CON NGƯỜI CÓ ĐẦU THAI LÀM THÚ VẬT KHÔNG?

---

Hành tŕnh đi xuống: sau một thời gian dài hưởng phúc lạc nơi cơi thượng giới (tức Cơi Trời Chân Phúc hay Thiên Đàng, Cực Lạc...), linh hồn bị thúc đẩy bởi động lực tiến hóa, sẽ trở lại thế gian để học hỏi kinh nghiệm và tiến hóa. Một linh hồn từ cơi thượng giới trên đường đi đầu thai, xuống cơi trung giới trước khi đến cơi trần, do sự thu hút từ hồn khóm của một loài thú vật có đặc tính gần giống với cá tính của người ấy, họ có thể bị lôi kéo ra khỏi hành tŕnh, làm chậm trễ một thời gian vô định nơi cơi trung giới. Hành tŕnh trở về: chúng ta cũng biết, con người sau khi chết lên cơi trung giới một thời gian trước khi lên cơi thượng giới, đôi khi ở cơi trung giới họ bị cùng sự thu hút ấy trói buộc, và giữ họ kết dính mật thiết với một h́nh thể thú vật. Đó là do hậu quả của những hành động độc ác thô bạo, có thể gây nghiệp quả kết nối với thú vật, làm cho người ấy phải chịu khổ sở khủng khiếp. Bà Annie Besant trong bức thư giải đáp gởi cho một tờ báo ở Ấn Độ, và được đăng lại trong quyển “Góp Nhặt Minh Triết Thiêng Liêng” chương XV, trang 231 như sau:

Linh hồn con người không luân hồi làm thú vật, v́ luân hồi có nghĩa là nhập vào một dẫn thể vật chất, từ đó linh hồn thủ đắc và kiểm soát dẫn thể ấy. Sự nối kết coi như h́nh phạt, trói buộc linh hồn con người với h́nh thể thú vật không phải là sự luân hồi. V́ linh hồn thú vật - chủ nhân chính thức của thể xác con vật ấy - không bị tống hoàn toàn ra ngoài, và linh hồn con người cũng không thể kiểm soát thân xác con vật mà họ tạm thời chiếm giữ. Trong thời gian chịu khổ h́nh như thế, linh hồn con người không trở thành con vật, cũng không mất đi những tính chất thuộc con người. Sau khi không c̣n bị ràng buộc vào con thú và được tự do trở lại, con người không cần phải bắt đầu lại từ nấc thang thấp nhất trong sự tiến hóa của con người, mà họ tiếp tục tiến hóa theo h́nh thể con người vào giai đoạn mà họ đă bỏ dở trước đây.

“Khi chân ngă, hay linh hồn con người, do sự thèm khát xấu xa, tạo nên sự nối kết mạnh mẽ với một loại thú vật nào đó, thể t́nh cảm của người ấy cho thấy có những điểm tương đồng với những đặc tính của con thú. Chúng ta đều biết, trong cơi trung giới, tư tưởng và dục vọng được biểu lộ thành h́nh thể, có thể lấy những h́nh thể thú vật. Sau khi chết, vong linh tội lỗi ở vào cảnh thấp cơi trung giới có thể khoác lấy h́nh thể làm bằng chất liệu cơi trung giới, giống như con thú có những đặc tính mà người ấy đă có trong suốt thời gian sống ở trần thế. Điều này xảy ra vào giai đoạn sau khi chết, và trong vài trường hợp đặc biệt vào giai đoạn linh hồn đi tái sinh, xuống trở lại cơi trung giới. Do sự thu hút từ điển mà linh hồn bị kết dính vào thể vía của con thú có cùng đặc tính, và xuyên qua thể vía con thú, linh hồn bị xiềng xích vào ngục tù xác thân con thú. Khi bị xiềng xích như thế, linh hồn không siêu thoát bị kẹt lại nơi cơi trung giới, không thể vượt lên cơi thiên đàng; cũng không thể tiếp tục hành tŕnh tái sinh vào thể xác con người. Khi bị cột chặt vào con thú, như một h́nh phạt nô lệ, linh hồn có ư thức trong cơi trung giới, nhưng không thể kiểm soát thể xác con thú, cũng không thể tự biểu lộ xuyên qua thể xác con thú ở cơi trần. Sự cấu tạo thể xác con thú không có cơ chế cần thiết để linh hồn con người tự biểu lộ. Thể xác con thú chỉ là một nhà tù nhỏ, chứ không phải một dẫn thể của linh hồn con người. Hơn nữa, linh hồn con thú không bị tống ra khỏi thể xác của nó, nó là chủ nhân chính thức, kiểm soát cơ thể của nó. T́nh trạng giam giữ như thế không phải là luân hồi, thật không chính xác nếu gọi đó là sự luân hồi. Do những sự kiện kể trên, tôi luôn luôn khẳng định rằng linh hồn con người không thể tái sinh vào con thú, không thể trở thành con thú.

“Trong những trường hợp linh hồn đồi trụy chưa đến mức hoàn toàn bị giam hăm trong thể vía thú vật, nhưng thể vía của chính họ bị thú tính hóa mạnh mẽ, linh hồn ấy vẫn có thể tiếp tục con đường tái sinh trong thể xác con người, nhưng phần nhiều những đặc tính thú vật sẽ biểu lộ nơi thể xác vật chất, như vài trường hợp sinh ra với h́nh thù quái dị, đáng kinh tởm, với gương mặt giống như heo, chó v.v... Người đeo đuổi theo những tật xấu thú tính, phải gánh chịu những hậu quả mà họ đă gây ra, định luật thiên nhiên tác động không ngừng nghỉ và họ sẽ gặt hái những hạt giống mà họ đă gieo. Sự thống khổ mà họ phải chịu đựng, làm gián đoạn sự phát triển tâm thức trong một thời gian khá lâu, tác động như một phương tiện huấn luyện con người. Tương tự như trựng hợp những linh hồn bị ở trong thể xác con người có năo bộ bệnh hoạn, những người mà chúng ta gọi là ngu đần, điên khùng v.v... Ngu đần và điên khùng là hậu quả của những loại tật xấu, khác với những tật xấu mang lại t́nh trạng nô lệ vào thú vật như được giải thích ở trên, nhưng trong những trường hợp này, linh hồn cũng vướng mắc vào một h́nh thể mà qua đó nó không thể tự biểu lộ được.”

Những điều giải thích trên làm sáng tỏ hoàn toàn, hoặc ít nhất một phần đối với sự tin tưởng không đúng về việc con người trong vài trường hợp có thể tái sinh trong thể xác thú vật.

Vài quyển sách Đông Phương thường diễn tả ba giai đoạn của một chu tŕnh đời sống (cơi thượng giới, cơi trung giới, cơi trần) thành ba đời sống riêng biệt. Họ cho rằng khi chết, một người rời bỏ cơi trần, lập tức được tái sinh vào cơi trung giới, điều này đơn giản có nghĩa là sự bắt đầu của toàn thể kiếp sống cơi trung giới. Theo cách nói này, chúng ta có thể gọi sự bước vào đời sống cơi thượng giới là sự chết ở cơi trung giới và tái sinh vào một cơi cao hơn. Như thế, chúng ta có thể hiểu dễ dàng trong trường hợp không b́nh thường được đề cập đến ở trên, có thể được diễn tả ‘tái sinh như một thú vật’, dù từ ngữ ‘tái sinh’ ở đây không thích hợp với ư nghĩa mà chúng ta sử dụng trong các sách Minh Triết Thiêng Liêng.

Theo sự nghiên cứu mới đây, chúng ta chú ư đến một trường hợp khác, đó là con người cố t́nh kết dính với con thú để tránh một t́nh trạng mà họ cảm thấy sẽ xảy ra tồi tệ hơn. Trường hợp này cũng đă được người xưa biết đến, và là một trong những trường hợp thuộc truyền thống tin tưởng vào việc con người có thể đầu thai làm thú vật. Tôi sẽ cố gắng giải thích vấn đề này như sau:

Khi một người chết, thành phần dĩ thái của thể xác rút ra khỏi thành phần đậm đặc, sau một thời gian ngắn (thường trong vài giờ) thể vía tách rời khỏi thành phần dĩ thái, và con người bắt đầu cuộc sống trong cơi trung giới. B́nh thường, con người rơi vào trạng thái vô thức cho đến khi thức tỉnh trở lại trong đời sống mới ở cơi trung giới. Nhưng có một số người cố bám chặt một cách vô vọng vào thế giới vật chất, đến nỗi thể vía của họ không thể tách rời khỏi phần dĩ thái, và như thế họ vẫn có ư thức trong lúc c̣n bị bao phủ bởi chất liệu dĩ thái.

Thể dĩ thái chỉ là một phần của thể xác, và chính nó không phải một dẫn thể của tâm thức, tức không phải một thể mà con người có thể sống và hoạt động trong đó. Như thế những người này lâm vào t́nh trạng rất khó chịu, như bị treo lơ lửng ở giữa hai cơi: cơi trần và cơi trung giới. Họ bị ngăn cách với cơi trung giới do bị bao bọc trong cái vỏ chất liệu dĩ thái; đồng thời họ đă mất hết những cơ quan cảm giác của xác thân, nên không thể tiếp xúc được với cuộc sống cơi trần. Họ không thuộc cơi trần, cũng không thuộc cơi trung giới, v́ thế ta có thể coi như họ sống trong một cơi ở giữa hai cơi này, mà ta tạm gọi là ‘thế giới xám’.

Kết quả là những người này trôi dạt lang thang, cô đơn, câm lặng và sợ hăi, trong một khối sương mù dày đặc, ảm đạm, không thể tiếp xúc với những người ở cơi trần cũng như ở cơi trung giới. Đôi khi người ấy thoáng thấy những vong linh bất hạnh khác cũng đang trôi dạt lang thang, nhưng không thể tiếp xúc được và không thể hợp đoàn với những vong linh này, họ như bị cuốn đi và ch́m đắm trong đêm đen. Tuy rất ít khi xảy ra, nhưng thỉnh thoảng xuyên qua bức màn dĩ thái, người ấy thoáng thấy những quang cảnh thấp thuộc cơi trung giới, mà họ thường lầm tưởng là cảnh địa ngục. Đôi lúc họ thấy lờ mờ vài đồ vật quen thuộc ở cơi trần, nhưng đó chỉ là những h́nh tư tưởng. Thoáng thấy những cảnh tượng ở cơi trung giới hoặc cơi trần chỉ làm cho linh hồn cảm thấy u tối thêm, và càng tuyệt vọng hơn khi màn ngăn cách lại được buông xuống.

Linh hồn đáng thương không nhận ra rằng nếu họ chịu từ bỏ sự nắm níu điên cuồng vào vật chất, họ sẽ tức khắc vượt khỏi t́nh trạng u tối này (sau khi trải qua một giai đoạn vô thức ngắn), để tiến vào cuộc sống b́nh thường ở cơi trung giới. Nhưng cái cảm giác mà họ không chịu đựng nổi, đó là cảm giác phải mất luôn cả phân nửa ư thức mà họ đang có. Do đó, họ đeo níu vào ‘thế giới xám’ khủng khiếp đầy sương mù này, hơn là tự để ḿnh đắm ch́m vào biển chân không, mà theo họ là sự hủy diệt hoàn toàn. Có trường hợp do những lời dạy sai lạc, báng bổ nguy hiểm mà họ nghe được lúc c̣n sống, họ sợ nếu buông xuôi th́ linh hồn họ phải rơi vào địa ngục đời đời. Trong bất cứ trường hợp nào, những người như thế phải chịu đau khổ, tuyệt vọng cực độ.

Những người cứu trợ vô h́nh trong nhóm chúng ta tận tụy t́m cách giúp đỡ những linh hồn bất hạnh này, cố gắng khuyên họ hăy để tâm hồn buông thả tự nhiên, hầu thoát khỏi t́nh trạng bi thảm này. Ngoài ra có một số người tốt bụng đă chết, cũng tham dự vào công việc trợ giúp nhọc nhằn này. Những cố gắng trợ giúp đôi khi có kết quả, nhưng chỉ một số ít nạn nhân tin tưởng vào vị cứu trợ, và có đủ can đảm bỏ đi cái mà họ cho là sự sống, dù đó chỉ là sự biện hộ yếu ớt. Theo thời gian, vỏ dĩ thái sẽ tan ră, và tiến tŕnh thông thường của thiên nhiên phải xảy ra dù họ có cố chống cự. Đôi khi v́ quá tuyệt vọng, họ đành quyết định bỏ tất cả, chịu đựng sự kiện mà họ cho là hoàn toàn hủy diệt, nhưng kết quả là một sự thích thú đáng ngạc nhiên xảy ra, ngoài sự tưởng tượng của họ, đó là họ được sống trong cơi trung giới.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu chống cự lại tiến tŕnh thiên nhiên, có vài người không may mắn khám phá ra những phương pháp đi ngược lại thiên nhiên để có thể tiếp xúc một phần nào với cơi trần. Họ có thể làm điều này xuyên qua đồng tử, nhưng họ thường bị vong linh hướng dẫn của người đồng ngăn cản, không cho họ thực hiện điều này. Khi ngăn cản, vong linh hướng dẫn hoàn toàn có lư, v́ sợ rằng những vong linh xấu sẽ ám ảnh và làm cho người đồng điên loạn; sự tranh chấp để sử dụng thể xác người đồng giống như một người đang bị ch́m dưới nước, cố gắng ngoi lên để được sống c̣n. Những cố gắng để liên lạc với cơi trần đều vô ích, mà c̣n làm kéo dài thêm sự thống khổ, v́ càng làm dày đặc thêm phần vật chất mà đáng lẽ họ cần phải vứt bỏ.

Đôi khi họ cố xâm nhập vào một người, mà trong vô thức người này có bản chất đồng cốt, thường là những cô gái trẻ nhạy cảm; nhưng họ chỉ có thể thành công được khi linh hồn của cô gái suy yếu trong việc giữ ǵn những dẫn thể của nó, do sự buông thả theo những tư tưởng mơ mộng hoặc đam mê. Khi có sự liên hệ b́nh thường và khỏe mạnh giữa linh hồn và những dẫn thể của nó, con người không thể bị tước đoạt quyền làm chủ bởi những áp lực dù mạnh mẽ của những vong linh khác.

Tuy nhiên, trong trường hợp con thú, nó chưa có chân ngă, hay linh hồn cá biệt, thay vào đó là một mảnh của hồn khóm, và ta có thể nói mảnh hồn khóm này đóng vai tṛ của chân ngă, nhưng mảnh hồn khóm này không thể giữ chặt những dẫn thể của nó như trường hợp linh hồn con người; và như thế, chúng ta có thể suy ra là ‘hồn’ thú có thể bị đẩy ra khỏi những dẫn thể của nó một cách dễ dàng hơn trong trường hợp linh hồn con người. Như tôi đă nói, đôi khi vong linh người đang lang thang trong thế giới xám, vô phước khám phá ra được điều này, và trong lúc điên cuồng, người ấy ám ảnh (hay nhập xác) một con thú; thường th́ họ không thể trục xuất hẳn hồn thú ra khỏi thể xác của nó, họ xoay xở để kiểm soát một phần, và chia xẻ nơi trú ngụ với chủ nhân thật sự của thể xác con vật. Trong trường hợp này, một lần nữa họ tiếp xúc được với cơi trần xuyên qua thể xác con thú; họ nh́n thấy qua mắt của con thú, và gánh chịu những cảm giác đau đớn qua thể xác con thú ấy; xét theo phương diện ư thức của chính họ, lúc ấy họ là con thú.

Một hội viên đứng tuổi, đáng kính, thuộc Chi Bộ Thông Thiên Học Anh Quốc cho biết có một người khách đến viếng thăm và xin lời khuyên trong một trường hợp đặc biệt. Khách là một người đàn ông lâm vào t́nh trạng nghèo khổ khốn cùng, buộc phải nhận làm bất cứ công việc ǵ, và t́nh cờ được nhận vào làm nghề giết thú vật trong một ḷ sát sinh. Ông ta cho biết ông không thể nào tiếp tục công việc đáng sợ này, v́ khi ông chuẩn bị giết những con thú, ông nghe tiếng kêu la thảm thiết, xé nát con tim: “Hăy thương xót chúng tôi! Đừng đập, v́ chúng tôi là những con người bị vướng mắc vào những con vật này, và chịu đau đớn với chúng.” Người đàn ông này nghe nói Hội Thông Thiên Học có nghiên cứu những hiện tượng siêu nhiên, nên t́m đến để xin được khuyên bảo. Chúng ta không nghi ngờ ǵ người đàn ông này đă phát triển phần nào khả năng nhĩ thông, hoặc chỉ đủ nhạy cảm để có thể thu nhận tư tưởng của những sinh vật đáng thương đang liên kết với các con thú ấy, và những tư tưởng này được biểu tượng hóa một cách tự nhiên để ông ta có thể nghe được như những tiếng kêu gào, van xin thảm thiết. V́ thế, chúng ta không ngạc nhiên về việc ông ta không thể tiếp tục làm việc trong ḷ sát sinh.

Có những bộ tộc tin tưởng một vài loài vật không thể bị giết hại hay hành hạ, v́ có thể đụng chạm đến vong hồn của tổ tiên họ. Người tự kết dính với một con thú, không thể rời bỏ thể xác con thú theo ư muốn; cho dù họ đă hiểu biết và quyết định rút lui, họ chỉ có thể làm điều đó một cách từ từ với sự cố gắng cao độ, và điều này phải kéo dài nhiều ngày. Thông thường họ chỉ được tự do sau khi con thú chết, và ngay sau khi con thú chết, họ cũng vẫn c̣n vướng mắc một phần thể vía của thú vật, cần phải được loại bỏ. Sau khi con thú chết, đôi lúc linh hồn đồi trụy quá mức lại cố ám ảnh một con thú khác cùng đàn, hoặc bất cứ con thú nào khác thích hợp với thú tính của họ.

Tôi chú ư thấy khi con thú bị ám ảnh hay chỉ bị ám ảnh một phần bởi con người, thường bị những con thú khác cùng đàn sợ và tránh xa, và chính những con thú bị ám ảnh thường biểu lộ sự bực tức, nổi giận và sợ sệt với t́nh huống lạ lùng mà chính nó không có hy vọng thoát khỏi. Những con thú thường bị ám ảnh là những con thú kém phát triển như gia súc, cừu và heo. Những con vật thông minh hơn như chó, mèo, ngựa không dễ bị xua đuổi khỏi thể xác của chúng, dù có một trường hợp đặc biệt, đáng sợ, đă gây sự chú ư của tôi, một người có tiếng tăm tự liên kết với một con mèo.

Dường như t́nh trạng ám ảnh thú vật ở thời đại chúng ta là sự thay thế cho cuộc sống khủng khiếp của h́nh thức ma cà rồng. Trong thời kỳ thuộc giống dân thứ tư, những người cuồng vọng đeo níu vào cuộc sống vật chất, đôi khi cố xoay xở để duy tŕ thể xác của họ trong một h́nh thức rất khủng khiếp không thể tả, bằng cách hút máu người khác. May thay, đến thời kỳ thuộc giống dân thứ năm, h́nh thức ma cà rồng dường như không c̣n tồn tại, nhưng những người khát vọng bám víu vào vật chất lại rơi vào cái bẫy của sự ám ảnh thú vật. Chúng ta không nghi ngờ ǵ về tính chất xấu xa của sự việc này, nhưng dù sao cũng đỡ hơn h́nh thức ma cà rồng quá ghê tởm và đáng sợ. Như thế, tuy sự ám ảnh thú vật là hiện tượng rất xấu xa, nhưng phương diện thấp thỏi nhất xảy ra trong thế gian này cũng đă được cải thiện đôi chút!

Tôi biết có hai trường hợp đặc biệt, sự ám ảnh thú vật với những mục đích khác nhau. Một trường hợp người xấu ác sau khi chết có thói quen tạm thời nhập vào một con thú nào đó để thực hiện mục đích xấu ác. Trường hợp khác, một thuật sỹ Đông Phương, với ư định báo thù người đă xúc phạm niềm tin tưởng về tôn giáo của ông ta; sau khi người này chết, ông ta đă dùng phương pháp thôi miên để kết nối nạn nhân bất hạnh này vào một h́nh thể thú vật. Điều này chỉ có thể làm được nếu có vài yếu điểm trong nhân cách của nạn nhân, qua đó người thuật sỹ có thể lợi dụng, và nạn nhân phải có liên quan nhân quả xấu mới có thể bị cảnh này. Cũng may, những trường hợp đặc biệt như vậy rất ít khi xảy ra.

Tất cả những trường hợp ám ảnh, dù thể xác con người hay con thú, đều xấu ác và là một chướng ngại cho linh hồn, v́ nó tạm thời làm mạnh thêm sự bám víu vào vật chất, do đó làm chậm trễ tiến tŕnh thiên nhiên vào cơi trung giới sau khi chết. Dĩ nhiên, thêm vào đó sự nối kết này sẽ gây ra mọi loại nhân quả rất xấu. Đời sống trong thế giới xám, cũng như đời sống thống khổ sau khi chết của những người xấu ác ở các cảnh thấp cơi trung giới, chỉ xảy ra do kết quả của sự không hiểu biết t́nh trạng thực sự của sự sống trên cơi trung giới. Chúng ta càng học hỏi nhiều về đời sống sau khi chết, chúng ta càng thấy nhiệm vụ của chúng ta là phải cố gắng quảng bá những kiến thức Minh Triết Thiêng Liêng mà chúng ta đă học hỏi được, với mục đích làm cho mọi người hiểu biết rơ ràng hơn, để tất cả có được cuộc sống hạnh phúc và tiến bộ.

Trích dịch từ quyển “The Inner Life” của C.W. Leadbeadter

Tô Hiệp và nhóm dịch thuật Krotona