HỘI THÔNG-THIÊN-HỌC

----------------------------

Hội thông-thiên-học ngày 17 tháng 11 năm 1875 tại New York sau dời về Bombay, và bây giờ ở luôn tại Adyar Madras(Ấn-Độ).

Hai vị sáng lập là Bà Blavatsky (Hoàng phái nước Nga) và Ông Đại Tá H.S. Olcott, do mạng lệnh của hai vị Thánh-sư: Đức Kuthumi và Đức Morya Đại-Tiên của Quấn-Tiên-Hội điều khiển.

Sau 91 năm hoạt động, (cho tới năm 1967) Hội đă được 57 nước trên địa-cầu xin gia nhập và mỗi nước đều có 7 chi nhánh trở lên.

Hội Thông-Thiên-Học có một tiêu ngữ là: Không Tôn-giáo nào cao hơn chân-lư, và ba mục đích ;

Mục đích thứ nhất: Tạo một mối t́nh huynh-đệ đại đồng giữa nhân loại, không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn-giáo và nam-nữ.

Mục đích thứ hai: Nghiên-cứu và học hỏi các tôn-giáo so sánh với nhau, học các triết- lư và khoa -học.

Mục đích thứ ba: Học những luật bí-ẩn của vũ-trụ và những quyền năng ẩn-vi trong con người.

Ai xem và ưng thuận nội mục đích thứ nhất, th́ được xin vào hội Thông-Thiên-Học.

Khi được nhận vào hội Thông-thiên-học, người hội viên vẩn c̣n giữ y tôn-giáo của ḿnh. Ví dụ: Người Phật-tử vẩn giử nghi lễ và tụng niệm của người Phật-tử, chỉ nhận mục đích thứ nhất, và về sau học thêm giáo lư Thông-thiên-học để thấu rơ luật Trời do theo đó mà tiến hóa.

Hội viên Thông-thiên-học có hai hạng: hạng hôi viên Thông-thiên-học thường, hạng này chỉ nhận mục đích thứ nhất là Huynh-đệ đại-đồng và c̣n đang học thêm giáo lư Thông-thiên-học.

Và hạng hội viên Thông-thiên-học thuần túy, hạnh kiểm tốt, lập nhiều công đức, giúp đời không cầu danh, cầu lợi, hy -sinh hạnh -phúc của ḿnh để phụng- sự nhân- loại, Hạng sau này, sẽ được chọn vào trường Bí-Giáo để học hỏi thêm nhiều điều huyền-bí.

 

TRƯỜNG BÍ-GIÁO

Sau khi lập xong hội Thông-thiên-học, Bà Blavatsky vâng lệnh Tôn-sư lập thêm trường Bí-Giáo với mục đích là chọn lựa đào luyện hội viên hạnh -kiểm thật tốt để sau này được các đấng Thánh-sư thâu nhận đào tạo vào hàng cứu nhân độ-thế. Ấy là một trường đào luyện thường nhân để trở thành Hiền-nhân, sau cùng sẽ trở thành một Thánh-nhân, đệ-tử điểm đạo của các Đấng Thánh-sư.

Mỗi xứ bộ Thông-thiên-học đều có trường Bí-Giáo, mà người ngoài đời không thể biết được trường ấy ở đâu, do ai chưởng quản.

Người hội viên nào được nhận vào trường Bí-Giáo, người ấy có một duyên lành lớn, sẽ được tiến hóa rất mau hơn người ngoài đời... kỷ luật của trường rất nghiêm nên rất ít người theo nổi. Phải ăn chay trường trước khi được nhận.

 

                        Cách thức các Đức Thầy thâu nhận Đệ-tử

                                                ...oOo...

                        Thời kỳ thử ḷng trước khi nhập môn

Trong hàng các sinh viên hành đạo có nhiệt -tâm và làm việc sốt -sắng, vẫn có nhiều cơ- hội để cho Đức-Thầy chọn lựa đệ-tử của Ngài. Trước khi thâu nhận các đệ-tử, th́ Đức-Thầy cẩn thận một cách đặc-biệt ,đặng Ngài chắc ư rằng những người ấy thật xứng đáng là những người để cho Ngài giao-tiếp thân-mật: Và đó là cuộc tập sự gọi là thời kỳ thử ḷng để dự bị được nhập môn. Khi Đức-Thầy xét thấy một người nào nhận làm đệ-tử được, th́ Ngài thường bảo một đệ-tử chánh thức của Ngài ở trần thế, dắt hồn sinh viên mới này đến Ngài bằng cách xuất Vía (xuất hồn). Thế thường, th́ bước đầu tiên này, ít có ŕnh-rang lễ mễ. Đức Sư-phụ chỉ khuyên nhủ đệ-tử mới đôi lời và nói cho biết những điều mà người ta sẽ trông mong nơi nó. Và thường thường, với tánh t́nh niềm nở dễ kính yêu của Ngài, Ngài có sẳn lư lẽ để khen ngợi  về các công-đức nó đă lập được.

Ngài liền nắn một cái h́nh sống của đệ-tử, hay nói một cách khác, Ngài dùng các chất làm ra cái trí, cái vía và cái phách hợp lại thành h́nh tượng của tân-môn sinh và Ngài để h́nh đó một bên Ngài đặng xem xét từng kỳ. Mỗi h́nh đều liên lạc với người mà nó thay thế, đương ở cách xa, bằng từ-điển; cho nên mỗi sự thay đổi trong tư-tưởng và t́nh cảm của người đó đều hiện ra rỏ ràng nơi h́nh, bằng cách cảm thông rung động; bởi thế nên khi ngó thoáng qua cái h́nh th́ Đức Thầy thấu được liền bất cứ  sự xao động nào đă xảy ra nơi thể phách của đệ-tử, kể từ lần chót mà Ngài xem cái h́nh ấy: Chẳng hạn Ngài thấy đệ-tử đă mất thăng-bằng của tâm- linh và đang làm mồi cho những t́nh- cảm ô- trược, hoặc đang ưu- tư, chán-năn hay hèn-yếu, chỉ khi nào trải qua một thời gian khá lâu, sau khi đă xem xét kỹ- lưỡng mà không thấy sự xao- động nghiêm-trọng nào xâm chiếm thể phách của đệ-tử, chừng ấy Đức-thầy mới để cho người đệ-tử ấy giao-tiếp thân mật với Ngài.

Khi đệ-tử được thâu nhận rồi th́ nó phải hợp nhất với Đức-Thầy của nó một cách thân mật cho đến đổi chúng ta không thể tưởng-tượng hoặc thấu hiểu được. Về phần Đức-thầy, Ngài ráng ḥa hợp hào-quang của đệ-tử với hào-quang của Ngài. Nhờ sự ḥa hợp này mà thần lực của Ngài luôn luôn hoạt động để giúp đở mà khỏi cần Ngài đặc-biệt chú ư đến nó. Sự ḥa hợp thân thiết này lẽ tất nhiên là làm cho Đức-thầy và đệ-tử đều có ảnh hưởng lẫn nhau; bởi thế cho nên, nếu có sự rung động không lành nào của đệ-tử cảm thông đến Đức-thầy, làm cho trí và vía của Ngài xao xuyến, th́ sự ḥa hợp không thể tồn tại được. trong trường hợp này, đệ-tử phải chờ đợi cho đến khi dứt bỏ hết những xúc động xấu kia (mới mong giao tiếp trở lại với Đức-Thầy được). Đệ tử ở trong thời kỳ thử ḷng không phải tuyệt nhiên tốt hơn những người khác chưa được thử ḷng, nhưng về nhiều phương diện, nó có thể làm được công việc của Đức-thầy, bởi thế cho nên phải cần có thời gian thử ḷng , trước khi thâu nhận nó một cách thiệt thọ. Thật thế, có nhiều người đầy nhiệt tâm và hăng hái lo làm việc giúp đời, lúc ban đầu coi có nhiều hy vọng lắm; nhưng, than ôi, sau một thời gian họ lại mệt mỏi, chán nản và đi thụt lùi. Người thí-sinh phải thắng nổi những sự hèn yếu về cảm t́nh, và rán tiếp tục làm việc không sa-ngă cho đến khi nào tấm ḷng  đầy đủ an-tịnh và trong sạch. Sau một khoảng thời gian khá lâu, nếu không có biến động nghiêm-trọng nào hiện ra trong h́nh sống th́ đă tới lúc mà Đức-thầy đem đệ-tử đến gần Ngài.

Đừng tưởng rằng cái h́nh sống kia chỉ ghi các tánh xấu hay là các sự biến động mà thôi, nó c̣n biểu lộ tất cả trạng thái của cái vía và cái trí của đệ-tử nữa. V́ vậy nó cũng ghi sự tốt lành và sự vui vẻ, nó ban rải sự an-lạc cho thế gian và ḷng từ-ái cho người đời, Chớ nên quên rằng một tấm ḷng tốt suông chưa phải là đủ, muốn tiến hóa, th́ hành động tốt là rất cần thiết. không làm quấy một mảy nào cũng quư lắm rồi,  chúng ta nên nhớ câu này  trong kinh sách về gương Đại từ-bi (của Đức Phật Thích-ca): “Đấng Chí-Tôn đi đến đâu th́ ban rải phước lành đến đó”.

Khi một người đệ tử c̣n ở trong thời kỳ thử ḷng làm được một điều lành đặc-biệt nào, th́ liền theo đó Đức-thầy để ư thêm , và nếu Ngài xét là cần thiết th́ Ngài phóng một luồng Thần-lực để phấn chí nó, hay là đặt trên bước đường đi của nó một công việc ǵ, đặng coi nó làm  ra sao. Nhưng mà thường khi th́ Ngài phú-thác cho một đệ-tử lớn của Ngài chăm nom đến nó :’Người ta tưởng rằng chúng tôi đem cho thí-sinh nhiều cơ hội để nó hoạt động, làm như vậy tức là gánh một trách nhiệm quá nặng nề, bởi nếu biết thừa cơ hội mà giúp đời th́ tốt, bằng nó bỏ qua không làm chi nó bị một điểm xấu. Chúng tôi cũng muốn cho đệ-tử nhiều cơ hội để làm việc, nhưng mà chúng tôi lại ngần ngại, mặc dầu những cơ hội ấy có thể lợi ích cho chúng nó,  nếu chúng nó không bỏ lăng những cơ hội đó’. Ta nhận thấy rằng, sự liên lạc giữa Đức-thầy với đệ-tử cốt ư là để cho Đức-Thầy chăm nom đệ-tử và thỉnh thoảng dùng đến nó

Các Chơn-sư không có thói quen dùng đến những sự thử thách đặc-biệt hoặc long- trọng, và thường thường, khi một người trưởng -thành được nhận vào hạng nhập môn, th́ các Ngài để tiếp tục sống theo cuộc đời thông -thường của nó ,và tùy theo cách thức mà h́nh sống ghi công- việc hằng ngày của nó,  mà Chơn-sư biết một cách đầy đủ về tánh t́nh và những sự tiến bộ đó. Do sự quan -sát này, nếu Đức-Thầy kết -luận rằng người ấy xứng -đáng trở nên một đệ-tử khả- quan ,th́ Ngài đem nó lại gần Ngài và thâu nhận.  Trong vài tuần lễ cũng đủ cho Ngài quyết- định được ,đôi khi Ngài  phải mất nhiều năm để xem xét.

 

 

                                    --------------ààà]]]ààà--------------