng là phương tiện nhờ đó con người đổi chác được kinh nghiệm của ḿnh, nhờ đó y khám phá ra những ǵ mà y muốn biết, nhờ đó y trở nên hiểu biết và nhờ đó y mở rộng được tâm thức. Ở đây, chúng ta đang bàn đến năm giác quan mà con người thường dùng. Nơi con vật, năm giác quan này cũng có, nhưng v́ thiếu khả năng liên kết suy tưởng, v́ “liên hệ giữa” ngă với phi ngă chỉ phát triển ít, chúng ta sẽ không liên kết giữa chúng ta với

 Hoả…..... Thị giác….  Âm thanh, xúc giác, thị giác……….. Cơi trí

 Thuỷ….. Vị giác…… Âm thanh, xúc giác, thị giác… Cơi cảm dục vị giác.

 Thổ…. Khứu giác…. Âm thanh, xúc giác, thị giác, ………Cơi trần vị giác , khứu giác.

 

 

7. Mọi giác quan đều thấm nhập (pervades) giác quan khác. GLBN III, 569. Không có trật tự đại đồng. Tất cả đều ở trên mọi cơi. GLBN  III, 550.

 

8. Các giác quan tương ứng với mọi giác quan thất phân khác trong thiên nhiên. Xem GLBN III, 448. So với GLBN III, 497.

 

chúng ở chỗ này được. Các giác quan trong giới động vật là quan năng tập thể (group faculty) và biểu lộ dưới h́nh thức bản năng duy tŕ ṇi giống. C̣n giác quan trong người tài sản của cá nhân và biểu lộ :

 Dưới h́nh thức nhận thức riêng rẽ của ngă thức.

Dưới h́nh thức năng lực để khẳng định tính cách cá nhân.

Dưới h́nh thức phương tiện hữu ích cho sự tiến hoá ngă thức.

 Dưới h́nh thức một cội nguồn của tri thức.

Dưới h́nh thức năng lực chuyển hoá hướng về việc kết thúc sự sống trong ba cơi thấp. Như chúng ta biết, có năm giác quan và theo thứ tự phát

 

triển như sau : a.Thính giác

 Xúc giác

 Thị giác

 Vị giác

 Khứu giác Mỗi một trong năm giác quan này có liên quan rơ rệt với cơi này hay cơi khác và cũng có một tương ứng trên mọi cơi.

 

Trước tiên, chúng ta hăy đề cập đến một trong số các giác quan này, nêu ra một số sự việc lư thú liên quan với chúng và nêu sự tương ứng về cơi phụ của chúng.

Cơi  Giác quan

 Hồng trần  Thính giác

 Cảm dục  Xúc giác hay cảm giác

 Trí Thị giác

 Bồ đề  Vị giác

 Niết Bàn  Khứu giác

 

Ở hai trong số ba cơi thấp -tức cảm dục và hồng trần – th́ năm cơi phụ của nỗ lực con người là năm cơi phụ cao nhất. Hai cơi phụ thấp nhất, tức cơi phụ 6 và 7 là cơi mà chúng ta có thể diễn tả như là “thấp lè tè” (“below the threshold”) và liên hệ với các h́nh thức sự sống thấp dưới toàn thể nhân loại. Chúng ta có một sự tương đồng được củng cố trong sự kiện rằng hai căn chủng có trước nhất trong cuộc tuần hoàn này dứt khoát không phải là nhân loại và rằng chính căn chủng thứ ba mới thực sự là nhân loại lần đầu tiên. Do đó, đếm từ dưới lên trên, th́ chỉ cơi phụ thứ ba trên cơi trần và cơi cảm dục mới đánh dấu sự khởi đầu cho cố gắng của nhân loại, c̣n lại năm cơi phụ thấp phải được chinh phục. Trên cơi trí, năm cơi phụ thấp phải được chinh phục trong cuộc tiến hoá thuần tuư nhân loại. Khi tâm thức được tập trung trên cơi phụ 5 (tính từ dưới lên) lúc bấy giờ các cơi trừu tượng – theo quan điểm con người trong ba cơi thấp ­bất ngờ xảy đến hai cơi phụ tổng hợp, biểu lộ qua sự tổng hợp của năm giác quan. Trong cuộc tiến hoá của Hành Tinh Thượng Đế, chúng ta có cùng một sự kiện: 5 cơi nỗ lực, tức 5 cơi thấp của Thái dương hệ và hai cơi trừu tượng cao hơn, tức cơi tinh thần hay cơi Chân Thần và cơi thiêng liêng hay cơi Thượng Đế.

 

Cơi Hồng trần…

 Thính giác…….. thứ 5…. thể hơi

 Xúc giác, cảm giác….. thứ 4…… dĩ thái 1

 Thị giác ……. thứ 3… …. siêu dĩ thái

 Vị giác …….. thứ 2…….. á nguyên tử

 Khứu giác … ….. thứ 1 …… nguyên tử

 

Cơi cảm dục…

 

 

1. Nhĩ thông…………… thứ 5

 

2. Trắc lượng tâm lư….. thứ 4

 

3. Nhăn thông ………… thứ 3

 

4. Tưởng tượng ……….. thứ 2 

 

5. Lư tưởng cảm xúc ….. thứ 1

 

Trí tuệ…

 

1. Nhĩ thông bậc cao  …………........ thứ 7

 

2. Trắc lượng tâm lư hành tinh …… thứ 6

 

sắc   

Nhăn thông bậc cao ……………..  thứ 5

 

tướng

Phân biện ………………………. .. thứ 4

 

Phân biện tinh thần      ………….. thứ 3

 

Đáp ứng với rung động tập thể…. thứ 2

 

sắc

Viễn cảm tinh thần ………………. thứ 1

 

tướng

Bồ đề…

 Thấu hiểu   (comprehension)…..  thứ 7

 Hàn gắn  (healing)  ……………. thứ 6

 Huệ nhăn thông (Divine vision)... thứ 5

 Trực giác …………………… thứ 4

 Chủ nghĩa lư tưởng (Idealism) … thứ 3

 

Niết bàn…(Atmic)

 Toàn phúc ………………… thứ 7

 Phụng sự linh hoạt ……….. thứ 6

 Hiện thực ……………..…… thứ 5

 Hoàn thiện ………………… thứ 4

 Toàn tri (all knowledge) …. thứ 3

 

Cần ghi nhớ rằng chúng ta không tổng kết hai cơi trừu

tượng trên cơi Niết Bàn và Bồ đề, lư do là v́ chúng đánh dấu

một tŕnh độ nhận thức, vốn là điều sở đắc của các điểm đạo

189 đồ ở cấp bậc cao hơn cấp bậc của Chân Sư, và vượt quá quan

niệm của mẫu người tiến hoá đang là đối tượng của Bộ luận này.

Với mục đích làm sáng tỏ, chúng ta có thể nêu lên ở đây biểu đồ về năm trạng thái khác nhau của 5 giác quan trên năm cơi, để cho các tương đồng của chúng có thể sẵn sàng h́nh dung được bằng cách dùng bảng trên làm cơ sở:

a. Giác quan thứ nhất         … Thính giác

 Thính giác hồng trần

 Nhĩ thông

 Nhĩ thông cao

 Sự lĩnh hội đối với bốn âm thanh

 Toàn phúc

 

b. Giác quan thứ 2 …………. Xúc giác hay cảm giác

 Xúc giác hồng trần

 Trắc lượng tâm lư

 Trắc lượng tâm lư hành tinh

 Hàn gắn (healing)

 Phụng sự linh hoạt (active service)

 

c. Giác quan thứ 3…………. Thị giác (Sight)

 Thị giác hồng trần

 Nhăn thông.

 Nhăn thông cao

 Huệ nhăn thông (Divine vision)

 Nhận thức

 

d. Giác quan thứ 4………….  Vị giác

 Vị giác hồng trần

 Trí tưởng tượng

 Phân biện

 Trực giác

 Hoàn thiện

 

e. Giác quan thứ 5………….  Khứu giác

 Khứu giác hồng trần

 Lư tưởng xúc cảm

 Nhận thức tinh thần

 Chủ nghĩa lư tưởng

 Toàn tri

 

Giờ chúng ta hăy đi vào từng chi tiết một trong các giác quan này:

Thính giác. Đây là giác quan đầu tiên được biểu lộ một cách rất thích hợp; trạng thái biểu lộ thứ nhất là trạng thái âm thanh, do đó, tất nhiên là chúng ta thường tin tưởng âm thanh là cái đầu tiên mà con người để ư đến trên cơi trần, cơi biểu lộ trọng trược nhất và có các hiệu quả âm thanh đáng ghi nhận nhất được xem là yếu tố sáng tạo. Một cách nổi bật, cơi trần là cơi của thính giác và như thế là giác quan được gán cho cơi tiến hoá thấp nhất và của mỗi một trong 5 cơi. Trên cơi thứ bảy hay cơi thấp nhất, con người phải tiến đến chỗ nhận thức đầy đủ về hiệu quả của Linh Từ, v́ nó ở trong tiến tŕnh phát ra âm thanh. Khi âm thanh vang dội suốt cả Thái dương hệ, nó đưa vật chất vào chỗ đă định của vật chất, và trên cơi trần, nó t́m được điểm có tính vật chất sâu kín nhất và biểu lộ cụ thể nhất. Bí quyết đối với con người là khám phá và trở lại liên hệ chính nó với sự tiết lộ về bí nhiệm của:

 Chính âm thanh của y

Âm thanh của huynh đệ y

Âm thanh của nhóm y

Âm thanh của một trong các Hành Tinh Thượng Đế mà y có liên hệ với Ngài.

Âm thanh của Thượng Đế, hay âm thanh của thiên nhiên, của Thái dương hệ của Thái Dương Thượng Đế.

 

Do đó, chúng ta ghi nhận rằng trên cơi trần, con người

phải t́m ra chính nốt của ḿnh, phải t́m nốt đó dù cho h́nh

hài có trọng trược đến đâu.

Trên cơi trần, con người đang t́m kiếm nốt của riêng ḿnh.

Trên cơi cảm dục, con người đang t́m kiếm nốt của huynh đệ y, qua sự tương đồng về cảm xúc, con người tiến đến chỗ nhận được sự tương đồng của huynh đệ

 

 Trên cơi trí, y đang bắt đầu t́m được nốt của nhóm y.

Trên cơi Bồ đề hay cơi minh triết, con người bắt đầu t́m thấy nốt của Hành Tinh Thượng Đế của y.

Trên cơi Niết bàn hay cơi Tinh Thần, nốt của Thượng Đế bắt đầu ngân lên trong tâm thức y.

 

Tôi phân tích như thế với mục đích làm sáng tỏ. Trong chính sự tiến hoá, do bởi trạng thái song song của thiên nhiên, các phân biệt không được rơ ràng như thế, và cung của một người, mức độ phát triển, công việc được thành toàn sớm hơn, các giới hạn nhất thời của y và các nguyên nhân khác dường như tạo ra sự mơ hồ, nhưng trong đại hệ thống, nh́n từ trên xuống, công việc diễn tiến như đă mô tả.

Thính giác trên cơi cảm dục thường được gọi là nhĩ thông và có nghĩa là khả năng nghe được âm thanh của cơi cảm dục. Đó là một năng khiếu biểu lộ khắp toàn bộ thể cảm dục, con người nghe được qua khắp hiện thể của y chứ không phải chỉ thông qua cơ quan chuyên hoá là hai tai, sản phẩm của tác động và phản tác động trên cơi trần. Điều này tất nhiên là như thế, do bởi bản tính dễ lưu chuyển của thể cảm dục. Con người trên cơi trần, nghe cùng lúc một phạm vi âm thanh nào đó, và chỉ có một âm giai (gamut) rung động nhỏ

và đặc biệt mới tác động trên tai y. Có nhiều âm thanh yếu ớt trong thiên nhiên hoàn toàn thoát khỏi y, trong khi âm thanh của các nhóm chính đều không khác nhau chút nào. Khi sự tiến hoá tiếp tục, cảm giác bên trong của tai trở nên nhạy, các âm thanh khác của cơi trần cũng sẽ ở trong phạm vi hiểu biết của con người, và y sẽ nhận biết một cách tinh nhạy về mọi âm thanh trên cơi cảm dục và cơi trần -điều mà hiện giờ nếu có thể xảy ra, sẽ đưa đến kết quả làm vỡ tan cơ thể. Thí dụ, nếu nốt của thiên nhiên chỉ tác động một lần thôi trên tai của một người (một nốt làm bằng toàn thể các rung động sinh ra bởi mọi h́nh hài vật chất trọng trược) thể xác của y sẽ hoàn

192 toàn bị phá vỡ. Y chưa sẵn sàng đón nhận một biến cố như vậy; tai trong chưa được chuẩn bị thích đáng. Chỉ khi nào thính giác gồm ba phần được hoàn thiện, bấy giờ trên cơi trần con người mới được phép có thính giác hoàn hảo. Thính giác trên cơi trí chỉ là một sự mở rộng khả năng phân biệt âm thanh. Thính giác được bàn đến trên các cơi này là thính giác có liên quan với h́nh hài, vốn có liên quan với rung động của vật chất và có dính dáng với phi ngă. Nó không liên quan tới tâm linh (psyche) hay là truyền đạt viễn cảm vốn xuất phát từ trí đến trí, mà là liên quan với âm thanh của h́nh hài hay mănh lực mà nhờ đó một đơn vị tâm thức riêng rẽ nhận biết được một đơn vị khác không phải là chính nó. Hăy nhớ kỹ điều này. Khi việc phát triển thính giác trở thành những ǵ có liên quan đến tâm linh, lúc bấy giờ chúng ta gọi đó là viễn cảm, hay là sự truyền đạt không bằng lời nói (wordless communication) vốn là tổng hợp của thính giác trên ba cơi thấp và được Chân ngă nhận biết trong linh hồn thể trên các cơi phụ vô sắc tướng của cơi trí.

Trên cơi Bồ đề, thính giác (hiện giờ có tính chất tổng hợp gọi là viễn cảm) biểu lộ như sự toàn thông v́ nó liên quan đến hai sự việc:

 Hiểu biết và nhận ra được âm thanh cá nhân.

 Hiểu biết tương đồng về âm thanh của nhóm, và sự hợp nhất hoàn toàn của chúng. Điều này tạo nên sự toàn thông đầy đủ nhất (most perfect compre–hension) và là bí nhiệm về quyền năng của Chân Sư.

 

Trên cơi Niết bàn, thính giác hoàn hảo này được xem như là toàn phúc (beatitude). Âm thanh, nền tảng của sự sống; âm thanh, phương pháp hiện tồn; âm thanh, chủ thể hợp nhất cuối cùng (final unifier); do đó, âm thanh được xem như là lư do tồn tại (the raison d’être), như là phương pháp tiến hoá và do đó như là toàn phúc (1).

1 … “Cơ nguyên chính yếu, nhờ đó bánh xe của Tạo Hoá chuyển động theo một hướng của cơi hiện tượng là âm thanh (sound). Âm thanh là trạng thái thứ nhất của ngũ giác biểu lộ (manifested pentagon) v́ đó là một đặc tính của dĩ thái được gọi là Akas và như tôi có nói cái dẫn chứng của kinh Vedas là Yagnam cao siêu nhất chứa trong chính nó mọi Yagnams nhỏ và đưa tới khuynh hướng bảo tồn ngũ giác biểu lộ theo trật tự thích hợp. Theo ư kiến của các triết gia cổ của chúng ta, âm thanh hoặc lời nói, kế tiếp với tư tưởng, là tác nhân nghiệp quả cao nhất được con người vận dụng. Trong số các cơ nguyên nghiệp quả đủ loại do con người tạo ra theo cách rập khuôn chính ḿnh và chung quanh ḿnh, âm thanh hoặc lời nói là quan trọng nhất, v́ lẽ, khi nói là tác động trong chất dĩ thái mà dĩ nhiên đang chi phối 4 yếu tố (tứ đại) thấp gồm có phong, hoả, thuỷ, thổ. Âm thanh hay ngôn ngữ con người, do đó, chứa mọi yếu tố có tính thúc đẩy các hạng Thiên Thần khác nhau và các yếu tố này dĩ nhiên là các nguyên âm và các phụ âm. Các chi tiết của môn triết lư về âm thanh trong mối liên hệ của nó với các

193 b. Xúc giác. Khi đề cập đến vấn đề giác quan thứ hai, tức xúc giác, chúng ta phải ghi nhớ rằng giác quan này là giác quan rất quan trọng, vượt trên các giác quan khác trong Thái dương hệ thứ hai này -tức Thái dương hệ của tâm thức cảm dục tuệ giác (1). Mỗi một trong các giác quan này, sau khi đạt đến một tŕnh độ nào đó, bắt đầu tổng hợp với các giác quan khác bằng một cách hầu như không thể biết được nơi bắt đầu và nơi kết thúc. Xúc giác là sự nhận thức bằng cách tiếp xúc qua sự luyện tập của trí tuệ theo ba cách : -Dưới h́nh thức nhận thức (recognition) -Dưới h́nh thức trí nhớ (memory) -Dưới h́nh thức tiên đoán (anticipation) Mỗi một trong năm giác quan này, khi  kết hợp với trí tuệ sẽ phát triển ở bên trong chủ thể một ư niệm biểu hiện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó, khi một người tiến hoá rất cao, sẽ siêu việt được thời gian (như đă biết trong ba cơi thấp), và do đó có thể nh́n thấy ba cơi thấp này theo quan điểm Hiện Tại Vĩnh Cửu, người đó đă thay thế các giác quan bằng tâm thức linh hoạt đầy đủ. Người đó trở nên thông suốt (knows) và không cần các giác quan để dẫn dắt y đến bất cứ tri thức nào nữa. Nhưng sớm hay muộn và trong ba cơi thấp, mỗi giác quan trên mỗi cơi được dùng để truyền đạt cho Linh

thiên thần chủ tŕ cơi giới tinh anh, tuỳ thuộc vào địa hạt của Mantra Sastra dĩ nhiên nằm trong tay của những kẻ hiểu biết”.

Some Thoughts on the Gita, trang 72 1 Tâm thức cảm dục tuệ giác (astral–buddhic consciousness) là thuật ngữ được dùng cho tâm thức cơ bản trong Thái dương hệ chúng ta. Nó được tiêu biểu bằng sự cảm xúc (emotion), bằng sự nhạy cảm (by feeling), cảm giác, mà sau rốt phải được biến đổi thành trực giác, tri giác tâm linh (spiritual perception) và hợp nhất.

194 Hồn một khía cạnh/ trạng thái nào đó của phi ngă, và bằng sự trợ giúp của trí tuệ, bấy giờ Chủ Thể Suy Tưởng có thể hiệu chỉnh mối liên giao của ḿnh vào đó. Thính giác đem lại cho y một ư tưởng về phương hướng tương đối và giúp cho một người xác định vị trí ḿnh trong cơ tiến hoá và định hướng cho chính ḿnh. Xúc giác đem lại cho y một ư tưởng về số lượng tương đối và cho phép y xác định giá trị tương đối có liên quan đến các thể khác bên ngoài chính y. Thị giác đem lại cho y ư tưởng về sự cân xứng và cho phép y hiệu chỉnh cử động của y so với cử động của các kẻ khác. Vị giác đem lại cho y ư tưởng về giá trị, cho phép y xác định trên đó những ǵ đối với y có vẻ tốt nhất. Khứu giác mang lại cho y ư tưởng về tính chất nội tại cho phép y t́m thấy những ǵ hấp dẫn y như thể cùng tính chất hoặc bản thể như chính y. Trong tất cả các định nghĩa này, cần phải nhớ rằng toàn bộ vấn đề về giác quan là tiết lộ phi ngă và nhờ đó cho phép Bản ngă phân biện giữa thực và hư (1).

1 Các cảm giác được khơi dậy bằng các đối tượng của giác quan được kinh qua bằng các dụng cụ bên ngoài của Vị Chúa của Cơ Thể (Lord of the Body) hay là các giác quan (Indriya) vốn là các đường lối mà qua đó Chân Thần nhập thế (Jiva) thu nhận kinh nghiệm trần gian. Có 10 giác quan gồm hai loại:

a. 5 cơ quan cảm giác................................ Jnanendriya

 Tai ..................................................Thính giác

 Da .................................................... Cảm nhận bằng xúc giác

 Mắt ................................................. Thị giác

 Lưỡi ................................................ Vị giác

 

245 195 Trong sự tiến hoá của các giác quan, thính giác là cái ǵ mơ hồ nhất, nó gợi sự chú ư của bản ngă không sáng suốt bên ngoài.

a. Đối với rung động khác.

5. Mũi ................................................ Khứu giác

b. 5 cơ quan hành động............................. Karmendriya

 Miệng ........................................... Nói

 Tay ............................................... Nắm

 Chân ............................................. Đi

 Hậu môn....................................... Bài tiết

 Bộ phận sinh dục ........................ Sinh sản

 

Các cơ quan cảm giác là sự đáp ứng trở lại những ǵ mà Bản ngă cảm nhận. Các cơ quan hành động là những cơ quan mà qua đó hiệu quả được mang lại cho các ước muốn của Jiva.

“Indriya hay giác quan không phải là cơ quan vật chất mà là khả năng của trí tuệ tác động xuyên qua cơ quan đó như là khí cụ của nó. Các cơ quan bên ngoài giác quan này là các phương tiện thông thường nhờ đó trên cơi trần, các chức năng nghe v.v.. được hoàn thành. Nhưng v́ chúng chỉ là các dụng cụ và sức mạnh của chúng phát xuất từ thể trí, nên một vị yogi có thể hoàn thành chỉ bằng thể trí tất cả những ǵ có thể làm được bằng các cơ quan vật chất này mà không dùng đến cơ quan vật chất… [“Chúng ta có thể làm đổ cái ly chỉ bằng sức mạnh của ư chí mà không đụng tới cái ly. Quả thật một người quen của tôi (Ông Leadbeater) đă từng thí nghiệm điều này và đă thành công”. Trích “Chơn Sư và Thánh Đạo” quyển I, trang 105.  ND]

Ba chức năng về chú ư, chọn lựa và tổng hợp, tức đường phân phối kín đáo của các giác quan, là các chức năng tuỳ thuộc vào trạng thái của thể trí, tác nhân bên trong, gọi là Manas. Cũng như manas cần cho các giác quan, giác quan cũng cần cho manas… Như vậy manas là giác quan hướng dẫn (leading indriya, trong đó các giác quan là các mănh lực”.            Serpent Power của Arthur Avalon.

 

 Đối với những ǵ phát xuất từ bên ngoài chính nó.

Đối với ư niệm về cái bên ngoài (externality). Khi âm thanh được tiếp xúc trước nhất, tâm thức lần đầu tiên trở nên biết được những ǵ bên ngoài.

 

Nhưng tất cả những ǵ mà tâm thức hôn thụy (dormant consciousness) hiểu được (bằng giác quan duy nhất là thính giác) là sự thật về một điều ǵ đó xa lạ với chính nó và về chiều hướng mà trong đó một điều ǵ đó ẩn tàng. Cuối cùng, sự nắm bắt này làm nảy sinh ra một giác quan khác, đó là xúc giác. Định luật Thu Hút tác động, tâm thức di chuyển một cách chậm chạp từ bên ngoài hướng về những ǵ được nghe thấy; và khi sự tiếp xúc được thiết lập với phi ngă, nó được gọi là xúc giác. Xúc giác này truyền đạt các ư tưởng khác đến cho tâm thức đang ḍ dẫm, các ư tưởng về kích thước, về cấu trúc bên ngoài và về các sự dị biệt mặt ngoài; như thế quan niệm của Chủ Thể Suy Tưởng được nới rộng dần dần. Y có thể nghe và cảm nhận, nhưng cho đến nay không biết đầy đủ về các mối tương quan cũng như về tính danh. Khi y thành công trong việc định danh, y đă tiến được một bước dài. Do đó, ở đây chúng ta có thể ghi nhận rằng các biểu hiện vũ trụ có trước tiên được áp dụng cho các giác quan như là nơi khác:

Điểm trong ṿng tṛn – tâm thức và phi ngă ở một mức

độ mà chỉ một ḿnh âm thanh mới mô tả được. Ṿng tṛn phân đôi – tâm thức biết được phi ngă nhờ

một nhận thức kép.

Kết quả của việc này là thị giác, tức giác quan thứ ba, và là giác quan ghi rơ sự tương giao của các ư tưởng hay là sự tương quan giữa chúng; nó xảy ra song song với Trí Tuệ cả trong thời gian và chức năng. Chúng ta nghe, tiếp xúc hay cảm nhận và tiếp theo là nh́n. Liên quan với sự tương ứng

đó, cần chú ư là thị giác đến cùng với căn chủng thứ ba trong cuộc tuần hoàn này, và giống dân thứ 3 cũng chứng kiến việc thể Trí xuất hiện. Ngă và phi ngă có liên quan trực tiếp và được phối kết với nhau. Sự cộng tác chặt chẽ của chúng trở thành một sự kiện hoàn hảo và mức tiến hoá được đẩy nhanh bằng sức thôi thúc mới.

Ba giác quan chính này (tôi tạm mô tả như thế) kết hợp nhau rất rơ ràng, mỗi giác quan với một trong Ba Ngôi Thượng Đế:

Thính giác -Nhận thức được ngôn từ tứ phân, hoạt động của vật chất, Thượng Đế Ngôi Ba.

Xúc giác -Nhận thức được Đấng Kiến Tạo H́nh Hài thất phân, tụ tập lại các h́nh hài, sự tiếp cận và quan hệ hỗ tương của chúng, Thượng Đế Ngôi Hai. Định luật Thu Hút giữa Ngă với phi ngă bắt đầu tác động.

Thị giác -Nhận ra được tính chất toàn thể, tổng hợp của tất cả, hiểu được Đấng Duy Nhất trong Muôn Loài, Thượng đế Ngôi Một. Định Luật Tổng Hợp, đang tác động giữa mọi h́nh hài mà bản ngă đang chiếm hữu và nhận ra được tính duy nhất cốt yếu của mọi biểu lộ nhờ vào thị giác.

Về phần vị giác khứu giác, chúng ta có thể gọi chúng là các giác quan thứ yếu, v́ chúng được kết hợp chặt chẽ với giác quan trọng yếu là xúc giác. Thực sự chúng phụ thuộc cho giác quan này. Giác quan thứ hai này và mối liên hệ của nó với Thái dương hệ thứ 2 nên được thận trọng nghiền ngẫm. Đó là giác quan có ưu thế liên hệ chặt chẽ nhất với Thượng Đế Ngôi Hai. Điều này đưa ra một gợi ư rất có giá trị nếu được xem xét một cách thích đáng. Thật là hữu ích mà nghiên cứu các phần mở rộng của cơi trần có liên quan với các cơi khác và xem chúng ta được đưa đến đâu. Đó là khả

năng cho phép chúng ta đạt đến bản thể nhờ việc nhận ra lớp vỏ che phủ. Nó giúp cho Chủ Thể Suy Tưởng vận dụng quan năng đó một cách đầy đủ để đặt chính ḿnh liên quan chặt chẽ với bản thể của mọi bản ngă ở mọi tŕnh độ và do đó để trợ giúp trong sự tiến hoá thích hợp của lớp vỏ và để phụng sự một cách linh hoạt. Đấng Từ Bi là một Đấng (bằng xúc giác) được cảm nhận được với đầy đủ hiểu biết và hiểu được cách để hàn gắn và hiệu chỉnh các nhược điểm của phi ngă và như thế để phụng sự cơ tiến hoá một cách linh động. Trong sự liên hệ này, chúng ta cũng sẽ nghiên cứu giá trị của xúc giác được các nhà chữa trị cho nhân loại (những kẻ đang đi theo con đường của Bồ Tát) (1). Chứng minh và hiệu quả của Định Luật Hút và Đẩy khi được họ vận dụng như thế. Các nhà nghiên cứu từ nguyên học ghi nhận rằng căn nguyên của từ ngữ xúc giác có phần mù mờ, nhưng có lẽ hàm ư “kéo theo với chuyển động nhanh”. Ở đây có tàng ẩn toàn bộ bí nhiệm của Thái dương hệ biểu lộ này và nơi đây sẽ được chứng minh sự gia tăng rung động bằng xúc giác. Tĩnh tại, chuyển động, nhịp nhàng là các tính chất biểu lộ bởi phi ngă. Nhịp nhàng, thăng bằng và rung động ổn cố được đạt đến bằng chính khả năng tiếp xúc hay cảm nhận này. Tôi xin minh hoạ vắn tắt để làm cho vấn đề sáng tỏ hơn một ít. Trong việc thiền định, các kết quả ǵ được tạo ra ? Do bởi cố gắng bền bĩ và do bởi sự chú tâm thích đáng vào các qui tắc được đưa ra, người t́m đạo thành công trong việc tiếp xúc được với loại vật chất có một tính chất hiếm hoi hơn là theo thói quen thông thường của y. Y giao tiếp được với linh hồn thể của y, cuối cùng y

1 Con đường của Bồ Tát là con đường của Bác ái Minh triết và của khoa học tỉ mỉ (detailed science) về linh hồn; đó là con đường giáo dục và là con đường mà sau rốt mọi người đều phải vượt qua.

tiếp xúc với vật chất của cơi Bồ đề. Nhờ vào tiếp xúc này, rung động của riêng y tăng lên một cách tạm thời và ngắn ngủi. Về mặt cơ bản, chúng ta trở lại vấn đề mà chúng ta bàn đến trong Bộ luận này. Tiềm hoả của vật chất thu hút về chính nó loại lửa vốn tiềm tàng trong các h́nh hài khác. Chúng tiếp xúc, nhận ra và biết được tiếp theo. Lửa của trí tuệ bùng cháy liên tục và được nuôi dưỡng bằng những ǵ có tính hút và đẩy. Khi cả hai phối hợp, sự kích thích gia tăng mạnh mẽ và khả năng tiếp xúc được tăng cường. Định luật Thu Hút vẫn duy tŕ tác động của nó cho đến khi lửa khác được lôi cuốn và tiếp xúc; và sự phối hợp tam phân được hoàn thành. Trong sự liên quan này đừng quên bí nhiệm của Điểm Đạo Thần Trượng (1). Sau này khi chúng ta xem xét đề tài về các trung tâm lực và Điểm đạo, cần phải nhớ rằng chúng ta đang khảo sát một cách rơ ràng về một khía cạnh của quan năng huyền bí của xúc giác, tức huyền năng của Thượng Đế Ngôi Hai, vận dụng định luật Thu Hút.

Bây giờ chúng ta hăy chấm dứt những ǵ có thể truyền đạt về ba giác quan c̣n lại -thị giác, vị giác, khứu giác – và kế đó tổng kết vắn tắt về các liên hệ của chúng với các trung tâm lực và tác động hỗ tương cùng ảnh hưởng lẫn nhau của chúng. Lúc bấy giờ chừa lại hai điểm cần bàn đến trong đoạn I của quyển Luận Về Lửa Càn Khôn này và một bảng tổng kết. Kế đó chúng ta sẽ tiếp tục một đoạn của thiên khái luận

1 Các cuộc Điểm Đạo được nói đến trong Bộ Luận này là các cuộc điểm đạo chính đưa đến việc mở rộng tâm thức, chính nó dẫn đến sự giải thoát; các cuộc điểm đạo này xảy ra trong linh hồn thể và từ đấy phản chiếu vào thể xác; Điểm Đạo đồ không bao giờ nói ra mức điểm đạo của ḿnh.

bàn về lửa trí tuệ và sự phát triển của các Trí Tinh Quân (1) về cả hai mặt cộng đồng cũng như cá nhân. Chủ đề này có tầm quan trọng cần thiết nhất v́ nó bàn đến toàn bộ con người, Chân ngă, Chủ thể Suy Tưởng và nêu lên sự phối hợp về vũ trụ của lửa vật chất và trí tuệ và việc sử dụng chúng bằng Ngọn Lửa nội tại (indwelling Flame).

Thị giác: Như đă nói ở trước, giác quan này là giác quan liên hệ tối thượng của Thái dương hệ.

Dưới định luật Tiết Kiệm, con người nghe được. Âm thanh thấu nhập vật chất và là căn bản của tính không đồng nhất tiếp theo sau của nó.

Dưới Định Luật Hút, con người đụng chạm và tiếp xúc với những ǵ thu hút sự chú ư của y xuyên qua các làn sóng

199 hoạt động của âm thanh. Điều này đưa đến một t́nh trạng đẩy và hút lẫn nhau giữa Chủ Thể tri giác và những ǵ được tri giác. Nhờ tri giác và kế đó là tiếp xúc, tầm mắt y được mở rộng và y nhận ra được vị trí của ḿnh trong toàn thể trật tự dưới Định luật Tổng Hợp. Thính giác …….. Đơn nhất (Unity) Xúc giác ………. Lưỡng nguyên (Duality) Thị giác ……. Tam nguyên (Triplicity) Món quà (the present) được tóm tắt cho chúng ta trong 3 giác quan này. Công việc của tiến hoá là nhận thức, sử dụng, phối kết và chi phối toàn thể cho đến khi Bản Ngă nhờ ba giác quan này mà trở nên hiểu biết một cách linh hoạt về mọi

1 Trí tinh quân (Manasaputras): các Vị này là Con của Thể Trí (Sons of Mind), nguyên khí biệt ngă (individual principle) trong con người, Chân ngă, Thái dương Thiên thần, trong chính thể xác của Ngài trên các phân cảnh trừu tượng của cơi trí (mental plane).

sắc tướng, mọi rung động và mọi nhịp đập (pulsation) của phi ngă; rồi nhờ sự sắp xếp năng lực trí tuệ, mục đích của bản ngă sẽ là t́m ra chân lư, hay là trung tâm trong ṿng tṛn biểu lộ, đối với Bản Ngă, vốn là trung tâm thăng bằng và là điểm duy nhất mà sự phối kết được hoàn hảo, lúc bấy giờ Bản Ngă có thể tự ḿnh tách ra khỏi mọi bức màn, mọi sự tiếp xúc và mọi giác quan. Trong mỗi biểu lộ điều này dẫn đến ba loại phân cách :

Giáng hạ tiến hoá. Sự phân ly của vật chất, hay cái đơn nhất trở thành cái đa tạp. Các giác quan được phát triển, bộ máy được Bản Ngă làm cho hoàn thiện để vận dụng vật chất. Điều này xảy ra dưới Định Luật Tiết Kiệm.

Thăng thượng tiến hoá. Cho đến lúc ở trên đường đệ tử dự bị. Sự hoà nhập Tinh Thần và Vật Chất, và việc vận dụng các giác quan trong một sự đồng nhất hoá luỹ tiến của Bản ngă với mọi h́nh hài từ cái thấp nhất đến những h́nh hài tương đối được thanh lọc. Điều này xảy ra dưới Định luật Hút.

Thăng thượng tiến hoá trên Thánh đạo. Tinh thần lại tách ra khỏi vật chất, tinh thần đồng hoá với Đấng Duy Nhất và sau đó là sự loại bỏ sắc tướng. Lúc bấy giờ các giác quan được

200 tổng hợp thành khả năng hoạch đắc, c̣n Bản Ngă không c̣n hữu dụng thêm nữa cho phi ngă. Nó phối hợp với Toàn Ngă (All-Self). Điều này xảy ra dưới Định Luật Tổng Hợp. Nếu điều này được ghi nhận trong trí, nó đưa đến việc hiểu được rằng sự phân ly của Tinh thần ra khỏi hiện thể vật chất bao hàm hai trạng thái của Đấng Đại Toàn Duy Nhất (the One Great All); nơi đây hiện ra công tŕnh của Đấng Sáng Tạo, Đấng Bảo Tồn và Đấng Huỷ Diệt. Khi giác quan thứ ba, tức thị giác, tiến đến chỗ hoàn thiện cuối cùng, thuật ngữ được dùng là thuật ngữ hoàn toàn

không thích hợp, đó là sự nhận thức (realisation). Đăo sinh hăy nghiên cứu kỹ càng sự biểu lộ thấp nhất và cao nhất của các giác quan như đă được nêu ra trong bảng trước đây và ghi nhận ư nghĩa huyền bí của các diễn đạt được dùng trong phần tổng kết.

Thính giác….. Toàn phúc. Điều này được thực hiện qua phi ngă. Xúc giác  …… Phụng sự. Thành toàn của công việc của Bản Ngă đối với phi ngă.

Thị giác …….. Nhận thức. Nhận biết về bộ ba cần trong biểu lộ hay tác động phản xạ của bản ngă và phi ngă.

Vị giác  ……… Hoàn thiện. Tiến hoá hoàn toàn xuyên qua việc sử dụng phi ngă và sự thích hợp được hiểu rơ của nó.

Khứu giác ….. Kiến thức hoàn hảo.  Nguyên khí trí tuệ trong hoạt động phân biệt của nó, hoàn thiện việc liên quan hỗ tương giữa Ngă với phi ngă.

Tất cả mọi điều này có liên hệ đến phàm ngă hoàn thiện đă được nhận thức.

Trong mọi hoàn thiện được nhận ra này, tri thức về Bản Ngă và tiến tŕnh đồng nhất hoá theo cấp độ, sử dụng, vận dụng và sau cùng thải hồi phi ngă bằng Bản Ngă, bấy giờ được nhận biết một cách rơ rệt. Y nghe được nốt của thiên nhiên và nốt của Chân Thần của ḿnh; y nhận thức được sự tương đồng của chúng, sử dụng sự rung động của chúng và chuyển chúng một cách nhanh chóng qua ba giai đoạn: Sáng Tạo, Bảo Tồn và Huỷ Diệt.

Y tiếp nhận được hay cảm nhận được mức rung động của h́nh hài hay phi ngă trong mọi mức độ khác nhau, nhận ra được sự đồng nhất của y trong thời gian và không gian, đồng thời với các mục đích hiện tồn hoặc hiện hữu và bằng ba Định Luật Tiết Kiệm, Thu Hút và Tổng Hợp, y vận dụng, phối hợp và sau rốt tách ra chính ḿnh. Y nhận ra diễn tŕnh tiến hoá tam phân và bằng cách phát triển nội nhăn thông, thấy được trong tâm của hệ thống đại và tiểu thiên địa, cái Ngă duy nhất dưới nhiều h́nh thức và sau rốt đồng nhất hoá chính y với cái Ngă duy nhất ấy, bằng cách cố ư thải bỏ cái phi ngă sau khi đă hoàn toàn chinh phục và sử dụng nó.

 

Vị giác. Y nếm rồi cuối cùng phân biện, v́ vị giác là giác quan trọng yếu bắt đầu có ảnh hưởng trong tiến tŕnh phân biện vốn xảy ra vào lúc mà bản chất hư huyễn của vật chất dần dần được nhận ra. Sự phân biện là diễn biến có tính cách giáo dục mà chính Bản Ngă lệ thuộc vào trong lúc mở trực giác -loại quan năng mà nhờ đó Bản Ngă nhận ra được bản thể riêng của nó ở trong và dưới mọi h́nh thể. Sự phân biện liên quan đến nhị nguyên tính của bản chất, Bản Ngă và phi ngă, và là phương tiện phân biệt của chúng trong tiến tŕnh trừu xuất; trực giác liên hệ đến sự hợp nhất và là khả năng của Bản Ngă để tiếp xúc với các Bản Ngă khác, và không phải là một quan năng mà nhờ đó phi ngă được tiếp xúc. Do đó, ít có được trực giác vào lúc này, do bởi sự biệt ngă hoá mạnh mẽ của Chân ngă và sự đánh đồng của Chân ngă với h́nh hài -một sự đánh đồng cần thiết vào thời điểm đặc biệt này. V́ vị giác trên các cơi cao được phát triển, nó đưa đến một trong các dị biệt tế nhị hơn bao giờ, mà cho đến nay điều đó sau rốt, qua h́nh hài, đưa đến đúng tâm của bản chất con người.

Khứu giác là quan năng nhận thức bén nhạy mà sau rốt đưa con người về lại cội nguồn của ḿnh, tức cơi nguyên h́nh (1), cơi này mới là chỗ ở đích thực của con người. Một nhận thức về sự dị biệt được bồi đắp đă tạo nên một bất măn

202      thiêng liêng trong tâm của kẻ hành hương ở viễn xứ; đứa con đi hoang (2) rút ra được các so sánh; y đă phát triển bốn giác quan khác và y vận dụng được chúng. Bây giờ đến quan năng nhận thức rung động đối với rung động quen thuộc (home vibration) nếu có thể diễn tả được như thế. Đó là đối phần tâm linh (spiritual counterpart) của loại giác quan, mà ở thú vật, bồ câu và các loại chim khác, giác quan đó hướng dẫn chúng trở về đúng địa điểm quen thuộc mà nơi đó chúng đă đến lúc đầu. Đó là việc hiểu được rung động của Bản Ngă và việc quay về nhanh chóng nhờ loại bản năng đưa đến cội nguồn ban đầu.

Việc nghiên cứu đề tài này khơi dậy nhận thức về sự bao la của lănh vực tư tưởng liên hệ -tức lănh vực phát triển tiến hoá toàn bộ của con người. Tuy nhiên, tất cả những ǵ có được ở đây cũng như ở nơi khác là vạch ra đường lối tư tưởng cho việc cân nhắc cẩn thận và nhấn mạnh một vài ư tưởng có thể dùng như các tư tưởng căn bản cho hoạt động trí tuệ trong tương lai của thế hệ ngay trước mắt. Các sự kiện sau đây cũng phải được ghi nhớ khi nghiên cứu về vật chất :

a. Đó là các giác quan đă được bàn đến trong đoạn này của quyển Luận Về Lửa Càn Khôn v́ chúng có liên hệ đến h́nh hài vật chất. Nó đúng ra, 5 giác quan, theo như chúng ta

1 Cơi nguyên h́nh tức là cơi Adi (xem lại trang 79, phần Anh ngữ. ND) 2 Đứa con đi hoang (prodigal son) tức là linh hồn (Trích “Light of the Soul” trang 173.  ND)

biết, là các phương tiện tiếp xúc được thiết lập bởi Chủ Thể Suy Tưởng (đă an trú vào thể dĩ thái của y) và t́m được biểu lộ của chúng trong h́nh hài vật chất ở các trung tâm thần kinh, các tế bào năo, các trung khu thần kinh (ganglia) và đám rối (plexus) mà khoa học ngoại môn nhận biết được.

Đó là các giác quan dùng cho tất cả các mục đích biểu lộ hiện nay, điểm tập trung của chúng ở trên cơi cảm dục và do đó chủ yếu là ở dưới tác động kích thích của đan điền ­điểm tập trung lớn đó ở trung tâm cơ thể vốn là tác nhân kích thích đối với hầu hết gia đ́nh nhân loại vào lúc này.

V́ lẽ tam giác cao bắt đầu phát huy tác dụng và sự an trụ tiến tới các bí huyệt cao, nên các giác quan bắt đầu làm cho chính chúng được cảm nhận ở trên cơi trí và con người

 

203      bắt đầu có tri giác trên cơi đó. Trong cơ thể con người, chúng ta có một phản ảnh đáng chú ư về sự chuyển đổi sự an trụ từ Phàm ngă đến Chân ngă hay là vào tận linh hồn thể trong cách phân chia hiện có giữa cơi thượng trí và cơi hạ trí và đường phân chia của cách mô giữa phần trên và phần dưới của cơ thể. Dưới cách mô, chúng ta có 4 trung tâm lực thấp :

 

1. Đan điền

 

2. Lá lách

 

3. Cơ quan sinh sản

 

4. Đáy xương sống Phía trên là 3 trung tâm lực cao:

 

 

1. Tim

 

2. Cổ họng

 

3. Đầu

 

Trong tiểu thiên địa, chúng ta có 4 thể thấp, (tứ hạ thể) tách biệt với Ba Thể Cao (Tam Thượng Thể) theo cùng một cách thức và sự tương đồng này cần được suy ngẫm. Do đó,

bằng sự thận trọng trong tư tưởng, chúng ta có thể tạo nên tác động phản xạ của các trung tâm lực và các giác quan theo quan điểm các cơi khác nhau, nên nhớ rằng khi các trung tâm lực được khơi hoạt, tiến tŕnh diễn ra theo ba giai đoạn :

Thứ nhất: Giai đoạn khơi hoạt trên cơi trần và các trung tâm lực từ từ tăng gia hoạt động, cho đến khi đạt đến con đường Đệ tử Dự bị. Giai đoạn này diễn ra song song bằng việc tăng thêm sự hữu dụng của các giác quan và việc vận dụng thường xuyên các giác quan để nhận ra Chân ngă và các lớp vỏ của nó.

Thứ nh́. Giai đoạn thức tỉnh trên cơi cảm dục và hoạt động từ từ tăng lên của các trung tâm lực, cho đến khi đạt được Điểm Đạo thứ nhất. Điều này diễn ra song song bằng việc vận dụng các giác quan vô cùng bén nhạy cho các mục đích phân biệt giữa Ngă với phi ngă.

Thứ ba. Giai đoạn thức tỉnh trên cơi trí và sự tăng gia hoạt động dần dần của các trung tâm lực và các giác quan. Hiệu quả trong cả hai trường hợp đều đưa đến việc đồng nhất hoá của Bản Ngă với bản thể riêng của nó trong mọi nhóm và thải bỏ các lớp vỏ và các h́nh hài.

Sự phát triển này diễn ra song song trên hai cơi cao đồng thời cũng ở trong cơi thấp và v́ các giác quan thuộc thể cảm dục bắt đầu hoạt động hoàn hảo, các trung tâm lực tương ứng trên cơi Bồ đề bắt đầu hoạt động cho đến khi sự tương tác về rung động giữa cả hai trở nên hoàn hảo, mănh lực của Tam Thượng Thể có thể được cảm nhận một cách rơ rệt trong phàm ngă xuyên qua thể cảm dục.

Lần nữa, các xoáy lực tương ứng trên cơi Niết Bàn bắt đầu rung động một cách linh hoạt v́ các trung tâm lực thuộc

thể trí trở nên có chiều đo thứ tư, cho đến khi chúng ta có sự hoạt động của luồng hoả kỳ diệu hiện ra trên ba cơi giới. Theo quan điểm về luồng hoả (1), tạm thời không xét về 205 hào quang và màu sắc của nó; sự phát triển tiến hoá cũng đánh dấu bằng một tiến tŕnh cũng rơ ràng như thế.

1 Lửa của vũ trụ biểu lộ chia làm 7 (septenary). Thượng Đế Ba  Ngôi biểu lộ qua 7 Lửa:

 Lửa điện …..…….     7 Hành Tinh Thượng Đế

 Lửa thái dương           … Tiến hoá của 7 Thực thể Thông Linh qua các hiện thể của các Ngài phát triển thành 7 nguyên khí.

 Lửa do ma sát …… 7 dăy hành tinh.

 

Chúng là 7 trung tâm lực của Thượng Đế. Một Hành Tinh Thượng Đế biểu lộ qua một dăy hành tinh.

 Ngài là lửa điện …………..  7 Thực Thể Thông Linh thái dương làm linh hoạt mỗi bầu hành tinh.

Ngài là lửa thái dương….. Tiến hoá của sự sống qua các h́nh hài, phát triển ra 7 nguyên khí.

 Ngài là lửa do ma sát   …… 7 bầu hành tinh Mỗi Hành Tinh Thượng Đế có  7 nguyên khí. Con người, tức Tiểu thiên địa, biểu lộ qua các hiện thể của y:

 

 Y là lửa điện ………… Chân Thần, một Thực Thể Thông Linh thái dương

 Y là lửa thái dương …….Tiến hoá của Sự sống qua các hiện thể để phát triển  7 nguyên khí.

 Y là lửa do ma sát …….... 7 thể (sheaths)

 

1. Linh thể (Atmic)        2. Thể Bồ đề

3. Linh hồn thể             4. Thể trí

5. Cảm dục thể 6. Dĩ thái thể 7. Thể xác Con người của cơi trần biểu lộ trong ba cơi thấp :

 

1. Lửa điện …………….. Chân ngă

 

2. Lửa thái dương………  7 trung tâm lực

 

 

Làm cho sinh động nội nhiệt của các thể, hay là các điểm lửa rất nhỏ tiềm tàng trong mỗi nguyên tử cá biệt của vật chất. Tiến tŕnh này diễn ra trong cả ba thể, đầu tiên chậm chạp, sau đó nhanh hơn và cuối cùng xảy ra đồng thời và một cách tổng hợp.

Đưa vào hoạt động từ trạng thái tiềm tàng của 7 trung tâm lực trên mọi cơi giới, bắt đầu từ dưới lên trên, cho đến khi các trung tâm lực (tuỳ theo cung và loại) được liên hệ hỗ tương và được phối hợp. Có 35 xoáy lửa lộ ra trong một vị Chân Sư hoàn thiện -tất cả đều có hoạt động toả chiếu (radiant activity) và tất cả đều có tính tương tác.

Các xoáy hay các luân xa (wheels) với ngọn lửa sáng dịu được nối nhau bằng các tam giác lửa lưu chuyển từ tam giác này sang tam giác khác. Cho đến khi chúng ta có một mạng gồm các tuyến lửa, nối liền các trung tâm của lửa linh hoạt và chứng thực cho câu nói rằng Các Con của Trí Tuệ là các Ngọn Lửa.

Các trung tâm này đạt đến t́nh trạng hoàn thiện như trạng thái Tinh Thần hay trạng thái Ư chí bao giờ cũng được kiểm soát đầy đủ. Các tam giác hợp nhất được tạo ra bởi tác động của lửa trí tuệ, trong khi lửa vật chất giữ chặt h́nh hài với nhau theo một tŕnh tự đă được an bài. Thế nên sự phụ thuộc lẫn nhau của vật chất, trí tuệ và Tinh Thần có thể thấy được và hiện ra dưới con mắt người có nhăn thông như là sự phối hợp của 3 thứ lửa.

Trong Hành Tinh Thượng Đế và cơ thể của Ngài, một dăy các bầu hành tinh (1) cũng có thể được nh́n thấy và ở đây

 

3. Lửa do ma sát ………   các thể. 1 Các Dăy Hành Tinh là

Luận về lửa càn khôn

7 Hành Tinh Thượng Đế … Sắc tướng, mặt trời và 7 hành tinh thánh thiện  (GLBN   I, 100,  155)

Một số danh xưng và đặc tính của các Ngài là :

 7 Hành Tinh Thượng Đế hay 7 Tinh Quân trước Thiên Toà.

 7 vị Thiên Tôn (Kumaras) …      (GLBN  III, 59, 327)

 7 Thần Thái Dương (solar deities)  GLBN  I, 114, 228,  II  92, 257

 7 Đấng Nguyên Thuỷ (The primordial seven)           GLBN  I, 116

 

 

e. 7 Đấng Kiến Tạo (Builders)..         

GLBN  I, 152, 153.

f. 7 Linh Khí Tinh Thần (intellectual Breaths)     

        GLBN II 332.

g. 7 Đức Bàn Cổ (Manus)           

       GLBN  I, 488

h. Các Linh Hoả (the Flames)       

     GLBN  II, 258.

Các Ngài đến từ các thiên kiếp trước

GLBN  II, 99

Bản chất các Ngài là tri thức và bác ái

GLBN  II, 275, 619

7 Hành Tinh thánh thiện là

 

 

1. Thổ tinh (Saturn) ..       2. Mộc tinh  (Jupiter)

3. Hoả tinh (Mars) … 4. Thái dương (Sun)(thay cho hành tinh khác)             5. Kim Tinh (Venus)

6. Thuỷ tinh (Mercury) 7. Nguyệt cầu (Moon)(thay cho một hành tinh khác).

Hải Vương tinh (Neptune) và Thiên vương tinh (Uranus) không được kể ra ở đây, hành tinh Vulcan cũng thế. Quỹ đạo của Hải Vương tinh hiển nhiên bao gồm toàn thể ṿng giới hạn.

Hành tinh Vulcan ở trong ṿng quỹ đạo của Thuỷ tinh.

Mỗi vị Hành Tinh Thượng Đế biểu lộ qua một dăy gồm 7 bầu hành tinh. Tất cả 7 Hành Tinh Thượng Đế đều có ảnh hưởng đến một dăy, nhưng chỉ một trong các Ngài là Thực Thể Thông Linh hoá thân (incarnating Entity). Các Ngài có ảnh hưởng trên :

 Một bầu nào đó trong dăy b. Một cơi nào đó

 Một cuộc tuần hoàn nào đó d. Một chu kỳ thế giới nào đó

Một căn chủng nào đó f. Một phụ chủng nào đó

 Một chi chủng nào đó h. Một nhóm nào đó

 

260 206 ta cần nhớ kỹ rằng 7 dăy của một hệ thống hành tinh là biểu hiện của một Hành Tinh Thượng Đế. Các Hành Tinh Thượng Đế đang tự biểu lộ thông qua một hệ thống gồm 7 dăy và có lẽ, sự nhấn mạnh được đưa ra không đúng lúc vào hành tinh hồng trần trọng trược, trong bất cứ dăy đặc thù nào. Điều này tạo ra sự kiện là sự quan trọng của dăy có phần nào bị bỏ qua. Mỗi một trong số 7 dăy có thể được xem như là mô phỏng 7 trung tâm lực của một trong các Hành Tinh Thượng Đế. Tuy nhiên, ư tưởng về các nhóm Chân Ngă hợp thành các

trung tâm lực trong Hành Tinh Thượng Đế lại đúng, nhưng trong sự liên quan này điều quan hệ nằm ở các trung tâm lực trên cơi Bồ đề và Niết Bàn (1).

207 Liên hệ với điều này có một điểm cơ bản đừng bao giờ quên: 7 Hành Tinh Thượng Đế này có thể được xem như đang lâm phàm ở cơi trần qua trung gian một hành tinh hồng trần và ở đây có ẩn bí mật về sự tiến hoá hành tinh. Ở đây tàng ẩn bí mật của hành tinh chúng ta, bí mật nhất trong tất cả các hành tinh. Cũng như nghiệp quả cá nhân khác xa với nghiệp quả của các Thượng Đế khác, và nghiệp quả của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta là một nghiệp nặng và giấu trong bí mật của phàm ngă vào lúc này. Lại nữa, tuỳ theo các trung tâm lực hoạt động hay bất động, sự biểu lộ cũng khác nhau và sự khảo sát mở ra một thích thú to tát và trừu tượng liên quan đến Thái dương hệ.

5. Các trung tâm lực và sự Điểm đạo

i. Một đơn vị nhân loại nào đó. 1 Trong GLBN, các Con của Trí Tuệ được nói đến như là các ngọn lửa. Trong câu kinh VII, 4 “Đây là lửa ba ngọn với 4 bấc. Bấc là các tia lửa từ ngọn lửa chẽ ba, phóng ra bởi 7 ngọn lửa. Tia lửa treo trên ngọn lửa bằng sợi Fohat tinh anh nhất”.

Chúng ta đă bàn vắn tắt về tiến hoá của các trung tâm lực, với chức năng, cơ cấu và hoạt động dần dần tăng gia của chúng từ mức độ tương đối bất động cho đến khi chúng hoàn toàn hoạt động. Kế đó, chúng hoàn toàn trở thành các hoả luân (bánh xe lửa) sinh động, phân biệt bằng một chuyển động kép ở ngoại biên và ở các luân xa đang xoay tṛn bên trong và do một hiệu quả của chiều đo thứ 4, đầu tiên tạo nên sự chỉnh hợp của các xoáy lực tinh anh bên trong với các trung tâm lực dĩ thái tương ứng ở bên ngoài. Sự chỉnh hợp này xảy ra sau cùng vào lúc điểm đạo.

Vào lúc cuộc điểm đạo xảy ra, tất cả các trung tâm lực đều linh hoạt và 4 trung tâm lực thấp (tương ứng với phàm ngă) bắt đầu chuyển luồng hoả vào ba trung tâm lực cao. Sự quay kép trong các trung tâm lực thấp được nh́n thấy rơ ràng và 3 trung tâm lực cao bắt đầu trở nên linh hoạt tương tự. Do việc đặt sát vào Điểm Đạo Trượng trong Lễ Điểm Đạo, một số kết quả được đạt đến liên quan với các trung tâm lực có thể được liệt kê như sau:

a. Luồng hoả ở đáy xương sống được hướng rơ rệt về bất

208      cứ trung tâm lực nào là mục tiêu được chú tâm đặc biệt. Điều này thay đổi tuỳ theo cung hay công tác chuyên biệt hoá của Điểm đạo đồ.

b. Trung tâm lực có hoạt động tăng lên, tốc độ tiến hoá của nó cũng gia tăng, và một số trong các nan giữa của bánh xe trở nên rực rỡ linh hoạt hơn. Các nan này, mà một số nhà nghiên cứu c̣n gọi là cánh của hoa sen, có liên quan chặt chẽ với các loa tuyến (spirillae, ṿng xoắn ốc) khác nhau trong các nguyên tử thường tồn. Qua sự kích thích của chúng, nơi đó có một hay nhiều loa tuyến tương ứng trong các nguyên tử thường tồn, bắt đầu hoạt động trên 3 cơi thấp. Sau cuộc

điểm đạo thứ ba, một sự kích thích tương tự xảy ra trong các nguyên tử thường tồn của Tam Thượng Thể dẫn đến sự phối hợp của hiện thể Bồ đề và chuyển đổi từ sự an trụ thấp thành sự an trụ cao.

c. Bằng việc đặt sát vào Điểm Đạo Trượng, mănh lực giáng xuống từ Chân ngă đến phàm ngă được tăng gấp ba, hướng của mănh lực đó tuỳ thuộc vào nơi mà các trung tâm lực nhận được sự chú tâm là thể dĩ thái hoặc thể cảm dục ở các cuộc điểm đạo 1 và 2, hay là Điểm đạo đồ đang đứng trước Đấng Chưởng Quản Địa Cầu. Trong trường hợp sau, các trung tâm lực ở thể trí của y hay các xoáy lực, tương ứng của chúng trên các phân cảnh cao sẽ nhận được kích thích. Khi Đức Chưởng Giáo chủ lễ trong cuộc Điểm đạo 1 và 2, chiều hướng của thần lực từ Tam Thượng Thể được xoay về phía làm sinh động quả tim, đồng thời trung tâm lực cổ họng và năng lực tổng hợp thần lực của các trung tâm lực thấp được gia tăng mạnh mẽ. Khi Đấng Điểm Đạo Độc Tôn (The One Initiator) đặt sát Thần Lực Trượng của Ngài, th́ luồng thần lực từ Chân Thần đi xuống, và mặc dù cổ họng và tim gia tăng mức rung động theo sự đáp ứng, th́ hướng chính của thần lực cũng là tiến về bảy trung tâm lực trên đầu và sau cùng (vào lúc được giải thoát) đến trung tâm lực toả chiếu trên đỉnh đầu và tổng hợp 7 trung tâm lực thứ yếu trên đầu.

d. Vào lúc điểm đạo, các trung tâm lực nhận được một cơ 209 hội mới, đó là có được khả năng rung động và sức mạnh, điều này đưa đến kết quả như sau trong cuộc sống bên ngoài:

Thứ nhất. Tăng mức nhạy cảm và thanh lọc các hiện thể, mà trước tiên có thể đưa đến kết quả là gây nhiều đau đớn cho điểm đạo đồ, nhưng lại tạo được khả năng đáp ứng để hứng chịu cái đau khổ phụ xảy ra nặng nề hơn.

Thứ hai. Việc phát triển khả năng tâm thông có thể lại đưa đến phiền muộn nhất thời, nhưng rốt cuộc tạo nên được nhận thức về Bản ngă duy nhất trong Vạn ngă (all selves), vốn là mục tiêu phải nỗ lực.

Thứ ba. Do sự đi lên từ từ của hoả xà, mà có việc bừng cháy và tiến tới chính xác theo dạng h́nh học của hoả xà, qua mạng lưới dĩ thái. Kết quả của sự đi lên này là tạo ra được sự liên tục về tâm thức giúp cho điểm đạo đồ vận dụng thời gian một cách có ư thức như là một yếu tố trong các kế hoạch tiến hoá.

Thứ tư. Dần dần hiểu được Định Luật Rung Động như là một trạng thái của định luật kiến tạo căn bản; điểm đạo đồ học hỏi một cách có ư thức để kiến tạo, để vận dụng chất liệu tư tưởng, để hoàn thành các kế hoạch của Thượng Đế, để làm việc với bản chất tinh thần và để áp dụng định luật trên các cơi trí tuệ và nhờ đó tác động vào cơi trần. Chuyển động xuất phát từ vũ trụ trên các cơi trí vũ trụ và trong tiểu thiên địa cũng sẽ được nhận thấy theo cùng một trật tự như thế. Nơi đây có một ẩn ngôn huyền bí (occult hint) sẽ tiết lộ nhiều điều nếu được suy gẫm. Trong lễ điểm đạo, lúc đặt sát Thần Trượng, điểm đạo đồ sẽ hiểu được một cách thấu đáo ư nghĩa của Định Luật Hút trong việc kiến tạo h́nh hài và trong việc tổng hợp 3 loại lửa. Khả năng của y để lưu giữ những điều thu thập được và việc chính y áp dụng định luật sẽ tuỳ thuộc vào năng lực và sự tiến bộ của y.

e. Do việc đặt sát Thần Trượng, hoả xà sẽ đi lên và việc tiến lên của luồng hoả được hướng dẫn. Luồng hoả ở đáy

210      xưong sống và luồng hoả của thể trí được điều khiển dọc theo một số đường hay tam giác do tác động của Thần Trượng khi Thần Trượng di động theo một cách thức đặc

biệt. Theo Định Luật Điện Khí (the Laws of Electricity), có một lư do huyền bí rơ ràng đàng sau sự kiện đó là, mỗi điểm đạo đồ khi được tŕnh ra với Đấng Điểm Đạo, được hai Chân Sư đi kèm theo, các Ngài đứng hai bên điểm đạo đồ. Cả ba vị hợp thành một tam giác giúp cho công việc có thể diễn tiến.

f. Sức mạnh của Thần Trượng có hai phần, c̣n huyền năng của Thần trượng rất khủng khiếp. Tách riêng ra một ḿnh, điểm đạo đồ không thể nhận lượng điện thế truyền sang mà không vô cùng nguy hiểm, nhưng khi lập thành dạng tam giác, lực truyền trở nên an toàn. Hai Đức Thầy đỡ đầu cho điểm đạo đồ; tượng trưng cho hai cực của Tổng Điện (the electric All); do đó phần việc của mỗi Chân Sư là chống chịu với mọi ứng viên điểm đạo, khi các ứng viên này đến trước Đấng Điểm Đạo.

Khi các Điểm Đạo Trượng được giữ trong tay của Đấng Điểm Đạo ở vị thế hành lễ của Ngài và vào các mùa được ấn định, chúng tác động như tác nhân truyền điện lực từ các mức độ rất cao – thực ra cao đến nỗi “Viên Kim Cương cháy rực” vào lúc các cuộc điểm đạo cuối cùng (thứ 6 và thứ 7) truyền thần lực, xuyên qua Thượng Đế, hoàn toàn từ bên ngoài Thái dương hệ. Chúng ta cần nhớ rằng Thần Trượng chính yếu này là Thần Trượng được dùng trên hành tinh này, nhưng trong Thái dương hệ có nhiều Thần Trượng như thế và chúng được nhận ra ở 3 cấp, nếu có thể diễn tả như thế.

Thứ nhất. Điểm Đạo Trượng được dùng cho 2 cuộc điểm đạo đầu và được Đức Chưởng Giáo, tức Đức Christ sử dụng. Nó được từ điển hoá bằng việc đặt vào “Viên Kim Cương Cháy Rực”, -việc từ điển hoá được lặp lại khi mỗi vị Tân Chưởng Giáo nhậm chức. Có một nghi thức huyền diệu được hoàn thành vào lúc mà một Tân Chưởng Giáo đảm nhận

công tác của Ngài. Trong buổi lễ, Ngài nhận Thần Trượng – cũng là Thần Trượng được dùng từ lúc thành lập Thánh Đoàn của hành tinh chúng ta – và dâng Thần Trượng này ra trước Đấng Chưởng Quản Địa Cầu, Ngài cho Thần Trượng

211 này tiếp xúc với Thần Trượng riêng của Ngài khiến cho điện năng của nó được tái nạp mới lại. Nghi lễ này diễn ra tại Shamballa (1) (2). Thứ hai. Điểm Đạo Trượng được biết như là “Viên Kim Cương Cháy Rực” và được Đức Sanat Kumara, Đấng Điểm Đạo độc tôn, trong Thánh kinh gọi là Đấng Thái Cổ (Ancient of Day). Thần Trượng này được tàng trữ ở ‘Đông Phương’ và nắm giữ tiềm hoả đang toả chiếu ra từ Tôn giáo Minh Triết. Thần Trượng này được Đấng Chưởng Quản Địa Cầu mang đến khi Ngài khoác lấy sắc tướng và giáng lâm vào hành tinh chúng ta cách đây 18.000.000 năm. Trong mỗi chu kỳ thế gian, mỗi khi Thần Trượng lệ thuộc vào một diễn tiến tương tự như diễn tiến của Thần

1 Shamballa. Đảo Thiêng (the Sacred Island) trong sa mạc Gobi. Ở giữa Trung Á (central Asia) nơi mà Đức Ngọc Đế (tức Đấng Chưởng Quản Địa Cầu đặt Bản Doanh của Ngài. H.P.B. nói đó là một địa điểm rất huyền bí v́ bởi các liên kết về sau này của nó. GLBN  II, 413. 2 Đức Chưởng Giáo (The World Teacher) nhận nhiệm sở theo chu kỳ. Các Chu kỳ của Ngài không ăn khớp với các chu kỳ của Đức Bàn Cổ v́ Đức Bàn Cổ giữ nhiệm sở cho toàn thể căn chủng. Đức Chưởng Giáo ban ra chủ âm (key note) cho các tôn giáo khác nhau, và là nguồn phát ra các xung lực tôn giáo theo chu kỳ. Kỳ gian (duration) các chu kỳ của Ngài không được công bố. Đức Phật giữ nhiệm sở trước Đức Chưởng Giáo hiện tại và do sự Đắc Pháp (Illumination) của Phật, nhiệm sở của Ngài được Đức Di Lặc (Lord Maitreya) thay thế, Đấng mà người Tây phương gọi là Đức Christ.

Trượng thứ yếu chỉ vào lúc này nó được nạp điện lại bằng tác động trực tiếp của chính Thượng Đế, tức Thái Dương Thượng Đế. Chỉ có Đức Chưởng Quản Địa Cầu mới biết được nơi cất giữ Thần Trượng này, c̣n các vị Chohan của các Cung và (vốn là linh phù của cuộc tiến hoá này), vị Chohan của Cung thứ hai -dưới Đấng Chưởng Quản Địa Cầu -là vị bảo quản chính của Thần Trượng này, có các Thiên Thần cao cấp của cơi thứ 2 trợ giúp. Các Hoạt Động Phật chịu trách nhiệm coi sóc Thần Trượng và dưới các Ngài là các Đế Quân (Chohan) của các cung. Điều đó xảy ra chỉ vào lúc ấn định khi nào công tác đặc biệt đă được hoàn thành. Thần Trượng được dùng chẳng những vào lúc con người được điểm đạo, mà c̣n dùng cho một vài chức năng của hành tinh, các chức năng đó, cho đến nay không được nêu ra. Thần Trượng có vị trí và chức năng trong một số nghi lễ liên quan với ṿng tiến hoá bên trong (1) và với tam giác hợp thành bởi Địa cầu, Hoả tinh và Thuỷ tinh. Nhưng điều đó chưa được phép nói nhiều hơn

212 vào lúc này. Thứ ba. Điểm Đạo Trượng được Thái Dương Thượng Đế vận dụng trong số các vật khác được gọi là “Linh Hoả Thất Bội” (‘Sevenfold Flaming Fire’). Thần Trượng này được Thượng Đế của sao Sirius (Thiên Lang) giao cho Thượng Đế của chúng ta và gởi đến Thái dương hệ chúng ta từ mặt trời toả chiếu đó. Một trong các mục tiêu của Thần Trượng là để dùng trong các trường hợp khẩn cấp. Linh phù vĩ đại này chưa bao giờ được dùng trong cách đặc biệt này, dù là gần

1 Ṿng tiến hoá bên trong (inner round) là một chu kỳ huyền bí ít được nhắc đến. Nó không liên quan với việc biểu lộ qua bảy hệ thống hay các bầu hành tinh, nhưng có liên quan với vài trạng thái của Sự Sống bên trong hay linh hồn.

hai lần được dùng như thế, -một lần vào thời Atlantis, và một lần trong năm thứ ba của cuộc chiến tranh vừa qua. Thần Trượng này được dùng vào lúc điểm đạo của bảy Hành Tinh Thượng Đế trên các cơi vũ trụ. Nó cũng được dùng trong các cuộc điểm đạo của các nhóm, điều mà hầu như chúng ta không thể hiểu được. Thần Trượng được đặt sát vào các trung tâm lực của bảy Hành Tinh Thượng Đế giống như Thần Trượng nhỏ hơn được đặt sát vào các trung tâm lực của con người, hiệu quả cũng như nhau, chỉ có điều là ở trên một mức độ rộng lớn hơn. Không cần phải nói, điều này là một vấn đề bao la, trừu tượng và không liên hệ đến các con của nhân loại. Nó chỉ được đề cập đến, v́ sự kê khai các Điểm Đạo Trượng sẽ không đầy đủ nếu không kể đến nó, và nó dùng để chứng tỏ sự tổng hợp kỳ diệu của toàn thể, và vị trí của Thái dương hệ trong một hệ thống c̣n vĩ đại hơn nữa.

Trong mọi sự việc vũ trụ ta đều thấy có định luật và trật tự hoàn hảo, và sự phân chi của thiên cơ có thể thấy được trên mọi cơi chính cũng như mọi cơi phụ. Thần Trượng vĩ đại nhất này ở trong sự chăm sóc của nhóm vĩ đại thứ nhất của các Nghiệp Quả Tinh Quân. Nó được mô tả như là Thần Trượng mang một điện thế của thần lực Fohat thuần tuư từ các cơi vũ trụ. Hai Thần Trượng nhỏ mang các sức mạnh Fohat khác nhau. Thần Trượng của Thượng Đế được giữ bên trong Thái dương và chỉ được nạp điện lại lúc bắt đầu mỗi 100 năm của Brahma.

Lư do tại sao Thần Trượng được bàn đến ở đây là v́ chúng có liên quan nhất định đến các trung tâm lực vốn là các xoáy lực trong vật chất (force vortices in matter) và (dẫu rằng các 213 vận hà cho sức mạnh tinh thần hay các trung tâm lực trong đó “ư chí hiện tồn” t́m cách biểu lộ) và biểu lộ dưới h́nh

thức hoạt động trong vật chất. Chúng là các trung tâm của sự sống, và cũng như người ta không thể, trong khi biểu lộ tách ra 2 cực Tinh Thần và vật chất, cũng vậy người ta không thể, trong khi điểm đạo, đặt sát Thần Trượng mà không đem đến các hiệu quả rơ rệt giữa hai cực. Các Thần Trượng được tích điện bằng Fohat vốn là lửa của vật chất cộng với lửa điện, đó là hiệu quả của các Thần Trượng. Bí mật không thể được giải thích rơ ràng hơn v́ các bí mật về điểm đạo không thể được truyền đạt.

Nơi đây, c̣n nhiều điều nữa về vấn đề này được phổ biến mặc dù có nhiều kẻ đă nghe thấy các việc này.

 

ĐOẠN F

ĐỊNH LUẬT TIẾT KIỆM

 

Đây là định luật chi phối trạng thái biểu lộ của vật chất, và là định luật tiêu biểu cho công việc của Thượng Đế Ngôi Ba, và của các Đấng Cao Cả vốn là hiện thân của ư chí Ngài và là các tác nhân của các mục tiêu của Ngài. Mỗi một trong các Đại Thực Thể Thông Linh Vũ Trụ khoác h́nh thức dưới dạng Ba Ngôi Thượng Đế, được phân biệt bằng các phương pháp hoạt động khác nhau có thể được mô tả như sau:

Ngôi Ba hay trạng thái Brama của các hoạt động của các Đấng Cao Cả này vốn là biểu lộ của Ngài, được đặc trưng bằng phương pháp trong việc phân phối vật chất mà chúng ta gọi là Định Luật Tiết Kiệm. Đó là định luật chi phối sự phân bố các nguyên tử vật chất và cách tách biệt chúng ra khỏi nhau, phân bố rộng răi, rung động nhịp nhàng, tính dị

215      trạng và đặc tính cùng chuyển động quay cố hữu của chúng. Định Luật Tiết Kiệm (Law of Economy) khiến cho vật chất luôn luôn đi theo con đường ít đối kháng nhất và là căn bản của tác động phân ly của chất liệu nguyên tử. Nó chi phối vật chất, tức là đối cực của tinh thần.

Trạng thái thứ hai, tức trạng thái kiến tạo hay trạng thái Vishnu, do Định Luật Thu Hút chi phối; các hoạt động của các Đấng Cao Cả là hiện thân của trạng thái này được hướng đến việc thu hút vật chất cho Tinh thần và sự tiếp cận dần dần của hai cực. Nó đưa đến kết quả trong việc kết hợp, trong việc tạo ra các khối nguyên tử trong các sự h́nh thành khác nhau và sự thu hút này được tạo ra bởi mănh lực thu hút của chính Tinh Thần. Chính nó biểu lộ trong:

Sự kết hợp (Association),

Sự kiến tạo h́nh hài (form building),

Sự thích ứng của h́nh hài đối với rung động,

Tính đồng nhất tương đối của sự hợp nhất các nhóm,

Chuyển động xoắn có chu kỳ.

 

Cách làm dễ nhất không phải là định luật đối với trạng thái này. Mănh lực thu hút của tinh thần trong việc kiến tạo h́nh hài, và trong việc thích ứng của h́nh hài đối với nhu cầu, là bí ẩn của đau khổ và sự đối kháng trên thế gian; đau khổ chỉ bị tạo nên bởi sự đối kháng, và là một giai đoạn cần thiết trong diễn tŕnh tiến hoá. Định luật thu hút này là định luật chế ngự Tinh thần, đối cực của vật chất.

Trạng thái thứ nhất, hay ư chí hiện tồn, được chi phối bởi Định Luật Tổng hợp và các hoạt động của các Thực Thể Thông Linh vũ trụ, vốn là các hiện thân của nó được chi phối bởi định luật hợp nhất được củng cố (law of enforced unity) và của tính đồng nhất bản thể. Đó là định luật mà sau rốt sẽ bắt đầu có hiệu lực, sau khi tinh thần và vật chất được phối hợp và tự chúng thích ứng với nhau; nó chi phối sự tổng hợp sau rốt của Bản ngă với Bản ngă, và cuối cùng với Toàn Ngă (All-Self), và cũng của bản thể với bản thể trong sự tương

phản khi tổng hợp vật chất và Tinh Thần. Nó biểu lộ dưới h́nh thức :

 

1. Sự trừu xuất (abstraction).

 

2. Sự giải thoát tinh thần (Spiritual liberation)

 

3. Huỷ diệt h́nh hài qua sự triệt thoái của Tinh Thần (trạng thái Huỷ Diệt).

 

4. Tính thuần trạng tuyệt đối và hợp nhất bản thể tuyệt đối.

 

5. Chuyển động luỹ tiến.

 

Như vậy, có thể nh́n thấy sự tổng hợp kỳ diệu xảy đến do tác động tiến hoá của 3 định luật vũ trụ này -mỗi một trong các định luật ấy đang biểu hiện cho cách tác động của một số Thực Thể Thông Linh hay các Đấng Cao Cả vũ trụ. Hai định luật cuối cùng sẽ được nói tới đúng chỗ của chúng. Bây giờ chúng ta chỉ sẽ đề cập một cách ngắn gọn về định luật vật chất, tức là định luật Tiết Kiệm.

Đây là định luật ẩn sau những ǵ đă được các tác giả đạo giáo gọi một cách sai lầm là sự “Sa Đoạ” (‘The Fall’), v́ trong thực tế nó được định nghĩa là diễn tŕnh giáng hạ tiến hoá, xét về phương diện vũ trụ. Nó dẫn đến sự phân hoá thất phân trong vật chất của Thái dương hệ. Cũng như định luật Thu Hút đưa đến sự phân hoá tâm linh thất phân của các Con của Trí Tuệ và định luật Tổng hợp đem lại kết quả trong sự hoàn hảo thất phân của cùng các Trí Tinh Quân, thế nên, chúng ta có sự liên hệ lư thú giữa :

7 cơi hay 7 cấp độ vật chất. 7 Hành Tinh Thượng Đế, 7 Trí Tinh Quân Thiêng Liêng, hay 7 kiểu mẫu minh triết bác ái.

7 tính chất của minh triết, vốn được tạo ra bởi các thực thể thông linh vũ trụ, các Thiên Tôn (Kumaras), bằng sự trợ giúp tri thức qua trung gian của vật chất.

Định luật Tiết Kiệm này có nhiều định luật phụ thuộc vốn chi phối các hiệu quả của nó trên các mức độ vật chất khác nhau. Như đă nói trước đây, đây là định luật đi vào hoạt động bằng các âm thanh mà Thượng Đế đă phát ra. Linh Từ hay Diệu âm được phát ra của Đấng Sáng Tạo, tồn tại dưới các h́nh thức khác nhau, và trong thực tế, dù chỉ có một Linh Từ, nhưng có nhiều vần (syllabes). Các Vần này cùng

217      hợp chung lại thành một nhóm từ của thái dương (a solar phrase); nếu được tách riêng ra, chúng tạo thành một số huyền lực từ (words of power) tạo ra các hiệu quả khác nhau (1).

1 “…. Kinh Veda, tức là khúc ca thế giới bằng âm thanh con người được đưa ra cho con người sử dụng về mặt siêu h́nh theo quan điểm về ư nghĩa của nó, và về mặt ma thuật theo quan đỉểm ngâm diễn thích hợp của nó. Khúc ca thế giới này tuân theo một số luật về các cân xứng hay là luật số học Pythagore và tạo ra hiệu quả kích động của nó cho lĩnh vực chất liệu vũ trụ, đă đưa chất liệu này vào một tiến tŕnh kết tinh, mà triết gia Plato gọi là h́nh học của vũ trụ. Các h́nh khác nhau vốn dĩ được quan sát từ một phân tử của tinh thể muối so với cơ cấu phức tạp một cách kỳ diệu của cơ thể con người, tất cả đều là cấu trúc của nhà h́nh học vĩ đại của vũ trụ được biết dưới tên là Viswakarma, vị thiên thần kiến trúc (deva carpenter) trong các kinh Puranas của chúng ta.

Kinh Veda được tiết lộ mà chức năng của nó là lần ra vũ trụ từ chất liệu âm thanh căn bản duy nhất được tượng trưng bằng Om, tất nhiên tự tách ra thành ba nốt đầu tiên, tiếp theo sau bảy nguyên âm, và kế đó thành bảy nốt và sau đó thành bảy kết hợp (combinations) của bảy nốt dựa vào ba nốt căn bản, và thành thánh

Đại Linh Từ (great Word) ngân lên suốt 100 năm của Brahma hay kéo dài trong sự vang dội khắp Thái dương hệ là

ca. Tất cả các cái này rơi vào lănh vực vật chất của các phụ âm, dần dần tạo ra các h́nh thức kết tinh biểu lộ mà về mặt tổng hợp được xem như là vũ trụ. Đối với một tư tưởng gia, thế giới là chuyển động huyền diệu được tạo ra bởi ca sĩ Orphée hay là Saraswati của Ấn giáo…”

“Trong kinh Vishnu Purana, phần 2, bạn sẽ thấy rằng sức mạnh vốn có ở mặt trời được tượng trưng dưới h́nh thức sức mạnh có 3 mặt theo kinh Veda : đó là sức mạnh như Rik sáng tạo, như Yajus bảo tồn và như Sama huỷ diệt. Do đó Rik là khúc ca sáng tạo của Thiên Thần dưới mặt trời. Yajus là khúc ca bảo tồn, c̣n Sama là khúc ca huỷ diệt của Thiên Thần dưới mặt trời, và khúc ca kiến tạo của thiên thần dưới mặt trăng. Do đó Rik là khúc ca của Thiên Thần c̣n Sama là khúc ca của Pitris và Yajus là khúc ca trung gian. Dĩ nhiên, các chức năng của Vedas phải thay đổi tuỳ theo quan điểm. Nếu bạn chọn Pitris, Sama là khúc ca kiến tạo của chúng th́ Rik là âm điệu (note) huỷ diệt của chúng. Ba kinh Vedas này tương ứng với mọi bộ ba (trinity) trong Thiên Nhiên, và tôi đề nghị các bạn nên t́m thêm chi tiết trong nhiều kinh Puranas bị lạm dụng..”

“Về các lực gây tác động nghiệp quả khác nhau do con người tạo ra theo cách rập khuôn chính ḿnh và môi trường xung quanh, âm thanh hoặc ngôn từ là quan trọng nhất, v́ hành động nói là tác động trong chất dĩ thái, dĩ nhiên chất này chi phối bộ bốn thấp (lower quaternary) hay là các yếu tố phong, hoả, thuỷ, địa. Âm thanh hay ngôn ngữ con người, do đó chứa đủ mọi yếu tố cần có để thúc đẩy các tầng lớp thiên thần khác nhau và các yếu tố này, dĩ nhiên, là các nguyên âm và phụ âm. Các chi tiết của khoa triết lư về âm thanh trong mối liên hệ của nó với các thiên thần đang chủ tŕ thế giới tinh anh, tuỳ thuộc vào lănh vực của Mantra Sastra, mà dĩ nhiên ở trong tay của các bậc thức giả”.

Trích Some Thoughts on the Gita.

linh âm AUM. Trong sự biến phân và như được nghe thấy trong không gian và thời gian, mỗi một trong ba chữ bí nhiệm này thay cho chữ thứ nhất của một nhóm từ phụ thuộc, gồm nhiều âm khác nhau. Một từ với một chuỗi 4 âm, tạo thành rung động hay nốt của Brahma, vốn là trạng thái thông tuệ chiếm ưu thế trong vật chất. Do đó bí nhiệm ẩn

218 trong h́nh ngũ giác trong nguyên khí thứ 5, tức nguyên khí trí tuệ và trong 5 cơi tiến hoá của nhân loại. Năm từ này khi được ngân lên đúng âm điệu, sẽ đem lại ch́a khoá cho bản chất đích thực của vật chất cũng như cho sự kiểm soát nó, ­sự kiểm soát này được căn cứ trên sự diễn dịch đúng đắn của Định Luật Tiết Kiệm. Một nhóm từ khác, lần này có 7 kư tự hay mỗi kư tự cho mỗi một trong số bảy Hành Tinh Thượng Đế, biểu hiện cho âm hay nốt của trạng thái Vishnu, tức Ngôi Hai của Thượng Đế, tức trạng thái kiến tạo h́nh hài. Bằng cách ngân lên chính xác hoặc một phần của nó, do bởi sự vang lên đầy đủ hoặc không đầy đủ của nó, mà các h́nh hài được tạo ra và được thích ứng. Định luật Hút t́m cách biểu lộ trong sự vận dụng vật chất và sự hàn gắn thành h́nh hài cho việc sử dụng của Tinh Thần. Kế đến là Linh Từ thứ ba hay nhóm từ được thêm vào hai từ khác, bổ túc cho toàn bộ Linh Từ Thượng Đế, và tạo nên sự thành toàn (consummation). Đó là một Linh Từ gồm 9 kư tự, do đó tạo thành 21 âm ( 5 + 7+ 9 ) của Thái dương hệ này. 9 âm cuối cùng tạo ra sự tổng hợp tinh thần và sự tách biệt của tinh thần ra khỏi h́nh hài. Chúng ta có sự tương ứng trong 9 cuộc Điểm Đạo, mỗi cuộc điểm đạo đánh dấu một sự hợp nhất hoàn hảo hơn của Bản Ngă với Toàn Ngă và sự tách ra xa hơn các trở ngại vật chất.

Khi thính giác trên mọi cơi được hoàn thiện (vốn được mang lại do việc am hiểu đúng đắn Định Luật Tiết Kiệm), ba Đại Linh Từ hay nhóm từ này sẽ được biết đến. Chủ thể Tri Giác sẽ thốt ra Linh Từ theo đúng ch́a khoá riêng của ḿnh, như vậy, phối trộn chính âm thanh riêng của Ngài với toàn khối rung động, và do đó bất ngờ đạt được việc nhận thức về sự tương đồng thiết yếu của Ngài với các Đấng phát ra các linh từ này.

Khi âm của vật chất hay của Brahma ngân lên trong tai của y trên mọi cơi, y sẽ thấy mọi h́nh hài dưới h́nh thức ảo tưởng và sẽ được giải thoát, nhờ biết được chính y như là hiện hữu ở khắp nơi. Khi âm của Vishnu vang dội trong chính y, y biết được chính y là minh triết hoàn hảo, và phân

219      biệt nốt của bản thể y (hay là nốt của Đức Hành Tinh Thượng Đế mà y đang chiếm một vị trí trong cơ thể Ngài) với các nốt của nhóm và biết được chính y là toàn tri. Trong khi nốt của trạng thái thứ nhất hay trạng thái Mahadeva, nối tiếp hai nốt khác, y nhận ra chính ḿnh là Tinh Thần thuần khiết và ở trên sự thành toàn của hợp âm (chord) đang hoà nhập trong Bản Ngă hay cội nguồn mà từ đó y xuất phát. Trí tuệ vốn là không, vật chất cũng không, không có ǵ c̣n lại trừ ra Bản Ngă hoà nhập trong đại dương Bản Ngă. Ở mỗi tŕnh độ đều có việc thành đạt tương đối, một trong các định luật thống ngự -trước nhất là định luật vật chất, kế đó là định luật của nhóm, phải được nối tiếp bằng định luật Tinh Thần và định luật khai phóng.

 

Có 4 định luật phụ ở dưới định luật Tiết Kiệm, liên quan với bộ bốn thấp :

 

1. Định luật rung động (The Law of Vibration) liên quan đến chủ âm (key note) hay phạm vi vật chất của mỗi cơi. Do việc hiểu biết định luật này, vật chất của bất cứ cơi nào trong 7 tiểu phân của nó cũng có thể được kiểm soát.

 

2. Định luật Thích Nghi (The Law of Adaptation) là định luật chi phối chuyển động quay của bất cứ nguyên tử nào trên mọi cơi chính và cơi phụ.

 

3. Định luật Đẩy (The Law of Repulsion) chi phối sự liên hệ giữa các nguyên tử, nó đưa đến kết quả là việc không ràng buộc của các nguyên tử này và trong việc hoàn toàn tách rời khỏi nhau; định luật này cũng giữ cho các nguyên tử quay ở các điểm ấn định, tách khỏi bầu (globe) hay khối cầu (sphere) của đối cực.

 

4. Định luật ma sát (The Law of Friction), chi phối trạng thái nhiệt (heat aspect) của bất cứ nguyên tử nào, bức xạ của một nguyên tử và hiệu quả của bức xạ đó trên bất cứ nguyên tử nào khác.

 

Mỗi nguyên tử vật chất có thể được khảo sát ở 4 khía cạnh và được chế ngự bởi định luật này hay định luật khác, hoặc là cả 4 định luật được nhắc đến ở trên.

 Một nguyên tử rung động ở một mức độ nào đó.

 Nó quay ở một vận tốc nào đó.

Nó tác động và phản ứng lại trên các nguyên tử xung quanh nó.

Nó đưa thêm chỉ tiêu của nó (quota) vào nhiệt tổng quát của hệ thống nguyên tử, bất luận thế nào.

 

Các qui luật tổng quát này liên hệ đến các thể của nguyên tử, có thể được nới rộng không những chỉ đối với các nguyên tử của cơi trần, mà c̣n đối với tất cả các thể gần như

h́nh cầu trong Thái dương hệ và cũng bao gồm cả Thái dương hệ, xem như là một nguyên tử vũ trụ.

Nguyên tử rất nhỏ (tiny atom) của cơi trần, tức là chính một cơi, một hành tinh và một Thái dương hệ, tất cả tiến hoá theo các qui tắc này, và tất cả được chế ngự bởi Định Luật Tiết Kiệm ở một trong bốn khía cạnh của nó.

Để kết thúc, có thể thêm rằng định luật này là định luật mà các vị được điểm đạo phải quán triệt, trước khi các Ngài có thể đạt được sự giải thoát. Các Ngài cũng phải học cách vận dụng vật chất và phải làm việc với năng lượng hay lực trong vật chất theo định luật này; các Ngài phải vận dụng vật chất và năng lượng để hoàn thành được sự giải thoát Tinh Thần, và để đem lại kết quả theo Thiên Ư trong diễn tŕnh tiến hoá.

 

TIẾT HAI

 

1. Sự liên quan của Con đối với Thái Dương là ǵ?

 

2. Sự tiến hoá là ǵ và nó diễn tiến như thế nào?

 

3. Tại sao Thái dương hệ tiến hoá theo đường lối nhị nguyên ?

 

4. Tâm thức (ư thức) và vị trí của nó trong hệ thống là ǵ ?

 

5. Có sự tương đồng trực tiếp giữa một Thái dương hệ, một hành tinh, một con người và một nguyên tử không ?

 

6. Trạng thái trí tuệ là ǵ? Các Trí Tinh Quân là ai ?

 

7. Tại sao tiến hoá theo chu kỳ ?

 

8. Thế nào là sự hiểu biết của cả ngoại môn lẫn nội môn ?

 

9. Có sự liên quan ǵ giữa

 

 10 hệ thống,

 7 hành tinh thánh thiện,

 7 dăy hành tinh trong một hệ thống,

 7 bầu hành tinh trong 1 dăy,

 7 cuộc tuần hoàn trong 1 dăy hành tinh.

 7 căn chủng và phụ chủng là ǵ ?

 

**************************

Trước khi đề cập đến đề tài lửa trí tuệ theo bảng liệt kê đă được vạch ra, có thể là hữu ích nếu một số sự kiện được nêu ra ở đây, và 1 hay 2 điểm được làm sáng tỏ. Vấn đề mà chúng ta có trách nhiệm làm sáng tỏ là một trong các bí nhiệm sâu xa và là cơ bản của mọi điều mà hiện giờ được

thấy và được biết, cả về phương diện khách quan lẫn chủ quan. Chúng ta đă khảo cứu ít nhiều về cực biểu lộ (pole of manifestation) gọi là vật chất. Đề tài mà hiện giờ chúng ta đang đi vào, có liên hệ đến nhiều việc vốn có thể được xem xét dưới các thuật ngữ tổng quát như là ư thức/ tâm thức, và bằng các thuật ngữ đặc biệt bao gồm các đề tài sau đây, đó là điều quan trọng cơ bản.

 Khoa học về sự biểu lộ (objectivity).

Sự biểu lộ của Con qua Thái Dương và các bầu thế giới kèm theo, tức là thái dương hệ với toàn bộ của nó.

Sự phát triển tiến hoá của tâm thức trong thời gian và không gian, do đó là sự tiến hoá của tinh thần và vật chất.

 

Nếu 3 điểm căn bản ở trên được nghiên cứu, cần để ư rằng chúng rất dễ hiểu và do đó, v́ sự mênh mông của chủ đề, không thể nào cố gắng nhiều hơn nữa để đem lại sự sáng tỏ tổng quát cho quan niệm về nét chính của tiến tŕnh, và đối với sự phát triển từ từ của ư thức. V́ lư do làm sáng tỏ phần tiếp theo của vấn đề này, trước tiên có thể là khôn ngoan khi đưa ra một số đề xuất – cho dù đă được biết và đánh giá cao ­sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu dưới h́nh thức cái giàn theo đó để dựng lên cấu trúc được dự kiến của tri thức. Nếu một đạo sinh của Minh Triết có thể hiểu rơ bản chất của chủ đề tổng quát, lúc bấy giờ y có thể lắp một cách dễ dàng và chính xác các thông tin chi tiết vào chỗ thích hợp của nó. Có lẽ kế hoạch hay nhất sẽ là nêu ra một vài câu hỏi và kế đó tiếp tục trả lời các câu hỏi ấy – như thế các câu trả lời để cụ thể hoá các đề xuất sẽ được đưa ra. Các câu hỏi này đương nhiên hiện lên cho môn sinh của Giáo Lư Bí Nhiệm, khi y đă đạt đến tŕnh độ mà kế hoạch lớn bắt đầu có thể thấy được đối với y, nhưng khối tài liệu đầy chi tiết được tạo ra trong phần

c̣n lại, cho đến nay hăy c̣n phôi thai. Các câu hỏi mà chúng ta có thể hỏi và nghiên cứu như sau :

 

1. Sự liên quan của Con đối với Thái Dương là ǵ ?

 

2. Sự tiến hoá là ǵ và nó diễn tiến như thế nào ?

 

3. … (Xem lại từ số 1 đến số 9 của đoạn trên)

 

Khi chúng ta đă nỗ lực để trả lời một cách ngắn gọn và rơ ràng 9 câu hỏi này, và đă hiểu rơ chúng qua các câu trả lời, điều này có mục đích nằm sau sự tiến hoá tâm thức của Con (với tất cả những ǵ bao gồm trong việc diễn tả đó); chúng ta sẽ ở trong một vị thế trở nên sáng suốt hơn để xem xét về thiên cơ, và để hiểu rơ hơn các giai đoạn ngay trước mắt phải đạt đến, việc mà theo quan điểm hiện nay của chúng ta phải xem như là cơ bản.

Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng sự quan tâm tỉ mỉ và sự thấu hiểu sâu xa về Thiên Cơ không có ǵ quan trọng đối với một người trừ phi người đó liên kết hiện tại với những ǵ mà y tin rằng nằm trong tương lai, trừ phi y biết chắc chắn mức độ hoàn thành và nhận thức trong đó những ǵ bao gồm công việc tức khắc phải đảm nhiệm trong diễn tŕnh tiệm tiến để đạt được tâm thức đầy đủ.

Đồ h́nh IV

Sơ đồ Pleroma theo Valentinus

 

Trước tiên dấu . (dấu chấm), Chân Thần, Bythus (the Deep, Thái Uyên) Từ Phụ bất tri và bất khả tri, kế đó Δ (tam giác), Bythus và cặp xuất phát thứ nhất hay Duad (Lưỡng Nguyên), Nous (Mind) và Ngày Sóc Vọng Aletheia (Chân Lư). Kế đó (H́nh Vuông), cặp Lưỡng Nguyên (dual Dual), Tetractys hay là Quarternary, hai nam ||, Thượng Đế (Ngôi Lời) và Anthrôpos (Người), hai người nữ, các ngày sóc vọng (Syzygies) của chúng, = Zoê (sự sống) và Ekklesia (Giáo Hội hay Tập Hợp), Bảy trong vạn vật. Tam giác Tiềm Năng của Tinh Thần, H́nh Vuông Tiềm Năng của Vật Chất; Đường Thẳng Đứng Sức mạnh của Tinh Thần, c̣n Đường Thẳng Nằm Ngang Sức mạnh của Vật Chất. Kế đến là Pentagram (Ngũ Giác) (), Ngũ Phân, biểu tượng huyền bí của Manasaoutras hay là Con của Minh Triết, hợp cùng các sóc vọng của chúng tạo thành 10, hay là Bộ Mười (Decad); và cuối cùng, Hexalpha hay hai Tam Giác đan vào nhau , Lục Bộ, nó với các sóc vọng tạo thành 12, hay Thập Nhị Bộ. Đó là các Tích Chứa của Pleroma hay Hoàn Thành, Ư Niệm trong Thiên Trí, 28 trong tất cả, v́ Bythus hay Từ Phụ là sóc vọng Christos-Pneuma (Christ và Chúa Thánh Thần); các cái này là hậu phóng phát, và, v́ thế, từ một trạng thái, tiêu biểu cho sự giáng xuống của Tinh Thần vào h́nh hài và Vật Chất tiến hoá, về mặt bản thể tiến hoá từ cùng một cội nguồn; và từ một cái khác, giáng xuống hay nhập thể của các Kumaras hay là các Chân Ngă cao siêu của nhân loại.

Trích từ “Lucifer” tháng 5 -1890

 

Trước tiên câu hỏi này đưa chúng ta đến một suy tư, đó là Con là ai, và nhiệm vụ của Ngài là ǵ? Hai yếu tố được nhận biết một cách

227 phổ quát trong mọi hệ thống vốn xứng đáng với danh xưng triết học; chúng là 2 yếu tố của tinh thần và vật chất, của purusha và prakriti. Thỉnh thoảng có một khuynh hướng gây lầm lẫn các thuật ngữ như “Sự sống và sắc tướng”, “ư thức và hiện thể của ư thức” với các thuật ngữ “Tinh thần và vật chất”. Chúng được liên kết một cách rơ ràng với quan điểm mà sẽ trở nên dễ dàng nếu được thấy rơ trước khi biểu lộ, hay là đối với sự khai sinh một Thái dương hệ, đúng hơn khi sử dụng các từ ngữ Tinh Thần và vật chất. Khi cả hai được liên kết nhau trong khi biểu lộ và sau khi chấm dứt chu kỳ qui nguyên hay chuyển tiếp giữa hai hệ thống, lúc bấy giờ các thuật ngữ sự sống và sắc tướng, tâm thức và các hiện thể của tâm thức, mới chính xác hơn, v́ trong giai đoạn trừu xuất (khi có có vật chất nhưng không có tri giác –ND), tâm thức vốn không có, sắc tướng cũng không có, c̣n sự sống, biểu lộ dưới h́nh thức một nguyên khí thực sự, cũng không có nốt. Có chất liệu Tinh Thần (Spirit-substance) nhưng ở trạng thái bất động, có tính hoàn toàn trung lập, có tính tiêu cực và có tính thụ động. Khi biểu lộ cả hai gần tương tự, chúng tác động lên nhau; sự hoạt động thay thế sự bất động; tính tích cực thay cho tính tiêu cực; chuyển động thay cho thụ động và hai yếu tố nguyên thủy không c̣n trung hoà nhau nữa, mà hút và đẩy, tương tác và hữu dụng. Bấy giờ và chỉ bấy giờ thôi, chúng ta mới có thể có được h́nh hài, được sự sống làm cho sinh động và tâm thức biểu lộ qua các hiện thể thích hợp. Điều này có thể được diễn tả như thế nào? Trong các thuật ngữ về lửa, khi hai điện cực được tiếp xúc với nhau, chúng ta có sự biểu lộ, theo đường lối nhăn quang và cảm giác huyền linh, cả về nhiệt lẫn ánh sáng. Mối liên hệ này được tạo ra và hoàn thiện trong diễn tŕnh tiến hoá. Nhiệt và ánh sáng được tạo ra bởi sự kết hợp của hai cực, hay bởi sự phối ngẫu huyền bí của dương và âm, của Tinh thần (cha) với

vật chất (mẹ). Theo các thuật ngữ của cơi trần, sự phối hợp này tạo ra Thái dương hệ biểu lộ, Con của Cha và Mẹ. Theo các thuật ngữ chủ quan, điều đó tạo ra Thái Dương như là toàn thể các tính chất của ánh sáng và nhiệt. Theo các thuật ngữ về lửa, do sự hợp nhất hay nhất quán của lửa điện (Tinh thần) và lửa do ma sát (vật chất mang năng lượng) lửa thái dương được tạo ra. Lửa Thái dương này được phân biệt trước nhất với mọi lửa khác, bằng sự phát triển tiến hoá của nó và do bởi sự tăng thêm dần dần của nhiệt được cảm nhận và ánh sáng thấy được.

Để hiểu rơ hơn về vật chất trừu tượng này, chúng ta có thể xét tiểu thiên địa hay là con người đang tiến hoá trong ba cơi thấp. Con người là sản phẩm của sự tiến gần lại (hiện c̣n bất toàn) của hai cực là Tinh Thần (Cha trên Trời) và vật chất (Mẹ). Kết quả của sự phối hợp này là một Đấng Con của Thượng Đế tiến lên làm người, hay là đơn vị Linh Ngă (divine Self) một mô phỏng thu nhỏ chính xác trên cơi thấp nhất của Con vĩ đại của Thượng Đế, tức Toàn Ngă, ở trong chính Ngài là toàn thể của mọi đứa con thu nhỏ của mọi Bản Ngă đă biệt ngă hoá và của mọi đơn vị. Tiểu thiên địa, diễn tả theo các thuật ngữ khác hay theo quan điểm chủ quan, là một thái dương thu nhỏ, được phân biệt bằng các tính chất của nhiệt và ánh sáng. Hiện tại, ánh sáng đó c̣n “giấu kín”, hay là c̣n bị che lấp sâu dưới một màn vật chất, nhưng vào lúc tiến hoá thích hợp, nó sẽ toả chiếu đến mức mà các bức màn vốn bị che khuất khỏi tầm mắt sẽ trở nên cực kỳ rực rỡ. Hiện nay, nhiệt của tiểu thiên địa c̣n ở mức độ nhỏ, hay là bức xạ từ điển giữa các đơn vị tiểu thiên địa chỉ được cảm nhận yếu ớt (theo ư nghĩa huyền bí của thuật ngữ), nhưng theo thời gian qua, các bức xạ nhiệt, – do sự mạnh lên của ngọn lửa bên

trong, kết hợp với bức xạ đă được đồng hoá của các đơn vị khác – sẽ tăng gia và trở nên cân xứng đến nỗi tác động hỗ tương giữa các Bản Ngă đă biệt ngă hoá sẽ đem lại kết quả trong việc phối hợp để hoàn thiện ngọn lửa bên trong mỗi Bản Ngă và một sự phối trộn của nhiệt; điều này sẽ tiếp diễn cho đến khi có “một ngọn lửa với vô số tia” bên trong nó cho đến khi sức nóng trở nên b́nh thường và có thăng bằng. Khi nào xảy ra trường hợp này và mỗi Con của Thượng Đế là một Thái Dương hoàn thiện, được phẩm định bằng ánh sáng và nhiệt biểu lộ một cách hoàn hảo, lúc bấy giờ toàn thể Thái dương hệ, tức Con vĩ đại của Thượng Đế, sẽ là Thái Dương hoàn hảo.

Thái dương hệ lúc bấy giờ sẽ được đặc trưng bằng một “ngọn lửa chói lọi” và bằng một bức xạ sẽ nối liền nó với tâm vũ trụ và như vậy đem lại sự giải thoát cho Con và việc quay trở về cội nguồn xa xưa nơi mà xung lực nguyên thuỷ xuất phát. Do đó, hăy ghi nhớ :

Thứ nhất; rằng con là kết quả rực rỡ của sự phối hợp Tinh

Thần và Vật Chất, và có thể được xem như là toàn thể Thái

dương hệ, Mặt Trời và 7 hành tinh thánh thiện.

Thứ hai, rằng Con biểu lộ qua đặc tính của ánh sáng và

nhiệt của nó, giống như Mặt Trời thái dương (the solar Sun)

biểu lộ vậy.

Thứ ba; rằng Con là sản phẩm sự phối hợp về điện của “lửa do ma sát” và lửa điện, và chính Con là ‘lửa thái dương’ hay là biểu lộ của hai lửa khác, v́ thế đó là những ǵ được nhận thấy và những ǵ được cảm thấy.

Cuối cùng, do đó Con là biểu lộ trung gian và được tạo ra

bởi những ǵ ở trên và những ǵ ở dưới, theo nghĩa huyền bí.

Do đó, Con ở trên chính cơi của Con (cơi trí vũ trụ) là Chân

Ngă thể của Thượng Đế, theo cùng nghĩa như Chân ngă thể của tiểu thiên địa là sản phẩm của sự kết hợp của Chân Thần, hay Tinh Thần với vật chất. Cũng như Chân ngă thể của con người (c̣n được gọi là linh hồn thể) đang ở trong tiến tŕnh h́nh thành và vẫn chưa hoàn hảo, thế nên chúng ta có thể khẳng định cũng như Thái dương hệ, v́ nó biểu hiện cho Sự Sống của Thượng Đế. Nó đang ở trong tiến tŕnh hoàn thiện. Con biểu lộ qua Thái Dương và phạm vi ảnh hưởng của Thái Dương, tuy nhiên đang ở trong trạng thái phát triển từ từ, và không phải cho đến khi mỗi tế bào trong cơ thể Ngài đầy sức sống và rung động theo một phạm vi đồng nhất, Ngài sẽ “trưởng thành đầy đủ” và thành toàn. Không phải cho đến khi bức xạ của Ngài và sự toả chiếu ánh sáng của Ngài được hoàn toàn nhận thấy và cảm nhận, vị trí của Ngài trong các cḥm sao (Con của Thượng Đế theo ư nghĩa vũ trụ) sẽ được viên măn.

Không phải cho đến khi mỗi tế bào trong cơ thể Ngài là một bầu toả rực -ngọn lửa và ánh sáng và một nguồn bức xạ từ điện hay nhiệt, diễn tả theo huyền linh học, Con trên Bầu Trời sẽ ”toả chiếu”. Như chúng ta biết, theo quan điểm vũ trụ, mặt trời của chúng ta chỉ ở cấp đẳng thứ tư và ở trên cơi vũ trụ thấp nhất. Khi nào qua Mặt Trời, Đứa Con đạt đến biểu lộ đầy đủ (nghĩa là sự biểu lộ ánh sáng và nhiệt lực của Ngài đă hoàn hảo) bấy giờ Ngài sẽ toả chiếu trên một cơi khác, cơi trí vũ trụ. Chúng ta có sự tương đồng trong tiểu thiên địa hay con người. Khi nào ánh sáng của một người chiếu diệu đầy đủ, khi bức xạ từ điển của y đă đạt đến giai đoạn tương tác sinh động hay hoạt động tập thể, lúc bấy giờ y đă đạt đến độ tự biểu lộ đầy đủ và đă nằm trong phạm vi ảnh hưởng của y và kiểm soát được cảnh trí. Lúc bấy giờ y

được xem như một Chân Sư. Y cũng ở trong cấp đẳng thứ tư; y là tứ nguyên. Cơi dĩ thái là trung tâm sự sống của y trong giác quan hồng trần, cũng như chúng ta được dạy rằng mặt trời và các hành tinh về phương diện nội môn được xem như hiện tồn trong chất dĩ thái. Trên sao, dưới vậy, đó là định luật huyền linh. Do đó, sự tương quan của Con, của Cha và của Mẹ đối với Thái Dương cũng giống như sự tương quan của con người đối với hiện thể qua đó y đang vận dụng. Đó là cách hành động của Ngài, hiện thể biểu lộ của Ngài; đó là h́nh hài mà cuộc sống của Ngài đang làm sinh động cho mục đích đặc biệt để:

 Thu lấy kinh nghiệm,

 Tạo sự tiếp xúc,

 Phát triển đầy đủ sự tự tri,

Đạt được sự chế ngự hay kiểm soát đầy đủ.

Đạt được “mức trưởng thành” (“manhood”) về phương diện vũ trụ. Christ vũ trụ phải đạt “được tầm thước vóc dạc trọn vẹn của Đấng Christ” như đă được diễn tả trong Thánh Kinh Cơ Đốc Giáo (Bile. Ep., 4:13). (Bản dịch TK 2003).

 Mở rộng tâm thức của Ngài.

 

Tất cả các giai đoạn này phải được hoàn thành trên các cơi vũ trụ đúng nghĩa như tiểu thiên địa, trên các cơi Thái dương hệ, cũng như nỗ lực cho các lư tưởng tương tự.

 

1. Các chu kỳ sống.

Tôi không dự tính bàn đến diễn tŕnh tiến hoá ở đây, bằng bất cứ cách nào khác hơn là vắn tắt nêu ra rằng, toàn thể phương pháp tiến hoá chỉ đơn giản là hiệu chỉnh khía cạnh vật chất so với khía cạnh Tinh thần, sao cho khía cạnh vật chất tỏ ra hoàn toàn thích hợp như là một thể biểu lộ cho khía cạnh tinh thần. Chu kỳ sống của Con là 100 năm của Brahma, theo cùng ư nghĩa giống như con người có một chu kỳ sống gồm một số năm tuỳ theo nghiệp quả của y. Trong kiếp sống của một người, y biểu lộ những ǵ có trong y vào giai đoạn đặc biệt của ḿnh, và dần dần phát triển từ giai đoạn tiền sinh (ante-natal period) trong đó Bản Ngă ứng linh trạng thái vật chất, cho đến khi Chân ngă sở hữu hoàn toàn h́nh hài đă được chuẩn bị. Giai đoạn này thay đổi tuỳ theo cá nhân. Từ lúc ngă thức đầy đủ được t́m thấy, và con người (nếu tiến bộ một cách b́nh thường) tự biểu lộ qua h́nh hài một cách thích hợp hơn bao giờ hết. Mỗi sự sống có chu kỳ nhỏ trong đại chu kỳ của Chân ngă hay Bản Ngă, thấy được sự biểu lộ đó đầy đủ hơn, mang lại cho h́nh hài, dưới sự kiểm soát và phát triển nhiều hơn một nhận thức hữu thức của Chân ngă, cho đến khi xảy ra một chu kỳ lên đến cực điểm của các kiếp sống trong đó Bản ngă bên trong chi phối nhanh chóng, và có đầy đủ uy lực. H́nh hài trở nên hoàn toàn thích ứng; sự phối hợp 2 cực Tinh thần và vật chất được tạo ra đầy đủ; ánh sáng (lửa) và nhiệt (bức xạ) được nh́n thấy và cảm nhận một cách có hệ thống. Lúc bấy giờ, h́nh hài hoặc là được vận dụng một cách hữu thức cho các mục đích đặc biệt, hoặc là bị rời bỏ và con người được giải thoát. Lửa điện và lửa do ma sát được hoà nhập và kết quả là lửa thái dương bùng cháy rực rỡ.

Trải rộng ư tưởng này từ con người, một đơn vị tâm thức

232      đă biệt ngă hoá, đến Thái Dương Thượng Đế, ở một trong các thể của Ngài mà con người là một tế bào. Thể biểu lộ của mỗi Hành Tinh Thượng Đế là một trong các hành tinh thánh thiện, và các Ngài cũng nhắm vào cùng mục tiêu như con người -đạt đến biểu lộ đầy đủ trên cơi riêng của các Ngài, và

cách phát triển các hiện thể của tâm thức của các Ngài đến một tŕnh độ mà Tinh Thần có thể tỏa sáng dưới h́nh thức linh quang, và dưới h́nh thức nhiệt. Nhiệt này toả ra một cách hữu thức và với sức thu hút từ điện mănh liệt giữa tất cả 7 nhóm trong Thái dương hệ hay hệ thống hành tinh. Từ trường tác động của chúng sẽ bao hàm phạm vi hành tinh của một và tất cả. Đưa ư tưởng này đi xa hơn đến Đấng Con và toàn thể Thái dương hệ mà Ngài đang làm sinh động; cố gắng của Ngài là t́m cách biểu lộ đầy đủ trong đó, để cho, sau cùng và một cách hữu thức, ánh sáng của Ngài có thể được nh́n thấy và nhiệt của Ngài hay là bức xạ từ điện, có thể được cảm nhận bên ngoài phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của Ngài, tức ṿng giới hạn Thượng Đế. Cả hai, ánh sáng và nhiệt của Đứa Con phải được cảm nhận bằng đối cực vũ trụ, mà tinh toà vốn là cực từ lực của hệ thống chúng ta.

2. Mục tiêu của các đơn vị tâm thức.

Như vậy, ư tưởng hợp nhất và phối hợp nằm dưới toàn thể hệ thống tiến hoá; con người, Hành Tinh Thượng Đế và Vũ Trụ Nhân (tức là Con của Cha và Mẹ) phải

 

Phát ra nhiệt huyền linh vượt ngoài ṿng giới hạn đă được biệt ngă hoá riêng của chúng.

Tỏa chiếu về mặt huyền linh và biểu lộ ánh sáng hay khách quan tính của lửa.

Mở rộng để bao hàm những ǵ nằm bên ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp riêng của chúng.

Phối hợp và hoà lẫn 2 loại lửa để tạo ra lửa trung ương một cách hoàn hảo, tức lửa thái dương.

 Phối hợp Tinh Thần và vật chất, sao cho một thể được tạo ra, thể đó sẽ biểu lộ Tinh Thần một cách thích hợp.

Phối hợp bản thể bên trong h́nh hài, vốn được phẩm

233      định về mặt huyền linh trong thời kỳ tiến hoá với bản thể trong mọi h́nh hài – theo ư nghĩa hành tinh, về phương diện con người và phương diện vũ trụ.

Đạt được mức trưởng thành về mặt con người, Thái dương hệ và vũ trụ.

Đạt được việc chế ngự trên ba cơi của Thái dương hệ, nói về mặt con người.

Đạt được việc chế ngự trên 5 cơi của Thái dương hệ, khi nói về một Hành Tinh Thượng Đế.

Đạt được việc chế ngự trên 3 cơi vũ trụ khi nói đến Christ vũ trụ, Đấng Con, hay Thượng Đế biểu lộ ra bên ngoài.

 

3. Các Đơn Vị Tâm Thức Đang Biểu Lộ (1)

1 “Nên nhớ rằng vật chất là toàn bộ Hữu Thể (Existence) trong vũ trụ (kosmos) thuộc bên trong bất cứ cơi nào có thể nhận thức được”,  GLBN  I, 560.

Các Hữu Thể này có thể được kể ra như sau:

I. Bảy Hành Tinh Thượng Đế. Trong toàn thể, các Ngài hợp thành

cơ thể của Thái Dương Thượng Đế. Các danh xưng khác dành cho các Đấng Cao Cả (Beings) này là :

7 Hành Tinh Thượng Đế hay Tinh Quân (Spirits)

Các Prajapatis.

7 Đấng Chủ Quản của các Cung

Các Dyhan Chohans

7 Tinh Quân trước Thiên Toà

7 Nhất Đẳng Thiên Thần (Archangels)

7 Thiên Đế (seven Logoi)

7 Đấng Kiến Tạo (Builders).           GLBN  I, 115,130,152,535.

 

Các Ngài là các Đấng làm linh hoạt Cung Thiêng Liêng, cung của Thượng Đế Ngôi Hai, cùng ư nghĩa như Fohat và 7 Huynh Đệ của Ngài là toàn thể của cung Nguyên Thuỷ.  GLBN  I, 100, 108,  155.

 

Vật chất được làm cho phong phú bởi Cung Thông Tuệ Nguyên Thuỷ. Đây là anima mundi, linh hồn của thế giới.

Cung Nguyên Thuỷ là hiện thể đối với Cung Bác ái và Minh Triết Thiêng Liêng. Sự phối hợp cả hai cung là mực tiêu tiến hoá.

Cung Thiêng Liêng th́ thất phân. Nó đưa vào 7 Thực Thể Thông Linh.

 7 Thực Thể Thông Linh này là :

 

 Thượng Đế của Ư Chí hay Huyền Năng

 Thượng Đế của Bác ái và Minh Triết

 Thượng Đế của Hoạt Động

 Thượng Đế của Hài Hoà

 Thượng Đế của Khoa Học Cụ Thể

 Thượng Đế của Sùng Tín hay Lư Tưởng Trừu Tượng.

 Thượng Đế của Định Luật Nghi Thức hay trật tự.

 

II. Nhân loại, Chân Thần, các Đơn Vị Tâm Thức. Trong toàn thể, chúng hợp thành các thể của 7 Hành Tinh Thượng Đế. Mỗi Chân Thần thuộc về 1 trong 7 cung.

GLBN I, 197, 285, 624,  II, 85, 176, 196.

 Thiên Thần .         GLBN I, 308,  II, 107. Các Thiên thần như :

Tinh Quân Thiên Thần của 1 cảnh giới. Phạm vi của cơ thể Ngài là toàn thể cảnh giới.

Các nhóm Thiên thần kiến tạo

 

Các Thực Thể Thông Linh đă tiến hoá trong các giới khoáng chất, thực vật và động vật.                GLBN  I, 210, 298.

Sự Sống của Thượng Đế Ngôi Ba – nguyên tử vật chất.

Sự sống của Thượng Đế Ngôi Hai – các nhóm nguyên tử được kiến tạo thành h́nh hài, thực vật và động vật.

Sự sống của Thượng Đế Ngôi Một – H́nh hài được chiếm ngự bởi các Tinh Quân Cao Cả nhất.

 Tinh Quân của một hành tinh.           GLBN  I, 178,  II, 251, 500.

 

Nếu các mục tiêu nói ở trên được xem xét cẩn thận, nó sẽ được nhận ra làm cách nào mà mỗi mục tiêu đều có vị trí

234      trong thiên cơ, và cách nào sự tiến hóa chỉ là một thuật ngữ, được dùng để diễn tả sự phát triển dần dần trong thời gian và không gian, của năng lực có sẵn của con người, của một Hành Tinh Thượng Đế, và của Thái Dương Thượng Đế. Vị trí và vị thế của một và cả thảy so với nhau phải được ghi nhớ, v́ không có ai phát triển được mà không cần đến kẻ khác. Như thế, chúng có được ǵ ?

Đấng Con, Thái Dương Thượng Đế. Ngài biểu lộ qua thái dương và 7 hành tinh thánh thiện, mỗi một trong các Ngài biểu hiện cho một trong 7 nguyên khí, cũng như Ngài trong toàn thể biểu hiện cho một trong các nguyên khí của 1 Thực Thể Thông Linh vũ trụ c̣n vĩ đại hơn nữa.

Một Hành Tinh Thượng Đế. Ngài biểu lộ qua 1 hành tinh, và là hiện thân của một trong các nguyên khí của Đấng Con, Thượng Đế. Chính Ngài cũng đang phát triển qua 7 nguyên khí, vốn là nguồn cội của sự hợp nhất bản thể của Ngài với tất cả các Hành Tinh Thượng Đế khác. Xét về phương diện vũ trụ, Đấng Con đang phát triển nguyên khí của một Đấng vũ trụ vĩ đại hơn, nguyên khí mà chúng ta gọi là bác ái minh triết. Đó là tính chất căn bản mà Ngài phải phát triển trong chu kỳ sống của Ngài. Do đó, mỗi Hành Tinh Thượng Đế là hiện thân trội nhất của một nguyên khí phụ

 

Ngài là toàn thể của nhiều sinh linh đang tiến hoá trên một hành tinh.

VI. Nguyên Tử.            GLBN  I, 559,  620, 622.

Tổng kết: Về thiên ư (purpose) và mục tiêu goal) xem GLBN I,  70, 132.

thuộc của nguyên khí căn bản. Tương tự, chính Ngài cũng có 6 nguyên khí phụ cũng như Đấng Con vậy.

c. Con người. Biểu lộ trên cơi trần qua h́nh hài và cũng có

235      7 nguyên khí; trong mỗi chu kỳ sống, y làm việc để phát triển các nguyên khí đó. Con người cũng có màu sắc nguyên thuỷ, tuỳ theo nguyên khí căn bản biểu hiện bởi Hành Tinh Thượng Đế vốn là cội nguồn nguyên thuỷ của y. Như thế, chúng ta có:

THƯỢNG ĐẾ Cha – Tinh Thần …………………….. Mẹ – Vật Chất

tạo ra

Đấng Con hay Thái Dương Thượng Đế, Chân ngă Thượng Đế hữu thức đang tiến hoá qua

Mặt Trời và 7 hành tinh thánh thiện, mỗi hành tinh biểu hiện một Nguyên khí vũ trụ, trong 6 biến phân bằng phương pháp:

Mở rộng, kích thích rung động, tương tác từ điện hay định luật hút và đẩy.

Luỹ tiến theo chu kỳ, lặp lại sự quay, nối kết với sự tiến lên theo h́nh xoắn ốc, và đang phát triển : -Đặc tính bác ái – minh triết, qua việc sử dụng h́nh hài

 

bằng trí tuệ linh hoạt. -Ngă thức đầy đủ, -Một Thái dương hệ hoàn hảo, hay h́nh hài, thích ứng

cho các nhu cầu của tinh thần nội tại.

Nơi đây một bảng biểu tương đồng có thể được thực hiện, để chứng minh sự tương đồng của diễn tŕnh, trong trường hợp của một Hành Tinh Thượng Đế và một con người. Nếu chúng ta hỏi tại sao 10 hệ thống và trong 10 hành

236      tinh được thực hiện (gồm 7 thánh thiện và 3 ẩn tàng) bởi v́ 7

hành tinh thánh thiện sau rốt nhập thành 3 và sau cùng 3 thành 1. Điều này có thể được vạch ra theo đường lối tương đồng như khi chúng ta xét đến 7 cung. 7 cung đang biểu lộ đều khác nhau, sau rốt được tổng hợp lại. Chúng ta được dạy là, 4 cung thứ yếu được phối hợp thành cung chính thứ 3, và sau rốt, 3 cung chính yếu phối hợp thành 1 cung tổng hợp, cung Bác ái Minh triết (Minh Triết Long, huyền linh xà đang nuốt đuôi của nó) (1). Điều này được H.P. Blavatsky nêu ra. Do đó chúng ta có 3 cung ở trên đỉnh; chỉ có 7 cung thấy được trong diễn tŕnh tiến hoá. Liên hệ với các Hành Tinh Thượng Đế, hoạt động qua các hành tinh, do đó có 3 hành tinh được xem như hành tinh tổng hợp, và 4 hành tinh sau rốt được phối hợp, cho đến khi cả ba đă thu hút được tinh hoa của 4; sau rốt 1 hấp thụ tinh hoa của 3 và công tác được thành toàn. Diễn tŕnh này kéo dài nhiều ngàn năm trước, trong giai đoạn không thể tránh được của sự qui nguyên dần dần của Thái dương hệ chúng ta. Bốn trong các Hành Tinh Thượng Đế đang mưu t́m các đối cực -từ điện của các Ngài, và phối hợp cùng pha trộn. Trước tiên điều này xảy ra giữa các Ngài, các cung âm và dương phối hợp cùng pha trộn, kế đó từ 4 tạo thành 2. Hai lại phối hợp nhau lần nữa, tạo thành tổng thể hợp nhất và như vậy 1 được tạo ra phối hợp với cung chính thứ ba, trạng thái thông tuệ, -cung được tượng trưng cho Thánh Đoàn hành tinh chúng ta bởi Đức Mahachohan. Thế nên sự phối hợp sẽ diễn tiến cho đến khi sự hợp nhất tối hậu được đạt đến trong Thái dương hệ và Đấng Con đă thành toàn được Thiên Ư. Ngài là bác ái minh triết tuyệt hảo; ánh sáng của Ngài toả chiếu ra vũ trụ; phạm vi từ lực của Ngài

1 Con rắn đang nuốt đuôi của nó.          GLBN  I, 704, II, 531.

nối tiếp với chu vi của đối cực vũ trụ của Ngài và cuộc phối ngẫu của Đấng Con đă được thực hiện. Cả hai đơn vị vũ trụ phối hợp.

Đương nhiên, nếu ở đây chúng ta hỏi đơn vị vũ trụ nào là đối cực thái dương của chúng ta, chúng ta sẽ được cho biết

237      rằng câu hỏi đó hiện tại c̣n bị che giấu, dù là nó có được ám chỉ đến trong bộ Giáo Lư Bí Nhiệm và trong các Thánh kinh khác. Một ẩn ngôn c̣n được giữ kín về mối liên quan của cḥm sao Rua đối với Địa cầu chúng ta, nhưng không đợi đến khi có 1 tuế sai (precession) xa hơn của phân điểm (equinoxes) mới thấy được đầy đủ mối liên quan đúng đắn nào được bao hàm (1).

 

1. Vấn đề hiện tồn.

Câu hỏi thứ ba bao hàm một trong các vấn đề khó khăn nhất trong siêu h́nh học, và bao hàm trong việc nghiên cứu nó toàn thể bí nhiệm phức tạp, về lư do tại sao có khách quan tính ở mọi vật.

Đó là vấn đề được nêu lên dưới nhiều h́nh thức khác nhau, bởi nhiều người của mọi trường phái tư tưởng -bởi những kẻ tín ngưỡng, họ nêu câu hỏi: “Tại sao Thượng Đế tạo nên vạn vật? Tại sao sự sống tác động lên một và tất cả?”; bởi v́ các nhà khoa học trong khi t́m kiếm chân lư tối hậu, và họ nỗ lực để t́m ra động cơ thúc đẩy của tất cả những ǵ được nh́n thấy, và để giải thích cho sự sống thiên về giác

1 Nhà nghiên cứu có thể so sánh với các dẫn chiếu sau đây và bấy giờ rút ra các kết luận cho chúng. GLBN, I, 711, chú thích 545 , 439, II, 811, 830, 581 , 582, 426, 454, 654, 371.

quan; bởi các triết gia trong sự sưu khảo nhiều công phu của họ về tính chủ quan làm linh hoạt (animating subjectivity) vốn đang tự nó biểu lộ qua mọi khoa học về luân lư và đạo đức, trong mọi nền văn minh và trong mọi dân tộc; bởi nhà sinh vật học trong việc áp dụng bền bĩ để khám phá nguồn cội sự sống, và trong nỗ lực không ngừng để giải thích nguyên lư sự sống mà bao giờ cũng thấy như trốn tránh các t́m ṭi của nhà sinh vật học; bởi nhà toán học, kẻ đang bàn về khía cạnh h́nh thể của biểu lộ trong mọi đẳng cấp toán học, nhà toán học này cho rằng Thượng Đế vạch ra h́nh thể, rằng định luật và phép tắc phổ cập khắp nơi, rằng cái đơn nhất (one) hiện hữu nhờ bởi cái đa hợp (many), và tuy vậy, kẻ nào không thể giải quyết vấn đề như đối với những kẻ mà sự tương đồng h́nh học có thể vạch ra. Thế nên, vấn đề kéo dài và nhiều đường lối tiến tới (trong nỗ lực t́m cách để giải quyết) lại kết thúc trong ngơ cụt của giả thuyết và trong việc nhận biết điều tối hậu có bản chất khó hiểu đến nỗi con người, dường như bị bắt buộc căn cứ vào một nguồn năng lượng, một nguồn sống, một nguồn thông tuệ và gọi nó bằng các tên khác nhau tuỳ khuynh hướng (tôn giáo, khoa học hoặc triết học) theo trí của họ. Thượng Đế, Toàn Linh Trí (Universal Mind), Năng lượng, Huyền lực, Đấng Tuyệt Đối, Đấng Vô Danh, các danh xưng này và nhiều danh xưng khác được thốt ra từ môi của những kẻ, mà do khía cạnh h́nh hài, t́m kiếm Đấng Ngự trong h́nh hài, mà cho đến nay không thể t́m thấy Ngài. Thất bại trong việc t́m kiếm Ngài là do bởi các giới hạn của bộ óc hồng trần, và do việc thiếu phát triển trong bộ máy mà nhờ đó tinh thần có thể nhận biết và sau rốt, nhờ đó mà Ngài có thể được nhận ra.

Vấn đề nhị nguyên tính là vấn đề tự nó hiện hữu, và không thể được giải quyết bởi kẻ nào từ chối thừa nhận sự khả hữu của hai sự kiện huyền linh sau :

 

1. Toàn thể Thái dương hệ là biểu hiện cho ư thức của một Thực Thể Thông linh, Đấng này xuất phát từ trên các cơi hoàn toàn ở ngoài ṿng giới hạn thái dương.

 

2. Sự biểu lộ th́ theo chu kỳ và Định Luật Tái Sinh là phương pháp mà sự tiến hoá diễn ra liên quan đến một con người, một Hành Tinh Thượng Đế và một Thái Dương Thượng Đế. Đây là điều được nhấn mạnh trong Lời tựa của bộ Giáo Lư Bí Nhiệm về ba điều căn bản (GLBN  I, 42, 44).

 

 Bản nguyên Bất biến Vô giới hạn.

 Tính tuần hoàn của vũ trụ. c.Tính đồng nhất của mọi linh hồn với Đại Hồn.

 

Khi các nhà khoa học nhận thức 2 sự kiện này, lúc bấy giờ các lư giải của họ sẽ có một đường lối khác và chân lư, theo đúng thực chất của nó, sẽ bắt đầu soi sáng lư luận của họ. Tuy nhiên, có ít người sẵn sàng chấp nhận sự soi sáng này,

239      chỉ v́ ánh sáng của trực giác bị chận đứng do các bức tường mà quan năng lư luận đă dựng nên. Lưỡng nguyên tính của thái dương hệ rốt cuộc sẽ được thừa nhận tuỳ vào các yếu tố sau:

Chính sự hiện tồn.

Thời gian và không gian.

Tính chất của dục vọng hoặc nhu cầu.

Khả năng thích thu nhận có sẵn trong chính sự sống. Khả năng này, nhờ bởi sự vận chuyển, gom góp vào chính nó chất liệu mà nhờ đó nó tạo ra được h́nh hài, qua đó sự diễn đạt được t́m thấy, và nhờ đó nó giới hạn chính nó trong ngục tù của các thể để thu thập kinh nghiệm.

 

Giả sử rằng lư thuyết này coi như là đúng, một Đấng Thông Tuệ đại hùng tác động qua một Thiên Cơ được sắp xếp như thế, và Ngài chiếm ngự h́nh hài một cách hữu thức và hoá thân để thực hiện các mục tiêu đặc biệt của chính Ngài. Nhưng giả thuyết này chỉ là sự kiện căn bản đang ẩn dưới giáo huấn Đông phương, và là sự kiện được thừa nhận một cách rộng răi, mặc dù được diễn tả một cách trái ngược và được xem xét bởi các tư tưởng gia của mọi trường phái tư tưởng khắp thế giới. Cho dù quan niệm này chỉ tŕnh bày phần nào về ư tưởng thực tế đi nữa, nhưng do bởi các giới hạn của con người ở tŕnh độ tiến hoá này, nó cũng đủ làm cơ sở cho việc con người có thể dựng nên thánh điện chân lư của

y.

Đấng Cao Cả này mà chúng ta gọi là Thái Dương Thượng Đế, không mang ư nghĩa như Thượng Đế nhân h́nh (personal God) của Cơ Đốc giáo, vị Thượng Đế sau này chính là con người không hơn không kém, đă phát triển thành một Đấng có huyền năng khủng khiếp, và lệ thuộc vào các đức tính cùng là tật xấu của chính con người. Thái Dương Thượng Đế vượt lên trên con người, v́ Ngài là toàn thể mọi cuộc tiến hoá trong toàn bộ Thái dương hệ, kể cả con người, đó là một cuộc tiến hoá nằm ở điểm giữa có liên quan với các cuộc tiến hoá khác. Về một phương diện, Ngài được sắp vào số các Đấng vượt trên con người, và trong thiên kiếp (kalpa) vừa qua, Ngài đă đạt được và vượt quá tŕnh độ của con người hiện giờ; ở mặt khác là vô số sinh linh thuộc về các cuộc tiến hoá dưới nhân loại, các sinh linh này, trong các thiên kiếp sắp tới sẽ đạt tới giai đoạn nhân loại. Con người đứng giữa hai nhóm và đang ở điểm thăng bằng; cái khó khăn của con người nằm ở đây. Con người không tham dự

toàn thể các khía cạnh vật chất của cuộc tiến hoá, y cũng không là toàn thể sự biểu lộ của Thượng Đế Ngôi Ba, trạng thái Brahma, Ngài là biểu hiện của năng lượng thuần tuư hay sự thông tuệ, đang thúc đẩy cái mà ta gọi là chất liệu nguyên thuỷ (subtance). Con người không phải là toàn thể Tinh Thần, biểu hiện của Thượng Đế Ngôi Một, trạng thái Mahadeva, vốn là một biểu lộ của ư chí thuần khiết hay dục vọng cấp thiết, đang thúc đẩy biểu lộ. Đó chính là động cơ căn bản hay ư chí hiện tồn vĩ đại. Con người là sản phẩm của sự hợp nhất cả hai; y là nơi hội tụ của vật chất hay chất liệu trí tuệ linh hoạt và của Tinh Thần hay ư chí căn bản. Y là con sơ sinh của cuộc phối ngẫu của cả hai hay là sự nhất quán. Y khoác lấy tính khách quan để biểu lộ những ǵ ở trong mỗi một của hai đối cực, cộng thêm kết quả sự hoà nhập của chúng trong chính y.

2. Bản chất và nhị nguyên tính của nó.

Trong các thuật ngữ chỉ tính chất chúng ta có ǵ? Trí tuệ linh hoạt hợp nhất với ư chí hay huyền năng tạo thành ‘Đứa Con Tất Yếu’ (như H.P.B. diễn tả) (GLBN I, 74) vốn biểu hiện cho trí tuệ, ư chí hay dục vọng và sự biểu lộ kết hợp tiềm tàng của chúng là bác ái minh triết.

Bằng thuật ngữ Lửa, chúng ta có thể diễn tả một tư tưởng tương đồng như thế nào? Lửa tiềm tàng trong vật chất – chính lửa là sản phẩm của cuộc biểu lộ trước của cùng Thực Thể Thông Linh, hay là tính chất tương đối hoàn hảo được hoàn thành bởi Đấng này trong một lần lâm phàm trong vũ trụ trước kia -lại bắt đầu hoạt động bởi ước vọng của cùng Đấng đó để vận chuyển bánh xe luân hồi lần nữa. ‘Lửa do ma

241      sát’ đó tạo ra nhiệt và bức xạ, đồng thời gây ra một phản ứng từ phía ‘lửa điện’ đối nghịch hay tinh thần. Ở đây, chúng ta

có ư tưởng về cung đang tác động qua vật chất v́ phản ứng của lửa điện là bao giờ cũng tiến tới, như đă nói ở trên. Tia “lửa điện” duy nhất rơi vào vật chất. Đây là cuộc phối ngẫu trong hệ thống của Cha và Mẹ. Kết quả là sự pha trộn của hai lửa và sản phẩm hợp nhất của sự biểu lộ của lửa đó được chúng ta gọi là ‘lửa thái dương’. Như thế Đấng Con được tạo ra. Trí Tuệ linh hoạt và Ư chí được hợp nhất và bác ái minh triết, khi được hoàn thiện qua cuộc tiến hoá, sẽ tạo nên kết quả.

Lửa điện hay Tinh Thần, hợp nhất với lửa do ma sát (nhiệt) tạo nên lửa thái dương hay ánh sáng.

Như vậy, khi Thực Thể Thông Linh Vũ Trụ khoác lấy h́nh hài, cộng thêm vào trí tuệ linh hoạt vốn là sản phẩm của lần hoá thân trước của Ngài, có thêm một đặc tính nữa, vốn có sẵn và tiềm tàng, đó là đặc tính bác ái minh triết. Đây là khả năng để yêu thương những ǵ đang biểu lộ hay là phi ngă, và cuối cùng sử dụng sắc tướng một cách minh triết. Ư chí thuần tuư, cho đến nay là một điều trừu tượng và chỉ sẽ được phát triển đầy đủ trong một lần hoá thân khác của Thượng Đế. Trí tuệ hay sự thông tuệ không phải là điều trừu tượng; đó là một cái ǵ Hiện Hữu. Bác ái minh triết cũng không phải là điều trừu tượng. Nó ở trong diễn tŕnh phát triển hay biểu lộ và là trạng thái của Đấng Con.

Những điều đă nói ở trên không có ǵ là mới mẻ cả, nhưng các ư tưởng về lưỡng nguyên bản thể này được gom chung lại với nhau, để nhắc nhở trí tuệ chúng ta cần xem xét các điều này, theo quan điểm đối với vị trí của chúng trong hệ thống vũ trụ, chớ không theo quan điểm của riêng cuộc tiến hoá hành tinh của chúng ta và của chính con người. Nhân loại là cuộc tiến hoá qua đó trạng thái Con là để biểu lộ chính nó

một cách hoàn hảo nhất trong hoá thân vũ trụ này. Con người phối hợp các cặp đối hợp và 3 loại lửa hội nhập trong y. Con người là biểu hiện hoàn hảo nhất của nguyên khí trí tuệ, và có thể được xem như, theo một quan điểm rất lư thú là kiệt tác của Brahma. Con người là lớp vỏ cho sự sống của Thượng Đế; con người là tâm thức đă biệt ngă hoá của Thượng Đế, biểu lộ qua 7 Manasaputras thiêng liêng hay Hành Tinh Thượng Đế, mà trong cơ thể của Ngài mỗi đơn vị của gia d́nh nhân loại đều t́m thấy vị trí. Con người là trạng thái Vishnu trong tiến tŕnh phát triển qua trí tuệ của Brahma, được thúc đẩy bởi ư chí của Mahadeva (Đại Thiên thần). Do đó, theo một nghĩa đặc biệt, con người rất quan trọng v́ y là vị trí nhất quán cho cả ba trạng thái, tuy nhiên, y không quan trọng tí nào v́ y không phải là đỉnh của tam giác, mà chỉ là trung điểm, nếu chúng ta xét tam giác như thế này :

Tinh Thần – Cha

Con hay nhân loại.

Vật chất -Mẹ.

Sự tiến hoá của Con hay sự hoá thân vũ trụ của Christ rất là quan trọng trong các kế hoạch của Đấng c̣n vĩ đại hơn Thái Dương Thượng Đế, Đấng Vũ Trụ Thượng Đế. Các nguyên khí sinh động của các cḥm sao kết hợp và các hệ thống chứng kiến sự tiến triển cơ tiến hoá của Đấng Con một cách vô cùng chăm chú.

Cũng như địa cầu được xem như điểm chuyển hướng hay chiến trường giữa Tinh Thần và Vật Chất, do đó vô cùng quan trọng, Thái dương hệ của chúng ta cũng chiếm một vị trí tương tự như thế trong hệ thống vũ trụ. Vũ Trụ nhân tức Arjuna thái dương, đang tranh đấu cho ngă thức đă được biệt ngă hoá hoàn hảo của Ngài, và cho tự do và thoát khỏi h́nh

hài ; thoát khỏi phi ngă. Cũng thế, con người trên hành tinh này cũng chiến đấu cho các lư tưởng tương tự trên mức độ vô cùng bé nhỏ của y; Michael và các Thiên Thần của Ngài, hay là các Hành Tinh Thượng Đế thiêng liêng cũng chiến đấu như thế trên trời, vấn đề của các Ngài cũng tương tự nhưng ở trên mức độ cao hơn.

Lưỡng nguyên tính và sự tương tác giữa cả hai tạo ra:

Khách quan tính hay là Đấng Con biểu lộ hay Thái Dương.

 Chính sự tiến hoá.

 Sự phát triển đức tính.

 Thời gian và không gian.

 

Các câu hỏi mà hiện giờ chúng ta đang bận tâm giải đáp hàm chứa một số khía cạnh biểu lộ căn bản, chủ yếu là được xét theo khía cạnh chủ quan hay tâm linh.

 

Tâm thức có thể được định nghĩa như là khả năng lĩnh hội và liên hệ trước tiên đến sự liên kết giữa Ngă với Phi ngă, giữa Chủ Thể Nhận Thức với Điều Được Nhận Thức, và giữa Chủ Thể Suy Tưởng với điều được suy tưởng. Tất cả các định nghĩa này có liên quan đến việc chấp nhận ư tưởng về lưỡng nguyên tính, thừa nhận những ǵ khách quan và những ǵ ẩn sau tính cách khách quan (1).Tâm thức biểu hiện những ǵ có

1 Tâm thức (consciousness) là chủng tử vũ trụ của toàn tri siêu vũ trụ. Nó có tiềm năng nảy nở thành tâm thức thiêng liêng.

GLBN III, 555. Vũ trụ là một tập hợp các trạng thái tâm thức. GLBN III, 633 Tâm thức đại để có thể được chia thành:

thể được xem như trung điểm trong sự biểu lộ. Nó hoàn toàn không liên quan đến cực của Tinh Thần. Nó được tạo ra bởi sự kết hợp hai cực và diễn tiến tương tác cùng là sự thích ứng cần thiết xảy ra sau đó. Trong nỗ lực để h́nh dung được rơ ràng có thể kê khai như sau:

244 Cực thứ nhất Điểm hợp nhất Cực thứ hai

Thượng Đế Ngôi 1…Thượng Đế Ngôi 2… Thượng Đế Ngôi 3. Mahadeva  ………… Vishnu ……………. Brahma Ư chí ………………. Minh triết –Bác ái .…Trí tuệ linh hoạt. Tinh thần …………... Tâm thức ……………Vật chất. Cha …………………..Con ………………… Mẹ. Chân Thần …………. Chân Ngă ………...... Phàm Ngă. Bản ngă  …………..... Sự liên hệ ở giữa……Phi Ngă. Chủ Thể Tri Thức…..Tri Thức ……………. Cái được tri thức.

 

1. Tâm thức Tuyệt đối hay Thượng Đế thức … Thượng Đế không

 

biểu lộ. “Ta là Linh ngă”  (“I am that I am”)

 

2.         Tâm thức đại đồng hay tập thể thức……… Thượng Đế biểu lộ.

 

“Ta là Cái Đó”            (“I am That”)                      Tâm thức của Hành Tinh Thượng Đế.

 

3. Tâm thức cá nhân hay Ngă Thức    ……...….. Tâm thức con người. “Tôi hiện hữu”  (“I am”)

 

4. Tâm thức hay tâm thức nguyên tử ……Tâm thức dưới nhân loại. Mục tiêu của tâm thức đối với:

 

 

1. Một Hành Tinh Thượng Đế ……....  Tuyệt đối thức.

 

2. Con người ……………………... Tập thể thức.

 

3. Nguyên tử ……… …………….. Ngă thức. Thượng Đế là Đại Thiên Địa đối với Con Người.

 

GLBN  I, 288, 5 Con người là Đại Thiên Địa đối với nguyên tử… Tổng kết: Sự sống và các sự sống.       GLBN  I, 281, 282

Sự sống  ……………. Nhận thức  ……..….. H́nh hài.

Con người có thể tiếp tục đưa ra vô số danh xưng, nhưng các tên gọi trên đây cũng đủ để chứng tỏ mối liên hệ giữa Thượng Đế Ba Ngôi, trong khi biểu lộ. Cần phải nhấn mạnh sự kiện rằng Thái dương hệ biểu hiện cho mối liên hệ Thượng Đế kể trên trong sự tiến hoá ngoại cảnh và toàn thể mục tiêu phát triển tiến hoá là mang lại cho Con của Cha và Mẹ, đến mức nhận thức viên măn, đến chỗ có ngă thức hoàn toàn và đến tri thức đầy đủ và linh hoạt. Về mặt khách quan, Đấng Con này là Thái dương hệ, về mặt nội tại là ư chí hay quyền năng, về mặt chủ quan Ngài là bác ái minh triết. Đặc tính sau cùng này đang ở trong diễn tŕnh phát triển xuyên qua việc vận dụng trí tuệ hoạt động.

Ba Ngôi biểu lộ của Tam Vị Nhất Thể Thượng Đế, mưu t́m sự phát triển đầy đủ bằng cách giúp nhau. Ư chí hiện tồn của trạng thái Mahadeva, đang t́m kiếm với sự trợ giúp của trí thông tuệ của Brahma, để phát triển bác ái minh triết, hay trạng thái Con, trạng thái Vishnu. Trong hệ thống tiểu thiên địa, phản ảnh của Thượng Đế Ba Ngôi, con người đang nỗ lực qua ba hiện thể để đạt đến cùng mức phát triển trên chính cơi của y. Trên các cơi cao, các Hành Tinh Thượng Đế (qua atma-buddhi-manas) nhắm vào cùng sự phát triển tương tự. Cả hai, tức Hành Tinh Thượng Đế cộng với các đơn vị trong các thể của Ngài, tạo thành các Chân Thần của thiên thần và con người, trong toàn thể của các Ngài, hợp thành Thái Dương Thượng Đế. Khi con người thành toàn, lúc bấy giờ các

245      Hành Tinh Thượng Đế cũng hoàn thành; khi các Ngài đạt đến sự phát triển và có được ngă thức trên mọi cơi, lúc bấy giờ Đấng Con cũng thành toàn và Thái dương hệ (thể biểu lộ và kinh nghiệm của Ngài) đă đáp ứng được mục tiêu của nó.

Đấng Con được giải thoát. Hăy nới rộng ư niệm về sự phát triển tâm thức tam phân này đến Thượng Đế trong một chu kỳ lớn hơn (đối với chu kỳ của 3 Thái dương hệ trong số ấy đây là Thái dương hệ trung gian) và chúng ta đă lặp lại trên các cơi vũ trụ liên quan đến Thượng Đế, diễn tŕnh phát triển của nhân loại trong 3 cơi thấp.

ĐẠI THIÊN ĐỊA (MACROCOSM)

Thái dương hệ thứ nhất…đă biểu hiện…… Nguyên khí “Ta là” (the “I am” principle.)

Thái dương hệ thứ hai… đang biểu hiện… Nguyên khí “Ta là Cái Đó”.

Thái dương hệ thứ ba…. sẽ biểu hiện …Nguyên khí “Ta là Linh Ngă”

TIỂU THIÊN ĐỊA

Biểu lộ thứ nhất, Phàm Ngă, biểu hiện Nguyên khí “Ta là” Biểu lộ thứ hai, Chân Ngă, đang biểu hiện nguyên khí “Ta là cái ấy” Biểu lộ thứ ba, Chân Thần, sẽ biểu hiện Nguyên khí “Ta là Linh Ngă”

Như vậy, các yếu tố khác nhau góp phần vào kế hoạch tổng quát của các sự vật, và tất cả đều có liên hệ với nhau và tất cả đều là các phần và các thành viên gây hứng thú cho các phần khác.

 

Với câu hỏi này, nếu sự ước muốn biểu lộ một cách chính xác, th́ câu giải đáp phải là: Không, sự tương đồng không bao giờ đúng ở chi tiết mà chỉ ở trong một số tương ứng cơ bản rộng rải. Trong tất cả 4 yếu tố, có các điểm tương đồng không thể thay đổi, nhưng việc phát triển các giai đoạn tăng trưởng có thể không hiện ra cùng trong sự tiến hoá trong chi

246 tiết, xét theo quan điểm con người trong ba cơi thấp, bị cản trở v́ y bị hạn chế trong sự hiểu biết. Các điểm tương đồng giữa cả 4 có thể được tóm tắt như sau, chọn nguyên tử trên cơi trần như là khởi điểm và phát triển quan niệm từ giai đoạn này đến giai đoạn khác.

Một nguyên tử (1).

Một nguyên tử gồm một dạng gần h́nh cầu chứa trong chính nó một nhân của sự sống.

Một nguyên tử chứa trong chính nó các phân tử đă biến phân, hợp thành chính nguyên tử trong toàn thể của nó.

 

1 Liên quan với nguyên tử, GLBN  viết :

 

1. Trí tuệ tuyệt đối rung động qua mọi nguyên tử.        GLBN I, 298       

 

2. Nơi nào có một nguyên tử vật chất, nơi đó có sự sống. GLBN I, 245

 

3. Nguyên tử là một biểu lộ cụ thể của Năng Lượng Vũ Trụ GLBN  I, 201

 

4.         Cũng thế, các sự sống vô h́nh bao gồm các nguyên tử v..v..   GLBN  I, 281

 

5.         Mọi nguyên tử trong vũ trụ đều có ngă thức tiềm tàng. GLBN  I, 132

 

6. Các nguyên tử và linh hồn đều đồng nghĩa theo ngôn ngữ của điểm đạo đồ.                GLBN  I, 620

 

7.         Nguyên tử hoàn toàn tuỳ thuộc vào lănh vực của siêu h́nh học. GLBN I, 559.

 

8. Thượng Đế tính ở trong mọi nguyên tử GLBN  I, 89, 183.

 

9. Mọi nguyên tử đều chịu biến phân không ngừng  GLBN I, 167.

 

10. Mục tiêu tiến hoá của nguyên tử là con người.        GLBN I, 206

 

11. Một mầm mống hiện hữu ở tâm của mọi nguyên tử. GLBN  I, 87, II,  622

 

 

12. Trong mọi nguyên tử đều có nhiệt (sức nóng) 

         GLBN I, 112

13. Mỗi nguyên tử đều có 7 cơi hiện tồn.           

           GLBN I, 174

14. Các nguyên tử đều là các rung động.      

       GLBN  I, 694

 

Thí dụ, chúng ta được biết rằng nguyên tử hồng trần chứa trong chu vi của nó 14 tỉ nguyên tử nguyên h́nh (archetypal atoms), tuy nhiên, hàng tỉ nguyên tử nguyên h́nh này biểu lộ như là một.

c. Một nguyên tử được phân biệt bằng hoạt động và biểu

thị các tính chất về: -Chuyển động quay. -Năng lực phân biện. -Khả năng phát triển.

d. Chúng ta được biết rằng một nguyên tử chứa trong chính nó ba ṿng xoắn ốc chính yếu và 7 ṿng thứ yếu

247      (1), cả 10 ṿng đang ở trong diễn tŕnh tạo sinh lực, nhưng chưa đạt được hoạt động đầy đủ. Chỉ có 4 là đang hoạt động ở tŕnh độ này và cái thứ 5 đang ở trong tiến tŕnh phát triển.

Một nguyên tử được Định Luật Tiết Kiệm chi phối, đang từ từ rơi vào ảnh hưởng của Định Luật Hút, và sau rốt rơi vào ảnh hưởng của Định Luật Tổng Hợp.

Một nguyên tử nằm đúng vị trí của nó trong mọi h́nh hài; chính sự kết hợp của các nguyên tử tạo nên h́nh hài.

 Sự đáp ứng của nó đối với sự kích thích bên ngoài: -Kích thích do điện, ảnh hưởng đến h́nh hài biểu lộ ra

 

ngoại cảnh. -Kích thích do từ lực; tác động trên sự sống bên trong. -Hiệu quả hợp nhất của hai loại kích thích này tạo nên

sự tăng trưởng và sự phát triển nội tại. Do đó một nguyên tử được phân biệt bằng:

“Sự Sống Nội Tâm” : quyển II, 177, 179. Hoá Học Huyền Bí,

trang 22. Hoá Học Huyền Bí: Phụ bản II và III. Babbitt: Ánh Sáng

và Màu Sắc, trang 79 – 101.

 

 

1. Dạng thức gần h́nh cầu của nó. Ṿng giới hạn của nó được xác định và nhận thấy.

 

2. Sự sắp xếp bên trong của nó, bao gồm phạm vi ảnh hưởng của bất cứ nguyên tử đặc thù nào.

 

3. Hoạt động sống động của nó, hay là mức độ đưa đến những ǵ mà sự sống ở trung tâm làm sinh động nguyên tử, một điều có liên quan ở tŕnh độ này.

 

4. Cơ cấu tổ chức thất phân bên trong của nó đang trong diễn tŕnh tiến hoá.

 

5. Sự tổng hợp sau cùng của nó ở bên trong từ 7 thành 3.

 

6. Sự liên hệ tập thể của nó.

 

7. Sự phát triển tâm thức của nó hay sự đáp ứng.

 

Dựa vào các sự kiện trên của nguyên tử, chúng ta có thể nới rộng ư kiến hiện giờ đến con người theo cùng nét chính như sau :

Con Người.

a. Con người có dạng gần h́nh cầu, y có thể được thấy như một ṿng giới hạn tṛn, một h́nh cầu vật chất với cái

248      nhân sự sống ở trung tâm. Trong khi xác nhận điều này, chúng ta xem xét con người thực ở vị trí căn bản của nó như là Chân Ngă, với phạm vi biểu lộ của y, linh hồn thể, -thể đó vốn hợp thành trung điểm giữa Tinh Thần với vật chất.

b. Con người chứa trong chính ḿnh các nguyên tử đă biến phân, mà trong toàn thể chúng tạo thành h́nh hài biểu lộ của con người trên các cơi biểu lộ của y. Tất cả được làm cho linh hoạt bằng sự sống của y, bằng ư chí hiện tồn bền bĩ của y; tất cả đều rung động theo mức độ được đạt tới bằng sự tiến hoá của con người. Như được thấy từ trên các cơi cao, con người biểu lộ như một khối cầu (hay các khối cầu) với vật chất đă biến phân, rung động với một mức độ nào đó, nhuộm

một màu sắc nào đó và xoay đối với một chủ điểm cố định – chủ điểm thuộc chu kỳ sống của y.

c. Con người được phân biệt bởi hoạt động trên một hay nhiều cơi trong ba cơi thấp, và biểu lộ đặc tính của :

 

1. Chuyển động quay hay sự xoay ṿng riêng biệt của y trên bánh xe cuộc sống, quanh cực chân ngă của y.

 

2. Khả năng phân biện hay là năng lực chọn và thu hoạch kinh nghiệm.

 

3. Khả năng tiến hoá, tăng gia rung động và tạo sự tiếp xúc.

 

Con người chứa trong chính y 3 nguyên khí chính yếu: ư chí, bác ái -minh triết, trí tuệ linh hoạt hay khả năng thích ứng – và biến phân của chúng thành 7 nguyên khí. Các nguyên khí này sau rốt tạo thành 10 trong số biểu lộ hoàn hảo, đang ở trong diễn tŕnh đem lại sinh khí, nhưng chưa đạt đến mức phát triển đầy đủ. Chỉ có 4 nguyên khí trong con người là linh hoạt, và con người đang ở trong tiến tŕnh phát triển nguyên khí thứ năm hay nguyên khí trí tuệ. Chú ư đến sự tương đồng hoàn hảo như thế nào giữa con người, xét theo 4 thể thấp đang phát triển nguyên khí trí tuệ, và nguyên tử với 4 loa tuyến của nó linh hoạt, c̣n loa tuyến thứ 5 đang ở trong tiến tŕnh kích thích.

Con người bị chế ngự bởi Định Luật Hút, đă tiến hoá

 

249      qua Định Luật Tiết Kiệm và đang ở dưới Định Luật Tổng Hợp. Sự tiết kiệm chế ngự tiến tŕnh vật chất, mà với tiến tŕnh này con người không có liên hệ hữu ư nhiều lắm; sự thu hút chế ngự sự liên hệ của nó với các đơn vị khác hay các nhóm khác và sự tổng hợp là định luật của Chân ngă con người, với sự sống bên trong h́nh hài.

 

 Con người thấy được vị trí của ḿnh bên trong h́nh hài tập thể. Các nhóm Chân ngă và Hành Tinh Thượng Đế được tạo thành do sự tập hợp của các đơn vị con người và thiên thần.

Sự đáp ứng của con người đối với sự kích thích bên ngoài : -Kích thích điện, tác động vào h́nh hài bên ngoài hay

 

sự đáp ứng sinh khí. -Kích thích từ lực, tác động trên sự sống bên trong của

y. Kích thích này xuất phát từ nhóm Chân ngă của y và về sau, từ Hành Tinh Thượng Đế mà y là một tế bào trong cơ thể Ngài.

-Hiệu quả kết hợp của hai kích thích này đem lại sự tăng trưởng và phát triển vững vàng. Do đó, con người được phân biệt bởi :

 

1. Dạng thức gần h́nh cầu của y. Ṿng giới hạn của y được xác định và được nhận ra.

2. Sự sắp xếp bên trong của y; toàn thể phạm vi ảnh hưởng của y ở trong tiến tŕnh phát triển. Hiện nay phạm vi đó bị giới hạn và lănh vực hoạt động của y c̣n bé nhỏ. Khi Chân Ngă thể đă phát triển, nhân của sự sống ở trung tâm tăng gia phạm vi kiểm soát của nó cho đến khi toàn thể đi vào khuôn phép.

3. Sự hoạt động sống động hay phạm vi mà vào bất cứ lúc nào đă định, y biểu lộ ngă thức hay kiểm soát phàm ngă của y.

4. Cơ cấu tổ chức thất phân bên trong của y; sự phát triển 7 nguyên khí của y.

5. Sự tổng hợp bên trong sau rốt của y, dưới tác động của 3 định luật, từ 7 thành 3 và sau đó trở thành 1.

6. Sự liên quan tập thể của y.

7. Sự phát triển tâm thức của y, đáp ứng với tiếp xúc, do đó tăng gia tri thức.

Hành Tinh Thượng Đế (1).

Mỗi Hành Tinh Thượng Đế cũng được xem như có dạng gần h́nh cầu. Ngài có ṿng giới hạn của Ngài như nguyên tử

1 Các Hành Tinh Thượng Đế là :

 Tổng hợp của tâm thức                   GLBN  I, 626

 Các Đấng Sáng Tạo ..   GLBN I, 477, 481-485 so với GLBN II 244.

 

Các Ngài là 7 sáng tạo nguyên thuỷ, hay là khoác lấy thể dĩ thái bởi một Heavenly Man.

Các Ngài là 7 sáng tạo thứ yếu hay là khoác lấy h́nh hài vật chất trọng trược.

 

Truy nguyên điều này trong Tiểu thiên địa và công việc của các thiên thần dĩ thái trong việc kiến tạo các thể.

 Tập hợp trí tuệ thiêng liêng GLBN  I, 488

 Các Con sinh từ trí của Brahma           GLBN I, 493, II,610,618 Các Ngài là Tứ Nguyên Thượng Đế, Năm và bảy.

7 Cung      GLBN  I,  561, II, 210. Các Ngài là 7 con đường trở về với Thượng Đế...Tinh Thần. Các Ngài là 7 nguyên khí về phương diện siêu h́nh. Các Ngài là 7 giống dân về phương diện vật chất.

Các Đấng của sự tôn sùng không ngừng nghỉ và không mệt

 

 

mỏi

GLBN 

II, 92

g. Các thất bại của Thái Dương Hệ, trước

GLBN  II, 243

h. Các đối cực đối với cḥm sao Rua

GLBN II, 579, 581.

 

Về phương diện huyền linh, Thái dương hệ chúng ta là dương và cḥm sao Rua là âm.

Một Hành Tinh Thượng Đế trong hệ thống hành tinh của Ngài sáng tạo một cách tương tự.                      Xem GLBN II, 626

và con người đang có. Ṿng giới hạn này bao gồm toàn thể hệ thống hành tinh; bầu vật chất trọng trược của bất cứ một dăy hành tinh nào, cũng tương tự trong trường hợp của Ngài, so với thể vật chất của bất cứ người nào và so với nguyên tử trên cơi trần. Mỗi hệ thống tiến hoá gồm 7 dăy hành tinh là sự biểu hiện cuộc sống của một Thực Thể Thông Linh, Ngài chiếm ngự nó như con người chiếm một thể của y, v́ mục đích biểu lộ là để thu đoạt kinh nghiệm.

251 b. Một Hành Tinh Thượng Đế chứa bên trong chính Ngài những ǵ tương ứng với các tế bào bên trong các hiện thể biểu lộ của con người. Các nguyên tử hay tế bào trong cơ thể Ngài được làm bằng toàn thể các đơn vị thiên thần và con người, rung động theo chủ âm của Ngài và đáp ứng với phạm vi sự sống của Ngài. Tất cả được giữ lại với nhau và được làm sinh động bởi ư chí hiện tồn của Ngài; và tất cả đều rung động theo tŕnh độ mà Ngài đă đạt được trong cuộc tiến hoá. Theo quan điểm vũ trụ; một Hành Tinh Thượng Đế có thể được xem như một bầu sự sống kỳ diệu, vốn bao gồm bên trong phạm vi ảnh hưởng của nó, năng lực rung động của toàn thể hệ thống hành tinh. Ngài tạo rung động tới một mức độ nào đó có thể được ước đoán bằng hoạt động của sự sống đang đập nhịp ở trung tâm bầu hành tinh; toàn bộ hệ thống hành tinh được tô điểm bằng một màu sắc nào đó; đang xoay quanh một chủ điểm cố định, vốn là chủ điểm của chu kỳ sống của Ngài bên trong kỳ đại khai nguyên hay chu kỳ Thượng Đế.

c. Một Hành Tinh Thượng Đế được phân biệt do hoạt động của Ngài trên một trong các cơi mà chúng ta gọi là Triadal hay Atma-Buddhi-Manas, giống như con người được phân biệt bởi hoạt động của y trên một trong các cơi trong 3

cơi thấp, tức là cơi hạ trí, cảm dục, hồng trần. Sau rốt, con người có được ngă thức trên cả ba. Cuối cùng Hành Tinh Thượng Đế có ngă thức đầy đủ trên ba cơi cao hơn. Mọi chuyển động luỹ tiến hay gia tăng sức sống trong toàn thể con người trong ba cơi thấp, đi song hành với một hoạt động tương tự trên ba cơi cao. Tác động và sự tương tác giữa sự sống đang làm sinh động các nhóm hay các Hành Tinh Thượng Đế, và sự sống làm sinh động các nguyên tử hay con người vốn hợp thành các đơn vị trong các nhóm vừa bí mật vừa kỳ diệu. Một Hành Tinh Thượng Đế trên các cơi riêng của Ngài cũng biểu lộ các đặc tính của chuyển động quay hay hoạt động có chu kỳ đặc thù của Ngài, chung quanh bánh xe sự sống của Ngài, một hệ thống hành tinh, và như thế chung quanh cực Chân ngă của Ngài.

Khả năng phân biện hay là năng lực chọn lựa và do đó thu thập kinh nghiệm. Các Ngài là hiện thân của trí tuệ hay năng lực thông tuệ (do đó các Ngài được gọi là Trí Tinh Quân thiêng liêng), vốn thông hiểu, chọn lọc và tách ra, như vậy đạt được kiến thức và ngă thức. Các Ngài phát triển năng khiếu trí tuệ này trong các thiên kiếp trước hay các thái dương hệ trước. Mục đích của các Ngài hiện giờ là sử dụng những ǵ đă phát triển để đem lại một số hiệu quả đặc biệt và để đạt được một số mục tiêu đặc biệt.

Năng lực tiến hoá, gia tăng rung động, thu thập tri thức và tạo nên sự tiếp xúc. Rung động được gia tăng này có tính cách tiệm tiến và trật tự tiến hoá cùng các diễn tiến từ trung tâm này đến trung tâm khác như nó đang xảy ra trong con người và như nó tác động trong trường hợp của các loa tuyến của nguyên tử. Mục đích của các Ngài là đạt được sự tiếp xúc đồng đều với nhau và sau rốt để phối hợp các chủ

 

thể riêng rẽ của các Ngài thành Thực Thể Duy Nhất, đồng thời giữ lại ngă thức đầy đủ hay có được cái ngă đă được biệt ngă hoá.

d. Một Hành Tinh Thượng Đế chứa đựng trong Ngài 3 nguyên khí chính: ư chí, bác ái – minh triết, thông tuệ, và sự biểu lộ của chúng qua 7 nguyên khí, rất thường được bàn đến trong văn chương huyền linh của chúng ta. Các nguyên khí này tạo thành 10 trong cái hoàn thiện tối hậu của Ngài, v́ 7 được phân giải thành 3 và 3 thành 1.

Dĩ nhiên, mỗi Hành Tinh Thượng Đế đều có sắc thái hay nguyên khí sơ khởi của Ngài, giống như con người và nguyên tử đang có. Đối với sắc thái hoặc nguyên khí nguyên thuỷ con người cũng có những ǵ của Hành Tinh Thượng Đế, v́ con người là một đơn vị trong cơ thể Ngài. Con người cũng có 2 nguyên khí chính khác (như Hành Tinh Thượng Đế hiện có) và biến phân của chúng thành 7 như đă nói trên. Đối với sắc thái hay nguyên khí nguyên thuỷ, nguyên tử có những ǵ thuộc cung Chân ngă của con người, v́ trong cơ thể của người, nó có vị trí của nó. Dĩ nhiên điều này có liên quan tới

253      nguyên tử hồng trần trong cơ thể người. Sắc thái này biểu lộ dưới h́nh thức rung động tạo nên mức đo lường của 3 loa tuyến chính và 7 loa tuyến phụ.

Cho đến nay chỉ có 4 nguyên khí trong Hành Tinh Thượng Đế là đang biểu lộ đến một mức độ nào đó, mặc dù một trong các Hành Tinh Thượng Đế có phần tiến hoá hơn các vị khác và có được nguyên khí thứ 5 rung động một cách thích ứng, trong khi một số các vị khác đang ở trong tiến tŕnh hoàn thiện nguyên khí thứ 4. Hành Tinh Thượng Đế của dăy chúng ta đang rung động ít nhiều đối với nguyên khí thứ 5, hay đúng hơn ở trong tiến tŕnh đưa nó vào hoạt động.

Mức rung động thứ 4 hay nguyên khí thứ 4 của Ngài trong cuộc tuần hoàn hay chu kỳ thứ 4 ,và trên bầu hành tinh thứ tư này, được đánh thức, dù là không tác động như nó sẽ tác động trong cuộc tuần hoàn thứ 5. Nhiều phiền toái hiện có trong hành tinh vào lúc này phát xuất từ việc đi vào hoạt động của rung động cao hay là rung động thứ 5, vốn sẽ được hoàn tất và vượt qua trong chu kỳ sắp tới hay chu kỳ thứ 5. Sự tương đồng giống như trong con người và nguyên tử, lại được duy tŕ tốt đẹp nhưng không ở trong chi tiết chính xác.

e. Hành Tinh Thượng Đế bị chế ngự bởi Định Luật Thu Hút, đă vượt qua định luật Tiết Kiệm và nhanh chóng tiến vào dưới Định Luật Tổng Hợp. Do đó, cần chú ư bước tiệm tiến của việc kiểm soát và sự kiện sau:

Thứ 1. Định Luật Tiết Kiệm là định luật sơ khởi của nguyên tử. Định luật Thu Hút bắt đầu kiểm soát nguyên tử. Định Luật Tổng Hợp chỉ mới được cảm nhận phần nào bởi sự sống của nguyên tử. Đó là định luật về đời sống. Thứ 2. Định luật Thu Hút là định luật sơ khởi của con người. Định luật Tiết Kiệm là định luật phụ đối với con người. Nó chi phối vật chất của các hiện thể của nó. Định luật Tổng Hợp đang bắt đầu dần dần được cảm nhận. Thứ 3. Định Luật Tổng Hợp là định luật sơ khởi của một Hành Tinh Thượng Đế. Định Luật Thu Hút thống ngự đầy đủ. Định Luật Tiết Kiệm đă bị vượt qua.

Nhục thân không phải là một nguyên khí đối với Hành 254 Tinh Thượng Đế, do đó Định Luật Tiết Kiệm bị vượt qua. Định luật Thu Hút chế ngự tiến tŕnh vật chất trong việc kiến

tạo h́nh hài. Định luật Tổng Hợp là định luật của Bản Thể của Ngài.

Một Hành Tinh Thượng Đế đang t́m vị trí của Ngài bên trong các nhóm Thượng Đế, và đang t́m cách thực hiện vị thế của Ngài trong số 7 vị, và bằng việc thực hiện sự hợp nhất gần đúng.

Sự đáp ứng của Ngài đối với kích thích bên ngoài. Điều này được xét theo quan điểm có giới hạn của con người đang đạt đến các lănh vực không thể đạt tới được bởi trí tuệ con người cho đến nay. Nó liên quan đến :

 

Kích thích điện và liên hệ đến sự đáp ứng với bức xạ thái dương và song hành với bức xạ hành tinh.

Kích thích từ điện đang tác động trên cuộc sống bên trong của Ngài. Bức xạ này phóng phát từ các nguồn bên ngoài toàn thể hệ thống. Chúng ta nên ghi nhớ các sự kiện sau:

-Kích thích từ điện của nguyên tử hồng trần tỏa ra từ con người trên các phân cảnh cảm dục, và sau đó từ các phân cảnh Bồ đề.

-Kích thích từ lực của con người phát ra từ các Hành Tinh Thượng Đế trên các phân cảnh Bồ đề và sau đó trên các phân cảnh Đại Niết Bàn.

-Kích thích từ lực của Một Hành Tinh Thượng Đế phát ra bên ngoài hệ thống, từ cơi cảm dục vũ trụ, hiệu quả kết hợp của các kích thích này đưa đến sự phát triển vững vàng bên trong.

Do đó, một Hành Tinh Thượng Đế được phân biệt bằng :

 

1. Dạng thức gần h́nh cầu của Ngài. Ṿng giới hạn của Ngài, trong khi biểu lộ, được xác định và nhận thấy.

2. Sự sắp đặt bên trong của Ngài và phạm vi ảnh hưởng của Ngài, hay hoạt động đang làm sinh động dăy hành tinh.

3. Việc kiểm soát sự sống tinh thần của Ngài vào bất cứ giai đoạn định trước nào. Đó là huyền năng mà nhờ đó

255      Ngài làm sinh động bản chất thất phân của Ngài. Nên chú ư sự gia tăng ảnh hưởng khi so sánh với phạm vi tam phân của con người.

 

4. Sự tổng hợp sau rốt của Ngài từ 7 thành 3 và từ 3 thành 1. Điều này bao hàm chu kỳ che khuất của các bầu hành tinh và việc phối hợp thành đơn vị của 7 nguyên khí mà mỗi bầu đang tiến hoá.

 

5. Sự tiến hoá của Ngài theo định luật và sự phát triển tất nhiên phải có.

 

6. Sự liên quan tập thể của Ngài.

 

7. Sự phát triển tâm thức và tri thức của Ngài.

 

Sau cùng chúng ta phải mở rộng các ư tưởng này đến Thái Dương Thượng Đế ,và xét xem sự tương đồng kéo dài hoàn hảo như thế nào. Đoạn văn bàn về sự kích thích, về từ và điện, không thể tránh khỏi đưa chúng ta trở lại việc xem xét về lửa, căn bản và cội nguồn của mọi sự sống.

Thái Dương Thượng Đế.

a. Thái Dương Thượng Đế cũng có dạng thức gần h́nh cầu. Ṿng giới hạn của Ngài gồm toàn thể chu vi của Thái dương hệ, và tất cả nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mặt Trời. Mặt Trời giữ một vị trí tương tự như hạt nhân của sự sống ở tâm nguyên tử. Lĩnh vực này bao hàm trong chu vi của nó 7 dăy hành tinh với 3 dăy tổng hợp, tạo thành 10 của biểu lộ Thượng Đế. Mặt Trời là thể hồng trần của Thái Dương Thượng Đế, thể biểu lộ của Ngài, và sự sống của Ngài trải

qua 7 hệ thống theo chu kỳ với cùng ư nghĩa như sự sống của một Hành Tinh Thượng Đế lướt qua 7 lần chung quanh hệ thống 7 dăy của Ngài. Mỗi dăy giữ một vị trí tương đồng với một bầu trong một dăy hành tinh. Ghi nhận sự mỹ lệ của mối tương đồng này, tuy đồng thời thiếu sự tương đồng trong chi tiết.  (GLBN  I, 136).

b. Một Thái Dương Thượng Đế chứa đựng trong chính Ngài, dưới h́nh thức các nguyên tử trong thể biểu lộ của Ngài, tất cả các nhóm của mỗi loài, từ hồn tập thể tiến hoá

256 giáng hạ, đến các nhóm Chân ngă trên cơi trí. Ngài có (đối với các trung tâm linh hoạt của cơ thể Ngài) 7 nhóm chính yếu hay 7 Thiên Nhân (Heavenly Men), các vị này đang toả ra ảnh hưởng đến khắp nơi thuộc phạm vi Thượng Đế và các Ngài biểu hiện trong chính các Ngài tất cả các cuộc sống nhỏ, các nhóm thứ yếu, các đơn vị con người và thiên thần, các tế bào, các nguyên tử và phân tử. Nh́n từ các cơi vũ trụ, lĩnh vực của Thượng Đế có thể được h́nh dung như một quả cầu lửa đang rung động với ánh sáng huy hoàng, chứa bên trong ṿng ảnh hưởng của nó các bầu hành tinh cũng đang làm rung động các quả cầu lửa. Thái Dương Thượng Đế làm ngân lên với mức độ ngày càng tăng và bền bĩ, toàn thể Thái dương hệ đang nhuốm một màu sắc nào đó, màu của sự sống của Thượng Đế, tức Cung Thiêng Liêng Duy Nhất; c̣n Thái dương hệ xoay chuyển với một mức độ nào đó, vốn là ch́a khoá của đại thiên kiếp hay chu kỳ thái dương và xoay ṿng chung quanh cực thái dương trung ương của nó.

Thái Dương Thượng Đế được phân biệt bởi hoạt động của Ngài trên mọi cơi của Thái dương hệ; Ngài là toàn thể mọi biểu lộ, từ nguyên tử hồng trần trọng trược và thấp thỏi

nhất đến Đấng Dhyan Chohan cao tột trong vũ trụ. Mức độ rung động thất phân này là ch́a khoá của cơi vũ trụ thấp nhất và tỉ lệ nhịp nhàng của nó có thể được cảm thấy trên cơi cảm dục vũ trụ, với một đáp ứng yếu ớt trên cơi trí vũ trụ. Thế nên, sự sống của Bản Thể Thượng Đế trên các phân cảnh vũ trụ, có thể diễn ra song song với sự sống của con người trong ba cơi thấp, cơi thấp nhất trong các cơi Thái dương hệ. Trên các cơi riêng của Ngài, Thượng Đế cũng biểu lộ:

Thứ 1. Chuyển động quay. Sự sống của Ngài trong khi nó quay ṿng theo chu kỳ qua 1 ngày của Brahma có thể xem như đang xoắn chung quanh bánh xe vĩ đại của Ngài, 10 hệ thống tiến hoá của một Thái dương hệ.

Thứ 2. Năng lực phân biện. Như chúng ta biết, hành động trước tiên của Ngài là phân biệt hay chọn chất liệu cần cho sự biểu lộ. Sự chọn lựa đó được kiểm soát bởi :

-Nghiệp quả vũ trụ. -Khả năng rung động. -Sắc thái hay tính chất đáp ứng. -Các yếu tố bằng số có liên quan trong toán học vũ trụ.

Ngài là hiện thân của thể trí vũ trụ, và qua việc sử dụng khả năng này, Ngài t́m kiếm -bằng h́nh hài linh hoạt -để kiến tạo nên linh hồn thể vũ trụ của Ngài, một tính chất song song của bác ái – minh triết.

Thứ 3. Năng lực tiến bộ, tăng gia rung động và thu được đầy đủ ngă thức trên các mức độ vũ trụ.

d. Thái Dương Thượng Đế chứa trong chính Ngài 3 nguyên khí hay trạng thái chính yếu, biến phân chúng thành 7 nguyên khí. Các nguyên khí này tạo nên 10 của sự hoàn thiện cuối cùng của Ngài và sau rốt được tổng hợp thành một nguyên khí hoàn hảo, tức nguyên khí bác ái -minh triết.

Nguyên khí sau rốt này là sắc thái nguyên thuỷ của Ngài. Mỗi nguyên khí được biểu hiện vào một trong các hệ thống, và được thể hiện qua một trong các Hành Tinh Thượng Đế. Cho đến nay chỉ có 4 nguyên khí được biểu lộ với bất luận mức độ nào, v́ sự tiến hoá của Thái Dương Thượng Đế diễn ra song hành với sự tiến hoá của Hành Tinh Thượng Đế.

Thái Dương Thượng Đế bị chi phối bởi Định Luật Tổng Hợp. Ngài nắm giữ tất cả trong sự hợp nhất tổng hợp hay tính đồng nhất (homogeneity). Sự sống bên trong của Ngài được chi phối bởi Định Luật Hút; h́nh hài vật chất của Ngài được chi phối bởi Định Luật Tiết Kiệm. Ngài đang tiến vào một định luật vũ trụ khác mà cho đến nay con người chưa hiểu được, định luật đó chỉ được tiết lộ với các vị điểm đạo cao nhất.

Thái Dương Thượng Đế đang ở trong tiến tŕnh xác minh vị trí của Ngài trong đại hệ thống, trong đó Ngài đang giữ một vị trí tương đồng với vị trí của một Hành Tinh Thượng Đế trong một Thái Dương hệ. Trước hết, Ngài t́m cách để thấy được điều bí nhiệm của sự hiện tồn riêng của Ngài và để hoàn thành đầy đủ Ngă Thức; thứ hai là để xác minh vị thế và nơi chốn của đối cực của Ngài; thứ ba là để

 

258      phối hợp và hoà lẫn với đối cực đó. Đây là cuộc phối ngẫu vũ trụ của Thượng Đế.

g. Một Thái Dương Thượng Đế được phân biệt bằng sự đáp ứng của Ngài với kích thích bên ngoài. Chính điều này liên quan đến:

-Kích thích điện hay sự đáp ứng của Ngài với điện lực Fohat, phát ra từ các trung tâm tinh tú khác và kiểm soát phần lớn tác động của Thái dương hệ chúng ta và các chuyển

động của Thái dương hệ trong không gian liên quan đến các tinh toà khác.

-Kích thích bằng từ lực, tác động trên Sự Sống bên trong/ riêng tư của Ngài, và xuất phát từ một số trung tâm vũ trụ đă được nói đến trong bộ Giáo Lư Bí Nhiệm. Các trung tâm này có cội nguồn trên các cơi Bồ đề vũ trụ.

Chính hiệu ứng hợp nhất của chúng đưa đến sự phát triển vững vàng.

Thái Dương Thượng Đế được phân biệt :

 

1. Bởi h́nh giống cầu thể (spheroidicity) của Bản Thể biểu lộ của Ngài. Ṿng giới hạn thái dương của Ngài được xác định và nhận thấy. Cho đến nay, điều này chỉ có thể được chứng tỏ bằng sự nỗ lực để xác định mức độ của sự kiểm soát bên trong, bởi phạm vi của vùng ảnh hưởng thái dương hay là sự thu hút từ điển của Mặt Trời đối với các thể ít quan trọng khác mà nó giữ lại trong chuyển động ṿng quanh chính nó.

 

2. Bởi sự hoạt động của sự sống đang làm sinh động 10 hệ thống.

 

3. Bởi mức độ kiểm soát được tác động bởi Thượng Đế ở bất cứ thời kỳ ấn định nào.

 

4. Bởi sự tổng hợp cuối cùng của 7 hệ thống thành 3 và 3 thành 1. Điều này bao hàm việc tiến vào thời kỳ lẩn khuất của các hệ thống và sự hợp nhất của 7 nguyên khí mà chúng biểu hiện.

 

5. Bởi sự chinh phục của Ngài đối với Định Luật Hiện tồn của Ngài.

 

6. Bởi sự liên quan tập thể của Ngài.

 

7. Bởi sự khai mở t âm thức của Ngài, yếu tố thời gian 259 được kiểm soát bởi mức độ khai mở của tất cả các đơn vị hữu thức trong cơ thể Ngài.

Nơi đây, chúng ta đă phác hoạ vắn tắt một số điểm tương đồng giữa bốn yếu tố được nói ở trên và đă trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn. Các điểm này nếu được nghiền ngẫm sẽ t́m t hấy sự trợ giúp thực sự trong việc phát triển nhận thức tinh thần của đạo sinh và trong việc tăng gia sự thấu hiểu về cái đẹp của toàn thể Thái dương hệ.

 

Bây giờ chúng ta đề cập đến bí nhiệm sâu kín nhất của toàn b ộ Thái dương hệ biểu lộ -bí nhiệm được H.P.Blavatsky nói đến như là bí nhiệm của điện khí (GLBN I, 439, 221, 107). Điều đó có liên hệ mật thiết đến sự sống của Thượng Đế như đă được chứng minh qua 7 trung tâm lực của Ngài, 7 Hành Tinh Thượng Đế, Trí Tinh Quân Thiêng Liêng. Cho đến nay, vấn đề này không thể giải quyết được về mặt công truyền và chỉ có thể được tiết lộ rất ít cho quảng đại quần chúng. Điều này có 3 l ư do:

Thứ nhất, tŕnh độ con người ngày nay không cho phép y hiểu các điều trừu tượng này một cách chính xác.

Thứ hai, phần lớn chỉ có thể giải thích được cho các điểm

đạo đồ trải qua lần điểm đạo thứ 3, và ngay cả đối với các

điểm đạo đồ này cũng được thận trọng giữ ǵn.

Thứ ba, việc tiết lộ về mối liên quan chặt chẽ giữa trí với fohat hoặc năng lượng, hay là giữa mănh lực tư tưởng với hiện tượng điện – hiệu quả của xung lực fohat trên vật chất – th́ đầy hiểm nguy và các khoen khiếm khuyết (tạm gọi thế) trong chuỗi lư luận từ hiện tượng đến xung lực mở đầu của nó, chỉ có thể được truyền đạt một cách an toàn, khi nhịp cầu giữa hạ trí với thượng trí được kiến tạo thích hợp. Khi hạ trí ở dưới sự kiểm soát của thượng trí, hay là khi 4 thể thấp được phối hợp với 3 thể cao; lúc bấy giờ con người mới có thể được giao cho 4 nguyên lư cơ bản c̣n lại. Ba trong các cơ bản này được đưa ra cho chúng ta trong lời tựa của bộ Giáo Lư Bí Nhiệm (quyển I, 42, 44) và với khái niệm tiến hoá của tâm lư học, tạo nên 3 điều được tiết lộ, c̣n cái thứ tư đang hé mở. Ba điều khác thuộc về nội môn và phải được giữ lại như thế cho đến khi mỗi người phải tự làm việc với sự phát triển tinh thần của ḿnh, tạo nhịp cầu giữa thượng trí và hạ trí, sửa soạn đền thờ trong Thánh điện Solomon, t́m kiếm Linh Quang của Thượng Đế và chuyển các hoạt động của ḿnh vào sự giúp đỡ vị tha trong cơ tiến hoá của Thượng Đế.

Khi các tính chất này đảm trách vị trí quan trọng nhất và khi con người đă biểu lộ ư chí hoàn toàn phụng sự của ḿnh, lúc ấy manh mối sẽ được đặt vào tay y và y sẽ t́m được phương pháp nhờ đó xung lực điện, biểu lộ dưới h́nh thức nhiệt, ánh sáng và chuyển động, được kiềm chế và vận dụng; y sẽ khám phá ra nguồn gốc của xung lực nguyên thuỷ từ các trung tâm ngoài Thái dương hệ và khám phá ra nhịp điệu cơ bản. Lúc ấy, và chỉ lúc ấy thôi, y mới sẽ là kẻ hợp tác sáng suốt và (thoát khỏi việc kiềm chế của thiên luật trong 3 cơi thấp), vận dụng chính định luật trong các lĩnh vực thấp.

1. Bản chất của biểu lộ.

Đây là 3 câu hỏi quan trọng phải được bàn đến như là một, tất cả đều mang cùng một chủ đề và tất cả có liên quan đến sự kiện của chính tính khách quan sáng suốt. Có lẽ nếu chúng ta diễn giải ba câu hỏi này, và đưa nó vào ngoại biên

của tiểu thiên địa, vấn đề có thể không phức tạp như thế. Chúng ta có thể diễn tả như sau :

Trạng thái tư tưởng của con người là ǵ? Tại sao thể trí của y và diễn biến tinh thần lại quan trọng như thế? Chủ Thể Suy Tưởng là ai ?

Trong tinh hoa cốt yếu, con người là Ba thể cao biểu lộ qua một h́nh hài đang tiến hoá dần dần, tức chân ngă thể hay linh hồn thể, và đang sử dụng phàm ngă gồm ba thể thấp như là phương tiện tiếp xúc với ba cơi thấp. Tất cả đều có

261              mục đích phát triển ngă thức hoàn hảo. Trên Ba thể cao (triad) là Chân Thần hay Cha Trên Trời – một điểm trừu tượng đối với con người khi con người nh́n vấn đề từ cơi trần. Chân Thần trụ tại nơi y ở vị trí Đấng Tuyệt Đối, theo cùng ư nghĩa như Thượng Đế chưa biến phân tượng trưng cho Tam Vị Nhất Thể, so với Ba Ngôi của Thượng Đế biểu lộ. Điều so sánh vẫn đúng.

 

1. Chân Thần

 

2. Tam Vị Nhất Thể tức Atma-Buddhi-Manas hay ư chí tinh thần, trực giác và thượng trí.

 

3. Chân ngă thể hay thể nguyên nhân, thánh điện đối với nguyên khí Bồ đề. Thể này được kiến tạo bằng sức mạnh của trí tuệ. Đó là sự biểu lộ của ba thể .

 

4. Bản chất tam phân hạ đẳng, điểm biểu lộ ra ngoài trọng trược nhất.

 

5. Về cơ bản, bản chất tam phân hạ đẳng này là tứ hạ thể -tức là thể dĩ thái, sự sống sinh động hay prana, trí-cảm và hạ-trí. Manas hay nguyên khí thứ 5, tạo thành khoen nối giữa hạ trí và thượng trí. (GLBN  I, 107)

 

Do đó chúng ta có 4 thể thấp, 3 thể cao và liên quan giữa chúng, tức nguyên khí trí tuệ. Nơi đây, chúng ta có 7 được

tạo thành bởi sự hợp nhất của 3 và 4, cùng với 1 yếu tố khác, tạo thành 8. Sau rốt, bảy sẽ được nhận thấy khi buddhi và manas được hợp nhất. Nhiều điều được ám chỉ trong một vài huyền thư nói về cơi thứ 8. Tôi muốn nhắc nhở rằng trong yếu tố liên kết này của trí thông minh, chúng ta có một đầu mối cho bí mật. Khi trí tuệ trở nên phát triển quá đáng và ngưng kết nối thượng và hạ trí, th́ nó tạo thành một lănh vực của riêng nó. Đây là tai hoạ lớn nhất có thể đột nhiên xảy đến cho con người.

Do đó, chúng ta có :

Chân Thần, cái tuyệt đối của tiểu thiên địa.

Tinh thần thuần tuư

Đơn nhất và độc nhất. Tam Vị Nhất thể Chân thần.

Trạng thái 1….. Atma hay ư chí tinh thần.

Trạng thái 2  … Buddhi, nguyên khí Christ

Trạng thái 3  … Manas hay thượng trí.

 

Trạng thái Con đang biểu lộ

– Chân ngă thể hay linh hồn thể.

Bốn thể thấp

 

1. Thể hạ trí.

 

2. Thể cảm dục hoặc thể t́nh cảm.

 

3. Prana hay năng lượng sinh động.

 

4. Dĩ thái thể (1).

 

Kamamanas (trí cảm). Phối hợp của yếu tố trí tuệ và yếu tố dục vọng tạo ra phàm ngă hay trí năo thông minh thông thường của con người. “Các năng lượng tự chúng biểu lộ qua các loại vật chất thấp của thể trí, được nó biến đổi thành các rung động chậm chạp hơn vốn được đáp ứng bằng chất cảm dục mà 2 thể đang tiếp tục rung động với

Tiểu thiên địa tái tạo lại Thái dương hệ thu nhỏ. Phần trên bàn về các h́nh hài biểu lộ, tương ứng với thái dương và 7 hành tinh thánh thiện. Nhưng h́nh hài lộ ra bên ngoài được đi song song bằng một phát triển tâm linh mà chúng ta gọi là 7 nguyên khí. Con người đang phát triển bảy nguyên khí được liệt kê như sau:

 

nhau và trở nên xen lẫn nhau một cách chặt chẽ”. Minh Triết Ngh́n Xưa, của bà A. Besant.

1                  1. Có 2 nguyên lư chính của vũ trụ trong thiên nhiên:

 Hoạt động và thụ động, dương và âm. GLBN II, 556, I, 46

 Buddhi và Mahat GLBN I, 357, II, 649, III, 273

 

2. Các nguyên khí cao này hợp nhất tạo thành 3 và 7. GLBN I, 46

 Chúng được gọi là 3 Cung Bản Thể và 4 Trạng Thái. GLBN I, 147.

Chúng có thể được gọi là 3 Hiện Thể với 3 Trạng Thái của chúng và Atma. GLBN I, 182

Chúng cũng c̣n được gọi là Linh Hỏa có ba ngọn với 4

 

Tim Bấc. GLBN I, 257 Điều này đúng thực về phương diện vũ trụ và nhân loại. Các nguyên khí của Thượng Đế .. 7 Hành Tinh Thượng Đế

GLBN I, 358, 365. Các nguyên khí của Hành Tinh Thượng Đế .. .. Hiện thể được gọi

là một dăy.       GLBN I, 194, 196 Các nguyên khí của con người…. Các hiện thể khác nhau. Cũng ghi nhận GLBN I, 176, 177, II, 630, 631. Tổng kết GLBN III, 475.

4. Thiên ư hồng nguyên (Cosmic Ideation), tập trung trong một nguyên khí có kết quả như ư thức của cá nhân. GLBN I, 351

Hai nguyên khí cao : 1/ Trí tuệ linh hoạt. 2/ Bác ái – minh triết  tiềm tàng. (Bản chất thông linh của Chân Thần có tính nhị phân).

 

1. Nguyên khí atma. Bản chất tâm linh. Ư chí,

 

2. Nguyên khí bồ đề. Bản chất bác ái. Minh triết.

 

3. Nguyên khí trí tuệ. Bản chất sáng suốt, Hoạt động.

 

Nơi đây cần chú ư rằng 3 nguyên khí trong thuật ngữ Triad với 2 nguyên khí tổng hợp trên cơi Chân thần tạo thành 5 nguyên khí và mang lại bí quyết về cách ghi số của H.P.B. ở một số nơi. Như thế, chúng ta có thể diễn tả:

I. Đấng Tuyệt Đối (The Absolute)  .… Chân Thần

II.         1. Prakriti ……………Trí tuệ linh hoạt. Manasaputra Thiêng Liêng.

2. Purusha  ………… Bác ái-Minh triết. Trạng thái Vishnu

Trên cơi biểu lộ

III.  3. Atma (Linh thể)

 

 Tam thượng thể

4. Buddhi (Tuệ giác thể) 

(The Triad)

5. Manas (Thượng Trí)

Theo quan điểm tiến hoá, chúng ta xem 2 thể cao và thể cao nhất như là tương ứng với Đấng Tuyệt Đối, khi Ngài biểu lộ thành nhị nguyên (duality). Điều này có trước đối với sự

. Sự chuẩn nhận do cá nhân của một hiện thể tạo nên việc phô trương năng lượng của bất cứ cơi đặc biệt nào. Năng lượng này sẽ có màu sắc và tính chất riêng biệt tuỳ theo cơi có liên quan.

5. Bảy nguyên khí là biểu lộ của Linh Hỏa duy nhất.  GLBN  I, 45,  III, 374

Cũng chú ư chức năng của các Thượng Đế trong việc ban cấp cho con người các nguyên khí của y.              GLBN  I, 308

biểu lộ (objectivity) vốn cần đến sự hiện hữu của cả ba. Trong lúc biểu lộ, chúng ta có thể xem các nguyên khí như sau:

264 Nguyên khí 1 …. Phạm vi biểu lộ, Chân thần noăn (monadic egg). Nguyên khí 2 ….. Atma …… Ư chí Nguyên khí 3 ….. Buddhi ….. Lư trí thuần tuư, minh triết Nguyên khí 4 …. Manas ….. Trí thuần tuư, thượng trí Nguyên khí 5 ….. Manas ….. Hạ trí (lower mind) Nguyên khí 6  …. Trí cảm (Kama-manas) Nguyên khí 7 ….. Cảm giác thuần tuư hay xúc cảm Đây là các nguyên khí đối với tiểu thiên địa coi như đă vượt trên tất cả các thể hồng trần và như thế bảng biểu này hoàn toàn có liên hệ với sự sống bên trong hay là sự phát triển của tâm hay linh hồn . Điều này phải được ghi nhớ kỹ, nếu không sẽ có sự lầm lẫn. Trong bảng liệt kê trên, chúng ta đă bàn đến nơi đây về khía cạnh chưa biểu lộ chớ không phải đến sắc tướng. Do đó, chúng ta đă xem xét :

 Tính chất biểu lộ thất phân …… h́nh hài vật chất.

Tính chất chưa biểu lộ thất phân …… tiến hoá tâm linh.

Tính chất tâm linh thất phân …… sự sống của Thực Thể .

 

Chúng ta cũng sẽ ghi nhận rằng trong bảng biểu trên về sự sống tâm linh của Chân Thần, chúng ta xem nó là năm phần. Điều này rất cần trong cuộc tiến hoá có 5 phần này, nhưng 2 nguyên khí c̣n lại có thể được xem như :

 

6. Sự sống của Hành Tinh Thượng Đế mà trong cơ thể của Ngài, Chân Thần nhân loại chiếm một vị trí.

7. Sự sống của Thượng Đế mà trong cơ thể Ngài, Hành Tinh Thượng Đế chiếm một vị trí.

Ở đây, có thể là hữu ích khi xem xét một biểu liệt kê khác về các nguyên khí của con người (1) trong khi con người đang biểu lộ trong 3 cơi thấp, các cơi mà trên đó ngoại giới và nội giới được hợp nhất. Nơi đó chúng ta có ǵ? Chúng ta hăy bắt đầu nơi mà con người bắt đầu, với cái thấp nhất :

7. Thể dĩ thái   …………….. 1. Thể sinh lực (vital body).

6. Sinh khí thể (Prana) …….. 2. Sinh lực (vital force).

5. Cảm dục thể (kama manas).. 3. Trí dục vọng (desire mind).

1 Liệt kê các nguyên khí.        GLBN  II, 627, 631. Nguyên khí 1……..    Nhục thân. Sthula sharira. Nguyên khí 2  ….…   Thể dĩ thái.  Linga sharira. Nguyên khí 3  ……..    Prana. Năng lượng sinh động Nguyên khí 4 …… Kama rupa. Năng lượng của dục vọng.       GLBN  I, 136. (Đây là 4 nguyên khí thấp). Nguyên khí 5 … Manas Năng lượng của tư tưởng Nguyên Khí giữa        GLBN  II, 83, 84, 332,  669.

 

Nguyên khí 6…  Buddhi. Năng lượng bác ái. 

GLBN  II, 649, 676

Nguyên khí 7…Atma.  Nguyên khí tổng hợp

GLBN  I, 357, 201

Xem GLBN

   III, 201, chú thích

 

a.

Buddhi là hiện thể đối với Atma

 

b.

Manas là hiện thể đối với buddhi.

 

c.

Kamarupa là hiện thể đối với manas.

GLBN II, 131

d.

Thể dĩ thái là hiện thể đối với prana.

 

       

 

Cũng nên nhớ : Rằng thể xác (physical body) không phải là một nguyên khí GLBN  II, 652,  III, 652. Rằng Linh thể (Atma) không phải là một nguyên khí.  GLBN  III, 62, 63, 293. (Các liệt kê khác, dị biệt ở một số đặc điểm sẽ thấy trong : GLBN  I, 177, 181,  685. II, 669. III, 476, 560. Cái sau vẫn c̣n nội môn).

4. Hạ trí (lower mind)……... 4. Trí cụ thể (concret mind).

3. Thượng trí (Manas)………5. Thượng trí hay trí trừu tượng

2. Tuệ giác thể (Buddhi) ….. 6. Minh triết, mănh lực Christ, trực giác.

1. Linh thể (Atma) ................ 7. Ư chí tinh thần

Đây là bảng liệt kê thấp nhất cho kẻ ít tiến hoá hiện giờ. Theo quan điểm Chân ngă chúng ta có thể thấy ǵ?

I. Tuyệt đối (The Absolute) …. Ư-chí-hiện-tồn thuần tuư

II. Lưỡng nguyên (The Duad)

 Buddhi ….. Lư trí thuần tuư, minh triết.

 Manas  ….. Trí thuần tuư (Pure mind)

 

III. Tam nguyên (The Triad)

 Linh hồn thể.

 Hạ trí

 Kama-manas

 Prana

 Thể dĩ thái

 

Trong các bảng liệt kê các nguyên khí khác nhau này, chúng ta đang bàn đến chúng (như H.P.B. đă nêu ra chúng phải được bàn đến) (1) theo các quan điểm khác nhau tuỳ tŕnh độ đạt đến và khía cạnh xem xét. Như thế chúng ta xem

1 H.P.B. nói trong GLBN về các nguyên khí.

 Rằng rất có thể có các lầm lẫn trong việc phân loại. GLBN  II, 677.

Rằng chúng ta phải t́m hiểu ư nghĩa huyền bí, GLBN II, 652. Rằng thực sự có 6 chớ không phải 7 nguyên khí.

 Rằng có nhiều cách phân loại.                GLBN  III, 374, 466.

 Rằng bảng liệt kê nội môn không tương ứng với ngoại môn.  GLBN III, 476

 Rằng việc đếm các nguyên khí là một vấn đề tiến bộ tinh thần. GLBN  III,  456, 460

 

xét chúng để trả lời câu hỏi thứ 6, v́ chúng ta t́m cách nhấn mạnh và tạo ấn tượng rơ ràng trong đầu rằng 3 đường lối phát triển phải được ghi nhớ, khi xét đến sự tiến hoá của các Manasaputras.

2. Sự phát triển ra ngoài (The Objective Development).

Sự phát triển này có bảy phần trong tiến hoá và trong thời gian; có 9 phần trong thời qui nguyên, và có 10 phần vào lúc tan ră.

Đại càn khôn

 

1. 7 Hành tinh thánh thiện của Thái dương hệ

 

2. Hai c̣n ẩn tàng vốn là các hành tinh tổng hợp.

 

3. Một hành tinh tổng hợp cuối cùng duy nhất -Mặt Trời,

 

7 + 2 + 1 = 10 Có 10 trung tâm lực trong Thái Dương Thượng Đế.

Hành tinh Thượng Đế

7 dăy của 1 hệ thống. 2 dăy tổng hợp. 1 dăy cuối cùng. Có 10 trung tâm lực trong một Hành Tinh Thượng

Đế.

Tiểu càn khôn

7 hiện thể được dùng : a-Linh thể (The atmic sheath). b-Hiện thể bồ đề (buddhic vehicle). c-Linh hồn thể hay chân ngă thể (egoic body). d-Trí thể (mental body). e-Cảm dục thể. f-Dĩ thái thể. g-Nhục thân.

 Hai thể tổng hợp:

 

 

 Linh hồn thể (causal body).

 Thể xác (physical body).

 

3. Thể tổng hợp duy nhất :

a. Thể Chân Thần (monadic sheath).

Có 7 trung tâm lực trong hiện thể vật chất tương ứng với các thể này, với các trung tâm lực tổng hợp ở tim và cuống họng; lúc bấy giờ đầu là chỗ tổng hợp sau cùng. Điều này hoàn toàn liên hệ đến khía cạnh h́nh hài và với các hiện thể ở trong của Thượng Đế, Manasaputra và của con Người.

3. Sự phát triển bên trong (The subjective Development)

Phát triển này cũng có 7 phần : 1-Astral ……….. dục vọng thuần tuư, cảm xúc, cảm giác. 2-Kama-manas …trí dục vọng. 3-Manas   ………. hạ trí cụ thể. 4-Higher manas .. trí trừu tượng hay trí thuần tuư. 5-Buddhi  ………. lư trí thuần tuư, trực giác. 6-Atma ……..…. ư chí thuần tuư, nhận thức, (realisation) 7-Monadic …….…Ư chí, bác ái -minh triết, thông tuệ Phát triển này liên quan đến phát triển thất phân của bác

ái – minh triết có sẵn do sự trợ giúp của thể trí. Sự phát triển

268      này diễn tiến về phương diện đại càn khôn qua 7 Hành Tinh Thượng Đế, Ngài là trí tuệ linh hoạt, bác ái cố hữu, và về phương diện bên ngoài được nh́n thấy qua các h́nh hài của các Ngài, tức các hệ thống hành tinh. Trong tổng thể của các Ngài, các Ngài là Thượng Đế, Thái Dương Thựợng Đế. Trong trường hợp của Hành Tinh Thượng Đế, sự phát triển diễn tiến qua 7 nhóm thực thể nhân loại, hợp thành các trung tâm tinh thần của các Ngài. Các nhóm này ở trên b́nh diện riêng của chúng đang phát triển sự thông tuệ, là bác ái cố hữu và có thể tiếp xúc được về phương diện bên ngoài, trên 7 dăy

của một hệ thống. Trong trường hợp con người, sự phát triển diễn tiến qua 7 trung tâm lực của y, vốn là bí quyếy cho sự tiến hoá tâm linh. Con người cũng đang phát triển sự thông tuệ, là bác ái cố hữu và về mặt bên ngoài, được nh́n thấy qua thể này hoặc thể khác của y.

Điều mà tôi t́m cách nhấn mạnh là sự kiện về phát triển tâm linh, và cũng chính tiến hoá bên trong là mối bận tâm chính của Thái Dương Thượng Đế, của một Hành Tinh Thượng Đế và của con người. Bác ái sáng suốt linh hoạt (phát xuất từ sự tiềm tàng của tính chất bác ái cố hữu, bằng việc áp dụng sáng suốt khả năng trí tuệ) sẽ là kết quả của diễn tŕnh tiến hoá. Giống như phần ngoại cảnh chia làm hai, tức sự sống h́nh hài, th́ phần nội tâm cũng chia làm hai là trí tuệ-bác ái; và sự phối hợp cả hai tạo nên tâm thức. Chỉ có Tinh Thần là đơn nhất và không phân chia; sự phát triển của Tinh Thần (hay giả định của nó về các kết quả của tiến hoá) chỉ được thực hiện và xảy ra khi sự tiến hoá song đôi của h́nh hài và tâm linh được hoàn thành. Lúc bấy giờ tinh thần tích chứa kết quả của tiến hoá, và gom vào chính nó các tính chất đă được đào luyện trong khi biểu lộ, -lúc bấy giờ bác ái hoàn hảo và trí tuệ hoàn hảo biểu lộ ra dưới h́nh thức bác ái -minh triết, sáng suốt, linh hoạt.

Do đó, chúng ta có thể trả lời câu hỏi : “Trạng thái Trí Tuệ là ǵ, và tại sao nó quan trọng như thế ?” bằng cách nói rằng trạng thái trí tuệ thực ra là khả năng, hay năng lực của Bản Thể Thượng Đế (logoic Existence) để suy tư, để hành động, để kiến tạo và để tiến hoá hầu phát triển khả năng bác

269      ái linh hoạt. Khi Thượng Đế, Đấng Thông Tuệ linh hoạt, đă qua hết chu kỳ hoạt động của Ngài rồi, Ngài cũng sẽ biểu lộ đầy đủ bác ái qua Vạn Vật. Điều này cũng có thể được xác

nhận đối với một Hành Tinh Thượng Đế trong phạm vi của Ngài, và đối với con người trong chu kỳ bé nhỏ của y. Thế nên sự trọng hệ của Manas (trí tuệ) có thể được nhận thấy đầy đủ. Đó là phương tiện mà nhờ đó sự tiến hoá mới xảy ra được, sự thấu triệt được đạt tới và hoạt động được phát sinh và hữu dụng.

Bây giờ chúng ta hăy xem câu hỏi này có thể được diễn tả bằng các thuật ngữ về lửa như thế nào :

Khách quan Chủ quan (Subjectivity)

 

1. Bể lửa….......... 1. Thượng Đế chúng ta là …  Ư chí được tiếp (sea of fire)         lửa hay thiêu rụi sinh lực.

 

2. Akasha  ……. 2. Ánh sáng của Thượng Đế … Trạng thái h́nh hài

 

3. Aether  …….. 3.  Nhiệt của vật chất ..….Trạng thái hoạt động

 

4. Chất khí …….4. Sự tỏ ngộ của trực giác.

 

5. Lửa ………... 5. Lửa của trí tuệ.

 

6. Tinh quang …6. Nhiệt của các xúc động (emotions)

 

7. Điện của cơi trần…… 7. Hoả xà và prana.

 

Phương diện tâm linh (Spiritually)

Điều này tàng ẩn trong ba bí nhiệm :

 

1. Bí nhiệm về điện.

 

2. Bí nhiệm về 7 tinh toà.

 

3. Bí nhiệm về Đấng vượt trên Thượng Đế.

 

4. Hành Tinh Thượng Đế và Con Người.

 

Phần cuối cùng của câu hỏi 6 là các Manasaputras là ai ? Điều này được bàn đến với đầy đủ chi tiết có liên quan đến hành tinh chúng ta khi đề cập đến đề tài về sự giáng lâm của các Hoả Tinh Quân. Hiện nay thật là đáng mong ước khi tạo ra một số sự kiện rơ ràng, chúng phải tạo thành nền tảng của bất cứ ư tưởng nào về đề tài này.

270 Các Manasaputras Thiêng Liêng (1)(1), trong GLBN, Ngài được nói đến bằng nhiều tên khác nhau, đó là các Con được sinh ra từ Trí của Brahma, ngôi ba của Thượng Đế.

1 Trong GLBN, các Hành Tinh Thượng Đế được nói đến như

 

1. Các tác nhân sáng tạo. Các Ngài là toàn thể biểu lộ. GLBN  I, 470

 

2. Các Ngài thuộc về tiền vũ trụ (pre-cosmic) GLBN I, 470

 

3. Các Ngài là toàn thể các thực thể thái dương và thái âm. GLBN  I, 152, 470. So với II, 374.

 

4. Các Ngài là 7 Nhất Đẳng Thiên Thần trong Thánh Kinh. Các Ngài là 7 Thần lực hay Quyền Năng sáng tạo. Các Ngài là 7 Tinh Quân trước Thánh Toà. Các Ngài là 7 Tinh Quân của các Hành Tinh. GLBN  I, 472, 153.

 

5. Trong Tổng Thể của các Ngài, các Ngài là Tôn Danh Bí Nhiệm Bất Khả Thuyết GLBN  I, 473

 

6. Các Ngài là các Dhyan Chohans tổng hợp   GLBN  I, 477

 

7. Các Ngài là 7 Kumaras. 7 Rishis.                        GLBN  I, 493

 

8. Các Ngài là các Con của Ánh Sáng.        GLBN  I, 521, 522

 

9. Các Ngài là Huyền Giai của các Quyền Năng sáng tạo GLBN  I, 233

 

10. Các Ngài là tổng hợp c̣n ẩn giấu I, 362

 

11. Các Ngài là chính các Hành Tinh Thượng Đế;   I, 153

 

12.       Các Ngài là toàn thể nhân loại, sản phẩm của các thế giới khác GLBN  I,  132

 

13. Các Ngài có liên hệ chặt chẽ với 7 ngôi sao của cḥm Đại Hùng Tinh.      GLBN  I, 488, II, 332, 579, 668.  III, 195.

 

14. Các Ngài được tượng trưng bằng các ṿng tṛn GLBN  II, 582.

 

15. Các Ngài là tổng hợp các Thiên Thần thất bại (fallen Angels) GLBN  II, 284,  541.

 

Các Ngài là 7 Hành Tinh Thượng Đế và là các Đấng Chủ Quản của các Cung. Các Ngài phát triển trạng thái Trí Tuệ trong Thái dương hệ thứ nhất, trạng thái mà trong đó Đấng Brahma là tối thượng, và trong chính Ngài bản thể biểu lộ được biểu hiện. Ngài tạo ra điều này với cùng ư nghĩa như là ư nghĩa, trong đó trạng thái thứ hai (trạng thái Vishnu hay trạng thái Rồng Minh Triết) là toàn bộ của cuộc sống trong Thái dương hệ thứ hai này.

Các tế bào trong cơ thể của các Ngài được làm bằng các đơn vị tiến hoá của nhân loại và thiên thần, theo cùng cách thức (chỉ trên ṿng xoắn cao) như các thể của con người, được làm bằng các sinh vật sống, các tế bào sinh động khác nhau hay là các sự sống thứ yếu. Đây là một sự kiện cơ bản trong huyền linh học, và sự liên quan giữa các tế bào trong

271 các hiện thể con người, với các tế bào trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, sẽ trở nên sáng tỏ nếu được khảo sát kỹ càng. Cũng như con người có một nguồn cội tức Chân thần, và một hiện thể bán thường tồn, tức linh hồn thể, chỉ biểu lộ xuyên qua các nguyên khí thấp của ḿnh (trong đó nhục thân không được kể là một), cũng thế, một Hành Tinh Thượng Đế có một nguồn cội, Chân Thần của Ngài, một thể bán thường tồn trên các cơi Chân thần của Thái dương hệ, nhưng biểu lộ qua 3 thể thấp, thuộc cơi Niết Bàn, Bồ đề và Thượng trí của chúng ta. Ngài không liên quan ǵ đến cơi cảm dục và hồng trần, giống như con người có liên quan với cơi

1

Các Con của Trí Tuệ (Sons of Mind) được biết bằng nhiều tên khác nhau như : Manasaputras, các Prajapatis, các Kumaras, 7 Đấng Nguyên Thuỷ, các Rudras, các Hành Tinh Thượng Đế, các Rishis, các Tinh Quân trước Thiên toà.

trần đâu. Con người mang lại sinh lực cho thể xác bằng sức mạnh hay nhiệt của ḿnh, nhưng về phương diện huyền linh y không coi thể đó như là một nguyên khí (1). Thế nên Hành Tinh Thượng Đế ở bên ngoài đối với hai cơi biểu lộ thấp, mặc dù Ngài đem sinh khí cho hai cơi này bằng thần lực của Ngài. Con người nhận thức được mối liên quan của y (như là một tế bào trong cơ thể) đối với Hành Tinh Thượng Đế chỉ khi nào y phát triển được tâm thức của Chân ngă trên cơi riêng của nó. Nếu có thể diễn tả được như thế, các nhóm linh hồn thể là các h́nh thức thấp nhất mà qua đó một Hành Tinh Thượng Đế biểu lộ, cũng như thể xác là thể thấp nhất, mà qua đó con người biểu lộ, và thể này có hàm ư là thể dĩ thái ở trong nó.

Cần nên nhớ rằng các Đấng biểu lộ (manifesting

Existences) tiêu biểu cho một số cơi, và có các mức liên can

sâu nhất của các Ngài ở các mức độ khác nhau:

Một Người có cội nguồn trên cơi Chân thần, có điểm tập trung chính của y trên mức (level) thứ 5, tức cơi trí, nhưng đang mưu t́m sự phát triển có ư thức đầy đủ trên 3 cơi thấp là hạ trí, cảm dục và hồng trần.

Một Hành Tinh Thượng Đế có nguồn cội của Ngài bên ngoài Thái dương hệ (giống như con người ở ngoài 3 cơi nỗ lực của y) có điểm tập trung chính của Ngài trên cơi thứ hai của Thái dương hệ, cơi Chân Thần, và đang t́m kiếm tâm thức trên các cơi của Triad, điều này có liên hệ với mọi tế bào

 

272      trong cơ thể Ngài. Ngài phát triển tâm thức trên 3 cơi thấp của 3 thế giới (worlds) trong Thái dương hệ thứ nhất, lại có liên hệ đến các tế bào trong cơ thể Ngài. Con người đang lặp

1 Nguyên khí (Principle) là các cách thức để biểu lộ sự sống. (Trích “Minh Triết Ngh́n Xưa” trang 89).

lại nỗ lực của Ngài cho đến cuộc điểm đạo thứ 5, cuộc điểm đạo này sẽ đem lại cho y một tŕnh độ tâm thức, do một Hành Tinh Thượng Đế đạt được trong một kỳ đại khai nguyên trước đây rất lâu. Liên quan với các cuộc điểm đạo, điều này nên được thận trọng ghi nhớ.

a. Một Thái Dương Thượng Đế có nguồn cội của Ngài trên một mức độ vũ trụ c̣n cao hơn nữa, Ngài có điểm tập trung chính trên cơi trí vũ trụ, nhưng chính Ngài tự biểu lộ qua ba cơi vũ trụ thấp hơn, cũng như con người đang mưu t́m sự biểu lộ chính ḿnh trong ba cơi thấp. Do đó, 7 cơi chính của Thái dương hệ có cùng mối liên quan đối với Ngài về phương diện vũ trụ, như là cơi trần có liên hệ đối với con người. Chúng hợp thành các thể dĩ thái và thể trọng trược của Ngài. Có thể nói rằng:

 

1. Ngài đem lại sinh lực cho chúng bằng sự sống và sức nóng của Ngài.

 

2. Ngài làm linh hoạt chúng.

 

3. Ngài có ư thức đầy đủ qua chúng.

 

4. Thể dĩ thái là nguyên khí thấp nhất của Ngài trong thời gian, nhưng thể hồng trần trọng trược không được kể đến. Thể hồng trần trọng trược vũ trụ, được tạo bằng chất liệu của ba cơi thấp của Thái dương hệ là cơi hạ trí, cảm dục và cơi trần. Tất nhiên cơi Bồ đề là cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ.

 

 

Các Hành Tinh Thượng Đế hợp thành 7 trung tâm lực trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế. Do đó, các Ngài là các quả cầu lửa đang làm linh hoạt cơ thể Thượng Đế, và mỗi một trong các Hành Tinh Thượng Đế, biểu hiện một h́nh thức của mănh lực biểu lộ của Thượng Đế, tuỳ theo vị trí của các Hành Tinh Thượng Đế trong cơ thể.

Con người, khi được tập trung trong các nhóm của họ trên cơi thượng trí, sẽ hợp thành một trong bảy trung tâm lực trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế.

Thái Dương Thượng Đế hợp thành một trung tâm lực trong cơ thể của một Thực Thể Thông Linh vũ trụ c̣n vĩ đại

273      hơn. Do đó, con người thuộc vào 1 trong 49 trung tâm lực (không phải các nhóm, v́ một trung tâm có thể được hợp thành bằng nhiều nhóm, tương ứng với các phần khác nhau) của 7 Hành Tinh Thượng Đế.

Một Hành Tinh Thượng Đế với 7 trung tâm lực của Ngài, tạo thành một trung tâm lực trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế. Ở đây, tôi cần nêu ra cho các bạn rơ sự liên hệ chặt chẽ hiện có giữa 7 Đấng Rishis của cḥm sao Đại Hùng với 7 Hành Tinh Thượng Đế. 7 Đấng Rishis của Đại Hùng Tinh đối với các Hành Tinh Thượng Đế cũng như là Chân Thần đối với con người đang tiến hoá.

 

Câu hỏi này là câu tất nhiên sẽ làm chúng ta kinh ngạc sửng sốt. Do đó, chúng ta hăy bàn về câu hỏi trên như sau: một số ư kiến có liên quan đến ư tưởng về sự tiến hoá có chu kỳ, chúng ta nên suy gẫm kỹ về các ư tưởng này.

1. Ư tưởng về sự lặp lại:

Sự lặp lại này có liên quan đến các yếu tố sau:

 

Lặp lại trong thời gian: Ư tưởng về sự hoạt động theo chu kỳ cần phải có các kỳ gian dài ngắn khác nhau – các chu kỳ lớn hoặc nhỏ -nhưng (tuỳ theo độ dài của chúng) với mức độ đồng nhất. Một manvantara, hay Ngày của Brahma, luôn luôn có độ dài nhất định và một mahamanvantara) cũng thế. Các chu kỳ trong đó nguyên tử của bất cứ cơi nào xoay quanh trên trục của nó đều đồng nhất trên cơi riêng của nó.

Lặp lại trong sự kiện: điều này kéo theo ư tưởng về mức chủ đạo, hay âm thanh của bất cứ nhóm nguyên tử đặc biệt nào, đi vào thành phần của bất cứ h́nh hài đặc thù nào. Nhóm các nguyên tử này sẽ có khuynh hướng tạo nên một loạt trường hợp đặc thù, và sẽ lặp lại mức độ hay âm thanh, khi một yếu tố làm linh hoạt được kèm theo chúng. Khi mănh lực làm sinh động được xúc tiếp ở các giai đoạn ấn định đối với một nhóm nguyên tử nào đó, mănh lực đó sẽ gợi ra từ các nguyên tử đó một âm thanh đặc thù vốn sẽ biểu lộ ra bên

274     ngoài như các trường hợp xung quanh. Nói cách khác, sự tương tác giữa Ngă và phi ngă, bao giờ cũng có bản chất tuần hoàn. Tính chất tương đồng trong âm điệu (tone) sẽ được Bản Ngă phát huy khi nó ẩn trong h́nh hài, nhưng chủ âm sẽ dần dần tăng lên. Đó là điểm tương đồng đối với các hậu quả tạo ra, khi ḍ đúng cùng chủ âm trong các bát độ khác nhau, bắt đầu từ căn bản.

c. Tái diễn trong không gian quan niệm này có liên hệ sâu xa với quan niệm chính yếu về nghiệp quả, đó thực sự là định luật chi phối vật chất của Thái dương hệ, và đă khởi đầu công việc của nó trong các Thái dương hệ trước. Do đó, chúng ta có các chu kỳ theo thứ bậc và sự tái diễn theo một ṿng xoắn ốc bao giờ cũng đi lên, theo định luật rơ ràng.

Như vậy, các ư tưởng được truyền đạt có thể được diễn tả như sau:

 Thái dương hệ lặp lại hoạt động của nó ……………. Lặp lại trong Không Gian.

 Một dăy hành tinh lặp lại hoạt động của nó …… Lặp lại trong Thời Gian.

 Sự vang dội liên tục không dứt của một nốt của cơi, của một nốt thuộc

 

cơi phụ và của tất cả những ǵ được

đưa vào biểu lộ bởi nốt đó …Lặp lại của cơi.

d. Khuynh hướng của các nguyên tử để kéo dài măi măi hoạt động của chúng và như thế tạo ra sự tương đồng về trường hợp, về môi trường và về hiện thể …. Sự lặp lại h́nh thể.

Khi chúng ta đưa các ư tưởng này lên đến mọi cơi trong Thái dương hệ, và từ đó đến các cơi vũ trụ, chúng ta mở ra cho chính chúng ta một qui mô vô cùng lớn.

2. Lặp lại hành động theo chu kỳ được chế ngự bởi 2 Định Luật :

Có lẽ sẽ chính xác hơn khi nói rằng điều đó được chế ngự bởi một định luật, định luật nguyên thuỷ và bổ sung. Điều

275 này đưa đến hai loại chu kỳ tổng quát, và có liên hệ đến chính bản chất của Ngă và phi ngă. Sự tương tác của cả hai do sự trợ giúp của thể trí, tạo ra điều mà chúng ta gọi là hoàn cảnh hay môi trường. Định luật tổng quát vốn tạo ra hiệu quả theo chu kỳ là Định Luật Hút và Đẩy, trong đó định luật bổ sung là định luật Chu kỳ và định luật Tái Sinh. Sự tiến hoá theo chu kỳ, hoàn toàn là kết quả hoạt động của vật chất, và của Ư Chí hay Tinh thần. Điều đó được tạo ra bởi sự tương tác của vật chất linh hoạt và Tinh thần un đúc. Mỗi h́nh hài đều ẩn giấu một sự sống. Mọi sự sống thường xuyên vươn tới sự sống tương tự tiềm tàng trong các h́nh hài khác. Khi Tinh thần và vật chất ngân cùng một nốt, sự tiến hoá sẽ kết thúc. Khi nốt được ngân lên bởi h́nh hài mạnh hơn nốt của Tinh thần, chúng ta có sự thu hút giữa các h́nh hài. Khi nốt được ngân lên bởi Tinh thần mạnh hơn nốt của vật chất và h́nh hài, chúng ta có

Tinh thần đang đẩy lui h́nh hài. Nơi đây, chúng ta có cơ sở cho chiến trường của sự sống và vô số các giai đoạn trung gian của nó; có thể được diễn tả như sau :

Giai đoạn thống ngự của nốt h́nh hài là giai đoạn tiến hoá hướng hạ.

Giai đoạn mà Tinh thần xua được h́nh hài là giai đoạn của chiến trường của 3 cơi thấp.

Giai đoạn thu hút giữa Tinh thần và Tinh thần, cùng là việc triệt thoái sau đó ra khỏi h́nh hài là giai đoạn của Thánh Đạo.

Giai đoạn chế ngự của nốt Tinh thần, là giai đoạn của các cơi cao trên đường tiến hoá thăng thượng.

 

Sự đồng bộ của các nốt hay là sự thiếu đồng bộ, có thể

qui vào tất cả những ǵ xảy ra trong các chu kỳ thế gian. Như

vậy, chúng ta tạo ra sự hài hoà; trước tiên, nốt căn bản của

276      vật chất, kế đến nốt của Tinh thần dần dần vượt qua nốt thấp, và thu hút sự chú ư cho đến khi dần dần nốt của Tinh thần áp đảo tất cả các nốt khác. Tuy nhiên, nên ghi nhớ rằng đó là nốt của sự sống đang giữ cho h́nh hài chung lại với nhau. Thí dụ, nốt của Thái dương, duy tŕ đúng sức thu hút các bầu đang xoay quanh, tức là các hành tinh. Các nốt đồng bộ và hài hoà cho đến khi giai đoạn thích hợp được đạt đến, và giai đoạn không có ư thức (abstraction). Sự tiến hoá theo chu kỳ tiếp diễn. Tương tự thế, con người (bằng nốt của y) nắm giữ các nguyên tử của 3 thể chung lại với nhau, đối với chúng như là mặt trời trung ương đối với các hành tinh. Tuy nhiên, trước tiên có thể thừa nhận rằng định luật hút là minh chứng của các quyền năng Tinh Thần, trong khi định luật Đẩy chi phối h́nh hài. Tinh Thần thu hút Tinh Thần suốt đại chu kỳ. Trong các chu kỳ nhỏ, Tinh Thần tạm thời thu hút vật chất.

Khuynh hướng của Tinh Thần là hoà nhập và hài ḥa với Tinh Thần. H́nh hài xua đẩy h́nh hài, và như thế đem đến sự phân ly. Nhưng – trong chu kỳ tiến hoá lớn – khi yếu tố thứ ba là trí tuệ nhập cuộc, và khi điểm cân bằng là mục tiêu, sự biểu hiện theo chu kỳ của sự tương tác giữa Tinh Thần và sắc tướng được nhận thấy, và kết quả là các chu kỳ được an bài của các hành tinh, của con người và của nguyên tử. Thế nên, nhờ sự lặp lại tâm thức được phát triển và năng lực đáp ứng được gợi ra. Khi năng lực này có bản chất mà nó trở thành một phần cố hữu của vốn liếng hữu hiệu của Thực Thể Thông Linh, điều đó phải diễn ra trên mọi cơi, và lần nữa, tác động có chu kỳ là định luật, và do đó sự tái sinh trở đi trở lại là phương pháp thực hành. Khi quan năng hiểu biết có sẵn của mỗi đơn vị tâm thức, trở nên phối kết dưới h́nh thức vận cụ của Thượng Đế trên mỗi cơi của Thái dương hệ, lúc bấy giờ và chỉ lúc bấy giờ sự tiến hoá theo chu kỳ sẽ chấm dứt, chuyển động quay trên mỗi cơi của cơi hồng trần vũ trụ trở thành một rung động đồng nhất, đến nỗi tạo ra được tác động trên cơi vũ trụ kế tiếp, cơi cảm dục vũ trụ.

3. Quan niệm thứ ba có liên quan là những ǵ thuộc về hai loại chu kỳ.

1. Sự xoay trên trục: điều này phải được nhận thấy, dù là chúng ta đang bàn đến một nguyên tử rất nhỏ của vật chất, bàn đến một hành tinh đang xoay trên trục của nó, hoặc bàn đến sự xoay của linh hồn thể, hay là sự xoay của một Thái dương hệ.

 

Liên hệ đến con người, điều này có thể được xem như sự xoay của các lớp vỏ khác nhau, chung quanh tâm thức trung ương trong bất cứ lần luân hồi nào.

Liên hệ đến một Hành Tinh Thượng Đế, điều đó có thể được xem như sự quay của một bầu hành tinh trong một dăy hay là giai đoạn của một lần luân hồi.

Liên hệ đến một Thái Dương Thượng Đế, điều đó có thể được xem như sự quay hoàn hảo của Mặt Trời trong không gian, với tất cả những ǵ bao gồm bên trong ṿng giới hạn.

2. Sự quay quanh một quỹ đạo. Đây là sự quay của một bầu Sự sống, không những chỉ trên trục của nó mà c̣n suốt dọc đường đi gần h́nh cầu, hay quỹ đạo chung quanh một tâm điểm.

Liên hệ với con người, điều này có thể được xem như sự quay của ṿng sinh tử luân hồi, hay đoạn đường của một thực thể qua ba cơi thấp đi vào luân hồi và trở lại.

Liên quan với một Hành Tinh Thượng Đế điều đó có thể được xem như chu kỳ mà chúng ta gọi là cuộc tuần hoàn trong đó sự sống của một Hành Tinh Thượng Đế chu lưu khắp cả 7 bầu hành tinh.

Liên quan với Thái Dương Thượng Đế đó là sự quay hoàn hảo của Thái dương hệ, quanh trung tâm vũ trụ của nó.

 

Ở điểm này cần chú ư rằng, ư tưởng được bàn đến có liên quan với chu kỳ tiến hoá không thể tách ra khỏi ư niệm về

278      tâm thức. Các ư tưởng về thời gian, không gian và về hoạt động (theo quan điểm nhà huyền linh học), chỉ có thể được nhận thức như là tương đối với một số thực thể có ư thức, đối với một số Chủ Thể Suy Tưởng.

Thời gian đối với nhà huyền linh học là loại chu kỳ, dù lớn hay nhỏ, trong đó một sự sống nào đó, trải qua đoạn đường riêng biệt nào đó, trong ấy một giai đoạn đặc biệt nào

đó bắt đầu, tiếp tục và chấm dứt, liên quan đến sự nhận thức của một Thực Thể nào đó chỉ được nhận thức theo thời gian, khi mà kiếp sống tham gia đă đạt đến một tŕnh độ nhận thức đáng kể. Thời gian được xác định như là một sự kế tục các trạng thái ư thức (1) và do đó có thể được khảo cứu theo quan điểm của :

1 GLBN  viết :

 

1. Trong thực tế vũ trụ chỉ là một tập hợp khổng lồ các trạng thái tâm thức                   GLBN  II,  633 , I, 70, 626.

 

2. Tinh thần và tâm thức là các danh từ đồng nghĩa I, 43, 125

 

3. Mọi nguyên tử trong vũ trụ đều được phú cho tâm thức.    I, 105, II,  709.

 

4. Sáu loại tâm thức như được biểu hiện trong giới thiên nhiên trên 5 cơi tiến hoá nhân loại I, 125, II  678.

 

a. Giới khoáng chất 1. Hoạt động thông tuệ, Mọi nguyên tử đều có khả năng chọn lọc,

phân biện một cách sáng suốt dưới Định luật Hút và Đẩy. GLBN  I, 295

Giới thực vật 2. Hoạt động thông tuệ cộng với cảm giác hay nhận thức phôi thai.

Giới động vật 3 Hoạt động thông tuệ, cảm giác cộng với bản năng hay tính chất trí

 

tuệ c̣n phôi thai .             GLBN  III, 573 3 điểm này tượng trưng cho tâm thức dưới nhân loại.

d. Tâm thức nhân loại 4. Hoạt động thông tuệ, bác ái hay cảm giác hoàn hảo hay nhận thức và ư chí, hay mục đích sáng suốt. 3 trạng thái.

GLBN  I, 215, 231,  II,  552, III, 579. Đây là Ngă Thức – trung điểm -GLBN  I, 297.

e. Tâm thức Tinh thần 5.

Nhận thức của tuệ giác thể. Đơn vị nhận ra nhóm của ḿnh. Đơn vị tách biệt đồng nhất hoá chính nó với cung hay loại của nó.

 

Thượng Đế thức (Logoic consciousness) hay là các trạng thái kế tiếp, của sự nhận thức thiêng liêng trong phạm vi thái dương.

Hành tinh thức (Planetary consciousness) hay tâm thức của một Hành Tinh Thượng Đế, khi Ngài tiếp tục chu kỳ suốt cả hệ thống.

Chân ngă thức : hay sự mở rộng kế tiếp đối với nhận thức sáng suốt của một người từ kiếp sống này đến kiếp sống khác.

Nhân loại thức : hay sự nhận thức của con người trên cơi trần, và tiếp theo trên cơi cảm dục và cơi trí.

Ư thức động vật, thực vật và khoáng chất. Khác với ư thức nhân loại trong nhiều chi tiết, trước tiên trong những ǵ nó không phối hợp hay suy diễn, và nhận ra chủ thể riêng rẽ. Nó tương tự với nhân loại thức ở chỗ nó bao hàm sự đáp ứng với các tiếp xúc nối tiếp của các đơn vị, bao gồm trong các chu kỳ nhỏ của chúng.

Nguyên tử thức. Biểu lộ qua các trạng thái kế tiếp của lực đẩy và lực hút. Trong định nghĩa cuối cùng này có tàng ẩn ch́a khoá cho các trạng thái tâm thức khác.

 

III, 572. I,  183, 623.

f. Linh thức 6: Ư thức của đơn vị của Thái dương hệ thất phân.

GLBN  II, 673, 741. Cả hai ư thức này tượng trưng cho siêu thức. Loại thứ 7 bao hàm tất cả các thức và là Thượng Đế thức (God Consciousness).          GLBN  II, 740 chú thích.

Cũng nên xem GLBN I, 300, 301, 183, 221, 623. II, 32 chú thích, 741, 552 chú thích.  GLBN  III, 573, 574, 558, 557, 584.

Một nguyên tử xoay trên trục của nó (tạm gọi là A – ND). Trong khi xoay, nguyên tử A tiến vào lănh vực hoạt động của các nguyên tử khác (tạm gọi là B. ND). Lúc đó nguyên tử A hoặc là thu hút và xoay chuyển trường hoạt động riêng của nó, hoặc nó đẩy và hướng các nguyên tử B ra bên ngoài phạm vi hoạt động của nó, gây nên sự phân ly. Một điều cần phải ghi nhớ về sự thu hút lẫn nhau này, là sự duy tŕ tính đồng nhất trong sự cố kết.

Một con người trong khi biểu lộ ra bên ngoài, cũng xoay trên chính trục của ḿnh hay là quanh trung điểm của ḿnh, động cơ chính của sự sinh động của con người; điều này đưa y vào trong phạm vi hoạt động của những người khác; những nguyên tử nhân loại khác. Sự tương đồng này hoặc là có khuynh hướng đưa đến sự hợp tác hay cố kết, hoặc là đưa đến sự phân ly hay đẩy ra xa. Lần nữa cần phải nhớ rằng, ngay đến sự đồng nhất trong việc kết hợp cũng được duy tŕ.

Một Hành Tinh Thượng Đế. Qua h́nh hài của một dăy hành tinh, cũng xoay trên trục của Ngài và một hiện tượng giống như thế có thể quan sát được. Một hành tinh đẩy một hành tinh có mang điện giống nó, v́ đó là định luật đă được biết rơ; đó là các hạt giống nhau đẩy lẫn nhau, nhưng về mặt huyền linh, đó là một định luật đă được biết rơ, đó là sau rốt chúng sẽ hút lẫn nhau khi mức rung động trở nên đủ mạnh. Một hành tinh âm sẽ bị hút bởi một hành tinh dương và cứ thế tiếp diễn xuyên qua mọi h́nh hài. Đây là sự biểu lộ giới tính trong chất liệu nguyên thuỷ của mọi loài, từ nguyên tử rất nhỏ trong cơ thể đến dăy hành tinh bao la, và đây là nền tảng của hoạt động. Hoạt động phát xạ chỉ đơn thuần là sự tương tác giữa dương và âm, và điều này có thể nhận thấy được trong nguyên tử vật chất của nhà khoa học, giữa người

nam và người nữ và trong nguyên tử lớn hơn của Thái dương hệ trong khi Thái dương hệ rung động với đối cực vũ trụ của nó.

Do đó, chúng ta có thể xem thời gian như là diễn tiến của hoạt động hay là tiến bộ trong sự phát triển, trong đó tâm thức bên trong đang t́m đối cực của nó và đi vào dưới định luật hút, định luật này đưa đến sự phối hợp chặt chẽ của nguyên tử, của nhân loại, của hành tinh, của tinh thần, của thái dương và của vũ trụ. Ư tưởng này tương đối đơn giản có liên quan đến con người và có thể được thấy lộ ra hằng ngày, trong sự tiếp xúc của con người với người khác; thí dụ, các tiếp xúc này bị chế ngự rất lớn do sự thương và ghét của con người. Tất cả các lực hút và lực đẩy này đều tuân theo thiên luật và nguyên nhân của chúng tồn tại trong chính h́nh hài. Xúc cảm về thương hoặc ghét không ǵ khác hơn là sự nhận thức của thực thể hữu thức, về sự thay đổi đột ngột phạm vi thu hút của một dạng nguyên tử mà y được dẫn đến, bởi chính định luật về bản thể của chính y, đối với sự hút hoặc đẩy. Chỉ khi nào h́nh hài được siêu việt và Tinh thần t́m thấy Tinh thần, hiện tượng đẩy sẽ chấm dứt. Đây sẽ là kết thúc không thể tránh được vào lúc chấm dứt cơ tiến hoá thái dương, và điều đó sẽ đưa đến kỳ qui nguyên (pralaya). Kỳ gian định trước của sự tương tác, giai đoạn t́m kiếm Tinh

281 thần cho Tinh thần và diễn tŕnh rung động cần thiết do việc vận dụng h́nh hài, điều mà chúng ta gọi là Thời gian, dù là có liên hệ đến một người, một Hành Tinh Thượng Đế, hoặc Thái Dương Thượng Đế. Mặt khác, không gian được bao gồm trong ư niệm về tâm thức và việc vận dụng vật chất của không gian đó. Đối với Thái Dương Thượng Đế, không gian theo nghĩa đen là h́nh

thái (the form), mà trong đó các hoạt động hữu thức của Ngài và thiên ư của Ngài, được hoàn thành -tức ṿng giới hạn thái dương. Không gian mà trong đó một Hành Tinh Thượng Đế thể hiện thiên cơ của Ngài, tương tự như hầu hết các không gian thái dương khi tâm thức của Ngài đủ phát triển để vận dụng. Con người lại lặp lại diễn tŕnh và ṿng giới hạn của y được bao hàm trong phạm vi tâm thức của y, và rất có thể được giới hạn như trong trường hợp của người kém tiến hoá, hay là có thể bao gồm một phần không gian hành tinh rất rộng lớn, và ngay cả trong trường hợp của kẻ tiến hoá rất cao có thể bắt đầu tiếp xúc đến ngoại biên của vùng ảnh hưởng của Hành Tinh Thượng Đế, mà trong cơ thể Ngài, y là một tế bào.

Đối với nguyên tử (thí dụ nguyên tử trong thể xác con người), không gian sẽ là phạm vi của h́nh thể, mà trong ấy người ta thấy được trung tâm lớn hơn của tâm thức mà h́nh thể đó là một phần, và không gian sẽ bị hút cũng như bị đẩy

– hút và kiến tạo thành h́nh hài của Sự Sống vĩ đại hơn, c̣n đẩy và bằng cách đó, ngăn ngừa khỏi sự xê dịch ra khỏi một điểm nào đó trong h́nh thể đó.

Ở đây, chúng ta nên bàn một chút về thời gian và không gian trong mối liên quan của chúng đối với một trung tâm tâm thức đặc biệt; chúng ta đă thấy rằng chúng đơn thuần là

các h́nh thức của các ư tưởng để biểu lộ hoạt động theo chu kỳ của một thực thể. Vấn đề quá trừu tượng, do bởi tŕnh độ thấp của trí tuệ con người, mà cho đến nay, v́ quá bận tâm đến khía cạnh khách quan hay vật chất của biểu lộ, mà sự thu hút hiện đang có giữa Tinh Thần với Tinh Thần, ít hay nhiều vẫn là một khái niệm. Khi có nhiều người hơn nữa trong gia đ́nh nhân loại có trung tâm ư thức trong Chân ngă và do đó bận

rộn với công việc loại trừ vật chất, và bận tâm với sự triệt thoái của Tinh Thần ra khỏi h́nh hài, chỉ lúc bấy giờ, tiến tŕnh biến đổi sẽ được hiểu rơ, chỉ bấy giờ, thời gian (như được biết trong ba cơi thấp) mới bị vượt qua, và chỉ bấy giờ, không gian (như đă biểu lộ với con người qua 3 cơi thấp hay 18 cơi phụ) mới bị coi như là một chướng ngại. Cùng một phát biểu này có thể được khẳng định là đúng với 7 Thượng Đế và với Thái Dương Thượng Đế, nới rộng ư tưởng đến các cơi khác, thuộc thái dương và vũ trụ. Cũng có thể thu hẹp xuống đến các sinh linh dưới nhân loại, và đến các sinh linh giáng hạ tiến hoá, luôn luôn nhớ rằng khi tâm thức càng bị giam hăm và hạn chế, do việc thiếu đáp ứng và giới hạn của bức xạ, sẽ xảy ra sự tŕ độn (inertia).

Bằng cách xem xét kỹ càng biểu đồ số V, hiển nhiên là vấn đề Thượng Đế tàng ẩn trong đó, và nơi nào có sự chính xác về sự tương ứng giữa Ngài và phản ảnh của Ngài là con người.

Thứ 1. Cả hai ở trong trạng thái biểu lộ ngoại tại trên cơi hồng trần.

Thứ 2. Cả hai đều ở vào điểm giáng hạ tiến hoá sâu nhứt.

Thứ 3. Cả hai đều bị hạn chế bởi vật chất và đang phát triển tâm thức (chân ngă thức) trên cơi trần – con người trên cơi trần thuộc Thái dương hệ, c̣n Thượng Đế trên cơi hồng trần vũ trụ.

Thứ 4. Con người phải đưa vào sự kiểm soát hữu thức đầy đủ, Thượng Đế nội tâm. Qua sự kiểm soát đó, y phải chế ngự hoàn cảnh, tạo cho môi trường chung quanh ḿnh trở thành vận cụ và chất liệu sử dụng cho y. Trên các cơi vũ trụ Thượng Đế cũng hành động giống như thế. Cả hai đều c̣n xa điểm thành đạt.

Thứ 5. Cả hai tác động trong, với và bởi sức mạnh của điện.

Thứ 6. Cả hai đều ở dưới các định luật chế ngự sắc tướng, và do đó cả hai được kiểm soát trong thời gian và không gian, bởi karma vốn là Định Luật về sắc tướng. Định Luật đó có liên quan với tính chất, trong khi mănh lực có liên quan với sự rung động.

Thứ 7. Cả hai tác động qua các h́nh hài được làm bằng :

Ba loại h́nh thức chính: Một h́nh thức trí tuệ, trạng thái biểu lộ thứ nhất; một h́nh thức cảm dục, trạng thái thứ hai và h́nh thức xác thân, trạng thái thứ ba. Rung động trí tuệ tạo nên phạm vi then chốt, cùng là t́m cách sử dụng và phối kết thể xác bằng ư chí. Nó liên quan đến hay là liên kết tâm thức vào ba dạng thức theo một phương hướng duy nhất; nó đẩy lùi và tạo nên sự phân ly theo hướng khác. Rung động cảm dục liên quan đến tính chất, đến phạm vi thu hút. Đó là yếu tố tâm linh. Xác thân là nơi hội nhập của ư thức với h́nh hài vật chất. Cái sau cùng này là kết quả được tạo ra, bởi sự kết hợp của nhịp điệu then chốt và tính chất của âm điệu (tone).

7 trung tâm lực duy tŕ ba h́nh thức trong một tổng thể cố kết duy nhất, và tạo nên sức sống và sự phối kết của chúng. Chúng đặt đơn vị tam phân vào mối liên hệ với trung tâm tâm thức chính yếu của chúng trên các cơi cao, dù cho trung tâm đó là linh hồn thể của con người, của một Hành Tinh Thượng Đế hay của một Thái Dương Thượng Đế.

Hàng triệu tế bào vô cùng nhỏ, mỗi tế bào biểu hiện cho một sự sống thứ yếu, mỗi tế bào ở t́nh trạng hoạt động thường xuyên, và mỗi tế bào đẩy các tế bào khác để duy tŕ ngă tính (individuality) hay đồng nhất tính, tuy nhiên, mỗi tế

 

bào thu hút tế bào khác bằng lực hút ở tâm. Như thế, chúng ta tạo ra h́nh hài biểu lộ của một tinh thể, một thực vật, một động vật, một con người, một hành tinh, một hệ thống.

Do đó, sau cùng cả hai tác động song đôi nhau, và mỗi tế bào đều có cả lực hút lẫn lực đẩy.

Sức hút của vật chất vào Tinh Thần và việc kiến tạo h́nh hài để cho Tinh Thần sử dụng, là kết quả của điện năng trong vũ trụ, mà trong mỗi trường hợp đưa các sự sống thứ yếu hay các khối cầu vào phạm vi ảnh hưởng của nó. Lực hút, tức sự sống của Thượng Đế qui tụ vào thể biểu lộ của Ngài. Từ lực của Hành Tinh Thượng Đế qui tụ ngoài ṿng giới hạn thái dương, những ǵ mà Ngài cần cho mỗi cuộc lâm phàm. 284 Từ lực của Chân ngă, vào mỗi lúc tái sinh, gom góp chất liệu trong lănh vực riêng biệt hay hệ thống trong đó Chân ngă 284 chiếm chỗ. Cứ tiếp tục đi xuống, chúng ta thấy cái nhỏ lúc

nào cũng theo đuổi cuộc tuần hoàn của nó trong cái lớn hơn.

Do đó, chúng ta có (trong giai đoạn hút và đẩy, hay là một chu kỳ sự sống) những ǵ mà chúng ta gọi là thời gian và không gian; và điều này cùng chứa đựng sự thật như nhau trong chu kỳ sinh hoạt của một Thượng Đế hoặc một con kiến, hoặc một tinh thể. Có nhiều chu kỳ hoạt động trong vật chất, do bởi ư chí có nghị lực và lúc bấy giờ Thời gian và Không gian mới được biết đến. Có nhiều chu kỳ của phi hữu thể (non-being) khi thời gian và không gian là hư vô và năng lượng Ư Chí đă triệt thoái. Nhưng chúng ta đừng quên rằng điều này chỉ là tương đối, và chỉ khi nào được xem xét theo quan điểm cuộc sống riêng biệt hay thực thể có liên quan và giai đoạn hiểu biết đặc biệt đă đạt được. Tất cả phải được giải thích bằng các thuật ngữ về ư thức.

Loại chu kỳ thứ nhất hay là giai đoạn có liên quan đến toàn bộ một ṿng quay của một bầu chung quanh trung tâm ư thức của chính nó, đối với Thực Thể đặc biệt có liên quan (có thể là Thượng Đế hoặc con người), là một chu kỳ thứ yếu. Loại chu kỳ thứ hai hay là giai đoạn liên quan đến sự quay ṿng hoàn hảo của một quỹ đạo, hay là sự quay của một bầu quanh trung tâm của những ǵ chính là một phần không thể thiếu, mà chúng ta có thể xem như một chu kỳ lớn hơn. Loại chu kỳ thứ ba không có liên quan nhiều đến sự chuyển tiếp của h́nh hài, qua một vị trí nào đó trong không gian mà chỉ v́ chu kỳ vốn bao gồm cả hai chu kỳ lớn và nhỏ. Nó có liên quan đến sự đáp ứng của Đấng Cao Cả, mà đối với Ngài, Thái Dương Thượng Đế của chúng ta chỉ là một trung tâm trong Cơ Thể của Ngài, đối với các sự tiếp xúc được tạo ra trên trung tâm đó và trên đối cực vũ trụ của nó. Hai trung tâm này, thí dụ Thái dương hệ chúng ta và đối cực vũ trụ của nó, trong sự tương tác của chúng, tạo ra một chu kỳ có liên quan tới “Đấng Vượt Trên Thượng Đế chúng ta”. Dĩ nhiên, điều này nằm ngoài sự hiểu biết của con người, nhưng phải được bao gồm trong bảng liệt kê của chúng ta về các chu kỳ, nếu muốn đạt được sự chính xác.

 

Trong GLBN, chúng ta được giảng dạy rằng có 7 nhánh tri thức được ghi nhận trong kinh Puranas. GLBN I, 192. Các tương ứng được nhắc đến ở đây có liên hệ với :

Bảy cung, các Đấng Hy Sinh, Bác Ái và Tri Thức.

7 trạng thái tâm thức.

7 trạng thái vật chất hay cơi.

Bây giờ chúng ta có thể đề cập đến vấn đề theo thứ tự: “Tại sao chúng ta xem một số khía cạnh tri thức thuộc về bí truyền và một số khía cạnh khác là công truyền ?”

Câu trả lời cho điều này thực sự bao hàm trong việc nhận thức rằng một số tri thức liên quan đến khía cạnh bên trong của sự sống, c̣n loại tri thức khác liên quan đến khía cạnh bên ngoài; có một loại tri thức liên hệ đến năng lượng và lực (do đó có nguy hiểm khi vội vàng tiết lộ không đúng lúc) và một loại tri thức khác nữa có liên quan đến những ǵ thuộc về

7 loại lực.

7 bậc điểm đạo và nhiều thất phân khác. Gnosis tức Tri Thức ẩn tàng, là nguyên khí thứ 7, sáu trường phái

 

triết học Ấn Độ là 6 nguyên khí.                  GLBN I, 299. 6 trường phái này là:

 Trường phái Luận Lư………. Chứng cớ của tri giác đúng.

 Trường phái nguyên tử  ….. Hệ thống các đặc thù (The atomic school)               Các yếu tố . Luyện đan và hóa học.

Trường phái số luận  …….  Hệ thống các số. Trường phái

 

(The Sankhya school)              duy vật. Lư thuyết về 7 trạng thái vật chất hay prakriti.

Trường phái yoga        ……   Hợp nhất. Qui tắc sống hằng ngày. Thần bí thuyết.

 Trường phái nghi lễ    ………. Nghi thức. Thờ phụng thiên thần hoặc tôn giáo. Các Thần.

 Trường phái Vedanta ……...  Có liên quan với phi nhị nguyên. Bàn đến liên hệ của Atma trong con người với Thượng Đế.

 

Phái Gnosis hay tri thức ẩn tàng tương tự như Atma Vidya hay Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophy) và bao gồm 6 trường phái khác.

năng lượng. Do đó, điều hiển nhiên là cho đến khi có được khả năng để xác minh thông tin từ bên trong, th́ toàn bộ các sự thật nên giữ lại bên ngoài tầm ư thức của đa số con người.

Theo như chúng ta được dạy, mục đích của tiến hóa là đạt được tâm thức trên tất cả các cơi; do việc đạt được tiến hóa ít oi của nhân loại mà cho đến nay chỉ có cơi hồng trần, mới ở dưới sự kiểm soát hữu thức.

Tri thức (knowledge) liên quan đến cơi giới, trong khi

286 thông tin (information) có liên quan đến biểu hiện ngoại cảnh trọng trược nhất, toàn thể các sự kiện có liên hệ đến năm cơi phụ thấp của cơi trần (theo quan điểm huyền linh) đều được xem là công truyền. Trong hai giống dân kế tiếp, hai cơi phụ khác sẽ được chế ngự và toàn thể khối tri thức liên quan đến chất hồng trần và chất dĩ thái, đến năng lượng, h́nh hài và kinh nghiệm trên cơi trần, sẽ dễ dàng trở nên hữu ích đối với con người, và chỉ liên quan đến năm giác quan vật chất của con người. Thông tin và tri thức về sự sống đang tiến hóa qua các h́nh hài, trong một thời gian khá lâu, sẽ được xem như là thuộc về nội môn (esoteric), cũng giống như sự lĩnh hội (apprehension) và sự thông hiểu (comprehen -sion) về trạng thái vật chất và các định luật đang chi phối năng lượng trên cơi cảm dục và trên cơi trí cũng thuộc loại đó. Phát biểu này có liên hệ đến thường nhân, tức là những người thông thường trong nhân loại. Thông tin bên ngoài hay công truyền, mà phần lớn con người thu lượm hay xác minh trong Pḥng Học Tập, bằng ngũ quan và bằng kinh nghiệm. Thực nghiệm đúng lúc và sau nhiều chu kỳ luân hồi được chuyển hóa thành kinh nghiệm và điều này sau rốt tạo nên cái mà chúng ta gọi là bản năng, hay là phản ứng quen thuộc của

một loại tâm thức nào đó, đối với một tập hợp các trường hợp hay hoàn cảnh. Hai yếu tố về giác quan và về sự tiếp xúc do thực nghiệm này, có thể được thấy đang xảy ra trong giới động vật và giới nhân loại; sự dị biệt giữa hai giới ở chỗ là con người có khả năng ghi nhớ một cách hữu thức, lĩnh hội, tiên đoán, sử dụng các kết quả của những kinh nghiệm đă qua, và như thế ảnh hưởng đến hiện tại cùng là chuẩn bị cho tương lai. Con người dùng bộ óc vật chất cho mục đích này. Con vật cũng có trí nhớ do bản năng (instinctual memory), có sự hiểu biết và khả năng tiên đoán c̣n phôi thai, nhưng, (v́ thiếu thể trí) nó không thể điều chỉnh các kinh nghiệm đúng các trường hợp theo ư nghĩa sắp xếp trước, và thiếu khả năng để vận dụng một cách hữu thức, và như vậy gặt hái được lợi

287 ích của các biến cố đă qua, và do kinh nghiệm học được cách thức mà con người hành động. Con vật dùng bí huyệt đan điền theo cùng một cách thức mà con người dùng bộ óc, đó là cơ quan của bản năng. Tất cả những ǵ có được do bản năng và do việc sử dụng trí cụ thể, đang tác động qua bộ óc vật chất và có thể được xem như có liên hệ đến điều mà chúng ta gọi là công truyền. Như thế, hiển nhiên là tầm mức của sự kiện sẽ khác nhau tùy theo:

Tuổi của linh hồn.

Kinh nghiệm đă được phát triển và đă được vận dụng.

T́nh trạng của năo bộ và của thể xác.

Hoàn cảnh và môi trường.

 

Theo thời gian qua và con người đạt đến trạng thái tiến hóa khả quan, trí phát triển nhanh hơn và một yếu tố mới dần dần nảy sinh. Từ từ, trực giác hay trí siêu việt

(trancendental mind) bắt đầu tác động và sau rốt thay thế hạ trí hay trí cụ thể. Lúc bấy giờ trực giác sử dụng bộ óc vật chất như là một âm bản tiếp nhận, nhưng cùng lúc phát triển được một số trung tâm lực trên đầu, và như thế chuyển di hoạt động của nó từ bộ óc vật chất, đến các trung tâm cao hơn ở đầu, tồn tại trong chất dĩ thái. Đối với đa số nhân loại, điều này sẽ xảy ra trong khi khai mở các cơi phụ dĩ thái trong hai giống dân sắp tới. Việc này diễn ra song hành trong giới động vật do sự di chuyển dần dần vùng hoạt động từ bí huyệt đan điền lên bộ óc c̣n thô sơ, và sự phát triển từ từ của nó do sự trợ lực của manas.

Khi chúng ta xem xét các điểm này, điều hiển nhiên là các trạng thái hiểu biết huyền bí thực sự là những vùng tâm thức vẫn chưa bị chinh phục và đưa vào tầm kiểm soát của Thực Thể thông linh nội tại (indwelling Entity).

Điểm cần được nhấn mạnh là ở chỗ khi điều này được hiểu rơ, th́ ư nghĩa thực sự của huyền bí và huyền linh sẽ được đánh giá cao, và nỗ lực của mọi Chủ Thể Tri Thức

288 (Knowers) sẽ được đưa vào lănh vực tri thức của họ các đơn vị khác vốn sẵn sàng cho sự mở rộng tâm thức tương tự. Trong ư tưởng này có hàm ẩn bí quyết cho sự hoạt động của Thánh Đoàn. Do huyền lực của các Ngài, các Ngài thu hút vào một số lănh vực nhận thức và nỗ lực, và do bởi sự thu hút đó và sự đáp ứng của các nguyên tử nhân loại vốn đă sẵn sàng, hồn tập thể ở trên ṿng cung đi lên, hay là một trung tâm đặc biệt của một Hành Tinh Thượng Đế, được phối kết. Cùng cách đó, động vật ở một tŕnh độ nào đó, được đưa vào vùng ảnh hưởng của các con thứ yếu của trí tuệ; tức con người, họ vốn là anh cả của động vật, cũng như các Chân Sư Minh Triết là các Huynh Trưởng đối với nhân loại. Sự phối

hợp chặt chẽ và sự phân chia trách nhiệm diễn tiến như thế đó.

 

Trong câu hỏi này chúng ta có rất nhiều vấn đề phải bàn đến, và điều mà chúng ta không thể làm nhiều hơn là nhận được ư kiến rộng răi tổng quát.

Vấn đề quá bao quát và sự lĩnh hội các điểm liên hệ rộng lớn đến nỗi chúng ta sẽ chỉ hiểu rơ nếu chúng ta giới hạn sự chú ư của chúng ta vào một số ư niệm rộng răi tổng quát, dành lại các điểm phụ thuộc cần được minh giải một cách chi tiết hơn ở giai đoạn sau.

1. Các phần liên quan hỗ tương.

Trước tiên, tôi muốn gợi ư rằng chúng ta chỉ xét vấn đề này ở phần liên quan đến một Hành Tinh Thượng Đế, chúng ta bỏ qua các điều tính toán trực tiếp của chúng ta trong việc xem xét về thành phần tế bào của cơ thể Ngài (các đơn vị tâm

289 thức riêng rẽ mà chúng ta gọi là thiên thần và con người) và chúng ta xét vấn đề theo những ǵ đối với con người, quan niệm tập thể chớ không phải cá nhân. Toàn thể đoạn giữa của Bộ Luận về các Lửa này có liên quan đến sự phát triển tâm thức một Hành Tinh Thượng Đế và việc Ngài áp dụng các tri thức thu lượm được (nhờ sự trợ giúp của manas hay trí) trong một Thái dương hệ trước, so

với sự hoạch đắc minh triết nhờ sự biểu hiện ra ngoại cảnh, và so với sự chuyển hóa năng lực có được trước kia thành Bác Ái thực dụng. Đây là công việc của Ngài mang cùng ư nghĩa mà công việc của các tế bào trong cơ thể Ngài là phát triển nguyên khí trí tuệ. Khi nào nhờ kinh nghiệm trong ba cơi thấp, con người thành toàn được điều này, lúc bấy giờ họ có thể -qua các cuộc điểm đạo cuối cùng – thu lượm được một điều ǵ đó của ư niệm tập thể, hay là nhận thức rơ rệt về vị trí và về hoạt động tiếp sinh lực bên trong ṿng giới hạn của Hành Tinh Thượng Đế đặc thù của họ. Do đó, chúng ta có thể xem xét các điểm sau đây:

Thứ 1 : công tác của các đơn vị cấu tạo nên một Hành Tinh Thượng Đế đặc thù. Điều này có bản chất ba mặt:

Đạt được ư thức về sự kiểm soát đă được nhận biết của ṿng giới hạn cá nhân riêng biệt của chúng, hay là của riêng phạm vi hoạt động của chúng. Điều này bao hàm giai đoạn tiến hóa cho đến lần điểm đạo thứ nhất, hay là sự tiến nhập của chúng trên Thánh Đạo (Path), và như thế tiến vào giới Tinh thần. Điều đó liên hệ đến sự khơi hoạt tâm thức trên ba cơi thấp.

Đạt được tâm thức của trung tâm đặc biệt trong cơ thể của một trong các Hành Tinh Thượng Đế -mà trung tâm đó tượng trưng cho hoạt động tập thể của các Ngài. Điều này đưa họ tới lần điểm đạo thứ 5 và hàm chứa giai đoạn mà trong đó tâm thức được tỉnh thức trên năm cơi tiến hóa.

Có được tâm thức về trung tâm lực trong cơ thể của

 

290      Thượng Đế, mà bất cứ Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt nào cũng nằm trong đó. Điều này đưa họ đến cuộc điểm đạo thứ 7 và bao hàm giai đoạn khơi hoạt tâm thức trên cả 7 cơi của Thái dương hệ.

Các sự mở rộng này được đạt đến do sự trợ giúp của thể trí, được chuyển hóa đúng lúc thành bác ái – minh triết, đ̣i hỏi sự kiểm soát hữu thức của toàn thể 7 cơi của Thái dương hệ hay của cơi vũ trụ thấp nhất.

Thứ 2: Công tác của các Hành Tinh Thượng Đế, các Ngài là 7 trung tâm lực trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế. Công tác này lại gồm ba phần :

 

Đạt đến ngă thức đầy đủ hay là đạt đến tâm thức cá nhân trên 5 cơi; rung động với hoạt động hữu thức trong chính ṿng giới hạn riêng của các Ngài, tức một hệ thống hành tinh. Điều này bao gồm một giai đoạn trong hệ thống tiến hóa giáng hạ, và thuộc về giai đoạn trong đó tŕnh độ tiến hóa bao gồm trong ba cuộc tuần hoàn đầu, cho đến khi tiến nhập vào cuộc tuần hoàn thứ 4.

Đạt đến tâm thức của Thái Dương Thượng Đế mà trong cơ thể Ngài, các Hành Tinh Thượng Đế tạo thành các trung tâm lực. Điều đó đ̣i hỏi một Hành Tinh Thượng Đế đạt đến một tập thể thức có bản chất thất phân, hay là đạt đến liên hệ rung động chính xác với các Hành Tinh Thượng Đế khác, các Đấng này đang hợp thành các trung tâm lực khác. Điều đó mang theo với nó khả năng có được sự kiểm soát hữu thức đầy đủ trên 7 cơi của Thái dương hệ, và bao hàm giai đoạn phát triển vốn được trải qua trong một dăy hành tinh trong các cuộc tuần hoàn thứ 4, 5 và 6. Nên nhớ rằng sự nhận thức song song nên được nêu ra ở đây, đối với sự kiện rằng Thái Dương Thượng Đế đang giữ một vị thế tương tự trong cơ thể của một Thực Thể Thông Linh vũ trụ, cũng như một Hành Tinh Thượng Đế đang nắm giữ trong cơ thể một Thái Dương Thượng Đế.

Đạt đến tâm thức của một trung tâm lớn hơn trên các cơi vũ trụ. Điều này bao hàm giai đoạn của cuộc tuần hoàn thứ 7, và đem đến cho một Hành Tinh Thượng Đế (khi các cuộc tuần hoàn này được xét dưới ánh sáng của Hiện Tại Vĩnh Cửu, chớ không theo quan điểm thời gian và không

291      gian) tâm thức của cơi cảm dục vũ trụ, hay là cơi thấp thứ nh́ trong các cơi vũ trụ. Môt số lớn vấn đề được nhận thấy đang chậm chạp diễn ra vào lúc này, do bởi sự kiện rằng sự kiểm soát của Hành Tinh Thượng Đế mà hệ thống của chúng ta là cơ thể Ngài cho đến nay chỉ mới được một phần, và kinh nghiệm vũ trụ của Ngài cho đến nay hăy c̣n bất toàn. Điều này hẳn nhiên là tác động vào các tế bào trong cơ thể Ngài theo cùng một cách như việc thiếu kiểm soát thể cảm dục, trong trường hợp con người đang có ảnh hưởng đến hiện thể của y. Ở đây có thể nêu ra rằng sự tiến hóa của Hành Tinh Thượng Đế hăy c̣n thiếu đồng bộ, và rằng Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta không có được sự kiểm soát mà, chẳng hạn, Hành Tinh Thượng Đế của dăy Kim Tinh đă đạt được. Trong mỗi cuộc tuần hoàn, có một cơi phụ của cơi cảm dục vũ trụ được đưa vào sự kiểm soát, và tâm thức của Hành Tinh Thượng Đế mở rộng để bao hàm thêm một cơi phụ nữa. Hành Tinh Thượng Đế của Kim tinh đă chinh phục và kiểm soát 5 cơi phụ và đang hoạt động trên cơi phụ thứ 6. C̣n Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta chỉ tiến hành công tác tương tự trên cơi phụ 4 và 5. Như trong tất cả mọi chu kỳ, công việc trùng lấp lên nhau và điều này có thể được giải thích như sau :

Ngài đang hoàn thành việc kiểm soát cơi phụ thứ 4 trên cơi cảm dục vũ trụ, và gần hoàn thành được điều đó. Ngài

đang bắt đầu tác động vào sự kiểm soát cơi phụ 5 – sự kiểm soát này sẽ được thành toàn trong cuộc tuần hoàn thứ 5.

Ngài đang cảm nhận và đáp ứng với rung động của cơi

phụ thứ 6, nhưng cho đến nay vẫn chưa có tâm thức đầy đủ

trên cơi phụ đó.

Chúng ta có một h́nh ảnh tương tự đối với điều này trong căn chủng 4 và 5 trên hành tinh này, trong đó cảm dục thức của chu kỳ thời Atlantis đang được thành toàn, nguyên khí thứ 5 đang được phát triển, c̣n nguyên khí thứ 6 đang từ từ được cảm nhận. Điều này đáng được xem xét chu đáo hơn.

Thứ 3 : Công việc của một Thái Dương Thượng Đế lại có một bản chất tương ứng :

Ngài phải đạt đến tâm thức đầy đủ cho toàn thể ṿng giới hạn của Ngài hay là cho 7 cơi của Thái dương hệ. Điều này bao hàm một giai đoạn mà trong đó 5 trong số các Hành Tinh Thượng Đế hay là 5 trong các trung tâm lực của Ngài, do đó là 5 hệ thống tiến hóa, đạt đến một tŕnh độ đáp ứng chính xác cho việc tiếp xúc và kích thích.

Ngài phải đạt đến tâm thức của Vũ Trụ Thượng Đế mà bên trong cơ thể của Đấng này, Ngài là một trung tâm. Bằng kinh nghiệm, Ngài phải t́m ra vị trí của Ngài trong nhóm vũ trụ, mà Ngài là một thành phần trong đó, bằng nhiều cách giống như một Hành Tinh Thượng Đế đang đeo đuổi một tiến tŕnh tương tự. Điều này được thành toàn khi mà tất cả các Hành Tinh Thượng Đế, hay là mỗi một trong số 7 trung tâm lực được khơi hoạt, và hoạt động một cách hữu thức và tự do, với sự quan hệ hỗ tương giữa các hệ thống của các Ngài được hiệu chỉnh và kiểm soát bởi Định Luật Tác Động và Phản Tác Động. Định luật này đưa vào trong ṿng kiểm soát của Ngài không những 7 cơi phụ của cơi hồng trần

 

vũ trụ (tức bảy cơi chính của Thái dương hệ chúng ta) mà tất nhiên cũng có đưa vào cơi cảm dục vũ trụ nữa.

c. Đạt đến tâm thức của trung tâm trong cơ thể của Vũ Trụ Thượng Đế. Trung tâm này được tạo thành bởi phạm vi ảnh hưởng của một Vũ Trụ Thượng Đế. Trong cơ thể của một Vũ Trụ Thượng Đế, th́ một Thái Dương Thượng Đế là một trung tâm.

Chúng ta phải ghi nhớ rằng điều kể ra trên đây được đưa ra theo quan điểm của hiện tại, và theo góc độ quan sát (tương đối có giới hạn) của Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống đặc biệt của chúng ta, và do đó bị hạn chế bởi các điều kiện đặc thù của Ngài, vốn đang khống chế sự hiểu biết của các tế bào trong cơ thể Ngài; điều đó được đưa ra theo quan điểm riêng rẽ chớ không phải tổng hợp. Sự thu hút tổng hợp diễn ra sau rốt liên hệ đến tất cả các Đấng cao siêu này, và mỗi Đấng trải qua một tiến tŕnh diễn ra song song trên mức độ riêng của Ngài, mà Tiểu Thiên địa đang trải qua; trong trường hợp Tiểu thiên địa, linh hồn thể hay thể của Chân ngă tác động như là

294      chủ thể tổng hợp, đối với năng lượng của Tứ hạ thề hay Phàm Ngă, và lớp vỏ Tinh thần hay thể Chân thần với vai tṛ là kẻ tổng hợp 7 nguyên khí, như vậy tạo nên 3, 7 và 10.

 

Thực Thể Hiện thể Trung tâm Không gian Thời gian

Tinh ṭa 7 Tinh ṭa… Vũ Trụ Th. 5 cơi Vũ trụ Thượng Đế… Đế …

 

Một Vũ trụ

7 Thái

Thái Dương

4 cơi vũ trụ

Th.Đế…

dương hệ…

Thượng Đế…

 

Một Thái

7 hệ thống

Hành Tinh

3 cơi vũ

Chu kỳ

Dương

hành tinh…

Thượng Đế…

trụ…

gồm 3 Thái

Thượng Đế…

 

 

 

Dương hệ

 

Một Hành

7 dăy hành

Các vị

2 cơi vũ

Chu kỳ của

Tinh

tinh…

Chohans và

trụ…

một Thái

Thượng Đế…

 

các nhóm…

 

Dương hệ

Một con  

7 trung tâm 

1 Nguyên  

1 cơi vũ

Chu kỳ

người…

lực dĩ thái…

khí…

trụ…

gồm 1 hệ

 

 

 

 

thống hành

 

 

 

 

tinh

 

Để kết thúc, tôi xin nêu ra rằng thể trí phải được cẩn trọng ngăn ngừa để không hạ tất cả mọi ư tưởng này xuống một quan niệm hoàn toàn duy vật. Phải ghi nhớ một cách nghiêm túc rằng chúng ta đang bàn đến sự sống bên trong, chứ không phải bàn đến h́nh hài bên ngoài và rằng chúng ta đang xem xét, chẳng hạn, sự tổng hợp các nguyên khí hay là các năng lượng định tính chứ không phải sự tổng hợp h́nh hài.

Qua mỗi trung tâm lực dĩ thái, con người đang mang lại rung động hoàn hảo cho một nguyên khí duy nhất, hay tính chất mà qua đó cuộc sống bên trong có thể tự biểu lộ.

Qua mỗi dăy trong một hệ thống tiến hóa, một Hành Tinh Thượng Đế đang nỗ lực hoạt động y như thế.

Qua mỗi hệ thống tiến hóa trong một Thái Dương hệ, Thái Dương Thượng Đế cũng đang tác động như thế; mục tiêu là tính chất tổng hợp chớ không phải trước tiên là sự hoàn thiện h́nh hài. Sự đáp ứng của h́nh hài mang năng lượng đối với sự sống định tính là điều dĩ nhiên – theo thiên luật – tương đương với sự đ̣i hỏi, nhưng điều này chỉ có tầm quan trọng phụ chớ không phải là mục tiêu được nhắm vào.

Chúng ta đă thấy rằng công việc phải được hoàn thành trong tất cả mọi trường hợp trên cần phải có ba mặt :

Thứ nhất. Phát triển tâm thức cá nhân.

Thứ hai. Phát triển tâm thức tập thể.

Thứ ba. Phát triển Thượng Đế thức, đối với tâm thức đó, trong mỗi trường hợp vốn tượng trưng cho Cội Nguồn tinh thần cao cả nhất, và vốn được nhận thức như là tương đồng về bản chất, v́ Thượng Đế ở bên trong cá nhân dù là con người hay Thái Dương Thượng Đế.

Quan niệm này phải được tất cả những kẻ suy tư nên suy ngẫm, và sự tổng hợp của nó cần được nhấn mạnh. Sự liên hệ của tế bào đối với nhóm lớn, của nhóm đối với tập hợp các nhóm, và của tất cả chúng đối với Thực Thể Thông Linh nội tại đang nắm giữ chúng trong sự liên quan tổng hợp bằng định luật hút và đẩy rất là quan trọng. Hai ư tưởng chính luôn luôn phải được ghi nhớ :

Đó là các thuật ngữ “tế bào, nhóm hoặc tập hợp các

nhóm”; hoàn toàn có liên hệ đến h́nh tướng của hiện thể và

như thế đến khía cạnh vật chất.

Đó là ư tưởng về một Thực Thể Thông Linh đang tổng

hợp ra các nhóm, và là sự sống linh hoạt của tế bào phải tác

động với khía cạnh tinh thần.

Hai quan niệm này cần thiết để dẫn đến quan niệm thứ 3, quan niệm về phát triển tâm thức, vốn đang từ từ mở rộng để hiểu được Chủ thể Nội Tâm (Indweller) trong h́nh hài, việc Bản ngă hiểu rơ được sự liên hệ của h́nh hài với chính nó và về việc sử dụng và kiểm soát nó một cách từ từ. Điều này kéo dài cho đến khi việc nhận thức đó bao hàm tế bào, nhóm và toàn thể các nhóm. Các ư tưởng này có thể được áp dụng đối với ba bậc tâm thức liên hệ. Đó là :

Con người, loại tâm thức kết hợp thấp nhất (dùng từ “tâm thức” theo nghĩa thực của nó như là “kẻ biết” [one who knows]) chỉ là một tế bào, một nguyên tử rất nhỏ trong một nhóm.

Một Hành Tinh Thượng Đế tiêu biểu cho một nhóm kết hợp có ư thức.

Một Thái Dương Thượng Đế trên cơi riêng của Ngài giữ một vị trí tương tự như vị trí của một Hành Tinh Thượng Đế trong một Thái dương hệ, và theo một quan điểm c̣n cao hơn nữa so với quan điểm của con người trong Thái dương hệ. Khi vị trí của các cơi của thái dương hệ trong hệ thống vũ trụ được am hiểu một cách đúng đắn, điều đó sẽ hiểu là trên các mức độ vũ trụ ở một đẳng cấp cao, Thái Dương Thượng Đế là một Đấng Thông Tuệ tương đối thấp theo đẳng cấp của vũ trụ thức, giống như con người so với tâm thức thuộc thái dương hệ vậy (solar consciousness).

Thái Dương Thượng Đế chỉ là một tế bào (cell) trong cơ thể của Đấng Bất Khả Tư Nghị (tức Vũ Trụ Thượng Đế -ND). Công việc của Ngài trên các mức độ vũ trụ diễn ra song song với công việc của nhân loại, trên các cơi của thái dương hệ. Trên ba cơi thấp của vũ trụ, Ngài phải trải qua một diễn tŕnh phát triển sự hiểu biết về môi trường chung quanh của Ngài với cùng bản chất giống như con người trong ba cơi thấp. Tất

296      cả các môn sinh phải ghi nhớ sự kiện này thuộc về đoạn giữa của đề tài chúng ta; trên hết, sự tương đồng giữa các cơi hồng trần thuộc vũ trụ và các cơi hồng trần thuộc thái dương hệ phải được cân nhắc. Nó nắm giữ bốn bí mật :

Bí mật về Akasha.

Bí mật về cuộc tuần hoàn thứ 5.

Ư nghĩa huyền bí của Thổ tinh (Saturn), hành tinh thứ ba.

Bản chất huyền bí của hỏa xà vũ trụ hay điện lực của thái dương hệ.

 

Một gợi ư về điểm thứ 4 này có thể được đưa ra để xem xét một cách khôn ngoan. Khi sự tương tác về điện giữa các hành tinh được xác minh rơ ràng hơn (và do điều này, tôi muốn ám chỉ sự tương tác âm hay dương của chúng) bấy giờ điều sẽ được tiết lộ vốn có liên quan đến và vốn ở gần điểm thăng bằng. Tôi xin nêu ra một cách vắn tắt một số sự kiện, không dừng lại để chi tiết hóa hoặc để minh giải thêm, mà chỉ đưa ra các phát biểu khác nhau mà – khi kiến thức con người tăng lên – sẽ có được đúng chỗ của chúng trong hệ thống đă ấn định. Lúc bấy giờ chúng sẽ được nhận thấy như là có tính soi sáng và tiết lộ tŕnh tự phát triển cần thiết.

2. Công tác của các Đơn Vị Nguyên Tử :

Bảy Hành Tinh Thượng Đế, được xem như có liên quan đến Đấng Cao Cả mà Thái Dương Thượng Đế là một phản ảnh của Ngài, có vai tṛ như là bảy trung tâm lực trong thể xác con người. Điều này sẽ được hiểu rơ khi sự tương đồng giữa cơi hồng trần vũ trụ và cơi hồng trần Thái dương hệ được nghiên cứu.

 Do đó, ba trong các trung tâm lực này -Liên hệ đến các trung tâm lực thấp của Đấng Vũ Trụ. -Có sự tương đồng của chúng trên các cơi chất đặc, chất lỏng và chất hơi.

 

-Hiện nay đang là mục tiêu chú tâm của hỏa xà vũ trụ.

Một trong các trung tâm lực này tương ứng với bí huyệt đan điền, và là nơi tổng hợp của 3 trung tâm lực thấp, như thế tạo thành một bộ bốn.

Trung tâm lực nào tương đồng với trung tâm lực ở đáy xương sống, hay là nơi chứa hỏa xà sẽ có tính lâu dài vốn

 

không nhận thấy được trong hai trung tâm lực thấp khác. Hành Tinh Thượng Đế biểu hiện cho nguyên khí này, và là cội nguồn của nhiệt sinh ra đối với các Huynh Đệ của Ngài, phải được t́m kiếm bằng sự trợ lực của trực giác. Hạ trí sẽ không hữu ích ở đây.

Ba trung tâm lực cao hay là các Hành Tinh Thượng Đế tương ứng với đầu, tim và cổ họng của Thái Dương Thượng Đế, có các tương đồng dĩ thái của các Ngài trên ba phân cảnh dĩ thái cao của cơi hồng trần vũ trụ, cũng như Hành Tinh Thượng Đế, Đấng biểu hiện cho bí huyệt đan điền của Thượng Đế, t́m được nguồn cội biểu lộ của Ngài trên phân cảnh dĩ thái thứ tư.

Hành Tinh Thượng Đế này với xoáy lực dĩ thái của Ngài hay là bánh xe lực trên chất dĩ thái vũ trụ thứ tư, trong cuộc tuần hoàn thứ tư này, là một yếu tố sinh động trong cuộc tiến hóa hành tinh.

Khi Hành Tinh Thượng Đế, Đấng hiện nay đang biểu lộ qua hệ thống địa cầu, đă thành công trong việc tiếp sinh lực cho trung tâm lực giữa của Ngài, hay là trong việc điều khiển mănh lực hỏa xà hành tinh, tách khỏi các trung tâm lực thấp đi đến trung tâm lực đan điền, một chu kỳ mới sẽ được đạt đến và nhiều đau khổ hiện tại sẽ chấm dứt. Công việc của Ngài cho đến nay vẫn c̣n trong t́nh trạng phôi thai, và hơn hai rưỡi (2,5) chu kỳ nữa phải diễn ra trước khi Ngài hoàn thành công việc cần thiết. Khi nào điều đó được thực hiện, kết quả liên quan đến nhân loại trong việc luân hồi sẽ có ba mặt :

 

-Sự kích thích tính dục (sex stimulation) như hiện nay người ta hiểu, sẽ chứng tỏ một khuynh hướng biểu lộ trong việc sáng tạo trên cơi hồng trần không nhiều bằng trên

cơi cảm dục và hạ trí, biểu lộ trong các sáng tạo về nghệ thuật và mỹ lệ, cũng như công việc biểu lộ bên ngoài của các nhà khoa học.

-Tội ác, như hiện nay người ta thấy, vốn phần lớn dựa trên sự xúc cảm tính dục (sex emotion), sẽ trở thành 298 chuyện của quá khứ, c̣n sự phóng túng ở cơi trần, nỗi hoan

lạc và nỗi kinh khiếp sẽ giảm đi 75%.

-Sự tương tác giữa ba hành tinh vật chất trọng trược, sẽ trở nên hoàn hảo và con người sẽ di chuyển tùy ư từ hành tinh này đến hành tinh khác.

Tôi muốn nêu ra đây sự không hợp lư của phương pháp mà theo đó, tên của các bầu hành tinh trong một dăy, cũng như tên của một dăy trong một hệ thống, theo tên gọi của hành tinh. Điều này đă từng đưa đến lầm lẫn.

Đầu mối đưa đến việc hiểu đúng nằm trong các từ: “Kim tinh là hành tinh sơ cấp của địa cầu”. (GLBN  II, 33.  I, 323)

Không nên nói nhiều về cái huyền bí này, đó là “Kim tinh là cặp song sinh của địa cầu”, cũng như không nên bàn về việc đó, nhưng một vài ư tưởng có thể được gợi ra – mà nếu được nghiềm ngẫm – có thể đem lại kết quả trong việc hiểu biết rộng răi hơn nét mỹ lệ của sự tổng hợp trong thiên nhiên, và sự tương giao kỳ diệu của vạn vật trong diễn tŕnh tiến hóa.

Có lẽ một số ư tưởng có thể có được nếu chúng ta nhớ rằng, theo một ư nghĩa huyền linh, Kim tinh so với Địa Cầu cũng giống như Thượng Ngă so với con người vậy.

Sự giáng lâm của các Hỏa Tinh Quân đến địa cầu đều xảy ra đúng theo thiên luật, chớ không phải là sự kiện t́nh cờ và may mắn; chính là chất liệu hành tinh t́m được sự tương ứng của nó trong sự liên hệ giữa nguyên tử thường tồn hạ trí,

và nguyên tử thường tồn thượng trí. Lại nữa, v́ giác tuyến (antaskarana) được con người cá biệt tạo ra giữa hai điểm này, thế nên – cũng lại theo nhận thức hành tinh – là một vận hà đang được kiến tạo bởi tập hợp nhân loại trên hành tinh này so với hành tinh sơ cấp của nó là Kim tinh.

Liên quan đến hai hành tinh này, nên nhớ rằng Kim Tinh là một hành tinh thánh thiện, c̣n Địa cầu th́ không. Điều này hàm ư rằng một số các hành tinh đối với Thượng Đế, cũng như là các nguyên tử thường tồn đối với con người. Chúng

299 biểu hiện cho các nguyên khí. Một số hành tinh chỉ cung cấp trú sở tạm cho các nguyên khí này. Các hành tinh khác tồn tại suốt chu kỳ đại khai nguyên. Trong số này, Kim tinh là một. Nên nhớ, ba trong số các hành tinh thánh thiện là trú sở (home) của 3 cung chính, của các h́nh tướng được biểu hiện thuộc Ba Ngôi Thượng Đế hay là các nguyên khí. Các hành tinh khác là hiện thân của 4 cung phụ. Chúng ta có thể xem xét – theo quan điểm ngày nay – rằng Kim Tinh, Mộc tinh và Thổ tinh có thể được xem như là các hiện thể của 3 siêu nguyên khí (super-principles) vào lúc này. Thủy tinh, Địa cầu và Hỏa tinh có quan hệ chặt chẽ với 3 hành tinh này, nhưng ở đây c̣n một bí mật được che giấu. Sự tiến hóa của cuộc nội tuần hoàn có liên quan chặt chẽ với vấn đề này. Có lẽ một ít ánh sáng có thể được đưa ra về sự triều nguyên (obscuration) của vật chất do việc thực hiện những ǵ giống như Thượng Đế đang có (trong các hành tinh không thánh thiện) sự tương ứng đối với các nguyên tử thường tồn trong con người, cũng thế, cuộc tiến hóa bậc trung giữa cả hai (Thượng Đế và con người) là Hành Tinh Thượng Đế, mà cơ thể của Ngài được làm bằng các Chân Thần con người và Chân Thần của thiên thần và Ngài cũng có các nguyên tử thường tồn của Ngài.

300 300

Luôn luôn ba nguyên khí cao có thể phân biệt với 4 nguyên khí thấp ở mức độ quan trọng.

Bí quyết ẩn tàng trong sự kiện là giữa số bầu hành tinh trong một dăy và dăy tương ứng của nó, chứa đựng một phương cách truyền đạt. Điều tương tự cũng đúng đối với sự tương ứng giữa một dăy gồm nhiều bầu hành tinh và một hệ thống tiến hóa có số tương tự. Sự liên quan giữa Kim Tinh với Địa Cầu ẩn giấu trong con số, và sự liên quan đó chiếm một thời khoảng chỉnh hợp bí ẩn giữa một bầu, dăy tương ứng của bầu đó và hệ thống tiến hóa có số liên hệ để thực hiện sự việc quan trọng được biết như sự giáng lâm của Hỏa Tinh Quân. Điều đó đă xảy ra trong căn chủng thứ ba của cuộc tuần hoàn thứ tư. Ở đây, chúng ta có sự tương đồng giữa 4 thể thấp với 3 thể cao, đưa sự giải thích đến một Hành Tinh Thượng Đế. Dăy là dăy thứ 4 và bầu cũng là bầu thứ 4. Dăy thứ 4 trong hệ thống Kim tinh, c̣n bầu thứ 4 trong dăy đó cũng liên hệ chặt chẽ trong sự tác động.

h. Sự phát triển tiến hóa của các Hành Tinh Thượng Đế tuyệt nhiên không đồng nhất. Cho đến nay, một điểm không được nhấn mạnh, đó là, vấn đề trước mắt của mỗi một trong các Ngài đều không giống nhau, do đó, con người không thể đánh giá chính xác việc làm của các Ngài và tŕnh độ thành đạt tương đối của các Ngài được. Được biết v́ Kim tinh đang ở trong cuộc tuần hoàn thứ 5, nên Đấng cai quản Kim tinh đă tiến hóa xa hơn các huynh đệ của Ngài. Điều này không hoàn toàn như thế. Cũng như trong việc phát triển của nhân loại, ba đường lối chính có thể được nh́n thấy với bốn đường lối phụ, phối hợp vào một trong 3 đường lối chính, thế nên trong mối liên hệ với các Hành Tinh Thượng Đế, có 3 đường lối chính trong đó đường lối của Kim tinh không phải là một.

Đấng Cai Quản Kim Tinh chiếm một vị trí trong tứ nguyên Thượng Đế, giống như Đấng Cai Quản Địa cầu đang làm.

Ư tưởng chính yếu nằm trong câu hỏi mà chúng ta nỗ lực giải đáp, có liên quan đến mối liên hệ giữa các hệ thống tiến hóa, các dăy, các cuộc tuần hoàn và các giống dân, nên nhớ rằng các biểu lộ này mang cùng mối liên hệ đối với một Hành Tinh Thượng Đế như các cuộc luân hồi tác động đối với con người. Ở đây, điều này đưa đến cơ may là có thể đem lại ít nhiều rơ ràng hơn về vị trí của các chu kỳ trong sự tiến hóa của tất cả các Thực thể từ con người đến một Vũ Trụ Thượng Đế, xuyên qua Hành Tinh Thượng Đế và Thái Dương Thượng Đế (GLBN I, 258). Cũng như trong GLBN có nêu ra rằng có các chu kỳ lớn và nhỏ trong sự tiến hóa của một Thái dương hệ, thế nên điều đó cũng có thể được suy đoán cho một Hành Tinh Thượng Đế, cho một con người và cho một nguyên tử. Do đó điều này đem lại cho chúng ta một phát biểu khác :

i. Các chu kỳ trong diễn tŕnh tiến hóa của tất cả các Thực Thể thông linh này phần lớn có thể được phân thành 3 nhóm, dù cho các nhóm này có thể cần được mở rộng thành thất phân, và thành vô số bội số của 7.

Liên quan đến một Thái Dương Thượng Đế, các chu kỳ có thể được gọi là :

 100 năm của Brahma

 1 năm của Brahma

 1 ngày của của Brahma

 

Các giai đoạn này đă được các nhà nghiên cứu Ấn giáo ước tính, và là tổng số thời gian theo như chúng ta hiểu hay là kỳ gian của một Thái dương hệ.

Liên quan đến một Hành Tinh Thượng Đế, chúng ta có các chu kỳ tương ứng so với các chu kỳ của Thượng Đế :

 

1. Chu kỳ của một hệ thống hành tinh.

 

2. Chu kỳ của một dăy hành tinh

 

3. Chu kỳ của một ṿng tuần hoàn hành tinh.

 

Trong ba cách phân chia này vốn là các biến phân của 3 đại chu kỳ luân hồi của một Hành Tinh Thượng Đế, là nhiều chu kỳ nhỏ hay các cuộc luân hồi mà tất cả đều rơi vào một trong ba tiểu phân chính. Các chu kỳ nhỏ như thế có thể dễ dàng hiểu rơ, nếu điều đó được nêu ra rằng chúng đánh dấu các giai đoạn như :

 Chu kỳ biểu lộ trên một bầu hành tinh.

 Chu kỳ của một căn chủng.

 Chu kỳ của một phụ chủng.

 Chu kỳ của một chi chủng.

 

Để hiểu rơ, dù là một cách vội vàng, về mối tương đồng trong sự biểu lộ của một Hành Tinh Thượng Đế trong một căn chủng, chẳng hạn phải nhớ rằng toàn thể con người và thiên thần trên một hành tinh, hợp thành một sinh thể (body vital) của một Hành Tinh Thượng Đế, trong khi toàn thể các sinh linh thứ yếu trên một hành tinh (từ các thể vật chất của con người hoặc thiên thần xuống đến các giới khác trong thiên nhiên) hợp thành thể xác của Ngài và có thể được chia thành hai loại sự sống như sau :

Sự sống trên cung tiến hóa thăng thượng như trong giới động vật.

Sự sống trên cung tiến hóa giáng hạ, như là toàn thể các h́nh hài vật chất của hành khí tạo thành trong phạm vi ảnh hưởng của Ngài. Mọi sinh linh tiến hóa giáng hạ, như có nói trước đây, hợp thành các hiện thể cho Chơn linh của hành

 

tinh, hay là thực thể hành tinh, các thực thể này là toàn thể các tinh hoa hành khí (elemental essences) trong diễn tŕnh giáng hạ tiến hóa. Ngài giữ một vị thế (liên quan đến một Hành Tinh Thượng Đế) tương đồng với vị thế được nắm giữ bởi các hành khí khác nhau, tạo thành 3 thể của con người là thể xác, thể cảm dục và thể hạ trí, và Ngài – giống như mọi thực thể biểu lộ khác – có bản chất tam phân, nhưng giáng hạ tiến hóa. Do đó, con người và thiên thần (phân biệt thiên thần với các Đấng Kiến Tạo thứ yếu) hợp thành LINH HỒN của một Hành Tinh Thượng Đế. Các sinh linh khác tạo thành Cơ Thể Ngài, chính là với thể xác và linh hồn mà chúng ta đă đề cập đến trong 2 phân đoạn của chủ đề của chúng ta về Lửa. Một nhóm biểu hiện lửa vật chất, nhóm kia biểu hiện lửa trí tuệ, v́ thiên thần là hiện thân của trí tuệ linh hoạt vũ trụ, dù cho con người được xem như trí tuệ theo một ư nghĩa khác. Con người bắc nhịp cầu trong bản thể (essence); c̣n thiên thần bắc cầu trong vật chất (matter).

Liên quan với con người, các chu kỳ đều tam phân :

 

1. Nơi con người, chu kỳ Chân Thần tương ứng với 100 năm của Brahma và tương ứng với một hệ thống hành tinh.

 

2. Chu kỳ chân ngă.

 

3. Chu kỳ phàm ngă.

 

Trong các ư tưởng về chu kỳ này, chúng ta đi vào một lănh vực tư tưởng bao la, nhất là nếu chúng ta liên kết ư tưởng về các chu kỳ chân ngă và phàm ngă vào các chu kỳ rộng lớn liên quan đến một Hành Tinh Thượng Đế. Ư tưởng có thể được mở rộng và được chế ngự bởi một số ư tưởng căn bản cần phải được xem xét kỹ càng và suy gẫm cẩn thận.

Các chu kỳ trong biểu lộ phàm ngă con người hiện ra trong các nhóm 4 và 7, và theo tŕnh tự tiến hóa thông thường như :

Sự biến phân/ phân hóa (differentiation), tức là diễn tŕnh tiến hóa hướng hạ, hay là cái đơn nhất trở thành cái đa tạp, đồng thể (homogenous) trở thành dị thể (heterogenous).

Sự quân b́nh hay là tiến tŕnh hiệu chỉnh nghiệp quả.

Sự tổng hợp hay là tinh thần hóa (spiritualisation) cái đa tạp (the many) lại trở thành Đơn Nhất (the One).

Triều nguyên (obscuration) hoặc giải thoát, chấm dứt diễn tŕnh tiến hóa thăng thượng, hay là Tinh thần thoát khỏi các giới hạn của vật chất.

 

Bởi đó, chúng ta phải hiểu rằng mọi cuộc luân hồi trên cơi trần đều không quan trọng như nhau, mà một số lần luân hồi th́ quan trọng hơn các lần khác; theo quan điểm của chơn ngă, một số lần luân hồi thực ra không đáng kể, c̣n một số khác rất quan trọng; một số lần luân hồi đối với Tinh thần tiến hóa nhân loại có tầm quan trọng tương tự với sự lâm phàm của một Hành Tinh Thượng Đế trong một bầu, hoâc là qua một căn chủng, trong khi các cuộc lâm phàm khác th́ tương đối không quan trọng đối với Ngài, giống như sự biểu lộ của một chi chủng đối với một Hành Tinh Thượng Đế.

Cho đến nay, do mức độ phát triển c̣n nhỏ bé của thường nhân, các cuộc luân hồi cơi cảm dục (astral incarnations) hay các chu kỳ ở cơi cảm dục c̣n ít, nhưng chúng tuyệt nhiên không được xem nhẹ và thường tương đối có tầm quan trọng hơn các cuộc luân hồi ở cơi trần. Theo thời gian qua, các chu kỳ cảm dục sẽ được hiểu rơ hơn cũng như mối liên hệ của chúng đối với các chu kỳ hồng trần. Khi nào người ta hiểu rơ rằng thể xác không phải là một nguyên khí

mà chính nguyên khí trí cảm (hay là nguyên khí trí-dục vọng) mới là một trong các nguyên khí thiết yếu nhất đối với con người, lúc bấy giờ là giai đoạn hay là chu kỳ mà trong đó con người tác động trên cơi phụ thứ 5 của cơi cảm dục (căn bản là cơi trí cảm) sẽ đảm nhiệm đúng chỗ của nó. Đối với các chu kỳ hạ trí và chu kỳ thượng trí th́ cũng thế. Các chu kỳ thượng trí hay chu kỳ chân ngă, bao hàm tất cả các nhóm với các chu kỳ nhỏ trong ba cơi thấp tương ứng với một cuộc tuần hoàn đầy đủ trong các chu kỳ của một Hành Tinh Thượng Đế. Có 7 chu kỳ như thế, nhưng số các chu kỳ nhỏ này (nằm trong số 7 chu kỳ nói trên) là một trong các bí mật của điểm đạo.

Các chu kỳ chân ngă diễn ra trong các nhóm 7 và 3, chứ không phải trong các nhóm 4 và 7 như diễn ra trong các chu kỳ phàm ngă, và cùng một tỉ lệ như thế chắc chắn phải đúng cho các chu kỳ trung ương, của một Hành Tinh Thượng Đế và của một Thái Dương Thượng Đế.

Các chu kỳ Chân Thần diễn tiến trong các nhóm 1 và 3 cũng như xảy ra các chu kỳ căn bản của các Thực Thể Thông Linh vĩ đại, mà trong đó con người là phản ảnh tiểu thiên địa. Nếu quan niệm chung đưa ra ở đây được khảo cứu liên quan đến các hệ thống tiến hóa, và các h́nh thức biểu lộ khác đối với nhau, và, nếu chính tiểu thiên địa được khảo sát như là đầu mối cho toàn thể, một số ư tưởng sẽ bắt đầu thấm nhập vào trí, như đối với mục đích ẩn dưới các biểu lộ này. Cũng cần nên nhớ rằng mọi thường nhân trong mỗi lần luân hồi, cần thành đạt được ba mục tiêu :

 

1. Phát triển tâm thức hay là khơi dậy khả năng nhận thức,

2. Đạt được một tỉ lệ nào đó về khả năng thường tồn hay là tăng gia một cách rơ rệt phần nội hàm/ cái tích chứa (content) của linh hồn thể,

3. Tạo ra karma hay là phát khởi (bằng hành động), với các nhân vốn cần thiết cho một số hiệu quả không thể tránh khỏi, thế nên một Hành Tinh Thượng Đế ở giai đoạn tiến hóa của Ngài cũng hành động như thế. Khi con người tiến tới và khi y bước vào Con Đường Dự Bị và sau đó là Con Đường Điểm Đạo, y thành công trong việc đem lại thêm một số phát triển đáng chú ư.

 

 

1. Như có nói ở trước, tâm thức của y mở rộng, y bắt đầu hoạt động một cách sáng suốt từ bên trên, và không c̣n hoạt động một cách thiếu sáng suốt ở các cơi thấp nữa.

 

2. Việc kiến tạo linh hồn thể đưa đến sự hoàn thành viên măn, và kế đó y bắt đầu làm vỡ tan những ǵ y đă tạo ra trước kia, và phá hủy Thánh điện đă được kiến tạo một cách thận trọng biết bao, v́ nhận ra rằng Thánh Điện đó cũng chỉ là một giới hạn.

 

3. Y không c̣n tạo nghiệp quả trong ba cơi thấp, mà bắt đầu làm cho nghiệp quả tách rời, hay nói đúng hơn là “kết thúc công việc của y”.

 

Các Hành Tinh Thượng Đế cũng hành động như thế v́ các Ngài cũng có một con đường vũ trụ phải vượt qua, tương tự với con đường của con người khi con người tiến gần đến mục tiêu nỗ lực của ḿnh.

Lần nữa chúng ta có thể đưa quan niệm đi xa hơn một

cách chính xác, và xác định hành động có bản chất tương

đồng của Thái Dương Thượng Đế.

Việc xem xét vấn đề này hầu như kết thúc, và vấn đề đó phải hiển nhiên là mối liên hệ giữa các biểu lộ đă nói trước

đây có bản chất thông linh, (dùng từ thông linh – psychic – theo đúng nghĩa thực của nó, như là đối chiếu với tâm (psyche), hay linh hồn hay tâm thức) và bàn đến sự mở rộng dần dần về Tri Kiến của Linh hồn (Soul-Knowledge) trong một Hành Tinh Thượng Đế. Một từ cảnh báo nên được đưa ra ở đây. Dù cho tất cả các Thực Thể vũ trụ này t́m thấy trong con người một phản ảnh cho Bản Thể Riêng của các Ngài, tuy thế, sự tương đồng không nên bị đẩy đến cực điểm. Con người đang phản chiếu, nhưng y phản chiếu không hoàn hảo; con người đang tiến hóa nhưng y không bận tâm với cùng các vấn đề theo đúng chi tiết như là các Manasaputras đă hoàn thiện.

Con người nhắm vào việc trở thành một Manasaputra thiêng liêng, hay là Đứa Con hoàn thiện của trí tuệ, đang biểu hiện mọi năng lực có sẵn trong thể trí và như vậy đang trở thành giống như đối với cội nguồn Chân Thần của y, tức một Hành Tinh Thượng Đế. Một Hành Tinh Thượng Đế đă phát triển Manas và đang bận tâm với vấn đề trở thành Con của Minh Triết, không phải một cách tiềm tàng mà biểu lộ đầy đủ. Một Thái Dương Thượng Đế vừa là một Manasaputra

306 thiêng liêng vừa là Rồng Minh Triết và vấn đề của Ngài liên quan đến sự phát triển nguyên khí Ư Chí vũ trụ vốn dĩ tạo cho Ngài điều được gọi là “Mănh Sư của Ư Chí Vũ trụ” (“Lion of Cosmic Will”). Toàn bộ mọi biểu lộ có phân cấp này, thiên luật vẫn đúng, biểu lộ thấp được bao hàm trong biểu lộ cao hơn. Do đó, nhà nghiên cứu cần cẩn thận giữ đúng ư nghĩa về tỷ lệ, sự phân biện về thời gian trong sự tiến hóa và đánh giá chính xác về vị trí của mỗi đơn vị trong phạm vi lớn hơn. Sau khi gióng lên nốt cảnh báo này, bây giờ chúng ta có thể tiếp tục

với các nhận xét kết thúc, liên quan đến vấn đề cuối cùng này.

Được biết cái bí mật tàng ẩn trong 777 lần luân hồi. Con số này cung cấp chất liệu cho nhiều ức đoán (GLBN I, 191). Cần nêu ra rằng số đó không nắm giữ con số của một chu kỳ luân hồi đă định, mà qua đó con người phải trải qua, nhưng nó nắm giữ ch́a khóa đối với 3 chu kỳ chính yếu được nhắc đến ở trên. Trước tiên con số này được áp dụng đối với Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống chúng ta, và không nhiều hơn là so với các hệ thống khác. Mỗi Hành Tinh Thượng Đế đều có con số riêng của Ngài, và con số của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta nằm trong ba chữ số (figures) nói trên, cũng như 666 và 888 nắm giữ bí nhiệm của hai Hành Tinh Thượng Đế khác. Số 777 này cũng là số chuyển hóa, vốn dĩ là công tŕnh căn bản của tất cả các Hành Tinh Thượng Đế. Công việc căn bản của con người là tích lũy, hoạch đắc hay thu lượm những ǵ mà sau đó phải được chuyển hóa. Công cuộc chuyển hóa hay là chu kỳ đích thực của 777 bắt đầu trên Đường Dự Bị, và hiển nhiên là hoạt động của một Hành Tinh Thượng Đế đă được thực hiện và đáp ứng bởi các tế bào trong cơ thể Ngài. Chỉ khi nào cơ thể Ngài đạt đến một rung động nào đó Ngài mới có thể thực sự tạo ảnh hưởng cho các tế bào riêng rẽ. Công tác chuyển hóa hoạt động của tế bào đă bắt đầu trên hành tinh này trong căn chủng cuối cùng, và môn luyện đan thiêng liêng đang diễn tiến. Cho đến nay, sự tiến bộ tạo ra được hăy c̣n nhỏ bé, nhưng mỗi tế bào được chuyển hóa một cách hữu thức đang gia tăng tốc độ cùng sự chính xác của công tác. Chỉ có thời gian được cần đến để hoàn thành công tác. Liên quan với chất liệu chuyển hóa này là huyền thoại về Điểm Kim

Thạch (Philosopher’s Stone) theo nghĩa đen là sự đặt sát Điểm Đạo Trượng theo một nghĩa duy nhất.

Bây giờ chúng ta đi vào một đoạn rất quan trọng về đề tài của chúng ta, và tiếp tục xem xét về Lửa Trí Tuệ xét về mặt vũ trụ, Thái dương hệ và về con người. Chúng ta đă bàn về lửa vật chất và nghiên cứu ít nhiều về mục đích, nguồn gốc và tác động của nó. Chúng ta đă xét qua về yếu tố của Tâm thức, và thấy rằng công tŕnh vĩ đại của một Thái Dương Thượng Đế, với tất cả các sinh linh biểu lộ được bao hàm, là phát triển việc kiểm soát hữu thức và một hiểu biết tâm thông, trong một số giới hạn được đặt ra. Nhờ đă đưa ra các ư tưởng cơ bản sơ khởi này, nên bây giờ chúng ta cần phác thảo với mục đích làm sáng tỏ khối tài liệu hiện có, về đề tài lửa trí tuệ, đó là nguyên khí linh hoạt của chính tâm thức. Trước hết, chúng ta hăy phác họa một nét chính và sau đó tiếp tục bổ túc chi tiết.

 

1 Manas là biệt ngă (individuality) hay là Chân Ngă tâm linh (spiritual Ego) đứng về Ba Thể Cao (Higher Triad) và là phàm ngă (personality) hay là kamic ego đứng về bốn thể thấp (lower quaternary). Manas là trụ cốt của cấu tạo con người, hay là trung

 1. Lửa của trí, xét về phương diện vũ trụ.

 Lửa của trí, xét về phương diện Thái dương hệ.

 Lửa của trí, liên quan với con người.

 

Nói cách khác, những ǵ mà chúng ta đang nỗ lực để làm là nghiên cứu Thể Trí trong một Thái Dương Thượng Đế, một Hành Tinh Thượng Đế và trong Tiểu Thiên Địa. Mỗi một trong ba đoạn chính này có thể được bàn đến với bốn đề mục thứ yếu có thể được diễn tả như sau:

Cội nguồn của trí trong vũ trụ, Thái dương hệ và trong tiểu thiên địa.

 Vị trí của trí trong cơ tiến hóa ở cả ba trường hợp.

Tŕnh độ phát triển hiện nay của trí ở một trong ba nhóm.

 Tương lai của trí hay của sự khai mở của Trí.

 

Khi chúng ta đề cập đến các điểm này, chúng ta sẽ có một ư tưởng rơ ràng hơn về mục tiêu và vị trí của lửa trí tuệ (fire of the intelligence) và sẽ có thể hiểu một cách chính xác công việc liên hệ có tính cách tổng hợp của lửa.

tâm mà dựa vào đó phần tinh thần và phần vật chất của con người được làm cho xoay chuyển”.

“Hạ trí chỉ là một tia của thượng trí được đưa vào đền thờ nhục thề (the fleshly tabernacle) để soi sáng cho bản thể của nó và đem lại cho nó tư tưởng, ước vọng và trí nhớ”.

“Chính v́ manas là điểm chuyển hướng (turning point) trong chu kỳ mà H.P.B. đă xét nó dưới hai khía cạnh – cao và thấp – phần cao là phần đạt hơn và có kinh nghiệm hơn đối với đỉnh cao Tinh thần, c̣n phần thấp, phần chính của 3 thể thấp, tam giác đưa tới sự biểu hiện (embodiment). Do đó, Manas là nơi tranh chấp của các mănh lực nằm trong tiểu thiên địa… Giai đoạn tiến hóa mà chúng ta đạt đến chính là khởi điểm của cuộc tranh chấp lớn lao hơn”.

Vài Tư Tưởng về Kinh Gita (Some Thoughts on the Gita).

Tuy nhiên, trước khi theo dơi các ư tưởng này, có thể có ích đối với chúng ta, nếu chúng ta t́m cách định nghĩa nguyên khí trí tuệ này, và xem những ǵ thực sự được nó hiểu rơ.

 

1. Manas, như chúng ta biết, là nguyên khí thứ năm.

Ở đây, nếu đi vào một vài yếu tố và các điểm tương đồng sẽ có lợi cho chúng ta khi ghi nhớ vào lúc này. Nguyên khí thứ 5 này biểu hiện cho rung động căn bản của cơi thứ 5, xét về phương diện vũ trụ hoặc Thái dương hệ.

310      Một âm thanh nào đó của Linh Từ Thượng Đế, khi đạt đến cơi trí sẽ tạo nên một rung động trong vật chất của cơi đó, ngăn chận khuynh hướng tan ră, làm cho nó có dạng gần h́nh cầu và kiến tạo nó, theo nghĩa đen, thành một thể được giữ ở dạng cố kết bởi một Đại Thiên Thần có uy lực, tức Rajas Lord của cơi trí. Cùng một tiến tŕnh chính xác y như thế xảy ra sau đó trên các mức độ vũ trụ, khi một âm thanh c̣n mănh liệt hơn nữa được phát ra bởi Vũ Trụ Thượng Đế, và việc phóng linh âm này tạo ra một rung động trên cơi vũ trụ thứ

5. Một số Đại Thực Thể Thông Linh trở nên linh hoạt, bao gồm các Đấng tương đối ít quan trọng như Thái Dương Thượng Đế chúng ta và nhóm của Ngài.

Nguyên khí thứ 5 này là bản sắc riêng của một nhóm đặc biệt gồm các Thái Dương Thượng Đế trên mức độ thượng trí của cơi trí vũ trụ, và là yếu tố làm sinh động Bản Thể các Ngài, lư do biểu lộ của các Ngài qua các Thái dương hệ khác nhau, và Ư Chí Hiện Tồn vĩ đại đưa các Ngài vào biểu lộ.

Manas được định nghĩa như là trí tuệ (mind) hay là khả năng suy diễn và lư luận hợp lư, và hoạt động dựa trên lư trí làm cho con người khác với con thú. Tuy nhiên, trí tuệ là một

cái ǵ c̣n hơn điều đó nhiều, v́ trí tuệ ẩn dưới mọi biểu lộ, và chính h́nh thù của một con biến-h́nh-trùng (amoeba) và khả năng phân biện của nguyên tử hay tế bào thấp thỏi nhất, được thúc đẩy bởi trí thuộc một số loại này hay loại khác. Đó chỉ là v́ vị trí của tế bào hay nguyên tử biết phân biệt đó ở trong bầu lớn hơn của nó được hiểu rơ và nhận ra, rằng bất cứ quan niệm rơ ràng nào cũng sẽ nhận được những ǵ có thể là trí năng duy lư cố kết.

2. Manas là điện (1).

1 Điện:… “Chúng ta biết không hiện tượng nào trong thiên nhiên – hoàn toàn không liên hệ với từ lực hoặc là điện lực – v́, nơi nào có chuyển động, nhiệt, ma sát, ánh sáng, nơi đó có từ lực và Alter Ego của nó (theo thiển ư chúng tôi) – điện sẽ luôn luôn xuất hiện như là nguyên nhân hoặc là hậu quả -hay đúng hơn là cả hai, trừ phi, nếu chúng ta thăm ḍ sự biểu lộ đến nguồn cội của nó. Tất cả các hiện tượng về sự vận hành của địa cầu, địa từ và điện trong khí quyển, đều do bởi sự kiện địa cầu là vật tích điện, điện thế của nó bao giờ cũng thay đổi do sự xoay của nó và do chuyển động theo quỹ đạo hằng năm, sự lạnh và nóng nối tiếp nhau của không khí, việc tạo ra mây, mưa, dông, gió ..v..v.. Điều này bạn có thể t́m thấy trong một số sách giáo khoa. Nhưng sau đó Khoa Học sẽ miễn cưỡng thừa nhận rằng, tất cả các thay đổi này đều do từ lực tiên thiên khí (Akasic magnetism) không ngừng tạo ra các luồng điện có khuynh hướng lập lại sự cân bằng đă bị xáo trộn”.

…”Thái dương không phải là chất rắn cũng không phải là chất lỏng, tuy vậy cũng không phải chất khí phát ra ánh sáng; mà là một quả cầu khổng lồ chứa các Lực điện từ, tức kho Sự Sống và sự Chuyển Động của vũ trụ, từ đó khối cầu này đập nhịp theo tất cả mọi hướng, cung cấp cho nguyên tử nhỏ nhất cũng như vị thần lớn nhất với cùng một chất liệu cho đến cuối Đại Cuộc biểu lộ”.

Thánh Thư gởi cho A.P. Sinnett, trang 160,  165).

Về căn bản, lửa của trí tuệ là điện, biểu lộ trong cách vận hành cao của nó, và không được xét tới nhiều như sức mạnh 311 trong vật chất. Điện trong Thái dương hệ tự biểu lộ thành 7

dạng chính có thể được diễn tả như sau:

-Điện trên cơi thứ nhất, tức cơi Thượng Đế hay cơi thiêng liêng, biểu lộ dưới h́nh thức Ư-Chí-hiện-tồn, trạng thái nguyên sơ của loại sức mạnh mà sau rốt sẽ dẫn đến kết quả là biểu lộ ra ngoài. Xét về phương diện vũ trụ, chính là xung lực hay rung động mở đầu này, vốn phát xuất từ linh hồn thể của Thượng Đế trên cơi trí vũ trụ, và tạo nên sự tiếp xúc với chất dĩ thái vũ trụ thứ nhất hay là cơi Tối Đại Niết Bàn của thái dương hệ.

-Điện trên cơi Chân Thần lộ ra dưới h́nh thức biểu lộ đầu tiên của h́nh hài, như những ǵ tạo ra h́nh hài cố kết.

Vật chất (được tích điện bởi “lửa do cọ xát” và lửa điện của tinh thần gặp nhau, phối hợp để rồi h́nh hài xuất hiện. H́nh hài là kết quả của ước muốn hiện tồn, do đó lửa năng động của Ư Chí được chuyển hóa thành lửa bùng cháy của dục vọng. Tôi xin kêu gọi sự chú ư để chọn hai câu sau này mà có thể cũng được diễn tả bằng các thuật ngữ:

Biểu lộ điện năng động.

Biểu lộ điện bùng cháy.

 

Nơi đây, trên cơi thứ hai, bể lửa điện, vốn tách biệt với cơi thứ nhất, được biến đổi thành tiên thiên khí, hay là chất dĩ thái đang cháy. Đó là cơi của mặt trời đang cháy, cũng như

312      cơi thứ nhất là cơi của sương mù lửa (fire mist) tức tinh vân. Ư tưởng này sẽ dễ dàng hiểu được, nếu bạn nhớ rằng chúng ta đang bàn về cơi hồng trần vũ trụ. Một số việc xảy ra trên cơi thứ nh́ cần hiểu rơ ngay cả nếu đă thừa nhận về mặt lư thuyết.

-Sức nóng hay bức xạ nhiệt được nhận thấy trước nhất.

-H́nh hài được chiếm hữu, và dạng thức gần h́nh cầu của mọi sự sống đang xuất phát.

-Sự tương tác đầu tiên giữa các đối cực được cảm nhận.

-Sự biến phân được nhận ra trước nhất, không những trong lưỡng nguyên được nhận biết của mọi sự vật, mà c̣n trong sự biến phân ở chuyển động, hai rung động được nhận ra.

-Một số yếu tố rung động bắt đầu tác động như lực hút, lực đẩy, sự loại bỏ nhờ phân biện, đồng hóa do cố kết và biểu lộ liên kết của các h́nh hài đang xoay tṛn, các quỹ đạo (1) và điểm xuất phát của những ǵ lôi cuốn xuống dưới vào trong vật chất; kết quả là tạo nên chính sự tiến hóa.

-7 biểu lộ nguyên thủy của bản thể Thượng Đế mưu t́m sự biểu lộ và 3 với 4 bắt đầu công tŕnh của các Ngài.

-7 bánh xe hay là các trung tâm lực dĩ thái trong dĩ thái thể của Đại Thực Thể Thông Linh vũ trụ, Đấng mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta là một phản ảnh của Ngài, bắt đầu rung động và hoạt động linh hoạt của Ngài có thể được nhận thấy.

Vào lúc này, chúng ta đang xem xét các biểu lộ về điện trên các cơi khác nhau của cơi hồng trần vũ trụ, hay là trên các cơi của Thái dương hệ chúng ta. Như vậy, tất cả những ǵ có thể nhận thấy được trong sự biểu lộ, về cơ bản là điện hồng trần. Chúng ta đă thấy rằng biểu lộ sơ khởi là biểu lộ vốn đem lại sinh lực, nhuốm màu và lan khắp vật chất của không gian, như vậy biểu hiện – liên quan đến sự biểu lộ của

1 Quỹ (hay quĩ): tuân theo. Quỹ đạo : đường đi có h́nh cong như parabol, hyperbol, bầu dục, tṛn… mà các sao chổi, hành tinh tuân giữ và đi theo đó đều đặn sau mỗi chu kỳ.

Thượng Đế -những ǵ tương đồng với nhiệt, hoạt động và

313 bức xạ linh hoạt của con người đang biểu lộ trên cơi trần của thái dương hệ. Một số hiện tượng điện phân biệt con người (v́ chúng không được diễn tả hay xem xét bằng các thuật ngữ về điện) chỉ v́ sự tương đồng đă bị thất lạc. Các biểu lộ này có thể được xem xét dưới h́nh thức : Thứ nhất: đó là Sinh Khí cố kết đang nắm giữ toàn bộ vật thể đang quay quanh đơn vị lực trung ương. Ở đây, nên nhớ rằng toàn thể biểu lộ của một Thái dương hệ gồm có dĩ thái thể và thể xác trọng trược của một Thượng Đế. Thứ hai: đó là Từ Lực bức xạ (radioratory Magnetism) vốn phân biệt con người, làm cho y hoạt động theo hai cách:

Liên quan đến vật chất mà các hiện thể của y được tạo thành.

Liên quan với các đơn vị tạo thành nhóm của y.

 

Thứ ba: đó là Hoạt Động trên cơi trần đưa đến việc thực hiện đúng ư chí và mong muốn của thực thể nội tại, và trong con người vốn là sự tương ứng của trạng thái Brahma.

Ba biểu lộ về điện này – sinh khí, từ lực và xung lực Fohat – được thấy đang tác động trong một Thái Dương Thượng Đế, một Hành Tinh Thượng Đế và một con người. Các Ngài là các biểu lộ ngoại tại của bản chất tâm thông mà (thí dụ trong một Thái Dương Thượng Đế) chúng ta nói đến bằng các thuật ngữ chỉ tính chất và gọi là ư chí, minh triết, hoạt động. Do đó, ở đây nên chú ư rằng 3 cơi đầu tiên của cơi hồng trần vũ trụ -tức là các cơi Thượng Đế, cơi Chân Thần và cơi Niết Bàn (thuộc Thái Dương hệ chúng ta ND) – th́ quan trọng vào bậc nhất và là các cơi căn bản từ đó xuất phát 4 cơi thứ yếu. Nói cách khác, 3 chất dĩ thái vũ trụ đầu tiên, theo nghĩa đen, tượng trưng cho 3 Thực Thể Thông Linh mà

chúng ta biết là Mahadeva, Vishnu và Brahma. Theo cùng ư nghĩa, ba Đấng này mưu t́m sự biểu lộ trọng trược nhất trong ba chất dĩ thái hồng trần. 4 chất dĩ thái thấp kém hơn biểu lộ trong khi tiến hóa, nhưng sau rốt được tổng hợp

314 thành 3 chất cao hơn. Cũng nên nhớ rằng trên tất cả 7 cơi phụ của một cơi chính của thái dương hệ, một diễn tŕnh, liên hệ với hiện tượng điện trong chất dĩ thái, sẽ xảy ra song song với mọi diễn tiến trên các cơi chính. Điều này dễ dàng nhận thấy trên cơi trí, chẳng hạn, liên hệ với con người. Về mặt lư thuyết, sự thu hút của mọi khả năng bởi linh hồn thể và sự bất liên tục của tất cả mọi biểu lộ ngoại cảnh bị bắt buộc trong 3 cơi thấp vào lúc kết thúc giai đoạn tổng hợp được thừa nhận. Trên các cơi khác, không rơ rệt như thế. Trên cơi Bồ đề, các Đấng Kiến Tạo trên ṿng cung thăng thượng tiến hóa, hay là một phần lớn của cuộc tiến hóa thiên thần, trải qua một sự tổng hợp song song. Trên cơi hồng trần, một sự tổng hợp huyền bí liên hệ với “Tinh Quân của Địa cầu” được trải qua và 3 chất dĩ thái đầu tiên có liên quan tới Ngài theo cách thức cho đến nay ít được biết tới. Chúng ta có thể tổng kết điều đó như thế này: Thứ nhất, sự cân bằng của hiện tượng điện hay là đạt được sự tổng hợp, có liên hệ với con người xảy ra trên 3 cơi phụ cao của cơi trí. Thứ hai, một diễn tŕnh tương tự liên quan với Hành Tinh Thượng Đế diễn ra trên 3 cơi phụ cao của Cơi Chân Thần. Xét theo nghĩa rộng hơn điều đó xảy ra trên 3 cơi chính – Niết Bàn, Bồ Đề và thượng trí – cũng như trong 3 cơi tiến hóa của nhân loại – hồng trần, cảm dục và hạ trí – tiến tŕnh tổng hợp tiếp diễn trên cơi phụ cao của 3 cơi đă nói trên.

Thứ ba, liên quan với Thái Dương Thượng Đế (bên trong Thái dương hệ và không xét phần tổng hợp vũ trụ của Ngài), 3 cơi phụ cao của cơi Thượng Đế chứng kiến sự thu hút cuối cùng hay sự trừu tượng hóa của Ngài, và 3 cơi của 3 Ngôi Thượng Đế đều có liên hệ giống như thế.

Nơi đây nên thận trọng ghi nhớ rằng chúng ta đang bàn đến chất liệu điện và do đó liên quan với chất dĩ thái vũ trụ; mọi vật chất trong Thái dương hệ tất yếu là dĩ thái. V́ vậy

315 cho nên chúng ta bàn đến hiện tượng vật chất trên mọi cơi của Thái dương hệ. Trong thời gian và không gian, chúng ta có liên quan với các đơn vị có cực khác nhau – trong diễn tŕnh tiến hóa – vốn dĩ đang mưu t́m sự hợp nhất, sự quân b́nh, thăng bằng hoặc tổng hợp và sau rốt t́m ra chính ḿnh. Sự tương tác về điện này giữa hai đơn vị tạo nên cái mà chúng ta gọi là ánh sáng và do đó biểu lộ ra bên ngoài. Trong khi tiến hóa, điều này biểu lộ dưới h́nh thức nhiệt và sự tương tác từ lực, và là cội nguồn của mọi sự tăng trưởng thiết yếu; vào lúc hoàn thành mục tiêu mong muốn, vào lúc hợp nhất hay là nhất quán (at-one-ment), xảy ra 2 sự việc: Thứ nhất, sự tiến gần lại của hai cực hay là sự phối hợp của chúng tạo nên một tỏa chiếu hay là ánh sáng chói lọi. Thứ hai, sự qui nguyên hay là sự tan ră cuối cùng của vật chất do bởi sức nóng mănh liệt. Điều này có thể thấy có liên hệ đến con người, một Hành Tinh Thượng Đế, một Thái Dương Thượng Đế, cùng là các thể biểu lộ ra ngoài của các Ngài. Trong con người, sự hướng cực (polarity) này đă được thành đạt, ba loại hiện tượng điện khác nhau đă được chứng minh, và ánh sáng tỏa ra, soi sáng linh hồn thể và chiếu sáng toàn thể kim quang tuyến hay sợi chỉ (theo nghĩa đen của Thánh Đạo) vốn nối liền hiện thể

thượng trí với bộ óc vật chất. Lúc bấy giờ sự phân hủy hay tàn phá sẽ xảy ra; linh hồn thể tan biến trong sự tỏa chiếu của lửa, điện, và “con người” thật sự hay bản ngă tách ra khỏi các thể của ba cơi thấp. Cũng thế, điều đó sẽ được nhận thấy trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, một hệ thống hành tinh và cũng trong cơ thể của Thượng Đế, tức một thái dương hệ.

Cái khó để hiểu các ư tưởng này thật là to tát, v́ hẳn là chúng ta bị trở ngại do việc thiếu ngôn từ chính xác, nhưng các ư tưởng chính yếu chỉ là những ư tưởng mà tôi đang t́m cách bàn đến, và ư tưởng mà chúng ta đă bàn đến trước nhất trong đoạn này là sự biểu lộ có tính chất điện của từ lực, cũng như trước kia chúng ta đă bàn sơ qua về cùng một hiện tượng điện, biểu lộ dưới h́nh thức hoạt động của vật chất.

Do đó, bạn có:

 Hoạt động … biểu lộ có tính cách điện của vật chất.

 Từ lực …….. biểu lộ có tính cách điện của h́nh hài.

 Sinh lực …… biểu lộ có tính cách điện của sự sống.

 

Điều này, theo nghĩa đen (như đă được H.P.B. nêu ra)

chính là lửa do ma sát, lửa thái dương và lửa điện

(GLBN I, 567,  II, 258).

Lửa do ma sát là điện đang làm linh hoạt các nguyên tử

của vật chất, hay là chất liệu (substance) của thái dương hệ,

và tạo ra kết quả trong:

Dạng thức gần như h́nh cầu của mọi biểu lộ. Nhiệt bẩm sinh (innate heat) của tất cả các bầu hành tinh. Sự phân hóa của tất cả các nguyên tử từ nguyên tử này đến nguyên tử khác.

Lửa thái dương, là điện lực đang làm sinh động các h́nh

hài hay là khối nguyên tử và tạo ra kết quả trong: -Các nhóm kết hợp. -Sự phát xạ từ mọi nhóm hay là sự tương tác từ lực của

các nhóm này. -Sự tổng hợp h́nh hài.

Lửa điện là điện lực đang biểu lộ dưới h́nh thức sinh lực hay là ư chí hiện tồn của một Thực Thể Thông Linh nào đó, và biểu lộ dưới h́nh thức :

o Thực thể trừu tượng (Abstract Being)

o Bóng tối (Darkness)

o Sự hợp nhất.

 

Chúng ta đă thấy rằng biểu lộ có tính cách điện trên cơi thứ nhất đă tạo nên rung động mở đầu, và trên cơi thứ hai, hoạt động của nó dẫn đến dạng thức nguyên h́nh của mọi biểu lộ, từ một Thượng Đế đến con người và một nguyên tử.

Trên cơi thứ ba, vốn chủ yếu là cơi của Brahma, mănh lực điện này tự biểu lộ thành mục tiêu sáng suốt. Ư chí hiện tồn và h́nh hài mong đợi được liên kết bằng mục đích sáng suốt ẩn dưới vạn hữu. Mục đích sáng suốt này hay là ư chí linh hoạt, đang vận dụng một khí cụ đưa chúng ta đến cái khó khăn nhất của các vấn đề siêu h́nh, đó là sự tương phản giữa ư chí với dục

317      vọng. Ở đây, không thể vận dụng đề tài tế nhị này, ngoại trừ chỉ để nêu ra rằng trong cả hai ư chí và dục vọng, th́ trí tuệ hay manas là một yếu tố cơ bản và phải được nhận ra. Nguyên khí manas này đang lan khắp – nhuốm màu cả hai trạng thái ư chí và trạng thái dục vọng – là nguyên nhân của nhiều lầm lẫn đối với các nhà nghiên cứu và sự trong sáng của tư tưởng sau rốt sẽ chỉ được nhận thức như sau :

Thứ nhất, đó là mọi biểu lộ xuất phát hay là được điện hóa (electrified) từ cơi trí vũ trụ.

Thứ hai, Toàn Linh Trí hay là chủ thể suy tưởng thiêng liêng, là Nguyên Khí sáng suốt làm cho chính nó được biết như là Ư Chí hiện tồn, Dục vọng hay là Love-of-Being, và mục đích sáng suốt linh hoạt đó làm sinh động Thái dương hệ.

Thứ ba, Mahadeva hay là Ư Chí Thiêng Liêng, Vishnu, trạng thái minh triết, hay là “Đứa Con Thiết Yếu” biểu lộ và Brahma hay mục tiêu linh hoạt là toàn bộ tâm thức sáng suốt và là (đối với Thực Thể Thông Linh vũ trụ đang biểu lộ) những ǵ mà hạ trí, thể cảm dục và thể xác đang có đối với con người, chủ thể suy tưởng trong ba cơi thấp, đang tác động trong linh hồn thể. Ta đừng nên quên rằng linh hồn thể chứa ba nguyên tử thường tồn, hay là ba h́nh cầu vốn biểu hiện cho nguyên khí trí tuệ, nguyên khí dục vọng, và nguyên khí biểu lộ ở cơi trần. Luôn luôn phải giữ sự tương đồng giữa Thượng Đế Ba Ngôi với con người tam phân, và sự rơ ràng của tư tưởng với ư niệm tạo nên tư tưởng đó, khi sự giống nhau duy nhất giữa hai điều này được cân nhắc. Con người là một đơn vị tác động như một đơn vị trong linh hồn thể. Con người là một bộ ba hoạt động dưới trạng thái ư chí, hay thể trí; hoạt động dưới trạng thái dục vọng hay minh triết, tức thể cảm dục; c̣n dưới trạng thái hoạt động, th́ có thể xác. Y tích điện hay đem lại sinh lực cho cả 3 thể hay 3 trạng thái, tập hợp chúng lại thành một và gây ra – bằng sự sáng suốt mà y có – sự mạch lạc của hành động, sự đồng bộ của mục đích và nỗ lực tổng hợp.

Sau cùng, do đó, điều rơ ràng là không kể đến khía cạnh mà chúng ta đang khảo cứu, Thượng Đế Ba Ngôi (hay h́nh

ảnh của Ngài tức tiểu thiên địa) qua nguyên khí trí tuệ, làm cho vật chất thành h́nh hài một cách sáng suốt, và sử dụng h́nh hài đó để hoàn thành ư chí, ước vọng và mục tiêu của Bản Thể nội tại; nguyên lư này có thể thấy ẩn dưới tất cả ba ngôi (aspects).

Ở đây không cần phải nêu ra các tam bộ khác nhau vốn có thể được xây dựng trên ư tưởng căn bản về Tinh Thần và Vật Chất, liên kết bằng Trí Tuệ. Điều này thường được thực hiện. Nhưng tôi xin nhấn mạnh rằng sự Thông Tuệ/ Trí Tuệ là đặc tính chính yếu của Thượng Đế; chính nó biểu lộ dưới h́nh thức ư chí, dưới h́nh thức ước vọng hoặc minh triết, và dưới h́nh thức hoạt động; và chính lư do của việc này là do bởi công tác đă được hoàn thành sớm hơn bởi Thực Thể Thông Linh vũ trụ, có liên quan đến các chu kỳ vốn đă trải qua trong bức màn mờ tối của sự hồi tưởng, ngay cả theo góc độ nh́n xa của một Thái Dương Thượng Đế.

Nguyên khí trí tuệ đă phát triển này là mục đích sáng suốt, chính nó đem lại sự nhất quán trên mỗi cơi của Thái dương hệ có liên quan với các cơi phụ. Sau rốt nó sẽ đem lại sự tổng hợp cho tất cả các cơi, và như thế làm cho cơi hồng trần vũ trụ dưới h́nh thức một tổng thể thống nhất, dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Thực Thể Thông Linh vũ trụ, Ngài đang mưu t́m sự biểu hiện qua sự biểu lộ tam phân mà chúng ta gọi là Thái dương hệ hay là cơ thể của Thượng Đế.

Trên cơi thứ ba này, nguyên khí trí tuệ (intelligent principle) biểu hiện dưới h́nh thức hoạt động kết hợp, hoặc là thuộc Thái dương hệ, thuộc hành tinh hoặc Chân Thần và cũng dưới h́nh thức rung động tam phân của tinh thần-vật chất -trí tuệ (spirit-matter-intelligence), ngân lên dưới h́nh

thức Linh Từ tam phân, hay là điện lực biểu lộ dưới h́nh thức âm thanh.

Nơi đây chúng ta có một tŕnh tự lư thú hay sự đảo ngược tùy theo góc nh́n, liên quan đến các cơi theo như chúng ta đă biết:

Điện dưới h́nh thức xung lực rung động. Điều này tạo nên khối kết hợp vật chất và hoạt động của nó trong một vài giới hạn, hay là việc khơi hoạt nó để hoạt động trong ṿng giới

319 hạn thái dương. Đây là vần thứ nhất của Linh Từ. Điện dưới h́nh thức Ánh Sáng, tạo nên sự biểu lộ bên ngoài gần như h́nh cầu. Đây là sự ra đời của Đấng Con. Nó che giấu sự phát âm của vần thứ hai của Linh Từ (1).

1 “Qua sự thiền định được tập trung hoàn toàn vào ánh sáng trong đầu, linh thị về các Chân Sư sẽ đến”.

“Truyền thuyết cho rằng có một trung tâm lực nào đó trong đầu, có lẽ là “tùng quả tuyến” mà một số các triết gia Tây phương cho là chỗ ngự của linh hồn, -một trung tâm mà có thể nói là khung cửa giữa con người thiên nhiên với con người tâm linh. Đó là vị trí của loại tâm thức hoàn hảo và sáng suốt hơn đàng sau tâm thức có vẻ hướng ngoại ở phần trước đầu, loại tâm thức hoàn hảo và sáng suốt hơn của “mặt trái của trí tuệ”, vốn quan sát các sự vật tinh thần và t́m cách tạo ấn tượng cho quan điểm tinh thần trên tâm thức có vẻ hướng ngoại ở phần trước của đầu. Chính con người tâm linh đang t́m cách hướng dẫn con người tự nhiên, t́m cách đưa con người tự nhiên đó để liên kết chính y với các đối tượng của tính bất tử của y. Điều này được gợi ra trong các ngôn từ của kinh Upanishad đă được trích dẫn. “Nơi nào có sự phân chia của tóc, biến đổi, trải dài lên đỉnh đầu; tất cả có thể ngân lên rất dị thường, cho đến khi người ta hiểu được điều đó”.

Điện lực với cương vị là âm thanh. Ở đây, chúng ta có Linh Từ tam phân hoàn hảo.

Trên cơi thứ tư, điện lực này tự nó hiển lộ dưới h́nh thức màu sắc.

Trong cả bốn điện này, chúng ta có các ư niệm cơ bản về mọi biểu lộ, tất cả bốn đều có nguồn gốc điện năng động; về cơ bản, tất cả đều là một biến phân hay hiệu ứng của xung lực, phát xuất từ cơi trí vũ trụ và chiếm lấy h́nh hài (nhắm vào mục đích sáng suốt) trên cơi hồng trần vũ trụ. Con người lặp lại diễn tŕnh trên mức độ nhỏ bé của y, chỉ liên hệ với ba cơi và lóe lên thành biểu lộ ngoại cảnh trên cơi trần của Thái dương hệ. Điều đó sẽ được chứng minh về sau này, khi khoa học ngày càng tiến đến chân lư rằng:

 

1. Mọi hiện tượng vật chất mà chúng ta hiểu theo tên gọi đều có nguồn gốc là điện, và một rung động sơ khởi trên cơi phụ thứ nhất của cơi trần.

 

2. Ánh Sáng, tức ánh sáng của cơi trần có liên hệ chặt chẽ với chất dĩ thái thứ 2, và sử dụng nó làm phương tiện truyền đi.

 

3. Âm thanh tác động qua chất dĩ thái thứ ba.

 

4. Với một ư nghĩa riêng biệt, màu sắc được liên kết với chất dĩ thái thứ 4.

 

Ở đây, chúng ta phải chú ư rằng trong việc phát triển các giác quan, thính giác có trước thị giác, v́ âm thanh có trước màu sắc.

“Người ta cho rằng khi quyền năng này được khơi hoạt đầy đủ, nó đem lại một linh thị đối với các Bạn Đồng Hành vĩ đại của con người tâm linh, kẻ đă đạt đến,vượt qua bờ bên kia của biển chết và tái sinh. Có lẽ Đức Thầy đă ám chỉ đến linh thị thiêng liêng này.

Ở đây có thể chú ư đến sự tương đồng lư thú giữa chất dĩ

thái vũ trụ thứ 4 với chất dĩ thái thứ 4 trên cơi trần của Thái

dương hệ. Cả hai đều ở trong diễn tŕnh đang biểu lộ ra ngoài

– một đàng theo quan điểm con người trong ba cơi thấp và một đàng theo quan điểm của Hành Tinh Thượng Đế. Cho dù hiện nay, chất dĩ thái thứ 4 đang được các khoa học gia nghiên cứu và nhiều điều mà họ tiên đoán liên hệ đến dĩ thái, nguyên tử, chất radium và “vật chất nguyên thủy” tối hậu (ultimate “protyle”) đều có liên quan với chất dĩ thái thứ 4 này. Sau rốt, chất đó sẽ được đưa ra dưới công thức khoa học và một số tính chất của nó, kiến thức có liên quan đến phạm vi ảnh hưởng của nó, và công dụng của nó sẽ được con người biết tới. Song song với điều đó, cơi Bồ đề, tức cơi của nguyên khí Christ, dần dần trở nên được nhận biết đối với những người tiến hóa, tức là người mà về phương diện cá nhân, có thể nhận biết được vị trí của họ trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế. Ảnh hưởng của cơi Bồ đề và mănh lực điện đó là tính chất đặc thù của cơi đó, đang bắt đầu được cảm nhận và năng lượng của nó cũng đang bắt đầu có một hiệu quả nhất định trên chân ngă thể của con người; dĩ thái thứ 4 của cơi trần thuộc Thái dương hệ cũng đang có một vị trí đúng trong trí người và mănh lực điện của cơi phụ đó cũng đang được con người làm cho thích ứng, và sử dụng để giúp vào các kỹ xảo cơ học, cho các phương pháp vận chuyển, cho việc chiếu sáng rộng răi và trong việc chữa trị. 4 phỏng đoán về điện :

321 1. Dùng cho cơ khí

 Dùng để chuyên chở

 Dùng để chiếu sáng

 Trong việc chữa trị,

 

chỉ là sự tác động trên cơi hồng trần với việc sử dụng song song mănh lực điện cơi bồ đề.

Ở đây, cần nêu câu hỏi tại sao màu sắc nguyên thủy được nói đến như là biểu hiện điện năng ở cơi bồ đề. Chúng ta đang dùng từ “màu sắc” (“colour”) ở đây theo nghĩa nguyên thủy và cơ bản của nó như là “cái đang che giấu”(“that which veils”). Màu sắc che đậy biến phân thất phân của biểu lộ Thượng Đế, và theo góc độ xem xét của con người trong ba cơi thấp, có thể chỉ được nhận thấy với đầy đủ ư nghĩa của nó trên cơi bồ đề. Mọi thứ lửa và hiện tượng điện sẽ được thấy như là biểu hiện cho 7 màu.

Lại nữa, sự tương ứng khác giữa chất dĩ thái vũ trụ thứ 4 và dĩ thái hồng trần thứ 4, nằm ở sự kiện là cả hai lúc đầu đều có liên hệ với công tŕnh của các Đấng Đại Kiến Tạo, nên nhớ rằng các Ngài kiến tạo cơ thể thực sự của Thượng Đế trong chất dĩ thái; hiện thể vật chất trọng trược không nhiều kiến hiệu hơn là đối với công tŕnh của các Ngài, v́ nó là kết quả của sự gặp gỡ của 7 luồng thần lực hay điện, vốn tạo nên sự đông kết hiển nhiên trong chất liệu mà chúng ta gọi là các cơi trần trọng trược (3 cơi phụ thấp). Sau hết, sự đông kết (congestion) bề ngoài này chỉ là hoạt động quá mức của điện tử, hay năng lượng của khối nguyên tử âm đang chờ đợi sự kích thích, mà sẽ đem lại kết quả do sự hiện diện của một số nguyên tử dương. Điều này cần được ghi nhớ. Công tŕnh tiến hóa được đặt căn bản trên 2 phương pháp và biểu lộ dưới h́nh thức :

Tiến hóa hướng hạ, trong đó âm điện tử của vật chất vượt trội hơn. Tỷ lệ bách phân của các âm điện tử này là một trong các bí mật của điểm đạo, và rộng lớn trong giai đoạn tiến hóa

322 hướng hạ, đến nỗi sự hiếm hoi của các nguyên tử dương rất

đáng chú ư; chúng rất hiếm nên chỉ dùng để duy tŕ khối cố kết.

Tiến hóa thăng thượng, trong đó, do tác động của thể trí, các nguyên tử âm này trở nên bị kích thích, và hoặc là phân tán trở lại vào nơi chứa điện trung ương, hay là phối hợp thành đối cực của chúng, và do đó lại biến mất. Điều này tạo nên kết quả trong :

-Sự tổng hợp

-Sự thuần trạng (homogeneity)

-Sự thưa loăng (rarity) thay v́ dày đặc của vật chất. Cơi dĩ thái vũ trụ thứ 4, tức cơi Bồ Đề, là cơi của chất khí và cũng là cơi hấp thụ (plane of absorption) so với ba cơi thấp. Sự thưa loăng này của vật chất trọng trược (theo như chúng ta biết) chỉ có nghĩa là vào lúc kết thúc diễn tŕnh tiến hóa, nó sẽ được chuyển hóa và thực sự, theo quan điểm chúng ta, không tồn tại (non-existent); tất cả những ǵ c̣n lại sẽ là các nguyên tử dương, hay là một số xoáy lực mà – nhờ hấp thu nguyên tử âm – sẽ biểu lộ như hiện tượng điện ở một dạng không thể nhận thức được, đối với con người ở mức độ hiểu biết hiện nay. Các xoáy này sẽ được phân biệt bởi :

 

1. Hoạt động rung mănh liệt.

 

2. Ưu thế của một số màu nào đó tùy theo tính chất của biểu lộ dĩ thái và nguồn cội của nó.

 

3. Sức đẩy đối với tất cả các thể có tốc độ rung động tương tự và sự phân cực. Tính chất thu hút của chúng ở cuối kỳ tiến hóa thăng thượng sẽ chấm dứt, do sự kiện là không có ǵ c̣n giữ lại để bị thu hút.

 

Các xoáy lực trong mỗi hệ thống hành tinh trong kỳ tiến hóa thăng thượng sẽ là 7. Sau này, trong chu kỳ qui nguyên, 3 trong các xoáy lực này sẽ tiếp cận với cực dương của chúng,

và sau rốt chỉ có một là c̣n lại. Trong con người, một diễn

323 tiến tương tự có thể được nhận thấy liên hệ với 7 trung tâm lực trong tiến tŕnh điểm đạo. Trước nhất có 7, kế đó 3 sẽ thu hút 4 trung tâm lực thấp, qua sự tương tác điện. Ở đây, chúng ta đang xét toàn thể đề tài theo quan điểm bàn bạc hiện giờ của chúng ta. Sau rốt chỉ có trung tâm lực đầu c̣n lại, v́ nó là cực dương đối với tất cả các trung tâm lực khác. Vấn đề điện cực của các trung tâm lực là vấn đề thực sự rất khó hiểu và có thể truyền đạt một ít về đề tài này. Tuy nhiên, có thể là an toàn mà nói rằng cơ quan sinh sản là cực âm so với trung tâm lực cổ họng, như là bí huyệt đan điền so với tim. Thứ tự phát triển của các trung tâm lực, loại cung và màu sắc, gắn liền với sự kiện là trong các giai đoạn nào đó của diễn tŕnh tiến hóa, các trung tâm lực khác (như là trung tâm lực ở đáy xương sống) là dương so với tất cả các trung tâm lực khác, thậm chí không tính trung tâm lực đỉnh đầu, đều đưa đến sự phức tạp to lớn của vấn đề. Cũng như một vài hệ thống hành tinh là dương, c̣n các hệ thống khác là âm; 3 trong số các hệ thống là kép (dual), cả hai vừa dương vừa âm. Điều tương tự có thể được tiên đoán liên quan đến một Thái dương hệ, và, điều khá kỳ lạ là liên hệ đến chính các cơi. Thí dụ, liên quan đến hệ thống địa cầu, chúng ta có cực dương với bản chất tạm thời căn cứ trên loại lâm phàm, mà Hành Tinh Thượng Đế đặc thù của chúng ta đang trải qua trên hành tinh chúng ta. Bởi đó, điều này có nghĩa là có các cuộc lâm phàm dương tính và âm tính, mà các Hành Tinh Thượng Đế đă trải qua cũng như con người, xét toàn thể vấn đề theo khía cạnh điện cực chớ không theo khía cạnh giới tính (sex) như thường được hiểu có liên quan đến thể xác.

Kim tinh có phân cực âm, và do đó, hành tinh này có thể trở thành dành cho một sự thu hút huyền bí của địa cầu đối với lực của Kim tinh. Lại nữa, trong mối liên hệ này, vấn đề giới tính có thể dùng để làm sáng tỏ. Sự ràng buộc về nghiệp quả giữa hai Hành Tinh Thượng Đế − một trong cuộc lâm

324 phàm dương và một trong cuộc lâm phàm âm – tạo nên sự tác động v́ nợ cũ và sự liên kết hành tinh. Diệu quang tỏa chiếu vào thời Lemuria trong một số nhóm lớn trong gia đ́nh nhân loại, khi hai đối cực này tạo nên sự tiếp nối về điện. Nó cần sự tác động phối hợp của 2 Hành Tinh Thượng Đế, tác động trên các cơi Bồ đề (dĩ thái vũ trụ thứ 4) để đem lại sự rực sáng của ánh sáng trí tuệ trong các nhóm linh hồn thể trên cơi vũ trụ thứ 5 bằng chất khí, tức cơi trí của Thái dương hệ. Nên nhớ rằng trước kia người ta đă nêu ra rằng, đa số con người tác động một cách hữu thức trên cơi phụ thứ 5 trong ba b́nh diện thuộc ba cơi thấp. Nơi họ, nguyên khí thứ 5 đang bắt đầu tác động, nhưng cho đến nay không đủ sức mạnh để làm ǵ nhiều hơn là giữ chúng phù hợp với mănh lực điện, đang tuôn tràn từ cơi dĩ thái vũ trụ thứ 4 xuống đến cơi phụ kế tiếp của cơi hồng trần vũ trụ. Luôn luôn nên nhớ rằng mỗi cơi và mỗi cơi phụ vốn có liên hệ về phương diện số học, được biểu hiện bằng loại thần lực giống nhau và tất nhiên là cùng cực tính. Lại nữa, như chúng ta biết, cơi cảm dục và cơi bồ đề đều có liên hệ nhau; cơi cảm dục th́ âm so với cơi Bồ đề. Khi sự phân cực của các cơi khác nhau được hiểu rơ, khi sự phân cực của các cơi phụ được hiểu rơ, và khi sự tương tác giữa chúng và các cơi vũ trụ tương ứng được hiểu rơ, lúc bấy giờ con người mới được tự do, chớ không phải trước kia. Khi sự phân cực của các chất dĩ thái đối với nhau, và sự liên hệ của chúng

đối với toàn thể được hiểu rơ, sự tiến hóa của nhân loại sẽ được tiếp diễn. Một Chân Sư đă giải được vấn đề hiện tượng điện trong 3 cơi thấp, do đó, Ngài được giải thoát. Hơn nữa, khi sự liên giao của sắc tướng âm tính so với Tinh Thần dương tính được hiểu rơ, và sự giao tiếp của chúng với các Thực Thể Thông Linh vũ trụ, đang ngự trong toàn thể hệ thống được hiểu phần nào, sự giải thoát của nhóm sẽ được thành toàn.

Có lẽ việc xem xét đề tài trừu tượng này có thể giúp làm

325      sáng tỏ quan điểm nếu người ta nhớ lại rằng con người về mặt bản thể là dương trong bản chất riêng của y, nhưng các hiện thể của y là âm; do đó, y là đơn vị trung ương có điện tích dương, điện tích này thu hút và giữ cho y các nguyên tử của một đối cực. Khi y phối hợp và pha trộn hai cực, và tạo ra ánh sáng có tầm quan trọng xác định trong bất cứ cuộc luân hồi đặc biệt nào (mà tầm quan trọng được thiết lập bởi Chơn ngă trước tiên đối với sự luân hồi) lúc bấy giờ sự qui nguyên sẽ xảy ra. Sự biểu lộ có tính cách điện bùng cháy và phá hủy phương tiện, và rồi ánh sáng tắt đi; những ǵ mà chúng ta gọi là cái chết thể xác xảy ra sau đó, v́ ḍng điện thiêu rụi những ǵ đă tạo nên sự biểu lộ ngoại cảnh và những ǵ được chiếu sáng. Chúng ta hăy nới rộng ư tưởng này thêm để nhận thức rơ rằng các đơn vị được mệnh danh là con người (y là dương đối với các hiện thể riêng của con người) chỉ là các tế bào âm trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, và được giữ trong phạm vi ảnh hưởng của Ngài, do mănh lực của sự sống có tính cách điện của Ngài. Lại nữa cần ghi nhớ rằng các Hành Tinh Thượng Đế như vậy là dương đối với các sinh linh thứ yếu, nhưng đến lượt các Ngài lại là âm so với Sự Sống vĩ đại hơn đang chứa đựng các Ngài.

Ở đây, chân lư về điều giảng dạy của H.P.B. lại được

minh chứng. Lửa điện  ……. Dương …. Tinh thần Lửa do ma sát …  Âm  …… Vật chất Lửa thái dương … Ánh sáng ……. Cả hai phối hợp và

như vậy tạo thành lửa bùng cháy bên ngoài.

Thế nên, chúng ta xét vấn đề căn nguyên của điện trong mọi biểu lộ có liên quan tới 4 cơi phụ cao của Thái dương hệ ­4 cơi này nguyên là 4 chất dĩ thái vũ trụ và do đó hợp thành thể biểu lộ của một Hành Tinh Thượng Đế đúng cùng ư nghĩa như 4 chất dĩ thái hồng trần của thái dương hệ tạo thành thể dĩ thái của một người. Ở đây, tôi xin nhắc lại sự kiện v́ sự quan trọng của nó chưa được nhà nghiên cứu huyền linh bậc trung thấu hiểu; sự kiện này – khi được thừa

326 nhận và hiểu rơ – sẽ dùng làm một cách thú vị để làm sáng tỏ toàn thể vấn đề về sự tiến hóa hành tinh. Hiện nay chúng ta đă đạt đến 3 cơi mà con người đang hoạt động trong đó, hay là các cơi phụ chất hơi, chất lỏng, chất đặc của cơi hồng trần vũ trụ. Ṭan thể vấn đề về tiên thiên khí sẽ được làm cho sáng tỏ phần lớn dưới h́nh thức khoa học công truyền, t́m ṭi vào vấn đề các chất dĩ thái. V́ sự hiểu biết về 4 loại dĩ thái rất hữu ích, v́ sự rung động của các dĩ thái này cần được hiểu rơ, và v́ các chi tiết liên quan đến cấu tạo của chúng, việc sử dụng chúng, khả năng mang ánh sáng của chúng, và các khía cạnh khác nhau mà từ đó chúng có thể được khảo cứu trở nên được biết rơ, lúc bấy giờ sự hiểu biết song song liên quan đến 4 chất dĩ thái vũ trụ tương ứng sẽ xảy ra. Nhiều điều liên quan đến chúng có thể được suy ra từ các sự kiện đă được

hiểu rơ, có liên quan đến 4 chất dĩ thái hồng trần thuộc thái dương hệ.

Thí dụ, chất dĩ thái thứ 4 (mà hiện nay là cái mà ta có thể gọi là “được khám phá”) ở giai đoạn hiện tại được đặc trưng bằng một số sự việc. Tôi có thể kê khai một vài sự kiện một cách vắn tắt như sau:

 

Đó là chất dĩ thái mà tia tím sử dụng như là môi trường.

Chất dĩ thái thứ 4 là chất mà đa số các thể dĩ thái của con người được tạo thành.

Chất dĩ thái thứ 4, trên qui mô rộng răi, là phạm vi ảnh hưởng chính yếu của “thiên thần bóng tối”, hay là các thiên thần tím, vốn dĩ có liên hệ chặt chẽ với sự tiến hóa thể xác của con người.

Đó là lănh vực dĩ thái mà trong đó, không c̣n bao lâu nữa, sự tiến hóa của con người và thiên thần sẽ đạt đến.

Từ cái khuôn dĩ thái thứ 4 này nhục thể (xác thịt) được tạo thành.

Đó là phạm vi của sự thoát kiếp thú ở cơi trần. Chỉ khi nào loài thú cần được thoát kiếp thú có ư thức đầy đủ trên cơi phụ đó của cơi hồng trần, bấy giờ mới có thể phối kết với các lĩnh vực tương ứng trên cơi cảm dục và cơi trí, và bằng sự phối kết ba mặt này để tạo nên hiệu quả cho các giai đoạn cần thiết để cho phép 4 thể thấp thành công trong nỗ lực tiến gần đến Ba Thể Cao (Triad).

Chất dĩ thái thứ 4 này trong cuộc tuần hoàn thứ 4 và trên dăy thứ 4 này phải được hoàn toàn chế ngự và kiểm soát bởi Huyền Giai Nhân Loại (Human Hierarchy), Huyền Giai sáng tạo thứ 4. Mỗi đơn vị thuộc gia đ́nh nhân loại phải đạt đến sự chế ngự này, trước khi chấm dứt cuộc tuần hoàn này.

Đó là lănh vực mà trong đó các cuộc điểm đạo trước thềm được trải qua, và các cuộc điểm đạo ngũ phân của cơi trần được bắt đầu.

C̣n nhiều điều nữa có thể được thêm vào danh sách này, nhưng tôi chỉ t́m cách nêu ra những điều có thể dễ hiểu v́ có sự tương ứng trên cơi Bồ đề, tức cơi dĩ thái vũ trụ thứ 4. Nên nhớ rằng cơi trần chúng ta ở trong các cơi phụ của nó cũng có sự tương đồng đối với toàn thể cơi hồng trần vũ trụ.

 

 

1.Tối Đại Niết …. Dĩ thái vũ ..…… 1. Cơi phụ ……… Dĩ thái 1 Bàn trụ thứ 1 nguyên tử

 

2. Đại Niết Bàn… Dĩ thái vũ …….. 2. Cơi phụ ……...          Dĩ thái 2 trụ thứ 2 á nguyên tử

 

3. Niết bàn ……          Dĩ thái vũ .......... 3. Cơi phụ siêu… Dĩ thái 3 trụ thứ 3 dĩ thái.

 

4. Bồ đề ………… Dĩ thái vũ trụ …. 4. Cơi phụ dĩ thái… Dĩ thái 4 thứ 4

 

5. Cơi trí ………. Chất hơi vũ trụ….. 5. Chất hơi

 

6. Cảm dục…..... Chất lỏng vũ trụ …6. Chất lỏng

 

7. Hồng trần…… Chất đặc vũ trụ … 7. Chất đặc cơi trần.

 

Cơi trần của thái dương hệ cũng có thể diễn tả một cách chính xác như sau, tạo thành sự tương đồng đối với các cơi chính :

 

Cơi phụ 1.…Nguyên tử……. dĩ thái 1…… vật chất Tối Đại Niết Bàn Cơi phụ 2….Á nguyên tử….. dĩ thái 2…… vật chất Đại Niết Bàn Cơi phụ 3… Siêu dĩ thái….….dĩ thái 3….. vật chất Niết Bàn

Cơi phụ 4… dĩ thái…………... dĩ thái 4…… vật chất Bồ đề

Cơi phụ 5 … chất hơi…………………….. vật chất cơi trí Cơi phụ 6 …chất lỏng … ……………….… vật chất cơi cảm dục Cơi phụ 7 … chất đặc ……………………, vật chất trọng trược

Trong cả hai cơi hồng trần vũ trụ và cơi trần thái dương hệ, cơi bồ đề luôn luôn là cơi nhất quán hay là nơi gặp nhau của thiên sai vạn biệt (diversities), và của sự phối hợp của chúng – không trở thành sự hợp nhất căn bản – mà thành sự hợp nhất của nhóm. Điều này do bởi sự kiện là cơi bồ đề th́ hơn hẳn cơi có liên quan nhiều nhất với sự tiến hóa của Hành Tinh Thượng Đế. Do đó, những ǵ mà tôi tiên đoán liên quan đến chất dĩ thái hồng trần thứ 4, cũng có thể nới rộng đến chất dĩ thái vũ trụ thứ 4 và có sự tương đồng của nó trên cơi bồ đề. Thí dụ, vị trí của tia tím trong quang phổ (1) có tầm quan trọng bậc nhất, liên hệ với các chu kỳ lớn và đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ và bắt đầu một chu kỳ mới. Cơi bồ đề đặc biệt là cơi của tia tím, cho dù tất cả các màu sắc đều có vị trí của chúng nơi đó; Đấng Chủ Quản của Cung Nghi Lễ Huyền Thuật là biểu hiện của tia tím hay huyền giai tím, có một mối liên hệ đặc biệt với cơi bồ đề. Nên nhớ rằng mỗi Hành Tinh Thượng Đế đầu tiên tác động trên một trong bảy cơi, từ đó chúng ta có thể suy ra rằng ảnh hưởng của Ngài có đường lối ít bị đối kháng nhất trên cơi này, cho dù nó được áp dụng trên mọi cơi.

Lại nữa, bàn rộng đến phần thứ hai liên quan đến thành phần dĩ thái của các thể con người so với các Hành Tinh Thượng Đế, người ta thấy rằng cũng như đa số các thể dĩ thái của con người được kiến tạo bằng chất liệu của dĩ thái thứ 4, cũng thế, có thể nói rằng 4 vị trong số các Hành Tinh Thượng Đế có các hiện thể dĩ thái của các Ngài làm bằng chất dĩ thái vũ trụ thứ 4 này (chất bồ đề).

1 Quang phổ (Spectre) Phổ: bảng ghi chép – dải sáng nhiều màu được ghi lại khi phân tán một chùm ánh sáng trắng thành nhiều chùm đơn sắc nhờ đi qua một lăng kính.

Thêm nữa, hai cuộc đại tiến hóa (nhân loại và thiên thần) mưu t́m sự hợp nhất về nhóm của họ trên cơi Bồ đề, và các phần của cả hai huyền giai phối hợp và trộn lẫn nhau để tạo thành cơ thể của các Đấng Lưỡng Tính Thiêng Liêng (1)(2).

Truớc kia, ở các mức độ đă ấn định nào đó, họ có thể

329 tạm thời tiếp cận với nhau. Trên cơi bồ đề, người ta có thể thấy được sự liên kết rơ ràng và bền bĩ. Trên cơi này, cũng các “thiên thần bóng tối” có liên hệ trong việc kiến tạo hệ thống hành tinh, theo đuổi công việc của họ và như thế song song với công việc đă được làm trong ba cơi thấp, do các vị kiến tạo thứ yếu đang làm với thể dĩ thái của con người. Thế nên, sự tương đồng được thể hiện, Định Luật Tương Đồng này măi măi vẫn đúng; tuy nhiên, luôn luôn nên nhớ rằng sự tương đồng có bản chất tâm linh và biểu lộ trong công việc, hoạt động cùng là tính chất chớ không đồng nhất về h́nh thức theo nghĩa đen. Theo thời gian qua, công tác của Hành Tinh Thượng Đế trong các lĩnh vực dĩ thái vũ trụ sẽ được hiểu rơ hơn và, được tham dự một cách sáng suốt bởi các Vị Sáng Suốt thấp nhỏ hơn, các vị này – nhờ nghiên cứu chất dĩ thái hồng trần – sau rốt sẽ nắm giữ bí quyết cho sự biểu lộ vĩ đại hơn. Khoa học là kẻ trợ giúp của minh triết, và mở ra cánh cửa cho các tầm mức vô tận và cho các mở rộng vũ trụ, nơi mà các Đấng Thông Tuệ vĩ đại hơn ngự trị, các Ngài vận dụng chất liệu của các cơi cao và hướng nó đến h́nh thức ưa chuộng, như

1 Các cặp đối hợp (The Pairs of Opposites). Trích từ “The Science of Social Organisation” của Bhagavan Das.   2 Đấng Lưỡng Tính Thiêng Liêng (The Divine Hermaphrodite), đây là các Đấng vĩ đại, thuộc hành tinh hay thái dương, Ngài biểu lộ trong chính các Ngài các cặp đối hợp (pair of opposites).

vậy, tạo nên các rung động được cảm nhận ở các ranh giới xa xăm nhất của ṿng giới hạn thái dương. Một cách tự động, lúc bấy giờ mọi sinh linh thứ yếu và mọi chất liệu trọng trược lướt qua, và đưa vào các vận hà và h́nh hài cần thiết. Rung động hay là hoạt động mở đầu, ánh sáng hay hoạt động đang chiếm ngự và làm sinh động h́nh hài, âm thanh, cơ bản của biến phân và cội nguồn của diễn tŕnh tiến hóa, và màu sắc tức là bảy biến phân – công việc được xúc tiến như thế đó.

Chúng ta đang bàn về 4 điểm liên hệ tới một Thái Dương Thượng Đế và cũng là công việc của một Hành Tinh Thượng Đế và của con người, của Chân Thần con người.

Các nhà nghiên cứu cũng nên nhớ rằng, một điểm khác cũng thường bị bỏ quên, đó là mỗi cơi có thể được khảo sát và chia làm hai.

Thứ nhất. 7 cơi phụ có thể được chia thành 3 cơi cao hay

330 cơi trừu tượng, và 4 cơi thấp hay cơi cụ thể. Sự phân chia này tuyệt diệu nhất và có tính cách siêu h́nh thuần túy nhất, v́ nó biểu hiện cho toàn thể ư niệm về Ngă, Phi Ngă và Sự Thông Tuệ với sự tổng hợp của chúng, vốn tạo nên vũ trụ biểu lộ, dù là thái dương hệ, hệ thống hành tinh hay là sự luân hồi của nhân loại. Sự liên quan với Thượng Đế được bàn bạc đầy đủ và xem xét một cách tỏ tường trong quyển I của Bộ Giáo Lư Bí Nhiệm, nơi mà công tŕnh của Cha và Mẹ trong việc sáng tạo ra Con qua sự hợp tác hữu thức sáng suốt đă được H.P.B. vận dụng một cách tài t́nh. Liên quan đến con người là điểm có thể được hiểu rơ dễ dàng hơn nếu linh hồn thể trên các cơi phụ trừu tượng của cơi trí được xét đến, có liên hệ đến 4 cơi phụ thấp hay cơi phụ cụ thể từ đó sự biểu lộ xuất phát.

Thứ hai. Việc phân chia bảy cơi phụ thành cùng 3 cơi cao chỉ tạo nên cơi thứ 4, tức cơi hội nhập hay nhất quán và xem 3 cơi phụ thấp như là cơi nỗ lực. Sự phân chia này trước tiên có liên hệ đến con người.

Cả hai phân chia này sẽ được xem xét về sau như là hiện có trên mọi cơi trong thái dương hệ, và như có nguồn cội của chúng trong mănh lực của điện, mà chính nó biểu lộ một cách khác trên mỗi cơi, nhưng tác động trên tất cả theo ba định luật : Hút hay Đẩy, Tiết kiệm và Tổng Hợp. Ba cơi thấp hay là các cơi phụ tác động trước tiên theo định luật Tiết Kiệm; cơi hội nhập hay hợp nhất tác động theo giai kỳ của Định Luật Hút. Dĩ nhiên, song song với chúng trong khi tiến hóa là các đối cực của chúng, biểu lộ như sự Phân Tán, sự Đẩy và sự Biến Phân.

Vấn đề biểu lộ có tính điện của akasha trên 7 cơi do đó phải được nghiên cứu trong 3 đoạn chính, kế đến từng cơi một hay xem xét cả 7 mặt, và sau cùng sưới dạng 49 lửa. Từ đầu chí cuối phải nên nhớ lại rằng vấn đề vẫn c̣n quá phức tạp do yếu tố thời gian mà 49 lửa này đem lại, ở các giai đoạn khác nhau dưới các lănh vực ảnh hưởng khác nhau và theo 3 định luật vũ trụ. Như vậy, cùng một loại lửa ở các giai đoạn khác nhau, chính nó sẽ biểu lộ như là ánh sáng kiến tạo, hay là lại gây ra sự thiêu rụi và rốt lại sự qui nguyên như là kết quả của việc bùng cháy.

Liên quan với sự biểu lộ của điện trên cơi trí, cơi cảm dục và cơi trần. Chúng ta sẽ không bàn rộng về đề tài này, v́ sau này đề tài đó sẽ được bàn đến càng đầy đủ càng tốt. Tưởng cần phải nói rằng định luật vẫn đúng và những ǵ được đưa ra như là sự kiện liên hệ đến một Hành Tinh Thượng Đế trên

các cơi riêng của Ngài, cũng đúng như đối với con người trên 4 cơi thấp. Như vậy :

 

1. Rung động do điện…..Cơi Thượng Đế hay Tối Đại Niết Bàn.

1. Ánh sáng do điện…… Cơi Chân Thần hay Anupadaka

 

3. Âm thanh do điện …. Cơi Niết Bàn

 

4. Màu sắc do điện …... Cơi Bồ đề

 

 

1. Rung động do điện … Cơi Chân Thần

 

2. Ánh sáng do điện …… Cơi Niết Bàn

 

3. Âm thanh do điện …. Cơi Bồ đề

 

4. Màu sắc do điện …. Cơi trí

 

 

 Rung động do điện ….... Cơi Bồ đề

 Ánh sáng do điện …….. Cơi trí

 Âm thanh do điện ……. Cơi cảm dục

 Màu sắc do điện ……. Cơi trần.

 

Ở đây, chúng ta cần nhớ rằng trước kia chúng ta đă bàn

đến Thượng Đế và Hành Tinh Thượng Đế, như là các phần

kết hợp của thể biểu lộ của Ngài. Trong bảng biểu kể trên,

332      chúng ta bàn đến mỗi phần một cách riêng rẽ và cần phải quan sát rằng sự biểu lộ của các nhóm linh hồn thể trên cơi trí là sự biểu lộ bằng màu sắc của một Hành Tinh Thượng Đế, và mức biểu lộ thấp nhất của Ngài. Nơi con người, mức biểu lộ thấp nhất là cơi phụ thứ 5 của cơi trần v́ các cơi phụ chất lỏng và chất đặc không được kể như là nguyên khí cũng không hơn ǵ chất lỏng và đặc vũ trụ (cơi cảm dục và cơi trần của Thái dương hệ) được tính với một Hành Tinh Thượng Đế. Chúng ta đă thấy rằng manas hay trí tuệ là nguyên khí thứ 5 hay là rung động căn bản của cơi trí vũ trụ, tức cơi thứ 5; do đó, chính xung lực phát xuất từ các mức độ nguyên nhân của cơi trí vũ trụ thôi thúc Thái Dương Thượng Đế chúng ta vào biểu lộ, cùng một cách như là mănh lực khiến cho con người luân hồi xuất phát từ thể nguyên nhân của y trên cơi trí của Thái dương hệ. Chúng ta cũng thấy rằng manas là loại khả năng phân biện, nó làm sinh động mọi chất liệu, và nó cũng là lửa điện của Thái dương hệ biểu hiện dưới h́nh thức hút và đẩy, với tất cả những ǵ bao hàm trong hai từ ngữ này. Theo nghĩa hẹp nhất, các Định Luật Tiết Kiệm và Định Luật Tổng Hợp chỉ là các phân hóa (divisions) của cùng định luật vũ trụ mà sự hút và đẩy cũng là các biểu lộ của nó. Như vậy, định luật vũ trụ này biểu lộ theo ba cách, có thể (v́ thiếu một từ thích hợp hơn) được gọi là Định Luật Tồn Tại (the Law of Being) và có bản chất khó hiểu đối với thể trí hữu hạn của con người, đến nỗi con người chỉ có thể cảm nhận nó phần nào qua 3 nhánh đă được nói trước.

3. Manas là những ǵ tạo nên sự cố kết (cohesion).

Bây giờ chúng ta đến định nghĩa thứ ba: nguyên khí trí tuệ vượt trên tất cả các nguyên khí khác, là một cái có tính cố kết vốn cho phép một Thực Thể (dù là Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế hoặc con người) tác động:

 Thông qua h́nh hài và như thế hiện tồn.

Bằng phương cách phát triển từ từ hay tiến hóa theo chu kỳ.

Trên một số cơi, đối với thực thể có liên hệ, đó là diễn trường của sự sống và lănh vực kinh nghiệm.

Bằng phương pháp biểu lộ, vốn là một sự tăng trưởng dần dần từ một ánh b́nh minh mơ hồ và xa xăm, qua sự huy

 

hoàng ngày càng tăng của ánh sáng, đến một ngọn lửa bùng cháy sáng ngời; lúc bấy giờ qua sự tranh tối tranh sáng mờ ảo đến sự tối tăm cuối cùng. B́nh minh, ngày, giữa trưa, tranh tối tranh sáng, đêm – như thế là trật tự đối với Thượng Đế, đối với Hành Tinh Thượng Đế và đối với con người.

Nếu 4 điểm nêu trên được khảo sát kỹ càng, người ta sẽ thấy rằng chúng tương đối khó hiểu, và tượng trưng 4 điểm mà cho đến nay chỉ một điểm là có giá trị đối với con người trong cuộc tuần hoàn thứ 4 này.

Con người xem chính ḿnh như là một khối xác thân tổng hợp, có bản chất xúc cảm và có trí năng, tuy nhiên, y tự biết ḿnh như là vượt trội hơn 3 thể này, và nhận thức chính ḿnh như là kẻ vận dụng h́nh hài, cảm xúc và trí năng, nắm giữ chúng lại với nhau để cho y trở thành một đơn vị. Một Hành Tinh Thượng Đế cũng hành động tương tự như thế với sự dị biệt rằng manas không phải là môi trường (the medium), nhờ đó Ngài trở thành một tổng thể cố kết. Nhờ bởi tŕnh độ phát triển tiến bộ, minh triết đối với Ngài là yếu tố chế ngự. Một Thái Dương Thượng Đế đạt được nhờ Ư Chí, những ǵ mà một Hành Tinh Thượng Đế đang làm nhờ minh triết hay tuệ giác, c̣n con người (ở mức độ nhỏ bé của y) làm điều đó nhờ manas. Tuy nhiên, cả hai, Hành Tinh Thượng Đế và con người chỉ là các phần của một tổng thể to tát hơn của họ, lửa điện của ư chí cũng thấm nhập vào họ, phối hợp với lửa thái dương của tuệ giác, và thổi vào các lửa vật chất. Trong tất cả các phân biệt và các biến phân này, cần phải nhớ rằng chúng

334      không tồn tại theo quan điểm Thượng Đế, mà chỉ là được tiên đoán liên quan với các thể thứ yếu được bao gồm trong ṿng giới hạn thái dương.

Con người là một đơn vị cố kết trong biểu lộ bên ngoài đối với các thời kỳ rất ngắn trên cơi trần, chỉ v́ cho đến nay y hành động chỉ qua manas chứ không qua minh triết. Tất nhiên các chu kỳ của con người không bao lâu nữa sẽ trôi qua và biến mất như một tia chớp trong đêm tối. Một Hành Tinh Thượng Đế là manas hoàn hảo và hành động qua minh triết, Ngài có các chu kỳ dài hơn, và dưới cái nh́n của con người, kéo dài trong các vô lượng thời; sự sống của Ngài là nền tảng của sự thường tồn tương đối của các chu kỳ Chân ngă của con người. Chu kỳ biểu lộ của một Thái Dương Thượng Đế kéo dài trong kỳ đại khai nguyên lớn hơn hay chu kỳ thái dương v́ nó căn cứ trên ư chí, cũng như trên minh triết và manas. Do đó, điều hiển nhiên là:

Manas hay trí tuệ (intelligence) là nền tảng của sự biểu lộ riêng biệt của con người.

Minh triết hay tuệ giác (buddhi) là nền tảng của sự biểu lộ tập thể của một Hành Tinh Thượng Đế.

Ư chí là nền tảng của Sự Sống Duy Nhất, vốn tổng hợp tất cả các nhóm.

 

Do đó, lần nữa, trong việc khảo sát Lửa Trí Tuệ, chúng ta phải nhớ rằng đó là điều mà con người đang phát triển và với điều đó, y đang học cách hoạt động, nhưng đó cũng là những ǵ mà một Hành Tinh Thượng Đế đă phát triển trong một hệ thống trước; điều đó đối với Ngài cũng như máy tự động trong động tác của nó, dưới h́nh thức là hoạt động không cố ư của các cơ quan vật chất của con người.

4. Manas là ch́a khóa đối với giới thứ 5 trong thiên nhiên.

Chúng ta cũng có thể xác định manas như là ch́a khóa dẫn đến cánh cửa đi vào giới thứ 5 của thiên nhiên, tức giới tinh thần. Mỗi một trong 5 giới đều có ch́a khóa đưa vào và

liên hệ với 2 giới đầu tiên – khoáng chất và thực vật -ch́a khóa hay phương pháp nhờ đó sự sống tiến vào giới cao hơn,

335      không thể giải thích được đối với con người ở tŕnh độ lĩnh hội hiện nay, đến nỗi chúng ta sẽ không dừng lại để xem xét nó. Liên quan với giới động vật, có thể nói rằng ch́a khóa để tiến vào giới nhân loại một cách hiệu quả là ch́a khóa bản năng. Vào cuối giai đoạn tiến hóa của động vật, và v́ con vật ngày càng trở nên tách rời khỏi hồn tập thể (1) bản năng này trở nên chuyển hóa thành trí năng (mentality) hay thành thể trí phôi thai (embryo mind), đang tiềm tàng trong người thú và chỉ cần sự rung động kích thích xuất phát từ cái Sơ Cấp của Địa Cầu, để được thổi bùng lên thành con người rơ rệt. Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng phương pháp thoát kiếp thú trên bầu hành tinh này, không phải là phương pháp được noi theo trên các bầu hành tinh khác; và rằng nhiều trong số các đơn vị tiến hóa hiện nay của nhân loại, được thoát kiếp thú một cách b́nh thường và qua các lực hướng dẫn của chính sự tiến hóa. Chúng t́m thấy (để diễn tả điều đó càng rơ càng tốt bằng các thuật ngữ về lửa) đối cực điện của chúng qua sự hoạt động của bản năng động vật, và bởi sự phối hợp của 2 cực đó mà con người được tạo ra, sự hợp nhất của 3 loại lửa trong thể nguyên nhân.

1 “Hồn tập thể /Hồn Khóm (Group-soul) là một tập hợp các Tam Thượng Thể thường tồn trong một lớp vỏ tam phân của tinh chất Chân Thần. Các Tam thượng thể thường tồn là một phản ảnh trên các cơi thấp của Tam Thượng thể tinh thần trên các cơi cao. Sự mô tả này rất đúng cho tất cả các hồn tập thể đang tác động trên cơi trần, nhưng không đem lại một ư tưởng nào về sự cực kỳ phức tạp của vấn đề. Trích trong “Khảo cứu về Tâm thức” của Annie Besant.

Nhân loại tiến vào giới thứ 5 qua sự chuyển hóa khả năng phân biện của thể trí, cũng như trong việc thoát kiếp thú của động vật – đem lại một giai đoạn biệt ngă hóa tinh thần nào đó, vốn là sự tương ứng trên các mức độ cao đối với những ǵ đă diễn ra vào thời Lemurian. Do đó, chúng ta có:

Bản năng…. Ch́a khóa từ giới động vật tiến vào giới nhân loại hay từ giới thứ 3 vào giới thứ 4. Manas ……. Ch́a khóa từ giới nhân loại tiến đến giới tinh thần, hay từ giới thứ 4 tiến vào giới thứ 5.

Chúng ta không cần phải đi xa hơn, v́ sự chuyển hóa của

manas c̣n tiếp diễn, và nhiều điều cho đến nay c̣n giữ lại để

được thực hành.

5. Manas là sự tổng hợp của năm cung.

Một định nghĩa khác có thể được nêu ra, cho dù sự khó

hiểu của nó có thể chỉ đem lại hoang mang cho người nghiên

cứu.

Manas là quan năng hợp nhất của 4 trong các Hành Tinh Thượng Đế, được tổng hợp qua Hành Tinh Thượng Đế thứ 5 trên cơi thứ ba của Thái dương hệ. Năm vị Hành Tinh Thượng Đế này là biểu hiện Thượng Đế trong một Thái dương hệ trước, và đă đạt được sự hoàn măn của sự sống trí tuệ. Sự sống tổng hợp của các Ngài là những ǵ được hiểu trước tiên khi chúng ta nói đến Brahma, Đấng vũ trụ đó là toàn thể sự thông tuệ linh hoạt của Thượng Đế. V́ thiếu các từ chính xác hơn, chúng ta gọi các Ngài là các Tinh Quân của 4 cung thứ yếu, các Ngài mưu t́m sự tổng hợp qua cung thứ ba, tức cung Hoạt Động. Trong một nỗ lực để diễn tả các nguyên khí mà các Ngài biểu hiện, các Ngài được gọi là :

 

1. Tinh Quân Nghi Lễ Huyền Thuật.

2. Tinh Quân Lư Tưởng Trừu Tượng hay Sùng Tín.

3. Tinh Quân Khoa Học cụ thể.

4. Tinh Quân Hài Ḥa và Nghệ Thuật.

Bốn vị này hoạt động qua dĩ thái vũ trụ thứ 4 và có các hiện thể bằng chất bồ đề. Các Ngài phối hợp thành một sự sống vĩ đại hơn của Tinh Quân cung thứ ba là Cung Trạng Thái trên các mức độ Niết Bàn, và cả 4 vị (với một Cung tổng hợp duy nhất) là toàn thể năng lượng trí tuệ. Các Ngài là sự sống của 5 cơi thấp. Các Ngài là 5 vị Kumaras hay Đấng Kiến Tạo (Builders) của vũ trụ; 5 vị này được gọi là 5 CON sinh ra từ Trí của Brahma (GLBN I, 119, 493, II, 111, 112). Do đó, Manas là hiệu ứng tâm thông của công tác tập thể hợp nhất của các Ngài, và biểu lộ thành những cách thức khác nhau

337      tùy theo các đơn vị tiến hóa, các h́nh hài được linh hoạt và các cơi liên hệ. Các Ngài biểu lộ chủ yếu trên 5 cơi phụ thấp của mỗi cơi, và yếu tố này nên được ghi nhớ có liên quan với các lần khai mở chính của manas. Tuy nhiên, v́ các Ngài là tổng cộng của trạng thái thứ ba hay trạng thái Brahma, lĩnh vực ảnh hưởng chính yếu của các Ngài ở trên cơi phụ thấp nhất, hay cơi phụ (divisions) thứ ba của vũ trụ biểu lộ hay ở trên cơi trí, cơi cảm dục và cơi trần.

Tôi muốn nêu ra ở đây cơi phụ thứ ba của các cơi chính của Thái dương hệ vốn sẽ nắm giữ nhiều điều cần quan tâm cho nhà nghiên cứu huyền học thực sự.

Thượng Đế Ngôi 1…..Mahadeva… Trạng thái … Cơi thứ 1 Ư chí Thượng Đế Ngôi 2..... Vishnu …….. Trạng thái …. Cơi thứ 2, 3, 4 Minh Triết Thượng Đế Ngôi 3 …. Brahma …… Trí Tuệ ……. Cơi thứ 5,  6, 7 Trong năm định nghĩa này của manas, chúng ta đă gợi ra phạm vi cho tư tưởng và nhiều điều được nói bóng bẩy đến

cho những ai muốn nghe. Nhiều ngôn từ để giải thích hơn nữa có thể được nói đến, nhưng chúng ta nhắm vào việc khơi mào cho môn sinh tự suy nghĩ, và t́m cách để thấy ḿnh xác định các ư tưởng này bằng chính các ngôn từ của họ.

6. Manas là ư chí sáng suốt hay mục đích của cuộc sống.

Cuối cùng Manas có thể được định nghĩa như là ư chí sáng suốt, và mục tiêu được an bài của mỗi thực thể hữu ngă thức. Tôi xin thúc giục nhà nghiên cứu nên ghi nhớ một số sự việc cơ bản, vốn sẽ dùng để giữ cho thể trí của y sáng suốt, và giúp cho y hiểu một số điều về vị trí mà lửa của trí tuệ này nắm giữ trong vũ trụ và Thái dương hệ, và (không cần phải nói), cũng chính trong sự sống của y – h́nh ảnh của 2 lửa kia.

Y nên luôn luôn nhớ rằng manas là một nguyên khí của Thượng Đế, và do đó tất nhiên được cảm nhận trong mọi cuộc

338      tiến hóa vốn là một phần của bản thể của Ngài, nhưng được kết hợp một cách đặc biệt với trung tâm lực cổ họng và trung tâm lực ở đầu; đó là yếu tố linh hoạt sáng suốt giúp cho một Thái Dương Thượng Đế, một Hành Tinh Thượng Đế và một con người có thể :

 

Sử dụng một cách thông minh một h́nh hài hay hiện thể.

 Khả năng kiến tạo thành linh hồn thể.

 Gặt hái cái lợi của kinh nghiệm.

 Mở rộng tâm thức.

Tạo tiến bộ hướng về mục tiêu đặc biệt.

 Phân biệt giữa 2 cực.

 Chọn hướng mà hoạt động của y sẽ tiến đến.

 Hoàn thiện h́nh hài cũng như sử dụng nó.

Kiểm soát được chất liệu linh hoạt, và xoay chuyển sức mạnh của nó vào các vận hà mong muốn.

Phối kết các mức độ khác nhau của vật chất và tổng hợp thành các h́nh hài, được dùng cho đến khi mỗi một và tất cả biểu lộ một đường lối hành động nhất trí, và đồng thời biểu lộ được ư chí của Chủ Thể Nội Tâm.

Tất cả các cứu cánh này đều là kết quả của sự phát triển trí tuệ, và có lẽ nhà nghiên cứu có thể hiểu được ẩn ư rơ ràng hơn, nếu những điều sau đây được hiểu rơ :

Tinh thần sử dụng manas trong tất cả những ǵ có liên quan đến vật chất, chất liệu điện hay là akasha linh hoạt.

Tinh thần sử dụng buddhi trong tất cả những ǵ liên quan đến tâm, liên quan tới linh hồn thế giới, đến linh hồn của một cá nhân hay liên quan đến linh hồn của mọi h́nh hài.

Tinh thần sử dụng ư chí hay atma trong tất cả những ǵ liên quan đến bản thể của vạn hữu, đến chính nó, nếu xét bản thể và Bản Ngă như là Tinh Thần thuần túy tách biệt khỏi tinh thần – vật chất (spirit-matter).

 

Trong trường hợp thứ nhất, tính chất đặc biệt của manas là sự phân biện, nó giúp cho Tinh Thần phân biệt giữa :

 

1. Ngă với phi ngă.

 

2. Tinh Thần với Vật Chất.

 

3. Các cơi với các cơi phụ.

 

4. Các mức độ khác nhau của vật chất nguyên tử trong Thái dương hệ.

 

5. Các rung động do ư chí tạo ra, tác động qua bác ái ­minh triết và đem lại năng lượng cho vật chất.

 

6. Tất cả những ǵ liên quan đến các h́nh hài của mọi loại, và trong mọi kiểu mẫu của sự sống thiết yếu.

 

Trong trường hợp thứ hai, nguyên khí Bồ đề có tính chất bác ái riêng biệt của nó, và biểu lộ dưới h́nh thức minh triết tác động nhờ bác ái và tạo ra :

 

 

1. Sự hợp nhất giữa mọi Bản ngă.

 

2. Nhóm kết hợp (group coherence).

 

3. Các tính chất để phân biệt theo đường lối những ǵ mà chúng ta gọi là bác ái.

 

4. Công tác có hiệu quả liên quan đến sự tiến hóa hay là các căn bản của công việc của Thánh Đoàn.

 

Trong trường hợp thứ ba, Tinh Thần vận dụng trạng thái ư chí hay atma (trong con người), theo đường nét riêng biệt của nó, vốn có sức kết hợp, sức này duy tŕ chủ đích của thực thể bao giờ cũng biểu hiện, tạo ra sức kết hợp đó qua bác ái với h́nh thức đáng kể.

Tôi đă nêu ra đây các nét đặc biệt này, v́ nó giúp để đem lại phạm vi và cũng như các giới hạn của nguyên khí trí tuệ linh hoạt phần nào sáng tỏ hơn trước mắt người nghiên cứu. Trong Pḥng Vô Minh, khía cạnh tích lũy của manas và khả năng của nó để dự trữ và thu hoạch sự hiểu biết và kiến thức đang được phát triển. Thí dụ, con người có được sự kiện và áp dụng, và tạo ra các rung động vốn phải được vạch ra một cách sáng suốt. Khía cạnh thu hoạch được của nguyên khí này được vạch ra ở trước. Trong Pḥng Học Tập, khía cạnh phân biệt đang được phát triển, con người không những chỉ học cách chọn lựa mà c̣n học loại bỏ, và y bắt đầu phối hợp

340      hai cực lại một cách thông minh. Trong Pḥng Minh Triết, y cũng loại bỏ và phối hợp 2 cực một cách hoàn hảo, do đó tạo ra sự biểu lộ mà chúng ta gọi là ánh sáng. Khía cạnh quang huy của manas được nêu ra. Y trở nên kẻ sáng tạo sáng suốt, và vào lúc mà y trải qua 4 cuộc điểm đạo chính yếu, y có :

 

1. Trạng thái Brahma đă phát triển một cách hoàn hảo – như đă được nêu ra – đầu tiên, trạng thái này tác động trên 3 cơi thấp. Đó là trạng thái sáng suốt linh hoạt.

2. Đạt được mức phát triển mà ở đó, một Hành Tinh Thượng Đế, Manasaputra thiêng liêng, bắt đầu chu kỳ biểu lộ mà chúng ta gọi là một thái dương hệ.

3. Chuyển hóa manas thành minh triết hoặc bác ái.

4. Tổng hợp các Cung Hoạt Động hay Thông Tuệ, và đang bắt đầu ḥa nhập sự tổng hợp này thành sự tổng hợp cao hơn của bác ái minh triết.

Để tổng kết tất cả trong các thuật ngữ về lửa : Lửa của vật chất bùng cháy một cách hoàn hảo và sự rung động của con người được điều chỉnh cho đồng bộ với sự rung động của một Hành Tinh Thượng Đế; như thế cho phép con người hoạt động một cách hữu thức hay là trở nên cực kỳ linh hoạt trên cơi Bồ đề.

Lửa trí tuệ phối hợp với lửa vật chất và đă kích động lửa vật chất tới mức độ mà nó đă đem lại sự giải thoát cho thực thể, tức con người, khỏi 3 cơi thấp, và về phương diện huyền linh “che khuất” sự biểu lộ của y trên 3 cơi rất giống với cách biểu lộ mà một Thượng Đế “đưa ra” (về phương diện huyền linh) khi các loại lửa đủ mănh liệt. Về phần lửa Tinh thần hay lửa điện thuần túy, lửa này sau rốt được tổng hợp với hai lửa kia và đem lại sự thoát ly của sự sống lên đến cơi khác xét về phương diện vũ trụ.

Sự phối hợp của lửa vật chất và lửa trí tuệ đem lại việc khai phóng khỏi 3 cơi thấp.

Sự phối hợp của lửa điện với hai lửa kia đem lại sự khai phóng khỏi 5 cơi thấp, và cho phép con người hoạt động một cách hữu thức trên cơi hồng trần vũ trụ.

Sự phối hợp của lửa vật chất và lửa trí tuệ đem lại sự khai phóng khỏi 3 cơi biểu lộ của Ngài.

Sự phối hợp của lửa điện trong trường hợp Ngài đem lại sự thoát ly khỏi ṿng giới hạn hành tinh, và cho phép Ngài hoạt động một cách hữu thức trên cơi cảm dục vũ trụ.

Sự phối hợp của lửa vật chất và lửa trí tuệ đưa Ngài thoát khỏi ṿng giới hạn thái dương, và đem lại cho Ngài sự tự do của các cơi phụ thấp của cơi hồng trần, cảm dục vũ trụ và các cơi phụ thấp của cơi trí vũ trụ.

Sự phối hợp của lửa điện với 2 lửa kia cho phép Ngài hoạt động một cách hữu thức trong linh hồn thể của Ngài, như vậy đi song song với công việc của con người trong ba cơi thấp.

 

 TIẾT HAI

Những ǵ mà chúng ta đang bàn đến ở đây (chọn ba yếu tố này theo thứ tự của chúng) là lửa trí tuệ liên hệ với một Thái Dương Thượng Đế. Trước đây, có nêu ra rằng trí tuệ đă phát triển trong một Hành Tinh Thượng Đế, và do đó chúng ta cũng phải khẳng định liên hệ với một Thái Dương Thượng Đế rằng, trí vũ trụ hay là nguyên khí thứ 5 là đặc tính đầu tiên của Ngài, và được hoàn thiện bởi Ngài trong một Thái dương hệ trước. Bây giờ chúng ta nên xét phân đoạn thứ nhất như sau :

1. Trí tuệ vũ trụ: (Cosmic manas)

Do đâu mà có lửa này? Từ đâu xuất phát nhiệt sinh động này, hay là hoạt động rung động, vốn chủ yếu là một đặc điểm của mọi Đấng có thể nhận thức được? Đối với chúng ta, có thể trở ngược lại bao xa để đi? Chúng ta có thể nhận ra cội nguồn của nó không? Ngọn lửa đang tuôn xuống để làm linh hoạt bóng tối của vật chất là ǵ?

a/ Diễn tŕnh của việc thoát kiếp thú. Có lẽ có được ít nhiều hữu ích nếu ở đây chúng ta xét vấn đề thoát kiếp thú, hay là 345 tiến tŕnh của việc chứng ngộ chân ngă sáng suốt vốn làm cho con người khác hẳn con thú một cách nổi bật. Vào lúc thoát kiếp thú, hai cực tiến đến gần nhau và vào lúc ánh sáng hội nhập của chúng phát ra, chiếu rọi nơi sâu thẳm của vật chất và soi sáng thánh đạo mà kẻ hành hương phải bước lên trên đường trở về nguồn cội của ḿnh.

344

TIẾN HÓA CỦA MỘT THÁI DƯƠNG THƯỢNG ĐẾ

(Evolution of a Solar Logos) I

CƠI TỐI ĐẠI NIẾT BÀN VŨ TRỤ MỘT VŨ TRỤ ĐẠI PHẠM THIÊN (Cosmic Adi) (A cosmic Parabrahman) II

CƠI ĐẠI NIẾT BÀN VŨ TRỤ (Cosmic Monadic)

BẢY VŨ TRỤ THƯƠNG ĐẾ, mỗi Đấng viên dung bảy Thái Dương Thượng Đế III

CƠI NIẾT BÀN VŨ TRỤ (Cosmic Atmic) IV

CƠI BỒ ĐỀ VŨ TRỤ (Cosmic Buddhic) Bảy Đấng Rishis củïá

a cḥm sao Đại Hùng là bảy trung tâm lực trong một Thái Dương Thương ĐeV

CƠƠÏ Chân Ngă Thể củ

I TRÍ VU TRUa một Thái Dương Thượng Đế

(Cosmic Mental) (Causal body of a Solar Logos) VI

CƠI CẢM DỤC VŨ TRỤ (Cosmic Astral)

VII

CƠI HỒNG TRẦN VŨ TRỤ Ba Ngôi Thượng Đế (The Three Logoi) (Cosmic Physical) Bể lửa

 

1. Logoic or Adi - Dĩ thái 1 vũ trụ (Sea of fire)

 

2. Monadic Bảy Hành Tinh Thượng Đế

 

Dĩ thái 2 vũ trụ (The seven Planetary Logoi) Một Chân Thần con người AKASHA

 

3. Spiritual or Atmic

 

Aether Dĩ thái 3 vũ trụ Tam thượng thể

Tinh thầnPhong (Air) Dĩ thái 4 vũ trụ

 

4. Intuitional or Buddhic

 

5. Mental

 

Chân ngă thể con người

Khí hơi vũ trụ Hỏa (Fire) (Cosmic gaseous)

6. Astral Thủy (Water) Chất lỏng vũ trụ Cảm dục quang (cosmic liquid) (The astral Light)

Dĩ thá

7.Physical i 1

Dĩ thá

i 2 Dĩ thá

Dĩ thái Dĩ thá

i 3

i 4

(Gaseous) Khí hơi 5 (Liquid) Lỏng    6 Đặc (Dense) (Dense) Đac    ë 7

 

 Liên quan đến con người, sự tỏa chiếu này mang lại:

. Việc chứng ngộ chân ngă (self-realisation).

. Thiên ư (purpose).

. Tách khỏi mọi bản ngă đă được thoát kiếp thú khác hay

là các lĩnh vực khác.

. Trước hết là tâm thức.

. Năng lực để tiến hóa.

. Khả năng để “ngày càng chói rạng măi đến ngày hoàn

thiện”. Điều này cũng đúng với một Thái Dương Thượng Đế và một Hành Tinh Thượng Đế.

Theo nghĩa đen thoát kiếp thú là sự cùng tiến tới (ra khỏi sự tăm tối của t́nh trạng lơ đăng) của hai yếu tố Tinh Thần và Vật Chất bằng cách dùng một yếu tố thứ ba, tức ư chí sáng suốt, mục đích và tác động của một Đấng Cao Cả. Bằng sự tiến gần lại của hai cực này, mà ánh sáng được tạo ra, ngọn lửa tỏa chiếu, vùng ánh sáng tỏa chiếu được nhận thấy đang từ từ tăng gia cường độ sáng của nó, sức nóng và sự chói lọi của nó càng tăng thêm năng lực, cho đến khi đạt được những ǵ mà chúng ta gọi là sự hoàn thiện. Chúng ta nên để ư và phân biệt các từ ngữ ánh sáng, sức nóng sự chói lọi (radiance) vốn là các đặc điểm để phân biệt tất cả các thực thể đă thoát kiếp thú, từ các vị Thần (Gods) đến con người.

Con người đang bắt đầu tiến đến một phần nào vào bí mật của hiện tượng này, nhờ khả năng sáng tạo của y qua kiến thức khoa học, đó là những ǵ được gọi là ánh sáng điện và đang được con người dùng để soi sáng, sưởi ấm và chữa bệnh. Nhiều điều nữa có liên quan đến vấn đề này, đă được các nhà nghiên cứu ở cơi trần khám phá, toàn bộ vấn đề về hiện tồn và hoạt động sáng tạo sẽ trở nên sáng tỏ hơn.

Về phần nguồn cội của lửa trí tuệ, một số điều nhiều hơn

346 nữa có thể được học hỏi qua sự nghiên cứu các phương pháp thoát kiếp thú khác nhau. Chúng ta có thể kể ra ba phương pháp liên quan tới con người, mặc dù có thể có nhiều phương pháp khác, mà sự hiểu biết có giới hạn của con người hoàn toàn không thể nhận thức được. Các phương pháp này là: Thứ nhất, phương pháp được noi theo trên dăy Nguyệt cầu (dăy hành tinh này biểu lộ trước dăy hành tinh của chúng ta), khi nào, xuyên qua sức mạnh và năng lượng nội tại, sự liên kết 3 loại lửa xảy ra và lửa vật chất tiếp xúc với lửa Tinh Thần qua sự hiện diện tiềm tàng của tia lửa trí tuệ. Tia lửa trí tuệ này đang tác động qua bản năng, đưa h́nh hài vật chất hay chất liệu nguyên thủy vào các hoạt động như thế nào để cho nó được phép đạt đến các độ cao, nơi mà các đối cực của nó có thể được tiếp xúc. Người thú có mong muốn mạnh mẽ; Tinh Thần đáp ứng; sự rung động của mầm mống trí năng đă thấu nhập vào chất liệu nguyên thủy như là chất men. Tâm thức được khơi hoạt như thế đó. Trong Thái dương hệ trước, liên hệ với các Hành Tinh Thượng Đế, đây là phương pháp mà các Ngài theo đuổi và các Đấng Vũ Trụ tiến hóa này nhập vào tâm thức và chế ngự 3 cơi thấp của cơi hồng trần vũ trụ, ­tức là các cơi mà hiện nay con người đang nỗ lực chế ngự. Các Ngài đă biệt ngă hóa theo kết quả của công tác được hoàn thành trong vô lượng thời cố gắng không thể nào hiểu được (1).

1 Chu kỳ biệt ngă hóa (individualisation) của một Thái Dương Thượng Đế quay trở lại c̣n xa hơn nữa, và không liên hệ đến chúng ta ở đây, ngoại trừ việc nhớ rằng Định Luật Tương Đồng vẫn đúng.

Thái dương hệ trước kéo dài nhiều hơn Thái dương hệ sẽ đến, và sức mạnh trong vật chất được tạo ra theo sự tiến triển của các kỷ nguyên. Đó là thời kỳ tiếp sinh khí (vitalisation) của các loa tuyến (ṿng xoắn ốc) trong nguyên tử thường tồn hồng trần của Thượng Đế.

Trong phương pháp biệt ngă hóa này, sự kiện được nhấn mạnh là nguyên khí trí tuệ là một phần của tính chất Thượng Đế và là phần của chính bản chất của Ngài. Do đó, nguyên khí ấy có nguồn cội trong Bản Thể (Being) hay Bản Ngă (Self)

347 của Ngài; đó là phần tích chứa (content) của linh hồn thể Thượng Đế và do đó thấm nhuần mọi biểu lộ phát xuất theo với Ngài. Đó là, sự chính xác của phát biểu cho rằng manas vũ trụ xuất phát trên cơi trí vũ trụ, và là một phần của lửa làm linh hoạt cơi đó. Thứ hai, trong Thái dương hệ thứ hai và liên quan với phương pháp được dùng trong đó, một điểm khác đáng được chú ư. Lửa của trí tuệ có nguồn gốc trong một cḥm sao cho đến khi gần đây mới được khoa học công truyền nhận ra như là có liên quan đến bản chất sâu xa đối với Thái dương hệ chúng ta, do bởi khoảng cách cực kỳ xa xăm của cḥm sao đó. Mặt Trời “Sirius” là nguồn cội của manas Thượng Đế cùng một ư nghĩa như cḥm sao Pleiades có liên quan với cuộc tiến hóa của manas trong 7 Hành Tinh Thượng Đế, và Kim Tinh (Venus) chịu trách nhiệm cho sự xuất phát của trí tuệ trong dăy Địa cầu. Mỗi cái là sơ cấp (primary) đối với cái kia, hay là tác nhân tạo ra sự lập ḷe đầu tiên (first flicker) của tâm thức trong các nhóm đặc biệt có liên quan. Trong mỗi trường hợp, phương pháp vẫn là phương pháp của một sự tăng trưởng tiến hóa chậm chạp cho đến khi tâm thức th́nh ĺnh sáng tỏ

nhờ bởi mănh lực đưa vào, hiển nhiên là từ một nguồn bên ngoài,

Thượng Đế ….. Thái dương hệ ….. Sao Sirius

7 Hành Tinh…. 7 hệ thống …….. Cḥm sao Rua (1) Thượng Đế  tiến hóa                        

Hành Tinh  ….. Dăy Địa cầu ……. Kim Tinh Thượng Đế               (Venus)

 

Do đó, phương pháp thứ 2 là phương pháp được tạo ra bởi sự vội vàng của diễn tŕnh tiến hóa qua các ảnh hưởng từ bên ngoài; các ảnh hưởng này có khuynh hướng khơi hoạt tâm thức và đưa tới sự phối hợp các cực. Phương pháp thứ nhất được đề cập đến là phương pháp của thái dương hệ trước. Phương pháp mà chúng ta đang xem xét hiện nay là phương pháp riêng biệt của thái dương hệ này, và sẽ kéo dài cho đến khi kết thúc chu kỳ đại khai nguyên.

Phương pháp trước được t́m thấy trong dăy Nguyệt cầu, hiển nhiên chỉ là sự kiên định của Định Luật Lặp Lại, mọi chu

348      kỳ lớn được bao hàm bởi luật đó trong các giai đoạn trước kia của nó, mọi chu kỳ nhỏ và phương pháp trước kia được lặp lại. Đây là một sự kiện đă được nhận biết, chẳng hạn, trong việc kiến tạo thể xác con người, v́ bào thai tạo ra tất cả các giai đoạn và h́nh hài có trước kia, cho đến khi đạt đến giai đoạn con người; lại nữa, như chúng ta biết, cuộc tuần hoàn thứ 4 tái tạo lại một cách vắn tắt 3 cuộc tuần hoàn trước đây nhưng lại có tính chất đặc biệt của riêng nó.

1 C̣n gọi là Sao Tua Rua (Pleiades), gồm 7 sao chính ở rất gần nhau. Khi nh́n bằng ống nḥm, thấy khoảng 50 sao, nh́n bằng vật kính 55m/m, thấy đến 150 sao. Cḥm sao Rua cách ta độ 350 năm ánh sáng.             (Từ điển Thiên Văn Học, nxb Hà Nội, 1999)

b. Phương pháp điểm đạo. Trong phương pháp thứ hai này “Điểm Đạo Trượng” được dùng để tạo nên một số kết quả. Các Thần Trượng này có 4 loại:

 

1. Loại vũ trụ, được một Vũ Trụ Thượng Đế sử dụng trong các cuộc điểm đạo của một Thái Dương Thượng Đế và của 3 vị Hành Tinh Thượng Đế chính yếu.

 

2. Loại Thái dương hệ, được một Thái Dương Thượng Đế sử dụng trong các cuộc Điểm đạo của một Hành Tinh Thượng Đế.

 

3. Loại hành tinh, do một Hành Tinh Thượng Đế sử dụng cho các mục đích điểm đạo, và cho các cuộc điểm đạo chủ yếu thứ 3, 4 và 5 cùng với 2 cuộc điểm đạo cao hơn.

 

4. Loại Thánh Đoàn, do Thánh Đoàn huyền môn dùng cho các cuộc điểm đạo nhỏ, và được Đức Bồ tát sử dụng cho hai cuộc điểm đạo thứ nhất của thể trí (Chi tiết trên về các “Thần Trượng” được rút ra từ quyển “Điểm Đạo Thái Dương và Nhân Loại”, trang 126.).

 

Khi con người được thoát kiếp thú vào thời Lemurian (cách đây khoảng 18 triệu năm), chính việc đặt Điểm Đạo Trượng vào Thượng Đế của dăy Địa cầu chúng ta, đă đem lại biến cố này và đưa vào hoạt động một số trung tâm lực trong cơ thể Ngài với các nhóm tương ứng của các trung tâm lực đó. Việc đặt vào Thần Trượng này -nó khơi hoạt tâm thức trên một cơi nào đó, theo nghĩa đen, có thể được xem như sự thức tỉnh của các sinh linh có liên hệ đến tham dự vào công tác sáng suốt trên cơi trí. Người thú trở nên có ư thức trên cơi trần và cơi cảm dục. Do sự kích thích được thực hiện bởi Thần trượng có mang điện mà người thú này đă khơi hoạt

tâm thức trên cơi trí. Như vậy 3 thể được phối kết và Chủ Thể Suy Tưởng được phép tác động trong chúng.

Tất cả các Điểm Đạo Trượng đều tạo nên một số hiệu quả:

 Kích thích các tiềm hỏa cho đến khi chúng bùng cháy.

Tổng hợp các lửa nhờ một hoạt động huyền linh, chính hoạt động này đưa chúng lại trong phạm vi ảnh hưởng lẫn nhau.

Tăng cường hoạt động rung động của một số trung tâm lực, dù là trong con người, trong Hành Tinh Thượng Đế hay trong Thái Dương Thượng Đế.

Mở rộng tất cả các thể, nhưng trước tiên mở rộng linh hồn thể, điều này cũng nói đến cả 3 loại Thực Thể Thông Linh.

 

Tất cả các kết quả này đều được nh́n thấy khi Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống chúng ta được điểm đạo cách đây 18 triệu năm. Cuộc điểm đạo này đă xảy ra – như trước đây đă có nói đến – bằng sự đặt kề cận nhau một cách đặc biệt các dăy, các bầu hành tinh và các hệ thống, và như thế tạo nên một sự kích thích đối với mọi đơn vị trí tuệ tiềm tàng bên trong cơ thể Ngài, để cho một luồng giáng lưu của trí tuệ thuần khiết từ nguyên tử thường tồn thượng trí của hành tinh có thể đi dọc theo con đường của giác tuyến hành tinh – một vận hà vốn hiện hữu trong trường hợp của Hành Tinh Thượng Đế và chưa được kiến tạo trong trường hợp con người. Cùng với sự đặt kề nhau này có xảy ra sự chỉnh hợp tương tự với sự chỉnh hợp của cḥm Sao Rua, cho phép ảnh hưởng của thể trí phát ra từ nguồn ấy (1).

1 “Bí mật của cḥm Sao Rua và mối liên hệ của chúng với 7 Đấng Thánh Triết (Rishis) của cḥm Đại Hùng Tinh, và do đó đối với

Thứ ba, phương pháp thứ ba của việc biệt ngă hóa là phương pháp phải được noi theo trong thái dương hệ kế tiếp, dù cho phương pháp đó sẽ có các khởi đầu yếu ớt của nó trong thái dương hệ này. Điều đó không dựa vào hoạt động tiềm tàng như trong trường hợp thứ nhất, cũng không ở trong tính phân cực về điện (electrical polarity) như trong trường hợp thứ hai, nhưng trong một tiến tŕnh đặc biệt của sự “trừu xuất huyền bí” (dùng từ “trừu xuất” theo ư nghĩa cơ bản của nó như là sự “rút ra” của bản thể). Sự rút ra huyền bí này xảy ra bởi một cố gắng của ư chí, mà hiện nay không thể hiểu được. Phương pháp biệt ngă hóa thứ nhất là phương

350      pháp của trạng thái 3, hay hoạt động tiềm tàng và đi theo đường lối dễ dàng nhất theo Định Luật Tiết Kiệm; phương pháp thứ hai là phương pháp thuần túy về điện và tác động theo Định Luật Thu Hút; trong khi phương pháp thứ ba tàng ẩn trong ư chí năng động và cho đến nay đối với chúng ta không thể xảy ra và không thể hiểu được.

2. Manas hành tinh.

Chúng ta đă t́m ṭi trong những điều nói trên để hiểu phần nào về nguồn cội của manas – dù về phương diện vũ trụ hay phương diện nào khác – qua việc xem xét về sự biệt ngă hóa của con người và phương pháp của việc đó. Chúng ta thấy rằng biệt ngă hóa là sự lĩnh hội hữu thức của Bản Ngă về sự liên quan giữa Bản Ngă đối với tất cả những ǵ tạo ra Phi Ngă và điều đó được đem lại theo ba cách, trong số đó chỉ có 2 cách mà cho đến nay c̣n rất mơ hồ. Trong mỗi

Bảy Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, chưa được tiết lộ. Chỉ có vị Chohan đạt được điểm đạo thứ 7 mới biết được chi tiết mà thôi, mặc dù sự liên hệ như thế đến nay vẫn là công truyền”. H.P.B. nói đến điều đó trong GLBN. Xem quyển II,  711, 725,  726.

trường hợp, sự thức tỉnh của ư thức diễn ra trước bằng một giai đoạn phát triển từ từ trong khoảnh khắc vào lúc Chứng Ngộ Chân Ngă (Self-Realisation) lần đầu tiên, và được nối tiếp bằng một giai đoạn tiến hóa từ từ khác. Giai đoạn tiệm tiến này đưa đến một biến động khác mà chúng ta gọi là điểm đạo. Trong một số cuộc điểm đạo, chúng ta bước vào cuộc sống hữu thức, trong một số cuộc điểm đạo khác, chúng ta đi vào cuộc sống tâm linh hay huyền đồng tập thể (group identification).

Đối với một Thái Dương Thượng Đế, việc biệt ngă hóa lùi lại đến các giai đoạn xa trước khi tam bộ của các Thái dương hệ mà đối với Ngài vốn tạo thành Hiện Tại Vĩnh Cửu, nhưng theo quan điểm con người, nó tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Một Hành Tinh Thượng Đế đă biệt ngă hóa trong một Thái dương hệ trước; con người biệt ngă hóa trong Thái dương hệ này; các thực thể hành tinh hiện giờ đang ở mức giáng hạ tiến hóa, sẽ biệt ngă hóa trong thái dương hệ sắp tới.

a. Tâm thức và Hữu Thể (Existence). Theo quan điểm rộng lớn hơn, các thuật ngữ initiation (điểm hóa) và individualisation (biệt ngă hóa) đều đồng nghĩa; cả hai đều diễn tả ư niệm về sự mở rộng tâm thức hay là sự tiến nhập vào một giới mới của thiên nhiên. Khả năng thu thập hiểu

351      biết phải được thực hiện song song với sự phát triển thị giác hay linh thị (vision) như đă có nêu ra trước đây. Lửa của trí tuệ chiếu rọi và soi sáng người thú vào thời Lemurian; trong chu kỳ rộng lớn mà trong đó thị giác được khai mở cho y ở cơi trần. Mối liên hệ giữa thị giác với trí tuệ là mối liên hệ rất chặt chẽ và đừng nên làm lạc mất khỏi thị giác. Trong cuộc tuần hoàn thứ nhất và trong căn chủng thứ nhất của cuộc

tuần hoàn này, thính giác là giác quan được phát triển. Trong cuộc tuần hoàn thứ hai và căn chủng 2, xúc giác được phát triển. Trong cuộc tuần hoàn thứ 3 và căn chủng tương ứng, thị giác được thêm vào 2 giác quan kia, và Bản Ngă vốn để nghe, Phi Ngă vốn để tiếp xúc hay nắm bắt cái hữu h́nh, được liên kết và nối kết bằng thị giác, tương hợp với trí tuệ có nhiệm vụ nối kết. Sự pha trộn 3 loại lửa diễn ra như thế đó và sự giác ngộ mới hiện đến. Nhưng qua khắp cuộc phát triển tiến hóa này, Đấng Duy Nhất đang nghe, đang tiếp xúc và đang thấy, bền bĩ kiên tŕ và diễn giải tùy theo tŕnh độ phát triển của nguyên khí trí tuệ bên trong Ngài. Tác Nhân Diễn Dịch cơ bản này là Đấng Cao Cả, Ngài không phụ thuộc vào cuộc sống, mà bao giờ cũng cần đến một h́nh hài. Sự sống của Ngài là sự sống khiến cho vật chất rung động, do đó, Ngài là “lửa do ma sát”; cuộc sống của Ngài là cuộc sống Tinh Thần thuần túy vốn sẽ hiện tồn và vốn vận dụng h́nh hài, do đó, xung lực điện trên cơi hồng trần vũ trụ hay là “lửa điện”; sự sống của Ngài là sự sống không những chỉ làm sinh động các nguyên tử và điện hóa chúng bằng bản chất của chính Ngài, mà c̣n biết được chính nó là một với vạn vật tuy vẫn tách rời vạn vật, việc suy tưởng, phân biện, chứng ngộ Chân Ngă; cái mà chúng ta gọi là Trí Tuệ hay Lửa Thái Dương. Toàn linh trí hay manas thấm nhuần vạn vật và cũng là loại ngă tri (Self-knowing), Đấng Cao Cả đă biệt ngă hóa mà cơ thể Ngài chứa Thái Dương Thượng Đế chúng ta cũng như một vài vị Thái Dương Thượng Đế khác; lửa, nhiệt và bức xạ của Ngài bao bọc một số thái dương hệ khác và kết hợp chúng với thái dương hệ chúng ta, để cho một cơ thể 352 sinh động hoàn toàn hợp thành sự biểu lộ của Đấng đại hùng vũ trụ. Các xoáy lực trên cơi dĩ thái vũ trụ hợp thành khung

dĩ thái của 7 Thái dương hệ, theo cùng một cách mà các thể của 7 Hành Tinh Thượng Đế là các trung tâm lực dĩ thái đối với một Thái Dương Thượng Đế, và giống như 7 trung tâm lực trong con người (hiện hữu trong chất dĩ thái) là xung lực điện đang làm sinh động sự sống của Ngài.

Để diễn tả nguồn cội của trí tuệ tách khỏi sự biểu lộ thông qua rất nhiều hệ thống, một Thái dương hệ hoặc một con người, đối với chúng ta là điều không thể được. Thí dụ, chỉ v́ người ta hiểu rơ sự kiện rằng mỗi hệ thống hành tinh có công dụng như cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, Ngài là Trí Tuệ chỉ đạo trong hệ thống đó, và nguyên khí sinh động của trí tuệ hay là năng lực phân biện linh hoạt, mà mỗi nguyên tử trong hệ thống đó tiêu biểu; chỉ khi nào người ta hiểu rơ rằng một Thái Dương Thượng Đế th́ tương tự với nguyên khí trí tuệ của các nguyên tử lớn này, mà chúng ta gọi là các hệ thống trong toàn thể của chúng; chỉ khi nào người ta hiểu được rằng một Vũ Trụ Thượng Đế lại là trí tuệ được khơi động của các nguyên tử c̣n rộng lớn hơn nữa mà chúng ta gọi là các hệ thống; chỉ khi nào người ta thừa nhận rằng con người là khả năng phân biện linh động của các vùng rất nhỏ, vốn hợp thành thể biểu lộ của y; và sau cùng, chỉ khi nào mọi điều này được suy gẫm và sự thật của nó được thừa nhận, vấn đề cội nguồn của trí tuệ sẽ khoác lấy một tính chất ít trừu tượng hơn, và sự khó khăn để hiểu được nó sẽ ít khủng khiếp.

Con người, Chủ Thể Suy Tưởng, Chủ Thể Tri Thức, nguyên khí trí tuệ ở trung tâm của nhiều vùng hợp thành các thể của y, vận dụng điện lực trong 3 bộ phận (thể xác, thể cảm dục và thể trí) qua 7 trung tâm lực, vốn là các điểm tập trung lực và là nơi phân tán sáng suốt lực đó khắp tiểu hệ

thống của y đến vô số các nguyên tử nhỏ, vốn là các tế bào trong các vùng này.

Hành Tinh Thượng Đế cũng thế và theo nghĩa rộng hơn, Chủ Thể Suy Tưởng và Chủ Thể Tri Thức, nguyên khí trí tuệ cộng với nguyên khí Bồ đề hay nguyên khí Christ, vận dụng điện lực qua 3 hiện thể chính hay các bầu trong chất liệu cơi

353 Niết Bàn, cơi Bồ đề và cơi trí, phân tán nó từ đó đến vô số tế bào đáp ứng với thiên thần và con người. Thái Dương Thượng Đế, theo một nghĩa c̣n rộng hơn là Toàn linh trí đang thấu nhập, nguyên khí trí tuệ, cộng với nguyên khí Bồ đề và nguyên khí ư chí, đang tác động trong ba hệ thống chính nhờ vào 7 trung tâm lực và qua vô số nhóm vốn là các tế bào trong cơ thể của Ngài, cũng như con người là các tế bào trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế. Vũ Trụ Thượng Đế của Thái dương hệ chúng ta tác động tương tự qua 3 Thái dương hệ chính (Thái dương hệ chúng ta không thuộc trong số này), sử dụng 7 Thái dương hệ (Thái dương hệ chúng ta ở trong số này), cho việc phân phối huyền lực của Ngài, và có vô số nhóm thất phân như là các tế bào của cơ thể Ngài.

b. Ư chí và mục đích đă định. Như vậy, tất cả những ǵ chúng ta có thể thực sự tiên đoán liên quan đến nguồn cội của manas chính là ư chí hoạt động hợp nhất, hay là sự biểu lộ có chủ tâm của Thực Thể đă được hiểu rơ của một Bản ngă vĩ đại nào đó, đang tô màu sự sống và xoay chuyển sự hợp tác sáng suốt của tất cả các đơn vị kém hơn được bao gồm trong vùng ảnh hưởng của nó. Mỗi người trong chúng ta, theo sự minh họa, là Thực Thể biết suy tưởng có chủ tâm, Thực Thể này tác động với vai tṛ là nguyên khí trí tuệ, c̣n

động cơ của hành động, đối với tất cả các đơn vị nằm trong ba thể của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta tác động đến chúng tùy theo ư chí chúng ta; chúng ta hành động và bằng hành động, chúng ta thúc đẩy sự hợp tác khi chúng ta thấy thích hợp. Thượng Đế cũng hành động như thế trên mức độ rộng lớn hơn. Trong ư tưởng này có tàng ẩn ánh sáng về vấn đề nghiệp quả, về tự do ư chí và về tinh thần trách nhiệm. Manas, thực ra là Ư CHÍ, chính nó đang thể hiện trên cơi trần, và sự thực của điều này sẽ được nhận thấy khi người ta hiểu được rằng tất cả các cơi của chúng ta hợp thành cơi hồng trần vũ trụ, trên đó, một Thực Thể Thông Linh, c̣n vĩ đại hơn Thượng Đế chúng ta, đến mức không thể tưởng tượng được, đang vạch ra một mục đích đă định qua Thượng Đế, qua chúng ta, qua mọi chất liệu Tinh thần nằm trong phạm vi hoạt động phóng phát của Ngài.

Một số vấn đề thực sự lợi ích có khuynh hướng đi vào trí chúng ta, nhưng chúng chỉ dùng để phát triển tư tưởng

354      trừu tượng và mở rộng tâm thức, v́ cho đến nay, chúng không thể giải quyết được và sẽ duy tŕ như thế. Một số vấn đề đó có thể được kể ra như sau:

 

1. Đấng nào là Thực Thể Thông Linh vũ trụ mà trong hệ thống của Ngài, Thượng Đế chúng ta đóng góp một phần nhỏ ?

2. Bản chất của mục đích vĩ đại mà Ngài vạch ra là ǵ?

3. Thái dương hệ chúng ta tiêu biểu cho trung tâm lực nào trong cơ thể Ngài ?

4. Bản chất của cuộc lâm phàm mà hiện giờ Ngài đang trải qua là ǵ ?

5. 10 hệ thống ǵ – ba và bảy – mà trong đó Thái dương hệ chúng ta là một ? Chúng ta phải xem xét 3 hệ thống chính bên trong 7 hay là bên ngoài ?

6. Màu sắc hay tính chất căn bản của Thực Thể Thông Linh vũ trụ này là ǵ ?

7. Có phải màu sắc của chất dĩ thái vũ trụ thứ 4 (cơi bồ đề) là xanh dương hay tím, tương ứng với chất dĩ thái hồng trần thứ 4 của chúng ta không ? Tại sao về mặt công truyền, tuệ giác thể được xem như có màu vàng ?

8. Ba trung tâm lực nguyên thủy nào và 4 trung tâm lực nhỏ nào ở trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế chúng ta?

9. Nghiệp quả của các hệ thống khác nhau là ǵ ?

10. Nghiệp quả ǵ đang đè nặng của chính Thái Dương Thượng Đế, khi nó tác động vào 10 hệ thống trong Thái dương hệ của Ngài ?

Tất cả các câu hỏi này và nhiều câu hỏi khác sẽ nảy sinh trong trí của kẻ nghiên cứu nào có quan tâm đến, nhưng trừ ra việc tŕnh bày chúng cho có hệ thống, cho đến nay, y không thể vượt qua dù là cuộc tuần hoàn thứ 5 sẽ chứng kiến việc thực hiện, do con người, với bản chất nghiệp quả của Thượng Đế của dăy chúng ta. Lời nói, như chúng ta nghe thấy thường là mù mờ và lố bịch.

Để tổng kết, tính chất của manas này có thể hiểu rơ được ít nhiều nếu người nghiên cứu xem nó như là ư chí sáng suốt,

355      mục tiêu linh động và ư tưởng cố định của một Thực Thể Thông Linh nào đó mang lại sự sống, sử dụng h́nh hài và vạch ra kết quả từ các nguyên nhân qua sự phân biện trong vật chất, sự phân ly thành h́nh hài và việc lèo lái mọi đơn vị trong phạm vi ảnh hưởng của Ngài để hoàn thành mục đích đă được đề ra. Con người là cội nguồn xuất phát của trí tuệ

đối với chất liệu của các hiện thể của y và xung lực trí tuệ tiềm tàng của các hiện thể này. Lại nữa, một Hành Tinh Thượng Đế và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn của Ngài và với Thái Dương Thượng Đế cũng thế. Mỗi Đấng đều được biệt phân và như thế tạo thành ṿng giới hạn của Ngài; mỗi Đấng có mục đích trước mắt cho mỗi cuộc lâm phàm; mỗi Đấng theo đuổi một cách linh động và tác động một cách sáng suốt để tạo hiệu quả cho một số cứu cánh, và như thế, mỗi Đấng là cội nguồn manas cho hệ thống của Ngài; mỗi Đấng là lửa trí tuệ sinh động đối với hệ thống của Ngài; qua chính nguyên khí trí tuệ này, mỗi Đấng biệt ngă hóa, mở rộng dần dần sự chứng ngộ chân ngă cho đến khi nó bao hàm ṿng giới hạn của Thực Thể Thông Linh, mà qua Ngài nguyên khí thứ 5 đến với y; mỗi vị đạt được sự khai mở và sau rốt thoát ly khỏi h́nh hài.

3. Trí tuệ con người.

Bây giờ chúng ta xét con người nguyên thủy và nguyên khí trí tuệ, sự phát triển của trí tuệ trong Huyền giai sáng tạo thứ 4, tức các Chân Thần nhân loại, với sự tham cứu đặc biệt cho dăy Địa cầu chúng ta.

Chúng ta đă thấy rằng, so với mọi ư định và mục tiêu, manas là ư chí linh hoạt của một Thực Thể Thông Linh, chính nó đang tác động qua tất cả mọi sự sống thứ yếu đang đi vào cái tích chứa của ṿng giới hạn hay phạm vi ảnh hưởng của Sự Sống nội tâm. Do đó, − nói về sự liên quan đến con người trên dăy này – con người chỉ đang biểu lộ thiên ư và ư chí đang tác động của Hành Tinh Thượng Đế, mà trong cơ thể Ngài , y là một tế bào hay Sự sống nhỏ nhoi.

Một số bí mật tất nhiên nảy sinh ra trước sự xem xét của chúng ta, vốn có liên hệ với các chu kỳ sống của Hành Tinh

Thượng Đế thuộc hệ thống chúng ta, và đặc biệt liên quan đến sự lâm phàm riêng biệt của Ngài, mà chúng ta gọi là chu

356 kỳ biểu lộ trên bầu vật chất trọng trược là địa cầu. Ngài khoác lấy thể hành tinh (plane –tary body) giống như con người khoác chiếc áo thể xác, và bằng h́nh hài biểu lộ ngoại cảnh này, Ngài thực hiện mục đích của Ngài trên cơi trần, qua yếu tố trí tuệ để đạt một số mục tiêu. Ngẫu nhiên các tế bào trong cơ thể Ngài phù hợp với Trí Tuệ đang kích động chúng, cũng như con người, nguyên khí luân hồi sáng suốt trên cơi trần phù hợp với mục đích của y, các nguyên tử của thể xác y và bao giờ cũng kích thích ngày càng nhiều loa tuyến của các nguyên tử này bằng sức mạnh trí tuệ y đang tác động lên chúng. Đây là cơ may để làm sáng tỏ một số điều thường bị mất tăm trong đám sương mù chung bao quanh vấn đề. Con người và thiên thần trên cung hướng thượng, họ là các tế bào trong cơ thể Ngài, tiến đến chỗ hợp thành các trung tâm lực chứ không phải là phần c̣n lại của chất liệu sinh động của tế bào của các hiện thể của Ngài. Con người có một thể làm bằng vật chất vốn được dùng vào các công dụng khác nhau, tuy vẫn hợp thành một đơn vị. Trong đơn vị này có một số vùng quan trọng thiết yếu hơn các vùng khác theo quan điểm sức mạnh của năng lượng. Một khu vực chẳng hạn như là tim, theo mối liên hệ này, có thể nghiên cứu và so sánh (về phần giá trị của lực) với một vùng như là bắp chân. Thực thể tức con người đều dùng cả hai, nhưng trung tâm lực ở tim có tầm quan trọng tối thượng. Điều đó cũng xảy ra như thế đối với một Hành Tinh Thượng Đế. Hai Huyền Giai lớn – tức thiên thần và nhân loại

– là các trung tâm lực trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế; các cuộc tiến hóa khác có bản chất tiến hóa giáng

hạ vẫn c̣n tồn tại trong hệ thống và phần c̣n lại của chất liệu linh hoạt của các bầu hành tinh và tất cả được chứa trong đó, thích hợp với cái tích chứa của phần c̣n lại của cơ thể Ngài.

a. Con người và Hành Tinh Thượng Đế. Ở mức độ hiện nay, chúng ta không có liên quan ǵ đến sự tiến hóa thiên thần. Tôi t́m cách tập trung chú tâm vào con người, v́ con người đang hoạt động trên cơi trần. Để làm sáng tỏ ư tưởng về trí tuệ và 357 sự liên quan của nó với con người, cần nêu ra một số sự việc có liên hệ đến một Hành Tinh Thượng Đế phải được ghi nhớ.

Thứ nhất, mỗi Hành Tinh Thượng Đế nắm giữ vị trí của một trung tâm lực trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, do đó Thượng Đế của một hệ thống sẽ biểu hiện cho một số tính chất nổi bật. 10 hệ thống là 7 và 3 tổng hợp – không phải là 7 và 3 thứ yếu. Các trung tâm lực thấp hơn đă sinh động trong Thái dương hệ trước (theo quan điểm huyền bí) và không được kể đến trong lần này; chúng được tổng hợp và thu hút trong diễn tŕnh qui nguyên của Thái dương hệ I.

Thứ hai, mỗi Hành Tinh Thượng Đế tất nhiên là biểu hiện cho một loại điện lực đặc biệt, đang tuôn chảy qua hệ thống của Ngài như sức mạnh của con người đang tuôn tràn qua một số trung tâm lực dĩ thái trong cơ thể y. Mỗi hệ thống cũng như mỗi trung tâm lực con người sẽ :

 

 Rung động theo một bí quyết nào đó.

 Có sắc thái riêng của nó.

Khi nh́n từ các cơi cao, nó tương tự như một hoa sen vĩ đại.

Tùy theo khả năng rung động của nó, sẽ có một số cánh rơ rệt.

Được nối tiếp bằng dạng thức h́nh học với một số trung tâm lực khác của Hành Tinh Thượng Đế, tạo thành các tam giác của hệ thống (1).

Được đặc trưng bằng các giai đoạn hoạt động khác nhau tùy theo sự khai mở hướng đến nơi mà Thượng Đế có thể tác động. Như vậy, ở một giai đoạn mà một trung tâm lực hoặc Hành Tinh Thượng Đế có thể là mục tiêu của sự chú tâm của Thái Dương Thượng Đế, và có sự kích thích đặc biệt, c̣n ở một giai đoạn khác, một hệ thống hoàn toàn khác có thể là mục tiêu để truyền sinh khí. Trong một thời gian nào đó, Thái Dương Thượng Đế chuyển sự chú tâm của Ngài vào hệ

358 thống Địa cầu và vào hệ thống Thổ Tinh, trong khi Hải Vương Tinh đang tiếp nhận sự kích thích. Do đó, nhiều điều được nhấn mạnh và sự phát triển tiến hóa được tăng lên là kết quả của sự chú tâm thiêng liêng này. Khi các sự kiện này được ghi nhớ, người ta thấy rằng tác động hỗ tương và sự phức tạp có sự cân xứng lớn lao, và con người chẳng c̣n biết làm ǵ nhiều hơn là chấp nhận sự việc, và ngưng việc giải thích cho đến khi ư thức của y được mở rộng hơn.

Thứ ba, một trong các bí mật được tiết lộ vào lúc điểm đạo là bí mật về trung tâm lực Thượng Đế mà hệ thống chúng ta tiêu biểu và loại lửa điện đang tuôn tràn qua đó. “Bảy Huynh Đệ” hay là bảy loại mănh lực Fohat tự biểu lộ qua 7 trung tâm lực, và Đấng đang làm sinh động hệ thống chúng ta được tiết lộ ở cuộc điểm đạo thứ ba. Chính là nhờ sự hiểu biết về thiên nhiên và tính chất của điện lực hay của

1 Một gợi ư của tam giác lực này được nêu ra trong quyển “Thư về Tham Thiền Huyền Linh”, trang 79 – 84 khi nói đến con người và các trung tâm lực của con người.

trung tâm chúng ta và nhờ sự nhận thức về vị trí mà trung tâm chúng ta nắm giữ trong cơ thể Thượng Đế, Thánh Đoàn mới hoàn thành được các mục tiêu tiến hóa. Điều hiển nhiên là Hành Tinh Thượng Đế vốn đang thay thế cho trung tâm hỏa xà, chẳng hạn, sẽ tác động một cách khác và có mục tiêu cùng với phương pháp, khác với Huynh Đệ của Ngài, Đấng thay cho trung tâm lực ở tim trong cơ thể Thượng Đế hay là đối với Hành Tinh Thượng Đế, Đấng là hiện thân cho đan điền của Thái Dương Thượng Đế. Từ đó, điều hiển nhiên là :

Loại mănh lực điện

Tác động rung động

Mục đích

Sự phát triển tiến hóa

Sự tương tác song đôi và tương tác theo tam giác của tất cả các Hành Tinh Thượng Đế sẽ khác nhau và v́ thế các sự tiến hóa vốn đang hợp thành các tế bào trong cơ thể của các Ngài cũng sẽ khác nhau. Cho đến nay chỉ có một số ít điều được tiết lộ liên quan đến các kiểu mẫu tiến hóa, vốn phải được nhận thấy trong các hệ thống khác của Thái dương hệ chúng ta. Cần phải nói rằng trong mọi hệ thống tiến hóa, trên một số bầu hành tinh

 

359      trong hệ thống, con người hay các đơn vị hữu ngă thức được t́m thấy. Các điều kiện sống, môi trường chung quanh và h́nh thức có thể khác, nhưng Huyền Giai nhân loại đang tác động trong mọi hệ thống tiến hóa.

Cũng cần phải nhớ rằng, giống như tất cả bảy Hành Tinh Thượng Đế trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế và chính các Ngài đang ở dưới ảnh hưởng của bảy Thái Dương Thượng Đế (dùng từ “ảnh hưởng” theo ư nghĩa chiêm tinh

học) cũng thế, trong một hệ thống hành tinh với bảy bầu của hệ thống đó, về mặt chiêm tinh học, mỗi bầu lại ở dưới ảnh hưởng của tất cả bảy Hành Tinh Thượng Đế. Một hệ thống hành tinh chỉ là sự mô phỏng của Thái dương hệ. Mỗi Hành Tinh Thượng Đế tuôn đổ bức xạ hay ảnh hưởng của Ngài và kích thích theo cách nào đó một trung tâm lực khác nào đó hay là bầu khác. Nói cách khác, từ lực của Ngài được các Huynh Đệ của Ngài cảm nhận trong một mức độ lớn hay nhỏ tùy theo công tác được đảm nhiệm ở bất cứ lúc nào. Hiện nay, các Hành Tinh Thượng Đế tượng trưng cho các trung tâm lực ở các giai đoạn kích thích khác nhau, không phải tất cả đều phát triển ngang nhau và cho đến nay chưa được thống nhất về mặt tâm linh, sự tương tác từ điển này ít được hiểu rơ, và luồng tâm thông từ hệ thống này đến hệ thống khác cũng ít được sử dụng hay hiểu rơ. Theo thời gian qua, sự tương tác về sức mạnh này sẽ trở nên rơ rệt hơn, và sức mạnh sẽ được vận dụng một cách hữu thức. Chẳng hạn khi con người biết được :

-Tính chất của mănh lực đang tuôn tràn qua hệ thống tiến hóa riêng biệt của họ.

-Mục tiêu và tên gọi của trung tâm lực mà con người đang ở trong đó;

-Trung tâm hoặc vị Hành Tinh Thượng Đế mà với Ngài, Thượng Đế của hệ thống tiến hóa của các Ngài đang được kết hợp.

-Những ǵ mà hai hệ thống hợp thành, với chính hệ thống của con người, một tam giác đối với mănh lực của Thượng Đế ở một giai đoạn nào đó của việc phát triển tiến hóa;

-Bí mật của các chu kỳ, hay là các giai đoạn kích thích hoặc trở về an nghỉ (obscuration); th́ lúc bấy giờ cơ thể Thượng Đế sẽ bắt đầu đạt được mục

360      tiêu; lúc bấy giờ Thượng Đế của Thái dương hệ chúng ta sẽ bắt đầu phối hợp, ḥa nhập và phối kết mọi hiện thể của Ngài; lúc bấy giờ thần lực sẽ tuôn tràn qua mọi trung tâm lực mà không bị ngăn trở; và lúc bấy giờ sự huy hoàng sẽ tỏa chiếu và mỗi tế bào trong mỗi cơ thể -Thượng Đế, hành tinh, thiên thần và con người, hoàn toàn chói rực với ánh huy hoàng, rung động với sự hiệu chỉnh chính xác và cuộc điểm đạo vũ trụ chính yếu sẽ xảy ra.

b. Thượng Đế của hệ thống tiến hóa chúng ta. Đức Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống Địa cầu có thể được xét theo các khía cạnh khác nhau, và theo thói quen, chúng ta sẽ chỉ tŕnh bày quan điểm liên quan đến Ngài điều mà khi một nhà nghiên cứu cá biệt xem xét sau rốt, sẽ dùng để làm cho Sự Kiện về Tính cách Chủ Yếu của Đấng vĩ đại này, công tŕnh mà Ngài đang nỗ lực hoàn thành và mối liên quan của Huyền Giai nhân loại đối với Ngài, trở thành một thực tại to tát hơn. Trong việc khảo sát vấn đề này, chúng ta phải ghi nhớ rằng, không thể tiết lộ cho quảng đại quần chúng các chi tiết về Lai Lịch đặc biệt của Ngài, con số và phạm vi phát triển hữu thức của Ngài. Các bí mật đó, như có nói đến trước kia, được dành cho những kẻ biết cam kết giữ im lặng. Nhưng một số ư tưởng tổng quát có thể được truyền đạt, trước khi chúng ta bàn đến một cách đặc biệt về dăy và cuộc tuần hoàn này.

Có thể thấy là trong đó tất cả các chi tiết này đều hữu dụng và nó phụng sự mục đích nào, trong lúc mà thế gian cần đến. Ngoại trừ sự kiện là việc đưa ra chân lư có định kỳ, diễn ra theo thiên luật và không thể bị phủ nhận, người ta

được khuyến cáo nên xem xét rằng nhiều lợi ích sẽ được nhận thấy khi một số đông người nhận thức được mục đích của các biểu lộ đặc thù, khi họ hiểu được rằng mọi h́nh hài chỉ là các cách biểu lộ của một số Đấng Cao Cả, các Ngài, đang chiếm giữ các h́nh hài đó trong các chu kỳ có kỳ gian nhất định để đạt được một mục tiêu, và rằng mỗi sự sống – dù lớn hay nhỏ -đều giúp ích cho các mục đích riêng của nó, tuy nhiên, phục vụ được các mục tiêu vĩ đại hơn của Đấng mà trong cơ thể Ngài nó là một thành phần kết hợp. Các chi

361 tiết của thiên cơ có thể không được nêu ra. Các nét chính – thuộc thái dương, hành tinh và Thánh Đoàn – có thể được nêu ra và bằng chính sự gợi ư đó, đem lại ngăn nắp cho các tư tưởng của con người, khi họ xem xét sự hỗn độn bề ngoài vào lúc đó. Chúng ta đừng quên rằng khi trật tự được đem lại và tư tưởng hợp nhất được tạo ra trên cơi trí, lúc bấy giờ, trật tự sau rốt diễn ra trên cơi trần. Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống này là một trong bốn Thượng Đế thứ yếu, hay là các Đấng chủ quản của các cung, và do đó liên quan đặc biệt với sự phát triển của một thuộc tính của manas. Như chúng ta biết, mỗi một trong bốn cung thứ yếu sau rốt được tổng hợp, hay là thu hút vào cung được tượng trưng trên địa cầu chúng ta bởi Đức Mahachohan, Ngài là Đấng Chủ Quản (Lord) của cung chính thứ ba hay Cung Trạng Thái và tổng hợp cả bốn cung. Bốn cung này cùng với Cung tổng hợp tạo thành 5 cung của trí tuệ. Chúng ta có thể xem chúng như là :

 Trạng thái ngũ phân của Brahma.

Chúng là 5 cung quan trọng nhất trong Thái dương hệ thứ nhất, và là 5 vị Hành Tinh Thượng Đế đă biệt ngă hóa, được gọi là các Con sinh ra từ trí của Brahma. Qua sự biệt

 

ngă hóa của 4 vị trong Thái dương hệ đó, sự biệt ngă hóa của Thực Thể Thông Linh vĩ đại vũ trụ mà chúng ta gọi là Brahma xảy ra. Ngài đă biệt ngă hóa và cả 4 vị nhập vào cái tích chứa của cơ thể Ngài.

c. Các Ngài được tượng trưng trên địa cầu chúng ta bởi 5 vị Kumaras, các vị này tuân theo thiên luật và khoác lấy h́nh hài con người, như H.P.B. có đề cập đến ở nhiều đoạn trong bộ Giáo Lư Bí Nhiệm (quyển I, trang 493).

Hệ thống tiến hóa này được xem như hệ thống thứ tư và

là hệ thống quan trọng nhất trong Thái dương hệ trong chu

kỳ đặc biệt này v́ các lư do sau :

Thái dương hệ chúng ta được xem như thuộc đẳng cấp thứ tư và hệ thống hành tinh chúng ta là cái thứ tư theo thứ tự, tất nhiên là có thời cơ đặc biệt được cung cấp cho Hành Tinh Thượng Đế chúng ta nhờ sự chỉnh hợp xảy ra. Nó xảy ra trong việc xoay hướng chú tâm của hỏa xà Thượng Đế về phía trung tâm này, tức hệ hành tinh chúng ta, và các kết quả theo sau đang trong tiến tŕnh thể hiện.

Bên trong hệ hành tinh này, dăy hành tinh có liên quan đến chúng ta nhiều nhất và tạm thời có mức độ quan trọng thiết yếu nhất đối với Hành Tinh Thượng Đế là dăy Địa cầu, tức dăy thứ tư theo thứ tự, như vậy lần nữa, đem lại sự chỉnh hợp khác rất quan trọng. Điều này mang theo nó cơ may đặc biệt và cho phép việc thấu nhập mănh lực từ chính vũ trụ hay là sinh lực điện ngoài Thái dương hệ. Sự kích thích quá độ tạo nên kết quả trong những ǵ mà đối với chúng ta có vẻ như là các biến động lớn, và một sự phá vỡ phi thường các h́nh hài, nhưng đó chỉ là tŕnh tự cần thiết cho việc đem lại sinh khí của sự sống bên trong h́nh hài, và việc phá vỡ h́nh hài hạn chế không thể hứng chịu tác động của vũ trụ.

Lại nữa, bên trong dăy hành tinh, bầu hành tinh hiện đang nhận sự an trụ về mặt hành tinh, hay hiện nay đang biểu hiện theo một ư nghĩa đặc biệt sự sống của Hành Tinh Thượng Đế chính là Địa cầu, hành tinh thứ tư theo thứ tự. Điều này đem lại một sự chỉnh hợp c̣n xa hơn nữa.

Thêm vào các sự kiện trên, một tri thức được thừa nhận, đó là, v́ đây là cuộc tuần hoàn thứ 4 và chúng ta có một sự chỉnh hợp ngũ phân có ư nghĩa tối thượng đối với tất cả chúng ta, mặc dù ngay cả nó có ư nghĩa và sức mạnh to tát hơn trong căn chủng thứ tư và đem lại biến cố tâm linh kỳ diệu, đó là mở ra cánh cửa điểm đạo cho huyền giai nhân loại.

Các sự kiện rất quan trọng này đáng được sự chú tâm chặt chẽ và nghiên cứu kỹ của các đạo sinh huyền học. Chúng nắm giữ bí quyết mà nhờ đó một số sự lĩnh hội của trí tuệ và của cuộc tiến hóa hành tinh có thể xảy ra. Do đó, chúng ta có ǵ trong sự chỉnh hợp đặc biệt có chu kỳ này?

 Một Thái dương hệ ở cấp đẳng thứ 4.

 Hệ thống hành tinh thứ 4 trong Thái dương hệ.

 Dăy thứ 4 trong hệ thống hành tinh.

 Bầu thứ 4 trong dăy hành tinh.

 Cuộc tuần hoàn thứ 4 (1).

 

1 Cũng so với các tương ứng sau đây: Tứ linh diệu (Sacred Tetraktys)… Thượng Đế biểu lộ. Huyền giai sáng tạo thứ 4 ……… Nhân loại. Nguyên khí thứ 4 ………………   Hạ trí (Lower Mind) Giống dân thứ 4  ………………… Trí cảm (Kamamanas) Hành/yếu tố thứ 4 (4 th element) ….  Nước, GLBN I, 95, 640

4 chân lư (the four Truths) …     GLBN  I, 70

4 đề xuất (4 Propositions) …       GLBN I, 107

Tất cả các điều này được thấy đang linh hoạt trong cùng một chu kỳ, và do đó tất cả đem lại một sự chỉnh hợp đồng thời, vốn có kết quả trong việc làm sáng tỏ một vận hà, đi trực tiếp từ tâm của hệ thống hành tinh chúng ta qua mọi ṿng giới hạn đến sự tương ứng vũ trụ, được t́m thấy bên ngoài phạm vi thái dương hệ.

Tuy nhiên chúng ta phải đưa thêm vào nhận thức nói trên một sự kiện nữa, đó là Huyền Giai Sáng Tạo thứ 4 là Huyền Giai có sự tiến hóa mà chúng ta đang xem xét, và điều sẽ trở nên rơ rệt đối với người nghiên cứu hời hợt nhất, đó là trong các ư tưởng này có tàng ẩn manh mối, không những chỉ đối với con người mà c̣n đối với toàn thể cuộc tiến hóa có chu kỳ mà con người có tham dự vào đó.

Huyền Giai Sáng Tạo thứ 4 chủ yếu là Huyền Giai của trí tuệ. Đây không phải là sự chơi chữ, mà là một phát biểu có ư nghĩa huyền linh sâu xa. Sự phát biểu được đưa ra với sự chính xác hoàn toàn mà 5 Huyền giai trong số 12 đă trôi qua và 7 c̣n lại. Trong số bảy Huyền giai này, Huyền giai nhân loại chúng ta đứng thứ 4, theo nghĩa đen, đang tạo thành huyền giai thứ 9 khi tính toàn thể 12. Trong sự liên hệ này, sẽ là lư thú khi liên kết các phát biểu đă tạo ra hiệu quả rằng 5 vị Kumaras hoặc Hành Tinh Thượng Đế, các Ngài biểu hiện một cách rơ ràng cho nguyên khí trí tuệ (hay là 5 cung tương ứng với Thái dương hệ mà đứng đầu là Đức Mahachohan) đă

364 phát triển trí tuệ trong một Thái dương hệ trước; các Ngài đă

4 cuộc điểm đạo           …        GLBN  I, 227 Cơi thứ 4 …………………….  Bồ đề, dĩ thái vũ trụ thứ 4. Cơi phụ hồng trần thứ 4  ……. Dĩ thái thứ 4. Cuộc tuần hoàn thứ 4 ………  Cuộc Tuần Hoàn Hiện tại

rời khỏi luồng sóng của ảnh hưởng trí tuệ nếu nói về chính Bản chất các Ngài.

Chúng ta cũng phải nhớ rằng số 9 là con số điểm đạo hay là của các cuộc điểm đạo chính yếu của Manas, trong đó con người trở thành số 9 hoàn hảo, hay là theo nghĩa đen là con số Huyền Giai của y. Đây là theo quan điểm của 3 Thái dương hệ, dù cho con số Thái dương hệ hiện giờ có thể là 4.

Khi chúng ta đặt hết th́ giờ vào các phát biểu khác nhau này, liên quan đến hệ thống hành tinh của chúng ta và Đấng Cai Quản nó, chúng ta nhận thấy rằng chu kỳ đặc biệt này hay là sự lâm phàm của Ngài là sự lâm phàm vô cùng quan trọng, không những chỉ đối với chính Ngài, mà c̣n đối với toàn thể Thái dương hệ. Đức Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống hành tinh này bận tâm trước nhất với một nhóm đơn vị đặc biệt, hay là với các Chân Thần đang làm rung động chủ điểm (key) của Ngài, các Chân Thần này nhuốm bởi cùng sắc thái như chính Ngài, đáp ứng với cùng con số và về mặt huyền bí được biết với cùng danh xưng. Một điểm cần được nhấn mạnh ở đây là tất cả các Chân Thần đều trải qua các thời kỳ khác nhau, dưới ảnh hưởng của các Hành Tinh Thượng Đế khác nhau, và tất cả được t́m thấy ở một thời kỳ nào đó trong mỗi hệ thống hành tinh. Điều này không có nghĩa là mỗi con người phải trải qua một giai đoạn luân hồi trên mỗi hệ thống hành tinh. Nó chỉ có nghĩa là trên một bầu nào đó trong mỗi hành tinh, con người sẽ được t́m thấy hoặc là trước tiên luân hồi trên cơi trần, giữa các chu kỳ chân ngă khác nhau (một sự việc hoàn toàn khác đối với các giai đoạn giữa các kiếp sống hồng trần) giữa các cuộc tuần hoàn khác nhau hay là các Manvantaras hoặc là giữa các căn chủng và phụ chủng khác nhau. Như đă nói đến trong các sách huyền

linh khác, nhiều người trong số nhân loại tiến hóa hiện nay đă thoát kiếp thú trên dăy Nguyệt cầu và chỉ khoác lấy thể xác trong dăy địa cầu trong căn chủng thứ 4, như vậy thoát khỏi luân hồi trong 3 cuộc tuần hoàn đầu tiên và 2 giống dân đầu của cuộc tuần hoàn thứ 4. Tạm thời những người này ở dưới ảnh hưởng hành tinh của một Thượng Đế khác của một hành tinh hệ, và bị bận rộn trong một kỳ gian rộng lớn trong việc quạt lên  ngọn lửa trí tuệ, và phát triển các thuộc tính của

365 trí tuệ, sao cho căn chủng Atlantis thấy là họ được trang bị một cách thích hợp để đối phó với các điều kiện sinh hoạt. Việc tham dự vào sự sống và ảnh hưởng của các hành tinh hệ khác nhau được thực hiện theo 4 cách khác nhau: Thứ 1, qua suốt thời gian chuyển tiếp giữa các chu kỳ chân ngă của cuộc luân hồi ở cơi trần, trên bầu riêng biệt của hành tinh hệ của chúng, vốn phù hợp về số với hành tinh hệ đặc biệt khác có ảnh hưởng mong muốn, hoặc là do sự chọn lựa có cân nhắc hay là cần thiết về phương diện nghiệp quả. Mỗi bầu trong một dăy hành tinh về phương diện huyền bí được liên kết với dăy có chính con số của nó và với hành tinh hệ có số tương tự. Thí dụ: Bầu 2, Dăy 2 và hành tinh hệ 2 trong cuộc tuần hoàn 2, được liên kết và truyền sinh khí một cách đặc biệt và là điểm tập trung sự chú tâm đặc biệt về phía Thượng Đế của hệ thống đó. Tương tự như thế, (lại bằng minh họa) bầu 2, dăy 2 trong cuộc tuần hoàn 2 trong bất cứ hệ thống nào như hệ thống thứ 5 chẳng hạn, được chỉnh hợp hay tiếp cận về phương diện huyền bí với hệ thống thứ 2. Điều này đem lại cơ may cho các đơn vị trong cơ thể của bất cứ vị Thượng Đế nào ở dưới ảnh hưởng của một vị Thượng Đế khác và trong ṿng bức xạ rung động của Ngài.

Thứ 2, qua một chuyển di trực tiếp của các đơn vị trong việc luân hồi, thuộc bất cứ hệ thống nào (trong khoảng giao thời), đối với một số bầu trong một hệ thống khác nơi mà chúng lệ thuộc vào sự kích thích, và rung động riêng biệt đối với hệ thống đó. Hai phương pháp này thông dụng nhất. Sự chuyển di này về mặt huyền bí dường như sẽ không thể xảy ra trừ phi môn sinh cẩn thận nhận thức điều đó, đó là sự chuyển di của các sự sống đă được biệt ngă hóa chứ không phải sự chuyển di của h́nh hài mà chúng đang chiếm. Toàn thể vấn đề thuộc về tâm linh và đặt căn bản trên sự hợp nhất của linh hồn thế giới (anima mundi). Chỉ có thể xảy ra vào các giai đoạn khi mà 2 Hành Tinh Thượng Đế hội ngộ nhau – theo định luật Hút – và như vậy dao động trong vùng từ lực của nhau.

Thứ 3, qua một đoạn đường hữu thức của điểm đạo đồ, qua cuộc điểm đạo, từ hệ thống này đến hệ thống khác. Điều này thường hay xảy ra và các ẩn ngôn về việc đó đă được các văn sĩ và các nhà tư tưởng đưa ra, dù cho nhiều người đă lầm lẫn các bầu hành tinh của chính dăy hành tinh của họ, với hành tinh hệ có cùng con số hay là đă lầm lẫn một dăy khác trong hệ thống này so với các hệ thống khác.

Thứ 4, phương pháp thứ 4 của việc chuyển di tâm thức và đem lại các đơn vị sự sống dưới các mănh lực tập trung của một Đấng Chủ Quản của một cung, có thể xảy ra nhờ hiểu biết được một số linh từ và công thức. Về việc đó, chúng ta không thể bàn rộng v́ lẽ các linh từ này thuộc huyền bí học, và việc sử dụng chúng sẽ đầy nguy hiểm đối với kẻ chưa được điểm đạo.

Đức Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh hệ này được gọi là “Đệ Nhất Kumara”, Đấng Điểm Đạo Độc Tôn, Ngài đă

từ Kim Tinh đến hành tinh này, Kim tinh là “Hành Tinh Nguyên Sơ” của Địa cầu. Điều này cần được minh giải ít nhiều, mặc dù không được phép làm ǵ nhiều hơn là gợi ra bằng vài ẩn ngôn về sự thật. Đây là một sự kiện huyền bí nhất trong sự phát triển của hành tinh hệ chúng ta, trong đó có ẩn giấu cái bí mật về chu kỳ thế giới này. Không dễ ǵ mà truyền đạt sự thật và lời nói ngoài việc có vẻ che đậy và phủ kín.

Có lẽ một ẩn ngôn nên được đưa ra để chỉ rằng có một tương đồng giữa việc tiến nhập của chân ngă đang ngự trị hoàn toàn, và việc chiếm ngự của nó ở một vài giai đoạn trong cuộc sống của con người. Chúng ta được biết rằng vào năm lên 7 tuổi, Chân ngă “tiếp quản” (“takes hold”) và ở lại đến tuổi trưởng thành; vào năm 21 tuổi, sự tiếp quản đó có thể được củng cố vững vàng hơn. Lại nữa, theo các kiếp sống trôi qua, Chân ngă (liên quan với con người) giữ chặt (grips) các hiện thể của nó và nhờ thế lôi cuốn các hiện thể đó vào mục đích của ḿnh ngày càng có hiệu quả và đầy đủ hơn. Cũng một diễn tiến như thế có thể được nhận thấy liên quan đến một Hành Tinh Thượng Đế và thể biểu lộ của Ngài, tức một hệ thống hành tinh. Cần phải nhớ rằng mỗi hành tinh hệ có 7 dăy hành tinh; mỗi dăy hành tinh có 7 bầu hành tinh, tạo thành tổng cộng 49 bầu hành tinh, đến lượt mỗi bầu lại được sự sống của Thượng Đế chiếm ngự trong cái mà chúng ta gọi là 7 cuộc tuần hoàn, theo sát nghĩa, tạo thành 343 cuộc luân hồi, hay là xung lực mới để biểu lộ. Chúng ta phải thêm vào các cuộc biểu lộ chính này các cuộc biểu lộ khác kém quan trọng hơn, như các biểu lộ được chúng ta đặt tên là căn chủng, phụ chủng cũng như chi chủng, và như thế chúng ta gặp một sự phức tạp đủ để làm hoang mang môn sinh bậc

trung. Bánh xe sự sống của hành tinh quay ở mức độ thấp hơn bánh xe sự sống của kẻ hành hương bé nhỏ, mà chúng ta gọi là con người; trong khi quay, nó lướt qua sự sống của Hành Tinh Thượng Đế đang tiến hóa thành các h́nh hài và kinh nghiệm luôn luôn mới mẻ cho đến khi lửa Tinh Thần thiêu rụi tất cả các lửa thứ yếu.

Như đă nêu ra ở trên, mỗi Hành Tinh Thượng Đế được liên kết với một trong các Huynh Đệ của Ngài theo Định Luật Thu Hút Hỗ Tương, cho đến nay đang biểu lộ một cách thoái biến trên cơi trần, qua sự sống của nhân loại, đang bị giam hăm trong h́nh hài ở cơi trần. Về phương diện tâm linh, sự liên kết có bản chất khác hẳn và một sự liên kết như thế được t́m thấy giữa Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống mà chúng ta gọi là Kim Tinh và Thượng Đế của hệ thống chúng ta. Sự tương tác tâm linh này có chu kỳ tăng, giảm của nó, cũng như mọi sức mạnh của cuộc sống đều có lúc tăng và giảm. Vào thời Lemuria, xảy ra giai đoạn tương tác chặt chẽ đưa tới sự lâm phàm trên hành tinh vật chất của Thượng Đế của hành tinh hệ chúng ta, tức Đấng Lănh Đạo của Thánh Đoàn và là Đấng Điểm Đạo Độc Tôn. Điều này không thể thực hiện được nếu không có Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống Kim Tinh, ở vào vị trí liên kết chặt chẽ với Hành Tinh Thượng Đế chúng ta.

c. Dăy Kim Tinh và dăy Địa Cầu. Vấn đề giáng lâm của Đức Hỏa Tinh Quân đến Địa Cầu có liên quan sâu xa (như đă nói ở trên) đến mối liên hệ đang có giữa Hành Tinh Thượng Đế của Địa cầu hệ và Đấng Chủ Quản của Kim Tinh hệ. Cho đến khi nhiều chỉ dẫn đầy đủ chi tiết hơn được phép phổ biến liên quan đến 2 Thực Thể Thông Linh vĩ đại này, một ít điều có thể được thực hiện vượt ngoài sự chỉ dẫn với một vài

xác suất và nêu ra một số yếu tố mà các môn sinh nên thận

368 trọng ghi nhớ. Phát biểu được đưa ra là (do bởi hệ thống Kim Tinh đang ở vào cuộc tuần hoàn thứ năm) nhân loại của Kim Tinh tất nhiên là tiến hóa hơn nhân loại chúng ta và có thể giúp đỡ chúng ta, và sự giúp đỡ này xảy ra từ thời Lemuria. Đây là một trường hợp của chân lư cục bộ (partial truth) và cách diễn dịch sai lầm của nó. Hệ thống Kim Tinh – theo như được nói đến trong GLBN (I, 187, II, 33, 36, 626) – đang ở vào cuộc tuần hoàn thứ 5 và là cuộc tuần hoàn cuối cùng của nó, nhân loại trên ấy tiến xa hơn nhân loại chúng ta nhiều về một số đặc điểm, nhưng sự việc quan trọng trong căn chủng thứ 3 là do bởi các nguyên nhân theo sau, chứ không phải do cái nhân tố về sự tiến bộ lớn lao của một số nhóm người : Thứ nhất, hệ thống Kim Tinh được xem như một trung tâm lực của Thượng Đế, linh hoạt nhiều hơn hệ thống chúng ta, và do đó bức xạ từ điển của nó cũng trải rộng hơn và xa hơn. Bức xạ của hệ thống này lớn đến mức trên cơi Bồ đề, nó cuốn theo trong bán kính từ điển của nó cả dăy đó trong hành tinh hệ chúng ta, để rồi hệ thống chúng ta được hợp thành phần lớn với chất Bồ đề. Kế đó, xuyên qua dăy đó, nó từ điển hóa bầu hành tinh tương ứng trong dăy chúng ta và điều này tạo nên kết quả trong sự truyền sinh lực chuyên biệt trong chính hành tinh trọng trược.   Thứ hai. Cũng như trong trường hợp con người, một số tam giác lực được t́m thấy ở các tŕnh độ tiến hóa khác nhau, hay (nói cách khác) các trung tâm lực khác nhau trở nên liên kết về phương diện h́nh học, như là :

Đáy xương sống,

Đan điền,

Tim;

 

hay trở lại :

Đan điền,

Tim,

Cổ họng, thế nên trong trường hợp của Hành Tinh Thượng Đế hoặc của Thái Dương Thượng Đế, một biến cố tương tự xảy ra. Một biến cố như thế xảy ra trong cuộc tuần hoàn này liên quan đến trung tâm lực mà Hành Tinh Thượng Đế chúng ta

 

369      biểu hiện. Nó trở nên liên kết về mặt h́nh học với 2 trung tâm lực khác, trong đó Kim Tinh là một và hỏa xà Thượng Đế ­đang chạy ṿng với sức mạnh khủng khiếp xuyên qua tam giác được hiệu chỉnh này – gây ra sự rung động cực mạnh trong gia đ́nh nhân loại vốn tạo nên kết quả trong sự biệt ngă hóa. Ở đây, chúng ta có thể kê ra các hệ thống như là cơ bản cho các công tác sau này của chúng ta:

Bảy hành tinh, trung tâm lực hoặc hệ thống hành tinh:

1. Hỏa vương tinh (Vulcan) (mặt trời xét về mặt ngoại môn).

 

1. Kim Tinh (Venus)

 

2. Hỏa Tinh (Mars)

 

3. Địa cầu (Earth)

 

4. Thủy Tinh (Mercury)

 

5. Mộc Tinh (Jupiter)

 

6. Thổ Tinh (Saturn) Ba hành tinh tổng hợp :

 

 

1. Thiên vương Tinh (Uranus)

 

2. Hải vương Tinh (Neptune)

 

3. Thổ Tinh

 

Thiên thể Dung Giải Duy Nhất (The One Resolver)

 Thái Dương (The SUN)

 

Nơi đây tôi muốn nhắc nhở các bạn đừng nên cho chuỗi con số theo sau 7 hệ thống này là quan trọng hoặc là trật tự phát triển của chúng, hay là sự quan trọng, hoặc là vị trí của chúng liên hệ đến hành tinh trung ương, mặt trời, hay là giữa chúng với nhau. Chỉ có 2 là được xem như chính xác về mặt số học ở tŕnh độ này và trong cuộc tuần hoàn này, nghĩa là địa cầu chúng ta, hành tinh hệ thứ 4, và Kim Tinh, hệ thống thứ

2. Kim Tinh hoặc hệ thống thứ 2 hoặc hệ thống thứ 6, tùy theo các hệ thống này được đếm về mặt thần bí hay huyền bí. Ngược lại, Mộc Tinh sẽ là hệ thống thứ 2 hay là thứ 6 và phải ghi nhớ rằng :

Các hành tinh Venus và Jupiter đều quá liên hệ mật thiết với Địa cầu, và sau rốt hợp thành tam giác nội môn.

Saturn là hệ thống hành tinh tổng hợp cho 4 hành tinh vốn biểu hiện cho trí tuệ thuần khiết và đơn giản, hay là giải đáp chính của 4 hành tinh thứ yếu, và sau rốt đối với tất cả 7.

Thủy Tinh, ngôi sao của trực giác, hay của manas được chuyển hóa, ở tŕnh độ này được xem như hệ thống hành tinh thứ năm.

 

1.         Hỏa vương tinh (Vulcan)

2.

6. Kim tinh

Mộc tinh

7. Thổ tinh

3.

5. Hỏa tinh Thủy tinh

4. Địa cầu

1. Thiên vương tinh

 

Hải vương tinh Thổ tinh

1. THÁI DƯƠNG Do đó, Hành Tinh Thượng Đế của Kim Tinh và Mộc Tinh được liên kết về phương diện từ lực với Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống chúng ta. Mối liên quan của Thượng Đế của Mộc Tinh và ảnh hưởng của Ngài sẽ không được hiểu rơ, cũng không được cảm thấy cho đến khi cuộc tuần hoàn 371 thứ 6 phát triển đầy đủ, mặc dù trong căn chủng thứ 6, rung động của Ngài sẽ được nhận ra và cảm biết; vào giữa cuộc tuần hoàn thứ 5, Thượng Đế của hệ thống Thủy Tinh và Thượng Đế của hệ thống Kim Tinh và Địa cầu sẽ hợp thành một tam giác lực tạm thời. Từ trước đến giờ, nơi đây thông tin được đưa ra chỉ có tính cách ẩn dụ, ngoại trừ một điều là, trong phụ chủng thứ 5 và trong cuộc tuần hoàn thứ 4 này, thế gian hiện nay đă sẵn sàng; nó nắm giữ giải pháp cho bí mật của cuộc tuần hoàn này. Thứ ba, truyền thuyết cho rằng Đức Kumara vĩ đại tức là Đấng Điểm Đạo Độc Tôn từ Kim Tinh đến hành tinh này là đúng, tới chừng mực mà điều đó biểu hiện cho sự việc rằng Ngài đến hành tinh trọng trược này (hành tinh thứ 4) trong dăy thứ 4, từ dăy đó trong hành tinh hệ chúng ta vốn dĩ được gọi là dăy “Kim Tinh” và nguyên là dăy thứ 2. Ngài giáng lâm xuyên qua bầu thứ 2 trong dăy hành tinh chúng ta; rung

động hầu như khó cảm thấy của Ngài được nhận ra (về mặt huyền linh) trong cuộc tuần hoàn thứ 2, nhưng chỉ trong căn

chủng thứ 3 của cuộc tuần hoàn thứ 4 th́ các điều kiện mới thuận tiện cho việc lâm phàm ở cơi trần, và sự giáng lâm của Ngài với cương vị là Đấng Hóa Thân (Avatar). Với sự vô cùng tôn kính, có thể nói rằng ba cuộc tuần hoàn đầu tiên và 2 căn chủng kế tiếp trong dăy này tương ứng với giai đoạn trước khi sinh; và rằng sự giáng lâm của Ngài trong cuộc tuần hoàn thứ 4 với sự khơi hoạt trí tuệ tiếp theo sau trong nhân loại, tương ứng với việc khơi dậy nguyên khí sự sống trong hài nhi chưa sinh ra vào tháng thứ 4.

Sự tương đồng vẫn đúng, v́ một Hành Tinh Thượng Đế vào cuối cuộc tuần hoàn thứ 7 sẽ đạt đến t́nh trạng trưởng thành đầy đủ, nhưng cần có diễn tŕnh sau rốt để được viên măn và hoàn thiện mà Ngài đạt đến trong 2 giai đoạn cuối cùng

 Để tổng hợp thành 3 hành tinh hệ chính yếu.

Để phân giải (resolution), thành hành tinh hệ cuối cùng; tạo ra lại – có thể nói với niềm tôn kính – chín chu kỳ, vốn bao hàm thời kỳ kết tụ (gestation) của một Hành Tinh Thượng Đế và 9 chu kỳ này có trước việc bắt đầu của Ngài vào trong các thế giới c̣n cao siêu hơn. Trong sự việc này có tàng ẩn nhiều điều cần suy gẫm và nhiều cơ hội cho nhà

 

372      nghiên cứu chuyên sâu. Chúng ta có thể kết hợp các gợi ư này với việc nhớ lại rằng, ở đây chúng ta chỉ nói đến Thượng Đế của riêng hệ thống chúng ta, và phải cẩn thận phân biệt các chu kỳ khác đối với các vị Thượng Đế khác – điều mà cho đến nay vẫn c̣n khó hiểu đối với chúng ta. Khi điều này được suy nghiệm và nghiên cứu, vẻ kỳ diệu và huy hoàng của thiên cơ sẽ trở nên hiển lộ.

Manh mối đối với ư tưởng về Đấng Hóa Thân cuối cùng cũng được nhận ra nơi đây. Nhiều cuộc lâm phàm tạm thời diễn ra trước cuộc lâm phàm tuyệt diệu này, vốn sẽ là cuộc lâm phàm mà Hành Tinh Thượng Đế, trong vẻ huy hoàng toàn vẹn của 7 chu kỳ đă thành toàn của Ngài, và trước khi có sự ḥa nhập của Ngài vào mục tiêu tổng hợp của Ngài, sẽ biểu lộ như là hiện thân của tính chất hoàn hảo, hay là khía cạnh Thượng Đế mà theo đó, trước tiên Ngài đă vươn lên. Với cương vị là một trung tâm lực trong cơ thể Thượng Đế, Ngài sẽ được truyền sinh lực đầy đủ và Kundalini nơi Thượng Đế sẽ được kích động và đi lên để hoàn thiện Hoa Sen thuộc Thái dương hệ của Ngài. Trong một đoản kỳ, Ngài sẽ tỏa chiếu như vầng thái dương trong vẻ chói lọi của Ngài; lúc bấy giờ luồng hỏa kundalini sẽ vượt qua ṿng xoắn ốc tiến hóa cao hơn và Ngài sẽ dần dần trở nên tập trung trong trung tâm lực ở đầu tương ứng của Thượng Đế, tam giác cao hay là 3 hệ thống hành tinh chính yếu. Để minh họa bằng con người, tiểu càn khôn; con người đạt đến một giai đoạn phát triển cao trong đó trung tâm lực tim và trung tâm lực cổ họng được hoàn thiện và tiếp nhận sinh lực; chúng trở thành các ṿng xoắn ốc rực lửa, chiều đo thứ tư đang hoạt động và kết hợp với nhau, và với một số trung tâm lực khác; chúng cũng trở thành mục tiêu chú tâm của hỏa xà con người. Đây là một giai đoạn hoạt động mănh liệt và có ích về từ lực. Nó c̣n được nối tiếp bằng một giai đoạn khác, trong đó 3 trung tâm lực ở đầu được tổng hợp thành 7 trung tâm lực tương ứng thứ yếu của chúng và mănh lực hỏa xà đi qua đó. Trên sao, dưới vậy.

 

Tôi đặc biệt nói đến 2 trung tâm lực này trong tiểu thiên

374 địa, v́ chúng có liên quan chặt chẽ (trên một mức độ rộng lớn) với các chu kỳ đặc biệt, mà qua đó Hành Tinh Thượng Đế chúng ta trải qua, và v́ chúng tiêu biểu cho Ngôi Ba và Ngôi Hai. Chúng ta cần nhớ rằng, sự kích thích của các trung tâm lực có 3 loại và sự phân biệt giữa cả ba phải được giữ phân minh. Thứ 1, việc làm linh hoạt các trung tâm lực Thượng Đế hay việc tuôn đổ qua 7 hệ thống hành tinh, trong các chu kỳ kỳ diệu của hỏa xà Thượng Đế. Kế tiếp, việc làm linh hoạt các trung tâm lực hành tinh hay là tuôn đổ hỏa xà hành tinh qua 7 dăy của một hệ thống hành tinh. Cuối cùng, việc làm linh hoạt các trung tâm lực của một Hành Tinh Thượng Đế trong một lần lâm phàm chính yếu đặc biệt nào đó, hay là sự tuôn đổ kundalini qua 7 bầu của một dăy hành tinh. Ở đây, cần nên nói rằng: Cuộc lâm phàm chính yếu là cuộc lâm phàm mà trong đó một Hành Tinh Thượng Đế nhận một cuộc điểm đạo nào đó. Ngài có thể hoạt động, trải qua nhiều cuộc lâm phàm mà không nhận được điểm đạo. Khi Ngài được điểm đạo, thật là lư thú mà ghi nhận rằng Ngài hành động như thế trong một cuộc lâm phàm nào đó, trong đó Ngài lấy một hiện thể bằng chất dĩ thái như là trường hợp hiện nay. Thượng Đế của hành tinh hệ chúng ta đang chuẩn bị cho cuộc điểm đạo và như vậy, các cuộc trắc nghiệm và thử thách khủng khiếp, gắn liền với sự sống trên hành tinh chúng ta trong chu kỳ này, được giải thích một cách dễ dàng.

Thượng Đế của hành tinh hệ chúng ta, Đức Sanat Kumara, sẽ nhận được cuộc điểm đạo lớn vào giữa cuộc tuần hoàn thứ 5, nhưng đang chuẩn bị cho cuộc điểm đạo nhỏ vào lúc này.

Thượng Đế của hành tinh hệ chúng ta đă lâm phàm trên cơi trần (có một thể bằng chất dĩ thái) từ giữa căn chủng Lemuria và sẽ ở lại với chúng ta cho đến ngày được gọi là “ngày phán xét” (“the judgment day”) trong cuộc tuần hoàn tới. Ở mức độ đó, trong quá tŕnh phát triển của Ngài, Ngài sẽ đạt đến việc làm linh hoạt cần thiết cho các trung tâm lực đặc biệt đang giữ sự chú tâm của Ngài, và sẽ “chứng kiến công

375 việc của linh hồn Ngài” liên quan đến các đơn vị của Huyền Giai nhân loại đang đi vào thành phần của trung tâm lực này, và sẽ bỏ qua h́nh thức hiện tại của Ngài, sẽ xoay sự chú tâm của Ngài vào một trung tâm lực khác cao hơn và ban phát huyền lực của Ngài cho các đơn vị thuộc các loại khác nhau, từ một phân chi (branch) khác của Huyền Giai nhân loại, vốn đáp ứng với rung động của trung tâm lực đó. Sẽ là hữu ích khi nói thêm một ít điều về sự liên hệ giữa Kim Tinh và Địa Cầu, vốn được nói bóng gió đến trong một số sách huyền bí học và được đề cập sơ lược trong bộ luận này. Tôi đă nói rằng sự tương tác giữa 2 hành tinh hệ, phần lớn là do cực dương và âm của chúng, và tôi đă nêu ra một sự liên quan tương tự, nằm dưới sự liên quan của cḥm Sao Rua và 7 hệ thống hành tinh của Thái dương hệ chúng ta, và cũng nêu ra mối liên quan của Sirius và chính Thái dương hệ của nó. Do đó, điều này tạo ra sự tương tác chặt chẽ của 3 Thái dương hệ lớn :

 

1. Thái dương hệ của Sao Sirius.

2. Thái dương hệ của cḥm Sao Rua.

3. Thái dương hệ mà trong đó mặt trời chúng ta là điểm tập trung, tạo thành một tam giác vũ trụ, như chúng ta sẽ ghi nhận. Trong thái dương hệ chúng ta, có nhiều tam giác như thế, thay đổi theo các thời kỳ khác nhau; tùy theo sự liên hệ của chúng với nhau, mănh lực đă phân hóa của các hành tinh hệ khác nhau có thể chuyển từ hành tinh hệ này đến hành tinh hệ khác, và như vậy các đơn vị của sự sống trên các cung khác nhau hay luồng thần lực trở nên tạm thời trộn lẫn nhau. Trong mọi tam giác này, (vũ trụ, Thái dương hệ, hành tinh và con người) 2 điểm của tam giác, mỗi điểm tượng trưng một tính phân cực khác nhau và một điểm tượng trưng cho điểm cân bằng, tổng hợp hoặc phối hợp. Điều này nên được ghi nhớ trong việc khảo cứu cả hai trung tâm đại và tiểu thiên địa, v́ nó giải thích sự đa tạp trong sự biểu lộ, trong các h́nh hài và trong tính chất. Có thể nêu ra đây một tương ứng dùng để truyền đạt

376 ánh sáng cho những kẻ cố tâm t́m ṭi : Hệ thống Kim Tinh đang ở trong cuộc tuần hoàn thứ 5, có nguyên khí trí tuệ tức nguyên khí thứ 5 phối kết và phát triển, 4 trạng thái trí tuệ thứ yếu được tổng hợp và trạng thái bồ đề được cung ứng bằng một phương tiện biểu lộ qua trung gian của nguyên khí thứ 5 hoàn hảo. Trong cuộc tuần hoàn thứ 5, Hành Tinh Thượng Đế chúng ta sẽ đạt được mức độ tiến hóa song song và nguyên khí thứ 5, như đă nói, không bao lâu nữa sẽ là đối tượng chú ư của Ngài về phần nhân loại.

Năm tŕnh độ hoạt động đánh dấu sự phát triển và vận dụng nguyên khí trí tuệ; có 3 tŕnh độ được thu đoạt và 2 trong số đó đă được dùng. Đây cũng là một bài tính quá phức tạp đối với chúng ta khi đưa nó ra đây và không thể hiểu

được, trừ phi đó là một điểm đạo đồ, v́ nó đ̣i hỏi khả năng học hỏi các chu kỳ của Thái dương hệ trước, nhưng có thể ghi nhận rằng (phán đoán từ tiểu thiên địa trên địa cầu) đây đúng là những ǵ có thể mong đợi. Con người đă phát triển trí tuệ trong cuộc tuần hoàn này vào căn chủng thứ ba, thứ tư và thứ năm và sử dụng trí tuệ đó để phát triển trực giác và tâm thức cao hơn trong căn chủng thứ 6 và thứ 7. Trong cuộc lâm phàm của một Hành Tinh Thượng Đế, trong một dăy hành tinh, ở một cuộc tuần hoàn, qua 7 trung tâm lực của Ngài hay các bầu hành tinh, Ngài biểu thị manas trên 3 bầu và sử dụng nó cho các mục tiêu đặc biệt trên 2 bầu cuối cùng. Đây là một chu kỳ thứ yếu đối với những ǵ trong đó chúng ta xem 7 dăy hành tinh như là 7 trung tâm lực của Ngài. Các từ ngữ này được chọn một cách cẩn thận; Tôi không nói “có được trí tuệ” (“acquires manas”); Ngài chỉ tạo ra những ǵ vốn có sẵn. Phải nhớ rằng giống như các cơi của một Thái dương hệ thay cho một mục đích khác, rung động với một chủ điểm khác và dùng cho các mục đích riêng biệt của chúng, các bầu cũng dùng cho một chức năng tương tự như thế đó.

Bầu 1 là bầu cực kỳ trừu tượng và bầu nguyên thủy. Đó là bầu bắt đầu biểu lộ.

Bầu 2 là lớp vỏ (sheath) thứ nhất trong đó một Hành Tinh Thượng Đế biểu hiện chính Ngài.

Các bầu 3, 4, 5 là các bầu mà qua đó Ngài biểu hiện sự sở đắc nguyên khí trí tuệ.

 Các bầu 6 và 7 là các bầu mà qua đó Ngài biểu hiện tuệ giác thể, qua h́nh hài được kiến tạo bằng nguyên khí trí tuệ.

 

Điều này có thể cũng được tiên đoán trên một mức độ rộng lớn hơn của một dăy.

Một điều tương ứng lư thú có bản chất rất huyền bí có thể được một môn sinh tiến hóa giải đáp, cũng có liên hệ với 7 hành tinh hệ. Có hai hệ thống có thể được xem như chủ yếu thuộc về nguyên mẫu, thuộc nguyên nhân, hoặc bao hàm cái trừu tượng; ba hệ thống trong đó trí tuệ đă biểu lộ và hai hệ thống mà tuệ giác thể đang biểu hiện như là thể trí. Kim Tinh là một trong hai hệ thống này và như vậy chúng ta có 3 và 2 tạo thành năm hành tinh hệ của 5 vị Kumaras, các Ngài là Brahma (1).

Cũng như Kim Tinh là phân cực âm (negatively polarised) đối với hệ thống địa cầu chúng ta, cũng thế, 7 ngôi của cḥm sao Rua là phân cực âm đối với 7 hành tinh hệ chúng ta.

Một câu hỏi rất thích đáng có thể được nêu ra ở đây. Chúng ta có thể thẩm tra một cách đúng đắn (liên quan với điểm mà Kim Tinh là phân cực âm, và cũng là điểm mà cḥm Sao Tua Rua được xem là âm như thế), tại sao chúng được gọi là âm nếu chúng là kẻ cho (donors) chớ không phải là kẻ nhận (receivers), v́ nếu là âm th́ chắc chắn có tính tiếp nhận. Điều này thực sự là như thế, nhưng câu hỏi nảy sinh trong trí chúng ta do bởi việc thiếu sự thông hiểu và hậu quả là hiểu sai. Kim Tinh có thể có nhiều tác động với sự truyền đạt kích thích vốn tạo ra kết quả trong các biến cố lớn trên Địa cầu xuyên qua dăy Kim Tinh của hệ thống chúng ta, nhưng hệ thống chúng ta, bằng một phương cách huyền bí, đă cho ra nhiều

1 Các môn sinh phải cẩn thận phân biệt giữa 5 Đấng Con sinh ra từ trí của Brahma , tức 5 vị Kumaras đích thực và các vị tiêu biểu của các Ngài trên địa cầu chúng ta, các Đấng chung quanh Đức Sanat Kumaras, vốn có thể (hiểu theo phương diện nội môn) được xem như tiêu biểu cho chính Ngài.

378 hơn nhận vào, mặc dù món cho (gift) không phải có cùng bản chất. Sự du nhập ảnh hưởng Kim Tinh vào dăy chúng ta và đến hành tinh chúng ta, cùng với sự kích thích theo sau của một số nhóm trong Huyền Giai Sáng Tạo thứ 4, tức nhân loại, đă tạo nên một biến cố song hành có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống Kim Tinh. Điều này có ảnh hưởng đến Huyền giai thứ 6, một trong các Huyền Giai thiên thần, tàng ẩn trong hệ thống Kim Tinh. Sự kích thích này phát xuất xuyên qua dăy thứ 6 của chúng ta (hay là dăy thứ 2 tùy theo giác độ quan sát) và tác động vào dăy tương ứng trong hệ thống Kim Tinh. Tầm quan trọng của sự khác nhau có thể được nhận thấy ở sự kiện là trong trường hợp chúng ta, một bầu hành tinh đơn độc có được ảnh hưởng, trong lúc mà ảnh hưởng của hệ thống chúng ta trên hệ thống Kim Tinh là toàn thể dăy như thế được kích thích. Điều này xảy ra xuyên qua phân cực dương của Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống Địa Cầu. Do đó, nới rộng quan niệm, chúng ta có thể chú ư sự kiện rằng các Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta là các vị truyền đạt xuyên qua 7 hệ thống, đến 7 ngôi của cḥm Sao Rua. Thái dương hệ chúng ta là phân cực âm đối với mặt trời Sirius, vốn ảnh hưởng toàn thể Thái dương hệ về phương diện tâm linh xuyên qua 3 hệ thống tổng hợp – Thiên vương Tinh, Hải vương Tinh và Thổ Tinh – hành tinh sau cùng, Thổ Tinh là điểm tập trung cho sự truyền đạt manas vũ trụ đối với toàn thể 7 hệ thống.

4. Manas và dăy địa cầu.

Chúng ta đă xem xét điểm thứ nhất của chúng ta, cội nguồn của manas vũ trụ và manas Thái dương hệ, xuống đến một số sự kiện liên quan đến dăy của chúng ta, và (với sự vắn tắt tối đa) xem xét lại khía cạnh rộng lớn hơn của vấn đề.

Trước nhất, chúng ta đề cập đến vấn đề manas vũ trụ, v́ nó liên hệ đến Thượng Đế chúng ta và các Hành Tinh Thượng Đế. Kế đó, chúng ta xét vấn đề một cách chuyên môn hơn về sự liên hệ của nó đối với các Hành Tinh Thượng Đế cá biệt, và sau cùng đưa nó xuống đến những ǵ có liên hệ mật thiết

379      hơn với chính chúng ta – manas và Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh hệ chúng ta. Nhờ đi xa như thế chúng ta đă xem xét việc kích thích trí tuệ trong dăy hành tinh của chính chúng ta, và thấy rằng trong mối liên hệ với Địa Cầu chúng ta, xảy ra:

Xuyên qua dăy Kim Tinh của hành tinh hệ chúng ta.

Như là kết quả của sự kích thích, xuất phát trong hệ thống Kim Tinh.

V́ hỏa xà Thượng Đế đă đem lại sinh khí cho một trong các tam giác lực của Thái dương hệ, trong đó (một cách tạm thời) Kim Tinh và Địa Cầu hợp thành 2 điểm của tam giác.

 

Điều này tạo nên sự biệt ngă hóa của những thực thể, đặc biệt trong Huyền Giai nhân loại, tạo thành một trung tâm đặc biệt trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế.

a. Dăy Địa Cầu và các Chân Thần lâm phàm.

Do đó, chúng ta đă đạt được một mức độ mà (đă bàn lướt qua ở trên về nguồn gốc manas vũ trụ, Thái dương hệ và hành tinh), hiện nay, đối với chúng ta có thể đi đến chỗ xem xét về dăy Địa cầu chúng ta bên trong hệ thống Địa cầu, và xem điều ǵ có nguồn cội từ nguyên khí trí tuệ trong nhóm chân ngă đang luân hồi hiện nay, tức là các đơn vị của Huyền Giai Sáng Tạo thứ 4. Nơi đây, môn sinh cần nhớ rằng chỉ có một nhóm trong Huyền Giai Sáng Tạo thứ 4 là có ảnh hưởng bởi sự tiến nhập của manas trong căn chủng thứ ba, và do đó trong việc lâm phàm trên hành tinh vào lúc này là các phần

cấu tạo của 2 nhóm: một nhóm vốn nhận được sự kích động trí tuệ, trong chu kỳ thế giới này, c̣n nhóm kia vốn nhận được sự kích thích trong dăy trước. Nhóm sau cùng có thể được nhận thấy đang luân hồi trong tất cả những kẻ đang bước trên Đường Dự Bị, những kẻ ấy được xem như những đơn vị tiến hóa của nhân loại và được xem như những người nổi bật trong nhân loại. Do bởi sự dị biệt giữa 2 nhóm, có thể phát hiện ra nhiều bất an trên thế giới. Sự khác nhau này tàng

380 ẩn trong các yếu tố sau đây, mà, với mục đích làm sáng tỏ, có thể được kê khai rơ ràng như sau : . Sự kiện là mỗi nhóm tạo thành một trung tâm lực khác nhau trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế. . Sự khác nhau trong phương pháp biệt ngă hóa. . Tốc độ rung động khác nhau của 2 trung tâm lực. . Do đó, có sự kiện rằng trong mỗi dăy, Hành Tinh Thượng Đế nhận một cuộc điểm đạo khác nhau, ảnh hưởng đến các trung tâm lực khác nhau; và như thế, đưa vào biểu lộ các thực thể thứ yếu khác nhau. Nhà nghiên cứu, khi xem xét các điều này, cần xét vấn đề theo các khía cạnh sau – một số đường lối tiếp cận nào đó hoàn toàn khả hữu đối với chúng ta, các đường lối khác, cho đến nay, chúng ta chỉ có thể đoán trước một cách mơ hồ. Sự kiện huyền bí như một thi sĩ người Anh, ông Pope có nói “Việc t́m ṭi thích hợp của nhân loại là con người” được biểu hiện trong việc nghiên cứu tất cả các chu kỳ rộng lớn này. Khía cạnh vũ trụ. Điều này bao hàm việc nghiên cứu vị trí của Thái Dương Thượng Đế trong lĩnh vực rộng lớn hơn của Ngài, việc nghiên cứu tâm lư học và thiên văn học ngoài thái dương hệ, và xem xét về mối liên hệ đang có giữa Thái dương hệ chúng ta với các cḥm sao (tinh ṭa) khác, và về

con đường của chúng ta trong ṿng cung rộng lớn của bầu trời. Nó liên quan đến mối liên hệ của các mặt trời khác nhau với các thiên thể đi kèm đang quay quanh của chúng và của các hành tinh với nhau; nó dính líu đến việc nghiên cứu về sự phân cực cá biệt của chúng và sự tương tác của chúng với các đối cực của chúng. Nó sẽ đưa người nghiên cứu vào các lănh vực suy đoán hợp lư, vào việc học hỏi điện vũ trụ và định luật thu hút của vũ trụ và cho đến nay hăy c̣n vượt quá sự hiểu biết của ngay cả những nhà khảo cứu tiến hóa nhất vào lúc này, và sẽ chỉ trở thành một khoa học (thu gọn lại h́nh thức và sách giáo khoa nếu tôi có thể diễn tả như thế) trong phần cuối của cuộc tuần hoàn sắp tới.

Khía cạnh thái dương hệ. Khía cạnh này liên quan đến vị trí của các Hành Tinh Thượng Đế, bên trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế, sự tương tác lẫn nhau của các Ngài và sự

381      tương thuộc hợp lư của các Ngài, và với các chu kỳ mà trong đó đến lượt mỗi vị hay là dưới h́nh thức hai vị, trở thành Đấng tiếp nhận huyền lực Thượng Đế. Việc đó cần đến sự khảo cứu về thái dương hệ dưới h́nh thức một đơn vị, về liên hệ thiên văn và liên hệ quỹ đạo của Mặt Trời đối với các hành tinh. Các tam giác của thái dương hệ sau rốt sẽ trở thành một đề tài suy đoán rộng răi, kế đó là đề tài sưu tầm, minh chứng khoa học và sau cùng cần được biết để trở thành sự kiện được chứng minh và xác nhận, -nhưng thời cơ chưa đến. Các cực tính khác nhau của các hệ hành tinh sẽ được khảo cứu, và điều chỉ dẫn mà hiện giờ chỉ có điểm đạo đồ được ba lần điểm đạo mới được truyền đạt, sau rốt sẽ trở thành công truyền. Vào đúng thời điểm, sự hiểu biết về thái dương hệ theo các đường lối về :

 

 Đem lại sinh khí cho các hệ hành tinh,

 Sự tương tác giữa 2 hệ hành tinh,

Các giai đoạn lâm phàm của một Hành Tinh Thượng Đế trên cơi trần,

 Cuộc điểm đạo của Hành Tinh Thượng Đế, sẽ được biến đổi thành phép tắc và trật tự. Nhưng cho đến nay, các suy tư mơ hồ và các ẩn ngôn chỉ khêu gợi về tâm linh và trực giác bằng bất cứ cách nào có thể có được. Phần trước của cuộc tuần hoàn sắp tới sẽ chứng kiến nhiều hiểu biết rộng răi hơn và có lợi trong vấn đề này.

Khía cạnh hành tinh. Quan điểm này chính nó liên quan tới lịch sử của hệ hành tinh cá biệt, và liên quan với tâm thức và cuộc tiến hóa của một Hành Tinh Thượng Đế đặc thù nào đó. Trong khi nghiên cứu theo các đường lối này, môn sinh phải cố gắng có được một hiểu biết nào đó về hệ hành tinh dưới h́nh thức một đơn vị, như là một thể kết hợp với 7 trung tâm lực của nó và 49 bầu hành tinh, và với tam giác được tạo thành giữa chúng. Các dăy tách biệt hoặc là

. Đối tượng của sự kích thích hành tinh, . Phạm vi lâm phàm của một Hành Tinh Thượng Đế, . Phối hợp thành biểu lộ ra ngoại cảnh,

382 . Biểu lộ, . Dần dần tiến vào t́nh trạng tối tăm (obscurity). Cho đến nay, quan điểm này vẫn khổng thể hiểu được đối với kẻ suy tư bậc trung; v́ nó liên quan đến việc mở rộng tâm thức mà con người không thể đạt tới được. Tuy nhiên, nỗ lực t́m hiểu được dùng vào mục đích hữu dụng, v́ nó đặt ra mục tiêu cho con người và giúp cho y nới rộng ư niệm hiện tại của y.

Khía cạnh về dăy hành tinh. Khía cạnh này đem lại toàn thể ư tưởng c̣n trong phạm vi khả hữu, và đă được chỉ dẫn cho

các môn sinh trong quyển GLBN II. Môn sinh bị thu hẹp vào việc trầm tư về 7 bầu hành tinh của dăy mà y là một thành phần cấu tạo, dù là rất nhỏ bé. Y đă học hỏi các bầu như đă được nhận ra trong thời gian với sự tương tác của chúng; y phải học hỏi phần đóng góp của mỗi người trong đại chu kỳ của một Hành Tinh Thượng Đế. Thí dụ, trong dăy Địa Cầu hiện nay có liên hệ đến chúng ta gần nhất, bầu thứ 4 quan hệ nhất, v́ rằng đó là hiện thể ở cơi trần đối với một Hành Tinh Thượng Đế trong cuộc lâm phàm trọng trược ở ngoại cảnh. Tuy nhiên, đừng nên quên rằng, dù đang biểu lộ một cách khách quan như thế, Ngài là hiện thân cho toàn thể dăy và hành tinh hệ. Ư tưởng này có thể trở nên rơ ràng cho môn sinh nếu nó được diễn đạt như sau :

Một hệ thống hành tinh (a scheme), trong toàn thể của nó tương ứng với Chân Thần hay với noăn hào quang của Chân Thần liên hệ với con người và 49 chu kỳ của y.

Một dăy hành tinh (a chain) (1), trong toàn thể dăy tương ứng với chân ngă thể của con người, với linh hồn thể cùng 7

1 Dăy hành tinh – một loạt 7 bầu hành tinh hay thế giới vốn tạo thành trường tiến hóa trong chu kỳ hành tinh hay manvantara. Ba bầu đầu tiên trong số các bầu này – thường được biết dưới tên là A, B, và C hợp thành ṿng cung đi xuống là chất hồng trần trọng trược nhất của thực thể giáng hạ đă đạt đến trong bầu thứ tư, bầu D, trong đó địa cầu chúng ta là một thí dụ. Bầu thứ 5, bầu E, trên cung thăng thượng (tương ứng với bầu C trên cung giáng hạ) thường thường thuộc về cơi cảm dục, c̣n bầu thứ 6 và 7, bầu F và G (tương ứng với bầu B và A trên cung giáng hạ) tương ứng với các cơi phụ Sắc giới (Rupa) và Vô sắc giới (Arupa levels) của cơi trí; do đó các bầu này vô h́nh đối với nhăn quang thông thường.

383 đại chu kỳ đă đề cập ở một nơi khác trong các trang này và được ám chỉ đến trong một vài sách huyền học. Một bầu hành tinh, với 7 giống dân tương ứng với một loạt lâm phàm đặc biệt liên hệ với con người, đang lâm phàm hay không lâm phàm, đối với tất cả các bầu không ở trên các mức độ hồng trần. Một bầu hồng trần, trong một dăy tương ứng với một lần đầu thai đặc biệt ở cơi trần của một người. Hành Tinh Thượng Đế chiếm ngự h́nh hài vật chất trong hành tinh của Ngài, và là sự sống của hành tinh ấy và vạch ra các mục tiêu của Ngài. Một căn chủng, chỉ hơi giống với “bảy vai tṛ” (theo cách diễn tả của Shakespeare) được thủ bởi người tí hon, tức là nhân loại. Trong một căn chủng, một Hành Tinh Thượng Đế chỉ sống bên ngoài sự sống của Ngài, hoạt động qua một kinh nghiệm nào đó trong công việc vĩ đại để phát triển tuệ giác thể (buddhi) hay hoạt động tập thể, (v́ tuệ giác thể là nguyên khí hợp nhất của các nhóm) và trong diễn tŕnh thu thập kinh nghiệm và phát triển, Ngài lôi cuốn vào khả năng rung động của Ngài tất cả các tế bào trong cơ thể Ngài. Trong trường hợp con người, các tế bào trong cơ thể y (tế bào vật chất) là các sinh linh tiến hóa hướng hạ, được Thượng Đế Ngôi Ba làm cho sinh động, phối hợp với Thượng Đế Ngôi Hai. Trong trường hợp một Hành Tinh Thượng Đế, các tế bào trong cơ thể Ngài là các sinh linh tiến hóa hướng thượng (thiên thần và con người) được làm sinh động bởi sự sống của Thượng Đế Ngôi Hai, kết hợp với Thượng Đế Ngôi Một và vận dụng các hoạt động của Thượng Đế Ngôi Ba cho các mục đích biểu lộ.

Nhân tiện, xin nêu ra các điều như sau, vị trí mà dăy Địa Cầu và bầu Địa Cầu đang giữ trong cuộc tiến hóa của Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống Địa Cầu sẽ được giải rơ hơn cho các đạo sinh.

Bánh xe tiến hóa vẫn xoay và trong lúc xoay, nó cuốn vào trong cuộc biểu lộ một trong 7 bầu của nó hoặc đưa vào biểu lộ trên cơi trần Đấng Cao Cả vĩ đại, mà sự sống của Ngài làm sinh động toàn thể hành tinh hệ. Cần phải nhớ rằng, cũng

384 như con người bị cản trở do thể xác của y, và thấy rằng chính y không thể biểu hiện qua thể xác đó toàn thể cái tích chứa trong chân ngă thức của y, một Hành Tinh Thượng Đế cũng tương tự như thế, khi khoác lấy cho chính Ngài một hiện thể bằng chất hồng trần trọng trược trong bất luận dăy riêng biệt nào, Ngài cũng bị cản trở như thế, và không thể biểu hiện một cách hoàn hảo trên bầu hành tinh, cái mỹ lệ đầy đủ của Sự Sống Ngài hay là cái huy hoàng của Tâm Thức đang biểu lộ của Ngài. Liên quan với Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống chúng ta, ở đây cần phải nói thêm rằng:

 Ngài đang lâm phàm trong vật chất.

Ngài đang ở nửa đường xuyên qua đặc điểm của Ngài trên đường Điểm Đạo vũ trụ, và hậu quả là nhận được lần điểm đạo thứ tư trong dăy này. Do đó, bầu này có thể được xem như là bầu phiền năo, v́ qua nó, Đức Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta đang trải qua điều mà huyền bí học gọi là “Thập giá h́nh”.

Các tế bào trong cơ thể Ngài – các tế bào mà qua đó Ngài cảm nhận và thu thập kinh nghiệm – trong chu kỳ thế gian này, đang bị khổ đau cấu xé, v́ tâm thức của Ngài là tâm thức ở trung tâm cơ thể và khả năng của chúng là khả năng

 

chịu đựng đau khổ, để cho, nhờ có chúng, Ngài mới có thể học được ư nghĩa vô dục của thái dương hệ (systemic dispassion), mới được tách khỏi mọi h́nh hài và bản chất vật chất, và dựa vào thập giá vật chất, sau rốt t́m được giải thoát và tự do của Tinh Thần.

 

Các điều tương tự có thể được tiên đoán cho một Thái

Dương Thượng Đế với tŕnh tự lư thú theo sau cần được nhớ

kỹ:

Thái Dương Thượng Đế dành mục tiêu cho chín cuộc

điểm đạo, cuộc điểm đạo vũ trụ thứ ba đang là mục tiêu của

Ngài.

Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta có mục tiêu là bảy

cuộc điểm đạo, cuộc điểm đạo vũ trụ thứ nh́ đang là mục

tiêu của Ngài.

Con người có mục tiêu là năm cuộc điểm đạo, cuộc điểm đạo vũ trụ thứ nhất đang là mục tiêu của con người.

Nếu chúng ta liên kết điều này với cuộc điểm đạo liên hệ

đă nói đến ở trên và mặt trời Sirius, chúng ta sẽ có một đầu

mối đưa đến Thánh đạo vũ trụ tam phân.

b. Giới thứ tư và Huyền giai của hành tinh.

Một số sự kiện đă được hiểu rơ và nhận thức được bởi một môn sinh huyền linh bậc trung, người biết cân nhắc giáo lư này một cách thận trọng. Y biết rằng chỗ nối tiếp của Tinh thần – vật chất với trí tuệ, được thực hiện trong căn chủng thứ ba, và rằng gia đ́nh nhân loại dứt khoát hiện diện trên địa cầu kể từ ngày ấy. Y biết rằng điều này xảy ra do sự giáng lâm, dưới h́nh thức xác thân, của một số Đại Thực Thể Thông Linh và y học được rằng các Đấng này từ dăy Kim Tinh đến, các Ngài đă đạt được mối liên kết cần thiết, đảm trách việc cai quản hành tinh, thành lập Thánh Đoàn huyền bí, và rằng mặc dù một số vị vẫn c̣n ở lại với dăy hành tinh – các Đấng c̣n lại đă trở về với cội nguồn xuất phát của các Ngài. Bằng nhiều cách, điều này tổng kết toàn thể kiến thức hiện nay. Chúng ta hăy bàn thêm một cách vắn tắt về điều

đó, đính chính một số diễn dịch sai lầm và xác minh 1 hay 2 sự kiện mới. Chúng ta có thể kê khai các điều này như sau : Trước nhất, môn sinh huyền học cần nhớ rằng :

Sự giáng lâm đă làm nổi bật việc chiếm một hiện thể hồng trần, bởi một Hành Tinh Thượng Đế và theo nghĩa đen là việc giáng lâm của Đấng Hóa Thân.

Chính sự giáng thế này đă xảy ra bởi sự chỉnh hợp rơ

 

rệt Thái dương hệ, việc đó bao gồm: Hệ thống Kim Tinh của thái dương hệ. Dăy Kim Tinh của hành tinh hệ Địa Cầu. Bầu Kim Tinh của dăy Địa cầu.

c. Chính Hành Tinh Thượng Đế không giáng lâm từ hành tinh hệ Kim Tinh, mà là từ dăy Kim Tinh của hành tinh hệ của chính Ngài, tức hành tinh hệ địa cầu. Nhờ vào việc chỉnh

387      hợp thái dương hệ mà hỏa xà Thượng Đế có thể tuôn tràn qua một số tam giác mà 2 điểm là Kim Tinh và Địa cầu. Điều này tạo nên một sự gia tốc rung động và cho phép Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh hệ chúng ta nhận được cuộc điểm đạo nhỏ và chuẩn bị cho cuộc điểm đạo chính.

Kế đến, cũng cần nhớ rằng, trong khi xem xét vấn đề này, chúng ta phải cẩn thận xét nó không những v́ nó tác động lên chính bầu hành tinh chúng ta và nhân loại hiện nay của bầu đó, mà c̣n theo quan điểm Thái dương hệ và vũ trụ, hay là từ khía cạnh có tầm quan trọng của nó đối với một Hành Tinh Thượng Đế và một Thái Dương Thượng Đế. Do đó, xảy ra sự kiện rằng, biến cố này không những chỉ là kết quả của việc đạt được điểm đạo thứ yếu của Thượng Đế trên Địa cầu chúng ta, mà trong hành tinh hệ Kim Tinh, nó c̣n được nổi bật bởi sự đạt được cuộc điểm đạo chính của Hành Tinh Thượng Đế của Kim Tinh trên dăy thứ 5 của Ngài. Liên

hệ với một Thái Dương Thượng Đế là sự kích thích của một trong các trung tâm lực của Ngài, và từ việc tiến lên theo dạng h́nh học của luồng hỏa qua tam giác đă được nói đến ở trên.

Cần nói thêm rằng có 104 vị Kumaras từ Kim Tinh đến Địa cầu; chính xác là 105 vị, khi Đơn Vị tổng hợp, chính Đấng Cai Quản Thế Gian được tính như là một. C̣n lại với Ngài là 3 vị Hoạt Động Phật. Tôi muốn gợi sự chú ư đến ư nghĩa song đôi của danh xưng đó. “Hoạt Động Phật”, mang ư nghĩa rằng các Đấng Cao Cả ở tŕnh độ tiến hóa của các Ngài là bác ái ­minh triết linh hoạt và biểu hiện trong chính các Ngài dưới 2 trạng thái. Ba vị Hoạt Động Phật tương ứng với Ba Ngôi của Tam Vị Nhất Thể (Trinity).

Các Đấng Cao Cả này được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm là 35 vị, và trong chính các Ngài biểu hiện 3 trung tâm lực chính của Hành Tinh Thượng Đế, ba nhóm này mà chúng ta xem như là “ba bộ môn” (“three departments”) v́ cần phải nhấn mạnh rằng mỗi bộ môn hợp thành một trung tâm lực :

 Trung tâm lực ở đầu …… Bộ môn cai trị

 Trung tâm lực ở tim …… Bộ môn giáo huấn.

 Trung tâm lực cổ họng …. Bộ môn của Đức Văn Minh

 

Bồ Tát. Trung tâm lực này tổng hợp

4 trung tâm lực nhỏ, cũng như

Cung 3 tổng hợp 4 Cung nhỏ.

Các vị Kumaras này (hay các vị thay thế hiện nay của các Ngài) cũng có thể được chia thành 7 nhóm, tương ứng với 7 cung và ở trong chính các Ngài là sự sống của trung tâm lực mà Ngài nắm giữ. Do đó 15 trong số các Đấng Cao Cả này (lại 10 và 5) hợp thành một trung tâm lực trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế, và 3 vị Kumaras mà chúng ta được

dạy về Ngài (mỗi vị lại ngũ phân, tạo thành 15) là các Sự Sống được thực thể hóa (entifying Lives) của trung tâm lực đặc biệt, bao hàm cuộc điểm đạo sắp tới của Hành Tinh Thượng Đế, và là trung tâm mà con người vào lúc này và trong chu kỳ lớn hơn này, đang thuộc về.

Một sự kiện khác nên được chú ư về các Đấng Cao Cả này là khi xét 7 nhóm, các Ngài tạo thành :

Các điểm tập trung đối với huyền lực, hay ảnh hưởng phát xuất từ các trung tâm thái dương hay các hành tinh hệ khác.

 7 phân chia của Thánh Đoàn huyền linh.

 

Như chính vị Hành Tinh Thượng Đế đang làm, các Ngài hiện hữu trong chất dĩ thái và theo nghĩa đen là các đại luân xa, hay là các trung tâm của Lửa sinh động, lửa của trí tuệ và lửa điện; các Ngài đem lại sinh lực cho cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế, và giữ tất cả chung lại với nhau như một tổng thể biểu lộ. Các Ngài tạo thành một tam giác hành tinh bên trong dăy, và mỗi một trong các Ngài đem lại sinh khí cho một bầu hành tinh.

Ở tŕnh độ hiện nay, không nên phổ biến các điều : -Hành Tinh Thượng Đế chúng ta là biểu hiện cho Cung

nào hay có phân thân từ Thượng Đế (logoic emanation) nào. -Trung tâm nào trong Thái dương hệ được gọi là hệ

thống Địa cầu.

-Hệ thống nào là đối cực của chúng ta, hay vị Hành Tinh

Thượng Đế nào có liên kết chặt chẽ nhất với Hành Tinh

Thượng Đế chúng ta.

-Trung tâm lực đặc biệt nào trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế, mà hiện nay Ngài đang nỗ lực để làm linh hoạt.

V́ có thể suy luận ra được, nên các điểm này trở thành quá nguy hiểm do đó không thể truyền dạy, và các môn sinh có đủ trực giác để hiểu được chi tiết, chính họ sẽ thấy cần phải giữ im lặng.

c. Một tiên đoán. Bây giờ, trước khi nối tiếp đề tài, chúng ta nên đặt tên cho các dăy khác nhau của hệ thống địa cầu. Chúng ta phải cẩn thận ghi nhớ rằng các tên gọi này chỉ là các tên gọi đơn giản, thêm vào cho các dăy và các bầu hành tinh mục đích để làm sáng tỏ. V́ đề tài này được khảo cứu một cách rộng răi hơn, chắc chắn sẽ là khôn ngoan mà gọi các dăy bằng số của chúng, và bỏ đi các tên gọi đang được dùng hiện nay như :

 Hải vương Tinh (Neptune)

 Kim Tinh (Venus)

 Thổ Tinh (Saturn)

 Địa cầu (Earth)

 Thủy Tinh (Mercury)

 Hỏa Tinh (Mars)

 Mộc Tinh (Jupiter)

 

Ở đây, cần nhân cơ hội để đưa ra một điểm cảnh báo cho

các môn sinh, liên hệ với các biểu lộ đă được đưa vào trong

Bộ Luận này.

Chúng chỉ mô tả một chu kỳ trong cơ tiến hóa của Thượng Đế, và chỉ bao hàm giai đoạn rộng lớn hiện nay trong việc vạch ra những ǵ mà chúng ta đang đặt tâm trí vào. Chúng có thể được mô tả một cách sơ sài như là đang bao hàm giai đoạn trong thái dương hệ, vốn bắt đầu cho chúng ta vào giữa căn chủng thứ ba của cuộc tuần hoàn này, và tiếp

390      tục cho đến giai đoạn được gọi là “Kỳ Phán Xét” trong cuộc tuần hoàn thứ 5 sắp đến. Vào lúc đó, Hành Tinh Thượng Đế

của chúng ta sẽ đạt được cuộc điểm đạo mà hiện nay đang là mục tiêu của Ngài; cuộc tuần hoàn thứ 5 của hệ thống Kim Tinh sẽ chấm dứt, và hệ thống Kim Tinh sẽ bắt đầu chuyển sang kỳ qui nguyên, chuẩn bị chuyển di sự sống của nó đến hành tinh tổng hợp, cùng với những ǵ mà hành tinh này đă có liên hệ đến; Thủy Tinh sẽ đạt đến sự cực thịnh của thành tựu, cùng với Hỏa Tinh và Địa cầu, sẽ hợp thành một tam giác của Thái dương hệ. Ở đây, chúng ta đang nói đến các hành tinh hệ chớ không phải các dăy.

Chúng ta phải nhận thức một tam giác khác bên trong hệ thống Địa cầu, của các dăy được gọi là “dăy Địa cầu”, dăy Kim Tinh và dăy Thủy Tinh, nhưng toàn thể tam giác này có liên hệ đến các trung tâm lực của Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống chúng ta. Sự thành lập Thái dương hệ có tầm quan trọng rất lớn trong cuộc tuần hoàn sắp đến, nên được nêu ra và sẽ đem 3 hệ thống : Địa cầu, Hỏa Tinh và Thủy Tinh vào một vị trí có liên hệ với nhau, sao cho các kết quả sau đây sẽ xảy đến :

 

1. Một tam giác của Thái dương hệ sẽ được tạo thành.

 

2. Luồng hỏa xà Thượng Đế sẽ tự do luân chuyển giữa 3 điểm này.

 

3. Một trung tâm lực Thượng Đế vĩ đại nào đó sẽ được tiếp sinh khí, và sự chú tâm của Hỏa xà Thượng Đế sẽ chuyển từ tam giác hiện nay trong diễn tŕnh thành lập (Địa cầu, Kim Tinh và một hệ thống mà tên gọi c̣n được giữ kín) sang tam giác khác.

 

4. Toàn thể nhóm nhân loại mới sẽ được đưa vào luân hồi trong hệ thống Địa cầu chúng ta. Ba phần năm nhân loại hiện nay đang ở trên Con Đường Dự Bị hoặc Con Đường Điểm Đạo, vào lúc đó sẽ có được trung tâm tâm thức của họ

 

391      một cách rơ rệt trên cơi trí, trong khi 2 phần 5 c̣n lại sẽ tập trung trên cơi cảm dục. 2 phần 5 này sẽ tạm thời chuyển vào trạng thái yên nghỉ (pralaya), chuẩn bị cho việc hoán chuyển của họ đến một hệ thống khác, v́ hệ thống địa cầu sẽ không c̣n là một nơi thích hợp để bảo dưỡng họ nữa.

 

5. Các Đấng Cao Cả sẽ từ hệ thống Hỏa Tinh đến hệ thống Địa cầu, và sẽ t́m thấy nơi Địa cầu môi trường cần thiết cho nỗ lực của các Ngài.

 

6. Sự sống ở Thủy Tinh sẽ bắt đầu tổng hợp và sẽ được hoán chuyển sang hành tinh tổng hợp của nó. Trong trường hợp Thủy Tinh, hành tinh tổng hợp này không phải là Thổ Tinh, mà là một trong số hai trung tâm chính khác cao hơn.

 

7. “Ngày Phán Xét” trong cuộc tuần hoàn thứ 5 hay là điểm thành đạt của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, sẽ chứng kiến một giai đoạn xung đột hành tinh trên các mức độ trí tuệ, vốn sẽ gây nên cho thế giới hiện nay t́nh trạng bất an có vẻ không đáng kể. Như trước kia có nói đến, cuộc xung đột hiện nay là dịp để trắc nghiệm khả năng của các thực thể bên trong các h́nh hài nhân loại hiện nay để đánh giá các sức mạnh tinh thần của họ, và qua năng lực của Trí Tuệ để vượt qua cảm xúc hay đau khổ. Cuộc đấu tranh trong cuộc tuần hoàn thứ 5 sẽ là giữa thượng và hạ trí và diễn trường sẽ là linh hồn thể (1)

 

1 Linh hồn thể (The causal body, thể nguyên nhân, thượng trí).

“Ảnh hưởng; hay sức mạnh hay kết quả hay bất cứ điều ǵ có thể được gọi của các hành động trước kia của con người, có thể nói tạo thành một chủng tử, từ đó phát sinh ra cây, tạo ra kết quả tốt hay xấu mà con người hứng chịu trong kiếp sống sau đó. (Vishnu Purana I, XIX, 5). Về phương diện chuyên môn, chủng tử này được gọi là Karana Sarira, tức linh hồn thể (Paingala Upanishad II), v́ nó

Hiện nay, sự phấn đấu đang được tiến hành trên hành tinh giữa một vài chơn ngă (hay các lănh tụ của nhiều chủng tộc, tất nhiên là các lănh tụ này đang ở vị thế thuận lợi nhờ ở việc an trụ vào Chân ngă của họ, và nhiều phàm ngă bị lôi

là nguyên nhân của phúc lạc hay đau khổ của con người. Linh hồn thể này gồm có thể thứ 5 (the fifth Kosa tức Anandamaya) của con người và liên kết với linh hồn bao lâu mà linh hồn c̣n bị bao bọc trong thể thô sơ hoặc tinh anh (Sthula hay là Sukshma Sarira); và hoàn toàn biến mất khi linh hồn tự nó thoát ra khỏi các mạng lưới của hai thể nói trên; lúc bấy giờ linh hồn đạt đến sự tinh khiết nguyên thủy của nó, và có thể nói là thiêu rụi mọi dấu vết của sự kết hợp của nó với thể xác, gồm cả linh hồn thể này (Karana Sarira). Điều này xảy ra khi linh hồn được chuẩn bị cho sự giải thoát cuối cùng tức là Moksha. Dĩ nhiên, đến lúc ấy, Karana Sarira, tức chủng tử, kết quả của hành động trước kia, vẫn c̣n hiệu quả và khẳng định một ảnh hưởng mạnh mẽ đang chi phối các hành động của con người” .  Tạp chí The Theosophist, quyển  VII, III, trang 59.

“Một thường nhân, do bởi Vasaha (hương vị hay mùi hương): sẽ lặp lại (trong Jagra, tức trạng thái tỉnh thức) câu chuyện cũ được mơ thấy trong một cơn mơ đă qua. Kẻ thường nhân cũng thế, y đang t́m kiếm bản chất chân thật của cái ngă đă đạt được đối với chân kiến thức, biểu hiện cho chính y và sẽ không bao giờ trở thành Chidabhasa (chidabhasa là phản ảnh của atma trong Karana Sarira, vốn là hiện thể của vô minh. Y là kẻ trở nên một thực thể của trời (a celestial being) sẽ được gọi là “con người” cho đến khi linh hồn thể đă chết đi (do sự sinh ra của Pragna, hay minh triết) hoàn toàn bị thiêu rụi bởi lửa minh triết ưu thắng”.   

Kaivalyanavanita, phần II, 31.

“Bởi ngọn lửa tinh khiết nhất của Chân Minh Triết mà thể vô minh (nghĩa là linh hồn thể) sẽ biến thành tro bụi” – Kaivalyanavanita, phần I, 98. Trích từ tạp chí The Theosophist quyển VIII.

cuốn vào xoáy lực do sự kết hợp của nhóm; điều đó tất nhiên là khủng khiếp và bắt buộc hủy diệt h́nh hài. Sự tranh chấp trong cuộc tuần hoàn thứ 5 vốn ở trên các mức độ trí tuệ, sẽ xảy ra giữa các chân ngă và các nhóm Chân ngă, mỗi nhóm tác động một cách hữu thức, và với việc áp dụng trí năng, sẽ đem lại một số kết quả nào đó cho nhóm. Sẽ có kết quả trong việc thành công (sự thành công sau cùng) của Tinh thần trên vật chất, trong việc tống khứ một số nhóm nào đó mà cho đến nay không thể giũ bỏ chính chúng ra khỏi các trói buộc của vật chất, và kẻ thích t́nh trạng giam cầm hơn là sự sống của Tinh Thần; điều đó sẽ đánh dấu lúc bắt đầu thời trở về nguyên thủy của hệ hành tinh chúng ta, và việc từ từ chuyển sang chu kỳ pralaya trong khoảng 2,5 cuộc tuần hoàn c̣n lại của toàn thể 7 dăy hành tinh của chúng ta. Thật là một sự kiện huyền bí lư thú khi biết rằng Địa cầu chúng ta hiện nay sẽ ở trong cuộc tuần hoàn thứ 5 của nó và song hành với hệ thống Kim Tinh, c̣n dăy Nguyệt cầu của hệ hành tinh chúng ta đă chứng kiến một thời kỳ tŕ trệ tạm thời của diễn tŕnh tiến hóa của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta; nó đưa đến kết quả trong việc tạm thời làm chậm lại các hoạt động của Ngài, và gây nên “thời gian lăng phí” (“lost time”), nếu có thể được phép diễn tả như thế một cách tôn kính. Các Tinh Quân Hắc Diện (The Lords of the Dark Face) hay là các sức mạnh có sẵn của vật chất đă thành công được trong một thời gian, và chỉ có cuộc tuần hoàn thứ 5 của dăy hành tinh chúng ta mới chứng kiến cuộc thất bại sau cùng của các Tinh quân này. Hệ thống Kim Tinh cũng có chiến trường của nó, nhưng Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống ấy đă vượt qua được các mănh lực đối kháng, đă chiến thắng được các h́nh hài vật chất và 393 hậu quả là ở một vị thế -khi nào đến lúc – áp dụng sự kích

thích cần có hay một rung động mănh liệt được tăng cường so với hệ thống Địa cầu chúng ta. Sự kiện mà sự trợ lực từ bên ngoài được kêu gọi đến, trong căn chủng thứ ba của dăy hành tinh này, và chính sự tiến hóa của trí tuệ đă đem lại sự biệt ngă hóa, dưới h́nh thức vật chất, của Đấng Hóa Thân (Avatar), cần được suy ngẫm, Manasaputra Thiêng Liêng, Đấng Chưởng Quản Thế Gian, chính Ngài khoác lấy h́nh hài qua xung lực hướng dẫn của manas, có sẵn trong bản thể của Ngài và trong một vài đường lối bí nhiệm nào đó, điều này được trợ giúp bởi một Hành Tinh Thượng Đế khác của một hệ thống khác. Sự hợp tác của Ngài là điều tất yếu phải có.

d. Tổng kết (Summation) Chúng ta đă đang khảo cứu về nguồn cội của manas, và trước tiên, chúng ta thấy rằng đó là ư chí linh hoạt, được áp dụng một cách sáng suốt, của một Thực Thể Thông Linh, và sau đó, ư chí sáng suốt linh hoạt này sẽ tác động vào tất cả các sinh linh thứ yếu, trong công cuộc tiến hóa có chu kỳ bên trong Cơ Thể của Sự Sống có ư chí linh hoạt đặc thù đó. Điều này cũng đúng cho tất cả các Đấng Cao Cả từ Thượng Đế trở xuống. Để tổng kết, có lẽ điều đó có thể được diễn tả như sau:

 

Cội nguồn xuất phát của hoạt động trí tuệ trong một thái dương hệ là Đại Thực Thể Thông Linh vũ trụ mà Thái Dương Thượng Đế chúng ta biểu hiện như một trung tâm lực trong Cơ Thể Ngài, cùng với 6 vị Thái Dương Thượng Đế khác hợp thành 7 trung tâm lực của Ngài.

Cội nguồn xuất phát của hoạt động trí tuệ trong các hệ thống hành tinh là Thực Thể Thông Linh vũ trụ mà chúng ta gọi là Thái Dương Thượng Đế, Ngài là Đấng Thông Tuệ linh hoạt điều khiển, Ngài đang tác động với mục đích đă định sẵn qua 7 trung tâm lực của Ngài.

Cội nguồn xuất phát của nguyên khí trí tuệ trong một hệ thống hành tinh là Thực Thể Thông Linh vũ trụ thứ yếu, Đấng mà chúng ta gọi là Hành Tinh Thượng Đế. Ngài tác động qua 7 dăy hành tinh của Ngài như Thái Dương Thượng Đế đang tác động qua 7 trung tâm hành tinh. Ở đây thật là điều lư thú mà ghi nhận rằng khi Thái Dương Thượng Đế đang được thúc đẩy về mặt trí tuệ để thực hiện mục tiêu nào đó của Nguồn cội vĩ đại của Ngài (Đấng Bất Khả Tư Nghị), Ngài có thể tạo nên sự sinh động trong một trung tâm lực này hay trung tâm lực khác của Ngài tùy theo mục đích trước mắt. Điều này xảy ra trong việc tạo thành tam giác mà trong đó, Địa cầu và Kim Tinh là hai điểm, và (đang có ảnh hưởng đến

394      các Hành Tinh Thượng Đế của cả hai hệ thống này) đă kích thích các Ngài được điểm đạo, và đă đưa các Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống chúng ta đến chỗ hợp thành một tam giác thứ yếu bên trong phạm vi hoạt động của Ngài, tam giác đă đưa đến kết quả trong việc nhận được cuộc điểm đạo thứ yếu của Ngài, và trong việc thấm nhuần trí tuệ của người thú. Như vậy, đă đưa vào hoạt động biểu lộ, nhóm Chân Thần hợp thành một trung tâm đặc thù.

Một cách tương tự và về phương diện tiểu thiên địa, con người được khích lệ về trí tuệ và cội nguồn của ư chí linh hoạt sáng suốt, đối với tất cả các tế bào trong ba thể của y – thể cảm dục, hạ trí và xác thân. Trí tuệ của y là trí tuệ có hướng dẫn, và cội nguồn của y là cội nguồn của mọi hành động, và nỗ lực bên trong phạm vi của y, và, giống như các lănh vực tương ứng lớn hơn, tức một Thái Dương Thượng Đế và một Hành Tinh Thượng Đế, con người đang tác động qua 7 trung tâm lực.

Như vậy, chúng ta đă vạch ra nguồn gốc của manas bao lâu mà điều đó có thể làm được vào lúc này. Bí nhiệm của manas ẩn giấu trong chính sự hiện tồn của nó, và nắm giữ cái bí mật của sự sống cùng là che giấu các Thực Thể Thông Linh mà tính chất và đặc điểm nổi bật của các Ngài nằm trong đó. Đối với sự sống của thực thể nhỏ bé mà chúng ta gọi là một nguyên tử trong xác thân con người, Chủ Thể Suy Tưởng trong linh hồn thể, trí tuệ có hướng dẫn vĩ đại hơn của y, cũng mơ hồ và khó hiểu như Thượng Đế đối với Chủ Thể Suy Tưởng, chính Con Người. Tuy nhiên, sự tương đồng cũng chính xác (1). Thí dụ, thể xác con người được xem như

1 Forms (Các h́nh thức) Kinh Atharva Veda (Chú kinh Veda), dưới h́nh thức tổng kết, hướng dẫn chúng ta trong các nguyên tắc vốn dĩ cũng nằm dưới các phương pháp của “diễn tŕnh Thế giới” và của “diễn tŕnh nguyên tử” (“atom-process”) – một thế giới thu nhỏ. Dù cho “diễn tŕnh –Thế giới” hoặc “diễn tŕnh-nguyên tử” đi nữa – tùy thuộc vào người phát biểu và quan điểm của người này. V́ mọi câu chú (mantra) của Kinh Veda này đều phản ánh các hoạt động của diễn tŕnh – Thế giới, thế nên nó chắc chắn tiết lộ cho chúng ta nhận thức nằm trong nhận thức, kư ức nằm trong kư ức, quyền năng nằm trong quyền năng, thế giới trong thế giới, sự kiện bên trong sự kiện, hành động trong hành động, nhiệm vụ bên trong nhiệm vụ, tội lỗi trong tội lỗi, cá tính trong cá tính, thăng lên và giáng xuống theo mọi điểm trong không gian, không ngừng, không nghỉ. Nguyên tử tạo thành phân tử, phân tử tạo thành hỗn hợp, hỗn hợp tạo thành tế bào, tế bào tạo thành mô, mô tạo thành cơ quan, cơ quan tạo thành cơ thể; cơ thể tạo ra các cộng đồng, các cộng đồng (communities) tạo ra các tầng lớp và chủng tộc; tầng lớp và chủng tộc tạo ra các giới (kingdoms); các giới với nhiều đẳng cấp (grades) và các liên kết khác nhau tạo thành một hành tinh, nhiều hành tinh

một tổng thể kết hợp tạo thành bằng nhiều sự sống nhỏ hơn, đau khổ hoặc thành công khi Trí Tuệ hướng dẫn của nó hoạt động với minh triết – bác ái hay cách nào khác. Nguyên khí trí tuệ vận dụng (actuate) tất cả những ǵ xảy đến trong ṿng hào quang con người, và y đau khổ hoặc tiến hóa, tùy theo cách áp dụng nguyên khí đó.

Thế nên, một cách tôn kính, có thể nói như thế với cơ thể của Thái Dương Thượng Đế, tức thái dương hệ, và cũng có thể nói như thế với Hành Tinh Thượng Đế và hệ thống hành tinh của Ngài.

 

 

1. Manas and Karma.

Như đă thấy manas là mục đích sáng suốt của một Thực Thể nào đó đang thể hiện ra ngoại cảnh linh hoạt, và có liên quan đến mối liên hệ hỗ tương hiện có giữa một số các Thực Thể này, hiện nay, nó có thể đưa đến linh thị -dù cho một cách sơ sài và mơ hồ -vị thế đích thực của nguyên khí trí tuệ trong cả ba trường hợp. Toàn thể bí ẩn của nguyên khí này nằm trong hai điểm căn bản :

Bí ẩn của việc giải ngôi sao 6 cánh thành ngôi sao 5 cánh (1)(1).

tạo thành một thái dương hệ; nhiều thái dương hệ tạo thành một hệ thống lớn hơn, và tiếp tục không dứt; không ở đâu t́m được sự đơn giản không thể chia ra được; không nơi đâu sự phức tạp kết thúc. Mọi vật đều tương đối. Trích từ Pranava Vada, trang 334, 335.

Có thể là lư thú khi ghi nhận sự tương ứng giữa 6 mănh lực này với các “shaktis” của triết học Ấn Giáo. Giáo Lư Bí Nhiệm dạy rằng :

Số 6 (The Six) là 6 mănh lực của Thiên Nhiên. 6 mănh lực này là ǵ ? Xem GLBN  I, 312.

 Chúng là các loại năng lượng.

Chúng là tính chất năng động hay đặc thù của một Hành Tinh Thượng Đế.

Chúng là mănh lực sự sống của một Hành Tinh Thượng Đế

 

được hướng vào một phương nào đó. Các “shaktis” này như sau :

 

1. Parashakti – Theo nghĩa đen là mănh lực tối thượng, năng lượng và bức xạ ở trong và từ chất liệu nguyên thủy (substance).

 

2. Jnanashakti – mănh lực của  trí năng hoặc trí tuệ (intellect or mind).

 

3. Ichchhashakti – Năng lực của ư chí hay mănh lực đang tạo

 

ra sự biểu lộ. 4 Kriyashakti – mănh lực thể hiện lư tưởng (ideal).

 

5. Kundalinishakti – mănh lực hiệu chỉnh các liên hệ bên trong với các liên hệ bên ngoài.

 

6. Mantrikashakti – sức mạnh tiềm tàng trong âm thanh, ngôn từ và âm nhạc. Sáu shaktis này được tổng hợp bằng Cái Nguyên Thủy của chúng, shakti thứ 7. GLBN nói rằng : Chính trên các Huyền Giai (Hierarchies) và con số đúng của các

 

Thực Thể Thông Linh này mà bí ẩn của vũ trụ được kiến tạo. Số 10 (ten) – đường thẳng và ṿng tṛn. Biểu tượng của các

 

Hành Tinh Thượng Đế.  

       GLBN  I, 117.

Số 10 là vũ trụ vô sắc tướng (arupa universe) … 

GLBN I, 125

Số 10 là Sự sống biểu lộ (manifested existence)   

       GLBN I, 467

Số 10 là tổng kết (sumtotal)..   

        GLBN  I, 428

 

Số 6 – Ngôi sao 6 cánh. Sự sống bên trong và h́nh hài bên ngoài, được Tinh thần ứng linh. Số 6 là 6 mănh lực của thiên nhiên …                  GLBN  I, 236

Bí nhiệm của các Nghiệp Quả Tinh Quân, chính các Ngài là các nơi chứa độc nhất của các mục đích Trí Tuệ của Đấng 396 Cao Cả vũ trụ, Đấng này hàm chứa (enfold) Thái Dương

Thượng Đế chúng ta trong tâm thức của Ngài.

Do đó, khi nào khía cạnh nội môn của chiêm tinh học và của h́nh học huyền bí được khảo sát và sự kết hợp được tạo ra giữa 2 khoa học này, một ḍng ánh sáng sẽ tuôn tràn ra trên chất liệu của nguyên khí thông tuệ này; khi các tác động bên trong của định luật Nhân và Quả (định luật mà nhờ đó Nghiệp Quả Tinh Quân cai quản tất cả hành động của các Ngài) được hiểu rơ hơn, lúc bấy giờ, và chỉ lúc bấy giờ, các con của nhân loại sẽ có thể được khảo sát một cách có lợi, về

Sáu Hành Tinh Thượng Đế …                GLBN  I, 402 Sáu cơi …..    GLBN  I, 236 Mănh lực hay năng lượng, vật chất hay chất liệu nguyên thủy và

 

Tinh Thần.

Số 6 là tam giác kép (double triangle)

 ..

      GLBN  I, 143.

6 là biểu tượng của tính biểu lộ (objectivity)   

     GLBN  II, 625

Chúng là khía cạnh thiên thần của biểu lộ ..         

    GLBN I, 241

 

Năm (five) – Đây là ngũ giác (pentagon), Makara, ngôi sao 5 cánh. So với GLBN  I, 218, 219. 5 là biểu tượng của một Hành Tinh Thượng Đế… GLBN II, 618 5 là biểu tượng của tiểu thiên địa  … GLBN  II, 608 5 là biểu tượng của sáng tạo  …. GLBN  II, 613

Đó là Thượng Đế Ngôi 2 và Ngôi 3 hợp nhất trong sự tiến hóa. Trong sự phối hợp của 5 và 6, bạn có toàn thể biểu lộ, dương và âm phối hợp trong Lưỡng Tính Thiêng Liêng.

Tổng kết, GLBN  I, 235-239,  II  610, 638. Cấp bậc thứ nhất ..  Các Sự Sống bản thể. Tinh Thần. Bản ngă Cấp bậc 6 ………… H́nh hài biểu lộ. Vật chất. Phi Ngă. Cấp bậc 5 … ………Sự thông tuệ. Manas. Liên quan ở giữa.

vị trí của trí tuệ trong hệ thống tiến hóa. Hiện nay, không thể làm ǵ nhiều hơn là nêu ra phương hướng của con đường

397 phải được bước lên, trước khi vấn đề trừu tượng này có thể được làm cho sáng tỏ, và để nêu ra một số đường lối t́m ṭi vốn có thể (nếu được theo đuổi một cách kiên tŕ và khoa học) tạo ra cho môn sinh một phần thưởng phong phú về sự hiểu biết. Cho đến khi trực giác được khai mở đầy đủ hơn trong thường nhân, chính nguyên khí trí tuệ tạo thành một chướng ngại cho sự hiểu biết thích đáng của nó. Manas và mục đích của nghiệp quả Nếu môn sinh hiểu được rằng manas và mục đích sáng suốt thực sự là các thuật ngữ đồng nghĩa, điều hiển nhiên ngay trước mắt đó là karma và các hoạt động của Đấng Nghiệp Quả Tinh Quân sẽ có liên quan đến vấn đề đó. Điều cũng sẽ trở nên hiển nhiên đó là chỉ khi hạ trí được chuyển hóa thành trí trừu tượng hay thượng trí, và từ đó thành trực giác, con người sẽ có thể hiểu được ư nghĩa/ sự quan trọng (significance) của manas. Có lẽ chúng ta có thể hỏi tại sao điều này phải xảy ra là như thế. Chắc chắn bởi v́ thượng trí là tác nhân trên các mức vũ trụ nhờ đó Đấng Cao Cả có liên hệ mới tŕnh bày các kế hoạch và các mục tiêu của Ngài. Các kế hoạch và mục tiêu này (được h́nh dung ra trong thượng trí) đúng lúc mà sự tiến hóa kết tụ thành h́nh thức cụ thể bằng hạ trí. Điều mà chúng ta gọi là cơi nguyên h́nh (archetypal plane) có liên hệ đến Thượng Đế (cơi mà trên đó Ngài h́nh thành lư tưởng của Ngài, các hoài băo của Ngài và các ư niệm trừu tượng của Ngài) là sự tương ứng của Thượng Đế với các mức độ trừu tượng nguyên tử của cơi trí, do đó đă khai mở các xung lực và các mục tiêu của Tinh Thần trong con người – các mục tiêu này sau rốt sẽ thúc đẩy con người

đến một h́nh hài biểu lộ ra ngoại cảnh; như vậy đi song song với sự biểu lộ của Thượng Đế. Trước nhất là ư niệm trừu tượng, kế đó, là phương tiện cung cấp cho biểu lộ trong h́nh hài và sau cùng là chính h́nh hài đó. Đó là diễn tiến đối với các vị Thần (Gods) và đối với con người và trong đó ẩn tàng bí ẩn của trí tuệ và vị trí của nó trong cơ tiến hóa.

Với mục đích làm sáng tỏ; chúng ta hăy chọn tiểu thiên địa để tạm thời khảo cứu. Tất cả các môn sinh nên hiểu rằng, con người là Tinh Thần hay là Bản Ngă, đang tác động qua

398      vật chất hay là Phi Ngă bằng phương tiện trí tuệ (intellgence) hay Manas, và cũng nên hiểu rằng điều phát biểu về sự kiện này (vốn cũng đúng với một Thái Dương Thượng Đế, một Hành Tinh Thượng Đế và một con người) có liên quan đến việc thừa nhận một số suy diễn dựa trên chính sự biểu lộ. Một trong các suy diễn này là sự suy diễn mà theo đó, nguyên khí trí tuệ được kiến tạo. Do đó, toàn thể vấn đề về các Đấng Kiến Tạo phải được nghiên cứu – các Thực Thể này là biểu hiện của Toàn Linh Trí, các Ngài là các sự sống sinh động bên trong h́nh hài, và các Ngài là Manasaputra Thiêng Liêng với toàn bộ sự hiểu biết của các Ngài. Trong nhận thức huyền bí về điều này, có tàng ẩn bí mật về mối liên hệ chặt chẽ giữa tiến hóa của con người và tiến hóa thiên thần, con người là kho chứa (qua Hành Tinh Thượng Đế mà con người là một phần trong cơ thể Ngài) của mục đích của Thượng Đế, và các Thiên Thần trong mọi đẳng cấp cao của các Ngài là yếu tố thu hút kết hợp đang vận dụng vật chất và nắn tạo nó thành h́nh hài. Cả hai là các đối tác, tối cần cho nhau, nếu không có cả hai tác động trong sự hợp tác chặt chẽ, thái dương hệ biểu lộ này sẽ tan ră tức khắc, cũng như thể xác và

thể dĩ thái của con người tan ră khi Tinh Thần triệt thoái và các Đấng Kiến Tạo ngưng công việc của các Ngài.

Ba Huyền giai đặc biệt có liên hệ với sự biểu lộ ra ngoại cảnh trong chất dĩ thái, huyền giai thứ 4 hay đúng hơn là huyền giai nhân loại, và thứ 5 cùng thứ 6 hay các huyền giai thiên thần. Các huyền giai khác đáp ứng với các mục đích khác liên hệ đến sự sống của Tinh Thần dưới các h́nh thức cao trong các chất dĩ thái vũ trụ, nhưng có liên hệ với vấn đề hiện nay của chúng ta, ba huyền giai này tác động trên các cơi phụ thấp của cơi hồng trần vũ trụ, mà các cơi phụ của nó chúng ta gọi là các cơi trí, cảm dục và hồng trần. Khi 5 và 4 hoàn toàn được phối hợp, chúng ta sẽ đạt được 9 trong số một cuộc điểm đạo chính yếu và khi 6 được thêm vào, chúng ta sẽ có sự dung giải thành một trong các nhóm được biểu

399 hiện bởi một vị Kumara như đă có nói đến ở trước. Điều này đánh dấu việc phân tích ngôi sao 6 cánh cuối cùng thành ngôi sao 5 cánh; đây là một bí nhiệm trọng đại và liên hệ trước nhất với Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống chúng ta, và chỉ ngẫu nhiên ở các nhóm bên trong thể biểu lộ bằng chất dĩ thái của Ngài. Do đó, sẽ là điều hiển nhiên nếu tất cả mọi biểu lộ đều là biểu hiện ra h́nh hài của một ư niệm vũ trụ, và cách thể hiện ra h́nh thức cụ thể của ư niệm đó, manas tức trí tuệ là một yếu tố cơ bản của tiến tŕnh, và là phương tiện mà nhờ đó sự liên kết được tạo ra giữa cái trừu tượng và cái cụ thể. Điều này đă được nhận thức là đúng xét về mối liên hệ với con người, và cũng đúng đối với các thực thể vũ trụ. Khi con người tiến tới tâm điểm của bí nhiệm, y giác ngộ để hiểu rằng mục đích của tiến hóa đối với y là để kiến tạo một cách hữu thức vận hà giữa các cơi mà đối với y, là các cơi của trừu

tượng hay của lư tưởng và các cơi cụ thể trên đó y đang hoạt động b́nh thường. Vận hà liên hệ này được định danh một cách không thích hợp và theo nghĩa đen là chính “Thánh Đạo”. Con người kiến tạo nó :

Bằng nguyên khí trí tuệ được áp dụng một cách hữu thức.

Bằng diễn tŕnh vượt qua các giới hạn nghiệp quả của 3 cơi thấp.

Nhờ phương pháp chế ngự vật chất, hay là Phàm ngă, xem nó là Phi Ngă .

Nhờ sự mở rộng tâm thức của ḿnh qua các giai đoạn từ từ cho đến khi tâm thức đó nằm trong các cơi mà y đang t́m cách đạt đến, và nhờ đó chứng minh được sự thật của câu nói : Để bước lên Thánh Đạo, y phải trở nên chính Thánh Đạo đó, và sự chính xác của chân lư huyền linh rằng giác tuyến là chính nó chứ không phải là hăo huyền. Nên suy gẫm về điều này v́ nó mang lại sự giác ngộ cho những kẻ có đôi mắt biết t́m kiếm.

 

Trong diễn tiến bước lên Thánh Đạo và đạt được mục

đích, con người được tách ra thành ngôi sao 5 cánh, sau rốt

thành tam giác Tinh Thần. Giữa hai giai đoạn này là giai

400      đoạn bí ẩn thuộc về nội môn, trong đó con người được phân tách thành bốn, -không phải lần này là bốn của tứ hạ thể mà là bốn cái cao hơn. Y trở nên một phần của tâm thức thuộc về nhóm huyền bí đă được đề cập đến ở các chỗ khác nhau, đứng sát ngay với Ba Ngôi Thượng Đế, 4 vị Maharajahs vĩ đại, các Đấng phân phối nghiệp quả, các Đấng nắm giữ mục đích vũ trụ, các Ngài được phản ảnh (chỉ là phản ảnh) trong Tứ nguyên Thượng Đế, hay là trong 4 vị Hành Tinh Thượng Đế, các Đấng này (với sự tổng hợp của Ngôi Ba), biểu hiện

cho manas Thượng Đế. 4 Đấng này cùng với Đấng Tổng Hợp trong chính các Ngài là tổng cộng của manas, tức trạng thái Brahma hay là Trí Tuệ đang hoạt động. Karma tác động qua manas và chỉ với dưới h́nh thức ngôi sao 6 cánh (hay là tổng cộng của hạ trí trong các phân chia khác nhau của nó) trở thành ngôi sao 5 cánh hay là tổng hợp của hạ trí thành thượng trí, là sự chuyển hóa thành ba hay là Tam Thượng Thể Tinh Thần, có thể thực hiện được xuyên qua 4 hay là nơi chứa đựng vô h́nh (formless resipositories) của mục đích nghiệp quả; như vậy, sự giải thoát được thành toàn, như vậy, con người được khai phóng và tiểu thiên địa đạt đến Bản Thể (Being) mà không cần việc chiếm h́nh hài. Một ẩn ngôn ở đây có liên quan đến tiểu thiên địa có thể giúp ích : Khi tiểu thiên địa đă vượt qua được 3 cơi vật chất và đă trở nên ngôi sao 5 cánh, y chuyển vào tâm thức của Chân Thần, tức Tinh Thần thuần túy, qua cơi thứ tư, tức cơi Bồ đề. Đối với con người, cơi Bồ đề là cơi tương ứng về nghiệp quả. Trên cơi đó, y bước vào lănh vực hợp tác hữu thức trong việc trang trải nghiệp quả đối với một Hành Tinh Thượng Đế, hoàn thành biệt nghiệp của y trong ba lănh vực thấp. Đạo sinh nào mở đủ trực giác, có thể tác động trên các cơi tương ứng với cơi Bồ đề, đối với một Hành Tinh Thượng Đế và đối với một Thái Dương Thượng Đế. Ư chí này chỉ có thể có được nếu quan niệm được nới rộng đến các cơi vũ trụ và ngoài thái dương hệ.

Qua các ư kiến được truyền đạt ở đây, môn sinh có thể suy gẫm về một số trạng thái về vị trí của manas trong cơ tiến hóa vũ trụ. Cần có một quan điểm ít nhiều tổng hợp và việc nắm vững ư tưởng về Thiên Cơ trong mọi hoạt động, dù là về vũ trụ, Thái dương hệ, hành tinh hay tiểu thiên địa. Đó là lửa

của xung lực thiêng liêng thấm nhuần mọi h́nh hài, và hướng các h́nh hài này đến hành động và sự thành đạt nào đó.

Lửa của vật chất đă được bàn đến trước kia là lửa năng động của chuyển động, nó giữ cho mỗi nguyên tử vật chất hoạt động được. Lửa của trí tuệ là xung lực và mục đích cố kết, hướng dẫn h́nh hài (được tạo bằng vật chất linh hoạt) theo một phương hướng đặc biệt và dọc theo một số đường lối đă định trước. Đó tất nhiên là xung lực của nghiệp quả, nguyên nhân phát khởi và ư chí đang tác động. Đó cũng là kết quả hay hiệu ứng của hoạt động này trong thời gian, và chỉ khi Tam Thượng Thể bắt đầu phát huy hiệu quả xuyên qua bốn thể thấp, th́ lửa của cả trí tuệ lẫn vật chất mới cháy bùng và lửa Tinh Thần mới được phóng thích.   

 

Nên giải thích câu này, theo nghĩa đen, chúng ta có thể diễn tả nó dưới h́nh thức của một câu hỏi về điểm thành đạt được trong cách vận hành linh động các mục đích của các Thực Thể Thông Linh vĩ đại liên quan đến biểu lộ vũ trụ và Thái dương hệ; chúng ta cũng có thể thẩm tra phải chăng ư chí sáng suốt của Vũ Trụ Thượng Đế, của Thái Dương Thượng Đế, cũng như (bên trong Thái dương hệ) của các Hành Tinh Thượng Đế khác, diễn tiến một cách thỏa đáng đến một giai đoạn mà cả hai có thể được đánh giá và hiểu được phần nào. Các ư tưởng này có dính líu đến việc xem xét điểm này và mở ra cho chúng ta nhiều điều vô cùng lư thú. Ở đây, nên nêu ra rằng nguyên khí trí tuệ (dù là thuộc vũ trụ, Thái dương hệ hoặc con người) đều biểu lộ theo 5 đường lối, được chuyển hóa thành minh triết sau cuộc biểu lộ ngũ phân

của nó, và cuối cùng được tách ra thành ư chí thuần túy hay năng lực thuần túy. Manh mối nằm ở đây: mọi hiển lộ ra ngoại cảnh mà chúng ta thấy được chung quanh ta, đều có liên quan đến các Hành Tinh Thượng Đế và đến các tế bào

402      của cơ thể các Ngài, ẩn tàng trong điều này. Nơi đây có thể t́m được bí nhiệm của 5 vị Kumaras, các Ngài đang chờ đợi sự tách ra cuối cùng, và nơi đây ẩn tàng sự hiểu biết về luyện đan thiêng liêng, dựa trên 5 yếu tố và có liên quan với sự chuyển biến thành yếu tố nguyên thủy nhờ một giai đoạn trung gian.

1. Trong các hành tinh.

Khi xem xét các điểm này, các đạo sinh huyền học cần ghi nhớ sự phân biệt thật rơ ràng, giữa sự chuyển hóa và sụ phân tích cuối cùng; giữa diễn tŕnh biến đổi ngũ hành (5 elements) hiểu theo phương diện nội môn, và sự phân tích cuối cùng của các bản nguyên (essences) được chuyển biến thành tổng hợp của chúng. Việc này có một sự liên quan thiết yếu cho vấn đề của chúng ta, v́, cho đến nay, chẳng có cách giải quyết nào cả và tiến tŕnh chuyển hóa chỉ mới bắt đầu trong đa số các trường hợp. Khi khảo cứu các vấn đề này, chúng ta cần hạn chế chính chúng ta vào các Hành Tinh Thượng Đế, v́ con người – với cương vị là các tế bào trong cơ thể các Ngài -dĩ nhiên kể luôn tất cả những ǵ được thừa nhận về các Ngài, và cho đến khi người ta biết rơ Đấng Vũ Trụ Thượng Đế nào nhận Thái Dương Thượng Đế chúng ta như một trung tâm lực trong cơ thể Ngài, và sáu thái dương hệ khác nào có liên hệ mật thiết với thái dương hệ chúng ta, chúng ta sẽ không thể đề cập đến mức độ phát triển trí tuệ của Thái dương hệ. Nhưng liên hệ đến các Hành Tinh Thượng Đế, một số sự kiện có thể hiểu được về mặt lư thuyết,

cho dù đến nay, chưa thể chứng minh được đối với bộ óc khoa học. Theo lệ thường, chúng ta sẽ thiết lập các tiền đề và ghi nhớ rơ ràng như thế và h́nh dung ra các điểm cần nghiên cứu :

Thứ nhất. Trước nhất, có thể nói rằng Ngôi Ba kết hợp với Ngôi Hai, hay Brahma và Vishnu phối hợp, đưa đến toàn bộ Manasaputras thiêng liêng. Các Ngài là ư chí đang sử dụng vật chất hay là chất liệu nguyên thủy linh hoạt sáng suốt để biểu lộ Bác ái -Minh triết; tất cả các điều này đều dựa trên

403 thiên ư và có căn bản là thuyết nhân quả. Trạng thái Brahma này th́ ngũ phân, và với trạng thái Vishnu tạo thành 6, hay là ngũ giác, có Mahadeva hay là Ư Chí ở trung tâm của mọi biểu lộ. Thứ hai. Trạng thái Brahma ngũ phân hay là 5 vị Kumaras đang biểu lộ đủ, và, với phản ảnh của hai trạng thái kia, tạo thành 7 của hệ thống biểu lộ của chúng ta. Thứ ba. Thủy Tinh và Kim Tinh đang ở trong tiến tŕnh chuyển hóa, và nguyên khí trí tuệ trong cả hai hệ thống này đă đạt đến một tŕnh độ phát triển cao, đang được chuyển hóa thành Bác ái -Minh triết. Khi nào 3/5 đơn vị (thiên thần và nhân loại) hợp thành các hiện thể của bất luận Hành Tinh Thượng Đế nào, đang tiến trên Thánh Đạo, lúc bấy giờ tiến tŕnh chuyển hóa bắt đầu. Khả năng của trí tuệ lúc bấy giờ trở thành một khí cụ dùng cho việc sáng tạo, chứ không phải là “kẻ giết sự thực” (“slayer of the real”), và một chướng ngại cho sự sống tự do của Tinh Thần. Lại nữa, phải chú ư rằng Địa cầu, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh và Hỏa Vương Tinh (Vulcan) cho đến nay đang phát triển manas và mức độ thành đạt trong mỗi hệ thống đều thay đổi và không được phổ biến ra ngoài. Các Hành

Tinh Thượng Đế của các hệ thống này chưa thành công trong việc đưa các thể của các Ngài, đến tŕnh độ mà sự chuyển hóa trên một mức độ rộng lớn có thể xảy ra. Các Ngài đang tiến đến đó, và khi 3/5 cần thiết đă được đạt đến, lúc bấy giờ các Ngài sẽ bắt đầu chuyển hóa trên một mức độ rộng lớn hơn. Hệ thống địa cầu có vào khoảng 1/5 đang ở trong tiến tŕnh chuyển hóa ở bầu này hay bầu khác, trong số các bầu vào lúc này và Vulcan có rất gần 2/5.

Ở đây, chúng ta có thể nêu ra rằng dù cho chúng ta có liên hệ trước tiên với manas trong các tế bào con người trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng các đơn vị thiên thần trong một số hệ thống lại có ưu thế hơn. Mặc dù, theo quan điểm của con người, các thiên thần không nên được xem như chịu dưới ảnh hưởng của manas, theo như chúng ta hiểu, tuy nhiên, ở khía cạnh khác, chính họ là manas, mănh lực sáng tạo linh hoạt, huyền giai năm và sáu đang bỉểu lộ đầy đủ. Chúng ta nên cân nhắc sự liên hệ (một sự liên hệ chặt chẽ thiết yếu) giữa Huyền Giai Thiên thần thứ 5 và nguyên khí Thượng Đế thứ 5, và chúng ta cũng nên ghi nhớ rằng – xét về toàn thể vật chất theo quan điểm của một Hành Tinh Thượng Đế -các thiên thần là một phần phối hợp của bản thể của Ngài, và Ngài là một Manasaputra, một Đấng Sáng Tạo, và trạng thái ngũ phân của Brahma. Toàn thể manas là tinh hoa thiên thần thuần túy, và chỉ v́ sự hợp nhất được tạo ra giữa trạng thái thứ ba ngũ phân này, và hai trạng thái khác mà chúng ta xem như Con Người – dù là Hành Tinh Thượng Đế hay nhân loại – đang hiện tồn. Các thiên thần được kết hợp với hai yếu tố khác nhau này và kết quả là:

 

 

 Một Thái Dương Thượng Đế.

 Một Hành Tinh Thượng Đế.

 Một con người.

Đây là một bí nhiệm trọng đại và được kết hợp với bí nhiệm về điện (hay của Sự sống Fohat) mà H.P.B. nhắc đến (GLBN I, 107). Sứ giả, Đấng Kiến Tạo, các thiên thần là ngọn lửa đang cháy, chất mang điện tỏa chiếu, và chỉ trong thời gian và không gian, chỉ trong thời kỳ biểu lộ và chỉ qua các chu kỳ biểu hiện ra ngoại cảnh, mới có thể có được một thực thể như con người, hay là một Hành Tinh Thượng Đế mới có thể xuất hiện. Thí dụ, bên ngoài ṿng giới hạn Thái dương và có liên hệ xa xôi đến cuộc tiến hóa của chúng ta, chúng ta có chất điện tỏa chiếu, linh hoạt, tức chất dĩ thái thông tuệ, được

405 phú cho có linh hồn bởi cuộc tiến hóa thiên thần (1). Các chất

1 Pitris “Cái mà tôi gọi là cấu tạo lư tưởng duy linh (spirituo-ideal constitution) là cái được biết dưới h́nh thức swarga trong các tác phẩm Bắc Phạn ngữ của chúng ta, và các thực thể đang tác động ở đó được gọi là Pitris, dĩ nhiên có nghĩa là các Tổ Phụ. Các Pitris này thường được nghe đến theo một cách đối chọi với các devas trong các kinh puranas của chúng ta; và điều này đă đưa một số các tín đồ Ấn giáo của chúng ta, kể cả nhiều nhà nghiên cứu minh triết thiêng liêng, đến chỗ nghĩ rằng các Pitris và Devas thuộc hai lĩnh vực sự sống khác nhau. Hiện tại, Pitris và Deva luôn luôn tồn tại cùng nhau, các Devas cống hiến tâm thức, c̣n các Pitris tạo ra xác thân. Cả hai đều là các danh xưng tương đối. Nếu Pitris thuộc về thủy, th́ các Devas là hỏa trong thủy. Nếu các Pitris thuộc về hỏa, th́ các Devas là ngọn lửa trong hỏa đó. Nếu các Pitris là ngọn lửa, th́ các Devas là nguyên khí hữu thức, đang kích hoạt ngọn lửa và đem lại cho ngọn lửa mănh lực để soi sáng thế gian, và làm cho nó tồn tại dưới h́nh thức một yếu tố của tâm thức chúng ta. Từ cơi cao nhất đến cơi thấp nhất của Sự Sống, các Pitris cung cấp trạng thái

này tác động một cách mơ hồ và theo các định luật điện vũ trụ (chúng ta phải cẩn thận phân biệt giữa điện vũ trụ và tiên thiên khí mang điện (electrical akasha) của thái dương hệ, vốn là chất điện bị giam hăm và được gộp vào dưới tập hợp các định luật khác nhờ phương tiện của một yếu tố khác, yếu tố Tinh thần thuần túy). Bên ngoài ṿng giới hạn, chúng ta có ư niệm trừu tượng/ trừu xuất (abstraction) mà chúng ta gọi là Tinh Thần thuần túy. “Tinh Thần thuần túy” hay Being trừu tượng hữu thức, qua karma hữu thức, t́m cách biểu lộ theo chu kỳ, và muốn thể hiện một mục đích theo các định luật của riêng thực thể đó, và như vậy được thúc đẩy bởi tính chất thu hút của đối cực của nó, tức chất liệu nguyên thủy sáng suốt, để phối hợp với nó. Sự gặp gỡ của hai tính phân cực này và điểm phối hợp của chúng, tạo nên tia chớp trong bầu vũ trụ mà chúng ta gọi là một thái dương, và các kết quả trong ánh sáng hay ngoại cảnh. Do đó, bên trong ṿng giới hạn, lửa điện của Tinh Thần thuần túy chỉ có thể biểu lộ xuyên qua sự phối hợp hay hợp nhất với chất điện (electrical substance) và do đó, trong khi tiến hóa và đối với phần chính của diễn tŕnh, được giới hạn bởi chất điện đó. Thực ra, v́

ngoại cảnh, c̣n các Devas cung cấp trạng thái nội tâm và chính sự sống là một ḍng hợp thành con đường giữa…. Khi mà thay v́ có ba lokas (cơi giới), vũ trụ được chia chính xác hơn làm bảy cơi, bạn có thể sắp xếp ba cơi cao cho Devas, ba cơi thấp cho các Pitris, c̣n loka giữa cho ḍng sự sống (life stream) ḍng này có thể được quan niệm như là điểm mà trong đó bản thể (essence) Deva được đổi thành bản thể Pitris, hay là không loka nào được làm cho thích hợp để xuất hiện dưới h́nh thức loka ngay bên dưới, hay là cái không biểu lộ trở thành cái biểu lộ”.

Some Thoughts on the Gita, trang 56.

người ta ít hiểu rơ, cơ tiến hóa thiên thần kỉểm soát phần lớn sự biểu lộ cho đến lúc bắt đầu tiến tŕnh chuyển hóa. Các Ngài không ngừng kiến tạo h́nh hài đang bị hạn chế.

Khi tiến tŕnh chuyển hóa được thực hiện bởi năm vị Hành Tinh Thượng Đế, lúc bấy giờ toàn thể Thái dương hệ đang đạt đến một giai đoạn tiến hóa rất cao, và cùng với 2 hành tinh hệ sẽ tiến vào giai đoạn qui nguyên, tiến tŕnh tan ră (resolving) sẽ bắt đầu. Nếu được xét ở mức độ rộng lớn, kế hoạch sẽ như sau :

4 hành tinh hệ hợp thành Tứ Nguyên Thượng Đế sẽ phối hợp thành hệ thống tổng hợp, hệ thống của Thổ Tinh, trong khi Kim Tinh và Thủy Tinh sẽ nhập vào thành Thiên Vương Tinh và Hải vương Tinh. Không có sự quan trọng nào được liên kết với chuỗi các danh xưng này. Sự kiện song đôi là tất cả những ǵ cần được hiểu rơ.

Do đó, Hải vương Tinh, Thiên vương Tinh và Thổ Tinh sẽ thu hút tinh hoa của biểu lộ và (có liên hệ với Thái Dương Thượng Đế) chúng tương ứng với ba nguyên tử thường tồn trong linh hồn thể của con người. Chúng ta nói “tương ứng” (“correspond”) v́ không có sự tương đồng ở chi tiết. Thiên vương Tinh và Hải vương Tinh là các phản ảnh của các nguyên tử thường tồn của thể hạ trí và thể cảm dục của Thượng Đế. Thực ra, Thổ Tinh tương ứng với nguyên tử thường tồn thể xác của Thượng Đế. Đây là một bí mật về huyền linh học và đừng nên tách chân lư được kết hợp của nó trong hệ thống vũ trụ.

Xét trí tuệ như là hoạt động rung động (vibratory activity) của tất cả các nguyên tử và thu hẹp quan niệm của chúng ta xuống đến hành tinh hệ của chính chúng ta, thật là lư thú mà ghi nhận rằng một số tương ứng có thể được vạch

ra khi chúng ta khảo cứu nguyên khí thứ 5 này trong cuộc tuần hoàn hiện tại, cuộc tuần hoàn thứ 4. Nguyên khí trí tuệ là cơ bản của việc bắt đầu hoạt động, và nhận thức tinh thần của các sự kiện theo sau trong thiên nhiên.

Ṿng xoắn ốc thứ 5 trong nguyên tử của vật chất sẽ trở nên linh hoạt. Loa tuyến thứ 5 này đang bắt đầu rung động một cách yếu ớt, trong khi loa tuyến thứ 4 trong cuộc tuần hoàn thứ 4 này, đang đảm trách một rung động mà sẽ đem lại sinh khí mănh liệt của các hiện thể, và sau rốt gây ra sự tan vỡ h́nh hài và sự thoát ly sau đó của Tinh thần, vào một h́nh hài được cấu tạo bằng vật chất vốn đáp ứng với rung động của loa tuyến thứ 5.

Chất dĩ thái thứ 4 đang bắt đầu được nhận ra, và theo cùng với nó, tiếp theo sẽ có tri thức về các sự sống mà nó biểu hiện. Như vậy, sự thành công của nỗ lực duy linh, đối với một số lớn các thực thể thoát xác bậc trung ở giai đoạn này họ đang sẵn sàng tạo sự tiếp xúc với cơi hồng trần được phủ lên

407 bằng chất dĩ thái này. Thiên thần của chất dĩ thái này cũng sẽ được nhận biết trước khi chấm dứt cuộc tuần hoàn này, và sự liên kết sẽ được tạo ra giữa Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư của con người với các thiên thần của chất dĩ thái thứ 4. Cơi thứ 4, tức cơi Bồ đề, với sự trợ giúp của manas sẽ dần dần được hiểu rơ. Điều này sẽ được thực hiện khi manas được chuyển hóa thành minh triết. Nơi một số ít người trong cuộc tuần hoàn này, nguyên khí thứ 5 sẽ được thay thế bằng nguyên khí bồ đề. Ngay từ bây giờ cho đến giữa cuộc tuần hoàn sắp tới, sẽ xảy ra một sự trùng lắp của nguyên khí thứ 4 và 5 – manas và nguyên khí bồ đề -như vậy tạo thành 9 hay con người hoàn hảo, tức điểm đạo đồ.

Cũng nên ghi nhận rằng ư chí ngày càng cao th́ sự kiềm chế của Đấng Kumara thứ 4 sẽ càng lộ rơ và được nhận thấy. Về điểm này, tôi không thể quăng diễn thêm, mà chỉ được phép nói qua.

Tâm thức của khối nhân loại sẽ dần dần chuyển qua cơi phụ thứ 4 của cơi trí, và ngày càng được kiểm soát nhiều hơn bởi hạ trí thuần túy. Trừ phi điều này diễn ra song song bằng một sự lưu nhập đều đặn của chân ngă trên cơi bồ đề trong hoạt động hữu thức và như vậy vượt ngoài sự kiểm soát của trí tuệ thuần túy và đơn thuần, một t́nh trạng rất nghiêm trọng sẽ được Thánh Đoàn vận dụng.

Công việc của 4 vị Maharajahs, các Ngài phân bổ karma bên trong ṿng giới hạn sẽ đạt đến điểm tột cùng của nó trong cuộc tuần hoàn thứ 4. Trong cuộc tuần hoàn kế tiếp, công việc của các Đấng Lipikas, tức là các Đấng vận hành các sự việc có liên hệ đến Thái Dương hệ chúng ta bên ngoài ṿng giới hạn sẽ trở nên nổi bật hơn. Điều này tất phải như thế, v́ các Đấng Lipikas giải trừ (dispense) cho những ai đă ḥa nhập chính họ với nguyên khí thiêng liêng của họ, và không c̣n bị nắm giữ bởi các h́nh hài vật chất của 3 cơi thấp nữa. Các Nghiệp Quả Tinh Quân hoặc các Đại Thiên Vương hoạt động với các con của nhân loại trong 3 cơi thấp và qua nguyên khí trí tuệ.

2. Trong Thái dương hệ.

Bây giờ chúng ta xem xét kỹ hơn các điểm về đề tài phát triển trí tuệ bên trong Thái dương hệ và sau đó, chúng ta có thể tiếp tục bàn về tương lai của trí tuệ, tiểu đề cuối cùng của chúng ta.

Đối với tất cả chúng ta, dĩ nhiên là sự bao la của đề tài và

các chu kỳ thời gian dằng dặc liên hệ đến kỳ qui nguyên và

thiếu sự chính xác. Chỉ có sự hiểu biết cao siêu mới vượt lên

và chỉ các quan niệm tổng quát rộng răi và việc truyền đạt các sự kiện căn bản (ngoại trừ chi tiết) là hiện hữu bằng bất cứ cách nào trong Bộ luận này. Một số ư tưởng nổi bật một cách rơ ràng trái lại với hậu cảnh của các kế hoạch phức tạp, trái lại với các phiền toái bên ngoài tạo nên bởi việc trùng lắp của các chu kỳ, cả lớn lẫn nhỏ và trái ngược với sự chồng chất các chi tiết hỗn độn. Sự hỗn độn bề ngoài này thậm chí có vẻ mâu thuẫn, là kết quả của sự tiến hóa bất toàn của chúng ta, kết quả của toàn thể sự thiếu triển vọng gắn liền với vị trí chúng ta trong hệ thống hành tinh và kết quả của nhăn quang chật hẹp của chúng ta. Các điểm khái quát lớn nổi bật là tất cả những ǵ mà chúng ta có thể ước tính được ở tŕnh độ hiện nay, chúng có thể được tổng kết thành 3 phần :

Vị trí hay là chỗ đứng của Thái dương hệ bên trong tổng thể rộng lớn hơn của nó và bản chất kết hợp của mọi biểu lộ. Điều này có liên quan tới quan niệm của :

Một hệ thống vũ trụ, liên quan đến các hệ thống nhỏ hơn, và giữ chúng lại với nhau bằng sức mạnh của sự sống hợp nhất (1).

1 Cái đa tạp từ Đơn Nhất (Diversity from Unity)

Hiện nay, theo các Thánh Nhân (Adepts) thời Aryavarta cổ xưa, 7 nguyên khí đă tiến hóa từ ba thực thể nguyên thủy này. Đại số học dạy chúng ta rằng con số của các kết hợp các vật, chọn 1 vào 1 thời điểm, 2 ở 1 thời điểm, 3 ở 1 thời điểm và cứ thế = 2n – 1. Áp dụng công thức này cho trường hợp hiện tại, con số của các thực thể tiến hóa từ các sự phối hợp khác nhau của 3 thực thể nguyên thủy này tạo thành tổng số  23-1= 8 –1 = 7 Theo qui tắc tổng quát khi nào 7 thực thể được ghi nhận trong các khoa huyền linh học cổ của Ấn Độ trong bất luận sự liên hệ nào, bạn phải nêu giả thuyết rằng 7 thực thể này xuất phát từ 3 thực thể

Một Thái dương hệ, một phần của hệ thống biểu lộ vĩ đại

409 hơn, cũng đang bao gồm các h́nh thức biểu lộ nhỏ hơn và cũng giữ chúng hợp nhất bằng sức mạnh của chính sự sống riêng của nó. Một hệ thống hành tinh hay tiểu phân của thái dương hệ đó. Hệ thống này cũng tồn tại như một đơn vị bởi chính nó, tuy nhiên không có sự sống tách biệt khỏi các đơn vị khác. Các nhóm hay các thể hợp nhất trong hành tinh hệ. Các nhóm này lại được biệt ngă hóa, tuy nhiên, đồng thời lại là một phần của tổng thể vĩ đại hơn. Các khối tế bào, các chia nhỏ của các nhóm. Các khối này phải được giải thích tương tự. Các tế bào hay các đơn vị đă được biệt ngă hóa, bên trong các nhóm. Mỗi một trong các tế bào này là một thực thể hữu thức, tuy nhiên, mỗi tế bào không có cuộc sống tách khỏi các nhóm của nó. Mỗi một trong các phân chi này đặc trưng bởi: Một sự sống có linh hồn, mà – như chúng ta đă đề cập đến, xuất phát từ Vũ Trụ Thượng Đế, Đấng tạo linh hồn cho 7 Thái dương hệ, xuống đến Đấng Cao Cả của một Thái dương hệ, qua các Thực Thể Thông Linh Vũ trụ mà chúng ta gọi là các Hành Tinh Thượng Đế, và các Thực Thể Thông Linh Thái dương, đem lại linh hồn cho các nhóm và qua sự biểu lộ trung ương đặc biệt mà chúng ta gọi là con người, đến tế bào nhỏ bé bên trong cơ thể của con người đó, và nguyên tử vốn là chất liệu cơ bản mà nhờ đó mọi h́nh hài trong mọi giới của thiên nhiên được tạo thành.

nguyên thủy và rằng 3 Thực Thể Thông Linh này lại tiến hóa từ một thực thể đơn độc hay Chân Thần”.   

Tạp chí Theosophist quyển  VIII, trang 449.

Luận về lửa càn khôn

Hoạt động sáng suốt, tức là sự phô bày mục đích tức manas, nguyên khí thứ 5 trong mỗi kiểu biểu lộ. Như đă nêu ra trước kia, đây là kế hoạch sáng suốt của Đấng Cao Cả liên hệ đến sự chuẩn bị trong thời gian và không gian.

Năng lực tiến hóa hay phát triển. Theo nghĩa đen đây là khả năng riêng biệt của sự sống có linh hồn bên trong h́nh hài để tiến hóa một cách sáng suốt từ các h́nh thức thấp lên đến các h́nh thức biểu lộ cao. Điều này vượt trên mọi thuộc tính đặc thù và hoàn hảo của nguyên khí thứ 5.

Năng lực kết hợp. Đây là năng lực của mọi Sự Sống sáng suốt, linh hoạt trong khi tiến hóa để phù hợp với Định Luật Hút và Đẩy, và như vậy tạo thành một phần hữu thức sáng suốt của một Sự Sống vĩ đại hơn. Theo nghĩa đen, đó là sự

410 chuyển hóa của manas thành minh triết. Dù cho tất cả những ǵ Hiện Hữu vẫn tồn tại trong h́nh hài, tuy nhiên, cho đến nay, ít được đặt dưới sự kiểm soát sáng suốt của thực thể bên trong h́nh hài. Chỉ có các Hành Tinh Thượng Đế và các sự sống cao siêu bao quát của các Ngài mới tác động một cách hữu thức và sáng suốt qua và đang chi phối h́nh hài, cho đến nay, chỉ có các Ngài là manas hoàn hảo. Dưới các Ngài có nhiều cấp bực ư thức. Con người dần dần đạt được sự kiểm soát hữu thức trên vật chất trong 3 cơi thấp mà Kiểu Mẫu Nguyên H́nh Thiêng Liêng của con người, tức các Hành Tinh Thượng Đế, đă thành đạt được. Các Ngài đang đạt được sự kiểm soát tương tự trên các mức độ cao. Dưới nhân loại có nhiều sinh linh thiếu sáng suốt và vô ư thức của khối hay tiểu phân mà chúng hợp thành một phần. Như thế, đại để có thể nhận ra được vị trí của manas ở giai đoạn hiện nay. Sự liên quan. Một đặc điểm nổi bật khác đó là kết quả của các khảo cứu của chúng ta là đặc điểm về sự liên hệ. Việc

hiểu rơ điều này trong các năm sắp tới sẽ đưa đến việc khảo sát các cực tính khác nhau của các lănh vực khác nhau (từ một hệ thống hành tinh đến một nguyên tử) bên trong ṿng giới hạn thái dương và của mối liên quan hiện có giữa :

 Một hệ thống và toàn thể các hệ thống.

Hệ thống với hệ thống.

Dăy với dăy.

Bầu với bầu.

 Nhóm với nhóm.

Tiểu phân với tiểu phân.

Đơn vị với đơn vị (1).

Tế bào với tế bào.

 

Sự liên quan lẫn nhau của tất cả các yếu tố này và sự phụ thuộc lẫn nhau sâu xa của chúng, là một trong các điểm quan trọng nhất mà chúng ta cần hiểu rơ; dù cho toàn thể sự liên

411      hệ này được chế ngự bởi Định Luật Hút và Đẩy và do đó dẫn đến những ǵ mà chúng ta gọi là trạng thái thứ 2, tuy nhiên, ngă thức chính nó là kết quả của nguyên khí trí tuệ và sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 yếu tố trí tuệ với bác ái minh triết, hay là 2 định luật Hút và Tổng Hợp, bao giờ cũng phải được ghi nhớ cẩn thận.

Giới hạn (Limitation). Đây là yếu tố đầu tiên phải được ghi nhớ khi xét đến một vũ trụ, một thái dương hệ, một hành tinh hệ, một dăy hành tinh hay bất luận h́nh thức của bầu hành tinh giới hạn nào, xuống đến khắp cả mọi nguyên tử vật chất của nhà khoa học. Cần giả định :

1 Tôi dùng từ ngữ “đơn vị” (“unit”) liên quan với tất cả những ǵ ở trong bất cứ mức độ ngă thức nào hay đă được biệt ngă hóa. Do đó phải nhớ rằng câu này không liên hệ ǵ đến giới dưới nhân loại.

 

 Khả năng vượt ngoài khả năng biểu lộ.

Lưỡng nguyên hay những ǵ bị giới hạn và chất liệu giới hạn.

Trong một hệ thống hiện tồn đă ấn định, mục đích dành cho sự giới hạn vẫn c̣n tồn tại bao lâu mà giới hạn đó c̣n cần để đạt đến một số cứu cánh. Giới hạn đó được nối tiếp bởi sự “tách ra”(“abstraction”) hiểu theo nghĩa huyền bí và theo nghĩa đen của nó.

 

Khi 3 yếu tố : Vị trí (Position) Sự liên quan (Relation) Giới hạn (Limitation)

được khảo sát bên trong Thái dương hệ, sự liên quan chặt chẽ của tất cả mọi nhóm bên trong tổng thể sẽ được minh chứng, và sự cần thiết của mỗi phần đối với tất cả các phần khác sẽ hiện rơ ra.

Về phần vị trí, sự liên quan và giới hạn vũ trụ, ít điều có thể được nói đến, v́ ngay cả đối với chính các Hành Tinh Thượng Đế vấn đề cũng hăy c̣n mờ mịt. Tất nhiên, đây là điểm cần phải được làm sáng tỏ khi vị trí của các Ngài trong hệ thống các sự việc được hiểu rơ, và sự tương đối không quan trọng của các Ngài được xem xét. Do đó, chúng ta không thể làm ǵ hơn là chấp nhận sự kiện về tầm quan trọng không thể nhận thấy được của Đấng Cao Cả (Existence) vốn đang biểu lộ qua 7 thái dương hệ và sự mở rộng quan niệm

412      này của Đấng đang nắm giữ toàn thể ṿm trời (vault of the Heavens). Thật là lư thú khi nhớ rằng trong mối liên hệ này tất cả những ǵ được nhận thấy, là các h́nh hài biểu lộ hay các Đấng Cao Cả đang biểu lộ qua một số lănh vực ánh sáng (spheres of light) có thể không phải là tất cả Hiện Hữu,

nhưng nơi đó có thể tàng ẩn mặt trái của mọi vật hữu h́nh một lănh vực rộng lớn hay các lănh vực của Hiện Tồn. Chính bộ óc của con người bối rối trong việc suy nghiệm một quan niệm như thế. Tuy nhiên, chỉ v́ có đến 10 triệu con người không biểu hiện ra h́nh hài, hay không mang thể xác, trên các cơi tinh anh của Thái dương hệ, nên có lẽ các Thực Thể Thông Linh vũ trụ ở cấp ngang với Đấng Bất Khả Tư Nghị, theo một ư nghĩa tương tự, các Đấng này không mang xác thân (discarnate) và ở trong các lănh vực tinh anh hơn lănh vực biểu lộ của ánh sáng.

3. Trên Địa cầu.

a. 5 vị Kumaras. Bây giờ chúng ta có thể xem qua vấn đề 5 vị Kumaras, các Ngài là toàn thể manas trên Địa cầu. Tôi đă nói rằng Đấng Chưởng Quản Địa Cầu, đệ nhất Kumaras, là Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống chúng ta đang lâm phàm ở hồng trần, nhưng không nơi đâu có dấu vết nói rằng ba Đức Kumaras, kết hợp với Ngài, là 3 vị Hành Tinh Thượng Đế khác. Không phải như thế đâu. Ba Đấng này, gọi là “Hoạt Động Phật” (“Buddhas of Activity”) chỉ là các Đấng đại diện của 3 Hành Tinh Thượng Đế trên hành tinh chúng ta, các Ngài, cùng với Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, tạo thành toàn bộ Tứ Nguyên Thượng Đế. Kết hợp với các Ngài là ba vị Kumaras nội môn được ghi trong GLBN (quyển I, trang 493), các Ngài đại diện cho ba vị Thượng Đế khác và như thế tạo thành điểm tập trung cho tất cả các Thượng Đế lực bên trong dăy hành tinh chúng ta. Trong mỗi dăy, các tiêu biểu như thế được nhận thấy, 6 điểm tập trung được bao gồm bởi điểm thứ 7, Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh hệ, Ngài nắm giữ tất cả trong hào quang của Ngài.

Công tác của các Ngài gồm 3 phần :

Thứ nhất. Các Ngài là các trung tâm lực trong cơ thể của Đức Hành Tinh Thượng Đế. Mỗi dăy tương ứng với một trung tâm lực, c̣n các bầu hành tinh chỉ là các bánh xe nhỏ hơn trong bất cứ trung tâm lực đặc biệt nào. Sinh hoạt của Thượng Đế trong lần lâm phàm này trên Địa cầu đang tuôn đổ qua 3 trung tâm lực, và đang bắt đầu kích động trung tâm lực thứ 4, như vậy 4 bầu có liên quan và 3 vị Kumaras (gọi thế là v́ thiếu một từ đúng hơn) đang hoạt động một cách cực kỳ sáng suốt; 3 đang bị đ́nh chỉ và 1 đang bắt đầu tác động. Các bầu tương ứng với các dăy. Cho đến nay, vị Kumara thứ 4 chưa được hiểu rơ thực sự, mà chỉ mới được đề cập đến gần đây.

Thứ hai. Các Ngài tác động như các tác nhân truyền đạt một loại thần lực đặc biệt cho các đơn vị hợp thành bất cứ trung tâm lực đặc biệt nào. Thực ra, các Ngài là các nhân viên cho các Huyền Cung Tinh Quân đối với các Chân Thần của bất cứ cung nào đang lâm phàm trên bất cứ dăy riêng biệt nào, và trên bất cứ bầu hành tinh đặc biệt nào.

Thứ ba. Các Ngài là các vị thừa hành cho :

 Huyền Cung Tinh Quân như đă nói trên.

 4 Đấng Maharajahs.

Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh hệ riêng của các Ngài.

 Đại Thiên Thần của Địa cầu.

 

Các Ngài hoạt động theo thiên luật; các Ngài là các Đấng nhận thức thiên ư sáng suốt của Hành Tinh Thượng Đế và thấu hiểu các thiên cơ của Hành Tinh Thượng Đế; các Ngài là hoạt động linh hoạt của hành tinh và theo một ư nghĩa tinh tế hơn, các Ngài không những chỉ là các Đấng tiêu biểu của các Cung, mà c̣n là các khoen nối giữa dăy với hành tinh hệ.

Ở đây, có thể nói rằng sự thất bại tương đối chính là số phận của dăy Nguyệt Cầu trong hành tinh hệ của chúng ta, đă gây cản trở lớn lao cho công việc của các Ngài và làm cho điều đó có tính cách cấp bách đối với các Ngài, để vận dụng các biện pháp quyết liệt hầu bù lại thất bại đó. Nơi đây có tàng ẩn một manh mối khác đối với sự xáo trộn trên thế gian.

b. Dăy Nguyệt cầu. Ở đây có thể là lư thú, nếu trước khi chuyển qua các vấn đề khác, chúng ta chọn lấy chính đề tài khó hiểu về dăy Nguyệt cầu và trả lời một số câu hỏi thích đáng có thể nảy sinh trong trí các môn sinh.

Cách liệt kê các dăy và các hành tinh hệ như đă đưa ra trong hai biểu đồ, th́ hoàn toàn cho hiện tại và bao hàm một giai đoạn tương đối gần, mang theo lịch sử tiến hóa về trước đến giữa cuộc tuần hoàn sắp tới trong dăy chúng ta. Nếu chúng ta đă đưa ra các biểu đồ bao hàm thời tiền Lemuria và trở ngược lại vào một thời quá khứ xa xăm (theo cách nói của con người), chúng ta đă thấy dăy Nguyệt cầu được mô tả với dăy Neptune bị bỏ quên. Trong biểu đồ nêu trên, hai dăy hiển nhiên là thiếu sót, dăy Nguyệt cầu và dăy Uranus. Lư do rất là mơ hồ, nhưng đôi khi có thể được ám chỉ đến như sau:

Dăy Nguyệt cầu với dăy Địa cầu hợp thành hai đơn vị hay là 2 phân cực, âm và dương. Điểm phối hợp được đạt đến, và dăy Địa cầu thu hút hay tổng hợp dăy Nguyệt cầu theo cùng ư nghĩa như một số hành tinh hệ sẽ phối hợp cho đến khi chỉ có 3 hiển nhiên sẽ bị bỏ lại. Do đó, dăy Địa cầu về mặt bản thể, có bản chất kép, là tổng hợp của một dăy dương và dăy âm. Đây là một bí ẩn không thể làm sáng tỏ hơn được, nhưng đă được bàn đến trong một số huyền thư và đă được

H.P.B. ám chỉ đến (GLBN I, Tiết  IX, quyển I trang  176, 200).

Đúng thời điểm, một sự phối hợp khác trong hệ thống tiến hóa sau rốt sẽ xảy ra, và lúc bấy giờ Uranus (dăy cùng tên trong hành tinh hệ chúng ta) sẽ hiện ra ngoại cảnh. Đừng quên rằng các hành tinh hệ biểu lộ thành 7, thành 10, thành 3 từ khía cạnh hiện tại Vĩnh Cửu, hay – theo quan điểm của một Hành Tinh Thượng Đế -sự biểu lộ có thể được viết là       

 

. Trong thời gian và không gian, thứ tự có thể được viết là 

415 7-3-10 và ở vài giai đoạn là 10-7-3. V́ các đối cực nhập vào 10 trở thành 7 và 3 và chính trong diễn tiến này mà toàn thể các dăy và các bầu và sau rốt các hệ thống, sẽ tan biến khỏi ngoại cảnh và vượt khỏi tầm mắt. Chúng sẽ chỉ được hấp thụ. Trong diễn tŕnh nhị phân của cuộc tiến hóa, có thể được tính như sau : Trong kỳ tiến hóa, tŕnh tự được nhận ra như là ba rồi bảy và sau cùng là mười. Trong khi tiến hóa, tŕnh tự là mười, kế đó là bảy và sau cùng là ba. Diễn tŕnh tiến hóa hướng hạ thực sự đă trôi qua và diễn tŕnh hướng thượng đă đi được khoảng nửa đường. Điều này sẽ được đánh dấu bằng sự tan biến hay hấp thụ của một số dăy khi chúng t́m được các đối cực của chúng, và một sự xuất hiện đồng thời của các dăy tinh anh hơn hay là các bầu khi nguyên khí trí tuệ cho phép con người thấy được chúng. Dăy Nguyệt cầu đang ở trong diễn tŕnh tan ră và chỉ một thể đang tan ră là c̣n lại. Sự sống của Thượng Đế Ngôi Một và Ngôi Hai đă rút ra khỏi đó và chỉ có Sự sống tiềm tàng của chính vật chất là c̣n lại. Đồng thời Neptune vượt lên chân trời và chiếm chỗ của nó như là 1 trong 7 dăy biểu lộ của Hành Tinh Thượng Đế. Ở đây, chúng ta đang bàn về dăy Neptune của hệ thống Địa cầu.

Dăy Nguyệt cầu chính nó có một lịch sử huyền bí kỳ lạ, chưa được tiết lộ. Điều này tách nó khỏi các dăy khác trong hành tinh hệ, và thậm chí tách khỏi bất luận dăy nào khác trong bất luận hệ thống nào. Một t́nh trạng tương tự hay sự tương ứng sẽ được nhận thấy trong một hệ thống hành tinh khác bên trong Thái dương hệ. Tất cả các điều này ẩn giấu trong lịch sử của một trong các thái dương hệ, vốn được kết hợp với Thái dương hệ chúng ta trong ṿng giới hạn vũ trụ. Do đó, chưa thể bàn rộng về việc đó. Mỗi Hành Tinh Thượng Đế của một hệ thống là một điểm tập trung đối với sức mạnh và năng lực và sự sống rung động của bảy Thực Thể Thông

416 Linh vĩ đại, theo cùng một ư nghĩa như là 7 trung tâm lực trong con người là các điểm tập trung đối với ảnh hưởng của một Nguyên Mẫu tương ứng ở cơi Trời. Do đó, Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, về phương diện nội môn, được kết hợp với 1 trong 7 thái dương hệ và trong sự liên kết huyền bí này có ẩn tàng bí mật của dăy Nguyệt cầu. Một số ẩn ngôn vắn tắt có thể được đưa ra để các môn sinh có dịp xem xét đúng đường lối : Dăy Nguyệt cầu là dăy mà người ta nhận thấy sự thất bại của Thái dương hệ trong đó. Điều đó có liên hệ với các nguyên khí thấp mà H.P.B. có nói rơ là hiện giờ đă được thay thế. Nỗi thống khổ về tính dục của hành tinh này có cội nguồn trong sự thất bại của Nguyệt cầu. Diễn tŕnh tiến hóa trên Nguyệt cầu bất ngờ bị xáo trộn và ngưng trệ do sự can thiệp đúng lúc của Thái Dương Thượng Đế. Bí ẩn về sự đau khổ trong dăy Địa cầu, làm cho nó xứng đáng với danh xưng là Bầu Thống Khổ, và bí ẩn của việc quán sát trường kỳ và đau khổ do Đức Quán Tịnh (Silent

Watcher) trông coi (1), có cội nguồn của nó trong các biến cố vốn đem lại cho dăy Nguyệt cầu một cực điểm khủng khiếp. Các điều kiện thống khổ và đau đớn như đă thấy trên thiên thể chúng ta không có cùng mức độ như thế trong bất cứ hệ thống nào.

Việc lạm dụng năng lực rung động của một trung tâm lực nào đó, và việc dùng sai hoặc lệch lạc sức mạnh vào các

1 “…chính Ngài lại là Đấng thống ngự về mặt tinh thần toàn thể các Cao Đồ được điểm đạo trên khắp thế gian. Người ta nói Ngài là “Đấng Vô Danh” (“Nameless One”), Đấng có rất nhiều tên gọi, tuy nhiên các danh xưng của Ngài và chính bản thể của Ngài th́ không ai biết. Ngài là “Đấng Điểm Đạo” (“Initiator”) được gọi là “Đấng Đại Hy Sinh” (the “Great Sacrifice”). V́, đang ngồi ở Ngưỡng Cửa Ánh Sáng, Ngài nh́n vào đó từ bên trong ṿng của Bóng Tối mà Ngài sẽ không vượt qua; Ngài cũng sẽ không rời vị trí của Ngài cho đến Ngày cuối cùng của Chu Kỳ Sinh Hoạt này. Tại sao Đấng Quán Sát Cô Độc này (Solitary Watcher) c̣n ở lại vị trí do tự Ngài chọn lấy ? Tại sao Ngài ngồi bên ḍng suối Minh Triết Nguyên Thủy mà Ngài không c̣n uống nữa, v́ không c̣n điều ǵ để học hỏi mà Ngài không biết – măi măi không ở trên Địa cầu này, cũng không ở trên trời ? Chỉ v́ những Kẻ Hành Hương Cô Độc với bàn chân đau nhức trên con đường trở về Cố Hương, không bao giờ chắc chắn rằng đi đến cuối đường mà không lạc lối, trong sa mạc vô giới hạn đầy Ảo Ảnh và Vật chất gọi là Cuộc Sống Trần Gian này. Bởi v́ Ngài hân hoan vạch đường đến vùng tự do và ánh sáng, từ đó, chính Ngài là kẻ t́nh nguyện chịu lưu đày, đối với mọi tù nhân đă thành công trong việc tự giải thoát chính ḿnh khỏi mối ràng buộc của nhục thể và ảo ảnh. Nói tóm lại, bởi v́ Ngài phải tự hy sinh cho nhân loại, dù là chỉ một ít được tuyển chọn có thể được hữu ích nhờ sự hy sinh vĩ đại”.            GLBN I, 229.

mục đích sai lầm nào đó, không theo đường lối tiến hóa, giải thích được nhiều điều về cái bí ẩn của nguyệt cầu.

Một vài kết quả như là việc t́m ra các đối cực của nó, được thúc đẩy không đúng lúc trên dăy Nguyệt cầu, và hậu quả là một sự phát triển không đồng đều và sự tŕ hoăn tiến hóa của một số nhóm thiên thần và nhân loại nào đó.

Cội nguồn của hận thù giữa Bàng Môn với Chính Phái, mà vào thời Atlantis có phạm vi hoạt động, và trong căn chủng hiện nay, có thể được truy nguyên từ dăy Nguyệt cầu.

Ở đây, chúng ta có tất cả những ǵ có thể nêu ra vào lúc này, và nhiều điều nữa mà cho đến nay chưa được phép phổ biến. Cần nhấn mạnh lại về nhu cầu gắn liền chẳng có điều ǵ quan trọng với các tên gọi của các dăy và các bầu hành tinh, và cần thiết của cách kê khai bằng số; đồng thời môn sinh nên quyết định liệt kê các dăy và các bầu, y phải thận trọng ghi nhớ rằng chuỗi các số không có liên quan đến nơi chốn hay thời gian, cũng không phải là chuỗi liên tục xuất hiện hay thứ tự biểu lộ.

 

 

Người ta chỉ có ư định dùng đề tài rộng lớn này trước nhất trong sự liên hệ của nó với Con Người, để cho môn sinh tự vạch ra nhiều điều về những ǵ có thể được nói đến và mở rộng quan niệm từ đơn vị đến nhóm, và từ nhóm đến toàn thể các nhóm trong thái dương hệ. Chúng ta sẽ chỉ đề cập đến sự phát triển thể trí trong con người và ám chỉ đến một số các sự phát triển có thể có được; chúng ta sẽ nỗ lực để chứng tỏ

418      rằng trong khi tiến hóa, manas đưa đến một vài tính chất riêng biệt nào đó, tính chất này làm cho nó tách biệt với các phát triển khác vốn có thể nhận thấy được. Do đó vấn đề sẽ được bàn đến dưới các tiểu đề sau:

 

 

1. Các tính chất của manas.

 

2. Sự phát triển có thể có của trí tuệ con người.

 

3. Manas trong các cuộc tuần hoàn cuối cùng.

 

Trong khi nghiên cứu các điểm này, dĩ nhiên cần nhấn mạnh về tương lai và tôi bàn rộng về những ǵ đă được phát triển.

Đặc điểm của manas.

Các đặc điểm chính yếu của trí tuệ có thể được tóm tắt theo 3 đề mục :

Sự phân biện.

Hoạt động có trật tự.

Khả năng thích ứng.

 

Chúng ta hăy nghiên cứu ít nhiều về các điểm này và chú ư đến trong đó các ngày và các chu kỳ sắp đến mà chúng sẽ tác động.

a. Sự phân biện. Đây tất nhiên hầu như là một phát biểu nhàm chán. Tất cả các môn sinh đều nhận biết đặc tính phân biện của trí tuệ và năng lực chọn lựa của nó; mọi người đều nhận thức được khả năng trong con người giúp cho y phân biệt một cách sáng suốt giữa Ngă với Phi Ngă. Những ǵ mà chúng ta thường hay quên là khả năng tiếp tục tồn tại trên mọi cơi và có biểu lộ tam phân :

Thứ nhất: Sự phân biện giữa Ngă thức (the I – consciousness) và những ǵ được nhận thức trong thế giới bên ngoài. Đây là khả năng phân biện giữa chính ḿnh với tất cả các h́nh hài khác vẫn đă có. Khả năng đó đă phát triển một cách rộng răi và đă đạt đến một tŕnh độ tiến hóa khá cao.

Thứ hai. Sự phân biện giữa Chân ngă với Phàm ngă. Điều này thu hẹp quan niệm xuống đến lănh vực tâm thức riêng

của con người, và giúp y phân biệt giữa bản ngă nội tâm tức linh hồn (subjective self or soul) của y với các thể vốn đang

419 cất giấu linh hồn đó. Điều này không được phát triển một cách rộng răi bằng bất cứ cách nào. Cho đến nay, hầu hết con người không phân biệt một cách chính xác giữa chính họ, với cương vị là Chủ Thể Suy Tưởng, tồn tại trong thời gian và không gian, với hiện thể mà nhờ đó họ suy tưởng, vốn có tính cách phù du và tạm bợ. Việc nhận biết thực sự về lưỡng nguyên chủ yếu này, và việc đánh giá một cách khoa học về điều đó, được nhận thấy nơi các nhà huyền bí học , các nhà tư tưởng tiến bộ của nhân loại, những người t́m đạo hữu thức và những kẻ ở gần Cửa Điểm đạo. Thứ ba. Phân biện giữa linh hồn với Tinh Thần hay là sự nhận thức của con người rằng không những y có thể nói “Tôi hiện hữu” (“I am”); không những y có thể hiểu rằng “Tôi là Chân Ngă” (“I am That”); mà y có thể tiến đến một nhận thức xa hơn nữa, và nói “Tôi là Chân Thần” (“I am That I am”). Trong mọi sự phát triển và đánh giá này, quan năng phân biện của manas đều được vận dụng đến. Do đó, chúng ta có thể thấy sự phát triển tương lai cho chính chúng ta và nó sẽ đưa nhân loại tới đó. Hiện nay, con người biết được chính y như là đơn vị tâm thức riêng biệt; hiện giờ y phân biệt giữa chính y với tất cả các bản ngă bị vật chất hóa khác; hiện giờ y hiểu được chính y như là tách biệt với mọi lănh vực vật chất đang tác động khác với Đức Thượng Đế đă bị vật chất hóa đối với tế bào trong chính thể xác của y, và tế bào trong mọi cơ thể trên cơi trần. Bản năng tách biệt này, tính duy ngă riêng biệt này, xảy ra nơi nhà trẻ, trong đó đứa trẻ, tức là con người, đă tự tách riêng cho đến khi y đă có đầy đủ sức mạnh, và có thể lănh phần của y trong

công tác của nhóm y. Chỉ có sự phối hợp tự nguyện v́ lợi ích và v́ mục đích mới có giá trị, và chỉ những ǵ được nhận thấy trong con người khi y tiến gần đến đoạn cuối của con đường tiến hóa. Điều đó gắn liền vào một giai đoạn sớm hơn của việc tự khẳng định mănh liệt, và sự tự tri một cách mạnh mẽ. Giai đoạn này hiện đang đến với chúng ta, nó đánh dấu mọi sự biểu lộ và là cơ bản của việc duy tŕ tính đồng nhất. Nó phân biệt :

Thượng Đế và mọi h́nh tướng trong cơ thể Ngài. Các Hành Tinh Thượng Đế và tất cả các h́nh tướng trong cơ thể các Ngài. Con người và mọi h́nh tướng bên trong cơ thể y.

Những ǵ phải được nhấn mạnh là quan niệm ít được hiểu rơ rằng sự xác tín “Tôi hiện hữu” không những chỉ phân biệt con người, mà c̣n ở linh từ đang giữ vững sự toàn vẹn của tất cả các nhóm. Khi con người có thể thốt ra “Tôi là Chân Ngă”, y bắt đầu cảm nhận được sự duy nhất của y với nhóm của y. Khi các nhóm tạo nên một sự xác tín tương tự, chúng bắt đầu hiểu rơ sự tương đồng của chúng với tất cả các nhóm khác. Khi một Hành Tinh Thượng Đế phát ra linh từ “I am That”, th́ Ngài đang tiến đến thời điểm tổng hợp hay thu hút. Khi một Thái Dương Thượng Đế phát ra các linh từ, th́ 1 năm của Brahma sẽ sắp kết thúc và thời điểm phối hợp hữu thức với nhóm vĩ đại của Ngài đang đến gần. Đại để (liên hệ với con người) có thể nói rằng :

Tôi hiện hữu” liên quan tới phàm ngă thức trên ba cơi thấp hay là liên quan với những ǵ được xem như ở dưới linh hồn thể. Điều đó liên hệ đến sự nhận thức của con người về vị trí của y trên một bầu hành tinh trong một dăy hành tinh.

Tôi là Chân Ngă” liên quan với chân ngă thức và với các cơi của Tam Thượng Thể. Nó liên kết sự nhận thức của con người với vị trí của y trong một dăy hành tinh và mối liên hệ của y đối với nhóm mà y hợp thành một phần. “Tôi là Chân Thần” liên quan đến chân thần thức của con người và sự liên hệ của con người đối với các cơi ư niệm trừu tượng. Điều đó liên quan đến sự nhận thức của con người về vị trí của y trong hành tinh hệ.

Khi đỉểm đạo đồ có thể nói “Tôi là Chân Thần”, lúc bấy giờ y đă ḥa hợp chính y với bản thể thiêng liêng của y và giải thoát khỏi h́nh hài. Xác quyết huyền linh thứ nhất đánh

421 dấu sự giải thoát (emancipation) của y ra khỏi ba giới thấp và sự hoạt động hữu thức của y trong ba cơi thấp. Điều này xảy ra vào lúc biệt ngă hóa nhờ phương tiện trí tuệ. Xác quyết huyền linh thứ hai đánh dấu sự giải thoát từ từ của con người ra khỏi ba giới thấp và sự giải thoát hoàn toàn của y khỏi sự chi phối của h́nh hài thấp vào lúc điểm đạo thứ 5. Ở xác quyết cuối cùng này, vị đạo đồ không những chỉ phân biệt giũa bản ngă với tất cả những h́nh hài biểu lộ khác; không những y phân biệt giữa thực tướng của riêng y với linh hồn, cũng như vật chất trong h́nh hài, mà y c̣n có thể phân biệt giữa cả ba – Tinh Thần, Linh Hồn và Vật Chất – và với sự nhận thức này, y hoàn toàn giải thoát khỏi sự biểu lộ trong chu kỳ lớn hơn này. Quan năng phân biện có sẵn này của trí tuệ, hiện ra trên các ṿng xoắn ngày càng cao đưa con người Đến vật chất và h́nh hài Thông qua mọi h́nh hài của vật chất trên các cơi và

Cuối cùng đưa đến sự trừu xuất ra khỏi tất cả các h́nh hài và vật chất, cộng với toàn bộ kiến thức được chuyển hóa mà diễn tŕnh tiến hóa đă cung cấp cho y.

Hoạt động được an bài. Bây giờ đến một quan niệm về mục đích sáng suốt, nối tiếp một kế hoạch cố định đă được thiết lập, và thể hiện một ư tưởng đă được nhận thức trước trong thời gian và không gian. Tiểu thiên địa bước vào luân hồi nhờ xung lực dựa trên mục đích sáng suốt xuất phát trong trường hợp y trên cơi trí, cơi của nguyên khí trí tuệ. Một điểm lư thú có thể được nêu ra ở đây, cơi thứ 5 tức cơi trí, có thể được xem xét trên một mức độ rộng lớn, trong trường hợp của một Hành Tinh Thượng Đế, như là đang giữ một vị trí một cách tượng trưng, tương tự với vị trí được nắm giữ bởi các linh hồn thể của các đơn vị trên cung của Ngài. Một số linh hồn thể đang ở trên cơi phụ thứ 3 và một số đang ở trên cơi phụ thứ 2 và cực kỳ phức tạp cũng như đa dạng; tạo nên các dạng h́nh học kết hợp phần nào với các dạng thức được mô tả trên các biểu đồ. Tất cả đều là sự hoạt động được an bài của các

422      đơn vị (mỗi đơn vị theo đuổi mục đích duy ngă của chính ḿnh và nối tiếp khuynh hướng của phàm ngă với khẩu hiệu “Tôi hiện hữu”). Điều này sẽ dần dần thay chỗ cho hoạt động đă an bài của các nhóm mà trong đó các đơn vị nhận thức được tính chất duy nhất (oneness) của tư lợi của chúng, và do đó hoạt động một cách sáng suốt, một cách linh hoạt và với mục đích hữu thức, hành động v́ lợi ích của đoàn thể hợp nhất. Về phương diện huyền bí rung động đi cùng với việc ngân lên các linh từ “Tôi là Chân Ngă” bởi các đơn vị trên cơi trần chỉ bắt đầu làm cho chính nó được cảm nhận rất yếu ớt. Đây đó, các đơn vị được trổi lên bởi các sự sống của chúng, và như thế đang chuyển qua rung động và đặt nó vào

chuyển động nghịch lại với chuyển động thô thiển hơn, kém cỏi hơn của “Tôi hiện hữu”.

Thời điểm để ngân lên nhóm thần chú cuối cùng bởi các nhóm linh hoạt đă được ấn định nằm ở trước trong cuộc tuần hoàn thứ 6 và thứ 7, và sẽ không đạt đến rung động đầy đủ của nó trong thái dương hệ này chút nào. “Tôi là Chân Ngă” sẽ ngân lên trọn vẹn, được hoàn chỉnh trong thái dương hệ thứ hai này, v́ lần điểm đạo thứ ba sẽ chứng kiến vị đạo đồ thấu hiểu được mănh lực thần chú của nó. Tuy nhiên, các đạo đồ của các cuộc điểm đạo thứ 6 và 7 sẽ không chiếm ưu thế trong thái dương hệ này. Sau cuộc tuần hoàn thứ 5 và việc tạm thời chuyển qua kỳ qui nguyên của 2/ 5 gia đ́nh nhân loại, các đơn vị c̣n lại sẽ đạt đến một vị thế xấp xỉ như sau :

1/5 sẽ phát ra các chú ngữ “Ta là Chân Thần”.

2/5 sẽ đạt đến cuộc điểm đạo thứ 5 và sẽ tự biết ḿnh

như “Ta là Chân ngă”. Họ cũng sẽ được vun bồi để đáp ứng

với các nốt cao hơn.

1/5 rưỡi sẽ đạt đến cuộc điểm đạo thứ 3 và sẽ tự biết

ḿnh như “Ta là Chân Ngă” với ư thức đầy đủ. Các đơn vị c̣n lại sẽ là những kẻ đang bước trên Thánh

đạo và bắt đầu biết được chính họ dưới h́nh thức tập thể.

Để tham khảo những ǵ được nói ra liên quan đến đặc tính thứ hai của trí tuệ, một sự phát triển rất lư thú có thể được t́m kiếm trong thế kỷ sắp đến. Đây là sự tăng cường cơ cấu công việc và đưa vào (theo định luật và thứ tự) cho toàn thể sự sống của :

Các gia đ́nh và các nhóm gia đ́nh, Các thành phố và các nhóm thành phố, Các quốc gia và các nhóm quốc gia,

cho đến khi con người trong mỗi bộ môn của sự sống ngoại cảnh của nó sẽ hợp với luật lệ, -sự tự nguyện này và sự nhận thức trí tuệ về nhu cầu của nhóm. Toàn bộ khuynh hướng của nỗ lực trí tuệ trong các phụ chủng sắp tới sẽ là hướng về sự tổng hợp cố gắng, như vậy bảo đảm được sự tốt lành của đoàn thể kết hợp có liên hệ. Nhiều biến cố lư thú sẽ xảy ra và tất nhiên nhiều thực nghiệm sẽ được làm (một số tỏ ra thành công và một số thất bại), trước khi trí tuệ hay sự hoạt động có mục đích, có an bài, sáng suốt sẽ kiểm soát trong cuộc sống của nhiều người của thế giới này. Không thể đi sâu vào điều này bằng các chi tiết rơ ràng được v́ đề tài quá rộng lớn.

Bây giờ chúng ta hăy chọn thuộc tính thứ ba của trí tuệ và sự biểu hiện trong tương lai của nó.

c. Khả năng thích nghi (Adaptability)

Như chúng ta biết, đây là thuộc tính nguyên thủy được quy cho Cung Thứ 3, hay trạng thái Brahma. Do đó, về mặt căn bản, nó có thể được xem như thuộc tính của trí tuệ, vốn dĩ làm cho khía cạnh vật chất thích nghi với khía cạnh Tinh Thần và là đặc điểm cố hữu trong chính vật chất. Nó tác động theo định luật Tiết Kiệm và định luật Hút và Đẩy; công việc của Đức Mahachohan trước tiên là theo đường lối này. Do đó 4 Cung Thuộc Tính thứ yếu vốn được tổng hợp thành Cung Trạng thái thứ ba, Khả Năng Thích Nghi, hay Trí Tuệ Linh hoạt, có liên hệ một cách cơ bản và tương lai của trí tuệ do đó có liên quan với ảnh hưởng đang tăng trưởng của 4 Cung sau:

 Hài ḥa, Mỹ lệ, Nghệ Thuật hay Hợp Nhất.

 Khoa học cụ thể hay kiến thức.

 Lư tưởng trừu tượng.

 Nghi Lễ huyền thuật.

 

2. Sự phát triển của trí tuệ nhân loại.

Khi nào các kết quả tương lai được mang lại bằng 4 loại mănh lực được nhắc đến ở trên được hiểu rơ phần nào, và mối liên quan của chúng đối với sự thích ứng của vật chất cho Tinh Thần (qua sự kiến tạo thành h́nh hài), được nghiên cứu, lúc bấy giờ nhiều ư nghĩa sâu xa sẽ được môn sinh cảm nhận. Trong việc tiên đoán các phát triển của trí tuệ theo 4 đường lối này, và việc tiên đoán sự thành tựu nhất định, các chỉ dẫn có thể được đưa ra về con đường mà khoa học cụ thể có thể noi theo. Do đó, chúng ta hăy chọn 4 loại thần lực này hay là 4 ảnh hưởng thuộc về hành tinh này, và khảo sát chúng một cách riêng rẽ, luôn luôn nhớ rằng :

Mỗi một trong các thần lực xoay chuyển thành khả năng (power) trong các chu kỳ thế giới trước kia.

Một trong các thần lực, vốn là ảnh hưởng của riêng Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, lúc nào cũng hiện hữu với chúng ta và là ảnh hưởng chính yếu hay rung động trên hành tinh.

 Một số trong các thần lực đang vượt qua khỏi khả năng vào lúc này, c̣n các thần lực khác đang đi vào.

Trong phần c̣n lại của cuộc tuần hoàn này và toàn thể cuộc tuần hoàn thứ 5, 4 cung thuộc tính này sẽ lưu chuyển vào trong và ra ngoài mănh lực một cách liên tục; vào cuối cuộc tuần hoàn thứ 5, Cung trạng thái thứ ba sẽ chiếm ưu thế, bắt đầu công việc tổng hợp của nó và ảnh hưởng của nó sẽ song hành trong cuộc tuần hoàn thứ 6, bởi mănh lực đang từ từ tăng trưởng của cung, tức Cung Trạng Thái thứ hai, -hai loại ảnh hưởng trùng lắp. Trong cuộc tuần hoàn thứ 7, mănh lực của cung 2 sẽ chiếm ưu thế và ảnh hưởng của cung 3 sẽ yếu đi. Cung thứ nhất sẽ làm cho chính nó được cảm nhận.

 

Cung thứ nhất, Cung của Mahadeva (1) hay Đấng Hủy Diệt

425 (the Destroyer), sẽ tạo nên xung lực lớn thứ 2 của nó trên cuộc tiến hóa của hành tinh chúng ta bởi hiện tượng lui vào bóng tối (obscuration) của 2/5 gia đ́nh nhân loại. Ấn tượng được đặt ra do cung thứ nhất trên gia đ́nh nhân loại trên bầu hành tinh này có thể được xem như có 3 mặt : Thứ nhất. Vào lúc biệt ngă hóa của nhân loại vào giữa căn chủng thứ 3. Điều này được tạo ra bởi một sự hủy diệt rộng lớn các h́nh hài mà chúng ta gọi là người thú (animal-man). Điểm này ít khi được nêu ra để giảng dạy. Sự giáng lâm của các Hỏa Tinh Quân, trận băo điện mở ra trong thời kỳ của con người, được phân biệt bằng thảm họa, hỗn độn và sự hủy diệt của nhiều sinh linh trong giới thứ ba của thiên nhiên. Tia

1 Tam Vị Nhất Thể. “Maha-Vishnu chủ tŕ toàn bộ mọi việc này. Trong mỗi Brahmanda sự hoạt động có 4 phần và các viên chức chính là Brahma, Vishnu và Shiva. Các tiểu phân với các chức vụ của các Ngài khai sinh ra các danh xưng và các nhiệm vụ của Narayana, v..v..

Trong số các chức năng này, chức năng tạo tác hay sáng tạo đi kèm với hoạt động và tùy thuộc Brahma. Lại nữa, “những ǵ đă được tạo ra đều được duy tŕ bằng tri thức”; sự duy tŕ hay bảo tồn này là công việc của Vishnu. Hơn nữa, v́ lẽ tất nhiên những ǵ xuất hiện sẽ biến mất, do đó có đấng hủy diệt, và đó là Shiva, liên quan với dục vọng, trước tiên xác nhận và kế đó phủ nhận, hành động và phản hành động, bây giờ thu hút và kế đó xô đẩy, bắt đầu bằng thèm khát, rồi sau đó là chán chê, nổi lên chống lại đối tượng của nó và ném đi. Nó đi trước hành động, hay Brahma v́ mong muốn biểu lộ; và nó nối tiếp tri thức hay Vishnu, sau khi duy tŕ hay hưởng được sự biểu lộ đó, với tư cách một nhận thức mệt mỏi, một sự tăng gia tính tŕ trệ, một nhu cầu nghỉ ngơi bằng cách kết thúc biểu lộ”.           Trích từ Pranava – Vada, các trang 82 – 84, 311.

lửa trí tuệ được đưa vào, sức mạnh do rung động của nó và hiệu quả tức thời của sự hiện hữu của nó gây nên sự tử vong của h́nh hài động vật, như vậy tạo nên khả năng mau chóng cho các linh hồn thể mới nhận được sinh lực đang rung động với mục tiêu sao cho các hiện thể hồng trần mới được chiếm hữu. Đó là trạng thái ư chí đang biểu lộ trong cuộc tuần hoàn thứ 4 liên quan với gia đ́nh nhân loại.

Thứ hai. Trong cuộc tuần hoàn thứ 5 , vào lúc thường gọi là Cuộc Phán Xét. Điều này sẽ đem lại sự hủy diệt hiển nhiên của 2/5 gia đ́nh nhân loại, và sự chuyển đổi các đơn vị tâm

426 thức nội tại qua các lănh vực khác, thích hợp hơn cho tŕnh độ tiến hóa của họ. Biến cố này sẽ được xem xét vào lúc đó như một tai họa, c̣n các bậc Thức Giả (the Knowers) sẽ thấy và biết, và 3/5 gia đ́nh nhân loại sẽ hiểu được lư do. Thứ ba. Vào lúc tái thu hút cuối cùng (final reabsorption) của các chân thần hoàn thiện vào trong cội nguồn xuất phát của chúng trong cuộc tuần hoàn thứ 7. Điều này sẽ được đánh dấu bằng sự lui vào bóng tối và sự phá hủy h́nh hài. Đau khổ sẽ thực sự không có nghĩa ǵ, v́ những người có liên quan đến sẽ đạt được một tŕnh độ mà họ có thể hợp tác một cách hữu thức trong diễn tŕnh trừu tượng hóa. Do đó, điều hiển nhiên là về phần nhân loại (các Manasaputras đang lâm phàm) các cuộc tuần hoàn thứ tư, thứ năm và thứ bảy đều nắm giữ bí quyết đối với trạng thái thứ nhất. Đối với các thiên thần, đó là các cuộc tuần hoàn thứ nhất, thứ hai và thứ sáu. Đối với các thực thể tiến hóa giáng hạ mà chúng ta gọi là “chân linh của hành tinh” đó chỉ là cuộc tuần hoàn thứ ba. Cung thứ ba thống ngự mọi thời kỳ v́ chỉ có cung thứ hai phát huy năng lực trong cuộc tuần hoàn thứ hai. Cung 3 đồng thời thống ngự với cung 2 cho đến cuối kỷ nguyên này,

khi nó dần dần lui vào bóng tối khi cung thứ nhất có ảnh hưởng trở lại. Tuy nhiên, nên nhớ rằng cả 3 đều hiện hữu cùng một lúc. Đó chỉ là vấn đề tŕnh độ và chu kỳ tiến hóa.

Hiện giờ chúng ta có thể chọn 4 cung thứ yếu, mà, với cung thứ 3, tạo thành toàn thể manas và t́m xem trong đó ảnh hưởng của chúng có thể có được. Đề tài lạ lùng đến nỗi chúng ta không thể làm ǵ khác hơn là đề cập một vài điểm, chúng ta cũng không thể quăng diễn theo đường lối phát triển h́nh hài một cách máy móc để vận dụng thần lực. Tất cả mọi điều này tàng ẩn trong khoa điện học và như khoa học công truyền tiết lộ làm thế nào:

Để sử dụng sức mạnh trong không khí, hay là thu hẹp hiện tượng điện cho các công dụng của con người; Để kiến tạo h́nh hài, sáng tạo các máy móc để chứa đựng và phân phối điện lực của khí quyển; Để khai thác hoạt động của vật chất và để hướng nó vào một số mục tiêu; Để sử dụng sức mạnh của điện trong không khí, hầu đem lại sinh lực, kiến tạo lại và chữa trị thể xác;

kế đó là hiện tượng của các cung, hoạt động theo các chu kỳ sẽ được hiểu rơ và cơ may to lớn sẽ được con người nắm lấy để thưc hiện các mục tiêu đặc biệt trong các chu kỳ đặc biệt.

a. Các hiệu ứng của cung. Cung Hài Ḥa, Mỹ Lệ và Nghệ Thuật hay là trạng thái thứ hai của trí tuệ (khả năng thích ứng là thứ ba) sẽ tác động theo các cách sau đây :

Phát triển trực giác bằng cách hiểu biết về rung động của

âm thanh và toán học cao cấp. Điều này thực ra đă được đề

cập đến về mặt công truyền.

Âm nhạc, với tư cách là một phương tiện được sử dụng trong việc kiến tạo và phá hủy, sẽ được nhận ra, c̣n các định

luật về khinh thân và về cử động nhịp nhàng trong mọi h́nh thể, từ một nguyên tử đến một thái dương hệ sẽ được nghiên cứu. Việc vận dụng vật chất thuộc mọi loại bằng cách dùng âm thanh sẽ được thực hành trên hai cơi thấp, và khi sự tổng hợp của bốn cung thành cung thứ ba đang ở trong diễn tŕnh hoàn thành, lúc bấy giờ một sự hiểu biết tương tự sẽ được hiển lộ trên cơi trí.

Các định luật về lửa sẽ dần dần được phép phổ biến ra ngoài; có 27 định luật huyền linh chỉ được tiết lộ sau cuộc điểm đạo ở tŕnh độ tiến hóa hiện nay. Trong các định luật đó có chứa các định luật căn bản về màu sắc, âm nhạc và tiết điệu. Khi âm nhạc tạo ra sự ấm áp hay sự kích thích, và thí dụ, khi tranh ảnh chiếu rạng hay khám phá chủ thể bên trong khách thể, lúc bấy giờ cung thứ 4, Cung Hài Ḥa sẽ đạt đến kết quả. Chúng ta hăy ghi nhớ số các cung một cách rơ ràng.

Các số đi trước các tên gọi đều có liên quan với biểu lộ thất phân, c̣n các số kế tiếp các tên gọi liên quan đến biểu lộ ngũ phân của Brahma.

428 Các cung 1. Ư Chí Hay Huyền Năng trạng thái : 2. Bác Ái Hay Minh Triết

3. Khả Năng Thích Nghi Hay Trí Tuệ Linh Hoạt …………… 1

Các 4. Hài Ḥa, Mỹ Lệ Hay Nghệ Thuật …… 2 cung 5. Kiến Thức Cụ Thể Hay Khoa Học  …... 3 thuộc 6. Lư Tưởng Trừu Tượng   …………..…  4 tính : 7. Nghi Lễ Huyền Thuật  ………………… 5

Bây giờ chúng ta phải tiếp tục xem xét về 4 loại mănh lực, xuất phát từ một số đại thực thể và các kết quả tương lai có thể được mong đợi từ hiệu quả của chúng trên con người, luôn luôn nhớ rằng 4 ảnh hưởng này (với sự tổng hợp của

chúng, Cung Trạng Thái thứ ba) tổng kết trong chính chúng, nguyên khí trí tuệ thứ 5 của Thượng Đế. Theo nghĩa đen, chúng là các hiệu quả bức xạ của Manasaputras thiêng liêng. Trước tiên, chúng ta có liên hệ với các kết quả được tạo ra trong các đơn vị ở trong các thể của các Ngài.

Việc nắm huyền lực của Cung thứ 4 này vào bất cứ thời nào (và việc xảy ra một biến cố như thế có thể được t́m thấy vào cuối chu kỳ thứ yếu này vốn đă kết thúc vào năm 1924) (Bộ Luận này được in lần thứ nhất vào năm 1925 – ND) sẽ tạo ra một hoạt động tương ứng liên quan với cơi phụ thứ 4 trong mỗi cơi, bắt đầu với chất dĩ thái hồng trần thứ 4; điều này sẽ tạo nên kết quả với các hiệu ứng theo sau :

Thứ nhất, các nhà khoa học ở cơi trần sẽ có thể nói một cách có thẩm quyền về chất dĩ thái thứ 4, dù cho họ không thể nhận biết nó như là cấp thấp nhất trong 4 cấp chất dĩ thái: phạm vi ảnh hưởng của nó và việc sử dụng nó sẽ được hiểu rơ và “mănh lực” như là một yếu tố trong vật chất, hay là biểu lộ có tính cách điện của năng lượng bên trong các ranh giới xác định, sẽ được hiểu rơ như là hydrogen vào lúc này. Các chỉ dẫn về điều này có thể đă được nhận thấy trong việc khám phá ra radium (một chất có tính phóng xạ tự nhiên rất mạnh –ND) và việc khảo sát các chất phóng xạ và minh chứng điện tử. Sự hiểu biết này sẽ cách mạng hóa sự sống của con người; nó sẽ đặt vào tay con người những ǵ mà các nhà huyền bí học gọi là “sức mạnh thuộc cấp bậc thứ 4” (trên cơi

429      trần). Sự hiểu biết đó sẽ giúp cho con người sử dụng năng lượng điện để điều ḥa cuộc sống hằng ngày của ḿnh, theo phương cách mà cho đến nay chưa thể hiểu được; điều đó sẽ tạo ra các phương pháp mới để chiếu sáng và sưởi ấm toàn cầu với một giá rẻ và thực sự không có kinh phí lúc đầu. Sự

thật về sự tồn tại của thể dĩ thái sẽ được thiết lập và việc chữa trị cho nhục thân, xuyên qua thể dĩ thái bằng việc sử dụng mănh lực và bức xạ mặt trời sẽ thế chỗ cho các phương pháp hiện nay. Lúc bấy giờ, sự chữa trị thực sự sẽ thuộc về hai bộ môn :

1. Việc tiếp sinh khí bằng :

 Điện

 Bức xạ mặt trời và bức xạ hành tinh.

 

2. Các diễn tiến chữa bệnh rơ rệt qua sự hiểu biết huyền bí về :

 Các trung tâm lực.

 Công tác của các thiên thần của chất dĩ thái thứ 4.

 

Việc chuyên chở bằng đường biển và đường bộ sẽ được thay thế, phần lớn bằng cách sử dụng đường hàng không và việc vận chuyển các vật thể lớn qua không khí, bằng cách tạm thời vận dụng sức mạnh hoặc năng lượng có sẵn trong chính chất dĩ thái sẽ thay thế cho các phương pháp hiện nay.

Các giáo đồ sẽ học hỏi khía cạnh biểu lộ mà chúng ta gọi là “khía cạnh cuộc sống” cũng như nhà khoa học khảo cứu về những ǵ được gọi là “vật chất” và cả hai sẽ đi đến chỗ hiểu rơ sự liên hệ chặt chẽ hiện có giữa cả hai và như vậy lỗ hổng cũ và cuộc tranh chấp xưa kia giữa khoa học và tôn giáo sẽ tạm thời đ́nh chỉ. Các phương pháp xác định để minh chứng sự thật rằng sự sống vẫn tồn tại sau cái chết của xác thân, sẽ được theo đuổi và mạng lưới dĩ thái sẽ được nhận ra như là yếu tố cần nghiên cứu. Sự liên hệ giữa các cơi khác nhau sẽ được t́m kiếm và sự tương đồng giữa cơi phụ dĩ thái thứ 4 và cơi thứ 4 hay cơi Bồ đề (dĩ thái vũ trụ thứ 4) sẽ được khảo cứu v́ người ta hiểu rằng cuộc sống của các Thực Thể Thông Linh này, các Đấng mà chúng ta xem như các Hành Tinh Thượng

Đế, tuôn đổ qua hành tinh hệ chúng ta từ cơi vũ trụ thứ 4, tức cơi Bồ đề vũ trụ và như vậy nằm trong chính ư nghĩa đặc biệt qua mọi sự tương đồng thứ yếu. Sự chỉnh hợp sẽ như sau:

Cơi vũ trụ thứ 4, tức cơi Bồ đề vũ trụ.

Dĩ thái vũ trụ thứ 4, tức cơi thứ 4 của thái dương hệ, cơi bồ đề.

Cơi phụ dĩ thái thứ 4 của cơi trần chúng ta.

 

Như vậy có một đường lối dễ nhất từ các cơi vũ trụ, tạo nên một hoạt động đặc biệt liên hệ với các Hành Tinh Thượng Đế, đang biểu lộ trên cơi riêng của các Ngài và theo thứ tự liên hệ với các đơn vị trong các thể của các Ngài trên các cơi phụ thấp. Các tuyến lực trải dài từ hệ thống tiến hóa ngoài thái dương hệ của chúng ta sẽ là một sự kiện được hiểu rơ, và sẽ được các nhà khoa học diễn dịch bằng các thuật ngữ chỉ hiện tượng điện, và các tín đồ diễn dịch thành các thuật ngữ chỉ sự sống, mănh lực sự sống của một vài Thực Thể Thông Linh.

Các nhà nghiên cứu triết học sẽ đồng thời nỗ lực để liên kết hai trường phái tư tưởng này và để chứng minh yếu tố về sự thích ứng, sáng suốt của hiện tượng điện mà chúng ta gọi là vật chất (matter) – thứ chất liệu (material) linh hoạt tích chứa năng lượng mà chúng ta gọi là chất liệu nguyên thủy (subtance), – đối với mục đích của sự sống của một Đấng vũ trụ (cosmic Being). Do đó, trong 3 đường lối tư tưởng này – khoa học, tôn giáo và triết học – chúng ta bắt đầu kiến tạo hữu thức hay tạo ra giác tuyến của nhóm mà chúng ta gọi là căn chủng thứ 5.

Trên cơi phụ thứ 4 của cơi cảm dục, một hoạt động tương tự sẽ được ghi nhận như đang diễn tiến. Lực tuôn chảy vào sẽ gây nên một kích thích cảm dục trong các thể của nhiều

người trong gia đ́nh nhân loại, họ vẫn c̣n ở trên cơi phụ đó và sẽ khơi hoạt sự ham muốn để hài ḥa theo một cách thức mới mẻ. Việc này sẽ tác động tương đối có hiệu quả trong phụ chủng thứ 6. Cần nên nhớ rằng số người thuộc giống dân

431      Atlantis thời trước (người thuộc căn chủng thứ 4) sẽ đáp ứng với sự kích thích và sẽ t́m cách luân hồi vào thời đó, v́ giống dân thứ 4 và thứ 6 đều luôn luôn kết hợp chặt chẽ. Chúng ta cũng có một gợi ư tương tự khác ở sự kiện rằng các thiên thần của chất dĩ thái thứ 4 sẽ tức khắc nhận ra sự hữu dụng và rằng trong phụ chủng thứ 6, cuộc tiến hóa thiên thần sẽ cực kỳ nổi bật. Cơi thứ 4 là cơi nhất quán đối với một số thiên thần và nhân loại, và một số nhóm (Huyền Giai sáng tạo thứ 4 và Huyền Giai thiên thần thứ 6) có nghiệp quả rơ rệt phải hoạt động chung với nhau. Hiện giờ người ta có thể thấy sự quan trọng tối thượng của Huyền Giai nhân loại, Huyền Giai thứ 4 trong chuỗi các cơi và ư tưởng này.

Cơi vũ trụ thứ 2   ……….. 7 Vũ Trụ Thượng Đế Cơi vũ trụ thứ 4 ………….7 Đấng Rishis của Đại Hùng Tinh Cơi thái dương hệ thứ 2  ........... 7 Hành Tinh Thượng Đế Cơi thái dương hệ thứ 4  ......… 7 trung tâm lực của 7 Hành

Tinh Thượng Đế trong dĩ thái Vũ trụ thứ 4. Cơi phụ thứ 4 của cơi hồng trần ….. 7 trung tâm lực của con thái dương hệ         người trong chất dĩ thái của cấp đẳng thứ 4. Vẻ mỹ lệ của hệ thống lồng vào nhau sẽ là hiển nhiên cho dù điều đó không thể hiểu được ngay tức khắc, trong đó có tàng ẩn mối liên hệ giữa các phức tạp này của các thực thể. Chúng ta nên luôn luôn nhớ rằng chúng ta đang xem xét sức mạnh hay năng lượng sự sống của các thực thể này, khi nó

đang tuôn đổ vào và tác động qua các h́nh hài vật chất, trọng yếu, rơ ràng.

Trên cơi phụ thứ 4 của cơi trí, trong một tương lai gần kề, sẽ có một giai đoạn mà sự tiến hóa được tăng cường cho các đơn vị của căn chủng thứ 5, trước khi có sự chuyển ra ngoài và đi vào một giống dân khác, bầu, dăy hay hành tinh hệ khác. Trên cơi phụ thứ 4 của cơi thứ 5, chúng ta có trung tâm quan trọng đối với giống dân hiện nay và đó là cơ may của nó. Ở đây, người ta có thể thấy sự khơi hoạt của tâm thức cao và gợn sóng đầu tiên về nhận thức và sự đáp ứng rung động

432 của linh hồn thể. Về chỗ này, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng chu vi của linh hồn thể chứa đựng các nguyên tử thường tồn. Đó là cơi của thử thách, của các cuộc điểm đạo chính ở trước Thềm; đó là đấu trường trong con người và từ cơi đó y phải quyết tâm tiến vào Thánh Đạo, và giành cho được quyền kiểm soát các thể thấp của y, việc này sẽ làm cho y trở thành chủ nhân chớ không c̣n là nô lệ nữa. Như thế, người ta có thể phát huy ư tưởng và viết ra nhiều sách với các ư kiến về những ǵ có thể được mong ước trong một vài thế kỷ sắp tới, nhưng điều đó không dùng cho bất cứ mục đích hữu ích nào để tiến xa thêm. Để tổng kết các ư tưởng này, tôi có thể nêu ra rằng sự thành đạt trước mắt trong tương lai gồm có việc sử dụng sức mạnh và điện năng, để hiệu chỉnh hài ḥa hơn sự sống của con người. Một hay hai gợi ư thêm nữa có thể được nêu ra liên quan đến ảnh hưởng của Cung Bốn tức Cung Trí Tuệ, và trước tiên có thể nói rằng cần nhiều th́ giờ để xem xét cung này hơn là các cung khác, đó là v́ cung ấy chiếm một vị trí quan trọng biết bao trong dăy thứ 4 này của hệ thống địa cầu và trên bầu thứ 4, tức là bầu địa cầu. Mỗi vị Hành Tinh Thượng Đế tuôn

đổ ảnh hưởng của Ngài trong các cuộc tuần hoàn khác nhau, nhiều cơi, nhiều dăy, nhiều bầu, nhiều giống dân và phụ chủng khác nhau tùy theo sự liên hệ về số của chúng đối với hành tinh hệ mà Ngài là Sự Sống đem lại sinh khí. Tạm thời và theo chu kỳ diễn tiến, các h́nh hài này trở nên dễ tiếp thu và thụ động, và như thế đáp ứng với ảnh hưởng tích cực của Hành Tinh Thượng Đế.

Một điểm thêm nữa mà tôi muốn nêu ra và v́ nó có bản chất huyền bí và nội môn, chỉ có điểm đó là có thể được đề cập đến. Ở cuộc điểm đạo thứ 4, huyền lực của Thượng Đế thuộc Cung thứ 4 là một yếu tố sinh động trong cuộc điểm đạo. Chính là nhờ việc đặt vào Điểm Đạo Trượng mà năng lượng Sự sống của Ngài được vận dụng cho vị đạo đồ, hay là điện lực xuất phát từ Ngài được luân lưu theo dạng h́nh học

433 qua một số trung tâm lực, tạo nên sự kích thích cần thiết. Tương tự như thế, vào cuộc điểm đạo thứ 5, huyền lực của Thượng Đế Ngôi Ba có thể được cảm nhận, và vào cuộc điểm đạo thứ 6 là huyền lực của Ngôi Hai, trong khi đó ở cuộc điểm đạo thứ 7, lửa năng động của Thượng Đế Ngôi Một lưu chuyển qua cơ thể của vị Chohan. Có thể liệt kê như sau :

 

1. Mănh lực huyền thuật của đệ thất Thượng Đế (seventh Logos) được cảm nhận vào cuộc điểm đạo đầu tiên.

2. Lửa mănh liệt của đệ lục Thượng Đế (sixth Logos) được cảm nhận vào kỳ điểm đạo 2.

3. Ánh sáng tỏa chiếu của đệ ngũ Thượng Đế được cảm nhận vào cuộc điểm đạo thứ 3.

4. Sự sống hài ḥa của đệ tứ Thượng Đế được cảm nhận trong kỳ điểm đạo thứ 4.

5. Năng lực phối hợp của đệ tam Thượng Đế được nhận ra ở kỳ điểm đạo thứ 5.

6. Nhiệt hợp nhất của đệ nhị Thượng Đế được nhận ra vào kỳ điểm đạo thứ 6.

7. Điện năng động của đệ nhất Thượng Đế được cảm nhận vào cuộc điểm đạo thứ 7.

Bây giờ chúng ta hăy chuyển sang việc xem xét vắn tắt về ảnh hưởng sau này của cung trí tuệ, tức cung ba, Cung “Kiến Thức cụ thể hay Khoa học”. Như tôi đă nêu ra ở một nơi khác, chính cung này có liên hệ với sự kiến tạo h́nh hài, với việc sử dụng vật chất, với việc biểu lộ ư tưởng, hoặc của các thực thể dù là thuộc về vũ trụ, Thái dương hệ, nguyệt cầu hay dưới con người. Hành Tinh Thượng Đế của cung thứ 5 này của thái dương hệ nắm giữ một vị trí đặc thù trong hệ thống các sự việc. Ngài là biểu hiện của nguyên khí thứ 5 của Thượng Đế, nguyên khí trí tuệ. Hệ thống của Ngài là hệ thống tổng hợp đối với 5 hệ thống của 5 vị Kumaras, các Ngài là Brahma, khi nào được xem như là tổng hợp trạng thái thứ ba của Thượng Đế, dù cho Ngài không phải là yếu tố tổng hợp đối với 7 hệ thống vốn là toàn thể biểu lộ của Thượng Đế được xem như là sự hợp nhất của các Ngôi Ba và Hai. Đây là điểm quan trọng vào bậc nhất cần nên nhớ. Ảnh hưởng của Ngài là ảnh hưởng đang đưa đến sự thích ứng khoa học của

434      vật chất đối với h́nh hài, và sự sống của Ngài là sự sống bao giờ cũng kết hợp 3 và 5. Bằng minh họa, chúng ta hăy xét xem chúng ta có thể làm cho ư tưởng này thành đơn giản hơn hay chăng. Như chúng ta biết, Ngài là hiện thân của nguyên khí thứ 5. Do đó, ảnh hưởng của Ngài, có thể lúc nào cũng được nhận thấy trong các tương ứng bằng số của Ngài, v́ Ngài là Đấng Chưởng Quản Cung 5 trong Thái dương hệ và

là Đấng Chưởng Quản Cung 3, cung Trí Tuệ, khi chỉ xét về Ngôi Ba. Vào lúc biệt ngă hóa hay là vào lúc lâm phàm của các đơn vị hữu ngă thức, nguyên khí thứ 5 liên kết ba nguyên khí cao và bốn nguyên khí thấp. Hiện tượng này xảy ra trong căn chủng thứ ba và tạo nên một h́nh hài mà trong đó Tinh Thần ngự trị trên cơi phụ thứ ba của cơi chính thứ 5. Tất cả các tương đồng này sẽ được cân nhắc và sự liên hệ về số không phải là do ngẫu nhiên. Năng lực của Ngài là năng lực làm tác động xuyên qua một số hành tinh hệ, dăy và bầu hành tinh, và tạo nên các kết quả trong các tế bào và các nhóm tế bào trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế đặc thù của chúng ta. Điều này được nêu ra bằng cách làm sáng tỏ và bằng cách nêu ra sự quan trọng tương đối của ảnh hưởng của một Hành Tinh Thượng Đế, trên một Hành Tinh Thượng Đế khác trong các giai đoạn tiến hóa khác nhau.

Ảnh hưởng này đă tăng lên và giảm đi từ lúc ấy, đang nhuốm màu trong căn chủng thứ 4 và đang dần dần tăng lên  trong căn chủng thứ 5 này hay căn chủng Aryan. Hành Tinh Thượng Đế mà ảnh hưởng của Ngài chưa đạt đến được cực điểm của năng lực Ngài trong giống dân này. Trong một giai đoạn ngay trước mắt, huyền lực chứa điện năng của Ngài sẽ tuôn tràn trên hành tinh chúng ta, và sẽ mang lại các khám phá mới mẻ liên quan đến vật chất và h́nh hài; và các thiên khải mới mẻ liên quan đến năng lượng trong vật chất.

Trong phụ chủng sắp tới, chu kỳ của Ngài sẽ bắt đầu chuyển ra ngoài và ảnh hưởng của Huynh Đệ Ngài, Đệ Tứ Thượng Đế, tức Thượng Đế Hài Ḥa, sẽ đạt đến cực điểm trong cuộc tuần hoàn này. Trong cuộc tuần hoàn thứ 5, huyền năng hay bức xạ điện của đệ ngũ Thượng Đế sẽ lại được cảm nhận một cách mạnh mẽ, v́ đó là cuộc tuần hoàn của Ngài và

cũng v́ Ngài có trách nhiệm rộng lớn về việc kích thích thể trí

435 của người thú trong căn chủng thứ ba, thế nên trong cuộc tuần hoàn thứ 5, Ngài sẽ là vận cụ trong việc tạo ra sự phân ly vĩ đại mà chúng ta gọi là “Phán Xét”. Về việc này, hăy nhớ rằng các Đức Thượng Đế này – khi tuôn đổ ảnh hưởng của các Ngài qua hành tinh hệ hoặc hệ thống thất phân khác – tác động nhờ sự tương ứng về số của các Ngài trong các dăy và các bầu hành tinh. Chẳng hạn, trong cuộc tuần hoàn thứ 5, dăy thứ 5 (một trung tâm lực trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế) sẽ là nơi chứa của loại thần lực thứ 5 này và sẽ truyền đạt và chuyển vận nó đến các dăy khác xuyên qua bầu thứ 5 của chúng. Cho đến khi nhân loại đă tiến hóa nhiều hơn, bí nhiệm được che giấu một cách an toàn và sự bất lực của con người không thể t́m cách liệt kê các hệ thống tiến hóa, các dăy và các bầu hay là để t́m kiếm xem chúng được tính từ trong ra ngoài hay ngược lại, che giấu những ǵ cần được che giấu. Ảnh hưởng của đệ ngũ Thượng Đế này sẽ được cảm nhận một cách rất đáng kể vào lúc này trên cơi phụ thứ 5 của tất cả các cơi chính, nhất là trong ba cơi nỗ lực của con người, và v́ ở đây, chúng ta đang bàn về con người, chúng ta có thể xét tới những ǵ đă được gọi lầm là “tính từ dưới lên trên” (“the bottom up”). Do đó, nguyên tử thường tồn hạ trí của con người trong giống dân phụ thứ 5 này sẽ nhận được sự kích thích ngày càng tăng, giúp cho con người rung động trên cơi phụ thứ 5 mà theo nghĩa đen là cơi phụ thứ 3 trên các cơi phụ trừu tượng của cơi trí, nơi có linh hồn thể. Kết quả là ṿng xoắn ốc thứ 5 sẽ trở nên linh hoạt, và mănh lực của điện hay là luồng fohat sẽ tuôn tràn qua đó, và giúp cho những

người nào ở đúng tŕnh độ vận dụng mănh lực này sẽ nhận được cuộc điểm đạo đầu tiên.

Khi ảnh hưởng thứ 5 này trở nên ngày càng dễ cảm nhận, các hiệu quả của nó sẽ được nhận thấy trên cơi cảm dục, bằng một sự kiểm soát hữu thức, sáng suốt vốn sẽ không dựa nhiều vào ước muốn hài ḥa như dựa vào ước muốn để vận dụng chất cảm dục một cách khoa học, sáng suốt. Khi trường hợp này xảy ra, y sẽ bắt đầu cảm nhận được nơi chính y hiện tượng tâm thông cao siêu. Trên cơi trần, một số lớn hiện tượng lư thú về điện sẽ được nhận thấy và cơ may của Đức

436 Bàn Cổ để tách ra các giống dân, để phân biệt các loại, để nhận ch́m và tách các lục địa ra sẽ rất là vĩ đại. Đây là cung của mănh lực tách phân và vị trí của nó, với tư cách là một yếu tố để xây dựng và phá hủy h́nh hài rất đáng được quan tâm. Có thể nêu ra câu hỏi là trong đó mọi điều này đều có thể diễn dịch bằng các thuật ngữ về lửa, và như thế toàn bộ h́nh tư tưởng của quyển sách này được duy tŕ. Bất luận khi nào các ngôn từ chỉ về ảnh hưởng, bức xạ hay mănh lực của một cung được vận dụng, chúng ta đang bàn đến bằng suy luận về hiện tượng điện hay bàn đến năng lượng thuộc một loại nào đó. Năng lượng này, hay biểu lộ điện, “bí ẩn về điện” mà

H.P.B. có nhắc đến (GLBN I, 107), là nền tảng của mọi biểu lộ và ẩn tàng sau mọi tiến hóa. Điều đó tạo nên ánh sáng lúc nào cũng chói lọi; nó kiến tạo và nắn khuôn h́nh hài cho nhu cầu của Thực Thể Thông Linh nội tại; nó đem lại sự kết hợp và sự hoạt động cho nhóm; nó là hơi ấm vốn tạo nên mọi sự tăng trưởng, và hơi ấm đó không những thúc đẩy các biểu lộ của giới thực vật và động vật, mà c̣n đưa đến sự tương tác giữa các đơn vị nhân loại và ẩn sau tất cả mọi mối liên hệ của

con người. Đó là từ lực, bức xạ, sức hút và đẩy, sự sống, sự chết, và tất cả mọi việc; đó là mục đích hữu thức và ư chí cốt yếu trong biểu lộ ngoại cảnh, và kẻ nào đă giải đáp được những ǵ ẩn sau hiện tượng điện là đă giải đáp không những cái bí ẩn của Bản Thể của riêng y, mà c̣n biết được vị trí của y trong bầu hành tinh vĩ đại hơn, một Hành Tinh Thượng Đế, hiểu biết Thực Tướng (Identity) của Đấng Cao Cả thuộc vũ trụ (cosmic Existence) mà chúng ta gọi là một Thái Dương Thượng Đế, và hiểu được phần nào về vị trí của thái dương hệ chúng ta và mối liên quan về điện của nó với 7 cḥm sao.

Bây giờ chúng ta bàn đến ảnh hưởng của một lực đang yếu đi và đang ra khỏi sự ưu thắng, đó là ảnh hưởng của cung thứ 6, Cung Sùng Tín hay Chủ Nghĩa Lư Tưởng. Không thể xác định nhiều về cung này, ngoài việc nêu ra một số ư tưởng chính nó có thể là có giá trị trong việc suy nghiệm về các chu kỳ của cung nói chung.

Các ảnh hưởng của cung tác động qua các điểm tập trung của chúng trong mọi trường hợp (đại thiên địa và tiểu thiên địa) và các điểm này là các trung tâm lực dĩ thái. Trong trường hợp của tất cả các Đấng Cao Cả, bao giờ cũng có 7 trung tâm và bao gồm thiên thần và các đơn vị con người trong hoạt động tập thể, hay là với các xoáy lực chứa đựng một cách tiềm tàng và duy tŕ hoạt động đă được an bài, các tế bào với tiềm năng biểu lộ của con người. Đừng quên một chân lư huyền linh rằng mọi h́nh thức của sự sống chuyển qua một giai đoạn có quá tŕnh phát triển (career) của chúng thông qua giới nhân loại.

Các Tia vũ trụ hay các tia ngoài Thái dương hệ, tác động

đến hay lưu chuyển xuyên qua các trung tâm lực nằm trên

chất dĩ thái vũ trụ thứ 2, nhưng ở giai đoạn biểu lộ ra bên

ngoài hiện nay, nó trở thành hữu h́nh một cách có hệ thống trong chất dĩ thái vũ trụ thứ 4, chất bồ đề.

Một Tia vũ trụ thường tồn là Tia của chính Thượng Đế chúng ta, và các tia phụ của tia này thấm nhập toàn thể thái dương hệ của Ngài. Sáu Tia vũ trụ khác, đang làm linh hoạt các thái dương hệ khác, ảnh hưởng đến thái dương hệ chúng ta, t́m được các phản ảnh của chúng trong các tia phụ của Tia Thượng Đế chúng ta. Các Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta đáp ứng với 6 loại ảnh hưởng vũ trụ này. Các Ngài thu hút ảnh hưởng, vốn là các trung tâm lực trong cơ thể Thượng Đế, chuyển nó qua các hành tinh hệ của các Ngài, luân chuyển nó qua chính các trung tâm của các Ngài (các dăy) và chuyển nó đến các hành tinh hệ khác, tô điểm nó bằng chính sắc thái riêng biệt của các Ngài và phẩm định nó bằng chính âm điệu hay nốt đặc thù của riêng các Ngài. Toàn thể hệ thống ảnh hưởng của cung, hay là hơi ấm xạ ra, xét về cả hai mặt vật chất và tâm linh, là một trong các lưu chuyển và tương tác phức tạp. Bức xạ hay rung động đi vào các chu kỳ đă sắp xếp từ cội nguồn xuất phát của nó, Tia Sáng Duy Nhất, hay Thượng Đế của thái dương hệ, đến các trung tâm lực khác nhau trong cơ thể Ngài. Xét theo quan điểm hồng trần, sức mạnh của tia sáng này là yếu tố mang năng lượng trong vật chất. Xét theo quan điểm tâm linh, đó là khả năng định tính. Từ hành tinh hệ đến hành tinh hệ, từ dăy hành tinh đến dăy hành tinh, từ bầu này đến bầu khác, mănh lực hay tính chất này đi qua và lưu chuyển, cả hai thêm vào, đồng thời triệt thoái và quay trở lại điểm tập trung của nó với 2 sự dị biệt đáng chú ư :

 Nhiệt bức xạ trở nên mạnh hơn.

 Tính chất định tính hay màu sắc được tăng thêm.

 

Hiệu quả trên khía cạnh h́nh hài cũng đáng chú ư, và hơi ấm hay tính chất của một Tia không những chỉ tác động trên tâm (psyche) của một người, một Hành Tinh Thượng Đế và một Thái Dương Thượng Đế, mà c̣n có hiệu quả rơ rệt trên chính chất liệu vật chất.

Các ảnh hưởng của cung tác động đồng đều trên các Huyền Giai thiên thần và nhân loại, như chúng đang tác động trong cơ thể hành tinh hay cơ thể Thượng Đế. Sự tỏ ngộ có thể xảy đến nếu chúng ta nhớ rằng mọi h́nh hài đều là nhị phân cả trong sự tiến hóa lẫn trong bản chất chủ yếu. Chúng là sản phẩm của công tŕnh các Đấng Kiến Tạo (các mănh lực thiên thần) và của trí tuệ hoạt động (con người) và cả hai đều không thể phân chia được trong Lưỡng Tính Thiêng Liêng, hay là Hành Tinh Thượng Đế. Chúng được kích thích trong cả hai trạng thái của Bản Thể của chúng bởi ảnh hưởng của cung.

Bây giờ chúng ta hăy liệt kê sơ lược các ư tưởng này :

 

 

1. Thái

Các Hành

Thiên thần

Một Thái

Dương

Tinh Thượng

Kiến Tạo. Các

dương hệ

Thượng Đế

Đế. Các Ngài

Ngài tác

 

 

đem năng

động trong

 

 

lượng và là

vật chất và

 

 

sự sống  Linh

duy tŕ sự

 

 

hoạt

sống

 

 

 

Mỗi một trong các phân chia này có thể được khảo cứu một cách riêng rẽ và đúng thời điểm (khi có thể là an toàn để truyền đạt chi tiết nhiều hơn liên quan đến các thiên thần), thí dụ người ta nhận thấy rằng một Tinh Quân Thiên Thần của một cơi tác động qua các trung tâm lực, biểu lộ ra bên ngoài qua sắc thái vốn là thị hiện tâm linh của Ngài và đem lại linh

439 hồn cho vật chất của một cơi, giống như một Hành Tinh Thượng Đế ban linh hồn cho hành tinh hệ của Ngài. Ư tưởng này cũng có thể nới rộng đến các dăy, các bầu, các giống dân và các cuộc tuần hoàn. Lưỡng nguyên luôn luôn được nhận thấy, – biểu lộ của con người và biểu lộ thiên thần tạo thành toàn thể và luôn luôn năng lượng cùng tính chất sẽ tiến triển song song với nhau. V́ ảnh hưởng của cung chuyển đi khỏi một giống dân hay một hành tinh, một hệ hành tinh hay một thái dương hệ, không nên đ̣i hỏi rằng việc đó hoàn toàn bị hủy bỏ; điều đó đă đơn thuần vượt quá phạm vi của bất luận ṿng giới hạn nào, nó đem lại năng lượng, và sức mạnh của ảnh hưởng của nó đang được tập trung ở một nơi nào khác. Kho chứa nguyên thủy trở thành một vận hà, hay là tác nhân truyền đạt và không nhiều bằng một nơi thu hút hay chứa đựng. Ngôn từ lại gây cản trở cho chúng ta và tỏ ra không thích đáng để diễn tả ư tưởng. Những ǵ mà người nghiên cứu cần nhận ra là trong một chu kỳ thuộc về ảnh hưởng của cung, đối tượng của sự chú tâm ngay trước mắt đang nhận được và thu hút nó và chuyển hóa nó theo nhu cầu của nó, và do đó không hữu ích nhiều lắm cho việc truyền đạt. Khi chu kỳ ngày càng tiến gần hơn đến chỗ kết thúc, ảnh hưởng của cung hay từ lực sẽ được cảm nhận ở một nơi nào khác, cho đến khi tất cả trong số đó thực sự sẽ bị vượt qua mà không bị thu hút.

Đây là những ǵ đang bắt đầu xảy ra liên quan đến Cung Sùng Tín, hay Cung 6 này. Các Chân ngă ở trên cung riêng biệt đó sẽ khoác lấy h́nh hài ở nơi khác trên các bầu hành tinh khác, và trong các dăy khác và không có nhiều lắm trên hành tinh chúng ta. Các rung động của cung đó sẽ lắng đọng xuống bao lâu mà chúng ta c̣n có liên hệ và t́m được hoạt động được tăng cường ở một nơi nào khác. Nói cách khác, hành tinh chúng ta và mọi vật trên đó sẽ trở nên tích cực và không có tính tiếp thu mà sẽ tạm thời đẩy lùi lại loại thần lực đặc biệt này. Một biểu hiện tâm linh của điều này có thể được nhận thấy trong việc tàn tạ dần những ǵ được gọi là ḷng nhiệt thành theo Cơ đốc giáo. Cung này, Cung của Đức Chohan Jesus, không bao lâu nữa sẽ tuôn đổ sức mạnh của nó với cùng mức độ vào trong h́nh hài mà Ngài kiến tạo, và việc đó tất nhiên sẽ tan ră một cách chậm chạp nhưng chắc chắn,

440 sau khi đă làm tṛn mục tiêu của nó trong ṿng gần 2.000 năm. Lại nữa, cùng một loại mănh lực sẽ được thấy quay trở lại và một h́nh thể mới sẽ được tạo lập đang từ từ xuất hiện, nhưng theo các đường lối chính xác hơn. Do đó, điều thấy rơ là sự hiểu biết về các chu kỳ này và về sự biểu lộ của thần lực hay là sự qui ẩn (obscuration) của một Cung, sau rốt sẽ đưa đến sự tác động theo Thiên Luật và đưa đến sự hợp tác sáng suốt với cơ tiến hóa. Ở đây, cần nói thêm rằng 7 vị Kumaras (4 công truyền và 3 bí truyền) hợp tác với định luật này, và tác động theo mặt ngoài hay mặt trong tùy theo cung đang phát huy hiệu lực, ngoại trừ vị Đệ Nhất Kumara, tức Thượng Đế của hệ hành tinh chúng ta, Ngài – vốn là điểm tổng hợp của vạn hữu – bao giờ cũng ở trong hoạt động biểu lộ ra ngoại cảnh.

Chính hoạt động Cung này đang chi phối sự qui ẩn hoặc biểu lộ của một thái dương hệ và một hệ hành tinh với tất cả những ǵ bao hàm trong các biểu lộ này. Do đó, sự nhấn mạnh được đưa ra trong các sách huyền bí học về việc học hỏi các chu kỳ, và về biến phân của 100 năm của Brahma vào các phần hợp thành của nó. Trong sự hiểu biết này có tàng ẩn bí mật của chính Đấng Cao Cả, của mănh lực điện và của sự tổng hợp về Fohat.

Tôi sẽ không bàn thêm nữa về các hậu quả tương lai của Cung đang tạm thời bước vào kỳ qui ẩn. Sau đó, chúng ta sẽ bàn đến ở mức độ rộng lớn hơn có thể có với các Cung khác, chủ đề về loại thần lực thứ 7 hiện đang đi vào hoạt động, và do đó vốn là một yếu tố sinh tử trong sự tiến hóa ngay trước mắt của con người.

Hiện nay, nguyên khí thứ 5, tức nguyên khí manas bắt đầu biểu lộ, phần lớn qua loại thần lực thứ 7 (hoặc là thứ 5 khi chỉ xét trạng thái biểu lộ của Brahma). Do đó, điều hiển nhiên trước mắt là cung sắp xuất lộ này được đặt ở vị trí riêng biệt vào lúc này, và rằng ảnh hưởng của nó sẽ được

441      biểu hiện dưới các điều kiện rất thích hợp. Nó đang tuôn đổ thần lực của nó trên cơi thứ 7, tức cơi trần; trong căn chủng thứ 5 và phụ chủng thứ 5 và tất nhiên là cơ may thật là lớn lao. Trong tất cả những ǵ được nhắc đến liên hệ tới các Cung, điều hiển nhiên sẽ là những ǵ theo quan điểm hiện tại có 2 cung liên quan bậc nhất với sự tiến hóa của con người : Cung Hài Ḥa, tức Cung 4, vốn là Cung thống ngự của đại chu kỳ đang nằm trong cuộc tuần hoàn thứ tư và bầu thứ 4, và cung Nghi Lễ Huyền thuật tức Cung 7, vốn là một trong các ảnh hưởng quan trọng nhất liên hệ đến mọi biểu lộ bên ngoài. Hai cung này, hay là thần lực của hai vị Hành Tinh Thượng Đế,

chủ yếu được dùng làm phương tiện đem lại sức kết hợp trong dăy chúng ta, dăy thứ 4 của hệ hành tinh thứ 4 và trên bầu vật chất của chúng ta tức Địa cầu. Sự tương tác thứ 4 và thứ 7, một tạm thời tác động như là mănh lực âm và một như là mănh lực dương.

Vị Kumara thứ 5, Tinh Quân của Cung thứ 7 (cần ghi nhớ chức vụ song đôi của Ngài như là một trong các điểm của ngôi sao 5 cánh của Brahma, và như là một trong các Tam Giác trong cơ thể thất phân của Thượng Đế) có một chức năng độc nhất như là “Đấng Cai Quản các Thiên thần Kiến Tạo” của cơi trần, các thiên thần của dĩ thái, trong sự hợp tác với Chủ Quản Thiên thần của các vị này. Ngài hướng dẫn và điều khiển việc tạo ra h́nh hài bằng một số linh từ huyền bí. Do đó, Ngài tác động qua thể dĩ thái của mọi h́nh hài và chính là nhờ mănh lực đang đi vào của Ngài mà chúng ta có thể trông chờ sự kích thích đối với chất liệu của bộ óc dĩ thái được tăng lên, điều này sẽ làm cho bộ óc vật chất trở nên dễ tiếp thu đối với chân lư cao siêu đang được thiên khải và sẽ đặt vào tay các nhà khoa học, các bí ẩn của dĩ thái thứ 4 và thứ 3. Sự phát triển vật chất của bộ óc đi song song với giai đoạn phát triển tương ứng về nguyên tử của nó, và trong việc đem lại sinh khí cho ṿng xoắn ốc thứ 5, và tác động phản xạ tất nhiên của loa tuyến thứ 7, chúng ta có thể mong đợi thấy thể trí của con người có được các tỷ lệ và đạt đến điểm thành toàn mà cho đến nay không thể tưởng tượng được và không thể ngờ được.

Chúng ta có thể xem xét hiệu quả của thần lực đang đưa

tới này theo 3 đường lối : Thứ 1. Loại thần lực, hay là tính chất của Thượng Đế với

chức năng và mục đích của nó.

Thứ 2. Tác động của nó liên quan tới :

Giới động vật.

Giới nhân loại.

Giới thiên thần. Thứ 3. Các kết quả phải được t́m thấy trong các thế kỷ sắp đến.

 

Loại thần lực hay là bản chất của Hành Tinh Thượng Đế của cung thứ 7, được kiến tạo một cách cơ bản. Điều cần đề cập đến ở đây là nói qua về đặc tính của Ngài và vị trí của Ngài trong hệ thống của Thượng Đế, kêu gọi sự chú tâm cho việc cần phải kềm chế khỏi sự phàm ngă hóa (personali­sation) và sự ngoại hiện (externalisation). Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống mà trong đó cung Nghi Lễ Huyền Thuật là biểu hiện, là một trong các tác nhân truyền đạt chính của bức xạ từ mặt trời đến thái dương hệ, và có một liên hệ chặt chẽ với hỏa xà Thượng Đế. Nơi đây có chứa một ẩn ngôn. Đức Raja Lord của các cơi phụ dĩ thái của cơi trần, hoạt động liên hệ chặt chẽ với Ngài và điều này sẽ rơ ràng nếu chúng ta nhớ rằng Đấng Chủ Quản (Lord) của một cơi là hoạt động được biểu hiện của cơi đó. Ngài là sức mạnh mang năng lượng (energising force) vốn tự biểu lộ dưới h́nh thức một Chủ Thể hợp nhất trong chất liệu của một cơi, và do đó, chúng ta có thể có một số ư kiến về sự cố kết của sự tác động hỗ tương của các Ngài nếu chúng ta nhớ rằng:

Đức Raja-Lord của một cơi là toàn thể chất liệu của cơi đó. Hành Tinh Thượng Đế tức Đấng có liên hệ chặt chẽ nhất với bất cứ cơi đặc biệt nào, là tính chất và sắc thái của cơi đó. Do tác động và công việc hợp nhất của hai Thực Thể Thông Linh này mà vạn hữu được thành toàn, -các Đấng

Chủ Quản của các Đấng Kiến Tạo đang tạo ra mọi h́nh hài 443 mà Đấng Chủ Quản Sự Sống (Lord of Life) sử dụng để phát triển tâm thức bên trong. Mănh lực hoặc rung động của bất cứ Cung nào có thể được tổng kết như sau :

Mục đích sáng suốt của một Thực Thể Thông Linh, một Hành Tinh Thượng Đế.

Năng lượng sự sống của Ngài đang tác động trong, qua và dựa trên thể biểu lộ của Ngài.

Bức xạ từ điện của Ngài khi nó tác động (dù là trong mức độ thấp thỏi) đến các Huynh Đệ của Ngài trong khi biểu lộ.

Sắc thái hay tính chất đặc thù của Ngài, trạng thái tâm lư luận lư (psycho-logical aspect) chính yếu của Ngài, đang biểu lộ qua các hoạt động của riêng Ngài trong hệ thống tiến hóa của riêng Ngài.

Hiệu quả tương tự như nó đang ảnh hưởng đến các Huynh Đệ của Ngài trong thể phối kết của Thái Dương Thượng Đế.

Mănh lực sinh động của Ngài khi nó đang tỏa ra bên kia phạm vi riêng của Ngài dưới h́nh thức năng lượng hoạt động, và sự hoạt động đang được kích động – theo nghĩa đen là một trong các trạng thái của Fohat. Trạng thái hoạt động của một Hành Tinh Thượng Đế th́ y như trạng thái Fohat, v́ Brahma là toàn thể Fohat. V́ việc biểu lộ ở cơi trần, các Hành Tinh Thượng Đế trở thành Fohat và các Huynh Đệ của Fohat.

 

BIỂU ĐỒ III (Tabulation III)CÁC TRẠNG THÁI VÀ SỰ TIẾN HÓATrạng thái Biểu lộ Ngoại cảnh Nội tâm Trạng thái tiến hóa

Hoạt động…………. 7 Huynh Đệ ….. .. 7 trung tâm ….......... 7 loại thần lực …............... Giáng hạ tiến hóa vàdĩ thái thăng thượng tiến hóa củacác giới trong thiên nhiên.

Tổng kết …....…….. Lửa do ma sát . Trạng thái Brahma hay Trạng thái vật chất. Mẹ

Bác ái-Minh Triết … 7 Hành Tinh …. 7 hành tinh hệ …..….. 7 cung ……...............…….. 7 loại thiên thần vàRồng Minh Triết Thượng Đế Chân thần con người

Tổng kết……......….. Lửa thái dương. Trạng thái Vishnu. Tính chất nội tâm hay tâm.Con đang biểu lộ

Ư chí ……………….. 7 Thực Thể ……. 7 Hành Tinh ….......… 7 tính chất. …................….. 7 Huyền Giai.Thông Linh Thượng Đế

Tổng kết ………...... Lửa điện, Sự Sống Duy Nhất. Mahadeva. Tinh thần

Luận về lửa càn khôn

Khi điều này được ghi nhớ, người ta sẽ thấy rằng mỗi một trong các Hành Tinh Thượng Đế, tương đương với một Thái Dương Thượng Đế, và với h́nh ảnh của các Ngài, tức con người, biểu lộ qua các trạng thái.

Toàn thể tất cả các trạng thái này đều là biểu hiện của Thượng Đế lâm phàm; trong một trường hợp năng lượng Fohat của Ngài kiến tạo các giới trong thiên nhiên, đem lại Thể xác cho chúng; trong trường hợp khác, Ngài ban phát cho chúng giá trị tâm linh của chúng và cuối cùng thông qua tất cả chúng, Ngài biểu hiện với tư cách là Bản Thể (Existence or Being).

Các biểu đồ giống nhau có thể được nêu ra đối với một Hành Tinh Thượng Đế và một con người, luôn luôn nhấn mạnh vào sự phát triển của trạng thái giữa hay trạng thái tâm linh.

Với các ư tưởng này trong trí, có thể thấy rơ hơn những

445 ǵ mà sự tiến nhập của một cung, như là cung hiện nay, hay sự qua đi của nó có thể liên quan. Trong trường hợp đặc biệt đang bàn đến, chúng ta có sự tiến nhập của một Cung vốn có liên hệ chặt chẽ với cơi biểu lộ, tức cơi trần, hiện đang (trong chu kỳ lớn hơn) chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của con người và cội nguồn hy vọng tương lai của y. Cung thứ 7 này (thứ 5) bao giờ cũng biểu lộ trong một giai đoạn chuyển tiếp từ giới này đến giới khác, và điều này hàm chứa bí ẩn của h́nh thức phụng sự đặc biệt của Hành Tinh Thượng Đế của cung đó. Ngài chi phối tiến tŕnh của : . Sự chuyển hóa (transmutation). . Sự lâm phàm (Incarnation). . Sự chuyển di (transference).

Trong ba từ ngữ này, công cuộc sinh hoạt của Ngài được tổng kết; trong ba từ ngữ này, bản chất của Thực Thể Thông Linh vĩ đại này được biểu hiện, Đấng Cao Cả này chủ tŕ các tiến tŕnh phối hợp, trộn lẫn và thích ứng; qua sự hiểu biết của Ngài về Âm Thanh vũ trụ, Ngài hướng dẫn các lực sinh động của một số thực thể thái dương và nguyệt cầu từ h́nh thể này đến h́nh thể khác, và là khoen nối giữa linh hồn đang chờ đợi luân hồi với thể biểu lộ của nó. Điều này cũng là đúng, dù cho chúng ta đang xem xét sự luân hồi của một người, của một nhóm, của một ư tưởng hoặc của mọi thực thể ở đẳng cấp thứ yếu so với các Đấng Cao Cả thuộc thái dương, đang biểu lộ qua một bầu hành tinh hay là Đấng Cai Quản của bầu hành tinh, dưới quyền Đức Hành Tinh Thượng Đế. Tất cả các Thực Thể Thông Linh ở đẳng cấp cao hơn Đấng tiến hóa vĩ đại này lâm phàm nhờ công việc nối kết của một Đấng ngoài thái dương hệ. Trong tất cả các giai đoạn chuyển di sự sống từ

Thái dương hệ đến Thái dương hệ, Hành tinh hệ đến hành tinh hệ, Dăy hành tinh đến dăy hành tinh,

Vũ Trụ Thượng Đế này trút xuống thần lực và ảnh hưởng của Ngài. Trong tất cả các giai đoạn chuyển tiếp nhỏ của sự sống từ :

Bầu đến bầu Cơi đến cơi, Giới thiên nhiên này đến giới thiên nhiên khác,

Đấng Chưởng Quản của Cung thứ 7 cũng đóng góp một

phần tương tự. Nơi đây có ẩn tàng lư do về mănh lực đang tuôn đổ vào

của Ngài vào lúc này, v́ một chuyển động có ảnh hưởng sâu

rộng là để hoàn thành, và một sự chuyển di đang ở trong tiến tŕnh cần đến loại năng lượng đặc biệt của Ngài. Một sự chuyển di đang được thực hiện đối với một số nhóm gồm các Chân Thần nhân loại và thiên thần ở ngoài giới nhân loại, đi vào giới thứ 5 hay giới tinh thần. Trong chu kỳ kết thúc của Ngài trên 2.500 năm, một số người đặc biệt sẽ bước trên Con Đường Điểm Đạo và ít nhất được điểm đạo lần thứ nhất, như thế chuyển di các trung tâm ư thức của họ ra ngoài nhân loại thuần túy, để đi vào các giai đoạn tâm linh sớm hơn.

Trong cùng chu kỳ này, một sự chuyển di các đơn vị từ ngoài giới động vật vào giới nhân loại sẽ tiến hành trong dăy thứ 5 và từ đó đến dăy khác, như vậy tạo ra một giai đoạn hoạt động thậm chí c̣n quan trọng hơn trên chính bầu hành tinh chúng ta. Tương tự thế, tôi có thể nêu ra (dù cho không thể đưa ra điều ǵ nhiều hơn là một lời ám chỉ) rằng sức mạnh của Đấng Chuyển Di Vũ Trụ (the cosmic Transferrer) được đưa vào hoạt động bởi sự chuyển di trong chu kỳ này của một nhóm đặc biệt, gồm các đơn vị tiến hóa cao của giới nhân loại và giới thiên thần (các thành viên của Thánh Đoàn huyền linh) đến toàn bộ hệ thống khác. Một số đơn vị cũng vậy, -trong số các Nghiệp Quả Tinh Quân – đang tận dụng ảnh hưởng vũ trụ này để chuyển di hoạt động của các Ngài đến Thái dương hệ khác, thế chỗ cho các Đấng sẽ thực thi nghiệp quả của kỷ nguyên mới. Sức mạnh của các lực gây tác dụng này, thấm nhuần toàn thể bầu hành tinh và trải rộng khắp các dăy, và các hệ hành tinh đang nằm trong đường tiến đến Thánh đạo của nó. Về cơ bản, nó sẽ tác động vào giới thực vật, che lấp các kiểu cũ và đưa ra các kiểu mới; nó sẽ tác động trong giới khoáng chất và mang lại một sự thúc đẩy mới cho các diễn tŕnh hóa học, tạo nên một cách ngẫu nhiên

447 sự phóng thích các đơn vị phóng xạ và tất nhiên là tăng thêm kiến thức của các nhà khoa học. Trong giới hành khí (elemental kingdoms) và các hồn khóm nằm trong ấy, nó tạo nên sự dễ dàng trong việc chuyển di các nguyên tử. Các hiệu quả của cung này có ảnh hưởng rất sâu rộng về cả hai mặt thiên thần và con người trong các giới khác nhau của chúng, mà toàn thể các môi trường mới mẻ sẽ được đưa ra cho việc sử dụng các kiểu mẫu mới lạ, và toàn thể các đặc điểm mới sẽ được thấy đang ḥa nhập vào nhân loại. Chúng ta đă xem qua loại thần lực mà tự nó hiển lộ nhờ Cung Bảy, và đă thấy rằng đó là sự chuyển hóa lớn và là tác nhân chuyển di của Thượng Đế. Chúng ta đă thấy rằng thần lực đó có một hiệu quả mạnh mẽ cả trên thiên thần lẫn con người; chúng ta đă thấy rằng chức năng hàng đầu của Thượng Đế thuộc Cung 7 th́ vượt ngoài mọi chức năng khác, chức năng thích ứng, hay là việc nắn khuôn h́nh hài và làm cho h́nh hài đó thích hợp với các nhu cầu của bất cứ Đấng Cao Cả riêng biệt nào. Trong mọi công tác kiến tạo của việc kiến tạo h́nh hài, một số yếu tố tham dự vào đó phải được kê khai ra đây, v́ chúng có liên hệ một cách thiết yếu với Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt này, và cơi đặc biệt này, tức cơi trần, mà chúng ta trải qua kinh nghiệm trên đó. Các điều này là : Thứ 1. Ư chí hay là mục tiêu nhất định của một thực thể nào đó. Thứ 2. Chất liệu mà nhờ đó sự sống dự tính biểu lộ. Như chúng ta biết, chất liệu này được t́m thấy trong ṿng giới hạn thuộc 7 cấp và thuộc 49 cấp phụ (sub-grades). Thứ 3. Các Đấng Kiến Tạo là hiện thể cho mục đích thiêng liêng, và các Ngài tạo khuôn mẫu cho chất liệu dựa theo một

kế hoạch đặc biệt. Các Đấng Kiến Tạo này triển khai các h́nh hài ra khỏi bản thể và chất liệu của chúng.

Thứ 4. Một kế hoạch, theo đó công việc được tiến hành và được truyền đạt cho các Đấng Kiến Tạo, kế hoạch này vẫn tiềm tàng trong tâm thức các Ngài. Các Ngài triển khai ra từ h́nh hài của Thái Dương Thượng Đế, của các Hành Tinh Thượng Đế, của con người và của mọi h́nh thể từ trong ra

448      ngoài, và tạo nên các Bản Thể tự đồng hóa dưới h́nh thức một người mẹ đào tạo và dựng nên một Con có ư thức, nhờ bởi chất liệu của chính thân thể bà mẹ, mang theo một số dấu riêng của chủng tộc tuy không phụ thuộc, có ngă thức, có ư chí riêng và có biểu lộ làm ba. Sự kiện về mối tương đồng của cuộc tiến hóa thiên thần với bản thể mà chúng vận dụng phải luôn luôn được ghi nhớ.

Sau cùng, một số Linh từ hay Thần chú (1) mà Sự Sống vĩ đại đă phát ra – có thể măi măi hướng dẫn các cuộc sống thứ yếu làm tṛn mục đích kiến tạo.

1 Ở Ấn Độ có một hệ thống cổ điển giảng dạy về tâm linh gọi là yoga, trong đó một số linh từ, hay các bài kệ Bắc Phạn được tuyên đọc. Quan trọng nhất là nói đến cách thức, trong đó vần huyền bí OM hay AUM được phát ra. Các học giả Bà la môn nói cho tôi biết rằng tiềm lực tâm linh vô giới hạn của các ma lực Bắc Phạn hay các thần chú, chỉ được thảo ra bằng sự chọn lựa một số qui tắc rất chính xác về sự phát âm (swara). Họ nói rằng bằng cách phát ra các ngôn từ một cách chính xác, mà rung động được tạo ra trong chất akaz hay là phần của chất dĩ thái không gian đang bao phủ bầu hành tinh chúng ta, nó giúp cho con người chế ngự toàn thể các cư dân tinh thần thuộc các giới khác nhau trong thiên nhiên. Trước nhất, nó tác động trở lại trên thể dĩ thái của chính con người, thanh lọc mức thô trược của nó, kích động các quyền năng tâm linh của nó ra khỏi trạng thái tiềm tàng b́nh thường và dần dần tăng cường

sức mạnh của chúng lên đến mức chế ngự các mănh lực tinh vi hơn của thiên nhiên .

Tạp chí The Theosophist quyển XIII, trang 229, 613

“Diệu âm đơn nhất nguyên thủy (AUM hay OM) là quyền lực từ và tri thức cao nhất được phát ra. Thực sự đó chính là Braman. Sự điều ḥa hơi thở là giới hạnh (tapas-discipline) chính yếu nhất. Cao hơn Savitri không có chân ngôn nào nữa. Vượt lên trên tịch lặng là chân lư.

Đấng Sáng Tạo tích chứa chân tinh hoa của 3 kinh Vedas trong 3 kư tự hợp thành linh từ (Scared Word), trong 3 phát âm vốn định danh và tạo thành 3 cơi thấp, và trong ba phần của kinh Veda đang thỉnh nguyện thái dương. Ngài trích mỗi phần từ một kinh Veda. Bất cứ ai suy tư về các điều này, sáng và chiều, sau khi đă khảo cứu kinh Veda trước kia, th́ kẻ ấy đă thực sự học hỏi toàn thể các kinh Vedas mỗi ngày. Đó là cổng dẫn đến Brahman.

Bằng cách nghiền ngẫm vào ư nghĩa của chúng, điều chỉnh ước muốn và đưa tư tưởng y vào khuôn mẫu hướng về ư nghĩa đó, mà kẻ t́m kiếm Brahma sẽ không thất bại, mà đạt đến mọi hoàn thiện, dù là y hoàn thành một trách nhiệm nào khác hay không; v́ chính danh xưng Brahmana là “bạn của Muôn Loài” (và Gayatri là kẻ cầu nguyện cho hạnh phúc của muôn loài bởi Đấng Cha rực rỡ trên Trời là Thái Dương).”  Vô Danh Thị (Unknown).

Có các thể thức đặc biệt được tất cả các điểm đạo đồ ở một cấp đẳng nào đó hiểu rơ (ngay cả đối với nhiều người không đạt đến đẳng cấp đó, một số cũng trở nên hiểu biết và được sử dụng – đôi khi bằng những cách không đem lại kết quả tốt đẹp đối với kẻ sử dụng không được huấn luyện đầy đủ); một số này hay một số khác được sửa lại một cách đặc biệt để tạo ra hầu hết mọi hiệu quả có thể tưởng tượng được…

“Nữ thần Isis lộ diện” (trang 514) cho chúng ta biết rằng “âm thanh và màu sắc” tất cả đều là các chữ số về tinh thần (spiritual numerals); thế cũng chưa xong, v́ các mùi vị (odors), các kim loại

Các Linh Từ này được phát ra bởi

Một Thái Dương Thượng Đế. Linh từ tam phân này khơi dậy một rung động thất phân.

Một Hành Tinh Thượng Đế -nhờ phát ra linh từ -Ngài đưa hệ hành tinh của Ngài và mọi vật chứa trong ấy vào cuộc tiến hóa biểu lộ ra ngoại cảnh.

Chân Thần mà linh từ tam phân của nó khai sinh ra rung động thất phân.

Chân ngă – nhờ phát âm vang dội – tạo nên con người trong ba cơi thấp. Sự tương đồng hiện có giữa 4 hiện tượng này nên được cẩn thận ghi nhớ.

 

Một số Linh Từ tùy thuộc vào các trạng thái khác nhau, và các Linh Từ của trạng thái thứ nhất tạo nên rung động cho vật chất đang tiến hóa qua 7 chu kỳ của thái dương hệ. Mối liên hệ của chúng đối với các Linh Từ của thái dương hệ hiện tại th́ tương đồng với chất liệu nguyên thủy đang ẩn sau sự sáng tạo hiện nay của chúng ta. Các Linh Từ của trạng thái 2 liên quan đến chúng ta một cách chặt chẽ, c̣n các Linh Từ của Brahma, ở giai đoạn hiện nay, có liên hệ chặt chẽ hơn với

(metals) và các hành tinh (planets) cũng là các chữ số tâm linh. Mỗi hành tinh (hay cơi tinh thần) có mối liên quan với một kim loại và một màu sắc. Hai cái sau này lại có cùng mối liên quan với một mùi hương và âm thanh tương ứng.

Vùng hào quang bao quanh mỗi người có một “lớp” rất quan trọng, nó mang lấy màu sắc không thể thay đổi của kim loại và hành tinh, mà đối với nó mỗi cá nhân đặc biệt có ái lực nhất; chính ở trên lớp này mà phần từ điện (magnetic part) của mùi vị và mọi rung động âm thanh đang thấm nhuần.    

Tạp chí Theosophist, quyển VII, 218

công việc của chúng ta trên cơi trần. Các Linh Từ này nơi mà 3 cơi thấp có liên hệ đến, phần lớn thuộc về một nhóm thần chú, ẩn giấu trong tâm thức của các Đấng Chưởng Quản Cung 5 và Cung 7; do việc ngân lên sáng suốt của các Ngài, mà trạng thái thứ 3 (trạng thái Brahma hay trạng thái trí tuệ), được tiếp xúc với trạng thái 1 và tạo ra điều mà chúng ta gọi là “Đấng Con Hữu Thức” tức là Thái Dương. Trên cơi trí, chúng được ngân lên bởi Đấng Chưởng Quản Cung 5, tạo nên một rung động không những trong những ǵ mà chúng

450 ta có thể gọi là “các mức độ thấp” mà c̣n tạo ra sự đáp ứng trên cơi thứ 1 hay cơi nguyên h́nh và cũng trên cơi trí vũ trụ nữa. Trên cơi trần, các linh từ, được ngân lên bởi đệ thất Thượng Đế, tạo ra các hiệu quả như sau : Thứ 1. Giữ chặt các nguyên tử thường tồn bên trong hồn khóm của chúng, hay là sự hợp nhất của vật chất và tâm thức. Thứ 2. Hướng dẫn ḍng sinh lực vào trong bất cứ giới đặc biệt nào hay là sự phối hợp của h́nh hài và tâm thức Thứ 3. Chuyển di sự sống hữu thức, có tri giác, từ h́nh thể đến h́nh thể, từ nhóm đến nhóm, từ giới đến giới trong các huyền giai.

Liên quan với giới nhân loại, Cung 5 phải tác động hay tuôn đổ ảnh hưởng của nó để tạo ra ngă thức bên trong h́nh hài hữu thức.

Tất nhiên, người ta sẽ thấy rằng việc phát ra âm thanh theo tuyến sức mạnh của một vị cao đồ lăo luyện, có thể vừa sử dụng hoạt động thiên thần để đem lại một số kết quả nào đó liên quan đến khía cạnh h́nh hài của biểu lộ, và có thể hướng cuộc sống bên trong đến hành động có ư nghĩa. Đó là sự cực kỳ nguy hiểm – như thường được nêu ra – của việc

hiểu biết các thần chú này, và việc cần bảo vệ chúng khỏi sự ngăn trở và lạm dụng. Mănh lực đối với h́nh hài và đối với sức mạnh luôn luôn sẵn sàng nằm trong tay của kẻ nào đă thực hiện được ba điều :

Thứ 1. Phát triển tập thể thức, trong đó chính họ t́m ra vị trí. Thứ 2. Học được cái bí ẩn của các nốt và các âm điệu mà nhóm đó sẽ đáp ứng.

Thứ 3. Hiểu được một số các từ và nhóm từ đă được đặt ra, và phương pháp đúng của việc tụng niệm và xướng lên Linh Từ.

Họ không thể mang lại các kết quả vượt ngoài phạm vi của nhóm mà tâm thức là tâm thức của họ. Thí dụ, một vị 451 Chân Sư (Adept) có thể tác động với các h́nh hài và mănh lực bên trong ṿng giới hạn của riêng Đức Hành Tinh Thượng Đế của Chân Sư đó trong 3 cơi thấp, bên trong ṿng giới hạn của đối cực của Thượng Đế của Chân Sư, hay là bên trong ṿng giới hạn của 3 Đức Hành Tinh Thượng Đế đang hợp thành một tam giác của thái dương hệ. Vị Chân Sư đó không thể đưa ra mănh lực này trong các cơi cao cũng như không ở trong phạm vi của các hệ hành tinh tổng hợp và trung lập. Sau cuộc điểm đạo thứ 6, năng lực của Ngài trải rộng đến 2 cơi nằm ngoài 3 cơi thấp, là cơi Bồ đề và Niết Bàn, và bên trong phạm vi của toàn thể trạng thái Brahma khi chúng ta h́nh dung nó như là toàn thể các hệ thống của 5 vị Kumaras vốn là Brahma. Vào cuộc điểm đạo 7, Ngài có được huyền năng trên cả 7 cơi và trong toàn bộ số hệ hành tinh; mọi Linh Từ lúc bấy giờ thuộc về Ngài và Ngài có thể tác động trong vật chất thuộc mọi cấp, ngân lên mọi nốt và kiểm soát mọi loại thần lực. Lúc bấy giờ Ngài sẵn sàng dẫn dắt sự

sống đến các vùng bên ngoài phạm vi ảnh hưởng của thái dương. Nhưng trên cơi trần, Ngài tác động trước tiên với các Linh Từ của đệ thất Thượng Đế, vốn đương nhiên rơi vào 5 nhóm :

 

1. Các thần chú có liên quan đến chất dĩ thái và kiểm soát các thiên thần của chất dĩ thái.

 

2. Các thần chú có liên quan đến chất hồng trần trọng trược và kiểm soát sự tiến hóa dưới nhân loại qua một số nhóm thiên thần.

 

3. Các chân ngôn đặc biệt liên quan đến Huyền giai nhân loại và được giữ một cách cẩn thận không để cho chính con người biết được.

 

4. Các chân ngôn liên quan đến cuộc tiến hóa thiên thần hiện đang kiểm soát và đem các nhóm thiên thần khác nhau vào đúng ư muốn của kẻ phát ra. Các chân ngôn này nguy hiểm theo nhiều cách và tất cả mọi hiểu biết về chúng được giữ lại, không để cho kẻ dưới mức điểm đạo thứ 3 biết được.

 

5. Các chân ngôn tác động đến khía cạnh biểu lộ của sự sống và hướng nó vào trong hay ra ngoài h́nh hài.

 

Có một nhóm thứ 6 liên quan mật thiết với biểu lộ điện (electrical manifestation) mà hiện đang bắt đầu h́nh thành trong công thức của các nhà khoa học, và những kẻ khảo cứu về năng lực phóng xạ và hiện tượng điện, nhưng may thay, v́ chính những người này c̣n giữ công thức trên giấy và cho đến nay chưa biểu hiện thành âm thanh.

Khi bàn vắn tắt về vấn đề các thần chú, cần phải nhận biết rằng “chưa đến lúc” để phổ biến các thần chú đó một cách rộng răi. Không có mục đích nào được phụng sự một cách trực tiếp bằng cách truyền đạt các h́nh thức thần chú. Tất nhiên sẽ đến lúc mà người ta biết được các chân ngôn,

nhưng vào lúc ấy, không một người nào sẽ được lợi lộc ǵ, nhờ việc hiểu được chân ngôn v́ các lư do sau : -Kiến thức về các sự việc huyền linh không đủ để sử dụng chúng một cách khôn ngoan.

-Phát triển trực giác bằng đạo tâm, nỗ lực, thất bại và cố gắng trở lại đến thành công, càng có lợi nhiều cho Chân ngă hơn là các kết quả nhanh chóng được mang lại bằng cách sử dụng âm thanh.

Các “Chân ngôn” (“Words”) được sử dụng cho việc vận dụng vật chất và việc đưa nó vào h́nh hài theo đường lối tiến hóa. Cho đến khi khả năng nội nhăn thông được khá phát triển, sự hiểu biết các chân ngôn này thực sự không ích lợi ǵ cả mà có thể c̣n là nguy hiểm nữa. Khi người ta có thể thấy cần phải sửa chữa và hiệu chỉnh trong một hiện thể của một huynh đệ, và có thể khơi dậy trong huynh đệ của ḿnh một ước muốn để điều chỉnh những ǵ xấu xa, sự hợp tác khôn khéo có thể được đưa ra bởi những kẻ thấy và nghe. Hăy suy gẫm về điều này v́ nó nắm giữ bí quyết để bảo vệ các linh từ.

Ḷng vô vị kỷ, nội nhăn thông và sự thành tâm đối với thiên ư; phải có cả 3 điều đó trước khi linh âm có thể được truyền thụ. Sự vô vị kỷ và sự thành tâm đôi khi vẫn có, nhưng việc vận dụng huyền bí nội nhăn thông vẫn c̣n hiếm có.

Chúng ta phải ghi nhớ kỹ càng (khi chúng ta đề cập vấn đề Cung sắp tới và các hiệu quả phải được xem xét do ảnh hưởng của nó) rằng chúng ta chỉ xét trạng thái thể trí trong 3

453      cuộc tiến hóa. Tôi không định nói nhiều về sự phát triển của con người như đă ám chỉ đến trong các trang trước, và một cách nói bóng gió cũng đủ cho người nghiên cứu đúng đắn, nhưng có thể phát biểu các nét lớn về các phát triển sắp tới,

và để kê ra các kết quả nên mong muốn. Các gợi ư chỉ nói được phần nào mà thôi.

Phát triển nhăn thông dĩ thái (etheric vision) một cách rộng răi. Điều này do bởi 2 nguyên nhân :

Thứ 1. Nhận thức khoa học về sự hiện hữu của các cơi phụ dĩ thái, do đó tháo gỡ cho con người thoát khỏi trách nhiệm của dư luận quần chúng trái ngược, và giúp cho họ khám phá những ǵ họ đă hiểu được một cách riêng rẽ trước kia. Nhăn thông dĩ thái hiện nay tương đối phổ biến. Nhưng lời giải thích liên quan đến nó th́ c̣n ít, v́ sợ bị chỉ trích.

Thứ 2. Hoạt động được tăng cường của các thiên thần dĩ thái đang đưa chất liệu của các cơi phụ dĩ thái vào rung động linh hoạt hơn, với tác động phản xạ tất nhiên dưới mắt con người.

Hoạt động trí tuệ tăng gia và sự mở rộng giáo dục (của loại trí cụ thể) khắp nơi. Điều này sẽ tạo ra kết quả trong:

Đua tranh tăng gia giữa các đơn vị và giữa các nhóm.

Tổ chức công việc theo các đường lối cho đến nay không ai ngờ đến.

Thành lập các nhóm và các tập hợp của nhóm mà mục đích độc nhất sẽ là tổng hợp mọi đường lối nỗ lực của con người, và như vậy đem lại sự hợp nhất cho nỗ lực, và tiết kiệm sức mạnh trong giới khoa học, doanh thương, triết học, giáo dục và giới tôn giáo.

Việc thành lập các trường y khoa theo các đường lối mới mà mục đích sẽ là nghiên cứu về thể dĩ thái, mối liên hệ của nó với nhục thể và chức năng của nó với tư cách là nơi

 

454      thu nhận, tồn trữ và truyền đạt lưu chất sinh lực của thái dương hệ.

* Thiết lập tân Giáo Hội, mà không bao lâu nữa sẽ noi theo các đường lối sùng tín và lư tưởng, nhưng sẽ là sự tăng trưởng chủ nghĩa lư tưởng cũ xưa, biểu hiện qua các h́nh thức trí tuệ. Nó sẽ có được nhận thức khoa học về thế giới vô h́nh làm nền tảng của nó, và đánh giá đúng cùng nhận thức đúng nhờ bởi nghi thức khoa học thích đáng. Nghi thức của giáo hội đại đồng này – được thiết lập dựa trên sự nhất trí của tất cả mọi người – sẽ không phải là nghi thức như người ta hiểu ngày nay, v́ nó sẽ được bảo vệ, hướng dẫn, sử dụng một cách khoa học về mặt âm thanh và màu sắc để đem lại một số mục tiêu mong muốn, như là :

Sự chỉnh hợp (aligning) của Chân ngă,

Ảnh hưởng của các nhóm,

Tạo sự tiếp xúc với Thánh Đoàn Huyền Linh,

Hợp tác với các thiên thần để đẩy mạnh các mục tiêu

kiến tạo của cơ tiến hóa, và nhiều đối tượng khác vốn sẽ vượt khỏi sự hiểu biết của khoa học về cấu tạo của con người, bản chất của rung động hay tính phóng xạ, và thực tại được chứng minh của các giả thuyết siêu h́nh từ trước đến giờ, và triết lư tôn giáo của thế giới vô h́nh của tư tưởng và của sự sống tâm linh.

Sự dễ dàng tăng lên khi tiến đến Thánh đạo. Điều này được dựa trên sự kiện là rất nhiều người trong nhân loại hiện nay sẽ có được sự hiểu biết của riêng ḿnh, về các khả năng và các sức mạnh đang chế ngự, có lẽ sẽ ở trên Con Đường Dự Bị hoặc sẽ là điểm đạo đồ cấp 1. Như vậy thái độ hoài nghi hiện nay sẽ không tồn tại. Lúc bấy giờ các hiểm nguy sẽ ở trên các đường lối khác – các đường lối này có liên quan đến chính ảnh hưởng của chính cung đó : các hiểm nguy của việc co cụm thành h́nh thức để cho kẻ mộ đạo chân chính có thể trở

455 nên hiếm có, c̣n kẻ t́m đạo có óc khoa học sẽ chiếm chỗ của

y. Nhà huyền linh học chân chính là một nhà khoa học và một người sùng tín, và nơi nào mà 2 điều này không được phối hợp nhau, chúng ta có nhà thần bí học (the mystic), và con người có nguy cơ thiên về hắc đạo (black magic), bị chi phối bởi trí năng (intellect) chứ không phải bởi ḷng vị tha; cũng có nhiều nguy hiểm gắn liền vào cách tiếp xúc với sự tiến hóa thiên thần, và sự hiểu biết về các quyền năng và sức mạnh hiện có qua lực gây tác dụng của chúng. Việc tiến vào luân hồi của nhiều thuật sĩ và các nhà huyền linh học thời cổ, và do đó có sự tăng lên nhanh chóng các huyền năng tâm thông đă được nhận ra trong con người. Tâm thông thuật (psychism) được nhuốm màu bằng trí lực chớ không phải bằng tính chất thuần túy cảm dục, thậm chí c̣n nguy hiểm hơn là thời Atlantis, v́ mặt sau của thuật đó sẽ thuộc về một tŕnh độ ư chí, mục tiêu hữu thức, và sự lĩnh hội trí tuệ nào đó, và trừ phi điều này được diễn ra song song bởi sự tăng trưởng của nhận thức tinh thần và bởi sự nắm giữ chắc chắn của Chân ngă đối với phàm ngă, một giai đoạn thực sự nguy hiểm có thể xảy ra sau đó. Do đó cần nêu ra và cần nhận thức mối đe dọa, sao cho sự thật về cuộc sống nội tâm và nhu cầu phụng sự nhân loại như là một điều thiết yếu để có thể tiến xa hơn.

Song song với sự tiến nhập của nhóm lớn các nhà huyền thuật thuộc Cung 7 (một số có liên kết với nhóm Huynh Đệ Đoàn, và một số với các nhóm thuần túy trí tuệ) là sự tái lâm có hoạch định của một số thành viên của Thánh Đoàn (các điểm đạo đồ dưới mức điểm đạo thứ 4), và của một số môn đồ cùng các đệ tử dự bị, tất cả đều ở trên Cung này, và tất cả đều là các nhà tâm thông thực sự, họ hy vọng nhờ các nỗ lực của họ để làm quân b́nh các rung động và tránh khỏi việc đe

dọa gắn liền với sự trở lại của các nhóm khác. Cách sắp xếp việc này và chuẩn bị con đường cho họ ở các xứ khác nhau, nhất là ở Âu Châu và Bắc Mỹ là mối bận tâm hiện nay của Đức Thầy R. và Đức Thầy H. (1)

Một nhóm khoa học gia sẽ luân hồi trên cơi trần trong 75 năm tới (quyển sách này được xuất bản lần đầu năm 1925 – ND), họ sẽ là phương tiện cho việc tiết lộ 3 chân lư sắp tới có liên quan tới hiện tượng điện. Một công thức cho chân lư liên hệ đến khía cạnh biểu lộ này được chuẩn bị bởi các điểm đạo đồ thuộc cung 5 vào lúc chấm dứt thế kỷ qua, là một phần của sự cố gắng theo thông lệ của Thánh Đoàn để xúc tiến sự tiến hóa vào lúc cuối mỗi chu kỳ 100 năm. Một vài phần (2/5) của công thức đó đă được giải ra qua sự thành tựu của những người như Edison, và những người có tham gia vào loại nỗ lực của ông ta, và qua công việc của những kẻ chăm lo đến vấn đề chất radium và hoạt động phóng xạ. Ba phần nữa của cùng công thức sắp xuất hiện, và sẽ biểu hiện cho tất cả những ǵ có thể hoặc là an toàn cho con người, để biết những ǵ có liên quan tới sự biểu lộ về điện ở cơi trần trong phụ chủng thứ năm.

1 Đức Thầy R. hay Rakoczi, là vị Chân Sư người Hungary, hiện đang sống ở nước Hungary và là Đấng Cai Quản (the Regent) của Âu Châu và Mỹ Châu, dưới “Đại Huynh Đệ Đoàn” (“Great Brotherhood”). Ngài đang hoạt động qua các tổ chức và các phong trào khác nhau kể cả Hội Tam Điểm. Ngài là một trong các Chân Sư có thu nhận môn đồ.

Đức Thầy H. hay Hilarion, là một Chân Sư người đảo Crete (một đảo ở Đông Nam Hy Lạp – ND), đang chú tâm vào Phong Trào Duy Linh (Spiritualistic Movement), và chịu trách nhiệm đưa ra quyển “Ánh Sáng Trên Thánh Đạo” (Light on the Path).

Tất cả những ǵ mà chúng ta xem xét ở đây bao gồm thời gian sắp đến của phụ chủng mới. Giống dân này sẽ tóm lược và mang lại một kết luận tạm thời cho nỗ lực trí tuệ của căn chủng thứ 5 có sự tăng trưởng trí tuệ, và sẽ tạo nên các kết quả có ư nghĩa kỳ diệu. Trong phụ chủng thứ 6, việc phát triển thể trí sẽ không được nhấn mạnh nhiều lắm, v́ đó sẽ là việc sử dụng trí cụ thể và khả năng được đ̣i hỏi của nó v́ sự phát triển của các mănh lực của tư tưởng trừu tượng. Có lẽ có quá nhiều điều quan trọng được ràng buộc với sự phát biểu của một số văn sĩ huyền bí học rằng phụ chủng thứ 6 sẽ có được trực giác. Trực giác sẽ được khơi hoạt và sẽ nổi bật hơn hiện giờ, song đặc điểm nổi bật sẽ là khả năng của các đơn vị của phụ chủng thứ 6 để suy nghĩ bằng các thuật ngữ trừu tượng và sử dụng trí trừu tượng. Chức năng của những người này sẽ là hoàn thiện (có thể là xa xăm trong cuộc tuần hoàn này) giác tuyến (1) tập thể hay là khoen nối giữa thể trí với thể bồ đề.

Nhịp cầu này sẽ có bản chất hữu dụng trong căn chủng thứ 6, nơi căn chủng này trực giác sẽ lộ ra các dấu vết thực sự và tổng quát của sự hiện tồn. Trong căn chủng này, các nhóm người chỉ biểu lộ các dấu hiệu rải rác của trực giác thực sự, tạo nên nhịp cầu cần thiết trong các bản ngă riêng rẽ của họ. Trong căn chủng thứ 6, các nhóm nhỏ sẽ có được trực giác.

Ở đây, không cần phải nói nhiều hơn về ảnh hưởng của Cung 7 trên các con của nhân loại. Nhiều điều sau này sẽ trở thành hữu ích, nhưng cũng đủ gợi ư để tạo thành nền tảng cho việc suy đoán hữu dụng.

Giác tuyến (antahkarana) là hạ trí (lower mind), con đường

thông thương giữa phàm ngă và thượng trí, hay là Nhân hồn

(human soul). H.P.Blavatsky.

b. Động vật, con người và các Cung. Bây giờ chúng ta sẽ chọn 2 điểm và nghiên cứu hiệu quả của mănh lực sắp đến trên giới động vật và giới nhân loại.

Các điểm này vô cùng lư thú đối với các môn sinh huyền linh v́ 2 lư do. Hiện nay chủ đề mà chúng ta phải xem xét là hiệu quả của Cung 7 đang xuất lộ trong các thế kỷ sắp tới (tức từ thế kỷ XXI trở đi -ND) trong giới động vật và sự tiến hóa của thiên thần. Cần quan tâm sâu xa đến sự kiện là trong trường hợp mà chúng ta đang bàn về sự tiến hóa ngay sau nhân loại và theo đó con người cho đến nay không được giải phóng toàn bộ, c̣n trong trường hợp kia, chúng ta đang bàn về chính chúng ta với một sự tiến hóa song hành, và một điều đó là vấn đề có tầm quan trọng rộng lớn trong hệ thống các sự vật. Trước hết, chúng ta hăy chọn Cung 7 và hiệu quả của Cung này trên giới động vật.

Thực ra con người ít được hiểu biết về những ǵ liên quan với giới này của thiên nhiên, trừ ra những ǵ mà khoa học đă ban ân có liên quan với các cơ quan vật chất, và một vài phát biểu huyền linh đă được đưa ra vào các thời kỳ khác nhau, sự phát triển động vật thức và tương lai rất gần của nó chỉ được hiểu biết rất ít.

Sự kiện huyền linh quan trọng nhất liên quan đến giới 458 thứ ba này, v́ chúng có liên hệ đến vấn đề hiện nay của chúng ta có thể được kể ra như sau :

 

1. Giới động vật nắm giữ cùng mối liên quan với giới nhân loại, v́ nhục thân tác động đến 7 nguyên khí và vẫn t́m thấy khoen nối liên hệ của nó với con người, qua sự tương ứng chặt chẽ giữa các thể biểu lộ của chúng.

 

2. Giới động vật là giới thứ ba và là (theo quan điểm nội môn và đối với sự liên quan của nó với nhân loại) trạng thái

 

mẹ, trước nhất được ứng linh bởi Chúa Thánh Thần, trạng thái trí tuệ. Hăy suy gẫm về sự tương đồng này, và vạch ra sự tương đồng giữa mẹ vũ trụ, mẹ thái dương hệ và cùng trạng thái mẹ như đă thấy trong giới động vật như là căn bản cho sự tiến hóa của nhân loại.

Mỗi giới trong thiên nhiên tác động như là mẹ đối với giới tiếp theo trong diễn tŕnh tiến hóa. Bất cứ nhóm nào đang được xem xét, theo đúng ḍng tiến hóa, sẽ khai sinh ra con cháu, nhóm đó sẽ -trong chính chúng – biểu hiện cho một lư tưởng nào đó, và nhận được h́nh hài biểu lộ trên một cơi nào đó từ nhóm trước. Từ giới thứ ba phát sinh giới thứ tư và từ giới thứ thứ tư này xuất hiện giới thứ năm, mỗi giới nhận được

Mầm mống che chở,

H́nh hài sắc tướng,

Phát triển tiệm tiến,

Sự bảo dưỡng, cho đến khi hài nhi nhân loại hay Chúa Hài Đồng (the Christ child) được sinh ra. Đây chính là một chân lư huyền linh, và dù cho sự kiện được nhận thức và được giảng dạy có liên quan đến giới thứ 4 và thứ 5, công việc và vị trí của con thú đă không nhận được sự hiểu biết thích đáng.

 

3. Trong căn chủng thứ ba, sự biệt ngă hóa ở động vật xảy ra và đơn vị hữu ngă thức được gọi là Con Người xuất hiện. Tôi có bàn qua về vấn đề biệt ngă hóa ở một nơi khác,

459      và ở đây không t́m cách bàn rộng về điều đó. Tôi chỉ nêu ra một sự tương ứng đang nắm giữ ch́a khóa cho sự bí nhiệm về biệt ngă hóa.

Trong dăy hành tinh này, sự biệt ngă hóa xảy ra trong căn chủng thứ 3 và trong cuộc tuần hoàn thứ 4, được nói đến

trong mối liên hệ của một cuộc tuần hoàn qua một dăy các bầu hành tinh chứ không phải sinh lực của một Hành Tinh Thượng Đế đang lưu chuyển qua 7 dăy trong một hệ hành tinh. Điều đó đặc biệt lư thú vào lúc mà chúng ta ở trong cuộc tuần hoàn thứ 4 trong một dăy cũng như trong cuộc tuần hoàn thứ 4 đối với hệ thống 7 dăy. Việc đó đă dẫn đến các khả năng tiến hóa rất quan trọng. Trên dăy nguyệt cầu, sự biệt ngă hóa xảy ra trong giống dân thứ 5 của cuộc tuần hoàn thứ 3 và trong dăy kế tiếp với dăy của chúng ta trên cung thăng thượng tiến hóa, sự biệt ngă hóa xảy ra trong giống dân thứ 6 của cuộc tuần hoàn thứ 2, trong mỗi trường hợp điều này có liên hệ đến một cuộc tuần hoàn của hành tinh qua một dăy các bầu hành tinh.

4. Trong căn chủng thứ 4 “cánh cửa” (như được gọi) giữa 2 giới bị đóng lại và không c̣n giới động vật chuyển sang giới nhân loại. Chu kỳ của chúng tạm thời chấm dứt và – để diễn đạt điều đó bằng các thuật ngữ về lửa hay về hiện tượng điện – giới động vật và giới nhân loại trở nên dương (positive) đối với nhau và lực đẩy thay v́ lực hút sẽ bất ngờ xảy đến. Tất cả mọi điều này xảy ra bởi việc đi vào quyền lực của một chu kỳ thật dài của Cung 5. Điều này trở nên cần thiết do nhu cầu của con người để phát triển theo đường lối trí tuệ và tạo nên kết quả trong giai đoạn thúc đẩy của động vật để cho tâm thức của chúng được kích động theo các đường lối cảm dục.

Nhờ bởi lực đẩy này, chúng ta có một lư do (và là lư do ít căn bản nhất) về chiến tranh tàn phá và chu kỳ dài và bạo tàn đă được tiến hành giữa con người và các loài thú. Điều đó có thể được minh chứng là trong sự khiếp sợ của con người, khi giao tiếp với nhiều dă thú của các rừng sâu và các hoang mạc,

và trong sự mất mát sinh mạng khủng khiếp mà các động vật

460      như thế bị bắt phải chịu trong nhiều thế kỷ. Điều này đừng nên bị quên lăng. Trong nhiều ngàn năm – đặc biệt là trước khi có sự xuất hiện của súng ống – dă thú đă bị tiêu diệt mà không được bảo vệ, và trong các năm này khoa thống kê đă ghi nhận số người bị giết đă đạt đến một con số khủng khiếp. Nay, trong thời đại này, sự thăng bằng đang xảy ra và trong sự tàn sát thú vật, mức thăng bằng được đạt đến. Tôi không nhắc đến các độc ác cố t́nh được làm dưới danh nghĩa khoa học, cũng không nhắc đến một vài thực hành đang xảy ra dưới chiêu bài tôn giáo trong các vùng đất khác nhau. Căn nguyên của các trọng tội phải được t́m kiếm ở một nơi khác. Nó ẩn trong karma của Thực Thể (Being) mà trong một thời gian – trong dăy nguyệt cầu – giữ chức vụ như là Thực Thể Thông Linh, Đấng này là Sự Sống tiến hóa thăng thượng làm linh hoạt của giới động vật. Đây là một quan điểm cần được suy gẫm cẩn thận. Mỗi một trong các giới của thiên nhiên là sự biểu lộ của một Sự Sống hay Thực Thể; thí dụ con người là biểu hiện mặt này hay mặt khác của Hành Tinh Thượng Đế; toàn thể nhân loại (Huyền giai thứ 4) với sự tiến hóa thiên thần, được xem như là các trung tâm lực của Thái Dương Thượng Đế. Giới động vật cũng là biểu hiện của sự sống của một Đấng mà Đấng này là một phần của cơ thể Thượng Đế hay của Hành Tinh Thượng Đế, nhưng không phải là một trung tâm năng lượng hữu thức. (Một sự tương ứng được t́m thấy trong cơ thể con người, cơ thể này có 7 trung tâm lực hay trung tâm năng lượng, nhưng cũng có các cơ quan khác mà sự biểu lộ ra ngoại cảnh dựa vào đó ít hơn). Thực Thể Thông Linh đó đang t́m cách biểu lộ qua giới động vật, mà Ngài là Linh hồn đang làm linh hoạt cho giới đó, và Ngài có

vị trí xác định trong cơ thể của một hành tinh hay cơ thể của Thượng Đế. Đây là một ẩn ngôn từ trước đến giờ không được phổ biến ra ngoài và được phó thác cho các môn sinh xem xét. Tôi muốn thêm rằng một số bi kịch ẩn sau sự sống, vào lúc này gắn liền về phương diện nghiệp quả với các liên hệ nhất thời có khuyết điểm giữa một thực thể đă thống ngự ở một chu kỳ của dăy thứ 3 hay dăy nguyệt cầu, và thực thể đang có vị trí tương tự trong dăy thứ 4 này hay dăy địa cầu.

461 Dăy địa cầu là tổng hợp của nguyên khí thấp nhất của con người nếu chúng ta xem thể vật chất trọng trược hay thể động vật của con người như là một nguyên khí. Trong việc thiếu sự ḥa hợp của chúng có hàm chứa đầu mối đối với sự tàn bạo mà con người áp đặt trên con vật. Chúng ta đă liệt kê ra 6 phát biểu huyền linh liên quan đến giới động vật, giới thứ 3 của thiên nhiên. Các phát biểu này có liên hệ với quá khứ và giờ đây chúng ta sẽ thêm vào một phát biểu nữa, và kế đó tiếp tục xem xét t́nh huống hiện tại để tiên đoán một số t́nh huống có thể chờ đợi trong tương lai. Như chúng ta đă thấy, trong căn chủng thứ 3, cơ may cho giới động vật đă xảy ra, và nhiều loài vật được thoát kiếp thú. Trong căn chủng thứ 4, chu kỳ may mắn này tạm thời ngưng lại, có một điều xảy ra có tương đồng với những ǵ sẽ xảy ra trong căn chủng thứ 5 có liên quan với con người, thường được gọi là “Ngày Phán Xét”. Vào thời Atlantis, các sinh vật tạo thành giới thứ ba trong thiên nhiên được chia thành 2 nhóm :

 

Một số trong các sinh vật này đă “đi qua” và trào lưu sự sống lướt qua chúng, giúp cho chúng khoác lấy h́nh hài động vật trên địa cầu và sự tiến hóa từ từ của chúng.

Số c̣n lại bị loại ra và với tư cách một nhóm, chúng trở nên tạm thời bất động, và sẽ không biểu lộ trong h́nh hài vật chất cho đến cuộc tuần hoàn sắp tới. Trong cuộc tuần hoàn thứ 5, một phân chia tương ứng sẽ

xảy ra trong giới thứ 4 và các sinh linh trong giới đó sẽ chịu đựng một cuộc thử thách tương tự; một số sẽ vượt qua và sẽ tiếp tục cuộc tiến hóa của chúng trên hành tinh này, trong khi số khác bị loại ra và sẽ tạm thời bước vào thời kỳ qui nguyên (pralaya).

Sau khi ¾ động vật bị loại ra trong căn chủng thứ 4, các tam thượng thể (triads) c̣n lại (hay là ¼) tiếp tục nắm lấy

462      triển vọng có cơ may đúng lúc cho tất cả, và bảo đảm cho việc thành đạt của riêng chúng trong cuộc tuần hoàn tới. Cũng như các Chân Thần nhân loại (họ đă vượt qua được trong cuộc tuần hoàn thứ 5), sẽ nhập vào giới thứ 5 hay là đáp ứng với rung động của giới này trước điểm cao nhất của cuộc tuần hoàn thứ 7, cũng thế các Chân Thần động vật (tôi tạm dùng một thuật ngữ như thế, chúng đă vượt qua được trong cuộc tuần hoàn này, sẽ đạt đến việc thoát kiếp thú trong cuộc tuần hoàn thứ 5 và tiến vào giới thứ 4. Điều này sẽ xảy ra bởi xung lực mạnh mẽ của trí tuệ, xung lực này sẽ tượng trưng cho toàn thể chu kỳ của cuộc tuần hoàn thứ 5, và như vậy sẽ có hiệu quả một cách b́nh thường và theo kết quả của sự tăng trưởng tiến hóa đúng lúc. Kích thích điện có bản chất của biến cố vào thời Lemuria sẽ không cần thiết nữa.

V́ sự phân chia to tát trong căn chủng thứ 4, giới động vật đă bận rộn trước tiên với sự kích thích và phát triển của karma. Đây là căn bản của nỗ lực đang được tạo ra bởi Huynh Đệ Đoàn, do sự trợ lực của con người để thổi bùng lên bản năng xúc cảm (hay là trạng thái bác ái phôi thai) qua sự

cô lập (segregating) của các thú vật nhà, và sự tác động tất nhiên được tạo ra trên loa tuyến thứ ba trong các nguyên tử động vật bởi từ điển con người hay năng lượng phóng xạ. Tổng số các thú vật nhà – các loại thú có liên hệ chặt chẽ với con người nhất – hợp thành trung tâm lực tim trong cơ thể của Đấng Cao Cả vĩ đại đang là sự sống của giới động vật. Từ tim xuất phát ra mọi ảnh hưởng mà sau rốt sẽ thấm nhập toàn cơ thể. Các đơn vị này là các đơn vị mà sau cùng sẽ được tách ra khỏi hồn khóm, vào lúc mở lại cánh cửa đưa vào giới nhân loại trong cuộc tuần hoàn sắp tới.

Bây giờ chúng ta hăy xem xét hiện tại trước mắt và sự giáng lâm của Cung 7, Cung Nghi Lễ Huyền Thuật. Hiệu quả của sức mạnh của Cung này trên giới động vật sẽ ít hơn trên giới nhân loại, v́ giới động vật chưa sẵn sàng đáp ứng với rung động của Hành Tinh Thượng Đế này và sẽ không có ư nghĩa ǵ cho đến cuộc tuần hoàn thứ 6 khi mà ảnh hưởng của Ngài sẽ đem lại những biến cố vĩ đại. Tuy nhiên, một số hiệu quả có thể được ghi nhận nơi đây.

Nhờ bởi hoạt động được tăng cường của cuộc tiến hóa thiên thần, và nhất là của các thiên thần dĩ thái, các vị kiến tạo kém quan trọng sẽ được kích thích để kiến tạo, với khả năng lớn hơn, các thể có bản chất dễ đáp ứng hơn, và các thể dĩ thái của con người lẫn con thú, và cũng là sự đáp ứng của chúng đối với sức mạnh hay prana sẽ được thích hợp hơn. Trong phụ chủng thứ 6, theo như chúng ta biết, bệnh tật trong cả hai giới sẽ giảm bớt về mặt vật chất nhờ bởi sự đáp ứng sinh khí của các thể dĩ thái. Điều này cũng sẽ mang lại các thay đổi trong nhục thể, và các thể của cả loài người cũng như loài thú sẽ mảnh dẻ hơn, tinh tế hơn, điều hợp với rung

động một cách tốt đẹp hơn, và tất nhiên là thích hợp hơn để biểu lộ các mục tiêu cốt yếu.

Nhờ bởi con người nhận thức được giá trị của các thần chú và con người dần dần hiểu được nghi thức đúng đắn về tiến hóa, kết hợp với việc sử dụng âm thanh và màu sắc mà giới động vật sẽ được hiểu rơ hơn và được luyện tập, xem xét và sử dụng thích đáng hơn. Các chỉ dẫn về việc này có thể đă được nhận thấy; thí dụ trong tất cả các tạp chí phổ thông hiện nay, các mẫu chuyện bàn về tâm lư học của động vật, và thái độ tâm trí của chúng đối với con người, đă xuất hiện thường hơn, nhờ các điều này và qua sức mạnh của Cung sắp đến, con người có thể (nếu y thích làm như thế) tiến đến chỗ cảm thông nhiều hơn với các huynh đệ ở cấp thấp của y. Như thế, nhờ sự chuyển hướng trong tư tưởng con người đối với loài thú, sự kích thích trí năng tiềm tàng của chúng sẽ xảy ra sau đó đưa đến đúng lúc quyết định trong cuộc tuần hoàn sắp tới. Các môn sinh huyền linh nên chú tâm nhiều hơn về hiệu quả về mặt ư thức của nhóm này trên nhóm khác, và sự tiến bộ của nhóm kém hơn bằng cách kích động năng lực của nhóm trội hơn nên được nghiên cứu. Các sự kiện sau đây cần được hiểu rơ :

a. Mănh lực rung động của các Đấng Chủ Quản của 3

464      Cung và của bức xạ các Ngài, kích thích 4 vị Hành Tinh Thượng Đế và mở rộng sự lĩnh hội của các Ngài, cho phép các Ngài mở rộng Tâm thức của các Ngài.

b. Tâm thức của các Hành Tinh Thượng Đế kích thích mọi đơn vị trong các thể của các Ngài, nhưng tạo nên sự đáp ứng một cách chuyên biệt từ những kẻ đang hoạt động một cách linh hoạt và sáng suốt với sự phát triển tập thể thức. Thí dụ, rung động của một Hành Tinh Thượng Đế có một hiệu

quả đặc biệt trên tất cả các đạo đồ, các Chân Sư và các Đế Quân và đem ba loa tuyến chính yếu của các Ngài đến các rung động cần thiết. Công việc này đă được bắt đầu khi loa tuyến thứ 6 (trong nhóm 7 loa tuyến nhỏ) được khơi hoạt.

Tâm thức của con người được kích thích và phát triển khi -ở một tŕnh độ nào đó – con người có thể đáp ứng với rung động của các thành viên của Thánh Đoàn, và như vậy tiến gần đến cánh cửa dẫn vào giới thứ 5. Điều này trùng hợp với hoạt động rung động của loa tuyến thứ 5.

Tương tự, các đơn vị kém tiến hóa của nhân loại, chắc chắn là không nhiều hơn động vật, được đưa đến mức độ rung động cần thiết bằng việc đặt trên các thể trí của chúng các rung động kết hợp của con người, những người có loa tuyến thứ 4 đang hoạt động một cách đầy đủ. Trong hai trường hợp sau cùng này, chúng ta đang bàn đến loa tuyến của nguyên tử thường tồn thể trí. Trong 2 trường hợp khác, chúng ta bàn đến các bí ẩn huyền linh, có liên hệ đến sự đem lại sinh khí của nguyên tử thường tồn thái dương chớ không phải nguyên tử thường tồn nhân loại.

Huyền giai Sáng Tạo thứ 4, được xem như một đơn vị đang tác động trên hành tinh này (và không để tâm đến việc xét sự biểu lộ của nó trong các hành tinh hệ khác) đang tác động bằng từ lực, và với khả năng kích thích trên giới động vật, mănh lực rung động của nó tuôn tràn trên các thể tinh anh của loài thú và tạo nên sự đáp ứng. Điều này làm khơi hoạt một hiểu biết rơ ràng hơn về các đơn vị của giới động vật. Như vậy, người ta có thể thấy sự tương tác và sự tương thuộc chặt chẽ như thế nào, và tất cả các cuộc sống vĩ đại và nhỏ bé được liên kết với nhau chặt chẽ ra sao. Sự tăng trưởng

 

465 và phát triển trong một phần của cơ thể Thượng Đế tạo nên

một tiến bộ tương ứng trong tổng thể. Thí dụ, không ai có thể tạo sự tiến bộ đặc biệt và rơ ràng mà không có lợi cho huynh đệ của ḿnh, lợi ích này ở dưới dạng :

. Tăng gia tổng thức (total consciousness) của tập thể.

. Kích động các đơn vị trong nhóm.

. Từ lực của nhóm giúp cho sự chữa trị tăng lên hay các hiệu quả phối hợp trên các nhóm kết hợp.

Đối với kẻ phụng sự Chân Sư, ư tưởng này hàm chứa một khích lệ để cố gắng; không ai đang chiến đấu để chế ngự; không ai đang phấn đấu để đạt đến và không ai đang nhắm vào việc mở rộng tâm thức mà không có được một hiệu quả nào đó – trong các ṿng xoắn ốc ngày càng rộng hơn – trên tất cả những ǵ mà y tiếp xúc, thiên thần, con người và thú vật. Cái mà y biết th́ không có, c̣n những ǵ mà y có thể hoàn toàn không biết, v́ sự phóng phát kích thích tế vi, vốn xuất phát từ y có thể là đúng, tuy vậy thiên luật đang tác động.

Hiệu quả thứ 3 của việc tiến nhập của cung này là hiệu quả có thể đẩy lùi trước nhất – nó sẽ gây nên một sự tàn hại to tát trong giới động vật. Trong vài trăm năm tới đây, nhiều h́nh hài động vật cổ xưa sẽ tàn tạ và biến mất. Để cung ứng cho nhu cầu của con người, thông qua bệnh tật và qua các nguyên nhân tiềm tàng trong chính giới động vật, nhiều hủy diệt sẽ xảy ra. Nên luôn luôn ghi nhớ rằng mănh lực kiến tạo cũng là mănh lực hủy diệt, và vào lúc này, nhiều h́nh thể mới cho sự tiến hóa của động vật là một trong các nhu cầu được thừa nhận. Cuộc tàn sát rộng lớn ở Mỹ Châu là một phần của sự thể hiện của thiên cơ. Sự sống bên trong hay là lửa vốn làm linh hoạt các nhóm động vật, và vốn là sự biểu lộ sinh động của một Thực Thể Thông Linh, mà dưới ảnh

hưởng của cung 7 này, sẽ bùng lên và thiêu rụi cái cũ giúp cho sự sống thoát ra, trở thành các h́nh hài mới mẻ và hoàn thiện hơn.

Vấn đề cần phải xem xét trước mắt của chúng ta có liên 466 quan đến cuộc tiến hóa thiên thần và hiệu quả của cung sắp đến trên các thiên thần đó.

Điểm đầu tiên cần ghi nhận là vào lúc này, ảnh hưởng này đang tác động trước tiên vào các thiên thần của cơi trần, các thiên thần của dĩ thái, hay của bóng tối (như đôi khi người ta gọi), chứ không phải, đối với cùng một phạm vi, tức thiên thần của cơi cảm dục và cơi hạ trí. Mỗi Cung đều tác động ít hay nhiều vào cơi hoặc cơi phụ vốn là số tương ứng của nó; môn sinh phải ghi nhớ điều này và do đó sẽ nhận ra rằng đối với mọi mục đích t́m ṭi vào lúc này, Cung 7, tức Cung Nghi Lễ Huyền Thuật sẽ có một ảnh hưởng mạnh mẽ :

-Trên cơi thứ 7 hay cơi trần, được xem như một đơn vị. -Trên cơi phụ 7 hay cơi phụ thấp nhất trên cơi trần, cơi cảm dục và cơi trí. -Vào nguyên khí thứ 7 hay nguyên khí thấp nhất của con người : prana trong thể dĩ thái. -Trên mọi Chân Thần đang lâm phàm, đây là các Chân Thần thuộc cung 7.

-Trên một nhóm Thiên Thần đặc biệt, các vị này là các tác nhân, hay là “trung gian” giữa các thuật sĩ (bạch phái hoặc là hắc phái) với các mănh lực hành khí. Về mặt huyền linh, nhóm này được biết như là “Nhóm Ḥa Giải của Cung 7” (“The Mediatory Seventh”) và được chia thành 2 phân loại:

Loại đang tác động với các mănh lực tiến hóa thăng thượng.

 Loại đang tác động với các mănh lực tiến hóa giáng hạ.

 

Một nhóm là tác nhân có mục đích kiến tạo, c̣n nhóm kia có mục đích hủy diệt. May thay cho con người, c̣n nhiều điều nữa lệ thuộc nhóm này không cần được nêu ra, v́ chúng không dễ ǵ gặp được, và cho đến nay chỉ có thể được đạt đến bởi một nghi thức tập thể diễn ra một cách chính xác, ­một điều mà cho đến nay chưa được hiểu rơ. Sau rốt, các Hội viên Tam Điểm sẽ là một trong các tác nhân tiếp xúc chính, và v́ nhiều người cho đến nay chưa sẵn sàng cho mănh lực như thế khi điều này được đặt vào tay họ, hội viên Tam Điểm

467 chân chính sẽ phát triển nhưng chậm chạp. Tuy nhiên, dưới mănh lực từ điện của Cung 7 này, sự tăng trưởng của Hội Tam Điểm chắc chắn không thể tránh khỏi. Cung Nghi Lễ Huyền Thuật này tất nhiên sẽ có một hậu quả rất sâu xa trên cơi trần, không những chỉ v́ cơi này đang phát huy mănh lực theo chu kỳ của nó, mà c̣n vào mọi lúc, Đức Hành Tinh Thượng Đế của Cung đó có một hiệu quả đặc biệt trên nó; Đức Raja Lord của cơi này là điều mà về phương diện huyền linh được gọi là “Phản ảnh trong Hỗn Thủy” (“Reflection in the Water of Chaos”) của Hành Tinh Thượng Đế. Do đó, trong chất liệu của cơi này (chính là cơ thể của Đức Raja-Lord) vài biến cố rất rơ ràng đang xảy ra – dù là không thể thấy được đối với người thường – lại rơ ràng đối với nhăn quang của con người tâm linh hay vị cao đồ. Chất liệu của cơi này trở nên dễ tiếp nhận đối với mănh lực dương v́ trạng thái âm hay trạng thái thiên thần, vốn thụ động, trở nên đáp ứng với năng lượng dương của Hành Tinh Thượng Đế. Năng lượng này, khi t́m thấy đường lối ít bị đối kháng nhất liền tuôn đổ vào trong chất liệu của cơi hay là thể trọng yếu (substantial body) của các Deva Lords. Nhờ bởi

t́nh trạng dễ thụ cảm của thể này, mà nó noi theo một số đường lối và tạo nên các kết quả kiến tạo một cách rơ ràng.

Các kết quả kiến tạo lộ ra trong chất dĩ thái âm của cơi đó và trên 4 cơi phụ cao hơn. Trên 3 cơi phụ thấp, một hiệu quả trái ngược được tạo ra và năng lượng của Hành Tinh Thượng Đế sẽ dẫn đến việc hủy hoại h́nh hài, chuẩn bị cho việc kiến tạo. Việc kiến tạo bao giờ cũng phát xuất trên và diễn tiến từ các phân cảnh dĩ thái. Các biến cố có bản chất rộng khắp thế gian sẽ xảy ra trong khoảng 1.000 năm sắp tới; các lục địa sẽ bị rung chuyển; đất đai sẽ được nâng lên và ch́m xuống, cao điểm của tai ương vật chất nặng nề sẽ xảy ra trên thế gian vào cuối chi chủng thứ 4 của phụ chủng thứ 6. Điều này sẽ khai sinh ra căn chủng thứ 6.

Các thiên thần dĩ thái mà chúng ta có liên hệ đến nhiều

468      nhất sẽ tác động bằng nhiều cách, và các kết quả trên các cuộc tiến hóa khác sẽ có ảnh hưởng sâu rộng. Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng thiên thần là các tính chất và các thuộc tính của vật chất, các vị kiến tạo linh hoạt đang hoạt động một cách hữu thức hay vô thức trên cơi đó. Ở đây, tôi muốn nêu ra rằng tất cả các thiên thần ở các phân cảnh cao của cơi trí, chẳng hạn, và của các cơi của thái dương hệ từ đó đến trung tâm (cơi thiêng liêng, cơi của Thượng Đế, đôi khi được gọi là cơi Tối Đại Niết Bàn) đều hợp tác một cách hữu thức và thuộc về đẳng cấp cao trong thái dương hệ, và có vị trí tương đồng với tất cả các đẳng cấp của Thánh Đoàn từ đạo đồ cấp một trở lên, nhưng không bao gồm chính Đấng Chưởng Quản Địa Cầu. Dưới các phân cảnh cao này, nơi mà sự cụ thể được đạt đến, chúng ta có các đẳng cấp thiên thần nhỏ đang hoạt động một cách vô thức, với sự ngoại trừ theo sau các thiên thần này là các mănh lực các thực thể hữu thức thuộc quả vị cao :

 

 Raja-Lord của một cơi.

7 thiên thần làm việc dưới quyền Ngài và là các Thực Thể đang làm linh hoạt (inform) chất liệu của 7 cơi phụ.

14 vị tiêu biểu của các Cung, các Đấng Cao Cả này xoay chuyển theo chu kỳ sức mạnh vào trong và ra ngoài, tùy theo Cung, lúc thăng hay lúc trầm.

4 vị thiên thần vốn là các đại diện cho cơi giới của bốn vị Maharajahs (các Nghiệp Quả Tinh Quân) và là các điểm tập trung đối với ảnh hưởng nghiệp quả có liên hệ đến con người. Bốn vị Maharajahs là các vị phân phát nghiệp quả thay cho các Hành Tinh Thượng Đế, và như thế cho các tế bào, các trung tâm lực và các cơ quan của cơ thể Ngài một cách tất nhiên vậy. Nhưng toàn thể thái dương hệ đang tác động xuyên qua các vị tiêu biểu ở mọi đẳng cấp. Cùng các định luật cai quản các đấng thừa hành nghiệp quả của cơi giới này giống như đang cai quản nghiệp quả thái dương hệ và vũ trụ, thí dụ, trong khi biểu lộ trên cơi giới, các vị này là đơn vị duy nhất bằng h́nh hài được phép vượt qua bên kia ṿng giới hạn của cơi giới. Tất cả các đơn vị khác đang biểu lộ trên một cơi giới phải thải bỏ hiện thể, mà qua đó chúng tác động trước khi chúng có thể chuyển qua các phân cảnh tinh anh hơn.

Các loại karma. Ở đây chúng ta có thể kể ra các loại karma khác nhau, dù cho chúng ta không có th́ giờ bàn rộng về đề tài. Chính một quyển sách với kích thước to lớn cũng không thể chứa đủ tất cả những ǵ có thể được nói đến. Chúng ta nên nhớ rằng NGHIỆP QUẢ được đặt trên Thực thể có linh hồn (ensouling entity) qua trung gian của vật chất hay của chính chất liệu nguyên thủy (vốn đă bị nhuốm màu bởi

 

nghiệp quả) và rằng vật chất hay chất liệu này là chất liệu sáng

suốt làm bằng tinh hoa của thiên thần. Karma vũ trụ. Được đặt trên Thái Dương Thượng Đế từ

bên ngoài thái dương hệ.

Karma của thái dương hệ, trang trải bởi Thượng Đế với các

hiệu quả đă phát động trong các Thiên kiếp (Kalpa) trước, và

đang ảnh hưởng vào loại Cơ thể hiện tại của Ngài.

Karma hành tinh. Karma riêng biệt của một Hành Tinh Thượng Đế, nó cũng khác với nghiệp quả của một Hành Tinh Thượng Đế khác, dưới h́nh thức là karma của các thành viên khác nhau của gia đ́nh nhân loại.

Karma của một dăy hành tinh, có liên kết với kinh nghiệm sống của Đấng Cao Cả đang đem lại sinh khí cho một dăy hành tinh và là một trung tâm lực trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế, theo cùng một ư nghĩa như một Hành Tinh Thượng Đế trong hành tinh hệ của Ngài là một trung tâm lực trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế.

Karma của bầu hành tinh – vận mệnh cá biệt của một Thực

Thể Thông Linh, vốn là một trung tâm lực trong cơ thể của

Sự Sống có linh hồn của một dăy hành tinh.

5 sự sống đă được kể trên, do nghiệp quả tác động, tất cả là các Quang Tinh Quân (Lords of Light) của vũ trụ và thái dương, các Ngài đă đạt được sự thông tuệ và đă trải qua giới nhân loại cách đây nhiều kalpas (một kalpa tương đương với

4.320 triệu năm trần thế -ND) Karma của cơi giới. Karma này được trộn lẫn chặt chẽ với

470      karma của Hành Tinh Thượng Đế và của Raja-Lord một cách không thể tách ra được, và tùy thuộc vào sự tương tác giữa 2 đối cực này, -trạng thái nam và nữ của Đấng Lưỡng Tính Thiêng Liêng.

Karma của một cơi phụ, hay là vận mệnh của một số thực thể thứ yếu đang biểu lộ qua các cơi này.

Trong 2 loại karma này, chúng ta có sự việc mà người ta có thể gọi là “Karma của Thánh Đoàn”, và điều đó xảy ra từ lúc biểu lộ của thái dương hệ. Đó là kết quả thuộc quá khứ của thái dương hệ này chớ không phải là hiệu quả xuất phát trong các thái dương hệ trước.

Nghiệp quả của các giới trong thiên nhiên, theo như chúng ta biết chúng trên hành tinh chúng ta :

Giới khoáng chất

Giới thực vật.

Giới động vật

 

Tất nhiên đây là karma của các Nguyệt Tinh Quân (lunar Lords), các Ngài đem lại sinh khí cho các giới này, và các Ngài đang thể hiện mục đích của các Ngài qua các giới đó. Do đó, chúng ta phải chú ư rằng chúng ta đă đề cập đến karma vũ trụ, thái dương hệ và nguyệt cầu. Trong loại karma sau cùng này có tàng ẩn bí nhiệm vĩ đại của Nguyệt cầu và vị trí của nguyệt cầu trong hệ thống hành tinh.

Karma của huyền giai nhân loại (1)

1 Karma và luân hồi, triết lư thứ 4 và 5 của tôn giáo – Minh triết (the Wisdom-religion). Thực ra, 2 triết lư này là A, B, C của tôn giáo-Minh triết. Karma là toàn bộ các hành động của chúng ta, cả trong kiếp sống hiện tại lẫn trong các kiếp sống về trước. Có 3 loại karma:

 

1. Sanchita karma (Tiền nghiệp, túc nghiệp)

 

2. Prarabdha karma (Hiện nghiệp)

 

3. Agami karma (Tổng nghiệp)

 

“Sanchita karma” bao gồm công và tội của con người đă tích tụ trong kiếp kế trước và trong tất cả các kiếp sống khác trước đây.

(1) (2) trong 7 nhóm của nó và của các Chân Thần cá biệt.

Một phần của Sanchita karma được dành để tạo ảnh hưởng lên kiếp sống con người trong lần luân hồi hiện tại được gọi là Prarabdha. Loại karma thứ ba là kết quả của các công và tội của các hành vi hiện nay. Agami là loại karma trải ra khắp (extends over) các lời nói, tư tưởng và hành động. Những ǵ mà bạn nghĩ, nói hay làm cũng như bất cứ ǵ xảy ra do tư tưởng, lời nói và hành động đều tạo ra trên chính bạn và trên những ai bị chúng tác động vào, đều thuộc về loại hiện nghiệp (present karma), chắc chắn sẽ chi phối sự thăng bằng của cuộc sống bạn đối với việc tốt hay việc xấu trong sự phát triển sau này của bạn”.

Tạp chí The Theosophist, quyển X, trang 235. 1 “Karma “ (hành động) có 3 loại :

 

1. Agami: các hành vi thuộc xác thân, tốt và xấu – được tạo ra sau khi có được sự hiểu biết để phân biện (discriminative knowledge) (xem “Sri Sankaracharya’s Tatwa Bodh, câu hỏi 34).

 

2. Sanchita: các hành vi đă làm xưa kia, được dùng như các hạt giống để phát triển vô số kiếp sống; sự dự trữ của các hành vi trước kia được duy tŕ. (Sđd, câu hỏi 35).

 

3. Prarabdha: các hành vi của cơ thể này (this body) (nghĩa là kiếp sống : i. e. birth) đang đem lại hứng khởi hoặc đau khổ trong cuộc sống trơ trọi này (Sđd câu hỏi 36) “Tạp chí Theosophist, quyển VIII, trang 170. 2 Karma. “Cần phải nhớ rằng trong mọi hành vi của con người, ảnh hưởng của karma có trước của y tạo thành một nhân tố quan trọng. Sri Krishna có nói, để hoàn thành mỗi hành động, chúng ta cần 5 điều cốt yếu:

 

 

1. Kẻ hành động (the actor)

 

2. Ư chí quyết định (the determined will)

 

3. Công cụ để thực hiện hành động, như bàn tay, cái lưỡi v.v..

 

4. Thực hành các công cụ này (implements)

 

5. Ảnh hưởng của cách hành xử trước kia.

 

Điều này chính nó là một vấn đề lớn và phức tạp và –

trong chu kỳ đặc biệt của bầu địa cầu – có thể được chia

thành :

Karma thế gian (7 căn chủng).

Karma của giống dân hay là vận mệnh và mục tiêu của mỗi căn chủng.

 

Công việc mà một người làm bằng thể xác, lời nói hay trí óc, dù là đúng hay không đúng, cũng có 5 điều cốt yếu này giúp vào việc hoàn thành. (Gita, XVIII, 13, 14, 15)

5 điểm cốt yếu của karma này được chia thành 2 nhóm theo kinh Mahabharata :

 

1. Hành động hiện tại của con người (gồm có 4 điểm cốt yếu đầu) và

 

2. Kết quả của hành động đă qua của y (kết quả này tạo thành điều cốt yếu thứ 5).

 

Đồng thời, phải chú ư rằng kết quả của cuộc sống con người không phải là công việc của một ngày hay ngay cả một chu kỳ. Đó là tập hợp các hành động đă phạm phải trong vô số kiếp sống trước kia. Mỗi hành động, trong chính nó có thể là không quan trọng để có thể nhận thức được, giống như sợi chỉ nhỏ nhất bằng vải – hàng trăm sợi chỉ như thế có thể bị thổi bay bằng một hơi thở; tuy thế các sợi đó khi được xoắn lại và buộc chặt với nhau, tạo thành một dây thừng, nặng và mạnh đến nỗi nó có thể được dùng để kéo cả voi hay những chiếc tàu khổng lồ, các loại karma của con người cũng thế, dù tầm thường, mỗi một trong các karma, do diễn tŕnh tăng gia tự nhiên, chính chúng phối hợp một cách chặt chẽ và tạo thành một Pasa khủng khiếp (dây thừng: rope) để lôi kéo con người, nghĩa là để tạo ảnh hưởng cho cách hành xử của y đối với điều tốt hay xấu”.

Tạp chí The Theosophist, quyển VII, trang 60.

 

Karma của phụ chủng, v́ mỗi phụ chủng đều có karma riêng cần thanh toán.

Karma quốc gia.

Karma gia đ́nh.

Karma cá nhân. Tất cả các loại karma này đều trộn lẫn nhau và liên kết

 

472 cách nào mà con người không thể hiểu được, và không thể gỡ ra được; ngay đến các vị adepts cũng không thể gỡ rối được cái bí ẩn vượt ngoài cái bí ẩn của các nhóm liên kết với chúng, trong khi đó vị Chohan ở các tŕnh độ cao hơn hành xử với Karma của các nhóm lớn hơn (vốn là các tập hợp của các nhóm nhỏ hơn). Tất cả các đẳng cấp thiên thần nhỏ, “Đạo quân âm thanh” trên mỗi cơi giới, các vị xây dựng và vô số các tinh linh bé hơn, hoạt động một cách hữu thức, đang được hướng dẫn và điều khiển bởi các linh từ và linh âm. Bằng cách này, các rung động được tạo ra trong bản thể (essence) của các cơi do bởi các Đấng Kiến Tạo hữu thức.

Về điểm này, không có ǵ nhiều để nói thêm về sự tiến hóa của thiên thần; nhiều điều có thể được truyền đạt, tất yếu bị giữ lại do bởi mối hiểm nguy xuất phát từ sự hiểu biết phiến diện, không đi kèm với minh triết và nội nhăn thông. Có 3 điểm nữa nên thêm vào 4 điểm đă được nêu ra; liên quan trước nhất với mối liên hệ của thiên thần đối với con người trong tương lai và sự tiến đến gần nhau hơn của các thiên thần đối với con người qua loại thần lực sắp đến. Sự tiến gần này, dù không thể tránh khỏi được, đối với huyền giai nhân loại, sẽ không có các kết quả hoàn toàn có lợi, và trước khi phương pháp tiếp xúc đúng được hiểu rơ, và sự kết hợp theo sau đó được sử dụng một cách khôn ngoan, nhiều

đau khổ sẽ xảy ra và nhiều kinh nghiệm đắng cay sẽ phải hứng chịu. Khi nào người ta nhớ rằng các thiên thần, trong tổng thể của họ, là trạng thái mẹ, các vị kiến tạo h́nh hài vĩ đại và các vị bảo dưỡng những ǵ mà cho đến nay tự nó không thể bảo vệ được, bất luận sự quay trở lại nào của con người đối với sự tùy thuộc chặt chẽ hơn vào thiên thần, th́ dường như một người đă trưởng thành đầy đủ, trở lại với sự săn sóc của bà mẹ, cống hiến hết sự tự lực của ḿnh đổi lấy lợi lộc vật chất. Các thiên thần là bà mẹ của h́nh hài, nhưng đơn vị hữu ngă thức, tức CON NGƯỜI, nên hiểu rơ trạng thái độc lập của ḿnh đối với h́nh hài, và nên theo đường lối tự biểu hiện. Điều này cần được suy gẫm, v́ trong những ngày sắp đến (khi con người ở nhiều nơi tiếp xúc với các thiên thần, và không tránh khỏi gánh lấy hậu quả tai hại) có

473 thể được trợ giúp nếu lư do được hiểu rơ và con người hiểu được sự phân cách cần thiết ra khỏi các Bản Thể này (Essences) trong ba cơi thấp. Sự tiếp cận giữa 2 đường tiến hóa có thể xảy ra trên cơi bồ đề, nhưng lúc bấy giờ, đó là sự tiếp cận của 2 bản thể, chứ không phải sự tiếp cận của cái cụ thể với bản thể. Con người trong khi hoạt động trong vật chất, các h́nh thể trọng yếu trong ba cơi thấp, không nên vượt qua quá đường phân cách giữa 2 cuộc tiến hóa. Chỉ có trên các cơi của lửa thái dương hay là trên các phân cảnh dĩ thái vũ trụ mới có thể được phép tiếp xúc; trên các cơi của cơi hồng trần trọng trược vũ trụ (các cơi hạ trí, cảm dục và hồng trần của chúng ta) thảm họa chỉ xảy đến do sự tiếp xúc. Tôi đă chú tâm vào điểm này v́ có sự nguy hiểm thật sự gần trong tầm tay. Qua sức mạnh của Cung 7, cuộc tiến hóa thiên thần có liên quan nhiều với sự truyền chuyển prana đến các đơn vị

thuộc 3 giới cao của thiên nhiên và sự truyền chuyển dễ dàng này (từ các phân cảnh dĩ thái của cơi hồng trần) sẽ đi song song với sự truyền chuyển một cách tương đối dễ dàng hơn mănh lực tâm linh hay tinh thần từ cơi dĩ thái vũ trụ thứ 4, tức cơi bồ đề. Các kết quả của việc truyền chuyển prana này sẽ làm cho thể xác được mạnh khỏe hơn trong các con của nhân loại. Điều này không cần xem xét vào lúc này và chỉ sẽ bắt đầu đáng chú ư vào khoảng 300 năm trở về sau, khi các Chân Ngă của Cung 7 sắp tới sẽ đủ mạnh về mặt số lượng để được xem như là kiểu mẫu thịnh hành trong một giai đoạn nào đó. Các thể hồng trần của chúng, nhờ bởi bản thể của chúng được kiến tạo cho mănh lực của Cung 7 sẽ sẵn sàng đáp ứng hơn các thể hồng trần khác, dù rằng các Chân ngă thuộc cung 1 và cung 5 sẽ được lợi rất nhiều do ảnh hưởng này. Các thiên thần dĩ thái sẽ kiến tạo trong một giai đoạn đặc biệt thích hợp, và các thể xác lúc bấy giờ được kiến tạo sẽ được phân biệt bằng:

Tính co dăn (Resilience),

Từ lực hồng trần vĩ đại,

Năng lực để loại bỏ từ lực giả tạo,

Năng lực để hấp thụ các tia mặt trời,

Sức mạnh và sự đề kháng to tát,

Sự tế nhị và sự thanh luyện bề ngoài cho đến nay chưa được biết rơ. Các phân cảnh dĩ thái của cơi đó sẽ được sung măn với

 

hoạt động được tăng gia một cách chậm chạp nhưng chắc chắn, khi nhiều thập niên trôi qua, con người sẽ trở nên nhận thức được các phân cảnh này và biết đến các cư dân của các cơi đó. Hiệu quả tức thời của năng lượng dĩ thái vĩ đại này sẽ là một số đông người có được nhăn thông dĩ thái và có thể

sinh hoạt một cách hữu thức b́nh thường và tự nhiên trên các phân cảnh dĩ thái. Đa số con người chỉ hoạt động một cách hữu thức trên 3 phân cảnh thấp của cơi trần – tức cơi phụ chất hơi, lỏng và đặc – c̣n các cơi phụ dĩ thái bị phong kín đối với họ như là cơi cảm dục. Trong các thế kỷ sắp đến, trú sở b́nh thường của con người sẽ là toàn thể cơi hồng trần trở lên. Mặc dù không bao gồm cơi phụ thứ hai. Các cơi phụ dĩ thái thứ 3 và thứ 4 sẽ trở nên quen thuộc với con người như là phong cảnh thông thường mà y hiện nay đang quen thuộc.

Trung tâm chú ư của các sinh viên y khoa và khoa học sẽ được tập trung trên thể dĩ thái, và sự tùy thuộc của thể xác vào thể dĩ thái sẽ được hiểu rơ. Điều này sẽ làm thay đổi thái độ của ngành y khoa, và sự chữa trị bằng từ điển và kích thích bằng rung động sẽ thay thế cho các phương pháp giải phẫu và hấp thụ thuốc men hiện nay. Nhăn thông của con người lúc bấy giờ b́nh thường ở mức dĩ thái, sẽ có hiệu quả là bắt buộc y nhận ra được những ǵ hiện giờ được gọi là “thế giới vô h́nh” hay là siêu phàm (superphysical). Con người sẽ được chú ư và giao tiếp bằng các thể dĩ thái của họ, c̣n các thiên thần và tinh linh của chất dĩ thái sẽ được nghiên cứu và hiểu rơ. Khi điều này xảy ra như thế, lúc bấy giờ việc sử dụng đúng đắn về nghi lễ như là sự bảo vệ, che chở đối với con người sẽ chiếm đúng chỗ của nó.

Công việc của các thiên thần có liên hệ với giới động vật và giới thực vật cũng sẽ được hiểu rơ, và nhiều điều mà hiện nay có thể xảy ra do sự vô minh, sẽ trở nên không c̣n xảy ra nữa và trở nên lỗi thời. Thời gian sắp tới khi thái độ của con người đối với giới động vật sẽ được thay đổi hoàn toàn, và sự tàn sát, sự ngược đăi và loại h́nh thức độc ác mệnh danh là “thể thao” sẽ bị loại bỏ.

Một sự thay đổi bí ẩn trong thái độ của người nam và nữ đối với vấn đề giới tính, hôn nhân và việc sinh sản sẽ xảy ra do việc phát triển nhăn thông dĩ thái (1) và theo sau là việc thừa nhận thiên thần. Sự thay đổi này sẽ được đặt căn bản trên sự nhận thức bản chất đích thực của vật chất, hay của trạng thái mẹ, và của tác dụng của Thái Dương trên chất liệu (substance). Sự hợp nhất của sự sống sẽ là một sự kiện khoa học được biết rơ, và sự sống trong vật chất sẽ không c̣n là giả thuyết nữa mà là một nền tảng của khoa học. Điều này không thể được bàn rộng nơi đây.   

 

a. Tiến tŕnh chuyển hóa. Chuyển hóa là một vấn đề mà từ các kỷ nguyên trước đă từng làm bận tâm các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và các nhà luyện kim đan. Năng lực đổi thay, qua việc dùng nhiệt, dĩ nhiên được nhận thức một cách tổng quát, nhưng ch́a khóa đưa đến bí nhiệm hay cái bí ẩn của công thức có phương pháp được bảo vệ thận trọng khỏi những kẻ t́m kiếm, và chỉ được tiết lộ dần dần sau cuộc điểm đạo thứ 2. Vấn đề kỳ diệu đến nỗi chỉ có thể nêu ra bằng những nét khái quát rộng lớn làm cách nào mà việc đó có thể tiếp cận được. Trí óc của quần chúng có khuynh hướng tự nhiên hướng về sự hoán cải kim loại thành vàng với mục đích trước mắt là làm giảm bớt sự nghèo khó. Trí óc nhà khoa học đang t́m kiếm một dung môi chung, dung môi này sẽ đưa vật chất thành chất liệu nguyên thủy (primordial

1 Nhăn thông dĩ thái (etheric vision): khả năng nh́n thấy được loại vật chất tinh anh hơn (finer matter) của cơi trần, tức nh́n thấy cái được gọi là chất dĩ thái.

(Trích “Tâm Thức của Nguyên Tử”, A. A. Bailey, trang 132)

substance), giải phóng năng lượng và như vậy lộ ra diễn tŕnh tiến hóa, và giúp cho kẻ t́m ṭi tự kiến tạo (từ nền tảng nguyên thủy) các dạng thức mong muốn. Trí óc của nhà

476 luyện đan đang t́m kiếm Ḥn Đá Tạo Vàng (Philosopher’s Stone), mà tác nhân chuyển hóa có hiệu quả sẽ đưa tới sự khai mở, và mănh lực đặt để ư chí của nhà hóa học lên các sức mạnh hành khí (elemental forces) sẽ tác động trong, bởi và qua vật chất. Tín đồ, nhất là theo Cơ Đốc giáo, nhận thức được tính chất tâm linh của năng lực chuyển hóa này, và các thánh thư thường có nói đến việc linh hồn chịu thử thách 7 lần trong lửa. Tất cả các nhà khảo cứu và sưu tầm đang nhận thức được một chân lư vĩ đại từ khía cạnh thu hẹp của riêng họ, và cái tổng thể không nằm ở chỗ này hay chỗ khác, mà là trong toàn thể. Khi xác định sự chuyển hóa như được hiểu về mặt huyền linh, chúng ta có thể diễn tả như sau : Chuyển hóa là đoạn đường băng qua từ trạng thái hiện tồn này đến trạng thái khác qua cơ nguyên/ lực gây tác dụng là lửa. Sự hiểu biết đúng đắn về điều này được dựa trên 4 định đề (postulates) chính yếu. Các định đề này phải được diễn đạt bằng các thuật ngữ của Cổ Luận (Old Commentary), bộ sách này diễn đạt nhiều đến nỗi nó lộ ra cho những ai lưu tâm t́m kiếm, nhưng vẫn là bí hiểm với những kẻ không sẵn sàng, hay đối với những kẻ lạm dụng sự hiểu biết vào các mục tiêu vị kỷ. Các phát biểu này như sau:

I. Kẻ nào chuyển di sự sống của Từ Phụ cho 3 sự sống thấp hơn, kẻ ấy đă t́m được lực gây tác dụng của lửa (agency of fire), ẩn giấu trong tâm của Từ Mẫu. Kẻ ấy hoạt động với các Hỏa Thiên Thần (Agnichaitans) đang che giấu, đốt cháy và như thế tạo ra sự ẩm ướt cần thiết.

II. Kẻ nào chuyển di sự sống ra khỏi 3 sự sống thấp kém vào trong sự sống sẵn có thứ 4, kẻ ấy đă t́m thấy lực gây tác dụng của lửa ẩn giấu trong tâm của Brahma. Kẻ ấy hoạt động với các sức mạnh của các hỏa thần Agnishvattas, vốn xuất phát, phối hợp và như vậy tạo ra hơi ấm cần thiết.

III. Kẻ nào chuyển di sự sống vào trong sự sống tập hợp thứ 5, kẻ ấy đă t́m thấy sức mạnh của lửa ẩn tàng trong tâm của Vishnu. Kẻ ấy hoạt động với các lực của hỏa thần Agnisuryans đang bừng cháy, đang giải phóng tinh lực (essence) và như vậy tạo ra sự chói lọi cần thiết.

IV. Sự ẩm ướt đầu tiên, chậm chạp và bao bọc tất cả; sau đó sưởi ấm với hơi ấm ngày càng tăng và cường độ mănh liệt; kế đó, sức mạnh ép xuống, dồn lại và tập trung. Như vậy, sự tỏa chiếu được tạo ra; rỉ ra như thế đó; biến đổi như thế đó; thay đổi h́nh hài như thế đó. Cuối cùng là sự giải thoát, tinh hoa dễ bay hơi bốc ra và gom góp cặn bă trở lại chất liệu nguyên thủy (primordial stuff).

Kẻ nào nghiềm ngẫm các công thức này và kẻ nào suy gẫm dựa vào phương pháp và diễn tŕnh được gợi ra, kẻ ấy sẽ nhận được một ư niệm tổng quát về diễn tŕnh tiến hóa của sự chuyển hóa, vốn sẽ có giá trị đối với y hơn là các công thức mà theo đó các thiên thần chuyển hóa các khoáng chất khác nhau.

Sự chuyển hóa liên hệ đến sự sống của nguyên tử và được che giấu trong sự am hiểu về các định luật đang chế ngự tính phóng xạ. Thật là lư thú khi ghi nhận xem khoa học diễn tả “tính phóng xạ” (“radioactivity”) ra sao, chúng ta có quan niệm đông phương về Vishnu-Brahma, hay là các Tia

của Linh Quang đang rung động qua vật chất. Do đó, sự diễn dịch thường được chấp nhận về thuật ngữ “nguyên tử” phải được nới rộng từ sự diễn dịch của nguyên tử hóa học để bao gồm:

 Mọi nguyên tử hay là khối cầu trên cơi trần.

Mọi nguyên tử hay là khối cầu trên cơi cảm dục và cơi hạ trí.

 Con người đang lâm phàm trong thể xác.

 Thể nguyên nhân của con người trên cơi riêng của nó.

Tất cả các cơi dưới h́nh thức các lănh vực đă thực thể hóa.

Tất cả các hành tinh, các dăy và bầu bên trong thái dương hệ.

Tất cả các Chân Thần trên cơi riêng của chúng, dù là các Chân Thần nhân loại hay các Hành Tinh Thượng Đế.

Ṿng giới hạn thái dương, tập hợp tất cả các nguyên tử thứ yếu.

 

Trong mọi nguyên tử này, vô cùng lớn hay vô cùng nhỏ, tiểu thiên địa hay đại thiên địa, sự sống trung ương tương ứng với điện tích dương của điện lực đă được khoa học tiên đoán, cho dù đó là sự sống của một Thực Thể Thông Linh vũ trụ như là một Thái Dương Thượng Đế hoặc là sự sống hành khí nhỏ bé trong một nguyên tử vật chất. Các nguyên tử nhỏ đang xoay quanh trung tâm dương của chúng, và hiện nay chúng được khoa học gọi là âm điện tử, là trạng thái âm và điều này không những đúng với nguyên tử trên cơi trần, mà c̣n đối với các nguyên tử con người nữa, được duy tŕ đối với điểm thu hút trung ương của chúng, tức một Hành Tinh

478      Thượng Đế, hay là các dạng thức nguyên tử mà trong tập hợp của chúng hợp thành Thái dương hệ đă được nhận thức.

Mọi h́nh hài được kiến tạo theo một cách thức tương tự như nhau và chỉ có sự dị biệt – như sách giáo khoa giảng dạy – trong sự sắp xếp và số của các âm điện tử (1).

Chính âm điện tử sau rốt sẽ được xem như là một sự sống hành khí vô cùng bé nhỏ (an elemental, tiny life).

Điểm thứ 2 mà hiện nay tôi đang t́m cách tŕnh bày là: bức xạ là sự chuyển hóa trong tiến tŕnh hoàn thành. Sự chuyển hóa vốn là sự phóng thích của tinh chất (liberation of the essence) để cho nó có thể t́m thấy một trung tâm mới, tiến tŕnh có thể được nhận thức như là tính phóng xạ hiểu về mặt kỹ thuật, và được áp dụng cho tất cả các thể của nguyên tử mà không có sự ngoại trừ nào cả.

Chỉ mới gần đây khoa học mới biết đến chất radium (một thí dụ về tiến tŕnh biến tố) chỉ là khuyết điểm của khoa học. Khi điều này được hiểu rơ hơn, người ta sẽ thấy rằng mọi bức xạ, như là từ lực (magnetism) hay là sự phóng phát tâm linh (psychic exhalation), chỉ là tiến tŕnh chuyển hóa tiến hành trên một mức độ rộng lớn. Ở đây, điểm cần phải hiểu rơ là tiến tŕnh chuyển hóa khi có hiệu quả là kết quả ở ngoài mặt của các ngoại yếu tố. Về phương diện căn bản, đó là kết quả của hạt nhân dương bên trong của mănh lực hay là sự sống đang đạt tới một tốc độ rung động khủng khiếp đến đổi sau rốt, nó sẽ tung rải các electrons hay các điểm âm (negative points) đang tạo thành vùng ảnh hưởng của nó, và tung rải chúng đến một khoảng cách mà Định Luật Đẩy đang thống ngự. Lúc bấy giờ, chúng không c̣n bị thu hút đến trung tâm nguyên thủy của chúng mà t́m kiếm một trung tâm khác. Khối cầu nguyên tử (atomic sphere), tôi tạm diễn tả như thế,

1 Nguyên tử và âm điện tử : xem “Tâm thức của Nguyên tử” (“Consciousness of the Atom”) trang 17 -22.

tan biến đi, các âm điện tử tiến vào dưới Định Luật Đẩy, tinh hoa trung ương thoát ra và t́m kiếm một khối cầu mới, hiểu theo phương diện huyền linh.

Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng tất cả những ǵ bên trong thái dương hệ đều là lưỡng nguyên (dual) và có cả hai mặt âm và dương trong chính nó: dương đối với h́nh thức riêng của nó, c̣n âm đối với lĩnh vực lớn hơn. Do đó mọi nguyên tử đều dương lẫn âm -chính một âm điện tử cũng là một nguyên tử.

Do đó tiến tŕnh biến tố có hai phần, và cần có một giai đoạn sơ bộ áp dụng các yếu tố bên ngoài, một sự kích hoạt (a fanning), chăm sóc và phát triển hạt nhân dương bên trong, một giai đoạn triển khai hay bảo dưỡng có phương pháp lửa bên trong, và một sự tăng gia điện thế. Kế tiếp là giai đoạn thứ hai, khi đó các yếu tố bên ngoài không được kể đến nhiều như thế, khi đó trung tâm năng lượng bên trong của nguyên tử có thể bị bỏ lại để làm công tác riêng của nó. Các yếu tố này có thể được áp dụng đồng đều cho mọi nguyên tử; đối với các nguyên tử khoáng chất đang lôi cuốn sự lưu tâm của các nhà luyện kim đan nhiều như thế, đối với nguyên tử, mệnh danh là con người, kẻ đang theo đuổi cùng một diễn tŕnh tổng quát vốn bị chi phối bởi cùng các định luật; và đối với các nguyên tử lớn hơn, như là một Hành Tinh Thượng Đế hay Thái Dương Thượng Đế.

Diễn tiến có thể được kê ra như sau :

 

1. Cuộc sống khoác lấy h́nh hài nguyên thủy.

2. H́nh hài tùy thuộc vào nhiệt bên ngoài.

3. Nhiệt, khi tác động trên h́nh hài, sẽ tạo nên sự phát tiết (exudation) và yếu tố ẩm ướt chợt đến.

4. Sự ẩm ướt và nhiệt thực hiện chức năng của chúng trong sự hợp nhất.

5. Các sinh linh hành khí hướng về mọi sinh linh thứ yếu.

6. Các thiên thần hợp tác theo qui luật, trật tự và âm thanh.

7. Nội nhiệt của nguyên tử tăng gia.

8. Nhiệt của nguyên tử tăng lên một cách nhanh chóng và vượt quá ngoại nhiệt của môi trường chung quanh nó.

9. Nguyên tử phát xạ.

10. Bức tường gần như h́nh cầu của nguyên tử sau rốt sụp đổ xuống.

11. Các âm điện tử hay các đơn vị âm t́m kiếm một trung tâm mới.

12. Sự sống trung ương thoát ra để ḥa nhập với đối cực của nó, chính nó trở thành cực âm và t́m kiếm cực dương.

13. Đây là theo ư nghĩa huyền linh, ánh sáng tạm thời tắt đi, cho đến khi nó hiện trở lại và bừng lên. Ở đây không thể đưa ra giải thích chi tiết hơn, vả lại cũng

không thích hợp. Do đó, điều hiển nhiên là, theo quan điểm của mỗi giới

480      trong thiên nhiên, nên giúp vào tiến tŕnh chuyển hóa của tất cả các nguyên tử thứ yếu. Điều này diễn ra như thế, cho dù chính nó không được nhận biết; chỉ khi nào giới nhân loại đă đạt đến điều đó, th́ một thực thể, một cách hữu thức và một cách sáng suốt, có thể thực hiện hai việc :

Thứ 1. Giúp vào sự chuyển hóa trung tâm nguyên tử dương của riêng nó từ giới nhân loại đến giới tinh thần. Thứ 2. Tham dự vào việc chuyển hóa.

 

Từ các h́nh thể khoáng chất thấp kém đến các h́nh thể cao hơn.

Từ các h́nh thức khoáng chất đến các h́nh thức thực vật,

 Từ các h́nh thức thực vật đến h́nh thức động vật.

Từ các h́nh thức động vật đến con người hay là xảy ra sự thoát kiếp thú một cách hữu thức và dứt khoát.

 

Cho đến nay không làm được điều đó do bởi sự nguy hiểm của việc truyền đạt kiến thức cần thiết. Các Chân Sư hiểu được tiến tŕnh chuyển hóa trong 3 cơi thấp và trong 4 giới của thiên nhiên, tiến tŕnh này đang tạm thời làm cho chúng thành 3 nội môn và 4 ngoại môn.

Sau rốt, con người sẽ hoạt động với ba giới chỉ khi nào t́nh huynh đệ trở thành thực tiễn, chớ không phải là khái niệm nữa.

Hiện nay, có 3 điểm cần được xem xét trong mối liên hệ này :

-Vận dụng hữu thức các loại lửa.

-Các thiên thần và sự chuyển hóa.

-Âm thanh và màu sắc trong sự chuyển hóa.

Ở đây, cần nêu ra rằng, như tôi đă xét tới các vấn đề khác, chỉ có một số sự kiện là có thể được truyền đạt, c̣n công việc chi tiết liên quan đến tiến tŕnh không thể được bàn đến do bởi sự việc là cho đến nay nhân loại vẫn không hành động một cách vị tha. Nhiều sự hiểu lầm len lỏi vào, do chính sự việc này, trong những ngày đầu mà Thánh Đoàn cố gắng đưa ra một số Minh Triết căn bản dưới h́nh thức sách vở, và điều này được H.P. B đă dũng cảm bàn đến (1)

1 Nỗi khó khăn trong việc nêu ra Tôn Giáo Minh Triết được H.P.B. bàn đến trong Giáo Lư Bí Nhiệm như sau :

1. Ư kiến phải được dè dặt v́ :

 Chỉ có các điểm đạo đồ mới được giải thích đầy đủ.

 Chỉ một phần rời rạc của ư nghĩa huyền linh được đưa ra.

 Chỉ có các Chân Sư mới có thẩm quyền để nói. GLBN I, 188, 190,  II, 59,90.

 Các giáo huấn được đưa ra dưới h́nh thức một giả thuyết.

Sẵn sàng chấp nhận chân lư đă được chứng minh.

 

 

II, 469.

 

2. Chúng ta phải hoàn toàn bỏ qua :

 

a. Các phàm ngă.

 

b. Các tin tưởng có tính cách giáo điều.

 

c. Các tôn giáo đặc thù.  

       GLBN I, 3, 4.

 

3. Chúng ta phải thoát khỏi mọi thành kiến. 

 

 

 

GLBN III,  

1.

Chúng ta cũng phải :

 

 

a. Tránh sự tự phụ

 

 

b. Thoát khỏi tính ích kỷ.

 

 

       

 

 

4. Chúng ta phải t́m kiếm nghĩa cao nhất có thể có.

 

5. Chúng ta cũng đừng có óc bè phái       III, 110.

 

6. Chúng ta đừng quên sự trở ngại của ngôn từ. I, 197,290,293.

 

7. Chúng ta phải nhắm mục đích trở nên đệ tử. II,246,III,129

 

8. Sau rốt chúng ta phải mở mang các quyền năng. I, 518,  II, 85.

 

9. Chúng ta phải sống với T́nh Huynh Đệ.      I, 190

 

10. Chúng ta phải nhớ rằng H.P.B. không đ̣i hỏi tính không thể sai lầm       II, 25 note,  273.  I, 293.

 

H.P.B. nói : “ Tôi nói đến “sự chắc chắn tuyệt đối” chỉ trong chừng mức có liên quan đến sự tin tưởng của riêng tôi. Những ai không có cùng lư do cho niềm tin của họ như tôi đă dễ tin và cuồng

(1).

Nỗi hiểm nguy vẫn c̣n và ngăn trở phần lớn các nỗ lực của những Đấng Cao Cả -đang làm việc ở khía cạnh nội môn

– các Đấng này thấy rằng tư tưởng của con người sẽ được nâng cao lên do việc học hỏi các đường lối của cuộc sống hồng trần để nới rộng các quan niệm, nhăn quang bao quát hơn và sự hiểu biết có tính cách tổng hợp. Chỉ có sự chỉ dẫn mới được đưa ra; ở đây không được phép nêu ra các công thức chuyển hóa hoặc là các linh từ đang vận dụng vật chất của không gian. Chỉ có đường lối nêu ra cho những kẻ sẵn sàng, hay là cho những kẻ t́m lại được sự hiểu biết cổ xưa (có được nhờ sự tiếp cận Thánh Đạo hay là tiềm tàng nhờ trải qua kinh nghiệm vào thời Atlantis) và các dấu mốc được nêu ra, nắm giữ sự hướng dẫn đầy đủ giúp cho họ đi sâu vào cái

nhiệt khi chấp nhận điều đó dựa trên đức tin mù quáng…Những ǵ mà tôi rất tin tưởng vào là:         

 

1. Truyền thuyết không bị phá vỡ được tiết lộ bởi những kẻ có cuộc sống thiêng liêng trong thời ấu trĩ của nhân loại đối với kẻ được tuyển chọn (the elect) trong nhân loại.

 

2. Rằng điều đó đă đến với chúng ta mà không đổi thay.

 

3. Rằng các Thánh Sư rất thông thạo về khoa học đă căn cứ trên lời giảng dạy ngắt quăng như thế” – Lucifer, q. V, tr. 157.

 

“Bộ Giáo Lư Bí Nhiệm tự bản thân nó th́ “không có thẩm quyền”; nhưng có nhiều dẫn chứng và nội dung từ các Kinh Thánh và các triết lư của hầu hết mọi tôn giáo và trường phái lớn, kẻ nào thuộc về bất cứ trường phái hay tôn giáo này đều chắc chắn sẽ t́m được hậu thuẫn cho các luận cứ của họ trên trang này hoặc trang khác. Tuy nhiên, có nhiều nhà Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophists) và trong số những kẻ lỗi lạc và sùng tín nhất, lại chịu bất lực như thế v́ uy quyền”. Lucifer, q. III, 157.

Xem Lời tựa và Dẫn Nhập,  Giáo Lư Bí Nhiệm, quyển I.

mật nhiệm của tri thức. Sự nguy hiểm nằm trong chính sự kiện là toàn thể vấn đề biến tố (chuyển hóa) có liên hệ đến h́nh thức vật chất và chất liệu thiên thần. Con người vẫn chưa chế ngự được, ngay cả chất liệu của các thể riêng của y, cũng không ở trong sự rung động có kiểm soát (vibratory control) của trạng thái thứ ba của y, nên dễ hứng chịu nguy cơ khi y tập trung sự chú tâm của y vào Phi Ngă. Chỉ có thể hành động một cách an toàn khi nhà huyền thuật (magician) biết được 5 điều :

 

1. Bản chất của nguyên tử.

 

2. Chủ âm của các cơi.

 

3. Phương pháp hoạt động từ mức độ Chân ngă qua sự kiểm soát hữu thức, hiểu biết về các âm thanh bảo vệ và các công thức, và nỗ lực thuần túy vị tha.

 

4. Sự tương tác của 3 loại lửa, các linh từ của nguyệt cầu (lunar words), các linh từ của thái dương (solar words) và sau đó là một linh từ vũ trụ (a cosmic word).

 

5. Bí ẩn của rung động về điện, chỉ được hiểu một cách sơ sài khi con người biết được chủ âm của chính Hành Tinh Thượng Đế của y.

 

Tất cả mọi hiểu biết này, v́ nó liên hệ đến ba cơi thấp, đều đang ở trong tay các Chân Sư Minh triết và giúp cho các Ngài hành động theo các đường lối năng lượng hay lực, chớ không phải với những ǵ thường được hiểu khi từ ngữ “chất liệu nguyên thủy” (“substance”) được sử dụng. Các Ngài hoạt động với năng lượng điện, liên kết chính các Ngài với điện tích dương, hay là với năng lượng của hạt nhân dương của sức mạnh bên trong nguyên tử, chẳng hạn, dù là nguyên tử hóa học hay nguyên tử con người. Các Ngài chăm lo đến linh

hồn của các sự vật. Nhà ma thuật hành động theo khía cạnh âm, với các âm điện tử, tôi tạm gọi như thế, với lớp vỏ (các thể) chớ không phải với linh hồn. Sự phân biệt này nên được ghi nhớ rơ ràng. Nó nắm giữ manh mối đối với sự không can

483      thiệp (non – interference) của toàn thể Huynh Đệ Đoàn trong các vấn đề và các sự việc vật chất, và sự tập trung của các Ngài trên khía cạnh sức mạnh, trên các trung tâm năng lượng. Các Ngài đạt đến tổng thể qua trung gian của một vài trung tâm lực trong một h́nh hài. Với tiền đề này, bây giờ chúng ta sẽ xem xét về  

 

Hiện nay, điều hiển nhiên là toàn thể diễn tŕnh biến tố như chúng ta đang bàn đến vào lúc này, chính nó liên quan đến hai loại lửa đă từng đạt đến một mức độ hoàn thiện cao trong một thái dương hệ trước :

 

1. Lửa của một nguyên tử dưới trạng thái lưỡng phân của nó – nội tại và phát xạ.

 

2. Các lửa của trí tuệ.

 

Chính là với các lửa này mà chính sự biến tố có liên hệ theo quan điểm nhân loại, và lửa thứ ba của Tinh Thần ở tŕnh độ hiện nay không được xem xét đến.

Việc vận dụng hữu thức các loại lửa là đặc quyền của con người khi con người đă đạt đến một tŕnh độ nào đó trong sự tiến hóa của ḿnh; sự thực chứng bằng vô thức đối với điều này một cách tự nhiên đă đưa đến các cố gắng của nhà luyện đan để chuyển hóa trong giới khoáng chất. Qua nhiều thời đại, một vài nhà nghiên cứu già dặn đă hiểu sự bao la của nỗ lực mà trong đó sự biến tố của các kim loại căn bản thành ra vàng chỉ mới bắt đầu và là một biểu tượng, một giai đoạn gợi ư, bóng bẩy và cụ thể. Toàn thể vấn đề biến tố (hay hoán cải vật chất, transmutation) được bao phủ bởi công việc của Thánh Đoàn trong tất cả ba bộ môn trên hành tinh này, và chúng ta có thể có một số ư kiến về các vấn đề có liên quan, nếu chúng ta đă nghiên cứu quan điểm rộng lớn này của Thánh Đoàn, nhờ đó có một ư niệm về công việc đă làm trong việc trợ giúp diễn tŕnh tiến hóa. Đó là việc chuyển di sự sống từ một giai đoạn của sự sống nguyên tử đến một giai đoạn khác, và điều đó bao hàm ba bước riêng biệt, vốn có thể được nh́n thấy và vạch ra nhờ nhăn thông cao cấp và từ các cơi cao. Các giai đoạn này là :

Giai đoạn Lửa (The fiery stage) tức thời kỳ phối hợp, tan

ḥa, bùng cháy, mọi nguyên tử đều trải qua giai đoạn này

trong khi h́nh hài tan ră.

Giai đoạn ḥa tan (The solvent stage) trong đó h́nh hài bị

tan ră, c̣n chất liệu được giữ lại trong dung dịch, nguyên tử

được tan ḥa thành lưỡng nguyên bản thể của nó.

Giai đoạn bốc hơi. (The volatile stage) có liên hệ trước tiên

đến tính chất cốt yếu của nguyên tử và sự thoát ra của bản

thể này, để sau đó khoác lấy một h́nh hài mới.

Tính phóng xạ, sự ḥa tan do tan ră (pralayic solution), và tính dễ bay hơi chủ yếu (essential volatility) có thể nói lên ư tưởng. Trong mọi diễn tŕnh chuyển hóa, ba giai đoạn này đều được noi theo mà không có ngoại lệ. Về mặt huyền linh, trong Cổ Luận, chúng được diễn tả như sau :

“Các cuộc sống rực lửa bùng cháy trong ḷng Mẹ. “Trung tâm rực lửa trải rộng đến ngoại biên của ṿng tṛn và sự tan ră xảy đến bất ngờ và sự yên b́nh do tan ră. “Con trở lại ḷng Cha, và Mẹ im ĺm yên nghỉ”.

Hợp tác với các Đại Thiên Thần, chính các Chân Sư bận

tâm đến diễn tŕnh chuyển hóa này, và mỗi bộ môn có thể

được xem như có liên hệ với một trong ba giai đoạn sau :

Bộ môn của Đức Mahachohan trong năm biến phân của

nó có liên quan đến sự bùng cháy của các hỏa sinh linh (the

fiery lives).

Bộ môn của Đức Bàn Cổ chính nó liên hệ với h́nh hài

hay là ṿng giới hạn đang bao quanh các sinh linh cháy rực

(burning lives).

Bộ môn của Đức Bồ Tát liên hệ đến sự tái lâm của Đấng

Con vào ḷng Cha. Trong bộ môn của Đức Mahachohan, một sự phân chia

phụ theo các đường lối này có thể được phác họa :

Cung 7 và Cung 5 có dính líu với việc Đấng Con trở về với Cha và được tập trung chủ yếu là trong việc tuôn đổ sức mạnh chứa năng lượng khi nào nó trở nên cần thiết để chuyển di sự sống của Con từ h́nh hài cũ vào trong một h́nh hài mới, từ một giới của thiên nhiên đến một giới khác trên Con đường Trở Về.

Cung 3 và Cung 6 liên quan đến sự bùng cháy của các

hỏa sinh linh. Cung 4 phối hợp với 2 lửa  trong h́nh thức nguyên tử. Do sự khảo cứu kỹ càng các tế phân này, người ta sẽ thấy

sự hợp tác chặt chẽ như thế nào giữa các nhóm khác nhau, và các hoạt động của chúng được liên kết hỗ tương như thế nào. Công việc của Thánh Đoàn luôn luôn có thể được diễn dịch bằng các thuật ngữ của khoa luyện đan, các hoạt động của các Ngài có liên quan đến sự chuyển hóa tam phân. Công tác này được các Ngài tiến hành một cách hữu thức và xảy ra bất ngờ dựa vào sự khai phóng riêng của các Ngài.

Một Chân Sư chuyển hóa trong ba cơi thấp và chủ yếu liên hệ chính Ngài với diễn tiến trên mười tám cơi phụ, tức trường tiến hóa rộng lớn của con người và với đoạn đường của sự sống suốt cả thể vật chất trọng trược của Thượng Đế. Các vị Chohan được 6 lần điểm đạo hoạt động trong chất dĩ thái thứ 4 và 5 của thể dĩ thái Thượng Đế (cơi Bồ đề và cơi Niết Bàn) và hành xử với giai đoạn của sự sống Tinh thần từ h́nh thể đến h́nh thể trong các cơi này, có trước mắt sự chuyển hóa của các đơn vị trong giới tâm linh thành giới Chân Thần. Các vị này vẫn c̣n ở trên các cơi cao – các vị Phật và các Huynh Đệ của các Ngài thuộc các cung 1 và 3 – liên quan với giai đoạn cuộc sống vào trong các cơi á nguyên tử và cơi nguyên của cơi hồng trần vũ trụ. Những ǵ được nói đến đang áp dụng cho mọi nỗ lực của Thánh Đoàn trong mọi hành tinh hệ và trên mọi bầu hành tinh, v́ sự hợp nhất của nỗ lực th́ có tính cách đại đồng. Trong mọi trường hợp, sự kiểm soát hữu thức tự tạo, hay là uy quyền, xảy ra trước năng lực chuyển hóa. Các đạo đồ học cách chuyển hóa và chăm sóc đoạn đường của sự sống ra khỏi giới động vật, vào giới nhân loại sau cuộc Điểm Đạo thứ ba, và trong các giai đoạn sớm sủa hơn của lúc điểm đạo, công thức kiểm soát các tiểu thiên thần và tạo ra các kết quả trong việc phối hợp của giới thứ 2 và giới thứ 3 được truyền đạt; chúng tác động dưới sự bảo vệ và giám sát.

Người tiến hóa về mặt tinh thần sẽ có thể hợp tác trong cách tổng hợp công việc và giải quyết sự chuyển hóa của các kim 486 loại, v́ tỷ lệ phát triển tinh thần của những người này đối với tỷ lệ phát triển của các yếu tố khoáng chất và các tác nhân kiến tạo, mà họ muốn kiềm chế cũng tương tự như trong các trường hợp nêu trên và các cấp độ tâm thức, nhưng do bởi

các phát triển tai hại vào thời Atlantis và việc làm mất tác dụng sau đó của sự tiến hóa tinh thần trong một thời gian cho đến khi karma được hiệu chỉnh, nghệ thuật đă thất tung, hay đúng hơn, sự hiểu biết được bảo vệ cho đến một giai đoạn được đạt đến trong sự tiến hóa chủng tộc, trong đó thể xác đủ tinh anh để cưỡng lại các sức mạnh được tiếp xúc, và để thoát khỏi tiến tŕnh chuyển hóa hóa học được cải thiện, không những bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm mà c̣n được tăng cường trong kết cấu bên trong của riêng nó.

Theo thời gian qua, con người sẽ dần dần thực hiện được 4 điều :

 

1. Phục hồi tri thức và các năng lực trước kia đă được phát triển vào thời Atlantis.

 

2. Tạo ra các thể đề kháng lại các hỏa tinh linh (fire elementals) thuộc loại thấp đang tác động trong giới khoáng chất.

 

3. Hiểu rơ ư nghĩa bên trong của tính phóng xạ hay là phóng thích sức mạnh có sẵn trong mọi bản tố/ hành (elements) và mọi nguyên tử hóa học và trong mọi khoáng chất đích thực.

 

4. Hạ giảm công thức của các nhà hóa học và khoa học sau này thành ÂM THANH và không đơn thuần diễn giải qua kinh nghiệm trên giấy tờ. Trong phát biểu cuối cùng này có tàng ẩn (đối với những ai có thể nhận thức được) ẩn ngôn hữu ích nhất cho đến nay có thể truyền đạt được về vấn đề này.

 

Có lẽ h́nh như là tôi không phổ biến nhiều chi tiết liên quan đến việc vận dụng hữu thức các loại lửa. Điều đó nằm trong sự bất lực của người nghiên cứu khi lư giải lai lịch huyền bí của các điều đă được truyền đạt ở trên. Sự chuyển

hóa hữu thức chỉ có thể xảy ra khi con người đă chuyển hóa các yếu tố trong các hiện thể của riêng y; chỉ lúc bấy giờ y mới có thể được phó thác cho các bí ẩn về sự siêu chuyển

487 thiêng liêng (divine alchemy). Khi nào qua các lửa nội tại tiềm tàng của vật chất của các thể của riêng y, y đă chuyển hóa các nguyên tử hóa học và nguyên tử khoáng chất của các thể này, lúc bấy giờ y mới có thể an toàn – qua ái lực (affinity) của chất liệu nguyên thủy trợ giúp vào việc chuyển hóa khoáng chất của cấp 1. Chỉ khi nào (qua các lửa bức xạ của các thể) y đă chuyển hóa sự tương ứng đối với giới thực vật trong cơ thể riêng của y, lúc bấy giờ y có thể nhờ siêu chuyển mà tác động đến cấp thứ hai. Chỉ khi nào các lửa của thể trí trong chính y trở nên thống ngự, y mới có thể hoạt động với các tiến tŕnh chuyển hóa của cấp ba, hay là với sự hoán chuyển sự sống vào các h́nh hài động vật. Chỉ khi nào Nội Ngă hay Chân Ngă trong linh hồn thể kiểm soát phàm ngă tam phân của y, lúc đó về mặt huyền linh, y mới được phép trở thành nhà luyện đan ở cấp thứ 4 và hoạt động liên hệ với sự chuyển hóa của chân thần động vật vào trong giới nhân loại, với mọi hiểu biết rộng lớn được bao hàm trong ư tưởng đó. Nhiều điều trước mắt cần phải được hoàn thành, nhưng trong cách đánh giá về tầm quan trọng của công việc cần phải có nhiều can đảm v́ trong nét phác họa sáng suốt về tương lai, trong việc thận trọng truyền bá sự hiểu biết liên hệ đến các giai đoạn cần thiết, sẽ xảy ra sự nỗ lực bền bĩ và nhắm vào phía của nhiều kẻ có đạo tâm và đem lại sự tiến hóa cho những kẻ có thể thành đạt. Vấn đề được bàn đến một cách rơ ràng về đề tài chuyển hóa này là một vấn đề rất thực tiễn, do bởi sự bao la của đề tài và sự kiện nằm ở chỗ trong diễn tŕnh chuyển hóa, nhà

huyền thuật hay nhà luyện đan tác động với tinh chất thiên thần (deva essence) qua sự kiểm soát của các Vị Kiến Tạo thứ yếu trong sự hợp tác với các Đại Thiên Thần. Do đó, để đem lại sự sáng tỏ cho ư tưởng và để cho sự phỏng đoán được rơ ràng, trước tiên, tôi muốn nêu ra một số định đề cần phải được cẩn thận ghi nhớ khi xem xét vấn đề chuyển hóa này. Có tất cả năm định đề và liên hệ đặc biệt với lănh vực mà diễn tŕnh chuyển

488 hóa được xúc tiến. Môn sinh phải nhận ra chỗ tiếp nối này để phân biệt giữa tà phái và chính phái. Ở đây có thể là hữu ích trước khi tiếp tục đi sâu vào để xét đến các phân biệt, bao giờ chúng c̣n có liên hệ đến vấn đề đang xem xét : Thứ 1. Chính phái liên kết với năng lượng điện dương. Tà phái liên kết với năng lượng điện âm. Thứ 2. Chính phái bận tâm đến linh hồn của các vật. Tà phái tập trung sự chú tâm vào h́nh hài. Thứ 3. Chính phái phát triển năng lượng có sẵn của lănh vực liên hệ (dù là con người, con vật, cây cỏ hoặc khoáng chất), và tạo ra các kết quả qua các hoạt động tự tạo của sự sống trung ương, dưới nhân loại, nhân loại hay siêu nhân loại. Tà phái đạt đến kết quả qua tác nhân của mănh lực bên ngoài, đối với lănh vực được bao hàm và tạo ra sự chuyển hóa qua tác động của các chất dung giải (tôi tạm gọi như thế) hay là qua phương pháp thu vào h́nh hài hơn là qua sự tỏa ra như chính phái đang làm. Các dị đồng về phương pháp này cần được thận trọng xem xét, và phản ứng của chúng được h́nh dung có liên quan với các yếu tố, các nguyên tử và các h́nh hài khác nhau. Trở lại với các phát biểu của chúng ta về 5 định đề liên quan đến sự chuyển hóa chất liệu nguyên thủy, sự dung giải của

sự sống, hay là sự chuyển di năng lượng vào các h́nh thức khác nhau.  

 

Định đề I. Mọi vật chất đều là vật chất có sự sống hay là chất sống của các thực thể thiên thần. Thí dụ, một cơi giới và các h́nh hài được kiến tạo bằng chất liệu đặc biệt của cơi đó, chính là h́nh hài vật chất hay lớp vỏ của một đại thiên thần, vị này là cốt lơi (essence) ở phía sau của biểu lộ và là linh hồn của cơi đó.

Định đề II. Mọi h́nh hài, đang rung động với bất luận chủ âm nào, đều được làm ra bởi các thiên thần kiến tạo, bằng chất liệu của chính các thể của các thiên thần. Do đó, chúng được gọi là trạng thái Mẹ vĩ đại v́ chúng tạo ra h́nh hài bằng chất liệu riêng của các devas này.

Định đề III. Các thiên thần là sự sống vốn tạo ra sự cố kết h́nh hài (form-cohesion). Các Ngài là trạng thái/ ngôi 2 và 3 được phối hợp và có thể được xem như sự sống của mọi h́nh hài dưới con người. Do đó, một nhà huyền thuật, đang chuyển hóa trong giới khoáng chất, thực sự y đang tác động với tinh chất thiên thần dưới h́nh thức tối sơ của nó trên cung thăng thượng tiến hóa và phải ghi nhớ 3 điều :

Hiệu quả của sức kéo lui của các sinh linh giáng hạ tiến hóa nằm ở sau khoáng chất, hay là thực ra là sự di truyền của nó.

Bản chất thất phân của nhóm devas đặc thù đang cấu thành bản thể của nó theo ư nghĩa huyền linh.

Giai đoạn chuyển tiếp kế cận về phía trước thành giới thực vật hay là hiệu quả huyền bí của giới thứ 2 trên giới thứ nhất.

 

Định đề IV. Mọi tinh chất thiên thần (deva essences) và các vị kiến tạo trên cơi trần đều đặc biệt nguy hiểm cho con người, v́ các vị đó tác động trên các phân cảnh dĩ thái và – như tôi có nêu ra ở trước – là các tác nhân truyền chuyển prana, hay là chất sống làm linh hoạt và do vậy, họ phóng thích vào kẻ vô minh và kẻ thiếu thận trọng, loại tinh chất lửa (fiery essence) có tính thiêu rụi và phá hủy.

Định đề V. Các devas không tác động như các đơn vị hữu thức đă biệt ngă hóa qua các mục tiêu tự khai mở như một người, một Hành Tinh Thượng Đế hay một Thái Dương Thượng Đế đang làm (được xem như các Egos), mà họ hoạt động trong các nhóm phụ thuộc vào :

 Xung lực có sẵn, hay sự trí tuệ linh hoạt tiềm tàng.

 Các thứ tự xuất phát bởi các vị Kiến Tạo vĩ đại.

Nghi thức hay sự cưỡng bách được gợi ra qua màu sắc và âm thanh.

 

Khi các yếu tố này được ghi nhớ và xem xét, một số hiểu biết về vị trí mà các devas góp phần trong việc chuyển hóa có thể được hoàn thành. Vị thế mà lửa chiếm giữ trong diễn tŕnh có sức thu hút đặc biệt ở đây v́ nó làm lộ ra sự dị biệt rơ ràng về phương pháp giữa hai trường phái.

Trong tiến tŕnh chuyển hóa như đă được Thánh Đoàn xúc tiến, nội hỏa đang làm sinh động nguyên tử, h́nh hài hoặc con người được khơi động, làm bùng lên và củng cố cho đến khi nó (qua sức mạnh bên trong của riêng nó) thiêu rụi các lớp vỏ của nó và thoát ra bằng bức xạ từ bên trong ṿng giới hạn của nó. Điều này được nhận thấy bằng một phương cách lư thú như đang xảy ra trong tiến tŕnh của các cuộc điểm đạo cuối cùng khi linh hồn thể bị lửa thiêu rụi. Luồng nội hỏa đốt cháy mọi cái khác và lửa điện thoát ra. Do đó,

nhà luyện đan chân chính, trong tương lai, ở mọi trường hợp đều t́m cách kích động tính phóng xạ của nguyên tố hoặc nguyên tử mà y đang tác động đến và sẽ tập trung sự chú tâm của y vào hạt nhân dương. Bằng sự tăng gia mức rung động của nó, hoạt động của nó, hay tính chất dương của nó, y sẽ mang lại mục đích mong muốn. Các Đức Thầy làm điều này có liên quan đến tinh thần nhân loại, và chính các Ngài không có liên hệ chút nào với trạng thái “deva” của con người. Cùng một qui tắc căn bản sẽ được t́m thấy để áp dụng trong trường hợp một khoáng chất cũng như của con người.

Tiến tŕnh do bên Hắc Phái xúc tiến th́ ngược lại. Họ tập trung sự chú tâm vào h́nh hài và t́m cách làm tan vỡ h́nh hài đó, hay t́m cách phối hợp các nguyên tử, để làm cho sự sống mang điện ở trung tâm thoát ra. Họ tạo ra kết quả này do các tác động bên ngoài và bằng cách lợi dụng bản chất hủy diệt của chính chất liệu (tinh chất deva). Họ đốt cháy và phá hủy lớp vỏ vật chất, t́m cách giam nhốt tinh chất dễ bay hơi đang thoát ra khi h́nh hài tan ră. Điều này ngăn trở cơ tiến hóa trong trường hợp liên quan đến sự sống, tŕ hoăn sự hoàn thành, can dự vào tiến tŕnh phát triển đă ấn định và đặt

491      tất cả các yếu tố có liên quan vào một vị trí không thích hợp. Sự sống (hay thực thể) có liên quan gặp trở lực, các thiên thần hoạt động theo khía cạnh phá hoại và không có sự tham gia vào mục đích của thiên cơ, c̣n nhà huyền linh học đang ở vào t́nh trạng nguy hiểm, theo luật karma và qua sự vật chất hóa (materialising) chất liệu riêng của y bằng ái lực với trạng thái thứ 3. Với tính chất này, ma thuật sẽ xâm nhập vào mọi tôn giáo theo chính đường lối phá hủy h́nh hài do tác động bên ngoài, chớ không qua sự phóng khoáng của Sự sống do

phát triển bên trong và chuẩn bị bên trong. Nó tạo ra các tệ hại của Hatha Yoga ở Ấn Độ và các phương pháp tương tự như được thực hành trong một vài đẳng cấp tôn giáo, cũng như trong đẳng cấp huyền bí học ở phương Tây. Cả hai cùng tác động với vật chất trên một cơi nào đó trong 3 cơi thấp và điều tệ hại có thể xảy đến; cả hai đều kiểm soát các devas và cố tạo ra các mục tiêu đặc biệt bằng cách vận dụng vật chất của h́nh hài. Thánh Đoàn hoạt động với linh hồn bên trong h́nh hài và tạo nên các kết quả sáng suốt, tự tạo và thường tồn. Trong khi đó hắc phái chú ư vào h́nh hài chớ không phải vào Tinh Thần, có khuynh hướng sùng bái deva, tiếp xúc với deva v́ h́nh hài được tạo bằng chất liệu deva trên mọi cơi giới.

Điều này phải được xem xét kỹ liên quan với mọi h́nh hài v́ nó nắm giữ ch́a khóa cho nhiều bí ẩn.

Trong vấn đề chuyển di sự sống từ h́nh hài đến h́nh hài này, chúng ta đă thấy công việc diễn tiến theo qui tắc và trật tự như thế nào và đạt được hiệu quả nhờ sự hợp tác của các devas trong trường hợp thứ nhất, và việc áp đặt các tác nhân bên ngoài vào nguyên tử hoặc h́nh hài có liên hệ, và trong chỗ thứ 2 (liên quan đến giai đoạn quan trọng nhất và kéo dài nhất của cách hành động), qua phản ứng tiếp theo sau trong chính nguyên tử, nó tạo ra một sự tăng gia của trung tâm dương đang bùng cháy và sự thoát ra sau đó (qua phóng xạ) của tinh chất dễ bay hơi.

Ở tất cả các giai đoạn khác nhau, các hỏa tinh linh hoàn thành được phần việc của chúng nhờ sự trợ giúp của các hỏa 492 thiên thần, các thần này là các tác nhân kiểm soát. Điều này diễn ra như thế trên mọi cơi giới có liên hệ trước tiên với chúng ta trong ba cơi thấp – các nhóm devas khác nhau bắt

đầu tác động tùy theo bản chất của h́nh hài có liên hệ, và cơi mà trên đó xảy ra sự chuyển hóa. Lửa điện chuyển từ nguyên tử này đến nguyên tử khác đúng theo thiên luật, và “lửa do ma sát” đáp ứng, vốn là lửa tiềm tàng của nguyên tử, hay là trạng thái âm của nó; tiến tŕnh được xúc tiến qua trung gian của lửa thái dương và nơi đây chứa bí ẩn của sự chuyển hóa và khía cạnh bí hiểm nhất của nó. Lửa do ma sát, điện âm của chất liệu nguyên thủy, trong một thời gian đă là vấn đề chú tâm của khoa học công truyền, và sự t́m ṭi về bản chất của điện dương trở nên khả hữu qua sự khám phá ra chất radium (một chất phóng xạ tự nhiên, mạnh hơn cả uranium, ND).

Như H.P.B. đă đề cập đến (GLBN I, 172, 607 -611), Keely đă vượt xa trên con đường này và thậm chí c̣n biết nhiều hơn những ǵ ông ấy đưa ra, và những kẻ khác đă tiến đến hay đang tiến đến cùng mục tiêu. Bước tiến kế tiếp sau này của khoa học nằm trong chiều hướng này, và sẽ liên hệ đến sức mạnh tiềm tàng của chính nguyên tử và việc khai thác nó để cho con người sử dụng. Việc này sẽ phóng thích ra trên địa cầu một khối năng lượng khủng khiếp. Tuy nhiên chỉ khi nào yếu tố thứ ba được hiểu rơ, và khoa học thừa nhận lực gây tác dụng (agency) của lửa trí tuệ, như đă biểu hiện trong một số nhóm devas rằng sức mạnh của năng lượng vốn có ba mặt và một trong ba cơi thấp sẽ trở nên hữu ích cho sự giúp đỡ của con người. Cho đến nay, điều này hăy c̣n xa xôi và sẽ chỉ có thể xảy ra vào cuối cuộc tuần hoàn này; và các mănh lực này sẽ không được vận dụng một cách đầy đủ, cũng không được nhận biết đầy đủ cho đến giữa cuộc tuần hoàn sắp tới. Vào lúc ấy, nhiều năng lượng sẽ trở nên hữu dụng do việc loại bỏ được hết tất cả những ǵ ngăn trở. Điều này có hiệu quả liên hệ tới con người vào lúc có sự chia tách do Phán

Xét, nhưng nó cũng sẽ tạo nên kết quả trong các giới khác của thiên nhiên. Một phần của giới động vật sẽ tạm thời tiến vào

493 thời kỳ qui ẩn tạm, như vậy để thoát ra năng lượng sử dụng cho tỷ lệ c̣n lại và tạo ra các kết quả như đă đề cập đến bởi nhà tiên tri của Do Thái (Thánh Kinh, Isaiah 11:6) khi vị này nói đến “muông sói sẽ ở với chiên con”; lời b́nh luận của tiên tri đó “một đứa con trẻ sẽ dắt chúng nó đi” là việc bàn rộng về sự kiện huyền linh rằng 3/5 nhân loại sẽ bước lên Thánh đạo, “con trẻ” là tên gọi dùng cho đệ tử dự bị và đệ tử chính thức. Trong giới thực vật và khoáng chất, sự biểu lộ tương tự sẽ xảy ra, nhưng với bản chất thật quá khó hiểu cho chúng ta. Yếu tố chính của lửa thái dương trong công cuộc chuyển hóa sẽ bắt đầu được hiểu rơ qua sự khảo cứu các hỏa thiên thần và các hỏa tinh linh, chúng vốn là lửa và trong chính chúng (một cách chính yếu và xuyên qua bức xạ từ linh hoạt), nhiệt bên ngoài hay rung động đang tạo ra: Mănh lực đang tác động trên vách h́nh cầu của nguyên tử. Sự đáp ứng bên trong nguyên tử đang tạo ra bức xạ hay là sự thoát ra của tinh chất không ổn định (volatile essence). Nói về mặt vũ trụ và xem thái dương hệ như chính là một nguyên tử của vũ trụ, chúng ta thấy rằng: “Các abstraction hay các entities ẩn trong h́nh hài chính là “lửa điện”. Chất liệu của vật chất đang nằm trong ṿng giới hạn được xem như là một tổng thể đồng nhất, là “lửa do ma sát”. Các hỏa thiên thần từ cơi trí vũ trụ (trong đó Agni và Indra là các tác nhân tiêu biểu cùng với một vị mà danh xưng không được nêu ra) là các tác nhân bên ngoài, chính các Ngài mang lại sự chuyển hóa của vũ trụ.

Ba điều nói trên đây có thể được áp dụng cho một hệ hành tinh, một dăy hay cũng cho một bầu hành tinh, luôn

494 luôn nhớ rằng trong mối liên hệ với con người, lửa vốn là trạng thái thứ ba của con người xuất phát từ trí tuệ của thái dương hệ. Chúng ta đă bàn một cách rộng răi và khái quát về vấn đề điện này, và đă thấy rằng tinh hoa của lửa hay chất liệu nguyên thủy bị phân tán qua hoạt động bên trong và nhiệt bên ngoài, theo một cách thức như là lửa điện ở trung tâm của nguyên tử được giải thoát và t́m kiếm một h́nh thức mới. Đây là mục tiêu của tiến tŕnh biến tố và là sự kiện mà cho đến nay các nhà luyện đan đang làm trong giới khoáng chất đă thất bại không đạt được mục tiêu do 3 sự kiện : Thứ nhất. Không thể tiếp xúc được với tia lửa điện trung ương. Điều này do việc không hiểu biết về một số định luật điện, và trên hết là việc không lập được công thức che giấu phạm vi (the range) của ảnh hưởng điện của tia lửa đó. Thứ hai. Không thể tạo ra vận hà cần thiết hay “con đường” mà theo đó sự sống đang thoát ra có thể đi vào h́nh hài mới của nó. Nhiều người đă thành công trong việc phá vỡ h́nh hài để cho sự sống thoát ra, nhưng họ lại không biết làm thế nào để khiển dụng (harness) hoặc hướng dẫn nó, do đó mọi công lao của họ tất nhiên là bị mất đi. Thứ ba. Không thể kiểm soát các hỏa tinh linh, chúng là lửa bên ngoài đang tác động vào tia lửa trung ương qua trung gian của môi trường chung quanh của nó. Sự bất lực này là nét độc đáo nhất của các nhà luyện đan thuộc căn chủng thứ 5, họ đă thực sự bất lực đối với việc kiểm soát này, đă đánh mất các Linh Từ, các công thức và các âm thanh. Đây là hậu quả của thành công không thích hợp vào thời Atlantis,

khi các nhà luyện đan thời ấy, qua màu sắc và âm thanh, hoàn toàn kiểm soát các tinh linh, đến nỗi họ dùng chúng cho các mục đích ích kỷ của riêng họ và theo các đường lối nỗ lực ngoài lĩnh vực chính thức của họ. Việc hiểu biết các công thức

495 và âm thanh này có thể đạt được tương đối dễ dàng khi con người khai mở được thính giác tinh thần bên trong. Khi trường hợp này xảy ra, tiến tŕnh chuyển hóa của các loài thô trược hơn (như có liên quan trong việc chế biến vàng nguyên chất) sẽ không làm cho y quan tâm đến chút nào và chỉ khi nào các h́nh thức tế nhị hơn của hoạt động hiện đang có liên hệ với sự chuyển di sự sống từ h́nh thức đă được phân cấp đến h́nh thức sẽ lôi cuốn sự chú ư của y. Các sự kiện sau đây cũng có thể được nêu ra : Thứ nhất. Mỗi giới của thiên nhiên đều có nốt hay âm điệu (tone) riêng của nó, và các âm của thần chú, vốn có liên hệ với bất cứ tiến tŕnh chuyển hóa nào trong giới đó, sẽ nhận nốt đó như là chủ điểm (key) hay là nốt cơ bản (base note). Thứ hai. Nốt của giới khoáng chất là nốt cơ bản của chính chất liệu nguyên thủy và chủ yếu, nốt đó là âm thanh (sounding) của các phối hợp của nốt, dựa trên chủ điểm này, nó tạo ra các tai họa lớn lao trên thế gian, thể hiện qua hoạt động núi lửa. Mọi hỏa sơn đều đang phát ra nốt này, và đối với những ai có thể thấy, âm thanh và màu sắc (hiểu theo mặt huyền linh) của một hỏa sơn là một lĩnh vực thực là phi thường. Mọi phân cấp của nốt đó đều được t́m thấy trong giới khoáng chất, hiện đang được phân chia thành ba giới chính :

 

Các kim loại thường như là ch́ và sắt với tất cả các khoáng chất kết hợp.

Các kim loại tiêu chuẩn, như là vàng và bạc, đang đóng một vai tṛ chủ yếu trong đời sống của nhân loại và là biểu lộ khoáng chất thuộc trạng thái thứ 2.

Pha lê và các thứ đá quư, trạng thái thứ 1 như nó đang thể hiện trong giới khoáng chất – sự hoàn thành công tác của các devas khoáng chất và là sản phẩm của các nỗ lực không mệt mỏi của họ.

Khi các nhà khoa học đánh giá đầy đủ những ǵ tạo nên

sự dị biệt giữa lam ngọc (sapphire) và hồng ngọc (ruby), họ

sẽ khám phá những ǵ tạo nên một trong các giai đoạn của

496      diễn tŕnh biến tố (chuyển hóa), và điều này họ không thể làm được cho đến khi chất dĩ thái thứ tư được kiểm soát và bí ẩn của nó được khám phá. Theo thời gian qua, sự chuyển hóa, thí dụ, của than đá thành kim cương, của ch́ thành bạc hay của một số kim loại thành vàng sẽ không c̣n hấp dẫn đối với con người nữa, v́ người ta sẽ nhận thấy rằng hậu quả của tác động như thế sẽ tạo nên sự hư hỏng của tiêu chuẩn, và kết cuộc là chịu nghèo nàn thay v́ được giàu sang; rốt cuộc, con người sẽ nhận ra được điều đó trong năng lượng nguyên tử, đă khai thác cho nhu cầu của con người, hay là giảm bớt tính phóng xạ đang tăng lên, dẫn đến cho y con đường thịnh vượng và phong phú. Do đó, con người sẽ tập trung sự chú ư của ḿnh vào h́nh thức cao này của việc chuyển di sự sống và :

Nhờ sự hiểu biết về các devas,

Nhờ sức ép và rung động bên ngoài,

Nhờ kích thích bên trong.

Nhờ màu sắc được áp dụng trong sự kích thích và việc đem lại sinh khí,

Nhờ các âm của thần chú,                              

 

con người sẽ t́m được bí ẩn của năng lượng nguyên tử, tiềm tàng trong giới khoáng chất và sẽ uốn nắn năng lực và sức mạnh không thể nhận thức được đó, và đưa tới việc giải quyết các vấn đề của sự sống. Chỉ khi nào năng lượng nguyên tử được hiểu rơ hơn và bản chất của dĩ thái thứ 4 được hiểu một phần nào, chúng ta sẽ thấy rằng sự kiểm soát không khí chắc chắn sẽ đứng vào hàng đầu.

Thứ ba. Bằng cách khám phá ra nốt của giới thực vật, bằng cách liên kết nốt đó với các nốt khác của thiên nhiên, và bằng sự ngân lên đúng lúc của nó theo các khóa (keys) và các cách phối hợp khác nhau, sẽ có thể đưa đến việc tạo ra những kết quả kỳ diệu trong giới đó, và kích thích các hoạt động của các devas đang tác động vào hoa, quả, cây và cỏ.

Mọi căn chủng đều có kiểu mẫu thực vật riêng biệt cho căn chủng ấy, hay là một số h́nh thể và các thiết kế cơ bản có thể được phác họa trong các quốc gia mà căn chủng ấy có vị

497      trí trong đó. Các kết quả này được mang đến do sự tương tác giữa nốt cơ bản của chính giới thực vật với nốt của con người đang tiến hóa đồng thời. Sự hợp nhất của 2 nốt này là cái vốn đang tạo ra thực vật đặc biệt, mặc dù, nên nhớ rằng, khi nốt của con người thống ngự quá mạnh, nó có khả năng đánh bạt ra sự sống của các h́nh hài thuộc giới thứ 2 này. Các devas đang tác động trong giới này là một nhóm đặc biệt, có liên hệ chặt chẽ và đặc biệt với giới đó hơn là với các vị kiến tạo, hay là các devas trong bất luận giới nào khác. Tiến tŕnh chuyển hóa được thực hiện một cách dễ dàng trong giới thực vật hơn là trong bất cứ giới nào khác, nhờ bởi chính yếu tố này và cũng nhờ sự thúc đẩy được đưa ra cho giới thứ 2 này, và diễn tŕnh tiến hóa của nó do việc giáng lâm của các Hỏa Tinh Quân, từ bầu thứ 2 hay Kim Tinh – nổi bật là bầu mà trong

đó giới này đang có một liên hệ huyền bí. Tôi tạm diễn tả điều đó bằng cách khác: Thực Thể Thông Linh vũ trụ, Ngài là sự sống của bầu thứ 2 và là nguyên khí sinh động của bầu đó, vốn có liên hệ chặt chẽ với Thực Thể Thông Linh thái dương, Đấng này lại là sự sống sinh động của toàn thể giới thực vật. Sự tương đồng này có thể được thể hiện trong sự liên hệ với các giới khác, các bầu và các h́nh hài khác và giải thích được phần nào sự kiện rằng bầu thứ 4 này (1) (2) ở trên mọi bầu khác với bầu mà nhân loại hiện đang tiến hóa trong hệ thống này; điều đó cũng đem lại manh mối cho bí ẩn của Bản Lai Diện Mục (the Presence) của chính Đức Kumara vĩ đại trên địa cầu. Các ư tưởng này đáng được chú tâm nghiên cứu.

Nốt của giới nhân loại, được ngân lên với cường độ gấp 4 trên bầu hành tinh này đă tạo ra các sự kiện báo điềm gở

1 Cuộc tuần hoàn thứ 4. Cuộc Tuần Hoàn hiện tại (của chúng ta) đang là cuộc Tuần Hoàn giữa (giữa các cuộc Tuần hoàn 1, 2, 3 và 5, 6, 7) là cuộc Tuần hoàn hiệu chỉnh (adjustment) và là sự cân bằng cuối cùng (final equipoise) giữa Tinh Thần với Vật Chất. Tóm lại, chính ở điểm đó có sự ngự trị của vật chất đích thực, trạng thái thô sơ nhất của nó (mà khoa học không biết rơ cũng như đối cực của nó – vật chất đồng nhất hay chất liệu nguyên thủy) dừng lại và đến chỗ kết thúc. Từ điểm đó con người vật chất bắt đầu loại bỏ hết “lớp vỏ này đến lớp vỏ khác”, của các phân tử vật chất của ḿnh cho lợi ích và việc thành lập tiếp theo sau, hay lớp áo (clothing) của giới động vật, mà đến lượt nó được chuyển sang thực vật, và từ giới thực vật đến giới khoáng chất. Con người đă tiến hóa trong cuộc tuần hoàn thứ 1 từ động vật qua 2 giới kia, điều có thể suy luận là trong cuộc tuần hoàn hiện tại, con người sẽ xuất hiện trước thế giới động vật của chu kỳ khai nguyên này. Hăy xem GLBN về các đặc điểm.      Tạp chí Lucifer, quyển  III, 253

GLBN  I, 107

(portentous happenings), và tôi xin gợi ư cho các nhà khảo cứu huyền linh nên nghiên cứu kỹ lưỡng các biểu lộ sau đây trong thời gian và không gian:

 

1. Huyền Giai Sáng Tạo thứ 4…         Nhân loại

 

2. Hệ Hành tinh thứ 4 …………         Địa cầu hệ chúng ta

 

3. Dăy thứ 4  …………………….      Dăy địa cầu

 

4. Bầu thứ 4  …………………….      Hành tinh chúng ta

 

5. Giới thứ 4  ……………………. Nhân loại

 

6. Cuộc tuần hoàn thứ 4………..         Cuộc tuần thứ 1 hoàn toàn của con người.

 

7. Bốn vị Kumaras ………………. Các Đấng Biểu Hiện của Nhân loại

 

8. Cơi thứ 4……………………….    Cơi Bồ đề, mục tiêu        của con người.

 

9. Dĩ thái thứ 4 …………………..     Sự tương ứng vật chất của cơi Bồ đề.

 

Một âm căn bản được đáp ứng bằng tất cả các yếu tố khác nhau này; đó là nốt hiện là nguyên nhân hiện tồn của chúng và cơ bản của các bản thể của chúng. Nếu t́m kiếm và nhận ra, nốt này sẽ đem lại sự kết hợp chặt chẽ tất cả các yếu tố này, cho đến khi chúng được phối hợp thành một hợp nhất huyền linh vĩ đại; nó cũng sẽ đem lại sự hợp tác cho nhóm devas hiện là tinh hoa của nguyên khí thứ 4 của con người.

b. Tổng hợp. Chúng ta đă thấy rằng trong các giống dân và phụ chủng sắp tới, một vài phát triển rất rơ rệt có thể được chờ đợi liên quan với sự mở trí; và điều đáng được chú ư đặc biệt là xét về mặt tiến hóa trí tuệ trong cuộc tuần hoàn này, giai đoạn nở rộ cao nhất của cuộc tuần hoàn đó có thể được chờ đợi trong ṿng 500 năm tới. Việc xuất lộ của 2 căn chủng cuối cùng đánh dấu điểm tổng hợp và việc sử dụng dần dần

những ǵ đă đạt được về mặt trí tuệ; điều này sẽ được mang lại do việc phát triển tư tưởng trừu tượng và việc nhận thức bằng trực giác. Nói cách khác, trí tuệ (trong ba căn chủng đă qua) chủ yếu là được áp dụng vào việc t́m hiểu cách sống biểu lộ bên ngoài, đối với việc thích ứng với Chủ Thể trong h́nh hài đối với môi trường quanh y trên cơi trần. Từ nay,

499 khuynh hướng hoạt động sẽ là hướng về t́m hiểu khía cạnh biểu lộ bên trong, và hướng về sự hiểu biết tâm linh (psyche) của sự sống cá nhân, về thiêng liêng, về hành tinh hay về con người. Trong cuộc tuần hoàn sắp tới, tất cả các giai đoạn trước kia sẽ được tóm tắt lại, và trí tuệ sẽ biểu lộ theo các đường lối không thể nhận thức được cho đến nay đối với tâm thức được khơi hoạt một nửa của con người. Trong cuộc tuần hoàn đó, 3/5 gia đ́nh nhân loại sẽ có ư thức đầy đủ, hoạt động với sự nhớ lại liên tục không bị gián đoạn trên cơi trần, cơi cảm dục và cơi hạ trí. Tầm quan trọng của sự tiến hóa trí tuệ sẽ là đề ra việc thành đạt được chân ngă thức (causal consciousness) và bố trí cấu trúc khoa học cho nhịp cầu vốn sẽ nối liền thể thượng trí với nguyên tử thường tồn thượng trí trên các phân cảnh trừu tượng. Trong các cuộc tuần hoàn thứ 6 và 7, chúng ta lại sẽ có tiến tŕnh tổng hợp hoạt động theo cách thức tương tự với cách thức vốn nằm phía trước trong các căn chủng thứ 6 và 7 của cuộc tuần hoàn này. Để diễn tả toàn thể vấn đề bằng các thuật ngữ bao quát hơn: Hành Tinh Thượng Đế sẽ đạt được tâm thức của linh hồn thể của Ngài trên các phân cảnh vũ trụ, với một phản ứng tiếp theo sau đó, tức là tái an trụ (repolarisation) và chỉnh hợp thể biểu lộ của Ngài. Theo thiên luật, điều này sẽ thể hiện như phẩm tính đă biểu lộ và mục đích sáng suốt

được vạch ra trong mỗi giới của thiên nhiên, và sẽ tạo ra các kết quả hợp nhất trong các giới này, thuộc một loại không thể giải thích được đối với con người ở tŕnh độ phát triển trí tuệ hiện nay của con người. Do đó, chúng ta không cần dành thêm th́ giờ để xem xét chúng, v́ ư niệm của hạ trí con người không thể lường được tầm quan trọng của chủ đề.

Để tóm tắt những ǵ tôi đă viết ra liên hệ đến vấn đề khả năng phân biện, hoạt động sáng suốt, bản chất thích ứng và năng lực chuyển hóa của trí tuệ, tôi xin nêu ra rằng các phát triển này có ảnh hưởng sâu rộng đến nỗi mỗi bộ phận của

500 thiên nhiên, tức đại và tiểu thiên địa, sẽ lộ ra các khía cạnh này và sẽ minh chứng chúng theo cách thức cửu phân (ninefold manner) trước khi đạt được sự hoàn thiện, và con người đă t́m thấy con đường của ḿnh. Do đó, chúng ta hăy t́m kiếm trong một thời gian ngắn vào lúc biểu lộ tiểu thiên địa, để cho kẻ khảo cứu có thể khai thác các ư tưởng tương tự liên quan đến Hành Tinh Thượng Đế và Thái Dương Thượng Đế.

 

 

I. Trên cơi trần: ở đây, tính chất này biểu lộ dưới h́nh thức:

 Năng lực chọn lọc của các nguyên tử của cơ thể.

Khả năng thích ứng của h́nh hài vật chất với môi trường quanh nó và với các hoàn cảnh của nó.

Mục đích được an bài của Đấng làm linh hoạt (informing Life) khi mục đích đó tác động vào h́nh hài vật chất và các nguyên tử.

Năng lực chuyển hóa có sẵn trong con người, dù cho đến nay con người không hề hay biết, năng lực này đă đưa con người đến tŕnh độ hiện tồn trên cơi trần hiện này từ

 

tŕnh độ của người thú. Điều này cũng liên hệ đến sự chuyển di sự sống lên các phân cảnh trí tuệ.

 Trên cơi cảm dục.

Năng lực phân biện của con người để chọn giữa các cặp đối hợp (1).

Khả năng thích ứng của con người đối với các t́nh trạng xúc cảm và năng lực của y để đạt đến sự thăng bằng sau rốt.

 

1 “Trong Thái Dương Hệ, cùng một diễn tiến, được Thái Dương Thượng Đế noi theo; từ chốn trừu xuất (chốn thu hồi : place of abstraction) cao thâm của Ngài, Ngài không c̣n bị thu hút bởi thể biểu lộ (tức Thái Dương Hệ -ND) của Ngài nữa. Ngài thu hồi sự quan tâm của Ngài và các pairs of opposites, tức tinh thần và vật chất của thể biểu lộ (vehicle) đó, tách ra (dissociate). Với việc tách ra này, Thái Dương Hệ, tức là “Đứa Con Thiết Yếu” (“Son of Necessity”), hay của ước nguyện (or of desire), không c̣n hiện hữu (không tồn tại, ceases to be), và kết thúc cuộc sống biểu lộ ngoại cảnh (objective existence)”.

Với đoạn trích trong Chữa Trị Theo Huyền Môn này (trang 420), ta thấy cặp lớn nhất là tinh thần và vật chất (Ánh Sáng của Linh Hồn, trang 137) phải hợp lại với nhau mới có vũ trụ biểu lộ là Thái Dương Hệ. Khi cặp này tách ra, Thái Dương Hệ không c̣n tồn tại. Chúng ta đang sống trong Thái Dương Hệ biểu lộ, vậy tinh thần và vật chất đang ở trạng thái hợp lại với nhau, nếu tinh thần và vật chất tách ra, Thái Dương Hệ ở vào trạng thái qui nguyên, chúng ta cũng sẽ không tồn tại. Chúng ta phải nhớ rằng “Sự Sống có ở khắp nơi trong vũ trụ” (GLBN I, 269), mà nơi đâu có Sự Sống là nơi đó có sự hợp nhất của Tinh Thần và Vật chất, v́ lư do đó, pairs of opposites phải được dịch là “cặp đối hợp”.

 

Năng lực của con người, qua mục đích hữu thức để thanh lọc thể cảm dục của y khỏi chất xa lạ, và để giữ được sự mờ đục của nó.

Năng lực chuyển hóa có sẵn, sau rốt sẽ chuyển hóa hay chuyển di sự sống vào các h́nh thức trực giác.

 

 Trên cơi trí.

Trong khả năng chọn lọc của con người để chọn lấy h́nh thể để biểu lộ qua đó.

Khả năng thích ứng của con người với luồng trí tuệ (mental current) và sự rung động trí tuệ, và việc con người sử dụng chúng để kiềm chế các h́nh hài thấp kém.

Thể hiện mục đích qua trung gian của 2 hiện thể thấp. Xung lực xuất phát từ cơi trí.

Năng lực chuyển hóa đang biến đổi toàn bộ phàm ngă tam phân ra một h́nh thức mới, tức linh hồn thể. Tiến tŕnh chuyển hóa này được xúc tiến qua toàn thể các loạt luân hồi.

 

 Trên các phân cảnh trừu tượng của cơi trí.

Khả năng phân biệt của chân ngă đối với thời gian và không gian trong 3 cơi thấp.

Thích ứng của chân ngă đối với vật chất và hoàn cảnh thời gian cộng với môi trường đối với nhu cầu đặc biệt theo định luật karma.

“Thiên Ư Sáng Suốt” đang ẩn tàng sau mọi biểu lộ vật chất, và được nhận thấy đang thể hiện trong mọi sự sống.

Chuyển hóa hay chuyển di vào Tam Thượng Thể của sự sống Chân ngă khi nó tác động trong linh hồn thể. Điều này tạo nên kết quả trong việc tách khỏi sự biểu lộ trong 3 cơi thấp. Để tạo hiệu quả cho sự chuyển hóa này (thuộc tŕnh độ vào các thời kỳ đă được xem xét), Chủ Thể Suy Tưởng trong thể thượng trí phải làm 3 điều :

 

 

 

1. Kiến tạo và trang bị cho linh hồn thể.

 

2. Đem lại sự liên hệ hay sự kiểm soát hữu thức cho phàm ngă tam phân qua phương tiện của các nguyên tử thường tồn.

 

3. Nối liền sự đứt quăng giữa linh hồn thể trên mức độ riêng của nó với nguyên tử thường tồn thượng trí.

 

V. Trên các phân cảnh bồ đề.

Ở đây, năng lực phân biện biểu lộ dưới h́nh thức khả năng phân biệt giữa cái trừu tượng với cái cụ thể, và để kết thúc bằng cách tách khỏi vận cụ thông thường – thể hạ trí và bộ óc vật chất.

Khả năng thích ứng với công việc khó khăn của Thánh Đoàn được đạo đồ hay Chân Sư đưa ra, và sự tiếp nhận của Ngài đối với các xung lực của sự sống và các trào lưu tâm linh xuất phát từ Hành Tinh Thượng Đế thuộc Cung của Ngài – một điều mà ở tŕnh độ hiện nay không thể có được bằng sự hiểu biết hữu thức.

Với mục đích đă vạch sẵn đang hướng dẫn sự chọn lựa bởi một Đức Thầy thuộc một trong số 7 Thánh Đạo phải nỗ lực. Như thế, sự chọn lựa được dựa trên sự Hiểu Biết chớ không phải trên sự ước muốn.

Trong sự chuyển hóa hữu thức, Ngài đảm trách công tác tiến hóa và trong sự chuyển di từ từ sự sống của riêng Ngài và sự sống của nhóm Ngài, vào trong trạng thái Chân thần đang được phản chiếu trong trạng thái bồ đề.

 

 Trên các cảnh giới Niết Bàn.

Trong công tác chọn lọc của vị thánh nhân (adept) khi nó có liên hệ với sự biểu lộ hành tinh, và năng lực phân biện đang hướng dẫn mọi tác động có liên hệ đến hành tinh riêng

 

của Ngài và 2 hành tinh khác kết hợp với địa cầu như là một tam giác của thái dương hệ.

Sự thích ứng của các nhóm (thiên thần và con người) đối với một vài loại ảnh hưởng và rung động đang xuất phát từ ngoài thái dương hệ, và đang từ các cơi cao của vũ trụ, tác động lên các nhóm, bảo dưỡng một số thuộc tính đối với những ǵ mà chúng ta có được, cho đến nay, không có thuật ngữ để mô tả.

Công tác tổng hợp của trạng thái Brahma khi trạng thái này thể hiện ra trong việc phối hợp 4 cung phụ thành cung chính thứ 3.

Việc chuyển hóa đang tạo nên kết quả trong sự qui nguyên của hành tinh có liên hệ với 5 Hành Tinh Thượng Đế và – như trong công tác tổng hợp trước – có liên hệ với sự tiến hóa tiểu thiên địa và được con người góp phần vào. Tôi muốn kêu gọi sự chú ư đến một điểm lư thú : ngày càng nhiều các Chân Thần quyết tâm trở lại cội nguồn của ḿnh, điều đó tạo nên một sự qui nguyên từ từ của vị Hành Tinh Thượng Đế đặc thù, mà trong cơ thể Ngài các Chân Thần ấy là các tế bào. Dù cho điều này có thể trông cậy vào nhăn thông con người đang trải qua thời kỳ phát triển sâu xa, theo quan điểm tâm thức đại đồng hay tập thể thức, điều đó đang xảy ra Hiện Tại. Thí dụ , một biến cố như là sự qui nguyên của sự biểu lộ của Thượng Đế của hệ thống Địa cầu chúng ta đă diễn ra và đă bắt đầu vào thời Lemuria.

 

VII. Về khả năng phân biệt của Chân Thần, khả năng thích ứng, mục tiêu và năng lực chuyển hóa, không cần bàn rộng thêm.

Tất cả mọi ư tưởng và quan niệm này chỉ có giá trị chừng nào mà chúng tạo ra bên trong Chủ Thể Suy Tưởng một nhận

thức sáng suốt hơn, về sự vĩ đại của thiên cơ, một sự chiếm hữu năng lượng và thần lực vốn thuộc về y bằng quyền tham dự vào các tiến tŕnh biểu lộ và một sự hợp tác khôn khéo trong việc đẩy mạnh cơ tiến hóa khi cơ này đang tác động vào cá nhân y và các nhóm của y.

 

505 Tiết hai

Đoạn C

 

 

I. Bản Chất Chân Ngă Thể hay Thể Nguyên Nhân

Chủ đề về Cung Chân Ngă và liên hệ của Cung đó với lửa thứ nh́ là chủ đề tối quan trọng cho ba mẫu người: những người quan tâm đến tâm lư học đích thực hay là quan tâm đến sự tiến hóa của tâm; những người đang ở gần Thánh Đạo và v́ thế ngày càng tiến đến chỗ tiếp xúc với Chân Ngă của chính họ; những người hoạt động với linh hồn con người, tức những kẻ phụng sự nhân loại.

Lư do của việc này nằm ở chỗ hiểu đúng vấn đề này, vấn đề Chân Ngă hoạt động trong thể nguyên nhân, đưa đến năng lực làm việc một cách khoa học với vấn đề tiến hóa của chính con người, và làm việc ích lợi trong việc giúp sự tiến hóa của huynh đệ ḿnh.

1. Biểu lộ của Chân Ngă được tạo ra qua phương tiện của hai lửa.

Chúng ta hăy xét qua chủ đề Cung Chân Ngă và thể nguyên nhân, xét nó theo quan điểm tiểu thiên địa, và để nhà nghiên cứu tự vạch ra các tương đồng nơi có liên quan đến Thượng Đế, đề nghị y hăy ghi nhớ rằng sự tương đồng bao giờ cũng phải được vạch ra theo đúng tầm quan trọng dựa trên sự kiện rằng tất cả những ǵ mà con người có thể hiểu được là biểu lộ của Thái Dương Thượng Đế trong một thể hồng trần.

Như chúng ta biết rơ, trong mọi biểu lộ chúng ta đều có, lưỡng nguyên tạo ra tam nguyên. Tinh thần gặp gỡ và tiếp xúc với vật chất; kết quả của tiếp xúc đó là Con hóa sinh, hay là Chân Ngă, trạng thái tâm thức. Do đó, biểu lộ của Chân Ngă là trạng thái giữa, vị trí của nhất quán và (sau các chu kỳ

506 tiến hóa đúng) là vị trí của thăng bằng, hay quân b́nh. Nên nhớ rằng sự tương suy giữa Thượng Đế với con người th́ không chính xác, v́ con người phải trải qua toàn bộ diễn biến bên trong chu vi thái dương, trong khi Thượng Đế (trong chu vi đó) vượt qua giai đoạn tương tự với giai đoạn mà con người trải qua khi thể cảm dục tự khoác bằng chất dĩ thái và y nhận lâm phàm ở cơi trần, vốn được nhắc tới khi xem xét vấn đề “lửa do ma sát”. Tất nhiên điều rơ ràng là khi xét việc biểu lộ của Chân Ngă, chúng ta đang bàn đến điểm nổi bật ở giữa trong biểu lộ ba phần của con người. Chúng ta quan tâm đến sự phân chia đó đối với bản chất con người vốn liên quan đến diễn biến làm cho y thành ngôi sao sáu cánh hoàn hảo trong giai đoạn mở đầu (phàm ngă tam phân và Triad tam phân ḥa hợp và trộn lẫn và hoàn toàn được tạo ra qua điểm trung gian, tức thể nguyên nhân), và khi thể hồng trần bị loại ra, làm cho y thành ngôi sao năm cánh hay là manasaputra hoàn hảo. Tŕnh bày toàn bộ bằng các thuật ngữ về lửa: Thể nguyên nhân được tạo ra bằng sự sống tích cực, hay là lửa, của Tinh Thần (lửa điện) đáp ứng với lửa âm của vật chất, hay là “lửa do ma sát”; điều này gây ra sự chiếu diệu của lửa thái dương. Sự bừng chiếu chính yếu này hiển nhiên vào đúng lúc làm bùng lên lửa thứ ba, hoặc hấp thu tinh hoa của nó, và chính nó sau rốt sẽ trộn lẫn với lửa của Tinh Thần và vượt ngoài biểu lộ ngoại cảnh.

Nơi đây tôi t́m cách bàn đến đề tài thể nguyên nhân theo

hai cách khác nhau – một theo các đường lối cổ, và một theo

các đường lối hoàn toàn về hiện tượng điện của huyền môn.

2. Biểu lộ Chân Ngă được tạo ra vào lúc biệt ngă hóa. Thể nguyên nhân chính là lớp vỏ bằng chất trí, vốn được tạo ra vào lúc thoát kiếp thú bằng cách tiếp xúc với hai lửa.

507      Lực hoặc năng lượng tuôn đổ qua từ các cơi cao (linh khí của Chân Thần, nếu bạn thích gọi như thế), tạo ra một khoảng chân không, hay là cái ǵ đó tương tự với bọt trong nhất nguyên khí (koilon) và trong lớp vỏ của thể nguyên nhân – ṿng-hạn-định của Sự Sống trung ương được h́nh thành. Bên trong lớp vỏ này có ba nguyên tử, nó được đặt tên là nguyên tử thường tồn hạ trí, nguyên tử thường tồn cảm dục và nguyên tử thường tồn hồng trần. Chúng tương ứng với nguyên khí thứ bảy, về mặt cá nhân, của mỗi một trong ba ngôi của Triad tiểu thiên địa, một h́nh ảnh (trong ba cơi thấp của tiểu thiên địa) của Ba Ngôi của Thượng Đế. H.P.B. ám chỉ đến việc này có liên quan với Thượng Đế khi bà nói về mặt trời hữu h́nh vốn là nguyên khí thứ bảy của trạng thái Brahma, tức nguyên tử thường tồn hồng trần của Thượng Đế (GLBN I, 574).

II. Bản chất của các Nguyên Tử Thường Tồn

1. Mục tiêu của các nguyên tử thường tồn.

Ba nguyên tử thường tồn tự chúng là các trung tâm lực, tức là các trạng thể (aspects) của phàm ngă vốn ẩn giấu các lửa của vật chất hay lửa của biểu hiện ngoại cảnh (objectivity); không thể quá chắc chắn mà đưa ra vào lúc này rằng, khi xét con người gồm ba phần trong ba cơi thấp, chúng ta bàn đến vật chất vốn (có liên quan đến biểu lộ của Thượng

Đế) được xem là nhục thân. Bao quanh ba nguyên tử này là thể nguyên nhân, đáp ứng với các mục đích sau:

Nó tách một đơn vị của Chân Ngă thức ra khỏi một đơn vị khác của tâm thức, tuy vậy chính là thành phần của thể hơi (cơi phụ thứ năm của cơi hồng trần vũ trụ) trong thể hồng trần của Hành Tinh Thượng Đế, Ngài là sự sống trung tâm của bất luận nhóm Chân Thần đặc biệt nào. Sư kiện này ít được hiểu rơ và đáng được thận trọng xem xét. Nó nắm giữ

508 sức mạnh tinh thần trong khả năng có sẵn của nó để đáp ứng với rung động cao; từ lúc biệt ngă hóa cho đến khi nó được thải ra ở cuộc điểm đạo, sự sống bên trong đều đặn phát triển các tiềm năng này, và tạo ra một số kết quả rơ rệt bằng cách vận dụng ba nguyên tử thường tồn này. Nó từ từ làm linh hoạt và khơi hoạt chúng cho đến khi, trên ba cơi, sự sống trung ương có được một điểm tiếp xúc thích hợp, điểm này có thể phát ra rung động cần thiết trong vật chất của cơi đó. Các nguyên tử thường tồn trên mỗi cơi đều giúp đáp ứng cho bốn mục đích đối với sự sống trung tâm hay sự sống Chân Ngă: 1] Chúng là các bộ phận phân phối một loại thần lực nào đó. 2] Chúng là các bộ phận bảo toàn (conservers) năng lực hay khả năng để đáp ứng với một rung động đặc biệt. 3] Chúng là các bộ phận đồng hóa (assimilators) kinh nghiệm và là các bộ phận chuyển hóa (transmutters) kinh nghiệm đó thành các đặc tính. Đây là kết quả trực tiếp của công việc của Cung Chân Ngă khi nó tác động trên nguyên tử. 4] Chúng giấu kư ức của đơn vị tâm thức. Khi rung động đầy đủ chúng là lẽ sống (raison d’être, lư do tồn tại) cho sự liên

tục của tâm thức của con người đang hoạt động trong thể nguyên nhân. Phải thận trọng phân biệt điều này.

Khi nghiên cứu các chủ đề khó hiểu này, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng đang bàn đến thể hồng trần trọng trược của Thượng Đế, và:

Nguyên tử thường tồn hạ trí nằm trong chất hơi Thượng Đế. Nguyên tử thường tồn cảm dục nằm trong chất lỏng Thượng Đế. Nguyên tử thường tồn hồng trần nằm trong chất đặc hồng trần. Và do đó chúng có vị trí của chúng trong vật chất của ba

cơi phụ thấp nhất của thể hồng trần của Thượng Đế. V́ thế, khi ở trong diễn tŕnh tiến hóa, và nhờ điểm đạo, con người đạt được tâm thức của Tam Thượng Thể Tinh Thần, và 509 chuyển sự an trụ của ḿnh vào ba nguyên tử thường tồn của Tam Thượng Thể, y chỉ có thể hoạt động hữu thức trong thể dĩ thái của Hành Tinh Thượng Đế đặc thù của y. Suy ra sự tương đồng trong việc phát triển tiểu thiên địa và ghi nhận cách để hoạt động hữu thức trong thể dĩ thái cá biệt của ḿnh, một người phải đốt hết những ǵ được gọi là Lưới dĩ thái, và nghiên cứu tại sao các lửa của điểm đạo tạo ra một điều ǵ đó tương tự trong thể dĩ thái hành tinh và sau rốt trong thể dĩ thái vũ trụ. V́ mỗi thành phần tâm thức, do nỗ lực tự tạo, đạt đến mục tiêu và băng qua “vùng đất cháy”, một đoạn rất nhỏ của Lưới dĩ thái thuộc thể dĩ thái hành tinh bị lửa phá hủy; điều này dẫn đến một lợi ích rơ rệt cho Thực Thể vĩ đại đó, Đức Hành Tinh Thượng Đế, qua sự thoát ra tương đối không quan trọng của mănh lực của tế bào duy nhất trong thể biểu lộ của Ngài. Khi mọi thành phần hoặc tế

bào trong thể biểu lộ của Ngài đă thành đạt, Ngài cũng thoát khỏi biểu lộ trọng trược và chết về mặt vật chất (physically dies). Giai đoạn này được nối tiếp bằng giai đoạn tương đối ngắn của sự sống dĩ thái (bao gồm giai đoạn qui ẩn hành tinh), và kế đó Ngài hoàn toàn thoát khỏi giai đoạn hóa thân (incarnation, giai đoạn hiện thân).

Xét tiến tŕnh này theo quan điểm của Logos, trạng thái Brahma kết thúc, hay là sự sống triệt thoái khỏi nguyên tử thường tồn hồng trần, chừa lại các giai đoạn sau đó trên các phân cảnh (levels) vũ trụ, chúng ta không cần bận tâm đến nó. Các giai đoạn này bao gồm việc triệt thoái sự sống của Thượng Đế ra khỏi hai trạng thái kia. Trong một thái dương hệ, vốn là hiện thân hồng trần (physical, incarnation) của Thượng Đế, hiển nhiên trạng thái Brahma quan trọng nhất, nó vốn là phương tiện biểu lộ, tuy nhiên nó lại là trạng thái chủ quan (subjective, bên trong) hay là sự sống-ao ước (life­desire) của Thượng Đế, về căn bản rất quan trọng; việc này liên quan đến nỗ lực của Ngài trên các mức độ cao, và trên các cơi vũ trụ vượt quá tầm hiểu biết của vị Chohan cao nhất. Ở đây có thể là hữu ích nếu tôi nêu ra rằng Cung Chân Ngă của từng người (1) mà chúng ta đang bàn đến, biểu lộ về 510 phần mỗi cung y như biểu lộ của Thượng Đế. Liên quan đến các thể nguyên nhân của con người, mỗi một trong bảy cung biểu hiện như một hợp nhất trên cơi phụ thứ nhất, dưới h́nh thức một tam bộ trên cơi phụ thứ hai và dưới h́nh thức bảy trên cơi phụ thứ ba, tạo thành nơi đó bốn mươi chín nhóm

1 Cung con người. “Mỗi trung tâm con người là một cung kết tinh (crystallised ray) của Đấng Tuyệt Đối vốn hoạt động qua các diễn tŕnh tiến hóa thành những ǵ được biết như con người”.

Some Thoughts on the Gita.

hầu hết có liên quan với con người tiến hóa. Tùy theo góc nh́n, cách đánh số các nhóm này có thể tăng hoặc giảm, nhưng với mục đích khảo cứu các khía cạnh trí tuệ, liệt kê nói trên là đủ. Trong đường đi của nhiều kiếp sống thất phân và khi bảy kiếp sống có chu kỳ vượt qua y, con người trải qua dưới ảnh hưởng của bảy cung phụ của Cung riêng của ḿnh. Kế đó, y bắt đầu tổng hợp và pha trộn bảy thành ba cung phụ chính yếu, như vậy quay lại hợp nhất trên Cung Chân Ngă của riêng ḿnh.

Thứ nhất. T́nh trạng thất phân chi phối thời kỳ từ lúc biệt ngă hóa cho đến khi y bước vào Thánh Đạo.

Thứ hai. T́nh trạng tam phân chi phối thời kỳ măi đến tận lần Điểm Đạo Thứ Ba.

Thứ ba. Y đạt đến sự hợp nhất của Cung ḿnh bằng cuộc Điểm Đạo Thứ Năm, và lúc bấy giờ một cách hữu thức, trở thành thành phần của cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế.

Cùng một ư tưởng có thể nêu ra liên quan với việc khơi hoạt của các mănh lực sống bên trong các nguyên tử thường tồn khi xem mỗi nguyên tử như là nguyên khí thứ bảy trong mỗi một của ba trạng thái của phàm ngă.

2. Vị trí của chúng trong thể Chân Ngă.

a. Sự quan trọng của nguyên tử thường tồn cảm dục. Có một sự kiện cần được hiểu rơ liên quan đến vị trí của nguyên tử thường tồn bên trong chu vi của thể nguyên nhân và sự tiến hóa của nó, điều đó cần được thận trọng nhấn mạnh và chính nguyên tử thường tồn cảm dục trong Thái dương hệ này là nơi nhận một ḍng thần lực hoặc năng lượng to tát và nhận được kích thích và kích hoạt nhiều hơn bất cứ những nơi nào khác, v́ các lư do sau:

Thứ nhất. Trung tâm an trụ đối với giới thứ tư, hay giới nhân loại, ở trong tâm thức cảm dục, khi xét giới này như là thuần nhất trong biểu lộ. Từ bản chất cảm dục và do bản chất dục vọng, đa số con người tất nhiên điều khiển và kiểm soát thể xác. Thể cảm dục ở trong tuyến lực trực tiếp xuyên qua thể Bồ Đề từ các phân cảnh Chân Thần, tức 2 – 4 – 6.

Thứ hai. Mục tiêu đặt ra trước mắt nhân loại là trở thành các Chân Sư Minh Triết, hay là các đơn vị hữu thức trong Cơ Thể của Rồng Minh Triết hoặc Bác Ái. Con người đạt được điều này khi y có thể hoạt động hữu thức trong thể Bồ Đề, hay là khi nguyên tử thường tồn cảm dục được thay thế bằng nguyên tử thường tồn Bồ Đề.

Thứ ba. Lư do kế là trạng thái thứ hai của Thượng Đế (trạng thái bác ái hay là biểu lộ của bản chất bác ái của Thượng Đế qua trung gian của Con) là trạng thái được biểu lộ trong thái dương hệ này. Thái dương hệ này là

 Một Con Thiết Yếu, hay Con của ước vọng

 Rung động theo chủ điểm của Cung Bác Ái vũ trụ

H́nh tướng mà qua đó Cung Bác Ái vũ trụ này (được biểu lộ trong liên hệ hỗ tương giữa Ngă với Phi-Ngă, hay là qua lưỡng nguyên) đang biểu lộ chính nó

Được chi phối bởi Định Luật Hút vũ trụ. Các Chân Thần bác ái là tính chất chiếm ưu thế. (Tôi chọn từ ngữ “quality”-tính chất -này một cách đặc biệt).

 

Thứ tư. Trung tâm trong thể vũ trụ của Đấng Bất Khả Tư Nghị mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta là Lực được thể hiện, chính là bí huyệt tim của thể vũ trụ đó. Ở đây, chúng ta có một trong các manh mối đối với bí mật về điện. Các hành tinh thánh thiện, với một vài bầu liên kết bằng dĩ thái bên trong ṿng-giới-hạn, là các phần của bí huyệt tim đó, và

là “các cánh trong Hoa Sen”, tức là trong bí huyệt tim của Sự Sống vĩ đại bất khả tri đó, Ngài hộ tŕ (stands to) cho Thái Dương Thượng Đế cũng như Thái Dương Thượng Đế, đến

512 lượt Ngài hộ tŕ cho Hành Tinh Thượng Đế, các Đấng này là các trung tâm lực của Ngài, và nhất là khi Ngài hộ tŕ cho Đức Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt, Đấng là thần lực biểu hiện của bí huyệt Tim của Thượng Đế. Do đó, điều rơ rệt đối với nhà nghiên cứu thận trọng là toàn bộ lực và năng lượng của thái dương hệ và tính chất của nó sẽ là cái mà chúng ta gọi là (không tránh khỏi dùng các từ què quặt, sai lầm) Bác Ái. Điều này sẽ giải thích cho sự kiện rằng thần lực vốn tác động qua trung tâm lực tim của vũ trụ đó sẽ là thần lực tối cao được thấy trong biểu lộ của một Thái Dương Thượng Đế và của một Hành Tinh Thượng Đế; thần lực đó cũng sẽ tạo ra tương đồng tiểu thiên địa của nó và các phản ứng cần suy tư; đó là sự quan trọng tương đối của nguyên tử thường tồn cảm dục trong chu vi của thể nguyên nhân. Chính trong hướng trực tiếp của thần lực linh hoạt xuất phát từ sự sống vũ trụ và chuyển qua nó ở mức độ bao giờ cũng giảm bớt, xuyên qua Thái Dương Thượng Đế trong thái dương hệ bác ái của Ngài và Hành Tinh Thượng Đế trong hành tinh hệ, tức Rồng Minh Triết-Bác Ái. Khi được điều khiển đúng và kiểm soát thích đáng, thần lực này là tác nhân chuyển hóa vĩ đại, mà sau rốt sẽ làm cho từng người thành một Chân Sư Minh Triết, một vị Chúa Bác Ái, một Minh Triết Long ở cấp thấp. Sau rốt: thái dương hệ này, tức biểu lộ khách quan hồng trần của Thượng Đế. Được xuyên thấu bằng thể cảm dục của Ngài, như là trường hợp với biểu lộ con người. Khi Thượng Đế được an trụ trong lớp vỏ (thể) cảm dục vũ trụ của Ngài và

chưa đạt đến an trụ trong thể trí vũ trụ, th́ thần lực của Ngài hay là bản chất ước muốn của Ngài, là sự thúc đẩy chính đối với Sự Sống bên trong và các sự sống đang ẩn dưới h́nh hài.

Nếu người nghiên cứu biết thận trọng cân nhắc năm sự kiện này, y sẽ có được manh mối cho vấn đề hiện tồn như đă được nhận thức quanh chúng ta, cho các nguyên nhân của sức nóng của thái dương hệ, cho phương pháp của Định Luật Hút và Đẩy, vốn chi phối mọi h́nh hài nguyên tử, và cho vấn đề Tính Dục đang lộ rơ trong mọi giới của thiên nhiên. Chúng cũng đem lại manh lối cho cách h́nh thành Đấng Lưỡng Tính Thiêng Liêng.

Do đó, cần phải ghi nhớ sự tương đối quan trọng của nguyên tử thường tồn của trạng thái thứ hai của phàm ngă bên trong phạm vi thể nguyên nhân, và cần nhớ rằng thần lực đang tràn ngập qua nguyên tử đó và vốn là lực làm linh hoạt thể cảm dục, đang theo con đường ít đối kháng nhất, và thực ra có thể được xem như mang trên biểu lộ hồng trần của y theo cách hai lần mạnh hơn cách tới được với y qua hai cách khác. Hiện nay, Thượng Đế chính Ngài biểu lộ qua Cung Thiêng Liêng, trạng thái thứ hai của Ngài, và Cung này là toàn thể bức xạ/phóng quang (radiation) của các Đấng Minh Triết, các Hành Tinh Thượng Đế, các Minh Triết Long, các Đấng này vốn Hợp Nhất và các Ngài chính là Bác Ái. Mănh lực này tuôn đổ qua các Ngài, và đến lượt các Ngài tự khoác lấy h́nh hài, hoặc là như H.P.B. diễn tả “Cung nguyên thuỷ trở thành vahan (thể biểu lộ) cho Cung Thiêng Liêng”(1).

1 Cung Thiêng Liêng (Divine Ray) chứa trong chính nó bảy cung

khác. Đó là thiên nga (swan) với bảy con nhỏ. Đó là Logos bác ái-minh triết với bảy Hành Tinh Thượng Đế.

Sự Sống của các Ngài làm cho có sinh khí mọi nguyên tử của vật chất khi chúng được kiến tạo thành h́nh hài, và Sự Sống của các Ngài là toàn bộ từ lực của Thượng Đế, hay là đại bản chất ước muốn (great desire nature) của Thượng Đế phát ra theo sau Phi-Ngă, tạo ra Phối Ngẫu Vũ trụ (cosmic Marriage); đó là biểu lộ thuộc Thượng Đế của lôi cuốn tính dục (sex appeal), t́m kiếm đối cực (polar opposite) của Ngài và sự hợp nhất huyền bí của Ngài.

Tiến tŕnh này được lặp lại bằng cách tiểu thiên địa noi

theo đường lối hiện tồn của y, và điều này cũng đưa y đến

chỗ luân hồi, hay là vào phối hợp huyền bí với h́nh hài.

b. Tam giác nguyên tử. Do đó, đối với người có nhăn thông, thể nguyên nhân là một khối cầu có chất sống rực rỡ; bên trong nó người ta có thể thấy ba điểm lửa. Ở tâm của khối cầu là ánh sáng chói ở giữa, các tia sáng đang phát ra;

514      các tia này được tính như gồm bảy và tác động vào các điểm hay là các ṿng tṛn này (tương tự với các âm điện tử trong các nguyên tử của khoa học) và ở giai đoạn này, tạo ra hầu hết hiệu quả trên nguyên tử thường tồn cảm dục. Nguyên tử thường tồn hồng trần có một vị trí tương đối gần sát với trung tâm dương, và thần lực tác động qua nó, và truyền qua nguyên tử thường tồn cảm dục dưới h́nh thức năm tia sáng có nhiều màu, nó pha trộn với màu cực kỳ sinh động của

Đó là Grand Man of the Heavens với bảy Heavenly Men.

Đó là Bản Nguyên Duy Nhất Vô Giới Hạn (One Boundless Principle) với bảy nguyên khí. Đây là về mặt chủ quan .

Đó là bảy hành tinh với các thực thể làm linh hoạt của chúng.    

Đó là bảy cơi, với các nguyên khí linh hoạt của chúng.

Bác Ái-Minh Triết là biểu lộ của bản chất cảm dục của Thái Dương Thượng Đế.    GLBN  I, 103.

nguyên tử thường tồn cảm dục và tăng cường độ của nó lên cho tới khi ánh sáng chói trở nên quá mức đến nỗi nó hiện ra với kẻ bàng quan như thể hai điểm phối hợp hoặc là hai electrons phối hợp và (nhờ ḥa nhập) tạo được ánh sáng mạnh đến mức chúng được thấy như tan ḥa. Nguyên tử thường tồn hạ trí, vốn có một vị trí bên trong thể nguyên nhân tương tự với hành tinh xa nhất tính từ mặt trời, cũng trở nên rung động, và hai điểm khác (bây giờ được xem như một) bắt đầu tương tác với nguyên tử thường tồn hạ trí, và một diễn tŕnh tương tự được thiết lập và được theo đuổi cho đến khi hai điểm này – luân lưu quanh trung tâm dương của chúng – cũng tiến gần đến nhau, ḥa lẫn, nhập lại và tan ḥa. Trung tâm của sự sống tích cực gom góp hay là tổng hợp cả ba điểm, và như vậy ba lửa của phàm ngă lặp lại trên một mức độ nhỏ của chúng công đoạn tiểu thiên địa như được thấy trong sự tổng hợp lửa điện, lửa thái dương và lửa do ma sát, và chỉ một thành phần chói sáng c̣n lại. Bộ phận chói sáng này, qua nhiệt phối hợp của bản thể nó, thiêu rụi thể nguyên nhân, và thoát trở lại vào cơi trừu xuất. Thế là con người ở trên chính Thánh Đạo và cũng là kẻ hành hương trên Thánh Đạo; thế là y quyết đốt cháy, mà cũng là vùng đất cháy.

Sự tương tự vẫn đúng trong trường hợp của tiểu thiên địa xét từ các mức độ Chân Thần trong biểu lộ của y dưới h́nh thức Chân Thần, Chân Ngă và phàm ngă, và như thế, tiến tŕnh diễn ra giống như nó liên quan đến một Hành Tinh Thượng Đế và cả Thái Dương Thượng Đế nữa. Nếu bộ óc đủ

515      để giữ lại ư niệm, vậy là tiến tŕnh cũng ở trên các mức độ vũ trụ đối với các Đấng Cao Cả như là bảy vị Rishis của Đại Hùng Tinh, và hơn thế, Đấng vĩ đại hơn nữa, Đấng Vũ Trụ Thượng Đế (One About Whom Nought May Be Said).

3. Ṿng xoắn ốc (loa tuyến) và Cung Chân Ngă.

Bây giờ chúng ta sẽ nói đến đề tài loa tuyến bên trong nguyên tử thường tồn và xem bằng cách nào mà chúng bị tác động bởi Cung Chân Ngă, luôn luôn nhớ rằng chúng ta xem xét chúng như là:

Thứ nhất. Cơ cấu bên trong của mầm sự sống trên ba cơi có liên quan đến con người thuộc ba cơi thấp.

Thứ hai, như là nguyên khí thứ bảy trong mỗi một của ba thể.

Thứ ba, như là hạt nhân dương của mănh lực giữ cho vật chất của ba thể (lớp vỏ) ở chung với nhau.

Do đó, chúng ta hăy nghiên cứu hai sự việc:

. Cấu tạo của nguyên tử thường tồn.

. Dị biệt giữa nguyên tử thường tồn hạ trí, nguyên tử thường tồn cảm dục và nguyên tử thường tồn xác thân.

Để làm được điều này một cách sáng suốt, và nhờ đó đem lại một loại ư niệm rơ rệt vào thực tại từ các lĩnh vực âm u của ư nghĩ trừu tượng, chúng ta hăy liệt kê:

a. Cấu tạo của nguyên tử thường tồn: Nguyên tử thường tồn của cơi cảm dục và cơi trần là một khối cầu bằng chất hồng trần hoặc chất cảm dục, được làm bằng chất nguyên tử (atomic matter, chất thuộc cơi phụ cao nhất –ND), và được biểu thị đặc điểm bằng các tính chất sau:

Tính đáp ứng (responsiveness). Đây là năng lực có sẵn của nó để đáp ứng với rung động của một trong các Hành Tinh Thượng Đế, khi nó được truyền qua deva, hay trạng thái Brahma, của bản chất tam phân của Ngài. Nguyên tử thường tồn t́m được vị trí của nó bên trong vùng ảnh hưởng của vị này hoặc vị khác trong số các đại thiên thần, các vị này là các Raja-Lords của một cơi.

Năng lực kiến tạo h́nh hài (Form building power). Các devas này ngân lên hai vần (syllables) của từ tiểu thiên địa tam phân và là mỗi (trên cơi riêng của các thần này) tác nhân

516 cố kết, tác nhân này gom chất liệu thành h́nh hài và thu hút vật chất cho các mục đích biểu lộ ra ngoại cảnh. Âm của cơi cảm dục tạo ra “Đứa Con Thiết Yếu” thuộc tiểu thiên địa, c̣n khi nó vang dội trên cơi trần, sẽ tạo ra cuộc lâm phàm cơi trần, và việc xuất hiện bất ngờ trên các phân cảnh dĩ thái của bảy bí huyệt. Việc kiến tạo nhục thân là kết quả của hoạt động tự động theo sau trong tinh chất deva, v́ bao giờ cũng phải ghi nhớ rằng con người về bản thể (đối với cơi trần) là một thực thể bằng dĩ thái, và nhục thân của con người về mặt huyền vi, được xem như “ở dưới mức” chứ không được xem như một nguyên khí. Tính chất thường tồn tương đối (Relative permanency). Trong nguyên khí thứ bảy của mọi thực thể biểu lộ, năng lực được tích chứa và phát triển, khả năng được hoạch đắc, và kư ức của nguyên tử, hay là nói cách khác, tính di truyền của Chủ Thể Suy Tư, xét y theo quan điểm hồng trần hoặc theo quan điểm t́nh cảm. Không hề có bất luận sự vĩnh cửu nào trong các thể thấp (sheaths); chúng được kiến tạo thành các h́nh hài tạm thời, và tan biến khi Chủ Thể Suy Tư đă vét cạn các năng lực của chúng, c̣n nguyên khí thứ bảy của mỗi thể thấp gom vào chính nó các tính chất đă đạt được và tích chứa các tính chất đó – theo Luật Karma – để thể hiện trở lại và để biểu lộ như là xung lực của cơi ở mỗi chu kỳ biểu lộ mới. Tính thường tồn này chính nó cũng chỉ là một thường tồn tương đối, và khi nội hỏa bên trong nguyên tử cháy lên rực rỡ hơn, khi các lửa bên ngoài của Chân Ngă hoặc lửa thái dương đập vào nó với cường độ lúc nào cũng tăng, vào đúng lúc nguyên

tử bị đốt sạch, và sự rực rỡ bên trong trở nên mạnh đến nỗi nó hủy diệt bức tường bao quanh của nó.

Nhiệt (heat). Ở đây tàng ẩn sự phân biệt giữa các nguyên tử thường tồn trên mọi cơi, và chất nguyên tử mà chúng hợp thành một phần của cơi đó. Thật không dễ mà làm cho sự phân biệt này rơ ràng, cũng như không đáng mong muốn vào lúc này; các sự kiện đích thực của trường hợp là một trong các bí mật được ǵn giữ của điểm đạo, nhưng sự phân biệt giữa nguyên tử thường tồn với chất nguyên tử, có thể hiểu được phần nào nếu chúng ta nêu rơ:

Nguyên tử thường tồn là nguyên tử được chuyên dùng bởi một trong các sinh linh (lives) hợp thành các trung tâm trong cơ thể của một Solar Lord, trong khi chất nguyên tử tự nó được dùng vào việc tạo dựng các phần khác của thể ánh sáng vĩ đại của Ngài.

Một nguyên tử thường tồn là một nguyên tử chịu ảnh hưởng lực thu hút của Ngôi Hai, trong khi chính chất nguyên tử được cấp sinh lực bằng sự sống của Ngôi Ba.

Một nguyên tử thường tồn noi theo đường lối dễ nhất của lực và vượt qua sự kiểm soát của các Deva Lord và ở dưới sự kiểm soát của sự sống dương/tích cực. Điều này liên quan tới sự tiến hóa tâm thức trong vật chất (substance).

Một nguyên tử thường tồn chịu sự kiểm soát trực tiếp của nhóm thấp nhất trong số ba nhóm các Đấng Lipika, và là phương tiện mà qua đó các Ngài áp đặt karma vào thực thể đặc biệt, và thực thể này có thể vận dụng nó. Các Ngài hoạt động trực tiếp với các nguyên tử thường tồn của con người và tạo ra các kết quả qua môi giới của h́nh tướng cho đến khi các Ngài đă dùng hết năng lực rung động của bất cứ nguyên tử đặc biệt nào. Khi xảy ra trường hợp này, nguyên tử

 

chuyển vào giai đoạn qui ẩn, giống như nguyên khí thứ bảy của bất cứ thể thấp nào đang làm. Nó ở dưới ảnh hưởng của trạng thái thứ nhất (Ngôi Một), biểu lộ dưới h́nh thức Chủ Thể Hủy Diệt (Destroyer).

Nên nhớ rằng, trong các xác định này, chính chúng ta bàn đến tiểu thiên địa, và bàn đến các nguyên tử thường tồn có liên quan đến con người. Về phần Thái Dương Thượng Đế đang biểu lộ trong thái dương hệ, chúng ta bàn đến chỉ nguyên tử thường tồn duy nhất, và đây là nguyên tử thường tồn hồng trần của Ngài. Như vậy đích thực là trong nguyên tử thường tồn của Thái Dương Thượng Đế có ẩn giấu năng lực đáp ứng hữu thức với rung động của mọi cơi giới, ẩn giấu cái bí mật của mục tiêu về karma đối với sự lâm phàm của

518 Ngài và ẩn giấu cái bí mật của hoạt động chức năng của Ngài; nhưng cho đến nay, chúng ta không thể hiểu thấu cái bí mật về ba nguyên tử thường tồn thấp của Ngài khi chúng tác động như một thuần nhất bên trong thể nguyên nhân của Ngài. Cho đến khi chúng ta có thể làm được điều này, thật là vô ích đối với chúng ta khi suy đoán về Bản Thể căn bản của Ngài. Dị biệt giữa các nguyên tử thường tồn: Nguyên tử thường tồn hạ trí ở một vị thế độc nhất và đặc biệt đối với con người, Chủ Thể Suy Tư trong thể nguyên nhân. Điểm này sẽ được bàn vắn tắt, ở đây chỉ cần nói rằng bí mật của nó ẩn giấu trong bản thể của chính Hành Tinh Thượng Đế. Tương ứng sau đây nắm giữ bí quyết đối với bí mật này, nhưng nó chỉ có thể được nêu ra thôi, c̣n dành cho nhà nghiên cứu vạch ra chân lư cho chính ḿnh. Trên ba cơi biểu lộ của Thượng Đế ­ba cơi cao nhất – chúng ta có ba trạng thái đang biểu lộ; trên cơi Bồ Đề, tức cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ, chúng ta có các

trung tâm lực dĩ thái của Thượng Đế đang biểu hiện, hoặc là các xoáy lực đang làm sinh động ba cơi thấp của biểu lộ hồng trần trọng trược. Liên quan đến Hành Tinh Thượng Đế, chúng ta có một biểu lộ thứ hai, và trên cơi Bồ Đề, chúng ta t́m thấy trạng thái thứ ba của các Ngài, dành cho biểu lộ tối thượng về thần lực của các Ngài, cơi chất hơi của vũ trụ, tức là cơi trí; về bản thể, các Ngài là các Thinkers thiêng liêng, các Manasaputras. Do đó liên quan đến Tiểu thiên địa, nh́n con người như là một phần của một trung tâm trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, chúng ta có sự hạ thấp nhỏ hơn bên trong biểu lộ bằng hơi hoặc biểu lộ bằng lửa của một vị Solar Lord. Điều này liên quan đến ba cơi phụ cao của những ǵ có thể được xem như là biểu lộ của ba trạng thái cao của con người trong chất trí, trong khi trên cơi phụ thứ tư, chúng ta có các trung tâm lực thuộc thể trí của con người trong ṿng chu vi thể trí của y, mà nguyên tử thường tồn hạ trí là yếu tố hợp nhất của nó. Như có nói trước đây, đây là một bí ẩn sâu xa, và là bí ẩn không thể bàn rộng thêm.

b. Các cơi và năng lượng của Lửa (fiery energy). Dường

519      như là điều thích hợp khi ở đây chúng ta nên bàn đến các tương đồng trên mỗi cơi (1) với bảy cơi phụ, nhắc nhở người

1 A. Bảy cơi của thái dương hệ là:

 Cơi Thiêng Liêng … Logos  …….. dĩ thái vũ trụ thứ nhất.

 Cơi Chân Thần …… Monad  ….. dĩ thái vũ trụ thứ nh́.

 Cơi Tinh Thần  (Spiritual plane)… dĩ thái vũ trụ thứ ba.

 Cơi trực giác  …………………….. dĩ thái vũ trụ thứ tư

 Cơi trí ……………… Ego ……….  Cơi chất khí

 Cơi cảm dục  ………………………. Cơi chất lỏng

 Cơi hồng trần ……………………..  thô (đặc, gross).

 

nghiên cứu rằng chúng ta đang nói đến các cơi dưới h́nh thức trường tiến hóa của một Thái Dương Thượng Đế, chớ không phải dưới h́nh thức môi trường cho sự phát triển của con người. Trong thái dương hệ, ta có:

Thứ nhất, ba cơi cao được gọi một cách hợp lư là cơi của ba trạng thái; thứ hai, nguyên khí thứ bảy của Thượng Đế ở trên cơi thứ nhất, và chúng ta có thể xem nó như là xung lực trong chất hồng trần vốn tạo ra thể biểu lộ của Ngài.

B. Bảy biến phân được tŕnh bày bằng năng lượng lửa (hỏa năng) là:

 Cơi của sự sống thiêng liêng ….. Chúa Cha ……….. …… Bể Lửa.

Cơi của sự sống Chân Thần …… Chúa Con  …………… Akasha.

 Cơi của Atma   ………………….   Chúa Thánh Thần …… Aether

 Cơi Bồ đề, cơi trực giác  ……….. Cơi trung (central) …. Khí (air).

 Cơi trí (Plane of mind) …………………………………..  Hỏa (fire).

 Cơi của dục vọng        (Plane of desire)  ………….... Cảm Dục Quang (Astral Light).

 Cơi trần ……………………………………………….        Dĩ thái (ether)

 

Tư Tưởng ….. H́nh Tư Tưởng. Thành Hiện Thực (Materialisation). Tiểu Thiên Địa …. Đại Thiên Địa.

C. Các cơi tiến hóa của Thượng Đế       ……  Bảy cơi Các cơi tiến hóa của Con    …….. ……    Sáu cơi Các cơi tiến hóa của Chân Thần  ………Năm cơi Các cơi tiến hóa của con người    ……… Ba cơi thấp  

Bảy là số của toàn thể biểu lộ Ba là số của tâm thức. Một là số của Sự Sống hay Tinh Thần.

D. Lửa điện ……….. Lửa thái dương ………. Lửa do ma sát. Chúa Cha ……..…Chúa Con  ……………. Chúa Thánh Thần. Tinh Thần  ……...  Tâm Thức ……………. Vật Chất

Trên cơi thứ hai có bảy Hành Tinh Thượng Đế, các Ngài là các trung tâm lực chính của Thái Dương Thượng Đế. Có các Thượng Đế khác, nhưng ở đây chúng ta không bàn đến

520 các Ngài. Các Thượng Đế sau này đă đạt được một mục tiêu riêng biệt nào đó, và là hiện thân của các trung tâm lực mà hiện đang im ĺm hay ra khỏi biểu lộ, hỏa xà của Thượng Đế đă chuyển sự chú ư của nó đi nơi khác. Theo cách liệt kê khác, chúng tạo mười của sự sống huyền bí, và cũng có thể được liệt kê thành mười hai, như vậy tạo thành Liên Hoa mười hai cánh hay là bí huyệt tim trong Cơ Thể của Vũ Trụ Thượng Đế. Trên cơi dĩ thái thứ tư vũ trụ, tức cơi Bồ Đề (của thái dương hệ -ND), có các trung tâm lực dĩ thái của Logos. Có các hành tinh huyền bí và Thái Dương, được xem như trung tâm lực của các nguyên khí Bồ Đề, và từ đó, Đức Logos làm linh hoạt biểu lộ hồng trần trọng trược của Ngài. Sau cùng, trên ba cơi thấp, chúng ta có các thể hay lớp vỏ (sheaths) bằng chất khí, lỏng và đặc của Ngài, tạo ra trong chính chúng sự hợp nhất theo một ư nghĩa đặc biệt; chúng chẳng khác ǵ một tổng thể cố kết y như ba cơi cao hợp thành một biểu hiện tam bộ của Ba Ngôi của Trinity. Chúng ta có một loại suy tương tự trong các cơi phụ của mỗi cơi trong thái dương hệ và điều này sẽ trở nên ngày càng rơ rệt hơn khi con người đạt tới sự sáng tỏ nhiều hơn về nhăn thông, và có thể xác định rơ rệt cho chính ḿnh chân lư về sự sống bên trong. Chúng ta hăy xem qua các cơi này và nghiên cứu sự sống hay biểu lộ của lực trên mỗi cơi, nhấn mạnh vào bốn cơi thấp, và không chú trọng nhiều lắm vào các cơi vốn không liên quan chặt chẽ với con người lắm.

Cơi Thượng Đế. Các cơi phụ thứ nhất, thứ nh́ và thứ ba của dĩ thái vũ trụ thứ nhất đáp ứng đặc biệt với rung động của một trong ba trạng thái, hoặc đáp ứng với các Đấng Cao Cả vũ trụ mà ảnh hưởng của các Ngài đạt đến vật chất của các cơi từ bên ngoài toàn bộ thái dương hệ. Trên cơi phụ thứ tư xảy ra một sự pha trộn đầu tiên của ba Sự Sống của Lửa (fiery Lives), tạo ra về mặt nguyên h́nh biểu lộ về điện của loại thần lực mà sau rốt tạo ra sự chiếu diệu của các Con của Linh Quang trên cơi kế tiếp. Trong hàm ư về điện này, chúng ta có ba cơi cao bao giờ cũng biểu hiện ba trạng thái Tinh

521 Thần, ba trạng thái thấp biểu hiện cho ba trạng thái vật chất, và kế đó một cơi nhất quán trên đó một sự phỏng định được tạo ra, mà trên con đường trở về, đánh dấu lúc thành đạt, và mức độ thành công. Điều này được nối tiếp bằng sự qui ẩn (obscuration). Do đó, trên mọi cơi trong thái dương hệ, chúng ta có một cơi thứ tư mà trên đó sự tranh đấu cho sự giác ngộ hoàn toàn và sự giải thoát theo sau xảy ra, tức băi chiến trường, hay Kurukshetra. Mặc dù đối với con người, cơi thứ tư, cơi Bồ Đề, là chỗ thành công và là mục tiêu nỗ lực của y, đối với Hành Tinh Thượng Đế đó là băi chiến trường, trong khi đối với Thái Dương Thượng Đế, đó là vùng-đất-cháy (burning-ground). Biến phân này của các cơi phụ thuộc về các cơi của thái dương hệ thành ba cơi cao, ba cơi thấp và một cơi giữa hài ḥa ở giữa như thế chỉ là theo quan điểm của hiện tượng điện, chứ không theo quan điểm của Tinh Thần thuần túy, hoặc vật chất thuần túy, xét riêng rẽ với nhau. Điều đó liên quan đến bí ẩn về điện và cách tạo ra ánh sáng. Ba cơi cao liên quan đến các Mănh Lực hay Sự Sống trung ương, ba cơi thấp liên quan đến các Mănh Lực hay Sự Sống thấp kém. Chúng ta phải cẩn thận ghi nhớ điều

này, nhớ rằng đối với nhà huyền linh học, không có điều ǵ gọi là vật chất (substance) cả, mà chỉ có Mănh Lực (Force) dưới các mức độ khác nhau, chỉ có Năng Lượng với tính chất biến phân, chỉ có các Sự Sống xuất phát từ các nguồn cội khác nhau, mỗi nguồn đều phân biệt và riêng biệt, và chỉ có Tâm Thức tạo ra các hiệu ứng/tác dụng sáng suốt qua phương tiện không gian.

Tôi muốn nêu ra rằng Lord Agni phát ra sức sống rực lửa của Ngài trên cơi phụ nguyên tử của mỗi cơi chính; Ngài phóng ra dưới h́nh thức lửa thái dương trên cơi thứ nh́, thứ ba và thứ tư, và dưới h́nh thức “lửa do cọ xát” trên cơi thứ năm, thứ sáu và thứ bảy. Theo quan điểm của tiểu thiên địa, tức Tia Lửa trong Ngọn Lửa, con người biểu lộ dưới h́nh thức lửa điện trên cơi thứ nh́, hay là dĩ thái thứ nh́ của vũ trụ; dưới h́nh thức Lửa thái dương trên cơi thứ ba, thứ tư và ba cơi phụ cao của cơi thứ năm, và dưới h́nh thức Lửa do cọ

522 xát trên các cơi phụ thấp của cơi thứ năm, thứ sáu và thứ bảy.

c. Các cơi và Ba Lửa. Nói một cách tương đối, trên mỗi cơi chúng ta có : -Lửa điện biểu lộ như là điều kiện quan trọng nhất trên ba cơi cao. -Lửa do cọ xát biểu lộ như là yếu tố có ư nghĩa nhất trên ba cơi thấp. -Lửa thái dương, biểu lộ như là ngọn lửa (blaze) tạo ra bởi sự hợp nhất trên cơi giữa.

Trong thái dương hệ, điều này được thấy liên quan đến Hành Tinh Thượng Đế trên cơi Bồ Đề, nơi đó các Ngài chiếu diệu qua các bí huyệt dĩ thái của các Ngài. Liên quan đến con người trên cơi trí, chúng ta có một t́nh trạng tương tự: ba cơi phụ cao liên quan đến khía cạnh Tinh Thần trong thể nguyên

nhân, ba cơi phụ thấp liên quan trước tiên đến thể trí hoặc Lửa do cọ xát; cơi phụ thứ tư là cơi mà trên đó có các trung tâm lực của thể trí. Cũng thế, chính ở trên cơi trần đối với con người – các bí huyệt dĩ thái của y nằm trong chất dĩ thái thứ tư.

Mỗi một trong Ba Ngôi của Trinity biểu lộ ngang bằng nhau như đang biểu lộ ở con người, dưới dạng Tinh Thần, Linh Hồn hay Chân Ngă, và Vật Chất. Liên quan với Brahma, chúng ta có trạng thái Tinh Thần làm sinh động ba cơi phụ cao của mỗi cơi chính, hay là trạng thái lửa thứ nhất. Trạng thái linh hồn của con người được thấy ở trên cơi phụ thứ tư của mỗi cơi chính, trên đó có các trung tâm lực dĩ thái của mọi thực thể biểu lộ. Trạng thái vật chất của y được tiếp xúc trước tiên trên ba cơi phụ thấp. Do đó, chúng ta có bốn mươi chín lửa của vật chất, hay bảy lửa của mỗi cơi chính, sự hợp nhất của ba lửa cao và ba lửa thấp tạo ra sự rực cháy mà chúng ta gọi là các hỏa luân hay là các trung tâm trên cơi phụ thứ tư của mỗi cơi chính.

Liên quan với trạng thái thứ hai, có một t́nh trạng tương

523 tự. Lửa thái dương chiếu sáng trong trạng thái điện của nó trên cơi thứ nh́ và như vậy cũng biểu hiện trên các cơi thứ ba và thứ tư, nhưng có trung tâm biểu lộ của nó trên các mức độ trí tuệ, tỏa chiếu qua các thể nguyên nhân của các nhóm Chân Ngă. Chỉ có hai cơi rưỡi lúc đó vẫn qua những ǵ mà Lửa do trạng thái cọ xát có thể biểu lộ, mười tám cơi phụ trong tất cả những ǵ liên quan đến trạng thái thứ ba của Ngôi (Person) thứ hai của Trinity của Thượng Đế. Với con người, tức tiểu thiên địa, một biến phân tương tự có thể xảy ra; Chân Thần của con người có thể được khảo cứu dưới bản thể tam phân của nó trên cơi riêng của nó, trạng thái

Chân ngă của nó cũng thế, c̣n trạng thái Brahma của Chân Ngă được t́m thấy bên trong các nguyên tử thường tồn. Do đó, các nhà nghiên cứu nên cẩn thận xem xét:

 

1. Các cơi. Biểu lộ của Brahma, trạng thái thứ ba hay trạng thái vật chất, và nên áp dụng vào Thực Thể này cùng cấu tạo tam phân giống như là đang lộ rơ trong hai trạng thái kia. Các cơi của lửa điện, tức là các cơi của phàm ngă của con người và điểm tỏa chiếu hay là vùng cháy rực đối với y (các trung tâm lực dĩ thái) phải được nghiên cứu kỹ. Brahma là sự sống dương của vật chất; Ngài là sự thiên khải của vật chất và là sự tỏa chiếu có thể nh́n thấy được.

 

2. Rung động. Biểu lộ của trạng thái thứ hai. Các rung động này của tâm thức là ba ngôn từ chủ yếu vốn là toàn bộ sự sống của Chân Ngă, ba rung động nhỏ hơn đang chi phối trạng thái thứ ba của Ego, và hợp âm nhất-quán (chord of at­one-ment) vốn là âm đang ngân lên hiện nay.

 

Ba trạng thái của Tinh Thần như chúng được nhận ra, chỉ có thể được tŕnh bày theo hai trạng thái khác trong thái dương hệ này, và về bản chất của chúng không ǵ ở ngoài thái dương hệ có thể hữu ích khi được nói đến ở giai đoạn nhận thức hiện nay.

Các ư tưởng trên đều dựa vào các cơi, và bản chất cửu

phân của mọi vật hiện hữu, dẫn dắt vào những vùng cho đến

nay hầu như nằm ngoài hiểu biết của con người; tuy nhiên

524      chỉ khi trạng thái vật chất được nhà khoa học nghiên cứu dưới ba bản chất của nó, th́ chân lư mới được gần chính xác, và bản chất thực của hiện tượng điện mới được hiểu rơ; lúc bấy giờ và chỉ lúc bấy giờ điện lực mới được con người khai thác và vận dụng như một đồng nhất (a unity), chớ không chỉ ở một trong các khía cạnh của nó như hiện nay. Điện âm của

hành tinh là tất cả những ǵ mà cho đến nay được tiếp xúc v́ các mục tiêu thương mại. Cần nhớ rằng thuật ngữ này được dùng theo nghĩa phủ định/tiêu cực (negative) liên quan đến điện mặt trời. Khi con người đă t́m ra cách để tiếp xúc và vận dụng điện dương của mặt trời (positive solar electricity) kết hợp với điện âm của hành tinh, chúng ta sẽ có một t́nh trạng rất nguy hiểm xảy ra, và là một trong các yếu tố mà sau rốt sẽ biểu lộ trong sự hủy diệt của căn chủng năm bằng lửa. Với tai ương lớn này – như Thánh Kinh nói “các Từng Trời sẽ tan chảy với sức nóng mănh liệt” (Thánh Kinh, II Peter, 3:10). Điều này sẽ được nhận thấy ở một mức c̣n lớn hơn trong cuộc tuần hoàn tới và sẽ gây nên sự hủy diệt bằng Lửa của các h́nh hài của những người đă thất bại, nó sẽ giải thoát các sinh linh ở một mức độ to tát, và như thế tạm thời “thanh lọc” Địa Cầu khỏi các thành phần vốn sẽ có khuynh hướng làm ngăn trở diễn tŕnh tiến hóa. Khi các chu kỳ qua đi, sự cân bằng của các luồng lửa này sẽ từ từ xảy ra, và sẽ đưa đến kết quả một t́nh trạng hài ḥa của hành tinh, và có được sự ngang bằng về mặt nội môn, cái sẽ cung cấp môi trường lư tưởng cho con người hài ḥa.

Chỉ khi nào trạng thái linh hồn được nhà tâm lư học nghiên cứu theo bản chất tam phân chủ yếu của nó, th́ cái bí nhiệm của tâm thức mới trở nên rơ ràng, và bản chất của ba nhóm từ điện, trong các tế phân khác nhau của chúng với hiệu quả phóng quang theo sau của chúng, trở thành một nhân tố trong đời sống quần chúng. Chính điều này có liên quan đến sự phát triển rơ rệt của tâm thần (psyche) theo thiên luật, với sự mở rộng của khoa học về tâm thức, và sau rốt sẽ mang lại các t́nh hướng mà trong đó công việc, mở đầu cho cuộc điểm đạo thứ nhất, sẽ hoàn toàn là công truyền và không c̣n là

525      một phần của tiến tŕnh nội môn nữa. Vào đúng lúc, người ta sẽ thấy rằng các nỗ lực tự tạo mà nhờ đó một người thực tâm chuẩn bị các bí huyệt của ḿnh cho việc đặt vào Điểm Đạo Trượng ở Cuộc Điểm Đạo đầu tiên, sẽ là vấn đề kinh sách và của các bài thuyết giảng, và tạo thành một phần tư tưởng thông thường của quần chúng. Điều này lần nữa sẽ dẫn tới kết quả là một chia tách giữa hai nhóm vào giữa cuộc tuần hoàn thứ năm. Phải nhớ rằng sự chia cách này sẽ là một phần của một tiến tŕnh tự nhiên, chớ không phải là một thống ngự mạnh mẽ, được áp đặt lên một dân tộc chưa sẵn sàng. Các Thức Giả và các nhà nghiên cứu có Tri Thức – được thúc đẩy bởi tập thể thức và đang quyết tâm hành động – sẽ tách ly chính họ trong việc thành lập nhóm ra khỏi những người không hiểu biết và ra khỏi những người không quan tâm. Sự chia tách sẽ được tự tạo và một tăng trưởng tự nhiên của sự sống tập thể; trong chính nó, nó sẽ có một bản chất tạm thời đối với mục tiêu cơ bản trong tầm mắt sẽ là mang lại sự ḥa nhập cuối cùng sát sao hơn; việc đó trước tiên sẽ đánh dấu giới tuyến giữa bốn Cung thấp của tâm thức với ba Cung cao. Đó cũng là một bí ẩn được giấu trong liên hệ giữa bốn vị Kumaras ngoại môn (GLBN I, 116, II, 112) với ba vị nội môn, và theo quan điểm của con người, tách rời những kẻ đang phát triển tâm thức của Tam Thượng Thể ra khỏi những kẻ cho đến nay đang sống cuộc sống của Tứ hạ thể. Nó liên quan với những người đáp ứng với các Solar Lords, phân biệt họ với những người cho đến nay chỉ biết có sự chi phối của các Lunar Lords. Liên quan tới Lửa: những người sưởi ấm chính họ nhờ vào lửa do cọ xát và không chỉ đáp ứng với nhiệt của Lửa thái dương vẫn ở bên trong hang động, như vậy sống trong tăm tối; trong khi những ai đang được chiếu

rọi bằng Mặt Trời Minh Triết, và những ai đang tắm trong các tia của sức nóng mặt trời, th́ sống trong ánh sáng, và hưởng được một tự do lúc nào cũng tăng và cuộc sống linh hoạt.

Ư nghĩa đích thực của ba trạng thái Tinh Thần chỉ trở nên rơ rệt đối với điểm đạo đồ cấp cao, và không thể diễn tả được

526 bằng lời, cũng như không thể hiểu được bởi con người trước khi y vượt qua khỏi giới nhân loại đi vào giới tinh thần. Do đó, chúng ta không cần ngưng lại ở đây để xem xét nó nhiều hơn. Chúng ta có thể tổng kết vấn đề theo Cổ Luận mà từ đó

H.P.B. rất thường dẫn chứng:

“Các Đấng Thiêng Liêng (Blessed One) che giấu bản chất tam phân của các Ngài, nhưng để lộ ba tinh hoa của các Ngài nhờ ba nhóm lớn của các nguyên tử. Ba là các nguyên tử, và tam phân (threefold) là bức xạ. Nhân bên trong của lửa tự ẩn giấu và chỉ được biết qua bức xạ và những ǵ tỏa chiếu. Chỉ sau khi ngọn lửa sáng tắt đi và sức nóng không c̣n được cảm nhận nữa, th́ ngọn lửa mới được nhận biết”.

Giờ đây chúng ta có thể tiếp tục lại việc xem xét của chúng ta về cái bí ẩn của nguyên tử thường tồn hạ trí và ghi nhận trong đó nó khác với các nguyên tử thường tồn khác; kế đó chúng ta có thể tóm lược ngắn gọn toàn bộ chi tiết huyền bí liên quan đến các nguyên tử thường tồn, nó sẽ đủ cho nhiều năm sắp tới dưới h́nh thức nền tảng để nghiên cứu đối với các đạo sinh huyền môn. Các nguyên tử thường tồn và cơ cấu bên trong của chúng, sẽ vẫn là một bí ẩn trong một thời gian dài, và chỉ một vài chỉ dẫn tổng quát có thể được đưa ra ở đây.

Khác nhau căn bản giữa nguyên tử thường tồn hạ trí với hai nguyên tử khác nằm ở sự kiện là nó chỉ chứa bốn loa

tuyến thay v́ bảy. Điều này xảy ra do chính các sự kiện của chính sự tiến hóa, v́ nguyên tử thường tồn hạ trí là trạng thái thứ nhất thuộc về tam bộ của phàm ngă, hoặc của con người đang hoạt động trong giới nhân loại trên ba cơi thấp. Với sự chuyển đổi của con người vào giới tinh thần, ba trạng thái này – thể hạ trí, thể cảm dục và thể hồng trần – được tổng hợp thành ba trạng thái cao bằng một tiến tŕnh kép:

 

1. Sự an trụ của con người chuyển ra khỏi ba nguyên tử thấp vào các nguyên tử của Tam Thượng Thể.

 

2. Lực mà các nguyên tử này sinh ra và thể hiện được ḥa nhập và phối hợp thành các điểm lực cao (higher force points).

 

Một nguyên tử thường tồn là hạt nhân dương hay là chất mầm so với lớp vỏ chứa đựng nó. Nó là cái vốn là nền tảng của việc tạo h́nh hài, và theo nghĩa đen, đó là điểm lực sinh động, phát ra từ trạng thái thứ hai của Monad, vốn tự tập hợp và sau đó kiến tạo thành h́nh hài, tức là trạng thái âm hay trạng thái thứ ba. Nhưng ở đây cần phải nhớ rằng trạng thái thứ hai này tự nó lại là trạng thái kép, và rằng khi xét các nguyên tử thường tồn, chúng ta đang bàn đến trạng thái âm của Ngôi Hai. Do đó, các loa tuyến chỉ là các ḍng thần lực hay là sức sống của Ngôi Hai đang luân lưu theo dạng h́nh học bên trong vách giới hạn của vật chất, làm bằng lực hay chất liệu của Ngôi Ba. Những ǵ được nói về sự biểu lộ ngoại cảnh hay là về nguyên tử vũ trụ, có thể cũng được khẳng định rơ đối với nguyên tử thường tồn của con người, tức tiểu thiên địa:

Cung nguyên thủy là hiện thể của Cung thiêng liêng” (GLBN I, 108). Lực âm tạo thành nơi chứa cho lực dương. Các nguyên tử chỉ là các trung tâm lực, và các trung tâm, như chúng ta

biết, chỉ là các tập hợp của các điểm lực vốn đă đạt đến một điểm đặc biệt trong cơ tiến hóa, và đang đáp ứng với Ngôi Một vĩ đại ở một mức độ nào đó, hoặc đáp ứng với lửa điện.

Câu này là câu cần được xem xét nghiêm túc, v́ nó ẩn giấu nhiều thông tin cho kẻ nghiên cứu, và khi được hiểu đúng sẽ dẫn đến ánh sáng tri thức được tỏa ra về các vấn đề biểu lộ. Nó liên quan đến cái bí ẩn về vị trí của các giới khác nhau của thiên nhiên bên trong cơ thể Thượng Đế, và vị trí và thành phần của chúng, v́ tất cả tùy thuộc vào loại thần lực vốn làm sinh động, dựa vào sự tương tác của thần lực đó trong chất liệu, dựa vào trạng thái nhị phân, tam phân, hoặc trạng thái hợp nhất của thần lực và dựa vào biểu lộ thất phân trong việc kiến tạo h́nh hài.

Mọi nguyên tử là một điểm tập trung thần lực, lực của chính vật chất, tức sự sống hay sức sống (vitality) của Ngôi 528 Ba, sự sống của Thực Thể vũ trụ, Đấng vốn là trạng thái âm của điện so với Thượng Đế. Mọi h́nh tướng (1) và tập hợp

1

 

Các h́nh tướng

 

(sắc tướng, h́nh hài, forms)

 

1. Quá tŕnh suy tưởng thiêng liêng đi từ trừu tượng đến h́nh hài cụ thể hoặc h́nh hài hữu h́nh.

 Mục tiêu là một phân thân của cái chủ quan (subjective).  GLBN I, 407

 Xung lực là năng lượng tinh thần tạo nên phần nội tâm. GLBN I, 349, 683. 

 Thượng Đế làm cho một ư tưởng ẩn giấu hiển lộ ra ngoài.  GLBN II, 28.

 

2. Ba điều cần có trước khi một h́nh thức năng lượng nào có thể trở nên hiển lộ (objective).      GLBN I, 89.

Thiếu thốn …  Chia cách. Xung lực khởi đầu. Năng lượng. Ư Chí.

H́nh hài  ….. Tính chất hoặc h́nh thể.  Bản chất.  Bác ái.

 

các nguyên tử, chỉ là một trung tâm lực được tạo ra bởi tác động của lực dương và sự tương tác của nó với năng lượng âm. Đó là sức sống của Ngôi Hai hoạt động kết hợp với Ngôi Ba và tạo ra – trong thời gian và không gian – loại ảo tưởng

c. Vật chất …….. Lĩnh vực khách quan. Hoạt động sáng suốt. GLBN III, 561.

3. Sự Sống đi trước h́nh hài. GLBN I, 242

 Chủ Thể Suy Tưởng bao giờ vẫn c̣n lại.    GLBN II, 8

Lực của sự sống là sự biến đổi thành năng lượng của tư tưởng Thượng Đế.       GLBN  III, 179

 

4. Tinh Thần tiến hóa qua h́nh hài và nhờ h́nh hài. GLBN I, 680

 Tinh Thần phải đạt ngă thức đầy đủ.                      GLBN I, 215

 H́nh hài giam nhốt tinh thần. GLBN II, 775

 Nguyên khí của giới hạn là h́nh hài.             GLBN  III, 561.

 Tinh Thần làm linh hoạt mọi thể (sheaths).          GLBN  I, 669.

Tinh Thần trải qua chu kỳ Hiện Tồn (Being).         GLBN I, 160.

 

5. Các devas là cội nguồn của h́nh hài: GLBN I, 488  Họ tồn tại theo hai nhóm lớn:

 Ahhi là hiện thể của tư tưởng thiêng liêng.               GLBN I, 70

 Đạo binh Âm thanh (The Army of the Voice).         GLBN I, 124 Họ là toàn thể chất liệu của 4 cơi cao và 3 cơi thấp. 

 

6. Có một h́nh hài kết hợp mọi h́nh hài.    GLBN I, 77, 118

H́nh hài (Form) này là toàn thể tất cả cái được biểu lộ, hay là toàn thể thái dương hệ. H́nh hài này chứa:   

Mười hành tinh hệ và tất cả những ǵ ở trong đó.

Tất cả các thể (bodies) liên hành tinh thứ yếu.

Các cơ tiến hóa thiên thần và con người.

Các giới của thiên nhiên ở khắp nơi.

Các Thần (Gods) tiến hóa giáng hạ và tiến hóa thăng thượng.

Mọi nguyên tử vật chất trên mọi cơi.

 

7. Mọi h́nh hài đều bị hủy diệt theo chu kỳ. Đọc kỹ GLBN  I, 397 -401

(illusion) hoặc ảo lực (maya) nó tạm thời chiếu sáng, và thu hút sự chú ư, tạo ra ấn tượng mà vật chất là một cái cụ thể. Không có điều ǵ dưới h́nh thức cố kết trong thực tại; chỉ có

529 thần lực thuộc nhiều loại khác nhau, và hiệu quả được tạo ra trên tâm thức bởi sự tương tác của chúng. Đàng sau của mọi h́nh hài và của mọi chất liệu (cho đến nay chỉ được tiếp xúc và hiểu chút ít) đang tồn tại một loại thần lực thứ ba, nó vận dụng hai yếu tố khác nhau này để tạo ra sự hài ḥa cuối cùng, và chính nó ở trên cơi riêng của nó vốn là toàn thể của cái thứ hai. Nó có thể được gọi là: a) Sự Sống tổng hợp duy nhất. b) Lửa điện. c) Điểm thăng bằng. d) Sự đồng nhất (unity) hoặc hài ḥa. e) Tinh Thần thuần túy f) Ư Chí sinh động (dynamic Will). g) Sự Hiện Tồn (Existence). Đó là một Thần Lực, tác động qua một biểu lộ kép của mănh lực biến phân, qua năng lượng của vật chất, sự cố kết của h́nh hài, qua các trung tâm lực và các điểm lực. Đó là Fohat trong biểu lộ ba phần, mà cái cuối cùng hay cái thứ ba, cho đến nay chưa ai biết và không thể nhận thức được. Điều này đưa tôi tới việc xem xét sự kiện đă nói trước đây rằng nguyên tử thường tồn hạ trí chỉ có bốn ḍng thần lực. Mỗi ḍng thần lực trong các nguyên tử thường tồn rung động theo nốt của một cơi phụ đặc biệt, và dùng như là phương tiện cho việc đem sinh khí cho vật chất của cơi phụ đó, nó được gắn vào bất cứ thể đặc biệt nào quanh nguyên tử thường tồn. Đó là thần lực của Đức Hành Tinh Thượng Đế khi nó làm linh hoạt các tế bào của h́nh hài Ngài và giữ cho

chúng dưới h́nh thức thống nhất chặt chẽ. Nơi đây, cần phải nhớ rằng, theo quan điểm của tiểu thiên địa, trạng thái của Tinh Thần thuần túy hay của Lửa Điện vẫn ở trong thái dương hệ này dưới h́nh thức một sự trừu xuất. Một người nào đó có thể đạt đến tập thể thức; y có thể rung động theo nốt của Hành Tinh Thượng Đế mà y là một tế bào trong cơ thể Ngài; y có thể biểu lộ trong sự hoàn thiện tương đối, lửa do ma sát và Lửa thái dương nhưng rốt lại trong một đại chu

530 kỳ khai nguyên sau mới khám phá bản chất thực sự của Tinh Thần. Do đó, nơi con người, hoạt động trong gia đ́nh nhân loại, sự kiện này vốn hiển nhiên và sự tương ứng được nhận ra. Cho đến khi con người vượt khỏi ba cơi thấp, và cho đến khi y trở thành một Đức Thầy Minh Triết, y mới có chân lư này ẩn giấu trong ba trạng thái này. Nguyên tử thường tồn hạ trí không phải là nguyên tử thường tồn thất phân, mà chỉ đáp ứng với bốn loại thần lực, chớ không đáp ứng với toàn bộ phạm vi rung động. Nơi đây tàng ẩn một lư do về sự chịu đựng (tolerance). Chỉ khi nào một người thực sự ở dưới sự kiểm soát của Chân Ngă và bắt đầu cảm nhận được rung động của nguyên tử thường tồn thượng trí, thật là vô ích khi mong đợi y đáp ứng với một vài lư tưởng, hoặc hiểu được vài khía cạnh của chân lư. Nguyên tử thường tồn hạ trí đủ cho nhu cầu của y, và không hề có nhịp cầu nào hiện hữu ở giữa nó với nguyên tử thường tồn thượng trí. Hai cơi rưỡi có liên quan tới sự tiến hóa của con người, trong giới thứ tư, và chỉ khi tự con người bắt đầu vượt qua chúng khi y tới gần Thánh Đạo và bước lên đó. Theo quan điểm của người thông thường đang luân hồi, trong chu vi của thể nguyên nhân, Chân Ngă thức cũng khó hiểu y như Thượng Đế được nh́n dưới dạng Chủ Thể (Dweller) bên

trong hệ thống. Hai cơi rưỡi này thuộc về mối quan tâm đặc

biệt đối với Thượng Đế, v́ chúng biểu hiện cho: . Những ǵ, đối với Ngài, nằm dưới lối vào của tâm thức. . Các trung tâm mà từ đó hỏa xà Thượng Đế đang xoay. . Những ǵ không được xem là một nguyên khí. . Những ǵ đang từ từ đi vào thời kỳ qui ẩn. Không thể nói thêm về bí ẩn này.

4. Tóm lược.

Tuy nhiên, trước khi bàn thêm, có thể là chu đáo khi tóm tắt một số sự kiện liên quan đến các Loa tuyến và nguyên tử, lúc đó chúng ta có thể đề cập đến chủ đề về thể nguyên nhân và con người, một cá nhân.

 

1. Bốn loa tuyến thấp rơ ràng là ở dưới ảnh hưởng của Cung phàm ngă.

 

2. Loa tuyến thứ năm và thứ sáu th́ đặc biệt hơn ở dưới Cung chân ngă, bất luận Cung đó có thể là Cung ǵ.

 

3. Loa tuyến thứ năm có một giá trị đặc biệt bởi v́ nó tổng hợp bốn loa tuyến dưới. Đó là loa tuyến thứ ba khi tính theo các ḍng thần lực xoắn ốc theo cái nh́n về cực của nguyên tử. Nó rung động theo năm loại thần lực.

 

4. Các loa tuyến theo nghĩa đen có đến mười, ba lớn và bảy nhỏ. Nhưng theo quan điểm hợp nhất, chúng là bốn nhỏ và ba cái lớn, ba cái nhỏ c̣n lại được tính như cùng một với cái lớn của chúng, bởi v́ chúng là các phản chiếu/h́nh ảnh (reflections) trực tiếp.

 

5. Các nguyên tử thường tồn không có dạng h́nh tim như được vẽ trong một vài sách. Một số nguyên tử nào đó có kiểu đó nhưng chúng không phải là các nguyên tử thường tồn, các nguyên tử này có h́nh gần giống khối cầu rơ rệt hơn

và hơi dẹp ở đỉnh, nơi có thể thấy tương ứng với chỗ lơm ở cực, và cũng phẳng ở mặt dưới.

6. Cách bố trí các loa tuyến bên trong các nguyên tử thường tồn thay đổi trên mỗi cơi và các loa tuyến thường được mô tả nhất là các loa tuyến của cơi trần. Cách bố trí các xoáy lực bé tí này và tổ chức bên trong của chúng trên mỗi cơi là một trong các bí mật của điểm đạo và không thể được tiết lộ. Một ẩn ngôn chỉ có thể được đưa ra để hướng dẫn người nghiên cứu: nguyên tử thường tồn cảm dục có các luồng thần lực bên trong của nó được bố trí sao cho các xoáy ốc tiến thật gần đến h́nh dạng của một trái tim, dù cho đầu nhọn bị bỏ ra. Nguyên tử thường tồn bồ đề có các ṿng xoắn ốc của nó được sắp xếp để tạo ra gần đúng một số 8, với một ḍng ở giữa cắt đôi xoắn ốc kép.

 

7. Càng tiến đến gần thực tại, cách bố trí của các loa tuyến càng đơn giản. Các ḍng thần lực này lộ ra một cách sắp xếp thất phân trong ba nguyên tử thường tồn thấp của

 

532      con người, trong khi ba nguyên tử thường tồn cao chỉ chứa ba loa tuyến – ba cái chính.

 

8. Nên ghi nhận rằng chỉ có sáu nguyên tử thường tồn gắn liền với tiến hóa con người, trong khi một Hành Tinh Thượng Đế chỉ có năm, và thậm chí kế đó chỉ có một trong thái dương hệ. (Cái bí ẩn của một hành tinh và sự sống trung ương của nó chưa được tiết lộ. Nó gắn liền với một biểu lộ khác mà cho đến nay không có ǵ được biết về cuộc biểu lộ đó).

9. Nên nhớ rằng chúng ta đang bàn đến cuộc lâm phàm hồng trần của các Thực Thể vĩ đại này và các nguyên tử thường tồn của các Ngài, với sự ngoại trừ đối với nguyên tử thường tồn hồng trần ở ngoài hệ thống (extra-systemic).

10. Thể nguyên nhân của Hành Tinh Thượng Đế vốn ở trên cơi phụ thứ ba của cơi trí vũ trụ, trong khi thể đó của Thái Dương Thượng Đế và các thể thuộc Ba Ngôi của Tam Vị Nhất Thể Thượng Đế ở trên cơi phụ thứ nhất.

11. Các nguyên tử thường tồn của con người ở trên các cơi phụ nguyên tử (cơi phụ cao nhất-ND) của mỗi cơi, trừ nguyên tử thường tồn hạ trí. Các nguyên tử thường tồn của các nhóm động vật ở trên cơi phụ thứ nh́; các nguyên tử thường tồn của các nhóm thực vật ở trên cơi phụ thứ ba; các nguyên tử thường tồn của các nhóm khoáng vật ở trên cơi phụ thứ tư. Do đó, có một tương đồng chặt chẽ giữa các điểm tập trung này của thần lực của nhóm – nhân loại hoặc các nhóm khác -và một dăy, một bầu và một cuộc tuần hoàn, và trong áp dụng đúng của chúng dẫn đến sự giác ngộ. Toàn thể các nguyên tử thường tồn của bất cứ giới đặc biệt nào hợp thành các ḍng thần lực hay các loa tuyến trong các nguyên tử lớn hơn của các thực thể thái dương hoặc của các thực thể thái âm, trong khi toàn thể các nguyên tử thường tồn của con người trong giới tinh thần (ba nguyên tử của Tam Thượng Thể, atma-buddhi-manas) hợp thành các ḍng thần lực xoắn ốc trong vài bí huyệt.

12. V́ các nguyên tử thường tồn trở nên phóng xạ/phóng quang (radioactive) vào đúng diễn tŕnh tiến hóa, kết quả bên trong trung tâm lực là việc gia tăng độ rung động thấy rơ.

13. Các nguyên tử thường tồn liên quan đến các thực thể thái dương khi chúng được t́m thấy ở trên hoặc bên trên (on

533      or above) cơi thượng trí. Chúng liên quan đến các thực thể thái âm trên cơi hạ trí, cơi cảm dục và cơi trần.

14. Cần để ư rằng trong thái dương hệ này, các thực thể sau biểu lộ qua:

I. Một nguyên tử thường tồn ……. hồng trần.

 Một Thái Dương Thượng Đế.

 Ba Cung chính yếu, hoặc Lords of Aspect.

 Bảy Hành Tinh Thượng Đế.

 49 Đấng Cai Quản (Regents) các dăy hành tinh.

 

II. Hai nguyên tử thường tồn … hồng trần và cảm dục.

 

1. Bảy Đấng Chưởng Quản (Lords) các bầu trong mỗi dăy hành tinh.

 

2. 49 Đức Bàn Cổ (Manus) của Căn Chủng.

 

3. 77 Đấng Thể Nhập (Embodiers) của h́nh tướng – nhóm các Solar Lords, các Ngài liên quan đến việc kiến tạo h́nh hài, hoạt động trước tiên trên cung một.

 

4. Vài Đấng Hóa Thân (Avatars), các Ngài được Thượng Đế chọn để đưa một vài loại thần lực vào các kỳ gian đă định và như thế đẩy mạnh tiến hóa của tinh thần (psyche).

 

III. Ba nguyên tử thường tồn … hồng trần, cảm dục và trí tuệ.

 

1. Các Đấng Chưởng Quản của giới thứ ba, giới động vật. Các Ngài là bảy Đấng có cơ thể được hợp thành bằng các linh hồn động vật giống như Hành Tinh Thượng Đế biểu hiện cho con người bằng nguyên khí Bồ Đề, thế nên các Đấng này biểu hiện cho giới động vật bằng nguyên khí trí tuệ, vốn dĩ là mục tiêu của diễn tŕnh tiến hóa đối với họ.

 

2. Một vài thực thể vĩ đại, các Ngài biểu hiện cho toàn bộ một phạm vi hiện tồn trên năm trong số các hành tinh, mà địa cầu không ở trong số đó, nhưng vào đúng lúc, các Ngài sẽ đến để được nhận ra khi có ấn tượng mạnh lên con người trên địa cầu, xuyên qua ba Hoạt Động Phật. Một ẩn ngôn về ảnh hưởng huyền bí sẽ đến với con người trong sự giao tiếp

chặt chẽ hiện có giữa Địa Cầu với Mercury. Cho đến nay, không thể nói nhiều thêm về điểm này.

3. Các thực thể vốn là toàn bộ các linh hồn tập thể này, chứa các bộ ba thường tồn rơ rệt. Chín bộ ba tạo thành cơ thể của một trong các thực thể này.

 

IV. Qua bốn nguyên tử thường tồn … hồng trần, cảm dục, trí tuệ và Bồ Đề.

1. Tám nhóm Thực Thể thái dương hợp thành sự sống bên trong của bảy trung tâm trong cơ thể của Brahma, xét

534      Ngài như một Thực Thể vũ trụ tách biệt, riêng với hai huynh đệ của Ngài. Các Ngài là bảy Con của Fohat, với Con thứ tám được bao hàm, và các Ngài là biến phân cuối cùng của 49 lửa, trước khi có sự hợp nhất của các Ngài với lửa của Eros. Đó là cách diễn tả của H.P.B (GLBN I, 139, 144).

 

2. Thực Thể đó hoạt động qua Sắc Tướng của một Thánh Đoàn huyền môn của hành tinh, dùng nó như thể biểu lộ của Ngài, và xem nó như là trung tâm mà qua đó thần lực của Ngài có thể tuôn đổ. Cần nên nhớ rằng mọi nhóm như thế trên mọi hành tinh, hợp thành một thể cho sự sống của một Đấng vĩ đại, Ngài mang lại cho Thánh Đoàn đó sắc thái riêng biệt và chủ âm độc đáo cho Thánh Đoàn.

 

3. Một số các Solar Deities, các Ngài là các bộ phận bức xạ (radiators) của từ điện mặt trời và sự sống của h́nh tướng.

 

4. Một nhóm đặc biệt các Đấng Cao Cả (Beings) có liên kết với cḥm sao nào đó và Minh Triết Long thứ yếu, vị này có trú sở của các Ngài trên Neptune và hoạt động với nguyên khí thứ sáu trong thái dương hệ. Các Ngài lấy sắc tướng hồng trần, được làm sinh động bằng ước vọng được thanh luyện, được kiểm soát bằng trí tuệ, và là các tác nhân phân phát bác ái-minh triết bằng phương tiện của vài “Pḥng Minh Triết”

 

trên các hành tinh khác nhau. Các thuật ngữ “Pḥng Minh Triết” theo ư nghĩa huyền bí của chúng, mô tả một tŕnh độ tâm thức chớ không phải nơi chốn.

V. Qua năm nguyên tử thường tồn … hồng trần, cảm dục, trí, bồ đề và atma.

 

1. Các Thần Chủ Quản (Lords) của một vài cơi phụ, các vị này làm việc dưới quyền vị Tổng Chủ Quản (Raja-Lord) của một cơi chính và chính các Ngài là rung động và hoạt động.

 

2. Các Hành Tinh Thượng Đế thứ yếu trên cơi Bồ Đề, các Ngài phản chiếu các kiểu mẫu nguyên h́nh cao siêu của các Ngài trên cơi thứ hai của thái dương hệ.

 

3. Các thực thể vốn là toàn bộ của tập thể thức trên các mức độ chân ngă, nên nhớ rằng các nhóm này được phân hóa và được tạo thành của các tập hợp của bảy, chỉ khi nào nơi đây được thành lập 49 nhóm gồm có bảy hiện thể của chân ngă tạo thành một nhóm vốn là cơ thể của một Solar Deity thứ yếu này. Có một lượng lớn các nhóm 49 này. Điều này đă được nói đến ít nhiều trước đây khi người ta có thông báo

 

535      rằng một Đức Thầy với nhóm các đệ tử và các điểm đạo đồ đặc biệt của Ngài hợp thành một nhóm hoặc trung tâm thần lực. Các nhóm này có các nguyên tử thường tồn của chúng giống như mọi sự sống t́m cách biểu lộ ra ngoài đang làm.

4. Các thực thể vốn là toàn bộ của giới thực vật đang biểu lộ dưới thiên h́nh vạn trạng, trong các bầu, các dăy và các hệ hành tinh khác nhau.

VI. Qua sáu nguyên tử thường tồn … hồng trần, cảm

dục, hai cơi trí, bồ đề và atma. Con Người.

Tất cả những điều được nói đến ở đây là một mở rộng của dữ kiện được đưa ra về “Đạo Binh Âm Thanh” (GLBN I, 121) và là một nỗ lực để chứng tỏ rằng nhiều sự sống đa dạng (tất cả đều là hiện thân cho các sự sống nhỏ, hoặc là chính chúng biểu hiện trong các sự sống lớn hơn) đều có trong các hệ hành tinh khác nhau. Chúng ta chỉ bàn đến các sự sống giống như vậy vốn trên nhân loại hoặc thuộc nhân loại, đến các sự sống đă là hoặc đang là Con Người. Chúng ta không bàn đến sự sống dưới nhân loại, hoặc bàn đến các Lunar lords hoặc các pitris kém quan trọng (pitris: tổ phụ hoặc người tạo ra nhân loại -ND) v́ chưa phải là thời của họ, và họ tiến tới khi trào lưu tiến hóa phát triển, một cách vô tâm và không có ngă thức. Chúng ta đă bàn đến các thực thể này và các nguyên tử thường tồn của họ liên quan đến biểu lộ của họ trong một thái dương hệ, và không đưa vấn đề vượt ngoài ṿng-giới-hạn thái dương. Mọi nguyên tử thường tồn đều liên quan đến vật chất và biểu lộ hồng trần. Nguyên tử thường tồn cao nhất của con người, tức nguyên tử thuộc thể atma, sau rốt là một nguyên tử thuộc chất dĩ thái vũ trụ thứ ba, và điều này cần được suy nghiệm và nghiên cứu. Chúng ta đă xem xét các personalities (nhân vật) khác nhau này (và từ ngữ “personality” được chọn có cân nhắc, v́ Các Ngài là ǵ trừ phi các personalities hay các Beings, đang lâm phàm ở cơi trần?) theo quan điểm về Lực thấp nhất của các Ngài nêu ra trước đây. Chúng ta đă bàn về nguyên tử thường tồn dưới h́nh thức một điểm tiếp xúc với lực của một cơi, của một hành tinh, của một dăy, của một hành tinh hệ, hoặc của một thái dương hệ. Điều này bao giờ cũng nên ghi nhớ. Điều cần được nhận thức rằng nhiều điều được viết ở

536 trên có thể dường như không thể hiểu được, nhưng khi các

nhà khoa học bắt đầu hiểu được và điều chỉnh được mănh lực, th́ những ǵ được viết ra ở đây sẽ trở nên dễ hiểu hơn; người ta sẽ nhận ra rằng chúng ta bàn đến mănh lực dương trong mọi h́nh thức âm nói trên, và kể cả giới nhân loại.

 

 

Bây giờ, chúng ta phải bàn đến đề tài thể nguyên nhân trên cơi riêng của nó theo quan điểm về Lửa. Chúng ta đă nghiên cứu nó vắn tắt theo khía cạnh thông thường hơn và bằng các thuật ngữ thiên về vật chất, xem nó như là một hiện thể với chất liệu thưa loăng, chứa trong chính nó nguyên khí thứ bảy của mỗi một trong hai lớp vỏ thấp bé của tiểu thiên địa (microcosm) và nguyên tử thường tồn hạ trí. Cái sau

Hoa Sen Chân Ngă [Egoic Lotus] “…các Luật Karma được hiệu chỉnh, manh mối nằm trong việc chi phối mười sáu tia sáng (rays) của Chân Ngă, v́ vốn có mười sáu tia sáng, mười sáu thần chú hay linh từ được đưa ra, tuy nhiên cách phát âm chỉ được dành riêng cho các điểm đạo đồ”. – Kali Upanishad.

“Bí ẩn của mười sáu tia sáng của Ego sẽ được tiết lộ khi thần lực của Tứ Linh Diệu (Sacred Tetraktys) được ḥa nhập với thần lực của Thập Nhị Thánh Thần (Holy Twelve).

– Cổ Luận (The Old Commentay). Cái Nguyên Sơ là Tia sáng (Ray) và phân thân trực tiếp của

Sacred Four (Tứ Linh Diệu) đầu tiên.             – GLBN I, 115, 116. Sacred Four là :

 

Cha …

Tinh Thần.

Sự Hiện Tồn.

Nhất Nguyên.

Con …

Linh Hồn. Bác Ái-Minh Triết.

 

Nhị Nguyên.

Mẹ …

Vật Chất.

 

 

Tam Nguyên.

 

và biểu lộ hợp nhất của chúng tạo ra Thái dương hệ linh hoạt tiến hóa, ṿng-hạn-định Thượng Đế. Đây là Đại Thiên Địa (Macrocosm).

chính là những ǵ biểu hiện cho trạng thái thứ nhất khi biểu lộ, và vốn tương tự với Ngôi Một của Thượng Đế -một điều mà trong thái dương hệ này không được chứng minh đầy đủ. Tôi xin nêu ra rằng, nơi đây, khi nghiên cứu về thái

dương hệ dưới h́nh thúc biểu lộ hồng trần của một Thái

Dương Thượng Đế, chúng ta đang xem xét:

Nguyên tử thường tồn hồng trần của một Thái Dương Thượng Đế như được chứa bên trong thể nguyên nhân của Thượng Đế trên cơi riêng của nó.

Bảy loại thần lực hay là bảy loa tuyến của Thượng Đế

 

bên trong nguyên tử thường tồn đó. Nếu được hiểu rơ, điều 537 này đem lại một triển vọng mới về vấn đề rung động của cơi.

c. Sự tương ứng chặt chẽ giữa các cơi với bảy loa tuyến trong nguyên tử thường tồn của Thái Dương Thượng Đế.

Chúng ta đă đề cập tới các loa tuyến này và chức năng của chúng rất vắn tắt, bây giờ có thể tiến đến vấn đề Cung Chân Ngă và Lửa trí tuệ theo quan điểm bên trong, hay bằng các thuật ngữ về lửa.

1. Các trung tâm hay Luân Xa Năng Lượng

a. Các trung tâm lực. Chúng ta sẽ lại đạt tới sự trong sáng của tầm nh́n mong muốn nếu chúng ta khảo cứu vấn đề phát triển của Chân Thần theo góc nh́n của khối nhân loại. Trong nhiều kinh sách huyền môn có dạy rằng con người có bảy trung tâm lực (hoặc mười, theo một vài cách tính); ba trong số các trung tâm lực này tối quan trọng, và sau rốt tổng hợp bốn cái khác, hay là thu hút lực hoặc năng lượng của 4 cái này. Việc này tạo ra sự qui ẩn sau rốt của chúng, hay là kết thúc biểu lộ của chúng. Chúng “tử vong” về mặt huyền linh. Điều này đi song song trong các trung tâm lực của Thượng Đế, các hệ hành tinh, mà cũng vào đúng lúc chuyển vào kỳ qui ẩn,

đồng thời chuyển năng lượng của chúng cho ba hành tinh hệ chính. Ba trung tâm lực chính trong Tiểu Thiên Địa là Đầu, Tim và Cổ Họng.

 Trung tâm lực Đầu ………Chân Thần… Ư Chí …… Tinh Thần.

 Trung tâm lực Tim ……… Chân Ngă … Bác Ái …...Tâm Thức.

 Trung tâm lực Cổ Họng …Phàm ngă … Hoạt Động ...Vật Chất.

 

Do đó hiển nhiên là giống y trong con người, các bí huyệt này liên quan với con người tâm linh tam phân trong phát triển toàn bộ của y, cũng thế ba loại bí huyệt – thuộc tiểu hoặc đại thiên địa – dần dần đi vào ngày càng nhiều dưới quyền năng đem lại sinh khí của một trong ba Ngôi của Thượng Đế. Các bí huyệt này cũng được nhận biết như các điểm tập trung

538      mănh lực linh hoạt, biểu lộ trước linh thị của người có nhăn thông như là các bánh xe lửa hay là các cánh hoa bốc cháy của hoa sen.

b. Thể nguyên nhân … bí huyệt tim của Chân Thần. Khi nghiên cứu về thể Chân Ngă, cần nên nhớ rằng thể nguyên nhân là tương ứng trong biểu lộ Chân Thần đối với bí huyệt tim. Đó là một hỏa luân đang cháy bên trong hào quang noăn của Chân Thần, nó chứa đựng năm cơi biểu lộ của Chân Thần; nó cũng được nh́n thấy như là Hoa Sen 12 cánh. Trong số 12 cánh hoa này, ba cánh trong cùng chưa khai mở, hay là c̣n phôi thai, và do đó thể nguyên nhân thường được xem như Hoa Sen chín cánh, hoặc như là hỏa luân chỉ có chín nan hoa. Điều này về bản chất là đúng đối với diễn tŕnh tiến hóa, nhưng khi một người đă thành công trong việc khơi hoạt hay khai mở 9 cánh hoa, hoặc là thành công trong việc đánh thức lửa của chín nan hoa (thực tế được hoàn thành ở ba cuộc điểm đạo chính), th́ ba nan hoa bên trong được khai mở. Chúng đáp ứng với rung động của Chân Thần, với trạng thái Tinh Thần thuần túy; chính là sự kích thích hay khai mở của

các cánh hoa bên trong này, bởi Đấng Điểm Đạo Độc Tôn vào cuộc điểm đạo thứ ba và thứ tư mới đem lại đám cháy (conflagration) cuối cùng và sự bùng lên của thể nguyên nhân với sự giải thoát tiếp theo sau của Sự Sống tích cực trung tâm hay là Lửa.

2. Hoa Sen Chân Ngă 12 cánh.

Lửa thái dương vốn nhị phân. Đó là lửa của vật chất hay chất liệu và lửa trí tuệ hợp lại. Việc này làm cho con người thành Ngôi Sao Ánh Sáng sáu cánh, v́ mỗi lửa này lại phân ra ba. Về bản chất, lửa trí tuệ cũng nhị nguyên, đưa tới một tam bộ khác, như thế tạo thành 9. Khi một người đă khơi hoạt được chín lửa và đă khai mở được chín cánh hoa, và khi y đă nhận được sự kích thích được truyền vào, lúc điểm đạo, nhờ được tiếp xúc hữu thức với tia lửa điện của Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt của riêng y, tất cả lửa trộn lẫn và phối

539      hợp. Ba lửa bên trong làm thành 12, và vốn liên quan với giai đoạn cuối cùng, và chính yếu là các giai đoạn tâm linh của công cuộc tiến hóa của y, thật sự là liên quan với một cách mật thiết hơn với cơ tiến hóa của Hành Tinh Thượng Đế và được liên kết với kích thích mà chính Ngài nhận được khi tiếp xúc với tia lửa điện từ Thượng Đế hay là trạng thái Tinh Thần thuần túy của Thái Dương Thượng Đế.

Ở đây cần chú ư rằng sự phát triển chín phần này được ám chỉ đến trong bộ sách Giáo Lư Bí Nhiệm ở nhiều chỗ khác nhau nơi mà H.P.B. bàn đến các Kumaras (GLBN II, 257) hay là các Hành Tinh Thượng Đế, mà tiểu thiên địa là một phản ảnh của Ngài. Bà gọi các Ngài là các Lords of Knowledge, Lords of Love và Lords of Sarifice. Mỗi một trong các Ngài là một Hoa Sen chín cánh trong cơ thể Thượng Đế. Các Ngài là các Luân xa (Wheels) đang cháy rực, và có các thánh danh

khác nhau của các Ngài, như đă thấy trong Giáo Lư Bí Nhiệm, có thể t́m được manh mối cho bí ẩn này. Chúng ta hăy nhận thức điều này một cách rơ ràng, tuy nhiên đối với tiểu thiên địa, và sau đó nới rộng ư tưởng đến Hành Tinh Thượng Đế. Chúng ta hăy phác họa Hoa Sen Chân Ngă có 9 cánh, bí huyệt tim ở trong tâm thức của Chân Thần, khai mở mỗi một trong số các cánh hoa của nó trong các nhóm ba trên ba cơi phụ của cơi thượng trí. Việc khai mở của chúng được tiến hành qua diễn tŕnh tiến hóa, trải qua trên ba cơi thuộc ba cơi thấp, hoặc là bên ba Pḥng Vô Minh, Học Tập và Minh Triết.

a. Nhóm Cánh Hoa thứ nhất – Các Cánh Hoa Tri Thức:

 

1. Cánh Hoa Tri Thức cho cơi trần. Do phạm Thiên Luật và đau khổ theo sau đó mà cái giá của vô minh phải trả và tri thức đạt được. Việc khai mở này được mang lại do kinh nghiệm hồng trần.

 

2. Cánh Hoa Bác Ái cho cơi trần. Khai mở do các liên quan hồng trần và sự tăng trưởng dần của t́nh thương, từ t́nh thương của bản ngă đến t́nh thương người khác.

 

3. Cánh Hoa Hy Sinh cho cơi trần. Việc khai mở này xảy ra qua tác động mạnh (driving force) của các hoàn cảnh, chớ không của tự do ư chí. Chính việc xả thân trên bàn thờ của khát vọng – bắt đầu với khát vọng thấp, trừ ra hoài băo hướng về mục tiêu, dù vẫn c̣n dục vọng. V́ con người trong các giai đoạn tiến hóa ban đầu của ḿnh, c̣n trụ vào vật chất, nhiều điều trong số này được trải qua một cách vô tâm và không có bất cứ nhận thức nào về những ǵ được hoàn tất, nhưng kết quả trong thể nguyên nhân được thấy là tăng lên gấp đôi về sức nóng hay về hoạt động:

 

Nguyên tử thường tồn hồng trần trở nên phát xạ/phóng

quang hay là điểm lửa chói rực.

Ba cánh hoa thấp trở nên rung động và bắt đầu khai mở

cho đến khi phát triển đầy đủ.

b. Nhóm Cánh Hoa thứ hai – Các Cánh Hoa Bác Ái:

 

1. Cánh Hoa Tri Thức, dành cho cơi cảm dục; việc khai mở được tạo ra bằng sự quân b́nh hữu thức của các cặp đối ứng và vận dụng dần dần Luật Hút và Đẩy. Con người đi ra khỏi Pḥng Vô Minh, nơi mà theo quan điểm của Chân Ngă, con người hành động thiếu suy nghĩ, và bắt đầu đánh giá các tác dụng của cuộc sống hồng trần của ḿnh; bằng sự nhận thức về nhị nguyên chủ yếu của ḿnh, con người bắt đầu hiểu được các nguyên nhân.

 

2. Cánh Hoa Bác Ái dành cho cơi cảm dục; việc khai mở được tạo ra nhờ tiến tŕnh chuyển hóa từ từ t́nh thương của bản chất bên trong hay của Bản Ngă nội tâm. Điều này có hiệu quả kép và diễn ra trên cơi trần trong nhiều kiếp sống có xáo động, có nỗ lực và có thất bại khi một người cố gắng chuyển sự chú ư của ḿnh vào việc yêu thích cái Chân (Real).

 

3. Cánh Hoa Hy Sinh dành cho cơi cảm dục; việc khai mở được tạo ra bằng cách hành xử của con người khi y thực tâm

 

541      nỗ lực từ bỏ các khát vọng riêng của ḿnh v́ tập thể của y. Động cơ thúc đẩy của y c̣n hơi mơ hồ và vẫn c̣n bị nhuốm màu bởi sự khao khát việc quay về của những ǵ mà y đưa ra và khát khao t́nh thương của những người mà y t́m cách phụng sự, nhưng việc đó thuộc một đẳng cấp cao hơn việc hy sinh mù quáng cho cái mà một người bị dồn bởi các hoàn cảnh giống như là trường hợp trong sự khai mở trước. Khi sự giác ngộ gồm ba phần này hay là sự khai mở tiếp tục, lần nữa kết quả kép được nhận thấy:

Nguyên tử thường tồn cảm dục trở thành hoạt động và tỏa chiếu đầy đủ, c̣n về phần năm trong các loa tuyến của nó và hai nguyên tử của cơi trần và cơi cảm dục cũng bắt đầu rung động.

Ba cánh hoa của ṿng giữa của hoa sen chân ngă cũng trở nên khai mở đầy đủ, và bí huyệt tim của Chân Thần được nh́n thấy như là một hỏa luân với sáu trong các nan hoa của nó đang hiển lộ tràn đầy năng lượng và đang xoay nhanh chóng.

c. Nhóm Cánh Hoa thứ ba – Cánh Hoa Hy Sinh:

1. Cánh Hoa Tri Thức dành cho cơi trí; việc khai mở của nó đánh dấu giai đoạn mà con người vận dụng hữu thức tất cả những ǵ mà y đă hoặc đang hoạch đắc theo thiên luật cho lợi ích thiết yếu của nhân loại.

Mỗi một trong các nhóm cánh hoa được phân biệt bằng một sắc thái nổi bật; Kiến Thức, trên cơi trần, với sắc thái của hai cái phụ khác; Bác Ái, trên cơi cảm dục, với ánh sáng của hy sinh yếu về sắc độ (tone) hơn là hai ánh sáng khác, thực ra, nó lộ ra sự sáng chói ngang nhau. Trên cơi trí, ánh sáng của hy sinh bắt đầu lộ ra đầy đủ, và tất cả những ǵ được nh́n thấy đều được tô màu bằng ánh sáng đó.

2. Cánh Hoa Bác Ái trên cơi trí được khai mở nhờ sự áp

542      dụng kiên tŕ và hữu thức mọi quyền năng của linh hồn vào việc phụng sự nhân loại mà không một ư tưởng nào về sự hồi đáp, cũng như không một ước muốn nào về sự tưởng thưởng cho sự hy sinh bao la gắn vào đó.

3. Cánh Hoa Hy Sinh riêng cho cơi trí: biểu lộ như là khuynh hướng vượt trội của linh hồn như được nhận thấy trong loạt nhiều kiếp sống mà điểm đạo đồ trải qua trước sự

giải thoát cuối cùng của y. Trong phạm vi của y, y trở thành

“Đại Hy Sinh”. Giai đoạn này có thể được thấy một cách trung thực dưới

con mắt của kẻ có nhăn thông như là có hiệu quả kép:

Nguyên tử thường tồn hạ trí trở nên một điểm sáng chói lọi; bốn ṿng xoắn ốc của nó truyền đi sức mạnh nhanh vô cùng.

Ba cánh hoa cao khai mở, và hoa sen chín cánh được thấy hoàn hảo.

 

Thể nguyên nhân lúc bấy giờ (diễn tả bằng các thuật ngữ về lửa) trở thành một trung tâm nhiệt cháy sáng, tỏa ra hơi ấm và sức sống cho nhóm của nó. Bên trong phạm vi của bánh xe Chân Ngă, có thể thấy chín nan hoa đang xoay cực nhanh và – sau cuộc Điểm Đạo thứ ba – trở thành có chiều đo thứ tư, hay là các bánh xe “xoay trên” chính chúng (Thánh Kinh Cựu Ước. Ezekiel, 1:15: 21). Ở giữa tạo thành một tam giác h́nh học nào đó (khác nhau tùy cung của Chân Thần) có thể nh́n thấy ba điểm lửa, hay là các nguyên tử thường tồn và nguyên tử thường tồn hạ trí, với tất cả rực rỡ của chúng; ở trung tâm có thể nh́n thấy một ngọn lửa cháy sáng nằm giữa với vẻ rực rỡ tăng thêm khi ba cánh hoa bên trong dáp ứng với sự kích thích. Khi lửa vật chất, hay “lửa do cọ xát” trở nên đủ mạnh; khi lửa trí tuệ, hay lửa thái dương (vốn đem sinh khí cho chín cánh hoa) cũng trở nên mănh liệt, và khi tia lửa điện ở trung

543      tâm trong cùng bùng lên và có thể được nh́n thấy, th́ toàn bộ thể nguyên nhân trở nên phóng quang (radioactive). Lúc bấy giờ các lửa vật chất (sức sống của các nguyên tử thường tồn) thoát ra khỏi các khối cầu nguyên tử, và cộng thêm phần đóng góp (quota) của chúng vào khối cầu lớn mà chúng được chứa trong đó; lửa của trí tuệ ḥa lẫn với nguồn xuất phát của nó

và sự sống ở trung tâm thoát ra. Đây là sự giải thoát lớn. Nói bằng các thuật ngữ của nỗ lực nhân loại, con người đă đạt được mục tiêu của ḿnh. Y đă vượt qua ba Pḥng, và trong mỗi Pḥng, y đă chuyển những ǵ mà y đạt được ở đó cho cái kho chứa của tâm thức y; y đă phát triển và khai mở được các cánh của hoa sen trong tŕnh tự an bài – trước nhất khai mở được ba cánh hoa thấp, vốn liên quan đến một tiến tŕnh bao trùm một thời gian rộng lớn. Kế đó loạt cánh hoa thứ hai được khai mở trong một thời kỳ bao gồm việc tham gia sáng suốt của y vào các sự việc thế gian cho đến khi y nhập vào giới Tinh thần ở cuộc Điểm Đạo thứ nhất; và ở giai đoạn cuối cùng và ngắn hơn, trong đó ba ṿng cánh hoa ở bên trong hay ṿng cánh hoa cao hơn được phát triển và khai mở.

Để kết thúc những ǵ có thể nói được về chủ đề Cung Chân Ngă và lửa trí tuệ, tôi muốn đề nghị người nghiên cứu hăy ghi nhớ các điểm sau đây:

Thứ nhất. Thứ tự phát triển của các cánh hoa và việc kích hoạt các lửa tùy thuộc vào Cung Chân Thần, và cung phụ mà thể nguyên nhân thấy chính nó trên đó. Ư tưởng này thường được mở rộng và thường tỏ ra là một nguồn hữu ích cho việc nghiên cứu đối với nhà khảo cứu về huyền linh học.

Thứ hai. Việc khai mở này diễn ra chậm chạp trong các giai đoạn đầu, và chỉ tiếp diễn nhanh chóng khi chính con người hoạt động với cố gắng hữu ư.

Chân Ngă không để ư nhiều đến việc phát triển cho đến khi cánh hoa thứ hai trong loạt thứ hai bắt đầu khai mở. Trước lúc đó công việc tiếp diễn theo đúng luật tồn tại của nó

544      và qua sự sống có sẵn của Thượng Đế Ngôi Hai vốn là sự sống của các cánh của hoa sen. Sự sống của Thượng Đế Ngôi Một, tác động qua Bản Ngă (vốn ngự trong một h́nh hài kiến

tạo bởi sự sống hay năng lượng của Thượng Đế Ngôi hai bằng chất-lực (force-substance) được làm sinh động bởi sự sống của Thượng Đế Ngôi Ba) chỉ đáp ứng với cơ hội khi giai đoạn trên được đạt tới.

Sau rốt: nghi thức điểm đạo chỉ được trải qua khi thể nguyên nhân ở trong t́nh trạng đáp ứng với trạng thái Ư Chí của Hành Tinh Thượng Đế (trạng thái thứ nhất) và làm việc đó qua sự hợp tác tự nguyện của cái ngă đầy hiểu biết.

Hiện nay, không thể nói thêm về điều này, nhưng ở đây cũng đủ những ǵ được nêu ra để mở ra các đường lối khảo cứu khác nữa. Nếu được noi theo, các đường lối này sẽ đưa nhà nghiên cứu đến nhiều giá trị và áp dụng thực tiễn.

3. Tóm lược.

Chủ đề kế tiếp của chúng ta tự nó liên quan với các tinh linh (elementals) của cơi trí, với các h́nh tư tưởng mà chúng làm sinh động và với việc xem xét chúng như các trung tâm lực, có thể tạo ra các kết quả -kiến tạo, nếu được hướng dẫn đúng; hủy diệt, nếu bị bỏ đi theo con đường của chúng một cách mù quáng. Tuy nhiên, trước khi đề cập đến vấn đề này, tôi muốn gom chung lại một số mạch tư tưởng liên quan đến vấn đề vừa bàn đến. Nếu chúng ta cẩn thận tuân theo các dữ liệu (data) được đưa ra về sự biểu lộ của Chân Ngă trên cơi riêng của nó, và các lửa của thể nguyên nhân, chúng ta sẽ chú ư đến sự tương đồng sát sao giữa thể chân ngă đó, xét dưới h́nh thức một trung tâm lực, với một số trạng thái biểu lộ của Thượng Đế.

Thể nguyên nhân đă được nh́n thấy dưới h́nh thức một hỏa luân (wheel of fire), chứa bên trong chu vi của nó ba điểm tập trung năng lượng, tức các nguyên tử thường tồn. Như trước có nói, chúng đều tương tự với nguyên khí thứ

bảy của mỗi một trong ba ngôi – ư chí hay quyền năng, minh triết-bác ái và trí tuệ linh hoạt. Mỗi điểm tập trung này đều có cấu trúc bên trong của riêng nó, như được thấy trong các loa tuyến, về bản chất, chính là các ḍng năng lượng, đáp ứng với kích thích và rung động, được khơi hoạt bên trong và bên ngoài ṿng-hạn-định của chúng. Sự sống bên trong của nguyên tử thường tồn, và những ǵ làm sinh động và tạo ra hoạt động của nó, là sự sống của Ngôi Ba; lực tác động vào nó và qua nó là sự sống của Ngôi Hai. Khi sự tiến hóa tiếp diễn, độ mạnh của các sinh lực từ bên trong và các sinh lực ảnh hưởng đến nó từ bên ngoài, phát triển ngày càng mạnh, và ánh sáng của các nguyên tử thường tồn tăng lên, các cánh của hoa sen khai mở, và các nan hoa (tia) của lửa bức xạ bắt đầu hoạt động. Ở đây nên nhớ rằng các nguyên tử thường tồn đều liên quan với trạng thái vật chất của Sự Hiện Tồn (Existence) hay Biến Dịch (Becoming), trong khi các cánh của Hoa Sen, hay các nan hoa bằng lửa của bánh xe, liên quan đặc biệt với trạng thái tinh thần hay sự phát triển của tâm thức; cái nhân ở giữa hay là ba cánh bên trong, biểu hiện cho trạng thái Tinh Thần thuần túy.

Cả ba đường tiến hóa này đều tiếp diễn đồng thời, và có tác dụng phản xạ cái này trên cái kia; chính việc này mới tạo ra sự hoàn hảo sau đó của việc khai mở. Không thể và cũng không thích hợp để theo mỗi đường lối của cuộc tiến hóa tam phân này một cách riêng biệt, cũng không xem chúng như được tách khỏi nhau. Sự tương tác quá chính xác và sự kích thích lẫn nhau quá quan trọng nên người nghiên cứu về sự tiến hóa của chân ngă không nên thờ ơ.

Như có nói ở một nơi khác, chính là qua các nguyên tử thường tồn mà Chân Ngă giao tiếp được với thế giới khách thể (biểu lộ) của ḿnh; y hoạt động dựa vào và qua môi

trường chung quanh một cách thành công hoặc một cách mù mờ chừng nào mà y có thể truyền năng lượng cho các nguyên tử thường tồn của y, và đưa các loa tuyến ra khỏi t́nh trạng tiềm tàng đi vào t́nh trạng hoạt động. Điều này chỉ có xảy ra khi Chân Ngă khai mở các cánh của hoa sen. Nên nhớ rằng ba cánh hoa thấp, khi được khai mở đầy đủ, sẽ tác động, nhờ

546 sinh lực của chúng, vào ba loa tuyến chính trong nguyên tử thường tồn hồng trần. Khi ṿng cánh thứ hai dần dần mở ra, nguyên tử thường tồn cảm dục trải qua một tiến tŕnh tương tự, đưa tới việc đánh thức các loa tuyến bên trong nguyên tử thường tồn hạ trí (mental unit). Tôi muốn nêu ra ở đây rằng có một dị biệt nhỏ trong trường hợp của nguyên tử thường tồn hạ trí, v́ 4 loa tuyến của nguyên tử thường tồn hạ trí được đánh thức đưa tới hoạt động đầy đủ khi cánh hoa kiến thức thuộc ba cái cuối cùng khai mở. Việc khai mở hai cái c̣n lại để lộ ra đóa hoa ba phần tỏa sáng nằm ở tâm của biểu lộ chân ngă. Nên khôn khéo mà phát ra nốt cảnh báo ở đây liên quan đến vấn đề phát triển chân ngă này. Những ǵ được nói đến ở đây, chỉ là lập ra kế hoạch tổng quát của việc phát triển chân ngă như được lư giải bằng các thuật ngữ về tâm thức hoặc về lửa. Khi nghiên cứu vấn đề với áp dụng thích hợp cho con người, nhà nghiên cứu nên ghi nhớ các sự kiện sau: Thứ nhất, tùy theo Cung Chân Thần, mà loại cánh hoa sẽ khai mở. Thí dụ, nếu Cung Chân Thần là Cung 2, cánh hoa tri thức sẽ khai mở trước tiên, nhưng cánh hoa bác ái thứ hai sẽ hầu như phát triển song song với nó, v́ đối với loại Chân Ngă đặc biệt đó, đường khai mở sẽ dễ nhất; cánh hoa tri thức sẽ là khó khai mở nhất cho nó.

Thứ hai, nếu các hiệu quả của một ṿng cánh hoa đang khai mở sẽ được cảm nhận bên trong ṿng kế tiếp ở bất cứ giai đoạn ban đầu nào, th́ sẽ gây ra một hưởng ứng về rung động, v́ vậy các giai đoạn khai mở sau sẽ nhanh hơn nhiều so với giai đoạn đầu.

Thứ ba, đó là có nhiều trường hợp khai mở không đồng đều hoặc không tương xứng. Rất thường gặp con người với có lẽ, hai cánh hoa đă khai mở trong ṿng tṛn thứ nhất và một cánh hoa vẫn c̣n ở trạng thái tiềm tàng (latency), trong khi một cánh hoa ở trung tâm hoặc ở ṿng thứ hai có thể phát

547      triển đầy đủ. Đây là giải thích thường gặp về năng lực trong việc phụng sự theo một số đường lối, được một số người tŕnh bày, kết nối với một giai đoạn phát triển tương đối thấp hoặc giai đoạn thấp của tâm thức (nói về mặt Chân Ngă). Điều này do các nguyên nhân khác nhau, giống như karma của chính Chân Thần trên cơi cao của nó và sức mạnh của việc giữ chặt của Chân Thần vào chân ngă; nhiều kiếp sống được dành cho một đường lối hoạt động đặc biệt, mang đến kết quả tạo nên một rung động mạnh mẽ – rung động này mạnh đến nỗi nó làm cho sự phát triển của đáp ứng đối với các rung động phụ, khó đạt được; một số t́nh trạng đặc biệt c̣n ẩn giấu trong cơ tiến hóa của bất cứ Đấng Chưởng Quản đặc biệt của một Cung, và hiệu quả của t́nh trạng đó dựa vào một nhóm tế bào đặc biệt; karma tập thể của một nhóm hoặc tập hợp các thể nguyên nhân và sự tương tác lẫn nhau của chúng. Mọi đơn vị chân ngă hoặc trung tâm lực của Chân Thần đều có một hiệu quả rơ ràng lên nhóm hoặc cộng đồng các Chân Ngă, trong đó nó có thể có một vị trí, và v́ sự tương tác tiếp diễn, các kết quả đôi khi được tạo ra có một bản chất tạm thời không mong đợi.

Các điểm này cần nên được nhà nghiên cứu về sự tiến hóa chân ngă cẩn thận ghi nhớ. Toàn bộ chủ đề này đáng quan tâm ở chỗ đó là giai đoạn kế ngay trước mắt các đạo sinh về khoa tâm lư học huyền môn. Sau rốt nhiều điều sẽ được xác định, sẽ chiếu rọi tia sáng mới lên khả năng hoạt động trên cơi trần đối với con người. Toàn thể bí ẩn của thành công bằng bất cứ nỗ lực nào hoặc công việc khó khăn nào đều trước tiên dựa vào hai điều:

Thứ nhất, năng lực của Chân Ngă để hoạt động qua

phàm ngă, vận dụng phàm ngă một cách đơn giản như

phương tiện biểu lộ.

Thứ hai, karma của nhóm chân ngă khi nó trở nên lộ rơ hơn trên cơi trần. Cho đến giờ, nhiều điều đă được nói và dạy về karma cá biệt. Trong tương lai, karma tập thể sẽ từ từ đảm nhận chỗ đúng của nó trong tư tưởng của các nhà nghiên cứu, và điều này sẽ dẫn tới sự hợp tác sáng suốt hơn, dẫn đến sự hiểu biết nhờ cảm thông hơn của các trách nhiệm tập thể, và đưa đến một giải pháp thích hợp hơn cho các vấn đề tập thể.

Khảo cứu của tâm lư học huyền môn cần đến một khái niệm đúng về bản chất của Ego hoặc khơi dậy Ego vào hoạt động đầy đủ trong biểu lộ; việc đó sẽ tất yếu đưa đến cách lập công thức chính xác về các luật khai mở Chân ngă, về các cách mà nhờ đó, từng cánh một, hoa sen có thể được đưa đến hoàn thiện, và về bản chất tam phân của công cuộc tiến hóa của nó; điều đó sẽ đưa tới một hiểu biết cuối cùng về ư nghĩa đích thực của lực, và về năng lượng trong trạng thái nhị nguyên của nó – rung động bên trong và bức xạ bên ngoài; nó sẽ tạo ra việc tập trung sự chú tâm của mọi đạo sinh tiến bộ vào các trung tâm – trong trường hợp này không phải là

các trung tâm vật chất trên các phân cảnh dĩ thái mà là các trung tâm tâm lư giống như Ego trong thể nguyên nhân và các nhóm Chân Ngă. Sau đó, điều này sẽ tạo ra một sự lĩnh hội rơ ràng hơn về hiệu quả của tâm thức này trên tâm thức khác trên cơi trần, và sự hiểu biết này sẽ được vận dụng một cách khoa học để tạo ra các kết quả đặc biệt trong sự tiến hóa tập thể, và như vậy một số các vấn đề trên thế giới sẽ t́m được cách giải quyết. Sau cùng các định luật về lửa sẽ được khảo cứu, bản chất của nhiệt, của bức xạ và của ngọn lửa (flame) sẽ được điều nghiên về mặt huyền linh, và tác động của một lửa lên lửa khác, kết quả của bức xạ từ một phạm vi hữu thức này đến phạm vi khác sẽ được hiểu rơ; cách khơi hoạt tâm thức trên các cơi khác nhau bằng tác động trên các lửa của thể nguyên nhân và việc kích thích chúng sẽ từ từ được khai mở.

Toàn bộ vấn đề từ từ, rất chậm chạp, trở nên quan trọng trong tư tưởng con người (cho dù ít được nhận ra) qua việc khảo cứu về sự huấn nghệ, hiệu quả công việc, và chỗ đứng của con người trong bất luận nghề nghiệp hoặc công cuộc kinh doanh nào. Con người được nói đến và được nghiên cứu bằng các thuật ngữ về các yếu tố lực tiềm tàng, và đây là một bước theo đúng hướng.

Cách đến gần cùng vấn đề theo quan điểm phàm ngă, chớ không theo quan điểm chân ngă, thời gian đang tiến 549 nhanh khi tầm quan trọng sẽ được đặt vào giáo dục dựa vào cách hay nhất mà người trẻ có thể được dạy để tiếp xúc với chân ngă của chính họ tức là năng lượng cao siêu; cách hữu hiệu mà họ có thể được dẫn dắt để có được tri thức và năng lực của thượng ngă của họ hầu dùng trên cơi trần. Cách hay nhất mà họ có thể xác định việc tạo thành nhóm của họ, và

nhờ thế hoạt động cùng với nhóm của họ, và bằng sự hợp nhất với toàn bộ năng lượng của nhóm đó; cách hay nhất mà phàm ngă tam phân – xác thân, cảm dục và hạ trí – có thể được đưa vào chỉnh hợp trực tiếp với trung tâm lực cao của họ, và nhờ thế, đưa xuống một nguồn cung cấp năng lượng liên tục để làm mạnh thêm ba hiện thể của họ và sự vận dụng khôn khéo của họ; cách tốt nhất mà các loa tuyến khác nhau có thể được khơi hoạt và năng lượng bên trong chính các tế bào của họ được phóng rải cho hành động. Mọi điều này sẽ là một vấn đề tiến hóa từ từ, nhưng ở đây tôi đă phác họa khuynh hướng của việc khảo cứu tương lai, v́ trong việc lập công thức để có thể thực hiện, có ẩn sự nhận thức sau cùng của nó. Một diễn tiến như thế tất phải chậm chạp. Các năng lực của ego thật là kỳ diệu và nếu được phóng rải hiện nay qua môi giới (agency) của một phàm ngă chưa sẵn sàng, sẽ dẫn đến một tai họa tệ hại. Nhưng sẽ đến thời điểm, và trong thời gian chờ đợi, một hiểu biết đúng về năng lực có sẵn sẽ có lợi cho tất cả những ai có được trực giác để nhận biết được mục tiêu.

 

551 Tiết Hai

 

 

Theo đoạn này, chúng ta sẽ nêu ra vắn tắt một đại cương của khảo cứu mà chúng ta sẽ đảm nhận về đề tài bao la và tuyệt diệu này, v́, như nó dứt khoát là liên quan đến sự tiến hóa của con người và sau rốt năng lực của con người để sáng tạo, chúng ta sẽ khôn ngoan mà đề cập đến vấn đề bằng một số chi tiết.

Tiết này không định nêu ra các mẩu thông tin lư thú về các devas. Tôi chỉ t́m cách bàn đến vấn đề bằng áp dụng thực hành của nó cho con người, và nêu ra nhiều tri thức cần thiết để giúp con người kiềm chế và kiến tạo cơ thể của chính ḿnh, hiểu được phương pháp sáng tạo và hiểu được phần nào các sinh linh nhỏ bé và cơ tiến hóa thiên thần đi song song với những ǵ mà con người có thể có liên hệ.

 

1. Chức năng các h́nh tư tưởng.

Điều cần nên ghi nhận là khi nghiên cứu vấn đề này, chúng ta không bắt đầu với những ǵ rơ rệt nhất, tức h́nh hài bên ngoài bằng chất trí, mà bắt đầu với sự sống bên trong hay Ư Tưởng (Idea) bên trong h́nh hài, và bắt đầu với các Định

552 Luật đang cai quản trạng thái sáng tạo. Chức năng này của mọi h́nh tư tưởng có ba phần: . Đáp ứng với rung động . Cung cấp một h́nh thể (body) cho một ư tưởng . Tiến hành một mục tiêu đặc biệt. Trước hết, chúng ta hăy nghiên cứu h́nh tư tưởng của Thượng Đế, và kế đó chuyển chú ư của chúng ta đến các h́nh tư tưởng do Chủ Thể Suy Tưởng (Thinker) tạo ra từ các cơi trí của thái dương hệ và bằng chất trí. Chúng ta phải chú ư rằng, trong trường hợp của Thượng Đế, tất cả dựa vào những ǵ mà chúng ta phải đặt căn bản cho các kết luận của chúng ta là biểu lộ hồng trần của Ngài, và phẩm đức của Ngài, tức bản chất tâm thông, hướng vị, phóng xuất hay từ điển, như chúng ta thấy nó thể hiện qua h́nh hài. Do vậy, chúng ta bị bất lợi rất nhiều.

a. Đáp ứng với rung động. Trong giới huyền môn, người ta luôn nhận thức rằng toàn bộ mục tiêu tiến hóa của con người là giúp cho Chủ Thể Suy Tư đáp ứng với mọi tiếp xúc một cách đầy đủ và có ư thức, như thế vận dụng một hoặc nhiều thể của y, với cương vị kẻ truyền đạt thích hợp với tiếp xúc đó. H́nh-tư-tưởng của con người được nghiên cứu dễ nhất là h́nh-tư-tưởng mà Chân Ngă tạo ra nhờ đó để hoạt động. Y tạo nên các thể/lớp vỏ của ḿnh bằng sức mạnh của tư tưởng, c̣n nhục thân là lớp vỏ tốt nhất mà -ở bất cứ giai đoạn tiến hóa đặc biệt nào -y có thể tạo ra lúc đó. Cùng một sự việc có thể được xác định đối với Thái Dương Thượng Đế. Bằng sức mạnh của tư tưởng, Ngài tạo ra một thể (body) vốn có thể đáp ứng với nhóm gồm các rung động có liên quan với cơi hồng trần vũ trụ (cơi duy nhất mà chúng ta có thể nghiên cứu). Điều đó chưa thích hợp và không biểu lộ đầy đủ Chủ Thể Suy Tưởng của Thượng Đế.

Các rung động mà h́nh-tư-tưởng của thái dương hệ phải đáp ứng với chúng th́ có nhiều, nhưng đối với các mục đích của chúng ta có thể nêu ra bảy loại chính:

1. Các rung động của cơi hồng trần vũ trụ, xét nó như tất cả vật chất của cơi đó vốn hiện hữu ở bên ngoài ṿng-hạn­

553      định của Thượng Đế. Nó liên quan đến các lưu chất và các ḍng prana và akasha.

 

2. Các rung động của cơi cảm dục vũ trụ khi chúng ảnh hưởng đến h́nh hài vật chất của biểu lộ thiêng liêng. Về mặt vũ trụ, điều này liên quan đến tác động vào Thái Dương Thượng Đế chúng ta đối với tính chất t́nh cảm của các thực thể vũ trụ khác, và liên quan đến hiệu quả từ điện lên trên Ngài đối với phóng phát tâm linh của các vị đó. Xét v́ sự kiện rằng thể hồng trần trọng trược của Ngài không phải là một nguyên khí (principle), điều này có một bản chất mạnh mẽ hơn là nhóm các rung động đầu tiên, v́ là trường hợp cũng trong công cuộc tiến hóa của con người.

 

3. Trong ṿng tâm thức của Thượng Đế, các rung động mà từ đó vốn được nhận biết như là Thượng Ngă của Thượng Đế, hay là cội nguồn xuất phát của Ngài. Điều này đưa thái dương hệ vào trong phạm vi rung động của một vài cḥm sao vốn có một vị trí quan trọng sâu xa trong cơ tiến hóa chung của thái dương hệ.

 

4. Các rung động từ sao Sirius (Thiên Lang) xuyên qua cơi trí vũ trụ.

 

5. Các rung động từ bảy Rishis của Đại Hùng Tinh và trước tiên từ hai Đấng vốn là các Nguyên Mẫu (Prototypes) của các Đấng Chủ Quản (Lords) của Cung Bảy và Cung Năm. Đây là một điểm quan trọng nhất, và có được tương ứng tiểu thiên địa của nó ở vị trí mà Cung Bảy có được trong việc tạo ra một h́nh tư tưởng, và sử dụng Cung 5 trong việc cụ thể hóa. Mọi nhà huyền thuật làm việc với vật chất và họ bận với

việc kiến tạo h́nh hài (dù cố ư hoặc vô tâm) đều đang gọi đến hai loại thần lực hoặc năng lượng này.

6. Một vài rung động rất thâm viễn, cho đến nay không thể cảm nhận được trong Cơ Thể Thượng Đế nhiều hơn là ảnh hưởng của Chân Thần trong cơ thể của người b́nh

 

554      thường, từ Vũ Trụ Thượng Đế, Đấng Cao Cả vũ trụ đó đang tự biểu lộ qua bảy trung tâm lực, mà trong đó thái dương hệ chúng ta là một.

7. Một loạt các rung động vốn sẽ trở nên mạnh hơn khi Thượng Đế chúng ta tới gần giai đoạn mà về mặt huyền linh, được gọi là “Trưởng Thành Thiêng Liêng” (“Divine Maturity”), nó phát ra từ chính cḥm sao ở trong các Cơi Trời (Heavens) vốn biểu hiện cho đối cực của Ngài. Đây là một bí ẩn sâu xa và liên quan đến sự phối ngẫu vũ trụ (cosmic marriage) của Thượng Đế.

Do đó hiển nhiên là cho đến nay, điều có thể được xác định về tương lai của thái dương hệ ít oi biết bao nhiêu, cho đến khi các rung động của huyền giai thứ sáu và thứ bảy trở nên mạnh mẽ hơn, và các ảnh hưởng của chúng tất nhiên có thể khảo sát dễ dàng hơn. Ở đây không thể làm ǵ nhiều hơn là nêu ra bảy loại rung động mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta (hoạt động trong một thể vật chất), vào thời điểm thích hợp, một cách hữu thức và chính xác, sẽ đáp ứng với các rung động đó. Ngài đáp ứng với các rung động của huyền giai (order) thứ nhất, thứ hai, thứ ba, và thứ tư rất đầy đủ vào lúc này, nhưng cho đến nay (dù đáp ứng) không thể đầy đủ, và một cách hữu thức, vận dụng các loại năng lượng này. Rung động của huyền giai thứ 5 được Ngài thừa nhận, đặc biệt ở trong ba trung tâm lực của Ngài, nhưng cho đến nay không hoàn toàn ở dưới sự kiểm soát của Ngài. Hai

huyền giai khác được cảm nhận và nhận biết, nhưng mơ hồ đến mức hầu như nằm ngoài phạm vi tâm thức của Ngài.

Khi đưa các ư tưởng này nối liền với con người và các h́nh tư tưởng mà y tạo ra (giống như các lớp vỏ vật chất của y), sự tương ứng có thể được vạch ra bên trong thái dương hệ theo quan điểm của các hành tinh hệ mà trong đó con người có vị trí của ḿnh. Công việc của con người khi y tạo ra trong chất tư tưởng của cơi trí và kiến tạo các h́nh thể không liên quan với chính y, chúng ta sẽ bàn đến sau này.

Các phương pháp mà nhờ đó đáp ứng rung động được

mang lại, có thể được liệt như sau : . Qua yếu tố thời gian trong bước tiến hóa. . Qua sự kích hoạt ngoài thái dương hệ và sự luyện tập

cật lực, dù là dành cho một Thượng Đế hoặc một con người. . Qua tiến tŕnh Điểm Đạo và việc đặt vào Gậy Điểm Đạo. Yếu tố tiến hóa được nhận biết và nghiên cứu bởi nhiều

trường phái tư tưởng, bí truyền hoặc công truyền. Việc kích hoạt ngoài thái dương hệ liên quan đến một số lớn yếu tố, nhưng hai yếu tố chính cần được ghi nhớ đó là sự kích hoạt này sẽ được áp dụng:

Thông qua tập thể đến đơn vị. Thông qua một “Giới của Thiên Nhiên” tiến hóa hơn đến

một giới ít tiến hóa.

Về yếu tố thứ ba, tức yếu tố Điểm Đạo, cần nhớ rằng, ở đây chúng ta chỉ xét các cuộc điểm đạo lớn, chớ không xét rất nhiều phát triển tâm thức mà có thể được t́m ra qua tất cả các giới và các biểu lộ.

Liên quan đến những ǵ mà chúng ta đă xét ở trên, về

chức năng đầu tiên của một h́nh-tư-tưởng (năng lực đáp ứng

với rung động) tôi muốn nhấn mạnh việc cần nhớ rằng đáp

ứng đó phải được tạo ra bởi Ư tưởng lồng bên trong, và lúc bấy giờ ư tưởng đó sẽ qua một tác động phản xạ phức tạp, đưa tới đáp ứng từ lớp vỏ vật chất đang che giấu nó. Rung động là kết quả của xung lực bên trong, và tạo ra sức lôi cuốn của nó đối với tâm thức bên trong nhờ va chạm vào bất cứ cái ǵ có thể được hiểu như là vật chất; va chạm này được truyền trực tiếp đến sự sống bên trong, và vào đúng lượt, được truyền đến vật chất trong h́nh hài được thừa nhận. Một diễn biến tương tự có thể được nghiên cứu trong các phản ứng thần kinh của cơ cấu hồng trần, và sự kết hợp của chúng với ư thức năo bộ.

Như sẽ được nhận thấy trong ba cơi thấp của nỗ lực của con người, con người sẽ hành động như một Đấng Sáng Tạo

556      và sẽ noi theo phương thức tương tự. Các h́nh-tư-tưởng của y sẽ được cấu tạo bằng chất trí, được chọn riêng biệt, v́ nó rung động với cùng một loại rung động khi Thiên Ư (Idea) mưu t́m biểu hiện, và các h́nh này sẽ tồn tại – y như h́nh-tư­tưởng của Thượng Đế, tức thái dương hệ, đang tồn tại – v́ chừng nào mà yếu tố Ư Chí, hay sức sống năng động, c̣n tiếp tục giữ nó lại với nhau. Điều này đưa chúng ta tới điểm kế tiếp:

b. Cung cấp một Thể cho một Ư Tưởng. Trong công bố này chúng ta có tiềm tàng nguyên tắc căn bản về luân hồi và về hoạt động thậm chí về chính sự hiện tồn. Nó bao hàm việc mở rộng ư tưởng chúng ta để bao gồm cơi trí vũ trụ khi chúng ta nghiên cứu về Thượng Đế và khi khả năng sáng tạo của con người được khảo sát mà chúng ta đă chọn cơi trí của thái dương hệ. Một ư tưởng căn bản phải được đưa ra ở đây và cân nhắc đến: Xung lực sáng tạo này, khuynh hướng hướng về việc cụ thể hóa cái trừu tượng này, năng lực nội tại để “khoác lấy

h́nh hài’ này có biểu hiện đầy đủ nhất của nó cho đến nay ở trong vật chất. “Lư do tồn tại” là ở chỗ -đối với con người – mọi chất liệu nhờ đó y sáng tạo, mọi h́nh tướng mà y tạo ra, và mọi tiến tŕnh cụ thể hóa mà y tiến hành, đều được sáng tạo, xây dựng và tiến hành bên trong thể vật chất của Thượng Đế. Ở đây có thể t́m thấy lư do cho tầm quan trọng đặt vào bản chất về khía cạnh giới tính và dựa trên khía cạnh tái tạo vật chất; điều đó có thể được nh́n thấy trong mọi giới của thiên nhiên, ngoại trừ giới thứ nhất và thứ năm. Đây là một điểm có ư nghĩa nhất và các loại trừ nên được nghiên cứu theo ư bao hàm rộng nhất, v́ chúng chứa bí ẩn căn bản về phái tính trên đường tiến hóa hướng hạ và trên đường tiến hóa thăng thượng. Nơi chúng ta thấy có hai thái cực. Cần nên ghi nhận rằng cũng như ư tưởng cho rằng thái dương hệ là thể hồng trần của Thượng Đế và thể biểu lộ của Ngài được hiểu rơ, nhiều vấn đề trở nên sáng tỏ và hai điểm đặc biệt sẽ dần dần được nhà nghiên cứu thấu triệt, nếu y suy nghiệm và khảo cứu:

Thứ nhất: Rằng vào đúng lúc, khi Thượng Đế đạt được sự

557      giải thoát khỏi các trở ngại của vật chất hồng trần, toàn bộ hệ thống biểu lộ bên ngoài sẽ bắt đầu được xem như một ư tưởng hay khái niệm, được khoác trong một bức màn hay lớp vỏ bằng vật chất tinh anh hơn là chất hồng trần, và cơ thể Thượng Đế sẽ được xem như sản phẩm của ư chí và ước vọng, c̣n chất hồng trần ở bất cứ đẳng cấp nào sẽ không nhập vào thành phần của nó; nó sẽ chỉ là một thể dục vọng. Điều này sẽ mang lại một t́nh trạng các sự việc không thể h́nh dung được đối với chúng ta, và chỉ phần nào hiểu được bởi người có thể sinh hoạt trên cơi Bồ Đề của thái dương hệ, tức cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ. Ở đây nên nhớ rằng cơi cảm dục của chúng ta chỉ là cơi phụ thứ sáu của cơi hồng trần vũ

trụ và việc này không đưa cho chúng ta một nền tảng thực sự nào từ đó để suy luận về cơi cảm dục vũ trụ. Chỉ khi cơi cảm dục là một chỗ nhận yên tĩnh xung lực của cơi Bồ Đề, hoặc là vật phản xạ trong trẻo của cơi đó (nó sẽ không được như thế cho đến cuối kỳ mahamanvatara) chúng ta sẽ không thể đưa ra bất cứ ư tưởng nào liên quan đến cơi cảm dục vũ trụ.

Thứ hai. Về toàn bộ khía cạnh biểu lộ phái tính, theo như chúng ta hiểu nó trong các giới khác nhau của thiên nhiên, đó là một biểu hiện năng lượng của Thượng Đế, khi năng lượng đó tuôn chảy qua và kích hoạt trung tâm lực đó trong cơ thể của Ngài vốn tương ứng với các cơ quan sinh sản. Mọi chức năng sáng tạo của thực vật, động vật và gia đ́nh nhân loại, xét chúng như một tổng thể, cho đến nay vốn thuần là vật chất và được dựa trên dục vọng thấp kém. Hoài vọng của Thượng Đế đối với việc lâm phàm hồng trần, cho đến nay vẫn là chủ âm (dominant note). Sau này, ước muốn (desire) của Ngài về việc đó sẽ kém đi và sẽ trở nên được chuyển hóa thành ước muốn sáng tạo chỉ trên các mức độ trí tuệ. Đây là những ǵ đưa trạng thái Hủy Diệt vào hoạt động, sau rốt đưa đến sự qui nguyên (obscuration, trở về trạng thái ban đầu) và “cái chết” về mặt vật chất của thái dương hệ. Dấu hiệu mà trạng thái này xảy đến sẽ được nhận thấy khi hai biến cố lớn xảy ra:

Năng lực của con người để sáng tạo một cách có hiểu biết trên các phân cảnh trí tuệ và sự chuyển hóa sau đó của các xung lực tính dục thấp thành cao.

Đem lại sinh khí cơi trí thuộc một nhóm lớn khác của giới động vật.

 

Khi hai điều này có thể được thấy thể hiện trong bất cứ cuộc tuần hoàn nào, nó sẽ biểu thị cho một sự quyết tâm an

trụ vào cơi trí của Thượng Đế. Chúng ta chỉ có thể bắt đầu hiểu được điều này bằng cách khảo sát thể biểu lộ của Ngài trong các phần hợp thành của nó.

Ở đây, những ǵ được khẳng định về h́nh-tư-tưởng của Thượng Đế có thể cũng được tŕnh bày đối với h́nh-tư-tưởng của Hành Tinh Thượng Đế và một hệ thống hành tinh. Khi sự an trụ về vũ trụ của Ngài trở nên thuộc cơi trí hơn, và khi bản chất dục vọng về vũ trụ của Ngài bắt đầu được chuyển hóa, thần lực vốn tác động qua các trung tâm lực của Ngài sẽ được nhận thấy thay đổi một cách tương xứng trong chiều hướng; Nǵa sẽ triệt thoái thần lực từ một vài trong số các trung tâm thấp và các bầu hành tinh của Ngài; Ngài sẽ chấm dứt chú tâm vào việc lâm phàm hồng trần, và sau rốt Ngài sẽ triệt thoái vào trong chính Ngài. H́nh-tư-tưởng của Ngài sẽ biểu lộ sự giảm sút sinh lực từ từ; bầu vật chất trọng trược sẽ tàn tạ và kết thúc biểu lộ ngoại cảnh, c̣n các bầu khác sẽ tạm thời nắm giữ sự sống của Ngài mặc dù không dài lâu. Vào đúng thời điểm, toàn bộ hành tinh hệ sẽ trở nên tăm tối, và Ngài sẽ hoạt động chỉ trong thể cảm dục vũ trụ của Ngài.

Đó cũng là trường hợp xảy ra với một dăy hành tinh và Sự Sống làm linh hoạt của dăy đó, khi xem một dăy như chỉ là một trung tâm trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế, tuy có yếu tố trung tâm riêng của nó. Điều này có thể thấy trong Mặt trăng với một cách lư thú nhất. Ước vọng của Đấng Chiếm Hữu (Occupant) vốn không c̣n nữa đối với biểu lộ hồng trần; do đó Ngài triệt thoái sự sống của Ngài. Tất cả những ǵ c̣n lại là cái vỏ mất hết sinh khí (devitalised shell); hai trạng thái kia đă tách ra và chỉ c̣n trạng thái thứ ba, sự sống có sẵn của chính vật chất, các dấu vết c̣n lại dần dà cũng tan biến theo các thế kỷ trôi qua.

Liên quan với con người, một t́nh trạng tương tự được

nhận thấy trong sự tan ră từ từ của xác thân sau cái chết; hai

trạng thái kia bị loại bỏ, c̣n h́nh hài mục rửa.

Khi các sự kiện căn bản này được hiểu rơ, và con người bắt đầu thẩm định vị thế của ḿnh như Đấng Sáng Tạo, th́ toàn bộ khía cạnh của vấn đề tính dục cũng sẽ thay đổi; và trọng điểm sẽ được đặt vào các luật sáng tạo bằng trí, dựa vào việc tạo các h́nh-tư-tưởng một cách khoa học và trạng thái vật chất trọng trược của sáng tạo sẽ bị đ́nh chỉ. Khi việc này diễn ra như thế, lúc đó con người sẽ trở thành lẽ phải thiêng liêng của ḿnh, và giới nhân loại sẽ làm tṛn chức năng thích hợp của nó. Khía cạnh tính dục – như hiện nay nó tự biểu lộ -và toàn bộ tiến tŕnh sinh sản là tiến tŕnh mà con người chia sớt với giới động vật và được dựa vào các bản năng thú tính của con người, và bản chất vật chất trọng trược vốn không phải là một nguyên khí. Khi y hoàn toàn được giải thoát khỏi giới động vật, c̣n giới thứ ba và giới thứ tư ở t́nh trạng tách biệt với nhau, lúc bấy giờ, bản chất tính dục và các cơ quan sinh sản sẽ được người b́nh thường nh́n theo một cách rất khác với hiện nay. Sau rốt, sự sáng tạo sẽ là kết quả của các xung lực tư tưởng chớ không phải xung lực dục vọng; lúc bấy giờ tiến tŕnh sẽ diễn ra (một khi xung lực khởi đầu trên cơi trí được đưa ra), b́nh thường, an toàn và vô tâm giống như tác động hô hấp hiện giờ. Khi xảy ra như thế (và thời gian là một con đường dài trước mắt), việc sinh sản ở hồng trần sẽ vẫn nối tiếp, nhưng h́nh hài vật chất sẽ được nói đến bằng các thuật ngữ cụ thể và chỉ về năng lượng, c̣n trọng điểm sẽ được đặt vào những ǵ vốn cần được biểu hiện. Giai đoạn này sẽ được bắt đầu khi các chức năng của thể dĩ thái được thấu triệt một cách khoa học, c̣n các định luật về sáng

tạo tư tưởng trở thành một vấn đề đối với tri thức và bàn bạc của quần chúng; nó sẽ trùng hợp với một giai đoạn mà trong đó giới động vật sẽ lại ở dưới ấn tượng trí tuệ, và hiện tượng biệt ngă hóa (thoát kiếp thú) sẽ lại được phép xảy ra.

Điều đó sẽ được nhận biết rộng răi vào lúc mà Tinh Thần-Vật chất là hai khía cạnh của một Nhất Nguyên duy nhất, và cách đặt tên hiện nay là Tinh Thần và chất liệu vật chất (material substance), sẽ được thay thế bằng ư niệm rộng lớn hơn về năng lượng âm và dương dưới h́nh thức hai trạng thái của Năng Lượng Duy Nhất. Mọi hiện tượng lúc bấy giờ sẽ được diễn tả bằng các thuật ngữ về lực, và vấn đề tính dục

– hay là sự hợp nhất giữa nam và nữ, âm và dương, trên cơi trần – sẽ được hoàn thành và thanh lọc.

Do đó, một ư tưởng được biểu hiện, theo nghĩa đen, là một xung lực dương, phát ra từ các phân cảnh trí tuệ và chính nó được khoác trong một bức màn chất liệu âm. Đến phiên nó, hai yếu tố này sẽ được xem như các phóng phát từ một trung tâm lực c̣n lớn hơn, vốn là mục tiêu biểu lộ qua cả hai.

Khi được con người tạo ra, một h́nh-tư-tưởng là sự hợp nhất của một phân thân dương và một phân thân âm. Cả hai đều là phân thân (emanations) của một Nhất Nguyên (Unity), tức Chủ Thể Suy Tư cố kết.

c. Tiến hành Mục Tiêu Đặc Biệt. Ở đây, chúng ta nói đến yếu tố sinh động nhất trong việc tạo ra các h́nh-tư-tưởng. Trong điểm thứ nhất, chúng ta nói đến trạng thái tâm thức, hay là “đáp ứng với cảm giác hoặc cảm xúc”, và như thế đưa vào khảo cứu của chúng ta tiến tŕnh kiến tạo Ngôi Hai Thượng Đế, tiến tŕnh của Chân Ngă, hay là nhận thức về nhị nguyên chủ yếu. Trong điểm thứ hai của chúng ta, khía cạnh

khách quan hơn được đúc kết phần nào và h́nh hài hữu h́nh được bàn đến, như thế đưa tới Ngôi Ba Thượng Đế, trạng thái vật chất sáng suốt, hay là trạng thái mà qua đó tâm thức t́m cách biểu lộ. Giờ đây, ư chí hay là khía cạnh mục tiêu cần được xem xét, do đó đưa tới trạng thái thứ nhất của Thượng Đế, hay là “ư-muốn-tồn-tại” (“will-to-be”) nổi bật lên. Khi điểm thứ ba này được cẩn thận suy xét, người ta sẽ ghi nhận rằng (theo như có thể trông chờ) nó bao gồm hai điểm kia, và tổng hợp chúng lại.

Một vài yếu tố cần được ghi nhớ khi chúng ta xem xét các lời lẽ “mục tiêu đặc biệt” này. Bằng cách liệt kê chúng, chúng 561 ta sẽ cố gắng làm càng sáng tỏ càng tốt vấn đề rất phức tạp

này. Ư tưởng có liên quan là:

Yếu Tố về Chủ Thể. (Identity). Mục tiêu đặc biệt là áp dụng thực hành của ư chí, hay ư định (intent), của một Sự Sống sáng suốt hữu thức như nó tự lộ ra trong:

Cội nguồn của nó

Nhiệm vụ của nó

Phương pháp của nó

Mục tiêu của nó.

 

Tất cả các yếu tố này sẽ thay đổi theo bản chất của Chủ Thể xuất phát. Mọi h́nh-tư-tưởng – của Thượng Đế, hành tinh và con người – (không dành cho các thực thể khác cấp thấp hơn hoạt động như các nhà sáng tạo trí tuệ), tỏa ra từ một thể trí, được tạo ra cho mục tiêu tiến hành công việc linh hoạt nào đó biểu lộ theo các luật lệ đă định, và có một mục tiêu rơ rệt, hay mục đích cuối cùng được mong đợi.

Yếu Tố Thời Gian. Mục tiêu đặc biệt trong thái dương hệ là cuộc tiến hóa từ từ của một kế hoạch rơ rệt bắt nguồn từ Thiên Trí của Thượng Đế, và từ từ, theo chu kỳ, đạt đến mục

đích cuối cùng (consummation, sự hoàn thiện). Ba giai đoạn lớn về thời gian được dùng trong tiến tŕnh:

Giai đoạn kiến tạo, trong đó h́nh hài được tạo ra.

Giai đoạn vận dụng, trong đó h́nh hài được chiếm giữ, được Sự Sống trung ương cấp cho sinh lực và được dùng đến.

Giai đoạn tan ră, trong đó h́nh hài bị mất sinh lực, hủy diệt và tan ră.

 

Trong giai đoạn đầu, những ǵ liên quan với sự sống hữu h́nh, những ǵ liên quan đến biểu lộ ngoại cảnh được chú trọng hơn và quan trọng hơn hết. Trong giai đoạn 2, sự sống bên trong h́nh hài, hay là tâm thức bên trong trở nên từ từ nổi bật, và đặc tính (quality) hay là tinh thần (psyche) của h́nh-tư-tưởng, trở nên lộ rơ. Trong giai đoạn cuối, h́nh-tư­tưởng (đă hoàn tất nhiệm vụ của nó), tách ra thành nhị nguyên cơ bản của nó, và ư chí hoặc nghị lực (vốn nằm sau nhị nguyên dưới h́nh thức một nhất nguyên), ngưng chủ

562      đích. Sự sống biểu lộ (sự sống tâm linh nơi mà các h́nh-tư­tưởng vũ trụ có liên quan; sự sống trí tuệ khi các h́nh-tư­tưởng thái dương được cấu tạo; và sự sống tinh hoa chất nơi mà các h́nh-tư-tưởng của con người được tạo ra) triệt thoái và h́nh hài tan biến.

Trong mọi trường hợp này điều hiển nhiên là chỉ trong việc nghiên cứu về sự phát triển tính chất của h́nh-tư-tưởng mà mục tiêu cố hữu của nó sẽ được tiết lộ; chỉ khi các tiến tŕnh xuất phát của nó được hiểu rơ, th́ bản chất nhiệm vụ của nó mới có thể được nhận biết. Về căn bản, điểm này đúng đối với mọi h́nh hài. Nơi mà các h́nh hài tương đối kém quan trọng – như là các h́nh hài được con người tạo ra vào lúc này – được liên kết, điều này có thể được khám phá dễ

dàng, và đối với người có nhăn thông lăo luyện, mỗi h́nh hài

sẽ tiết lộ: Bằng màu sắc của nó, Bằng rung động của nó, Bằng phương hướng của nó, Bằng chủ âm của nó,

Cái bản chất của sự sống bên trong, tính chất của rung động của nó và bản chất mục tiêu của nó. Khi tóm tắt tất cả các điểm này th́ mục tiêu sẽ tự hiện ra.

Yếu tố karma. Mọi h́nh-tư-tưởng đều xuất hiện theo luật karma qua hiệu quả mà nó tạo ra. Ở giai đoạn này trong lịch sử của thái dương hệ -đó là giai đoạn chuyển tiếp rộng lớn giữa sự sống hồng trần trọng trược với sự sống trong thể dĩ thái của Thượng Đế -chúng ta không dễ ǵ mà tách ra giữa các h́nh-tư-tưởng này vốn là quả với các h́nh-tư-tưởng vốn là nhân. Ở đây, cần nên nhớ rằng chỉ các Đấng Cao Cả (Lords) thuộc vũ trụ và thái dương mới đưa ra /đề xuất (formulate) các tư tưởng. Các lunar Lords và các Đấng (intelligences) thấp hơn không làm việc đó. Do đó, có hai nhóm nói trên ở dưới Luật Karma. Chỉ v́ họ có ngă-thức, và do đó có trách nhiệm. Ở đâu không có ngă thức, ở đó không có trách nhiệm. Như vậy động vật không bị lôi cuốn vào trách nhiệm, và dù cho chúng

563      chịu đau khổ trên cơi trần và trong các hiện thể vật chất của chúng, trên các cơi tinh anh hơn, chúng không bị karma, v́ chúng không có kư ức, cũng không có dự liệu; chúng thiếu khả năng liên kết và v́ thiếu tia lửa trí tuệ, chúng được giữ thoát khỏi Luật báo phục (Law of retribution), trừ ra nơi đâu có liên hệ đến xác thân. Lư do đau khổ trong giới động vật

nằm trong bí ẩn về tội lỗi của kẻ vô trí (1) và trong giai đoạn khủng khiếp được nói đến trong GLBN, đưa đến kết quả là thất bại và méo lệch đủ loại. Nếu giai đoạn này không xảy ra, và loại đặc biệt này của “sai lầm về mục tiêu” này không xảy ra, chúng ta sẽ không có cái liên hệ nghiệp quả đáng ngại đang có giữa giới thứ ba và thứ tư.

Kết quả của sự sống và sự bền bĩ của một h́nh-tư-tưởng nếu có tính ác hiểm và hủy diệt, sẽ thể hiện thành “karma xấu”, nếu thuộc loại thiện hảo, nó sẽ hiện thành “karma tốt” trong nhóm mà kẻ phát ra (emanator) có một vị trí. Đây là điều được nói đến bởi không có karma nào bị ràng buộc với việc thể hiện một hành vi tốt lành và vị tha.

Yếu tố của Thần Kiến Tạo cấp thấp. Đây là một yếu tố lư thú nhất xuất hiện, mà dựa vào đó, chúng ta sẽ bàn rộng sau này khi xem xét các tinh linh. Mục đích đặc biệt của một h́nh-tư­tưởng có liên quan rất chặt chẽ với loại tinh chất thiên thần mà theo đó nó được tạo ra, và (liên quan với con người trên cơi trí) và với loại tinh linh (elemental) mà con người có thể chi phối và phóng ra dưới h́nh thức kẻ chiếm hữu, hay là môi giới đem lại sinh lực cho h́nh-tư-tưởng. Nói đại khái,

Tội của kẻ Vô Trí (the sin of the Mindless). Xem GLBN II, 195,

201. Tội này có liên quan tới việc Phân Chia Giới Tính trong đầu căn chủng thứ ba, giống dân Lemurian. Cùng một sự kiện lịch sử được ám chỉ đến cũng trong Thánh Kinh ở chương Genesis (Sáng Thế kư) VI, 2:4..

“Chúng (các giới tính) đă được phân chia trước khi tia sáng của lư trí thiêng liêng soi sáng vùng tăm tối của trí óc đến giờ vẫn ngủ say của họ và đă phạm tội. Cụ thể là họ đă phạm tội một cách vô tâm do tạo ra một hậu quả thiếu tự nhiên”.      

Cũng xem GLBN II, 721, 728.

một Thái Dương Thượng Đế chỉ hoạt động qua các Thần Kiến Tạo cấp cao, tứccác Manasaputras trong các cấp khác nhau

564 trên hai cơi cao của thái dương hệ. Ngài hoạt động qua các Thần này, và giao cho các Thần đó nhiệm vụ kiến tạo và đem sinh khí cho h́nh-tư-tưởng của thái dương hệ, với một mục tiêu đặc biệt có dự kiến. Các Hành Tinh Thượng Đế hoạt động trước tiên qua các Thần Kiến Tạo thuộc ba cơi kế tiếp (atma-buddhi-manas), các Thần này kiến tạo và kiểm soát công việc của các hành tinh hệ. Con người hoạt động qua các thần kiến tạo thuộc các cơi hạ trí và cơi cảm dục, v́ các h́nh­tư-tưởng của con người thuộc loại kama-manasic; các thần kiến tạo cơi trần được tự động lôi cuốn vào hoạt động bởi mănh lực của các luồng và các năng lượng được tạo nên trong vật chất tinh anh, bởi các Thần Kiến Tạo cấp cao. Bảng thêm vào ở trang kế có thể làm sáng tỏ vấn đề này. Nếu nghiên cứu kỹ bảng này, sẽ nhận ra rằng bảng liệt kê năm phần trước kia liên quan đến các giới quan trọng nhất trong thiên nhiên, trong khi hai giới cuối cùng đặc biệt cần quan tâm đó là giới khoáng chất không thể được xem như là một nguyên khí, mà chỉ là mức cụ thể hóa dày đặc nhất của cái trừu tượng (the abstract) và chính ở chỗ đó mà giới thực vật có một vị trí đặc biệt trong cơ cấu tổ chức của thái dương hệ với cương vị tác nhân truyền lưu chất sinh động prana; giới khoáng chất rơ ràng là một nhịp cầu giữa hữu thức và vô thức. Ở đây tôi đang dùng các lời này với nghĩa rộng nhất và tổng quát nhất của chúng. Dù được biết rằng giới khoáng chất có một tâm thức của riêng chúng, tuy nhiên cảm thức (sensation) có thể nhận ra được một cách rơ ràng hơn trong giới thứ hai, và sự phân biệt giữa tâm thức của khoáng chất với tâm thức của động vật th́ rộng lớn đến nỗi các tâm thức

BẢNG LIỆT KÊ IVCác Thực Thể Kiến TạoTính chất Thực Thể Bí huyệt Nhân Vật Giới

1- Atma ……. Logos ……. Đầu (Năo bộ) ……. TD Thượng Đế ……. Thứ 7 ……. Nhất Nguyên

2-3- Buddhi Manas ……. HT Thượng Đế ……. Đầu và Cổ Họng ……. HT Thượng Đế ……. Thứ 6 và thứ 5 ……. Nhị Nguyên 4-Mental ……. Con người ……. Đan điền.……. Con người ……. Thứ 4 ……. Tam Nguyên  Chót xương sống

5- Astral ……. Động vật ……. Cơ quan sinh sản …………………………………Thứ 3 ……. Nhị Nguyên 6- Etheric ……. Thực vật ……. Lá lách ………………………………… Thứ 2 ……. Chuyển tiếp 7- Thể đặc (dense) ……. Khoáng vật ……. Không có ………………………………… Thứ 1 ……. Nhất Nguyên

theo thứ tự, về căn bản không giống nhau. Giữa các giới này là giới thực vật, gần giống với tâm thức động vật nhiều hơn là tâm thức khoáng chất, và có một liên quan huyền bí nhất với cơ tiến hóa thiên thần.

Tất cả các giới này của thiên nhiên là các “h́nh của tư tưởng” (“forms of thought”); tất cả đều có thân thể (body),

566 sức sống, tính chất và mục tiêu, và tất cả đều được sinh ra bởi một sự sống vĩ đại hơn là sự sống của riêng chúng với một nhiệm vụ đặc biệt; chúng được sinh ra bởi những vị có ngă thức và là một pha trộn giũa trí tuệ, tinh thần và h́nh tướng biểu lộ. Chỉ ai có ngă thức mới có thể sáng tạo và chỉ có các vị đó mới có thể có mục tiêu, biết phối kết, có phương hướng và kiểm soát. Cho dù có thể dường như nhiều điều được để lại không được nói đến, tuy nhiên khi xem xét đúng bốn điểm nói trên liên quan đến “mục tiêu” trong một h́nh-tư-tưởng, chính nhà nghiên cứu có thể hoàn thành được nhiều điều. Khi trải rộng các ư tưởng này đến một Thái Dương Thượng Đế, nhiều vấn đề cần quan tâm nảy sinh, chúng chỉ có lợi chừng nào mà chúng mở rộng ư niệm và nới rộng chân trời của Chủ Thể Suy Tưởng. Mục tiêu của Thượng Đế vẫn chưa thể hiểu được đối với con người; không có lợi cho con người khi suy tư về mục tiêu đó, tuy nhiên, khi tŕnh bày các ư tưởng, việc quán triệt các ư tưởng đó của Chủ Thể Suy Tưởng có thể xảy đến việc hé mở từ từ của thời kỳ nhận thức, và sau đó hợp tác với mục tiêu thiêng liêng đó. Do đó, chúng ta hăy đưa ra một vài câu hỏi, để chờ tiết lộ sau này cho người trả lời:

 

1. Mục tiêu của việc lâm phàm hiện nay của Thái Dương Thượng Đế có thể là ǵ?

2. Mục tiêu có thể được hoàn tất trong hệ thống hành tinh riêng của chúng ta là ǵ và kế hoạch căn bản của Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta là ǵ?

3. Kế hoạch đó có khác với các hệ hành tinh khác không?

4. Mục tiêu nằm sau mối liên hệ hiện có giữa Địa Cầu chúng ta với Venus là ǵ?

5. Có phải mục tiêu của giới động vật nói chung, cần được xác định ở bất cứ mặt nào không ?

6. Mục tiêu ở sau cuộc tiến hóa của căn chủng hiện nay là ǵ? Chúng ta có thể hiểu được mục tiêu đó không?

7. Mục tiêu ở sau các h́nh thức quốc gia khác nhau là ǵ?

Kế tiếp, chúng ta hăy đưa toàn bộ ư tưởng xuống đến một căn bản thực tế hơn, và đưa ra các câu hỏi theo các đường hướng sau:

 

1. Tôi thường tŕnh bày các ư tưởng trong loại chất liệu ǵ?

2. Tính chất tâm thông của các h́nh-tư-tưởng của tôi là ǵ?

3. Tôi vận dụng chất trí với mục tiêu đặc biệt ǵ?

4. Tôi hoạt động trong chất trí một cách hữu ư hay vô tâm?

5. Tôi làm sinh động các h́nh-tư-tưởng của tôi với một đẳng cấp thực thể cao hay thấp?

6. Tôi có nghiên cứu các định luật về xây dựng không?

7. Tôi có nhận thức được khả năng của ư muốn làm linh hoạt không?

8. Tôi có hủy diệt các h́nh-tư-tưởng khi chúng đă hoàn thành mục tiêu của chúng bằng một tác động hữu thức của ư chí hay không?

9. Tôi có tạo ra các h́nh hài, chúng đem lại các hậu quả về karma, hay là tôi có tạo ra các h́nh hài này để chúng góp phần giúp ích cho tập thể hay không ?

Nhiều ư tưởng như thế sẽ nảy sinh, và nhờ nghiên cứu ư tưởng đó mà con người mới học được các định luật hiện tồn.

2. Các Định Luật của Tư Tưởng.

Có ba định luật lớn mà chúng ta có thể gọi là các định luật căn bản của vũ trụ, của hệ thống lớn hơn (được tất cả các nhà thiên văn học nhận biết), mà chúng ta hợp thành một phần của hệ thống đó và bảy định luật có sẵn trong thái dương hệ. Bảy định luật này chúng ta có thể xem là các định luật thứ yếu, mặc dù, theo quan điểm nhân loại, chúng h́nh như là các định luật chính.

a) Ba Định Luật Vũ Trụ. Cái thứ nhất trong các luật vũ trụ là Định Luật Tổng Hợp (Law of Synthesis). Đối với những ai trong chúng ta không có được quan năng trực giác phát triển về bất cứ mặt nào, th́ hầu như không thể hiểu được phạm vi của luật này. Đó là định luật chứng minh sự thật rằng mọi sự vật – trừu tượng lẫn cụ thể – tồn tại như là một; đó là định

568 luật chi phối h́nh-tư-tưởng của Đấng Cao Cả trong số các Vũ Trụ Thượng Đế mà trong tâm thức Ngài, cả thái dương hệ chúng ta, lẫn trung tâm lớn hơn của chúng ta, đều là một phần. Đó là một đơn vị (unit) của tư tưởng của Ngài, một h́nh-tư-tưởng trong toàn bộ của nó, một tổng thể kết thành khối (concrete whole) chớ không phải là tiến tŕnh phân hóa mà chúng ta cảm thấy hệ thống đang tiến hóa của chúng ta hiện có. Đó là toàn thể, trung tâm và ngoại vi, và phạm vi của biểu lộ được xem như một đơn vị. Định luật thứ hai là Định Luật Hút và Đẩy. Về căn bản, luật này mô tả lực thu hút mạnh mẽ đang giữ thái dương hệ

chúng ta vào thái dương hệ Sirius; lực đó giữ các hành tinh của chúng ta quay chung quanh đơn vị trung ương của chúng ta, tức mặt trời; lực đó giữ cho các hệ thống nhỏ hơn của chất nguyên tử và phân tử tuần hoàn chung quanh một trung tâm trong hành tinh; và lực đó cũng giữ cho vật chất của mọi thể hồng trần và vật chất của các thể tinh anh kết hợp chung quanh trung tâm tiểu thiên địa của chúng.

Luật thứ ba là Định Luật Tiết Kiệm (Law of Economy) và là luật vốn điều chỉnh tất cả những ǵ liên quan với tiến hóa vật chất và tinh thần của vũ trụ với lợi thế tốt nhất có thể được và với sự tiêu phí nhỏ nhất về lực. Nó tạo sự hoàn hảo cho mỗi mảnh nhỏ thời gian, và mỗi giai đoạn vĩnh cửu, và tiến hành khắp phía trước, phía trên và xuyên qua, với nỗ lực ít nhất có thể được, với sự hiệu chỉnh thăng bằng thích hợp và với tốc độ nhịp nhàng cần thiết. Sự thất thường của nhịp điệu thực ra là một ảo tưởng về thời gian và không hiện hữu trong trung tâm vũ trụ. Chúng ta cần cân nhắc về điều này, v́ nó nắm giữ bí ẩn của an b́nh, và chúng ta cần phải hiểu ư nghĩa của chữ through (xuyên qua) v́ nó mô tả sự mở rộng sắp đến của nhân loại về tâm thức và có một ư nghĩa huyền linh.

Trong cách đặt tên các định luật này, nhiều điều bị bỏ sót, v́ hầu như không thể phân tách các khái niệm trừu tượng thành các thuật ngữ về ngôn từ, mà không làm mất ư nghĩa bên trong lúc làm như thế. Trong các định luật này chúng ta lại có ba ư tưởng hiện ra và sự tương ứng, theo như mong đợi, vẫn đúng.

569     Định Luật Tổng Hợp.... Trạng Thái Ư Chí ...................Ngôi Một Định Luật Hút  ............. Trạng Thái Bác Ái ..................Ngôi Hai Định Luật Tiết Kiệm … Trạng Thái Hoạt Động .........Ngôi Ba.

b. Bảy Định Luật thuộc Thái Dương Hệ. Phụ thuộc vào ba định luật chính, chúng ta thấy bảy định luật của thái dương

hệ chúng ta. Lần nữa, chúng ta thấy định luật tương đồng làm cho sáng tỏ, và ba trở thành bảy như ở nơi khác trong kế hoạch Thượng Đế. Ở mỗi một trong bảy định luật này, chúng ta thấy một tương quan gây lư thú với bảy cơi. Đó là:

 

1. Định Luật Rung Động, căn bản của mọi biểu lộ, bắt đầu trên cơi thứ nhất. Đây là định luật nguyên tử của thái dương hệ, theo cùng ư nghĩa rằng trên mỗi cơi của chúng ta, cơi phụ thứ nhất là cơi nguyên tử.

 

2. Định Luật Cố Kết (Law of Cohesion). Trên cơi thứ hai, sự cố kết lộ rơ trước tiên. Đó là cơi phân tử thứ nhất của thái dương hệ và là quê hương của Monad. Sự cố kết thiêng liêng được minh chứng.

 

3. Định Luật Phân Ră (Law of Disintegration). Trên cơi thứ ba xảy đến sự phế bỏ cuối cùng, sự cởi bỏ sau cùng của các lớp vỏ, của siêu nhân ngũ phân. Một vị Chohan có sáu lần Điểm Đạo tách ra mọi lớp vỏ ở dưới hiện thể Monad, từ cơi Niết Bàn đến cơi trần.

 

4. Định Luật Kiểm Soát Từ Điển có ảnh hưởng tối cao trên cơi Bồ Đề, và trong sự phát triển về sự kiểm soát định luật này, ẩn giấu sự kiểm soát phàm ngă bởi Monad xuyên qua thể Chân Ngă.

 

5. Định Luật Qui Định (Law of Fixation) biểu lộ chủ yếu trên cơi trí và có liên hệ chặt chẽ với manas, nguyên khí thứ năm. Thể trí kiềm chế và làm ổn định, kết quả đưa đến sự kết hợp.

 

6. Định Luật Bác Ái là định luật của cơi cảm dục. Nó nhắm mục đích chuyển hóa bản chất dục vọng và liên kết dục vọng đó với từ lực vĩ đại của trạng thái bác ái trên cơi Bồ Đề.

 

7. Định Luật Hy Sinh và Tử Vong là yếu tố chi phối trên cơi trần. Sự hủy diệt h́nh hài, ngơ hầu sự sống đang tiến hóa

 

có thể phát triển, là một trong các phương pháp căn bản trong cơ tiến hóa. Định Luật Chuyển Tiếp Karma (Intermediate Law of Karma). Cũng một định luật chuyển tiếp, vốn là luật tổng

570 hợp của hệ thống trên Sirius. Luật này được gọi bằng tên gọi thông dụng là Luật Karma và thực sự khẳng định hiệu quả mà thái dương hệ Sirius có trên thái dương hệ chúng ta. Mỗi một trong hai thái dương hệ, về cơ cấu bên trong của nó, vốn độc lập trong thời gian và không gian, hoặc là (nói khác đi), trong biểu lộ. Chúng ta hầu như không hề có ấn tượng ǵ về thái dương hệ mẹ của chúng ta, tác động phản xạ nhẹ đến nỗi trở thành không đáng kể, nhưng các hậu quả rất rơ ràng được cảm nhận trong thái dương hệ chúng ta qua các nguyên nhân phát ra trên Sirius. Khi được trải qua dưới h́nh thức các hậu quả, các nguyên nhân này được chúng ta gọi là Luật Karma, và vào lúc bắt đầu, chúng phát khởi karma của thái dương hệ, mà một khi có hiệu lực, tạo ra những ǵ được gọi là Karma trong tài liệu huyền môn và phương Đông của chúng ta. Các Đấng Lipika của thái dương hệ chúng ta, tức là các Nghiệp Quả Thần Quân của thái dương hệ, đều ở dưới sự cai quản (under the rule) của một Thần Quân (Lord, Thần cao nhất) tương ứng vĩ đại hơn trên Sirius. Do đó, chúng ta có:

 

1. Ba định luật vũ trụ, Định Luật Tổng Hợp, Thu Hút và Định Luật Tiết Kiệm.

 

2. Định Luật Karma trên Sirius.

 

3. Bảy định luật của thái dương hệ.

 

Như chúng ta được dạy, bảy rung động chính của chúng ta là các rung động của cơi vũ trụ thấp nhất; nơi đây là trú sở

của chúng ta. Chính Thượng Đế của chúng ta, tâm của thái dương hệ của Ngài, đang ở trên cơi cảm dục vũ trụ; Ngài đang an trụ nơi đây. Giống như các đơn vị của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, tức nhân loại, đang tiến hóa qua việc sử dụng thể xác, nhưng vào lúc này, đang an trụ trong các thể cảm dục của họ, thế nên chúng ta đă thấy rằng thái dương hệ biểu lộ hợp thành thể xác của Thượng Đế, mặc dù sự tập trung của Ngài đang ở trong thể cảm dục của Ngài. Điều đó có ư nghĩa là trong kỳ khai nguyên lớn hơn này, Thượng Đế sẽ nhận được Điểm Đạo vũ trụ thứ tư. Một ẩn ngôn có thể soi sáng nằm trong sự tương ứng vốn có giữa phát biểu này với sự phát triển căn chủng thứ tư, và điều này, thuộc cuộc tuần hoàn thứ tư hay cuộc tuần hoàn cảm dục (1).

Thái dương hệ của Thượng Đế trên Sirius ở trên cơi trí vũ trụ, và theo một cách tinh vi, mà chúng ta không thể hiểu được, Thượng Đế của chúng ta, với thái dương hệ của Ngài, hợp thành một phần của một Thượng Đế c̣n vĩ đại hơn nữa. Điều này không liên quan tới việc mất đi cá tính /thực tướng (identity), mặc dù vấn đề th́ quá vi diệu/ khó hiểu (abstruse) không thể diễn đạt đầy đủ hơn. Chính trong sự tương tự này mà ư tưởng căn bản mói có thể được thấy trong mọi giáo lư được đưa ra về Đấng Grand Heavenly Man (Thái Dương Thượng Đế). Toàn bộ ư niệm về các định luật này được gắn liền trong ư tưởng này. Chúng ta có 3 định luật của các cơi vũ trụ cao hơn, nắm giữ bằng một sự tổng hợp về mỹ lệ hệ

1 Cuộc Tuần Hoàn hiện tại, tức Cuộc Tuần Hoàn thứ tư là cuộc Tuần Hoàn mà trong đó dục vọng hay là sự đáp ứng với tiếp xúc và cảm giác được đưa tới sự biểu lộ đầy đủ nhất. Trong Cuộc Tuần Hoàn sắp tới, tức Cuộc Tuần Hoàn thứ năm, nguyên khí trí tuệ, tức manas, sẽ đạt được kết quả.

thống lớn hơn và nhỏ hơn. Kế tiếp chúng ta có định luật vĩ đại của Sirius, Luật Karma, trên cơi phụ thứ ba của cơi trí vũ trụ, định luật đó thực sự kiểm soát Thượng Đế chúng ta và các hành động của Ngài, theo cùng cách như là Chân Ngă – vào thời điểm tiến hóa-kiểm soát phàm ngă con người.

Chúng ta cần nhớ rằng theo Định Luật Tương Ứng (Law of Correspondences), chúng ta sẽ có một t́nh trạng liên hệ trong Vũ Trụ tương tự với liên hệ hiện có trong tiểu thiên địa giữa chân ngă với phàm ngă. Lời gợi ư cho rằng chúng ta có thể để ư đến v́ sẽ có lợi. Tuy nhiên, chúng ta không nên đưa sự tương đồng đi quá xa; v́ chúng ta chưa tiến hóa đến chỗ chúng ta có được tâm thức hành tinh, càng không có tâm thức thái dương hệ, làm sao chúng ta có thể thực sự mong đợi ngay đến nhận thức được khái niệm cơ bản về chân lư vũ trụ? Các ám chỉ hiển nhiên, các khái niệm bao la và các điểm tổng quát, cho đến nay chỉ mới có thể có được. Nhưng một điều mà chúng ta có thể chắc chắn, đó là sự đồng nhất bao giờ cũng vẫn đúng.

Tôi xin giải thích bằng minh họa: Mỗi người trong chúng ta, theo đúng diễn tŕnh tiến hóa, hợp thành một phần của một trong các Hành Tinh Thượng

572      Đế, chính các Ngài hợp thành bảy trung tâm lực trong chính Đức Hành Tinh Thượng Đế vĩ đại hơn, tức Thái Dương Thượng Đế. Tuy nhiên, dù chúng ta ḥa nhập với tổng thể, chúng ta không mất đi cá tính/thực tướng (identity) của chúng ta, mà luôn luôn vẫn là các đơn vị tâm thức riêng biệt, mặc dù hợp nhất với tất cả những ǵ đang sinh hoạt hoặc tồn tại. Cũng giống như thế, Thái Dương Thượng Đế của chúng ta không mất đi thực tướng của Ngài, cho dù Ngài hợp thành một phần của tâm thức của Thái Dương Thượng Đế trên

Sirius. Đến phiên Ngài, Thái Dương Thượng Đế của sao Sirius hợp thành một trong bảy Grand Heavenly Men, các Đấng này là các trung tâm lực trong cơ thể của Vũ Trụ Thượng Đế (Đấng Bất Khả Tư Nghị).

Các Định Luật và Các Cơi. Trong khi nghiên cứu bảy định luật của thái dương hệ, chúng ta có thể xét từng cơi một, nêu ra vài điểm – có tất cả 3 điểm:

 

1. Chúng ta có thể khảo sát hiệu quả của chúng khi chúng trên con đường tiến hóa giáng hạ.

 

2. Khi chúng biểu lộ trên con đường tiến hóa thăng thượng, hay trở về.

 

3. Chúng ta có thể nói đến các định luật khi chúng có ảnh hưởng đến cơ thể/tổ chức (organisms) của con người và thiên thần đang tiến hóa nhờ chúng.

 

Khi thực hành điều này, chúng ta sẽ từ từ có được một ư tưởng rộng tổng quát về cách làm thế nào mà thái dương hệ của chúng ta (h́nh-tư-tưởng của Thái Dương Thượng Đế) dần dần được tạo lập, nó được kiểm soát và giữ chung lại như thế nào, và các tương quan nhiều và phức tạp như thế nào. Một vài giả thuyết căn bản được nắm lấy, chúng phải tạo thành nền tảng cho mọi điều chúng ta muốn bàn. Trước tiên, chúng ta phải thấu triệt rằng một vị Kiến Tạo, hoặc một Trí Sáng Tạo nào đó, đang hoạt động để mang lại một sản phẩm ấn định, và đang t́m cách biểu lộ qua một đối tượng/mục tiêu có thể chứng minh được. Vũ trụ biểu lộ ngoại cảnh chỉ là sản phẩm của một trí năo chưa biểu lộ nào đó. Kế tiếp chúng ta phải mặc nhiên công nhận rằng chất liệu để kiến tạo vũ trụ này nằm sẵn sàng trong tay của Vị Kiến Tạo, và chính chất liệu này là kết quả của một thái dương hệ trước nào đó, tất cả chính là những ǵ bị bỏ lại của một sản phẩm nào đó đă được

hoàn thành thời trước. Do đó, khi xét đến Đấng Sáng Tạo và vật liệu, chúng ta phải kế tiếp thừa nhận t́nh huống rằng

573 Đấng Kiến Tạo này tiếp tục với việc kiến tạo của Ngài theo một số định luật rơ rệt, chúng hướng dẫn việc chọn chất liệu của Ngài, chúng kiểm soát h́nh hài mà Ngài dựng nên và chúng nêu ra cho Ngài tiến tŕnh cần theo trong việc hoàn tất ư tưởng của Ngài. Chúng ta đừng nên quên rằng ba biểu tượng lớn, trong trí Thượng Đế, thay cho mỗi một trong ba hệ thống của Ngài, tổng thể tồn tại đối với Ngài như là một h́nh-tư-tưởng cụ thể, v́ Ngài đang học cách vận dụng vật chất của cơi trí vũ trụ trên các mức độ cụ thể, theo cùng một cách mà con người đang hoạt động dựa vào các định luật của tư tưởng và dựa vào việc kiến tạo các h́nh-tư-tưởng. Không thể làm nhiều hơn là cảm nhận các biểu tượng của thái dương hệ đă qua và hiện tại. Có lẽ nếu chúng ta có thể h́nh dung một chữ vạn (swastika) có mười cánh đang quay thẳng góc, với một màu xanh lá rực rỡ, tất cả 10 cánh xuất phát từ một mặt trời trung ương chói sáng, chúng ta có thể có một ư tưởng nào đó về h́nh-tư-tưởng vốn hợp thành nền tảng của Thái Dương Hệ I, Thái Dương Hệ hoạt động. H́nh-tư­tưởng căn bản đối với Thái Dương Hệ hai chứa đựng chữ vạn màu lục của biểu lộ thứ nhất và thêm vào đó hai ṿng tṛn đồng tâm và đan vào nhau có màu lam, thành các nhóm ba liên kết bằng một ṿng tṛn lớn. Dĩ nhiên cả hai biểu tượng đều có kích cỡ cao. Biểu tượng cho hệ thống sắp tới không ai biết. Sau khi hiểu và công nhận ba ư tưởng căn bản này, giờ đây, chúng ta có thể tiếp tục việc thể hiện các định luật của thái dương hệ trên bảy cơi, luôn luôn nhớ rằng bảy định luật này vẫn đúng trên cơi phụ tương ứng bằng số trên mỗi cơi chính. Tôi xin minh họa vắn tắt:

Định luật thứ tư, Luật Kiểm Soát Từ Điển, chẳng hạn, đang chi phối trên cơi phụ thứ tư của mỗi cơi chính, trong cuộc tuần hoàn thứ tư và đặc biệt trong căn chủng thứ tư. Bấy giờ, chúng ta sẽ có tương ứng sau đây:

Định luật thứ tư ......... Kiểm Soát Từ Điện. Cung thứ tư ................ Hài ḥa hoặc Mỹ Lệ. Cơi thứ tư .................... Cơi Bồ Đề.  Cơi phụ thứ tư ........... Kiểm Soát Từ Điện cơi Bồ Đề. Cuộc tuần hoàn thứ tư....Từ Điện trọng trược hồng trần,

kiểm soát biểu lộ phái tính trên cơi trần, được gợi hứng bằng ham muốn cơi cảm dục,  phản ảnh của Bồ Đề. Căn chủng thứ tư ............ Giống dân Atlantis, trong đó các tính chất nói trên được biểu lộ đặc biệt.

1. Định Luật Rung Động. Đây là định luật của cơi thứ nhất và nó cai quản mọi cơi phụ nguyên tử của mỗi cơi chính. Nó đánh dấu việc bắt đầu công việc của Thái Dương Thượng Đế, khởi động đầu tiên của nhất nguyên khí (mulaprakriti). Trên mỗi cơi chính, rung động của cơi phụ nguyên tử, khởi động vật chất của cơi đó. Đó là mức độ then chốt. Chúng ta có thể tóm tắt ư nghĩa của định luật này bằng các lời “ánh sáng” hoặc “lửa”. Đó là định luật về lửa, nó chi phối sự chuyển hóa của các màu khác nhau nằm đàng sau sự tổng hợp của chúng. Nó kiểm soát việc phá vỡ của Nhất Nguyên (the One) thành bảy, và kế đó tái thu hút trở lại thành Nhất Nguyên. Nó thực sự là định luật tiến hóa căn bản, vốn cần có sự tiến hóa giáng hạ. Nó tương đồng với hoạt động đầu tiên mà Thái Dương Thượng Đế tạo ra để biểu lộ chính Ngài qua thái dương hệ này. Ngài phát ra Linh Âm, một Âm tam phân, âm duy nhất cho mỗi một trong ba thái dương hệ của Ngài, và bắt đầu một gợn sóng trên đại dương không gian. Linh Âm đó tăng âm

lượng theo thời gian qua, và khi nó đạt đến âm lượng đầy đủ của nó, khi nó phát triển đầy đủ, nó tạo thành một trong các notes trong hợp âm (chord) chính của vũ trụ. Mỗi note có sáu âm phụ (subtones), mà, với note đầu, tạo thành bảy; do đó, Định Luật Rung Động bao gồm mười tám rung động nhỏ hơn và ba rung động chính, tạo thành 21 trong ba thái dương hệ của chúng ta. Hai nhân với chín (2 x 9), tạo ra mười tám cần thiết, vốn là số then chốt của thái dương hệ t́nh thương của chúng ta. Hai mươi mốt nắm giữ cái bí ẩn của thái dương hệ thứ ba.

Trên con đường tiến hóa giáng hạ, bảy đại Linh khí (Breaths, sự sống của Thái Dương Thượng Đế -ND) hoặc

575 Huyền Âm (Sounds) được điều khiển đến cơi phụ nguyên tử của mỗi cơi chính, và nơi đó rung động căn bản được lặp lại trong thế giới nhỏ bé riêng của nó cái phương pháp rung động của Thượng Đế, tự nó tạo ra sáu linh khí phụ. Ở đây, chúng ta nhận được cùng sự tương ứng giống như chúng ta đă có trong vấn đề các Cung, và chúng ta sẽ t́m thấy rằng các đường rung động là 1-2-4-6. Về mặt lư luận, điều này sẽ như thế, v́ tiến hóa giáng hạ là âm, có tính tiếp nhận và tương ứng với cực âm, giống như các cung trừu tượng là 2-4-6. Chân lư này cần được suy ngẫm và cần cố gắng để suy tư thật trừu tượng; nó được liên kết với sự kiện rằng toàn bộ thái dương hệ thứ hai dễ thụ cảm và âm tính; nó liên quan với sự tiến hóa của tâm thức của linh hồn. Trên con đường tiến hóa thăng thượng, định luật này kiểm soát trạng thái dương của tiến tŕnh. Tất cả đều là sự nhịp nhàng và hoạt động, và khi vạn vật đang tiến hóa trên mỗi cơi, đạt đến mức rung động của cơi phụ nguyên tử, bấy giờ mục tiêu đă đạt được. Do đó, khi chúng ta đă đạt được

các rung động chính đầu tiên, và đă hoàn thiện các hiện thể cho mọi tiến hóa (không chỉ con người), của vật chất của năm cơi phụ nguyên tử, lúc bấy giờ chúng ta đă hoàn tất ṿng tiến hóa đối với thái dương hệ này. Trong thái dương hệ sắp tới, chúng ta sẽ cộng thêm hai rung động sắp đến để hoàn tất thang tiến hóa (scale), c̣n Thái Dương Thượng Đế chúng ta lúc đó sẽ hoàn tất công việc kiến tạo của Ngài.

Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, Huyền Giai của Chân Thần nhân loại, phải học cách rung động tích cực, c̣n các thiên thần tiếp tục theo đường lối dễ dàng nhất; họ vẫn tiêu cực, chọn đường lối sẵn sàng chấp nhận, đồng thuận với định luật. Chỉ có Chân Thần nhân loại và chỉ trong ba cơi thấp, tuân theo đường lối tích cực, và bằng sự đối kháng, tranh đấu, chống chọi và xung đột mới học được bài học chấp nhận thiêng liêng (divine acquiescence). Tuy nhiên, nhờ việc tăng va chạm qua chính cuộc đấu tranh đó, họ tiến bộ với một tốc độ tương đối nhanh nhiều hơn là các devas. Họ cần làm điều này v́ họ đă mất nền tảng để tạo dựng.

Định Luật Rung Động là luật của tiến bộ, của chuyển động và của sự xoay chuyển. Trên cơi thứ bảy tức là cơi thấp nhất, rung động vốn chậm chạp, bị cản trở và uể oải theo cái

576      nh́n của cơi thứ nhất, và chính v́ đang học để rung động hay xoay chuyển nhanh hơn, mà chúng ta leo lên con đường hoàn nguyên. Do đó, tất nhiên điều đó liên quan đến việc xây đắp bằng chất liệu tinh xảo hơn vào các hiện thể, cả deva lẫn nhân loại. Trong thái dương hệ thứ nh́ này, trên năm cơi tiến hóa của nhân loại, chúng ta có năm hiện thể -thể hồng trần, cảm dục, thể trí, thể Bồ Đề và thể Atma – tất cả cần phải được thanh lọc, tinh luyện, tăng cường và thanh luyện. Trong hai thể thấp nhất, tức thể xác và cảm dục, chỉ có chất liệu của

năm cơi phụ cao, của các cơi tuần tự đó, là hiện hữu, v́ hai cơi phụ thấp nhất đều quá thấp kém đối với các thể của thiên thần hoặc con người; chúng đă vượt trội trong thái dương hệ thứ nhất. Thể trí là thể thứ nhất mà chúng ta t́m thấy vật chất của mọi cơi phụ trong đó. Mục tiêu tiến hóa đối với chúng ta là t́nh thương được chi phối bằng trí tuệ -hay là trí tuệ được chi phối bằng t́nh thương, để cho sự tương tác trở nên hoàn hảo. Nhân loại tiến vào chuỗi mắt xích ở một điểm mà nó đương nhiên chiếm các thể thuộc các cơi phụ thứ năm của cơi cảm dục và hồng trần, và chúng ta có thể thấy ở đây một sự tương đồng với việc tiến vào căn chủng thứ tư của các Chân Ngă tiến hóa hơn.

2. Định Luật Cố Kết. (Cohesion). Đây là một trong các định luật nhánh của Định Luật Hút của vũ trụ. Thật là lư thú mà ghi nhận làm sao mà định luật này biểu lộ trong thái dương hệ Bác Ái này theo 3 cách:

Trên cơi Chân Thần,dưới h́nh thức luật cố kết, luật hóa sinh (law of birth), nếu chúng ta có thể dùng thuật ngữ đó, dẫn đến kết quả là sự xuất hiện của Chân Thần thành bảy nhóm của chúng. T́nh thương là cội nguồn, c̣n Chân Thần của t́nh thương là kết quả.

Trên cơi bồ đề, dưới h́nh thức luật kiểm soát từ điện. Nó tự biểu lộ thành trạng thái bác ái-minh triết, rọi sáng chân ngă, và sau rốt gom vào chính nó, tinh hoa của mọi kinh nghiệm, tồn trữ, xuyên qua Chân Ngă, qua các kiếp sống của phàm ngă, và kiểm soát suốt từ cơi bồ đề. Từ lực và năng lực biểu lộ t́nh thương, về mặt huyền linh, đều đồng nghĩa.

Trên cơi cảm dục, dưới h́nh thức t́nh thương biểu lộ qua 577 phàm ngă. Mọi nhánh của định luật hút, biểu hiện trong thái dương hệ này, tự hiển lộ như một lực, lực này tập trung, có

khuynh hướng cố kết, đưa đến kết quả là sự gia nhập, và dẫn đến sự thu hút. Tất cả các thuật ngữ này đều cần để mang lại một ư tưởng tổng quát về tính chất căn bản của định luật này.

Luật này là luật quan trọng nhất trong các luật của thái dương hệ, nếu nó được phép phân biệt về bất cứ mặt nào; chúng ta có thể gọi nó là luật liên kết (law of coalescense, luật tổng hợp).

Trên con đường tiến hóa hướng hạ, nó kiểm soát việc tập hợp ban đầu chung lại chất liệu phân tử, bên dưới cơi phụ nguyên tử. Đó là nền tảng của tính chất hút vốn khởi động các phân tử và lôi cuốn chúng vào các khối tập hợp cần thiết. Đó là cách chứng tỏ (measure) của các cơi phụ. Cơi phụ nguyên tử điều chỉnh mức độ rung động; Định Luật Cố Kết có thể được cho là ấn định sắc thái của mỗi cơi chính. Nói cách khác đó là cùng sự việc. Chúng ta cần luôn luôn nhớ rằng khi bàn về các cơ bản trừu tượng này, các ngôn từ đó chỉ làm cho ư nghĩa lu mờ, và chỉ dùng như là các gợi ư chớ không phải là các giải thích rơ ràng.

Khi biểu lộ, Định Luật Hút vũ trụ kiểm soát tất cả các định luật phụ này, giống như Định Luật Tổng Hợp cai quản chu kỳ pralaya và qui nguyên (obscuration), c̣n Định Luật Tiết Kiệm liên quan đến sự thể hiện chung, theo con đường dễ dàng nhất, của kế hoạch Thượng Đế. Trong khi biểu lộ, chúng ta có liên quan nhiều nhất với Định Luật Hút, và khi nghiên cứu, người ta sẽ thấy rằng mỗi định luật phụ chỉ là một biến phân của định luật đó.

Định luật thứ hai này của thái dương hệ đặc biệt chi phối cơi thứ hai và cơi phụ thứ hai trên mỗi cơi chính. Có thể là lư thú khi hiểu được điều này và lần ra sự tương ứng ẩn bên dưới, luôn luôn nhớ rằng tất cả những ǵ có thể được làm để

nêu ra một vài sự kiện và đưa ra các đường lối tư tưởng mà nếu được theo đuổi, có thể đưa tới giác ngộ. Cung Hai và Định Luật Hai có liên kết chặt chẽ, và thật

578 lư thú khi nhận ra rằng chính trên cơi phụ thứ hai của cơi Chân Thần mà đa số các Chân Thần đang có trú sở; có một ít Chân Thần về quyền năng hay ư chí ở trên cơi phụ nguyên tử, nhưng số đó không nhiều và họ chỉ tạo thành một hạt nhân trong việc chuẩn bị tiến hóa cho Thái Dương Hệ III, thái dương hệ về quyền năng. Đa số các Chân Thần đều ở trên cơi phụ thứ hai và đó là các Chân Thần về t́nh thương; trên cơi phụ thứ ba có thể thấy một số đáng kể các Chân Thần hoạt động, nhưng về số lượng không nhiều bằng các Chân Thần bác ái. Họ là các thất bại của thái dương hệ I. Như chúng ta biết, có một vận hà trực tiếp giữa cơi phụ nguyên tử trên mỗi cơi chính. Điều này đúng ít nhiều đối với mỗi cơi phụ và cơi phụ tương ứng cao hơn bằng số của nó, và do đó có một vận hà trực tiếp và rất phát triển giữa cơi phụ thứ hai trên mọi cơi chính, giúp cho các Chân Thần bác ái liên kết với sự đặc biệt dễ dàng với tất cả các hiện thể của chúng khi được tạo thành bằng chất liệu của cơi phụ thứ hai. Sau khi được điểm đạo, thể nguyên nhân được thấy ở trên cơi phụ thứ hai của cơi trí, và lúc đó bắt đầu có sự kiểm soát của Chân Thần. Các Chân Thần bác ái trở về (sau kiếp sống trong ba cơi thấp và đạt được mục tiêu) cơi phụ thứ hai nơi xuất phát của chúng, đó cũng là mục tiêu cho các Chân Thần hoạt động, v́ các Chân Thần này phải phát triển trạng thái bác ái. Trong năm cơi tiến hóa của nhân loại, cả hai nhóm Chân Thần cũng phải kiểm soát chất nguyên tử và phân tử, và điều này được làm bằng cách vận dụng hết mức (càng nhiều càng tốt trong

thái dương hệ thứ hai này) trạng thái ư chí hay khía cạnh quyền năng.

“Thiên Giới (Kingdom of God) chịu đựng bạo lực và kẻ bạo ngược chọn nó bằng sức mạnh”, hoặc bằng Ư Chí hay quyền năng. Không phải là Ư Chí, theo như chúng ta sẽ biết nó trong thái dương hệ cuối cùng mà chính là Ư Chí như được biết trong thái dương hệ này, và nó phải được vận dụng tới mức tối đa bởi Chân Thần tiến hóa trong cuộc đấu tranh của nó để kiểm soát mỗi cơi phụ nguyên tử. Các Chân Thần

579 quyền lực có nỗ lực lớn hơn nhiều, và do đó sự việc rất thường lộ rơ là con người dựa vào những ǵ mà chúng ta gọi là Cung quyền lực, rất thường có một thời gian vất vả và thường là không thú vị. Trên cả sáu cơi, họ đều phải xây dựng trạng thái bác ái, vốn không phải là trọng yếu trong kế hoạch phát triển của họ. Một gợi ư được đưa ra cho chúng ta về các con số gần đúng liên quan đến các Chân Thần: 35 tỉ Chân Thần bác ái (Monads of love) 20 tỉ Chân Thần hoạt động (Monads of activity) 5 tỉ Chân Thần quyền lực (Monads of power) tạo thành tổng số 60 tỉ Chân Thần con người. Dù đang biểu lộ, các Chân Thần quyền lực cho đến nay rất ít luân hồi. Họ đă xuất hiện với số lớn vào lúc kết thúc dăy nguyệt cầu, và sẽ xuất hiện lần nữa với số lượng lớn trong hai cuộc tuần hoàn cuối của dăy hiện tại. Bây giờ, chúng ta có thể vạch ra vắn tắt sự tương ứng trong cuộc tuần hoàn thứ nh́ và căn chủng thứ nh́, chứng minh làm sao mà Định Luật Cố Kết đặc biệt linh hoạt ở các giai đoạn này. Một t́nh trạng mơ hồ về t́nh trạng không ổn định rơ rệt, đánh dấu cuộc tuần hoàn thứ nhất và giống dân

thứ nhất. Hoạt động và nhiệt kèm theo, là tính chất nổi bật của chúng, cho dù ở trong Thái Dương Hệ I, nhưng trong cuộc tuần hoàn thứ hai, và cũng trong giống dân thứ hai, một sự cố kết rơ rệt rất đáng chú ư, và h́nh hài th́ càng có thể nhận ra rơ ràng hơn ở đường nét. Sự cố kết cũng rơ ràng được nhận thấy như là đặc điểm nổi bật của thái dương hệ hiện tại của chúng ta, tức thái dương hệ thứ hai. Đó là mục tiêu của tất cả mọi vật đưa đến hợp nhất; sự xấp xỉ, sự thống nhất, một sức hút đồng thời giữa hai hoặc nhiều hơn, bao giờ cũng được nhận thấy như là một nguyên tắc cai quản, dù cho chúng ta nh́n vào vấn đề phái tính, hoặc dù cho nó biểu lộ trong cách tổ chức công việc, trong việc phát triển khoa học, trong việc chế tạo hoặc trong chính trị. Rất có thể chúng ta nói rằng sự Nhất Quán của nhiều cái chia tách là chủ âm của thái dương hệ chúng ta.

Một gợi ư nữa có thể được nêu ra: trên đường tiến hóa

580      giáng hạ, định luật này chi phối việc tập hợp chung lại và việc phân chia vật chất; trên đường tiến hóa thăng thượng, nó chi phối việc kiến tạo h́nh hài. Được biết rằng vật chất của cơi phụ thấp nhất tạo thành nền tảng của một cơi chính mới; do đó trên cơi phụ nguyên tử, chúng ta có một điểm mà sự ḥa nhập (merging) xảy ra, vốn làm cho nó thành một cơi tổng hợp, giống như cùng một cách cơi thứ nhất hay là cơi Thượng Đế là cơi tổng hợp cho thái dương hệ này. Nơi đó xảy ra sự ḥa nhập của tiến hóa thành một trạng thái cao không thể tưởng tượng.

3. Định Luật Phân Ră (Disintegration). Đây là định luật chi phối sự hủy diệt của h́nh hài để cho sự sống bên trong có thể tỏa chiếu đầy đủ. Đó là một trạng thái khác của Luật Cố Kết – mặt trái (nếu người ta có thể diễn tả như thế) và chẳng khác

ǵ chỉ là một phần của thiên cơ như định luật hút. Đó là một trong các định luật vốn kết thúc với thái dương hệ, v́ các định luật lớn như định luật hút, cố kết và bác ái tiếp tục kéo dài thành những ǵ sắp đến. Định Luật Phân ră có sự tương ứng của nó trong định luật vũ trụ, nhưng chúng ta hầu như không thể hiểu được. Định Luật Tiết Kiệm nắm giữ bí quyết đối với định luật này. Khi Chân Thần đă đi ṿng quanh qua mọi h́nh hài đang phân ră, và đă đạt được Điểm Đạo thứ sáu, nó được phân giải thành cội nguồn Chân Thần ban sơ của nó, và năm lớp vỏ/thể (sheaths) kém quan trọng bị hủy diệt. Về sau, chính các Chân Thần được tổng hợp lại, không c̣n phân ră nữa. Định luật này chỉ kiềm chế từ cơi thứ ba, và ngưng tác động theo cách đặc thù này khi cơi thứ ba được vượt qua (transcended).

Định luật này là một trong các định luật khó hiểu nhất cho nhân loại. Một số cách hoạt động của nó (các hoạt động trên đường tiến hóa thăng thượng), có thể được thấy và hiểu được phần nào, nhưng trên đường tiến hóa giáng hạ, hay là đường của xây dựng, việc thể hiện định luật lại không rơ ràng với kẻ quan sát hời hợt.

Trên đường tiến hóa giáng hạ, nó kiểm soát tiến tŕnh bẻ

581      găy các hồn khóm; nó chi phối các giai đoạn khi mà các tam bộ thường tồn được chuyển đổi từ một h́nh thức này đến một h́nh thức khác; nó tác động qua các tai biến lớn trên thế giới, và chúng ta cần nhớ rằng nó chi phối, không những các đại họa cơi trần (như chúng ta gọi chúng một cách sai lạc), mà c̣n các biến động tương ứng trên cơi cảm dục và các cơi phụ thấp của cơi trí. Định luật này chi phối các phá vỡ ở cơi trần, nhất là các phá vỡ tác động đến giới khoáng chất; nó kiểm soát sự phân ră trên cơi cảm dục, của các h́nh tư tưởng; nó

làm tan ră các hiện thể cảm dục khi bị bỏ lại sau, và thể hạ trí cũng thế. Sự phân tán của dĩ thái h́nh là kết quả của sự tác động của định luật này.

Lần nữa, chúng ta có thể liên kết định luật này với Định Luật Hút, v́ cả hai tương tác lên nhau. Định luật này phá vỡ h́nh hài, c̣n Định Luật Hút kéo trở lại các cội nguồn ban sơ chất liệu của các h́nh hài này, trước khi tạo lại chúng lần nữa.

Trên đường tiến hóa thăng thượng, các hiệu quả của định luật này được biết rơ, không những trong việc hủy diệt các hiện thể tách ra đă nói ở trên, mà c̣n trong việc phá vỡ các h́nh thức mà các lư tưởng lớn được thể nhập vào đó,-các h́nh thức về kiểm soát chính trị, các h́nh thức mà chính thiên nhiên tiến hóa trong đó, không kể đến các h́nh thức mà trong đó tâm thức cá nhân đang biểu lộ, các h́nh-tư-tưởng lớn về tôn giáo, các quan niệm vị tha và mọi h́nh thức mà khoa học, nghệ thuật và tôn giáo có được vào bất cứ thời kỳ đặc biệt nào. Sau rốt, mọi thứ đều đổ vỡ dưới sự tác động của định luật này.

Các tác động của nó đều rơ rệt hơn đối với trí óc của nhân loại bậc trung trong các biểu lộ của nó vào lúc này trên cơi trần. Chúng ta có thể truy lại sự liên quan giữa cơi Niết Bàn với cơi trần (biểu lộ trên cơi thấp dưới h́nh thức định luật hy sinh và tử vong), nhưng hậu quả của nó cũng có thể được thấy trên tất cả năm cơi. Đó là định luật vốn hủy diệt lớp vỏ cuối cùng đang tách biệt Chân Thần nhập thế (Jiva) hoàn thiện. Nó chưa lộ ra một cách đầy đủ (v́ định luật về

582      các tương ứng ít được nghiên cứu, cũng như nó không sẵn sàng lộ ra) hơn nữa trên cơi phụ thứ ba của mỗi cơi chính, định luật này tác động theo một cách đặc biệt gây nên một sự đổ vỡ rất rơ của một điều ǵ đó có khuynh hướng phân ly.

Giống như tất cả những ǵ đang hoạt động trong thái dương hệ, tiến tŕnh vốn chậm chạp; công việc phân ră bắt đầu trên cơi phụ thứ ba, và được kết thúc trên cơi phụ thứ hai, khi Định Luật Phân Ră tiến vào dưới ảnh hưởng của Định Luật Cố Kết, sự phân ră gây nên những ǵ vốn làm cho sự cố kết có thể xảy ra. Chúng ta có thể thấy một minh họa về điều này trên cơi trí. Thể nguyên nhân của một người bậc trung vốn ở trên cơi phụ thứ ba của cơi trí, và khi một người trở nên thích hợp cho sự ḥa nhập vào Triad (Tam Thượng Thể), th́ thể nguyên nhân đó phải được tách ra xóa bỏ. Dưới Định Luật Hy Sinh và Tử Vong, sự phân ră được bắt đầu trên cơi phụ thứ ba và được hoàn tất trên cơi phụ thứ hai, khi con người nhập vào Triad, chuẩn bị cho sự ḥa nhập với Chân thần.

Một minh họa khác của cùng sự việc có thể thấy được trên cơi trần. Khi một người đă đạt đến điểm mà y có thể cảm nhận và thấy được chất dĩ thái thứ tư, y sẵn sàng để thiêu sạch lưới dĩ thái, lưới này có vị trí ở giữa chất của cơi phụ thứ hai với thứ ba vốn tạo ra thể xác của y. Khi sự phân ră này được thực hiện, con người nhập vào với thể cảm dục của ḿnh, tạo thành một sự liên tục tâm thức tiếp theo. Sự tương ứng này và sự phân ră này, có thể được t́m ra trên mỗi cơi chính, cho đến khi sau cùng ở tŕnh độ của cơi Niết Bàn trên cơi phụ thứ ba của nó xảy đến sự phân ră cuối cùng, dẫn đến sự ḥa nhập với tâm thức Chân Thần.

Cung ba, Cung của thích nghi hay hoạt động, có một liên hệ chặt chẽ với định luật này. Chính là qua hành động (hay là sự thích ứng của vật chất với nhu cầu), mà h́nh hài xuất hiện; qua hoạt động mà nó được vận dụng, và qua chính sự thích 583 ứng nó trở thành một h́nh hài hoàn hảo, và vào lúc hoàn thiện nó mất sự hữu ích của nó; nó làm sáng tỏ, phá vỡ, và sự

sống tiến hóa thoát ra để t́m cho chính nó các h́nh hài mà có năng lực lớn hơn và thích hợp hơn. Sự Sống của Chân Ngă luân hồi cũng thế; trong các ṿng tuần hoàn và các chủng nhân loại cũng thế; trong thái dương hệ cũng thế; trong mọi tiến tŕnh vũ trụ cũng thế.

Trong dăy thứ ba, dăy nguyệt cầu, chúng ta có một sự kiện liên quan lư thú. Trên dăy nguyệt cầu, mức thành đạt đối với cá nhân là arhat hay Điểm Đạo thứ tư – cuộc điểm đạo vốn đánh dấu sự gián đoạn cuối cùng với ba cơi thấp và sự tan ră của thể chân ngă.

Vào cuối căn chủng thứ ba, xảy đến biến động đầu tiên trong số các biến động lớn, chúng phá vỡ h́nh hài giống dân (race form) và khai mở một h́nh hài mới, v́ đó là nhân loại rơ rệt đầu tiên theo cách hiểu của chúng ta. Sự tương đồng sẽ được thấy là đúng dù vấn đề có thể được nghiên cứu theo bất cứ khía cạnh nào. Trong phụ chủng thứ ba, một tương ứng có thể được vạch ra, dù hiển nhiên đó không phải là nhăn quan hạn chế vốn biểu thị đặc điểm cho hầu hết chúng ta. Sự gần sát với một quả thường che khuất một nhân.

4. Định Luật Kiểm Soát Từ Điện (1) . Luật này là luật cơ bản kiểm soát Tam Thượng Thể Tinh Thần. Qua định luật này, lực tiến hóa thúc đẩy Chân Ngă tới tiến bộ thông qua chu kỳ luân hồi trở về hợp nhất với loại của ḿnh. Do sự chia tách, y t́m thấy chính ḿnh, và – được thúc đẩy bởi nguyên khí Bồ

Ghi nhận sự tương ứng có thể được vạch ra ở đây. Trên cơi thứ hai, chúng ta có Định Luật Cố kết – bác ái. Trên cơi thứ hai của Triad biểu lộ, Định Luật Kiểm Soát Từ Điển – bác ái. Lại hạ thấp xuống trên cơi thứ hai của phàm ngă, Định Luật Bác Ái. Độ chính

584      xác về sự tương đồng th́ hoàn toàn lư thú, và cung cấp cơ hội để suy gẫm.

Đề hay nguyên khí Christ – vượt qua chính ḿnh và t́m thấy lại chính ḿnh trong mọi bản ngă. Luật này giữ cho phàm ngă tiến hóa trong một h́nh hài cố kết. Nó kiểm soát Chân Ngă trong thể nguyên nhân, cùng một cách mà Thượng Đế kiểm soát Chân Thần trên cơi thứ hai. Đó là định luật của cơi Bồ Đề; Đức Thầy là Đấng có thể hoạt động trên các mức độ Bồ Đề và Ngài có sự kiểm soát từ điện trong ba cơi thấp. Cái thấp luôn luôn được kiểm soát từ bên trên, và hiệu quả mà các phân cảnh Bồ Đề có được trên ba thể thấp th́ tối quan trọng, dù điều đó tuy ít khi được các nhà tư tưởng của chúng ta thừa nhận. Chính Định Luật Bác Ái, trong ba cơi thấp, nắm giữ tất cả chúng lại, và kéo vạn vật hướng lên. Đó là minh chứng của Định Luật Hút trong Tam Thượng Thể.

Trên đường tiến hóa hướng hạ, định luật này tác động với nguyên tử thường tồn trong thể nguyên nhân. Chính nguyên khí Bồ đề và mối liên hệ của nó với nguyên tử thường tồn thấp của Triad là động lực chính của sự sống của Ego. Trên đường giáng xuống, nó có liên quan nhiều với cách sắp đặt các nguyên tử thường tồn, nhưng vấn đề này rất trừu tượng và chưa đến lúc để làm sáng tỏ thêm. Ở luồng phân thân thứ ba, (trong đó giới thứ tư, tức giới nhân loại, được tạo thành), chính Định Luật Kiểm Soát Từ Điển này vốn tác động vào chỗ nối của người-thú-đẩu-tinh (astro-animal man), và Chân Thần giáng lâm, vận dụng tia lửa trí tuệ như là phương pháp nhất quán. Lần nữa, chúng ta có thể thấy nó hoạt động ra sao. Cơi Chân Thần, cơi bồ đề và cơi cảm dục, cả ba đều liên kết chặt chẽ nhau, và ở đó chúng ta t́m được đường lối ít đối kháng nhất. Từ nơi này mới có sự dễ dàng mà các tiếp xúc huyền bí với cơi bồ đề và ngay cả các cơi cao mới xảy ra. Các đường lối dễ dàng nhất trong ba thái dương hệ:

Thái dương hệ I. Cơi trần, cơi trí và cơi niết bàn. Cơi niết bàn là điểm thành tựu cao nhất trong thái dương hệ đó.

Thái dương hệ II. Cơi cảm dục, cơi bồ đề và đại-niết-bàn. Thái dương hệ III. Cơi trí, niết bàn và tối-đại-niết-bàn. Do đó cần chú ư sự tương ứng được nhận thấy giữa giới

thứ tư với tác động của giới này, định luật thứ tư. Đó là thời điểm tối quan trọng trong dăy thứ tư này. Đối với cơ tiến hóa nhân loại, định luật thứ tư này rất quan trọng vào lúc này. Mục đích việc nỗ lực của nhân loại là

585 cả hai cần được kiểm soát bởi định luật này và hơn nữa dùng nó trong việc phụng sự. Đó là định luật mà nhờ đó, theo như chúng ta biết, biểu lộ tính dục được chuyển hóa và nâng cao; tính dục (sex) chỉ là biểu hiện ở cơi trần của Định Luật Hút; nó là sự thể hiện của định luật đó trong giới nhân loại, cũng như trong mọi giới thấp. T́nh thương của vạn vật vốn truyền sinh khí (breaths), c̣n sự hấp dẫn (attraction) lại thể hiện trong việc phụng sự, theo cùng sự việc như được minh chứng trong Triad. Biểu lộ tính dục, đến cùng lúc cả hai, trở nên được chuyển hóa thành việc cùng đến của nhiều hành vi phụng sự, nó khai sinh ra các lư tưởng mới, và khai sinh ra một chủng tộc mới – chủng tộc tinh thần. Ở đây, tôi có thể nêu ra một sự kiện bằng số có thể đáng quan tâm liên quan đến hệ cấp thứ tư. Như chúng ta biết, hệ cấp nhân loại này là hệ cấp thứ tư, tuy nhiên, nếu chúng ta tính năm hệ cấp đă trôi qua, th́ thực ra, đó là hệ cấp thứ chín. Chín là con số của điểm đạo, con số của vị adept, và của con người đang hoạt động trong thể bồ đề của ḿnh. Cung 4 cũng vận hành liên quan chặt chẽ với Định Luật thứ tư. Đó là Cung Hài Ḥa hay Mỹ Lệ -Hài Ḥa qua sự

kiềm chế, kiềm chế đó đưa đến tri thức minh triết. Đó là hài ḥa về sự tương tự; đó là việc làm cân bằng của vạn vật nhờ nhận thức về các định luật từ điện vốn tạo ra sự phối kết của cái đa tạp thành cái đồng nhất; từ tính chi phối sự tổng hợp của nhiều trạng thái thành một h́nh thức đơn nhất. Sự hài ḥa này được đạt đến qua cơi thứ năm, c̣n Cung 5, Cung Kiến Thức Cụ Thể tác động như một giai đoạn đưa đến Cung 4, v́ nhiều người hoạt động trên Cung 5 sau rốt chuyển qua Cung 4. Trong thái dương hệ này, Cung 5 tối quan trọng trong việc phát triển của mọi Chân Ngă. Mỗi chân ngă phải trải qua thời gian nào đó trên cung ấy trước khi dứt khoát ở lại trên Cung Chân Thần của ḿnh. Trong nhiều kiếp luân hồi, nhiều thời gian được trải qua trên cơi phụ thứ năm của mỗi cơi chính, nó bị chi phối phần lớn bởi Cung 5. Lúc đó tất cả trải qua trên cơi phụ thứ tư bị chi phối bởi Cung 4, và trong giai đoạn đặc biệt này của cuộc tuần hoàn thứ tư trong dăy thứ tư, nhiều thời gian hơn được trải qua trên cơi phụ thứ tư bởi các Egos tiến hóa hơn là trên các cơi phụ khác. Nhiều Chân Ngă lâm phàm trực tiếp trên cơi này, và chính nơi đây mà họ bắt đầu suy tưởng một cách hài ḥa.

Các định luật trong ba cơi thấp. Bây giờ chúng ta đề cập và nghiên cứu vắn tắt ba định luật quan trọng nhất tác động đến con người tiến hóa, khi y sống trong ba cơi thấp. Các định luật này là:

 

1. Định Luật Định H́nh (Law of Fixation).

 

2. Định Luật Bác Ái (Law of Love).

 

3. Định Luật Hy Sinh và Tử Vong.

 

Sau rốt, các định luật này đều được chi phối và kiểm soát bởi ba định luật cao hơn trong thái dương hệ – Định Luật Kiểm Soát Từ Điện, Định Luật Phân Ră và Định Luật Cố Kết.

Có một liên quan trực tiếp giữa 7 định luật này với 7 Cung hay Rung Động, và nếu chúng ta nghiên cứu sự tương ứng, chúng ta sẽ nhận ra sự kiện rằng định luật thứ nhất, Luật Rung Động, là định luật đang kiểm soát sáu định luật kia, biểu hiện qua định luật thứ hai, Luật Cố Kết, giống như vào lúc này Thái Dương Thượng Đế đang biểu lộ chính Ngài qua trạng thái thứ hai của Ngài trong thái dương hệ thứ hai này.

 

Cung I, Cung Ư Chí hay Quyền Năng, là trạng thái thứ nhất của Toàn Ngă (All-self), và trong luồng sinh lực thứ ba 587 (1) xuống tận cơi thứ năm, cùng với các Chân Thần khác. Một

Ba Luồng Sinh Lực của Thượng Đế (Three Outpourings). “Trong sơ đồ, các biểu tượng của ba Aspects (của Thái Dương Thượng Đế) được đặt bên ngoài thời gian và không gian, và chỉ có các ḍng ảnh hưởng từ chúng mới giáng xuống đi vào hệ thống các cơi của chúng ta … Theo đúng đẳng cấp, chúng tiêu biểu cho những ǵ thông thường được gọi là Ba Ngôi (Persons) của Tam Vị Nhất Thể (Trinity).… Điều được nhận thấy là từ mỗi một trong các Ngôi đó, một luồng sinh lực của sự sống hay là thần lực được phóng vào các cơi bên dưới. Luồng thứ nhất trong các luồng này theo thứ tự là đường thẳng đi xuống từ Trạng Thái (Aspect, Ngôi) thứ ba; luồng thứ nh́ chính là phần h́nh bầu dục lớn (large oval) nằm bên trái chúng ta – luồng này giáng xuống từ Ngôi Hai măi đến khi nó chạm điểm thấp nhất trong vật chất, và kế đó đi lên trở lại bên tay phải chúng ta cho đến khi nó đạt đến cơi phụ thấp nhất của cơi trí. Nên để ư rằng trong cả hai luồng sinh lực này, sự sống thiêng liêng trở nên đậm màu hơn và bị che khuất nhiều hơn khi nó giáng xuống vào vật chất, cho đến khi ở điểm thấp nhất chúng ta có thể hầu như không nhận biết nó như là sự sống thiêng liêng chút nào; nhưng khi nó đi lên trở lại, khi nó đă vượt qua điểm thấp nhất (nadir, thiên để) của nó, nó tự lộ ra có phần rơ hơn. Luồng sinh lực thứ ba giáng xuống từ trạng thái cao nhất của Thái Dương Thượng Đế, khác với hai luồng sinh lực kia ở chỗ nó không hề bị che khuất bởi vật chất mà nó vượt qua, mà giữ lại độ tinh khiết ban đầu của nó và độ huy hoàng không bị mờ tối. Cần để ư rằng luồng sinh lực này giáng xuống chỉ tới cơi bồ đề (tức cơi thứ tư) và chính sự liên kết giữa 2 luồng sinh lực được tạo thành bằng một tam giác trong ṿng tṛn, tượng trưng cho linh hồn cá biệt của con người – tức chân ngă luân hồi. Ở đây tam giác được đóng góp bởi luồng sinh

tương ứng tế nhị tồn tại giữa các Chân Thần Ư Chí trên cơi thứ năm, định luật thứ năm với Cung 5.

Cung 2 hay là trạng thái Bác Ái-Minh Triết nắm sự kiểm soát trên cơi thứ tư và thứ sáu, và chi phối Định Luật Cố Kết. Có một kết hợp chặt chẽ trực tiếp giữa các Cung trừu tượng với các định luật của các cơi nơi mà chúng kiểm soát một cách đặc biệt.

Cung 3 vốn là trạng thái Hoạt Động, kiểm soát Định Luật Phân Ră và Tử Vong, trên cơi thứ ba và thứ bảy. Do đó, điều hiển nhiên đối với nhà nghiên cứu minh triết là:

 

1. Trạng thái Quyền Năng – Cung 1, Cơi 1 và 5, và Định Luật Định H́nh và Rung Động, tạo thành một tổng thể ăn khớp nhau.

 

2. Trạng thái Bác Ái – Cung 2, Cơi 2, 4, 6, và Định Luật Cố Kết, Định Luật Kiểm Soát Từ Điển và Định Luật Bác Ái, tạo thành một đơn vị khác.

 

3. Trạng thái Hoạt Động – Cung 3, Cơi 3 và 7, và Định Luật Phân Ră, Hy Sinh và Tử Vong, tạo ra một nhóm khác nữa.

 

Thật là hợp lư đối với Cung 1 cho đến nay, chỉ phải kiểm soát trên 2 cơi, v́ Trạng Thái Quyền Năng đợi một hệ thống khác để biểu lộ sự phát triển đầy đủ. Cung 2, Cung tổng hợp

588      đối với thái dương hệ chúng ta, kiểm soát trên ba cơi; nó có ưu thế, v́ về mặt tối cao, chúng ta là các Chân thần Bác Ái và Bác Ái là sự tổng hợp của chúng ta. Cung 3, Cung thống ngự của thái dương hệ, kiểm soát trên hai cơi, và trên một cơi nó ít được biết đến, v́, cũng như thể xác không được xem như là

lực thứ ba, c̣n ṿng tṛn được đóng góp bằng luồng sinh lực thứ hai …” Trích “Tín Điều Cơ Đốc Giáo” của C.W. Leadbeater, trang 39, 40.

một nguyên khí, cũng thế, có một lĩnh vực hoạt động không nằm trong bảng liệt kê của chúng ta. Nó đă đi qua mất rồi. Một giải thích nào đó về việc này ẩn giấu trong các ngôn từ huyền bí “Cơi Thứ Tám” (“The Eighth Sphere”).

Về điều này, 4 Cung thứ yếu, đó là Cung Hài Ḥa, Cung Khoa Học Cụ Thể, Cung Sùng Tín và Cung Trật Tự Nghi Lễ, sự kiểm soát của chúng hiện hữu trong các cấp độ trên mọi cơi, nhưng chúng có tầm quan trọng đặc biệt trong sự tiến hóa của Chân ngă luân hồi trong ba cơi thấp vào lúc này. Theo một cách tế nhị và đặc biệt, 4 cung này kiểm soát 4 giới của thiên nhiên – khoáng vật, thực vật, động vật và con người

– và với sự ḥa nhập của chúng vào ba Cung Trạng Thái (Cung Hoạt Động của Đức Mahachohan vốn là cái tổng hợp của bốn cung thứ yếu trong hệ thống hành tinh chúng ta) có một tương ứng với sự ḥa nhập của con người (sản phẩm của ba giới với giới thứ tư) thành giới siêu nhân loại, tức giới tinh thần. Cung 4 và giới thứ tư hợp thành một điểm hài ḥa đối với ba cung thứ yếu và tất cả 4 lúc đó chuyển vào ba cung chính hay là cao hơn. Điều này đáng cho chúng ta suy gẫm nghiêm túc và sự tương đồng của cơi thứ tư cũng sẽ rơ rệt. Đối với thái dương hệ này, cơi bồ đề, giới nhân loại và Cung 4, tức Cung Hài Ḥa hay Mỹ Lệ hay Tổng Hợp, có một điểm tương ứng giống như căn chủng thứ tư là căn chủng mà sự tổng hợp được quan sát trước tiên trong đó – cánh cửa dẫn vào giới thứ 5, tức giới Tinh Thần, lúc bấy giờ được khai mở; căn chủng thứ 4 cũng phát triển khả năng cảm dục, khả năng này làm cho có thể tiếp xúc với cơi thứ tư hay bồ đề dễ dàng.

Ngoài ra bằng cách tinh anh (tôi dùng từ ngữ tinh anh – subtle – v́ thiếu một từ chính xác hơn, hàm ư một phát biểu 589 về thực tế vốn dường như là một ảo tưởng), ba Cung thứ yếu,

tức Cung Khoa Học Cụ Thể, Cung Sùng Tín và Định Luật Nghi Lễ, mỗi cung có một liên quan với ba giới của thiên nhiên ở dưới giới nhân loại, và liên quan với ba định luật của ba cơi thấp.

Cung Trật Tự Nghi Thức có ư nghĩa đặc biệt vào lúc này; nó chi phối sự sống trong thế giới khoáng chất và trong các giai đoạn cuối cùng của sự sống tiến hóa giáng hạ ở điểm mà chỗ rẽ đi lên của tiến hóa thăng thượng diễn ra. Qua Trật Tự Nghi Lễ, sự kiểm soát của các thần kiến tạo cấp thấp xuất hiện, các mănh lực tinh linh (elemental forces), điểm tổng hợp trong cơi thấp nhất của các cơi, giai đoạn chuyển tiếp. Trong mọi giai đoạn như thế, Cung 7 trở thành (như hiện nay) Cung của Luật Lệ và Trật Tự, với sự xếp đặt và thành lập chính xác. Đó là phản ảnh trên cơi trần của Trạng Thái Quyền Năng và Hoạt Động tác động trong sự tổng hợp. Các Cung 1,3, 7, có một sự tương tác, theo như chúng ta biết. Cung 7 là sự xuất hiện trong sự kết hợp của các lực lượng tiến hóa. Đó là biểu lộ của Quyền Năng và Hoạt Động trên cơi thấp nhất của mọi cơi. Nó được liên kết với các định luật của cơi thứ ba và thứ bảy, Định Luật Phân Ră và Tử Vong, v́ mọi giai đoạn chuyển tiếp là các giai đoạn của hủy diệt và kiến tạo h́nh hài, và việc phá vỡ cái cốc cũ để cho cái cốc mới và hoàn thiện hơn có thể được tạo ra.

Cung Sùng Tín có một liên hệ rơ rệt mặc dù ít được biết với giới thực vật. Chúng ta phải nhớ rằng Cung đó được liên kết với định luật phụ của Định Luật Hút của vũ trụ. Chính ở trong giới thực vật mà chúng ta t́m ra một trong các gần đúng tạm thời và thứ nhất giữa Chân Thần con người tiến hóa với Chân Thần deva tiến hóa. Hai cơ tiến hóa song hành chạm nhau trong giới đó, và bấy giờ lại đi theo các đường

riêng của chúng, t́m được điểm tiếp xúc kế tiếp trên cơi thứ tư hay cơi bồ đề, và sau cùng ḥa nhập trên cơi thứ hai.

Các Cung cụ thể có một tác dụng đặc thù trên cuộc tiến hóa âm (negative) của các thiên thần, các thiên thần này tạo thành trạng thái nữ (feminine aspect) của Linh Nhân lưỡng

590 tính (divine hermaphroditic Man), hoạt động theo các đường lối phát triển tích cực hơn. Các Cung trừu tượng làm một việc tương tự trên hệ cấp nhân loại dương tính, có khuynh hướng tiến đến một thái độ thụ cảm hơn. Hệ cấp này tạo thành trạng thái nam của Hermaphrodite thiêng liêng. Nhưng ở ba điểm trên đường tiến hóa của các Chân Thần Bác Ái, có tác dụng trên các tính chất trừu tượng, tác động tới các thiên thần hoạt động đang tác động dựa trên năng lực cụ thể. Sự hoàn thiện của hai cuộc tiến hóa đánh dấu mức thành đạt của Hành Tinh Thượng Đế thiêng liêng; đó là sự hoàn thiện của hai trung tâm chính, hoạt động sáng tạo và bác ái, của Thái Dương Thượng Đế. Ở trạng thái thấp của chúng, các trung tâm này được biết như trung tâm sinh sản và huyệt đan điền, nhưng được chuyển hóa, khi sự tiến hóa tiếp diễn, thành bí huyệt cổ họng và bí huyệt tim. Kế đó, trong một tổng hợp kép, chúng chuyển vào thái dương hệ thứ ba, thái dương hệ mà trong đó trạng thái Quyền Năng được phát triển và bí huyệt đầu sẽ được hoàn tất. Khi điều này được đạt đến, Thượng Đế chúng ta đă thành công và đạt đến cuộc Điểm Đạo vũ trụ thứ sáu, cũng như trong thái dương hệ này Ngài cần phải đạt đến Điểm Đạo thứ tư. Cung Khoa Học Cụ Thể có một liên quan đặc biệt với giới động vật, ở chỗ nó là Cung chi phối sự ḥa nhập của giới đó vào giới nhân loại. Hành tinh Venus, trong cuộc tuần hoàn thứ 5 của nó, đưa ra sự thúc đẩy, nó tạo ra tia lửa trí tuệ trong

người thú – một sự kiện được biết rơ. Cũng chính Cung 5 và có một liên hệ lư thú với Định Luật Định H́nh thứ năm. Chúng ta cũng có thể nghiên cứu một cách thuận lợi, sự tương đồng vốn có thể được nhận thấy giữa các yếu tố này với căn chủng thứ năm, một chủng tộc có sự phát triển đặc biệt mạnh về trí cụ thể. Định Luật Tương Đồng luôn luôn vẫn đúng.

Với luật này làm nền tảng, 3 định luật về phàm ngă trở nên đầy đủ với sự sống và có thể được tóm tắt trong thuật ngữ được biết nhiều “Định Luật Luân Hồi và Tử Vong trong ba cơi thấp”. Định Luật thứ năm chi phối một ưu thế cố định trong phàm ngă, ưu thế về nguyên khí thứ năm.

Định Luật Bác Ái trong thể cảm dục cũng có các nét riêng của nó cần nghiên cứu. Có một khoen nối trực tiếp giữa thể cảm dục (t́nh thương trong phàm ngă), thể bồ đề (t́nh thương trong Triad), với các Chân Thần Bác Ái. Về sau, điều này sẽ được hiểu một cách đầy đủ hơn, nhưng đó là vận hà chính đối với định luật căn bản của thái dương hệ, tức T́nh Thương. Ba điểm này đánh dấu các giai đoạn hoàn tất, và cũng là các khởi điểm cho nỗ lực mới trong sự sống của Chân thần tiến hóa – từ phàm ngă đến Triad, từ Triad đến Monad, từ Monad trở lại cội nguồn của nó.

5. Định Luật Qui Định (Law of Fixation). Đây là định luật đang chi phối của cơi trí, nó có một tương ứng lớn hơn trong Luật Karma trên các phân cảnh trí tuệ vũ trụ. “Con người tưởng nghĩa thế nào, th́ y trở thành thế ấy”; tương ứng với các ư tưởng của y là các dục vọng và hành động của y, và thế là tạo ra tương lai của y. Y định đoạt cho chính ḿnh cái nghiệp theo sau đó. Thuật ngữ “Qui Định” (“Fixation”) được chọn v́ hai mục đích: thứ nhất, v́ từ ngữ đó hàm ư khả năng

của kẻ suy tưởng để tạo ra (shape) số mệnh của chính ḿnh, và thứ hai, v́ từ ngữ đó hàm ư một ư tưởng ổn định, v́ khi sự tiến hóa diễn tiến, Chân Ngă cũng triển khai được khả năng tạo ra các h́nh-tư-tưởng cụ thể nhất định, và, qua các sản phẩm ổn định này, sự dao động của thể cảm dục bị khắc phục.

Định luật này của cơi thứ năm, hay cơi trí, là một trong các định luật quan trọng nhất mà chúng ta có liên quan với nó vào bất cứ lúc nào và sẽ thấy sự biểu lộ đầy đủ nhất của nó trong cuộc tuần hoàn sắp tới, hay cuộc tuần hoàn thứ 5. Liên quan với cuộc tuần hoàn thứ tư này, các sự kiện sau đây có thể được tập hợp lại về tác động của nó:

Đó là định luật mà theo đó phàm ngă tiến hóa, trong tiến tŕnh nhiều kiếp sống, kiến tạo nên thể nguyên nhân; nó ấn định vật chất phải có trong thể đó, do con người đặt để nơi đó trong các thời kỳ qua, và làm cho nó trở nên kết tụ lại. Trước Cuộc Điểm Đạo thứ tư, t́nh trạng kết tụ được hoàn tất, và việc tan vỡ không thể tránh khỏi chính là hậu quả của việc kết tụ trong mọi h́nh hài, xảy ra, phóng thích sự sống nội tại

592 để tăng thêm tiến bộ. Mọi h́nh tướng chỉ là các chướng ngại và các giới hạn, và cuối cùng phải tan biến, nhưng chúng cũng có vị trí cần thiết của chúng trong việc phát triển của nhân loại. Sau rốt thể nguyên nhân của toàn thể nhân loại tự nó tan ră. Định luật này chi phối sự kết tụ (crystallisation) của mọi h́nh hài trước khi chúng tan vỡ trong diễn tŕnh tiến hóa. Nó chi phối thời gian luân hồi, nó là một trong các nhánh phụ của Định Luật Karma. Mỗi một trong 7 định luật phụ được liên kết với một trong các định luật vũ trụ, hay với Luật Karma của Sirius. Chúng ta cần luôn luôn nhớ rằng tâm thức

của cơi trí vũ trụ là mục tiêu thành đạt của Thượng Đế, và rằng Thái Dương Thượng Đế của sao Sirius, so với Thái Dương Thượng Đế của chúng ta giống như là Chân Ngă con người so với phàm ngă con người. Định Luật Karma, hay là Định Luật Qui Định vũ trụ, là định luật của cơi trí vũ trụ, và kiểm soát định luật tương ứng trong thái dương hệ chúng ta.

Trong cuộc tuần hoàn thứ 5, định luật này sẽ tác động như là tác nhân phân phối, tạm thời kết tụ và qui định thành hai hạng lớn các Chân Thần nhân loại, khi các Chân Thần này tiến hóa. Lúc đó, một nhóm (chứa những người sẽ đạt đến mục tiêu) sẽ từ từ vượt ra ngoài không ở dưới sự chi phối của định luật này, và sẽ đến dưới Định Luật Kiểm Soát Từ Điện. Nhóm kia sẽ vẫn ở dưới định luật trong trạng thái tĩnh tại, cho đến một giai đoạn sau này một cơ hội mới sẽ đến; các h́nh tướng cổ xưa sẽ tan vỡ, và một chu kỳ đại khai nguyên khác, và trong chu kỳ thứ 5 của nó, sẽ đến cơ hội mà họ sẽ chờ đợi, khi họ lại có thể xoay chuyển ḍng tiến hóa và các spirits bị giam cầm có thể lại leo lên hướng về cội nguồn của chúng.

Theo một ư nghĩa huyền bí, đối với chúng ta, định luật này là định luật mà chúng ta có liên quan mật thiết nhất. Nó đóng một vai tṛ quan trọng trong bàn tay của các Hỏa Tinh Quân, và là một trong các yếu tố chính của các Ngài trong việc kiểm soát ba cơi thấp. Ở đây, nên chú ư một sự kiện lư thú, đó là Venus là hành tinh thứ sáu (thứ hai theo huyền bí

593 học), và đang ở trong ṿng tuần hoàn thứ 5 của nó, và do đó đều đi trước chúng ta trong mọi đường lối. Định luật này chứng tỏ tính chất tĩnh tại của bác ái, tĩnh tại tạm thời, nhưng tất nhiên như thế khi xét theo quan điểm thời gian, tác nhân lừa bịp lớn nhất. Trên đường tiến hóa

hướng hạ, định luật này lại tác động tới các nguyên tử thường tồn trong ba cơi thấp, với việc tạo ra chất liệu chung quanh các nguyên tử này, liên quan với các thiên thần kiến tạo và các Chân Ngă luân hồi. Các devas là trạng thái mẹ, các nhà kiến tạo của thể xác, c̣n các Jivas luân hồi là trạng thái con; tuy nhiên cả hai chỉ là một và kết quả là con người lưỡng phái (xem trang 512).

6. Định Luật Bác Ái. Trong tập giản yếu ngắn này, thật không dễ ǵ tiến đến vấn đề bao la về vị trí mà bác ái giữ trong hệ thống tiến hóa của vạn vật như cách hiểu của con người ở ba chiều đo (three-dimensional man). Một luận thuyết có thể được viết ra về vấn đề này, và tuy thế vẫn không nói hết. Biết bao ánh sáng sẽ đến nếu chúng ta có thể trầm tư sâu xa về ba biểu hiện của T́nh Thương: T́nh Thương trong phàm ngă, T́nh Thương trong Chân Ngă, và T́nh Thương trong Chân Thần. T́nh Thương trong phàm ngă từ từ phát triển qua các giai đoạn ái ngă, thuần túy, đơn giản và hoàn toàn ích kỷ, t́nh thương dành cho gia đ́nh và bạn bè, t́nh thương của nam và nữ, cho đến khi nó tới giai đoạn t́nh thương nhân loại hay là ư thức yêu thương tập thể vốn là đặc tính vượt trội của Ego. Một Đức Thầy Từ Bi cũng yêu thương, chịu đau khổ, và vẫn duy tŕ với sự ân cần của Ngài và với thân nhân của Ngài. T́nh thương trong Chân Ngă từ từ phát triển từ t́nh thương nhân loại thành t́nh thương đại đồng – một t́nh thương vốn biểu lộ không những chỉ t́nh thương nhân loại, mà c̣n t́nh thương của các tiến hóa thiên thần trong toàn thể của họ và của mọi h́nh hài của biểu lộ thiêng liêng. T́nh thương trong phàm ngă là t́nh thương trong ba cơi thấp; t́nh thương trong Chân ngă là t́nh thương trong thái dương hệ và mọi cái mà nó chứa đựng; trong khi

t́nh thương trong Chân Thần biểu lộ một phạm vi của t́nh thương vũ trụ, và chứa đựng nhiều điều vốn nằm ngoài toàn thể thái dương hệ.

Thuật ngữ “Định Luật Bác Ái”, sau rốt là một thuật ngữ quá chung chung không thể áp dụng cho một định luật chi phối một cơi, nhưng cũng sẽ đủ để cho hiện tại, khi nó truyền đạt loại ư tưởng cần cho trí chúng ta. Định Luật Bác Ái thực ra chỉ là định luật của thái dương hệ đang biểu lộ trên mọi cơi. T́nh thương là động lực thúc đẩy để biểu lộ, và t́nh thương chính là cái giữ cho vạn vật ở tŕnh tự an bài; t́nh thương nâng dỡ vạn vật trên đường trở về vào ḷng Từ Phụ, và sau rốt t́nh thương hoàn thiện vạn vật đang hiện hữu. Chính t́nh thương xây dựng các h́nh hài, tạm thời đặt trong nôi sự sống ẩn giấu bên trong và t́nh thương là nguyên nhân của sự gián đoạn của h́nh hài này và làm tan vỡ chúng, nhờ đó sự sống có thể tiến xa hơn. T́nh thương biểu lộ trên mỗi cơi dưới h́nh thức sự thôi thúc, nó đẩy Chân Thần tiến hóa hướng về mục tiêu của nó, và t́nh thương là bí quyết cho giới thiên thần, và là lư do của việc pha trộn của hai giới sau rốt vào Đấng Lưỡng Tính thiêng liêng. T́nh thương hoạt động qua các cung cụ thể trong việc kiến tạo thái dương hệ, và trong việc dựng lên cấu trúc vốn che chở Tinh Thần, và t́nh thương tác động qua các cung trừu tượng để phát triển đầy đủ và mạnh mẽ thiên tính nội tại. Qua các cung cụ thể, t́nh thương biểu lộ các trạng thái của thiên tính, tạo thành cá tính (persona) che giấu Bản Ngă duy nhất; t́nh thương biểu lộ qua các cung trừu tượng khi phát triển các thuộc tính của thiên tính, đang tiến tới mức đầy đủ nhất Thiên giới bên trong. T́nh thương trong các cung cụ thể dẫn đến con đường huyền học; t́nh thương trong các cung trừu tượng đưa đến con

đường thần bí. T́nh thương tạo thành lớp vỏ và tạo hứng cho sự sống, t́nh thương tạo nên rung động của Thượng Đế để dâng trào ra trước mang theo mọi vật trên đường của nó, và đưa mọi vật tới biểu lộ hoàn hảo.

Trong Thái Dương Hệ I, Hoạt Động, Ước Muốn Biểu Lộ, và Động Cơ Hành Động là nốt căn bản. Hoạt động đó tạo ra một vài kết quả, một vài hiệu quả lâu dài, và như thế tạo ra hạt nhân cho thái dương hệ hiện tại. Hoạt Động có ngăn nắp

595 là nền tảng của thái dương hệ có T́nh Thương đă an bài này, và đưa đến thái dương hệ ba, trong đó hoạt động có ngăn nắp với T́nh Thương có an bài dành cho sức thôi thúc của nó, đưa tới kết quả Quyền Năng bác ái có ngăn nắp. Cung 6, Cung sùng tín, và định luật thứ 6, định luật bác ái, có một gắn bó chặt chẽ, và trên cơi thứ 6 xuất hiện sự thể hiện mạnh mẽ trong Tam Bộ thấp (Lower Triad), tức phàm ngă, của Định Luật Bác Ái. Trên cơi cảm dục, tức môi trường sống (home) của các dục vọng (desires), xuất phát các t́nh cảm mà chúng ta gọi là t́nh thương cá nhân; thuộc loại thấp thỏi nhất của con người, t́nh thương này lộ ra dưới h́nh thức đam mê thú dục (animal passion); khi sự tiến hóa tiếp diễn, nó lộ ra như một sự mở rộng từ từ của năng lực bác ái, đi qua các giai đoạn của t́nh thương bè bạn, t́nh thương gia d́nh, t́nh thương đối với bạn láng giềng, t́nh thương đối với toàn thể môi trường; về sau ḷng ái quốc thế chỗ cho t́nh yêu nhân loại, thường thường nhân loại được minh họa dưới h́nh thức một trong các Đấng Cao Cả. Hiện nay, cơi cảm dục quan trọng nhất đối với chúng ta, v́ trong dục vọng – không được

điều chỉnh hoặc chuyển hóa – có ẩn tàng sự dị biệt giữa ư thức cá nhân với ư thức của Ego (1).

Trong Hành Tinh Hệ thứ sáu, Hành Tinh Hệ Venus, điều này có thể được nhận thấy rơ ràng, đó là hành tinh hệ bác ái. Xét theo một góc độ, Hệ Venus là hệ hành tinh thứ hai, c̣n theo một góc độ khác, nó là hệ thứ sáu. Điều đó tùy vào cách chúng ta lư luận từ ngoại vi đến trung tâm hay ngược lại.

Đó là trú sở/bản doanh (home) của Hành Tinh Thượng Đế của Cung 6. Điều này có thể có vẻ giống như một mâu thuẫn, nhưng thực sự không như thế. Chúng ta phải nhớ rằng sự đan kết, sự chuyển dịch và thay đổi từ từ, vốn xảy ra

596 đúng lúc trên tất cả các cung. Cùng cách đó, dăy Địa Cầu là dăy thứ ba nếu xét theo một khía cạnh và là dăy thứ năm xét theo khía cạnh khác. Trong dăy thứ sáu của mỗi hành tinh hệ, định luật thứ sáu này và Cung 6 có một ư nghĩa rất quan trọng, trong khi

1 Tại sao chúng ta cần xem xét vấn đề các devas của thái dương hệ giữa (v́ chúng ta có thể gọi các devas này có liên hệ với thái dương hệ này và với buddhi và kama-manas) trong khảo cứu của chúng ta về các h́nh tư tưởng? Có hai lư do: Một là những ǵ ở trong thái dương hệ chỉ là vật chất được cấp năng lượng từ cơi trí và cơi cảm dục vũ trụ, và được kiến tạo thành h́nh hài nhờ mănh lực của định luật điện; tất cả những ǵ có thể được nhận thức chỉ là các h́nh hài được làm cho linh hoạt (ensouled) bằng các ư tưởng. Hai là, những ǵ ở trong tri thức của các tiến tŕnh sáng tạo của thái dương hệ, con người học được cho chính ḿnh làm thế nào đúng lúc để trở thành một đấng sáng tạo. Chúng ta có thể minh họa điều này bằng cách nhận xét rằng một trong các nhiệm vụ chính của phong trào Minh Triết Thiêng Liêng trong tất cả nhiều chi nhánh của nó là tạo ra một h́nh thức vốn có thể được làm cho có sinh khí, vào đúng thời điểm, bằng ư tưởng về T́nh Huynh Đệ.

đó dăy thứ bảy của mỗi hệ hành tinh luôn luôn là tổng hợp – Bác Ái và Hoạt Động trong một sự thăng bằng hoàn hảo. Cùng một hiệu quả có thể được minh chứng trong Cuộc Tuần Hoàn thứ sáu. Trong Cuộc Tuần Hoàn thứ sáu của dăy hiện tại của hệ thống Địa Cầu, định luật thứ 6 sẽ hiển lộ thật rơ ràng và mạnh mẽ, v́ bác ái lộ ra trong t́nh huynh đệ, bác ái thể hiện hay chuyển hóa từ thể cảm dục đến thể bồ đề. Thế nên ở trong căn chủng thứ sáu và phụ chủng thứ sáu, một tương đồng sẽ được nhận thấy. Nhờ h́nh hài bị phá vỡ của phụ chủng thứ năm thuộc căn chủng thứ năm, được tạo nên dưới Cung 5, Cung Kiến Thức Cụ Thể, với sự trợ giúp của Định Luật thứ năm, Định Luật Qui Định, sẽ xuất hiện phụ chủng thứ sáu với t́nh huynh đệ-t́nh thương biểu lộ trong việc nhận thức về sự sống duy nhất tiềm tàng trong mỗi Con của Thượng Đế.

7. Định Luật Hy Sinh và Tử Vong. Định Luật này tự liên kết với định luật thứ ba, Định Luật Phân Ră, noi theo mối liên hệ luôn luôn hiện hữu giữa cơi Niết Bàn với cơi trần. Định Luật Phân Ră kiểm soát sự hủy diệt gấp năm lần các h́nh hài trong năm cơi thấp, c̣n Định Luật Tử Vong kiểm soát một cách tương tự trong ba cơi thấp. Nó phụ thuộc vào định luật thứ ba. Định Luật Hy Sinh là Định Luật Tử Vong trong các thể tinh anh, trong khi cái mà chúng ta gọi là sự chết là điều tương tự trong thể xác. Định luật này chi phối sự phân ră từ từ của các h́nh hài cụ thể và sự hy sinh của chúng đối với sự sống đang tiến hóa và được liên kết chặt chẽ trong biểu lộ của nó với Cung 7. Cung này là Cung đang chi phối phần lớn, đang vận dụng, đưa vào dạng h́nh học và đang có ảnh hưởng lớn nhất vào khía cạnh h́nh hài, đang cai quản các sức mạnh tinh linh của thiên nhiên. Cơi trần là cái minh chứng cụ

597 thể nhất của khía cạnh h́nh hài; nó cầm giữ sự sống thiêng liêng trong ngục tù hoặc là làm dính mắc sự sống đó vào điểm nặng trược nhất của nó, lúc này nó hoạt động phù hợp với định luật thứ bảy. Theo một cách bí ẩn, định luật này là mặt trái của định luật thứ nhất, hay là Định Luật Rung Động. Chính Vulcan và Neptune (là hai hành tinh-ND) đang ở thế đối nghịch (in opposition), mà cho đến nay hầu như là một điều không thể hiểu được đối với chúng ta. H́nh thức biểu lộ trọng trược nhất trên cơi trần, sau rốt chỉ là một h́nh thức tổng hợp; giống như h́nh thức biểu lộ tuyệt diệu nhất trên cơi cao nhất chỉ là cái thống nhất hay tổng hợp thuộc loại tinh anh hơn. Một bên là sự tổng hợp của vật chất, c̣n bên kia là tổng hợp của sự sống. Định Luật này chi phối dăy thứ bảy trong mỗi hành tinh hệ; mỗi dăy đă đạt được biểu lộ đầy đủ nhất có thể có được trong hành tinh hệ, xảy đến dưới ảnh hưởng của Định Luật Tử Vong, đồng thời sự qui ẩn và phân ră đột ngột xảy ra. Theo một ư nghĩa vũ trụ và sự tương ứng vũ trụ, đó là định luật đang chi phối việc bắt đầu xuất hiện chu kỳ qui nguyên (pralaya) vào lúc kết thúc một thái dương hệ. Đó là định luật phá vỡ thập giá của Christ vũ trụ, và đặt h́nh hài Đức Christ bên trong nấm mồ trong một chu kỳ thời gian. Nguyên tắc Biến Đổi (Principle of Mutation). Để kết thúc kiến thức nêu trên về các định luật, điều cần thiết là tất cả chúng ta nên biết cái nguy hiểm cùng cực của thái độ vơ đoán về các vấn đề này, và cái rủi ro khi đề ra các qui luật cứng nhắc thiếu linh hoạt. Nhiều điều vẫn chưa giải thích và không được nói đến, và nhiều điều cũng sẽ chỉ làm dấy lên các câu hỏi trong trí chúng ta mà thôi. Cho đến nay vẫn không thể hiểu hết được. Cho tới khi chúng ta có được nhăn

quang thuộc chiều đo thứ tư, chúng ta sẽ hầu như không thể làm ǵ nhiều hơn là nói bóng gió, và có được cái nh́n thoáng qua về cái phức tạp và đan kết vào nhau trong thái dương hệ. Chúng ta không dễ làm được ǵ nhiều hơn là hiểu rơ với tư cách một ư niệm trí tuệ cái sự thực về các Cung, các hành tinh hệ, hành tinh, dăy, ṿng tuần hoàn, giống dân và các định luật hợp thành một khối; nh́n từ khía cạnh cái thấy của con người, sự lúng túng dường như không tưởng tượng được, và bí quyết giải đáp của nó được ẩn giấu đến nỗi trở thành vô

598      ích; tuy nhiên, nh́n từ khía cạnh của nhăn quang Thượng Đế, toàn thể chuyển động trong sự hợp nhất và chính xác về mặt h́nh học. Để nêu ra một số ư tưởng của tính phức tạp trong việc sắp xếp, ở đây tôi xin nêu ra rằng chính các cung đang tuần hoàn, Định Luật Karma kiểm soát sự đan kết vào nhau. Chẳng hạn, Cung 1 có thể chuyển chung quanh một hành tinh hệ (nếu đó là Cung tối quan trọng của hệ hành tinh) với cung phụ thứ nhất của nó đang biểu lộ trong một dăy, cung phụ thứ hai biểu lộ trong ṿng tuần hoàn, cung phụ thứ ba của nó biểu lộ trong một chu kỳ thế giới, cung phụ thứ tư của nó biểu lộ trong một căn chủng, cung phụ thứ năm của nó biểu lộ trong phụ chủng, và cung phụ thứ sáu của nó biểu lộ trong một chi chủng (branch race). Tôi nêu ra điều này để minh họa, chứ không phải dưới h́nh thức phát biểu về một sự kiện hiện đang xảy ra. Điều này đem đến cho chúng ta một số ư tưởng về cái bao la của tiến tŕnh và cái đẹp kỳ diệu của nó. Chúng ta không thể lướt qua trên một Cung duy nhất nào đó, để h́nh dung ra hoặc bằng bất cứ mặt nào để hiểu được cái đẹp này; tuy nhiên đối với những ai ở trên các mức độ cao siêu hơn và với một tầm nh́n rộng lớn hơn, cái tuyệt diệu của phác thảo trên thật rơ rệt.

Đối với chúng ta, cái phức tạp này tăng lên rất nhiều, v́ chúng ta chưa hiểu rơ nguyên lư chi phối sự biến đổi này. Cũng như ngay cả đối với thể trí cao siêu nhất của con người trong ba cơi thấp cũng không thể làm ǵ nhiều hơn là cảm nhận và đạt gần tới nguyên lư đó. Bằng sự biến đổi, tôi muốn nói đến sự thật là có một sự thay đổi và di chuyển thường xuyên, một sự đan kết nhau và ăn khớp nhau không ngừng, một dao động không dứt, trong một tương tác đầy ấn tượng của các mănh lực vốn thay thế cho sự tổng hợp kép của Tinh Thần và Vật Chất. Luôn luôn có sự luân phiên trong các Cung và các cơi, trong sự quan trọng tương đối của chúng theo quan điểm thời gian, vốn là quan điểm được liên kết chặt chẽ nhất với chúng ta. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng có một nguyên tắc căn bản nào đó đang chi phối mọi hoạt động của Thượng Đế trong thái dương hệ của Ngài, và bằng cách đấu tranh để phát hiện nguyên tắc căn bản mà các sự sống tiểu thiên địa của chúng ta dựa vào, chúng ta có thể t́m ra các trạng thái của nguyên lư Thượng Đế nội tại này. Điều này mở ra cho sự khảo sát của chúng ta một tầm nh́n

599      rộng lớn, và mặc dù nó nhấn mạnh về sự phức tạp của vấn đề, nó cũng chứng minh ảnh hưởng thiêng liêng của hành tinh hệ với các phức tạp gây ấn tượng sâu sắc của nó. Lư do khiến cho cuộc tuần hoàn thứ tư trở thành cuộc tuần hoàn chính là v́ trong cuộc tuần hoàn này hai điều xảy ra – tia lửa trí tuệ được đưa vào cánh cửa được mở từ giới động vật vào giới nhân loại; và sau đó một cánh cửa khác được mở, trên Con Đường dẫn từ giới nhân loại vào giới tinh thần – lại một lư do kép. Cuộc tuần hoàn thứ năm là một cuộc tuần hoàn chính, v́ nó đánh dấu một tŕnh độ tiến hóa mà những người sẽ đạt được mục tiêu, và những ai không đạt, được phân chia

một cách rơ rệt thành hai nhóm; cuộc tuần hoàn thứ bảy là một cuộc tuần hoàn chính v́ nó sẽ đánh dấu sự ḥa nhập của hai cơ tiến hóa, cơ tiến hóa nhân loại và cơ tiến hóa thiên thần.

Các căn chủng chính được chọn lựa theo Định Luật Tương Ứng (Law of Correspondence). Trong căn chủng thứ ba, Luồng Sinh Lực thứ ba (out pouring) đă đến, sự ḥa nhập và điểm tiếp xúc giữa Tam Thượng Thể Tinh Thần với Tứ Hạ Thể (Lower Quaternary) xảy ra. Căn chủng thứ năm dánh dấu một tŕnh độ mà thượng trí và hạ trí tiến gần lại, và chỗ mà trí cụ thể, nhờ đáp ứng với sự phát triển cao nhất của nó đối với cuộc tuần hoàn này, nhường chỗ cho trực giác từ bên trên. Ở đây, chúng ta lại có hai lư do. Căn chủng thứ bảy lại biểu lộ hai sự thành đạt, bác ái trong hoạt động, tức nền tảng của thái dương hệ thứ ba, thái dương hệ của Ư Chí hay Quyền Năng.

Ba Cung chính, vốn nhị phân, là cách lư giải đầy đủ của chính chúng. Hiện nay, chúng là cách biểu lộ của ba trạng thái, và chứng tỏ dưới các Thượng Đế thích hợp của chúng, các Đấng đang vận dụng các sự việc thế giới qua ba bộ môn (departments) mà các đấng cai quản của chúng trên hành tinh chúng ta là Đức Di Lặc, Đức Bàn Cổ và Đức Mahachohan. Ba cơi chính biểu lộ một cách dễ dàng vị trí độc đáo của chúng _ trên cơi hai, chúng ta có trú sở của các Chân Thần Bác Ái, trên cơi 5, chúng ta có trú cảnh (habitat) của các h́nh ảnh của chúng, các Chân Ngă luân hồi, và trên cơi trần, chúng ta t́m

600 được sự thể hiện ở mức độ trọng trược nhất của sự sống của Tinh Thần. Nguyên tắc biến đổi này chi phối mọi bộ môn trong Định Luật Tương Ứng, và một số điều có thể được nói về thái

dương hệ và các thành phần của nó sẽ được thấy là sáng tỏ nếu chúng ta nhớ rằng chúng là các thực kiện đối với hiện tại. Lần nữa tôi xin minh họa: chúng ta được chỉ dẫn rằng ba Cung chính yếu hiện nay là Cung 1, Cung 2 và Cung 7. Nhưng sau này các Cung hiện giờ là chính, có thể trở thành phụ, và các Cung khác chiếm chỗ của chúng, mặc dù đối với thái dương hệ này, Cung 2 chính là Cung tổng hợp, luôn luôn sẽ là Cung chính yếu. Ở đây, chúng ta có thể được một ám chỉ về nguyên tắc lớn này, dù chúng ta phải cẩn thận không phát triển nó thành một kết luận quá tinh tế. Đối với thái dương hệ này, các Cung chính luôn luôn sẽ là các cung kép (dual) – các Cung âm-dương, các Cung nam nữ -điều này là do thái dương hệ kép. Các Cung chính yếu này đối với thái dương hệ 3 sẽ là các Cung với biểu lộ tam phân (triple manifestation). Biểu sau đây có thể được thấy là có lợi, nếu được xem như tương đối, và như là nắm giữ kiến thức cho hiện nay, nhưng cũng dưới h́nh thức lệ thuộc vào sự thay đổi và sự tuần hoàn:

7 Cung ………… Chính yếu 1-2-7 …… 4 cung phụ hội tụ trên Cung 5 7 Nguyên Khí…. 3 nguyên khí chính …. Monad, Ego và Personality, tổng

hợp ở các giai đoạn khác nhau 4 nguyên khí phụ

7 Dăy hành tinh .................... Các dăy chính 1 – 4 – 7…

7 Cơi ....................................... Các cơi chính 2 – 5 – 7

7 Manvantaras ...................... Chính yếu là 3 – 4 – 7

7 Cuộc tuần hoàn ................. Chính yếu là 4 – 5 – 7

7 Căn chủng (Root races) ..... Chính yếu là 3 – 5 -7

7 Phụ Chủng (Sub races) ..... Chính yếu là 1 – 5 – 6

7 Cuộc Điểm Đạo .................. Chính yếu là 1 – 4 – 5 … nếu xét theo khía

cạnh thành đạt của con người, và 1 – 5 – 7 nếu xét theo khía cạnh cao.

 

 

 

1. Thần Cai Quản Lửa – Agni.

a. Agni và Thái Dương Thượng Đế.

Cho đến giờ trong bộ luận này chúng ta đă xem xét phần thứ nhất của quyển sách có bàn đến phần nào các lửa bên trong của thái dương hệ, cả đại thiên địa lẫn tiểu thiên địa. Trong phần thứ hai, chúng ta bàn đến Lửa của trí tuệ. Phần này, cùng với 9 câu hỏi mở đầu, tạo thành phần chính của bộ sách. Trong đó chúng ta bàn đến bản chất và chức năng của thể trí và bàn đến Cung Chân Ngă. Chúng ta cũng bàn đến phần nào khía cạnh h́nh hài của tư tưởng, với biểu lộ vật chất của nó và bàn đến chất liệu của nó.

Bây giờ chúng ta tiếp tục nghiên cứu về Thần Cai Quản Lửa, tức Agni, đưa tới việc khảo cứu về sinh lực dùng kích hoạt và Sự Sống giúp cho sinh động; đối việc chiêm nghiệm về lửa, nó thôi thúc, đẩy mạnh và tạo ra hoạt động và cơ cấu của mọi h́nh hài. Hiểu được điều này sẽ tri ra sự thật là điều

602      mà chúng ta đang bàn tới “Sự Sống và các Sự Sống” (1) như được gọi (2) trong GLBN; bàn tới Agni, tức Hỏa Thần Quân,

1 Sự Sống và các Sự Sống (The Life and the Lives). H.P.B. viết trong GLBN:

“Huyền linh học không chấp nhận bất cứ ǵ vô cơ năng (inorganic) trong Vũ trụ. Từ ngữ “chất vô cơ”(“inorganic subtance”) chỉ hàm ư là sự sống tiềm tàng, không hoạt động (slumbering) trong các phân tử của cái gọi là “vật chất trơ” (“inert matter”, vật chất bất động) vốn không thể nhận biết được. Tất cả đều là Sự Sống, mỗi nguyên tử của ngay cả hạt bụi khoáng chất cũng là một Sự Sống, mặc dù vượt ngoài hiểu biết và cảm nhận của chúng ta… Do đó Sự Sống có khắp nơi trong Vũ Trụ … bất cứ nơi đâu có một nguyên tử vật chất, một hạt (particle) hoặc một phân tử, cho dẫu ở trong t́nh trạng thưa loăng nhất, đều có sự sống trong nó tuy tiềm tàng và vô thức”.     GLBN I, 269, 281, 282.

2 Sự Sống và các Sự Sống.

Đấng Sáng Tạo, Đấng Bảo Tồn và Đấng Hủy Diệt, bàn đến 49 luồng hỏa mà Ngài đang biểu lộ qua đó. Chúng ta đang bàn đến thực chất Lửa thái dương, tới bản thể của tư tưởng, đến sự sống cố kết của mọi h́nh hài, đến tâm thức trong trạng thái tiến hóa của nó, hay bàn đến Agni, tổng thể của các Thần

1. Mọi vật đều có sự sống và có ư thức, nhưng mọi sự sống và ư thức đều không giống với con người.     GLBN I, 79.

Sự Sống là h́nh thức hiện tồn duy nhất đang biểu lộ trong vật chất.

 Vật chất là hiện thể cho sự biểu lộ của linh hồn.

 Linh hồn là hiện thể cho sự biểu lộ của Tinh Thần. Do đó Thượng Đế Ngôi Một, Thượng Đế Ngôi Hai và Thượng Đế

 

Ngôi Ba cùng hợp tác.

Minh họa:

Sự Sống của Thượng Đế Ngôi Ba – làm sinh động các nguyên tử

vật chất. Sự Sống của Thượng Đế Ngôi Hai – làm sinh động các h́nh hài, hoặc tập hợp các nguyên tử. Sự Sống của Thượng Đế Ngôi Một – làm sinh động các h́nh hài hợp thành.

2. Sự Sống duy nhất tổng hợp tam nguyên này. Chúng ta hăy thể hiện ra điều này trong Đại Thiên Địa và Tiểu Thiên Địa. Fohat, Prana, Điện Khí, Lưu Chất Từ Khí (Magnetic Fluid), tất cả đều là các tên gọi được dùng để chỉ sự sống duy nhất mang sinh lực này.

Tiểu Thiên Địa được làm linh hoạt và được đem sinh khí bằng prana, và các hoạt động của nó được kiểm soát bởi Chủ Thể Suy Tư nội tại.

Đại Thiên Địa được làm linh hoạt và cấp sinh khí bằng Fohat; các hoạt động của nó được kiểm soát bởi Đấng Thông Tuệ (Intelligence) đang làm linh hoạt mà chúng ta gọi là Logos (Thái Dương Thượng Đế).

(Gods). Ngài là Vishnu và là Thái Dương trong vẻ huy hoàng của Ngài, Ngài là lửa vật chất và lửa trí tuệ trộn lẫn và dung hợp; Ngài là sự thông tuệ đang rung đập trong mọi nguyên tử; Ngài là Đại Trí đang kích hoạt thái dương hệ; Ngài là Lửa của vật chất, đồng thời là chất liệu của Lửa; Ngài là Linh Hỏa (Flame) và chính là Ngọn Lửa Thiêng hủy diệt.

Các nhà nghiên cứu bộ GLBN khi đọc một cách khinh suất, có khuynh hướng xem Ngài chỉ dưới h́nh thức lửa vật chất, và quên ghi nhận rằng chính Ngài là tổng thể – và đặc biệt là trường hợp khi họ thấy rằng Agni là Thần Chủ Quản (Lord) của cơi trí (1). Ngài là sự sống làm sinh động thái

“… Agni, vốn là cội nguồn của tất cả những ǵ đem lại ánh sáng và sức nóng. Cho nên có các hạng Agni (lửa) khác nhau; nhưng “bất kể có thể có các lửa khác, chúng chỉ là các nhánh nhóc của Agni, thần bất tử” (Rig Veda, L, 59 I). Tách phân đầu tiên của Agni vốn tam phân. Kinh Vishnu Parana nói: “Agni có ba con, đó là Suchi, Pavamana và Pavaka” (I, X). Suchi nghĩa là Saura, hay Lửa Thái Dương; Pavamana nghĩa là Nirmathana, Lửa do sự cọ xát tạo ra, như sự cọ xát của hai mảnh gỗ; và Pavaka, nghĩa là vaidyuta hay là Lửa của bầu trời/ lửa trời; nghĩa là lửa của tia chớp, hay lửa điện.

T́nh cờ tôi có thể quan sát, các cội nguồn của ba lửa này tạo thành ba vị thần chính được nói đến trong kinh Veda, đó là Surya, mặt trời, tiêu biểu cho lửa thái dương; Indra (và đôi khi Vayu) thần tạo ra mưa, tiêu biểu cho Lửa trời; và Agni, tiêu biểu cho lửa đất (terrestriad fire), lửa được tạo ra do ma sát (Nirukta, VII, 4); nên nhớ rằng tất cả ba lửa này chỉ là các nhánh nhóc của Agni duy nhất; mà đến lượt là một phân thân (chiết thân, emanation) từ Đấng Tối Cao (Suprreme One), như độc giả sẽ t́m được trong cách mô tả bóng gió được gán cho Agni nói rằng đó là con-sinh-từ­miệng (mouth-born son) của Brahma, trong kinh Vishnu purana.

dương hệ và sự sống đó là sự sống của Thượng Đế, năng lượng của Thái Dương Thượng Đế và là biểu hiện của ánh 603 sáng chói lọi đang che phủ Mặt Trời Trung Ương. Chỉ khi Ngài được nhận biết như là Fohat, tức năng lượng của vật chất, như là Minh triết, bản chất của Ego và sự thôi thúc của nó, và dưới h́nh thức hợp nhất chủ yếu, th́ mới có thể đạt được bất cứ ư niệm phù hợp nào về bản chất hay bản thể của Ngài. Ngài không phải là Thái Dương Thượng Đế trên cơi trí vũ trụ, v́ Chân Ngă thức của Thượng Đế th́ c̣n hơn cả biểu lộ hồng trần của Ngài, c̣n Agni chỉ là toàn thể cái phần chia (portion) của Ego Thượng Đế vốn được phản chiếu xuống đi vào hiện thể hồng trần của Ngài; Ngài là sự sống của Phàm Ngă Thượng Đế, với tất cả những ǵ được bao gồm trong biểu lộ đó. So với Thái Dương Thượng Đế trên cơi riêng của Thượng Đế, th́ Ngài cũng giống như phàm ngă cố kết của một con người so với Chân Ngă người đó trong thể nguyên nhân. Đây là một điểm rất quan trọng cần hiểu rơ, và nếu được nghiền ngẫm, sẽ đem lại cho kẻ nghiên cứu nhiều khai ngộ. Sự sống của Ngài là sự sống ḥa nhập và trộn lẫn bản thể tam phân của Thượng Đế khi đang nhập thế ở cơi trần; thần lực của Ngài là thần lực kết hợp vốn tạo ra sự hợp nhất Phàm Ngă tam phân của Thượng Đế, mà con người chỉ có thể đạt đến bản chất thiết yếu của Ngài bằng việc nghiên cứu hiện thể hồng trần của Thượng Đế -do đó mới có khó khăn; con người chỉ có thể hiểu được bằng việc nghiên cứu về phân thân thông linh của Ngài như nó có thể được cảm nhận và

Ngày nay, mỗi một trong các h́nh thức tam phân của Agni có nhiều tế phân. Lửa thái dương được phân làm nhiều tế phân, tùy theo bản chất của các tia (rays) phát ra bởi thể phát sáng vĩ đại (great luminary)”.   Tạp chí The Theosophist, quyển VIII, trang 196.

xem xét bằng cách vượt qua lịch sử của các giống dân khi nh́n lại. Phàm ngă của con người để lộ bản chất của y khi sự sống của y tiến triển; tính chất thông linh của y khai mở theo năm tháng trôi qua, và khi vượt qua luân hồi, y được nói đến bằng các thuật ngữ chỉ tính chất, tốt hoặc xấu, vị kỷ hoặc vị tha; kết quả của “phân thân” của y trong kiếp sống là những ǵ vẫn ở lại trong trí người. Như vậy chỉ có thể phàm ngă Thượng Đế tự thể hiện, c̣n tri thức của chúng ta về bản thể của Ngài tất nhiên bị giới hạn do phối cảnh chật hẹp của chúng ta, và bị cản trở bởi sự kiện chúng ta là các kẻ tham dự vào sự sống của Ngài và là các bộ phận cần thiết của biểu lộ của Ngài.

Chỉ khi nào chúng ta bắt đầu hoạt động trên cơi bồ đề, chúng ta mới có thể bằng bất cứ mặt nào “sống trong khía

604      cạnh bên trong” của bản tính, và chỉ khi tri thức của chúng ta về cuộc sống tâm linh tăng lên, và khi chúng ta dứt khoát vượt qua cửa điểm đạo, đi vào giới thứ năm, th́ chúng ta mới có thể hiểu rơ sự phân biệt giữa nhục thân với thể sinh lực. Chỉ khi chúng ta trở nên an trụ trong thể dĩ thái vũ trụ và không c̣n bị giữ làm tù nhân bởi lớp vỏ vật chất trọng trược (v́ ba cơi thấp chỉ là thể trọng trược của Thượng Đế) chúng ta mới chắc chắn bắt đầu hiểu biết đầy đủ về bản chất thông linh của Thượng Đế, v́ lúc đó chúng ta an trụ trong cái thể vốn nối liền hố ngăn cách giữa thể hồng trần với thể cảm dục của Thượng Đế. Chỉ khi trường hợp này xảy ra, chúng ta mới chắc chắn hiểu được chức năng của Thần Chủ Quản Agni dưới h́nh thức sự sống tối quan trọng của thể dĩ thái vũ trụ, dưới h́nh thức sinh lực /sinh khí (vitality) của các Hành Tinh Thượng Đế và hoạt động của các lớp vỏ của các Ngài.

b. Agni và Cơi Trí. Ở đây tôi t́m cách bàn đến một điểm rất quan trọng, nhấn mạnh về sự liên quan chặt chẽ giữa Agni, toàn bộ sinh lực của phàm ngă, tam phân của Thượng Đế, khi Ngài được thấy hoạt động trên cơi trí (vốn liên quan chặt chẽ với con người) với sức truyền động đang biểu lộ hay ư chí sáng suốt vốn phát xuất từ cơi trí vũ trụ. Có một loạt các tương ứng rất lư thú được thể hiện nơi đây và chúng ta có thể nêu ra vắn tắt các đường lối nên theo trong sự liên kết này bằng bảng sau đây: Cơi vũ trụ thứ năm .......................... Cơi trí vũ trụ. Cơi thái dương hệ thứ năm ............ Cơi trí. Cơi phụ thứ 5 của cơi trần .............. Chất hơi. Nguyên khí thứ năm ....................... Manas. Định Luật thứ năm .......................... Qui Định, Định Luật Cụ Thể. Cung thứ năm ................................. Kiến thức cụ thể. Cuộc tuần hoàn thứ năm ..... Cuộc tuần hoàn của thành tựu trí tuệ.

605      Căn chủng thứ năm .............. Aryan. Phát triển trí tuệ. Phụ chủng thứ ....................... Teutonic và Anglo-Saxon. Trí cụ thể. Nhóm Devas thứ năm .......... Hỏa thiên thần của cơi trí. Manvantara thứ năm ............ Ba phần năm các manasaputras thành

đạt. Hành tinh hệ thứ năm .......... Đấng Chủ Quản khoa học cụ thể. Mahamanvanta thứ năm ..... Thái Dương Thượng Đế đạt được

(hay thái dương hệ) Điểm Đạo thứ 5 chính yếu của Ngài. Dăy hành tinh thứ năm ........ Cuộc tiến hóa chính – hỏa thiên thần. Huyền Giai thứ năm ............. Các Thần Kiến Tạo cấp cao. Các rung động thuộc cấp năm……. Rung động trí tuệ.

Do đó điều hiển nhiên là khi thái dương hệ được xét theo thứ tự ngược lại và cơi trần được tính là cơi thứ nhất (v́ cơi đó thường được xem như thế khi xét nó như là trường tiến hóa hoàn toàn của con người), cho nên cơi thứ ba – cơi trí -ở dưới cùng nhóm tương ứng và Agni, dưới h́nh thức yếu tố

mang năng lượng của thể hồng trần trọng trược của Thượng Đế, hoặc là dưới h́nh thức lửa của biểu lộ cụ thể nhất của Ngài, đem lại sinh khí, sưởi ấm và giữ mọi vật chung với nhau, cần được nghiên cứu.

Trong mahamanvantara này, ba huyền giai (hierarchies) có tầm quan trọng sâu xa, đó là huyền giai thứ tư hay Huyền Giai Sáng Tạo của nhân loại, và hai huyền giai thiên thần, huyền giai thứ năm và thú sáu.

Trong kế hoạch rộng lớn hơn, huyền giai thứ tư theo sát nghĩa là huyền giai thứ 9, v́ năm huyền giai đă trôi qua trước kia và được xem như chỉ là các ư niệm trừu tượng (pure abstractions). Trong thái dương hệ này chúng ta nên quan tâm tới việc đúc kết, phối trộn h́nh hài và năng lượng thành một tổng thể kết hợp. Trong các Huyền Giai thứ 9, thứ 10 và thứ 11, có ẩn manh mối đối với bản chất của Agni, Thần Chủ Quản về lửa, toàn thể sức sống của thái dương hệ (systemic vitality). Ngài là vị thần thông hiểu ư nghĩa của các con số này và mối liên hệ của chúng với nhau dưới h́nh thức phân ba của một Nhất Nguyên trong thời gian và không gian sẽ khám

606      phá ra một trong các bí quyết sẽ mở được cánh cửa vẫn đóng chặt từ trước đến giờ. Chúng là các con số của thành đạt, của tiềm năng được đưa vào hoạt động đầy đủ và có năng lực bẩm sinh biểu lộ thành kết quả hoàn hảo. Mọi tiềm năng nằm trong khả năng tiếp sinh lực, đem sinh khí của Agni và khả năng khơi dậy của Ngài. Ngài là chính sự sống và là lực tác động của sự tiến hóa, của sự phát triển thông linh và của tâm thức. Sự kiện này được ẩn giấu trong các con số này, chớ không phải là sự tiến hóa của bản chất, vốn chỉ là một kết quả phát xuất từ các nguyên nhân tâm lư. Ba số này là nền tảng của các hoạch định theo chu kỳ vốn liên quan tới các chu kỳ

Bảng VAgni – Hỏa Thần Quân (Thần Chủ Quản Lửa)

Chân Ngă và các chu kỳ của Vishnu, như được phân biệt với các chu kỳ có liên quan với Ngôi Ba. Các nhà nghiên cứu huyền linh học không hiểu đầy đủ sự kiện rằng việc biểu

Ngôi Lửa

Một,Lửa điện Ư Chí

Hai,Lửa tháiBác Ái-dương Minh Triết

Ba,Lửa do maHoạt Động sát

Kết quả

Hoạt động củaTinh Thần

Hoạt động củatâm thức.Ngă tính.Sức sống.Từ Lực Hoạt động trongvật chất.Sức sống củanguyên tử.Năng Lượng

Biểu lộ nội tại

Sự Sống Duy Nhất.Hợp nhất.Tâm Linh.Cố kết.Tổng Hợp. Bảy Hành TinhThượng Đế.Bảy Cung.Bảy Kiểu mẫu Trí Tuệ

Bảy lửa.Akasha

Nguồn năng lượng Biểu lộ ngoại tại

Mặt Trời Tinh ThầnTrung Ương

Tâm của Mặt Trời

Mặt Trời hồng trần

Thái dương hệ(Dĩ thái và trọngtrược)

Bảy Cung biểu lộqua bảy hànhtinh hệ

Bảy cơi.

hiện ra ngoại cảnh (objectivity) là một kết quả tất nhiên của sự sống hữu thức chủ quan bên trong. Khi điều này được hiểu rơ hơn, các thể trên cơi trần chẳng hạn, sẽ được thanh luyện, được phát triển và được tô điểm qua sự quan tâm khoa học đặt vào sự phát triển tinh thần (psyche) đặt vào sự khai mở của Ego và đặt vào sự kích thích rung động của Chân Ngă. Nguyên nhân chớ không phải hậu quả, sẽ được bàn đến, và đó là sự nhận thức ngày càng tăng của gia đ́nh nhân loại về việc nghiên cứu tâm lư học, dù là cho đến nay họ chỉ nghiên cứu thể kama-manasic, và chưa vươn tới Chân Ngă thức. Các lunar Lords đă hết thời; giờ đây Agni, với cương vị là Solar Lord của sự sống và năng lượng, sẽ đảm trách đúng tầm quan trọng trong đời sống con người.

c. Agni và Tam Hỏa.

Khi nghiên cứu biểu lộ của Agni trong thái dương hệ, cần phải nhớ rằng chúng ta đang xem xét bản chất thiết yếu của Ngài dưới h́nh thức lửa kích hoạt. Chúng ta đă thấy rằng Ngài là phàm ngă tam phân của Thượng Đế, nhưng Ngài là Thượng Đế tam phân (threefold Logos) theo ư nghĩa chủ quan, và khía cạnh h́nh hài chỉ là phụ. Có thể một bảng biểu sẽ làm cho điểm này sáng tỏ hơn.

Mỗi một trong ba trạng thái này của Linh Hỏa Duy Nhất, biểu lộ như là Lửa Sáng Tạo, Lửa Bảo Tồn và Lủa Hủy Diệt, phải được khảo cứu với tư cách hiện tượng điện, và hiện tượng này ở dưới các trạng thái của ánh sáng, ngọn lửa và sức nóng, của điện lực, bức xạ và chuyển động, của ư chí, ham muốn và hành động. Chỉ có thế, bản chất thực sự của Agni mới được hiểu rơ. Với vai tṛ là phàm ngă của Thượng Đế, Ngài đang biểu lộ qua một bộ ba lớp vỏ tạo thành một hợp nhất, và chỉ có thế, điều mới trở nên hiển nhiên là tại sao

ở giai đoạn này trong cơ tiến hóa, khía cạnh vật chất là khía cạnh đang được xem trọng nhất.

Toàn bộ thái dương hệ là lớp vỏ hồng trần của Thái Dương Thượng Đế và tất nhiên là dễ nhận biết nhất, v́ cho đến nay, Thượng Đế tập trung vào các lớp vỏ vũ trụ của Ngài và chỉ có thể bộc lộ /hiển lộ (reveal) chính Ngài qua phương tiện các lớp vỏ đó.

Việc hiểu biết đơn thuần của con người về cái bí ẩn này của điện sẽ chỉ xảy ra khi y nghiên cứu chính y, và hiểu được chính y là lửa tam phân, biểu lộ trong nhiều trạng thái.

Con người, một lửa

 

Lửa Chân

Lửa điện

Ư Chí Tinh Thần

Mặt trời Tinh Thần 

Thần

 

 

Trung Ương

Lửa Chân

Lửa thái

Tâm Thức

Tâm của Mặt trời

Ngă

dương

Bác Ái-Minh Triết 

 

 

Lửa phàm Lửa ma sát Con người vật chất Mặt Trời Vật Chất ngă Mỗi một trong các lửa này cũng có thể được nghiên cứu theo ba cách và dưới ba trạng thái.

Monad (Chân Thần)

Trạng thái Ư Chí Lửa điện Lửa ngọn Ư Chí Tinh Thần

(Flame) Bác ái-minh triết Lửa thái dương Ánh sáng Bác ái Tinh Thần Thông tuệ linh Lửa ma sát Nhiệt Thông Tuệ Tinh Thần hoạt

Ego (Chân Ngă)

Ư Chí Atma Lửa điện Tia linh quang. Ư chí hữu thức  Báu ngọc trong Liên Hoa

Bác Ái Buddhi Lửa thái Các Cung. Bác ái hữu Minh Triết dương Hoa Sen 12 cánh thức

Thông tuệ Manas Lửa ma sát   Chất liệu. Hoạt động

linh hoạt          Các nguyên tử hữu thức thường tồn

Phàm ngă

Ư Chí Thể hạ trí Lửa điện Hạ trí Tư tưởng Bác Ái Thể cảm dục Lửa thái dương Kama Dục vọng Hoạt Động Thể xác Lửa ma sát Prana Hoạt động 

Ở đây tôi t́m cách nhấn mạnh sự kiện rằng trong biểu lộ tam phân này có một khai mở cửu phân (ninefold unfoldment). Luôn luôn ghi nhớ rằng bảy là số chi phối sự tiến hóa của vật chất và của việc kiến tạo h́nh hài trong thái dương hệ, nhưng chính số chín là con số chi phối sự phát triển của tâm thức bên trong h́nh hài đó của tâm (psyche). Điều này được thấy trong sự hiển lộ thất phân của sự sống Thượng Đế qua hệ thống hành tinh và bản chất cửu phân của khai mở Chân Ngă.

Nếu ở đây nhà nghiên cứu thay thế các từ Monad, Ego và phàm ngă, tức ba trạng thái của Thượng Đế, và ghi nhớ rằng cho đến nay, tất cả những ǵ mà y có thể xác quyết hoặc nhận ra là biểu lộ thấp nhất trong các biểu lộ của Thượng Đế -tức phàm ngă – điều sẽ rơ rệt rằng tại sao rất nhiều điều vẫn c̣n là bí ẩn đối với ngay cả các cấp điểm đạo cao, và tại sao ngay cả vị Dhyan Chohan hoàn thiện cũng không thể thấu nhập vào các bí ẩn của Thái Dương Thượng Đế bên ngoài thái

610 dương hệ của Ngài (1). Họ có thể nhận ra nhiều điều liên

H.P.B. trong bộ GLBBN có nói đến “…giải pháp của điều bí ẩn nhất … đứng trước nó ngay cả vị Dhyan Chohan cao siêu nhất phải cúi đầu im lặng và không biết. Bí Mật Bất Khả Phân (Unspeakable Mystery) đó được người theo phái Vedanta gọi là Parabrahman”.

GLBN I, 352.

quan đến Agni, tức Hỏa Thần Quân, nhưng cho đến khi các Ngài có thể tiếp xúc với Đấng mà Agni là một phân thân của Ngài tức một h́nh ảnh hoặc một tia sáng, có một giới hạn đối với những ǵ có thể được biết.

Agni là Fohat, Năng Lượng tam phân (phát xuất từ Ego của Thượng Đế) vốn tạo ra thái dương hệ, tức hiện thể vật chất của Thái Dương Thượng Đế, và làm sinh động các nguyên tử của vật chất. Ngài là nền tảng của diễn tŕnh tiến hóa, hay nguyên nhân của việc khai mở tâm linh của Thượng Đế, đồng thời Ngài chính là sinh khí mà cuối cùng mang lại một tổng hợp thiêng liêng mà trong đó h́nh hài đạt gần tới nhu cầu bên trong, và sau khi được hướng dẫn và vận dụng với đầy hiểu biết, cuối cùng được loại ra. Đây là mục tiêu dành cho Thượng Đế, cũng như nó được dành cho con người; điều này đánh dấu sự giải thoát cuối cùng của một con người, của một Hành Tinh Thượng Đế và của một Thái Dương Thượng Đế.

Chúng ta có thể chia tiến tŕnh thành ba giai đoạn:

Một. Giai đoạn mà trong đó lửa vật chất (sức nóng của mẹ) che đậy, bảo dưỡng và khai sinh hài nhi Chân Ngă. Đây là giai đoạn của sự sống thuần túy phàm ngă, khi trạng thái thứ ba thống ngự, và con người ở trong bức màn ảo tưởng.

Hai. Giai đoạn mà trong đó Ego, tức là sự sống nội tâm bên trong h́nh hài, vượt qua một vài giai đoạn khai mở và bước vào một tâm thức bao giờ cũng sung măn. Đây là thời kỳ phát triển Chân Ngă và được tạo ra bằng sự phối hợp và pha trộn từ từ của hai loại lửa. Đó là sự sống hướng vào việc phụng sự và vào Thánh Đạo.

Ba. Thời kỳ mà chính Chân Ngă thức được thay thế bằng nhận thức tinh thần, đồng thời lửa của Tinh Thần phối hợp với hai lửa kia.

Đầu tiên, phàm ngă đóng vai tṛ của người mẹ, tức là của khía cạnh vật chất, đối với mầm mống của sự sống nội tâm.

611 Kế đó, Chân Ngă biểu lộ sự sống của nó bên trong sự sống cá nhân và tạo ra sự chiếu rạng mà “càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa” (Thánh Kinh Tân Ước. Proverb IV, 18 – Bản dịch của NXB Tôn Giáo 2003). Vào ngày hoàn hảo đó (perfect day, tức “giữa trưa”) của sự thiên khải, người ta thấy được những ǵ mà con người về cơ bản đang có, và Tinh Thần bên trong được hiển lộ. Điều này có thể được nghiên cứu theo khía cạnh Cơ Đốc giáo, và thánh Paul chỉ diễn đạt một chân lư huyền môn khi ông nói ra các sự kiện liên quan đến sự khai sinh Đức Christ trong tâm và sự phát triển của sự sống cao siêu nhờ vào sự sống thấp kém. Như thế điều đó cũng có thể được dạy theo các đường lối huyền môn chớ không theo đường lối thần bí trong việc nhận thức (bằng khoa học) về việc đem sinh lực của các nguyên tử thường tồn (các trung tâm lực của các lớp vỏ hoặc chất liệu) của việc khai mở của hoa sen chân ngă và việc khơi hoạt các cánh hoa của nó, và trong thiên khải cuối cùng của Ngọc Sáng trong liên hoa. Tất cả những ǵ có thể nói được về con người, đều có thể được xác định đối với Thượng Đế trên một giai tầng lớn hơn không thể h́nh dung được. Khi con người t́m ra các định luật đối với các lớp vỏ vật chất của chính y – các định luật về chất liệu – y đang xác định bản chất của các lửa của con người bên ngoài hay Fohat, v́ y đem sinh lực cho hiện thể của Thượng Đế; các lửa của các lớp vỏ của chính y là các trạng thái của Agni dưới h́nh thức Lửa vật chất. Khi y xác

định bản chất của tâm thức, và các định luật của việc khai mở tâm linh, y đang nghiên cứu bản chất của sinh lực của con người bên trong và các định luật của thực thể hữu thức, như thế nghiên cứu về Agni khi Ngài biểu lộ dưới h́nh thức Ánh Sáng và Ánh Quang Huy Mát Mẻ (Cool Radiance), tỏa chiếu qua hiện thể. Sau này (v́ chưa đến lúc) khi y bắt đầu hiểu được bản chất của Monad của ḿnh, sự sống tinh thần hay sự sống thiết yếu vốn đang phát triển tâm thức bằng cách dùng các lớp vỏ, y sẽ t́m ra bản chất của Agni khi Ngài hiển lộ dưới h́nh thức điện lực thuần túy. Cho dù điều này chưa xảy ra, tuy thế việc tŕnh bày về các đường lối t́m kiếm có thể được theo đuổi, và việc nhận thức về những ǵ mà sau rốt cần đạt đến, có thể khiến cho trí óc con người chuyển sang việc nghiên cứu cái thực và chân.

2. Hỏa thiên thần và Thần Kiến Tạo cao cấp.

Tôi đă chia các nhóm devas và tinh linh (elementals) thành các Thần Kiến Tạo (Builders) tiến hóa thăng thượng và tiến hóa giáng hạ -các thần mà trong chính họ là lực tích cực và các thần vốn là lực tiêu cực, tức các thần hoat động có ư thức và thần làm việc thiếu sáng suốt/ không chủ đích (blind). Điều vô cùng thiết yếu là ở đây các nhà nghiên cứu nên nhớ rằng chúng ta đang nghiên cứu cái bí ẩn về điện, do đó phải nhớ các điều sau:

a. Các nhận xét mở đầu.

Bí ẩn về điện. Các Thần Kiến Tạo cao cấp là trạng thái dương của vật chất hay của hiện tượng điện, trong khi các Thần Kiến Tạo cấp thấp là trạng thái âm.

Hai loại lực được tiêu biểu trong các hoạt động của hai nhóm này và đó là sự phối hợp và sự tương tác vốn tạo ra Linh Quang, tức là thái dương hệ biểu lộ.

Toàn bộ của chúng là vật chất trong tổng thể của nó, h́nh thức sáng suốt linh hoạt, được tạo ra với mục đích cung cấp một trú sở cho sự sống nội tâm trung ương.

Các thần đó cũng là toàn thể các Pitris (1), tức là Tổ Phụ (Fathers) của nhân loại, xét nhân loại như chính chủng tộc, giới thứ tư trong thiên nhiên, các Thiên Nhân trong biểu lộ hồng trần. Đây là điểm quan trọng nhất cần nhấn mạnh. Các hoạt động thiên thần này có liên quan tới Ngă thức (vốn là đặc điểm phân biệt của con người) có thể được khảo cứu ở

613 phạm vi lớn, hay là qua việc khảo sát các nhóm, các chủng tộc và khảo sát sự sống của hành tinh hệ, biểu lộ của một trong các Hành Tinh Thượng Đế. Khi nhà nghiên cứu đưa nghiên cứu của ḿnh từ công việc của thiên thần xuống đến các kỳ hạn của sự sống cá nhân của chính y, y thường trở nên lúng túng do sự sắp xếp quá chặt chẽ. Các Thần Kiến Tạo cấp cao là các thái dương Pitris, trong khi các Thần Kiến Tạo cấp thấp là các Nguyệt tổ phụ (lunar ancestors). Ở đây, tôi xin giải thích ư nghĩa theo huyền môn của danh từ “ancestor” khi được dùng trong huyền học. Theo nghĩa đen, nó hàm ư là xung lực sự sống ban đầu (initiatory

1 Các Lunar Pitris (Nguyệt Tổ Phụ)

“Các Đại Chohans được gọi là Lords of the Moon, có các thể bằng chất khí: “Sinh ra Con Người”, họ được nói thế, “con người có bản chất của bạn. Hăy ban cho họ các h́nh hài của họ bên trong. Bà (Mẹ Đất) sẽ tạo ra các lớp phủ bên ngoài (cho các thể bên ngoài). Chúng sẽ trở thành giống đực – giống cái. Các Hỏa Thần Quân cũng thế … Mỗi vị trên các vùng đất được giao của ḿnh: Bảy người trong họ, mỗi người ở trên lô đất của ḿnh. Các Hỏa Thần Quân vẫn ở sau. Các Ngài không đi. Các Ngài sẽ không sáng tạo”.

Câu Kinh III, 12, 13.  GLBN II, 79, 81.

life impulse). Chính hoạt động bên trong đó tạo ra biểu hiện bên ngoài và liên quan đến các xung lực tỏa ra này, chúng đến từ bất cứ trung tâm lực nào, và chúng cuốn trạng thái tiêu cực đi vào đường lối của lực đó, và như vậy tạo ra một h́nh tướng thuộc loại nào đó. Vậy là “ancestor” được dùng liên quan đến cả hai trạng thái.

Thái Dương Thượng Đế là xung lực mở đầu hay là Từ Phụ của Đứa Con trong hiện thân vật chất của Ngài, tức là thái dương hệ. Ngài là toàn thể các Pitris, trong tiến tŕnh mang lại h́nh hài. Sự hợp nhất của Cha (lực dương) và Mẹ (lực âm) tạo ra sự tỏa chiếu ở trung tâm mà chúng ta gọi là h́nh hài, thể biểu lộ của Con. Một Hành Tinh Thượng Đế giữ một vị thế tương tự liên quan với một hành tinh hệ. Ngài là mầm mống trung tâm của sự sống dương hay là lực, mà, vào đúng lúc, biểu lộ dưới h́nh thức một hành tinh hệ, hay là một hiện thân của Hành Tinh Thượng Đế. Tương tự, một con người là sự sống dương hay năng lượng dương, mà, qua tác động trên lực âm, tạo ra các thể biểu lộ mà qua đó y có thể chiếu rạng (shine) hay nổi bật (radiate)( 1) ( 1) ( 2).

1 Các Lunar Pitris tạo ra con người vật chất.   GLBN I, 114, 197. Các Ngài có 3 hạng chính.

1. Hạng phát triển nhất. Trong Ṿng Tuần Hoàn I, các Ngài hợp thành toàn thể 3 giới, và đạt đến một h́nh người.          GLBN I, 203. Trong Ṿng Tuần Hoàn 2 và 3, các Ngài là toàn thể những ǵ mà sau rốt sẽ trở thành con người.

Trong Ṿng Tuần Hoàn 4, vào lúc đầu, các Ngài hợp thành thể dĩ thái của nhân loại trên Địa Cầu chúng ta.

 Các vị mà cơ thể được chọn bởi các Thái Dương Thiên Thần. GLBN I, 203

 Toàn thể  3 giới hiện nay được biết.

 

Các Thần Tạo Tác cấp thấp (3) là trạng thái âm và được cuốn vào hoạt động trong việc tạo thành nhóm qua sự tác

1 Địa Cầu mang lại cho con người xác thân; các Thần ban cho con người 5 nguyên khí bên trong… Tinh thần là độc nhất.  

GLBN  I, 248.

 Địa Cầu mang lại thể xác.

 Các Lunar Lords mang lại cho con người 3 nguyên khí thấp.

 

 Thể dĩ thái

Prana

Kama-manas

 

3. Các Solar Gods mang lại cho con người 2 nguyên khí.

 Hạ trí

 Thượng trí

 

4. Monad là hai nguyên khí cao nhất hợp lại

 Buddhi

 Atma        GLBN I, 248 2 Toàn thể của h́nh hài. Thượng Đế là “Đấng Duy Nhất, dù vậy vô số h́nh hài vốn ở trong Ngài”, trên cơi trần con người cũng thế, vốn là tiểu thiên địa của đại thiên địa.    GLBN  II, 197, 303;  III, 584.

 

Mọi vật được bao gồm trong con người.

Con người kết hợp trong chính ḿnh mọi h́nh hài.

Bí ẩn của con người hồng trần là bí ẩn của Hành Tinh Thượng Đế.

Tiềm năng của mọi cơ quan hữu dụng cho sự sống động vật được khóa chặt trong con người, Tiểu Thiên Địa của Đại Thiên Địa. GLBN II, 723. 3 Pitris. Các Tổ Phụ (ancestors) hay các thần sáng tạo (creators) của nhân loại. Các thần này thuộc 7 hạng, ba trong số đó không có h́nh hài, và bốn có h́nh hài. Các Thần này thường được gọi là các Lunar Pitris hay là Ancestors và đừng nên lẫn lộn với Solar Pitris hay là Angels (Thiên Thần), các Ngài ban thể trí cho con người và tạo ra thể tương đối trường tồn của Ego, tức Higher Self.

614      động của thần lực dương lên trên họ, hay là qua hoạt động của Thiên Trí hữu thức (conscious Minds) của thái dương hệ. Ở giai đoạn tiến hóa hiện nay – trong chu kỳ Chính Đạo – thật khó cho con người (cho đến lúc y đă đạt được tâm thức của Chân Ngă) để phân biệt giữa các loại lực và để làm việc hữu thức với hai trạng thái này. Một vị Adept bên Chính Đạo (Light) hoạt động với mănh lực trong vật chất, nh́n vật chất như những ǵ có tính tiêu cực và do đó, về mặt huyền bí cần phải hành động, và Ngài có thể làm được điều này v́ Ngài đă (trong ba cơi nỗ lực của Ngài) đạt được sự hợp nhất, hay là điểm quân b́nh và thăng bằng, và do đó có thể tạo thăng bằng cho các lực và xử lư với các năng lượng dương và âm theo cách có vẻ hoàn hảo nhất trong các quan tâm của cơ tiến hóa. Các Huynh Đệ bên Hắc Đạo, do biết được chính ḿnh có bản chất thuộc về lực lượng tích cực, nên hoạt động với chất liệu tiêu cực, hoặc là với các Thần Tạo Tác cấp thấp để mang

615 lại các mục tiêu của riêng ḿnh, ngoài ra c̣n bị kích động bởi động cơ ích kỷ. Các Huynh Đệ Chính Đạo hợp tác với khía cạnh tích cực ở trong và của mọi h́nh hài – các thiên thần kiến tạo với ư định tiến hóa – để hoàn tất các mục tiêu của Hành Tinh Thượng Đế, Đấng vốn là toàn thể biểu lộ vật chất của hành tinh. Do đó, có thể thấy việc hiểu rơ các chức năng của các devas thuộc mọi đẳng cấp là cần thiết biết bao. Tuy nhiên, điều cũng quan trọng là con người nên cố tránh vận dụng các mănh lực này của thiên nhiên, cho đến khi y “biết” được chính ḿnh và các khả năng của chính ḿnh, và cho đến khi y đă khai mở đầy đủ chân ngă thức; lúc ấy, và chỉ lúc ấy, y mới có thể hợp tác với thiên cơ một cách an toàn, khôn ngoan và sáng suốt. Cho đến nay, đối với người bậc trung hay là ngay

cả người tiến hóa, điều này vẫn c̣n nguy hiểm khi cố thử và không thể làm được.

Giờ đây chúng ta hăy đưa thêm một vài phát biểu mà kẻ nghiên cứu có thể cân nhắc, trước khi chúng ta chuyển qua nghiên cứu riêng biệt về ba nhóm thần tạo tác trên ba mức độ (planes) trong ba cơi thấp vốn dĩ liên quan mật thiết nhất với con người.

Các thần tạo tác (1) là Ah-hi, tức Universal Mind (Thiên Trí). Các Ngài chứa bên trong tâm thức các Ngài thiên cơ của

Devas. “… y muốn chia các Devas thành hai hạng –và gọi là các “Thiên Thần Sắc Tướng” và “Thiên Thần Vô Sắc Tướng” (“Sắc tướng” hay là biểu lộ (objective), c̣n “vô sắc tướng” tức là subjective (không biểu lộ?) Dhyan Chohans; và (2) muốn làm giống vậy cho hạng “con người” v́ có các Shells (Vỏ?) và “Mara-rupas” – nghĩa là các thể phải chịu hủy diệt. Tất cả các lớp này là:

 

1. “Thiên Thần Sắc Tướng”-Các Dhyan Chohans,

có h́nh hài      

 

Trước đây là người.  (ex-

 

men)

 

 “Thiên Thần Vô Sắc Tướng”-Các Dhyan Chohans không có h́nh hài

 “Pisachas”-(có hai nguyên khí) ma quỉ (ghosts) 4.“Mara-rupa” (Ma Vương) -Chịu số phận tử vong (có 3 nguyên khí).

 

 Asuras (A-tu-la)-Tinh Linh – có h́nh người

 Beasts – Tinh linh loại 2 – tinh linh thú vật

 

Người sau này

(animal elementals)

 

7. Rakshasa (La sát) (Quỉ) Linh hồn hay cảm dục h́nh (astral forms) của các phù thủy; người đạt đến tột đỉnh của tri thức trong kỹ xảo bị cấm. Có thể nói là dù chết hoặc sống, họ cũng có bản chất lừa bịp; nhưng điều đó chỉ tạm thời – đến khi hành tinh chúng ta đi vào kỳ qui ẩn, sau đó, dù muốn dù không chúng cũng bị hủy diệt.

616 Thượng Đế, và đương nhiên có được quyền năng thể hiện thiên cơ đó trong thời gian và không gian, vốn là các mănh lực tiến hóa hữu thức. Không những các Ngài biểu hiện cho Tư Tưởng Thiêng Liêng, mà c̣n qua đó, nó biểu lộ và kích hoạt hoạt động của nó. Về bản thể, các Ngài là hoạt động. Các thần tạo tác cấp thấp th́ đặc biệt hơn có h́nh hài vật chất vốn được kích hoạt và trong đông đảo các tập đoàn của họ là chất liệu của vật chất (xem chất liệu – substance – như những ǵ nằm sau vật chất – matter). Các ngài là tác nhân tạo ra khối rắn chắc và là những ǵ đưa h́nh hài đến t́nh trạng trừu tượng hóa. Các thuật ngữ “rupa” và “arupa” devas chỉ có tính tương đối (1), v́ các cơi vô sắc tướng (formless levels) và các sự sống vô sắc tướng chỉ là như thế theo quan điểm của con người trong ba cơi thấp; các sự sống vô sắc tướng là các sự sống vốn đang hoạt động trong và qua thể dĩ thái của Thượng Đế, tạo thành vật chất của bốn cơi cao của thái dương hệ. Theo quan điểm này, cơi trí cung cấp một duyệt xét lư thú: ba cơi phụ cao của nó là dương và tập trung thần lực dương của cơi đó. Sự tập trung

Chính là bảy nhóm này vốn hợp thành các phân chia chính yếu của các Chủ Thể (Dwellers) của thế giới chủ quan chung quanh chúng ta”. Mahatma Letters to A. P. Sinnett, trang 107. 1 Rupa …. Có h́nh tướng hoặc xác thân (with form or body).

Arupa … vô h́nh tướng hoặc không thân xác (formless or bodiless).

Nói chung, từ rupa dùng chỉ mọi h́nh hài trong ba cơi thấp, trong khi arupa dùng để chỉ mọi h́nh hài mà qua đó các sự sống biểu lộ trên 4 cơi (levels) cao của thái dương hệ và các phân cảnh trừu tượng (abstract levels) của cơi trí.

này của các lực dương tác động đến chất liệu âm của 4 cơi phụ thấp (nguyên văn: 4 lower planes – planes ở đây phải hiểu là cơi phụ?-ND) và cũng đưa tới việc:

H́nh thành các trung tâm lực trên các cơi thượng trí (causal levels), các trung tâm lực này chính là các nhóm chân ngă trong các tách phân khác nhau của chúng.

Khối cố kết của chất liệu, hay là việc kiến tạo thể hồng trần trọng trược của Thượng Đế. Trên cơi trần của thái dương hệ, một diễn tiến tương tự có thể được thấy xảy ra đối với thể xác của con người, tức là

 

617 biểu lộ cụ thể của y. Trong trường hợp của y, cơi phụ thứ tư là tụ điểm của thần lực dương. Trên cơi đó có vị trí của các trung tâm dĩ thái của con người, trong diễn tŕnh tiến hóa và trong công việc định hướng thần lực, chúng có một liên hệ với thể xác con người tương tự với mối liên hệ mà các nhóm Chân Ngă trên cơi trí có được đối với thể hồng trần trọng trược của Thượng Đế. Đây là một ám chỉ huyền linh học sâu xa. Trong các từ “prana và thể dĩ thái” (hay sinh lực và h́nh tướng) chúng ta có ch́a khóa dẫn đến bí nhiệm về solar pitris và lunar pitris, và một gợi ư về vị trí của thể xác trong hệ thống các sự vật. Các Solar Pitris và các devas t́m kiếm biểu hiện lực của các ngài thích hợp nhất qua con người, với tất cả những ǵ được bao hàm trong ngôn từ đó. Các ngài là cội nguồn ngă thức của con người, và chính tác động của các ngài vào khía cạnh âm vốn tạo ra Chân Ngă con người (ở một giai tầng lớn hơn, nếu xét các ngài trong toàn bộ các ngài dưới h́nh thức lực vũ trụ); chính tác động của các thần này vào trạng thái âm hay trạng thái mẹ, trên các mức độ vũ trụ, tạo ra Sự Hợp Nhất hữu ngă thức, một Thái Dương Thượng Đế, hoạt động

qua hiện thể hồng trần của Ngài. Theo quan điểm Cơ Đốc giáo, các Thần Tạo Tác cao cấp là Holy Spirit (Chúa Thánh Thần) hay là mănh lực đang ứng linh và làm kết tụ (fecundating) vật chất, trong khi các Thần Tạo Tác âm hay cấp thấp tương ứng với Mary Đồng Trinh.

Các Lunar Pitris và thần tạo tác cấp thấp theo quan điểm thái dương hệ, mưu t́m biểu lộ đầy đủ nhất của họ trong giới động vật. Khi, với tư cách xung lực ban đầu, họ tạo ra người thú, họ đă hoàn thành chức năng quan trọng nhất của họ, và giống như (trên một mức độ nhỏ hơn và liên quan chỉ với một trong các Hành Tinh Thượng Đế) mặt trăng là một thế giới đang chết và điêu tàn, cũng thế trên giai tầng thái dương hệ và do đó bao trùm một thời kỳ rộng lớn, công việc của các Lunar Pitris đang từ từ tiến đến thành tựu khi mănh lực của giới thứ ba, giới động vật, đối với giới nhân loại đang được

618 thay thế bằng sức mạnh tinh thần; sự tương ứng của thái dương hệ đối với hoạt động của lunar pitris sẽ tàn tạ về mặt huyền linh. Các Lunar Pitris (1) (1) tức các thần kiến tạo nguyệt thể (lunar body) của con người và sự tương ứng của các ngài

1 Lunar hay là Barishad Pitris có các chức năng sau  (GLBN II,  99)

 

1. Họ là các Ancestors (Tổ Phụ) của con người. GLBN II, 107.

 

2. Họ là các Fashioners (Nhà Thiết Kế, Nhà Tạo Khuôn) h́nh hài con người

 

3. Họ sở hữu lửa sáng tạo vật chất.

 

4. Họ có thể chỉ khoác lên (clothe) các monads con người.

 

5. Họ không thể làm cho con người giống in như họ.

 

6. Họ không thể mang lại cho con người thể trí.      GLBN II, 82.

 

7. Họ kiến tạo h́nh hài bên ngoài của con người.

 

8. Họ mang lại nguyên khí thấp.      GLBN II, 92.

 

trong các giới khác của thiên nhiên, là toàn bộ thể hồng trần trọng trược của Thượng Đế tức là chất liệu của cơi trí, cơi cảm dục và cơi trần (thể hơi, thể lỏng, thể rắn đặc đang hợp thành một đồng nhất, tức là hiện thể hồng trần của Ngài, xét nó tách biệt với thể dĩ thái). Các ngài là sản phẩm của một thái dương hệ trước, các hoạt động của các ngài bắt đầu từ đó. Thái dương hệ đó thay thế cho thái dương hệ hiện tại khi dăy nguyệt cầu tiến tới dăy của chúng ta. Điều đó giải thích tại sao xác thân không được xem là nguyên khí (hoặc với con người hoặc đối với Thái Dương Thượng Đế); đó là lư do tại sao phàm ngă (lower nature) được xem là tà vạy (evil) và tại sao con người phải “trừ khử (slay) nguyệt thể của ḿnh” 2. Tà lực là những ǵ có thể được kiềm chế và khắc phục nhưng vốn phải được phép chế ngự. Cái tích cực luôn luôn chi phối cái tiêu cực. Khi đường lối tích cực được noi theo và đường lối dễ dàng nhất mà không một nguyên tắc nào dành cho nó, được đeo đuổi, lúc đó chúng ta có tà lực.

Trong thái dương hệ thứ nhất, trạng thái chất liệu âm, tức trạng thái Mẹ hay vật chất, được hoàn thiện. Các Pitris cấp thấp chiếm ưu thế. Trong thái dương hệ này, sự hoạt

1 Tạm thời họ là các Nhà Chinh Phục Tinh Thần.         GLBN II, 66.

 Tinh Thần trở nên đắm ch́m trong các h́nh hài vật chất.

 Các h́nh hài là băi chiến trường.

 Sau rốt Tinh Thần sẽ giết h́nh hài.       GLBN II, 67.

 Hăy ghi nhận trật tự theo huyền bí học.          GLBN II, 88, 92, 100, 116. 2 Trong “Tiếng Nói Vô Thinh” có các lời sau:

 

“Trước khi bước vào Thánh Đạo (Path), ngươi phải hủy diệt nguyệt thể của ngươi, thanh tẩy thể trí của ngươi, và tẩy sạch tâm ngươi”.

động của lực nằm trong tay của các Solar Pitris tức là các devas cao cấp. Vào cuối đại kỳ khai nguyên (maha– manvantara), các thiên thần này sẽ kiến tạo theo kế hoạch

619 một lớp vỏ hoàn hảo hay hiện thể biểu lộ cho Tư Tưởng Thiêng Liêng và việc này nhờ vận dụng chất liệu âm; các ngài dùng sức nóng của Mẹ để nuôi dưỡng mầm của Tư Tưởng Thiêng Liêng, và đưa nó đến kết quả. Khi mầm đă phát triển tới mức trưởng thành, trạng thái Mẹ không c̣n chỗ thích hợp nữa, và về mặt huyền linh, Con Người được giải thoát hay phóng thích. Ư tưởng này chạy xuyên suốt mọi biểu lộ và các giới của thiên nhiên hay là h́nh hài (bất luận có thể là h́nh hài nào) nuôi dưỡng mầm mống của những ǵ nguyên là giai đoạn kế tiếp trong diễn tŕnh tiến hóa và được xem là trạng thái Mẹ. Sau rốt, trạng thái này được tách ra và được thay thế. Thí dụ, giới thứ ba, tức giới động vật, trong các giai đoạn ban đầu, bảo dưỡng và duy tŕ mầm mống của những ǵ mà một ngày nào đó sẽ là con người; phàm ngă là kẻ bảo quản những ǵ mà một ngày nào đó sẽ khai mở thành con người thiêng liêng. Như vậy, điều sẽ trở nên rơ rệt đối với các nhà nghiên cứu là làm thế nào Đức Hành Tinh Thượng Đế, xét Ngài như một Thái Dương Thượng Đế, một Đấng hữu ngă thức, vận dụng trạng thái âm của Ngài qua thần lực dương, từ các mức độ dĩ thái của Thượng Đế dựa vào ba trạng thái của thể hồng trần trọng trược của Thượng Đế, như vậy mang lại t́nh trạng trưởng thành cho các nguyên tử và các tế bào của Cơ Thể Ngài, nuôi dưỡng mầm mống của ngă thức, thổi lên ngọn lửa cho tới khi mỗi đơn vị trở nên có đủ tập thể thức và biết được vị trí đúng của ḿnh trong thể hợp nhất đó. Khi hoạt động trong ba cơi thấp, mỗi con người cũng tác động theo một cách

tương ứng dựa trên các tế bào hữu thức của các thể của y, cho đến khi sau rốt mỗi nguyên tử đạt được mục tiêu của nó. Tất nhiên, Hành Tinh Thượng Đế hoạt động qua các nhóm Chân Ngă, tuôn đổ thần lực dương vào chúng cho đến khi chúng nhô lên khỏi tính chất thụ động và tiêu cực, bước vào tích cực và hoạt động. Con người hoạt động một cách tương ứng qua các trung tâm lực của ḿnh dựa vào các thể của ḿnh, và có một trách nhiệm đối với các sinh linh yếu kém đang ở dưới Luật Karma phải được thể hiện. Đây là nền tảng của diễn tŕnh tiến hóa.

b. Các Chức Năng của Devas.

Căn cứ vào một vài sự kiện căn bản về devas, xem các ngài như là toàn bộ của vật chất và chính vật chất, chúng ta tiến đến tận các chi tiết chuyên môn hơn và xem xét tỉ mỉ hơn về các lực tạo tác này khi chúng kiến tạo h́nh-tư-tưởng của Thượng Đế, tức thái dương hệ. Do nghiên cứu này về các lực đó, chúng ta rút ra được một vài tri thức thực tiễn:

Thứ nhất. Biết được cách gắn vào chất trí trong ba cơi

thấp, và làm thế nào để vận dụng các devas của cơi chất hơi

thuộc cơi hồng trần vũ trụ.

Thứ hai. Biết được cách làm sao để kết hợp các cặp đối

ứng, và như vậy đem ư niệm lại cho cơ thể (body) và h́nh hài

(form).

Thứ ba. Làm xuất hiện trên cơi trần ư niệm đă được thể nhập.

1. Biểu lộ của các Ngôi Thượng Đế. Điều này được đạt đến qua việc nghiên cứu cặn kẽ các định luật hiện tồn, và nghiên cứu phương pháp được Thượng Đế theo đuổi trong việc ban bố h́nh hài cho ư niệm của Ngài, như vậy thể hiện mục tiêu của Ngài, hay là ư chí, qua h́nh hài đó. Trong ba cơi nỗ lực

của con người, chúng ta đă phản ảnh ba trạng thái (aspects, ngôi) của Thượng Đế khi Ngài tạo ra biểu lộ:

Cơi trí… phản ảnh của Ngôi Một. Cơi của ư niệm, của sự hợp nhất (union) của Cha – Tinh Thần -Ư Chí và Mẹ – Vật Chất -Năng Lượng. Đây là công tŕnh của Thượng Đế, và sự hợp nhất này tạo ra Con, v́ Tư Tưởng Thiêng Liêng khoác lấy h́nh hài. Thể (body) của Chân Ngă được t́m thấy ở đó.

Cơi cảm dục … phản ảnh của Ngôi Hai, Con. Việc cụ thể hóa (materialisation) tiếp diễn qua dục vọng, và h́nh hài lớn lên và tiến hóa, trở nên thích hợp hơn.

Cơi trần…Biểu lộ. H́nh-tư-tưởng (của con người hoặc Thượng Đế) xuất hiện thành hoạt động. Con được sinh ra trên cơi trần, tư tưởng của Thinker (thiêng liêng hoặc con 621 người) trở thành thực thể, tách khỏi cội nguồn xuất phát của nó, tuy nhiên được cấp năng lượng bằng sinh lực tỏa ra từ nó.

Mọi điều này trở nên khả hữu – giờ đây nói theo quan điểm con người – qua hoạt động của devas, các ngài là những ǵ biểu hiện cho tư tưởng, và là những ǵ đem lại cho tư tưởng đó năng lượng riêng biệt của nó, khi tách ra khỏi mục tiêu mà nó sẽ thể hiện thành kết quả khi h́nh hài trở nên thích hợp như một phương tiện biểu lộ.

2. Bản Chất lực của thiên thần (devas force substance). Khi chúng ta xem xét các devas của bảy cơi thuộc thái dương hệ, và nhất là khi chúng ta xem đến các thần đang hoạt động trong ba cơi thấp, chúng ta phải nhớ các tường tŕnh sau:

Trần thuật thứ nhất. Các Ngài là các devas vốn có bản chất lực hai mặt của cơi vũ trụ thấp nhất, cơi hồng trần vũ trụ. Đối với ba cơi thấp, các thần này là lực thiên thần và chất liệu thiên thần(1), vốn hợp thành thể hồng trần trọng trược của Thượng

Các Thái Dương Thần (Solar Angels) có bản chất kép.

Đế, do đó con người bị giới hạn, khi y hoạt động trên các cơi này, đối với các devas này, trước tiên, các ngài được xem (từ các mực độ cao) như không dự phần vào trong bảy nguyên khí của Thượng Đế; đối với các devas này, các ngài hợp thành thể khí, thể lỏng và thể rắn đặc của Thượng Đế, các devas của lửa cụ thể (concrete fire), của nước và của đất trong trạng thái trọng trược nhất của nó; đối với các devas vốn là các nhà tạo tác tự động, ngấm ngầm, đang tiến hành công việc của hiện thể hồng trần trọng trược của Thượng Đế theo cùng ư nghĩa như các nhà kiến tạo trong cơ thể con người, hoạt động tự động và vô thức, tạo ra các tế bào và đem lại năng lượng cho các chức năng thể xác. Đây là nền tảng của mối nguy hiểm cho con người khi chạm đến các mănh lực này. Y quá gần với các lực đó theo nhiều cách; y tự đồng hóa với các lực đó và chỉ khi nào y đạt đến tâm thức của Ego và với đầy đủ kiến thức, y thiết lập được sự đồng nhất hóa của y với trạng thái Tinh Thần chớ không phải với vật chất, y có thể bị lôi cuốn vào đường hướng sức mạnh mù quáng, để rồi trở thành kẻ mất linh hồn (a lost soul) nếu y xâm phạm một cách thiếu hiểu biết và một cách ṭ ṃ vào lĩnh vực của các thiên thần.

“Manas có bản chất kép – Lunar (Nguyệt/Âm) ở phần dưới, Solar (Nhật/Dương) ở phần trên của nó”. GLBN II, 520, 675.

 Trạng thái thái dương bị hút về phía Buddhi.

Trạng thái kia hướng xuống, hoặc bị hút bởi động vật thấp kém (lower animal).

 Solar Angels hợp thành “Linh Hồn” hay Trạng Thái Thứ Hai.

 “Linh Hồn” thống soái (chief “soul”) là Manas, hay là mind”. GLBN II, 521.

 

Y cũng dính líu tới các thiên thần mà cho đến nay các thần này được làm linh hoạt bởi sự sống và mục tiêu vốn phân biệt vói sự tiến hóa của thái dương hệ thứ nhất. Sự sống đó là sự sống của Thượng Đế, c̣n mục tiêu đó là sự thể hiện ư chí của Ngài, nhưng nó lại tệ hại theo quan điểm hiện nay của chúng ta, v́ nó được thay thế về phần con người bởi một mục tiêu và định hướng khác. Do đó, sự đồng nhất hóa với những ǵ đă qua, sự thoái hóa và các phương pháp của thời cổ đối với con người, là sự quay trở lại theo đường tiến hóa hữu ngă thức, và sau rốt dẫn đến việc đánh mất nguyên khí chân ngă hay là mất ngă-tính (ego-ism), nó phân biệt một người (human hay là heavenly) với phần c̣n lại của cơ tiến hóa.

Trần thuật thứ hai. Triển vọng đối với các devas và đối với khía cạnh h́nh hài nằm trong sự kiện đó là mỗi cơi phụ của cơi hồng trần vũ trụ đến dưới ảnh hưởng trực tiếp của các vũ trụ lực; bắt nguồn trên sáu cơi vũ trụ kia. Đối với các lực này mọi việc đều không được biết và không thể tưởng tượng được, ngoại trừ các chỉ dẫn mơ hồ và tổng quát về các luồng và các lực này như chúng có thể được cảm nhận khi phát ra từ các cơi vũ trụ.

Cơi trí vũ trụ. Cơi này xuất hiện cho chúng ta theo ba loại

lực được thấy trên cơi trí thái dương hệ. Ba loại lực này

không được khảo sát đầy đủ, và là:

Lực tác động qua mọi nguyên tử thường tồn thượng trí, và về căn bản tạo ra biểu lộ mà chúng ta gọi là ba cơi thấp.

Lực làm sinh động các nhóm “hoa sen” mà chúng ta

 

623      gọi là các nhóm chân ngă hay các trung tâm – tập hợp các thể nguyên nhân.

c. Lực làm sinh động mọi nguyên tử thường tồn hạ trí và được phân phối từ đó đến mọi nguyên tử thường tồn khác.

Ba loại lực này liên quan đến trạng thái vật chất – các nguyên tử thường tồn, thể nguyên nhân, các nguyên tử thường tồn hạ trí, và do đó chính chúng tạo ấn tượng trực tiếp lên các devas, tức là các thần tạo nên các h́nh hài này bằng vật chất riêng của các ngài, và như thế khai mở thiên cơ. Ba loại lực này tác động vào vật chất, nhưng với một chủ đích tâm linh, chính chúng gây ảnh hưởng và kích hoạt tùy theo thiên ư, và từ các cơi cao. Chúng phát ra từ các phân cảnh cụ thể của cơi trí vũ trụ (do đó chính là lực tuôn chảy qua nguyên tử thường tồn hạ trí của Thượng Đế) và có liên quan đến trung tâm lực, nơi tập trung thể trí của Thượng Đế. Chúng là lực của Agni dưới trạng thái thứ nhất của Ngài. Ngài chính là Lửa, Lửa này riêng biệt cho cơi trí vũ trụ, được phản ảnh trong cơi phụ chất hơi vũ trụ thuộc cơi hồng trần vũ trụ -tức cơi trí của thái dương hệ chúng ta.

Cơi cảm dục vũ trụ. Lực từ cơi này tác động qua cơi cảm dục của thái dương hệ chúng ta, tức cơi phụ chất lỏng thuộc cơi hồng trần vũ trụ, và thực ra nó phụ thuộc vào chỉ hai biến phân, về mặt huyền linh, mỗi một trong các biến phân đó được biểu hiện về mặt huyền bí trong hai nhóm lớn devas:

Thứ nhất. Các devas nguyên là chất liệu hay lực của cơi cảm dục, xét nó như là toàn thể dục vọng, cảm xúc và cảm giác. Do đó, các ngài là các trung tâm thần kinh, hay là búi/đám rối thần kinh, của thể hồng trần của Thượng Đế, v́ cơi cảm dục thái dương hệ cung cấp hệ thần kinh của thể hồng trần của Thượng Đế. Đó là thể có độ rung động mạnh nhất theo quan điểm hồng trần, và là hiện thể mà qua đó tất cả đều được truyền đến phần thể hồng trần của Thượng Đế

vốn tương ứng với năo bộ trong con người. Tôi không thể

624 giải thích rơ thêm điều này, nhưng vài lời truyền đạt ở đây cũng mở ra một phạm vi tư tưởng kỳ diệu và mang lại ch́a khóa cho nhiều điều đang xảy ra và đang gây phiền nhiễu trong cơ tiến hóa thái dương cũng như con người. Thứ hai. Các devas nguyên là toàn bộ cảm dục quang (astral light). Các thần này là trợ lư của các Nghiệp Quả Thần Quân, các thần này chính là các thực thể thiên thần có mức tiến hóa cao không thể h́nh dung được, và bằng chất liệu riêng của ḿnh, các thần này

 

1. Ghi nhận.

 

2. Tạo ra quả từ nhân.

 

3. Điều khiển thần lực.

 

Nhóm các devas đặc biệt này phát xuất từ một trung tâm lực lớn mà chúng ta khái quát hóa bằng cách gọi trung tâm đó bằng danh xưng mặt trời Sirius. Sirius-kama-manas – cơi cảm dục vũ trụ và cơi cảm dục thái dương hệ – tạo thành một dăy ăn khớp nhau chặt chẽ và hợp thành con đường ít đối kháng nhất cho một loại thần lực âm đặc biệt tuôn đổ qua.

Cơi hồng trần vũ trụ. Đây là lực (ngoài và trong) của chính thái dương hệ và của không gian bao quanh. Nó có thể được xem như các lực của prana, tuôn đổ qua thể dĩ thái của Thượng Đế (bốn cơi phụ cao của chúng ta) vốn là dương so với ba cơi thấp hơn, đang thấm nhuần ba cơi thấp này (một phản ảnh trong vật chất, hay là trong trạng thái Brahma, của sự hợp nhất của Phụ-Mẫu) và tạo ra biểu lộ cụ thể thuần túy. Điều này giải thích tại sao thể xác có sự kiềm chế như thế trong các giai đoạn dài của sự tiến hóa của con người, v́ mănh lực thuộc loại năng lượng này tất nhiên được cảm nhận mạnh hơn nhiều so với các lực khác. Chính mănh lực thiên

thần, và vật chất, vốn rất gần gũi với chúng ta cũng như lừa dối chúng ta một cách mạnh mẽ. Ở đây có tàng ẩn bí mật của ảo lực (maya), và cũng ở đây được thấy bí ẩn của ảo tưởng (illusion). Đối với con người, nơi đây chứa giai đoạn lớn thứ nhất của trận chiến cho ngă thức đầy đủ, và cho việc huyền đồng (identification) với phương diện-Chúa (God-aspect),

625 chớ không phải với phương diện-vật chất. Ở đây ẩn tàng lư do huyền linh giải thích tại sao con người được gọi bằng tên của cha chớ không phải tên của mẹ của y. Khi con người đă chi phối được các tinh hoa thiên thần của cơi trần, th́ y kiểm soát kế tiếp các tinh hoa thiên thần của cơi cảm dục và chi phối các tinh hoa cơi trí. Nhờ đạt được điều này trong bản thể riêng của ḿnh, bấy giờ y có thể an toàn trở thành một nhà huyền thuật và tiếp xúc, kiểm soát và hoạt động với các devas có liên quan đến các kế hoạch của Hành Tinh Thượng Đế. Khi nhận ra ba loại thần lực này, con người sẽ t́m được ch́a khóa đưa đến cái bí ẩn về các trung tâm lực của ḿnh. Bí ẩn về nốt của bí huyệt đầu, tim và cổ họng được t́m thấy ở đây và sự phối hợp của các bí huyệt đó với các bí huyệt thấp sao cho nốt của các âm cao phát ra, c̣n các âm thấp chỉ tạo ra hài ḥa. Dựa vào nốt của thiên nhiên, Thượng Đế đă đặt thêm vào một nốt cao hơn. Đối với nốt thiên nhiên của trung tâm lực (vốn được thấy qua việc phát triển trung tâm lực thấp, chính là h́nh ảnh hay cái tương ứng của nó) phải được thêm nốt chủ của trung tâm lực cao hơn, và trong sự hài ḥa kép, trung tâm lực sẽ rung động như mong muốn. Nốt là kết quả của hoạt động đúng. Điều đó giải thích tại sao các bí huyệt thấp của con người (trong các giai đoạn đầu của quá tŕnh phát triển (career) của y) là yếu tố kiểm soát. Y phải học nốt của các bí huyệt đó, và từ nó để đạt đến ch́a khóa

của bí huyệt cao hơn. Kế đó bí huyệt cao sẽ chiếm vị trí nổi bật, c̣n bí huyệt thấp chỉ dùng trong mục đích cung cấp những ǵ được hiểu như là “độ sâu” (“depth”) huyền linh. Tại sao lại có chuyện này? Bởi v́ trong các nốt này, các nhóm devas đó chính là lực và năng lượng của các trung tâm lực (nguyên là các trung tâm trong vật chất) được tiếp xúc và được kiềm chế. Qua sự hoạt động của chúng, được điều khiển nhờ các bí huyệt, các lớp vỏ vật chất – bằng chất hồng trần, chất cảm dục, và chất trí – được tạo ra.

Các ư tưởng về lực này và lớp vỏ/thể là nền tảng của giáo lư chiêm tinh học đó là một trong các ch́a khóa đối với bộ GLBN (Bí Quyết Chiêm Tinh Học được nói đến trong GLBN, quyển II, 26). Do đó chúng ta nên nhớ rằng các Devas Lords,

626 Agni, Varuna, Kshiti (1), trong giáo lư công truyền tượng trưng cho trạng thái vật chất của thể đặc (dense body) của Thượng Đế, trong khi trạng thái lực khi tuôn chảy qua thể dĩ thái của Thượng Đế được xem xét dưới các tên khác nhau, đó là Shiva, Surya, Brahma. Tuy nhiên, hai trạng thái chỉ là một. Trần thuật thứ ba. Điểm cuối cùng mà tôi t́m cách đưa ra ở đây là điểm có liên quan với ba cơi chính thấp và nhiều

1 Agni, tức Hỏa Thần Quân (Thần Chủ Quản về Lửa) trong kinh Veda, Vị Thần cổ nhất và được tôn kính nhất trong số các thần ở Ấn Độ. Ngài là ba phương diện của Lửa, do đó là toàn bộ của biểu lộ. Ngài cũng được xem như Thần Chủ Quản (Lord) của cơi trí (cơi thứ 5), biểu tượng của Ngài là Lửa.

Varuna, Vị thần của Nước, theo ư nghĩa nước của không gian hay là nước của vật chất. Ngài cũng được xem là Thần Cai Quản (Ruler) cơi cảm dục (cơi thứ 6) biểu tượng của Ngài là nước.

Kshiti, Vị Thần của Đất theo ư nghĩa chất đặc và không phải là một thể của hành tinh; Ngài là Thần của cơi trần, cơi thứ 7.

nhóm devas của các cơi đó, cần phải nhớ rằng các đối cực của các devas này có trong các devas quan trọng thuộc ba cơi cao nhất. Cơi Thiêng Liêng …Dĩ thái ….     Primordial

thứ nhất vũ trụ …  Lửa …  Cơi trí  ……. Lửa

Cơi Chân Thần  … Dĩ thái… thứ nh́ vũ trụ …. Akasha…Cơi cảm dục … Cảm

dục quang

Cơi Tinh Thần

hay Atma ………….. Dĩ thái ……... Aether … Cơi trần …… Dĩ thái

thứ ba vũ trụ

Loại thần lực được biến phân đặc biệt mà chúng biểu hiện, khi được đưa vào hợp nhất với nhau là cái vốn tạo ra khối rắn đặc, hay là sắc tướng, trong thời gian và không gian của thể xác. Điều này nên được xem xét cẩn thận, cùng với sự kiện rất lư thú là trên cơi thứ tư của thái dương hệ chúng ta (tức cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ, hay là cơi bồ đề) chúng ta có phạm vi của một vài biến cố huyền linh vốn không thể được ám chỉ đến nhiều hơn, v́ ư nghĩa thực sự của chúng là một trong các bí mật điểm đạo. Chúng là một khía cạnh của thiên cơ của Thượng Đế vốn có thể được tiếp xúc trực tiếp bởi những người đă mở rộng được tâm thức họ thích hợp.

Cơi bồ đề hay cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ, là cơi mà trên đó:

 

 Các hành tinh thánh thiện hoạt động.

Sau rốt con người sẽ hoạt động thoát khỏi con người tam phân hạ đẳng.

Ư nghĩa đích thực của các chữ “Divine Herma­phrodite” cần được hiểu rơ.

Nó chủ yếu là cơi của sinh lực, và là một trong các cơi của sự phát sinh (generation).

Nơi đây, lần đầu tiên con người sẽ hiểu và vận dụng mối liên hệ của ḿnh với các devas.

Cơi đó sẽ chứng kiến kết quả của diễn tŕnh tiến hóa phối hợp của hai thái dương hệ.

Đó là cơi mà từ đó mọi đấng hóa thân hành tinh xuất phát.

Hành Tinh Thượng Đế nhận cuộc Điểm Đạo thứ nhất trên cơi này.

Trên cơi này, ư nghĩa thực sự bên trong của “Mặt Trời” được hiểu rơ. Tôi không thể nói nhiều hơn nữa, nhưng cẩn thận nghiên

cứu những ǵ được đưa ra ở đây, có thể mở ra nhiều điều có ư nghĩa trong việc nghiên cứu đại thiên địa và tiểu thiên địa.

c. Các devas và các cơi.

Các nhận xét mở đầu. Bằng các thuật ngữ rộng lớn và tổng quát, chúng ta đă xem xét các loại thần lực khác nhau đang làm sinh động thần chất và nguồn gốc của nó. Bây giờ, chúng ta có thể nghiên cứu cụ thể hơn các thực thể thiên thần trong các nhóm khác nhau, đưa ra các nền tảng liên quan với các thần đó.

Trong phần đặc biệt này, các nhà nghiên cứu phải nhớ rằng chúng ta không xét các thần tạo tác của phát triển tiến hóa hướng hạ vốn đă được nói đến trong tài liệu minh triết thiêng liêng và huyền học dưới tên gọi các linh khí tinh hoa chất (elemental essences). Chúng ta bàn đến các thần đang ở trên cung tiến hóa thăng thượng và các thần là các trợ thủ của vũ trụ lực, trong khi các thần tạo tác cấp thấp là các trợ thủ đặc biệt của lực thái dương và lực thái âm. Thái dương lực hàm ư các biến phân khác nhau của vũ trụ lực tam phân khi

628 lực đó biểu lộ trong thái dương hệ. Thái dương lực cũng có

thể (xét về khả năng sáng tạo hay kiến tạo của con người) được gọi là hành tinh lực, v́ mỗi người (dù là Adept hoặc người thường) đều tạo ra các h́nh tư tưởng của ḿnh – cố ư hoặc vô t́nh – trong phạm vi hành tinh trong ba cơi thấp.

Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu xem xét một số bảng biểu, v́ tất cả những ǵ xét ra sáng suốt và có thể đưa ra lúc này, là một số sự kiện, tên gọi và các đề cương vốn có thể chỉ được giải thích nhờ định luật tương ứng. Bí quyết để hiểu được luôn luôn là định luật này. Biến phân căn bản trong thái dương hệ này là như sau:

Agni…Lửa điện. Tinh Thần …. Mặt Trời Tinh Thần Trung Ương ... Năng

Lượng Surya…Lửa thái dương………. Vishnu.. Tâm Mặt Trời………. Ánh Sáng. Brahma …Lửa ma sát…………..Mặt trời vật chất hữ h́nh ..…. Fohat

Với tư cách Lửa điện, Thượng Đế biểu lộ như là bảy trạng thái của Ư Chí, xung lực tinh thần hay là mục tiêu.

Với tư cách lửa thái dương, Ngài biểu lộ dưới h́nh thức bảy Cung, hay là như Ánh Sáng của Minh Triết, Tâm Thức, tỏa chiếu qua h́nh hài.

Với tư cách lửa do cọ xát, Ngài biểu lộ dưới h́nh thức bảy Con của Fohat, 7 lửa vĩ đại, hay là nhiệt linh hoạt của chất liệu sáng suốt.

Ba trạng thái này của Hỏa Thần, và của lửa của Thượng Đế, là ba Entities của Ba Ngôi Thượng Đế, và đến lượt mỗi Ngôi biểu lộ qua bảy Entities (Đấng) khác, các Đấng này hợp thành toàn bộ biểu lộ của các Ngài.

Bảy Lửa Điện. Bảy kiểu mẫu của các thực thể tinh thần (spiritual existences) hay là bảy Tinh Quân trước Thiên Ṭa trong bản thể chủ yếu của các Ngài; sức mạnh năng động hay là ư chí nằm đàng sau mọi biểu lộ. Trên cơi riêng của các Ngài theo một ư nghĩa đặc biệt, các Ngài hợp thành “Bảo Ngọc

trong Liên Hoa” của Thượng Đế, và do đó không thể tưởng

629 tượng đối với trí tuệ chúng ta trong thái dương hệ này, v́ các Ngài không được tiết lộ cho tới khi “Con trở thành hoàn thiện”, hay là Thượng Đế thức (logoic consciousness) được khơi hoạt đầy đủ. Về mặt huyền bí, các Ngài là các “Tinh Quân của Bóng Tối”. Bảy lửa thái dương. Bảy Hành Tinh Thượng đế, tức toàn bộ Linh Quang, bảy Cung biểu lộ của Mặt Trời Tinh Thần. Trong thời gian và không gian, bảy Tia của Linh Quang trở thành chín (ba chủ yếu, với cái thứ ba biểu hiện như là bảy) và như vậy về mặt huyền bí là chín cánh hoa của Chân Ngă Thượng Đế khi Ngài biểu lộ trong hiện thể hồng trần của Ngài. Về mặt nội môn, các cánh đó là “Các Con của Linh Quang”. Bảy lửa do cọ xát. Bảy huynh đệ của Fohat. Bảy biểu lộ của điện, hay của hiện tượng điện. Bảy huynh đệ này là bảy Raja-Lords hay Devas của bảy cơi; các ngài là bảy Lửa, hay là bảy trạng thái hoạt động qua đó tâm thức tự biểu hiện. Các ngài là các hiện thể của tâm thức và bảy rung động. Về mặt nội môn, các Ngài là “các Huynh Đệ của năng lượng”. Do đó điều hiển nhiên đó là toàn bộ biểu lộ của Thượng Đế như nó có thể được thấy đang hiện hữu trong thời gian và không gian là: Bảy Tinh Quân (Spirits) …… ư chí thất phân. Bảy Cung (Rays) …………… tính chất thất phân hay tâm (psyche). Bảy Thần Quân (Deva Lords) … h́nh hài thất phân. Theo nghĩa đen, cái sau này là bảy loa tuyến (spirillae), hay các rung động của lực bên trong nguyên tử thường tồn hồng trần của Thượng Đế. Điều này cần được cẩn thận ghi nhớ và cân nhắc. Bảy Cung là toàn bộ bản chất siêu nhiên (psychic nature) của Thượng Đế, khi nó xạ ra qua h́nh tướng bằng vật chất của

Ngài – bảy phẩm đức của Ngài, tập hợp của cách biểu hiện ước vọng của Ngài, hay là bản chất bác ái của Ngài. Bảy Tinh Quân là toàn bộ trạng thái Ư-Chí-tồn-tại của Ngài, Sự Sống tổng hợp của toàn thể biểu lộ của Ngài, những ǵ vốn tạo ra sự bền vững của h́nh hài và sự tiến hóa của nó bao lâu mà Chân Ngă của Thượng Đế mưu t́m cuộc sống hồng trần.

Để đưa tới so sánh hay sự tương đồng, thậm chí trở lại thêm nữa và như vậy ghi nhớ sự tương đồng giữa phát triển tiểu thiên địa và đại thiên địa, chúng ta có:

1. Bảy Tinh Quân, các Ngài t́m được động cơ ban đầu của các Ngài trên:

 Các phân cảnh trí tuệ thấp của vũ trụ.

 “Bảo Ngọc trong Liên Hoa” của Thượng Đế.

 Cơi Niết Bàn vũ trụ.

 

2. Bảy Hành Tinh Thượng Đế phù hợp với lực từ:

 Cơi cảm dục vũ trụ.

 Hoa sen 9 cánh của Thượng Đế.

 Cơi Bồ đề vũ trụ (bảy Rishis của Đại Hùng Tinh)

 

3. Bảy Con của Fohat t́m sinh lực của chúng phát ra từ:

 Cơi hồng trần vũ trụ.

Các nguyên tử thường tồn của Thượng Đế (trong thể nguyên nhân).

 Các phân cảnh trí tuệ cao của vũ trụ.

 

Tuy nhiên, ba điểm này chỉ là các biểu lộ của Sự Sống Duy Nhất, v́ đàng sau Thượng Đế trong hiện thân hồng trần có Chân Thần Thượng Đế, chính Chân Thần này biểu lộ qua Chân Ngă Thượng Đế, và phản ảnh của nó, tức Phàm Ngă Thượng Đế.

Tất cả các Bản Thể tinh thần này là các Chủ Thể hữu ngă thức đă biệt ngă hóa, và các “Hỏa Sinh Linh”(“Fiery Lives”)

là hiện thực và hữu thức, tức các Sự Sống thiết yếu. Như vậy, chúng ta thấy Thượng Đế đang biểu lộ như là Nhất Nguyên Duy Nhất tuy Ba trong Một; chúng ta thấy Nhất Nguyên tam phân phân hóa thành bảy Sự Sống vĩ đại, chứa trong chính các Ngài mọi sự sống thứ yếu.

Một biến phân lớn khác phải được đề cập đến kế tiếp:

 Bảy Linh Hỏa hợp thành 49 Linh Hỏa (Fires).

Bảy Hành Tinh Thượng Đế biểu lộ qua 49 Rays thứ yếu.

 Bảy Tinh Quân xuất hiện dưới h́nh thức 49 Existences.

 

Liên quan với khía cạnh Tinh Thần, sẽ là không có lợi khi đưa ư tưởng đi xa thêm nữa. Về bản thân Tinh Thần, chúng ta không thể biết ǵ cả và vượt ngoài sự khẳng định 49 Bàn Cổ thái dương(1) (mỗi một trong các Hành Tinh Thượng Đế đang biểu hiện chính Ngài trên cơi trần qua 7 Đức Bàn Cổ) không hơn không kém. Do đó, khi bàn về các vấn đề trừu tượng này, chúng ta sẽ giới hạn chính chúng ta chỉ vào bảy Tia Linh Quang, hay là Hành Tinh Thượng Đế và bảy Linh Hỏa (Fires).

Mỗi Tia Linh Quang biến phân thành bảy, tạo ra 49 trạng thái của bản chất thông linh của Thượng Đế, khi bản chất đó tự hiển lộ trên cơi hồng trần vũ trụ, và mỗi một trong số 7 Linh Hỏa biểu lộ thành 7 Linh Hỏa nhỏ hơn, tạo thành 49 Linh Hỏa mà H.P.B. nói đến trong bộ GLBN (q I, trang 567). Mỗi một trong 7 vị Hành Tinh Thượng Đế biểu lộ qua 7 Entities nhỏ hơn, các Entities này hợp thành các trung tâm

Bốn Mươi Chín Đức bàn Cổ (Manus). Các Ngài là các đấng bảo hộ (patrons) hay các đấng bảo vệ (guardians) của các chu kỳ giống dân trong một manvantara, hay Ngày của Brahma. Có 7 giống dân trong một chu kỳ thế giới, và có 7 chu kỳ thế giới.

thông linh trong cơ thể các Hành Tinh Thượng Đế theo cùng một cách như các Đấng này – đến lượt các Ngài – hợp thành các trung tâm thông linh trong hiện thể (vahan or vehicle) của Thái Dương Thượng Đế. Mỗi một trong 7 Linh Hỏa, hay là các Deva Lords (Thiên Thần Chủ Quản), của một cơi, biểu lộ qua 7 devas cấp thấp hơn, các thần này hợp thành lửa trung ương, và tâm thức của vật chất của một cơi phụ. Chính là với sự tác động lẫn nhau của các thần này và công việc mà ngày nay chúng ta quan tâm tới, hay là với việc nghiên cứu về vật chất khi nó ảnh hưởng đến và tạo thành h́nh hài qua phương tiện của Tư Tưởng Thiêng Liêng hay Ư Chí Thiêng Liêng.

Về các Hỏa Thần cao cấp (các Thần Chủ Quản – Lords – của bốn cơi cao) tôi không t́m cách bàn thêm, v́ việc đó chỉ

632 có lợi cho chúng ta khi nghiên cứu cấu tạo của các h́nh tư tưởng trong ba cơi thấp qua phương tiện của tinh chất thiên thần; các deva essences này được làm sinh động và được vận dụng bởi các Thần Kiến Tạo, các Dhyan Chohans, các Hành Tinh Thượng Đế, nhờ thần lực của Sự Sống của các Ngài, nhờ sự hiểu biết của các Ngài về Thiên Ư hoặc Thiên Cơ, và nhờ sức mạnh của bản chất thông linh của các Ngài. Như vậy, các Ngài bận với việc tạo tác h́nh hài vật chất cho Thượng Đế, và trong khi xúc tiến các kế hoạch của Thượng Đế trong h́nh hài đó, bằng cách này hoàn thành được mục tiêu mà Ngài thể hiện. Công việc của các Ngài to tát vô cùng, v́ trước tiên, nó nằm trên các mức độ vũ trụ, nhưng điều này là những ǵ có liên quan đến chúng ta và là tất cả những ǵ mà chúng ta có thể hiểu được bằng bất cứ cách nào. Trong ba cơi nỗ lực của ḿnh, con người hoạt động với hai việc: Thứ nhất. Kiến tạo thể biểu lộ của ḿnh, một thể có 3 phần.

Thứ hai. Tạo ra các h́nh tư tưởng, mà y xây dựng bằng chất trí và cấp sinh lực bằng dục vọng, và cái mà y giữ trong hào quang của ḿnh, như vậy tạo thành một hệ thống nhỏ của riêng ḿnh.

Cả con người và Hành Tinh Thượng Đế, đều hoạt động trong chất thiên thần, cả hai cùng hợp tác với các devas; cả hai biểu lộ ư chí, tính chất thông linh và hoạt động sáng suốt khi họ đeo đuổi công việc của họ nhưng có tồn tại một dị biệt, không chỉ ở mức độ, mà mà c̣n ở tâm thức. Con người thường làm việc một cách không ư thức. Trên các cơi vũ trụ, các Hành Tinh Thượng Đế hoạt động hầu hết là một cách hữu thức. Ở đây có chứa một ẩn ngôn về giai đoạn tiến hóa của Thái Dương Thượng Đế của chúng ta.

Vấn đề này thực sự khó hiểu v́ đề tài trừu tượng và sâu sắc. Bây giờ chúng ta sẽ rời các ư tưởng căn bản này, và bàn một cách cụ thể hơn đến các devas mà chúng ta có liên hệ một cách trực tiếp với các thần này, hoặc là với ba nhóm thần mà tôi đă phác thảo – Agnichaitans, Agnisuryans và Agnishvattas. Các ngài có liên hệ trước tiên với sự tiến hóa của thể trọng trược của Thượng Đế, các cơi phụ chất lỏng,

633      chất hơi và chất đặc của cơi hồng trần vũ trụ, hay là ba cơi nỗ lực của con người; liên quan với bức xạ từ điển của Thượng Đế, qua hiện thể hồng trần của Ngài, và liên quan tới các phóng phát bức xạ của Đức Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt, Đấng đang tự biểu lộ qua hành tinh chúng ta. Sau cùng, các thần này có liên quan đến sự tiến hóa tâm thức (1) trong ba

Các Lunar Angels (Nguyệt Thiên Thần) phải đạt tới cơi của các

Solar Angels (Nhật Thiên Thần).           GLBN I, 203 Các ngài phải đạt sự bất tử.        GLBN III, 518, 519. Ngă thức là mục tiêu của các ngài.     GLBN I, 205;  II, 622.

cơi thấp, và đặc biệt liên quan với sự biệt ngă hóa của đơn vị tâm thức con người, và với việc đem lại sinh lực của các trung tâm lực trong cơ thể của Đức Hành Tinh Thượng Đế và với Đấng này, chúng ta đặc biệt có liên quan.

Vấn đề nghiên cứu của chúng ta hiện giờ là các hỏa thiên thần của cơi trần, các thần kiến tạo vĩ đại này đang thể hiện các mục tiêu của Thượng Đế trong thể hồng trần trọng trược của Ngài. Chúng ta hăy chọn các ư tưởng của chúng ta càng rơ ràng càng tốt về vấn đề này; trong bảng sau đây, t́nh trạng của các devas này sẽ rơ rệt bằng cái nh́n qua:

Danh xưng Cơi vũ trụ Cơi Thái Bản chất Thần Chủ Dương Hệ Quản

Agnichaitan … Cơi phụ thứ 7… Hồng trần  …. Chất đặc .. ……. Kshiti của cơi hồng trần vũ trụ     trọng trược nhất Agnisuryan … Cơi phụ 6 … … Cảm dục ......... Chất lỏng …….. Varuna của cơi hồng trần vũ trụ Agnishvatta … Cơi phụ 5 ….… Cơi trí ………… Chất hơi ……… Agni của cơi hồng trần vũ trụ Agnichaitans. Đây là các devas phụ trách kiến tạo và xây dựng trong vật chất thuộc loại trọng trược nhất liên quan đến sự biểu lộ của Thượng Đế. Các thần này hoạt động trên cơi phụ thứ bảy của cơi hồng trần vũ trụ, và là các chủ thể sáng tạo (producers) của khối cố kết to lớn nhất (greatest concretion). Trong thể hành tinh của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, các thần này là các nhà kiến tạo của Địa Cầu, thể trọng trược nhất của Hành Tinh Thượng Đế, và qua toàn bộ thái dương hệ, các thần này tổng số của loại hoạt động và 634 rung động vốn biểu lộ qua những ǵ mà chúng ta gọi là “chất rắn đặc”. Do đó, điều sẽ hiển nhiên là, theo định luật, các thần này sẽ có một hiệu ứng đặc biệt mạnh mẽ trên cơi phụ thấp nhất

của cơi hồng trần thái dương hệ; từ đó mới có tên gọi huyền bí của các thần này là “Agnichaitans của nhiệt lực bên trong hay nhiệt lực trung ương”. Các thần này tổng thể của rung động thấp nhất trong hiện thể hồng trần vũ trụ.

Agnisuryans là các thần kiến tạo trên cơi phụ thứ sáu của cơi hồng trần vũ trụ, tức là cơi cảm dục của thái dương hệ chúng ta. Như trước đây tôi có gợi ư, các thần này tiêu biểu cho hệ thần kinh giao cảm trong thể vật chất của Thượng Đế, giống như các huynh đệ của các Ngài có rung động thứ 7 tượng trưng cho toàn thể hệ tuần hoàn hay là hệ thống máu. Một gợi ư cho nhà nghiên cứu có quan tâm đến ch́a khóa sinh lư học ẩn trong mối liên hệ giữa hai nhóm lớn devas, là các thần tạo tác và xây dựng cái phần hiển lộ nhất của biểu lộ Thượng Đế, và 2 nhóm tiểu thể (corpuscles) mà trong sự tương tác lẫn nhau của chúng, giữ cho xác thân ở t́nh trạng khỏe mạnh. Cũng có một tương đồng trong mối liên hệ giữa các devas của cơi cảm dục với thần kinh vận động và thần kinh cảm giác của xác thân. Tôi sẽ không bàn rộng về góc nh́n này.

Theo một ư nghĩa rất huyền bí, các devas này có liên quan tới mạng lưới thần kinh (nerve plexus) trong:

Thái dương hệ (Mặt trời Vật Chất).

Hành tinh hệ (Hành tinh Trọng Trược).

Thể xác con người (Nhục thân). và do đó là một nhân tố mạnh mẽ trong việc cuối cùng làm cho tăng sức của các trung tâm lực trong con người. Các trung tâm lực dĩ thái hay là các điểm tập trung thần lực của Hành Tinh Thượng Đế đều ở trên cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ, tức là cơi bồ đề. Cơi cảm dục được liên kết chặt chẽ với cơi bồ đề, và ở dưới h́nh thức các trung tâm dĩ thái của Hành

 

Tinh Thượng Đế chúng ta, chẳng hạn, đi vào hoạt động đầy đủ, thần lực được truyền qua phần tương ứng cảm dục đến

635 chất dĩ thái hồng trần thứ tư, trong đó có tồn tại các trung tâm lực của con người. Agnishvattas là các thần kiến tạo trên cơi phụ chất khí hay thứ năm của cơi hồng trần vũ trụ, và – theo quan điểm con người – có tầm quan trọng sâu xa nhất, v́ các thần này là các nhà kiến tạo của bản thân một số tâm thức (body of consciousness perse). Theo quan điểm thông linh của sinh lư học huyền linh, các thần này có một liên quan chặt chẽ với bộ óc vật chất, tức trung tâm hay vương quốc của Chủ Thể Suy Tưởng, và v́ ở giai đoạn này, tất cả những ǵ mà chúng ta biết phải được xem xét về mặt trí cảm (kama-manasically), điều sẽ hiển nhiên, đó là giữa hệ thần kinh giao cảm với năo bộ là một tương tác chặt chẽ đến nỗi tạo ra một tổng thể có hiệu năng. Sự tương ứng tiểu thiên địa này cần được quan tâm, nhưng hiện nay, khi nghiên cứu các nhóm devas này, chúng ta sẽ xét họ chủ yếu là ở công việc của họ với cương vị các thần kiến tạo thái dương hệ và hành tinh, để mặc nhà nghiên cứu tự vạch ra sự tương tự về mặt nhân loại. Nhờ vậy y sẽ học hỏi được. Do nêu ra một vài đường lối tư tưởng, giờ đây chúng ta sẽ đề cập đến các nhóm này mỗi lần một nhóm, và nghiên cứu kỹ hơn về họ. Các Agnichaitans – Các Devas Cơi Trần. Các devas này là toàn bộ chất liệu cơi trần. Như chúng ta biết, cơi này được chia thành hai phần: Bốn chất dĩ thái, bốn cơi phụ. Ba cơi phụ cụ thể có thể thấy rơ hay là ba cơi phụ thô trược.

Ở đây, chúng ta có một chia nhỏ về cơi phụ thứ bảy của cơi hồng trần vũ trụ, tạo thành biểu lộ thấp nhất, một biểu lộ vốn được phân chia thành 49 cơi phụ hay là trạng thái hoạt động. Với mục đích hoạt động linh hoạt, các devas của thái dương hệ được chia thành 49 nhóm, tức là 49 hỏa thần (fires). Đến lượt, các Agnichaitans cũng được chia thành 49 nhóm, như vậy phản ảnh cho tổng thể.

 Raja Lord. Kshiti. Sự Sống của cơi trần.

 Ba nhóm Agnichaitans liên quan với:

 

A. Lực hay năng lượng của chất hồng trần. Trạng thái điện đó vốn tạo ra hoạt động.

B. Cấu tạo của h́nh hài. Các thần này tạo ra sự hợp nhất của chất liệu âm và chất liệu dương, và như vậy tạo ra những ǵ có thể thấy được và tiếp xúc được bao hàm cái bên ngoài và thông thường.

C. Nhiệt bên trong của vật chất vốn bảo dưỡng và tạo ra sự sinh sôi nảy nở. Các ngài hợp thành trạng thái mẹ thuần túy.

Ba nhóm này được chia nhỏ lần nữa, thành 7 nhóm vốn hợp thành vật chất của mỗi cơi phụ, xét vật chất đó như là thể biểu lộ của một trong 7 devas, mà qua ngài, Thần Raja-Lord của cơi đang biểu lộ.

7 nhóm này lại chia nhỏ thành 7, vị chi là 49. Ba nhóm hoạt động như sau: Nhóm A trên cơi phụ thứ nhất. Các ngài là toàn thể của

chất nguyên tử của cơi trần.

Nhóm B trên cơi phụ dĩ thái thứ nh́, thứ ba và thứ tư. Các ngài là chất liệu của các cơi này, chủ thể truyền prana, qua đó prana tuôn đổ đến các trạng thái cụ thể nhất của hiện thể (vahan hay vehicle) trọng trược của Thượng Đế.

Nhóm C trên ba cơi phụ thấp nhất; họ là các devas vốn là

các tinh túy (essences) của tất cả những ǵ hữu h́nh, thấy

được và thuộc ngoại cảnh.

Một phân biệt rất thực tế phải được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu giữa các trung tâm lực với phần c̣n lại của cơ thể, khi họ xem xét cấu tạo của cơ thể của Thái Dương Thượng Đế hoặc của một Hành Tinh Thượng Đế.

Các trung tâm lực được liên kết hoặc nối kết với tâm thức và được bao gồm các đơn vị ngă thức – các Chân Thần nhân loại. Phần c̣n lại của cơ thể được bao gồm thần chất, tuy nhiên cả hai cùng hợp thành một đồng nhất. Do đó, các đơn vị devas đông hơn nhân loại nhiều, c̣n thần chất cũng thuộc âm và tiêu cực (feminine and negative), Huyền Giai nhân loại th́ thuộc dương (masculine). Qua hoạt động dương/tích cực của các trung tâm lực, thần chất tiêu cực bị ảnh hưởng, được kiến tạo và truyền năng lượng. Điều này đúng với một Thái Dương Thượng Đế, một Hành Tinh Thượng Đế và một con người.

Do đó, ba loại lực tác động lên hay là qua các devas này:

 

Loại lực kích hoạt các devas của cơi phụ thứ nhất, tức cơi phụ nguyên tử. Lực này phát ra trực tiếp từ trạng thái Brahma, tức trạng thái thứ nhất, hay là Agni, xét Ngài như một Chủ Thể hữu ngă thức, Ngôi Ba của Ba Ngôi Thượng Đế, và do đó Tinh Thần, Linh Hồn và chính Thể xác Ngài trong bản thể chủ yếu tách biệt của Ngài.

Loại lực kích hoạt các devas xây dựng, hay là các nhóm kiến tạo h́nh hài; Lực này đến từ trạng thái thứ hai của Brahma, và là prana, thoát ra từ Mặt Trời vật chất, và tác động theo Định Luật Hút.

Loại lực kích hoạt các devas thuộc ba đẳng cấp thấp nhất, xuất phát từ Brahma trong trạng thái thứ ba của Ngài. Như vậy, trong lực nhị bội này, hay là các trạng thái của chính vật chất, tác động hỗ tương cái này trên cái kia, các h́nh hài trọng trược nhất của vạn vật được tạo ra. Tuy nhiên, ba lực này hoạt động như là một.

Nhóm C Agnichaitans. Khi nghiên cứu các nhóm Agni­chaitans này, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang bàn đến sự biểu lộ của Thượng Đế mà khoa học công truyền đang bận tâm, và về phần Nhóm C, khoa học đă đang tạo ra tiến bộ khả quan trong việc tích lũy kiến thức; tuy nhiên, đối với

638      khoa học, để chấp nhận bản chất “được thực thể hóa” của vật chất (1)(1), và như vậy giải thích cho sự sống vốn đem năng

1 Bản chất “thực thể hóa” (“ entified” nature) của mọi vật chất, về mặt chuyên môn được biết dưới tên Vật Hoạt Luận (Hylozoism, thuyết chủ trương vật chất nào cũng có sự sống. Từ Điển và Danh Từ Triết Học, 1969, Trần Văn Hiến Minh). H.P.B. nói:

“Hiểu về mặt triết học, Hylozoism là trạng thái cao nhất của Pantheism (Phiếm thần thuyết). Do chỗ chỉ có thể thoát khỏi Thuyết Vô Thần (Atheism) xuẩn ngốc dựa vào tính duy vật nguy hại và các quan niệm thần nhân đồng h́nh c̣n ngu xuẩn hơn nữa của các Kẻ Theo Thuyết Độc Thần (Monotheists); giữa lúc đó Thuyết Vật Hoạt vượt lên trên mảnh đất hoàn toàn trung lập của chính nó. Thuyết Vật Hoạt cần đến Tư Tưởng Thiêng Liêng tuyệt đối, Tư Tưởng này tràn ngập vô số Thần Lực sáng tạo linh hoạt, hay “các Đấng Sáng Tạo”, mà các Entities được thôi thúc bởi và có sự tồn tại của chúng bên trong, từ và qua Tư Tưởng Thiêng Liêng đó … Các “Vị Sáng Tạo” linh hoạt đó được biết hiện hữu và được tin tưởng v́ được nhận ra và cảm nhận bởi Con Người Nội Tâm nơi Nhà Huyền Linh Học”.           GLBN II,  167, 168

lượng cho vật chất của ba cơi phụ thấp (cơi phụ chất đặc, chất lỏng, chất hơi của cơi trần. ND). Sự nhận thức này của khoa học cho rằng mọi h́nh hài được tạo ra với các sự sống sáng suốt sẽ xảy ra khi khoa pháp thuật lại bắt đầu trở nên nổi bật và khi các định luật hiện tồn được hiểu rơ hơn. Chính pháp thuật (magic) có liên quan đến việc vận dụng các sự sống kém cỏi bởi một sự sống lớn hơn. Khi nhà khoa học bắt đầu làm việc với tâm thức vốn làm sinh động vật chất (nguyên tử hay điện tử) và khi y đưa vào dưới sự kiểm soát hữu thức của ḿnh, các h́nh hài được kiến tạo bằng chất liệu này, y sẽ từ từ trở nên biết được sự thật rằng tất cả các thực thể thuộc mọi

1 Một nguyên tử là một khái niệm trừu tượng được thực thể hóa. GLBNI, 559 – 560.

Thực thể làm linh hoạt thái dương hệ là Thái Dương Thượng Đế.

Thực thể làm linh hoạt một cơi là Raja-Lord (Thần Cai Quản)

 

của cơi đó. Đó là Indra, Agni, Varuna, Kshiti.

Thực thể làm linh hoạt một hành tinh là Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh đó.

Thực Thể làm linh hoạt trong Tiểu Thiên Địa là một Dhyan Chohan.

Thực Thể làm linh hoạt trong thể nguyên nhân là Chủ Thể Suy Tưởng Thiêng Liêng.

Thực Thể làm linh hoạt trong một nguyên tử vật chất là một

 

sự sống tinh hoa chất (elemental life). Lửa có trong vạn vật (Fire is in all things). GLBN I 146; II, 258

 Thực thể làm linh hoạt là Lửa.           GLBN I, 145,  146.

 Vật chất của h́nh hài được thấm nhuần bằng Lửa. GLBN  I, 112

 Trí phát triển là Lửa càn khôn.     GLBN I,  114

 

đẳng cấp và có cấu tạo khác nhau, đều dùng vào việc xây dựng những ǵ được nh́n thấy. Điều này sẽ không xảy ra cho tới khi khoa học dứt khoát thừa nhận sự hiện hữu của chất dĩ thái theo hiểu biết của nhà huyền linh học, và cho tới khi khoa học đă phát triển được giả thuyết rằng chất dĩ thái này có các rung động khác nhau. Khi đối phần dĩ thái (etheric counterpart) của mọi vật vốn tồn tại, được phân phối vào vị trí thích hợp của nó, và được biết là có tầm quan trọng trong nấc thang hiện tồn nhiều hơn là hiện thể rắn đặc, th́ về thực chất đó là thể của sự sống, hay là sinh lực (vitality), th́ bấy giờ, vai tṛ của nhà khoa học và nhà huyền linh học sẽ hợp nhất.

H.P.B. có nói (xem GLBN II, 621) rằng nhục thân không phải là một nguyên khí, và điểm này thường bị bỏ sót khi có liên quan đến con người và Thượng Đế. Sự quan trọng của nó không thể hiểu được một cách quá rành mạch v́ nó có hiệu quả chuyển đổi điểm tập trung, hoặc là điểm an trụ, trong trường hợp con người vào trong thể dĩ thái của y, gồm có vật chất của bốn cơi phụ cao của cơi hồng trần thái dương hệ, c̣n trong trường hợp của Thượng Đế, vào bốn cơi phụ cao của

639      cơi hồng trần vũ trụ. Đây là một điểm thực sự rất phức tạp, v́ nó liên quan tới nhận thức rằng, theo quan điểm của nhà huyền linh học, rung động thấp nhất mà người này có thể chính ḿnh liên quan đến là rung động thuộc chất dĩ thái thái dương hệ theo bốn rung động thứ yếu có liên kết của nó. Về đại thiên địa cũng tương tự, rung động thấp nhất của Thượng Đế mà các đại Adepts có liên quan đến là rung động của dĩ thái vũ trụ. Ba rung động thấp nhất thuộc thái dương hệ và vũ trụ là kết quả của :

Tác động phản xạ về phía chất liệu âm đối với ba rung động thấp là tiêu cực đối với bốn rung động cao.

Rung động đồng bộ, có sẵn trong chất liệu âm, chất thừa của một thái dương hệ trước, và do đó biểu hiện cho Karma đă qua đối với Thượng Đế và đối với con người.

Rung động vốn đang từ từ được thay thế bởi sự áp đặt của một note cao hơn; do đó đối với cả con người lẫn Thượng Đế, về mặt huyền linh chúng hợp thành “thể của tử vong” (“body of death”).

Điều này đưa chúng ta tới điểm mà chúng ta đang t́m cách thực hiện liên quan đến nhóm thứ ba này của các devas thấp nhất. Các thần này có tính chất rất tiêu cực/phá hoại ở lĩnh vực liên quan đến con người, v́ họ tiêu biểu cho rung động cuối cùng và do đó là rung động mạnh mẽ của thái dương hệ đă qua, tức hoạt động hữu thức của chất trọng

640      trược. Do đó tất nhiên có một chân lư sâu xa trong câu nói rằng con người “ở dưới quyền sinh sát của các nguyên tố”. Về mặt vật chất, con người có thể bị thiêu đốt và hủy diệt bởi lửa. Con người bất lực trước hoạt động của núi lửa, và không thể bảo vệ chính ḿnh khỏi các tác hại của lửa, trừ ra trong các giai đoạn ban đầu có cố gắng của devas đó. Cái quan trọng về mặt huyền linh của cuộc chiến mà con người tiến hành chống lại các hỏa thần (fire devas) chẳng hạn, là rất thực tế có liên quan tới bộ phận cứu hỏa trong bất cứ thành phố nào. Cho đến nay, thời gian vẫn c̣n xa trước mắt, nhưng chắc chắn nó sẽ tới thôi, khi nhân sự của các bộ phận này sẽ được chọn v́ họ có năng lực kiềm chế các agnichaitans khi các thần này để lộ tính hủy diệt, và các phương pháp của họ sẽ không c̣n là phương pháp của nước (hay gọi là thủy thần để hóa giải hỏa thần), mà là phương pháp đọc thần chú

(incantation), và một hiểu biết về các âm thanh vốn sẽ xoay chuyển các mănh lực hành động, chính các mănh lực này sẽ kiềm chế các yếu tố hủy diệt của lửa.

Nhóm các devas thứ ba này có liên quan một cách rất rơ rệt với sự kiềm chế của phần hành của Đức Bàn Cổ và của các đại thiên thần liên kết với phần hành đó trên hành tinh này. Qua hoạt động của họ trong một vài chu kỳ, toàn bộ bề mặt Địa Cầu được thay đổi qua phương tiện hoạt động của hỏa sơn. Các lục địa được nâng lên và ch́m xuống; các hỏa sơn trở nên hoạt động hoặc tắt đi, và như vậy thế giới được thanh lọc bằng lửa. Trong ngành sinh hoạt riêng của họ, các Agnichaitans này tiếp tục bận kiến tạo các h́nh hài khoáng chất qua phương tiện lửa. Các thần này là các nhà luyện kim đan (alchemists ) của các vùng thấp, và qua sự tiếp xúc với các ngài, và nhờ sự hiểu biết về các “linh từ”, nhờ đó các ngài được kiềm chế, các nhà luyện đan khoa học tương lai (tôi dùng cách diễn tả này tương phản với các nhà luyện đan không thực tế của quá khứ) sẽ làm việc với khoáng chất và với các sinh linh được biểu hiện trong mọi h́nh hài khoáng chất.

Bí ẩn của sự chuyển hóa của các kim loại cơ bản thành vàng sẽ được tiết lộ khi các t́nh h́nh thế giới thay đổi cách nào mà vàng không c̣n được dùng làm tiêu chuẩn nữa, do đó việc tự do sản xuất vàng sẽ không dẫn đến tai họa, và khi

641 các nhà khoa học hoạt động với khía cạnh sự sống, hoặc là với sự sống tích cực liên quan đến điện, chớ không phải với khía cạnh vật chất hay khía cạnh h́nh hài. Chúng ta đă thấy rằng công việc của nhóm các Agnichaitans thấp nhất là tạo ra các lục địa bằng lửa, thanh luyện bằng lửa trong các chu kỳ xen kẽ và tạo ra các kim loại

và các khoáng chất. Công việc đó cũng liên quan với việc chăm sóc lửa của ḷ sưởi, hoặc là các lửa vốn hâm nóng, khích lệ (cheer) và tạo ra các t́nh trạng thích hợp để sống trong một hành tinh, và nhân tiện trong nhà ở. Điều này rất là quan trọng, v́ nó hàm ư rằng các thần lửa đó có liên quan với các lửa căn bản trung ương trong ruột (bowels) Địa Cầu, với lửa căn bản trung ương vốn bảo dưỡng và sưởi ấm các h́nh hài vật chất của mọi giới trong thiên nhiên, và tất nhiên với lửa Kundalini ở chót xương sống trong từng con người.

Không thích hợp cho chúng ta để nói cụ thể hơn về các chức năng của các thần này. Cần nên chú ư rằng liên quan đến khía cạnh vật chất th́ có ít điều để nói hơn là về tâm thức, và dựa vào khía cạnh biểu lộ của vật hoạt luận. Lư do nằm ở sự kiện rằng khoa học ngoại môn th́ chậm chạp, tuy nhiên vững vàng, t́m ra bản chất của hiện tượng, và khám phá cho chính nó tính chất biểu lộ của điện. Trong việc chậm khám phá của chúng có ẩn sự an toàn. Thật chưa khôn ngoan mà cũng chưa đúng đối với bản chất thực của các lực khác nhau này và các khả năng cần được biết một cách đầy đủ. Do đó, chúng ta không thể làm ǵ hơn là nêu ra vài đường lối khái quát rộng lớn. Vào đúng thời điểm, khi gia đ́nh nhân loại trở nên tập trung vào bản chất cao chớ không tập trung vào bản chất thấp, và khi thần lực từ các cơi cao có thể dễ dàng tự áp đặt lên các cơi thấp, các sự thật liên quan đến các

642      Sinh Linh và các Thần Kiến Tạo này, các phương pháp hoạt động của họ và các định luật về sự hiện tồn của họ sẽ được biết tới. Vào lúc này, sự hiểu biết sẽ tạo ra hai kết quả. Trước hết, nó sẽ đưa gia đ́nh nhân loại vào quyền lực (cho đến nay c̣n mù mờ và có tính hủy diệt) của một vài tinh linh, chúng có bản chất tương tự với bản chất của thể xác. V́ thế sự hủy

diệt h́nh hài sẽ xảy ra sau đó, hoặc là sự tê liệt và t́nh trạng điên loạn trên mức độ lớn sẽ xảy ra. Thứ hai, việc đó có thể đặt quyền lực vào tay của một vài Huynh Đệ Tả Đạo (1) và của một số các nhà pháp thuật thiếu hiểu biết (đúng là có một số người như thế) họ muốn vận dụng quyền lực đó chỉ cho các mục đích ích kỷ, tà vạy và vật chất. Do đó, không c̣n ǵ nữa để có thể nói về chất liệu hồng trần trọng trược và các chủ thể biểu hiện (embodiers) của nó. Các Agnichaitans thuộc nhóm thứ ba, cho đến nay, là một mối họa cho con người, và chỉ được vận dụng trong việc tạo nhóm, và trên một qui mô lớn bởi vị lănh đạo của bộ môn của Đức Manu, thông qua các thần cai quản của chính các Agnichaitans đó – một vài devas có mức phát triển bằng với mức phát triển của Bậc Điểm Đạo thứ sáu.

Thánh Đoàn huyền môn của hành tinh chúng ta trước tiên có liên quan đến sự phát triển ngă thức trong con người, và liên quan với sự thông hiểu sáng suốt các biến cố của Thiên Nhiên; điều đó có liên hệ đến sự hợp tác khôn ngoan với các Lực Lượng kiến tạo của thiên nhiên; và mục tiêu của nỗ lực chính của nó là đem lại sinh khí và hoạt động của các trung tâm lực trong Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh chúng ta, và trong các đơn vị cá biệt của gia đ́nh nhân loại.

Con Đường Tả Đạo (Left-hand Path) là con đường được nhà Ma Thuật và các Huynh Đệ của Bóng Tối đi theo. Nó bắt nguồn từ việc sử dụng các lực của thiên nhiên vào các mục đích ích kỷ; nó được đặc trưng bằng sự ích kỷ cực độ và tính chia rẽ, và các cứu cánh ở Avitchi, cơi thứ 8, trú sở của những kẻ mất linh hồn, hoặc là các ma h́nh của phàm ngă vốn đă trở nên chia cách với nguyên khí chân ngă hay là nguyên khí sự sống cá biệt của họ.

Thánh Đoàn huyền môn là một trung tâm lực vĩ đại, tức trung tâm lực tim, đầu và cổ họng của Hành Tinh Thượng Đế v́ cả ba trung tâm lực này hoạt động trong một hợp tác ba mặt. Song song với các hoạt động của chúng theo hướng tâm thức (và trước tiên tâm thức hay trí tuệ khi nó biểu lộ qua giới thứ ba và thứ tư) người ta sẽ t́m thấy một huyền giai vĩ đại có các thiên thần, chính các thiên thần này liên quan đến sự phát triển của phần cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế vốn không được bao gồm trong các trung tâm linh hoạt. Có lẽ một

643 ư tưởng nào đó về những ǵ mà tôi t́m cách truyền đạt có thể được gom lại từ một minh họa. Thánh Đoàn huyền môn được liên kết với sự khai mở của Hoa sen 9 cánh trong Hành Tinh Thượng Đế, và trong con người (Hành Tinh Thượng Đế qua tác động phản xạ giữa cơi hồng trần vũ trụ với cơi trí vũ trụ), trong khi Huyền Giai thiên thần vĩ đại được liên kết với các nguyên tử thường tồn, với thể chân ngă và với sự phát triển của các loa tuyến. Như vậy, chức năng của các Agnichaitans của các ḷ lửa thấp nhất – về phương diện đại thiên địa và tiểu thiên địa – sẽ được nhà nghiên cứu khôn ngoan nhận ra và hiểu biết. Nhóm B. Các Agnichaitans. Khi đề cập đến vấn đề nhóm thứ hai của các Agnichaitans – nhóm B – chúng ta đang bàn đến nhóm devas quan trọng trong một số công tŕnh, các thần này được gọi là “các thiên thần bóng tối”. Chức năng của các devas này, trước tiên là một chức năng có 4 phần, và họ là nền tảng của chuyển động hay của hoạt động trên mọi cơi, loại hoạt động được tạo ra bởi sự tương tác của các khía cạnh âm và dương của Brahma, tức Thượng Đế biểu lộ.

Thứ nhất, họ là các thần kiến tạo các thể dĩ thái của mọi sự sống có cảm thụ (sentient existences), và nhứt là của mọi thể dĩ thái của con người.

Thứ hai, họ là các thần truyền chuyển prana.

Thứ ba, họ thi hành một chức năng, rất rơ rệt trong diễn tŕnh tiến hóa, đó là liên kết bốn giới của thiên nhiên, mà về căn bản vốn là các tác nhân chuyển hóa và là các tác nhân truyền chuyển của giới thấp thành giới cao. Họ kiến tạo giữa mỗi giới –khoáng vật, thực vật, động vật và nhân loại – cái mà trong mỗi trường hợp tương ứng với antaskarana, tức là cầu nối thượng và hạ trí, và do đó chính là vận hà để truyền sự sống từ bên ngoài của giới nhân loại thấp thành giới tinh thần cao hơn. Người ta sẽ thấy rằng giữa mỗi trong các giai đoạn khác nhau của tâm thức (từ tiềm thức, qua ngă thức đến siêu thức) có một giai đoạn liên kết, kiến tạo và bắc cầu, và

644      điều này được xúc tiến do sự can thiệp của vài nhóm devas trên mọi cơi. Ba nhóm này ở trên cơi trần t́m thấy các đối phần của họ và công việc của họ diễn ra song song trên các phân cảnh cao. Điểm cần nhớ là công việc bắc cầu này từ một giai đoạn hoặc là từ một giới này đến giới khác phải được diễn ra theo các điều kiện sau:

 

Theo kết quả của một xung lực phát ra từ giới thấp hay là bắt nguồn trong ước muốn linh hoạt của giới thấp để bao gồm hay tiếp xúc với giới cao. Điều này vô cùng quan trọng, v́ mọi tiến bộ phải được tự tạo, tự khởi xướng và vốn là kết quả của một hoạt động bên trong.

Theo kết quả của hoạt động phản xạ từ giai đoạn hoặc giới cao hơn; điều đó xảy ra bởi hoạt động của giới thấp, nó gợi ra một đáp ứng từ giới cao hơn. Cần nhớ rằng , mọi rung động đều chạy dọc theo các làn sóng của vật chất sinh động.

Theo kết quả của kích thích từ bên ngoài được tạo ra bởi hoạt động của một vài quyền năng hữu thức, có liên quan đến tiến tŕnh phát triển tiến hóa.

Mọi t́nh trạng này có thể được thấy trong diễn tiến điểm đạo của con người và của sự chuyển di của con người từ giới thứ tư sang giới tinh thần. Các nỗ lực của con người phải được tự tạo ra, hay là hiệu quả của nỗ lực hữu ngă thức của chính y; các cố gắng đó sẽ đáp ứng với một đáp ứng từ siêu thức của y, tức trạng thái Atma hay Tinh Thần và sự tương tác hai mặt này sẽ được trợ giúp thêm nữa bởi các Thần Bảo Trợ của các Nghi Thức Điểm Đạo. Tuy nhiên, cả ba hiệu quả này được cảm nhận trong tinh thần – vật chất; tất cả đều tiếp diễn theo định luật rung động, và định luật này, theo sát nghĩa, là sự đáp ứng của thần chất đối với mănh lực phát ra từ một cội nguồn hữu thức hoặc vô thức nào đó.

Thứ tư, các “thiên thần bóng tối” này hoàn thành một vài hoạt động thuộc loại đáng quan tâm và đa dạng, nhưng tính

645      đa dạng này khiến cho hầu như không thể liệt kê được. Chúng ta có thể cố gắng tŕnh bày một cách ngắn gọn một vài chức năng này, luôn luôn nhớ rằng những ǵ có thể được khẳng định về họ trên cơi trần, cũng có thể được khẳng định đối với các tương ứng của họ trên tất cả các cơi. Điều này chúng ta có thể dành cho người nghiên cứu t́m ra cho chính họ, chỉ xin y một lần nữa ghi nhớ rằng chúng ta đang bàn đến các devas ở trên ṿng cung tiến hóa thăng thượng, vốn có thể được chia thành các hạng sau đây trong số các devas khác.

Loại 1. Các trợ thủ (agents) đặc biệt của pháp thuật. Họ dễ bị tác động một cách đặc biệt đến các rung động tạo tác của 7 cung.

Loại 2. Một nhóm Agnichaitans, các thần này biểu hiện dưới h́nh thức điện của cơi trần. Họ là một nhóm vốn dĩ phần nào ở dưới sự kiểm soát của con người và sẽ ngày càng bị chi phối bởi con người.

Loại 3. Một nhóm đang tạo ra hào quang sức khỏe của tất cả ba giới giữa của thiên nhiên (thực vật, động vật và con người) hoặc tổng hợp hoặc từng cá nhân. Con người đang đi vào tiếp xúc với các thần này theo các đường lối y học và bắt đầu phần nào nhận biết họ. Một trong các lầm lẫn lớn mà gia đ́nh nhân loại đă rơi vào là cố gắng dùng các khoáng dược (mineral drugs) cho con người với mục đích y học. Việc đó đă dẫn đến hậu quả tạo ra một sự phối hợp các thần chất (deva substances) mà không bao giờ được hoạch định. Liên hệ của con người với các giới thấp, đặc biệt với giới động vật và khoáng vật, đă mang lại một t́nh trạng đặc biệt trong thế giới thiên thần và có khuynh hướng làm phức tạp sự tiến hóa thiên thần. Việc dùng thực phẩm động vật (và việc dùng các khoáng chất dưới h́nh thức thuốc ở mức độ ít hơn) đă tạo ra một sự pha trộn thần chất và pha trộn rung động vốn không điều hợp được với nhau. Giới thực vật ở một t́nh huống hoàn toàn khác, một phần karma của giới này nằm trong việc cung cấp thực phẩm cho con người; điều này đưa đến kết quả

646      là tạo ra một sự chuyển hóa cần thiết sự sống của giới đó vào giai đoạn cao hơn (giai đoạn động vật) vốn là mục tiêu của giới thực vật. Sự chuyển hóa đời sống thực vật tất nhiên xảy ra trên cơi trần. Đó là lợi ích của nó dưới h́nh thức thực phẩm. Việc chuyển hóa sự sống của giới động vật vào giới nhân loại xảy ra trên các phân cảnh trí cảm (kama-manasic levels). Hiểu theo mặt huyền bí, đó là tính bất lợi (non­availability) của động vật khi dùng làm thực phẩm cho con

người. Đây là một lư lẽ bênh vực cho việc sống bằng cách ăn chay, việc đó cần nghiên cứu đúng đắn.

Loại 4. Một hạng devas dĩ thái rất quan trọng (xét theo con người), các thần này dứt khoát là chất liệu cấu tạo các trung tâm lực của con người. Họ chiếm vị thế này v́ các lư do nghiệp quả, và theo nhiều khía cạnh, th́ một số thuộc loại tiến hóa nhất trong số các thiên thần bóng tối. Họ được phân biệt bằng khả năng đáp ứng của họ với một tập hợp đặc biệt các rung động thuộc hành tinh theo một cách riêng biệt và bằng tinh chất thiết yếu của họ, và trong lĩnh vực đặc biệt của chính họ giúp cho con người phản ứng với sự kích thích của Cung. Mỗi trung tâm lực ở dưới ảnh hưởng của hành tinh này hoặc hành tinh khác. Sau rốt, trong sự kiện này có ẩn chứa năng lực của con người – qua trung gian các trung tâm lực của y – để đặt chính con người tiếp xúc với linh hồn thất phân của thế giới.

Loại 5. Ở đây chúng ta có một nhóm devas rất quan trọng, nhóm này đặc biệt linh hoạt và về mặt huyền bí chiếm ưu thế trong ṿng tuần hoàn này; đó là các Agnichaitans, họ tạo thành trung tâm lực vốn rung động theo mức độ của Kundalini dưới nhiều h́nh thức và biểu hiện của nó; đây là trung tâm lực ở chót xương sống. Trong trung tâm lực này, chúng ta có một hiển lộ rất hữu hiệu của hai phân cực, v́ các cánh hoa của trung tâm lực vốn là vị trí của kundalini, c̣n lửa hay sinh lực làm sinh động chúng là âm và dương đối với nhau. Trung tâm lực này phải nằm trong phần này hoặc phần khác trong mọi sinh vật hữu cảm thức và nó tùy thuộc phần lớn vào:

 

 Tâm thức ở một trong bảy giai đoạn của nó.

 Sự liên tục của sự sống.

Sự lưu truyền giống loài hoặc là sự sinh sôi nảy nở trên cơi này hoặc cơi khác.

Ở đây, có thể là lư thú mà ghi nhận rằng, theo nghĩa đen, trung tâm lực này là một bức xạ tứ phân và “Thập Giá của Chúa Thánh Thần”, Thập Giá cánh bằng, là biểu tượng của nó. Hoa sen bốn cánh này là kết quả của tiến hóa. Trong giới thứ nhất của thiên nhiên, giới khoáng chất, qua cái mà một Entity đặc biệt đang biểu lộ, trung tâm lực này là một hợp nhất trên các phân cảnh dĩ thái, v́ chỉ một cánh hoa được nh́n thấy. Trong giới thực vật, xét nó như là biểu hiện của Sự Sống vĩ đại, hai cánh hoa đang trở nên linh hoạt. Trong giới thứ ba, giới động vật, bí huyệt ở chót xương sống sẽ được thấy là có ba cánh hoa, trong khi ở con người, hoa sen đang rung động theo mức độ tứ phân. Ở mỗi Cuộc Điểm Đạo của Đấng vĩ đại đang biểu lộ qua hành tinh chúng ta, một trong các cánh hoa này trở nên khai mở trên các phân cảnh dĩ thái, sao cho vào lúc biệt ngă hóa, 4 cánh trở nên linh hoạt và hoạt động hữu ngă thức của Ngài xảy ra ngay trên cơi trần. Sự tương đồng có thể được nhận thấy tiêu biểu ở cuộc Điểm Đạo lớn của Ngài vốn xảy ra trong Ṿng tuần hoàn thứ tư và căn chủng thứ ba. Sự tương ứng giữa giới thứ ba với giới thứ tư, và sự sản xuất của chúng về số bảy huyền bí là một trong các đường lối nghiên cứu dành cho nhà huyền linh học.

Khi mỗi cánh hoa của các bí huyệt dĩ thái trở nên rung động, hay là một sự nhất quán xảy ra trong thần chất, một sự gia tốc xảy ra trên các phân cảnh kết hợp trong thể dĩ thái vũ trụ của Hành Tinh Thượng Đế và của Thái Dương Thượng Đế. Một số tương ứng trong các cánh của hoa sen chân ngă của các đơn vị khác nhau của gia đ́nh nhân loại, và (trên các phân cảnh vũ trụ) trong các thể chân ngă của thái dương và

hành tinh trở nên hiện rơ. Cũng cần nên nhớ rằng các bí

648      huyệt căn bản này, mà trong đó luồng hỏa kundalini đang ẩn náu, được t́m thấy trong các Đấng Cao Cả (Existences) sau đây, khi các Ngài hoạt động trong thể hồng trần:

 

1. Một Thái Dương Thượng Đế.

 

2. Một Hành Tinh Thượng Đế.

 

3. Các Đấng Cao Cả vốn là toàn bộ tâm thức khi tâm thức đó tự biểu hiện qua các giới khác nhau của thiên nhiên – biểu lộ qua chúng như con người biểu lộ qua thân xác của ḿnh.

 

4. Đấng Chủ Quản một dăy.

 

5. Đấng Chủ Quản (Lord) một bầu.

 

6. Một số Đấng hợp thành sự sống của các nhóm đặc biệt. Các Ngài thuộc về nội môn và chức năng của các Ngài là một trong các bí mật của điểm đạo.

 

7. Con người.

 

8. Các động vật.

 

Ở đây cũng nên nhận xét rằng trong biểu lộ của Thượng Đế, một trong các hành tinh hệ hợp thành trung tâm lực trong cơ thể Thượng Đế vốn che giấu kundalini. Hành tinh hệ này, mà tên gọi của nó cho đến nay không được tiết lộ, chủ yếu dùng vào việc kiềm chế thiên thần -hai nhóm devas gặp nhau ở đó, và hoàn thành chức năng của họ là làm sinh động thể hồng trần trọng trược của Thượng Đế theo cùng cách như là kundalini trong con người ở giai đoạn này làm sinh động thể xác của y. Sau này, khi hành tinh hệ chính thứ ba đồng hóa hoạt động sự sống của bốn hành tinh hệ thấp, lửa hỏa xà sẽ được triệt thoái và sẽ được chuyển hóa thành hoạt động của bí huyệt Cổ Họng của Thượng Đế.

Trong biểu lộ hành tinh, một trong các dăy hoàn thành một công việc tương tự trong diễn t́nh tiến hóa của Hành

Tinh Thượng Đế. Lần nữa, sự việc tương tự có thể được khẳng định về một trong các bầu trong một dăy. Trong ṿng tuần hoàn thứ tư này, do đó, có thấy được tại sao luồng hỏa ở đáy xương sống (xét nó theo ư nghĩa nội môn của nó, có liên quan tới Thượng Đế và các Thượng Đế chớ không liên quan với con người) như thế đóng một vai tṛ vượt trội trong việc

649 kích thích Tứ Thể (Quaternary) của Thượng Đế, hoặc của Phàm Ngă của Ngài. Ở đây, người ta t́m thấy cái bí ẩn của tà lực hiện nay, cội nguồn của thống khổ hiện tại và nền tảng của kinh nghiệm hành tinh. Luồng hỏa kundalini trong cơ thể Thượng Đế đạt đến đỉnh điểm của hoạt động của nó trong việc kích thích thể vật chất của Ngài – tức là ba cơi thấp của thái dương hệ chúng ta – và bốn cánh hoa của trung tâm lực đặc biệt đó đang đi vào hoạt động đầy đủ trong ṿng tuần hoàn thứ tư này. Cần nên nhớ rằng Ngài là toàn bộ các trung tâm lực đang biểu lộ và là tập hợp của mọi luồng hỏa kundalini trong mọi phần hành của thiên nhiên. Cái phiền toái trong hành tinh chúng ta và cũng là cái hy vọng cho hành tinh chúng ta, nằm trong chính sự kiện này. Bí huyệt dĩ thái của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta làm bằng chất liệu của chất dĩ thái vũ trụ thứ tư (cơi bồ đề) hiện đang kích thích tứ hạ thể của Ngài, tức ba cơi nỗ lực của nhân loại chúng ta. Hướng của lực nằm ở đây, và chỉ sau ṿng tuần hoàn tới (khi ba phần năm giới nhân loại sẽ được phát triển thể bồ đề) điểm thăng bằng cho Ngài sẽ được đạt đến và phương của hỏa xà được hướng dẫn cao hơn. Điều này nắm giữ manh mối cho nhiều sự việc. Một manh mối nữa cho t́nh trạng đáng buồn này được nh́n thấy trên thế giới (nhất là theo các đường lối tính dục) nằm trong sự kiện rằng các đơn vị của gia đ́nh nhân loại có góp phần

vào tạo ra bí huyệt đặc biệt này trong số bảy bí huyệt, ở giai đoạn này thường lâm vào t́nh trạng tràn đầy sinh khí, sinh lực của thể hồng trần cho thấy đối với chúng là đường lối dễ nhất. Nói cách khác: các lực thiên thần vốn tạo thành trung tâm lực và cũng là hoạt động của trung tâm lực đó, cho đến giờ quá vượt trội, và mănh lực mà chúng có được trong thái dương hệ trước chưa được chuyển hóa thành mănh lực tinh thần.

Trên đây, chúng ta đă xem xét một vài trong số các devas của các dĩ thái, nhưng bắt buộc bỏ lại nhiều devas không nhắc tới. Cái bao la của đề tài chúng ta sẽ lộ rơ khi nhớ lại

650 rằng lúc bàn đến các devas, chúng ta bàn đến cái vốn là chất liệu căn bản của biểu lộ hay là Tinh Thần-Vật Chất; đến trạng thái âm hay là trạng thái mẹ trong lưỡng nguyên thiêng liêng và bàn đến toàn thể vạn hữu. Chúng ta có liên quan với h́nh thức hữu h́nh, dùng chữ “hữu h́nh” (“tangible”) như là những ǵ có thể lĩnh hội, bằng tâm thức ở mặt này hoặc mặt khác trong số nhiều trạng thái của nó. Hoàn toàn không thể lập danh mục các h́nh thể và các trạng thái của thần chất, hoặc không thể liệt kê vô số nhóm và loại sẽ được trưng ra dựa vào khả năng lĩnh hội của chúng ta. Trên mọi cơi, cả ba nhóm này sẽ được t́m thấy, và tất cả đều là các tác nhân lĩnh nhận thần lực. Một tương đồng cũng hiện hữu giữa ba nhóm devas này trên cơi trần của thái dương hệ với các tương ứng của họ trên cơi hồng trần vũ trụ. Có thể nêu ra vắn tắt rằng, chúng ta có: Nhóm A … Cơi Adi …………………Tiến hóa thiêng liêng Cơi nguyên tử thái dương hệ      Nhóm B … Ba thế giới của Triad ….Tiến hóa Tinh thần Cơi dĩ thái Thượng Đế                 

Nhóm C … Ba cơi thấp ………….…. Tiến hóa nhân loại

Cơi hồng trần Thượng Đế              

Trong bảng này có ẩn nhiều điều đáng chú ư cho nhà nghiên cứu v́ nó làm sáng tỏ sự tương ứng giữa sự tiến hóa của vật chất với sự tiến hóa của tinh thần.

Về các devas của nhóm B, ít điều hơn có thể được nói đến. Chỉ có vài điều khái quát hơn có thể được đưa ra.

Các devas này, nhất là các devas thuộc dĩ thái thứ tư, có liên quan chặt chẽ với con người đến nỗi một trong các phát triển tức khắc ngay trước mắt sẽ là sự thức tỉnh của y đối với một nhận thức về sự hiện tồn của họ, và ưu thế dần dần tất nhiên của y đối với họ. Ưu thế này sẽ là kết quả của nhiều sự việc nhưng sẽ chỉ được hoàn tất khi y có thể hoạt động trên cơi dĩ thái vũ trụ thứ tư, tức cơi bồ đề. Một trong các sự việc mà vào lúc này Thánh Đoàn đang t́m cách thực thi, đó là làm chậm sự khơi hoạt của khối nhân loại trước nhận thức này, v́ biến cố đó sẽ đ̣i hỏi nhiều hiệu chỉnh, và, vào lúc đầu có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tệ hại ở bề ngoài. Việc phát triển con mắt hồng trần là một điều vốn đang diễn tiến theo Thiên Luật, và hiển nhiên toàn thể nhân loại cuối cùng sẽ đạt đến tiêu điểm song đôi giúp cho con người thấy được cả h́nh hài trọng trược lẫn h́nh hài bằng dĩ thái. Ở giai đoạn này, y không thể làm như thế phần lớn là do thiếu sinh khí prana. Phần lớn việc này là hậu quả của các t́nh trạng sai lầm của cách sống và dùng sai thức ăn. Khuynh hướng tổng quát hiện nay hướng tới các điều kiện sống đúng đắn hơn và trong sạch hơn, con người quay về các cách sống đơn giản hơn và lành mạnh hơn, khắp nơi đều cảm nhận về sự tắm rửa, không khí trong mát và có ánh nắng, ưa chuộng nhiều hơn về rau quả, và thức ăn thuộc loại quả hạt (nut foods), sẽ tất nhiên tạo ra

kết quả đồng hóa dễ dàng hơn các lưu chất prana. Điều này sẽ tạo ra một vài thay đổi và các cải thiện, trong các cơ quan vật chất và trong sinh lực của thể dĩ thái.

Do đó, một số người trong chúng ta thấy được phần nào Thiên Cơ, họ được thôi thúc mở rộng kiến thức về Tôn Giáo Minh Triết, và nhất là thoát ra khỏi các giáo điều có sẵn của các thời tiền chiến. Ở đây, cần nên vạch rơ rằng chiến tranh là một biến cố huyền linh trọng đại, và gây nên một thay đổi thiết yếu trong nhiều kế hoạch và dự tính của Thánh Đoàn. Các thay đổi vốn cần thiết, và một số biến cố sẽ phải bị tŕ hoăn, trong khi các biến cố khác sẽ được thúc đẩy. Một trong các hậu quả sâu xa nhất của chiến tranh được cảm nhận trong các devas của bóng tối, và trước tiên trong số các devas thuộc cấp đẳng thứ tư. Mạng lưới dĩ thái vốn bảo vệ một số nhóm trong giới nhân loại, và giới động vật bị xé rách ở các chỗ khác nhau, và các hậu quả của tai họa đó phải được hóa giải. Một hậu quả khác nơi các devas do bởi chiến tranh, khi nó tác động, có thể được nhận thấy trong các devas của nhóm A, hoặc các devas vốn là (theo ư nghĩa huyền linh) các nguyên tử thường tồn hồng trần của mọi sinh linh hữu ngă thức. Loa tuyến thứ tư cực kỳ bị kích thích, và sự tiến hóa của nó được

652      thúc đẩy đến mức phi thường, cho nên một số người kém tiến hóa, qua áp lực của nguy hiểm và kinh nghiệm, đă có loa tuyến thứ tư này đạt đến và vượt qua mức của nhân loại b́nh thường. Nhờ sự kích thích của ṿng xoắn ốc thứ tư này của các đơn vị của Huyền Giai Sáng Tạo Thứ Tư trong ṿng Tuần Hoàn thứ tư trên bầu thứ tư trong hành tinh hệ thứ tư này, một sức đẩy mănh liệt về phía trước theo đường tiến hóa thăng thượng đă được thực hiện, và như thế một trong các mục tiêu lớn của chiến tranh được đạt tới. Một kích thích c̣n

khủng khiếp hơn nhiều được đưa ra trong căn chủng thứ tư trong cuộc chiến thuộc giai đoạn đó, và kết quả được chuyển qua trên Con Đường Điểm Đạo của nhiều người mà b́nh thường sẽ không suông sẻ như hiện nay để bước lên đó. Một kết quả tương tự có thể được trông đợi vào lúc này, và Thánh Đoàn đang tự chuẩn bị để đứng ra chịu trách nhiệm đối với nhiều bản thể ngoại hành tinh do bởi hầu hết tính chất sẵn có ngay trước mắt của một số tương đối lớn các con của nhân loại. Chúng ta không nên quên rằng sự kích thích các loa tuyến này tác động đến khía cạnh vật chất hay thần chất. Theo sát nghĩa, con người là thần chất, và một Vị Thần (a God) như thế là h́nh ảnh thực sự của Thái Dương Thượng Đế  (1) (1).

1 Như thế Thượng Đế ngự trong vạn vật,

Từ những bắt đầu rất nhỏ của sự sống đến sau cùng

Đến con người – tột đỉnh của hệ thống này

Của bản thể, hoàn tất của bầu này

Của sự sống: mà các thuộc tính có ở đây đó

Được rải ra trên thế giới hữu h́nh trước kia,

Đ̣i hỏi phải được kết hợp, những mảnh mơ hồ

Phải được kết hợp trong một tổng thể thần kỳ nào đó,

Những tính chất bất toàn khắp cả sáng tạo

Gợi ra một tạo vật nào đó cần được tạo ra,

Một điểm nào đó mà mọi tia sáng rải rác sẽ đáp ứng

Hội tụ trong các khả năng của con người…

Khi mọi chủng tộc đều hoàn thiện như nhau

Như con người; tất cả được hướng tới nhân loại

Và con người được tạo ra, tất cả đều có kết thúc của nó

Nhưng trong con người hoàn tất lại bắt đầu

Một khuynh hướng tiến đến Thượng Đế. Các dự báo được thuật lại

Sự tiếp cận gần của con người; thế là trong bản ngă con người

nảy ra Các dự liệu trước oai vệ, các biểu tượng, các kiểu mẫu Của một huy hoàng mơ hồ bao giờ cũng ở trước Trong cái ṿng vĩnh cửu đó, sự sống tiếp nối. V́ con người bắt đầu, vượt qua ranh  giới bản chất của họ Và t́m các hy vọng và các chăm sóc mới đang nhanh chóng thay

thế Các niềm vui và phiền muộn riêng của họ, chúng tăng lên quá

lớn V́ các tín điều hẹp ḥi của đúng và sai, sẽ bị tàn phai Trước cái khát khao vô hạn về cái thiện; trong lúc yên b́nh Hiện ra bên trong chúng ngày càng nhiều. Những người như thế hiện giờ ngay trên trái đất, Yên tĩnh giữa ṿng tạo vật được tạo ra phân nửa”.

Paracelus của Robert Browning

1. Con người là con vật, cộng với một Thượng Đế linh hoạt bên trong Lớp Vỏ vật chất của y.              GLBN II,  85, 284

Con người là Đại Thiên Địa đối với con vật, do đó y chứa mọi cái được hàm ư bởi thuật ngữ con vật. GLBN II,  179, 187

 Tâm thức thiêng liêng được nhận nơi Thượng Đế sống động. GLBN II,103

 H́nh hài con vật, nền tảng và tương phản với thiêng liêng.  GLBN II,  100

 Ánh sáng của Thượng Đế được đánh thức trong người thú.  GLBN II, 45

 

2. Con người là Thánh Điện, hiện thể duy nhất của Thượng Đế

của y.   GLBN  I, 233, 281 – II, 316 -III, 66 So sánh GLBN II, 174. xem Proverbs VIII Mô tả của Thánh kinh về Thánh Điện (Tabernacle):

 

 Sân ngoài, chỗ hy sinh và thanh luyện con vật.

 Đất Thánh, chỗ hiến dâng và phụng sự.

 Chí Thiện Chí Thánh (The Holy of Holies) Các tương ứng đầu tiên đối với sự sống của phàm ngă. Tương ứng thứ nh́ đối với sự sống của Ego hay Higher Self. Tương ứng cuối cùng đối với sự sống của Monad hay Divine

Self.

3. Con người chứa trong chính ḿnh mọi yếu tố có trong vũ trụ. GLBN I, 619,  III, 584.

Vạn vật trong thiên nhiên có khuynh hướng trở thành con người. GLBN  II, 179

Mọi xung lực của nhị nguyên, lực hướng tâm và lực ly tâm, được hướng về một điểm – Con Người.                GLBN II,  179

 Con người là kho chứa … y liên kết trong chính y mọi h́nh hài. GLBN II, 303

Tiềm năng của mọi cơ quan hữu dụng cho sự sống con vật được khóa chặt trong con người.   GLBN  II, 723.

 

4. Con người có khuynh hướng trở thành một Vị Thần (a God) và sau đó là Thượng Đế (God), giống như mọi nguyên tử khác trong vũ trụ.  GLBN I, 183.

So sánh nguyên tử và Tiểu Thiên Địa (Microcosm), tức con người. Minh họa GLBN I, 174. Mọi nguyên tử có bảy cơi hiện tồn. GLBN I, 205. Xem GLBN I, 201.

Mỗi nguyên tử chứa mầm mống từ đó nó có thể mọc lên cây tri thức. (Về tốt lẫn xấu, do đó phân biện hữu thức). GLBN II, 622.

Chính sự tiến hóa tâm linh của con người bất tử bên trong mới tạo ra giáo lư căn bản của khoa học huyền linh.  GLBN I, 694.

Nguyên tử và linh hồn là các từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ của các điểm đạo đồ.   GLBN I, 620 – 621

 

5. Con người … các Bậc Trí Tuệ đă đạt được sự thăng bằng thích

hợp giữa Tinh Thần với Vật Chất.       GLBN I,  132. Cũng tham khảo kỹ: GLBN I, 267, 449.   GLBN II, 190

653 Nhóm A. Agnichaitans. Chúng ta đă thấy rằng trên tất cả các cơi, các nhóm thiên thần có thể được chia thành ba nhóm

654      chính, mặc dù thường thường được nghiên cứu theo khả năng hai mặt của họ đối với các đơn vị lực. Nói chung, các nhóm này có thể được xét theo:

Các thần biểu hiện cho khía cạnh tích cực, hay hiện tượng điện dương.

 Các thần biểu hiện cho khía cạnh tiêu cực.

Nhóm thần mà – trong thời gian và không gian – là sự phối hợp của hai trạng thái và – trong khi tiến hóa – biểu hiện cho loại thứ ba của hiện tượng điện.

 

Một nhóm khác thuộc tam bộ này có thể được tạo ra họ theo đúng với thứ tự biểu lộ như được đưa ra trong vũ trụ khởi nguyên luận (cosmogony) cổ xưa, và chúng ta noi theo điều này khi chúng ta liệt kê các nhóm Agnichaitans:

Nhóm A. Tương ứng với các biểu lộ của sự sống như được thấy trên cơi cao nhất, hay trạng thái đó vốn được hiểu bằng từ Agni.

 Trên ṿng cung đi xuống Tinh Thần trở thành vật chất.  GLBN I, 693.

 Trên chỗ rẽ giữa các mặt đáy, cả hai gặp nhau trong con người. GLBN I, 214, 271

Trên ṿng cung đi lên, Tinh Thần tự khẳng định bằng cái giá của vật chất.

Điều này đúng đối với Thượng Đế và con người. Xem GLBN II, 88.

Do đó, con người là một hỗn hợp (compound) của Tinh Thần và Vật Chất. GLBN II, 45.

 Trong con người trí thông minh (intelligence) nối liền cả hai.

 

GLBN II, 102, 103. Xem chú thích dành cho GLBN II, 130. So sánh  GLBN II, 394.

Nhóm B. Tương ứng với trạng thái Vishnu-Surya. Nhóm C. Tương ứng với Brahma hay trạng thái sáng tạo của Thượng Đế. Như thế, chúng ta đă tóm tắt, như nó đáng có, ư tưởng được  định rơ.

Chúng ta đă nói đến hai nhóm devas cấp thấp hơn. Giờ đây, chúng ta có thể xem xét Nhóm A, nhóm quan trọng nhất trên cơi trần theo quan điểm sáng tạo, và của biểu lộ ngoại cảnh, v́ các thần này là sự sống của chính vật chất và trí tuệ làm linh hoạt các h́nh hài của vạn vật đang hiện hữu trên cơi

655 trần của thái dương hệ; các thần này không có sự thông minh hữu ngă thức, nhưng có tâm thức theo hiểu biết của nhà huyền linh học. Mỗi một trong các cơi phụ nguyên tử trong thái dương hệ đều có liên hệ chặt chẽ với các cơi phụ nguyên tử khác, đồng thời 7 cơi phụ nguyên tử của tất cả các cơi chính hợp thành một thống nhất (unity), và về mặt bản thể là cơi hồng trần vũ trụ, hiểu danh từ đó theo huyền linh học. Các cơi phụ mà từ đó chúng là cội nguồn phát xuất đều mang cùng mối liên hệ đối với chúng giống như sáu nguyên khí mang mối liên hệ đối với nguyên khí thứ bảy. Do đó các devas của Nhóm A trở thành Lực sáng tạo tập trung của các cơi phụ, cội nguồn của khía cạnh ngoại cảnh của biểu lộ hồng trần và là cội nguồn của bảy Linh Khí (Breaths) của Thượng Đế sáng tạo trên cơi trần. Nhưng phải nhớ rằng, trong mỗi hành tinh hệ, động cơ sáng tạo (creative impulse) hay ư chí là Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh hệ đó, Đấng thực sự tạo ra thể biểu lộ của Ngài theo Thiên Luật (hành tinh vật chất trọng trược của Ngài) giống như con người – theo cùng Thiên Luật – tạo ra thể xác của ḿnh, hoặc giống như Thái Dương Thượng Đế (ở

đầu kia của giai tầng) tạo ra thể xác của Ngài, một thái dương hệ.

Việc này có một liên quan huyền bí và nhất định với vấn đề cần bàn bạc, và các dị biệt chính yếu giữa các Hành Tinh Thượng Đế đang t́m cách biểu lộ sẽ được nh́n thấy trong các hành tinh hệ của các Ngài, và do đó trong các loại devas mà Hành Tinh Thượng Đế hoạt động qua họ, và nhờ bản thể (essence) của họ mà h́nh hài của các Hành Tinh Thượng Đế được tạo thành.

Có thể diễn tả thế này: Giống như mỗi người có một cơ thể (body), trong các đặc điểm chính và h́nh hài của nó, cơ thể này giống các cơ thể khác, tuy nhiên, trong tính chất và các nét cá nhân đặc trưng của nó th́ độc nhất, cũng thế mỗi Hành Tinh Thượng Đế tạo cho chính Ngài một cơ thể nhờ vào thần chất (deva substance) hay tinh thần -vật chất vốn có

656      cùng bản chất như bản chất của các huynh đệ của Ngài, và tuy thế lại riêng biệt, mang màu sắc bởi sắc thái đặc thù của riêng Ngài, rung động theo chủ điểm (key) đặc biệt của riêng Ngài, và có khả năng biểu lộ tính chất độc đáo của riêng Ngài. Điều này được tạo ra qua kiểu mẫu đặc biệt của tinh hoa thiên thần mà Ngài chọn, hay là (có thể diễn tả điều đó một cách huyền linh hơn) điều đó có liên quan đến việc đáp ứng của một vài nhóm devas đặc biệt với thanh điệu (note) của Ngài. Các thần này biểu hiện trong chính họ một cách chính xác các thành phần/thành tố (constituents) mà Ngài cần có để tạo ra cơ thể (body) hay là hành tinh hệ (scheme) của Ngài. Do đó, cần nhận biết rằng các devas Nhóm A, vốn là cái mà chúng ta có thể gọi là thiên thần chủ chốt (key-devas), có tầm quan trọng hàng đầu, và theo quan điểm hiện tại của chúng ta, vẫn trừu tượng /khó hiểu và thuộc nội môn. Nếu

chúng ta xem xét điều này dưới Định Luật Tương Đồng, và khảo sát bản chất huyền bí thiết yếu của cơi Thượng Đế (cơi thứ nhất, gọi là cơi Adi) lư do giải thích việc này sẽ lộ rơ. Nếu các devas Nhóm A có thể được nhận ra, hay là ngay cả được tiếp xúc bởi người tiến hóa, việc khảo cứu về bản chất, sắc thái và cung bậc/thanh điệu (tone) của các thần này sẽ tiết lộ cho nhân loại chưa sẵn sàng cái sắc thái và cung bậc của Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt của chúng ta. Nhân loại chưa sẵn sàng cho tri thức này. Qua việc nghiên cứu Định Luật Tác Động và Phản Tác Động, cũng sẽ phát hiện những ǵ của các Chân Ngă luân hồi đang ở trên cung của Đức Logos này; các suy diễn từ điều này sẽ dẫn con người vào các lĩnh vực nguy hiểm và đặt quyền năng vào các bàn tay cho đến nay chưa được chuẩn bị để vận dụng quyền năng đó một cách khôn ngoan.

Do đó, Nhóm A của các Agnichaitans vẫn phải được giữ vô cùng bí ẩn, và bản chất thực sự của các thần đó chỉ được tiết lộ cho vị Adept của Đại Luật (great Law).

Như vậy chỉ có một vài ám chỉ mới được phép đưa ra, và các ám chỉ này chỉ bàn đến mối liên hệ của con người đối với các thực thể này. Con người được liên kết với các thần này trước tiên là v́ nguyên tử thường tồn hồng trần của con người được các thần này cung cấp năng lượng trực tiếp, vốn là một phần của bản chất chính yếu của các thần đó và có một vị trí trong dáng vẻ các ngài. Điều sẽ hiển nhiên đối với bất cứ nhà nghiên cứu nào đó là nếu các nguyên tử thường tồn của con người thấp kém, đều ở trong ngoại vi thể nguyên nhân, th́ các devas của ba cơi thấp trên các cơi phụ nguyên tử phải hoạt động trong sự hợp tác chặt chẽ nhất; đó phải là nơi hợp nhất của mục tiêu và của kế hoạch.

Các devas của các cơi phụ (levels) nguyên tử của tất cả các cơi chính (planes) trong hành tinh hệ chúng ta hoạt động bằng sự sáp nhập chặt chẽ.

Với nhau, như vậy tạo thành 7 nhóm, các nhóm này là toàn bộ trạng thái Brahma của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta.

Với bảy nhóm, các nhóm này tạo thành chất nguyên tử của hành tinh hệ đó vốn là đối cực của hành tinh hệ chúng ta.

Với nhóm đặc biệt đó trong hành tinh hệ đó, vốn là một trong các điểm trong một tam giác thái dương hệ, mà hành tinh hệ chúng ta và hành tinh hệ đối ứng của chúng ta là hai cái khác của tam giác đó.

Với các nhóm tương ứng ở một mức độ thấp hơn trong mọi hành tinh hệ thuộc thái dương hệ.

Với hành tinh hệ tương ứng với trạng thái thứ nhất hay là cơi Adi.

Với các devas vốn hợp thành tinh thần -vật chất của biểu lộ của Đấng Rishi đặc biệt của cḥm sao Đại Hùng, Đấng, Đấng này là nguyên mẫu (prototype) của Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt của chúng ta.

 Với các Devas vốn hợp thành vật chất của một trong các đấng cao cả, các đấng này được nói đến trong Giáo Lư Bí Nhiệm, I, trang 579 – 582, như là “Các thê thiếp (wives) của bảy Rishis”, hay là bảy tỉ muội (sisters), tức Pleiades (sao Rua). Một trong bảy chị em này có một liên quan chặt chẽ với Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, do đó chúng ta có một tương tác vũ trụ lư thú sau:

 

 Một trong bảy Rishis của Đại Hùng Tinh (Great Bear).

 Một trong bảy Tỉ Muội, hay là một Pleiad.

 Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh hệ chúng ta.

 

Sự tương tác sẽ là ba mặt và về phần chúng ta ngay bây giờ sẽ liên quan với một sự chuyển di sinh lực qua chất nguyên tử của các cơi của chúng ta, lưu chuyển trong thần chất. Về phương diện vật chất, điều này sẽ tác động đến một vài kiểu mẫu nhân loại nhiều hơn các mẫu khác tùy theo cung và bản chất của họ, và ảnh hưởng này sẽ biểu lộ trong

658      việc tạo sinh khí (vivification) của các ṿng xoắn ốc của các nguyên tử thường tồn và của các trung tâm lực.

HẾT TẬP MỘT

 

 

LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN

(A TREATISE ON COSMIC FIRE)

ALICE A. BAILEY

TẬP II

Lucis Publishing Company New York Lucis Press L.T.D London

 

Agnisuryans – Các Devas Cơi Cảm Dục

Ở đây, chúng ta bắt đầu dựa vào việc xem xét các nhóm devas, vốn là chất liệu của cơi cảm dục, tức là các Agnisuryans. Các hỏa thần này có thể được xem xét theo cách sau đây, và bằng cách dùng các thuật ngữ đồng nghĩa, một số ư tưởng tổng quát về chức năng các thần này có thể được đạt đến, trước khi chúng ta bắt đầu tách phân họ thành các nhóm và nghiên cứu sự liên hệ của họ với :

 

1. Các thực thể khác nhau vốn là điển h́nh của các giới khác nhau, hoặc các nhóm khác nhau, như là giới động vật, giới nhân loại và ở giai tầng tâm thức cao hơn con người – Hành Tinh Thượng Đế.

 

2. Chính con người.

 

3. Cơi giới dưới h́nh thức toàn bộ. Chúng ta có thể xem xét các devas này : Thứ nhất, dưới h́nh thức chất liệu của cơi cảm dục với

 

bảy mức độ của nó.

Thứ hai, dưới h́nh thức trạng thái biểu lộ của Thượng Đế

vốn tương ứng với cơi phụ chất lỏng trong cơi hồng trần của

thái dương hệ.

Thứ ba, dưới h́nh thức hiện thể (vehicle, vận thể/hoạt thể) của thiên thần chủ quản Varuna.

Thứ tư, dưới h́nh thức các sự sống linh hoạt của vật chất tiến hóa giáng hạ của cơi cảm dục mà chúng ta gọi là linh khí tinh hoa chất (elemental essence), và dưới h́nh thức sinh lực làm kích hoạt các tinh hoa chất dục vọng của tất cả những ǵ

có khả năng cảm thụ (sentient, có tri giác). Xét ở khía cạnh này đặc biệt có liên quan với con người, các thần này là sự tương ứng trên cơi cảm dục với các “thiên thần của bóng tối”, v́ các thể dục vọng (desire bodies) của mọi con người đều được tạo thành bằng vật chất của các cơi phụ thứ hai, thứ ba và thứ tư của cơi cảm dục. Đây là một điểm cần được xem xét kỹ càng, và sự tương đồng giữa thể dĩ thái, tức hoạt thể prana

659 đem lại sinh lực cho nhục thân, với thể cảm dục của con người, và phương pháp đem lại sinh lực của nó sẽ được thấy là sáng suốt. Thứ năm, theo quan điểm của cơi trần, dưới h́nh thức toàn thể hoạt động vật chất (cho dù có tính cách bên trong) vẫn tạo ra những ǵ hữu h́nh và thuộc bên ngoài. Giống như thái dương hệ là một “Đứa Con Cần Yếu” hay của ước vọng, cũng thế các thể vật chất của vạn vật đang hiện hữu là sản phẩm của ước vọng của một thực thể nào đó quan trọng hoặc kém cỏi trong thái dương hệ. Ở đây có thể là thích hợp khi nêu ra các đường lối theo đó năng lượng – dù thuộc trí tuệ, prana hay thuộc cảm dục – đi vào hệ thống và đạt đến cơi đặc biệt, như vậy t́m ra con đường của nó cho mọi đơn vị tâm thức, từ một nguyên tử đến một Thái Dương Thượng Đế. Chính cơi trần trọng trược được kích hoạt xuyên qua :

 Thể dĩ thái hành tinh.

 Cơi trí, hay là cơi phụ chất hơi vũ trụ.

 Cơi niết bàn, hay cơi dĩ thái thứ ba vũ trụ.

 Cơi adi, hay là cơi dĩ thái thứ nhất vũ trụ. và rút ra từ suy luận (nhờ vào nguyên tử thường tồn Thượng Đế) một ḍng thần lực tương tự đi vào từ các cơi vũ trụ.

 

Cơi cảm dục được kích hoạt xuyên qua :

 

 Cơi bồ đề, cơi dĩ thái thứ tư vũ trụ.

 Cơi Chân Thần, cơi dĩ thái thứ hai vũ trụ.

 Cơi cảm dục vũ trụ, và như vậy đến Tâm của mọi Sinh

Linh. Cơi trí được đem lại sinh lực, kích hoạt xuyên qua :

 Cơi niết bàn, cơi dĩ thái thứ ba vũ trụ.

 Cơi adi, cơi dĩ thái thứ nhất vũ trụ.

 Cơi trí vũ trụ, chúng ta không cần đi thêm nữa. Người nghiên cứu thận trọng nên ghi nhận rằng các cơi

 

660      này có thể được xem như liên quan với ba cơi thấp khi biểu hiện hai loại thần lực – thứ nhất, một lực có khuynh hướng phân hóa như trên cơi trí (cơi có sự cách ly cố hữu) và trên cơi trần (cơi có sự cách ly hiện nay); thứ hai, một lực có khuynh hướng hợp nhất, như là trên cơi cảm dục, và ở trên cơi có sự hài ḥa chủ yếu, tức cơi bồ đề. Cần phải nhớ rằng, chúng ta đang xem xét lực khi nó tuôn đổ qua, hoặc là thấm nhuần, thần chất. Một ẩn ngữ về chân lư nằm trong sự kiện rằng hiện nay thể cảm dục của con người là dương so với cơi trần, âm so với cơi trí, và dương so với cơi bồ đề. Khi cơ tiến hóa tiếp tục, thể cảm dục sẽ trở nên dương so với thể trí, và như vậy tỏ ra không có khả năng để được gây ảnh hưởng bởi các luồng tư tưởng, và các diễn tŕnh tách ra của cơi đó, đồng thời lại âm so với cơi bồ đề, hay là dễ thụ cảm đối với các lực từ cơi đó. Khi điều đó đă đạt đến mức quân b́nh và các lực được cân bằng đồng đều, thể cảm dục sẽ trở thành tác nhân truyền chuyển từ cơi bồ đề, tức cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ, xuyên qua cơi chất hơi, đến cơi hồng trần trọng trược. Ư tưởng này nên được nghiên cứu liên quan đến sự cháy mạng lưới dĩ thái của hành tinh, như vậy sự giác ngộ có thể xảy đến. Theo nghĩa đen, không có sự phân chia nào như thế trên cơi cảm dục như chúng ta t́m thấy trên cơi trí hoặc trên cơi trần. Trên cả hai cơi này, chúng ta có một phân chia thành

hai: cơi trí được phân thành thượng và hạ trí, sắc tướng và vô sắc tướng, cụ thể và trừu tượng, c̣n cơi trần được chia thành các cơi phụ dĩ thái và các cơi phụ trọng trược.

Do đó, có sự tương ứng giữa hai cơi này. Lư do của việc phân chia rơ rệt này (xét vấn đề tách biệt với các trạng thái tâm thức của con người) là do giai đoạn phát triển của các đại thiên thần biểu hiện cho cơi, các Ngài làm linh hoạt cơi đó, và các Ngài biểu lộ qua cơi đó như con người biểu lộ qua cơ thể của y. Varuna, Thần Chủ Quản (Lord) của cơi cảm dục đă đạt được một sự kiểm soát hữu thức thống nhất hơn là các huynh

661      đệ của Ngài thuộc cơi trí và cơi trần. Ngài bắt đầu biểu lộ liên quan với một trong các Hành Tinh Thượng Đế, Đấng này là Đấng Chủ Quản của một Cung chính. Hai vị kia có liên kết với các Đấng Chủ Quản của một Cung thứ yếu. Có một ẩn ngữ gợi ư cho các nhà nghiên cứu trong chi tiết này. Chúng ta có thể hết sức thắc mắc tại sao, nếu điều này xảy ra như thế, nó sẽ biểu lộ một cách thảm hại hiển nhiên liên quan với con người không? Có nhiều lư do giải thích việc này, một chính là lư do thần lực đang lưu chuyển qua hoạt thể của đại thiên thần, tức cơi giới, tất nhiên là mạnh hơn trong hai trường hợp kia, và điều này là do mức phát triển tiến bộ hơn của Ngài và cũng do sự kiện là chính Thượng Đế an trụ trong thể cảm dục của Ngài. Một lư do khác đó là Ngài có một liên kết đặc biệt với Đấng Cai Quản (Ruler) của giới động vật, và v́ con người chưa tách chính ḿnh ra khỏi, cũng như không học được cách kiểm soát, bản chất con thú (animal nature) của ḿnh, con người cũng ở dưới ảnh hưởng của mănh lực khủng khiếp này. Có các lư do khác ẩn tàng trong karma của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, nhưng các lư do nêu trên cũng đủ rồi.

1. Chức năng của các Agnisuryans. Các devas của cơi cảm dục là các thần mà con người có liên quan rất đặc biệt với các

Ngài vào lúc này, do bởi sự an trụ vào cơi cảm dục của con người, và cũng do bởi vai tṛ mà dục vọng và xúc cảm (feeling) nắm giữ trong sự phát triển của con người. Tâm thức mở rộng qua sự tiếp xúc, qua sự hiểu biết sáng suốt về những ǵ được tiếp xúc, và qua việc nhận thức những ǵ được thu thập qua một tiếp xúc đặc biệt. Những ǵ được tiếp xúc, tùy thuộc vào rung động hỗ tương, và do đó vai tṛ của dục vọng (vốn là cái hiện ra đàng sau cảm giác) và của cảm xúc (vốn là phản xạ của dục vọng đó) thực là quan trọng; chúng luôn luôn đặt con người vào sự tiếp xúc – cho dù con người không biết được điều đó – với thần chất thuộc loại này hoặc loại khác. Dù cho khi con người đă đạt đến một giai đoạn tiến hóa tương đối cao, việc chứng minh mức thành đạt đó được nhận thấy trong kiểu mẫu (type) phi ngă mà y tiếp xúc; chỉ

662 khi nào y là một điểm đạo đồ mà y bắt đầu đạt gần được và bắt đầu hiểu được ư nghĩa của sự hợp nhất chủ yếu vốn nằm ở tâm của Hữu Thể (Being), và bắt đầu hiểu được tính duy nhất (oneness) của Đại Hồn (Universal Soul) và Sự Duy Nhất (Unity) của Sự Sống chủ quan đó vốn tự che giấu phía sau h́nh tướng của mọi loài. Đừng bao giờ quên rằng khía cạnh vật chất được thấy trên mọi cơi giới; cũng như các h́nh hài đó luôn luôn được t́m thấy, chỉ khi nào ṿng giới hạn thái dương bị vượt qua và Thượng Đế thoát ra khỏi giới hạn hiện tại của Ngài. Do việc này, các devas của cơi cảm dục đảm trách một vai tṛ vô cùng quan trọng trong ba cơi thấp. Trước đây, chúng ta đă xem xét các Thần này ở năm khía cạnh, phân họ thành năm nhóm. Ở đây chúng ta sẽ giới hạn việc xem xét của chúng ta vào liên hệ của các đơn vị hữu ngă thức như là Con Người và Hành Tinh Thượng Đế đối với thần chất này. Một phân biệt lớn hiện có giữa con người với nguyên mẫu của con người, một Heavenly Man (Thiên Đế).

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

Cơi cảm dục đóng một vai tṛ rất thực tế trong cơ tiến hóa nhân loại, do có một liên quan chặt chẽ với một trong các nguyên khí của con người. Chất cảm dục và sức rung động là một trong các yếu tố kiểm soát trong các sự sống của đại đa số con người. Đối với Hành Tinh Thượng Đế, chất cảm dục tương ứng với phần lỏng trong xác thân con người, do đó đối với Ngài không phải là nguyên khí nào cả.

Cơi cảm dục là chiến trường chính của con người và là lĩnh vực của trường xáo động mạnh mẽ nhất – xáo động tâm trí (hiểu về mặt nội môn) đối với con người cho đến nay chỉ là một điều khả hữu. Thể cảm dục là trung tâm có rung động dữ dội nhất của con người, và các rung động này là một nguyên nhân mạnh mẽ của các hoạt động cơi trần của con người. Giá mà con người hiểu được điều đó, các devas cơi cảm dục hiện giờ kiểm soát ở mức độ rất lớn những ǵ con người làm và nói, và mục tiêu tiến hóa của con người (mục tiêu trước mắt của y) là giải phóng chính ḿnh ra khỏi sự kiềm chế của các devas cốt để con người, tức Chân Ngă đích thực hay chủ thể suy tưởng, có thể có ảnh hưởng khống chế. Để làm rơ và như thế để minh họa điểm này: các sự sống tinh hoa chất nhỏ bé vốn hợp thành thể của các xúc cảm, và sự

663      sống tích cực của bất cứ deva tiến hóa nào (qua sự tương tự của rung động), Ngài được liên kết với bất cứ con người đặc biệt nào và Ngài đem lại cho người đó một thể cảm dục có một năng lực cố kết và tích cực, cho đến nay gần như đang kiểm soát đa số. Thường thường con người làm khi các ham muốn và các thiên hướng của y thúc đẩy y. Nếu vị deva tiến hóa này thuộc hàng cao siêu (giống như trường hợp một người tiến hóa cao) rung động sẽ cao siêu, c̣n các ham muốn và các thiên hướng (instincts) sẽ tốt lành và đúng theo bề ngoài. Tuy thế, ước ǵ con người được deva tiến hóa cao kiểm

soát, cho đến nay, y đang ở dưới ảnh hưởng của deva thấp và phải tự giải phóng chính ḿnh. Nếu sự sống deva thuộc hạng thấp, con người sẽ để lộ các thiên hướng/ bản tính thấp và đồi bại, và các ham muốn sẽ thuộc loại thấp hèn.

Nếu các nhận xét này được hiểu đúng, một cảm thông nào đó sẽ đến đối với điều được hàm ư khi cơ tiến hóa thiên thần được nói đến như là một “tiến hóa song hành” với tiến hóa của con người. Trong ba cơi thấp, hai đường tiến hóa đi song song nhau và đừng nên được hiểu là một. Trong các cơi của Tam Thượng Thể, chúng được biết như là một nhất nguyên (unity) tạo ra Divine Hermaphrodite hay là Hành Tinh Thượng Đế, -các đơn vị con người hữu ngă thức biểu hiện cho ba trạng thái của thánh linh, trong khi các đơn vị thiên thần hữu thức biểu hiện cho các thuộc tính thiêng liêng. Cả hai, được phối hợp cùng nhau, tạo thành một thể biểu lộ, các trung tâm lực và vật chất của Hành Tinh Thượng Đế. Cái bí ẩn thật vĩ đại, và cho đến khi con người biết được vai tṛ của ḿnh bên trong cái tổng thể hữu thức, con người mới dè chừng ư kiến của ḿnh đối với ư nghĩa của việc đó. Do đó, điều sẽ rơ rệt khi xét về sự liên hệ giữa cơi cảm dục với công việc hợp nhất của cơi đó, và cơi bồ đề với sự hài ḥa hữu thức được trải qua ở đó, và thể cảm dục của con người cần có sự khảo cứu và hiểu biết sát sao nhất. Một khoen nối sẽ được t́m thấy nhờ trung gian của nó với cơi bồ đề và hoạt động hài ḥa trên cơi trần sẽ được tạo ra. Nhà nghiên cứu về huyền linh học nên cẩn thận nghiên cứu về điều này:

 

Mặt trời hồng trần và liên quan của mặt trời đó với prana và thể dĩ thái.

Mặt trời bên trong và liên quan của nó với cơi cảm dục, với nguyên khí trí cảm và thể cảm dục.

Mặt trời tinh thần trung ương và liên hệ của nó với Tinh Thần hay atma trong con người. (GLBN II, 250, 251).

Tâm của mặt trời, và liên hệ của nó với thể hạ trí và thượng trí, tạo ra biểu lộ đặc biệt mà chúng ta gọi là thể nguyên nhân. Trong mối liên hệ này, cần nhớ rằng thần lực đang tuôn chảy từ tâm mặt trời, tác động qua một tam giác được tạo thành bởi hành tinh hệ Venus, Địa Cầu và Mặt Trời.

Một tam giác khác cũng được tạo thành liên quan đến hai hành tinh vẫn c̣n được chờ theo thiên luật, và các tam giác này thay đổi theo hành tinh hệ có liên quan.

Về mặt vũ trụ, có một loạt tam giác rất đáng chú ư sẽ được t́m thấy bởi nhà nghiên cứu về thiên văn học huyền bí, và về các chu kỳ huyền linh. Chúng bắt nguồn trong mặt trời trung ương của nhóm các thái dương hệ đặc biệt của chúng ta. Loạt tam giác này bao gồm cḥm sao Rua. Sự kiện như thế sẽ không được biết măi đến thập niên cuối của thế kỷ hiện đại, và sẽ không được khoa học nhận biết cho đến khi một số đường hướng tri thức và khám phá sẽ đưa các nhà khoa học đến nhận thức rằng có một loại điện thứ ba, bao giờ cũng quân b́nh và hợp thành chóp đỉnh của tam giác. Nhưng chưa đến lúc đó.

Tất cả những ǵ được nói đến ở đây đều được diễn tả bằng các thuật ngữ về các nhóm thiên thần và các lực thiên thần, vốn tạo thành (xét toàn thể của chúng) chất liệu đáp ứng với rung động tương tự. Điều này được diễn tả về mặt huyền linh dưới một vài danh xưng nhất định. Do đó có thể truyền đạt một cách an toàn thông tin về một đặc điểm không thể hiểu được đối với kẻ thế tục bằng một câu, thí dụ như: “Tam giác của … của… và của Nhóm… của các Agnisuryans hợp thành chính nó, và khi xoay chuyển Bánh Xe tạo ra cái thứ ba”. Việc này truyền đạt cho tâm trí của nhà huyền linh

665      học tri thức rằng trong ḍng chảy của thần lực từ một cḥm sao đặc biệt, nằm ngoài toàn bộ thái dương hệ chúng ta, qua một hành tinh hệ đặc biệt, và như vậy thông qua thể cảm dục của một Hành Tinh Thượng Đế, một t́nh trạng xảy ra vốn tạo ra sự xuất hiện của giới thứ ba trong thiên nhiên, giới động vật có tri giác hữu thức. Một số tập ngữ tương tự như thế cũng biểu hiện sự nối tiếp thiên thần với sự biệt ngă hóa của con người, nhưng việc đó chỉ có lợi khi không vượt quá; điều trên chỉ được dẫn chứng để làm ba điều:

 

1. Chứng minh phần nào bản chất và mức độ của các lực đang tuôn chảy qua thái dương hệ chúng ta.

 

2. Chứng minh mối quan hệ chặt chẽ mà chúng ta đangcó với cuộc tiến hóa thiên thần.

 

3. Nhấn mạnh về bản chất tam giác và liên quan hỗ tương của tất cả những ǵ đang xảy ra.

 

Ở đây có thể là thích hợp khi đưa ra một điểm liên quan đến các devas của các cơi thấp (con người đặc biệt có liên quan đến các devas này). Các thần này có thể được chia thành vài nhóm, bằng cách nêu rơ địa vị của họ theo mức độ tâm thức. Ở đây có thể câu hỏi được đưa ra là tại sao chúng ta chỉ bàn đến các nhóm deva thuộc về ba cơi thấp. Hiểu về mặt huyền linh, các devas này (thuộc nhóm chúng ta đang nghiên cứu) chỉ được t́m thấy trong thể hồng trần của Thượng Đế, ­vốn là vật chất thuộc ba cơi phụ thấp của cơi hồng trần vũ trụ. Cổ Luận nói như sau :

“Các khối cầu lửa t́m vị trí dựa vào ba lĩnh vực thấp. Chúng xuất phát nhờ cái thứ năm, tuy nhiên ḥa nhập trên các cơi của yoga. Khi các tinh chất lửa thấm nhuần vạn vật, kế đó không có thêm cái thứ năm, không có cái thứ sáu, lẫn không cái thứ bảy, mà chỉ có ba cái tỏa chiếu bằng phương tiện cái thứ tư”.

Do đó, với các mục đích nghiên cứu hiện nay của chúng ta, các devas chỉ được t́m thấy trong ba cơi thấp. Vượt quá ba cơi này, chúng ta có ba trạng thái của ba cái chính đang biểu

666      lộ qua cái thứ tư; tất nhiên chúng ta có các bầu (spheres) của các Hành Tinh Thượng Đế trên cơi bồ đề. Các Ngài tổng hợp tất cả những ǵ đă được phát triển qua biểu lộ trọng trược hơn. Theo quan điểm của triết học huyền bí, cơi hồng trần vũ trụ mà toàn thể thái dương hệ chúng ta có vị trí của nó trên đó phải được nghiên cứu theo hai mặt :

 

1. Theo quan điểm của Hành Tinh Thượng Đế, bao gồm các sự tiến hóa của bốn cơi cao, hay là các cơi phụ (levels) dĩ thái. Chúng ta có thể gần như không biết ǵ cả măi tới sau khi được điểm đạo, đó là lúc mà tâm thức của nhân loại được chuyển đổi từ từ lên các cơi dĩ thái vũ trụ.

 

2. Theo quan điểm của con người trong ba cơi thấp. Con người là sự tiến hóa hoàn hảo trong ba cơi thấp, giống như các Hành Tinh Thượng Đế là sự tiến hóa hoàn hảo trong bốn cơi cao.

 

Trong ba cơi thấp, chúng ta có các tiến hóa song song – tiến hóa thiên thần và tiến hóa của con người dưới nhiều mức khác nhau – tất nhiên tiến hóa của con người liên quan đến chúng ta mật thiết nhất, dù cho cả hai phát triển qua sự tương tác với nhau. Trong bốn cơi cao, chúng ta có cặp đôi này được xem như một thuần nhất, và trạng thái của sự tiến hóa tổng hợp của các Hành Tinh Thượng Đế là trạng thái được xem xét. Điều đó thường làm cho chúng ta quan tâm nhiều nếu chúng ta chỉ hiểu chút ít về quan điểm của các Đại Thiên Thần, là các Đấng cộng tác sáng suốt vào thiên cơ. Các Ngài có cách riêng của các Ngài để diễn đạt các ư tưởng này, phương tiện là màu sắc vốn có thể được nghe, và âm thanh vốn có thể được nh́n thấy. Con người đảo ngược tiến tŕnh,

tức là thấy các màu và nghe các âm. Một ẩn ngữ nằm ở đây về sự cần yếu đối với các biểu tượng, v́ chúng là các dấu hiệu để diễn đạt các chân lư vũ trụ, và sự giáo huấn và có thể được hiểu như nhau bởi kẻ thông thạo cả hai hệ tiến hóa. Như trước đây có nêu ra, cần nên nhớ rằng :

Con người đang biểu lộ các trạng thái của thánh linh. Các devas đang biểu lộ các thuộc tính (attributes) của thánh linh (divinity).

Con người đang phát triển nội nhăn thông (inner vision) và phải học cách thấy. Các devas đang phát triển nội nhĩ (inner hearing) và phải học cách nghe.

Cho đến nay, cả hai đều bất toàn và kết quả là một thế giới bất toàn.

Con người đang tiến hóa bằng cách dùng tiếp xúc và kinh nghiệm. Y đang mở rộng. Các devas tiến hóa bằng cách giảm bớt tiếp xúc. Giới hạn là định luật đối với họ.

Con người nhắm vào sự tự chủ (tự kiềm chế). Devas phải phát triển bằng cách được kiềm chế (being controlled).

Con người bẩm sinh là Bác Ái, – Mănh Lực vốn tạo ra sự cố kết (coherency). Các devas bẩm sinh có trí khôn, ­mănh lực vốn tạo ra hoạt động.

Loại lực thứ ba, lực của Ư Chí, t́nh trạng cân bằng giữ quân b́nh của hiện tượng điện, phải đóng vai tṛ bằng nhau dựa vào và qua cả hai hệ tiến hóa, nhưng trong một hệ, nó biểu lộ dưới h́nh thức ngă thức, c̣n trong hệ kia, dưới h́nh thức rung động xây dựng.

 

Trong Hành Tinh Thượng Đế, cả hai trạng thái lớn này của thánh linh được ḥa lẫn bằng nhau, và trong đại kỳ mahaman -vantara, các Thượng Đế (Gods) bất toàn trở nên hoàn thiện. Các phân biệt rộng lớn và khái quát này được nêu

ra khi chúng chiếu ánh sáng vào mối liên hệ của Con Người với các devas.

Các devas của cơi trần, dù được chia thành ba nhóm A, B, C, đều ở dưới một nhóm khác được nhắc đến dưới tên “Các Devas thuộc Đẳng Cấp Thứ Bảy”. Đẳng cấp thứ bảy được liên kết đặc biệt với các devas của đẳng cấp thứ nhất trên cơi thứ nhất. Các thần này là các tác nhân phản xạ (reflectors) của Thiên Trí mà cấp đẳng thứ nhất là biểu hiện và biểu lộ Thiên

668 Trí đó như nó đă thể hiện qua từ cơi nguyên h́nh. Cấp đẳng thiên thần thứ bảy này trực tiếp ở dưới ảnh hưởng của Cung Bảy, và Hành Tinh Thượng Đế của Cung đó hoạt động trong sự hợp tác chặt chẽ với thiên thần Raja-Lord của cơi thứ bảy. V́ mục tiêu của tiến hóa cho các devas là nội nhĩ thông, điều trở thành hiển nhiên là tại sao các âm của thần chú và các điều biến quân b́nh (balanced modulations) là cách để tiếp xúc với họ và để tạo ra hiện tượng khác nhau. Cấp đẳng thiên thần thứ bảy này là cấp đẳng mà những nhà hoạt động trên tả đạo có liên quan đến, tác động qua hiện tượng ma cà rồng (vampirism) và việc hút sinh lực (devitalisation) các nạn nhân của họ. Họ đối phó với các thể dĩ thái của các kẻ thù của họ, và nhờ vào âm thanh, họ tác động vào thần chất, như thế tạo ra các kết quả theo ư muốn. Nhà Huyền Linh Thuật không hoạt động trên cơi trần với chất hồng trần. Ngài chuyển các hoạt động của Ngài lên một cơi cao hơn và từ đó đối phó với các dục vọng và các động cơ. Ngài làm việc qua các devas của cấp đẳng thứ sáu. Các devas thuộc cấp đẳng thứ sáu là các thần thuộc cơi cảm dục, và là các thần có liên quan nhiều nhất với các Lực vốn tạo ra hiện tượng mà chúng ta gọi là yêu thương, thôi thúc tính dục, bản năng, hoặc là thúc đẩy dữ dội và động cơ mănh liệt, nó hiện ra sau đó trên cơi trần bằng hoạt động nào đó.

Rung động tích cực được tạo ra trên cơi cảm dục đem lại các kết quả trên cơi trần và đó là lư do tại sao vị Huynh Đệ Chính Phái, Ngài không làm việc với các devas ở mọi nơi mà chỉ công việc ở trên cơi cảm dục mới có trạng thái tích cực.

Các devas thuộc đẳng cấp thứ sáu theo mong đợi, được liên kết chặt chẽ với các devas của đẳng cấp thứ hai trên cơi Chân Thần, và với bí huyệt của vị Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt mà trên Cung của Ngài có các devas đó. Họ cũng liên kết với các lực của devas trên cơi bồ đề trong ba đẳng cấp lớn này của các devas, chúng ta có một tam giác điện lực mạnh mẽ, -ba kiểu mẫu điện vốn quen thuộc trong các sách huyền học. Cần nên nhớ rằng kiểu mẫu thần lực cân bằng (hiện tại

669      là một kiểu chưa biết) đang tuôn chảy từ cơi bồ đề vào lúc này và đỉnh của tam giác nằm ở đó.

 

Monadic Buddhic

Astral

Ba đẳng cấp này (trong thái dương hệ này) là mạnh nhất, nhất là trong ṿng tuần hoàn thứ tư này. Chúng đặc biệt ảnh hưởng đến giới thứ tư của thiên nhiên, và là nền tảng của việc t́m kiếm thăng bằng, của khao khát hướng về sự hài ḥa, hợp nhất và yoga vốn phân biệt con người trong mọi mức độ; nó xuất hiện trong biểu lộ thấp của nó dưới h́nh thức bản năng tính dục theo như chúng ta biết, và trong h́nh thức cao của nó như là khao khát hợp nhất với Thượng Đế.

Các devas thuộc đẳng cấp thứ sáu này đến dưới ảnh hưởng của Đấng Chủ Quản của Cung Sáu, Cung Lư Tưởng Trừu Tượng và chính sự liên quan của các devas này với Đấng Chủ Quản tạo dễ dàng cho sự thể hiện của ư tưởng nguyên h́nh lên trên cơi trần. Huyền Giai Sáng Tạo thứ sáu

cũng đặc biệt có liên hệ với đẳng cấp thiên thần đặc biệt này, và qua ảnh hưởng song đôi này đă tạo ra biểu lộ hồng trần đó vốn có tính khách quan rơ rệt -một kiểu thần lực tác động qua biểu lộ dĩ thái và biểu lộ khác qua xác thân.

Cho đến nay, điều này cho thấy là một bí ẩn không thể giải thích được đối với kẻ nghiên cứu, nhưng trong ư nghĩa về số, nhiều điều có thể được khám phá. Khía cạnh vật chất này nên được nghiên cứu để mang lại ư nghĩa thực của đẳng cấp devas thứ sáu này, có biểu tượng là Ngôi Sao sáu cánh đặt ở một góc đặc biệt và biểu lộ đầy đủ. Ngôi sao sáu cánh là

670 dấu hiệu mà một “Đứa Con Cần Thiết” (bất luận là Thượng Đế hoặc con người) đă t́m cách lâm phàm ở cơi trần. Các devas ở đẳng cấp thứ sáu, Agnisuryans, là yếu tố hàng đầu để mang lại điều này. Trong ṿng tuần hoàn thứ sáu, các devas này sẽ bắt đầu làm cho sự hiện hữu của họ được cảm nhận ngày càng mạnh, nhưng cường độ rung động của họ sẽ được chuyển lên trên rất từ từ, chớ không chuyển xuống vào cơi trần. Điều này sẽ liên quan đến việc chuyển hóa của dục vọng thành hoài băo và sau rốt sẽ tạo ra việc giải phóng của Hành Tinh Thượng Đế, và đưa một manvantara (hay là chu kỳ lâm phàm hồng trần của Ngài) đến kết thúc. Sự triệt thoái của mănh lực dục vọng cũng tạo kết quả trong việc ngưng sự hiện hữu ở cơi trần của con người. Cổ Luận diễn tả chân lư này bằng các lời sau : “Cái Thứ Sáu rút về trong chính chúng; chúng chuyển vào cái Thứ Năm, chừa lại một ḿnh cái Thứ Bảy”. Tiếp nối việc xem xét của chúng ta về các đẳng cấp devas này, cần nêu ra rằng, ba đẳng cấp deva thấp này – thứ năm, thứ sáu và thứ bảy – có liên lạc mật thiết với mặt trăng. Các thần này là các tác nhân kiến tạo vốn [tác động trên vật chất tiến hóa giáng hạ của ba cơi thấp] tạo ra ba thể thấp của con

người đang lâm phàm. Họ là một nhánh của các lunar Pitris, nhưng sự kiện cần nhớ rằng nhánh các Pitris đặc biệt này là các thần đang hoạt động trong hành tinh hệ đặc biệt của chúng ta, và được liên kết chặt chẽ với Hành Tinh Thượng Đế chúng ta. Các nhóm Pitris này được thấy nơi nào mà con người đang lâm phàm trong mọi hành tinh hệ, nhưng trong các hành tinh hệ khác, họ có phần nào khác với hành tinh hệ chúng ta, v́ “Bí ẩn của Mặt Trăng” có liên quan với một t́nh trạng huyền bí đặc biệt vốn liên quan với Hành Tinh Thượng Đế riêng biệt của chúng ta.

Nơi nào con người đang luân hồi, các Thần Kiến Tạo các thể của con người đều có mặt, nhưng họ sẽ khác ở :

 Tốc độ rung động của họ.

 Giai đoạn phát triển của họ.

 Tâm thức.

 Lực Fohat, từ lực và lực năng động.

 

Cũng cần nên nhớ rằng, mỗi ṿng tuần hoàn đều thấy thần chất hay là sự tiến hóa thiên thần thay đổi; họ cũng tiến hóa và, do đó, chủ đề về các devas trong khía cạnh hai mặt của họ dưới h́nh thức chất liệu âm và dương, vốn tạo ra biểu lộ (objectivity) phải được nghiên cứu theo ba cách nếu một ư tưởng thực sự cần được tiến đến gần. Do đó, các devas – họ là toàn bộ vật chất – phải được xét theo :

-Quan điểm phát triển ṿng tuần hoàn.

-Quan điểm của bất luận Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt

nào khi các devas làm thành thể biểu lộ của Ngài, tức một

hành tinh hệ.

-Quan điểm của giới nhân loại.

Khi điều này không được thực hiện, kết quả sẽ tạo ra một ư tưởng sai lầm và chật hẹp. Trong tương lai, khi nghiên cứu bộ Giáo Lư Bí Nhiệm (I, 288, II, 179, 187), người ta có thể thấy

Thượng Đế trong Bản Thể thất phân của Ngài có thể được nhận ra như là Đại Thiên Địa đối với Con Người, trong khi Tiểu Thiên Địa, tức chính Con Người, cũng sẽ được thấy như là Đại Thiên Địa đối với ba giới thấp. Đây chỉ là một cách để nghiên cứu sự tiến hóa của Thực Thể hữu thức – Thượng Đế, Con Người, hoặc sự sống thứ yếu – nhờ vào thần chất; nó bao gồm việc nghiên cứu sự tương tác dương và âm. Lần nữa Cổ Luận có nói :

“Khi Cha đến gần Mẹ, tương lai sẽ là h́nh tướng. Sự hợp nhất của cả hai ẩn giấu bí ẩn thực sự của Hiện Tồn (Being). Khi hai đại thiên thần t́m kiếm nhau, khi họ gặp gỡ và ḥa nhập, triển vọng sự sống được hoàn thành.

Khi kẻ nào thấy và biết đứng giữa cha mẹ của y, bấy giờ có thể được thấy kết quả của tri thức, và mọi sự được biết trên các cơi của tâm thức.

Khi Anu, tức cái cực tiểu (the infinitesimal), được nh́n thấy chứa Ishvara với tiềm năng của Ngài, khi các bầu hành tinh nhỏ và các chu kỳ bành trướng thành ṿng tṛn của các bầu trời, kế đó

672 Nhất Nguyên bản thể sẽ được nhận biết và được biểu lộ đầy đủ. Khi cái Duy Nhất nắm giữ sự sống trở thành ba đàng sau cái mà sự sống bị che giấu; khi do sự tiến hóa, ba trở thành bảy và mười; khi 300 000 tỉ sự sống thiên thần lặp lại sự thay đổi triệt để (revolution); khi điểm trung ương được đạt đến và tiết lộ ba, chín và Bảo Ngọc chói sáng bên trong, kế đó ṿng biểu lộ lên tới tột đỉnh, và cái Duy Nhất lại trở nên mười, bảy, ba và dấu chấm.” Ở đây tàng ẩn mấu chốt đưa đến phối ngẫu huyền bí và đem đến cho nhà nghiên cứu huyền linh học nhiều điều có thể được tiết lộ qua việc nghiên cứu các cặp đối ứng này, điều đó sẽ tạo nên sự thiên khải về diễn tŕnh (trong thời gian và không gian) nơi mà sự hợp nhất này và kết quả của nó đạt tới tột đỉnh và theo sau là sự sáng tạo của Hermaphrodite thiêng

liêng (tức là Heavenly Man, Thiên Nhân, xin xem lại trang 438 -ND), được nh́n thấy trên cơi cao của chính Ngài.

Chúng ta phải luôn luôn nhớ kỹ rằng, trong đoạn này, chúng ta đang bàn đến các devas tiến hóa thăng thượng, họ là Sự Sống tích cực đang làm sinh động chất liệu tiến hóa giáng hạ hay thần chất. Tất nhiên sự tương ứng của phối ngẫu huyền bí của Tinh Thần và Vật Chất có thể được nhận thấy cũng thể hiện trong chính thần chất, qua sự tương tác của các sự sống thiên thần dương và âm. Chính vật chất tượng trưng cho nhị nguyên chủ yếu; các sắc tướng lặp lại cùng nhị nguyên đó, và khi chúng ta đạt đến chính con người lần nữa, chúng ta có nhị nguyên cộng với một yếu tố thứ ba. Ba đẳng cấp thần chất này – đẳng cấp thấp thứ năm, thứ sáu, và thứ bảy là một nhóm rất bí ẩn đối với con người. (1) Cho đến giờ, hiếm khi các thần này được ám chỉ đến trong văn liệu huyền

Sankaracharya và Phật. Đại hiền triết Sankaracharya mà tất cả chúng ta đều biết như là vị thủ lănh của phong trào nhất nguyên (adwaitic movement) xảy ra tiếp theo sau thời kỳ của cùng đại hiền triết được biết là Gautama Buddha, đấng lănh đạo triết lư Buddhi hay Phật Giáo. Cả hai đều là các Bậc Thầy từ ái vĩ đại và có thể được h́nh dung như hai bán cầu của quả cầu ánh sáng rực rỡ vốn được đặt trên núi tinh thần trung ương để truyền đạt ánh sáng cho phương Đông và phương Tây. Hai Bậc Thầy vĩ đại này được liên kết về mặt thần bí, nếu bạn lắng nghe H.P.B. và hiểu được các bản thể của hai đấng này là hiểu được bản chất của toàn vũ trụ có thể chia thành hai bán cầu, một vốn là phần đất của b́nh minh của tư tưởng bất diệt, c̣n phần kia là “Trụ Cột cho phương Tây, dựa vào diện mạo của chúng mà mặt trời đang lên của tư tưởng vĩnh hằng tuôn tràn vào các lượn sóng chói rạng nhất của nó”. Chúng là các tiêu biểu cho chúng ta (các con trẻ đáng thương của bụi của đất) của hai đại quyền năng được biết trong kinh Puranas dưới tên gọi Siva và Vishnu, người gieo và người gặt của vũ trụ, do sự tương tác của các ngài, hai vị này được cho là chống đỡ vũ trụ tiến bộ. 

(Some Thoughts on the Gita, trang 92 – 93).

673 học, nhưng họ chứa trong chính họ cái bí ẩn về sự biệt ngă hóa của hành tinh chúng ta. Họ là nhóm có liên can nhiều với “tội của kẻ vô trí” và kết hợp rất chặt chẽ với người thú. Đối với quyền năng và sự kiểm soát mà các pitris này nắm giữ, phải được quy cho nhiều trong các diễn biến bất hạnh buổi đầu được nhắc đến trong bộ Giáo Lư Bí Nhiệm, như là “tội lỗi” nói trên và cũng như “các sai hỏng” ban đầu trong việc tạo ra các hoạt thể thích hợp cho các Spirits t́m cách lâm phàm. Ở đây cũng có thể cái khởi đầu của loại bất đồng huyền bí mà chúng ta gọi là “con đường chính và tà”, vốn chi phối (đang hiện hữu trong cơ thể Thượng Đế và tất nhiên là một phần của tâm thức thiêng liêng) bắt nguồn trong “khoảng trống của thời gian” xa xăm, khi các con của Thượng Đế đang t́m kiếm h́nh hài. Điều đó có liên quan đến một t́nh trạng đặc biệt trong thể cảm dục của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta và với lịch sử của Ngài khi nó c̣n ẩn trong cảm dục quang. Nó liên quan tới những ǵ mà Ngài phải khắc phục và nhiều vấn đề mà nhà huyền linh học đang đối phó, kể cả “tội lỗi của người vô trí”, thất bại trong thời Atlantis, và ngay đến “thất bại” huyền bí của Đức Phật (vốn có một ư nghĩa hành tinh chỉ được nói bóng gió trong bộ GLBN) (1) có thể được truy nguyên đến t́nh trạng của thần chất mà thể cảm dục của hành tinh chúng ta và các thể cảm dục của mọi h́nh hài được tạo ra từ đó. Hành Tinh Thượng Đế chúng ta là một trong các

1 Câu Kinh mở đầu của quyển II bộ GLBN nhắc tới các thất bại bên ngoài

này. GLBN II, 195, 201, 721, 728. Thất bại của Đức Phật.   Xem GLBN III,  376 – 588. Các Thượng Đế bất toàn được nhắc đến trong GLBN I, 214, 449 -II, 223

– III, 209.

Đấng chủ quản được nói đến như là một chủ quản cấp thấp (lesser lord), và “đầy dục vọng” hơn cả ba chủ quản cấp cao.

674 Ngay đến công việc của Ngài chưa được hoàn tất, và thần chất trong các cấp đẳng linh hoạt khác nhau của nó vẫn chưa được sự kiềm chế hoàn toàn của Ngài. Giai đoạn tiến hóa thiên thần c̣n xa mới đi qua. Nếu ư tưởng này được trải rộng đến thái dương hệ, th́ điều hiển nhiên là các thể cảm dục của các Hành Tinh Thượng Đế khác nhau cũng khác nhau. Tất nhiên sự dị biệt này tùy vào sự sống ở cơi cảm dục vũ trụ của các Ngài, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơi cảm dục thái dương hệ, hay là cơi phụ chất lỏng hồng trần của cơi hồng trần vũ trụ. Đây là một điểm chỉ được biết ít thôi. Thể hồng trần của Hành Tinh Thượng Đế, theo như chúng ta biết, hiện hữu trong ba trạng thái đặc, lỏng và hơi – và mỗi trạng thái được tác động trực tiếp từ cơi vũ trụ tương ứng. T́nh trạng của các hành tinh vật chất khác nhau, một ngày nào đó sẽ được thấy là tùy vào sự kiện này. Khi bản chất thông linh của Hành Tinh Thượng Đế được hiểu rơ (tri thức đó bắt đầu đi vào sau khi được điểm đạo, vốn là một phần của minh triết) bản chất của các hành tinh hệ khác nhau, c̣n về trạng thái nước của chúng, chẳng hạn, sẽ được t́m thấy liên quan với một t́nh trạng cảm dục đặc biệt. Khi điểm đạo đồ tiến bộ về minh triết, ngài thấu hiểu bằng trực giác bản chất chủ yếu của bảy nhóm, hay là Thất Bộ Thượng Đế (logoic Septenate), vốn là cái có liên quan đến sắc thái hoặc tính chất của chúng. Sắc thái hoặc tính chất này tùy vào bản chất thông linh của bất cứ Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt nào, và bản chất t́nh cảm hoặc ước vọng có thể nhờ đó được điểm đạo đồ nghiên cứu phần nào. Sau rốt điều này sẽ dẫn đến một xem xét khoa học về hiệu quả của bản chất này trên thể hồng trần trọng trược của Ngài và đặc biệt phần tử

của nó mà chúng ta gọi là cơi cảm dục, tức là cơi phụ chất lỏng của cơi hồng trần vũ trụ. Một phản ảnh của điều này (hay là một thể hiện xa hơn, nếu thuật ngữ đó được ưa thích hơn) được t́m thấy trong các phần tử lỏng của hành tinh vật chất.

Cơi phụ thứ bảy của cơi hồng trần vũ trụ có thể được chia nhỏ thành 7, chính là 7 cơi phụ hồng trần của chúng ta. Chính 675 tri thức này giúp một nhà huyền thuật làm việc căn cứ vào một vài hiện tượng vật chất – như là sức nặng của nước chẳng hạn trên một hành tinh – và một điểm đạo đồ thuộc các đẳng cấp cao có thể đúc kết các suy diễn từ đó đối với tính chất của Sự Sống cao siêu đang biểu lộ qua một cơi, Điểm đạo đồ đạt đến tri thức này qua một tiến tŕnh lư luận từ cơi phụ chất lỏng (thứ sáu) của cơi trần thái dương hệ đến:

Cơi phụ chất lỏng của cơi trần vũ trụ, tức cơi cảm dục của thái dương hệ chúng ta.

 Cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ, tức cơi bồ đề.

Cơi dĩ thái thứ hai vũ trụ, tức cơi Chân Thần hay là cơi của Bảy Vị Hành Tinh Thượng Đế.

Cơi cảm dục vũ trụ, nhờ thế liên lạc được với bản chất ư muốn (desire nature) của Thượng Đế.

 

Dĩ nhiên cách này liên quan đến một tri thức bao la về thần chất và bao hàm một nhận thức bằng trực giác về các đẳng cấp và các nhóm của họ, các chủ âm của các đẳng cấp này và của các cơi, cũng như bản chất ba mặt của vật chất và một tri thức về cách thức làm việc với loại điện lực thứ ba này, vốn là loại năng lượng giúp cho con người tiếp xúc với các hiện tượng bên ngoài thái dương hệ. Do mănh lực đó vẫn c̣n chưa được biết tới, và cho đến nay chỉ được tiếp xúc bởi các điểm đạo đồ cao cấp.

Một lần nữa, điều sẽ hiển nhiên là tại sao các Agnisuryans lại quan trọng như thế; các hỏa thần này biểu hiện cho lực vốn là một phóng phát trực tiếp từ cơi cảm dục vũ trụ và vốn tiết lộ -khi tam bộ được phối hợp – bản chất ư muốn của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, và của bất cứ Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt nào. Trong hai trái ngược mà người theo thần học gọi là “Thiên Đường và Địa Ngục”, chúng ta có hai trong các loại mănh lực này được ám chỉ, và trong ư tưởng này chúng ta đă nêu ra một trong các ch́a khóa đưa tới cơi cảm dục.

2. Tóm tắt. Trước khi chuyển qua việc xem xét về các devas

676 có liên quan với việc kiến tạo thể nguyên nhân của con người, các thần này là nhóm liên kết giữa Triad với Quaterny, cả trong con người lẫn trong Thượng Đế, chúng ta sẽ liệt kê vắn tắt các nhóm chính của Agnisuryans trên cơi cảm dục thái dương hệ, v́ toàn bộ các thần này hợp thành thể biểu lộ của đại thiên thần hay Thần Chủ Quản (Raja Lord) của cơi. Thứ nhất. Raja Lord của cơi, đại thiên thần Varuna, Ngài là Sự Sống trung ương của vật chất thuộc cơi cảm dục của hành tinh hệ chúng ta. Chính Ngài là tiền đồn của tâm thức của Thiên Thần vĩ đại hơn, Đấng biểu hiện cho vật chất của cơi cảm dục thái dương hệ, hay là cơi phụ thứ sáu của cơi hồng trần vũ trụ. Đến lượt Đấng sau này, Ngài lại phản ảnh nguyên h́nh mẫu của Ngài, tức Thực Thể vũ trụ vĩ đại tức Đấng làm linh hoạt cơi cảm dục vũ trụ. Thứ hai. Bảy Đại Thiên Thần, các vị này là mănh lực dương của mỗi một trong 7 cơi phụ của cơi cảm dục thái dương hệ.

Thứ ba. Các nhóm devas khác nhau, thi hành các chức năng khác, xúc tiến các hoạt động đa dạng, và tạo ra các kết quả có tính xây dựng. Các thần này có thể được liệt kê như sau, ghi nhớ sự kiện rằng chúng ta chỉ nhắc tới một vài trong số nhiều

nhóm và có nhiều vị mà con người hoàn toàn không biết tên, và sẽ là không thể hiểu được nếu nêu lên :

 

1. Các devas đang tạo thành chất liệu nguyên tử thường tồn của mọi Chân Thần, cả trong khi lẫn hết lúc lâm phàm ở cơi trần. Các thần này được chia thành bảy nhóm tùy theo Cung của Monad.

 

2. Các devas hợp thành trạng thái “lỏng” trong thể hồng trần của Hành Tinh Thượng Đế và của Thái Dương Thượng Đế. Các thần này đông vô số, và kể cả các sự sống thiên thần kéo dài khắp mọi hướng, từ các thần làm linh hoạt cơi cảm dục, và các ḍng cảm dục (astral currents) có bản chất tôn giáo và đạo tâm cao siêu nhất, đến các thủy

 

677      thần nhỏ bé (little water spirits) vốn là các phản ảnh/ h́nh ảnh của các thực thể cảm dục đó được cô đọng trong chất nước cơi trần.

 

3. Một nhóm devas, hợp thành thể dục vọng (desire body) của thực thể vĩ đại đang làm linh hoạt giới động vật. Các thần này là toàn thể biểu lộ dục vọng (tách khỏi tính chất trí tuệ) của dục vọng thú tính (animal desire) trong trạng thái thôi thúc bốc đồng của nó.

 

4. Một số devas – thuộc đẳng cấp thứ ba – tạo thành (form) Thiên Đường của Cơ Đốc nhân chính thống b́nh thường hoặc là tín đồ của bất cứ đức tin nào. Một nhóm khác – thuộc đẳng cấp thứ bảy – tạo thành Địa Ngục cho hạng người cùng đức tin.

 

5. Các devas tạo thành sự sống cơi cảm dục của bất luận h́nh tư tưởng nào. Về sau, khi nghiên cứu việc tạo ra h́nh tư tưởng, chúng ta sẽ bàn đến các devas này.

 

6. Một nhóm các devas bí ẩn có liên quan chặt chẽ vào lúc này với biểu lộ tính dục trong gia đ́nh nhân loại trên cơi trần. Họ là một nhóm mà trong giai đoạn này được đưa

vào hiện tồn và họ biểu hiện cho lửa của biểu hiện tính dục (sex expression) theo cách chúng ta hiểu việc đó. Các thần này là xung lực, hay bản năng, ở đàng sau ham muốn tính dục hồng trần. Họ đặc biệt có ưu thế trong căn chủng thứ tư, vào thời kỳ đó các t́nh trạng tính dục đạt đến một giai đoạn khủng khiếp không thể tin được theo quan điểm của chúng ta. Họ dần dần được kiểm soát, và khi cái cuối cùng trong số các Egos của thời Lemuria đă chuyển thành căn chủng thứ năm, họ sẽ dần dần bị chuyển ra khỏi thái dương hệ hoàn toàn. Họ có liên hệ với “lửa” đam mê (passional “fire”, dục hỏa) của Thái Dương Thượng Đế và liên quan với một trong các trung tâm lực của Ngài một cách đặc biệt; trung tâm lực này dần dần bị che khuất (obscured) và lửa của nó được chuyển vào một trung tâm lực cao hơn.

7. Cũng có một nhóm devas liên kết với Thánh Đoàn (Lodge of Master), có nhiệm vụ kiến tạo các h́nh thức đạo tâm mà b́nh thường có thể mong hướng tới. Họ được chia thành vài nhóm – 3 nhóm – liên kết với khoa học, tôn giáo, triết học và qua các nhóm thần chất này, các Đấng Lănh Đạo của ba bộ môn đó đạt đến con người.

 

678      Đó là một trong các vận hà hoạt động của các Ngài. Chân Sư Jesus đặc biệt linh hoạt vào lúc này theo đường lối này, đang hoạt động trong sự cộng tác với một số cao đồ (adepts) trên đường lối khoa học, các vị này – qua sự hợp nhất mong muốn của khoa học và tôn giáo – t́m cách làm sụp đổ thuyết duy vật của phương Tây ở một mặt, c̣n mặt kia là sùng bái t́nh cảm của nhiều kẻ sùng tín thuộc mọi đức tin. Ngày nay điều này được làm cho khả hữu qua việc kết thúc của Cung 6 và việc tiến nhập của Cung 7. Tất cả mọi nhà nghiên cứu cần nhớ khi xem xét các cơi, chất liệu và năng lượng của cơi mà

họ đang ở vào t́nh trạng thay đổi liên tục và thay đổi mọi lúc. Vật chất của mọi cơi đều tuần hoàn và theo chu kỳ, một vài phần tử (portions) trở nên được truyền năng lượng nhiều hơn các phần khác; vật chất của các cơi đó như vậy ở dưới ảnh hưởng ba mặt, hay là – nói cách khác – thần chất lệ thuộc vào một kích thước theo chu kỳ ba mặt :

Kích thích của Cung, tùy vào bất cứ Cung nào đang phát huy hay nằm ngoài quyền lực. Điều đó nằm trong thái dương hệ và hành tinh.

Kích thích do Hoàng Đạo (Zodiacal Stimulation), vốn là kích thích ngoài thái dương hệ, và cũng thuộc vũ trụ và theo chu kỳ.

Kích thích thái dương, hay là tác động của lực hay năng lượng thái dương trực tiếp lên trên vật chất của một cơi; kích thích này xuất phát từ “Tâm Mặt Trời” và là kích thích đặc biệt mănh liệt.

 

Mọi cơi đều lệ thuộc ảnh hưởng ba mặt này, nhưng trong trường hợp cơi bồ đề và cơi cảm dục, lực của kích thích thứ ba này rất lớn. Các adepts – làm việc kết hợp với các đại thiên thần – vận dụng cơ hội theo chu kỳ để gây nên các kết quả có tính xây dựng rơ rệt.

8. Một nhóm các devas có liên lạc chặt chẽ với các bí pháp điểm đạo. Họ tạo thành cái mà về mặt huyền bí được gọi là “con đường của Tâm”, và là cầu nối giữa cơi cảm dục với cơi bồ đề. Họ không hề liên kết với các nguyên tử

679      thường tồn trong thể nguyên nhân, mà kết hợp rất rơ rệt với lớp các cánh hoa giữa trong hoa sen chân ngă, hay là với “các cánh hoa bác ái”. Lực tương tác giữa ba cánh hoa này trên một mặt và các devas vốn hợp thành “Con Đường của Tâm” trên mặt kia, các devas này vốn là cầu

nối của chất bồ đề -cảm dục, nhờ đó mà các điểm đạo đồ thuộc một mẫu thần bí nào đó tạo được “tiếp cận lớn lao”.

 

9. Các devas thuộc mọi tŕnh độ và năng lực rung động, họ tạo thành phần lớn các h́nh thức dục vọng thuộc đủ loại.

 

10. Các devas của lực chuyển hóa. Họ là nhóm devas đặc biệt biểu hiện cho “lửa chuyển hóa” và được gọi bằng các tên khác nhau, như là : -Ḷ tinh luyện (furnaces of purifications). -Các yếu tố làm tan chảy (the melting elements). -Các thần của trầm hương (the gods of incense). Hiện nay không thể liệt kê thêm nữa, và cũng không ích

 

ǵ, xem ra làm như thế chỉ đưa nhiều loại thần chất vào sự lưu ư của nhà nghiên cứu v́ tầm quan trọng vượt trội của thể cảm dục trong ba cơi thấp. Chính do sự chế ngự của các sự sống thiên thần này, và “sự chuyển hóa của dục vọng” thành đạo tâm, và do các ngọn lửa thanh luyện của cơi cảm dục mà sau rốt con người thành công trong việc đạt được tâm thức bồ đề.

Đă có sự thừa nhận về năng lực tẩy sạch của các lưu chất huyền linh – nước và máu – vốn đưa đến việc nhấn mạnh do các Cơ Đốc nhân đưa ra (dù được diễn giải sai lầm) về hai lưu chất này.

3. Các Thiên Thần Thái Dương,  các Agnishvattas. Các nhận xét mở đầu.

Ở đây chúng ta bắt đầu xem xét về các Agnishvattas , hay là các Hỏa thiên thần của cơi trí và như vậy tiến vào chủ đề 680 kỳ diệu nhất có liên quan với sự tiến hóa hành tinh của chúng ta; đó là chủ đề có ư nghĩa huyền bí nhất đối với con người v́

các Thái Dương Thiên Thần (1) này liên quan đến bản chất thiết yếu của chính họ và cũng là năng lực sáng tạo theo đó họ hoạt động. Với mọi mục đích thực tiễn và để làm sáng tỏ sự tiến hóa tinh thần của con người, đoạn ngay trước mắt rất đáng chú ư và quan trọng nhất; đoạn đó cần được nghiên cứu rộng nhất của bộ luận này. Con người luôn luôn quan tâm quá mức vào chính ḿnh, và trước khi con người có thể phát triển đúng mức, y phải hiểu một cách khoa học các định luật về bản chất của chính ḿnh và cấu tạo của “cách biểu lộ” của riêng ḿnh. Y cũng phải hiểu một phần nào về liên hệ hỗ tương của ba loại lửa để cho chính ḿnh có thể vào một lúc sau này có thể “chiếu diệu” (“blaze forth”).

-Vấn đề của các Fire Dhyanis này và mối liên hệ của các Hỏa Thần Quân này với con người là một bí ẩn sâu xa nhất, và toàn bộ vấn đề bị khoác trong các truyền thuyết phức tạp đến nỗi các nhà nghiên cứu thường thất vọng hầu như chẳng

1 Thái Dương Thiên Thần (Solar Angels) là các thực thể ở đẳng cấp tinh thần cao – với một tâm thức được tinh luyện đến mức nó tương ứng với chất liệu vật chất mà các thần đó khoác lấy. Để liên kết với những ǵ mà tôi đă nói, bạn có thể xem các Thái Dương Thiên Thần như là tạo thành tổng hợp Thần Chủ quản Brahma của tiểu đảo hoa sen (lotus isle). Các angels được gọi bằng nhiều tên khác nhau như là các thần hành tinh (planetary spirits), Asura v.v…, nhưng để có một ư tưởng thích hợp về bản chất của họ, bạn có thể xét họ như là đang ở t́nh trạng có cùng liên hệ với các tu sĩ Bà La Môn thế giới được sinh ra và được giải phóng về mặt tinh thần hay là các Nirmanakayas v́ các vị này thay cho nhân loại thông thường. Các thiên thần là các tu sĩ Bà La Môn đó trong một Mahamanvatara trước, các vị này trải qua các giai đoạn bao la này trong đau khổ và công việc vất vả v́ lư do chăm sóc minh triết trên thế gian và v́ vậy họ xuất hiện như các thiên thần từ cái khuôn (womb) vô tận của Aditi (Tiên Thiên Huyền Nữ) dưới xung lực nghiệp quả của họ sau chu kỳ Mahapralaya.    Some Thoughts on the Gita, trang 137.

đạt đến sự sáng tỏ mong muốn và cần thiết của tư tưởng. Tuy nhiên sẽ không thể hoàn toàn xua tan các đám mây đang che giấu cái bí mật chính yếu, mà có lẽ bằng liệt kê và tổng hợp đúng, và bằng một bàn rộng thận trọng về các dữ kiện đă được truyền đạt, các ư tưởng của nhà nghiên cứu khôn ngoan có thể trở nên phần nào ít rối rắm.

Có hai phát biểu trong bộ GLBN vốn thường bị độc giả vô tâm bỏ sót, nhưng nếu xem xét kỹ, nó gợi ra nhiều chi tiết. 681 Chúng ta hăy ghi nhận hai phát biểu này :

 

1. Hai nguyên khí nối kết đều cần thiết. Điều này đ̣i hỏi Linh Hỏa tâm linh sống động của nguyên khí giữa, từ trạng thái thứ năm và thứ ba của Pleroma (Linh Hồn Vũ Trụ). Lửa này là cái sở hữu của các Tam Giác.

 

2. Các Đấng Cao Cả (Beings) này là các Đấng Nhập Niết Bàn (Nirvanis) từ một Mahamanvantara trước.

 

Chúng ta đă xem qua các devas có khuynh hướng tiến hóa thăng thượng, họ cùng nhau tập hợp một cách lỏng lẻo dưới h́nh thức các Lunar Pitris (1). Các Lunar Pitris này được chia thành bốn nhóm và có liên quan với việc tạo ra thể xác

1 Các Lunar Pitris đều là Nature Spirits (Thần Thiên Nhiên). GLBN II, 107.

 

1. Các thần này sở đắc, hoặc là các nơi chứa (containers) lửa của Ngôi Ba (third aspect).  GLBN II, 81.

 

2. Công việc của họ có trước công việc của các Solar Angels. GLBN I, 268.

 

3. Họ có bảy hạng giống như các Solar Angels.        GLBN II, 46.

 

Ba hạng phi vật chất (incorporeal), vốn là ba giới tinh hoa chất (elemental kingdoms) của Thiên nhiên, cung cấp cho con người thể dĩ thái, thể cảm dục và thể hạ trí.

Bốn hạng có h́nh tướng (corporeal, vật chất) vốn là các h́nh hài của bốn giới trong thiên nhiên. GLBN II, 93.

Xem GLBN II, 233. Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

 

nhị phân của con người, cùng với thể cảm dục và thể hạ trí của y. Các thể này được cấp năng lượng bằng thần lực của các Lunar Pitris qua trung gian các vi tử thường tồn. Nhưng đối với các mục tiêu cuả bản chất bên trong của con người, các thần này phải được xét theo ba nhóm của họ -dĩ thái, cảm dục và hạ trí. Công việc của các Agnishvattas (các nguyên khí có ngă thức, các Thần Kiến Tạo hoặc là các nhà xây dựng thể Chân Ngă trên các phân cảnh trí tuệ cao) là nối kết ba nguyên khí cao – atma, buddhi, manas – với ba nguyên khí thấp, và như thế thực sự trở thành nguyên khí trung gian trong con người. Chính các Ngài bắt nguồn từ nguyên khí trung gian của Thượng Đế (GLBN II, 83). Như vậy bảy nội môn được hoàn tất. Như chúng ta biết, nhục thân dưới biểu lộ trọng trược của nó, về mặt nội môn, không được xem là một nguyên khí.

Các devas của các phân cảnh hạ trí có liên quan với công

682      việc của con người qua vi tử thường tồn hạ trí, và nói chung, được chia thành 4 nhóm, thực sự vốn là cô đặc đầu tiên của thể tam phân hạ đẳng của con người. Họ tạo thành một phần của nguyệt thể (lunar body) con người. Họ liên kết trực tiếp với các tinh hoa (essences) tinh thần cao nhất, và tiêu biểu cho biểu lộ thấp nhất của thần lực phát ra từ cơi trí vũ trụ, và t́m được khoen nối của lực đó với Huyền Giai con người qua các vi tử thường tồn hạ trí. Các Ngài là các thiên thần thể hơi của thể xác Thượng Đế. Vào lúc này chúng ta sẽ không bàn đến họ tỉ mỉ hơn v́ khi chúng ta nghiên cứu vấn đề về nguyên khí thứ năm, một vài điểm sẽ trở nên sáng tỏ hơn; công việc có liên quan đến con người của các thần này có thể được mở rộng khi chúng ta tiếp tục. Vào lúc này, nhiều chi tiết hơn sẽ chỉ làm cho phức tạp.

Chúng ta hăy giữ thật rơ ràng trong trí chỉ những ǵ chúng ta đang xem xét. Chúng ta bàn đến :

 

1. Trạng thái thứ năm của tâm thức gọi là cơi trí,

 

2. Vật chất của cơi đó khi nó hiện hữu dưới hai trạng thái, sắc tướng và vô sắc tướng (xem lại định nghĩa trang 615, 616).

 

3. Các sự sống đem sinh khí (ensoul) cho vật chất đó, nhất là trong liên hệ của chúng với con người,

 

4. Các Egos hay là các đơn vị hữu ngă thức hợp thành điểm trung gian trong biểu lộ,

 

5. Việc kiến tạo thể nguyên nhân, mở đầu của Hoa Sen Chân Ngă, và cấu tạo của các nhóm mà chúng ta gọi là các nhóm Chân Ngă,

 

6. Biệt ngă (individuality) của các Đấng (Existences) mà chúng ta gọi là :

 

 Các Agnishvattas.

 Các Manasa devas.

 Các Hỏa Thần quân (Fire dhyanis).

 Các Solar angels, hay Solar Pitris.

 Các Asuras. và nhiều danh xưng khác được nhắc đến trong kinh sách huyền linh.

 

683      Nhiều nhầm lẫn xảy ra trong trí của các nhà nghiên cứu về sự phân biệt giữa các Agnishvattas đang lâm phàm trong con người với các Agnishvattas chỉ chịu trách nhiệm cho việc gieo cấy (the implanting) tia sáng trí tuệ trong người thú. Điều này cung cấp cho chúng ta toàn bộ vấn đề về chính hiện tượng biệt ngă hóa, và sự lâm phàm của một vài thực thể tinh thần, các vị này – khi ở trong h́nh hài xác thân – được nói đến như là các Avatars, như là các Hoạt Động Phật, hay là như các biểu lộ trực tiếp của Thượng Đế. Toàn bộ cái bí nhiệm được ẩn giấu trong mối liên hệ của các Monads cá biệt

đang hợp thành các trung tâm lực khác nhau trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế và trong Chủ Thể hữu ngă thức của chính Hành Tinh Thượng Đế đó. Ở đây nhà nghiên cứu phải ghi nhớ sự kiện rằng cơi trí là trạng thái thứ nhất của thể xác trọng trược của Hành Tinh Thượng Đế, cơi bồ đề là cơi dĩ thái vũ trụ, và là cơi mà trên đó có các trung tâm lực dĩ thái của một Hành Tinh Thượng Đế.

Từ cơi bồ đề (theo nghĩa hành tinh hoặc thái dương) phát ra sinh lực và xung lực vốn làm khích động thể hồng trần trọng trược đi vào hoạt động có mục đích và mạch lạc; do đó, chính trên cơi trí mà xung lực này được cảm nhận đầu tiên và sự tiếp xúc giữa cả hai được nhận ra. Ở đây có chứa một ẩn ngữ vốn sẽ được dùng làm mục tiêu suy cứu. Người nghiên cứu sẽ khảo sát vị trí và mục tiêu của cơi trí và liên hệ của cơi đó với Hành Tinh Thượng Đế và Thái Dương Thượng Đế. Khi khảo sát kỹ hơn bản chất của thể dĩ thái của chính ḿnh, y phải mở rộng tri thức đó đến các mức độ cao hơn và phải cố hiểu được cấu tạo của các lĩnh vực lớn hơn mà y chỉ là một phần của nó. Khi bản chất các trung tâm lực của chính y và hoạt động hiệu quả của chúng trên nhục thể con người được hiểu rơ hơn, y sẽ chuyển qua một hiểu biết đầy đủ hơn về hiệu quả tương ứng trong cơ thể Thượng Đế.

Chính trên cơi trí (phản ảnh trong ba cơi thấp của các trạng thái thứ ba và thứ năm của Pleroma) mà mănh lực đầy 684 đủ của sinh lực dĩ thái được cảm nhận. Một ẩn ngữ về ư nghĩa của điều này có thể được t́m thấy trong sự kiện rằng thể dĩ thái của con người nhận và truyền prana trực tiếp đến thể xác, và chính sinh lực của cơ cấu xác thân được đánh giá phần lớn bằng t́nh trạng và hoạt động của tim. Quả tim truyền đi sinh lực cho vô số tế bào vốn tạo nên lớp vỏ vật chất trọng trược; một điều tương tự được nh́n thấy nơi sự

kiện rằng các hỏa thiên thần này là “Tâm của cơ thể Đức Dhyan Chohan” (danh xưng này được dành cho các thần đó trong GLBN, quyển II, trang 96), v́ năng lượng của các thần này đến từ mặt trời tinh thần, theo cùng ư nghĩa rằng năng lượng của thiên thần sinh lực (pranic devas) của thể dĩ thái đến từ mặt trời hồng trần. Năng lượng này của các Agnishvattas biểu lộ trên cơi trí, tức cơi phụ chất hơi của cơi hồng trần vũ trụ, giống như năng lượng của các trung tâm lực dĩ thái trên cơi phụ dĩ thái thứ tư biểu lộ trước tiên và mạnh mẽ trên chất hơi của thể xác. Điều này giải thích tại sao Các Con của Minh Triết, biểu hiện cho nguyên khí bồ đề, sinh lực, hay trạng thái bác ái, tuy thế được biết trên cơi thứ năm như là các nguyên khí ngă thức; buddhi dùng manas như một hiện thể và các tác giả huyền linh học thường nói đến như là vehicle (chiếc xe, phương tiện truyền bá, hiện thể). Ego, hay là Chủ Thể (Identity) hữu ngă thức, về cơ bản và thật sự là Bác Ái – Minh Triết, nhưng biểu lộ trước tiên dưới h́nh thức tâm thức sáng suốt.

Chúng ta nên cố gắng nghiên cứu cẩn thận câu nói sau vốn có liên quan đến trí-cảm (kama-manas) và dính dáng tới các t́nh trạng vốn tạo ra sự biệt ngă hóa, hay là nó làm cho Bản Thể hữu ngă thức, các Chân Thần, t́m cách tự biểu hiện đầy đủ. Điều đó diễn ra như sau:

Chỉ khi nào bí huyệt tim của một Hành Tinh Thượng Đế (mỗi bí huyệt trong chu kỳ của Ngài và mỗi bí huyệt khác nhau về mặt chu kỳ) trở nên được tiếp sinh khí và đạt đến một năng lực rung động nào đó th́ sự biệt ngă hóa của các Chân Thần trở nên có thể xảy ra theo Thiên Luật.

Lại nữa, chỉ khi nào thể vật chất trọng trược tam phân của một Hành Tinh Thượng Đế (như được biểu lộ bởi ba cơi thấp của chúng ta, cơi hạ trí, cảm dục và hồng trần trọng trược) đă

685 đạt đến một rung động tương ứng và lặp lại việc phát triển theo chu kỳ của mahamanvantara trước đây, để rồi tạo ra nơi đó loại tiếp xúc rung động nó gây nên sự tỏa chiếu trên cơi trí của các nhóm chân ngă. Nó làm xuất hiện một biểu lộ của các xung lực tim của Hành Tinh Thượng Đế, và như vậy đưa ra ngoại cảnh các Chân Thần (được cấp năng lượng bằng sự sống của Tim) vốn tạo thành các bí huyệt khác nhau. Cổ Luận nói: “Khi Quả Tim của Cơ Thể đập nhịp với năng lượng tinh thần, khi cái tích lũy thất phân của nó rung động dưới xung lực tinh thần, lúc đó các ḍng thần lực trải rộng, lưu chuyển và biểu lộ thiêng liêng trở thành một Thực Tại; Con Người thiêng liêng lâm phàm”. Sự tương đồng trên cơi trần được nh́n thấy ở việc kích thích sự sống vốn được cảm nhận giữa tháng thứ ba với thứ tư trong thời kỳ trước khi sinh, khi quả tim của đứa trẻ rung động theo sự sống và cuộc sống cá nhân trở thành một sự khả hữu. Rung động sự sống này xuất phát từ linh hồn của người mẹ (tương ứng với Pleroma hay linh hồn thế giới – universal soul) và trùng hợp với sự khơi hoạt của loa tuyến thứ ba trong nguyên tử thường tồn hồng trần của đứa trẻ. Phải nhớ rằng giống như trong mỗi ṿng tuần hoàn, mọi giai đoạn đi trước đều được tóm tắt nhanh, và cũng như trong thời kỳ trước khi sinh, bào thai lặp lại trong tiến tŕnh tạo h́nh, lịch sử của các giới đi trước, cũng thế trong thái dương hệ, một diễn biến tương tự có thể được nhận ra. Khi một điểm nào đó được đạt đến và ba cơi thấp trở nên rung động, hay là được truyền năng lượng, bấy giờ việc lâm phàm vũ trụ trở nên có thể xảy ra; về mặt huyền linh, “Tim” khơi hoạt và “Con của Thượng Đế”, tức biểu hiện của ước muốn và t́nh thương của

Thượng Đế, được sinh ra (GLBN I, 203; II, 108, 122, 279) (1). Cuộc lâm phàm vũ trụ của một vài Đấng Cao Cả trở nên hoàn thiện và một trong các chỉ dẫn của điều này là sự xuất

686      hiện của các nhóm chân ngă trên các phân cảnh trí tuệ, đưa tới kết quả là sự biệt ngă hóa. Phương pháp và thời gian có thể thay đổi tùy theo bản chất của bất cứ Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt nào, nhưng v́ mỗi một và tất cả “Quả tim của Thân Thể” đều phải rung động với sự sống đang thức tỉnh trước khi sự đáp ứng đến từ bên dưới. Các Lunar Pitris phải xúc tiến công việc của họ trong hành tinh hệ và thái dương hệ chúng ta trước khi các Solar Angels (Thái Dương Thiên Thần), rung động với sự háo hức, thủ đắc các h́nh hài được chuẩn bị nhờ nỗ lực của họ, và thúc đẩy họ đi vào sự sống hữu ngă thức và cách sống tách biệt. Như thế, bốn hành tinh hệ lớn trong thái dương hệ, vốn là các hiện thể (vehicles, phương tiện) cho bốn vị Hành Tinh Thượng Đế (các Ngài tạo ra Tứ Bộ của Thượng Đế), phải đạt đến một giai đoạn có khả năng rung động nào đó, và có ư thức trước một sự việc tương tự đang xảy ra trong sự toàn vẹn của nó trong thái dương hệ, và bốn cái thấp và ba cái cao được tổng hợp. Tâm Thượng Đế đang rung động, và sự đáp ứng đă đến từ mọi hành tinh hệ, v́ ba loa tuyến đang rung động trong mọi hành tinh hệ đó, nhưng Con của Thượng Đế th́ chưa có ngă thức đầy đủ về mặt vũ trụ. Khi sự đáp ứng đến, các bí huyệt trở nên thức tỉnh. Một bí huyệt Thượng Đế đáp ứng đầy đủ với sự kích thích nơi tim, và đó là Venus, vốn đang vượt qua ṿng tuần hoàn cuối cùng.

1 Ba cơi này là các tương ứng với ba loa tuyến thấp trong vi tử thường tồn

hồng trần của Thái Dương Thượng Đế và Hành Tinh Thượng Đế. Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

Nếu nhà nghiên cứu cố tách thái dương hệ chúng ta ra khỏi thái dương hệ trước nó, và nếu y xem kỳ qui nguyên ở cuối chu kỳ đại khai nguyên này như là chu kỳ cuối cùng, và tột đỉnh hoàn toàn của mọi việc, y sẽ sai lầm. Trong thái dương hệ trước, cơi hồng trần vũ trụ đă đạt đến một khả năng rung động nào đó, và các devas của các ḷ lửa bên trong trở nên (nói một cách tương đối) tiến hóa cao, “các lửa vật chất” lúc đó chiếu sáng. Một số Sự Sống đạt đến ngă thức trong thái dương hệ ban đầu đó, và là các “nirvanis”(“kẻ nhập niết bàn”) mà H.P.B. nói đến (GLBN II, 83, 84, 243). Như có thể được mong đợi, họ được đặc trưng bởi sự thông tuệ linh hoạt, đạt được và phát triển được bằng cách tiến hóa vật chất trong kỳ đại khai nguyên trước. Họ là các Manasa devas

687 và trong toàn bộ của họ là các hiện thể của trí Thiêng Liêng, các thần lực Dhyan Chohan, tập hợp của Ah-hi. Trong thái dương hệ này, rung động của cơi cảm dục vũ trụ đang trở nên vượt trội, và qua rung động đó, việc di chuyển xuyên qua chất dĩ thái vũ trụ thứ tư (nơi mà như trước có nói, là các trung tâm lực dĩ thái của các Hành Tinh Thượng Đế) và cơi cảm dục của thái dương hệ chúng ta, một vài sự kiện có thể xảy ra. “Các Con của ước vọng” của Thượng Đế hoặc con người, có thể học được một số bài học, trải qua một số kinh nghiệm, và cộng thêm khả năng bác ái-minh triết vào cái sáng suốt có được trước kia. Thái Dương Thượng Đế chúng ta và các Hành Tinh Thượng Đế, đều an trụ trên cơi cảm dục vũ trụ, và kết quả của năng lượng sự sống của các Ngài khi nó tuôn đổ qua “Tâm” thái dương hệ có thể được nhận thấy trong hoạt động của cơi cảm dục và trong vai tṛ mà tính dục và đam mê nắm giữ trong sự phát triển của con người. Vào cuối maha­manvantara này nơi đó sẽ sẵn sàng cho sự biểu lộ trong thái

dương hệ thứ ba sắp tới, các vị nhập niết bàn, trong chính cơ bản, các vị này sẽ là “bác ái sáng suốt linh hoạt”; họ sẽ phải chờ cho đến khi năm cơi thấp của thái dương hệ đă đạt đến một giai đoạn phát triển rung động, giai đoạn này sẽ giúp họ tiến nhập vào, trong khi các nirvanis trong thái dương hệ này chờ cho đến khi ba cơi thấp hơn trở nên thích hợp trong rung động đáp ứng. Ở đây chúng ta đang nói về các Hành Tinh Thượng Đế. Trong Địa Cầu, sự tương đồng ẩn tàng trong sự đi đến của các Egos trong ṿng tuần hoàn thứ ba, trong căn chủng thứ ba và trong dăy thứ ba. Theo chúng ta hiểu, việc biệt ngă hóa chỉ xảy ra sau khi “trạng thái thứ ba của pleroma” được đạt đến, hoặc là về mặt vũ trụ khi xét về một Hành Tinh Thượng Đế, hoặc một cách tương đối khi liên quan đến con người.

Xét cùng một chủ đề từ dưới lên trên, chính động vật trong giới thứ ba mới biệt ngă hóa (individualises, lên làm người). Xét việc đó từ trên xuống dưới, th́ chính giới thứ năm, tức giới tinh thần, mới làm sinh động (ensouls) giới thứ ba và tạo nên (produces) giới thứ tư, tức là giới nhân loại hữu

688      ngă thức. Các h́nh ảnh này nên được nghiên cứu v́ chúng nắm giữ cái bí mật c̣n ẩn giấu và dù cho hàm ư huyền linh đích thực sẽ không được tiết lộ cho đến kỳ Điểm Đạo chính yếu thứ ba, cũng như không được hiểu đầy đủ cho đến kỳ Điểm Đạo năm, tuy nhiên ánh sáng có thể tuôn vào ở một điểm khó hiểu. Tương tự như thế trong thái dương hệ sắp tới, hiện tượng biệt ngă hóa (nếu một thuật ngữ không thích hợp như thế có thể được dùng để chỉ một trạng thái tâm thức không thể h́nh dung được ngay cả đối với một điểm đạo đồ ở mức Điểm Đạo ba) sẽ không thể xảy ra cho đến giai đoạn thứ hai hoặc giai đoạn thứ sáu của Pleroma. Lúc bấy giờ tâm thức sẽ tỏa chiếu trên cơi Chân Thần, và nó sẽ là cơi của sự

biệt ngă hóa. Mọi trạng thái tâm thức dưới mức cao đó sẽ trở thành những ǵ mà đối với Thượng Đế tâm thức của ba cơi thấp đối với Ngài hiện giờ đang hiện hữu. Giống như thể xác của con người không phải là một nguyên khí, cũng thế mọi cơi vào lúc này ở dưới cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ đều không được Thượng Đế xem như là một nguyên khí.

Các Solar Angels hiện tại của chúng ta hay là các hỏa thần lúc bấy giờ sẽ có một vị thế tương tự với vị thế của Lunar Pitris hiện nay, v́ tất cả sẽ hợp thành một phần của tâm thức thiêng liêng, và tuy thế, về mặt huyền bí sẽ được xem như “dưới ngưỡng” của tâm thức. Con người phải học cách kiềm chế, hướng dẫn và vận dụng các thần chất mà các thể thấp của con người được tạo ra từ đó; mục tiêu này liên quan đến việc phát triển ngă thức đầy đủ vốn được mang lại do tác động của các Solar Angels hay là các thần kiến tạo (builders) và các thần đem sinh khí (vitalisers) cho thể chân ngă; họ là các thần mà nhờ họ ngă thức trở thành hiện thực. Trong thái dương hệ tới, họ cũng sẽ không c̣n biểu hiện cho loại tâm thức hướng về những ǵ mà con người mong mỏi nữa; họ sẽ phải nâng lên đến các nhận thức c̣n to lớn hơn, và lần nữa, bằng phương pháp huyền linh “dẫm chân lên chúng”, các nhận thức cao siêu này sẽ trở nên chấp nhận được. Trong thái dương hệ này con người phải leo lên bằng cách đặt chân của ḿnh lên con rắn vật chất. Y vươn lên bằng cách chế ngự vật chất và chính ḿnh trở thành con rắn minh triết. Trong thái dương hệ tới y sẽ trèo lên bằng “con rắn minh triết” và bằng

689      cách chế ngự và kiểm soát của các Agnishvattas, đạt đến một điều mà ngay cả thể trí giác ngộ của vị Dhyan-Chohan cao nhất cũng không thể nhận thức được.

a. Nguyên khí thứ năm :

Các Solar Angels là các Pitris, các thần kiến tạo của thể Chân Ngă, và các thần tạo ra hiện tượng biệt ngă hóa hay là tâm thức được nhận thức, các Agnishvattas, các đại thiên thần của Trí Tuệ.

Một vài xác nhận rộng răi và tổng quát đă được đưa ra với mục tiêu trước mắt là mở ra vấn đề kỳ diệu và thực tiễn này, và bằng một nỗ lực để liên kết thái dương hệ này trong trạng thái trí tuệ căn bản của nó với quá khứ và tương lai.

Tiết đoạn mà hiện nay chúng ta đang tiếp cận, liên quan đến sự phát triển của các Manasaputras thiêng liêng, xét họ như một tổng thể tổng hợp, chứa đựng Trí Thiêng Liêng, và xét Chân Thần cá nhân, đang đáp ứng với Sự Sống các Ngài như một phần của cơ thể của các Dhyani Buddhas này.

(a) Xét về mặt vũ trụ. Một châm ngôn huyền linh có vị trí của nó nơi đây. Nó nắm giữ bí quyết của Dhyanis ngũ phân :

“Ba cái Cao trong sự hợp nhất theo chu kỳ t́m cách biết và để được biết. Ba cái Thấp (v́ ở đây chúng ta không tính cái thứ 8) không biết cũng không thấy; họ chỉ nghe và sờ. Cái thứ tư không có một vị trí. Cái thứ năm (cũng vốn là cái thứ tư) tạo ra ở trung điểm một TAU vũ trụ, vốn được phản chiếu trên Cái Thứ Bảy vũ trụ”.

H.P.B. nói rằng (trong GLBN I, 200, 201 – II, 251, 252) Monad biệt ngă hóa có tâm thức tinh thần nhiều hơn là chính Monad trên cơi riêng của nó, cơi thứ hai. Ở đây phải nhớ rằng các Hành Tinh Thượng Đế chỉ lâm phàm trong vật chất trong thái dương hệ chúng ta, các thể biệt ngă hóa của các Ngài ở trên cơi trí vũ trụ, do đó biểu lộ đầy đủ đối với các thể này

690      không thể xảy ra trong kỳ biểu lộ. Do đó, một cách tương đối, trong khi biểu lộ, con người có thể biểu lộ chính ḿnh một cách đầy đủ khi y đạt đến “tâm thức của các chốn cao”. Do đó cần nêu ra rằng ở ngay chính lúc bắt đầu việc nghiên cứu

của chúng ta về nguyên khí thứ năm này mà các Manasaputras thiêng liêng trên cơi riêng của các Ngài phải được xét theo quan điểm lâm phàm hồng trần, trong khi đó, con người có thể được xét theo những ǵ, đối với y, là một trạng thái tinh thần.(1)

Sự biệt ngă hóa của con người, hay là sự xuất hiện của các đơn vị hữu ngă thức trên cơi trí, được bao hàm trong một phát triển rộng hơn, v́ nó trùng hợp với sự chiếm hữu một thể hồng trần trọng trược của Hành Tinh Thượng Đế; thể này được làm bằng vật chất của ba cơi thấp của chúng ta. Khi các trung tâm lực dĩ thái của các Manasaputras trên cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ trở nên được truyền sinh khí, chúng tạo ra hoạt động tăng bội trên cơi trí của thái dương hệ, tức cơi chất hơi của vũ trụ, và tâm thức của Hành Tinh Thượng Đế và năng lượng sự sống của Ngài bắt đầu làm cho chính nó được cảm nhận. Đồng thời, theo Thiên Luật, lực trí tuệ hay là năng lượng trí tuệ tuôn đổ vào từ cơi vũ trụ thứ năm, tức cơi trí vũ trụ. Năng lượng hai mặt này, nhờ tiếp nhận những ǵ có sẵn trong thể hồng trần của chính Thượng Đế, tạo ra các tương ứng với các trung tâm lực trên cơi đó và các nhóm Chân Ngă xuất hiện. Chúng ḥa lẫn dần dần ba loại điện, và chính chúng là hiện tượng điện. Chúng được tạo thành bằng các nguyên tử này, hay là các kiểu mẫu sự sống, vốn là một phần 691 của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, tức toàn bộ của Chân Thần nhân loại thuần túy. Tương tự, mănh lực tam phân này, được

Giới  _____ 1. 2. 3. 4. ____ Nguyên khí (principle)

5. 6. 7. 8.

Điều này có một ư nghĩa vũ trụ và thái dương hệ và đưa ra ánh sáng về sự kiện xuất hiện vốn có liên quan đến hành tinh hệ chúng ta, ĐOẠN KINH (STANZAS) về sự xuất hiện của các Hỏa Tinh Quân (Lords of Flame) nên được nghiên cứu ở đây.

tạo ra bằng sự chiếm hữu có ư thức của Hành Tinh Thượng Đế, làm sinh động thần chất và thể hồng trần trọng trược của Hành Tinh Thượng Đế được biểu lộ một cách trung thực. Đây là những ǵ được nói đến bằng các phát biểu rằng các devas chỉ được t́m thấy trong ba cơi thấp. Đó là một cách nói tương tự với cách nói rằng nhân loại chỉ có trong ba cơi thấp; tuy nhiên, các Chân Thần nhân loại dưới bảy kiểu mẫu, đều có trên cơi tinh thần – v́ đó là cơi của lưỡng nguyên – các Chân Thần của deva cũng có ở đó.

Các nhà nghiên cứu nên luôn luôn nhớ rằng các vấn đề huyền linh học này có thể được diễn tả theo hai cách :

-Liên quan tới ba cơi thấp, hay là theo quan điểm của thể xác của Thượng Đế.

-Liên quan tới lực hay năng lượng, hoặc là theo quan điểm của thể prana của Thượng Đế tức sinh lực, tức dĩ thái thứ tư của vũ trụ.

Cái mà chúng ta hiểu qua nguyên khí thứ năm chỉ là cách diễn đạt trên cơi nguyên nhân (causal plane) của mănh lực hay năng lượng vốn phát ra từ thể nguyên nhân của Thượng Đế trên cơi thứ năm vũ trụ, xuyên qua tương ứng của Thượng Đế với nguyên tử thường tồn hạ trí. (Các tương ứng này bao gồm một ư niệm tiến bộ hơn nhiều những ǵ có thể có được ngay cả đối với một điểm đạo đồ vào lúc này). Trong ṿng tuần hoàn thứ năm, ư nghĩa bên trong có thể trở nên lộ rơ đối với đệ tử. Khi thiên ư dần dần chuyển hóa thành ước muốn và như vậy việc lâm phàm hồng trần được tạo ra, một giáng lưu (down flow) mănh liệt của lực mang sinh khí (vitalising force) từ cơi thứ năm của vũ trụ xảy ra, cho đến khi giáng lưu đó đi đến cơi thứ năm của chúng ta, tức cơi trí. Vào đúng chu kỳ, chính lực này gây ra một vài sự việc có thể xảy ra trong thời gian và không gian và trong ba cơi thấp, tức

thể hồng trần trọng trược của Thượng Đế. Cái đầu tiên trong các biến cố này là sự chiếm hữu, của Thượng Đế, thể hồng trần trọng trược đó, và việc tiến vào biểu lộ của Mặt Trời vật chất

692 và các hành tinh vật chất. Theo quan điểm chúng ta, dù điều này trải dài một thời kỳ rộng lớn không thể h́nh dung được, đối với Thượng Đế đó chỉ là một giai đoạn tụ sinh (gestation) ngắn mà mọi cơ thể đều trải qua. Một biến cố quan trọng thứ nh́ là sự chiếm hữu của các Prajapatis khác nhau 1 hay là Hành Tinh Thượng Đế với các thể hồng trần của các Ngài – lần nữa ở các thời điểm khác nhau và tùy theo tŕnh độ tiến hóa của các Ngài. Điều này thuộc về niên đại sau đối với bảy hơn là đối với ba. Một ư tưởng về ư nghĩa của sự phân biệt này có thể được nhà nghiên cứu góp nhặt, khi y khảo cứu tiến tŕnh của chân ngă luân hồi. Thế là chúng ta t́m được ǵ ? Trước tiên, sức thôi thúc hay là ư-muốn-tồn-tại (will-to-be), phát ra từ cơi trí; kế đó là ước vọng (desire) phát ra từ cơi cảm dục, tạo ra biểu lộ trên cơi trần. Ư tưởng này phải được trải rộng tới ba Thượng Đế hay là Ba Ngôi Thượng Đế và kế đó chúng ta có ch́a khóa đưa tới bí ẩn về chín Sephiroth, Tam Vị Nhất Thể. Biến cố khác có thể được ghi nhận – sự chiếm hữu ở một giai đoạn c̣n muộn hơn trong thời gian và không gian bởi các Chân Thần cá biệt đối với các thể biểu lộ của các Chân Thần đó.

1 Prajapatis. Các Tổ Tiên (Progenitors); các thần ban phát sự sống (givers of life) cho vạn vật trên địa cầu này. Các Ngài là bảy và kế đó là mười tương ứng với 7 và 10 Sephiroth. Về mặt vũ trụ, các ngài là bảy Rishis của Đại Hùng Tinh; về mặt thái dương hệ các Ngài là bảy Hành Tinh Thượng Đế, c̣n theo quan điểm của hành tinh chúng ta, các Ngài là 7 Kumaras. Xem GLBN I, 109, 122, 459, 661; II,  33, 36; cước chú 80.

Việc tuôn đổ vào của mănh lực này của năng lượng, phát ra từ Nguyên Khí thứ năm của Thượng Đế, mang lại hai điều:

-Việc chiếm hữu bởi Thượng Đế thất phân đối với thể hồng trần trọng trược của Ngài. -Sự xuất hiện trên cơi thứ năm của thái dương hệ các thể nguyên nhân của các Chân Thần nhân loại.

hoặc là: -Đối với Sự Sống vĩ đại hơn đó là sự luân hồi. -Đối với các sự sống thứ yếu, đó chính là sự biệt ngă hóa

(individualisation, lên làm người). Điều này cần thêm cân nhắc.

693 Do đó điều sẽ lộ rơ với mọi nhà suy tưởng v́ sao nguyên khí thứ năm này khuấy trộn trạng thái thứ ba này thành hoạt động hữu ngă thức.

(b) Xét về mặt vật hoạt luận.(1) Khi tiếp tục nghiên cứu Nguyên Khí thứ năm của Thượng Đế, giờ đây chúng ta sẽ xét nó theo khía cạnh vật hoạt luận của nó. Chúng ta đă thấy rằng nguyên khí đó có thể được xem như lực, năng lượng hoặc tính chất vốn bắt nguồn từ nguyên tử thường tồn của Thượng Đế trên cơi trí vũ trụ; tất nhiên việc này có một hiệu quả rơ rệt trên cơi thứ năm của thái dương hệ và trên cơi phụ thứ năm của cơi trần, tức cơi chất hơi. Trước khi nói đến chủ đề về các Agnishvattas đầy đủ, có ba điểm cần nhớ.

Vật hoạt thuyết (Hylozoism). Do tiếng Hy Lạp “ule”, vật chất (matter) “zoon”, động vật (animal); và “ism” (học thuyết, chủ nghĩa).

“Ism” là một tiếp vĩ ngữ/hậu tố biểu hiện cho học thuyết hoặc ư tưởng trừu tượng của danh từ mà ism được gắn vào. Hylozoism là học thuyết cho rằng mọi vật chất đều được phú cho sự sống.

“Khi chúng ta đạt đến khái niệm hylozoism này về một vũ trụ vật chất sống động, cái bí ẩn của thiên nhiên sẽ được giải quyết”. Tự Điển Tiêu Chuẩn

Thứ nhất, cần nhớ rằng mọi cơi của thái dương hệ chúng ta, xét chúng dưới h́nh thức thần chất, đều hợp thành loa tuyến trong nguyên tử thường tồn hồng trần của Thái Dương Thượng Đế. Điều này trước kia đă được nêu ra, nhưng cần nhấn mạnh lại ở đây. Mọi tâm thức, mọi kư ức, mọi năng lực đều được chứa trong các nguyên tử thường tồn, và v́ vậy ở đây chúng ta bàn đến tâm thức đó; tuy nhiên nhà nghiên cứu cần nên nhớ rằng chính ở trên cơi phụ nguyên tử mà thiên thức (logoic consciousness) (cho dù điều đó có thể vẫn c̣n cách xa với Thực Tại) tự tập trung. Nguyên tử thường tồn này của thái dương hệ, vốn giữ cùng mối liên hệ với thể hồng trần của Thượng Đế giống như nguyên tử thường tồn con người giữ liên hệ với thể xác của con người, là một nơi nhận thần lực, và do đó có tính tiếp nhận đối với các phóng phát thần lực từ một nguồn khác ngoài thái dương hệ. Ư tưởng nào đó về tính hư ảo của biểu lộ, cả con người lẫn Thượng Đế, có thể được gom góp từ mối liên hệ của các nguyên tử thường tồn đối với phần c̣n lại của cơ cấu. Tách ra khỏi vi tử

694 thường tồn, thể xác con người không tồn tại được. Lại nữa, các h́nh hài khác nhau, cũng như các giới khác nhau tùy theo bản chất của lực tuôn chảy qua chúng. Trong giới động vật những ǵ tương ứng với nguyên tử thường tồn đáp ứng với lực của một tính chất tiến hóa giáng hạ tỏa ra từ một nhóm đặc thù. Nguyên tử thường tồn của con người đáp ứng với Lực phát ra từ một nhóm trên ṿng cung tiến hóa thăng thượng và Cung của Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt mà trong cơ thể Ngài, một Chân Thần nhân loại có một vị trí nhất định. Thứ hai, cần phải ghi nhận rằng v́ cái nói trên, điều sẽ hiển nhiên là ở giai đoạn này của ḍng lưu nhập và phát triển trí tuệ, chúng ta có can hệ tới việc xuất hiện nguồn sinh lực và

hoạt động hoàn măn của loa tuyến thứ năm của Thượng Đế; việc đem lại sinh khí này tự lộ rơ trong hoạt động mănh liệt của cơi trí, và bản chất ba mặt của hiện tượng điện để lộ trên đó.

Cơi phụ nguyên tử… nguyên tử thường tồn thượng trí… Dương

Cơi phụ thứ tư…. . . nguyên tử thường tồn hạ trí…. . . .           Âm

Các nhóm Chân ngă… các thể nguyên nhân… . . . . . . . . .       Thăng bằng hay trung ḥa Điều này đang trong tiến tŕnh biểu hiện trong quá tŕnh tiến hóa. Ở đây, chúng ta đang bàn đến trạng thái vật chất và xét năng lượng trong nhiều biểu lộ khác nhau của nó. Sự đáp

 

ứng của thần chất với ḍng lực lưu nhập trên cơi trí có hiệu quả ba mặt liên quan với Thượng Đế hay là Thất Bộ :

 

1. Nó tạo ra một sức sống tăng mạnh trong các trung tâm lực Thượng Đế trên cơi dĩ thái thứ tư vũ trụ, do tác động phản xạ, nó được cảm nhận cả trên lẫn dưới cơi hoạt động.

 

2. Nó kích thích các nỗ lực của các kiểu mẫu của giới thứ

 

695      ba và một hiệu ứng kép được tạo ra qua việc này, v́ giới thứ tư trong thiên nhiên xuất hiện trên cơi trần và các Tam Thượng Thể được phản chiếu trên cơi trí trong các thể nguyên nhân nơi đó.

3. Như trước kia có nói, thể xác được liên kết và phối hợp với các thể dĩ thái của Thái Dương Thượng Đế và của Hành Tinh Thượng Đế. Do đó ba cơi thấp được tổng hợp với bốn cơi cao, và các devas của một mahamanvantara trước hay là chu kỳ thái dương trước kia được kết hợp với các devas thuộc đẳng cấp mới hơn họ đang chờ đúng các t́nh trạng. Cuộc lâm phàm hồng trần của Thượng Đế được hoàn tất. Ba giới thấp, vốn là âm đối với mănh lực cao, sức hút hỗ tương của hai cái này và sự tương tác của chúng đưa vào hiện tồn giới thứ tư hay giới nhân loại. Ba loại lửa, tức lửa Trí Tuệ, lửa

Tinh Thần và lửa Vật Chất được đưa chung lại và công việc của ngă thức đầy đủ bắt đầu.

Sau rốt, nhà nghiên cứu nên rất cẩn thận nghiên cứu ở đây ư nghĩa của các số ba, tư và năm trong sự tiến hóa của tâm thức. Từ trước đến giờ khoa huyền số học (numerology) đă được nghiên cứu trước tiên, và một cách hợp lư (rightly), theo trạng thái vật chất, nhưng không phải theo quan điểm của năng lượng hữu thức. Thí dụ Triad thường được các nhà nghiên cứu xem như là tam giác được hợp thành bởi các nguyên tử thường tồn manas, buddhi và atma; h́nh khối (cube) thay cho con người vật chất hạ đẳng, c̣n ngôi sao năm cánh thường có một giải thích rất vật chất. Tất cả các góc nh́n này đều cần thiết và phải đi trước việc nghiên cứu khía cạnh bên trong, nhưng chúng nhấn mạnh vào khía cạnh vật chất hơn là vào khía cạnh bên trong; tuy nhiên vấn đề nên được nghiên cứu về mặt tâm lư. Trong thái dương hệ này, các số nêu trên là quan trọng nhất theo quan điểm tiến hóa của tâm 696 thức. Trong thái dương hệ trước, con số 6 và 7 nắm giữ bí mật c̣n ẩn tàng. Trong thái dương hệ tới, số đó sẽ là 2 và 1. Điều này chỉ nói tới sự phát triển tâm linh. Tôi xin minh giải: Ngôi Sao 5 cánh trên cơi trí hàm ư (trong số các sự kiện khác) sự tiến hóa, nhờ vào năm giác quan trong ba cơi thấp (vốn cũng có thể thuộc về biến phân theo năm mặt) của nguyên khí thứ năm, việc đạt được ngă thức, và phát triển loa tuyến thứ năm. Trên cơi bồ đề, khi lóe lên ánh sáng lúc điểm đạo, con số này có nghĩa là sự phát triển đầy đủ nguyên khí thứ năm hay tính chất, tức chu kỳ hoàn tất của Ego trên năm Cung dưới sự cai quản của Đức Mahachohan, và việc đồng hóa của tất cả những ǵ cần được học hỏi nơi chúng và việc đạt đến – không những ngă thức đầy đủ, mà c̣n của tâm thức của nhóm mà một người có mặt trong đó. Nó c̣n rút ra sự khai mở đầy đủ

của năm trong số các cánh hoa Chân Ngă, chừa lại bốn cánh sẽ khai mở trước cuộc điểm đạo cuối cùng.

Ngôi sao năm cánh ở các cuộc điểm đạo trên cơi trí chiếu sáng trên đầu của điểm đạo đồ. Điều này liên quan tới ba cuộc điểm đạo đầu tiên vốn được trải qua trong thể nguyên nhân. Cần nói rằng hai cuộc điểm đạo đầu xảy ra trên cơi cảm dục và điều này đúng, nhưng cũng đă tạo ra hiểu lầm. Chúng được cảm thấy có liên hệ sâu xa với thể cảm dục, thể xác và với thể hạ trí, và ảnh hưởng đến sự kiểm soát của chúng. Ảnh hưởng chính được cảm thấy trong các thể này, điểm đạo đồ có thể giải thích chúng như là đang xảy ra trên các cơi liên hệ, v́ sự sống động của hiệu quả, và sự kích thích tiến hành phần lớn trong thể cảm dục. Nhưng phải luôn luôn nhớ rằng các cuộc điểm đạo chính được chọn trong thể nguyên nhân hoặc

– tách ra khỏi thể đó – trên cơi bồ đề. Ở hai cuộc điểm đạo cuối, vốn phóng thích một người ra khỏi ba cơi thấp, và giúp cho y hoạt động trong thể sinh lực của Thượng Đế và vận dụng được sức mạnh, sức mạnh này làm sinh động hiện thể

697      Thượng Đế đó, điểm đạo đồ trở thành ngôi sao năm cánh, và nó giáng xuống Ngài, nhập vào Ngài, và Ngài được nh́n thấy ở ngay tâm của ngôi sao. Việc giáng xuống này xảy ra qua tác động của Đấng Điểm Đạo (Initiator), đang vận dụng Quyền Lực Trượng, và đặt một người tiếp xúc với trung tâm lực trong Cơ Thể của Hành Tinh Thượng Đế mà người này là một phần của Ngài; điều này được thực hiện một cách hữu thức. Hai cuộc điểm đạo thứ sáu và thứ bảy, xảy ra trên cơi Niết Bàn; ngôi sao năm cánh “chiếu diệu từ trong chính nó” theo cách nói huyền môn, và trở nên ngôi sao bảy cánh; nó giáng xuống trên con người và người này nhập vào Linh Hỏa.

Điểm đạo và bí ẩn của con số trước tiên có liên quan tới tâm thức, và về căn bản không phải là “khả năng hoạt động trên một cơi”, cũng không phải là năng lượng của vật chất, như có thể góp nhặt từ biết bao nhiêu sách vở huyền bí. Chúng bàn đến sự sống bên trong, sự sống dưới h́nh thức thành phần của tâm thức và ngă thức của một Hành Tinh Thượng Đế hay Đấng Chủ Quản của một Cung năng lượng (Ray), chứ không phải sự sống trong vật chất theo chúng ta hiểu. Một Hành Tinh Thượng Đế hoạt động trong hiện thể sinh lực của Ngài, và ở mức độ liên quan tới chúng ta trong thái dương hệ này; Ngài làm việc một cách hữu thức qua các trung tâm lực của Ngài.

Tổng kết: Có một giai đoạn trong sự tiến hóa của tâm thức lúc mà ba, bốn, và năm phối hợp và ḥa nhập một cách hoàn hảo. Sự nhầm lẫn về điểm này xuất phát từ hai nguyên nhân vốn là mức thành đạt cá nhân của nhà nghiên cứu. Chúng ta diễn giải và tô điểm các diễn đạt tùy theo trạng thái tâm thức bên trong chúng ta. H.P.B. ám chỉ điều này (GLBN III, 456) khi bàn về các nguyên khí; cũng là cách diễn dịch các h́nh ảnh này thay đổi tùy theo bí quyết được dùng. Giới thứ năm hay giới tinh thần được nhập vào khi các đơn vị của giới thứ tư thành công trong việc làm linh hoạt loa tuyến thứ năm

698      trong mọi nguyên tử của con người tam phân thấp; khi chúng khai mở ba trong các cánh hoa Chân Ngă và ở trong diễn tŕnh khai mở cánh hoa thứ tư và năm khi chúng bắt đầu trở nên có ư thức về sinh lực (pranic force) của Hành Tinh Thượng Đế.

(c) Các Solar Angels và Nguyên khí Thứ Năm. Bây giờ chúng ta có thể nghiên cứu các Thực Thể liên quan đến nguyên khí thứ năm này và ảnh hưởng của các Thực Thể đó lên sự tiến hóa tâm thức.

Nơi mà con người có liên quan đến các Solar Angels này, các Agnishvattas, tạo ra sự hợp nhất của Tam Thượng Thể tinh thần, hay là Linh Ngă (divine Self), và Tứ hạ thể (Quaternary) hay phàm ngă. Nơi nào Thượng Đế có liên quan, dù là Thái Dương hay Hành Tinh Thượng Đế, các Ngài cũng tạo ra các t́nh trạng nhờ đó thể dĩ thái và nhục thân trở thành một đơn vị.

Các Ngài tiêu biểu cho một loại điện lực đặc biệt; công việc của các Ngài là pha trộn và phối hợp, và trên hết, các Ngài là “các lửa chuyển hóa” của thái dương hệ, và là các trợ thủ giúp chuyển sự sống của Thượng Đế thông qua các hỏa thể (bodies of flame) của các Ngài khi sự sống đó từ trên cao đi xuống vào chỗ thấp, và khi sự sống vươn từ thấp lên cao trở lại. Các Ngài được nối liền với các nhóm cao nhất của các Ngài với phần của bí huyệt ở đầu của Thượng Đế, nó tương ứng với bí huyệt tim, và đây là manh mối đưa tới bí ẩn về kama-manas. Các thiên thần cảm dục (kamic angels) được truyền sinh lực từ bí huyệt “tim”, c̣n các thiên thần trí tuệ từ bí huyệt đầu của Thượng Đế, xuyên qua điểm mà bên trong đó trung tâm lực tiếp nối với tim. Hai nhóm chiếm ưu thế này là toàn thể kama-manas (trí cảm) trong mọi biểu lộ của nó. Các Solar Angels hiện hữu trong ba nhóm, tất cả đều liên hệ với trạng thái ngă thức, tất cả đều được truyền năng lượng và có liên quan với loa tuyến thứ năm của nguyên tử thường tồn Thượng Đế, và tất cả đều hoạt động như một đơn vị.

Một nhóm cao nhất có liên hệ với bí huyệt đầu của Thượng Đế, dù là Thái Dương hoặc Hành Tinh Thượng Đế. Các vị này hoạt động với các nguyên tử thường tồn thượng trí và biểu hiện ư-muốn-tồn-tại trong việc lâm phàm trong xác thân trọng trược. Sức mạnh của các Ngài được cảm nhận trên cơi phụ nguyên tử và trên cơi thứ nh́; các Ngài là vật

699 chất và sự sống của các cơi này. Một nhóm khác có liên kết rơ rệt với các thể nguyên nhân của mọi Egos và có tầm quan trọng hàng đầu trong thái dương hệ này. Họ đến từ bí huyệt tim và biểu lộ thần lực đó. Nhóm thứ ba, tương ứng với bí huyệt cổ họng, để lộ sức mạnh của họ trên cơi phụ thứ tư qua các nguyên tử thường tồn hạ trí. Họ là toàn bộ quyền năng của Chân Ngă để thấy, để nghe và để nói (hoặc phát âm) theo ư nghĩa hoàn toàn huyền linh. Một ẩn ngữ có thể được đưa ra đây cho những ai có năng lực để hiểu. Ba cḥm sao được liên kết với nguyên khí thứ năm của Thượng Đế trong biểu lộ ba mặt của nó :Sirius, hai của cḥm sao Pleiades và một cḥm sao nhỏ mà tên gọi của nó phải được nhận biết bằng trực giác của kẻ nghiên cứu. Cả ba cḥm sao này chi phối sự chiếm hữu của Thượng Đế đối với thể trọng trược của Ngài. Khi kỳ pralaya vừa qua kết thúc và thể dĩ thái đă được phối kết, một tam giác trong các Cơi Trời (Heavens) được tạo ra theo thiên luật, nó cho phép một ḍng thần lực, tạo ra rung động trên cơi thứ năm của thái dương hệ. Tam giác đó vẫn tồn tại và là nguyên nhân của ḍng lưu nhập liên tục của Lực trí tuệ; nó nối kết với loa tuyến trong nguyên tử thường tồn hạ trí của Thượng Đế và bao lâu mà ư-muốn-tồn-tại của Ngài c̣n tiếp tục tồn tại, năng lượng sẽ tiếp tục tuôn đổ qua. Trong ṿng tuần hoàn thứ 5, nó sẽ được cảm thấy ở tột đỉnh của nó. Khi xem xét các Thực Thể (1) ban cấp nguyên khí trí tuệ cho con người, chúng ta

1 Một câu hỏi rất tự nhiên có thể được đặt ra ở đây : Tại sao chúng ta xem vấn đề các devas của thái dương hệ giữa (v́ chúng ta có thể gọi các devas này liên kết với thái dương hệ này và với buddhi và kama-manas) trong việc xem xét của chúng ta về các h́nh tư tưởng ? V́ hai lư do : một lư do đó là tất cả những ǵ hiện hữu trong thái dương hệ chỉ là vật chất được kích hoạt/ cấp năng lượng từ cơi trí và cơi cảm dục vũ trụ, và được tạo tác

phải nhớ rằng họ là các thực thể (beings), mà trong các chu kỳ khai nguyên trước đă thành đạt, và họ -trong ṿng tuần hoàn này – chờ một thời điểm đặc biệt nào đó để tiến nhập

700 vào và như thế nối tiếp công việc của họ. Một trường hợp song hành có thể được nh́n thấy ở lối vào – trong thời Atlantis – của các Egos từ dăy nguyệt cầu. Sự song hành không chính xác, như một t́nh huống đặc biệt phổ biến trên nguyệt cầu và một mục đích nghiệp quả đặc biệt gom tất cả họ lại trong thời đó. Ở đây nên nhớ rằng trong dăy nguyệt cầu, nguyên khí thứ năm, hay nguyên khí trí tuệ, phát triển một cách b́nh thường, và bản năng từ từ phát triển đến khi nó ḥa nhập một cách tinh tế vào manas, vốn có bản chất tương tự; trong ṿng tuần hoàn này một t́nh trạng đặc biệt đ̣i hỏi phải có sự kích hoạt ngoài hành tinh, và nhóm Pitris đặc biệt này đă tiến hành một sự chuyển tiếp của cái thấp thành cái cao qua một ḍng năng lượng giáng lưu xuyên qua Trung Tâm Nguyên Sơ (Primary) của Địa Cầu từ một trung tâm ngoài thái dương hệ. Ba ṿng tuần hoàn chính, như trong các cơi và các nguyên khí, là quan trọng nhất đối với sự tiến hóa của các đơn vị hữu ngă thức trong thái dương hệ này, và việc làm hướng về sự

thành h́nh hài qua quyền năng của Định Luật điện; tất cả những ǵ có thể được biết chỉ là h́nh hài được cấp sinh khí (ensouled) bằng các ư tưởng. Thứ hai là, những ǵ ở trong tri thức của các tiến tŕnh sáng tạo của thái dương hệ, con người đều phải học cho chính ḿnh để làm thế nào theo thời gian qua sẽ trở thành đấng sáng tạo. Chúng ta có thể minh họa điều này bằng nhận xét rằng một trong các nhiệm vụ chính của phong trào Minh Triết Thiêng Liêng trong mọi chi bộ của nó là tạo nên một h́nh hài vốn có thể được cấp sinh khí, vào đúng lúc, bằng ư tưởng của Brotherhood (Thánh Đoàn).

hoàn thiện của ṿng tuần hoàn ba, tư và năm, đối với Hành Tinh Thượng Đế, cũng như đối với con người, đánh dấu chu kỳ trưởng thành. Các chu kỳ trước và sau đó đánh dấu chu kỳ tăng trưởng hướng về sự thành thục và tích chứa thành quả của kinh nghiệm trước kia. Lần nữa, ba Pḥng có thể được xem xét ở đây theo trạng thái này, và giai đoạn chủ yếu được dành riêng cho Pḥng Học Tập.

Trên mọi hành tinh, các manasadevas này được nh́n thấy làm việc, luôn luôn trong ba nhóm của họ nhưng thay đổi các phương pháp được dùng tùy theo giai đoạn tiến hóa của hành tinh có liên hệ, và tùy karma của Đấng Chủ Quản hành tinh đó. Phương pháp làm việc trên Địa Cầu của họ, có thể được nghiên cứu trong GLBN và có một quan tâm có ư nghĩa nhất đối với con người vào lúc này. (Xem mọi phần trước của bộ GLBN, quyển II). Ba nhóm nên được cẩn thận xem xét theo quan điểm công việc huyền linh của họ, vốn được ám chỉ đến bằng các danh xưng :

 Những kẻ từ khước luân hồi (nhập thế).

 Những người gieo trồng tia lửa trí tuệ.

 Những người khoác lấy các thể và uốn nắn khuôn mẫu.

 

701      Nhóm thứ hai, nhóm trung gian, có thể được chia nhỏ thành hai nhóm nhỏ :

 Các thần gieo trồng tia lửa trí tuệ,

Các thần thổi bùng và cung cấp ngọn lửa tiềm tàng trong các mẫu người thú thích hợp nhất, như vậy lại tạo thành năm. Các diễn đạt này được chấp nhận ở giá trị bề ngoài của chúng, nhưng ít được chú ư về ư nghĩa thực sự. Nhiều thuận lợi sẽ đến nếu kẻ nghiên cứu quyết tâm nghiên cứu vấn đề theo quan điểm năng lượng và quan điểm tương tác từ lực. Những người khước từ luân hồi hoặc khước từ cung cấp năng lượng với sự sống của họ cho các h́nh hài

 

được chuẩn bị, đang chịu tác động theo Thiên Luật, và sự đối kháng của họ với sự luân hồi trong các h́nh hài này được dựa vào sức đẩy từ lực (magnetic repulsion). Họ không thể mang lại năng lượng cho các h́nh hài được cung cấp, v́ nó liên quan đến sự đối kháng của những ǵ giống nhau về mặt huyền linh. Sự Sống nhỏ bé không hẳn tiêu cực so với Sự Sống vĩ đại hơn. Nơi nào Tia Linh Quang (Spark) được gieo cấy, chúng ta có sự dễ tiếp nhận trạng thái âm so với thần lực dương và do đó có sự tiến triển của công việc. Trong mọi trường hợp, chúng ta đều có thần chất của một đối cực được truyền năng lượng bởi một sự phân cực khác với mục đích tạo ra – qua sự tương tác với nhau của chúng – sự cân bằng các mănh lực, và việc đạt đến một loại hiện tượng điện thứ ba.

Vấn đề giáng lâm của các Hỏa Tinh Quân được bàn đến sau này dưới đề mục “Biệt ngă hóa” (“Individualisation”). Ở thời điểm này, chúng ta chỉ bàn đến công việc của các thần lực Chohan trong một thái dương hệ và theo ư nghĩa vũ trụ. Các thực thể thái dương này, nguyên là các Bản Thể (Essences) sáng suốt phóng khoáng thuộc kỳ pralaya với bản chất thứ yếu khi đến lúc tái xuất hiện của các Ngài khi biểu lộ. Khi Linh Từ được dóng lên, nó tạo ra ước muốn trong Triade để tự biểu hiện, và khi âm thanh của biểu lộ thấp hơn được pha trộn với nó, và đă hiện ra trong các Cơi Trời, như

702      các sách huyền linh diễn tả, một hiệu ứng được tạo ra, nó gây nên một đáp ứng trong một số cḥm sao có liên kết; việc này phóng thích năng lượng tuôn đổ vào thái dương hệ, mang theo với nó các thái dương thiên thần này, các Ngài “trụ vào trong Tâm của Thượng Đế cho đến khi giờ lại đến”. Sự xuất hiện của các Thần này trên cơi Trí đă mang lại sự hợp nhất của Tinh Thần và Vật Chất, và từ sự hợp nhất này mà sinh ra

Chủ Thể hữu ngă thức, tức Ego. Trên các mức độ vũ trụ, một diễn tiến tương tự xảy ra liên quan với các Chủ Thể kỳ diệu đó dưới h́nh thức một Thái Dương Thượng Đế và các Sự Sống thất phân.

Cũng như năng lượng của một con người, t́m cách luân hồi, trải qua từ cơi có mục đích tập trung, tức cơi trí, đi vào hiện thể vật chất trên cơi phụ chất hơi, tức cơi phụ thứ năm, cũng thế, một sự kích thích hơi giống vậy xảy ra trong cơ thể Thượng Đế. Một diễn tŕnh có phần tương tự cũng có thể được nh́n thấy liên quan đến năng lượng này trong một cơ thể người khi nó kích thích sự sống của tế bào cá nhân và mang lại sự hợp tác tương đối sáng suốt của nó trong công việc tập thể, và năng lực của nó để thế chỗ của nó trong thể hợp nhất đó. Cũng y như thế với các Chân Thần nhân loại, tức các tế bào trong cơ thể Thượng Đế. Khi khoa học nhận biết được sự thực này (cho đến nay ít khi được nhận ra) sự chú ư sẽ được chuyển sang các chất dễ bay hơi của cơ thể, đặc biệt đến bí huyệt tim và liên hệ của nó với các yếu tố hơi này. Tim sẽ được nhận thấy không những chỉ là bộ máy/ phương tiện vận chuyển các chất lỏng sự sống, mà c̣n là chỗ tạo ra một loại tinh chất sáng suốt nào đó vốn là yếu tố tích cực trong sự sống của tế bào.

Một ư tưởng nào đó có thể được góp nhặt từ sự việc này đối với diễn biến trong tiểu thiên địa về sự biệt ngă hóa của các đơn vị được mang lại qua một biến cố đại thiên địa vốn tạo ra các hiệu quả trong tiểu thiên địa.

Một điểm sau cùng cần nhấn mạnh ở đây. Hiểu về mặt huyền linh, năm vị Kumaras hay là năm Con sinh ra từ trí của Brahma, là các tác nhân biểu hiện của mănh lực trí tuệ 703 này trên hành tinh chúng ta, nhưng các Ngài chỉ phản ảnh (trong Thánh Đoàn của hành tinh chúng ta) chức năng của

năm vị Kumaras hay Rishis vốn là các Thần Chủ Quản của năm Cung đang biểu lộ qua bốn hành tinh thứ yếu và hành tinh tổng hợp.

Năm vị Kumaras này là các vận hà cho thần lực này và một trong năm vị, Đấng Chủ Quản của hành tinh Venus, biểu hiện trong Chính Ngài chức năng của Huyền Giai thứ năm. Điều này giải thích cho hoạt động của Venus vào lúc biệt ngă hóa trong ṿng tuần hoàn này. Trong ṿng tuần hoàn tới, Huyền Giai thứ năm này sẽ được vận dụng trên hệ thống Địa Cầu chúng ta theo cách này, lúc đó chúng ta sẽ thấy manas với sự hoàn măn đang thể hiện trong nhân loại. Huyền Giai thứ năm này của các Agnishvattas trong nhiều đẳng cấp của họ biểu hiện cho “I principle” và là các chủ thể sáng tạo (producers) của sự tự tri (self-consciousness), và là các vị kiến tạo thể nhận thức (body of realisation) của con người. Trong thời gian và không gian, và trên cơi trí, các Ngài là chính Con Người trong bản chất thiết yếu; các Ngài giúp con người tạo nên thể nguyên nhân của chính con người, khai mở Hoa sen chân ngă của chính con người và dần dần giải thoát chính con người ra khỏi các giới hạn của h́nh hài mà y đă tạo nên, và như thế đặt chính con người – vào đúng lúc – vào đường lối của loại kiểu mẫu năng lượng khác, kiểu mẫu của thể bồ đề. Nói cách khác, nhờ công việc của các Ngài, con người có thể trở nên hữu thức mà không có hiện thể trí tuệ, v́ manas chỉ là h́nh thức qua đó nguyên khí cao hơn đang làm cho chính nó được nhận biết mà thôi. Sự Sống của Thượng Đế tiến vào theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của các Hệ Cấp hay các mănh lực khác nhau, tất cả các lực này đều tạm thời tạo cho sự sống đó một hiện thể, truyền cho nó qua chất liệu của chúng, bằng cách này ban cho nó một tính chất hoặc sắc thái nào đó, và nhờ đó làm tăng năng lực rung động của nó cho

đến khi sau rốt sự sống đó thoát khỏi giới hạn của hệ cấp. Lúc đó, nó quay lại với Cội Nguồn vĩnh cửu của nó cộng thêm việc thu thập các kinh nghiệm của nó và với năng lượng tăng lên vốn là kết quả của các chuyển tiếp khác nhau của nó.

Chúng ta hăy ghi nhớ rằng các Cung là trạng thái dương/ tích cực (positive) trong biểu lộ và truyền vào trong vật chất

704 âm/ tiêu cực, deva hoặc chất liệu của hệ cấp (hierarchical substance), nhờ thế gây nên vài chứng tích của hoạt động. Các Hệ Cấp là trạng thái âm đối với các Cung và chịu trách nhiệm cho xung lực của Cung. Nhưng bên trong mỗi Cung và mỗi Hệ Cấp trong thái dương hệ này lại có một lực nhị phân. Các Con của Thượng Đế đều lưỡng tính (bisexual). Thần chất th́ cũng hai tính chất (dual), v́ các thiên thần tiến hóa thăng thượng đều là năng lượng dương của nguyên tử, tế bào hoặc h́nh hài dưới con người chẳng hạn, trong khi đó các âm điện tử hoặc các sự sống nhỏ bé bên trong h́nh hài là âm. Bí ẩn của các Manasaputras nằm ở đây, và trong chức năng của Huyền Giai thứ năm, và không thể tiết lộ nhiều việc đó. Bí ẩn của thể Bồ Đề, tức là nguyên khí thứ sáu, hay nguyên khí Christ, vốn liên quan với Các Con của Thượng Đế này, và bí ẩn của Huyền Giai thứ năm vốn là hiện thể hay nơi nhận (recipient) của buddhi, không thể được nói tới bên ngoài các phạm vi điểm đạo. Nó che giấu khả năng của việc khai mở Chân Ngă và nắm giữ bí ẩn Karma của các Hành Tinh Thượng Đế, năm vị Kumaras. Nguyên khí thứ năm, tức nguyên khí manas được biểu hiện trong năm vị Kumaras, và nếu đạo sinh nghiên cứu ư nghĩa của năm cánh hoa đầu tiên, chúng được khai mở trong hoa sen chân ngă, th́ y có thể tiếp xúc được b́a của bí mật. Cung năm vốn là Cung của vị Kumara thứ năm, đáp ứng

mạnh mẽ với năng lượng tuôn đổ qua Huyền Giai thứ năm. Như đạo sinh huyền linh học biết, Đấng Chủ Quản Cung 5 giữ vị trí đó trong bảng liệt kê thất phân, nhưng dưới phân loại ngũ phân, Ngài giữ vị trí thứ ba hay vị trí giữa.

 Đấng Chủ Quản Ư Chí hay Quyền Năng vũ trụ.

 Đấng Chủ Quản Bác Ái – Minh Triết vũ trụ.

 Đấng Chủ Quản Thông Tuệ Linh Hoạt vũ trụ................1

 Đấng Chủ Quản Hài Ḥa vũ trụ .......................................2

 Đấng Chủ Quản Kiến Thức Cụ Thể vũ trụ .....................3

 Đấng Chủ Quản Lư Tưởng Trừu Tượng vũ trụ .............4

 Đấng Chủ Quản Nghi Lễ Huyền Thuật vũ trụ ..............5

 

705      Điều này cần được xem xét kỹ, do đó sự liên quan chặt chẽ của Ngài, với cương vị Đấng Truyền Chuyển thần lực trong dăy Nguyệt cầu, tức dăy thứ ba, liên quan với giới thứ ba, giới động vật, và với ṿng tuần hoàn thứ ba, phải được ghi nhớ. Một biểu tượng vốn có thể được thấy trong các di tích cổ thay cho Thánh Danh của Ngài hay là mô tả về Ngài là một ngôi sao năm cánh đảo ngược với Tam Giác chiếu sáng ở tâm. Nên ghi nhận rằng các điểm có liên quan trong biểu tượng số 8 này – một minh họa về trạng thái đặc biệt của tâm thức được tạo ra khi thể trí được xem là Kẻ Giết Sự Thực. Cái bí ẩn của trạng thái avitchi (1 hành tinh được giấu nơi đây, cũng như hành tinh hệ chính yếu thứ ba có thể được xem là avitchi (a tỳ) của thái dương hệ, c̣n nguyệt cầu có thời được xem như một vị trí tương tự liên quan với hành tinh hệ chúng

1 Avitchi. Một trạng thái của tâm thức, không nhất thiết xảy ra sau khi chết hoặc giữa hai lần luân hồi, v́ nó cũng có thể xảy ra trên cơi trần. Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là “vô gián địa ngục” (“uninterrupted hell”). Cái cuối cùng trong số tám địa ngục mà chúng ta được cho biết đó là nơi mà “các tội phạm chết và được tái sinh không ngừng – tuy nhiên không mảy may hy vọng sự cứu chuộc cuối cùng”.   Xem GLBN III, 510, 521, 528, 529.

ta. Điều này phải được diễn dịch bằng các thuật ngữ chỉ tâm thức, chứ không chỉ vị trí. Trong ṿng tuần hoàn 5, ở điểm giữa của nó, một số điều sẽ xảy ra.

Huyền Giai thứ 5 sẽ gia tăng sức mạnh đầy đủ của nó. Điều này sẽ xảy ra trước Ngày Phán Xét, và sẽ đánh dấu một mức đấu tranh dữ dội, v́ hiện thể trí tuệ “manas” (mà chúng biểu hiện) sẽ nổi loạn chống lại sự chuyển dịch của sự sống bên trong (thể bồ đề). Do đó nơi đây sẽ chứng kiến trên một giai tầng nhân loại và hàng triệu người có liên hệ đồng thời, một sự lặp lại cuộc đấu tranh giống hệt, nó lôi cuốn người đang t́m cách vượt qua thể trí và sống cuộc sống Tinh Thần. Đây là trận chiến Armageddon cuối cùng, tức băi chiến trường của hành tinh (planetary Kurushetra) và sẽ được tiếp nối bởi Ngày Phán Xét khi các Con của Trí Tuệ sẽ bị ném ra và các Rồng Minh Triết ngự trị. Điều này chỉ hàm ư rằng những kẻ mà nguyên khí trí tuệ trong họ quá mạnh hoặc là

706      kém phát triển sẽ được xem như các thất bại và sẽ phải chờ một giai đoạn phát triển thích hợp hơn, trong khi những người đang sống cuộc sống trực giác, và nơi họ, sự sống đó đang trở nên mạnh mẽ hơn – người thiên về tâm linh, người t́m đạo, đệ tử thuộc mọi tŕnh độ, điểm đạo đồ và các adepts

– sẽ được dành riêng để theo đuổi con đường tiến hóa tự nhiên trên hành tinh hệ này.

Bí ẩn của Capricorn (Nam Dương) được che giấu trong các bộ năm này và trong các lời của Thánh Kinh “chiên và dê” (TK. Rev. 20 : 6 – 7. Matt. 25: 32). Các ẩn ngữ của Thiên Chúa giáo về điều này khi Ngài nói đến sự ngự trị của Đức Christ trên cơi trần một ngàn năm trong đó con rắn đang bị giam nhốt. Nguyên khí Christ sẽ chiến thắng trong phần c̣n lại của Manvantara, c̣n bản chất vật chất thấp kém và trí tuệ

sẽ bị đ́nh chỉ tạm cho đến ṿng tuần hoàn tới, khi cơ hội mới sẽ xuất hiện đối với một vài nhóm thuộc số bị loại, mặc dù đa số sẽ bị tŕ hoăn cho đến một thái dương hệ khác. Một điều tương tự lại sẽ xảy ra trên dăy thứ năm chỉ v́ nó liên quan đến một trung tâm lực trong Hành Tinh Thượng Đế mà chúng ta chỉ biết ít, ở đây chúng ta không cần bàn thêm về việc đó.

Các dăy hành tinh biểu hiện cho các trung tâm lực, và khi chúng được khơi hoạt và đến dưới sự kích thích, chúng đưa vào lâm phàm ở cơi trần một vài mẫu manasaputras. Kiểu mẫu được chi phối bởi năng lượng dăy thứ năm th́ ít được biết tới v́ nó vẫn c̣n ở trong diễn tŕnh tiến hóa bên trong hành tinh hệ khác, hành tinh hệ thứ năm, thế nên, xem xét nó chỉ phí th́ giờ chúng ta. Nó được kết nối với việc khai mở cánh hoa chân ngă thứ 5 của một Hành Tinh Thượng Đế trên cơi riêng của Ngài và tất nhiên với hoạt động của loa tuyến thứ 5. Khi đến lúc, các đơn vị năng lượng này “nhập vào” từ một hành tinh hệ khác dựa vào một ḍng năng lượng vũ trụ vốn sẽ chuyển đổi qua một tam giác thái dương hệ đặc biệt, giống như khi các chân ngă nhập vào ṿng tuần hoàn này.

Ở đây có thể nêu ra rằng các Solar Angels có liên quan với Huyền Giai thứ 5 dĩ nhiên là một yếu tố mạnh mẽ trong hệ tiến hóa của giới thứ năm hay giới tinh thần; các thần này là những ǵ làm cho việc đó có thể xảy ra, v́ các Ngài không

707 những chỉ lấp chỗ trống giữa giới thứ tư với giới thứ ba, mà c̣n lấp chỗ trống nằm giữa giới thứ tư và giới thứ năm. Chúng ta không cần xem xét thêm về vấn đề nguyên khí thứ năm này, v́ hai lẽ : Thứ nhất, đề tài đó đă gói ghém đầy đủ mục tiêu của chúng ta trong một đoạn trước, và thứ hai, sự tiết lộ đầy đủ có liên quan với manas vũ trụ và các thực thể bước vào dưới

ảnh hưởng đó có thể không được tiết lộ thêm nữa vào lúc này. Những ǵ được tŕnh bày trong GLBN, và được bổ sung ở đây bằng các chi tiết thêm nữa, sẽ đủ cho các khảo cứu của các đạo sinh cho một thế hệ khác. Mỗi thế hệ sẽ tạo ra những người có thể xác định sự kiện chưa lộ ra đó cho chính họ; họ sẽ vận dụng những ǵ thuộc bên ngoài và được biết rơ như những viên đá lót trên con đường đưa đến tri thức hoàn thiện. Họ sẽ biết và họ sẽ đưa ra, và chỉ chu kỳ năm mươi năm tới đây (Bộ sách này được xuất bản lần đầu năm 1925 ND) sau khi công việc của họ được hoàn tất sẽ chứng kiến sự nhận thức của nhiều người đối với chân lư được tiết lộ bởi một vài người. Trong trường hợp của H.P.B. đây là điều hiển nhiên. Dựa vào trào lưu của nỗ lực hiện nay, GLBN sẽ được chứng tỏ là đúng và công lao của bà sẽ được xác minh.

b. Về sự biệt ngă hóa (On individualisation)

(a) Công việc của Các Solar Angels. Chúng ta hăy xem xét qua về cấu tạo chung của thể Chân Ngă bằng cách liệt kê các phần tạo thành của nó và ghi nhớ rằng h́nh hài bao giờ cũng được chuẩn bị trước khi có sự chiếm hữu. Do nghiên cứu về thể này, chúng ta có thể nhận được một số ư tưởng và một ít ánh sáng về hiện tượng Individualisation đại thiên địa.

Thể nguyên nhân (causal body), đôi khi được gọi (dù là thiếu chính xác) là “karana sarira”, có vị trí của nó trên cơi phụ thứ ba của cơi trí, tức cơi trừu tượng thấp nhất, và là cơi mà trên đó Cung của Thượng Đế Ngôi Ba đưa ra “ánh sáng để kiến tạo” cần thiết. Điều này là v́ mỗi cơi phụ đều đặc biệt ở dưới ảnh hưởng của Số, Tên hoặc Đấng Chủ Quản của cơi

708      phụ đó. Khi đến lúc và các hiện thể cho thể bồ đề được phối kết, một vài Đấng Cao Cả, Các Hỏa Tinh Quân hoặc các Manasadevas, qua ngoại lực khởi động, bắt đầu liên kết với vật chất của cơi phụ đó, và làm sinh động cơi đó bằng năng

lượng của Chính Các Ngài. Các Ngài tạo ra một sức thúc đẩy mới và tích cực, sức này kết hợp vật chất của cơi và tạo ra sự thăng bằng tạm thời của các lực. Đó là ư nghĩa của “the white” (“màu trắng”) hay t́nh trạng trong suốt của thể nguyên nhân mới. Nó vẫn cùng với chân ngă mới sinh lần đầu tiên làm đảo lộn t́nh trạng thăng bằng, và kế đó lấy lại thăng bằng đó, vào lúc kết thúc tiến tŕnh, tạo ra một h́nh hài tỏa sáng, đầy các sắc màu ban sơ.

Vào lúc xuất hiện của các Manasadevas để tạo ra ngă thức (self-onsciousness – tâm thức tự tri) và đưa tới sự lâm phàm của các Linh Ngă (divine Egos), bốn sự việc xảy ra trên cơi đó. Nếu đạo sinh thêm vào bốn sự việc này những điều đă được truyền đạt trong các sách huyền linh học khác liên quan tới ảnh hưởng của sự biệt ngă hóa ở người thú và sự xuất hiện của y với tư cách một chủ thể hữu ngă thức trên cơi trần, một giả thuyết tạm đủ được đưa ra, nhờ đó con người có thể đảm trách về mặt khoa học sự khai mở riêng của ḿnh. Bốn sự việc được đưa ra theo thứ tự xuất hiện của chúng theo thời gian và không gian.

Thứ nhất. Có sự xuất hiện trên cơi phụ thứ ba của cơi trí một vài thôi thúc rung động – chín rung động – tương ứng với rung động ngũ phân của các Manasadevas này cùng với rung động tứ phân được tạo ra từ bên dưới và có sẵn trong vật chất của cơi phụ này, tức cơi phụ thứ năm theo quan điểm thấp. Rung động này tạo ra “hoa sen chân ngă cửu phân”, ở giai đoạn này, nó được liên kết chặt chẽ với chín cánh hoa xếp lại cánh này trên cánh kia. Chúng đều rung động và có “ánh sáng” lấp lánh mà không quá chói sáng. Các “búp hoa sen” này đều ở trong các nhóm, tùy theo ảnh hưởng của các búp hoa đặc biệt của các vị Dhyanis ngũ phân, các Ngài đang tác động vào nó và các Ngài tạo ra nó bằng

chất liệu của chính các Ngài, tác động tới nó một cách yếu ớt với “Lửa của trí tuệ”.

709 Thứ hai. Có một tam giác xuất hiện trên cơi trí, do hoạt động trí tuệ tạo ra, và tam giác lửa này từ từ bắt đầu luân lưu giữa nguyên tử thường tồn thượng trí với một điểm ở tâm của hoa sen chân ngă, rồi từ đó đến nguyên tử thường tồn hạ trí, vốn đă xuất hiện trên cơi phụ thứ tư qua bản năng nội tại gắn liền với năng lực tinh thần. Tam giác lửa này, vốn được tạo thành bằng lực điện trí tuệ thuần túy, lúc nào cũng trở nên sáng chói hơn cho đến khi nó tạo ra một rung động đáp ứng từ thấp lẫn cao. Tam giác này là cái nhân của antaskarana. Công việc của người tiến hóa cao là biến tam giác này thành một cái duy nhất (unity), và bằng đạo tâm cao (vốn chỉ là dục vọng được chuyển hóa đang tác động đến chất trí) chuyển nó thành Thánh Đạo và như vậy tạo ra một h́nh thức tổng hợp cao cho “con đường” sớm hơn đi kèm theo mà Tinh Thần đi xuống bắt đầu chiếm lấy hiện thể của nó, tức thể nguyên nhân, và từ nơi đó, lại hoạt động thông qua phàm ngă. Thứ ba. Ở một giai đoạn hoạt động rung động nào đó, công việc của Hỏa Thần Quân tạo ra một thể hoặc h́nh hài và một rung động cần đến sự đáp ứng, nơi đây cũng đồng thời xảy ra một sự kiện thực tiễn. Một giáng lưu (downflow) của thể bồ đề xảy ra theo con đường của tam giác trí tuệ cho đến khi nó đạt đến một điểm ở ngay tâm của hoa sen. Ở đó bằng sức mạnh của chính rung động của nó, nó tạo ra một thay đổi trong vẻ ngoài của hoa sen. Ở ngay tâm của hoa sen, thêm ba cánh hoa xuất hiện, chúng tiến gần đến ngọn lửa trung ương, bao chặt ngọn lửa đó, và vẫn khép kín cho đến lúc phát hiện ra “bảo ngọc trong Hoa Sen”. Hoa Sen Chân Ngă giờ đây được tạo thành với 12

cánh, 9 trong số đó xuất hiện vào giai đoạn này dưới h́nh thức chồi nụ (bud form) c̣n 3 cánh hoàn toàn ẩn tàng và bí

mật. Đồng thời ba nguyên tử thường tồn c̣n bị khép kín trong hoa sen, và được nh́n thấy bằng nhăn thông giống như ba

710      điểm ánh sáng ở phần dưới của búp hoa, ngay dưới phần trung ương. Ở giai đoạn này chúng tạo thành một tam giác cháy lờ mờ. Dù chỉ ở trong t́nh trạng phôi thai, thể nguyên nhân hiện giờ đang sẵn sàng cho hoạt động đầy đủ khi các vô lượng thời trôi qua, và được hoàn tất trong tất cả bản chất tam phân của nó. Khía cạnh vật chất có liên quan đến h́nh hài vật chất của con người trong ba cơi thấp, hoặc là phàm ngă sáng suốt linh hoạt của con người có thể được phát triển và được kiềm soát nhờ nguyên tử thường tồn hạ trí, nguyên tử thường tồn cảm dục và nguyên tử thường tồn thể xác. Trạng thái Tinh Thần ẩn giấu ở tâm của hoa sen, vào lúc thích hợp, sẽ hiển lộ khi các Manasadevas hoàn tất công việc các Ngài. Ư muốn sẽ kéo dài măi nơi đó. Trạng thái tâm thức biểu hiện cho bác ái-minh triết của Linh Ngă khi nó tự hiển lộ nhờ thể trí hầu hết ở đó, và trong chín cánh hoa và năng lực rung động của chúng ẩn dưới mọi cơ hội, mọi năng lực bên trong để tiến hóa, và mọi khả năng hoạt động với tư cách một đơn vị hữu ngă thức, thực thể đó chúng ta gọi là Con Người.(1)

1 Solar Lord, tức Divine Ego. Về hai tiến tŕnh phát triển linh hồn mà H.P.B. nói đến trong “Tiếng Nói Vô Thinh” của bà dưới h́nh thức con đường của “Dhyana” và “Dharma” hoặc “Paramitas”, thánh thi Ramayana được dựa trên cái sau. “Bảy Cánh Cửa” được nói đến trong sách cùng tên, rất chắc chắn là tương ứng với bảy khổ (cantos) của thánh thi này. Nhưng tôi chỉ đọc có khổ thứ nhất, và tôi sẽ đưa ra phân tích về khổ đó theo mức hiểu biết của tôi. Không kể đến lời tựa bài thơ, chuyện đầu tiên trong khổ thứ nhất là một mô tả về các hoàn cảnh đặc biệt đi kèm lúc ra đời của

Mahadeva ngự ở tim, Surya hay là Vishnu phát hiện ra Ngài trong bản thể của Ngài dưới h́nh thức Minh Triết đối với T́nh Thương và T́nh Thương đối với Minh Triết, c̣n Brahma, Thượng Đế Sáng Tạo khiến cho sự thiên khải đó có thể xảy ra. Cha trên trời phải được hiển lộ qua Đức Christ,

711 Đấng Con, bằng cách lâm phàm có thể xảy ra qua công việc của Chúa Thánh Thần. Mọi điều này đều xảy ra bằng sự hy sinh và phương tiện của một vài thực thể vũ trụ, các vị này “hiến dâng chính các Ngài” để cho Con Người có thể hiện hữu. Từ chính bản thể các Ngài, các Ngài ban ra những ǵ cần thiết để tạo ra nguyên khí biệt ngă hóa, và cái mà chúng ta “ngă thức” (“self-consciousness”) và như vậy giúp cho Tinh Thần thiêng liêng nhập vào sự sống sung măn hơn nhờ giới hạn bởi h́nh hài, nhờ các bài học được tích trữ qua một cuộc hành hương dài, và qua “sự đồng hóa của nhiều sự sống đa dạng”. Điểm thứ tư cần được ghi nhận, đó là khi ba biến cố này xảy ra, ánh sáng hay là lửa vốn luân lưu theo tam giác trí tuệ,

Rama trong gia đ́nh Dasaratha. Như bạn biết, Dasaratha là một hậu duệ của các vua mặt trời, Ngài bắt đầu cai trị địa cầu này từ thời của Bàn Cổ Vyvaswatha. Như danh xưng của Ngài hàm ư, Ngài là một vị vua mà tai có thể chu du theo mười hướng hoặc hiểu theo ư nghĩa huyền linh tiểu vũ trụ, Ngài là vua của cơ thể con người, nó có mười giác quan hành động và nhận thức dùng nối kết nó với mười hướng. Bạn rất quen thuộc với ư tưởng rằng các triết gia cổ của chúng ta quen mô tả cơ thể như là một thành phố có chín cổng. Như bạn biết, chín cổng là chín lỗ thông thương của cơ thể người. Nếu bạn thêm vào chín lỗ trên, một lỗ nữa được biết dưới tên Brahma-rundra hay là cửa (door) của Brahma, bạn sẽ được mười cổng tương ứng với 10 hướng. Từ ngữ “Dasaratha” cho thấy tâm thức liên quan với các giác quan của chúng ta, mà tâm thức th́ ở dưới cái tâm thức mà chúng ta gọi là trí (mind).

Tạp chí The Theosophist, quyển XIII, trang 340.

được triệt thoái đến tâm của hoa sen, và “nguyên h́nh kiểu” của antaskarana tương lai, nếu có thể diễn tả như thế, biến mất. Năng lượng tam phân của các cánh hoa, các nguyên tử và “bảo ngọc” bấy giờ được tập trung, bởi v́ xung lực bây giờ phải được sinh ra, sẽ tạo ra một ḍng chảy xuống của năng lượng từ thể nguyên nhân mới được tạo ra, đi vào ba cơi thấp của nỗ lực con người.

Chúng ta đă bàn đến cách biệt ngă hóa nhờ sự giáng nhập của các Hỏa Thần Quân, v́ đó là cách chủ yếu trong thái dương hệ này; bất luận cách nào có thể được theo đuổi trong các hành tinh hệ và dăy khác nhau, vào giai đoạn giữa, đây là qui tắc chung. Các t́nh trạng nghiệp quả có liên quan đến một Hành Tinh Thượng Đế có thể tác động đến các biến đổi và đưa vào hoạt động các manasadevas mà hoạt động của các vị này không thể y nhau ở chi tiết được thể hiện, nhưng các kết quả bao giờ cũng giống nhau và các Linh Ngă (divine Egos) ở trong các thể nguyên nhân của chúng đều có các công cụ giống nhau để thể hiện.

Một điểm sau rốt có ư nghĩa sâu xa đó là các Agnishvattas tạo nên các cánh hoa bằng vật chất của Chính Các Ngài, vốn là vật chất được truyền năng lượng bằng nguyên khí “I-ness” hay là aham kara (nguyên khí ngă thức hay là nguyên khí tạo ngă). Các Ngài tiếp tục cấp năng lượng/kích hoạt các vi tử thường tồn bằng mănh lực dương của chính các Ngài, để đưa các loa tuyến đi vào hoạt động đầy đủ và hữu ích đúng lúc. Mọi khả năng, mọi hy vọng và tính chất lạc quan và mọi thành công tương lai đều ẩn giấu trong hai điểm này.

Như chúng ta thấy, công việc của các Agnishvattas trên cơi trí tạo ra một ḍng giáng lưu của lực hoặc năng lượng từ Monad (hay là Tinh Thần) và ḍng này cùng với năng lượng của tứ hạ thể, tạo ra sự xuất hiện của thể Chân Ngă trên cơi

trí. Nhờ ánh sáng điện thông thường, chúng ta có một minh họa yếu ớt về ư tưởng mà tôi t́m cách truyền đạt. Bằng việc tiến đến gần của hai cực, ánh sáng được tạo ra. Với một kiểu mẫu tương tự của hiện tượng điện, ánh sáng của Chân Thần chiếu ra, nhưng chúng ta phải nới rộng ư tưởng đến các cơi tinh anh hơn, và bàn đến bảy loại lực hay năng lượng liên kết với một cực duy nhất và với bốn loại lực liên kết với lực kia. Một công thức khoa học cho diễn tiến biệt ngă hóa gợi lại sự tiến gần hai phía với các loại năng lượng khác nhau của nó trong một biểu tượng và một con số, nhưng điều đó không thể được tiết lộ ở đây.

Các Manasadevas được truyền năng lượng vào chính các Ngài bằng thần lực từ cơi trí vũ trụ -một lực vốn được vận hành suốt từ lúc biệt ngă hóa của Thái Dương Thượng Đế trong các thiên kiếp (Kalpas) xa xăm. Với bản chất hợp nhất của các Ngài, các Ngài biểu hiện cho ư chí hay là mục tiêu của Thượng Đế, và là các “nguyên h́nh mẫu” vũ trụ của các Solar Angels của chúng ta. Các Solar Angels trên cơi trí của thái dương hệ biểu hiện đến mức tối đa ư chí và mục tiêu đó khi Thượng Đế có thể thể hiện trong một cuộc lâm phàm đơn độc và như các Ngài, trong các nhóm của các Ngài, có thể phát triển. Do đó, các Ngài hành động qua các nhóm Chân ngă và trước tiên, sau khi biệt ngă hóa, dựa vào các nguyên tử thường tồn hạ trí của các chủ thể riêng biệt, các chủ thể này chuyển sang nhóm nhỏ của các nhóm lớn. Đây là công việc phụ của các Ngài. Ở một giới hạn nào đó, công việc của các Ngài có thể được mô tả như sau :

713 Thứ nhất, các Ngài mang lại sự hợp nhất của Linh Ngă với phàm ngă. Điều này đă được bàn đến. Thứ hai, các Ngài hoạt động qua các nguyên tử thường tồn hạ trí, ghi dấu lên nguyên tử, vô cùng nhỏ như nó phải được

ghi, cái phần của mục tiêu Thượng Đế mà cá nhân có thể tiến hành trên cơi trần. Trước tiên ảnh hưởng của các Ngài được đồng hóa trong vô thức và con người đáp ứng với thiên cơ một cách ṃ mẫm và thiếu hiểu biết. Về sau, khi sự tiến hóa tiếp nối, công việc của các Ngài được con người nhận biết bằng một hợp tác có ư thức với cơ tiến hóa.(1) Sau cuộc điểm đạo thứ ba, trạng thái ư chí hay trạng thái mục tiêu chiếm ưu thế.

Ở đây có thể ghi nhận là chính mănh lực tích cực của các Manasadevas mới tạo ra sự khai mở. Chức năng của các Ngài được biểu hiện bởi vị Hierophant. Khi thấy trước Ngài hiện thể cho buddhi, Ngài chuyển điện thế (voltage) từ các cơi cao qua cơ thể Ngài, và với Thần Trượng (được nạp bằng mănh lực dương của trí tuệ) truyền năng lượng trí tuệ cao siêu này cho vị điểm đạo đồ để vị này có khả năng biết rơ và nhận ra kế hoạch đối với tâm điểm – nhóm của y qua sự kích thích tăng lên vô cùng. Lực này giáng xuống từ vi tử thường tồn  thượng trí xuyên qua antaskarana và được hướng đến huyệt nào mà vị Hierophant (Chủ Lễ) -theo Định Luật – thấy nên được kích thích. Ngài làm ổn định thần lực và điều chỉnh

1 Người xả thân (sacrificer) hay là Yajamana. Yajamana là người hy sinh chính ḿnh cho lợi ích của thế gian và là kẻ đảm trách uốn nắn các sự việc của thế giới đó, theo đúng thiên luật. Nếu cơ thể người được xem như mảnh đất hy sinh, th́ manas trong con người là yajamana. Mọi hành vi của con người trong toàn bộ kiếp sống của y từ lúc sinh đến lúc chết, hợp thành một tiến tŕnh yagnic vốn được chỉ đạo bởi thực thể thực sự của nhân loại được gọi là Manas. Người ấy là kẻ sẵn sàng hy sinh thân thể, lời nói và tư tưởng cho điều thiện của toàn thế giới, là một yagnika thực sự và mọi cơi giới (lokas) cao được dành cho y. Chủ âm chính của sự sống của yagnika là làm điều thiện cho toàn thể, không phân biệt giai cấp và tín điều giống như mặt trời soi sáng cho vạn vật.

Some Thoughts on the Gita, trang 90.

ḍng chảy của nó khi nó luân lưu khắp hoa sen chân ngă sao cho khi công đoạn khai mở được hoàn tất, nguyên khí thứ sáu ở Tâm của Hoa Sen có thể bộc lộ. Sau mỗi cuộc điểm đạo, Hoa Sen trở nên phát triển hơn và ánh sáng từ trung tâm bắt

714      đầu tỏa chiếu – một ánh sáng hay là Lửa mà cuối cùng đốt lên xuyên qua ba cánh hoa được cất giấu nơi thiêng và cho phép thấy được vẻ rực rỡ hoàn măn bên trong, và lửa điện của tinh thần được hiển lộ. V́ điều này diễn ra trên cơi phụ thứ hai của cơi trí (hoa sen chân ngă hiện giờ đang định vị trên đó) một kích thích tương ứng xảy ra trong vật chất trọng trược vốn hợp thành các cánh hoa hay là các bánh xe của các bí huyệt trên các phân cảnh cảm dục và dĩ thái.

(b) Biệt ngă hóa và các chủng tộc. Nếu bộ luận này không đáp ứng cho mục đích nào khác hơn là hướng sự chú ư của các nhà nghiên cứu khoa học và triết học, vào việc nghiên cứu mănh lực hoặc năng lượng trong con người và trong tập thể, đồng thời lư giải con người và gia đ́nh nhân loại liên quan tới hiện tượng điện, th́ nhiều ư muốn tốt lành sẽ được đạt đến. Tính phân cực (polarity) của một người, của một nhóm và của một số đông các nhóm, tính phân cực của các hành tinh và liên hệ của chúng với nhau và với Mặt Trời, tính phân cực của thái dương hệ và liên hệ của nó với các thái dương hệ khác, tính phân cực của một cơi với cơi khác, và của nguyên khí này với nguyên khí khác, tính phân cực của các thể tinh anh, và áp dụng khoa học của các định luật điện cho toàn bộ sự sống trên cơi trần sẽ mang lại cuộc cách mệnh trên hành tinh chỉ kém cuộc cách mệnh được thực hiện vào lúc biệt ngă hóa. Tôi xin nêu ra đây vài sự kiện có ư nghĩa mà các nhà nghiên cứu cần nên thật thận trọng xem xét.

Trong căn chủng thứ ba (1) hiện tượng biệt ngă hóa xảy ra. Đó là một biến cố vốn có thể xảy ra qua một vài điều kiện và các liên hệ về cực, và bởi v́ các định luật khoa học được nhận ra và các Đấng Thức Giả (Knowers) tận dụng t́nh trạng điện 715 đặc biệt để thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại. Đó là hiện tượng điện thuộc loại tuyệt diệu và tạo ra “các ánh sáng bao giờ cũng cháy”. Đó là kết quả của việc hiểu biết về định luật thiên nhiên và sự thích ứng của nó với cơ hội.

Trong căn chủng thứ tư, một thích ứng khác với thần lực xảy ra. Lần nữa, thời gian và cơ hội được tận dụng để mở cánh cửa đi vào giới thứ năm bằng phương pháp khai mở gượng gạo. Một loại điện thứ ba đóng vai tṛ của nó trong việc mang lại biến cố này, và nó là hậu quả của hiện tượng điện này trên các đơn vị (mà chính chúng là các trung tâm năng lượng – khi nh́n về mặt khoa học – sẽ cho thấy một sự thích hợp của con người cho nghi thức điểm đạo, và việc y có thể đóng vai tṛ một tác nhân truyền đạt năng lượng tinh thần cho thế gian. Về mặt kỹ thuật mọi khai mở đều là một tác nhân truyền đạt thần lực và công việc của y tất nhiên có ba mặt :

1. Cung cấp một hiện thể (phương tiện) ba mặt có khả năng đề kháng với mănh lực và có khả năng nhận và giữ lại nó.

1 Căn chủng (Root races). GLBN giảng rằng bảy nhóm các đơn vị nhân loại cư trú trên bảy lục địa trong thời gian tiến hóa.  GLBN II, 6, 7, 8.

 

a. Giống dân thứ nhất ……  

 Thánh Địa Bất Hoại.

b. Giống dân thứ hai …. 

Cực Bắc Địa.

c. Giống dân thứ ba …..

  Lemurian

d. Giống dân thứ tư …… 

   Atlantean

e. Giống dân thứ năm …

  Aryan.

 

f. Hai giống dân nữa sẽ nối tiếp giống dân hiện nay. Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

 

 

2. Truyền đạt nó dưới h́nh thức năng lượng cho thế giới mà y đang phụng sự.

 

3. Dự trữ một số thần lực dùng cho hai mục đích :

 

a) Cung cấp một kho dự trữ thần lực cho các trường hợp

khẩn cấp và cho công việc đặc biệt theo yêu cầu của các Đấng

Cao Cả.

b) Hành động như một máy phát điện cho nhóm trực tiếp mà mọi linh hồn tiến hóa, các đệ tử và điểm đạo đồ tụ tập chung quanh họ trên cơi này hoặc cơi khác trong ba cơi thấp.

Trong căn chủng thứ năm, một diễn biến khác thường khác có thể được trông đợi, và thời gian nằm cận kề trước mắt. Diễn biến đó có xuất xứ của nó trong năng lượng mà sau rốt dẫn đến kết quả là trận thế chiến. Hiệu quả đầu tiên của việc xuất hiện của kích thích điện mới mẻ từ các trung tâm bên

716      ngoài thái dương hệ là luôn luôn gây ra một hủy diệt ban đầu dẫn đến sự phát hiện. Những ǵ bị giam nhốt phải được thả lỏng. Thế là việc đó sẽ xảy ra trong căn chủng này, căn chủng thứ năm. Một vài vũ trụ lực đang tác động, c̣n ảnh hưởng đầy đủ của năng lượng của chúng th́ chưa rơ rệt. Thánh Đoàn sẽ thừa dịp lực thần lực đang đến này để xúc tiến các kế hoạch của hành tinh. Trong mọi trường hợp, ảnh hưởng của hiện tượng được cảm nhận trong giới này hoặc giới khác bên cạnh giới nhân loại. Trong thời kỳ biệt ngă hóa, rơ ràng là một sự kích thích dữ dội xảy ra trong giới động vật – một kích hoạt kéo dài, dẫn đến hiện tượng “động vật thuần hóa” (“domestic animals”) như chúng ta gọi chúng và giai đoạn thông minh tương đối cao của chúng khi so sánh với động vật hoang dă. Trong thời Atlantis, việc mở ra cánh cửa đi vào giới thứ năm, hay là đi vào giai đoạn tuệ giác thức, có một ảnh hưởng sâu xa trên giới thực vật. Ảnh hưởng này có thể

được thấy thể hiện trong các kết quả như Burbank đă đạt được và có bản chất tương ứng với tiến tŕnh khai mở trong con người, liên quan với sự thành đạt nhanh chóng một hoàn thiện tương đối.

Trong biến cố phi thường sắp xảy đến, trong sự thiên khải cận kề, Thánh Đoàn sẽ lại tận dụng thời gian và năng lượng để mang lại một vài biến cố vốn sẽ xảy ra trước tiên trong giới nhân loại nhưng cũng sẽ được thấy như là sự h́nh thành thần lực (force generation) trong giới khoáng chất. Khi được cảm nhận trước tiên trong giới nhân loại, năng lượng mang lại các t́nh trạng vốn tạo ra hoạt động mănh liệt đưa đến kết quả là chiến tranh và gây ra căng thẳng trên thế giới hiện nay.

Trong giới khoáng vật, nó tác động đến vài khoáng chất và các nguyên tố, c̣n các chất phóng xạ cũng xuất hiện. Đặc điểm này (tức là tính phóng xạ) của pitchblende (hỗn hợp uranium + radium) và các đơn vị có liên quan khác tương đối là một phát triển mới theo luật tiến hóa và là một phát triển mà; dù chậm chạp chỉ cần đưa ra loại năng lượng mà hiện giờ

717      đang bắt đầu tuôn đổ trên địa cầu. Mănh lực này bắt đầu tràn đến vào cuối thế kỷ mười tám, tuy nhiên tác động đầy đủ của nó chẳng được cảm nhận chút nào, v́ sẽ mất vài trăm năm trước khi nó qua đi. Nhờ có nó, một số khám phá mới diễn ra, và trật tự mới xuất hiện dựa vào nó. Các Đấng Cao Cả, những Đấng biết được thời điểm, sẽ mang lại, trong căn chủng chúng ta, những ǵ phù hợp với các sự kiện trong các giống dân thứ ba và thứ tư.

(c) Các phương pháp biệt ngă hóa (thoát kiếp thú). Chúng ta đă thấy làm thế nào mà các cách biệt ngă hóa đặc trưng trong thái dương hệ này lại là kết quả của lực phát ra từ cơi trí vũ trụ, lực này cuốn vào hoạt động các thực thể mà

nhiệm vụ chính là để tạo thành thể của chân ngă nhờ vật chất sống động của chính chúng trên cơi trí và như thế, qua tính chất và bản thể riêng của chúng, phú cho từng người trên cơi trần có khả năng tự-nhận-thức (self-consciousness), nhờ thế tạo ra Con Người. Chính công việc của họ cũng là kích hoạt các vi tử thường tồn hạ trí của mọi người và phối kết, nhờ vào lực mà các thực thể này biểu hiện, và kích hoạt các thể của phàm ngă tam phân, sao cho các thực thể đó có thể vào đúng lúc, biểu hiện một cách sáng suốt ư chí và mục tiêu của Chủ Thể Suy Tưởng bên trong. Nhờ xúc tiến chức năng này trong trường hợp của gia đ́nh nhân loại, một vài t́nh trạng hành tinh và thái dương hệ được cải thiện.

Thể trọng trược và thể dĩ thái của Thượng Đế và của các Hành Tinh Thượng Đế được ḥa nhập và một hiện thể biểu lộ chặt chẽ được cung cấp cho các Thực Thể Thông Linh vũ trụ này.

Trong khi tạo ra ư thức-tự ngă trong gia đ́nh nhân loại, sự chiếm giữ hữu thức đầy đủ của Thượng Đế có liên quan được hoàn thành. Đó là lúc tựu thành kết quả và (theo quan điểm huyền bí) đánh dấu việc đạt đến Thất Bộ hoàn hảo. Ba giới giáng hạ tiến hóa hay là giới tinh hoa chất và ba giới dưới

718      nhân loại t́m thấy nguyên khí thứ bảy của chúng trong giới thứ tư trong thiên nhiên, 3 + 4 = 7. Khi sự sống của Thượng Đế luân lưu qua bảy giới này, khi ư thức – tự ngă đầy đủ được đạt đến theo một quan điểm tương đối nào đó, và Con đang ở trên đường thành đạt. Sự hoàn thiện tương đối này lúc bấy giờ được xúc tiến sang các giai đoạn khác, nhưng chúng là các giai đoạn mà ngă thức riêng rẽ của các Chủ Thể có liên hệ (dù là con người hoặc hành tinh) sau rốt phải tự ḥa nhập trong tâm thức đại đồng.

Một vài trung tâm lực trong các thể của Thượng Đế và hành tinh cũng được kích thích và các Rays (nếu có thể được diễn tả như thế) trở nên phóng xạ. Chính bức xạ này sau rốt sẽ mang lại hoạt động hữu thức tập thể, nó sẽ dẫn đến sự tương tác giữa các hành tinh, và dưới Định Luật Hút và Đẩy, sau rốt nó sẽ mang lại sự tổng hợp.

Trên các phân cảnh ngoài thái dương hệ hoặc vũ trụ, tiến tŕnh biệt ngă tạo ra một hoạt động tương ứng trong chân ngă thể của Thượng Đế, và như vậy rung động tăng lên trong trung tâm lực đó trong cơ thể của Vũ Trụ Thượng Đế (One About Whom Nought May Be Said) mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta tiêu biểu. Nó cũng tạo ra một phản ứng hay là “nhận thức huyền linh” trong nguyên mẫu của Thất Bộ, hay là trong bảy Thánh Hiền (Rishis) của Đại Hùng Tinh, và phản ứng này trong các ṿng tṛn vũ trụ sẽ tồn tại cho đến cuối kỳ đại khai nguyên, khi Thượng Đế được phóng thích (dù tạm thời) khỏi cuộc sống hồng trần.

Việc đó cũng mang lại một phóng thích thần lực ra khỏi cơi trí vũ trụ thích hợp với chu kỳ. Trong ṿng tuần hoàn 4 này, sức mạnh tối đa của chu kỳ này được cảm nhận trong căn chủng thứ ba. Trong ṿng tuần hoàn tới, trong căn chủng thứ tư, và trong một thời kỳ rất ngắn, một chu kỳ mới sẽ đạt tới đỉnh cao của nó, và sẽ lại mở ra cánh cửa biệt ngă hóa để giúp một số Ego rất tiến hóa đi vào, các Egos này đang t́m

719      cách lâm phàm để tiến hành một mẫu công việc đặc biệt. Ṿng tuần hoàn này sẽ không cung cấp các thể thích hợp với nhu cầu của chúng. Ṿng tuần hoàn tới có thể làm điều đó nếu các kế hoạch tiến hành như dự liệu trước. Trong trường hợp này các Manasadevas có liên hệ sẽ không biệt ngă hóa người thú như trong Ṿng tuần hoàn trước, mà sẽ kích hoạt mầm trí tuệ trong các thành viên của gia đ́nh nhân loại hiện

tại, họ -như H.P.B. nói – dù theo bề ngoài là con người, nhưng không có tia lửa trí tuệ (1). Trong 700 năm tới, các chủng tộc thổ dân thấp kém này sẽ thực sự tàn tạ và sẽ không

– trong ṿng tuần hoàn này – luân hồi nữa. Họ sẽ bị loại bỏ. Trong ṿng tuần hoàn tới, cơ hội sẽ lại xảy đến, và các Manasadevas sẽ lại tiếp tục công việc của họ là h́nh thành hạt nhân biệt ngă hóa cho việc phát triển ư thức-tự ngă (ngă­thức). Dĩ nhiên, các Egos đang chờ cơ hội sẽ không nhập vào cho đến khi kiểu mẫu con người của kỷ nguyên đó được thanh lọc đủ cho mục đích của họ. Họ có liên quan với việc khai mở cánh hoa thứ sáu của Hoa Sen chân ngă của Thượng Đế và có một bản chất đến độ chúng ta hầu như không nhận được họ. Họ đang ở trên con đường của các Hoạt Động Phật, nhưng các Egos được đặt tên ở trên không bị hạn chế đối với mahamanvantara này, trong khi đó các Egos đặc biệt này tuy vậy có một cái ǵ đó cần thể hiện. Họ chỉ có thể “tiến vào” ở giữa ṿng tuần hoàn thứ năm, và là một nhóm điểm đạo đồ, nhóm này chận lại sự tiến hóa riêng của họ (nói về mặt chuyên môn) để bắt đầu một mẫu công việc đặc biệt trên hành tinh Vulcan; do đó, họ phải quay lại tiếp tục và hoàn tất những ǵ đă bị bỏ lại chưa làm xong. Do bởi các kết quả của kinh nghiệm của họ trên Vulcan, hiện thể hồng trần bắt buộc có một cơ cấu như thế nào để cho họ vào lúc này và trong ṿng tuần hoàn này, không thể hóa nhập mà không có tai họa.

Hiện tượng biệt ngă hóa trong cuộc tuần hoàn tới sẽ bắt đầu để lộ các dấu hiệu của phương pháp thứ ba – phương

1 Đó là người Veddhas của Ceylon (Sri-Lanka ngày nay), người Bushman ở Úc Châu, và một vài chủng tộc thấp nhất của Phi Châu. Xem GLBN II, 206, 300, 439.

pháp của thái dương hệ tới. Phương pháp này đă được mô tả như là phương pháp “trừu xuất huyền linh”. Chính nó có liên quan với việc triệt thoái ra khỏi kiểu mẫu thấp nhất của con người hiện có lúc đó (qua việc hiểu biết về cấu tạo dĩ thái của cơ thể) của sinh lực tiềm tàng trong đó, và tạm thời chuyển đổi Lửa tiềm tàng đó đưa đến việc gia tăng hoạt động của mầm mống hay tia lửa trí tuệ, điều này sẽ được thực hiện bằng một tác động mănh liệt của ư chí. Điều này dường như không thể xảy ra và hầu như là cách diễn đạt vô nghĩa khi được xem xét liên quan tới tâm thức và tính chất tâm linh, nhưng hăy để đạo sinh nghiên cứu hiện tượng theo các thuật ngữ chỉ cơi hồng trần vũ trụ, và theo quan điểm của các cơi phụ chất hơi và dĩ thái, rồi y sẽ thấy rằng trong tất cả các lửa thất phân này, bao giờ lửa của vật chất cũng hiện thực, và các tính chất đa dạng thất phân này của hiện tượng điện có thể bao giờ cũng tác động lẫn nhau.

Như vậy trong mahamanvantara, ba phương pháp biệt ngă hóa liên quan với hệ thống hành tinh chúng ta được nh́n thấy :

Trong dăy Nguyệt Cầu, sự tiến hóa dần dần của ư thức – tự ngă (ngă thức, self-consciousness) theo luật thiên nhiên.

Trong dăy Địa Cầu, sự tiến hóa của ngă thức đạt được nhờ sự trợ giúp của các tác lực từ bên ngoài. Đó là phương pháp riêng biệt của thái dương hệ này.

Trong cuộc tuần hoàn và dăy hành tinh sau, phương pháp sẽ là triệt thoái nhờ mănh lực ư chí, nhưng đây là một cách phôi thai.

 

Tôi đă bàn đến ba cách này theo quan điểm của hệ thống riêng của chúng ta. Trong mọi hệ thống hành tinh có con người trên đó, ở giai đoạn này hoặc giai đoạn khác, ba

phương pháp này sẽ được tiếp xúc. Chúng đánh dấu sự kiểm soát từ từ của Thượng Đế trên các phân cảnh vũ trụ thuộc bản chất tam phân thấp của Ngài. Trong phân cảnh thứ nhất, sự tương ứng nằm trong tâm thức tiềm tàng của vật chất, và diễn ra theo Luật Tiết Kiệm. Nó liên hệ trước tiên đến Ngă­Thức của Thượng Đế trong thể hồng trần trọng trược của

721 Ngài và sự an trụ của Ngài nơi đó. Điều đó cũng giống với Hành Tinh Thượng Đế và một phần của cái bí ẩn của tà lực nằm trong sự sẵn sàng của một vài trong số các Thực Thể Thông Linh vũ trụ này (đặc biệt Hành Tinh Thượng Đế chúng ta trong dăy nguyệt cầu) vẫn an trụ trong thể dĩ thái hồng trần, sau khi theo dự đoán đă chế ngự trạng thái vật chất, hay là đạt được việc kiềm chế Lửa thứ ba trong thái dương hệ trước. Một ẩn ngữ nằm ở đây dành cho đạo sinh khôn ngoan liên quan đến tà lực hiện tại trên hành tinh này. Sự tương ứng thứ nh́ liên quan đến “ư thức dục vọng” tiềm tàng và diễn ra theo Định Luật Hút; đó là định luật cho thái dương hệ này, và liên quan với khả năng của Thượng Đế “thương yêu một cách minh triết” theo ư nghĩa huyền linh của thuật ngữ. Nó có liên quan với sự an trụ của Thượng Đế vào thể cảm dục của Ngài và tạo ra hiện tượng gọi là “hoạt động tính dục” trên mọi cơi trong thái dương hệ. Trong thái dương hệ trước, sự giải thoát được thực hiện qua khả năng phân biện, dù là thuật ngữ đó theo cách dùng ngày nay chỉ là một chỉ dẫn yếu ớt của tiến tŕnh thái dương hệ vào thời đó. Qua mănh lực được sinh ra trong tiến tŕnh mà rung động được thiết lập vẫn c̣n đến ngày nay trong vật chất. Nó được biểu lộ bằng sự thông tuệ linh hoạt và năng lực phân biện chọn lọc của nguyên tử vật chất. Trong thái dương hệ này, sự giải thoát sẽ được mang lại qua đường lối thản nhiên/vô dục (dispassion) huyền linh; điều này cũng sẽ để lại dấu vết của nó

trên vật chất, nhuốm màu vật chất đó sao cho trong thái dương hệ thứ ba, chất liệu nguyên thủy sẽ biểu lộ một tính chất thứ hai. Trong thái dương hệ kế tiếp “sự không mê đắm qua sự trừu xuất” th́ hầu như là chúng ta có thể nhận được phương pháp của tiến tŕnh giải thoát, nhưng thật là vô ích cho con người khi suy đoán về điều này khi trí óc con người không thể nhận thức được t́nh trạng đó.

(d) Các Avatars, bản chất và công việc các Ngài. Trong thảo luận trên, chúng ta đă liên kết hiện tượng biệt ngă hóa với sự thích dụng của Thượng Đế hoặc của một Hành Tinh

722      Thượng Đế, đối với các hiện thể vật chất trọng trược của các Ngài, và sự hiện tồn hữu ngă thức qua phương tiện xác thân. Một vấn đề rất khó hiểu và bí ẩn có thể được nói đến ở đây – vấn đề các Avatars (Hóa Thân), và mặc dù chúng tôi không thể tŕnh bày tỉ mỉ vấn đề đó một cách đầy đủ, v́ đó là một trong các bí ẩn huyền bí nhất và bí mật nhất, có lẽ một ít ánh sáng có thể được đưa ra về vấn đề thâm sâu này.

Với mục đích rơ rệt và để minh giải một vấn đề cực kỳ khó hiểu nhất là đối với trí óc Tây phương (do sự kiện là họ chưa hiểu được lư do căn bản của diễn tŕnh luân hồi), thật là khôn ngoan khi chia các mẫu hóa thân khác nhau thành năm nhóm, nhớ rằng mỗi avatar thuộc về một Cung, xuất phát từ một cội nguồn tâm linh thuần túy, và rằng một thực thể hữu ngă thức chỉ đạt được quyền có h́nh thức hoạt động đặc biệt này qua một loạt các kiếp sống thành đạt trước kia.

 Các Avatars vũ trụ.

 Các Avatars thái dương hệ.

 Các Avatars liên-hành-tinh.

 Các Avatars thuộc hành tinh.

 Các Avatars nhân loại.

 

Như vừa nói, một avatar là một Ray (Cung ? Tia Sáng ? ­ND) chứa cái vinh quang (glory) rực rỡ và hoàn hảo, chính nó khoác trong vật chất dành cho mục đích phụng sự. Tất cả các avatars theo ư nghĩa chính xác của từ ngữ, đều là các linh hồn đă giải thoát, nhưng các avatars cấp vũ trụ và thái dương hệ được giải thoát khỏi hai cơi thấp của các cơi vũ trụ. Trong khi các avatars cấp hành tinh và liên hành tinh được giải thoát khỏi cơi hồng trần vũ trụ, tức các cơi của thái dương hệ chúng ta, avatar cấp nhân loại đạt được tự do khỏi năm cơi nỗ lực của nhân loại. Theo một ư nghĩa thấp và thuần túy kỹ thuật, một Đức Thầy đang lâm phàm ở cơi trần là một kiểu mẫu, v́ Ngài là một “linh hồn đă giải thoát” và do đó chỉ chọn lâm phàm v́ mục đích đặc biệt, nhưng chúng ta sẽ

723      không bàn đến các Ngài. Chúng ta hăy chia nhỏ các nhóm này để minh giải thêm các ư tưởng của chúng ta :

1. Các Avatars cấp vũ trụ: Các Ngài tiêu biểu cho thần lực được thể hiện từ các trung tâm vũ trụ sau đây trong số các trung tâm khác :

a) Sirius (Sao Thiên Lang)

b) Về một trong số bảy ngôi sao của Đại Hùng Tinh vốn được mang lại sinh khí (ensouled) bởi nguyên h́nh mẫu của Đấng Chủ Quản (Lord) thuộc Cung chính thứ ba của chúng ta.

c. Trung tâm vũ trụ của chúng ta.

Các Ngài tiêu biểu cho các Thực Thể Thông Linh thật xa với nhận thức của Con Người, giống như con người xa với nhận thức của nguyên tử vật chất vậy. Hàng ngàn các đại chu kỳ mà chúng ta gọi là “một trăm năm của Brahma” đă trôi qua từ khi các Ngài đă đạt được giai đoạn làm người, và các Ngài biểu hiện cho thần lực và tâm thức vốn có liên hệ với sự phối kết sáng suốt của các Bầu Trời đầy sao.

Lïận về lửa càn khôn

Các Ngài đă đạt đến mọi điều mà con người có thể h́nh dung được như là sự siêu việt của ư chí, của bác ái và của thông tuệ, đồng thời trong sự tổng hợp của ba phẩm đức này, nên thêm vào các tính chất và rung động mà chúng ta không có đủ lời lẽ diễn tả, và cũng không thể được h́nh dung ngay cả bởi các adepts cao nhất của chúng ta. Sự xuất hiện của các Ngài trong một thái dương hệ th́ rất khác thường và chỉ được nhận biết trên hai cơi cao nhất. Tuy nhiên, nhờ bởi bản chất vật chất của thái dương hệ chúng ta, sự giáng lâm của các Ngài, theo nghĩa đen, là sự xuất hiện trong một h́nh thức vật chất của một Đấng tinh thần, Đấng này có ngă thức đầy đủ.

Các Đấng Cao Cả đó xuất hiện từ Sirius vào dịp điểm đạo của Thái Dương Thượng Đế, và các Ngài có một liên quan đặc biệt với năm vị Kumaras và qua các Ngài (dùng các Ngài dưới h́nh thức các tụ điểm cho thần lực) cùng với bộ môn của Đức Mahachohan trong mọi Thánh Đoàn huyền môn của thái dương hệ. Chỉ có một lần, một Đấng Cao Cả như thế viếng thăm thái dương hệ chúng ta, liên quan đến sự xuất hiện trong thời gian và không gian của năm Đấng Con trí­sinh của Brahma. Ảnh hưởng của cuộc viếng thăm đó giống như ảnh hưởng của Đấng Avatar từ Sirius được nh́n thấy

724 như là tổng số chung của văn minh và văn hóa, xét các sự việc này theo quan điểm của toàn bộ thái dương hệ và trong một ánh chớp của thời gian. Một avatar từ trung tâm vũ trụ sẽ xuất hiện dưới h́nh thức pralaya đang tới gần và sẽ tạo ra trong cơ thể của Thượng Đế cái mà chúng ta gọi là “Tử Vong”. Ngài là Thần Chết vũ trụ (cosmic Reaper), và (đưa thuật ngữ trên thành những thuật ngữ có bản chất dễ hiểu hơn) Ngài thuộc về một nhóm vốn tiêu biểu cho năng lượng được tách ra của vũ trụ,

ở đó chúng ta t́m thấy các tương ứng lờ mờ trong công việc của khía cạnh “hủy diệt” của Thượng Đế, và trong các thần lực vốn tạo ra cái chết về mặt vật chất, và sự tan ră của thể xác của con người. Về căn bản, không thể nói nhiều hơn về các vấn đề huyền bí này, và giá trị của những ǵ được nói, phần lớn nằm trong việc đem lại cho trí óc của nhà nghiên cứu cái thực tại về mối liên hệ vũ trụ của chúng ta.

2. Solar Avatars: Các Avatars này thuộc ba kiểu mẫu, dù thực ra có nhiều hơn nữa. Các Ngài cũng là các thiên-khách ngoài thái dương hệ và phần lớn có liên hệ với một vài tiến tŕnh trong thái dương hệ, trong khi các vị khác có liên hệ trong việc quản trị định luật nhân quả, hay karma. Các Ngài tiêu biểu cho (embody, là hiện thân của) karma của các thiên kiếp (kalpas) đă qua đối với Thượng Đế của chúng ta, và đưa ra xung lực mở đầu cho các tiến tŕnh để hiệu chỉnh, để chuộc lỗi (expiation, đền bù) và để nhận thức khi xung lực đó liên quan tới thái dương hệ hiện tại nói chung. Một Đấng như thế, tức “Karmic Avatar” đă xuất hiện dựa vào rung động của Thượng Đế Ngôi Hai, lướt qua Linh Khí thứ hai; Ngài đă ở lại cho đến nay: Ngài sẽ vẫn ở lại với chúng ta cho đến khi tất cả các hệ thống hành tinh tiến vào cuộc tuần hoàn thứ năm của chúng, và tiến gần đến “Ngày Phán Xét” của chúng. Vào lúc đó, Ngài có thể triệt thoái, để mặc cho các vị Hành Tinh Thượng Đế có liên hệ làm tṛn mục tiêu nghiệp quả không c̣n được trông giữ. Lúc bấy giờ xung lực rung động sẽ trở nên mạnh và sự nhận thức về nguyên khí bồ đề trở nên sống động một cách hữu thức đến nỗi không ǵ lúc đó có thể ngăn chận các sự việc tiến tới. Hoạt động dưới quyền Ngài có một số thực thể vũ trụ, các vị này, như có nói trong GLBN (đây là

725      các Lipika Lords. Xem GLBN I, 157), có đặc quyền để “vượt qua ṿng-hạn-định); tuy thế các vị này không phải là các

avatars v́ chính các Ngài đang tiến hóa nhờ sự cai quản của karma. Đó là công việc của các Ngài và là cơ hội tiến hóa. Một avatar có thể không học hỏi ǵ từ vị trí xuất hiện của Ngài. Công việc của Ngài là đưa sức mạnh thuộc một loại điện năng nào đó vào vật chất ở một trong nhiều cấp độ của nó và như vậy tạo ra các kết quả đoán trước được.

Một kiểu mẫu solar avatar khác, Ngài có thể được thấy xuất hiện trong các hệ thống hành tinh, có liên quan với bí huyệt tim của một Hành Tinh Thượng Đế, và xuất hiện trên các cơi cao (không bao giờ ở trên cơi thấp) khi hoạt động của tim được cảm nhận, và khi diễn tŕnh đem năng lượng được thấy tạo ra ba điều :

 Mở rộng tâm thức.

 Tăng gia ánh sáng tâm linh và độ chói lọi tâm linh.

 Sự phóng xạ hành tinh.

 

Chính hiện tượng thuộc hành tinh này vốn tạo ra (xét về giới thứ tư trong thiên nhiên) việc mở rộng cửa điểm đạo cho con người. Các avatars đó không đến khi giao tiếp với bất cứ Hierarchy đặc biệt nào, mà chỉ liên quan với toàn thể thái dương hệ. Các Ngài tạo ra sự pha trộn các sắc thái và sự tổng hợp của các đơn vị trong các nhóm của chúng.

Vào lúc điểm đạo của một Hành Tinh Thượng Đế, một avatar có thể xuất hiện trong hành tinh hệ của Hành Tinh Thượng Đế đó trên bầu thứ bảy từ trung tâm vũ trụ đó hay là ngôi sao vốn được cấp sinh khí bởi vị Rishis đặc biệt (trong cḥm sao Đại Hùng), vị Rishis này là nguyên mẫu vũ trụ của Ngài. Đối với Thực Thể Thông Linh có liên hệ, đây là việc nắm bắt lấy h́nh hài vật chất, v́ các cơi cao siêu của chúng ta chỉ là vật chất (matter) theo quan điểm của các Ngài. Điều này vẫn thường được nhấn mạnh, v́ ư nghĩa của nó chưa được hiểu một cách đầy đủ. Nhờ vào sự xuất hiện của Đấng

726      Avatar này trên bầu thứ bảy, Đức Hành Tinh Thượng Đế có thể duy tŕ được sự liên tục của vũ trụ thức cho dù khi đang nhập thể vào vật chất (in physical incarnation); Đấng Solar Avatar này hoàn thành cùng chức năng đối với Hành Tinh Thượng Đế y như vị Guru đang làm cho đệ tử của Ngài. Ngài tạo ra vài biến cố có thể xảy ra nhờ vào việc kích thích và che chở của hào quang của Ngài, và Ngài hành động với cương vị một trạm phát điện năng từ trung tâm lực vũ trụ. Chúng ta phải cẩn thận để giữ sự tương đồng này một cách rất sơ sài v́ công việc thực sự được hoàn thành không thể hiểu được bởi con người. Đương nhiên vị Avatar này có một tác động trực tiếp lên các trung tâm lực của Đức Hành Tinh Thượng Đế và do đó lên các đơn vị hay là các Chân Thần con người, nhưng chỉ một cách gián tiếp và trên Chân Thần ở trên cơi riêng của nó. Tác động này tiếp xúc với sự đáp ứng nhỏ bé từ Monad cho đến sau cuộc điểm đạo thứ ba khi sự sống hữu thức của nó trở nên mạnh đến nỗi nó lại giữ chặt biểu lộ chân ngă của nó theo một hướng, và khơi hoạt nhận thức hành tinh theo một hướng khác. Kiểu mẫu avatar này chỉ xuất hiện vào lúc điểm đạo của một Hành Tinh Thượng Đế. Số các cuộc điểm đạo mà Hành Tinh Thượng Đế nhận được trong thái dương hệ này thay đổi từ hai đến bốn.

3. Các Đấng Avatars Liên hành tinh. Một nhóm Avatars rất lư thú được thấy ở đây. Phần lớn các Ngài liên quan với ba sự việc : thứ nhất liên quan với sự giám sát sự chuyển di các đơn vị thần lực hay là các nhóm chân ngă từ một hành tinh hệ này sang hành tinh hệ khác (không phải với các đơn vị cá nhân từ dăy này đến dăy hành tinh khác). Thông thường các Ngài xuất hiện hai lần trong lịch sử của một hành tinh hệ và dù không thể khoác vào các thể xác có chất liệu thô hơn là các thể được tạo thành với chất atma và chất bồ đề, các Ngài hoạt

động với xung lực trong chất trí và như thế thực hiện các chuyển di tập thể này. Chính các Ngài được chia nhỏ thành

ba nhóm :

a. Các Đấng tác động đến sự chuyển di từ các hành tinh hệ thứ yếu hoặc các biểu lộ của Cung lên trên Cung 3; chính Các Ngài bận rộn với kết quả của sự phối hợp các đối cực

727      trong bốn hành tinh hệ nhỏ cho đến khi chỉ có một c̣n lại; và kế đó lo về việc chuyển dịch sự sống và tính chất của hành tinh hệ c̣n lại này lên trên Cung 3.

Các Đấng có liên quan với sự chuyển di và tương tác của các sinh lực giữa ba Cung chính yếu.

Các Đấng tạo ra sự chuyển di thái dương hệ vào cuối kỷ nguyên.

 

Thứ hai, một vài avatars từ Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư (tức Huyền Giai của các Monads con người, xem trang 1099 – ND), v́ các lư do huyền bí và không thể giải thích được đối với chúng ta, để lại Huyền Giai của chính các Ngài, và xuất hiện trong Huyền Giai này hoặc Huyền Giai khác của các Huyền Giai thiên thần. Điều này xảy ra chỉ một lần trong lịch sử của mỗi hành tinh hệ và xảy ra vào lúc có sự xuất hiện vật chất trọng trược nhất, và có liên quan tới sự chuyển di xung lực deva từ một hành tinh hệ này đến một hành tinh hệ khác. Các Ngài có liên hệ bằng cách này với sự xuất hiện của các đơn vị hữu ngă thức, nguyên là hiện thân căn bản của ngă thức tiềm tàng của nguyên tử của thần chất. Các Ngài tạo ra kiểu mẫu cho các devas thuộc bất cứ hành tinh hệ đặc biệt nào.

Đă có lần trong lịch sử của mỗi hành tinh hệ, một avatar từ cḥm sao Capricorn (Nam Dương) xuất hiện trên các phân cảnh trí tuệ. Phân cảnh này là phân cảnh thấp nhất mà các vị thần (deities) liên hành tinh này xuất hiện. Không c̣n ǵ có

thể được truyền đạt về vấn đề này nữa. “Cái bí ẩn của con dê” ẩn giấu nơi đây. Đấng Avatar này xuất hiện trong cuộc tuần hoàn ba của dăy thứ ba, và biến mất trong cuộc tuần hoàn năm của dăy thứ tư.

Các avatars liên hành tinh này xuất hiện, dưới h́nh thức các sản phẩm của nhiều kalpas trước đây khi các điều kiện của thái dương hệ được đủ tinh anh giúp cho các Ngài xuất hiện. Các Ngài là các Nirmanakayas (Ứng Thân) của một chu kỳ thái dương trước đây, hiện nay các Ngài lại chọn cơ hội để thực hiện (theo một ư nghĩa linh hoạt và qua biểu lộ hồng trần) một số công việc chưa hoàn tất.

4. Các Avatars cấp hành tinh. Các vị này phát xuất từ Hành

728      Tinh Thượng Đế trung ương của một hành tinh hệ và biểu hiện cho ư chí và mục tiêu của Ngài. Các vị này thuộc hai loại khác nhau. Kiểu mẫu thứ nhất là một biểu lộ trên các phân cảnh dĩ thái hồng trần của chính Hành Tinh Thượng Đế trong một thời gian đặc biệt. Điều đó liên quan đến việc khoác lấy một xác thân rơ rệt bởi một trong các vị Kumaras. Một avatar như thế sẽ được nh́n thấy nơi Sanat Kumara, Ngài, cùng với ba Đức Kumaras khác, biểu hiện cho các nguyên khí thuộc tứ thể của hành tinh. Theo một ư nghĩa rất hiện thực, Sanat Kumara là hiện thân (incarnation) của chính Đấng Chủ Quản Cung; Ngài là Đức Tịnh Quán (Silent Watcher), Đấng Đại Hy Sinh (great Sacrifice) cho nhân loại (GLBN I, 494; II, 112, 149).

Như ghi nhận trong đoạn trên, có ba Thực Thể Thông Linh thứ yếu biểu hiện cho các nguyên khí hành tinh. Các Ngài là (nói theo quan điểm hiện tại) năng lượng năng động giúp giữ chung lại ba giới thấp, khi nh́n các giới này như các đơn vị chớ không như các biến phân (differentiations). Các Ngài có liên kết mật thiết với trạng thái năng lượng của ba dăy hành tinh trước, và điều đó chỉ cần cho công việc của một

avatar liên hành tinh (lúc thành lập tam giác mang đến kết quả là giai đoạn biệt ngă hóa vào thời Lemurian) giúp cho các Ngài khoác lấy các thể dĩ thái và lâm phàm trong con người. Các Ngài đóng vai tṛ các tiêu điểm cho năng lượng của Hành Tinh Thượng Đế trên cơi riêng của Đấng này. Đệ nhất Kumara, theo một ư nghĩa huyền bí, là năng lượng tạo ra ngă thức trong gia đ́nh nhân loại. Ba vị Kumaras kia, hay là ba Hoạt Động Phật, đóng vai tṛ các tiêu điểm tương tự cho năng lượng làm sinh động ba giới thấp, và tạo ra các cấp độ tâm thức khác nhau của chúng. Không thể diễn tả bí ẩn lớn này rơ ràng hơn được, nhưng nếu đạo sinh kết hợp một vài ẩn ngữ này với các ẩn ngữ được đưa ra trước đây trong GLBN, cái bí ẩn về “Tứ Linh Diệu” (“Holy Four”) có thể phần nào trở nên sáng tỏ theo quan điểm về năng lượng và tiến hóa.

Thời gian và cơ hội (seasons) cho sự xuất hiện của các

729      Ngài thay đổi tùy theo karma đặc biệt của Đấng Chủ Quản Cung, chớ không có ǵ liên quan với các chu kỳ lớn lao này, c̣n các thời kỳ lâm phàm, có thể được tiết lộ cho người không thệ nguyện giữ bí mật và kẻ thế tục.

5. Các Avatars của nhân loại. H.P.B. có nói đầy đủ về các vị này, và không có ǵ để thêm vào chi tiết của bà, v́ thời cơ chưa tới (GLBN III, Đoạn 41; III 345). Mọi điều nêu trên đều có vị trí của nó ở đây, v́ nó liên quan đến bí ẩn của lực và tâm thức, và biểu lộ đầy đủ nhất của một Hành Tinh Thượng Đế và của một Thái Dương Thượng Đế trong một thể Vật Chất trọng trược bị ẩn giấu trong ngoại-diện của các avatars khác nhau này và trong hiệu quả của các vị ấy.

e. Biệt ngă hóa, một h́nh thức Điểm Đạo. Chỉ có ít điều cần thêm vào những ǵ có thể được nói vào lúc này liên quan đến biệt ngă hóa. Những ǵ được nói ở đây và trong GLBN chỉ là

một cách để cố diễn tả các sự kiện sâu xa và có ư nghĩa, liên quan đến sự sống và biểu lộ, bằng các thuật ngữ chỉ tư tưởng con người và qua phương tiện có giới hạn của ngôn ngữ. Theo quan điểm huyền bí nhất th́ “Con người là một thiên thần”; y là Spirit (Ma quỉ; Tinh Thần; Thần Tiên…) và thần chất, được hợp nhất qua công việc của năng lượng thiên thần hữu thức. Y hợp nhất trong chính y ba trạng thái của Thượng Đế. Trong khi đó, ở ngoại cảnh (in objectivity) y là :

 

1. Bản Ngă (Self), Phi Ngă, và khoen nối sáng suốt trong một ư nghĩa rất trọng yếu.

 

2. Con người là Shiva, Vishnu và Brahma, trong biểu lộ tổng hợp.

 

3. Con người là phương tiện nhờ đó Thiên Ư, T́nh Thương của Thượng Đế, và Thiên Trí trở nên có thể hiểu được và hiển lộ.

 

4. Con người là điện lực dương, cộng với điện lực âm, cộng thêm phương tiện tạo thăng bằng.

 

5. Con người là Ngọn Lửa, Lửa và Tia Lửa trong biểu lộ thiết yếu.

 

6. Con người là lửa điện, lửa thái dương và lửa do ma sát.

 

730 Nhưng điểm cần nhấn mạnh ở đây, là con người đó, trong không gian, thời gian và trong ba cơi thấp, không biểu lộ các trạng thái này cùng một lúc, mà chỉ cùng lúc hướng về cuối diễn tŕnh tiến hóa. Giống như trong Đại Thiên Địa, Brahma biểu lộ hoạt động trước nhất, kế đó trạng thái thứ nh́ hay trạng thái giữa và cuối cùng trạng thái thứ nhất hay ư chí có chủ tâm tự hiển lộ, với tiểu thiên địa cũng thế.

Trạng thái Brahma, tức trạng thái mà trong đó Phi-Ngă hay trạng thái vật chất hiển lộ và vượt trội. Trạng thái này bao hàm các giai đoạn dưới nhân loại và ba chu kỳ đầu của Sự Sống Phàm Ngă :

Lïận về lửa càn khôn

 

 Chu tŕnh thứ nhất............ t́nh trạng bán khai.

 Chu tŕnh thứ hai ............. người trung b́nh.

Chu tŕnh thứ ba ............... người có trí tuệ thành đạt.

 

Trạng thái Vishnu, tức trạng thái mà trong đó khía cạnh bác ái – minh triết dần dà thống ngự và hiện rơ qua phương tiện của trạng thái Brahma. Nó bao hàm hai giai đoạn cuối của sự sống phàm ngă con người, và thời kỳ đó với sự phát triển chân ngă vốn bao gồm hai Cuộc Điểm Đạo cuối :

 Chu tŕnh thứ nhất ...... Con Đường Dự Bị.

 Chu tŕnh thứ hai ........ Con Đường Điểm Đạo (đến Điểm Đạo 3)

 Chu tŕnh thứ ba .......... Bao hàm cuộc Điểm Đạo 4 và 5.

 

Đây là sự hoàn thiện tạm thời, nhưng cũng như trong giới động vật, trí người vẫn tiềm tàng và có tính chất bản năng, và cũng như trong giới nhân loại, trạng thái bồ đề c̣n tiềm tàng và có tính chất bản năng, v́ thế trong chu tŕnh cuối của nỗ lực con người, Atma, tức trạng thái cao nhất của Monad, cũng tiềm tàng và có tính chất bản năng. Điều này phải tạo ra các giai đoạn phát triển sau. Không có lỗ hổng nào trong cơ tiến hóa, và không có giai đoạn nào mà trong đó có sự vắng mặt toàn bộ của bất cứ một trạng thái nào; tất cả đều luôn

731      luôn hiện hữu nhưng chúng “lộ ra” luân phiên. Chỉ khi các lửa của vật chất cháy rực, và trở nên phát xạ, nó mới trở nên thích hợp cho lửa trí tuệ biểu lộ cho dù lúc nào cũng hiện hữu. Chỉ khi hai lửa vật chất và lửa trí tuệ này đạt đến giai đoạn nhiệt và ánh sáng đầy sinh lực, lúc đó lửa điện của Tinh Thần mới tỏa chiếu với vẻ huy hoàng của nó. Lại nữa, chỉ khi ba lửa này cùng nhau bừng cháy th́ Lửa vật chất mới tắt dần v́ thiếu những ǵ mà nó có thể thiêu đốt, và chỉ khi điều đó xảy ra, th́ lửa trí tuệ (ở trên các phân cảnh trí tuệ) mới có thể thiêu đốt những ǵ mà từ trước đến giờ nó đă làm sinh động. Khi điều này được hoàn tất, lửa tinh thần thuần túy (ngày

càng tăng và mạnh thêm bởi bản chất hơi của lửa vật chất, hoặc “lửa do cọ xát”, và bị nhuốm màu và làm cho phát xạ bởi lửa trí tuệ) bùng cháy với độ sáng rực hoàn hảo, sao cho không thể thấy ǵ nữa trừ ngọn lửa rung động duy nhất. Ư tưởng này có thể được mở rộng ra xa khỏi Con Người đến một Hành Tinh Thượng Đế, và lại đến Thái Dương Thượng Đế trong mối liên quan vũ trụ của Ngài.

Biệt ngă hóa (thoát kiếp thú) đánh dấu một giai đoạn của tiến tŕnh trong việc làm tăng thêm “lửa do ma-sát”. Hiện tượng đó có liên quan đến việc thành đạt của Brahma, và đánh dấu một mức độ trong việc cấp năng lượng của vật chất. Một số h́nh hài đang sẵn sàng cho ư thức tự ngă. Hai Cung vũ trụ có các phân cực (polarities) khác nhau đang thu hút lẫn nhau.

Điểm Đạo đánh dấu một giai đoạn trong việc làm tăng thêm “Lửa thái dương”. Nó có liên hệ với việc thành tựu của Vishnu, và đánh dấu một tŕnh độ trong sự tiến hóa tâm thức, qua ư thức tự ngă (ngă thức) đến ư thức tập thể, hay là tâm thức đại đồng (universal consciousness).

Huyền đồng (Identification, đồng nhất hóa huyền diệu) với toàn thể tất cả các nhóm có thể là thuật ngữ thường được dùng để diễn tả các giai đoạn cuối cùng của diễn tŕnh tiến hóa, nó đánh dấu một giai đoạn hướng về việc kết thúc mahamanvantara khi mọi nhóm bắt đầu thể hiện một cách quyết tâm Ư Chí vĩnh hằng. Nó cần đến một loại nhận thức,

732      không thể tưởng tượng được đối với con người ngày nay, nhưng có thể hiểu được (dù chưa thực hiện được) đối với các Chohans của Thánh Đoàn hiện nay trên địa cầu. Các Ngài quyết tâm tiến hành Ư Chí của Hành Tinh Thượng Đế trên hành tinh này, nhưng ngay cho đến nay các Ngài không cách nào thẩm định đầy đủ Ư Chí và mục tiêu của Thượng Đế khi

Thượng Đế hoạt động qua thái dương hệ. Các Ngài có thể có được các thoáng nh́n và một ư tưởng về kế hoạch chung, nhưng các chi tiết th́ đến nay không thể nhận ra.

c. Về sự nhập thể (incarnation, hóa nhập, hiện thân)

(a) Thuộc vũ trụ, Hành tinh và Con người. Bây giờ, chúng ta dành việc xem xét về ngă thức, khi nó được tạo ra qua trung gian của kiểu mẫu thần chất đặc biệt mà các Agnishvattas cung cấp cho thể của Ego, và chuyển sang nghiên cứu về sự nhập thể, thuộc về vũ trụ, hành tinh và con người. Một gợi ư về cấu tạo của các Solar Pitris này và các Manasadevas có thể đến với đạo sinh, kẻ đang xem xét về vị trí của từng Chân Ngă trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế và trong trung tâm đặc biệt mà nó tạo thành một thành phần của trung tâm đó. Các Manasadevas và Dhyans Chohans này tạo ra ngă thức trong con người thực ra là năng lượng và chất liệu của các Heavenly Man vũ trụ.

Thuật ngữ “incarnation”, theo nghĩa gốc của nó, truyền đạt chân lư căn bản liên quan đến việc khoác lấy một thể hồng trần trọng trược, và về chuyên môn nên được áp dụng chỉ cho giai đoạn biểu lộ có liên quan đến ba cơi phụ thấp của:

-Cơi hồng trần vũ trụ liên quan với một Thái Dương

Thượng Đế và Hành Tinh Thượng Đế. -Cơi hồng trần thái dương hệ, liên quan tới con người.

Hàm ư này được duy tŕ khi các thực thể vũ trụ có liên quan, nhưng khi con người ở dưới sự xem xét, thuật ngữ này được áp dụng cho sự hợp nhất của thể dĩ thái với nhục thân, hoặc với sự chuyên dùng của con người đối với hiện thể cấu

733      tạo bằng vật chất của cơi phụ thấp nhất của cơi hồng trần vũ trụ trong các trạng thái thấp nhất của nó. Sự phân biệt này có một ư nghĩa nào đó và nên được ghi nhớ. Sự chuẩn nhận này

được cai quản bởi cùng các định luật vốn cai quản bởi sự chiếm hữu của Thượng Đế đối với hiện thể vật chất của Ngài. Để có được một ư tưởng về những ǵ mà phương pháp đang diễn ra, có thể là hữu ích nếu chúng ta xem xét các loại pralaya khác nhau, và cân nhắc về các giai đoạn nối tiếp giữa các lần hóa thân. Theo quan điểm của bất cứ cái đơn nhất có liên quan nào, một pralaya là một thời kỳ yên lặng, với việc ngừng một loại hoạt động đặc biệt, bao hàm việc biểu lộ ra ngoại cảnh, tuy nhiên theo quan điểm của một đại tổng thể mà cái đơn nhất (unit) có thể liên quan đến, một pralaya có thể được xem như chỉ là một sự chuyển di thần lực từ một hướng này đến một hướng khác. Dù cho cái đơn nhất có thể tạm thời bị mất sinh khí về phần h́nh hài của nó, tuy nhiên Thực Thể vĩ đại vẫn tồn tại và vẫn linh hoạt.

Trước tiên chúng ta hăy đưa ra vấn đề theo quan điểm con người, và nghiên cứu pralaya khi nó tác động vào Monad đang lâm phàm.(1) Có năm loại pralaya mà chính chúng ta có thể chính thức liên quan đến. Trước nhất chúng ta nên lưu ư

1 Cơ bản có 3 loại Pralaya. Xem GLBN I, 397 – 398.

 

1. Solar pralaya (qui nguyên thái dương). Pralaya này xảy đến vào cuối 100 năm của Brahma. Nó đánh dấu sự tái hóa nhập (reabsorption) vào cái duy nhất (unity). Nó đánh dấu việc kết thúc biểu lộ của thái dương hệ. Có liên quan đến Thái Dương Thượng Đế.

 

2. Incidental pralaya (qui nguyên phụ). Pralaya này nối tiếp các ngày của Brahma. Nó đánh dấu các giai đoạn giữa các manvantaras. H́nh hài tạm thời chấm dứt nhưng nhị nguyên tính (duality) vẫn c̣n. Liên quan đến Hành Tinh Thượng Đế.

 

3. Individual pralaya (qui nguyên cá nhân). Đạt được bởi con người vào cuộc điểm đạo 5. Đánh dấu việc đạt đến hoàn thiện. Liên quan đến Chân Thần (Monad).

 

Cũng có pralaya liên quan đến sự tiến hóa con người mà chúng ta gọi là qui nguyên devachan. Nó liên quan đến phàm ngă.

đến sự kiện rằng t́nh trạng này trước tiên là một t́nh trạng liên quan giữa Tinh Thần với vật chất, trong đó một t́nh trạng liên quan tới vật chất xảy ra qua tác động của yếu tố mang năng lượng, tức Tinh Thần. Do đó, nó có liên quan đến sự liên hệ của các devas vĩ đại khi các Ngài tiến hành công

734 việc kiến tạo h́nh hài của các Ngài dưới Định Luật Ư Chí của Thượng Đế đối với các devas cấp thấp, tức là các tiểu thần tiêu biểu cho vật chất sinh động (living substance). Điều sẽ là hiển nhiên đối với nhà nghiên cứu là nó liên quan tới mối liên hệ của Thánh Thần (Holy Spirit) với Đức Mẹ trong việc tạo ra Con, và kế đó liên hệ của Con với Mẹ. Nếu ư tưởng được tŕnh bày trong bộ luận này được cẩn thận noi theo, điều sẽ hiển nhiên là khi nghiên cứu vấn đề pralaya, chúng ta nghiên cứu mối liên hệ (trong thời gian và không gian) về năng lượng dương của Thái Dương Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế và của Con Người đối với vật chất chỉ qua đó sự biểu lộ mới xảy ra. Qua liên hệ này, sự sống trên các cơi biểu lộ mới có thể được tạo ra. (b). Bản chất của Pralaya. Chúng ta có thể xét pralaya như là công việc “trừu xuất” và như là phương pháp vốn đưa h́nh hài vào dưới trạng thái Hủy Diệt của Tinh Thần, bao giờ cũng xảy ra theo Định Luật Hút mà Định Luật Tổng Hợp chỉ là một nhánh của nó. Định luật căn bản của thái dương hệ là định luật vốn cai quản sự liên hệ của mọi nguyên tử đưa tới toàn thể các nguyên tử, và của Ngă với Phi Ngă. Đó là (theo quan điểm huyền linh) biểu hiện về lực (force-demonstration) mạnh mẽ nhất trong thái dương hệ, và nếu định luật không thể nhận thức được này ngưng tác động, th́ lập tức thái dương hệ và mọi h́nh tướng trong đó, thuộc hành tinh, con người và bao cái khác nữa, sẽ ngưng hiện hữu. Bởi tác động của ư chí, các hành tinh hệ tồn tại; bằng tác động của ư chí,

thái dương hệ Hiện Hữu (IS); bằng tác động của ư chí chân ngă, con người xuất hiện. Khi Ư Chí của Thái Dương Thượng Đế, của Hành Tinh Thượng Đế và của Chân Ngă thiêng liêng con người được chuyển qua các mục tiêu khác, vật chất của các hiện thể của Các Ngài bị ảnh hưởng, và sự tan ră bắt đầu. Năm loại pralaya có liên quan đến đơn vị con người như sau:

1. Giai đoạn pralaya giữa hai lần hóa thân (incarnations). Giai đoạn này có bản chất tam phân và ảnh hưởng đến vật chất của ba thể, thể xác, thể cảm dục và hạ trí, đưa h́nh hài đến vật chất ban sơ, và xua tan cấu trúc nguyên tử của nó. Năng lượng của ngôi hai (năng lượng của ngôi kiến tạo h́nh hài)

735 được triệt thoái bởi ư chí của Ego, và các nguyên tử tạo thành h́nh hài trở nên tách ra khỏi nhau và được phân giải vào trong nguồn chứa tinh hoa cần được thu tập lại khi đúng lúc. T́nh trạng này được tạo ra dần dần theo các giai đoạn mà chúng ta biết, đó là: Giai đoạn thứ nhất là sự triệt thoái của sinh lực trong thể dĩ thái ra khỏi nhục thân gồm 3 phần (đặc, lỏng và hơi) và kết quả là “rơi vào hư hoại” và trở nên “bị tản mác thành các yếu tố”. Con người biểu lộ bên ngoài mờ nhạt dần, và không c̣n được nh́n thấy bằng mắt trần nữa, mặc dầu vẫn c̣n ở trong thể dĩ thái của y. Khi nhăn thông dĩ thái được phát triển, ư nghĩ về cái chết sẽ chiếm lấy các tỷ lệ rất khác nhau. Khi một người có thể được thấy đang hoạt động trong thể dĩ thái hồng trần của y bởi đa số nhân loại, việc buông bỏ nhục thân sẽ được xem như chỉ là một “sự giải thoát” (“a release”).

Giai đoạn kế tiếp là việc triệt thoái sinh lực ra khỏi thể dĩ thái hay là cuộn dây dĩ thái (coil), và sự kiệt quệ/mất sinh lực của nó (devitalisation). Cuộn dây bằng chất dĩ thái này chỉ là phần kéo dài của một trạng thái của sutratma hay sinh mệnh tuyến (thread), và tuyến này được dệt bởi Ego từ bên trong

thể nguyên nhân giống như một con nhện nhả tơ. Nó có thể được thu ngắn hoặc kéo dài tùy ư, và khi giai đoạn pralaya đă được quyết định, tuyến của ánh sáng này, hay của lửa thái dương (chú ư từ ngữ “solar”, thái dương) được triệt thoái và được gom lại vào cơi phụ nguyên tử (cơi phụ cao nhất – ND) nơi mà nó vẫn sẽ cấp sinh khí cho nguyên tử thường tồn và giữ cho nguyên tử này liên kết, với thể nguyên nhân. Các xung lực sự sống lúc bấy giờ -xét về cơi trần – được tập trung vào trong phạm vi nguyên tử.

Giai đoạn thứ ba là sự triệt thoái của sinh lực ra khỏi thể cảm dục, sao cho thể đó tan ră theo một cách tương tự và sự sống được tập trung bên trong nguyên tử thường tồn cảm dục. Nguyên tử này đă nhận được một sự tăng gia sinh lực qua cuộc sống hồng trần, và thêm được sắc thái qua kinh nghiệm cảm dục.

Giai đoạn cuối cùng đối với nguyên tử trong con người là

736 sự triệt thoái của nó ra khỏi thể hạ trí. Các sinh lực sau cuộc triệt thoái bốn giai đoạn này được tập trung hoàn toàn trong phạm vi Chân Ngă; việc tiếp xúc với ba cơi thấp vẫn c̣n đương nhiên có thể xảy ra nhờ vào các nguyên tử thường tồn, các trung tâm lực của ba trạng thái phàm ngă. Trong mỗi lần luân hồi các mănh lực sự sống hoạch đắc được qua việc vận dụng các hiện thể,

Một năng lực hoạt động ngày càng tăng, được tích chứa trong nguyên tử thường tồn hồng trần.

Một sắc thái đă gia bội, được chứa trong nguyên tử thường tồn cảm dục.

Một tính chất mạnh mẽ được phát triển, hoặc chủ đích hoạt động, được tích chứa trong nguyên tử thường tồn hạ trí.

 

Các tính chất này được biến đổi thành năng lực ở devachan. Devachan (1) (2) là một trạng thái tâm thức, phản

1 Devachan. Một trạng thái trung gian giữa hai kiếp sống trần gian mà Chân Ngă tiến vào sau khi tách ra khỏi các trạng thái thấp hay lớp vỏ của nó. 2 Deva-Chan. “(3) ‘Ai vào Deva-Chan ?’ Dĩ nhiên là personal Ego, nhưng được ban ân điển, được thanh luyện, thánh thiện. Mọi Ego – kết hợp của các nguyên khí thứ sáu và thứ bảy – sau thời kỳ ấp ủ hoài băo vô thức, đều được tái sinh vào Deva-Chan, bắt buộc phải trong trắng và thanh khiết như trẻ thơ mới sinh. Sự kiện về việc được tái sinh của y, ở bất cứ mặt nào cũng chứng tỏ sự vượt trội của thiện lên trên ác trong phàm ngă cũ của y. Và trong khi karma (loại tà) tạm tránh đường để đi theo hắn trong lần luân hồi ở cơi trần sau này, y mang theo với y chỉ loại karma của các hành vi, lời nói và tư tưởng tốt lành của y vào Deva-Chan này. “Xấu” (“bad”) là một thuật ngữ tương đối cho chúng ta – như con có lần được dạy trước kia – và Định Luật Báo Phục là định luật duy nhất không bao giờ lầm lạc. V́ vậy tất cả những ai không trượt vào hoàn cảnh bất lợi của tội lỗi và thú tính không thể cứu chuộc – đều đi vào Deva-Chan. Họ sẽ phải trả giá cho các tội lỗi của họ, cố ư hoặc vô t́nh, về sau này. Trong thời gian đó họ được tưởng thưởng; nhận lănh quả của các nhân do họ đă tạo ra.

“Dĩ nhiên đó là một trạng thái mà người ta thường gọi là cực kỳ ích kỷ, trong đó một Ego gặt hái phần thưởng của tính vô vị kỷ của ḿnh trên cơi trần. Y hoàn toàn bị cuốn hút vào trong phúc lạc của mọi t́nh thương cá nhân trần tục của y, các ưa thích, các tư tưởng và góp nhặt quả của các hành động đáng được tưởng thưởng của y. Không đau khổ, không buồn lo, thậm chí không bóng dáng của hối hận đến làm tối chân trời sáng chói của hạnh phúc thuần khiết, v́ đó là một trạng thái của “Maya” (“Ảo Tưởng”) vĩnh cửu… V́ tri giác hữu thức của phàm ngă con người trên cơi trần chỉ là một giấc mơ mau phai mà khả năng nhận thức sẽ cũng là nhận thức của một giấc mơ ở Deva-Chan – chỉ một trăm lần mạnh hơn”.

“ ‘Bardo là giai đoạn giữa sự chết với tái sinh – và có thể kéo dài vài năm đến một thiên kiếp (kalpa). Nó được chia làm 3 giai đoạn phụ : (1) Khi Ego từ bỏ cuộn dây hữu tử của nó, tiến vào Kama-Loka (Dục-giới), trú sở của các Âm ma (Elementaries); (2) Khi nó tiến vào “Trạng Thái Ấp Ủ Hoài Băo”; (3) Khi nó được tái sinh trong Rupa-Loka (Sắc giới) của

737      chiếu trong sự sống của phàm ngă, nhờ trạng thái cao mà chúng ta gọi là niết bàn thức (nirvanic consciousness) và nó được tạo ra bằng tác động của Chân Ngă. Đó chỉ là một h́nh ảnh mờ nhạt trong các đơn vị cá biệt (và v́ thế bị nhuốm màu với sự ích kỷ và vui thích chia rẽ) của t́nh trạng tập thể gọi là niết bàn. Trong trạng thái tâm thức cao này, mỗi chủ thể riêng rẽ, dù là tự phát triển khả năng (self-realising), chia sẻ trong nhận thức của nhóm và chính ở đó mới có được toàn phúc cho đơn vị. Sự phân chia không c̣n nữa, chỉ có sự hợp nhất và thống nhất chủ yếu được nhận ra. Do đó tất nhiên có thể suy ra, không hề có trạng thái devachan cho người sơ khai hoặc người kém tiến hóa, v́ họ không xứng đáng với nó, và không có năng lực trí tuệ (mentality) để nhận biết nó; cũng v́ vậy thời gian đầu thai của họ nhanh chóng và giai đoạn pralaya của họ ngắn ngủi. Trong trường hợp của họ, chẳng có ǵ nhiều dành cho Ego, trên cơi riêng của Chân Ngă, để đồng hóa trong phần c̣n lại của các lần luân hồi, và thế là nguyên khí sự sống nhanh chóng triệt thoái ra khỏi thể hạ trí, đưa

Deva-Chan. Giai đoạn phụ (1) có thể kéo dài từ vài phút đến một số năm – giai đoạn “một vài năm” trở thành khó hiểu và hoàn toàn vô dụng mà không có giải thích đầy đủ hơn; giai đoạn phụ (2) “rất dài”; như bạn biết, đôi khi dài hơn bạn có thể tưởng, tuy tương xứng với sức chịu đựng tinh thần của Ego; giai đoạn phụ (3) kéo dài tương xứng với karma tốt, sau khi monad (chú ư monad viết thường – ND), lại tái luân hồi”.

“Mọi quả phải tương xứng với nhân. Và theo cách nói của con người, cuộc sống chỉ mang một tỉ lệ nhỏ so với các giai đoạn của con người về cuộc sống giữa các lần sinh trong chu kỳ manvantara, thế nên các tư tưởng, lời nói và hành vi tốt của bất cứ kiếp nào trong số các kiếp này trên một bầu là nhân của các quả, việc tác động của nó cần nhiều thời gian hơn là sự tiến hóa của các nhân chiếm chỗ”.

Trích Mahatma Letters to Sinnett, trang 100 – 106.

đến kết quả là sức thôi thúc của Ego để tái sinh hầu như ngay lập tức.

Khi sự sống của phàm ngă được đầy đủ và phong phú, tuy không đạt đến giai đoạn mà trong đó phàm ngă có thể hợp tác một cách sáng suốt với Chân Ngă, các giai đoạn niết bàn của phàm ngă (personality nirvana) được trải qua, kỳ gian của chúng tùy thuộc vào sự thích thú của đời sống, và năng lực của con người để suy cứu về kinh nghiệm. Sau này, khi Ego chi phối sự sống phàm ngă, việc quan tâm của con người được nâng lên các mức cao hơn, và niết bàn của linh

738      hồn trở thành mục tiêu của Chân Ngă. Ego không c̣n để tâm vào devachan. Do đó những ai trên Thánh Đạo (hoặc Con Đường Dự-Bị, hoặc Con Đường Điểm Đạo), theo thông lệ, không c̣n vào devachan, mà tức khắc luân hồi trở thành qui luật trong việc xoay chuyển bánh xe sự sống, lần này việc đó xảy ra bằng sự hợp tác có ư thức của phàm ngă với Linh Ngă (divine Self) hay Ego.

(2) Giai đoạn giữa các Chu kỳ chân ngă. Nơi đây ẩn giấu bí mật của 777 lần luân hồi và liên quan đến sự liên hệ của đơn vị với nhóm của Ego trên cơi chân ngă, trước khi có sự khai mở của cánh hoa thứ năm. Nó liên quan đến con người trong giai đoạn giữa thời kỳ sơ khai với thời kỳ đệ tử, khi con người là kẻ trung b́nh nhưng vẫn c̣n trong hai Pḥng (Halls). Bí ẩn của tất cả các căn chủng nằm ở đây, và các chu kỳ chân ngă trùng hợp với việc tạo ra các h́nh hài chủng tộc và các nền văn minh. Một người sẽ đầu thai trở đi trở lại trong các giống dân phụ khác nhau của một căn chủng cho đến khi một chu kỳ nào đó đă được bao hàm; kế đó y có thể trải qua một trạng thái pralaya cho tới khi ở trong (và đôi khi muộn hơn nhiều) một căn chủng sau, y sẽ đáp ứng với tiếng gọi do rung động của nó, và sự thôi thúc của chân ngă để

luân hồi sẽ lại được cảm nhận. Trong minh họa này, chúng ta nên nhớ rằng nhân loại tiến hóa nhiều ngày nay không luân hồi cho đến căn chủng thứ tư. Các chu kỳ này là một trong các bí ẩn của điểm đạo, dù một trong các bí ẩn trước đây, và được tiết lộ ở kỳ điểm đạo hai khi chúng giúp cho điểm đạo đồ hiểu được t́nh trạng của ḿnh, để thấy phần nào bản chất của xung lực nghiệp quả và hiểu được kư ảnh riêng của ḿnh trong cảm dục quang.

Các chu kỳ này có thể được xem như hai giai đoạn pralaya nhỏ và có liên quan trước nhất với sự sống trong ba cơi thấp.

(3) Tiếp đến giai đoạn mà con người đạt được tự do. Vào giai đoạn này, theo luật định, con người thành công trong việc “tách ra” chính ḿnh, tức linh hồn không bị ràng buộc, ra khỏi vật chất của ba cơi thấp. Y đă vận dụng và hoạt động với

739      thần chất và đă thu lượm được mọi giao tiếp rung động cần thiết, và củng-cố được mọi “nhận thức” và “khám phá” được dự kiến; y không c̣n bị giam giữ bởi các devas. Y được tự do cho tới khi, một cách tự nguyện và sẵn sàng, và trong một cuộc tuần hoàn khác, y có thể trở lại với tư cách một Nhân Viên của Thánh Đoàn, để tiếp tục công việc phụng sự của Ngài cho nhân loại kém tiến hóa của thời xa xăm đó. V́ việc này liên quan tới bảy con đường đưa đến cơ hội cho một Đức Thầy mà chúng ta sẽ không bàn đến ở đây (1). Đây là pralaya lớn của con người.

1 Bảy Thánh Đạo mà một trong số đó, mọi người phải đi qua :

 

1. Thánh Đạo 1.

Con Đường Phụng Sự Địa Cầu.

2. Thánh Đạo 2.

Con Đường Công Tác Từ Điển.

3. Thánh Đạo 3.

Con Đường của các Hành Tinh Thượng Đế.

4. Thánh Đạo 4.

Con Đường đưa đến Sirius.

5. Thánh Đạo 5.

Con Đường của Cung.

 

(4) Pralaya cấp hành tinh. Sau các biến cố chu kỳ này, giờ đây con người là một thành phần có ư thức đối với nhóm của y, và là một điểm đầy sức sống trong một trung tâm trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, tồn tại một cách hữu thức và nhận biết một cách hữu thức về vị trí của ḿnh trong tổng thể vĩ đại. Điều này bao hàm một nhận thức đối với trung tâm mà y là một điểm năng lượng trong đó, một hiểu biết về loại thần lực mà y phải truyền đạt và phải vận dụng từ các mức vũ trụ, và một liên hệ hữu thức với sáu trung tâm khác trong Sự Sống hành tinh mà y có liên kết vào.

Giai đoạn hoạt động hữu thức này trong chất dĩ thái (mà thể hành tinh được tạo thành với nó) tồn tại theo karma của Đấng Chủ Quản hành tinh, v́ đơn vị giờ đây kết hợp hữu thức với karma của hành tinh, và là một kẻ tham dự trong việc thể hiện ư chí và mục tiêu của Đấng Chủ Quản Cung của Ngài. Trên các cơi cao của thái dương hệ, giai đoạn này tồn tại theo độ dài sự sống của một hành tinh hệ; mà một giai đoạn pralaya kế tục cho nó đang có khởi đầu của nó hướng về cuối cuộc tuần hoàn thứ bảy trong bất cứ hành tinh hệ nào, hoặc thuộc về cuộc tuần hoàn thứ năm, nếu Định Luật Kiên Tŕ của hành tinh hệ thể hiện qua các chu kỳ theo số 5. Ở

740      đây, tôi đang khái quát hóa và nói bằng các thuật ngữ tổng quát, karma của các đơn vị khác nhau và một Đức Thầy – tùy theo con đường mà vị này chọn sau cuộc điểm đạo thứ năm ­ở lại và làm việc trong hành tinh hệ của chính Ngài, nhưng các thay đổi có thể xảy ra do các yếu tố sau :

a. Karma của hành tinh.

 Thánh Đạo 6. Con Đường của Thái Dương Thượng Đế.

 Thánh Đạo 7. Con Đường của T́nh Trạng Con Tuyệt Đối.

 

Lïận về lửa càn khôn

 

Ư chí của Đấng Chủ Quản (Lord) Cung của Đức Thầy đó.

Các thiên lệnh (orders) phát ra từ Thái Dương Thượng Đế vốn được truyền đạt cho Đức Thầy sau khi giải thoát xuyên qua Hành Tinh Thượng Đế và qua trung gian Đức Chohan phụ trách Cung của Đức Thầy.

 

Lúc bấy giờ Đức Thầy “tách ra” theo luật huyền bí của hành tinh, luật này chỉ hoạt động trên các phân cảnh dĩ thái vũ trụ và được chuyển đến nơi tới của Đức Thầy. Nếu chúng ta diễn giải mọi điều nói trên bằng các thuật ngữ về năng lượng và về bức xạ và như thế tránh các nguy hại của cách diễn giải theo vật chất, ư nghĩa sẽ trở nên rơ rệt hơn.

(5) Đại pralaya. Thời khoảng tạm ngưng này đến vào cuối mỗi 100 năm của Brahma, đưa đến tan ră mọi loại h́nh tướng

– tinh anh lẫn trọng trược – khắp toàn bộ thái dương hệ. Đó là một giai đoạn tương tự với giai đoạn được xét đến khi chúng ta xem xét sự triệt thoái của con người ra khỏi thể dĩ thái của y và năng lực của y lúc bấy giờ để hoạt động trên cơi cảm dục, tách ra khỏi thể hồng trần nhị phân của y. Bên trong thái dương hệ, một diễn tŕnh tương tự với diễn tŕnh đó được trải qua khi con người triệt thoái thể dĩ thái ra khỏi nhục thân, sẽ được thấy hướng về cuối chu kỳ mahamanvantara. Nó sẽ bao hàm giai đoạn mà trong đó bốn Cung thứ yếu ḥa nhập và trộn lẫn, t́m ra nhị nguyên tính và các đối cực của chúng. Sau rốt, 4 trở thành 2, 2 trở thành 1, và lúc bấy giờ tất cả được tổng hợp thành Cung chính thứ ba. Thời điểm chưa đến, nhưng vô số kỷ nguyên nằm ở trước. Đó là sự xuất hiện đầu tiên của trạng thái hủy diệt liên quan đến

741      các hành tinh hệ, và đánh dấu khởi đầu của thời mà “các Cơi Trời sẽ tan chảy với sức nóng mănh liệt”, và Mặt Trời trở thành bảy mặt trời. (Xem GLBN II, 746, 747).

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

Sự tương ứng trong tiểu thiên địa có thể được thấy trong tiến tŕnh sau đây. Vi tử thường tồn hồng trần thu hút toàn bộ sinh lực của xác thân, sức nóng và ánh sáng cố hữu của nó do đó tăng lên đến lúc vào cuộc điểm đạo thứ tư, bảy loa tuyến được cấp sinh lực và rung động đầy đủ. Nội nhiệt của nguyên tử, cộng với ngoại nhiệt của thể chân ngă trong đó nó có vị trí của nó, lúc bấy giờ tạo ra những ǵ hủy diệt vi tử thường tồn. Tạm thời và ngay trước khi hủy diệt, nó trở thành một mặt trời thất phân rất nhỏ do bức xạ và hoạt động của các loa tuyến. Cùng với mặt trời hồng trần của thái dương hệ, theo một cách tương tự, nó sẽ trở thành bảy mặt trời, khi nó đă hấp thu tinh hoa sự sống của các cơi đă phát triển đầy đủ và trên đó có các hành tinh hệ. Hỏa hoạn lớn theo sau là công việc cuối cùng của trạng thái Hủy Diệt. Nó đánh dấu thời điểm phát triển cao nhất của thần chất trong thái dương hệ, sự thành toàn của công việc của Agni và các hỏa thần của Ngài, và cuộc điểm đạo của Brahma. Lúc bấy giờ, chất nguyên tử sẽ cá tính hóa (như chúng ta biết, đó là mục tiêu cho nguyên tử) và sau đại pralaya đó, thái dương hệ kế tiếp sẽ bắt đầu với Tinh Thần tam phân đang biểu lộ qua vật chất vốn chủ yếu được phân biệt bằng t́nh thương sáng suốt linh hoạt. Tất nhiên, điều này không thể hiểu được đối với các thể trí thuộc về cuộc tuần hoàn thứ tư của chúng ta.

Thế là chúng ta đă nghiên cứu các loại pralaya khác nhau ở mức độ mà chúng có ảnh hưởng đến từng cá nhân; mỗi đơn vị t́m thấy hướng của ḿnh sau rốt trở thành một trong các trung tâm tinh anh vũ trụ của Đấng vũ trụ đặc biệt, Ngài là Đấng Chủ Quản của Cung của y, và do đó vào kỳ đại qui nguyên, các đơn vị nhân loại này gồm kẻ đạt được và kẻ không chuyển qua được các trung tâm vũ trụ xa xăm khác, sẽ t́m thấy vị trí của họ nơi đây.

Trước khi đề cập đến pralaya cấp hành tinh và cấp vũ trụ, ở đây chúng ta có thể xem xét liên hệ của các Agnishvattas 742 (các thần đă tạo ra sự biệt ngă hóa của người thú trên hành tinh này) với các chu kỳ tiến hóa khác trước đây, và tại sao chỉ bàn đến các thần này theo quan điểm của một mahamanvantara, và của một kalpa (kalpa = manvantara = 1 ngày + 1 đêm của Brahma, = 4 320 triệu năm trần thế, thiên kiếp Mahamanvantara = một năm của Brahma, chu kỳ đại khai nguyên hay đại thiên kiếp – ND). Lư do khiến chúng ta không đặc biệt xem xét nhóm các Agnishvattas, Kumaras và Rudras liên quan với Địa Cầu là v́ chúng ta vận dụng toàn bộ vấn đề theo quan điểm hành tinh chớ không theo quan điểm của gia đ́nh nhân loại. Nhà nghiên cứu muốn t́m kiến thức tỉ mỉ về các Agnishvattas của dăy địa cầu chỉ cần nghiên cứu bộ GLBN. Chúng tôi đă thử đưa tư tưởng của nhà nghiên cứu vượt khỏi phạm vi nhỏ bé của chính họ đi vào việc xem xét công việc của các Manasadevas trong thái dương hệ. Trong mọi hành tinh hệ các Thần này đều có vị trí của các Ngài, nhưng trong vài hệ thống – như trong hệ hành tinh Jupiter – các Ngài chỉ mới bắt đầu công việc của các Ngài, c̣n trong các hệ thống khác – như hệ Vulcan và hệ Venus – công việc của các Ngài hầu như hoàn tất. Venus đang ở trong cuộc tuần hoàn cuối cùng của nó, và gần như phát triển giới thứ tư (tức nhân loại -ND) của nó đến hoàn thiện, hay là đến mức tối đa có thể có được trong thái dương hệ này. Trong hành tinh hệ Địa Cầu, các Ngài đang có khuynh hướng làm việc tối đa, và chỉ trong cuộc tuần hoàn tới, các Ngài sẽ biểu lộ tột đỉnh hoạt động của các Ngài. Các Ngài tiến theo chu kỳ qua các hành tinh hệ và ở dưới Thiên Luật – Luật Karma đối với Hành Tinh Thượng Đế, v́ các Ngài về bản thể, liên quan với Sự Sống của Hành Tinh Thượng Đế, v́ sự sống đó kích hoạt

các trung tâm lực của Đấng này. Các Ngài bước vào một hành tinh hệ theo làn sóng năng lượng trí tuệ từ bí huyệt đầu của Thái Dương Thượng Đế, và trong tiến tŕnh vượt qua bí huyệt Tim của Ngài, xảy ra ba việc :

 

1. Các Ngài trở nên phân hóa thành bảy nhóm.

 

2. Các Ngài điều khiển chính các Ngài dưới h́nh thức các luồng năng lượng đi đến một hành tinh hệ đặc biệt nào đó.

 

3. Sự tiếp xúc của các Ngài với một hành tinh hệ, là sự tiếp xúc vốn tạo ra biểu lộ của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, và đưa đến việc các Chân Thần khoác lấy h́nh hài trong ba cơi thấp.

 

743 Các Đấng này tự hy sinh Chính Các Ngài cho Huyền Giai nhân loại (ở đây chúng ta phải để ư mức chính xác của sự kiện là các Ngài phát ra – emanate – từ bí huyệt đầu của Thượng Đế, hay là từ trạng thái ư chí), là các Đấng Cứu Độ thực sự, hiến dâng sự sống của các Ngài cho cái thiện hảo của nhân loại. Các Ngài thay thế cho mối liên hệ đối với toàn thể các hành tinh hệ như là Thánh Đoàn Huyền Môn của bất cứ hành tinh hệ đặc biệt nào thay thế cho con người trên hành tinh đó. Trong chu kỳ pralaya, các Ngài triệt thoái (như mọi vật khác) ra khỏi biểu lộ, và quay về một trung tâm vũ trụ mà bí huyệt ở đầu của Thượng Đế chỉ là một h́nh ảnh lu mờ của trung tâm vũ trụ đó; các Ngài quay về với kinh nghiệm càng phong phú hơn. Cổ Luận viết :

“Deva tỏa chiếu với ánh sáng tăng bội khi thần đức ư chí nhập vào. Ngài tàng trữ sắc thái khi thợ gặt gom góp lúa ḿ và chứa lại để cấp dưỡng cho đại chúng. Tổng quát, deva này làm chủ Cung Ma Kết (Nam Dương) thần bí (mystic Goat). Tuy vậy Makara chính là, và không phải là cái khoen kiên tŕ”.

(Makâra: “Con cá sấu”. Ở Âu Châu, chữ này tương tự như Capricorn, Cung Hoàng Đạo thứ 10. Theo huyền bí học, là một hạng devas thần bí. Với người theo Ấn Giáo, là vận cụ (vehicle) của Varuna, tức Thủy Thần (water-god) – (Trích Theosophical Glossary, 1971).

Các cuộc tuần hoàn đến rồi đi (ngoại trừ theo quan điểm của một hành tinh đặc biệt), c̣n Manasadevas th́ măi măi hiện hữu, nhưng ảnh hưởng của các thần đó th́ không được luôn luôn cảm nhận.

Khi xét pralaya cấp hành tinh, chúng ta có thể liệt kê vắn tắt các giai đoạn bất động sau đây :

Giữa hai Bầu trong một Dăy. Giai đoạn này bao hàm giai đoạn tách ra của các hạt giống của mọi sự sống và sự chuyển di của sự sống từ một bầu này đến một bầu khác. Vị manu mầm mống của một bầu gom tất cả mọi lực sống vào trong Chính Ngài, như Thượng Đế làm vào lúc kết thúc một thái dương hệ, và v́ cũng xảy ra vào lúc kết thúc một dăy hành tinh, và giữ cho chúng yên tĩnh trong hào quang của Ngài. Điều này bao hàm một chu kỳ khai nguyên hay một ngày của Brahma.

Giữa hai Dăy Hành Tinh. Điều này bao hàm chu kỳ của một mahamanvantara (đại thiên kiếp), hay một năm của Brahma. Có nhiều cách để đạt đến các chu kỳ lớn hơn, nhưng không cần thiết lầm lộn với các phức tạp về các con số. Mười

744 vị Prajapatis hay Rishis, hay mười vị Hành Tinh Thượng Đế, biểu lộ qua mười hành tinh hệ của các Ngài trong thời gian và không gian, thời điểm xuất hiện của các Ngài khác nhau. Mỗi vị cũng biểu lộ như Thượng Đế biểu lộ qua một thất bộ và một tam bộ, lại tạo thành mười của hoàn thiện. Giữa hai Thái Dương Hệ. Giai đoạn này bao hàm giai đoạn một trăm năm của Brahma, và qua việc nghiên cứu về các

chu kỳ hành tinh, việc hiểu rơ về các chu kỳ lớn này có thể xảy đến. Tuy nhiên nhà nghiên cứu gặp phức tạp ở chỗ là có hai hành tinh hệ bao hàm các giai đoạn theo chu kỳ của chúng trong năm cuộc tuần hoàn, trong khi các hành tinh hệ khác có tới bảy cuộc tuần hoàn; một hành tinh hệ chỉ có ba cuộc tuần hoàn, nhưng một bí ẩn nằm ở đây : trên nội tuần hoàn một hành tinh có chín chu kỳ chạy qua trước khi mục tiêu của Đấng Chủ Quản hành tinh đó được hoàn tất.

Một vài chu kỳ pralaya thứ yếu không liên quan đến con người chút nào, mà có liên quan đến nguyên tử vật chất khi nguyên tử này được phóng thích ra khỏi h́nh hài thuộc bất cứ loại nào trong các giới dưới nhân loại. Pralaya là kết quả của năng lực phóng xạ được thành tựu.

© Các kiểu mẫu Luân Hồi của con người. Trong khảo cứu

của chúng ta về việc tạo ra các h́nh-tư-tưởng và các môi giới

để tạo ra chúng, chúng ta đă xét :

 

1. Thần chất nhờ đó chúng được tạo ra.

 

2. Năng lượng kích hoạt chúng và cội nguồn của năng lượng đó.

 

3. Sự xuất hiện của chúng trong thời gian và không gian, hay là sự hóa thân (incarnation) của chúng.

 

4. Sự biến mất (disappearance) của chúng hay là pralaya.

 

5. Các thực thể kiến tạo, chúng tạo ra các h́nh-tư-tưởng này theo cách tam phân, bằng cách dùng tiến tŕnh :

 

 Thiền định, bao giờ cũng là bước đầu đưa tới kiến tạo.

Động lực, hay là năng lượng dương, chiếm lấy đối cực của nó (vật chất âm) và sử dụng vật chất đó.

 

745      c. Mang lại màu sắc hoặc tính chất, nó nắn khuôn những ǵ đă được chuẩn bị.

d. Đem lại sinh khí cấp hai, nó phát khởi h́nh-tư-tưởng riêng biệt được tạo ra thế đó.

Lïận về lửa càn khôn

Giờ đây, chúng ta xét về bí ẩn của tái sinh, tức là việc luân hồi của các sự sống vốn tồn tại trong vật chất tinh anh, và tuy thế chúng t́m h́nh hài theo thiên luật, và đề cập tới chủ ư đặc biệt của chúng trên các mức độ hồng trần trọng trược. Chúng ta có thể xem xét điều này liên quan tới các thực thể vũ trụ, các thực thể này t́m sự hiện tồn trên cơi hồng trần của vũ trụ, các cơi của thái dương hệ chúng ta, tức là Jivas nhập thế vốn được thôi thúc bởi Thiên Luật hướng về biểu lộ hồng trần để trở nên hữu thức đầy đủ, và thu lượm (nhờ vào sự sống hữu cảm thức), được gia tăng năng khiếu và sức mạnh.

đă viết rằng các tái sinh có thể được chia thành ba hạng (Xem GLBN III, 364, 365, 367) :

 Các tái sinh của các Avatars.

Các tái sinh của các Adepts.

 Các tái sinh của các Jivas mưu t́m phát triển.

 

Đối với những ai đang cố gắng hiểu phần nào bí ẩn của tái sinh, và các luật cùng mục tiêu của nó, và ai đang bối rối khi xem xét cái bí mật của Đức Phật và mục tiêu bí ẩn của Thực Thể huyền bí đó, Đức Silent Watcher; đối với những ai thấy vấn đề t́m hiểu vị thế của các vị Kumaras và mối liên hệ của các Ngài với Đức Hành Tinh Thượng Đế hầu như là vấn đề không thể vượt qua được, có thể là khôn ngoan khi nói: nghiên cứu và suy tư về sự dị biệt hiện có giữa các nguyên khí thấp với ba nguyên khí cao; nghiên cứu và suy tư về vị trí và chỗ đứng của các nguyên khí thấp này trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế và nghiên cứu về sự tương ứng giữa :

 Devachan với jiva luân hồi.

 Nirvana (Niết bàn) của vị Adept.

Pralaya của một Thực Thể Thông Linh Vũ Trụ, như là Đấng Chủ Quản (Lord) một dăy hành tinh, Đấng Chủ Quản một hành tinh hệ, và Đấng Chủ Quản một Cung.

 

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

Tôi nói tương ứng theo nghĩa nội môn của nó, không t́m cách suy đoán sự tương tự ở chi tiết, mà chỉ ở mục tiêu và ở kinh nghiệm. Có thể nói đến tất cả ba trạng thái theo đó chúng là các giai đoạn phát triển, các chu kỳ thiền định dài, và các khoảng chuyển tiếp giữa các giai đoạn hoạt động. Do đó tầm quan trọng được đưa ra ở Phương Đông và trong mọi trường phái huyền linh về phát triển dựa vào thiền định, v́ đó là cách để đưa đơn vị vào dưới sự phát triển cái năng lực vốn sẽ tạo ra :

 Sự tách ra hay là thoát khỏi h́nh tướng.

 Năng lực sáng tạo.

 Chiều hướng năng lượng, qua tác động của ư chí.

 Hoạt động kiến tạo tương lai.

 

Nhờ thiền định, con người sẽ t́m cách thoát khỏi ảo giác của các giác quan và sự quyến rũ do rung động của chúng; con người t́m ra được trung tâm năng lượng dương của riêng ḿnh và trở nên có thể vận dụng nó một cách hữu thức; do đó, y trở nên biết được Chân Ngă ḿnh, hoạt động một cách thong dong và hữu thức ra ngoài các b́nh diện của giác quan; y nhập vào các kế hoạch của Thực Thể vĩ đại mà bên trong năng lực phát xạ của Ngài, y có được một vị trí; kế đó y có thể tiếp tục xúc tiến các kế hoạch này v́ y có thể hiểu rơ chúng ở các giai đoạn nhận thức khác nhau; đồng thời y trở nên biết được nhất nguyên chủ yếu. Nhưng khi một người đă giải thoát chính ḿnh ra khỏi các đối tượng của giác quan trong ba cơi thấp, y lại trở nên biết được sự cần thiết của việc thiền định thâm sâu hơn, và chính (đối với con người trong ba cơi thấp) h́nh thức thiền định không thể h́nh dung này mới thu hút sự chú ư của các Chân Sư, và nó được Ngài chuẩn nhận trong hai giai đoạn lớn, mỗi giai đoạn đi trước hai Cuộc Điểm Đạo cuối cùng, thứ sáu và thứ bảy. Ở đây tôi

không những chỉ nói đến các Chân Sư vốn “chịu hy sinh” và chọn việc tái sinh để phụng sự trên hành tinh này, mà c̣n nói đến tất cả các cao đồ. Tự do hành động trên bất cứ Thánh Đạo nào phải được thu lượm bằng thiền định huyền linh; tự

747 do vượt khỏi ṿng-giới-hạn cũng đạt được như thế, và đó cũng là trạng thái yên tĩnh lạ lùng mà các Đấng đă xả thân phụng sự khi Thánh Đoàn huyền linh ở trong cuộc tuần hoàn tới đây. Nơi các Ngài các mầm tri thức thông linh được tích trữ vốn sẽ hữu dụng trong cuộc tuần hoàn thứ năm; đối với các Ngài, điều này tất phải đưa đến một thái độ chấp nhận đối với các sự kiện vào cuối mỗi căn chủng, khi nào ở trên các phân cảnh tinh anh có việc gom lại mănh lực thông linh và dự trữ nó với các Đấng được chuẩn bị để tiếp nhận nó. Công việc của các Ngài tương tự với công việc của Đức Bàn Cổ­Mầm Mống (Seed-Manu), Chính Ngài hoạt động qua một thất bộ giống như hoạt động của các vị cung cấp các sinh lực tâm thông (psychic life-forces). Lại nữa đối với các Đấng vũ trụ như là các Hành Tinh Thượng Đế, các giai đoạn thiền định xảy ra, nhưng các giai đoạn này liên quan đến các Ngài trên các cơi vũ trụ, và chỉ có các hiệu quả được cảm nhận trên cơi đó. Các Ngài thiền định trong các bộ óc hồng trần của các Ngài, và do đó trong vật chất như con người đang làm, nhưng tiến tŕnh được xúc tiến trong bộ óc dĩ thái. Điều này cần được xem xét cẩn thận v́ nó nắm giữ cái bí ẩn. Cũng thế, sự kiện một số trong các Đấng Chủ Quản các Cung th́ thành thạo trong việc thiền định hơn là các vị khác, và như thế đạt được các kết quả khác, chúng thể hiện trong các hành tinh hệ của các Ngài, nên thận trọng ghi nhớ.

(d) Việc giáng lâm sau này của Avatar.

Đấng Avatar tương lai

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

“Từ thiên đỉnh (zenith, điểm cao nhất) đến thiên để (nadir, điểm thấp nhất), từ b́nh minh đến hoàng hôn, từ sự xuất lộ vào hiện tồn của vạn vật hay có lẽ đến việc đi vào an b́nh của tất cả những ǵ đă đạt được, chiếu ra quả cầu màu xanh và ngọn lửa sáng rực bên trong.

Từ các cổng vàng (gates of gold) xuống đến hố thẳm của địa cầu, từ ngọn lửa xuống đến ṿng tṛn tranh tối tranh sáng, Đấng Avatar bí mật giáng lâm, mang theo thanh gươm sắc.

Không ǵ có thể ngăn chận sự giáng lâm của Ngài, và không ai có thể phản đối Ngài. Trước cái tăm tối của địa cầu chúng ta, một ḿnh Ngài giáng lâm, và dựa trên sự giáng lâm của Ngài, người ta thấy thảm họa tột cùng, và cái hỗn mang của những ǵ vốn t́m cách chống lại.

Các Asuras che kín gương mặt của chúng, và các hố thẳm của ảo giác cuộn lấy nền móng. Các tinh tú của các Lhas bất diệt rung động theo âm thanh đó – Linh Từ phát ra với sức mạnh thất phân.

Hỗn mang trở nên lớn hơn; trung tâm chính với cả bảy bầu chạy ṿng quanh lắc lư theo các tiếng vang của tan ră. Các khói của bóng tối tuyệt đối bốc lên trong sự tan ră. Tiếng ồn bất hài ḥa của các yếu tố xung khắc đón chào Đấng đang đến, và không ngăn chận được Ngài. Cuộc xung đột và tiếng kêu của Huyền Giai vĩ đại thứ tư trộn lẫn với nốt êm dịu hơn của các Vị Kiến Tạo của Huyền Giai thứ năm và thứ sáu, đáp ứng với sự tiến tới của Ngài. Tuy nhiên, Ngài chuyển qua con đường của Ngài, lướt vào ṿng tṛn của các lănh vực, và phát ra Linh Từ (Word).

* * * *

Từ thiên để đến thiên đỉnh, từ đêm đến Đại Nhật ở với chúng ta, từ ṿng tṛn biểu lộ đến trung tâm yên b́nh pralaya, màu xanh đang bao bọc được nhận ra, lạc mất trong lửa thành đạt.

Từ hố thẳm của ảo giác trở lại các cổng vàng, từ tranh tối tranh sáng và bóng tối, trở lại với cái huy hoàng của ngày, Đấng Biểu Lộ, Đấng Avatar, đang lơ lửng, mang theo Thập Giá găy vỡ.

Không ǵ có thể chận đứng sự tái lâm của Ngài, không ai có thể cản trở Con Đường của Ngài, v́ Ngài vượt qua theo lối trên, mang

theo người của Ngài cùng với Ngài. Sự tan biến của đau khổ xảy tới, chấm dứt sự bất đồng, xuất lộ các lĩnh vực và pha trộn các hệ cấp. Lúc đó vạn vật được tái-thu-hút vào trong tinh cầu (orb), ṿng tṛn biểu lộ. Các h́nh hài vốn tồn tại trong huyển ảo, và ngọn lửa thiêu đốt tất cả, được thu thập bởi Đấng Cao Cả đang lướt trên các Tầng Trời và tiến nhập vào các Vô Lượng thời phi thời gian.

(Trích từ Archives of the Lodge).

Chúng ta đă đề cập đến vấn đề các Avatars và các tầng lớp khác nhau mà các Ngài có thể được phân chia. Bây giờ chúng ta có thể bàn rộng thêm về các phương pháp. Các phương pháp mà theo đó một vài Đấng Cao Cả vũ trụ và một vài Thực Thể tiến hóa cao xuất hiện trong con người để làm một công việc đặc biệt có thể rất không đầy đủ và được tóm tắt một cách đại để như sau :

Phương pháp ứng linh (overshadowing). Phương pháp biểu hiện một nguyên lư nào đó.

749 Phương pháp được thấy trong điều mầu nhiệm của Đức Bồ Tát hay Đức Christ. Phương pháp lâm phàm trực tiếp. Trở ngại của ngôn từ th́ lớn, và các câu trên chỉ truyền đạt một ẩn ngôn về mặt ư nghĩa đích thực. Trong đó có ẩn sự an toàn cho đạo sinh, v́ ư nghĩa thực sự thường không thể hiểu được đối với y, và thường chỉ đánh lừa y và dắt y đi theo con đường hiểu sai. Chỉ khi nào con người trở thành một điểm đạo đồ hữu thệ, y mới có thể hiểu được vấn đề. Trong các cách này, cách thông thường nhất là cách thứ nhất. Mọi phương pháp biểu lộ này có lẽ sẽ được đạo sinh hiểu rơ hơn nếu y luôn luôn lư giải chúng bằng các thuật ngữ về lực và năng lượng, và nếu y ghi nhận cái h́nh ảnh lờ mờ đó của cùng các diễn tŕnh, và các tương đồng yếu ớt có thể được vạch ra trong số các nguyên sinh khí luân hồi (incarnating jivas). Khi

một người đă đạt được một mức phát triển nào đó và có thể giúp ích cho thế gian, các trường hợp xảy ra khi y được linh trợ (overshadowed) bởi một adept vĩ đại, hoặc là – như trong trường hợp của H.P.B.-bởi một Đấng c̣n vĩ đại hơn một adept. Một đệ tử (chela) có thể là một trung tâm, qua đó Đức Thầy của y có thể tuôn đổ năng lượng và thần lực của Ngài để giúp thế gian, và trong vài cuộc khủng hoảng quan trọng, con người được linh trợ bởi một trong các Đấng Cao Cả.(1)

1 Discipleship hay Chelaship… Các bí pháp cổ chỉ là một trường phái huấn luyện và thành tựu tâm linh theo minh triết đích thực; đành rằng tính chất mở đầu là sự thanh khiết của tim tách khỏi các đam mê nhục thể và các thành kiến sai lầm; đành rằng, trong khi bàn tay của Đức Thầy có thể dắt tân đạo đồ vượt qua các nguy hiểm của giai đoạn mà, giống như trẻ con, y không thể bước đi một ḿnh, trong các con đường cao siêu, y bị buộc phải học cách dẫn dắt và bảo vệ chính ḿnh, với tư cách người trưởng thành phải làm trong đời sống thông thường; đành rằng mục tiêu tối hậu là mở rộng bản ngă vào sự sống vô tận và các tiềm năng vô tận; và sau rốt, tuy thế các h́nh thức mở đầu và các nghi thức có thể có dị biệt ở bề ngoài, một mục tiêu đồng nhất được nhắm vào.

Tạp chí Theosophist, q. IX, trang 246.

Chỉ có tâm trong sạch và trí sáng suốt mới tạo điều kiện cho con người đạt được sự cứu rỗi. Đây là triết lư của Ngài. Cũng thế, điều đó có dạy trong Aryan Mahabharata (Tiết CXCIX Vana Parva):

“Những người có linh hồn cao thượng vốn không phạm các tội trong lời nói, hành vi, tim và linh hồn, được cho là trải qua các khổ hạnh khắt khe, chớ không bị cho rằng họ đau khổ về thân xác của họ bị kiệt quệ bởi sự ăn kiêng và các hối cải. Kẻ nào không có cảm xúc về sự ân cần đối với quyến thuộc, kẻ đó không thể thoát khỏi tội lỗi, cho dù xác thân người đó trong sạch. Việc cứng ḷng đó của y là kẻ thù của tính khổ hạnh của y. Một lần nữa tính khổ hạnh không phải chỉ là sự tiết chế khỏi các thú vui của thế gian. Kẻ nào luôn giữ tinh khiết và trang bị bằng các đức hạnh, kẻ đó thực hành sự thân ái suốt đời ḿnh, là một Muni (Thánh) cho dù y đang sống một cuộc sống ở gia đ́nh”.

Tạp chí Theosophist, q XIII, trang 259.

750 Những ǵ xảy ra trên các cơi thấp chỉ là một h́nh ảnh của các tiến tŕnh cao, và trong ư tưởng này có thể tồn tại sự tỏ ngộ. Một người là một trung tâm lực, hoặc là đối với Ego của y, khi tiến hóa đầy đủ, hoặc là, xuyên qua Ego của y, mănh lực tập thể của y. Khi tiến hóa rất cao, y có thể được ứng linh một cách hữu thức bởi một người tiêu biểu (exponent) thuộc một loại thần lực khác, thần lực này pha trộn với lực của nhóm hay là Cung của y và tạo ra các thành quả có ư nghĩa trong kiếp sống của y trên cơi trần. Lại nữa khi một Ego tiến hóa cao, y có thể chọn trong bất cứ lần luân hồi đặc biệt nào để làm việc tối quan trọng qua bất cứ một nguyên khí nào trong số bốn nguyên khí thấp; khi xảy ra trường hợp này, kiếp sống của con người trên cơi trần mang ư nghĩa là kiếp sống có một nguyên khí được thể nhập (embodied principle). Y dường như gióng lên một nốt và phát ra một âm điệu (tone). Rơ ràng là công việc của y được nh́n thấy đi theo một hướng. Y là một kẻ cuồng tín cao độ, nhưng hoàn thành được các việc lớn cho giống dân phụ của y, cho dù bộ óc phàm trần có thể không biết rơ về sự thôi thúc của Chân Ngă. Tiến tŕnh này có một liên hệ kỳ lạ với sự mờ tối, hay sự tàn tạ của phàm ngă, v́ cái nguyên khí đặc biệt được biểu hiện tác động qua một vi tử thường tồn tương ứng, và các ṿng xoắn của nó trở nên phát triển quá nhanh, và do đó kỳ hạn phụng sự của chúng trôi đi buồn tẻ tới lúc kết thúc. Đây là một sự thật dù sao đi nữa cũng được tận dụng đến khi một siêu nhân, hoặc một đại adept, trở nên hiện thân (trong một căn chủng) của một nguyên khí; các lớp bao (vestures) hay vỏ bọc (sheaths) mà vi tử thường tồn là nhân của nó (nhờ sức mạnh có sẵn của các loa tuyến đă phát triển) được duy tŕ nhờ sự trợ giúp của các công thức thần chú. Rung động được duy tŕ trong một khoảng thời giờ riêng biệt và trong bao lâu

mà lớp vỏ c̣n cần đến. Một ẩn ngữ được gợi ra ở đây có thể là hữu ích. Lại nữa khi một người đă thành đệ tử, nếu muốn, y có thể ở lại trên cơi cảm dục và hoạt động ở đó, và – với ưa thích

751      của y và – dưới sự hiệu chỉnh của karma bởi vị Guru (Đức Thầy) của y – y có thể lập tức được sinh ra trong thể xác. Một ẩn ngôn về cái bí ẩn của Bồ Tát có thể được nhận ra trong hai ư tưởng này, miễn là đạo sinh chuyển toàn bộ quan niệm vào các phân cảnh dĩ thái của cơi hồng trần vũ trụ, và nhớ rằng trên các phân cảnh này, vị Chân Sư hoàn toàn làm việc như một phần của một nhóm, chứ không phải như một Chủ Thể riêng biệt giống như Ego đang làm trong ba cơi thấp. Do đó, năng lượng đang tuôn đổ qua Ngài có thể là :

Thần Lực của một trung tâm đặc biệt trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế trong toàn thể thần lực của trung tâm đó.

Thần Lực của một tập hợp các rung động bên trong trung tâm đó, hoặc là một phần của mănh lực rung động của trung tâm.

Thần Lực thuộc năng lượng của một nguyên khí đặc biệt, hoặc là năng lượng của các nguyên khí cao của chính Ngài mà Ngài đang t́m cách đưa ra để tác động tới cơi trần, bằng cách nhận chịu lâm phàm cho mục tiêu đặc biệt đó, hoặc là năng lượng của một trong các nguyên khí của Hành Tinh Thượng Đế, khi nó tuôn đổ qua Ngài xuyên qua một loa tuyến đặc thù hay là ḍng sự sống trong vi tử thường tồn của Hành Tinh Thượng Đế.

 

Khi các kiểu mẫu thần lực này được tập trung trong bất cứ vị Chân Sư đặc biệt nào, và Ngài chỉ đang biểu hiện thần lực phụ trợ đó và không có ǵ khác, hiệu quả được thị hiện trên cơi trần theo bề ngoài của một avatar. Một avatar chỉ là

một Chân Sư được tạo nên, nhưng thường thường thần lực, năng lượng mục tiêu hoặc ư chí của một Thực Thể Thông Linh vũ trụ sẽ vận dụng các hiện thể của một Chân Sư để tiếp xúc với các cơi vật chất. Phương pháp này mà nhờ đó các Đấng Cao Cả vũ trụ làm cho quyền năng của các Ngài được cảm nhận, có thể được thấy thể hiện trên mọi cơi của cơi hồng trần vũ trụ. Một thí dụ nổi bật của việc này có thể được nhận thấy trong trường hợp của Đức Kumaras, dưới một số thần lực hành tinh và qua việc thành lập một tam giác thái dương hệ, Ngài đưa ra sức thúc đẩy cho giới thứ ba, giới này tạo ra giới thứ tư bằng cách đưa nó vào tiếp xúc với giới thứ năm.

752 Các Kumaras này, tức Sanat Kumara và ba đệ tử của Ngài, có thể đạt đến cuộc điểm đạo cao nhất trong đại chu kỳ cuối cùng này, nhưng cho đến nay chỉ có (theo quan điểm các Ngài) một giai đoạn khác được đạt đến, xả thân chính Các Ngài cho vị Hành Tinh Thượng Đế thuộc Cung của các Ngài với tư cách “các điểm tập trung” cho thần lực của Ngài, sao cho nhờ đó Ngài có thể thúc đẩy các kế hoạch của Hành Tinh Thượng Đế trên Địa Cầu trong chu kỳ biểu lộ này. Các Ngài đă thể hiện ba trong số bốn phương pháp. Các Ngài được linh trợ (overshadowed) bởi Hành Tinh Thượng Đế, và Đấng này hành động trực tiếp với tư cách Đấng Điểm Đạo (liên quan với con người) thông qua Đức Sanat Kumara và với ba giới trong thiên nhiên thông qua ba Hoạt Động Phật (Buddhas of Activity), -như vậy Đức Sanat Kumara, có liên quan trực tiếp với Ego trên cơi trí, c̣n ba Đệ Tử của Ngài liên quan với ba loại tâm thức khác, mà con người là tập hợp của ba loại đó. Vào lúc điểm đạo (sau Cuộc Điểm Đạo thứ hai) Đức Sanat Kumara trở thành vị phát ngôn (mouthpiece) và vị thừa hành (agent) trực tiếp của Hành Tinh Thượng Đế. Thực Thể vĩ đại đó diễn đạt xuyên qua Ngài và trong một giây

ngắn (nếu người ta có thể dùng một thuật ngữ như thế có liên quan với một cơi mà trên đó thời gian, theo như chúng ta hiểu, vốn không có) Hành Tinh Thượng Đế thuộc một Cung của con người – xuyên qua năo bộ dĩ thái của Ngài – chuyển tư tưởng của Ngài lên trên Đấng Điểm Đạo, và “gọi Đấng này bằng Thánh Danh của Ngài”.

Các Đức Kumaras lại là các nguyên khí được thể hiện, nhưng trong mối liên hệ này, chúng ta phải nhớ rằng điều này có hàm ư là Lực và năng lượng của một trong các nguyên khí của Thượng Đế đang tuôn đổ qua các Ngài xuyên qua những ǵ – đối với Ngài – tương ứng với Monad. Qua các Ngài, trong giai đoạn lâm phàm và tự nguyện hy sinh, cái Nguyên Mẫu vĩ đại của Hành Tinh Thượng Đế bắt đầu làm cho Diện Mục của Ngài được cảm nhận, và mănh lực từ cḥm sao Đại Hùng (Gấu Lớn) rung động một cách yếu ớt trên Địa Cầu. Vào lúc điểm đạo, con người trở nên biết được một cách hữu thức về Diện Mục của Hành Tinh Thượng Đế qua sự tiếp xúc tự tạo với Tinh Thần thiêng liêng của chính y. Ở cuộc Điểm Đạo 5, con người trở nên biết được với mức độ đầy đủ về ảnh hưởng của nhóm thuộc hành tinh, và vai tṛ của y trong tổng

753 thể vĩ đại. Ở Cuộc Điểm Đạo 6 và 7, ảnh hưởng của Nguyên Mẫu hành tinh được cảm nhận, đạt đến Ngài xuyên qua Hành Tinh Thượng Đế đang tác động qua Đấng Điểm Đạo. Cách lâm phàm trực tiếp được thấy trước kia khi các vị Kumaras ở trong h́nh hài vật chất. Điều này chỉ áp dụng với một số các Ngài; Đức Sanat Kumara và các Đệ Tử của Ngài đều khoác h́nh hài vật chất, nhưng không khoác lấy các thể vật chất trọng trược. Các Ngài hoạt động trên các phân cảnh dĩ thái trọng yếu và ngự trong các thể bằng chất dĩ thái. Shamballa, nơi mà các Ngài ngự, hiện hữu trong chất hồng trần y như các vị Kumara vẫn làm, nhưng đó là vật chất của

các loại dĩ thái cao cấp thuộc cơi trần, và chỉ khi nào con người đă mở được nhăn thông dĩ thái, lúc đó cái bí ẩn nằm bên kia dăy Himalayas mới được tiết lộ. Do đó, rồi có lúc Đức Sanat Kumara là Hành Tinh Thượng Đế, giờ th́ chưa. Một h́nh ảnh của phương pháp lâm phàm trực tiếp có thể được nhận ra khi một đệ tử bước ra khỏi thể xác của ḿnh và để cho Đức Thầy của y, hoặc một đệ tử tiến hóa hơn, sử dụng thể đó.

Bí nhiệm của Bodhisattvas (GLBN I, 82, 83) đă được

H.P.B. đề cập tới và cho đến khi các đạo sinh đă đồng hóa và nghiên cứu những ǵ bà đă nói, không có ǵ phải nói thêm. Nhận thức được chân lư bao giờ cũng là yếu tố cần đến sự khai mở mới mẻ.

Một giai đoạn lư thú sẽ đến vào khoảng năm 1966 và kéo dài đến cuối thế kỷ. Đó là giai đoạn mà các Đấng Cao Cả đă tạo ra sự chuẩn bị đúng cho nó. Giai đoạn đó liên quan đến cố gắng cho thế kỷ của Thánh Đoàn và các Nhân Vật tham dự vào đó. Mỗi thế kỷ chứng kiến một cố gắng thế kỷ của Thánh Đoàn theo một tuyến thần lực đặc biệt được tạo ra để đẩy mạnh mục tiêu tiến hóa, và nỗ lực cho thế kỷ XX sẽ được dựa vào một giai tầng rộng lớn là trường hợp trong một thời gian rất dài và sẽ liên quan đến một số các Đấng Cao Cả. Một nỗ lực tương tự trong thế kỷ XIX mà H.P.B. và một số tương đối lớn các đệ tử có liên quan.

754 Trong nỗ lực ngay trước mắt, nhiều Đấng Cao Cả và chính Bậc Thầy của các Chân Sư đều có liên quan; trong công việc “sắp đến” của các Ngài, ba trong số các phương pháp xuất hiện khác nhau được nhắc đến ở trước sẽ được thấy hoạt động đầy đủ, và giờ đây chúng ta có thể bàn đến ba phương pháp này.

Trong sự xuất hiện của chính Đức Bồ Tát, bí nhiệm về Bodhisattva sẽ được nhận ra theo ư nghĩa đầy đủ nhất của nó,

và ở đây, chúng ta không nên quảng diễn về việc đó. Chỉ cần nói rằng các ngoại thể (vestures) của Đấng Cao Cả sẽ được vận dụng, nhưng thời gian sẽ chứng minh liệu có phải Đấng sắp đến sẽ khoác lên các ngoại thể này một hiện thể vật chất vào giai đoạn đặc biệt này, hay liệu cơi cảm dục có thể là môi trường hoạt động của Ngài hay không. Nếu đạo sinh ngẫm nghĩ về các hậu quả đi kèm trong việc chiếm hữu cái ngoại thể này, nhiều ánh sáng về các biến cố có thể xảy ra sẽ chiếu rọi vào. Các ngoại thể này tác động theo một khả năng song đôi :

Chúng được từ hóa rất cao, nên do đó có một hiệu quả mạnh mẽ và sâu xa khi được vận dụng.

Chúng tác động như một điểm tập trung cho diệu lực của Đức Phật và liên kết Đấng sắp đến với Ngài, giúp cho Ngài tăng thêm sáng kiến tuyệt diệu của chính Ngài bằng cách sử dụng các trung tâm lực c̣n cao hơn, xuyên qua Đức Phật.

 

Diệu lực này sẽ t́m được biểu hiện của nó trên cơi cảm dục, tạo ra các kết quả rộng lớn có một bản chất an tĩnh, và bằng tác động phản xạ, mang lại an b́nh trên địa cầu. Việc chuyển hóa dục vọng thành đạo tâm, và biến đổi ham muốn thấp kém thành ước vọng cao xa, sẽ tạo được một vài trong số các hiệu quả, trong khi kết quả của mănh lực đang tuôn đổ qua sẽ tạo ra các phản ứng sâu xa của các cư dân thiên thần (deva denizens) của cơi đó. Như vậy, do mức độ rung động được thiết lập, mà nhiều người (những kẻ lẽ ra không được như thế) sẽ nhận được điểm đạo lần thứ nhất. Sau đó, hướng về mục tiêu của chu kỳ lớn hơn, Đấng Avatar sắp đến sẽ lại

755      sử dụng các ngoại thể này với tất cả những ǵ được tạo ra nhờ đó, và sẽ khoác lấy một thể vật chất, như vậy biểu lộ trên cơi trần thần lực của Thượng Đế trong việc quản trị Thiên Luật.

Khi Ngài đến vào cuối thế kỷ này và khiến cho quyền năng của Ngài được cảm thấy, Ngài sẽ đến với tư cách Đức Thầy Bác Ái và Hợp Nhất, c̣n chủ âm mà Ngài sẽ gióng lên sẽ là sự đổi mới qua ḷng bác ái tuôn tràn trên vạn vật. V́ Ngài sẽ hành động trước tiên trên cơi cảm dục, điều này sẽ biểu hiện trên cơi trần trong việc tạo lập các nhóm linh hoạt trong mọi thành phố thuộc bất cứ kích cỡ nào, và trong mọi nước, các nhóm đó sẽ hoạt động năng nỗ cho sự thống nhất, hợp tác và t́nh huynh đệ trong mọi bộ môn của sự sống – về kinh tế, tôn giáo, xă hội và khoa học.

Các nhóm này sẽ đạt được các kết quả mà hiện giờ chưa thể có được, do sự duy tŕ lực bồ đề, nhưng sau đó lực này sẽ được phóng thích trên địa cầu qua trung gian của Đấng Cao Cả đang tác động dưới h́nh thức một khía cạnh của Thượng Đế và như là một điểm tập trung đối với tâm thức và năng lượng của Đức Phật.

Chính khả năng sắp xảy đến này được giữ trong trí trong thế kỷ vào lúc tái diễn mỗi năm của lễ Wesak. Các đạo sinh nên cẩn trọng khi xúc tiến các mục tiêu của Thánh Đoàn bằng một sự định trí tương tự vào lúc có lễ, như vậy lập nên các luồng tư tưởng, chúng sẽ có một sức cầu khấn lớn theo ư nghĩa huyền linh của thuật ngữ đó.

Chỉ dẫn về sự đến gần của biến cố này sẽ được thấy trong phản ứng vốn sẽ được tạo ra trong hai mươi lăm năm tới đây chống lại tội ác, chủ nghĩa Sô-viết (Sovietism) và chủ nghĩa cấp tiến cực đoan (extreme radicalism) mà hiện nay đang được vận dụng bởi một vài thế lực để đạt đến các mục tiêu đi ngược với các kế hoạch của Đấng Cao Cả. Kỷ nguyên ḥa b́nh sẽ được báo trước bằng một tập hợp cùng nhau trên địa cầu của các lực lượng vốn ủng hộ việc xây dựng và phát triển, và bằng một sự tập hợp hữu thức có tính toán chung lại

các nhóm trong mọi đất nước vốn biểu hiện cho nguyên tắc (chừng nào mà họ có thể h́nh dung ra nó) về T́nh Huynh

756 Đệ. Hăy quan sát các dấu hiệu của thời gian và đừng nên nản chí về tương lai trước mắt. Sự xuất hiện của Đấng Cao Cả trên cơi cảm dục (cho dù được theo sau bằng sự lâm phàm trên cơi trần hay là không) sẽ có từ một lễ Wesak nào đó, với một linh từ (chỉ được biết đối với các Đấng đạt được mức Điểm Đạo thứ bảy) sẽ được Đức Phật ngân lên, như vậy phóng thích ra diệu lực, giúp cho Đại Huynh của Ngài hoàn thành được nhiệm vụ. Thế th́ việc nhận biết từ từ về lễ Wesak và ư nghĩa thực sự của nó ở phương Tây đang được ưa thích, đồng thời cơ hội sẽ được đưa ra cho tất cả những ai tự nguyện đặt chính ḿnh vào đường hướng của diệu lực này, và như thế trở nên được kích hoạt bởi nó và tất nhiên sẵn sàng cho việc phụng sự. Phản ứng được ghi nhận ở trên, cũng sẽ trở nên có được qua áp lực được mang lại bởi những người trẻ hiện nay, nhiều người trong số đó là đệ tử và đôi khi là các điểm đạo đồ. Họ đă đến để chuẩn bị cho con đường sắp đến của Bàn Chân Thiêng Liêng của Ngài. Khi giờ đă điểm (năm năm trước kỳ hạn giáng lâm của Ngài) họ sẽ ở vào t́nh trạng nở hoa đầy đủ của việc phụng sự của họ và sẽ nhận biết công việc của họ, cho dù họ không thể biết rơ những ǵ mà tương lai đang che giấu. Khi thời cơ đă đến (và đă có một vài trường hợp đă được nhận ra), nhiều trường hợp ứng linh sẽ được nhận thấy và sẽ lộ ra theo ba cách. Trong mọi nước, ở phương Đông lẫn phương Tây, các đệ tử có chuẩn bị, và những người nam lẫn nữ tiến hóa cao, sẽ được t́m thấy, họ sẽ thi hành công tác theo các đường lối đă định và họ sẽ chiếm các vị trí nổi bật vốn sẽ khiến họ có thể có ảnh hưởng đến nhiều người; các thể của họ cũng sẽ đủ tinh khiết để nhận được sự ứng linh. Điều

đó sẽ chỉ có thể có được trong trường hợp những người đă hiến dâng từ khi c̣n trẻ, họ đă là những kẻ phụng sự nhân loại suốt cuộc đời của họ, hoặc là những người trong các kiếp trước, đă do karma mà có được quyền hành. Ba cách ứng linh này sẽ biểu lộ dưới h́nh thức :

Thứ nhất: Một ấn tượng ghi vào bộ óc xác thịt của người

757 nam hoặc nữ, các tư tưởng, các kế hoạch hoạt động, các lư tưởng và ư định vốn (phát xuất từ Đấng Avatar) tuy nhiên sẽ không được người đó nhận biết v́ vốn khác hơn là cái của chính y. Y sẽ tiến hành đưa chúng vào hành động, được trợ giúp trong vô thức bằng diệu lực đang đổ vào. Theo sát nghĩa đây là một h́nh thức viễn cảm cao siêu bằng trí (higher mental telepathy) thể hiện ra trên các phân cảnh hồng trần. Thứ hai: Việc ứng linh đệ tử trong khi làm việc (như là diễn thuyết, sáng tác, hoặc giảng dạy) và sự giác ngộ của y trong việc phụng sự. Đệ tử sẽ hiểu rơ về việc này, mặc dù có lẽ không thể giải thích điều đó được, và sẽ ngày càng t́m cách để sẵn sàng hơn cho việc sử dụng, xả thân trong sự vô kỷ hoàn toàn cho linh hứng của Đấng Cao Cả. Việc này được thực hiện xuyên qua Chân Ngă của đệ tử, diệu lực đang tuôn đổ qua vi tử thường tồn cảm dục của y; và điều đó chỉ có thể diễn ra khi cánh hoa thứ năm được khai mở. Thứ ba. Sự hợp tác hữu thức của đệ tử là điều bắt buộc phải có trong phương pháp ứng linh thứ ba. Trong trường hợp này, đệ tử sẽ (với sự hiểu biết đầy đủ về các định luật về bản thể -being-và bản chất – nature -của ḿnh) phó thác chính ḿnh và bước ra khỏi xác thân ḿnh, giao xác thân cho việc sử dụng của Đấng Cao Cả hoặc một trong các Masters của Ngài. Điều này chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp của một đệ tử cao cấp (chela), vị này đă đưa tất cả ba hạ thể vào thẳng hàng (alignment), và cần có việc khai mở cánh

hoa thứ sáu. Bằng một tác động của ư chí hiểu biết, đệ tử hiến dâng thể xác của ḿnh và đứng sang một bên trong một khoảng thời gian đặc biệt.

Các phương pháp ứng linh này phần lớn sẽ là các cách được dùng bởi Đấng Cao Cả và các Đức Thầy của Ngài vào cuối thế kỷ này, và v́ lư do đó, Các Ngài đang đưa vào luân hồi, trong mọi quốc gia, các đệ tử đang chờ cơ hội xả thân để đáp ứng với nhu cầu của nhân loại. Do vậy, cần huấn luyện nhiều người cả nam lẫn nữ để có khả năng thông linh cao, có linh hứng đích thực và trạng thái đồng tử chân chính hầu thi hành công tác nói trên một cách khoa học. Trong thời gian năm mươi năm, nhu cầu về các nhà thông linh chân chính và các vị đồng tử hữu thức (như H.P.B. chẳng hạn) sẽ rất lớn nếu

758 các kế hoạch của Chân Sư được tiến hành có kết quả và hoạt động phải được bắt đầu trong việc chuẩn bị cho việc giáng lâm của Ngài, Đấng mà mọi quốc gia đang trông chờ. Trong công việc này nhiều người đều góp phần, miễn là họ tỏ ra có kiên nhẫn. Dĩ nhiên, nhóm thứ nhất sẽ là nhóm lớn nhất, v́ nhóm đó không nhất thiết có rất nhiều kiến thức, mà nhiều nguy cơ hơn đi kèm với họ hơn là với các nhóm khác – nguy cơ về sự lệch lạc của các kế hoạch và của thảm họa đối với đơn vị có liên quan. Nhóm thứ hai sẽ không đông đảo lắm, c̣n nhóm cuối cùng sẽ chỉ có một ít hoặc hai, hoặc ba người trong một số quốc gia. Trong trường hợp này, điều đó đích thực là như thế, qua sự hy sinh, Đấng Con của Nhân Loại sẽ lại bước lên các chính đạo của nhân loại, và cuộc lâm phàm trên cơi trần của Ngài trở thành một sự thật. Như vậy, rất ít người có sẵn cho Ngài dùng đến, v́ diệu lực mà Ngài mang theo, cần có một dụng cụ co giăn đặc biệt, tuy nhiên việc chuẩn bị đúng đang diễn ra.

Lïận về lửa càn khôn

Lần nữa phương pháp lâm phàm trực tiếp sẽ được dùng đến bởi một số Chân Sư và điểm đạo đồ qua tiến tŕnh :

 Sinh ra ở cơi trần.

Chiếm hữu/mượn tạm (appropriation) một xác thân thích hợp.

Sáng tạo trực tiếp bằng một tác động của Ư Chí. Điều này ít xảy ra.

 

Phương pháp thứ hai, hay phương pháp giữa sẽ là phương pháp thường được dùng nhất. Cho đến nay, có sáu Đức Thầy mà đạo sinh huyền môn bậc trung hoàn toàn không biết thánh danh, đă t́m cách lâm phàm ở cơi trần – một vị ở Ấn Độ, một vị khác ở Anh, hai vị ở Bắc Mỹ, một vị ở Trung Âu, trong khi một vị khác đă thực hiện một hy sinh lớn, và đă chọn một thân xác người Nga với mong muốn hành động như một trung tâm ḥa b́nh trong vùng đất bị lăng quên đó. Một vài người được Điểm Đạo lần ba đă chọn thể xác nữ, -một người ở Ấn Độ, vào đúng lúc sẽ làm nhiều điều hướng vào việc giải phóng phụ nữ Ấn, trong khi một người khác có một công tác đặc biệt phải làm liên quan đến giới động vật, giới này cũng đang chờ ngày giáng lâm của Ngài.

759      Đức Jesus sẽ khoác lấy một xác phàm, và cùng với một vài đệ tử cấp lớn của Ngài, thực hiện việc tái làm sinh động (re­spiritualisation) các giáo hội Thiên Chúa, triệt hạ bức tường đang phân chia Giáo Hội Anh Giáo (Episcopal Churche, ở Scotland và Mỹ -ND) và Giáo Hội Hy Lạp (Greek Churche) với La Mă. Nếu các kế hoạch tiến triển theo kỳ vọng, th́ điều này có thể được trông đợi xảy ra vào khoảng năm 1980. Chân Sư Hilarion cũng sẽ xuất lộ và trở thành một trọng điểm tập trung năng lượng bồ đề trong phong trào duy linh rộng lớn, trong khi một Chân Sư khác đang hoạt động với Khoa Học

Cơ Đốc cố gắng trong nỗ lực lôi cuốn nó vào các đường lối lành mạnh hơn. Thật là lư thú khi ghi nhận rằng các phong trào này vốn chú tâm rất nhiều vào khía cạnh tâm hay khía cạnh bác ái, lại có thể đáp ứng nhanh chóng với ḍng lưu nhập của thần lực đang Giáng Lâm (at the Coming) hơn là các phong trào khác vốn tự xem chính họ là rất tiến bộ. “Thể trí có thể làm hại” việc nhận thức cái Thực Tại và sự oán thù giữa các huynh đệ đẩy triều lưu của mănh lực bác ái ra xa. Ba Đức Thầy gắn bó rất chặt chẽ với phong trào Minh Triết Thiêng Liêng đă đang thực hiện chuẩn bị của các Ngài, và cũng sẽ hoạt động giữa con người, đă được nhận ra bởi chính Các Ngài và bởi những người có mắt biết quan sát. Đối với những người thuộc về đệ tử cao cấp của các Ngài trên cơi trần tức người trải qua giới luật cần thiết, cơ hội sẽ xảy đến để hoạt động trên cơi cảm dục và, nếu họ chọn như thế tức một sự luân hồi trực tiếp, miễn là họ đạt được sự liên tục tâm thức. Đức Thầy được biết dưới tôn danh D.K. đang sắp xếp để phục hồi – xuyên qua các đạo sinh của Ngài – một số phương pháp chữa trị cổ xưa và thuộc huyền môn để chứng minh :

 Vị trí của thể dĩ thái.

 Hiệu quả của lực prana.

 Việc khai mở nhăn thông dĩ thái.

 

Không được phép nói nhiều hơn về các kế hoạch của các Đấng Cao Cả. Việc xuất hiện của các Ngài sẽ không diễn ra đồng thời trong thời gian, v́ con người không thể chận đứng ḍng lưu nhập thần lực ngày càng tăng lên mạnh mẽ, đồng thời nhận thức về các Đức Thầy và các phương pháp của các

760      Ngài sẽ tùy vào trực giác và việc luyện tập các giác quan bên trong. Các Ngài đến mà không có sứ giả nào, và chỉ có các công việc của các Ngài mới tuyên dương các Ngài.

Lïận về lửa càn khôn

(e) Sức Thôi Thúc và Luân Hồi. Có lẽ ánh sáng về vấn đề rất khó hiểu này về các điểm Chân Thần luân hồi (incarnating Jivas) của các Chân Sư và các Đấng Hóa Thân (avatars) có thể đến nếu đạo sinh nhớ rằng :

 

1. Một người thường để lộ trạng thái thứ ba của hoạt động sáng suốt trong sự sống phàm ngă của y, và đang phát triển một cách hữu thức trạng thái thứ hai, hay là biểu lộ Chân Ngă trên cơi trần.

 

2. Một Chân Sư đang lâm phàm biểu lộ đầy đủ trạng thái thứ hai, cũng như trạng thái thứ ba, và trong sự sống nội tâm riêng của chính Ngài đang diễn ra sự phát triển trạng thái thứ nhất, hay là đang nỗ lực, qua sự sống Chân Thần, đưa vào hoạt động hữu thức trên cơi Bồ Đề.

 

3. Một avatar biểu lộ một trong hai điều, tùy theo karma đặc biệt của Ngài.

 

Ánh sáng tinh khiết của Monad, được mang lại nhờ Chân Ngă hoàn thiện và phàm ngă trên cơi trần. Tuyến thần lực trải dài suốt từ các phân cảnh Chân Thần đến cơi trần.

Ánh sáng của Chính Thượng Đế ở trạng thái này hoặc trạng thái khác, ánh sáng này được truyền hữu thức qua Monad thẳng tới cơi trần từ Hành Tinh Thượng Đế, hay ngay cả từ chính Thái Dương Thượng Đế.

 

Trong hai trường hợp đầu, ước muốn về sự sống hữu cảm thức, hoặc ước muốn để phụng sự nhân loại, là các yếu tố vốn tạo ra biểu lộ hồng trần (một qua sức mạnh của chính sự tiến hóa, yếu tố kia qua một tác động hữu thức của ư chí). (Ước muốn về cuộc sống hữu cảm thức chỉ là trạng thái tiềm tàng thứ hai đang t́m cách biểu hiện bằng phương tiện của Phi –Ngă, và trong trường hợp kia, trạng thái biểu lộ thứ hai sử dụng h́nh hài một cách hữu thức dưới h́nh thức một phương tiện đưa tới cứu cánh. Trong trường hợp của tất cả

761 các avatars, chính trạng thái ư chí mới được đưa vào hoạt động, và nó tạo ra sự xuất hiện – hoặc là ư chí của vị adept hoàn thiện, như là chính Đức Phật, hoặc (như trong trường hợp của một Avatar đích thực, Ngài đang và là Đấng chưa đạt đến) ư chí của Hành Tinh Thượng Đế hoặc của Thái Dương Thượng Đế, đang khoác lấy h́nh hài cho một mục tiêu đặc biệt. Việc đó liên quan đến cách hiển lộ khả năng sáng tạo cao hơn là khả năng được bộc lộ bởi vị Adept trong việc tạo ra thể biểu lộ của Ngài, tức Mayavirupa. (1) Các thuật ngữ “chiếm hữu một xác thân” (“appropriation of a physical body”) và “tạo ra một thể xác” (“creation of a physical body”) phải được nới rộng để bao gồm mọi cơi của thái dương hệ chớ không chỉ có cơi trần chúng ta, tức là cơi phụ thứ bảy của cơi hồng trần vũ trụ. Có ba nguyên nhân phối hợp để tạo ra luân hồi (incarnation).

 

1. Sức thôi thúc của Chân Ngă.

 

2. Hoạt động của các thái dương và thái âm Thiên Thần.

 

3. Karma, hay là vị trí mà hành động trước kia giữ trong việc tạo ra biểu lộ.

 

Chúng ta khó ḷng tách chúng ra trong lúc xem xét vấn đề của chúng ta do bởi cấu tạo bên trong của chính thể Chân Ngă và yếu tố mà tâm thức nội tại nắm giữ khi tạo ra sắc tướng qua một tác động của ư chí. Do đó, chúng ta hăy vắn tắt xem xét những ǵ mà chúng ta đă học được liên quan tới thể Chân Ngă và cấu tạo của nó, và kế đó hăy đề cập đến các

1 Mayavirupa (Uyển h́nh, Uyển thể) theo nghĩa đen là thể không có thật (illusory form); đó là thể biểu lộ tạm thời mà vị Adept tạo ra khi cần, nhờ sức mạnh của ư chí, và trong đó Ngài hoạt động để tạo ra một vài sự tiếp xúc trên cơi trần và để tiến hành một công việc nào đó cho nhân loại.

giai đoạn của Ego trong việc tạo ra các kết quả trong ba cơi thấp.

Chúng ta đă thấy rằng trên cơi phụ thứ ba của cơi trí, hoa sen Chân Ngă nằm tại đó và đạo sinh nên h́nh dung hoa sen đó cho chính ḿnh như sau :

Ẩn giấu ở ngay trung tâm hay tim của hoa sen là một điểm lửa điện sáng chói có màu trắng-xanh (bảo ngọc trong 762 liên hoa) bao quanh, và hoàn toàn ẩn giấu bởi ba cánh hoa xếp chặt. Quanh cái nhân trung tâm này, hay ngọn lửa bên trong, có xếp chín cánh hoa thành các ṿng mỗi ṿng ba cánh hoa, tạo thành ba ṿng tất cả. Các cánh hoa này được tạo thành bằng chất liệu của Solar angels, dưới h́nh thức là ba cánh hoa trung tâm, -chất liệu này vốn không phải chỉ hữu cảm thức như là chất liệu của các h́nh hài trong ba cơi thấp và các nguyệt thể (lunar bodies), mà nó có một tính chất được đưa thêm vào, đó là “I-ness” hay là tâm thức tự tri/ ngă thức (self-consciousness) giúp cho đơn vị tâm linh (spiritual unity) ở trung tâm (nhờ đó) mà đạt được tri thức, hiểu biết và tự­nhận thức (self-realisation). Chín cánh hoa này có màu vàng cam chiếm ưu thế, mặc dù sáu màu khác được thấy như là các màu phụ ở các mực độ khác nhau. Ba cánh hoa bên trong có màu vàng chanh đáng yêu. Ở đáy của các cánh hoa sen là ba điểm ánh sáng, nó đánh dấu vị trí của các nguyên tử thường tồn và vốn là phương tiện giao tiếp/liên lạc giữa các Solar Angels với các Lunar Pitris. Nhờ vào các vi tử thường tồn của Ego, tùy theo trạng thái tiến hóa của nó, có thể tạo ra các nguyệt thể của Chân Ngă, tiếp thu tri thức trên ba cơi thấp, và như thế có được kinh nghiệm của ḿnh, và trở nên hiểu biết. Trên một ṿng xoắn ốc cao hơn, Chân Thần thông qua các cánh hoa Chân Ngă, và như vậy với sự trợ giúp của

các Solar Angels, thu được kiến thức và trên các phân cảnh cao hơn, cũng trở nên hiểu biết.

Ánh sáng trong các vi tử thường tồn này có sắc đỏ mờ, do đó chúng ta có cả ba loại lửa lộ ra trong thể nguyên nhân – Lửa điện ở tâm, Lửa thái dương bao quanh nó giống như ngọn lửa bao quanh cái nhân ở giữa hay là phần lơi trong một ngọn lửa nến, và lửa do cọ xát, lửa cuối cùng này tương tự với tim bấc đỏ chói nằm ở đáy của ngọn lửa trên cao.

Ba loại lửa này ở trên cơi trí – gặp gỡ và hợp nhất với thể Chân Ngă – vào đúng lúc tạo ra bức xạ tức hơi ấm tuôn ra từ mọi phía của hoa sen, tạo thành h́nh phỏng cầu được các nhà

763 sưu khảo ghi nhận. Ego càng phát triển đầy đủ, các cánh hoa càng khai mở nhiều thêm, cái đẹp đẽ của h́nh cầu bao quanh càng lớn và sắc thái của nó càng tinh tế, thanh bai (refined). Vào các giai đoạn đầu sau hiện tượng biệt ngă hóa, thể chân ngă có dạng một cái chồi. Lửa điện ở trung tâm không rơ ràng và cả chín cánh hoa đều khép xuống trên ba cánh ở bên trong; màu cam có một vẻ xám xịt, c̣n ba điểm ánh sáng ở đáy là các điểm duy nhất và không có ǵ thêm nữa; tam giác được nhận thấy sau này nối tiếp với các điểm th́ không hiển lộ. H́nh cầu bao quanh th́ không màu và chỉ được đánh giá như các rung động h́nh sóng (giống như các sóng trong không khí hoặc dĩ thái) chỉ đạt đến bên ngoài đường viền của cánh hoa. Vào lúc đạt đến Điểm Đạo ba, một biến đổi thần kỳ diễn ra. H́nh cầu bên ngoài đập nhịp theo mọi sắc màu trong cầu vồng và đạt đến phạm vi rộng lớn; các ḍng điện năng luân lưu trong đó mạnh đến nỗi chúng thoát ra bên ngoài chu vi ṿng tṛn, tương tự các tia sáng mặt trời. Chín cánh hoa được khai mở hoàn toàn, tạo thành một đế gắn trang nhă cho viên ngọc nằm giữa, và màu cam của chúng giờ đây có độ trong

mờ xinh xắn, tràn ngập với nhiều màu sắc, màu của cung Chân Ngă đang chiếm ưu thế. Tam giác ở đáy giờ đây trở nên linh hoạt và lấp lánh, c̣n ba điểm là các đốm lửa nhỏ rực sáng, lộ ra trước con mắt của người có nhăn thông như các ṿng xoắn ánh sáng thất phân, lan truyền ánh sáng của chúng từ điểm này đến điểm khác theo một tam giác đang chuyển động nhanh.

Vào lúc đạt Điểm Đạo bốn, hoạt động của tam giác này lớn đến nỗi nó có vẻ giống như một bánh xe đang quay nhanh. Nó có trạng thái bề đo thứ tư. Ba cánh hoa ở tâm đang mở, để lộ “bảo ngọc sáng chói”. Ở cuộc điểm đạo này, qua tác động của Đấng Điểm Đạo đang vận dụng Quyền Lực Trượng mang điện, ba loại lửa bất ngờ được kích hoạt bằng một ḍng

764      điện đi xuống, hay lực dương, từ Monad, và sự bùng lên của chúng khi đáp ứng tạo ra sự ḥa nhập, nó hủy diệt toàn bộ quả cầu, xua tan mọi sự xuất hiện của h́nh hài và tạo ra một khoảnh khắc cân bằng hay đ́nh chỉ (suspension), trong đó “các yếu tố bị thiêu hủy bằng sức nóng dữ dội”. Thời điểm phát xạ cao nhất được biết tới. Kế đó, -bằng việc phát ra một Quyền Lực Từ nào đó, các Solar Angels cao cả gom lại vào chính Các Ngài Lửa thái dương, như vậy tạo ra sự tan ră cuối cùng của h́nh hài, và do đó tách sự sống ra khỏi h́nh hài; lửa vật chất quay trở lại với kho chứa chung, c̣n các vi tử thường tồn và thể nguyên nhân không c̣n nữa. Lửa điện ở giữa được tập trung trong atma-buddhi. Chủ Thể Suy Tư hay thực thể tâm linh không c̣n bị ràng buộc trong ba cơi thấp nữa, và hoạt động hữu thức trên cơi bồ đề. Giữa hai giai đoạn im ĺm (mặc dù có ư thức tự ngă) thiếu năng động này và với hoạt động bức xạ đó vốn tạo ra một sự quân b́nh của các lực, là một loạt dài gồm nhiều kiếp sống.

Trong nghiên cứu của chúng ta về đề tài các Điểm Chân Thần (Jivas) lâm phàm, chúng ta đề cập đến ba đề tài :

a) Các Avatars, với ư định đánh đổ sự lẫn lộn trong trí của các đạo sinh đối với vài loại xuất hiện. Trong nghiên cứu hiện nay của chúng ta, chúng ta chỉ sẽ bàn đến tiến tŕnh được một người thông thường noi theo.

b) Các pralayas, với ư định khơi lại trong trí của đạo sinh ư tưởng về các thời gian chuyển tiếp của sự bất động phụ thuộc vào các giai đoạn hoạt động chen vào giữa.

c) Sự xuất hiện của thể Chân Ngă và cấu tạo chung của nó, với ư định khơi hoạt sự nhận thức của đạo sinh đối với sự kiện mà sự tiến hóa cũng tác động vào thể đó, và không những chỉ h́nh hài của con người trong ba cơi thấp. Các hiệu quả của tiến tŕnh đều phụ thuộc lẫn nhau, và khi phàm ngă phát triển, hoặc phàm ngă trở thành linh hoạt và sáng suốt hơn, các kết quả được tạo ra trong thể cao. Khi các hậu quả

765      này được tích lũy lại, chớ không phù du như các kết quả thấp, thể Chân Ngă cũng trở nên linh hoạt và biểu lộ năng lượng của nó tăng lên. Vào cuối giai đoạn tiến hóa trong ba cơi thấp, một sự trao đổi năng lượng thường xuyên được thấy xảy ra; các h́nh hài thấp trở nên phát xạ ánh sáng và phản chiếu ánh sáng cao siêu; thể Chân Ngă là Mặt Trời của hệ thống thấp, c̣n các thể của nó phản chiếu các tia sáng của nó, giống như mặt trăng phản chiếu ánh sáng của vầng thái dương. Tương tự mặt trời Chân Ngă, -qua sự tương tác – tỏa chiếu với cường độ và vẻ huy hoàng luôn luôn lớn hơn. Trên các phân cảnh cao hơn, một tác động hỗ tương tương tự xảy ra trong một giai đoạn ngắn giữa Monad với phản ảnh của nó, tức Ego, nhưng chỉ trong thái dương hệ sắp tới, sự tương tác này sẽ được xúc tiến đến phần kết thúc hợp lư của nó.

Do đó, sau khi bàn rất vắn tắt đến ba chủ đề này, giờ đây chúng ta có thể tiến hành xem xét diễn tŕnh tiếp theo sau của Ego khi t́m cách biểu lộ trong ba cơi thấp. Trong khi xem xét, chúng ta hăy nỗ lực lư giải mọi diễn tiến này bằng các thuật ngữ về năng lượng và luật.

Cổ Luận nói :

“Khi Tia Linh Quang chạm đến bốn tim bấc, và khi Lửa tâm linh dưới tinh hoa tam phân của nó đáp ứng với những ǵ có thể cháy được, Ngọn Lửa bùng lên. Lúc đầu ánh sáng xuất hiện yếu ớt, nó gần như tắt ngấm, nhưng các tim bấc cháy âm ỉ rồi rực sáng, và sức nóng được giữ lại. Đây là chu kỳ đầu tiên và được gọi là chu kỳ của bánh xe rực sáng (glowing wheel).

Ánh sáng lung linh lớn lên thành ngọn lửa nhỏ và bốn tim bấc cháy lên, nhưng không thiêu rụi, v́ sức nóng không đủ. Ánh sáng của ba lửa này tuy nhiên hăy c̣n nhỏ đến nỗi hang động không được soi sáng. Tuy nhiên, ngọn lửa và sức nóng cơ bản có thể được cảm nhận bởi Đấng đang tiến tới và giám sát. Đây là chu kỳ thứ hai và được gọi là chu kỳ của bánh xe sưởi ấm.

Ngọn lửa nhỏ trở thành ngọn đèn cháy sáng. Lửa cháy bùng lên, nhưng có nhiều khói ở đó, v́ các tim bấc cháy nhanh, c̣n nhiệt đủ cho sự hủy diệt nhanh của chúng. Được phát ra giữa chốn tối tăm, ngọn đèn làm cho sự đen tối dày đặc tự hiện ra, ánh sáng và hơi ấm được cảm nhận. Đây là chu kỳ thứ ba, được gọi là chu kỳ của bánh xe chói sáng.

766 Bốn tim bấc và ngọn lửa xuất hiện như là một và hầu như khói bị xua tan, v́ lửa được thấy phần lớn. Chính hang động được soi sáng, mặc dầu ngọn đèn chưa rơ rệt. Chu kỳ thứ tư được gọi là giờ của bánh xe đang cháy. Chu kỳ cuối cùng khi ngay cả chính ngọn đèn cháy lên, bị hủy diệt do sức nóng mănh liệt. Đấng giám sát thấy công việc được hoàn thành, quạt lên điểm lửa ở trung tâm và tạo ra một ngọn lửa

bất ngờ. Các tim bấc đều trở thành không – ngọn lửa trở nên hoàn toàn. Thế rồi Khoa Học Thiêng Liêng nói điều này được gọi là chu kỳ của “bánh xe bị thiêu hủy”.

Ở đây, trong biểu tượng học bí ẩn được ẩn giấu (được tŕnh bày theo năng lượng và hoạt động phát xạ) toàn bộ bí ẩn về năng lượng Chân Ngă và về xung lực làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận trong chất liệu của các cơi thấp; đạo sinh nên lư giải các câu trên về mặt đại thiên địa lẫn tiểu thiên địa. Trong mọi biểu lộ, xung lực ban đầu xuất phát từ trạng thái thứ nhất vốn được ẩn giấu ở tâm của hoa sen chân ngă, nhưng Thực Thể ẩn giấu này hoạt động theo thiên luật, và trong các giai đoạn sơ khởi (ba chu kỳ đầu) tiến tŕnh diễn ra theo Định Luật Tiết Kiệm, vốn là định luật của chính vật chất; trong hai chu kỳ cuối, định luật này trở nên ḥa nhập (dù không được thay thế, vẫn c̣n hiệu lực) với Định Luật Hút, vốn là căn bản của Bản Ngă thiêng liêng. Đó là việc không nhận thức được điều đă đưa đến kết quả trong cái lẫn lộn hiện có trong trí của nhiều nhà siêu h́nh học đối với những ǵ được biểu lộ trước tiên, dục vọng hoặc ư chí, và đối với sự phân biệt giữa chúng, giữa xung lực với mục tiêu, và giữa bản tính với sự cố t́nh. Trong các giai đoạn đầu, con người luân hồi theo Định Luật Tiết Kiệm, và mặc dầu trạng thái ư chí nằm ở sau tiến tŕnh, tuy nhiên trong một thời gian dài, chính sức lôi kéo của cảm giác và phản xạ tự nhiên của nó trong tâm thức, tức dục vọng, mới gây ra sự tái sinh. Cảm giác (sensation), vốn là một tính chất trong vật chất hay chất liệu, tức là Bản Ngă trong giai đoạn ban đầu đồng hóa Chính Nó với cảm giác. Sau đó, khi Bản Ngă bắt đầu đồng hóa Chính Nó với Chính Nó, và bắt đầu nhận biết bản chất của Phi Ngă, Định Luật Hút và Đẩy trở nên linh hoạt hơn, lúc đó ư chí hữu thức và mục tiêu có ư thức hiển lộ. Ở đây cần nhớ

rằng có một dị biệt sâu xa trong thời gian và không gian giữa Thượng Đế, hay Đại Thiên Địa, với Con Người, tức Tiểu Thiên Địa. Người thường đi vào luân hồi qua xung lực Chân Ngă, dựa vào ước muốn và dựa vào sự liên hệ giữa trạng thái thứ hai với trạng thái thứ ba hay của Ngă với Phi Ngă. Sau rốt, y sẽ mang lại (qua sự tiến hóa) sự khai mở của trạng thái thứ nhất, và kế đó xung lực Chân Ngă (dựa vào sự thấu hiểu hữu thức của trí tuệ về mục tiêu được nhắm vào) sẽ là yếu tố vượt trội và sẽ biểu lộ qua ư chí hành động rơ rệt. Liên quan với Thượng Đế, giai đoạn thứ nhất đă bị bỏ lại xa đàng sau, và biểu lộ của Thượng Đế được dựa trên ư chí và mục tiêu và dựa vào hoạt động sáng suốt hữu thức. Lư do của việc này là ở chỗ Thượng Đế và Hành Tinh Thượng Đế cũng đang ở trên con đường điểm đạo vũ trụ.

Do đó, dù cho xung lực ban đầu xuất phát từ trung điểm, trước tiên, điều đó không lộ rơ. Vào lúc biệt ngă hóa, đường nét mơ hồ của một h́nh hài như được mô tả trước đây, đă tạo ra vẻ ngoài của nó trên cơi trí, và (vốn là một điểm, cho đến nay chưa được các đạo sinh nhận ra) điều trở nên hiển nhiên là một giai đoạn trên các phân cảnh trí tuệ đă xảy ra được cho là vượt qua sự chuẩn bị đối với biến cố sắp xảy ra. Qua hoạt động của các Thái Dương Thiên Thần, 12 cánh hoa đă từ từ h́nh thành, khi điểm lửa điện ở tâm đă bắt đầu làm cho chính nó được cảm nhận cho dù đến nay vẫn không được khu biệt. Kế đó, ba cánh hoa đầu tiên h́nh thành, và úp vào điểm rung động, hay là “bảo ngọc”, ở dưới ảnh hưởng của Định Luật Hút. Từng cái một, chín cánh hoa khác được h́nh thành khi các rung động bắt đầu ảnh hưởng đến chất thái dương (solar subtance), ba loại cánh hoa, mỗi loại ở dưới ảnh hưởng của cung này hoặc cung khác trong số các Cung chính;

các Cung này, đến phiên chúng, ở dưới ảnh hưởng của lực từ các trung tâm vũ trụ (cosmic centres).

768 Như đă nói trước đây, các cánh hoa này tạo thành nụ hoa, mỗi nụ hoa được xếp chặt. Bên trong các nụ hoa chỉ có các rung động yếu ớt được nhận thấy đang đập nhịp, vừa đủ để chứng tỏ bản thể của nó vốn là một cơ thể sống (living organism). Ṿng-giới-hạn có thể được nhận thấy lờ mờ, không rơ ràng, ranh giới bao quanh của hoạt động đối với Tâm Thức sắp đến. Đó là một h́nh trứng hay h́nh cầu, và cho đến nay rất nhỏ. Tiến tŕnh thành lập hoa sen Chân Ngă trôi qua thầm lặng từ lúc người thú thấp kém hay là bốn nguyên khí thấp, đạt đến một điểm nơi mà năng lượng (sinh ra bởi con người) có thể bắt đầu làm cho chính nó được cảm nhận trên các cơi trí tuệ. Khi lửa của các thể thấp được chuẩn bị (lửa tam phân của chính vật chất) trở nên phát xạ, dạng mơ hồ này trên cơi phụ thứ ba của cơi trí bắt đầu được tổ chức, theo kết quả của lực kéo xuống của cơi cao hơn bởi cơi thấp hơn, và theo sự đáp ứng của trạng thái Tinh Thần đối với các phát xạ, hay là sức hút, của vật chất. Nhưng hiện tượng biệt ngă hóa theo như chúng ta hiểu, chưa được thực hiện. Diễn tŕnh phóng xạ này về phía cơi thấp và của ḍng năng lượng tuôn xuống từ cơi cao, bao hàm một thời kỳ dài trong đó các Solar Angels đang hoạt động trên cơi riêng của Các Ngài và các Pitris thấp hơn cũng đang hoạt động trên cơi của các vị ấy; một nhóm đang tạo ra cái nhân của thể Chân Ngă, c̣n nhóm kia tạo ra nơi chứa (receptacle) đối với sự sống của Thượng Đế hoặc của Monad trong ba cơi thấp. Kế đến một thời kỳ ấn định trong sự sống của Hành Tinh Thượng Đế, lúc đó các trung tâm lực của Ngài trở nên linh hoạt theo một cách đặc biệt; điều này trùng hợp ngẫu nhiên với việc lâm phàm của các Monads và sự giáng xuống của các

Chân Thần đó vào trong ba cơi thấp. Một tam giác thái dương hệ được tạo thành (v́ bao giờ ba cũng tạo ra bảy), và qua việc phóng thích năng lượng tam phân này, công việc của các Solar và Lunar Pitris được phối kết, và ba vi tử thường tồn được dùng riêng bởi Jiva liên hệ, và xuất hiện ở đáy của hoa sen Chân Ngă. Hiện tượng biệt ngă hóa đă xảy ra và công việc nhất-quán (at-one-ment) được hoàn tất; giới thứ tư trong

769 thiên nhiên là một “fait accompli” (“chuyện đă rồi”, “điều đă lỡ”); Monad đă khoác vào chính nó các lớp vỏ vật chất, và các đơn vị hữu ngă thức xuất hiện trên cơi trần. Nếu tất cả những ǵ mà H.P.B. phải nói liên quan với ba cuộc tuần hoàn đầu của hệ thống Địa Cầu chúng ta được hiểu như liên quan với giai đoạn ngưng đọng/đúc kết (condensation) của thể nguyên nhân trên phân cảnh trí tuệ và khi bao hàm thời gian dẫn đến sự xuất hiện trong cuộc tuần hoàn thứ tư của con người như hiện nay chúng ta có y, th́ một ít ánh sáng có thể được đưa ra về vấn đề khó hiểu này. Các hoa sen Chân Ngă có thể được thấy tụ lại cùng nhau, và mỗi hoa sen đó tạo thành một nhóm. Đến phiên chúng, các nhóm này hợp thành một phần của một hoa sen lớn hơn, nó biểu hiện cho tâm thức của một Thực Thể c̣n vĩ đại hơn mà “bảo ngọc”của Ngài có thể được t́m thấy trên cơi phụ thứ hai. Đến phiên chúng, tất cả các nhóm này có thể được chia thành bảy nhóm căn bản. Bảy nhóm hay tập hợp các hoa sen Chân Ngă này hợp thành bảy loại tâm thức của các Đấng Cao Cả, các Ngài là bảy trung tâm lực đối với chính Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta. Đến phiên chúng, bảy trung tâm lực này sẽ được tổng hợp trên các phân cảnh cao thành ba trung tâm lực cao hơn, cho đến khi toàn bộ năng lượng và lực mà chúng tiêu biểu được tập trung lại và được tiếp nhận bởi trung tâm tương ứng đối với bí huyệt đầu cao nhất của Hành

Tinh Thượng Đế. Mỗi Thái Dương Thượng Đế biểu hiện cho một loại năng lượng vũ trụ. Mỗi trung tâm lực của Ngài biểu hiện cho loại năng lượng này ở một trong bảy biến phân của nó. Đến lượt, mỗi một trong bảy biến phân này biểu lộ qua các nhóm Chân Ngă, và các nhóm này lại được tạo nên bằng các điểm năng lượng mà chúng ta gọi là các Egos (Chân Ngă).

Số lớn các nhóm Chân Ngă này tạo thành một tổng thể bức xạ ăn khớp nhau, dù tất cả đều đa dạng và khác nhau, cả hai đều cốt ở mức phát triển và sắc thái phụ thuộc của chúng. Giống như các cánh hoa trong hoa sen chân ngă của các jivas luân hồi khai mở theo trật tự khác nhau và ở các giai đoạn khác nhau, cũng thế các nhóm chân ngă cũng khai mở cách khác nhau về thời gian và tŕnh tự. Điều này tạo ra vẻ ngoài

770 thần kỳ. Lại giống như Đức Thầy có thể (bằng cách nghiên cứu nhóm hoặc hoa sen lớn hơn mà Ngài là một phần của nó) xác định t́nh trạng của các đơn vị con người đi vào cấu tạo của nó, cũng thế Hành Tinh Thượng Đế có thể xác định qua sự huyền đồng hữu thức (chú ư thuật ngữ) t́nh trạng của các nhóm khác nhau qua đó công việc của Ngài phải được thành tựu. Hiện nay, điều sẽ trở thành hiển nhiên đối với đạo sinh là sự xuất hiện của các Điểm Chân Thần luân hồi trên cơi trần sẽ bị ba điều chi phối : Trước tiên, bất ngờ dựa vào mục tiêu-ư chí của Sự Sống làm sinh động toàn thể các nhóm trên bất cứ cung phụ nào, hoặc một trong 7 nhóm lớn hơn. Thứ hai, bất ngờ dựa vào ư chí, bị nhuốm màu bởi dục vọng, của Sự Sống làm sinh động một nhóm Chân Ngă con người. Thứ ba, bất ngờ dựa vào ước vọng của Ego để biểu lộ ở cơi trần.

Khi sự huyền đồng (identification) của một người với nhóm của y trở nên hoàn thiện, th́ xung lực dục vọng trở nên biến đổi cho tới khi sau rốt nó bị thay thế bởi ư chí tập thể. Nếu các sự kiện này được xem xét kỹ, điều sẽ hiển nhiên là các Egos bước vào luân hồi do đó không đơn lẻ mà tùy vào sự thôi thúc tập thể và như thế có tính tập thể. Đây là căn bản của cộng nghiệp (collective karma) và nghiệp gia đ́nh. Dĩ nhiên, sự thôi thúc cá nhân vốn là một phản ứng đối với thôi thúc tập thể, là kết quả của nghiệp cá nhân. Vậy th́, bằng các h́nh ảnh này, dù cho chúng ta có thể đưa ra một ít ánh sáng vào vấn đề luân hồi này, tuy chúng ta đă nói nhiều để làm tăng mức quan trọng của vấn đề và tính phức tạp của nó. Người thông thường bị ràng buộc vào việc vận dụng bộ óc hồng trần, do đó không thể suy tư bằng các thuật ngữ tập thể.

Sự thôi thúc của Chân Ngă này trong bất cứ nhóm nào hoặc bất cứ đơn vị nhóm nào, làm cho chính nó được cảm nhận như là một nhịp đập, hoặc là khả năng tiếp xúc của năng lượng, phát xuất từ điểm trung tâm. Hoạt động trung tâm này được tạo ra bởi hoạt động của Hành Tinh Thượng Đế tác động qua các nhóm trong các trung tâm lực của Ngài,

771 và tùy theo trung tâm ở dưới sự kích thích, thế nên các nhóm liên hệ sẽ bị tác động. Ngoài việc đề cập tới sự kiện này, chúng ta không thể bàn rộng thêm, v́ đề tài kỳ diệu/to tát (stupendous) và vượt ngoài tầm hiểu biết của con người; đối với con người, chỉ cần hiểu rơ sự tin cậy của y trong vấn đề này dựa vào Hành Tinh Thượng Đế. Do đó, từ trung tâm của nhóm phát ra một thôi thúc đối với hoạt động đổi mới, hoạt động này trải rộng khắp hoa sen của nhóm cho đến khi các đơn vị vốn đáp ứng với rung động đặc biệt của Cung “được khơi hoạt” về mặt huyền linh. Trong suốt thời gian này (xét về các jivas) trạng thái này của

lực là trạng thái của ngôi một và đă chuyển từ các điểm trung tâm này sang các trung điểm khác. Các nhân dương trong mỗi trường hợp đều bị tác động bởi sự tỏa nhiệt ra ngoài của lửa điện hay năng lượng điện. Mỗi điểm liên hệ đáp ứng bằng một sự co thắt sơ khởi được nối tiếp bằng một sự bộc lộ năng lượng ra ngoài hay mở rộng. Mỗi Chủ Thể có liên hệ tiếp tục ngân lên một Linh Từ. Âm này lan rộng thành một thần chú và các Solar Angels ngân lên đáp ứng. Có một điểm lư thú cần ghi nhận ở đây:

Trạng thái một tác động qua một Quyền Lực Từ (Word of Power).

Trạng thái hai tác động qua các kết hợp thần chú (mantric combinations).

Trạng thái ba tác động qua các công thức toán học (mathematical formulas).

 

Trạng thái một sau khi phát ra Linh Từ, được tượng trưng bằng lửa điện ở tâm của hoa sen, ch́m trở lại vào im lặng, và trở nên một trừu xuất đối với đơn vị hữu ngă thức. Công việc đă bắt đầu, rung động cần thiết được thiết lập, lúc đó toàn bộ tiến tŕnh tiếp diễn theo thiên luật. Các Thái Dương Thiên Thần bắt đầu hoạt động của các Ngài, và cho đến khi công việc của các Ngài đă đạt tới một giai đoạn rất cao, trạng thái Tinh Thần phải trở nên một tương ứng với vị Silent Watcher ở trong thể nguyên nhân. Khi các Solar Angels tiếp tục phát ra thần chú (mantram) vốn là nền tảng của công việc các

772      Ngài, các Lunar Pitris đáp ứng với một vài âm (sounds) trong mantram đó (trước tiên, chẳng đáp ứng chút nào với tất cả) và nhờ các âm này tập hợp công thức theo đó công việc của các Ngài phải diễn tiến. Thế nên Linh Từ (Word) là nền tảng của mantram, c̣n mantram là nền tảng của câu chú (formula).

Lïận về lửa càn khôn

Vào mỗi lần luân hồi, các h́nh hài thanh bai hơn được cần đến và do đó các formulas trở nên phức tạp hơn, và các âm mà câu chú dựa vào đó trở nên đa dạng hơn. Vào đúng lúc, các câu chú được hoàn tất và các Lunar Pitris không c̣n đáp ứng nhiều hơn với các âm hay các mantrams được xướng lên trên cơi trí. Điều này chứng tỏ giai đoạn hoàn hảo, và cho thấy rằng ba cơi thấp không c̣n lực kéo xuống đối với điểm Chân Thần (Jiva) liên hệ. Ước muốn đối với biểu lộ thấp và kinh nghiệm thấp không c̣n tác động nữa, và chỉ có mục tiêu hữu thức được để lại. Bấy giờ, và chỉ bấy giờ Mayavirupa (huyễn thể) đích thực mới có thể được tạo ra; lúc bấy giờ Đức Thầy phát ra mantram cho Chính Ngài, và tạo ra các câu chú bên ngoài (without formulas) trong ba cơi thấp. Cũng vào lúc mà con người bắt đầu bước lên Con Đường Dự Bị, các mantrams của các Solar Angels bắt đầu yếu dần (die down, tắt dần), rồi từ từ (khi các cánh hoa của ṿng trong mở ra) Linh Từ đích thực hiện lên cho đến khi ba cánh hoa đang huyền ẩn (enshrining petals) mở rộng và tia linh quang được khai mở. Lúc đó Linh Từ được nhận biết đầy đủ, các thần chú và câu chú không có công dụng thêm nữa. Thế là cái mỹ lệ của hành tinh hệ được khai mở. Khi Hành Tinh Thượng Đế được liên kết, Linh Từ được ngân lên trên các phân cảnh vũ trụ được phân tích thành các mantrams trên các cơi dĩ thái vũ trụ, v́ Ngài đang ở vị thế sáng tạo một cách hữu thức trên các mức độ này; tuy nhiên Ngài hoạt động qua các formulas trên các cơi hồng trần trọng trược của hành tinh hệ của Ngài, tức ba cơi nỗ lực của chúng ta.

Trở lại với các jivas luân hồi: khi xung lực mở đầu được đưa ra, rung động nhẹ gợn lên qua các cánh hoa và hoạt động bắt đầu nơi những cánh hoa của các jivas vốn đáp ứng với nốt của Linh Từ đó. Các Thái Dương Thiên Thần điều khiển

773      rung động, và thần chú cho loại Ego đặc biệt đó được bắt đầu. Sau cùng rung động đạt đến vi tử thường tồn hạ trí, ở đế của chồi hoa sen, c̣n Lunar Pitris được đưa vào hoạt động. Các Ngài bắt đầu phát triển các formulas (câu chú; công thức huyền bí) của các Ngài cho loại hiện thể đặc biệt vốn cần đến.

(f) Hoạt động của các Pitris. Hoạt động kết hợp của Solar và Lunar Pitris (1) trong tiến tŕnh được theo đuổi bởi Chân Ngă

1 Hoạt động cộng tác của Solar và Lunar Pitris.      GLBN II, 258.

1. “Tia lửa (spark) treo từ ngọn lửa bởi sợi Fohat tinh anh nhất.

Linh hỏa ba ngọn không bao giờ tắt ....... Triad (Tam Thượng Thể).

Bốn tim bấc (wicks) ...................................Quaternary (Tứ Hạ Thể).

Sợi Fohat (thread of Fohat) ...... Sinh mệnh tuyến (thread of Life).

 

2. Tia Lửa chu du qua 7 thế giới của hăo huyền (maya). Về Đại thiên địa (Macrocosmically) ........... 7 hành tinh hệ. Về hành tinh (Planetary) .............................. 7 dăy của một hành tinh hệ. Về mặt Tiểu thiên địa (Microcosmically) ... 7 bầu của một dăy hành tinh. Chú ư và suy nghiệm về : “… Thất Bộ thiêng liêng máng vào Triad, như vậy tạo ra Thập Bộ

(Decad) và các hoán vị (permutations) của nó. Bảy, năm và ba”.

 

3. Nó dừng lại ở cái thứ nhất, và là một kim loại và một ḥn đá; nó trải qua cái thứ hai và xem kia – một cây; cây xoay tít qua bảy h́nh dạng và trở thành một con vật linh thiêng”.   So với GLBN I, 266.

 

Chú ư dụ ngôn của Kabalah: “Một ḥn đá trở thành một cái cây; một cái cây trở thành một con vật; một con vật trở thành một con người; một con người trở thành một vị thần; một vị thần (spirit) trở thành một Thượng Đế (God). GLBN I, 267.

 

4. Từ các đặc tính kết hợp của các cái này, Manu, tức Chủ Thể Suy Tưởng (Thinker) được tạo thành.  Xem GLBN II, 179, 187.

 

5. Ai tạo ra y ? Bảy Sự Sống và Sự Sống Duy Nhất. Xem GLBN II, 268. 

 

Bảy nhóm các sự sống hợp thành ba thể thấp. các Lunar Pitris hay là các tổ phụ của các h́nh hài vật chất.

6. Ai làm hoàn thiện y ? Vị Lha thất phân. Ai hợp nhất Tam Bộ Tinh Thần cao với cái ngă thấp ?

luân hồi, trong chủ đề xem xét sắp tới của chúng ta. Chân Ngă, bị dục vọng thúc đẩy t́m kiếm kinh nghiệm hồng trần, đă tạo ra hoạt động ban đầu và một rung động, phát ra từ trung tâm chồi của hoa sen, đi tới các cánh của hoa sen, và tất 774 nhiên là rung động trong thần chất, tức là vật chất được cấp sinh lực bởi các Agnishvattas. Khi các cánh hoa được thúc đẩy vào hoạt động (tùy theo nhóm chịu ảnh hưởng) th́ rung động tăng lên, và một âm kép được phát ra. Âm kép này là căn bản của mantram mà dựa vào đó, chu kỳ luân hồi của Ego được tạo ra. Rung động, đang đập nhịp qua ṿng cánh hoa bên ngoài (v́ hai ṿng bên trong và ba cánh hoa nằm giữa, cho đến nay vẫn chưa đáp ứng) đi đến tam giác được tạo thành bằng ba vi tử thường tồn và đang làm sinh động ba loa tuyến thấp, gây nên một đáp ứng yếu ớt trong loa tuyến thứ tư và chừa lại ba loa tuyến cao vẫn c̣n im ĺm. Trong mỗi cuộc tuần hoàn, một trong các loa tuyến được “tạo ra” (“created”), và trong cuộc tuần hoàn thứ tư này (do việc sáng tạo loa tuyến thứ tư) giới thứ tư hay giới nhân loại có thể xuất

Các Thần ngũ phân của trí tuệ.

Nguyên khí trí tuệ thứ năm.

 

7. Ai làm hoàn thiện thể cuối cùng ? Cá, tội lỗi và soma.

Cá, tội lỗi và soma tổng hợp tạo thành ba biểu tượng của thực thể bất tử.

Cá – biểu tượng của nguyên khí bồ đề, sự sống biểu lộ trên cơi trần. Chú ư hóa thân của Vishnu. Cung Song Ngư, con cá. Jesus ngư phủ của con người.

Tội lỗi (sin) – Sự sa đọa của con người, tiến hóa giáng hạ (involution) của Tinh Thần (Spirit).

Soma – Mặt Trăng. Công việc của Lunar Pitris, cung cấp các thể. Xem câu kinh VII, 6. GLBN I, 285.

 

hiện. Từ ngữ “sáng tạo” (“creation”) phải được hiểu theo nghĩa huyền linh và hàm ư là sự xuất hiện bằng biểu lộ linh hoạt của một h́nh thức năng lượng nào đó. Chỉ trong cuộc tuần hoàn tới, loa tuyến thứ năm mới trở thành một đơn vị tác động linh hoạt theo một ư nghĩa mà hiện giờ không thể hiểu được.

Các đạo sinh cần nhớ rằng điều này áp dụng trước tiên cho nhân loại được biệt ngă hóa trên bầu này, và cũng vẫn đúng trong dăy trước kia; tuy vậy, các đơn vị vốn tiến vào dăy thứ tư này hay dăy Địa Cầu từ một dăy trước kia, đều hơn hẳn nhân loại của Địa Cầu, và loa tuyến thứ năm của họ được khơi hoạt thành hoạt động có tổ chức trong cuộc tuần hoàn này. Vạn vật trong Thiên Nhiên thường trùng lắp.

Do đó, khi rung động từ Ư Chí trung ương này đến với tam giác nguyên tử, th́ đó là một chỉ dẫn rằng toàn bộ hoa sen đang chuyển thần lực của nó hướng xuống, và trong giai đoạn biểu lộ của luồng năng lượng chân ngă đang hướng về bên dưới, tất phải tách xa khỏi cái bên trên. Vào giai đoạn này có rất ít chỗ rẽ của năng lượng chân ngă theo hướng Chân Thần, v́ nó chưa tạo ra đủ lực, và cho đến nay không kích hoạt phóng xạ hướng về trạng thái Tinh Thần. Các hoạt động của nó trước tiên thuộc về nội tâm và trụ vào bản ngă đối với phần lớn thời gian, hoặc là được hướng về phía khơi hoạt các

775 vi tử thường tồn, chứ không hướng về việc khai mở các cánh hoa. Điều này cần được ghi nhớ kỹ. Công việc của các Solar Angels có bản chất tam phân :

1. Hướng rung động về phía tam giác nguyên tử. Ở đây một sự kiện đáng chú ư cần được ghi nhớ. Ba vi tử thường tồn, hay là ba điểm của tam giác, không luôn luôn giữ cùng vị thế tương đối liên quan với trung tâm của hoa sen, mà tùy theo giai đoạn phát triển, các nguyên tử sẽ có vị thế như thế, và

thần lực đang chảy vào cũng sẽ được nắm bắt như thế. Trong các giai đoạn trước kia, vi tử thường tồn thể xác là vi tử đầu tiên nhận ḍng thần lực chảy vào, chuyển thần lực đó qua hệ thống của nó đến vi tử thường tồn cảm dục và vi tử thường tồn hạ trí. Lực này được lưu chuyển bốn lần quanh tam giác (lực này thuộc về cuộc tuần hoàn thứ tư) cho đến khi vi tử thường tồn hạ trí lại được tiếp xúc và năng lượng trở nên được tập trung trong loa tuyến thứ tư của vi tử thường tồn hạ trí. Lúc đó và chỉ lúc đó các Lunar Pitris mới bắt đầu công việc của các Ngài và bắt đầu việc phối hợp chất liệu vốn sẽ tạo thành thể trí (mental sheath), kế đó tác động với thể cảm dục và sau cùng với thể dĩ thái.

Ở giai đoạn sau trong công cuộc tiến hóa của con người (giai đoạn của người thông thường hiện nay), vi tử thường tồn cảm dục được tiếp xúc đầu tiên, và năng lượng luân lưu qua nó đến hai vi tử thường tồn kia. Ở giai đoạn của người tiến hóa về trí tuệ, vi tử thường tồn hạ trí chiếm vị trí ban đầu. Trong trường hợp này, hiện giờ có thể xảy ra sự chỉnh hợp (alignment, sắp thẳng hàng) của ba thể mà sau này sẽ là một sự kiện được hoàn tất. Loa tuyến thứ năm trong hai nguyên tử hạ đẳng tăng độ rung động của nó. Như chúng ta biết, chỉ có bốn ṿng xoắn ốc trong vi tử thường tồn hạ trí và thời điểm mà loa tuyến đó ở trạng thái hoạt động đầy đủ, sự phối kết của antaskamana mới có thể xảy ra. Hiện giờ các thay đổi đang xảy ra trong hoa sen chân ngă, c̣n các cánh hoa đang khai mở, việc khai mở đó một phần tùy vào rung động trong ṿng xoắn ốc (spirillae, loa tuyến) và việc khơi hoạt chúng.

776 Đạo sinh cần nên nhớ rằng ngay khi vi tử thường tồn hạ trí trở thành đỉnh của tam giác nguyên tử, th́ một t́nh trạng được tạo ra, trong đó thần lực trong tương lai sẽ đi vào ba

nguyên tử cùng một lúc qua ba cánh hoa đă khai mở của ṿng ngoài, do đó, con người đạt đến một giai đoạn rất chắc chắn trong bước tiến hóa. Chiều hướng của lực và áp dụng của nó cho các nguyên tử là công việc của các Solar Pitris. Khi sự tiến hóa tiếp diễn, công việc của các Ngài liên quan đến điều này trở nên phức tạp hơn, v́ các cánh hoa đang khai mở và tam giác quay nhanh hơn.

2. Xướng lên thần chú (mantram) vốn sẽ giúp cho 777 cuộc

luân hồi có thể thực hiện được. Mỗi con số trong bộ ba này thay cho :

 Một chu kỳ biểu lộ của Chân Ngă.

Một âm đặc biệt nó sẽ giúp cho Ego thể hiện được một số cung phụ nào đó của Cung Chân Ngă này.

Ba ṿng cánh hoa sẽ khai mở theo kết quả của luân hồi.

Nhóm đặc biệt của các manasadevas vốn tạo ra thể nguyên nhân của Chân Ngă có liên hệ.

 

Do đó các âm của thần chú được dựa trên các con số này, và qua mantram (vốn tăng lên về âm lượng, độ sâu và số các âm có liên quan theo thời gian qua), mănh lực được hướng dẫn, các cánh hoa liên hệ được kích hoạt, và các Lunar Pitris trở nên hiểu biết về công việc cần làm để chuẩn bị cho bất cứ cuộc luân hồi nào.

3. Tạo thành thể nguyên nhân, những ǵ cần có để hoàn tất việc đó.

Trong các giai đoạn đầu, công việc này tương đối nhỏ, nhưng khi giai đoạn phát triển thứ ba được đạt đến, và con người đang minh chứng đặc tính và năng lực, công việc của họ nhanh chóng tăng lên, và họ hoàn toàn bận rộn trong việc làm hoàn thiện thể chân ngă, trong việc mở rộng Chân ngă thức, nếu thích sử dụng các thuật ngữ siêu h́nh. Mọi việc này

777 đều được hoàn thành nhờ vào chất liệu được cung cấp bởi phàm ngă. Khi phàm ngă đó dần dần trở nên phóng phát (radioactive), các phát xạ này được thu hút tới ego dương tính và được hấp thu vào bản thể của nó qua hoạt động của các Solar Angels. Ba hoạt động này là công việc chính của các Solar Pitris liên quan với con người. Nơi nào có liên hệ đến tập thể chớ không liên hệ đến cá nhân, công việc của họ diễn ra theo lối hiệu chỉnh các đơn vị chân ngă trong các nhóm của họ và giúp các nhóm đó có được tập thể thức, nhưng điều này chỉ có thể xảy ra về phía các giai đoạn tiến hóa cuối cùng khi công việc của nhóm các Agnishvattas diễn ra suông sẻ. Nhóm giữa tức nhóm hợp thành chín cánh hoa luôn luôn là nhóm linh hoạt nhất. Họ hành động liên quan với nhóm thấp, nhóm này là các tác nhân truyền đạt năng lượng trực tiếp cho tam giác nguyên tử, nhận năng lượng đó từ nhóm giữa. Nhiều công việc của họ th́ không thể diễn tả ra chi tiết, v́ công việc của các Agnishvattas th́ mênh mông và phức tạp, và cũng khác nhau trong các hành tinh hệ khác nhau trong một vài chi tiết. Các vị đang hoạt động trong hành tinh hệ Uranus, Neptune và hành tinh hệ Saturn làm việc có phần khác với các vị đang hoạt động trong hành tinh hệ Venus, Vulcan, Mars, Mercury, Jupiter, Địa Cầu và hành tinh hệ bên ngoài Saturn, và các Manasadevas của ṿng tuần hoàn nội cũng làm như thế. Ở đây chúng ta nên để ư rằng chúng ta lại có một bộ ba các nhóm, tiêu biểu cho một bộ ba thần lực, và ở đây có một ẩn ngữ. Trong danh sách giữa của các hành tinh hệ, nhóm các Agnishvattas ở giữa và ở dưới đều linh hoạt. Trong các hành tinh hệ khác, nhóm ở trên và nhóm giữa có ảnh hưởng lớn nhất v́ các hành tinh này là các hành tinh huyền bí nhất và thiêng liêng nhất đang biểu lộ và chỉ liên

quan với các egos đang ở trên Thánh Đạo, và do đó mới có hoạt động-tập thể (group-active). Liên quan với Uranus, Neptune và Saturn, điều này có thể được mong đợi v́ chúng là các hành tinh hệ tổng hợp, và mang lại các t́nh trạng chỉ thích hợp cho các giai đoạn rất tiến bộ. Chúng là các hành tinh “đang thu hoạch” (the “reaping” planets).

778 Nhiều lầm lẫn liên quan đến các Egos hiện có trong trí của các đạo sinh v́ họ không nhận thức được rằng (như H.P.B. có nêu ra trong GLBN I, 41, 83) GLBN trước tiên đề cập tới hành tinh hệ Địa Cầu chúng ta, và có ít điều cần truyền đạt liên quan tới các hành tinh hệ khác và các phương pháp của chúng để phát triển ngă-thức. Phương pháp chung trên các phân cảnh trí tuệ th́ như nhau, nhưng v́ mỗi hành tinh hệ biểu hiện cho một loại thần lực đặc biệt, tính chất đặc thù của huyền lực đó sẽ nhuốm màu mọi tiến hóa của hành tinh hệ đó, và công việc của các Agnishvattas sẽ phù hợp. Không thể tŕnh bày sắc thái đặc biệt nào của Cung vốn được biểu hiện trong hành tinh hệ chúng ta v́ đó là một bí ẩn nhất trong các bí ẩn được tiết lộ lúc điểm đạo, nhưng các đạo sinh phải nhớ rằng trong các nguyên tắc cơ bản được đưa ra ở đây, chúng ta đặc biệt không bàn đến hành tinh hệ chúng ta. Một số lớn điều đă được nói đến trong văn liệu huyền linh học hiện đại liên quan đến tiến tŕnh được noi theo trong việc làm hoàn thiện của các Egos, họ chọn lựa để ở lại với Thánh Đoàn của hành tinh chúng ta và phương pháp phát triển của các Egos đó (qua t́nh trạng đệ tử -chelaship – đến t́nh trạng Chân Sư – adeptship). Nhưng gần như không có ǵ được truyền đạt liên quan đến nhiều egos đă đạt một tŕnh độ tiến hóa cao nào đó trong hành tinh hệ chúng ta và lúc đó họ đă chuyển qua một trong ba hành tinh hệ tổng hợp, trước tiên chuyển sang hệ thống vốn là đối cực với hệ thống chúng ta

và từ đó đến hành tinh hệ tổng hợp. Về số lượng, họ đông hơn những người c̣n ở lại trong hệ Địa Cầu. Cái nào có thể là hành tinh hệ tổng hợp so với cái mà họ được thu hút đến, nó đánh dấu và chỉ ra sự khởi đầu của họ trên một trong số ba vũ trụ đạo. Công việc của các Manasadevas được xúc tiến khắp toàn bộ thái dương hệ, và một luân chuyển thường xuyên xảy ra, và một sự truyền đạt năng lượng thường xuyên và của các đơn vị thần lực biểu hiện cho năng lượng đó, diễn ra khắp toàn thể thái dương hệ. Sự truyền chuyển này có thể xảy ra

779 trong bất cứ hành tinh hệ nào khi giới thứ tư hay giới nhân loại trở nên được kích hoạt (radioactive); điều đó thực sự đánh dấu việc bắt đầu thời kỳ hồng hoang (period of obscuration). Venus là một thí dụ điển h́nh. Về mặt siêu h́nh, nó đánh dấu điểm mà các Thượng Đế (the Logoi) bắt đầu tách Chính Các Ngài ra khỏi các thể hồng trần trọng trược của Các Ngài, tức là ra khỏi ba cơi nỗ lực của con người. Ba nhóm Agnishvattas có liên hệ với cuộc tiến hóa của con người trên mức độ trí tuệ, mỗi nhóm có một chức năng đặc biệt, như chúng ta đă thấy, và nhóm thấp nhất trong ba nhóm, liên quan trước nhất với sự truyền chuyển thần lực hoặc năng lượng cho ba vi tử thường tồn. Trong việc ngân lên hai lần mantram của chân ngă bởi nhóm thấp nhất trong ba nhóm, các thay đổi được mang lại và các Lunar Pitris (chính họ có liên quan với ba thể thấp) đi vào công việc của họ, ch́a khóa được các Solar Angels trao cho họ. Các Lunar Pitris này là hiện thân cho chất liệu của các thể thấp của con người, giống như các Solar Pitris hy sinh chính ḿnh để giúp con người có được thể chân ngă của ḿnh cùng

với tâm thức của con người.(1)(2) Các Ngài là vật chất

(substance) ở trạng thái lưỡng phân của nó, c̣n các Lunar

Pitris trong các đẳng cấp cao của các Ngài là năng lượng

dương của vật chất nguyên tử, c̣n trong các đẳng cấp thấp

của các Ngài, là trạng thái âm (negative aspect) của cùng vật 780 chất. Các Ngài có thể được xem như liên quan với con người,

với tư cách ba mặt trong các cấp của các Ngài :

a. Nhóm cao nhất trong tất cả nhận năng lượng từ các cảnh giới cao, và làm linh hoạt (ensouls, cấp sinh khí) cho các loa tuyến của ba vi tử thường tồn.

1 Ego được mô tả như sau trong GLBN: Mỗi Ego là một trụ cột của Linh Quang (Light). Sau khi chọn hiện thể cho ḿnh, nó mở rộng, bao bọc người thú bằng một hào quang akasha, với Nguyên Khí Thiêng Liêng được bố trí bên trong h́nh hài con người”. GLBN III, 494. Họ là các Fire Dhyanis, và phóng phát từ Nhật Tâm.   GLBN II, 96.

Xem các lời của Luận Giải trên GLBN II, 96.

Họ là các Con của Lửa và tạo thành con người bên trong.

GLBN II, 114. 2 Các Solar Angels (Các Con của Minh Triết) là các thực thể đang mưu t́m tâm thức đầy đủ hơn.   GLBN II, 176, 177, 643.

 Các Ngài có trí năng qua việc tiếp xúc trước kia với vật chất.

 Các Ngài luân hồi theo luật Karma. GLBN III,  517.

Các Ngài phải trở nên minh triết hoàn toàn (all wise). Đọc kỹ GLBN II, chú thích 243.

 

 

d. Các Solar Angels là các trí tuệ cao cấp.  

GLBN II, 259.

e. Các Ngài là các Nirmanakayas. *    

 GLBN II, 266.

f. Các Ngài là các yogis siêu phàm. 

 GLBN II, 257.

 

* Nirmanakaya là một tên gọi làm bằng hai từ ngữ có nghĩa là “không có xác thân” (“having no body”) và không có liên quan chút ǵ đến các tính chất luân lư. Đó là một trạng thái tâm thức. Các Huấn Sư vĩ đại (great Teachers) của các cảnh giới Niết Bàn đều được gọi bằng danh xưng này. 

Lïận về lửa càn khôn

 

Nhóm thứ hai, chính là năng lượng dương, năng lượng này thu hút, xây dựng và tạo thành h́nh hài của con người trên ba cơi.

Nhóm thấp nhất là trạng thái âm của vật chất chứa năng lượng và vật chất của ba thể thấp (sheaths, lớp vỏ).

 

Liên quan với thái dương hệ, các Ngài biểu hiện cho trạng thái Brahma, nguyên là sản phẩm của các chu kỳ trước, trong đó hoạt động hữu thức được đạt đến, nhưng ư thức tự ngă chỉ đến bởi một số thực thể vũ trụ, các vị này vượt qua chất liệu hữu thức, và đem lại cho nó loại tiềm năng vốn sẽ giúp cho chất liệu nguyên tử -sau nhiều Kalpas – phát triển được ngă thức (self-consciousness). Liên quan đến một hành tinh, các Ngài được gọi bằng một danh xưng huyền bí mà không thể được tiết lộ, v́ nó ẩn giấu cái bí mật của hành tinh hệ có trước hành tinh hệ chúng ta, và hành tinh hệ chúng ta là một phiên bản của nó. Có các vị Pitris hoạt động liên quan với một hành tinh và với một thái dương hệ, cũng như có các vị hoạt động liên quan với giới nhân loại. Các Ngài biểu hiện cho năng lượng của vật chất như được biểu lộ trong một thái dương hệ, một hành tinh hệ và một chu kỳ nhân loại.

Liên quan với Địa Cầu hệ đặc biệt của chúng ta, cũng có các vị Lunar Pitris, các Ngài đă đạt được tŕnh độ hoạt động hiện nay của các Ngài trong dăy Nguyệt Cầu. Các Ngài là các nhóm devas, nhưng (khác với các Agnishvattas) các Ngài không trải qua giai đoạn nhân loại; đối với các Ngài việc đó c̣n phải đạt cho được, và kinh nghiệm hiện nay của các Ngài liên quan với Thánh Đoàn nhân loại, là nhắm vào mục tiêu đó. Nên nhớ rằng đó là một qui luật căn bản trong sự phát triển huyền linh mà bất cứ sự sống nào chỉ có thể cho ra cái

 

781      mà nó đă thủ đắc được, c̣n việc có được các thuộc tính khác nhau của tâm thức từ tâm thức của nguyên tử lên đến tâm

thức của một Thái Dương Thượng Đế, là kết quả của các chu kỳ lâu dài của thành tựu. Do đó, các Solar Pitris có thể mang lại cho con người ư thức của y; các Lunar Pitris có thể mang lại cho con người ư thức do bản năng (instinctual consciousness) của các hiện thể của y. Đối với toàn bộ của chúng trong mọi giới của thiên nhiên, trên hành tinh này và nơi khác, các Ngài mang lại cho Hành Tinh Thượng Đế và cho Thái Dương Thượng Đế toàn bộ ư thức sắc tướng (form consciousness) lần lượt đối với các thể của các Đấng này. Đây là trường hợp của mọi hành tinh hệ trong thái dương hệ, nhưng trong dăy Địa Cầu, một t́nh trạng các sự việc đặc biệt đă xảy ra qua sự thất bại của hành tinh, trùng hợp với dăy Nguyệt Cầu; đây là nguyên nhân của sự thăng bằng của các Lực hiện nay trên dăy này. Dăy thứ tư trong mỗi hành tinh hệ đều chứng kiến công việc của các Solar Pitris có liên hệ đến con người đă được bắt đầu. Dăy đó cũng chứng kiến các Pitris với các thể con người hoạt động qua xung lực do các Solar Angels đưa ra. Vật chất của các thể này đă trải qua ba dăy hành tinh và ba cuộc tuần hoàn, và trở nên rung động theo một nốt vốn được điều hợp với …. (chỗ này chỉ có 4 chấm – ND). Nói cách khác, nốt thứ ba có thể được ngân lên một cách rơ ràng và được đi theo một cách đương nhiên bằng nốt thứ năm, hay là the dominant (nốt thứ năm của một thang âm của bất cứ khóa nào – Tự Điển Oxford 1994). Việc ngân lên cùng lúc của nốt thứ ba và thứ năm được căn cứ vào chủ âm (keynote) của hành tinh, tạo ra hiệu quả của một hợp âm (chord) tam phân, hay là âm điệu (tone) thứ tư, một thanh âm (sound) phức tạp. Ở đây tôi bàn đến hợp âm của hệ cấp nhân loại nói chung. Trong hệ cấp này lại có thiên h́nh vạn trạng, dựa trên hợp âm của hệ cấp, và điều này tạo ra nhiều

hợp âm Chân Ngă (egoic chords) và nhiều nốt; đến phiên chúng, các cái này tạo ra biểu lộ ngoại cảnh.

Đến đây, chúng ta có thể vạch ra sự tiến bộ của năng lượng chân ngă khi nó từ các cơi giới trừu tượng đi xuống các vi tử thường tồn. Trên mỗi cơi giới, công việc chia làm ba và có thể được liệt kê như sau :

1. Đáp ứng trong vi tử thường tồn với rung động được các

782      Solar Pitris tạo nên; nói khác đi: đáp ứng của nhóm Lunar Pitris cao nhất với hợp âm của Ego. Việc này dứt khoát là tác động vào các loa tuyến của vi tử, tùy theo giai đoạn tiến hóa của Ego liên hệ.

 

2. Đáp ứng của vật chất với rung động nguyên tử trên cơi đặc biệt có liên quan. Việc này có liên quan đến nhóm Pitris thứ hai, chức năng của nhóm này chính là gom góp lại chất liệu hài ḥa với bất cứ khóa (key) đặc biệt nào, và tập hợp nó chung quanh vi tử thường tồn. Họ làm việc theo Định Luật Thu Hút Từ Điển, và là năng lượng thu hút của vi tử thường tồn. Ở một giai tầng nhỏ bé, mỗi vi tử thường tồn có (so với vật chất của các thể/ lớp vỏ của một người) một vị trí tương đối, so với vị trí mà mặt trời vật chất nắm giữ so với vật chất của thái dương hệ. Đó là nhân của lực hút.

 

3. Đáp ứng của vật chất âm có liên hệ và việc nắn khuôn vật chất đó thành h́nh hài mong muốn qua năng lượng kép của hai nhóm Pitris cao cấp. Một vài ư tưởng về sự hợp nhất của công việc ba mặt này đă được đưa ra trong sự phân hóa của chất liệu của bất cứ cơi nào, thành:

 

 Vật chất nguyên tử (atomic substance).

 Vật chất phân tử (molecular substance).

 Linh khí tinh hoa chất (elemental essence).

 

Phân hóa này không hoàn toàn chính xác, và một ư tưởng xác thực hơn của quan niệm nằm bên dưới có thể được

truyền đạt nếu từ ngữ “năng lượng” thay chỗ của “vật chất và linh khí”. Nhóm Pitris thứ ba này không thực đúng với tên gọi Pitris chút nào. Lunar Pitris xác thực là các Pitris thuộc nhóm thứ nhất và cao nhất, v́ các Ngài biểu hiện cho một khía cạnh của ư chí thông tuệ của Brahma hay của Thượng Đế-trong-vật chất (God-in-substance). Nhóm thứ 3, theo nghĩa đen là các Thần Kiến Tạo cấp thấp, và là các lực cố kết mù quáng, lệ thuộc vào năng lượng phát ra từ hai nhóm cao. Về mặt huyền linh, ba nhóm này được chia ra như sau :

783 a. Các Pitris nh́n thấy, nhưng không đạt tới cũng không vận dụng được.

 Các Pitris đạt tới nhưng không thấy được.

Các Pitris nghe, nhưng không thấy cũng không chạm đến được.

 

V́ tất cả họ đều có năng khiếu thính giác thần bí, họ có đặc điểm là “Các Pitris có tai mở rộng”; họ hoạt động hoàn toàn dưới ảnh hưởng của thần chú chân ngă. Nếu các phân biệt này được nghiên cứu, th́ nhiều điều có thể trở nên rơ rệt liên quan đến một nhóm rất quan trọng các thiên thần hoạt động. Các vị này là một nhóm chỉ biểu lộ như là một tam bộ phối kết (co-ordinated triplicity) trong cuộc tuần hoàn thứ tư để cung cấp các hiện thể cho con người; lư do của điều này tàng ẩn trong karma của bảy Thượng Đế, v́ Các Ngài cấp năng lượng cho các Hierarchies thứ tư, thứ năm và thứ sáu. Trong cuộc tuần hoàn trước trong mỗi hành tinh hệ, ba nhóm này đạt được một tŕnh độ tăng trưởng cần thiết nào đó, và biểu hiện cho sự tiến hóa cao nhất của trạng thái vật chất. Chỉ những nguyên tử cao cấp và hoàn thiện nhất trong các nguyên tử vật chất mới t́m cách của chúng đi vào các hiện thể của con người, -những nguyên tử vốn đă là các phần rất cần của các h́nh hài tiến hóa cao siêu.

(g). Công tác kiến tạo H́nh Hài. (The work of Form-building). Công tác kiến tạo h́nh hài này diễn tiến theo các định luật nhất định, vốn là các định luật của chính vật chất; hiệu quả như nhau đối với các hiện thể của con người, của hành tinh và của thái dương. Các giai đoạn khác nhau có thể được liệt kê như sau :

 

1. Giai đoạn mơ hồ (the Nebulous). Giai đoạn mà trong đó vật chất của lớp vỏ sắp đến bắt đầu tự tách rời dần dần ra khỏi tập hợp chất liệu của cơi giới, và khoác lấy một trạng thái mơ hồ hay trạng thái giống như sữa. Trạng thái này tương ứng với giai đoạn “lửa-sương mù” (“fire-mist”) trong khi tạo lập một thái dương hệ và tạo lập một hành tinh. Các Pitris của Sương Mù lúc bấy giờ hoạt động như là một trong nhiều nhóm phụ của ba nhóm chính.

 

2. Giai đoạn phôi thai (The inchoat). Sự ngưng tụ đă được tạo ra bên trong, nhưng cho đến nay tất cả hăy c̣n phôi thai, và t́nh trạng c̣n hỗn độn; không có h́nh hài rơ rệt. “Pitris của Thời Hỗn Mang” chi phối và được đặc trưng bởi năng lượng quá mức, và hoạt động dữ dội, v́ sự ngưng tụ trước

 

784      khi phối kết càng lớn, th́ hậu quả của hoạt động càng khủng khiếp hơn. Điều này đúng đối với các Thần Thánh (Gods), đối với con người và đối với các nguyên tử.

 

3. Giai đoạn lửa (The Fiery). Nội năng của tập hợp các nguyên tử chuyển động nhanh và hiệu quả lẫn nhau của chúng tạo ra một sự tăng nhiệt, và kết quả là sự biểu lộ của một dạng thức gần h́nh cầu, thế nên hiện thể của mọi thực thể được nh́n thấy về căn bản là một h́nh cầu, quay tṛn (rolling) trên chính nó, hút và đẩy các khối cầu khác. “Pitris của các Khối Cầu Lửa” (“Pitris of the Fiery Spheres”) cộng thêm các công sức của các Ngài đối với những vị thuộc hai giai đoạn trước đây và một giai đoạn rơ rệt được đạt tới. Các

Lunar Pitris trên mỗi hành tinh hệ và toàn bộ thái dương hệ, theo sát nghĩa, là các tác nhân linh hoạt trong việc kiến tạo thể vật chất trọng trược của Thượng Đế; các Ngài tiếp năng lượng cho vật chất của ba cơi giới (planes) trong ba cơi thấp (worlds), cơi trí, cơi cảm dục và cơi hồng trần của thái dương hệ. Sự kiện này cần nhiều suy nghiệm.

4. Giai đoạn Nước (The Watery). Quả cầu hay khối cầu chứa tinh hoa chất hơi lửa trở nên đậm đặc hơn nữa và được hóa lỏng; nó bắt đầu cứng lại ở mặt ngoài của nó và ṿng­hạn-định của mỗi lớp vỏ được xác định rơ rệt hơn. Sức nóng của khối cầu trở nên tăng lên và được tập trung ở tâm của khối cầu nơi mà nó tạo ra sự đập nhịp ở trung tâm vốn đặc trưng cho mặt trời, hành tinh và các hiện thể khác nhau của mọi thực thể đang lâm phàm. Đó là giai đoạn tương đồng với giai đoạn của việc khơi hoạt sự sống trong bào thai ở giai đoạn trước khi sinh, và sự tương đồng này có thể được thấy thể hiện trong việc kiến tạo h́nh hài vốn đang tiếp diễn trên mọi cơi. Giai đoạn này đánh dấu việc kết hợp công việc của hai nhóm Lunar Pitris cao cấp hơn và “Các Pitris của Hơi Nóng Kép” giờ đây đang hợp tác một cách sáng suốt. Quả tim và bộ óc của vật chất của h́nh hài đang tiến hóa chậm chạp được nối liền. Đạo sinh sẽ thấy thích thú mà vạch ra sự tương đồng của giai đoạn này, tức giai đoạn nước (watery stage), so với vị trí mà cơi cảm dục nắm giữ trong thể hành tinh và thể thái dương hệ, c̣n sự kết hợp giữa trí óc và trái tim vốn được che giấu trong thuật ngữ “Kama-manas”. Một

 

785      trong các bí ẩn huyền linh sâu xa nhất sẽ được khai mở cho tâm thức con người khi y giải đáp được cái bí ẩn về việc tạo ra thể cảm dục của ḿnh và việc tạo thành cái khoen vốn tồn tại giữa thể đó với cảm dục quang trong toàn bộ của nó trên cơi cảm dục.

5. Giai đoạn Dĩ thái (the Etheric). Giai đoạn này không bị giới hạn vào việc tạo ra thể xác trong cách phân chia dĩ thái của nó, v́ đối phần của nó được t́m thấy trên mọi cơi giới mà con người có liên hệ đến trong ba cơi thấp. Sự cô đọng và đông cứng của vật chất đă tiếp diễn cho đến ngày nay, ba nhóm Pitris hợp thành một đơn vị trong hoạt động. Nhịp điệu đă được thiết lập và công việc được đồng bộ. Các thần tạo tác cấp thấp làm việc một cách có hệ thống, và luật Karma được biểu hiện một cách linh hoạt, v́ cần nên nhớ rằng chính karma có sẵn, đang tô điểm, hay là đáp ứng rung động của chính vật chất vốn là phản ứng chọn lọc đối với nốt chân ngă. Chỉ có chất liệu đó vốn được (qua việc sử dụng trong quá khứ) điều chỉnh với một nốt và rung động nào đó sẽ đáp ứng với mantram và với các rung động tiếp theo sau phát xuất từ vi tử thường tồn. Giai đoạn này rất quan trọng v́ nó đánh dấu sự luân lưu của sinh lực khắp toàn bộ hiện thể của loại thần lực đặc biệt. Thần lực này được thấy rơ ràng có liên quan với thể dĩ thái, thể này truyền dẫn sinh lực (vital force) hay là prana của mặt trời. Một liên kết tương tự với thần lực có liên hệ được nhận thấy trên cơi cảm dục và cơi trí. “Các Pitris của Nhiệt Tam Phân” hiện đang hoạt động một cách tổng hợp, bộ óc, quả tim và các bí huyệt ở dưới được phối kết. Các vận hà thấp và cao được liên kết, và các vận hà không bị ngăn trở, cho nên việc lưu chuyển của năng lượng tam phân có thể xảy ra. Điều này đúng đối với việc tạo ra h́nh hài của mọi thực thể, đại thiên địa và tiểu thiên địa. Điều đó được đánh dấu bằng sự hợp tác linh hoạt của một nhóm Pitris khác, gọi là “Pitris của Sinh Lực” (“Pitris of Vitality”) liên quan với các Pitris khác. Nhóm này đến nhóm

786      khác hợp tác, v́ ba thể chính được phân phối trong nhiều thể (bodies) thứ yếu.

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

6. Giai đoạn Rắn Đặc (The Solid). Đây là giai đoạn cuối cùng trong việc tạo ra h́nh hài hiện nay, và có nghĩa là lúc mà công việc được làm xong đối với việc tập hợp và nắn tạo vật chất. Phần lớn công việc của các Lunar Pitris giờ đây trở nên hoàn tất. Thuật ngữ “rắn đặc” (“solid”) không chỉ đề cập đến biểu lộ ngoại cảnh thấp nhất, v́ một thể rắn đặc có thể thuộc về dĩ thái (ethereal) và chỉ là giai đoạn tiến hóa của thực thể có liên quan sẽ tiết lộ ư nghĩa tương đối của nó.

 

Tất cả những ǵ đă được đưa ra ở đây về các giai đoạn tiến hóa của việc kiến tạo h́nh hài trên mọi cơi giới đều đúng đối với mọi h́nh hài trong mọi thái dương hệ và hành tinh hệ, và cũng đúng đối với mọi việc kiến tạo h́nh tư tưởng. Con người luôn luôn tạo ra h́nh tư tưởng, và đang theo đuổi một cách vô t́nh cùng phương pháp như là Ego của y theo đuổi trong việc tạo ra các thể của ḿnh, giống như Thượng Đế theo đuổi khi tạo lập thái dương hệ của Ngài, và giống như một Hành Tinh Thượng Đế vận dụng để tạo ra hành tinh hệ của Ngài.

Khi con người nói chuyện, hậu quả là tạo ra một mantram rất đa dạng. Năng lượng được sinh ra như thế đưa vào hoạt động hằng hà sa số các sinh linh nhỏ bé, chúng tiếp tục tạo ra một h́nh hài cho tư tưởng của ḿnh; chúng theo đuổi các giai đoạn tương tự với các giai đoạn vừa được vạch ra. Lúc đó, con người tạo ra các rung động do mantram này một cách vô t́nh, và thiếu hiểu biết các định luật về âm thanh và về hiệu quả của chúng. Như vậy y đang tiến hành một việc huyền bí mà y không hề biết. Về sau y sẽ nói ít lại, t́m hiểu nhiều hơn, và tạo các h́nh tư tưởng chính xác hơn, chúng sẽ tạo ra các hiệu quả mạnh mẽ trên các cơi vật chất. Như thế sau rốt, trong các chu kỳ xa xăm, thế gian sẽ được “cứu độ” (“saved”) chớ không phải chỉ có một ít ở đó, đây.

Về việc kiến tạo các thể thấp (sheaths) của con người, một vài điểm lư thú của việc biểu lộ xảy ra hiện nay có thể được bàn đến, để cho đạo sinh giải đáp các tương ứng trong mối liên hệ với thái dương hệ và hành tinh, đồng thời chỉ nêu ra các chỉ dẫn khái quát mà có thể dùng cho y trong các kết luận của y.

787 Trong mọi công việc tạo h́nh, một vài cơ hội tối quan trọng xảy ra có liên quan tới Ego thậm chí c̣n nhiều hơn là chính các thể thấp, mặc dầu tác dụng phản xạ giữa phàm ngă với chân ngă rất chặt chẽ đến mức trở thành hầu như không thể tách rời. Thời khắc mà trong đó Ego chiếm hữu/chuyên dụng thể thấp. Thời khắc này xảy ra chỉ sau khi loa tuyến thứ tư bắt đầu rung động, và giai đoạn khác nhau tùy theo sức mạnh của Ego vượt qua phàm ngă. Về nhục thân, một tương tự có thể được nhận thấy khi Ego ngừng công việc linh trợ của ḿnh và ở giai đoạn nào đó giữa năm thứ tư và năm thứ bảy, tạo ra sự tiếp xúc của Ego với năo bộ xác thịt của đứa trẻ. Một sự việc tương tự xảy ra liên quan với thể dĩ thái, thể cảm dục và thể trí. Thời khắc mà trong đó năng lượng của Ego được truyền từ một thể thấp đến thể thấp hơn. Người ta thường không nhận ra rằng con đường luân hồi không phải là con đường mau chóng, mà là Ego đi xuống rất chậm và từ từ chiếm lấy các vận thể của nó. Người càng kém tiến hóa, tiến tŕnh càng chậm chạp. Ở đây, chúng ta đang bàn đến thời gian xảy ra sau khi Chân Ngă đă tạo ra hoạt động đầu tiên hướng xuống dưới, chớ không theo thời gian trôi qua giữa hai lần luân hồi. Công việc này diễn ra trên một b́nh diện v́ các mục tiêu của luân hồi đánh dấu một bước ngoặt rơ rệt, và được tiêu biểu bằng một

nỗ lực của ư chí trong sự hy sinh, sự chiếm hữu vật chất bằng t́nh thương, và việc đưa năng lượng của nó vào hoạt động.

Thời khắc mà trong đó loại thần lực đặc biệt mà với nó bất cứ

thể đặc biệt nào được truyền năng lượng được chiếm hữu. Điều

này đưa thể thấp có liên quan:

Đến dưới ảnh hưởng của Cung Chân Ngă,

Đến dưới ảnh hưởng của một Cung phụ đặc biệt của Cung Chân Ngă,

 Và qua ảnh hưởng đó, ­Đến dưới một số ảnh hưởng về thiên tượng, Đến dưới một số bức xạ hành tinh, Đến dưới các ảnh hưởng của một vài luồng thần lực,

 

phát ra từ một số cḥm sao.

Ba biến cố này có một tương đồng rất lư thú liên quan với công việc của Thượng Đế trong việc tạo ra thể hồng trần của Ngài, tức thái dương hệ, và cũng trong một vài tương ứng vốn có thể được thấy biểu hiện trong các sự kiện được bàn đến ở ba Cuộc Điểm Đạo đầu tiên.

Theo quan điểm của phàm ngă, hai thời khắc quan trọng nhất trong công việc của Chân Ngă luân hồi, là các thời khắc mà trong đó vi tử thường tồn hạ trí được tái-kích hoạt (re­energised) vào hoạt động theo chu kỳ, và trong đó thể dĩ thái được truyền sinh lực. Điều đó liên quan đến những ǵ vốn nối liền bí huyệt ở đáy xương sống với một điểm nào đó bên trong năo bộ hồng trần xuyên qua lá lách. Điều này thuần túy liên quan đến bí quyết sinh lư học.

Bây giờ, chúng ta có thể đề cập đến một điểm rất lư thú liên quan đến nhục thể, do đó bàn đến những ǵ không được xem như là một nguyên khí, hoặc là trong đại thiên địa hoặc trong tiểu thiên địa. Như chúng ta biết, về thực chất con người là con người trí tuệ và con người cảm dục; kế đó cả hai

khoác vào chính ḿnh một lớp vỏ dĩ thái cho các mục đích của công việc bên ngoài. Đó là con người hạ đẳng thực sự, cả hai đều ở trong thể dĩ thái. Nhưng sau đó – với mục đích hiểu biết ngay cả trên cơi thấp nhất – con người khoác vào chính ḿnh một áo khoác bằng da, theo cách diễn tả của Thánh Kinh, và đặt lên (trên thể dĩ thái) loại huyễn h́nh bên ngoài mà chúng ta biết quá rơ. Đó là mức biểu lộ ngoại cảnh thấp nhất và là “nhà ngục” (“imprisoning”) trực tiếp của con người. Sự chiếm dụng lớp vỏ trọng trược của Chân Ngă lệ thuộc vào một loại karma rất đặc biệt có liên hệ với bốn vị Kumaras, hay là Thiên Đế (Heavenly Men), tức là các Đấng hợp thành Tứ Thể Thượng Đế (logoic Quaternary). Trong các hành tinh hệ có liên quan với Tam Thượng Thể Thượng Đế (logoic Triad) (hay các hành tinh hệ của ba Cung chính yếu hay là các Heavenly Men) việc luân hồi trong nhục thân (dense

789 physical incarnation) không phải là số phận ấn định và con người hoạt động trong biểu lộ thấp nhất của ḿnh ở trong chất dĩ thái. Việc chiếm hữu thể thấp nhất này được phân biệt theo nhiều cách với việc tiếp cận các thể khác. Chỉ một điều là không có vi tử thường tồn nào được làm cho sinh động. Cơi trần là một phản ảnh hoàn toàn của cơi trí; ba cơi phụ thấp nhất phản ảnh những cơi phụ trừu tượng và bốn cơi phụ dĩ thái phản ảnh bốn cơi cụ thể của cơi trí. Biểu lộ của Ego trên cơi trí (tức là thể nguyên nhân) không phải là kết quả của năng lượng xuất phát từ các vi tử thường tồn như một cái nhân của lực, mà là kết quả của các lực khác nhau, và trước tiên của lực tập thể. Nó được đánh dấu chủ yếu bằng một tác động của một ngoại lực, và bị lạc mất trong các bí mật của karma hành tinh. Điều này cũng đúng đối với các biểu lộ thấp nhất của con người. Đó là kết quả của tác động phản xạ,

và được dựa vào lực của nhóm gồm các trung tâm lực dĩ thái, qua đó con người (dưới h́nh thức một tập hợp các sinh linh) đang hoạt động. Hoạt động của các trung tâm lực này lập nên một rung động đáp ứng trong ba cơi phụ thấp nhất của cơi trần, và sự tương tác giữa cả hai tạo nên một sự gắn bó với, hay là tập hợp chung quanh, thể dĩ thái của các cấu tử của cái mà chúng ta gọi lầm là “chất đặc” (“dense substance”). Loại chất liệu mang năng lượng này được dồn vào trong vùng xoáy của các ḍng thần lực xuất phát từ các trung tâm lực và không thể thoát ra. Do đó các đơn vị lực này, chồng chất theo hướng năng lượng chung quanh và trong thể dĩ thái cho đến khi nó tàng ẩn và bị che giấu, tuy vẫn xuyên thấu lẫn nhau. Một định luật không thể tránh được, định luật của chính vật chất, tạo ra điều này, và chỉ những ai có thể thoát được hiệu ứng của sức sống của các trung tâm lực riêng của họ, tức là người chắc chắn là “Các Chúa Tể Yoga” và có thể -qua ư chí hữu thức của chính bản thể của họ -thoát khỏi lực thôi thúc của Định Luật Hút đang tác động trên cơi phụ hồng trần vũ trụ thấp nhất.

Một sự tương đồng lư thú (chính xác trên các đường lối

790      chung mặc dù trong chi tiết không lộ rơ đến thế) hiện có giữa việc kiến tạo antaskarana trên các phân cảnh trí tuệ giữa vi tử thường tồn hạ trí với vi tử thường tồn thượng trí (nhờ đó Con Đường Giải Thoát được đi qua và con người được phóng thích) và việc khai mở vận hà giữa bí huyệt ở đáy xương sống với năo bộ và từ đó đến bí huyệt đầu. Nhờ vận hà sau này mà con người thoát ra khỏi nhục thân và đạt được sự liên tục tâm thức (giữa cơi cảm dục với cơi trần). Trong một trường hợp, nhờ hướng thần lực đi đúng, lưới dĩ thái không c̣n tạo thành một chướng ngại nữa; nó bị hủy diệt và con người có ư thức đầy đủ trong năo bộ xác thân về những ǵ xảy ra trên cơi cảm

dục. Trong trường hợp khác, sau rốt thể nguyên nhân cũng bị hủy diệt qua đúng hướng của thần lực. Nơi đây, chúng ta sẽ không nói đến công việc kiến tạo đặc biệt h́nh hài nhục thân dựa vào giàn giáo của thể dĩ thái. Nó sẽ được bàn đến một cách đầy đủ trong các sách khác. Chúng ta sẽ chỉ cần đề cập tới hai điểm nữa vốn dĩ được quan tâm đến trong việc xem xét này về công việc của các Lunar Pitris trong việc xây đắp cơ thể con người.

Liên quan đến việc kiến tạo nhục thân, có thể nói rằng, dường như dưới một h́nh hài con người, có nhiều thứ trong thiên nhiên có h́nh thập giá (cross) nằm trong h́nh trứng của các khối cầu khác. Đáng chú ư là với bản chất ngũ phân :

Đầu. Hai cánh tay. Hai chân.

Tùy theo vị trí mà con người đảm trách, y được nh́n thấy dưới biểu tượng của thập giá và lúc đó trở thành tứ phân (hai chân được xem như một chi dưới) hoặc là, nếu tách ra, như là ngũ phân, và lúc đó được xem như là biểu tượng của ngôi sao năm cánh. Bản chất ngũ phân này của nhục thân là do sự kiện chỉ có năm trung tâm lực cơ bản thực sự được linh hoạt

791      (active) nơi người b́nh thường cho tới lần Điểm Đạo thứ ba; mọi việc là thế, và tất cả đều được truyền sinh lực, nhưng chỉ có năm bí huyệt trong cuộc tiến hóa ngũ phân b́nh thường này là có ưu thế. Do đó, lực phát ra từ năm trung tâm lực này, cuốn vào vật chất trọng trược thành một tập hợp chặt chẽ. V́ hai trong số các trung tâm lực không hoạt động một cách linh hoạt như là năm trung tâm lực kia, một h́nh trứng (ovoid) không được tạo ra như trong trường hợp các thể dĩ thái, cảm dục, và thể trí. Dạng thức ngũ phân của con người

hồng trần là kết quả của năm hướng của các luồng thần lực từ năm trung tâm lực.

Cũng có thể lư thú khi nêu ra rằng sự tương tác của năng lượng của các Solar Pitris và của Lunar Pitris tạo ra một hiệu quả rất rơ rệt trên các nhóm Lunar Pitris cấp thấp, và là một trong các cách mà nhờ đó, cuối cùng các Ngài sẽ đạt đến giai đoạn mà các Solar Pitris đang đạt đến. Điều này, (nếu được con người nhận thức đầy đủ) sẽ đưa con người đến một sự kiểm soát rất cẩn thận về các thể của ḿnh và đến một chú ư chặt chẽ vào hướng mà lực hay năng lượng của y được chuyển vào. Y chịu trách nhiệm cho công việc trợ giúp vào sự tiến hóa của vật chất, v́ chính y là một Manasaputra. (Con của Trí Tuệ).

(h). Luân hồi và karma. Khi tóm tắt việc nghiên cứu của chúng ta về tiến tŕnh mà Ego luân hồi theo đuổi, cần nêu ra rằng toàn bộ vấn đề có liên quan triệt để đến năng lượng, và rằng tùy theo vị trí trong cơ tiến hóa của đơn vị thần lực có liên quan, v́ thế nên thời gian cần cho tiến tŕnh sẽ ngắn đi, hoặc là ngược lại. Trong các giai đoạn đầu, xung lực mở đầu th́ nặng nề và chậm chạp, c̣n vật chất cần cho các thể th́ có mức độ “chậm chạp” một cách tương ứng, nghĩa là, nó có khả năng rung động thấp, c̣n thời gian trôi qua giữa rung động đầu tiên hướng ra ngoài trên cơi trí và sự phối kết của nhục thân là một sự phối kết lâu dài. Sau đó, rung động trở nên mạnh mẽ hơn, và do đó các hiệu quả được cảm nhận nhanh hơn. Vào cuối cuộc tiến hóa, khi từng con người đang ở trên Thánh Đạo và đang kiểm soát vận mệnh ḿnh một cách hữu

792      thức, và đang thanh toán hết karma, các thời khoảng chen vào giữa hai lần luân hồi trở nên ngắn hoặc là không có v́ con người có thể quyết định v́ công việc cần làm và tùy theo sự chú ư của ḿnh để đạt được sự giải thoát ra khỏi h́nh

tướng. Cũng cần nên nhớ rằng theo diễn tŕnh tiến hóa tiếp tục, hoạt động của Chân Ngă làm thức động sự đáp ứng không những từ vật chất trong ba cơi thấp, mà c̣n từ các cơi giới vô sắc tướng của thái dương hệ. Sau cùng, sự đáp ứng sẽ được cảm nhận trên các cơi Chân Thần. Lúc bấy giờ, sau một thời khoảng cân bằng, hiệu quả của sự nhịp nhàng được hoàn toàn cảm nhận trên các cơi cao, và không c̣n ở cơi thấp nữa.

Từ ngữ “khoảnh khắc” (“moment”) ở đây được dùng theo ư nghĩa huyền linh để chỉ rơ một giai đoạn thời gian (period of time) và phải được xem như một giai đoạn liên quan đến một ngày hoặc năm của Brahma.

* Một trong các bí ẩn của điểm đạo có liên quan tới việc hiểu rơ các chu kỳ, và liên quan với kỳ gian của chúng và các thời hạn theo sau phải được thẩm định, kỳ gian (thời gian định trước) của chúng được nhận ra, và điều trái ngược của chúng (một pralaya chen vào) được xem xét đúng mức trước khi một người được xem như một nhà huyền linh học thực sự. a) 100 năm của Brahma … Một thế kỷ huyền linh. Chu kỳ

của một thái dương hệ. b) Một năm của Brahma … Chu kỳ của 7 dăy hành tinh, nơi mà 7 hành tinh hệ có liên quan. c) Một tuần của Brahma … Chu kỳ của 7 cuộc tuần hoàn trong một hành tinh hệ. Nó có ư nghĩa một dăy. d) Một ngày của Brahma … Chu kỳ huyền linh của một cuộc tuần hoàn. e) Một giờ của Brahma … Liên quan đến các sự việc giữa dăy hành tinh. f) Một phút của Brahma … Liên quan đến các trung tâm hành tinh, và do đó đến các nhóm Chân Ngă. g) Một khoảnh khắc        Liên quan đến một nhóm Chân Ngă,        

(moment) của Brahma … và liên quan của nó với tổng thể. Đây là các chu kỳ thời gian lớn, và khi ư nghĩa của các chu kỳ đó được hiểu rơ, th́ nhiều điều mà hiện nay c̣n khó hiểu

793 sẽ được khai mở. Cho đến nay, các con số thực sự chỉ được đưa ra cho các điểm đạo đồ, các con số trong GLBN như là 100 năm của Brahma, làm ngạc nhiên/ gây ấn tượng (strike) cho đa số người bậc trung, nhưng phải luôn luôn nhớ rằng khi xem xét các con số mà chẳng hạn như một hành tinh hệ có liên quan, nhiều phạm vi/tầm xa (latitude) phải được cho phép có đối với karma hành tinh cá nhân, và cá tính (idio syncrasy). Các điểm sau đây đáng được xem xét khi dựa vào chủ đề này và bàn đến một vài yếu tố lư thú. Tất cả các Rishis của hành tinh đều không “thọ” (“long­lived”) như nhau, theo ư nghĩa huyền linh của thuật ngữ, và bảy vị Hành Tinh Thượng Đế của bảy hành tinh thánh thiện đều ở các giai đoạn tiến hóa khác nhau; do đó, đáp ứng rung động của các Ngài khác nhau, tạo ra các hiệu quả hay thay đổi trong thời gian. Ba hành tinh hệ chính yếu (Uranus, Neptune và Saturn) cho đến nay, chưa nhận được sự kích thích đầy đủ nhất của chúng, và sẽ không nhận như vậy cho đến khi “năng lượng của bảy hành tinh thánh thiện” đă được chuyển qua cho chúng. Do đó các con số, về kỳ gian và sự tồn tại của chúng đều không có giá trị. Các con số về các hành tinh liên quan tới “nội tuần hoàn” (“xin xem lại giải thích về “inner round”, ở trang 211 của bộ luận này – ND) khác về “độ dài thời gian”, nhưng không khác về vị trí không gian với các con số của các hành tinh khác. Các con số thực sự liên quan tới bất cứ hành tinh hệ nào và hoạt động huyền linh của nó, đều không thể biết chắc

được bởi người nào không thể được tin tưởng với ư nghĩa của các thể hành tinh khác (đối với số lớn) bên trong ṿng hạn định của thái dương hệ. Toàn bộ lĩnh vực thái dương hệ đầy các thể hành tinh như thế, được đặc trưng bởi cùng các đặc điểm như là 7 và 10, và mỗi một trong các đặc điểm đó, ở một mức độ nào đó, đều có ảnh hưởng lên tổng thể. Do đó các con số không thể được xem như là cuối cùng măi cho tới khi ảnh hưởng của các thể hành tinh thứ yếu vào các láng giềng trực tiếp của chúng được biết rơ, và phạm vi của bức xạ hành tinh của chúng đă được lượng định. Có nhiều hơn 115 thể hành tinh như thế nên được tính đến, và tất cả đều ở các giai đoạn 794 xung lực rung động thay đổi. Chúng có các quỹ đạo rơ ràng, chúng xoay trên trục của chúng, chúng lôi cuốn (draw) ‘sự sống’ và chất liệu của chúng từ mặt trời, nhưng do sự tương đối tầm thường của chúng, chúng chưa được xem như là các yếu tố có tầm quan trọng. Thái độ trí tuệ này sẽ thay đổi khi nhăn thông dĩ thái trở thành có thực và thực tại về sự hiện tồn của thể dĩ thái của mọi vật đang biểu lộ sẽ được các khoa học gia nhận biết. Sự kiện này sẽ được minh chứng vào cuối thể kỷ, và trong phần đầu của thế kỷ tới, một cuộc cách mạng trong giới thiên văn học sẽ xảy ra, nó sẽ đưa đến kết quả trong việc nghiên cứu về “các hành tinh dĩ thái”. V́ các thể này là các cơ quan của năng lượng, thấu nhập h́nh hài rắn đặc, việc nghiên cứu về sự tương tác của năng lượng mặt trời, và việc “cống hiến và thu nhận” của các thể hành tinh (planetary bodies) sẽ khoác vào một ư nghĩa mới. Một số thể hành tinh (cả lớn lẫn nhỏ) đều là các “tác nhân thu hút” (“absorbers”), các thể khác là “các tác nhân phát xạ” (“radiators”), trong khi một số đang ở trong giai đoạn biểu lộ hoạt động song đôi, và đang được “chuyển hóa”

(“transmuted”). Tất cả các trường hợp này đều cần được xem xét bởi vị điểm đạo đồ, kẻ đang quan tâm đến các chu kỳ.

Các con số cũng phải được tính toán khi ảnh hưởng trên các hành tinh của cái được gọi là “tiểu hành tinh” (“asteroids”) được nhận biết. Tiểu hành tinh này lớn hơn là khoa học công truyền cho đến giờ đă thừa nhận nhiều, nhưng ư nghĩa của việc này sau rốt phải được giải thích bằng các thuật ngữ chỉ năng lượng và trên các phân cảnh dĩ thái.

Một yếu tố khác trong việc tính toán cũng phải được xem xét là hậu quả của các mặt trăng khác nhau trên bất cứ hành tinh hệ nào và ư nghĩa đích thực của bầu thứ tám liên quan với chất đặc. Về mặt huyền linh, mỗi mặt trăng là một “điểm hư hoại” (“point of corruption”) hay là những ǵ đang dần dần biến mất trong các chất hơi độc hại. Cách chuyển hóa h́nh hài đă tiếp diễn trong trường hợp của chúng tới một điểm mà tất cả những ǵ tiêu biểu cho năng lượng thiết yếu đă ĺa bỏ, mọi sự sống, mọi sự sống thái dương đă tiêu tán, không một tàn tích nào của năng lượng sự sống c̣n lại, và những ǵ được nh́n thấy chỉ là sự hư hoại của thể xác,-một hư hoại vốn đang tiếp diễn trên các phân cảnh dĩ thái cũng

795      như trên cơi trần. Sự hư hoại của mặt trăng có một hậu quả tệ hại cho tất cả những ǵ tiếp xúc với nó, cũng to tát như là một xác thân mục rửa trên mặt đất gây ra cho môi trường chung quanh nó. Về mặt huyền linh, thật là “gớm ghiếc, ghê tởm” (“offensive”). Điều này sẽ được hiểu rơ hơn khi thể dĩ thái của mặt trăng chúng ta được nghiên cứu. Khi mặt trăng trở nên nhỏ qua tiến tŕnh tan ră, ảnh hưởng của nó trên Địa Cầu sẽ bị giảm hạ một cách tương xứng, và giai đoạn này sẽ đi song song bằng một t́nh trạng tự do nhiều hơn, thoát khỏi sự thôi thúc tệ hại của các con của nhân loại. Các t́nh trạng tốt lành hơn trong các con vật sẽ là một kết quả khác vượt lên

mọi sự, và việc chấm dứt của những ǵ độc hại trong giới động vật. Vào lúc đạt đến cuộc tuần hoàn thứ bảy, hậu quả tác hại của mặt trăng lúc đó (gần như sẽ thực sự biến mất) sẽ bị kết thúc. Trong cuộc tuần hoàn thứ năm, con người sẽ t́m ra cách để hóa giải bất cứ các hậu quả c̣n lại nào qua sự thành tựu của khoa học và sự hiểu biết về các âm thanh và mantrams cần thiết, như vậy nhiều tà lực sẽ bị xóa bỏ. Mặt trăng dĩ thái được bao gồm trong các nhận xét này. Hiệu quả lớn nhất của các t́nh huống mặt trăng được thấy thể hiện hầu hết trong khủng khiếp và thống khổ hiện nay trong giới động vật (Thánh kinh Roman, 8. 22).

Một yếu tố thêm vào trong cách tính chu kỳ nằm ở tác dụng của các tinh tú và cḥm sao sau đây trên thái dương hệ chúng ta và trên bất cứ hành tinh hệ đặc biệt nào trong thái dương hệ :

 Đại Hùng tinh (Great Bear, Gấu Lớn).

 Tiểu Hùng tinh (Little Bear, Gấu Bé).

Bắc Đẩu (Pole Star), nhất là nơi có liên hệ với hành tinh chúng ta.

 Cḥm sao Rua (Pleiades, sao Tua Rua).

 Cḥm sao Capricorn (Nam Dương, hay Ma kết).

 Draco.

 Sirius (Thiên Lang).

Các cḥm sao và ngôi sao khác của Ṿng Hoàng Đạo (Zodiac).

 

796      Các bí mật ẩn giấu trong chiêm tinh học bí truyền, và cho đến khi vấn đề năng lượng tác động qua thể dĩ thái, lúc đó tính phóng xạ và sự chuyển hóa của tất cả các thể từ một trạng thái thấp thành trạng thái cao mới được hiểu rơ hơn, cái bí ẩn thực sự của “ảnh hưởng” của các thể khác nhau này vào với nhau sẽ vẫn ở giai đoạn hiện nay của nó – một bí ẩn chưa

được tiết lộ. Nếu hiệu ứng phát xạ của một người hoặc của một nhóm con người lên trên mỗi người, cho đến nay là một điều không được nhận biết thực sự theo quan điểm của khoa học thực hành, cũng thế, ảnh hưởng huyền linh của các h́nh thức lớn lao này trên mỗi cái khác vẫn không được hay biết. Khoa học nhận biết một số ảnh hưởng, dẫn đến và có khuynh hướng đưa đến mạch lạc chung của vũ trụ, giống như các định luật chung của trật tự xă hội trong con người được hiểu rơ về mặt lư thuyết, nhưng cái nhận thức khoa học thực sự về các bức xạ năng lượng (energy-radiations) phát ra từ các thể dĩ thái của tất cả các mặt trời và nhóm mặt trời này, và từ tất cả các hành tinh và nhóm hành tinh này được hiểu rất ít. Hoạt động nguyên tử của chúng được nhận biết, nhưng lĩnh vực (department) hiện tồn của chúng, vốn t́m thấy sự tương ứng của nó nơi “từ lực động vật” trong con người, lại ít được biết tới, trong khi ngay cả yếu tố mạnh hơn của bức xạ từ lực của các thể cảm dục của chúng th́ hoàn toàn không được tính ra cũng không được thừa nhận. Mọi yếu tố này phải được thừa nhận v́ trong bất cứ nghiên cứu nào về yếu tố thời gian và các chu kỳ, tri thức huyền môn thực sự không nhận được bằng cách nghiên cứu các con số do nơi hạ trí. Nó xảy đến theo kết quả của trực giác và được khơi dậy lúc điểm đạo.

Tất cả những ǵ đă được nêu ra ở đây, có thể cũng được áp dụng (dù theo một ư nghĩa rất hạn chế) cho Ego và các chu kỳ của nó, và ngoài ra, cũng như các nghiên cứu khác hơn là nghiên cứu thuần “cá nhân” sẽ đi vào các chu kỳ thời gian của nó. Ảnh hưởng của các nhóm khác và của các đơn vị khác, các hiệu quả của bức xạ từ các tia sáng khác, và của vài loại thần lực cho đến nay chưa được tiết lộ, và như vậy, nằm ngoài việc nghiên cứu của chúng ta, có liên quan với việc xuất hiện của nó, với kỳ gian biểu lộ của nó, việc qui nguyên

797      sau đó của nó, và thời gian đi vào ngơi nghỉ (pralayic interval) của nó. V́ Ego có các chu kỳ thời gian tương ứng với các chu kỳ của Brahma, và “100 năm” của nó cũng như “777 lần luân hồi” của nó có một tương ứng thái dương, thế nên các nhóm Egos cũng khác nhau về thời gian, giống như các hành tinh hệ đều tương tự trong sự tiến hóa nhưng lại khác nhau khi xét về các chu kỳ có liên quan của chúng. Định Luật Chu Kỳ tuy độc tôn, nhưng v́ nó được dựa vào cách thôi thúc ban đầu và dựa vào tiếng đập nhịp nhàng của “quả tim trung tâm” hay là “mặt trời trung tâm” của bất cứ cơ cấu nào (thái dương hệ, hành tinh hệ, dăy hành tinh, nhóm chân ngă hoặc sự sống chân ngă cá biệt) mà bản thể thực sự hay “gia đ́nh” của bất cứ cơ cấu nào như thế phải được xác định trước khi các đánh giá về chu kỳ có thể được đưa ra với bất cứ hy vọng gần đúng nào. Điều này giải thích tại sao H.P.B. t́m cách nhấn mạnh vào nhu cầu nghiên cứu “ḍng dơi đẩu tinh” (“astral family”) và tính chất di truyền theo huyền linh (occult heredity) của bất cứ người nào, v́ trong đẩu tinh có thể t́m thấy manh mối đối với “gia đ́nh hoặc nhóm chân ngă”. Với manh mối này, bấy giờ đạo sinh có thể xác định các đặc tính của nhóm ḿnh trên các phân cảnh chân ngă, vị trí của nó trong số các nhóm chân ngă khác, và sau rốt tia sáng hay trung tâm nhóm của y. Theo thời gian qua, việc nghiên cứu thực sự về tính di truyền và sự truyền chuyển huyền bí sẽ khai mở, và toàn thể kết cấu của tư tưởng được xây dựng chung quanh các diễn đạt hiện đại như :

 

 Liên hệ huyết thống hay ràng buộc huyết tộc.

 Di truyền thể chất (physial heredity).

 Cách thế di truyền (atavism, cách một đời hoặc hai đời mới truyền lại cho con cháu; hồi tổ, lại giống – ND).

Hôn nhân giữa các chủng tộc khác nhau (inter­marriage).

 Các liên hệ gia đ́nh.

 Đơn vị gia đ́nh.

 Bạn tâm giao (soul mates, bạn tri âm, tri kỷ).

 Ly dị và nhiều thuật ngữ khác, sẽ được chuyển di lên các cơi cao, và sẽ được nhận biết và sử dụng liên quan với các liên hệ về linh hồn. Cho đến nay, chúng chỉ là một nhận thức yếu ớt trên cơi trần của một vài

798 liên hệ bên trong, vốn đang mưu t́m đáp ứng bên ngoài. Khi mọi tập hợp ư tưởng được diễn dịch bằng các thuật ngữ về lực và năng lượng, bằng các thuật ngữ về hút và đẩy, hoặc là các đáp ứng rung động của các đơn vị với nhau, và của toàn thể các đơn vị đối với các nhóm khác, chúng ta sẽ có việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề và một sự dễ hiểu của sự sống. Con người sẽ trở nên trung thực với các hội nhập tập thể của họ, và việc phân sai nhóm và kết đôi sai lầm, nhờ hiểu biết, sẽ từ từ biến mất. Giờ đây, chúng ta có thể bắt đầu nghiên cứu karma trong mối liên hệ của nó với tác động của luân hồi. Như chúng ta biết rơ, luật karma là luật kỳ diệu nhất trong thái dương hệ và là một luật mà đối với người trung b́nh, không thể hiểu được về bất cứ mặt nào, v́, nếu truy nguyên dọc theo nguồn cội trung tâm của nó và nhiều phân nhánh của nó, sau rốt người ta đạt tới vị thế mà các nguyên nhân xảy ra trước thái dương hệ phải được bàn đến, và quan điểm này có thể chỉ được hiểu một cách có ích bởi một điểm đạo đồ cao cấp.

Thực ra, định luật lớn này có liên quan, hay là được dựa vào các nguyên nhân có sẵn trong cấu tạo của chính vật chất và dựa trên sự tương tác giữa các đơn vị nguyên tử, dù cho chúng ta dùng cách diễn đạt này liên quan đến một nguyên

tử của vật chất, một con người, một nguyên tử hành tinh hoặc một nguyên tử thái dương.

Chúng ta cũng có thể diễn tả nó bằng cách nói rằng trạng thái ư chí hoặc xung lực mở đầu trước tiên là những ǵ tạo ra nguyên nhân, vốn là chính nguyên nhân. Bao giờ cũng nên nhớ rằng nguyên nhân bao hàm/gắn chặt với (involves) ư tưởng về nhị nguyên, nghĩa là những ǵ khởi xướng (initiates) và những ǵ đồng thời được tạo ra bởi sự khởi xướng đó (the initiation). Hai ư tưởng này gắn liền nhau, tuy thế, dù sao đi nữa, với hàm ư trừu tượng nhất của nó, ư tưởng thứ hai đừng nên được xét – theo nghĩa đen như là một hiệu quả (effect); hiệu quả thực sự gắn chặt với ư tưởng thứ ba. Một nhận thức nào đó về vấn đề có thể được góp nhặt bằng việc xem xét về hiện tượng bao giờ cũng liên quan đến nguyên nhân lưỡng nguyên khởi đầu và hiệu quả bên ngoài của nó:

799 a. Với hoạt động song đôi, tinh thần – vật chất tạo ra vũ trụ biểu lộ (objective universe).

Khi được tiếp xúc, lửa điện và lửa do ma sát tạo ra lửa thái dương; nó chớp lóe lên thoát khỏi chỗ tăm tối , tuy một tăm tối vốn mạnh mẽ với năng lượng.

Ư chí – ham muốn là nguyên nhân của luân hồi; ư­muốn-tồn-tại (will-to-be) khi tác động lên vật chất (mà tính chất chủ yếu của nó là ham muốn và đáp ứng với cảm giác) tạo ra h́nh hài mà qua đó Sự Sống trung tâm (central Life) hay là Sự Hiện Tồn (Existence) t́m cách biểu lộ.

Các ư tưởng (ideas) và chất–tư tưởng (thought – matter) cùng nhau tạo ra các h́nh-tư tưởng (thought-forms).

 

Nếu đạo sinh xem xét kỹ các điểm này, điều sẽ trở nên hiển nhiên là y không thể làm được ǵ nhiều hơn là nghiên cứu các hiệu quả (effects) được tạo ra bằng việc đặt kề nhau các

cặp đối ứng; y không thể tách các cặp đó riêng ra trong trí của ḿnh và bàn đến chỉ một ḿnh Tinh Thần hay bàn đến chỉ một ḿnh Vật Chất, chẳng khác nào nguyên tử của vật chất trong xác thân con người có thể tự tách ra khỏi xác thân đó và xem chính nó như là độc lập với các ảnh hưởng của h́nh hài. Mọi nguyên tử đều luôn luôn bị kiềm chế bởi các yếu tố theo sau, giống như một con người trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, và một Hành Tinh Thượng Đế bên trong Tổng Thể vĩ đại hơn của Ngài cũng sẽ bị kiềm chế bởi cùng các nguyên tắc căn bản :

Ảnh hưởng và tính chất của cơ quan hay đơn vị mà trong đó nó t́m được một vị trí. Nơi nguyên tử con người, điều này hàm ư mănh lực hay ảnh hưởng của nhóm con người.

Ảnh hưởng của sự sống của toàn bộ thể xác mà bất cứ nguyên tử nào là một phần hợp thành của nó. Nơi nguyên tử con người, điều này có nghĩa là ảnh hưởng của trung tâm lực đặc biệt trong đó nhóm chân ngă của y có một vị trí, và loại năng lượng mà nó biểu hiện.

Ảnh hưởng sự sống của thể dục vọng hay thể cảm dục, môi giới nghiệp quả mạnh nhất cần phải được xem xét.

800 Trong nguyên tử con người, điều này bao hàm ảnh hưởng của ba trung tâm lực trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế vốn tạo thành bất cứ “tam giác lực” đặc biệt nào và vốn có liên quan nhiều với việc giải thoát của các nhóm Egos tách khỏi biểu lộ. Các ảnh hưởng của sự sống của thể trí hay của loại nguyên khí vốn áp đặt lên nguyên tử tính chất của hoạt động trong h́nh hài, vốn chi phối phản ứng của nguyên tử đối với sự sống thuộc nhóm của nó, và nó giúp cho tính chất của sự sống của nó được biểu lộ. Trong nguyên tử con người, điều này liên hệ đến các nguyên nhân vốn gắn liền với một Cung

của con người, hoặc là theo nghĩa đen, ảnh hưởng của sự sống của Hành Tinh Thượng Đế khi Ngài hành động như một Sự Sống hữu ngă thức trên cơi riêng của Ngài, khi Ngài thể hiện các kế hoạch của Chính Ngài, và tất nhiên đưa vào hoạt động các tế bào của cơ thể Ngài đơn thuần như là các biến cố nơi mà Ngài (sự sống trung ương căn bản) có liên hệ.

Xung lực sự sống của Chủ Thể Suy Tưởng đang tác động trong thể nguyên nhân – mặc dù một sự trừu xuất lớn lao hay là Sự Tuyệt Đối nơi mà sự sống tế bào có liên hệ -tuy thế thể này lại là một yếu tố mạnh mẽ và tích cực trong việc ấn định nhịp điệu lên nguyên tử trong mọi thể. Trong nguyên tử con người, việc này mang lại ảnh hưởng của sự sống của Thái Dương Thượng Đế, v́ chính Sự Sống đó ấn định tiết điệu lên mỗi nguyên tử con người trong thái dương hệ, đồng thời hành xử như thế qua sự tác động của vật chất và tính chất có sẵn của nó, tức là cảm giác (sensation).

Trong các tư tưởng này, chúng ta chỉ tiến gần đến cách nghiên cứu karma theo khía cạnh mới, và cố gắng chỉ ra các cội nguồn của các “ảnh hưởng” vốn tác động vào mọi sự sống nguyên tử.

Nguyên tử cũng bị sự kiềm chế bởi chính “esse” của nó, tức là bởi chính bản thể cố hữu của riêng nó hay là rung động (vibration) của riêng nó, vốn là tính chất của chính vật chất trước khi nó được tập hợp (aggregated) thành một thái dương hệ, và chính hoạt động rung động đă được tạo ra qua

801      sự sống có tiết điệu của một thái dương hệ trước. Điều này cũng đúng đối với tất cả các nguyên tử thuộc mọi đẳng cấp, nhưng chỉ liên quan tới nguyên tử của vật chất và tới một mức độ nào đó với nguyên tử của con người, bằng bất cứ cách nào có thể có được để xác định các nguyên nhân mở đường. Chỉ khi nào cái bí mật của Đại Hùng Tinh được tiết lộ

và được nhận biết theo đúng thực chất của nó, và chỉ khi nào ảnh hưởng của Cḥm Sao Rua được hiểu rơ, và ư nghĩa thực sự của tam giác vũ trụ được tạo thành bởi :

Bảy Thánh Hiền (Rishis) của Đại Hùng Tinh,

Bảy Hành Tinh Thượng Đế của thái dương hệ chúng ta,

Bảy Pleiades hay Sisters (Sao Rua hay Tỉ Muội Tinh Đẩu), được tiết lộ, th́ karma của bảy hành tinh thánh thiện sẽ vẫn không được biết rơ. Tất cả những ǵ mà chúng ta có thể thấy, đều là cách thể hiện của nó trong thái dương hệ. Sự phức tạp của toàn bộ vấn đề sẽ lộ rơ khi nảy sinh trong trí ư tưởng không những chắc chắn cả ba nhóm này hợp thành một tam giác vũ trụ, mà bên trong tam giác đó, nhiều tam giác nhỏ hơn phải được nghiên cứu. Bất luận một trong bảy Rishis với một trong bảy Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta và một trong bảy sao Tỉ Muội có thể hợp thành một tam giác phụ, và như vậy tất cả đều phải được nghiên cứu.

 

Về karma của Thái Dương Thượng Đế, vấn đề thậm chí c̣n trừu tượng và khó hiểu hơn nữa. Nó nằm ẩn giấu – không phải trong bảy cḥm sao – mà là trong ba cḥm sao vốn liên quan đến ba thể của Phàm Ngă của Ngài và bản thân chúng chỉ là các biểu lộ của một Sự Sống Vĩ Đại ở trung tâm vượt ngoài ư niệm và nhận thức của chúng ta. Nó liên quan đến biểu lộ trong thời gian và không gian của Vũ Trụ Thượng Đế (One About Whom Naught May Be Said), c̣n mối liên hệ của đấng Vĩ Đại này đối với Thái Dương Thượng Đế t́m được (finds) một tương đồng yếu ớt trong mối liên hệ của Hành Tinh Thượng Đế đối với con người, đơn vị con người. Không lợi ích ǵ khi quăng diễn ư tưởng này thêm nữa.

Chúng tôi chỉ t́m cách nhấn mạnh sự kiện về sự tương thuộc của mọi nguyên tử và h́nh hài, nhấn mạnh vào thực tại

của sự đa dạng đối với các ảnh hưởng vốn đang tác động lên 802 tất cả những ǵ đang biểu lộ, và để hướng sự chú ư đến sự

kiện về karma của vô số thời đại đă qua, các thiên kiếp và giai đoạn không thể biết, trong đó các xung lực mở đầu được tạo ra chúng vẫn c̣n tồn tại, và những ǵ mà Thượng Đế, con người và các nguyên tử vẫn đang phát triển và loại bỏ. Các ảnh hưởng hoặc các rung động, đang khơi dậy sự đáp ứng, tác động lên mọi h́nh hài và nguyên tử trong thái dương hệ, và tất cả những ǵ có thể được xác định về chúng là cái mà họ có khuynh hướng phát triển tâm thức thuộc loại nào đó, đặt vào một vài tiết điệu tùy theo sự đáp ứng hữu thức đó, và tạo ra các tập hợp hay hoạt động tập thể.

Việc giải thoát khỏi karma mà các đạo sinh huyền học tương lai nói đến một cách rất nhanh nhẩu, sau rốt chỉ là việc phóng thích (freeing) của nguyên tử ra khỏi vấn đề cá nhân của chính nó (vấn đề về sự đáp ứng với cảm giác đơn nhất) và sự chấp nhận hữu ư của nó trong sự đáp ứng và công việc của tập thể. Việc đó đánh dấu việc tách ra của nguyên tử thuộc con người ra khỏi tiết điệu được đặt vào con người bởi “các ảnh hưởng” thấp kém, các ảnh hưởng này đang t́m con đường tiếp cận của chúng qua các hiện thể của con người, tức là các nguyệt thể (lunar bodies), và việc sẵn sàng thừa nhận sau đó của sự thôi thúc do ư chí của tổng thể lớn hơn của con người, tức là sự sống của nhóm chân ngă – một trung tâm trong cơ thể hành tinh (planetary body). Nó liên quan đến việc kiểm soát nguyên tử, nhưng cũng liên quan đến việc lệ thuộc có chủ ư vào karma của Hành Tinh Thượng Đế. Con người không c̣n là nô lệ của nhịp điệu của vật chất thuần túy nữa, mà kiểm soát nó trong ba cơi nỗ lực của y; tuy nhiên y vẫn c̣n bị kiềm chế bởi karma tập thể của trung tâm hành tinh, bởi ảnh hưởng, sự sống và xung lực rung động của

trung tâm đó. Cùng một việc như thế cũng có thể được khẳng định đối với Hành Tinh Thượng Đế và với Thái Dương Thượng Đế.

Để kết thúc, chúng ta có thể diễn tả cùng ư tưởng bằng các thuật ngữ về lửa, nên nhớ rằng từ ngữ chỉ hạn chế và ràng buộc tư tưởng, và rằng lư do chính cho cách tiếp cận này là mang lại bằng minh họa trước con người một vài khía cạnh của ư tưởng chính yếu.

“Lửa điện, hay xung lực ư chí” liên kết với “Lửa do ma­sát” tạo ra ánh sáng hay “lửa thái dương”. Lửa điện là lực

803 hay năng lượng thuộc loại nào đó, và do đó trong chính nó, về căn bản là một bức xạ (emanation, phóng xuất). “Lửa do cọ xát” là vật chất với tính chất nhiệt như đặc tính chủ yếu của nó, đó là tiềm nhiệt (latent heat) hay là sensation (?). Do đó cả hai ư tưởng này đều dồn tới ư tưởng về nhị nguyên tính (duality). Một phóng xuất/bức xạ phải có cội nguồn xuất phát của nó và nhiệt (hơi nóng) chỉ là kết quả của sự cọ xát, và tất nhiên là nhị nguyên (dual). Cả hai quan niệm này bao gồm các sự kiện xảy ra trước thái dương hệ từ lâu, và giấu kín trong Thiên Trí (Universal Mind). Tất cả những ǵ mà chúng ta có thể xác định một cách khoa học là bản chất của những ǵ được tạo ra bằng sự phỏng định của chúng, và đây là lửa thái dương hay là ánh sáng. Các ư tưởng này có thể làm sáng tỏ phần nào ư nghĩa của số năm, xét về mặt nội môn. Lửa điện, vốn là một phân thân, về bản thể có khái niệm lưỡng nguyên, và lửa do cọ xát cũng thế; chúng cùng nhau tạo ra lửa thái dương, và như thế là cái thứ năm huyền bí. Điều sẽ hiển nhiên là khi một người nói đến karma, th́ y đang bàn đến một điều ǵ đó rộng lớn hơn là sự tương tác của quả và nhân bên trong lĩnh vực của công việc thường lệ riêng tư của chính y. Trong tất cả mọi việc, y bị chi phối bởi

các nguyên nhân xuất phát trong toàn bộ các kiếp sống vốn đang tạo thành nhóm chân ngă của y, bởi sự tập hợp của các nhóm tạo thành một cánh hoa trong một trung tâm lực của một Hành Tinh Thượng Đế, bằng thần lực hay mục tiêu luân lưu qua một tam giác của các trung tâm lực, và bởi năng lượng sự sống hay là ư chí có mục tiêu của Chính Hành Tinh Thượng Đế. Sau cùng, y bị chi phối bởi ư chí của Thái Dương Thượng Đế khi ư chí này tự biểu hiện trong hoạt động mở đầu. Vượt qua điều này chúng ta đáng lẽ tiến tới một cách khó khăn, nhưng nói thế cũng đủ chứng tỏ rằng mọi nguyên tử con người đều ở dưới sự chi phối của các lực ở ngoài nhận thức của chính y, các lực đó đang lôi cuốn y và các người khác vào các t́nh huống vốn không có lối thoát, và không thể hiểu được đối với y.

Không lúc nào mà điều này được minh họa rơ hơn là trong trường hợp chiến tranh vừa qua và trong các t́nh h́nh thế giới ngày nay; đây là các nhân và quả có nguồn gốc của chúng trong hoạt động đổi mới của một tam giác hành tinh nào đó, và trong mức rung động được Hành Tinh Thượng Đế

804      của chúng ta thiết lập trên dăy nguyệt cầu, và nó đă có một khởi đầu yếu ớt trong một thái dương hệ trước. Rung động này trước tiên tác động vào một số nguyên tử và nhóm nguyên tử trong cơ thể Ngài, chính yếu là các nguyên tử tạo thành giới nhân loại và giới động vật, tạo ra các hậu quả tệ hại lộ rơ mà chúng ta đă đang chứng kiến. Hiệu quả năng lượng của Ngài to tát đến nỗi giới thực vật có phần nào (dù không nhiều lắm) bị tác động, c̣n giới khoáng chất được cảm thấy ảnh hưởng theo một cách đáng ngạc nhiên, nhiều hơn là giới thực vật và hầu như nhiều bằng giới động vật. Nơi đây, chúng ta có một bối cảnh về các trường hợp ngoài sự kiểm soát của con người và thậm chí sự kiểm soát tập thể, nó minh

họa cho sự bất lực của con người trong một số t́nh trạng và nó dùng mang lại các yếu tố mà theo bề ngoài không liên hệ với rung động cá biệt của giới thứ tư.

Tuy vậy, bên trong các giới hạn, con người chắc chắn đang “kiểm soát vận mệnh ḿnh” và có thể khởi xướng hành động vốn tạo ra các hiệu quả có thể được y nhận ra như là tùy thuộc vào hoạt động của y theo một đường lối đặc biệt. Ở một mức độ thu nhỏ, y rơ ràng là lặp lại phương thức của Thượng Đế trên một giai tầng rộng lớn hơn và như vậy trở thành người có quyền quyết định (arbiter) vận mệnh của chính ḿnh, kẻ tạo ra kịch tính của chính ḿnh, kiến trúc sư của chính ngôi nhà của ḿnh và là kẻ khai mở (initiator) các sự việc của chính ḿnh. Dù cho y có thể là nơi gặp gỡ của các mănh lực ngoài sự kiểm soát của y, tuy thế y có thể sử dụng mănh lực, hoàn cảnh và môi trường đồng thời có thể chuyển đổi chúng, nếu y muốn thế, cho các mục đích của riêng y.

Việc thể hiện định luật karma trong cuộc đời riêng của một người có thể được chia thành ba phần nhỏ, trong mỗi phần một loại năng lượng khác nhau được biểu hiện, tạo ra các hiệu quả trên các thể thấp và cao của một bản thể nhất định.

Trong các giai đoạn ban đầu, khi con người hầu như không hơn một con thú, th́ hoạt động rung động của các nguyên tử trong ba thể của y (và trước tiên là thể thấp nhất) chi phối mọi hoạt động về phía y. Y là nạn nhân của hoạt động rung động của vật chất hồng trần, và đa số những ǵ xảy ra đều là kết quả của sự tương tác giữa Ego với biểu lộ

805      thấp nhất của nó, tức xác thân (physical sheath). Trung tâm của sự chú ư là thể xác, c̣n hai thể tinh anh hơn chỉ đáp ứng thật yếu ớt. Sự thôi thúc của Chân Ngă chậm chạp và nặng nề, và rung động được hướng đến việc tạo ra đáp ứng giữa ư

thức về Chân Ngă với các nguyên tử của xác thân. Vi tử thường tồn hồng trần th́ linh hoạt nhiều hơn là hai vi tử kia. Đó là trạng thái của “lửa do ma sát”, lửa này được thổi bùng lên bằng hơi thở của Chân Ngă nhắm tới ba mục tiêu :

 Phối kết thể xác.

Tăng sức chịu đựng của lưới dĩ thái, một công việc chỉ được tiến hành đến mức mong muốn vào giữa căn chủng Atlantis.

Đưa một vài bí huyệt thấp đến giai đoạn biểu lộ cần thiết.

 

Độ nóng của các nguyên tử trong các thể tăng lên trong giai đoạn này, và sự sống nguyên tử của chúng được phối kết, trong khi tam giác giữa ba vi tử thường tồn trở thành một sự kiện có thể chứng minh và không phải là một dấu hiệu yếu ớt.

Trong giai đoạn hai, định luật karma hay ảnh hưởng của karma (qua tác động phản xạ không tránh khỏi do hoạt động ngày càng tăng của các thể tạo ra) chuyển sự chú ư của nó vào việc thể hiện dục vọng và sự chuyển hóa của nó thành hoài băo cao siêu. Qua kinh nghiệm, các cặp đối ứng được Chủ Thể Suy Tưởng nhận ra, và Chủ Thể này không c̣n trở thành nạn nhân của các thôi thúc rung động của thể xác của ḿnh nữa; yếu tố chọn lựa sáng suốt trở nên lộ rơ. Con người bắt đầu phân biệt giữa các cặp đối ứng (cặp đối hợp), bao giờ cũng chọn trong các giai đoạn ban đầu những ǵ lôi cuốn nhất đối với bản chất thấp của y và những ǵ mà y tin tưởng sẽ đưa y tới vui thích. Trung tâm chú ư của Ego là thể cảm dục, và thể đó trở nên kết hợp chặt chẽ với thể xác đến nỗi cả hai hợp thành một biểu lộ duy nhất của dục vọng. Ở giai

806      đoạn này, thể trí vẫn c̣n tương đối bất động. Bản chất bác ái của Ego đang ở trong tiến tŕnh phát triển, và giai đoạn này là

giai đoạn dài nhất trong số ba giai đoạn. Nó liên quan đến sự tiến hóa của các cánh của hoa sen chân ngă và liên quan với sự pha trộn của lửa thái dương và lửa do ma sát. Tác động phản xạ giữa cái thấp với cái cao trong giai đoạn trung gian này tạo ra ba hiệu quả, điều đó sẽ được nh́n thấy, nếu nghiên cứu cẩn thận để truyền đạt nhiều thông tin liên quan đến việc thể hiện luật karma. Ba hiệu quả này là :

 

1. Sự phát triển của vi tử thường tồn cảm dục với sự kích thích đồng thời của vi tử thường tồn xác thân, và như vậy có liên hệ đến sự phát triển và sự tiến hóa của hai thể thấp.

 

2. Sự phối kết của con người tam phân nhờ sinh lực/sinh khí (vitality) của thể cảm dục và ảnh hưởng của nó trên thể trí và thể xác. Đây là giai đoạn kama-manasic (thể cảm dục có pha lẫn chút ít trí tuệ _ND), và v́ thể này chỉ là phạm vi hoàn hảo trong phàm ngă tam phân, đó là thể mạnh mẽ nhất vốn có được cho nó thể hiện (giống như thái dương hệ đang làm) trạng thái tâm, hay là bản chất bác ái phôi thai, mà chính là mục tiêu của cuộc tiến hóa của đại và tiểu thiên địa phải phát triển.

 

3. Sau rốt khai mở chín cánh hoa Chân Ngă trong ba giai đoạn.

 

Do đó, khi thực thi các thiên luật , chúng ta phải chú ư rằng, trước tiên con người là nạn nhân của các xung lực của chất trọng trược của trạng thái Brahma, và như vậy lặp lại một cách nhanh chóng diễn tŕnh tiến hóa của thái dương hệ có trước; trong giai đoạn thứ hai, con người là nạn nhân của ham muốn, hay của bản chất bác ái của chính ḿnh.

Trong giai đoạn thứ ba, định luật karma tác động qua bản chất trí tuệ của con người, và khơi dậy nơi người này nhận thức về thiên luật và một nhận thức của trí tuệ về nhân và

quả. Đây là giai đoạn ngắn nhất nhưng cũng là giai đoạn

807      mạnh mẽ nhất; nó liên quan đến sự tiến hóa của ba cánh hoa bên trong đang che chở ”bảo ngọc”, và năng lực của chúng để hé mở vào đúng lúc những ǵ c̣n ẩn giấu. Nó bao hàm giai đoạn của người tiến hóa và của người trên Thánh Đạo. Liên quan với gia đ́nh nhân loại, nó bao hàm nửa đầu của cuộc tuần hoàn tới, trước cuộc phân chia lớn. Lửa điện đang bắt đầu làm cho các bức xạ của nó được cảm nhận, và ư chí hoặc mục tiêu của Ego bây giờ được nhận thức rơ rệt trên cơi trần. Ba vi tử thường tồn hợp thành một tam giác ánh sáng, và các cánh của hoa sen đang nhanh chóng khai mở. Khi ư chí và mục tiêu của Ego được con người hiểu rơ trong tâm thức tỉnh thức của y trong năo bộ xác thân, bấy giờ luật karma trong ba cơi thấp đang trở nên được hóa giải và con người sắp giải thoát. Con người đă trút sạch rung động ban đầu, và không có sự đáp ứng nào bên trong các thể của y với ba loại rung động của ba cơi thấp nữa; y thoát khỏi ba giới và giới thứ tư.

d. Về việc tạo ra Thể Nguyên Nhân.

Bây giờ chúng ta tiến vào một trong các phần thực hành trọng yếu nhất của Luận về Lửa, bàn về việc tạo ra thể nguyên nhân tức là thể biểu lộ của Ego. Việc đó có liên quan đến việc của các Solar Angels, hay là Chủ Thể hữu ngă thức thực sự, tức con người. Nếu đạo sinh có bất cứ cách nào hiểu được khuynh hướng tổng quát của các trang trên, th́ bấy giờ y sẽ ở vào một t́nh trạng trí tuệ sẽ giúp cho y giải thích tất cả những ǵ được nói đến bằng các thuật ngữ chỉ về năng lượng, hay là của bất cứ hoạt động rung động nào vốn được tạo ra bởi ba giai đoạn chính của hiện tượng điện, sự hợp nhất vốn dĩ tạo ra biểu lộ thiêng liêng được gọi là Con Người, hay là, khi các đơn vị tập hợp lại được xét, tức là giới nhân loại.

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

(a) Các nhận xét mở đầu. Chúng ta đă nghiên cứu phần nào về cấu tạo của các Tam Giác, hay Pitris, qua sự hy sinh, các Ngài phú cho con người ư thức tự ngă (self-consciousness), kiến tạo thể Chân Ngă (egoic vehicle) của con người bằng

808 tinh hoa của chính các Ngài. Chúng ta đă đề cập vắn tắt đến các Lunar Pitris, các thần này phú cho con người các thể và các nguyên khí thấp của con người, qua đó năng lượng của các Solar Lords có thể làm cho chính nó được cảm nhận, và bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu ba điều : Thứ nhất, ảnh hưởng của năng lượng cao trên các thể thấp, khi nó từ từ làm cho chính nó được cảm nhận trong diễn tŕnh tiến hóa, và như vậy đồng thời “cứu nguy” (“redeem”) con người theo một nghĩa huyền linh, và cũng “nâng cao” (“elevates”) các Lunar Pitris. Thứ hai, ảnh hưởng của năng lượng này trên cơi trí trong việc phát triển và khai mở hoa sen chân ngă. Thứ ba, việc đưa vào hoạt động của Sự Sống trung ương bên trong hoa sen. Hoạt động này biểu lộ theo hai cách : a/ Theo nhận thức của con người trên cơi trần trong ṿng bộ óc phàm trần của bản chất thiêng liêng của con người, dẫn đến biểu lộ tất nhiên của tính chất thiêng liêng (divinity) trên cơi trần trước khi giải thoát. b/ Theo hoạt động hữu thức của Ego cá biệt trên cơi trí trong sự hợp tác với nhóm hoặc các nhóm của nó.

Trong trường hợp thứ nhất, chúng ta có ảnh hưởng của sự sống chân ngă trên các thể thấp của nó, và sự kiểm soát sau đó của chúng, c̣n trong trường hợp thứ hai, chúng ta có sự tự -nhận thức (self-awakening) của đơn vị chân ngă trên cơi riêng của nó; trong trường hợp thứ ba, chúng ta có một nhận thức tập thể, hay là việc tiến nhập của đơn vị vào trong tâm thức của Hành Tinh Thượng Đế.

Sẽ không thể làm ǵ nhiều hơn là nêu ra các đường lối phát triển chung rộng lớn. Vấn đề tiến hóa của chân ngă không thể được nhận thức đầy đủ cho tới khi sau điểm đạo, nhưng bây giờ nó được nhận thấy bởi các Đức Thầy trên khía cạnh nội tâm mà các nguyên khí chính đă được đưa ra hoàn hảo xét về sự phát triển không mong đợi (v́ sự khai mở của thế kỷ này) của hai môn học lớn :

809 Khoa Điện Học. Các t́m ṭi của các nhà khoa học đă được khích lệ lớn lao bởi việc khám phá ra radium, vốn là một hiện tượng điện thuộc một loại nào đó, và bằng sự hiểu biết mà sự khám phá này đă đưa tới chất phóng xạ; sự phát triển của nhiều phương pháp sử dụng điện lực cũng được trợ giúp rất nhiều. Khoa học này đă đưa con người tới ngưỡng cửa của một khám phá vốn sẽ cách mạng hóa tư tưởng thế gian về các vấn đề này, và sau rốt nó sẽ giải quyết một phần lớn vấn đề kinh tế, như vậy giúp cho nhiều người hơn được rỗi răi để phát triển và hoạt động về trí tuệ. Việc mở rộng tri thức này có thể được t́m ra trước khi một trăm năm mươi (150) năm xảy ra. Khoa tâm lư học. Lư thuyết về tâm phân (psycho-analytic) (dù tỏ ra có sự tiến bộ) tuy thế nó đang dẫn tới một hướng sai lầm, có thể đâm ra tai hại cho sự phát triển cao của nhân loại trừ phi bản chất đích thực của “tâm” (“psyche”, tinh thần) được minh giải. Khi tâm trí quần chúng đă hiểu, dù phớt qua, các sự kiện được tŕnh bày vắn tắt sau đây, khuynh hướng giáo dục quần chúng, mục tiêu của khoa chính trị và mục tiêu của nỗ lực kinh tế và xă hội sẽ khoác lấy một chiều hướng mới và tốt đẹp hơn. Các sự kiện này có thể được tóm tắt trong các nguyên lư sau :

I. Con người về cơ bản là thiêng liêng.(1) Điều này luôn luôn được nói đến qua các thời đại, nhưng cho đến nay vẫn là một thuyết lư hoặc niềm tin dễ chịu, chớ không phải là một sự kiện khoa học được chứng minh, mà cũng không được mọi người tuân giữ.

810      II. Con người thực sự là một phần nhỏ (fragment) của Thiên Trí (Universel Mind) hay là linh hồn thế giới (GLBN I, Lời Nói Đầu, trang 42 – 44) và với tư cách là một phần nhỏ, như vậy là kẻ chia sẻ (partaker) vào các bản năng và tính chất của linh hồn đó, v́ nó biểu lộ qua gia đ́nh nhân loại. Do đó sự hợp nhất chỉ có thể xảy ra trên cơi trí. Nếu đúng, điều này phải đưa đến khuynh hướng phát triển bên trong năo bộ xác thân một nhận thức hữu ư về các kết nạp tập thể trên cơi trí, một nhận biết hữu ư về các liên hệ tập thể, các lư tưởng và mục tiêu, cũng như một biểu lộ hữu thức về tính liên tục đó của tâm thức vốn là mục tiêu tiến hóa vào lúc này. Việc đó sẽ thúc đẩy tạo ra sự chuyển đổi của tâm thức nhân loại từ cơi trần đến cơi trí và việc tháo gỡ tiếp theo sau qua “hiểu biết,

1 Mỗi con người là một hiện thân (incarnation) của Thượng Đế. GLBN III,

449. So sánh với GLBN II, 541; GLBN III, 475 và các lời trong Thánh Kinh: “Ta nói, Các Con là Thượng Đế”. “Các Con không biết rằng các con là Thánh Điện của Chúa Thánh Thần sao ?”

Không một Being (Thực Tại, Thực Thể, Sự Sống, Thể Tính) nào có thể trở thành một Thượng Đế mà không trải qua chu kỳ con người. GLBN II, 336.

Do đó con người giống Thượng Đế ở chỗ con người tượng trưng cho các cặp đối ứng (pairs of opposites), tốt và xấu, sáng và tối, nam và nữ v..v… Con người là một nhị nguyên (duality).

Con người cũng tượng trưng cho Thượng Đế ở chỗ Thượng Đế là một tam nguyên (triplcity), vốn là ba trong một, và một trong ba. Xem GLBN II, 553. Chân Thần thiêng liêng được hàm ư bởi con người.  GLBN II, 196.

bác ái và hy sinh” về mọi vấn đề hiện hữu. Điều này sẽ đưa tới việc thoát khỏi rối loạn ở cơi trần hiện tại. Điều đó phải đưa đến việc giáo huấn quần chúng về bản chất của con người và sự phát triển các quyền năng tiềm tàng bên trong con người – các quyền năng vốn sẽ giải thoát con người khỏi các giới hạn hiện tại của y, và vốn sẽ tạo ra trong gia đ́nh nhân loại một sự từ khước chung về các t́nh trạng hiện tại. Khi con người ở khắp nơi nhận biết chính ḿnh và nhận biết lẫn nhau, như các đơn vị hữu ngă thức thiêng liêng, trước tiên hoạt động trong thể nguyên nhân nhưng vận dụng ba hiện thể thấp chỉ như một phương tiện tiếp xúc với ba cơi thấp, chúng ta sẽ có việc cai trị, chính trị, kinh tế và trật tự xă hội được tái điều chỉnh dựa vào các đường lối lành mạnh, sáng suốt và thiêng liêng.

III. Với bản chất thấp và với ba hiện thể của ḿnh, con người là một tập hợp các sự sống thấp kém, tùy thuộc vào y v́ bản chất tập thể của chúng, v́ kiểu hoạt động của chúng và

811 sự đáp ứng tổng hợp và – qua năng lượng hay hoạt động của Solar Lord – chính các sự sống đó sau này sẽ được nâng lên và phát triển tới giai đoạn con người. Khi cả ba sự kiện này được hiểu rơ, lúc đó và chỉ lúc đó chúng ta mới có được sự hiểu biết đúng và chính xác về bản chất con người.

Thêm nữa, nhận thức này sẽ mang lại ba thay đổi trong quan điểm của thời đại.

1. Việc tái điều chỉnh kiến thức y học của con người, đưa đến kết quả là hiểu biết xác thực hơn về thể xác, về cách điều trị thể đó, và về cách bảo vệ nó, và như vậy tạo ra một hiểu biết chính xác hơn các định luật về sức khỏe. Mục tiêu của thầy thuốc lúc bấy giờ sẽ là t́m ra chính trong sự sống của một người những ǵ đang ngăn không cho năng lượng của chân

ngă tràn ngập mọi thành phần của bản thể y; để t́m ra những đường lối tư tưởng nào đang bị mê đắm, nó gây nên t́nh trạng thiếu năng động của trạng thái ư chí thường hay đưa đến hành vi sai trái; để xác định cái ǵ trong thể t́nh cảm đang ảnh hưởng đến hệ thần kinh, và như thế ngăn chận ḍng năng lượng từ các cánh hoa bác ái của hoa sen chân ngă (qua vi tử thường tồn cảm dục) đến thể cảm dục, và từ đó đến hệ thần kinh; để t́m ra cái ǵ là chướng ngại trong thể dĩ thái đang ngăn chận nguồn prana thích hợp, hay nguồn sinh lực thái dương đến mọi nơi của cơ thể.

Chính yếu là trong những ngày sắp đến, các thầy thuốc sẽ nhận thức rằng trong thể xác có thể xảy ra các t́nh trạng sai lầm bên trong. Điều này đă được cân nhắc phần nào, nhưng toàn bộ vấn đề sẽ vẫn chỉ là một lư thuyết tuyệt vời (dù là một lư thuyết không thể chối căi được xét về các thành tựu của các nhà khoa học về tinh thần và của các nhà trị liệu bằng đức tin khác nhau) cho đến khi bản chất thực sự của Ego, cấu tạo của nó, các năng lực của nó và lĩnh vực ảnh hưởng của nó được hiểu đúng.

Sự khai mở này sẽ đến khi các nhà y học chấp nhận giáo

812      lư này như là một giả thuyết tạm đủ, và lúc đó bắt đầu ghi nhận, thí dụ các mănh lực của sức chịu đựng được bộc lộ bởi các linh hồn vĩ đại của địa cầu, và năng lực của các linh hồn đó để hoạt động với sức ép cao và để vẫn gần như miễn nhiễm với bệnh tật cho tới khi (vào cuối một kiếp sống dài đầy hữu ích) Ego có chủ ư chọn cách “thoát khỏi” (“die-out”) kiếp sống hồng trần. Việc đó sẽ đến khi giới y khoa tập trung vào tác động pḥng ngừa, thay bằng ánh nắng, ăn chay, áp dụng các định luật về rung động từ điện và sinh lực đối với cách dùng thuốc hiện nay và các hoạt động giải phẫu. Bấy giờ sẽ đến thời kỳ mà những người tinh tế và hoàn hảo hơn sẽ

xuất hiện trên địa cầu. Cũng thế, khi các nhà y học biết được bản chất của thể dĩ thái và công việc của lá lách với vai tṛ là một điểm tập trung cho các phóng phát prana, kế đó là các nguyên tắc và các phương pháp vững chắc sẽ được đưa vào, nhất định chúng sẽ xóa bỏ các bệnh như là lao, suy nhược, kém dinh dưỡng và các bệnh về máu huyết và thận. Khi các bác sĩ hiểu rơ ảnh hưởng của các xúc cảm trên hệ thần kinh, họ sẽ xoay sự chú ư của họ vào việc cải thiện các t́nh trạng chung quanh, và sẽ nghiên cứu các ảnh hưởng của các khuynh hướng t́nh cảm trên các lưu chất của cơ thể, và trước tiên trên các trung tâm thần kinh lớn và cột sống. Khi sự liên lạc giữa thể xác với các thể tinh anh là một sự thật được thiết lập trong các giới y khoa, lúc bấy giờ việc chữa trị chính xác đối với bệnh mất trí, các ám nhập (obsessions) và các t́nh trạng trí tuệ không như mong muốn sẽ được hiểu rơ hơn, kết quả sẽ thành công hơn. Sau cùng, khi bản chất của lực Chân Ngă, hay của năng lượng được nghiên cứu, và chức năng của năo bộ với vai tṛ là kẻ phát ra ư định của Chân Ngă được hiểu rơ hơn, kế đến sự phối kết của toàn bộ bản thể con người sẽ được nghiên cứu, đồng thời đau ốm, suy nhược và bệnh tật sẽ được truy nguyên đến nguyên nhân đích thực của chúng và sẽ được đối trị qua nguyên nhân chớ không chỉ qua hậu quả nữa.

2. Toàn bộ giới tư tưởng trong xă hội sẽ tự áp dụng vào sự hiểu biết về bản chất t́nh cảm của nhân loại, vào các liên

813      quan tập thể có dính líu đến và vào sự tương tác giữa các cá nhân với các cá nhân khác, giữa các nhóm với các nhóm khác. Các mối liên hệ này sẽ được lư giải một cách khôn khéo và rộng răi, rồi con người sẽ được dạy về trách nhiệm của ḿnh đối với các sinh linh kém tiến hóa hơn mà con người làm cho linh hoạt. Điều này sẽ tạo ra một hướng đi đúng của mănh

lực cá nhân và cách dùng lực đó cho việc làm ổn định, phát triển và việc tinh luyện vật chất của các hiện thể khác nhau. Con người cũng sẽ được dạy về nghĩa vụ rơ rệt của họ theo thiên luật đối với các con cháu của riêng cá nhân họ. Điều này sẽ mang đến việc che chở của đơn vị gia đ́nh và việc phát triển kỹ năng của nó; nó cũng sẽ tạo ra việc loại bỏ các phiền toái về hôn nhân và sự hủy bỏ các lạm dụng thuộc các loại khác nhau, rất phổ biến hiện nay trong nhiều nhóm gia tộc.

Trách nhiệm đối với cộng đồng mà một người được đặt vào trong đó cũng sẽ được nhấn mạnh. Con người sẽ được chỉ dạy ư nghĩa huyền bí thực sự của bổn phận công dân – một bổn phận công dân được dựa vào các liên hệ của nhóm chân ngă, định luật luân hồi và ư nghĩa thực sự của luật karma. Họ cũng sẽ được dạy về trách nhiệm quốc gia và vị trí của cộng đồng trong quốc gia, và trách nhiệm của quốc gia trong sự thân hữu của các quốc gia. Sau rốt con người sẽ được dạy về trách nhiệm của họ đối với giới động vật. Điều này sẽ xảy ra theo ba cách :

1-Hiểu biết đích thực hơn của con người về bản chất con vật của chính họ.

2-Hiểu biết về các định luật biệt ngă hóa (individuali ­sation), và hiệu quả của ảnh hưởng của giới thứ tư, tức giới nhân loại trên giới thứ ba, giới động vật.

3-Công việc của một Avatar ở cấp thấp, Đấng sẽ đến trong cuối thế kỷ tới để tiết lộ cho con người mối liên hệ của y đối với giới thứ ba. Công việc của Ngài đang được chuẩn bị bởi nhiều người trong thời này, họ đang phát triển sự chú ư

814      của quần chúng qua các hội đoàn khác nhau cho lợi ích và việc bảo vệ động vật và qua nhiều câu chuyện có trong các sách và các tạp chí định kỳ thông thường.

Trong GLBN (quyển III, 580) H.P.B. có dạy chúng ta rằng nhận thức về trách nhiệm là một trong các dấu hiệu đầu tiên của việc kiểm soát của chân ngă, và v́ ngày càng nhiều gia đ́nh nhân loại đến dưới ảnh hưởng của Chân Ngă, các t́nh trạng sẽ được cải tiến từ từ và một cách vững vàng trong mọi lĩnh vực sự sống.

3. Trong tầng lớp giáo dục, một hiểu biết về bản chất thực sự của con người sẽ mang lại một thay đổi căn bản trong các phương pháp giáo huấn. Việc nhấn mạnh sẽ được đặt vào việc giáo huấn con người sự thật về Ego trên cơi riêng của nó, bản chất của các nguyệt thể và các phương pháp chỉnh hợp các thể thấp sao cho Ego có thể giao tiếp trực tiếp với bộ óc xác thân, và nhờ thế kiểm soát phàm ngă và tiến hành các mục tiêu của Chân Ngă. Con người sẽ được dạy làm cách nào mà qua sự định trí và tham thiền, họ có thể xác định được tri thức cho chính họ, có thể mở được trực giác, và như vậy có thể dùng được các vốn liếng của Ego. Bấy giờ, con người sẽ được dạy cách suy tưởng, kiểm soát thể hạ trí, và như thế phát triển được các khả năng tiềm tàng của họ.

Trên đây, vài nhận xét được nêu ra rất vắn tắt và không đầy đủ về các kết quả vốn có thể trông chờ từ một hiểu biết đích thực về bản chất thiết yếu của con người. Được viết ra v́ nhu cầu của thời điểm đối với một trần thuật về con người đích thực hay con người nội tâm và về các luật của Thiên giới. Con người nội tâm đó có bao giờ được biết hiện hữu nơi đây c̣n “vương quốc nội tâm” (“kingdom within”) có bao giờ được nêu ra cho đến khi H.P.B. xuất hiện và đưa ra cùng các chân lư xưa cũ theo một quan điểm mới, đưa ra một chiều hướng huyền linh cho tư tưởng thần bí. Giờ đây đến lúc cho con người hiểu được các định luật về bản thể của chính ḿnh, và trong nhận thức đó những kẻ sắp sửa am hiểu tri thức

bằng trực giác và những kẻ có năng khiếu khoa học quyết

815 tâm chấp nhận các chân lư này như một giả thuyết tạm đủ để được dùng như một nền tảng thử nghiệm cho tới khi cái sai trái được minh chứng, sẽ có được cơ may để giải quyết các vấn đề thế giới từ bên trong. Có như thế nguyên lư/khuôn mẫu (principle) của Đấng Christ mới hiển lộ trên cơi trần và có thế bản chất Christ sẽ được minh chứng là thực trong chính bản chất của nó. Giá trị đối với tư tưởng quần chúng đối với một giải thích xác đáng về sự tiến hóa của Ego và năng lực phát triển từ từ của Chân Ngă trên cơi trần là rất lớn. Có hai cách để con người xem xét vấn đề này, cả hai đều cung cấp chất liệu để suy tưởng và sẽ rất đáng xem xét nghiêm túc. Cả hai cách đều được những kẻ suy tư của nhiều trường phái tư tưởng bàn đến ít nhiều, do đó không cần đến bất cứ giải thích dài ḍng nào cả. Vấn đề có thể được xem như một thôi thúc để nâng cao tâm thức bên trong của con người (khi hoạt động trong xác thân) lên các phân cảnh cao của cơi trí, và do đó cần đến việc nâng cao hay mở rộng tâm thức tỉnh thức cho đến khi nó trở nên biết được sự sống cao siêu này. Đây là cách tiếp cận huyền bí, và nhiều trường hợp về sự hoàn tất thành công của nó có thể được nghiên cứu trong các kiếp sống của các nhà thần bí thuộc mọi thời. Bằng sự sùng tín tuyệt đối và áp dụng tích cực, và bằng một giới luật nghiêm nhặt của xác thân, nhà thần bí tiến hành việc nhập vào bí huyệt tim của hệ thống bé nhỏ của ḿnh, và sự sống của y trở nên chiếu sáng bởi các tia của mặt trời trung ương của chính ḿnh – ánh sáng thiêng liêng của Chân Ngă. Vấn đề có thể lại được xem như là vấn đề mà trong đó nỗ lực của con người được tập trung trong một cố gắng đưa vào trong tâm thức bộ óc hồng trần, và như thế vào cơi trần, sự sống, sức mạnh và năng lượng của bí

huyệt bên trong, tức Chân Ngă. Điều này tất nhiên cần đến một am hiểu khoa học về các định luật của cuộc sống, và một nhận thức về bản chất kép của Bản Ngă. Nó bao hàm một sự tận tụy đối với việc mang lại sự kiềm chế các Lunar Lords qua sự kiểm soát phát xạ của Solar Lord. Đây là phương pháp huyền linh. Chính phương pháp nghiên cứu sự cấu tạo

816 của các thực thể vốn hợp thành bản chất tứ phân thấp kém, tức phàm ngă và việc nghiên cứu kỹ càng các Bản Thể thiêng liêng này, tức là các Đấng Kiến Tạo thể của Ego hay là higher self (Thượng Ngă). Cần phải đưa thêm vào điều này một áp dụng nghiêm khắc về các luật của thiên nhiên vào vấn đề cá nhân. Những ǵ được đề xuất trong Bộ Luận này là noi theo phương pháp sau này, như là mục tiêu để làm sáng tỏ căn nguyên của diễn tŕnh.

(b) Tiến hóa của các cánh hoa. Việc kiến tạo thể nguyên nhân là kết quả của hai năng lượng, năng lượng của phàm ngă với tác động phản xạ của nó trên chân ngă, và năng lượng của công sức tự nhiên của bản ngă khi nó tạo ấn tượng trực tiếp của nó vào chất liệu của hoa sen chân ngă. Ở đây, cần nhớ rằng, dù cho vật chất có thể tinh anh đi nữa, hoa sen chân ngă cũng là vật chất thực sự có một rung động đặc biệt như là thể xác, chỉ có (do sự khác lạ của nó) con người ở cơi trần xem nó gần như không có thực. Thực ra, như trước kia đă có nói, kết quả của rung động kép của vị Dhyanis ngũ phân hay là các Thần (Gods) kết hợp với Quaternary tứ phân, hay là các Pitris thuộc các hiện thể thấp. Qua một nỗ lực hữu thức của Các Hành Tinh Thượng Đế, các vị Dhyanis này và các Pitris cấp thấp lập được một liên quan chặt chẽ. Điều này tạo ra (trên cơi phụ thứ ba của cơi trí) một rung động ngũ phân hay là ṿng xoắn ốc (whorl) trong chất khí của cơi đó – mà sau một

giai đoạn kiên tŕ, sẽ khoác lấy h́nh thức của hoa sen chín cánh. Hoa sen này được gấp lại bên trên theo h́nh nụ úp trên điểm trung ương hay là tâm của hoa sen – tia lửa điện đó, bằng tác động của nó hay sức sống có sẵn của nó, tác động trên vật chất của hoa sen, thu hút vào chính nó đủ chất liệu để tạo thành ba cánh hoa bên trong, chúng bảo vệ kỹ càng tia lửa ở giữa; tuy thế, các cánh hoa này có cùng chất liệu hay tinh túy như chín cánh hoa kia. Nhà nghiên cứu phải thận trọng đừng cụ thể hóa ư niệm của ḿnh quá nhiều và do đó có thể là khôn ngoan cho y khi nh́n biểu lộ này từ các

818 khía cạnh khác và dùng các từ ngữ khác để diễn đạt cùng ư tưởng. Chẳng hạn, thể Chân ngă có thể được nh́n theo bốn cách. Dưới h́nh thức chín rung động, phát ra từ điểm trung tâm, mà trong nhịp đập của nó hoặc các phát quang của nó, tâm điểm này tạo ra ba rung động chính có mănh lực lớn lao chạy theo một hoạt động ṿng quanh chung quanh tâm; chín rung động chạy theo một con đường chéo cho đến khi chúng đạt đến ngoại vi của khu vực ảnh hưởng của Chân Ngă. Ở điểm này, chúng đột ngột quay lại, như vậy tạo ra một dạng gần h́nh cầu nổi tiếng của thể nguyên nhân. Dưới h́nh thức chín cánh của hoa sen, xạ ra từ một tâm chung và che giấu bên trong chúng ba cánh hoa trung ương, chúng che đậy điểm Lửa ở giữa. Các tia phóng quang từ đầu nhọn của mỗi cánh hoa là các tia vốn tạo ra ảo giác có dạng gần h́nh cầu. Dưới h́nh thức chín nan hoa của bánh xe, hội tụ về phía trục giữa, vốn chia ba trong chính nó, và đang che giấu năng lượng trung ương hay máy phát ra lực (dynamo of force) – nơi phát sinh ra mọi hoạt động.

Biểu đồ VIII Hoa Sen Chân Ngă và Các Trung Tâm Lực

 

Dưới h́nh thức chín loại năng lượng, chúng tạo ra các phóng phát rơ rệt từ một loại năng lượng tam phân, chính năng lượng tam phân này lại là một phóng phát từ một đơn vị lực trung ương.

Đối với mọi mục đích, lư giải thứ hai sẽ là một lư giải được dùng nhiều nhất cho chúng ta trong cố gắng minh họa cấu tạo, bản chất, phương pháp phát triển và tiến hóa thực sự của Ego, đang hoạt động trong thể nguyên nhân.

Bằng các thuật ngữ về lửa, cùng các chân lư có thể được diễn đạt như sau, và điều này nên được thận trọng nghiền ngẫm bởi người nghiên cứu Bộ Luận này :

 

1. Lửa điện………….Tinh Thần …Trạng thái ư chí ……….Bảo ngọc trong liên hoa

 

2. Lửa thái dương …Tâm thức…...Trạng thái bác ái ………Chín cánh hoa.

 

3. Lửa do ma sát …..Vật chất .……Trạng thái hoạt động … Ba vi tử thường tồn.

 

819 Trong Lửa điện, Monad được biểu thị bằng bản chất tam phân của nó và thay thế cho loại biểu lộ vốn sẽ được đưa tới giai đoạn phát triển cao nhất trong thái dương hệ sắp tới. Trong Lửa thái dương, các Solar Pitris dưới cấu tạo cửu phân của các Ngài, tiêu biểu cho và giúp cho xảy ra việc khai mở tâm thức của Chân Thần qua phương tiện Ego trong ba cơi tiến hóa của con người. Trong lửa do ma sát, các Lunar Pitris được tiêu biểu và tạo ra phàm ngă, tức personality, hay các hiện thể mà nhờ đó Ego thu đạt kinh nghiệm trên các cơi thấp.

Tuy nhiên cả ba Lửa này đều là một, khi biểu lộ trong hào quang noăn của Chân Ngă và sự trao đổi lẫn nhau của năng lượng và sinh lực tiếp diễn đều đặn. Tinh Thần sử dụng Linh Hồn hay Ego, như là một hiện thể soi sáng, c̣n Chân Ngă

dùng Tứ hạ thể như là phương tiện biểu lộ của nó. Do đó, sự tiến hóa của Tinh Thần thực sự có thể được chia làm ba giai

đoạn:

Thứ nhất. Giai đoạn mà trong đó các Lunar Pitris hoạt động trước tiên và chuẩn bị các thể thấp cho sự lưu trú. Các rung động thấp kiềm chế, và “lửa do ma sát” là loại lửa vốn sưởi ấm và bảo dưỡng so với việc loại trừ thích hợp mọi lửa khác.

Thứ hai. Giai đoạn mà trong đó các Solar Pitris từ từ trở nên có ưu thế, trong đó Chân Ngă thức được phát triển. Các thể thấp được chiếm giữ bởi Chủ Thể Suy Tưởng, dần dần được kiểm soát bởi Chủ Thể đó, có xu hướng về phía ư chí và mục tiêu của y, và sau rốt được vứt bỏ. Các rung động ở giữa kiểm soát và lửa thái dương chiếu rọi; vào đúng diễn tŕnh tiến hóa, nó soi sáng các thể thấp; nó từ từ tăng độ nóng, và sau rốt giúp vào việc thiêu hủy các h́nh tướng.

Thứ ba. Giai đoạn mà trong đó lửa điện được tiết lộ, và nhờ sức mạnh của ngọn lửa của nó, các lửa khác bùng lên. Các Lunar Pitris đă làm tṛn công việc của họ, các Solar Pitris

820 đă phát triển được đơn vị hữu ngă thức, tức con người, và Chân Thần (đă vận dụng cả hai) tách rời cả hai, và rút vào chính nó, lần này cộng thêm với việc thu lượm của cuộc sống và cộng thêm bác ái – minh triết đă phát triển. Cổ Luận diễn đạt chân lư này như sau : “Chính Vị Chúa Sự Sống ngự ở tâm và quán sát. Các Chúa của  lửa thái dương theo đuổi nhiệm vụ của họ và tự hy sinh cho các Lunar Lords của mọi cơi thấp. Họ chết đi, nhưng sống lại. Họ vượt ra ngoài, và đến trở lại. Song, Chúa Tể Sự Sống vẫn c̣n ngự lại. Các Lunar Lords bắt đầu tàn tạ; năng lực các vị này bắt đầu giảm dần theo mỗi chu kỳ nối tiếp. Các Solar Lords tỏa chiếu trong

thành công và phó thác các tứ phân cho Lửa, -ngọn Lửa vốn thiêu đốt và làm tan h́nh hài.

Nhiều thời kỳ công việc tự lặp lại; các chu kỳ thăng trầm, cho đến ngày chiến thắng khi Solar Lord chào đón chính ḿnh và biết chính ḿnh là kẻ điều khiển.

Bấy giờ Chúa Tể Sự Sống chuyển vào chính ḿnh và vươn lên trong quyền lực của Ngài. Ngài tiêu hủy các Solar Lords, và các vị này tàn tạ như các Lunar Lords đă làm. Ngài phát ra một Linh Từ; lửa giáng xuống. Ngọn lửa cháy lên. Lửa thứ yếu vượt qua ngọn lửa thái dương đang cháy, đi vào ngọn lửa giữa qua sức mạnh của lửa từ bầu trời.

Không ǵ c̣n lại ngoại trừ ngọn lửa tam phân gồm tím, chàm và vàng. Cái Đó xuất lộ. Kế đó sự đen tối ngự trị. Tuy nhiên Chúa Tể Sự Sống tồn tại, dù là vô h́nh”.

Như chúng ta biết, hoa sen Chân Ngă gồm ba ṿng – mỗi ṿng được tạo thành bằng ba cánh hoa, và tất cả đều che chở chồi nụ bên trong nơi che giấu bảo ngọc. Chính là với sự tiến hóa của các cánh hoa này mà chúng ta bận tâm đến sự tạo thành, đem sinh khí, bảo dưỡng và sự khai mở sau rốt của chúng. Sẽ hữu ích cho nhà nghiên cứu ở giai đoạn này khi nhớ rằng trước tiên chúng ta bàn đến sự phát triển của trạng thái thứ hai trong con người, tức trạng thái minh triết – bác ái, và chỉ xem xét sơ qua trạng thái thứ ba, trạng thái hoạt động, trạng thái này có các trung tâm đem năng lượng của nó trong ba vi tử thường tồn.

821 Theo thuật ngữ huyền môn, các ṿng cánh hoa này được gọi là :

 

1. Tam bộ “tri thức ngoài” (“outer knowledge” triad) hay là các chúa tể của minh triết linh hoạt (lords of active wisdom).

2. Tam bộ “bác ái” ở giữa, hay các chủ tể của bác ái linh hoạt.

3. Bộ ba “hy sinh” bên trong, hay các chủ tể của ư chí linh hoạt.

Ṿng thứ nhất là tập hợp của kinh nghiệm và tâm thức đă phát triển. Ṿng thứ hai là việc áp dụng tri thức đó trong bác ái và phụng sự, hay là biểu lộ của Ngă và Phi-Ngă trong rung động hỗ tương. Ṿng thứ ba là biểu lộ đầy đủ của tri thức và bác ái chuyển về phía hy sinh hữu thức của vạn vật đối với việc đẩy mạnh các kế hoạch của Hành Tinh Thượng Đế, và đối với việc tiến hành các mục tiêu của Ngài trong công việc tập thể. Mỗi một trong ba nhóm cánh hoa này chịu ảnh hưởng sự dẫn dắt rơ rệt của ba nhóm Agnishvattas, các Ngài tạo h́nh cho chúng bằng chất liệu riêng của các Ngài và về bản chất, các Ngài là Ego tam phân trong biểu lộ của nó. Lực và năng lượng cố kết của các Thực Thể huyền bí này tuôn đổ qua ba nhóm cánh hoa, các Đấng (khi xét gia đ́nh nhân loại nói chung) mà chúng ta gọi là

a/ Các Đức Phật hay là các Tinh Quân Hoạt Động (Lords of Activity).

b/ Các Đức Phật hay là các Tinh Quân Từ Ái (Lords of Compassionate Love).

c/ Các Đức Phật Hy Sinh, mà đối với con người, Đấng Chưởng Quản Thế Gian là Đấng tiêu biểu (exponent) được biết nhiều nhất.

Qua ba nhóm cánh hoa này, năng lượng tam phân, trên cơi trí, đang tuôn đổ qua đó, t́m thấy nó là phương tiện biểu lộ liên quan với giới nhân loại, trong ba nhóm Agnishvattas hay Solar Pitris được nói đến ở trên. Các nhóm này tạo ra chất liệu của ba ṿng cánh hoa, và mỗi nhóm cũng có một ảnh hưởng đặc biệt trên cánh hoa đặc biệt thuộc về giai tầng

rung động đặc biệt của chúng. Với mục đích minh giải, chúng ta có thể kê ra các cánh hoa khác nhau để cho nhà nghiên

822      cứu có thể nhận được một hiểu biết về việc thành lập thể nguyên nhân của chính y và một ư tưởng nào đó về các mối liên quan tam giác khác nhau :

I. Bộ ba “tri thức” ngoài : a/ Cánh hoa 1 … Tri thức trên cơi trần. Các màu: cam, lục và tím. b/ Cánh hoa 2 … Bác ái trên cơi trần. Các màu: cam, hồng và lam. c/ Cánh hoa 3 … Hy sinh trên cơi trần. Các màu: cam, vàng và chàm.

Ba cánh hoa này được cấu tạo và tiếp sinh lực trong Pḥng Vô Minh (Hall of Ignorance), nhưng vẫn chưa khai mở và chỉ bắt đầu khi ṿng cánh hoa thứ hai được sắp xếp.

II. Bộ ba “bác ái” ở giữa: a/ Cánh hoa 1 … Tri thức cao siêu áp dụng qua bác ái trên cơi trần và cơi cảm dục. Các màu : hồng và ba màu gốc. b/ Cánh hoa 2 … Bác ái sáng suốt cao trên cơi trần và cơi cảm dục. Các màu : hồng và ba màu tương ứng. c/ Cánh hoa 3 … Hy sinh sáng suốt nhờ bác ái trên cơi trần và cảm dục. Các màu : hồng và ba màu tương tự.

Ba cánh hoa này bảo tồn màu cam căn bản nhưng có thêm màu hồng trong mọi cánh hoa, để cho bốn màu giờ đây đều được thấy. Các cánh hoa này được cấu tạo và đem lại sinh khí trong Pḥng Học Tập, nhưng vẫn chưa khai mở. Tầng cánh hoa bên ngoài trải ra cùng lúc chỉ khi nào nó mở hoàn toàn, lộ ra ṿng thứ hai; ṿng thứ ba vẫn được che chở.

823 Biểu đồ IX Hoa Sen chân ngă

III. Bộ ba “hy sinh” bên trong.

 

a/ Cánh hoa 1 … Ư chí-hy sinh nhờ tri thức trên cơi trí, và như thế khống chế một cách sáng suốt toàn bộ phàm ngă tam phân.

Các màu : vàng và bốn màu cam, lục, tím và hồng. 824 b/ Cánh hoa 2 … Ư chí-hy sinh nhờ bác ái trên cơi trí và như vậy đưa đến phụng sự. Các màu: vàng và bốn màu cam, tím, hồng, lam. c/ Cánh hoa 3 … Hy sinh hoàn toàn cho vạn vật măi măi. Các màu: vàng, cam, hồng, lam và chàm.

Trong cái bí ẩn của các màu phụ này và của sự tỏa chiếu từ từ trong hoa sen của năm màu trong bất cứ một cánh hoa nào vào bất cứ lúc nào, có ẩn giấu cái bí ẩn của năm Kumaras (GLBN I, 483). Người nghiên cứu t́m kiếm ư nghĩa về sự vượt trội của màu cam và hồng trong việc tiến đến cái bí ẩn của hai vị Kumaras đă rơi xuống (fell). Nhiều điều không thể nói, nhưng màu sắc nắm giữ ch́a khóa bí mật đối với sự việc lớn lao này. Ṿng cánh hoa bên trong được tạo ra và được cấp sinh khí trong Pḥng Minh Triết, đồng thời ṿng giữa khai mở, cho nên hai dăy cánh hoa được mở đúng lúc và chỉ có ṿng thứ ba vẫn cần được mở. Việc khai mở sau rốt này được thực hiện trong giai đoạn bước lên Con Đường Điểm Đạo, và trong cuộc tuần hoàn này nó được hối thúc bằng các nghi thức điểm đạo và bằng các cố gắng bất thường và tích cực của chính con người, được trợ giúp bằng công tác từ điện của Đấng Điểm Đạo, đang vận dụng Quyền Lực Trượng.

Mặc dù chúng ta đă chia rơ các giai đoạn phát triển khác nhau, chúng ta chỉ bàn đến đa số người bậc trung, gom góp các sự kiện của chúng ta từ các tài liệu mà chúng ta tiếp nhận được và chúng được tập hợp liên quan đến đề tài thành ba nhóm, có liên quan tới :

a/ Các Chân Thần quyền lực. b/ Các Chân Thần bác ái. c/ Các Chân Thần hoạt động. Người nghiên cứu phải nhớ rằng tùy theo các nhóm này,

mà khuynh hướng của các cánh hoa sẽ khai mở ra sao. Giả dụ, trong trường hợp của đa số con người, vốn là các Chân

825 Thần bác ái, th́ các cánh hoa bác ái được khơi hoạt dễ hơn, v́ bác ái là bản chất của cuộc biểu lộ hiện tại, c̣n đường lối bác ái theo một chiều hướng nào đó (thấp, cao, hoặc tâm linh) là đường lối dễ nhất đối với nhiều người. Tuy nhiên các Chân Thần hoạt động th́ nhiều và có ảnh hưởng, c̣n cánh hoa thứ nhất trong mỗi ṿng đối với chúng th́ dễ khai mở nhất. Đối với cả hai nhóm, cánh hoa “tri thức” được khai mở trước tiên, do bản chất có sẵn của chính các Manasadevas, và rung động căn bản của các thần này. Đối với mọi vật, hy sinh là cái khó nhất, v́ bao giờ nó cũng cần đến hai yếu tố thông tuệ và bác ái – tri thức sáng suốt và một t́nh thương vốn dành cho những ǵ phải được cứu vớt qua hy sinh. Trong ba ṿng cánh hoa này có ẩn giấu một manh mối khác đối với cái bí ẩn về 777 lần luân hồi. Các con số này không truyền đạt số năm chính xác, mà chỉ là ẩn dụ và có tính chất biểu tượng. Chúng được dự định để truyền đạt ư tưởng về ba chu kỳ với kỳ gian thay đổi, căn cứ vào bản chất thất phân của Chân Thần đang biểu lộ. Thứ nhất. 700 lần lâm phàm. Các lần lâm phàm này liên quan đến sự phát triển của ṿng tuần hoàn bên ngoài. Đây là thời kỳ dài nhất. Rung động lúc đầu th́ chậm lụt và nặng nề, và hàng ngàn kiếp sống phải trôi qua trước khi sự trao đổi lẫn nhau của năng lượng giữa Ego với h́nh ảnh của nó, tức phàm ngă (con người tam phân hạ đẳng) đến nỗi tâm thức của con người “thức tỉnh” (“awakens”) về mặt huyền linh

trong Pḥng Học Tập. Đối với người tiến hóa vào lúc này, các lần luân hồi này xảy ra trên dăy nguyệt cầu (moon chain) và trong một số trường hợp trên một vài hành tinh có liên quan với cuộc nội tuần hoàn. Đây là trường hợp tất yếu đưa đến sự “nhập-vào” (“coming-in”) của con người trong căn chủng Atlantis. Con người thuộc mẫu này đă từ chối luân hồi trước kia, v́ các cơ thể (bodies) đều quá thô lậu; việc này là h́nh ảnh theo chu kỳ (trên cơi thấp nhất) của việc từ khước của các Chân Thần để nhập thể vào dịp khai nguyên. Không có “tội lỗi” thực sự nào bị phạm phải; chính đặc ân của họ là phân biện, và việc khước từ này có sự liên quan của nó với các t́nh

826      trạng trên Địa Cầu, nguyên là nền tảng của các phân biệt lớn về giai cấp mà – trong mọi vùng đất – gây ra hậu quả phiền toái và nền móng huyền bí của hệ thống “đẳng cấp”, rất bị lạm dụng ngày nay ở Ấn Độ. Vấn đề lao động và tư bản có căn cội của nó trong sự phân biệt chủ quan giữa các Egos “có trang bị và không trang bị”, giữa các đơn vị này của gia đ́nh nhân loại trên địa cầu, những người đă vượt qua Pḥng Vô Minh và những người chưa ḍ dẫm trong các hành lang tối tăm, giữa các Chân Ngă này vốn chỉ là các Egos “chồi nụ”, với những người đă thiết lập được ṿng cánh hoa bên ngoài và các cánh hoa này đă sẵn sàng khai mở.

Ư tưởng về thất bộ của các thế kỷ phải được xem xét cẩn thận và cũng như bao giờ trong mọi vấn đề huyền linh, ư tưởng về tam bộ cũng phải được ghi nhớ với một giai đoạn tổng hợp, vốn là một tóm tắt về sự phối kết tam phân:

 

3 giai đoạn của 3 số mười  …...  1 giai đoạn tổng hợp ….…   

90 năm 10 năm 100 năm

Bảy lần này lặp lại

 …..

7 700 năm

     

 

Mỗi chu kỳ (lại các chu kỳ ẩn dụ) để lại một trong các cánh hoa được cấp sinh lực nhiều hơn và có một hiệu quả rơ rệt trên mỗi cánh hoa.

Thứ hai. 70 lần luân hồi. Các cuộc lâm phàm này liên quan đến việc phát triển của ṿng cánh hoa giữa. Nhiều người có thể học được từ việc xem xét ư nghĩa huyền linh có liên quan đến việc nhắn gửi trong số các môn đồ của họ bởi bất cứ điểm đạo đồ nào (như là Đức Christ) trong các nhóm 70, đang diễn ra 2 và 2. Bảy mươi lần luân hồi này trước nhất có ảnh hưởng đến sự phát triển của t́nh thương trong cuộc đời riêng tư, sự tiến hóa của bản chất cảm dục, dựa trên sự nhận thức về các cặp đối ứng, và sự cân bằng của chúng trong bác ái và phụng sự.

Chu kỳ này bao hàm giai đoạn con người vượt qua trong

827      Pḥng Học Tập và có sự tương ứng của nó trong căn chủng Atlantis và sự mâu thuẫn giữa các Chúa Tể của Hắc Diện (Dark Face) với Huynh Hữu Chính Đạo. Bên trong sự sống của mỗi cá nhân, một mâu thuẫn tương tự diễn ra trong giai đoạn này, kết thúc với Kurukshetra hay băi chiến trường, nó giành được cho con người cái quyền bước trên Con Đường Dự Bị, và sau rốt cái đặc quyền đứng trước Cánh Cửa Điểm Đạo. Lần nữa ư nghĩa về số của các con số phải được nghiên cứu; lần này chúng được ẩn giấu trong số mười hay là 3 chu kỳ có 3 giai đoạn thứ yếu, mỗi cái tạo ra 9, và một giai đoạn tổng hợp, đưa đến mục đích cuối cùng của một giai đoạn bên trong chu kỳ lớn hơn; điều này được biểu hiện bởi 10 hoàn thiện tương đối.(1)(2)

1 GLBN I, 214;  II, 393, 445, 446. 2 Con số 10 – Xem GLBN I, 125, 126.

1. Ba, nằm trong ṿng tṛn là Tứ linh diệu (Sacred Four). Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

Sự tương tác giữa xung lực karma với năng lượng trí tuệ đă tạo ra một nhận thức bên trong tâm thức của Chân Ngă

828      của điều mà con người đă học được bên trong hai Pḥng; ṿng cánh hoa bên ngoài được khai mở, c̣n ṿng ở tâm sẵn sàng mở.

a) Adi -Sanat, Số Mục, Nhất Nguyên. Thượng Đế hay là Đấng Duy Nhất đang lâm phàm trong vật chất. Thượng Đế và con người hoạt động dưới h́nh thức các đơn nhất trên các cơi vật chất thích hợp.

b) Tiếng nói của Linh Từ, các Con Số, v́ Ngài là một và chín. Trạng thái thứ hai, Ư tưởng được biểu hiện. Tâm thức. c) H́nh Vuông vô sắc tướng, (formless Square) trạng thái vật chất, chất liệu và h́nh hài. Giới hạn. Vạch ra các điều này liên quan với : a-Một Thái Dương Thượng Đế, đang làm linh hoạt một thái dương

hệ.

b-Một Hành Tinh Thượng Đế, đang làm linh hoạt một hành tinh hệ.

c-Một con người, đang làm linh hoạt các thể biểu lộ của ḿnh.

2. Mười là vũ trụ vô sắc tướng. (arupa universe). Ở đây việc nhấn mạnh được đặt vào các Sự Sống nội tâm, hay là Tâm

Thức sáng suốt bên trong các h́nh tướng. Mười này có thể được gọi là :

I. Thượng Đế Ngôi Một … Shiva … Chúa Cha … Ư Chí.

II. Thượng Đế Ngôi Hai … Vishnu … Chúa Con … Bác ái-minh triết.

III. Thượng Đế Ngôi Ba … Brahma … Chúa Thánh Thần …Thông tuệ. đang ứng linh Vật Chất, Mẹ.

 Đấng Chủ Quản Ư Chí vũ trụ  …. Cung 1.

 Đấng Chủ Quản Bác ái vũ trụ … Cung 2.

 Đấng Chủ Quản Thông Tuệ vũ trụ …  Cung 3.

 Đấng Chủ Quản Sự Hài ḥa vũ trụ …  Cung 4.

 Đấng Chủ Quản Tri thức vũ trụ ….  Cung 5.

 Đấng Chủ Quản Sự Sùng tín vũ trụ …  Cung 6.

 Đấng Chủ Quản Nghi Thức vũ trụ … Cung 7. Chúng là tâm thức chủ quan, nguyên nhân của biểu lộ.

 

Thứ ba. 7 lần luân hồi. Các lần luân hồi này là các luân hồi được trải qua trên Con Đường Dự Bị. Đây là một giai đoạn lư thú, trong đó vài việc được thực hiện vốn có thể được mô tả bằng các lời sau :

Hai ṿng cánh hoa ngoài được kích thích theo một nhận thức mới mẻ và đặc biệt qua tác động hữu thức của đệ tử dự bị. Nhiều việc cho đến giờ được theo đuổi dưới ảnh hưởng các luật tiến hóa thông thường và không được hay biết. Bây giờ, tất cả đều thay đổi, v́ thể trí trở nên linh hoạt, và hai trong số các cánh hoa ư chí được phối kết, c̣n một “khơi hoạt” sinh lực và khai mở.

Lửa hay năng lượng từ hai ṿng cánh hoa này bắt đầu luân lưu theo tam giác nguyên tử và khi trường hợp này xảy ra, nó ghi dấu một giai đoạn rất quan trọng; một công việc song đôi đă được hoàn thành trong cuộc sống thấp kém của cá nhân và trong cuộc sống chân ngă :

a/ Các vi tử thường tồn có bốn loa tuyến thấp hoàn toàn linh hoạt (hai nhóm trong mỗi bộ hai), c̣n loa tuyến thứ năm ở trong tiến tŕnh thức tỉnh đi vào hoạt động y như thế. Tam giác đang ở trong hoạt động tuần hoàn, nhưng chưa đạt đến độ sáng chói đầy đủ của nó, cũng như không có sự quay tṛn hay xoay theo bề đo thứ tư của nó.

b/ Hai ṿng cánh hoa được “khơi hoạt”, một được mở rộng, c̣n ṿng kia sắp khai mở.

Như vậy, trong sự sống của đệ tử dự bị, hai trạng thái của sự sống thiêng liêng được làm cho tự hiển lộ, và dù cho đến nay nhiều điều vẫn cần làm, tuy thế khi các ṿng cánh hoa bên trong được khơi hoạt – qua phương tiện của diễn tŕnh khai mở kỳ lạ và bất thường – trạng thái c̣n lại sẽ được đưa tới xuất lộ tương tự, và tạo ra con người hoàn thiện trong ba

829 cơi thấp. Thế là công việc của Solar Pitris được hoàn tất.

Sự kiện về hiện tượng khác thường của diễn tŕnh khai mở cần được nhấn mạnh ở đây.

Sự khai mở (initiation) có bản chất của một thực nghiệm lớn lao mà Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta đang tạo ra trong cuộc tuần hoàn này. Trong các cuộc tuần hoàn trước và có lẽ trong các cuộc tuần hoàn sau này, toàn bộ diễn tŕnh sẽ tuân theo định luật tự nhiên. Trong cuộc tuần hoàn này và trên dăy hành tinh này, Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta trên mức độ cao của Ngài, là cái mà về mặt huyền bí được gọi là “tọa thiền hợp nhất” (“sitting for yoga”) và được trải qua rơ rệt một vài tiến tŕnh huấn luyện ngơ hầu kích hoạt các trung tâm lực của Ngài. Sự kiện này đang được Thánh Đoàn trên Địa Cầu tận dụng để tạo ra vài thành quả trong các giống dân dưới sự dẫn dắt của các Ngài. Toàn bộ diễn tŕnh được chọn lựa, và một người có thể -nếu y chọn như thế -noi theo tiến tŕnh b́nh thường, và mất rất nhiều thời gian để thực hiện những ǵ được chọn để làm trong một giai đoạn ngắn hơn, qua một tiến tŕnh tự chọn bắt buộc.

Vào lúc kết thúc 777 kiếp luân hồi, con người đi qua cửa điểm đạo và nhập vào một tiến tŕnh tổng hợp ngắn, tức là giai đoạn sau rốt trong đó y thu thập các kết quả của kinh nghiệm trong hai pḥng đầu tiên và chuyển hóa tri thức thành minh triết, biến đổi cái bóng (shadow) của các sự vật nh́n thấy thành năng lượng của những ǵ đang hiện hữu, và đạt đến sự giải thoát cuối cùng ra khỏi mọi h́nh tướng thấp kém vốn ra sức cầm giữ y trong ngục tù. Chính giai đoạn điểm đạo này được chia thành bảy giai đoạn nhỏ (stages), nhưng chỉ có năm trong các giai đoạn nhỏ này có liên quan đến cuộc tiến hóa của Ego, giống như năm vị Kumuras có liên quan trước tiên đến cơ tiến hóa của nhân loại trong thái dương hệ và trên hành tinh này.

Như thế, chúng ta lại có bốn vị Kumaras ngoại môn, mà trong các Ngài, hai vị đă rơi xuống (fell), c̣n ba vị thuộc nội môn (esoteric), một vị trong số đó đang tập trung các mănh lực sự sống của bốn vị ngoại môn, cùng với Các Kumaras này hợp thành năm vị như nói trên. Đạo sinh phải nghiên cứu vấn đề này theo quan điểm về năng lượng hay sinh lực, xét nó theo khía cạnh của tính đối cực (polarity) và của sự phối

830 ngẫu huyền bí, theo sự hiểu biết về ư nghĩa thực sự của liên hệ tính dục, của sự gặp gỡ và ḥa nhập của các cặp đối ứng và công việc của một người tổng hợp ở chỗ mà mọi kiểu mẫu năng lượng có liên quan. Thí dụ : a/ Chân Ngă tổng hợp hay gom góp trong các sinh lực của phàm ngă tứ phân. b/ Cung của Đức Mahachohan trên Địa Cầu tổng hợp các sinh lực của tứ hạ thể. Cung này là cung phụ thứ ba của Cung hành tinh chúng ta. c/ Cung chính thứ ba của thái dương hệ pha trộn bốn cung thứ yếu. d/ Đức Kumara thứ năm phối hợp và nối kết trong Chính Ngài công việc của bốn cung thấp. H́nh ảnh của tất cả mọi điều này trong Tiểu thiên địa có thể được nghiên cứu bởi người hiểu tại sao thể xác là vận thể của tất cả mọi nguyên khí. Vào lúc Cuộc Điểm Đạo thứ ba xảy ra, ṿng trong của các cánh hoa được khai mở và hoa sen măn khai với mọi vẻ đẹp của nó có thể được nh́n thấy. Ở Cuộc Điểm Đạo thứ tư, búp nụ bên trong nở bung ra qua hiệu ứng của điện lực của Điểm Đạo Trượng, vốn đem tới sức mạnh của cung tổng hợp của chính thái dương hệ; nhờ thế, bảo ngọc bên trong được hiển lộ. Công việc đă được hoàn tất; năng lượng nằm ở trong các vi tử thường tồn, đă đem sinh lực cho tất cả mọi loa tuyến

trong khi lực hoàn thiện của hoa sen, và ư chí năng động của tia lửa trung ương được đưa vào hoạt động đầy đủ và hợp nhất. Việc này mang lại một biểu lộ tam phân của sinh lực, nó gây ra sự tan ră của h́nh hài và các kết quả sau:

a/ Các vi tử thường tồn trở nên phóng quang, và do đó ṿng­giới-hạn của chúng không c̣n là chướng ngại vật đối với các đơn vị thứ yếu bên trong; các sự sống của âm điện tử trong các nhóm khác nhau của chúng thoát ra, và trở lại với kho chứa vĩnh cửu. Chúng tạo thành vật chất thuộc một đẳng cấp

831 rất cao, và sẽ tạo ra các h́nh hài của các sự sống mà, trong một chu kỳ khác, sẽ t́m kiếm các vận thể. b/ Các cánh hoa bị hủy diệt bởi tác động của lửa, và một số lớn các sự sống thiên thần vốn tạo thành chúng và đem lại cho chúng sự cố kết và tính chất của chúng, được gom lại phía sau bởi các Solar Pitris ở cấp cao nhất, vào Tâm của Thái Dương; chúng sẽ được hướng ra ngoài trở lại trong một thái dương hệ khác. Vật chất nguyên tử sẽ được dùng đến cho một kỳ khai nguyên khác, nhưng các Solar Pitris sẽ không lại bị kêu gọi để hy sinh chính họ cho đến thái dương hệ tới khi họ sẽ bước vào với tư cách các Cung hành tinh, như vậy lặp lại trên các mức độ Chân Thần trong thái dương hệ kế tiếp những ǵ mà các Ngài đă làm trong thái dương hệ này. Bấy giờ các vị ấy sẽ trở thành các Hành Tinh Thượng Đế (Planetary Logoi). c/ Sự Sống gây hứng khởi chính yếu trở lại với cội nguồn của nó, thoát ra khỏi ngục tù và hoạt động với tư cách một trung tâm năng lượng trên các cơi năng lượng dĩ thái vũ trụ. Trên đây, chúng ta đă cố gắng gợi ra một ư tưởng tổng quát về diễn tŕnh tiến hóa liên quan đến Ego và sự tiến triển của nó dưới luật nghiệp quả và chu kỳ. Nếu nhà nghiên cứu cân nhắc về hai định luật này, điều sẽ trở nên rơ rệt đối với y là cả hai có thể được tóm lược dưới tên gọi thông thường là

Định Luật Tiết Điệu (Law of Rhythm). Mọi biểu lộ đều là kết quả của năng lượng linh hoạt tạo ra một số hiệu quả và chi tiêu năng lượng theo bất cứ một hướng nào sẽ cần có một chi tiêu ngang bằng theo một hướng ngược lại. Liên quan tới Ego và kinh nghiệm sống của nó, điều này tạo ra ba giai đoạn :

Thứ nhất. Giai đoạn mà trong đó năng lượng được biểu lộ tác động hướng ra ngoài. Bản Ngă trở nên đồng nhất hóa với các thể thấp (sheaths) của nó. Đây là giai đoạn hoàn toàn thuộc cá nhân.

Thứ hai. Giai đoạn mà trong đó việc hiệu chỉnh theo thiên luật được cố công t́m kiếm, c̣n Bản Ngă không hoàn toàn đồng nhất hóa với các thể thấp của nó, mà cũng không hoàn toàn đồng nhất hóa với Chính Nó. Nó đang học cách chọn các

832 cặp đối ứng. Đây là giai đoạn xung đột và xáo động mănh liệt nhất, và là chiến trường mà trong đó sự hiệu chỉnh phải được tạo ra; đó là giai đoạn trắc nghiệm trong đó lực chuyển hóa vừa đủ được sinh ra bởi đệ tử để đưa y đến thái cực đối nghịch của giai đoạn trước, -giai đoạn mà trong đó năng lượng sẽ biểu lộ bên trong chứ không phải bên ngoài. Thứ ba. Giai đoạn mà trong đó năng lượng của Ego được tập trung ở tâm ṿng tṛn, chứ không c̣n ở ngoại vi, được áp dụng từ đó nhờ cố gắng hữu thức của Ego trong việc phụng sự tập thể. Việc lôi kéo của bản chất thấp được thay thế, và việc thu hút của những ǵ thậm chí c̣n cao hơn cả cái mà Ego đă cảm nhận. Tiến tŕnh trước đây, bây giờ đă được lặp lại trên một ṿng xoắn ốc cao hơn và năng lượng Chân Thần bắt đầu tác động tới Ego giống như năng lượng của Chân Ngă đă tác động lên phàm ngă. Monad, vốn đă đồng nhất hóa với Ego (biểu lộ bên ngoài của Chân Thần), lại bắt đầu t́m kiếm trung tâm đích thực của chính nó “bên trong Tâm”, và trên

các phân cảnh cao các kết quả tác động đến sự phân phối và bảo tồn năng lượng lại có thể được nh́n thấy.

Cần nhấn mạnh vào phương pháp này bởi v́ điều hệ trọng là mọi nhà huyền linh học cần học cách lư giải và suy tưởng bằng các thuật ngữ chỉ năng lượng và lực, trái ngược với các thể thấp hay các công cụ được dùng. Nhà thần bí đă nhận biết yếu tố “lực” này, nhưng chỉ tác động với trạng thái lực dương tính. Nhà huyền linh học phải nhận ra và tác động với ba loại lực, hay năng lượng, và trong đó có ẩn sự phân biệt giữa công việc của y với công việc của nhà thần bí. Y nhận ra :

 

1. Lực dương … hay những ǵ mang năng lượng.

 

2. Lực âm … hay những ǵ là nơi chứa năng lượng; những ǵ tác động đến hoặc chiếm giữ h́nh hài dưới tác động của lực dương.

 

833 3. Ánh sáng hay lực hài ḥa … Những ǵ được tạo ra bởi sự hợp nhất của hai lực này. Kết quả là năng lượng bức xạ (radiant energy) và là kết quả của việc giữ thăng bằng của hai lực kia. Ba trạng thái năng lượng này thường được gọi là : a/ Lửa điện ............. năng lượng dương ..... Từ Phụ. b/ Lửa do ma sát ..... năng lượng âm ........... Từ Mẫu. c/ Lửa thái dương .. năng lượng bức xạ ..... Thái Dương hay Con. Mỗi một trong hai trạng thái sau cùng này biểu lộ trong chính nó theo cách nhị nguyên, nhưng hiệu quả là một tổng thể đồng nhất so với Cái Đơn Nhất vĩ đại mà trong đó chúng đang biểu lộ.

Vấn đề các devas có thể phần nào được hiểu rơ hơn, nếu người ta nhớ rằng chính các devas biểu hiện cho hai loại năng lượng. Thí dụ, các Solar Pitris là chất liệu của các thể chân ngă và các nhóm chân ngă, và là phương tiện biểu lộ cho

trạng thái Tinh Thần, v́ Tinh Thần biểu lộ nhờ vào linh hồn. Các Lunar Pitris, vốn tạo ra phàm ngă, chính là tập hợp của các thể thấp, được truyền năng lượng và được sử dụng bởi các Solar Lords. Các Solar Angels này lại ở trong nhiều nhóm và biểu lộ trong chính đẳng cấp của các Ngài một năng lượng song đôi, cả dương lẫn âm. Có sự sống dương của hoa sen chân ngă vốn kết hợp, bảo toàn và kích hoạt các cánh hoa, đồng thời cũng có năng lượng của chính chất liệu cánh hoa, hay là khía cạnh âm được cuốn hút bởi lực dương của các Solar Lords cấp cao vào trong các ṿng xoắn sinh động hay là các bánh xe mà chúng ta gọi một cách tượng trưng là “các cánh hoa”. Có một tương đồng chặt chẽ liên quan với Hành Tinh Thượng Đế và Thái Dương Thượng Đế giữa prana, tức sinh lực vốn làm linh hoạt thể dĩ thái của con người, và bằng

834 lực kết hợp thể xác và chính sinh lực tổng hợp đó của Thượng Đế giúp làm sinh động mọi nguyên tử trên mọi cơi của thái dương hệ. Nếu điều này được suy nghiệm và sự thật về tất cả mọi cơi của chúng ta vốn là biểu lộ dĩ thái và trọng trược của Thái Dương Thượng Đế được hiểu rơ, lúc đó vị trí mà các Solar Angels nắm giữ, có thể trở nên sáng tỏ phần nào, và mối liên hệ của các Ngài với Hành Tinh Thượng Đế và với Thái Dương Thượng Đế có thể cũng trở nên rơ ràng hơn. Không những chúng ta phải nghiên cứu các Ngài v́ có liên quan đến chính chúng ta và liên quan đến cố gắng của chúng ta để đồng nhất hóa chính chúng ta với các Solar Lords của các Lunar Pitris, mà cũng phải nhận ra : a/ Các Solar Angels của một hệ hành tinh. b/ Các Solar Angels của thái dương hệ. c/ Các Lunar Lords của hành tinh hệ và thái dương hệ.

Thuật ngữ “lunar” (“thuộc về trăng”) ở đây là một lỗi thời (anachronism) và không chính xác về mặt chuyên môn. Mặt trăng hoặc các mặt trăng trong bất cứ hành tinh hệ nào đều là các quả của thái dương hệ, chớ không phải các nhân. Trong một vài liên hệ hành tinh, chúng được xem là các nhân, nhưng liên quan với thái dương hệ chúng ta chúng lại không. Tuy nhiên, cũng liên quan với một thái dương hệ, về mặt vũ trụ, có hiện hữu một vài thể trong không gian, chúng có một hiệu quả nhất định đối với thái dương hệ giống như mặt trăng đang có đối với địa cầu. Đây là một điều mà cho đến nay chưa được hiểu biết đối với các nhà siêu h́nh học, các khoa học gia và các nhà thiên văn. Về mặt vũ trụ, cho đến nay, chiến tranh tiến hành giữa các “lunar” lords của thái

835      dương hệ với các Thực Thể vốn tương tự với các Solar Lords trên các cấp độ vũ trụ. Cho đến khi các nhà nghiên cứu của chúng ta mở rộng quan niệm của họ để bao gồm trong các tính toán của họ các thể cảm dục và thể trí của Thượng Đế, khi Thượng Đế t́m cách biểu lộ xúc cảm và trí tuệ trên cơi trần (qua thể hồng trần của Ngài, tức một thái dương hệ) th́ các nhà nghiên cứu đó sẽ không tiến được xa hướng về tâm của bí ẩn thái dương. Cho đến khi lực của các Lunar Lords vũ trụ được t́m ra, sự thật về việc có toàn bộ các cḥm sao bên ngoài thái dương hệ chúng ta ở trong tiến tŕnh tan ră theo thời gian và không gian theo một cách tương tự với sự tan ră của mặt trăng sẽ không được biết, cũng như không lần ra được các hiệu quả của việc này. Sau rốt, thái dương hệ chúng ta sẽ đi vào một t́nh trạng tương tự. Cái bí ẩn thực sự về tà lực (1) nằm nơi đây, và cái thực tại đích thực của “Cuộc Chiến

1 Vấn đề Tà Lực (Problem of Evil).

Lïận về lửa càn khôn

Trích dẫn sau đây bắt nguồn từ một trước tác xuất thần, được đưa ra qua T.S. Anna Kingsford; nó được viết như sau :

“Bạn cũng muốn biết cội nguồn của tà lực. Đây là một chủ đề lớn, và chúng tôi không c̣n che giấu điều đó với bạn thêm nữa, nhưng dường như đối với chúng tôi hiện nay bạn đang cần đến nó. Vậy th́ nên hiểu rằng Tà Lực là kết quả của Sáng Tạo. V́ Sáng Tạo là kết quả của dự tính của Tinh Thần vào trong vật chất; và với dự tính này, mầm mống đầu tiên của tà lực xuất hiện. Chúng tôi muốn bạn biết rằng không có một điều ǵ như là tà lực thuần túy, mà tà lực là kết quả của sự thể hiện của Tinh Thần. Nếu bạn xem xét cẩn thận tất cả những ǵ mà chúng tôi đă nói với bạn liên quan đến các h́nh thức tà lực khác nhau, bạn sẽ thấy rằng mọi con người đều là kết quả của giới hạn của quyền năng để nhận thức rằng toàn bộ Vũ Trụ chỉ là Bản Ngă Phóng Đại (Larger Self) … Lúc đó, quả thật rằng Thượng Đế tạo ra tà lực, nhưng tuy thế điều cũng đúng rằng Thượng Đế là Tinh Thần, và v́ là Tinh Thần th́ không thể sai trái. Tà lực lúc đó thuần là và duy nhất là kết quả của sự cụ thể hóa của Thượng Đế. Đây là một bí ẩn vĩ đại. Chúng ta có thể chỉ nêu ra điều đó tới nay… Thượng Đế là chính sự nhận thức. Thượng Đế là sự nhận thức vũ trụ. Thượng Đế là những ǵ đang thấy và được thấy. Nếu chúng ta có thể thấy tất cả, nghe tất cả, tiếp xúc tất cả và v..v… sẽ không có tà lực, v́ tà lực bắt nguồn từ giới hạn của nhận thức. Giới hạn đó là cần thiết nếu Thượng Đế phải tạo ra bất cứ điều ǵ khác hơn là Thượng Đế. Bất cứ điều ǵ khác hơn là Thượng Đế phải kém hơn Thượng Đế. Do đó, nếu không có tà lực, Thượng Đế sẽ c̣n lại có một ḿnh. Mọi vật đều là Thượng Đế tùy theo mức độ của Tinh Thần nơi chúng.”

Cần nói rằng, một nhân loại hoàn hảo sẽ là một hiện thể hoàn hảo của Tinh Thần thiêng liêng (xem Mercaba của Ezekiel, Chương 1). Vĩ đại thay sự hàm ân của chúng ta đối với các Nhà Linh Thị (Seers) họ phóng chiếu cho chúng ta các tia sáng lên cái tối tăm và bí nhiệm của sự sống con người, nơi mà Tinh Thần đang phấn đấu bên trong, lại thường bị chôn vùi trong các hố thẳm của Cái Hồng Hoang (Chaos) bí hiểm này, nhờ đó khiến cho bóng tối thấy được, cho nên chúng ta được phép thấy một vài bước của Con Đường phía trước, nhờ thế khuyến khích chúng ta kiên quyết tiến tới với sự yên tâm đổi mới rằng các đám sương mù và đám mây mờ sẽ bị xua tan, và vào đúng lúc, chúng ta sẽ bước vào sự toàn vẹn của Bản Lai Diện Mục thiêng liêng (divine Presence).

ở Cơi Trời” (“War in Heaven”) phải được t́m ra nơi đây. Tương tự, cần phải nhớ rằng các hành tinh hệ đi vào qui ẩn và “tiêu tán” (“die out”) qua sự triệt thoái trong mọi trường hợp của sự sống tích cực và năng lượng tích cực và của lửa điện vốn là nguyên khí làm linh hoạt của mọi thái dương hệ, hành tinh hệ, bầu hành tinh, giới trong thiên nhiên và cả nhân loại. Việc này lại tạo ra trong mỗi trường hợp sự tàn tạ (dying out) của “sự rực rỡ của mặt trời”, hoặc là của ánh sáng được tạo ra bởi sự ḥa lẫn của năng lượng dương và âm. Tất cả những ǵ c̣n lại trong mọi trường hợp, lần nữa là năng lượng quen thuộc của vật chất mà dựa vào đó và qua đó, năng lượng dương có một hiệu quả đáng kể như thế. Loại 836 thần lực âm này từ từ tiêu tan hay là tự phân tán và t́m vào kho chứa năng lượng trung ương. Như vậy dạng thức gần h́nh cầu bị tan ră. Điều này có thể được thấy đang diễn ra ngày nay trong trường hợp mặt trăng, và cùng qui luật vẫn đúng đối với mọi thể. Chúng ta có thể diễn đạt điều đó theo cách khác: Các Solar Devas (hay năng lượng bức xạ) trở về Tâm trung ương hay về nguồn cội phát ra chúng. Nguồn cội này giao lại thần chất cấp thấp tùy vào nội nhiệt riêng của chính nó, v́ nó bao hàm sự triệt thoái của những ǵ kiến tạo vật chất thành h́nh hài. Thần chất này thuộc nhiều loại và có lẽ diễn tiến tiếp theo có thể được hiểu rơ hơn nếu chúng ta nói rằng khi h́nh hài kết thúc, các thần kiến tạo cấp thấp và các devas quay lại với hồn tập thể của họ. Một số trong các thần này, tức những vị tạo ra các thể của giới thứ tư trong thiên nhiên, do đó, họ là loại vật chất cao nhất mà qua đó tâm thức có thể biểu lộ trong ba cơi thấp, đang ở trên đường hướng về biệt ngă hóa, -họ đang ở gần giai đoạn con người

Tạp chí The Theosophist, quyển 29, trang 50.

hơn là vật chất của ba giới kia. Họ chiếm một vị trí trong cơ tiến hóa thiên thần tương tự với cơ tiến hóa mà con người đang giữ trong giới nhân loại (để ư rằng tôi nói giới, chớ không nói cơ tiến hóa) tức là người đang tiến gần Thánh Đạo. Mục tiêu đối với các thiên thần (dưới hàng các Solar Pitris) là sự biệt ngă hóa, và mục tiêu của họ là trở thành con người trong một chu kỳ tương lai nào đó. Mục tiêu đối với con người là điểm đạo, hay là trở thành một Dhyan Chohan hữu thức, và trong một chu kỳ xa xăm nào đó làm cho nhân loại của kỷ nguyên đó điều mà Solar Pitris đă từng làm cho nhân loại, và giúp cho biểu lộ hữu ngă thức của họ trở thành hiện thực. Như đă nói trước kia, mục tiêu dành cho một Solar Pitri là trở thành một Cung của Thượng Đế (1).

837 Trở lại với vấn đề mà chúng ta vừa xem xét – Đó là mặt trăng là một lực cản trở hay lực ác hại xét về mặt liên hệ đến

1 Mục tiêu cho các Pitris : Các Lunar Pitris đang ở vào tŕnh độ với các Nguyên khí thấp.

GLBN II, 82 a/ Các Ngài tạo ra các nguyên khí thấp của chúng ta. GLBN II, 92. b/ Các Ngài sở hữu lửa sáng tạo nhưng không phải lửa thiêng.

GLBN II, 81, 82. c/ Các Ngài làm phát triển h́nh hài nhân loại. GLBN I, 203. d/ Sau cùng các Ngài sẽ trở thành con người.

GLBN I, 203. So sánh GLBN II, 99. Các Nguyên Khí cao ở trạng thái tiềm tàng trong động vật …

GLBN  II, 266, 279. a/ Các Solar Pitris biểu hiện cho nguyên khí thứ 5…    GLBN I, 241. b/ Các Ngài đem lại tâm thức cho con người …   GLBN I, 204. c/ Các Ngài cung cấp hiện thể cho Monad lâm phàm, tạo ra thể Chân

Ngă … GLBN I, 237. d/ Các Ngài phát triển mẫu nhân loại … GLBN II, 243. So với GLBN II, 96

Địa Cầu và là lực sản xuất ra “các ảnh hưởng tai hại”, cũng giống như các cơ thể đang tan ră đều có tính hủy diệt. Các thể đó tồn tại bên trong ṿng-giới-hạn thái dương, (1) cho đến nay chưa được nhận ra, c̣n các cḥm sao đang tan ră (có nhiều cḥm sao này trong vũ trụ mà các nhà khoa học không nhận ra và không hay biết) cũng có một tác động nguy hại lên thái dương hệ chúng ta và lên tất cả những ǵ đi vào vùng ảnh hưởng của chúng.

Có một cḥm sao như thế nằm giữa cḥm Tiểu Hùng Tinh (lesser Dipper) với thái dương hệ chúng ta, và một cḥm sao khác, có liên hệ mật thiết với tinh ṭa Pleiades (cḥm sao

1 Các hành tinh không thấy được: “Không phải tất cả các hành tinh Intra-Mercurial, tuy vậy cũng không phải các hành tinh trong quỹ đạo của Neptune, tuy vậy được t́m thấy, dù chúng bị hoài nghi rất nhiều. Chúng ta biết rằng có sự tồn tại như thế và nơi mà chúng tồn tại; và rằng có vô số hành tinh “tàn tạ” họ nói – c̣n chúng ta nói ở trong Kỳ Qui Nguyên (Obscuration); -các hành tinh đang thành lập và chưa tỏa sáng, v.v…”

“Khi bị ràng buộc như thế, “tasimeter” sẽ cung cấp năng lực không những chỉ đo nhiệt của các tinh tú xa nhất có thể thấy được, mà c̣n phát hiện bằng các phát xạ vô h́nh của các sao vốn không thấy được và cũng không thể phát hiện, do đó các hành tinh cũng thế. Nhà khám phá, một

F.T.S. một số lớn được t́m ra bởi M., nghĩ rằng nếu, ở bất cứ điểm nào trong một không gian trống không của bầu trời – một không gian vốn có vẻ trống rỗng ngay cả qua một viễn vọng kính mạnh nhất – tasimeter chỉ cho thấy một sự đạt đến nhiệt độ và nhất định không thay đổi; điều này sẽ là một bằng chứng b́nh thường mà dụng cụ đang ở trong loại với thể tinh tú, hoặc không phát sáng, hoặc rất xa xăm vượt ngoài tầm quan sát của kính viễn vọng. Ngài nói, dụng cụ tasimeter của Ngài “bị tác động bởi một phạm vi rộng hơn của các độ cong của sóng dĩ thái (etheric undulations) hơn là Nhăn Quang có thể nhận biết”. Khoa học sẽ Nghe các âm thanh từ một vài hành tinh trước khi Thấy được chúng. Đây là một Tiên Tri”. Mahatma Letters to A. P. Sinnett, trang 169.

Rua) và thái dương hệ chúng ta, vốn c̣n có một hậu quả sâu xa trên thể vật chất của Thái Dương Thượng Đế.

Đoạn trên được diễn đạt rất đặc biệt như thế v́ các ảnh hưởng được cảm nhận trong thể thấp nhất của mọi thể, và chịu trách nhiệm cho nhiều điều vốn bị gọi một cách thiếu hiểu biết là “hắc đạo” (“black magic”). Hai cḥm sao này đă trải qua các chu kỳ của chúng và “đang tan ră”. Một số sinh lực và năng lượng của chúng đă được chuyển giao cho thái

838      dương hệ chúng ta, giống như sinh lực của mặt trăng được chuyển giao cho địa cầu chúng ta, và điều này diễn ra như thế là nguyên nhân của nhiều tà lực xảy ra theo chu kỳ (cyclic evil). Tiến tŕnh phân hủy và phóng phát tà lực đă dẫn tới c̣n có sức mạnh để ảnh hưởng đến các h́nh hài vốn chịu trách nhiệm cho những ǵ là một rung động trước kia đối với chúng. Vật chất của các h́nh hài này được liên kết về mặt từ điện với các thể đang phân hủy, cũng nhiều như dĩ thái h́nh được liên kết với lớp vỏ trọng trược của nó, và do đó các hiệu quả được biểu hiện. Lửa thanh luyện là cách chữa trị duy nhất cho sự hư hoại về từ điển này và điều này được vận dụng tự do bởi các Hành Tinh Thượng Đế trong các hành tinh hệ của các Ngài và bởi Thái Dương Thượng Đế trong thái dương hệ.

LỬA THANH LUYỆN

“Ngọn lửa cháy thấp. Một ánh mờ đỏ tẻ nhạt ngủ say trong Tâm của Mẹ. Hơi ấm của nó ít khi được cảm nhận. Đường thứ nhất và thứ nh́ trong số các đường bên trong đập nhanh theo sự cháy, nhưng cái c̣n lại vẫn lạnh.

Các Con của Thượng Đế từ trung tâm trong cùng nh́n xuống. Các Ngài quan sát, kế đó chuyển sự chú mục và các ư tưởng của các Ngài sang các bầu khác. Thời điểm của các Ngài chưa đến. Các

lửa của tinh hoa chất không được chuẩn bị trên bàn thờ cho các Thần Quân (Lords). Lửa hy sinh đă chờ trong chốn cao thâm nhất của nó và ánh sáng mờ kiên tŕ bên dưới tăng lên.

Lửa cháy rơ hơn. Lửa thứ nhất và lửa thứ nh́ sáng lên từ từ. Độ sáng chói của chúng trở thành một đường Lửa sáng rực tuy cái thứ năm vẫn chưa được chạm tới. Các Con của Thượng Đế lại nh́n xuống. Trong một giây ngắn ngủi, các Ngài nghĩ đến Mẹ và cùng lúc các Ngài nghĩ đến lửa thứ ba đă bắt được. Một cách nhanh chóng, các Ngài nh́n đi v́ h́nh hài cho đến nay được chuyển đi cho Các Ngài mà không có phản hồi nào. Sức nóng vẫn tiềm tàng và không hơi ấm bên ngoài nào vươn lên tới chỗ của Các Ngài.

Bao thiên kỷ trôi qua. Ánh sáng rực rỡ tăng thêm. Các khối cầu chiếm h́nh hài, nhưng tan ră nhanh chóng, v́ thiếu lực kết hợp. Chúng đi qua. Chúng trở lại. Hoạt động không ngừng, tiếng động, lửa và sức nóng âm ỉ đặc trưng các chu kỳ của các Ngài. Nhưng các Chân Linh (Lhas) trong bầu trời cao của các Ngài bác bỏ công việc của tinh hoa chất này và chú mục vào trong Chính Các Ngài. Các Ngài trầm tư.

**** * ** * * * **

Ánh sáng mờ trở nên cháy ổn định và ngọn lửa nhỏ được nh́n thấy. Lửa thứ nhất, thứ hai và thứ ba trở thành ba đường lửa và một tam giác được hoàn thành. Tuy nhiên cả bốn được nh́n thấy

839 tĩnh lặng và không đáp ứng với sức nóng. Như thế các chu kỳ và các sự sống tinh hoa chất đi qua và trở lại, công việc của chúng được tiếp tục. Các h́nh hài đă được bố trí, tuy nhiên kỳ gian của chúng ngắn. Chúng không hoạt động, tuy thế chúng đi qua. Đă đến lúc cho sự thức tỉnh lớn lao. Chúng không xuống mà cũng không lên. Đây là khoảng giao thời mà các Lhas trong chốn cao thâm của Các Ngài đă mong đợi. Các Ngài không tiến vào tuy thế các h́nh hài được chuẩn bị, nhưng cảm nhận giờ của các Ngài đang đến gần. Các Ngài trầm tư trở lại, và trong một khoảnh khắc, nhắm vào vô số lửa tam phân cho đến khi lửa thứ tư đáp ứng.

Sáu mươi giây trôi qua trong sự tập trung mănh liệt tạo ra ba loại h́nh hài, ba tập hợp h́nh hài và vô số ở bộ ba. Tâm của Mẹ co lại và mở rộng với sáu mươi hơi thở nóng này. Các đường trở nên liên kết, khối lập phương được tạo thành, che chở ngọn lửa bên trong. Bàn thờ được chuẩn bị với bốn khán đài vuông vức. Bàn thờ cháy rực, đỏ ở tâm và ấm ở bên ngoài.

* * ** * ** * * * **

Bàn thờ bùng cháy. Sức nóng của nó tăng lên, tuy nó không thiêu đốt, cũng không phá hủy. Sức nóng của nó, vốn không có ngọn lửa, đạt đến lĩnh vực cao; trong một giai đoạn ngắn, Các Con của Thượng Đế sưởi nóng Chính Các Ngài, tuy nhiên không tiến gần hơn đến nó cho đến khi một chu kỳ khác đi qua. Họ chờ thời điểm, thời điểm hy sinh.

Các Solar Lords, chọn Linh Từ đă được ngân lên bởi Các Con của Thượng Đế, sinh ra trong sức mănh liệt của sự sống thái dương và tiến đến bệ thờ. Bốn tuyến đường rực sáng và bừng cháy. Mặt trời tập trung vào một tia; các Solar Lords chuyển tia đó qua chất liệu của Các Ngài và tiến gần đến bàn thờ. Tuyến thứ năm khơi hoạt và trở thành một điểm chói sáng, và kế đó một tuyến đỏ buồn tẻ, tính toán khoảng cách giữa bàn thờ với Đấng đang quán sát.

Lửa ngũ phân mănh liệt bắt đầu chập chờn rồi bùng cháy. Nó chưa soi sáng bên ngoài; nó chỉ tỏa sáng. Các thiên kỷ trôi qua, các chu kỳ đến rồi đi.

Một cách đều đặn, các Solar Lords hy sinh chính Các Ngài; Các Ngài là lửa trên bàn thờ. Cái thứ tư cung ứng chất đốt (firel).

* * ** * ** * * * **

Các Con của Thượng Đế vẫn quan sát. Công việc tiến gần đến hoàn tất cuối cùng. Các Lhas Vĩnh Cửu trong chốn cao thâm của các Ngài kêu gọi lẫn nhau, và bốn vị bắt đầu tiếng kêu: “Lửa đang cháy. Sức nóng đủ chăng?”

840 Hai trả lời nhau: “Lửa đang cháy; bàn thờ hầu như bị hủy. Cái ǵ xảy ra kế tiếp?” “Cho vào lửa chất đốt từ Trời. Hít thở dựa vào

lửa cháy bừng và quạt ngọn lửa của nó cho tới nóng rực hoàn toàn”.

Thế là lệnh phát ra từ Đấng đang quán sát, từ trước đến giờ vẫn im lặng, qua vô số thiên kỷ. Các Ngài đưa ra linh khí. Một cái ǵ đó ngăn chận con đường của linh khí. Các Ngài kêu gọi sự trợ giúp. Đấng làm cho sự xuất hiện của Ngài vẫn chưa được nh́n thấy.

Ngài nhấc lên cánh tay của Ngài. Một, hai, ba, bốn và năm nhập thành một và trộn lẫn với cái thứ sáu. Ngọn Lửa bốc lên, đáp ứng với linh khí. Sự biến mất cuối cùng của h́nh khối là cần thiết và kế đó công việc vẫn tiến tới”.

Trích Văn Khố của Thánh Đoàn.

c/ Các Danh xưng của các Hoa Sen Chân Ngă. Chúng ta có thể xem qua công việc tạo ra các hoa sen Chân Ngă trên cơi riêng của nó; điều này diễn ra y theo kết quả của công việc của các Agnishvattas, sau khi có sự phân chia trong không gian và tạo ra ṿng giới hạn của nó. Chúng ta đă đề cập đến các giai đoạn xa xăm nhất và sớm nhất. Một điểm mà chúng ta chưa nhấn mạnh nhưng rất lôi cuốn đối với người nghiên cứu biết quan tâm. Đây là sự kiện về sự dị biệt hiện có giữa các Chân Ngă thể do bởi các giai đoạn phát triển khác nhau. Thí dụ, cho đến giữa căn chủng Atlantis (GLBN I, 196) (khi cánh cửa thoát kiếp thú được đóng lại), các Egos được nhận thấy ở nhiều giai đoạn khác nhau từ các “chồi” mới được tổ chức, tượng trưng các con người vừa mới thoát kiếp thú, cho đến các thể nguyên nhân đă phát triển cao của các đệ tử và các điểm đạo đồ khác nhau, các vị này đang giám sát cơ tiến hóa của nhân loại. Giờ đây, các Chân Ngă thể có thể được tập hợp từ các tŕnh độ tiến hóa như sau:

Trên cơi phụ thứ ba của cơi trí:

Các egos chồi (bud egos). Hành tinh hệ của chúng ta, đang ở nửa mức tiến hóa của nó, do đó không có “các chồi” chưa

khai mở nào, nói một cách chính xác. Mọi hoa sen Chân Ngă đều có ít nhất một cánh đang mở. Mọi hoa sen đều được sắp

841 xếp, nhưng có các dị biệt lớn lao trong số các hoa sen ít phát triển, hiển lộ bằng độ sáng chói của các vi tử thường tồn và trong giai đoạn khai mở cánh hoa. Các hoa sen Brahma (Brahmic lotuses), trong đó cánh hoa thứ nhất hay cánh hoa tri thức được khai mở hoàn toàn. Chúng được gọi thế v́ trên cơi trần, chúng tượng trưng người sáng suốt linh hoạt đầy đủ, người phát triển trí tuệ thấp, hạng công nhân thấp nhất, nông gia và người quê mùa trên mọi lục địa. Họ cũng được gọi là “tầng lớp sáng tạo thứ ba”, v́ họ tự biểu lộ chỉ qua tác động sáng tạo vật chất trên cơi trần và phận sự của họ phần lớn để cung cấp các hiện thể cho những người thuộc nhóm riêng của họ. Các hoa sen của Brahman, trong đó cánh hoa thứ hai là các dấu hiệu thấy rơ của khai mở và trạng thái thứ hai trong biểu lộ thấp nhất của nó là các dấu hiệu minh chứng thấy rơ. Chúng có cương vị tiêu biểu cho một số nhóm Egos của một vài hành tinh hệ, đáng chú ư là Jupiter và Venus, các Chân Ngă này ở đẳng cấp cao hơn là hạng nói trên, nhưng cho đến nay chúng có một con đường dài phải đi. Chúng được gọi là “các nhà sáng tạo cấp hai”, v́ mặc dầu chúng biểu hiện trên cơi trần trong tác động sáng tạo vật chất, tuy thế, chúng bị chi phối bởi t́nh thương nhiều hơn là bởi bản năng thú tính như trong trường hợp đầu. Chúng được t́m thấy đang lâm phàm vào lúc này ở Đông Phương, đặc biệt là ở Ấn Độ và ở các xứ Latin, và chỉ mới đây thôi ở America. Các hoa sen sơ cấp. Có một nhóm với sự quan tâm đặc biệt được đưa vào dưới ảnh hưởng của Đấng Chủ Quản Cung 5, và do đó, về căn bản có liên kết với năng lượng vốn là biểu lộ đặc biệt trong thái dương hệ này và là nền móng của mọi

thành tựu, đó là manas. Chúng ở trạng thái bất động trong căn chủng Atlantis, nhưng đă xảy đến trong phụ chủng 4 và 5 của căn chủng này. Đó là một nhóm gồm một số lớn tiến hóa nhiều hơn các tầng lớp trước kia nhưng cần nhiều phát triển cánh hoa thứ hai. Đối với họ, các cánh hoa thứ nhất và thứ ba thuộc ṿng tṛn thứ nhất đang khai mở, nhưng cánh hoa giữa vẫn c̣n khép kín. Tầng giữa cũng không để lộ dấu hiệu nào của sức sống (vitality). Do bởi các t́nh trạng trong hành

842 tinh xuất phát của chúng, sự phát triển của chúng xảy ra có một chiều, và như thế sự tiến nhập của chúng dựa vào một làn sóng năng lượng trong hành tinh hệ này ngơ hầu “bổ sung” chính chúng, như cách gọi thông thường. Chúng có thể được nh́n thấy trong loại ích kỷ khoa học thuần túy trí tuệ. Chúng chịu trách nhiệm cho nhiều ứng dụng tiến bộ của khoa học cơ khí đối với nhu cầu của con người, và đối với việc đưa vào một vài kiểu loại máy móc; chúng hoạt động phần lớn liên quan với năng lượng của giới khoáng chất. Do việc này phải rút ra kết luận rằng các Solar Lords vốn là hiện thân cho kiểu mẫu này, được liên kết với một nhóm các Lunar Lords, các thần này đáp ứng bằng từ điện với các devas của giới khoáng chất. Công việc của các Ngài dành cho nhân loại hiện nay có một hậu quả tai hại, nhưng khi cánh hoa thứ nh́ được khai mở, lúc bấy giờ các điều kỳ lạ sẽ được các thần này đạt tới trong việc phụng sự bác ái theo đường lối đặc biệt của riêng các Ngài, sẽ là một trong các yếu tố vốn sẽ làm phát triển lại giới thứ tư. Các Ngài sẽ đạt tới giải thoát trong cuộc tuần hoàn thứ năm, 4 phần 5 của các Ngài vượt qua Thánh Đạo, c̣n 1 phần 5 bị chậm trễ qua chu kỳ khác. Các hoa sen của đam mê hay dục vọng. Chúng được gọi thế v́ bản chất căn bản của chúng là bác ái được thể hiện dưới h́nh thức này hoặc h́nh thức khác. Phần lớn các Monads Bác Ái

đều ở trong nhóm lớn này và họ được thấy lâm phàm trong hạng người khá giả, nhân hậu trên thế giới. Họ được chia thành năm nhóm, trong đó ba nhóm được thoát kiếp thú trên hành tinh này, c̣n hai nhóm được thoát kiếp thú gần nhất trên dăy nguyệt cầu. Các Monads này có hai cánh hoa khai mở c̣n cánh hoa thứ ba đối với họ vào lúc này là mục tiêu chú ư của họ. Nhiều người có thể thành công trong việc khai mở cánh hoa đó trước căn chủng thứ bảy của cuộc tuần hoàn này, c̣n đa số trong họ sẽ khai mở cánh hoa đó trong căn chủng thứ hai của cuộc tuần hoàn kế tiếp, và sẽ ở trong t́nh trạng sẵn sàng trước khi kết thúc cuộc tuần hoàn để chuyển qua con dường dự bị, nhờ đă khai mở một tầng cánh hoa và chuẩn bị tầng thứ hai. Tất cả các hoa sen này của chu kỳ ṿng tṛn thứ nhất được chia thành nhiều nhóm, giữa chúng sự tương tác vẫn tiếp tục; năng lượng trong bất cứ trung tâm 843 nào cũng tạo ra năng lượng phản xạ trong trung tâm khác. Cần phải nhớ rằng trong việc đóng lại cánh cửa trong thời Atlantis đối với giới động vật, và việc ngưng lại tạm thời do hậu quả của việc định h́nh (forming) của bất cứ “hoa sen chồi” nào thêm nữa đều có hậu quả kép, theo các hướng khác hơn là hướng của con người hoặc động vật. Đó là kết quả quyết định bên trong về phía Hành Tinh Thượng Đế để chuyển sự chú ư của Ngài ra khỏi tác động sáng tạo trên cơi trí thái dương hệ đến công việc tiến hóa đang tiếp diễn. Điều này tạo ra việc chấm dứt một vài loại hoạt động, tạo ra sự bất động trong một số trung tâm lực của Ngài và một hoạt động tăng lên nơi các trung tâm khác. Điều đó cũng có một hiệu quả trên các Solar Angels, và tất nhiên trên Tâm của thái dương hệ từ nơi mà các Ngài được thu hút. Các ḍng năng lượng hay các luồng thần lực từ tâm mặt trời (Mặt Trời chưa biểu lộ) bị chận lại và được hướng đến nơi khác, trong khi các

Pitris đă linh hoạt bắt đầu tập trung sự chú ư của các Ngài vào công việc đă bắt đầu, và tạm thời các điểm khởi đầu mới không hoạt động. Ở đây đừng quên rằng công việc của các Solar Pitris theo quan điểm của các Ngài, trước tiên không phải là sự tiến hóa của con người, mà là tiến tŕnh phát triển riêng của các Ngài trong thiên cơ của Thái Dương Thượng Đế. Với các Ngài, cơ tiến hóa của nhân loại chỉ là một phương cách.

Những người hoàn thiện đều ở trong các hội đồng huyền linh (councils) của Hành Tinh Thượng Đế thuộc cung đặc biệt của họ; các Solar Pitris đều ở trong council của Thái Dương Thượng Đế. (Tất cả các Solar Pitris này đều sẽ trở thành các Thái Dương Thượng Đế thuộc các đẳng cấp khác nhau).

Ở đây, có thể là hữu ích nếu chúng ta tạm thời dừng lại việc xem xét của chúng ta về các nhóm Chân Ngă và liệt kê vắn tắt các cơ tiến hóa, nhớ rằng trong bảng liệt kê này, chỉ có các cơi biến phân (planes of differentiation) có liên hệ đến; trên cơi của cái không biểu lộ hoặc của cái bên trong (the subjective), chỉ có cái đơn nhất (unity) được nhận biết. Lần nữa phải nhớ rằng thuật ngữ “không biểu lộ” (“unmanifest”) là thuật ngữ chỉ tương đối quan trọng, và liên quan đến nhận thức của con người, về tất cả những ǵ hiện hữu. Đối với Thái Dương Thượng Đế các cơi của cái không biểu lộ đều thuộc ngoại cảnh. Con người cho tới nay chưa đạt được nhăn thông

845      dĩ thái và các cơi phụ dĩ thái đến nay chưa biểu lộ đối với con người. Thái Dương Thượng Đế có nhăn thông dĩ thái vũ trụ đă phát triển đầy đủ, và v́ Ngài đang ở trên Vũ Trụ Đạo (cosmic Path) mọi việc đều được hiểu biết và được hiển lộ đầy đủ đối với Ngài bên trong Thái Dương Hệ.

BIỂU VI

Các sự sống    Mục tiêu

1. Hành Tinh Thượng Đế …………… ………… Giải thoát vũ trụ; các Cuộc Điểm Đạo vũ trụ cuối cùng.Ba Đấng chủ yếu.

Bốn Hành Tinh Thượng Đế2. thứ yếu ………………………………. ………… Điểm Đạo vũ trụ, hay 4 Cuộc Điểm Đạo đầu tiên.

Các Đấng làm linh hoạt một    3. ………… Các Manus của một dăy vũ trụ. Không phải 1 Manu mầm mống, mà là manu của chu kỳ ở cấp thấp.bầu hành tinh . Điều này liên quan tới một bí ẩn không thể giải, liên quan đến các Hierarchies về màu sắc.

Đấng làm linh hoạt một giới 4. ………… Truyền chuyển theo 1 trong 3 hướng : a/ Theo con đường của Solar Pitris. b/ Theo Sirius, với tư cách

 trong thiên nhiên.        hiệu chỉnh karma. c/ Đến thái dương hệ của đẳng cấp kế tiếp để hoạt động liên quan với Hành TinhThuợng Đế của chính ngài với tư cách vị cai quản một giới hay làn sóng sinh hoạt trong thái dương hệchứ không chỉ một hành tinh hệ.

5. Solar Pitris ………………………… ………… Ba nhóm cao nhất sẽ trở thành các Hành Tinh Thượng Đế chủ yếu; bốn nhóm thấp hơn sẽ trở thành cácHành Tinh Thượng Đế thứ yếu.

6. Tiến hóa của nhân loại …………… ………… Trở thành Solar Pitris của một chu kỳ khác. Noi theo bất cứ con đường nào kê ra trước. Những vị trởthành Solar Pitris vốn là đa số nhân loại, quay về Sirius để được truyền sức sống trở lại thành hoạt động.

7. Lunar Pitrris ………………………… ………… Trở thành con người. Họ sẽ ở trong các đẳng cấp cao của họ , chuyển trực tiếp vào cơ tiến hóa động vậtcủa chu kỳ tới và như thế sau rốt thoát kiếp thú. Ba cấp cao của chúng sẽ trở thành người thú, c̣n 4 cấpthấp sẽ đóng góp vào tứ hạ thể con người của kỳ sáng tạo tới.

Cơ tiến hóa động vật …………….. 8. ………… Giới nhân loại.

9. Cơ tiến hóa thực vật ……………… ………… Giới động vật.

10. Cơ tiến hóa khoáng vật …………… ………… Giới thực vật.

Bốn đẳng cấp cao của các thần 11. ………… Các ngài  sẽ tạo thành h́nh bóng (double) hay sắc tướng (form) của cơ tiến hóa thứ ba bí ẩn của thái

 kiến tạo thấp trên mọi cơi.      dương hệ tới; nghĩa là thể dĩ thái của thực thể hành tinh. Sự sống bí ẩn này cho đến nay vẫn là một bímật không thể ḍ được và là bí ẩn sẽ không được tiết lộ cho đến thái dương hệ cuối cùng của bộ ba tháidương hệ của Thái Dương Thượng Đế chúng ta.

Ba cấp thấp của các Thần Kiến           12. ………… Thể xác dưới h́nh thức trọng trược nhất của thực thể hành tinh. Tạo thứ yếu

Nơi đây có thể ghi nhận rằng Thực Thể hành tinh là toàn thể mọi sự sống của tinh hoa chất (elemental lives) của các Thần Kiến Tạo cấp thấp hoạt động v́, hoặc tạo thành, vật chất của bất cứ bầu hành tinh dặc biệt nào đang biểu lộ thành vật chất. Bí ẩn của toàn bộ vấn đề ẩn giấu trong ba sự việc :

Sự kiện thứ nhất là ba cơi của chúng ta, cơi trần, cơi cảm dục và cơi trí, tạo thành thể trọng trược của Thái Dương Thượng Đế, do đó, không được xem như tạo thành các nguyên khí.

Sự kiện thứ hai là các “sự sống” cấp thấp hay là linh khí tinh hoa chất (elemental essence) là “vật phế thải” của một thái dương hệ trước và phản ứng với các xung lực có sẵn mạnh mẽ đến nỗi nó chỉ có thể kiềm chế chúng qua ư chí mạnh mẽ của Thái Dương Thượng Đế, áp đặt một cách hữu thức. Từ ngữ “refuse” (“vật phế thải”) phải được lư giải một cách tương tự, và như được hiểu khi nói rằng con người gom vào chính ḿnh trong mỗi lần luân hồi mới, vật chất để tạo thành nhục thân của ḿnh vốn được nhuốm màu bằng các rung động trước kia của các lần luân hồi trước. Các “sinh linh” này đă đang từ từ thu giảm trong toàn bộ chu kỳ đại khai nguyên khi nó trở nên an toàn và có thể kiểm soát và khuất phục chúng theo ư chí của các Thần Tạo Tác cao cấp hơn. Có nhiều trong số năng lượng – vật chất trước kia trong cấu tạo thái dương hệ đă chuyển đổi thành lực – vật chất mà chúng ta gọi là lực-vật chất của Lunar Pitris, và vị trí của nó đă từ từ được thay thế bởi loại năng lượng này, được tập hợp từ phạm vi lớn hơn mà Thượng Đế chúng ta có vị trí trong đó. Sau rốt 12 cuộc tiến hóa chỉ là 12 kiểu mẫu năng lượng, bao giờ cũng biểu lộ trong ba nhóm thần lực, và lại với tư cách một nhóm khi được tổng hợp trong tiến tŕnh biểu lộ.

Chúng có bốn mặt trong sự tương tác, và có một dao động của thái dương hệ về những ǵ ít được biết tới. Thứ ba, sự kiện về việc tiến vào lâm phàm của “sự sống”

846      làm linh hoạt của vật chất cấp thấp này, vị này là một thực thể theo một quan điểm trong các Cơi Trời (Heavens) vốn có thể không được ghi nhớ: Ngài tượng trưng cho các ảnh hưởng của một bản chất trí tuệ, mà manas (trí tuệ) ở mức rung động thấp nhất của nó. Có thể một số ư tưởng về điều này nên được tập hợp lại nếu nó được nêu ra rằng có một tương đồng giữa rung động này, hay sự sống mang năng lượng này, với rung động căn bản của thái dương hệ có trước thái dương hệ này. Chúng ta phải nhớ rằng rung động căn bản của chúng ta là kết quả của diễn tŕnh tiến hóa của toàn thể thái dương hệ trước. Thực thể này có cùng mối liên hệ tương đồng với cơ tiến hóa thiên thần khi các “nhịp cầu” huyền bí làm rối trí các nhà khoa học và nó được t́m thấy giữa giới thực vật với giới động vật, và giới khoáng chất với giới thực vật; chúng không phải là cái này mà cũng không phải là cái kia. Ở một giai tầng lớn, “sự sống” hay thực thể làm linh hoạt này so với sự sống thấp hơn của cơi trần của thái dương hệ, không phải là một người tiêu biểu toàn vẹn của sự sống tiềm thức của thái dương hệ trước, mà cũng không phải là sự sống tinh hoa chất (elemental life) của thái dương hệ này; chỉ trong thái dương hệ tới sẽ chứng kiến sự biểu lộ của một h́nh thức tâm thức thuộc một loại mà hiện nay không thể h́nh dung được đối với con người. Về mặt huyền bí, y được cho là “không có thị giác, mà cũng không có thính giác; về cơ bản, y không phải là deva, mà cũng không phải là con người huyền linh học, y bị “mù”, hoàn toàn không hay biết; y chỉ có khả năng hoạt động và tương tự cái phôi trong tử cung; những ǵ xảy đến với việc ra đời chỉ có

chu kỳ lớn hơn sắp tới mới được tiết lộ. Bí ẩn của mặt trăng (GLBN I, 172, cước chú) hoặc của “người điên thiêng liêng” (“divine lunatic”) có liên quan phần nào với sự khai mở (qua ḷng trắc ẩn đến sớm của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta) của sự sống đối với bản chất này, đang làm linh hoạt bầu trọng trược của dăy nguyệt cầu. Trên cơi cao của Ngài, ḷng thương xót thức dậy trong tâm của Hành Tinh Thượng Đế đối với một vài sự sống tiến hóa giáng hạ bên trong dăy nguyệt cầu, và (giống như Đức Phật trên nấc thang thấp hơn và ở một thời kỳ muộn hơn nhiều) nhiệt tâm thương xót đưa tới các kết quả về karma mà chúng ta vẫn c̣n liên quan với nó. “Thú tính” (“the beast”) phải được đẩy lùi v́ bản chất tốt của chính nó trải qua chu kỳ của nó, ẩn nấp trong sào huyệt của con người và ràng buộc bên trong các ranh giới an toàn cho đến lúc b́nh minh của một thái dương hệ mới đưa y đến cơ hội có ư thức.

C̣n nhiều điều nữa chúng tôi không thể nói. Cần phải nhớ rằng các bí ẩn về sự sống, cho đến nay chỉ được con người biết rất ít. Trong trường hợp các bí ẩn sâu xa nằm bên dưới, th́ con người thường hoàn toàn không biết về nó; và thường thường con người vẫn mù mờ, không hay biết đến một bí ẩn nào cả, mà chỉ những ai có mắt biết nh́n, có tai biết nghe mới khai mở được cái huyền vi. Khi con người đă thấu nhập vào các bí ẩn này vốn nằm đàng sau các giới thấp trong thiên nhiên, khi y đă giải đáp được vấn đề về cấu tạo bên trong của Địa Cầu, và từ đó đă thực hiện cách của ḿnh trở lại với việc hiểu biết về con đường tiến hóa hướng hạ và các

847      sinh linh đang bước trên con đường đó, lúc đó và chỉ lúc đó, y mới bắt đầu hiểu được cái mới lạ của những ǵ nằm ngoài phạm vi hiểu biết của y.

Một ẩn ngôn cao xa hơn có thể được đưa ra, nó sẽ được dùng để chiếu một tia sáng vào vấn đề cho những ai sẵn sàng và sẽ làm tăng thêm sự bối rối của người không có trực giác : -Theo quan điểm của Đấng Bất Khả Tư Nghị, đối với Đấng này, thái dương hệ chúng ta chỉ là một trung tâm lực (mà trung tâm lực nào vốn là một trong ba chân lư được tiết lộ ở Cuộc Điểm Đạo thứ bảy).

a/ Thái dương hệ I ............ được đặc trưng bởi việc tổ chức của một trung tâm lực, và sự sống huyền bí mà chúng ta đă nói đến, được tạo ra bởi “rung động thấp nhất của trung tâm lực đó”.

b/ Thái dương hệ II .......... được đặc trưng bởi hoạt động trong ba chiều đo của trung tâm lực này và sự tiến hóa của ba loại tâm thức, đó là tâm thức thiên thần, nhân loại và dưới nhân loại, trong tất cả nhiều đẳng cấp và huyền giai của chúng. Đó là giai đoạn quân b́nh của các lực trong trung tâm lực.

c/ Thái dương hệ III ......... sẽ được đặc trưng bằng hoạt động của bề đo thứ tư của trung tâm lực, và 12 kiểu mẫu tiến hóa sẽ trở thành bốn loại thần lực.

848 Điều này hầu như không thể hiểu được đối với con người và dường như sẽ không thể giải thích được, nhưng ẩn ngữ này được truyền đạt để cho con người có thể hiểu được sự tương thuộc của các thái dương hệ khác nhau và vị trí mà chúng nắm giữ trong một hành tinh hệ vĩ đại hơn; chủ ư là không trao cho nhà nghiên cứu các sự kiện không có tương quan với nhau v́ hiển nhiên không hữu ích cho y. Nếu không có các điều đă nói ở trên về vị trí của chúng ta trong một hành tinh hệ rộng lớn, các suy diễn của con người sẽ vẫn thiếu chính xác.

Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục cách liệt kê của chúng ta về các nhóm Egos tùy theo các đặc tính của chúng, nhưng có thể là khôn ngoan khi trước tiên bàn đến một vấn đề vốn có thể hiện ra trong một số trí óc và xem xem nó có thể giải đáp được hay không. Hai vấn đề hiện ra trước trí óc của người nghiên cứu biết suy tư; một có liên quan đến vị thế (liên quan đến bất cứ hành tinh hệ đặc biệt nào) của các nhóm lớn các Egos, vốn được biểu hiện bởi các Đấng (Lives), xuất phát từ bất cứ Cung nào trong số bảy Cung, và kết hợp với bất cứ cái nào trong số các hành tinh hệ khác nhau. Vấn đề c̣n lại có liên quan đến hậu quả được tạo ra bởi việc “tiến nhập” (“coming-in”) của các Egos trên cơi trí vốn không phải là các Egos “mầm”, mà có thể phát triển rất đầy đủ, như là các đệ tử và điểm đạo đồ.

Các ư tưởng này có thể được làm sáng tỏ nếu vài trần thuật được đưa ra liên quan đến cơi trí, và sẽ được dùng như là các chỉ dẫn về phương hướng trong đó cách giải quyết của các vấn đề này có thể được t́m đến.

Như H.P.B. có nêu ra, cơi trí là cơi rộng lớn nhất trong tất cả các cơi mà chúng ta có liên hệ đến. Đó là cơi ṇng cốt (key plane) của thái dương hệ. Đó là cơi then chốt (pivotal) mà Bánh Xe vĩ đại đang quay quanh. Đó là nơi gặp gỡ của ba đường lối tiến hóa và v́ lư do này mà huyền bí học đă đặt tên là “hội đồng huyền linh của Ba Thánh Linh” (“the council chamber of the Three Divinities”). Trên cơi này, Ba Ngôi của Tam Vị Nhất Thể Thượng Đế gặp nhau trong công việc hợp nhất. Bên dưới hai Ngôi (Persons) có thể được thấy kết hợp; bên trên một nhị nguyên khác hoạt động, nhưng chỉ trên cơi này mà cả Ba tạo ra sự nhất quán.

849 Tất cả các Thượng Đế của các hành tinh hệ khác nhau đều biểu hiện Chính Các Ngài trên cơi này. Có một vài hành tinh

hệ trong thái dương hệ t́m được biểu lộ thấp nhất của chúng trên cơi này, và không có thể vật chất nào như là Địa Cầu và các hành tinh thô đặc khác. Chúng tồn tại qua môi trường chất khí, và lĩnh vực biểu lộ của chúng chỉ được làm bằng bốn chất dĩ thái vũ trụ các chất khí vũ trụ. Nhưng tất cả các Đấng Cao Cả của thái dương hệ chắc chắn có các thể bằng chất trí thuộc thái dương hệ chúng ta, và do đó trên cơi đó, sự tương giao giữa tất cả các Thực Thể (Entities, Đấng Cao Cả) này mới có thể xảy ra. Sự kiện này là nền tảng của nhận thức huyền linh học, và là căn bản đích thực cho sự nhất quán. Vật chất của các cơi phụ trừu tượng của cơi trí đi vào thành phần của các hiện thể đối với tất cả các Đấng Vĩ Đại này, và qua môi trường của vật chất mang năng lượng này mà mỗi Đấng có thể giao tiếp với nhau, bất luận mục tiêu thành tựu cá biệt của Các Ngài có thể là ǵ đi nữa. Do đó, các đơn vị trong các thể của các Ngài có thể cũng tiếp xúc với tất cả các Egos khác và các nhóm này một khi họ đă đạt được tâm thức của cơi trí (tâm thức thượng trí) và biết được các “yếu tố quyết định” khác nhau của nhóm, các âm điệu (tones) và các sắc thái của nhóm.

Tất nhiên điều sẽ lộ ra đối với người nghiên cứu thận trọng là trong sự kiện này có ẩn giấu mối liên hệ đích thực giữa các nhóm Egos khác nhau, bất luận mức tiến hóa có ra sao, hoặc thuộc cung nào và trong đó họ có thể thuộc hành tinh hệ nào. Nơi đây, chân lư căn bản có dính líu đến có thể được hiểu rơ hơn nếu các cách diễn đạt theo huyền linh học sau đây được nghiên cứu :

Bên trong Pḥng Vô Minh kama-manas chi phối. Bị đè nặng bởi nhiều dục vọng đặt sai chỗ, con người mưu t́m mục tiêu chú ư của tâm ḿnh bên trong các pḥng tối tăm với ảo giác dày đặc. Y t́m mục tiêu nơi đó, nhưng tàn lụi trước khi tích

trữ mọi kết quả mong mỏi từ lâu. Rắn độc cắn vào y, c̣n niềm vui đă mong ước lùi ra xa khỏi nắm tay y. Thế nên tất cả đang t́m các kết quả ích kỷ của karma, đều phải coi thường lẫn nhau; v́ vậy tranh chấp và hám lợi, hận thù và căm ghét, tan vỡ và trừng phạt, khẩn cầu karma và sấm sét để báo thù là đặc trưng cho Pḥng này.

Bên trong Pḥng Học Tập trí tuệ chi phối và t́m cách hướng dẫn. Ham muốn thuộc loại cao siêu, kết quả của manas và công dụng của nó thay thế cho cái thôi thúc thấp của dục vọng (lower kamic urge). Con người cân nhắc và làm cho quân b́nh, và trong Pḥng Trí Tuệ tranh tối tranh sáng, t́m kiếm kết quả của tri thức. Con người t́m thấy nó, nhưng để hiểu được tri thức đó th́ hầu như không; y tàn tạ trên cánh đồng tri thức mở rộng, nghe thấy một tiếng kêu đập vào các lỗ tai đang hấp hối của y: “Hăy biết rằng kẻ có tri thức quan trọng hơn là tri thức; kẻ đang t́m kiếm quan trọng hơn là cái được t́m kiếm”.

Bên trong Pḥng Minh Triết Tinh Thần ngự trị; Đấng Cao Cả bên trong các đấng thấp kém đảm đương việc kiềm chế. Sự tử vong không được biết đến bên trong các pḥng này, v́ hai cánh cổng lớn của nó được chuyển qua. Cả hai sự thiếu hài ḥa và tranh chấp đều biến mất, chỉ có sự hài ḥa được nh́n thấy. Những kẻ có hiểu biết thấy chính họ như là Cái Duy Nhất; họ nhận biết lĩnh vực mà trong đó tri thức tăng trưởng dưới h́nh thức không hài ḥa và biến phân của Brahma. Tri thức mà họ biết như là phương pháp, một khí cụ với mục đích được dùng bởi mọi người và chỉ một mầm mống của nhận thức rốt ráo. Bên trong pḥng này, sự hợp nhất của mỗi cái với cái khác, trộn lẫn giữa một và tất cả, và sự thuần nhất của hành động, mục tiêu và sự khéo léo đánh dấu mọi nỗ lực cao”.

Nếu các lời này được suy nghiệm kỹ, người ta sẽ nhận ra rằng sự hợp nhất đích thực hiện có trong cái nhận thức rằng sự sống vĩ đại bao giờ cũng bao gồm sự sống nhỏ hơn, và rằng mỗi sự mở rộng tâm thức đưa con người lại gần hơn với Cái Duy Nhất đă được nhận thức này.

Do đó, nếu người ta có thể mạo muội nói rằng một sự trừu xuất và một trạng thái tâm thức về thời gian và không gian, và qua giới hạn của ngôn ngữ, có thể nói rằng trên các phân cảnh Chân Ngă, hay là trên ba cơi phụ cao của cơi trí, có hiện hữu một vận hà giao tiếp, dựa trên sự tương tự về mức rung động và sự duy nhất của nỗ lực, giữa mỗi một trong số các hành tinh hệ, bên trong ṿng giới hạn thái dương. Ở đây và chỉ ở đây (đối với ba cơi thấp và giới nhân loại), có thể thiết lập các liên hệ Chân Ngă, và sự truyền chuyển chất liệu tư tưởng giữa

a/ Các đơn vị và các nhóm Chân Ngă. b/ Các nhóm và các tập thể khác. 851 c/ Các nhóm lớn hơn với các nhóm c̣n lớn hơn hoặc nhỏ hơn nữa. d/ Các Chân Ngă trong một hành tinh hệ với các Chân Ngă trong hành tinh hệ khác.

Ah-hi, tức các Thần Tạo Tác cấp cao (Do ngôn ngữ Sensa có nghĩa là “rắn”. Đây là các Minh Triết Long. Xem GLBN I, 55, 69). Các Ngài là các Thần Quân (Lords) đang thể hiện thiên ư của Thái Dương Thượng Đế, chủ yếu là vận dụng hai cơi để giao tiếp với nhau và với đội ngũ của Các Ngài.

Thứ nhất, cơi thứ nh́, nơi mà Các Ngài giao tiếp bằng phương tiện tâm linh mà hiện nay con người không thể hiểu được.

Thứ hai, cơi trí, nơi mà các Ngài giao tiếp với tất cả các sự sống thấp kém bằng loại viễn cảm trí tuệ.

Việc “tiến nhập” (“coming-in”) của các Egos tiến hóa từ cuộc nội tuần hoàn, hay là từ các hành tinh hệ khác, hay là từ các lĩnh vực tinh anh hơn nơi mà họ đă ở trong cơ hội chờ đợi của pralaya, được tạo ra theo một cách tam phân và là kết quả của một hoạt động tam phân. Điều đó được tạo ra bởi một hiểu biết giữa vị Hành Tinh Thượng Đế của một hành tinh hệ, và một Hành Tinh Thượng Đế huynh đệ, nhờ đó một sự trao đổi được thực hiện. Ở đây, người nghiên cứu phải suy tư bằng các thuật ngữ về lực và năng lượng, về sự tương tác từ lực và sự truyền chuyển hữu thức năng lượng ra khỏi cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế, xuyên qua nhiều hoặc một trung tâm lực, vào trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế khác. Nguyên nhân ở đây là ư chí hoặc mục tiêu, đối tượng là cảm giác, c̣n phương pháp là sự chuyển di thần lực. Chính xác là cùng sự hiểu biết nằm đàng sau việc tiến nhập của các egos từ cuộc nội tuần hoàn, chỉ lần này năng lượng được đưa ra bởi một vài đấng cao cả (existences) (đang hoạt động kết hợp với bất luận vị Hành Tinh Thượng Đế nào) các ngài là “các vị giám sát của ṿng trong” (the “custodians of the inner circle”). Cách nói này đề cập đến một bí ẩn và bàn đến việc tiến-nhập của các Chân Ngă cao siêu, của các Đấng Hóa Thân

852 (Avatars), của các Đức Phật, của các Đức Thầy, của các điểm đạo đồ, và của các đệ tử, và, hoặc là tất cả những ai đang chờ sự thôi thúc của nhóm chớ không phải của cá nhân, để làm tṛn karma theo chu kỳ trên một giai tầng rộng lớn, và các “bánh xe” (“wheel” luân xa) của họ được kiểm soát bởi các vũ trụ lực chớ không phải chỉ thuần là các lực của thái dương hệ. Một yếu tố khác có thể được gọi là các quả về Karma của các hạt giống được gieo trong thời xa xưa và ẩn giấu trong các bí mật của thái dương hệ, hành tinh hệ hoặc dăy hành

tinh trước kia tùy theo trường hợp. Cả ba nhóm biểu lộ này đều theo sức thôi thúc của karma, và chính xung lực này đang chi phối chu kỳ thời gian và phương pháp xuất hiện trong bất cứ nhóm Chân Ngă hành tinh nào, với các mầm hoa sen mới sinh, hoặc với các hoa sen vốn được gọi là “chuyển đổi huyền bí”. Các nhóm sau này có lẽ thuộc một tŕnh độ khai mở cao. Điều này có thể xảy ra trong các trường hợp cá nhân và trong trường hợp của toàn bộ các nhóm.

Một yếu tố thứ ba có liên quan với sự chuyển di các Egos hoặc các hoa sen từ một lĩnh vực hoạt động này sang lĩnh vực khác, và điều này tất phải tạo ra các t́nh trạng kêu gọi sự xuất hiện của các bí huyệt tương tự thay thế vị trí của chúng. Năng lượng được truyền đạt phải được cung cấp từ nơi khác, và đây là một yếu tố dẫn dắt khác cho sự xuất hiện của các hoa sen Chân Ngă trong bất luận hành tinh hệ nào. Định luật bảo toàn thần lực vẫn đúng trên bất cứ cơi nào.

Toàn bộ vấn đề chuyển di các hoa sen Chân Ngă từ bất cứ hành tinh hệ này đến hành tinh hệ khác, hoặc từ dăy hành tinh này đến dăy khác, trên cơi trí là một rắc rối rất thực, và không thể được làm sáng tỏ đối với đệ tử chưa thệ nguyện. Chỉ có các chỉ dẫn chung này có thể được đưa ra bất cứ lúc nào.

Cũng nên nhớ rằng liên quan với hành tinh chúng ta có các Egos xuất hiện trong các nhóm này mà các hoa sen của chúng không được tạo ra theo kết quả của Định Luật Hút đang tác động giữa giới động vật của bầu hành tinh với các Tam Thượng Thể, mà vốn là các Egos đă biệt ngă hóa ở nơi khác, và do đó các Egos này tiến nhập với các cánh hoa của chúng đă được sắp xếp, và có lẽ với nhiều cánh hoa chưa khai 853 mở. Tất nhiên điều này có một ảnh hưởng sâu xa cả trên các nhóm mà chúng xuất hiện trong đó, lẫn trên mẫu người sẽ

xuất hiện sau đó trong việc luân hồi ở cơi trần. Điều này được nói đến trong bộ GLBN khi vấn đề về các huấn sư buổi đầu và các thánh vương (divine kings) đến sở hữu các thể xác có mặt mũi xấu xí của nhân loại thuở ban đầu, đă được bàn đến

(1) (Xem phần đầu của GLBN, quyển II).

Chúng ta tiếp tục xem xét về các nhóm Chân Ngă : có thể nói vắn tắt rằng các nhóm Chân Ngă liên quan với hành tinh chúng ta có thể được tập hợp thành nhóm một cách sơ sài tùy theo giai đoạn của cấu tạo hoa sen, như sau :

a/ Các Egos vốn được tạo ra qua tiến tŕnh thoát kiếp thú trong thời Lemuria. Chúng là nhân loại thực sự của Địa Cầu, cùng với nhóm thứ hai.

b/ Các Egos đă thoát kiếp thú trong căn chủng Atlantis cho đến khi cánh cửa được đóng lại.

c/ Các Egos đă “tiến-nhập” (“come-in”) từ dăy nguyệt cầu và họ tiến hóa nhiều hơn là nhân loại ở địa cầu.

d/ Các Egos đă lao vào từ thời Atlantis để chiếm chỗ của các Egos đă đạt mức giải thoát và các thể nguyên nhân của họ đă biến mất, hay là các hoa sen của họ đă “tan biến” để lại một khoảng trống trong chất lực (force substance) vốn phải được cung cấp và lấp đầy. Thường thường chúng tiến nhập vào từ một trong số hai hành tinh hệ:

1. Từ hành tinh hệ được biểu hiện bởi đối cực của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta.

1 Ông C.W. Leadbeater đă hiểu lờ mờ về ư tưởng này khi ông ấy đề cập tới các thuyền chở đầy các Egos từ dăy nguyệt cầu. Dĩ nhiên ông ấy đă cụ thể hóa ư tưởng đi quá xa; nếu cũng ư tưởng căn bản đó được diễn tả bằng các thuật ngữ về lực và về sự xuất hiện của các trung tâm lực trong dăy địa cầu, các trung tâm lực nào là kết quả của năng lượng phát ra, từ một dăy trước kia và đang tạo ra các ṿng xoắn ốc trong chất dĩ thái hoặc là chất của cơi trí, th́ bấy giờ ư nghĩa thực sự có thể dễ hiểu hơn.

2. Từ hành tinh hệ nào có liên kết với hai hành tinh hệ này trong việc tạo thành một tam giác của thái dương hệ.

854 Tất nhiên, các trường hợp này hiện nay hiếm có, nhưng sẽ trở nên thường hơn khi ngày càng nhiều nhân loại nhận được Điểm Đạo thứ tư. e/ Một vài Egos hay các hoa sen hiếm hoi từ các hành tinh hệ không được liệt kê trong tam bộ nói trên. Chúng thường chỉ được đưa vào sao cho chúng có thể hoàn thành một vài phát triển trong chính bản chất của chúng, để xúc tiến công việc thực nghiệm liên quan với giới thiên thần, hoặc là để tạo ra một vài kết quả tập thể theo ư muốn của Hành Tinh Thượng Đế. Thường thường chúng không giáng xuống vào trong nhục thân mà trước tiên hoạt động trên các cơi phụ trí tuệ và cảm dục, sau rốt quay lại với các phạm vi riêng của chúng trong các giai đoạn giải thoát cuối cùng.

Tất cả các hoa sen này với vô số biến phân của chúng, đều có các ảnh hưởng đặc biệt lên nhau trên các phân cảnh trí tuệ, và cho đến nay, các ảnh hưởng này hoàn toàn không được con người hiểu rơ. Tuy nhiên, chúng là nền tảng của tâm lư học chân chính và là nền tảng của mọi hoạt động đích thực. Nhà nghiên cứu cần suy nghiệm kỹ về ảnh hưởng mà bất cứ Ego tiến bộ nào cũng có thể muốn có được trên :

 Các Egos khác trên nhóm của y.

 Solar Pitris vốn là vật chất của nhóm.

Lunar Pitris, các vị này được liên kết với Solar Pitris qua các vi tử thường tồn.

 

Trên đây, chúng ta đă liệt kê một vài hạng mục của các nhóm Egos được t́m thấy trên các cơi phụ nguyên nhân của cơi trí, để mang lại cho các đạo sinh một số ư tưởng về sự bao la của đề tài và sự phức tạp của vấn đề. Cần phải nhớ rằng trên cơi phụ thứ ba của cơi trí, không có sự tách rời cá nhân

như là chúng ta thấy khi ở trong biểu lộ vật chất, tuy thế việc phân chia nhóm lại được nhận thấy. Các nhóm này lại quá nhiều không thể liệt kê chi tiết. Chúng ta đă phác thảo và đặt tên cho năm trong số các nhóm lớn như được ghi vào mục lục dưới một sắp xếp thành bảng liệt kê trong Pḥng Kư Ảnh (Hall of Records). Có các phương pháp liệt kê khác, và ngay cả theo một phương pháp được dùng ở đây, năm nhóm này, mỗi nhóm được chia nhỏ thành mười nhóm và các nhóm này lại được tách ra thành các đơn vị nhỏ hơn, tất cả các đơn vị đó đang được hiểu rơ và mô tả bằng một số kư hiệu.

Khi chúng ta tiến nhập vào cơi phụ thứ hai của cơi trí (cơi mà nơi đó có các thể Chân Ngă của nhân loại tiến hóa, của các đệ tử và của các điểm đạo đồ) phương pháp phối hợp sẽ tùy theo :

 Cung chính (Ray).

 Cung phụ (subray).

Bộ môn (dù là ở dưới quyền Đức Bàn Cổ, Đức Văn Minh Bồ Tát hoặc Đức Bồ Tát trên hệ Địa Cầu của chúng ta hoặc các vị tương tự của các Ngài trên các hành tinh hệ khác).

 Nhóm của Đức Thầy.

 

Tất cả các hoa sen Chân Ngă này đều được tổ chức, và có một số cánh hoa đă khai mở, trong khi một số khác ở trong giai đoạn phát triển cuối cùng.

Chúng cũng được tập hợp theo ba đề mục :

Các hoa sen khai mở. Các hoa sen mà trong đó “bảo ngọc” vừa lúc sắp sửa được khai mở.

Các hoa sen có hương thơm. Các hoa sen này có “mùi” hay hương vị huyền linh đang lan tỏa ra chung quanh chúng. Chúng là các Egos mà cho đến nay hoàn toàn khai mở tầng cánh hoa cuối cùng, nhưng các sự sống của chúng có sức thu hút (magnetic force, từ lực) trong ba cơi thấp, c̣n các quá

tŕnh phát triển của chúng được phân biệt bằng việc phụng sự không ích kỷ. Các hoa sen tỏa sáng, hay các hoa sen có ánh sáng bắt đầu tỏa chiếu giống như ánh sáng trong chỗ tối. Chúng cũng được chia nhóm theo các màu nguyên thủy, theo sắc thái phụ, theo âm điệu (key or tone), và một phân

856      loại toàn bằng số. Có thể đáng quan tâm đối với người nghiên cứu nếu ở đây chúng ta nêu ra rằng trong Pḥng Kư Ảnh, liên quan với các Egos nhân loại, một số kư ảnh dưới thuật ngữ biểu tượng, giữ một liệt kê tỉ mỉ về các sự kiện sau đây liên quan đến mỗi đơn vị.

Kư ảnh về nguyệt cầu (lunar record). Kư ảnh này liên quan đến tất cả các hiện thể và h́nh tướng thấp kém, được Chân Thần con người vận dụng và chính nó liên quan với:

 Tốc độ rung động của chúng,

 Loại của chúng (type),

 Số then chốt (key number) của chúng

Nhóm đặc biệt của các Lunar Lords có liên quan đến các thể này,

Quá tŕnh lịch sử tỉ mỉ của các sự sống tinh hoa chất, chúng tạo ra các thể này.

 

Thông tin này được sử dụng bởi các thần phụ trách về nghiệp quả (karmic official), chịu trách nhiệm cho việc tạo ra một tập hợp mới các hiện thể ở mỗi lần luân hồi, để tiếp tay vào việc thanh toán karma. Lịch sử của các nguyệt thể (lunar bodies) được tích chứa trong các vi tử thường tồn.

Kư ảnh thái dương. Kư ảnh liên quan nhiều đến hiện thể

Chân Ngă thường tồn, và chính nó liên quan với : a/ Tốc độ rung động. b/ Lịch sử khai mở của cánh hoa.

c/ Lịch sử của bất luận nhóm Solar Angels đặc biệt nào có liên quan đến việc tạo thành các hoa sen. d/ Hoạt động của thần chất (deva substance) nhờ đó hoa sen được kiến tạo. e/ Các mối liên hệ tập thể.

Kiến thức này được Chân Sư vận dụng, Ngài đă làm cho Chính Ngài có trách nhiệm đối với việc kích thích và sự tăng trưởng của bất cứ các loạt Egos đặc biệt nào, và cũng do các Egos tiến hóa, họ đang hoạt động hữu thức với nhóm của họ.

Kư ảnh về tâm thức (consciousness record). Kư ảnh này có liên quan đến sự đáp ứng của Thực Thể nội tâm với môi

857 trường bao quanh của nó. Nó liên quan đến việc sử dụng tri thức của chủ thể tri thức, và trong nhiều trường hợp, lại là kư ảnh phức tạp nhất và dông dài nhất trong số các kư ảnh. Các kư ảnh này được vận dụng nhiều nhất bởi Đức Chưởng Quản Thế Gian và các môn đệ của Ngài để xác định thông tin liên quan đến các trung tâm lực hành tinh. Các Ngài sắp xếp sao cho toàn bộ kư ảnh thuộc bất cứ nhóm nào, dù rộng lớn và trải dài đến đâu đi nữa, cũng được biểu hiện trong bảy lớp biểu tượng, mỗi lớp chứa 49 biểu tượng. Các lớp này được thay đổi và được điều chỉnh mỗi bảy năm một lần, và được cuốn hút vào chất cảm dục bằng một cố gắng của ư chí bởi Đức Chohan chịu trách nhiệm cho nhóm đặc biệt có liên hệ.

(d) Các cánh hoa và các trung tâm lực dĩ thái. Giờ đây, xin nêu ra sự liên quan chặt chẽ giữa sự khai mở của các cánh trong hoa sen Chân Ngă với các bí huyệt dĩ thái trong con người.

Chính năng lượng tâm linh đang tuôn chảy qua các trung tâm lực. Đạo sinh nên thận trọng ghi nhớ hai sự kiện sau đây:

Thứ nhất, như chúng ta biết, thể dĩ thái được cấp sinh lực bằng prana. Năng lượng prana là tác nhân kích hoạt của hoạt động sinh động và của sự phát triển ở cơi trần. Trước tiên, nó có hiệu quả trên các nguyên tử của xác thân, đồng thời nó cũng có hiệu quả tam phân trên vật chất của thể xác :

a/ Nó bảo toàn sức khỏe sinh động (animal health) của cơ thể.

b/ Nó cấu tạo và xây dựng trong cơ thể, nhờ năng lượng và các luồng thần lực của nó, những ǵ cần để thay thế sự hao ṃn hằng ngày.

c/ Đó là phương tiện mà nhờ đó con người tiến vào việc giao tiếp hồng trần với huynh đệ của y. Từ-lực hồng-trần (physical magnetism) phần lớn, mặc dầu nếu không phải là toàn bộ, tùy thuộc vào prana.

Các trung tâm lực dĩ thái là các xoáy lực (force vortices) được tạo thành trong chất dĩ thái bằng xung lực cảm dục,

858 được truyền qua các trung tâm lực cảm dục. Đến phiên chúng, các trung tâm lực cảm dục này là các chủ thể truyền chuyển của năng lượng c̣n cao hơn nữa, và như vậy, về mặt chuyên môn cũng đúng khi cho rằng các trung tâm lực dĩ thái là cội nguồn của năng lượng tâm linh của con người, và do đó bị tác động bởi việc khai mở của các cánh hoa. Đến phiên nó, mỗi cánh hoa là một loại trung tâm lực và năng lượng phát xuất từ nó, tác động vào các trung tâm lực dĩ thái, và tạo ra mọi loại năng lượng tâm linh thuộc loại đích thực. Năng lượng tuôn chảy từ Ego chỉ ít được cảm nhận trong các giai đoạn phát triển ban đầu. Con người noi theo con đường được dành riêng cho ḿnh qua bản năng động vật và nhân loại, và có thể an toàn từ bỏ sự kích thích phát ra từ các trung tâm lực thuộc nhóm của ḿnh, và đối với mănh lực lớn lao thông thường có sẵn trong h́nh hài, đồng thời đối với các

làn sóng sinh hoạt trước kia. Chỉ khi con người đă đạt đến một giai đoạn tiến hóa tương đối (so với giai đoạn người thú) th́ sức mạnh Chân Ngă hay sức mạnh thông linh mới tuôn đổ qua các trung tâm lực của y theo cách nào đó để tạo ra các kết quả trong tâm thức – sau rốt y sẽ trở nên hiểu biết sâu xa về các kết quả này bên trong bộ óc hồng trần của ḿnh. Nơi đây tôi không bàn đến thuật tâm thông (psychism) thông thường của động vật mà các con vật cấp cao để lộ ra, và được t́m thấy trong một vài chủng tộc Lemuria trụ cột. Đây là một loại tâm thức có sẵn trong các nguyên tử, và là một thành phần cấu tạo của “linh hồn thế giới”. Nó vốn không được biết tới và không được kiểm soát, và không có phần trong giáo lư này. Tôi đề cập tới thuật tâm thông hữu thức, thuật này biểu lộ ra nơi người tiến hóa, nơi các đệ tử và các điểm đạo đồ thuộc mọi cấp. Loại tâm thông này là kết quả của việc tuôn đổ của năng lượng Chân Ngă qua các trung tâm lực dĩ thái (chính yếu là qua năm trong số các trung tâm lực đó) theo cách nào để cho tâm thức của năo bộ hồng trần trở nên biết được nó và cũng biết về:

a/ Mục tiêu của nó, b/ Phương pháp của nó, c/ Các hiệu quả được tạo ra bên trong phàm ngă của

chính con người và cũng trên những kẻ khác,

859 d/ Năng lực của con người để vận dụng nó hay không tùy sự mong muốn của người này. Điều đó nằm dưới sự kiểm soát của y. Như chúng ta biết, các trung tâm lực mà đạo sinh có liên quan gồm có bốn cái : a/ Trung tâm lực ở đầu, b/ Trung tâm lực ở tim, c/ Trung tâm lực cổ họng,

d/ Trung tâm lực ở đáy xương sống.

Đây là các trung tâm lực duy nhất cần được xem xét. Công việc của con người là để chuyển thần lực hoặc năng lượng ra khỏi hai trung tâm lực thấp – huyệt trên xương sống và huyệt đan điền – vào ba trung tâm lực cao. Coi như là y đă chuyển đổi, hoặc là đang ở trong tiến tŕnh chuyển đổi, năng lượng của các cơ quan sinh sản vào trong trung tâm lực mong muốn, tức đan điền, với mục đích được nhắm vào là dẫn năng lượng đó vào trung tâm lực c̣n cao hơn là trung tâm lực cổ họng. Trung tâm lực lá lách, vốn là hiện thể của prana, được đặc biệt phát triển theo định luật tiến hóa, và năng lượng của nó không được chuyển đổi sang trung tâm lực khác, mà được tỏa rộng ra một cách hữu thức. Khi tương ứng của nó trong trung tâm lực ở đầu được khơi hoạt, trung tâm này trở thành cơ quan chữa trị huyền linh; nhờ nó mà nhà chữa trị (bằng một tác động của ư chí), thu hút prana và sinh lực (vitality) từ các chất dĩ thái, và kế đó phà nó trở lại vào mục tiêu cần chữa trị bằng một tác động chữa trị do ḷng trắc ẩn.

Liên quan với các trung tâm lực dĩ thái, chúng ta nên chú ư đến sự kiện rằng bí huyệt chính ở đầu vốn có cấu tạo lưỡng phân và gồm một hoa sen có 96 cánh hoa giữa hai mày, và một hoa sen có 12 cánh ở đỉnh đầu, với 96 cánh trong một ṿng xoắn phụ. Ư nghĩa của các con số này thật là sâu xa. Trong mọi trường hợp, con số 12 đáp ứng với biểu lộ một mối liên hệ rơ rệt với các hoa sen tâm linh căn bản trên các phân cảnh Chân Ngă. 12 nhân với 8 thay cho 12 cánh hoa trong mỗi trường hợp, trong khi đó trong con số 8 có ẩn giấu ư tưởng về nhị nguyên :

860 a/ Bốn của tứ bộ (the quaternary),

b/ Bốn của hào quang noăn của Chân Ngă (ba trạng thái và ṿng-giới-hạn).

Chúng ta cũng phải ghi nhận rằng ư tưởng về số 12 liên quan với các trung tâm lực được t́m thấy trong số 3 của chúng :

a/ Trung tâm lực cao ở đầu,

b/ Trung tâm lực thứ nh́ ở đầu,

c/ Trung tâm lực tim.

Nếu đạo sinh nghiên cứu t́nh trạng này và liên kết ư tưởng về 3 tầng cánh hoa trong hoa sen 12 cánh, y có thể thấy sáng tỏ. Ở giai đoạn này, c̣n nhiều điều chưa thể đưa ra.

Chỉ khi nào các trung tâm lực dĩ thái – hai trung tâm lực đầu và trung tâm lực tim – trở nên hoạt động đầy đủ với 12 cánh hoa hoàn toàn khai mở, th́ ṿng cánh hoa ở giữa trong hoa sen Chân Ngă (ṿng thứ tư hay là ṿng trong) khai mở. Ư nghĩa của 4 ṿng trong hoa sen Chân Ngă và 8 ṿng với 12 cánh hoa mỗi ṿng trong các hoa sen dĩ thái trên cơi trí rất là quan trọng.

Các trung tâm lực mà con người phải bàn đến tất nhiên là 5 ở giai đoạn này do các sự kiện sau, nó phải được nghiên cứu nếu một người muốn khơi hoạt các trung tâm lực của ḿnh theo kế hoạch, và nếu người đó muốn an toàn đi theo hướng khai mở tâm linh chân chính :

Sự kiện năng lượng xuất phát từ cơi thứ năm, cơi trí, nơi mà con người có liên hệ,

Sự kiện chính do sự tác động của nguyên khí thứ năm mà con người có thể hoạt động hữu thức với sự khai mở riêng của ḿnh,

Sự kiện con đường tiến hóa dành cho con người là con đường có năm phần, bao gồm năm cơi khai mở của con người; và được chia thành năm giai đoạn đối với Chân Ngă,

Sự kiện là mặc dù đây là thái dương hệ thứ hai theo quan 861 điểm của các chu kỳ Chân Ngă của Thượng Đế, hay là chu kỳ

Chân Ngă chính yếu thứ hai của Ngài, tuy nhiên đó là chu kỳ thứ năm khi xét theo quan điểm khác, quan điểm của các chu kỳ nhỏ. Nó tương ứng với giai đoạn thứ năm trong cơ tiến hóa nhân loại, giai đoạn mà con người bước lên Thánh Đạo. Hiện giờ, Thượng Đế đang bước trên Vũ Trụ Đạo.

Sự kiện nữa là loa tuyến thứ năm đang trong tiến tŕnh khơi hoạt. Sự việc này đă được thực hiện trước khi sự tương tác của năng lượng giữa hoa sen Chân Ngă với các trung tâm lực dĩ thái trở thành mạnh mẽ đến mức đánh thức bộ óc hồng trần của con người và giúp cho y trở nên biết được các ḍng sinh lực bên trong. Điều này thường xảy ra khi cánh hoa thứ năm được cơ cấu hóa (organized).

Toàn bộ vấn đề này cũng có thể được xét một cách đại thể theo quan điểm của năm vị Kumaras. Cần phải nhớ rằng toàn thể các trung tâm lực dĩ thái của bất cứ nhóm người đặc biệt nào cũng tạo thành các trung tâm lực hay là “các đơn vị năng lượng” trong các cánh hoa lớn hơn của trung tâm lực thuộc nhóm của chúng. Các cánh hoa này lại hợp thành các cánh hoa trong trung tâm hành tinh đặc biệt nào đó, và toàn thể các cánh hoa này hợp thành các trung tâm năng lượng lớn hơn này mà chúng ta gọi là “các trung tâm hành tinh”. Đến lượt chúng, các trung tâm hành tinh này hợp thành các trung tâm lực của Thượng Đế.

Tuy nhiên cái bí ẩn liên quan đến điều này lại sâu xa đến nỗi trừ phi nhà nghiên cứu thận trọng bảo vệ chính ḿnh khỏi ư niệm quá tuyệt đối và quá thiên về vật chất, nếu không y sẽ đi lạc đường. Các trung tâm lực dĩ thái của con người vốn không ở trên cùng một cơi như là các trung tâm lực dĩ thái của một Hành Tinh Thượng Đế. Các trung tâm lực

của Ngài đều ở trên cơi dĩ thái vũ trụ thứ tư, tức cơi bồ đề của thái dương hệ, và chỉ khi nào con người đă nhận được cuộc điểm đạo cuối, th́ năng lượng của y mới trở nên sát nhập với năng lượng của trung tâm hành tinh trên cơi riêng của nó. Các trung tâm lực dĩ thái của Hành Tinh Thượng Đế là các tác nhân truyền đạt và là các tác nhân chuyển hóa (transmuters) của lực, và mang cùng mối liên hệ với Ngài, giống như các trung tâm lực hồng trần mang mối liên hệ đối với con người. Mọi trung tâm lực của nhục thân, chẳng hạn như là miệng, là tác nhân truyền đạt một vài loại năng lượng phát ra từ bộ óc hoặc ư chí con người.

Việc hiểu biết về lực, về sự truyền lực và về các tác dụng của lực giải thoát trên các cơi cao là bí mật của kiến thức huyền linh. Lực hoặc năng lượng tuôn đổ vào từ Ego. Nó tác động qua các trung tâm lực dĩ thái và tạo ra các kết quả trên ba cơi, thay đổi tùy theo tuổi của linh hồn. Cho đến nay, do thiếu chỉnh hợp (alignment), lực Chân Ngă này không đạt tới năo bộ hồng trần một cách đầy đủ như nó sẽ đạt tới sau này, nhưng nó sẽ không đạt đến các trung tâm lực cảm dục, và thường là nguyên nhân của việc thiếu kiểm soát t́nh cảm bất cứ nơi nào được nh́n thấy. Cho đến nay, chất cảm dục (astral substance) được cấu tạo một cách thiếu sót, nên khi được đánh thức bởi năng lượng Chân Ngă, nó hoạt động một cách dữ dội. Chất cảm dục bị tác động bởi hai ḍng thần lực trái ngược: thứ nhất, rung động của Chân Ngă, và thứ nh́, loại rung động được tạo ra qua vô số thời đại trên cơi trần, vốn tiềm tàng trong chính vật chất và là kết quả của một thái dương hệ trước. Chính điều này tạo ra tác động dữ dội và phản ứng được nh́n thấy trong mọi kiếp sống.

Không thể đưa ra nhiều dữ kiện (data, dữ = cho, được cho) liên quan đến sự khai mở của các cánh hoa và mối liên

hệ của chúng với các trung tâm lực dĩ thái. Ba ẩn ngữ có tầm quan trọng thực tiễn liên quan với vấn đề tuyệt diệu này có thể được đưa ra, tuy nhiên, nếu được suy nghiệm, có thể mang lại tỏ ngộ cho những ai sẵn sàng.

Ẩn ngữ thứ nhất đó là các trung tâm lực dĩ thái trở nên linh hoạt theo ư nghĩa về chiều đo thứ tư (hoặc là trở nên các luân xa quay trên chính chúng) khi người t́m đạo đă tuân theo một vài chi tiết.

Y phải hoạt động dựa vào việc khai mở các cánh hoa thứ năm và thứ sáu, hay là hai cánh hoa cuối cùng trong ṿng tṛn thứ nh́ và phải nỗ lực để tạo ra hai sự việc có liên quan với bản chất tam phân thấp (phàm ngă) của y :

863 a/ Y phải chỉnh hợp (align, sắp cho thẳng hàng) ba thể của ḿnh để có được một vận hà tiếp xúc trực tiếp được tạo ra giữa Chân Ngă với bộ óc hồng trần. b/ Y phải nỗ lực để mang lại sự ổn định của cả thể cảm dục lẫn thể trí, và phải nhắm đạt được trạng thái cân bằng t́nh cảm, trạng thái này được tạo ra bằng “sự quân b́nh có ư thức các lực”. Con người phải nghiên cứu các định luật chuyển hóa và trở thành một kẻ nghiên cứu về loại siêu chuyển thiêng liêng (divine alchemy) việc đó sẽ dẫn đến kết quả trong việc hiểu được làm cách nào để chuyển hóa mănh lực thấp thành cao, làm cách nào để di chuyển tâm thức của ḿnh vào các hiện thể cao, và làm cách nào để vận dụng các ḍng năng lượng sao cho bản chất riêng của ḿnh được biến đổi. Lúc bấy giờ, y sẽ trở thành một vận hà cho ánh sáng của Chân Ngă, và để cho sự giác ngộ của thể bồ đề tuôn đổ qua, hầu cứu giúp nhân loại, và soi sáng cho những ai c̣n vấp ngă trong chốn tối tăm mờ mịt. Y phải hiển lộ các định luật phát xạ trong sự sống riêng của ḿnh trên cơi trần. Sự sống của y phải bắt đầu

tỏa chiếu và bắt đầu có ảnh hưởng thu hút đối với các sự sống khác. Bằng cách diễn tả này, tôi muốn nói rằng y sẽ bắt đầu tác động đến những ǵ bị giam nhốt trong các sự sống khác, v́ y sẽ đạt đến – do các rung động mạnh mẽ của chính y – trung tâm ẩn giấu trong mỗi con người. Bằng cách này, tôi không có ư muốn nói đến ảnh hưởng thể chất hoặc ảnh hưởng từ lực mà nhiều linh hồn hoàn toàn kém tiến hóa đang có đối với những linh hồn khác. Tôi đề cập tới phát xạ tinh thần vốn chỉ được đáp ứng và nhận thức bởi những người mà chính họ đang trở nên biết đến các trung tâm tinh thần bên trong tâm. Ở giai đoạn này con người được nhận biết như là kẻ có thể diễn đạt theo huyền bí học, đó là “tâm qua tâm” (“heart to heart”). Y trở nên một tác nhân kích hoạt của bí huyệt tim trong huynh đệ của y, và là một kẻ đưa con người vào hoạt động v́ kẻ khác.

Ẩn ngôn thứ hai ám chỉ rằng khi người t́m đạo trở nên dần dần phát xạ, và khi năng lượng của Thượng Đế nội tâm biểu lộ ngày càng nhiều qua phàm ngă, “các phát xạ nhiệt” (“heat radiations”) trở nên mạnh đến nỗi các kết quả rất rơ

864 ràng được sản sinh ra có một bản chất cá nhân và cũng là bản chất chung quanh. Một vài kết quả này có thể được liệt kê như sau: Mạng lưới dĩ thái, ngăn cách tâm thức hồng trần thấp kém của bộ óc với cơi cảm dục bắt đầu trải qua một tiến tŕnh hủy diệt dài, và các “chỗ rách” đầu tiên trong mạng lưới xuất hiện. Chính là qua các chỗ rách này mà đạo sinh trở nên biết được các cơi bên trong, trở nên có ư thức trong bộ óc xác thân về các biến cố bên trong, và có thể (nếu là một đệ tử) tạo sự tiếp xúc với Ego của y và (xuyên qua Ego đó) tiếp xúc với Guru của y (Guru là một vị thầy tinh thần). Điều này đánh dấu một phát triển rất quan trọng.

Bí huyệt cao ở đầu tăng thêm sức hoạt động của nó và trở nên có khả năng nhận các ánh chớp giác ngộ từ các cơi cao. Trước tiên, chỉ thỉnh thoảng điều này mới xảy ra, nhưng tần suất ngày càng tăng lên theo sự tiến bộ của nhiều năm, và các “chỗ rách” (“rents”) trở nên nhiều hơn.

Các tam giác khác nhau trở nên sinh động và tiếp tục tăng thêm hoạt động theo cấp số h́nh học (geometrical progression), trong khi bí huyệt giữa hai bả vai, tức điểm hội tụ đối với một vài loại lửa, trở nên linh hoạt. Điều này đánh dấu một giai đoạn rơ rệt trong tiến tŕnh chuyển di các lửa vào các bí huyệt cao. Nói đại khái, giai đoạn chuyển di nhiệt hoặc năng lượng của các bí huyệt thấp vào bí huyệt cao có thể được chia làm hai phần: thứ nhất, giai đoạn mà trong đó các bí huyệt ở phần thấp của cơ thể (các bí huyệt dưới cách mô) được chuyển vào các bí huyệt ở phần cao của thân trên (torso). Ở thân trên có ba bí huyệt, đó là bí huyệt tim, cổ họng và bí huyệt giữa hai xương bả vai (shoulder blades). Nơi đây, chúng ta phải ghi nhận rằng bí huyệt cổ họng nằm ở phần thấp của cổ họng, và hoàn toàn thuộc vào thân trên chớ không thuộc vào đầu. Ở đây cũng nên nói rằng bí huyệt giữa các xương bả vai không phải là một bí huyệt “thiêng” (“sacred” centre), mà có bản chất tạm thời và được tạo ra bởi chính người t́m đạo trong tiến tŕnh truyền chuyển (transference).

865 Giai đoạn hai là giai đoạn mà trong đó năng lượng của sáu bí huyệt thấp :

 Bí huyệt cổ họng, b. Bí huyệt tim,

 Bí huyệt đan điền, d. Bí huyệt lá lách,

 Bí huyệt ở cơ quan sinh sản, f. Bí huyệt ở đáy xương sống, đều được chuyển di – theo đúng thứ tự tùy theo cung chính và cung phụ của một người – vào các bí huyệt tương ứng bên

 

trong bí huyệt đầu. Bảy bí huyệt đầu này là h́nh ảnh trong tiểu thiên địa của các “cung điện được chuẩn bị trên các Cơi Trời” (“mansions prepared in the Heavens”) để nhận luồng năng lượng thất phân của Chân Thần. Đây là các pḥng được chuẩn bị bởi năng lượng thấp vốn phải trở thành các tác nhân nhận lĩnh (recipients) của “linh hồn hay là năng lượng thông linh cao siêu”.

Ẩn ngữ cuối cùng này có thể được đưa ra, được tóm tắt bằng các từ ngữ mà khi người t́m đạo tiến tới, (1) y không chỉ làm quân b́nh các cặp đối ứng, mà cái bí ẩn của con tim của huynh đệ y cũng được lộ ra với y. Y trở nên một mănh lực được thừa nhận trên thế gian, và được nhận biết như là một người có thể được trông cậy vào để phụng sự. Con người quay sang nhờ cậy y để được trợ giúp theo đường lối nhận

1 Người t́m đạo (aspirant).

“Các thực hành góp phần vào sự hợp nhất với Linh Hồn là đạo tâm nồng nhiệt, tham khảo tinh thần (spiritual reading) và hoàn toàn tuân theo Đức Thầy.

Từ ngữ mà tôi đă diễn giải thành “đạo tâm nồng nhiệt” (“fervent aspiration”), trước tiên có nghĩa là “lửa” (“fire”), và theo giáo lư Đông Phương, nó hàm ư là lửa mang lại sự sống và ánh sáng, đồng thời lửa giúp thanh luyện. Do đó, chúng ta có, dưới h́nh thức thực hành thứ nhất của chúng ta, như là phương tiện phát triển tinh thần thứ nhất, tính chất nồng nhiệt đó của ư chí vốn khơi dậy và làm giác ngộ, đồng thời, việc kiên tŕ thực hành việc thanh luyện, đốt tan mọi cái không tinh khiết đă biết”.

“Mục tiêu của các thực hành đó là mang lại linh thị -linh hồn (soul­vision) và xua tan các chướng ngại”. “ Các Qui Luật này như sau : thanh khiết, thanh thản, đạo tâm nồng nhiệt, tham khảo tinh thần và hoàn toàn tuân phục Đức Thầy”. “Sự hoàn hảo của các quyền năng của lớp vỏ xác thân sẽ đến nhờ xua tan các ô tạp và nhờ đạo tâm nồng nhiệt”. Yoga Sutra của Patanjali, quyển II, 1, 2, 32, 43  (Ấn bản của Johnston).

thức của y, và y bắt đầu phát ra âm điệu (note) để được nghe thấy không những chỉ trong hàng con người, mà c̣n trong

866 các hạng thiên thần nữa. Ở giai đoạn này, y làm điều này qua cây bút trong văn chương, qua ngôn từ khi diễn thuyết và giảng dạy, qua âm nhạc, hội họa và mỹ thuật. Y đạt đến tâm con người bằng cách này hoặc cách khác, và trở thành kẻ trợ giúp và kẻ phụng sự nhân loại. Thêm hai tính chất của giai đoạn này có thể được liệt kê ở đây. Người t́m đạo có một đánh giá về giá trị huyền linh của tiền tài trong việc phụng sự. Y không mưu t́m điều ǵ cho riêng ḿnh, trừ những ǵ có thể cung cấp cho y đối với công việc cần làm, y xem thường tiền tài, và cái ǵ mà tiền tài có thể đổi chác như một cái ǵ đó phải được hữu dụng cho những kẻ khác và là một phương tiện để mang lại thành quả cho các kế hoạch của Chân Sư v́ y lờ mờ cảm nhận được các kế hoạch này. Ư nghĩa huyền linh của tiền tài ít được hiểu rơ, tuy nhiên, một trong các trắc nghiệm lớn nhất về vị thế của một người trên con đường dự bị là những ǵ liên quan đến thái độ của y và cách vận dụng của y đối với những ǵ mà tất cả mọi người đều t́m kiếm để thỏa măn ham muốn. Chỉ có y, tức là kẻ không khát khao điều ǵ cho riêng ḿnh, mới có thể trở thành một người lĩnh nhận tặng phẩm tài chính (a recipient of financial bounty) và kẻ phân phát tài nguyên của vũ trụ. Trong các trường hợp khác, khi mà tài nguyên tăng thêm, chúng không mang lại với chúng được ǵ cả ngoại trừ phiền năo và buồn chán, bất măn và lạm dụng. Cũng vào giai đoạn này, cuộc sống của người t́m đạo trở thành một “dụng cụ hủy diệt” theo ư nghĩa huyền linh của danh từ đó. Bất cứ nơi nào y đi qua, thần lực cũng tuôn tràn qua y từ các cơi cao, và từ Thượng Đế nội tâm của chính y,

đôi khi tạo ra các kết quả đặc biệt ở chung quanh y. Lực đó tác động giống như một tác nhân kích hoạt (stimulator) cả điều lành lẫn điều dữ. Các Lunar Pitris vốn kiến tạo các cơ thể của các huynh đệ y và cơ thể của chính y, cũng bị kích hoạt, hoạt động của các thần đó cũng tăng lên và sức mạnh của họ trở nên nặng thêm rất nhiều. Sự kiện này được vận dụng bởi Các Đấng đang hoạt động trên phương diện nội môn để mang lại một vài mục tiêu mong muốn. Chính điều này cũng thường khi tạm thời gây nên sự suy sụp (downfall) của các linh hồn tiến hóa. Họ không thể chịu đựng được thần lực đang tuôn đổ vào họ, hoặc là lên họ và do sự quá kích thích tạm thời của các trung tâm lực và các hiện thể của họ, họ đi lạc lối. Điều này có thể được nh́n thấy thể hiện trong các nhóm cũng như trong các cá nhân. Nhưng, ngược lại, nếu các Lunar Lords của phàm ngă trước đây đă bị chế ngự và đă bị kiềm chế, th́ lúc đó ảnh hưởng của lực và năng lượng được tiếp xúc là kích hoạt sự đáp ứng của tâm thức năo bộ xác thân và các bí huyệt ở đầu đưa đến sự tiếp xúc với Chân Ngă. Lúc bấy giờ, khác với dự đoán, mănh lực hủy diệt trở thành một yếu tố cho sự kích hoạt tốt lành và hữu ích, đồng thời có thể được sử dụng bởi Các Đấng Cao Cả, Các Ngài biết cách làm thế nào để dẫn dắt con người đến sự giác ngộ xa hơn.

Tất cả các giai đoạn này đều phải thể hiện trên cả ba cơi thấp và trong ba thể; họ làm điều này tùy theo Cung chính và cung phụ đặc biệt. Công việc của đệ tử được xúc tiến theo h́nh thức này, việc nghiên cứu và luyện tập của y được tiến hành cho đến khi hai ṿng cánh hoa được khai mở, c̣n ṿng thứ ba được chuẩn bị. Thế là nhờ định hướng đúng năng lượng và vận dụng khôn khéo các ḍng thần lực, mà y được đưa tới Cánh Cửa Điểm Đạo, và dần dần ra khỏi Pḥng Học

Tập, (1) tiến vào Đại Sảnh Đường Minh Triết – tức là Pḥng mà trong đó y từ từ trở nên “biết” được các thần lực và các quyền năng, ẩn tàng trong Ego của chính ḿnh và trong nhóm Chân Ngă. Đó là Pḥng mà trong đó y có được quyền sử dụng lực của nhóm Chân Ngă, v́ bấy giờ y có thể được tin cậy để vận dụng thần lực đó chỉ dành cho việc trợ giúp nhân loại. Sau kỳ Điểm Đạo thứ tư, y trở thành một người phân phát (sharer in), và có thể được giao phó một phần năng lượng của Hành Tinh Thượng Đế và như thế giúp vào việc xúc tiến các kế hoạch của Thượng Đế cho cơ tiến hóa .

868 (e) Điểm Đạo và các Cánh Hoa. Khi xem xét sự liên quan của các cánh hoa với sự khai mở của chúng qua cuộc điểm đạo, có một ít điều được phép đưa ra lần này dành cho sự hiểu biết của quảng đại quần chúng. Những điều có thể được đưa ra đều có chứa :

 Các ẩn ngữ về hướng đúng của năng lượng,

 Các ư kiến về các bí ẩn căn bản mà con người phải giải đáp,

 Các chỉ dẫn về một vài tương ứng,

Các điểm thực hành đối với sự tư duy có tính cách xây dựng.

 

1 Ba Pḥng (Halls) mà linh hồn con người phải vượt qua được nói đến trong Tiếng Nói Vô Thinh, trang 19, 20. Pḥng thứ nhất .... Pḥng Vô Minh .... nhân loại ấu trĩ ......... Cơi trần. Pḥng thứ hai ....... Pḥng Học Tập .... người b́nh thường ... Cơi cảm dục. Pḥng thứ ba ........ Pḥng Minh Triết.. .người thiên về tâm linh … Cơi trí.

Thời gian dài nhất được trải qua trong Pḥng Vô Minh. Giai đoạn sau đó ở trong Pḥng Học Tập được gọi là Con Đường Dự Bị. Trong Pḥng Minh Triết, vị Điểm Đạo Đồ tiếp cận với bí nhiệm chính yếu của Hiện Tồn (Being).

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

Đạo sinh phải nhớ rằng mục đích của mọi huấn sư huyền linh học thực sự không phải là đưa ra thông tin mà cốt dạy môn đồ của các ngài trong việc vận dụng năng lượng tư tưởng. Do đó điều hiển nhiên sẽ là tại sao phương pháp giáo huấn này là phương pháp bao giờ cũng được dùng đến. Đó là phương pháp vốn bao hàm việc Đức Thầy đưa ra một ẩn ngữ, và có thể có liên quan đến một vài tương ứng, kết hợp với một liên tưởng/gợi ư (suggestion) về cội nguồn của ánh sáng. Về phần đệ tử, việc đó bao hàm các thừa nhận sau đây :

 Loại ẩn ngôn có thể đáng noi theo.

Loại trầm tư vốn là con đường dẫn đến cội nguồn ánh sáng và rằng ẩn ngữ được đưa ra là “hạt giống” để suy tưởng.

Các sự kiện đó, khi không xứng hợp và không được liên kết với nhau, lại trở thành các đe dọa cho tri thức và không giúp ích ǵ cả.

Mọi khía cạnh của chân lư, được thấu triệt dần dần, phải được đồng hóa, và kết gắn vào kinh nghiệm của đạo sinh.

Trừ phi các tương ứng phù hợp dưới h́nh thức nguyên tử, cá nhân, hành tinh và vũ trụ, các tương ứng đó không đáng tin.

Có nhiều chi tiết được giữ lại cho đến khi đạo sinh trở thành một đệ tử, và c̣n nhiều nữa cho đến khi đạo sinh trở thành một điểm đạo đồ hữu thệ. Lư do của việc này nằm ở sự

 

869 kiện là mọi tri thức đều liên quan đến năng lượng, áp dụng của nó và công dụng hoặc lạm dụng năng lượng đó. Giờ đây chúng ta hăy tiếp tục việc nghiên cứu của chúng ta về các cánh hoa và Điểm Đạo.

Mỗi một trong số ba ṿng cánh hoa sen có liên hệ chặt chẽ với một trong ba Pḥng. Điều này đă được nói đến ở trước. Nhiều công việc có liên quan đến tầng cánh hoa thứ nhất

một phần của kinh nghiệm trong Pḥng Vô Minh. Tác động tổ chức và chuẩn bị cho việc khai mở là giai đoạn quan trọng nhất và là giai đoạn mà con người có liên quan nhiều nhất. Tác động mở của cánh hoa có kỳ gian ngắn hơn và được tạo ra bằng sự tuôn đổ trong nhiệt hoặc lửa thái dương, và nhờ thế mang lại một lối vào/khả năng tiếp xúc (access) mới mẻ của năng lượng. Điều này được tạo ra trong hệ địa cầu của chúng ta nhờ sự hợp tác của Đức Văn Minh Bồ Tát (Mahachohan, v́ Ngài được 7 lần Điểm Đạo – ND), của Đức Đế Quân (Chohan) thuộc nhóm Chân Ngă của con người, và Ego đặc biệt có liên hệ.

Biểu đồ sau đây có thể là hữu ích :

I. Các Cánh Hoa Tri Thức. Ṿng thứ nhất.

 Được sắp xếp trong Pḥng Vô Minh.

Được hướng dẫn bởi thần lực và năng lượng của Đức Mahachohan.

 Nhóm thứ ba của các Solar Pitris có ảnh hưởng.

 

Các Cánh Hoa Bác Ái. Ṿng thứ hai.

 Được sắp xếp trong Pḥng Học Tập.

Được hướng dẫn bởi thần lực của Đức Bồ Tát (Bodhisattva).

 Nhóm thứ hai của các Solar Lords có ảnh hưởng.

 

Các Cánh Hoa Ư chí hay Hy Sinh. Ṿng thứ ba.

 Được sắp xếp trong Pḥng Minh Triết.

Được hướng dẫn bởi thần lực và năng lượng của Đức Bàn Cổ (Manu).

 Nhóm thứ nhất của các Solar Angels có ảnh hưởng.

 

Ở giai đoạn mà chúng ta đang xét (giai đoạn của tổ chức và khai mở tầng thứ nhất của các cánh hoa), ảnh hưởng của Chân Ngă được cảm nhận vào lúc bắt đầu chỉ nhỏ nhoi, nhưng khi ba cánh hoa trở nên linh hoạt và hoạt động đầy đủ

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

nhờ năng lượng được tích chứa và giữ lại trong Ego lúc có hoạt động của sự sống cá nhân, lúc bấy giờ một h́nh thức khai mở xảy ra, nó là một h́nh ảnh (trên một cơi thấp) của các cuộc khai mở lớn lao của trí tuệ. Năng lượng trong ṿng cánh hoa ngoài khiến cho nó lao ra khỏi ṿng kế tiếp, và đưa tới khai mở. Năng lượng tam phân này trở nên ảnh hưởng lẫn nhau và thế là một giai đoạn rất rơ rệt được đạt tới. Loạt khai mở này ít khi được nhận biết bên trong tâm thức năo bộ hồng trần nhờ bởi giai đoạn tương đối c̣n phôi thai của các thể và việc không đáp ứng của vật chất năo bộ. Tuy thế, chúng là các khai mở có tính chất ít quan trọng dù là rơ rệt, và chúng bao hàm trước tiên việc bộc lộ (bên trong sự sống cá nhân của một người) một nhận thức sáng suốt về các mối liên hệ tập thể trên cơi trần. Nhận thức này thường mang tính chất ích kỷ; thí dụ như những ǵ mà kẻ phụng sự hợp nhất lộ ra, nhưng nó biểu thị cho sự tương tác tập thể.

Một tiến tŕnh tương tự xảy ra khi ṿng cánh hoa thứ hai được sắp xếp và sẵn sàng khai mở. Lần này, Đức Chưởng Giáo Thế Gian, Chân Sư và Ego có liên hệ đang hợp tác, v́ các khai mở nhỏ này liên quan đến bản chất bác ái, với cách sắp xếp ở thể cảm dục hay thể t́nh cảm, và với nhận thức (của con người trong cuộc sống riêng tư của y) có một h́nh thức t́nh thương ích kỷ nào đó và với một t́nh thương v́ một mục đích, con người hoặc lư tưởng nào đó, nó dẫn đến nỗ lực vị tha, và đưa đến việc phủ nhận phàm ngă.

Hoạt động này đưa chúng ta đến nhóm cánh hoa thứ ba hay là đưa đến việc khai mở ư chí hay các cánh hoa hy sinh, dựa trên mục tiêu sáng suốt và t́nh thương thuần khiết. Thần lực trong nhóm này triệu dụng đến một yếu tố khác, yếu tố của Đức Manu, cũng như thần lực của Đức Bồ Tát, và hiệu quả mong muốn được tạo ra qua sự hợp tác đầy đủ của Ego

đă được khơi hoạt hoàn toàn, được chính Đức Thầy của y và Đức Manu trợ giúp (nếu y đang tiến hóa trong một chu kỳ mà trong đó nỗ lực của Thánh Đoàn dành cho nhân loại chiếm h́nh thức mà nó đang thực hiện trong chu kỳ hiện tại). Sau rốt (sau Cuộc Điểm Đạo thứ hai) Đức Chưởng Quản Địa Cầu bước vào như là một yếu tố, -Đấng Chưởng Quản quyền lực thế giới, biểu lộ đầy đủ chính quyền lực đó bằng t́nh thương.

Do đó, nói chung, có thể cho rằng các nhóm Chân Ngă mà trong đó các cánh hoa kiến thức được sắp xếp và khai mở đều đến dưới ảnh hưởng đầu tiên của Đức Mahachohan; các nhóm Chân Ngă mà trạng thái bác ái nơi họ, tức là ṿng cánh hoa thứ hai, đang mở ra dưới ảnh hưởng sơ khởi của Đức Bồ Tát, với việc khai mở tri thức đi song song với công việc; trong khi những người mà nơi họ, tầng thứ ba đang được mở ra theo hướng năng lượng của Đức Manu, có hai loại thần lực kia kết hợp lại. Điều sẽ rơ rệt đối với độc giả cẩn trọng là trong sự kiện này có ẩn giấu cái bí mật tại sao Đức Mahachohan giữ chức vụ lâu hơn cả hai Huynh Hữu của Ngài, giữ nhiệm vụ đó giống như Ngài đang giữ trong toàn bộ một chu kỳ thế gian. Ch́a khóa cho các chu kỳ này nằm trong các ư tưởng sau : Đức Bồ Tát và Đức Manu thay đổi thường hơn và chuyển qua công việc khác do sự kiện là mỗi Ngài tiêu biểu cho một loại thần lực tam phân, trong khi đó Đức Mahachohan là điểm tập trung đối với năm loại năng lượng, mỗi loại đến phiên nó lại có bản chất tam phân.

Trong mỗi trường hợp khai mở cánh hoa, một vài loại thần lực được sinh ra, có liên quan đến, được đồng hóa và được sử dụng, trước tiên một cách hữu thức, và sau cùng với toàn bộ sự sáng suốt.

Trong Pḥng Vô Minh, thần lực thuộc năng lượng của Brahma (sự hoạt động và sáng suốt của vật chất) là cái hầu như được bàn đến, và con người phải học ư nghĩa của hoạt động dựa trên :

a/ Năng lượng  bẩm sinh (inherent energy), b/ Năng lượng được thu hút (absorbed energy), c/ Năng lượng của nhóm (group energy), d/ Năng lượng của vật chất (material energy) hay năng

lượng vốn ẩn tàng trong vật chất cơi trần.

Trong Pḥng Học Tập, đệ tử trở nên biết được và sử dụng năng lượng của trạng thái thứ hai trong việc kiến tạo h́nh hài, trong các liên hệ xă hội, trong gia đ́nh và các nhóm chi

872 nhánh khác. Y đi đến chỗ nhận biết thực sự về tính dục (sex) và các liên hệ của nó, nhưng cho đến nay nh́n mănh lực này như một điều ǵ đó cần được kiềm chế chứ không phải là một cái ǵ đó phải được vận dụng một cách hữu thức và một cách xây dựng. Trong Pḥng Minh Triết, điểm đạo đồ đi đến hiểu biết về trạng thái năng lượng vĩ đại thứ nhất, sử dụng ư chí năng động trong việc hy sinh, và lúc bấy giờ theo y là phạm vào bí quyết về cái bí ẩn tam phân của năng lượng. Về năng lượng này trong trạng thái tam phân của nó, y trở nên biết được trong hai pḥng kia. Vào các Cuộc Điểm Đạo thứ ba, thứ tư và thứ năm, ba ch́a khóa dành cho ba bí ẩn được trao cho y. Ch́a khóa dành cho cái bí ẩn được cảm nhận trong Pḥng thứ nhất, tức là bí ẩn về Brahma, được trao cho y và lúc bấy giờ, y có thể mở khóa các năng lượng ẩn giấu của chất liệu nguyên tử. Ch́a khóa đối với cái bí mật về tính dục hay là về các cặp đối ứng, được trao vào tay của y, và lúc đó y có thể mở các mănh lực ẩn giấu bên trong mọi h́nh hài. Ch́a khóa đối với bí ẩn về sự hy sinh và đối với cái bí mật của các Đấng

Quán Sát Thinh Lặng (Silent Watchers) trong vũ trụ được tiết lộ cho y, và y học cách mở các năng lượng ẩn giấu của trạng thái ư chí. Tác nhân năng động (dynamo) của thái dương hệ được chỉ ra cho y, nếu điều đó có thể được diễn tả như thế, và các phức tạp của cơ cấu của nó được tiết lộ.

Sau đây là ba bí nhiệm căn bản của thái dương hệ:

 

1. Bí nhiệm về điện khí. Cái bí nhiệm của Brahma. Bí ẩn của trạng thái thứ ba (Ngôi Ba). Bí ẩn này tiềm tàng trong vầng thái dương vật chất.

 

2. Bí nhiệm về tính phân cực (polarity) hay là về xung lực giới tính vũ trụ (universal sex impulse). Bí ẩn của trạng thái thứ hai (Ngôi Hai). Nó tiềm tàng trong Tâm của Thái Dương, nghĩa là trong Mặt Trời nội tại (chưa biểu lộ).

 

3. Bí nhiệm về chính Lửa, hay là sức mạnh trung ương năng động của thái dương hệ. Bí ẩn của trạng thái thứ nhất (Ngôi Một). Nó tiềm tàng trong mặt trời tinh thần trung ương.

 

Chúng ta đă nói đến ba bí nhiệm này ở trên, chúng xuất hiện theo một ư nghĩa đặc biệt dưới thẩm quyền (jurisdiction)

873      của một số Đấng Cao Cả (great Lords or Existences) và các Ngài có liên quan nhiều với việc tiết lộ cái bí nhiệm cho các điểm đạo đồ được chuẩn bị, các vị này đến dưới ảnh hưởng của các Đấng Cao Cả trên trong các giai đoạn cuối của Thánh Đạo.

Bí nhiệm về điện khí có ba ch́a khóa, mỗi ch́a khóa được giữ trong tay của một trong các Hoạt Động Phật. Đặc quyền của các Ngài là đặc quyền kiểm soát các sức mạnh của điện của cơi trần, và quyền hạn của các Ngài là quyền điều khiển ba luồng chính của loại thần lực liên quan tới bầu hành tinh hiện tại của chúng ta. Ba ḍng thần lực này có liên quan đến vật chất nguyên tử, nhờ nó mà mọi h́nh hài được kiến tạo. Liên quan đến dăy hành tinh chúng ta, có ba Thực Thể huyền

bí (mà ba Độc Giác Phật của chúng ta chỉ là các h́nh ảnh ở Địa Cầu của các Ngài), các Ngài thi hành một chức năng tương tự liên quan đến các mănh lực điện của dăy. Trong hành tinh hệ, Hành Tinh Thượng Đế cũng có ba Đấng Cao Cả đang hợp tác, Các Ngài là tổng cộng (summation) của Trạng Thái thứ ba của Hành Tinh Thượng Đế, do đó các Đấng này thi hành công việc tương tự với công việc được thi hành bởi ba trạng thái của Brahma trong thái dương hệ. Cái huyền bí của loại điện khí tam phân này phần lớn có liên quan với các Thần Tạo Tác cấp thấp, với các linh khí tinh hoa chất trong một trạng thái đặc biệt, -cái thấp nhất và sâu xa nhất cho con người để hiểu khi nó liên quan tới cái bí ẩn của những ǵ vốn “đứng bên dưới” (“substand”) hay “đứng đàng sau” (“stands back”) của tất cả những ǵ đang biểu lộ. Theo một ư nghĩa phụ, nó liên quan đến các lực ở trong chất dĩ thái vốn là các lực mang lại năng lượng và tạo ra các hoạt động của mọi nguyên tử. Một loại khác liên quan đến hiện tượng điện được thể hiện trong ánh sáng mà con người khiển dụng được ít nhiều, trong các hiện tượng như là băo tố và biểu lộ của tia chớp, với bắc cực quang (aurora borealis), và trong việc tạo ra động đất và mọi hoạt động hỏa sơn. Tất cả các biểu lộ này đều dựa trên hoạt động điện thuộc loại nào đó và có liên quan với “linh hồn các vật” hay là liên quan với tinh hoa của vật chất. Cổ Luận (old Commentary) ghi:

874 “Áo khoác của Thượng Đế được vén sang một bên bằng năng lượng của các hoạt động của Ngài, và Con Người thực sự lộ ra, tuy vậy vẫn ẩn giấu, cho kẻ nào biết được cái bí ẩn của một người khi nó hiện hữu trong sự tự nhận thức của chính ḿnh”.

Bí ẩn của điện khí liên quan đến “lớp áo” (“garment”) của Thượng Đế, y như bí mật của tính phân cực liên quan đến “sắc tướng” (“form”) của Ngài.

Trong bí ẩn về tính phân cực (polarity, đối cực), chúng ta có ba loại lực khác nhau đang biểu lộ và như vậy điều hiển nhiên là hai bí ẩn liên quan đến sáu loại lực. Ba loại lực này được các Buddhas of Love vận dụng. Nhờ sự hy sinh của các Ngài, Chính Các Ngài có liên quan với vấn đề phái tính, hay là “tiếp cận từ lực” (“magnetic approach”) trên mọi cơi. Đức Phật mà chúng ta nói đến và Đấng tiếp xúc với tín đồ của Ngài vào kỳ trăng tṛn của Lễ Wesak, là một trong ba Đấng có liên quan với bầu hành tinh chúng ta, đă thay thế cho Đấng Cao Cả đă chuyển qua công việc cao hơn liên quan với dăy hành tinh, v́ cùng đẳng cấp thuộc Thánh Đoàn được nh́n thấy như trong mối liên hệ với các Buddhas of Action. Một nhóm có thể được xem như là các Thợ Mộc thiêng liêng (divine Carpenters) của hành tinh hệ, nhóm khác là các Thợ Lắp Ráp thiêng liêng (divine Assemblers) của các phần của hành tinh hệ và Các Đấng mà qua ảnh hưởng từ lực mà các Ngài vận dụng, các Ngài kết hợp lại các thiên sai vạn biệt (diversities) và xây đắp chúng thành h́nh hài.

Ư tưởng hiện nay về Sex phải được chuyển hóa và nâng từ hàm ư thấp kém hiện nay lên ư nghĩa thực sự của nó. Sex – trong ba cơi thấp – có liên quan đến công việc của các Lunar Pitris và Solar Lords. Theo thực chất, nó mang ư nghĩa công việc kiến tạo h́nh hài bằng vật chất, và việc đem sức mạnh của nó bằng trạng thái tâm linh. Nó hàm ư nâng cao khía cạnh vật chất qua ảnh hưởng của Tinh Thần khi cả hai cùng thực hiện nhiệm vụ chính thức của chúng trong sự hợp tác và như vậy – bằng sự hợp nhất hỗ tương và ḥa hợp của chúng

– tạo ra Con trong mọi vinh quang của Ngài. Phương pháp

diễn dịch này cũng đúng đối với mọi Đấng Cao Cả đang biểu lộ trên bất cứ cơi nào thuộc thái dương hệ hoặc vũ trụ. Một 875 vài yếu tố đi vào trong ư tưởng về sex (phái tính, tính dục) có

thể được liệt kê như sau: a/ Thu hút lẫn nhau (mutual attraction), b/ Sự thích hợp bổ sung (complementary suitability), c/ Kêu gọi của bản năng (instinctual appeal), d/ Tiếp cận và hợp tác được nhận thức, e/ Hợp nhất (union), f/ Giai đoạn kế tiếp là sự quan trọng tạm thời của trạng

thái vật chất, trạng thái Mẹ, trạng thái âm, g/ Sự triệt thoái vào nơi ẩn dật tạm thời của Cha, h/ Công việc sáng tạo ra Con, i/ Tiến hóa và tăng trưởng của Con, cả về vật chất lẫn

trong tâm thức,

j. Sự giải thoát của con ra khỏi Mẹ, hay là sự giải phóng của linh hồn lúc trưởng thành ra khỏi vật chất, k/ Con nhận ra Cha và trở về với Cha đó.

Kết quả cuối cùng của tất cả các giai đoạn kế tiếp này là cả ba trạng thái đều hoàn thành các chức năng của chúng (thiên chức của chúng) trên cơi trần và cả ba đều biểu lộ vài loại năng lượng.

Trạng thái Cha biểu lộ trong việc đưa ra xung lực ban đầu hay là biểu lộ điện dương vốn là mầm của Con được tạo ra, và Sự Sống của Cha được biểu hiện trong Con. Ư nghĩa huyền linh của các lời của Đức Christ khi đáp lại tiếng kêu: “Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng con” (“Lords, show us the Father”) ít được hiểu rơ. “Ai đă thấy Ta tức là đă thấy Cha, v́ Ta và Cha Ta là Một”, Ngài nói. (Thánh kinh Tân Ước, John, XIV, 8).

Mẹ, hay là trạng thái âm, xây dựng và nuôi dưỡng, che chở và chăm sóc Con, từ đầu đến cuối trước khi sinh và các giai đoạn ấu thơ, và đứng chung quanh Con trong các giai đoạn sau, ban phát năng lượng của chính cơ thể bà và hoạt động trong việc phục vụ cho nhu cầu Ngài.

876 Con, năng lượng phối hợp của Cha và của Mẹ, biểu hiện cho cả hai loại và tất cả mọi lưỡng nguyên, tạo ra các phẩm đức, nhưng có một tính chất tất cả đều riêng của chính Ngài, một tinh hoa vốn là bản chất đặc biệt của Ngài, và một năng lượng giúp cho Ngài làm tṛn các mục tiêu và dự tính của Chính Ngài, mà sau rốt sẽ khiến cho Ngài lặp lại tiến tŕnh tạo ra, ­

1. Ư niệm; 2. Sáng tạo; 3. Phát triển có ư thức, như Đấng Cha của Ngài đă làm.

Khi chúng ta đạt đến cái bí ẩn về Lửa, chúng ta liên hệ với loại năng lượng huyền bí ngoài thái dương hệ, vốn là nền tảng của cả hai hoạt động của Mẹ và Sự Sống của Con. Con trong chính hành vi “trở nên chồng của Mẹ của Ngài”, theo cách nói của các Thánh Thư cổ. Đây chỉ là một cách diễn đạt khó hiểu, trừ phi được diễn giải bằng các thuật ngữ chỉ sự kết hợp của năng lượng. Chỉ khi Con đă đến tuổi trưởng thành và biết chính Ngài về bản thể cũng giống như là Cha, th́ lúc đó Ngài mới có thể hoàn thành một cách hữu thức nhiệm vụ của Cha Ngài, rồi tạo ra và duy tŕ những ǵ cần thiết cho việc giữ vững (sustaining) thế hệ vũ trụ.

Điện của vật chất, điện của h́nh hài và điện của chính Sự Sống phải pha trộn và đáp ứng trước khi Chân Nhân (dù là Thượng Đế, hoặc con người) hiểu được chính ḿnh như là tác nhân sáng tạo. Ở giai đoạn này, con người biết phần nào về điện của vật chất, và đang tiến tới tin tưởng về điện của h́nh hài (mặc dù cho đến nay con người gọi điện đó là từ lực –

magnetism) nhưng măi đến giờ y không biết ǵ về thực tại của điện trong chính sự sống. Chỉ khi “bảo ngọc trong hoa sen” sắp sửa được tiết lộ, tức là ṿng cánh hoa thứ ba sắp khai mở, th́ điểm đạo đồ mới bắt đầu có được nhận thức về ư nghĩa thực sự của từ ngữ “sự sống” hay là tinh thần. Tâm thức phải được khơi hoạt đầy đủ trước khi con người có thể măi măi hiểu được một cái ǵ đó mang năng lượng vĩ đại mà các loại năng lượng khác chỉ là các biểu hiện của nó.

Chỉ có hai điểm nữa cần được xem xét liên quan đến các cánh hoa và điểm đạo.

Thứ nhất, nên ghi nhận rằng các từ “tri thức, bác ái và hy sinh” mang nhiều ư nghĩa huyền linh hơn là ư nghĩa bề ngoài của các thuật ngữ đó. Mỗi ṿng cánh hoa thay thế cho một trong ba ư tưởng này, và mỗi ṿng lại biểu hiện cho ba trạng thái hiện tồn này ở một mức độ lớn hoặc nhỏ hơn. Ba ư niệm này là các cách diễn đạt của ba tính chất lớn mà (theo quan điểm của Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai) biểu thị cho các bản chất của mọi thực thể biểu lộ -Gods, con người và devas. Theo quan điểm của yếu tố chính yếu trong biểu lộ, con người, cần nên nhận thức rằng tri thức (knowledge) có sẵn trong thái dương hệ trước, và là năng lực mà con người phải có cho chính ḿnh. Chính nơi đó có sẵn cho việc sử dụng của

y. Đó là năng lượng ẩn giấu của Hành Tinh Thượng Đế mà con người phải học cách tập trung qua bộ óc phàm trần của ḿnh, và nhờ thế mới áp dụng được.

Bác ái là năng lực có sẵn trong hiện tại. Đó là năng lượng ẩn giấu của Hành Tinh Thượng Đế mà y phải vận dụng và tập trung trong bí huyệt tim của y và nhờ thế ứng dụng được.

Hy sinh là năng lực sẽ thuộc về con người trong tương lai, mà y sẽ sáng suốt tập trung qua bí huyệt cao nhất ở đầu và nhờ thế mới ứng dụng được. Nó tùy thuộc vào sự phát triển

tâm thức của y và do đó tùy thuộc vào nhận thức của con người về mục đích huyền bí của nhóm y và của các sự sống hành tinh. V́ nó dính líu đến cái được gọi là “một tác động thái dương và thái âm của sự từ bỏ”, do đó, nó bao hàm một nhận thức đúng về năng lượng thái dương và thái âm, và việc đưa cả hai nhóm này vào một giai đoạn hoạt động hợp tác. Do đó, nó liên quan đến bản chất của Bảo Ngọc trong liên hoa, và chỉ khi nào ba cánh hoa hy sinh trong ba tầng được khai mở, th́ loại năng lượng đặc biệt này mới được phóng thích. Các Lunar Lords thuộc ba thể đă được kiểm soát và rung động của chúng được tổng hợp, sao cho tác động hy sinh vĩ đại thấy chúng sẵn sàng cho diễn tiến từ bỏ cuối cùng. Trong ba nhóm chính của các Ngài, các Solar Lords cũng sẵn sàng cho sự hy sinh cuối cùng, hy sinh này có liên quan đến “sự rạn nứt giữa mặt trời và mặt trăng” như nó được gọi. Việc này tạo ra kết quả trong việc bẻ găy liên kết từ điện giữa con người đích thực với chất liệu bén nhạy về rung động mà ba thể trên thế gian của con người được tạo thành từ đó. Nhu cầu cho sự luân hồi không c̣n được cảm nhận nữa, các chuỗi karma bị đứt đoạn, và con người được giải thoát. “Các Lunar Lords quay trở lại vị trí của chính các Ngài”, hay là như Đức Christ diễn tả điều đó – “Satan bị xiềng cho đến ngàn năm” (Thánh Kinh Tân Ước, Khải Huyền XX, 2), điều này chỉ có nghĩa là thời kỳ thái b́nh pralaya là định mệnh của các thực thể này cho đến kỳ khai nguyên trở lại.

Sự hy sinh cuối cùng cũng bao gồm sự biến mất của tam giác thấp, hay là sự chia tách mối liên hệ giữa ba nguyên tử thường tồn trong phần thấp của thể nguyên nhân hay là hoa sen Chân Ngă và đơn vị trung ương của năng lượng. Năng lượng của các nguyên tử này được phóng thích qua sức nóng mănh liệt được tạo ra bởi sự hợp nhất của ba lửa và được tái

thu hút vào kho chứa chung trong không gian liên hành tinh. Tam giác lửa bị mất tăm trong ngọn lửa chung, và các bản thể thiên thần vốn tạm thời tạo ra nó, ngưng lại hoạt động của họ.

Lại nữa, các Solar Angels hoàn thành sự hy sinh lúc đầu của các Ngài bằng một hy sinh cuối cùng, và hiến dâng chính họ trên bàn thờ lửa. Thể nguyên nhân hoàn toàn bị hủy diệt. Bốn nhóm Solar Pitris cấp thấp quay về tâm của mặt trời bên trong, tức là vào trung tâm trong cùng của thái dương hệ, từ nơi mà họ xuất phát, trong khi ba nhóm cao cấp được thúc đẩy (bởi lực và năng lượng phát sinh trong ḷ lửa và ngọn lửa, và qua sự kích thích được tạo ra bằng sự cháy bừng của bảo ngọc nằm giữa) thẳng đến mặt trời tinh thần trung tâm, chịu đựng nơi đó cho đến một thiên kiếp (kalpa) khác kêu gọi các Ngài hy sinh chính Các Ngài, lần này với cương vị các

879 Hành Tinh Thượng Đế. Đạo sinh nên nhớ rằng khi nghĩ đến các Pitris, bao giờ y cũng phải nghĩ đến các thuật ngữ về nhóm. Các Pitris vốn tạo thành thể Chân Ngă của con người lại không – một ḿnh và biệt lập – tạo thành các Hành Tinh Thượng Đế. Bốn mươi chín nhóm lửa thái dương có liên hệ trong công việc vĩ đại này là các nhóm lửa đă nói đến và chúng trở thành 49 Hành Tinh Thượng Đế có liên hệ với bảy thái dương hệ. Nơi chúng có ẩn giấu cái huyền bí của 3 vốn trở thành 16 – được nối liền hoặc được tổng hợp bởi 17 – một tương ứng trên các mức độ vũ trụ của 7 với cơi thứ 8 (eighth sphere). Thực ra, điều này vẫn là một bí ẩn không thể giải được đối với con người hiện nay. Bốn nhóm vốn tạo ra con đường của chúng đi tới Tâm (Heart) của thái dương hệ sẽ tái xuất hiện dưới h́nh thức 4 Hành Tinh Thượng Đế các Ngài là 28 và thế là các Ngài tạo ra

sự khả hữu của mười với sự hoàn hảo trong một loạt thái dương hệ biểu lộ khác.

Bảy loại năng lượng của thái dương t́m được “con đường trở về” cội nguồn xuất phát từ trung tâm của chúng; bằng sự phá vỡ mối liên kết với các Lunar Lords (về mặt nội môn, các vị này được nói đến như “đă chết hay đang hấp hối trên băi chiến trường”), sự đại hy sinh được hoàn tất, và họ được tự do trở về trong chiến thắng.

Ư nghĩa huyền linh của các lời này có liên quan với năng lượng đứng đàng sau và đang tác động qua mọi sắc tướng (appearance) có thể được diễn tả như sau:

Tri thức (Knowledge) (1) là việc nhận thức đúng về các định luật năng lượng, định luật bảo toàn thần lực, về các cội nguồn

1. Có 7 nhánh tri thức được nhắc đến trong kinh Puranas.  GLBN I, 192.

2. Gnosis, tức Tri Thức c̣n ẩn giấu (hidden knowledge), là Principle thứ bảy, sáu trường phái Triết Lư Ấn Độ là sáu principles. GLBN I, 299.

Sáu trường phái này là :

a/ Trường phái Lư Luận (Logic) … Bằng chứng của nhận thức đúng.

b/ Trường phái nguyên tử (atomic school) … Hệ thống của các đặc thù. Các yếu tố. Thuật luyện đan và hóa học.

c/ Trường phái Số Luận (Sankhya) … Hệ thống các số. Trường phái vật chất. Lư thuyết về bảy trạng thái vật chất hay prakriti.

d/ Trường phái Yoga … Hợp nhất. Qui luật sống hằng ngày. Thuyết thần bí.

e/ Trường phái Tôn giáo nghi lễ … Nghi thức Thờ Devas hay Gods.

f/ Trường phái Vedanta … Có liên quan tới phi-nhị-nguyên. Bàn đến

liên hệ của Atman trong con người với Logos.

3.  Có 4 nhánh tri thức mà H.P.B. đặc biệt nhắc đến.    GLBN I, 192. 4 nhánh này có lẽ là các nhánh mà có lẽ con người đă bàn đến nhiều nhất trong cuộc tuần hoàn thứ tư và dăy thứ tư này.    So GLBN I, 70, 95. Tứ Diệu Đế. 4 kinh Vedas. 4 Phúc Âm. 4 chuẩn nhận căn bản. 4 yếu tố

sẵn sàng. 4 cấp bậc Điểm Đạo. a/ Yajna Vidya.  Cách cử hành nghi thức tôn giáo để tạo ra một số kết

(Minh Triết nghi lễ)     quả. Nghi lễ phép thuật. Nó có liên quan với Âm Thanh, do đó liên quan với Akasha hay là dĩ thái của không gian. “Yajna” là Thượng Đế vô h́nh

(invisible Deity), Đấng tràn ngập khắp không gian. Có lẽ minh triết này liên quan đến cơi trần chăng ? b/ Mahavidya … Tri thức vĩ đại về pháp thuật. Nó thoái hóa thành việc (Đại minh triết thờ cúng của Tantrika. Liên quan với trạng thái nữ,

pháp thuật)       hay trạng thái vật chất (mẹ). Nền tảng của hắc thuật. Mahayoga chân chính có liên quan với sắc tướng (Ngôi Hai), cũng như thích ứng với Tinh Thần và nhu cầu của nó.

Có lẽ minh triết này liên quan đến cơi cảm dục chăng ?

c/ Guyha vidya …Khoa học về các thần chú. Tri thức bí mật về các thần

(Minh triết   chú huyền bí. Sức mạnh huyền linh của âm thanh,

thần chú)   của Linh Từ.

Có lẽ minh triết này liên quan với cơi trí chăng ? d/ Atma vidya… Minh triết tinh thần đích thực.

 

4. Tri thức về chân lư là một sự thừa kế chung.   GLBN II, 47, 3.

 

5. Tri thức là một vấn đề tương đối và thay đổi tùy theo tŕnh độ đạt được. a/ Các phạm vi tri thức thêm nữa mở ra trước một Hành Tinh Thượng Đế.  GLBN II, 740.

 

b/ Bốn chân lư có thể được đạt tới bởi con người không được sự trợ giúp nào. GLBN III, 420.

6. Sau cùng, Tri Thức là một vũ khí nguy hiểm : Điều này do bởi : sự ích kỷ cá nhân. Nó chỉ an toàn khi :

a/ Con người không c̣n lẩn trốn nó, xác thân, linh hồn và tinh thần. GLBN III, 62.

b/ Con người có một niềm tin kiên định vào thiên tính riêng của ḿnh.

GLBN III, 62. c/ Con người nhận biết Nguyên Khí Bất Tử của chính ḿnh. d/ Con người biết chính ḿnh.   GLBN III, 435, 436. e/ Mọi đức hạnh đều được thực hành.   GLBN III, 262. f/ Con người có được kinh nghiệm.   GLBN III, 481

880 của năng lượng, về các tính chất của nó, các kiểu mẫu và các rung động của nó. Nó bao hàm một hiểu biết về: a/ Các rung động ṇng cốt khác nhau. b/ Các bí huyệt nhờ đó thần lực nhập vào. c/ Các vận hà mà nó lưu thông theo đó.

881 d/ Các tam giác và các dạng h́nh học khác mà nó tạo ra trong khi tiến hóa. e/ Các chu kỳ và sự lên xuống của năng lượng liên quan với kiểu mẫu biểu lộ của hành tinh, bao gồm tất cả các giới trong thiên nhiên. f/ Ư nghĩa thực sự của các trạng thái thần lực này mà chúng ta gọi là “các chu kỳ pralaya” và các trạng thái mà chúng ta gọi là “các chu kỳ biểu lộ”. Nó cũng bao hàm một nhận thức đúng đối với các định luật về che khuất (laws of obscuration, định luật về thiên thực). Mọi điều này, con người học được trong các Pḥng khác nhau qua kinh nghiệm thực tiễn, liên quan với vui thích và khổ đau; trong các cuộc điểm đạo cuối cùng, các điều này mang lại cho y một nhận thức không những về sự tồn tại của các lực này, mà c̣n về cách làm sao để vận dụng và sử dụng được chúng. Đây là tri thức: điều khiển đúng các luồng thần lực, trước tiên trong ba cơi thấp của nỗ lực con người, kế đó, trong thái dương hệ. Bác ái là nắm bắt đúng về các công dụng và mục tiêu của h́nh hài và về các năng lượng có liên quan đến việc kiến tạo­h́nh hài, sử dụng h́nh hài và sự tan ră cuối cùng của h́nh hài được thay thế. Nó bao hàm một nhận thức về các Định

g/ Con người nhận ra tri thức là kết quả của chỉ một ḿnh Tinh Thần.  GLBN III, 453. h/ Tri thức có được qua vùng của thượng trí.  GLBN III, 453. Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

Luật Hút và Đẩy, về sự tương tác từ lực giữa mọi h́nh hài, lớn và nhỏ, về các liên hệ tập thể, về năng lực khích động sự sống hợp nhất, và năng lực thu hút của đơn vị này lên đơn vị khác, dù đó là nguyên tử, con người hoặc thái dương hệ. Nó bao hàm một sự hiểu biết về mọi h́nh tướng, các mục tiêu của h́nh tướng và các mối liên hệ của h́nh tướng; nó liên quan với các tiến tŕnh kiến tạo trong chính con người và trong thái dương hệ; và nó tất yếu đưa đến sự phát triển của các quyền năng này bên trong con người vốn sẽ làm cho con người trở thành một Nhà Kiến Tạo hữu thức, một Solar Pitri của một chu kỳ sắp tới. Đây là một trong các thiên khải lớn vào lúc điểm đạo: sự phát hiện đối với điểm đạo đồ của trung tâm vũ trụ đặc biệt, từ đó phát ra loại thần lực hoặc năng lượng mà y, tức điểm đạo đồ, sẽ có liên hệ đến, khi vào đúng lúc y trở thành một Solar Pitri, hay manasaputra thiêng liêng đối với nhân loại vị lai. V́ vậy, y phải có, không những tri thức, mà c̣n năng lượng bác ái cũng giúp y hoàn thành chức năng liên kết ba thể cao với bốn thể thấp của một nhân loại tương lai ở một chu kỳ xa xăm nào đó, nhờ thế giúp cho sự biệt ngă hóa của họ nhờ sự hy sinh của nguyên khí giữa của chính y một cách hoàn toàn hữu thức.

Ḷng hy sinh thậm chí bao hàm nhiều hơn là những ǵ đă được nêu ra. Nó liên quan chặt chẽ tới các yếu tố sau: a/ Tri thức về các thiên-ư và các thiên-định (intentions) của Hành Tinh Thượng Đế,

b/ Nhận thức về kiểu năng lượng riêng biệt và đặc thù và về tính chất của Đấng Chủ Quản Cung (Ray Lord) của chính y.

c/ Hiểu được các nhóm sự sống khác nhau, các nhóm này tham dự vào cuộc tiến hóa hành tinh và vào biểu lộ của thái dương hệ.

d/ Một khai mở về một vài kế hoạch hoạt động vũ trụ, trong đó Hành Tinh Thượng Đế chúng ta đang hoạt động với tư cách một cộng tác viên sáng suốt. Như thế được đưa vào trong yếu tố của thần lực ngoài thái dương hệ.

Khi mọi yếu tố này và yếu tố nọ được xem xét, hiển nhiên là năng lượng được phóng thích trong sự hy sinh cho các thiên cơ và thiên định nói trên cần một lĩnh vực hiểu biết minh triết rộng đến nỗi một người b́nh thường không khi nào có thể nhận thức được. Nó liên quan đến các thiên ư và thiên cơ của các Đấng Silent Watchers trên ba cảnh giới – năm và bảy; nó liên quan đến mănh lực năng động của Đại Thiên Thần Hủy Diệt (great Destroying Angels) trên tất cả các cảnh giới (planes), các thần mà sau rốt – nhờ vận dụng ba h́nh thức năng lượng – sẽ đưa tới một kết thúc tất cả những ǵ hiện hữu. Các thiên thần này là một nhóm huyền bí gồm các Đấng Cao Cả thuộc vũ trụ lực (fohatic Lives), Các Ngài gióng

883 lên tiếng kèn hủy diệt, và bằng những nốt được ngân lên, sẽ tạo ra sự phá vỡ/sụp đổ (shattering) vốn dĩ sẽ phóng thích ra năng lượng kết nối các h́nh hài. Điểm thứ hai được đưa ra rất vắn tắt. Nó liên quan với ṿng cánh hoa trong cùng, hay cái tạo nên ba cánh hoa, hay là ba ḍng năng lượng đang xoay tít này, chúng lập tức bao quanh “bảo ngọc trong hoa sen”. Mỗi một trong ba cánh hoa này có liên quan với một trong ba ṿng và được cấu tạo như mỗi một trong ba ṿng được khai mở. Do đó, chúng hợp thành một tổng hợp của tri thức, bác ái và hy sinh, và được liên kết chặt chẽ nhờ loại thần lực đang tuôn đổ qua chúng với một trong ba trung tâm lực cao của Hành Tinh Thượng Đế thuộc một cung đặc biệt của con người. Đơn vị trung ương với thần lực tam phân này được nói đến theo một cách đặc biệt vào lúc điểm đạo.

Ở các cuộc điểm đạo một, hai và ba, một trong ba cánh hoa mở ra, để hiển lộ ra dễ dàng hơn bao giờ điểm chứa điện trung ương. Vào Cuộc Điểm Đạo bốn, bảo ngọc (hoàn toàn hiển lộ) qua ánh sáng chói của nó, nhiệt tỏa ra mănh liệt của nó, và ḍng thần lực lưu xuất mănh liệt của nó, tạo ra sự tan ră của h́nh hài chung quanh, sự tan vỡ của thể nguyên nhân, sự hủy diệt Thánh Điện Solomon và sự tan ră của hoa sen. Công việc của Đấng Điểm Đạo về việc này rất là lư thú. Nhờ Điểm Đạo Trượng và một vài Quyền Lực Từ, mang lại các kết quả có một bản chất phối kết, chuyển hóa và giải thoát.

Do tác động của Thần Trượng (Rod) khi được vận dụng ở hai Cuộc Điểm Đạo đầu, hai ṿng cánh hoa ngoài khai mở, năng lượng của hai ṿng này được giải phóng và hai tập hợp thần lực như được biểu hiện trong sáu cánh hoa được phối kết và trở nên ảnh hưởng lẫn nhau. Giai đoạn hiệu chỉnh cánh hoa này nối tiếp vào giai đoạn mà trước kia được gọi là “khai mở”, và có liên quan với tác động đồng thời của hai tầng cánh hoa. Sự tương tác giữa hai ṿng được hoàn tất và

884      sự luân lưu của các luồng thần lực được thành toàn. Tùy theo cung chính hoặc cung phụ của con người, mà Thần Trượng được áp sát vào những ǵ có thể được gọi là cánh hoa “chủ chốt”. Dĩ nhiên điều này khác nhau tùy theo thành phần thần lực có liên quan đến. Thật là lư thú mà ghi nhận ở đây rằng, khi chất liệu của cánh hoa là thần chất (deva substance) và khi năng lượng của các cánh hoa là năng lượng của một số manasadevas (một trong ba cấp đẳng cao của các Agnishvattas) th́ điểm đạo đồ được che chở (overshadowed, từ ngữ này không hoàn toàn thỏa đáng khi giải thích về mẫu thiên thần mà việc phụng sự ở đây là bắt buộc, nhưng nó hẳn là đủ) bởi một đại thiên thần, thần này tiêu biểu cho sự cân bằng của rung động cụ thể vốn được mang lại bằng các nỗ

lực của điểm đạo đồ, được trợ giúp bằng các vị adepts giới thiệu y, và mỗi adept tiêu biểu cho một trong hai đối cực về lực. Việc này được làm ổn định tạm thời bởi Đấng Điểm Đạo. Ba yếu tố này

 Deva tiêu biểu,

 Hai vị adepts,

 Đấng Điểm Đạo, trong giây phút ngắn ngủi, tạo thành tam giác lực với điểm đạo đồ ở trung tâm. Thần lực khủng khiếp luân lưu qua họ, “lửa từ Thiên Đường”, vốn được đưa xuống từ Ba Thể Cao, qua trung gian của Thần Trượng tích điện.

 

Việc áp sát lực ngoài Chân Ngă này trong chính nó có bản chất tam phân được tượng trưng bằng ba trung gian che chở và bản chất tam phân của chính Thần Trượng. Theo một ư nghĩa ban đầu, nó phát ra từ Hành Tinh Thượng Đế thuộc cung của một người, và tiếp tục từ một trong các trung tâm hành tinh vốn tương ứng với hoặc là bí huyệt đầu, tim hoặc bí huyệt cổ họng trong một con người. Năng lượng này được áp sát vào tầng cánh hoa tương ứng và vào cánh hoa tương ứng trong một tầng tùy theo cuộc điểm đạo được chọn, và tùy theo cung nguyên thủy và cung phụ. Một liên hệ chặt chẽ có thể được vạch ra ở đây giữa các hoa với các trung tâm lực hay là phân cảnh dĩ thái của cơi trần và như vậy nó có thể

885      được nh́n thấy làm sao (khi công việc cần được làm) có thể có một sự truyền chuyển trực tiếp của lực từ các cơi cao đến cơi thấp theo trật tự sau :

a/ Từ trung tâm lực của Thượng Đế, tức là Hành Tinh Thượng Đế, đến Monad trên cơi riêng của nó. b/ Từ Chân Thần đó đến một trong ba tầng cánh hoa tùy theo trạng thái hoặc cung liên hệ.

c/ Từ tầng cánh hoa, xét dưới h́nh thức một đơn vị, đến một trong các cánh hoa trong ṿng tṛn, tùy theo tính chất và loại thần lực, sử dụng cánh hoa như một môi giới truyền chuyển.

d/ Từ cánh hoa đặc biệt mà thần lực được tạm thời tập trung trong đó đến một trong các vi tử thường tồn, lại cũng tùy theo cung và loại thần lực.

e/ Từ vi tử thường tồn xuyên qua tam giác vi tử, và trung tâm lực hạ trí, trung tâm lực cảm dục, đến một trong ba trung tâm lực cao trong thể dĩ thái có liên hệ đặc biệt.

f/ Từ trung tâm lực dĩ thái đến bộ óc xác thân.

Nơi đây, chúng ta đă đưa ra rất vắn tắt tiến tŕnh truyền lực từ Monad đến con người trên cơi trần, và v́ vậy điều sẽ rơ rệt là tại sao tầm quan trọng lại được trước sau như một đặt vào sự thiết yếu là tinh khiết về xác thân (trong tất cả ba thể) và dựa vào sự chỉnh hợp của các hạ thể này sao cho luồng thần lực có thể không bị cản trở. Các hiệu quả của ḍng thần lực đi xuống này có thể được nh́n theo hai mặt, nghĩa là, theo ư nghĩa vật chất và theo ư nghĩa tâm linh.

Hiệu quả vật chất, hay là kết quả của việc kích thích này trên h́nh hài và dựa vào các nguyên tử trong h́nh hài, là để làm cho chúng trở nên phóng xạ, tức là để phóng thích năng lượng của vật chất. Đây là việc giải thoát của năng lượng bị giam nhốt bên trong h́nh hài, và liên quan đến trạng thái

886      Brahma, và sự tiến hóa của chính vật chất. Nó có ảnh hưởng đến các nguyệt thể (lunar bodies) và do đó có liên quan đến các Lunar Lords hay Pitris, gây nên sự suy yếu về ảnh hưởng của các thần này đối với các thần kiến tạo cấp thấp, đưa các tiểu thần này ngày càng ở dưới các luồng thần lực từ các Solar Angels, và dẫn đến một t́nh thế mà sau rốt sẽ tạo kết quả trong việc quay lại của các Lunar Pitris thuộc mọi đẳng

cấp vào trung tâm điểm dành cho chất lực (force substance). Theo ư nghĩa tâm linh (psychic sense), kết quả của ḍng chảy xuống (downflow, ḍng giáng lưu) là một kích thích của tâm thức, và phần thu được (nhờ sự kích thích đó) của các năng lực tâm thông nằm tiềm tàng trong con người. Ba trung tâm lực cao trong xác thân con người, tức tuyến tùng quả, tuyến yên và trung tâm lực hành tủy đều bị ảnh hưởng, con người trở nên hiểu biết bằng tâm linh trong bộ óc xác thân về các ảnh hưởng, các biến cố và các quyền năng cao siêu. Tùy theo cung liên hệ, trung tâm lực cũng chịu ảnh hưởng. Thần lực của các Lunar Lords, vốn đă nối tiếp trong việc giữ cho cả ba cơ quan này được yên tĩnh, được thay thế và các Solar Angels tuôn đổ vào năng lượng của các Ngài.

Tất cả mọi việc này lại có liên quan chặt chẽ với năng lượng tam phân của thể xác và tạo ra các hiệu quả bên trong cột sống mà luồng hỏa xà ở đáy xương sống đi lên, khiến cho nó leo lên theo ba vận hà ở cột sống, lần nữa tùy theo cung và trạng thái có liên quan. Nhiều điều nữa liên quan đến việc này không thể nói ra ở đây v́ các nguy hiểm của việc hiểu biết sớm theo đường lối này vốn lớn hơn là cái nguy hiểm v́ không biết. Chỉ cần chỉ ra rằng các luồng hỏa ở các bí huyệt thấp – các bí huyệt dưới cách mô – vào lúc điểm đạo 2, thường đi lên bí huyệt giữa hai xương bă vai; ở cuộc điểm đạo 2, chúng đi lên tận đầu, và tất cả các luồng hỏa của thân trên lúc đó đều linh hoạt. Tất cả những ǵ cần làm lúc đó là tập trung chúng lại, để tạo ra sự tương tác h́nh học cần có giữa bảy bí huyệt đầu, và kế đó tập trung tất cả chúng lại trước khi có sự giải thoát cuối cùng trong trung tâm lực cao nhất so với tất cả.

887 4. Các hỏa tinh linh, tức tiểu thần kiến tạo.

a/ Mở đầu

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

Giờ đây, trong việc nghiên cứu của chúng ta về các Thần Kiến Tạo, lớn lẫn nhỏ, của thái dương hệ, điều hiển nhiên là từ trước đến giờ chúng ta đă gần như hạn chế chính chúng ta vào những người vốn là các nhân sự hoạt động trong ba cơi nỗ lực của nhân loại. Chúng ta đă bàn vắn tắt về các Thần Tạo Tác trên cung tiến hóa giáng hạ, các thực thể vĩ đại, các vị đă vượt qua giới nhân loại, và do đó đă để lại giai đoạn đàng sau họ trong các chu kỳ trước, hoặc vào lúc này đang là các “trợ thủ thái dương” (“solar agents”) của biểu lộ nhân loại. Tất cả các h́nh thức sự sống thiêng liêng này -ở vị trí riêng của chúng – tiêu biểu cho các trạng thái của thần lực tích cực. Giờ đây, chúng ta tiến đến xem xét các thần tạo tác hạ đẳng trong ba cơi thấp, tức các thần tiêu biểu cho trạng thái âm (tiêu cực) của thần lực, vốn đang ở trên cung tiến hóa giáng hạ, do đó các thần này là các tác nhân thu nhận năng lượng và các ảnh hưởng. Các thần này được hoạch định bởi năng lượng, và qua hoạt động của các Thần Tạo Tác cấp cao, được thúc đẩy vào các hướng khác nhau trong không gian, được kiến tạo thành các h́nh hài khác nhau. Như được biết rơ, năng lượng tác động vào các thần này phát ra từ Ngôi Hai, và trong toàn thể của chúng, chúng hợp thành Mẹ vĩ đại (great Mother).

Tôi muốn nhắc nhở mọi đạo sinh chú ư đến sự kiện là các thần tạo tác cấp thấp này, theo nghĩa đen là một “bể lửa” mà dựa vào đó luồng đại khí vận (great breath), hay là AUM, phát huy tác dụng. Mỗi tia lửa, hay là nguyên tử (qua tác động của Linh Ngôn), trở nên linh hoạt với sự sống mới, và được thấm nhuần bằng một loại năng lượng khác hẳn. Trong sự hợp nhất của sự sống của chính chất liệu nguyên tử với những ǵ khiến cho các nguyên tử kết hợp lại và tạo thành các hiện thể thuộc loại này hoặc loại khác, có thể được thấy

biểu hiện ra “Con của Thượng Đế”. Nơi đây có ẩn tàng lưỡng nguyên chủ yếu của mọi biểu lộ; lưỡng nguyên này sau đó được bổ sung bằng sự sống của Đấng Duy Nhất (One) chính Ngài phát ra Linh Ngôn. Thế là cuộc lâm phàm vũ trụ đă xảy

888      ra với ba yếu tố tiến nhập vào. Điều này được bàn đến đầy đủ trong các trang sau.

Nhiều điều cần được nói đến sẽ có bản chất biểu liệt kê, và cách duy nhất mà các đạo sinh có thể kiểm soát sự chính xác gần đúng của những ǵ được truyền đạt sẽ là một sự suy tưởng thận trọng về :

a/ Định Luật về các Tương Ứng. b/ Các xác suất có thể hiểu được. c/ Các chỉ dẫn trong văn liệu huyền linh học về một bản

chất dùng để xác minh (corroborative nature).

Đạo sinh nên nhớ rằng chúng ta đang bàn về vật chất tiến hóa giáng hạ, hay là vật chất nguyên tử. Vật chất nguyên tử này là vật chất đang sống (living substance), mỗi nguyên tử vốn là một sự sống tí hon đang đập nhịp theo sức sống của Thượng Đế Ngôi Ba. Vốn là năng lượng âm, các sự sống này đáp ứng với đối cực (polar opposite) của chúng, và có thể (theo Định Luật Hút và Đẩy) được kiến tạo thành h́nh hài vốn là biểu lộ của Ngôi Hai. Sau rốt, đến phiên chính các h́nh hài trở thành và đáp ứng với một loại thần lực tĩnh lặng khác, trở thành các tác nhân lĩnh nhận sự sống của Thượng Đế Ngôi Một khi giới thứ tư hay là giới nhân loại được đạt đến.

Bộ Luận này t́m cách chứng minh rằng trong giới thứ tư, ba lửa đáp ứng: a/ Lửa do ma sát, hay Trạng Thái âm của Brahma, tức Ngôi Ba. b/ Lửa thái dương, hay Trạng Thái âm dương của Vishnu, Ngôi Hai.

c/ Lửa điện, hay Trạng Thái dương của Shiva, Ngôi Một.

Dù là hữu thức hay vô thức, trong ba cơi thấp, con người tóm tắt lại tiến tŕnh của Thượng Đế và trở thành một kẻ sáng tạo tác động trong vật chất qua yếu tố năng lượng dương của con người. Y mong muốn, y suy tưởng, y nói năng, và kết quả là tạo ra các h́nh tư tưởng. Vật chất nguyên tử bị thu hút

889 vào kẻ phát ngôn từ /ư tưởng (enunciator). Các sự sống rất nhỏ cấu tạo bằng vật chất đó được thúc ép (do năng lượng của chủ thể suy tưởng) thành h́nh tướng, để rồi tự chúng linh hoạt, sống động và mạnh mẽ. Những ǵ mà con người tạo ra th́ hoặc là một tạo vật có ích/tốt lành, hoặc là một tạo vật độc hại tùy theo ham muốn, động cơ hoặc mục tiêu nằm bên dưới. Điều cốt yếu là chúng ta cố gắng thực hành những ǵ được đưa ra ở đây, v́ vô ích cho người nào muốn nghiên cứu các nhóm thần tạo tác cấp thấp, chức năng và danh xưng các thần đó, nếu như con người không biết rằng nhiều thần trong số đó có một liên quan mật thiết với con người, v́ chính con người là một trong các nhà tạo tác vĩ đại và là một kẻ sáng tạo bên trong hệ hành tinh này. Con người nên nhớ rằng qua sức mạnh của các tư tưởng và các ngôn từ được phát ra của họ, họ dứt khoát tạo ra các hiệu quả trên những người khác đang hoạt động trên ba cơi tiến hóa của nhân loại và trên toàn bộ giới động vật. Các tư tưởng chia rẽ và ác độc của con người chịu trách nhiệm phần lớn cho bản chất hung dữ của dă thú và tính chất tàn phá của một số tiến tŕnh của thiên nhiên, kể cả một số hiện tượng như là dịch bệnh và đói kém. Không chút giá trị ǵ cho con người khi biết được tên gọi của một “đạo quân âm thanh” nào đó nếu con người không hiểu được mối liên hệ của y với đạo quân đó, nếu con người không hiểu được trách nhiệm của y là phải trở thành một tác

nhân sáng tạo tốt lành, hoạt động theo định luật bác ái, và không bị thúc đẩy đến hành vi sáng tạo do ham muốn ích kỷ, hoặc hoạt động thiếu kiềm chế.

b/ Các tinh hoa chất cơi trần (physical plane elementals).

Cần nên nhớ rằng các devas mà chúng ta đang nghiên cứu là các tác nhân phát khởi xung lực và là các tác nhân vận dụng năng lượng ở tŕnh độ riêng của các thần đó và trên cơi riêng của họ. Do đó, người ta nhận thấy liên quan với các thần này là các tác nhân thụ nhận thần lực, hay là vô số các sự sống có bản chất tinh hoa chất, chúng hợp thành toàn thể vật chất của một cơi. Các sự sống này lan ra trên các làn sóng

890      năng lượng, do sự thôi thúc của Linh Khí (Breath) và theo kết quả của tác động rung động, đi vào mọi h́nh hài theo như chúng ta biết trên cơi trần. Do đó, liên quan với biểu lộ trên cơi trần, các devas có thể được chia thành ba nhóm :

 

1. Các thiên thần truyền chuyển Thiên Ư, tức là các thần khởi xướng (originators) hoạt động trong thần chất. Đây là các Thần Tạo Tác cao cấp thuộc các nhóm khác nhau.

 

2. Các thiên thần vận dụng năng lượng khởi đầu. Đây là vô số các thần hoạt động với thần lực, đến phiên họ, các thần này truyền chuyển xung lực đến linh khí tinh hoa chất (elemental essence). Họ là các thần tạo tác cấp thấp, chỉ ở trên cung tiến hóa giáng hạ dưới h́nh thức nhóm thứ nhất.

 

3. Các tác nhân thụ nhận thần lực (recipients of force), tức là toàn bộ chất liệu linh hoạt của một cơi. Các sự sống này vốn thụ động trong các bàn tay của các Thần Tạo Tác cấp cao hơn.

 

Ba nhóm cần xem xét là :

 Các tinh hoa chất của vật chất thô đặc nhất.

 Các tinh hoa chất của chất lỏng.

 Các tinh hoa chất của chất khí.

 

Khi nghiên cứu ba nhóm này, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta không bàn đến các tác nhân truyền đạt (transmitter), mà là bàn đến các tác nhân vận dụng (manipulators) và bàn đến các tác nhân thụ nhận năng lượng.

1. Các tinh hoa chất của vật chất thô đặc nhất. Đây là các thần hoạt động và tạo tác có liên quan với các phần cụ thể và thuộc ngoại cảnh của mọi biểu lộ. Trong toàn bộ các thần này, theo nghĩa đen, họ tạo ra những ǵ mà con người có thể sờ được, thấy được và tiếp xúc được bằng vật chất. Trong khi cứu xét các vấn đề này, chúng ta đừng bao giờ phân tích các nhóm khác nhau trong trí theo sát nghĩa quá, v́ tất cả các nhóm đó đều ḥa nhập nhau và phối trộn lại, giống như cách mà thể xác con người được trộn lẫn bằng chất đặc, chất lỏng, chất khí và chất dĩ thái vậy. Từ một cái đơn nhất, thiên h́nh vạn trạng được nh́n thấy khắp nơi; đạo sinh huyền linh học

891      cần phải luôn luôn ghi nhớ sự kiện này khi nghiên cứu các h́nh thức sự sống dưới nhân loại. Có một nguy hại rơ ràng trong mọi bảng phân loại, v́ chúng có khuynh hướng tạo ra các phân chia cứng nhắc và thiếu linh hoạt, trong khi mà cái đơn nhất (unity) có mặt trong mọi vật.

Trong số các devas đang hoạt động thuộc phân cảnh thấp nhất của cơi vật chất trọng trược, người ta thấy có một số h́nh thức sự sống ngầm dưới đất (subterranean form of existence), mà các cổ thư và sách về huyền bí học có nói bóng gió đến. Người ta t́m thấy trong tận ḷng đất một hệ thống tiến hóa có bản chất đặc biệt, có sự tương đồng chặt chẽ với con người. Chúng có các thân thể (bodies) thuộc loại thô kệch/thô sơ (gross) đặc biệt, có thể được xem như thuộc vật chất rơ rệt theo như cách chúng ta hiểu từ ngữ đó. Chúng trú trong các chỗ ở (settlements) hoặc các nhóm, dưới h́nh thức cai trị thích hợp với nhu cầu của chúng trong các hang động

chính yếu sâu nhiều dặm dưới vỏ trái đất. Công việc của chúng có liên quan chặt chẽ với giới khoáng thạch và các “agnichaitans” của các đám lửa chính yếu đều ở dưới sự kiểm soát của chúng. Cơ thể của chúng được cấu tạo với mục đích chịu đựng được áp suất lớn và chúng không tùy thuộc vào sự lưu thông không khí một cách thông thoáng như con người, chúng cũng không phiền hà ǵ về sức nóng dữ dội có bên trong địa cầu. Ở đây chỉ có thể truyền đạt chút ít về các sinh linh này, v́ chúng có liên quan với các phần tử/đoạn (portions) ít quan yếu hơn của thể xác của Hành Tinh Thượng Đế, giống như sự tương đương về mặt tiểu thiên địa của các sinh linh đó nơi bàn chân và ống chân của một con người. Chúng là một trong các yếu tố giúp cho hoạt động quay theo lũy tiến của một hành tinh có thể xảy ra.

Kết hợp với chúng có nhiều nhóm thực thể ở tầng lớp thấp khác, mà vị trí của chúng cứ theo kiểu này th́ chỉ có thể được mô tả như có liên hệ với các chức năng hành tinh thô thiển hơn. Một vài sự việc có thể có được nhờ bàn rộng về các sinh linh này và công việc của họ. Bằng bất cứ cách nào con người cũng không thể tiếp xúc được với họ, cũng như không nên trông đợi việc đó. Khi họ theo đuổi chu kỳ tiến hóa của họ, họ sẽ chiếm vị trí của họ ở chu kỳ sau trong hàng ngũ của một số cơ thể thiên thần vốn có liên quan với giới động vật.

892 Thông thường, người ta tưởng là mọi tiên nữ (fairies), thổ tinh linh (gnomes), thảo tinh linh (elves) và đại loại các tinh linh thiên nhiên chỉ có trong chất dĩ thái, nhưng không phải như thế. Chúng có trong các thể bằng chất hơi (bodies of gaseous) và cũng có trong vật chất lỏng (liquid substance) nữa, nhưng nhầm lẫn phát xuất từ lư do là nền tảng của tất cả những ǵ có thể thấy lộ ra bên ngoài đều là cấu trúc dĩ thái, c̣n các sinh linh bé tí và luôn bận rộn này thường che đậy

các hoạt động vật chất trọng trược của chúng do sự tác động của huyễn cảm (glamour) và đưa ra một màn che qua biểu lộ bên ngoài của chúng. Khi có được nhăn thông dĩ thái, bấy giờ có thể nh́n thấy được các sinh linh này, v́ như chúng ta biết, huyễn cảm chỉ là một bức màn vắt qua những ǵ hữu h́nh.

Trong giai đoạn này, các đạo sinh phải nhớ rằng mọi h́nh hài vật chất trọng trược, dù là của một thân cây, một con thú, một chất khoáng, một giọt nước, hoặc một đá quư, chính chúng đều là các sự sống tinh hoa chất (elemental lives) được cấu tạo bằng vật chất sinh động (living substance) bởi sự giúp sức của các tác nhân điều khiển sinh động (living manipulators), hoạt động dưới sự hướng dẫn của các nhà thiết kế sáng suốt. Lập tức, điều sẽ trở nên hiển nhiên là tại sao bằng bất cứ cách nào cũng không thể lập ra bảng biểu liên quan đến nhóm thấp nhất một cách đặc biệt này. Một viên kim cương xinh xắn, một thân cây oai vệ, hoặc một con cá trong nước, sau rốt chỉ là các thiên thần. Đó là nhận thức về nguồn sống chủ yếu vốn tạo ra sự kiện căn bản trong mọi sưu khảo huyền linh học, và là cái bí nhiệm của mọi pháp thuật tốt lành. Do đó, mục đích của tôi không phải là bàn một cách cụ thể hơn đến các h́nh thức thấp kém nhất này của sự sống thiêng liêng, trừ phi để truyền đạt hai sự kiện, và như thế đưa ra chỉ dẫn về cách giải quyết hai vấn đề vốn thường gây bối rối đạo sinh bậc trung. Thứ nhất, đây là vấn đề về mục tiêu của mọi sự sống loài ḅ sát, và, thứ hai, mối liên hệ đặc biệt của sự tiến hóa của chim với giới thiên thần.

Bí mật của giới ḅ sát là một trong các bí mật của cuộc tuần hoàn thứ hai và có một ư nghĩa sâu xa liên quan với biểu hiện “minh triết xà” vốn được áp dụng cho tất cả các cao đồ 893 (adepts) của thiên luật. Giới ḅ sát có một vị trí lư thú trong mọi thần thoại học và mọi h́nh thức truyền đạt chân lư cổ

xưa và điều này không có lư do vũ đoán nào cả. Không thể bàn rộng về chân lư ẩn bên dưới, vốn được che giấu trong lịch sử nghiệp quả của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta và được tiết lộ như một phần của giáo lư được dạy ra cho các điểm đạo đồ cấp hai.

Xung lực sự sống vĩ đại thứ hai, hay làn sóng sinh hoạt (life wave), do Hành Tinh Thượng Đế chúng ta khai mở, khi được đưa vào kết hợp với xung lực sự sống vĩ đại thứ nhất, là nền tảng của loại hoạt động mà chúng ta gọi là năng lượng tiến hóa thăng thượng; nó dẫn đến kết quả trong việc trải ra từ từ, hay là khai mở, h́nh thức thiêng liêng. Con thiên xà đă hiển lộ, được tạo ra từ quả trứng và đă bắt đầu các khúc cuộn của nó, đạt được uy lực và vẻ oai vệ, đồng thời tạo ra qua sự phong phú vô biên của nó, hàng triệu “con rắn” nhỏ hơn. Giới ḅ sát là thành phần quan trọng nhất của giới động vật ở một số khía cạnh, nếu một câu nói mâu thuẫn ở bề ngoài như thế có thể được đưa ra. V́ mọi sự sống động vật có thể được thấy đang trải qua giới ḅ sát trong giai đoạn tiền sinh, hoặc quay trở lại giới đó khi h́nh hài ở trong trạng thái phân hủy v́ tuổi già. Sự liên quan không thuần là một liên quan vật chất, mà cũng có liên quan về tâm linh nữa. Khi bản chất thực sự và phương pháp của Kundalini hay hỏa xà, được nhận ra, mối liên hệ này sẽ được hiểu rơ hơn, và lịch sử về cuộc tuần hoàn thứ hai sẽ có một tầm quan trọng mới.

Bí ẩn của sự sống ẩn giấu trong giai đoạn rắn – không phải sự sống của Tinh Thần, mà là sự sống của linh hồn, và điều này sẽ được tiết lộ khi “con rắn của ánh sáng cảm dục” được tiếp cận thực sự và được nghiên cứu thích đáng. Một trong bốn Thần Quân Lipika, Đấng có vị thế gần nhất với Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, được gọi là “Linh Xà Sinh Động” (“The Living Serpent”) , và biểu tượng của Ngài là

một con rắn có một mắt xanh, có dạng một viên hồng ngọc (ruby) ở trên đầu rắn. Các đạo sinh nào thận trọng sẽ đưa biểu tượng học đi xa thêm một ít, có thể liên kết ư tưởng này với “con mắt của Shiva” vốn thấy và biết tất cả, và ghi chép mọi sự, giống như con mắt nhân loại đang làm ở cấp độ nhỏ hơn; tất cả đều được thu h́nh trên cảm dục quang (astral light), giống như mắt con người nhận được các ấn tượng trên vơng mô. Cũng ư tưởng đó thường được diễn đạt trong Thánh Kinh Cơ Đốc giáo, với nhận thức của người Hebrew và người Cơ Đốc về toàn-nhăn-thông của Đức Chúa Trời. Sự áp dụng và giá trị của các ngụ từ được đưa ra ở đây có thể rơ rệt nếu đề tài về con mắt thứ ba được nghiên cứu, và liên hệ của nó với xương sống và các luồng hỏa ở xương sống được điều nghiên. Con mắt thứ ba này là một trong các mục tiêu của việc làm linh hoạt kundalini, và trong khu vực hoạt động của cột sống, trước tiên có bí huyệt ở đáy xương sống, trú sở của luồng hỏa đang nằm im. Kế đến chúng ta có vận hà tam phân mà luồng hỏa sẽ chạy dọc đó theo đúng đường tiến hóa, và sau cùng, chúng ta t́m thấy ở đỉnh của cột sống, và vượt trên tất cả là cơ quan nhỏ được gọi là tuyến tùng quả (ỳung quả : quả thông), mà khi được làm linh hoạt, sẽ giúp con mắt thứ ba khai mở, và các vẻ thanh tú mỹ miều của các cơi cao và tinh anh sẽ bộc lộ ra. Mọi sự kiện tâm-sinh-lư này đều có thể xảy ra với con người nhờ bởi một số biến cố vốn đă xảy ra đối với Thiên Xà (Heavenly Serpent) trong cuộc tuần hoàn thứ hai, hay xà tuần hoàn. Các biến cố này đ̣i hỏi việc tạo thành và sự tiến hóa của gia đ́nh đặc biệt và huyền bí đó mà chúng ta gọi là giới ḅ sát. Các h́nh thức của sự sống thiêng liêng này có liên quan rất mật thiết với hành tinh hệ thứ hai, vốn chịu trách nhiệm cho năng lượng phát ra từ hệ thống đó, và đi đến trái đất thông qua bầu thứ hai trong dăy thứ hai.

Một nhóm devas đặc biệt (liên quan với âm thanh khai mở đặc biệt trong Linh Từ hành tinh), hoạt động với sự tiến hóa của

loài ḅ sát.

Ở đây cần ghi nhận rằng sự tiến hóa này trên các cơi dĩ thái, có một ảnh hưởng chặt chẽ trên con người hơn là trên vật chất. Nếu các đạo sinh tự áp dụng chính ḿnh vào việc xem xét các sự kiện này, vào việc t́m ṭi truyền thuyết về rắn trong mọi nước, các thần thoại và các sách kinh, và nếu họ cố công kiên kết hết thảy kiến thức này với những ǵ liên quan đến các cḥm sao trên bầu trời mà có tên gọi liên quan đến rắn (chẳng hạn cḥm sao Thiên Long-Dragon), nhiều tỏ ngộ

895 có thể xuất hiện. Nếu có đủ trực giác, lúc đó tri thức có thể được truyền đạt sẽ giúp làm sáng tỏ hơn sự liên hệ giữa các thể hồng trần và các bí huyệt của chúng với bản chất thông linh. Giới điểu cầm có liên quan đặc biệt với cơ tiến hóa thiên thần. Đó là giới nối liền giữa cơ tiến hóa hoàn toàn thiên thần với hai biểu lộ khác của sự sống. Thứ nhất. Một vài nhóm devas muốn chuyển qua giới nhân loại, nhờ đă phát triển một vài kỷ năng, họ có thể làm như thế, xuyên qua giới chim chóc, và một số devas muốn giao tiếp với con người cũng có thể làm như thế xuyên qua giới điểu cầm. Chân lư này được nói bóng gió đến trong Thánh Kinh Cơ Đốc giáo và các tranh tượng Thiên Chúa giáo bằng các angels hay devas thường được mô tả như là có cánh. Các trường hợp này không có nhiều v́ phương pháp thông thường là để cho thiên thần dần dần tự hoạt động hướng tới biệt ngă hóa (individualisation) qua cảm xúc mở rộng, nhưng trong các trường hợp xảy ra như trên, các devas này chuyển qua nhiều chu kỳ trong giới điểu cầm, tạo nên một đáp ứng với một rung động mà rốt cuộc sẽ đặt họ vào gia đ́nh nhân

loại. Theo cách này, họ trở nên quen thuộc với việc sử dụng một h́nh hài thô thiển không có các giới hạn và các pha tạp /bất thuần khiết (impurities) mà giới động vật sản sinh ra.

Thứ hai. Nhiều devas chuyển ra khỏi nhóm các sự sống thụ động với cố gắng trở thành các sự sống chi phối/điều khiển xuyên qua điểu giới, và trước khi trở thành tiên nữ, thảo tinh linh, thổ tinh linh hoặc các tinh linh thiên nhiên khác, trải qua một số chu kỳ trong lĩnh vực chim (bird realm).

Lư do tại sao hai biến cố trên xảy ra sẽ không rơ rệt đối với độc giả không có chủ đích, cũng như sự nối tiếp thực sự giữa loài chim với thiên thần cũng không được đạo sinh huyền môn hiểu một cách chính xác, nếu y không tự đặt chính ḿnh vào việc xem xét “chim hoặc thiên nga ra ngoài thời gian và không gian”, và vị trí mà loài chim nắm giữ trong các bí pháp. Đối với y, manh mối nằm nơi đây. Y cũng phải nhớ sự kiện rằng mọi sự sống thuộc mọi tŕnh độ, từ một

896 vị thần (god) đến một deva tầm thường nhất trong các devas cấp thấp, hay các thần tạo tác (builders), vào lúc này hoặc lúc khác, đều phải vượt qua gia đ́nh nhân loại. Như H.P.B. có nêu ra (GLBN, Đoạn X, quyển I, 384, 435; II, 306), loài chim và rắn đều có liên quan chặt chẽ với minh triết, và do đó liên quan với bản chất thông linh của Thượng Đế, của con người và của devas. Việc nghiên cứu về thần thoại học sẽ tiết lộ một vài giai đoạn và các mối liên hệ vốn sẽ làm cho vấn đề này rơ ràng hơn.

2. Các tinh linh và các devas cấp thấp của chất lỏng. Một minh họa rất lư thú về sự ḥa nhập của mọi chất sáng tạo sinh động có thể được nh́n thấy có liên quan với bầu khí quyển bao quanh hành tinh chúng ta. Trong khí quyển đó người ta sẽ thấy :

a/ Sự ẩm ướt, hay là các tinh túy sinh động vốn là các tinh hoa chất của chất lỏng (liquid elementals).

b/ Chất hơi, hay là các sinh linh vốn liên kết với mọi tinh túy của lửa (fiery essences) vốn dễ bay hơi và là kết quả của sức nóng.

c/ Chất dĩ thái, hay là các đẳng cấp thấp nhất của các devas của các dĩ thái (ethers).

Khi ở trạng thái liên kết, tam bộ chính yếu này tạo ra cái mà chúng ta hít thở, và cái mà trong đó chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn. Đối với đạo sinh có suy tư, không khí th́ đầy dẫy biểu tượng, v́ đó là một sự tổng hợp và là những ǵ nối liền các tầng lớp cao và các tầng lớp thấp của biểu lộ.

Trước tiên, chúng ta phải tập trung sự chú tâm của chúng ta vào các sinh linh (lives) đang tạo ra toàn bộ của tất cả những ǵ thuộc về nước và chất lỏng qua khắp biểu lộ, và khi bàn đến việc này, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang đề cập đến cái huyền bí nhất trong các t́m kiếm, và đến các vấn đề có liên quan rất chặt chẽ với cơ tiến hóa của con người.

Nhiều nhóm thủy thần (water devas) thuộc lớp hoạt động đă được phân nhóm một cách sơ lược bởi các văn sĩ viết

897      chuyện thần tiên, dưới tên nàng tiên cá (undines), nhân ngư (mermaids) và các diễn tả khác, nhưng chúng có thiên h́nh vạn trạng, và điều này hẳn lộ rơ khi người ta nhớ rằng toàn bộ nước trên địa cầu (biển to, biển nhỏ, sông, hồ, suối), đều vượt xa chỗ khô hay đất liền, đă vậy mỗi giọt nước đọng (drop of moisture) chính là một sự sống bé nhỏ, đang hoàn thành chức năng của nó và đang trải qua chu kỳ của nó. Các h́nh thức thần thoại được nói ở trên, chỉ là vô số các sự sống được tạo thành một h́nh hài nhờ đó một deva đang tiến hóa t́m cách biểu lộ.

Sự cực kỳ lư thú của đề tài này có thể được tŕnh bày dưới một vài phát biểu mà sẽ đem lại cho nhà nghiên cứu một ư tưởng nào đó về sự chú ư kỹ càng mà sau rốt cần và sẽ đặt vào đề tài này về các sự sống thiên thần biểu lộ qua nước (deva lives of watery manifestation). Như đă nói ở trên, toàn thể các sự sống này th́ vĩ đại hơn là toàn thể các sự sống đang hợp thành toàn bộ địa cầu rắn đặc theo như chúng ta hiểu thuật ngữ đó, cho dù chúng không vượt quá con số các sự sống đang tạo ra phần chất khí của biểu lộ; phần chất khí này nằm trong bầu khí quyển, xuyên thấu qua chất đặc, và lắp đầy ở một mức độ lớn các hang động bên trong của hành tinh. Sự giống nhau về mặt tiểu thiên địa với Sự Sống vĩ đại của hành tinh được thấy ở sự kiện là cả hai h́nh thức chỉ là các vỏ ngoài hay là các khung sườn, bảo vệ cho cái “mái ṿm” bên trong; cả hai h́nh thức đều lơm, cả hai đều có các điểm tận cùng âm và dương, có thể nói các cực của chúng về mặt trong tiếp tục ảnh hưởng nhiều đến các tiến hóa bên ngoài.

Một trong các hành tinh huyền bí nhất, Neptune (Hải Vương tinh), cai quản các “thủy thần”; Thần Quân đứng đầu các thủy thần, tức Varuna, Vị Chúa của cơi cảm dục, vốn là một phân thân (emanation) từ hành tinh đó. V́ vậy các nhà nghiên cứu sẽ thấy vô cùng lư thú khi nghiên cứu sự tương tác chặt chẽ giữa :

1. Cơi thứ sáu, tức cơi cảm dục, và cơi phụ thứ sáu của cơi trần, tức cơi phụ chất lỏng. 898 2. Cơi phụ thứ sáu của mỗi cơi chính trong thái dương hệ và sự liên hệ của chúng với nhau.

Ở đây, người ta sẽ t́m thấy một lư do giải thích tại sao con người thuộc loại tương đối thấp về thể xác, và có một thể cảm dục với một ít vật chất thuộc cơi phụ thứ sáu trong đó đáp

ứng với các sự việc cao siêu hơn, và có một hoài băo tâm linh. Ảnh hưởng phát ra từ cơi phụ thứ sáu của cơi bồ đề làm thức động một đáp ứng hỗ tương từ vật chất cơi phụ thứ sáu trong các thể khác, và nguyên khí thứ sáu, tức nguyên khí bồ đề, theo Định Luật Tương Ứng làm mạnh thêm rung động đó.

Danh xưng Neptune là danh xưng mà theo đó Hành Tinh Thượng Đế của một trong ba hành tinh hệ chính yếu được biết trên hành tinh chúng ta. Một số các ảnh hưởng và năng lượng của Ngài tác động rất lớn đến tinh chất thiên thần của vật chất cơi phụ thứ sáu này, đạt đến chúng thông qua Thần Quân Varuna. Tri thức này có giá trị thực tiễn về mặt chiêm tinh, v́ nó sẽ giúp cho con người hiểu được bản chất của các thể vật chất của họ, nhất là thể cảm dục của họ. Đó là một sự kiện huyền bí mà loại chất cảm dục trong cơ thể con người định đoạt tính chất của chất nước (watery substance) của thể xác của y. Theo huyền linh học, không hề có sự tách ra nào của các bản chất tâm linh-sinh lư, v́ cái sau ấn định cái trước. Do đó, hành tinh Neptune có một ảnh hưởng sâu xa và một liên hệ chặt chẽ theo Định Luật Tương Ứng với cơi thứ sáu, hay cơi cảm dục, vốn là cơi của phần chất lỏng của thể xác Thượng Đế, với cơi phụ thứ sáu của cơi trần, hay với phần chất lỏng của xác thân con người và của thể xác hành tinh, cũng với loại năng lượng thứ sáu hay lực, hay cung thứ sáu.

Hành tinh hệ chính yếu mà Neptune cai quản, hợp thành một tam giác của thái dương hệ rất đáng chú ư đối với các nhà chiêm tinh học nội môn với hành tinh hệ thứ sáu và một hành tinh hệ khác nữa. Điều này được h́nh tượng hóa trong

899      cây chĩa có ba gạc mà thần Neptune luôn luôn được vẽ là đang nắm giữ, các mũi chĩa theo nghĩa đen là các tam giác biểu tượng liên kết với nhau bằng ba đường thần lực.

Hành tinh này cũng có một liên hệ thiết yếu với nguyên khí thứ sáu của Thượng Đế, hay Buddhi và do đó cũng là nguyên khí thứ sáu của con người. Không một ai bắt đầu phối kết hiện thể Buddhi cho tới khi y tiến đến dưới ảnh hưởng của Neptune trong kiếp sống này hoặc kiếp sống khác. Khi xảy ra trường hợp này, lá số tử vi của phàm ngă y sẽ chỉ ra ảnh hưởng của Neptune đang chi phối ở nơi nào đó.

Hành tinh hệ Neptune đang chi phối một trong ba con đường trở về, và sau rốt gom vào chính nó mọi Egos đang đạt tới chủ yếu là qua việc vận dụng loại năng lượng thứ sáu thường được gọi là tận tụy/mộ đạo (devotion). Đó cũng là ảnh hưởng của Neptune, nó chủ tŕ và giúp cho Cuộc Điểm Đạo thứ hai có thể xảy ra, trong đó điểm đạo đồ tạo ra các kết quả trong thể cảm dục, và trong đó các bí huyệt cảm dục của y là mục tiêu chú ư của Đấng Điểm Đạo (Hierophant). Loại năng lượng đặc biệt này tuôn chảy qua ba trung tâm lực:

a/ Trung tâm lực đặc biệt ở đầu nối liền với bí huyệt tim.

b/ Trung tâm lực tim.

c/ Trung tâm lực đan điền.

Hành tinh Neptune, cùng với Hành Tinh Thượng Đế của Cung Sáu chi phối các bí huyệt của thể cảm dục trong con người. Diễn đạt này bao hàm nhiều ư nghĩa huyền bí thuộc đại thiên địa. Khi nhớ lại rằng mọi bí huyệt – con người và thiêng liêng – được tạo ra bằng tinh hoa thiên thần (deva essence), th́ điểm nối tiếp giữa ảnh hưởng này với các devas, và tác dụng phản xạ của chúng trên con người, sẽ trở nên rơ ràng ngay tức khắc.

Trong cái bí ẩn của biển và cái bí mật của trạng thái “khô cạn” huyền bí hay thu hút huyền bí của nó, sau rốt ư nghĩa ẩn bên dưới sẽ được tiết lộ :

900 a/ Sự thúc đẩy phái tính, diễn dịch về mặt đại và tiểu thiên địa. b/ Chấm dứt dục vọng. c/ Chiều hướng của luồng hỏa đến bí huyệt cổ họng thay v́ đến các cơ quan sinh sản. d/ Qui nguyên (pralaya) và lẩn khuất (obscuration). e/ Ư nghĩa của các lời: “Sẽ không c̣n biển nữa” được t́m thấy trong Thánh kinh Thiên Chúa giáo. Khi suy tư về các ư tưởng này, các nhà nghiên cứu sẽ thấy cần ghi nhớ kỹ rằng Neptune là một trong các hành tinh chính yếu hay tổng hợp, rằng nó là một hành tinh “thu hút” (“absorbing”) hay là hành tinh “tách ra” (“abstracting”), và rằng nó tiếp nối với tiến tŕnh mà theo đó sự hoàn thiện cuối cùng được minh chứng. Đấng Con được làm cho hoàn thiện, và cuộc lâm phàm vũ trụ được kết thúc. Có một liên hệ huyền bí rất chặt chẽ giữa sự kiện nằm đàng sau các lời trong Thánh Kinh “Thần Đức của Chúa Trời vận hành trên mặt nước” (“the Spirit of God moved upon the face of the waters”-Thánh Kinh Cựu Ước, Sáng Thế Kư, 1:2­Bản dịch của NXB Tôn Giáo, 2003) với hoạt động hợp pháp được ban ra của Đại Mẫu (Great Mother) khi bà hoàn thành công việc kiến tạo-xác thân dưới sự thôi thúc của dục vọng. Mối liên hệ đích thực giữa cơi cảm dục với cơi trần sẽ chỉ trở nên lộ rơ khi các đạo sinh ghi nhớ cẩn thận rằng cơi cảm dục của thái dương hệ là cơi phụ thứ sáu của cơi hồng trần vũ trụ, và tạo thành toàn bộ chất lỏng của thể xác Thượng Đế. Khi điều này được hiểu rơ th́ công việc của tinh hoa chất thiên thần sẽ chiếm đúng chỗ; yếu tố của dục vọng, hay của hoạt động cảm dục, và tác động phản xạ của nó trên thể xác xuyên qua cơi phụ thứ sáu sẽ trở nên rơ ràng và Đại Mẫu sẽ được thấy bị lôi cuốn một cách tích cực, dưới ảnh hưởng của dục

vọng, trong việc kiến tạo, nuôi dưỡng và tạo ra hơi ấm và ẩm ướt giúp cho sự biểu lộ xảy ra. Ngôi Mẹ là vị thần lớn nhất

901 trong số các devas và có liên kết chặt chẽ với các thủy thần, v́ sự ẩm ướt (moiture) đủ loại rất cần thiết cho mọi sự sống. Do đó, nguyên khí thứ sáu hay trạng thái bác ái (nguyên khí Christ) và cơi thứ sáu có liên quan nhau; có một tương tác năng lượng giữa chất dĩ thái thứ tư của vũ trụ, hay năng lượng bồ đề với cơi thứ sáu, hay năng lượng cảm dục. Các devas trên cả hai cơi này tùy thuộc chủ yếu vào các nhóm mà ảnh hưởng của Neptune chi phối, do đó, cơi cảm dục có thể và sau rốt sẽ trực tiếp phản ảnh cơi bồ đề. Các devas tạo tác cấp cao trên cơi thứ nh́ của thái dương hệ, tức cơi Chân Thần hay là cơi dĩ thái thứ nh́ của vũ trụ, điều khiển các năng lượng của các thiên thần hoạt động của cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ, tức cơi bồ đề. Các thiên thần hoạt động của cơi dĩ thái thứ tư vũ trụ, vào đúng lúc, sẽ thể hiện thiên cơ trong sự hoàn thiện không lệch lạc nhờ môi trường vật chất linh hoạt của các devas cấp thấp của cơi chất lỏng hay cơi cảm dục. Khi họ đă thực hiện xong điều này, th́ hai kết quả sẽ được nhận thấy: thứ nhất, cơi cảm dục sẽ hoàn toàn phản chiếu cơi bồ đề, và thứ hai, kết quả của điều đó sẽ là cơi trần sẽ tạo ra hiện thể chính xác cần thiết cho sự biểu lộ tiểu thiên địa hoặc đại thiên địa qua mănh lực của nước, hay dục vọng. Mọi điều này đều được mở ra cho các nhà huyền bí học trong biểu tượng học về hệ tuần hoàn trong con người. Giống như hệ thống máu, với hai loại vận hà của nó (động và tĩnh mạch) và hai loại nhà kiến tạo (hồng và bạch huyết cầu), được khảo cứu theo quan điểm huyền môn, nhiều điều sẽ được xác định có bản chất cách mạng. Các định luật về con đường thoát ra, và về con đường trở lại, với hai nhóm có các

sự sống deva liên quan trong đó sẽ được con người hiểu rơ. Thêm một gợi ư nữa có thể được đưa ra ở đây. Trong thể xác của con người có liên quan với hệ tuần hoàn, trong ba yếu tố

– tim, động mạch và tĩnh mạch –, chúng ta t́m thấy manh mối cho ba loại thiên thần, và cũng cho tam giác thái dương hệ mà chúng tượng trưng, và sau đó, cho ba cách biểu lộ thiêng liêng. Có một hệ tuần hoàn hành tinh, cũng như một hệ tuần hoàn thái dương, và nó được xúc tiến qua môi trường của thần chất ở khắp nơi, về mặt đại thiên địa cũng như tiểu thiên địa.

Các devas thuộc cơi phụ thứ sáu của cơi trần có thể được chia thành ba nhóm, rồi các nhóm này lại chia thành 7 và thành 49, thế là tương ứng với tất cả các nhóm trong thái dương hệ. Trong bản chất chủ yếu của chúng, các nhóm này đáp ứng với những ǵ “vốn nằm ở trên nhiều hơn những ǵ vốn nằm bên dưới”, đó chỉ là một cách diễn tả theo huyền môn mối liên hệ có bản chất mật thiết giữa các hỏa thần với các thủy thần, và một phủ nhận về sự liên hệ chặt chẽ giữa các thủy thần với địa cầu. Diễn tả về mặt huyền linh, qua tác động của các hỏa thần, các thủy thần t́m được sự giải thoát.

Các thủy thần t́m cho chính họ con đường phụng sự trong công việc to tát của họ là nuôi dưỡng mọi sự sống thực vật và động vật trên hành tinh; mục tiêu đối với họ là để nhập vào nhóm thiên thần cao cấp hơn mà chúng ta gọi là các khí thiên thần (gaseous devas) hay hỏa thần (fire devas). Qua tác động của lửa của họ lên nước, các thần này tạo ra tŕnh tự bay hơi, ngưng tụ và cuối cùng kết tủa (precipitation, đột hiện) – qua hoạt động không ngừng của nó – sẽ bảo dưỡng mọi sự sống trên địa cầu. Như thế, một lần nữa, có thể thấy các định luật bác ái tâm linh đang tác động trong giới thiên thần, cũng như trong giới nhân loại; trước tiên, sự triệt thoái

hay rời khỏi của đơn vị ra khỏi nhóm (được gọi là biệt ngă hóa nơi con người, và bay hơi trong lĩnh vực nước). Kế đến sự ngưng tụ (condensation) hay là sự hỗn hợp của đơn vị với một nhóm mới hơn hay là cao hơn, chúng ta gọi điều này là ngưng tụ đối với các thủy thần và sự khai mở (initiation, điểm hóa) trong con người; sau cùng, sự hy sinh của nhóm các nguyên tử nhân loại hay thiên thần cho cái tốt lành của tổng thể. Như thế, định luật phụng sự và hy sinh chi phối mọi khía cạnh thiêng liêng thứ yếu trong tất cả các phần hành của nó lớn hoặc nhỏ. Đó là thiên luật. Nhưng trong giới nhân loại, mặc dù bác ái là cái hoàn măn (fulfilling) của định luật, nó được đạt đến theo con đường đau khổ và phiền năo, và mỗi kẻ yêu thương và kẻ phụng sự chân chính của nhân loại đều bị căng ra trên thập giá, cho đến khi, đối với họ, nguyên khí thứ sáu chế ngự và loại vật chất thứ sáu trong cơ thể họ hoàn toàn tuân phục vào năng lượng cao siêu. (1) Trong 903 trường hợp của các devas, t́nh thương là làm tṛn thiên luật mà không đau khổ hoặc phiền năo. Đó là con đường dễ nhất đối với họ, v́ họ là trạng thái mẹ, phương diện âm của biểu lộ, và con đường dễ dàng cho họ là cống hiến, bảo dưỡng và chăm sóc. V́ lẽ đó, các thủy thần tự hiến ḿnh cho việc phụng sự giới thực vật và động vật, đồng thời trong các lửa chuyển hóa, tất cả những ǵ nắm giữ chúng trên cơi phụ thứ sáu, sau rốt sẽ bị vượt qua, và nhờ “sự chưng cất và bay hơi” huyền bí, các devas này sau rốt sẽ hợp thành một phần của

1 “Đo lường sự sống của người bằng sự mất mát thay v́ thu lượm, Chẳng phải bởi rượu được uống vào mà bởi rượu bị đổ tràn ra; V́ sức mạnh của T́nh Thương thế chỗ cho sự hy sinh của T́nh Thương; Và y, kẻ chịu đau khổ nhiều nhất phải cống hiến nhiều nhất”.

The Disciples, của Ô. Hamilton King.  

nhóm hơi lửa và trở thành các luồng hỏa vốn là nền tảng của siêu chuyển thiêng liêng (divine alchemy).

Nói một cách tổng quát, nên nhớ rằng thần đất (earth devas) của vật chất trọng trược nhất, vào đúng diễn tŕnh tiến hóa, trở thành các thủy thần (devas of the waters), và sau rốt t́m con đường của họ tiến lên cơi cảm dục, tức chất lỏng vũ trụ; thủy thần của cơi trần t́m con đường của họ, qua việc phụng sự, tiến lên cơi phụ chất hơi và kế đó đến chất hơi vũ trụ, trở thành devas của cơi trí. Theo nghĩa đen và về mặt huyền linh, điều này tạo thành sự chuyển hóa của dục vọng thành tư tưởng.

Sau rốt, các thiên thần chất hơi (gaseous devas) trở thành devas của dĩ thái thứ tư, và từ đó, trong các vô lượng thời dài, t́m con đường của họ tiến đến chất dĩ thái thứ tư của vũ trụ, tức cơi bồ đề. Do đó, về mặt vũ trụ, cả ba nhóm này đều có liên hệ với :

904 1. Cơi cảm dục vũ trụ và cḥm sao mà từ đó các năng lượng t́nh cảm và dục vọng phát xuất.

 

2. Cơi trí vũ trụ, và do đó với cḥm sao Sirius (Thiên Lang).

 

3. Cơi bồ đề vũ trụ và cḥm sao Pleiades (Tua Rua).

 

Như vậy toàn bộ diễn tŕnh có thể được thể hiện, nếu con người cẩn thận nghiên cứu bản thể của chính ḿnh và luật tương đồng.

3. Các devas của cơi phụ chất hơi. Khi bàn đến các tinh linh (elementals) hay là các devas cấp thấp, dưới quyền các devas điều khiển của nhóm rộng lớn này, chúng ta đang bàn đến các hỏa thần (devas of fire) và bàn đến các hỏa tinh linh (fiery essences) có bản chất thiết yếu mà có thể được thấy biểu lộ trong vô số h́nh hài. Một vài tế phân của nhóm này mà các nhà nghiên cứu biết đến như là :

Các Salamanders hay là các sinh vật chịu lửa (fiery lives) mà những nhà có nhăn thông nh́n thấy chúng đang nhảy nhót trong các ngọn lửa của ḷ sưởi hoặc của hỏa sơn; nhóm này có thể được chia thành bốn nhóm nhỏ tùy theo màu sắc – đỏ, cam, vàng, tím – nhóm cuối cùng rất gần với các devas của dĩ thái thứ tư.

Các Agnichaitans; đây là một thuật ngữ áp dụng cho các sinh vật chịu lửa (sinh vật nại hỏa), vốn là toàn thể vật chất của cơi, như đă thấy ở phần thứ nhất của bộ luận này và cũng áp dụng cho các tinh hoa bé tí vốn tạo thành lửa của biểu lộ. Khi bản chất của điện ở cơi trần được t́m hiểu và nghiên cứu, và t́nh trạng đích thực của nó được hiểu rơ, bấy giờ, thực tại về sự sống của các agnichaitans này sẽ lộ ra.

Khi nhân loại trở nên có nhăn thông, khi chắc chắn việc đó sẽ diễn ra ở mức độ lớn trước cuối căn chủng này, các devas của chất hơi này sẽ hiển lộ, và con người sẽ hiểu rằng họ đang hoạt động với các sinh linh chịu lửa và rằng chính họ có liên kết chặt chẽ với các sinh linh này qua các luồng hỏa của các thể của chính họ. Nhăn thông vốn ở trong tiến tŕnh

905      phát triển trong căn chủng này th́ hoàn toàn thuộc cơi trần, và, theo thiên luật, sự phát triển của nó phải được báo trước, v́ căn chủng Aryan là loại căn chủng mà trong đó con người

– trong cuộc tuần hoàn thứ tư này – tiến đến chỗ có ngă thức đầy đủ. Điều này bao hàm nhăn thông hồng trần đầy đủ, và việc sử dụng một cách hoàn hảo ba giác quan hồng trần là thính giác, xúc giác và thị giác. Trong căn chủng sắp tới, nhăn thông cảm dục (astral clairvoyance) sẽ phổ biến (prevalent) mặc dù không có khắp nơi (universal), và như thế việc giao tiếp với cơi bồ đề sẽ đạt được dễ dàng hơn. Trong các căn chủng có trước của cuộc tuần hoàn kế tiếp, cuộc tuần hoàn thứ năm, sẽ có một sự tóm tắt lại các hoạt động của cuộc tuần

hoàn này, cho đến khi trong căn chủng thứ năm, toàn bộ những ǵ đạt được trong cuộc tuần hoàn này sẽ được nhận thấy. Lúc bấy giờ con người sẽ bắt đầu biểu lộ nhăn thông cơi trí. Như thế các chu kỳ trộn lẫn và trùng lắp, để cho không hề có một đơn vị sự sống nào, dù nhỏ và kém quan trọng, có thể gặp thất bại.

Các agnichaitans của cơi phụ thứ ba này đặc biệt chịu ảnh hưởng của năng lượng Saturne (Thổ Tinh). Các thần này là các tác nhân dung hợp (fusers) lớn của vật chất và chính do liên hệ với họ mà sự chuyển hóa của các kim loại mới có thể xảy ra. Các thần này có liên hệ với giới khoáng chất tương tự với những ǵ mà các thủy thần đang có với giới thực vật và động vật. Như người ta thấy rơ, họ có liên quan với trung tâm lực cổ họng của một Hành Tinh Thượng Đế và của một Thái Dương Thượng Đế, và chính nhờ hoạt động của họ mà sự truyền chuyển âm thanh qua không khí mới có thể xảy ra. Điều đó có thể làm kinh ngạc các nhà nghiên cứu và nhà phát minh chỉ khi nào họ hiểu rằng sự phát triển nhanh chóng hiện nay của phương tiện liên lạc vô tuyến ở mọi nơi là do hiện tượng lao vào tiếp xúc với rung động con người của một nhóm các sinh linh hỏa thiên thần (fiery deva lives) mà từ trước đến giờ chưa được tiếp xúc.

Giống như mỗi cơi chính có bảy cơi phụ, cũng thế mỗi cơi phụ có thể được chia nhỏ, như vậy tạo thành 49 luồng hỏa trên mỗi cơi chính, hay là 343 luồng hỏa của thái dương hệ. Nơi đây có thể thấy manh mối cho cái bí ẩn của “cơi thứ tư giữa ba cơi” (“fourth between the three”) mà đôi khi đă làm

906      cho các nhà nghiên cứu về các kinh sách huyền linh học phải bối rối. Có nhiều cách hiểu các con số này, số 343, nhưng chỉ có phương pháp huyền linh học mới có thể được ám chỉ ở đây, cách này nằm trong nhận thức về ba cơi cao, ba cơi thấp,

cơi tiếp giáp thứ tư giữa chúng. Cơi thứ tư này, về mặt huyền linh được gọi là “chỗ gặp gỡ” (“the meeting place”). Khi người ta nhớ rằng mục tiêu đối với các thiên thần chất khí là chất dĩ thái thứ tư của vũ trụ hay là cơi bồ đề và rằng các thần này (trong các nhóm chính và phụ của họ) là các lửa bên trong của đại thiên địa và tiểu thiên địa, một số ư tưởng có thể nhận được về ư nghĩa thực sự của sự nhất quán cuối cùng giữa hai đường tiến hóa v́ mục tiêu cho con người cũng là cơi bồ đề.

 

Do đó, trên cơi phụ thứ ba, trong tiểu phân thứ năm của nó về các tinh chất thiên thần, một vài nhóm hiện nay đang được giao tiếp theo cách này, căn chủng thứ năm. Kết quả của sự tiếp xúc này có thể được nhận thấy trong sự kích hoạt rung động đáp ứng, vốn đă được chứng tỏ trong việc khám phá sự giao tiếp bằng vô tuyến điện và việc khám phá ra chất radium.

Kết quả là một rung động song song tăng lên của các loa tuyến trong con người cũng được nhận thấy, trước khi kết thúc cuộc tuần hoàn, trong việc khơi hoạt hoạt động đầy đủ loa tuyến thứ năm của vi tử thường tồn hồng trần của con người.

Như vậy, công việc của Đức Mahachohan vào lúc này có liên quan với cung thứ bảy (vốn dĩ tác động tạm thời như là tổng hợp của năm loại năng lượng mà Ngài đang cai quản), có thể được tóm tắt như sau:

Thứ nhất, Ngài đang dùng loại năng lượng thứ bảy để đẩy mạnh sự nhận thức của nhân loại về vật chất tinh anh của cơi trần. Cung bảy này trước tiên là một yếu tố trong việc tạo ra biểu lộ ngoại cảnh. Năng lượng của Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh hệ thứ bảy chi phối cơi thứ bảy; đó là cung mà nơi đó thần chất và Tinh Thần có thể đáp ứng và thích

907 nghi với nhau rất dễ dàng hơn là ở trên bất cứ cung nào khác trừ cung ba. Hiện nay, con người có ư thức đầy đủ, qua giác quan này hoặc giác quan khác của ḿnh, trên ba cơi phụ thấp; có dự kiến rằng con người sẽ hoàn toàn có ư thức trên bốn cơi phụ cao. Điều này phải được thể hiện bằng sự kích hoạt của thần chất đang tạo nên các thể của con người. Điều này sẽ được hoàn thành nhờ ư chí năng động của các thiên thần truyền dẫn (transmitting devas) v́ các thần này cung cấp năng lượng (energise, kích hoạt) các thiên thần điều khiển (manipulatory devas), và như thế tác động đến vô số các sự sống thứ yếu đang tạo thành cơ thể của con người, và cũng bằng một sự đáp ứng ngày càng tăng của con người nội tâm hay là chủ thể suy tưởng đối với sự tiếp xúc được tạo ra trên cơ thể y. Việc hiểu biết gia tăng này sẽ xảy ra bằng sự năng động của ṿng xoắn ốc thứ năm, bằng việc khai mở của cánh thứ năm trong hoa sen Chân Ngă và bằng việc mở ra từ từ của con mắt thứ ba qua hoạt động khơi hoạt và đồng nhất của năm yếu tố: bí huyệt ở đáy xương sống, ba vận hà trong cột sống và tùng quả tuyến. Tất cả các yếu tố này đều liên quan đến hoạt động của tinh hoa chất thiên thần cộng thêm sự hiểu biết theo sau đó của chủ thể suy tưởng. Điều này sẽ được noi theo bằng việc sử dụng hữu thức các năng lực mới được khơi hoạt. Bằng cách này mối tương quan chặt chẽ và sự tương thuộc của hai đường tiến hóa sẽ trở nên lộ rơ một cách tuyệt diệu. Thứ hai, vào lúc này Đức Mahachohan đang hoạt động một cách đặc biệt (đồng hợp tác với Đức Manu), với các devas của cơi phụ chất hơi; điều này có liên hệ với công việc hủy diệt mà các Ngài phải thực hiện vào cuối căn chủng này, để giải thoát Tinh Thần ra khỏi các h́nh hài đang siết chặt.

Do đó tác động hỏa sơn có thể được hy vọng, đang được chứng minh trong các địa điểm bất ngờ, cũng như bên trong phạm vi của các vùng có động đất và hỏa sơn hiện nay. Sự xáo động trầm trọng có thể chờ đợi ở California trước cuối thế kỷ, và ở Alaska cũng thế.

Công việc của Đức Văn Minh Bồ Tát cũng có thể được

908      nh́n thấy với hiệu quả là các devas của hỏa xà đang được tạo ra trên con người. Các thần này là một nhóm các Agnichaitans đặc biệt, họ đạt tới một giai đoạn tiến hóa cho phép bản thể (being) của họ tách ra khỏi nhóm của họ đi vào một nhóm có liên hệ với một luồng hỏa nào đó trong các thể của con người. Nhờ bởi hoạt động hiện tại của nó và hướng của hoạt động đó, luồng hỏa này chịu trách nhiệm cho phản ứng chống lại sự phối hợp thể chất (physical marriage) và cho ước muốn hiện rơ của những người tiến hóa cao ở mọi nơi để né tránh liên hệ hôn nhân, và giới hạn chính họ vào việc sáng tạo trên cơi trí hoặc cơi cảm dục. Điều này là do khuynh hướng hiện tại của các thiên thần điều khiển của các cơ quan sinh sản hạ đẳng muốn t́m bí huyệt cổ họng và hoạt động ở đó, vận dụng sức mạnh của luồng hỏa xà để tạo ra việc đó. Mọi điều này đều ở dưới luật tiến hóa, nhưng trong thời gian chuyển tiếp giữa nhân với quả được biện minh, nhiều tổn hại, né tránh thiên luật, tất nhiên là gây đau khổ có thể được nh́n thấy. Do đó, nhờ phản ứng dữ dội vào lúc này chống lại với các định luật bảo vệ của nền văn minh, có quyết định rằng bản chất và chức năng của các devas phải được phần nào tiết lộ cho con người, và vị trí của các thần đó trong cơ tiến hóa, sự liên hệ chặt chẽ của con người và sự lệ thuộc vào họ, phải

được kết thúc (1). Đồng thời, phương tiện mà nhờ đó họ có thể được tiếp xúc và các ngôn từ mà nhờ đó họ có thể được kiềm chế, sẽ được giữ lại.

Sự lơ là (laxness) trong liên hệ hôn nhân, do mối nguyên nhân đặc biệt này, chỉ được nh́n thấy trong số những người tiến hóa cao và trong số các tư tưởng gia độc lập của nhân loại. Sự lơ là tương tự ở trong quần chúng và các hạng người thấp kém của nhân loại, được dựa vào một lư do khác, và quan hệ bừa băi (promiscuity) của họ là do một vài phát triển của bản chất con vật trong biểu lộ thấp nhất của nó. Hai

909 nguyên nhân này sẽ chịu sự duyệt xét của những người có nhu cầu hiện tại của nền văn minh đích thực. Lúc bấy giờ họ có thể hợp tác với Đức Mahachohan trong công việc để thực hiện sự chuyển tiếp thần lực rất cần thiết từ một trung tâm thấp đến một trung tâm cao, và ngăn chận (nhờ sự hiểu biết) sự phóng túng có thể xảy ra. Điều này sẽ mang lại việc khước từ làm hoen ố t́nh thương cao cả hay là sự thôi thúc về phái tính đối với thiên nhiên. Cung nghi lễ thường được gọi là “nghi thức hôn phối của Con”, bởi v́ Tinh thần và vật chất có thể đáp ứng và hợp nhất trên cung này. Sự kiện này cũng sẽ được ghi nhớ trong một trăm năm tới đây, v́ chúng sẽ chứng kiến các thay đổi lớn trong các luật hôn nhân. Sự lỏng lẻo hiện nay tất nhiên sẽ

1 Nếu con người có thể được giúp cho có được nhận thức về bản chất của chính bản thể (being) của ḿnh và về cấu tạo của ḿnh, và có thể được hướng dẫn để hiểu được căn nguyên của những ǵ có thể được thấy đang xảy ra, và nếu các nhà tư tưởng của nhân loại có thể được chỉ cho thấy các nguy cơ gắn liền với các biến cố hiện có trong cơ tiến hóa thiên thần, th́ nhiều nguy hại có thể được tránh khỏi. Do đó mới có việc quyết định mở rộng phạm vi của sách này để bao gồm nhiều thông tin tỉ mỉ hơn về cơ tiến hóa của thiên thần.

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

mang lại một phản tác dụng, và các thiên luật sẽ trở nên ngày càng nghiêm nhặt để che chở cho nhân loại trong giai đoạn chuyển tiếp. Các thiên luật này sẽ không theo đường lối làm cho việc thoát ra khỏi liên hệ hôn nhân khó hơn, mà sẽ có tác dụng ở phương diện khác, tạm gọi thế. Thế hệ đang lên sẽ được giảng dạy và bảo vệ thích đáng, c̣n hôn nhân thiếu suy tính, vội vă, sẽ không được phép, những kẻ vị thành niên cũng sẽ không được phép đi vào bổn phận hôn nhân một cách thiếu suy nghĩ. Không cần bàn rộng thêm về đề tài này, v́ trong khi giải quyết các vấn đề của chính họ, con người trở nên thông thạo, và tất cả những ai ở trên khía cạnh nội môn đều được phép làm để đưa ra một ngụ ư hoặc một chỉ dẫn.

Vào lúc này, một khía cạnh khác của công việc của Đức Mahachohan là liên kết với âm thanh, và do đó với các devas đặc biệt mà chúng ta đang xem xét. Do sự quản lư kém của con người, và sự phát triển thiếu cân bằng của họ, các âm thanh của địa cầu, như là các âm thanh của các thành phố lớn, của các nhà máy, và của các công cụ về chiến tranh, đă mang lại một t́nh trạng rất hệ trọng trong số các thiên thần chất khí. Điều này phải được hóa giải bằng cách nào đó và các nỗ lực tương lai của nền văn minh sẽ được hướng về phía mở rộng sự cải tổ chống lại các tệ trạng của cách sống chen chúc và đi đến việc gieo rắc một thúc đẩy về một thế giới mở

910      rộng để t́m kiếm miền quê và các không gian khoáng đạt. Một trong các quan tâm chính trong tương lai sẽ là một khuynh hướng hướng tới việc loại bỏ tiếng ồn, do sự nhạy cảm ngày càng tăng của nhân loại. Khi năng lượng của nước và của nguyên tử được khai thác cho con người sử dụng, th́ các kiểu nhà máy hiện tại của chúng ta, các phương pháp hàng hải và vận chuyển của chúng ta như tàu chạy hơi nước và máy móc hỏa xa, sẽ hoàn toàn được cách mạng hóa. Điều

này sẽ có một tác động mạnh không những trên con người

mà c̣n trên các devas.

c/ Các Elementals của các Dĩ thái chất.

Giờ đây, chúng ta hăy xem xét các cơi phụ dĩ thái của cơi trần tức là bốn cơi phụ cao nhất của cơi trần. Các phân cảnh dĩ thái này chỉ là các mức độ của vật chất cơi trần thuộc loại loăng hơn và được thanh luyện hơn, nhưng dù sao đi nữa vẫn thuộc cơi trần. Trong số các sách giáo khoa, chúng được gọi là:

 

1. Dĩ thái thứ nhất, hay vật chất-nguyên tử (atomic matter).

 

2. Dĩ thái thứ hai, hay vật chất-hạ-nguyên tử (sub-atomic matter).

 

3. Dĩ thái thứ ba, hay vật chất siêu-dĩ thái (super-etheric matter).

 

4. Dĩ thái thứ tư, hay vật chất dĩ thái đơn thuần.

 

Dĩ thái thứ tư, cho đến nay là chất dĩ thái duy nhất được các nhà khoa học nhận biết, và là chủ đề của việc t́m kiếm hiện tại của họ, mặc dù họ có thể hiểu chút ít về nó.

Các vi tử thường tồn hồng trần của tất cả nhân loại đều ở trên cơi phụ nguyên tử cũng như các nguyên tử chuyên dụng (appropriated atoms) của giới thiên thần. Các devas không phát triển như nhân loại đang làm. Họ hóa nhập (reincarnate) trong các nhóm, chớ không với tư cách các cá nhân, dù mỗi nhóm được tạo bằng nhiều đơn vị và không có chút ǵ thuộc bản chất của hồn khóm giáng hạ tiến hóa. Hồn khóm trên con đường tiến hóa giáng hạ và hồn khóm trên con đường tiến hóa thăng thượng đều không giống nhau; một th́ đang đi đến chỗ phân hóa và được tạo thành bằng các thực thể được làm sinh động bằng một sự sống tổng quát; một th́ đă phân

hóa, và mỗi thực thể là một đơn vị riêng biệt gồm một sự sống duy nhất, hoàn toàn tự túc, tuy là một với tổng thể.

911 Có nhiều loại sự sống cần được tiếp xúc trên bốn cơi phụ dĩ thái, nhưng hiện nay, chúng ta chỉ có thể quan tâm đến sự sống thiên thần, nên nhớ rằng cơ tiến hóa thiên thần th́ quan trọng ngang với cơ tiến hóa nhân loại. Các thiên thần th́ nhiều vô số, đều có bản chất tiến hóa giáng hạ lẫn tiến hóa thăng thượng, và thuộc mọi đẳng cấp và chủng loại. Chưởng quản các thiên thần trên cơi trần là đại thiên thần Kshiti. Ngài là một deva có đẳng cấp và quyền năng ngang với một Chohan (Đế Quân) của một Cung. Ngài cai quản mọi sự việc ở ngoài giới nhân loại trên cơi trần, trong ban quản trị của Ngài, Ngài có bốn thần quân phụ tá (subordinate deva lords) của bốn cơi phụ dĩ thái. Với các devas phụ tá này, Ngài cai quản một hội đồng nhỏ hơn gồm bảy devas, họ vận dụng tất cả những ǵ liên quan đến cơ tiến hóa thiên thần và công việc của các thần tạo tác (builder) cấp cao lẫn thấp. Thiên Thần Điều Hành (deva Ruler) của dĩ thái thứ tư hay dĩ thái thấp nhất đă ủy thác cho một thành viên thuộc ban điều hành của Ngài gặp một vài Chân Sư vào lúc này cho hai mục tiêu đặc biệt, thứ nhất là xét coi việc đem đến gần của hai đường lối tiến hóa, nhân loại và thiên thần, hiện nay có thể được phép thử nghiệm hay không, thứ hai là tiết lộ một vài phương pháp chữa trị và các nguyên nhân yếu kém về xác thân vốn có sẵn trong thể dĩ thái. Các devas thuộc mọi thứ loại và sắc màu đều được t́m thấy trên các phân cảnh dĩ thái của cơi trần, nhưng màu thường gặp nhất là tím (violet), do đó mà có tên gọi rất thường dùng là “thiên thần bóng tối” (“devas of the shadows”). Cùng với sự tiến nhập của Cung nghi thức thuộc màu tím, do đó chúng ta có sự khuếch đại của rung động tím,

luôn luôn có sẵn trên các phân cảnh này, và do đó có nhiều cơ hội để tiếp xúc giữa hai giới. Chính trong việc phát triển nhăn thông (vision) dĩ thái (vốn là một khả năng của con mắt xác thịt của con người) chớ không phải bằng nhăn thông khá cao (clairvoyance) mà việc thông hiểu lẫn nhau (mutual apprehension) này sẽ trở nên có thể xảy ra. Với sự tiến nhập cũng của Cung này mà những người thuộc về cung đó sẽ đạt được một năng khiếu tự nhiên, đó là thấy được chất dĩ thái. Trẻ con được sinh ra sẽ thường thấy được chất dĩ thái một

912 cách dễ dàng như người b́nh thường thấy được chất hồng trần. Khi các t́nh trạng hài ḥa dần dần phát triển thoát ra khỏi t́nh trạng hỗn mang hiện tại trên thế giới, các thần và người sẽ gặp gỡ như những người bạn. Khi hai cơi, cảm dục và hồng trần, ḥa nhập và phối hợp lại, sự liên tục về tâm thức được trải qua trên cả hai cơi, sẽ khó cho con người phân biệt trước tiên giữa các devas của cơi cảm dục với các devas của cơi trần. Khi bắt đầu, giai đoạn nhận thức này, con người sẽ phần lớn tiếp xúc với các thiên­thần tím (violet devas), v́ các cấp đẳng cao trong số các thiên thần màu tím đều rơ rệt cố gắng tiếp xúc với con người. Các thiên thần bóng tối này đều có màu tím sẫm trên phân cảnh dĩ thái thứ tư, có màu tím nhạt, nhiều màu tương tự như tím trên cơi phụ dĩ thái thứ ba, màu tím rất nhạt (light violet) trên cơi phụ dĩ thái thứ hai, trong khi trên cơi phụ nguyên tử (tức cơi phụ dĩ thái thứ nhất -ND) các thần lại có màu oải hương đục mờ lộng lẫy (glorious translucent lavender). Một số nhóm devas tiếp xúc được trên cơi trần gồm: Bốn nhóm devas tím, kết hợp với các thể dĩ thái của tất cả những cái hiện hữu trên cơi trần. Bốn nhóm này gồm hai phân chi, các phân chi này kết hợp với việc kiến tạo các thể dĩ

thái, và các phân chi mà nhờ có chất liệu của họ, các thể dĩ thái mới được tạo ra.

Các devas xanh lục của giới thực vật. Các devas này cũng có hai phân chi. Họ ở tŕnh độ phát triển cao và sẽ được tiếp xúc phần lớn theo các đường lối từ điển. Các devas cao cấp hơn thuộc đẳng cấp này cai quản các vị trí từ điển của địa cầu, bảo vệ sự cô tịch (solitude) của các khu rừng, dành riêng các không gian nguyên vẹn trên hành tinh vốn cần phải giữ bất khả xâm phạm; các thần này bảo vệ các địa điểm đó khỏi sự quấy rầy, và với các devas tím lúc này đang hoạt động một cách rơ ràng, dù là tạm thời, dưới quyền Đức Di Lặc (Lord Maitreya). Vị Thần Quân (Raja Lord, Thần Chủ Quản) của cơi

913 cảm dục, tức Varuna, và huynh đệ của Ngài là Kshiti, đă kêu gọi Hội Đồng Huyền Linh của Thánh Đoàn để tham vấn đặc biệt, và giống như các Chân Sư đang nỗ lực để chuẩn bị nhân loại cho việc phụng sự khi Đức Chưởng Giáo tái lâm, cũng thế, các Thần Quân này theo các đường lối tương tự liên quan đến các devas. Các Ngài dũng cảm trong công việc của Các Ngài, có nhiệt tâm mạnh mẽ, nhưng gặp nhiều trở ngại do con người. Các bạch-thần (white devas) của không khí và nước, đang cai quản khí quyển, các thần này hoạt động với vài trạng thái của hiện tượng điện, và đang kiểm soát các biển, các sông và các ḍng suối. Ở một giai đoạn nào đó trong diễn tŕnh tiến hóa của các Ngài, từ trong các Ngài, các thiên thần bảo vệ của nhân loại được tập hợp lại khi đang lâm phàm ở cơi trần. Mỗi thành phần của gia đ́nh nhân loại đều có thiên thần bảo vệ (guardian deva) của ḿnh. Mỗi nhóm devas đều có phương pháp phát triển đặc thù nào đó và một số phương tiện mà theo đó các Ngài tiến hóa và đạt mục tiêu riêng biệt.

Lïận về lửa càn khôn

Đối với thiên thần màu tím, con đường thành đạt trải dài qua cách cảm nhận (feeling) và qua việc rèn luyện nhân loại trong việc làm hoàn thiện xác thân ở hai lĩnh vực.

Đối với thiên thần màu xanh lục, con đường phụng sự lộ ra trong việc từ hóa/lôi cuốn (magnetisation), mà cho đến nay, nhân loại chả biết tí ǵ về việc đó. Qua quyền năng này, các Ngài hành động như là các tác nhân bảo vệ của đời sống thực vật và bảo vệ các địa điểm linh thiêng của địa cầu. Trong công việc của các Ngài có ẩn tàng sự an toàn cho sự sống con người, v́ đối với phần c̣n lại của cuộc tuần hoàn này, việc nuôi dưỡng con người xuất phát từ giới thực vật.

Đối với thiên thần màu trắng, con đường phụng sự nằm trong việc bảo vệ các cá nhân của gia đ́nh nhân loại, chăm sóc và phân chia các kiểu mẫu, kiểm soát các tinh linh của nước và không khí, và nhiều điều có liên quan đến giới (loài) cá.

Như vậy việc phụng sự nhân loại ở một số h́nh thức này hoặc h́nh thức khác có ẩn tàng việc thành đạt đối với các thiên thần thuộc cơi trần này. Các thần này có nhiều điều cần

914 cống hiến và làm cho nhân loại, và vào đúng lúc, điều trở nên rơ ràng cho từng con người đó là những ǵ mà con người đưa ra cần phải hướng tới sự hoàn thiện của giới thiên thần. Một sự hối thúc lớn lao về sự tiến hóa của các thiên thần hiện đang diễn tiến trùng hợp với sự tiến hóa của nhân loại. Có một nhóm devas khác mà cho đến nay có nhiều điều không thể được truyền đạt về nhóm này. Họ đă đến từ một hành tinh hệ khác, và là các nhà chuyên môn theo đường lối riêng biệt của họ. Họ đă đạt đến hay đă trải qua giới nhân loại, và có cấp đẳng ngang bằng một số thành viên của Thánh Đoàn, đă chọn để ở lại và làm việc có liên quan đến sự tiến hóa cơi trần. Các thần này không có nhiều, chỉ có mười hai vị.

Bốn vị làm việc trong nhóm thiên thần màu tím, năm vị hoạt động trong nhóm xanh lục, c̣n hai vị trong nhóm màu trắng, với một thần cai quản có cấp bậc ngang với một Chohan (Đế Quân, sáu lần điểm đạo – ND). Con số của cuộc tiến hóa thiên thần là sáu, cũng như con số cuộc tiến hóa con người hiện giờ là năm, và v́ số mười tượng trưng cho con người hoàn thiện, thế nên số mười hai tượng trưng cho sự hoàn thiện trong giới thiên thần. Nhóm này (12 vị thần nói trên – ND) cai quản ba nhóm thiên thần có màu đă nói ở trên. Một số phụ thuộc gồm có :

Dưới quyền nhóm một là các elementals làm việc với các thể dĩ thái của con người, tất cả các elementals này tạo ra các thể dĩ thái mà trong đó là sự sống, và tất cả các elementals (tiểu thần, tinh linh) đều đang làm việc với các đối phần (counterparts) dĩ thái của cái được gọi là các đối tượng không linh hoạt/vô tri giác (inanimate objects). Các đối tượng này được đặt tên theo cấp đẳng và tầm quan trọng của sự phát triển của họ. Các devas màu tím đang ở trên con đường tiến hóa thăng thượng; các elementals đang ở trên con đường tiến hóa giáng hạ, mục tiêu đối với các tiểu thần này là tiến vào giới thiên thần có màu tím.

Dưới quyền nhóm hai là các tiểu tiên (fairies) của sự sống cây cỏ, các thảo tinh linh (elves) đang nắn tạo và tô điểm (build and paint) loài hoa, các sinh linh bé nhỏ rạng rỡ này sống trong các khu rừng và các cánh đồng, các tinh linh tác động tới các loại quả trái, rau cỏ và với tất cả những ǵ đưa đến việc bao phủ mặt đất bằng cây xanh. Kết hợp với chúng là các devas có từ khí cấp thấp (lesser devas of magnetisation), các tiểu thần này gắn liền với các địa điểm Linh thiêng, với các linh phù và các linh thạch và cũng là một

915 nhóm đặc biệt được t́m thấy chung quanh chỗ ở của các Chân Sư bất cứ nơi nào Ngài ở lại. Dưới quyền nhóm ba là các tiểu thần/tinh linh của không khí và biển, các phong tinh linh (sylphs), các thủy tiên (water fairies) và các devas bảo vệ mỗi con người. Ở đây chỉ có các lời bóng gió khái quát được đưa ra. Danh sách này không đầy đủ và không bao gồm các elementals thô thiển (grosser), các tiên nữ phúc hậu (brownies) và các tinh linh sống trong các không gian tối tăm của địa cầu, các đô thị và các địa điểm dưới mặt đất của vỏ địa cầu. Các devas của chất dĩ thái mang trên trán của họ một biểu tượng mờ nhạt có h́nh trăng lưỡi liềm, và do vậy họ có thể được phân biệt với các thiên thần cảm dục (astral devas) bởi người có nhăn thông. Khi xem xét các devas dĩ thái, chúng ta thấy rằng một cách tự nhiên – khi nào xét về mặt biểu lộ -họ rơi vào hai nhóm chính. Mỗi nhóm được tiêu biểu trên mỗi một trong bốn cơi phụ, và việc tạo nhóm này phải được xét như là phương pháp phân biệt duy nhất trong số nhiều nhóm có thể có. Thứ nhất, các nhóm này là các devas nguyên là các tác nhân truyền prana đến mọi h́nh thức sự sống; các thần này là một nhóm các devas trung gian và có thể được xem như là các tác nhân cung cấp năng lượng trong các biến phân khác nhau của họ; thứ hai, các devas tạo ra các thể dĩ thái của mọi h́nh hài đang biểu lộ. Các thần này tạo ra đa số các devas cấp thấp. Dĩ nhiên có nhiều sự thông minh có tổ chức khác nữa trong Đạo Quân Âm Thanh vĩ đại có liên quan với cách phân chia sơ đẳng của cơi trần, nhưng nếu môn sinh xem xét hai nhóm này và cố truy t́m mối liên hệ của chúng với con người và với Hành Tinh Thượng Đế mà chúng nằm trong cơ thể

916 Ngài, y sẽ học hỏi nhiều điều giúp y hiểu được các vấn đề mà từ trước đến giờ được xem như nan giải, và sẽ t́m thấy nhiều điều được tiết lộ sẽ đưa tới cách mạng hóa các phát hiện của khoa học hiện đại, và mang lại các thay đổi trong việc chăm sóc thể xác. Devas và Năng Lượng. Trước khi xem xét hai nhóm này, ở đây, nên khôn ngoan mà nhấn mạnh điều cần thiết là nhớ lại rằng khi chúng ta nghiên cứu các cơi phụ dĩ thái của cơi trần, chúng ta đang bàn đến các cơi mà h́nh hài thực sự (true form) có trên đó, và đang tiến đến việc giải cái bí ẩn về Chúa Thánh Thần (Holy Spirit) và Đức Mẹ. Trong nhận thức này và mở rộng nó để bao gồm toàn bộ thái dương hệ, chúng ta sẽ tiến đến việc minh giải sự nối tiếp giữa bốn cơi cao của thái dương hệ với ba cơi thấp của nỗ lực con người. Trong đại thiên địa (macrocosm), chúng ta có bốn cơi của sự sống siêu thức, hay là bốn rung động chính yếu vốn là căn bản của sự sống và năng lượng của thể dĩ thái của một Hành Tinh Thượng Đế và của một Thái Dương Thượng Đế và ba cơi của sự sống hữu thức và của sự sống hữu ngă thức vốn hợp thành hiện thể vật chất trọng trược của Hành Tinh Thượng Đế và của Thái Dương Thượng Đế. Bằng sự xem xét thật kỹ về các điều kiện này trong đại và tiểu thiên địa, chúng ta sẽ tiến đến hiểu biết về lư do tại sao thể xác không bao giờ được các nhà huyền linh học xem là một nguyên khí (principle : cách để biểu lộ sự sống – Trích Minh Triết Ngàn Xưa, A. Besant, trang 89). Chúa Thánh Thần, Đấng Ứng Linh và là Đấng gieo mầm sự sống trong Đức Mẹ Đồng Trinh đang chờ sẵn tức vật chất (khiến cho bà thức tỉnh và bắt đầu công việc vĩ đại của bà đó là tạo ra việc hóa nhập thiêng liêng) là yếu tố đầu tiên theo quan điểm của thái dương hệ thứ hai. Bằng một cách thức không thể hiểu

được đối với những kẻ suy tưởng hiện đại, Đức Mẹ, hay là Người Có Đạo Tâm thiêng liêng đối với các bí ẩn của việc phối ngẫu vũ trụ, là (trong thái dương hệ trước) yếu tố vượt lên trên. Trong thái dương hệ này liên quan với vật chất chính là Chúa Thánh Thần. Do đó, công việc trên các cơi phụ dĩ thái, năng lượng và hoạt động xuất phát từ đó, là các nhân

917 tố mà trước tiên chịu trách nhiệm trên cơi trần cho tất cả những ǵ hữu h́nh, ngoại cảnh và được biểu lộ. Sự phát triển dần của vật chất chung quanh thể sinh lực, và sự dày đặc của vật chất chung quanh hạt nhân dĩ thái sinh lực (vital etheric nucleus) trong chính chúng là kết quả của sự tương tác và sự hoán đổi cuối cùng của rung động giữa những ǵ có thể được gọi là phần sót lại của một kỳ biểu lộ trước kia và sự rung động của kỳ biểu lộ hiện tại này. Chính ở đây – trong mối liên hệ giữa năng lượng điện dương dưới h́nh thức phân hóa làm tư của nó với vật chất hạ đẳng âm tính tam phân dễ thụ cảm – mà các nhà khoa học sau rốt sẽ đi đến một số suy diễn rơ ràng và khám phá ra :

Cái bí ẩn của chính vật chất, đó là, vật chất theo như chúng ta biết và thấy nó.

Bí quyết cho tiến tŕnh sáng tạo trên cơi trần, và phương pháp mà nhờ đó độ dày đặc (density) và sự cố kết (concretion) trên ba cơi phụ thấp xảy ra.

Các công thức cho sự chuyển hóa có hệ thống, hay là mấu chốt cho các tiến tŕnh mà nhờ đó các yếu tố như chúng ta biết chúng, có thể bị tan ră và tái phối hợp.

 

Chỉ khi nào các nhà khoa học được chuẩn bị để chấp nhận sự thật rằng có một thể chứa sinh lực (body of vitality), thể này tác động như một điểm tập trung trong mọi h́nh hài có tổ chức, và chỉ khi nào họ sẵn sàng xem xét mỗi yếu tố và h́nh hài thuộc mỗi mức độ như là thành phần cấu tạo của

một thể sinh lực c̣n vĩ đại hơn nữa, th́ chừng đó các phương pháp đích thực của nữ thần vĩ đại Thiên Nhiên mới trở thành các phương pháp của họ. Muốn làm được điều này, họ phải được chuẩn bị để chấp nhận sự phân hóa bảy lần của cơi trần như huyền linh học Đông Phương đă nói, để nhận biết bản chất tam phân của biểu lộ thất phân.

Năng lượng nguyên tử hay năng lượng Shiva, năng lượng của cơi phụ thứ nhất hay cơi dĩ thái thứ nhất.

Năng lượng kiến tạo h́nh hài thiết yếu của ba cơi phụ dĩ thái tiếp theo sau.

 

c. Năng lượng thụ nhận âm tính của ba cơi thuộc hồng 918 trần, đó là cơi chất hơi, cơi chất lỏng và cơi chất đặc thật sự.

Sau rốt, các nhà khoa học cũng sẽ xem xét sự tương tác giữa ba cơi thấp và bốn cơi cao trong nguyên tử vĩ đại đó được gọi là cơi trần. Điều này có thể được thấy sao y lại trong nguyên tử của nhà vật lư hoặc hóa học. Các nhà nghiên cứu khoa học có quan tâm tới các vấn đề này sẽ thấy điều đó có giá trị trong khi xem xét sự tương ứng giữa ba kiểu mẫu năng lượng này và những ǵ được hiểu theo các từ ngữ atoms, electrons (âm điện tử) và ions (ly tử: một nguyên tử hay nhóm nguyên tử đă mất một hoặc nhiều electrons – gọi là cation – hoặc lấy thêm một hoặc nhiều electrons – lúc đó có tên là anion, hay ion âm và ion dương –Tự Điển Oxford 1994).

Tất cả những ǵ đang biểu lộ (từ Thượng Đế đến con người)(1) đều là kết quả của ba kiểu mẫu năng lượng hay

1 Bộ GLBN có ghi rằng: Thượng Đế, Chân Thần và Nguyên Tử đều là các tương ứng của Tinh

Thần, Trí Tuệ và Thân Xác.  GLBN I, 679.

thần lực này, của kết hợp của chúng, sự tương tác của chúng và tác động với phản tác động về mặt thông linh của chúng. Trong đại chu kỳ xuất hiện của Thượng Đế, chính loại năng lượng thứ hai mới chi phối và chiếm phần quan trọng trong cơ tiến hóa, và điều này giải thích tại sao thể dĩ thái vốn ở sau tất cả những ǵ hữu h́nh lại là cái quan trọng nhất. Điều này cũng đúng đối với các thần (gods), đối với con người và đối với các nguyên tử.

Nhiều th́ giờ bị tiêu tốn trong việc suy đoán về các cội nguồn của sự sống, về các động cơ/căn nguyên (springs) của hành động và về các thôi thúc nằm dưới tiến tŕnh sáng tạo. Từ trước đến nay khoa học đă hành động có phần mù mờ và đă phí nhiều thời gian xem xét về ba cơi thấp. Khoa học đă bàn chủ yếu đến Mẹ, đến vật chất âm dễ thụ cảm, và chỉ bây giờ mới bắt đầu biết đến trạng thái Chúa Thánh Thần, hay đến năng lượng vốn giúp cho Bà Mẹ đó làm tṛn chức năng của Bà và xúc tiến công việc của bà.

Xét cùng vấn đề theo mặt tiểu thiên địa, có thể nêu ra rằng bây giờ con người chỉ mới bắt đầu biết đến các căn nguyên của tác động tinh thần và của các cội nguồn của sự sống tâm linh. Năng lượng của các cơi cao chỉ tự hiển lộ khi con người bắt đầu bước trên Thánh Đạo và tiến vào dưới ảnh hưởng của tuệ giác (buddhi, trực giác) vốn tuôn ra từ cơi dĩ thái thứ tư của vũ trụ.

Thượng Đế đang biểu lộ trong chu kỳ đại khai nguyên này dưới h́nh thức Manas (các Manasaputras Thiêng Liêng trong tổng thể của các Ngài) đang dùng các lớp vỏ nguyên tử cho các mục tiêu tiến hóa với mục đích trước mắt là phát triển trạng thái thứ hai của buddhi hay minh triết. Minh triết phải có manas, tức là trí sáng suốt (intelligent mind) làm nền tảng cho nó. Thượng Đế là toàn thể Trí Tuệ (Intelligence), đang tiến hóa để phát triển T́nh Thương (Love).

Sau cùng khi các nhà khoa học sẵn sàng thừa nhận và hợp tác với các mănh lực thông tuệ vốn có trên các phân cảnh dĩ thái, và khi họ trở nên tin chắc về bản chất vật hoạt (hylozoistic nature – xem lại nghĩa của vật hoạt ở trang 693 – ND) của mọi vật hiện hữu, th́ các khám phá của họ và công việc của họ sẽ được đưa đến một tương ứng chính xác hơn với các sự vật theo thực tướng của chúng. Như trước kia đă có nêu ra, điều này sẽ xảy ra khi nhân loại mở được nhăn thông dĩ thái (etheric vision – loại nhăn thông này chỉ thấy được chất dĩ thái – ND) và sự thật về các quả quyết của nhà huyền linh được chứng minh là vượt quá mọi tranh căi.

Nên ghi nhận rằng trong bảng liệt kê hai nhóm chính, chúng ta không nhắc đến nhóm lớn các Thần Tạo Tác (Builders) mà về mặt huyền môn, các Thần này được gọi là “Các Thần Truyền Linh Ngôn”. Tôi chỉ bàn đến hai nhóm đang tạo thành “Đạo binh Thanh Âm” (“Army of the Voice”). Sở dĩ gọi thế là do sự kiện rằng, trong đoạn này chúng ta chỉ bàn đến đạo binh đó, hay là bàn đến các thần tạo tác, lớn lẫn nhỏ, họ bị lôi cuốn vào hoạt động khi Linh Ngôn (Word) của cơi trần được phát ra. “Các Thần Truyền Linh Ngôn” trên cơi phụ thứ nhất hay cơi phụ nguyên tử là những kẻ vận dụng rung động của âm thanh khi âm thanh đi đến họ từ cơi cảm dục và – chuyển nó qua thân thể của họ -phóng vào các cơi phụ c̣n lại. Với mục đích minh giải các Vị Thần Phát (Transmitters) này có thể được xem như gồm có bảy. Toàn thể các vị này hợp thành các thể nguyên tử hồng trần (atomic physical bodies) của Vương Thần Chủ Quản (Raja Lord) của cơi và theo một ư nghĩa huyền linh đặc biệt, bảy vị này hợp thành (trong các biến phân thấp của các Ngài trên các cơi phụ dĩ thái) toàn thể các trung tâm lực dĩ thái của tất cả nhân loại,

giống như trên các cơi phụ dĩ thái vũ trụ có các trung tâm lực của một Hành Tinh Thượng Đế.

Sự tiếp nối giữa các trung tâm lực với chất dĩ thái, của thái dương hệ và của con người, mở ra một phạm vi rộng lớn cho

920 tư tưởng. Các “Thần Truyền Linh Ngôn” trên cơi phụ nguyên tử của mỗi cơi là các devas có quyền năng to tát và với đặc quyền, có thể nói là các Ngài được nối kết với trạng thái/ngôi Cha và là các biểu hiện của lửa điện. Tất cả các Ngài đều có ngă thức đầy đủ, đă trải qua giai đoạn làm người trong các thiên kiếp trước (earlier kalpas – Xem định nghĩa kalpa ở trang 39 – ND). Các Ngài cũng là các thành phần kết hợp của bảy bí huyệt đầu nguyên sơ trong cơ thể của một Thái Dương Thượng Đế hoặc một Hành Tinh Thượng Đế. Mặc dù được nối tiếp với ngôi Cha, tuy vậy các Ngài là thành phần của cơ thể của Con, và mỗi một trong các Ngài, tùy theo cơi mà Ngài truyền năng lượng, là một thành phần cấu tạo của bí huyệt này hoặc bí huyệt khác trong bảy bí huyệt, hoặc của thái dương, hoặc của hành tinh – thuộc hành tinh khi chỉ có trung tâm lực đặc biệt có liên hệ, thuộc thái dương hệ khi trung tâm lực đó được xem như một phần nguyên vẹn của tổng thể. Mỗi một trong các sự sống vĩ đại này (năng lượng thiên thần đang biểu hiện thuộc cấp độ thứ nhất) là một phân thân (emanation) từ mặt trời tinh thần trung tâm trong trường hợp thứ nhất và từ một trong ba tinh ṭa chính trong trường hợp thứ hai. Về phương diện thái dương hệ, các thần này thuộc về ba nhóm: Nhóm một bao gồm các Thần Truyền Linh Ngôn, thuộc về ba cơi phụ thấp của cơi Adi hay là cơi Thượng Đế. Nhóm hai gồm có các Thần Tạo Tác cấp cao, các Ngài truyền Linh Ngôn trên ba cơi kế tiếp của thái dương hệ, tức cơi Chân Thần, cơi Niết Bàn và cơi bồ đề. Nhóm ba được

tạo thành bằng các thần thi hành một chức năng tương tự trong ba cơi nỗ lực của con người. Về cơ bản, các thần này cũng là các phân thân từ một trong bảy ngôi sao của Đại Hùng Tinh trong trường hợp thứ ba.

Trong các thần lực phóng phát tam phân này, có thể t́m thấy cội nguồn của tất cả những ǵ hữu h́nh và đă biểu lộ, và qua trung gian các Ngài, thái dương hệ chúng ta có vị trí của nó bên trong một cơ cấu vũ trụ vĩ đại hơn, và một lửa vũ trụ căn bản nào đó được tạo thành. Các thần này là toàn thể các trung tâm lực đầu, tim và cổ họng của Thái Dương Thượng Đế và các tương ứng của các Ngài sẽ được t́m thấy bên trong

921 một Hành Tinh Thượng Đế, một con người và một nguyên tử. Vậy nên khi các nhà khoa học t́m ra bản chất của nguyên tử, họ đang đặt chính ḿnh tiếp xúc với ba loại năng lượng thái dương và đang lần ra manh mối cái bí ẩn chính yếu của thái dương hệ. Khi bản chất tam phân của nguyên tử bộc lộ ra, th́ lúc đó bản chất tam phân của con người và của Thượng Đế dần dần cũng được chứng minh. Năng lượng của các nhóm này đi qua mặt trời hồng trần, và từ đó chúng phát ra Linh Từ (Word) cho cơi đặc biệt của nỗ lực riêng biệt của các thần này. Nhà nghiên cứu đừng nên nhầm lẫn khi nghĩ rằng bảy Thần Truyền Đạt vĩ đại này là bảy Hành Tinh Thượng Đế. Các thần này hợp thành một nửa của bản chất thực sự của các Hành Tinh Thượng Đế. Đây là tất cả những ǵ có thể được nói về cái bí ẩn trọng đại này, dù có thể thêm rằng theo một góc nh́n khác, các thần này hợp thành một phần ba của bản chất thiêng liêng tam phân của Ngài. Con người vốn nhị nguyên, đó là Tinh Thần và Vật Chất. Trong khi tiến hóa, con người cũng là một tam nguyên, cũng thế đối với một Hành Tinh Thượng Đế, và đó là cái bí ẩn.

Lïận về lửa càn khôn

Thần Truyền Linh Từ vĩ đại trên cơi trần, vốn là vị thần mà chúng ta xem xét, chính là yếu tố truyền năng lượng của trung tâm lực cổ họng của Brahma. Một liệt kê lư thú về các trung tâm lực tam phân và ba trạng thái thiêng liêng có thể được nêu ra ở đây vốn có thể tỏ ra hữu ích đối với người nghiên cứu, dù y nên thận trọng ghi nhớ rằng các trung tâm lực này được dành cho mục đích phát ra và truyền chuyển năng lượng.

 

1. Thần truyền dẫn năng lượng trên cơi trần hợp thành trung tâm lực cổ họng trong cơ thể của Brahma, Ngôi Ba.

 

2. Thần truyền dẫn năng lượng trên cơi cảm dục hợp thành trung tâm lực tim của Brahma.

 

3. Thần Truyền Linh Ngôn trên cơi trí hợp thành trung tâm lực đầu của Brahma, Ngôi Ba.

 

Ba Vương Thần Chủ Quản, devas, hay Thần Truyền Dẫn, hợp thành ba trung tâm lực của Thượng Đế lực (logoic force) trong ba cơi thấp. Các Ngài là trạng thái năng lượng thấp nhất của Brahma.

922      4. Thần Truyền Linh Từ trên cơi Bồ đề hợp thành trung tâm lực cổ họng của Vishnu, Ngôi Hai. Từ cơi đó, Linh Từ phát ra vốn tạo thành h́nh hài vật chất trọng trược của một Hành Tinh Thượng Đế hoặc của một Thái Dương Thượng Đế.

 

5. Thần Truyền Dẫn Năng Lượng trên cơi Chân Thần hợp thành trung tâm lực tim của Vishnu, Ngôi Hai.

 

6. Thần Truyền Dẫn mănh lực trên cơi Niết Bàn hợp thành trung tâm lực đầu của Vishnu.

 

Bảng liệt kê này sẽ làm rối trí các nhà nghiên cứu trừ phi người ta hiểu rằng ở đây chúng ta đang xem xét các trạng thái này chỉ với tư cách nhị nguyên và đang bàn đến một trong các thành phần nhị nguyên đó. Điều sẽ rơ rệt là trong trạng thái Vishnu, chẳng hạn, vốn biểu lộ trên cơi thứ nh́,

năng lượng của cơi đó sẽ tác động như trung tâm lực đầu đối với các cơi nối tiếp, và nếu hiểu đúng, th́ nhận thức này sẽ làm sáng tỏ các điều khác.

Thần Truyền Linh Từ trên cơi thứ nhất, cơi Adi, là biểu hiện của trung tâm lực cổ họng của một thực thể vũ trụ. Từ phát biểu này sẽ đi đến một nhận thức đúng về vị trí của chúng ta trong cơ cấu vũ trụ và về căn bản bản chất vật chất của bảy cơi của thái dương hệ cũng được chứng minh ở đây, bản thể của Brahma, hay là Chúa Thánh Thần (Holy Spirit), trở nên hiện rơ.

Cổ Luận viết :

“Brahma vẫn Độc Nhất, nhưng bao gồm huynh đệ của Ngài. Vishnu vẫn Độc Nhất (One), nhưng hiện tồn không tách biệt với huynh đệ Ngài, non trẻ theo quan điểm thời gian tuy già dặn hơn. Shiva vẫn Độc Nhất và tiền báo cả hai, nhưng Ngài không xuất hiện cũng như không được thấy, cho đến khi cả hai quay ṿng theo chu kỳ suốt các cuộc hành tŕnh của các Ngài”.

Theo luật tương ứng, bảng biểu thất phân ở trên có thể cũng được áp dụng cho mọi cơi, v́ các Thần Truyền Dẫn và các Thần hành động (workers) trên mỗi cơi đều hợp thành các nhóm tương tự. Cũng hữu ích nếu con người có thể xem biểu liệt kê này liên quan với bảy trung tâm lực của ḿnh, và

923      do việc nghiên cứu cả hai chung với nhau, con người sẽ có được hiểu biết về loại năng lượng đang tuôn đổ qua bất cứ trung tâm lực đặc biệt nào. Các Thần Truyền Dẫn này cũng có thể được nghe phát ra Linh Từ với sức mạnh và khả năng đặc biệt trong cơ cấu hành tinh đó vốn tương ứng với nốt của các Ngài và được điều chỉnh với rung động của các Ngài. Do đó, các hành tinh hệ sẽ rơi vào nhóm tương tự, và việc này sẽ mở ra cho các nhà nghiên cứu một lĩnh vực ức đoán rộng lớn. Bảy Đấng Prajapatis thuộc về hai nhóm ba, với một Đấng cai

quản. Các nhà nghiên cứu cần nhớ kỹ khi nghiên cứu thái dương hệ, các cơi, các hành tinh hệ, con người và nguyên tử, đó là việc phân nhóm của các đường hoặc các ḍng năng lượng trong các chu kỳ tiến hóa đương nhiên rơi vào bốn phân chia :

1/ 1 -3 -3.       2/ 4 -3.      3/ 3 -4.        4/ 3 -1 -3.

Cách chia 1 có thể được hiểu dưới định luật về các tương ứng khi bản chất của cơi nguyên tử của thái dương hệ, ba cơi dĩ thái vũ trụ, và ba cơi nỗ lực của con người được điều nghiên liên quan với nhau.

Cách chia 2 trở nên dễ hiểu hơn khi sự liên lạc chặt chẽ giữa bốn cơi dĩ thái vũ trụ và ba cơi thấp được hiểu rơ. Việc này có thể trở nên sáng tỏ bằng việc nghiên cứu về bốn chất dĩ thái hồng trần và ba cơi phụ thấp của cơi trần chúng ta.

Cách chia 3 có manh mối đối với bí ẩn của nó trong cấu tạo của cơi trí, với ba cơi phụ vô sắc tướng và bốn cơi phụ hữu sắc tướng của cơi đó.

Cách chia 4 có thể hiểu được khi người nghiên cứu đi đến việc hiểu biết về bản chất riêng của nó như là một Tam Thượng Thể Tinh Thần, một thể chân ngă và một con người tam phân hạ đẳng. Nhà nghiên cứu cũng có thể tiến tới phân chia thứ nhất một cách tương tự và xem chính ḿnh như một mănh lực đầu tiên hay Chân Thần, một mănh lực tam phân

924 hay Ego và một năng lượng tam phân hạ đẳng, hay là phàm ngă, nên nhớ rằng ở đây chúng ta chỉ bàn đến năng lượng sáng tạo và bàn đến trạng thái biểu lộ của Brahma khi trạng thái đó tự kết hợp với trạng thái Vishnu. Các Thần Truyền Chuyển (Transmitters) Prana. Trong một đoạn trước của bộ luận này, chúng ta đă xét qua các devas vốn là các Thần Truyền Chuyển Prana cho thể dĩ thái của con người và của hành tinh. Các Thần này là h́nh ảnh trên cơi

thấp nhất của trạng thái Vishnu của Đấng Thánh Linh (divinity); bảy cơi phụ của cơi hồng trần của chúng ta phản chiếu một cách mờ nhạt và lệch lạc ba trạng thái, và là một cái bóng, tối đen và không lộ ra của Đức Chúa (Godhead). Nhóm Thần Truyền Chuyển này chịu trách nhiệm cho ba hiệu quả chính và linh hoạt theo ba đường chính.

Họ là các thiên thần đem lại sinh khí và tạo ra năng lượng của mọi h́nh hài của sự sống có tri giác (sentient life). Sự sống của các Ngài là sự sống đang đập nhịp nhàng qua thể dĩ thái của mọi thực vật và động vật và của tất cả mọi h́nh thức trung gian của sự sống, và nó tạo thành ngọn lửa cuồng nhiệt vốn được thấy chạy quanh mọi thể dĩ thái. Giữa nhiều chức năng khác, các Ngài c̣n tạo ra hơi ấm của mặt trời và của mọi cơ thể; các Ngài là nguyên nhân của bức xạ thái dương, hành tinh và con người, đồng thời các Ngài nuôi dưỡng và bảo tồn mọi h́nh hài. Về mặt huyền linh, các thần này làm trung gian giữa Cha và Mẹ trên mỗi cơi, dù là vũ trụ hoặc thái dương hệ. Các Ngài xuất phát trong mặt trời, có liên kết chặt chẽ với bí huyệt đan điền của Thượng Đế và hành tinh, đối với diễn tŕnh tiến hóa, cũng như trong mọi biểu lộ, là kết quả của dục vọng, tác động trên các năng lực sáng tạo và tạo ra những ǵ biểu lộ ra ngoại cảnh.

Các Ngài là các devas vốn cung cấp năng lượng/kích hoạt vô số các sinh linh bé nhỏ, kiến tạo các thể dĩ thái của tất cả những ǵ thấy được và hữu h́nh, và các Ngài là các tác nhân khởi xướng (instigators) các tiến tŕnh sáng tạo trên ba cơi phụ thấp nhất của cơi trần. Về mặt thái dương hệ, các devas dấn thân vào đường lối hoạt động này có thể được chia nhỏ thành hai nhóm:

925 a. Các devas hoạt động trên bốn cơi cao của thái dương hệ và từ đó ảnh hưởng xuống ba cơi thấp, tạo ra qua tác động phản xạ các kết quả mong muốn.

b. Các devas làm việc trong ba cơi nỗ lực của con người, tạo ra một cách trực tiếp biểu lộ hồng trần trọng trược.

Tất cả các thiên thần giữ nhiệm vụ truyền chuyển năng lượng trên cơi trần, đều tùy thuộc vào phân chi thứ hai được liệt kê ở trên, và tùy theo cơi phụ mà các thần này hoạt động trên đó ở dưới sự dẫn dắt của một vị thần thông tuệ cao cấp hơn trên cơi tương ứng.

Cũng có các devas tạo thành lực hút của mọi h́nh hài dưới nhân loại, giữ cho các h́nh hài của ba giới thấp của thiên nhiên ở t́nh trạng cố kết chung nhau, nhờ thế tạo ra thể biểu lộ của Đại Thực Thể Thông Linh vốn là toàn thể sự sống của giới và của các sinh linh kém cỏi hơn đang đem lại sinh khí cho các hệ tộc và các nhóm khác bên trong bất cứ giới đặc biệt nào.

Các devas của thể dĩ thái. Chủ đề mà hiện chúng ta đang bàn có liên quan đến các devas vốn là các thể dĩ thái của mọi vật đang hiện hữu. Do đó lúc nào cũng có lợi cho đạo sinh sáng suốt, v́ việc đó làm hiện ra phương pháp mà nhờ đó mọi h́nh hài hiện ra trên cơi trần.

Không phải mục tiêu của bộ luận này là t́m ra cách xuất hiện của một h́nh hài như nó phát sinh trên cơi nguyên h́nh (xin xem lại định nghĩa của cơi này ở trang 397 – ND), qua môi giới/phương tiện (agency) của tư tưởng thiêng liêng và từ đó (qua các ḍng năng lượng thông tuệ có điều khiển) thu được loại vật chất như nó đă sản xuất ra trên mỗi cơi, cho đến khi sau rốt (trên cơi trần) h́nh hài bộc lộ ra ở mức độ biểu lộ trọng trược nhất của nó. Cho đến nay, không có một h́nh hài nào được hoàn hảo, và chính v́ sự kiện này mà cần phải có

sự tiến hóa theo chu kỳ, và việc sản xuất các h́nh hài liên tục cho đến khi chúng đạt gần được giống như thật trong thực tế và trong hành động. Phương pháp tạo ra h́nh hài có thể được liệt kê như sau:

Tạo ra h́nh hài (Form production)

 Tư tưởng thiêng liêng ........... Cơi trí vũ trụ

 Ước muốn thiêng liêng ........ Cơi cảm dục vũ trụ

 Hoạt động thiêng liêng            ........ Cơi hồng trần vũ trụ (7 cơi thuộc thái dương hệ của chúng ta).

 

Linh Khí Thượng Đế…  Cơi thứ nhất … Âm (1) A

1 Các Âm của thần chú (Mantric Sounds)

Thần chú là sự phối hợp các âm, các từ và các câu mà nhờ tác dụng của một số hiệu quả nhịp nhàng, sẽ đạt đến kết quả vốn không thể tách rời khỏi chúng. Thần chú linh thiêng nhất trong tất cả các thần chú Đông Phương cho đến nay được đưa ra cho quần chúng là thần chú được lồng trong các từ: “Om mani padme hum”. Mọi vần của câu này có một mănh lực huyền bí, và toàn thể câu đó có bảy ư nghĩa và có thể mang lại bảy kết quả khác nhau.

Có các h́nh thức thần chú khác nhau, dựa vào công thức này và dựa vào Thánh Ngữ (Sacred Word), mà khi được phát ra một cách nhịp nhàng và bằng các khóa (keys) khác nhau, sẽ hoàn thành một vài mục đích mong muốn, như là triệu thỉnh (invoking) các thiên thần bảo hộ, và công việc nhất định, hoặc là có tính xây dựng hoặc phá hủy trên các cơi.

Sức mạnh của một thần chú tùy thuộc vào mức tiến hóa của người vận dụng nó. Khi được phát ra bởi một người thông thường, nó dùng để kích thích phần tốt lành bên trong các thể của y, bảo vệ y, và nó cũng sẽ chứng tỏ ảnh hưởng có lợi lên chung quanh người này. Khi được phát ra bởi một adept hoặc điểm đạo đồ, năng lực của nó đối với sự tốt lành càng rơ rệt và có ảnh hưởng sâu rộng.

Có nhiều loại thần chú và nói chung có thể liệt kê như sau:

 

1. Một số thần chú rất huyền bí, có trong tiếng Senza nguyên thủy, dưới sự giám sát của Thánh Đoàn (Great White Lodge).

 

2. Một số thần chú bằng tiếng Bắc Phạn được các điểm đạo đồ và các adepts sử dụng.

 

Đây là sự xuất hiện đầu tiên bằng dĩ thái của thái dương hệ trên cơi phụ nguyên tử của cơi hồng trần vũ trụ. Các mầm sự sống hoàn toàn c̣n tiềm tàng. Năng lực vốn có từ tinh hoa thái dương hệ trước.

Linh Âm Thượng Đế …  Cơi thứ nh́ … Âm  A U

Đây là thể xác (body) của thái dương hệ trong chất dĩ thái thứ hai. Cơi này là cơi nguyên h́nh (archetypal plane). Các

927 mầm sự sống đang rung động hay đang nảy sinh. Bảy trung tâm năng lượng lộ rơ. Vị deva duy nhất được nh́n thấy dưới h́nh thức bảy. Giờ đây h́nh hài có khả năng hoàn hảo. Linh Ngôn tam phân của Thượng Đế... Cơi thứ ba... Âm A U M. Thể xác của thái dương hệ bằng vật chất của cơi dĩ thái thứ ba được nh́n thấy và ba chức năng dưới h́nh thức một. Năng lượng tam phân của Thượng Đế được phối kết, và giờ đây không ǵ có thể cản trở công việc tiến hóa. Ba nhóm devas đều linh hoạt, và h́nh tướng nguyên h́nh đang ở trong diễn tŕnh cụ thể hóa (materialization, xuất hiện). Linh từ Thượng Đế thất phân… Cơi thứ tư… Linh Ngôn bảy vần. Các trung tâm dĩ thái của Thượng Đế trở nên linh hoạt.

 

3. Các thần chú có liên quan với các Cung khác nhau.

 

4. Các thần chú dùng trong việc chữa bệnh.

 

5. Các thần chú dùng trong các phần hành của hoặc là Đức Bàn Cổ (Manu), Đức Bồ Tát hoặc Đức Mahachohan.

 

6. Các thần chú được dùng có liên quan với các thiên thần và các giới tinh hoa chất (elemental kingdom).

 

7. Các thần chú đặc biệt có liên quan với lửa.

 

Tất cả các thần chú này có được sức mạnh của chúng là tùy thuộc vào âm thanh và tiết điệu và tùy thuộc sự nhấn mạnh vào âm tiết được truyền cho chúng khi phát ra và ngân lên (intoning). Chúng cũng tùy thuộc vào năng lực của người sử dụng chúng để h́nh dung (visualise) và để mong mỏi (will) hiệu quả muốn có được.

Thể dĩ thái của thái dương hệ giờ đă đầy đủ, dù nó sẽ không được hoàn chỉnh cho đến cuối kỳ khai nguyên nữa. Thể sinh lực vĩ đại đă sẵn sàng đem lại sinh lực cho thể xác trọng trược. Bảy trung tâm lực với bốn mươi chín cánh hoa chính của chúng trở nên rung động, và tâm thức rung động nhẹ qua mọi nguyên tử trong thái dương hệ.

Một thời gian tạm nghỉ xảy ra ở giai đoạn phát triển này; trong giai đoạn đó các tiến tŕnh phối kết và ổn cố được xúc tiến; năng lượng hay rung động được tăng lên cho đến khi, nhờ một cố gắng kịp lúc, nó trở nên có thể phát xuất từ tất cả ba trạng thái, để đưa tới biểu lộ ngoại cảnh những ǵ cho đến nay chưa biểu lộ. Điều này diễn ra song song với con người trên cơi trần trong nỗ lực được áp dụng mà con người đă làm để mang lại và thể hiện, những ǵ mà y đă ấp ủ và mong ước. Lư do có rất nhiều người thất bại trong việc thể hiện ư niệm của họ, và do đó được kể như thất bại là do sự kiện về sự bất lực của họ khi tạo ra một cố gắng được áp dụng có kết hợp, và như vậy khởi động vật chất thuộc ba cơi phụ thấp của cơi

928      trần. Họ thành công trong việc đưa quan niệm của họ vượt qua từ cơi trí (như Thượng Đế đang làm trên các mức độ vũ trụ) cho đến tận phân cảnh dĩ thái thứ tư của cơi trần, và nơi đó năng lượng của họ trở nên cạn kiệt do ba sự việc:

 Thiếu ư chí chịu đựng hay tập trung,

 Thiếu sự chỉnh hợp với Chân Ngă,

 Yếu đuối trong việc phối kết giữa hai phần của thể xác.

 

Cách diễn đạt của Thượng Đế … Cơi thứ 5… Cơi của thần chú

Thể hơi.                                   Thượng Đế với 35 khổ thơ.

H́nh thức thể khí của thái dương hệ bấy giờ xuất hiện, các trung tâm năng lượng trở nên bị che đậy và ẩn giấu. Sự phát triển và cố kết nhanh chóng tiếp nối. Ba nhóm thần tạo tác kết hợp các nỗ lực của họ lần nữa và một luồng nội nhập

của năng lượng – có liên quan với các devas từ bí huyệt đầu của Thượng Đế -đổ vào. Các thần kiến tạo cấp thấp đáp ứng với thần chú Thượng Đế lại cất lên ở mỗi kỳ khai nguyên, và bảy ḍng năng lượng từ bảy trung tâm lực của Thượng Đế được hướng xuống dưới.

Khúc ca Thượng Đế về … Cơi thứ sáu … Một bài thơ có 42 đoạn Bác ái hoặc Ước vọng      Thể Lỏng của Thượng Đế (The logoic liquid body)

Ca khúc hay rung động này giúp mang lại một nhóm devas từ bí huyệt tim của Thượng Đế, làm tăng lên các cố gắng của các devas đă linh hoạt. Thể lỏng của Thái Dương Thượng Đế xuất hiện và h́nh hài hiện hữu trong sáu biến phân của nó. Sự cố kết trở thành rất nhanh chóng và hoạt động trở nên mạnh mẽ hơn một cách đáng kể nhờ mật độ lớn hơn của vật chất tích lũy lại.

Thánh Thư Thượng Đế về Sự Sống … Cơi thứ 7… Có trong 49 chương.

Toàn bộ h́nh hài bộ lộ ra. Trong lúc tiến hóa, nó phải biểu lộ mục tiêu và bản chất của nó. Một nhóm thiên thần thứ ba

929 từ bí huyệt cổ họng của Thượng Đế xuất hiện và hợp tác với các huynh hữu các Ngài. Tất cả các lửa đều cháy lên, tất cả các trung tâm lực đều linh hoạt, và mỗi cánh hoa, tất cả có 49, trên cơi thứ tư, cơi bồ đề, đều đang tạo ra một hoạt động phản xạ trên cơi vật chất trọng trược. Khi bận tâm để sáng tạo bất cứ cái ǵ, và trong diễn tŕnh tạo ra h́nh hài trên địa cầu biểu hiện cho một ư tưởng, con người cũng hoạt động theo các đường lối tương tự. Sự tương đồng vẫn hoàn hảo. Đối với những người không sáng tạo ǵ cả, mà họ chỉ bị lôi cuốn vào hành động dưới sự thôi thúc của hoàn cảnh – và những người này chiếm đa số của nhân loại – cần nêu ra rằng họ là thành phần của hoạt động sáng tạo của một số lớn thực thể tiến hóa. Khi sự tiến hóa ngă thức tiếp tục, ngày càng

nhiều người của gia đ́nh nhân loại sẽ trở thành những kẻ sáng tạo và những người hoạt động sáng suốt liên quan tới thần chất. Do đó, trong các giai đoạn mở đầu của việc họ tách ra khỏi thái độ thụ động, sẽ có một sự nổi loạn chống lại luật lệ và trật tự, một sự khước từ bị cai quản, và một khả năng bị thuyết phục noi theo một quan niệm cá nhân có hại cho tập thể, lớn hoặc nhỏ. Thiếu sót bề ngoài này, chính sự tiến hóa và kinh nghiệm sẽ sửa chữa lại, và khi tâm thức bắt đầu nhận biết các rung động cao siêu, con người sẽ bắt đầu biết được mục tiêu và kế hoạch của Đấng Thông Tuệ thuộc nhóm của y. Y sẽ thức tỉnh trước cái mỹ lệ của kế hoạch đó và sẽ bắt đầu nhấn ch́m các quan tâm riêng của ḿnh vào trong cái vĩ đại hơn và bắt đầu hợp tác một cách sáng suốt. Năng lực sáng tạo mà từ trước có bản chất riêng rẽ, sẽ được xuất hiện dưới h́nh thức sẵn sàng hy sinh cho năng lượng vĩ đại hơn, c̣n kế hoạch nhỏ nhoi của y và các ư tưởng của y sẽ bị ḥa nhập vào trong các kế hoạch và ư tưởng lớn hơn. Tuy nhiên, y sẽ không c̣n là một đơn vị thụ động, bị cuốn đi mọi hướng bởi năng lượng của nhóm y, mà sẽ trở thành một mănh lực tích cực, linh hoạt, tự hủy diệt qua nhận thức sáng suốt của kế hoạch vĩ đại hơn.

Y sẽ trở nên linh hoạt trước sự kiện là có các mănh lực

930 sinh động trong thiên nhiên. Khi năng lượng vĩ đại hơn kích động qua y, các năng lực tiềm tàng của chính y được khơi hoạt. Y thấy và biết được các mănh lực của devas và tất nhiên có thể hoạt động với các lực đó một cách sáng suốt. Một vài lực y sẽ kiểm soát và vận dụng, với các lực khác y sẽ hợp tác, c̣n các lực khác nữa y vẫn sẽ tuân theo. Chính việc hiểu được các sự kiện này có liên quan với thần chất (deva substance), sức mạnh của âm thanh, định luật rung động, và khả năng tạo ra h́nh hài phù hợp với định luật

này, mà nhà pháp thuật chân chính có thể nhận biết. Ở đây cũng có ẩn tàng một trong các phân biệt phải được t́m thấy giữa các nhà huyền thuật của Chính Phái và với các nhà Hắc Thuật. Nhà huyền thuật chính phái có thể kiểm soát và vận dụng thần chất, và vị này tiếp tục làm điều đó qua sự hợp tác sáng suốt với các thần tạo tác cấp cao. Nhờ sự trong sạch và thánh thiện của đời sống của Ngài, cao độ của rung động của chính Ngài, Ngài có thể tiếp xúc với các thần tạo tác ở cấp này hoặc cấp khác trong các cấp đẳng của họ. Nhà hắc thuật kiểm soát và vận dụng thần chất trên cơi cảm dục và cơi trần và trên các cơi phụ thấp của cơi trí qua mănh lực của rung động riêng và tri thức riêng của y, mà không qua sự hợp tác với các thần tạo tác chỉ huy (directing builders). Y không thể tiếp xúc với các thần này, v́ tính chất của y là không trong sạch do ích kỷ và rung động của y quá thấp kém; do đó năng lực của y bị hạn chế và có tính chất tiêu cực, tuy lại rộng lớn trong một vài giới hạn.

Các devas của thể dĩ thái thuộc về hai nhóm. Đó là các thần kiến tạo cấp thấp, và dưới sự chỉ đạo từ các thần kiến tạo cao cấp, các thần cấp thấp tạo ra các thể dĩ thái của tất cả những ǵ có thể thấy được và tất cả những ǵ thuộc vật chất hữu h́nh (tangible) trên cơi vật chất trọng trược. Họ rất đông đảo và có mặt khắp nơi, họ gom góp và tạo nên chất liệu cần có để tạo thành thể dĩ thái của mọi vật, và họ làm điều này theo một số định luật và làm việc dưới một vài hạn chế. Trong thuật ngữ huyền linh học, họ được gọi là “thiên thần lắng nghe” (“the listening devas”) v́ họ là những thần góp nhặt loại nốt và cung bậc (tone) đặc biệt từ các tác nhân

931      truyền dẫn (transmitters) âm thanh cơi trần vốn cần để tập hợp vật chất cho bất cứ h́nh hài vật chất được hoạch định nào. Lại nữa, họ được nói đến như là “có tai nhưng không

thấy”. Họ làm việc trong sự hợp tác chặt chẽ với các elementals của nhục thân. Nhóm thứ hai này được nói đến như là các “tinh linh thấy” (“seeing elemental”), v́ họ hiện hữu trong vật chất của ba cơi phụ thấp và do đó có thể thấy được trên cơi biểu lộ (objective plane) theo ư nghĩa huyền linh vốn bao hàm một tương đồng giữa sự thấy với tri thức. Các “thần tạo tác nghe” gom góp chất liệu; các “tinh linh thấy” lấy chất liệu được gom vào đó, rồi kiến tạo nó thành bất cứ h́nh thể đặc biệt nào. Có nhiều nhóm thần này tùy theo mức tiến hóa, và một số có thể được liệt kê như sau:

1. Các thần kiến tạo hiện thể con người (các “mụ bà”).

Đây là nhóm cao nhất trong số các thần kiến tạo cấp thấp, họ có chuyên môn cao. Các thần này sẽ được bàn đến với ít nhiều chi tiết sau này.

2. Các thần kiến tạo các h́nh hài trong giới của thiên nhiên với hai phân chi (divisions).

Thứ nhất. Các thần kiến tạo của giới khoáng chất. Đây là các thần hoạt động mà về mặt huyền linh được gọi là “các tinh linh luyện đan” (“the elemental alchemists”). Họ thuộc nhiều nhóm có liên hệ với các tố chất (elements), các kim loại, các hóa chất và khoáng chất khác nhau, và liên hệ với những ǵ được gọi là các chất linh hoạt và phóng xạ. Các thần này là các tác nhân bảo quản hai bí ẩn, bí ẩn về việc nhập thể vào khoáng chất (immetalisation) của Chân Thần, và cái bí ẩn của việc chuyển hóa (transmutation) của các kim loại.

Thứ hai. Các thần kiến tạo của giới thực vật. Các thần này hiện hữu trong nhiều nhóm và được đặt tên là “các nhà luyện đan mặt ngoài” (“the surface alchemists”) và “các đơn vị bắc cầu (“the bridging units”). Các thần này kiến tạo các bản sao (doubles) của mọi h́nh hài của sự sống thực vật, và cũng như “các nhà luyện đan” của giới khoáng chất hầu hết có liên

quan tới hoạt động của lửa, các nhà làm công việc luyện đan

932 khác này có liên quan với hoạt động chất lỏng của biểu lộ thiêng liêng. Do đó, các Ngài làm việc kết hợp với các devas của nước, hay chất lỏng, trong khi nhóm nói đến trước hoạt động với các devas chất hơi. Ở đây một ẩn ngôn được nói đến, mà không thể bàn rộng ra được, do cái nguy hiểm của sự hiểu biết được đạt tới. Có ba bí ẩn được che giấu : Một bí ẩn có liên quan với thái dương hệ trước đây hay là thái dương hệ xanh lục; một bí ẩn nữa liên quan đến các định luật bắc cầu hay là sự tương tác giữa các giới của thiên nhiên, và bí ẩn thứ ba có liên quan đến lịch sử của cuộc tuần hoàn thứ hai; bí mật này khi được tiết lộ, sẽ minh giải lư do tại sao con người (theo thiên luật) sẽ là một người ăn thực vật chớ không ăn thịt. Các nhà khoa học đă đang học được một vài điều liên quan đến bí ẩn thứ hai, và họ có thể hy vọng, khi tri thức về ư nghĩa của màu sắc được mở rộng để góp nhặt được các ẩn ngôn về cái bí ẩn thứ nhất. Bí ẩn thứ ba sẽ không được chỉ ra rơ ràng hơn cho đến khi giống dân thứ sáu xuất hiện trên địa cầu. Thứ ba. Các thần kiến tạo của tất cả các h́nh hài dĩ thái động vật. Các thần này là một nhóm có liên kết chặt chẽ với các thần kiến tạo h́nh hài con người. Họ hoạt động từ một nguồn dự trữ năng lượng đang được giữ trong trạng thái tĩnh lặng cho đến khi t́nh trạng vật chất của bất cứ hành tinh hệ đặc biệt nào được phép hoạt động. Đă xảy ra nhiều phiền toái cho các thần này; điều đó giải thích cho t́nh trạng tệ hại hiện nay, v́ nhiều nỗi sợ hăi, ác cảm và t́nh trạng hủy diệt được thấy xảy ra trong các động vật là do bởi các thể của động vật được tạo thành, và công việc tiến hóa được xúc tiến bởi “các thần chưa hoàn thiện” (theo cách diễn tả của H.P.B.) hoạt động trong vật chất kém hoàn bị mà cho đến nay được vận dụng

một cách không hoàn hảo. Bí ẩn của sợ sệt được ẩn giấu trong thể dĩ thái, và loại vật chất đặc biệt mà thể đó được tạo ra.

3. Các thần kiến tạo lưới dĩ thái hành tinh.

Công việc của các thần này cực kỳ khó hiểu (obscure) và có ba phân chia:

Xuất hiện mạng lưới. Việc xuất hiện này chỉ được hoàn thành vào cuộc tuần hoàn thứ tư và được hối thúc một cách có chủ tâm liên hệ đến hành tinh chúng ta do các t́nh trạng nghiệp quả và theo quy luật tất yếu tinh thần. Một tương ứng cho việc này có thể được thấy trong trường hợp của chính con người. Lưới dĩ thái được phối kết rất lỏng lẻo trong con người vào lúc bắt đầu căn chủng thứ tư. Nhu cầu tâm linh thúc đẩy sự củng cố nhanh chóng của nó và hiện nay nó có kết cấu bền bĩ đến nỗi nó tạo thành một rào chắn giữa cơi trần với cơi cảm dục.

Giữ ǵn mạng lưới hành tinh: Việc này sẽ được tiếp nối cho đến cuộc tuần hoàn thứ sáu. Trong giai đoạn này, sự tiến hóa tâm linh tiếp diễn với một mức độ an toàn hành tinh nào đó, v́ mạng lưới bảo vệ khỏi một vài ảnh hưởng mặt trời, và phần lớn tác động như một cái rây và một tác nhân phân phối các lực thái dương.

Hủy diệt mạng lưới. Việc này xảy ra vào cuối cuộc tiến hóa hành tinh, nhờ thế giúp thoát ra sự sống hành tinh bị giam nhốt và việc thu hút tinh hoa sự sống vào cái tổng hợp của nó. Tiến tŕnh hủy diệt chỉ có thể được mô tả bằng các từ ngữ chọc thủng (perforation) và tan ră (disintegration).

 

4. Các thần kiến tạo thể dĩ thái của Thực Thể hành tinh.

Sự sống tiến hóa giáng hạ vĩ đại này trong nhiều thiên kỷ vẫn là một bí nhiệm. Thể dĩ thái của Ngài, hiện giờ đang trong tiến tŕnh kiến tạo, và chỉ trong một thái dương hệ khác, Ngài mới khoác lấy h́nh hài vật chất rơ rệt. Tuy nhiên, năng

lượng chưa được sinh ra đầy đủ để cho phép Ngài biểu lộ ra ngoại cảnh. Cho đến nay, Ngài vẫn thuộc bên trong (subjective). Ngài có tương ứng về thái dương của Ngài.

934 5. Các thần kiến tạo thể hành tinh. Điều này diễn ra với cùng định luật như là luật của thái dương hệ và của con người, nhưng, giống như trong thái dương hệ, nó tiếp diễn trên các cơi cao. Ở đây các nhà nghiên cứu được khuyến cáo hăy truy nguyên mối liên hệ giữa các cơi thái dương với cơi vũ trụ trong sự liên hệ đặc biệt này.

6. Thể dĩ thái của mọi vật mà con người tạo ra.

Có một nhóm đặc biệt thần kiến tạo dĩ thái mà, theo karma, các thần này bị bắt buộc hành động phối hợp với con người.

Các nhóm này chỉ là một số ít trong số nhiều nhóm có thể được đề cập đến; không cần bàn rộng thêm ở đây, v́ thực ra không có lợi ǵ nảy sinh do truyền đạt thêm thông tin. Chỉ có các chỉ dẫn vắn tắt nhất mới có thể được đưa ra và nói đến. Cho đến nay, thật là không an toàn cũng như không thích hợp mà truyền đạt cho con người kiến thức liên quan đến các tác nhân hoạt động (workers, nhà tạo tác) trong chất dĩ thái, việc đó giúp cho con người tiếp xúc với các tác nhân hoạt động kia, cũng như cho tới nay, không khôn ngoan khi liên kết một cách chặt chẽ các sự kiện rải rác được đưa ra trong các sách huyền bí học. Khoa học đang bước trên ranh giới khám phá và đă đang xâm phạm vào địa hạt các thiên thần kiến tạo. Cần phải thận trọng. Tuy nhiên, nếu các ẩn ngôn đă đưa ra ở trên được nghiên cứu, nếu các bí ẩn khác nhau của các nhà kiến tạo được suy nghiệm, và nếu khía cạnh nội môn của Hội Tam Điểm (Masonry) được trầm tư một cách thận trọng và kiên tŕ, th́ công việc của các nhà Đại Kiến Trúc và nhiều vị phụ tá của các Ngài sẽ lộ ra dưới một ánh sáng rơ

ràng hơn và đầy đủ hơn. Một ẩn ngôn có thể được đưa ra ở đây, đừng quên rằng công việc đó có hai mặt:

Việc kiến tạo thánh điện, hay là tạo nên các h́nh hài tạm thời là công việc của Thợ Mộc Thiêng Liêng (Divine Carpenter), trong khi việc kiến tạo Thánh Điện Solomon hay là việc tạo ra cấu trúc trường tồn hơn là công việc của Kiến Trúc Sư Giám Sát. Một bên liên quan đến Masonry hoạt động, c̣n bên kia liên quan đến Masonry thuyết lư theo ư nghĩa thực sự huyền bí của từ ngữ.

935 Các devas tạo ra các bản sao dĩ thái của mọi vật thể nhờ vào chất liệu riêng của các thần này cũng phải được nghiên cứu. Các thần kiến tạo này là toàn thể mọi chất liệu của cơi trần, và tạo ra vật chất của các cơi phụ dĩ thái của cơi trần. Do đó, họ hiện có bốn nhóm và mỗi nhóm có một liên hệ nghiệp quả lạ lùng với một trong bốn giới trong thiên nhiên: Nhóm Cơi Giới Thứ nhất ................. Một ................... Nhân loại Thứ hai ..................... Hai ................... Động vật Thứ ba ...................... Ba ..................... Thực vật Thứ tư ...................... Bốn ................... Khoáng vật Vật chất của h́nh hài thể chất cao nhất của một con người do đó là vật chất nguyên tử. Thể xác của Chân Sư được làm bằng vật chất nguyên tử, và khi Ngài muốn làm hiện h́nh vật chất đó trên cơi trần trọng trược, Ngài tạo thành một lớp vỏ/thể (sheath) bằng chất hơi trên vật chất nguyên tử đó, hoàn thiện bản phác thảo của lớp vỏ đó với tất cả những nét đă biết ở cơi trần. Vật chất của h́nh hài cao nhất của cơ thể động vật là vật chất bằng chất dĩ thái thứ hai, và nơi đây người ta sẽ t́m ra manh mối về sự liên hệ giữa mọi dạng thức của biển và của nước đối với động vật. H́nh thức cao nhất của cơ thể có được đối với h́nh thức sự sống thực vật, là h́nh

thức của chất dĩ thái thứ ba. Các sự thật này sẽ được chứng minh trong cuộc tuần hoàn thứ bảy khi ba giới hiện tại của thiên nhiên – nhân loại, động vật và thực vật sẽ hiện hữu ở ngoại giới trong chất dĩ thái; đối với các giới này chất đó sẽ là biểu lộ dày đặc nhất của chúng. Giới khoáng chất sẽ t́m thấy biểu lộ cao nhất của giới đó trong chất dĩ thái thứ tư, và sự chuyển hóa này đă đang xảy ra, v́ mọi chất phóng xạ được khám phá ngày nay đều theo nghĩa đen trở thành vật chất của dĩ thái thứ tư. Giới khoáng chất th́ tương đối đến gần mức hoàn thiện của kỳ manvantara có thể có của nó, và vào

936 lúc đạt đến cuộc tuần hoàn thứ bảy, mọi sự sống khoáng chất (không h́nh hài) đều sẽ được chuyển đổi qua một hành tinh khác. Điều này sẽ không xảy ra như thế với ba giới kia. Chất dĩ thái thiên thần được tác động bằng hai cách: Nó được khơi hoạt thành hoạt động đặc biệt bằng việc ngân lên linh từ cơi trần và nó được kiến tạo thành h́nh hài bởi các thần kiến tạo cấp thấp (lesser builders). Do đó, điều rơ rệt là nó đến dưới ảnh hưởng của hai loại thần lực hay năng lượng. Giờ, chúng ta sẽ nói vắn tắt về chủ đề công việc của các devas có nhiệm vụ kiến tạo thể dĩ thái và nhục thể của con người. Bằng cách chia ư tưởng của chúng ta thành hai phần, chúng ta có thể bao hàm đề tài một cách dễ dàng hơn phần nào, trước tiên bàn đến các devas kiến tạo và tiểu thiên địa, kế đó bàn đến các thần kiến tạo cấp thấp của các cơi phụ dĩ thái.

d. Các elementals và tiểu thiên địa.

Con người và các devas tạo tác. Trong diễn tŕnh tiến hóa, khi tiếp tục phương pháp lâm phàm, con người ứng xử với bốn loại thần tạo tác (builders) và ba cấp đẳng chính của tinh hoa chất kiến tạo (building essence) hay thần chất.

Con người liên kết với các devas truyền dẫn, họ được thấy có liên hệ với tiểu thiên địa trên cơi phụ thứ tư của cơi trí, và trên các cơi phụ nguyên tử của cơi cảm dục và cơi trần. Kế tiếp, con người liên kết với các devas có liên hệ với:

 Vi tử thường tồn hạ trí.

 Vi tử thường tồn cảm dục.

 Vi tử thường tồn hồng trần.

 

Con người hợp tác với công việc của các devas kiến tạo, các thần này tạo ra thể dĩ thái và ảnh hưởng đến các devas kiến tạo của các vật chất trọng trược của cơi trần, sao cho hiện thể vật chất cần thiết cho công cuộc biểu lộ ra bên ngoài của y trở thành hiện thực.

Đây là bốn nhóm devas chính vốn chịu ảnh hưởng của bất

937 cứ Ego đặc biệt nào. Họ cùng nhau tạo ra con người hạ đẳng, và đưa phàm ngă vào biểu lộ, đó là h́nh ảnh của Ego và là h́nh bóng của Monad. Ba cấp đẳng của tinh chất kiến tạo vốn được xây đắp thành h́nh hài thông qua hoạt động của bốn nhóm trên, ở đây được nhận biết vắn tắt như là chất trí, được kiến tạo thành thể trí, chất cảm dục được tạo thành thể cảm dục và vật chất của xác thân. Toàn bộ bảy nhóm này hợp thành cái mà chúng ta có thể gọi là trạng thái Brahma của tiểu thiên địa. Theo một quan điểm khác, chúng ta có thể được xem như đang nghiên cứu tác động của Solar Angel, hay là Lord, trên các Lunar angels, và tiến tŕnh mà theo đó vị Solar Lord đặt để một số nhịp điệu và rung động lên các trạng thái biểu lộ thấp khác nhau. Về mặt huyền bí, đây là tất cả những ǵ được ẩn giấu trong các ngôn từ của một tác phẩm rất cổ, có ghi :

“Khi mặt trăng quay, nó phản chiếu. Khi phản chiếu, nó tạo nên đáp ứng trong những ǵ không tỏa chiếu. Cả ba, Mặt

Trời, Mặt Trăng và Mẹ, tạo ra những ǵ nối tiếp một chu kỳ nhỏ bé, và bùng cháy”.

Giai đoạn đầu tiên của Ego hướng về việc tạo ra một “h́nh bóng” được diễn tả bằng các ngôn từ “Ego phát ra nốt của ḿnh”. Nó phát ra tiếng nói của nó, và (giống như trong diễn tŕnh của Thượng Đế) “đạo binh âm thanh” bé nhỏ đáp ứng tức khắc với nó. Tùy theo âm điệu (tone) và tính chất của âm thanh (voice), bản chất của các tác nhân đáp ứng cũng thế. Tùy theo độ trầm hoặc là cao của nốt và tùy theo âm lượng (volume) của nó, t́nh trạng hay cấp độ của deva kiến tạo đáp ứng với tiếng gọi cũng y như thế. Do đó, nốt Chân Ngă này tạo ra một số hiệu quả:

Nó đưa vào hoạt động các devas đang tiếp tục truyền chuyển âm thanh. Các devas này phát ra một linh từ (word). Nó đạt đến các devas đang lắng nghe thuộc cấp đẳng thứ hai, các thần này chọn lấy linh từ đó và tiếp tục tạo nó thành những ǵ có thể được gọi là một câu chú (mantric phrase). Tiến tŕnh kiến tạo bắt đầu một cách rơ rệt theo một tŕnh tự

938      có ba phần. Thể hạ trí bắt đầu phối kết theo ba giai đoạn. Mọi giai đoạn kiến tạo đều có trùng lắp. Chẳng hạn, khi sự phối kết của thể hạ trí ở vào giai đoạn thứ hai của thể ấy, th́ giai đoạn thứ nhất của sự cố kết của thể cảm dục (astral concretion) bắt đầu. Sự việc được tiến hành theo bảy giai đoạn (ba giai đoạn chính và bốn giai đoạn phụ) chúng trùng lắp theo một dạng phức tạp. Lại nữa khi đạt đến giai đoạn hai, một rung động được tạo ra, nó khơi hoạt sự đáp ứng trong chất dĩ thái trên cơi trần, rồi các thần kiến tạo thể dĩ thái bắt đầu hoạt động. Lần nữa diễn tŕnh được lặp lại. Khi giai đoạn hai của công việc của các devas dĩ thái này được bắt đầu, sự hoài thai (conception) xảy ra trên cơi trần. Đây là một điểm rất quan trọng cần nhớ, v́ nó làm cho toàn bộ diễn tŕnh

ra đời của con người đúng theo luật nghiệp quả đặt để. Nó chứng minh sự liên hệ chặt chẽ giữa những ǵ thuộc bên trong (subjective) với những ǵ hữu h́nh và thấy được. Việc kiến tạo thể xác diễn ra giống như việc kiến tạo của ba giai đoạn trong thời kỳ tiền sinh :

Công việc của các thần kiến tạo trong ba tháng rưỡi trước khi hiểu rơ sự sống. Giai đoạn này mường tượng giai đoạn thứ ba của việc đưa thể dĩ thái nhập vào.

 Công việc kiến tạo của ba tháng rưỡi kế tiếp của thai kỳ.

Diễn biến cuối cùng của việc cố kết thành khối được tiến hành suốt hai tháng c̣n lại.

 

Ở đây các nhà nghiên cứu sẽ thấy quả là lư thú khi t́m ra sự tương ứng trong phương pháp tạo ra biểu lộ tiến hóa trong một hành tinh hệ với các cuộc tuần hoàn và các giống dân của nó, và trong một thái dương hệ với các chu kỳ khai nguyên (manvantaras) của nó và các chu kỳ lớn hơn.

Tóm lược đường nét rất sơ sài này như sau, công việc của các thiên thần dĩ thái không ngưng nghỉ vào lúc khai sinh con người, nhưng cũng được liên tục trong ba giai đoạn, vốn có một tương đồng chặt chẽ trong chu kỳ sinh hoạt của một thái dương hệ.

939      Thứ nhất, công việc của họ được hướng đến sự tăng trưởng đều đặn hiện thể hồng trần của con người, sao cho thể đó có thể noi theo một cách chính xác các đường lối tăng trưởng của hai thể tinh anh. Việc này được xúc tiến cho đến khi đến tuổi trưởng thành. Giai đoạn kế tiếp là giai đoạn mà trong đó công việc của các thần này gồm phần lớn là việc sửa chữa và giữ ǵn thể xác trong những năm trưởng thành đầy đủ để cho thể xác đó có thể thích hợp với mục tiêu của sự sống bên trong (subjective life). Tất nhiên, mục tiêu này thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của con người. Sau cùng đến

giai đoạn mà công việc kiến tạo ngưng lại. Sức sống trong thể dĩ thái trở nên kém đi (dim), và các tiến tŕnh hủy diệt bắt đầu. Chân Ngă bắt đầu thu hồi các mănh lực của nó. “Âm thanh” (“sound”) trở nên yếu đi và lu mờ; do đó, ngày càng có ít âm lượng (volume) cho các chủ thể truyển chuyển (transmitters) để truyền đi, và rung động ban đầu trở nên ngày càng yếu. Giai đoạn thoái lui (obscuration, mờ tối) tiến đến. Trước tiên, thể xác trở nên yếu và vô tích sự (useless); kế đó Chân Ngă triệt thoái ra khỏi các trung tâm lực và hoạt động trong một vài giờ trong thể dĩ thái. Đến lượt thể này bị mất sinh lực và thế là tiến tŕnh được xúc tiến cho đến khi lần lượt các lớp vỏ/thể bị tách ra và “h́nh bóng” Chân Ngă (egoic “shadow”) bị tan ră.

Công việc của các thiên thần kiến tạo (building devas).

Bây giờ chúng ta hăy xem xét công việc của các devas tạo tác trên ba cơi giới, bàn về họ trong hai nhóm :

 Các devas có liên quan đến các vi tử thường tồn.

 Các devas có trách nhiệm cho tiến tŕnh tạo tác.

 

Các devas của các vi tử thường tồn. Nhóm devas đặc biệt này là toàn thể các sự sống vốn tạo thành vi tử thường tồn hạ trí và hai vi tử thường tồn khác. Như chúng ta biết, chúng có vị trí của chúng bên trong phạm vi thể nguyên nhân (causal periphery), và là các điểm tập trung năng lượng Chân Ngă. Các devas này là loại devas tạo tác cao nhất, và tạo thành một nhóm các sự sống vốn có liên kết chặt chẽ với các Solar Angels. Họ ở trong bảy nhóm có liên kết với ba loa tuyến của vi tử thường tồn hồng trần của Thượng Đế. Đối với bảy nhóm sinh linh, ba loa tuyến này có vai tṛ giống như ba cung chính yếu đối với bảy nhóm cung trên các cơi phụ Chân Ngă của cơi trí. Câu này cần được suy nghiệm, và có thể truyền đạt nhiều hiểu biết cho kẻ suy tư có trực giác. Có một tương ứng giữa vi tử thường tồn

của tam thượng thể với sắc tướng/ngoại hiện (appearance) của con người trong căn chủng thứ ba. Một tŕnh tự lư thú lạ lùng của ba tuyến lực có thể được thấy trong:

 Các tam thượng thể của hồn tập thể tiến hóa giáng hạ.

Ngoại hiện của con người có bản chất tam phân trong căn chủng ba.

Các tam thượng thể trong các thể nguyên nhân của bất cứ đơn vị hữu ngă thức nào.

 

Các devas kiến tạo này là các thần nhận âm thanh khi Chân Ngă phát ra qua một vài phương tiện truyền chuyển của thiên thần và bằng rung động mà âm thanh này tạo ra, các thần đó đưa vào hoạt động tinh chất thiên thần bao quanh trong hai nhóm của các thần này :

a/ Các thiên thần xây dựng h́nh hài. b/ Các thần được đưa vào h́nh hài (are built into the

form).

Các thần này chỉ tác động đến các thần có rung động tương tự. Các giai đoạn của việc kiến tạo bất cứ loại nào trong bốn h́nh hài mà con người thấp kém (Tứ hạ thể, Quaternary) tác động qua đó, theo một cách chính xác các giai đoạn tương tự đối với việc tạo ra thể hồng trần trọng trược của một hành tinh hoặc của một thái dương hệ chẳng hạn. Việc này có thể được vạch ra theo mọi cách từ giai đoạn mù mịt và hỗn độn, qua giai đoạn cháy bùng đến giai đoạn rắn đặc, hoặc đến giai đoạn tương đối rắn nơi mà một thể tinh anh có liên quan. Chúng ta không cần bàn rộng thêm nữa. H.P.B. đă phác họa các giai đoạn này trong bộ GLBN (quyển I, 279, 280) và các giai đoạn này đă được bàn đến trong một phần trước của Bộ Luận này.

Chúng ta đă bàn đến rất tỉ mỉ về công việc của các devas 941 truyền chuyển trên ba cơi giới trong ba cơi thấp và bàn đến

các devas có liên hệ với điểm tập trung tương đối trường tồn này – các vi tử thường tồn bên trong phạm vi thể nguyên nhân. Bây giờ chúng ta có thể xét đến nhóm các thần tạo tác, mà nhờ đáp ứng với nốt của các tác-lực truyền-chuyển (transmitting agencies) và đáp ứng với rung động ban đầu của nhóm thần kiến tạo thứ hai liên quan với phàm ngă tam phân, bắt đầu công việc tập hợp và uốn nắn vật chất sinh động cần cho biểu lộ chân ngă trên các cơi thấp.

Chúng ta đă thấy rằng ba giai đoạn đầu tiên của công việc của Chân Ngă là :

 

1. Phát ra (sounding) nốt thích hợp, chính nốt đó biểu thị cho vị trí của một người trong cơ tiến hóa, và của bản chất của “tâm” (“psyche”) của người này, tức Ego.

 

2. Việc truyền chuyển của nốt này bởi Solar Angel, và ba nhóm devas có liên quan với ba vi tử thường tồn.

 

3. Rung động được phát khởi bên trong các vi tử này vốn phù hợp với nốt được ngân lên, và nó trở nên rất mạnh để làm cho chính nó được cảm nhận trong thần chất đang bao quanh, nhờ thế khơi hoạt sự đáp ứng.

 

Các giai đoạn này có thể được xem như là ba giai đoạn sơ khởi và chúng ta thấy được chứng minh (liên quan đến tiểu thiên địa) ba yếu tố, đó là âm thanh, màu sắc và rung động, mà theo Định Luật Tương Tự, phản chiếu ba trạng thái của đại thiên địa. Ở đây cũng có một tương đồng đối với công việc của ba Sephiroths đầu tiên của Thánh Kinh Kabbalah (Do Thái Bí giáo), -giai đoạn biểu lộ sơ khai t́m thấy h́nh ảnh lờ mờ của nó trong công việc của Ego trong ba cơi thấp.

Hiện nay, giai đoạn hai đang xảy ra, trong đó công việc kiến tạo tiếp diễn cho đến khi tiểu thiên địa (microcosm), tức con người, xuất hiện trên cơi trần. Giai đoạn này được nối tiếp bằng một giai đoạn tiến hóa thứ ba, trong đó bản chất

thông linh (psychic nature) của con người muốn biểu lộ qua

942 phương tiện của các h́nh hài. Kế đó hai nhóm Sephiroth kế tiếp được thấy tạo ra trong con người. Con người được chứng tỏ trở thành chín theo một khía cạnh khác, nhưng trong đoạn này chúng ta chỉ nói tới các thần kiến tạo h́nh hài. Có bốn nhóm thần kiến tạo:

 Các thần kiến tạo thể hạ trí.

 Các thần kiến tạo thể cảm dục.

 Các thần kiến tạo thể dĩ thái.

 Các thần kiến tạo thể xác.

 

Mỗi nhóm có thể được chia nhỏ thành bốn hoặc bảy hoặc ba, tùy theo cơi liên hệ. Các đạo sinh cần nên nhớ rằng vật chất của hai cơi phụ thấp nhất của cơi trần và cơi cảm dục không bao giờ được đưa vào cơ thể con người như hiện giờ đă được tạo ra (câu này quả khó hiểu –ND); chính v́ có mức rung động quá thấp, và thuộc loại quá thô (too coarse) ngay cả đối với hạng người thấp kém nhất trên địa cầu vào lúc này. Cũng cần nêu ra rằng trong người thông thường, vật chất của cơi phụ nào đó sẽ vượt trội hơn tùy theo độ sâu (depth) của bản thể người này và vị trí của y trên thang tiến hóa. “Các thần tạo tác” của cơ thể con người hoạt động dưới sự dẫn dắt của một trong các Nghiệp Quả Thần Quân từ nhóm thấp nhất. Các Thần Quân này (Lords) có trong ba nhóm, và một Thần Quân thuộc nhóm thứ ba có nhiệm vụ là trông coi các thần kiến tạo của con người trên ba cơi. Dưới quyền Ngài có một số thần thừa hành nghiệp quả (karmic agents), các thần này lại được chia thành các nhóm sau :

 

1. Ba thần thừa hành nghiệp quả chịu trách nhiệm trước các Nghiệp Quả Thần Quân đối với công việc trên ba cơi.

 

2. Năm Nghiệp Quả Thần Quân đang làm việc trong sự kết hợp chặt chẽ với các Bàn Cổ của các giống dân khác nhau,

và các vị này có trách nhiệm cho việc kiến tạo chính xác các loại chủng tộc khác nhau.

3. Các thần thừa hành nghiệp quả có trách nhiệm về các kiểu mẫu giống dân phụ của thời hiện tại.

 

943      4. Một vài thần thừa hành trung gian tiêu biểu cho (trong ṿng ba nhóm này) bảy loại Cung.

 

5. Các thần thừa hành Luật vi diệu này có liên quan đặc biệt với công việc của các trung tâm lực dĩ thái và sự đáp ứng của các trung tâm này với các trung tâm hành tinh khác.

 

6. Các thần bảo quản (keepers) các kư ảnh.

 

Các thần thông tuệ khác nhau này vận dụng các lực kiến tạo qua trung gian các ḍng năng lượng, mà các ḍng này được khởi động khi Ego phát ra nốt của nó. Cần nên nhớ rằng ở mức độ hoặc ít hoặc nhiều trên cơi riêng của ḿnh, Ego cũng biết đến karma của ḿnh và biết được những ǵ phải làm để thúc đẩy sự tăng trưởng trong lần luân hồi tới. Do đó Ego hoạt động kết hợp với các Thần Quân này, nhưng chỉ tiếp xúc trực tiếp với một thần thừa hành thuộc nhóm thứ sáu và nhóm thứ tư. Qua hai nhóm này, công việc tiếp diễn chừng nào mà Ego c̣n liên hệ về mặt cá nhân, và các thần này khởi động cho Ego (sau khi Ego đă phát ra note của ḿnh) bộ máy của Thiên Luật.

Các thần kiến tạo phàm ngă con người lại được chia thành bảy nhóm chính; tất cả các devas này, đúng y như trường hợp đối với Monads con người, ở dưới ảnh hưởng của một trong bảy Cung, và chịu trách nhiệm đối với một trong bảy luồng hỏa năng của Thượng Đế. Loại thần chất nào sẽ có ảnh hưởng là tùy theo Cung Chân Ngă của một người.

Các thần kiến tạo này hoạt động với một số tinh linh (elementals), nhưng chỉ ở trên cơi trần mà bất cứ ư tưởng nào mới có thể được đưa ra đối với bản chất và công việc của họ.

Các elementals này là các thực thể bé nhỏ, tuân theo kế hoạch mà các thần kiến tạo đă thể hiện ra, xây dựng một cách mù mờ kết cấu của cơ thể và tạo h́nh các thể thấp mà chính Ego biểu lộ qua đó. Trên các cơi dĩ thái, họ tạo nên “h́nh hài” đích thực bằng chất dĩ thái và tạo ra lớp vỏ với các đường nét

944 phức tạp gồm các sợi nhỏ giống như lửa đan kết nhau, thực ra chính là phần kéo dài của sutratma, hay là sinh mệnh tuyến (life thread). Khi nó được dệt và đan lại, nó được cấp sinh lực bằng sinh năng từ Ego đưa xuống, giống như Shiva, tức Ngôi Cha, ban cho Ngôi Con “bios” thực sự hay là sự sống (life), trong khi Ngôi Mẹ sưởi ấm, kiến tạo và bảo dưỡng cơ thể. Công việc của các elementals dĩ thái đạt đến kết quả mong muốn nguyên sơ khi sutratma được nối lại với ba trung tâm lực của thể xác bên hộp sọ -tuyến tùng quả, tuyến yên và bí huyệt hành tủy. Theo huyền linh học, sự liên lạc quan trọng nhất là việc tiến nhập của sutratma vào bí huyệt ở đỉnh đầu, mà qua đó sự sống của thể dĩ thái triệt thoái vào lúc từ trần. Đây là điểm vô cùng quan trọng. Vào năm lên bảy tuổi, “tuyến”(“thread”) của sự sống nơi đó tự phân chia thành ba nhánh, đến tận ba bí huyệt. Việc nhận biết về sự kiện này sau rốt sẽ chứng tỏ có nhiều lợi ích cho các nhà khoa học. Một số lớn trường hợp đần độn, hay là sự phát triển bị chận lại sẽ được t́m ra có cội nguồn của nó trong việc tiếp xúc dĩ thái với ba bí huyệt này. Theo sát nghĩa, lưới dĩ thái là mạng lưới tinh tế với các tuyến lửa tự trải rộng trên bí huyệt và tạo thành một vùng có các kích cỡ khá lớn. Nó tách biệt hai thể, thể cảm dục và xác thân. Một khu vực tương ứng giống như vậy sẽ được t́m thấy trong thái dương hệ. Các vũ trụ lực phải vượt qua vùng đó để đến các hành tinh hệ khác nhau. Các nhóm elemental của cơi vật chất trọng trược được đưa vào hoạt động bởi các thần kiến tạo, gồm ba nhóm:

ận về lửa càn khôn

 

 Các elementals thuộc chất hơi.

 Các elementals thuộc chất lỏng.

 Các elementals thuộc chất đặc hoàn toàn.

 

Một nhóm tự liên kết với các vận hà lửa, với các Lửa của cơ thể con người và với các chất hơi khác nhau có bên trong phạm vi con người. Một nhóm khác được nh́n thấy đang làm

945      việc liên quan với hệ tuần hoàn và với mọi chất lỏng (liquids), các chất dịch (juices) và các thứ nước (waters) của cơ thể; trong khi nhóm thứ ba phần lớn có liên quan với cấu trúc của bộ xương (frame), qua sự chia lô chính xác (right apportioning) của các chất khoáng và chất hóa học. Một ẩn ngôn liên quan với thuốc men được t́m thấy nơi đây; theo huyền linh học, chính xác là chỉ v́ các thiên thần chất lỏng và các tinh linh chất lỏng có liên quan chặt chẽ với giới thực vật và cả hai có liên quan với cơi của các xúc cảm, tức là thể lỏng của Thượng Đế, cũng thế các bệnh của con người có ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, thận, bọng đái và việc làm trơn các khớp xương, sẽ t́m được Cách Chữa Trị bằng các thành phần thực vật và nhất là trong việc điều chỉnh đúng bản chất t́nh cảm.

Nhiều ảnh hưởng khác hơn là các ảnh hưởng được ghi nhận ở trên phải được cứu xét khi đề tài về công việc của các thần kiến tạo này đối với cơ thể con người được bàn luận đến. Không những chúng bị tác động bởi:

 Nốt (note) của con người,

 Sắc thái đưa ra của các thần thừa hành việc truyền đạt,

 Các thần thừa hành nghiệp quả, mà các ảnh hưởng đó c̣n đến theo:

Rung động và karma của nhóm vốn sẽ lan tràn vào một nhóm các tác lực và các thần kiến tạo khác, như thế tác động đến nhiều thể của con người,

 

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

 

 Karma của nhân loại, một mở rộng của phần trên,

Các mănh lực tác động vào hành tinh từ một hệ hành tinh khác, hoặc qua việc tạo thành một tam giác của thái dương hệ,

Một tam giác lực vũ trụ thuộc loại đặc biệt, nó có thể đưa vào các thực thể và các năng lượng của bất cứ hành tinh hệ đặc biệt nào vốn gắn liền với karma của Hành Tinh Thượng Đế.

 

Do đó, rơ ràng là đối với đạo sinh chủ đề này phức tạp biết bao và chính xác biết bao mỗi người là hậu quả của thần

946      lực thuộc loại nào đó – trước nhất thuộc Ego, nhưng cũng thuộc hành tinh và ngay cả thuộc thái dương hệ nữa. Tuy nhiên, ngoài ra, không bao giờ có một ai bị đặt vào các hoàn cảnh không thể vượt qua được, một khi người ấy đă đạt đến điểm mà y đă sáng suốt đặt chính ḿnh bên phía tiến hóa hay là phía của Thượng Đế. Trước khi có được việc đó, y có thể và sẽ bị cuốn đi bởi những cuồng phong của hoàn cảnh; sức ép đối với karma của tập thể và của nhân loại sẽ thúc ép y vào các t́nh huống cần cho tiến tŕnh đánh thức y đi vào các tiềm năng có sẵn của chính y. Khi mà chính y trở thành kẻ kiến tạo có ư thức, t́m cách kiềm chế các lực và các nhà kiến tạo thuộc bản chất thấp của y và tạo ra Thánh Điện Solomon, bấy giờ y không c̣n lệ thuộc vào các t́nh trạng trước kia nữa. Y trở thành kẻ cai quản, kẻ kiến tạo, và kẻ truyền chuyển, cho đến lúc y hợp nhất được với Solar Angels và công cuộc tiến hóa của nhân loại được hoàn tất.

Những ǵ được nói ở trên c̣n rất phiến diện, tuy nhiên đó lại là cái truyền đạt được vốn có ư nghĩa sâu xa cho con người vào lúc này. Nhiều điều cần được suy đoán và nhiều điều nữa phải được đạt tới theo Định Luật Tương Ứng. Luôn luôn nhớ rằng ư niệm căn bản của chúng ta là ư niệm về năng lượng

của Lửa (fiery energy, hỏa năng), của các trung tâm lực được phát khởi và được giữ trong rung động linh hoạt, bởi sự rung động của các trung tâm lực c̣n vĩ đại hơn nữa. Mọi h́nh hài được kiến tạo bằng các nguyên tử lửa (fiery atoms), hay là các sự sống mang năng lượng (energetic lives), qua tác lực của các sự sống vĩ đại hơn và được giữ dưới h́nh thức cố kết bên trong các vỏ bọc (sheaths) c̣n vĩ đại hơn, -vỏ bọc lớn đó so với vỏ bọc nhỏ hơn giống như đại thiên địa so với tiểu thiên địa. Tất cả các nhóm sinh linh kiến tạo này có thể được chia thành ba nhóm đơn vị năng lượng, và bản chất của chúng được suy diễn từ các câu :

 

1. Các nhóm sinh linh được làm linh hoạt bằng năng lượng năng động.

 

2. Các nhóm sinh linh được làm linh hoạt bằng năng lượng bức xạ.

 

3. Các nhóm sinh linh được làm linh hoạt bằng năng lượng nguyên  tử. Các sinh linh này lại là toàn bộ ba loại lửa: Lửa điện, Lửa thái dương và Lửa do ma sát. Tŕnh bày theo cơi hồng trần vũ

 

947      trụ, sự tương ứng với cơi của thái dương hệ có thể được nhận ra trong bảng liệt kê sau :

 

1. Năng lượng năng động … Lửa điện … Cơi phụ nguyên tử. Chất dĩ thái (Dynamic energy) thứ nhất. Cơi Tối Đại Niết Bàn (Adi).

 

2. Năng lượng bức xạ … Lửa thái dương … ba cơi phụ dĩ thái vũ trụ. (Radiant energy)  Thể dĩ thái của Thượng Đế.

 

3. Năng lượng nguyên tử … Lửa do ma sát … ba cơi chính (planes) của ba (Atomic energy) cơi thấp (3 worlds). Thể trọng trược của Thượng Đế.

 

Mỗi cơi chính sẽ được thấy phản chiếu đẳng cấp này theo một cách lư thú.

III. Con người với vai tṛ kẻ sáng tạo trong chất trí.

1. Sáng tạo các h́nh tư tưởng.

Chủ đề mà chúng ta đang bàn đến hiện nay, không thể được nói tới một cách quá rơ ràng do chỗ các nguy cơ kèm theo. Trong các tiến tŕnh sáng tạo, con người phải đối phó với các hiện tượng về điện thuộc một số loại, đối phó với những ǵ về cơ bản bị tác động bởi mỗi tư tưởng phát ra từ y, và đối phó với các sự sống thứ yếu này, chúng (cùng tập hợp lại) hợp thành, theo một số quan điểm, một nguồn thực sự rất nguy hại cho con người. Chúng ta có thể thể hiện những ǵ có thể được nói đến trong vài diễn đạt sau.

a/ Nhiều điều được thấy hiện nay có bản chất đáng buồn trong thế gian, có thể được truy nguyên trực tiếp do việc vận dụng sai trái chất trí của con người; do các ư niệm sai lầm đối với bản chất của chính vật chất, và do các t́nh trạng nguy hại xảy ra bởi các cố gắng sáng tạo kết hợp của con người suốt nhiều thế kỷ.

Các hiểu lầm đă nảy sinh về mục tiêu của các lưu chất mang sinh lực (vital fluids) của vũ trụ và điều này đă cộng thêm vào nỗi thống khổ, v́ có một vài lệch lạc của cảm dục quang, tạo ra huyễn cảm thứ yếu hay phụ thuộc, hoặc ánh

948 sáng được phản chiếu nó làm mạnh thêm ảo lực (maya) đă được tạo ra. H́nh ảnh thứ yếu này đă được tạo ra bởi chính con người trong cố gắng tiến hóa để làm quân b́nh các cặp đối ứng, và đă tạo ra một t́nh trạng cần phải được vượt qua trước khi sự quân b́nh huyền bí thực sự bắt đầu. Điều đó có thể được xem như toàn bộ biểu lộ lớn lao (được tạo ra chỉ bởi con người) gọi là “Kẻ Chận Ngơ” (“The Dweller on the Threshol”, Tổng Quả Báo). Một trong các trở ngại lớn nhất trên Con Đường Hoàn Nguyên và là trở ngại mà con người hiển nhiên có trách nhiệm với nó bên trong các giới hạn huyền linh là các h́nh hài được làm linh hoạt này mà con người đă tạo ra kể từ giữa

căn chủng Atlantis khi yếu tố trí tuệ từ từ bắt đầu nắm giữ sự quan trọng ngày càng nhiều. Tính ích kỷ, các động lực nhỏ nhen, việc đáp ứng nhanh nhạy với các xung lực tà vạy mà nhân loại phân biệt được, đă mang lại một t́nh trạng các sự việc không đi song song trong thái dương hệ. Một h́nh tư tưởng khổng lồ lượn lờ trên toàn thể nhân loại, được tạo nên bởi con người ở khắp nơi trong các thời đại, được cấp năng lượng bằng các dục vọng điên rồ và các khuynh hướng tà vạy của tất cả những ǵ tệ hại nhất trong bản chất của con người và được giữ cho linh hoạt bằng các thôi thúc của các dục vọng thấp kém của con người. H́nh tư tưởng này đă bị phá vỡ và xua tan bởi chính con người trong phần sau của cuộc tuần hoàn này trước khi kết thúc chu kỳ, và sự tan biến của nó sẽ là sự tan biến của các thần lực dẫn tới việc tạo ra chu kỳ qui nguyên giữa các hành tinh. Chính mẫu sáng tạo vụng về này, nếu có thể được gọi thế, mà các Đấng Cao Cả đă đang bận tâm hủy diệt. Theo Luật Karma, nó phải bị xua tan bởi những người đă tạo ra nó; do đó công việc của các Chân Sư đă được xúc tiến một cách gián tiếp, và phải khoác lấy h́nh thức làm giác ngộ các con của nhân loại ở mức độ ngày càng tăng dần, sao cho họ có thể thấy một cách tỏ tường “Tổng Quả Báo” này của kiếp sống mới và kẻ đối kháng đang đứng giữa giới thứ tư của thiên nhiên với giới thứ năm. Bất cứ lúc nào một đứa con của nhân loại cũng đứng trên Con Đường 949 Dự Bị. Công việc của họ trở nên dễ dàng v́ nó hàm ư rằng một ḍng năng lượng sự sống bé nhỏ được hướng vào nhiều vận hà mới và cách xa ḍng sinh năng cũ, ḍng này có khuynh hướng đem sinh lực và nuôi dưỡng h́nh thức tệ hại, và một kẻ tấn công hiểu biết hơn có thể được huấn luyện để hợp tác trong công việc hủy diệt. Bất cứ lúc nào một điểm đạo đồ được kết nạp vào các cấp đẳng của Thánh Đoàn, điều

đó có nghĩa là một nhân viên thừa hành mới và có năng lực đang sẵn sàng để đưa xuống thần lực từ các cơi cao để giúp trong công việc làm tan ră. Với khả năng lĩnh hội về hai phương pháp của việc tấn công này (phương pháp của người t́m đạo và phương pháp của điểm đạo đồ) nhiều quan tâm thiết yếu sẽ xảy đến với đạo sinh biết thận trọng về sự tương đồng. Ở đây có chứa manh mối đối với vấn đề tà lực hiện nay và đối với khả năng tồn tại của ảnh hưởng mà trạng thái vật chất đang có đối với trạng thái tinh thần. H́nh tư tưởng khổng lồ này, tức là sản phẩm của sự vô minh và ích kỷ của con người, được giữ sống động và linh hoạt theo ba cách :

Thứ nhất, bằng toàn bộ các dục vọng xấu xa, các ư định độc ác và các mục tiêu ích kỷ của mỗi con người cá biệt. Mọi tư tưởng sai lầm, khi được biểu hiện trong ngôn ngữ hay biểu lộ trong hành động trên cơi trần, làm tăng kích thước của thực thể tà vạy này.

Thứ hai, bằng việc chăm sóc vun trồng các huynh đệ bóng tối và các đại diện của cái có thể được gọi là “tà lực vũ trụ” (theo karma của huyền giai thứ tư, tức nhân loại, trong cuộc tuần hoàn thứ tư này) vốn đảm đương các trách nhiệm kỳ diệu, làm cho có thể xảy ra việc cấp sinh lực phụ của h́nh tư tưởng và tạo ra các t́nh huống với cách mô tả khốc hại đến nỗi theo thiên luật, sự kết tinh nhanh chóng xảy đến và sự hủy diệt sau cùng có thể xảy ra. Các đạo sinh nên thận trọng mở rộng ư niệm của ḿnh về mục tiêu của tà lực và vị trí mà tà lực tham dự trong kế hoạch chung.

Thứ ba, bằng năng lượng vẫn c̣n tồn tại và rung động vẫn c̣n được cảm nhận, vốn là sự tồn tại của mănh lực từ

950      thái dương hệ trước, và một sự phóng phát từ những ǵ không c̣n được xem như là một nguyên khí trong thái dương hệ này nữa.

Lïận về lửa càn khôn

Ba yếu tố này là các yếu tố chính cần được xem xét bởi các Đấng Cao Cả trong công việc của các Ngài để giúp nhân loại thoát khỏi ảnh hưởng của h́nh tư tưởng do tự ḿnh đặt ra này, để hủy diệt những ǵ mà họ đă tạo ra và để giũ sạch chính ḿnh ra khỏi ảo tưởng do loài ma cà rồng dai dẳng ném ra, loài này đă được nuôi dưỡng và được làm cho mạnh lên trong hàng ngàn năm qua.

Các Đấng Cao Cả đang tạo ra công việc hủy diệt này theo bốn đường lối chính :

1/ Bằng sức mạnh của các tư tưởng và các thiền định kết hợp lại của các Ngài.

2/ Bằng công việc của Thánh Đoàn trong việc huấn luyện và dạy dỗ các cá nhân, nhờ thế các cá nhân đó thoát khỏi hoạt động mù quáng của tập thể, và bắt đầu biết được các trung tâm lực và các người hợp tác trong công việc hủy diệt. Công việc này được tiến hành trên các phân cảnh trí tuệ. Đó là việc huấn luyện các đệ tử cách thiền định và tu tập trong chất trí.

3/ Bằng việc sử dụng một vài thần chú và linh từ, chúng giúp mang lại lực liên hành tinh của huyền giai thứ tư. Lúc đó, lực này được hướng vào sự sáng tạo bị lệch lạc này của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư (giới thứ tư hay giới nhân loại) và có khuynh hướng làm tăng công việc hủy diệt. Nhiều trong số công việc này được tiến hành bởi các Đấng Nirmanakayas (Ứng Thân).

4/ Bằng cách kích thích các Chân Ngă thể của con người, để cho các Solar Angels có thể xúc tiến với độ chính xác cao và thúc ép sự va chạm của các Ngài với các lunar gods (nguyệt thần). Đây là cuộc chiến thực sự ở trên trời (heaven).

951 V́ các Thần Thái Dương (1) luôn luôn xuống gần cơi trần, và trong khi giáng xuống, các Ngài đảm trách việc kiểm soát ngày càng nhiều các bản chất của nguyệt thần, tất nhiên các tư tưởng và dục vọng của con người được tinh lọc và thanh luyện. Các lửa thái dương dập tắt ánh sáng thái âm, nên bản chất thấp sau rốt được thanh lọc và chuyển hóa. Vào đúng lúc, các Solar Angels (Thái Dương Thiên Thần) chiếu diệu với tất cả vẻ huy hoàng của các Ngài qua phương tiện phàm ngă trên cơi trần, phàm ngă đó cung cấp nhiên liệu cho các ngọn Lửa. Thế là “Kẻ Chận Ngơ” đáng ghét dần dần bị diệt v́ thiếu thức ăn, và tan ră v́ thiếu sinh khí, con người được giải thoát. b/ Hiện nay, nhiều người vận dụng chất trí và hướng nó vào các h́nh hài thuộc loại này hoặc loại khác phát xuất từ các phân cảnh

1 Các Solar Gods (Thần Thái Dương, Nhật Thần) là các “Thiên Thần Sa Đọa” (“Fallen Angels”).     GLBN II, 287.

 Các Ngài làm ấm các bóng tối … các cơ thể con người.

 Đến lượt các Ngài được làm ấm bằng Monad, hay Atma. GLBN II, 116, 117.

Các Ngài là các Minh Triết Xà.    GLBN II, 240.

Bản chất các Ngài là Tri Thức và Bác Ái.   GLBN II, 527.

Các Ngài đến từ cơi trí vũ trụ.   GLBN III, 540. Ego tức là Solar Angel bị giam nhốt.    GLBN I, 621.

Nó phải tự giải thoát khỏi ṿng kềm tỏa của tri giác, thuộc giác quan.

 Nó phải thấy bằng ánh sáng của Thực Tại duy nhất.

Xem GLBN II, 578.

Để đền bù cho nhân loại (to redeem humanity).   GLBN II, 257.

Để phú cho (endow) nhân loại các t́nh thương (affections) và các hoài băo.   GLBN II, 257

Các Ngài trao cho nhân loại trí thông minh và tâm thức. GLBN  I, 204.

 

thấp, và là kết quả của dục vọng mạnh mẽ dựa trên sự thu hút của vật chất. Thể cảm dục chứ không phải thể trí, của đa số nhân loại là thể mạnh mẽ nhất, và tạo nên một rung động  mạnh mẽ (do mănh lực của hai nhóm Lunar lords) đến nỗi nhóm thực thể thái âm đang tạo ra thể trí được đưa vào một đáp ứng sẵn sàng, và toàn bộ phàm ngă tam phân tức khắc bị đẩy vào tiến tŕnh tệ hại là nuôi dưỡng “Kẻ Chận Ngơ” đáng khiếp. Hướng năng lượng này đi theo con đường ít đối kháng nhất. Theo như chúng ta biết, một trong các công việc sơ đẳng của Chân Ngă là đặt để một nhịp điệu mới lên bóng mờ và h́nh ảnh của ḿnh, tức phàm ngă, và chính sự đặt để này mà sớm hay muộn sẽ làm lệch năng lượng ra khỏi sự sáng tạo lệch lạc của con người và đưa rung động của con người điều hợp được với rung động của Thái Dương Thiên Thần của ḿnh.

Các devas vốn là toàn bộ năng lượng của chính vật chất, không quan tâm đến h́nh thức ǵ mà các Ngài tạo thành. Các

952 Ngài đáp ứng một cách không có ư thức trách nhiệm với các ḍng năng lượng, trách nhiệm của họ không phải là vấn đề có liên quan với các nguồn năng lượng. Do đó, vị trí của con người trong kế hoạch vũ trụ trở thành thiết yếu và rơ rệt hơn khi người ta nhận thức rằng một trong các trách nhiệm chính của con người là chỉ đạo các ḍng năng lượng từ cơi trí, và việc sáng tạo những ǵ được ưa thích trên các mức độ cao siêu. Nói chung, con người đang trải qua giai đoạn phát triển tiến hóa để cho họ có thể trở nên các vị sáng tạo có ư thức trong vật chất. Điều này bao hàm : -Một nhận thức về kế hoạch nguyên h́nh, -Một hiểu biết về các thiên luật chi phối các tiến tŕnh kiến tạo của thiên nhiên,

-Một tiến tŕnh hữu thức có sáng tạo tự nguyện, sao cho con người hợp tác với lư tưởng, hành động theo thiên luật và tạo ra những ǵ phù hợp với kế hoạch của hành tinh, và những ǵ có khuynh hướng phát huy các lợi ích tốt đẹp nhất của nhân loại,

-Thấu hiểu về bản chất của năng lượng, và có năng lực để điều khiển các luồng năng lượng, để làm phân ră (hay là triệt thoái năng lượng ra khỏi) mọi h́nh hài trong ba cơi thấp,

-Hiểu rơ về bản chất các devas, cấu tạo và vị trí của họ với cương vị các thần kiến tạo, và hiểu rơ về các linh từ và thanh âm nhờ đó họ được hướng dẫn và điều khiển.

Khi các luồng năng lượng của gia đ́nh nhân loại chỉ được hướng đến các phân cảnh Chân Ngă, khi dục vọng được chuyển hóa,và nguyên khí thứ năm được khơi hoạt, và sau cùng được soi sáng bằng nguyên khí thứ sáu, bấy giờ và chỉ bấy giờ sức mạnh của xung lực xuất phát từ các phân cảnh thấp mới tàn tạ và “Kẻ Chận Ngơ” (hiện giờ nó đang ám ảnh gia đ́nh nhân loại) cũng tiêu tan. Nói khác đi, khi thể hồng trần trọng trược của Hành Tinh Thượng Đế (gồm có vật chất của ba cơi nỗ lực của con người) được thanh lọc hoàn toàn và được cấp sinh khí bởi mănh lực của sự sống tuôn tràn từ các phân cảnh dĩ thái, và khi tất cả các trung tâm lực của Ngài (được tạo thành bằng các đơn vị nhân loại) được khơi hoạt

953 đầy đủ, lúc bấy giờ các trung tâm lực này sẽ trở thành các vận hà cho thần lực trong sạch, và một thực thể như là “Kẻ Chận Ngơ” trở thành cái không thể có được. Tất cả những ǵ mà tôi nói ra ở đây liên quan đến “Kẻ Chận Ngơ” này của Thánh Đạo giữa hai giới lớn, giới thứ tư và thứ năm, có thể được đạo sinh nghiên cứu với một áp dụng cá biệt. Đối diện với mỗi người t́m đạo thành tâm đi đến các Bí Pháp là h́nh hài được truyền sinh lực đó mà chính

con người đă tạo ra và nuôi dưỡng trong quá tŕnh của các lần luân hồi trước của con người, và nó tượng trưng cho toàn bộ các dục vọng xấu xa, các động lực và các tư tưởng không lành mạnh của con người. Qua bao thiên kỷ, nó đă rút rỉa con người, trong bao thiên kỷ nó tiêu biểu cho những ǵ mà con người đă không đạt được. Không những nó ảnh hưởng đến chính con người mà c̣n ảnh hưởng đến tất cả các đơn vị mà con người đang tiếp xúc và gặp gỡ. Khi hủy diệt nó, con người phải theo đuổi các phương pháp giống với phương pháp mà các Đấng Cao Cả noi theo và nhờ sức mạnh ngày càng tăng của Solar Angel của y, qua sức mạnh của Chân Ngă của y, và nhờ việc nghiên cứu thiên luật, hiểu biết về mănh lực của âm thanh và kiểm soát ngôn từ, sau rốt y sẽ làm tan ră Kẻ Chận Ngơ. Cổ Luận có nói:

“Solar Angel (Dương Thần) phải dập tắt ánh sáng của các lunar angels (âm thần) và rồi v́ thiếu hơi ấm và ánh sáng, những ǵ đă dùng để cản trở không c̣n nữa”.

c/ Cho đến nay chỉ một ít gia đ́nh nhân loại làm việc một cách có cân nhắc và một cách hiểu biết trong chất trí. Năng lượng được con người áp dụng hầu hết là kama-manasic hay là dục vọng (desire) kết hợp với hạ trí, với một sự vượt trội về sức mạnh dục vọng như người ta có thể thấy. Điều này được rút ra từ phát biểu thứ hai. Toàn bộ khuynh hướng tiến hóa là để mang lại năng lực kiến tạo trong chất trí, và hai sự việc ở trước mắt nhân loại :

Thứ nhất. Sự tan ră từ từ của các khối không xác định của chất trí-cảm hầu như đang bao quanh mọi đơn vị của gia đ́nh nhân loại, tạo ra một t́nh trạng tối tăm và sương mù

954      bên trong và chung quanh mỗi hào quang. Dần dần sương mù này sẽ tan đi và con người sẽ được thấy bị bao quanh bởi các h́nh tư tưởng sắc nét, được đặc trưng bởi một rung động

riêng biệt và được phân biệt bởi một tính chất đặc biệt gắn liền với cung của một người và do đó gắn liền với loại thể trí của y.

Thứ hai. Toàn bộ các h́nh tư tưởng của con người mà ngày nay đều có đặc tính con người, đang chuyển động chung quanh mỗi con người như các hành tinh chuyển động (vibrate) quanh mặt trời, sẽ có khuynh hướng tiến gần đến một trung tâm tập thể (a group centre). Năng lượng của tư tưởng mà hiện nay đang tỏa ra từ mỗi con người dưới h́nh thức một luồng tương đối yếu của khối bất định bằng chất trí, không có tính chất đặc biệt, không tạo thành một dạng thức rơ ràng đặc biệt nào và tồn tại dưới các h́nh thức sinh động này chỉ trong một thời gian ngắn, sẽ được hướng đến việc tạo ra những ǵ được ưa thích bởi tập thể, chớ không đơn độc hướng đến những ǵ được ưa thích bởi cái đơn lẻ. Phần lớn đây là nền tảng cho sự đối kháng mà mọi chủ thể suy tư có tính xây dựng và những người làm việc cho tập thể hay gặp phải. Luồng năng lượng mà họ phát ra, và những ǵ tạo ra các h́nh tư tưởng sinh động, đi ngược lại với luồng năng lượng của đa số con người, khơi dậy sự đối kháng, và tạm thời tạo ra hỗn độn. Những nhà hoạt động và các tư tưởng gia nổi bật của nhân loại, dưới sự hướng dẫn của Thánh Đoàn, đang chú mục vào ba sự việc:

 Áp đặt nhịp điệu mới mẻ và cao siêu hơn lên con người.

Xua tan các đám mây u ám của các h́nh tư tưởng mập mờ chứa sinh lực một nửa đang bao quanh hành tinh chúng ta, như vậy để cho lực liên hành tinh và lực từ các phân cảnh cao của cơi trí tiến vào.

Khơi hoạt bên trong con người năng lực suy tưởng rơ ràng, để truyền năng lượng cho các h́nh tư tưởng của con người một cách chính xác và giữ trong h́nh hài sinh động đó

 

các kiến trúc tư tưởng này mà nhờ đó họ có thể đạt được mục 955 tiêu của họ, và mang lại các t́nh trạng mong muốn trên cơi

trần.

Ba mục tiêu này cần một sự hiểu biết rơ ràng trong số các chủ thể suy tưởng và các kẻ phụng sự, về mănh lực của tư tưởng; về phương hướng của các ḍng tư tưởng, về khoa học của việc kiến tạo tư tưởng, về việc vận dụng theo thiên luật và đẳng cấp của chất trí và về tiến tŕnh biểu lộ tư tưởng qua hai yếu tố âm thanh và cách làm cho sống động. Điều đó cũng bao hàm năng lực làm tiêu tán hoặc làm cho không hiệu quả mọi xung lực phát sinh từ phàm ngă vốn thuộc về một trạng thái tập trung và thuần túy cá nhân, và năng lực hoạt động dưới h́nh thức tập thể, mỗi tư tưởng được đưa ra dựa vào nhiệm vụ rơ rệt là gia thêm phần đóng góp (quota) về năng lượng và vật chất cho một ḍng duy nhất nào đó có tính đặc thù và được biết rơ. Điểm cuối cùng này rất quan trọng, v́ không một kẻ phụng sự nhân loại nào trở thành một sự trợ giúp thực sự cho đến khi y (một cách thực tâm và với sự hiểu biết đầy đủ về công việc của ḿnh) dứt khoát điều khiển năng lượng tư tưởng của ḿnh hướng vào một vận hà phụng sự đặc biệt nào đó cho nhân loại.

d/ Do đó, trong mọi việc kiến tạo tư tưởng thuộc đẳng cấp cao, con người có nhiều điều cần làm có thể liệt kê như sau:

Thứ nhất, thanh lọc các dục vọng thấp kém của họ sao cho họ có thể thấy một cách minh bạch theo ư nghĩa huyền linh. Không một ai có được cái nh́n sáng suốt nếu người đó bị ám ảnh với các nhu cầu, các hoạt động và các lợi lộc của riêng ḿnh, và không biết đến những ǵ cao siêu và thuộc hoạt động tập thể. Cái nh́n sáng suốt này đem lại một năng lực, ngay cả nếu lúc đầu không hiểu biết, đọc được các tiên thiên kư ảnh (akashic records), và nhờ thế xác định được điểm khởi

đầu cho các xung lực tư tưởng mới mẻ đang đi đến, một năng lực để bỏ qua tư lợi trong lợi ích tập thể, nhờ thế hợp tác với thiên cơ, và một năng lực giúp cho y bắt đầu biết đến chủ điểm của nhân loại, đồng thời cũng biết đến “tiếng kêu của nhân loại”.

Kế đến, đạt được cách kiềm chế thể trí. Điều này có liên

956 quan đến một vài sự việc quan trọng: Hiểu rơ về bản chất của thể trí và bộ óc qua sự định trí, hiểu rơ về mối liên hệ vốn hiện hữu giữa bộ óc xác thịt với Con Người, tức Chủ Thể Suy Tưởng thực sự trên cơi trần, một khả năng được phát triển từ từ một khi thể trí được đưa vào sự kiểm soát nhờ định trí, đến thiền định theo ư nghĩa huyền linh, và như vậy mang lại qua thiên cơ từ các phân cảnh cao, xác định được phần đóng góp của cá nhân trong thiên cơ, và kế đó hợp tác trong công việc của một nhóm các Đấng Nirmanakayas riêng biệt. Điều này được nối tiếp bằng việc xem xét các luật về năng lượng. Con người t́m ra cách tạo nên một h́nh tư tưởng có tính chất và sắc độ đặc biệt, để kích hoạt nó với sự sống riêng của ḿnh, và thế là có được – trên các phân cảnh trí tuệ -một sáng tạo nhỏ, đứa con của ư chí mà y có thể sử dụng như một sứ giả, hoặc là như một phương tiện để biểu lộ một ư tưởng. Các đạo sinh sẽ hành động có hiệu quả khi xem xét các điểm này một cách thận trọng, nếu họ t́m cách trở thành những người hành động (operators) có ư thức. Sau cùng, nhờ tạo được một h́nh tư tưởng, việc kế tiếp mà kẻ phụng sự nhân loại phải học là làm cách nào đưa h́nh tư tưởng đó vào nhiệm vụ của nó, bất luận nhiệm vụ đó có thể là ǵ, duy tŕ nó bằng năng lượng sinh động của chính ḿnh dưới h́nh thức đúng của nó, giữ cho nó rung động theo mức độ riêng của nó, và sau rốt hủy diệt nó khi nó đă làm tṛn nhiệm vụ. Một người bậc trung thường là nạn nhân của

các h́nh tư tưởng của chính ḿnh. Y tạo ra chúng, nhưng không đủ mạnh để đưa chúng ra đảm đương công việc của chúng, cũng không có đủ hiểu biết để đánh tan chúng khi cần. Điều này đă mang lại đám sương mù dày đặc xoáy ṿng có các dạng thức bán h́nh hài (half-formed), linh-hoạt một nửa (semi-vitalised) mà 85% nhân loại bị bao vây trong đó.

Trong công việc của ḿnh với vai tṛ kẻ tạo ra tư tưởng, con người đă lộ ra các đặc điểm của Thượng Đế, vị Đại Kiến Trúc Sư hay là Đấng Tạo Lập vũ trụ. Con người đă đi song song với công việc của Ngài như

Kẻ nhận ư tưởng.

Kẻ khoác (clothes) vật chất cho ư tưởng.

957 Kẻ đem năng lượng cho ư tưởng, và như thế giúp cho h́nh hài duy tŕ đường nét của nó và thi hành nhiệm vụ của nó. Kẻ – trong thời gian và không gian – nhờ ham muốn và ưa thích, điều khiển h́nh tư tưởng đó, liên tục đưa sinh lực cho nó, cho đến khi mục tiêu được đạt tới. Kẻ mà, khi mục tiêu ưa thích đă hoàn thành, sẽ hủy diệt hoặc làm tan ră h́nh tư tưởng bằng cách rút năng lượng của ḿnh ra (theo huyền linh học là “sự chú ư bị thu hồi” hay là “mắt không c̣n đặt vào nữa”), để cho các sự sống thứ yếu (sự sống đă tạo ra h́nh hài ưa thích) tan biến và trở về kho chứa chung của thần chất. Thế nên, trong mọi công tŕnh sáng tạo bằng chất trí, con người cũng được xem như là Tam Vị Nhất Thể (Trinity) đang hoạt động; con người là kẻ sáng tạo, bảo tồn và là kẻ hủy diệt. e/ Trong mọi công tŕnh huyền linh bằng chất trí vốn phải hiện ra trên cơi trần, và như vậy đạt được biểu lộ ngoại cảnh, con người phải hoạt động dưới h́nh thức một đơn vị. Do đó, điều này hàm ư năng lực của phàm ngă tam phân phải được xem nhẹ hơn

là Ego, thế nên ư chí mạnh mẽ của Ego có thể được áp đặt vào bộ óc xác thịt.

Phương pháp của con người trên cơi trần, tức là kẻ đă lao vào công việc hữu thức trong chất trí, cần phải được xét theo hai phân chi: một là tiến tŕnh khởi đầu của sự chỉnh hợp với Ego, sao cho kế hoạch, mục tiêu và cách thành tựu có thể được ghi vào bộ óc xác thân, và kế đó tiến tŕnh phụ thuộc mà trong đó con người, khi vận dụng bộ óc phàm trần một cách hữu thức, tiếp tục xúc tiến kế hoạch, tạo ra qua ư chí và mục tiêu, h́nh hài cần thiết, và lúc đó, nhờ đă tạo ra và cấp năng lượng cho h́nh hài, “giữ con mắt của ḿnh trên h́nh hài đó”. Nói theo huyền linh học, đây là chân lư quan trọng ở sau mọi tiến tŕnh đem lại năng lượng. “Con mắt của Chúa” được nói đến nhiều trong Thánh Kinh Cơ Đốc, và được hiểu về mặt huyền bí, con mắt là những ǵ đem lại sức mạnh cho kẻ công bộc của nó, tức là h́nh tư tưởng. Các nhà khoa học đang bắt

958 đầu quan tâm đến sức mạnh của mắt người, và năng lực kiểm soát và nhận thức đó, được nh́n thấy ở bất cứ nơi nào hiện đang có được cách giải thích theo khoa học và theo huyền bí học của nó khi nó được nghiên cứu như một dụng cụ của năng lượng mở đầu. Do đó, hiển nhiên một h́nh tư tưởng là kết quả của hai loại năng lượng: Trong trường hợp thứ nhất, đó là năng lượng phát xuất từ Ego trên các phân cảnh trừu tượng. Trong trường hợp thứ hai, đó là năng lượng xuất phát từ con người trên cơi trần qua phương tiện bộ óc. Những người đó không biết rằng, theo qui luật chung, yếu tố thứ nhất là cái chịu trách nhiệm cho đa số những ǵ xấu xa. Khi “Khoa Học về Bản Ngă“ có được các tỉ lệ đúng, con người sẽ trở nên thận trọng để nhận biết các xung lực của

Chân Ngă trong mọi tiến tŕnh tư tưởng và vận dụng năng lượng Chân Ngă xác thực trước khi họ bắt đầu vận dụng thần chất, và kiến tạo các h́nh hài với các sự sống thiên thần (deva lives).

2. Tạo h́nh tư tưởng trong ba cơi thấp.

Tôi xin nói thêm vài lời về đề tài con người với vai tṛ Kẻ Sáng Tạo trong chất trí. Các lời này được gửi cho tất cả các đạo sinh nào mà – nhờ năng lực định trí của họ -đă phát triển được một mức độ kiểm soát tư tưởng nào đó, và kẻ nào muốn hiểu tiến tŕnh sáng tạo một cách chính xác và khoa học hơn. Do đó chúng ta sẽ xem xét hai yếu tố trong tiến tŕnh tạo h́nh tư tưởng:

Yếu tố chỉnh hợp với Ego (Alignment: Xem Thư về Tham Thiền Huyền Linh, trang 1 – 7).

Tiến tŕnh tạo ấn tượng, tức ư muốn của Chân Ngă, lên bộ óc xác thịt, hoặc là (nói cách khác) cách vận dụng ban đầu của năng lượng Chân Ngă.

 

959 Chúng ta hăy xét từng điểm một:

a. Chỉnh hợp với Chân Ngă. Như chúng ta biết, điều này chỉ có thể xảy ra với người đă đạt đến Con Đường Dự Bị, hoặc là một mức độ tiến hóa rất rơ rệt nào đó. Qua sự hiểu biết và thực hành, quyền năng sẽ đạt được khi sử dụng một cách tự động và khoa học sutratma (tức là vận hà, channel) như một phương tiện tiếp xúc. Khi năng lực này được gia thêm vào năng lực vận dụng dễ dàng antaskarana (tức là nhịp cầu giữa Triad với phàm ngă) lúc đó chúng ta có được tác nhân thừa hành mạnh mẽ của Thánh Đoàn trên cơi trần. Chúng ta có thể khái quát hóa theo cách thức sau đây đối với các giai đoạn tăng trưởng và năng lực theo sau đó để trở thành tác nhân với các sức mạnh luôn tăng thêm, khai thác các nguồn năng lượng năng động trong ba cơi thấp.

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

Các hạng nhân loại thấp kém dùng sutratma (sinh mệnh tuyến) khi tuyến này đi qua thể dĩ thái.

Kẻ thường nhân vận dụng hầu như toàn thể mọi phần của sutratma đang đi qua cơi cảm dục. Các phản ứng của họ phần lớn được dựa vào dục vọng và thuộc về t́nh cảm.

Những người có trí tuệ (intellectual men) dùng sutratma khi nó đi qua các phân cảnh thấp của cơi trí, xuyên qua cơi cảm dục đến cơi trần theo hai chặng đường. Các hoạt động của họ được kích hoạt bằng trí chớ không bằng ham muốn như trong các trường hợp trước.

Những người t́m đạo trên cơi trần dùng sutratma khi nó đi qua hai cơi phụ thấp của các cơi phụ trừu tượng của cơi trí, và đang bắt đầu từ từ tạo ra antaskarana, hay là nhịp cầu giữa Tam Thượng Thể với phàm nhân. Sức mạnh của Ego có thể bắt đầu làm cho chính nó được cảm nhận.

Các ứng viên điểm đạo (Applicants for initiation) và các điểm đạo đồ lên đến điểm đạo ba dùng cả sutratma lẫn antaskarana, vận dụng chúng như một đơn vị. Sức mạnh của

960 Triad bắt đầu tuôn đổ qua, nhờ thế kích hoạt mọi hoạt động của con người trên cơi trần và đưa sinh lực với mức độ luôn luôn tăng lên cho các h́nh tư tưởng của con người. Bí quyết cho việc tạo thành Mayavirupa (huyễn thể) nằm trong việc hiểu đúng tiến tŕnh. Nếu đạo sinh muốn thận trọng nghiên cứu các biến thái nói trên, nhiều ánh sáng sẽ được đưa ra dựa vào tính chất của năng lượng được dùng trong việc tạo h́nh tư tưởng. Trong các giai đoạn chỉnh hợp ban đầu, điều đó phải xảy ra nhờ định trí và thiền định. Về sau, khi sự nhịp nhàng đă được tạo ra trong các thể, và sự thanh luyện các thể đă được theo đuổi một cách nghiêm nhặt, hoạt động song đôi sẽ thực sự xảy ra lập tức, và đạo sinh lúc đó có thể chuyển sự chú

tâm của ḿnh vào công việc kiến tạo và kích hoạt đầy hiểu biết; lúc đó mức độ định trí của y sẽ không bị giao cho việc đạt được sự chỉnh hợp nữa.

Việc chỉnh hợp chính xác bao hàm, Tĩnh lặng của thể trí, hay rung động ổn định, Ổn định của thể t́nh cảm, đưa đến kết quả h́nh ảnh trong

sáng,

Thăng bằng của thể dĩ thái, tạo ra một t́nh trạng trong bí huyệt đầu, t́nh trạng này giúp cho việc áp dụng trực tiếp sức mạnh đến bộ óc phàm trần xuyên qua bí huyệt đó.

b. Ấn tượng của bộ óc phàm trần. Việc nhận thức chính xác của năo bộ xác thịt về cái mà Ego đang t́m cách truyền đạt liên quan đến công việc cần làm chỉ có thể xảy ra khi hiểu rơ được hai điều:

Chỉnh hợp trực tiếp. Truyền năng lượng Chân Ngă hay ư chí đến một trong số

ba bí huyệt hồng trần trong đầu: Tuyến tùng quả (tuyến giống h́nh quả thông – ND). Tuyến yên (tuyến giống h́nh yên ngựa – ND). Bí huyệt hành tủy, hay trung tâm thần kinh ở đỉnh xương

sống, nơi mà hộp sọ và cột sống gần như tiếp xúc nhau. Khi

962      đám thần kinh này phát triển đầy đủ, nó tạo thành một trung tâm giao thông giữa năng lượng sinh động của cột sống (luồng hỏa xà) với năng lượng của hai bí huyệt trên đầu đă kể ở trên. Đó là sự tương ứng hồng trần với antaskarana trên các cơi phụ cao.

Tuyến yên (trong tất cả các trường hợp phát triển đúng b́nh thường) tạo thành trung tâm nhận luồng sinh lực tam phân tuôn đổ qua sutratma từ cơi hạ trí, cảm dục và cơi dĩ thái. Tuyến tùng quả bắt đầu hoạt động khi tác động này được làm mạnh thêm bằng việc tuôn đổ năng lượng từ Ego ở

trên cơi riêng của nó. Khi antaskarana ở trong tiến tŕnh sử dụng th́ bí huyệt hành tủy cũng được dùng đến, và ba bí huyệt vật chất trong đầu bắt đầu hoạt động đồng loạt, thế là tạo thành một loại tam giác. Vào lúc đạt được Điểm Đạo thứ ba, tam giác này được khơi hoạt đầy đủ và luồng lửa (hay năng lượng) được luân lưu tự do.

Do đó, hiển nhiên là năng lực của con người để sáng tạo trong chất trí tăng lên khi người ấy bước trên Thánh Đạo. Y cần nhớ rằng (theo quan điểm mà chúng ta đang nghiên cứu) chúng ta không xét năng lực của Chân Ngă khi tạo ra h́nh hài trên cơi trí, mà là xét năng lực của con người cơi trần để tạo ra trên cơi trí các hiện thể dành cho năng lượng mà – khi được khởi động bằng ư chí hữu thức của y – sẽ tạo ra một vài hiệu quả đặc biệt trên cơi trần. Điều này xảy ra do năng lượng Chân Ngă chuyển xuống sutratma đến năo bộ xác thân, và truyền trở lại cơi trí, cộng thêm hoặc trừ đi những ǵ đă thu lượm hoặc đă mất đi trong tiến tŕnh. Vị Adept chân chính, nhờ hiểu biết, mà bảo tồn được mọi năng lượng trong khi ở trong tiến tŕnh truyền chuyển, và tăng thêm nó bằng năng lượng tiếp xúc được. Do đó, chính năng lượng của ư chí, cộng thêm năng lượng của dục vọng, được cung cấp bởi năng lượng của bộ óc xác thịt. Do đó, theo sát nghĩa, đó là một tóm tắt tiến tŕnh sáng tạo của Thượng Đế (Godhead), vốn là năng

963      lượng của Ba Ngôi hợp nhất và được xét theo quan điểm của cơi trần. Đó là sự nhất quán của ba luồng hỏa trong con người, thật sự chính là:

Loại lửa tinh thần, hay lửa điện mà bất cứ Ego đặc biệt nào đang biểu hiện (tương đối ít trước cuộc điểm đạo ba) hay có thể truyền chuyển, được kết hợp với,

Loại lửa của Solar Angel (lửa thái dương) hay là trạng thái Chân Ngă mà Ego có thể truyền đi. Lửa này chỉ có ít nơi

 

người trung b́nh, có nhiều nơi người ở trên đường dự bị, và được tuôn xuống đầy đủ vào lúc đạt được Điểm Đạo ba.

c. Loại lửa vật chất dưới trạng thái được thanh luyện của nó vốn có thể nhập vào. Lửa này tùy thuộc vào sự tinh khiết của ba thể, và trong trường hợp của người tiến hóa cao chính là hỏa xà khi nó tăng thêm độ sáng do hai lửa kia tạo ra.

Do đó, khi sự chỉnh hợp được hiệu chỉnh các bí huyệt ở đầu được khơi hoạt, con người có thể trở thành một tác nhân sáng tạo hữu thức trong chất trí.

IV. Con người và các Thần Lửa hay Thần Kiến Tạo.

Trong đoạn này chúng ta sẽ xét có phần chi tiết hơn đoạn trước, v́ nó liên hệ đến nhiều giá trị thực tiễn hiện có với con người. Điều này sẽ được thấy rơ đặc biệt là khi chúng ta nghiên cứu về các hiệu quả của ngôn từ và ư nghĩa huyền bí của ngôn từ được thốt ra.

1. Trạng thái ư chí và sự sáng tạo.

Trong một phần trước, chúng ta bàn ít nhiều về sự truyền đạt ư chí của Ego cho bộ óc xác thân, và chúng ta đă thấy làm thế nào mà chỉ trong những người (do mở mang tiến hóa) có được sutratma và antaskarana được liên kết lại, đồng thời họ có được ba bí huyệt nơi đầu ít nhiều được khơi hoạt, nên ư chí của Chân Ngă có thể truyền đi. Trong các trường hợp khác, chẳng hạn như hạng thường nhân và kẻ ít phát triển, ư

964      định có ảnh hưởng đến bộ óc hồng trần được phát ra từ các cơi phụ cảm dục hoặc các cơi phụ thấp của cơi trí, và do đó rất có thể là xung lực của Lunar Lord (Nguyệt Thần) nào đó, dù là thuộc đẳng cấp cao hơn là ư chí thiêng liêng của Solar Angel (Nhật Thần), vốn là con người thực sự.

a/ T́nh trạng của Nhà Thuật Sĩ (Magician). Thật hữu ích mà nhớ rằng khi các bí huyệt vật chất trong đầu được khơi

hoạt (nhờ sự chỉnh hợp của các trung tâm lực dĩ thái) chúng ta có trạng thái thấp nhất của ảnh hưởng chân ngă. Do ba trung tâm lực này, trên Con Đường Dự Bị và măi đến Cuộc Điểm Đạo thứ ba, con người điều khiển và kiềm chế được thể thấp (sheath) của ḿnh, và từ nơi chúng, sự giác ngộ lan truyền đi, chính sự giác ngộ này mới soi sáng sự sống cơi trần. Vào lúc đạt đến Điểm Đạo ba, tam giác bên trong ở vào tiến tŕnh truyền chuyển tuần hoàn hoàn măn, và toàn bộ sự sống của phàm ngă chịu lệ thuộc vào ư chí của Chân Ngă. “Ngôi Sao thu hút ánh sáng của mặt trăng, để cho các tia sáng Mặt Trời có thể được phản chiếu trở lại”, đó là cách diễn tả huyền bí chân lư liên quan đến tŕnh độ tiến hóa này. Ở đây cũng có thể là hữu ích khi nêu ra t́nh trạng của các trung tâm lực dĩ thái trong tiến tŕnh kiểm soát trực tiếp của thái dương này.

Trước khi ba bí huyệt xác thân ở đầu được khơi hoạt, phần lớn con người bị lệ thuộc vào mănh lực tuôn chảy qua bốn bí huyệt dĩ thái nhỏ; sau đó ba bí huyệt lớn – đầu, tim và cổ họng – bắt đầu rung động, dần dần đảm nhiệm một phạm vi hoạt động lớn hơn, cho đến khi năng lượng của chúng có khuynh hướng làm tiêu tán năng lượng của các bí huyệt thấp thu hút sinh lực của chúng và làm lệch hướng sinh lực của chúng, cho đến khi ba luân xa cao đi vào hoạt động của chiều đo thứ tư đầy đủ. Khi việc này xảy ra, ba bí huyệt hồng trần ở đầu thức tỉnh ra khỏi trạng thái hôn thụy (dormancy) tiến vào hoạt động, hiệu quả được cảm thấy như sau:

Khi bí huyệt chính ở đầu khơi hoạt, tuyến tùng quả bắt đầu hoạt động.

Khi bí huyệt tim trở nên linh hoạt đầy đủ, tuyến yên đi vào hoạt động.

 

965 c. Khi bí huyệt cổ họng đảm nhận đúng vị trí của nó trong diễn tŕnh tiến hóa, bí huyệt hành tủy rung động một cách

thích hợp.

Khi tam giác lực mà ba bí huyệt hồng trần này hợp thành, ở vào hiệu ứng tuần hoàn, tam giác lớn hơn được thấy đang chạy ṿng; lúc đó nó trở thành “một luân xa quay trên chính nó”. Các bí huyệt dĩ thái chính yếu đang hoạt động đầy đủ và con người đến gần thời điểm giải thoát.

Trong công cuộc sáng tạo, khi được xúc tiến về mặt huyền linh, tất cả ba bí huyệt hồng trần này phải được vận dụng, và do việc xem xét vấn đề, điều sẽ trở nên rơ rệt là tại sao cần bàn đến chúng trong tŕnh tự này.

Nhờ vào tuyến tùng quả, (1) cơ quan nhận thức tâm linh, con người xác định được ư chí và mục tiêu của Ego, và từ nơi

1 Tuyến tùng quả. Mắt thứ Ba.   GLBN III, 548.

 Mục tiêu tiến hóa để phát triển nội nhăn thông (inner vision).

 Ư nghĩa huyền bí của mắt. GLBN III, 577.

 “Con mắt của Taurus (Cḥm Sao Thiên Ngưu), Sao Ngưu Lang (the Bull)” (Đối chiếu với mắt ḅ – bull’s eye).

 

Cḥm Sao Taurus được gọi là Mẹ của Thiên Khải và là chủ thể diễn dịch (interpreter) Tiếng Nói thiêng liêng.    GLBN I, 721.

4. Các cơ quan của nội nhăn thông: a/ Cơ quan ngoài … Tuyến tùng quả … bằng vật chất. b/ Cơ quan trong … mắt thứ ba …   bằng dĩ thái.

Ghi chú: Các đạo sinh nên cẩn thận phân biệt giữa mắt thứ ba với tuyến tùng quả -Xem GLBN II, 308. “Mắt thứ ba đă chết và không c̣n hoạt động nữa”. Nó đă bỏ lại sau một chứng nhân cho sự hiện hữu của nó trong tuyến tùng quả.

 

5. Tuyến tùng quả là một khối nhỏ giống h́nh hạt đậu chứa chất thần kinh màu xám dính liền vào phía sau của thất thứ ba.

 

6. Tuyến yên có vị thế so với tuyến tùng quả giống như manas có vị thế so với Buddhi, hay là trí tuệ (mind) so với minh triết.   GLBN III, 504.

 

364 966 đó, y rút được năng lượng cần thiết từ các phân cảnh cao, xuyên qua bí huyệt đầu và sutratma (sinh mệnh tuyến). Nhờ vào tuyến tùng quả, yếu tố thứ hai của dục vọng hay của năng lượng tạo h́nh, trở nên sẵn sàng để dùng, và theo định luật hút, y có thể đúc nắn và kiến tạo trong thần chất.

 

7. Tuyến tùng quả đạt đến mức phát triển cao nhất của nó tương xứng với mức phát triển thể chất thấp nhất.       GLBN II, 308, 313.

 

8. Con mắt thứ ba tồn tại trong chất dĩ thái. a/ Đàng trước đầu. b/ Ngang với hai mắt.

 

9. Đó là một trung tâm năng lượng được tạo bởi tam giác lực gồm: a/ Tuyến tùng quả. b/ Tuyến yên. c/ Bí huyệt hành tủy.

 

10. Con mắt được khai mở hay là con mắt thứ ba không đưa tới nhăn thông trực tiếp mà là cơ quan qua đó tri thức trực tiếp và chắc chắn được thu nhận.     GLBN I,  77.

 

a/ Điểm đạo đồ hướng con mắt về phía bản thể (essence, cốt lơi) của sự vật. b/ Con mắt thứ ba phải đạt được bằng khổ hạnh trước khi con người thành một cao đồ/Chân Sư (adept).  GLBN II 651.

 

11. Đạo sinh huyền linh học nên biết rằng mắt thứ ba nối liền bền bĩ với karma.   GLBN II, 312, ghi chú.   GLBN II, 316, 320. a/ Do quá khứ thời Atlantis của nó, căn chủng thứ năm đang trang

 

trải các nhân của căn chủng thứ tư. b/ V́ nó tiết lộ những ǵ thuộc về quá khứ của nó.      GLBN II, 297.

 

12. Đệ tam nhăn là gương soi (mirror) của Linh hồn.      GLBN II, 312.

 

13. Đối với con mắt tâm linh, các Thần (Gods) không c̣n là khái niệm trừu tượng hơn là linh hồn và thể xác chúng ta đối với chúng ta nữa. GLBN I, 694.

 

a/ Nội nhăn có thể nh́n xuyên qua bức màn vật chất.  GLBN I, 694. b/ Mắt tâm linh (spiritual eye) khám phá các trạng thái siêu giác quan.   GLBN II, 561.

14. Nơi người tâm linh được sinh trở lại, con mắt thứ ba vẫn linh hoạt. GLBN II, 458.

Khi trung tâm lực hành tủy, nơi tổng hợp những ǵ có thể được gọi là năng lượng thần kinh, được khơi hoạt, đối với y, nó trở nên có thể làm hiện ra và kích hoạt h́nh hài được ưa thích mà, do năng lượng thu hút, y ở trong tiến tŕnh kiến tạo.

Do đó, điều hiển nhiên là, tại sao chính v́ đó mà rất ít người có bao giờ tạo ra các h́nh tư tưởng, có cấu tạo bền bĩ có lợi cho nhân loại, và cũng là lư do giải thích tại sao mà Các Đấng Cao Cả (khi các Ngài hoạt động qua các đệ tử của các Ngài) bị bắt buộc phải làm việc với các nhóm, v́ ít khi có thể t́m được một người nam hoặc nữ có đủ ba trung tâm lực thuộc xác thân ở trong đầu được linh hoạt cùng lúc. Các Ngài thường phải làm việc với một nhóm lớn trước khi có phần đóng góp năng lượng được cung cấp cho Các Ngài để cho việc hoàn thành những mục tiêu của Các Ngài đạt được những ǵ cần thiết.

Điều cũng sẽ hiển nhiên là năng lực của đệ tử dùng để phụng sự cho nhân loại, phần lớn tùy thuộc ba điều: 967 a/ T́nh trạng của các thể của đệ tử và sự chỉnh hợp với Chân Ngă của các thể đó. b/ T́nh trạng hoạt động hiện có trong các trung tâm lực thuộc xác thân ở trong đầu. c/ Hoạt động tuần hoàn của việc truyền thần lực trong tam giác. Các yếu tố này lại tùy thuộc vào các yếu tố khác, trong số đó có thể liệt kê:

 

1. Năng lực của đệ tử khi thiền định.

2. Khả năng mà y lộ ra để mang lại thật chính xác từ các phân cảnh tinh anh, các kế hoạch và các mục tiêu mà Ego của đệ tử nhận biết được.

3. Sự tinh khiết của các động lực của đệ tử.

4. Năng lực của đệ tử để “giữ một trạng thái thiền định”, và trong khi ở vào trạng thái đó, y bắt đầu tạo h́nh cho ư tưởng của y và như vậy thể hiện được kế hoạch của Ego của

y.

5. Số năng lượng mà sau đó y có thể tuôn đổ vào h́nh tư tưởng của y và như vậy đem đến cho nó một giai đoạn hiện tồn, hay là “ngày của Brahma” vô cùng nhỏ của nó.

Các yếu tố phụ này lại tùy thuộc vào: a/ Vị trí của y trên nấc thang tiến hóa. b/ T́nh trạng các thể của y. c/ T́nh trạng nghiệp quả của y. d/ Độ mảnh mai của lưới dĩ thái. e/ Phẩm chất của thể xác của y, và sự tinh tế tương đối của

nó.

Ở đây, cần cảnh báo nhà nghiên cứu chống lại sự lầm lẫn khi tạo ra bất cứ qui luật cứng rắn hoặc vững bền nào liên quan với tŕnh tự phát triển của các trung tâm lực thuộc xác thân ở trong đầu và việc đem lại sinh lực cho các trung tâm lực đó. Tiến tŕnh này vốn gắn liền với nhiều sự việc, như là Cung mà Chân Thần có thể thuộc về, và bản chất của sự phát triển trong các lần luân hồi đă qua. Trong mọi phần hành của sự sống hợp nhất của nó, bản thể (nature, thiên nhiên) đi song song với các nỗ lực của nó và trùng lắp lên các diễn tiến

968      khác nhau của nó, và việc đó cần đến một người sáng suốt có minh triết và kinh nghiệm rộng lớn để tŕnh bày chính xác giai đoạn mà bất cứ đơn vị đặc biệt nào của gia đ́nh nhân loại có thể trải qua. Kẻ có minh triết đều luôn luôn tự chế/cố tránh (refrains from) việc xác nhận cho đến khi y biết rơ. Giờ, chúng ta hăy xét:

b/ Tạo ra, đem lại sinh khí và kích hoạt h́nh tư tưởng. Do đă tạo ra một t́nh trạng dễ tiếp nhận, hay t́nh trạng nhận thức

trong bộ óc xác thân của con người, Chân Ngă đă rút tỉa từ con người sự đáp ứng cần thiết, do đó tiến tŕnh thành lập được bắt đầu.

Tiến tŕnh đáp ứng ở cơi trần này được dựa vào – giống như mọi tiến tŕnh khác trong thiên nhiên – sự liên hệ của các đối cực. Các trung tâm ở thể xác dễ thụ cảm với ảnh hưởng tích cực của các trung tâm lực. Năo bộ hồng trần th́ đáp ứng với ảnh hưởng tích cực của phàm ngă trong các giai đoạn tiến hóa trước kia, hoặc là đáp ứng với các phản ứng của vật chất của các thể thấp (lớp vỏ), ấn tượng của các Lunar Lords. Nó đáp ứng trong các giai đoạn sau đối với ảnh hưởng tích cực của Ego hay là ấn tượng của Solar Lord.

Hiển nhiên, diễn tŕnh kiến tạo này được chia thành ba phần, nó trùng lắp lên và mang một vẻ đồng thời. Như ở trường hợp đối với đa số con người, khi đó là một tiến tŕnh không có chủ tâm, được tạo ra bởi tác động phản xạ và phần lớn được dựa trên việc hoàn thành ham muốn, tất cả đều diễn ra rất nhanh và dẫn đến các kết quả mau chóng – các kết quả này chính là hiệu quả của việc thành tựu tùy theo năng lực của con người khi đưa sinh lực và giữ cho ư tưởng của ḿnh ở dạng cố kết. Hầu hết các h́nh tư tưởng được đưa ra bởi thường nhân đều chỉ tương đối có hiệu quả, và việc đó ở trong các giới hạn lớn và chỉ có một phạm vi hạn chế. Khi con người học được cách sáng tạo một cách có chủ ư (consciously), những ǵ mà y đang làm qua việc cấu tạo tư tưởng, định trí và thiền định, y tiếp tục chậm chạp hơn, v́ y có hai điều sơ khởi phải làm trước khi tiến tŕnh sáng tạo có thể được tiến hành qua:

969 a/ Tiếp xúc hoặc giao tiếp với Ego hay Solar Angel. b/ Nghiên cứu tiến tŕnh sáng tạo và làm cho tiến tŕnh đó dần dần phù hợp với Luật tiến hóa tự nhiên.

Tất nhiên trên đây chẳng qua chỉ là một cách khác để định rơ việc tham thiền và mục tiêu của nó mà thôi.

Về sau, khi một người trở thành chuyên gia tham thiền, công việc sáng tạo của tư tưởng tiếp diễn ngày càng nhanh hơn, cho đến khi y vượt trội hơn (trên một ṿng xoắn cao hơn) hoạt động của giai đoạn không có chủ tâm trước kia.

Do đó, khởi đầu với nhận thức của ư định Chân Ngă trong bộ óc xác thịt, con người tiếp tục tạo h́nh cho ư tưởng của ḿnh. Trước tiên, y bắt đầu tạo ra vật liệu cần có trên cơi trí. Chính trên cơi đó mà xung lực đem vào cho chính nó h́nh hài ban đầu. Trên cơi dục vọng hay cơi cảm dục, qui tŕnh cấp sinh khí được theo đuổi ở mức độ lớn, v́ độ dài của sự sống của bất luận h́nh tư tưởng nào (cho dù một h́nh tư tưởng như là thái dương hệ của chúng ta) cũng tùy thuộc vào độ bền của ham muốn và sức mạnh của dục vọng.

Trên các phân cảnh dĩ thái của cơi trần, tiến tŕnh kết khối vật chất diễn ra; khi hiện thể vật chất có được các tỉ lệ cần thiết, h́nh tư tưởng đó bắt đầu tách rời khỏi h́nh tư tưởng vốn đem lại cho nó h́nh hài. Bất luận ư tưởng nào có đủ sức mạnh, tất nhiên cũng sẽ hiện thành chất đặc của cơi trần, nhưng công việc chính của kẻ sáng tạo chất đó ngưng lại khi y đă tác động với nó trên các phân cảnh trí tuệ, cảm dục và dĩ thái. Đáp ứng ở cơi vật chất thô trược có tính cách tự động và không thể tránh khỏi. Một vài ư tưởng có bản chất bao quát và hệ trọng đă phát sinh trong tâm thức của Các Đấng Dẫn Dắt nhân loại, đạt tới biểu lộ đầy đủ chỉ qua trung gian của nhiều kẻ thừa hành, và các xung lực mạnh mẽ của nhiều trí tuệ. Một vài kẻ thừa hành hoạt động một cách có chủ tâm, khi xảy ra trường hợp này, vào lúc tạo ra h́nh hài cần thiết; c̣n 970 nhiều kẻ thừa hành khác bước vào hoạt động và bổ túc sự trợ giúp của họ qua chính tính chất tiêu cực của các bản thể của

họ; họ “bị bắt buộc” phải quan tâm bất chấp chính họ, và bị “lôi cuốn vào hoạt động”, không phải qua bất cứ nhận thức trí tuệ nào hoặc “ham muốn cấp thiết” nào, mà v́ lẽ đó là điều phải làm. Trong việc này có thể nhận thấy một trường hợp về năng lực của Các Đấng Cao Cả khi vận dụng các t́nh trạng tŕ trệ và tiêu cực bề ngoài (do kém phát triển), và nhờ thế tạo được các quả lành.

Ở đây chúng ta sẽ chỉ bàn đến người đang học cách kiến tạo bằng hiểu biết, và sẽ không xem xét tiến tŕnh mà vị adept theo đuổi, hay là các cố gắng hỗn độn của kẻ ít tiến hóa. Nhờ hiểu được ư tưởng, và nhờ thận trọng phân biệt động cơ nằm bên dưới ư tưởng, như thế đảm bảo được các mục tiêu thực dụng của nó, và giá trị của nó đối với tập thể trong việc phụng sự nhân loại, con người có một số điều cần làm, để minh giải, chúng ta có thể tóm tắt trong vài diễn đạt sau:

Trước tiên, y phải giữ cho ư tưởng đủ lâu bền, để cho nó được ghi lại một cách trung thực trong bộ óc xác thân. Thường thường Ego sẽ “truyền đạt” đến bộ óc một ư niệm nào đó, một phần nào đó của kế hoạch, và tuy thế sẽ phải lặp lại diễn tŕnh một cách liên tục suốt một thời kỳ dài trước khi có sự đáp ứng vật chất để cho Solar Angel có thể chắc chắn là việc đó được sáng suốt ghi nhận và giữ lại. Có lẽ không cần nói rằng toàn bộ tiến tŕnh được làm cho dễ dàng phần lớn, nếu “cái bóng” (“shadow”), tức con người, theo đuổi việc tham thiền đều đặn, vun trồng thói quen nhớ tưởng hằng ngày và hằng giờ đến Chân Ngă, và trước khi đi ngủ vào ban đêm, hăy cố “duy tŕ việc tưởng nghĩ” để nhớ lại vào lúc thức càng nhiều càng tốt bất cứ ấn tượng nào của Chân Ngă. Khi phản ứng giữa hai yếu tố, tức Chân Ngă và bộ óc tiếp nhận ở cơi trần, được thiết lập, sự tương tác có tính chất hỗ tương, và

cả hai được điều chỉnh hoặc điều hợp với nhau, giai đoạn hai được bắt đầu. Ư tưởng được h́nh dung ra.

971 Lúc bấy giờ, giai đoạn ấp ủ được theo đuổi, chính nó được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Con người ấp ủ ư tưởng, y trầm tư về ư tưởng đó, nhờ vậy tạo ra hoạt động trong chất trí, và thu hút vào ư tưởng mầm mống của ḿnh chất liệu cần thiết để làm lớp áo của nó. Y h́nh dung cho chính ḿnh cái đường nét của h́nh tư tưởng, khoác cho nó bằng sắc thái, và tô vẽ nó bằng các chi tiết của nó. Do đó, người ta sẽ được chứng kiến giá trị lớn lao của một tưởng tượng thực sự và công dụng khoa học đă được sắp xếp của nó. Trí sáng tạo (imagination) có nguồn gốc thuộc về trí cảm (kama-manasic), vốn không thuần là dục vọng, cũng không thuần là trí tuệ, và là một sản phẩm thuần túy của con người, vốn được thay thế bằng trực giác trong con người hoàn hảo, và trong các Đấng Thông Tuệ cao siêu của Thiên Nhiên. Khi ư chí con người hay là xung lực ban đầu đủ mạnh, và khi trí sáng tạo, hay là năng lực h́nh dung, trở nên linh hoạt đầy đủ, phần thứ hai của giai đoạn ấp ủ được bắt đầu, và việc đem sinh khí bằng dục vọng cũng được bắt đầu. Sự tương tác của xung lực trí tuệ với dục vọng tạo ra cái có thể được gọi là một rung động trong h́nh thức cấu tạo của ư tưởng và nó trở nên sống động. Tuy nhiên, nó vẫn c̣n không rơ ràng và độ thanh mảnh của nó lại lớn, nhưng nó lộ ra các dấu hiệu cấu tạo và đường nét của h́nh hài của nó. Các nhà nghiên cứu phải nhớ rằng toàn bộ diễn tŕnh này đang được xúc tiến hiện nay trong giai đoạn này mà chúng ta đang xét từ bên trong năo bộ. Như vậy, có một tương ứng rơ rệt với công việc của chín Sephiroth: Ba vị lúc bắt đầu tương ứng với xung lực Chân Ngă mà trước đây chúng ta có bàn đến.

Lïận về lửa càn khôn

Nhóm Sephiroth thứ hai t́m thấy sự tương đồng của các Ngài trong công việc được theo đuổi trong giai đoạn mà hiện giờ chúng ta đang bàn đến, hay là xung lực của trí-dục vọng, phát ra một cách hữu thức từ bộ óc con người.

Công việc của ba nhóm cuối cùng được hoàn tất khi h́nh tư tưởng, vốn dĩ được khoác trong chất trí và chất cảm dục, đi vào biểu lộ ngoại cảnh trên cơi trần.

(Sephiroth: Các phân thân thiêng liêng từ Ain-Soph, tức nguyên khí đại đồng, vô ngă, tức Đấng Tuyệt Đối Vô Biên của Do Thái giáo. Thượng Đế -Ain Soph tức No-Thing -ND).

972 Giai đoạn sau trong thời kỳ ấp ủ ư tưởng được theo đuổi khi h́nh tư tưởng, vốn dĩ được khoác/bao phủ bằng chất trí và đă bắt đầu được truyền sinh khí bằng dục vọng, nhận vào chính nó một lớp vật liệu bằng chất cảm dục (astral matter), và v́ thế có thể hoạt động trên cơi cảm dục cũng như cơi trí. Đến đây, sự tăng trưởng của nó trở nên nhanh chóng. Cần thận trọng ghi nhớ rằng diễn tŕnh tạo lập trong chất trí tiếp diễn cùng một lúc và sự phát triển bây giờ là gấp đôi. Đến đây, nhà kiến tạo hiểu biết phải thận trọng để duy tŕ sự quân b́nh và không để cho sự tưởng tượng quá mức chiếm các tỷ lệ quá lớn. Yếu tố trí tuệ và yếu tố dục vọng phải được điều chỉnh thật đúng, nếu không người ta sẽ thấy biểu lộ quá thông thường xảy ra, đó là một ư tưởng được ôm ấp và nuôi dưỡng một cách sai trái, và như thế không thể giữ đúng vai tṛ của nó trong cơ tiến hóa, chỉ v́ một sự méo mó lố bịch. Hiện giờ ư tưởng đang tiến tới một giai đoạn nguy cấp, và nên được sẵn sàng chiếm giữ bằng chất liệu hồng trần (physical matter) và khoác vào chính nó một dạng thức dĩ thái (etheric form). Khi ở trên các cơi phụ dĩ thái, nó thu nhận động cơ thúc đẩy cuối cùng đó, chính động cơ này đưa đến những ǵ có thể được gọi là “sự kích hoạt” (“actuating”) của

nó, hay là sự tiếp nhận của nó đối với xung lực cổ vũ đó vốn sẽ dẫn dắt nó đến chỗ tách ra khỏi chủ thể sáng tạo của nó, và gửi ra ngoài để khoác lấy

 Một h́nh thức trọng trược

 Một sự sống tách biệt.

 

Nên nhớ rằng, lúc bấy giờ h́nh tư tưởng đă vượt qua khỏi cơi trí, chiếm lấy cho chính nó một lớp vỏ cảm dục, và cũng đang gom vào chính nó một thể bằng chất dĩ thái. Khi nó đă đạt đến giai đoạn này, việc cấp sinh lực tiếp diễn một cách nhanh chóng, và thời điểm của sự sống riêng rẽ của nó đang được đưa đến gần.

Việc cấp sinh khí này được tiến hành một cách hữu thức bởi người – tùy theo ư định ban đầu hoặc sự thúc đẩy lúc đầu

– điều khiển năng lượng của h́nh tư tưởng thuộc loại nào đó. Năng lượng này được điều khiển từ một trong ba bí huyệt cao, tùy theo tính chất của ư tưởng được biểu hiện, và sẽ

973      được thấy đang tuôn tràn về hướng ư tưởng đang thể hiên cụ thể một cách nhanh chóng từ bí huyệt đặc biệt có liên quan. Chúng ta đừng nên quên rằng chúng ta đang xem xét h́nh tư tưởng của kẻ kiến tạo có ư thức. H́nh tư tưởng của đa số con người không được tiếp sinh lực từ cội nguồn nào cao như thế, mà thấy xung lực linh hoạt của chúng phát ra từ bí huyệt đan điền hoặc là từ các cơ quan c̣n thấp hơn nữa, đó là cơ quan sinh sản.

Chính ḍng năng lượng t́nh cảm hay năng lượng tính dục này mới chịu trách nhiệm cho các t́nh trạng hỗn mang của ngày nay; sự quân b́nh không được duy tŕ, sự tương tác giữa hai và vô số các h́nh tư tưởng tất nhiên được tạo ra, có đẳng cấp và rung động thấp kém đang gây ra một t́nh trạng, nó sắp đ̣i hỏi mọi nỗ lực của các nhà hoạt động tinh thần để vô hiệu hóa, hóa giải và chuyển hóa. Các h́nh tư tưởng này,

vốn dĩ ít xứng đáng với tiếp đầu ngữ “tư tưởng” (“thought”), phần lớn thuộc về dục vọng (kamic) với một sự pha trộn chất trí thuộc loại thấp nhất, chịu trách nhiệm cho đám sương mù hay lớp bao phủ có rung động hay nhịp đập nặng nề, chậm chạp vốn đang bao bọc gia đ́nh nhân loại và đang tạo ra sai trái, tội ác và thiếu sinh khí (mụ mẫm) về trí óc. Như chúng ta biết, phần lớn con người đều an trụ (polarised) trong thể cảm dục, và các trung tâm lực thấp lại linh hoạt nhất; khi một bầu khí hoặc vùng xung quanh của h́nh tư tưởng có chủ âm (key) thấp và được truyền sinh lực bằng mọi h́nh thức thấp kém của năng lượng cảm dục được kết hợp với h́nh tư tưởng này, điều sẽ trở nên rơ ràng kỳ diệu biết bao chính là nhiệm vụ nâng nhân loại lên một bầu không khí trong sáng hơn, thanh khiết hơn và lành mạnh hơn, và dễ dàng biết bao đối với các trạng thái thấp kém và các ham muốn để phát triển và tăng trưởng.

Khi việc chuyển sinh khí được theo đuổi và năng lượng được tuôn đổ từ một trong các bí huyệt vào h́nh tư tưởng, nhà kiến tạo hữu thức bắt đầu mở rộng ảnh hưởng này ngơ hầu gởi nó ra từ y để hoàn thành nhiệm vụ của nó, bất cứ những ǵ có thể có, để làm cho nó “phát xạ” (“radiant”) về mặt huyền linh để cho các rung động của nó sẽ phát tán ra và làm cho chính chúng được cảm nhận, và sau cùng làm cho nó

974 có sức thu hút, để cho một cái ǵ đó trong h́nh tư tưởng sẽ gợi ra sự đáp ứng từ các h́nh tư tưởng khác hoặc là từ các thể trí mà nó có thể tiếp xúc. Khi cả ba mục tiêu này đă được đạt tới, sự sống của chính h́nh tư tưởng bây giờ mạnh đến nỗi nó có thể theo đuổi chu kỳ sống nhỏ bé của riêng nó và làm tṛn nhiệm vụ của nó, chỉ được liên kết với kẻ sáng tạo ra nó bằng một sợi dây nhỏ có chất liệu tỏa sáng, vốn là một tương ứng với sutratma. Mọi

h́nh tư tưởng đều có một sutratma (sinh mệnh tuyến) như thế. Nó nối liền các thể của một người với Chủ Thể bên trong, hoặc là với ḍng từ lực, phát ra từ Chủ Thể thực sự, tức Thái Dương Thượng Đế, ḍng từ lực này nối liền Đấng Sáng Tạo của thái dương hệ với h́nh tư tưởng vĩ đại của Ngài bằng một ḍng năng lượng từ Mặt Trời Tinh Thần trung ương với một điểm trong tâm của Mặt Trời vật chất.

Bao lâu mà sự chú ư của kẻ sáng tạo về bất cứ h́nh tư tưởng nào, lớn hoặc nhỏ, được hướng về phía nó, khoen nối từ điện đó c̣n tồn tại, h́nh tư tưởng được cấp sinh lực và công việc của nó vẫn trôi chảy. Khi công việc được hoàn thành, và h́nh tư tưởng đă đáp ứng được mục đích của nó, mọi tác nhân sáng tạo, dù cố ư hoặc vô tâm, chuyển sự chú ư của ḿnh ra nơi khác, h́nh tư tưởng của y liền tan ră.

V́ thế, ư nghĩa huyền linh của mọi tiến tŕnh có liên quan đến huyền học ở trong tầm nh́n, có thể được nh́n thấy. Bao giờ mà con mắt của Đấng Sáng Tạo c̣n đặt vào những ǵ được tạo ra, th́ chừng đó nó c̣n tồn tại; nếu Đấng Sáng Tạo rút lại “ánh sáng tán thành của Ngài” th́ cái chết của h́nh tư tưởng tiếp theo sau, v́ sinh lực hoặc năng lượng đi theo con đường của mắt. Do đó, khi một người trong khi thiền định, xem xét công việc của ḿnh và tạo ra h́nh tư tưởng của ḿnh để phụng sự, th́ về mặt huyền linh, y đang nh́n xem và tất nhiên là mang lại năng lượng; y bắt đầu vận dụng mắt thứ ba ở khía cạnh phụ của nó. Đệ tam nhăn hay là nhăn quang tâm linh có nhiều chức năng. Trong số các chức năng khác, đó là cơ quan soi sáng, con mắt không bị che lấp của linh hồn, nhờ đó ánh sáng và sự giác ngộ đi đến thể trí, và thế là toàn bộ sự sống thấp kém trở nên được rọi chiếu. Đó cũng là cơ quan mà năng lượng có chỉ đạo (directing energy) đang tuôn đổ qua

975 đó, mà ḍng lưu xuất từ vị cao đồ sáng tạo hữu thức đi đến các khí cụ đùng để phụng sự, tức các h́nh tư tưởng của Ngài. Dĩ nhiên những người kém tiến hóa không vận dụng được con mắt thứ ba để kích hoạt các h́nh tư tưởng của họ. Trong đa số các trường hợp, năng lượng mà họ dùng xuất phát từ huyệt đan điền, và hoạt động theo hai hướng, hoặc là xuyên qua các cơ quan sinh sản, hoặc là qua các con mắt hồng trần. Nơi nhiều người, ba điểm này – các cơ quan thấp kém, huyệt đan điền, và đôi mắt nhục thân – hợp thành một tam giác lực mà ḍng năng lượng tuôn chảy chung quanh đó trước khi đi ra h́nh tư tưởng được biểu lộ bên ngoài. Nơi người t́m đạo, và người mở mang trí tuệ, tam giác có thể đi từ huyệt đan điền đến bí huyệt cổ họng và từ đó đến hai mắt. Sau này khi người t́m đạo tăng thêm hiểu biết và có động lực trong sạch, tam giác năng lượng sẽ có quả tim là điểm thấp nhất thay v́ là huyệt đan điền, c̣n mắt thứ ba sẽ bắt đầu làm công việc của nó, dù cho đến nay c̣n bất toàn. Bao lâu mà “Con Mắt” c̣n hướng đến h́nh hài được sáng tạo, luồng thần lực sẽ được chuyển đến nó và con người càng nhất tâm (one-pointed), th́ có thể năng lượng này càng được tập trung và có hiệu lực. Nhiều t́nh trạng kém hiệu năng của con người là do sự kiện các lưu tâm của họ không những kém tập trung, mà c̣n rất phân tán, và không có một điều ǵ thu hút sự chú tâm của họ cả. Họ đặt tản mát năng lượng của họ và đang cố làm thỏa măn mọi ham muốn vô định của họ, và làm qua loa mọi việc đang xảy đến với họ. Do đó không hề có một ư tưởng nào mà họ từng nghĩ đến khoác được một h́nh dáng thực sự nào, hoặc được làm cho mạnh mẽ đúng mức bao giờ. Tất nhiên, chúng được bao quanh bởi một đám mây dày đặc của các h́nh tư tưởng được tạo ra bởi một nửa h́nh đang tan ră và các đám mây bằng vật chất được làm cho

mạnh mẽ (được tiếp sinh lực) chỉ một phần đang trong tiến tŕnh tan ră. Về mặt huyền linh, việc này tạo ra một t́nh trạng tương tự với việc phân ră của một h́nh hài vật chất, và cũng là một điều khó chịu và có hại cho sức khỏe và tinh thần (unwholesome). Việc đó giải thích rất nhiều về t́nh trạng bệnh hoạn của gia đ́nh nhân loại vào lúc này.

Thất bại trong việc sáng tạo tư tưởng cũng do sự kiện là

976 các định luật về tư tưởng không được dạy ra, và con người không biết làm thế nào, qua thiền định, để tạo ra những đứa trẻ với hoạt động của họ điều khiển được công việc của họ. Các kết quả trên cơi trần đạt được nhanh chóng hơn nhiểu nhờ sáng tạo tư tưởng có khoa học hơn qua phương tiện cơi trần một cách trực tiếp. Điều này đang trở nên hiện thực hơn, nhưng cho đến khi nhân loại đă đạt đến một mức độ thanh khiết và không vị kỷ nhiều hơn, việc giảng giải tỉ mỉ hơn về diễn tŕnh tất nhiên phải được che giấu. Một lư do khác đối với việc không hiệu quả trong sáng tạo là do các luồng sinh lực phát ra từ đa số con người vốn thuộc về một đẳng cấp thấp, nên các h́nh tư tưởng không bao giờ đạt đến một tŕnh độ hoạt động độc lập, ngoại trừ qua công việc tập thể chồng chất. Chỉ khi nào vật chất của ba cơi phụ cao của cơi cảm dục và hồng trần t́m được vị trí của nó trong h́nh tư tưởng, nó đă được cấp năng lượng chính yếu bằng năng lượng hỗn loạn (mob energy). Khi chất liệu cao siêu bắt đầu t́m được lối vào h́nh tư tưởng, lúc bấy giờ nó có thể được thấy đang hoạt động một cách độc lập, v́ Chân Ngă cá biệt của người có liên hệ có thể bắt đầu hoạt động qua vật chất – một điều mà trước đây không thể xảy ra. Ego không thể hoạt động một cách tự do trong phàm ngă cho đến khi vật chất thuộc cơi phụ thứ ba được t́m thấy trong các thể của phàm ngă đó; sự tương ứng tất nhiên vẫn đúng.

Lïận về lửa càn khôn

Một khi h́nh tư tưởng đă được truyền sinh khí và dĩ thái h́nh của nó trở nên được hoàn bị hay được “phong kín” (“sealed”) như người ta thường gọi, nó có thể đạt đến h́nh thức vật chất trọng trược nếu muốn. Điều này không có nghĩa là các h́nh tư tưởng cá nhân của mọi người chiếm lấy vật chất trọng trược trên cơi dĩ thái, mà là chúng sẽ trở nên hoạt động được trên cơi trần. Ví dụ một người đang suy tưởng đến một tư tưởng thân ái; y đă tạo nên h́nh tư tưởng và cấp sinh lực cho nó; nó lộ ra bên ngoài đối với người có nhăn thông và tồn tại trong chất dĩ thái sát gần với con người. Do đó, nó sẽ t́m cách biểu lộ ở cơi trần bằng một hành động thân ái hoặc là một sự vuốt ve/âu yếm xác thân. Khi tác động đă qua, sự âu yếm đă xong, sự chú ư của con người vào h́nh tư tưởng đặc thù đó kết thúc và h́nh tư tưởng tan biến. Đối

977 với một tội lỗi cũng thế – h́nh tư tưởng đă được tạo ra và tất nhiên nó sẽ t́m cách biểu lộ ở cơi trần bằng một hành vi nào đó. Mọi hoạt động thuộc mỗi loại đều là kết quả : a/ Của các h́nh tư tưởng được tạo ra một cách hữu ư hoặc vô t́nh. b/ Của các h́nh tư tưởng tự tạo hoặc của ảnh hưởng của các h́nh tư tưởng của những kẻ khác. c/ Của sự đáp ứng với các xung lực bên trong của chính ḿnh, hoặc là của sự đáp ứng với các xung lực của những kẻ khác, và do đó đáp ứng với các h́nh tư tưởng tập thể. Do đó, điều hiển nhiên thiết yếu biết bao và có ảnh hưởng biết bao đến những người cả nam lẫn nữ là bởi các h́nh tư tưởng mà chính họ tạo ra, tức là những đứa con bằng trí của những người khác.

c. Ư nghĩa huyền bí của ngôn từ. Thánh Kinh cổ xưa có nói:

“Lắm lời sẽ sinh nhiều lỗi” (“In the multitude of words there wanteth not sin”. Thánh Kinh Cựu Ước, Châm Ngôn

10:19 – Đa ngôn đa quá), v́ trong lượn sóng các lời nói ở giai đoạn này của tŕnh độ tiến hóa con người, nhiều lời được phát ra không có mục đích hoặc từ các động lực mà (khi được phân tích) sẽ thấy là hoàn toàn dựa vào phàm ngă. Sự tiến bộ nếu được tạo ra theo đường lối tiếp cận với các Bí Pháp càng lớn th́ sự thận trọng mà người t́m đạo phải giữ càng nhiều. Điều này cần thiết v́ ba lư do:

Thứ nhất, do tŕnh độ tiến hóa của y, y có thể tăng thêm sức mạnh cho các ngôn từ của ḿnh theo một cách thức mà sẽ khiến cho y kinh ngạc nếu y có thể thấy được trên cơi trí. Y tạo được chính xác nhiều hơn là kẻ thông thường, h́nh tư tưởng theo sau của y được truyền sinh khí mạnh mẽ hơn, và nó hoàn thành chức năng ở nơi mà nó được đưa tới bằng “Âm Thanh” hoặc ngôn từ với mức chính xác lớn hơn.

Thứ hai, bất cứ lời nào được thốt ra và tiếp theo là h́nh tư tưởng được tạo thành (ngoại trừ theo đường lối cao siêu chớ không dựa vào các thôi thúc của phàm ngă) đều có khuynh hướng tạo thành một cản trở bằng chất trí giữa một người với mục tiêu của y. Chất này hay tường ngăn cách phải được xua

978      tan trước khi sự tiến bộ thêm nữa có thể được tạo ra, và diễn tiến này tạo ra karma và không thể tránh khỏi.

Thứ ba, ngôn từ là một cách truyền thông rất rộng lớn trên các phân cảnh vật chất; trên các phân cảnh tinh anh hơn, nơi hoạt động của người phụng sự, và trong các giao tiếp của y với những người phụng sự huynh đệ của y và những người cộng tác được chọn lựa, ngôn từ sẽ đóng một vai tṛ luôn luôn nhỏ hơn. Nhận thức trực giác và sự tương tác viễn cảm sẽ phân biệt sự giao ḥa giữa những người t́m đạo với các đệ tử, và khi điều này được kết hợp với sự tin cậy hoàn toàn, ḷng cảm thông và cố gắng hợp nhất cho kế hoạch, chúng ta sẽ có một sự h́nh thành, nhờ đó Chân Sư có thể hoạt động

được, và qua đó Ngài có thể đưa xuống thần lực của Ngài. Chân Sư hoạt động qua các nhóm (lớn hoặc nhỏ) và công việc trở nên dễ dàng cho Ngài nếu sự tương tác giữa các đơn vị của nhóm được ổn định và không gián đoạn. Một trong các nguyên nhân của khó khăn thường thấy nhất trong công việc của nhóm và v́ đó ngăn chận ḍng lưu nhập của thần lực từ Chân Sư trong nhất thời là do sự lạm dụng ngôn từ. Nó mang lại một cản trở của vận hà tạm thời trên cơi trí.

Tôi nói đến ba yếu tố này v́ vấn đề cần bàn đến của công việc tập thể có tầm quan trọng thiết yếu và nhiều điều được hy vọng từ đó trong các ngày này. Nếu trong bất cứ tổ chức nào trên cơi trần các Chân Sư có thể có được một hạt nhân của ngay cả ba người sẵn sàng tác động hỗ tương (tôi chọn lời lẽ một cách có cân nhắc) và họ đi theo con đường phụng sự một cách không vụ lợi, th́ các Chân Sư có thể tạo ra nhiều kết quả rơ rệt trong một thời gian ngắn hơn có thể có được với một nhóm người lớn lao và linh hoạt, họ có thể chân thật và thành tâm nhưng không hề biết ư nghĩa của sự tín nhiệm và sự hợp tác với nhau và họ không cảnh giác về lối vào của ngôn từ.

Nếu một người có thể đạt được kết quả hiểu được ư nghĩa của ngôn từ, nếu y học được cách nói như thế nào, khi nào nên nói, điều ǵ đạt được do lời nói, và điều ǵ xảy ra khi y nói, th́ y đang thành công trên con đường đạt đến mục tiêu của ḿnh. Người nào biết điều chỉnh đúng lời nói của ḿnh, người ấy là kẻ sẽ tiến bộ nhiều nhất. Có bao giờ các vị lănh đạo các phong trào huyền linh hiểu rơ điều này đâu. Thế nên hầu hết đẳng cấp huyền linh học của Đức Pythagoras (tiền kiếp của Đức Thầy K.H. _ND) ở Crotona, và nhiều môn phái huyền bí khác ở Âu Châu và Á Châu đă có luật lệ rằng tất cả các tân môn đồ và các đệ tử dự bị đều không được phép nói

chuyện trong hai năm sau khi gia nhập môn phái, và khi họ đă học cách giữ im lặng trong thời kỳ đó, họ mới được ban cho quyền nói chuyện, v́ họ đă học được một sự dè dặt trong lời nói một cách đặc biệt.

Ở đây có thể là hữu ích nếu các đạo sinh hiểu được rằng mọi nhà phát ngôn tài ba (good speaker) đều đang thi hành một công việc huyền bí nhất. Một diễn giả lỗi lạc (ví dụ thế) là một người đang làm công việc giống như vậy trên một mức độ nhỏ so với mức độ mà Thái Dương Thượng Đế đang làm. Ngài đang làm những ǵ? Ngài suy tưởng, Ngài kiến tạo, Ngài đem lại sinh khí. Do đó, một diễn giả tách chia tài liệu mà y sẽ tạo nên bài thuyết giảng của ḿnh và y sẽ đem sinh khí đến cho nó. Trong số mọi chất liệu tư tưởng của thế giới, y tập hợp chung lại chất liệu mà y t́m cách dùng cho riêng cá nhân y. Kế đó, y sao chép công tŕnh của Thượng Đế Ngôi Hai trong việc tạo nó thành h́nh hài một cách khôn khéo. Y tạo ra h́nh hài và kế đó, khi h́nh hài đó được tạo ra xong, y kết thúc bằng cách đóng vai tṛ Ngôi Một của Tam Vị Nhất Thể đặt Tinh Thần của ḿnh, tức là sinh khí và thần lực vào đó sao cho đó là một biểu lộ đầy sức sống, linh động. Khi một diễn giả hoặc nhà phát ngôn thuộc bất cứ loại nào có thể hoàn thành việc đó, y có thể luôn luôn giữ duy tŕ số người nghe của ḿnh và cử tọa của y sẽ luôn luôn học hỏi nơi y; họ sẽ nhận biết những ǵ mà h́nh tư tưởng có dụng ư truyền đạt.

Trong cuộc sống hằng ngày, khi đạo sinh diễn đạt bằng lời nói, tức là y đang làm đúng cùng một việc, chỉ có cái phiền toái thường nảy sinh, đó là trong ngôn từ của ḿnh, y đang tạo ra một điều ǵ đó thường không đáng làm và làm cho nó sinh động với loại năng lượng sai trái, cho nên h́nh tư tưởng, thay v́ là một mănh lực có tính xây dựng, sinh động và hữu

ích, lại trở thành một lực hủy diệt trong cơi đời. Nếu chúng ta nghiên cứu các môn vũ trụ học khác nhau của thế giới, chúng

980 ta sẽ thấy rằng diễn tŕnh sáng tạo được tiến hành bằng phương tiện âm thanh hoặc ngôn từ hay là Linh Ngôn (Word). Chúng ta thấy điều đó trong Thánh Kinh Thiên Chúa giáo: “Ban đầu có Ngôi Lời và Ngôi Lời (Word) là Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên và không có Ngài th́ chẳng có vật ǵ được làm nên”. (T K T Ư, John I). Như vậy, theo giáo lư Cơ Đốc, các thế giới được tạo ra bằng Linh Từ của Thượng Đế. Trong các Kinh của Ấn Giáo chúng ta lại thấy rằng Đấng Vishnu, Đấng thay thế cho Ngôi Hai của Tam Vị Nhất Thể, được gọi là “Huyền Âm” (“The Voice”). Ngài là Đại Ca Sĩ (great Singer), Đấng đă kiến tạo các thế giới và vũ trụ bằng khúc ca (song) của Ngài. Ngài là Đấng Minh Giải (Revealer) ư tưởng của Thượng Đế Đấng đă tạo nên vũ trụ của các thái dương hệ. Đúng như người theo Thiên Chúa giáo nói về Linh Từ vĩ đại, Linh Từ của Thượng Đế, tức Đức Christ, cũng thế, người theo Ấn Giáo nói đến Vishnu, Đại Ca Sĩ, sáng tạo nhờ khúc ca của Ngài. Trong biểu lộ ở cơi trần, chúng ta được biết đến bằng ngôn từ của chúng ta; chúng ta được biết đến bằng sự dè dặt trong lời nói của chúng ta, bằng các điều mà chúng ta nói và bằng các điều mà chúng ta chừa lại không nói ra và được xét đoán bằng tính chất của cuộc đàm thoại của chúng ta. Chúng ta phán đoán con người bằng cái mà họ nói, v́ các lời của họ để lộ ra loại chất liệu tư tưởng mà họ tác động trong đó và tính chất của năng lượng hay sự sống mà họ đặt đàng sau các lời của họ. Đối với các Đức Thái Dương Thượng Đế khác nhau của các tinh ṭa rộng lớn, chúng hiện ra khi chúng ta quan sát các bầu trời đầy sao, phẩm tính của Vị Thượng Đế

của thái dương hệ chúng ta được nh́n thấy qua trung gian của h́nh tư tưởng vĩ đại mà Ngài đă tạo ra bằng quyền năng của tiếng nói (speech) của Ngài và nó được cấp năng lượng bằng phẩm tính bác ái đặc biệt của Ngài. Khi Thượng Đế phán bảo, các thế giới được tạo ra và hiện nay, Ngài chỉ ở trong tiến tŕnh diễn đạt bằng lời nói. Ngài chưa kết thúc những ǵ mà Ngài phải nói và đó là sự bất toàn ở bề ngoài hiện nay. Khi cách diễn đạt hay câu nói thiêng liêng vĩ đại đó

981 vốn đang chiếm lấy tư tưởng Ngài được đưa đến gần, chúng ta sẽ có một thái dương hệ hoàn hảo do các sinh linh hoàn thiện cư trú. Qua ngôn từ, một tư tưởng được gợi ra và trở thành hiện hữu; nó lộ ra khỏi sự trừu tượng và thoát khỏi t́nh trạng mơ hồ và hiện ra trên cơi trần, tạo ra (nếu chúng ta có thể thấy nó) một sự vật rất rơ ràng trên các phân cảnh dĩ thái. Biểu lộ ra ngoại cảnh được tạo ra, v́ “Các sự vật là cái mà Linh Từ tạo thành chúng bằng cách gọi tên chúng” (“Things are that which the Word makes them in naming them”). Theo nghĩa đen, ngôn từ là một ma lực (magical force) vĩ đại và các adepts hay là vị chính đạo, nhờ hiểu biết về các thần lực và quyền năng của im lặng và của ngôn từ, có thể tạo ra các hiệu quả trên cơi trần. Như chúng ta biết, có một ngành của ma thuật, nó chủ yếu là vận dụng sự hiểu biết này dưới h́nh thức của các Quyền Lực Từ và của các thần chú và các công thức huyền bí vốn tạo ra các năng lượng ẩn giấu của thiên nhiên và triệu dụng các devas đi vào hoạt động. Ngôn từ (speech) là một trong các bí quyết mở ra các cánh cửa thông thương giữa con người với các thực thể tinh anh. Nó mang lại manh mối cho việc khám phá ra các thực thể này, những vị chỉ được tiếp xúc ở phía bên kia của bức màn. Nhưng chỉ có kẻ nào đă học được cách giữ im lặng, và đă đạt

đến mức hiểu biết về các thời điểm cần diễn đạt bằng lời nói mới có thể vượt qua bức màn này và tạo ra một số các giao tiếp huyền bí. Trong bộ GLBN, chúng ta được dạy huyền thuật chủ yếu là hướng vào các Thần Linh (Gods) bằng ngôn ngữ riêng của các Ngài; do đó, ngôn từ của người bậc trung không thể đạt đến các Ngài.

Thế nên, những ai t́m cách học ngôn ngữ huyền bí, những ai t́m cách biết về các linh từ, các linh từ này sẽ thấu nhập vào thính giác của những ai đứng phía bên kia, và những ai t́m cách vận dụng các linh thức và các tập ngữ vốn sẽ mang lại cho họ năng lực chi phối các Thần Kiến Tạo, phải quên đi cách dùng các linh từ trước đây của họ và phải cố tránh các phương pháp nói chuyện thông thường. Lúc đó ngôn ngữ mới sẽ thuộc về họ, và các cách diễn đạt mới, các ngôn từ, các thần chú và các công thức huyền bí (formulas) sẽ được giao cho họ chăm sóc.

982 Các định luật về ngôn ngữ là các định luật của vật chất và các đạo sinh có thể áp dụng các định luật chi phối chất liệu cơi trần cho việc sử dụng ngôn từ của họ, v́ nó liên quan đến việc vận dụng vật chất trên các phân cảnh khác. Ngôn từ là phương tiện lớn nhờ đó chúng ta làm hiển lộ bản chất của hệ thống nhỏ mà chúng ta đang kiến tạo – hệ thống mà từng con người là mặt trời trung ương của nó, v́ theo Định Luật Hút, con người kéo về chính ḿnh những ǵ y cần.

2. Bản chất của huyền thuật (1)

1

 

Huyền thuật

 

(Magic). GLBN I, 284.

 

 

1. Huyền thuật là một khoa học thiêng liêng dẫn đến việc tham dự vào các phẩm đức (attributes) của chính sự thiêng liêng.      Isis Unveiled I, 25.

 

2. Mọi hoạt động huyền thuật cốt ở việc gạt bỏ các khúc cuộn của Con Rắn Cũ xưa (Ancient Serpent). Isis Unveiled I, 138.

 

3. Mục tiêu của Khoa huyền thuật là sự hoàn thiện của con người. Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

 

Chúng ta đă xem xét hơi đầy đủ việc tạo ra các h́nh tư tưởng, và đă thấy rằng tiến tŕnh mà con người theo đuổi th́ tương tự với tiến tŕnh mà Thượng Đế Ba Ngôi theo đuổi trong việc tạo ra thái dương hệ. Giờ đây, chúng ta phải bàn đến bộ môn lớn lao đó trong huyền linh học vốn thường được gọi là huyền thuật. Con người là kẻ quán triệt ư nghĩa huyền bí của những ǵ được nói đến ở đây, sẽ có vị trí của ḿnh trong hàng ngũ của những kẻ được phép gọi chính họ là “Các Huynh Đệ Chính Phái”. Vấn đề th́ quá rộng lớn

983 không thể đề cập đến vắn tắt hơn, v́ nó nằm trong toàn bộ phạm vi nỗ lực trong lĩnh vực cấu tạo vật chất. Trước tiên, chúng ta phải bàn đến thái độ trí tuệ của con người khi y đối diện với công việc sáng tạo và năng lực con người để nhớ lại, xuyên qua hạ trí, mục tiêu của Chân Ngă, nhờ đó tạo ấn tượng tốt đẹp lên các tác nhân kiến tạo trên cơi trí với một tốc độ nhịp nhàng nào đó và một hoạt động rung

Isis Unveiled I, 309.

 

4. Huyền thuật thăm ḍ bản chất và sức mạnh của mọi vật. Isis Unveiled I, 282 – GLBN II, 538.

 

5. Huyền thuật và từ lực (magnetism) là các thuật ngữ đồng nghĩa. Isis Unveiled I, 279.

 

6. Huyền thuật là toàn bộ tri thức tự nhiên (natural knowledge). Isis Unveiled II, 99, 189.

 

7. Huyền thoại không hàm ư sự vi phạm các định luật của thiên nhiên.

 

Isis Unveiled I, Preface. Căn bản của Huyền thuật.

 

1. Huyền thuật được dựa vào các quyền năng bên trong của linh hồn con người . Isis Unveiled I, 459.

 

2. Trinity của thiên nhiên là ổ khóa của huyền thuật, trinity của con người là ch́a khóa vừa với nó.        Isis Unveiled II, 635.

 

3. Huyền thuật là tâm lư học huyền linh. Isis Unveiled I, 612 – 616

 

4. Cảm dục quang là tác nhân chính của huyền thuật. Isis Unveiled I, 128. GLBN I, 275; II, 537.

 

động nào đó. Đây là yếu tố đầu tiên, nó tạo các kết quả (trên cơi trần) trong hoạt động trực tiếp của Chân Ngă. Chúng ta cũng phải nhớ rằng, trong việc xem xét vấn đề này không bàn đến công việc hằng ngày của kẻ thường nhân, mà đang nói đến công việc sáng tạo có tổ chức, đúng theo luật lệ của người tiến hóa. Và rồi chúng ta đặt một tiêu chuẩn và nhấn mạnh ư tưởng hướng về những ǵ mà đạo sinh huyền linh học nên nỗ lực.

Chúng ta cũng phải xem xét công việc của đạo sinh huyền thuật khôn ngoan trên cơi cảm dục, nơi mà, dục vọng được thanh luyện và t́nh cảm/ xúc cảm được thánh hóa, y đem lại các t́nh trạng thăng bằng và các rung động ổn định, chúng giúp cho việc truyền chuyển không bị cản trở đối với cơi trần xuyên bộ óc xác thân của con người, đối với hoạt động rung động phát ra từ Ego, và đối với hoạt động tuần hoàn của thần lực cao siêu. Do đó, (nếu một ghi nhận có bản chất, thực hành có thể được thêm vào đối với người nghiên cứu bậc trung) việc vun trồng sự thanh tịnh t́nh cảm là một trong các giai đoạn đầu tiên hướng về việc có được dụng cụ cần thiết của nhà huyền linh học. Sự thanh tịnh này lại không đạt được bằng một cố gắng của ư chí, nó thành công trong việc kiềm chế tất cả hoạt động rung động cảm dục, chỉ bằng cách vun trồng sự đáp ứng với Chân Ngă, đồng thời chối bỏ mọi đáp ứng đối với rung động cố hữu của chính lớp vỏ cảm dục.

Chúng ta sẽ đề cập đến công việc truyền lực trên cơi trần xuyên qua các trung tâm lực dĩ thái và năo bộ hồng trần, nghiên cứu qua về hiệu quả của âm thanh khi nó được phát

984 ra vô t́nh trong ngôn ngữ hằng ngày và một cách cố ư trong

các lời lẽ đều đặn được an bài của nhà hoạt động trong huyền thuật (1).

Do đó, về điều này, do bởi giá trị thực hành thiết yếu của đoạn này, và do các nguy cơ kèm theo việc hiểu biết về các vấn đề này bởi những kẻ chưa sẵn sàng cho việc vận dụng có ư thức sức mạnh này, có dự kiến là truyền đạt giáo lư cần thiết theo công thức “Các Qui Luật của Huyền Thuật”, cùng với một vài minh giải. Bằng cách này, công tác huyền thuật được bảo vệ đầy đủ, cùng lúc đó được truyền đạt đầy đủ cho

1 Huyền thuật. Chính thuật ngữ Magic (Huyền Thuật) mang bằng chứng về nguồn cội cao siêu của nó. Tiếng La Tinh Magus, tiếng Hy Lạp Magos, tức nhà huyền thuật (magician), đem lại cho tất cả chúng ta các thuật ngữ khác này biểu thị cho uy quyền, minh triết, sự vượt trội. Kế đó chúng ta có phạm vi ảnh hưởng lộng lẫy, khoa trương, để diễn tả sự lớn lao ở vị thế, trong hành động và trong ngôn từ. Với âm tiết cuối hơi thay đổi, các từ giống nhau trở nên oai vệ, hàm ư quyền chi phối, và lần nữa, chúng ta có vị thẩm phán (magistrate), bất cứ điều ǵ có uy quyền mà lần nữa đă được đơn giản hóa thành Đức Thầy, và sau cùng bằng tiến tŕnh tiến hóa ngôn từ đă trở thành chữ Mister (Ông) dễ hiểu. Nhưng chữ La Tinh chỉ là một cách truyền đạt các từ. Chúng ta cũng có thể lần theo sự phát triển lịch sử của ngữ căn này đến lúc chúng ta đạt đến ngôn ngữ Zend nơi mà chúng ta t́m thấy nó làm nhiệm vụ dưới tên dành cho toàn thể đẳng cấp tu sĩ. Các nhà huyền thuật (magi) được biết đến trên khắp thế giới v́ sự minh triết và khéo léo của họ trong huyền linh học, và chắc chắn là từ ngữ huyền thuật hầu như mắc nợ vào cội nguồn đó v́ sự tồn tại và ư nghĩa hiện nay của nó. Vậy chúng ta không cần dừng lại ngay cả nơi đây để trở lại ngôn ngữ Zend “mag”, hiện ra mờ mờ từ Bắc Phạn ngữ, maha, có nghĩa là vĩ đại”. Các học giả lỗi lạc nghĩ rằng chữ maha (lớn, đại) được viết theo chính tả lúc đầu mà “magha”. Phải công nhận là trong Bắc Phạn ngữ (sanskrit) có chữ Maga nghĩa là một thầy tu của Mặt Trời, nhưng chữ này rơ ràng là một từ vay mượn từ Zend (ngôn ngữ ?-ND) có nguồn gốc của nó từ ngôn ngữ láng giềng của nó là Bắc Phạn ngữ.

Tạp chí Lucifer, q X, 157.

những ai biết lắng nghe và con mắt minh triết ở trong tiến tŕnh khai mở.

a/ Hắc Đạo và Chính Đạo. Nhiều điều được nói ra trong số các đạo sinh huyền môn ngày nay về chính đạo và tà đạo (1),

Huyền Thuật (Magic). Pháp thuật thiêng liêng cốt ở khả năng nhận ra tinh hoa của các sự vật dưới ánh sáng của thiên nhiên (cảm dục quang, astral light) và – bằng cách dùng các sức mạnh -linh hồn của Tinh Thần – để tạo ra các sự việc vật chất từ vũ trụ không nh́n thấy, và bằng các hoạt động như thế, Thượng (Above) và Hạ (Below) phải được tập hợp lại và tạo ra một tác động hài ḥa.    GLBN II, 538.

Magic là Vidya thứ hai trong bốn Vidyas (Minh Triết Tri Thức) và là maha -Vidya vĩ đại trong các tác phẩm Vạn Pháp Kỳ Thư (Tantric writtings). Nó cần có ánh sáng của vidya thứ tư (atma vidya, minh triết ­tinh thần) chiếu rọi lên nó để trở thành White Magic (Huyền Linh Thuật).

GLBN I, 192.

Hắc Thuật (Black Magic, Tà Thuật, Tả Đạo) được HPB định nghĩa:

a/ Hắc Thuật sử dụng cảm dục quang cho các mục tiêu phỉnh lừa và dụ dỗ, trong khi nhà huyền linh thuật dùng nó cho các mục đích thông tin và trợ giúp sự tiến hóa.    GLBN I, 274.

b/ Hắc thuật hoạt động với các đối cực. Nhà huyền linh thuật t́m kiếm điểm cân bằng hay quân b́nh, và điểm tổng hợp.   GLBN I, 448.

c/ Biểu tượng của hắc thuật là ngôi sao năm cánh đảo ngược.

Huyền linh thuật sử dụng cùng biểu tượng với điểm nhọn trên cùng.

d/ Hắc thuật là maha-vidya không có ánh sáng của atma-vidya.

Huyền Linh thuật là maha-vidya được chiếu sáng bằng Atma-vidya.

GLBN I, 592.

e/ Hắc thuật bị chi phối bởi mặt trăng.

Huyền linh thuật bị chi phối bởi mặt trời.

f/ Hắc thuật và huyền linh thuật đều xuất phát trong cuộc đại ly giáo (great schism) bắt đầu trong căn chủng thứ tư.  GLBN II, 221, 445, 520.

g/ Hắc thuật được dựa vào sự suy thoái tính dục (degradation of sex) và suy thoái chức năng sinh sản.

Huyền linh thuật căn cứ vào sự chuyển hóa của quan năng sáng tạo thành tư tưởng sáng tạo cao siêu, các cơ quan sinh sản bị bỏ rơi bởi luồng nội hỏa, nó chuyển qua cổ họng, bí huyệt của âm thanh sáng tạo.

và nhiều điều được nói ra mà không có ảnh hưởng, hoặc sự

985      thật. Điều cần nói chính xác là giữa hai loại người đó, đường ranh giới rất mong manh, khó mà nhận biết bởi những người cho đến nay, không xứng đáng với danh xưng là “kẻ biết”.

Sự phân biệt giữa hai hạng người này là ở nơi cả hai động lực và phương pháp, có thể được tóm tắt như sau:

Nhà huyền linh học có động lực trong những ǵ sẽ đem ích lợi cho tập thể mà người này dùng hết năng lực và thời gian cho tập thể đó. Hạng người theo tả đạo bao giờ cũng hoạt động một ḿnh, hoặc là nếu vào bất cứ lúc nào y cộng tác với những người khác, th́ đó là với mục đích ích kỷ ẩn giấu. Kẻ kiệt xuất của huyền linh học tự ḿnh chú ư vào công việc nỗ lực có tính cách kiến tạo để cộng tác với các kế hoạch của Thánh Đoàn và để xúc tiến các ư muốn (desires) của Đức Hành Tinh Thượng Đế. Huynh Đệ Hắc Đạo dồn hết th́ giờ của ḿnh vào những ǵ nằm bên ngoài các kế hoạch của Thánh Đoàn và vào những ǵ không được đưa vào trong mục tiêu của Đấng Chủ Quản Cung của hành tinh.

Như có nói ở trước, nhà huyền linh học hoạt động hoàn toàn qua các Thần Kiến Tạo cao cấp, qua âm thanh và các con số mà Ngài phối hợp vào công việc các Ngài, và như thế có ảnh hưởng lên các Thần Kiến Tạo cấp thấp đang hợp thành

986      vật chất của các thể của các Ngài, và do đó hết thảy những ǵ hiện hữu. Ngài hoạt động qua các bí huyệt và các điểm năng lượng thiết yếu, và từ đó tạo ra trong vật chất các kết quả mong muốn. Hắc phái làm việc trực tiếp với chính vật chất và

h/ Hắc thuật liên quan đến các lực tiến hóa giáng hạ. Huyền linh thuật hoạt động với các mănh lực tiến hóa thăng thượng. i/ Hắc thuật có liên quan với h́nh hài, với vật chất.

Huyền linh thuật có liên quan với sự sống bên trong h́nh hài, với Tinh Thần.

với các thần tạo tác cấp thấp. Hắc phái không hợp tác với các thần lực xuất phát từ các phân cảnh Chân Ngă. Các băng nhóm nhỏ của “Đạo Binh Âm Thanh” là những kẻ phụng sự của hắc phái, và không có các Trí Tuệ điều khiển trong ba cơi thấp, do đó hắc phái hoạt động trước tiên trên cơi cảm dục và cơi trần, chỉ trong các trường hợp hiếm hoi mới hoạt động với các mănh lực của cơi trí, và chỉ trong một ít trường hợp đặc biệt, ẩn giấu trong karma vũ trụ, một nhân viên hắc đạo mới hoạt động trên các phân cảnh cao của cơi trí. Tuy nhiên, các trường hợp được thấy ở trên là các nguyên nhân đóng góp chính của mọi hắc đạo đang biểu lộ.

Huynh Đệ Chính Đạo bao giờ cũng hoạt động qua mănh lực cố hữu của Ngôi Hai chừng nào mà vị này c̣n hoạt động liên quan với ba cơi thấp. Sau kỳ điểm đạo thứ ba, vị này hoạt động ngày càng nhiều với năng lượng tinh thần, hoặc là với thần lực của Ngôi Một. Ngài tạo ấn tượng lên các chất liệu hạ đẳng và vận dụng các sinh linh tạo tác cấp thấp với rung động của bác ái và sự mạch lạc thu hút của Ngôi Con, và nhờ minh triết mà các h́nh hài được tạo ra. Ngài học cách hoạt động từ tim, và do đó vận dụng loại năng lượng đang tuôn chảy từ “Tâm của Mặt Trời” cho đến khi (Ngài trở thành Đức Phật) Ngài có thể phân phát một phần thần lực phát ra từ “Mặt Trời Tâm Linh”. Do đó, bí huyệt tim trong Huynh Đệ Chính Phái là môi giới truyền chuyển của lực kiến tạo,và tam giác mà y sử dụng trong công tác này là:

a/ Bí huyệt trong đầu tương ứng với tim. b/ Chính bí huyệt tim. c/ Bí huyệt cổ họng. Các Huynh Đệ Tả Phái hoạt động với các lực hoàn toàn

987      của Ngôi Ba, và chính điều này mang lại cho họ rất nhiều quyền năng có vẻ thực, v́ Ngôi Hai chỉ đang ở trong tiến

tŕnh đạt đến mức rung động cao nhất của nó, trong khi Ngôi Ba đang ở đỉnh cao của hoạt động rung động, vốn là sản phẩm của các diễn tŕnh tiến hóa của thái dương hệ chính có trước kia. Ngôi này hầu như hoàn toàn hoạt động từ bí huyệt cổ họng, và trước tiên vận dụng các thần lực của mặt trời vật chất. Đây là lư do giải thích tại sao ngôi này đạt được nhiều mục tiêu của ḿnh qua phương pháp kích thích prana hoặc phương pháp làm mất sinh khí của prana, và cũng giải thích tại sao đa số các ảnh hưởng của ngôi này đều xảy ra trên cơi trần. Do đó, ngôi này hoạt động qua

a/ Bí huyệt trong đầu tương ứng với bí huyệt cổ họng.

b/ Bí huyệt cổ họng.

c/ Bí huyệt ở đáy xương sống.

Nhà huyền linh học luôn luôn hoạt động kết hợp với những người khác, và chính y ở dưới sự chi phối của một số vị Lănh Đạo nhóm. Ví dụ các Huynh Đệ của Bạch Giai hoạt động dưới quyền ba vị Đại Thánh và tuân theo các kế hoạch được đề ra, đặt các mục tiêu cá biệt và các ư kiến của các Ngài dưới đại kế hoạch chung. Kẻ theo hắc phái thường hoạt động mạnh theo cách cá nhân, và có thể được thấy đang xúc tiến các kế hoạch của y một ḿnh hoặc có sự trợ giúp của các phụ tá. Y thường không chấp nhận một cấp trên quen thuộc nào, tuy nhiên lại thường là nạn nhân của các kẻ thừa hành trên các phân cảnh cao của tà lực vũ trụ, kẻ dùng y như y dùng các kẻ cộng tác thấp kém của y, nghĩa là, y hoạt động (bao giờ mà mục tiêu lớn hơn c̣n liên quan tới) một cách mù mờ và thiếu ư thức.

Như chúng ta biết rơ, kẻ theo chính đạo làm việc theo khía cạnh tiến hóa thăng thượng hay liên quan với Con Đường Hoàn Nguyên (Path of Return). Huynh đệ hắc đạo bận tâm vào các mănh lực giáng hạ tiến hóa, hay là với Con Đường

Hướng Ngoại (Path of Outgoing). Họ tạo thành mănh lực thăng bằng lớn trong cơ tiến hóa, và mặc dù họ bận tâm với

988 khía cạnh vật chất của biểu lộ, c̣n Huynh Đệ Chính Đạo lo về trạng thái linh hồn hay tâm thức, họ và công việc của họ, ở dưới đại luật tiến hóa, góp phần vào mục tiêu chung của Thái Dương Thượng Đế, mặc dù (và đây là ư nghĩa huyền bí tuyệt diệu đối với đạo sinh giác ngộ) không đóng góp vào mục tiêu riêng của Hành Tinh Thượng Đế. Sau cùng có thể nói vắn tắt về các phân biệt giữa các nhà pháp thuật, đó là nhà pháp thuật của Thiên Luật hoạt động với linh hồn của các sự vật. Các huynh đệ hắc phái của y hoạt động theo khía cạnh vật chất. Nhà huyền linh học hoạt động qua các trung tâm lực trên các cơi phụ thứ nhất và thứ tư của mỗi cơi chính. Kẻ theo hắc phái hoạt động qua các vi tử thường tồn và với vật chất và các h́nh hài có liên hệ. Trong mối liên hệ này, nhà huyền linh học sử dụng ba trung tâm lực cao. Kẻ theo hắc đạo sử dụng năng lượng của ba trung tâm lực thấp (các cơ quan sinh sản, lá lách và huyệt đan điền) tổng hợp năng lượng của họ bằng một tác động của ư chí và hướng nó vào trung tâm lực ở đáy xương sống, sao cho năng lượng tứ phân đó bây giờ được truyền tới bí huyệt cổ họng. Nhà huyền linh học vận dụng mănh lực kundalini khi nó được truyền qua vận hà giữa xương sống. Người theo hắc đạo vận dụng các vận hà bên trong, chia năng lượng tứ phân thành hai đơn vị, đi lên xuyên qua hai vận hà, để cho vận hà giữa ở trạng thái yên ngủ. Do vậy rơ ràng là một vận hà hoạt động với hai mặt, c̣n vận hà kia hoạt động với một mặt. Do đó, trên các cơi có hai mặt (planes of duality) hiển nhiên là tại sao kẻ theo hắc đạo có rất nhiều quyền năng này. Cơi có một mặt (plane of unity) đối với nhân loại là cơi trí. Các cơi có tính

đa dạng (planes of diversity) là cơi cảm dục và cơi trần. Do đó, kẻ theo hắc đạo có quyền năng rơ rệt hơn là huynh đệ chính đạo trên hai cơi chính thấp (two lower planes) thuộc ba cơi thấp (three worlds, -hồng trần, cảm dục và hạ trí – ND).

Huynh đệ chính đạo làm việc dưới quyền Thánh Đoàn, hay là dưới quyền Vị Chúa vĩ đại (great King), đang thi hành

989 các mục tiêu thuộc hành tinh của Ngài. Huynh đệ hắc đạo làm việc dưới quyền một vài Thực Thể riêng rẽ, mà y không biết ǵ cả, các Thực Thể này có liên quan với các mănh lực của chính vật chất. Nhiều điều hơn có thể được đưa ra trong mối liên hệ này, nhưng những ǵ được đưa ra ở đây cũng đủ cho mục đích của chúng ta. b/ Cội nguồn của Hắc Thuật. Khi đề cập đến điểm này, chúng ta đang xâm phạm vào các lănh vực của huyền bí và địa hạt không thể giải thích được. Tuy nhiên, một vài diễn đạt có thể được đưa ra ở đây mà, nếu được suy nghiệm, có thể rọi một ít ánh sáng vào vấn đề tối tăm này. Thứ nhất. Nên nhớ rằng toàn bộ vấn đề tai họa hành tinh (và đạo sinh phải thận trọng giữa tệ trạng hành tinh với tệ trạng vũ trụ) nằm ẩn giấu trong các chu kỳ sống của cá nhân và trong lịch sử của Thực Thể Vĩ Đại chính là Hành Tinh Thượng Đế của Địa Cầu. Do đó măi cho tới khi một người đă được một số lần điểm đạo và như vậy đạt được một mức độ tâm thức hành tinh, thật là vô ích cho y khi suy đoán về sự ghi nhận đó. Trong bộ GLBN (q. III, 62; Đoạn 6, trang 27),

H.P.B. có nói đến vấn đề “Các Thượng Đế chưa hoàn thiện”, và trong các ngôn từ này có ẩn ch́a khóa về tệ trạng hành tinh (planetary evil).

Thứ hai. Có thể nói vắn tắt rằng, về phần nhân loại chúng ta, các thuật ngữ tệ trạng hành tinh và tệ trạng vũ trụ có thể được giải thích như sau:

Tệ trạng hành tinh phát xuất từ một vài mối liên hệ hiện có giữa Hành Tinh Thượng Đế chúng ta với một Hành Tinh Thượng Đế khác. Khi t́nh trạng đối cực này được điều chỉnh, lúc đó tệ trạng hành tinh sẽ chấm dứt. Sự điều chỉnh này sẽ được tạo ra qua sự thiền định (hiểu theo huyền linh học) của một Hành Tinh Thượng Đế thứ ba. Cả ba vị này sau rốt sẽ tạo thành một tam giác đều, và lúc đó tệ trạng hành tinh sẽ hết. Sự lưu chuyển tự do sẽ xảy ra sau đó; sự tan ră hành tinh sẽ có thể xảy ra, và các “Thượng Đế chưa hoàn hảo” sẽ đạt được một hoàn thiện tương đối. Thế là karma của kỳ khai nguyên

990 (manvantara), hay là chu kỳ thứ hai, được hiệu chỉnh, và thế là nhiều tệ trạng hành tinh do nghiệp quả được “thanh toán hết”. Tất cả những cái nói trên phải được diễn dịch theo ư nghĩa nội môn chớ không theo ư nghĩa công truyền của nó. Theo quan điểm của hành tinh chúng ta, tệ trạng vũ trụ cốt ở sự liên hệ giữa Đơn Vị thông tuệ tâm linh hay là “Đấng Rishi của Tinh Ṭa Cao Cấp” như Ngài được gọi (Ngài là Sự Sống làm linh hoạt của một trong bảy ngôi sao của Đại Hùng Tinh, và là nguyên mẫu của hành tinh chúng ta) và là một trong các thần lực của cḥm sao Rua (GLBN II, 579 – 581). Ở đây, các đạo sinh cần nhớ rằng “bảy tỉ muội” (“seven sisters”) về mặt huyền linh học được gọi là “bảy thê thiếp” (“seven wives”) của các Rishis (Thánh Hiền) và rằng thần lực kép (do kết quả từ mối liên hệ đó) hội tụ và tác động qua cái mà một trong các Hành Tinh Thượng Đế, Đấng vốn là Thượng Đế của bất cứ hành tinh đặc biệt nào và là “h́nh ảnh” (“reflection”) của bất cứ vị Rishi đặc thù nào. Hiện nay, v́ thiếu sự hiệu chỉnh hoàn hảo, trong mối liên hệ này có ẩn giấu cái bí mật về tệ trạng vũ trụ khi nó làm cho chính ḿnh được cảm nhận trong bất cứ hành tinh hệ đặc thù nào. Lại nữa, khi tam giác

cơi trời (heavenly triangle) được làm cân bằng thật đúng và

thần lực luân lưu tự do qua a/ Một trong bảy sao của cḥm sao Đại Hùng, b/ Sao Tua Rua (Pleiade) có liên hệ, c/ Hành tinh hệ có liên quan,

lúc đó, một lần nữa tệ trạng vũ trụ sẽ bị làm tiêu tan và một hoàn thiện tương đối được đạt tới. Điều này sẽ đánh dấu việc thành đạt của sự hoàn thiện sơ khởi và sự hoàn thành của chu kỳ lớn hơn.

Tệ trạng có chu kỳ (cyclic evil) hay là tệ trạng thứ ba, ẩn giấu trong mối liên hệ giữa các bầu hành tinh trong bất cứ hành tinh hệ đặc biệt nào, hai trong các hành tinh bao giờ cũng ở vị thế đối ứng cho đến khi trở nên thăng bằng bởi lực phát ra từ một hành tinh thứ ba. Các đạo sinh sẽ chỉ hiểu được ư nghĩa của giáo huấn này khi họ nghiên cứu các cặp đối ứng trong chính các chu kỳ của chính họ và công việc lập thăng bằng của Ego.

Một kiểu tệ trạng thứ tư phát từ tệ trạng trên có biểu hiện

991 chính của nó trong các phiền năo và các xáo trộn của giới thứ tư hay giới nhân loại, và sẽ t́m được giải đáp của nó theo hai cách: bằng cách làm cân bằng các lực của ba giới (giới tinh thần hay giới thứ năm, giới nhân loại, và giới động vật), và cách thứ hai, bằng cách vô hiệu hóa (negation) mănh lực hút của ba giới thấp (giới khoáng chất, giới thực vật và giới động vật, như thế chúng hợp thành một đơn vị duy nhất) bằng giới tinh thần, sử dụng giới thứ tư hay giới nhân loại. Trong tất cả các trường hợp này, các tam giác lực được tạo thành, khi được thăng bằng, sẽ t́m được mục đích mong muốn. Hắc thuật được nói đến như là đang xuất hiện trên hành tinh chúng ta trong căn chủng thứ tư (GLBN I, 451, 452; II, 221, 234, 519). Ở đây cần nhớ rằng, việc này hoàn toàn có liên

quan với giới thứ tư và việc sử dụng tà thuật cố ư bởi những người phát triển bị lầm lạc. Các tà lực (forces of evil) thuộc loại hành tinh và vũ trụ đă hiện hữu từ khi phát khởi sự biểu lộ, vốn tiềm tàng trong karma của Hành Tinh Thượng Đế, con người chỉ bắt đầu hoạt động một cách cố ư với các mănh lực này và bắt đầu sử dụng chúng cho các mục tiêu ích kỷ trong cuộc tuần hoàn này vào căn chủng thứ tư.

Những người theo hắc thuật (black magicians) hoạt động dưới một số Thực Thể vĩ đại (great Entities), số lượng là sáu, thí dụ, họ được nói đến trong Thánh Kinh Cơ Đốc giáo như là có con số 666 (Thánh Kinh Tân Ước, Khải Huyền 13: 18). Họ tiến vào (thuộc về vũ trụ, chớ không thuộc thái dương hệ) theo ḍng thần lực phát xuất từ các phân cảnh trí tuệ vũ trụ, chính các phân cảnh này đă tạo ra ba cơi nỗ lực của con người. Ở đây các đạo sinh nên ghi nhớ sự kiện là ba cơi thấp của thái dương hệ chúng ta không được xem như là biểu hiện cho một nguyên khí vũ trụ, v́ chúng tạo thành thể xác trọng trược của Thượng Đế, và thể vật chất trọng trược này không được xem là một nguyên khí. Có một ư nghĩa huyền linh trong cách diễn đạt “không phải là nguyên khí” (“unprincipled”). Các thực thể này là toàn bộ vật chất của ba

992      cơi phụ thấp của cơi hồng trần vũ trụ (ba cơi thấp của thái dương hệ) và chính v́ ở dưới chúng mà kẻ theo hắc đạo bị cuốn vào hoạt động, thường là vô ư thức, nhưng tăng thêm sức mạnh khi chúng hoạt động một cách hữu thức. (1)

Ở đây có thể nêu câu hỏi, nếu cần, mối liên hệ ǵ có thể có trong việc liên quan với nội tuần hoàn ? Nội tuần hoàn có nhiều ư nghĩa, một số không thể nêu ra, nhưng hai điều có thể được nói đến ở đây: Đó là nó tự liên quan với hiệu ứng của sự cân bằng trong tam giác của các lực hướng về cuối chu kỳ, khi lực hoặc năng lượng có liên quan đang luân lưu không bị ngăn trở, dù là chậm, qua :

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

Trong các giai đoạn đầu của bước phát triển nhân loại, mọi người đều không biết các nhà hắc thuật, nhưng không v́ vậy mà “bị chê trách” về mặt huyền linh. Khi sự tiến hóa tiếp tục, họ chịu ảnh hưởng thần lực của Ngôi Hai, và đa số đáp ứng với lực đó, thoát khỏi các mắt lưới của các nhà hắc thuật và chịu ảnh hưởng thần lực có số khác. Một số ít kẻ không làm thế trong kỳ khai nguyên này là “những kẻ thất bại” (“failures”) họ phải tiếp tục cuộc đấu tranh ở một kỷ nguyên sau này. Một tỉ lệ rất nhỏ cố ư từ chối “chuyển qua” và họ trở thành các “nhà hắc đạo” thực sự. Đối với họ, mục tiêu bao giờ cũng như nhau, thứ nhất cắt đứt Ego khỏi Monad đưa đến một thời gian chờ đợi trong nhiều thiên kỷ cho đến khi một thái dương hệ khác ra đời. Trong trường hợp của “những kẻ thất bại”, Ego tự cắt đứt ra khỏi phàm ngă, đưa đến một sự giật lùi (set back) trong một giai đoạn ngắn hơn, nhưng vẫn có cơ hội bên trong thái dương hệ. Thứ hai, một chu kỳ hiện tồn, được trải qua trong tệ trạng vô giới hạn và tùy vào sức sống của Chân Ngă thể bị tách ra và sự kiên nhẫn cố hữu của nó. Đây là các “linh hồn bị đánh mất” thông thường đă được nói đến trong bộ GLBN (1). Nếu các đạo sinh

 

1. Hai cḥm sao có thái dương hệ,

 

2. Các hành tinh hệ,

 

3. Ba bầu trong hành tinh hệ.

 

Nên nhớ rằng tất cả ba điểm này đều liên can với nhau. Như vậy thần lực bắt đầu tuôn chảy khi bất cứ chu kỳ nào thuộc về hai phần ba diễn ra. Nó liên quan với Các Cuộc Điểm Đạo vĩ đại hơn và là sự tương ứng trên các cơi cao đối với đường đi tắt/ cách làm có hiệu quả hơn về mặt huyền linh (the occult short cut) đối với minh triết và tri thức mà chúng ta gọi là Con Đường Điểm Đạo. 1 Không một linh hồn nào có thể bị đánh mất, khi:

a/ Một đạo tâm tốt lành hiện hữu. b/ Một hành vi không ích kỷ được thực thi.

cố công nghiên cứu các t́nh trạng này, và cố mở rộng quan niệm đến một thái dương hệ có trước và già dặn hơn, họ sẽ có

993 được một ít ánh sáng về vấn đề cội nguồn của tệ trạng/ tà lực (evil) trong thái dương hệ này. c/ Các điều kiện đối với Huyền Linh Thuật. Khi xem xét các yếu tố đ̣i hỏi sự hiệu chỉnh trước khi đảm trách công việc huyền thuật, chúng ta bàn đến những ǵ có giá trị thực tế nổi bật. Trừ phi các đạo sinh huyền linh thuật bắt đầu việc theo đuổi môn này được củng cố bằng động lực thanh khiết, các thể trong sạch, và hoài băo cao siêu, họ bị định sẵn phải chịu thất vọng và ngay cả gặp tai họa nữa. Tất cả những ai t́m cách cố ư hoạt động với các Lực biểu lộ và những ai cố gắng kiểm soát các năng lực của tất cả những ǵ hiện hữu, đều cần đến sự che chở mạnh mẽ của sự thanh khiết. Đây là một điểm vốn không thể quá bị chú trọng và thôi thúc, do đó luôn luôn có huấn lệnh hăy tự kiềm chế, trau giồi bản chất con người, và tận tụy với đại cục (cause) của nhân loại. Việc theo đuổi nghiên cứu huyền thuật có ẩn hiểm họa theo ba cách. Nếu các thể của con người không đủ tinh khiết và rung động nguyên tử của y không đủ cao, th́ y ở trong nguy cơ quá bị kích thích khi được tiếp xúc với các lực của thiên nhiên, và điều này dẫn đến sự hủy diệt và tan ră của một trong các thể của y. Đôi khi việc đó có thể dẫn đến sự hủy diệt của hai hoặc nhiều hơn, và khi xảy ra trường hợp này, nó liên quan đến một sự giật lùi rơ rệt đối với sự khai mở Chân Ngă, v́ trong các trường hợp như thế, việc đó đ̣i hỏi nhiều

c/ Cuộc sống có đức hạnh mạnh mẽ.

d/ Cuộc sống chính trực.

e/ Cuộc sống trong sạch theo thiên nhiên. Isis Unveiled II, 368. Xem GLBN III, 528, 529. Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

thời gian dài hơn giữa các lần luân hồi,, do việc khó tập hợp các vật liệu cần có trong các thể.

Thêm nữa, trừ phi một người được củng cố trong cố gắng của ḿnh bằng động cơ chính đáng, y có thể bị dẫn đi lạc đường bằng việc hoạch đắc quyền năng. Việc thông hiểu các định luật huyền thuật đặt vào tay đạo sinh các quyền năng giúp cho y sáng tạo, hoạch đắc và kiểm soát. Các quyền năng

994 như thế th́ đầy dẫy mối họa đối với kẻ chưa chuẩn bị và chưa sẵn sàng, v́ trong trường hợp này, đạo sinh có thể chuyển các quyền năng đó vào các mục tiêu ích kỷ, sử dụng chúng cho sự tiến bộ vật chất nhất thời của riêng ḿnh, và bằng cách này thu lượm những ǵ sẽ làm thỏa măn các ham muốn của phàm ngă. Do đó, trong giai đoạn đầu, y chọn hướng về tả đạo, và mỗi kiếp sống có thể bắt gặp y đang tiến về hướng đó với sự sẵn sàng nhiều hơn cho đến khi (hầu như là vô tâm) y sẽ thấy chính ḿnh ở vào hàng ngũ của các bậc thầy hắc đạo (black masters). T́nh trạng các sự việc như thế chỉ có thể được hóa giải qua việc vun trồng ḷng vị tha, yêu thương chân thành đối với con người và sẵn sàng chối bỏ mọi ham muốn thấp kém. Nguy cơ thứ ba đe dọa đạo sinh huyền thuật thiếu cảnh giác nằm ở sự kiện là khi y can thiệp vào các lực và năng lượng này, tức là y đang đối phó với những ǵ có liên quan với bản chất thấp của chính y. Do đó, y đi theo đường lối dễ dàng nhất; y làm tăng thêm các năng lượng này, nhờ đó làm tăng sự đáp ứng của chúng với khía cạnh thấp và với khía cạnh vật chất của bản chất y. Y làm điều này với sự thiệt hại cho bản chất cao của y, làm chậm trễ sự phát triển của bản chất cao và tŕ hoăn sự tiến bộ của y. Cũng t́nh cờ, y thu hút sự chú ư của các bậc thầy của tả đạo, họ bao giờ cũng để mắt ḍ t́m những người có thể bị uốn nắn theo các mục tiêu của

họ, và y trở nên (trước tiên vô t́nh) một kẻ thừa hành bên phía tà đạo (side of evil).

Do đó, hiển nhiên là đạo sinh cần tuân theo các đức tính trước khi y đảm trách công việc gay go để trở thành một Đức Thầy hiểu biết của Huyền Linh Thuật :

Thanh khiết về thể chất (Physical Purity). Đây là một điều không dễ dàng có được, mà đ̣i hỏi nhiều kiếp sống có nỗ lực bền bĩ. Nhờ sự tiết độ (abstinence), tự kiềm chế đúng đắn, cách sống trong sạch, ăn chay (vegetarian diet), tự chủ nghiêm nhặt (rigid self-control), con người dần dần nâng cao rung động của các nguyên tử xác thân của ḿnh, tạo được một thể lúc nào cũng có sức đề kháng và sức khỏe tuyệt vời, thành công trong việc “biểu lộ” ra ngoài ở một lớp vỏ có độ tinh tế đáng kể.

Không bị ảnh hưởng bởi thể dĩ thái. (Etheric freedom) Thuật ngữ này không diễn tả được tất cả những ǵ mà tôi

995 t́m cách truyền đạt, nhưng nó đủ cho nhu cầu hiểu rơ hơn. Đạo sinh huyền linh học là kẻ có thể an toàn đảm trách hoạt động, cần kiến tạo một thể dĩ thái có bản chất sao cho sinh lực (vitality) hay là lực của sinh khí (pranic force) và năng lượng (energy) có thể chạy ṿng quanh không bị cản trở; y sẽ tạo thành một mạng lưới dĩ thái có độ mảnh mai đến nỗi nó không tạo nên một cản trở nào đối với tâm thức. Đây là tất cả những ǵ có thể được nói về vấn đề này, do nguy cơ đi kèm theo, nhưng bao nhiêu đó cũng đủ để truyền đạt thông tin cho những ai bắt đầu t́m hiểu. Ổn định thể t́nh cảm (Astral Stability). Trước hết, đạo sinh huyền thuật nhắm vào việc thanh lọc các dục vọng của ḿnh, và như thế chuyển hóa (transmute) các xúc cảm của y đến mức sự thanh khiết vật chất thấp kém và sự đáp ứng tinh thần cao siêu và năng lực chuyển hóa (transmutative power)

có thể đều trở nên hữu dụng. Mọi nhà huyền linh học phải học biết sự thật rằng, trong thái dương hệ này, trong chu kỳ nhân loại, thể t́nh cảm là điểm then chốt của nỗ lực, có một hiệu ứng phản xạ trên cả hai thể kia, tức thể xác và thể trí. Do đó, con người nhắm vào việc chuyển hóa (như đă thường được nói tới) dục vọng thấp kém thành hoài băo (aspiration, đạo tâm); với sự thay đổi các sắc thái thô sơ thấp kém vốn phân biệt thể t́nh cảm của một người thông thường, đổi lấy âm điệu (tones) rơ ràng, tinh khiết hơn của con người thiên về tâm linh, và để biến đổi rung động hỗn độn thông thường của nó, và “biển đầy băo tố của sự sống”, thành sự đáp ứng nhịp nhàng đều đặn với những ǵ cao cả nhất và trung tâm an b́nh. Y thực hiện các điều này bằng một sự cảnh giác không ngừng, không ngớt kiềm chế và luôn luôn thiền định.

Thăng bằng trong tâm trí (Mental poise). Các lời này được dùng theo ư nghĩa huyền linh, trong đó thể trí (như nó thường được hiểu) trở thành khí cụ bén nhạy vững vàng của chủ thể suy tưởng nội tâm, và là điểm mà từ đó y có thể tiến tới các lĩnh vực hiểu biết cao siêu. Đó là viên đá nền tảng mà từ đó sự mở rộng cao siêu có thể được phát khởi.

Đạo sinh huyền thuật tương lai đừng nên tiến hành các t́m ṭi và các thực nghiệm của y cho đến khi y đă để tâm đến các huấn lệnh này, và cho đến khi toàn bộ xu hướng tư tưởng của y được hướng về việc biểu hiện các huấn thị đó và chúng

996      lộ rơ ra trong cuộc sống hằng ngày của y. Khi y đă làm được như thế, không ngưng nghỉ và không mệt mỏi, và sự sống hồng trần và việc phụng sự của y làm chứng cho sự chuyển hóa bên trong, bấy giờ y có thể tiếp tục đặt song song cuộc sống này với các khảo cứu và công tác huyền thuật. Chỉ có Solar Angel mới có thể thi hành công tác của nhà huyền thuật, và vị này thực hiện điều đó qua sự kiểm soát các lunar

angels và sự chế ngự hoàn toàn các thần này. Họ dàn trận chống lại y, cho đến khi, nhờ sự thiền định, đạo tâm và sự kiềm chế, y chinh phục họ bằng ư chí của ḿnh và họ trở thành những kẻ phụng sự của y.

Ư tưởng này đưa chúng ta đến sự phân biệt thực sự và thiết yếu giữa huynh đệ chính đạo và huynh đệ hắc đạo, và trong tóm lược này, chúng ta sẽ kết thúc cuộc thảo luận hiện nay và tiếp tục với các qui luật.

Người phụng sự trong huyền linh thuật luôn luôn vận dụng năng lượng của Solar Angel để thực hiện các mục tiêu của ḿnh. Các huynh đệ hắc đạo hoạt động qua sức mạnh có sẵn của các lunar lords vốn được kết hợp trong thiên nhiên với tất cả những ǵ biểu lộ ở ngoại cảnh. Trong một cổ thư huyền học, được ẩn giấu trong các hang động, do các Chân Sư bảo quản, có các lời kết luận sau, chúng có vị trí của chúng trong Bộ Luận về Lửa này do sự thích hợp của chúng :

“Các Huynh Đệ của Mặt Trời, qua mănh lực của Lửa thái dương, thổi bùng lên ngọn lửa trong ṿm Trời sáng chói thứ hai, dập tắt các lửa thái âm thấp kém và hủy diệt “lửa do ma sát” thấp kém đó.

Huynh Đệ của Mặt Trăng không biết đến mặt trời và sức nóng mặt trời; mượn lửa của nó từ tất cả những ǵ hiện hữu theo ba cách, và theo đuổi chu kỳ của nó. Các lửa của địa ngục đang chờ, c̣n lửa thái âm tắt ngấm. Lúc đó mặt trời lẫn mặt trăng đều không có lợi cho y, chỉ có bầu trời cao ngất đang chờ tia lửa điện, t́m kiếm rung động đồng bộ với những ǵ ẩn bên dưới. Và tuy thế nó không đến”.

3. Mười lăm qui luật cho Huyền thuật. Tất nhiên các qui luật này sẽ có bản chất huyền bí, và đạo

sinh cần nhớ rằng cách gọi tên có bản chất che giấu, nó bao 997 giờ cũng đưa sự khai mở cho những ai có được manh mối,

nhưng có khuynh hướng gây bối rối và làm hoang mang người khảo cứu mà chưa sẵn sàng t́m chân lư. Tôi cũng muốn nhà nghiên cứu nhớ rằng tất cả những ǵ được truyền đạt ở đây đều liên quan đến “huyền linh thuật” và được đưa ra theo quan điểm của Solar Angel, và của Solar Fire (Thái Dương Hỏa). Ghi nhớ hai điểm này nhà nghiên cứu sẽ t́m được nhiều điều trong các qui luật này sau rốt tạo ra được giác ngộ bên trong. Chúng ta sẽ chia chúng làm ba nhóm châm ngôn hay cụm từ huyền linh. Trong số này, cái thứ nhất sẽ tự liên quan với công việc của nhà huyền thuật trên cơi trí, với sự vận dụng năng lượng thái dương của y, và năng lực của y để lôi cuốn các Thần Kiến Tạo vào hợp tác với các mục đích của y.

Nhóm thứ hai sẽ đưa công việc xuống cơi của dục vọng và của sinh lực và sẽ truyền đạt sự hiểu biết về việc làm quân b́nh các cặp đối ứng và cách làm cân bằng chúng, sao cho biểu lộ cuối cùng có thể đạt được.

Nhóm qui luật thứ ba sẽ bàn đến cơi trần, với sự truyền chuyển thần lực:

a/ Qua các trung tâm lực,

b/ Qua năo bộ,

c/ Qua chính cơi trần.

a/ Sáu qui luật dành cho cơi trí. Một vài qui luật về ngôn ngữ (speech) sẽ được đưa ra, ư nghĩa của màu sắc và âm thanh sẽ xuất hiện dưới h́nh thức ngoại môn của cách diễn đạt cho những ai có đủ tri giác.

Qui Luật I. Solar Angel tập hợp vào chính ḿnh, không phân tán thần lực của Ngài, nhưng trong cơn thiền định sâu xa giao tiếp với h́nh ảnh của Ngài.

Ư nghĩa của qui luật này dễ dàng được nhận ra. Nhà huyền linh thuật bao giờ cũng là kẻ, nhờ chỉnh hợp hữu thức với Ego của ḿnh, với “Angel” của ḿnh, mà dễ tiếp nhận các kế hoạch và mục tiêu của Chân Ngă đó, và do đó có thể nhận được ấn tượng cao siêu. Chúng ta nên nhớ rằng huyền linh

998      thuật hoạt động từ trên xuống dưới, và là kết quả của rung động thái dương chớ không phải của các xung lực làm nóng phát ra từ các Lunar Pitris; ḍng chảy xuống của năng lượng tạo ấn tượng từ Solar Pitri là kết quả của việc nhớ lại bên trong của y, việc thu hút các mănh lực của y trước khi gởi chúng ra ngoài một cách tập trung vào bóng h́nh của ḿnh, tức con người, và sự thiền định vững chăi của y vào mục tiêu và kế hoạch. Có thể hữu ích cho đạo sinh nếu ở đây y nhớ rằng Ego (cũng như Thượng Đế) đang ở trong cơn thiền định sâu xa trong toàn thể chu kỳ lâm phàm hồng trần. Cuộc thiền định thái dương này có bản chất theo chu kỳ, vị Pitri có liên hệ gởi ra cho “h́nh ảnh” của ḿnh các ḍng năng lượng nhịp nhàng, mà các ḍng này được nhận biết bởi con người có liên hệ giống như “các xung lực cao siêu” của y, tức các ước mơ và các hoài băo của y. Do đó điều rơ rệt là tại sao các nhà hoạt động trong huyền linh thuật đều luôn luôn tiến hóa, và con người tinh thần, v́ “h́nh ảnh” (“reflection”) ít khi đáp ứng với Ego hay là Solar Angel cho đến khi nhiều chu kỳ luân hồi trôi qua. Vị Solar Pitri giao tiếp với “cái bóng” (“shadow”) hoặc h́nh ảnh (reflection) của ḿnh bằng sutratma, nó đi xuống qua các thể đến một điểm vào trong bộ óc xác thân.

Qui Luật II. Khi bóng tối đă đáp ứng, trong cơn thiền định sâu xa, công việc tiếp diễn. Ánh sáng thấp được đưa lên trên, ánh sáng vĩ đại soi sáng cả ba và công việc của bốn tiếp diễn.

Ở đây công việc của hai, Ego trên cơi riêng của nó, và dụng cụ của nó trong ba cơi thấp, được chỉ rơ dưới h́nh thức liên kết và phối kết. Như chúng ta biết rơ, chức năng chính của việc thiền định là đưa dụng cụ thấp vào một t́nh trạng tiếp nhận và đáp ứng với rung động đến một mức độ mà Chân Ngă, hay là Thái Dương Thiên Thần (Solar Angel) có thể sử dụng nó và tạo ra những kết quả đặc biệt. Do đó, điều này bao hàm một luồng thần lực đi xuống từ các phân cảnh

999 cao của cơi trí (trú sở của Chân Nhân) và một rung động hỗ tương, phát ra từ Con Người, tức Vật Phản Chiếu (Reflection). Khi cả hai rung động này được điều hợp, và sự tương tác có nhịp nhàng, bấy giờ cả hai sự thiền định diễn tiến đồng bộ và công tác huyền thuật và công tác sáng tạo có thể tiếp tục không bị ngăn trở. Do đó, điều hiển nhiên rằng bộ óc là tương ứng vật chất với các trung tâm lực trên cơi trí, và rằng rung động phải được tạo ra một cách hữu thức bởi con người khi thiền định. Khi điều này được thực hiện, con người có thể trở thành nhà sáng tạo có ư thức, và do đó công việc tiến hành theo ba cách; thần lực luân lưu một cách tự do xuyên qua ba điểm hoạt động có tập trung : Thứ nhất. Từ ṿng cánh hoa trong hoa sen Chân Ngă mà Ego chọn để dùng, hoặc là ở trong vị thế sử dụng. Điều này bị chi phối bởi mục tiêu trước mắt và t́nh trạng khai mở Chân Ngă. Thứ hai. Trung tâm trong bộ óc xác thân vốn linh hoạt trong lúc thiền định. Trung tâm này cũng bị chi phối bởi tŕnh độ tiến hóa của con người, và mục tiêu đặc biệt trong trí. Thứ ba. Trung tâm lực do con người sinh ra trên cơi hạ trí, khi y tiếp tục tạo ra h́nh tư tưởng cần thiết, và lôi cuốn vào hoạt động các thần tạo tác nào có thể đáp ứng với rung động được đưa ra. Điều này cũng bị chi phối bởi sức mạnh của sự

thiền định của con người, sự phong phú của nốt do con người đưa ra và sức mạnh của rung động mở đầu của y.

Do đó, điều đầu tiên mà Solar Angel thi hành là tạo thành một tam giác, gồm có chính y, con người trên cơi trần, và điểm lực rất nhỏ vốn là kết quả của nỗ lực hợp nhất của chúng. Điều đó sẽ hữu ích cho các đạo sinh tham thiền mà suy nghiệm về phương pháp này, và khảo cứu về sự tương ứng giữa điều đó với công việc của Thái Dương Thượng Đế khi Ngài sáng tạo “Các Cơi Trời và Trái Đất”. Trạng thái Cao

1000 Nhất và trạng thái thấp nhất gặp nhau, tinh thần và vật chất được đưa vào tiếp xúc với nhau; kết quả của sự tương tác này là sự ra đời của Con hay là h́nh tư tưởng vĩ đại của thái dương. Trong ba cơi thấp, con người, tức Thượng Đế nhỏ bé, bên trong các giới hạn của ḿnh, tiếp tục theo các đường lối tương tự. Cả ba đều được soi sáng bằng ánh sáng của Đấng Duy Nhất (One) là ba ngôi (persons) của Triad thấp, tức là thể hạ trí, thể cảm dục và xác thân. Cùng với Đấng Soi Sáng (Illuminator), chúng tạo thành “Bộ Tứ” (“the “Four”) đă được nhắc đến, và như thế hiển nhiên trở thành Tetraktys (Tứ Linh Diệu) của tiểu thiên địa. Hai quy luật trên tạo thành căn bản huyền bí của mọi thiền định, cần được thận trọng nghiên cứu nếu các kết quả cần đạt được.

Qui Luật III. Năng lượng chạy ṿng. Điểm sáng, sản phẩm của các công lao của Bộ Tứ tṛn dần và lớn lên. Vô số tập hợp chung quanh hơi ấm tỏa ra của nó cho đến khi ánh sáng của nó lùi ra xa. Lửa của nó trở nên lu mờ. Kế đó âm thanh thứ nh́ sẽ phát ra.

Nhờ thiền định và mục tiêu có ư thức, nhà huyền linh thuật đă tạo ra một điểm tập trung năng lượng trên cơi trí, tăng thêm độ rung động qua sự định trí tích cực; kế đó y bắt

đầu h́nh dung ra chi tiết h́nh hài mà y t́m cách tạo ra; y tưởng tượng nó với mọi thành phần cấu tạo của nó và thấy “trước con mắt trí tuệ của y” sản phẩm hoàn thiện của sự thiền định của Chân Ngă khi y thành công trong việc đưa nó chào đời. Điều này tạo ra cái mà ở đây được gọi là “nốt thứ hai”, nốt thứ nhất chính là nốt phát ra từ Ego trên cơi riêng của nó, nốt này khơi hoạt “h́nh ảnh” và tạo ra sự đáp ứng. Rung động trở nên mạnh hơn, nốt được gióng lên bởi con người trên cơi trần đi lên và được nghe thấy trên cơi trí. Do

1001 đó, trong mọi cuộc thiền định vốn có giá trị huyền linh, con người phải làm một vài điều ngơ hầu trợ giúp trong việc đem lại các kết quả. Y làm tĩnh lặng các thể của ḿnh để không gây cản trở cho ư định của Chân Ngă, và lắng nghe “Tiếng Nói Vô Thinh”. Bấy giờ y đáp ứng với Tiếng Nói đó một cách hữu thức, và nghiền ngẫm về các kế hoạch được đưa ra. Kế đó, y gióng lên Thánh Ngữ, chọn nốt của Ego mà y tin rằng ḿnh nghe được nó, và gởi nó ra để làm lớn lên âm của Chân Ngă và để phát động vật chất trên cơi trí. Nhờ đồng bộ với âm thanh này, y h́nh dung ra h́nh tư tưởng được đề xuất vốn để biểu hiện cho các mục tiêu của Chân Ngă và tưởng tượng nó một cách chi tiết. Đừng quên rằng ở đây chúng ta đang bàn đến các trầm tư hữu thức, dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm lâu dài, vốn tạo ra các kết quả huyền diệu trên cơi trần. Ở đây chúng ta không bàn đến các thiền định nào có mục đích khai mở Thượng Đế nội tâm, và mang lại ngọn lửa giác ngộ của Chân Ngă. Khi tiến tŕnh này diễn ra theo luật lệ và trật tự, th́ điểm tập trung năng lượng trên cơi hạ trí có được sức mạnh; ánh sáng hoặc lửa của nó làm cho chính nó được cảm nhận; theo

ư nghĩa huyền linh, nó trở nên thấy được ở bên ngoài, và thu

hút sự chú ư của các thần kiến tạo cấp thấp nhờ : a/ Bức xạ (radiation) hoặc hơi ấm của nó, b/ Rung động linh hoạt của nó, c/ Âm thanh (sound) hoặc nốt của nó, d/ Ánh sáng của nó. Các tay hoạt động thuộc elemental có khả năng đáp ứng

được tập hợp và lôi cuốn vào phạm vi của lực và bắt đầu tụ tập chung quanh. H́nh hài được dự kiến bắt đầu được lộ rơ, và hết sự sống bé nhỏ này đến sự sống bé nhỏ khác chiếm vị trí của nó trong cấu tạo của nó. Kết quả của “t́nh trạng cố kết” này là ánh sáng nội tâm trở nên bị che phủ, độ sáng chói bị lu mờ, giống như ánh sáng bên trong của Ego ở trong bóng tối của nó, hoặc h́nh tư tưởng, tức con người, cũng bị mờ tối và che giấu.

1002    Qui luật IV. Thanh âm, ánh sáng, rung động và h́nh hài trộn lẫn và nhập một, như vậy công việc trở thành độc nhất. Nó tiếp diễn theo thiên luật, và giờ đây không ǵ có thể cản trở công việc khỏi tiến tới. Con người hít thở vào sâu. Y tập trung các lực của ḿnh và dồn h́nh-tư-tưởng ra khỏi y.

Ở đây chúng ta bàn đến một sản phẩm huyền thuật rất quan trọng và là cái ít được xem xét và hiểu biết. Thần lực được Ego sử dụng trong công việc thúc đẩy con người tiến hành mục tiêu của Ego là ư chí năng động, c̣n cánh hoa hay trung tâm năng lượng, được vận dụng chính là một trong các cánh hoa ư chí. Cho đến giờ con người đă bị điều khiển bởi ư chí Chân Ngă, nhưng đă nhập chung với ư chí này phần lớn năng lượng của trạng thái thu hút (dục vọng hoặc t́nh thương) nhờ đó gom góp vào chính ḿnh trên cơi trí, chất liệu cần cho h́nh tư tưởng của y. Cho đến giờ y đă tiếp tục

trên các phân cảnh cụ thể của cơi trí để được nh́n thấy một h́nh hài bằng chất trí được kết chặt, sinh động, rực rỡ và có một bản chất theo ư muốn. Hoạt động bên trong của nó theo cách nào mà sự bền bĩ của nó đối với thời gian cần để đoan chắc sự thành tựu của mục tiêu Chân Ngă được đảm bảo; nó sẵn sàng được đưa ra cho nhiệm vụ của nó, để gom góp vào chính nó chất liệu có bản chất trọng trược trên cơi cảm dục và để đạt được độ vững chắc lớn hơn. Điều này được mang lại bằng một tác động của ư chí phát xuất từ con người, và y mang lại cho h́nh hài sinh động đó năng lực “để khỏi bị kiềm chế”. May thay cho nhân loại, chính xác là ở tŕnh độ ngày nay đa số các nhà nghiên cứu huyền thuật đều thất bại trong công việc của họ. Họ tạo ra một h́nh hài bằng chất trí, nhưng không biết làm cách nào để phóng nó ra, cho nên hiển nhiên là nó sẽ hoàn tất chức năng của nó. Thế là bao nhiêu h́nh tư tưởng hứng chịu một cái chết tự nhiên trên cơi trí do bởi sự bất lực của con người để phát huy năng lực ư chí một cách hữu ích, và sự thất bại của con người khi t́m hiểu các định luật cấu tạo h́nh-tư-tưởng. Một yếu tố khác là việc thiếu hiểu

1003 biết của y về thần chú để phóng thích các thần kiến tạo cơ bản (elemental builders) ra khỏi môi trường xung quanh và bắt buộc các thần này kết chặt bên trong chu vi của h́nh tư tưởng chừng nào mà kẻ suy tưởng c̣n cần tới. Sau cùng các h́nh tư tưởng tan mất do sự bất lực của con người, nó ngăn không cho con người duy tŕ một cuộc thiền định đủ lâu, và đưa ra các ư tưởng của ḿnh một cách rơ ràng đủ để mang lại sự hiện h́nh cuối cùng. Cho đến nay con người quá ô trược và quá ích kỷ, không thể được giao phó cho các hiểu biết này. Các h́nh-tư-tưởng của con người thường được tạo ra để được gửi đi dựa vào các nhiệm vụ ích kỷ và dành cho các mục đích hủy diệt, cho đến

khi nào họ thiên về tâm linh hơn và đă kiểm soát được bản chất thấp kém của họ, các ngôn từ về huyền thuật để khích động h́nh hài bằng chất trí vào hoạt động riêng rẽ sẽ không sẵn sàng cho họ sử dụng.

Có thể thắc mắc làm thế nào mà chính những người đó quyết tâm đạt đến các mục tiêu của họ, nhờ định trí và h́nh dung, và quyết điều khiển để phóng các h́nh tư tưởng vốn đạt được mục tiêu của họ. Điều này có thể được mang lại bằng hai cách:

Thứ nhất. Bằng cách nhớ lại không chủ ư các phương pháp và thần chú (formulas) được biết và được sử dụng vào thời Atlantis, khi các thần chú huyền thuật là tài sản công cộng và con người tạo ra các kết quả qua sự phát âm một số âm thanh. Họ không đạt được các mục tiêu của họ qua năng lực tinh thần, mà chính yếu là khả năng giống như két để lặp lại các câu chú (mantrams). Các câu này đôi khi nằm ẩn giấu trong bản chất tiềm thức và được sử dụng không có chủ tâm bởi con người cảm thấy đủ mạnh.

Thứ hai. Nhờ tư tưởng và ư tưởng của con người thích hợp với các kế hoạch và mục tiêu của những kẻ hiểu biết, hoặc ở trên chính đạo, hoặc ở trên tà đạo. Khi họ sử dụng h́nh hài với mănh lực có sẵn của nó và thúc đẩy nó vào hoạt động, và một chủ thể chia tách tạm thời, như vậy gởi nó ra để hoàn thành mục tiêu của nó. Điều này giải thích cho đa số các kết quả ở bề ngoài của cơi hiện tượng đă đạt được bởi chủ thể suy tư ích kỷ hay là bởi chủ thể suy tư thiếu khả năng dù là tốt lành.

1004 Các ngôn từ huyền thuật chỉ được truyền đạt dưới sự niêm phong kín đáo, cho những người làm việc dưới quyền Thánh Đoàn Quang Minh, cho các điểm đạo đồ và cho các đệ tử hữu thệ, do bởi nguy cơ lớn có liên quan. Đôi khi họ cũng

được xác định bởi những người, nam hoặc nữ, đă tạo được t́nh trạng chỉnh hợp với Chân Ngă, và do đó tiếp xúc với trung tâm bên trong của mọi tri thức trong chính họ. Khi xảy ra việc này, tri thức trở nên an toàn, v́ Chân Ngă bao giờ cũng hoạt động về phía thiên luật và công lư, đồng thời các ngôn từ được Ego phát ra bị “lạc mất trong thanh âm của Ego” (như được gọi về mặt huyền linh) và sẽ không được ghi nhớ bằng bộ óc phàm trần khi không ở dưới ảnh hưởng của Solar Angel.

Sáu qui luật dành cho cơi trí nhất thiết là vắn tắt do sự kiện là cho đến giờ, cơi trí hăy c̣n là vùng đất chưa biết rơ đối với nhiều người -chưa biết rơ đối với sự kiểm soát hữu thức . Trong trường hợp thứ nhất, hai qui luật c̣n lại này liên quan đến huynh đệ tham dự vào huyền linh thuật, c̣n trong trường hợp thứ hai liên quan đến h́nh tư tưởng mà y tạo ra.

Qui luật V. Ba sự việc làm vướng bận Solar Angel trước khi lớp vỏ được tạo ra chuyển xuống dưới; t́nh trạng của các khối nước (waters), mức an toàn của kẻ tạo ra như thế, và sự chiêm ngưỡng vững vàng. Như vậy tim, cổ họng và mắt, được liên kết cho ba công cuộc phụng sự.

Điểm tập trung năng lượng mà con người, tức nhà huyền thuật, giờ đây đă tạo ra trên cơi trí, đă đạt được một hoạt động rung động vốn làm cho điều đó chắc chắn rằng sự đáp ứng sẽ được vận dụng từ vật chất cần cho việc cung cấp lớp vỏ kế tiếp và trọng trược hơn. Rung động này sẽ tạo ra kết quả trong một tập hợp gồm một loại chất liệu sự sống thiêng liêng khác nữa chung quanh hạt nhân trung ương. Về mặt huyền linh học, h́nh hài được tạo ra phải được xạ ra, đưa 1005 xuống, bay như chim lượn lờ trên nhiệm vụ của nó, và một giai đoạn có tính quyết định đang đến gần nhà huyền thuật.

Một trong những điều mà nhà huyền linh học phải thấy là chính h́nh hài mà y đă tạo ra, và cái mà y đang giữ liên kết với y bằng một tuyến tinh anh có chất liệu được làm sinh động (một tương ứng trên mức độ nhỏ của tuyến sutratma nhờ đó mà Monad hoặc Ego giữ liên hệ với “h́nh hài biểu lộ” của nó) sẽ không tàn lụi v́ thiếu chất liệu sinh động, mà cũng không trở về với y cùng với nhiệm vụ chưa được hoàn thành của nó.

Khi xảy ra thảm họa sau này, h́nh tư tưởng trở thành một mối đe dọa cho nhà huyền thuật, và y trở thành miếng mồi của những ǵ mà y đă tạo ra. Các devas vốn hợp thành thể của ư tưởng (body of the idea) chính ư tưởng này đă thất bại trong mục tiêu của nó, devas lại tạo thành một ống dẫn dựa vào sinh lực của nhà huyền thuật. Do đó, y cố t́m cái động lực hoặc là ư muốn nằm đàng sau “ư tưởng”, mà bây giờ được khoác vào lớp vỏ đầu tiên của nó, giữ lại sự trong sạch ban đầu của nó, chính là v́ không có một dấu vết nào của ư định ích kỷ, không một lệch lạc nào đối với mục tiêu ban đầu của Solar Angel đă được phép đưa tới một rung động không xứng đáng nào. Đây là những ǵ được nói tới bằng cách chú ư vào “t́nh trạng của nước”. Như chúng ta biết rơ, nước thay cho vật chất (matter), c̣n các chất liệu (substances) của cơi cảm dục mà hiện đang được xem xét, có tầm quan trọng hàng đầu trong mọi việc tạo h́nh. Tùy theo chất liệu được dùng và bản chất của các Thần Kiến Tạo đáp ứng với nốt của h́nh hài trong chất trí, mà mục tiêu sẽ được hoàn tất. Đây là giai đoạn quan trọng nhất theo nhiều cách, v́ thể cảm dục của bất cứ h́nh hài nào đang chi phối :

a/ Bản chất của hiện thể vật chất.

b/ Việc truyền thần lực từ cơi cao nhất kế tiếp.

Miễn là con người trên cơi trần có thể giữ mục tiêu ổn định, và từ chối không để cho nó bị méo mó bởi các ảnh hưởng và rung động phát ra từ phàm ngă, lúc đó “các devas

1006 cảm dục” có thể tiến hành công việc của họ. Tôi xin nhắc các đạo sinh ở giai đoạn này rằng bất cứ h́nh-tư-tưởng nào cũng đều tất phải t́m ra con đường của ḿnh đi vào các ḍng thần lực hoặc năng lượng lớn hơn, phát ra từ các chủ thể suy tưởng tiến hóa thuộc mọi đẳng cấp, từ Hành Tinh Thượng Đế trở xuống, và tùy theo bản chất và động lực của nó mà công cuộc tiến hóa được trợ giúp hoặc tŕ hoăn. Liên quan đến điều này mà các Nirmanakayas hoạt động, vận dụng các ḍng năng lượng tư tưởng, làm linh hoạt các h́nh hài do con người tạo ra, và như thế xúc tiến việc kiến tạo hoặc hủy diệt. Các Ngài phải dùng những ǵ hiện có; do đó cần phải có suy tưởng trong sáng. Nhờ “tinh lọc” nước, tức chống lại các dục vọng của ḿnh, chủ thể suy tưởng kế tiếp tiến hành (qua việc sử dụng một vài linh từ vốn được truyền đạt cho y do Solar Angel) bảo vệ chính ḿnh khỏi các devas có bản chất tinh linh mà y có ư định làm việc với họ. Trên cơi trí, bản chất và rung động của Solar Angel tỏ ra đủ che chở, nhưng giờ đây y đang dự tính hoạt động với các tinh linh (elementals) nguy hiểm nhất và các sự sống (existences) trong ba cơi thấp.(1) Các thần chú che chở này được đưa ra bởi chủ thể suy tưởng, liên kết với Solar Angel, vào lúc mà h́nh-tư-tưởng sẵn sàng nhận lớp vỏ cảm dục của nó. Câu chú liên quan đến các

1 H.P.B. đă nói rằng các elementals của không khí là loại tác hại (wicked) và nguy hiểm nhất. Ở đây, bà nhắc đến cơi trần và đến các nguy cơ đang đe dọa thể xác. Các tinh linh này nguy hiểm nhất khi nào có liên quan đến cơi trần, nhưng trong trường hợp mà chúng ta đang xét, chúng ta bàn đến con người, cái đơn nhất (unity) trong ba cơi thấp.

lực thúc đẩy hoạt động trong các Agnisuryans và phát khởi một ḍng năng lượng che chở từ một trong các cánh hoa ở tim của hoa sen Chân Ngă. Ḍng năng lượng này luân lưu qua bí huyệt cổ họng của con người, và tạo nên một ḍng năng lượng chạy ṿng chung quanh y, vốn tự động đẩy lùi các devas có thể (qua công việc thiếu sáng suốt của họ) đe dọa sự an b́nh của y. Cả hai vấn đề này đều chú trọng đến – dục vọng được hiệu chỉnh và chủ thể được bảo vệ -cả Solar Angel lẫn kẻ phụng sự trong việc duy tŕ huyền thuật một

1007 thái độ nhập định, hay chính là trạng thái thâm sâu vốn nối tiếp cho trạng thái được gọi là thiền định. Trong trạng thái nhập định (contemplation, đại định) nội nhăn được gắn chặt vào đối tượng đại định, và việc này tạo ra (một cách vô thức trong hầu hết các trường hợp) một ḍng năng lượng ổn định vốn được tập trung vào đối tượng, tạo ra sức sống và hoạt động. Đó là nền tảng của “việc chuyển hóa”, thí dụ, khi chất liệu nhân loại được chuyển hóa thành chất liệu thái dương. Ego giám sát các nguyệt thể (lunar bodies) của nó và dần dần công việc được hoàn tất. Khi h́nh ảnh của nó, tức con người, đă đạt đến một mức trong tiến hóa, nơi mà y có thể thiền định và nhập định, công việc được gia tốc một cách nhanh chóng, đặc biệt là trên cơi trần. Trong việc tạo ra h́nh-tư-tưởng, con người, trong cơn đại định, theo đuổi công việc đem lại năng lượng và cấp sinh khí. Ở đây có thể nói rằng con mắt là tác nhân chỉ đạo vĩ đại. Khi đệ tam nhăn được sử dụng, chính là trường hợp trong đại định, nó là tác nhân tổng hợp và điều khiển năng lượng tam phân này; nhờ đó công việc có ảnh hưởng mạch lạc được hoàn thành bởi những người mà nơi họ, mắt thứ ba hoạt động. Đệ tam nhăn chỉ bắt đầu hoạt động khi ṿng cánh hoa Chân Ngă thứ ba bắt đầu từ từ khai mở.

Nếu các đạo sinh muốn nghiên cứu ảnh hưởng của mắt người trên cơi trần, và kế đó mở rộng ư niệm đến công việc của Chủ Thể Suy Tưởng bên trong, khi y sử dụng mắt thứ ba, các đạo sinh sẽ có được một ánh sáng lư thú về vấn đề kiểm soát tư tưởng. Cổ Luận viết:

“Khi mắt bị mù, các h́nh tướng được tạo ra xoay trong các ṿng tṛn và không làm tṛn thiên luật. Khi mắt mở ra, thần lực tuôn ra, phương hướng được đảm bảo, việc hoàn thành được chắc, các kế hoạch diễn ra theo thiên luật; mắt có màu xanh lam, và mắt vốn không thấy màu đỏ, khi mở ra, tạo nên những ǵ được dự kiến một cách rất dễ dàng”.

Qui Luật cuối cùng được chứa trong các lời:

1008    Qui Luật VI. Các devas thuộc về bốn mănh lực thấp khi con mắt mở rộng; các Ngài bị dồn ra ngoài và bị mất chủ các Ngài.

Năng Lượng Chân Ngă, được truyền qua bộ óc vật chất, giờ đây được hướng đến việc gửi ra h́nh hài, cho nên nó có thể khoác vào chính nó bằng chất cảm dục. Con mắt của Chủ Thể Suy Tưởng mở rộng và đưa ra các luồng sinh lực. Ở đây, không cần nói thêm nữa, v́ cho tới khi con mắt hoạt động, con người không thể hiểu được bản chất của năng lượng mà lúc đó họ sẽ vận dụng hoặc điều khiển.

b. Năm qui luật dành cho cơi cảm dục. Trước khi chúng ta đề cập đến việc xem xét loạt thứ hai của “Các qui luật về Huyền Thuật”, tôi xin đưa ra một vài nhận xét liên quan đến “con mắt của Nhà Huyền Thuật” đă được nói đến trước đây. Một trong các qui luật căn bản ở đàng sau của tất cả các tiến tŕnh huyền thuật, đó là không một ai là nhà huyền linh thuật hay là người hoạt động trong huyền thuật cho đến khi con mắt thứ ba được khai mở, hoặc là ở trong tiến tŕnh khai mở, v́ chính là nhờ con mắt đó mà h́nh-tư-tưởng được kích hoạt

(energised, được cấp năng lượng), được điều khiển, được kiểm soát, và các thần kiến tạo cấp thấp hay các mănh lực được lôi cuốn vào bất cứ đường lối hoạt động đặc biệt nào. Trong số các khám phá sắp tới và trong số các thiên khải tới đây của khoa học duy vật sẽ là một thiên khải mà sẽ tự nó liên quan với năng lực điều-khiển-lực của mắt người, một ḿnh hoặc tổng hợp, và điều này sẽ cho thấy một trong các giai đoạn đầu tiên hướng về việc tái phát hiện của mắt thứ ba, hay là “Mắt của Shiva”. Như chúng ta biết, Shiva là một trong các thánh danh để chỉ Ngôi Một vĩ đại của Thượng Đế, và dưới thánh danh có ẩn giấu nhiều ư nghĩa huyền bí. Shiva thay cho:

 Trạng thái Ư Chí,

 Trạng thái Tinh Thần,

 Từ Phụ ở Cơi Trời,

 Mục tiêu hướng dẫn,

 Năng lượng hữu thức,

 

f. Ư định năng động, 1009 và trong lúc xét các câu này, các năng lực có sẵn của mắt thứ ba sẽ trở nên lộ rơ.

Nơi nhân loại, “Mắt Shiva” có vị trí của nó đă được biết

rơ: nằm giữa trán, giữa hai mắt xác thịt (GLBN I, 77; II, 297,

309, 316).

Không nên lẫn lộn với tuyến tùng quả, vốn là một trung tâm lực hay tuyến của thể xác. Mắt thứ ba nằm trong chất dĩ thái và là một trung tâm lực dĩ thái được làm bằng các chất dĩ thái, trong khi tuyến tùng quả được làm bằng vật chất thuộc ba cơi phụ thấp của cơi trần. Tuy nhiên, tuyến tùng quả phải được hoạt động ít nhiều trước khi “Mắt Shiva” trở nên linh hoạt ở một mức độ nào đó, và chính sự kiện này đă dẫn dắt

các nhà viết sách về huyền học trong quá khứ cố ư lẫn lộn cả

hai, để bảo vệ cái hiểu biết. Mắt thứ ba được tạo thành qua hoạt động của ba yếu tố: Thứ nhất, qua xung lực trực tiếp của Ego trên cơi riêng của

nó. Trong phần lớn của bước tiến hóa, Ego tạo sự tiếp xúc của nó với h́nh ảnh của nó, tức con người vật chất, qua trung tâm lực ở đỉnh đầu. Khi con người tiến hóa cao hơn, và gần bước lên Thánh Đạo, Cái Ngă nội tâm có được hiểu biết đầy đủ hơn về hiện thể thấp của ḿnh, và đi xuống một điểm ở trong đầu hay năo bộ nằm khoảng giữa trán. Đây là chỗ tiếp xúc thấp nhất. Ở đây, thật là lư thú khi chú ư tới sự tương ứng với sự tiến hóa của các giác quan. Ba giác quan chính và là ba giác quan quan trọng nhất biểu lộ theo thứ tự là thính giác, xúc giác, thị giác. Trong phần lớn bước tiến hóa, thính giác là động cơ dẫn dắt cho đời sống con người qua sự tiếp xúc bằng Chân Ngă với đỉnh đầu. Về sau, khi Ego xuống thấp hơn một ít, trung tâm lực dĩ thái vốn hoạt động liên quan đến tuyến tùng quả, được đưa thêm vào, và con người trở nên đáp ứng

1010 với các rung động tinh anh và cao siêu hơn; mối tương ứng huyền bí với giác quan thể xác là xúc giác khơi hoạt. Sau rốt, con mắt thứ ba khai mở và tuyến tùng quả cùng lúc bắt đầu hoạt động. Trước tiên, thị giác lờ mờ, và tuyến chỉ đáp ứng một phần với rung động, nhưng dần dần con mắt khai mở đầy đủ, tuyến hoạt động hoàn toàn, và chúng ta có con người “khơi hoạt trọn vẹn”. Khi xảy ra trường hợp này, trung tâm lực hành tủy rung động, và kế đó ba trung tâm lực vật chất trên đầu hoạt động. Thứ hai, qua hoạt động phối kết của bí huyệt hành tủy, tức hoa sen nhiều cánh trên đỉnh đầu. Bí huyệt này trực tiếp ảnh hưởng đến tuyến tùng quả, và sự tương tác của lực đàng sau cả hai (sự tương ứng, trên một tỉ lệ nhỏ, của các cặp đối ứng,

tinh thần và vật chất) tạo ra cơ quan vĩ đại của tâm thức, tức “Mắt Shiva”. Đó là khí cụ của minh triết, và trong ba trung tâm năng lượng này, chúng ta có sự tương ứng của ba trạng thái trong đầu của con người.

 

1. Bí huyệt ở đầu.........Trạng thái Ư Chí.............Tinh Thần....Cha trên Trời

 

2. Tuyến tùng quả.......Trạng thái Bác Ái-Minh Triết…. Tâm thức … Con

 

3. Mắt thứ ba ..............Trạng thái Hoạt Động ...Vật Chất....... Mẹ

 

Đệ tam nhăn là tác nhân điều khiển năng lượng hay lực, và như vậy là một dụng cụ của Ư Chí hay Tinh Thần; nó chỉ đáp ứng với ư chí đó khi được kiểm soát bởi trạng thái – Con, tác nhân khai mở của bản chất bác ái-minh triết của các thần (gods) và con người, và do đó là dấu hiệu của nhà huyền linh thuật.

Thứ ba, tác động phản xạ của chính tuyến tùng quả.

Khi ba loại năng lượng này, tức là rung động của ba trung tâm lực này, bắt đầu tiếp xúc với nhau, một sự tương tác rơ rệt được thiết lập. Cuối cùng, sự tương tác ba mặt này tạo thành trốt xoáy hay trung tâm lực, nó có vị trí của nó ở giữa trán, và sau cùng có vẻ giống với con mắt nh́n ra giữa hai

1011 con mắt kia. Đó là con mắt của nội nhăn thông, và ai mở được con mắt đó th́ có thể điều khiển và kiểm soát được năng lượng của vật chất, thấy được mọi vật trong Hiện Tại Vĩnh Cửu, và do đó tiếp xúc với nguyên nhân hơn là với các kết quả, đọc được tiên thên kư ảnh và có được nhăn thông. Do đó, kẻ sở hữu được nó có thể kiểm soát được các thần kiến tạo cấp thấp.

Khi được hoàn thiện, “Mắt Shiva” có màu xanh da trời, và v́ Thái Dương Thượng Đế chúng ta là “Thanh Thiên Thượng Đế” (“Blue Logos”) thế nên các con của Ngài về mặt huyền linh giống như Ngài; nhưng màu này phải được hiểu theo nội môn. Cũng cần phải nhớ rằng trước hai cuộc Điểm Đạo sau

cùng (thứ sáu và thứ bảy), con mắt của nhà huyền linh thuật, khi được phát triển, sẽ có màu tùy theo cung của con người – lại hiểu theo nội môn. C̣n nhiều điều nữa liên quan đến vấn đề màu sắc không thể được truyền đạt. Tùy theo màu sắc mà loại năng lượng nào đó sẽ được vận dụng, nhưng ở đây cần phải ghi nhớ rằng tất cả các nhà huyền học đều làm việc với ba loại năng lượng :

a/ Loại năng lượng cùng loại với Cung của chính họ, b/ Loại năng lượng bổ sung cho loại thần lực của chính họ,

c/ Đối cực (polar opposite) của họ, do đó họ hoạt động hoặc là theo đường lối ít đối kháng nhất, hoặc là qua lực hút và đẩy.

Chính nhờ phương tiện “toàn-nhăn-thông” (“all-seeing eye”) này mà vị Adept vào bất cứ lúc nào cũng có thể đặt Chính Ngài tiếp xúc với các đệ tử của Ngài ở bất cứ đâu; Ngài có thể giao tiếp với các vị đồng cấp (compeers) của Ngài trên hành tinh, trên đối cực của hành tinh chúng ta, và trên hành tinh thứ ba mà, cùng với hành tinh chúng ta, hợp thành một tam giác; Ngài cũng có thể, qua năng lượng được hướng từ đó, kiểm soát và điều khiển các thần kiến tạo, và duy tŕ bất cứ h́nh-tư-tưởng nào mà Ngài có thể tạo ra bên trong phạm vi ảnh hưởng của Ngài và dựa vào con đường phụng sự đă định của phạm vi đó; và chính nhờ con mắt của Ngài, nhờ vào các luồng năng lượng có hướng dẫn, Ngài có thể trợ giúp và làm phấn khích các đệ tử của Ngài hoặc các nhóm người ở bất cứ chỗ nào, vào bất cứ lúc nào.

1012 Tuyến tùng quả tùy thuộc vào hai đường kích thích: một là đường phát ra từ chính Ego xuyên qua các trung tâm lực dĩ thái. Ḍng chảy xuống này của năng lượng Chân Ngă (kết quả của việc khơi hoạt các trung tâm lực nhờ thiền định và

tính chất tâm linh của sự sống) tác động lên tuyến tùng quảvà theo năm tháng, dần dần tăng sự tiết dịch, mở rộng h́nh hài và bắt đầu vào một chu kỳ hoạt động mới.

Đường kích hoạt thứ hai ảnh hưởng đến tuyến tùng quả là con đường vốn là kết quả của việc giữ giới luật của xác thân và đặt nó lệ thuộc vào các định luật phát triển tâm linh. Khi đệ tử tuân theo một cuộc sống có điều độ, tránh thịt, chất nicotine (trong thuốc lá – ND) và rượu, đồng thời thực hành continence (tự kiềm chế; tiết dục; trinh bạch), th́ tuyến tùng quả không c̣n bị teo nhỏ nữa mà lại tiếp tục hoạt động trước kia của nó.

C̣n nhiều điều nữa không thể được đưa ra ở đây nhưng cũng đủ chỉ ra cho đạo sinh chất liệu để suy tưởng.

Khi thiền định, bằng cách ngân lên linh từ, đạo sinh khơi hoạt được sự đáp ứng trong bí huyệt chính ở đầu, tạo nên rung động hỗ tương giữa bí huyệt đó với bí huyệt xác thân ở đầu, và dần dần phối kết các lực trong đầu. Nhờ thực hành năng lực h́nh dung, mắt thứ ba được phát triển. Các h́nh tướng được h́nh dung, các ư tưởng và khái niệm trừu tượng ở trong tiến tŕnh được khoác lấy và được vận chuyển bằng trí, được h́nh dung ra một vài inch (=2,54cm) cách con mắt thứ ba. Chính do sự hiểu biết về điều này làm cho các nhà yoga Đông Phương nói đến việc “tập trung vào chóp mũi”. Đàng sau câu nói sai lạc này có ẩn một đại chân lư.

Khi bàn tiếp về “Các Qui Luật cho Huyền Thuật”, chúng ta sẽ đề cập đến các Qui Luật liên quan đến loạt thứ hai, bàn đến các xung lực tạo-h́nh-tướng, và các qui luật thu hút các khuynh hướng vốn là nền tảng của biểu lộ ở cơi trần. Chúng ta đă xem xét một vài qui luật bàn đến công việc của Solar Angel, mà trong mọi công tác huyền thuật chân chính thuộc bất cứ loại nào, vốn là tác nhân linh hoạt (active agent).

1013    Chúng ta đă xem xét các qui luật mà nhờ đó Ngài kiến tạo một h́nh tư tưởng trên cơi trí, hay một thể mầm mống (germ body) vốn sẽ (nhờ sự tăng lên và âm rung động) khoác lấy cho chính nó các h́nh tướng khác.

Qui Luật VII. Các Lực kép ở trên cơi nơi mà năng lực sinh động phải được t́m ra, đang được nh́n thấy; hai con đường đối diện với Solar Angel; các cực rung động. Một sự chọn lựa giáp mặt với kẻ thiền định.

Trên cơi cảm dục, giờ đây h́nh tư tưởng phải hoạt động, và một thể phải được cung cấp để làm cho điều này có thể xảy ra. Năng lượng của dục vọng nhập vào nó, và “kẻ thiền định” phải cấp năng lượng cho h́nh hài bằng một trong hai loại thần lực trước khi nó đi vào biểu lộ ngoại cảnh. Hành động đă chọn tùy thuộc vào cấu tạo của thể dĩ thái và biểu lộ ở cơi trần theo sau đó. Chủ thể suy tưởng bậc trung ít nhận thức được điều này, nhưng kinh nghiệm đi song hành với kinh nghiệm sống của chính y th́ chính xác, v́ là sự tương ứng với tiến tŕnh vũ trụ. “Bản chất của deva” (như người ta thường gọi), nhập vào, và dựa vào tính chất của bản chất thấp của nó, và kiểu mẫu riêng biệt của những ǵ vốn là đối tượng của bác ái mà bản chất của h́nh-tư-tưởng sẽ tùy thuộc vào. Nếu deva, hoặc Solar Angel, cho đến lúc đó ưa thích biểu lộ và có một ham muốn đối với cuộc sống bên ngoài, nhờ thế chính nó tự ư hóa nhập với vật chất, từ đó dẫn đến hiện tượng sự sống đầu thai vào cơi trần. Nếu deva, hay Solar Angel không c̣n bị vật chất thu hút nữa, kế đó không có sự hóa nhập nào, th́ sự sống ngoại cảnh không c̣n là luật hiện tồn của y nữa. Lúc bấy giờ y tự đồng nhất hóa với tính chất, hoặc năng lượng và trở thành một biểu hiện của các thuộc tính thiêng liêng. Lúc đó biểu lộ bên ngoài có thể đưa đến kết

quả dưới h́nh thức một hiến dâng tự nguyện cho cái tốt lành của sự sống tập thể hoặc hành tinh, nhưng sự đồng nhất hóa với h́nh tướng riêng rẽ không c̣n xảy ra nữa. Lúc đó hiện thể con người được tạo ra chẳng khác ǵ một h́nh-tư-tưởng

1014 trong trường hợp này như bất cứ ư tưởng đặc biệt nào khác, và tác động lớn nhất của huyền thuật hữu thức được nh́n thấy. Mọi sáng tạo huyền thuật khác đều phụ thuộc vào sáng tạo này. Qua việc vận dụng năng lượng âm và dương, như vậy đem lại cho chúng mức thăng bằng, trước khi làm linh hoạt chúng, thể hoàn hảo của vị Adept được tạo thành. Mọi công tác huyền thuật trên cơi cảm dục phải được đi theo đường lối hoạt động thăng bằng, và bản chất riêng biệt của loại công việc này trong ba cơi chính thuộc ba cơi thấp có thể được tóm tắt như sau: Trên cơi trí, mănh lực dương của Solar Angel dồn vật chất cần có vào h́nh hài thích hợp. Trên cơi cảm dục, mănh lực quân b́nh của Solar Angel gom góp chất liệu và năng lượng cần có từ mọi hướng và xây đắp nó thành thể cảm dục cần thiết. Trên cơi trần, mănh lực âm của Solar Angel là tất cả những ǵ cần để tập hợp chất dĩ thái mong muốn. Do câu này tôi muốn nói h́nh hài giờ đây đă đạt được một sức sống và sự phân biệt của riêng nó, để cho không có một tác động xâm phạm nào phát ra từ trung tâm Chân Ngă được cần đến để tiếp tục công việc. Âm điệu và rung động của chính h́nh hài cũng đủ rồi.

Qui Luật VIII. Các Agnisuryans đáp ứng với âm thanh. Các luồng nước xuống và lên. Mong cho nhà huyền linh thuật bảo vệ chính ḿnh khỏi bị chết đuối ở điểm mà đất và nước gặp nhau. Điểm giữa vốn không khô cũng không ướt phải cung cấp chỗ đứng nơi mà y

đặt chân lên. Khi nước, đất và không khí gặp nhau, nơi đó là chỗ cho huyền thuật được thành h́nh.

Cần ghi nhận rằng trong qui luật này yếu tố thứ tư, tức lửa, không được nhắc đến. Lư do của việc này là nhà huyền thuật đă hoàn thành nhiệm vụ kỳ diệu là làm sinh ra lửa cần có ở “chỗ gặp gỡ” bộ ba này. Đây là qui luật huyền bí nhất và

1015 gây bối rối nhất. Một ít ánh sáng được đưa ra về việc đó bằng ba câu sau đây trích từ Cổ Luận: “Khi lửa được rút ra từ điểm sâu thẳm bên trong tâm, th́ nước không đủ đánh tan nó. Giống như một Luồng lửa, nó thoát ra và chạy ngang qua nước, nước tan biến trước nó. Thế là mục tiêu được t́m thấy”. “Khi lửa giáng xuống từ Đấng đang quán sát bên trên, gió không đủ để thổi bật nó ra. Chính các luồng gió che chở, nâng đỡ và trợ giúp công việc, hướng dẫn ngọn lửa đang giáng xuống trên điểm nhập vào”. “Khi lửa xuất phát từ miệng của kẻ đang suy tưởng và đang chứng kiến, lúc đó đất không đủ để che giấu hoặc tiêu diệt ngọn lửa. Nó nuôi dưỡng ngọn lửa, gây nên sự tăng trưởng và độ lớn của lửa để đạt tới cửa vào chật hẹp”. Dưới khoa biểu tượng này, nhiều điều được ẩn giấu liên quan tới năng lượng đem lại sự sống, các trung tâm lực được biểu tượng hóa để tập trung nó vào tiêu điểm và điều khiển nó tiến tới và vị trí mà các loại vật chất dễ tiếp nhận khác nhau nắm giữ trong công tác huyền thuật. Như luôn luôn là trường hợp xảy ra trong mọi huyền linh thuật, hoạt động của Solar Angel là yếu tố ban sơ và công việc của con người trên cơi trần được xem như thứ yếu; xác thân con người và công việc được phát sinh trong đó thường được nói tới như là “nhiên liệu và hơi ấm của nó”. Điều này cần thận trọng ghi

nhớ và sẽ mang lại manh mối cho việc cần thiết để chỉnh hợp chân ngă và cho vấn đề tiêu hủy (extinction) của một số kẻ phụng sự trong huyền thuật, họ bị “hủy diệt bởi lửa của chính họ” tức là năng lượng. Nhà huyền thuật thận trọng là kẻ thấy được sự sẵn sàng của hiện thể thấp nhất của ḿnh để mang ngọn lửa mà với lửa đó y hoạt động và y hoàn thành điều này qua giới luật và sự trong sạch hoàn toàn. (Có lẽ trong đoạn này, Chân Sư muốn nhắc tới những trường hợp “con người tự bốc cháy” được ghi lại trong quyển “Những Bí Ẩn Thế Kỷ” do nhà xuất bản Thông Tấn-Hà Nội ấn hành năm 2007 (trang 44) chăng? ND).

Nhà huyền thuật tự bảo vệ ḿnh khỏi “chết đuối” (“drowning”) tức là khỏi ở dưới ảnh hưởng của thủy tinh linh hay tinh linh cơi cảm dục (astral elementals), nhờ hiểu được một số câu chú (formula) và chỉ khi nào các linh âm và thần chú này được truyền dạy và được hiểu biết, thật là không an toàn cho con người trên cơi trần khi thử t́m cách sáng tạo về huyền thuật. Các câu chú này thuộc ba loại :

1016 Thứ nhất. Các câu chú phối trộn hai nốt, thêm vào nốt thứ ba, và nhờ thế đưa vào hoạt động các thần kiến tạo của cơi cảm dục, tức các Agnisuryans, thuộc cấp đẳng nào đó. Các câu chú này được dựa vào âm mở đầu của Ego, và phân biệt giữa âm đó với âm của nốt của các thần kiến tạo và các sinh linh của h́nh tư tưởng bé tí đă được tạo thành. Câu chú được xướng dựa trên căn bản của ba nốt này, biến thái (variation) của âm điệu (tone) và nốt, dù không thuộc về câu chú, cũng tạo ra các loại h́nh tướng. Thứ hai, những câu chú có bản chất thuần túy che chở, và, nhờ kiến thức về các định luật của âm thanh như chúng được biết, có liên quan với nước (hay cơi cảm dục), chúng đặt một khoảng chân không (vacuum) giữa nhà huyền thuật với

nước, cũng như giữa nhà huyền thuật với tạo vật (creation) của người này. Câu chú này cũng được dựa trên các âm thanh tương ứng với không khí, v́ chính nhờ đặt chung quanh chính ḿnh một cái vỏ che chở bằng các nguyên tử không khí, hiểu theo huyền bí học, mà nhà huyền linh thuật tự bảo vệ khỏi sự đến gần của các thủy thần kiến tạo (water builders).

Thứ ba, các câu chú mà khi được xướng lên, tạo được hai kết quả: đưa ra tạo vật hoàn hảo, để cho nó có thể tự khoác lấy một thể xác (physical body), và kế đó phát tán (dispersal) các mănh lực tạo tác, lúc ấy công việc của chúng mới hoàn tất.

Tập hợp các câu chú sau cùng này th́ cực kỳ lư thú, và nếu các câu chú đó không mạnh mẽ lắm th́ nhà huyền thuật có thể thấy chính ḿnh bị trở ngại với việc tạo ra h́nh tư tưởng của ḿnh, và con mồi của một h́nh tư tưởng sinh động, và của một số “thủy thần”, họ sẽ không bao giờ rời y cho đến khi họ đă hoàn toàn rút ra khỏi y mọi loại “nước của bản thể y”, tiếp nhận nó vào bản thể (nature) của chính họ, và tạo ra cái chết của thể cảm dục của y. Lúc đó, hiện tượng kỳ lạ sẽ là nh́n thấy Ego tức Solar Angel được hóa nhập (being incarnated, nhập thể) trong lớp vỏ chất trí (mental sheath), tuy vẫn tách biệt với xác thân, do “hiện tượng chết đuối” huyền bí (occult “drowning”) của nhà huyền thuật. Lúc đó, không có ǵ được chừa lại cho Ego để làm ngoại trừ bẻ găy

1017    sutratma hay sinh mệnh tuyến (thread) và cắt đứt mọi liên lạc với lớp vỏ thấp nhất. Lớp vỏ thấp nhất này có thể tiếp tục tồn tại trong một thời gian ngắn, tùy theo sức mạnh của sự sống

sinh động (animal life), nhưng hẳn là cái chết sẽ xảy ra tiếp ngay sau đó. (1) Nhiều nhà huyền thuật đă chết như thế.

Qui Luật IX. Sự cô đặc (condensation) xảy ra kế tiếp. Lửa và nước gặp nhau, h́nh tướng căng phồng và tăng trưởng. Mong cho nhà huyền thuật đặt h́nh tướng của ḿnh vào con đường thích hợp.

Qui Luật này được tổng kết rất vắn tắt trong huấn thị: Hăy để cho dục vọng và trí tuệ được trong sạch và cũng được phân chia ngang bằng và h́nh hài sáng tạo được quân b́nh đồng đều đến nỗi nó không thể bị thu hút về phía con đường hủy diệt hay là con đường “bàng môn” (“left hand path”).

Qui Luật X. Khi các loại nước tẩm vào h́nh hài được tạo ra, chúng được hấp thu và sử dụng. H́nh hài tăng thêm sức mạnh của nó; do đó hăy để cho nhà huyền thuật tiếp tục cho đến khi công việc đủ đáp ứng nhu cầu. Bấy giờ hăy để cho các nhà kiến tạo bên ngoài chấm dứt công việc của họ, và để cho kẻ hoạt động ở trong bắt đầu chu kỳ của họ.

Một trong các ư niệm căn bản mà tất cả những người hoạt động huyền thuật đều hiểu rơ, đó là cả ư chí lẫn dục vọng

1 Các diễn biến mở ra cho Ego Thiêng Liêng sau sự tách rời làm hai.

GLBN III, 524.

a/ Nó có thể bắt đầu một loạt luân hồi mới.

b/ Nó có thể trở lại vào “ḷng của Từ Phụ” (“bosom of the Father”) và được gom lại vào Monad. Hai diễn tŕnh này được mở ra đối với phàm ngă tách ra. GLBN III, 525, 527.

Nếu có một xác thân, nó trở thành người mất linh hồn (a soulless man). Có hy vọng trong trường hợp này.

Nếu không có xác thân, nó trở thành một con ma (spook), tức là một h́nh thức của Kẻ Chận Ngơ (Dweller on the Threshold, Tổng Quả Báo).

 

đều là các phân thân của lực (force emanations). Chúng dị biệt ở tính chất và rung động, nhưng thực chất là các luồng năng lượng, loại th́ tạo thành một xoáy lực lúc đầu hay là trung tâm hoạt động, có tính chất ly tâm, c̣n loại khác lại hướng tâm, và là yếu tố chính trong việc phát triển của vật chất thành một h́nh hài chung quanh xoáy lực trung tâm (central vortex). Xoáy lực này có thể được thấy đang thể hiện theo một cách lư thú trong trường hợp của hoa sen Chân Ngă, nơi mà chúng ta có trạng thái ư chí hợp thành “bảo ngọc trong

1018    hoa sen” hay là trung tâm bên trong của điện năng, c̣n trạng thái dục vọng hay trạng thái bác ái tạo thành chính hoa sen Chân Ngă hay là h́nh tướng vốn che giấu trung tâm đó. Sự tương tự trong mọi h́nh hài kiến tạo vẫn đúng đối với các thần, các con người và các nguyên tử. Từ các cơi vũ trụ cao siêu, thái dương hệ được nh́n thấy như là một hoa sen xanh rộng lớn và cũng thế xuống đến giai tầng dưới; thậm chí nguyên tử vật chất nhỏ bé cũng được xem như thế. Sự phân biệt giữa các hoa sen khác nhau này tồn tại theo số lượng và cách sắp xếp của các cánh hoa. Theo nghĩa đen, thái dương hệ là một hoa sen có mười hai cánh, mỗi cánh hoa được tạo thành với bốn mươi chín cánh hoa nhỏ hơn. Các hoa sen hành tinh đều khác nhau trong mỗi hành tinh hệ, và một trong các bí mật của điểm đạo được khai mở khi con số của các cánh hoa của

 Hành tinh địa cầu chúng ta,

 Đối cực hành tinh của chúng ta,

 Hành tinh bổ sung hay quân b́nh của chúng ta, được giao phó cho điểm đạo đồ. Được trang bị với kiến thức này, lúc đó điểm đạo đồ có thể tính được (work out, giải đoán) một vài công thức huyền thuật, chúng giúp cho y sáng tạo trong ba lĩnh vực (spheres). Chính cùng ư niệm căn bản

 

này chi phối việc tạo ra h́nh tư tưởng và giúp cho một nhà huyền linh thuật tạo ra hiện tượng biểu lộ ngoại cảnh trên cơi trần. Nhà huyền thuật hoạt động với hai loại năng lượng, ư chí và dục vọng, và việc giữ thăng bằng của họ là cái dẫn đến sự thăng bằng của các cặp đối ứng, và sự giải thoát theo sau đó của năng lượng – vật chất trong việc tạo ra cấu tạo cơi trần. Nhà huyền thuật phải thông thạo các dữ kiện sau đây:

Các công thức đối với hai trạng thái của năng lượng Thượng Đế, tức ư chí và dục vọng. Theo nghĩa đen đây là việc hiểu rơ về nốt và công thức của Brahma hay trạng thái vật chất, và nốt và công thức của Vishnu, tức trạng thái kiến tạo. Nhà huyền thuật nhận biết được một trạng thái v́ y đă chế phục được vật chất; trạng thái kia được tiết lộ cho y khi y đă đạt tập thể thức.

1019 Thần chú đối với loại chất liệu năng lượng (energy substance, đặc biệt mà y t́m cách sử dụng. Thần chú này sẽ có liên hệ với loại cánh hoa đặc biệt trong hoa sen thái dương mà từ đó mănh lực mong muốn phát ra. Thần chú dành cho loại năng lượng đặc biệt được truyền cho y xuyên qua một trong ba ṿng cánh hoa trong hoa sen Chân Ngă của chính y. Thần chú dành cho cánh hoa đặc biệt trong một ṿng cánh hoa mà y chọn để hoạt động với nó. Tất cả các thần chú này có liên quan trước tiên với trạng thái ư chí, chừng nào mà h́nh-tư-tưởng phải được tạo ra c̣n liên hệ đến, v́ nhà huyền thuật là ư chí, hay mục tiêu, hay tinh thần đàng sau hiện tượng biểu lộ mà y đang trong tiến tŕnh tạo ra. Thần chú đưa vào hoạt động (và nhờ thế tạo ra một h́nh hài) các Agnisuryans, các thần này được kích hoạt bởi bất cứ trạng thái đặc biệt nào của lực thái dương (solar force). Nơi

mà hai lực này được tiếp xúc, h́nh tướng được tạo ra, hoặc là trung tâm năng lượng thứ ba xuất hiện hay biểu lộ:

 Năng lượng của trạng thái ư chí.

 Năng lượng của dục vọng hay trạng thái bác ái.

 Năng lượng của h́nh-tư-tưởng theo sau đó.

 

Ở đây không có sự mâu thuẫn với giáo lư huyền môn rằng Cha và Mẹ, hay Tinh Thần và Vật Chất, khi được đưa vào tiếp xúc, tạo ra Con. Khó khăn mà các đạo sinh phải vượt qua là ở chỗ cách diễn dịch đúng ba thuật ngữ : Mẹ (Mother)­Vật Chất (Matter) – Moisture (hay là nước – waters).

Trong sáng tạo, ba phạm vi rung động :

 Vật chất trọng trược .....Mẹ ...............Vật Chất,

 Thuộc dĩ thái .................Vật Chất .....Chúa Thánh Thần,   

 Thuộc cảm dục .............Moisture (Ẩm ướt) … Nước, hoạt động như một đơn vị, và trong giáo lư huyền môn, trong các giai đoạn sáng tạo trước, không nên tách ra hay phân biệt. Trên con đường tiến hóa hướng hạ, nếu chủ thể có thể được tiếp cận từ một góc nh́n khác, và nhờ thế minh giải được

 

1020    phần nào, các phân biệt được thiết lập, và trên con đường tiến hóa thăng thượng, hay con đường trở về, như chúng ta biết, chúng được vượt qua; trên điểm giữa, tức điểm thăng bằng, như trên bầu hành tinh chúng ta chẳng hạn, sự lầm lẫn xảy ra trong trí của đạo sinh do sự kiện huyền linh là các công thức khác nhau được dùng đồng thời, các h́nh-tư-tưởng đều ở mọi giai đoạn cấu tạo, và sự hỗn mang kế tiếp theo thật là khủng khiếp.

Qui luật mà chúng ta đang dẫn giải có thể được hiểu theo cách tŕnh bày rằng trong công tác huyền thuật, năng lượng của nước trở nên tối quan trọng, c̣n ham muốn về h́nh hài và việc hoàn thành mục tiêu của nó tăng thêm. Việc này xảy ra sau khi năng lượng ư chí đă tạo thành hạt nhân trung tâm

bằng cách được đưa vào tiếp xúc với mănh lực dục vọng. Qua dục vọng (hay là động lực mạnh mẽ), nhà huyền huật gia tăng sức sống của h́nh hài cho tới khi nó trở nên mạnh mẽ và mănh liệt trong sức sống riêng biệt của chính nó đến nỗi nó sẵn sàng tiến lên trong nhiệm vụ của nó trên cơi trần. Các devas kiến tạo vốn bị thúc đẩy tới việc kiến tạo h́nh hài bằng vô số các sự sống của tinh hoa chất (elemental lives) có sẵn, đă hoàn tất công việc của các Ngài, và giờ đây ngưng hẳn việc kiến tạo; loại năng lượng đặc biệt này không c̣n dồn các sự sống kém cỏi (sự sống của tinh hoa chất – ND) vào bất cứ hướng đặc biệt nào nữa, và chu kỳ cuối cùng của công việc trên cơi cảm dục được bắt đầu. Điều này được tổng kết trong qui luật kế tiếp.

Qui Luật XI. Ba sự việc mà kẻ hành động theo thiên luật giờ đây phải hoàn thành. Thứ nhất, xác định công thức vốn sẽ hạn chế các sự sống bên trong bức tường h́nh cầu; kế tiếp phát ra các linh từ sẽ chỉ dẫn cho các sự sống đó những ǵ phải làm và nơi phải xúc tiến những ǵ cần làm; và sau cùng, thốt ra câu nói huyền bí sẽ cứu vớt công việc của họ.

Ư tưởng được lồng bên trong giờ đây có h́nh hài và dạng thức trên cơi cảm dục; nhưng cho đến nay tất cả hăy c̣n ở trạng thái thay đổi liên tục (state of flux), c̣n các sự sống chỉ được giữ ở chỗ thích hợp nhờ sự chú ư được giữ vững của

1021    nhà huyền thuật, hoạt động qua các thần kiến tạo cấp cao. Nhờ hiểu biết một vài nhóm từ về huyền thuật, nhà huyền linh thuật tất nhiên giúp cho công việc lâu bền, độc lập hơn và gắn chặt vị trí của các yếu tố tạo sinh lực bên trong h́nh hài và đem lại cho chúng động lực thúc đẩy vốn sẽ mang đến kết quả trong sự cố kết chắc chắn hơn. Nhờ đă hoàn tất được điều đó, y có thể trở thành một kẻ thừa hành karma, nếu có

thể diễn tả như thế, và phát ra h́nh-tư-tưởng kép (được bao phủ bằng chất trí và chất cảm dục), để hoàn thành nhiệm vụ của nó, bất luận có thể như thế nào. Sau cùng, y phải có các giai đoạn tự bảo vệ ḿnh khỏi các lực hút của chính bản chất y, nó có thể đưa đến kết quả trong việc duy tŕ h́nh tư tưởng một cách chặt chẽ bên trong phạm vi ảnh hưởng của chính y đến nỗi nó thường bị làm cho trở thành vô dụng, năng lượng cố hữu của chính nó bị hóa giải và mục tiêu của nó bị phủ nhận.

Chúng cũng có thể tạo ra một lực thu hút mạnh mẽ đến nỗi y thường lôi cuốn h́nh hài về chính ḿnh gần đến nỗi y thường bị bắt buộc thu hút lấy nó. Việc này có thể được hoàn thành một cách vô hại bởi người biết cách làm như thế nào, tuy nhiên chỉ các kết quả trong việc phí phạm năng lượng vốn bị ngăn cấm theo Định Luật Tiết Kiệm. Với đại đa số con người, tức những kẻ thường là các nhà huyền thuật không chủ ư, nhiều h́nh-tư-tưởng có ác ư và có tính chất phá hoại, và phản ứng trở lại vào những người tạo ra chúng theo một cách tai hại.

c. Bốn Qui Luật dành cho cơi trần. Trong công tác huyền thuật, công tác tạo h́nh-tư-tưởng, chúng ta đă đưa h́nh-tư­tưởng xuống từ cơi trí nơi mà Solar Angel khởi xướng công việc, qua cơi cảm dục, nơi mà công tác thăng bằng được thực hiện, đến cơi trần hoặc là đến các cơi phụ dĩ thái. Ở đây công việc tạo ra biểu lộ ngoại cảnh được tiến hành, và ở đây nhà hoạt động trong huyền thuật lâm vào mối nguy có tính quyết định ấy là thất bại, nếu y không biết các h́nh thức và các thần chú mà theo đó nhóm thần kiến tạo mới có thể được đạt tới, và cái lỗ hổng giữa cơi cảm dục với cơi phụ chất hơi của cơi trần có thể được lấp lại. Ở đây có thể là hữu ích khi nhớ rằng

1022 trong việc sáng tạo, nhà huyền linh thuật vận dụng ảnh hưởng

thông thường của Cung. Khi Cung ba, Cung năm và Cung bảy bước vào quyền lực, hoặc là đi vào tột đỉnh, hoặc ra khỏi, công việc trở nên dễ dàng nhiều hơn là khi Cung hai, Cung sáu hoặc Cung bốn chiếm ưu thế. Hiện nay, như chúng ta biết, Cung bảy đang nhanh chóng chiếm ưu thế, và đó là một trong các lực thuận tiện nhất khi con người phải làm việc với chúng. Dưới Cung này có thể kiến tạo được một cấu trúc mới cho nền văn minh đang suy tàn nhanh chóng và có thể dựng nên thánh điện mới được mong mỏi cho sự thôi thúc của tôn giáo. Dưới ảnh hưởng của Cung đó, công việc của nhiều nhà huyền thuật không chủ ư sẽ trở nên dễ hơn nhiều. Điều này sẽ đưa đến kết quả là sự tăng trưởng nhanh chóng của hiện tượng tâm thông vô thức, trong việc mở rộng môn học về trí tuệ và năng lực tất nhiên của các chủ thể suy tưởng để tiếp nhận và sáng tạo các lợi lộc hữu h́nh mà họ muốn có. Tuy nhiên, huyền thuật này thuộc loại không chủ ư hoặc loại ích kỷ sẽ đưa đến các hậu quả về nghiệp quả có bản chất đáng trách, v́ chỉ có những ai làm việc với thiên luật và những ai kiểm soát được các sự sống kém quan trọng bằng sự hiểu biết, t́nh thương và ư chí, mới thoát khỏi các hậu quả truyền lại cho những ai sử dụng vật chất linh hoạt vào các mục đích ích kỷ.

Nhà huyền linh thuật sử dụng các thái dương lực. Khi hành tinh di chuyển quanh mặt trời, th́ các loại năng lượng thái dương khác nhau được tiếp xúc, và cần có sự hiểu biết thành thạo để sử dụng các ảnh hưởng vào đúng lúc, và để có được h́nh hài được cấu tạo sao cho nó có thể đáp ứng với giờ phút cần thiết cho năng lượng đă biến phân.

Nhà huyền linh thuật vận dụng hành tinh lực có bản chất ba mặt:

 

Loại lực vốn là sản phẩm của chính hành tinh của y, và là loại có sẵn dễ dàng nhất.

 Loại lực vốn phát ra từ đối cực của hành tinh chúng ta.

Loại lực vốn có thể được cảm nhận phát ra từ hành tinh đó với địa cầu chúng ta và đối cực của địa cầu, chúng hợp thành tam giác nội môn.

 

1023 Các đạo sinh cần nhớ rằng ở đây, chúng ta đang bàn đến chất dĩ thái và năng lượng linh hoạt, và do đó liên kết chính chúng ta với cơi trần và tất cả những ǵ được đưa vào thuật ngữ đó. Họ cũng cần nên nhớ rằng nhà huyền thuật (khi người này hoạt động trên cơi biểu lộ ngoại cảnh) đang ở trong một vị thế sử dụng các sinh lực của chính ḿnh trong công việc sáng tạo h́nh-tư-tưởng, nhưng điều này chỉ có thể và chấp nhận được khi y đă đạt đến mức tiến hóa nơi mà y là một vận hà cho thần lực và biết làm cách nào để lôi cuốn thần lực đó vào trong chính y, chuyển hóa nó, hoặc là kết hợp nó với các lực của chính cơ thể y, và kế đó truyền thần lực đó vào cho h́nh tư tưởng mà y đang ở trong tiến tŕnh tạo ra. Nhiều lư thú sẽ mở ra trước mắt chủ thể suy tưởng, tức là kẻ biết mở rộng ư tưởng này đến Hành Tinh Thượng Đế và công cuộc sáng tạo h́nh hài của Ngài.

Với vài nhận xét mở đầu này, giờ đây chúng ta có thể tiếp tục với các Qui Luật của Huyền Thuật dành cho cơi trần.

Qui Luật XII. Mạng lưới rung động nhịp nhàng. Nó thu nhỏ lại và mở rộng. Hăy để cho nhà huyền thuật hiểu rơ điểm giữa và như thế phóng thích “các tù nhân của hành tinh” mà nốt của những người này điều hợp thật đúng và chính xác với nốt cần phải được tạo ra.

Ở đây nhà huyền thuật cần nhớ rằng tất cả những ǵ xảy ra trên địa cầu đều được t́m thấy bên trong mạng lưới dĩ thái hành tinh. Nhà hoạt động trong huyền linh thuật vốn là một

nhà huyền học (occultist), có liên quan với các thế giới (universals), và bắt đầu công tác huyền thuật của ḿnh trên các ranh giới của lĩnh vực dĩ thái hồng trần. Vấn đề của y là xác định vị trí các sự sống thứ yếu này, bên trong mạng lưới, chúng thuộc về đúng đẳng cấp cần được kiến tạo thành hiện thể tư tưởng được dự trù. Công việc đó tất nhiên chỉ có thể được thực hiện bởi con người, qua việc cắt đứt mạng lưới giam nhốt của chính lưới dĩ thái của y, y có thể đạt đến những ǵ được y nhận biết một cách hữu thức dưới h́nh thức thể sinh lực hành tinh. Chỉ có kẻ được tự do mới có thể kiềm chế

1024    và sử dụng những kẻ là tù nhân. Đây là một châm ngôn huyền học thực sự quan trọng, và đa số thất bại của những kẻ phụng sự tương lai trong huyền thuật được truy nguyên ở sự kiện là chính họ thiếu tự do. “Các tù nhân của hành tinh” chính là vô số các sự sống thiên thần vốn hợp thành thể sinh lực hành tinh (planetary pranic body) và đang bị lôi cuốn vào các triều lưu sinh lực phát ra từ mặt trời vật chất.

Qui Luật XIII. Nhà huyền thuật phải nhận biết bộ bốn; lưu ư trong công việc của y sắc thái của màu tím mà chúng chứng tỏ, và như thế tạo ra bóng tối. Khi sự việc xảy ra như thế, bóng tối tự khoác vào và bốn trở thành bảy.

Theo nghĩa đen, điều này hàm ư là nhà huyền thuật phải ở trong một vị thế phân biệt giữa các dĩ thái (ethers) khác nhau và ghi nhận màu sắc đặc biệt của các phân cảnh khác nhau, nhờ thế đảm bảo việc kiến tạo thăng bằng của “bóng tối” (“shadow”). Nhà huyền thuật “nhận biết” chúng theo ư nghĩa huyền linh; đó là y biết được nốt và âm diệu (key) của chúng và biết được loại năng lượng đặc biệt mà chúng biểu hiện. Tầm quan trọng đầy đủ đă không được đặt vào sự kiện rằng ba cơi phụ cao của cơi dĩ thái đều ở trong sự giao tiếp

bằng rung động với ba cơi cao của cơi hồng trần vũ trụ, và chúng (với cơi phụ thứ tư bọc trong h́nh cầu của chúng) được gọi là “Tứ Linh Diệu đảo ngược” (“inverted Tetratys”) theo các sách về huyền linh học. Chính sự hiểu biết này giúp nhà huyền linh thuật sở hữu ba loại lực hành tinh và sự kết hợp của chúng, tức là loại thứ tư, và như thế tháo gỡ cho y loại năng lượng thiết yếu vốn sẽ đưa ư tưởng này thành biểu lộ nên ngoài. Khi các loại thần lực khác nhau đáp ứng và hợp nhất, một h́nh tướng mơ hồ mờ ảo tự khoác vào lớp vỏ bằng chất cảm dục và chất trí đang rung động, và ư tưởng về Solar Angel đạt đến sự cố kết rơ rệt.

Qui Luật XIV. Âm thanh lớn thêm. Giờ phút hiểm nguy cho linh hồn dũng cảm đến gần. Nước không làm hại đến kẻ sáng tạo trắng và không ǵ có thể nhấn ch́m cũng như không thể làm ướt sũng y. Giờ đây mối nguy từ lửa và ngọn lửa đang đe dọa, và tuy vậy làn

1025    khói bốc lên được lờ mờ nhận thấy. Sau chu kỳ an b́nh, hăy để cho y cầu khấn Solar Angel trở lại.

Giờ đây công việc sáng tạo đảm trách các tỷ lệ quan trọng, và sau rốt cơ thể của nhà huyền huật bị đe dọa bằng sự hủy diệt. “Bóng tối”(“shadow”) đă được tạo ra, giờ đây nó sẵn sàng thu nhận vào chính nó một thể “rực lửa” hay là thể hơi và chính các Hỏa thần kiến tạo này đe dọa sự sống của nhà huyền thuật và việc này có các lư do sau :

Thứ nhất, v́ các lửa của thân thể con người có liên kết chặt chẽ với các lửa mà nhà huyền thuật t́m cách làm việc với chúng, và nếu các lửa tiềm tàng này của cơ thể và lửa tiềm tàng của hành tinh được đặt quá gần nhau, kẻ sáng tạo lâm vào nguy cơ bị cháy và bị hủy diệt.

Thứ hai, các Agnichaitans, vốn được liên kết với “hỏa thần” của cơi trí, đang có nhiều quyền năng, và có thể chỉ được kiềm chế thích hợp bởi chính Solar Angel.

Thứ ba, trên hành tinh này các lửa hành tinh, cho đến nay, chưa bị chế ngự bởi lửa thái dương, và rất dễ bị cuốn vào công việc hủy diệt.

V́ lẽ đó, giờ đây Solar Angel lại phải được triệu thỉnh đến. Điều này có nghĩa là nhà huyền thuật (khi “h́nh bóng” của y được hoàn tất, và trước khi có các giai đoạn cuối cùng của việc cố kết) phải đoan chắc sự chỉnh hợp của y với Ego được chính xác và không bị ngăn trở, và các mạch liên lạc hoạt động đầy đủ. Theo nghĩa đen, y phải “phục hồi lại việc thiền định của ḿnh”, và tạo sự tiếp xúc trực tiếp trở lại trước khi tiếp tục. Nói cách khác, các lửa của thân thể của chính y có thể giành lấy sự kiểm soát, c̣n thể dĩ thái của y chấp nhận hậu quả. Do đó, y chiến đấu quyết liệt và thu hút xuống dưới lửa thái dương để che chở y. Điều này không nhất thiết xảy ra trên cơi cảm dục. Đối với nhà huyền thuật, thời điểm nguy hại nhất trong việc sáng tạo là ở vài điểm chuyển tiếp trên cơi cảm dục, nơi mà y đang có nguy cơ bị nhấn ch́m về mặt huyền linh (occult drowning), và ở mức chuyển tiếp từ các

1026 phân cảnh dĩ thái đến các cơi cụ thể hữu h́nh, khi y bị đe dọa bởi sự “cháy rụi về mặt huyền linh” (“occult burning”). Trong một trường hợp, y không cầu viện Chân Ngă, nhưng lại ngăn chận thủy triều bằng t́nh thương và các sức mạnh thăng bằng của chính bản thể y. Trong trường hợp sau, y phải cầu viện những ǵ tiêu biểu cho trạng thái ư chí trong ba cơi thấp, tức là chủ thể suy tưởng thôi thúc và năng động tức là Solar Angel. Y hoàn tất việc này bằng một thần chú (mantram). Không một manh mối nào có thể được đưa ra về việc này, do bởi các quyền năng mà nó mang lại.

Agnisuryens, các Devas cơi cảm dục

Qui Luật XV. Các lửa tiếp cận bóng tối, tuy nhiên không thiêu đốt bóng tối. Lớp vỏ bằng Lửa được hoàn thành. Mong sao nhà huyền thuật xướng lên các linh từ để ḥa lẫn lửa và nước.

Ở đây có ít điều có thể được nói đến để giải thích các lời này, v́ nó nằm ngoài sự tham khảo theo ư nghĩa thông thường. Thể khí được tạo ra, c̣n giờ phút để tạo lớp vỏ cho cơi phụ thứ sáu, cơi phụ chất lỏng, đang đến gần. Cả hai phải trộn lẫn. Đây là lúc nguy hiểm nhất, bao lâu mà chính h́nh tư tưởng c̣n có liên hệ. Các nguy hiểm trước kia đă đe dọa nhà huyền thuật. Giờ đây h́nh hài mà y đang tạo ra phải được bảo vệ. Bản chất của mối nguy được ám chỉ bằng các lời: “Nơi mà lửa và nước gặp gỡ tách ra khỏi âm thanh được xướng lên, mọi thứ tan biến thành hơi nước. Lửa không c̣n hiện hữu”. Mối nguy này ẩn trong t́nh trạng đối địch về nghiệp quả hiện có giữa hai nhóm devas lớn. Các nhóm này chỉ có thể được ḥa giải bởi kẻ trung gian, con người.

Người ta có thể băn khoăn về mười lăm qui luật dành cho huyền thuật được truyền đạt ở trên có thể có công dụng ǵ. Cho đến nay, quả là không có công việc thực tiễn nào được liên kết, nhưng có nhiều điều mà việc phát triển trí tuệ bên trong được mong mỏi. Kẻ nào thiền định và nghiền ngẫm về các qui luật này dưới ánh sáng của những ǵ đă được truyền đạt trước kia liên quan tới các devas và các mănh lực kiến tạo, sẽ đi đến một hiểu biết về các Định Luật Kiến Tạo trong đại thiên địa, vốn sẽ giúp ích cho y rất nhiều, và tiết kiệm được cho y nhiều thời gian khi công tác huyền thuật và các công thức/thần chú (formulas) được đặt vào tay y.

1027

TIẾT HAI

 

ĐOẠN E HOẠT ĐỘNG TRÊN CƠI TRÍ

I-Các nhận xét mở đầu.

Bây giờ, chúng ta kết thúc việc nghiên cứu của chúng ta về các h́nh-tư-tưởng, nhờ đă xét toàn bộ vũ trụ (kể cả con người) như một h́nh-tư-tưởng được biểu hiện, và đă bàn đến

1028 năng lực của chính con người khi sáng tạo ra các h́nh hài để khoác lấy các ư tưởng của con người. Bây giờ chúng ta quay trở lại một lần nữa với lĩnh vực kỹ thuật và với phần khoa học hơn của luận đề chúng ta. Tôi dùng thuật ngữ “khoa học” (“scientific”), v́ những ǵ sẽ được nói đến có liên quan đến những ǵ đă được chứng minh và được biết rơ đối với các nhà huyền bí học và có liên quan đến các sự thực. Sự thực hiện nay của nhà khoa học hiện đại là t́nh trạng gần đạt được của y về một phần và thường là một phần rất nhỏ, của một tổng thể lớn hơn nào đó, và cho dù lúc đó nó chỉ liên quan đến phần bên ngoài nhất của biểu lộ, v́ những ǵ là tinh túy th́ không được các nhà huyền bí học xem như một thực tại chút nào v́ điều đó là do bởi kẻ hiểu biết thực sự về huyền linh học. Những ǵ mà chúng ta thấy và có thể chạm đến được chỉ là một hiệu quả (effect) của các nguyên nhân nằm bên trong. Nhà huyền linh học không quan tâm đến các hiệu quả, mà chỉ quan tâm đến nguyên nhân phát xuất của chúng. Trong khi đó, nhà khoa học hiện đại, cho đến nay, không bận tâm đến các nguyên nhân, và

trong quá khứ chỉ tiếp cận với lĩnh vực của các xung lực mở đầu này khi y bắt đầu hiểu được trạng thái năng lượng của vật chất và bắt đầu xem xét về bản chất của nguyên tử. Khi y có thể vượt qua một cách trực tiếp hơn trong các ư tưởng của ḿnh để đi đến việc bàn bạc và xem xét về lớp nền bằng dĩ thái đang nằm bên dưới cái hữu h́nh, th́ lúc bấy giờ và chỉ lúc bấy giờ y mới tiến vào địa hạt các nguyên nhân, và ngay cả trong trường hợp này, chỉ có các nguyên nhân vật chất mới nằm dưới ngoại cảnh thô thiển; y sẽ không thực sự nhận biết được các động cơ thiết yếu tạo ra Bản Thể (Being, Hữu Thể). Tuy nhiên, một giai đoạn quan trọng sẽ được tạo ra, theo Định Luật Tương Đồng, v́ lúc bấy giờ y sẽ ở một vị thế hiểu được một vài trong số các bí nhiệm chủ yếu của biểu lộ thái dương; v́ như chúng ta biết và như Bộ Luận này đang t́m cách chứng minh, các cơi của thái dương hệ chúng ta tạo thành bảy cơi phụ của cơi hồng trần vũ trụ.

Hiển nhiên là đối với mọi nhà nghiên cứu thận trọng về quyển Luận về Lửa này, trong tiết này chúng ta bàn về:

Thứ nhất, loại hoạt động để phân biệt trạng thái Vishnu của Thượng Đế, hay là hoạt động của các Manasaputras 1029 thiêng liêng. Do đó, điểm này bao hàm việc xem xét các hiệu

quả của chuyển động này :

 Bên trong các hệ thống hành tinh, các thể của các Ngài,

Dựa vào các nguyên tử hay “Các Điểm” trong các thể này, tức các Monads của con người và deva.

 

Thứ hai, loại xung lực vốn là nền tảng của Định Luật Chu Kỳ và vốn tạo kết quả trong việc luân hồi theo chu kỳ của mọi Thực Thể. Xung lực này biểu lộ trong ba chu kỳ hay là trong ba ṿng (turns) của bánh xe của Being ( Hiện Tồn, Bản Thể, Thực Thể …).

a) Hoạt động tạo ra tiến hóa giáng hạ (involution), hay là sự ch́m ngập trong vật chất của Sự Sống hoặc Tinh Thần.

b) Sự hoạt động tạo ra sự thăng bằng của hai mănh lực này, Vật Chất và Tinh Thần, hay là sự biểu lộ, hay là các diễn tŕnh tiến hóa thăng thượng (evolution).

c) Hoạt động triệt thoái, năng lượng trung ương ra khỏi h́nh hài đáp ứng tạo ra sự qui nguyên (obscuration, trở về trạng thái mờ tối ban đầu).

Thứ ba, loại hoạt động vốn gây nên sự tương tác – hút và sau đó là đẩy – giữa mọi nguyên tử, từ nguyên tử vũ trụ vĩ đại, tức một thái dương hệ, đến nguyên tử bé nhỏ của nhà hóa học hoặc nhà vật lư . Do đó, hoạt động có thể được xem như :

a) Liên vũ trụ, hay là tác động đến các cḥm sao. b) Liên hành tinh, hay là tác động đến các hệ hành tinh. c) Giữa – dăy (inter-chain) hay tác động đến các dăy hành

tinh. d) Giữa -bầu, hay là tạo ra sự trao đổi lẫn nhau của lực giữa các bầu hành tinh của các dăy. e) Giữa tiểu tiết, hay là tác động đến sự chuyển đổi của lực giữa năm giới của thiên nhiên. f) Giữa con người, hay liên quan đến sự tương tác giữa các đơn vị nhân loại khác nhau. g) Giữa nguyên tử, hay là đường đi của lực từ nguyên tử này đến nguyên tử khác. Ở đây, các nhà nghiên cứu cần nhớ rằng chúng ta quan tâm tới năng lượng hay hoạt động vốn tạo ra các h́nh tướng

1030    (forms), và do đó quan tâm tới các lực có khuynh hướng đưa tới sự mạch lạc, sự kết dính và đưa tới sự ổn định công việc của các nhà kiến tạo. Phải chi họ có thể hiểu được điều đó. Đối với nhiều người, bí quyết gắn liền với việc tạo ra các h́nh

hài, hay là của Con, tức Ngôi Hai, được chứa trong bảng biểu trên, v́ mọi bản thể đều cùng chung với nhau, và sự sống của bất cứ hành tinh hệ nào, bầu nào, giới nào hoặc nguyên tử nào, đến phiên đều trở thành nguyên khí linh hoạt của hành tinh hệ, bầu, giới hoặc nguyên tử khác. Mọi sự vật trong thái dương hệ đều đang ở trạng thái thay đổi liên tục (state of flux) giống như mọi sự vật trong vũ trụ, c̣n năng lượng thiết yếu đang tuần hoàn, giống như máu hoặc năng lượng thần kinh của cơ thể tuần hoàn qua khắp toàn bộ hệ thống. Đây là nền tảng của sự kiện huyền linh mà vạn vật trong thiên nhiên, thí dụ sẽ là, đang là hoặc đă là, qua giới nhân loại ( GLBN I, 215, 242, 295). Ở dưới loại hoạt động thái dương này, lợi ích sau cùng được đạt đến bằng phương pháp tương tác, trao đổi lẫn nhau và thu hút lẫn nhau, xô đẩy lẫn nhau.

Ở đây sẽ là khôn ngoan nếu các đạo sinh nhớ lại rằng những ǵ được truyền đạt trong phần trước của Bộ Luận này dựa vào chuyển động trên cơi trần và cơi cảm dục. Dưới Định Luật Tương Đồng, nhiều điều sẽ được ghi nhận như là cần được hiểu trên các cơi cao, và cần được chuyển đổi thành năng lượng của xung lực tạo h́nh. Chúng ta sẽ xét những ǵ mà chúng ta phải nói đến trong mục này dưới các đề mục sau:

1/ Bản chất của hoạt động này… xoắn ốc theo chu kỳ.

2/ Các kết quả của hoạt động của nó. Các kết quả này có thể được xem xét dưới h́nh thức bốn định luật phụ hay là các bổ sung cho định luật chính là Định Luật Hút và có thể được gọi là:

Định Luật Mở Rộng (Law of Expansion).

Định Luật Quay Về Chân Thần (Law of Monadic Return).

Định Luật Tiến Hóa Thái Dương (Law of Solar Evolution).

Định Luật Phát Xạ (Law of Radiation).

1031 Do đó, hiển nhiên là, khi xem xét các định luật này, chúng

ta bàn đến các vấn đề có liên hệ đến: Tiến tŕnh điểm đạo. Sự sống của kẻ hành hương thiêng liêng trên cung thăng

thượng. Xung lực tạo ra Con và đưa Đấng Con thu lượm kinh nghiệm qua trung gian của thái dương hệ. Từ lực, hay là Thuật Luyện Đan Thiêng Liêng (Divine Alchemy).

3/ Việc Xoay Chuyển bánh xe, a/ Bánh xe thái dương, b/ Bánh xe hành tinh, c/ Bánh xe nhân loại.

Điều này sẽ liên quan đến việc chúng ta bắt đầu xem xét về các quĩ đạo của các khối cầu khác nhau này, các tâm của chúng, sự tương tác và sự liên giao của chúng và về sự chuyển di thần lực, và sẽ đưa tới khái niệm rằng mọi hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ, không phải là kết quả của hoạt động xoay tṛn của chính vật chất, mà là của một xung lực phát ra từ bên ngoài bất cứ nguyên tử đặc biệt nào, và do đó từ bên ngoài nó.

4/ Hoạt động, hay là xung lực tạo h́nh tiềm tàng trong: a-Chính lớp vỏ trí tuệ, xét về mặt vũ trụ lẫn con người. b-Thể nguyên nhân của đại thiên địa và tiểu thiên địa. c-Các trung tâm, thiêng liêng và con người.

5/ Các hiệu quả của hoạt động hợp nhất của lớp vỏ, các

trung tâm và thể nguyên nhân khi nó tạo ra: a-Biểu lộ theo chu kỳ. b-Liên kết các tam giác,

c-Liên hệ giữa bí huyệt cổ họng, bí huyệt hành tủy và bí huyệt trí tuệ, xét theo phương diện đại thiên địa và tiểu thiên địa.

1032 II. Bản chất của chuyển động. Như chúng ta biết rơ, bản chất của chuyển động trên cơi vật chất là quay tṛn (rotary). Mỗi nguyên tử của vật chất quay trên chính trục của nó, và mỗi nguyên tử lớn hơn, theo quan điểm thuần vật chất, cũng làm giống như vậy; một nguyên tử vũ trụ, tức một thái dương hệ, một nguyên tử hành tinh và một nguyên tử nhân loại, tức con người, có thể được nh́n thấy cũng quay ở các mức vận tốc khác nhau trên trục riêng của chính các nguyên tử đó, hay là chung quanh cực của chính chúng. Khi chúng ta đến cơi trí, và phải xem xét hoạt động của trạng thái thứ hai của thiên tính, trạng thái đang tạo nên và nắm giữ các h́nh hài ở dạng cố kết, và vốn là nền tảng của hiện tượng mà chúng ta gọi là thời gian (theo nghĩa đen, sự nhận biết về h́nh hài), một loại lực hay chuyển động khác trở nên hiện rơ. Loại năng lượng này không hề làm tiêu tan hoặc làm cho trở thành vô dụng kiểu mẫu quay của nguyên tử, mà lại gắn chặt nó, và tuy thế cùng lúc nó mang các nguyên tử thuộc mọi mức độ ở dưới ảnh hưởng của hoạt động riêng của nó, sao cho trong mọi h́nh hài đang biểu lộ, hai kiểu mẫu được biểu hiện ra. Ở đây tôi xin nhắc đạo sinh là trước tiên xem xét thần lực của trạng thái thứ hai khi lực này liên quan đến với nhân loại và siêu nhân loại, hoặc là khi các Manasaputras và các nhóm khác nhau của các Ngài có liên hệ đến. Trên ṿng cung tiến hóa giáng hạ, lực Vishnu cũng được cảm nhận, nhưng cho đến khi bản chất của hồn khóm được hiểu rơ hơn, và tính chất của Sự Sống đang làm linh hoạt mỗi một trong các giới dưới nhân loại của thiên

nhiên được hiểu biết với độ chính xác lớn hơn, điều đó sẽ có lợi cho chúng ta hơn khi bàn đến thần lực như nó tác động đến con người, hành tinh mà con người thuộc về, và hệ thống mà hành tinh đó đang đóng vai tṛ của nó trong đó.

Hoạt động của trạng thái thứ hai được gọi là hoạt động xoắn ốc-theo chu kỳ (spiral-cyclic), mà trong chính nó bao hàm ư niệm lưỡng nguyên. Hoạt động này là nguyên nhân của mọi tiến hóa theo chu kỳ, và theo thuật ngữ học huyền môn, đă được gọi là “hoạt động của năm của Brahma”. Đó là những ǵ

1033 mang lại sự xuất hiện và biến mất theo chu kỳ của mọi cuộc sống, lớn hoặc nhỏ. Nó được liên kết chặt chẽ với trạng thái ư chí của Đấng Thiêng Liêng (Divinity) và liên kết với các Nghiệp Quả Thần Quân cao cấp nhất, do đó chúng ta khó mà hiểu được cội nguồn của nó. Có lẽ tất cả những ǵ có thể nói được về nó là ở chỗ phần lớn nó do một số xung lực (về phần thái dương hệ chúng ta) vốn có thể được truy nguyên đến mặt trời Sirius. Các xung lực này t́m được mối tương đồng của chúng trong các thôi thúc phát xuất dưới h́nh thức chu kỳ từ thể nguyên nhân của con người, mà các thôi thúc mang lại sự xuất hiện của con người trên cơi hư ảo trong một chu kỳ tạm thời. Một ẩn ngôn có thể được đưa ra ở đây cho đạo sinh nhiệt t́nh; trong Chân Ngă tam phân (các sự sống vốn hợp thành chồi nụ ở giữa, các sự sống của các cánh hoa, và nhóm tam phân của các sự sống hợp thành ba nguyên tử thường tồn) người ta thấy một sự tương ứng với ba nhóm của các Nghiệp Quả Thần Quân, các Ngài là nguyên nhân nghiệp quả của biểu lộ trong thái dương hệ và các Ngài kiểm soát biểu lộ theo chu kỳ của nó. Ba nhóm này có liên kết với Các Đấng Thông Tuệ đang dẫn dắt của các Ngài trên Sirius. Các Định Luật Chu Kỳ là hiệu quả được tạo ra bởi sự hỗn hợp của hai loại lực với loại lực thứ ba. Hai loại lực hoặc năng lượng

là hoạt động của Ngôi Một, tức ư chí hoặc mục tiêu của Thượng Đế, và là năng lượng của Ngôi Hai. Mục tiêu này được ẩn giấu trong tiên kiến (foreknowledge) của Thượng Đế và thậm chí cũng hoàn toàn ẩn giấu đối với vị Adept có điểm đạo lần năm. Vị Adept đă đạt được sự lĩnh hội về mục tiêu của Con, và đối với Ngài vẫn c̣n vấn đề nhận biết mục tiêu của Cha. Một đàng là xung lực ở sau hoạt động tiến bộ của mọi sự sống, đàng kia là xung lực ở sau hoạt động theo chu kỳ của nó và đây được gọi là hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ. Khi mănh lực kép có phối hợp này được đưa vào tiếp xúc với hoạt động xoay của chính vật chất, chúng ta có hoạt động tam phân của Ego, thí dụ, vốn là hoạt động quay-xoắn ốc­theo chu kỳ, và điều đó mang lại kết quả trong việc kích thích của nguyên tử tự lập (self-contained atom), trong việc xuất

1034    hiện theo chu kỳ của h́nh hài, và trong sự tiến bộ vững vàng, dù chậm chạp hướng về một mục tiêu. Để minh giải, chúng ta có thể khu biệt các hiệu quả như sau:

 

1. Hoạt động xoay: Hoạt động bên trong của mọi nguyên tử được xem như một nhất nguyên, hoạt động của Brahma hay Chúa Thánh Thần được hoàn thiện trong thái dương hệ thứ nhất. Đó là tâm thức cá nhân hợp nhất… “Tôi hiện hữu” (“I am”).

 

2. Hoạt động theo chu kỳ: Hoạt động của tất cả các h́nh hài, xét chúng từ khía cạnh tâm thức và khía cạnh thời gian. Đó là tập thể thức… “Tôi là Cái Đó” (“ I am That”), hoạt động của Vishnu trong tiến tŕnh được hoàn thành trong thái dương hệ thứ hai này.

 

3. Hoạt động xoắn ốc: Ảnh hưởng vốn tạo ấn tượng lên mọi h́nh hài, vốn phát xuất từ trung tâm lớn hơn của chúng, và chính nó ḥa nhập một ít, rất ít, với hai cách hoạt động kia, hầu như bị quên mất trong rung động mạnh mẽ hơn. Đó là

 

hoạt động vốn sẽ trở nên hoàn thiện trong thái dương hệ thứ ba, và là h́nh thức hoạt động của Shiva và là tâm thức hợp nhất của mọi nhóm. Đó là tâm thức vốn tuyên xưng “Ta là Linh Ngă”.

Một trong các sự việc sơ đẳng mà nhà nghiên cứu huyền học nên ghi nhớ khi xem xét bản chất của hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ, đó là nó có hai hiệu quả.

Thứ nhất, nó là một lực hút, gom lại các nguyên tử đang xoay của vật chất thành các kiểu mẫu và h́nh hài rơ rệt, và giữ chúng lại nơi nào miễn là nhu cầu c̣n cần tới.

Thứ hai, chính nó dần dần bị chi phối bởi một rung động khác nữa và cao siêu hơn, và nhờ sự tiến tới theo h́nh xoắn ốc của nó xuyên qua vật chất, nó lôi cuốn các h́nh hài này một cách có hệ thống ngày càng gần đến một điểm năng lượng mạnh hơn.

Các hiệu quả này được nhận thấy biểu lộ một cách rơ rệt trong mức tiến hóa của con người trong sự tiếp cận mà y tạo

1035 ra cùng lúc qua các chu kỳ tới trung tâm năng lượng xoắn ốc theo chu kỳ, và sau đó tới điểm c̣n tạo ấn tượng hơn nữa, điểm của “Cha trên Trời”. Trước tiên Angel thu hút người thú; về mặt tuần hoàn y kích hoạt các lớp vỏ vật chất, như vậy mang lại cho chúng sự cố kết, và luôn luôn lôi cuốn chúng vào mối liên hệ gần hơn với chính y. Về sau, khi động lực thúc đẩy ngày càng tăng, con người tiến vào mối liên hệ ngày càng rơ rệt hơn với trạng thái Chân Thần, cho đến khi nhịp độ cao đó được đặt vào chính y. Điều này cũng đúng với một Hành Tinh Thượng Đế và một Thái Dương Thượng Đế. Như chúng ta có thể thấy, mănh lực xoắn ốc theo chu kỳ biểu lộ theo bảy cách; trong số đó, ba phương pháp biểu lộ chính yếu được biểu tượng hóa bằng Điểm Đạo Thần Trượng

của Đức Sanat Kumara. Thần Trượng được con người thường nhận biết nhất là Thần Trượng của Đấng Điểm Đạo, Đức Bồ Tát, nó gồm có con rắn thẳng ở giữa với hai con rắn khác cuộn chung quanh, như vậy phác thảo ra :

a/ Ba luồng phân thân (out pourings, luồng sinh lực của

Thượng Đế), b/ Ba cơi thấp, c/ Cột xương sống và các vận hà của cột đó.

hay là các yếu tố chính mà chính vị điểm đạo đồ có liên hệ với chúng. Y phải hiểu phần nào bản chất của vật chất và những ǵ được bao hàm về mặt huyền linh trong cách diễn tả đó, cấu tạo tam phân của chính y, ba cơi thấp mà trong đó y phải đóng vai tṛ của ḿnh và dụng cụ mà y phải sử dụng. Thần Trượng này của Đức Bồ Tát được gắn trên đỉnh bằng một viên kim cương tuy không lớn như “Viên Kim Cương chói rực” của đệ nhất Kumara, nhưng lại có vẻ đẹp hiếm có. Vào lúc điểm đạo, khi các lực điện được vận dụng, viên kim cương này xoay trên trục của nó, minh họa tính chất quay của chất nguyên tử.

Thần Trượng của Đức Sanat Kumara phức tạp hơn nhiều, thay v́ Thần Trượng ở giữa, hoặc Con Rắn, đứng trên mũi nhọn của đuôi rắn, cả ba con rắn đều đan vào nhau theo cách xoắn ốc, c̣n Viên Kim Cương Chói Rực vốn được gắn trên

1036 đỉnh có độ chói sáng đến nỗi hiệu quả được tạo ra giống với hào quang h́nh cầu, ném ra chung quanh các con rắn đan vào nhau, tiêu biểu cho bản chất kiến tạo h́nh hài của hoạt động của Vishnu. Tùy theo cuộc điểm đạo được chọn, một h́nh ảnh sẽ được nh́n thấy từ một phần của các con rắn được đan lại và ảo giác sẽ được tạo ra nên viên kim cương luân chuyển lên và xuống giữa đỉnh với phần tỏa chiếu.

Đồng thời mỗi con rắn xoay trên chính nó và cũng quay chung quanh con rắn lân cận của nó, tạo ra một hiệu quả chói sáng và đẹp lạ thường, và tiêu biểu cho lực quay xoắn ốc theo chu kỳ.

Bảy loại năng lượng xoắn ốc theo chu kỳ làm liên tưởng đến bản thể của các Hành Tinh Thượng Đế, do đó, bảy loại này tiêu biểu cho và tạo ra các dị biệt đang hiện hữu giữa con người; chúng có thể giải thích được bản chất của các chu kỳ, và đây là một điểm thường bị bỏ sót. Các nhà nghiên cứu bàn về các chu kỳ xuất hiện của các Cung năng lượng (Rays), đưa ra các niên đại độc đoán, như là 2 500 năm, cho sự biểu lộ của bất cứ Cung đặc biệt nào. Một Cung nào đó trải qua chu kỳ của nó trong đoạn thời gian đó, nhưng chỉ có cung đó thôi, các cung khác hoặc dài hơn hoặc ngắn hơn. Sự dị biệt có một ảnh hưởng lớn tới các chu kỳ Chân Ngă, và chịu trách nhiệm cho độ dài thời gian giữa các lần hóa nhập (incarnations). Một số Egos theo chu kỳ xuyên qua các lần hóa nhập của chúng và các chu kỳ qui ẩn (pralayas) của chúng rất nhanh chóng; các Chân Ngă khác trải qua các kỳ gian dài không đếm xuể, do đó không thể nói rằng có các “mức trung b́nh” (“averages”) bằng nhau nối tiếp với sự xuất hiện của các Egos trên cơi cảm dục chẳng hạn. Sự kiện này có liên quan tới cách diễn tả của H.P.B. về nỗ lực của Thánh Đoàn (Lodge) mỗi một trăm năm. Dưới loại mănh lực đặc biệt theo chu kỳ phát xuất từ Thánh Đoàn, dấu nước cao (high water mark) của hoạt động của Thánh Đoàn được t́m thấy một lần trong mỗi bảy chu kỳ. Tất cả những ǵ xuất phát trên Cung đó đều được kiểm soát bằng các nỗ lực xoắn ốc theo chu kỳ dựa trên con số 10 và các bội số của nó, và t́m thấy rung động theo chu kỳ cao siêu nhất của nó, khi nó xảy ra, trong phần tư cuối cùng

1037 của mỗi thế kỷ. Điều mà các nhà nghiên cứu hiện đại hơn của

chúng ta thường hay quên trong mối liên hệ này là ở chỗ hoạt động này chỉ là biểu hiện của một loại thần lực trong số bảy thần lực có được và thần lực đó có liên quan trước tiên với nhóm các adepts (cao đồ) đang ở trên hướng năng lượng đặc biệt đó, và tất nhiên sẽ tác động nhiều lên tất cả các đệ tử và con người ở trên hướng tương tự. Đồng thời, công việc mà loại thần lực đó khai mở được Thánh Đoàn bảo trợ nói chung, v́ nó là thành phần của phóng xuất lực (force emanation) của Hành Tinh Thượng Đế. Tất nhiên, lực đó rất quan trọng do sự kiện là năng lượng cung này là năng lượng của một trong ba Cung chính; nhưng trong tiến tŕnh lập lại thăng bằng, nó sẽ được làm quân b́nh bởi hoạt động phóng phát có chu kỳ tương tự từ hai Cung chính kia.

Ở đây có thể thêm rằng khi điều này được nhận biết, điều sẽ trở nên rơ rệt là các khám phá khoa học có tính cách mạng vốn có thể được truy xuống nhiều thế kỷ, như là việc thiết lập Định Luật Hấp Dẫn, sự tuần hoàn của máu, xác định về bản chất của hơi nước, việc con người khám phá ra dạng thức của hiện tượng điện mà con người đă khai thác, và nhiều khám phá gần đây về chất radium, đều ở trong bộ môn riêng của các Ngài (bộ môn của Đức Mahachohan), tương tự với nỗ lực được tạo ra trong phần tư cuối của mỗi thế kỷ để thúc đẩy sự tiến hóa của con người qua một phát hiện thêm về phần nào đó của bộ GLBN. Newton, Copernicus, Galileo, Harvey và Curies đều ở trên tuyến lực riêng của họ, tức là những kẻ mang ánh sáng ngang hàng với H.P.B. Tất cả đều làm thay đổi hoàn toàn tư tưởng của thời đại của họ; tất cả đều đem đến một thúc đẩy lớn cho năng lực của con người để giải thích các định luật của thiên nhiên và để hiểu được tiến tŕnh vũ trụ, và chỉ những ai có thị kiến giới hạn mới không nhận

ra sự hợp nhất của nhiều sự thôi thúc của thần lực phát xuất từ Thánh Đoàn duy nhất.

Các chu kỳ này sẽ không trùng hợp, v́ không phải tất cả chúng đều tương tự với đường xoắn ốc một trăm năm. Một ư tưởng nào đó về chu kỳ của Đức Mahachohan với các xung

1038 lực tỏa ra có thể được gom lại bằng cách xét các niên đại của các khám phá khoa học quan trọng nhất từ thời Plato (Pháp ngữ: Platon, 427 ? – 347/348 trước T.C.); các chu kỳ của Cung hai cũng có thể được tính b́nh quân bằng một bản tóm tắt về các xuất hiện của các Đại Huấn Sư qua các thời đại. Các phóng phát thần lực từ Đức Bàn Cổ (Manu), hay các Đấng thuộc Cung Một, được truy nguyên một cách dễ dàng khi xem xét về các giống dân, và điều này đă được làm trong việc thừa nhận các căn chủng và phụ chủng. Những ǵ thường bị bỏ qua đó là mỗi một trong các cung năng lượng này biểu lộ một cách xây dựng, qua các tác nhân kiến tạo h́nh hài, và một cách hủy diệt qua khả năng của mănh lực hủy diệt trước khi kiến tạo. Như vậy các chu kỳ có thể được xét theo hai khía cạnh. Chính ở điểm này mà các nhà nghiên cứu thuộc một chi bộ của phong trào minh triết thiêng liêng của chúng ta phải nhận ra sự thật rằng, giống như H.P.B. xuất lộ dựa vào một trào lưu năng lượng theo chu kỳ để hủy diệt các h́nh hài giới hạn phải được t́m thấy trong thế giới của khoa học và tôn giáo, cũng thế, công việc của con người cũng phải thích hợp với các phóng phát thần lực, như là công việc xây dựng của Cung hai liên kết với năng lượng của Cung bảy vào lúc này. Khi các nhà nghiên cứu học được cách phối hợp các chu kỳ một trăm năm chứa loại năng lượng cung thứ nhất với các xung lực cũng mạnh mẽ từ Cung hai và Cung ba, bấy giờ, chúng ta sẽ có việc ngưng lại nhiều tranh căi. Không có một

thôi thúc quan trọng nào sẽ đến từ Thánh Đoàn theo đường lối Cung Một, tức Cung Ư Chí hay Quyền Năng măi cho đến khi cuối một thế kỷ. Một thôi thúc như thế theo đường lối thần lực khác đă đến khi việc khám phá ra bản chất của nguyên tử được đạt đến xuyên qua việc nghiên cứu về điện và về các chất phóng xạ, và một thôi thúc từ Ngôi Hai đang sắp xảy ra. Thật là không an toàn cho các đạo sinh với cái nh́n hạn hẹp đối với giáo điều về vấn đề các chu kỳ. Không kể đến các thôi thúc theo chu kỳ luôn luôn được ban ra, trùng lắp và thay thế, đồng thời pha trộn với nhau, có nhiều sự thôi thúc mà chúng ta có thể gọi là các thôi thúc nhỏ (và chu kỳ của một trăm năm mà

1039 HPB nhắc đến chỉ là một thôi thúc nhỏ. Có một chu kỳ 1 000 năm quan trọng hơn nhiều). Có các chu kỳ rộng lớn với 2 500 năm, 7 000 năm, 9 000 năm, 15 000 năm và nhiều chu kỳ khác mà chỉ những đệ tử điểm đạo mới biết được và có thể theo dơi; các chu kỳ này có thể gián đoạn dựa trên bất cứ các thôi thúc nhỏ nào, và có thể được thấy xuất hiện, một cách không mong đợi, xét theo sự hiểu biết của con người bậc trung, và tuy thế họ chỉ là các sức thôi thúc quay trở lại được tạo ra theo chuyển động có chu kỳ có lẽ cách đây hàng ngàn năm.

H.P.B. có lư trong xác nhận của bà xét về sự thôi thúc của Cung một; nhưng các môn đệ của bà đều không đúng, bao giờ mà họ bỏ sót và phủ nhận sáu loại xung lực kia, bằng hoặc là quan trọng hơn, vốn có thể phát ra theo chu kỳ từ Thánh Đoàn và vốn sẽ đáp ứng với sự đáp ứng từ những người rung động với loại năng lượng đặc biệt.

III. Các kết quả của hoạt động của nó.

Các kết quả này có thể được nghiên cứu theo bốn cách, xét mỗi cách như một Định Luật phụ của Định Luật Hút và Đẩy cơ bản. Theo nghĩa đen, mọi chuyển động đều là kết quả của

sự tác động (impact) hay là trao đổi (intercourse), giữa các nguyên tử, và không có một nguyên tử nào ở bất cứ nơi đâu mà thoát được lực này. Trong trường hợp chuyển động quay (rotary motion) vốn chi phối hoạt động của nguyên tử của vật chất, xung lực phát ra từ bên trong ṿng giới hạn, và được tạo ra bằng sự tác động của điện tích dương trên điện tích âm. Điều này đúng đối với mọi nguyên tử, thuộc vũ trụ, thái dương, cá nhân, hóa học v.v…

Tuy nhiên, khi ảnh hưởng của sự quay của nguyên tử mạnh đến nỗi nó bắt đầu tác động đến các nguyên tử khác bên ngoài ṿng-giới-hạn cá biệt của nó, một ảnh hưởng khác bắt đầu làm cho chính nó được cảm nhận, ảnh hưởng đó lôi cuốn lại với nhau, hoặc xua tan các nguyên tử liên kết tiếp xúc này. Thế là các dạng thức được tạo ra dưới sự thôi thúc của các lực tập hợp thuộc một loại nào đó, và đến phiên các dạng thức (forms) này lại tạo ra các hiệu quả trên các dạng

1040    nguyên tử cố kết khác, đến khi tiết tấu được tạo ra, và một rung động được khởi xướng, đó là một tiếp nối của chuyển động quay của các nguyên tử cá biệt, và sự biến đổi được tạo ra trên các nguyên tử đó bởi hoạt động tập thể của chúng. Điều này tạo ra sự phát triển và sự quay cùng lúc. Chuyển động tiến tới được thay đổi đáng kể bởi hoạt động bên trong của nguyên tử, và chính việc này mới tạo ra loại chuyển động mà chúng ta gọi là chuyển động xoắn ốc có chu kỳ. Nó lộ ra trong mọi h́nh hài như một khuynh hướng lặp lại, do bởi lực kéo về sau của các nguyên tử đang quay, và tuy thế bị hóa giải bởi sức thúc đẩy mạnh mẽ tiến tới của hoạt động của h́nh hài. Các đạo sinh có thể đoán được điều này liên quan với:

-Hành Tinh Thượng Đế, khi Ngài biểu lộ qua các cuộc tuần hoàn, trong các giai đoạn trước kia, mỗi cuộc tuần hoàn tóm tắt lại tất cả những ǵ đă xảy ra trước kia.

-Con người, trong giai đoạn trước khi sinh, trong đó, con người tóm tắt lại các giai đoạn phát triển khác nhau.

-Chân Nhân (Spiritual man), khi y tạo ra những ǵ sẽ hủy diệt “Kẻ Chận Ngơ” (“Dweller on the Threshold”, Tổng Quả Báo).

Hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ này, vốn tách biệt với mọi h́nh hài, có lẽ có thể được hiểu một cách thực tế hơn nếu chúng ta khảo cứu nó dưới h́nh thức diễn đạt của bốn định luật, đến lượt xét mỗi định luật đó một cách vắn tắt:

1. Định Luật Mở Rộng (Law of Expansion).

Định luật này với sự mở rộng từ từ do tiến hóa của tâm thức nằm bên trong mọi h́nh hài là nguyên nhân của dạng gần h́nh cầu (spheroidal form) của mọi sự sống trong toàn thể thái dương hệ. Đó là một sự kiện trong thiên nhiên cho thấy rằng tất cả những ǵ hiện hữu đều trụ trong một h́nh cầu. (1) Nguyên tử hóa học gần h́nh cầu; con người ở trong

1 Nguyên tử. GLBN I, 113, 566. Chính là dựa trên bản chất hăo huyền của vật chất và tính chất có thể phân chia vô hạn của nguyên tử mà toàn bộ Khoa Học Huyền Linh được tạo thành.

1. Mọi sự vật đều thuộc nguyên tử -Thượng Đế, Monads, các nguyên tử. a/ Phạm vi của biểu lộ thái dương ........................ Thượng Đế. Vũ trụ noăn. Hào quang noăn Thượng Đế ..... Đại Thiên Địa. b/ Phạm vi của biểu lộ Chân Thần ....................... Monads.

Hào quang noăn của Chân Thần ..................... Tiểu Thiên Địa. c/ Phạm vi của cực nguyên tử hồng trần ............. Nguyên tử.

 

2. Thái dương hệ là một nguyên tử vũ trụ.

 

3. Mỗi cơi là một nguyên tử hay là khối cầu hoàn hảo.

 

4. Mỗi hành tinh là một nguyên tử.

 

453 1041 một h́nh cầu, giống như Hành Tinh Thượng Đế và Thái Dương Thượng Đế vậy, h́nh cầu này vốn là h́nh hài mà vật chất chiếm lấy khi hoạt động bên trong của chính nó và hoạt động của h́nh hài tác động hợp nhất. Cần có đến hai loại lực

– lực quay và lực xoắn ốc theo chu kỳ – mới tạo được điều này. Các nhà khoa học đang bắt đầu nhận ra điều này ít

 

5. Mỗi Thiên Nhân (Heavenly Man) là một đơn vị nguyên tử.

 

6. Mỗi Chân Thần con người là một nguyên tử trong cơ thể của một trong các Heavenly Men.

 

7. Thể nguyên nhân là một nguyên tử, hay là khối cầu.

 

8. Elemental cơi trần là một đơn vị nguyên tử. Một nguyên tử là ǵ?

 

 

1. Một lớp vỏ được làm bằng vật chất của thái dương hệ thuộc một trong bảy đẳng cấp của nó và được ẩn bên trong bằng sự sống thuộc loại nào đó.

 

a/ Sự thông tuệ tuyệt đối làm linh hoạt mỗi nguyên tử.    GLBN I, 298. b/ Sự sống tuyệt đối làm linh hoạt mỗi nguyên tử.  GLBN I, 278, II, 742.

 

2. Nguyên tử và linh hồn là các thuật ngữ đồng nghĩa. GLBN I, 620, 622. a/ Trong thái dương hệ này, nguyên tử và linh hồn là các thuật ngữ đồng nghĩa. Cung Nguyên Thủy cộng với Cung Thiêng Liêng, Cung Minh Triết.

 

b/ Trong thái dương hệ trước, nguyên tử và trí tuệ có lẽ là các thuật ngữ đồng nghĩa. Nó đưa đến kết quả trong Cung Nguyên Thủy với vật chất thông tuệ linh hoạt, nền tảng của cơ tiến hóa hiện nay.

c/ Trong thái dương hệ tới, các nguyên tử và yếu tố thứ ba, tinh thần thuần túy có thể là các thuật ngữ đồng nghĩa. Cung Nguyên Thủy và Cung Thiêng Liêng cộng với Cung vũ trụ thứ ba, Cung Ư Chí hay Quyền Năng.

3. Các nguyên tử không thể tách ra khỏi Tinh Thần.      GLBNI, 367. a/ Chúng là các lớp vỏ qua đó Thượng Đế toàn năng đang biểu lộ. b/ Dạng của lớp vỏ/thể thấp (sheath) là một h́nh cầu. c/ Tính chất của lớp vỏ là bác ái tiềm tàng. d/ Vật chất của lớp vỏ là chất liệu thông tuệ linh hoạt.

nhiều, và bắt đầu hiểu rằng chính Định Luật Tương Đối, hay là liên hệ giữa tất cả mọi nguyên tử vốn tạo ra những ǵ được gọi là Ánh Sáng, và, trong hiện tượng tập hợp của nó, nó hợp thành khối cầu hỗn hợp, một thái dương hệ. Chuyển động của các cḥm sao từ bên ngoài đối với khối cầu thái dương, chịu trách nhiệm cho dạng thức của nó kết hợp với chuyển động quay của chính nó trong không gian. Khi các độ dài sóng (wave lengths) của ánh sáng từ các cḥm sao, và liên hệ của chúng đối với mặt trời được hiểu rơ hơn, và khi hiệu ứng của các độ dài sóng này hay các rung động của ánh sáng (vốn hoặc là có tính chất hút, hoặc đẩy, đối với mặt trời) được hiểu rơ, nhiều điều sẽ được tiết lộ. Cho đến nay, chỉ có ít điều

1042 được hiểu biết đối với hiệu quả mà các cḥm sao này trong bầu trời (vốn đối kháng với thái dương hệ) đặt vào mặt trời, và các độ dài sóng của chúng mà mặt trời sẽ không truyền đi, các tia sáng của nó không xuyên qua (nếu điều đó có thể được diễn tả bằng một lối kém khoa học như thế) ngoại biên mặt trời. Trong GLBN, chúng ta được dạy rằng “bảy Tia mặt trời mở rộng ra thành bảy mặt trời và mồi lửa cho toàn thể vũ trụ” (GLBN II, 72). Chính điều này tạo ra sự cháy cuối cùng báo trước chu kỳ đại qui nguyên (great pralaya) và đưa tới việc kết thúc cuộc lâm phàm của Thượng Đế. Việc đó được tạo ra theo Định Luật Mở Rộng, và tạo ra sự hoà nhập sau rốt và sự phối trộn của bảy hệ hành tinh thánh thiện, chúng đánh dấu cho việc đạt được mục đích và sự hoàn thiện cuối cùng của chúng. Trong văn liệu huyền linh học, danh xưng “Định Luật Mở Rộng” được giới hạn vào sự bàn bạc về bảy Cung và vào các cuộc điểm đạo của hành tinh. Khi bàn đến các mở rộng về tâm thức của con người và các cuộc điểm đạo của con người,

chúng ta tập hợp chúng dưới “Định Luật Hồi Qui Chân Thần” thứ hai.

Ở đây các nhà nghiên cứu nên nhớ rằng chúng ta đang bàn đến các mở rộng về tâm thức của một Hành Tinh Thượng Đế qua phương tiện của:

 Các dăy hành tinh.

 Các cuộc tuần hoàn.

 Các giới của thiên nhiên.

 Các căn chủng (root races).

 

Cần nên nhớ rằng tâm thức mà Ngài đang ở trong tiến tŕnh phát triển là tâm thức của ư chí tuyệt đối và mục tiêu tuyệt đối của Thái Dương Thượng Đế, v́ đó là biểu hiện của ư muốn (desire) của Vũ Trụ Thượng Đế. (1) Do đó, các mở rộng có thể được tập hợp như sau:

Bốn tế-phân của ham muốn (desire) sẽ được nghiên cứu trong Brahmana của Sama-Vedd.

 

1. Ham muốn hiểu biết; nguồn gốc.

 

2. Ham muốn sở hữu; về sau.

 

3. Ham muốn củng cố sở hữu, nghĩa là chọn các giai đoạn cần thiết, tức hành động, cái sẽ đem lại sở hữu; và sau cùng.

 

4. Sự thành đạt – các giai đoạn theo thứ tự này là bốn tiểu phân, ham muốn dựa trên hiểu biết (cognitive – desire), ham muốn đích thực (desire­proper), ham muốn thiết thực (active-desire) và ham muốn tóm lược (summation-desire).

 

“Đấng cai quản (ruler) của ham muốn là Shiva và huấn thị của Ngài cho các vị phụ tá của Ngài chiếm h́nh thức này:Xem đây, công việc của chúng ta là hủy diệt. Đẳng cấp và cách thức của việc đó là các cái này. Cái này sẽ bị hủy diệt trước tiên, cái này sau đó; và công việc ǵ ǵ đó với bản chất phủ nhận sẽ được thực hiện. Trước tiên, hăy thẩm tra, xem xét “ham muốn hiểu biết” và hiểu hoàn toàn và đầy đủ bản chất của Bản Ngă (I) và Cái Này (This). Kế đó hăy xem xét ham muốn sở hữu, “Tôi sẽ nhận được Cái Này (This) và Cái Tôi (the I)”. Nhờ có được chúng, bạn sẽ chuyển qua Phủ Nhận (Negation), đến tuyên xưng, “không (tôi không cần chúng

1043 1. Thái Dương Thượng Đế mở rộng tâm thức của Ngài để bao gồm ước muốn (desire) của Vũ Trụ Thượng Đế.

 

2. Hành Tinh Thượng Đế mở rộng tâm thức của Ngài để thích hợp với ư chí và mục tiêu của Thái Dương Thượng Đế.

 

3. Các Đấng Chủ Quản (Lords) của các Dăy Hành Tinh đang hoạt động với tâm thức ước muốn (bản chất bác ái) của Hành Tinh Thượng Đế.

 

4. Các Đấng làm linh hoạt của bầu hành tinh trong Dăy đang hoạt động với tâm thức sáng suốt của Hành Tinh Thượng Đế.

 

Điều này có thể được thể hiện liên quan với một bầu trong một dăy (như là dăy Địa Cầu của chúng ta) theo cách sau đây.

Đấng Chủ Quản của thế giới, Đức Hành Tinh Thượng Đế, trong cuộc lâm phàm hồng trần, giải quyết khó khăn riêng biệt của Ngài, thể hiện (vào biểu lộ hồng trần trên hành tinh) mục tiêu hoặc ư chí của Thái Dương Thượng Đế trong bất luận hành tinh hệ đặc biệt nào. Ngài làm điều này qua việc thiền định.

Toàn thể các Dhyan Chohans của giới thứ năm hay giới tinh thần đều bận tâm đến việc thể hiện thành biểu lộ linh hoạt của ư chí và mục tiêu của Hành Tinh Thượng Đế.

Gia đ́nh nhân loại, hay là giới thứ tư, đang t́m cách biểu lộ ư muốn, hay bản chất bác ái của Hành Tinh Thượng Đế. 1044 Ba giới dưới nhân loại có mục tiêu là biểu lộ bản chất thông tuệ của Hành Tinh Thượng Đế.

nữa)”. Trong Phủ Định là sự tóm tắt (summation), sam-a-hara, “đem tất cả lại cùng nhau”, và đó cũng là sam-hara, “lấy tất cả vào”, tái thu hút (re-ab-sorption), hủy diệt (destruction)” – Pranava -Vada, trang 364.

Mọi điều này được làm dưới Định Luật Mở Rộng, bằng phương pháp phát triển xoắn ốc, tăng trưởng theo chu kỳ, lặp lại chuyển động quay và tóm tắt mỗi ṿng xoắn ốc là sự mở rộng của tâm thức thành tâm thức của khối cầu vốn chứa đựng h́nh trứng nhỏ hơn và sự vượt thoát của sự sống bị giam nhốt trong khối cầu. Nó được ḥa nhập trong tổng thể vĩ đại hơn của nó. Khi các ngọn lửa của khối cầu liên hệ lóe sáng, “lửa do ma sát” tạo ra chuyển động quay, c̣n “lửa thái dương”, vốn là nền tảng của hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ, ḥa lẫn và phối hợp. Ṿng giới hạn của tấm vách giam nhốt h́nh cầu bị chối bỏ và kết quả là sự rực cháy.

Cổ Luận diễn tả điều này như sau liên quan đến các hành tinh và điều đó cũng đúng, dù là tương đối, đối với nguyên tử của vật chất, hoặc nguyên tử thái dương:

 

1. “Sự sống đập nhịp, và cực (pole, thái cực) hoàn thành chức năng của nó. Khối cầu xoay trong nhiều chu kỳ. Khi nó quay, nó cảm nhận các khối cầu khác, và t́m cách biết cái bí ẩn của các khối cầu này.

 

2. Chúng gặp gỡ nhau. Chúng t́m kiếm sự gần gũi lớn hơn, hoặc cự tuyệt với ác cảm bất cứ sự đến gần nào nữa. Một số khối cầu tách ra; những cái khác quay lại và phối hợp. Chúng biết rơ nhau. Chúng chuyển động theo h́nh xoắn ốc xuyên qua các diễn tŕnh liên quan chặt chẽ. Nhờ sự hợp nhất, các loại lửa lóe sáng, hai trở thành một, và sống lại trong Con của chúng, vốn là Cái Thứ Ba”.

 

Qua việc nghiên cứu các lời có ư nghĩa này, các đạo sinh có thể học được phần nào “sự thu hút của cực” có liên hệ tức “Sự Phối Ngẫu trong các Cơi Trời”, sự chuyển di các mầm của sự sống từ hành tinh thu hút dương tính (male attractive planet) đến hành tinh tiếp nhận âm tính, và sau cùng, ở một chu kỳ muộn hơn, sự thu hút sự sống của hai hành tinh bởi

hành tinh thứ ba, mà được gọi theo huyền linh học là “Con”. Điều này liên quan đến hành tinh tổng hợp đang tạo thành đỉnh của tam giác thái dương.

Tóm tắt hiệu quả của sự hợp nhất của chuyển động quay của nguyên tử cá biệt và hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ của 1045 mọi nhóm nguyên tử, do đó, cần nêu ra rằng, các đơn vị sau

đây đều bị tác động.

Nguyên tử cá biệt thiết yếu. Tiến tŕnh tiến hóa của nó hướng về sự tự quyết (self-determination) được tạo ra bằng hiệu quả của hoạt động tập thể của nó, hoặc là chuyển động của h́nh hài điều chỉnh tác động cố hữu của riêng nó.

Dạng thức nguyên tử, cũng như một đơn vị nguyên tử, quay trên trục riêng của nó, chịu ảnh hưởng và dồn về phía trung tâm lực của một đại thiên địa cao siêu hơn bằng hoạt động của giới chứa đựng nó.

Nguyên tử con người, độc lập và cá biệt, tuy dần dần bị dồn tới trước do ảnh hưởng của nhóm của nó, hoặc là hoạt động mạnh mẽ của Hành Tinh Thượng Đế mà trong cơ thể Ngài đó là tế bào.

Nguyên tử hành tinh, cũng độc lập, một hỗn hợp gồm tất cả các nhóm hành tinh, quay trên trục riêng của nó, tuy vẫn theo đúng hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ, được gây ra bằng hoạt động của khối cầu lớn hơn mà nó t́m thấy vị trí của nó trong đó.

Nguyên tử thái dương, cũng là một Sự Sống được biệt ngă hóa, Con đang lâm phàm, nhờ phương tiện Thái Dương, theo đuổi chu kỳ vốn có của chính nó, tuy vẫn theo đường xoắn ốc dưới dạng chu kỳ xuyên qua các cơi trời, và do đó, tiến triển qua hiệu quả của các Sự Sống linh hoạt ngoại vũ trụ, các Sự Sống này hoặc là hút hoặc là đẩy nó.

Đây là các tập hợp chính của các nhóm nguyên tử, nhưng có nhiều h́nh thức trung gian mà cho đến nay không thể đề cập đến. Vạn vật trong thiên nhiên tác động đến những ǵ mà nó tiếp xúc, và các ảnh hưởng này tác động hoặc là như:

 Các xung lực hút hoặc đẩy.

 Các xung lực làm chậm hoặc gia tốc.

 Các xung lực hủy diệt hoặc kiến tạo.

 Các xung lực làm mất sinh lực hoặc kích hoạt.

 Các xung lực cung cấp năng lượng hoặc làm tan ră. Tuy nhiên, tất cả đều có thể được diễn tả bằng các thuật

 

1046    ngữ chỉ thần lực dương hoặc âm, biểu hiện thành hoạt động xoay hoặc xoắn ốc. Theo một số góc nh́n, chu kỳ thứ yếu có thể được xem như thuộc về hoạt động quay của một số dạng nguyên tử, và các chu kỳ lớn hơn vốn rất khó hơn nhiều để cho con người theo dơi, v́ liên quan tới tác động xoắn ốc của Sự Sống đang bao bọc của khối cầu lớn hơn. Mỗi nguyên tử là thành phần của một tổng thể lớn hơn, ngay cả nguyên tử thái dương cũng không phải là Sự Sống tách rời mà là một phần của một vô cùng tận Sự Sống vượt ngoài tầm hiểu biết của con người, và Sự Sống đó chỉ được nhận biết một cách lờ mờ bởi vị Dhyan Chohan tiến hóa nhất.

2. Định Luật Hoàn Nguyên của Chân Thần.

Ở đây có thể nghiên cứu Chân Thần theo quan điểm chu kỳ và quan điểm năng lượng, và tạm thời tách rời thể trí chúng ta ra khỏi khía cạnh biểu lộ mà chúng ta gọi là nhân loại hoặc con người.

Khi xét “Kẻ Hành Hương Thiêng Liêng”, chúng ta có thể nghiên cứu y dưới h́nh thức biểu lộ của:

 Ba điểm tập trung năng lượng hay lực.

Ba loại lửa, mỗi loại tạo ra một hiệu quả nhất định, và đến phiên nó, mỗi loại lại tạo ra các hiệu quả lên nhau.

 

Liên quan tới một thái dương hệ, ba loại lửa này trên các cơi vũ trụ được gọi là : (1) 1047 1. Mặt Trời tinh thần trung ương (chủ yếu).

 

2. Mặt trời (nội tâm, subjective), được gọi là “tâm của mặt trời”.

 

3. Mặt trời vật chất (biểu lộ ngoại cảnh, objective) và cùng tư tưởng có thể được đưa ra qua biểu lộ Chân Thần.

 

1                  1. Các Tên gọi của Mặt Trời được ghi nhận trong GLBN là: a/  Marttanda. GLBN I, 61, 126 – 129, 483, II, 221. b/ Agni. GLBN II, 60, 400. c/ Surya.   GLBN I, 127, 643. d/ Helios.   GLBN II, 47 e/ Apolo.   GLBN II, 6, 129.

2. Mặt Trời trong GLBN được dùng theo ba hàm ư sau: a/ Mặt Trời Tinh Thần Trung Ương.  GLBN I, 519-520; II, 120, 249, 251. b/ Mặt Trời vật chất hữu h́nh. GLBN I, 628. c/ Ba Mặt Trời thứ cấp.  Như trên.

Xét Tiểu Thiên Địa, đang biểu lộ qua thể nguyên nhân, nó chứa ba nguyên tử thường tồn, tức các trung tâm lực cho ba thể, thể trí, thể cảm dục và xác thân.

3. Xét ba phát biểu sau. GLBN I, 574.

a/ Trong Vũ Trụ ................      Mặt Trời là kama-rupa, tức thể cảm dục của Akasha (Ngôi Hai của Brahma). So với “Đứa Con Tất Yếu”. GLBN I, 74.

b/ Trong thái dương hệ .... Mặt Trời là nguyên khí thứ 6, tức buddhi, và hiện thể của nó. (Các Rồng Minh Triết lấy h́nh hài trên cơi dĩ thái thứ 4 vũ trụ, tức cơi bồ đề của chúng ta). c/ Dưới h́nh thức .............. Mặt trời là nguyên khí thứ 7 của Brahma thực thể       hay là trạng thái của vật chất sáng suốt linh hoạt.

Như vậy “sự bài bác” (“rejection”) như nó được gọi, nảy sinh ra v́ tâm thức hay là sự phát triển của Ego (của Thượng Đế hoặc của con người) là mục tiêu của sự tiến hóa, chớ không phải là trạng thái vật chất. “Cung Nguyên Thủy chỉ là hiện thể của Cung Thiêng Liêng”. GLBN I, 108.

Ba trung tâm thuộc Chân Thần được phân biệt bằng các loại năng lượng khác nhau:

 Năng lượng Chân Thần – năng lượng năng động .....xung lực điện ........ lửa tinh khiết.

 Năng lượng Chân Ngă – năng lượng từ lực ...............xung lực phát xạ ........ lửa thái dương.

 Năng lượng phàm ngă – năng lượng cá nhân   ...........xung lực quay ........ lửa do ma sát.

 

Năng lượng thứ nhất tạo ra ánh sáng, năng lượng thứ hai tạo ra nhiệt, và năng lượng thứ ba tạo ra sự ẩm ướt (moisture) hay là sự cố kết.

Do sự tương tác của ba loại lực, mà ba trạng thái của Chân Thần được tạo ra, một nhịp nhàng được thiết lập đưa đến kết quả trong việc tạo thành:

Một ṿng-giới-hạn, hay phạm vi h́nh trứng, mà kẻ hành hương bị giam nhốt trong đó, và nó chứa trong chính nó ba trung tâm lực chính, tương ứng với

a/ Ba trung tâm chính của Thượng Đế khi khía cạnh nội tâm hay khía cạnh thần lực của cuộc sống được xem xét. b/ Ba nguyên tử thường tồn nếu khía cạnh thuần túy ngoại cảnh được bàn đến. Một nhịp đập theo chu kỳ (cyclic pulsation), nguyên là cái nhân của mọi thôi thúc tiến hóa. 1048 Các xung lực tiến hóa này có thể xem như gồm có ba đối với một thái dương hệ hoặc đối với một Monad:

Có xung lực dồn mọi nguyên tử đến tự quyết và là cái bí mật của hiện tượng được gọi là biệt ngă hóa (individuali ­sation, tiến vào giới nhân loại). Phần lớn đó là lực được gọi là Brahma.

Có loại xung lực bắt ép nguyên tử cá biệt hướng về việc xác định nhóm, và là bí ẩn của hiện tượng được gọi là

“Điểm Đạo” (“Initiation”) hay là tiến tŕnh vượt qua khỏi giới nhân loại hay là Sự Sống biệt ngă hóa tự quyết đi vào giới cao hơn. Đó là toàn thể thần lực Vishnu, Ngôi Hai, và tạo ra các trạng thái tâm thức cao.

Sau cùng có loại xung lực thúc đẩy các nhóm hành tinh, toàn bộ mọi nguyên tử và h́nh hài, đưa đến một nhận thức có hiểu biết về bản chất của nhóm chứa đựng tất cả, tức nguyên tử thái dương. Chịu tác động bởi Hành Tinh Thượng Đế, Monad tạo

thành ṿng-hạn-định của ḿnh một cách sáng suốt. Nơi đó công việc của Chân Thần ngưng lại theo quan điểm thuần túy của Chân Thần; sự sống có sẵn của chất nguyên tử được cấu tạo như thế tạo ra hiện tượng sau này. Sự sống quay tṛn của các nguyên tử và sự tương tác của chúng, bị biến đổi bởi Sự Sống của nhóm hành tinh, hay là Hành Tinh Thượng Đế, được theo đuổi qua các thiên kỷ dài, tạo nên hiện tượng có các giai đoạn tiến hóa giáng hạ khác nhau lên đến điểm mà một số nguyên tử đă tiến hóa đến tâm thức của người-thú. Nhờ giai đoạn không thể h́nh dung được này (nghĩa là liên quan với trái đất chúng ta) toàn bộ nhiều tỉ các sự sống nguyên tử đă tiếp tục tiến tŕnh của chúng, được cấp năng lượng bằng Sự Sống của Chân Thần, khi Chân Thần rung động nhờ phương tiện tâm Chân Thần trên cơi tâm linh; và chúng đáp ứng với nhịp điệu rộng lớn hơn của Hành Tinh Thượng Đế. Chính điều này đă tạo ra sự cố kết có phân cấp, và đă đưa người-thú đến giai đoạn mà sự kéo lên của chính Chân Thần bắt đầu được cảm nhận. Đồng thời, Monad ở trên

1049    cơi riêng của nó bắt đầu đáp ứng với năng lượng tự sinh (self-engendered energy) của h́nh thể thấp, hai nhịp điệu được tiếp xúc, hiện tượng biệt ngă hóa xảy ra và kẻ hành hương biểu lộ trong bản chất đích thực của ḿnh.

Kế đó – xét về mặt Monad – sự sống tiến hóa hướng về phía trước bắt đầu. Thực sự nó theo chu kỳ, lặp lại và theo đường xoắn ốc. Trước tiên, tác động hay sự tương tác giữa dạng thức quay của nguyên tử hạ đẳng với ảnh hưởng của Monad, th́ lờ đờ, chậm chạp và nặng nề, và h́nh thức đó làm tŕ chậm tác động của Chân Thần, và rung động nặng nề của nó có khuynh hướng hóa giải rung động cao. Dần dần, khi các ṿng xoắn trải rộng đóng vai tṛ của chúng, rung động cao siêu làm cho chính nó được cảm nhận, và hoạt động, hay chuyển động trở nên quân b́nh hơn, nhưng nhẹ nhàng hơn. Thế là các chu kỳ diễn ra cho đến khi nhịp điệu hay rung động cao hơn chiếm ưu thế đến đỗi ảnh hưởng của h́nh hài bị làm tiêu tán và đưa đến việc loại bỏ cuối cùng của nó. Cùng lúc với việc loại bỏ này, nhịp điệu cao nhất của mọi vật giúp cho chính nó được cảm nhận, đưa đến hoạt động gia tăng trên các cơi cao nhất, và vào đúng lúc, tạo ra việc chối bỏ sự sống của lớp vỏ ngoài (sheath life) của Ego. Như Cổ Luận lần nữa đă viết:

“Các giọt hơi ẩm trở nên nặng hơn. Chúng ập tới như mưa trên cơi thấp. Chúng ch́m đắm vào trong đất sét và làm cho nó phát triển. Thế là nước phủ mặt đất và khắp các chu kỳ.

Các mục tiêu của các giọt nước sáng tạo là hai, và mỗi mục tiêu được đạt đến trong các chu kỳ riêng biệt rất lớn; một mục tiêu là ch́m và tự mất hút trong đất tối tăm của địa cầu; mục tiêu kia là vươn lên và tự ḥa nhập trong không khí trong lành của cơi trời.

Giữa hai giai đoạn rộng lớn, sức nóng chắc chắn góp phần của nó. Nhưng khi sức nóng trở nên mănh liệt, các lửa bên trong địa cầu và bên dưới các lớp nước thiêu nóng và tuôn chảy, bản chất của nhiều giọt được nh́n thấy trải qua sự thay

đổi. Chúng tan biến trong hơi nước. Thế là sức nóng hoàn thành vai tṛ của nó. Sau này, lại lửa điện lóe lên, và đổi hơi nước thành những ǵ sẽ để cho nó đi qua không khí”.

Bây giờ chúng ta sẽ tổng kết vắn tắt các xung lực rung động khác nhau, các xung lực này có ảnh hưởng rơ rệt trên Monad, và chúng phải được ghi nhớ khi chúng ta xem xét

1050    bước tiến hóa của Kẻ Hành Hương Thiêng Liêng. Mục đích của Bộ Luận này không phải để quăng diễn mỗi xung lực riêng biệt. Nó chỉ t́m cách khơi ra vấn đề, chừa lại cho các nhà nghiên cứu cá biệt sau này việc mở rộng các ư tưởng được truyền đạt.

 

1. Ba xung lực này có sẵn trong ba hiện thể xuất hiện theo chu kỳ, theo cách gọi của H.P.B., đó là ba trung tâm năng lượng chính yếu mà Chân Ngă biểu lộ qua đó:

 

a/ Năng lượng của ṿng-hạn-định Chân Thần, xét nó như một đơn vị. b/ Năng lượng của thể nguyên nhân, trong chu vi Chân Thần. c/ Năng lượng của xác thân, tổng hợp trên cơi trần của mănh lực đang tuôn đổ vào biểu lộ qua ba vi tử thường tồn.

 

2. Hoạt động được thiết lập trong bảy trung tâm lực dĩ thái, kết quả sự hoạt động của bảy nguyên khí: a/ Trung tâm lực đầu – bảy trung tâm bên trong với ba

 

trung tâm bên ngoài. b/ Trung tâm lực cổ họng. c/ Trung tâm lực ở tim – ba trung tâm bên trong và bảy

trung tâm bên ngoài. d/ Bí huyệt đan điền (solar plexus, mạng lưới thần kinh ở bụng) ba bên trong và bốn bên ngoài. e/ Các cơ quan sinh sản – hai ở bên trong.

f/ Đáy xương sống – cái đơn nhất bên trong.

 

3. Hoạt động có sẵn của mỗi nguyên tử trong mỗi lớp vỏ (sheath, thể thấp) vốn tạo ra sự nhịp nhàng của thể thấp đó.

 

4. Hoạt động hợp nhất của mọi thể thấp hoặc h́nh tướng (form) mà Kẻ Hành Hương Thiêng Liêng sử dụng.

 

5. Hoạt động linh hoạt hợp nhất được tạo ra bởi sự thống nhất của ba hiện thể, bảy lớp vỏ, các trung tâm lực và vật chất nguyên tử.

 

6. Hiệu quả được tạo ra bởi tác động của các nhóm được liên kết bằng nghiệp quả với Kẻ Hành Hương. Chúng là: 1051 a/ Rung động do Cung của y, nhóm Chân Thần của y. b/ Rung động do cung phụ của y, hay là rung động của nhóm Chân Ngă.

c/ Các liên kết do phàm ngă của y, như là năng lượng thuộc gia tộc, chủng tộc, và quốc gia của y. Tất cả các yếu tố này khích động các nguyên tử nhạy cảm trong các thể khác nhau và tạo ra các hiệu quả đặc biệt.

 

7. Hoạt động hay chuyển động được khai thông và kích hoạt bởi sự sống của bất luận giới nào trong ba giới thấp trong thiên nhiên, -tất cả đều tạo ra các kết quả rơ rệt.

 

8. Rung động của hành tinh đặc biệt mà dựa vào đó Monad được phép t́m cách biểu hiện và trải nghiệm.

 

9. Ảnh hưởng được tạo ra trong vật chất của các thể thấp bởi ảnh hưởng hoặc các rung động của các hành tinh khác nhau. Hiểu theo mặt huyền bí, đây là ảnh hưởng của mặt này hoặc mặt kia của các trung tâm thái dương, giống như các thần lực phát ra từ chúng kích động lên các trung tâm hành tinh và bằng cách đó tác động lên các đơn vị Chân Thần có liên quan. Điều này được ẩn giấu trong karma của Hành Tinh Thượng Đế, và khi chiêm tinh học huyền bí chân chính xuất hiện, bấy giờ thêm nhiều điều liên quan đến việc này sẽ được

đưa ra. Chiêm tinh học như chúng ta nghiên cứu và giảng dạy, sai lạc nhiều hơn là giúp ích, và những nhà nghiên cứu chiêm tinh học, cho đến nay đang học hỏi chỉ có phần a-b-c của môn học kỳ diệu này, và đang bận tâm đến các mép bờ bên ngoài của bức màn vĩ đại đó vốn dĩ đă được khôn khéo tung ra trên mọi kiến thức hành tinh.

10. Một h́nh thức năng lượng khác mà bao giờ cũng phải được xem xét là năng lượng của Hành Tinh Thượng Đế, khi Ngài tuôn đổ thần lực của Ngài qua một dăy hành tinh nào đó hoặc bầu hành tinh nào đó dựa vào các nhóm đơn vị nhân loại tiến hóa. Theo cái nh́n của nhân loại, cho đến nay điều này không thể tính được, v́ nó dựa vào việc “chuyển sự chú ư” huyền linh của Hành Tinh Thượng Đế vào sự thiền định nơi bất cứ trung tâm nào trong thể hợp nhất của Ngài. Dĩ nhiên, tất cả đều theo luật vũ trụ nhưng ngoài sự nhận thức

 

1052    của con người. Nó liên quan đến nhận thức về mục tiêu cá biệt của hành tinh, vốn không được tiết lộ cho đến các cuộc điểm đạo sau này.

 

11. Năng lượng cố hữu của chính nguyên tử thái dương cũng có một ảnh hưởng nhịp nhàng trên Monad cá biệt và mặc dù nó chỉ đạt đến Monad xuyên qua các trung tâm Hiện Tồn vĩ đại hơn, tuy vậy nó có hiệu quả của nó trên một và tất cả. Đây là yếu tố khác không được nhận biết đầy đủ.

 

12. Sau cùng, năng lượng của sự sống vĩ đại hơn (mà thái dương hệ của chúng ta chỉ hợp thành một phần trong đó) phải được xét đến, và các xung lực phát ra từ Vũ Trụ Thượng Đế (cosmic Logos), tức là Đấng Bất Khả Tư Nghị (One About Whom Naught May Be Said), đi đến các sự sống Chân Thần và tạo ra sự phấn khích hoặc tŕ trệ tùy theo bản chất của thiên ư hồng nguyên (cosmic ideation, tư tưởng thiêng liêng, tư duy vũ trụ). Các sự sống này tất nhiên hoàn toàn ở ngoài

phạm vi hiểu biết của con người thông thường và được đề cập đến chỉ v́ không có bảng liệt kê nào được đầy đủ mà không có chúng.

13. Cũng được khai sinh trong trí sự tác động của năng lượng vốn phát ra từ bất cứ cung nào trong số “Mười Hai Cung của Hoàng Đạo” mà chiêm tinh học tự có liên kết với chúng. Kiểu thần lực này trước tiên có liên quan đến sự kích hoạt của hành tinh, với các Hành Tinh Thượng Đế, và được ẩn giấu trong karma thuộc chu kỳ của Các Ngài, -một karma mà dĩ nhiên sẽ t́nh cờ có liên quan đến các Chân Thần và các devas vốn hợp thành các thể và các trung tâm lực của các Ngài.

 

14. Chúng ta đừng nên không đếm xỉa ba làn sóng năng lượng vĩ đại, mà theo chu kỳ, chúng lan qua toàn bộ thái dương hệ từ:

 

a/ Bảy ngôi của cḥm sao Đại Hùng (Gấu Lớn). Độ mạnh của các rung động này tùy vào sự gần gũi của sự liên quan và độ phù hợp của sự chỉnh hợp giữa bất cứ vị Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt nào và Nguyên Mẫu (Prototype) của Ngài. Cái bí ẩn ở đây rất sâu xa; nó có liên quan với giai đoạn trong sự tiến hóa của “các vị thần bất toàn” (the “imperfect gods”) và mục tiêu của các Hành Tinh Thượng Đế (planetary deities).

1053 b/ Bảy Tỉ Muội, hay là cḥm sao Pleiades, và theo đó Đấng đặc biệt được đặt tên theo huyền bí học là “hiền thê” (“the wife”) của vị Hành Tinh Thượng Đế mà hành tinh hệ của Ngài sau rốt sẽ nhận được các mầm sự sống từ hành tinh chúng ta, vốn không được xem như một hành tinh thánh thiện, như trước kia đă được nói tới.

c/ Mặt Trời Sirius.

Có các luồng thần lực kích hoạt khác vốn có ảnh hưởng lên Kẻ Hành Hương ở khắp nơi, nhưng bảng liệt kê trên cũng đủ để chứng minh sự phức tạp của vấn đề và cái bao la của hệ thống tiến hóa. Tất cả các phóng phát rung động này đi qua bầu hành tinh theo chu kỳ; chúng đến rồi đi, và tùy theo sự có mặt hoặc sự không có mặt của chúng, và tùy theo giai đoạn tiến hóa của Đấng phát ra thần lực, mà tính chất hiện tượng của mọi sự sống sẽ tùy thuộc vào, tùy vào bản chất của bất cứ giai đoạn đặc biệt nào và tính chất của các Chân Thần đang biểu lộ. Chính sự xuất hiện hoặc sự tan biến của các luồng sóng chứa sinh lực này (về mặt hành tinh, liên hành tinh, thái dương hệ, vũ trụ và liên vũ trụ) đang lôi cuốn vào luân hồi những kẻ hành hương (tức Chân Thần. ND) và mang lại biểu lộ theo chu kỳ của các Đấng Cao Cả như là “Đức Tịnh Quán” (“Silent Watcher”) và “Đấng Đại Hy Sinh”; chính việc này cũng gây ra sự tan ră của một hành tinh hệ và sự tái hiện của nó, và chịu trách nhiệm cho sự chuyển di các mầm sự sống từ hành tinh hệ này sang hành tinh hệ khác, hoặc từ thái dương hệ này đến thái dương hệ khác.

Các Chân Thần được cuốn theo trong trào lưu thần lực vĩ đại này, toàn thể các Chân Thần này được gọi là “lực tiến hóa”, c̣n sự sống và sự tồn tại của Thực Thể khởi xướng ấn định hạn kỳ cho kỳ gian của Chân Thần. Con người chỉ là nạn nhân của các mănh lực, chúng buộc chặt lấy y và điều khiển y, giống như nguyên tử, trong cơ thể con người chỉ là người giúp việc phục tùng theo hướng đặt để của con người; tuy nhiên bên trong các giới hạn đó, con người lại là kẻ kiểm soát

1054    vận mệnh của ḿnh; bên trong các giới hạn đó, y vận dụng các sức mạnh và năng lượng, y điều khiển các sự sống kém cỏi hơn và kiểm soát các trung tâm năng lượng nhỏ hơn, và

theo thời gian trôi qua, phạm vi kiểm soát của y trở nên ngày càng mở rộng.

Nguyên tử kiểm soát sự sống trung ương của chính nó; con người có thể kiểm soát các tập hợp sự sống vốn tạo thành ba thể của y; điểm đạo đồ và vị adept đang kiểm soát các năng lượng thuộc nhiều loại trong ba cơi thấp, trong khi vị Chohan kiểm soát trên năm cơi tiến hóa. Như vậy kế hoạch được tiến hành cho đến khi Đạo Binh Âm Thanh trở thành Máy Thu các Linh Từ (Sounder of the Words), và các Máy Thu Linh Từ trở thành chính Linh Từ.

Do đó, hiển nhiên là “Định Luật Hoàn Hương của Chân Thần” mà chúng ta vừa xem xét là toàn thể các ảnh hưởng vốn có liên quan trực tiếp với các nguyên tử Chân Thần, tác động đến sự tiến bộ theo chu kỳ của nó và kích hoạt nó hoặc làm tŕ hoăn hoạt động của nó tùy theo sức mạnh của sự sống khởi đầu. Chỉ sau khi có sự khai mở, th́ nguyên tử nhân loại mới đạt đến một giai đoạn trong mức phát triển của nó khi mà các thần lực và các ảnh hưởng bắt đầu được nhận biết. Khi các phương pháp được quán triệt, nhờ đó sự hiệu chỉnh được tạo ra một cách sáng suốt đối với các luồng thần lực từ bên ngoài, sự đề kháng đối với các mănh lực tŕ trệ được khai mở một cách sáng suốt và với độ chính xác hợp với khoa học, và con người tự đặt ḿnh theo đúng với các mănh lực vốn sẽ làm cho y phân vân suốt dọc theo con đường hoàn hương (path of return). Trong tư tưởng này không có một tí nào cái phức tạp quá mức hoặc nguyên nhân cho sự nản chí, v́ luôn luôn sức mạnh tiềm tàng của điện năng sẽ hóa giải rung động lờ đờ hơn của Lửa thái dương, và bản thân lửa thái dương, chẳng chóng th́ chầy sẽ vô hiệu hóa các ảnh hưởng của “Lửa do ma sát”.

3. Định Luật Tiến Hóa Thái Dương. (Law of Solar Evolution). Thật là một lẽ đương nhiên khi tŕnh bày rằng Định Luật Tiến Hóa Thái Dương là toàn thể tất cả các hoạt động thứ 1055 yếu. Chúng ta có thể xét điểm này liên quan đến nguyên tử hành tinh và nguyên tử thái dương. Giống như mọi nguyên tử khác trong thiên nhiên, nguyên tử hành tinh (planetary atom) có ba hoạt động chính:

Thứ nhất. Nó xoay trên chính trục của nó, quay ṿng theo chu kỳ bên trong ṿng-giới-hạn của chính nó, và như thế lộ ra năng lượng có sẵn của riêng nó. Câu này có ư nghĩa như thế nào? Chắc chắn rằng hàng tỉ nguyên tử vốn tạo thành thể hành tinh (dù là trọng trược hoặc tinh anh) vẫn theo đuổi một quỹ đạo chung quanh đơn vị năng lượng dương trung ương. Trung tâm mănh lực năng động này phải được xem như đương nhiên tồn tại ở hai vị trí (nếu một thuật ngữ không thích hợp như thế có thể được chấp nhận) tùy theo giai đoạn, cách dùng và kiểu mẫu đặc biệt của thực thể hành tinh tồn tại bên trong.

a/ Trong những ǵ tương ứng với bí huyệt đầu nơi con

người, nếu Hành Tinh Thượng Đế có tŕnh độ phát triển rất

cao.

b/ Trong sự tương ứng hành tinh với bí huyệt tim.

Dĩ nhiên bí huyệt cổ họng luôn luôn rung động theo tất cả các vị Thượng Đế, v́ tất cả đều là các Đấng Sáng Tạo hoàn toàn sáng suốt, đă hoàn thiện năng lực này trong một thái dương hệ trước đây.

Ở đây, các nhà nghiên cứu nên nhớ rằng các trung tâm lực này được t́m thấy có phác họa trong các Tam Giác nằm giữa trong biểu đồ ở trang 373, mặc dù không hề có chỉ dẫn nào được t́m thấy nhờ nghiên cứu các tam giác như thế đối với

việc thành đạt tương đối của Hành Tinh Thượng Đế. Bên trong các dăy, cũng sẽ t́m thấy các trung tâm năng lượng tương ứng, và cũng bên trong thể vật chất trọng trược của Thượng Đế của bất luận hành tinh hệ nào, tức hành tinh vật chất.

Một trung tâm như thế được t́m thấy ở Bắc Cực, và hai trung tâm nữa nằm bên trong bầu hành tinh, và thường thường sự chảy vào của thần lực hoặc năng lượng đến các trung tâm bên trong này (xuyên qua trung tâm ở cực) tạo ra hậu quả trong các tai họa mà chúng ta gọi là các địa chấn và các phún xuất hỏa sơn.

Như chúng ta biết, có một sự di chuyển theo chu kỳ của

1056 sự nghiêng của cực do sự đáp ứng ngày càng tăng thêm của Hành Tinh Thượng Đế đối với Nguyên H́nh cơi trời của Ngài, dựa theo đó các ảnh hưởng từ Đại Hùng Tinh lôi cuốn, hay theo huyền linh học là “thu hút” sự chú tâm của Thượng Đế và làm cho Ngài ḥa hợp hơn nữa với một Ư Chí thôi thúc vĩ đại hơn. Sự chuyển di này tạo nên sự gián đoạn trong biểu lộ thấp của Ngài, vốn là một điều kiện trên Con Đường Điểm Đạo Vũ Trụ, tương tự với con đường mà một đệ tử trải qua. Nguyên tử hành tinh quay trên trục của nó và theo chu kỳ mà tiến vào dưới các ảnh hưởng vốn tạo ra các hiệu quả nhất định. Trong bao điều khác, các ảnh hưởng này là ảnh hưởng của mặt trăng và của hai hành tinh nằm gần nhất với nó trên khía cạnh khác – gần hơn và xa hơn so với Mặt Trời. Ảnh hưởng của mặt trăng th́ cực kỳ mạnh và có một tương đồng kỳ lạ (xét về mặt hành tinh vật chất) với “Kẻ Chận Ngơ” vốn có một hiệu quả quen thuộc và mạnh mẽ trên nguyên tử nhân loại. Sự tương đồng đừng nên để vượt ngoài giới hạn, v́ cần nên nhớ rằng mặt trăng không có ảnh hưởng lên chính Hành Tinh Thượng Đế, v́ giai đoạn tiến hóa của Ngài làm

tiêu tán một việc như thế, nhưng v́ ảnh hưởng đó được cảm nhận bởi Thực Thể hành tinh – toàn bộ các bản thể tinh hoa chất của hành tinh. Các nhà nghiên cứu khoa học huyền linh sẽ học được nhiều điều liên quan đến hành tinh hệ khi họ nghiên cứu ảnh hưởng của lực hút do nghiệp quả của mặt trăng trên địa cầu, kết hợp với ảnh hưởng của hai hành tinh lân cận, hiểu theo huyền linh học.

Nguyên tử hành tinh cũng quay theo quỹ đạo chung quanh trung tâm thái dương của nó. Đây là diễn đạt của nó về tác động quay xoắn ốc theo chu kỳ và sự thừa nhận của nó về sức thu hút thiêng liêng ở trung tâm. Điều này đưa nó đến dưới ấn tượng thường xuyên của các hành tinh hệ khác, mỗi một trong các hành tinh hệ đó đều tạo ra các hiệu ứng trên hành tinh. Nó cũng đưa nguyên tử hành tinh đến dưới các ḍng năng lượng đang chảy vào từ những ǵ được gọi là các cḥm sao hoàng đạo, các tinh ṭa này đạt đến hành tinh hệ xuyên qua trung tâm lớn, tức Thái Dương. Hiển nhiên là đối

1057 với bất cứ nhà nghiên cứu nào cho dù phát triển sơ sài năng lực h́nh dung, và có đôi chút nhận thức về các ḍng thần lực của thái dương hệ, th́ tất cả có thể được xem như thủy triều xoáy ṿng của các luồng pha trộn nhau, với nhiều điểm tập trung năng lượng hiện ra đây đó, tuy nhiên không có mặt nào tĩnh tại về vị trí. Hoạt động thứ ba của nguyên tử hành tinh là hoạt động vốn đưa nó vượt qua không gian cùng với toàn bộ thái dương hệ, và vốn biểu hiện cho “sự trôi giạt” của nó hay là khuynh hướng tiến về phía quỹ đạo thái dương hệ trong các bầu trời. Nguyên tử thái dương (solar atom) phải được xem như đang theo đuổi các đường lối hoạt động tương tự và giống như là đi song song trên một giai tầng rộng lớn so với tiến

hóa của nguyên tử hành tinh. Toàn bộ h́nh cầu thái dương, tức ṿng-hạn-định của Thượng Đế, quay trên trục của nó và như thế tất cả những ǵ được bao hàm bên trong h́nh cầu đó được tiến hành theo lối ṿng tṛn qua các Bầu Trời (Heavens). Các con số chính xác về chu kỳ vốn bao hàm sự xoay ṿng (rotation) rộng lớn mà cho đến nay vẫn c̣n là bí ẩn, nhưng có thể nói được rằng nó xấp xỉ 100 000 năm, như có thể bị ngộ nhận, nó được kiềm chế bằng năng lượng của Ngôi Một, và do đó thuộc Cung Một. Chính điều này đủ để giải thích cho các ảnh hưởng hay thay đổi và đa dạng, vốn có thể được ḍ t́m qua các thời kỳ rộng lớn bởi những người có “con mắt dẫn đường” (the “seeing eye”) v́ nó gây nên một chỗ ngoặt của các phần hay thay đổi của h́nh cầu đối với các cḥm sao hoàng đạo khác nhau. Ảnh hưởng này (có liên quan với các hành tinh) ngày càng tăng hoặc là giảm bớt tùy theo vị trí của các hành tinh trên các quỹ đạo khác nhau của chúng. Đó là cái phức tạp bao la của vấn đề và sự bất lực đối với nhà nghiên cứu chiêm tinh học và thiên văn học thông thường khi muốn tạo ra các phép tính chính xác hoặc muốn lấy lá số tử vi đúng. Trong Pḥng Minh Triết, có một bộ môn (department) mà các cơ cấu chiêm tinh học khác nhau hiện nay chỉ là các h́nh ảnh mơ hồ và không đích xác của bộ môn đó. Các Chân Sư liên kết với pḥng đó không phải hoạt động với nhân loại mà chính Các Ngài quan tâm đặc biệt tới “việc

1058    lấy số tử vi” (như vậy xác định bản chất của công việc phải làm trước mắt) của các Đấng cao cả khác nhau, các Đấng này làm linh hoạt các bầu hành tinh và các giới của thiên nhiên, với việc xác định bản chất của các ảnh hưởng nghiệp quả đang hiện ra, trong biểu lộ của ba vị Hành Tinh Thượng Đế :

 

1. Hành Tinh Thượng Đế của chính chúng ta.

2. Hành Tinh Thượng Đế của đối cực chúng ta (our polar opposite).

3. Hành Tinh Thượng Đế của hệ thống vốn tạo với hai hệ thống đă nói trên một tam giác hành tinh.

Các Ngài không thể vượt ra ngoài việc đó. Các Ngài chấm các lá số tử vi khác nhau cho chu kỳ sắp tới đă nói, các ghi nhận của các Ngài đều có tầm quan trọng sâu xa và rất có ư nghĩa. Ở đây tôi khẩn thiết yêu cầu các nhà nghiên cứu không nên thử (trong những năm sắp tới) tạo ra các phép tính theo chu kỳ thuộc bất cứ loại nào, v́ cho đến nay nhiều tinh ṭa chỉ tồn tại trong vật chất hồng trần với một bản chất dĩ thái không ai biết và không hề thấy. Tuy nhiên chúng có ảnh hưởng rất mạnh và cho tới khi nhăn thông dĩ thái được phát triển, th́ tất cả các phép tính sẽ đầy dẫy sai lầm. Cho đến nay, con người chỉ đủ chế ngự chính dharma (thiên trách) của ḿnh thôi, để hoàn thành karma tập thể, và để chế ngự những ǵ được gọi là “vận mệnh của ḿnh” (“his stars”).

Giống như nguyên tử hành tinh, nguyên tử thái dương chẳng những quay trên trục của nó, mà cũng xoay theo h́nh xoắn ốc với dạng thức chu kỳ qua các Bầu Trời. Đây là một hoạt động khác nữa đối với việc cuốn đi hay là chuyển động lũy tiến năng động qua các Bầu Trời. Nó liên quan đến sự xoay của Mặt Trời chúng ta chung quanh một điểm trung ương và với sự liên hệ của nó với ba tinh ṭa rất thường được nhắc tới trong Bộ Luận này:

Cḥm sao Đại Hùng (Great Bear). Cḥm sao Rua (Pleiades). Mặt Trời Sirius (Thiên Lang).

Ba nhóm thể thái dương (solar bodies) này đều có ảnh hưởng tối cao xét về hoạt động xoắn ốc có chu kỳ của thái 1059 dương hệ chúng ta. Giống như trong nguyên tử con người,

hoạt động xoắn ốc có chu kỳ thuộc về Chân Ngă và được kiểm soát từ thể Chân Ngă, thế nên liên quan với thái dương hệ, ba nhóm này có liên kết với Tam Thượng Thể Tinh Thần của Thượng Đế, atma-buddhi-manas, và ảnh hưởng của chúng có ưu thế liên quan với sự hóa nhập thái dương, với sự tiến hóa thái dương và với tiến bộ thái dương.

Hơn nữa, nên thêm rằng loại chuyển động thứ ba mà thái dương hệ chúng ta lệ thuộc vào, tức chuyển động lũy tiến, là kết quả của hoạt động hợp nhất của bảy cḥm sao (thái dương hệ chúng ta hợp thành một trong bảy cḥm đó) vốn hợp thành bảy trung tâm lực của Vũ Trụ Thượng Đế. Hoạt động hợp nhất này tạo ra một đồng nhất và từ từ thúc đẩy (nếu có thể diễn tả như thế) hướng về một điểm trong các bầu trời, cho đến nay c̣n xa lạ ngay cả đối với các Hành Tinh Thượng Đế.

Các hạn chế của chính các Bầu Trời là vô biên và hoàn toàn không biết được. Không có ǵ cả ngoại trừ sự suy đoán hoang tưởng nhất là có thể có đối với các thể trí nhỏ bé hữu hạn của con người, và sẽ không lợi ích ǵ cho chúng ta khi nghiên cứu vấn đề. Hăy đi ra ngoài trời vào một đêm trong sáng đầy sao và t́m cách nhận thức rằng trong nhiều ngàn mặt trời và chùm sao thấy được đối với mắt trần của con người, và trong số mười triệu mà kính viễn vọng hiện nay khám phá ra được, người ta thấy biểu lộ hồng trần của biết bao triệu sự sống thông tuệ, điều này đưa đến kết luận rằng những ǵ hữu h́nh chỉ là các sự sống đang lâm phàm. Nhưng chỉ một phần bảy của các hiện tượng (appearances) có thể xảy ra đang lâm phàm (incarnating). Sáu phần bảy đang ở ngoài sự lâm phàm, chờ đến phiên họ biểu lộ, và do dự lâm phàm cho đến khi, đến chỗ ngoặt của cuộc đại tuần hoàn (great

wheel), các t́nh trạng thích hợp và hoàn hảo hơn có thể xảy ra.

Nhận thức xa hơn cho thấy rằng các thể của tất cả các Hành Tinh Thượng Đế, các Thái Dương Thượng Đế, các Vũ Trụ Thượng Đế thông tuệ hữu cảm thức này đều được cấu tạo bằng các bản thể hữu cảm thức linh hoạt (living sentient beings) và bộ óc bị choáng váng (reels), c̣n thể trí lùi lại trong sự mất tinh thần trước một ư tưởng gây sửng sốt như thế. Tuy nhiên hẳn phải như vậy thôi, và thế là tất cả đều tiến tới đến một mục đích cuối cùng không thể ḍ được và tuyệt diệu vốn sẽ chỉ phần nào bắt đầu được h́nh dung bởi chúng

1060 ta khi tâm thức chúng ta mở rộng vượt ngoài cơi hồng trần vũ trụ và vượt ngoài cơi cảm dục vũ trụ cho đến khi nó có thể “nhận thức và suy tư” trên cơi trí vũ trụ. Điều đó đ̣i hỏi một nhận thức vượt quá nhận thức của Đức Phật, Đấng có được tâm thức của cơi hồng trần vũ trụ, và vượt quá tâm thức của các Hành Tinh Thượng Đế. Đó là tâm thức và hiểu biết của một Thái Dương Thượng Đế. Đối với đạo sinh huyền linh học, tức là kẻ đă phát triển được khả năng nội nhăn thông (inner vision), nhờ đó ṿm trời có thể được nh́n thấy như là một ngọn lửa chói sáng với ánh sáng, c̣n các tinh tú như là các điểm tập trung lửa, từ đó tỏa ra các luồng năng lượng mạnh mẽ. Bóng tối là ánh sáng đối với Nhà Linh Thị giác ngộ (illumined Seer) và cái bí ẩn của các Bầu Trời có thể được đọc và được diễn tả bằng các thuật ngữ chỉ các luồng thần lực, các trung tâm năng lượng và các vùng ngoại vi thái dương hệ năng động nóng bỏng.

4. Định Luật Phát Xạ (Law of Radiation).

Người ta thấy rằng nhiều thời gian sẽ được dành cho cách diễn tả hoạt động thiêng liêng này hơn là hoạt động nào khác trong tiết này, v́ đó là hoạt động hữu ích thực tế nhất. Định

Luật Phát Xạ là định luật bắt đầu được các nhà khoa học nhận biết từ khi họ chấp nhận hoạt động phóng xạ của một vài chất, và khi họ sẵn sàng đạt gần được quan niệm huyền linh về phóng xạ, hay là t́nh trạng phóng xuất, của mọi vật chất ở một điểm đặc biệt trong mức tiến hóa, bấy giờ họ sẽ tiến tới Thực Tại một cách rất dứt khoát.

Phát xạ là hiệu ứng bên ngoài được tạo ra bởi mọi h́nh hài trong mọi giới khi hoạt động bên trong đạt đến một giai đoạn hoạt động rung động mạnh đến nỗi các vách giam nhốt của h́nh hài không c̣n tạo ra ngục tù nữa, mà để cho thoát ra tinh chất bên trong. Nó đánh dấu một mức độ thành đạt đặc biệt trong diễn tŕnh tiến hóa, và điều này cũng đúng đối với nguyên tử vật chất mà nhà hóa học và nhà vật lư đang bận tâm đến, khi đang tác động đến các yếu tố, v́ nó thuộc về h́nh hài trong giới thực vật, các h́nh hài trong giới động vật, trong giới

1061 nhân loại và cũng trong giới thiêng liêng nữa. Theo một số góc nh́n, có thể được xem như “h́nh hài đích thực” (mà về mặt huyền linh, phải được hiểu như là h́nh thức năng lượng bằng dĩ thái) giúp cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận sao cho nó trở nên rơ rệt ngay cả với nhà khoa học. Ở đây, các nhà nghiên cứu nên nhớ hai điều: Thứ nhất, trong mọi kết luận huyền linh học, chính là thể năng lượng mới được bàn đến, và sự sống nội tại đàng sau của h́nh hài mới được nhận biết như là vô cùng quan trọng. Thứ hai, chính biểu lộ ngoại cảnh trọng trược, như đă thường được nhắc đi nhắc lại, không được xem như một nguyên khí chút nào; nhà huyền linh học chỉ bàn đến các nguyên khí mà thôi. Ở đây, có thể là có ích mà nhắc nhở đạo sinh rằng ngoài ra, có ba điều phải được nhận biết trong mọi biểu lộ:

Thứ nhất, chính cái bên ngoài biểu lộ hữu h́nh, thụ động, có tính tiếp nhận và vô tổ chức về mặt huyền linh, là không có h́nh hài và tính cách hữu ích nếu không có kèm theo năng lượng bên trong.

Thứ hai, chính “h́nh hài thực sự” hay là thần lực – hiện thể (force-vehicle) mới kích hoạt và tạo ra sự cố kết của những ǵ không được tổ chức.

Thứ ba, chính “tinh hoa không ổn định” (“volatile essence”) hay là Sự Sống cốt yếu của tinh thần (spiritual essential Life), tự tập trung trong một điểm nào đó bên trong “h́nh hài đích thực” (1) .

1 Sắc tướng (Form): “Mô h́nh mà theo đó thiên nhiên thực hiện công việc bên ngoài của nó. GLBN II, 107; xem GLBN I, 619.

1. Ư niệm thiêng liêng chuyển từ cái trừu tượng sang cái cụ thể hay sắc tướng hữu h́nh.

Mục tiêu là một phân thân của cái bên trong.   GLBN I, 407.

Sức thôi thúc là năng lượng Tinh Thần tạo nên biểu lộ ngoại cảnh. GLBN I, 349, 683.

Thượng Đế làm biểu lộ ra ngoài một ư tưởng ẩn giấu.    GLBN II, 28.

 

2. Ba sự việc cần có trước khi bất cứ h́nh thức năng lượng nào có thể trở nên biểu lộ ra ngoài:     GLBN I, 89. 1-Sự thiếu vắng (Privation) … Tách ra. Xung lực mở đầu. Năng lượng.

Ư chí. 2-Sắc tướng … Tính chất hoặc h́nh dạng. Bản chất. Bác ái. 3-Vật chất … Lĩnh vực ngoại cảnh. Hoạt động sáng suốt.   GLBN III, 561.

3. Sự sống đi trước h́nh hài.  GLBN I, 242. a/ Chủ Thể Suy Tưởng bao giờ cũng c̣n lại. GLBN II, 28. b/ Lực của sự sống là sự chuyển hóa thành năng lượng của tư tưởng

của Thượng Đế.           Xem GLBN III, 179.

4. Tinh Thần tiến hóa qua h́nh hài và ra khỏi h́nh hài.           GLBN I, 680. a/ Tinh Thần phải đạt được ngă thức đầy đủ.  GLBN I, 215. b/ Sắc Tướng giam nhốt Tinh Thần.  GLBN II, 775. c/ Nguyên khí của giới hạn là sắc tướng.    GLBN III, 561.

1062 Khi nghiên cứu vấn đề hoạt động phóng xạ, chúng ta đang bàn đến hiệu quả được tạo ra bởi tinh hoa bên trong khi nó làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận qua h́nh hài, khi h́nh hài đă được đưa tới một giai đoạn có sự tinh luyện đến nỗi nó trở thành hiện hữu. Khi nhận thức này được áp dụng cho mọi h́nh hài trong tất cả các giới, người ta có thể khắc phục các lỗ hổng hiện có giữa các h́nh thức sự sống khác nhau với “các yếu tố” (“elements”) trong mọi giới, và các trung tâm phát xạ hợp nhất này sẽ được t́m ra. Thuật ngữ “element” cho đến nay được giới hạn vào các vật chất căn bản trong những ǵ được gọi là vật chất thiết yếu (essential matter), và nhà hóa học lẫn nhà vật lư đều bận tâm đến các sự sống như thế; nhưng sự tương ứng của chúng (theo ư nghĩa huyền môn của thuật ngữ) được t́m thấy trong mọi giới ở thiên nhiên, và có các h́nh thức sự sống trong giới thực vật mà về mặt huyền linh học, được xem như “phóng xạ” (“radioactive”), cây khuynh diệp (eucalyptus, bạch đàn) vốn là một h́nh thức đó. Có các h́nh thức của sự sống động vật cũng ở vào một giai đoạn tương tự và đơn vị nhân loại (khi đơn vị này tiến tới “sự giải thoát” – liberation) cho thấy một hiện tượng tương tự. Với tư cách một hành tinh hệ gần đến sự thành toàn của nó, lần nữa nó trở thành “phóng xạ”, và nhờ sự phóng xạ

d/ Tinh Thần làm linh hoạt mọi thể.  GLBN I, 669, chú thích.

 

e/ Tinh Thần vượt qua chu kỳ của Hiện Tồn (Being).

 GLBN I, 160.

5. Các devas là cội nguồn của sắc tướng.  

  GLBN I, 488.

Các devas thuộc về hai nhóm lớn:

 

a/ Ahhi là hiện thể của tư tưởng thiêng liêng. 

 GLBN I, 70.

b/ Đạo binh âm thanh.  

GLBN I, 124.

 

Các Ngài là toàn thể vật chất của bốn cơi cao và của ba cơi thấp. Có một h́nh hài vốn kết hợp mọi h́nh hài. GLBN I, 77, 118.

(radiation) chuyển di tinh hoa của nó cho một “Hành Tinh hấp thụ” (“absorbent planet”) hoặc các hành tinh khác, như là trường hợp cùng một thái dương hệ. Tinh hoa của nó, hay là Sự Sống đích thực của nó, được hấp thụ bởi một cḥm sao tiếp nhận, và “trường hợp” bên ngoài quay về với t́nh trạng chưa tổ chức ban đầu của nó.

1063 Khi xem xét về định luật phóng xạ, trước hết chúng ta đề cập đến chủ đề nguyên nhân của phóng xạ. a/ Nguyên nhân của phóng xạ. Nhà nghiên cứu sẽ chỉ có thể có được một cái nh́n đích thực về vấn đề này nếu y xem xét chủ đề theo một cách thức rộng lớn. Đương nhiên hai khía cạnh của vấn đề hiện ra trước tầm nh́n bằng trí của y, cả hai phải được bàn đến nếu bất cứ ư niệm thích hợp nào về vấn đề này cần được đạt đến, -một đề tài đă thu hút các triết gia, các nhà khoa học và các nhà luyện đan từ hàng trăm năm một cách vô t́nh hoặc hữu ư. Do đó, chúng ta phải xét: a/ Những ǵ phát ra phóng xạ. b/ Những ǵ là nguyên nhân bên trong của sự phóng xạ. Có thể nêu ra một cách rất vắn tắt rằng khi bất luận h́nh hài nào trở nên phóng xạ, th́ một số điều kiện đă được hoàn thành và một vài kết quả được mang lại, những điều kiện và các kết quả này có thể được tổng kết như sau: H́nh thức phóng xạ là h́nh thức tóm tắt lại các chu kỳ đă định của nó, qua ṿng sự sống của nó, lớn hoặc nhỏ, nó đă chuyển hướng với tần số thích hợp, sao cho tinh hoa sự sống không ổn định sẵn sàng thoát ra khỏi h́nh hài đó và ḥa nhập chính nó vào trong h́nh hài lớn hơn mà cái nhỏ chỉ là một phần của h́nh hài lớn đó. Cần nhớ rằng trong mối quan hệ này mà sự phóng xạ xảy ra khi h́nh hài dĩ thái hay h́nh hài đích thực trở nên đáp ứng với một số loại thần lực. Như được hiểu về mặt huyền linh học, sự phóng xạ tự nó không

liên quan với việc thoát ra khỏi h́nh tướng vật chất hoặc trọng trược, mà liên quan đến giai đoạn trong sự sống của bất cứ thực thể sống động (thuộc nguyên tử, con người hoặc thiêng liêng) trong đó thể dĩ thái hay thể sinh lực ở vào một t́nh trạng đến nỗi nó không c̣n giới hạn hay ràng buộc sự sống nội tại nữa.

Sự phóng xạ xảy ra khi sự sống độc lập bên trong của bất cứ nguyên tử nào bị hóa giải bởi một thôi thúc mạnh mẽ, hoặc sự lôi kéo, xuất phát từ sự sống vĩ đại hơn đang bao bọc của cơ thể mà nó có thể hợp thành một phần. Tuy thế, điều này chỉ đúng khi nó được tạo nên bởi sự lôi cuốn dựa vào sự

1064 sống chủ yếu bởi sự sống cơ bản của h́nh hài vĩ đại hơn; nó không do mănh lực thu hút của khía cạnh h́nh hài của sự sống vĩ đại hơn đó. Một sự phân biệt rất rơ rệt cần được tạo ra ở đây. Chính việc không nhận ra điều này đă đưa rất nhiều nhà nghiên cứu hóa học và nhà khảo cứu khoa học mất phương hướng và thế là đảo ngược/ làm tiêu tán các kết luận của nhiều năm nghiên cứu. Họ lẫn lộn sự thôi thúc của nguyên tử khi đáp ứng với lực hút do rung động từ điển của h́nh hài mạnh mẽ và có khả năng lĩnh hội hơn với sức lôi cuốn huyền bí đích thực mà một ḿnh nó tạo ra “bức xạ huyền linh” (“occult radiation”), -bức xạ của sự sống cốt yếu ở trung tâm của h́nh hài mà yếu tố ở dưới sự xem xét có thể có vị trí trong đó. Minh giải việc này ngay từ lúc đầu là điều rất cần. Có lẽ toàn bộ vấn đề có thể trở nên sáng tỏ hơn nếu chúng ta nghiên cứu việc đó theo cách sau đây. Trong một h́nh hài (form), nguyên tử xoay trên chính trục của nó, tuân theo động tác xoay riêng của nó, và sống theo cuộc sống bên trong của riêng nó. Điều này liên quan với nhận thức (awareness) ban đầu của nó. Theo thời gian trôi qua, nó trở nên biết được, bằng từ điển, bản chất thu hút của

những ǵ đang bao bọc nó ở mọi phía và trở nên biết được h́nh hài đang bao bọc nó. Đây là tri thức thứ nh́ của nó, nhưng điều đó vẫn c̣n liên quan tới những ǵ mà chúng ta có thể, v́ thiếu một danh xưng thích hợp hơn, gọi là vật chất (matter). Do đó, nguyên tử này có một tương tác với các nguyên tử khác.

Về sau, nguyên tử trong một h́nh hài trở nên biết được rằng không những nó chỉ xoay quanh trên trục của nó, mà nó cũng c̣n tuân theo một quỹ đạo chung quanh một trung tâm lực lớn hơn bên trong một h́nh hài vĩ đại hơn. Đây là tri thức thứ ba và được tạo nên bởi lực hút từ điển của trung tâm lớn hơn được cảm nhận, như vậy tạo nên một thôi thúc bên trong nguyên tử đang đẩy nó hoạt động bên trong một vài chu kỳ đặc biệt. Hiểu về mặt huyền bí, tri thức này tự nó có liên quan với vật chất hoặc với h́nh hài đích thực bên trong h́nh hài lộ ra bên ngoài.

Sau cùng, lực hút của trung tâm lớn hơn trở nên mạnh đến nỗi sự sống tích cực bên trong nguyên tử (bất kể đó có thể là loại nguyên tử nào và thuộc bất cứ giới nào) cảm nhận

1065    được lực của năng lượng trung ương đang nắm giữ nó, cùng với các nguyên tử khác kết hợp đầy đủ chức năng của chúng. Năng lượng nhập vào qua ṿng-giới-hạn, không gợi ra sự đáp ứng nào từ những ǵ có thể được gọi là các sự sống điện tử hoặc sự sống tiêu cực bên trong chu vi nguyên tử, nhưng rơ rệt khơi hoạt một đáp ứng từ cái nhân dương thiết yếu của nguyên tử. Điều này do bởi sự kiện rằng sự sống thiết yếu của bất luận nguyên tử nào, tức là khía cạnh tích cực/dương tính cao siêu nhất của nó, bao giờ cũng có bản chất như bản chất của sự sống vĩ đại hơn đang đưa sự sống đó về chính nó. Khi điều này được cảm nhận đủ mạnh, chu kỳ nguyên tử được hoàn tất, h́nh hài trọng trược bị xua đi, h́nh hài đích

thực bị tiêu tan, và sự sống trung ương thoát ra để t́m điểm tập trung từ lực lớn hơn của nó.

Qua tiến tŕnh này (vốn được thấy khắp thái dương hệ trong tất cả các bộ môn của nó) mọi nguyên tử đến lượt trở thành một điện tử. Vào thời điểm thích hợp của cơ tiến hóa, sự sống dương của bất cứ nguyên tử nào cũng trở thành sự sống âm đối với sự sống vĩ đại hơn hướng về những ǵ mà nó bị thúc đẩy hoặc lôi cuốn, và thế là diễn tŕnh tiến hóa đưa mọi sự sống lúc nào cũng xuyên qua bốn giai đoạn liệt kê ở trên. Bên trong ba giới thấp của thiên nhiên, diễn tŕnh được trải qua một cách không chủ ư, theo hàm nghĩa của con người về thuật ngữ đó; điều đó được trải qua một cách có chủ tâm khắp trong giới nhân loại, và trong các lĩnh vực hiện tồn cao hơn, với một tâm thức đang bao bọc mà chỉ có thể được ám chỉ bằng thuật ngữ mơ hồ “nhận thức hữu ngă thức của tập thể”.

Chính các nhà luyện đan thời cổ bận tâm đến tiến tŕnh chuyển hóa này, nhưng ít khi họ đạt đến giai đoạn mà trong đó họ có thể liên hệ chính họ với sự đáp ứng của hai loại năng lượng dương với nhau, và với sự vượt thoát sau đó của mănh lực dương nhỏ hơn so với trung tâm thu hút lớn hơn của nó. Khi họ đă làm (với một vài ngoại lệ), họ phải đối mặt với một bức tường chết (dead wall), v́ mặc dù họ đă thành công trong việc xác định vị trí nguyên tắc phát xạ (radiating principle) trong vật chất, hoặc là trong h́nh hài đích thực, và đă đạt được kết quả đi xuyên qua (hoặc là vô hiệu hóa) cả thể

1066    xác trọng trược lẫn dĩ thái h́nh, tuy nhiên họ đă không có nhận thức nào về bản chất của trung tâm lực vốn đang thu hút sự sống mà họ đă quan tâm tới ra khỏi lĩnh vực hợp lư bên ngoài đi vào lĩnh vực hoạt động mới. Một ít người có được tri thức này, nhưng (nhờ nhận thức về mối nguy hiểm

của các kết thúc của chúng) đă từ chối khi viết ra kết quả do các khảo cứu của họ.

Nếu các nhà nghiên cứu muốn khảo sát các định luật về chuyển hóa, (1) như đă được hiểu rơ, và nhất là như được kết hợp trong các tác phẩm của Hermes Trismegistus, hăy ghi nhớ điều này một số kết quả lư thú có thể được mang lại. Hăy để cho họ nhớ rằng những ǵ “t́m kiếm tự do” là tia lửa điện ở giữa; tự do này được đạt đến trước tiên qua các kết quả được mang lại bởi hoạt động của “lửa ma sát” vốn đẩy nhanh rung động bên trong của nó; kế đó bởi công việc dựa vào nguyên tử, hay là vật chất của Lửa thái dương, nó tạo ra:

 Sự phát triển trên quỹ đạo,

 Rung động do kích thích,

 Đáp ứng bên trong được khơi hoạt,

 

Liên quan với sự Chuyển Hóa (Transmutation), công thức cổ sau đây được lưu tâm. Đó là nền tảng của công việc luyện đan thời cổ.

“Chân chính, không sai lầm, một số và hầu hết đích thực; những ǵ ở trên đều giống như những ǵ ở dưới, và những ǵ ở dưới th́ giống như những ǵ ở trên, để hoàn thành các điều huyền diệu của Cái Duy Nhất; và v́ mọi vật đều từ cái duy nhất, do việc trầm tư về cái duy nhất thế nên mọi vật xuất phát từ cái duy nhất này do việc phỏng theo.

Cha của nó là mặt trời, mẹ của nó là mặt trăng; gió đưa nó trong bụng của nó và Mẹ của nó là địa cầu. Đây là Cha của mọi hoàn thiện, và tột đỉnh của toàn thể thế giới. Sức mạnh của nó th́ đầy đủ nếu nó được chuyển vào đất.

Ngươi sẽ tách đất ra khỏi lửa và cái tinh anh ra khỏi cái thô trược, một cách dịu dàng với nhiều sáng suốt; nó đi lên từ đất đến Trời, và lại xuống đất; và nhận sức mạnh của những cái trên và cái dưới – thế th́ ngươi có cái vinh quang của toàn bộ thế gian; do đó hăy để cho mọi tối tăm bay đi trước ngươi. Đây là sự dũng cảm mạnh mẽ trong mọi dũng cảm, vượt qua mọi tinh tế và đi vào mọi cái rắn đặc. Thế là thế giới được tạo ra”.

Emeral Tablet of Hermes (Lục Bảo Thần Biểu của Hermes).

cho đến khi sau cùng lửa điện được tiếp xúc. Điều này đúng với mọi nguyên tử:

1067 a/. Nguyên tử của vật chất, b/. Nguyên tử của bất cứ h́nh tướng nào, c/. Nguyên tử của một giới trong thiên nhiên, d/. Nguyên tử của một hành tinh, e/. Nguyên tử của một thái dương hệ. Trong mọi trường hợp, ba lửa hoặc loại năng lượng đều góp phần của chúng; trong mọi trường hợp bốn giai đoạn được vượt qua, trong mọi trường hợp sự chuyển hóa, chuyển đổi hoặc phát xạ xảy ra, và kết quả của sự đào thoát của năng lượng dương ở trung tâm được đạt tới, và sự thu hút của nó vào một h́nh hài lớn hơn, được giữ ở chỗ thích hợp trong một chu kỳ đặc biệt bằng một năng lượng mạnh hơn. Như chúng ta thấy, tiến tŕnh tạo ra phóng xạ tất cả các yếu tố đă làm bận tâm các nhà nghiên cứu qua các thời đại. Các nhà luyện đan của thời Trung Cổ bắt đầu với các yếu tố đơn giản hơn và bắt đầu với giới khoáng chất, đă t́m ra cái bí ẩn của tiến tŕnh giải thoát, biết được phương pháp giải phóng và hiểu được các định luật chuyển hóa. Trong đa số trường hợp, họ không thành công v́ dù đă xác định được tinh chất, họ lại không có ư tưởng làm thế nào để xử lư nó khi được phóng ra, lại cũng không (như chúng ta đă thấy) có bất cứ ư niệm nào về từ lực vốn đang kéo tinh hoa đă được giải thoát vào chính nó. Để hiểu được thiên luật và nhờ đó có thể hoạt động hoàn hảo với thiên luật, nhà nghiên cứu đang thử nghiệm phải có khả năng giải thoát tinh hoa ra khỏi h́nh hài của nó. Y phải thông hiểu các thần chú và các linh từ, vốn sẽ điều khiển nó đến điểm tập trung đặc biệt đó trong giới khoáng chất, vốn thay thế trong cùng mối liên hệ tương ứng với Chân Thần

khoáng chất giống như Ego trên cơi riêng của nó thay thế cho con người mà người này đă thải bỏ các h́nh hài vật chất và đích thực của ḿnh qua cái chết. Điều này liên quan đến tri thức chỉ được cam kết dành cho đệ tử hữu thệ; nếu các đạo sinh t́nh cờ vấp vào luật, và biết được tiến tŕnh về mặt lư thuyết, họ thường cẩn trọng không tiến hành thêm nữa cho đến khi họ đă học được cách làm thế nào để bảo vệ chính

1068 ḿnh khỏi sự tương tác của các lực. Như chúng ta biết rơ, những người làm việc với chất radium và những người thực nghiệm trong các pḥng thí nghiệm trên thế giới, thường chịu đau khổ do mất tay chân hoặc sự sống; đây là do sự thiếu hiểu biết của họ về các lực mà họ đang có dính dáng tới. Các tinh hoa được giải thoát trở thành các tác nhân dẫn truyền (conductors) thần lực lớn lao vốn là trung tâm từ lực của chúng, bởi v́ các tinh hoa đó đáp ứng với trung tâm từ lực và chính lực này tạo ra các t́nh trạng gây tai họa đôi khi hiện diện liên quan với các chất phóng xạ. Qua khả năng dẫn truyền này, mọi nguyên tử phóng xạ đều trở thành một tác nhân phóng rải (releasing agent); và tất nhiên chúng gây nên điều mà chúng ta gọi là cháy bỏng (burns). Các cháy bỏng này là kết quả của tiến tŕnh giải phóng sự sống cốt tử của nguyên tử của vật chất hồng trần đang được bàn tới. Ở đây có hiện tượng kỳ lạ nên được chú ư, trong giới nhân loại, vốn được gọi một cách sai lầm là kéo dài sự sống (prolongation of life); đúng thực hơn nên được gọi là lưu truyền h́nh hài (perpetuation of the form). Y khoa ngày nay đang dốc hết mọi nỗ lực để giữ lại sự sống trong các h́nh hài bệnh hoạn và không c̣n thích hợp nữa; nếu để mặc cho Thiên Nhiên, th́ không bao lâu nữa Thiên Nhiên sẽ vứt bỏ các h́nh hài này. Như vậy, các h́nh hài chỉ giam nhốt sự sống, và đè nén tinh hoa sự sống lần này lần khác vào trong

thể thấp thay v́ để cho giải thoát. Cuối cùng và với tri thức ngày càng tăng, y khoa chân chính sẽ trở nên hoàn toàn có tính chất pḥng ngừa. Y khoa đó sẽ tập trung năng lực của nó vào việc duy tŕ sự sống nguyên tử của nguyên tử nhân loại và khi xúc tiến các tiến tŕnh bảo vệ và pḥng ngừa, và việc làm trơn tru theo chức năng của sự sống có chuyển động quay của nguyên tử, như vậy dẫn đến việc noi theo chính xác của quỹ đạo con người. Nhưng việc tiến xa hơn thế sẽ không diễn ra, và khi tiến tŕnh của thiên nhiên diễn ra, khi bánh xe của sự sống ngưng hoạt động, khi giờ giải thoát đă điểm, khi thời cơ đă đến cho việc hoàn lại cái tinh hoa cho trung tâm của nó, lúc bấy giờ công việc sẽ được nhận biết như là hoàn tất, và h́nh hài được tách ra. Tuy thế, điều này sẽ không thể

1069 xảy ra cho đến khi gia đ́nh nhân loại đă đạt đến một giai đoạn mà qua cách sống trong sạch và tư duy trong sáng, các hư hoại hiện có sẽ bị loại trừ. Bấy giờ, con người sẽ hoạt động đến tận tuổi già, hay là cho đến khi Ego, do nhận thức được công việc đặc biệt cần được hoàn thành trong bất cứ một kiếp sống nào, đă được tiến hành đúng lúc, kêu gọi đến tia sáng thấp bé của sự sống và triệt thoái điểm lửa trung ương. Đương nhiên, việc này đ̣i hỏi sự hiểu biết và các năng lực mà hiện nay hăy c̣n thiếu. Tất cả các ư tưởng này đều có thể được mở rộng để bao gồm toàn bộ các giới của thiên nhiên, các bầu của một dăy hành tinh, chính các dăy, một hành tinh hệ hoặc một thái dương hệ. Mặt trăng là một thí dụ lư thú của tiến tŕnh chuyển hóa hay là tiến tŕnh giải phóng được hoàn tất thực sự trong một bầu: sự sống chính yếu của giới nhân loại đă triệt thoái và đă t́m thấy một lĩnh vực biểu lộ mới. Mọi sự sống động vật cũng được hấp thụ bởi một trung tâm vĩ đại hơn trong một

dăy khác. Một cách thực tế, cùng một sự việc cũng có thể được nói về giới thực vật trên mặt trăng mặc dù có một vài các h́nh thức thấp kém của sự sống thực vật (thuộc một loại mà chúng ta không thể nhận biết được) vẫn c̣n được t́m thấy ở đó. Trong khi giới khoáng chất bị phóng xạ và tinh hoa của mọi h́nh hài khoáng chất đang nhanh chóng thoát ra.

Liên quan với các giới của thiên nhiên, cần phải nhớ rằng sự tăng trưởng của chúng và sự phát xạ sau rốt tùy thuộc vào mục tiêu chu kỳ của Hành Tinh Thượng Đế, và tùy vào các luồng thần lực đang tác động vào thể hành tinh của Ngài, và phát ra từ các hệ hành tinh khác.

Mọi nguyên tử đều trở nên phóng xạ như là kết quả của một đáp ứng với một trung tâm từ lực mạnh hơn, đáp ứng này được mang lại qua việc phát triển tiến hóa từ từ của tâm thức thuộc loại này hoặc loại khác. Điều này được biết là hiện thực ở một cấp độ nhỏ có liên quan với giới khoáng chất mặc dù các nhà khoa học chưa thừa nhận rằng sự phóng xạ được tạo ra như thế. Sau này họ sẽ thừa nhận, nhưng chỉ khi nào lư thuyết chung này được đưa ra nơi đây có liên quan với mọi nguyên tử được họ thừa nhận là một lư thuyết đáng tin. Lúc

1070 đó mục tiêu nỗ lực của họ sẽ được thay đổi phần nào; họ sẽ t́m cách t́m hiểu chắc chắn qua việc suy tưởng sáng suốt và một nghiên cứu về sự tương đồng phức tạp những ǵ mà các điểm tập trung của năng lượng có sức thu hút có thể được xem như hiện hữu, và làm thế nào mà chúng tác động đến các nguyên tử ở môi trường chung quanh chúng. Ở đây chỉ có thể đưa ra một gợi ư mà thôi. Ánh sáng dựa vào các vấn đề tối tăm này sẽ đến theo hai hướng. Thứ nhất, ánh sáng sẽ đến qua việc nghiên cứu vị trí của thái dương hệ trong tổng thể vũ trụ và hiệu quả mà một vài

tinh ṭa đang có dựa trên ánh sáng đó; thứ hai, ánh sáng sẽ đến nhờ một nghiên cứu chặt chẽ về ảnh hưởng của một hành tinh hệ này trên hành tinh hệ khác và vị trí của mặt trăng trong sự sống hành tinh của chính chúng ta. Điều này sẽ dẫn đến một t́m kiếm chặt chẽ về các t́nh trạng cực của địa cầu, của các luồng từ lực hành tinh, và của sự giao tiếp về điện giữa Địa Cầu chúng ta với các hành tinh hệ Venus và Mars. Khi điều này đă được hoàn thành, môn thiên văn học và chiêm tinh học huyền bí sẽ được cách mạng hóa, và bản chất của năng lượng mặt trời dưới h́nh thức một biểu lộ của một Thực Thể thuộc đẳng cấp thứ tư sẽ được đánh giá cao. Điều này sẽ xảy đến vào cuối thế kỷ này sau một khám phá khoa học thậm chí có tầm quan trọng rất lớn cho giới khoa học c̣n hơn là khám phá về bản chất của nguyên tử. Cho đến lúc đó, sẽ càng khó mà diễn tả ư niệm vật hoạt luận (hylozoistic conception) bằng các thuật ngữ của khoa học chính xác, như thuật ngữ đó được dành cho tổ tiên hồi thế kỷ mười sáu của nhân loại hiện nay, khi h́nh dung nguyên tử như đơn giản chỉ là một trạng thái của lực, chớ không phải là biểu lộ ngoại cảnh và cụ thể hữu h́nh. Do đó việc giải thích xa hơn sẽ chỉ làm mơ hồ mà thôi.

Khi xem xét vấn đề phóng xạ rộng lớn này, vốn là kết quả của chuyển động tiệm tiến theo h́nh xoắn ốc, có thể là lư thú nếu ở đây tôi nêu ra rằng trong mọi giới của thiên nhiên đều có một số điểm tập trung năng lượng mà theo các thiên kỷ dần dần trôi qua, đem vật chất nguyên tử mà tất cả các h́nh hài trong mọi giới được tạo thành từ đó đến điểm mà chúng

1071    trở thành phóng xạ và được giải thoát. (Thuật ngữ “liberation” – giải thoát – thực ra có hàm ư năng lực của bất cứ nguyên tử hữu thức nào khi ra khỏi một lĩnh vực có ảnh

hưởng về năng lượng vào một lĩnh vực khác có rung động

cao hơn, có phạm vi nhận thức của tâm thức rộng lớn hơn).

Nói chung, có thể cho rằng:

Giới khoáng chất đáp ứng với loại năng lượng vốn là trạng thái thấp nhất của lửa, của các ḷ lửa nội tại, chúng phát huy ảnh hưởng trên các yếu tố trong thế giới khoáng chất và chúng phân giải các sự sống nguyên tử này thành một loạt dần dần gồm các loại năng lượng khoáng chất bao giờ cũng cao hơn. Thí dụ, loại năng lượng vốn tác động vào mỏ sắt, hoặc năng lượng tạo ra thiếc, được phát ra từ một trung tâm khác trong cơ thể của Thực Thể đang làm linh hoạt giới khoáng chất thành những ǵ vốn chuyển đổi các yếu tố này thành các đá quư kỳ diệu, như kim cương, sapphire, bích ngọc (emerald) hoặc hồng ngọc (ruby). Năng lượng của trung tâm đặc biệt có liên quan cũng đáp ứng với mănh lực bắt nguồn trong trung tâm trong cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế -trung tâm nào tùy thuộc vào giới cần được làm cho linh hoạt. Do đó, khi bàn đến các giới này, các liên hệ có thể được nêu ra vắn tắt như sau:

 

Giới                  

Trung Tâm Hành Tinh

a. Nhân loại

.........................

Bí huyệt tim

b. Động vật   

.........................

Bí huyệt cổ họng

c. Thực vật

.........................

Bí huyệt đan điền

 

d. Khoáng vật  ...................... Lá lách

Dĩ nhiên, trung tâm Chân Ngă hành tinh là tác nhân truyền đạt đến mọi trung tâm khác, và liên quan đến điều này, cần nên nhớ rằng mỗi trung tâm đều truyền ba loại thần lực, ngoại trừ lá lách có nhiệm vụ chuyển các lửa thái dương, sinh lực (pranic force), thuần khiết và đơn giản. Sau rốt, các đạo sinh sẽ xác định cách nào để tập hợp các loại khác nhau trong các giới khác nhau tùy theo loại năng lượng mà chúng

biểu lộ ở mức độ đầy đủ nhất, nên nhớ rằng chỉ trong giới thứ tư, giới nhân loại, loại cao nhất trong ba loại (loại vốn tạo

1072 ra ngă thức) mới đang biểu lộ; trong các giới khác nó c̣n tiềm tàng. Điều này sẽ trở nên lộ rơ nếu phương pháp biệt ngă hóa ở nguyệt cầu (lunar individualisation) được nghiên cứu. Giới thực vật đáp ứng với loại năng lượng đặc biệt vốn tạo ra hiện tượng nước hay ẩm ướt. Nhờ hiệu quả của nước, mọi loại sự sống thực vật cao cấp mới tiến hóa, và nhờ sự phối hợp của nhiệt và nước, các kết quả được mang lại, tạo ra các kiểu mẫu mới. Nhà thảo học (chuyên về cỏ), kẻ đang tạo ra các loài mới, thực sự bận tâm với ảnh hưởng của năng lượng tính dục trong giới thứ hai của thiên nhiên; y sẽ thành công khi xử lư với mọi sự sống cây cỏ, như các điểm năng lượng đáp ứng với các trung tâm năng lượng khác to tát hơn. Nhiều điều sẽ được học hỏi theo đường lối này khi điện lực và các ánh sáng màu được dùng thoải mái hơn trong các trạm thí nghiệm. Trong giới khoáng chất, phái tính (sex) tức là ái lực hóa học (chemical affinity: khuynh hướng của một số chất muốn phối hợp với các chất khác – T. Đ. OXFORD 1994) bộc lộ (display, phơi bày) trong giới đó loại thứ nh́ của từ lực; trong giới thực vật, cùng một sự việc có thể được nghiên cứu trong sự sống hạt giống, và trong các tiến tŕnh thụ phấn của mọi cây cỏ. Neptune (Hải Vương Tinh), Vị Thần của Nước, có một mối liên hệ lạ lùng với Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, và cũng với Thực Thể (Entity), Đấng đang là sự sống làm linh hoạt của giới thứ hai. Giới động vật đáp ứng với một loại năng lượng vốn không là lửa, cũng không phải là nước, mà là kết hợp của cả hai. Chúng cũng là giới đầu tiên trong các giới trên cơi trần đáp ứng với âm thanh (sound), hay với năng lượng phát ra từ những ǵ mà chúng ta gọi là tiếng động (noise). Đây là một sự

kiện huyền linh đáng quan tâm chặt chẽ. Năng lượng tỏa ra từ Thực Thể Thông Linh, Đấng đang là Sự Sống làm linh hoạt của giới thứ ba trong thiên nhiên, có năm vận hà tiếp cận, đó là năm trung tâm lực. Để làm sinh động giới thứ tư, có bảy trung tâm lực, v́ thể trí và trực giác được thêm vào. Trong giới thứ hai có ba trung tâm lực, nhưng biểu lộ của chúng c̣n lờ mờ đến độ dường như thực sự không hiện hữu đối với trí người.

Trong giới thứ nhất tức giới khoáng chất, con đường tiếp

1073 cận bị giới hạn vào một trung tâm lực. Do đó, điều sẽ được quan sát là sự kích thích của năng lượng từ lực tiến hành từ những ǵ có thể được xem như các bước nhảy, 1 – 3 – 5 – 7. Mỗi giới bắt đầu với một trang bị đặc biệt và trong diễn tŕnh tiến hóa của giới, trang bị đó được thêm vào cho nên sự sống giải thoát tiến vào giới kế tiếp với trang bị cũ của nó cộng thêm một. Giới nhân loại cũng đáp ứng với năng lượng. Lần này chính năng lượng của lửa ở biểu lộ cao nhất của nó trong ba cơi thấp. Cần phải nhớ rằng chúng ta đang đề cập tới năng lượng của Tổng Thể vĩ đại khi nó tác động đến các điểm năng lượng dương. Chúng ta không đề cập đến năng lượng của h́nh hài. Nguyên tử trở nên đáp ứng với năng lượng h́nh hài hoặc với những ǵ đang bao quanh nó. Nó trở nên có ư thức và kế đó trở nên đáp ứng với mănh lực của giới mà nó là một phần trong đó. Nó từ từ trở nên đáp ứng với các ảnh hưởng mạnh hơn hoặc với mănh lực phát ra từ Thực Thể Thông Linh, Đấng vốn là sự sống của giới đó. Sau cùng, nguyên tử trở nên có ư thức về năng lượng hành tinh, hay đáp ứng với Chính Hành Tinh Thượng Đế.

Lúc đó, nó vượt qua giới mà trong đó nó đă sống và được nâng lên đi vào một giới khác mà chu kỳ được lặp trở lại.

Mọi điều này có thể được diễn tả bằng các thuật ngữ về tâm thức, nhưng trong tiết này, chúng ta sẽ giới hạn tư tưởng chỉ vào ư tưởng về năng lượng mà thôi. Để tóm tắt, có thể nói rằng:

 

1. Hành Tinh Thượng Đế có bảy trung tâm lực, giống như con người.

 

2. Sự Sống làm linh hoạt của giới động vật có năm trung tâm lực, và giới động vật có năm nguyên mẫu trên cơi nguyên h́nh, trong lúc con người có bảy nguyên mẫu (prototypes).

 

3. Đấng làm linh hoạt của giới thực vật có ba trung tâm lực trên cơi riêng của Ngài, do đó chỉ có ba kiểu sự sống thực vật căn bản.

 

1074    Tất cả những ǵ mà chúng ta biết chỉ là các biến phân của ba kiểu này.

4. Đấng làm linh hoạt của giới khoáng chất hoạt động qua một trung tâm lực.

b/ Phóng xạ trong năm giới. Chúng ta đă thấy rằng nguyên nhân của sự phóng xạ (radiation) là sự đáp ứng của sự sống dương (positive, tích cực) trong bất cứ nguyên tử nào đối với lực hút của sự sống tích cực trong một nguyên tử vĩ đại hơn. Nói cách khác, chúng ta có thể bảo rằng sự sống thiên thần của bất luận h́nh hài nguyên tử nào tiếp tục với sự tiến hóa của nó, và bằng một loạt các “tháo gỡ” (“releases”) chuyển chính nó trong các chu kỳ khai nguyên ra khỏi một giới này vào trong một giới khác cho đến khi mọi nguyên tử đạt được tự quyết (self-determination), và như thế mục đích của Hành Tinh Thượng Đế trong bất cứ đại chu kỳ khai nguyên đặc biệt nào được hoàn thành một cách thỏa đáng. Do đó, như có thể

mong đợi, khi vấn đề được xét dưới h́nh thức một tổng thể chứ không theo quan điểm của bất cứ một giới nào, trong diễn tŕnh tiến hóa, có năm sự nhất-quán (at-one-ments) xảy ra.

 

1. Nhất-quán với giới khoáng chất.

 

2. Nhất-quán của Chân Thần khoáng chất với giới thực vật.

 

3. Nhất-quán của Chân Thần thực vật với giới động vật.

 

Sự sống lũy tiến giờ đây đă tạo được ba nhất-quán hay là mở rộng nhận thức của nó ba lần.

 

4. Nhất-quán với giới nhân loại.

 

5. Nhất-quán với Hành Tinh Thượng Đế hoặc với sự sống hành tinh vĩ đại.

 

Cùng với năm giai đoạn này, một trong các nhất-quán đó được xem xét trong thái dương hệ này trở thành quan trọng nhất, đó là sự nhất-quán với giới nhân loại. Đối với chu kỳ lớn đặc biệt này, mục tiêu của tiến hóa là con người; khi đạt được sự biệt ngă hóa và sự tự quyết được khơi dậy, Monad hay là Người Hành Hương Thiêng Liêng (Divine Pilgrim) đă

1075    đạt đến những ǵ biểu lộ thiên-ư hoàn hảo nhất. Các giai đoạn sau chỉ đặt vương miện lên kẻ chiến thắng và sự nhất­quán cuối cùng với Linh Ngă (divine Self) chỉ là sự hoàn tất của giai đoạn thứ tư. Các nhà nghiên cứu sẽ thấy lư thú khi giải đáp được sự tương ứng giữa năm cuộc điểm đạo với năm sự hợp nhất (unifications, nhất quán) này. Có một liên hệ chặt chẽ giữa cả hai. Bằng cách hiểu được các định luật của các giới khác nhau, nhiều điều có thể học được liên quan đến các t́nh trạng đang chi phối năm cuộc điểm đạo. Người ta thấy rằng các cuộc điểm đạo đánh dấu các giai đoạn trong sự đáp ứng để tiếp xúc và để nhận thức vốn có các mầm mống lư thú của chúng trong năm giới.

Ở đây có thể nêu ra với sự thích đáng rằng phóng xạ là kết quả của sự chuyển hóa; việc chuyển hóa đánh dấu sự hoàn thành một chu kỳ của hoạt động quay xoắn ốc. Không một nguyên tử nào trở nên phóng xạ cho tới khi nhịp điệu bên trong của chính nó đă được kích hoạt đến một điểm mà sự sống tích cực ở trung tâm trở nên sẵn sàng cho việc áp đặt một hoạt động cao hơn, và khi các sự sống tiêu cực trong ṿng chu vi nguyên tử bị đẩy lui bằng sức mạnh của rung động của nó và không c̣n bị thu hút bởi các tính chất lôi cuốn của nó nữa. Điều này do bởi việc tiến gần và sự đáp ứng sau đó với rung động từ lực của một sự sống tích cực c̣n mạnh hơn nữa, sự sống này giải thoát tia sáng trung tâm bị giam nhốt và gây nên cái mà theo một số khía cạnh có thể được gọi là sự phân tán (dissipation) của nguyên tử. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, tiến tŕnh này bao gồm một thời gian rộng lớn đến nỗi trí óc con người không thể theo dơi được diễn tŕnh.

Đa số giai đoạn phóng xạ đều dài nhất trong giới khoáng chất, và ngắn nhất trong con người. Chúng ta không bận tâm đến phóng xạ trong giới tinh thần vào lúc kết thúc kỳ đại khai nguyên, thế nên không có lời b́nh nào sẽ được đưa ra ở đây.

Thật là lư thú mà ghi nhận rằng trong cuộc tuần hoàn này, do quyết định cấp hành tinh, tiến tŕnh tạo ra phóng xạ con người hay là “giải thoát” (“release”) được kích hoạt nhân tạo qua phương pháp mà chúng ta gọi là điểm đạo và đường đi

1076    tắt (short cut) đến sự thanh luyện cao độ và sự kích hoạt được mở ra với tất cả những ai sẵn sàng vượt qua ngọn lửa luyện đan thiêng liêng. Cùng lúc, trong các giới khác của thiên nhiên, một tiến tŕnh phần nào giống như vậy dù không ở cấp độ được thử nghiệm. Việc tận dụng quá mức các quặng mỏ, công việc khoa học của nhà hóa học, và sự nghiên cứu

khoa học tương tự trong giới khoáng chất đối với các tiến tŕnh thế giới vốn đang được sử dụng để giải thoát tia linh hỏa của con người. Thí dụ do sự hỗn độn và xáo trộn của Thế Chiến và ảnh hưởng của kim loại đang bị sự tan ră dữ dội, Chân Thần khoáng chất được biết đến như từ cuộc thử thách khởi đầu, không thể hiểu được v́ điều này có vẻ như thế. Điều sẽ thành hiển nhiên là một hoạt động lớn lao cùng lúc đang đi đến chỗ tạo ra phóng xạ nhanh hơn nhiều trong mọi giới của thiên nhiên sao cho khi chu kỳ đang diễn ra, th́ tiến tŕnh của phóng xạ hành tinh có thể trở nên hoàn tất. Sự tu dưỡng mănh liệt này không diễn ra trên mọi hành tinh mà chỉ trên rất ít hành tinh. Các hành tinh khác sẽ hoạt động theo chu kỳ dài hơn. Tiến tŕnh vun trồng mở đầu vốn dự kiến kích hoạt phóng xạ từ lực hoặc chuyển hóa chỉ là một thực nghiệm. Tiến tŕnh đó được thử lần đầu trên Kim Tinh (Venus) và nói chung tỏ ra thành công, đưa đến kết quả trong việc hoàn thành mục tiêu hành tinh trong năm cuộc tuần hoàn thay v́ bảy. Đây là những ǵ đă được làm nếu có thể vận dụng năng lượng của Venus trên dăy Venus và bầu Venus của hành tinh hệ chúng ta, và như thế tạo nên hiện tượng biệt ngă hóa bắt buộc vào thời Lemuria. Đó là sự kích hoạt mạnh mẽ của giới thứ ba của thiên nhiên, trong căn chủng thứ ba vốn được hợp nhất một cách nhân tạo ba trạng thái. Tiến tŕnh kích hoạt nhờ vào năng lượng Venus thật sự đă bắt đầu trong cuộc tuần hoàn thứ ba khi tam giác lực được hoàn tất và sẵn sàng hoạt động. Chính yếu tố này mà về mặt huyền linh làm cho cuộc điểm đạo thứ ba có tầm quan trọng phi thường như thế. Trong đó tam giác con người được nối

1077    liền, Monad, Ego, và phàm ngă, hay là Venus, Mặt Trời và Địa Cầu được liên kết về biểu tượng.

Ở đây cũng đủ để mang lại cho nhà nghiên cứu cơ hội để suy nghiệm, dù một thuật ngữ liên quan đến việc này có thể được thêm vào. Trong các đặc tính phóng xạ có thể có của bốn giới trong thiên nhiên mà chúng ta quan tâm nhất, có một tương ứng lư thú với các chức năng của bốn hệ thống hành tinh vốn (trong toàn thể của chúng) hợp thành tứ nguyên của Thượng Đế. Điều này cũng áp dụng ở một mức độ thấp hơn cho bốn dăy vốn hợp thành tứ nguyên hành tinh. Tất cả phải trở nên phóng xạ và tất cả các nguyên khí của chúng phải được chuyển hóa và dạng thức mà v́ đó chúng chịu trách nhiệm được siêu việt.

Khi vấn đề phóng xạ được hiểu đầy đủ hơn, người ta sẽ thấy rằng nó giải thích thêm trường hợp nữa về sự hợp nhất của mọi sự sống, và cung cấp thêm sự chỉ dẫn xác minh về bản chất tổng hợp của toàn bộ diễn tŕnh tiến hóa. Trong mỗi trường hợp, những ǵ tỏa ra từ mỗi giới của thiên nhiên đều là một và như nhau. Con người phóng xạ th́ như nhau trong thiên nhiên (chỉ khác ở mức độ và trong sự đáp ứng có ư thức) giống như khoáng chất phóng xạ; trong mọi trường hợp chính là sự sống tích cực trung tâm, tức tia lửa điện hay cái vốn là sự tương ứng của nó, mới phát xạ. Do đó có bảy tương ứng trong mối liên hệ này trong thái dương hệ, bảy kiểu mẫu vốn phát xạ, hay là bảy hạng thực thể vốn biểu lộ năng lực để vượt qua hoạt động b́nh thường của chúng và để chuyển đổi chính chúng thành một lĩnh vực nào đó lớn hơn trong đường tiến hóa. Đó là:

 

1. Chân Thần khoáng thạch của giới khoáng chất hay là hạt nhân dương ở giữa trong mọi nguyên tử và các yếu tố.

2. Chân Thần trong giới thực vật, hay là sự sống tích cực ở giữa của mọi cây cối và sự tăng trưởng thực vật.

3. Chân Thần trong giới động vật hay là sự sống tích cực của mỗi loại (type).

1078    4. Các Chân Thần nhân loại trong hàng tỉ nhóm của chúng.

 

5. Chân Thần của bất cứ kiểu mẫu đặc biệt nào, hay h́nh hài.

 

6. Chân Thần hành tinh, tổng cộng của mọi sự sống trong một hành tinh hệ.

 

7. Chân Thần thái dương hay là toàn thể mọi sự sống trong thái dương hệ. Mỗi một trong các Chân Thần này trước tiên đều quay

 

tṛn trong hoạt động của nó, hay cho ḿnh là trung tâm (self­centred, trụ vào cái ngă); đồng thời sau đó mỗi Chân Thần với chuyển động ban đầu của nó biểu lộ hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ. Do đó, nó trở nên “biết được” h́nh tướng, và sau cùng trở nên phóng xạ. Trong giai đoạn sau cùng này, nó vượt qua h́nh tướng và thoát ra khỏi đó, như thế trở nên biết đến và có thể tham dự vào hoạt động của tổng thể bao bọc c̣n lớn hơn.

c. Phóng xạ và Định Luật Chu Kỳ. Rải rác khắp Bộ Luận này là nhiều chỉ dẫn về bản chất chu kỳ của hiện tượng này, và nhà nghiên cứu nên nhớ rằng trong tất cả những ǵ liên quan đến sự phóng xạ, giống như trong mọi hiện tượng khác, sẽ có những giai đoạn yên tĩnh và các giai đoạn hoạt động mănh liệt. Điều này sẽ được biết rất rơ ràng liên quan với giới thứ tư của thiên nhiên. Một giai đoạn hoạt động phóng xạ được bắt đầu hiện giờ trong đó nam lẫn nữ sẽ đạt được một nhận thức rộng lớn hơn; họ sẽ bắt đầu vượt qua các giới hạn nhân loại của họ và tiến vào giới thứ năm từng người một và từng đơn vị một. Ở mức độ liên quan tới chu kỳ lớn hơn, giai đoạn này đă bắt đầu khi Cánh Cửa Điểm Đạo được mở ra vào thời

Atlantis, nhưng nhiều chu kỳ nhỏ hơn đă xảy ra, v́ ḍng lưu nhập trong giới thứ năm cũng bị chi phối bởi định luật chu kỳ, bởi sự dao động lên xuống theo chu kỳ. Vào cuối căn chủng thứ tư, có một giai đoạn hoạt động phóng xạ riêng biệt, hàng trăm người vượt ra ngoài Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư (tức Huyền Giai của các Chân Thần nhân loại – xem qua trang 1099. ND) – đi vào một Huyền Giai khác, cao hơn. Từ trước đến giờ nhiều nhiệm vụ được Các Đấng Cao Cả của Venus nắm giữ được bỏ trống để nhân loại chúng ta có thể

1079 giữ các vị trí đó, và một sự phóng xạ bao la giữa các dăy hành tinh bắt đầu hoạt động khi nhiều vị Kumaras và một số sự sống thấp hơn rời dăy địa cầu chúng ta và bắt đầu công việc tinh anh hơn và tiến bộ hơn. Kế đó hoạt động từ từ suy giảm cho đến khi một chu kỳ tái diễn mang lại các ảnh hưởng vốn tạo ra một sự phóng xạ mới, mặc dù không mạnh mẽ bằng trong chu kỳ trước. Một giai đoạn phóng xạ khác xảy ra trong thời Đức Phật và nhiều quả vị La Hán được đạt đến trong thời này. Thời kỳ đó là điểm cao nhất của những ǵ mà về mặt huyền linh được gọi là “một chu kỳ cấp ba”, và một cấp hoạt động phóng xạ tương tự đă không được đạt đến từ thời đó. Phóng xạ con người có bản chất rất yếu được cảm nhận vào thời Đức Christ, nhưng nó chỉ kéo dài trong hai trăm năm, và dầu cho các cá nhân đây đó đă đạt được mục tiêu từ đó, tuy nhiên không có được một số lớn đă trải qua một cách thành công các lửa chuyển hóa, và như thế vượt qua giới thứ tư. Lần nữa chu kỳ ở trên ṿng đi lên; vào thế kỷ XIV, giới nhân loại bắt đầu có phóng xạ dễ nhận thấy, và chúng ta đang ở trên đường hoàn thành “một chu kỳ thuộc đẳng cấp thứ hai” hay là của một giai đoạn siêu việt với một hoạt động c̣n lớn hơn là trong thời của Đức Phật. Việc đó sẽ trở nên vĩ đại một cách

có thể minh chứng được khi một số điều kiện đă được hoàn thành.

Thứ nhất, khi sự hỗn độn của thế giới hiện tại đă giảm bớt. Kế tiếp, khi thế hệ hiện tại đă hoàn thành công việc tái kiến thiết của nó. Thứ ba, khi Đấng Cao Cả sắp đến bắt đầu nhiệm vụ của Ngài trên địa cầu, nhờ đó tăng thêm mức rung động trong mọi giới của thiên nhiên, nhưng đặc biệt trong giới thứ hai và thứ tư.

Thứ tư, khi hoạt động, được khai mở vào cuối mỗi thế kỷ của Thánh Đoàn Xuyên Hy Mă Lạp Sơn được triển khai, và các Egos tâm lư – khoa học (psycho-scientific) vốn là các bàn tay thừa hành của Thánh Đoàn đă làm cho sự hiện hữu của họ được cảm nhận.

Sau cùng, khi một phong trào được Thánh Đoàn thành

1080    lập, hoạt động liên quan đến căn chủng thứ tư; phong trào đó cũng sẽ là một phần của tiến tŕnh kích hoạt và sẽ tạo ra kết quả trong việc làm cho phóng xạ một số tư tưởng gia hàng đầu của căn chủng đó. Đó sẽ là thời cơ của họ, và tầm quan trọng gắn liền với việc đó lớn đến nỗi một thành viên của Thánh Đoàn (Lodge), Đức Khổng Tử (Confucius), như Ngài đă được gọi trong quá khứ, sẽ lâm phàm để trông nom công việc. Các giai đoạn mở đầu đang được chọn hiện nay, và các Egos đang tiến nhập, họ sẽ nỗ lực để điều khiển năng lượng của căn chủng này vào đúng đường lối mặc dù đỉnh điểm của chu kỳ kích hoạt sẽ không xảy ra cho đến giữa thế kỷ tới. Tôi không cần nêu ra rằng tất cả các phong trào như thế được cảm nhận trước tiên như là gây xáo trộn, và chỉ khi nào bụi bặm của xáo trộn, và tiếng ồn của các lực va chạm đă tàn tạ th́ mục tiêu sẽ được thấy xuất hiện. Điều này rất rơ rệt ở nước Nga (Russia) hiện nay.

Một yếu tố lớn lao và là yếu tố khó giải thích để cho kẻ suy tưởng bậc trung có thể hiểu, đó là việc tiến nhập theo chu kỳ của các Egos vốn đang ở mức tiến hóa nơi mà họ sẵn sàng cho cuộc sống phóng xạ đầu tiên của họ. Trong một đại bộ phận của nỗ lực của Huyền Giai, mọi Egos đều được chia thành hai nhóm, tùy theo chu kỳ của họ và tùy theo kiểu mẫu năng lượng của họ nữa. Đến lượt, các cấp độ này được chia nhỏ tùy theo tính chất và hiệu quả rung động được gợi ra nơi bất luận một giới nào của thiên nhiên bởi sự luân hồi, kết hợp hoặc đơn độc, của họ. Điều này có thể được minh họa bằng cách nêu ra rằng do sự tiến nhập từ từ của con người vốn là những người ăn chay bởi khuynh hướng tự nhiên và do sự xuất hiện của các Egos vốn chú ư đặc biệt vào việc chăm sóc và bảo dưỡng các động vật (như trong trường hợp rất đáng chú ư hiện nay) chúng ta có sự xuất hiện theo chu kỳ của một toàn bộ nhóm các đơn vị nhân loại, họ có một liên hệ nghiệp quả rơ rệt với giới thứ ba. Mối liên hệ này thuộc về một loại khác ở chi tiết đặc biệt khác với các nhóm ăn thịt và thường tàn bạo (inhuman), của năm trăm năm về trước.

Có thể là hữu ích và đáng chú ư nếu ở đây chúng ta liệt kê một số thuật ngữ huyền linh học, được áp dụng cho một số

1081    các nhóm khác nhau này, nhớ rằng chúng ta chỉ đề cập tới một vài trong số rất nhiều nhóm và chỉ gọi tên các nhóm mà cách đặt tên cho chúng gợi ra kiến thức và lợi ích về giáo dục cho người nghiên cứu:

 

1. Các đơn vị tŕ trệ (units of inertia),

2. Các nguyên tử có sự tập trung nhịp nhàng,

3. Các đơn vị phóng xạ sơ cấp,

4. Các con có nhịp điệu nặng nề,

5. Các điểm vượt trội bốc lửa (một tên gọi thường dành để chỉ các kiểu mẫu từ lực tiến hóa cao),

6. Các điểm cấp ba của lửa cấp hai,

7. Các ngọn lửa từ lực (dành để chỉ các đệ tử và các điểm đạo đồ ở vài cấp độ),

8. Các con tích cực của điện,

9. Các đơn vị quay của đẳng cấp thứ bảy,

10. Các điểm ánh sáng của lũy tiến thứ tư (fourth progression),

11. Các tia lửa điện (electric sparks),

12. Các đơn vị đề kháng tiêu cực,

13. Các nguyên tử được làm cho thăng bằng,

Nhiều tên gọi nữa có thể được đưa ra, nhưng các tên gọi này cũng đủ để chỉ ra bản chất tổng quát của các tập hợp năng lượng này, theo đó, mọi thành viên của gia đ́nh nhân loại được tập hợp lại và xếp đặt tùy theo:

a/ Nhịp điệu của chúng, b/ Tính chất của chúng, c/ Sức nóng của chúng, d/ Ánh sáng của chúng, e/ Ảnh hưởng từ lực của chúng, f/ Phóng xạ của chúng, g/ Hoạt động của chúng.

Bảng liệt kê này chỉ là một mở rộng của bảng liệt kê chính, bảng này tập hợp mọi Chân Ngă dưới các phân chia về màu sắc, âm thanh và rung động. Một liệt kê tương tự cũng đă tập

1082    hợp các nguyên tử trong các giới khác của thiên nhiên, và ngay cả các Dhyan Chohans ở cấp cao nhất cũng thấy vị trí của các Ngài trong các kư ảnh của Thánh Đoàn của bộ môn thứ năm (hoặc thứ ba) này.

Một bảng liệt kê theo chu kỳ cũng đáng chú ư, nhưng có bản chất hoàn toàn khác, đem đến cho kẻ t́m kiếm được điểm hóa và có trực giác nhiều gợi ư về giá trị phát triển và

lịch sử. Lại nữa chúng ta có thể thêm vào một tóm lược vắn tắt về một vài trong các diễn đạt được dùng, và của một số trong các tên gọi mà con người được tập hợp dưới các danh xưng đó trong các kư ảnh của bộ môn thứ bảy:

 

1. Các đơn vị của giai đoạn sương mù-lửa (fire-mist),

 

2. Các mức độ của nguồn gốc nguyệt cầu (lunar origin),

 

3. Các con của mặt trời,

 

4. Các devas cấp thứ tư,

 

5. Các ngọn lửa từ các khối cầu liên hành tinh,

 

6. Các nguyên tử từ bầu đỏ thắm – một tham khảo đối với một số Egos đến với địa cầu từ hệ hành tinh mà nốt của nó màu đỏ,

 

7. Các Vyasians thành công,

 

8. Các điểm trong cánh hoa hành tinh thứ ba, và các nhóm của các hành tinh khác có liên quan với các hoa sen hành tinh có 12 cánh,

 

9. Những người yêu thích rung động thấp,

 

10. Những kẻ không nhận hành tinh hệ thứ tám,

 

11. Các điểm đối kháng ba mặt,

 

12. Những người đi theo vị Arhat,

 

13. Các con của ḥa b́nh theo chu kỳ,

 

14. Các con tái diễn của chiến tranh,

 

15. Các đốm nhỏ bên trong con mắt hành tinh,

 

16. Các điểm được nhận biết bên trong các luân xa. Các điểm này tồn tại tự nhiên trong mười nhóm.

 

Mỗi danh xưng đều truyền đạt cho trí óc của điểm đạo đồ một số tri thức về vị trí trong sự tiến hóa của Monad có liên hệ, bản chất của các cuộc lâm phàm của nó và vị trí của nó trong cơ tiến hóa theo chu kỳ.

1083    Cùng một phương pháp phân loại được dùng liên quan với tất cả các giới, dù là chỉ trong trường hợp của giới thứ tư

và giới thứ năm là các nguyên tử cá biệt được bàn tới; các liệt kê và các ghi nhận đối với các giới khác có liên quan với các nhóm. Khi một nhóm được nhận biết, bản chất, rung động và nhịp điệu của nguyên tử bên trong nhóm đó tức khắc lộ rơ.

IV. Xoay chuyển Ṿng Tuần Hoàn (1)

Con người phải hiểu bản chất của ṿng tuần hoàn (wheel) mà y đang xoay ṿng trong đó, gọi theo Bắc Phạn ngữ là wheel of Samsara. Từ ngữ sau phát xuất từ ngữ căn Sru, hoạt động (move), chỉ một bánh xe đang chuyển động, tức là bánh xe vĩ đại để thay đổi sự sống mà các thực thể nhân loại đă bị lôi cuốn vào trong đó, để hoạt động và nó phải không bao giờ bị bỏ rơi v́ ḷng trắc ẩn đối với con người, và tuân theo định luật bất biến (law of oneness) vốn nối kết nhiều người, theo ư kiến của tất cả các nhà yoga chân chính và Sri Krishna. Đức Thầy đưa ra bản chất của ṿng luân hồi theo một cách đặc biệt nào đó vốn dĩ đáng được tất cả các bạn suy tưởng tường tận. Ngài bảo “mọi h́nh hài biểu lộ (bhootas) đều xuất phát từ thực phẩm, c̣n thực phẩm xuất phát từ Parjanya hay là mưa. Mưa thoát thai từ yagna, và yagna phát xuất từ karma. Karma đi từ Veda và Veda thuộc về Vật Chất Vĩnh Cửu (Eternal)”. Ở đây bạn chứng kiến một hệ thống thất phân được đưa ra với bhoota (hay h́nh hài biểu lộ) ở một đầu và vật chất vĩnh cửu chưa biểu lộ đối với chúng ta ở đầu kia. Nếu chúng ta chia hệ thống thất phân này theo mức độ minh triết thiêng liêng có bốn cái thấp được chi phối bằng tam bộ cao (higher triad), chúng ta có h́nh hài, thực phẩm, mưa và yagna dưới h́nh thức bốn cái thấp, c̣n karma, Veda và vật chất vĩnh cửu dưới h́nh thức tam bộ cao. Vật chất vĩnh cửu tràn ngập khắp không gian được tác động tới bằng bài ca thế giới (world song) và khai sinh ra mọi định luật karma vốn chi phối sự phát triển của thế giới, triển khai một bộ bốn thấp và bộ bốn này được bắt đầu bằng yagna – tinh thần của sự tiến hóa vốn nối liền cái cao và thấp theo dạng thức của kinh Purana, tinh thần đó t́m cách đưa thêm hài ḥa của cái chưa biểu lộ bằng cách đem lại cho nó một lĩnh vực thiếu hài ḥa để hoạt động và lập sự vĩ đại của riêng nó. Tinh thần của yagna này theo cách của nó tạo ra h́nh hài biểu lộ, khai sinh ra Parjanya hay mưa. Từ ngũ Parjanya được áp dụng để chỉ mưa và đôi khi để chỉ một vị thần mà chức năng của thần này là tạo ra mưa.     Some Thoughts on the Gita, trang 127.

Bây giờ chúng ta bắt đầu xét một điểm khác và là một điểm thực sự rất quan trọng; nó hiện ra do những ǵ mà chúng ta đă nói liên quan đến các chu kỳ và là nền tảng của mọi hiện tượng xảy ra theo chu kỳ. Một trong các chân lư sơ đẳng nhất của các chân lư khoa học đó là trái đất quay trên trục của nó, và chính nó cũng di chuyển quanh mặt trời. Một trong các chân lư ít được nhận biết, tuy cũng quan trọng không kém, đó là toàn bộ thái dương hệ cũng quay trên trục của nó, nhưng trong một chu kỳ rộng lớn đến nỗi vượt ngoài các năng lực hiểu biết của người thường và nó cần các công

1084 thức toán học vô cùng phức tạp. Quỹ đạo của thái dương hệ trong bầu trời chung quanh trung tâm vũ trụ  của nó hiện nay đang được cảm nhận, và cũng như sự trôi giạt tổng quát của tinh ṭa chúng ta đang được chọn xem xét như một giả thuyết được chờ đợi từ lâu. Các nhà khoa học chưa chấp nhận vào các cách tính của họ sự thật rằng thái dương hệ chúng ta đang quay chung quanh một trung tâm vũ trụ cùng với sáu cḥm sao khác có độ lớn (magnitude) trong đa số các trường hợp, thậm chí c̣n lớn hơn cḥm sao của chúng ta, chỉ có một thái dương hệ được ước chừng có cùng độ lớn như thái dương hệ chúng ta. Đến phiên nó, trung tâm vũ trụ này hợp thành một phần của bánh xe vĩ đại cho đến khi – đối với con mắt của nhà có nhăn thông đă giác ngộ -toàn thể ṿm trời được thấy đang chuyển động. Tất cả các tinh ṭa, xét chúng như là một tổng thể, đều được thúc đẩy (impelled) theo một hướng. Cổ Luận diễn tả chân lư mơ hồ này như sau: “Bánh xe duy nhất quay. Một cái quay một ḿnh được tạo ra, và mọi bầu hành tinh và các mặt trời thuộc mọi đẳng cấp, đi theo con đường của nó. Đêm tối của thời gian lạc mất trong đó, và các

thiên kiếp (kalpas) đo lường ít hơn giây trong ngày nhỏ bé của con người.

Mười triệu triệu kalpas trôi qua, và gấp đôi mười triệu triệu chu kỳ của Brahma và tuy thế một giờ của thời gian vũ trụ không hoàn tất.

Bên trong bánh xe, hợp thành bánh xe đó, tất cả đều là các bánh xe nhỏ từ kích thước thứ nhất đến kích thước thứ mười. Đến lượt chu kỳ của chúng, các bánh xe này giữ trong các phạm vi thần lực của chúng các bánh xe khác và nhỏ hơn. Tuy nhiên nhiều mặt trời hợp thành Đấng của vũ trụ.

Các bánh xe bên trong các bánh xe, các bầu trong các bầu. Mỗi cái theo đuổi con đường của ḿnh và hút hoặc loại bỏ huynh đệ ḿnh, và tuy thế không thể thoát ra khỏi các cánh tay bao bọc của mẹ.

Khi các bánh xe có kích cỡ thứ tư, trong đó mặt trời chúng ta là một và tất cả đều có lực nhỏ hơn và số lớn hơn, như là các cấp độ thứ tám và thứ chín, xoay trên chính chúng, nuốt sống lẫn nhau, và xoay và lôi kéo mẹ của chúng, sau đó bánh xe vũ trụ trở nên sẵn sàng cho một ṿng xoay nhanh hơn”.

Do đó, hiển nhiên là năng lực của con người để nhận thức về các tinh ṭa xoay tít này, để đo lường sự tương tác của chúng và để nhận biết sự hợp nhất chủ yếu của chúng cho đến nay vẫn không đủ lớn. Chúng ta được dạy rằng ngay cả

1085 đối với Đấng Dhyan Chohan đă giải thoát, cái bí mật về những ǵ nằm bên kia Ṿng-Giới-Hạn của thái dương của chính Ngài vẫn c̣n bị ẩn giấu. Một vài ảnh hưởng được chỉ cho Ngài và một vài đường hướng thần lực chứng minh cho Ngài sự thật rằng một số tinh ṭa được đan kết với hệ thống của Ngài bằng một sự hợp nhất chặt chẽ và thống nhất. Chúng ta biết rằng cḥm sao Đại Hùng, cḥm sao Tua Rua, Draco hay là cḥm sao Thiên Long

(Dragon), bằng một cách nào đó được gắn liền với thái dương hệ, nhưng cho đến nay Ngài không biết chức năng của chúng, cũng như không biết bản chất của các tinh ṭa khác. Cũng nên nhớ rằng sự xoay của bánh xe thái dương hệ nhỏ bé của chúng ta và sự xoay của bánh xe vũ trụ có thể được thúc đẩy nhanh, hoặc làm tŕ chậm, bởi các ảnh hưởng phát ra từ các tinh ṭa không biết rơ hoặc không được nhận ra, mà việc kết hợp của các cḥm sao đó với một Thái Dương Thượng Đế hoặc một Vũ Trụ Thượng Đế cũng tương đối bí ẩn như là ảnh hưởng mà các cá nhân có được đối với nhau trong gia đ́nh nhân loại. Ảnh hưởng này được ẩn giấu trong nghiệp quả của Thượng Đế và vượt ngoài tầm hiểu biết của con người.

Theo thứ tự về mức quan trọng của chúng, các ṿng tuần

hoàn (wheels) có thể được liệt kê như sau: Ṿng tuần hoàn đại vũ trụ (universe, hay là toàn bộ các

sao và các hệ thống sao. Ṿng tuần hoàn vũ trụ (cosmic wheel), hay là một nhóm

bảy tinh ṭa.

Các cḥm sao này được tập hợp theo: a/ Độ sáng (magnitude, độ lớn) của chúng, b/ Rung động của chúng, c/ Màu sắc của chúng, d/ Ảnh hưởng của chúng lên nhau.

Theo các cổ thư, các ṿng tuần hoàn vũ trụ này được chia thành 49 nhóm, mỗi nhóm gồm có nhiều triệu tinh ṭa thất bộ. Với các mục đích khảo cứu của các Adepts, mỗi nhóm được biết bằng một kư hiệu, và 49 kư hiệu này tiêu biểu cho tất cả những ǵ có thể được hiểu rơ về kích cỡ, độ sáng, tính chất, hoạt động rung động, và mục tiêu của các h́nh thể vĩ đại này mà qua đó một Đấng Cao Cả (Existence) đang trải

qua kinh nghiệm. Các Chohans cao cấp biết được 49 âm vốn mang lại tính chất (quality) của trạng thái tâm thức của các Đấng Vĩ Đại (great Beings) này, các Ngài vốn cách xa với tâm thức của Thái Dương Thượng Đế chúng ta, giống như tâm thức của con người cách xa với tâm thức của một tinh thể (crystal). Như vậy tri thức được thẩm định bởi các Chohans tất nhiên chỉ có tính lư thuyết và chỉ diễn đạt cho tâm thức tương đối giới hạn của các Ngài bản chất khái quát của nhóm các cḥm sao, và thần lực thỉnh thoảng tỏa ra từ chúng mà đôi khi phải được đưa vào cách tính toán. Chẳng hạn, sự quan tâm được đánh thức trong tâm trí quần chúng gần đây bởi ngôi sao khổng lồ Betelgeuse trong cḥm sao Orion (cách trái đất 527 quang niên – ND) là do sự kiện ở thời điểm đặc biệt này có sự tương tác về lực giữa thái dương hệ nhỏ bé của chúng ta với thái dương hệ khổng lồ này, và sự giao tiếp giữa hai Đấng Cao Cả làm linh hoạt.

Các Ṿng tuần hoàn thái dương hệ (systemic wheels) hay là sự sống nguyên tử của các cḥm sao cá biệt. Lần nữa các cḥm sao này được chia thành 343 nhóm, được biết đối với vị Adept lần nữa qua một loạt các kư tự tạo thành một linh từ mà – qua bản chất biểu ư của nó – gợi lại thông tin cốt yếu cho vị Adept. Chữ tượng h́nh (chữ ghi ư, như của Trung Hoa

 

ND) đối với thái dương hệ chúng ta ở một phần nào đó có thể được lộ ra – không phải chính các kư tự, mà là một tập kỷ yếu của những ǵ mà các kư tự thay thế. Thái dương hệ của chúng ta được hiển lộ như là:

Một thái dương hệ thuộc đẳng cấp thứ tư, có các trung tâm lực của nó trên cơi vũ trụ thứ tư, và tạo ra biểu lộ bên ngoài từ cơi thứ tư của thái dương hệ, xuyên qua cơi phụ thứ tư của cơi hồng trần thái dương hệ.

 Có màu xanh dương, theo nội môn th́ màu cam và lục.

Một thái dương hệ mà về mặt huyền bí được vị Adept biết dưới tên “trong một dấu hiệu thông thoáng nơi đó Điểu Cầm có thể lượn bay”.

Một thái dương hệ được tạo bằng “ba luồng hỏa vốn hợp thành lửa thứ tư”.

Một thái dương hệ mà trong đó Điểu Cầm có “bốn lông

1087    đuôi” và nhờ thế, về mặt huyền bí, có thể “leo lên đến cơi cao và t́m ra cơi thứ năm của nó”.

Một thái dương hệ vốn có bốn chu kỳ chính, và các giai đoạn biểu lộ nhỏ vốn là các bội số (multiples) của số đó.

Một thái dương hệ mà theo thuật ngữ về luyện đan của các Chân Sư được xem như là “một sản phẩm của cái thứ tư; chính cái thứ tư đang ở trong tiến tŕnh chuyển hóa; và viên đá linh hoạt có bốn lớp vỏ”. Mọi điều này có thể được nhận thấy với một cái nh́n thoáng qua của Chân Sư, Đấng có được ngôn ngữ tượng h́nh trước mặt Ngài. Các chữ tượng h́nh khác đều sẵn sàng cho Ngài sử dụng, chúng đem lại cho Ngài hiểu biết ngay tức th́ khi Ngài nghiên cứu các ảnh hưởng tiếp xúc với thái dương hệ chúng ta.

 

Các ṿng tuần hoàn hành tinh (planetary wheels). Đối với

các ṿng tuần hoàn này, có mười cách diễn đạt.

Các ṿng tuần hoàn thuộc dăy (chain wheels), được gọi là

các cuộc tuần hoàn (rounds) trong một số sách.

Chuyển động quay của bất cứ một bầu nào.

Chu kỳ của ba bầu thế giới (worlds).

Ṿng tuần hoàn của một cơi.

Sự quay ṿng hay xuất hiện theo chu kỳ của một giới

trong thiên nhiên. Sự quay này áp dụng trong một hành tinh hệ nhưng chỉ cho bốn giới đang biểu hiện ra bên ngoài. Sự quay của một trung tâm hành tinh tạo ra sự xuất hiện Chân Thần. Ṿng tuần hoàn của Chân Thần hay là sự xuất

hiện theo chu kỳ của các đơn vị của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư. Như vậy chúng ta đi xuống nấc thang qua khắp mọi giới và mọi h́nh hài, cho đến khi chúng ta đạt đến sự xoay bé tí của một nguyên tử vật chất.

Để kết thúc các nhận xét của chúng ta liên quan đến các ṿng tuần hoàn khác nhau của đại vũ trụ, chúng ta sẽ đề cập vắn tắt về “các ṿng tuần hoàn” liên quan đến Chân Thần con người. Cho đến nay, đây là một đề tài ít được bàn đến, dù một vài lời đă được nói về ṿng tuần hoàn Chân Ngă.

Cần phải ghi nhớ rằng sự tiến hóa của Chân Thần là một

1088 điều phức tạp nhiều hơn là nó xuất hiện trong các sách được đưa ra cho quần chúng. Trong các sách này sự phát triển của tâm thức và sự chuyển tiếp của nó qua các giới của thiên nhiên là các điểm được chú trọng nghiền ngẫm. Tuy nhiên có các chu kỳ trước đây mà việc đó sẽ chỉ có thể được hiểu dưới h́nh thức lịch sử và sự tiến hóa của các Hành Tinh Thượng Đế, trở nên dần dần được hé mở. Chúng là các thành phần của thể biểu lộ của Ngài, các tế bào bên trong hiện thể vĩ đại đó, và như thế được cấp sinh lực bằng sự sống của Ngài, được phẩm định (qualified) bằng bản chất của Ngài, và được phân biệt bằng các đặc tính của Ngài. Do đó điều này sẽ đưa lịch sử của một Chân Thần trở lại các thiên kiếp trước kia (1 kalpa = 1 ngày của Brahma, bằng 4 320 000 000 năm trần thế. Xem lại cước chú ở trang 39). Một lịch sử như thế không thể được tiết lộ, và một tiết lộ như thế sẽ không được dùng vào mục đích nào cả. Sự kiện chỉ có thể được đề cập đến khi nó phải được xem xét theo các đường lối tổng quát nếu bản chất thực sự của Bản Ngă được hiểu một cách chính xác. Chúng ta có thể xem Monad của con người trải qua các chu kỳ tương tự với các chu kỳ mà vị Hành Tinh Thượng Đế vượt qua. Trước tiên có chu kỳ khai mở rộng lớn mà một “tia

linh quang” (“spark”) vượt qua. Chu kỳ này bao hàm giai đoạn của ba thái dương hệ chính yếu – thái dương hệ có trước thái dương hệ này, thái dương hệ hiện tại, và thái dương hệ tiếp theo. Trong ba thái dương hệ này, toàn bộ của Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai của vũ trụ, biểu hiện cho ba trạng thái của Sự Sống thiêng liêng của Thái Dương Thượng Đế, được đưa tới điểm hoàn thiện trong một Chân Thần đă được biệt ngă hóa (individualised Monad). Phải nhớ rằng trong thái dương hệ này chẳng hạn, một số phát triển chỉ là các tóm tắt lại của các diễn tŕnh tiến hóa đă được trải qua trong một thái dương hệ trước; manh mối cho điều này nằm trong việc xem xét nguyên khí trí tuệ. Các Solar Angels, tức các yếu tố biệt ngă hóa sáng suốt, theo một vài quan điểm, là sản phẩm của một thái dương hệ trước, và chỉ chờ thời cơ trong thái dương hệ hiện tại khi các h́nh hài trong ba giới đă đạt đến điểm phát triển tổng hợp vốn làm cho nó có thể nhận được ấn tượng và ảnh hưởng từ trên cao đối với các giới đó.

1089 Trong quan niệm này, chúng ta có một ư tưởng tương tự với việc tiến nhập của các Monads này, vào thời Atlantis, các Monads đó đă biệt ngă hóa trên một dăy hành tinh khác, được nán lại trong các không gian liên hành tinh cho đến khi các điều kiện của địa cầu trở nên thuận tiện cho việc cư ngụ của các h́nh hài thích hợp. Sự tương ứng không được chính xác nhưng cũng là dấu hiệu của chân lư. Chu kỳ khai mở rộng lớn (nó làm cho công cuộc tiến hóa sau này dễ xảy ra) đi trước thái dương hệ này, và có thể được xem như sự tương ứng về Chân Thần đối với ṿng luân hồi vũ trụ. Trong Cổ Luận, điểm phát triển này được ám chỉ đến bằng các lời lẽ: “Cái thứ năm không xuất hiện dưới h́nh thức sản phẩm của hiện tại. Năm nan hoa (cây căm) của bánh xe đó, mỗi cái

có một chu kỳ phát triển, và một trong số các căm đó được gắn ở trung tâm”.

Monad có các chu kỳ tương tự, dù ở trên mức độ thu nhỏ, so với các chu kỳ của Sự Sống duy nhất, Đấng thấm nhuần và làm linh hoạt mọi sự sống kém cỏi hơn (Thánh Kinh I Peter 2:4). Một số các chu kỳ này bao hàm các thời kỳ rất rộng lớn và rất dài, đến nỗi lịch sử của chúng chỉ có thể được truyền đạt cho các vị Adepts có nghiên cứu qua phương tiện âm thanh và kư hiệu. Các chi tiết của việc phát triển đó bị đắm ch́m trong đêm tối của các kalpas khác, và tất cả những ǵ có thể được nh́n thấy đều là các kết quả, -nguyên nhân phải được chấp nhận như có thật, mặc dù đối với chúng ta vẫn không thể giải thích được cho đến khi đạt được các cuộc điểm đạo cao hơn.

Trong sự kiện về sự xoay của Ṿng Tuần Hoàn Chân Thần bao gồm giai đoạn của ba thái dương hệ, có ẩn cái bí mật về sự bướng bỉnh của Chân Thần và cái bí ẩn về việc tại sao một số Monads từ chối lâm phàm, trong khi các Chân Thần khác “sa ngă” (“fell”), và như thế tiếp tục theo các đường lối tiến hóa hiện nay. Họ từ chối lâm phàm bởi v́ các t́nh trạng tập thể bên trong được mang lại qua các diễn biến tiến hóa của các kalpas trước. Do đó hiển nhiên là vấn đề những ǵ tạo nên tội lỗi và xấu xa vốn phức tạp c̣n hơn là

1090 ngay cả khi xuất hiện trên bề mặt. Do cái nh́n có giới hạn của chúng ta, dường như đó là “tội lỗi” thuộc vào loại luân hồi và cũng là tội lỗi hay bướng bỉnh, tự măn (self-satisfaction), không chịu tiến hóa trên các cơi cao. Tuy nhiên, cả hai nhóm đi theo các luật về sự tồn tại của chúng, và sự giải đáp về cái bí ẩn nằm ở chỗ những ǵ sắp đến. Nếu người nghiên cứu suy tư cẩn thận về sự kiện, đó là ba cơi thấp – cơi hạ trí, cơi cảm dục và cơi trần – hợp thành thể

vật chất trọng trược của Hành Tinh Thượng Đế, và do đó không phải là nguyên khí, th́ điều trở thành rơ rệt với y là do sự cần thiết, một vài đơn vị hay tế bào trong cơ thể th́ linh hoạt trong không gian và thời gian hơn là các tế bào khác. Y cũng phải nhớ rằng các nhóm Chân Thần đi vào lâm phàm tùy theo trung tâm nào trong một Hành Tinh Thượng Đế thuộc một hành tinh hệ đặc biệt, hoặc trung tâm nào của Thái Dương Thượng Đế, đang ở trong tiến tŕnh làm linh hoạt hay hoạt động theo chu kỳ, và chính một vài trung tâm của Thái Dương Thượng Đế và thái dương hệ đặc biệt này đang ở trong một t́nh trạng pralaya từng phần qua tiến tŕnh hấp thụ các sinh lực thấp của thái dương bởi các trung tâm sinh lực cao hơn. Lại nữa, y phải nhớ rằng toàn bộ trạng thái của Sự Sống Thiêng Liêng không được dự định để đạt đến việc khai mở đầy đủ của nó vào bất cứ lúc nào trong thái dương hệ này, mà phải chờ cho các xung lực đưa lại sinh lực sau này. Điều này do bởi sự kiện là trong thái dương hệ này có các hậu quả của các nguyên nhân xuất phát trong các kalpas trước, hay là

– nói khác đi – các mầm mống nghiệp quả của các hoạt động của Thượng Đế trước kia.

Thái Dương Thượng Đế của chúng ta chưa đạt đến tiết tấu đích thực (true rhythm) nhưng trong nhiều ngàn chu kỳ, tiến tŕnh thăng bằng hóa phải xảy ra. Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta cũng không đạt được trạng thái cân bằng, và sự quân b́nh đồng đều của các lực, do đó cho đến khi tŕnh độ tiến hóa của Ngài và cái nh́n khách quan của Ngài được nhận biết, và cũng biết được trung tâm nào trong cơ thể thái dương (solar body) được cấp sinh lực bằng sự sống của Ngài, sẽ là một phần của minh triết để cố tránh sự xác quyết độc đoán, và một diễn đạt quá lỏng lẻo liên quan đến các Chân Thần đang luân hồi và không luân hồi. Tất cả đều đang xoay

trên ṿng tuần hoàn Chân Thần vũ trụ; mỗi bánh xe đều

1091 đang lướt vào một h́nh thức hoạt động nào đó trên ṿng quay nhỏ hơn của ṿng tuần hoàn thái dương hệ đặc biệt này, nhưng không phải tất cả ở trong bất cứ chu kỳ đặc biệt nào đều được t́m thấy đang xoay ṿng trên một ṿng tuần hoàn hành tinh đặc biệt. Nhiều Chân Thần đang chờ phát triển và chờ các dịp thích hợp hơn trong các không gian liên hành tinh, và một số phải chờ cho đến khi có sự bắt đầu của một mahamanvantara (đại khai nguyên) mới. Các nhà nghiên cứu nên cẩn thận ghi nhớ các lời của H.P.B. khi Ngài (he: nguyên văn tiếng Anh –ND) dặn các vị nghiên cứu bộ GLBN rằng các đoạn kinh (stanzas) và Lời B́nh của chúng trước tiên bàn đến Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt của chúng ta. Điều này thường bị quên mất. Chắc là các nhà nghiên cứu muốn biết rằng có một số sắc thái (colours) đang che giấu các nhóm Monads không lâm phàm này, hiện nay nhân loại hoàn toàn không biết đến. Các Chân Thần này sẽ bị lôi cuốn vào tâm thức của nhân loại trong một thái dương hệ khác, hoặc sau khi nhận được Điểm Đạo thứ sáu. Tất cả những ǵ mà chúng ta có trên địa cầu đều là các h́nh ảnh/ vật phản chiếu (reflections) của các màu sắc thực sự, và cũng là h́nh ảnh của trạng thái thấp nhất. Mọi màu sắc trong vũ trụ tồn tại dưới ba dạng:

 Màu/ sắc thái thực sự (true colour).

 Vẻ hăo huyền (illusory appearance) của sắc thái.

 Phản chiếu của nó (its reflection).

 

Sự phản chiếu là cái mà chúng ta đều quen thuộc; dáng vẻ, tức là những ǵ che giấu thực tại, được tiếp xúc và được biết khi chúng ta thấy bằng con mắt của linh hồn, Con Mắt

của Shiva, c̣n màu sắc thực sự (1) sau khi giới thứ năm đă được vượt qua, và tập thể thức được ḥa nhập trong tâm thức của cái thiêng liêng. Do đó, các nhà nghiên cứu nên chú ư rằng ṿng tuần hoàn vũ trụ của Chân Thần có thể được

1092 h́nh dung bằng các thuật ngữ “màu đích thực” và được nh́n thấy bởi kẻ có nhăn thông giác ngộ, như là sự phối hợp của các màu nguyên thủy của ba thái dương hệ. Ṿng tuần hoàn Chân Thần thuộc thái dương hệ, vốn có liên quan với một ḿnh thái dương hệ này, được phân biệt bằng cách đặt toàn bộ bảy màu của Hành Tinh Thượng Đế, và theo cái nh́n của vị Adept điểm đạo lần năm là toàn bộ các màu nguyên thủy của các nhóm Chân Ngă của các hành tinh hệ khác nhau. Ṿng tuần hoàn Chân Thần thuộc hành tinh, vốn có liên quan với nhóm các Chân Thần đặc biệt đang lâm phàm trong một hành tinh hệ đặc biệt, được nh́n thấy bởi kẻ có nhăn thông như là sự pha trộn của các nhóm Chân Ngă nhưng với sự dị biệt ở chỗ màu sắc là một màu kép, và sắc thái (colouring) của cung phàm ngă của Ego đang lâm phàm cũng được nhận thấy.

1 Colour (Màu sắc, sắc thái). Ban đầu được hàm ư là “vật che phủ” (“covering”). Do ngữ căn “celare”, bao phủ hoặc che giấu. Cũng viết là occultare, có nghĩa che lấp (to hide).

Biểu tượng học (symbology) của các màu. Ngôn ngữ của lăng kính, trong đó “bảy màu mẹ mỗi màu có bảy con”, tức là 49 biến thái hay là “con” ở giữa bảy, mà các độ đậm tăng dần là rất nhiều chữ hay là các kư tự theo thứ tự chữ cái. Do đó, ngôn ngữ của các màu có 56 chữ đối với điểm đạo đồ. Trong số các chữ này mỗi bộ bảy được thu hút bởi màu mẹ, v́ mỗi một trong bảy màu mẹ sau cùng được hấp thu trong tia trắng, Hợp Nhất Thiêng Liêng được tượng trưng bằng các màu sắc này.

Chu kỳ Chân Ngă hay là sự xoay của ṿng tuần hoàn của Chân Ngă luân hồi, trong thực tế đáng quan tâm nhất đối với con người và đă được bàn đến phần nào. Với mục đích minh giải rơ ràng hơn, ṿng tuần hoàn này cũng có thể được nh́n như việc xoay trong ba chu kỳ và như là tạo ra ba loại quay ṿng, bao gồm các thời khoảng khác nhau.

Trước tiên, có ṿng tuần hoàn của dăy, hay là sự quay ṿng của Monad chung quanh toàn bộ một dăy hành tinh và đường đi của nó qua mọi bầu và giới. Việc xem xét điều này rất phức tạp bởi sự kiện là trong bất cứ dăy đặc biệt nào, Các Chân Thần ít khi bắt đầu và kết thúc sự tiến hóa của chúng; chúng ít khi xuất hiện, vượt qua chu kỳ của chúng và đạt được mục tiêu của chúng.

Không thể tách một dăy ra khỏi dăy đi trước hoặc kế sau nó. Nhiều Monads đă đạt được ngă thức trong dăy nguyệt cầu chỉ khi nhập vào hoạt động đổi mới vào giữa căn chủng thứ tư; các Chân Thần khác đă biệt ngă hóa trên địa cầu này, sẽ không thành công khi đạt đến mục tiêu của chúng trên hành tinh này. Ở đây có một tương ứng với sự tiến hóa thái

1093 dương hệ và có một tương đồng giữa các Monads từ chối lâm phàm với các Egos không thể khoác lấy các thể trong căn chủng Lemuria hay căn chủng thứ ba. Kế tiếp, có ṿng tuần hoàn của một bầu, hay diễn tŕnh tiến hóa trên bất cứ bầu đặc biệt nào. Nhà nghiên cứu phải nhớ rằng sau sự giải thể/tan ră của hành tinh, Chân Thần vượt qua thời gian giữa các lần lâm phàm trên các bầu khác và tinh anh hơn, vốn là sự tương ứng với các khối cầu liên hành tinh và liên thái dương hệ. Cũng có ṿng tuần hoàn của một giống dân (wheel of a race) hay là chu kỳ nhỏ hơn của các cuộc luân hồi – tạo thành một

loạt rơ rệt – trong đó Monad luân hồi chạy ṿng qua một số các sự sống trong một giống dân đặc biệt.

Tất cả các ṿng biểu lộ theo chu kỳ này đều có liên hệ trước tiên với sự xuất hiện hay biểu lộ của các “tia linh quang” (“sparks”) ở trên cơi này hoặc cơi kia của ba cảnh giới trong ba cơi thấp, hoặc trong phần nào đó của thể hồng trần của Hành Tinh Thượng Đế. Các chu kỳ nhỏ hơn có liên quan đến việc này; việc xoay chuyển to tát hơn của ṿng tuần hoàn cũng liên quan với sự xuất hiện hoặc chớp lóe, của các tia linh quang trong thể dĩ thái của thái dương hệ hoặc hành tinh, hoặc trên bốn cơi cao của thái dương hệ chúng ta. Chúng ta có thể h́nh dung cho chính chúng ta cái huy hoàng của ư niệm này; việc trút đổ xuống của các ḍng linh quang bùng cháy; sự lóe sáng của chúng thành các điểm lửa tăng cường mạnh mẽ khi chúng đáp ứng với các t́nh trạng vốn tạo ra “hiện tượng đánh lửa” huyền bí (occult “ignition”); và sự lưu chuyển thường xuyên của 49 lửa kiến tạo nên sáu mươi ngàn triệu (60 tỉ) Monads nhân loại và vô số các luồng Monads của deva: lửa trên mọi khía cạnh – một mạng lưới gồm các ḍng chảy rực lửa có năng lượng sinh động, các điểm tập trung với sự sáng chói được tăng cường và khắp nơi có các tia lửa.

Có một vài nhận xét nữa cần được đưa ra liên quan việc xoay các ṿng tuần hoàn khác nhau và kế đó, chúng ta có thể xét về sự chuyển động và các lớp vỏ.

Bên trong tất cả các ṿng tuần hoàn mà chúng ta đă liệt kê này, có nhiều ṿng tuần hoàn nhỏ hơn, tất cả đều được cai quản bởi cùng các thiên luật, được kích hoạt bởi cùng ba h́nh thức hoạt động, và tất cả (trong toàn bộ của chúng) tạo thành

1094    một tổng thể vĩ đại. Hiển nhiên là đối với mọi nhà nghiên cứu hữu thức th́ các nhà sáng lập của phương pháp có tính cách tượng trưng được điều khiển để truyền đạt bằng biểu

tượng về ṿng tuần hoàn một ư tưởng về bộ ba của mọi hoạt động nguyên tử:

 Trung điểm của lực dương linh hoạt …. Trục bánh xe.

 Ḍng sự sống tiêu cực  …. ………. Các cây căm tỏa ra.

 Khối cầu của chính hoạt động …… Chu vi của bánh xe. ảnh hưởng của sự tương tác của cả hai.

 

Nếu nhà nghiên cứu có thể h́nh dung các bánh xe này đang hoạt động, nếu y có thể h́nh dung ra mọi phần của bánh xe như được tạo thành các bánh xe sống động nhỏ hơn, và nếu y có thể chen vào sự h́nh dung của y một gợi ư về sự tương tác của tất cả các tinh túy của lửa này, được nhuốm màu bằng một vài màu sắc chủ yếu, y sẽ hiểu được các t́nh huống, và thấy trước mắt y một h́nh ảnh mà bao giờ cũng hiện rơ trước người có nhăn thông sáng tỏ. Nếu, trước khi làm điều này, y có thể h́nh dung toàn bộ ṿng tuần hoàn thái dương hệ như là ở trong một t́nh trạng lưu chuyển luôn luôn, trong đó các sự sống nhỏ bé được thôi thúc bởi mănh lực của sự sống thái dương trung ương để chuyển qua khắp phạm vi bánh xe tuần hoàn sao cho chúng đi vào tiếp xúc với mọi phần của bánh xe tuần hoàn, và được gây ấn tượng bằng mọi kiểu mẫu khác nhau của “chất-lực” (“power-substance”), bấy giờ bản chất tổng quát của phương pháp có thể được xác định phần nào. Chúng ta dùng từ ngữ “motion” nhưng chúng ta thực sự muốn chỉ điều ǵ? Đơn giản và rơ ràng là chỉ sự biểu lộ của năng lượng phát sinh qua việc tập hợp lại một số trạng thái năng lượng, và nhờ đó tạo được ba kết quả; các hoạt động do bởi ḍng điện năng mănh liệt này, phát ra từ một trung tâm nào đó, trung tâm này lôi cuốn vào sự đáp ứng tất cả những ǵ mà nó tiếp xúc và nó giữ các đơn vị đáp ứng dưới một số h́nh thức nào đó.

Theo quan điểm của huyền môn, tất cả những ǵ biểu lộ theo dạng h́nh cầu và được gọi một cách thích hợp là một bánh xe (wheel), tuy nhiên (trong biểu lộ trọng trược ở cơi trần) các h́nh hài đều đa dạng, và nhiều, và trừ phi có được nhăn thông dĩ thái, các dạng h́nh cầu của mọi sự sống đều

1095 không rơ ràng. Làm sao có thể giải thích được điều này? Có ba lư do chính để giải thích ảo giác này, và ở đây chúng ta có thể đề cập đến chúng, bằng cách t́m trong từ “illusion” (“ảo giác”) (1) ch́a khóa đưa đến bí nhiệm. Liên quan với thể xác trọng trược, chúng ta được dạy rằng thể đó không được xem như một nguyên khí và không (trong thái dương hệ thứ hai này) biểu lộ các tính chất vốn là đặc điểm của Thái Dương Thượng Đế và cuộc lâm phàm hiện tại của Ngài. Hơn nữa, chúng ta được dạy rằng các h́nh thể thô sơ hơn của vật chất, tất cả những ǵ đang lộ ra bên ngoài và hữu h́nh trên cơi trần, đang rung động theo một âm điệu vốn là đặc điểm của thái dương hệ có trước, vốn là một sản phẩm thừa (a left-over) – nếu điều đó có thể được diễn tả như thế ­của một kalpa trước đây. Hai điểm này nên được cẩn thận ghi nhớ và phạm vi được chấp nhận đối với chúng, khi nỗ lực để diễn tả chân lư liên quan đến hoạt động. Do đó, một số các nguyên tử của vật chất cho đến nay được chi phối bởi một sự sống bên trong, sự

Maya tức là Illusion. Thuật ngữ Maya (ảo giác, ảo lực) là một từ cần phải hiểu đúng để bạn có thể nắm bắt tinh thần của triết học cổ.

Cội nguồn được gán cho từ đó là Ma + Ya hay là không phải vậy. Do đó, maya là một năng lực để làm cho một sự vật hiện ra dưới h́nh thức cái mà nó vốn không có, hay là một sức mạnh của ảo tưởng phát sinh từ sự giới hạn trong ư niệm cổ xưa về một sự hợp nhất thực sự theo chu kỳ xuất hiện dưới h́nh thức đa dạng bởi sức mạnh của Ảo Lực (Maya) vốn cùng tồn tại với sự hợp nhất đó.

sống này có đặc điểm riêng biệt, chính yếu của nó, tức năng lực có một tham gia chặt chẽ hơn nhiều, và một quyết tâm hợp thành nhóm vốn bẩm sinh là đặc tính của thể biểu lộ hiện nay của thái dương hệ. Chúng ta phải nhớ rằng khi xem xét điều này, tất cả những ǵ thô trược, trong mọi h́nh hài, chỉ liên quan đến các h́nh hài này trên ba cơi phụ thấp của các cơi thấp nhất thuộc thái dương hệ; các h́nh hài được cấu tạo bằng vật chất của tất cả các cơi, nhưng tỉ lệ bách phân của vật chất thô như chúng ta có thể thấy một cách rơ ràng, chỉ là phần không đáng kể. Tác động qua lại đối với Chân Thần khoáng chất vẫn hiện hữu, và hoàn toàn vô hiệu hóa rung động của ba cơi phụ thấp của cơi trần; sau rốt nó đi vào h́nh hài vốn có liên kết chặt chẽ hơn với “h́nh hài đích thực” (“true form”).

Chân Thần khoáng chất có một vấn đề hơi mâu thuẫn với vấn đề của các giới khác, v́ nó đặc biệt là một biểu lộ của các

1096    sự sống vốn được xếp loại như là các thất bại của một thái dương hệ trước và vốn bị bắt phải chịu ch́m đắm trong h́nh hài của giới khoáng chất. Sự giải thoát cho con người sẽ đến khi y thành công trong việc gạt bỏ rung động của ba cơi thấp của thái dương hệ chúng ta, ra khỏi thành phần của biểu lộ Thượng Đế, biểu lộ này tạo ra thể trọng trược của Ngài, và do đó nó không được xem như là nguyên khí. Tất nhiên, điều rơ rệt là có một tương ứng đáng nghiên cứu cần phải t́m ra trong mối liên quan giữa Chân Thần khoáng chất, một con người với một Thái Dương Thượng Đế. Xét ba thành phần này như là một tam bộ huyền bí, nhiều ánh sáng có thể nhận được bằng cách thiền định về chúng dưới h́nh thức

 Rung động c̣n lại của thái dương hệ 1,

 Điểm hoạt động trung gian của thái dương hệ 2,

 Năng lượng bên trong của thái dương hệ hiện tại.

 

Trong việc thấu triệt điều này và với nhận thức rằng có các mănh lực hiện hữu trong thiên nhiên có bản chất là đồ thừa (left-overs), chúng ta có manh mối về khía cạnh gây điên đầu của biểu lộ, đối với t́nh trạng tàn bạo và sự chết chóc, sự đau đớn và nỗi thống khổ vốn được nh́n thấy trong giới thực vật và động vật. Bằng thuật ngữ giới động vật, tôi gộp chung thể xác của con người. Chúng ta cũng có manh mối cho một số khía cạnh về Tả Đạo (left hand Path) và một manh mối cho vấn đề về nguyên nhân căn bản của sự xuất hiện của các sự sống như các nhà hắc thuật (black magicians). Cũng như không một kẻ nào có thể thoát khỏi các hậu quả của năng lượng do y tạo ra trong một kiếp sống trước, thế nên chính Thái Dương Thượng Đế đang trang trải và v́ thế đang bị kiềm chế bởi các ảnh hưởng nguyên là kết quả của các hoạt động trước kia của Ngài trong thái dương hệ 1.

Các h́nh tướng hồng trần trọng trược là một huyển tưởng bởi v́ chúng do bởi phản ứng của con mắt đối với các lực mà chúng ta đang nói đến. Nhăn thông dĩ thái (etheric vision), hay là khả năng thấy được năng lượng – vật chất (energy – substance), là nhăn thông xác thực dành cho con người, giống như h́nh hài dĩ thái mới là h́nh hài đích thực. Nhưng chỉ khi

1097    nào nhân loại tiến hóa xa hơn, con mắt trở nên nhận biết và đáp ứng với rung động mạnh mẽ hơn mà thôi. Dần dà, nó sẽ tự tống khứ ra các phản ứng thấp kém và thô kệch hơn, rồi trở thành một cơ quan của nhăn thông thực sự. Ở đây có thể là lư thú khi nhớ ra sự kiện huyền linh rằng v́ các nguyên tử trong thể xác của con người cũng theo đuổi sự tiến hóa của chúng, chúng vượt qua và vươn tới các h́nh thức bao giờ cũng hoàn hảo hơn, và sau rốt t́m được vị trí của chúng trong con mắt, trước tiên của động vật và kế đó của con người. Đây là h́nh thức trọng trược cao nhất mà chúng được

tạo thành và đánh dấu sự hoàn thiện của nguyên tử của vật chất trọng trược. Hiểu theo huyền linh học, con mắt được tạo thành nhờ sự tương tác của một số luồng thần lực, động vật có ba luồng, và con người có năm luồng. Bằng sự liên kết và tương tác, chúng tạo thành cái được gọi là “khe hở ba mặt” (“the triple opening”) hay là “cánh cửa năm mặt” (“five fold door”) nhờ đó linh hồn con vật hay là tinh thần con người có thể “ t́m ra ảo tưởng thế gian” (“look out upon the world illusion”).

Lư do sau rốt giải thích tại sao h́nh phỏng cầu đích thực của mọi sự vật theo bề ngoài, lại không được nh́n thấy trên hành tinh mà ở giai đoạn này chỉ có thể được diễn đạt qua một đoạn trích dẫn từ một bản thảo cổ huyền bí trong các văn khố của các Chân Sư:

“Linh thị về quả cầu cao siêu được ẩn giấu trong vận mệnh của h́nh thức thứ tư của vật chất. Con mắt nh́n về phía dưới và, hăy xem ḱa, nguyên tử biến mất khỏi tầm nh́n. Con mắt nh́n sang một bên và các chiều đo ḥa nhập lại, và lần nữa nguyên tử biến mất.

Nó nh́n ra phía ngoài nhưng thấy nguyên tử vượt ngoài

mọi tỉ lệ. Khi con mắt không c̣n nh́n xuống, và thấy được

tất cả từ trong ra ngoài, các quả cầu sẽ lại được nh́n thấy”.

V. Hoạt động và xung lực tạo h́nh.

1. Hoạt động và thể trí (Motion and Mental sheath).

Trong tiết thứ nhất của Bộ Luận này, chúng ta đă bàn đến một phần các giai đoạn hoạt động khác nhau khi xét “lửa do ma sát” và hoạt động liên quan đến lửa của chính vật chất. Chúng ta sẽ chỉ đề cập thêm một số khía cạnh của vật chất, v́

1098    điều cần thiết là nhà nghiên cứu nên ghi nhớ vài điều. Y cần nỗ lực để xác định mối liên hệ giữa thể trí đại đồng (hay là

thể trí thái dương hệ) với thể trí vũ trụ (cosmic mind), và t́m cách hiểu rơ mục tiêu của thể trí, vốn là một thể đáng chú ư nhất trong số các thể khác nhau v́ cấu tạo chất hơi giống như lửa của nó. Nhà nghiên cứu cũng nên t́m cách tạo ra, nhờ thiền định, việc kiểm soát và chỉnh hợp thể trí đó, nó sẽ tạo kết quả trong việc làm ổn cố và một đáp ứng với ấn tượng của thể nguyên nhân. Điều này sẽ dẫn đến việc truyền đạt mệnh lệnh của Chân Ngă cho con người trên cơi trần.

Một vài điểm liên quan với thể trí cần nhấn mạnh, mặc dù mục tiêu của chúng tôi không muốn làm nhiều hơn là gợi sự chú ư đến bản chất của chúng. Theo định luật về sự tương ứng, đạo sinh sẽ có thể đạt đến một số kết luận và phán đoán khôn ngoan việc giao mục tiêu và nhiệm vụ cho nhóm các lunar pitris, các thần tạo ra hiện thể này.

Thể hạ trí (mental body) được làm bằng duy nhất bốn loại tinh hoa (essence), trong khi thể cảm dục và thể xác được tạo thành bằng bảy loại. Các devas tạo ra thể này được tập hợp chung lại dưới h́nh thức “các nhóm thuộc đẳng cấp thứ tư” và có một liên quan chặt chẽ với nhóm các Đấng vũ trụ đó (nhờ ấn tượng của ảnh hưởng các Ngài lên trên vật chất thái dương), các Ngài có trách nhiệm v́ sự thật là thái dương hệ chúng ta là một thái dương hệ ở cấp đẳng thứ tư. Nhóm các Sinh Linh này (Lives) được vận dụng và được kiểm soát, theo ư nghĩa đại thiên địa, từ các phân cảnh trí tuệ xuyên qua mặt trời tinh thần trung ương, và qua những ǵ mà theo cách nói huyền bí, được gọi là “lỗ trống thái dương thứ tư” (“the fourth solar cavity”). Nếu các đạo sinh ngẫm nghĩ về bản chất của tim con người và các phân chia đa dạng của nó, và đặc biệt là dựa vào một trong các van (valves), ánh sáng về vấn đề phức tạp này có thể hiện ra. Luôn luôn có một ḍng năng lượng chảy vào từ nơi các Thực Thể vĩ đại này trên các phân

cảnh trí tuệ vũ trụ; ḍng năng lượng lưu nhập này là chính sự sống của các đơn vị thái dương (solar units) vốn là toàn

1099 thể bốn cơi phụ thấp của cơi trí, và v́ thế là sự sống của các đơn vị cá nhân vốn hợp thành thể hạ trí của tất cả mọi người. Điều sẽ rơ rệt đối với mọi đạo sinh thận trọng là trên tất cả các cơi, cơi phụ thứ tư có một liên hệ đặc biệt và chặt chẽ với Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, tức Huyền Giai của các Chân Thần nhân loại, và điều này đặc biệt xảy ra trong trường hợp liên quan đến thể hạ trí. Qua môi trường của số cơi (năm), và số cơi phụ (bốn), triển vọng của việc điểm đạo đối với con người, trở thành sự thật và h́nh thức hoạt động đặc biệt đó vốn phân biệt sự tiến bộ của con người được tạo ra. Do đó, có hai ḍng năng lượng chính chịu trách nhiệm cho việc tạo thành các thể trí (mental sheaths).

Ḍng năng lượng phát xuất từ cơi phụ thứ tư của cơi trí vũ trụ, tất nhiên kể cả ba cơi phụ c̣n lại.

Ḍng năng lượng xuất phát từ tập hợp các sự sống vốn hợp thành Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư. Như chúng ta biết, con số nội môn của Huyền Giai này là chín, con số ngoại môn là bốn.

 

Chính sự pha trộn của hai ḍng thần lực này (trong các phạm vi của ba cơi thấp) mới tạo ra kết quả trong hoạt động phát triển của con người. Khi hoạt động này được kết hợp với tác động tự sinh (self-engendered) của các nguyên tử cá biệt của bất cứ thể nào, chúng ta có chuyển động lũy tiến xoắn ốc. Điều này đúng về mặt đại thiên địa lẫn tiểu thiên địa, v́ hoạt động của cơi hồng trần vũ trụ (bảy cơi của thái dương hệ chúng ta), phần lớn tùy thuộc vào hoạt động phối kết của một vài biểu lộ của lực, có thể được liệt kê như sau:

 

 Lực của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, mà, trong toàn thể của chúng, hợp thành các trung tâm lực.

Các ảnh hưởng đang phát ra của dĩ thái thứ tư của vũ

trụ, cơi bồ đề, mà suốt thái dương hệ tùy thuộc vào đó, biểu 1100 lộ của những ǵ hữu h́nh và hiện ra bên ngoài.

c. Việc khai mở, cả về đại thiên địa lẫn tiểu thiên địa, của trạng thái thứ tư của hoa sen Chân Ngă thuộc thái dương và thuộc con người; đây là sự thiên khải của “Bảo Ngọc trong Liên Hoa”, và về phương diện đại thiên địa là sự phối kết hoàn hảo của ba trạng thái qua phương tiện vật chất; đây là sự hoàn thành mục tiêu của Thượng Đế, vốn là sự hoàn thành của nhóm thứ tư. Điều này có thể được tŕnh bày cách khác:

“Khi tất cả trở nên hiểu biết về ư nghĩa của sự hiện hữu của chiều đo thứ tư, bấy giờ đẳng cấp thứ tư với đẳng cấp thứ năm sẽ hoàn tất bộ chín thiêng liêng”.

d. Sự chỉnh hợp đặc biệt, sự tương tác hoặc sự lưu chuyển thoải mái của thần lực một cách đồng thời thông qua các biểu lộ sau đây của sự sống độc nhất:

 

1. Tứ Thượng Thể (Quaternary) của Thượng Đế và cũng của con người.

 

2. Dĩ thái thứ tư của thái dương hệ.

 

3. Dĩ thái thứ tư của vũ trụ, cơi bồ đề.

 

4. Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư.

 

Khi điều này được hoàn tất, mục tiêu phổ quát sẽ được đạt tới, và Thượng Đế sẽ đảm trách sự kiểm soát theo ư muốn thể hồng trần của Ngài; các đơn vị con người bấy giờ sẽ hoạt động trên cơi bồ đề, c̣n các nhóm sinh linh (groups of lives) vốn hợp thành các thể trí của con người (về mặt số lượng, họ được liên kết với sự phát triển đă nói ở trên) sẽ cũng đạt được sự thành công.

Một số các ảnh hưởng và các thần lực (forces) tác động lên thể trí của bất luận con người nào và tạo ra trong thể đó loại hoạt động vốn được gọi là “tiến lên theo h́nh xoắn ốc”. Các

thần lực này có thể được xem xét một cách vắn tắt bao gồm như sau:

 

1. Các năng lượng của các nguyên tử của vật chất vốn tạo thành thể trí (mental body).

 

2. Các năng lượng của thủy tổ thái âm (lunar father) ngài

 

1101    vốn là sự sống cố kết của thể trí tập thể (mental group body). Hai nhóm này liên quan với Phi Ngă (Not-Self), trạng thái thứ ba của biểu lộ Chân Thần.

 

3. Các năng lượng của Solar Angel, hay là Father, vốn là nguyên khí phối kết đàng sau biểu lộ trong ba cơi thấp.

 

4. Các năng lượng của các sự sống thông minh đang hợp thành thể Chân Ngă (body egoic). Các sự sống này t́m được cội nguồn xuất phát của chúng trên các mức độ (levels) khác hơn là các phân cảnh thái dương hệ. Hai nhóm này liên quan đến nguyên khí Chân Ngă, nguyên khí trung gian nối liền trên và dưới, và là trạng thái thứ hai của biểu lộ Chân Thần.

 

5. Năng lượng phát ra từ chính “Bảo Ngọc trong Liên Hoa”, tức điểm tập trung năng lượng trong Thượng Tam Thể (Upper Triad). Năng lượng này liên quan Bản Ngă (Self), trạng thái cao nhất của biểu lộ Chân Thần.

 

Các ảnh hưởng được tạo ra bởi sự tác động của năm loại năng lượng này lên nhau sẽ tạo ra (qua phương tiện của vi tử thường tồn hạ trí) cái mà chúng ta gọi là thể hạ trí (mental sheath). Sau rốt, thể này chỉ là toàn thể các nguyên tử bên trong một khu vực đặc biệt mà Chủ Thể Suy Tưởng có liên quan tới, mà về mặt từ lực, y nắm giữ bên trong ṿng-hạn­định của y, và nó được dùng như là phương tiện cho sự diễn đạt bằng trí của y, tùy theo mức tiến hóa của y. Cùng một lư giải này sẽ được nhận thức như là đúng thực đối với tất cả các thể nguyên tử, và là một trong các sự việc mà các đạo sinh của huyền học sau rốt sẽ thi hành để xem xét bản chất của các

sự sống đang làm linh hoạt các thể, các tính chất của các năng lượng đang tác động vào các sự sống đó, cùng với đặc điểm và thần lực của các nguyên khí căn bản nằm bên dưới. Như thế, họ sẽ đạt đến các thực kiện liên quan đến các năng lượng trong giới nhân loại mà sẽ tỏ ra có giá trị vô cùng quư báu.

Để giữ cho ư niệm căn bản của Bộ Luận này phù hợp trong các phân chia khác nhau của nó, tôi xin nhắc các bạn chú ư đến bốn điểm mà chúng ta đă xét liên quan đến hoạt

1102 động trong thể xác và thể cảm dục. Chúng ta đă thấy rằng các tác động của hoạt động đó có thể được nh́n một cách đại thể như gồm có bốn: Phân Ly, Động Lực Thúc đẩy, Hoạt Động Ma Sát, Hấp Thu. Phân Ly (Separation). Hiện tượng phân ly được tạo ra qua hoạt động mở đầu của Ego, vốn tạo ra cái thứ nhất trong số các h́nh hài mà Chân Ngă định sử dụng trong chu kỳ lâm phàm, qua việc cùng mang lại các năng lượng này nhờ xung lực tự phát sinh. Với các mục đích phát triển, Chân Ngă tự liên kết với h́nh hài đó, và như vậy tạm thời tách chính ḿnh ra khỏi Cái Ngă thực sự của riêng ḿnh (own real Self). Qua bức màn của chất trí, trước tiên y biết được sự phân ly, và trải qua các kinh nghiệm đầu tiên của ḿnh trong ba cơi thấp. Điều này liên quan đến sự phân ly khỏi trạng thái cao nhất. Xét theo quan điểm của phàm ngă, sự phân ly lại được nh́n thấy, v́ sự hoạt động của lớp vỏ của Chân Thần (monadic sheath), sự mong muốn (volition, ư định) bên trong của chính nó tạo ra sự h́nh thành một lĩnh vực hoạt động, tách biệt trong bản chất của nó và được cai quản bởi các luật lệ của chính nó, -cho đến khi một số lượng sự chỉnh hợp đă đạt được trong diễn tŕnh tiến hóa – nó sống cuộc sống riêng biệt của chính nó tách biệt khỏi hai thể thấp, thể cảm dục và thể hồng trần. Như vậy, có thể nói được một cách chính xác là

“thể trí giết chết Sự Thực” (“Mind the Slayer of the Real” – Voice of the Silence, trang 14 – 15) và hành xử với tư cách “Kẻ Lừa Bịp vĩ đại” (“great Deluder”) của Bản Ngă trong một trường hợp, và với tư cách “Kẻ Đại Chia Rẽ” (“great Separator”) trong trường hợp khác; nó đến giữa sự sống Chân Ngă có tập trung với các sự sống của phàm ngă (the personality existences).

Sự sống phân ly này trở nên ngày càng mạnh mẽ khi chuyển động quay xoắn ốc của thể hạ trí trở nên được tăng cường trong các chu kỳ biểu lộ, và Ư Tưởng được “biệt ngă

1103 hóa” trở nên ngày càng có ưu thế. Nguyên khí “Ahamkara”(1) như nó được gọi trong bộ GLBN, đảm đương công việc của nó, và con người trở nên trụ vào bản ngă (self-centred) mạnh hơn và có được ngă thức theo hàm ư thấp của thuật ngữ này. Sau này, khi các năng lượng cao hơn bắt đầu tác động và nỗ lực được tạo ra để làm quân b́nh ba loại của các biểu lộ thần lực trong ba cơi thấp qua ba hiện thể, th́ Ego trở nên biết được sự lừa gạt (delusion, ảo tưởng) và sau rốt tự giải phóng. Khi điều này ở trong tiến tŕnh hoàn tất trong các giai đoạn cuối cùng của tiến hóa, th́ thể hạ trí trở nên một tác nhân truyền đạt cho các luồng thần lực từ thể trí Chân Ngă (egoic mind), antaskarana (giác tuyến) giữa thượng trí với hạ trí (mental sheath) được kiến tạo, và “thể trí truyền đạt” (“transmitting mind body”) phối hợp chính nó với “thể cảm dục đang phản chiếu”. Thế là sự phân ly bị tiêu tán. Do đó, các đạo sinh sẽ ghi nhận rằng mục tiêu đối với thể hạ trí chỉ là những ǵ mà nó sẽ trở thành một tác nhân truyền

1 Ahamkara. Nguyên khí tạo ra “Cái Ngă” (“I” making principle) cần thiết để cho ngă thức (self-consciousness) có thể trở nên tiến hóa, nhưng bị siêu việt (transcended) khi công việc của nó đă xong.

đạt của các tư tưởng và ước muốn của Solar Angel, và sẽ tác động như là tác nhân cho Tam Thượng Thể. Mục tiêu đối với thể cảm dục là mục tiêu mà nó sẽ trở thành dụng cụ phản xạ theo một cách tương tự của các xung lực thể bồ đề, nó đạt đến thể t́nh cảm xuyên qua vài cánh hoa trong hoa sen Chân Ngă và vi tử thường tồn cảm dục. Tiến tŕnh để làm thăng bằng các lực trong phàm ngă (như vậy tạo ra sự ổn cố và chỉnh hợp) được mang lại qua biểu lộ khoa học của các phản ứng về điện của ba thể thấp.

Thể hạ trí được xem như toàn thể của nó thuộc mănh lực dưới dạng dương. Các thể hồng trần (physical bodies) được xem như âm tính so với hạ trí. Thể cảm dục đang ở điểm nhất –quán (at-one-ment, hợp nhất) của các năng lượng; đó là băi chiến trường mà các nhị nguyên tính được hiệu chỉnh với nhau, và sự cân bằng được đạt đến. Đây là ư tưởng ẩn bên dưới khi các từ ngữ thể “trí-cảm” được dùng, bởi v́ đối với hai phần ba chặng đường của người hành hương, thể này được dùng cho hai mục đích. Chính chỉ ở trong giai đoạn sau

1104 mà một người mới phân biệt giữa ư chí với dục vọng, và giữa thể hạ trí với thể dục vọng của ḿnh. Động lực thúc đẩy (momentum, động năng): Hoạt động của thể hạ trí và tốc độ rung động từ từ tăng lên của thể đó được mang lại bởi ḍng năng lượng chảy vào thuộc nhiều loại khác nhau. Khi các ḍng năng lượng này được tập trung vào thể hạ trí, các yếu tố khác nhau này sẽ tạo ra một hoạt động được tăng cường và tốc độ tăng thêm trong chuyển động quay của các nguyên tử cá nhân, đồng thời tốc độ cũng lớn hơn trong sự tiến bộ của toàn bộ thể thấp (sheath). Điều này có nghĩa là một sự chuyển di nhanh hơn của các nguyên tử có rung động thấp ra khỏi thể thấp đó và thay thế bằng các nguyên tử có tính chất cao.

Việc đó cũng bao hàm sự chuyển hóa (transition, biến đổi) nhanh hơn của các năng lượng khác nhau, tức là hoạt động xoắn ốc tăng lên. Đây là một trong các yếu tố dẫn đến việc luân hồi nhanh hơn và đồng hóa nhanh hơn các kinh nghiệm đă học được. Điều khá kỳ lạ là theo quan điểm của kẻ suy tưởng bậc trung, yếu tố này tạo nên các giai đoạn ở devachan dài hơn, v́ các chu kỳ này có sự xem xét trí tuệ bên trong thuộc về hoạt động luôn luôn tăng thêm. Chúng là các chu kỳ có sự hiệu chỉnh trí tuệ mănh liệt và có phát sinh thần lực cho đến khi (vào cuối chu kỳ luân hồi) sự hoạt động vốn đă được sinh ra trở nên mạnh đến nỗi sự liên tục của tâm thức trở thành một việc đă rồi. Lúc đó con người thường từ bỏ trạng thái devachan v́ con người không c̣n cần đến nó nữa. Các kết quả khác là hoạt động thuộc chiều đo thứ tư của các “ṿng tuần hoàn” (“wheels”) khác nhau, vốn bắt đầu không những chỉ quay, mà c̣n “quay trên chính chúng” (“turn upon themselves”), và làm linh hoạt (vivification) bốn loa tuyến của vi tử thường tồn hạ trí. Một số năng lượng đang tạo ra động lực thúc đẩy ngày càng tăng trong thể hạ trí có thể đếm được, và khi các đạo sinh xem xét chúng, điều sẽ lại trở nên rơ rệt là việc khai mở của con người thực là một điều phức tạp biết bao. Các năng lượng này là.

1. Ảnh hưởng trực tiếp ngày càng tăng của Solar Angel . Ảnh hưởng này được cảm nhận trong bốn giai đoạn:

Khi ba dăy (rows) cánh hoa khai mở. 1105 Khi “bảo ngọc bên trong” tỏa chiếu mạnh mẽ hơn.

 

2. Tác động phản xạ từ phàm ngă, hay là các ḍng tư tưởng được đưa ra khi đến lúc, từ bộ óc hồng trần.

3. Các hoạt động của thể cảm dục.

4. Các ḍng tư tưởng hoặc các đơn vị năng lượng được khai mở bởi sự đồng nhất hóa (identification) với các nhóm, thuộc quốc gia, gia đ́nh, chủng tộc và Chân Ngă.

5. Các ḍng năng lượng có ảnh hưởng đến các thể trí của tất cả mọi người khi các Cung khác nhau tiến và ra khỏi luân hồi.

6. Các lực và năng lượng đang trở nên linh hoạt hoặc tiềm tàng trong các chu kỳ khác nhau.

7. Sự tương tác giữa các hành tinh, hay là giữa các thái dương hệ với các tinh ṭa, mà một minh họa có thể được thấy trong ảnh hưởng của năng lượng Venus trên Địa Cầu chúng ta và thêm nhiều yếu tố nữa, quá nhiều không kể xiết. Tất cả các năng lượng này đều có các hiệu quả của chúng, và hoặc là dùng để đẩy nhanh, hoặc là trong một số trường hợp, làm chậm lại diễn tŕnh tiến hóa.

Các đạo sinh cần nên nhớ rằng mọi nhóm Chân Ngă đều ở dưới tác động của Luật Karma, nhưng chỉ khi nào luật này ảnh hưởng đến Hành Tinh Thượng Đế, chớ không phải là luật như nó biểu lộ trong ba cơi thấp. Luật karma này, chính là sự thôi thúc đang chi phối các trung tâm lực của Ngài, sẽ tự hiển lộ theo các cách đặc biệt, và v́ các Monads con người hợp thành các trung tâm lực này, mỗi nhóm sẽ có các vấn đề “hoạt động” riêng của nó, sẽ hoạt động theo h́nh xoắn ốc qua chu kỳ Hiện Tồn theo cách riêng biệt của chính nó, và sẽ biểu lộ các đặc tính và chuyển động khác với các Huynh Đệ của nó. Thí dụ qua sự triệt thoái của năng lượng chớ không qua tính tŕ trệ căn bản, các Monads này nguyên là toàn thể trung tâm lực sáng tạo của Hành Tinh Thượng Đế, biểu lộ các tính

1106    chất của phản ứng dữ dội trên cơi trần ngược lại với một vài “định luật của thiên nhiên” và trong giai đoạn của sự chuyển

tiếp của chúng từ trung tâm lực thấp nhất đến trung tâm lực cổ họng của Hành Tinh Thượng Đế, để lộ các tính chất chống báng khiến cho chúng thành một điều bí hiểm đối với huynh đệ chúng.

Bây giờ, chúng ta xem xét “hoạt động ma sát” của hạ trí, và hoạt động của thể này khi nó biểu lộ dưới h́nh thức thu hút (absorption). Chúng ta nên nhớ, hai hoạt động này liên quan đến chuyển động (motion) của thể hạ trí nói chung. Kết quả của hoạt động này là tác động lũy tiến xoay theo h́nh xoắn ốc.

Hoạt động ma sát (frictional activity). Như được hiện rơ trong các từ ngữ, hoạt động này liên quan đến trạng thái “lửa do ma sát” của vật chất, và do đó có liên quan với trạng thái thấp nhất của năng lượng của hạ trí. Lực của Sự Sống bên trong thể đó biểu lộ trong hoạt động hút và đẩy của các nguyên tử riêng biệt, và sự tương tác thường xuyên và không ngưng nghỉ này dẫn đến kết quả “sức nóng huyền bí” (“occult heat”) của cơ thể và sự phát xạ tăng lên của nó. Đó cũng là một trong các yếu tố vốn tạo ra việc kiến tạo dần dần các nguyên tử mới của vật chất (luôn luôn có tính chất tốt hơn và thích hợp hơn) và việc trục xuất những ǵ không đủ tư cách là một phương tiện để biểu lộ sáng suốt.

Vi tử thường tồn hạ trí là tổng hợp của bốn loại lực mà chúng ta đang bàn đến, và của bốn loại biểu hiện mà chúng ta đang ở trong tiến tŕnh nghiên cứu.

Mỗi một trong các nhóm sự sống vốn là tinh hoa sống động của bốn cơi phụ và chúng thu hẹp (localise, khu biệt) thông qua một trong các loa tuyến của đơn vị (unit) và như vậy có ảnh hưởng đến

a/ Chính thể đó,

b/ Con người trên cơi trần,

c/ Một phần của bí huyệt đầu biểu hiện ở mức độ lớn hoặc nhỏ bốn tính chất này.

Ở đây có thể ghi nhận rằng các nhóm này được gọi theo một vài danh xưng của một số huấn sư về huyền linh học, mà 1107 các tên gọi truyền đạt ư tưởng về hoạt động tích cực vốn là

chức năng chủ yếu của chúng.

Các “Sự Sống” (“Lives”) trên cơi phụ thứ tư (cơi phụ có vi tử thường tồn hạ trí nằm trên đó) được gọi là “các tác nhân thu hút (absorbers) của cái trên và cái dưới” hay là “các mặt truyền chuyển ở đẳng cấp thứ tư”. Chúng nhận năng lượng và hấp thu từ Ego ở một mặt trong giai đoạn đầu của tiến tŕnh lâm phàm, và ở mặt kia hấp thu các năng lượng của phàm ngă vào lúc kết thúc giai đoạn biểu lộ. Do đó chúng có một hoạt động vốn có thể được xem như tương ứng với trạng thái thứ nhất. Khi nhớ lại rằng tiến tŕnh vũ trụ tự lặp lại trên mọi cơi, và rằng Ego ở trong ba cơi thấp thay cho cái chưa biểu lộ, người ta sẽ thấy rằng chúng là những kẻ chia rẽ đầu tiên, và là “kẻ hủy diệt” cuối cùng.

Các sự sống của cơi kế tiếp (các sự sống này sử dụng loa tuyến thứ hai của vi tử thường tồn hạ trí) được gọi là “các điểm tương tác của động lực thúc đẩy theo chu kỳ”. Các điểm này tập hợp động lực thúc đẩy qua tiến tŕnh hút và đẩy, tượng trưng cho mănh lực kép (dual force), trong thể trí, v́ chính chỉ nhờ việc đến với nhau và sự tách rời ra của các nguyên tử, lớn lẫn nhỏ, đại thiên địa và tiểu thiên địa, loại biểu lộ thuộc bất cứ loại nào có thể có.

Trên cơi phụ vốn được tạo ra bằng các sự sống đang hoạt động qua loa tuyến thứ ba, có các “điểm của hoạt động ma sát” hay là “tác nhân tạo ra sức nóng” (“heat producers”) và ba yếu tố này – các tác nhân thu hút, các điểm của động lực thúc đẩy, và tác nhân tạo ra sức nóng – đang tuôn đổ các

mănh lực hợp nhất của chúng qua “các sự sống tách biệt”, chúng tạo thành vách ngăn thực sự giữa thể kế đó với hạ trí. Điều này chỉ có thể xảy ra khi công việc của chúng được hợp nhất và tổng hợp. Ở đây đạo sinh phải nhớ rằng các sự sống là biểu hiện của Sự Sống duy nhất mà một trong các loa tuyến sẽ là tác nhân đại diện cho các sự sống vốn biểu hiện cho các tính chất đặc thù. Chúng ta đang đặc biệt bàn đến hiệu quả

1108 thứ tư của hoạt động trong thể hạ trí khi nó biểu lộ qua khắp toàn bộ hiện thể. Hấp thụ (Absorption): đây là khả năng tạo ra các h́nh hài của ṿng-hạn-định thể trí, và (vào cuối chu kỳ) nó là nguyên khí linh hoạt sau khi biểu lộ ở devachan. Qua việc nghiên cứu tiến tŕnh đại thiên địa, đạo sinh có thể đạt đến hiểu biết về sự phân chia của hạ trí và hoạt động riêng biệt của nó. Chúng ta đang nói đến tiến tŕnh “triệt thoái thiêng liêng” (“heavenly withdrawal”); theo định luật tương đồng, không thể dễ dàng tuân theo các bước và giai đoạn khác nhau, điều này do bởi các lư do sau: Tất cả các cơi của chúng ta, vốn là các cơi phụ của cơi hồng trần vũ trụ, hợp thành thể xác của Thượng Đế. Với sự triệt thoái cuối cùng của Ngài ra khỏi sự biểu lộ, Ngài hoạt động trong thể cảm dục vũ trụ của Ngài, và trạng thái devachan vũ trụ, cho đến nay, c̣n xa cách với Ngài và không thể h́nh dung ra được. Do đó, một vài điểm liên quan đến “sự an nghỉ ở Thiên Đường” (“rest in Heaven”) là tất cả những ǵ mà chúng ta có thể bàn đến. Mê mải (absorption) vào devachan là sự mê mải vào một giai đoạn rơ rệt của tâm thức bên trong thể hồng trần của Thượng Đế; do đó, về mặt huyền linh, devachan là một trạng thái tâm thức, nhưng thuộc về tâm thức suy tưởng bằng các thuật ngữ chỉ thời gian và không gian trong ba cơi thấp. Do

đó nó không có vị trí cho đơn vị tâm thức, mà có vị trí theo quan điểm của Đấng Thiên Nhân (Heavenly Man). Prakriti (matter – tức vật chất biểu lộ hay vật chất đă biến phân bởi Fohat. Xin xem lại trang 118, phần Anh ngữ. ND) và tâm thức

– trong biểu lộ -vốn không thể tách ra.

“Devachan” của các sách huyền học có liên hệ với tâm thức của cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế và với cơi phụ chất hơi của cơi hồng trần vũ trụ. Tất nhiên nó bị vượt qua vào lúc mà con người bắt đầu hoạt động trong các chất dĩ thái vũ trụ, như là dĩ thái thứ tư của vũ trụ, tức cơi bồ đề. Nó được liên kết với một vài nghiệp lực, v́, trong khi ở devachan, con người bị bận rộn với toàn thể các h́nh tư tưởng mà con người đă tạo ra, về bản chất vốn là trạng thái

1109 tự nhiên (nature) huyền bí, bền bĩ thuộc trí năng. Chính ở trong trạng thái devachan mà con người mới đẻo gọt và trau chuốt các ḥn đá được kiến tạo thành Thánh Điện Solomon. Đó là xưởng chế tạo đối với cái mà các ḥn đá của cá nhân (các hành vi và các tư tưởng tốt lành) được chọn lựa để gọt đẻo, sau khi được tách ra từ mỏ đá của kiếp nhân sinh.

Được làm bằng chất trí, devachan có thể được xem như một trung tâm, hay tâm điểm của an b́nh, bên trong ngoại biên của lĩnh vực ảnh hưởng của vi tử thường tồn hạ trí. Bốn loa tuyến tạo thành bốn ḍng thần lực che chở. Một tương ứng với ḍng thần lực này có thể được nh́n thấy trong bốn con sông tỏa ra từ Vườn Địa Đàng (Garden of Eden). Nhờ ngôi vườn này, con người được đưa vào thế giới hóa thân hồng trần và Thiên Thần với thanh kiếm lửa bảo vệ cổng vào, đưa y trở lại lối vào cho đến khi cơ hội xảy ra, lúc cơ tiến hóa được đẩy xa đến nỗi y có thể đến được cánh cổng mang nặng các tảng đá vốn có thể chống trả tác động của lửa. Khi y bắt những viên đá này qui phục trước lửa và chúng có thể chịu

đựng thử thách, th́ y có thể nhập vào “Cơi Trời” (“Heaven”) trở lại, dầu sao đi nữa, thời gian của y cũng bị giới hạn bởi bản chất và tính chất của những ǵ y đă mang lại.

Khi tâm thức trong devachan đă được hấp thu mọi tinh hoa của kinh nghiệm sống, cho dù vị trí đó, hoặc trạng thái vật chất đó cũng không thể ràng buộc được y, và y thoát khỏi giới hạn, đi vào thể nguyên nhân.

2. Hoạt động trong thể nguyên nhân (causal body).

Chúng ta đă khảo sát phần nào hoạt động này khi nó biểu lộ theo bốn mặt trong thể hạ trí, và lư do là không có nhiều điều để nói về vấn đề này, v́ thể hạ trí xuất hiện theo các luật của khía cạnh vật chất, và lệ thuộc vào cùng các luật như là các hiện thể vật chất của mọi sự sống. Đó là vật chất duy nhất thuộc loại tinh anh. Do đó, đạo sinh có thể áp dụng những ǵ đă được nói trước đây về thể cảm dục và thể xác cho thể trí

1110 và như vậy chúng ta không cần phải đi vào đề tài với chi tiết tỉ mỉ hơn. Thể nguyên nhân khác với trạng thái Brahma ở chỗ nó là một biểu hiện đầy đủ của sự sống của Ngôi Hai, các đặc điểm nổi bật của nó là các đặc điểm của Ngôi Hai. Việc khảo sát bản chất của hoạt động trong thể nguyên nhân cần nhiều giác ngộ trong tư tưởng, và đánh giá đúng đắn về bản chất của thể đó. Ở đây cần nhớ rằng khi xem xét về thể nguyên nhân, chúng ta đặc biệt bàn đến hiện thể biểu lộ của một solar Angel, thần này là sự sống làm linh hoạt của thể đó và là thần đang ở trong tiến tŕnh tạo ra nó, hoàn thiện nó và mở rộng nó, và như vậy phản chiếu trên một tỉ lệ nhỏ công việc của Thượng Đế trên cơi riêng của Ngài.

Mỗi phần của thể nguyên nhân được kích hoạt bởi một loại thần lực phát ra từ bí huyệt lớn này hoặc bí huyệt lớn khác, và do đó, có thể lư thú nếu chúng ta xem xét các thành

phần cấu tạo của “Thánh Điện của Linh Hồn” này, nếu chúng ta nghiên cứu loại hoạt động làm sinh động, và đạt đến một tri thức về các lực đang tác động lên nó và qua nó. Chúng ta sẽ xét chúng từng cái một, bắt đầu bằng dăy cánh hoa ngoài.

Các cánh hoa kiến thức. Đây là các cánh hoa tượng trưng cho trạng thái thấp nhất của Triad và đang đáp ứng với các h́nh thức thấp nhất của lực Chân Ngă. Số cánh hoa này là ba và đến dưới ảnh hưởng của một vài ḍng năng lượng hoạt động.

a/ Một ḍng năng lượng phát ra từ triad thấp của các vi tử thường tồn, đặc biệt là vi tử thường tồn hồng trần, xuyên qua đó là một trong ba cánh hoa được gọi là cánh hoa kiến thức. Ḍng thần lực được sinh ra trong phàm ngă luân lưu theo ba ḍng (h́nh ảnh trong phàm ngă của ba Con Đường đến Thượng Đế) chung quanh tam giác nguyên tử ở đáy của hoa

1111 sen Chân Ngă. Khi có đủ sức mạnh và độ tinh khiết, nó tác động đến dăy cánh hoa bên ngoài. Điều này bắt đầu được cảm nhận trong giai đoạn thứ ba của bước tiến hóa con người khi y là một người thông minh trung b́nh. Khi nó phối hợp với sự sống có sẵn của các sự sống nguyên tử đang tạo thành các cánh hoa, năng lượng này sau rốt tạo ra loại dung hợp (fusing) mật thiết của linh hồn với thể xác, nó làm cho con người thành một linh hồn linh hoạt (a living soul). b/ Một ḍng năng lượng khác phát ra đúng lúc từ dăy cánh hoa thứ nh́ khi đang hoạt động; dăy cánh hoa thứ nh́ này được phân biệt một cách đặc biệt với sự sống và tính chất của vị Manasaputra đang biểu lộ. Dăy cánh hoa thứ nh́ trong bất cứ hoa sen Chân Ngă nào cũng là dăy mang lại cho chúng ta ch́a khóa đưa tới bản thể của Solar Angel, giống như dăy cánh hoa ở ngoài chính là – đối với nội nhăn thông của vị Adept – một manh mối đưa tới tŕnh độ tiến hóa của phàm

ngă. Bằng cách nh́n vào hoa sen Chân Ngă, người có linh thị có thể nói ra bản chất của : Phàm ngă, qua t́nh trạng của tam giác nguyên tử, và dăy các cánh hoa phía ngoài.

Chân Ngă, qua màu sắc và cách sắp xếp của dăy cánh hoa trung tâm. Dăy này mang lại “họ hàng” (“family”) của Solar Angel qua cách sắp xếp của các sự sống nguyên tử đang tạo thành các cánh hoa, và sự lưu thông của các ḍng thần lực trong các cánh hoa này.

Chân Thần, qua ṿng cánh hoa bên trong; giai đoạn hiểu biết thấp kém của nó được tiết lộ theo cách tương tự. Số Cung có liên quan được biết qua tính chất của “ánh sáng” của bảo ngọc ẩn giấu.

Trong tất cả các cánh hoa này, các nhóm sự sống, thuộc thái dương hoặc nhóm khác nữa, có liên hệ, và các ḍng năng lượng từ chúng, tập trung qua các cánh hoa. Điều này là hiển nhiên đối với người có được ch́a khóa. Thật là một sự kiện kỳ lạ khi các ḍng thần lực vốn hợp thành các cánh hoa và

1112 vốn đang ở trong ḍng chảy thường xuyên, lại tạo ra ở bề ngoài “các biểu tượng mấu chốt” (“key symbols”) bên trong lĩnh vực của bánh xe Chân Ngă, và như vậy tiết lộ chính chúng qua hoạt động của chúng. c/ Một loại năng lượng thứ ba là những ǵ – vào cuối cuộc tiến hóa – làm cho chính nó được cảm nhận qua ṿng cánh hoa bên trong và vốn là kết quả của ḍng chảy vào của thần lực Chân Thần hay là atma. d/ Do đó, sau cùng, khi các cánh hoa được khai mở, chúng trở thành các chủ thể truyền chuyển (transmitters) sự sống hay năng lượng từ ba cội nguồn.

 

1. Phàm ngă ...........LunarPitris ........Các cánhhoa kiến thức.

2. Chân Ngă ...........SolarAngel ........Các cánhhoa bác ái.

3. Chân Thần .........Cha trên Trời .....Các cánhhoa hy sinh.

Lúc bấy giờ nó có thể trở thành một h́nh thức năng lượng c̣n cao siêu hơn nữa được cảm nhận, đó chính là năng lượng của trung tâm cơ thể của Hành Tinh Thượng Đế (Heavenly Man or Planetary Logos), và sử dụng “Bảo Ngọc trong Hoa Sen” như là điểm tập trung của nó.

Trong tóm lược này, chúng ta đă bàn đến các loại năng lượng chính yếu biểu lộ trong Chân Ngă thể hay thể nguyên nhân. Một vài ảnh hưởng khác cũng phải được xem xét liên quan đến lớp bên ngoài của các cánh hoa.

e/ Có năng lượng đạt trực tiếp đến các cánh hoa kiến thức từ vi tử thường tồn thượng trí. Các vi tử thường tồn của Tam Thượng Thể Tinh Thần, cũng như các thể vốn được kiến tạo quanh chúng, mang lại một số nhóm sự sống thiên thần mà từ trước đến nay chưa được nghiên cứu nhiều. Các thiên thần không phải là các lunar pitris, như thuật ngữ đó thường được hiểu, nhưng có một liên hệ trực tiếp với cái được gọi là “mặt trăng vũ trụ” (“the cosmic moon”) hay là với thái dương hệ sắp tàn vốn có cùng mối liên hệ với thái dương hệ chúng ta như mặt trăng đang có với dăy địa cầu. “Mặt trăng vũ trụ”

1113 này truyền năng lượng của nó cho cơi phụ nguyên tử của cơi trí, xuyên qua hành tinh Saturn. Đó là năng lượng tam phân và có một liên hệ huyền bí giữa năng lượng ba mặt này với các ṿng tuần hoàn của Saturn (Thổ Tinh). Cổ Luận diễn tả chân lư này về một nhóm lư thú với các con của manas (trí tuệ) như sau:

“Các con của trí tuệ này bám chặt vào h́nh hài cổ xưa và sắp tàn, và từ chối ĺa xa Mẹ của chúng. Chúng chọn tan ră với bà, nhưng một con trẻ hơn (Saturn) t́m cách cứu các huynh đệ của ḿnh, và đến cuối cùng y kiến tạo một nhịp cầu tam phân giữa cái

cũ với cái mới. Nhịp cầu này tồn tại và tạo ra một con đường nhờ đó sự vượt thoát xảy ra.

Một số đă vượt thoát và đă đến với sự trợ giúp của các Con Trí Tuệ đang lâm phàm, chúng đă rời bỏ Mẹ v́ người Cha. Cái hố lớn được bắc cầu. Hố nhỏ vẫn tồn tại, và phải được bắc cầu bởi chính Các Con Trí Tuệ đang sống”. (Câu sau này đề cập đến việc kiến tạo antaskarana).

Năng lượng được truyền từ nguyên tử thường tồn thượng trí của mỗi Chân Thần nhập thế (incarnating jiva), sự hợp nhất của nó với h́nh ảnh của nó, năng lượng của vi tử thường tồn hạ trí, và nhờ thế ḍng thần lực tam phân được tạo ra trên cơi trí, có h́nh ảnh hành tinh của nó trong mối liên hệ của Saturn với hành tinh hệ khác và ba dăy hành tinh vốn là các dăy chứa năng lượng với các biểu tượng của một chân lư bên trong.

f/ Năng lượng cũng tuôn đổ trên các cánh hoa kiến thức từ nhóm Chân Ngă, hoặc là từ các cánh hoa kiến thức được tập hợp của tất cả các hoa sen khác trong nhóm có liên kết với bất cứ Solar Angel đặc biệt nào. Các nhóm này trước kia đă có bàn đến.

g/ Năng lượng cũng được truyền đến các cánh hoa xuyên các nhóm và các phân thân từ các hành tinh hệ và các ḍng thần lực vốn hợp thành các cánh hoa ở ngoài, và chúng ta được dạy là chúng được nh́n thấy từ các cơi cao giống như

1114    hoa sen có mười hai cánh. Các ḍng thần lực này không phát ra từ bảy hành tinh thánh thiện, mà là từ các thể hành tinh khác bên trong Ṿng-Hạn-Định thái dương. Các ḍng thần lực từ Các Hành Tinh Thánh Thiện tác động vào các lớp cánh hoa ở trung tâm. Nơi đây có ẩn một ngụ từ đối với đạo sinh khôn ngoan, và một manh mối đối với bản chất của trạng thái thấp của Solar Angel.

Các Cánh Hoa Bác Ái Minh Triết. Các ḍng năng lượng tác động vào và qua tầng cánh hoa thứ hai này, tương tự một cách chặt chẽ với các cánh hoa đă được nói đến, nhưng phát xuất từ các nhóm sự sống khác nhau (thuộc thái âm và thái dương).

a/ H́nh thức năng lượng thấp nhất, đạt đến ṿng này xuất phát từ phàm ngă, xuyên qua vi tử thường tồn cảm dục và cánh hoa thứ nh́ của tầng ngoài. Đó là năng lượng cảm dục được chuyển hóa; nó mạnh mẽ hơn là sự tương ứng của nó trong tầng cánh hoa thứ nhất, nhờ bởi bản chất cố hữu của thể cảm dục, và sự kiện là nó được tăng cường bằng năng lượng của chính tầng cánh hoa bên ngoài. Đây là một trong các yếu tố vốn mang lại tiến bộ nhanh chóng hơn được tạo ra hướng về cuối giai đoạn tiến hóa. Có một vài ḍng thần lực trong cơ tiến hóa của Chân Thần vốn có thể được xem như tiêu biểu cho nó đường lối ít đối kháng nhất và chúng đặc biệt, được bắt đầu ở cái thấp nhất:

a-Các phân thân từ giới thực vật. b-Năng lượng cảm dục. c-Năng lượng của ṿng cánh hoa thứ nh́. d-Thần Lực bồ đề. e-Hoạt động của second Logos (Thượng Đế ngôi hai?

– ND), thuộc hành tinh hoặc thuộc thái dương. Dĩ nhiên, điều này chỉ đúng đối với thái dương hệ này, vốn là thái dương hệ của bác ái tái sinh (regenerative love). b/ Một h́nh thức khác của năng lượng đang ảnh hưởng xuất phát ở ṿng cánh hoa bên trong, vốn là điểm tập trung

1115    thần lực đối với Chân Thần, được xem như atma. Cần phải nêu ra rằng các ḍng thần lực vốn từ “các cánh hoa ư chí” có một hoạt động mạnh mẽ và (khi đang hoạt động) tạo ra sự khai mở rất nhanh chóng. Đó là loại trong của hai loại thần

lực; sự tương tác vào nhau của chúng tạo ra sự kích thích cần thiết, và đem đến kết quả là khai mở chồi nụ và lộ ra Bảo Ngọc (Jewel).

Các loại năng lượng khác t́m được sự tương ứng của chúng với các năng lượng đă được liệt kê, nhưng tôi chỉ t́m cách nhắc đến một trong các năng lượng đó, -loại năng lượng đạt đến tầng thứ hai của các cánh hoa bác ái, xuyên qua vi tử thường tồn bồ đề. Như vậy năng lượng phát ra thuộc loại đặc biệt đáng chú ư vốn là năng lượng nền tảng của mọi biểu lộ, và là toàn bộ của các lực vốn tạo thành quả tim thất phân của mặt trời hồng trần, và nằm bên trong sự sáng chói có tính che chở của nó. Đến lượt, chúng là các chủ thể truyền chuyển của các xung lực sự sống từ tâm của Mặt Trời Tinh Thần Trung Ương, cho nên chúng ta có một dăy phân cấp trực tiếp các năng lượng truyền chuyển.

a-Tâm của Mặt Trời Tinh Thần Trung Ương. b-Tâm thất phân của Mặt Trời vật chất. c-Các devas cơi bồ đề, đối với d-Ṿng tṛn giữa của các cánh hoa. e-Vi tử thường tồn cảm dục. f-Bí huyệt tim bên trong đầu. g-Bí huyệt tim.

Năng lượng bồ đề này là toàn thể sinh lực của Vishnu hay là Ngôi Con, Ngài là chủ thể truyền chuyển và vị đại diện của một Vũ Trụ Thượng Đế c̣n vĩ đại hơn nữa.

Mọi điều trên dùng để chứng tỏ tính duy nhất của đơn vị nhỏ nhất với Sự Sống vĩ đại duy nhất đang làm linh hoạt, và chứng minh cái mỹ lệ toàn vẹn của kế hoạch (scheme). Sự sống của Chúa Tể Bác Ái vĩ đại nhất của vũ trụ đang rung 1116 động ở mức độ vô cùng nhỏ trong tâm của h́nh ảnh nhỏ nhất của Ngài, và v́ lư do này nguyên tử con người cũng có thể

nói “Tôi cũng là Thượng Đế; Sự Sống của Ngài là sự sống của tôi”.

Các Cánh Hoa Hy Sinh. Các năng lượng hoặc các thần lực tuôn chảy qua, và nhờ thế tạo ra hoạt động trong tầng trong của các cánh hoa, các Cánh Hoa Hy Sinh, lần nữa có bản chất tương tự với các cánh hoa đă được kể ra, cộng với một kích thích nhất định của thần lực theo hai hướng.

Một ảnh hưởng của kích thích đến từ Trạng Thái Ư Chí của Monad, và như thế (nhờ sự truyền chuyển) từ Trạng Thái thứ nhất của Hành Tinh Thượng Đế, c̣n ảnh hưởng kia phát ra từ “Chồi Nụ Thiêng Liêng đang che đậy Bảo Ngọc”. Đây là một rung động mạnh đặc biệt, bởi v́ khi ṿng bên trong được khai mở, Bảo Ngọc lộ ra và ba “bức màn” hay là “các cánh hoa thiêng liêng” mở ra kế tiếp khi cả ba tầng đều khai mở.

Như vậy rơ ràng là nhiều tác nhân mang năng lượng chịu trách nhiệm cho “chuyển động” (“motion”), hiểu theo huyền linh học, của hoa sen Chân Ngă. Có sự sống nội tại của các đơn vị nguyên tử đang hợp thành mỗi cánh hoa và sự sống tuần hoàn của chính cánh hoa, xét nó như một đơn vị cá biệt. Cũng có sự sống của ṿng ba cánh hoa và đối với sự sống này, chúng ta phải thêm hoạt động hợp nhất của ba ṿng ngoài, hay là sự pha trộn của các lực hiểu biết (knowledge forces) được hấp thu từ phàm ngă, của các lực bác ái (love forces) vốn là các năng lượng thiên nhiên của vị Solar Angel, và của các lực hy sinh (sacrifice forces) đang tuôn đổ bên trong từ Monad. Thế là chúng ta có một tập hợp tuyệt diệu các ḍng năng lượng, tất cả tiêu biểu cho các năng lượng bên trong c̣n vĩ đại hơn nữa (v́ thuộc về vũ trụ).

Sau rốt, chúng ta có mănh lực năng động của “Bảo Ngọc” ở tim, chính nó là điểm tập trung đối với sự sống của Hành

Tinh Thượng Đế, và qua Hành Tinh Thượng Đế của tất cả các Thượng Đế khác.

Như vậy các năng lực tiềm tàng trong điểm Chân Thần (incarnating jiva) đều kỳ diệu, và y có thể trở nên như Thượng Đế, miễn là y tuân phục vào diễn tŕnh tiến hóa, và

1117    không “để cho bị trải dài trên bánh xe luân hồi”. Như vậy, các mở rộng tâm thức, vốn sẽ thừa nhận một mức độ cá biệt của sự sống tinh thần thành các hội đoàn (councils) và Minh Triết của Thượng Đế, đều không phải là hứa hẹn vô giá trị mà được đảm bảo bởi chính sự thành lập hiện thể sử dụng được, và vị trí trong hệ thống tiến hóa của “Điểm phát triển” (“developing Point”) mà đôi khi được gọi là Ego. Không có ǵ trong thời gian và không gian có thể cản trở, v́ mọi h́nh hài chỉ là một biểu hiện của sự sống mang năng lượng, có khuynh hướng phục vụ mọi h́nh hài khác. Việc kích thích thuộc một loại nào đó, khuynh hướng làm tăng rung động của các ḍng năng lượng tiếp xúc, việc nhấn mạnh về hoạt động của mỗi điểm tập trung khi nó tiếp xúc với các điểm khác trong việc nâng cao toàn bộ rung động qua sự tương tác của các lực này, mọi điều này lướt qua toàn bộ hệ thống đi vào sự hoàn thiện của nó và vào sự khai mở của “cái vinh quang sẽ được tiết lộ một ngày nào đó” (Thánh Kinh I Peter 5:1). Tất cả các lực này hợp thành toàn bộ của những ǵ được gọi là “sự sống của Fohat” (xem các định nghĩa của Fohat ở các trang 43, 118, 213, 603, 610 của sách này – ND). Khi thái dương hệ, hay là cơ thể của Thượng Đế, được đưa vào qua năng lượng trong tất cả các phần của nó, thế là mỗi phần vô cùng nhỏ được đẩy nhanh đến chỗ vinh quang cá biệt tương tự của nó. Nhiều cái tạo thành Tổng Thể (All), và các đơn vị vốn tạo thành cái Duy Nhất (the One) không thể bị biến phân khi cái hoàn thiện được đạt đến. Chúng bị tan ḥa và mất hút

trong “ánh sáng rạng rỡ” như điều đó đôi khi được gọi như thế. Kế đó, chúng ta có thể mở rộng ư niệm xa hơn đôi chút, và nhận thức sự tương tác vũ trụ, vốn cũng đang được tiến hành. Chúng ta có thể h́nh dung sự kích hoạt vũ trụ và sự tăng cường vốn nối tiếp khi các tinh ṭa hợp thành các đơn vị trong Tổng Thể thay v́ các hành tinh hoặc các nguyên tử con người. Toàn bộ các mặt trời với các hệ thống liên kết của chúng trong cái bao la của chúng đóng vai tṛ các nguyên tử. Vậy một ư tưởng nào đó có thể có được về mục tiêu hợp nhất ẩn bên dưới sự xoay chuyển của Bánh Xe vĩ đại của Bầu Trời vũ trụ, và sự tác động qua các mục tiêu sự sống của các Đấng

1118 kỳ diệu, các Ngài nắm giữ một vị trí trong Thánh Đoàn vũ trụ tương tự với vị trí của Đấng Bất Khả Tư Nghị”. Không thể trao cho các đạo sinh một ư tưởng thích hợp về cái mỹ lệ của hoa sen Chân Ngă khi nó đạt đến giai đoạn khai mở hoàn toàn. Sự rực rỡ về màu sắc của nó không được đề cập đến ở đây, trừ sự chói lọi của các lửa, và sự lấp lánh nhanh nhẹn của các ḍng chuyển động không ngừng và các điểm năng lượng. Mỗi cánh hoa rung động với “các điểm” lửa rung rung và mỗi tầng cánh hoa rung động theo sự sống, trong khi ở trung tâm, Bảo Ngọc rực sáng, tỏa ra các ḍng năng lượng từ trung tâm đến ngoại vi của ṿng tṛn ở ngoài cùng. Các Lửa của năng lượng sinh động tuần hoàn chung quanh mỗi cánh hoa riêng biệt và phương pháp ḥa lẫn vào nhau và sự tuần hoàn của các lửa (như có thể được hiểu rơ) lại có bản chất thất phân tùy theo bản chất thất phân của Thượng Đế có liên quan. Khi sự tiến hóa tiếp diễn, mỗi ṿng cánh hoa cũng trở nên linh hoạt và quay chung quanh Bảo Ngọc, sao cho chúng ta có không những sự hoạt động của các cánh hoa, mà c̣n sự hoạt động của các điểm sinh động hay là

các sự sống deva bên trong chu vi cánh hoa, mà cũng là hoạt động hợp nhất của mỗi tầng của hoa sen tam phân. Ở giai đoạn đặc biệt trong sự tiến hóa, trước sự khai mở của chồi nụ đang che kín ở giữa, ba tầng cánh hoa, được xem như một đơn vị, bắt đầu quay ṿng, sao cho toàn bộ hoa sen dường như đang hoạt động. Ở các giai đoạn cuối, ṿng cánh hoa ở giữa khai mở, tiết lộ những ǵ c̣n ẩn giấu và quay chung quanh Bảo Ngọc, chỉ duy ở hướng ngược lại với hoa sen ở ngoài đang chạy ṿng nhanh chóng. Lư do không thể được tiết lộ ở đây v́ nó được ẩn giấu trong bản chất của Lửa Điện của chính Tinh Thần.

Chính Bảo Ngọc vẫn đứng yên một cách huyền bí và không chạy ṿng. Đó là điểm an b́nh; nó rung động nhịp nhàng giống như tim con người, và từ đó tỏa ra tám luồng hỏa linh động trải dài tới chóp đỉnh của bốn cánh hoa bác ái và bốn cánh hoa hy sinh. Năng lượng bát phân (eightfold

1119    energy) này là atma-buddhi. Chính sự tỏa ra cuối cùng này tạo ra sự tan ră sau rốt của thể Chân Ngă. Các cánh hoa kiến thức, không bị lệ thuộc vào sự chú ư của ngọn lửa trung tâm này chẳng chóng th́ chầy cũng chấm dứt hoạt động; tri thức được thay thế bằng minh triết thiêng liêng và các cánh hoa bác ái có các lực của chúng cũng được hấp thu. Sau rốt không có ǵ c̣n lại trừ dục vọng đối chọi với “hy sinh”, và v́ xung lực rung động tương tự với bản chất của Bảo Ngọc sinh động, nó được tổng hợp trong đơn vị ở giữa và chỉ có Bảo Ngọc của lửa c̣n lại. Khi tất cả các cánh hoa đều ḥa nhập các thần lực của chúng ở một nơi khác, tiến tŕnh khai mở được hoàn tất. Các lửa hạ đẳng tàn tạ; lửa ở giữa được thu hút và chỉ có điểm sáng rực của lửa điện tồn tại. Kế đó một hiện tượng kỳ lạ được nhận thấy ở Cuộc Điểm Đạo cuối cùng. Bảo Ngọc có lửa rực cháy lên giống như bảy viên ngọc trong một, hay là

giống như bảy tia lửa điện và bằng sức mạnh của ngọn lửa được tạo ra như thế, Bảo Ngọc được tái thu hút vào Monad hay là Cái Duy Nhất. Tiến tŕnh này diễn ra song hành vào cuộc thành toàn cuối cùng của cuộc tiến hóa thái dương khi bảy Mặt Trời lóe sáng trước kỳ Đại Qui Nguyên (great Pralaya).

Tất cả các cách diễn tả này chỉ là các h́nh ảnh dùng để gợi ra một ư tưởng nhỏ nào đó của cái mỹ lệ và sự phức tạp của diễn tŕnh thiêng liêng khi nó được tiến hành trong tiểu thiên địa và trong đại thiên địa. Tất cả dùng để giới hạn và hạn chế thực tại, nhưng đối với con người, kẻ có con mắt thiêng liêng trong tiến tŕnh khai mở, và đối với y, kẻ có khả năng có trực giác cao siêu được khai mở, các h́nh ảnh đó dùng như một manh mối hay bí quyết cho cách lư giải cao siêu. Chúng tiết lộ cho đạo sinh một vài ư tưởng nào đó về bản chất của lửa.

Để kết luận những ǵ được nói về hoạt động trong thể nguyên nhân, tôi xin nêu ra rằng nó – trên cơi riêng của nó – cũng có ba đặc điểm là bất động (inertia, tịnh), hoạt động (mobility) và nhịp nhàng (rhythm).

Bất động là đặc trưng cho giai đoạn trước khi có sự xoay tṛn của các tầng cánh hoa khác nhau, và sự xoay tṛn này chỉ 1120 bắt đầu được cảm nhận khi các cánh hoa trở nên linh hoạt. Có thể nói rằng việc vượt qua Pḥng Vô Minh của Người Hành Hương tương ứng với giai đoạn “bất động của Chân Ngă”. Trong giai đoạn này, các vi tử thường tồn là các điểm ánh sáng đáng chú ư nhất trong hoa sen; chúng lại tạo thành “tác nhân cung cấp năng lượng” của cánh hoa. Về sau, khi Kẻ Hành Hương trên cơi trần trở nên linh hoạt hơn và hoa sen Chân Ngă tất nhiên khai mở một cách nhanh chóng hơn, giai đoạn hoạt động xảy đến và các ṿng tṛn bắt đầu xoay. Sau cùng, khi con người bước lên Thánh Đạo (Path) và mục tiêu

của y được tăng cường, chồi nụ ở giữa khai mở, sự xoay trở nên hợp nhất, và nhờ việc tỏa ra của lửa trong Bảo Ngọc, một nhịp điệu đặc biệt được đặt lên hoa sen, năng lượng của nó được ổn định. Nhịp điệu này khác nhau tùy theo loại Chân Thần liên hệ, hoặc là bản chất của Hành Tinh Thượng Đế của Cung con người, Nguyên Mẫu thiêng liêng của y.

Bằng cách dùng một vài thuật ngữ, tri thức được truyền đạt cho các Đấng Hoạt Động của hành tinh, tức Thánh Đoàn Quang Minh, về bản chất của Ego có liên hệ, tính chất của Cung của y, số rung động của y và mức tiến hóa đạt được. Do đó, hiển nhiên là tại sao ở đây không được phép đưa ra công khai tên gọi của bảy nhóm nhịp điệu.

Một trong các hiệu quả được tạo ra trong phàm ngă xuyên qua các bí huyệt, qua hoạt động hợp nhất của thể nguyên nhân, là sự phối kết của các năng lượng thấp của con người. Như chúng ta biết, các năng lượng thấp này biểu lộ qua phương tiện của:

a/ Ba nhóm bí huyệt trong ba thể. b/ Chính thể dĩ thái. c/ Một vài trung tâm trong thể xác như là tuyến tùng quả,

tuyến yên và lá lách. Nơi đây, chúng ta đang nói đến công việc của các trung tâm lực khi nó tự khai mở v́ vốn có trong chính bản chất của

1121 chúng, nhưng với các hiệu quả được nh́n thấy nơi chúng dưới h́nh thức ba tầng cánh hoa hoạt động với sự cố kết ngày càng tăng và thần lực tiềm tàng trong Bảo Ngọc khiến cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận. Có thể đặc biệt nói rằng các hiệu quả này tự chứng tỏ theo ba cách: Thứ nhất, chúng tạo ra nhóm các “luân xa” (wheels”) hay các trung tâm lực trên mỗi cơi (hoặc trong mỗi một của các

hiện thể tinh anh) để trở nên có chiều đo thứ tư, và để hoạt động như “các luân xa xoay trên chính nó”.

Thứ hai, chúng tạo ra sự phân phối thần lực có thứ tự bằng việc tạo thành các tam giác năng lượng khác nhau bên trong các thể. Điều này đă được bàn đến trước đây, và ở đây chỉ cần nêu ra rằng đó là năng lượng, chứa trong thể nguyên nhân và từ chỗ đó, làm cho sự hiện hữu của nó được cảm nhận, nó tạo ra trong các trung tâm lực sự luân chuyển huyền bí của thần lực, mà sau rốt liên kết mỗi trung tâm lực theo một dạng h́nh học đặc thù, nhờ thế đưa mỗi thành phần của bản chất của con người thấp kém vào sự phục tùng.

Thứ ba, chúng đem lại sự kích thích của một vài tuyến của cơ thể mà hiện nay được cho là thuần túy vật chất, và như thế giúp cho solar Angel nắm giữ thể xác trọng trược cho mục tiêu của Ngài.

Có thể là hữu ích nếu đạo sinh nhớ lại sự kiện là mọi trung tâm lực có thể được xem như một dấu vết của năng lượng thái dương hay là lửa, biểu lộ dưới h́nh thức một phương tiện của năng lượng thấp hay là lủa do ma sát. Nơi nào có các trung tâm này, solar Angel được phép từ từ áp đặt sự nhịp nhàng và rung động của Ngài lên những ǵ đang rung động so với những ǵ được xem như một nhịp điệu thấp. Như vậy, từ từ Ngài lôi cuốn toàn bộ h́nh hài – vật chất thấp vào ṿng kiểm soát của Ngài.

Trước khi có sự giải thoát cuối cùng, nhưng sau khi phần chính của tiến tŕnh thanh luyện và chỉnh hợp được hoàn tất, các hiện thể của vị điểm đạo đồ cho thấy một vẻ kỳ diệu, do bởi các ḍng năng lượng từ thể Chân Ngă có thể đạt đến y.

1122    Hoa sen Chân Ngă được khai mở và “ngọn lửa” trung tâm hiện ra. Mỗi cánh hoa và mỗi ṿng cánh hoa đập nhịp theo sự sống và sắc thái, và đang ở trong hoạt động linh hoạt, đang

quay với tốc độ nhanh và với ḍng năng lượng linh hoạt chạy ṿng quanh trong mọi phần của hoa sen. Ba vi tử thường tồn chói rực, tỏa sáng và tạo thành, nhờ tác động quay nhanh và sự tương tác của chúng, cái đang hiện ra là một điểm lửa chói sáng, thế nên đôi khi nó được gọi là “h́nh ảnh của Bảo Ngọc trong trán của Mẹ”. Mười tám bí huyệt trên ba cơi (bốn trên cơi hạ trí và bảy trên mỗi một trong hai cơi thấp hơn) là các hỏa luân chói lọi, mỗi nhóm được phân biệt bằng một sắc thái đặc biệt, và quay với tốc độ nhanh đến nỗi mắt khó theo dơi được chúng nữa. Các thể được tạo thành với loại vật chất cao nhất, do đó, mỗi nguyên tử đơn độc, có khả năng rung động mạnh thêm, và rực sáng với ánh sáng của ngọn lửa trung tâm của chính nó. Thể dĩ thái được để ư đặc biệt v́ vào lúc này, nó là nơi truyền loại prana tinh khiết nhất và xứng đáng với danh xưng mà đôi khi được gán cho nó: “thể của Mặt Trời” (“the body of the Sun”). Đó là vỏ bọc nắm giữ các ngọn lửa của hệ thống tiểu thiên địa; trong nó có tập trung chẳng những các lửa của prana, mà bảy trung tâm lực này vốn là các môi giới truyền tất cả các năng lượng cao từ Ego, và từ hai thể vật chất cao hơn. Tất cả được tập trung và thể dĩ thái chờ sử dụng trên cơi trần trong sự hợp tác với phương tiện trọng trược cho đến khi con người có thể thành công trong việc liên kết với tâm thức của hai trạng thái của thể trọng trược để cho sự liên tục được duy tŕ. Công việc này được hoàn thành, ba trung tâm vốn có bản chất hoàn toàn vật chất

– tuyến tùng quả, tuyến yên và lá lách – tự chúng trở nên chiếu sáng và rực rỡ, và tất cả các lửa của cơ thể đều được kích thích đến đỗi các nguyên tử tạo thành thể xác có vẻ như tỏa chiếu. Đây là chân lư huyền bí nằm sau sự tin tưởng rằng mọi sứ giả từ Thánh Đoàn và mọi Đấng Cứu Trợ của con

1123 người đương nhiên là một nhà chữa trị. Các thần lực tuôn

chảy qua một con người mà các nguyên tử, các trung tâm lực, các thể thấp (sheaths) và thể nguyên nhân tạo thành một đơn vị cố kết với hoạt động đầy đủ và tỏa chiếu, có được sức mạnh và độ tinh khiết đến mức có được một ảnh hưởng rơ rệt lên bản chất của những người mà chúng tiếp xúc. Chúng chữa trị, kích hoạt và tăng thêm rung động của người đồng bậc của chúng.

Mọi điều này cần được nhận thức ít nhiều và được h́nh dung ra trước khi con người trên cơi trần sẽ sẵn sàng trải qua giới luật thanh luyện, và bước lên Thánh Đạo nơi mà y t́m thấy tâm điểm của ḿnh và hoạt động theo quan điểm quyền năng. Y phải chỉnh hợp các yếu tố khác nhau này, hay là các trung tâm năng lượng, và như vậy mang lại cho cơi trần sức mạnh phải được dùng đến trong việc chữa trị các quốc gia. Khi cái vinh quang của Thượng Đế nội tâm của một người nào đó được nhận thấy, khi cái rực rỡ của y chiếu diệu, bấy giờ y sẽ được nói đến như là những người đă đi trước y dọc theo Thánh Đạo: “Bấy giờ Mặt Trời Công Chính sẽ mọc lên, trong cánh của nó sẽ có sự chữa trị”. (TK Cựu Ước – Malachi, 4:2).

Liên quan đến cơ tiến hóa nhân loại, có một vài yếu tố tạo ra các kết quả rơ rệt và quan trọng, khi được nối kết với nhau qua các ḍng năng lượng liên kết và do đó hoạt động một cách hữu thức. Các yếu tố này có thể được xét như sau, bằng cách chia thành hai nhóm, mỗi nhóm nhấn mạnh về nhị nguyên tính (duality) của biểu lộ tiểu thiên địa:

Nhóm I

 

1. Các cánh hoa tri thức.

2. Cánh hoa tri thức ở mỗi một của hai ṿng trong.

3. Các trung tâm trên cơi trí.

4. Trung tâm lực cổ họng trong chất dĩ thái.

5. Trung tâm lực hành tủy.

6. Năo bộ hồng trần.

Nhóm II

1. Các cánh hoa bác ái.

2. Cánh hoa bác ái trong mỗi ṿng. 1124 3. Các trung tâm trên cơi cảm dục.

 Trung tâm lực tim trong chất dĩ thái.

 Tuyến tùng quả.

 Hệ thần kinh giao cảm.

 

Các chỉnh hợp khác nhau này (khi hoạt động với sự hiệu chỉnh đúng) đưa đến kết quả trong việc truyền năng lượng trong trường hợp thứ nhất từ vi tử thường tồn thượng trí, và trong trường hợp thứ hai từ vi tử thường tồn bồ đề. Do đó, hiển nhiên là quan trọng biết bao khi mà đạo sinh xem xét đúng tiến tŕnh mang lại một sự chỉnh hợp đồng nhất, và một hiểu biết có ư thức về các tiến tŕnh rung động của hai nhóm này. Khi y tạo ra sự chỉnh hợp này, hiệu quả trên cơi trần sẽ là sự biểu lộ các quyền năng của linh hồn và năng lực chữa trị; con người sẽ trở thành một điểm tập trung cho năng lượng chân ngă và là một kẻ phụng sự cho nhân loại của y. Nhà hắc đạo mang lại các kết quả tương tự bằng cách dùng nhóm thứ nhất, chỉ với sự ngoại trừ là y không thể chỉnh hợp được các cánh hoa kiến thức trong hai nhóm bên trong, v́ trạng thái bác ái – minh triết bị teo tóp trong trường hợp của

y. Tuy nhiên, y quả có đưa tới năng lượng của vi tử thường tồn thượng trí, v́ thần lực Mahat (mà Manas là một biểu lộ của nó) có liên quan chặt chẽ với những ǵ được gọi một cách sai lệch là “tà lực” (“evil”). Mahat và cosmic Evil có một liên quan chặt chẽ.

Các Sự Sống vĩ đại/Đấng Cao Cả (great Existences) vốn là nguyên khí của Mahat theo ư nghĩa vũ trụ của nó có liên kết

với các sự sống thứ yếu, vốn biểu hiện cho tà lực thái dương hệ. Các Ngài là toàn bộ của vận cụ riêng biệt, và nơi nào có sự chia rẽ trong bất cứ h́nh tướng nào, nơi đó có sự vô minh, và do đó có tà lực. Sự chia rẽ làm tiêu tan sự hiểu biết, tức là tri thức về những ǵ được thấy bên ngoài tâm thức bị tách chia, v́ tri thức chia rẽ dẫn đến việc đồng nhất hóa với những ǵ đang tự biểu hiện qua phương tiện h́nh hài. Do đó, các Huynh Đệ của Bóng Tối có thể, và chắc chắn đạt tới các tŕnh độ cao theo một khía cạnh tâm thức nào đó và đạt tới một vài

1125 đỉnh cao đặc biệt của tà lực tinh thần (spiritual evil), phát triển một cách lớn lao theo đường lối Mahat hay tri thức, tức nguyên khí của Thiên Trí (principle of Universal Mind). Vào các giai đoạn sau, họ có thể đạt đến các mở rộng tâm thức và quyền năng, mà sẽ đưa họ vượt qua các hạn chế của thái dương hệ chúng ta, và đem lại cho họ các thuộc tính (attributes) và các năng lực, chúng chứng tỏ một đe dọa cho việc khai mở Trạng Thái thứ hai. Nhóm các chỉnh hợp thứ nhất, khi không được quân b́nh hóa bằng nhóm thứ hai, trở thành đường lối của các nhà hắc đạo; sau rốt, nó sẽ dẫn y ra khỏi ḍng năng lượng ngũ phân mà chúng ta gọi là thuộc trí tuệ trên con đường vũ trụ của năng lượng fohat, tức con đường Mahat thuần túy. Khi ở trên Thánh Đạo đó, có thể có hai phương hướng đối với y; một hướng sẽ giữ y tiếp xúc với trạng thái vật chất thiên nhiên liên quan với các cuộc lâm phàm vũ trụ của Thái Dương Thượng Đế chúng ta; hướng kia sẽ lôi cuốn y vào loại trung tâm trong vũ trụ vốn là cội nguồn phát ra nguyên khí Mahat; đó là điểm tập trung nơi được phát sinh loại năng lượng giúp cho biểu lộ vật chất trọng trược của các Gods và con người có thể thực hiện được.

Khi đưa ra phát biểu này cần nhớ rằng nhục thân không bao giờ được xem là một nguyên khí. Nó bao giờ cũng bị cho là xấu xa về mặt huyền linh học. Vấn đề có thể được diễn tả đơn giản hơn bằng cách nói rằng vị cao đồ bên hắc phái (black adept) có liên lạc một cách thẳng thắn với những ǵ được gọi là “chất thừa của những ǵ có mặt trước kia”. Y đáp ứng với rung động của thái dương hệ thuộc một chu kỳ lớn hơn trước kia, trong đó tri thức, hay nguyên khí trí tuệ là mục tiêu thành đạt. Y không đáp ứng với xung lực của thái dương hệ này, mà sự thiếu đáp ứng này lại ẩn giấu trong karma của kỳ biểu lộ trước. Như chúng ta biết, Các Con của Trí Tuệ hay là các điểm Chân Thần là các Đấng nhập niết bàn trở về (returning nirvanis) của một cuộc lâm phàm trước của Thượng Đế. Các vị này đă đạt được trí tuệ và cần đến bác ái. Một số vị, qua một chu kỳ huyền bí có các biến cố không thể giải thích được đối với con người trong thái dương hệ này, khước từ cơ hội và tự liên kết các ngài với sự sống đại thiên

1126 thần vốn là sức thôi thúc của sự sống nhục thân, và các ngài không thể tự giải thoát. Vận mệnh các ngài, cũng như vận mệnh của y, được giấu trong các kế hoạch của Đấng Bất Khả Tư Nghị, và trong thái dương hệ này không có hy vọng nào cho các Ngài. May thay, các ngài cũng ít làm cho chính các ngài được biết đối với người thông thường; chính các Adepts của Chính đạo (Good Law) mới đáp ứng với các ngài nhiều nhất. Đề tài vô cùng phức tạp, nhưng một ít ánh sáng có thể đến nếu chúng ta nhớ rằng manas trên cơi trí được t́m thấy dưới hai biểu hiện: vi tử thường tồn hạ trí trên các phân cảnh sắc tướng và vi tử thường tồn thượng trí trên các cơi vô sắc tướng. Hai loại manas này có thể được xem như đang biểu hiện cho các tính chất của hai loại, bạch và hắc. Vi tử thường

tồn hạ trí hay là trạng thái trí tuệ của một người, thí dụ, sau rốt chỉ là giác quan thứ sáu và phải bị siêu việt bởi thượng trí và trực giác. Huynh đệ hắc đạo đưa sự tiến hóa của các giác quan lên đến giai đoạn không thể nhận thức được đối với con người hiện nay và giác quan thứ sáu thuộc mahat này có mức độ rộng lớn và phụng sự bao la cho họ hơn là nó từng có đối với vị Adept bên chính đạo. Do đó, điều sẽ hiển nhiên là suốt một chu kỳ dài, nhà hắc đạo có thể tồn tại và phát triển các quyền năng của ḿnh bởi v́ một phần ba thần lực của hoa sen Chân Ngă thuộc về y và y biết rơ làm thế nào vận dụng nó cho có lợi nhất. Y cũng kiến tạo một giác tuyến nhưng với tính chất và mục đích khác với những ǵ của bên chính đạo. Nó được gọi là “con đường của tai họa trí tuệ”, và lấp một lỗ hổng giữa vi tử thường tồn hạ trí của nhà huyền thuật liên hệ, và một vài tương ứng trên các phân cảnh trí tuệ trong các hiện thể của các devas của cơi đó. Qua phương tiện này, và qua sự đồng nhất hóa với các devas, y có thể thoát khỏi ba cơi thấp, vào các lĩnh vực tà vạy mà chúng ta không thể hiểu được. Điểm cần nhớ ở đây là nhà hắc đạo bao giờ cũng là một tù nhân; y không thể thoát khỏi vật chất và thoát khỏi h́nh tướng.

Không cần bàn rộng thêm về đề tài này. Tôi xin liệt kê các

1127 đường lối chỉnh hợp của nhóm thứ ba mà sau rốt sẽ vượt qua hai nhóm kia và dẫn tới giác ngộ và giải thoát cuối cùng của con người. Nhóm III

 

1. Các cánh hoa hy sinh.

2. Các cánh hoa hy sinh trong hai nhóm ngoài.

3. Ba trung tâm chính trong mỗi nhóm thuộc ba cơi chính của ba thế giới (worlds), nhờ thế tạo ra sự hấp thu của bốn trung tâm thấp trên mỗi cơi chính (plane).

4. Bí huyệt đầu hay hoa sen ngàn cánh.

5. Tuyến tùng quả tạo ra sự linh hoạt và sự tỏa chiếu của toàn bộ bản chất thấp.

Khi được tổng hợp cả ba nhóm thần lực này trong con người, sau rốt sẽ tạo ra sự phối kết hoàn hảo và thích nghi hoàn toàn với mọi t́nh trạng, h́nh thể và mọi hoàn cảnh vốn dẫn tới kết quả là sự thoát ra của tia sáng linh hoạt phóng khoáng. Về mặt kỹ thuật điều này được hoàn thành khi “chồi nụ” mở ra, và điều đó trở nên có thể xảy ra đối với Vị Chủ Lễ (Hierophant) ở cuộc điểm đạo để giải phóng năng lượng của Monad và để hướng năng lượng đó (qua phương tiện Thần Trượng) sao cho sau rốt nó lưu chuyển tự do và không bị chướng ngại qua mọi phần của biểu lộ tam phân thấp. Khi chạy ṿng như thế, nó phá hủy bằng cách đốt cháy, v́ nó khơi dậy trạng thái hỏa xà một cách đầy đủ vào lúc nhận được Điểm Đạo thứ năm. Khía cạnh hủy diệt trở nên thống trị, c̣n h́nh tướng “bị thiêu rụi trên bàn thờ”.

Các ư tưởng này cũng có thể được nghiên cứu theo khía cạnh rộng lớn hơn của chúng; một manh mối cho cái bí ẩn của tà lực của vũ trụ có thể được t́m thấy trong sự dị biệt hiện có giữa các hành tinh thánh thiện và không thánh thiện, và trong mục đích và vị trí, từ trước đến giờ chưa được nhận biết, của các sự sống của các hiện tồn đang làm linh hoạt của nhiều hành tinh và tiểu hành tinh trong thái dương hệ. Một số th́ thuần túy mahat hay thuộc về Trạng Thái thứ ba, bị chi phối bởi các devas. Một số khác (trong đó các hành tinh thánh thiện là các thí dụ) được kiểm soát bởi Trạng Thái thứ hai, và trạng thái thứ hai đó sẽ tác động một cách không chế ngự được thành biểu lộ. Một vài hành tinh, như Địa Cầu

1128 chúng ta, là các băi chiến trường, và hai Trạng Thái đang

xung đột với dấu hiệu về sự chiến thắng sau rốt thuộc về “huyền linh thuật” (“white” magic).

VI. Các hiệu quả của chuyển động tổng hợp

1. Các nhận xét mở đầu về sự chỉnh hợp.

Các hiệu quả của hoạt động tổng hợp của các trung tâm

lực, các hạ thể và thể nguyên nhân, tạo ra: -Tính chu kỳ của biểu lộ. -Sự liên kết của các tam giác. -Mối liên hệ giữa:

 Bí huyệt hành tủy.

 Bí huyệt cổ họng.

 Các trung tâm lực trên cơi trí.

 

Nếu chúng ta tóm lược các ư tưởng được đưa ra ở đây, chúng ta sẽ thấy rằng nó bàn đến một số trạng thái chỉnh hợp rất cần thiết vốn phải xảy ra trước khi có năng lực đầy đủ để phụng sự trong sự giải thoát cuối cùng. Chúng ta đă nghiên cứu từ nhiều khía cạnh của các thành phần cấu tạo của con người, tức tiểu thiên địa, và cách thức mà theo đó con người biểu lộ trên cơi trần ngơ hầu diễn đạt những ǵ ẩn giấu và làm cho năng lượng của y được cảm nhận trong nhóm và vị trí mà y có sở trường. Cấu tạo của thể nguyên nhân đă được thấy là gồm có ba h́nh thức năng lượng, với một loại thần lực thứ tư và năng động hơn nằm tiềm tàng ở tim, sẵn sàng biểu lộ ra khi ba h́nh thức năng lượng kia trở nên linh hoạt, nhờ thế sử dụng chúng như là một hiện thể. Chúng ta cũng đă ghi nhận rằng cũng có ba h́nh thức năng lượng mà chúng ta gọi là các thể thấp (sheaths) của phàm ngă (personal self), và ba h́nh thức này cũng phải hoạt động một cách linh hoạt trước khi thần lực tam phân của Chân Ngă có thể làm cho chính nó được cảm nhận qua phương tiện của chúng. Cộng thêm vào

các yếu tố này, cần phải nhắc đến bảy trung tâm lực trong chất dĩ thái vốn có vị trí của chúng trong thể dĩ thái, và vốn được khơi hoạt và trở nên linh hoạt khi các thể thấp được lôi cuốn vào hoạt động nhịp nhàng. Trong các trung tâm này, ba trung tâm chính là quan trọng nhất, nơi mà sự chỉnh hợp với

1129 Chân Ngă có liên hệ đến, và sinh lực của chúng chỉ bắt đầu làm cho chính nó dược cảm nhận sau khi bốn trung tâm thấp trở nên linh hoạt đầy đủ. Một yếu tố phụ đang tác động vào kế hoạch chung ở đây chính là hỏa xà ba phần tiềm tàng vốn được khơi dậy và đi lên qua vận hà ba phần của cột sống chỉ ngay sau khi ba trung tâm lực chính (đầu, tim và cổ họng) hợp thành một tam giác huyền bí, và nhờ thế có thể truyền năng lượng của luồng hỏa c̣n ẩn giấu trong mỗi trung tâm lực theo lối chạy ṿng. Do đó, để tóm tắt: chúng ta có sự chỉnh hợp hoàn hảo ngay sau khi các yếu tố theo sau được đặt tiếp xúc với nhau, hoặc ngay khi hoạt động của chúng được tổng hợp; đây là một vấn đề quan trọng nhất cho các đạo sinh biết suy tưởng và cho những ai bước trên Thánh Đạo để thành công trong việc xem xét và nhận thức thực tế.

 

1. Ba tầng cánh hoa.

 

2. Ba thể thấp (lớp vỏ).

 

3. Ba bí huyệt chính.

 

4. Hỏa xà tam phân.

 

5. Ba vận hà ở cột xương sống.

 

6. Ba bí huyệt đầu, tuyến tùng quả, tuyến yên, bí huyệt hành tủy. (1)

 

Bí huyệt hành tủy (altar major centre), vốn được tạo thành ở điểm mà

vận hà xương sống tiếp xúc với hộp sọ và do đó nằm ở phần thấp nhất ở

phía sau đầu, được tạo ra bằng chất dĩ thái thuộc loại thấp nhất, tức chất

Một yếu tố khác cần phải được noi theo trong các giai đoạn phát triển cao hơn, đó là con mắt thứ ba, mà đối với nhà huyền học và bậc chính đạo, cũng giống như trung tâm năng lượng thứ tư (bảo ngọc trong hoa sen) đối với hoa sen, hay là đối với ba tầng cánh hoa. Sự tương ứng thật là lư thú:

Bảo Ngọc trong liên hoa là chủ thể điều khiển năng lượng từ Chân Thần, trong khi con mắt thứ ba điều khiển năng lượng của Chân Ngă trên cơi trần.

1130 Bảo Ngọc trong Liên Hoa là trung tâm của thần lực vốn liên kết cơi bồ đề với cơi trí. Khi thấy và cảm nhận được điều đó th́ con người có thể hoạt động một cách hữu thức trên cơi bồ đề. Con mắt thứ ba nối liền con người đă thức tỉnh ở cơi trần với cơi cảm dục hay thế giới bên trong (subjective world) và giúp cho con người hoạt động một cách hữu ư (consciously) nơi đó. Bảo Ngọc, hoặc kim cương bị che giấu bởi hoa sen Chân Ngă, chính là cửa sổ của Monad hay Tinh Thần, nhờ đó mà Chân Thần nh́n ra ngoài vào trong ba cơi thấp. Con mắt thứ ba là cửa sổ của Ego hay linh hồn hoạt động trên cơi trần nhờ đó mà Chân Ngă nh́n vào trong vào tận ba cơi thấp. Bảo Ngọc trong hoa sen nằm giữa manas và buddhi, trong khi mắt thứ ba nằm giữa mắt phải và trái. Một trong các nhiệm vụ chính của Chân Sư trong chu kỳ này (dù là không phải tất cả các chu kỳ) là dạy cho đệ tử của Ngài làm cách nào để ḥa giải mọi yếu tố này, làm cách nào để tổng hợp các cách hoạt động hay là cách biểu hiện khác nhau của chúng, và làm cách nào để kết hợp tất cả chúng lại sao cho mức rung động được đồng nhất. Khi năng lượng từ

dĩ thái thứ tư trong khi các trung tâm dĩ thái của các đệ tử được làm bằng các chất dĩ thái cao hơn.

Ego kiểm soát, hoặc đặt nhịp điệu của nó vào các hạ thể khác nhau lần lượt xuyên qua các bí huyệt chính của chúng, khi luồng hỏa tam phân đi lên một cách trật tự xuyên qua vận hà tam phân, và khi ba bí huyệt đầu được hợp nhất theo h́nh tam giác, bấy giờ chúng ta có sự giác ngộ hay là sự tỏa chiếu của toàn bộ sự sống phàm ngă, bóng tối nhường chỗ cho ánh sáng, và Mặt Trời Tri Thức mọc lên và xua tan bóng tối của vô minh. Các trung tâm lực nhỏ có liên quan với sự phối kết bên trong của hạ thể, trung tâm lực chính có liên quan với sự phối kết của nhóm hay là mối tương quan của một hạ thể này với hạ thể khác. Con người trở nên một ánh sáng mănh liệt và là ánh sáng tỏa chiếu, phát ra một ánh sáng bùng cháy từ bên trong.

Khi giai đoạn kế tiếp được hoàn thành, và năng lượng của Monad, được tập trung qua bảo ngọc, cũng biểu hiện ra trên cơi trần, đi qua hoa sen Chân Ngă tam phân xuyên qua các

1131 vận hà đă được Ego sử dụng, chúng ta có một con người “được tạo linh hứng”, y là một kẻ sáng tạo tinh thần, và chính y là “một Mặt Trời có Bức Xạ Chữa Trị” (“a Sun of Healing Radiance”). Đây là các mục tiêu trước mắt những ai bước lên Thánh Đạo và là mục tiêu phía trước cho những ai noi theo giới luật cần thiết của sự sống, và là các giai đoạn khai mở qua thiền định. Không cần nói có vài cách làm việc và các thần chú mà các Chân Sư biết rơ, thần chú đó giúp cho các Ngài thúc đẩy tiến tŕnh (khi cần thiết) cho các đệ tử của các Ngài, nhưng đây là các bí ẩn được giữ rất cẩn thận và không được dùng thường. Phương pháp thông thường, một phương pháp lâu dài và khó nhọc, là để cho đệ tử t́m ra mỗi giai đoạn của con đường cho chính ḿnh, để dạy cho y cấu tạo của chính thể xác của ḿnh, bản chất của các hạ thể, chức năng và bộ máy

năng lượng và để cho y dần dần biết được các thần lực tiềm tàng trong chính y. Những ǵ được hàm ư bởi “ba hiện thể có chu kỳ” và bảy nguyên khí hay các tính chất của thần lực, được tiết lộ từ từ cho y, và qua kinh nghiệm, thực nghiệm, thường là các thất bại, đôi khi thành công, phản ánh và tự vấn chính chắn, và thường xuyên luân hồi, y được đưa tới điểm mà y đă tạo ra một mức độ chỉnh hợp nào đó qua nỗ lực liên tục và tự tạo ra. Lúc đó, y được dạy làm thế nào sử dụng sự chỉnh hợp đó, và cách vận dụng năng lượng cho sáng suốt để y có thể mang lại trên cơi trần các kết quả trong việc phụng sự mà trong nhiều kiếp sống có lẽ chỉ là ước mơ hay là h́nh ảnh không thể có được. Khi y điêu luyện trong hai việc này -ổn định và vận dụng – lúc đó, và chỉ lúc đó y mới được giao cho các ngôn từ và các bí pháp, nó tạo ra biểu hiện trên cơi trần loại năng lượng tinh thần hay năng lượng Chân Thần nhờ vào năng lượng linh hồn hay năng lượng Chân Ngă, đến phiên nó, vận dụng năng lượng của các h́nh hài vật chất trong các cơi thấp hay cái mà chúng ta có thể gọi là năng lượng xác thân (bodily energy). Điều này được tŕnh bày trong các câu có tính thần bí và huyền linh sau đây:

“Khi bảo ngọc lấp lánh giống như kim cương lấp lánh dưới ảnh hưởng của các tia nắng chói chang, bấy giờ môi trường cũng tỏa ra 1132 ánh sáng. Khi viên kim cương chiếu diệu với độ rực rỡ tăng lên,

lửa được phát sinh đốt cháy những ǵ bị cầm giữ và giam nhốt”.

2. Chuyển động tạo ra biểu lộ theo chu kỳ.

Ở đây, chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang xem xét sự chỉnh hợp tổng hợp liên quan với trạng thái thứ hai, và do đó liên quan tới hoạt động của các h́nh hài của biểu lộ thiêng liêng vốn đang gần với mục tiêu của chúng. Mục tiêu này có thể được xác định như năng lực để rung động đồng bộ với

đơn vị lớn hơn mà nó chính là một phần của đơn vị đó. Do đó, điều này phải được đạo sinh nghiên cứu theo bảy cách.

Ba cách đầu tiên liên quan tới liên hệ giữa các đơn vị hoàn hảo hoặc gần như hoàn hảo trong ba giới của thiên nhiên với hồn khóm của chúng và biểu lộ liên tục của chúng trong bất cứ giới đặc biệt nào.

Cách thứ tư, tức là mối liên hệ của đệ tử, hay con người trên nẻo đạo, với nhóm trực tiếp của y và các định luật đang chi phối sự tái xuất hiện của y trong cuộc luân hồi ở cơi trần.

Cách thứ năm, tức là liên hệ của Chơn Linh hành tinh với nhóm các hành tinh của Ngài, và các diễn tŕnh qui ẩn (obscuration) của con người, hay là sự triệt thoái ra khỏi biểu lộ hồng trần.

Cách thứ sáu, tức là liên hệ của ba Chơn Linh hành tinh chính yếu hay là ba trạng thái chính của Thượng Đế và biểu lộ của các Ngài.

Cách thứ bảy, tức là mối liên hệ của Sự Sống đang làm linh hoạt của một thái dương hệ với nhóm các cḥm sao mà Ngài hợp thành một phần trong đó và biểu lộ có chu kỳ của Ngài.

Các đề tài này đă được đề cập đến khi chúng ta khảo cứu sự luân hồi, và trước đó nữa, khi nghiên cứu về pralaya hay là sự qui nguyên (obscuration), nhưng lúc đó chúng ta bàn đến chúng bằng các thuật ngữ tổng quát. Bây giờ chúng ta có thể bàn một cách chi tiết hơn đến hoạt động cuối cùng, hay là các cách chuyển động, trong vô số các sự sống khác nhau này, và xét tới những ǵ xảy ra trong các giai đoạn cuối cùng của sự sống hữu thức, và của biểu lộ có giới hạn. Vấn đề th́

1133    đặc biệt trừu tượng, đặc biệt ở chỗ các nhóm tinh linh có liên hệ, nhưng một vài điểm lư thú có thể xảy ra ở đây cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Chúng ta hăy xem xét ba giới thấp trước

nhất, rồi sau đó chuyển qua các phương pháp và các hoạt động của con người, của một Hành Tinh Thượng Đế và của

một Thái Dương Thượng Đế.

Sự xuất hiện và biến mất sau cùng của bất cứ Sự Sống biểu lộ nào cũng có liên quan mật thiết với sự chiếm hữu, sự phát triển tiến hóa và sự tan ră cuối cùng của nguyên tử thường tồn. Theo thuật ngữ thường được hiểu, các vi tử thường tồn là vật sở hữu của những sinh linh (lives) chỉ có được ngă thức hoặc cá tính (individuality) và do đó tương đối thường tồn trong thời gian và không gian. Vi tử thường tồn có thể được xem như điểm biểu lộ tập trung trên bất cứ cơi đặc biệt nào. “Tôi tạm dùng một thuật ngữ đặc biệt, nó được dùng như một cái mỏ neo cho bất cứ cá nhân đặc biệt nào trong bất cứ lĩnh vực đặc biệt nào, và điều này đúng đối với ba nhóm lớn các sinh linh hữu ngă thức:

a/ Các Điểm Chân Thần (incarnating Jiva) hay con người,

b/ Các Hành Tinh Thượng Đế (planetary Logoi),

c/ Thái Dương Thượng Đế (solar Logos).

Ở đây, chúng ta phải nhớ rằng tất cả các cơi phụ nguyên tử của bảy cơi hợp thành bảy loa tuyến của vi tử thường tồn Thượng Đế, v́ điều này có liên quan chặt chẽ với chủ đề đang xét.

Do đó, các đơn vị trong ba giới thấp không có các vi tử thường tồn nào, mà chỉ đóng góp vào việc tạo thành các vi tử này trong các giới cao hơn. Một vài khái quát hóa rộng lớn có thể được đưa ra ở đây, dù sự diễn dịch quá sát hoặc quá đồng nhất sẽ không được áp dụng cho chúng.

Thứ nhất, có thể nói rằng giới khoáng chất hay là giới thấp nhất cung cấp một thứ ǵ đó sống động vốn là tinh túy (essence, bản thể) của vi tử thường tồn hồng trần của con người. Nó cung cấp loại năng lượng vốn là nền tảng âm đối

1134 với ḍng lưu nhập dương có thể được nh́n thấy đang tuôn đổ qua chỗ lơm phía trên của vi tử thường tồn hồng trần. Thứ hai, giới thực vật cung cấp một cách tương tự năng lượng âm cho vi tử thường tồn cảm dục của con người, và thứ ba, giới động vật cung cấp lực âm mà khi được kích hoạt bởi lực dương, được nh́n thấy như là vi tử thường tồn hạ trí. Năng lượng này vốn được đóng góp bởi ba giới thấp được tạo thành bằng độ rung động cao nhất mà giới đó có thể có được, và được dùng như một khoen nối giữa con người với các hạ thể khác nhau của y, tất cả đều được liên kết với giới này hoặc giới khác trong các giới thấp.

 Thể hạ trí ........vi tử thường tồn hạ trí ............... giới động vật.

 Thể cảm dục .. vi tử thường tồn cảm dục ........ giới thực vật.

 Thể xác............. vi tử thường tồn hồng trần ...... giới khoáng vật.

 

Trong con người, ba loại năng lượng này được gộp chung lại, được tổng hợp, và khi đạt được sự hoàn thiện của phàm ngă và các hiện thể được chỉnh hợp, chúng ta có:

 Năng lượng của vi tử thường tồn hạ trí .............. dương.

 Năng lượng của vi tử thường tồn cảm dục ......... được cân bằng.

 Năng lượng của vi tử thường tồn hồng trần ....... âm.

 

Bấy giờ, con người được liên kết chặt chẽ với ba giới thấp bằng giới hoàn hảo nhất mà chúng có thể cung cấp, và theo sát nghĩa, chúng mang lại cho con người vi tử thường tồn của con người, và giúp cho con người biểu lộ qua hoạt động của chúng. Ba nhóm trên cũng có thể được nghiên cứu theo quan điểm ba Gunas : (1)

1 Do đó mỗi Thượng Đế biểu lộ được nói đến như là Trinity. Việc nối kết ba Trạng Thái này, hay là ba thời kỳ biểu lộ, ở các điểm tiếp xúc ngoài của chúng với ṿng tṛn, mang lại Tam giác tiếp xúc căn bản với Vật Chất, mà với ba Tam Giác được tạo ra với các đường được vạch ra bởi Huyền Điểm (Point), như thế sinh ra Tứ Linh Diệu (Tetractys) thiêng liêng, đôi khi

 

 

1. Tamas......Bất động ......Giới khoáng chất .....vi tử thường tồn hồng trần.

 

2. Raja..........Hoạt động...Giới thực vật ............vi tử thường tồn cảm dục.

 

3. Sattva....... Nhịp nhàng…Giới động vật.........vi tử thường tồn hạ trí.

 

Cả ba gunas này phải được xem như chỉ theo quan điểm của phàm ngă, bản ngă thấp, hay phi-ngă (not-self). Để minh họa cho ư tưởng này, có thể chỉ ra rằng khi thể động vật (animal body) của con người tiền-nhân-loại (prehuman man) được điều chỉnh một cách nhịp nhàng và đă đạt đến rung động cao nhất của nó tức rung động nhịp nhàng, lúc đó hiện tượng biệt ngă hóa (individualise, thoát kiếp thú lên làm người) có thể xảy ra, và con người thực sự bắt đầu biểu lộ.

Mỗi giới đều là dương so với giới kế bên dưới nó, và giữa chúng, người ta thấy rằng giai đoạn biểu lộ đang nối liền cả hai, tiếp nối dương và âm. Các kiểu mẫu rajas hay hoạt động, mạnh mẽ nhất trong giới khoáng chất được t́m thấy trong các h́nh thức sự sống này, vốn dĩ không phải là khoáng vật, cũng không phải là thực vật mà nối liền cả hai. Giới thực vật cũng tương tự như thế, chu kỳ rajas được thấy thể hiện đầy đủ nhất ngay trước khi sự hoạt động trở nên có nhịp nhàng

được gọi là Tứ Bộ Vũ Trụ (Kosmic Quaternary), ba Trạng Thái thiêng liêng trong tiếp xúc với Vật Chất sẵn sàng sáng tạo. Trong toàn bộ của chúng, ba Trạng Thái này là Đại Hồn (Oversoul) của vũ trụ sắp hiện tồn.

“Dưới dạng Sắc Tướng, chúng ta có thể đề cập sơ sài về các hiệu quả của các Trạng Thái này khi được đáp ứng từ khía cạnh Vật Chất. Dĩ nhiên, các Trạng Thái này không do bởi Thượng Đế của một thái dương hệ, mà là các tương ứng trong Vật Chất vũ trụ với các Trạng Thái của Bản Ngă đại đồng. Trạng Thái Toàn Phúc, hay Ư Chí, đặt trên Vật Chất tính chất Tŕ Trệ -Tamas, năng lực đối kháng, ổn cố, yên tĩnh. Trạng Thái Hoạt Động đem lại cho Vật Chất sự đáp ứng của nó với hoạt động – Raja, Hoạt Động. Trạng Thái Minh Triết đem lại cho nó sự Hài Ḥa Sattva rung động, nhịp nhàng. Chính là bởi sự trợ giúp của Vật Chất được chuẩn bị như thế mà các Trạng Thái của tâm thức Thượng Đế có thể tự biểu lộ như các Thực Thể (Beings)”.  Khảo Cứu Về Tâm Thức, Annie Besant, trang 9.

và giới thực vật ḥa nhập trong giới động vật. Trong giới động vật, cùng một hiện tượng cũng được nh́n thấy trong các động vật đang biệt ngă hóa, ra khỏi hồn khóm đi vào từng chủ thể riêng biệt. Các kiểu mẫu hoạt động này phải được xem như đang tạo ra cho giới khoáng chất, hoạt động vật chất, cho giới thực vật, hoạt động hữu cảm thức, và cho giới động vật, hoạt động trí tuệ đơn sơ.

Khi ba hoạt động này được đạt đến, người ta có thể ghi nhận rằng, thể hồng trần trọng trược của Thái Dương Thượng Đế hoặc Hành Tinh Thượng Đế được phát triển đầy

1136    đủ, và bấy giờ sự tiếp xúc hữu thức có thể được tạo ra với thể dĩ thái hay thể sinh lực. Chính sự tiếp xúc này mới tạo ra con người, v́ Tinh Thần (tên gọi theo cách hiểu của con người) sau rốt chỉ là năng lượng, sinh lực (vitality), hay sự sống chính yếu của Thái Dương Thượng Đế hoặc Hành Tinh Thượng Đế. Sự tương ứng của nó trong con người là prana. Điều này có thể hiểu được nếu con người biết được rằng tất cả các cơi của thái dương hệ chúng ta chỉ là bảy cơi phụ của cơi hồng trần vũ trụ. Chính việc nhận thức về điều này sau rốt sẽ nối liền khoa học với tôn giáo, v́ cái mà nhà khoa học gọi là năng lượng, th́ người mộ đạo gọi là Thượng Đế, tuy thế cả hai đều là một, chỉ là mục đích biểu lộ mà thôi, trong vật chất hồng trần, của một Thực Thể vĩ đại ngoài thái dương hệ. Thiên nhiên (nature) là ngoại hiện (appearance) của thể vật chất của Thượng Đế, c̣n các định luật của thiên nhiên là các định luật chi phối các tiến tŕnh tự nhiên của thể vật chất đó. Sự Sống của Thượng Đế, tức năng lượng và sinh khí của Ngài, đều nằm trong mọi nguyên tử biểu lộ; bản thể (essence, tinh túy) của Ngài ẩn bên trong mọi h́nh hài. Chúng ta gọi bản thể này là Tinh Thần, tuy nhiên, chính Ngài lại khác hơn là các h́nh hài này, giống như con người biết chính ḿnh

khác hơn các thể của ḿnh. Y biết chính ḿnh là một ư chí, và một mục tiêu, và khi y tiến hóa, mục tiêu và ư chí đó đối với y trở nên lúc nào cũng được xác định một cách rơ rệt. Với Hành Tinh Thượng Đế và Thái Dương Thượng Đế cũng thế. Các Ngài trụ bên trong, tuy thế vẫn ở bên ngoài hành tinh hệ hoặc thái dương hệ.

Thật là hữu ích khi nhớ rằng trong ba giới thấp, sự biểu lộ hay xuất hiện trên cơi trần, luôn luôn là biểu lộ tập thể chứ không phải là sự xuất hiện của các đơn vị riêng rẽ. Mỗi hồn khóm, theo cách gọi thông thường, được chia thành bảy phần, chúng xuất hiện ở mỗi một trong bảy giống dân của một chu kỳ thế giới, và có một phân biệt lư thú giữa chúng với các đơn vị của giới nhân loại. Khi các phần tử của hồn khóm ở một trong bảy phần của nó không lâm phàm, chúng được t́m thấy ở trên cơi cảm dục, cho dù hồn khóm Mẹ nằm trên cơi trí. Các đơn vị con người của giới thứ tư khi không ở trạng thái lâm phàm, th́ vượt qua cơi cảm dục, đi vào cơi trí

1137 và lại xuống lâm phàm từ các phân cảnh trí tuệ. Do đó, mỗi hồn khóm, về mặt bên trong, hợp thành một tam giác lực với một điểm (điểm cao nhất) nằm trên cơi trí, điểm thấp nhất ở trên các phân cảnh dĩ thái của cơi trần, và một điểm nữa ở trên cơi cảm dục. Điểm thứ ba đối với hồn khóm khoáng chất được t́m thấy trên cơi phụ thứ hai của cơi cảm dục, giới thực vật trên cơi phụ thứ ba, c̣n giới động vật trên cơi phụ thứ tư. Chính là do bởi sự kiện một trung tâm lực dành cho hồn khóm động vật được t́m thấy trên cơi phụ thứ tư của cơi cảm dục mà sau rốt, sự chuyển di được thực hiện từ giới đó vào giới thứ tư. Một số định luật chi phối sự xuất hiện theo chu kỳ của ba giới trong thiên nhiên, đó là các định luật tiến hóa giáng hạ, tức các định luật của các giới tinh hoa chất (elemental

kingdoms, các giới hành khí) và các định luật của ba nhóm lớn đang nắm giữ các mầm và hạt giống của mọi h́nh hài biểu lộ. Trong biểu lộ của Thượng Đế, chúng ta có bảy nhóm sau đây cần xem xét:

1. 2. 3. Ba nhóm sự sống siêu nhân loại: a/ Nhóm tạo thành trạng thái Cha ít được nhắc đến ở đây. b/ Nhóm gồm bảy Hành Tinh Thượng Đế. c/ Nhóm gồm bảy raja devas, hay là sự sống của mỗi một

trong các cơi vật chất.

 

4. Một nhóm gồm các sự sống thái dương vốn là các manasaputras hoặc con người.

 

5. 6. 7. Ba nhóm, các sự sống tinh hoa chất, chúng hợp thành ba giới tinh hoa chất tiến hóa giáng hạ.

 

Ba nhóm thấp sau cùng đạt được mức cố kết (concretion) và nhập vào ṿng cung đi lên, qua trung gian của ba giới thấp. Nhóm thứ tư quan trọng nhất ở một chừng mực nào đấy trong chu kỳ hiện nay v́ nó vay mượn từ tất cả sáu nhóm kia và do đó là tổng hợp của các năng lượng nhận được từ mỗi nhóm và biểu lộ ra. Ba nhóm cao hơn được liên kết chặt chẽ, và cho tới khi một người đă ra khỏi chu kỳ cuộc sống mà

1138 trong đó y bị kiềm chế bởi những ǵ mà y đă vay mượn từ ba giới thấp, y không thể hiểu được bản chất và mục tiêu của ba giới cao. Chúng ta có thể diễn tả vấn đề như sau: Ba nhóm cao thuộc về sattvic (hài ḥa) Ba nhóm thấp thuộc về tamasic (tĩnh tại) Nhóm thứ tư, tức con người, thuộc về rajasi (hoạt động).

Lại nữa, ba nhóm cao được kích hoạt bởi ba luồng thần lực đang tiến vào theo đường của ba loa tuyến của vi tử thường tồn Thượng Đế. Ba nhóm thấp được kích hoạt bởi năng lượng nhập vào do ba loa tuyến thấp nhất (mà chúng ta gọi là ba cơi thấp nhất) và các loa tuyến này kích hoạt thể

trọng trược của Thượng Đế, đă được truyền sinh lực trong thái dương hệ trước, và về bất cứ mặt nào cũng không c̣n là các yếu tố kiểm soát trong sự hiện tồn của Thượng Đế nữa. Nhóm thứ tư, tức con người, được kích hoạt bằng thần lực của ba loa tuyến thứ tư, mà chúng ta gán cho nó tên gọi là năng lượng bồ đề, và do đó, nhóm thứ tư này có vấn đề là đưa tới các t́nh huống mà nhờ đó các rung động bồ đề có thể chi phối ba nhóm thấp khác. Chính sự áp đặt này sau rốt phóng thích các đơn vị nhân loại và giúp cho họ tiến vào nhóm cao hơn. Các hồn khóm của elemental t́m thấy các tương ứng trong giới cao hơn – nhất là, trong giới nhân loại ở ba nhóm Egos chính mà nơi họ ba kiểu mẫu năng lượng này đang chiếm ưu thế; lại nữa trong ba nhóm hành tinh chủ yếu, và sau rốt trong ba trạng thái.

Nhóm Elemental ......Giới động vật ..........Trạng thái Cha, Hài Ḥa ……… Thái Dương Thượng Đế ............. Uranus. Nhóm Elemental ...... Giới thực vật ..........Trạng thái Con, Năng Động ….. Hành Tinh Thượng Đế ...... Neptune. Nhóm Elemental ......Giới khoáng chất .... Mẹ, tĩnh tại, trạng thái Brahma …….. Các devas thuộc cơi đó ............... Saturn. 1139 Nhóm thứ tư, tức nhóm nhân loại, liên kết cả ba sự sống. Biểu lộ theo chu kỳ của ba nhóm elemental (qua trung gian của ba giới thấp), do đó bị chi phối bởi các yếu tố ẩn tàng trong bản chất của rung động lớn đó mà chúng ta gọi là tamasic, hay nhịp điệu nặng nề (heavy rhythm). Đó là rung động của Brahma, trạng thái thứ ba, trạng thái mẹ hay trạng thái vật chất. Do đó, sự xuất hiện của chúng là sự xuất hiện của một biểu lộ rất chậm chạp, bảy rung động kém quan trọng, đưa một trong bảy nhóm của mỗi hồn khóm vào sự luân phiên rất chậm chạp. Các chu kỳ không thể được đưa ra; chỉ hai điều có thể được nói đến: sự xuất hiện của các nhóm

này dưới h́nh thức các đơn vị đang biểu lộ được kiểm soát bởi ba yếu tố:

 Mặt trăng, v́ đây là nhiều cha đẻ của nguyệt cầu.

 Cung đang biểu lộ ở bất cứ thời điểm nào.

 Karma của Sự Sống làm linh hoạt của bất cứ giới nào.

 

Cách xem xét thứ nh́ là karma và lịch sử-sự sống của thực thể hành tinh (planetary entity). Thực thể này ngủ và thức; ngài là hiện thân của tamas, và khi ngài phát triển và tiến hóa, các giới thấp cũng làm thế.

Các Lunar Pitris đối với thực thể hành tinh giống như ba trung tâm lực chính yếu đối với con người hoặc đối với các Thượng Đế. Các Lunar Pitris đang đóng góp vào h́nh hài con người chính là (đối với thực thể hành tinh) sự tương ứng với trung tâm lực ở đầu. Các vị này là các tổ phụ (fathers) của các h́nh hài thực vật tương ứng với bí huyệt tim của Ngài, trong khi các Pitris của giới khoáng chất th́ tương đồng với bí huyệt cổ họng. Tất cả các điều này rất mơ hồ, nhưng các ẩn ngôn có nhiều giá trị đều nằm ở đây.

Không thể đưa ra nhiều chi tiết hơn liên quan tới sự xuất hiện theo chu kỳ của các h́nh thức sự sống dưới nhân loại. Vấn đề quá đỗi mơ hồ, c̣n chi tiết quá rộng lớn. Chỉ khi nào người nghiên cứu tự làm cho chính ḿnh thích hợp để nhận

1140    thức được các văn liệu có tính biểu tượng hoặc dưới dạng mật mă của các bậc cao đồ (adepts) (1) th́ y mới có thể hiểu

1 Các biểu tượng (symbols) “Trong một biểu tượng có ẩn sự che giấu hoặc tiết lộ ǵ đó”.  Carlyle.

1. Các biểu tượng được dự kiến để: a/ Với người ít tiến hóa: Chúng giảng giải các chân lư vĩ đại dưới h́nh thức đơn giản.

b/ Với số đông nhân loại: Chúng giữ cho chân lư được nguyên vẹn và biểu hiện các sự kiện về vũ trụ.

được vấn đề. Nhiều giáo lư về đề tài này được t́m thấy trong các tài liệu của bộ môn của Đức Bàn Cổ, v́ trước tiên nó liên quan đến các giai đoạn ban đầu của việc kiến tạo h́nh hài. Có thể nói rằng sự xuất hiện của bất cứ sự sống nào đang biểu lộ là do hoạt động ban đầu về phía Thực Thể nào đó, mà hoạt động đó phần lớn là cách biểu hiện (expression) của Cung Một. Hoạt động này liên quan tới biểu lộ theo chu kỳ của một hoặc nhiều sự sống của bất cứ cuộc tuần hoàn nào giống như

c/ Với các đệ tử của các Đức Thầy: Chúng phát triển trực giác.

2. Các sách về biểu tượng trong các văn khố của Chân Sư được dùng

để giảng dạy. Các sách này được giảng giải: a/ Bằng màu sắc của chúng. b/ Bằng vị trí của chúng, nghĩa là ở trên, trên và dưới đường thẳng. c/ Bằng sự liên kết của chúng với nhau. d/ Bằng chủ điểm của chúng. Một trang có thể được đọc theo bốn

cách: 1/ Từ trên xuống dưới ...... tiến hóa giáng hạ (involution). 2/ Từ dưới lên trên ............ tiến hóa thăng thượng (evolution). 3/ Từ phải sang trái ........... các chu kỳ lớn, v.v… 4/ Từ trái sang phải ........... các chu kỳ nhỏ.

3. Ba chủ điểm (keys): 1/ Giảng giải về vũ trụ. Các biểu tượng thay cho các sự kiện vũ trụ. Nghĩa là Tối. Sáng. Thập giá. Tam giác. 2/ Giảng giải về thái dương hệ. Bàn về sự tiến hóa của thái dương hệ và vạn vật trong đó. 3/ Giảng dạy cho con người. Bàn về chính con người. Thập giá của

nhân loại. Cây nến có bảy nhánh. 4/ Bốn loại biểu tượng:

 Biểu tượng về các sự vật bên ngoài …. các vật ở cơi trần.

 Biểu tượng về bản chất t́nh cảm ……. các vật cơi cảm dục; các h́nh ảnh.

Biểu tượng bằng số ….. Hạ trí. Con người dùng chính ḿnh để đếm.

Biểu tượng h́nh học … biểu tượng trừu tượng, thượng trí.

 

nó cũng liên hệ đến sự sống phù du của một con chuồn chuồn; nó liên quan với h́nh hài mà qua đó cái mà chúng ta gọi là một giống dân đang tiến hóa và chính nó có liên quan với sự sống bé nhỏ của một cá thể trong giống dân đó. Cùng các thiên luật chi phối vạn vật, mặc dù sự đáp ứng với thiên luật có thể là tương đối và có mức độ. Định Luật này có tên gọi chung là “Định Luật Chu Kỳ” (“Law of Cycles”) và được diễn tả bằng các thuật ngữ chỉ thời gian, nhưng cái bí mật đối với các chu kỳ, cho đến nay không thể được đưa ra v́ nó sẽ gợi cho kẻ có trực giác quá nhiều chi tiết nguy hiểm. Chính việc hiểu biết định luật này khi nó liên quan đến các cuộc tuần hoàn, các giống dân chính, giống dân phụ, các nhóm (tiến hóa giáng hạ và tiến hóa thăng thượng) và các cá nhân (nhân loại và siêu nhân loại) giúp cho các Đấng Nghiệp Quả

1141 Tinh Quân và các Adepts của Thiên Luật, vận dụng thần lực và năng lượng, và như thế đưa tất cả những ǵ hiện hữu tới một kết thúc thành công. Liên quan đến điều này, các nhà nghiên cứu có thể nhận được nhiều ánh sáng về vấn đề thần lực khó hiểu này nếu họ nhớ rằng mọi h́nh hài trong mọi giới trên cung hướng hạ và cung thăng thượng, tự nó là một lực tiêu cực được thôi thúc vào hoạt động bằng một lực tích cực và hiện ra dưới h́nh thức phối hợp cả hai. Sự phân biệt được biểu hiện trong sự kiện là một số h́nh hài là âm­dương/tiêu cực-tích cực, một số khác là dương-âm/tích cực­tiêu cực, trong khi một số khác vẫn ở điểm thăng bằng. Điều này bao hàm mọi giai đoạn trung gian. Các Đấng Kiến Tạo vũ trụ hoạt động theo định luật chu kỳ một cách sáng suốt, và sử dụng toàn thể các lực này trong bất cứ giới nào, nhóm hoặc đơn vị nào để mang lại sự thành toàn của thiên cơ. Nên chú ư nhiều đến những người nào nếu họ có thể thấy và diễn giải một số các ghi nhận trong các kư ảnh của Thánh

Đoàn, v́ trong đó, con người và thiên thần, các khoáng chất và các nguyên tố, động vật và thực vật, các giới và các nhóm, các Gods (Thần) và loài kiến đều được định rơ bằng các thuật ngữ của các công thức năng lượng (energy formulas) và bằng sự xem xét kỹ lưỡng các kư ảnh này, việc tăng thêm gần đúng mức rung trong bất cứ h́nh hài nào thuộc bất cứ loại nào có thể được t́m ra vào bất cứ lúc nào. Việc này có thể được diễn tả bằng các thuật ngữ cũng chỉ các Gunas (Thuộc Tính); điều đó sẽ được t́m thấy bởi các đệ tử (khi được phép tiếp xúc với các kư ảnh) mà chính họ, cùng với mọi biểu hiện khác của sự sống thiêng liêng, được mô tả bằng một công thức tam phân vốn gợi cho thể trí của điểm đạo đồ các sự cân xứng của tamas hay inertia (tĩnh tại, ù ĺ), của rajas hay hoạt động, và của sattva hay nhịp nhàng phải được t́m ra trong bất cứ h́nh hài nào. Do đó, qua các tương ứng/phù hợp, việc này truyền đạt tri thức đối với việc hoàn thành đă qua, cơ hội hiện tại và

1142 tương lai trước mắt của bất cứ đơn vị nào hay sự sống được biểu hiện nào, biểu lộ dưới bất cứ trạng thái nào trong số ba trạng thái. Một loạt các hồ sơ khác trong các kư ảnh đă cho – dưới một công thức khác – thông tin về những ǵ mà về mặt huyền bí được gọi là “tích chứa sức nóng” (“the heat content”) của bất cứ đơn vị nào, “ánh sáng tỏa chiếu” của bất cứ h́nh hài nào và “từ lực” (“magnetic force”) của mọi sự sống. Chính là nhờ tri thức này mà các đấng Lipikas kiểm soát việc nhập vào (the bringing in) và đi ra (the passing out) của mọi sự sống thiêng liêng, siêu nhân loại, thái dương và thuộc nhân loại, và chính nhờ xem xét về công thức đó vốn là công thức căn bản cho một thái dương hệ mà sự xuất hiện trên cơi trần của một Thái Dương Thượng Đế được kiểm soát và độ dài của một chu kỳ qui nguyên vũ trụ (cosmic pralaya) được thiết lập.

Chúng ta đừng nên quên rằng các Lipika Lords của thái dương hệ đang có các kiểu mẫu nguyên h́nh vũ trụ của các Ngài, và rằng các Đấng này có các h́nh ảnh (reflections) yếu ớt và ḍ dẫm về con người của các Ngài nơi các nhà khoa học vĩ đại về thiên văn học, họ đang nỗ lực để xác định các sự kiện liên quan đến các thiên thể, vốn được biết theo tiềm thức về sự hiện hữu của các công thức vũ trụ này đưa tới hiểu biết về trọng lực đặc thù, cấu tạo, bức xạ, sức hút do từ lực, sức nóng và ánh sáng của bất luận mặt trời, thái dương hệ hoặc tinh ṭa nào. Nhiều hiểu biết trong số đó, trong các kỷ nguyên tương lai xa xăm sẽ chuyển thành hiểu biết đầy đủ, và sẽ có các công thức được giao cho họ trông coi, như vậy gia nhập vào hàng ngũ của các Đấng Lipikas. Đó là một đường lối đặc biệt đ̣i hỏi các chu kỳ luyện tập thận trọng về toán học thiêng liêng.

Các Đấng Lipikas, nói chung, đang kiểm soát sự biểu lộ

theo chu kỳ của sự sống, được chia thành các nhóm như sau,

cần quan tâm ghi nhớ:

1. Ba Nghiệp Quả Thần Quân (Lords of Karma) ngoại thái dương hệ, hay là các Nghiệp Quả Thần Quân vũ trụ, Các Ngài đang làm việc từ một trung tâm trên Sirius (sao Thiên Lang) qua trung gian của ba Đấng đại diện. Các Đấng này tạo thành một nhóm chung quanh Thái Dương Thượng Đế, và đối với Thái Dương Thượng Đế, các Ngài giữ một vị thế tương tự với ba Hoạt Động Phật ở chung quanh Đức Sanat Kumara.

1143    2. Ba Lipika Lords, các Đấng này là các vị thừa hành nghiệp quả hoạt động qua ba trạng thái (aspects).

 

3. Chín vị Lipikas, các Ngài là toàn thể các vị thừa hành (agents) đối với định luật đang tác động qua những ǵ mà Qabbalah gọi là chín Sephiroth.

4. Bảy Đấng thừa hành chủ tŕ nghiệp quả (seven presiding agents of karma) cho mỗi một trong bảy hành tinh hệ.

Khi biểu lộ, bốn nhóm này tương ứng với Thượng Đế Vô Hiện (Unmanifested), đang biểu lộ qua Ba Ngôi (triple Aspect), và dưới quyền các Ngài, có vô số các vị thừa hành thứ yếu đang hoạt động. Các vị thừa hành thứ yếu này lại có thể phần nào được phân hóa, mỗi một trong các nhóm theo sau có trong mỗi hành tinh hệ và trên mọi phân thân của cung (ray-emanations).

 

1. Các Lipika Lords của một hành tinh hệ, qua sự vận dụng các thần lực, các Ngài làm cho thần lực đó trở nên khả dụng đối với một Hành Tinh Thượng Đế để lâm phàm theo Định Luật và giải quyết khó khăn theo chu kỳ của Ngài.

 

2. Các thần (ở dưới nhóm thứ nhất) kiểm soát vận mệnh của một dăy hành tinh.

 

3. Các thần vốn là thần điều phối năng lượng (the energy-directors) của một bầu hành tinh.

 

4. Các Thần Điều Hành thuộc mọi loại, Các Ngài có liên quan với việc điều chỉnh nghiệp quả, gắn liền với việc biểu lộ theo chu kỳ của các h́nh thức như:

 

a/ Một cuộc tuần hoàn, tất cả có bảy. b/ Một giới trong thiên nhiên, có bảy cả thảy. c/ Giới nhân loại. d/ Một căn chủng, phụ chủng và chi chủng (branch race). e/ Một quốc gia, một gia đ́nh, một nhóm và các tương

ứng của chúng trong tất cả các giới. f/ Một cơi. g/ Thế giới ḅ sát và côn trùng. h/ Sự tiến hóa của chim chóc. i/ Các devas.

j/ Các đơn vị nhân loại, các nhóm Chân Ngă, các sự sống

1144 Chân Thần và vô số các h́nh hài khác nữa, biểu lộ và chưa biểu lộ, hành tinh và liên hành tinh, liên quan với Mặt Trời và liên quan với các tiểu hành tinh (planetoids). Mọi công việc với các phóng phát năng lượng và với các đơn vị lực ở dưới định luật chu kỳ, và tất cả có cùng mục tiêu, -tạo ra hoạt động hoàn hảo, tăng cường sức nóng, và ánh sáng từ lực tỏa chiếu như một biểu hiện của ư chí hoặc mục tiêu của mỗi sự sống được biểu hiện. Tính chu kỳ của biểu lộ là sự xuất hiện tuần hoàn của một vài h́nh thức năng lượng đặc biệt, và điều này đúng dù một người đang nói đến một thái dương hệ, một Cung, nói đến sự xuất hiện của một hành tinh trong không gian, hoặc nói đến hiện tượng về sự ra đời của con người. Một vài yếu tố bên ngoài đối với bất cứ đơn vị năng lượng nào đang được xem xét, sẽ tác động một cách không thể tránh khỏi đến sự xuất hiện của nó, và tác động như các tác nhân làm lệch hoặc chỉ đạo. Định luật Chu Kỳ luôn luôn được xem như định luật khó khắc phục nhất đối với con người, và thật sự phải nói rằng khi một người đă thông thạo được các chi tiết kỹ thuật của nó, và có thể hiểu được các phương pháp tính toán thời gian của nó, th́ y đă đạt được điểm đạo. Tính chất phức tạp của nó th́ nhiều và có ràng buộc với định luật c̣n vĩ đại hơn, định luật nhân quả, đến nỗi gần như toàn bộ phạm vi tri thức có thể có được bởi đó vị vượt qua. Muốn hiểu được định luật này, cần phải có năng lực để:

Giải được các công thức toán học cao siêu của thái dương hệ.

Tính toán được mối liên hệ giữa một đơn vị thuộc bất cứ cấp độ nào với tổng thể vĩ đại hơn, mà căn cứ vào rung

 

động của nó, đơn vị đó được lôi cuốn vào sự hiển lộ theo chu kỳ (periodic display).

Đọc được kư ảnh bằng chất akasha của một hành tinh hệ.

Phán đoán các ảnh hưởng nghiệp quả trong thời gian và không gian.

Phân biệt giữa bốn luồng hiệu ứng nghiệp quả như chúng liên quan đến bốn giới của thiên nhiên.

Phân biệt giữa ba ḍng năng lượng chính – các năng

 

1145 lượng tĩnh tại, hoạt động và hài ḥa – đồng thời ghi nhận chủ điểm (key) của mỗi đơn vị và vị trí của nó trong nhóm lớn các điểm chuyển tiếp. Các đơn vị sau này là những người ở trên đỉnh của một trong ba ngọn sóng, và do đó sẵn sàng để được chuyển thành một lượn sóng có năng lực rung động cao. g/ Đi vào Pḥng Kư Ảnh và ở đó đọc được một nhóm tài liệu đặc biệt liên quan đến sự biểu lộ hành tinh theo bốn cách. Nó liên quan với Hành Tinh Thượng Đế, và liên quan đến sự chuyển di năng lượng từ dăy nguyệt cầu. Nó liên quan đến việc truyền chuyển năng lượng đến một hành tinh hệ khác, và liên quan đến sự tương tác giữa Thánh Đoàn của nhân loại (giới thứ tư) với Sự Sống vĩ đại làm linh hoạt của giới động vật. Khi một người có thể làm mọi điều này và đă đạt được quyền để biết những ǵ tạo ra hiện tượng biểu lộ, y đă hưởng được quyền nhập vào các hội đồng (councils) của Thánh Đoàn hành tinh và chính y điều khiển các ḍng năng lượng vào, qua và ra khỏi hành tinh.

Một ư tưởng nào đó về sự phức tạp đang chi phối biểu lộ có chu kỳ của một con người có thể được tập hợp lại bằng một xem xét về các lực vốn đưa các đơn vị con người vào biểu lộ, tạo ra hiện tượng biệt ngă hóa; sau rốt, đây là sự xuất

hiện của luồng năng lượng thứ ba kết hợp với hai luồng kia. Con người là mảnh đất gặp gỡ của ba luồng thần lực, luồng này hoặc luồng kia chiếm ưu thế tùy loại người.

Chúng ta hăy liệt kê vắn tắt các yếu tố này và như thế có được một số ư tưởng về tính phức tạp của vấn đề:

Yếu tố thứ nhất và quan trọng nhất là cung của con người. Điều này có nghĩa là có bảy luồng thần lực đặc biệt, mỗi luồng có tính chất, loại và nhịp điệu đặc biệt của nó. Vấn đề trở nên phức tạp hơn bởi sự kiện là mặc dù Cung của Chân

1146 Thần, là yếu tố định tính chủ yếu của nó, tuy thế hai Cung phụ, tức Cung Chân Ngă và Cung phàm ngă, cũng cần phải xem xét. Thứ hai, cần phải nhớ rằng các đơn vị con người trên hành tinh hiện giờ đương nhiên thuộc vào hai nhóm lớn – những người đă được biệt ngă hóa, hay là trở nên “các đơn vị có năng lượng tự điều khiển” (“units of self-directing energy”) trên nguyệt cầu, và những người đạt đến ngă thức trên địa cầu. Có các phân biệt quan trọng giữa hai nhóm người này, v́ các đơn vị của dăy nguyệt cầu được phân biệt, không những chỉ bằng một phát triển tiến bộ hơn nhờ bởi thời kỳ tiến hóa lâu dài hơn của họ, mà c̣n bởi tính chất của hoạt động sáng suốt và lớn lao, v́ (theo như được mong đợi), trên dăy thứ ba hay dăy nguyệt cầu, Cung thứ ba là yếu tố chiếm ưu thế. Trong dăy thứ tư này, tứ thể (quaternary) chiếm ưu thế, hay là sự tổng hợp của ba để tạo ra cái thứ tư, và đây là một lư do giải thích bản chất vật chất rất mạnh mẽ của những người tiến vào giới nhân loại trên hành tinh này. Sự phân biệt giữa hai nhóm rất lớn, và một trong các bí ẩn nằm đàng sau các phân chia chính của nhân loại – các nhà cai trị và người bị cai trị, các nhà tư bản và nhà nông, người được cai trị và những nhà cai trị -đều được thấy ngay nơi đây.

Không một hệ thống cải cách xă hội nào sẽ được giải quyết một cách thành công mà không có một nghiên cứu thích đáng về sự kiện quan trọng này. Các đặc điểm phân biệt khác có thể được liệt kê nhưng ở giai đoạn này cũng chỉ làm phức tạp vấn đề thôi.

Một yếu tố thứ ba gây tách biệt các nhóm đơn vị nhân loại vốn đă đạt được ngă-thức trên địa cầu chúng ta c̣n ẩn giấu trong các phương pháp được dùng của các Hỏa Thần Quân (Lords of the Flame) vào thời đó. Chúng ta được dạy là các Ngài dùng ba phương pháp.

Thứ nhất, chính Các Ngài khoác vào các thể xác và như thế kích hoạt một số h́nh hài cao cấp của giới động vật, để cho chúng xuất hiện dưới h́nh thức con người và như thế mở ra một nhóm đặc biệt. Các con cháu của những người này có

1147 thể được nh́n thấy trong các mẫu người cao nhất của nhân loại ngày nay trên địa cầu. Tuy nhiên, họ không phải hiện hữu ngay lúc này, mà đă đến từ xa xưa y như các nhóm người từ dăy nguyệt cầu đă đến đây vào thời Atlantis. Tính chất di truyền của họ rất đặc biệt. Họ ghi sâu mầm mống trí tuệ trong nhóm thứ hai của người thú tức là nhóm đă sẵn sàng để thoát kiếp thú (individualisation). Trong một thời gian dài, nhóm này không thể tự diễn đạt, và được các Hỏa Thần Quân chăm sóc vô cùng cẩn thận, suưt tí nữa thất bại. Tuy nhiên, vào lúc đó khi giống dân phụ cuối cùng của căn chủng Lemuria đă ở đỉnh cao của nó, một cách bất ngờ nhóm này tiến lên vị trí hàng đầu của nền văn minh lúc đó, và minh chứng cho nỗ lực của Thánh Đoàn. Thứ ba, các Ngài nuôi dưỡng các mầm bản năng trong một số nhóm người thú cho đến khi mầm đó nở ra thành trí tuệ. Đừng bao giờ quên rằng con người đang có trong chính

họ (không kể đến việc vun trồng bên ngoài) năng lực để đi đến và đạt được ngă thức đầy đủ.

Ba phương pháp này đưa chúng ta đến yếu tố thứ tư cần nên nhớ, yếu tố về ba cách hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các Điểm Chân Thần (incarnating Jivas).

Các Con của Trí Tuệ được phân biệt bằng ba tính chất của vật chất như có nêu ra trước kia, và thường thường chúng được gọi là:

 Các Con của hài ḥa nhịp nhàng (sattvic rhythm),

 Các Con của tính chất động (mobility),

 Các Con của thiếu năng động (inertia).

 

Các tính chất này là các đặc tính của ba Cung chính yếu và của Ba Ngôi của Chúa Cha; chúng là các tính chất của tâm thức – vật chất, trí tuệ và thiêng liêng. Chúng là các đặc điểm chiếm ưu thế của các dăy hành tinh, trong đó địa cầu chúng ta là một.

Hành tinh hệ Địa Cầu

Dăy thứ nhất ......... Thuộc kiểu mẫu nguyên h́nh (Archetypal) Dăy thứ hai ............ Hài ḥa nhịp nhàng.

1148    Dăy thứ ba ............. Tính chất động. Dăy thứ tư ............. Tính tŕ trệ (thiếu năng động). Dăy thứ năm ......... Tính chất động. Dăy thứ sáu ........... Hài ḥa nhịp nhàng. Dăy thứ bảy ........... Hoàn thiện (Perfect). Các yếu tố mà chúng ta đă xem xét đang tác động vào các

đơn vị lâm phàm khác nhau có một hiệu quả thiết yếu trên sự tiến hóa theo chu kỳ của chúng, đồng thời cung và ba kiểu mẫu chính tạo ra sự xuất hiện theo chu kỳ khác nhau. Một vài diễn đạt được đưa ra trong các sách của huyền môn về độ dài thời gian thay đổi giữa các lần luân hồi. Các diễn đạt như thế đều là sai lầm chính, v́ chúng không xét đến sự dị biệt về

Cung, và không thừa nhận các xem xét về việc liệu có phải từng người riêng biệt có liên quan lại là một người thiếu năng động, một điểm hài ḥa, hoặc là một thực thể sinh động hay không. Không một qui luật cứng nhắc và chặt chẽ nào có thể được đưa ra vào lúc này cho quảng đại quần chúng, dù các qui luật như thế vẫn hiện hữu và được chi phối bằng bảy công thức khác nhau cho ba kiểu mẫu chính. Bên trong sự phân hóa làm bảy này, có nhiều sự phân hóa thứ yếu, và đạo sinh sáng suốt cố tránh sự khẳng định có tính độc đoán về vấn đề khó khăn và đặc biệt nhất này. Đường biên của vật chất chỉ được chạm đến nơi đây. Cần nhớ rằng trong các giai đoạn luân hồi trước kia, con người bị chi phối phần lớn bởi sự xuất hiện của tập thể, và luân hồi theo nhóm của ḿnh.

Theo thời gian qua và ư chí hoặc mục tiêu riêng của y trở nên khu biệt hơn, đôi khi y sẽ tự ép ḿnh vào việc biểu lộ một cách độc lập với nhóm của ḿnh, giống như những người khác trong nhóm sẽ làm, và điều này đưa đến một sự lầm lẫn bề ngoài, nó gây tai hại cho các tính toán bên ngoài của nhà nghiên cứu hời hợt. Khi xảy ra trường hợp này, một người đặc biệt có liên hệ, sẽ có sự ghi nhận của ḿnh được chuyển sang một ô chứa khác (file) trong các kư ảnh của Thánh Đoàn, và trở thành cái mà về mặt huyền linh học được gọi là “một điểm lửa tự hướng dẫn” (“a self directed point of fire”). Lúc bấy giờ y trở nên có cá tính một cách mạnh mẽ, hoàn toàn tự chiếm lĩnh (self-engrossed), thoát ra mọi ư thức tập thể, ngoại

1149    trừ các liên kết trần tục vào cái mà y bám sát do bản năng tự vệ và phúc lợi cá nhân. Trong giai đoạn này, với một thời kỳ rộng lớn, y vẫn như cũ và có trước mắt y việc khống chế thuộc một giai đoạn muộn hơn, trong đó y quay về với nhận thức tập thể trước kia trên một ṿng xoắn ốc cao hơn.

Các qui luật đang chi phối các cuộc luân hồi kẻ bậc trung đă được xem xét ở một nơi khác, và nhiều thông tin đă được đưa ra trong bộ luận này và trong “Thư Về Tham Thiền Huyền Linh” mà -nếu được so sánh đối chiếu – sẽ cung cấp đủ dữ liệu để nghiên cứu trong một thời gian dài. Không có nhiều điều đă được đưa ra liên quan đến các cuộc luân hồi của các đệ tử và các phương pháp có liên quan trong các giai đoạn sau của cơ tiến hóa.

Ở đây cần nên nhớ rằng (đối với một đệ tử), sự chỉnh hợp trực tiếp với Ego xuyên qua các trung tâm lực và bộ óc xác thịt là mục tiêu của sự sống thiền định và sự sống có giới luật của đệ tử. Có như thế th́ Thượng Đế Nội Tâm mới có thể tác động với đầy đủ tâm thức và sử dụng sự kiềm chế đầy đủ trên cơi trần. Nhờ thế, nhân loại sẽ được trợ giúp và nhóm có liên hệ sẽ được tăng tiến. Lại nữa, cần phải nhớ rằng các định luật căn bản của Cung và kiểu mẫu đặc biệt của đệ tử sẽ ấn định một cách tuyệt đối các bề ngoài của y, nhưng một số các thần lực khác bắt đầu có ảnh hưởng nhiều, sẽ được nói đến ở đây.

Các yếu tố chi phối việc đi đến luân hồi của một đệ tử như sau:

Thứ nhất, ước muốn thanh toán karma của y một cách nhanh chóng và nhờ thế giải thoát chính y để phụng sự. Ego khắc sâu ước muốn này lên đệ tử trong lúc luân hồi, và như thế loại bỏ bất cứ ước muốn trái ngược nào về phía y đối với lạc phúc ở devachan, hoặc ngay cả đối với công việc trên cơi cảm dục. Do đó, toàn thể mục tiêu của đệ tử sau khi chết là tống khứ các thể tinh anh của ḿnh, và tiếp nhận các thể mới. Không muốn có một thời kỳ nghỉ ngơi, và v́ ước muốn (desire) là yếu tố chi phối trong thái dương hệ của ước muốn này, và đặc biệt là trong hành tinh hệ đặc biệt này, nếu nó

không tồn tại, không có một sự thúc đẩy nào để hoàn thành. Do đó, con người vắng mặt ở cơi trần trong một thời gian rất

1150 ngắn và bị Ego của y thôi thúc đi vào xác thân rất nhanh chóng. Thứ hai, thể hiện một phần công việc phụng sự nào đó dưới sự chỉ đạo của Đức Thầy của y. Việc này sẽ bao hàm một số điều chỉnh, và đôi khi tạm thời hoăn lại karma của y. Các điều chỉnh này do Chân Sư tạo ra với sự đồng ư của đệ tử, và chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp của một đệ tử nhập môn ở một vị thế nào đó. Việc đó không hàm ư rằng karma bị đặt sang một bên, mà chỉ có nghĩa rằng một vài thần lực được giữ tạm thời không hoạt động (in abeyance) cho đến khi một công việc tập thể được chọn lựa đă được hoàn thành. Thứ ba, đôi khi một đệ tử sẽ trở lại luân hồi để ăn khớp với kế hoạch có tầm quan trọng hơn kế hoạch của chính y. Khi một sứ giả của Thánh Đoàn cần một hiện thể để biểu hiện chính Ngài qua đó, và không thể sử dụng một xác thân của chính Ngài, do việc quí hiếm chất liệu của xác thân đó, Ngài sẽ sử dụng thân xác của một đệ tử. Chúng ta có một trường hợp của cách này trong việc Đức Christ dùng thân xác của đệ tử điểm đạo Jesus, việc mượn thể xác đó xảy ra vào dịp Baptism (Thánh Tẩy). Lại nữa, khi một thông điệp đă được đưa ra cho thế gian trong chu kỳ lặp đi lặp lại nào đó, một đệ tử ở quả vị cao trong một nhóm của Đức Thầy sẽ xuất hiện trong việc lâm phàm hồng trần, và sẽ được “ứng linh” (overshadowed”) hay được tạo “linh hứng” (theo ư nghĩa huyền học chuyên môn) bởi một vị thầy cao cấp hơn y. Thứ tư, do thiếu sự phát triển đầy đủ, một đệ tử có thể tiến rất xa theo một số đường lối, nhưng lại thiếu cái được gọi là tăng cường đầy đủ của một nguyên khí đặc biệt. Do đó, y có thể quyết định (với sự đồng ư hoàn toàn của Chân Ngă

của y và của Sư Phụ y) chọn một loạt các lần luân hồi trở đi trở lại một cách nhanh chóng với ư định hoạt động đặc biệt, là mang lại một tính chất nào đó, hoặc một loạt các tính chất, đưa tới một điểm hàm tích (content) rung động cao, nhờ thế hoàn thành viên măn lĩnh vực biểu lộ của y. Điều này giải

1151 thích cho những người đặc biệt, nhưng có tiềm lực, họ được gặp đôi khi; họ có nhất-tâm và theo bề ngoài, mất quân b́nh đến nỗi sự chú ư độc nhất của họ được dành cho một đường lối phát triển duy nhất, nhiều đến nỗi những đường lối khác khó mà lộ ra. Tuy thế, ảnh hưởng của họ dường như to tát, và quá sai biệt so với giá trị bề ngoài của họ. Một nhận thức về các yếu tố này sẽ ngăn cản đạo sinh sáng suốt không có các phán đoán vội vàng, và không có các kết luận hấp tấp liên quan đến các bạn hữu của ḿnh. Đôi khi có sự thay đổi của lư do này v́ sự luân hồi nhanh và ngay lập tức, xảy ra khi một điểm đạo đồ (tức là kẻ đă hầu như hoàn tất chu kỳ của ḿnh) xuất hiện trong cuộc luân hồi để biểu lộ hầu như toàn thể một nguyên khí hoàn hảo. Y làm điều này v́ lợi ích của một nhóm đặc biệt mà – dù dấn thân trong công việc cho nhân loại – đang thiếu kém phần nào trong mục đích của nó do việc thiếu một tính chất đặc thù, hoặc một ḍng thần lực. Khi điều này trở nên rơ rệt trên khía cạnh nội tâm, một đệ tử tiến bộ nào đó bố trí sức mạnh của tính chất đặc biệt đó sẵn sàng để dùng cho Thánh Đoàn, và được đưa ra để quân b́nh nhóm đó, và thường làm như thế cho một giai đoạn có các kiếp sống nối tiếp nhanh chóng. Đây là vài nguyên nhân chi phối biểu lộ theo chu kỳ của những người được tập hợp trong các tài liệu ghi chép (records) của Thánh Đoàn dưới h́nh thức “các điểm lửa thẳng hàng”. Họ được phân biệt bằng năng lượng đang tuôn đổ qua họ, bằng tính chất thu hút của công việc của họ, bằng

các hiệu quả tập thể mạnh mẽ của họ, và bằng nhận thức thuộc cơi trần của họ về thiên cơ.

Việc đi vào biểu lộ của các sự sống siêu nhân loại (như là các Đấng giải thoát vĩ đại hơn, hay là các raja-devas của một cơi giới), việc xuất hiện của các Hành Tinh Thượng Đế và các Thái Dương Thượng Đế trong hóa thân hồng trần (physical incarnation) được chi phối bằng các định luật tương tự trong thiên nhiên đối với các Đấng đang chi phối đơn vị nhân loại, nhưng với một phạm vi vũ trụ. Điều sẽ trở nên hiển nhiên đối với đa số người nghiên cứu phiến diện là sự xuất hiện từ từ của một cơi giới từ bóng tối vốn đang hiện hữu giữa các hệ thống được tạo ra không những dưới h́nh thức kết quả của đáp ứng rung động đối với Linh Từ được phát ra, mà c̣n

1152    dưới h́nh thức thể hiện của nghiệp quả của một Sự Sống vũ trụ và liên hệ hiện có giữa Sự Sống (Đấng) đặc biệt đó với Đấng Cao Cả vũ trụ (cosmic Existence), Đấng mà chúng ta gọi là Brahma hay là Ngôi Ba của Trinity (Tam Vị Nhất Thể). Đấng Cai Quản thiên thần (deva Ruler) của một cảnh giới là một Thực Thể siêu nhân loại, Ngài đến dưới một xung lực vũ trụ vĩ đại để đưa ra h́nh thức rung động vốn sẽ làm cho có thể xuất hiện các h́nh thức khác nhỏ hơn. Đấng Chủ Quản của các Cung, tức là các Hành Tinh Thượng Đế, được liên kết về mặt nghiệp quả một cách tương tự với Ngôi Hai của Thượng Đế, hay là với Sự Sống đang biểu lộ mà chúng ta gọi là Vishnu. Như vậy, người ta sẽ nhận ra rằng ba xung lực chính, mỗi xung lực phát ra từ ư chí, kế hoạch hoặc mục tiêu hữu thức của một Đấng Cao Cả vũ trụ, đều chịu trách nhiệm cho tất cả những ǵ được nh́n thấy và được biết đến trong thái dương hệ chúng ta. Dĩ nhiên, điều này thường được nhấn mạnh trong các kinh sách huyền học khác mà bảng liệt kê sau đây có thể giúp ích.

Thực Thể vũ trụ Thực Thể Thái Dương Hệ Số xung lực  Tính chất.

 

1. Brahma ...... Các Raja Lords .................... 7.. Hoạt Động.... Bất động

 

2. Vishnu ....... Các Hành Tinh T. Đế .......... 7..Minh Triết ..... Chuyển động

 

3. Shiva .......... Thái Dương Thượng Đế .... 1.. Ư Chí ............ Nhịp nhàng

 

Ở đây cần lưu ư rằng bảng nêu trên sẽ áp dụng cho tiểu thiên địa cũng như đại thiên địa, và các đạo sinh sẽ thấy điều đó thích thú khi nghĩ ra.

3. Liên kết tam giác.

Trong Bộ Luận này có nêu ra đầy đủ để cho thấy kế hoạch tổng quát ẩn bên dưới, và giải thích cho sự phát sinh thái dương hệ hay là sự luân hồi trong thái dương hệ, và ở đây mục đích của tôi không phải là để bàn rộng một cách thật chi tiết. Chỉ v́ đối với con người trong một lần luân hồi trước kia, không thể h́nh dung ra các ảnh hưởng của sự tiến hóa lên trên y và nhận thức được bản chất của con người trên Thánh Đạo, thế nên ngay cả đối với các sự sống vĩ đại của thái

1153 dương hệ cũng không thể h́nh dung (ngoại trừ bằng các thuật ngữ rộng nhất và tổng quát nhất) về bản thể của Thái Dương Thượng Đế và của ảnh hưởng mà sự tiến hóa sẽ có nơi Ngài. Chỉ cần thêm rằng, về vấn đề này, khi một số sự chỉnh hợp rộng lớn của vũ trụ đă được tạo ra và năng lượng từ thể nguyên nhân h́nh trứng của Thượng Đế trên cơi trí vũ trụ có thể tuôn chảy không bị ngăn trở qua nguyên tử vật chất (thái dương hệ chúng ta), th́ các sự kiện vĩ đại và các khả năng không tưởng tượng được bấy giờ sẽ xảy đến. Thêm nữa, một vài hiện tượng có bản chất phụ thuộc vào biến cố chính này cũng sẽ xảy ra theo các chu kỳ trôi qua, có thể được tóm lược đại khái như sau:

Thứ nhất. Một số tam giác thái dương hệ sẽ được tạo thành, chúng sẽ giúp cho sự tương tác năng lượng giữa các hành tinh hệ khác nhau, và nhờ thế giúp cho sự thành thục

nhanh chóng hơn, các kế hoạch và các mục tiêu của các Đấng Cao Cả có liên hệ. Ở đây cần nên để ư rằng khi chúng ta xem xét sự truyền chuyển năng lượng qua sự chỉnh hợp và qua việc tạo ra một vài tam giác, luôn luôn có liên quan với năng lượng của trạng thái thứ nhất. Việc đó liên quan đến cách truyền lửa điện. Quả là quan trọng khi nhớ điều này trong trí, v́ nó duy tŕ sự tương đồng giữa đại thiên địa với tiểu thiên địa một cách chính xác.

Thứ hai. Một tam giác thái dương hệ cuối cùng sẽ được tạo thành vốn sẽ là tam giác lực tối cao, v́ nó sẽ được dùng bởi phần cốt lơi được rút ra và các năng lượng của thất bộ các hành tinh hệ dưới h́nh thức nền tảng âm cho sự tiếp nhận điện năng dương. Điện năng này có thể luân lưu qua các hành tinh hệ nhờ bởi việc mang lại một chỉnh hợp vũ trụ. Chính việc mang lại mănh lực tinh thần khủng khiếp này trong giai đoạn biểu lộ cuối cùng mang đến kết quả trong việc chiếu diệu của bảy thái dương.(1) Mặc dù bảy đă trở

1 Sự mọc và lặn của Mặt trời tượng trưng cho sự biểu lộ và qui ẩn. GLBN II, 72. Pralaya (qui ẩn, qui nguyên, tan ră) có nhiều loại:

 

1. Qui nguyên vũ trụ… Sự mờ tối đi (obscuration) của ba mặt trời, (cosmic Pralaya) hay là của ba thái dương hệ.

 

2. Qui nguyên thái dương … Sự mờ tối của một thái dương hệ vào lúc

 

(Solar Pralaya)             cuối của 100 năm của Brahma. Giai đoạn giữa các thái dương hệ.

 

3. Qui nguyên ngẫu nhiên … Sự mờ tối của một hành tinh hệ. Giai (Incidental pralaya) đoạn giữa các chu kỳ khai nguyên (manvantaras).

 

Con người lặp lại điều này vào các cuộc điểm đạo thứ bảy, thứ năm và ở mỗi lần tái sinh vào ba cơi thấp.

1154    thành ba, điều này chỉ có liên hệ đến các hành tinh vật chất trọng trược. Sự chiếu diệu được nói đến trong các kinh sách huyền môn và trong bộ GLBN là thuộc về chất dĩ thái; chính năng lượng dĩ thái bốc lửa này đem đến sự hoàn tất (và v́ thế hủy diệt) ba hành tinh hệ chính yếu c̣n lại. Trong việc này, chúng ta có một tương ứng với sự đốt cháy thể nguyên nhân vào lúc điểm đạo thứ tư qua sự ḥa nhập của ba loại lửa. Đó chỉ là một sự tương ứng, và các chi tiết đừng nên đẩy đi quá xa. Hành tinh hệ Saturn, về mặt huyền bí, được xem như hấp thu được “các lửa ma sát của không gian thái dương hệ”; Neptune được xem như kho chứa của “các lửa thái dương”, c̣n Uranus như là trú sở của “lửa điện”. Khi nào, qua hoạt động ngoài thái dương hệ được dựa trên ba nguyên nhân:

 Sự chỉnh hợp của Thượng Đế,

 Việc nhận được điểm đạo của Thượng Đế,

 Hoạt động của “Đấng Bất Khả Tư Nghị”, ba hành tinh hệ này được kích hoạt cùng một lúc và các loại lửa chuyển từ lửa này sang lửa kia theo cách thức tam giác, kế đó chúng cũng đi vào mờ tối. Không có ǵ c̣n lại ngoại trừ các mặt trời dĩ thái tỏa chiếu và các mặt trời này – do sự cháy

 

Cḥm Sao Tua Rua (Pleiades) là trung tâm mà quanh đó thái dương hệ của chúng ta đang quay. GLBN II, 251, 581, 582.

Mặt Trời là phần cốt lơi (kernel và là cái khuôn (matrix) của vạn vật trong thái dương hệ.      GLBN I, 309, 310, 590, 591.

Kernel xuất phát từ cùng một từ ngữ như corn (hạt ngũ cốc, lúa ḿ; ngô).

So sánh các thuật ngữ trong Thánh Kinh (Bible).

“Trừ phi một hạt lúa ḿ, rơi vào trong đất và chết đi, nó chỉ ở một ḿnh, nhưng nếu nó chết, nó mang lại nhiều quả”.

Mặt Trời được cai quản bởi cùng các định luật giống như mọi nguyên tử khác.      GLBN I, 168, 667.

 

cực độ (through very intensity of burning) – tan ră một cách rất nhanh chóng.

1155 4. Liên quan giữa các Bí Huyệt Cổ Họng, Hành Tủy, và Trí Tuệ. Vấn đề về các bí huyệt luôn luôn có nhiều sự quan tâm cho con người, và nhiều tác hại đă xảy ra qua việc điều khiển sự chú ư vào các bí huyệt vật chất. Không may là nhiều tên gọi đă được gán cho các bí huyệt, đang có các đối phần của chúng ở h́nh thức vật chất, và với xu hướng bất thường của con người khi đồng nhất hóa chính ḿnh với những ǵ hữu h́nh và thuộc vật chất, cả khối dữ liệu được tích tụ vốn được dựa vào (không những dựa vào tri thức thiêng liêng) mà c̣n dựa vào việc nghiên cứu về các hiệu quả được tạo ra qua việc suy tưởng về các bí huyệt vật chất. Các suy tưởng đó chỉ được thực thi một cách an toàn khi một người không c̣n an trụ vào trong phàm ngă nữa, mà nh́n mọi vật theo quan điểm của Chân Ngă mà y hoàn toàn đồng nhất hóa với Chân Ngă đó. Khi xảy ra trường hợp này, các bí huyệt trong vật chất hồng trần được nhận ra như đơn thuần chỉ là các điểm tập trung năng lượng nằm trong thể dĩ thái và có công dụng nhất định. Công dụng này là đóng vai tṛ tác nhân truyền một vài h́nh thức năng lượng được quyết tâm hướng dẫn bởi Ego hay Self (Chân Ngă) với ư định điều khiển xác thân (vốn không phải là một nguyên khí) để hoàn thành mục tiêu của Chân Ngă. Muốn làm được điều này, Ego phải tuân theo một vài qui luật, thích nghi với thiên luật, và phải đạt đến không những sự kiểm soát hữu thức xác thân mà c̣n biết rơ các định luật về năng lượng, và về cấu tạo của thể dĩ thái và sự liên hệ của thể đó với thể xác. Sự chú tâm của đạo sinh phải được đặt vào một số sự kiện căn bản liên quan đến các bí huyệt và như thế bổ sung, tạo mối liên hệ và tóm tắt những ǵ

đă được nêu ra trong Bộ Luận này. Rơ ràng là một số lượng lặp lại nào đó sẽ nhất thiết có giá trị, và thông tin được đưa ra ở đây với các tương ứng đă nêu, sẽ cung cấp cho tất cả những ai theo đuổi raja yoga với một nền tảng cho việc xem xét hợp lư, trầm tư khôn ngoan và một hiểu biết đầy đủ về chân lư có liên quan. Nhờ bởi sự phát triển mau lẹ của nhân loại và sự

1156 khai mở nhanh chóng nhăn thông dĩ thái, lợi ích sẽ trở nên rất thực tiễn nếu các đạo sinh huyền học có ít nhất một ư niệm lư thuyết về những ǵ sẽ được nh́n thấy tương đối rất sớm. Như chúng ta biết, có bảy bí huyệt và chúng đều được tạo ra bằng vật chất của các cơi phụ dĩ thái của cơi trần. Như chúng ta được dạy, theo nghĩa đen có đến mười, nhưng ba cái thấp không được xem như là các đối tượng (subjects) cho hướng của năng lượng Chân Ngă. Chúng liên quan với sự lưu truyền/tồn tại (perpetuation) của h́nh hài vật chất và có một liên quan chặt chẽ với:

 Ba giới thấp trong thiên nhiên.

 Ba cơi phụ thấp của cơi hồng trần.

 Thái dương hệ thứ ba, theo quan điểm của Thượng Đế.

 

Cần phải ghi nhớ rằng mặc dù ba thái dương hệ (quá khứ, hiện tại và thái dương hệ sắp đến) được biến phân trong thời gian và không gian xét về tâm thức con người, theo quan điểm của Thượng Đế th́ chúng, một cách chính xác hơn, tiêu biểu cho cái cao nhất, cái giữa và cái thấp nhất, và cả ba hợp thành chỉ một biểu hiện duy nhất. Do đó, thái dương hệ quá khứ, về mặt huyền bí, được cho là thái dương hệ thứ ba, chính là cái thấp nhất và được liên kết với vật chất trọng trược và âm tính (tiêu cực). Điều hiển nhiên là thái dương hệ có trước, tất nhiên là có mối liên quan mật thiết với giới thứ ba hay là giới động vật, và điều này, có lẽ con người đă vượt qua.

Bảy trung tâm lực mà con người có liên hệ với chúng, chính chúng thuộc về hai nhóm: nhóm dưới gồm có bốn cái, chúng có liên quan với bốn Cung Thuộc Tính (Rays of Attributes), hay là bốn Cung thứ yếu, và, do đó, có liên quan chặt chẽ với tứ nguyên (quaternary), cả về phương diện tiểu thiên địa lẫn đại thiên địa, và ba trung tâm lực trên, chính là các tác nhân truyền chuyển (transmitters) đối với ba Cung Trạng Thái (Rays of Aspect).

Các trung tâm năng lượng này là các tác nhân truyền 1157 chuyển năng lượng từ nhiều nguồn cội khác nhau, có thể được liệt kê vắn tắt như sau:

Từ bảy Cung chính, xuyên qua bảy cung phụ của bất cứ Cung Chân Thần đặc biệt nào.

Từ ba trạng thái của Hành Tinh Thượng Đế khi Ngài biểu lộ qua một hành tinh hệ.

Từ cái được gọi là “các phân chia thất phân của Tâm Thượng Đế” hay là mặt trời dưới bản chất thất phân chủ yếu của nó, như nó được nh́n thấy đang nằm một cách huyền bí đàng sau h́nh hài thái dương vật chất bên ngoài.

Từ bảy Đấng Rishis của Đại Hùng Tinh; năng lượng này tuôn đổ xuyên qua Chân Thần và được truyền xuống dưới, nhập vào các phân cảnh cao của cơi trí, với bảy ḍng năng lượng từ cḥm Sao Rua, đi đến dưới h́nh thức thần lực tâm linh (psychical force) biểu lộ qua Solar Angel.

 

Tất cả các ḍng năng lượng khác nhau này được truyền qua một vài nhóm hay trung tâm, trở nên linh hoạt hơn và biểu lộ với một ḍng chảy thông suốt khi con đường tiến hóa được theo đuổi. Xét về con người hiện nay, năng lượng này đều hội tụ, và t́m cách kích hoạt thể xác của con người, và hướng hoạt động của con người xuyên qua bảy bí huyệt dĩ thái. Các bí huyệt này nhận thần lực theo ba cách:

a/ Thần lực từ Hành Tinh Thượng Đế, và do đó, từ bảy Đấng Rishis của Đại Hùng Tinh xuyên qua Monad. b/ Thần lực từ cḥm sao Pleiades, xuyên qua Solar Angel hay là Ego.

c/ Thần lực từ các cơi chính, từ các Raja Devas của một cơi, hay là năng lượng Fohat, xuyên qua loa tuyến của một vi tử thường tồn.

Chính sự kiện này mới giải thích cho sự tăng trưởng và phát triển dần dần của một người. Trước tiên, chính là lực của vật chất của cơi chính (plane subtance), nó hướng dẫn y,

1158 khiến cho y tự đồng nhất hóa chính ḿnh với vật chất thô hơn và xem chính ḿnh là con người một thành viên của giới thứ tư, và do đó, bị thuyết phục y không phải là Phi-Ngă. Về sau, khi mănh lực từ Ego tuôn đổ vào, mức tiến hóa tâm linh của y tiếp tục (tôi dùng thuật ngữ “Psychical”– tâm linh – ở đây theo ư nghĩa cao nhất) và y bắt đầu xem chính ḿnh như là Ego, Chủ Thể Suy Tưởng, Chủ Thể vận dụng h́nh hài. Sau cùng, năng lượng từ Monad bắt đầu đáp ứng và y biết chính ḿnh không phải là người, cũng không phải là thiên thần, mà là một tinh hoa thiêng liêng (divine essence) hay Tinh Thần. Ba kiểu mẫu năng lượng này hiện ra trong kỳ biểu lộ dưới h́nh thức Tinh Thần, Linh Hồn và Thân Xác, và qua chúng, ba trạng thái của Đức Chúa đáp ứng và hội tụ trong con người, và nằm tiềm tàng trong mọi nguyên tử. Năng lượng thất phân của các cơi chính và do đó của vật chất, t́m được mục đích cuối cùng của nó khi bốn trung tâm lực thấp hoạt động đầy đủ. Năng lượng thất phân của tâm (psyche), tức trạng thái tâm thức, hiện ra khi ba năng lượng cao hơn trong ba cơi thấp đang rung động với độ chính xác. Hoạt động thất phân của tinh thần khiến cho chính nó được cảm nhận khi mỗi một trong bảy trung tâm lực này không

những hoạt động đầy đủ, mà c̣n đang quay như “các bánh xe tự quay trên chính chúng”, khi chúng thuộc về bề đo thứ tư và không những chỉ linh hoạt riêng rẻ, mà tất cả c̣n được liên kết với bí huyệt đầu thất phân. Lúc bấy giờ, con người được nh́n thấy theo đúng bản chất thực sự của y – một mạng lưới lửa với các điểm lửa tập trung, năng lượng lửa đang luân lưu và truyền chuyển. Các trung tâm lực này không những chỉ nhận năng lượng qua đỉnh đầu, hay là qua một điểm ở trên đỉnh đầu một chút, nếu nói chính xác hơn, nhưng cũng chuyển nó qua bí huyệt đầu, những ǵ được chuyển ra ngoài, được nh́n thấy như là có màu sắc khác nhau, nó chiếu sáng và rung động nhanh hơn những ǵ được nhận thấy. Thể dĩ thái được tạo thành bằng trạng thái âm của Lửa, và là nơi tiếp nhận lửa dương. Khi các loại lửa khác nhau phối hợp, ḥa nhập và lưu thông, nhờ đó chúng đạt được và tạo ra các hiệu quả nhất định trong các lửa của hệ thống tiểu thiên địa.

1159 Bí huyệt ở đáy xương sống (bí huyệt thấp nhất mà con người có dính dáng tới một cách hữu thức) là bí huyệt có mối quan tâm đặc biệt, do sự hiện hữu của nó như là trung tâm phát xuất đối với ba luồng năng lượng dài đang lên và xuống cột xương sống. Ḍng thần lực tam phân này có các tương ứng lư thú nhất mà đạo sinh có trực giác có thể hiểu được. Một vài ẩn ngôn có thể được đưa ra ở đây. Vận hà năng lượng gồm ba phần này chính nó có ba điểm đáng chú ư nhất, mà (để diễn tả điều đó với mục đích gợi lên ư thức cho kẻ có quan tâm) có thể được xem như:

 Bí huyệt căn bản ở điểm thấp nhất của cột xương sống.

 Bí huyệt hành tủy ở phần cao nhất của cột sống.

 Bí huyệt đầu cao nhất.

 

Do đó, chính là một minh họa thu nhỏ của toàn thể công cuộc tiến hóa của tinh thần và vật chất v́,

 

 Bí huyệt thấp nhất tương ứng với phàm ngă,

 Bí huyệt giữa ứng với Ego, hay Chủ Thể Suy Tưởng,

 Bí huyệt đầu cao nhất ứng với Monad.

 

Trong diễn biến tiến hóa của các lửa của xương sống, chúng ta có một tương ứng của sutratma với ba điểm cần quan tâm của nó, noăn hào quang của Chân Thần, điểm thoát ra của nó, noăn hào quang của Chân Ngă, điểm trung gian, và thân thể hay là h́nh hài thô sơ, điểm thấp nhất của nó.

Một ẩn ngôn đáng chú ư khác nằm trong sự kiện là có sự hiện hữu giữa các trung tâm lực ở cột sống này, một vài lỗ hổng (tạm diễn tả như thế) vốn phải được (trong diễn tŕnh tiến hóa) nối liền bởi tác động kích hoạt của rung động đang tăng nhanh của đơn vị lực (force unit). Giữa năng lượng tam phân của cột xương sống với trung tâm lực hành tủy, có một chỗ gián đoạn (hiatus), cũng như nơi đó có tồn tại những ǵ phải được bắc cầu giữa phàm ngă tam phân với thể Chân Ngă, hay là giữa vi tử thường tồn hạ trí trên cơi phụ thứ tư của cơi trí với Solar Angel trên cơi phụ thứ ba. Mặc dù chúng ta được dạy rằng tam bộ nguyên tử thường tồn (permanent

1160    atomic triad) được chứa đựng trong chu vi thể nguyên nhân, tuy nhiên, theo quan điểm của tâm thức, có cái cần phải được bắc cầu. Lại nữa, giữa trung tâm lực hành tủy với trung tâm lực cao nhất trên đầu, có một hố ngăn cách khác – tương ứng với hố ngăn cách được t́m thấy giữa cơi của Ego với điểm thấp nhất của Triad, tức vi tử thường tồn thượng trí. Khi con người đă tạo ra được antaskarana (mà y đang làm trong các giai đoạn cuối cùng của bước tiến hóa của ḿnh trong ba cơi thấp) hố ngăn cách đó được lấp lại, Monad và Ego được liên kết chặt chẽ. Khi con người được an trụ vào trong thể trí của ḿnh, y bắt đầu lập được cầu antaskarana. Khi bí huyệt giữa hai bả vai, được nói đến ở trên trong Bộ Luận này như là

trung tâm lực trí tuệ, đang rung động mạnh mẽ, lúc bấy giờ trung tâm lực hành tủy và trung tâm lực đầu, xuyên qua trung tâm lực cổ họng có thể được nối liền.

Khi đạt đến giai đoạn này, con người trở thành một kẻ sáng tạo trong chất trí có một tiêu chuẩn khác với người bậc trung đang hoạt động một cách vô tâm. Y làm việc chặt chẽ với thiên cơ và Manasaputra thiêng liêng, tức Con của Trí Tuệ, sẽ chuyển sự chú ư của y từ chỗ vốn là một Con của Quyền Năng trong ba cơi thấp và trung tâm chú ư của y trong Tam Thượng Thể Tinh Thần, thế là tóm tắt lại trên một ṿng xoắn cao hơn, công việc mà y đă làm trước kia với tư cách con người. Điều này có thể xảy ra khi sự tăng trưởng của tam giác vừa được bàn đến ở trên (đáy xương sống, bí huyệt hành tủy và bí huyệt cổ họng, khi chúng thống nhất trong đầu) được song hành bằng một tam bộ khác, đó là bí huyệt đan điền, tim và mắt thứ ba. Qua chúng, năng lượng ḥa nhập được hợp nhất một cách tương tự trong cùng bí huyệt đầu. Mắt thứ ba là một trung tâm năng lượng được con người tạo nên; đó là một tương ứng với trung tâm năng lượng, tức thể nguyên nhân, do Monad kiến tạo. Bí huyệt hành tủy được kiến tạo một cách tương tự bởi các luồng thần lực khác và phù hợp một cách đáng chú ư với h́nh hài tam phân được Ego tạo ra trong ba cơi thấp.

Khi công việc song đôi này tiến hành đến một tŕnh độ tiến hóa nào đó, một tam bộ khác trở nên linh hoạt trong 1161 chính đầu dưới h́nh thức kết quả của hai luồng năng lượng tam phân này. Tam giác này truyền chuyển năng lượng lửa – xuyên qua tuyến tùng quả, tuyến yên và trung tâm lực hành tủy và tam giác này đạt đến bí huyệt đầu. Theo cách này trong ba tam giác trên, chúng ta có chín ḍng năng lượng hội tụ lại và đi vào hoa sen cao nhất trên đầu. Sự tương ứng với

một vài thần lực đại thiên địa sẽ hiện rơ ở đây đối với tất cả các nhà nghiên cứu tinh tế.

Chúng ta đă thấy sự liên quan chặt chẽ giữa các trung tâm lực khác nhau với các tác động lộ ra từ từ cần được ghi nhận khi chúng được liên kết lại và sau rốt tạo ra một hệ thống tuần hoàn tổng họp cho năng lượng Chân Ngă liên kết với năng lượng của phàm ngă, nó tạo thành một loại phương tiện nhờ đó mănh lực của Chân Ngă giúp cho chính nó được nhận ra. Về mặt đại thiên địa, chỉ có ít điều có thể được nói đến, vốn có thể tỏ ra có thể hiểu được đối với con người ở tŕnh độ tiến hóa của con người hiện nay. Tuy nhiên, một vài diễn đạt ngắn có thể được đưa ra, vốn (nếu được cân nhắc và được liên kết với nhau) có thể đưa ra một ít ánh sáng về sự tiến hóa hành tinh và về sự liên hệ của các Hành Tinh Thượng Đế với Thái Dương Thượng Đế.

Một Thái Dương Thượng Đế sử dụng cho các trung tâm năng lượng của Ngài, tức các hệ thống hành tinh, mỗi hệ thống biểu hiện cho một loại năng lượng đặc biệt, và do đó, mỗi hệ thống rung động theo chủ điểm (key) của solar Angel của Thượng Đế, mà solar Angel của con người là một h́nh ảnh mờ tối của solar Angel Thượng Đế (Chân Ngă Thượng Đế). Nơi đây, thật là lư thú mà ghi nhận rằng v́ solar Angel của con người là một cái đơn nhất (unity), biểu lộ qua ba tầng cánh hoa, sự tương ứng của Thượng Đế hầu như lư thú hơn, v́ lẽ Thực Thể vũ trụ vĩ đại đó biểu lộ trên cơi trí vũ trụ dưới h́nh thức ngọn lửa tam phân, tác động qua bảy tầng cánh hoa, và chính là năng lượng từ bảy ṿng năng lượng này đang đập nhịp (pulsates) qua phương tiện của bất cứ hành tinh hệ nào. Mọi điều này được ẩn giấu trong cái bí mật của Đấng Bất Khả Tư Nghị, và chính con người không thể giải đáp được nó, -chân lư vẫn c̣n lờ mờ khó hiểu ngay cả đối

với Đấng Dhyan Chohan cao nhất của thái dương hệ chúng ta. Chính các trung tâm năng lượng của Thái Dương Thượng 1162 Đế ở dưới h́nh thức của các hoa sen rộng lớn (1) hay là các

1 Xem Tiết VIII, GLBN quyển I. Hoa sen là biểu tượng của cả Đại Thiên Địa lẫn Tiểu Thiên Địa. a-Mầm của hoa sen chứa thực vật hoàn hảo thu nhỏ. b-Đó là sản phẩm của lửa và vật chất. c-Nó có các cội rễ trong bùn, nó tăng trưởng qua nước, nó được nuôi

dưỡng bằng hơi ấm của mặt trời, nó trổ hoa trong không khí.

Đại thiên địa.

Bùn (mud) ................. Thái dương hệ vật chất ngoại cảnh. Nước ........................... Bản chất t́nh cảm hay cảm dục. Hoa trên nước ........... Sự có quả của tinh thần. Phương pháp ............ Lửa vũ trụ hay trí tuệ.

Tiểu thiên địa

Bùn ............................. Thể xác. Nước ........................... Bản chất t́nh cảm hay cảm dục. Hoa trên nước ........... Sự kết quả của bồ đề hoặc tinh thần. Phương pháp ............ Lửa trí tuệ.

“Ư nghĩa của truyền thuyết cho rằng Brahma được sinh ra từ hoặc là trong hoa sen, đều như nhau. Hoa sen tượng trưng cho hệ thống thế giới, c̣n Brahma ngự trong đó tượng trưng cho hành động; do đó Ngài được gọi là Kamal-asana, liên hoa-tọa thế (Lotus seated). Lại nữa, hoa sen được cho là mọc lên từ hay là trong rốn (naval) của Vishnu, bởi v́ rốn/trung tâm của Vishnu hay là toàn-thức (all-know-ledge) là ư muốn thiết yếu (necessary desire), h́nh thức nguyên sơ của nó, như được thể hiện trong bản văn Veda, là: ước ǵ ta được sinh ra ngoài (như hằng hà sa số con cháu). Từ cái ham muốn chủ yếu và chính yếu đó, tức ư muốn hiện tồn, phát xuất ra toàn bộ cái biến dịch, mọi hoạt động quay cuồng và xoắn ốc, của thay đổi và biểu lộ, nó trang điểm cho sự sống. Trong sự biến dịch đó, Brahma đang ngự trị, và do Ngài và bởi Ngài, nghĩa là, bởi hoạt động không ngừng, phát xuất và biểu lộ thế giới có tổ chức, the trib huvanam, tức là thế giới tam phân. V́ cái đầu tiên biểu lộ, do đó Brahma được gọi là đấng đầu tiên của các thần; bằng hành động đang biểu lộ, và Ngài là diễn

bánh xe, ở tâm của nó có ẩn tàng Sự Sống vũ trụ trung tâm mà chúng ta gọi là một Hành Tinh Thượng Đế. Ngài là nơi gặp gỡ cho hai loại thần lực, lực tinh thần hay Thượng Đế, nó đạt đến Ngài (xuyên qua Hoa Sen Thượng Đế trên các cơi trí vũ trụ) từ bảy Đấng Rishis của Đại Hùng tinh, trên cơi riêng của Ngài, và thứ hai, của lực bồ đề (buddhic force), được truyền xuyên qua bảy Tỉ Muội (Seven Sisters) hay Cḥm Sao Rua từ một cḥm sao gọi là Thiên Long (Dragon) theo một số sách, và từ đó mà có tên gọi “Rồng Minh Triết”.

Một loại năng lượng thứ ba được đưa thêm vào, và do đó có thể được nhận thấy trong các trung tâm này, đó là năng lượng loại trí tuệ. Năng lượng này đạt đến các trung tâm lực Thượng Đế xuyên qua sao Sirius (Thiên Lang) và được truyền đi từ tinh ṭa đó, mà (như trước kia tôi có ám chỉ) vốn

1163 phải c̣n lẩn khuất hiện nay. Ba ḍng năng lượng vĩ đại này hợp thành toàn bộ biểu lộ của một trung tâm lực Thượng Đế. Chúng ta biết biểu lộ này dưới h́nh thức một hành tinh hệ. Bên trong hành tinh hệ, các ḍng năng lượng này hoạt động hữu hiệu nhất theo cách sau đây:

 Năng lượng tinh thần ..... ba cơi cao ..... các Monads.

 Thần Lực bồ đề ................ cơi thứ tư ..... các solar Angels.

 Lực trí tuệ ............... hai cơi thấp ... bốn giới của thiên nhiên.

 

Năng lượng vật chất, đồ thừa của thái dương hệ trước kia, biểu lộ qua h́nh hài vật chất trọng trược và trong vật chất vốn được kích hoạt trong chu kỳ tiến hóa giáng hạ. Nó không

viên (actor); và v́ là diễn viên, do đó ngài cũng đôi khi được gọi là đấng bảo tồn (preserver) hay là đấng bảo vệ (protector) của thể giới; v́ ngài là đấng tạo ra sự vật, ngài cũng thích việc duy tŕ và bảo tồn công tŕnh của ngài, và hơn nữa, bằng cách tạo ra sự việc, ngài cung cấp nền tảng và cơ hội cho hoạt động bảo tồn, mà dĩ nhiên, theo nghĩa tuyệt đối, thuộc về Vishnu”. Pranava-Vada 84, 311.

được xem như một nguyên khí, và được xem như nền tảng

của maya (hăo huyền) hay illusion. Các hành tinh hệ khác nhau đều không giống nhau và

khác về:

 Loại năng lượng,

 Mức tiến hóa,

 Vị trí trong cơ tiến hóa chung,

 Cơ hội nghiệp quả,

 Tốc độ rung động.

 

Như chúng tôi thường lặp lại, phân biệt chính nằm trong sự kiện là ba trong số các điểm nêu trên hợp thành ba trung tâm năng lượng dĩ thái cao siêu của Thượng Đế, và bốn tạo thành các trung tâm thấp.

Ở đây đối với chúng ta, Saturn đáng chú ư bởi v́ Thượng Đế của Saturn giữ một vị thế trong cơ thể Thượng Đế tương tự với vị thế được nắm giữ bởi trung tâm lực cổ họng trong tiểu thiên địa. Vào cuối chu kỳ biểu lộ, ba trung tâm lực này sẽ trở nên chỉnh hợp theo cùng một cách như là trung tâm lực ở đáy xương sống, trung tâm lực cổ họng và bí huyệt hành tủy. Ở đây cần nêu ra rằng có ba hành tinh hệ nắm giữ một vị

1164    trí tương tự với vị trí được giữ bởi tuyến tùng quả, tuyến yên và trung tâm lực hành tủy, nhưng chúng không phải là các hành tinh hệ được nói đến như là các trung tâm lực, hay là được chúng ta biết như là được làm linh hoạt bởi các Hành Tinh Thượng Đế. Một số tiểu hành tinh có vị trí của chúng ở đây, và một hành tinh hệ đă hết hoạt động và đang ở trong t́nh trạng tĩnh lặng và không hoạt động. Hành tinh hệ sau này là sự tương ứng trong cơ thể Thượng Đế đối với con mắt thứ ba bị teo tóp trong giới thứ tư của thiên nhiên. Khi con người đă phát triển nhăn thông dĩ thái và nhờ thế mở rộng phạm vi nh́n, y sẽ biết được các sự thật này, v́ y sẽ thấy.

Nhiều hành tinh hệ vốn chỉ được nh́n thấy trong chất dĩ thái, sẽ được tiết lộ trước cái nh́n chăm chú đầy kinh ngạc của y, và y sẽ thấy rằng (giống như trong cơ thể tiểu thiên địa) có bảy (hoặc là mười) trung tâm lực tối cao nhưng các con số của các trung tâm lực khác dành cho mục đích kích hoạt các cơ quan khác nhau. Cũng giống như thế, cơ thể đại thiên địa có vô số điểm tập trung hay là các điểm cung cấp vốn có vị trí của chúng, chức năng của chúng, và các hiệu ứng được cảm nhận của chúng. Khi không có bầu vật chất trọng trược nào cả, th́ các trung tâm này tạo thành cái mà đôi khi được gọi là “nội tuần hoàn” và chuyển thần lực của chúng qua các trung tâm lớn hơn đă được nói đến trong các kinh sách huyền học như là có liên quan với cuộc nội tuần hoàn.

Mỗi một trong các hành tinh hệ này có thể được nh́n thấy như là một hoa sen có bảy cánh hoa chính, mà mỗi dăy hợp thành một cánh hoa, nhưng cũng có các cánh hoa phụ có màu thứ cấp tùy theo bản chất và karma của Thực Thể liên quan. Chính trong cách liệt kê các hoa sen thái dương này mà các đạo sinh huyền môn đi lạc lối. Thí dụ, thật là chính xác khi nói rằng hành tinh hệ tương ứng với nền tảng tiểu thiên địa của xương sống là một hoa sen tứ phân và do đó, có bốn cánh hoa. Có bốn cánh hoa nổi bật có màu sắc đặc biệt, nhưng có ba thuộc màu thứ cấp, và chín có bản chất cấp ba. (Với đạo sinh có trực giác, ẩn ngôn được truyền đạt, ở đây có thể tiết lộ tên của hành tinh, và bản chất về sự tiến hóa của nó).

1165 Mỗi một trong các hoa sen thái dương này, hay là các hành tinh hệ, khai mở trong ba giai đoạn hoạt động lớn, trong mỗi giai đoạn đó, một trong ba loại năng lượng chiếm ưu thế. Khi sự khai mở tiếp tục, hoạt động rung động tăng lên, và hiện tượng (appearance) của hoạt động biểu lộ thay đổi.

 

Hoạt động của hoa sen hay bánh xe trong một thời gian dài chỉ là hoạt động của một sự xoay tṛn chậm chạp.

Sau đó, trong một giai đoạn c̣n lớn hơn, mỗi cánh hoa xoay tṛn trong một tổng thể lớn hơn, và ở một góc độ khác với góc độ của toàn thể sự quay.

Sau cùng, cả hai hoạt động này được gia tăng bằng sự xuất hiện của một h́nh thức năng lượng mà, thoạt tiên từ trung tâm, đập nhịp rất mạnh mẽ đến nỗi nó tạo ra cái dường như là các ḍng năng lượng chạy tới lui từ tâm đến chu vi.

Khi ba giai đoạn này tác động hợp nhất, hiệu quả cực kỳ tuyệt diệu và con mắt không thể theo dơi, trí con người không thể nghĩ ra, hay là không bút mực nào diễn tả được. Chính giai đoạn này, đại thiên địa và tiểu thiên địa, tạo thành các cấp độ chỉnh hợp khác nhau, v́ các đạo sinh đừng bao giờ quên rằng tất cả những ǵ đang biểu lộ, là một khối cầu, và sự chỉnh hợp thực sự là ở chỗ sự giao tiếp không bị ngăn trở giữa tâm của khối cầu với ngoại biên hay là mức độ của ảnh hưởng của ư chí năng động và trung tâm.

 

Trong mỗi hành tinh hệ có bảy dăy, đó là bảy trung tâm hành tinh, và lần nữa, trong dăy hành tinh có bảy bầu hành tinh vốn là các trung tâm của dăy (chain centres), nhưng các đạo sinh cần thận trọng không khảo sát các bầu theo quan điểm của các trung tâm, cho tới khi kiến thức của họ về cái bí mật nằm dưới vật chất trọng trược trở nên đầy đủ hơn, nếu không họ sẽ bị lạc vào sai lầm. Càng xuống thấp, người ta dễ t́m cách đưa tới sự tương ứng, càng lên cao càng có triển vọng sai lầm. Sự tương ứng phải nằm trong tính chất và trong nguyên lư được diễn đạt, chớ không ở trong h́nh hài.

1166    TIẾT HAI

ĐOẠN F

ĐỊNH LUẬT HÚT

Như chúng ta biết, Định Luật này là định luật căn bản của mọi biểu lộ, và định luật tối thượng đối với thái dương hệ này. Nó có thể được gọi một cách chính xác là Định Luật Hiệu Chỉnh hay Định Luật Quân B́nh (Law of Adjustment or of Balance), v́ nó chi phối trạng thái của hiện tượng điện mà chúng ta gọi là neutral (trung ḥa). Định Luật Tiết Kiệm (Law of Economy) là định luật căn bản của một cực (pole), định luật của trạng thái âm (negative aspect); Định Luật Tổng Hợp là định luật căn bản của cực dương, c̣n Định Luật Hút (Law of Attraction) là định luật dành cho lửa vốn được tạo ra bằng

1167    sự ḥa nhập (merging, hợp nhất) trong tiến hóa của hai cực. Theo quan điểm của con người, đó là những ǵ mang lại sự hiểu biết của ngă thức (self-consciousness, tâm thức tự tri); theo quan điểm của các sinh vật dưới con người, nó là những ǵ lôi cuốn mọi h́nh thức của sự sống lên trên sự tự phát triển khả năng (self-realization, tự tri, chứng ngộ chân ngă); trong khi liên kết với trạng thái siêu nhân loại, có thể nói rằng định luật sự sống này mở rộng vào các tiến tŕnh bị chi phối bởi Định Luật Tổng Hợp cao siêu hơn, mà Định Luật Hút chỉ là một nhánh phụ của nó.

Nói đúng ra, Định Luật Hút là danh xưng thông thường mà dưới định luật đó có tập hợp nhiều định luật khác tương tự trong thiên nhiên nhưng đa dạng trong biểu lộ. Có thể là hữu ích nếu chúng ta liệt kê một vài trong số các định luật này, nhờ đó giúp cho nhà nghiên cứu có được (khi y khảo cứu chúng dưới dạng tổng thể) một ư tưởng rộng lớn tổng quát về Định Luật và các biến cải của nó, các lĩnh vực ảnh hưởng của nó và phạm vi hoạt động của nó. Ở đây cần nên nhớ rằng với tư cách một đề xuất căn bản liên quan với tất cả các nguyên tử mà Định Luật Hút chi phối trạng thái Linh Hồn. Định Luật Tiết Kiệm là định luật của âm điện tử; Định Luật Tổng Hợp là định luật của sự sống tích cực ở trung tâm; trong khi Định Luật Hút cai quản những ǵ được tạo ra bởi sự liên hệ của hai định luật trên, và chính nó được kiểm soát bởi một định luật vũ trụ vĩ đại hơn vốn là nguyên tắc của sự sáng suốt của vật chất. Đó là định luật của Akasha (Tiên thiên khí).

Cần nên nhớ rằng ba định luật này là biểu hiện của chủ đích hay là thiên ư (intent or purpose) của Ba Ngôi Thượng Đế. Định Luật Tiết Kiệm là nguyên tắc cai quản của Brahma hay Chúa Thánh Thần; Định Luật Tổng Hợp là định luật của sự sống của Ngôi Cha; trong khi sự sống của Ngôi Con được cai quản bởi, và biểu thị cho sức thu hút thiêng liêng. Tuy nhiên cả ba định luật này đều là ba định luật phụ một xung lực vĩ đại hơn đang chi phối sự sống của Thượng Đế Vô Hiện.                               (GLBN I, 56, 73, 74).

I. CÁC ĐỊNH LUẬT PHỤ

Các trạng thái phụ thuộc, nay là các định luật phụ, của Định Luật Hút có thể được liệt kê như sau:

1. Định Luật về Ái Lực Hóa học (Law of Chemical Affinity). Định luật này chi phối trạng thái linh hồn trong giới

khoáng chất. Nó liên quan đến sự kết hợp của các nguyên tử, và tính chất lôi cuốn (romance) của các nguyên tố. Nó dùng để duy tŕ sự sống của giới khoáng chất và bảo tồn tính toàn vẹn của giới này.

Đó là nguyên nhân của việc nhập vào khoáng chất (immetalisation) của Monad.

2. Định Luật về Tiến Bộ (Law of Progress). Định luật này được gọi như thế trong giới thực vật, do sự kiện là chính trong giới này mà mục tiêu chắc chắn đáp ứng với kích thích có thể được ghi nhận. Đó là căn bản của hiện tượng về cảm giác vốn là bí quyết đối với thái dương hệ bác ái này, thái dương hệ chúng ta vốn là “Đứa Con Tất Yếu” hay là của ước muốn. Định luật này là sự thể hiện thành biểu lộ của tâm thức đang làm linh hoạt của một phần của giới thiên thần và của một số năng lượng prana. Đạo sinh sẽ t́m được nhiều hứng thú huyền bí trong các ḍng sau đây về sinh lực (living forces):

 Dăy thứ hai, bầu hành tinh và cuộc tuần hoàn,

 Giới thực vật,

Các devas của dục vọng trong các nhóm phụ được biểu lộ,

 Tâm của mặt trời,

 Thần lực của Cung phụ.

 

3. Định Luật về Giới Tính (Law of Sex).

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ mănh lực mang lại sự ḥa nhập vật chất của hai cực liên quan với giới động vật, và đối với con người, xét con người khi đáp ứng với tiếng gọi của bản chất con vật của y. Chính nó liên quan với việc bảo vệ thích hợp h́nh hài trong chu kỳ đặc biệt này, và sự lưu truyền của h́nh hài. Nó chỉ mạnh mẽ trong giai đoạn nhị nguyên (duality) của các phái tính và sự tách rời của chúng,

và trong trường hợp của con người, sẽ được làm cho cân bằng bởi một biểu lộ cao của định luật khi con người lại trở

1169    thành lưỡng tính (androgynous). Đó là định luật về sự kết hợp (marriage), và có một số trạng thái biểu lộ của nó không những trong sự kết hợp của con người và con vật theo ư nghĩa vật chất, mà c̣n trong “sự kết hợp huyền bí” của:

 Linh Hồn với Tinh Thần.

 Con với Mẹ của con (hay là Linh Hồn với vật chất).

Các sự sống âm của hành tinh với các sự sống dương được nói ở trước.

Sự kết hợp của thái dương hệ, hay là sự ḥa nhập của hai hành tinh hệ cuối cùng sau khi có sự hút (absorption, thu hút) của chúng đối với các mănh lực khác.

Sự kết hợp vũ trụ (cosmic marriage), hay là sự hợp nhất (merging, dung hợp) của thái dương hệ chúng ta với đối cực vũ trụ (opposite cosmic pole) của nó, tức một tinh ṭa khác. Sự kết hợp vũ trụ của các tinh tú và các thái dương hệ là nguyên nhân của sự lóe lửa (flaring-up) bất thường thỉnh thoảng hay là sự tăng mạnh của các mặt trời và sự chói sáng tăng lên của chúng mà đôi khi chúng ta nh́n thấy và thường là đề tài được bàn căi.

 

4. Định Luật Từ Điện (Law of Magnetism). Đây là định luật vốn tạo ra sự hợp nhất của phàm ngă, và mặc dầu đó là một biểu lộ của lực mặt trăng (lunar force), tuy nhiên lại thuộc về một cấp đẳng cao hơn nhiều so với định luật về phái tính vật chất (physical sex). Đó là biểu hiện của định luật như nó được chứng minh bởi ba nhóm chính các lunar Pitris. Ba nhóm này đều không liên quan đến việc kiến tạo các h́nh hài của giới động vật, v́ ba nhóm đó đều là các thần kiến tạo của cơ thể con người trong ba giai đoạn cuối của con đường tiến hóa:

a/ Giai đoạn của tính chất trí tuệ cao, hay giai đoạn của sự

thành tựu mỹ thuật, b/ Giai đoạn của t́nh trạng đệ tử, c/ Giai đoạn bước lên Thánh Đạo.

Chính bốn nhóm thấp có liên quan với các giai đoạn trước kia, và với các trạng thái thu hút của động vật trong cả hai giới.

1170 5. Định Luật về Phát Xạ (Law of Radiation). Đây là định luật lư thú nhất trong các định luật v́ nó chỉ bước vào hoạt động liên quan với các mẫu mực cao nhất của các giới khác nhau, và chính nó liên quan với sức thu hút mà một giới cao của thiên nhiên sẽ có đối với các sự sống cao nhất của giới thấp kế đó. Nó chi phối tính phóng xạ của các chất khoáng, các bức xạ (radiations) của giới thực vật và (có phần lạ lùng) toàn bộ vấn đề về mùi thơm (perfumes). Khứu giác là giác quan cao nhất trong số các giác quan hoàn toàn vật chất; thế nên trong giới thực vật, một loạt nào đó các mùi hương là chúng cớ của sự phóng xạ trong giới đó. Hơn nữa có một khoen nối lư thú giữa những vị vốn là các thành viên của giới thứ năm (giới tinh thần) với giới thực vật, v́ trong huyền bí học, hai và năm, Ngôi Con (Son) và Các Con của Trí Tuệ, có liên kết chặt chẽ. Không thể tŕnh bày nhiều hơn, nhưng điều đó không nằm ngoài ư nghĩa, đó là một vài Cung, qua các điểm đạo đồ và các Chân Sư, được tượng trưng (represented, được tiêu biểu) bằng các mùi hương của thực vật. Nó có ư nghĩa là sự phát xạ, và đối với những ai có được ch́a khóa khai mở tính chất của hoa sen Chân Ngă và vị trí mà hoa sen đó giữ trong bất cứ hoa sen hành tinh đặc biệt nào, cũng như sự liên hệ với một vài devas, các thần này là sự sống thất phân của giới thực vật.

Chúng ta đừng quên rằng, về mặt huyền bí học, con người là “một cây có bảy lá, tức là saptaparna” (GLBN I, 251; II, 628).

Định luật này là một cách thức huyền bí, không thể giải thích cho những người không biết về karma của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, không diễn ra trong giới động vật trong Chu Kỳ hay dăy hành-tinh này. Một trong các vấn đề của dăy kế tiếp sẽ là việc mang lại bức xạ động vật; như vậy xóa bỏ phương pháp điểm đạo được theo đuổi hiện nay. Đừng bao giờ quên rằng tiến tŕnh biệt ngă hóa của dăy, và ba cuộc điểm đạo trước đây liên quan đến giới động vật và con người về mặt đó được xem như một động vật. Trong cuộc điểm đạo cuối hay là việc xả thân hoàn toàn, phần này của karma

1171 chung của Hành Tinh Thượng Đế và Sự Sống của Tinh Thần đang làm linh hoạt của giới động vật trở nên được hiệu chỉnh. Nếu điều này được chiêm nghiệm, một ít ánh sáng có thể được đưa ra về vấn đề tại sao các Adepts của tả đạo vào thời Atlantis được gọi là “các Linh Thụ” (“Trees”) (GLBN II, 529, 520, 521), và bị hủy diệt với toàn bộ cây cỏ thời Atlantis. Trong các B́nh Luận cổ nhất, cái bí ẩn được diễn tả như sau: “Họ (các Adepts của tả đạo) đă trở nên chia rẽ qua lỗi lầm của chính họ. Mùi (smell) của họ không bốc lên đến Cơi Trời; họ khước từ ḥa nhập. Không hề có hương thơm nơi họ. Họ giữ chặt vào bộ ngực tham lam của họ mọi lợi lộc của cây cối có hoa”.

6. Định Luật của Hoa Sen (Law of the Lotus). Đây là danh xưng dùng để chỉ ảnh hưởng huyền bí từ Định Luật Hút vũ trụ, nó được mang lại trong Các Con Trí Tuệ thiêng liêng, và như vậy liên kết hai cực Tinh Thần và vật chất, tạo ra trên cơi trí cái mà chúng ta gọi là hoa sen Chân Ngă, hay là “Đóa Hoa của Bản Ngă” (“the Flower of the Self”). Đó là định luật giúp cho hoa sen rút ra từ bản chất thấp (trạng thái vật chất và

trạng thái nước) hơi ẩm và sức nóng cần thiết cho sự khai mở của nó và đưa xuống từ các phân cảnh của Tinh Thần những ǵ mà đối với nó giống như các tia sáng của mặt trời đối với giới thực vật. Nó chi phối tiến tŕnh khai mở cánh hoa, và do đó chính nó biểu lộ dưới h́nh thức ba định luật:

a/ Định luật về Sức Nóng Mặt Trời ......... Các cánh hoa kiến thức. b/ Định luật về Ánh Sáng Thái Dương ... Các cánh hoa bác ái. c/ Định luật về Lửa Thái Dương .............. Các cánh hoa hy sinh.

7. Định Luật về Màu Sắc.

Để có được bất cứ hiểu biết nào về định luật này, các đạo sinh nên nhớ rằng màu sắc được dùng cho hai mục tiêu. Nó tác động như bức màn che đối với những ǵ nằm bên dưới,

1172 và do đó thu hút đối với tia lửa trung ương; nó biểu lộ tính chất thu hút của sự sống trung ương. Do đó, mọi màu sắc đều là các trung tâm thu hút, đều có tính bổ sung hoặc tương phản (antipathetic) với nhau, và các đạo sinh đang nghiên cứu theo các đường lối này có thể t́m ra định luật và hiểu được cách tác động của nó qua một nhận thức về mục tiêu, hoạt động và liên hệ của các màu sắc đối với nhau.

 

8. Định Luật về Sức Hút (Law of Gravitation). Đối với nhà nghiên cứu không thuộc lĩnh vực huyền linh, định luật này gây bối rối và khó hiểu nhất so với mọi định luật khác. Ở một khía cạnh nó tự biểu lộ dưới h́nh thức sức mạnh (power) và sức thôi thúc mạnh mẽ mà một sự sống trọng yếu hơn có thể có đối với sự sống thứ yếu, như là sức mạnh của Chơn Linh Địa Cầu (Thực Thể hành tinh, không phải là Hành Tinh Thượng Đế) để nắm giữ mọi h́nh hài vật chất (physical forms) cho chính nó và ngăn chận “sự phân tán” (“scattering”) của chúng. Điều này là do mức rung động mạnh hơn, lực tích lũy lớn hơn và các sự sống tĩnh tại được

tập hợp (aggregated tamasic Lives) của cơ thể của Thực Thể hành tinh (Planetary Entity). Lực này tác động lên trạng thái âm, hay thấp nhất của mọi h́nh hài vật chất. Định Luật Hút cũng tự biểu lộ trong sự đáp ứng của linh hồn của mọi vật với Đại Hồn vĩ đại hơn trong đó cái nhỏ hơn t́m thấy chính nó. Do đó định luật này tác động đến hai h́nh thức thấp nhất của sự sống thiêng liêng, mà không phải là h́nh thức cao nhất. Trong trường hợp thứ nhất, nó xuất phát từ mặt trời vật chất và tâm của mặt trời. Các lực tổng hợp sau cùng có thể được xem như các h́nh thức của hoạt động thu hút của tinh thần, tuy nhiên, không như thế, mà là do sự tác động của một định luật khác, phát xuất từ Mặt Trời tinh thần trung ương. Một định luật thuần túy của thái dương hệ, định luật kia là một định luật vũ trụ.

9. Định Luật Ái Lực Hành Tinh (Law of Planetary Affinity). Thuật ngữ này đặc biệt được dùng trong giáo lư huyền linh có liên quan với sự tương tác của các hành tinh với nhau và sự phối hợp sau rốt của chúng. Như chúng ta biết, các hành tinh hệ (bảy hành tinh thánh thiện) sau rốt sẽ tổng hợp hay tiếp nhận sự sống của các hành tinh không

 

1173    được gọi là thánh thiện và vô số tiểu hành tinh ở mức độ có liên quan tới bốn giới của thiên nhiên. Sự thu hút của khía cạnh Tinh Thần tiếp diễn theo Định Luật Tổng Hợp. Bốn hành tinh hệ nhỏ trở thành hai trước tiên, và kế đó là một. Một cái này với ba cái chính, tạo thành một bộ tứ thứ hai và cao hơn, mà lần nữa lặp lại tiến tŕnh tạo ra từ bốn thành hai và từ hai thành một. Cái duy nhất sau cùng này sau rốt nhập vào Mặt Trời tạo ra trong tiến tŕnh kéo dài này, và qua một thời kỳ rộng lớn, sự xuất hiện của “bảy Mặt Trời cùng chạy với nhau, và như vậy chiếu sáng lên, tạo ra quả cầu lửa duy nhất”.

Ở một mức độ nhỏ hơn cùng một định luật chi phối sự ḥa nhập của các dăy hành tinh trong một hành tinh hệ.

 

10. Định Luật Hợp Nhất Thái Dương (Law of Solar Union). Khi sự tương tác của các Mặt Trời được bàn đến theo khía cạnh vật chất và theo khía cạnh tâm thức, thuật ngữ này được dùng theo huyền môn. Không thể quảng diễn về định luật này, mà chỉ nêu ra tính bao quát của Định Luật Hút này.

 

11. Định Luật Đạo Tràng (Law of the Schools). (Định Luật về T́nh Thương và Ánh Sáng). Đây là một thuật ngữ huyền bí được dùng để chỉ định luật khi nó tác động vào sức mở rộng tâm thức mà một điểm đạo đồ đang trải qua, và năng lực của y để thu hút vào chính ḿnh qua sự hiểu biết,

 

a/ Thượng Ngă (Higher Self) của chính ḿnh để tạo ra sự

chỉnh hợp (alignment) và giác ngộ (illumination), b/ Tôn sư của y (his Guru), c/ Những ǵ mà y t́m cách để biết, d/ Những ǵ mà y có thể vận dụng trong việc phụng sự

của y, e/ Các linh hồn khác mà y có thể cùng làm việc với họ.

Do đó hiển nhiên là đối với nhà nghiên cứu chính chắn Định Luật Đạo Tràng này trước tiên có thể áp dụng cho mọi đơn vị có sự sống thiêng liêng, họ đă đạt đến, hoặc đă vượt qua giai đoạn ư thức tự tri (self-consciousness). Do vậy, giai đoạn đó có một liên quan thiết yếu với giới nhân loại và có

1174    một ư nghĩa huyền bí với sự kiện rằng đây là Định Luật thứ mười một. Đó là định luật giúp cho con người hợp nhất hai trạng thái của y (phàm ngă và Chân Ngă). Đó là định luật chi phối sự chuyển tiếp của nguyên tử con người thành một giới khác và cao hơn. Đó là định luật mà (khi được hiểu và tuân theo) giúp cho con người tiến vào một chu kỳ mới. Đó là định luật của adept, của Đức Thầy, và của con người hoàn thiện.

V́ lư do này, ở đây có thể là hữu ích nếu chúng ta bàn đến định luật đó đầy đủ hơn một ít so với các định luật khác, v́ hiện nay nhân loại đang ở vào giai đoạn mà một số người đang sẵn sàng đến dưới ảnh hưởng đặc biệt của định luật này, và như vậy được chuyển ra khỏi Pḥng Học Tập, xuyên qua Pḥng Minh Triết, đi vào giới thứ năm tức là giới tinh thần.

Định Luật Đạo Tràng này đặc biệt không áp dụng vào cơ tiến hóa thiên thần. Họ đến dưới ảnh hưởng của định luật khác được gọi là “Định Luật Đề Kháng Thụ Động” (“ The Law of Passive Resistance”) vốn không có liên quan với chúng ta ở đây, cũng không có lợi cho chúng ta khi nghiên cứu nó. Ba nhóm sự sống chính được luật đó kiểm soát:

 

1. Con người từ lúc bước lên Con Đường Dự Bị.

 

2. Do đó mọi đơn vị của giới thứ năm, tức là các thành viên của Thánh Đoàn.

 

3. Các Hành Tinh Thượng Đế khắp cả thái dương hệ.

 

Do đó hiển nhiên là định luật này liên quan đến kinh nghiệm lớn lao đă được mở ra trên địa cầu bởi Hành Tinh Thượng Đế chúng ta liên quan với tiến tŕnh điểm đạo, và chỉ chi phối từ lúc Cánh Cửa Điểm Đạo được mở ra vào thời Atlantis. Do đó, luật ấy không áp dụng cho mọi thành viên của gia đ́nh nhân loại; một số trong họ sẽ từ từ đạt đến và ở dưới ảnh hưởng của Định Luật Tiến Hóa cơ bản. Thí dụ, nó không tác động ở bất cứ mặt nào vào các thành viên của gia đ́nh nhân loại, những người đă biệt ngă hóa trên dăy địa cầu qua việc làm bùng lên tia lửa trí tuệ -một trong các phương pháp được các Hỏa Thần Quân (Lords of Flame) vận dụng đến như được thấy trước đây.

1175    Định Luật đó có thể được nghiên cứu trong hai phần chính, thứ nhất liên quan với các đơn vị nhân loại đang ở

dưới ảnh hưởng của Thánh Đoàn trong Pḥng Minh Triết và cũng có liên quan với các hành tinh hệ khác nhau. Mỗi hành tinh hệ tồn tại để giảng dạy một trạng thái đặc biệt của tâm thức và mỗi trường phái hành tinh (planetary school) hay là Thánh Đoàn đều bắt các đệ tử tuân phục định luật này, chỉ có điều là theo các cách khác nhau. Các trường phái hành tinh này tất nhiên là được chi phối bởi một số yếu tố, trong số đó có hai yếu tố quan trọng nhất là Karma riêng biệt của Hành Tinh Thượng Đế có liên hệ và Cung đặc biệt của Ngài.

Ở giai đoạn này không thể truyền đạt cho các đạo sinh chi tiết về bản chất của mỗi trường phái hành tinh. Chúng hiện hữu trong năm nhóm lớn:

 

1. Các hành tinh không thánh thiện bên ngoài, theo cách diễn đạt của huyền môn, được gọi là “ngoại tuần hoàn” hay là ṿng ngoài của các điểm đạo đồ. Trong số các hành tinh này, địa cầu của chúng ta là một, nhưng được chỉnh hợp theo một cách đặc biệt với một vài bầu hành tinh trên nội tuần hoàn, một cơ hội kép hiện có cho nhân loại, vốn làm cho dễ dàng thay v́ nó gây phức tạp cho diễn tŕnh tiến hóa.

 

2. Các hành tinh thánh thiện, đôi khi được gọi (khi Định Luật Đạo Tràng này đang được xem xét) “bảy cấp độ tri thức tâm linh”, hay là “bảy phân chia của lĩnh vực tri thức”.

 

3. Nội tuần hoàn, mang theo với nó cơ hội rộng lớn cho những ai có thể vượt qua các khó khăn của nó và đứng vững trước các thử thách của nó. Cuộc nội tuần hoàn này có một sức lôi cuốn đặc biệt đối với các đơn vị trên một số Cung, và có các nguy hiểm đặc biệt của chính nó. Cuộc nội tuần hoàn là cuộc tuần hoàn vốn được tuân theo bởi những người đă vượt qua giai đoạn con người và đă phát triển một cách thực sự khả năng sinh hoạt bằng thể dĩ thái, và có thể noi theo các chu kỳ dĩ thái, hoạt động thực sự trên ba cơi dĩ thái cao trong

 

mọi phần của thái dương hệ. Họ đă – đối với một vài mục tiêu huyền bí và đặc biệt – phá vỡ sự liên quan giữa cơi phụ dĩ thái thứ ba với bốn cơi phụ thấp của cơi trần (cơi phụ chất đặc, chất lỏng, chất khí và cơi phụ dĩ thái thứ tư – ND). Cuộc

1176    tuần hoàn này được tuân theo chỉ bởi một tỉ lệ phần trăm nhân loại được chuẩn bị và được liên kết chặt chẽ với một nhóm đang trải qua một cách dễ dàng, và phát triển cũng dễ dàng trên ba hành tinh đang tạo thành tam giác với trái đất, đó là Hỏa Tinh, Thủy Tinh và Địa Cầu. Ba hành tinh này – liên quan với cuộc nội tuần hoàn này – được xem là chỉ hiện hữu trong chất dĩ thái, và (liên quan với một trong các Thiên Nhân) giữ một vị trí tương tự với tam giác dĩ thái được t́m thấy trong thể dĩ thái con người. Ở đây tôi đă truyền đạt nhiều điều hơn từ trước đến nay đă được truyền đạt bên ngoài liên quan với cuộc nội tuần hoàn này và bằng việc nghiên cứu tam giác dĩ thái con người, chức năng của nó và loại thần lực đang chạy ṿng quanh nó, nhiều điều có thể được suy diễn về cuộc nội tuần hoàn hành tinh này. Chúng ta phải nhớ rằng trong sự liên quan này v́ tam giác dĩ thái của con người chỉ là giai đoạn dự bị cho một lưu thông rộng lớn bên trong địa hạt của toàn bộ thể dĩ thái, thế nên tam giác dĩ thái hành tinh – đi từ Địa Cầu đến Mars và Mercury – chỉ là hệ tuần hoàn dự bị so với cuộc tuần hoàn lớn hơn bao gồm bên trong lĩnh vực ảnh hưởng của một Đấng hành tinh.

 

4. Sự tuần hoàn của các tiểu hành tinh. Các đạo sinh của Minh Triết Muôn Đời thường hay quên rằng Sự Sống của Thượng Đế tự biểu hiện qua các khối cầu xoay ṿng này, chúng (dù không đủ lớn để được xem như các hành tinh) chạy theo quỹ đạo của chúng quanh trung tâm thái dương và có các vấn đề về tiến hóa riêng của chúng và đang hoạt động như là thành phần của Cơ Thể thái dương. Chúng được làm

linh hoạt (informed) – giống như các hành tinh – bằng một Thực Thể Thông Linh vũ trụ và ở dưới ảnh hưởng của các xung lực Sự Sống của Thái Dương Thượng Đế dưới h́nh thức các cơ thể vĩ đại hơn. Các tiến hóa dựa vào chúng th́ tương tự với, dù là không giống hệt với, các tiến hóa của hành tinh chúng ta, và chúng trải qua các chu kỳ của chúng trong các Bầu Trời dưới cùng các định luật như các hành tinh lớn hơn đang làm.

5. Các tam giác thu hút (absorbing Triangles). Thuật ngữ này được dùng để chỉ các trường phái tiến hóa được thấy

 

1177 nằm trong ba hành tinh chính yếu của thái dương hệ chúng ta – Uranus, Neptune và Saturn – và đối với các hành tinh trong ba dăy chính yếu, và ba bầu chính trong một hành tinh hệ. Các Đấng Cai Quản của các hành tinh, các dăy và các bầu được gọi là “Các Đấng Khảo Sát Thiêng Liêng” (“Divine Examiners”), và công việc của các Ngài có liên quan một cách đặc biệt và toàn bộ với giới nhân loại. Các Ngài chịu trách nhiệm đối với công việc như : a/ Chuyển đổi con người từ một trường phái (school) này sang một trường phái khác, và từ cấp độ (grade) này sang cấp độ khác. b/ Về việc mở rộng tâm thức con người đúng theo định luật, c/ Về việc chuyển hóa (transmutation) các h́nh hài của đơn vị con người trong ba cơi thấp, và việc chối bỏ h́nh hài sau đó. d/ Về tính chất phóng xạ của giới thứ tư trong thiên nhiên.

Chúng ta có thể xem các sự sống chủ tŕ trong các trường phái cục bộ này như là các vị giám sát (custodians) đối với Thánh Đạo, và do đó, chịu trách nhiệm cho Kẻ Hành Hương thiêng liêng trong các giai đoạn cuối của việc bước lên Con

Đường Tiến Hóa. Các Ngài bắt đầu làm việc với con người từ lúc con người lần đầu đặt chân lên Con Đường Dự Bị và Các Ngài tiếp tục công việc của Các Ngài cho đến khi nhận được cuộc điểm đạo thứ bảy.

V́ lẽ đó các Chân Sư, tức là các Đấng thu nhận đệ tử để giảng dạy được tính vào trong số các vị này, trong khi các Chân Sư không vướng bận với việc dạy đệ tử th́ không ở trong số đó.

Không thể đưa ra đầy đủ các loại trường phái và cách huấn luyện vốn đă được đưa ra trên các hành tinh khác nhau. Tất cả những ǵ có thể làm được là đưa ra cách diễn đạt theo huyền môn (occult phrase) vốn sẽ truyền đạt cho đạo sinh có trực giác loại ẩn ngôn cần thiết.

CÁC TRƯỜNG PHÁI HÀNH TINH

Uranus (Thiên Vương Tinh) – Trường Phái Huyền Thuật cấp đẳng thứ mười. Đôi khi được gọi là “hành tinh có thần lực 1178 tím” và các đạo sinh tốt nghiệp (graduates) của trường phái

này sử dụng được quyền năng của prana dĩ thái vũ trụ.

Địa Cầu. Trường Phái Đáp Ứng Từ Điển. Một danh xưng khác được dành cho các đệ tử của Phái này là “Các tốt nghiệp viên của nỗ lực đau khổ” hay là “các phán quan giữa các đối cực”.

Thêm một ẩn ngôn nữa được chọn liên quan đến hai tên gọi nêu trên, đó là các tốt nghiệp viên (graduates) của Trường Phái đó được cho là trải qua cuộc khảo sát trên cơi phụ thứ ba của cơi cảm dục. Vulcan (Hỏa vương cầu). Trường Phái Hỏa Thạch (Fiery

Stones). Có một liên hệ kỳ lạ giữa các người đă vượt qua các pḥng của nó và giới khoáng thạch. Các đơn vị con người trên hành tinh hệ địa cầu được gọi theo cách nói huyền bí là

“các ḥn đá sống” (“the living stones”); trên Vulcan chúng được gọi là “các hỏa thạch”.

Jupiter (Mộc tinh). Trường Phái các Nhà Huyền Thuật Từ Tâm (Beneficent Magicians). Hành tinh này đôi khi được gọi theo cách nói của các trường phái là “Học Viện của các đơn vị Lực Tứ Phân” v́ các thành viên của nó vận dụng bốn loại thần lực trong công tác huyền thuật kiến tạo. Một tên gọi khác được dành cho các pḥng của nó là “Dinh Thự Trù Phú” v́ các tốt nghiệp viên của nó hoạt động với Luật Cung Ứng và thường được gọi là “Người Gieo Trồng”.

Mercury (Thủy Tinh). Các đệ tử trong trường phái hành tinh này được gọi là “Các Con của Đạo Tâm” hay là “Các Điểm của Sự Sống Màu Vàng”. Họ có liên hệ chặt chẽ với Hệ Địa Cầu chúng ta, và Cổ Luận có nói đến điều này bằng các lời:

“Các điểm lửa vàng ḥa nhập và pha trộn với cây có bốn lá có màu lục dịu, và thay đổi màu của nó theo một sắc thái vàng của mùa thu. Cây bốn lá qua ḍng lưu nhập mới và mát mẻ trở thành cây có bảy lá và ba đóa hoa trắng”.

1179

Venus (Kim Tinh). Trường Phái này có năm cấp rơ rệt. Hành tinh hệ này có liên quan chặt chẽ với hành tinh hệ chúng ta, nhưng Đức Hành Tinh Thượng Đế của nó ở trong một nhóm tiến hóa nhiều, theo ư nghĩa vũ trụ, hơn là Hành Tinh Thượng Đế chúng ta. Hầu hết các giáo huấn viên thuộc Thánh Đoàn của hệ thống đó đến từ cơi vũ trụ thứ năm và là một nhóm đặc biệt gồm các Manasadevas thuộc đẳng cấp rất cao. Mỗi một trong các Ngài được mô tả trong các thư khố của Thánh Đoàn chúng ta như là nắm giữ một đinh ba có lửa (trident of fire) được gắn bằng năm viên ngọc lục bảo (green emeralds).

Mars (Hỏa Tinh). Trường Phái dành cho các Chiến Sĩ, hay là các đẳng cấp mở rộng cho các chiến sĩ. Bốn trong số các

trường phái hành tinh này chịu trách nhiệm cho năng lượng tuôn chảy qua các nhân vật tiêu biểu nhất của bốn giai cấp và điều này không những chỉ ở Ấn Độ mà c̣n ở mọi phần trên thế giới. Các huấn sư của trường phái này được nói đến như là “Các tốt nghiệp viên của Lửa đỏ hồng” và thường được mô tả như là khoác trong các áo choàng đỏ, và quyền trượng bằng gỗ mun. Các Ngài làm việc dưới Ngôi Một Thượng Đế và huấn luyện những ai làm việc theo các đường lối của Đấng Hủy Diệt.

Neptune (Hải Vương Tinh). Chính trường phái này liên quan đến sự phát triển và bảo dưỡng của yếu tố dục vọng và các vị tốt nghiệp của nó được gọi là “Con của Vishnu”. Biểu tượng của các Ngài là chiếc áo choàng với chiếc thuyền buồm được vẽ quả tim, ư nghĩa của nó sẽ hiện rơ với người biết quan sát.

Không được phép nói đến các trường phái hành tinh khác, cũng như việc đó không ích lợi ǵ. Thêm vài sự kiện có thể được đạo sinh có suy tư xác định, đó là kẻ đă chỉnh hợp được với Ego của y và có giao tiếp với nhóm Chân Ngă của y.

1180 Giáo huấn được đưa ra về hệ địa cầu của chúng ta trong Pḥng Minh Triết đă được bàn đến trong nhiều kinh sách huyền môn như “Điểm Đạo, Nhân Loại và Thái Dương”, nên không cần bàn thêm ở đây. Vài khía cạnh của định luật này được nêu ra ở đây. Tuy không có một nền móng nào được hàm chứa, nhưng đủ để nêu ra phạm vi ảnh hưởng và tầm mức của nó. Cuối cùng, cần phải nêu ra rằng, theo một số quan điểm, Định Luật karma là toàn thể Định Luật Hút này v́ nó chi phối mối liên hệ của mọi h́nh hài đối với những ǵ đang sử dụng h́nh hài và của mọi sự sống đối với nhau.

Các nhà nghiên cứu Định Luật Hút phải cẩn thận ghi nhớ vài điều. Các điều này nên được thận trọng xem xét và hiểu rơ khi vấn đề được nghiên cứu.

Trước tiên, họ phải nhớ rằng tất cả các định luật phụ này thực tế chỉ là biểu hiện của Định Luật Duy Nhất; rằng chúng chỉ là các tên gọi phân biệt, được dùng để diễn tả một phương pháp lớn duy nhất của biểu lộ.

Thứ hai, rằng mọi năng lượng, đang biểu lộ trong thái dương hệ, sau rốt chỉ là năng lượng của vi tử thường tồn thể xác của Thượng Đế, có hạt nhân của nó trên cơi phụ nguyên tử của cơi hồng trần vũ trụ. Vi tử thường tồn hồng trần này (như là trường hợp với nguyên tử tương ứng của điểm Chân Thần – incarnating jiva) có vị trí của nó bên trong thể nguyên nhân của Thượng Đế trên cơi riêng của Ngài; do đó nó được ghi ấn tượng (impressed) bằng toàn bộ của thần lực của hoa sen Chân Ngă vũ trụ, tức là tính chất thu hút của t́nh thương vũ trụ. Thần lực này được truyền đến thái dương hệ bằng hai cách: Qua trung gian của Mặt Trời, theo ư nghĩa huyền linh, vốn là vi tử thường tồn thể xác; do đó, nó hút và giữ lực hút đó, tất cả đều ở trong lĩnh vực ảnh hưởng của nó, như vậy tạo ra thể xác Thượng Đế: qua trung gian của các cơi vốn là các tương ứng đối với bảy loa tuyến của vi tử thường tồn xác thân của con người. Theo cách này, một kiểu mẫu kép của lực hút được t́m thấy: một lực là cơ bản và chủ yếu; lực kia th́

1182    phụ thuộc. Các ḍng năng lượng này, được phán đoán bằng các hiệu quả của chúng, được gọi theo cách gọi của nhân loại là các định luật (laws), bởi v́ các kết quả của chúng bao giờ cũng bất di bất dịch và không cưỡng lại được, c̣n các ảnh hưởng của chúng vẫn giống nhau không hề thay đổi, chỉ thay đổi theo h́nh tướng vốn là đối tượng của xung lực năng lượng.

1181 Biểu đồ XI

 

Thứ ba, đạo sinh cần phải nhớ rằng bảy cơi, hay là bảy loa tuyến của vi tử thường tồn Thượng Đế, không phải tất cả đều được truyền sinh lực bằng sức thu hút (attractive pull) phát ra từ hoa sen Thượng Đế (logoic lotus) xuyên qua tâm của Mặt  Trời. Năm trong số  các loa tuyến đó  đều “linh hoạt”  (“alive”) hơn hai cái c̣n lại; năm cái này không bao gồm cái cao nhất và thấp nhất. Các từ ngữ “tâm của Mặt Trời” cần được nhận thức để hiểu nhiều hơn là một địa điểm nằm trong các chỗ sâu kín bên trong của cơ thể thái dương (solar body) và có liên quan tới bản chất của quả cầu thái dương. Quả cầu thái dương rất giống với nguyên tử được mô tả trong sách của Babbitt và sau đó trong “Hóa Học Huyền Bí” của bà Besant. Mặt trời có h́nh quả tim (heart-shaped), và (nh́n từ các góc độ vũ trụ) có một chỗ lơm nơi đó chúng ta có thể gọi là cực bắc của nó. Chỗ lơm này được tạo ra bởi sự tác động của năng lượng Thượng Đế lên vật chất thái dương.

Năng lượng này tác động vào quả cầu thái dương, và từ đó được phân phối đến mọi phần của toàn thể thái dương hệ, tỏa ra từ ba trung tâm vũ trụ và do đó, trở thành ba trong chu kỳ đặc biệt này.

a/ Từ cḥm sao Đại Hùng có 7 ngôi.

b/ Từ thái dương Sirius (Thiên Lang, Ngưu Lang).

c/ Từ tinh ṭa Pleiades (cḥm sao Tua Rua).

Cần nên nhớ rằng có bảy ḍng năng lượng vũ trụ có thể có được đều hữu ích trong thái dương hệ chúng ta, trong đó có ba cái chính. Ba ḍng này thay đổi theo các chu kỳ rộng lớn và không thể đếm được.

Các nhà nghiên cứu có thể thấy điều đó là hữu ích khi nhớ rằng:

a/ Định Luật Tiết Kiệm biểu lộ như là một thôi thúc (urge),

b/ Định Luật Hút biểu lộ dưới h́nh thức sức thu hút (pull),

c/ Định Luật Tổng Hợp biểu lộ dưới h́nh thức khuynh hướng tập trung ở tâm, hay là khuynh hướng ḥa nhập (merge).

1183 Các ḍng năng lượng đang tuôn đổ qua môi trường Mặt Trời từ hoa sen Chân Ngă và vốn thật sự là “năng lượng Linh Hồn của Thượng Đế” thu hút vào chúng những ǵ hơi giống với chúng ở mức rung động. Điều này có thể có vẻ hơi giống lối diễn đạt có tính cách buồn chán, nhưng dễ bị tác động với ư nghĩa thực sự sâu sắc đối với đạo sinh, vốn giải thích được cho mọi hiện tượng của thái dương hệ. Các ḍng năng lượng này đi qua các hướng khác nhau, và với kiến thức về phương hướng huyền bí đưa đến sự hiểu biết về các đẳng cấp sự sống khác nhau và cái bí ẩn của các biểu tượng huyền môn. Ḍng năng lượng chính nhập vào ở chỗ lơm trên đầu trong quả cầu thái dương và vượt qua toàn bộ ṿng giới hạn, cắt đôi nó thành hai nửa. Nhập vào với ḍng sinh lực này là nhóm các sự sống linh hoạt mà chúng ta gọi là các “Nghiệp Quả Thần Quân”. Các Ngài cai quản các lực hút (attractive force) và phân phối chúng một cách chính xác. Chúng nhập vào, đi qua tâm quả cầu và nơi đó (tạm diễn tả như thế) định vị (locate) và lập nên “Thánh Điện của Công Lư Thiêng Liêng”, gửi ra bốn hướng của ṿng tṛn bốn vị Maharajahs, tức là các đại diện của các Ngài. Thế là Thập giá có bốn cánh bằng nhau được tạo thành, và mọi bánh xe năng lượng bắt đầu hoạt động. Việc này bị chi phối bởi các hạt giống nghiệp quả của thái dương hệ trước, và chỉ chất liệu đó được Thượng Đế vận dụng, và chỉ có các sự sống đi vào biểu lộ mới lập nên một lực hút hỗ tương. Năm ḍng năng lượng sinh động này (một và bốn) là nền tảng của bước tiến của vạn vật; các ḍng năng lượng này đôi

khi được gọi một cách bí ẩn là “Các Sự Sống chuyển động tịnh tiến”. Các Ngài biểu hiện cho Ư Chí của Thượng Đế. Đó là nốt mà các Ngài phát ra và lực thu hút mà các Ngài phát khởi, nó đưa vào tiếp xúc với khối cầu thái dương một nhóm sinh linh mà cách hoạt động là xoắn ốc chớ không tiệm tiến.

Các nhóm này gồm có bảy và đi vào biểu lộ qua những ǵ

1184 mà đối với các Ngài là một cánh cửa Điểm Đạo lớn. Trong một số sách huyền học, bảy nhóm này được nói đến như là “bảy Đấng Điểm Đạo vũ trụ, Các Ngài đă vượt qua bên trong Tâm, và ở đó cho đến khi cuộc trắc nghiệm trôi qua”. Đây là bảy Huyền Giai của Các Đấng Cao Cả, bảy Dhyan Chohans. Các Ngài đưa h́nh xoắn ốc (spiral) vào biểu lộ, cắt qua thập giá tứ phân và tiếp xúc với ḍng năng lượng có h́nh chữ thập ở một vài vị trí. Các vị trí nơi mà các ḍng năng lượng bác ái băng qua các ḍng năng lượng ư chí và nghiệp quả, về mặt huyền bí được gọi là “Các Huyền Cốc chứa ánh sáng kép” và khi một Điểm Chân Thần hay là Chân Thần nhập thế đă giải thoát tiến nhập vào một trong các Động Thiêng này trong tiến tŕnh hành hương của ḿnh, y nhận được điểm đạo và chuyển sang ṿng xoắn ốc cao hơn. Một ḍng năng lượng khác đi theo con đường khác mà hơi khó minh giải. Tập hợp các sự sống linh hoạt đặc biệt này tiến nhập vào chỗ lơm có h́nh tim, chạy quanh bờ ŕa của ṿng-hạn-định đến phần thấp nhất của quả cầu thái dương và kế đó leo lên, do đó h́nh thành sự đối ngược với ḍng năng lượng đang tuôn xuống. Ḍng thần lực này được gọi là “thái âm” lực (“lunar” force) v́ thiếu một tên gọi thích đáng hơn. Chúng hợp thành cơ thể của Raja Lord (Thần Chủ Quản) của mỗi cơi và được chi phối bởi Định Luật Tiết Kiệm. Tất cả các ḍng năng lượng này hợp thành các phác thảo h́nh học với vẻ mỹ lệ to tát dưới con mắt của nhà nhăn thông

có điểm đạo. Chúng ta có các đường nằm ngang và chia đôi, bảy đường lực vốn tạo ra các cơi, và bảy đường xoắn, như vậy tạo thành các kinh tuyến và vĩ tuyến của hệ thống, và sự tương tác của chúng tạo ra một tổng thể có vẻ đẹp và phác thảo kỳ diệu. Khi các đường này được h́nh dung ra màu sắc và được nh́n thấy trong vẻ huy hoàng thực sự của chúng, người ta sẽ hiểu được rằng mức thành đạt của Thái Dương Thượng Đế chúng ta th́ rất cao, v́ cái mỹ lệ của Linh Hồn Thượng Đế được diễn tả bằng những ǵ được nh́n thấy.

II. CÁC HIỆU QUẢ CỦA ĐỊNH LUẬT HÚT

Định Luật Hút tạo ra một số hiệu quả mà có thể hữu ích

cho chúng ta khi đề cập đến ở đây, với điều kiện là chúng ta

nhớ rằng chỉ một vài hiệu quả trong số đó được xem xét.

1. Sự liên kết (Association).

Hiệu quả đầu tiên có thể được gọi là sự liên kết. Dưới định luật này, các Nghiệp Quả Thần Quân có thể giúp cùng đem lại các sự sống (nhân loại, dưới nhân loại và siêu nhân loại) vốn đă được liên kết trước đây, và do đó phần nào được tiến hành. Thí dụ, bảy vị Thiên Nhân là một ít trong số nhóm lớn các Đấng được kết hợp, các Ngài đă chọn lâm phàm trong thiên kiếp này với mục đích tương trợ và hiệu chỉnh lẫn nhau. Các Ngài thực sự có nhiệm vụ phải hoạt động chung nhau, tuy nhiên trên các cơi vũ trụ khác có các điểm tiếp xúc mà chúng ta không biết.

Dưới lực hút này, các sự sống đang làm linh hoạt của các giới khác nhau của thiên nhiên đă đặt hết tâm trí vào sự hợp tác hỗ tương, và như thế lao vào hoạt động kém cỏi hơn nhưng tương tự tất cả các sự sống của các thể biểu lộ khác nhau này. Các đường lối thu hút này bị che lấp trong cái bí ẩn, và tất cả những ǵ có thể nêu ra là karma của Đấng Chủ

Quản của giới thứ hai hay giới thực vật, với Đấng Chủ Quản của giới thứ năm, và một đường lối liên kết năng lượng giữa Đấng Chủ Quản của giới khoáng chất với giới nhân loại. Các điểm này chỉ dùng để tham khảo đối với hành tinh hệ của chính chúng ta mà thôi. Đấng Chủ Quản (Lord) của dăy Nguyệt Cầu và Đấng Chủ Quản của giới động vật hiện tại của chúng ta đều là “các huynh đệ huyết thống” (“blood brothers”) và trong mối liên hệ của các Ngài và sự can thiệp huyền bí của “Man of Men” (gia đ́nh nhân loại được nhân cách hóa) được ẩn giấu cái bí mật của karma động vật hiện nay và sự tàn sát các h́nh hài động vật, sự hăi hùng của các dă thú và công việc của các nhà giải phẫu sinh thể.

Cũng theo định luật này, người ta thấy được “Thánh

1186    Đạo”, dựa vào đó con người tự nâng chính ḿnh ra khỏi trạng thái tâm thức con người, đi vào trạng thái tâm thức thiêng liêng, nhưng không cần bàn rộng về điều này.

2. Kiến tạo h́nh hài (Form Building).

Hiệu quả thứ hai là việc kiến tạo h́nh hài. Chúng tôi sẽ không nói rộng thêm về điểm này, v́ tất cả những ǵ mà hiện nay có thể truyền đạt liên quan đến đề tài này, đều đă được đưa ra trong Bộ Luận này và các tác phẩm khác có bản chất tương tự. Chính trạng thái giữa, hay trạng thái thứ hai, bao giờ cũng chịu trách nhiệm cho việc kiến tạo một h́nh hài chung quanh một nhân ở giữa. Các đạo sinh sẽ thấy hữu ích khi nghiên cứu và suy nghiệm về bảng phụ đính về các ḍng năng lượng và cách thể hiện cụ thể của chúng qua sự tương tác.

Theo thời gian qua, khoa học sẽ biết được bản chất nền tảng và mức chính xác căn bản của phương pháp mà nhờ đó mọi h́nh tướng có thể được chia thành ba trạng thái của nó và nh́n như là một Thực Thể được kích hoạt bằng ba loại

thần lực, phát ra từ các điểm khác nhau không liên quan đến h́nh tướng đang xem xét. Điều đó, có thể cũng được xem như đang diễn đạt bằng cách này hoặc cách khác, dưới các phần khác nhau của nó, thần lực hoặc năng lượng phát ra trong ba thần lực biểu lộ, Brahma, Vishnu và Shiva. Khi nào xảy ra trường hợp này và tiền đề được thừa nhận, th́ toàn bộ nhân sinh quan (outlook) về sự sống, về thiên nhiên, y học, khoa học và về các phương pháp kiến tạo hoặc hủy diệt sẽ được thay đổi. Mọi vật sẽ được xét dưới h́nh thức bộ ba cốt lơi, con người sẽ được xem như một kết hợp các đơn vị năng lượng, và cách hành động với các sự vật và với con người theo khía cạnh h́nh tướng sẽ được thay đổi hoàn toàn.

Trong bảng biểu ở trang bên, nhiều thông tin được đưa ra liên quan đến các trạng thái năng lượng của việc kiến tạo h́nh hài và Định Luật Hút như nó tự hiện ra trong hoạt động của các nhóm khác nhau của Đạo Binh Âm Thanh. Chính Đạo Binh này chịu trách nhiệm cho việc thu hút vốn là phương tiện để đưa lại với nhau chất liệu được đ̣i hỏi bởi các Thần Linh tự do (free Spirits) ngơ hầu tạo nên các thể biểu lộ của các Ngài.

1187            Bảng Liệt Kê VII Các Năng Lượng

Thái Dương Thượng Đế Loại Năng Bản Chất

Cội Nguồn Tụ Điểm Phương tiện

Lượng của Lửa

 

1. Thể Nguyên Nhân....... Bảo Ngọc....... Mặt Trời Tinh .....Ư chí vũ trụ...........Lửa điện. Thần Trung Ương Dương

 

2. Thể Nguyên Nhân.......Hoa Sen.........Tâm của...............Bác ái vũ trụ.........Lửa Thái dương (có hai cánh) Mặt Trời   (Ngôi Con) Hài ḥa. Thăng Bằng

 

3. Hạt nhân....................... Vi tử............... Mặt Trời...............Hoạt động vũ trụ…Lửa do ma sát cơi hồng trần thường tồn vật chất (Thiên Trí). Âm.

 

Hành Tinh Thượng Đế

 

1. Thể Nguyên nhân........ Bảo Ngọc....... Heavenly Man....Ư chí thái...............Lửa điện hành tinh (Trên cơi riêng của Ngài) dương hệ Dương

 

2. Thể Nguyên nhân........         Hoa sen.........Các nhóm............Bác ái.....................Lửa thái dương hành tinh. Chân Ngă. thái dương hệ Hài ḥa. Quân b́nh

 

3. Hạt nhân....................... Vi tử thường…Hành tinh...........Hoạt động.............Lửa do ma sát. cơi hồng trần. tồn. vật chất thái dương hệ.  Âm

 

Con Người

 

1. Thể Nguyên Nhân.......Bảo Ngọc.......Monad Spirit.......Atma-Buddhi.......Lửa điện.    của con người (Jewel) Lực dương

 

2. Thể Nguyên Nhân.......Hoa Sen.........Solar Angel.........Manasic Ego.........Lửa thái dương. của con người      Lực thăng bằng.

 

3.Hạt nhân của cơi..........Vi tử ..............Lunar Angel........Con người ............Lửa do ma sát. thường tồn.  Tam phân hạ đẳng Âm.

Các Cơi

 

1. Raja Lord.............Một Huyền Giai.....Cơi phụ................Thuộc....................Lửa trungương.    của cơi Deva   nguyên tử     Fohat  Khởi xướng.

 

2. Devacủa..............Các trung tâm.........Prana....................Năng lượng..........Lửa kiến tạo cơi mặt trời.  h́nh hài.

 

3.Elementals...........Tinh chất.................Vậtchất................ Lực mặt trăng......Hơi ấm của Mẹ.   Elementals Phân tử

Các Nguyên Tử

 

1. Nguyên tử ................... Hạt nhân ....... Deva của cơi .......Dương ..................Điện Lực

 

2. Đơn vị nguyên tử     ....... ........................ Các devas của ....Quân b́nh............. Lửa thái dương Lĩnh vực sắc tướng.    cơi

 

3. Các electrons ............... Nhân.............. Các elementals.... Âm........................Lửa do ma sát.

 

1188 Rung động được phát khởi bởi Âm Thanh (Sound), vốn là biểu hiện của Định Luật Tổng Hợp được nối tiếp bằng Tiếng Nói (Voice) hay Linh Từ (word), c̣n Linh Từ đó khi nó tiến ra khỏi trung tâm đến ngoại vi (v́, hiểu theo huyền linh học, Linh Từ được “thốt ra từ Quả Tim”) trở thành a/ Một tập ngữ (phrase, cụm từ). b/ Nhiều cụm từ. c/ Nhiều câu (sentences). d/ Lời nói (speech). e/ Vô số âm thanh của thiên nhiên.

Mỗi một trong các tên gọi này có thể được giải thích bằng các thuật ngữ chỉ năng lượng thu hút, và năng lượng thu hút này cũng là biểu hiện của sự sống của một Thực Thể (Existence) thuộc một cấp này hay cấp khác.

“Chúa phán bảo và các h́nh tướng được tạo ra”. Bảng liệt kê này sẽ tạo thành nền tảng của một giai đoạn nghiên cứu đầy đủ theo đường lối này và là một trong số đường lối cơ bản nhất được nêu ra trong Bộ Luận này.

3. Mô phỏng của h́nh hài đối với sự sống.

Đây là tiến tŕnh của các h́nh hài cung cấp từ từ vốn là các biểu hiện đúng của tâm thức nội tại vốn là mục tiêu lớn của cái mà chúng ta gọi là “Mẹ Thiên Nhiên”; bà thực hiện điều này, hoạt động theo Định Luật Hút mà chúng ta đang nghiên cứu. Do đó, định luật này chi phối hai trạng thái khai mở, những ǵ có liên quan với linh hồn hay trạng thái tâm thức và những ǵ liên quan với Tinh Thần trên cơi riêng của nó. Chính nguyên nhân của chu kỳ liên tục đó của việc khoác lấy h́nh hài, của việc vận dụng h́nh hài và của việc từ chối/loại bỏ h́nh hài vốn đặc trưng cho các cuộc luân hồi của mỗi loại và kiểu mẫu của thực thể sống. Ở đây nhà nghiên cứu nên nhớ rằng, các Đấng Cao Cả vốn là các lực hút đang biểu lộ, tức các Dhyan Chohans, là bảy vị, và rằng, do đó tính chất của các hiện thể vốn hợp thành các thể của Các Ngài sẽ có bảy biến thái tùy theo bản chất đặc biệt của các Đấng Chủ Quản Sự Sống (Lords of Life).

1189 Cách duy nhất để đi đến nhận thức về các tính chất căn bản của các Hành Tinh Thượng Đế này là qua việc xem xét về năng lượng phát tỏa từ Các Ngài, và chính điều này mà khoa chiêm tinh nội môn thực sự sau rốt sẽ tri ra. Tuy nhiên, chưa đến lúc đó; việc đó sẽ đến khi nghiên cứu khoa học về từ điện con người, về các phân biệt giữa bảy hạng người, và bản

chất của Ego được theo dơi một cách trung thực hơn. Lúc bấy giờ người ta sẽ phát hiện ra bản chất của từ lực hành tinh và tính chất của bất cứ linh hồn đặc thù nào của hành tinh như nó được biết qua bản chất kết hợp của con người, đáp ứng với và các tay lỗi lạc của bất cứ Cung đặc biệt nào của hành tinh. Bí ẩn lại tăng thêm bởi sự kiện rằng không những chỉ có một số tính chất của Thượng Đế đang biểu lộ vốn không được bao gồm trong thuật ngữ “thánh thiện”, mà có nhiều trạng thái khác của điều mà chúng ta có thể gọi là “trung tâm phụ của lửa”được phát sinh và làm cho sự hiện hữu của chúng được cảm nhận. Chúng ta có một tương ứng với điều này trong sự kiện là có các trung tâm năng lượng trong con người vốn không hoàn toàn là các trung tâm lực dĩ thái, mà là sản phẩm của sự tương tác của các trung tâm lực dĩ thái và một số h́nh thức năng lượng âm thuộc loại thấp nhất. Thí dụ, đó là tim. Có trung tâm lực tim, một trong các trung tâm lực chủ yếu trên các cơi dĩ thái, nhưng cũng có quả tim vật chất nguyên cũng là một máy phát năng lượng; có các cơ quan sinh sản thấp cũng là một hậu quả phản xạ với một năng lượng vốn là kết quả của các rung động cao siêu, nhưng có một tính chất hoàn toàn của riêng nó. Tính chất này có sự tương ứng của nó trong thái dương hệ. Nhiều hành tinh là các hành tinh thứ yếu và số đông hành tinh là các tiểu hành tinh vốn có một năng lượng hay tính chất thu hút tất cả đều riêng của chúng, và theo quan điểm thái dương hệ, chúng phải được phép dành cho, bằng cách đo lường sức thu hút đang tạo ra các h́nh hài của hay là dựa vào bất cứ hành tinh đặc biệt nào.

Như chúng ta biết từ việc nghiên cứu bộ GLBN, một số các Hành Tinh Thượng Đế th́ trong sạch và vô sở dục (pure and passionless), trong khi các Đấng khác th́ c̣n ở dưới sự

chế ngự của dục vọng (desire) và đam mê (passion) (GLBN I, 214, 449; II, 223). Tính chất này của Các Ngài tất nhiên là thu

1190 hút về Các Ngài những ǵ mà Các Ngài cần cho việc biểu lộ đúng đối với sự sống của Các Ngài trong bất cứ hành tinh hệ nào, và kiềm chế bản chất của những nhóm Chân Ngă vốn là (đối với Các Ngài) các trung tâm lực phát sinh. Từ đó mới có bản chất của con người trên cơi đời. Tất cả mọi con người đều bị chi phối gần như tuyệt đối bởi một số sức thu hút, các ấn tượng hoặc các ảnh hưởng thuộc về hành tinh mà chúng ta có thể liệt kê theo thứ tự của mức độ quan trọng của chúng. Trước tiên, có sức thu hút của Sự Sống của Hành Tinh Thượng Đế của hành tinh đặc biệt này. Tất nhiên đây là yếu tố mạnh nhất và là một trong các yếu tố căn bản, nó sắp đặt các đường hướng mà h́nh tướng con người đă chọn lấy trên hành tinh này. Có các con người, hoặc các nhân vật lỗi lạc về ư thức tự tri trên các hành tinh khác, nhưng các h́nh thức mà họ vận dụng lại không giống như h́nh thức của chúng ta. Kế đến có sức thu hút của Đức Hành Tinh Thượng Đế, Đấng là Sự Sống bổ sung vào Sự Sống của Thượng Đế của chúng ta. Điều này liên quan tới một Hành Tinh Thượng Đế đáp ứng với một rung động vốn hài ḥa với rung động của Thượng Đế chúng ta nhưng Đấng này khi hợp nhất với Ngài, tạo thành cái có thể được gọi là “Cái Thứ Ba” (“the Third”) hay là chủ âm (dominant) của Ngài, như trường hợp có thể xảy ra. Không thể tiết lộ liệu có phải sự phối hợp của nốt đó sẽ hàm ư rằng hành tinh hệ chúng ta sẽ thu hút cái đang biểu lộ nốt của hành tinh hệ khác, hoặc ngược lại hay chăng. Nó hàm ư rằng một nơi nào đó trong thái dương hệ là một hành tinh hệ thuộc loại nào đó (tất nhiên không phải là một trong bảy hoặc trong mười) đang có sự tương tác với hành tinh hệ chúng ta và, do đó, tất nhiên là có ảnh hưởng đến các nhóm

Chân Ngă. Chúng ta cũng phải ghi nhận sự kiện rằng – liên quan đến sự biểu lộ của một Hành Tinh Thượng Đế -các nhóm Chân Ngă là các trung tâm năng lượng và làm cho thể vật chất trọng trược của Ngài sau rốt trở thành một sự kiện hoàn hảo.

Sau cùng, có lực thu hút của loại hành tinh hệ mà về mặt huyền bí được xem như đối cực (polar opposite) của chúng ta.

1191 (Những ǵ được nói đến ở đây đều có liên quan đến các hành tinh hệ khác, v́ định luật tiếp tục tồn tại khắp thái dương hệ). Do đó, điều hiển nhiên là chiêm tinh học nội môn và đích thực sẽ bàn đến bốn loại thần lực, khi nó t́m cách giải thích bản chất của các năng lượng có ảnh hưởng đến bất cứ người nào:

 

1. Tính chất của thái dương hệ.

 

2. Tính chất của Thượng Đế của hành tinh khi tính chất đó tuôn đổ qua các dăy, các bầu và các cuộc tuần hoàn trong một biến phân thất bội (sevenfold differentiation).

 

3. Tính chất của hành tinh bổ túc của địa cầu chúng ta.

 

4. Tính chất của sức thu hút của đối cực của địa cầu chúng ta.

 

Điều này liên quan tới kiến thức mà cho đến nay c̣n bị che giấu trong cái bí ẩn sâu thẳm nhất, nhưng nó sẽ khai mở khi tâm lư học chân chính được nghiên cứu, và sau rốt nó sẽ tự thể hiện trong một nguyên lư cơ bản thứ tư của Giáo Lư Bí Nhiệm để cho các nhà nghiên cứu sau này sẽ có được ba Nguyên Lư như hiện giờ họ đang t́m ra trong Phần Mở Đầu cho bộ sách đó, cộng với nguyên lư thứ tư (GLBN I, 42 – 46). Điều này có thể được mong đợi trong cuộc tuần hoàn thứ tư này. Chiêm tinh học chân chính sẽ tiết lộ bản chất của mệnh

đề thứ tư này ở một kỳ hạn nào đó sau này. Sau rốt, nhiều chú ư hơn sẽ được chuyển vào các ảnh hưởng của hành tinh chứ không nhiều lắm vào các cung của hoàng đạo, nơi mà bản chất của một Ego có liên quan. Các cung quan trọng của hoàng đạo liên hệ đến Hành Tinh Thượng Đế, và do đó, tất nhiên liên quan đến các Monads của mọi con người. Các ảnh hưởng của hành tinh phải được khảo cứu để t́m ra tính chất của Cung của một người, và điều này trong phần trên đă được nêu ra theo ba cách. Con người là Chân Thần, do đó con người biểu lộ một phần nhỏ của sự sống đang bao bọc của y. Trong thái dương hệ này, về bản chất y là Chân Ngă.

Các nhà chiêm tinh nên nghiên cứu các hành tinh hệ dưới ánh sáng của vị Thiên Nhân (Heavenly Man), xét chúng như

1192    là một hóa thân của một Hành Tinh Thượng Đế, và như thế cố gắng lấy số tử vi (to cast the horoscope) của Hành Tinh Thượng Đế đó. Họ không thể thành công khi làm như thế, nhưng trong khi cố gắng để làm, họ có thể học được nhiều điều và có được ánh sáng mới về một vấn đề hóc búa nhất. Khi nghiên cứu vấn đề thích nghi của h́nh hài với rung động, hay là cấu tạo của một hiện thể vốn sẽ trở thành một khí cụ phù hợp với tinh thần, các yếu tố sau đây phải được ghi nhớ:

 

1. Chính là tính chất của sự sống nội tại mới định đoạt cho kiểu mẫu h́nh hài.

 

2. Các tính chất này là toàn bộ các thuộc tính của tính chất thiêng liêng (divinity) mà sự sống nội tại đă khai mở thành công.

 

3. Các tính chất này – như được ức đoán chính xác – thuộc vào bảy loại thường thấy.

 

4. Chúng cũng thuộc vào hai nhóm, các nhóm này có liên quan tới các nguyên khí thấp, và do đó là bốn, và bốn này lại liên quan tới nguyên khí cao và trung, do đó trở thành ba.

 

Điều này cũng đúng cho mọi con người, các Hành Tinh Thượng Đế và cả Thái Dương Thượng Đế, và có một bí ẩn tương tự có liên quan đến sự biểu lộ của ba nguyên khí cao trong con người (vốn có thể được xem như biểu hiện qua vị Adept hoàn thiện, tức là Bodhisattva) và ba nguyên khí cao của Thái Dương Thượng Đế khi chúng biểu lộ qua ba trạng thái chủ yếu. Chúng hợp thành chỉ nguyên khí duy nhất hiển lộ theo ba cách. Cũng thế đối với Chân Thần không biểu lộ (không biểu lộ theo quan điểm của phàm ngă). Monad đó có thể -ở một vài giai đoạn rất phát triển trong cơ tiến hóa và là giai đoạn vượt xa giai đoạn của vị Adept – có sự biểu lộ tam phân đồng thời của nó, và hiện ra dưới h́nh thức một Đức Thầy trong ba cơi thấp, giống như một Bodhisattva trên cơi riêng của Ngài và giống như vị Dhyani Buddha đă giải thoát (emancipated); tuy nhiên cả ba Đấng này chỉ là Một, sẽ là kết

1193    quả của một rung động tâm linh vĩ đại và sẽ hoàn thành ba công việc mà có thể (theo quan điểm của ba cơi thấp) xuất hiện dưới h́nh thức công việc của ba Đấng vĩ đại riêng biệt. Các Ngài là các h́nh thức của ba “lớp áo” của Chân Thần (monadic “vestures”) được khoác bởi Chân Thần duy nhất như một người khoác lấy ba thể của ḿnh cùng một lúc và hoạt động trong ba thể đó một cách riêng rẽ (1) .

1 Tam Thân (The Three Vestures, Ba Lớp Áo) – “Ḍng sinh lực bắt chéo. Đó là cái ngă đích thực có quyền hạn đối với lớp áo Dharmakaya (Pháp Thân); nhưng vị Sambhogakaya (Báo Thân) c̣n vĩ đại hơn cả một Đấng Nhập Niết Bàn (Nirvani) và c̣n vĩ đại hơn cả vị Nirmanakaya (Ứng Thân) -Đức Phật Từ Bi (Buddha of Compassion)”.

Tiếng Nói Vô Thinh, trang 97.

Ba thể Đại Giác (Buddhic bodies) hay ba h́nh thức Đại Giác được gọi là

Nirmanakaya (Đấng Ứng Thân), Sambhogakaya (Đấng Báo Thân),

Dharmakaya (Đấng Pháp Thân).

Nếu muốn, một trong ba Đấng này có thể khoác lấy một thể trên cơi trần, thể đó sẽ không chỉ là một huyễn h́nh (mayavirupa) được sáng tạo. Điều này được làm theo một trong hai cách: hoặc là bằng cách chiếm giữ một thể bị bỏ trống một cách tùy ư, như là trường hợp Đức Christ mượn thể xác của Đức Jesus, hoặc là bằng một sự ứng linh thiêng liêng (divine overshadowing) vào một đệ tử, như đă xảy ra và sẽ xảy ra. Tính chất của h́nh hài được chiếm giữ hoặc sử dụng, và bản chất công việc của nó tùy thuộc vào một trong ba trạng thái cao của xung lực khai mở đang biểu lộ. Rất hiếm khi một hiện tượng huyền bí hơn xảy ra, và Đức Phật,

Trường hợp thứ nhất là trường hợp có h́nh hài tinh anh mà người ta sẽ chiếm lấy khi rời bỏ thể xác của ḿnh, y sẽ hiện ra trong thể cảm dục của ḿnh – có thêm mọi hiểu biết của một Adept (Thánh Nhân). Vị Bodhisattva phát triển nó trong chính Ngài khi Ngài đi tiếp trên con đường cao siêu. Nhờ đă đạt được mục tiêu và từ chối kết quả của nó, Ngài vẫn ở lại trên cơi trần, như một Adept; và khi bỏ cơi trần, thay v́ đi vào Nirvana, Ngài vẫn ở lại trong cái thể rạng rỡ ấy mà Ngài đă tự dệt cho chính Ngài, vô h́nh vô ảnh đối với nhân loại chưa được điểm hóa (uninitiated), để trông nom và bảo vệ cho nhân loại.

Đấng Báo Thân cũng giống như vậy, nhưng có thêm cái rạng rỡ của ba sự hoàn thiện, một trong số đó là hoàn toàn xóa bỏ mọi dính líu trần gian.

Thể Pháp Thân là thể của Đức Phật hoàn thiện, nghĩa là không phải là thể chút nào, mà là một linh khí lư tưởng (ideal breath); tâm thức ḥa lẫn vào tâm thức vũ trụ (universal consciousness) hay là linh hồn thiếu hẳn mọi thuộc tính (attribute), khi mà vị Dharmakaya, một Adept hoặc Đức Phật bỏ lại đàng sau mọi liên hệ có thể có, hoặc tưởng nghĩ về cơi trần này. Thế th́, để được phép trợ giúp nhân loại, một Adept tức là Đấng có quyền vào Niết Bàn “từ bỏ thể Dharmakaya” theo cách nói huyền bí; giữ lại, đối với Shambhogakaya, chỉ sự hiểu biết lớn lao và đầy đủ, rồi vẫn ở trong Nirmanakaya của Ngài. Trường phái bí giáo dạy rằng Phật Cồ Đàm, cùng với nhiều vị La Hán của Ngài, là một Nirmanakaya như thế, cao siêu hơn là Đấng, mà v́ sự từ bỏ và hy sinh lớn lao của Ngài cho nhân loại, không có ai được biết nữa”. Tiếng Nói Vô Thinh, trang 98.

Đức Bồ Tát hoặc vị Adept đang ứng linh, mỗi đấng tạo ra

1194 “ngoại hiện” (“appearance”) của Ngài trên cơi trần, như vậy biểu lộ ba trạng thái của tri thức, bác ái và ư chí và tất cả đều khoác lấy h́nh tướng. Điều này có thể dường như là một phức tạp lớn, nhưng xét cho cùng, đó không phải là hiện tượng xa lạ lắm hơn là hiện tượng của Chân Thần (trong thời gian và không gian và trong cơ tiến hóa) biểu hiện ra dưới h́nh thức Triad, Ego và Personality. Kiểu mẫu Avatar tam phân này chỉ tạo ra ngoại hiện của nó theo một loạt các chu kỳ đặc biệt có liên hệ với một nhóm các Chân Thần vốn là các Chân Thần tiến bộ nhất và tiến hóa nhất vào lúc mở đầu của mahamanvantara. Cho đến nay, không có nhiều người đủ tiến bộ để làm ba công việc này; Đức Phật và chín Đấng khác chỉ là các Đấng cho đến nay vẫn tiếp xúc với hành tinh đặc biệt của chúng ta theo cách đặc biệt này. Một vài Đấng như là Đức Christ có được quyền năng để tạo ra một ngoại hiện kép (dual appearance). Kiểu mẫu Monad này chỉ được t́m thấy trên Cung 2, 4, 6. Nếu đạo sinh nhớ rằng bản chất của h́nh hài tùy thuộc vào tính chất (quality) của Sự Sống đang nhập thể (incarnating Life), y cũng sẽ nhớ rằng các phân biệt giữa các nhóm Huyền Giai khác nhau, v́ các Sự Sống trong các nhóm này đều có tính chất khác nhau và các h́nh hài mà qua đó chúng biểu lộ đều khác hẳn nhau. Do đó, chúng ta phải phân biệt giữa:

 

1. Các nhóm tiến hóa hướng hạ.

 

2. Các nhóm tiến hóa hướng thượng.

 

3. Bảy nhóm sự sống mà chúng ta gọi là Nguyệt Tổ Phụ (lunar Fathers):

 

a/ Ba nhóm không có h́nh hài (incorporeal) mà chúng ta gọi là giới tinh hoa chất (elemental kingdoms).

b/ Bốn nhóm có vật chất, vốn là các h́nh hài của bốn giới trên cung hướng thượng.

 Bảy huyền giai của các Sự Sống (Lives).

 Bảy nhóm gồm các Solar Angels. Đừng nên lẫn lộn về sự phân biệt giữa các huyền giai của các Đấng Cao Cả (Beings) với bảy Cung, v́ mặc dầu có sự

 

1195    liên quan chặt chẽ (close connection), lại không có sự giống nhau (resemblance). Các “Cung” (“Rays”) chỉ là các h́nh thức nguyên thủy của một số Đấng Cao Cả (Lives), các Ngài “mang theo trong Quả Tim (Hearts) của các Ngài” mọi Mầm Mống (Seeds) của H́nh Hài. Các Hierarchies là các nhóm sự sống đa dạng, ở mọi giai đoạn khai mở và tăng trưởng sẽ dùng đến các h́nh hài đó. (1)

Các Cung là các hiện thể, và do đó là tác nhân thụ nhận âm tính. Các Hierarchies là các tác nhân vận dụng các hiện

1 Mười Hai Huyền Giai Sáng Tạo. (The Twelve Creative Hierarchies).

Các nhà nghiên cứu thường gặp lúng túng khi cố giải thích về “số mười hai” trong vũ trụ. Một thông tín viên gửi ư kiến sau: Trong Khảo Cứu về Tâm Thức, bằng một lối sắp xếp các nhóm bên trong, số ba cho thấy có bảy nhóm; các nhóm này có thể được mô tả như ABC, ACB, BCA, BAC, CAB, CBA và nhóm thứ bảy, một tổng hợp mà trong đó ba cái đều bằng nhau. Nhóm sáu phụ sẽ được tượng trưng bằng (AB) C, C (AB), A (BC), (BC) A, (CA) B, B (AC), hai cái trong ngoặc th́ bằng nhau c̣n cái thứ ba th́ mạnh hơn hoặc yếu hơn. Hai nhóm gồm 6, c̣n nhóm mà trong đó ba yếu tố th́ ngang nhau, sẽ tạo thành mười ba nhóm. “Mười ba này sẽ được sắp xếp dưới h́nh thức một ṿng tṛn có 12, với một nằm giữa. Cái nằm giữa sẽ là tổng hợp, và sẽ buộc tất cả ba yếu tố đều bằng nhau. Sự tương ứng vật chất của việc này sẽ là mười hai cung hoàng đạo với mặt trời nằm ở trung tâm, tổng hợp tất cả các cung. Sự tương ứng tinh thần sẽ là mười hai Huyền Giai Sáng Tạo (twelve Creative Orders) với Thượng Đế ở trung tâm, tổng hợp tất cả”. Cách sắp đặt hoàn toàn hợp lư (légitimate).

Tạp chí The Theosophist, quyển XXIX, trang 100. Cũng so sánh với Mười Hai Cung Hoàng Đạo.

thể và đó là bản chất của các sự sống này và tính chất của rung động của chúng mà dưới Định Luật Hút vĩ đại này, đưa chúng đến các h́nh hài cần thiết. Đây là hai phân biệt đầu tiên, Sự Sống và Sắc Tướng, cả hai điểm phân biệt này đều là “Con của Thượng Đế”, Ngôi Hai của Trinity trong trạng thái tạo h́nh của Ngài.

Các Ngài là các Đấng Kiến Tạo và cũng tồn tại trong ba nhóm với các biến phân thứ yếu của các Ngài. Ở đây không cần đặt các nhóm này vào một số cơi trong thái dương hệ.

Các Huyền Giai của các Đấng Cao Cả này tiến vào Cung của Ánh Sáng từ trung tâm là các mầm mống của tất cả những ǵ hiện hữu sau này và chỉ v́ khi Các Ngài chuyển ra ngoài đi vào biểu lộ và các h́nh hài mà các Ngài phải sở hữu đều đang từ từ tiến hóa, việc xem xét đó về các cơi trở nên cần thiết. Đối với một số trong các huyền giai này, các cơi giới cũng giống như là các lớp vỏ (sheaths) của Chân Thần đối với Chân Thần vậy; chúng là các màn che đối với Sự Sống nội tại; chúng là các phương tiện giao tiếp để biểu lộ và là các tay lỗi lạc của lực hoặc năng lượng thuộc loại chuyên biệt. Tính chất

1196    của một Cung dựa vào tính chất của huyền giai các Đấng Cao Cả đang sử dụng nó như là phương tiện biểu lộ. Bảy huyền giai này bị che giấu bởi các Cung, nhưng mỗi huyền giai nằm ở sau bức màn của mỗi Cung, v́ trong toàn thể của chúng, chúng là các sự sống làm linh hoạt của mỗi hành tinh hệ bên trong thái dương hệ; chúng là sự sống của mọi không gian liên hành tinh, và các sự sống đang tự biểu lộ qua các tiểu hành tinh và tất cả mọi h́nh thức sự sống độc lập nhỏ bé hơn là một hành tinh. Tôi xin đưa ra vắn tắt một vài chỉ dẫn liên quan đến các huyền giai này, nó có thể giúp làm sáng tỏ những ǵ được chứa trong GLBN liên quan đến chúng.

Những ǵ được truyền đạt ở đây chính nó không phải là mới mẻ, mà là tổng hợp của nhiều điều đă biết và được gom lại dưới h́nh thức các sự kiện ngắn gọn đă được tŕnh bày.

Mỗi một trong bảy đẳng cấp (hierarchies) các Đấng Cao Cả, các Ngài là các Thần Kiến Tạo hay là các Tác Nhân Thu Hút (Attractive Agents) (ở tŕnh độ của các Ngài) chính là các người trung gian; tất cả đều biểu hiện cho một trong các loại thần lực phát ra từ bảy cḥm sao. Do đó, công việc trung gian của các Ngài có hai mặt.

 

1. Các Ngài là kẻ trung gian giữa Tinh Thần với vật chất.

 

2. Các Ngài là các tác nhân truyền thần lực từ các nguồn từ ngoài đến thái dương hệ cho các h́nh tướng bên trong thái dương hệ.

 

Mỗi một trong các nhóm thực thể này cũng có bản chất là bảy, và bốn mươi chín luồng hỏa của Brahma là biểu lộ thấp nhất về bản chất lửa của chúng. Mỗi nhóm cũng có thể được xem như là “sa đọa” (“fallen”) theo ư nghĩa vũ trụ, v́ có liên quan đến tiến tŕnh kiến tạo, hay là các chủ thể chiếm giữ h́nh hài với một mật độ nào đó.

Hierarchy I (Huyền Giai). Hierarchy thứ nhất và vĩ đại được phát tỏa từ Tâm (Heart) của Mặt Trời Tinh Thần trung ương (GLBN I, 233 – 250; III, 565 – 566). Đó là Con của Chính Thượng Đế, Được Sinh Đầu Tiên theo ư nghĩa vũ trụ, cũng

1197    như Đức Christ là “Anh Cả trong một đại gia đ́nh các huynh đệ”, và là “đệ nhất hoa trên cây nhân loại”. Biểu tượng của Hierarchy này là Hoa Sen vàng với mười hai cánh xếp lại.

Cần nên nhớ rằng theo nghĩa đen là cái thứ sáu, v́ năm Hierarchies đă trôi qua, vốn là sản phẩm của thái dương hệ trước kia trong đó Trí Tuệ (Intelligence hay là Manas) là mục tiêu. Năm Huyền Giai đă giải thoát đều là toàn thể các manas. Đó là Huyền Giai vốn thuộc về đẳng cấp thứ năm, mà

chúng ta được dạy trong tiến tŕnh đạt được giải thoát tối hậu, hay là nhận được Điểm Đạo thứ tư, vốn là nguyên nhân của một vài hiện tượng trên hành tinh chúng ta, làm cho hành tinh chúng ta đáng được gọi là “Ngôi Sao của Đau Khổ” (“Star of Suffering”). Có một liên kết nghiệp quả giữa giới động vật với Huyền Giai Sáng Tạo thứ năm của thái dương hệ trước kia vốn làm cho chính nó được cảm nhận trong con người dưới sự đóng đinh trên thánh giá cần thiết của bản chất h́nh hài vật chất, đặc biệt theo các đường lối tính dục. Chúng ta phải nhớ rằng các Huyền Giai hoạt động dưới Định luật Hút; đó là định luật của các Thần Kiến Tạo.

Huyền Giai thứ nhất (thứ sáu) dùng trạng thái thứ nhất làm kiểu mẫu năng lượng của nó, đó kiểu mẫu thứ sáu của điện vũ trụ và do đó sử dụng sức mạnh đặc biệt, kết hợp với lửa thấp nhất tức là “lửa do ma sát” v́ nó làm cho chính nó được cảm nhận trên cơi thứ sáu. Các sự sống này được gọi là “Các Con của Dục Vọng thiêu đốt” và là Các Con tất Yếu. Cổ Luận có nói đến chúng như sau:

“Chúng thiêu rụi đến tận tri thức (burned to know). Chúng đổ xô vào các khối cầu. Chúng là nỗi ước mong của Cha đối với Mẹ. Do làm như thế, chúng chịu đau khổ, cháy bùng và khát khao qua lĩnh vực thứ sáu của giác quan”.

Huyền Giai II. Huyền Giai thứ hai được liên kết chặt chẽ Đại Hùng Tinh. Chúng ta được dạy rằng Các Ngài tiến nhập vào qua tâm thất thứ nh́ bên trong Quả Tim Thánh Thiện, và là (như chúng ta được dạy trong GLBN) các nguyên mẫu (prototypes) của các Monads. Các Ngài là cội nguồn của Sự Sống Chân Thần, nhưng các Ngài không phải là các Monads; Các Ngài c̣n cao xa hơn nữa.

1198 Một cách chính xác, Huyền Giai này chính là Huyền Giai thứ bảy, hay là ḍng lưu nhập (influx) vào trong thái dương

hệ chúng ta của các Đấng Cao Cả mà trong thái dương hệ thứ nhất các Ngài vẫn ở lại trên cơi riêng của các Ngài, vốn cũng vô tội và thánh thiện để t́m cơ hội trong chính cơ tiến hóa vật chất và tinh thần. Ngay trong Huyền Giai này, các Ngài cũng thấy không thể làm ǵ nhiều hơn là tạo ảnh hưởng lên các Chân Thần nhập thế, truyền đạt cho các Chân Thần này năng lực để hiểu được bản chất của tập thể thức (group consciousness), và phẩm đức của bảy Thiên Nhân (Heavenly Men) nhưng không thể diễn tả chính các Đấng này một cách đầy đủ. Một số manh mối cho cái bí ẩn này sẽ đến nếu kẻ nghiên cứu ghi nhớ cẩn thận rằng trong thái dương hệ chúng ta và bảy cơi của chúng ta, chúng ta chỉ có thể hồng trần của Thượng Đế, và rằng thể hồng trần đó là một giới hạn của biểu lộ bản chất tam phân của Ngài. Huyền Giai thứ nhất (thứ sáu) có thể được xem như nỗ lực để biểu lộ rung động trí tuệ của Thái Dương Thượng Đế, c̣n Huyền Giai thứ hai là cố gắng để biểu lộ bản chất t́nh cảm hay là bản chất cảm dục vũ trụ của Ngài.

Huyền giai thứ hai (thứ bảy) dùng trạng thái thứ hai làm loại thần lực của kiểu mẫu thần lực thứ bảy trong số nhiều loại hiện hữu. Một số ư tưởng về tŕnh độ tiến hóa tương đối của Thái Dương Thượng Đế có thể có được bằng cách nghiên cứu các trạng thái thần lực khác nhau mà Ngài đang biểu lộ trong lần lâm phàm đặc biệt này. Chính năng lượng này đang thôi thúc các Chân Thần đi vào lâm phàm ở cơi trần v́ nó tự làm cho chính ḿnh được cảm nhận trên cơi thứ bảy. Các năng lượng đang hoạt động là các năng lượng mà Thượng Đế đă khai mở và là cái hoạch đắc (gain) của các lần lâm phàm trước. Tất nhiên có các chỗ gián đoạn và thiếu một số loại thần lực, v́ cho đến nay Ngài c̣n nhiều điều phải hoạch đắc về mặt vũ trụ.

Chính năng lượng của Huyền Giai này (số năng lượng là hai và bảy) dẫn tới sự biểu lộ của Lưỡng Tính Thiêng Liêng (Divine Androgyne) và bảy trung tâm lực chính là bảy Năng Lượng Thiêng Liêng (spiritual Energies).

Huyền Giai III. Huyền Giai Sáng Tạo thứ ba (hay là Huyền Giai thứ tám) là Huyền Giai đặc biệt lư thú. Chúng

1199 được gọi là “Triads” (“Tam Bộ”) v́ chúng nắm giữ trong chính chúng các tiềm lực của ba cuộc tiến hóa, về trí tuệ, tâm linh (psychical) và thiêng liêng (spiritual). Các Triads của Sự Sống này đều có sẵn trong Ba Ngôi và là tinh hoa của thái dương hệ trước theo một quan điểm. Ở một quan điểm khác, khi được nghiên cứu như là “tinh hoa của Số 8 trước kia”, các Ngài là các điểm bát phân (eightfold points) đang chờ cơ hội để bùng cháy. Các Ngài là các devas đang sẵn sàng cho việc phụng sự, vốn là để đem đến cho Huyền Giai khác một số tính chất đang thiếu. Huyền Giai này được xem như các tác nhân vĩ đại ban tặng tính chất bất tử trong khi các Ngài “không tham gia vào việc lâm phàm”. Các Thần Quân Hy Sinh và Bác Ái là các Ngài, nhưng các Ngài không thể vượt ra ngoài thể dĩ thái của Thượng Đế, đi vào thể vật chất trọng trược. Huyền Giai thứ ba này vận dụng trạng thái thứ ba của điện lực thuộc loại thứ nhất của vũ trụ năng. Các Huyền Giai thay cho một chu kỳ lặp đi lặp lại của loại thứ nhất được tượng trưng bằng số 8. Các công thức dành cho các điện năng này th́ quá phức tạp nên không thể được đưa ra ở đây, nhưng nhà nghiên cứu nên nhớ rằng các Huyền Giai này thể hiện:

 

1. Vũ trụ năng thất phân.

2. Prana vũ trụ.

3. Năng lượng thái dương hay lửa điện, lửa thái dương và lửa do ma sát.

Mỗi Huyền Giai biểu lộ một năng lượng tam phân hay một trạng thái của mỗi Huyền Giai nói ở trên, và cần có một biến phân chín lần, v́ hai cái đầu cũng tam phân giống như cái thứ ba. Đó là việc loại bỏ các Sự Sống của Triad (Triadal Lives) bởi các đơn vị trong Huyền Giai thứ tư, Huyền Giai của các Monads con người, mới đẩy nhanh con người sau rốt đi vào cơi thứ 8 (eighth sphere). Con người từ chối trở thành một Đấng Christ, Đấng Cứu Thế, và vẫn trụ vào bản ngă (self-centred, duy ngă).

Chúng ta đă bàn đến ba Huyền Giai đầu tiên, chúng được xem như là bao giờ cũng “chứng kiến Dung Mạo của Đấng Cai Quản của Thái Uyên” (“seeing the Face of the Ruler of the Deep”), hoặc là v́ tinh khiết và thánh thiện đến nỗi các thần lực của các Ngài đều ở trong sự tiếp xúc đă được nhận thức với cội nguồn phát xuất của các Ngài.

Bây giờ, chúng ta xét vắn tắt về hai Huyền Giai có liên

1200    quan chặt chẽ với chính chúng ta, tức con người hữu ngă thức. Hai nhóm này thực sự là ba, v́ Huyền Giai thứ năm là Huyền Giai kép và chính là với Huyền Giai này đă đưa đến một số lầm lẫn và là ư nghĩa huyền bí đàng sau con số mười ba xui xẻo (ill-omened). Các Ngài là “Các Nhà Mưu T́m sự hài măn” và là nguyên nhân của sự giáng sinh lần thứ hai (second fall into generation), tức là sự kiện đàng sau việc Chân Ngă chọn phàm ngă. Huyền Giai thứ tư và thứ năm là Huyền Giai thứ chín và thứ mười, hay là các “Điểm Đạo Đồ” và “Các Đấng Hoàn Thiện”. Tất cả mọi người, hay là các “Jivas Bất Tử”, đều là những người tiến hóa qua một loạt các Cuộc Điểm Đạo hoặc là tự tạo (self-induced), hoặc là được mang lại trên hành tinh chúng ta với sự trợ giúp bên ngoài.

Họ đạt được điều này qua một cuộc “phối hợp” (“marriage”) với Huyền Giai (order) kế tiếp các huyền giai đó, tức Huyền Giai thứ năm. Lúc bấy giờ chúng được hoàn tất hay hoàn thiện, và chính nhờ sự kiện huyền bí này mà Huyền Giai thứ tư được xem như dương (masculine), c̣n Huyền Giai thứ năm thuộc âm (feminine).

Huyền Giai IV. Huyền Giai sáng tạo thứ tư là nhóm mà trong đó trạng thái cao nhất của con người, tức là “Cha Trên Trời” t́m được vị trí. Các sự sống này là các điểm lửa, chúng phải trở thành ngọn lửa; chúng làm điều này qua trung gian của Huyền Giai thứ năm và bốn tim bấc (wicks), hay là hai Huyền Giai nhị phân thấp hơn. Như vậy, có thể nhận ra rằng xét về con người, các Hierarchies thứ tư, thứ năm, thứ sáu và thứ bảy, trong chu kỳ lâm phàm, là chính cái ngă (self) của con người. Các Ngài là “Các Đấng Hy Sinh” và “Các Đấng Bác Ái”, tinh hoa của Atma-buddhi.

Khi nghiên cứu các Hierarchies này, một trong các bài học có giá trị nhất cần phải học là vị trí và sự quan trọng của con người trong hành tinh hệ. Thí dụ, Huyền Giai vốn là tinh hoa của Sự Sống Tinh Thần vô h́nh, c̣n nguyên khí Buddhi, là nguyên nhân huyền bí của sự kết hợp vũ trụ của tinh thần và vật chất, dựa trên t́nh thương và ư muốn (desire) của Thượng Đế, nhưng mỗi Hierarchy cũng tự biểu lộ qua một biểu lộ đặc biệt mà thể trí hữu hạn của con người cần phải

1201 xem như là chính Hierarchy. Điều này không phải như thế, và cần thận trọng phân biệt giữa hai Huyền Giai này. Chúng là các mầm mống tiềm tàng của các trung tâm lực và biểu lộ một cách chủ quan; chúng hâm nóng và làm linh hoạt các nhóm h́nh hài; chúng nở rộ và tự biểu lộ qua phương tiện của một h́nh hài hoặc là một hierarchy khác.

Các hierarchies này đều có liên quan nhau, và là âm hoặc dương đối với nhau như trường hợp có thể xảy ra.

Như có bàn đến trong GLBN, hierarchy này là vườn ươm (nursery) cho các Jivas lâm phàm (GLBN I, 138), và nó mang trong nó các mầm của các Sự Sống nào đă đạt được giai đoạn làm người trong một thái dương hệ trước, nhưng lại không thể tiếp tục vượt quá giai đoạn đó, do việc tiến vào chu kỳ pralaya, chu kỳ này đẩy họ vào trạng thái tiềm ẩn. T́nh trạng của hierarchy cũng tương tự, chỉ trên giai tầng vũ trụ, so với t́nh trạng của các mầm mống của sự sống con người được giữ ở t́nh trạng qui ẩn (obscuration, che khuất) trong thời kỳ giữa dăy hành tinh. Ba hierarchies khác được bàn đến (cái thứ nhất, thứ nh́ và thứ ba) là những người vốn đă (trong các thiên kiếp trước đây của biểu lộ Thượng Đế) vượt qua toàn thể giai đoạn nhân loại. Do đó, họ là các nhóm vô sắc tướng, như các nhóm c̣n lại là các nhóm hữu sắc tướng.

Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, hay thứ chín, trong thái dương hệ này, bao giờ cũng phải được xem như đang chiếm những ǵ có thể được xem là vị trí thứ ba.

Thứ nhất, các sự sống hay là ba Ngôi của Trinity (Tam Vị Nhất Thể).

Thứ hai, các Nguyên Mẫu của con người, bảy Tinh Quân (Spirits).

Thứ ba, con người hay biểu lộ thấp nhất của trạng thái Tinh Thần hữu ngă thức.

Điều này cần được thận trọng xem xét và không liên quan đến khía cạnh h́nh hài mà chỉ liên quan đến bản chất của các sự sống đang tự biểu lộ qua các sự sống khác vốn cũng có ngă thức (self-conscious) hay thông tuệ đầy đủ. Một vài hierarchies không có được điều này.

1202 Bốn hierarchies thấp, tất cả đều có liên quan đến sự biểu lộ trong ba cơi thấp, hay là trong thể vật chất trọng trược của Thái Dương Thượng Đế. Các huyền giai này gồm những người có thể loại bỏ hoặc trải qua [pass through, bỏ qua (?)] thể dĩ thái của Thái Dương Thượng Đế và khoác lấy h́nh hài được làm bằng chất hơi, chất lỏng hoặc chất đặc. C̣n các huyền giai khác th́ không. Họ không thể thuộc vào loại làm nảy sinh vật chất (physical generation). Các đạo sinh nên nhớ rằng theo quan điểm của Thượng Đế, các solar Angels trên cơi trí (cơi phụ thứ năm của cơi hồng trần vũ trụ) đều ở trong hiện thân hồng trần, và cái được gọi là “đi xuống thứ hai” (“second fall”) áp dụng cho việc này. Hiện tượng đi xuống lần thứ nhất có liên quan đến việc khoác một h́nh hài bằng chất dĩ thái vũ trụ, như là trường hợp xảy ra với Các Thiên Nhân (Heavenly Men), tức các nguyên mẫu của Jivas nhân loại. Trong trường hợp sau này, các thể được dùng được gọi là “vô sắc tướng” theo quan điểm của chúng ta, và là các “thể sinh lực” (“vital bodies”) được kích hoạt bằng prana vũ trụ. Trong trường hợp của chính chúng ta và các nhóm c̣n lại, các h́nh hài được tạo thành bằng vật chất của ba cơi thấp (cái mà Thượng Đế không xem như là nguyên khí) và, do đó, vật chất vẫn đáp ứng với rung động của thái dương hệ trước. Điều này hàm ư rằng bốn huyền giai thấp là các khoen nối (links) giữa sự sống của quá khứ và của tương lai. Chúng là hiện tại. Chúng không kết thúc các tiếp xúc của chúng với nguyên khí sáng suốt linh hoạt của thiên kiếp có trước, và thế là phải nối tiếp các tiếp xúc như thế theo cách này. Chúng sẽ thể hiện được điều đó trong thái dương hệ này, bốn huyền giai sẽ trở thành ba và lúc đó chúng sẽ trở thành ba huyền giai vô sắc tướng cao hơn của thái dương hệ kế tiếp.

Trước khi tiếp tục việc nghiên cứu của chúng ta về các huyền giai đặc biệt, cần nêu ra rằng trong các huyền giai này, một vài trong số các huyền giai đó được gọi là “huyền giai có ưu thế” c̣n các cái khác là “huyền giai phụ thuộc”. Điều này hàm ư rằng một số huyền giai trong thái dương hệ này tự biểu lộ một cách đầy đủ hơn là một số khác, và tất nhiên điều này đưa đến hậu quả là rung động của chúng được cảm nhận nhiều hơn là rung động của các nhóm phụ.

1203 Các nhóm có ưu thế là thứ hai, thứ tư và thứ năm, và điều này có nguyên do là v́: a/ Nhóm thứ hai là h́nh thức biểu lộ lớn của lưỡng nguyên, của Ngôi Con v́ Ngài làm sinh động Mặt Trời. b/ Nhóm thứ tư là hierarchy của các Chân Thần nhân loại, các Chân Thần này là các chủ thể trung gian (mediators) hay là các chủ thể tổng hợp (synthesisers), họ thể hiện cho sự thành đạt của Thái Dương Hệ 1 và mục tiêu của Thái Dương Hệ 2. c/ Nhóm thứ năm hay thứ mười được liên kết chặt chẽ với năm hierarchies tự do, và là một biểu hiện của sự sống tổng hợp của chúng. Do đó, có thể nói rằng Hierarchy thứ năm được dùng như là kẻ tiêu biểu của năm nhóm đă giải thoát, c̣n nhóm thứ tư là nhóm tiêu biểu trong thái dương hệ này, trong khi nhóm thứ hai tượng trưng cho (đối với con người, hay là hai nhóm này hợp nhất) những ǵ vốn là khía cạnh Tinh Thần, Ngôi Cha, Đấng Bất Tri. Hierarchy V. Theo chúng ta biết do học hỏi trong GLBN, Huyền Giai Sáng Tạo thứ năm là một Huyền Giai thần bí nhất. Cái bí ẩn này gắn liền với mối liên hệ của Hierarchy thứ năm với năm nhóm đă giải thoát. Liên quan với hành tinh đặc biệt của chúng ta, vốn không phải là hành tinh thánh thiện, mối liên hệ này có thể hiểu được phần nào nếu câu chuyện về

Đức Phật và công việc của Ngài được chiêm nghiệm. Chuyện này được nhắc đến trong quyển ba của bộ GLBN.

Liên hệ của Huyền Giai thứ 5 với một tinh ṭa nào đó cũng có liên quan đến bí ẩn này. Điều này được ẩn giấu trong karma của Thái Dương Thượng Đế và liên kết mối liên hệ của Ngài với một Thái Dương Thượng Đế khác, và sự tương tác về thần lực giữa các Ngài trong một mahakalpa vĩ đại hơn. Đây là “bí ẩn về Rồng” thực sự, và chính là ảnh hưởng rồng (dragon-influence) hay là “năng lượng của rắn” (“serpent energy”) nó tạo nên ḍng lưu nhập của năng lượng trí tuệ vào thái dương hệ. Bị vướng mắc chặt chẽ với karma của hai

1204 Thực Thể Thông Linh vũ trụ này, là karma của Thực Thể vũ trụ thứ yếu, Đấng vốn là Sự Sống của hành tinh chúng ta, tức là Đức Hành Tinh Thượng Đế. Chính karma tam phân này được đưa vào “xà giáo” (“serpent religion”, “đạo rắn”) và “Xà hoặc Minh Triết Long” vào thời Lemuria. Nó có liên quan tới Kundalini thái dương và hành tinh hay là hỏa xà (serpent fire). Một ám chỉ nằm trong sự kiện là tinh ṭa Thiên Long có cùng mối liên hệ với Đấng vĩ đại hơn là Thượng Đế chúng ta giống như trung tâm lực ở đáy xương sống liên quan với một con người. Nó liên quan với sự kích thích và đưa sinh lực với sự kết hợp tất nhiên của các lửa đang biểu lộ. Một manh mối đối với cái bí ẩn cũng nằm trong mối liên hệ của nhóm thứ năm này với hai cực thu nhỏ. Các Ngài là các Mối Liên Kết ngũ phân, các “Chủ Thể Nối Kết Nhân Từ” (“Benign Uniters”) và “Các Chủ Thể Tạo Nhất Quán” (“Producers of the Atonement”). Về mặt huyền bí, các Ngài là “Các Đấng Cứu Thế” và từ các Ngài phát tỏa ra nguyên khí vốn – liên kết với trạng thái cao nhất – nâng trạng thái thấp cho đến Cơi Trời.

Khi các bí ẩn này được thận trọng nghiên cứu và việc áp dụng đúng được thực thi đối với các sự sống của các nhà lỗi lạc nhất về nguyên tắc nhất quán, điều sẽ trở nên rơ rệt là vị trí của họ trong thiên cơ sẽ vĩ đại và cực kỳ quan trọng biết là bao.

Chính v́ lư do này mà các đơn vị của Huyền Giai thứ năm được gọi là “Các Quả Tim với T́nh Thương Nồng Nhiệt”; họ cứu độ bằng t́nh thương, và đến lượt họ, các sự sống này đặc biệt gần với Tâm Bác Ái vĩ đại của Thái Dương Thượng Đế. Các Thiên Thần cứu chuộc vĩ đại này, các Ngài chính là Các Con của Nhân Loại trên cơi đích thực riêng của các Ngài, tức cơi trí, do đó bao giờ cũng được mô tả như là đang khoác h́nh thức các hoa sen mười hai cánh – biểu tượng này liên kết các Ngài với “Con của Bác Ái Thiêng Liêng”, tức thái dương hệ biểu lộ, vẫn được nói đến là hoa sen vũ trụ có mười hai cánh, và với hoa sen Chân Ngă của Thượng Đế, cũng có bản chất hoa sen mười hai cánh.

Do đó, chúng ta có một ḍng năng lượng trực tiếp chảy qua:

1205 a/ Hoa sen Chân Ngă mười hai cánh của Thượng Đế. Cơi trí vũ trụ. b/ Hoa sen thái dương mười hai cánh. c/ Tâm của Hành Tinh Thượng Đế, cũng là hoa sen mười hai cánh. d/ Hoa sen Chân Ngă của con người có 12 cánh trên cơi trí. e/ Bí huyệt tim có 12 cánh trong con người. Hay là, nói cách khác, năng lượng chảy trực tiếp từ: a/ Thái Dương Thượng Đế xuyên qua các trung tâm lực lớn của vũ trụ:

 

1. Mặt Trời tinh thần trung ương.

2. Tâm của Mặt Trời.

3. Mặt trời vật chất. b/ Bí huyệt tim của Hành Tinh Thượng Đế, nằm trên cơi dỉ thái thứ tư của vũ trụ (cơi bồ đề của chúng ta).

c/ Hoa sen Chân Ngă của con người trên cơi trí, mà theo nghĩa đen là một tương ứng với “tâm của mặt trời”. Điểm Chân Thần là một phản ảnh trong hệ thống con người của “mặt trời tinh thần trung ương”.

d/ Bí huyệt tim của con người trên phân cảnh dĩ thái của cơi trần, đến phiên nó trở thành một tương ứng với mặt trời hồng trần.

Thế th́ con người bé như nguyên tử được liên kết với Sự Sống trung ương vĩ đại của thái dương hệ.

Theo định luật, Hierarchy Thứ Năm cũng là tác nhân phân phối năng lượng cho cơi phụ thứ năm của mỗi cơi trong thái dương hệ, chỉ cần phải nhớ rằng trong ba cơi thấp, chính cơi phụ thứ năm đếm từ trên xuống, trong khi trong các thế giới (worlds) tiến hóa siêu nhân loại, chính cơi thứ năm đếm từ dưới lên. Như chúng ta biết, Huyền Giai này sử dụng hai trạng thái của manas, một trong ba cơi thấp, và một vốn làm cho chính nó được cảm nhận trong các lĩnh vực cao hơn.

1206    Cần nhớ rằng tất cả các nhóm này đều là (ngay cả khi được gọi là “vô sắc tướng”) các h́nh hài thực sự của tất cả những ǵ tồn tại, v́ tất cả đều ở trong thể dĩ thái của Thái Dương Thượng Đế hoặc Hành Tinh Thượng Đế. Đây là một điểm cần thận trọng chú tâm; từ bấy lâu nay, các nhà nghiên cứu đă xem h́nh hài như là làm bằng thể vật chất trọng trược, trong khi theo nhà huyền linh học, th́ thể xác (physical body) không phải là h́nh hài (form), mà là một hăo huyền hoàn toàn hay là ảo tưởng (gross maya or illusion), c̣n h́nh hài thật sự (true form) là thể sinh lực (body of vitality). Do

đó, các huyền giai này là toàn thể các sự sống sinh động (vital lives) và là lớp nền (substratum, khung) hay là vật chất của những ǵ hiện hữu. Chúng ta có thể nh́n vấn đề như sau:

a/ Bốn nhóm trên là các Hierarchies tự biểu hiện qua ba chất dĩ thái vũ trụ, thứ nh́, thứ ba và thứ tư.

b/ Hai nhóm thấp nhất là các sự sống vốn được thấy hoạt động dưới h́nh thức vật chất tiến hóa giáng hạ (hữu cơ hoặc vô cơ) của thể vật chất trọng trược của Thượng Đế, chất lỏng và chất hơi, với vật chất linh hoạt của bốn cơi phụ cao của thể hồng trần trọng trược của thái dương hệ.

c/ Hierarchy thứ năm có một vị trí lư thú như là thể “trung gian” (“mediating” body) giữa bốn cái cao và các Huyền giai thấp nằm trên ba cơi phụ thấp. Có một tương ứng thiết yếu và có ư nghĩa nằm giữa bảy bí huyệt đầu với bảy nhóm Egos trên cơi trí, và có một tương đồng huyền bí giữa ba trung tâm lực ở đầu (tuyến tùng quả, tuyến yên và bí huyệt hành tủy) với biểu hiện của bảy nhóm Egos này trong ba cơi thấp. Đây là một sự kiện huyền bí quan trọng nhất và tất cả mọi đạo sinh có trầm tư về các định luật nhất quán phải chọn sự tương tự này để nghiên cứu.

Thật là hữu ích khi nhớ lại vị trí của các hierarchies này trong cơ tiến hóa, và nhận thức được rằng toàn bộ các thể sinh lực này được dần dần gom lại thành biểu lộ trọng trược mà chúng ta xem như vật chất tiến hóa. Các h́nh hài được tạo thành (từ h́nh hài của mọi nguyên tử cho đến thể (body)

1207    của Ego, từ h́nh hài một đóa hoa đến hoa sen rất lớn của hành tinh hoặc thái dương) bởi v́ các huyền giai tồn tại dưới h́nh thức toàn thể các sự sống mầm mống phát ra xung lực, mang lại mô h́nh, và nhờ chính sự hiện hữu của chúng, đem lại toàn bộ lư do tồn tại (raison d’être) của mọi vật được nh́n thấy trên mọi cơi.

Hierarchies VI và VII. Các Huyền Giai thứ sáu và thứ bảy này cung cấp các h́nh hài vật chất của ba cơi thấp, chúng có một công dụng tối quan trọng và một vị trí đáng chú ư nhất. Theo quan điểm của Thượng Đế, chúng không được xem như là đang cung cấp các nguyên khí, nhưng theo quan điểm của con người, rơ ràng là chúng đang cung cấp cho con người các nguyên khí thấp nhất của y. Chúng có cùng mối liên hệ với thượng Đế như nhục thân đang có liên hệ với con người, và tất cả những ǵ liên quan với sự tiến hóa của con người (ở vị trí đặc biệt này) đều phải được nghiên cứu như đang diễn ra trong thể hồng trần của Thượng Đế. Chúng có liên quan với việc hiển lộ của năng lượng vật chất; với việc thể hiện ra trong hiện thể vật chất mọi mục tiêu thiêng liêng và với cơ cấu vật chất của một Sự Sống vũ trụ vĩ đại nào đó.

Đặc biệt là thế khi chúng ta quan sát hai huyền giai ở dưới sự xem xét. Chúng là phần c̣n lại thấp nhất của thái dương hệ trước, và năng lượng của vật chất đó (lỏng, hơi và đặc) mà rung động của vi tử thường tồn của Thượng Đế (trên cơi Tối Đại Niết Bàn) thu hút về chính nó trong việc kiến tạo h́nh hài thiêng liêng. Với mục đích minh giải và khái quát hóa, có thể ghi nhận rằng, Huyền Giai thứ bảy là sự sống hay năng lượng nằm ở tâm của mọi nguyên tử, tức là trạng thái dương của nó, c̣n Huyền Giai thứ sáu là sự sống của các h́nh hài của mọi thể dĩ thái thuộc mọi đối tượng hữu h́nh. Chức năng của Hierarchy này được mô tả rơ bằng các lời của Cổ Luận:

“Các devas nghe thấy lời phát ra. Các Ngài hy sinh chính ḿnh và bằng vật chất riêng, các Ngài kiến tạo h́nh hài theo ư muốn. Các Ngài rút sự sống và chất liệu từ chính các Ngài, và tự vận dụng vào sự thôi thúc thiêng liêng”.

1208 Không thể nói nhiều hơn về hai Hierarchies cuối cùng này. Nhiều điều liên quan đến hai Huyền Giai đó đă bị che

giấu trong Bộ Luận này, vốn bàn đến lửa vật chất. Tôi chỉ xin nêu ra rằng đúng như chúng ta học được trong minh triết của huyền học rằng có một lũy tiến rơ rệt từ một giới vào trong giới cao kế trên, v́ thế, có một hoạt động tương tự trong lĩnh vực của các Huyền Giai. Các sự sống đang tạo nên một Huyền Giai chuyển vào các chu kỳ có thứ tự thành Huyền Giai Kế trên, mặc dù từ ngữ “ở trên” (“above”) chỉ làm cho lạc hướng. Chính là ư thức và sự nhận thức vốn phải được xét như được chuyển hóa và ư thức của một huyền giai mở rộng thành ư thức của huyền giai kế trên.

Điều này cũng có thể được xét bằng các thuật ngữ về năng lượng. Các sự sống âm/tiêu cực của một huyền giai đi theo tŕnh tự sau:

 Năng lượng âm (negative energy).

 Năng lượng quân b́nh (equilibrised energy).

 Năng lượng dương (positive energy).

 

Các sự sống tích cực của một huyền giai này trở thành sự sống tiêu cực của một huyền giai khác khi chúng chuyển vào huyền giai đó, và, và chính điều này dẫn đến sự mơ hồ thường thấy của các ư tưởng mà nhà nghiên cứu bậc trung đang hứng chịu. Nếu muốn hiểu vấn đề một cách chính xác, y phải nghiên cứu mỗi huyền giai theo ba cách, và cũng xem xét vấn đề đó trong t́nh trạng chuyển tiếp của nó, khi cực âm phối hợp và ḥa nhập thành cực dương, c̣n cực dương trở thành cực âm của một giai đoạn rung động cao hơn. Do đó, có chín trạng thái tâm thức mà mỗi huyền giai phải trải qua, và ư tưởng nào đó về ư nghĩa của điều này và sự tương đối của chúng có thể nhận được bằng việc xem xét chín Cuộc Điểm Đạo của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư. Bên trong chín phát triển rơ ràng này mà mỗi sự sống trong mỗi huyền giai phải trải qua, có các phát triển nhỏ hơn, và cái khó khăn

chính cho nhà nghiên cứu về tâm lư học thiêng liêng nằm nơi

1209 đây. Toàn bộ vấn đề có liên quan đến tâm (psyche, tinh thần), hay trạng thái thứ hai của mọi sự sống – siêu nhân loại, nhân loại và dưới nhân loại – và chỉ khi nào khoa tâm lư học chân chính được hiểu rơ hơn, th́ vấn đề mới có được tầm quan trọng thực sự của nó. Lúc bấy giờ, chín khai mở của mỗi huyền giai sẽ được hiểu phần nào và tầm quan trọng tương đối của chúng mới được nêu lên. Việc nghiên cứu vấn đề trong mỗi giới, cho đến nay sẽ không mang đến sự tỏ ngộ đầy đủ liên quan đến cấu tạo của các yếu tố của giới nhân loại và các nguyên khí của giới đó, vốn là các biểu lộ của các huyền giai khác nhau. Sự thiên khải thực sự sẽ đến, chỉ khi các điểm sau đây được nhận biết:

 

1. Bản chất tam phân của con người.

 

2. Phân biệt giữa hiện thể với những ǵ sử dụng hiện thể đó.

 

3. Phân biệt giữa một Cung vốn là biểu hiện của năng lượng Thượng Đế và một phóng phát dương/tích cực (positive emanation) với một huyền giai vốn là phóng phát âm/tiêu cực của Thượng Đế, mà năng lượng tích cực của Ngài tự gây ấn tượng lên đó, đưa huyền giai đó vào sự tự biểu lộ và áp đặt “sự kết hợp chặt chẽ của các cực” (“marriage of the poles”). Toàn bộ vấn đề th́ rất phức tạp và khó hiểu, nhưng ánh

 

sáng sẽ bắt đầu ló dạng không bao lâu nữa khi khoa học nhận biết được bản chất, vị trí và nhiệm vụ của thể dĩ thái trong con người, hoặc là của thể sinh lực của con người và vị thế của thể đó như là h́nh thể đích thực và đơn vị căn bản của nhục thân. Khi điều này đă được thừa nhận và các sự kiện làm sáng tỏ được ghi nhận và hiểu biết, khi mối liên hệ giữa cả hai được hiểu rơ, và các suy diễn cần thiết cùng các tương

quan được tạo ra, toàn bộ vấn đề về sự biểu lộ của Thượng Đế và công việc của các Đấng Cao Cả trên bốn cơi cao, cùng với ảnh hưởng của bốn cơi đó trên cơi trần trọng trược của Thượng Đế (ba cơi biểu lộ của chúng ta) sẽ khoác lấy một sắc thái mới. Các tư tưởng của con người sẽ được cách mạng hóa về vấn đề sáng tạo; các tên gọi và các diễn đạt hiện đang

1210 được dùng sẽ được chỉnh sửa, và tất cả sẽ được diễn tả bằng các thuật ngữ về năng lượng tạo h́nh và ba phương thức của hiện tượng điện. Nhận thức này đang nhanh chóng phát triển, nhưng chỉ ở thế hệ sau thế hệ mà trẻ con của kỷ nguyên hiện nay đang biểu lộ, sẽ thấy điều đó được minh chứng đến một tầm mức để đặt hiện tượng điện dĩ thái (etheric electrical phenomena) vượt ngoài mọi tranh căi. Điều này sẽ được thực hiện bởi các Chân Ngă sắp đến, các Egos này có đầy đủ hiểu biết trên các phân cảnh dĩ thái và họ có thể thấy tất cả những ǵ mà hiện nay đang là đề tài suy đoán. Các Chân Ngă đó – do một số lớn và tŕnh độ trí tuệ cao siêu của họ -sẽ cứu toàn bộ vấn đề ra khỏi lĩnh vực tranh căi và minh chứng cho sự thật. Công việc kiến tạo h́nh hài sẽ không bao giờ được thấu hiểu, cho tới khi chức năng thực sự của thể dĩ thái được biết rơ. Đó là tác nhân thu hút đối với các sự sống vốn ở đẳng cấp thấp kém có thể gọi là tŕ trệ, không có tác dụng về mặt huyền linh. Các sự sống này vốn không được bao gồm trong danh sách của các huyền giai, được tác động vào bởi các nhóm thứ sáu và thứ bảy và bằng năng lượng phát ra từ chúng. Chúng được kích thích ra khỏi sự tŕ trệ (inertia) mà chúng đă dựa vào đó, đồng thời được thúc đẩy để chiếm vị trí của chúng, và để tạo thành các hiện thể cố kết của tất cả những ǵ hiện hữu. Chúng là biểu lộ thấp nhất của những ǵ vốn trừu tượng; chúng là sự cố kết trọng trược nhất của Tinh

Thần; chúng là các sai hỏng của thái dương hệ đi trước thái dương hệ này, và sai hỏng của chúng th́ hoàn toàn (theo quan điểm của tâm thức) đến nỗi mọi đáp ứng mà chúng có thể tạo ra cho rung động tích cực của Huyền Giai thứ bảy được hoàn toàn thu hút. Về mặt huyền môn, chúng có thể được lôi cuốn vào vị trí mà chỉ vào lúc kết thúc thái dương hệ này, chúng sẽ ở vào t́nh trạng chuyển qua và trở thành Huyền Giai thứ bảy của thái dương hệ tới.

Mục tiêu cho những ǵ không phải là một nguyên khí, là ở chỗ nó sẽ trở thành một nguyên khí thiết yếu nhờ sự tác động của năng lượng lên nó. Ở đây chúng ta đang bàn đến một điều ǵ đó huyền bí vốn được gọi là “vật phế thải của những

1211    ǵ mà trước kia được nh́n thấy”, với năng lượng tiềm tàng đó nó che giấu rung động thấp nhất của thái dương hệ có trước thái dương hệ chúng ta, và năng lượng đó rất to tát, và cũng rất tŕ trệ để được xem là vượt quá tầm nh́n của Thượng Đế. Ngài không biết đến nó, và mục tiêu trước mắt các sự sống đặc biệt này vốn vẫn tồn tại (và tuy thế lại chết về mặt huyền linh) là ở chỗ chúng phải tự thúc ép chính ḿnh đi vào phạm vi kiểm soát hữu thức của Thượng Đế bằng cách đáp ứng với các sự sống vốn được điều khiển một cách hữu thức bởi Ngài, và do đó vốn là Các Vị Cứu Trợ cấp thấp nhất.

4. Sự Hợp Nhất Tập Thể (Group Unity).

Sự hợp nhất tập thể phải được xem xét ít nhiều theo quan điểm huyền bí. Quả là một điều hiển nhiên trong huyền linh học khi nói rằng không có ǵ đứng một ḿnh, tuy nhiên thật là một sự thật khi nói rằng mỗi thành phần vô cùng nhỏ của tổng thể có ba mối liên hệ:

 

1. Với các đơn vị vốn tạo thành thể biểu lộ của nó.

2. Với sự sống đơn nhất của chính nó.

3. Với đơn vị lớn hơn mà nó hợp thành một phần trong đó. Một trong các sự việc chính yếu đă có nói đến, đang nằm

dưới mục tiêu của Thượng Đế, là sự thể hiện các cách thức vốn sẽ tạo kết quả trong sự hợp nhất đích thực của tập thể. Tất cả những ǵ phải được nh́n thấy có thể được xem như một nỗ lực to tát về phía một Đấng Thông Tuệ vĩ đại để tạo ra một tập thể, do đó, sự tiến hóa được xem như một thử nghiệm to tát với mục tiêu này trước mắt.

Ba trách nhiệm nói ở trên hiện có đối với nguyên tử hoặc đối với Thái Dương Thượng Đế và khuynh hướng của diễn tŕnh tiến hóa là làm cho mỗi đơn vị, tiểu thiên địa và đại thiên địa, trở thành một cộng tác viên sáng suốt, đáp ứng với các thần lực đang tác động vào nó ở bên ngoài, và biết được cấu trúc bên trong của chính nó và của các tiềm lực và năng lượng mà nó phải đóng góp cho lợi ích của tổng thể. Con người đang đứng ở điểm giữa trong cơ tiến hóa, và đánh dấu giai đoạn trong sự tiến hóa tâm thức nơi mà sự hiểu biết ba mặt có thể xảy ra, -hiểu biết về biệt ngă (individuality), hiểu biết về các thần lực vốn ở dưới con người và cần phải được

1212    kiểm soát và hiểu biết về vị trí bên trong kế hoạch và mục tiêu của một Con Người vĩ đại hơn – do đó đúng ra, phải được xem như là quan trọng nhất trong các tiến hóa, v́ nhờ con người, mới có thể thi hành một cách sáng suốt các định luật về sự hợp nhất tập thể cho tất cả ba nhóm siêu nhân loại, nhân loại và dưới nhân loại.

Bên trên con người là các hạng người quá trong sạch, hay là như thường được gọi, “quá lạnh lùng” (“too cold”) không thể đắm ḿnh vào vật chất của ba cơi thấp, dưới con người có các sinh linh quá nhơ nhớp (hiểu theo huyền môn), hoặc là “quá đầy chất bốc lửa và bị bao trùm trong khói” không thể

tự chính họ leo lên những vùng mà các con lộ diện của Thượng Đế đang đứng. Do đó, Con Người hành động như kẻ trung gian, nơi y và qua y có thể được thể hiện các phương pháp tập thể và các định luật mà – trong một thái dương hệ sau này – có thể tạo thành một định luật căn bản cho công việc hợp nhất. Chính sự kiện này mới đem lại rất nhiều khó khăn đặc biệt và bản chất của giới nhân loại, và nơi đây có thể nói rằng trên hành tinh chúng ta, cần nên nhớ rằng, đó là một trong các hành tinh “trần tục” (“profane”) một vài thực nghiệm liên quan đến vấn đề này đă được đảm trách bởi Hành Tinh Thượng Đế chúng ta. Nếu thành công, các thực nghiệm này sẽ dẫn tới kết quả là sự mở rộng nhiều về tri thức của Hành Tinh Thượng Đế liên quan đến các định luật cai quản tất cả các thể và các khối lượng. Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta đă được gán cho danh xưng là “Nhà Vật Lư Học thực nghiệm thiêng liêng”. Chính t́nh trạng này giúp cho nhân loại của hành tinh này trở thành độc nhất ở một vài phương tiện, v́ họ có thể được xem như đang giải quyết hai vấn đề chính:

 

1. Vấn đề thiết lập một liên hệ và đáp ứng hữu thức với giới động vật.

 

2. Vấn đề cùng lúc nhận và duy tŕ các rung động từ các sự sống siêu nhân loại và truyền chuyển chúng một cách hữu thức đến các trạng thái dưới nhân loại.

 

1213    Mọi điều này phải được hoàn tất bởi các đơn vị của giới nhân loại có đủ tâm thức cá nhân, và công việc của mỗi con người do đó có thể được xem như nhắm vào việc thiết lập một liên hệ đồng cảm với các đơn vị nhân loại khác và với các pitris (tổ phụ) của giới động vật, và cũng phát triển năng lực để hành động như một tác nhân truyền năng lượng từ các sự

sống vĩ đại hơn là sự sống của chính y, và để trở thành một tác nhân chuyển hóa ḥa giải.

Ở đây, có thể là lư thú mà ghi nhận rằng chính vấn đề thiết lập một liên hệ giữa động vật và chính con người vốn là nền tảng khởi đầu của cái được gọi là Hatha-Yoga và huyền thuật kỳ môn (tantric magic). Khoen nối được t́m ra trong pháp môn yoga này với những ǵ được biết là tương tự trong hai giới (xác thân với các hoạt động và các mục đích của nó) và những ǵ sẽ là tiêu cực trong giới nhân loại được, kích hoạt thành một tác nhân tích cực nhờ năng lực của ư chí. Vấn đề các môn đồ của Hatha-Yoga không biết đến mục tiêu này có thể là thực, nhưng các tay lỗi lạc ban sơ của các bí pháp Hatha-Yoga đều biết rơ mục tiêu này, và bằng nhiệt tâm của họ để thống nhất giữa hai giới, họ đă t́m được sự hợp nhất trong các trạng thái thấp hơn và đă xao lăng phương pháp đích thực.

III. CÁC LIÊN HỆ TẬP THỂ

Trong việc lập mối liên hệ tập thể với giới siêu nhân loại, con người không có sai phạm như thế, mặc dù cho đến nay tương đối có ít tiến bộ, và một số ít là các đơn vị con người, họ đă ḥa nhập tâm thức của họ với tâm thức của Các Đấng Thông Tuệ vĩ đại hơn, đang chỉ đạo và vẫn c̣n ở lại trong gia đ́nh nhân loại. Đây là Raja Yoga đích thực.

Do đó, hiển nhiên là trong giới thứ tư hay giới nhân loại, trong đó Huyền Giai thứ tư đang mưu t́m kinh nghiệm, có một nỗ lực trực tiếp để thực hiện sự ḥa nhập hay là tập trung các thần lực của ba nhóm,

a/ Năng lượng mà giới động vật đang hậu thuẫn cho nó.

b/ Năng lượng thuần túy nhân loại,

1214 c/ Năng lượng tinh thần của nhóm vốn là kẻ tiêu biểu của Lực bồ đề, như vậy mang lại, với việc nhận thức lớn thứ ba, thần lực của chính atma mà buddhi chỉ là hiện thể của nó. Ba luồng thần lực này sẽ nắm giữ vị trí như sau: Lực bồ đề (Buddhic force) ......... Dương. Năng lượng con người ............... Thăng bằng. Năng lượng động vật ….. ........... Âm. Hoặc là, nói cách khác, yếu tố dương đang kiểm soát trong nhóm nhân loại sẽ là năng lượng tinh thần, mà bản chất động vật sẽ hoàn toàn có tính tiếp nhận hướng về nó, cả hai yếu tố này nắm giữ vị thế tương đối của Phụ-Mẫu hướng về phía nhau. Năng lượng thuần túy nhân loại được dùng như là yếu tố quân b́nh và mang lại việc hiệu chỉnh giữa khía cạnh Tinh Thần với khía cạnh vật chất. Chính mối liên hệ của ba nhóm này làm cho tiểu thiên địa trở thành h́nh ảnh chính cống của Con Người vĩ đại và Giới Thứ Tư thành một người tiêu biểu thực sự của các tiến tŕnh vũ trụ. Cùng các định luật chi phối mối liên hệ của ba yếu tố này giống như chi phối mối liên hệ giữa các nhóm của các trạng thái Brahma-Vishnu-Shiva; thời gian và không gian hay là “cơ hội thiêng liêng” góp phần của chúng trong công việc thuộc tiểu thiên địa của nhóm như chúng đang làm trong công việc đại thiên địa, và sự tiến hóa theo chu kỳ tiếp diễn trong công việc của nó về việc điều chỉnh nhóm cho cả hai đơn vị, ngơ hầu tạo ra sự hài ḥa sau cùng của nhóm trong cả hai trường hợp. Chính sự hài ḥa của cá nhân với chính nó và với các đơn vị chung quanh của nó, và sự nhận thức của nó về sự đơn nhất chủ yếu của mọi sự sống mới đem lại các mở rộng lớn lao của tâm thức và dẫn đến sự đồng nhất hóa cá nhân với một tổng thể lớn hơn nào đó.

Do đó, công việc của một nguyên tử con người chỉ là một mô phỏng của những ǵ tiếp tục trong nguyên tử hành tinh hoặc nguyên tử thái dương, và dùng như một động cơ thúc đẩy đối với các sự sống cá nhân nhỏ bé, các sự sống này t́m

1215    thấy vị trí của chúng trong sáu giới dưới nhân loại (ba giới tinh hoa chất và ba giới thuộc vật chất). Trong một trường hợp, chúng ta có một tương ứng có bản chất chặt chẽ để cho hầu như là một mô phỏng ở một tỉ lệ nhỏ bé; trong trường hợp khác chúng ta có các tương đồng, chúng sẽ tạo ra những ǵ có thể được xem như một h́nh ảnh của tổng thể; trong cả hai trường hợp, chúng ta có các liên hệ tập thể căn bản, các định luật tập thể cơ bản, chúng tạo ra tương quan qua lại giữa tập thể, và mang lại sự hợp nhất thiết yếu giữa mọi h́nh thức của sự sống. Tôi không định nói nhiều về các h́nh thức tập thể và công việc. Điều đó dành cho chính đạo sinh nghiên cứu và cho những ǵ bao quanh y, và như thế đạt đến các kết luận của riêng y. Do đó, chúng ta sẽ kết thúc phần này của Bộ Luận bằng một liệt kê ngắn:

 Ba liên hệ nguyên tử.

 Bảy định luật về công việc tập thể.

 Hai mươi hai cách tương tác.

 

Ba mươi hai giai đoạn và ư tưởng này phải được áp dụng theo tŕnh độ đối với mọi nguyên tử, các sự sống bé nhỏ vốn là toàn thể mọi thế giới, nguyên tử hành tinh, đại thiên địa cho vạn vật ở trên năm cơi và nguyên tử thái dương, sự tổng hợp của vạn vật trên bảy cơi và của bảy cuộc tiến hóa.

1. Ba liên hệ nguyên tử (atomic relations).

Cá nhân. Liên hệ này có liên quan với lửa trung ương của mọi nguyên tử và tác động với mối liên hệ của trung tâm dương đó với mọi vật trong lĩnh vực ảnh hưởng của nó.

Thái dương hệ. Liên hệ này có dính dáng đến mối liên hệ của mọi nguyên tử với các nguyên tử khác đi vào trong phạm vi ảnh hưởng của chúng, hoặc là qui mô tiếp xúc của chúng.

Vũ trụ. Liên hệ này có liên quan đến sự đồng nhất hóa của mọi nguyên tử với các nhóm đặc biệt này, và sự ch́m ngập tất nhiên của chúng trong các thu hút của tổng thể lớn hơn.

Nơi đây có thể ghi nhận rằng mục tiêu trước mắt của giới

1216    nhân loại là tạo lập một cách sáng suốt các liên hệ thái dương hệ, và một cách tích cực và quyết tâm trở thành thành phần của công việc tập thể. Tâm thức cá nhân về mối liên hệ được thiết lập một phần do có được ngă thức. Công việc đối với các giới dưới nhân loại là thiết lập sự tự tri đầy hiểu biết (conscious self-realisation), hay là mang lại một tính cách cá nhân (individualism) riêng biệt trong mọi h́nh hài của sự sống nguyên tử, trong khi đó mục tiêu dành cho các sự sống siêu nhân loại là thiết lập một tâm thức đại đồng, tâm thức này sẽ giúp mọi sự sống hành tinh và sự sống thái dương trở nên thành phần của một tổng thể vũ trụ một cách hữu thức và sáng suốt.

2. Bảy định luật của Công Việc Tập Thể.

Các định luật này chỉ có thể được diễn đạt phần lớn qua phương tiện của các thuật ngữ huyền bí, và đó là mặt trái so với trực giác của nhà nghiên cứu khi áp dụng các thuật ngữ đó cho các h́nh thức vật chất hơn của sự sống.

Định luật 1. Định Luật Hy Sinh. Định Luật này liên quan đến việc giết súc vật để cúng tế (immolation) và sự hy sinh của những ǵ vốn đă được hiểu. Đây là sự đóng đinh vào thánh giá (crucifixion), tức định luật cơ bản của mọi công việc tập thể, nguyên tắc chi phối, mà sau rốt mang đến kết quả trong mỗi con người đang trở thành một Vị Cứu Thế (Saviour).

Định luật 2. Định Luật về Xung Lực Từ Điện (The Law of Magnetic Impulse). Định luật này chi phối sự nhận thức khởi đầu của bất cứ nguyên tử nào về các tiếp xúc chung quanh của nguyên tử, và sự đi ra/tách ra (going out), hay là sự nhạy cảm (feeling after), của nguyên tử đó để cho sau rốt một liên hệ giữa những ǵ được nhận thức như là thành phần của tập thể và đơn vị được thiết lập. Đây không phải là điều giống như tạo ra các tiếp xúc giác quan, như là sự liên hệ được thiết lập giữa Bản Ngă (Self) trong vạn vật, và không phải giữa các trạng thái của Not-Self (Phi-Ngă). Định luật này đôi khi được gọi là “Giai đoạn đầu hướng về sự kết hợp chặt chẽ”, v́ nó mang lại kết quả là sự hợp nhất sau rốt giữa con người hay là nguyên tử với nhóm đang tạo ra các liên hệ hài ḥa cho nhóm.

Định luật 3. Định Luật Phụng Sự (The Law of Service). V́ thiếu một tên gọi chính xác hơn, định luật này liên quan đến sự đồng nhất hóa của một nguyên tử với lợi ích của nhóm, và sự phủ nhận vững chăi đối với lợi lộc vật chất của chính

1217 nguyên tử; nó thực sự liên quan đến tiến tŕnh hoặc phương pháp mà theo đó một nguyên tử (dương tính trong chính sự sống tập trung của riêng nó) dần dần trở nên đáp ứng và tiếp thu đối với sự sống tích cực của nhóm. Định luật 4. Định Luật Đẩy (Law of Repulsion). Định Luật này chính nó có liên quan đến năng lực của nguyên tử để tháo bỏ, hoặc từ khước tiếp xúc, bất luận năng lượng nào xét thấy có hại cho hoạt động tập thể. Theo nghĩa đen, đó là một định luật phụng sự, nhưng chỉ tác động một cách hữu thức khi nguyên tử thiết lập được một vài phân biệt căn bản, và dẫn dắt các hoạt động của nó nhờ hiểu biết các định luật về bản thể của chính nó. Định luật này không cùng loại như Định Luật Đẩy vốn được dùng liên quan với Định Luật Hút

(Law of Attraction) giữa các h́nh hài vốn có liên quan với vật chất. Các định luật mà chúng ta đang xem xét hiện nay, có liên quan tới tinh thần (psyche) hay tới trạng thái Vishnu. Một nhóm các định luật liên quan đến các năng lượng phát ra từ mặt trời vật chất, c̣n các định luật mà chúng ta hiện đang xem xét, phát ra từ tâm của Mặt Trời. “Lực đẩy” (“repulsion”) được bàn đến, ở đây có hiệu quả (khi được áp dụng một cách sáng suốt qua năng lượng tâm đă phát triển của nguyên tử con người, chẳng hạn) để làm tăng tiến các quan tâm của đơn vị bị đẩy và để lái đơn vị này đến gần hơn tâm của chính nó. Có lẽ một ư tưởng nào đó về cái đẹp lớn lao của định luật này như nó đang thể hiện, có thể được tập hợp từ một câu nói huyền linh trong một cổ thư nào đó:

“Lực đẩy này cuốn đi theo bảy hướng, và các mănh lực mà nó tiếp xúc, tất cả đều trở lại với sự bảo bọc của bảy người cha tinh thần”.

Do lực đẩy, một số đơn vị được thôi thúc ra khỏi trú sở và các đơn vị vô t́nh thất lạc được thôi thúc hướng về trung tâm của chúng. Định Luật Đẩy, hay là ḍng năng lượng đối với nó chỉ là tên gọi có thể hoạt động từ bất cứ trung tâm nào, nhưng như đă có bàn đến ở đây, nó phải phát ra từ tâm điểm nếu nó có nhiệm vụ mang lại công việc cần cho tập thể.

Định luật 5. Định Luật về Tiến Bộ Tập Thể (Law of Group Progress). Định luật này đôi khi được gọi là “Định Luật Nâng Cao” (“Law of Elevation”) v́ nó liên quan đến các bí ẩn của

1218    nhận thức tập thể, và các mở rộng tâm thức và vai tṛ mà mỗi đơn vị đóng góp trong tiến bộ chung của một nhóm. Liên quan đến gia đ́nh nhân loại chẳng hạn, luôn luôn phải ghi nhớ sự thật rằng không một nguyên tử nhân loại nào đạt đến “độ hoàn măn của sự sống” mà không đưa thêm nhiều điều vào bản chất chung của nhóm riêng của y. Việc nâng cao của

một đơn vị mang đến kết quả là nâng cao tập thể; việc nhận thức của đơn vị sau rốt mang lại nhận thức tập thể; sự khai mở của đơn vị sau rốt đưa đến sự khai mở hành tinh, việc đạt được mục tiêu của nguyên tử nhân loại và việc thành đạt của y đối với mục tiêu của y, luôn luôn và không ngừng mang lại thành quả cho tập thể. Không ai sống cho chính ḿnh, và thập giá h́nh của các đơn vị qua khắp các thiên kỷ và nhận thức của họ về bản thể chính yếu của họ, chỉ có mục đích hiến dâng cái hoàn hảo nhất mà họ có được và nhận thức được đối với các lợi ích của tập thể, chỉ là các phương pháp mà theo đó công việc giải thoát được tiến hành.

Việc Hy Sinh, Phụng Sự, Từ Lực (“Nếu ta được nâng lên, ta sẽ kéo theo tất cả”), Tiến Bộ Tập Thể, Lực Đẩy Thiêng Liêng, tất cả chỉ là các tên gọi không đầy đủ, mà dựa theo đó chúng ta t́m cách diễn đạt chân lư thiêng liêng mà toàn bộ sự sống và biểu hiện của Thái Dương Thượng Đế chỉ mới có thể có được, và mục tiêu của Ngài mới được tiết lộ, khi ngài đă đưa mỗi đơn vị nguyên tử đến giai đoạn tự phát triển khả năng (self-realization, tự tri). Lúc bấy giờ Ngài sẽ đưa chúng đến mức độ hy sinh mà bản ngă đă được nhận thức để cho mục tiêu thiêng liêng và ư chí thiêng liêng có thể được hoàn thành, đồng thời sự sống thiêng liêng và sự vinh quang mới tỏa chiếu với vẻ chói lọi hoàn hảo.

Điều này có thể được diễn đạt bằng các thuật ngữ thiên về vật chất hơn bằng cách nói rằng qua địa vị chi phối (dominance) của các định luật của Linh Hồn, thể vật chất của Thượng Đế sẽ trở thành một biểu lộ linh hoạt của mục tiêu tự tri của Ngài.

Hai định luật cuối cùng liên quan đến hoạt động tập thể, chỉ có thể được đề cập rất vắn tắt, v́ ư nghĩa thực sự của chúng chỉ được nói rơ đối với các đệ tử hữu thệ mà thôi.

Trước tiên chúng liên quan đến cơi cảm dục và cơi trí, do đó có liên quan đến các hiện thể tương ứng của các đơn vị của

1219 nhóm. Nên nhớ rằng một nhóm vốn đang hoạt động trên cơi trần, cũng được t́m thấy dưới một h́nh thức c̣n rộng lớn hơn trên cơi cảm dục và cơi trí. Giống như thể cảm dục của con người lớn hơn là thể xác, và do đó được gắn vào cấu trúc của nó một số lớn các đơn vị nguyên tử, v́ thế là một nhóm (xét về mặt tinh anh) chứa nhiều đơn vị nguyên tử hơn là trên cơi trần. Các định luật mà chúng ta đang nói đến có liên quan với mối liên hệ của các đơn vị ở cơi trần với các đơn vị đang tạo thành một phần của nhóm, và tuy thế đang hoạt động mà không có các lớp vỏ vật chất hay là các hiện thể vật chất. Cùng một ư tưởng phải được áp dụng cho các đơn vị không có một hiện thể vật chất vốn hợp thành thành phần cấu tạo của hạ trí của nhóm. Hai định luật này được gọi là:

 

6. Định Luật Đáp Ứng Mở Rộng (Law of Expansive Response).

 

7. Định Luật về Tứ Hạ Thể (Law of the Lower Four).

 

Các định luật này chỉ trở nên có hiệu lực trong các đơn vị trên cơi trần vốn đang trở nên đáp ứng một cách hữu thức đối với các nhà hoạt động tập thể đă thoát xác.

Theo quan điểm của một đệ tử, tất cả các định luật này chỉ cần được xét như đang có hiệu lực trong ba cơi thấp, mặc dù không cần nêu ra rằng các song hành sẽ được t́m thấy trên tất cả các cơi. Bảy định luật này là các định luật vốn được xác định và được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng trong mọi nhóm đang hoạt động dưới sự chỉ đạo của các Đức Thầy.

Đối với mỗi một trong các Định Luật này, có một thần chú và biểu tượng rơ ràng. Ở giai đoạn huấn luyện này hoặc là qua Bộ Luận này, không thể tiết lộ hoặc truyền đạt các thần

chú (formulas). C̣n biểu tượng có thể được phác thảo, nếu đạo sinh thận trọng suy nghiệm về danh pháp của Định Luật, tên gọi huyền bí và biểu tượng của nó, th́ nhiều điều sẽ được gom góp về các liên giao tập thể. Chính các định luật này mà chu kỳ tái lâm sắp đến sẽ được nêu lên, và Đấng Chưởng Giáo sẽ minh chứng dựa trên sự xuất lộ của Ngài, và chính

1220 các định luật này sẽ từ từ được áp dụng cho các phương pháp hoạt động của tất cả các tổ chức, các nhóm huynh hữu, các đồng môn và các giới thuộc Hội Tam Điểm. Các biểu tượng như sau: Định luật 1. Một thập giá màu hồng, với con chim bay lượn phía trên. Định luật 2. Hai quả cầu lửa được liên kết bằng một tam giác lửa, như vậy mô tả sự tương tác tam phân giữa mọi cơ cấu nguyên tử. Định luật 3. Một b́nh nước, được giữ thăng bằng trên đầu của một người, đứng trong h́nh của một thập giá. Chính định luật này đem lại năng lượng, được tượng trưng bằng Cung Bảo B́nh (sign Aquarius) và định luật này là yếu tố chi phối của kỷ nguyên Bảo B́nh. Ở đây, có thể thêm biểu tượng

1221    cho Định Luật 2 là cội nguồn của sự thăng bằng hay là cái cân của cung Thiên Xứng (sign Libra), nhưng qua các kỷ nguyên, h́nh thức thực sự của nó bị lệch lạc đi. Không phải mọi dấu hiệu chiêm tinh (astrological signs) đều có thể được truy nguyên đến các biểu tượng, v́ chỉ có một số ít người có thể được đến tận huyền viện của Đức Thầy.

Định Luật và các Biểu Tượng

Tên thông thường Tên huyền bí Biểu tượng Năng lượng Cung

 

1. Định Luật Hy

Định Luật của

Thập giá hồng

Luồng sinh lực Cung 4.

Sinh

Các Đấng Chọn

với Hoàng Điểu 

Yếu tố nhất quán

 

Tử Vong

 

 

 

 

 

2. Định Luật Xung

Định Luật về 

Hai quả cầu Lửa

Năng Lượng Phát Xạ

Lực Từ Điện

Hợp Nhất Cực

và tam giác

Cung 2. Yếu tố biểu lộ.

3. Định Luật

Định Luật của

B́nh nước trên

Năng lượng tuôn ra của

Phụng Sự         

Thủy và Ngư     

đầu người

Cung 6. Yếu tố làm sinh

 

 

 

động.

4. Định Luật  Đẩy

Định Luật của

Một Thiên Thần

Năng Lượng khước từ

 

mọi Thiên Thần

với thanh kiếm

của Cung 1. Yếu tố

 

Hủy Diệt   

Lửa

phân tán.

5. Định Luật Tiến

Định Luật về sự

Núi và Sơn

Năng lượng tiến hóa

Bộ Tập Thể 

Nâng Cao

Dương

Cung 7. Yếu tố tiến hóa

 

 

6. Định Luật Đáp

(Tên gọi không

Mặt Trời cháy đỏ

Năng lượng mở rộng

Ứng Mở Rộng

được đưa ra) 

hồng

của Cung 3. Yếu tố

 

 

 

thích nghi.

7. Định Luật về Tứ

Định Luật về

H́nh Nam và Nữ

Năng lượng lửa của

Bộ thấp  

Hợp Nhất Dĩ

đặt đâu lưng. 

Cung 5. Yếu tố đem

 

Thái

 

sinh lực.

 

Định luật 4. Ở đây chúng ta có thiên thần với lưỡi gươm lửa đang xoay theo mọi hướng. Hệ thống kư hiệu này được giữ đúng trong Thánh Kinh nơi mà vị Thiên Thần bảo vệ kho tàng và đẩy con người ra trước để t́m một lối khác đi vào, như thế thúc đẩy con người vượt qua chu kỳ tái sinh cho đến khi y t́m thấy cánh cửa điểm đạo. Về mặt huyền học, cánh cửa này được xem như thoát khỏi sự can dự của lưỡi gươm khi con người đă phát triển được khả năng bay vút lên và vượt lên trên như chim ưng đang giang cánh.

Định luật 5. Biểu tượng cho định luật này là ngọn núi với một con dê đang đứng trên đỉnh, và lần nữa một dấu hiệu chiêm tinh, cung Nam Dương (Capricorn), có thể được ghi nhận. Tất cả các chỗ vất vả, khó khăn đều được vượt qua, và con “Linh Dương” (“Divine Goat”) đạt tới đỉnh núi, biểu tượng của nhóm, xét như một đơn vị.

Định luật 6. Biểu tượng này chứa một mặt trời hồng chói lọi với một dấu hiệu ở giữa – dấu hiệu tượng trưng cho sự hợp nhất của lửa và nước; bên dưới dấu hiệu này là một chữ

tượng h́nh (a hieroglyphic) vốn không thể được đưa ra v́ nó mang lại manh mối cho dấu hiệu Địa cầu và là chủ âm (keynote) của thể xác của Hành Tinh Thượng Đế.

Định luật 7. Biểu tượng này có h́nh một người nam và nữ đứng đâu lưng lại, h́nh nam giữ phía trên đầu của ḿnh một vật giống như cái khiên hoặc cái khay bạc (tray of silver), một gương phản xạ vĩ đại (great reflector), trong khi h́nh nữ giữ trên cao một cái b́nh đầy dầu. Phía dưới dấu hiệu này là một

1222 chữ tượng h́nh khác, nó chứa cái bí ẩn của cơi cảm dục, vốn phải được kiềm chế bằng cơi trí. Bảy định luật này có thể được giải đoán theo đường lối các tương ứng. Người ta sẽ thấy rằng năng lượng của bất cứ trung tâm đặc biệt nào và năng lượng của bất cứ định luật nào cũng có thể được làm cho ḥa hợp với nhau.

3. Hai mươi hai phương pháp Tương Tác Tập Thể.

Các phương pháp tương tác tập thể chỉ có thể được hiểu rơ nhờ xem xét sự kiện rằng tất cả các nhóm nằm trên Cung này hoặc Cung khác trong số bảy Cung, và do đó, sự tương tác của chúng sẽ là gấp ba. Điều này lần nữa phải được quan tâm khi có :

a/ Một tương tác tam phân bên trong. b/ Một tương tác tam phân bên ngoài. Do đó, chúng ta có thể chọn bảy Cung và đưa ra các danh

xưng cho ba cách mà các nhóm trên bất cứ cung đặc biệt nào tương tác với nhau trong đó, nhớ rằng khi chúng ta xem xét chúng, chúng ta thực sự đang khảo sát hai mươi mốt rung động của Định Luật Hút hay là chuyển động, với rung động căn bản, vốn là tổng hợp của hai mươi mốt rung động được thêm vào, như vậy tạo thành hai mươi hai:

CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA CUNG

I. Cung Quyền Năng

 Hủy diệt h́nh hài qua sự tương tác của nhóm.

 Kích thích Bản Ngă, hay nguyên khí Chân Ngă.

 Xung lực tâm linh hoặc năng lượng.

 

II. Cung Bác Ái Minh Triết

 Cấu tạo các h́nh hài qua giao tiếp tập thể.

 Kích thích của dục vọng, nguyên khí bác ái.

 Xung lực linh hồn, hay năng lượng.

 

III. Cung Hoạt Động hay Thích Nghi

 

7. Cấp sinh lực cho h́nh hài qua công việc tập thể.

 

8. Kích thích các h́nh hài, nguyên khí dĩ thái hay nguyên khí prana.

 

9. Xung lực vật chất, hay năng lượng.

 

1223 IV. Cung Hài Ḥa, Hợp Nhất

 Hoàn thiện h́nh hài qua sự tương tác tập thể.

 Kích thích của Solar Angels hay nguyên khí trí tuệ.

 Năng lượng bồ đề.

 

V. Cung Kiến Thức Cụ Thể.

 

13. Tương ứng của các h́nh hài với kiểu mẫu, qua ảnh hưởng của tập thể.

 

14. Kích thích của thể vật chất trọng trược của Thượng Đế, ba cơi thấp.

 

15. Năng lượng hoặc xung lực trí tuệ.

 

VI. Cung Lư Tưởng Trừu Tượng hay Sùng Tín

 Phản ảnh của thực tại qua công việc tập thể.

 Kích thích của Con Người qua dục vọng.

 Năng lượng dục vọng, bản năng và đạo tâm.

 

VII. Cung Trật Tự Nghi Lễ

 

19. Hợp nhất của năng lượng và vật chất qua hoạt động tập thể.

20. Kích thích của mọi thể dĩ thái.

21. Năng lượng sinh động.

Hai mươi mốt phương pháp này và sự tổng hợp của chúng tổng kết một phần rất lớn tất cả những ǵ có thể được nói đến về các hành vi và các hoạt động của mọi thần chất (deva subtance) và mọi h́nh hài. Dưới Định Luật Hút, sự tương tác giữa các mănh lực cung này và mọi h́nh hài nguyên tử đă xảy ra, và sự biểu lộ trở thành một sự thực trong thiên nhiên, và đại Hăo Huyền (great Maya) hiện ra. Ở đây có thể ghi nhận trong kết luận rằng các yếu tố sau đây:

3 liên hệ nguyên tử 7 định luật

22

phương pháp hoạt động

32

tạo thành ba mươi hai rung động cần thiết để tạo ra, về phần con người, năm cơi tiến hóa. Như chúng ta biết, có ba mươi lăm cơi phụ, hay là trong thực tế ba mươi hai rung động nhỏ

1224    và ba đang chiếm ưu thế. Giống như ba cơi của Chân Ngă trên cơi trí chi phối các cơi c̣n lại trong ba cơi thấp, cũng thế trong năm cơi (five worlds) của Thánh Đoàn, ba cơi phụ cao của cơi Niết Bàn (atmic plane) nắm giữ một vị trí tương tự.

Để kết thúc, chúng ta có thể đưa ra một vài trong các biểu tượng về mười hai Huyền Giai Sáng Tạo. Không thể đưa ra các biểu tượng mà nhờ đó các Adepts biết đến chúng, v́ trong các biểu tượng này sẽ tiết lộ nhiều điều mà có lẽ là

1225    khôn ngoan hơn khi giữ bí mật, nhưng các biểu tượng đó, v́ chúng được t́m thấy trong các kư ảnh mà các đệ tử không thể đạt tới được, có thể được đưa ra, và do sự xem xét kỹ lưỡng về các biểu tượng này, một hiểu biết nào đó về đặc tính chủ yếu của Huyền Giai có thể được tiết lộ.

BẢY HUYỀN GIAI

Huyền Giai Số     Biểu tượng Lực Trạng thái  Kiểu mẫu

 

1. Các Đấng     ..............1 hoặc 6 .... Hoa sen 12 cánh......... Một của Vũ trụ lực Thiêng Liêng   khép kín Hoàng kim    hay Shakti thứ 6.

 

2. Các Con của...........2 hoặc 7 ....Bảy quả cầu có màu ... Hai của Shakti Dục vọng Bốc Lửa mỗi quả có lửa ở giữa thứ  7.

 

3. Triads hay .............3 hoặc 8 ....Ngọn lửa chia ba, ...... Ba của Shakti

 

Các Hoa tam phân       lượn lờ trên bàn thờ  thứ 1 hay kiểu mẫu cháy sáng   của lực. 

 

4. Các Đấng Hy ........4 hoặc 9 ....Con, đứng với các ..... Thứ hai của Vũ trụ

 

Sinh hoặc Điểm           cánh tay dang rộng    năng thứ tư. Đạo Đồ trong không gian.

 

5. Cá Sấu hay.............5 hoặc 10..Ngôi Sao năm cánh....Thứ tư của Vũ-trụ­là các Đấng  với biểu tượng của lực thứ năm Hoàn Thiện   Thái Dương Hệ 1 ở giữa.  (Mahat)

 

6. Các Lửa Hy ...........6 hoặc 11 ..Mặt Trăng bạc được .. Thứ ba của Vũ trụ

 

Sinh. Những kẻ  vượt lên bởi một Thập…      lực thứ 6. T́m Đạo Giá cánh đồng đều

 

7. Các Giỏ Thức.........7 hoặc 12 ..Người đảo ngược ....... Thứ tư của Thần Ăn hoặc các  với đôi mắt   Lực Sáng Tạo thứ 7 Blinded Lives  khép kín   

 

Các biểu tượng cho năm Huyền Giai đă trải qua, có thể được tŕnh bày như sau:

 

1. Một quả cầu lửa màu lục với ba tia sáng hồng.

 

2. Một h́nh cầu, được chia bằng chữ Tau, có màu lục và bạc.

 

3. Một con chim, có bộ lông sậm màu và con mắt rực lửa.

 

4. Hai ngôi sao với màu hồng sinh động được nối liền bằng một dải băng tím.

 

5. Một h́nh trứng màu chàm với năm kư tự hay là các chữ biểu tượng bên trong đường viền của nó.

 

Các hierarchies này cũng được xếp chung nhau và được xem như một và được gọi theo ngôn ngữ huyền môn là:

“Các Sự Sống của những ǵ xuất hiện, quay và tập hợp vào chính chúng năm trạng thái của Mahat”.

Vốn có ư nghĩa là sự giải thoát đă đạt được và các lợi ích đạt được trong thái dương hệ thứ nhất, biểu tượng này lấy h́nh thức của một bàn thờ cháy rực với lửa tinh khiết nhờ đó để thoát ra một con chim có bộ lông xanh lục và vàng có năm cánh giăng ra. Phía trên biểu tượng này xuất hiện một vài chữ tượng h́nh bằng chữ Sensa có nghĩa “Tôi vẫn t́m kiếm”.

Các biểu tượng của bảy Huyền Giai Sáng Tạo đang biểu lộ hiện nay, tất cả đều nằm trong một ṿng tṛn biểu thị cho sự giới hạn và vạch giới hạn của Sự Sống. Tất cả các Huyền Giai này đều là các Con của ước vọng, và là một biểu hiện tối cao của ước vọng đối với sự sống biểu lộ của Thái Dương Thượng Đế. Chúng nhận được sức thôi thúc ban đầu của chúng từ cơi cảm dục vũ trụ. Chúng cũng là biểu hiện của một rung động phát ra từ dăy thứ hai của các cánh hoa trong Hoa sen của Thượng Đế trên cơi trí vũ trụ.

Do đó, chúng là một và tất cả là một biểu hiện của bản chất bác ái của Ngài, và chính v́ lư do này mà thể bồ đề (buddhi) được t́m thấy ở tâm của nguyên tử nhỏ nhất, tức là

1226 cái mà trong thái dương hệ này chúng ta gọi là lửa điện. V́ sự sống dương ở trung tâm của mọi h́nh hài chỉ là một biểu hiện của tuệ giác vũ trụ, và việc tuôn xuống của t́nh thương vốn có cội nguồn của nó trong Tâm của Thái Dương Thượng Đế, đây chính là một nguyên lư phát ra từ Đấng Cao Hơn Thượng Đế của chúng ta, Đấng Mà Về Ngài Không Ǵ Có Thể Nói Đến (One Above Our Logos, He Of Whom Naught May be Said). Chính t́nh thương tự giới hạn bằng dục vọng (desire), và cho những ǵ được ưa thích. Chính t́nh thương tự tuôn đổ vào các h́nh hài, các h́nh hài này được kích thích và được trợ

giúp bằng cách ấy; đó là việc hoàn thành các nghĩa vụ thiêng liêng đă gánh chịu trong các thiên kiếp (kalpas) xa xăm mơ hồ, chúng báo trước bộ ba của các thái dương hệ mà chúng ta có thể h́nh dung một cách lờ mờ, và đó là “Nguyên Ủy của Ánh Sáng” (theo một hàm ư về vũ trụ) tuôn ra Chính Ngài về những ǵ trói buộc Ngài và những ǵ là thiên trách (dharma) của Ngài để nhấc lên đến Thiên Ṭa của Ngài (His Throne). Không thể miêu tả sự khai mở về T́nh Thương của Thái Dương Thượng Đế như nó tự thể hiện trước con mắt của bậc có nhăn thông, cũng như không thể nêu ra bản chất của Đấng Hy Sinh của vũ trụ như Ngài tự giới hạn Chính Ngài để cứu độ. Ở mỗi giai đoạn của Thánh Đạo, mức độ của bác ái và hy sinh được khai mở v́ đệ tử biết chính ḿnh ở trong phạm vi nhỏ bé của Đấng Hy Sinh và Bác Ái. Điều đó chỉ có thể được hiểu rơ khi hai dăy cánh hoa Chân Ngă bên trong được khai mở; tri thức sẽ không tiết lộ nó, và chỉ khi một người vượt qua được hiểu biết và biết chính ḿnh là một cái không phân ly, th́ sự thiên khải đặc biệt này mới đến với y.

Đây là bí ẩn đàng sau bảy biểu tượng, mỗi cái che giấu một trạng thái của T́nh Thương thất phân của Thượng Đế khi điều đó được tiết lộ qua Huyền Giai của các Đấng Cao Cả (Beings), hoặc là dưới h́nh thức Ngôi Con tiết lộ nó, Đấng là toàn thể của T́nh Thương Thượng Đế.

Nhân đây chúng ta có thể xem xét loại thần lực được một Huyền Giai đặc biệt sử dụng.

TIẾT BA

A. VÀI DIỄN ĐẠT CƠ BẢN

Liên quan tới tiết cuối này của Bộ Luận Về Lửa Càn Khôn,

bàn đến Lửa Điện của Tinh Thần, cần nên nhớ rằng hoàn

toàn không thể truyền đạt hiểu biết về một đặc điểm rơ rệt;

chủ đề này được xem xét (theo quan điểm của đạo sinh

huyền bí học) thiếu hẳn h́nh dạng (form) nên v́ vậy không

thể nhận biết được đối với hạ trí cụ thể. Bản chất của Tinh

Thần chỉ có thể được tiết lộ một cách dễ hiểu cho các điểm

đạo đồ cao cấp, nghĩa là, cho những ai (qua trung gian của

công việc được tiến hành trong Cuộc Điểm Đạo thứ ba) đă

thiết lập được sự giao tiếp hữu thức với “Cha Trên Trời” của

ḿnh, tức Monad. Các đạo sinh huyền bí học, các đệ tử và các

điểm đạo đồ cấp thấp đều đang phát triển sự tiếp xúc với

linh hồn, hay là trạng thái thứ hai, và chỉ khi sự tiếp xúc này

được thiết lập một cách vững chắc th́ các ư niệm cao siêu mới

có thể được chấp nhận. Bản chất của Tinh Thần được bàn đến

trong Kinh Tân Ước ở một trong các diễn đạt huyền bí được

đưa ra bởi Đấng Cao Cả cho vị điểm đạo đồ Nicodemus. Khi

đă trở thành điểm đạo đồ cấp hai, có thể rằng điểm đạo đồ

này đă có một khái niệm mơ hồ nào đó về ư nghĩa của các từ

ngữ đă được truyền đạt cho Ngài, với tư cách rèn luyện Ngài

để chuẩn bị cho Cuộc Điểm Đạo thứ ba.

Gió (prana hay Tinh Thần) thổi nơi mà nó được lắng nghe

(listeth) và bạn nghe (hearest) âm thanh nhờ đó nhưng không thể

(canst not) nói từ đâu nó đến (cometh), cũng không biết nó đi

BIỂU ĐỒ XII

PARABRAHM Cơ Đốc Giáo Ấn Giáo Vedanta Triết lư Huyền Vi Trạng Thái

 

Trích từ Tạp Chí Theosophist, tháng 12-1899

Hai ư tưởng được truyền đạt trong h́nh tư tưởng này, -đó là các ư tưởng của một âm thanh phát ra và phương hướng, và

1231 cái là kết quả của âm thanh. Đây là sự tiến hóa và kết quả của năng lượng có định hướng hay hoạt động của Tinh Thần. Theo quan điểm của tâm thức, đây là những điều duy nhất mà đệ tử có thể hiểu một cách sáng suốt. Tất cả những ǵ mà chúng ta có thể làm được trong tiết này là truyền đạt chân lư theo ba cách. Nhờ sự tỏ ngộ của tâm trí đạo sinh khi y nghiên cứu các Đoạn Thiền Kinh (stanzas of Dzyan) ở phần mở đầu bộ luận này. Thứ hai, nhờ nhận thức được những điều sẽ đến với đạo sinh khi y lập sự tương quan và trầm tư về các tiểu đoạn huyền linh khác nhau được t́m thấy rải rác qua các trang sách, trước tiên tập trung sự chú tâm của đạo sinh vào các ngôn từ sau đây: “Cái bí ẩn của Lửa ẩn trong mẫu tự thứ hai của Linh Từ. Bí ẩn của sự sống được che giấu trong quả tim. Khi điểm hạ đẳng rung động, khi Tam Giác Thiêng rực sáng, khi điểm, trung điểm và chóp đỉnh (apex) nối liền và bao quanh Lửa, khi chóp đỉnh tam phân cũng bùng cháy, lúc bấy giờ hai tam giác – tam giác lớn và tam giác nhỏ -dung hợp thành một Ngọn Lửa, thiêu đốt toàn bộ”. Thứ ba, nhờ xem xét các biểu đồ khác nhau và các h́nh minh họa (word pictures) cũng được t́m thấy rải rác khắp Bộ Luận. Đạo sinh của kỷ nguyên mới sẽ tiếp cận được nhiều điều mà y phải quán triệt qua phương tiện con mắt, nhờ đó học được cách đánh giá và giải đáp những ǵ hiện ra với y dưới h́nh thức các đường kẻ và các sơ đồ. Tất cả đều có tính cách biểu tượng và các biểu tượng này phải được thông suốt. Cũng cần nhớ rằng các đạo sinh tiếp cận với vấn đề Tinh Thần, cần hiểu rơ các sự kiện sau đây.

I. Đang khi biểu lộ và do đó trong giai đoạn của toàn bộ một thái dương hệ, vị Dhyan Chohan cao cấp nhất cũng không thể suy tưởng bằng các thuật ngữ chối bỏ đối với vật chất có tổ chức và đối với sự không-tồn tại (non-existence) của h́nh hài. Mục tiêu của sự nhận thức đối với con người là ư thức của bản chất của linh hồn, tức là phương tiện mà nhờ

1232    đó trạng thái Tinh Thần bao giờ cũng tác động. Có nhiều điều không thể làm được đối với y. Nhờ học được cách hoạt động như linh hồn, tách rời ba cơi thấp, lúc bấy giờ con người trở nên một phần tử hợp tác hữu thức linh hoạt của Linh Hồn đó, vốn thấm nhuần và tỏa khắp mọi vật đang biểu lộ. Lúc đó và chỉ lúc đó, ánh sáng tinh khiết của Linh Hồn tự nó trở nên hữu h́nh đối với con người qua một nhận thức thích đáng của Bảo Ngọc (Jewel) ẩn giấu trong tâm của bản thể của chính y; chỉ bấy giờ con người mới trở nên biết được viên ngọc lớn đó đang ẩn nơi tâm của biểu lộ thái dương. Ngay lúc này, ở giai đoạn tiến bộ đó, tất cả những ǵ mà y có thể biết đến, có thể tiếp xúc và h́nh dung ra, chính là ánh sáng phát ra từ Bảo Ngọc và ánh sáng chói che kín cái huy hoàng bên trong.

Kẻ có nhăn thông (see-er) lúc bấy giờ trở nên có cái nh́n thuần khiết. Y cảm nhận nhưng cho đến nay không hiểu được bản chất của những ǵ được nhận thức, để rồi qua một thái dương hệ khác và một thiên kiếp khác, y sẽ được tiết lộ ư nghĩa của sự thiên khải đó, cội nguồn của sự tỏ ngộ đó, và tinh hoa của Sự Sống đó mà tính chất của nó đă được biết rơ đối với y bởi tốc độ rung động của nó, sức nóng và ánh sáng của nó. Do đó, chúng ta không cần khảo cứu và xem xét những ǵ mà vị điểm đạo đồ cao cấp chỉ có thể nhận biết một cách mơ hồ; thật là vô ích cho chúng ta khi t́m kiếm các thuật ngữ để diễn tả những ǵ nằm ẩn kín an toàn đàng sau mọi ư tưởng và mọi tư tưởng, khi chính tư tưởng không được hiểu

hoàn toàn, và cơ cấu để hiểu biết lại không hoàn hảo. Chính con người – một ư tưởng lớn và là một ư tưởng đặc biệt – không biết bản chất của những ǵ mà y đang t́m cách diễn đạt.

Tất cả những ǵ mà chúng ta có thể làm là hiểu được sự thật rằng có Cái Đó (That) mà cho đến nay không thể được định nghĩa, để nhận thức rằng một sự sống trung ương đang tồn tại vốn thấm nhuần và làm sinh động Linh Hồn và sự sống đó t́m cách sử dụng h́nh hài mà linh hồn tự biểu lộ qua đó. Điều này có thể được cho là đúng đối với mọi h́nh hài, đối với mọi linh hồn, thuộc con người, dưới con người, thuộc hành tinh và thuộc thái dương.

1233 II. Đạo sinh khôn ngoan cũng sẽ xem mọi h́nh thức biểu lộ như là có bản chất của các biểu tượng. Một biểu tượng có ba cách giải thích; chính nó là một biểu hiện của một ư tưởng, và đến phiên ư tưởng đó có đàng sau nó một mục tiêu mà cho đến nay không thể nhận thức được. Ba cách giải thích biểu tượng có thể được xem xét theo cách sau đây:

1. Cách giải thích theo thông tục (exoteric, ngoại môn) của một biểu tượng phần lớn được dựa trên công dụng bên ngoài của nó và dựa trên bản chất của h́nh hài. Những ǵ theo thông tục và thiết yếu đều đáp ứng cho hai mục đích:

a/ Đưa ra một vài chỉ dẫn yếu ớt về ư tưởng hoặc quan niệm. Điều này liên kết biểu tượng trong bản chất bên ngoài của nó với cơi trí, nhưng không giải thoát nó khỏi ba cơi nhận thức của nhân loại.

b/ Giới hạn, hạn chế và giam nhốt ư tưởng, và như thế làm cho nó thích hợp với tŕnh độ tiến hóa mà Thái Dương Thượng Đế, Hành Tinh Thượng Đế và con người đă đạt được. Bản chất thực của ư tưởng tiềm tàng bao giờ cũng mạnh mẽ, hoàn toàn và đầy đủ hơn là h́nh hài hoặc biểu

tượng mà qua đó nó đang t́m cách biểu hiện. Vật chất chỉ là một biểu tượng của năng lượng trung ương. H́nh hài của mọi loài trong tất cả các giới của thiên nhiên, và các lớp vỏ biểu lộ trong hàm ư rộng nhất của chúng và toàn thể chỉ là các biểu tượng của sự sống – những ǵ mà cho đến nay chính Sự Sống đó có thể vẫn là một bí ẩn.

Các h́nh thức tượng trưng bên ngoài này thuộc nhiều loại và dùng cho nhiều mục đích, và phần lớn điều này chịu trách nhiệm cho sự lẫn lộn trong trí của con người về các đề tài này. Tất cả mọi biểu tượng đều xuất phát từ ba nhóm các Đấng Sáng Tạo:

Thái Dương Thượng Đế, Đấng đang kiến tạo “Đền Thờ trong các Cơi Trời không làm bằng tay”.

Các Hành Tinh Thượng Đế, tức là Các Đấng – trong bảy nhóm của các Ngài – sáng tạo qua bảy cách thức và phương pháp, và như thế tạo ra một sự đa dạng về các biểu tượng và chịu trách nhiệm cho sự cụ thể hóa (concretion).

1234 Con người, tức kẻ kiến tạo các h́nh hài và tạo ra các biểu tượng trong công việc hằng ngày của ḿnh, nhưng cho đến nay, y hoạt động một cách mù quáng và phần lớn vô ư thức. Tuy thế, con người lại xứng với tên gọi kẻ sáng tạo, bởi v́ y sử dụng năng lực của trí tuệ và dùng tính chất của lư trí. Các devas cấp thấp và mọi thực thể dưới nhân loại và tất cả các thần kiến tạo này, trong một quá khứ xa xăm, họ phải trải qua trạng thái tâm thức nhân loại, đều không được xem như các nhà sáng tạo. Họ hoạt động theo các xung lực phát ra từ ba nhóm khác. Mỗi một trong ba nhóm này đều được tự do trong một vài giới hạn đặc biệt.

2. Cách diễn giải chủ quan là cách vốn tiết lộ ư tưởng nằm đàng sau biểu lộ khách quan. Ư tưởng này, không cụ thể trong chính nó, trở thành cụ thể hóa trên cơi biểu hiện bên

ngoài, và như đă nói ở trên, một ư tưởng nằm đàng sau mọi h́nh thức mà không có ngoại lệ và bất cứ nhóm sáng tạo nào cũng chịu trách nhiệm cho sự cấu tạo của nhóm đó. Các ư tưởng này trở nên rơ rệt với đạo sinh sau khi y đă tiến nhập vào Pḥng Học Tập, cũng như h́nh thức bên ngoài của biểu tượng là tất cả những ǵ được ghi nhận bởi con người, tức là kẻ cho đến nay vẫn c̣n ở trong Pḥng Vô Minh. Ngay khi một người bắt đầu dùng bộ máy trí tuệ của ḿnh và đă tạo được thậm chí một giao tiếp nhỏ với Chân Ngă của ḿnh, th́ có ba điều xảy ra:

a/ Y đạt được bên ngoài h́nh tướng và t́m cách giải thích nó.

b/ Cuối cùng y đạt đến linh hồn mà mọi h́nh tướng đang che giấu, và y làm điều này qua sự hiểu biết về chính linh hồn y.

c/ Kế đó, y bắt đầu chính ḿnh đề xuất các ư tưởng theo ư nghĩa huyền môn của thuật ngữ và bắt đầu tạo ra và làm hiện ra loại năng lượng linh hồn hoặc vật chất mà y thấy là y có thể vận dụng.

Tập cho con người hoạt động trong chất trí là tập cho họ sáng tạo; dạy cho con người biết bản chất của linh hồn là đặt

1235 họ tiếp xúc với khía cạnh bên trong của biểu lộ và đặt vào tay của họ khả năng hoạt động với năng lượng linh hồn; giúp cho con người khai mở các tiềm năng của trạng thái linh hồn là đặt họ tiếp xúc với các thần lực và năng lượng được ẩn giấu trong akasha và anima mundi (linh hồn thế giới). Khi sự tiếp xúc với linh hồn của một người và nhận thức bên trong của y được củng cố và phát triển, lúc bấy giờ người đó có thể trở thành một kẻ sáng tạo hữu thức, hợp tác với các kế hoạch của Huyền Giai các Adepts, tức là các Đấng đang vận dụng các ư tưởng và đang t́m cách đưa các ư tưởng này

(ư tưởng thuộc hành tinh) vào biểu lộ trên cơi trần. Khi y vượt qua các đẳng cấp khác nhau trong Pḥng Học Tập, th́ năng lực của y tạm gọi là ứng phó và khả năng để t́m ra ư tưởng đang nằm sau mọi biểu tượng, tăng lên. Y không c̣n nhận thức/tiếp thu bằng cái bề ngoài nữa, mà biết nó chỉ là huyễn h́nh đang che giấu và giam nhốt một ư tưởng nào đó.

3. Ư nghĩa tâm linh là cái nằm đàng sau nhận thức bên trong và nó bị che đậy bởi ư tưởng hoặc tư tưởng, cũng như chính ư tưởng bị che giấu bởi h́nh tướng mà nó khoác lấy khi đang biểu lộ ra ngoài. Điều này có thể được xem như mục tiêu vốn thúc đẩy ư tưởng và dẫn tới sự phóng phát ư tưởng đó vào thế giới sắc tướng. Đó là năng lượng sinh động trung ương vốn chịu trách nhiệm cho hoạt động bên trong.

Ba trạng thái này của một biểu tượng có thể được nghiên cứu liên quan với mọi h́nh thức nguyên tử. Chẳng hạn có loại đơn vị năng lượng mà chúng ta gọi là nguyên tử của nhà vật lư hoặc nhà hóa học. Chính nó có một h́nh thức vốn là biểu tượng của năng lượng tạo ra nó. H́nh thức này của nguyên tử chính là biểu lộ bên ngoài của nó. Cũng có những trạng thái nguyên tử mà chúng ta gọi là – v́ thiếu một tên gọi chính xác hơn – các âm điện tử (electrons); các âm điện tử này chịu trách nhiệm cho phần lớn tính chất của bất cứ nguyên tử đặc biệt nào, giống như là linh hồn của một người chịu trách nhiệm cho bản chất đặc biệt của người đó. Chúng tiêu biểu cho khía cạnh bên trong hay sự sống. Kế đó, cuối cùng có trạng thái dương, tức năng lượng chịu trách nhiệm cho sự cố

1236    kết của tổng thể và chịu trách nhiệm cho sự đồng nhất (uniform) của biểu lộ nhị phân, bên ngoài và bên trong. Điều này vốn tương đồng với ư nghĩa tâm linh, và ai có thể hiểu được ư nghĩa đó?

Trong con người tức nguyên tử con người, cả ba trạng thái này cũng giống như vậy. Trên cơi trần, con người là biểu tượng bên ngoài của ư niệm chủ quan bên trong, ư niệm này có tính chất, các thuộc tính và một h́nh tướng mà qua đó, nó t́m cách biểu hiện. Đến lượt nó, linh hồn đó lại là kết quả của một xung lực tinh thần nhưng ai dám nói xung lực đó là ǵ? Cho đến nay ai sẽ xác định mục tiêu đàng sau linh hồn hay ư niệm, dù là của Thượng Đế hoặc con người? Tuy nhiên; cả ba yếu tố này đang ở trong diễn tŕnh tiến hóa; cho đến nay tất cả đều là các “Thần Thánh bất toàn” (“imperfect Gods”), mỗi vị ở trong mức độ của họ và do đó không thể biểu lộ đầy đủ những ǵ vốn là yếu tố tinh thần nằm sau linh hồn hữu thức.

III. Đạo sinh khôn ngoan cũng nên suy tư cẩn thận các từ “bí ẩn của điện khí”, vốn là bí ẩn bao quanh tiến tŕnh đó, nó chịu trách nhiệm cho việc sản xuất ánh sáng và do đó là chính rung động. Trong hai tiết kia, trước tiên chúng ta quan tâm đến các tác dụng, đến các kết quả được tạo ra qua tác động của khía cạnh bên trong của thiên nhiên (nhà huyền linh học xem xét và làm việc chỉ với khía cạnh đó) và tất nhiên là tạo ra biểu lộ ngoại cảnh. Giờ đây, chúng ta đi đến nhận thức rằng có một nguyên nhân nằm đàng sau những ǵ từ trước đến giờ chính nó đă được xem như một nguyên nhân, v́ chúng ta khám phá ra rằng đàng sau mọi hiện tượng chưa biểu lộ, có ẩn một động cơ chủ yếu về mặt tinh thần. Động cơ này, tức nguyên nhân tinh thần tiềm ẩn này, là mục tiêu chú tâm của con người tâm linh. Con người trên thế gian đang bận tâm với hiện tượng lộ ra bên ngoài, với những ǵ có thể nh́n thấy, cầm nắm và vận dụng được; đạo sinh huyền linh chú mục vào việc nghiên cứu khía cạnh bên trong của sự

1237    sống, và bận tâm với các lực tạo ra những ǵ quen thuộc trên cơi trần. Các mănh lực này thuộc vào ba nhóm chính:

a/ Các lực phát ra từ cơi trí dưới hai tách phân của nó.

b/ Các lực có bản chất dục vọng (kamic nature)

c/ Các lực thuộc loại thuần vật chất.

Đạo sinh huyền môn nghiên cứu, thử nghiệm, vận dụng và lập sự liên quan với các mănh lực này; nhờ tri thức mà có được sự hiểu biết về tất cả những ǵ có thể được biết trong ba cơi thấp và cũng là hiểu biết về bản thể của chính y.

Con người tâm linh là kẻ đang có cả con người của thế gian lẫn một môn sinh huyền học, nhờ có được kết luận rằng đàng sau mọi nguyên nhân này với những ǵ mà y đă lao vào/tham dự (engaged) từ trước đến giờ là một Nguyên Nhân; sự hợp nhất từ nguyên nhân này bấy giờ trở thành mục tiêu của sự t́m ṭi của y. Đây là bí ẩn nằm đàng sau tất cả các bí ẩn (mysteries); đây là bí mật (secret) của cái mà tất cả những ǵ từ trước đến giờ đă được biết và được h́nh dung ra chỉ là màn che; đây là trung tâm (heart) của Cái Bất Tri (the Unknown) đang che giấu mục tiêu và là ch́a khóa đối với tất cả những ǵ Hiện Tồn (IS), và là cái chỉ được đặt vào đôi tay của các Đấng Cao Cả -nhờ đă vạch con đường của các Ngài qua vô vàn mạng lưới sự sống – Các Ngài biết chính Các Ngài thực sự là Atma, hay là chính Tinh Thần và là các tia sáng thực sự trong Linh Hỏa vĩ đại duy nhất.

Ba lần tiếng gọi được đưa ra cho mọi Kẻ Hành Hương trên Thánh Đạo của Sự Sống: “Hăy biết chính ngươi” là mệnh lệnh vĩ đại thứ nhất, và thời gian dài sau đó là tiến tŕnh đạt đến hiểu biết. “Hăy biết Bản Ngă” đến kế tiếp và khi điều đó được đạt tới, không những con người biết được chính ḿnh, mà c̣n biết được mọi Bản Ngă khác; đối với y linh hồn của vũ trụ không c̣n là quyển sách sự sống niêm kín nữa, mà là quyển sách với bảy dấu niêm bị phá vỡ. Lúc đó, khi con người sẵn sàng trở nên adept, tiếng kêu lại phát ra “Hăy biết

 

Ch́a khoùa cuûa Sô Ñoà Caùc Huyeàn Giai Thaùi Döông vaø Haønh Tinh

Hïyeàn Giai Tâaùi Dö ôná Tâaùi Dö ôná Tâö ôïná Ñeá

Tam Ṿ Nâaát TâeåTâaùi Dö ôná âay Caùc Tâö ôïná Ñeá

I. Câïùa Câa (tâe Fatâer) … … … … … … … … YÙ Câí

II. Câïùa Con(tâe Son) … … … … … … … … … .. Baùc AÙi  Minâ Trieát

III. Câïùa Tâaùnâ Tâaàn (Holy Spirit) … … … … … Tâoâná Tïeä Linâ âoaït

Baûy Cïná Ba Cïná Traïná tâaùi Boán Cïná Tâïoäc tínâ

I. YÙ Chí hay Quyeàn Naêng … II. Baùc AÙi-Minh trieát … III. Thoâng Tueä Linh hoaït

 

4. Haøi Hoøa hay Myơ Leä

 

5. Tri Thöùc Cuï Theå

 

6. Suøng Tín hay Chuû Nghóa Lyù töôûng

 

7. Nghi Leă Huyeàn Thuaät

 

Hïyeàn Giai Haønâ Tinâ

S. Sanat Kumaras, Ñaáng Chöôûng Quaûn Theá Gian (The Ancient Of Days. Ñaáng Ñieåm ñaïo Ñoäc Toân)

Ba Ñöùc Kumaras (Hoaït Ñoäng Phaät)

1 2 3

Caùc phaûn aûnh cuûa ba cung chính vaø boán cung phuï Ba Ñaáng Laơnh Ñaïo Boä Moân I. Traïng thaùi YÙ Chí … II. Traïng thaùi Baùc AÙi-Minh trieát … III Traïng thaùi Thoâng Tueä

 

A. Ñöùc Baøn Coå

B. Ñöùc Boà Taùt (Christ, Chöôûng Giaùo)

C. Ñöùc Mahachohan (Ñöùc Vaên Minh)

b. Chaân Sö Jupiter

b. Chaân Sö AÂu Chaâu

c. Chaân Sö thaønh Venice

c. Chaân Sö M.

c. Chaân Sö K.H.

 

 

d. Chaân Sö D.K.

 

 

 

4. Chaân Sö Serapis

 

 

5. Chaân Sö Hilarion

 

 

6. Chaân sö Jesus.

 

 

7. Chaân Sö R.

 

Boán caáp ñeä töû ñieåm ñaïo Caùc caáp ñeä töû Keû treân ñöôøng Döï Ḅ

Ngöôøi thöôøng ñuû moïi tŕnh ñoä

Đấng Duy Nhất” và các ngôn từ vang lên trong tai vị adept:

1240 “Hăy t́m những ǵ là Nguyên Nhân chịu trách nhiệm, và nhờ biết linh hồn và biểu hiện của nó, tức h́nh hài, hăy t́m kiếm Cái Đó (THAT) mà linh hồn tiết lộ”. Ở đây hăy t́m ra manh mối đối với việc t́m kiếm mà vị adept hay con người hoàn thiện đảm trách khi Ngài đặt chân của Ngài lên một trong bảy con đường có thể có. Cách duy nhất mà bất cứ ánh sáng nào có thể chiếu rọi lên cái bí ẩn nằm trong việc xem xét về bảy vũ trụ Đạo (cosmic Paths) về tên gọi và các biểu tượng của chúng. Rất ít điều có thể được nói về các bí ẩn của các cuộc điểm đạo cao v́ không thể được tiết lộ, cũng không có thông tin nào được đưa ra trong một quyển sách dành xuất bản bên ngoài. Tất cả mọi điều có thể làm được là đưa ra vài gợi ư, thận trọng chống lại một vài kết luận và nêu ra một vài biểu tượng mà, nếu suy nghiệm về nó, có thể đem lại một vài tỏ ngộ.

B. BẢN CHẤT CỦA BẢY VŨ TRỤ ĐẠO

1241

Nên thận trọng ghi nhớ rằng khi thuật ngữ Thiên Đạo (Path) được dùng, nó chỉ là một thuật ngữ về năng lượng (energy term) và các ḍng năng lượng được nêu ra, -bảy ḍng năng lượng ḥa nhập và pha trộn để tạo thành Thiên Đạo duy nhất. Cũng cần ghi nhận rằng, vị Adept tức là Đấng đang trải qua sự rèn luyện (discipline), và vị nào vượt qua được các nghi thức mở đầu, chúng giúp cho Ngài bước lên bảy Thiên Đạo này, th́ vị đó đă vượt qua sắc thái (colour), vượt qua bức màn che và mở rộng tâm thức của Ngài sao cho Ngài hợp nhất với sự sống hữu thức của Vị Hành Tinh Thượng Đế của Ngài. Do đó Ngài đạt đến một giai đoạn mà hiện giờ con người không thể hiểu được; Ngài đang vượt ra ngoài lĩnh vực của toàn thể các h́nh thức cụ thể, đi vào lĩnh

vực của năng lượng. Ngài hiểu biết sự sống với hai trạng thái, đó là linh hồn và xác thân, và đang vượt khỏi lĩnh vực hiểu biết đại thể. Điều này sẽ gây ấn tượng lên vị độc giả bậc trung dưới h́nh thức tiếng kêu vang ngớ ngẩn của ngôn từ và việc chẻ các sợi tóc, nhưng kẻ nào suy luận bằng Định Luật Tương Ứng và kẻ nào đă thấu triệt được tính tương đối cơ bản thiết yếu của ba trạng thái đối với nhau là đă đạt đến kiến thức vốn nằm đàng sau mọi h́nh hài là một Sự Sống chủ quan vốn được nhận biết bởi tính chất của nó, bản sắc của nó và các thuộc tính của nó; Ngài đă mở rộng tâm thức của ḿnh cho đến lúc từ từ Ngài xác định được và tạo ra một phần của toàn bộ có ư thức của chính ḿnh về các thuộc tính và tính chất này. Nhưng rung động mạnh mẽ nhịp nhàng vốn là nguyên nhân tạo nên của cả sự sống bên trong lẫn h́nh thức định tính của nó cho đến nay – đối với Ngài – c̣n là bí ẩn của các bí ẩn và là bí mật không thể diễn tả. Nó trở nên mục tiêu nỗ lực của Ngài khi Ngài đặt chân lên bảy Thiên Đạo, chúng mở ra trước mắt Ngài, sau kỳ Điểm Đạo thứ năm. Nếu một Chân Sư Minh Triết và kẻ nào đă hợp nhất được cả manas (trí tuệ, intellect) với minh triết (bồ đề, buddhi) không biết những ǵ sẽ được tiết lộ cho Ngài khi Ngài bước lên vũ trụ Đạo mà Ngài đă chọn, chắc chắn chúng ta không cần cố gắng và t́m hiểu (ở tŕnh độ tiến hóa tương đối thấp của chúng ta) hàm ư

1242    ǵ của thuật ngữ “Tinh Thần” (“spirit”). Suy tưởng về các vấn đề này (đối với người thường), chẳng những vô ích mà c̣n nguy hiểm nữa. Người thường chưa có được bộ máy suy tư cần thiết để thực hiện việc đó một cách an toàn. Điều đó cũng giống như người ta cố ép buộc một đứa trẻ học cấp một phải hiểu được phép tính vi phân (differential calculus) và các định luật lượng giác học (trigonometry).

Khi được bước lên, bảy Thiên Đạo này chuẩn bị cho một người vượt qua một vài cuộc điểm đạo vũ trụ, kể cả cuộc điểm đạo trên Mặt Trời Sirius. Ở đây, một ẩn ngôn có thể được đưa ra. Cuối cùng mỗi một trong các Thiên Đạo này dẫn đến một trong sáu cḥm sao mà (cùng với cḥm sao của chúng ta) hợp thành bảy trung tâm lực trong cơ thể của Đấng Bất Khả Tư Nghị (One About Whom Naught May Be Said – Vũ Trụ Thượng Đế). Do đó các Adepts này, tức các Đấng ở lại trong một thời gian ấn định trên hành tinh chúng ta th́ tương đương với các điểm đạo đồ cấp cao hơn, các Ngài vẫn ở lại trong nhiều kalpas (thiên kiếp) bên trong thái dương hệ, nhận được một số cuộc điểm đạo huyền bí hoàn toàn liên quan với cuộc tiến hóa thái dương. Công việc của các Ngài có liên quan tới thái dương hệ dưới h́nh thức một trung tâm trong cơ thể của Đấng đang làm linh hoạt Thượng Đế của thái dương hệ chúng ta.

Ở đây có thể hữu ích khi liệt kê bảy Vũ trụ Đạo như sau:

(1)

1 Các đạo sinh phải thận trọng phân biệt trong trí rằng giữa bảy Vũ Trụ Đạo này với các Con Đường của bảy cung (seven ray Paths) mà tất cả nhân loại đều ở trên đó và chúng đă được bàn đến trong Bộ Luận này. Như chúng ta đă thấy, bảy con đường của cung trở thành ba khi các đơn vị trên bốn cung thứ yếu tự nhập lại vào một trong ba cung chính. Ba cung này tạo thành cung tổng hợp, Cung Bác Ái Minh Triết, vào lúc mà các con của nhân loại đă nhận được các cuộc Điểm Đạo cuối cùng thuộc thái dương hệ. Khi giai đoạn này được đạt đến và con người nhận thức được sự thống nhất (unity) của thái dương hệ không những về mặt lư thuyết, mà c̣n dưới h́nh thức một thực tại có thực mà họ đă tự đồng nhất hóa với thực tại đó, lúc bấy giờ nảy sinh trong tâm thức họ một điều ǵ đó vượt qua được toàn bộ tâm thức và nó chỉ có thể được diễn tả bằng thuật ngữ đồng nhất hóa (identification). Sự đồng nhất hóa này là tiến tŕnh vũ trụ chứ không phải tiến tŕnh thái dương hệ và chính nó có bản chất

Vũ trụ Đạo I ................. Con Đường Phụng Sự Địa Cầu. Vũ trụ Đạo II   .............. Con Đường Công Tác Từ Điển. Vũ trụ Đạo III  ............. Con Đường của Hành Tinh Thượng Đế. Vũ trụ Đạo IV  ............. Con Đường đến Sirius. Vũ trụ Đạo V  .............. Con Đường của Cung (Ray Path). Vũ trụ Đạo VI .............. Con Đường của Thái Dương Thượng Đế. Vũ trụ Đạo VII ............. Con Đường Quả Vị Con Tuyệt Đối

(Absolute Sonship).

1243 Cần ghi nhớ và đừng nên lẫn lộn về ư tưởng cho rằng các thuật ngữ này là các tên gọi chung, được dùng trong cách nói thần bí của Đại Đoàn Chân Sư đối với bảy phương pháp làm việc, nỗ lực và hoài băo, nhờ đó các con hoàn thiện của nhân loại trên Địa Cầu tiến vào các Vũ Trụ Đạo riêng biệt hay là các ḍng năng lượng tạo ra trong toàn bộ của chúng một Hướng (Way) vũ trụ duy nhất.

Ở một giai đoạn nào đó, bảy Con Đường này vốn không thể được xác định thành bốn Con Đường, do sự kiện là thái dương hệ chúng ta là một trong đẳng cấp thứ tư. Sự ḥa nhập này được thực hiện theo cách sau đây:

Các điểm đạo đồ trên Thiên Đạo I “t́m hướng của họ“ trên Thiên Đạo VI. Các điểm đạo đồ trên Path II “siêu chuyển chính họ” (“alchemise them selves”) trên Path VII (Thánh Đạo VII). Các điểm đạo đồ trên Path III “xuyên qua bức màn” t́m ra chính ḿnh trên Path V.

Việc này khiến cho Path IV phải được lư giải. Tất cả những ai chuyển qua Con Đường này, nhờ sùng tín và hoạt động kết hợp, và đạt được mục tiêu nhưng cho đến nay họ c̣n thiếu phát triển đầy đủ nguyên khí trí tuệ. Đây là thái

thất phân. Tiến tŕnh thất phân này v́ thiếu một thuật ngữ chính xác hơn, chúng ta gọi là vũ trụ Đạo thất phân.

dương hệ của bác ái-minh triết hay là của sự phát triển t́nh cảm trực giác (astral buddhic development) nên Thiên Đạo thứ tư bao gồm một số lớn các con của nhân loại. Trong Huyền Giai của hành tinh chúng ta, các “Đấng Từ Bi” (“Lords of Compassion) đông hơn là “Chân Sư Minh Triết”. Do đó các Đấng Từ Bi tất cả đều chuyển qua mặt trời Sirius để được kích hoạt trí tuệ mạnh mẽ, v́ Sirius là cội nguồn phát xuất của trí tuệ. Ở đó nhà thần bí phải ra đi và trở nên cái được gọi là “tia lửa điện của Thiên Trí” (“a spark of mahatic electricity”).

1244 Bảy Thiên Đạo này không liên quan đến bản chất hay là sự quân b́nh của các cặp đối ứng (pairs of opposites). Chúng chỉ liên quan với sự hợp nhất, với những ǵ sử dụng các cặp đối ứng như là các yếu tố trong việc tạo ra Linh Quang (Light). Chúng liên quan đến số lượng không được biết rơ vốn chịu trách nhiệm cho các cặp đối ứng này; do đó trước tiên chúng liên quan đến những ǵ nằm bên ngoài các h́nh hài biểu lộ với khái niệm trừu tượng thực sự (true abstraction) hay là Tuyệt Đối. Tinh thần và vật chất không bao giờ tách ra (dissociated) trong kỳ biểu lộ; chúng là lưỡng nguyên nằm đàng sau tất cả những ǵ biểu lộ ra ngoại cảnh. Tuy nhiên, một yếu tố nào đó chịu trách nhiệm cho chúng – đó là những ǵ không phải là Tinh Thần, cũng không phải là vật chất, cái đó vốn dĩ sẽ được bất cứ ai xem như không tồn tại trừ vị điểm đạo đồ. Ở Cuộc Điểm Đạo thứ ba, một tia sáng chập chờn nào đó về Khái Niệm Trừu Tượng (Abstraction) này được điểm đạo đồ cảm nhận, và vào Cuộc Điểm Đạo thứ năm, vị điểm đạo đồ hiểu đầy đủ mọi việc, giúp cho Ngài dũng cảm tŕnh bày về bí nhiệm của việc đó. Thiên Đạo I. Con Đường Phụng Sự Địa Cầu.

Bản chất của mănh lực tinh thần thúc đẩy nhóm các điểm đạo đồ đặc biệt của hành tinh chúng ta, có lẽ sẽ trở nên lộ rơ nếu các phương pháp và mục tiêu của công việc của họ, được nghiên cứu theo quan điểm của năng lượng nội tại, chớ không đặc biệt theo h́nh thức vật chất. Quan điểm này có thể được góp nhặt một cách dễ dàng nhất, từ việc xem xét xung lực gây cảm hứng nằm đàng sau mọi nhóm trên thế gian vốn đặc biệt được hiến dâng cho việc nâng cao nhân loại. Điều này tất nhiên sẽ bao gồm mọi tổ chức chính trị, tôn giáo, khoa học và siêu h́nh học. Người ta sẽ thấy rằng mỗi một và tất cả đều có liên quan rơ rệt và có một điểm nhất quán, với một vài trong số nhiều đoàn thể huyền môn, vốn (thường thường không được biết rơ đối với nhóm có liên hệ) có trách nhiệm cho việc làm sinh động các đơn vị chính yếu, trong bất cứ các tổ chức đang thi hành công việc tiên phong này.

Con đường thứ nhất này là con đường giữ cho một người liên kết với Hierarchy vốn được cam kết cho việc phụng sự

1245    hành tinh hệ chúng ta. Nó bao gồm những người làm việc dưới quyền Đức Chưởng Quản Thế Gian trong bảy nhóm mà các Chân Sư Minh Triết của chúng ta được phân chia trong đó. Không có nhiều lắm các Chân Sư đi theo Con Đường này như một số các Đường khác và chỉ vừa đủ số được phép làm thế để xúc tiến cơ tiến hóa hành tinh một cách thỏa đáng. Nhiều điều nữa được biết về Con Đường này hơn là về bất cứ con đường nào khác, và nhiều điều sẽ tiếp tục được t́m ra khi các thành viên của nhân loại chúng ta tự làm cho họ thích hợp để tiếp xúc với các Huynh Trưởng của Thánh Đoàn. Lĩnh vực sử dụng của các Ngài, các phương pháp làm việc của các Ngài sau rốt sẽ trở nên công truyền (exoteric), và khi bảy nhóm được nhận biết, các trường phái phát triển để làm đầy các vị trí chủ chốt trong các nhóm này sẽ là tŕnh tự hợp lư.

Các vị Chân Sư ở lại trên con đường này được phân biệt bằng một thuộc tính kép, vốn là sự bảo đảm của các Ngài để đạt đến nỗ lực tinh thần theo con đường này. Các Ngài được kích hoạt bởi sự từ bi-khôn khéo (wise-compassion). Các lời này nên được nghiên cứu cẩn thận v́ chúng nắm giữ manh mối đối với bản chất của Thánh Đạo thứ nhất này. Các Chân Sư chọn Con Đường này, theo huyền bí học, được gọi là “các con rồng từ tâm” (“beneficent dragons”), và năng lượng mà với nó các Ngài hoạt động, và ḍng sinh lực mà theo đó chúng được t́m thấy, xuất phát từ cḥm sao Thiên Long (Dragon), tác động qua cung hoàng đạo Thiên Xứng (Libra). Năng lượng tinh thần đặc thù này tạo ra trong các nhóm này – tức các nhóm đến dưới ảnh hưởng trực tiếp của nó – một năng lực thâm sâu đối với sự đồng nhất hóa. Sự đồng nhất hóa này không liên quan đến h́nh hài cũng như linh hồn, mà chỉ liên quan đến mức độ tâm linh của sự sống tích cực mà ở trong con người, chúng ta gọi là “Bảo Ngọc trong Liên Hoa”. Cần nên nhớ rằng trong mối liên hệ này có một viên ngọc (jewel) ở tâm của mọi nguyên tử. Mỗi viên ngọc đều có bảy mặt cắt, chính là bảy lối vào cho bảy Thiên Đạo.

Các “con rồng từ tâm” được phân biệt bằng “độ sáng chói” (“luminosity”) của chúng, và đây là tính chất cơ bản ẩn đàng sau mệnh lệnh do các huấn sư tinh thần đưa ra cho các môn đồ của các Ngài trong các lời “hăy để cho ánh sáng của con tỏ rạng”.

1246 Khi Chân Sư đi qua “cánh cửa sáng chói”, Ngài có trước mắt Ngài bốn sự Huyền Đồng (Identifications) rất đặc thù và huyền bí. Sự tiến nhập này xảy ra sau khi Ngài đă trải qua cuộc Điểm Đạo thứ năm và đă chứng minh sự thích hợp của Ngài để làm như thế qua một giai đoạn phụng sự dài liên quan với cuộc tiến hóa hành tinh của chúng ta. Các huyền

đồng này sau rốt sẽ mang lại bên trong bảo ngọc mà về thực chất là đơn vị tinh thần đích thực, một biến cố rất quan trọng và được trải qua trong tâm thức Chân Thần sau sự siêu việt của lớp vỏ linh thể (atmic sheath). Bốn sự huyền đồng này tương ứng với hoa sen tứ phân của Thái Dương Thượng Đế, hay là với bí huyệt tim mười hai cánh của Ngài. Hoa sen này đôi khi được gọi là “tâm của Mặt Trời”, và liên quan với mặt trời nội tâm. Tuy nhiên, không thể nói nhiều về phạm vi này.

Bốn sự Huyền Đồng này chỉ được trải qua trên Thiên Đạo đặc biệt này và mỗi lần được đi trước bởi ba sự huyền đồng nhỏ hơn tạo ra tổng cộng mười hai Huyền Đồng, tương ứng với hoa sen mười hai cánh. Đạo sinh thận trọng sẽ ghi nhận rằng chúng ta đang kết thúc việc dùng thuật ngữ “initiation” vốn có liên quan đặc biệt với tâm thức và do đó có liên quan với nhị nguyên tính và đang dùng một thuật ngữ ngụ ư tổng hợp, mặc dù không thỏa đáng lắm.

Năng lượng được vận dụng trong tiến tŕnh của các huyền đồng này phần lớn đang tuôn đổ qua Hierarchy thứ sáu, nó có một liên hệ huyền bí với Thiên Đạo thứ sáu mà các điểm đạo đồ của Thiên Đạo sau rốt phải chinh phục con đường của họ. H́nh thức mà xuyên qua đó vị adept phải hoạt động để chứng minh sự kiểm soát của Ngài đối với năng lượng có liên quan không thể được nêu ra ở đây. Chỉ có thể nói rằng sự sáng chói đó được hoạch đắc trên băi chiến trường nhờ sự chiến đấu với một con rồng. Bảng tóm lược sau đây có thể được thấy là có nhiều gợi ư:

Thiên Đạo I. Phụng Sự Địa Cầu

Các thuộc tính .........Minh triết – từ ái. Cội nguồn ...............Tinh ṭa Thiên Long, xuyên qua Thiên Xứng. Phương pháp ..........Mười hai Huyền Đồng vũ trụ. Huyền Giai ..............Thứ sáu

Biểu tượng ...............Một con rồng xanh xuất hiện từ trung tâm của mặt trời rực cháy. Đàng sau mặt trời và vượt qua nó có thể thấy hai cột trụ ở mỗi bên của cánh cửa khép kín.

Tính chất có được …Độ sáng.

Thiên Đạo II. Con Đường Công Tác Từ Điện.

Khi xem xét Thiên Đạo này, các đạo sinh phải ghi nhớ rằng họ đang bàn đến Con Đường mà trong số tất cả bảy Thiên Đạo, Con Đường đó biểu hiện đầy đủ nhất các hiệu ứng của Định Luật Hút. Nên nhớ rằng với những ai đă đọc kỹ Bộ Luận này, th́ định luật này là biểu hiện của ư chí tinh thần vốn tạo ra biểu lộ của Con (Mặt Trời). Từ lực – thuộc vật chất, có tính thu hút và năng động – là biểu hiện của định luật trong ba cơi thấp xét về đơn vị con người. Do đó, điều hiển nhiên là vị adept khi vượt qua Thiên Đạo này, là đang dính dáng đến thực tại vốn là nền tảng của mọi sự mạch lạc (coherency) trong thiên nhiên, và với tinh hoa đó thông qua thần lực của tính chất nội tại của chính nó, nó tạo ra năng lượng thu hút vốn mang lại cùng một lúc các cặp đối ứng; đó là mănh lực vốn chịu trách nhiệm cho sự tương tác của hiện tượng điện thuộc mọi loại. Vị Adept khi chọn ḍng năng lượng vũ trụ này, dựa vào đó để tạo ra một số các tiếp cận vũ trụ, và dựa vào đó để tạo ra một loạt các khai mở vũ trụ, là người đă hoạt động trước tiên trên con đường của cung hai trước khi có Cuộc Điểm Đạo thứ năm, và Ngài cũng thường ở trên con đường của cung thứ tư. Các Adepts vốn ở trên con đường của cung thứ tư và vốn chuyển từ cung đó vào cung thứ hai, theo thông lệ, không chọn đường lối nỗ lực vũ trụ này.

1248 Các vị đang thực hiện công việc vận dụng các mănh lực hay là từ điện cho việc sử dụng của các Đấng Cao Cả trên

mọi cảnh giới đều chuyển sang Thánh Đạo này. Các Ngài vận dụng năng lượng tạo h́nh cơ bản, sử dụng vật chất thuộc mọi mật độ và rung động. Các đợt sóng to của ư tưởng và các luồng dư luận quần chúng bộc phát trên các phân cảnh cảm dục, cũng như trên các cơi cao nơi Các Đấng Cao Cả hoạt động, được các đợt sóng này vận dụng. Một số lớn người thuộc Cung năm, tức là những người thuộc Cung Kiến Thức Cụ Thể đối với Cung Chân Thần của họ, chuyển sang đường lối nỗ lực này. Tính chất cố hữu trong kiểu mẫu của Chân Thần sắp đặt đường lối hoạt động. Karma của Cung năm là một trong các yếu tố tạo ra việc này. Các Chân Thần này hoạt động với Fohat và phải đến điểm cuối của một manvantara vĩ đại hơn. Họ có được vị thế sau rốt của họ trên cơi trí vũ trụ, nhưng cho đến nay năng lực dành cho tư tưởng trừu tượng ít phát triển đến nỗi nó không thể giúp cho chúng ta hiểu được ư nghĩa của cách diễn đạt này.

Ba loại công tác từ điện đă được quán triệt bởi vị adept, tức là vị đă bước lên Thánh Đạo thứ hai này. Ngài đă quán triệt (trong ba cơi thấp) công tác huyền thuật của việc kiến tạo h́nh hài qua việc vận dụng năng lượng từ điển và việc sử dụng năng lượng thu hút của Fohat để “ràng buộc các thần kiến tạo” (“to bind the builders”). Ngài làm việc này qua phương tiện của một bản thể thấp được thanh luyện vốn có thể tác động như một tác nhân truyền chuyển hoàn hảo.

Ngài cũng học được bí ẩn, của sự cố kết tập thể trên các phân cảnh cao của cơi trí liên quan với Hành Tinh Thượng Đế của chính Ngài và với hai Đức Thượng Đế khác, tức là các Thượng Đế hợp thành với Thượng Đế của chính Ngài, một tam giác thái dương hệ bên trong thái dương hệ. Ngài cũng vượt qua sự hiểu biết về các lực vốn liên kết các ḍng năng lượng khác nhau phát ra từ các Thượng Đế này trong việc

đẩy mạnh các kế hoạch của cơ tiến hóa thái dương. Điều này trở nên có thể xảy ra với Ngài khi Ngài có thể hoạt động trong vận thể của Chân Thần (monadic vehicle) và có ư thức trong đơn vị thần lực đó.

1249 Điều này được diễn tả trong Cổ Luận bằng các lời sau: “Bảy Huynh Hữu thương yêu nhau, tuy nhiên trong nhiều thiên kỷ, mỗi Huynh Hữu đă t́m kiếm con đường căm thù. Họ có ác cảm và giết hại lẫn nhau cho đến khi họ t́m được những ǵ không gây tử vong và không tàn hại. Lúc bấy giờ họ sẵn sàng ḥa hợp và phụng sự, và nhờ việc phụng sự của họ mà bảy mặt trời bùng lên”. Bảy mặt trời bị tiêu hủy (destroyed) v́ khi sự tổng hợp và hợp nhất được đạt đến, và khi các lực được biến phân trở nên lực thuần nhất duy nhất, hiệu quả thu hút hay có từ lực của sự cố kết này là một đơn vị biểu lộ trên cơi trần cũng như trên khía cạnh bên trong của thiên nhiên. Tất nhiên điều này tạo ra sự hủy diệt của mọi h́nh hài giới hạn, sự hợp nhất của các lửa, và sự chói sáng ra ngoại cảnh của thể sinh lực của Thượng Đế trước khi có sự trừu xuất cuối cùng và sự hủy diệt tiếp theo sau hay là sự qui nguyên (obscuration) của thái dương hệ. Trạng thái ư chí hay mục tiêu vốn là sự sống tinh thần đàng sau mọi hiện tượng bên ngoài và bên trong, bất ngờ làm cho nó được cảm nhận và cũng được nhận thấy. Chính việc tạo ra điều này, vốn là công việc chính của vị adept đang chuyển vào Thánh Đạo II, tách ra khỏi con đường dành cho cung đặc biệt của Ngài. Đấng bước lên Thiên Đạo thứ hai này là Đấng hoạt động với năng lượng từ lực hay là năng lượng hút, v́ các Ngài đă đồng nhất hóa chính các Ngài với năng lượng đó. Sau rốt tất cả các Ngài sẽ vượt lên trên Thiên Đạo VII, vốn là Thiên Đạo

của Vị Thế Con Tuyệt Đối (Absolute Sonship). Tất cả những ǵ có thể nói được ở đây về các cố gắng của các Ngài là tŕnh bày rằng Con Đường này đưa các Ngài (qua trung gian của bí huyệt đầu của Thượng Đế) đi vào Tâm của Đấng Bất Khả Tư Nghị. Các Ngài hoàn toàn bị cuốn vào cơ tiến hóa thái dương hệ theo một triều lưu lớn của năng lượng hút phát ra từ một trong các trung tâm lực chính của Sự Sống vĩ đại (great Existence), Đấng này chính là cội nguồn của sự sống (life) của Thái Dương Thượng Đế. Dĩ nhiên, trung tâm lực này là một

1250 trong bảy tinh ṭa. V́ đó là cḥm sao mạnh mẽ nhất liên quan tới thái dương hệ chúng ta do sự kiện là thái dương hệ này chủ yếu biểu lộ năng lượng bác ái hay năng lượng thu hút, c̣n Thượng Đế chúng ta, cho đến nay an trụ trong thể cảm dục vũ trụ của Ngài. Không được phép nói bóng gió đến danh xưng của tinh ṭa đó. Lư do là nếu danh xưng đó được biết rơ, và nếu có đủ người có thể thi hành công tác tham thiền huyền linh và h́nh dung huyền linh, kèm theo công việc với một khả năng tưởng tượng sống động, th́ có thể thu hút vào trong thái dương hệ chúng ta một luồng giáng lưu chứa năng lượng thu hút từ cḥm sao có liên quan để đẩy nhanh quá đáng các tiến tŕnh tiến hóa trên hành tinh chúng ta, và như vậy làm đảo lộn cơ cấu/tổ chức (economy) của thái dương hệ một cách vô cùng nguy hiểm. Con người chưa hiểu được mănh lực của sự thiền định và nhất là của sự thiền định tập thể (group meditation). Cung hoàng đạo có liên hệ là Gemini (Song Nam), và lư do sẽ hiển nhiên đối với mọi điểm đạo đồ có luyện tập. Ở đây có một từ ngữ cần giải thích về sự diễn đạt được dùng ở trước liên quan đến việc các vị adepts chuyển ra khỏi Thánh Đạo thứ hai qua Thiên Đạo thứ bảy. Đó là nói rằng các Ngài “tự siêu chuyển” (“alchemise themselves”) lên trên đó.

Một ư tưởng nào đó về ư nghĩa của câu này có thể có được nhờ xem xét về các mục tiêu của sức nóng (heat) khi tách ra khỏi hơi ẩm (moisture) và về phương pháp dùng sức nóng đó. Các adepts dùng “các lửa siêu chuyển khô” (“dry alchemical fires”) để tạo ra các kết quả mà họ muốn có khi giúp vào diễn tŕnh tiến hóa. Khi họ sử dụng “các lửa khô” này th́ phản ứng trên chính họ xảy ra cách nào mà họ chuyển hóa tia lửa điện (hay là Monad ở bên trong ngọn lửa của Sự Sống hành tinh) và phá vỡ nó theo cách nào mà nó có thể chuyển qua lưới dĩ thái của thái dương hệ, và lên trên ḍng năng lượng vũ trụ phát ra từ cḥm sao (tinh ṭa) được nói ở trên.

Lúc đó, các Ngài được biết dưới tên “Các tia sáng tuyệt đối của t́nh thương cha mẹ”, hay là (theo cách nói thông thường của các điểm đạo đồ) các Ngài chuyển qua Thiên Đạo VII, Thiên Đạo của “T́nh Trạng Con Tuyệt Đối”.

1251 Các thuộc tính mà vị adept trên con đường cao siêu này phải sở đắc trước khi nhận được sự huấn luyện cần thiết cho phương pháp tiếp cận vũ trụ thứ bảy là sự đáp ứng với sức nóng và hiểu biết về tiết điệu. Dĩ nhiên, các lời này sẽ không nói lên được điều ǵ, đối với người chưa được điểm đạo (the uninitiated), ngoại trừ đối với một số người, v́ nó sẽ truyền đạt nhiều điều, và khi được ghi nhận rằng người ta sẽ t́m thấy kết hợp với hai thuộc tính này, một năng lực “để thấy sự nhảy múa của các phần tử của nhiệt và các làn sóng của rung động ấm áp” như nó được gọi trong một cẩm nang cổ mà các sách này đang dạy về công việc của con đường này), hiển nhiên là các ảnh hưởng của lửa và các định luật về năng lượng lửa (hỏa năng, fiery energy) và rung động được bàn đến nơi đây. Vào lúc này, các con của nhân loại này đang t́m kiếm “sức nóng của bản chất bác ái” của đơn vị nhân loại, và

kẻ nào đưa thêm vào việc t́m kiếm đó một sự vun bồi sức tưởng tượng linh hoạt, và một năng lực h́nh dung mạnh mẽ, tức là kẻ đó đang đặt một nền tảng, dựa trên những ǵ mà hiểu biết sau này có thể đưa thêm vào. Nhưng đây có vẻ là điều không dễ dàng, v́ nó liên quan đến sự đồng nhất hóa mà hiện nay không thể xảy ra đối với đa số, và một năng lực để nhận thức về bản chất của những ǵ được h́nh dung, nó chối bỏ ư tưởng về lưỡng nguyên tính, -cái h́nh dung và cái được h́nh dung.

Phương pháp được dùng chỉ có thể được diễn đạt như là “tiến vào vùng-đất-cháy” (“entering of the burning-ground”). Năng lực để làm điều này được hoạch đắc bằng việc vượt qua ba vùng-đất-cháy ban đầu, v́ dễ nhận thấy:

 

1. Vùng-đất-cháy đang nằm giữa Pḥng Vô Minh với Pḥng Học Tập. Đây là lửa hủy diệt mà con người tạo ra dưới sự tác động của Luật Karma.

 

2. Vùng-đất-cháy của phàm ngă đă chết vốn nằm giữa Pḥng Học Tập với Pḥng Minh Triết. Nó được t́m thấy trên các bờ sông sự sống và phải được vượt qua trước Cuộc Điểm Đạo thứ ba.

 

1252 3. Vùng-đất-cháy vốn được t́m thấy khi một người sẵn sàng ra khỏi Pḥng Minh Triết với cương vị một vị adept toàn vẹn. Đó là một vùng đất cháy có ba phần và được t́m thấy “trên đỉnh núi, được giữ tồn tại và sáng rực bởi tất cả các ngọn gió cơi trời”. Nó chịu trách nhiệm cho sự hủy diệt của thể Chân Ngă hay thể nguyên nhân.

Vùng thứ ba tạo ra sự siêu chuyển tinh thần, trong khi hai vùng kia tạo ra các kết quả ở khía cạnh khách thể hay khía cạnh h́nh tướng, và trạng thái chủ thể hay trạng thái tâm thức của bản chất tam phân của y. Khi ba vùng-đất-cháy này

bị vượt qua, lúc đó, vị adept được chuẩn bị cho một kinh nghiệm khác và gian khổ hơn.

Các Huyền Giai tương ứng với Thiên Đạo này phần lớn là Huyền Giai thứ ba và thứ tư. Chỉ các đơn vị con người mới có thể đi trên hai con đường này. Các Hierarchies thiên thần thuộc đẳng cấp (order) thứ ba đă vượt lên trên chúng, và chính công việc trước kia của họ mới giúp cho con người hành động như thế. Đây là một bí mật lớn lao và c̣n nhiều điều không nên được tiết lộ về nó. Tập thể các Đấng Silent Watchers thuộc mọi đẳng cấp (degrees) đều tương ứng với vũ trụ đạo thứ hai này. Tất cả các Ngài đều là các Đấng Hy Sinh (Lords of Sacrifice) và chỉ được kích hoạt bởi ḷng bác ái, và do đó, tất cả đều đă trải qua vùng-đất-cháy hy sinh.

Chỉ có thể đưa ra các biểu tượng giản yếu nhất trong số các biểu tượng công truyền. Nó chiếm h́nh thức của một giàn hỏa táng trong đám cháy lớn, và với bốn bó đuốc đang cháy, một bó ở mỗi góc. Từ trung tâm của giàn hỏa táng (pyre), một ngôi sao năm cánh nhô lên giống như một pháo hoa hướng về phía mặt trời chói lọi với một màu hồng nổi bật.

Thiên Đạo II. Con Đường Công Tác Từ Điện

Các thuộc tính ....... Sự đáp ứng với sức nóng và tri thức về

tiết điệu. Cội nguồn ........... Một tinh ṭa chưa biết rơ qua Gemini. Phương pháp ........ Sự tiếp nhận vùng-đất-cháy. Hierarchy ............... Thứ ba và thứ tư.

1253 Biểu tượng ............. Một giàn hỏa, bốn bó đuốc, và ngôi sao năm cánh hướng về phía mặt trời. Tính chất hoạch đắc … Vận tốc điện.

Thiên Đạo III. Con Đường huấn luyện dành cho Hành Tinh Thượng Đế.

Con đường này là con đường thu hút vào chính nó chỉ tương đối ít các con của nhân loại. Nó liên quan chặt chẽ với một h́nh thức phát triển đặc biệt và năng lực nhận thức không gián đoạn cùng với sự huyền đồng (nhập hóa, identification) về mặt tâm linh vốn là đặc điểm phân biệt của bảy vũ trụ đạo (cosmic paths).

Vị Chân Sư chọn con đường này là Đấng duy tŕ theo một cách đặc biệt khả năng tri giác-bằng-giác-quan (sense­perception) cộng thêm sự huyền đồng với khía cạnh tâm linh. Trong các văn khố của huyền môn, các Ngài luôn luôn được nói đến như là “Các Đấng có huyễn h́nh liên tục tái sinh”. V́ các Ngài hoạt động với tâm (psyche) hay linh hồn của biểu lộ và trước tiên có liên quan với khía cạnh bên trong của sự sống, nên các Ngài được nối liền với trung tâm lực trong Cơ Thể (Body) của Đấng Bất Khả Tư Nghị vốn là cội nguồn của cảm giác có ư thức (conscious sensation). Do đó, các Ngài được kích hoạt từ huyệt đan điền của Đấng Vĩ Đại mà sinh lực bao trùm vạn vật của Đấng này chi phối Thái Dương Thượng Đế của chúng ta, cùng với các Thái Dương Thượng Đế khác, bên trong phạm vi của tâm thức của Đấng Vĩ Đại ấy. Như chúng ta biết rơ, huyệt đan điền là trung tâm tổng hợp các phản ứng và các đức hạnh chính yếu (essential virtues) của ba trung tâm lực thấp. Cần phải ghi nhớ điểm này khi nghiên cứu vũ trụ đạo này.

Các Chân Sư (adepts) này cũng c̣n được gọi là “Các Đấng Huyễn Lực vũ trụ” (“Lords of cosmic Maya”) v́ Các Ngài làm việc với quan năng đó vốn chịu trách nhiệm cho ảo tưởng (illusion) và với mối liên hệ của Chủ Thể Tri Thức (Knower) với những ǵ được biết. Ở đây, cần nhớ rằng chúng ta không xét đến ba cơi nỗ lực của con người, ngoại trừ trong mức độ mà ba cơi đó hợp thành một phần của một tổng thể.

Các thuộc tính (attributes, đặc điểm tiêu biểu) mở đường cho một người trong công việc luyện tập chính ḿnh để đi trên con đường của một Hành Tinh Thượng Đế, gồm có ba, và có thể được diễn tả như sau:

 

1. Nhăn thông vũ trụ (cosmic vision). Các Chân Sư này được nối kết với đệ tam nhăn của Thượng Đế.

 

2. Nhĩ thông thiên thần (deva hearing).

 

3. Tương liên tâm linh (psychic correlation).

 

Như chúng ta biết, tất cả các giác quan này được nối kết với một trung tâm lực nào đó, và đến phiên các trung tâm này nối kết với các trung tâm lực hành tinh mà chính chúng được kích hoạt từ một cội nguồn vũ trụ tương tự. Vị adept trên Thiên Đạo thứ ba này có một liên quan đặc biệt với năng lượng đang tỏa ra từ các trung tâm vũ trụ này vốn có liên kết với nhăn thông tâm linh và nhĩ thông tâm linh. Xúc giác trước tiên có liên quan với tính chất bên ngoài của h́nh hài vật chất trọng trược, c̣n với h́nh hài này th́ nhóm các Chân Sư đặc biệt này không có liên quan ǵ cả. Thị giác, thính giác và năng lực nối kết mối liên hệ giữa Bản Ngă với Phi Ngă tùy thuộc vào chúng, nhưng Phi Ngă đặc biệt đến dưới sự dắt dẫn và kích thích của một nhóm các nhà hoạt động vũ trụ hoàn toàn khác hẳn. Thật khó truyền đạt một ư nghĩa rơ ràng trong mối liên hệ này và đạo sinh phải nhớ rằng chúng ta đang bàn đến tinh thần và đến hai loại năng lượng vũ trụ khác.

Con đường này được bước lên bởi các Đấng sẽ bắt đầu công việc của bảy Hành Tinh Thượng Đế của thái dương hệ kế tiếp, và của bốn mươi chín Đức Hành Tinh Thượng Đế thứ yếu (sub-planetary Logoi), tức là các phụ tá (assistants) của các Ngài, và của một số Thực Thể Thông Linh khác đang hoạt động trong bộ môn đặc biệt đó. Sẽ có đến bảy thái dương hệ,

mặc dù chúng ta chỉ quan tâm tới ba thái dương hệ chính, mà thái dương hệ hiện tại của chúng ta chỉ là cái thứ hai.

Mỗi Chohan của một Cung thu nhận một số các điểm đạo đồ ở mức Điểm Đạo thứ sáu, và huấn luyện các điểm đạo đồ này một cách chuyên biệt cho công việc này. Năng khiếu đặc biệt về màu sắc và âm thanh mở đường cho việc lựa chọn, và năng lực để làm việc với “tâm” (“psyche”, tinh thần) hay là với các Spirits (Thần Thánh, Chơn Linh) trong cơ tiến hóa, đánh dấu một người được chọn cho các trụ cột cao siêu này. Chúng ta có thể nói rằng các Hành Tinh Thượng Đế là các nhà tâm lư học thiêng liêng, và do đó việc huấn luyện cho

1255 môn tâm lư học trụ cột này là chủ đề căn bản, mặc dù cho đến nay, đó là khoa tâm lư học không thể h́nh dung được đối với chúng ta. Trong chính hành tinh đặc biệt của Ngài, mỗi Đức Hành Tinh Thượng Đế đều có các trường sở (schools) cho việc phát triển các Thượng Đế thứ yếu (subordinate Logoi), và ở nơi đó dạy các Ngài, cống hiến cho các Ngài cơ hội có kinh nghiệm rộng lớn hơn. Ngay cả Bản Thân Các Thượng Đế cũng tiến tới, và vị trí của các Ngài phải bị chiếm lĩnh (be taken). Các đạo sinh có thể ngạc nhiên khi biết rằng cội nguồn của vũ trụ năng đặc thù đang được t́m thấy đi về hướng thái dương hệ chúng ta theo Vũ Trụ đạo này là năng lượng của mặt trời Betelgeuse (một sao trong tinh ṭa Orion, cách trái đất 527 quang niên – ND). Tuy nhiên, tên gọi này không cho thấy ǵ cả (a blind). Lư do là v́ một vài sự kiện liên quan đến mặt trời này, mới gần đây trở nên nổi bật trước quần chúng v́ thực ra đó là một mặt trời nội tại (subjective one). Khoa học về linh hồn trong các khía cạnh khác nhau của nó (trí tuệ, tâm lư và tinh thần) đang tạo ra nhiều tiến triển hiện nay trên thế giới, và đang tiếp nhận ngày càng nhiều sự chú tâm của

những kẻ biết suy tưởng. Đây là kết quả của một số làn sóng năng lượng đang đập mạnh/tác động (impinging) vào thái dương hệ chúng ta và sau rốt t́m đường tiến đến hành tinh chúng ta. Theo quan điểm của huyền môn, Betelgeuse là một thái dương hệ thuộc cấp đẳng thứ hai, giống như thái dương hệ chúng ta là một thái dương hệ thuộc cấp đẳng thứ tư. Tất nhiên có một liên hệ giữa hai con số này cả trong thái dương hệ lẫn trong vũ trụ. Ảnh hưởng này đến thái dương hệ chúng ta xuyên qua Cung Nhân Mă (sign Sagittarius. Cḥm sao Nhân Mă cách địa cầu 4 quang niên –ND).

Công việc mà các Chân Sư trên Thiên Đạo này phải hoàn thành trước nhất là làm cho có thể biểu lộ Chân Thần của Thái Dương Thượng Đế qua trung gian của thể ư thức hay là qua dạng thức linh hồn (soul-form). Như vậy, các Ngài lặp lại trên một mức độ cao công việc của các Thần Kiến tạo (Builders), các Thần này tạo ra và làm xuất hiện một thể (body) mà linh hồn t́m cách tự biểu lộ qua đó. Các Ngài không liên quan tới biểu lộ ngoại cảnh (objectivity) và có liên hệ với Hierarchie thứ năm, Huyền Giai này mang lại cho con người thể Chân Ngă của con người.

Các Chân Sư trên địa cầu chúng ta dự tính chọn con đường này th́ hoạt động qua bộ môn của Đức Văn Minh Bồ

1256    Tát (Mahachohan), các Ngài hoạt động với trí tuệ hay là các khía cạnh biểu lộ của trí tuệ. Từ bộ môn thứ ba này, các Ngài đi qua dưới sự luyện tập trực tiếp của một trong các Hoạt Động Phật, và trong các giai đoạn cuối được đích thân Đức Sanat Kumara huấn luyện, hoạt động giống như Hành Tinh Thượng Đế nhập thể. Việc huấn luyện này tự nó liên quan với ba đề tài chính:

 

1. Với màu sắc, tức những ǵ đang che giấu khía cạnh Tinh Thần, giống như h́nh tướng dày đặc che đậy linh hồn.

2. Với âm thanh, tức những ǵ mà Tinh Thần phát ra ngơ hầu làm cho chính ḿnh có ư thức và để tạo ra ư thức tâm linh. Toàn bộ khoa học về mantra yoga (yoga thần chú) do chúng chi phối, nhưng chỉ liên quan với các cơi cao và liên quan đến các cơi vũ trụ.

3. Với bản thể của nhị nguyên tính, mà về căn bản vốn là khoa học của linh hồn.

Khó mà diễn đạt bằng lời nói phương pháp được một Chân Sư Minh Triết sử dụng khi Ngài tiến vào Vũ Trụ Đạo này. Nó được gọi là phương pháp đồng nhất hóa theo lăng kính (prismatic identification), v́ nó liên quan đến các bức màn màu sắc đang che khuất năng lượng tâm linh. Một cách khác để diễn đạt cùng chân lư là nói rằng đó là phương pháp để t́m hiểu bài ca của sự sống. Giống như “các ngôi sao cùng nhau hợp xướng”, giống như “khúc ca của các Thần Linh” vang lừng trong ban hợp xướng vĩ đại của các Cơi Trời, phương pháp đó tạo ra một bản giao hưởng bằng màu sắc tương ứng. Cách đồng nhất hóa đặc biệt này giúp cho Chân Sư hành động như một người điều phối trong ban hợp xướng và tạo ra các hiệu ứng màu sắc và các hợp âm cần có. Khi Ngài có thể làm việc này một cách hoàn hảo, th́ lúc đó, Ngài ở vào vị thế nhận chức vụ như một Hành Tinh Thượng Đế. C̣n nhiều điều nữa không được nói ra và ở trên chỉ là một cách diễn tả tượng trưng một chân lư căn bản và khó hiểu.

Biểu tượng của Con Đường này (và là biểu tượng duy nhất có thể làm hiển lộ ra ngoài) là một Thập Giá sáng chói với

1257    ánh sáng màu; nó có cánh dài hợp thành bảy màu của quang phổ mặt trời, và cánh nằm ngang được làm bằng mười hai cấp độ màu mà cho đến nay con người chưa biết được. Trong tâm của thập giá có một ngôi sao năm cánh, với màu chàm đậm, c̣n đàng sau nó là một mặt trời sáng chói có màu

lam đậm ấp áp. Bên trên toàn thể là vài kư tự Sensa, được tô vẽ màu vàng, và gợi cho vị adept được điểm đạo tên gọi của một trong các Trường của hành tinh mà trong đó đường lối học hỏi đặc biệt này được thực hiện. Như đă nói, có bảy trường như thế đó, và các tuyển sinh cho Thiên Đạo này từ hành tinh hệ chúng ta được chuyển sang cuộc nội tuần hoàn và từ đó đến hệ Mộc tinh (Jupiter).

Tính chất thu được là nhăn thông dĩ thái vũ trụ, mức độ của nhăn thông được phát triển là trong ṿng bảy thái dương hệ vốn hợp thành (cùng với thái dương hệ chúng ta) bảy trung tâm lực trong Đấng vũ trụ (cosmic Life) mà Thái Dương Thượng Đế của chúng ta được gắn bó chặt chẽ với Đấng Cao Thâm đó. Điều này đôi khi được gọi là nhăn thông vũ trụ thất phân.

Thêm một sự kiện đáng chú ư có thể được thêm vào ở đây. Thiên Đạo này đôi khi được gọi là “Liên Hoa Đạo” (“Lotus Path”) v́ chính nó liên quan đến cấu tạo của các Hoa Sen Thượng Đế (logoic Lotuses) của Các Thái Dương Thượng Đế. Các trường chuẩn bị cho công việc này, theo cách nói thần bí của các Chân Sư, được gọi là “đất đai của hoa sen” (“lotus lands”). Chương tŕnh giảng dạy (curriculum) đôi khi được đặt tên là “Lotus sleep” (“Hôn thụy của hoa sen”) v́ nó bao hàm một t́nh trạng phủ nhận hoàn toàn khi mà khía cạnh h́nh tướng của biểu lộ có liên quan và một trừu xuất (tách ra) toàn bộ, như vậy tạo ra một loại nhập định thái dương (solar samadhi). Trong khi điều này đang được trải nghiệm, th́ vị adept đang hoạt động trong một h́nh hài hay một thể biểu lộ (vehicle) vốn là một tương ứng trên cơi atma so với huyễn h́nh (mayavirupa) trên cơi trí. Thiên Đạo III. Con Đường Huấn Luyện Dành cho Các Hành Tinh

Thượng Đế.

Các đặc điểm tiêu    Nhăn thông vũ trụ, nhĩ thông thiên thần và biểu  (Attributes) ........... liên hệ tâm thông (psychic correlation). Cội nguồn …….... Cḥm sao Betelgeuse, xuyên qua Cung Nhân Mă Hierarchy ....................... Thứ năm Phương pháp ................. Đồng nhất hóa qua lăng kính.

1258 Biểu tượng ...................... Thập giá màu có một ngôi sao ở tâm dựa vào một mặt trời chói sáng, được đặt ở trên bằng chữ Sensa.    Tính chất ……Nhăn thông dĩ thái vũ trụ hay nhăn thông thất phân.

Thiên Đạo IV. Con Đường Đến Sirius

Thiên Đạo này nằm trong tất cả các Thiên Đạo bị phủ trong các đám mây của bí ẩn. Lư do của bí ẩn này sẽ chỉ lộ rơ cho điểm đạo đồ hữu thệ, dù một manh mối cho cái bí ẩn có thể có được nếu người ta nhận thức rằng theo một ư nghĩa đặc biệt và huyền bí, mặt trời Sirius và cḥm sao Pleiades có một liên quan chặt chẽ với nhau. Đó là một liên quan tương tự với liên quan mà hạ trí đang nắm giữ đối với thượng trí. Hạ trí có tính tiếp nhận, hay là an trụ một cách tiêu cực, đối với thượng trí. Sao Thiên Lang (Sirius) là trung tâm (seat) của thượng trí, c̣n mahat (như nó được gọi, tức là thiên trí­universal mind) đi vào biểu lộ trong thái dương hệ chúng ta qua vận hà (channel) của Cḥm Sao Tua Rua (Pleiades). Hầu như là một tam giác vĩ đại nào có năng lượng thiên trí (mahatic energy) cũng được tạo thành như thế. Sirius truyền năng lượng cho thái dương hệ chúng ta xuyên qua

“…Từ Mẫu thất phân đang bảo bọc, tức cḥm sao trắng bạc, tiếng nói của bà giống như chuông ngân, và đôi chân của bà lướt nhẹ trên con đường tỏa sáng giữa các thế giới của chúng ta và của bà”.

Trong thái dương hệ có một tương ứng lư thú với sự tương tác vũ trụ này trong mối liên hệ giữa Kim Tinh hệ

(venus scheme), Địa Cầu hệ chúng ta với dăy Kim tinh trong hành tinh hệ chúng ta.

Điều tương đối kỳ lạ ấy là nhờ một hiểu biết về antaskarana của con người, tức là con đường nối liền thượng trí với hạ trí, và con đường đó được cấu tạo bởi Chủ Thể Suy Tưởng trong diễn tŕnh tiến hóa, mà ánh sáng về vấn đề trừu tượng sẽ đến. Liên quan với Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta, cũng có một antaskarana (sáng tạo tuyến, giác tuyến) như thế, và khi Ngài kiến tạo và xây đắp nó, nó hợp thành một phần của Thiên Đạo thứ tư, và tạo điều kiện cho việc vượt qua của phần đông nhân loại đối với mục tiêu xa

1259 xăm này, và việc này không gây trở ngại nào. Một manh mối cho bản chất của Thiên Đạo này và về lư do giải thích tại sao rất nhiều Chân Thần nhân loại t́m kiếm luồng năng lượng đặc biệt này nằm trong hiểu biết đúng đắn về gợi ư nói trên. Các điểm đạo đồ bước lên trên con đường này, trước tiên là những vị ở huyền giai (order) thứ tư và thứ sáu. Như có nêu ra trước kia, đây là Con Đường mà các “Đấng Từ Bi” thường đi theo nhất, và vào lúc này Đức Thầy Ai Cập (Đức Serapis – ND) và Đức Thầy Jesus đang chuẩn bị Chính Các Ngài để bước lên Con Đường đó. Các nhà thần bí của Tây Phương vốn đă lâm phàm trong một ngàn năm qua, là một nhóm các Egos đặc biệt mà động cơ thúc đẩy của họ là hướng về phía loại năng lượng vũ trụ này. Trong thái dương hệ này, họ đă phát triển được vài nhận thức căn bản và “trạng thái xuất thần” (“ecstasy”) của nhà thần bí Tây Phương là mầm mống, tiềm tàng nơi y, một ngày nào đó sẽ nở rộ thành trạng thái ngất ngây vũ trụ (cosmic rapture) v́ những ǵ mà chúng ta đang có, cho đến nay không có tên gọi. Ngất ngây vũ trụ và phúc lạc nhịp nhàng (rhythmic bliss) là các đặc tính tiêu biểu của Thiên Đạo thứ tư. Đó là một h́nh

thức đồng nhất hóa tách rời khỏi toàn bộ tâm thức. Cùng lư do tại sao đa số các con của nhân loại đi theo Thiên Đạo này nằm trong sự kiện về vị trí/lợi thế về số của nó. Các đơn vị này thuộc về giới thứ tư, phần lớn của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư trên bầu hành tinh thứ tư của hành tinh hệ thứ tư trong một thái dương hệ thuộc đẳng cấp thứ tư, tự nhiên bị thúc đẩy t́m kiếm Thiên Đạo thứ tư này để tự hoàn thiện. Họ được gọi là “các điểm múa may hạnh phúc với ḷng sùng tín cuồng nhiệt” (“blissful dancing points of fanatical devotion”). Điều này thật là chính xác như chúng ta có thể có được sự mô tả đích thực. Chúng cũng được mô tả như là “các bánh xe tuần hoàn đang xoay trên chính chúng và t́m được cánh cửa mở đưa đến toàn phúc”.

Năng lượng của Thiên Đạo IV đi đến chúng ta từ Sirius xuyên qua Mặt Trời. Điều này phải được hiểu như là bức rèm che (a blind) mà phía sau đó một trong các cung của hoàng đạo tự che giấu ḿnh.

Các hierarchies có liên quan với kiểu mẫu đặc biệt này

1260 của vũ trụ lực tự ẩn dấu dưới các con số 14 và 17. Điều này sẽ được dùng như một màn che hoàn hảo đối với độc giả bậc trung, nhưng sẽ mang tới cho đệ tử hữu thệ sự ám chỉ cần thiết để tạo ra tỏ ngộ. Phương pháp mà nhờ đó Chân Sư tự làm cho ḿnh thích hợp để chuyển sang Thiên Đạo này được gọi là phương pháp có chuyển động quay kép và “nhảy múa nhịp nhàng trên ô vuông”. Biểu tượng được đưa ra đầu tiên cho đệ tử hữu thệ để nghiên cứu, nhưng tuy thế có thể được mô tả, là một cặp bánh xe cài vào nhau đang quay với một tốc độ lớn ở các hướng đối nghịch, và tạo ra một tổng thể hợp nhất. Các bánh xe này được mô tả như là ngọn lửa điện xanh đang biểu lộ,

quay và xoay tṛn với một tốc độ lớn chung quanh một Thập Giá có nhánh bằng nhau. Thập giá được vẽ bằng ngọn lửa màu cam với một ṿng màu ngọc lục bảo sậm, ngọn lửa ở điểm trung tâm nơi mà bốn cánh của Thập Giá gặp nhau. Biểu tượng học của các màu này liên kết Thiên Đạo thứ tư với thái dương hệ có trước thái dương hệ này. Trong thái dương hệ đó, ảnh hưởng của sao Sirius mạnh hơn là ảnh hưởng hiện nay.

Không thể thêm nhiều vào đoạn này ngoại trừ nêu ra rằng tính chất mà vị adept đang bước trên Thiên Đạo này hoạch đắc được không thể được tiết lộ. Ngài đến dưới ảnh hưởng tập trung của năng lượng vốn được đồng nhất hóa với antaskarana của hành tinh. Do đó, không được phép nói đến những ǵ mà tính chất đặc biệt của nó có thể chứa đựng, v́ điều đó sẽ truyền đạt quá nhiều hiểu biết cho độc giả sáng suốt về bản chất và mục tiêu của Hành Tinh Thượng Đế đặc biệt của chúng ta.

Thiên Đạo IV. Con Đường Đến Sao Sirius

Đặc điểm tiêu biểu....... ngây ngất vũ trụ và lạc phúc nhịp nhàng. Cội nguồn ..................... Sirius xuyên qua Thái Dương vốn che giấu

một Cung hoàng đạo. Hierarchy ..................... được che giấu bằng số 14 và 17. Phương pháp ............... chuyển động quay kép và múa may nhịp

nhàng trên ô vuông. 1261 Biểu tượng .................... hai bánh xe lửa điện, quay chung quanh một Thập Giá màu cam, với ngọc lục bảo ở tâm. Tính chất ...................... không được tiết lộ.

Thiên Đạo V. Con Đường Huyền Cung.

Thiên Đạo này là một trong các con đường phân phối lớn của thái dương hệ, và được vị Chân Sư có một hiểu biết rơ ràng về các định luật rung động bước lên. Nó dẫn đến cơi vũ

trụ kế tiếp một cách rất dễ dàng và do đó được gọi là “cửa vào bên ngoài”. Như chúng ta biết, bảy Cung đang biểu lộ suốt toàn bộ thái dương hệ chúng ta chỉ là bảy Cung phụ của một Cung lớn, tức Cung Bác Ái-Minh Triết. Con Đường Huyền Cung (Ray Path) này là con đường mà trên đó đa số “Các Chân Sư Minh Triết” đi qua. Cùng cách đó, nhiều “Đấng Từ Bi” (“Lords of Compassion”) đi trên Thiên Đạo IV. Năm phần tám (five-eighths) của các Đấng trước đi trên con đường này giống như bốn phần năm (four-fifths) của các Chân Sư Cứu Khổ (adepts of suffering) đi trên Thiên Đạo IV. Khi nghiên cứu các số lượng này, cần phải nhớ rằng các con số rất quan trọng. Một phần năm các Đấng Từ Bi quả là một số lượng lớn, trong khi ba phần tám lại là một số vĩ đại các Monads. Liên quan đến điều này, chúng ta cũng phải nhớ rằng chúng ta chỉ bàn đến các adepts có Điểm Đạo thứ năm, và không xem xét các điểm đạo đồ cấp thấp hơn, cũng như không xét các đệ tử thuộc nhiều cấp. Đối với kẻ thông thường suy tư về các con số này thật là vô ích. Chúng quá khó không thể tính toán được và liên quan đến các cách tính trừu tượng và phức tạp nhất. Điều này có thể được chứng minh bằng cách nêu ra rằng từ các con số này, phải trừ đi 2/5 vốn (trong cuộc tuần hoàn sắp tới) đi qua trước Thánh Ṭa Phán Xét (Judgment Throne) và bị loại bỏ. Trong số 3/5 c̣n lại, chỉ một phần trăm mới không thể được tiết lộ đạt đến quả vị Chân Sư sau cùng, dù là tất cả đều đi trên Thánh Đạo. 5/8 được đề cập ở trên, và 4/5 chỉ được nói đến đối với hai nhóm lớn các điểm đạo đồ asekha.

1262 Các Chân Sư đă bước trên Con Đường Của Cung phải có các nét đặc trưng (attributes) làm cho các Ngài cực kỳ đáp ứng với rung động. Trong công tác tập thể của các Ngài (xem mọi đơn vị trên Thánh Đạo này như hợp thành một Tổng Thể

hợp nhất) các kết quả đạt được có thể được so sánh với kết quả của một la bàn (compass) trên một con tàu. Trước tiên chúng đáp ứng với một rung động căn bản, không qua cảm giác, mà qua những ǵ là sự phát triển của cảm giác (outgrowth of sensation). Đó là một h́nh thức nhận thức vốn là tương ứng vũ trụ đối với phản ứng đi đến khi da được tiếp xúc. Không phải là tâm thức (consciousness) mà là tri thức (knowledge) qua rung động. Chính chúng được đồng nhất hóa với một vài rung động và chúng chỉ đáp ứng với rung động đó, vốn là tương ứng cao siêu trên các cơi vũ trụ. Các rung động khác chúng không biết tới.

Các Ngài được dạy làm thế nào để cách ly chính các Ngài để cho không có rung động nào trừ rung động đi đến các Ngài từ cội nguồn vũ trụ của cung tổng hợp mới có thể tiếp xúc với các Ngài. Các đạo sinh có thể có được một ư tưởng nào đó về tương ứng thấp đối với việc này khi họ nghiên cứu la bàn, sự tương ứng của nó đối với một ḍng từ lực nào đó và khuynh hướng mà nó biểu lộ đối với điểm bao giờ cũng hướng về phía Bắc. Các Chân Sư của Thiên Đạo thứ năm này là yếu tố cấu tạo mà về mặt huyền môn giữ cho thái dương hệ chúng ta ở trạng thái thăng bằng ổn định theo một hướng đặc biệt. Đặc điểm hay thuộc tính chính của các Ngài có thể được mô tả như là một nhận thức về phương hướng vũ trụ.

Cội nguồn của năng lượng mà các Ngài đáp ứng có thể được xem như Sao Bắc Đẩu (Pole Star). Tuy nhiên, cần nêu ra rằng ngôi sao này chỉ dùng như một bức màn che (a blind) dành cho một cḥm sao đang nằm ở sau, -một cḥm sao chỉ tồn tại trong chất dĩ thái. Bởi vậy các nhà thiên văn học không hề biết đến nó, mặc dầu ảnh hưởng của nó cực kỳ mạnh bên trong thái dương hệ chúng ta. Cũng nên nhớ rằng trên một hành tinh khác bên trong ṿng-hạn-định thái dương của

chúng ta, Thiên Đạo thứ năm này là Thiên Đạo mà đa số các Chân Sư của chúng noi theo. Do đó, các Chân Sư đang ở trên Thiên Đạo này sẽ chuyển qua hành tinh hệ khác này trước

1263 khi t́m ra con đường đến Thái Dương (Sun) của các Ngài và từ đó đến các bầu vũ trụ (cosmic spheres). Các Chân Sư từ các hành tinh hệ khác không chuyển đến hệ Địa Cầu chúng ta như một trường huấn luyện v́ nó không phải là một hành tinh thánh thiện và do đó thiếu một trường sở đặc biệt như thế. Ảnh hưởng tỏa ra từ Sao Bắc Đẩu và vốn là một yếu tố mạnh mẽ như thế trong thái dương hệ chúng ta đạt đến hành tinh chúng ta xuyên qua cung Aquarius. Các lư do sẽ được ghi nhận nếu đạo sinh nhớ rằng ư nghĩa của nước dưới h́nh thức một biểu tượng của các xúc cảm, chỉ là một biểu lộ thấp của bác ái-dục vọng (love-desire). Aquarius (Bảo B́nh) là một trung tâm lực (force centre) từ đó Chân Sư rút “nước của sự sống” (“water of life”) và đưa nó đến cho quần chúng. Lực này từ Pole Star xuyên qua Cung Bảo B́nh, có sức mạnh đặc biệt vào lúc này và do đó ngày thuận lợi (day of opportunity) rất lớn. Đó là một trong các lực gây tác dụng (agencies, môi giới) vốn giúp cho sự tái lâm của Đấng Vĩ Đại (Great Lord) có thể xảy ra. Chính Ngài ở trên Thiên Đạo thứ năm giống như Đức Manu (Bàn Cổ) đang ở trên Thiên Đạo thứ ba. Đó là mối liên kết chặt chẽ giữa hai con đường, v́ những Đấng ở trên Thiên Đạo thứ năm có thể chuyển qua Thiên Đạo thứ ba và ngược lại. Thứ nhất và thứ bảy, thứ hai và thứ tư, thứ ba và thứ năm, chỉ là hai khía cạnh của một tổng thể, hay là hai trạng thái của một Thiên Đạo duy nhất. Ba Thiên Đạo này (cùng với Thiên Đạo thứ tư) tạo ra hai Thiên Đạo và hai Thiên Đạo chỉ là một. Bí mật lớn này không thể được bàn rộng thêm nữa.

Các Hierarchies đang đóng vai tṛ lớn trong việc đưa vào ảnh hưởng của sao Bắc Đẩu là các Huyền Giai thứ nhất và thứ nh́. Chính sự thật huyền bí này mới có một liên quan về bản chất của hai giống dân đầu tiên của nhân loại và về trú sở của họ.

Phương pháp mà theo đó Chân Sư phát triển các năng lực cần cho Thiên Đạo này, đă được nói bóng gió ở trên. Chúng có thể được diễn đạt như là một tiến tŕnh cách điện và giam nhốt từ lực của cực (a process of electrical insulation and the imprisonment of polar magnetism). Không được phép nói nhiều hơn nữa.

Biểu tượng của Thiên Đạo này là năm quả cầu lửa (lửa xanh) được giới hạn trong một khối cầu. Khối cầu này được

1264 tạo thành bởi một con rắn cắn đuôi của nó, và toàn bộ cơ thể của rắn được phủ kín bằng các kư tự Sensa viết tay; các kư tự này tượng trưng thần chú mà Chân Sư cách ly chính Ngài ra khỏi ḍng từ lực của tất cả các luồng trừ luồng từ lực mà Ngài đang chịu trách nhiệm. Tính chất mà Chân Sư phát triển khi Ngài bước lên Thiên Đạo này chỉ có thể được đưa ra bằng các lời trong Cổ Luận: “Chỗ lơm ở điểm phía Bắc cho phép đi vào những ǵ làm ổn định, và hành động như là yếu tố chống lại những ǵ t́m cách cản trở hoặc làm xao lăng”. Có lẽ t́nh trạng thăng bằng vũ trụ và sự quân b́nh từ lực hữu hiệu nhất để gợi ra ư tưởng cần thiết. Thiên Đạo V. Con Đường của Cung Đặc điểm tiêu biểu ...... Ư thức về hướng vũ trụ. Cội nguồn ………....... Sao Bắc Đẩu xuyên qua Bảo B́nh. Hierarchies .................. Thứ nhất và thứ hai. Phương pháp  .............. Tiến tŕnh cách điện và giam nhốt từ lực

bắc đẩu.

Biểu tượng ................... Năm quả cầu lửa nhốt trong một khối cầu. Khối cầu được tạo thành bằng con rắn được khắc bằng thần chú cách ly (mantran of insulation).

Tính chất   .................... Thăng bằng vũ trụ và quân b́nh từ lực.

Không có cách nào mà chúng ta có thể diễn tả bất cứ giáo huấn nào hoặc đưa ra bất cứ chi tiết nào về các Thiên Đạo thứ sáu và thứ bảy. Tất cả những ǵ có thể nói được là như sau:

Thiên Đạo VI. Con Đường mà chính Thượng Đế ở trên đó.

Điều hiển nhiên đối với tất cả các đạo sinh đă thận trọng nghiên cứu các tiến tŕnh thế giới dưới ánh sáng của định luật tương ứng mà Thượng Đế trên các cơi vũ trụ đang phát triển nội nhăn thông, giống như con người ở mức độ nhỏ hơn đang nhằm vào cùng nhăn thông trong thái dương hệ. Điều

1265 này có thể được gọi là sự phát triển Con Mắt thứ ba vũ trụ. Ở cơi trần cấu tạo của con mắt ẩn giấu cái bí ẩn và trong việc khảo cứu nó có thể đưa đến một tiết lộ nào đó về cái bí ẩn. Một phần nào đó của con mắt là phần cốt lơi của thị giác và bộ máy của chính nhăn thông. Phần c̣n lại của mắt tác động như một cái vỏ che chở; cả hai phần đều cần thiết, và không cái nào có thể tồn tại mà không có cái kia. Trong giác quan vũ trụ (cosmic sense) cũng như thế, nhưng sự tương đồng xảy ra trên các mức độ cao đến nỗi ngôn từ chỉ làm mờ mịt và che khuất chân lư mà thôi. Một vài con của nhân loại, tức phần cốt lơi đă đạt đến điểm đạo rất cao trong một thái dương hệ trước, tạo thành một nhóm nội môn chung quanh Thượng Đế khi Ngài quyết định về sự tiến bộ xa hơn. Do đó Ngài tạo ra thái dương hệ này, ư muốn về biểu lộ vũ trụ thôi thúc Ngài. Nhóm nội môn này ở lại với Thượng Đế trên cơi nguyên tử hay cơi thứ nhất của thái dương hệ, ở khía cạnh bên trong, và điều đó tương ứng theo một ư nghĩa huyền

môn với bậc đệ tử theo nhăn pháp (pupil of the eye). Trú sở thực sự của các Thực Thể Thông Linh vĩ đại này ở trên cơi Bồ đề vũ trụ.

Dần dần và nhờ vào cố gắng cần mẫn, một số Đức Thầy tự có đủ điều kiện hay là tự có đủ tư cách, để nhận vị trí của các thành viên ban đầu của nhóm này, như vậy cho phép sự trở lại của Các Ngài với một trung tâm vũ trụ mà thái dương hệ chúng ta và thái dương hệ lớn hơn, tức thái dương hệ Sirius, quay quanh.

Thỉnh thoảng chỉ có một Chân Sư có các tính chất cần thiết, cho sự phát triển cần đến một loại đáp ứng nào đó với rung động vũ trụ. Điều đó hàm ư một sự chuyên môn hóa của nội nhăn thông (inner sight) và việc phát triển một số lượng/mức độ nào đó nhăn thông vũ trụ (cosmic vision). Nhiều cơ tiến hóa thiên thần trải qua Thiên Đạo này hơn là cơ tiến hóa nhân loại. Nhiều người đi qua nó xuyên qua cơ tiến hóa thiên thần, vốn có thể được tiến nhập bằng cách chuyển sang Thiên Đạo thứ năm hay Con Đường của Cung. Trên Con Đường sau này, hai cơ tiến hóa nhập lại và do Thiên Đạo thứ năm mà Thiên Đạo thứ sáu có thể được tiến vào.

1266 Thiên Đạo VII. Con Đường Quả Vị Con Tuyệt Đối Quả Vị Con (sonship) này là một tương ứng trên cơi cao nhất so với mức quả vị đệ tử (discipleship) mà chúng ta gọi là “Con của Đức Thầy”. Chính Quả Vị Con đối với một Đấng (Being) cao cả hơn Thượng Đế chúng ta, tức là Đấng mà chúng ta không được phép nói đến. Đó cũng là Con Đường Nghiệp Quả (Path of Karma) vĩ đại kiểm soát. Các Thần Quân Lipika đang ở trên Con Đường này, và tất cả những ai thích hợp với đường lối hoạt động đó, và những người thân cận với Thượng Đế theo một ư nghĩa cá nhân và thân thiết

đều đi qua Thiên Đạo thứ bảy này. Đó là Thiên Đạo của các tâm phúc (intimates) đặc biệt của Thượng Đế và Ngài đă đặt việc thể hiện nghiệp quả trong thái dương hệ vào tay các Đấng này. Các Đấng đó biết rơ các ước vọng, ư muốn và mục tiêu của Thượng Đế, và Ngài giao phó việc tiến hành các mệnh lệnh của Ngài cho các Đấng này. Nhờ kết hợp với Thượng Đế, nhóm này hợp thành một nhóm đặc biệt, liên kết với một Thượng Đế c̣n cao hơn nữa.

Hai Thiên Đạo này nhập vào các trạng thái tâm thức vũ trụ không thể h́nh dung được đối với con người, giống như ư thức của Chân Ngă của một người so với một nguyên tử vật chất. Thật là không cần thiết và do đó không có lợi mà bàn rộng thêm về các trạng thái cao siêu này.

C. BẢY ĐOẠN KINH HUYỀN BÍ (1)

ĐOẠN KINH I (Stanza I) (Trích từ Các Thần Chú Cổ. Số 49)

Thiên Đạo 1. Con Đường Phụng Sự Địa Cầu.

1 Ghi chú: Bảy đoạn kinh này tạo thành một đoạn kinh đích thực duy nhất, trích trong quyển sách cổ nhất trên đời, và là quyển sách mà con mắt của kẻ thông thường không bao giờ được tiếp xúc. Ở đây chỉ có nhận thức được đưa ra và không có diễn dịch theo nghĩa đen, và một vài câu bị loại bỏ trong tất cả các câu đó v́ lư do này hoặc lư do khác, trong số ba lư do sau: hoặc là thủ bản mà nhờ đó các trích đoạn này được chọn, lại thiếu một vài trong số các thuật ngữ hoặc biểu tượng vốn bị mất v́ thời kỳ cực độ của vật chất, mà dựa vào đó bản văn được soạn thảo, hoặc là việc ghép vào của chúng sẽ truyền đạt quá nhiều tri thức cho người mà nhận thức của họ được khơi hoạt đầy đủ. Thứ ba là việc ghép các chữ bị bỏ sót, sẽ chỉ khơi dậy sự nhầm lẫn và thậm chí sự chế giễu, v́ không thể diễn đạt chúng một cách chính xác; chúng liên quan đến các nhận thức đi trước xa đối với sự hiểu biết của con người vào lúc này.

Minh Triết Long (Dragon) vốn ẩn giấu bên trong cái thấp nhất của Tam Bộ Thánh Linh (Sacred Three) xuất phát trong sức mạnh (might) của Ngài. Trong linh khẩu của Ngài, Ngài nắm giữ các cán cân, và trong các cán cân đó, Ngài đă cân các con của nhân loại, tức những kẻ -trên băi chiến trường – bị xiên trên ngọn giáo của Ngài.

Trong cán cân vĩ đại mà đôi mắt Ngài gắn chặt trên đó, một cán cân bị che giấu trong lửa xanh linh hoạt; cán cân kia tự ẩn ḿnh sau một bức màn đỏ.

Các con của nhân loại có note không đáp ứng với nốt đỏ nhập vào cán cân bên phía tay phải. Từ đó chúng đi lên trên một con đường mà chỉ được thấy lờ mờ đàng sau h́nh dạng của con rồng.

Con đường này được nhập vào bằng một cửa có bốn phần. Các cụm từ thiêng liêng của các Con Ánh Sáng định nghĩa nó như sau: “Cổng của ánh sáng chói chang, dẫn từ màu

1268 xanh đi vào tâm của màu chàm, bằng ngọn lửa vĩ đại khác thường đó và ngọn lửa cháy sáng có màu phong phú mà không có tên gọi nào trên cơi trần cho đến nay đă t́m ra”. Âm điệu (tone) của nó hăy c̣n ẩn giấu. Các con của nhân loại (số người đó hăy c̣n ít) tiến vào cánh cửa có ngọn lửa sáng đó khi họ vượt qua đỉnh vàng vươn lên trên đầu rồng, phía trên điểm nơi mà “con mắt lửa” đang lập ḷe. Con mắt lửa này truyền ra một rung động mạnh từ các Chơn Linh (Lhas) tam phân lên một trung tâm trong đầu của Chân Sư. Khi đi lên, rung động này sẽ phát hiện Sự Sống đang hiện hữu, h́nh hài sẽ hiện hữu, và công việc được kết hợp của hai và bốn. Bộ hai này được thu hút cùng nhau. Bản thể của chúng phối hợp. Người t́m kiếm con đường này lúc đó được xiên

trên ngọn giáo và ném vào trong ánh lửa đang che cán cân. Bấy giờ tiến tŕnh huyền bí nối tiếp và … Thế là công việc của Saturn được nh́n thấy và thế là sự hoàn thiện được thực hiện.

Thông qua lực không thể tránh được của Saturn, kẻ chiến thắng lúc đó được nhanh chóng hướng tới đỉnh cao nhất, và từ đó hướng tới cái dĩa rung động đang che chở cánh cửa tứ phân sáng chói.

Kế đó ba Linh Từ được giao phó cho Đấng Giải Thoát. Ngài mừng chiến thắng đứng trên cái dĩa di chuyển và khi cách diễn đạt của chúng có … cánh cửa được nh́n thấy hé mở, và từ phía bên kia của nó, một giọng nói cất lên: “Con của Từ Bi, Đức Thầy của Bác Ái và Sự Sống, bánh xe quay ṿng mọi lúc cho những ai đang chiến đấu trên mặt đất cháy bỏng dưới chân của con rồng”.

Linh từ thứ nhất đă đi vào nhiệm vụ của nó, Đấng Chiến Thắng cất cao đầu và t́m cách phát ra Linh Từ thứ hai. Nhưng, khi Ngài gióng nó lên, Ngài chận lại rung động rộng lớn của nó, thu hút lần nữa sức mạnh của nó trong tâm Ngài.

1269 Chuyển động của dĩa chậm lại – Cổng có ánh lửa mở ra rộng hơn. Một h́nh tướng được nh́n thấy. Đối với Đức Thầy có Nhiệt Tâm, h́nh tướng này cho thấy ba bảo ngọc. Tên của chúng c̣n được giấu kín đối với những con của nhân loại chưa đạt đến chỏm đầu rồng. Ba bảo ngọc này mang lại cho Đức Thầy có Nhiệt Tâm một phần của ba thần lực đang luân lưu trong bầu hành tinh. Với ư định trước mắt và trái tim linh hoạt bằng t́nh thương nồng nhiệt, Chân Sư không phát ra Linh Từ cuối cùng. Ngài bước ra khỏi dĩa và quay Gót Sen (Lotus Feet) của Ngài Thiên Đạo mà trước đó Ngài đă bỏ lại đàng sau, và từ phía kia lại leo lên chóp đỉnh của Rồng Minh Triết. Chính

Ngài là Rồng, giờ đây Ngài đồng nhất hóa Chính Ngài với những kẻ t́m ra súc vật (who seek the beast). Và nhờ thế Ngài phụng sự, quay lưng lại với cánh cửa ánh sáng. Ngài là con cái (offspring) của Minh Triết Long và dùng thời gian của Ngài…

Ngài không hay biết và không thấy, một cái dĩa lớn hơn trở nên hiện rơ, xoay chuyển không ngừng. Ngài không thấy chuyển động của nó v́ đôi mắt của Ngài ở trên thế giới mà Ngài đă quay lại phụng sự. Cái dĩa xoay tṛn và đưa lại – trước con mắt chưa thấy của Ngài – một cánh cửa rộng hơn… Linh nhăn của Ngài mở ra …Ngài bước lên Con Đường vĩ đại thứ nhất, nhưng không biết nó.

Nốt phát ra từ Con Đường vĩ đại thứ nhất đó không được Ngài nghe thấy. Âm thanh của nó lạc mất trong tiếng kêu vang dậy của trẻ con của con rồng nhỏ.

Stanza XVII

(Trích từ Thần Chú cổ. Số 49)

Thiên Đạo II. Con Đường Công Tác Từ Điển

Vùng Đất Cháy vũ trụ với ngọn lửa sinh động nằm ở phần dưới cùng của các bầu trời phía Tây. Khói của nó bốc lên đến chỗ cao nơi có các Lhas (Chơn Linh) Thánh Thiện ẩn náu, mà sự Hợp Nhất tam phân bên trong không gian thái dương của chúng ta đệ tŕnh tặng vật của các Ngài và sự hiến dâng của các Ngài. Hương thơm của gia vị (spices), mùi thơm dịu yếu ớt của nóng sáng (incandescent) … đi đến các ranh giới của ṿm trời đầy sao.

Bộ Hai (Two) vươn lên và vượt qua Ngọn Lửa chính xuyên qua vùng đất cháy của Các Ngài, pha trộn khói nhỏ của các Ngài với khói lớn hơn.

Khói này tạo thành một Con Đường thấu đến các khối cầu bên trong h́nh hài tỏa chiếu của Sự Sống Thu Hút đó, mà đối với Ngài các con của hiện tồn và của nhân loại thuộc mọi đẳng cấp đưa ra các lời cầu nguyện của họ, sự sống và sự tôn thờ của họ.

Chân Sư trên bầu này, vốn được biết là bầu hành tinh thứ tư và không thánh thiện, mưu t́m Con Đường nồng cháy; Ngài đáp ứng với sức nóng của nó và t́m cách sưởi ấm Chính Ngài bên trong các làn sóng của Lửa điện tỏa chiếu của nó.

Một trung tâm ở điểm giữa bên trong Thân Thể Kumara vĩ đại hợp thành giàn hỏa táng (the pyre). Nó đập nhịp và chiếu rực. Nó trở thành một biển lửa sinh động và rút vào chính nó. Khói phát ra từ bánh xe lửa này tạo thành Con Đường sinh động, che các bước chân phía trước.

1271 Với bánh xe giữa đang cháy, Chân Sư tiến vào trong khói và nhập vào bức màn. Ngài không thấy nấc thang nào trước mặt. Ngài không nghe một âm thanh nào. Ngài không cảm thấy bàn tay nào hướng dẫn. Chỉ có cái thứ năm và cái cuối cùng được biết giúp Ngài ḍ dẫm tới trước và vượt thẳng lên xuyên qua các đám mây đang che; chỉ có sự khơi hoạt của bánh xe của Ngài có thể chỉ ra sự tiến bộ của Ngài xuyên qua từ trường mới. Chỉ các con của … (Gemini) biết lối vào; chỉ có các con với lửa chói sáng, xuất phát từ điểm giữa, có thể tiến vào. Họ phóng ra các tia sáng trên đầu để soi tỏ Con Đường. Vị Adept của giàn hỏa táng, Đức Thầy của bầu tỏa chiếu tiêu hủy Chính Ngài. Cung cấp Chính Ngài cái Duy Nhất đó là Linh Từ tam phân mới tạo, OM thánh thiện, lửa của Thượng Đế, Ngài bước lên vùng đất cháy, và chiếu diệu cho những ai nh́n thấy như mặt trời chói lọi.

Ngài … và kéo con người về mục tiêu của họ, sưởi ấm tim

họ, tạo ra lửa kép và dắt mọi người về cổng của mặt trời và từ

đó đến … (Gemini).

Linh Từ thần bí bị che khuất bởi bốn chữ – E,M và A và

O–. Trong ư nghĩa về các số của chúng và cách dùng các màu

của chúng trong làn khói bị xua tan.

Stanza XXXIX (Trích từ cổ chú số 49)

Thiên Đạo III-Huấn luyện cho các Hành Tinh Thượng Đế

Mắt Shiva mở rộng và những ai ở trong tầm thấy của nó đánh thức h́nh hài khác đang ngủ. Chúng ngủ, nhưng vẫn thấy và nghe; mắt chúng khép chặt, tuy nhiên không có ǵ vượt qua trong Bảy vũ trụ lớn thoát khỏi chúng. Chúng nh́n thấy nhưng không tưởng tượng ra; chúng nghe song tai chúng lại điếc.

Ba lần con mắt Shiva khép lại, ba lần nó mở rộng. Thế là ba nhóm Liên Hoa Thần Quân (Lotus Lords) được thôi thúc lên đường. Một nhóm được gọi là “Liên Hoa Thần Quân hôn thụy thâm sâu”. Các Ngài mơ, và v́ giấc mơ của các Ngài có h́nh hài, các thế giới tiến tới. Đại hăo huyền của các cơi với ảo giác ngọt ngào xuất hiện lôi kéo vào bẩy của nó các điểm ánh sáng không có liên quan và làm mờ vẻ lộng lẫy của chúng.

Công việc được theo đuổi như thế…

Con mắt nhờ đó các Liên Hoa Thần Quân này tiếp xúc với

các cơi của linh thị vũ trụ được xoay vào trong. Các Ngài

không thấy những ǵ ở ṿng ngoài.

Nhóm thứ hai có tên “Các Thần Quân của Nội Liên Hoa”.

Đây là Các Thần Quân đang ngủ (sleep), tuy nhiên không sâu

lắm. Các Ngài canh thức đủ để bảo vệ Chính Các Ngài khỏi

đi lệch trên ṿng-hạn-định bí ẩn đang che mờ Đại Ảo Tưởng. Các Ngài đứng thẳng, và nhờ chính sự vững vàng của các Ngài, các h́nh hài được giữ cùng nhau.

Con mắt mà nhờ đó các Liên Hoa Thần Quân này nh́n ra

1273    Đại Hăo Huyền lại xoay lên trên. Các Ngài chỉ thấy những ǵ nằm ngay bên trên các Ngài; các Ngài thẳng tiến về trước dựa vào đỉnh núi bao la xuyên thủng qua bánh xe giới hạn. Đỉnh núi này chiếu ra ánh sáng rực rỡ, phản chiếu từ diện mạo của Đấng mà các vị Chúa của các thế giới bên trong lĩnh vực thái dương của chúng ta chưa bao giờ thấy.

* * * * * *

Nhóm thứ ba là nhóm tam phân bí ẩn lạ kỳ mà tên gọi nhóm đó cho đến nay không được nghe thấy bên trong các bầu hành tinh mà màu của chúng không pha trộn với màu lam theo đúng tỉ lệ.

Con mắt mà qua đó các Liên Hoa Thần Quân này chú mục vào vũ trụ Đạo được hướng ra ngoài. Màu của nó là chàm. Con Mắt mà qua đó nhóm trung gian của các Lotus Lords ngước lên có màu lam ngọc, trong khi các Đấng đang ngủ say bất động nh́n qua ngọc bích. Thế là Con Đường với ba màu xanh hợp thành một.

Trạng thái sau này của mắt Shiva điều khiển hai mắt khác và tụ tập mọi năng lượng của nó từ lĩnh vực vũ trụ xa xăm. Cả hai đáp ứng và trong khi bước lên Con Đường vũ trụ, tạo ra ba lực vào con đường đó để đáp ứng với nhu cầu của những Đấng sau này t́m cách bước lên đó.

Các Ngài thấy; các Ngài nghe; các Ngài tưởng tượng, và xây dựng tưởng tượng; mắt các Ngài không nh́n thấy; tai các Ngài không nghe thấy, tuy thế các Ngài không làm thinh. Các

Ngài phát ra nhiều Linh Từ vũ trụ, và tạo ra bảy với mười hai và tăng lên năm.

* * * * Thế là các hành tinh được tạo thành; được dẫn dắt, cai quản và được biết như thế.

Stanza LXXVII (Trích văn khố 49)

Thiên Đạo IV. Con Đường tới Sirius

Các Lhas huyền bí của lửa ẩn tàng thiêng liêng rút ra khỏi tư tưởng các Ngài, nhô lên khỏi sự thiền định và tất cả đều hiện hữu – giữa cái thứ nhất và thứ ba – biệt tăm. Không có ǵ. Âm thanh tắt ngấm. Linh Từ thất tung, v́ không c̣n ai để nghe. Màu sắc tàn phai, mọi điểm trở nên lu mờ.

Đại dương liễu kết. Từ mẫu ngủ say và quên đi Con của

bà. Cha cũng rút lui vào trong chốn không ai biết nơi mà lửa

ẩn giấu.

Linh xà nằm dài bất động. Các khúc cuộn của nó dập tắt lửa dưới và bóp nghẹt tia lửa … Im lặng ngự trị. Các Lhas vắng mặt quên bẳng các thế giới và tham dự các cuộc chơi khác… Mọi thứ đi vào hư vô. Tuy thế chính các Lhas vẫn c̣n.

***********

Các Lhas huyền bí của lực ngũ phân hợp nhất tư tưởng của các Ngài, ch́m sâu vào thiền định và liên kết cái thứ nhất và thứ ba. Các thế giới nhô lên, và – đổ xô vào các h́nh hài đă được chuẩn bị -tiếp tục chu kỳ.

**********

Mười hai Đấng đóng vai tṛ của các Ngài và là kết quả

của sự cảm thông của Đấng Duy Nhất phía trên Mặt Trời với

một trong bảy hiền thê.

*********** Đức Thầy có Thánh Tâm là Đấng tạo ra Thiên Đạo giữa lĩnh vực mà vận mệnh Ngài được đặt vào và quả cầu đại trí.

1275 Ngài tạo ra nó một cách có chủ tâm, kêu gọi sự trợ giúp của các điểm xanh. Các điểm này xuất hiện từ tâm của một trong bảy. (Tinh ṭa Pleiades). Ngài thổi lên các điểm này và t́m vị trí của chúng như các tảng đá trong Con Đường duy nhất mà Ngài tạo ra cho nhiều người dẫm lên khi họ lên đường qua từ trí tới trí và từ đó đến hiểu biết. Mahat đến mahat và từ đó đến buddhi.

1276 Stanza CXLVII (Trích từ Archive 49) Thiên Đạo V. Con Đường của Cung. Đấng Hiệu Chỉnh nắm giữ các cán cân, và các cân đều đặt đúng. Các năng lượng hội tụ, giũ chúng ra khỏi sự thăng bằng. Đôi khi chúng giáng xuống ở tay phải và đôi khi bên tay trái. Có năm năng lượng và màu chính của chúng là vàng.

************

Ba Linh Từ vĩ đại được Đấng Hiệu Chỉnh thốt ra, mỗi Linh Từ đều được nghe bởi kẻ có tai đă không nghe từ bảy chu kỳ, và đôi môi họ được niêm kín trong gần như trọn 14 hạn kỳ.

Linh Từ thứ nhất chứa giá trị bằng số của màu chàm tổng hợp. Nó vang xa. Các thang tiến hóa đi xuống. Kẻ nào có tai để nghe nó, kẻ đó sẽ leo lên thang và đưa thêm vào Linh Từ đó một âm khác. Không ai nghe được nó trừ kẻ nào đă đứng trước vị Chúa Phán Xử và đă thấy bóng tối giáng xuống trên năm đứa con xác thịt.

Linh Từ kép này tạo ra bức tường bao quanh Con của Nhân Loại tức là kẻ mà môi không hé nửa lời. Nó giữ cho Ngài được an toàn cho đến khi Linh Từ được thốt lên sẽ khai mở suối ngôn từ.

Sự im lặng này kéo dài trong 7 lần 49 năm và mỗi năm cho một ngày. Khi nào Đấng Thinh Lặng bên trong tường thấy Tia Sáng

1277    (Ray) tiến gần, khi đó Ngài đổi khóa (key) của Linh Từ được thốt ra trước đây, sự gián đoạn của tường được nh́n thấy và một cánh cửa mở ra trước Ngài.

***********

Linh Từ thứ hai che giấu con số của màu lam linh thiêng. Khi nó vang dội, cái thang cất lên và người nào cố gắng trèo lên bên trong các thang đó thấy được cơ hội trôi qua và không biết những ǵ cần làm.

Ngài đấu tranh cho ngôn từ và đưa tay phải của Ngài lên van xin Đấng Hiệu Chỉnh vĩ đại. Từ các linh sảnh của Thành Phố Bạch Đảo có một sứ giả, vị này nói với Ngài các lời thần bí sau:

“Khi quyền năng tiến vào bằng những ǵ cao nhất, và khi nó phát ra từ hoa sen trong đầu của Đấng đă giữ an b́nh của Ngài, thốt ra Linh Từ này … và nh́n vào trong”.

Đấng đă giữ ngôn từ của Ngài đă phá vỡ im lặng. Ngài thốt ra bốn âm bí hiểm, chúng làm cho cái thang lại ngă xuống trong tầm tay của Ngài. Một cánh cửa khác được nh́n thấy; nó mở rộng ra và thế là Con Đường được bước lên.

************

Linh Từ này giữ an toàn ch́a khóa đối với màu xanh ở ngoài. Nó chứa mệnh lệnh cho sự đảo ngược và chỉ có những ai có thể nghe Linh Từ đó mà tai họ đă đóng chặt trong mười

một thiên kỷ. Nó không bao giờ được nghe bên trong các lĩnh vực của khổ đau. Do đó, ít người nghe được nó và số ít này bỏ qua cái thang, lẩn tránh con mắt nồng nhiệt của Đấng Hiệu Chỉnh vĩ đại và trong chính sự không thấy của các Ngài lại t́m thấy Thiên Đạo đang nằm ở phía xa xa của cái thang.

***********

Các Linh Từ có phương hướng cao này phát ra từ những ǵ nằm trên cái … của Sự Sống có điều khiển vốn nắm giữ Chúa Tể Sự Sống của chúng ta trên Con Đường của Ngài.

1278 Stanza VI (Trích từ Archive 49) Thiên Đạo VI. Con Đường của Thái Dương Thượng Đế. Cái chính Thứ Ba mang theo trong nó rung động của những ǵ đă có. Đấng vũ trụ từ bên ngoài bộ bảy vĩ đại (Thánh Danh của Ngài c̣n được giấu kín) t́m được trung tâm của Sự Sống của Ngài từ bên ngoài bộ bảy thiêng liêng. Đây là bí mật c̣n ẩn giấu, cái bí mật bên trong được t́m thấy trong tâm của không gian vũ trụ trong các nhóm linh thiêng. Bộ bảy thiêng liêng cùng với bộ bảy lớn hơn tiến gần đến cái nguyên thủy của chúng, Đấng Duy Nhất đứng phía trên và trong ṿng cuốn theo chu kỳ bên ngoài một ngày nào đó sẽ chạm đến. Bộ hai trở thành Một và mất hút trong cái nguyên thủy của chúng. Ngươi hăy t́m trên cùng giai tầng thấp hơn bên trong cuộc nội tuần hoàn và trên cơi trọng trược hăy nh́n cái nguyên sơ thứ yếu biểu lộ. Thiên luật vẫn đúng; cái bí ẩn tan ḥa trong Thời Gian. Đấng chủ yếu Thứ Ba trong cả hai Đấng nhỏ và Đấng lớn hơn, Thần Quân vũ trụ (cosmic Lord) – với h́nh ảnh thái

dương lu mờ của Ngài – hoàn tất chu kỳ của Ngài, đáp ứng với huynh đệ Ngài, trở thành Con, tiếp xúc với Mẹ và chính Ngài là Cha. Tất cả đều là Một, và không có ǵ phân chia trừ ra trong thời kỳ chuyển tiếp và qua tác nhân thời gian.

**************

Cái chính yếu thứ năm trong Hiện Tại Vĩnh Cửu đem theo với nó rung động của những ǵ hiện hữu. Nó đánh dấu mức độ hiểu biết vũ trụ vốn trải ra trước mắt, vào tận hiện

1279 tại. Thần Quân vũ trụ mà Thánh Danh của Ngài giữ cho chúng ta minh triết của các lĩnh vực (spheres) t́m kiếm một h́nh tướng để che giấu Bản Thể (Essence) trong đó, và nhờ sự tiến bộ của các thiên kỷ (aeons) để hoàn thiện tam bộ vĩ đại (great triplicity). Ẩn giấu cái bí mật và bị che đậy bởi những ǵ hiện hữu. Tinh hoa ẩn sâu và bị bao bọc bởi những ǵ chuyển động. Bóng tối sâu kín, ch́m mất trong tâm của bản thể; các h́nh tướng dày đặc, che giấu ánh sáng bên trong; lớp vỏ thô sơ tác động như một tường chắn, chất liệu chưa tinh chế che lấp sự sống tiềm tàng. Nốt chính yếu thứ năm bao gồm nốt thứ ba nhỏ hơn; nốt chính kép đánh dấu mức thành đạt. Khi nốt chính thứ ba được làm cho đồng bộ với nốt lớn hơn thứ năm và nốt vũ trụ -được phân bổ cho Thần Quân của Bác Ái Vũ Trụ mà tinh hoa của Ngài là lửa – Thánh Danh được nghe thấy. Thần Quân vũ trụ thứ hai tiếp cận với cái trọng trược và vĩ đại hơn. Ngài nhập vào và Ngài phối hợp, và tất cả lạc mất trong sự thiếu hài ḥa được hiệu chỉnh. Các bầu đáp ứng; Cái Hiện Tại trở thành quá khứ và phối hợp trong ṿng thời gian hiện hữu. Tinh hoa và sự sống, điểm bên trong ṿng tṛn, và ṿng-giới-hạn vĩnh hằng trở thành như một, và tất cả là ḥa b́nh trong nhiều thiên kỷ. Thời gian kết thúc; không gian biến mất (space disperses); không ǵ tồn tại (naught is). Bóng tối ngự trị và sự im lặng trên các mặt nước. Sự tĩnh lặng trung ương tồn tại.

**************

Hợp âm hoàn toàn, tức hợp âm thứ ba, thứ năm và thứ bảy bên trong Hiện tại Vĩnh Hằng, mang theo với nó rung động của những ǵ sẽ hiện hữu. Ngày Trọng đại Đến Với Chúng Ta trên cơi vũ trụ vĩ đại hơn. Lúc đó, sự sống, t́nh thương và quyền năng hiện ra như là một.

Thần Quân vũ trụ (cosmic Lords), Thánh Danh của Ngài 1280 đến nay c̣n ẩn giấu ngay cả với Đấng Chohan cao nhất, nắm giữ trong Chính Ngài cội nguồn của hoạt động vũ trụ và lợi ích (gain) của t́nh thương vũ trụ. Vạn Hữu tam phân nhập vào – từ bên ngoài thời gian và không gian – đến trung tâm của yên b́nh qui nguyên (pralayic peace). Vạn vật hiện hữu, tuy nhiên vạn vật là hư không. Bánh xe không cần quay. Ngọn lửa không bùng cháy. Các bức màn có màu tan biến. Cả Bộ Ba rút lui vào điểm an b́nh. Ba ṿng­giới-hạn không c̣n tác động như vật cản nữa.

1281 Stanza IV (Trích từ Archive 63) Thiên Đạo VII. Con Đường Quả Vị Con Tuyệt Đối Cái Đó vốn vô thủy và vô chủng; Cái Đó vốn được nh́n thấy và tuy thế vẫn không biết; Cái Đó mà chúng ta chạm tới và tuy thế lại thấy không đạt đến, Cái Đó (That) là Đấng đang vượt qua Con Đường của Ngài. Cái Đó chúng ta gọi là Cha và Con; Cái mà chúng ta đánh giá quá cao để cho ngôn từ hiểu được; Cái mà Mẹ cho rằng Vị

Chúa và Vị Thần của bà, Cái Đó là Đấng đang leo lên bậc thang vũ trụ.

Cái Đó vốn được nh́n thấy khi mỗi điểm ánh sáng của cơi trời đưa ra tia sáng của nó trên bầu trời (blue) nửa đêm; Cái mà chúng ta nghe thấy trong mỗi nốt vũ trụ và cảm nhận bên dưới âm thanh của mọi h́nh hài, Cái Đó là Đấng đang xướng lên khúc ca của trời (heavenly lay) và đang đóng góp ánh sáng của Ngài để làm trương nở (swell) lửa vũ trụ.

Cái Đó vốn được biết tới bởi mỗi Con của Thượng đế, kẻ đang từng bước khắc phục, Con Đường Quư Giá (Path of Gold); Cái Đó vốn được nghe thấy bởi mỗi chúa thiên thần (deva lord) ngài nghe Linh Từ phát ra khi các thiên kỷ trôi qua; Cái Đó đang phát ra thánh ngữ AUM tam phân theo chu kỳ, tuy thế đang dành riêng âm thanh khác cho các cơi vũ trụ cao siêu, Cái Đó là Đấng không ai biết, Đấng Vô Hiện (the Unrevealed), Đấng đang xướng lên một nốt trong một hợp âm vũ trụ.

Cái Đó mà trong mọi thiên kỷ đều xuất hiện và trải qua chu kỳ của Ngài trên Vũ trụ Đạo; Cái Đó mà trong các thiên kiếp (kalpas) sẽ đóng vai tṛ giống như Thượng Đế; Cái Đó

1282 mà trong mọi lĩnh vực vũ trụ được gọi là “Đấng ở trên Con màu tím”, Cái Đó là Đấng chiếu rạng trong thiên hà của các tinh tú (the galaxy of stars). Đó là Đấng mà các con của vinh quang măi măi tôn kính khi Ngài vượt qua Con Đường của Ngài. Đối với Ngài được vinh quang như Mẹ, Cha, Con, như Đấng đă tồn tại trong quá khứ, hiện tại và Cái Đó vốn sắp đến.

1283 CUỐI CÙNG (FINALE)

Các sao mai ca hát trên đường đi của chúng.

Cho đến này đại ca khúc sáng tạo vang lừng và rung động nổi lên.

Đến lúc đ́nh chỉ khúc ca khi đạt được sự hoàn thiện.

Khi tất cả được tan ḥa thành hợp âm đầy đủ duy nhất, th́ công việc hoàn tất.

Tuy thế sự bất hài ḥa trong không gian vang lên. Nghịch âm phát ra trong nhiều thái dương hệ. Khi tất cả đều phân giải thành sự hài ḥa, khi tất cả đều trộn lẫn thành bản giao hưởng, bài hợp xướng vĩ đại sẽ vang lên đến các ranh giới xa xăm nhất của vũ trụ bất khả tri. Lúc bấy giờ sẽ xảy ra những ǵ vượt ngoài sự hiểu biết của Đức Chohan cao nhất – khúc ca phối ngẫu của Heavenly Man (Thiên Đế).

TRỌN BỘ