BÀI GIẢNG ĐẠO CỦA BÀ ANNIE BESANT

NOÙI THEÂM

ĐỨC HẠNH CẦN YẾU

(Qualites requises)

 

 

KIỂM SOÁT TƯ TƯỞNG THAM THIỀN

(Controle de la pensée Meditation)

KIẾN LẬP HẠNH KIỂM

(Edifcation du caratere)

                                   

Bài dưới đây, hoàn toàn là bài giảng của bà Bác Sĩ Annie BeSant, cố hội trưởng hội Thông Thiên Học Thế giới ở Madras (ẤN ĐỘ).

Bác sĩ Annie Besant là Cao đồ của vị Đại Tiên, thường xuất hồn học Đạo nơi Tôn sư Đại Tiên, bà tu hành đến mực mà bên Phật Giáo gọi là LA HÁN. Bao nhiêu lời dạy phi phàm mà bà đă thâu thập được nơi Tôn sư của bà, bà đem giảng dạy cho anh chị em Thông Thiên Học cùng nghe.

Những lời lẽ cao siêu ấy được viết ra thành sách, đề tựa “Le sentier du disciple”. Chúng tôi dịch ra đây để hiến cho các bạn đọc một món ăn rất bổ ích cho tinh thần, mà những ai cố gắng làm y theo, sẽ chắc chắn thành Đạo, và gặp gỡ các Đấng Trọn Lành, Tôn sư của Nhân loại.

Dưới đây là nguyên văn bài giảng của bà Bác sĩ Annie Besant.

                                   

Thưa các bạn,

Phương diện đặc biệt mà chúng ta bàn giải hôm nay liên quan với những đức hạnh cần yếu để trở nên một vị đệ tử.

Khởi diễn tôi sẽ làm cho bạn chú ư đến sự Luân Hồi và những cách thức làm cho mỗi người biết rơ được phẩm vị của người được làm đệ tử là thế nào, để tự quyết định lấy đó làm mục đích cho kiếp lai sinh của ḿnh.

Chắc các bạn c̣n nhớ những điều tôi đă nói ngày hôm qua, cách thức mà tôi miêu tả những lớp lang của sự hành động (action); nào là con người khởi sự hành động với mục đích là làm thỏa măn bẩm tính hèn hạ của ḿnh và thủ lợi, v́ lẽ ấy mà sự thực hành pháp môn lập công bồi đức (Karma Yoga) là để tập lần hồi cho con người thói quen không mưu cầu lợi lộc cho Phàm nhân của ḿnh nữa, mà chỉ c̣n biết là phải hành động v́ bổn phận thôi; và như thế đó, con người đă đồng hóa theo Luật Trời bằng cách thành tâm dự vào công việc vĩ đại thiêng liêng (Là sự tiến hóa của hoàn vũ). Tiếp theo đó, tôi cũng có nói với các bạn rằng, có một cấp bậc cao hơn các công đức nói trên. Ở vào cấp bậc này, con người hy sinh không phải chỉ v́ bổn phận mà thôi, mà lại vui ḷng hiến dâng cho đời tất cả vật sở hữu của ḿnh. (Đó là trường hợp của Phật. Có một kiếp với ḷng bác ái cao tột độ, thấy mẹ con bầy cọp đói sắp chết, Phật quên ḿnh, nhảy vào cho cọp ăn ḿnh để sống. Ḷng bác ái cao siêu ấy làm cho Ngài càng cao siêu và mau được giải thoát.

Trong một kiếp khác, người ta giết đứa con cưng của Ngài, đoạt vợ yêu quí của Ngài và bỏ tù Ngài. Ngài không hề thán oán,

Đây là những bài học quá sức cao siêu, bài toán hết sức khó khăn mà Đấng Tạo Hóa dành riêng cho những bậc cao siêu; người thường không bao giờ làm nổi).

Rất dễ hiểu ; khi con người cố tâm t́m cách vượt lên tới cấp bậc này, làm công việc không phải làm v́ bổn phận bắt buộc, mà làm v́ bởi ước nguyện hiến thân ,với tất cả sở hữu của ḿnh hiến dâng Đấng Chí Tôn Vô Thượng; th́ như tôi đă nói, : ‘ Lúc bấy giờ con người đă có thể đoạn tuyệt với những điều ǵ mà người ta gọi là cương tỏa, xiềng xích của dục vọng, và như vậy ta được giải thoát ra khỏi ṿng sanh tử luân hồi.’ Chính dục vọng quyến rũ làm cho con người luân hồi măi măi ở cơi đời gió bụi này, như là dục vọng muốn hưởng những điều sung sướng mà người ta có thể t́m được, dục vọng để làm tất cả những việc mà người ta có thể thực hành được. Người nào nhắm vào những điều phàm tục, người nào đặt đời sống của ḿnh vào mục đích phàm tục, th́ tất nhiên là bị dục vọng lôi cuốn trói buộc. Bao giờ dục vọng c̣n đeo đuổi theo những tài vật mà quả đất này có thể cung cấp cho nó, th́ sẽ c̣n luân hồi lại đây để cho nó thỏa thích. Bao giờ mà c̣n để cho một trong những lạc thú của cuộc đời giả tạm, cuộc đời vật chất này, quyến rũ được, th́ con người cũng sẽ c̣n bị trói buộc vào ṿng cương tỏa (luân hồi).

Nói một cách khác, mỗi dục vọng đều trói buộc linh hồn và quyến rũ linh hồn để đưa nó đến tận nơi mà nó có thể thỏa măn được.

Con người có một căn bản thiêng liêng, và giống Đức Thượng Đế cho đến đỗi cái sức mạnh từ trong con người phát ra, mà chúng ta gọi là dục vọng kia, có chứa sẵn quyền năng để tự thỏa măn lấy ḿnh được (mà khỏi nhờ sự giúp đỡ của bên ngoài). Cái ǵ con người ham muốn th́ sẽ thâu đạt được. Cái ǵ con người ham muốn th́ nhầm lúc và đúng giờ tạo hóa sẽ ban cho nó? Bởi thế cho nên, như thiên hạ thường bảo : Con người làm chủ vận mạng ḿnh và tất cả cái ǵ mà nó đ̣i hỏi hay cầu xin với vũ trụ, th́ vũ trụ sẽ ban cho ngay V́ thế hễ con người đặt mầm dục vọng ở nơi nào trong vũ trụ, th́ phải đến tận nơi đó để lấy hái qua; cho nên nếu con người ham muốn việc trần tục th́ phải trở lại cơi trần để thỏa măn dục vọng của nó.

Con người cũng vẫn c̣n bị xiềng vào bánh xe luân hồi, nếu đặt những dục vọng nơi non thần nước thánh, là những cảnh giả tạm sau khi chết. Mấy cảnh giả tạm ở bên kia cửa tử đó, như chúng ta đă biết nó cũng sẽ dắt chúng ta vào ṿng luân hồi để tái sanh nơi hạ giới này. Nếu vọng niệm của con người mà đặt vào cảnh Thiên Đàng, nếu con người mong mỏi sẽ hưởng kết quả của kiếp sống tại trần gian nầy , nếu con người từ khước những sự vui sướng hồng trần với mục đích nhất định là để hưởng được lạc phước nơi Thiên Đàng, th́ những lạc thú nầy sẽ cho con người đặng bù lại sự cố gắng của nó, khi nào hợp thời và đúng giờ (mà Thiên Cơ đă định). Nhưng mà Thiên Đàng cũng là cơi không vững bền, cơi Thiên Đàng cũng là giả tạm, nên rốt cuộc rồi, con người cũng không chọn con đường nào khác hơn là con đường thường được gọi là đường nguyệt đạo (mơ mộng), con đường ấy cũng sẽ dẫn con người vào ṿng sanh tử luân hồi. Các bạn nên nhớ rằng theo kinh sách đă nói, th́ cung trăng là cửa vào Thiên đàng, bởi thế cho nên khi rời Thiên Đàng (cảnh giả tạm) th́ linh hồn cũng sẽ đầu thai trở lộn về cảnh phàm trần.

Vậy th́ kết quả của dục vọng, dầu được thỏa măn ở cỏi hồng trần nầy, hay là ở một cơi phù vân giả tạm nào khác, cũng trói buộc, xiềng xích linh hồn vào bánh xe luân hồi sanh tử; bởi cớ ấy cho nên trong kinh có nói rằng : “Linh hồn chỉ được giải thoát là khi nào đă chặt đứt những mối ràng buộc của tâm t́nh”.

Người ta có thể đoạt được sự giải thoát không điều kiện (nhưng chỉ tạm trong một thời gian thôi) bằng cách tiêu diệt dục vọng, không cần lập một công đức cao cả nào, không cần vượt lên tới bậc cao siêu nào trên đường tiến hóa của linh hồn, không cần mở mang được những khả năng thiêng liêng ẩn tàng trong lương tri của loài người, không cần vượt cao lên tới thượng đỉnh, nơi đó các Thánh sư và các vị Cứu Tinh của nhân loại (Aides de l’humanite) đang ngự. Con người, tùy theo ư muốn của ḿnh, cũng có thể vạch lấy một lối giải thoát hoàn toàn ích kỷ, đưa lên cao hơn cảnh đời dâu bể, thoát khỏi nhiều mối dây ràng buộc vào con đường có sanh có diệt này, nhưng mà nó làm cho con người chẳng thiết ǵ đến sự giúp đỡ anh em, đồng loại, cho anh em được giải thoát như ḿnh vậy. Đó là lối giải thoát lợi ích cho cá nhân rời bỏ nhân loại, để mặc t́nh nhân loại tự t́m đường đi.

Tôi biết rằng có nhiều người không đặt ư nguyện cao , chỉ lo giải thoát riêng cho ḿnh mà thôi, không ngó ngàng ǵ đến kẻ khác. Cái mục đích (ích kỷ) đó, như tôi đă nói, có thể đoạt được một cách dễ dàng. Muốn được như vậy, th́ chỉ cần nh́n nhận rằng cuộc trần thế là phù vân ảo mộng. Những tham vọng mà con người hằng ôm ấp trong ḷng, rốt cuộc rồi cũng không ư nghĩa ǵ; nhưng dầu sao đi nữa, sự giải thoát (ích kỷ) nầy chỉ tạm thời trong một lúc mà thôi, có thể kéo dài trong một kiếp, nhưng khi trải qua rồi, con người cũng bị bắt buộc trở lộn vào ṿng sanh tử luân hồi (để tiến hóa, để đạp bằng bức thành ích kỷ). Bởi thế cho nên, mặc dầu không c̣n màng đến thế sự, mặc dầu đă giải thoát được những ǵ thuộc về cơi phàm tục nầy, linh hồn cũng bắt buộc phải trở lại trong một cuộc tuần hườn vị lai ngỏ hầu tiến thêm một bước mới nữa, đến mục đích thiết thực thiêng liêng của con người là sự tiến hóa, làm cho chơn tâm con người nhập vào trong tâm linh của vũ trụ mà trách nhiệm là giáo hóa, giúp đỡ và điều khiển những thế giới ngày mai.

Tôi xin tạm ngưng đề tài đó lại một bên ,để bàn luận về những người có linh hồn minh triết và quảng đại hơn. Những người tuy cũng muốn giải thoát khỏi ṿng ràng buộc của dục vọng, nhưng không phải muốn dứt những mối can hệ đó để ḿnh tránh khỏi các điều khó khăn, phiền phức của cuộc đời thế tục, mà chính là đă noi theo con đường cao thượng và tôn quí gọi là : Đường Đạo Hạnh của người học làm đệ tử đặng nối gót các Đấng Thiêng liêng đă vạch sẵn đường đó vừa sức với nhân loại. Những người ấy cố t́m cho được các Đấng Thánh sư, mà các Ngài cũng đang sẵn sàng chờ đợi để tiếp nhận những ai có đủ đức hạnh để noi theo con đường nói đó, không phải với mục đích ích kỷ là sự giải thoát cho họ mà thôi, để họ tránh các điều ưu tư phiền năo ở đời, mà lại với mục đích là một ngày kia sẽ trở nên những vị cứu tinh, những Đức Thầy và những Đấng Cứu Thế của nhân loại. Họ ban răi cho khắp cơi đời ,tất cả những ǵ mà các Đức Thầy đă ban cho họ. Đó là địa vị của đệ tử có ghi trong các quyển Thánh kinh của các tôn giáo trên đời. Chí nguyện tầm cho một Đấng Tôn sư, là Đấng để giáo hóa nhân loại ,thật là lư tưởng của những người có tâm hồn quá siêu việt và quá mở mang, tuy những người ấy vẫn sống ở cơi trần mà lại t́m cách để thực hiện cho được Thiên ư.

Các bạn hăy tùy thích ,lấy quyển kinh nào cũng được, và hăy coi trong đó nói những ǵ về việc này. Các bạn hăy lấy hết quyển Oupanishad đến quyển Oupanishad khác (những bộ giảng về H́nh Nhi Thượng Học của kinh Phệ đà (Vedas), rồi coi trong đó người ta nói đến Đấng Tôn sư và cách thức mà một vị tập sự làm đệ tử, được khuyến khích t́m kiếm để gặp gỡ cho được Ngài (Đức Thầy). Đó là điều mà tôi muốn bàn luận với các bạn ngày hôm nay; bàn về những đức hạnh cần yếu để trở nên một người đệ tử; những điều phải làm trước khi được thâu nhận làm đệ tử , những việc phải thực hiện để cho sự t́m tôn sư có hy vọng thành công (gặp được); những công việc phải thực hành ở thế gian, trong đời sống thường của con người, bằng cách nh́n xem cuộc đời như một trường học, như một nơi mà ta phải học bài vỡ ḷng, như một nơi để con người tạo những đức hạnh cần thiết đặng xứng đáng để đi đến dưới chân của các Đấng Tôn sư. V́ chính các Ngài sẽ phục sinh các vị đệ tử (sự phục sinh này được các tôn giáo ngoài đời biểu hiện bằng một cách b́nh thường, không được tôn nghiêm như cái ư nghĩa mà nó tượng trưng). Các bạn sẽ thấy trong ngôn ngữ ẤN ĐỘ hai chữ “Tái sinh” hàm súc cái ư nghĩa rằng : Con người chẳng những nhờ cha mẹ phàm nhân sinh ra thân xác mà thôi, lại c̣n phải nhờ Đức Thánh Sư tái sinh lần thứ nh́ nữa về phần linh hồn (Có nghĩa là nhờ Đức Thầy dạy dỗ về phần linh hồn cho mau tiến hóa, cũng như sanh một lần thứ nh́ vậy). Điều này được tượng trưng (than ôi! thế thường chỉ có tượng trưng bề ngoài mà thôi) bằng một cuộc làm lễ qui y cho con ,do một vị sư phàm tục của gia quyến hay do người cha chủ trương, sau đó đứa con cũng được ngoài đời gọi là “người đă tái sinh”. Nhưng về thuở xưa và hiện nay cũng vậy, đă có và vẫn c̣n sự điểm đạo ,do theo đó mà người ta bày ra những cuộc lễ qui y thọ phái ở ngoài đời (cuộc Điểm Đạo này là giả tạm (bắt chước) không được Thiêng liêng (Quần Tiên Hội) nh́n nhận).

Có một sự điểm đạo thiết thực, chân chính, chẳng phải chỉ là một việc thâu nhận vào một vai cấp ở ngoài đời, mà thật sự cốt là để ban cho ta một đời sống thiêng liêng, Cuộc điểm đạo này do một Đức Tôn sư (Là một vị Tiên hay Đại Tiên “Đức Thầy” sau khi đă đắc quả thành Tiên rồi, nhưng v́ ḷng thương nhân loại muốn giúp cho nhân loại tiến hóa, nên các Đấng Tôn sư dùng phép mầu, làm cho thể xác không già, không chết. Và ở lại để thâu nhận đệ tử phàm tục, để nhờ đệ tử đem chân lư của các Ngài mà truyền bá lại cho nhân gian) có quyền năng chủ trương vâng theo mệnh lệnh của Đấng Độc Tôn Điểm Đạo (Đức Ngọc Đế) là chúa tể của nhân loại. Chúng ta được đọc bài tường thuật những cuộc lễ điểm đạo thiết thực trong kinh sách thời cổ, chúng ta được biết rằng những cuộc lễ điểm đạo đó hiện nay vẩn c̣n. Toàn thể lịch sử đều chứng minh sự thiết thực đó.

Nơi xứ Ấn Độ có những Thánh Đường mà phía dưới đất là những thánh điện (thiêng liêng) của những cuộc lễ điểm đạo thiết thực thuở xưa, thánh điện mà dân chúng ngày nay không hay biết ǵ cả, v́ có phép mầu để che khuất mắt người trần tục. Thánh điện ấy c̣n măi măi và chỉ mở ra đón tiếp những ai có đức hạnh xứng đáng bước qua ngưỡng cửa mà thôi. Chẳng phải chỉ ở Ấn Độ có những thánh điện huyền bí đó, mà xứ cổ Ai Cập cũng có những thánh điện ở dưới giáo đường, dành riêng cho sự điểm đạo, và dưới những Kim tự Tháp huy hoàng ,đôi khi có che đậy một Thánh Điện cổ kín (có phép mầu) che khuất mắt những người thế tục đời nay. Những cuộc điểm đạo cuối –cùng, mà các bạn thấy ghi chép trong lịch sử xứ Hy Lạp và xứ Ai Cập, như là sự điểm đạo của vị hiền triết nọ, thảy đều được cử hành tại thánh đường ngoài đời, nhân dân đều biết, nhưng lại bên trong c̣n có những thánh điện chân thật của sự điểm đạo, đều được che án kín mắt người phàm không nh́n thấy được. Sự thông hiểu về khoa  học ngoài đời, không làm cho ta được phép bước qua ngạch cửa những thánh điện (huyền bí) này. Muốn vào được nơi đó ta phải gồm đủ điều kiện đă đặt ra từ ngàn xưa và ngay bây giờ điều kiện ấy vẩn c̣n y như xưa vậy, v́ nếu toàn thể lịch sử đều chứng minh rằng các vị được điểm đạo huyền bí là sự thật, th́ nó cũng chứng minh rằng các vị được điểm đạo là có thật.

Đứng đầu những tôn giáo đều có những nhân vật siêu việt hơn người thường. Nhân vật này đă lưu truyền lại kinh sách cho dân chúng các nước, và lịch sử chỉ cho ta thấy các Ngài đứng trên cao hơn hết tất cả người đồng thời, nhờ ở sự thông hiểu nhiệm mầu của các Ngài, nhờ có sự thông hiểu này mà các Ngài có một vầng hào quang rực rỡ bao trùm , nhờ ở sự phát huệ nhiệm mầu làm cho các Ngài thấy được sự huyền bí và chứng rằng chỗ thấy biết của các Ngài là đúng, không thể lầm lạc được. Thật thế, có một điều mà chúng ta thường để ư nơi các Đức Thầy, là các Ngài không nói một cách mơ hồ mà lại quả quyết. Các Ngài không cải lẽ, mà chỉ tuyên bố mà thôi, các Ngài không dùng biện chứng pháp để đi đến kết luận, mà lại dùng trực giác của tâm linh; Khi các Ngài hiện ra để nói việc ǵ ,th́ nói năng một cách oai nghiêm phù hợp với lời vàng ngọc của các Ngài, và tâm linh của con người nhận ra ngay chân lư trong lời dạy của các Ngài, mặc dầu những lời dạy ấy cao quá sức thông minh của con người. Trong tâm của mỗi người luôn luôn có cái nguyên lư căn bản rất nhiệm mầu mà các Đấng Thánh sư thường khêu gợi (đánh thức) v́ nhờ nó mà con người nh́n nhận và hiểu biết ngay một lời tuyên bố thiêng liêng, mặc dầu óc thông minh không được khoáng đạt để phân biện sự chân thật ở cơi phàm với chân lư mà tâm linh tỏ ngộ được. Các Đấng Thánh sư được nêu danh trong lịch sử như là những bậc Đại Thánh sư của nhân loại cũng là những vị mà người ta thường gọi là những bậc Đại Hiền, đều là những bậc siêu phàm đă được Điểm Đạo rồi (thành Tiên rồi). Hồi thuở xưa có các Ngài và hiện nay các Ngài vẩn c̣n sống. Thật thế, tử thần làm thế nào mó tay đến được các Đấng đă chiến thắng sự sanh tử luân hồi và đă làm chủ được thất t́nh lục dục.

Dài theo ḍng thời gian quá khứ, sự tiến hóa phi thường của các Ngài đă làm cho các Ngài xuất ra khỏi đám nhân loại của chúng ta hiện nay, hay là những nhân loại sanh ra trước chúng ta. Trong lúc mà nhân loại của chúng ta c̣n ở vào thời kỳ ấu trỉ, th́ một vài vị trong số các Ngài đă từ thế giới khác hay là từ hành tinh khác đến đây để giáo hóa chúng ta. Trong lúc nhân loại này tiến hóa đầy đủ để tự sản xuất ra những bậc được điểm đạo, những vị ấy là những Đấng Tôn sư của gịng giống chúng ta, và được đắc quả chân tiên để dẫn dắt nhân loại của các Ngài tiến hóa. Khi mà một người đă đi trọn đường đạo rồi, và đă đến mục đích đó (nghĩa là đă thành chánh quả, thành một vị Thánh sư (Chân Tiên) rồi th́ tử thần không c̣n quyền hành ǵ đối với người nữa cả, và không lư do nào mà Ngài lại mất biệt đi một khi mà Ngài đă có hiển hiện ở thời buổi trước.

Lịch sử nói đến các Đấng Thánh sư là sự đảm bảo chắc chắn sự hiện hữu của Ngài ngay bây giờ đây, điều đó đủ chứng minh rằng các Ngài c̣n sống, khỏi cần có một bằng chứng ǵ cả, và càng lúc càng tăng thêm, v́ có nhiều người t́m gặp và biết được tôn nhan của các Ngài; Những người ấy nhờ các Ngài giáo hóa và đang học đạo ở dướí chân các Ngài. Thật thế, ở vào thời buổi của chúng ta, trong ngày giờ này đây có những sinh viên (tu hành) người này đến người kia t́m ra được con đường đạo hạnh ngày xưa, nó chật hẹp, mỏng manh, nhỏ nhít như đường bén của lưỡi dao cạo (Comme le fill d’un rasoir); đường nhỏ chật hẹp như thế nhưng nó đưa con người lên cao và làm cho con người có thể sấn bước vào con đường đạo, con đường của các vị thí sinh học làm đệ tử (aspirant disciple). Lần hồi mỗi sinh viên t́m ra được con đường đạo hạnh, sinh viên ấy trở thành người chứng, có đủ bằng cớ để tuyên bố sự chân thật đă ghi chép trong kinh sách thuở xưa, và sau khi người đặt bước vào đó rồi, th́ lần lượt người trải qua được tất cả giai đoạn tiến hóa (để trở thành một vị chân tiên).

Bây giờ, chúng ta có phận sự hoạch định những đức hạnh cần yếu để cho ta được phép bước vào đường đạo đó. Tiên khởi có một đức tánh cần được mở mang cho thật rộng răi, trước khi mong mỏi được thâu nhận làm đệ tử. Đức tánh đầu tiên đó là SỰ KIỂM SOÁT CÁI TRÍ, (le controle mental), và phần việc trước nhất của tôi là giăi –bày rành rẽ để cho các bạn hiểu coi : Sự kiểm soát cái trí có nghĩa là ǵ ? Cái trí cần phải kiểm soát kia ra sao ? Và kiểm soát nó có ích vào việc chi ? Chúng ta chớ nên quên rằng, đối với phần đông quần chúng, cái trí đại diện cho con người.

Sự huấn luyện bền bỉ sẽ có ích cho các bạn trong công việc nhỏ nhen cũng như trong những đại sự cao cả, và các bạn lần hồi mở mang quyền năng kiểm soát cái trí, là một trong những đức hạnh cần thiết cho người muốn` làm đệ tử Chân Tiên.

Tập luyện cái Trí của bạn như thế , các bạn có thể đạt được một kết quả khác :  Ây đó là

 Tham thiền. Tham thiền là tập luyện làm cho cái trí tập trung vào một tư tưởng một cách cương quyết và đều đặn. Các bạn phải tập như vậy hằng ngày, bởi v́ nếu luyện tập hằng ngày th́ mới thành quen lệ, Chừng ấy cái thân và cái trí tuân theo các bạn dễ dàng. Điều ǵ mà các bạn làm hằng ngày sẽ thành tập quán (thói quen), không bao lâu các bạn sẽ làm được điều đó mà khỏi cần phải ráng sức, mỗi công việc làm hồi ban đầu coi ṃi khó nhọc, nhưng quen tay rồi thành ra dễ dàng. Có hai cách tham thiền : Tham thiền để tưởng niệm các Đấng Thiêng liêng (Tưởng Chúa hay Phật, để noi theo gương cao cả của các Ngài), và tham thiền để mở trí tuệ (tức là đặt một vấn đề hay một tánh tốt để làm đề mục rồi suy gẫm kỹ càng tỷ mỷ vấn đề ấy, với cách cao thượng), người nào khôn ngoan muốn làm đệ tử của Chân tiên th́ tập đủ hai cách đó. Anh tập trung cái trí và đặt tư tưởng vào Đức Thầy Thiêng liêng mà anh chưa được biết, nhưng anh mong mỏi một ngày kia; cứ để ư thấy Ngài ở trước mắt ḿnh măi măi, trong giờ tham thiền, anh xem Ngài như là mục tiêu của cái trí (phải chăm chú) và mục đích của những nguyện vọng bền bỉ, không hề lay chuyển của anh. Cái trí càng ngày càng mở mang th́ công việc làm đó càng dễ dàng; tham thiền để tưởng niệm Thánh sư luôn luôn, rốt cuộc rồi anh sẽ nhận thấy h́nh dáng của Ngài và lần hồi để được gần gũi Ngài. Đó là những khả năng tạo tác của cái trí; ta sẽ đoạt được lư tưởng (ư muốn) mà ta thường thường tưởng niệm, nếu hằng ngày ta tưởng niệm Đấng Toàn giác của nhân loại (Đức Phật) hoặc Đức Thầy th́ ta sẽ được đến gần bên Ngài. Quà quyết tập trung cái trí vào gương sáng lạng của Ngài, niệm nguyện và ước ao được gần gũi Ngài ta sẽ để ư thấy rằng trong những giờ tham thiền cái hạ trí của ta êm dịu lần lần và được thấm nhuần trong nguồn an lạc; nó không c̣n cảm giác theo đời trần tục nữa và cái thể cao thượng của nó rạng ngời như một điểm linh quang ở nội tâm, Ấy là luơng tâm đă thức tỉnh và tự giác. Khi mà cái hạ trí đă êm dịu như thế, khi nó hết lung lay rồi, th́ nó hóa như một cái hồ nước phẳng lặng không xao xuyến v́ một luồng gió thổi, không lay động để theo gịng nước chảy. Cái hồ nước này giống như một mảnh gương soi mặt, vầng hồng rọi ánh huy hoàng xuống mặt hồ thanh b́nh và soi bóng dưới nước lặng lẽ, cũng như lương tâm rọi vào mảnh gương của hạ trí êm dịu vậy. Bây giờ nhờ sự kinh nghiệm riêng của ta ,chớ không phải v́ nghe ai nói lại ta mới biết rằng : Ta không phải là cái trí, lương tâm ta không phải là lương tri giả tạm của cái trí đâu. Bây giờ ta mới có thể khởi sự hợp nhất với Thượng Trí (Thượng trí tức là Chân nhân hay linh hồn, hay Chân ngă) và nhận được sự huy hoàng của Chân ngă (Chân ngă là Chân nhân hay linh hồn (điểm linh quang của Thượng Đế). Thật thế, các bạn chớ nên quên rằng trong Thánh kinh dạy rằng : Các bạn là ta (cái ta chân chính) là phần tinh hoa cao cả trong cái xác thân thấp kém của các bạn. Quả vậy, lời kệ này : “Tu es Brahma” (Người là Thượng Đế) “Tu es cela” (Người là ngôi cao cả ấy) trong kinh Chandogyopanishad cùng trong các kinh khác, và lời nầy mà các phật tử thường lập đi lập lại : ‘Chúng sanh là Phật’ , những lời ấy có ư nghĩa ǵ ? Những lời đó không bao giờ sự thật đối với lương tâm các bạn được. Dầu các bạn dùng trí năo để t́m hiểu thấu đáo hoàn toàn ư nghiă ẩn vi bên trong nhưng sự thật sẽ hiển hiện ra y như lời là khi nào, nhờ Tham thiền mà các bạn làm cho hạ trí (hạ trí là cái xảo quyệt, bất chính, ích kỷ của phàm nhân, c̣n thượng trí nhân từ, chân chính vị tha của linh hồn) ,hóa ra một tấm gương trong sáng soi rơ được h́nh ảnh của thượng trí. Rồi đến một giai đoạn mới nữa, sự tham thiền sẽ làm cho các bạn đồng hóa với thượng trí, bấy giờ các bạn mới hiểu được những lời truyền dạy trên kia của các Đấng Đại Tôn sư, trong đó có hàm chứa cái nguyên lư : “Thiêng liêng ẩn vi trong con người”.

 

Đem thực hành hằng ngày trong cả tháng và cả năm, th́ những nguyên tắc nói trên đây thấm nhuần tất cả cuộc đời của ta, mà chúng nó sẽ là nồng cốt chắc chắn bền bỉ chớ không phải chợt có, chợt không, tùy thời tùy lúc nữa. Ban đầu ta chỉ chú tâm vào những nguyên tắc đó trong thời gian tham thiền mà thôi về sau sự tham thiền ấy sẽ luôn luôn hoạt động trong tất cả đời của ta ở giữa trần thế. Các bạn có thể tự bảo rằng : làm thế nào mà tôi tập trung tư tưởng vào đó được trong lúc tôi đang bận rộn giữa cơi đời vật chất này? Làm thế nào mà thượng trí của tôi hiển hiện ra được trong lúc mà hạ trí của tôi lăng xăng hoạt động? Vậy chớ các bạn không thấy biết rằng trong khi nghiêng ḿnh làm lễ trước bàn thờ, tay bạn th́ lo kính dâng hoa quả, nhưng trí của bạn vẩn tưởng niệm Thánh Thần sao? Xác thân của bạn đang cử động, nhưng mà tư tưởng của các bạn để ư vào hương hoa, mà nó lại tập trung vào Đấng mà các bạn lễ bái, Hai bàn tay th́ lo tṛn phận sự dâng hương hoa, c̣n cái trí vẫn tập trung vị Thần hay vị Thánh. Về cuộc đời vật chất giữa loài người cũng thế, các bạn có thể dâng hoa ư hương ḷng ,cho thiêng liêng ,trong lúc các bạn đang siêng năng làm công việc hằng ngày; các bạn có thể dâng hai thứ hương hoa và hương ḷng, trong khi các bạn tâm t́nh và làm tṛn phận sự giữa trần thế; ngay lúc ấy các bạn vẫn luôn luôn tẩm ḿnh trong sự tham thiền và thờ phụng một Đấng nào của các bạn. Các bạn nên học tập cho biết phân biệt cái lương tâm cao thượng của bạn để xa ĺa cái lương tri thấp kém của hạ trí (của phàm nhân); rồi các bạn sẽ biết lợi dụng sự hoạt động của cái trí để cho thấy được chân tâm (Chân ngă) của các bạn, cái trí vẩn làm phận sự của nó một cách châu toàn ,trong khi chân tâm an trụ ở một cảnh giới cao hơn.

Các bạn sẽ không xa ĺa thánh điện của nội tâm, dầu là ở vào giữa sự hoạt động náo nhiệt nào của xă hội. Nhờ tập luyện theo cách thức đó mà một người có thể thành ra đệ tử Chân Tiên được.

Lại c̣n một đoạn nữa mà chúng ta nên xét qua cho biết. Tôi gọi giai đoạn này là : (meditation intellectuelle) phần mở trí do sự tham thiền dùng ư thức để sửa tánh lập hạnh. Chúng ta hăy trở lại bộ sách luận về pháp môn “Lập công bồi đức” (Karma yoga) với những lời giáo huấn của Đức SRI KHRISNA trong quyển kinh Bhagavad Gita. Đọc chương thứ 16, chúng ta thấy một bản thật dài kể những đức hạnh ,mà mỗi người phải tự ḿnh mở mang cho được có sẵn những đức hạnh đó ,trong một kiếp tái sanh về sau. Những đức hạnh đó được gọi là những “quan năng thiêng liêng” và chính Đức Thầy nói với Hoàng Tử Arjouna như vầy : “Con ôi, con sinh ra đă sẵn có các quan năng thiêng liêng rồi”. Mà muốn có sẵn quan năng thiêng liêng đó trong kiếp vị lai, th́ các bạn phải mở mang chúng nó trong kiếp hiện tại này. Muốn vừa sinh ra đời là có sẵn quan năng thiêng liêng, th́ các bạn hăy lần hồi đào tạo trong nhiều kiếp liên tiếp nhau. Người đời muốn hiểu cách thức rèn tâm luyện tánh của ḿnh th́ không làm ǵ hơn là, y phải hiểu biết những đức hạnh thiết yếu,’ những quan năng thiêng liêng nói trên rất cần kiếp cho đệ tử Chân Tiên’ rồi ráng mở mang những đức tính đó hết cái này đến cái khác trong cuộc sống hằng ngày, bằng hai cách : Tham Thiền và Thực hành. Ví dụ, một trong những đức hạnh đó là sự thanh khiết (trong sạch) “Pureté”. Vậy ta phải làm cách nào để trở nên thanh khiết? Phải lấy sự thanh khiết làm một trong những đầu đề tham thiền trong buổi sáng để hiểu rơ ư nghĩa của sự thanh khiết là ǵ? Không nên để cho một tư tưởng ô trược phớt qua trí ta, đừng để cho hành vi ô trược làm lem luốc thân ta; ta phải ráng giữ cho được thanh khiết về cả ba phương diện : tư tưởng lời nói và việc làm. Đó là ba phận sự mà tôi thường nhắc cho các bạn nhớ trong một ngày đă qua, về chuyện thầy tu bà la môn thường đeo ba sợi dây biểu hiệu ba phận sự đó. Buổi sớm mai, phải suy tưởng đến sự thanh khiết như là một vật khả ái mà ta muốn chiếm đoạt cho được, nhớ măi măi trong trí đức tính đó trong khi làm công việc. Ta phải coi chừng đừng để cho một hành vi nào có thể làm nhơ nhuốc thân ta, trọn ngày ta không phạm một điều ô trược nào, v́ ta giữ ǵn và xem xét kỹ lưỡng những hành động của ta ngơ hầu tránh các điều xúc phạm nhơ uế. Ta phải giữ ǵn lời nói và không thốt ra một tiếng thô tục ; trong khi nói chuyện ta không động chạm đến vấn đề bỉ ổi và không để cho lưỡi của ta vấy nhơ bằng cách nói cạnh nói khóe, khả ố. Những lời của ta phải đủ sức thanh khiết để cho ta có thể thốt ra trước mặt Đức Thầy, v́ nếu có một mảy bợn nhơ trong lời nói của ta th́ Ngài nhận thấy ngay, mặc dầu người phàm không nhận thấy ǵ cả. Ta sẽ giữ ǵn cách nào để cho mỗi lời ta nói ra đều hết sức thanh khiết ,và ta đừng bao giờ làm cho ta, hoặc người khác bị nhơ v́ một lời nói hay là một câu xỏ xiêng khả ố nào của ta. Tư tưởng của ta sẽ thanh khiết luôn luôn; ta không dung dưỡng một tư tưởng xấu xa nào trong trí óc ta cả và nếu có một tư tưởng như thế hiện ra nơi đó th́ đánh đuổi nó lập tức. V́ biết rằng nếu tư tưởng xấu nhập vào trí ,mà nơi đó lại chứa sẵn mầm không tốt, ta phải lập tức gội rửa cái trí cho tinh anh ,đặng ngăn ngừa tư tưởng xấu ở bên ngoài đột nhập vào. Về quan niệm nầy, ta phải chuyên cần giữ ǵn cái trí trọn ngày.

Kế đó ta sẽ lấy Chân lư làm đề mục cho sự tham thiền buổi sáng; ta suy gẫm về chân lư, về sự quan trọng của nó ở cơi đời thế tục, ở giữa xă hội, ở trong nội tâm tánh t́nh của ta, và khi ta giao thiệp với người đời ta sẽ không phạm một hành vi gian xảo, nói một lời có ư dối trá nào. Chẳng những là ta không nói láo (vọng ngữ) mà ta lại cũng không nói sái (không đúng sự thật) bởi v́ nói sai sự thật cũng là dối trá. Thuật sái một chuyện của ḿnh đă thấy cũng là nói láo. Cách nói thêm hay nói bóng bẩy trong lúc thuật lại công chuyện và nói điều ǵ không hoàn toàn đúng y sự thật. Ta phải giữ ǵn cho mỗi tư tưởng của ta đều được chân thật, ngỏ hầu cho trí của ta không bị lem ố bởi ảnh hưởng của một sự giả dối nào hết.

Luận về ḷng từ bi (Compassion) cũng thế; ta phải tham thiền về đức tánh nầy buổi sáng và cố gắng thực hành nó trọn ngày. Ta phải tỏ vẻ tốt lành đối với tất cả mọi người sống chung quanh ta; ta phải giúp đỡ người trong gia quyến, bằng hữu và người cần dến nếu ta có sức giúp đỡ. Ta phải ráng giúp đỡ những người túng rối, an ủi những người sầu thảm; nghĩa là ta sẽ làm cách nào cho bớt sự khốn khổ mà ta gặp ở bước đường đời. Chẳng những ta tham thiền về ḷng từ bi mà thôi, mà ta phải sống một đời đầy ḷng từ bi bác ái ,làm cho đức tánh nầy thấm nhuần vào bản tính của ta vậy.

Bàn về sự dũng mănh (courage) của tâm hồn (linh hồn) cũng lại y như thế nữa. Ta sẽ tham thiền về oai nghi của một người có đại lực không tủi nhục, mà cũng không kiêu hănh v́ thời cuộc, không quá vui mừng v́ đă thành công, không khốn khổ v́ đă thất bại; người có đại chí không thay chiều đổi hướng theo hoàn cảnh, không v́ t́nh thế khó khăn ngày hôm nay mà sanh ra buồn rầu, rồi ngày mai trở lại vui mừng v́ hoàn cảnh thuận lợi. Ta phải t́m cách để giữ cho tâm thần được quân b́nh và dũng mănh luôn luôn và thực hành nguyên tắc nầy trong các trường hợp trong đời sống của ta. Nếu ta đứng trước những điều ưu tư phiền năo, th́ ta sẽ nghĩ đến cảnh trường tồn vĩnh viễn nơi đó không hề có điều lo âu. Nếu ta bị mất của, ta sẽ nghĩ đến kho vô tận của sự thông minh trí huệ của ta không ai lấy mất được; nếu tử thần cướp mất một người bạn của ta, th́ ta sẽ nhớ rằng không có một linh hồn nào chết mất cả, chỉ có thể xác tan ră thôi; mà thể xác th́ cũng như là một cái áo củ rách ta cởi ra để mặc cái khác, và thế nào ta cũng sẽ gặp bạn ta một ngày kia.

Đối với tất cả đức hạnh khác như là : Sự tự tín (confianceen soi) sự b́nh tỉnh……, ta cũng sẽ tham thiền về những đức tính nầy và thực hành cho được .(Có 12 đức hạnh cần yếu mà người đệ tử phải lấy đó làm đề mục để tham thiền trong 12 tháng mỗi tháng một đức hạnh : 1Bác ái 2/ Từ bi 3/Lễ độ, nhă nhặn 4/Hiến dâng 5/Thanh khiết 6/Tỏ t́nh thân ái 7/Dũng mănh 8/Thiệp thế 9/Khoan dung 10/Ḷng tự tính 11/ Giữ thăng bằng 12/Bền chí.  Tập luyện và ăn ở theo 12 đức hạnh nầy, con người sẽ thành một hiền nhân quân tử, một bậc Thánh sống). Không phải thực hành cả thảy cùng một lúc.

Không có người nào ở thế gian nầy ,có đủ thời giờ mỗi ngày để tham thiền trọn hết các đức hạnh nói trên cho được. Ta phải tách ra từ đức hạnh rồi lần hồi đồng hóa tâm tánh của ta với tất cả. Các bạn hăy kiên cố làm việc, đừng sợ mất nhiều th́ giờ chịu khổ cực về công việc làm đó, Các bạn đang xây dựng một sự nghiệp trường tồn vĩnh viễn, vậy nên các bạn hăy kiên tâm tŕ chí và cảnh trường sanh bất diệt hiện ra trước mắt bạn kia. Phần công đức mà các bạn hưởng măi măi. Sự Tham thiền và sự thực hành lẻ loi không đủ sức để lập tâm định tính của ta được. Cả hai phải cùng đi đôi với nhau để thấm nhuần đời sống hằng ngày của ta và kết quả sẽ làm cho tâm tánh của ta trở nên cao thượng huy hoàng.

Người nào đă tu tâm sửa tánh, đă cố gắng hết sức ḿnh, đă biết dùng thời giờ, tư tưởng và công lao khổ nhọc để dọn ḿnh cho xứng đáng để gặp gỡ Đức Thầy (Đức Thầy nói ở đây là Đấng Thánh Sư Tôn Sư, một vị Đại Tiên chớ không phải Thầy phàm) th́ người đó chắc chắn sẽ gặp Ngài, hay là, “Đức Thầy sẽ t́m người đó hoặc sẽ hiện ra nơi trong tâm hồn của người đó. Các bạn v́ mờ ám và mê muội, nên tưởng rằng các Đức Thầy muốn náo dạng ẩn ḿnh hoặc yểm thế. Các bạn lầm lẫn cho đến đỗi tin rằng, các Ngài cố ư mai danh ẩn tích không để cho mắt người phàm tục trông thấy, phó mặc cho nhân loại vấp ngă không ai cứu vớt và các Ngài cũng không màng giúp đỡ , dẫn dắt nhân loại nữa. Tôi nói thành thật với các bạn lời nầy : Các bạn cố gắng niệm nguyện để gặp gỡ Đức Thầy, nhưng dầu niệm nguyện của các bạn lớn lao bền bỉ đến bực nào, Đức Thầy cũng muôn ngàn lần bền bỉ hơn, trong ư nguyện của Ngài cứ lo t́m các bạn, ngơ hầu có thể giúp đỡ các bạn vậy. Nh́n xuống cơi hạ giới nầy, các Đức Thầy nhận thấy rằng các Ngài cần phải có nhiều người đệ tử để phụ sự cùng các Ngài, v́ số người giúp việc cho các Ngài vẫn c̣n ít lắm. Hằng khối quần chúng đang sống say chết mê trong sự vô minh : rất cần có người để giáo hóa họ; Cả ngàn cả vạn người đă chết mất v́ không ai giúp đỡ. Các Đấng Thánh Sư cần dùng đệ tử sống tại cơi hồng trần nầy, để cho các vị đệ tử nầy sau khi thọ giáo với các Ngài rồi, trở lại giúp đỡ những người rên la đau khổ, khai trí cho những kẻ tối tăm u ám. Các Ngài t́m khắp nhân gian một linh hồn (một người) ham mộ được các Ngài hộ trợ và người ấy cũng trau giồi sẵn sàng để hưởng cái ân đức ấy. Các Ngài luôn luôn chú mục xuống trần thế ,để phúc đáp lập tức lại cho những tiếng kêu gọi của những linh hồn sẵn sàng mở cửa ḷng để nghinh tiếp các Ngài, bởi v́ chúng ta đă dùng nhiều then chốt đóng chặt cửa ḷng không cho các Ngài vào đó. Vả lại các Ngài không thể cậy quyền lực mà mở tung cánh cửa của ta để vào. Nếu một người dùng ch́a khóa đóng cửa ḷng của ḿnh lại rồi, th́ chỉ người đó có quyền mở ra mà thôi. Chúng ta bị đóng chặt và giam hảm bởi những khát vọng hồng trần, bởi những hoạt động không dừng v́ mồi danh bả lợi, phù vân; chúng ta bị nhốt kín trong “mê đồ” bởi ba then chốt nầy; sự tội lỗi, tánh thờ ơ lănh đạm và tật chễnh măng biếng nhác. Và Đức Thầy đợi chúng ta mở cửa ḷng ,để cho Ngài có thể bước vào để khai tỏ ngọn đèn trí huệ của ta.

Các bạn sẽ hỏi tôi rằng : “Làm thế nào mà các Đức Thầy phân biệt ra được linh hồn đang phụng sự và sẵn sàng để nghinh tiếp các Ngài giữa đám đông, cả ngàn cả vạn người ?” Đáp lại câu hỏi nầy bằng cách nói bóng sau : Một người đang đứng trên đỉnh núi đưa mắt nh́n những vùng đồng bằng bao chung quanh chân núi. Người đó nhận ra được ngọn đèn lấp lánh trong một túp nhà ,v́ ánh sáng của ngọn đèn nổi bật lên trên vùng tối tăm bao bọc nó; cũng y như thế, linh hồn nào đă trau giồi lập hạnh, lập đức th́ tự nhiên chiếu sáng giữa khối u minh ám chướng của thế tục với một ánh sáng rạng ngời làm cho Đấng Thánh sư đang đứng trên thượng đỉnh của nhân loại để mắt đến ngay. Vậy các bạn hăy đốt Đèn Tâm của các bạn lên, ngơ hầu cho Đức Thầy trông thấy, Ngài vẫn để mắt nh́n kiếm luôn luôn, vậy phần các bạn là phải ra dấu hiệu bằng cách đốt đèn tâm ḿnh ,để cho Ngài đến nhận các bạn làm đệ tử và dẫn dắt các bạn bước vào đường Đạo, Các bạn sẽ thấy rơ sự thiết yếu của điều đó sau khi chúng ta giảng giải xong câu chuyện đạo học mà chúng ta c̣n đang luận bàn đây và khi tôi mô tả cho các bạn thấy công việc làm của một vị đệ tử , bày giải những điều mà người có thể thực hiện được ở cơi trần nầy. Nhưng xin các bạn cho phép tôi, trước khi chúng ta chia tay nhau buổi sáng hôm nay, nhắc lại tư tưởng nầy mà tôi ước mong các bạn khắc ghi vào tâm trí.

Đức Thầy đang nh́n để t́m kiếm và chờ đợi chúng ta. Ngài muốn gặp gỡ để truyền đạo cho các bạn; các bạn có quyền phụng thỉnh các Ngài đến và chỉ có các bạn là được phép mở cửa ḷng của bạn để rước Ngài vào, đặng cứu hộ các bạn thôi. Đức Thầy có thể gơ vào cửa ḷng của các bạn. Nhưng các bạn phải thốt lời thỉnh Ngài vào.

Nếu các bạn noi đường lối mà tôi đă vạch ra buổi sáng hôm nay, nếu các bạn tập lần hồi kiểm soát cái trí, học cách tham thiền và lập đức sửa hạnh, th́ có thể nói rằng các bạn đă thốt ra lời để cầu thỉnh Đức Thầy hiển hiện ra. Khi mà từ trong cơi tịch mịch của tâm hồn ta, lời thỉnh cầu đó đă phát ra, th́ Đức Thầy sẽ hiện thân ra ngay và hồn ta được hầu kề dưới chân Đấng Tôn sư mà ta lấy làm măn nguyện v́ đă gặp gỡ được Ngài

Bà Bác sĩ : ANNIE BESANT

Cố Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học

Thế giới ở Madras, ẤN ĐỘ

Dịch giả : NGUYỄN VĂN LƯỢNG và P V T