CH̀A KHÓA MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG (The Key to Theosophy)

H.P. BLAVATSKY


.


Helena Petrovna Blavatsky
1831-1891
CH̀A KHÓA MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG
Của H.P. Blavatsky
Được viết ra dưới h́nh thức vấn đáp, quyển Ch́a Khóa Minh triết Thiêng liêng là một dẫn nhập tuyệt hảo cho người học đạo. Sau khi xuất bản bộ Isis Lộ Diện và Giáo Lư Bí Nhiệm, tác giả nhận được hàng bao nhiêu câu hỏi về cấu tạo con người về: mặt tâm linh và tâm lư; các điều huyền bí về việc tái sinh theo chu kỳ, cùng là sự dị biệt giữa số phận, định mệnh, tự do ư chí với nghiệp quả. Các vấn đề này và nhiều vấn đề khác nữa về các quan niệm căn bản của minh triết thiêng liêng đều được giải đáp một cách đơn giản và trực tiếp. Sách này c̣n tăng thêm phần hữu ích bằng 60 trang ngữ giải về các thuật ngữ triết học được rút ra từ tiếng Bắc Phạn, tiếng Hebrew (Do Thái cổ) và văn chương cổ điển.
Dưới h́nh thức vấn đáp, đây là một minh giải về Đạo Đức Học, Khoa Học và Triết Học dành cho việc nghiên cứu mà v́ đó Hội Thông Thiên Học được thành lập.
Lời đề tặng của bà H.P. Blavatsky,
cho các môn sinh của bà để sau này
họ có thể học hỏi và giảng dạy lại.


NỘI DUNG


LỜI NÓI ĐẦU
Mục đích của quyển sách này đă được diễn đạt một cách chính xác bằng nhan đề của sách: Ch́a khóa Minh Triết Thiêng Liêng và chỉ cần một vài lời dẫn giải. Đây không phải là một sách giáo khoa đầy đủ hay cặn kẽ về Minh Triết Thiêng Liêng, mà chỉ là một chiếc ch́a khóa để mở cánh cửa đưa đến việc nghiên cứu thâm sâu hơn. Sách này phác họa những đường nét rộng lớn của Triết giáo (Wisdom Religion) và giải thích các nguyên tắc căn bản của nó; đồng thời đáp trả với nhiều bài bác do các nhà sưu khảo bậc trung ở phương Tây đưa ra, và cố gắng tŕnh bày các khái niệm ít quen thuộc bằng một h́nh thức giản đơn và bằng một ngôn ngữ càng rơ ràng càng tốt.
Nếu quyển sách thành công trong việc giúp cho độc giả hiểu được Minh Triết Thiêng Liêng mà không cần trí năo cố gắng nhiều, th́ đó là điều vượt quá sự mong đợi của chúng tôi. Điều mà chúng tôi hy vọng là nếu vẫn c̣n sự khó hiểu, th́ đó là do sự thâm sâu của ư tưởng chứ không phải do sự mơ hồ của ngôn từ.
Đối với người ít chịu suy tư th́ Minh Triết Thiêng Liêng luôn luôn khó hiểu, v́ trong cơi trí tuệ cũng như trong cơi tâm linh, mỗi người phải tiến tới bằng các cố gắng riêng của ḿnh. Tác giả không thể suy tưởng giùm cho độc giả được, vả lại, nếu có thể làm được việc suy tưởng thay, như thế th́ độc giả cũng không hưởng được lợi ích ǵ.
Từ lâu, những người lưu tâm đến Hội Thông Thiên Học và công việc của Hội đă nhận thấy là cần có một quyển sách như thế.
Chúng tôi hy vọng rằng v́ không có quá nhiều thuật ngữ chuyên môn, quyển sách sẽ cung cấp được hiểu biết cho nhiều người mà đạo tâm đă thức động nhưng cho đến nay vẫn c̣n bối rối và chưa vững ḷng tin.
Trong sách này, có một số điều được đưa ra để tháo gở một phần nào điều đúng ra khỏi điều sai trong các giáo huấn của Giáng Ma học đối với sự sống sau khi chết để chứng minh bản chất thực của hiện tượng giáng ma. Trước đây, có nhiều giải thích giống như vậy khiến cho tác giả bị trút lên đầu biết bao thịnh nộ. Giống như nhiều người khác, các nhà giáng ma học thích tin vào những ǵ làm cho họ thích thú hơn là những ǵ đúng sự thực, họ giận dữ đối với bất cứ người nào làm mất đi ảo tưởng dễ chịu của họ. Trong những năm qua, Minh Triết Thiêng Liêng đă là tấm bia hứng những mủi tên độc của Giáng Ma học, cũng như những kẻ sở đắc được một nửa chân lư th́ chống đối mạnh mẽ với kẻ sở hữu được đầy đủ chân lư, hơn là những người không có được chút chân lư nào.
Tác giả rất chân thành cám ơn nhiều người t́m hiểu về Minh Triết Thiêng Liêng đă nêu ra các ư kiến và các câu hỏi, hay đă góp phần trợ giúp cho việc viết ra sách này. Nhờ sự trợ giúp đó, quyển sách sẽ được hữu ích hơn, và điều đó sẽ là phần thưởng quư nhất cho họ.
H.P.B


TIẾT I
Minh Triết Thiêng Liêng và Hội Thông Thiên Học
 Ư nghĩa của tên gọi
Hỏi : Minh Triết Thiêng Liêng và các triết lư của nó thường được nói đến như là một tôn giáo mới mẻ. Có phải đó là một tôn giáo không? Đáp : Không phải. Minh Triết Thiêng Liêng là Tri Thức Thiêng liêng hay Khoa Học Thiêng liêng. Hỏi : Ư nghĩa thực sự của danh từ này là ǵ? Đáp : Ấy là Minh Triết Thiêng Liêng (Divine Wisdom) hay là Minh triết của các thần, giống như thần phổ học (theogonia), phổ hệ của các thần. Trong tiếng Hy Lạp, từ ngữ “theos” có nghĩa là một vị thần (god), một trong các thực thể thiêng liêng (divine beings), nhất định không phải là “Thượng Đế” (“God”) theo nghĩa ta hiểu ngày nay. Do đó, đây không phải là “Minh triết của Thượng Đế”, như một số người đă dịch, mà là Minh Triết Thiêng Liêng, tức là minh triết mà các thần hoạch đắc được. Thuật ngữ này đă có từ nhiều ngh́n năm rồi. Hỏi : Cội nguồn của tên gọi này là ǵ? Đáp : Tên gọi này đến với chúng ta từ nơi các triết gia ở Alexandria, được gọi là Philaletheians, tức là kẻ yêu chân lư (lover of truth), do “phil” là “yêu” (“loving”) và “aletheia”, “chân lư” (“truth”). Danh xưng Theosophy này có từ thế kỷ thứ III của kỷ nguyên chúng ta và được triết gia Ammonius Saccas và các môn đồ của ông  sử dụng. Ông là người đă đưa ra Hệ Thống Minh triết Chiết Trung (the Eclectic Theosophical system). Hỏi : Mục đích của hệ thống này là ǵ? Đáp : Trước nhất là khắc sâu vào trí các môn đồ trong phái và tất cả những ai yêu chân lư, một vài chân lư vĩ đại về luân lư. Do đó, Hội Thông Thiên Học chấp nhận tiêu ngữ: ”Không tôn giáo nào cao hơn chân lư” (“There is no religion higher than truth”)2. Mục 1 Cũng c̣n được gọi là các nhà Suy Luận Loại Suy (Analogeticists). Theo sự giải thích của Giáo Sư Alex. Wilder, F.T.S, trong quyển "Triết Học Chiết Trung" ("Eclectic Philosophy") của ông, họ được gọi như thế do bởi việc họ quen diễn dịch mọi truyền thuyết và các chuyện thiêng liêng, các thần thoại và các điều huyền bí theo một quy luật hay nguyên tắc tương đồng và tương ứng: ấy là các sự việc được tường thuật khi xảy ra ở ngoại giới được xem như đang tiêu biểu cho các hoạt động và kinh nghiệm của linh hồn con người. Họ cũng được gọi là những người theo phái Tân Plato. Mặc dù Minh Triết Thiêng Liêng, hay hệ thống Minh triết Chiết trung, thường được cho là thuộc thế kỷ thứ III, tuy nhiên, nếu tin theo Diogenes Laertius th́ cội nguồn của nó c̣n xưa hơn nữa, v́ nhà viết tiểu sử này qui hệ thống đó cho một nhà tư tế Ai Cập là Pot Amun, sống vào đầu triều đại Ptolemy (triều đại gồm khoảng 15 vị vua Ai Cập, kéo dài từ 323 30 trước T.C ND). Tác giả đó cũng cho chúng ta biết rằng tên gọi Coptic có nghĩa là kẻ tôn thờ Amun, Vị Thần Minh triết. Theosophy đồng nghĩa với Brahm Vidya, tri thức thiêng liêng. 2 Minh triết Chiết Trung (Eclectic Theosophy) được phân làm ba :

1. Tin vào một Thượng Đế tuyệt đối, bất khả tư nghị và tối thượng, hay là tinh hoa vô hạn (infinite essence) vốn là cội nguồn của toàn thể thiên nhiên và của mọi vật hữu h́nh và vô h́nh.

2. Tin vào bản chất bất tử vĩnh cửu của con người; v́ là một phóng quang (radiation) của Linh hồn Vũ trụ, có bản chất giống với Linh hồn đó.

3. Thông thần học (Theurgy) hay "công tác thiêng liêng", hay là làm công việc của các thần, do chữ theoi : "thần" ("god") và ergein : "làm" ("to work"). Thuật ngữ này rất cổ, nhưng v́ nó thuộc về ngữ vựng về các Bí Pháp nên không được thông dụng. Đó là một đức tin thần bí   được chứng minh bằng thực hành bởi các cao đồ và các vị tư tế được điểm đạo  cho rằng bằng cách làm cho chính ḿnh cũng tinh khiết như các thực thể không có xác thân (incorporeal beings) (tức là bằng cách trở lại với bản chất tinh khiết ban sơ của con người), người ta có thể thôi thúc các thần truyền đạt cho con người các bí pháp thiêng liêng, thậm chí khiến cho các thần đôi khi trở nên thấy được, hoặc bằng cách chủ quan, hoặc bằng cách khách quan. Đó là trạng thái siêu việt của cái mà ngày nay người ta gọi là Giáng Ma học (Spiritualism). Nhưng do chỗ quần chúng lạm dụng và hiểu sai, nó đi đến chỗ bị một số người xem như là thuật gọi hồn (necromancy) và thường bị cấm đoán. Một số thực hành bắt chước theo Thông Thần học của Iamblichus vẫn c̣n rơi rớt lại trong nghi lễ huyền thuật của một số tín đồ Do Thái Bí giáo hiện nay. Minh Triết Thiêng Liêng hiện đại tránh xa và bài bác cả hai loại huyền thuật và thuật gọi hồn này v́ đều rất nguy hiểm. Thông Thần học thiêng liêng chân chính đ̣i hỏi sự thanh khiết và thánh thiện của đời sống hầu như siêu nhân loại, nếu không nó sẽ thoái hóa thành thuật đồng cốt hoặc là tà thuật. Các môn đệ trực tiếp của Ammonius Saccas, được gọi là Theodidaktos, có nghĩa là “được thần dạy dỗ” (“god taught”)  chẳng hạn như Plotinus và môn đồ của ông này là Porphyry  thoạt đầu đă bài bác thông thần học, nhưng sau lại chấp nhận nó nhờ Iamblichus, người đă viết ra một tác phẩm về việc đó có tựa đề “Về các Bí Pháp” (“De Mysteriis”) dưới tên của sư phụ của Ngài, một vị tư tế Ai Cập nổi tiếng gọi là Abammon. Ammonius Saccas là con trai trong gia đ́nh theo Cơ Đốc giáo, từ thuở nhỏ, ông đă bị trục xuất (repelled) ra khỏi đạo do một giáo hội quá thiên về giáo điều. Ông trở thành môn đồ của phái Tân Plato; giống như J. Boehm cùng các nhà thần bí và những người có linh thị vĩ đại khác, người ta cho rằng ông có được minh triết thiêng liêng trong các cơn mộng và các linh ảnh (in dreams and visions). Do chỗ đó, ông có biệt danh là Theodidaktos (kẻ được thần dạy dỗ). Ông dung ḥa mọi hệ thống tôn giáo, và bằng cách chứng minh cội nguồn giống nhau của chúng, ông thiết lập một tín điều chung cho tất cả dựa trên đạo đức. Cuộc đời của ông rất trong sạch và không có chỗ nào đáng chê trách cả, kiến thức của ông sâu rộng đến nỗi nhiều Linh Mục trở thành các đệ tử bí mật của ông. Clemens ở Alexandria rất ca tụng ông. Plotinus, “Thánh John” của Ammonius, cũng là một nhân vật được nhiều người tôn trọng và mến chuộng, đồng thời cũng là người có kiến thức sâu xa và toàn vẹn nhất. Vào năm 39 tuổi, ông tháp tùng Hoàng Đế La Mă là đích chính của các nhà sáng lập Trường phái Minh triết Chiết Trung là một trong ba mục đích của kẻ kế thừa hiện nay của trường phái ấy, tức Hội Thông Thiên Học, ấy là dung ḥa mọi tôn giáo, môn phái và mọi quốc gia dưới một hệ thống luân lư chung, dựa trên các chân lư vĩnh cửu.

Hỏi : Bà có được ǵ để chứng minh rằng đây không phải là một giấc mơ khó thành sự thực, và có ǵ để chứng minh rằng các tôn giáo trên thế giới đều dựa trên một chân lư giống nhau và duy nhất? Đáp : Chúng tôi dựa trên sự nghiên cứu đối chiếu và phân tích các tôn giáo. Vào thời cổ, “Triết giáo” chỉ có một, sự giống nhau của triết lư nguyên thủy được chứng minh bằng các triết lư giống nhau đă được dạy ra cho các bậc Đạo đồ trong các Bí pháp, một tập tục đă có thời được truyền bá rộng rải. “Tất cả các thờ phụng thời cổ đều cho thấy sự hiện hữu của một nền Minh Triết Thiêng Liêng duy nhất có trước chúng. Chiếc ch́a khóa mở được một th́ phải mở được tất cả, nếu không, nó không thể là chiếc ch́a khóa đúng thật” (Triết học chiết trung).
Đường lối của Hội Thông Thiên Học

Gordian và đạo quân của Hoàng Đế đến Đông phương để được các nhà hiền triết ở Bactria và Ấn Độ dạy dỗ. Ông lập một Trường Phái Triết Học ở La Mă. Porphyry, đệ tử của ông, tên thật là Malek (một người Do Thái đă Hy Lạp hóa), đă gom góp tất cả các tác phẩm của thầy ḿnh lại. Chính Porphyry cũng là một tác giả lớn, có viết một luận giải bóng bẩy về một vài đoạn trong các tác phẩm của Homer. Phương pháp thiền định mà các nhà Yêu Chân Lư dùng đến là xuất thần nhập hóa (ectasy), một phương pháp giống với việc thực hành yoga ở Ấn Độ. Những ǵ người ta biết được về Trường Phái Chiết Trung đều xuất phát từ Origen, Longinus và Plotinus, là những môn đồ trực tiếp của Ammonius. (Xem thêm Triết Lư Chiết Trung của A. Wilder).

Hỏi : Vào thời Ammonius, đă có rất nhiều tôn giáo lớn, cổ xưa, chỉ riêng các môn phái ở Ai Cập và Palestine thôi, cũng đă đông lắm rồi. Làm thế nào Ammonius dung ḥa được các tôn giáo đó? Đáp : Bằng cách làm những ǵ mà chúng ta đang cố làm. Các nhà theo phái Tân Plato (New Platonists) rất đông đảo và thuộc về nhiều triết giáo khác nhau ; các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Thiêng Liêng của chúng ta cũng đang làm giống như thế. Vào thời đó, Aristobulus, người Do Thái, quả quyết rằng đạo đức học (the ethics) của Aristotle đă tiêu biểu cho các giáo huấn nội môn của Luật Moses. Philo Judaeus đă nỗ lực dung ḥa Ngũ kinh Cựu Ước (Pentateuch) với triết học của Pythagoras và Plato. C̣n Josephus chứng minh rằng các tu sĩ Essenes ở Carmel chỉ là những người rập theo khuôn mẫu (copyist) và là các môn đệ của các nhà Trị Liệu Ai Cập. Vào thời đại chúng ta cũng thế. Chúng ta có thể chứng minh nguồn gốc của mọi tôn giáo thuộc về Cơ Đốc (Christian religion), cũng như ngay cả nguồn gốc của mọi môn phái nhỏ nhất. Các môn phái này là các nhánh nhóc của các cành chính. Cả nhánh lẫn cành đều sinh ra từ cùng một thân cây, đó là Tôn giáo Minh Triết (Wisdom Religion). Mục đích của Ammonius là chứng minh điều này. Ông cố gắng thuyết phục người Ngoại Giáo (Gentiles) và người Cơ Đốc giáo, người Do Thái với người Thờ
Chính dưới thời Phildelphus mà Do Thái Giáo (Judaism) được thành lập ở Alexandria, và ngay lập tức các bậc đạo sư Hy Lạp (The Hellenic teachers) trở thành các đối thủ nguy hiểm của Đoàn Thể Giáo Sĩ Do Thái (College of Rabbis) ở Babylon. Theo nhận xét rất thích hợp của tác giả quyển “Triết Lư Chiết Trung” th́: “Vào thời đó, các hệ thống Phật giáo, Vedanta và Magian đă được tŕnh bày tỉ mỉ cùng với các triết lư của Hy Lạp. Không ngạc nhiên chút nào khi thấy những tư tưởng gia đề nghị rằng t́nh trạng xung đột ngôn từ nên chấm dứt và cần được xem xét để có thể rút ra một hệ thống hài ḥa từ các giáo lư khác nhau này… Parnaenus, Athenagoras và Clement được dạy dỗ cặn kẽ bằng triết lư Plato và đă hiểu rơ sự hợp nhất cốt lơi của triết lư đó với các hệ thống triết lư Đông phương.”
Ngẩu Tượng (Idolaters), hăy gạt sang một bên các tranh chấp và các bất đồng của họ, mà hăy nhớ rằng họ đều có cùng một chân lư nhưng ở dưới các lớp áo khác nhau, và tất cả đều là con của cùng một người mẹ . Đây cũng là mục đích của Minh Triết Thiêng Liêng.

Hỏi : Bà căn cứ vào đâu mà nói rằng điều này phát xuất từ các nhà Khảo Cứu Minh Triết cổ xưa (ancient Theosophists) ở Alexandria? Đáp : Chúng tôi dựa vào vô số các nhà văn nổi tiếng. Một trong các nhà văn đó, ông Mosheim có nói rằng:
“Ammonius giảng rằng tôn giáo của đại chúng có liên quan chặt chẽ với triết học, và cũng như triết học, tôn giáo dần dần cũng bị 9 hư hoại và trở nên khó hiểu chỉ v́ sự tự cao, sự mê tín và tin tưởng sai lầm của con người. Do đó, phải phục hồi sự thuần khiết lúc ban đầu của tôn giáo bằng cách thanh tẩy tôn giáo cho hết loại cặn bă này và giải thích nó dựa theo các nguyên lư triết học. Đấng Christ có kế hoạch là phục hồi lại sự toàn vẹn ban đầu cho nền minh
  Về Ammonius, Mosheim nói: “Nhờ nhận định được rằng không những các triết gia Hy Lạp, mà cả các triết gia của các nước kém phát triển khác đều hoàn toàn nhất trí với nhau về mọi điểm thiết yếu, ông ấy cố giải thích hàng ngàn giáo lư của tất cả các môn phái khác nhau này cốt để chứng minh rằng tất cả đều xuất phát từ chung một nguồn như nhau và tất cả đều hướng đến cùng mục đích như nhau.” Khi đề cập đến Ammonius trong Bách Khoa Tự Điển Edinburgh, nếu người viết hiểu rơ những ǵ mà ông ta đang bàn đến, th́ bấy giờ y mô tả các nhà Nghiên cứu Minh triết hiện đại (modern Theosophists), các tin tưởng và công việc của những người này, v́ khi nói đến Những Người được Thần dạy dỗ, ông ta bảo: “Ông ấy chấp nhận các triết lư vốn đă được công nhận ở Ai Cập (triết lư nội môn là các triết lư ở Ấn Độ) liên quan đến vũ trụ và Thượng Đế, được xem như là tạo thành một tổng thể vĩ đại, liên quan đến sự vĩnh cửu của thế giới… và lập ra một hệ thống giới luật luân lư khiến cho con người nói chung, sống cho hợp với luật lệ của đất nước họ và mệnh lệnh của thiên nhiên, nhưng cần có minh triết để kích động trí óc họ bằng sự nhập định”.
triết của cổ nhân, hạn chế sự mê tín đang thống trị khắp nơi, và một phần lo chỉnh đốn, một phần lo diệt trừ bao nhiêu thứ sai lầm đă len lỏi vào các tôn giáo khác nhau trong dân gian.”
Lần nữa, việc này cũng đúng y như những ǵ mà các nhà nghiên cứu Minh triết hiện đại đang nói. Chỉ có điều là trong khi Nhà Yêu Chân Lư vĩ đại ấy được sự trợ giúp và nâng đỡ của hai Linh Mục trong Giáo Hội là Clement và Athenagoras, của các Giáo sĩ Do Thái học rộng, các Viện sĩ hàn lâm (Academy), và trong khi ông ấy đă dạy ra một triết lư chung cho mọi người, c̣n chúng tôi, những người theo cùng đường lối với ông đă không nhận được sự cảm thông nào mà trái lại, c̣n bị lăng mạ và ngược đăi. Như vậy, con người cách đây 1.500 năm đă tỏ ra rộng lượng hơn con người trong thế kỷ tiến bộ này.

Hỏi : Bất chấp các tư tưởng dị giáo (heresies) của ông, Ammonius vẫn thuyết giảng Cơ Đốc giáo và được Giáo Hội khuyến khích, nâng đỡ, phải chăng v́ ông ta là tín đồ Cơ Đốc giáo? Đáp : Không đúng chút nào. Dù được sinh ra trong gia đ́nh theo Cơ Đốc giáo nhưng không bao giờ ông chấp nhận Giáo Hội Cơ Đốc. Đây là lời của nhà văn Mosheim nói về Ammonius:
"Ammonius chỉ đưa ra các giáo lư dựa theo giáo lư cốt cán xưa kia của Hermes mà Plato và Pythagoras đă biết trước đó, đồng thời, hai vị này cũng theo đó mà lập nên triết phái của họ. Nhờ t́m thấy giáo lư này trong phần mở đầu của Phúc Âm theo Thánh John, ông nêu ra giả thuyết một cách rất chính xác rằng mục đích của Đức Jesus là phục hồi lại nguyên vẹn như thuở ban đầu cái triết lư minh triết cao thâm ấy. Ông xem các mẫu chuyện trong Thánh Kinh và các thần thoại như là các minh họa cho chân lư một cách bóng bẩy, chứ không hẳn là các truyền thuyết cần bị loại bỏ. Hơn thế nữa, theo bộ Bách Khoa Tự Điển Edinburgh th́ ông nh́n nhận rằng Jesus Christ là một con người siêu việt và là "bạn của Thượng Đế", nhưng cho rằng dụng ư của Đức Christ không phải là hoàn toàn hủy bỏ việc thờ phụng thần thánh mà Ngài chỉ có ư định thanh lọc tôn giáo cổ".
Triết giáo nội môn qua mọi thời đại

Hỏi : V́ Ammonius không có ghi chép bất cứ điều ǵ, làm thế nào người ta có thể biết chắc đó là giáo huấn của ông ấy?
 0 Đáp : Đức Phật, Pythagoras, Khổng Tử, Orpheus, Socrates hay ngay cả Đức Jesus cũng đều không để lại tác phẩm nào. Tuy thế, hầu hết các Ngài đầu là những nhân vật trong lịch sử mà giáo lư của các Ngài đều đă tồn tại. Các môn đồ của Ammonius (trong số đó có Origen và Herennius) có viết ra các bộ luận và giảng giải các giáo lư của Ammonius. Chắc chắn rằng các sách này đều có thật trong lịch sử, nếu không muốn nói rằng c̣n thật hơn cả các tác phẩm của các Sứ Đồ Cơ Đốc giáo nữa. Đă thế, các môn đồ của ông như Origen, Plotinus và Longinus (cố vấn của bà Hoàng nổi danh Zenobia), đều có để lại rất nhiều tài liệu lưu trữ của Hệ phái Yêu Chân Lư (Philaletheian System), nhờ thế, việc khẳng định đức tin của các vị này mới được người đời biết đến, v́ trường phái này có hai loại giáo lư, ngoại môn và nội môn.

Hỏi : Làm sao mà giáo lư của môn phái đó truyền đến thời đại của chúng ta, v́ bà đă nói rằng Tôn giáo Minh triết vốn bí truyền? Đáp : Tôn giáo Minh triết luôn luôn là một và là tiếng nói cuối cùng của tri thức mà nhân loại có thể có được, do đó, nó được giữ ǵn cẩn thận. Nó đă có trước các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng ở Alexandria rất lâu cho chí đến thời hiện đại và sẽ tồn tại cùng với mọi tôn giáo và triết học khác.

Hỏi : Ai đă giữ nó và giữ ở đâu? Đáp : Nó được ǵn giữ nơi các bậc Đạo Đồ thuộc mọi quốc gia, nơi những người cố công đi t́m chân lư   các đệ tử của các Ngài, và ở những nơi trên thế giới mà các chủ đề như thế luôn luôn được coi trọng nhất và được t́m ṭi nhiều nhất, như Ấn Độ, Trung Á và Persia (Ba Tư, nay là Iran ND)

Hỏi : Bà có thể cho tôi một số bằng chứng về phần nội môn (esotericism) của Giáo Lư Minh triết hay chăng?
Đáp : Bằng chứng rơ rệt nhất mà bạn có thể có được là mọi nghi thức thờ cúng trong tôn giáo cổ xưa, hay đúng hơn trong triết lư thờ phụng, đều gồm có phần giáo lư nội môn hay mật, và phần thờ phượng ngoại môn (dành cho công chúng) hay hiển. Hơn nữa, có một sự kiện được biết rơ là các Bí Pháp của cổ nhân trong mọi quốc gia đều gồm có Bí Pháp "cao thâm" (mật) và Bí pháp "thấp" (đại chúng)   ví dụ trong các nghi thức trứ danh được gọi là Eleusinia ở Hy Lạp. Từ các Đạo Trưởng (Hierophants) ở Samothrace, Ai Cập, và các đạo đồ Bà La Môn (Brahmins) của Ấn Độ xưa kia, đến các Giáo sĩ Do Thái sau này, tất cả v́ sợ tội báng bổ thánh thần (profanation), nên đều giữ bí mật các tín điều thực sự của họ. Các giáo sĩ Do Thái gọi các nhóm tôn giáo lâu đời của họ là Mercavah (ngoại thể, the exterior body), "hiện thể", hay là lớp vỏ chứa đựng linh hồn ẩn tàng   nghĩa là tri thức bí nhiệm cao nhất của họ. Các tăng lữ của các quốc gia cổ không bao giờ truyền thụ các bí nhiệm đích thực về triết học cho quần chúng mà chỉ chia sẻ các lớp vỏ mà thôi. Phật giáo Bắc Tông có Đại Thừa và Tiểu Thừa, được biết dưới tên là Mahayana, tức Nội Môn (Esoteric School) và Hinayana, tức Ngoại Môn (Exoteric School). Bạn không thể trách họ về việc giữ bí mật như thế, v́ chắc chắn là bạn không nghĩ đến việc nuôi bầy cừu của bạn bằng những bài nghị luận uyên bác về thảo mộc thay v́ bằng cỏ. Đức Pythagore gọi Gnosis của Ngài là "tri thức về các sự vật hiện tồn" ("the knowledge of things that are") và chỉ dành riêng loại tri thức đó cho các đệ tử hữu thệ của Ngài mà thôi, v́ chỉ những người này mới có thể tiêu hóa thức ăn tinh thần như thế và cảm thấy thỏa măn. Ngài cũng bắt họ cam kết giữ kín không tiết lộ ra ngoài. Các mẫu tự huyền linh và các con số bí nhiệm được phát triển từ các tác phẩm viết bằng chữ tượng h́nh Ai Cập, cái bí nhiệm mà vào thời cổ, chỉ có những Nhà Nghiên cứu chữ tượng h́nh (Hierogrammatists) hoặc các vị tư tế được điểm đạo của Ai Cập mới có được mà thôi. Theo lời của những nhà viết tiểu sử của Ammonius Saccas th́ triết gia này buộc các đệ tử của ông phải thề là không tiết lộ các giáo lư cao thâm của ông, trừ phi cho những người đă được dạy ra kiến thức sơ khởi và những kẻ cũng bị ràng buộc bằng lời thệ nguyện. Sau rốt, chúng ta cũng không thấy có sự giống nhau ngay trong Cơ Đốc giáo nguyên thủy, giữa phái Ngộ Đạo (Gnostics), và thậm chí trong giáo huấn của Đức Christ đó sao? Đức Christ đă chẳng nói trước đám đông bằng các dụ ngôn (parables) có hai nghĩa và giải thích các lư lẽ của Ngài chỉ riêng cho các tông đồ của Ngài đó sao? Ngài phán rằng: "Sự mầu nhiệm của nước Đức Chúa Trời đă tỏ ra cho các ngươi; nhưng về phần người ngoài th́ dùng cách thí dụ để dạy mọi sự" (Mark IV, 11). Bản dịch của Nhà Xuất bản Tôn Giáo, 2003, trang 37, phần Tân Ước). "Các Essences ở Judea và Carmel cũng có các phân biệt giống như vậy, họ phân chia môn đồ của họ thành tân tín đồ, huynh đệ và tín đồ thuần thành (the perfect) hay các đạo đồ". (Triết học Chiết Trung). Mọi quốc gia đều có các thí dụ về việc này. Hỏi : Có thể đạt được "Minh triết Huyền bí" ("Secret Wisdom") chỉ bằng cách học hỏi hay chăng? Các từ điển bách khoa định nghĩa Minh triết Thiêng liêng cũng lư thú như từ điển Webster, đó là "một sự giao tiếp có thể có (supposed) với Thượng Đế và các Chơn Linh thượng đẳng, bởi đó đạt đến tri thức siêu nhân loại bằng phương tiện vật chất và các phương pháp hóa học". Có phải vậy không? Đáp : Tôi không nghĩ như thế. Không một nhà biên soạn từ điển nào có thể giải thích được, dù cho với chính ông ta hay cho những người khác, tại sao tri thức siêu nhân loại lại có thể đạt được bằng các phương pháp vật lư hay hóa học. Phải chi tự điển Webster sửa lại "bằng các phương pháp siêu h́nh học và phương pháp siêu chuyển (alchemical processes)", th́ định nghĩa đó có lẽ gần đúng hơn, bằng không, thật là vô lư. Các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng thời xưa cũng như hiện đại đều cho rằng, cái hữu hạn không thể biết được cái vô hạn   nghĩa là, cái Ngă hữu hạn không thể biết được   tuy nhiên, cái tinh túy thiêng liêng có thể được hiệp thông với Thượng Ngă tâm linh trong trạng thái xuất  thần. Giống như việc thôi miên, trạng thái này khó có thể đạt đến bằng "phương tiện vật lư và hóa học".

 Hỏi : Bà giải thích điều đó như thế nào? Đáp : Trạng thái xuất thần đích thực đă được Plotinus định nghĩa như sau: "Đó là việc giải thoát thể trí ra khỏi tâm thức hữu hạn của nó. trở nên hợp nhất và huyền đồng (identified) với cái vô hạn”. Giáo sư Wilder có nói, đây là trạng thái cao nhất, nhưng không phải là trạng thái kéo dài thường xuyên, và chỉ có rất ít người mới đạt được. Thực ra, nó tương đồng với trạng thái mà ở Ấn Độ được gọi là Nhập Định (Samadhi, Đại Định). Trạng thái này từng được các nhà yogis thực hành. Về mặt thể xác, nhà yogis làm cho trạng thái đó dễ đạt được bằng việc kiêng cử một số lớn thức ăn, thức uống; về mặt tinh thần, bằng một số nỗ lực không ngừng để thanh luyện và nâng cao tâm trí. Thiền định là cầu nguyện âm thầm không thốt thành lời, hay là, theo cách diễn tả của Plato: "Linh hồn nhiệt thành hướng về Đấng Thiêng liêng, không phải để cầu xin một sự tốt lành riêng biệt nào (như trong ư nghĩa thông thường của lời cầu nguyện) mà là cho chính sự tốt lành   cho Sự Tốt Lành Tối Thượng chung mà chúng ta là một thành phần của nó trên cơi trần và tất cả chúng ta đă xuất lộ từ cái tinh hoa của nó. Do đó, Plato thêm: "Hăy im lặng trước các Đấng Thiêng liêng cho đến khi các Ngài xua đi các đám mây khỏi mắt ngươi và khiến cho các ngươi thấy được nhờ ánh sáng phát ra từ chính các Ngài, không phải những ǵ có vẻ tốt lành cho ngươi, mà là những ǵ có bản chất tốt lành. 
  Đây là những ǵ mà tác giả uyên bác của quyển “Triết lư Chiết Trung”, Giáo sư A. Wilder, Hội viên Hội Thông Thiên Học, mô tả dưới h́nh thức “chụp ảnh linh hồn”: “Linh hồn là cái máy ảnh (camera) mà trong đó, các sự kiện và các biến cố thuộc tương lai, quá khứ và hiện tại đều được đưa vào như nhau, đồng thời thể trí cũng trở nên biết được các biến cố đó. Bên kia cơi giới của các ranh giới thường ngày của chúng ta là một ngày hay một trạng thái mà quá khứ và tương lai được bao hàm trong hiện tại”… Sự chết là trạng thái xuất thần sau rốt trên cơi trần. Kế đó linh hồn thoát

Hỏi : Thế th́ Minh Triết Thiêng Liêng không phải là một hệ thống mới được vạch ra như một số người đă nghĩ thế hay sao? Đáp : Chỉ có những người thiếu hiểu biết mới cho như thế. Về mặt giáo lư và đạo đức, Minh Triết Thiêng Liêng cũng xưa như địa cầu, nếu không nói về tên gọi, v́ Minh Triết Thiêng Liêng cũng là hệ thống rộng lớn nhất và bao quát nhất trong tất cả các hệ thống.

Hỏi : Thế th́ tại sao Minh Triết Thiêng Liêng vẫn c̣n rất xa lạ với các quốc gia của Tây Bán Cầu? Tại sao Minh Triết Thiêng Liêng vẫn c̣n là quyển sách phong kín đối với các chủng tộc hiển nhiên là có văn hóa cao và tiến bộ nhất? Đáp : Chúng tôi tin rằng, vào thời xa xưa, có nhiều quốc gia có nền văn hóa cao và chắc chắn là tiến bộ về mặt tâm linh nhiều hơn là chúng ta ngày nay. Nhưng có nhiều lư do để giải thích việc cố t́nh không biết (willing ignorance) này. Một trong các lư do đó đă được Thánh Paul nêu ra đối với người dân thành Athene có nền văn minh cao   đó là, trong nhiều thế kỷ dài, họ đă mất đi giác ngộ tâm linh đích thực rồi (real spiritual insight), thậm chí cả sự quan tâm về tinh thần nữa, do việc họ quá tôn sùng các sự việc thuộc về giác quan và mải miết làm nô lệ cho ngôn từ cứng nhắc (dead letter) của giáo điều và chủ nghĩa nghi thức. Tuy nhiên, lư do vững chắc nhất nằm trong sự kiện là Minh Triết Thiêng Liêng đích thực bao giờ cũng được giữ kín.
được sự g̣ bó của xác thân, c̣n thành phần cao quư của nó kết hợp lại với bản chất cao siêu (higher nature) và trở thành chủ thể tham gia (partaker) vào sự minh triết và sự biết trước của các hữu thể cao siêu”. Đối với các thần bí gia, Minh Triết Thiêng Liêng chân chính là cái trạng thái mà Apollonius ở Tyana mô tả như sau: “Tôi có thể thấy hiện tại và tương lai như trong một cái gương trong suốt. Nhà hiền triết không cần đợi có hơi nước của đất và sự hư hoại của không khí mới tiên đoán được các biến cố… Các thần thấy được tương lai, người thường thấy được hiện tại, các hiền triết thấy được điều sắp xảy ra”. “Minh Triết Thiêng Liêng của các Hiền Triết” mà ông nói đến, được diễn đạt một cách rơ ràng bằng xác quyết sau: “Nước Chúa ở trong chúng ta”.

Hỏi : Bà đă nêu ra bằng chứng rằng có việc giữ bí mật, thế th́ nguyên do đích thực của việc giữ bí mật đó là ǵ? Đáp : Việc đó có nhiều nguyên do. Thứ nhất, do sự suy đồi về bản chất của kẻ thường nhân và sự ích kỷ của con người, luôn luôn hướng về việc làm thỏa măn dục vọng cá nhân, gây phương hại cho người lân cận và kế đó cho bà con họ hàng. Những người như thế không bao giờ có thể được phó thác cho các bí pháp thiêng liêng. Thứ hai, họ không đáng được tin cậy trong việc giữ ǵn tri thức thiêng liêng cao quư cho khỏi bị mạo phạm (desecration). Chính điều thứ hai này dẫn tới việc hiểu sai các chân lư cao cả nhất và các biểu tượng siêu việt nhất, đồng thời cũng đưa tới việc biến đổi dần các sự việc tâm linh thành h́nh tượng nhân h́nh, cụ thể và thô bỉ nữa   nói cách khác, đưa tới việc làm kém cỏi ư tưởng thiêng liêng (god idea) và tới việc sùng bái ngẩu tượng (idolatry).
Minh Triết Thiêng Liêng Không Phải Là Phật giáo

Hỏi : Có các vị thường được nói đến như là các Phật tử nội môn. Phải chăng tất cả các vị đó đều là đệ tử của Đức Phật Thích Ca? Đáp : Không nhất thiết nhạc sĩ nào cũng đều là môn đệ của Wagner hết. Một số người trong chúng tôi theo Phật giáo; tuy nhiên, có nhiều người theo Ấn giáo và Bà La Môn giáo hơn là Phật giáo trong số chúng tôi, và nhiều người là dân Âu Châu và Mỹ Châu sinh trưởng trong gia đ́nh Cơ Đốc giáo hơn là người theo Phật giáo cải đạo. Sự lầm lỗi xảy ra do việc hiểu sai ư nghĩa đích thực của tựa đề một quyển sách nổi tiếng của ông Sinnett, quyển "Esoteric Buddhism", chữ Buddhism đáng lẽ phải viết với một chữ d thay v́ là hai, v́ lúc đó, Budhism (một chữ d) mới có nghĩa duy nhất là "hệ thống minh triết" [do Bodha, bodhi, là sáng suốt, minh triết (intelligence, wisdom)], c̣n viết Buddhism (có 2 d) lại có nghĩa là triết lư tôn giáo của Phật Cồ Đàm. Như đă nói, Theosophy là Wisdom Religion (Tôn giáo Minh triết).

Hỏi : Có sự dị biệt nào giữa chữ Buddhism, tức tôn giáo do Đức Phật lập ra, với chữ Budhism, tức "hệ thống minh triết" ("wisdomism") mà bà cho là đồng nghĩa với Theosophy? Đáp : Cũng giống như sự khác nhau giữa mật giáo (secret teachings) của đức Christ, mà người ta gọi là "các bí pháp của nước Chúa Trời" ("the mysteries of the Kingdom of Heaven") với hệ thống nghi thức (ritualism) và thần học giáo điều (dogmatic theology) về sau này của các Giáo Hội và các Tông phái vây. Buddha (có 2 d) nghĩa là "Đấng Toàn Giác" ("the Enlightened"), do Bodha, tức là hiểu biết (understanding), Minh triết (Wisdom). Minh triết này xuyên suốt
 một cách sâu rộng trở thành giáo lư nội môn mà Đức Phật truyền dạy chỉ dànhcho các vị La Hán đă được Ngài chọn lựa.

Hỏi : Nhưng c̣n một số nhà Đông phương học (Orientalists) phủ nhận việc Đức Phật có dạy ra triết lư nội môn th́ sao? Đáp : Những người ấy cũng có thể phủ nhận việc Thiên Nhiên c̣n có các bí mật giấu kín, chỉ dành cho các nhà khoa học mà thôi. Hơn nữa, tôi sẽ chứng minh điều đó bằng cuộc luận đàm của Đức Phật với đệ tử của Ngài là Ananda. Các giáo huấn nội môn của Phật chỉ là Gypta Vidya (tri thức bí nhiệm) của các giáo sĩ Bà La Môn xưa kia mà thôi. Ch́a khóa đưa đến minh triết, mà những kẻ kế thừa hiện nay của các giáo sĩ Bà La Môn đang có, với một vài ngoại lệ, đă hoàn toàn thất lạc. Và Minh triết (Vidya) này đă biến thành những ǵ mà hiện nay được biết dưới h́nh thức giáo lư nội môn (inner teachings)của phái Đại Thừa (Mahayana) của Phật giáo Bắc Tông. Những ai phủ nhận việc đó đều chỉ là người thiếu hiểu biết về Đông phương học. Tôi khuyên bạn nên đọc quyển "Phật giáo Trung Hoa" của giáo sĩ Edkin, nhất là các chương nói về các môn phái cùng với giáo lư bí truyền và công truyền, sau đó đối chiếu bằng chứng của toàn thể thế giới thời cổ về vấn đề này.

Hỏi : Nhưng các triết lư của Minh Triết Thiêng Liêng đều không giống với các triết lư do Đức Phật dạy ra phải không? Đáp : Chắc chắn vậy, bởi v́ các triết lư này vốn là linh hồn của Tôn giáo Minh triết và đă từng là tài sản chung của các bậc đạo đồ của mọi quốc gia. Nhưng Đức Phật lần đầu tiên đem lồng các triết lư cao siêu này vào trong các giáo lư dành cho đại chúng của Ngài và làm cho chúng thành nền móng và chính tinh hoa của hệ thống đại chúng ấy. Chính ở đây chứa đựng cái dị biệt lớn lao giữa Phật giáo công truyền với mọi tôn giáo khác. Bởi lẽ, trong khi ở mọi tôn giáo khác, phần nghi thức và giáo điều chiếm vị trí hàng đầu và quan trọng nhất, th́ trong Phật giáo, chính phần triết lư đạo đức (ethics) luôn luôn được nhấn mạnh nhiều nhất. Điều này giải thích cho sự giống nhau, hầu như là đồng nhất, giữa triết lư đạo đức của Minh Triết Thiêng Liêng với triết lư đạo đức của Phật giáo.

 Hỏi : Có các điểm dị biệt quan trọng nào không? Đáp : Có một sự khác nhau quan trọng giữa Minh Triết Thiêng Liêng với Phật giáo công truyền (exoteric Buddhism), đó là Phật giáo công truyền do Giáo Hội Nam Tông đại diện, hoàn toàn phủ nhận:
a/ Sự hiện ḥa của bất cứ Đấng Thượng Đế nào, b/ Bất luận sự sống hữu thức nào sau khi chết, hay ngay cả bất luận biệt ngă hữu thức nào tồn tại nơi con người.
Ít nhất, đó là giáo lư của Tông phái Thái Lan (the Siamese sect), mà hiện nay được xem như là h́nh thức thuần túy nhất của Phật giáo công truyền. Nếu chúng ta chỉ căn cứ vào các giáo lư dành cho đại chúng của Đức Phật, th́ vấn đề sẽ như thế đó. Tôi sẽ nêu thêm lư do về sự dè dặt đó của Đức Phật. Nhưng trong các học viện của Phật giáo Bắc Tông (vốn được thành lập ở các xứ mà các Đạo Đồ cấp La Hán lui về ẩn tu sau khi Đức Phật nhập diệt) có dạy ra tất cả những điều mà ngày nay được gọi là triết lư Minh Triết Thiêng Liêng, bởi v́ các triết lư này tạo thành một phần tri thức của các vị được điểm đạo   như thế đủ chứng minh cho chúng ta thấy tại sao chân lư bị hy sinh cho việc chấp nê văn tự (dead letter) của người theo phái chính thống quá nhiều nhiệt tâm của Phật giáo Nam Tông. Tuy thế, cho dù ở dưới h́nh thức chấp nê văn tự đi nữa, giáo lư này cũng vĩ đại hơn, cao thâm hơn, có tính cách triết
lư và khoa học hơn là giáo lư của bất cứ Giáo Hội hoặc tôn giáo nào khác, Tuy vậy, Minh Triết Thiêng Liêng không phải là Phật giáo.



TIẾT II
Minh Triết Thiêng Liêng Bí Truyền và Công Truyền
          
Điều mà Hội Thông Thiên Học hiện đại không phải là

Hỏi : Thế th́ triết lư của bà không phải là sự phục hồi (revival) của Phật giáo, mà cũng không phải là được mô phỏng theo Minh Triết Thiêng Liêng của phái Tân Plato hay sao? Đáp : Nhất định là không. Nhưng đối với các câu hỏi này, tôi không có câu trả lời nào hay hơn là trích dẫn trong một bản tường tŕnh về “Minh Triết Thiêng Liêng” do TS. J.D. Buck, Hội viên Hội Thông Thiên Học, đọc trước Hội nghị Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophical Convention) vừa qua ở Chicago, Mỹ Quốc (Tháng 4, 1889). Không một nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng đương thời nào tŕnh bày hay hơn và hiểu thấu cái tinh hoa đích thực của Minh Triết Thiêng Liêng hơn là người bạn khả kính của chúng ta, TS. Buck:
“Hội Thông Thiên Học được thành lập với mục đích truyền bá triết lư của Minh Triết Thiêng Liêng và thúc đẩy con người sống theo Minh Triết Thiêng Liêng. Hội Thông Thiên Học hiện nay không phải là hội đầu tiên thuộc loại này. Tôi có một quyển sách tựa đề: “Những tường tŕnh về Minh Triết Thiêng Liêng của Hội Philadelphia” (“Theosophical Transactions of The Philadephian Society”) xuất bản ở Luân Đôn năm 1697, và một quyển sách khác có tựa như sau: “Minh Triết Thiêng Liêng Nhập Môn” (Introduction to Theosophy) hay là Huyền bí học về Đức Christ (the Science of the Mystery of Christ); nghĩa là về Thượng Đế, Thiên Nhiên và Tạo vật, chứa đựng triết lư về tất cả mọi mănh lực tác động của sự sống, liên quan đến huyền thuật và tâm linh, tạo thành một hướng dẫn thực tiễn cho sự thanh khiết, thánh thiện cao siêu nhất và sự hoàn thiện như phúc âm (evangelical perfection); cũng như để đạt đến linh thị thiêng liêng và các nghệ thuật, các uy lực và các đặc quyền khác về sự tái tạo”, xuất bản ở Luân Đôn năm 1855. Sau đây là lời đề tặng của sách này:
“Sách này dành cho các sinh viên Đại Học, học sinh Trung học, và các trường học của Cơ Đốc giáo; cho các giáo sư Siêu h́nh học, Cơ học, Vạn vật học và mọi h́nh thức của Vạn vật học; cho các nam nữ có học vấn tổng quát, có đức tin chính thống cơ bản; cho những người Hữu thần (Deists), người Arians, người theo thuyết Thiên Chúa một Ngôi (Unitarians), những môn đồ của Swedenborg, những tín ngưỡng khiếm khuyết và thiếu cơ sở khác, người theo chủ nghĩa duy lư và mọi hạng người hoài nghi; cho những người Hồi giáo, Do Thái giáo, các Tổ Sư tôn giáo Đông phương chính trực, sáng suốt; nhưng nhất là cho các mục sư Phúc Âm và thừa sai,
 dù cho các dân tộc bán khai hay đă phát triển trí tuệ, phần giới thiệu này dành cho Minh Triết Thiêng Liêng hay là khoa học căn bản và huyền bí của vạn vật, với lời tặng thân ái và ḷng khiêm tốn nhất”. Qua năm sau (1856), một quyển sách khác khổ giấy lớn ra đời, độ 600 trang, loại quư, với tựa đề “Hợp Tuyển Minh Triết Thiêng Liêng”. Tác phẩm cuối này chỉ được in ra có 500 bản, để tặng cho các Thư Viện và các Viện Đại Học (Universities). Các phong trào ra đời vào buổi đầu này rất đông đảo, xuất phát bên trong Giáo Hội với những người rất ngoan đạo và thành tâm, có tinh t́nh trong sạch. Tất cả các tác phẩm này đều ở dưới h́nh thức chính thống, sử dụng các thành ngữ Cơ Đốc giáo, và, giống như các tác phẩm của mục sư nổi tiếng William Law, các tác phẩm này chỉ được độc giả thông thường phân biệt bằng sự thành thực và tính chất sùng tín của chúng mà thôi. Tất cả các sách này đều cố gắng t́m lại nguồn gốc và giải thích các ư nghĩa sâu xa và hàm ư ban đầu của các Kinh Sách Cơ Đốc, đồng thời để minh họa và khai triển đời sống theo Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophic life). Các tác phẩm này chẳng bao lâu đă bị lảng quên, và ngày nay thường thường không được biết tới nữa. Chúng ra sức cải thiện lại hàng tăng lữ và làm hồi sinh lại ḷng ngoan đạo chân thực và không bao giờ được đón nhận. Chỉ một từ ngữ “Dị giáo” (“Heresy”) cũng đủ để chôn vùi chúng trong sự quên lảng của tất cả các Không Tưởng như thế.
Vào thời Cải Cách Tôn Giáo (Reformation), John Reuchlin đưa ra một cố gắng tương tự nhưng kết quả cũng như trên, mặc dù ông là bạn thiết và được sự tin tưởng của Luther. Chính Thống giáo (Orthodox) không bao giờ mong muốn được làm cho sinh động (informed) và được làm cho giác ngộ (enlightened). Các nhà cải cách này được báo cho biết (giống như trường hợp Paul được Festus báo cho biết vậy) rằng việc thông thái quá mức sẽ làm cho họ trở thành điên cuồng, và rằng nếu đi quá xa hơn th́ dễ gặp nguy hiểm. Không chú ư đến sự dài ḍng, một phần là do thói quen và cách giáo dục đối với các nhà văn này, c̣n một phần do sự hạn chế về tôn giáo qua quyền lực lâu đời, và đi vào tâm của vấn đề, các tác phẩm này mang tính chất Minh Triết Thiêng Liêng theo nghĩa chặt chẽ nhất, và chỉ thích hợp với tri thức của con người về bản chất riêng của con người và sự sống cao siêu hơn của linh hồn. Phong trào Minh Triết Thiêng Liêng hiện nay đôi khi bị gán cho là cố sức biến cải Cơ Đốc giáo thành Phật giáo, thực ra nó chỉ hàm ư là từ ngữ “Dị giáo” đă mất đi các khủng khiếp của nó và mất hết sức mạnh của nó rồi. Ở mọi thời đại đều có những người hiểu được hoặc ít hoặc nhiều triết lư Minh Triết Thiêng Liêng và đă đưa triết lư này vào cơ cấu của đời sống họ. Các triết lư này không thuộc riêng một tôn giáo nào và không bị hạn chế vào xă hội nào hoặc thời kỳ nào. Chúng là đặc quyền của mọi linh hồn con người. Một điều như là quan điểm chính đáng phải được mỗi người vạch ra tùy theo bản chất và nhu cầu của ḿnh và tùy theo kinh nghiệm đa dạng của người ấy. Điều này có thể giải thích tại sao những ai ngỡ rằng Minh Triết Thiêng Liêng phải trở thành một tôn giáo mới,
đều đă t́m ṭi một cách vô ích tín điều và nghi thức của nó. Tín  điều của Minh Triết Thiêng Liêng là Trung Thành với Chân Lư (Loyalty To Truth), c̣n nghi thức của Minh Triết Thiêng Liêng là “Tôn trọng mọi chân lư bằng cách vận dụng chân lư đó”. Đa số nhân loại hiểu nguyên tắc của T́nh Huynh Đệ Đại Đồng một cách kém cỏi biết bao nhiêu, tầm quan trọng siêu việt của T́nh Huynh Đệ đó ít được nhận thức biết bao; người ta có thể thấy được điều đó trong biết bao là ư kiến và những cách giải thích bịa đặt liên quan đến Hội Thông Thiên Học. Hội này được thành lập dựa trên nguyên tắc duy nhất này, đó là T́nh Huynh Đệ thiết yếu của Con Người như đă được phác thảo một cách vắn tắt và được tŕnh bày một cách chưa đầy đủ ở đây. Hội bị tấn công như thể có tính cách thiên về Phật giáo (Buddhistic) và có tính cách chống lại Cơ Đốc giáo (anti Christian), mặc dù Hội có thể tượng trưng cho cả hai tôn giáo này cùng một lúc, khi mà cả Phật giáo lẫn Cơ Đốc giáo , theo như các nhà sáng lập được linh hứng của hai tôn giáo này đă nói, đều xem t́nh huynh đệ như là triết lư chính yếu duy nhất của đời sống. Minh Triết Thiêng Liêng cũng được xem như là một cái ǵ đó mới mẻ dưới ánh mặt trời, hay, nếu may mắn lắm, th́ cũng như là một môn huyền bí học cổ xưa cải trang dưới cái tên mới. Trong khi mà thật ra nhiều Hội Đoàn được thành lập dựa trên, đồng thời chung sức để nâng đỡ, các nguyên tắc của ḷng vị tha, hoặc là t́nh huynh đệ ṇng cốt. Các Hội Đoàn này mang nhiều danh xưng khác nhau, thật ra cũng có nhiều đoàn thể cũng được gọi là có tính cách minh triết, có các nguyên tắc và mục đích giống như Hội Thông Thiên Học hiện tại. Với tất cả các Hội Đoàn này, triết lư cốt lơi vẫn như nhau, c̣n tất cả những điều khác đều thứ yếu, mặc dù vẫn không gạt bỏ được sự thật rằng nhiều người bị thu hút vào những cái thứ yếu mà bỏ qua hoặc không biết tới những cái trụ cốt”. Đối với các câu hỏi của bạn, không thể đưa ra câu trả lời nào hay hơn hoặc rơ ràng hơn là câu trả lời của T.S. Buck, một trong các Hội viên Thông Thiên Học mực thước nhất và được mến chuộng nhất của chúng tôi.

Hỏi : Ngoài phần đạo đức của Phật giáo ra, bà c̣n ưa thích hay quan tâm đến hệ thống nào nữa không? Đáp : Tuyệt nhiên không. Chúng tôi không trung thành với một tôn giáo nào cả, cũng không theo một triết phái đặc thù nào: chúng tôi chỉ tuyển chọn phần tinh hoa nằm trong mỗi hệ thống mà thôi. Nhưng ở đây, một lần nữa, cần phải nói rằng, giống như tất cả các hệ thống cổ xưa khác, Minh Triết Thiêng Liêng được chia thành phần Ngoại môn và phần Nội môn.

Hỏi : Cả hai khác nhau ra sao? Đáp : Nói chung, hội viên của Hội Thông Thiên Học được tự do theo bất cứ tôn giáo hoặc triết lư nào mà họ thích, hoặc không theo ǵ cả tùy ư họ, miễn là họ chấp thuận và sẵn sàng thể hiện một hoặc hai trong số ba mục tiêu của Hội. Hội Thông Thiên Học là một Hội Đoàn bác ái và khoa học để truyền bá ư tưởng về t́nh  huynh đệ theo các đường lối thực tiễn, thay v́ đường lối lư thuyết. Hội viên có thể là tín đồ Cơ Đốc giáo hoặc Hồi giáo, Do Thái giáo hoặc Bái Hỏa giáo, Ấn giáo hoặc Bà La Môn giáo (Brahmins), người theo phái Giáng Ma (Spiritualist) hoặc người theo thuyết Duy Vật (Materialists), không thành vấn đề, chỉ cần mỗi hội viên phải hoặc là người từ thiện, hoặc là một học giả, một người sưu khảo về văn học của giống dân Aryan và văn học cổ khác, hoặc là một đạo sinh thông linh (psychic student). Nói tóm lại, đó là một người mà nếu cần, người ấy có thể giúp vào việc xúc tiến ít nhất là một trong các mục tiêu của chương tŕnh. Nếu không, người đó không có lư do ǵ để trở thành một “Hội viên” cả. Đó là đa số người thuộc Hội ngoại môn, gồm các hội viên “ràng buộc” và “không ràng buộc”. [Một “hội viên ràng buộc” có nghĩa là một người đă gia nhập một chi bộ đặc biệt của Hội Thông Thiên Học. Một Hội viên “không ràng buộc” là kẻ, nói chung, thuộc về Hội, có chứng chỉ của Hội do Tổng Hội cấp, nhưng không có liên hệ với một chi bộ nào].
Những người này có thể hoặc không thể trở thành Hội viên Thông Thiên Học thực sự. Họ là Hội viên do việc họ gia nhập Hội, nhưng những người này không thể biến thành một người nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng nếu người đó không có ư thức nào về sự xứng hợp thiêng liêng (divine fitness) của các sự vật, hay là đối với người ấy, kẻ chỉ hiểu Minh Triết Thiêng Liêng   tạm dùng cách diễn đạt này   theo cách ích kỷ và cố chấp của riêng ḿnh. Câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” (“Handsome is, as handsome does”) có thể được diễn giải lại trong trường hợp này và tŕnh bày như sau: “Kẻ nào thực hành Minh Triết Thiêng Liêng, kẻ đó mới là Nhà Minh Triết Thiêng Liêng” (“Theosophist is, who Theosophy does”)
Nhà Minh Triết Thiêng Liêng và Hội Thông Thiên Học

Hỏi : Theo tôi hiểu, điều bà vừa nói chỉ áp dụng cho các hội viên ngoại môn. C̣n những ǵ đối với kẻ theo đuổi việc nghiên cứu nội môn về Minh Triết Thiêng Liêng, họ có phải là Hội viên Thông Thiên Học thực sự không? Đáp : Không nhất thiết là thế, cho đến khi họ đă tỏ ra như thế. Họ đă nhập vào nhóm nội môn và tự nguyện xúc tiến một cách chặt chẽ, theo khả năng của họ, các luật lệ của đoàn thể huyền môn. Đây là một công việc khó khăn, v́ quy luật quan trọng nhất trong số các quy luật là hoàn toàn từ bỏ bản ngă riêng tư của ḿnh   nghĩa là một hội viên cam kết phải trở thành một người hoàn toàn vị tha, không bao giờ nghĩ đến chính ḿnh, đồng thời phải biết quên tính khoe khoang và kiêu hănh của chính ḿnh, chỉ nghĩ đến lợi ích chung cho mọi sinh vật, ngoài cái lợi ích của các huynh hữu đồng môn trong giới nội môn của ḿnh. Nếu muốn giáo huấn nội môn làm cho y thành người có lợi ích th́ y phải sống một cuộc đời biết kiềm chế ở mọi mặt, biết hy sinh (self denial) và nghiêm nhặt về khía cạnh đạo đức, thi hành bổn phận của ḿnh v́ mọi người. Một vài Hội viên Thông Thiên Học chân chính nằm trong số các Hội viên này. Điều này không hàm ư rằng bên ngoài Hội Thông Thiên Học và nhóm nội môn, không có các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng nào nữa, v́ số người này có nhiều hơn là người ta biết, chắc chắn là c̣n nhiều người nữa ở trong số các thành viên ngoại môn (lay members) của Hội Thông Thiên Học.

 Hỏi : Vậy th́ trong trường hợp này, có lợi ích ǵ khi gia nhập vào cái được gọi là Hội Thông Thiên Học? Động cơ thúc đẩy là đâu? Đáp : Không có ǵ cả, ngoại trừ cái lợi là thu nhận được giáo huấn nội môn, các triết lư chân xác của “Tôn giáo Minh triết” (“Wisdom Religion”, Triết giáo) và nếu chương tŕnh thực sự được xúc tiến, người ta sẽ thu nhận được nhiều sự trợ giúp do sự tương trợ và đồng cảm. Sự đoàn kết tạo nên sức mạnh và sự hài ḥa, c̣n các cố gắng đồng bộ được điều chỉnh đúng mức sẽ tạo được các điều kỳ diệu. Đây là cái huyền bí của mọi hội đoàn (associations) và cộng đồng (communities) từ khi nhân loại ra đời.

Hỏi : Nhưng tại sao một người được cho là có trí năo cân bằng, biết chuyên tâm vào mục đích, có một nghị lực không thể bị đánh bại và ḷng kiên nhẫn vô bờ, lại không thể trở thành một nhà huyền linh học và thậm chí một Cao Đồ nếu người ấy chỉ làm việc một ḿnh? Đáp : Người ấy có thể thành công chứ. Nhưng phải mất muôn (vạn) lần thất bại mới có được một lần thành công. V́ một trong biết bao lư do, đó là không có một quyển sách nào về Huyền linh học hoặc Thông Thần Học hiện có trong thời chúng ta, nêu ra được các huyền bí về thuật luyện đan hay Minh Triết Thiêng Liêng thời trung cổ bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu cả. Tất cả đều có tính chất tượng trưng hoặc bằng các ngụ từ, và v́ ch́a khóa mở các sách này đă thất lạc từ lâu ở Tây phương, th́ làm sao người ta có thể học cách biết được ư nghĩa chính xác của những ǵ mà người đó đọc và nghiên cứu? Ở đó có ẩn mối nguy hiểm rất lớn, nguy hiểm này vô t́nh đưa đến tà thuật hay là trạng thái đồng cốt cực kỳ vô phương tự vệ (the most helpless mediumship). Ai chưa có được một vị có điểm đạo chỉ dạy th́ tốt hơn đừng lao vào việc nghiên cứu đơn phương như thế.
Hăy nh́n và quan sát chung quanh bạn. Trong khi hai phần ba xă hội văn minh chế giễu ư tưởng cho rằng có một cái ǵ đó trong Minh Triết Thiêng Liêng, Huyền Linh Học, Giáng Ma Học hoặc trong Kinh Kabala, th́ một phần ba c̣n lại đều gồm có những thành phần đa tạp và đôùi nghịch nhất. Một số người tin vào điều thần bí và thậm chí tin vào điều siêu nhiên nữa (!) (the supernal), nhưng mỗi người tin theo cách riêng của ḿnh. Một số khác một ḿnh đổ xô vào việc nghiên cứu Do Thái Bí giáo, Thông Linh thuật (Psychism), Thôi Miên theo Mesmer, Giáng Ma thuật hoặc một số h́nh thức nào đó của Huyền Học (Mysticism). Kết quả: không có được hai người suy tưởng giống nhau, không có được hai người đồng ư với nhau về bất cứ nguyên lư huyền linh căn bản nào, mặc dù có nhiều người tự cho rằng họ là người có được tri thức tối hậu, và muốn làm cho người ngoài tin rằng họ là các bậc chân tri toàn vẹn. Ở Tây phương, chẳng những không có được chút kiến thức khoa học và chính xác về Huyền linh học, mà thậm chí cũng không có được khoa chiêm tinh thực sự (true astrology), cái nhánh duy nhất của Huyền linh học, dưới h́nh thức giáo lư ngoại môn của nó, có được các định luật rơ ràng và một hệ thống nhất định, nhưng không một ai có được bất cứ ư niệm nào về những ǵ mà Huyền linh học chân chính muốn nói tới. Một số người lại giới  hạn minh triết cổ vào kinh Kabala và kinh Zohar, mỗi người lại diễn giải theo cách riêng của ḿnh đối với hư từ (dead letter) của các phương pháp của giáo sĩ Do Thái. Một số khác th́ xem Swedenborg hoặc Boehme như là biểu hiện tối hậu của minh triết cao nhất; trong khi những người khác nữa lại nh́n thấy trong thuật thôi miên Mesmer cái bí nhiệm lớn lao của pháp thuật cổ. Bất cứ người nào đem lư thuyết đó ra thực hành, th́ do vô minh, sớm muộn ǵ cũng bị lôi cuốn vào ma thuật (black magic). May mắn cho những ai thoát được điều đó, v́ họ không có cách nào kiểm tra, cũng như không có tiêu chuẩn nào để nhờ đó có thể phân biệt được giữa chân với giả.

Hỏi : Phải chăng chúng ta phải hiểu rằng nhóm nội môn của Hội Thông Thiên Học tự cho là đă học được minh triết bí truyền từ nơi các đệ tử điểm đạo hoặc các Chân Sư thực sự? Đáp : Không phải học một cách trực tiếp. Không nhất thiết phải có chính sự hiện diện của các Chân Sư như thế. Chỉ cần các Ngài dạy dỗ, hướng dẫn một số người trong nhiều năm, rồi những người này hiến dâng trọn các kiếp sống của họ cho việc phụng sự. Kế đó, đến lượt những người này có thể đưa ra tri thức để truyền đạt lại cho những người khác, tức là những người không có được cơ hội học hỏi như họ. Một ít chân lư đích thực c̣n quư hơn là một đống kiến thức không tiêu hóa được và bị hiểu sai. Một lạng vàng th́ có giá trị hơn là một tấn đất.

Hỏi : Nhưng làm sao người ta biết được lạng đó là vàng thật hay chỉ là vàng giả? Đáp : Người ta biết được một loại cây nào là nhờ trái của nó, biết được một hệ thống tư tưởng nào là nhờ kết quả của nó. Khi nào những người đối lập với chúng tôi có thể chứng minh cho chúng tôi thấy rằng bất luận một đạo sinh huyền linh học đơn độc nào qua các thời đại, trở thành một thánh đồ (saintly adept) như Ammonius Saccas, hay ngay cả trở thành một Plotinus, hoặc là một nhà Thông Thần học (Theurgist) như Iamblichus, hoặc là đạt được các kỳ công (feast) giống như Thánh Germain đă làm, mà không có bất cứ một Đức Thầy nào dẫn dắt, và tất cả những người này nếu không phải là một đồng tử, một nhà thông linh tự dối ḿnh (self deluded psychic) th́ cũng là một kẻ bịp đời (charlatan)   lúc đó, chúng tôi sẽ nhận là chúng tôi lầm lạc. C̣n từ giờ đến đó, Những Nhà Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophists) thích noi theo định luật thiên nhiên đă được chứng minh đối với truyền thống của Khoa Học Thiêng Liêng (Sacred Science). Có các nhà thần bí có các khám phá quan trọng trong hóa học và vật lư học, các khám phá này hầu như kề sát bên khoa luyện đan và Huyền linh học. Những người khác, nhờ sự trợ giúp duy nhất của siêu tài (genius) của họ , đă khám phá lại được các phần (portions), nếu không muốn nói là toàn bộ các mẫu tự đă bị đánh mất của :ngôn ngữ bí mật”, và do đó, có thể đọc trực tiếp các cuộn giấy (scrolls) bằng tiếng Hebrew. Nhiều người khác nữa, vốn là kẻ có nhăn thông (seers), đă thoáng thấy được cái nhiệm mầu của các bí ẩn c̣n giấu kín của Thiên Nhiên. Nhưng tất cả những người này đều là các chuyên gia. Người là nhà phát minh lư thuyết, kẻ là người Hebrew, nghĩa là một tín đồ Do Thái Bí giáo cố chấp (Sectarian Kabalist), kẻ thứ ba là một Swedenborg của thời hiện đại, phủ nhận tất cả và mọi việc đều nằm ngoài khoa học hoặc tôn giáo riêng biệt của anh ta. Không một người nào trong số đó có thể tự hào là đă tạo ra được một ích lợi chung hay thậm chí có tính chất quốc gia, chứ không cho chính người ấy. Trừ một vài người có khả năng chữa trị   tầng lớp mà Đại Học Y Khoa hay Phẩu Thuật thường gọi là các thầy lang vườn (quacks)   không một ai trong số này đă trợ giúp nhân loại bằng môn học của họ, thậm chí đến một số người ở cùng một cộng đồng. Những người Chaldees thời cổ đó là những người có khả năng chữa trị kỳ diệu, “không phải bằng sự mê hoặc mà là bằng các dược thảo (simples)” nay ở đâu? Apollonius ở Tyana, người đă chữa lành kẻ ốm đau và làm cho người chết sống lại dưới bất cứ t́nh huống nào, nay ở đâu? Chúng tôi biết được một số nhà chuyên môn thuộc hạng thứ nhất ở Âu Châu, nhưng không biết được một người nào thuộc hạng thứ hai, trừ ra ở Á Châu, nơi mà cái bí mật của nhà yogi “sống dưới dạng chết” (“to live in death”) vẫn c̣n được bảo tồn.
  “Genius“ là tài năng hay năng khiếu được mang lại từ một kiếp sống trước do công phu học hỏi của từng linh hồn trong các lần luân hồi đă qua, chứ không phải là “tài năng do Trời ban riêng cho một người nào” như người đời thường hiểu, do đó, không thể dịch “genius” là “thiên tài”, mà nên dịch là “siêu tài” ND.

Hỏi : Mục đích của khoa Minh Triết Thiêng Liêng có phải là để sản xuất ra các bậc chân tri (adept) có khả năng chữa trị như thế? Đáp : Khoa Minh Triết Thiêng Liêng có nhiều mục đích, nhưng quan trọng nhất trong tất cả các mục đích có lẽ đúng là làm giăm nỗi đau khổ của con người dưới bất cứ h́nh thức nào, tinh thần cũng như vật chất. Và chúng tôi tin rằng phần tinh thần quan trọng hơn là phần vật chất. Khoa Minh Triết Thiêng Liêng cũng phải dạy dỗ phần đạo lư, thanh lọc linh hồn, nếu muốn làm dịu bớt nỗi đau xác thân, trừ trường hợp tai nạn, tất cả các đau khổ này đều do kế thừa từ tiền kiếp (hereditary).
Quả là không phải bằng cách nghiên cứu Huyền Linh học với các mục đích ích kỷ, để làm thỏa măn tham vọng, kiêu hănh hay là ḷng tự phụ cá nhân của ḿnh mà người ta đạt đến mục tiêu đích thực, mục tiêu đích thực phải là giúp đỡ nhân loại đang đau khổ. Cũng không phải bằng cách nghiên cứu chỉ một nhánh nhỏ của triết học bí truyền mà người ta trở thành một nhà Huyền Linh học, mà là bằng cách nghiên cứu, nếu không nói là am hiểu tất cả.

 Hỏi : Vậy để đạt được mục đích quan trọng nhất này, phải chăng sự giúp đỡ chỉ được dành cho những ai nghiên cứu các khoa học bí truyền? Đáp : Không phải đâu. Mọi hội viên bên ngoài đều được phép học hỏi tổng quát nếu họ thích, nhưng chỉ một vài người mới sẵn sàng trở thành “hội viên hoạt động” (“working members”), c̣n đa số vẫn ở vị trí kẻ ăn bám (drones) của Minh Triết Thiêng Liêng. Nên nhớ rằng việc khảo cứu riêng vẫn được khuyến khích trong Hội Thông Thiên Học, miễn là việc đó không xâm phạm giới hạn ngăn cách ngoại môn với nội môn, huyền thuật mù quáng với huyền thuật hữu thức.
Khác nhau giữa Minh Triết Thiêng Liêng với Huyền Linh học

Hỏi : Bà đă nói đến Minh Triết Thiêng Liêng và Huyền Linh Học (Occultism), vậy chúng có giống nhau không?
Đáp : Rơ ràng là không. Một người có thể là một nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng rất giỏi, dù cho ở trong hay ở ngoài Hội,
 nhưng không phải là một nhà Huyền Linh Học về bất cứ mặt nào. Tuy nhiên, không ai có thể trở thành nhà Huyền Linh Học thực sự mà không lại là một nhà Minh Triết Thiêng Liêng thực sự, nếu không như thế th́ đó chỉ là nhà ma thuật, dù hữu ư hay vô t́nh.

Hỏi : Bà muốn nói đến điều ǵ? Đáp : Tôi đă từng nói rằng một nhà Minh Triết Thiêng Liêng đích thực phải thực hành lư tưởng tinh thần cao siêu nhất, phải cố gắng nhận thức rằng ḿnh đồng nhất với toàn thể nhân loại và luôn luôn làm việc v́ người khác. Bây giờ, nếu một nhà Huyền Linh Học không làm mọi điều như thế th́ ắt là y phải hành động một cách ích kỷ cho lợi ích của riêng ḿnh; và nếu y có được nhiều năng lực thực hành hơn là người thường th́ lập tức, y trở thành một kẻ thù nguy hiểm hơn nhiều cho thế giới và cho những người chung quanh y hơn là người thường. Điều này rất rơ ràng.

Hỏi : Thế th́ một nhà Huyền Linh Học chỉ là một người sở hữu được nhiều quyền năng hơn những người khác? Đáp : C̣n hơn thế nữa, nếu y là nhà Huyền Linh Học thực sự hiểu biết và có thực hành, chứ không phải hữu danh vô thực. Các khoa học huyền linh không phải như các Bách Khoa Từ Điển mô tả: “Các khoa học tưởng tượng của Thời Trung Cổ có liên quan với tác động hoặc ảnh hưởng được cho là có các tính chất huyền linh hay các năng lực siêu nhiên như luyện đan, pháp thuật, chiêu hồn thuật (necromancy) và chiêm tinh học”, v́ đó là các khoa học có thật và rất nguy hiểm. Các khoa này dạy về mănh lực huyền bí của vạn vật trong Thiên Nhiên, phát triển và bồi đắp các quyền năng ẩn giấu “tiềm tàng trong con người”, như thế mang lại cho con người các lợi ích to tát vượt hẵn những người chưa hiểu biết. Ngày nay, thuật thôi miên trở nên rất thông dụng và là một đối tượng khảo sát khoa học quan trọng, đây là một thí dụ điển h́nh. Năng lực thôi miên đă được khám phá hầu như t́nh cờ, con đường dẫn đến thôi miên đă được chuẩn bị bằng thuật thôi miên theo Mesmer.
Ngày nay, một nhà thôi miên khéo léo có thể làm hầu như bất cứ điều ǵ, từ việc buộc một người đóng vai thằng ngốc (mà chính người đó không hay biết), đến việc sai khiến người này phạm tội, thường là hành động thay cho kẻ thôi miên và có lợi cho kẻ thôi miên này. Có phải chăng đây là một quyền năng khủng khiếp nếu lọt vào tay của những người không lương thiện? Và xin bạn nhớ cho rằng đây chỉ là một nhánh nhỏ của Huyền Linh Học mà thôi.

 Hỏi : Nhưng có phải chăng tất cả các khoa học huyền bí này, tức pháp thuật (magic) và tà thuật (sorcery), chẳng được những người có học thức nhất và các nhà học rộng xem như là dấu vết của sự dốt nát và mê tín cổ xưa hay sao?
 Đáp : Tôi xin nhắc bạn nhớ rằng nhận xét này của bạn tác động đến hai mặt. “Những người có học thức nhất và học rộng nhất” trong các bạn cũng xem Cơ Đốc giáo và mọi tôn giáo khác như là tàn tích của dốt nát và mê tín. Dù sao đi nữa, bây giờ người ta bắt đầu tin vào thuật thôi miên, và một số người   ngay cả người có học thức nhất   tin tưởng vào khoa Minh Triết Thiêng Liêng và các hiện tượng. Nhưng ngoại trừ các nhà thuyết giáo (preachers) và những kẻ cuồng tín, ai trong số các bạn sẽ tuyên bố tin vào các điều huyền diệu trong Thánh Kinh? Và đây là nơi mà điểm dị biệt nảy sinh. Có những nhà Minh Triết Thiêng Liêng rất tài giỏi và thuần khiết tin tưởng vào các điều huyền diệu siêu nhiên, thiêng liêng, nhưng không nhà Huyền Linh Học nào tin như thế. V́ một nhà Huyền Linh Học thực hành Minh Triết Thiêng Liêng một cách khoa học, dựa trên sự hiểu biết chính xác về các tác động huyền bí của Thiên Nhiên. C̣n một nhà Minh Triết Thiêng Liêng trong khi thực hành các quyền năng được gọi là bất thường, thiếu mất (minus) ánh sáng của Huyền Linh Học, sẽ chỉ có khuynh hướng đưa tới một h́nh thức đồng cốt nguy hiểm, bởi v́, mặc dù nắm giữ được Minh Triết Thiêng Liêng và đạo lư cao siêu nhất có thể lĩnh hội được của nó, người đó chỉ thực hành trong bóng tối, dựa trên đức tin chân thật nhưng không thấy rơ (blind). Bất luận là ai, nhà Minh Triết Thiêng Liêng hay nhà Giáng Ma học, đang cố gắng vun bồi một trong các nhánh của khoa học huyền linh như thôi miên; thôi miên theo Mesmer, hay ngay cả t́m ra các bí mật để tạo ra các hiện tượng vật chất vv…, mà không có được kiến thức về căn nguyên triết lư của các quyền năng này, th́ chẳng khác nào một con thuyền không bánh lái mà lao vào một đại dương đầy băo tố.
Dị biệt giữa Minh Triết Thiêng Liêng với Giáng Ma học

Hỏi : Nhưng có phải bà không tin vào Giáng Ma thuật? Đáp : Nếu bạn hiểu “Giáng Ma thuật” (Spiritualism) theo cách giải thích mà các nhà giáng ma (spiritualists) đưa ra đối với một số hiện tượng bất thường, th́ chắc chắn là chúng tôi không tin. Họ cho rằng các biểu hiện này đều do các “hồn” (“spirits”) của người đă chết tạo ra, theo họ, thường thường thân nhân của người đă chết tin rằng người chết trở lại cơi trần để giao tiếp với những người mà kẻ chết mến thương hay có gắn bó mật thiết. Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ điểm này. Chúng tôi quả quyết rằng hồn của người chết không thể trở lại cơi trần   trừ trong các trường hợp hiếm hoi và khác thường mà tôi sẽ nói đến sau; các hồn này cũng không giao tiếp được với người sống trừ phi bằng phương tiện hoàn toàn chủ quan (subjective). Những ǵ hiện ra ở ngoại cảnh (appear objectively) chỉ là bóng ma của con người hồng trần cũ (ex physical man). Nhưng trong địa hạt thông linh (in psychic), tạm gọi như thế, tức Giáng Ma học “Tâm linh” (“spiritual” Spiritualism), chúng tôi tin hoàn toàn.

 Hỏi : Bà cũng bác bỏ hiện tượng đó, phải không? Đáp : Chắc chắn là không, trừ các trường hợp cố ư lừa gạt.

 Hỏi : Vậy th́ bà giải thích hiện tượng đó như thế nào? Đáp : Có nhiều cách giải thích. Nguyên nhân của các hiện tượng đó chẳng đơn giản chút nào theo như các nhà Giáng Ma học tin tưởng. Trước hết, cứu tinh (the deus ex machina) của cái được gọi là “các cuộc hiện h́nh” (“materialization”) thường thường là thể dĩ thái (astral body or “double”) của người ngồi đồng (medium) hoặc của một người có mặt ở đó. Thể dĩ thái này cũng là tác nhân tạo tác (producer) hay là lực tác động (operating force) trong các cuộc ma hiện để viết trên bảng (manifestations of slate writing), các cuộc giáng ma kiểu “Davenport” (“Davenport” like manifestation) vv…

 Hỏi : Bà dùng tiếng “thường thường” (“usually”); vậy c̣n có cái ǵ tạo ra hiện tượng đó nữa không? Đáp : Điều đó c̣n tùy vào bản chất của các lần ma hiện. Đôi khi là tàn tích của thể dĩ thái (astral remains), “các ma h́nh” ở dục giới (kamalokic “shell”) của các phàm ngă đă mất xác nhưng c̣n tồn tại; có khi là các Tinh Linh (Elementals). “Spirit” là một thuật ngữ có nghĩa rộng và chỉ nhiều chủng loại. Thực t́nh tôi không biết các nhà giáng ma hiểu thuật ngữ đó như thế nào. C̣n theo chúng tôi hiểu th́ đó là các hiện tượng vật chất được tạo ra bởi Chân Ngă luân hồi, tức là “biệt ngă” (“individuality”) tâm linh bất tử. Và chúng tôi hoàn toàn bác bỏ giả thuyết này. Biệt ngă hữu thức của con người thoát xác không thể hiện h́nh được, cũng như không thể từ cơi devachan thuộc cơi trí, trở lại cơi trần được.

Hỏi : Nhưng nhiều cuộc giao tiếp nhận được từ các “spirits” này không những cho thấy sự thông minh, mà c̣n có việc biết được các sự kiện mà người ngồi đồng không hề biết đến và đôi khi ngay cả không hiện ra trong trí của người nghiên cứu hoặc trong trí của những người dự cầu đồng nữa. Đáp : Điều này không nhất thiết chứng tỏ rằng sự thông minh và sự hiểu biết mà bạn nói đến thuộc về các “spirits” đó, hoặc xuất phát từ các linh hồn thoát xác. Có những người miên du (somnambulists, thụy du) , trong khi ở trạng thái xuất thần, lại có thể đặt nhạc, làm thơ và làm toán nữa, mà những người này chưa bao giờ học nhạc hay toán cả. Có những người miên du khác trả lời một cách thông minh các câu hỏi được đặt ra cho họ, và thậm chí, trong vài trường hợp, nói được nhiều ngôn ngữ như tiếng Hebrew

  Miên=thụy, có nghĩa là ngủ. Miên du/thụy du: đi trong lúc ngủ.
và tiếng Latin, thứ ngôn ngữ mà họ hoàn toàn không biết khi tỉnh dậy   mọi điều này xảy ra trong trạng thái ngủ say. Vậy th́, bạn có c̣n cho rằng hiện tượng này là do các “hồn ma” (“spirits”) tạo ra nữa không?

Hỏi : Nhưng bà giải thích điều đó như thế nào? Đáp : Chúng tôi cho rằng tia sáng thiêng liêng trong con người vốn là một và bản thể của nó đồng nhất với Tinh Thần Vũ Trụ,
 “Chân Ngă tinh thần” (“spiritual Self”) của chúng ta thực sự là toàn tri, nhưng không thể biểu lộ tri thức của nó do các chướng ngại của vật chất. Bây giờ, các chướng ngại này càng được tách đi xa, nói cách khác, thể xác càng bị đờ đẫn (paralyzed) đối với hoạt động và tâm thức độc lập của riêng nó, chẳng hạn trong giấc ngủ say hoặc cơn xuất thần thâm sâu, hay, hơn thế nữa, trong cơn bệnh hoạn, th́ Chân Ngă càng có thể biểu lộ đầy đủ hơn trên cơi này. Đây là giải thích của chúng tôi về các hiện tượng quả thực kỳ diệu này ở t́nh trạng cao, trong đó, sự thông tuệ và tri thức lộ rơ ra một cách không thể phủ nhận. Đối với t́nh trạng ma hiện thấp hơn, như là các hiện tượng vật chất, các lời nói vô vị và câu chuyện tầm thường của hạng “vong linh” thông thường (general “spirit”), muốn giải thích th́ dài ḍng c̣n hơn cả các giáo huấn quan trọng nhất mà chúng tôi đề cập tới, v́ đề tài này chiếm nhiều chỗ và nhiều thời giờ hơn là nó được ấn định ở đây. Chúng tôi không muốn can dự vào sự tin tưởng của các nhà giáng ma học hoặc xen vào bất cứ tin tưởng nào khác. Những người tin vào “hồn ma” mới có trách nhiệm về việc này. Hiện nay, trong khi vẫn c̣n tin chắc rằng các hiện h́nh (manifestations) thuộc loại cao xảy ra qua các linh hồn thoát xác (disembodied souls), các nhà lănh đạo và những người học rộng, sáng suốt nhất trong số các nhà giáng ma, lại là những người đầu tiên thú nhận rằng không phải tất cả các hiện tượng đều do hồn ma (spirit, vong linh) tạo ra. Dần dần họ sẽ đi đến chỗ nhận thức được toàn bộ sự thật. Trong lúc đó, chúng tôi không có quyền, mà cũng không muốn thuyết phục họ theo quan điểm của chúng tôi. Trong trường hợp khác, như là các trường hợp hiện h́nh thuần túy thông linh và tâm linh (purely psychic and spiritual manifestations), chúng tôi tin là có sự tương giao của hồn (spirit) người sống với hồn của các phàm ngă thoát xác.*
* Chúng tôi cho rằng trong các trường hợp như thế, không phải hồn của người chết giáng xuống (descend) cơi trần mà là hồn của người sống tiến lên (ascend) đến các Hồn Tinh Thần thuần túy (pure Spiritual Souls, Hồn Thiêng). Thực ra, không có sự đi lên, không có sự giáng xuống ǵ cả, mà chỉ có việc thay đổi trạng thái hay t́nh trạng (state or condition) nơi đồng tử. Khi xác thân của đồng tử trở nên đờ đẫn (paralyzed) hay “xuất thần” (“entranced”), lúc đó Chân Ngă tâm linh thoát khỏi các chướng ngại của thể xác và tự thấy ḿnh ở trên cùng cảnh giới ư thức với các hồn đă thoát xác (disembodied spirits). Do đó, nếu có bất cứ sự thu hút tinh thần nào giữa cả hai, th́ cả hai có thể giao tiếp được với nhau, như thường xảy ra trong các giấc mơ. Sự khác nhau giữa bản chất của một đồng tử với bản chất của một người kém nhạy cảm (non sensitive) là thế này: hồn đă thoát ra (liberated spirit) của một đồng tử có được cơ hội và dễ dàng tạo ảnh hưởng lên các cơ quan thụ động của xác thân đă xuất thần của nó, để bắt các cơ quan này hành động, nói năng và viết theo ư muốn (will) của hồn thoát ra đó. Chân Ngă có thể làm cho nó lặp lại (giống như tiếng dội) bằng ngôn ngữ con người, các ư tưởng, ư nghĩ của thực thể thoát xác, giống như là của chính nó vậy. Nhưng cơ thể không dễ thụ cảm (non receptive) hay không nhạy cảm (non sensitive) của người rất năng nổ tích cực (positive) không thể bị ảnh hưởng như thế, Do đó, mặc dù khó có người nào mà Chân Ngă không nắm giữ sự giao tiếp tự do (trong khi thể xác của y yên nghỉ) với người mà nó yêu mến và đă mất, tuy vậy, v́ tính chất tích cực và không dễ thụ cảm của lớp vỏ và bộ óc hồng trần của nó, không có một hồi ức nào hoặc hồi tưởng rất mơ hồ , giống như mơ mộng, lượn lờ trong kư ức của người một khi tỉnh dậy.

Hỏi : Điều này có nghĩa là bà bài bác toàn bộ triết lư của giáng ma học phải không? Đáp : Nếu bạn hiểu “triết lư” (“philosophy”) này là các lư thuyết sơ sài của các nhà giáng ma học, th́ chúng tôi sẽ bài bác. Nhưng thật ra họ không có triết lư ǵ cả. Những người bênh vực sáng suốt và đúng đắn nhất trong giới giáng ma nói như thế. Chân lư căn bản và đáng tin duy nhất của họ đó là, hiện tượng này xảy ra thông qua các đồng tử được kiểm soát bởi các mănh lực và các trí tuệ vô h́nh   không một ai muốn hoặc có thể phủ nhận việc này, ngoại trừ một nhà duy vật mù quáng của trường phái Huxley. Tuy nhiên, về triết lư của họ, tôi xin thuật lại cho bạn những ǵ mà biên tập viên có kỹ năng của tập san Light nói về họ và triết lư của họ (Biên tập viên này là người mà các nhà giáng ma sẽ không t́m được người bênh vực nào khôn ngoan hơn và tận tụy hơn ông ta nữa). Đây là những ǵ mà “Ông Cử văn chương Oxon”, một trong rất ít các nhà giáng ma có tinh thần triết học, viết về sự thiếu tổ chức và cư xử hẹp ḥi mù quáng của họ. “Thật là xứng đáng để xem xét kỹ ở điểm này, v́ nó có tầm quan trọng rất lớn. Chúng ta có được một kinh nghiệm và một kiến thức mà khi so với nó, mọi kiến thức khác đều tương đối vô nghĩa. Nhà giáng ma tầm thường hay trở nên phẩn nộ nếu có ai dám tỏ ư nghi ngờ tri thức xác quyết của họ đối với tương lai và sự tin chắc tuyệt đối của họ đối với sự sống sắp đến. Nơi mà những người khác giang bàn tay yếu ớt để ḍ dẫm vào tương lai đen tối, th́ nhà giáng ma bước đi một cách dũng cảm như là người có được tấm bản đồ và biết rơ lối đi của ḿnh. Nơi mà kẻ khác dừng lại với đạo tâm sùng kính, hoặc bằng ḷng với tín ngưỡng kế truyền, th́ nhà giáng ma tự hào rằng ḿnh biết rơ những ǵ mà kẻ khác chỉ tin tưởng suông, và cho rằng nhờ các dự trữ phong phú của ḿnh mà y có thể bổ sung cho các tin tưởng mờ nhạt chỉ được thiết lập dựa vào niềm hy vọng mà thôi. Y tỏ ra bao dung trong các cách xử sự của ḿnh với các kỳ vọng yêu quư nhất của con người. Dường như y muốn nói: “Đối với những ǵ mà tôi có thể chứng minh được th́ bạn chỉ biết hy vọng.
Bạn chỉ chấp nhận một đức tin truyền thống nơi những ǵ mà tôi có thể chứng minh bằng thực nghiệm dựa theo phương pháp khoa học chặt chẽ nhất. Các niềm tin cổ xưa đang tàn tạ, hăy tách ra khỏi các tin tưởng đó. Chúng chứa đựng nhiều giả trá cũng như nhiều chân lư, chỉ bằng cách xây dựng trên một nền tảng chắc chắn với sự kiện đă được chứng minh th́ thượng tầng kiến trúc (superstructure) của bạn mới có thể được vững vàng. Chung quanh bạn các tin tưởng cũ đang sụp đổ. Hăy tránh sự đổ vỡ và lánh xa ra.
Khi người ta đến bàn bạc với người độ lượng này theo cách thực tiễn th́ kết quả như thế nào? Rất kỳ lạ và rất đáng thất vọng. Người đó tin chắc vào nền tảng của ḿnh đến nỗi không lo lắng để xác định sự diễn dịch mà những người khác đưa ra căn cứ vào các sự kiện của y. Minh triết của các thời đại tự nó có liên quan với cách giải thích những ǵ mà người ấy xem như đă được chứng minh một cách hợp lư; nhưng người đó không chuyển hướng liếc nh́n vào các t́m kiếm của nó. Ngay cả người đó cũng không hoàn toàn đồng ư với nhà giáng ma huynh đệ của y nữa. Đó là câu chuyện luôn được nhắc lại của một bà cụ Tô Cách Lan, bà này cùng với đức lang quân thành lập một “ngôi nhà thờ” (“kirk”). Họ có được các ch́a khóa riêng biệt đến Thiên Đường (Heaven), hay đúng hơn, chỉ có cụ bà có được ch́a khóa này, v́ bà “na certain aboot Jamie”. Thế là các môn phái của các nhà giáng ma phân chia vô tận, chia nhỏ ra và lại chia nhỏ, đành lắc đầu và “na certain aboot” lẫn nhau. Lần nữa, kinh nghiệm tập thể của nhân loại th́ vững chắc và không thay đổi về điểm này, nghĩa là hợp quần tạo nên sức mạnh, c̣n chia rẽ là cội nguồn của yếu đuối và thất bại. Nếu sát cánh nhau, được huấn luyện và có kỹ luật, th́ một đám đông hỗn tạp có thể trở thành một đạo quân, mỗi người có thể đương đầu với cả trăm người không được luyện tập. Việc có tổ chức trong mọi bộ phận hoạt động của con người có nghĩa là thành công, tiết kiệm được th́ giờ và công sức, đem lại lợi ích và phát triển. Thiếu phương pháp, thiếu kế hoạch, công việc thiếu hoạch định, năng lực thất thường , nỗ lực vô kỹ luật   các điều này sẽ đưa tới sai hỏng, thất bại. Tiếng nói của nhân loại chứng minh sự thật này. Nhà giáng ma có chấp nhận phán quyết này và hành động dựa trên kết luận đó không? Thực ra là không. Nhà giáng ma từ chối tổ chức. Họ trở thành luật lệ cho chính họ, và là cái gai đâm vào hông của người lân cận họ.” Tạp chí Light, ngày 22 6 1889

Hỏi : Người ta bảo với tôi là Hội Thông Thiên Học lúc đầu được thành lập để đè bẹp giáng ma học và tin tưởng vào sự tồn tại của Chân Ngă trong con người, phải vậy không? Đáp : Bạn đă bị chỉ dẫn sai. Mọi tin tưởng của chúng tôi đều được dựa vào Chân Ngă bất tử đó. Nhưng, giống như rất nhiều người khác, bạn nhầm lẫn phàm ngă với Chân Ngă. Các nhà tâm lư học Tây phương dường như không thiết lập được sự phân biệt rơ ràng nào giữa cả hai. Tuy nhiên, đúng như thế, sự dị biệt đó đem lại then chốt để hiểu được triết học Đông phương và nằm đàng sau cội rễ của sự khác nhau giữa giáo huấn của Minh Triết Thiêng Liêng với giáng ma học. Và mặc dù có thể lôi cuốn thêm sự thù địch của một số các nhà giáng ma, tuy thế, ở đây tôi phải nói rằng chính khoa Minh Triết Thiêng Liêng mới là giáng ma học đích thực và thuần khiết, trong khi cơ cấu hiện tại đang mang tên đó được quần chúng thực hành ngày nay, chỉ là thuyết duy vật siêu việt (transcendental materialism).

Hỏi : Xin giải thích ư tưởng này một cách rơ ràng hơn. Đáp : Những ǵ tôi muốn nói đến là đây: mặc dù giáo lư của chúng tôi nhấn mạnh vào sự đồng nhất (identity) của tinh thần và vật chất, và, mặc dù chúng tôi nói rằng tinh thần là vật chất ở trạng thái tiềm tàng (potential matter), c̣n vật chất chỉ là tinh thần ở trạng thái kết tinh (crystallized spirit) (nghĩa là, giống như nước đá là hơi nước đông cứng lại), tuy nhiên, v́ trạng thái đầu tiên và vĩnh cửu của vạn vật không phải là tinh thần mà là siêu tinh thần (meta spirit), tạm gọi thế, (chất hữu h́nh và rắn đặc chỉ là biểu lộ theo chu kỳ của nó mà thôi) chúng tôi chủ trương rằng thuật ngữ tinh thần (spirit) chỉ có thể dùng cho Chân Ngă đích thực (the true individuality) mà thôi.

Hỏi : Nhưng làm sao phân biệt giữa “Chân Ngă đích thực” với “Cái Tôi” (the “I”) hay là “Chân Ngă” (“Ego”) mà tất cả chúng ta đều biết? Đáp : Trước khi trả lời cho bạn, chúng ta phải bàn thảo về ư nghĩa của chữ “I” hay “Ego”. Chúng tôi phân biệt giữa sự kiện đơn giản của ngă thức (self consciousness) tức t́nh cảm suông (simply feeling): “Tôi là tôi (“I am I”) với ư tưởng phức tạp (complex thought): “Tôi là ông Smith” hoặc “bà Brown”. V́ chúng tôi tin rằng cùng một Chân Ngă phải trải qua một loạt các kiếp sống, hay là luân hồi, nên sự phân biệt này trở thành trụ cột căn bản cho toàn bộ ư niệm. Như bạn thấy, “ông Smith” thực ra có hàm ư là một chuỗi dài các kinh nghiệm hằng ngày được xâu vào nhau bằng sợi dây kư ức (thread of memory) và tạo thành cái mà ông Smith gọi là “chính ông ta” (“himself”). Nhưng không có một cái nào trong số các “kinh nghiệm này thực sự là “cái Tôi” hay Chân Ngă (Ego) cả, các kinh nghiệm đó cũng không mang lại cho “ông Smith” cái cảm tưởng rằng ông ta là chính ông ấy (he is himself), v́ ông quên mất phần lớn các kinh nghiệm hằng ngày của ông, và chúng chỉ tạo ra cảm giác Ngă tính (feeling of Egoity) nơi ông ta khi nào chúng c̣n tồn tại (last). V́ lư do đó, chúng tôi, những nhà Minh Triết Thiêng Liêng, phân biệt giữa mớ (bundle) “kinh nghiệm” này mà chúng tôi gọi là phàm ngă giả tạm (v́ rất hữu hạn và mau phai nḥa), và cái cảm giác “Tôi là tôi” là do bởi yếu tố đó trong con người. Chính cái “Tôi là tôi” này mà chúng ta gọi là Chân Ngă thực sự (true individuality); và chúng ta nói rằng “Ego” này hay là Chân Ngă (individuality), giống như một diễn viên, đóng nhiều vai trên sân khấu cuộc đời. (Vide infra, “Bàn về Chân Ngă và phàm ngă”). Chúng ta hăy gọi mọi kiếp sống mới trên cơi trần của cùng một Chân Ngă (Ego) là một đêm diễn (night) trên sân khấu của một hí viện. Vào một đêm, diễn viên hay Chân Ngă xuất hiện trong vai Macbeth; đêm kế, trong vai Shylock, đêm thứ ba trong vai Romeo, đêm thứ tư trong vai Hamlet hoặc vua Lear , vv…, cho đến khi Chân Ngă trải qua toàn bộ chu kỳ luân hồi. Chân Ngă bắt đầu kiếp sống hành hương (life pilgrimage) của ḿnh với vai tṛ là một sprite, một Ariel hoặc một Puck. Chân Ngă đóng vai một diễn viên phụ (a super), là một người lính, một người giúp việc, một người trong đội hợp xướng (chorus); kế đó tiến lên các vai có đối thoại (“speaking parts”), đóng các vai tṛ lănh đạo, xen vào với các vai tṛ vô nghĩa, cho đến cuối cùng rút ra khỏi sân khấu với vai tṛ “Prospero”, nhà pháp thuật (magician).

 Hỏi : Tôi hiểu rồi. Vậy th́ bà nói rằng Chân Ngă thực sự này không thể trở lại cơi trần sau khi chết. Nhưng chắc là diễn viên được tự do, nếu c̣n giữ được ư thức của Chân Ngă của ḿnh, có thể trở lại nếu y thích cái màn cảnh của các hoạt động trước kia của y chứ? Đáp : Chúng tôi nói rằng không, đơn giản v́ một sự trở lại cơi trần như thế sẽ là một mâu thuẩn với bất cứ trạng thái phúc lạc thuần khiết nào sau khi chết, như tôi sẵn sàng chứng minh. Chúng tôi nói rằng con người chịu rất nhiều đau khổ oan uổng trong kiếp sống, do lỗi lầm của những người khác mà người đó có dịp cộng tác, hoặc do hoàn cảnh chung quanh của người này, cho nên chắc chắn là người này có quyền được hưởng sự nghỉ ngơi và an tịnh hoàn toàn nếu không phải là toàn phúc (bliss), trước khi nhận lại cái gánh nặng của cuộc đời. Tuy nhiên, chúng ta có dịp bàn thảo vấn đề này một cách tỉ mỉ sau này.
Tại sao Minh Triết Thiêng Liêng được chấp nhận?

Hỏi : Tôi hiểu đến một mức nào đó thôi. Nhưng tôi thấy rằng giáo huấn của bà phức tạp và có tính cách siêu h́nh hơn nhiều so với giáng ma học hoặc tư tưởng tôn giáo thông thường. Vậy th́, bà có thể nói cho tôi biết điều ǵ đă khiến cho hệ thống Minh Triết
  Tên các nhân vật trong các vở kịch của Shakespeare (1564 1616), một nhà soạn kịch (dramatist) và thi sĩ người Anh.
Thiêng Liêng mà bà bênh vực lại dấy lên rất nhiều lôi cuốn cũng như rất nhiều thù địch? Đáp : Việc đó tôi tin rằng có nhiều lư do.
Thứ nhất là phản ứng mạnh mẽ của các lư thuyết duy vật ngu dốt đang thịnh hành ngày nay trong các giáo sư khoa học.
Thứ hai là sự bất măn chung đối với thần học do con người đặt ra (artificial theology) của các Giáo hội Thiên Chúa khác nhau, đồng thời số các môn phái ngày càng nhiều và có khuynh hướng chống đối nhau.
Thứ ba là có một nhận thức luôn luôn tăng trưởng về sự kiện là các tín điều vốn tự mâu thuẩn một cách rơ rệt, và mâu thuẩn lẫn nhau nữa, vậy các tín điều đó không thể đúng, và những sự tự nhận (claims) mà không được kiểm chứng th́ không thể đúng được. Sự thiếu tin tưởng tự nhiên này đối với các tôn giáo cổ truyền lại càng tăng thêm cường độ bằng sự thất bại hoàn toàn của chúng trong việc bảo tồn đạo đức và thanh lọc xă hội và quần chúng.
Thứ tư là một số đông người tin tưởng và một số ít người biết rằng, ở đâu đó phải có một hệ thống triết học và tôn giáo có tính chất khoa học chứ không chỉ dựa vào suy đoán nữa.
Sau rốt, có một tin tưởng rằng có thể một hệ thống như thế phải được t́m thấy trong các giáo lư cổ xưa hơn là bất cứ tín ngưỡng hiện đại nào.

Hỏi : Nhưng tại sao hệ thống triết lư này lại được đưa ra đúng vào ngày nay? Đáp : Chỉ v́ đây là lúc được thấy là rất thích hợp, sự kiện đó được thấy rơ bằng nỗ lực rơ rệt của rất nhiều người nghiên cứu đứng đắn mong đạt tới chân lư, với bất cứ giá nào và bất cứ nơi nào chân lư đó có thể bị che khuất. Thấy được điều này, các Đấng bảo quản chân lư được phép công bố một số tối thiểu chân lư đó. Nếu việc thành lập Hội Thông Thiên Học bị tŕ hoăn thêm một vài năm nữa th́ vào lúc này đây, một nửa các quốc gia văn minh trở thành theo chủ nghĩa duy vật hoàn toàn (rank materialist), c̣n một nửa kia trở thành theo thuyết thần nhân đồng h́nh (anthropomorphist) và thuyết hiện tượng (phenomenalist) .

 Hỏi : Dù sao đi nữa, chúng ta có nên xem Minh Triết Thiêng Liêng như là một sự thiên khải (revelation) hay chăng? Đáp : Dù thế nào đi nữa cũng không nên   ngay cả theo ư nghĩa của một tiết lộ mới mẻ và trực tiếp của các Đấng Cao Cả, siêu nhiên hay ít nhất là các thực thể siêu nhân loại (superhuman beings), mà chỉ nên xem nó theo ư nghĩa của một “phát hiện” (“unveiling”) của các chân lư cổ, rất cổ đối với các trí óc từ trước đến giờ không biết đến chúng, thậm chí không biết đến sự hiện hữu và giữ ǵn bất cứ tri thức nào cổ như thế.*
* Thật là “hợp thời” (“fashionable”), nhất là gần đây, khi chế giễu ư tưởng cho rằng trong các điều huyền bí của các dân tộc vĩ đại và văn minh như người Ai Cập, Hy Lạp hoặc La Mă, bao giờ cũng có một điều ǵ đó khác hơn là sự lừa gạt của hạng thầy tu. Thậm chí các Hội viên Hoa Hồng Thập Tự (Rosicrucians) không ǵ khác hơn là những kẻ nửa khùng nửa bất lương (half lunatics, half knaves). Có nhiều sách viết về họ, và một vài năm trước đây, những người c̣n non nớt mà người ta khó nghe được tên tuổi của họ, đă xông ra đột ngột với vai tṛ là các nhà phê b́nh sâu sắc và các nhà Ngộ Đạo (Gnostics) về đề tài luyện đan, các triết gia tôn sùng lửa (fire philosophers) và thần bí học nói
• Thuyết Thần Nhân Đồng H́nh hay Thuyết Nhân H́nh (Anthropomorphism) chủ trương rằng những ǵ của con người cũng áp dụng được cho thần minh. Thí dụ nói Thượng Đế thịnh nộ, đó là cách nói theo thuyết Nhân H́nh.
• Thuyết Hiện Tượng (Phenomenalism) là thuyết chủ trương rằng chỉ có hiện tượng chứ không có chính vật hay là chỉ biết được hiện tượng của vật chứ không hề biết được chính vật, thí dụ như thuyết của triết gia Kant (1724 1804).
• Chủ nghĩa Duy Vật (Materialism) chủ trương: 1) Chỉ có vật; 2) Tâm do vật biến hóa mà ra; 3) Vật (hạ tầng cơ sở) hoàn toàn chi phối tâm (thượng tầng kiến trúc) (Chú thích của ND) chung. Tuy nhiên, một chuỗi dài các Tư Tế Ai Cập, Ấn Độ, Chaldea và Arabia, cùng với các triết gia và các hiền triết vĩ đại nhất của Hy Lạp và Tây phương, gộp chung dưới chỉ danh khoa học minh-triết và thiêng liêng, đều thông thạo tất cả mọi tri thức, v́ các Ngài được xem như là nền tảng và cội nguồn của mọi nghệ thuật và khoa học mà về mặt bản thể được xem như là thiêng liêng. Plato đă xem các bí pháp như là có tính chất linh thiêng nhất, c̣n Clemens ở Alexandria, người đă được điểm hóa vào các bí pháp của Eleusinia, đă tuyên bố ”rằng các triết lư được dạy ra trong đó tự chúng có chứa cứu cánh của mọi tri thức con người”. Chúng ta tự hỏi, có phải Plato và Clemens là hai kẻ bất lương hay là hai kẻ khùng, hoặc là cả hai?

Hỏi : Bà có nói đến “sự ngược đăi” (“persecution”). Nếu chân lư theo đúng như Minh Triết Thiêng Liêng tŕnh bày th́ tại sao nó gặp phải sự chống đối như thế và không được chấp nhận rộng răi? Đáp : Có nhiều lư do khác nhau, một trong các lư do đó là sự ghét bỏ của những người cho rằng đó là “cải cách”, theo như cách gọi  của họ. Tính ích kỷ có bản chất là bảo thủ (conservative) và không ưa bị xáo trộn. Nó thích một sự dối trá dễ chịu, không có tính chất phê phán (an easy going, unexacting lie) đối với chân lư vĩ đại nhất, nếu chân lư này đ̣i hỏi sự hy sinh tiện nghi tối thiểu của con người. Sức mạnh của tính tŕ trệ trong tâm trí quả thật lớn lao trong bất cứ điều ǵ mà không hứa hẹn có lợi lộc và sự tưởng thưởng ngay trước mắt. Trong kỷ nguyên chúng ta, tính chất phi tinh thần và theo sát thực tế là nổi bật hơn hết. Thêm vào đó, giáo lư của Minh Triết Thiêng Liêng lại có tính chất xa lạ nữa; bản chất cực kỳ khó hiểu của các triết lư, một số giáo lư đó lại thẳng thừng bác bỏ nhiều điều kỳ lạ (vagaries) mà các phe phái ưa chuộng vốn đă ăn sâu vào chính cốt lơi của các tín ngưỡng trong dân gian. Nếu chúng ta thêm vào đó các cố gắng cá nhân và sự tinh khiết cao độ của đời sống cần phải có của những ai muốn trở thành đệ tử của nội giới (inner circle), và tầng lớp rất giới hạn mà một luật lệ hoàn toàn vị tha đ̣i hỏi, th́ sẽ dễ dàng thấy được lư do tại sao Minh Triết Thiêng Liêng hứng chịu công việc vất vả, chậm chạp như thế. Về cơ bản th́ Minh Triết Thiêng Liêng là triết lư của những kẻ đau khổ và đă mất hết mọi hy vọng để được giúp ra khỏi hoàn cảnh bất lợi (mire) của đời sống bằng bất cứ phương tiện nào khác. Hơn nữa, lịch sử của bất cứ hệ thống tôn giáo hoặc luân lư nào mới được đưa vào một mảnh đất xa lạ, đều cho thấy điểm khởi đầu của nó bị ngăn trở bởi mọi chướng ngại mà việc chống lại sự tiến bộ (obscurantism) và ḷng ích kỷ có thể tạo ra. Câu nói “Vương miện của kẻ cải cách là một vương miện có nhiều gai” quả là đúng biết bao! Việc kéo đổ các ṭa nhà cũ kỹ bị mối mọt ăn không phải là không có nguy hiểm.

Hỏi : Mọi điều này đều có liên quan ít nhiều với luân lư và triết lư của Hội Thông Thiên Học. Bà có thể cho tôi một ư niệm tổng quát về chính Hội, các mục tiêu và luật lệ của Hội chăng? Đáp : Không có ǵ bí mật cả. Bạn cứ hỏi, rồi bạn sẽ nhận được các câu trả lời chính xác.

Hỏi : Nhưng tôi có nghe nói rằng bà bị ràng buộc bởi các lời thề? Đáp : Chỉ ở trong Phần Nội Môn hay Bí Truyền mà thôi.

 Hỏi : Tôi cũng có nghe rằng một số hội viên sau khi ra khỏi Hội, chính họ không c̣n bị xem như có ràng buộc với lời thề nữa. Họ có lư hay không? Đáp : Điều này cho thấy họ thiếu ư thức về danh dự. Làm thế nào họ có lư được? Trong tạp chí Thánh Đạo (The Path), cơ quan truyền bá Minh Triết Thiêng Liêng của chúng tôi tại New York, có nói rơ về trường hợp này như sau: “Giả dụ có một quân nhân cố t́nh vi phạm lời thề và kỷ luật nên bị sa thăi. Trong cơn tức giận với sự công bằng, anh ta đă xỉ vả, và v́ cái h́nh phạt mà anh ta đă được cảnh báo trước, người lính đó thông đồng với kẻ thù   trở thành một điệp viên và kẻ phản bội   để báo thù vị chỉ huy trước kia của ḿnh, và tuyên bố rằng việc trừng phạt y đă giải thoát y khỏi lời thề phải trung thành với chính nghĩa (cause)”. Theo bạn nghĩ, người đó có hữu lư hay không? Người đó có đáng được gọi là một người đê tiện, một kẻ hèn nhát hay không?

Hỏi : Tôi tin là thế; nhưng có một số người nghĩ khác. Đáp : Mặc kệ họ. Nếu bạn thích, chúng ta sẽ bàn về đề tài này sau.

TIẾT III
HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC
       
Các mục tiêu của Hội

Hỏi : Mục tiêu của Hội Thông Thiên Học là ǵ?
Đáp : Ngay từ đầu, Hội có ba mục tiêu: 1) Tạo ra trung tâm Huynh Đệ Đại Đồng của nhân loại, không phân biệt chủng tộc, màu da hay tín ngưỡng.
2) Thúc đẩy việc nghiên cứu kinh sách Aryan và các kinh sách khác, nghiên cứu các khoa học và tôn giáo trên thế giới, chứng minh sự quan trọng của văn liệu cổ của Á Châu, cụ thể là các triết lư của đạo Bà La Môn, của Phật giáo và Bái Hỏa giáo.
3) Nghiên cứu các bí mật c̣n ẩn tàng của Thiên Nhiên dưới mọi trạng thái có thể có, nhất là các quyền năng thông linh và tinh thần tiềm tàng trong con người.
Nói chung, đây là ba mục đích chính của Hội Thông Thiên Học.

Hỏi : Bà có thể cho biết thêm chi tiết về các mục tiêu này chăng?
Đáp : Chúng ta có thể chia mỗi một trong số ba mục tiêu thành nhiều khoản để giải thích nếu thấy là cần thiết.
Hỏi : Vậy th́ chúng ta hăy bắt đầu với mục đích thứ nhất. Bà dùng phương cách nào để thúc đẩy cảm thức về t́nh huynh đệ trong các chủng tộc vốn rất khác nhau về tôn giáo, tập tục và cách suy tưởng?
Đáp : Cho phép tôi thêm vào những ǵ mà dường như bạn không muốn nói tới. Chúng ta biết rằng, dĩ nhiên ngoại trừ hai tàn tích của các giống dân   người theo Bái Hỏa giáo và người Do Thái   mọi quốc gia đều bị phân hóa, không những chia rẽ với quốc gia khác, mà ngay cả chia rẽ trong chính quốc gia đó. Điều này được thấy nổi bật nhất trong số các quốc gia theo Cơ Đốc giáo được gọi là văn minh. Do đó, bạn ngạc nhiên, và đây là lư do giải thích tại sao mục tiêu thứ nhất của chúng tôi, theo bạn, dường như là điều không tưởng (utopia). Có phải vậy không? Hỏi : Vâng, đúng thế. Nhưng bà có cách nào chống lại việc đó?
 Đáp : Không có ǵ trái với sự thật; nhưng có nhiều việc cần làm để loại bỏ các nguyên nhân vốn đang làm cho T́nh Huynh Đệ Đại Đồng trở thành không tưởng như hiện nay.

Hỏi : Theo bà thấy th́ các nguyên nhân đó là ǵ?

Đáp : Trước nhất và quan trọng nhất là tính ích kỷ tự nhiên của con người. Tính ích kỷ này, thay v́ phải được tẩy sạch th́ hằng ngày lại được làm cho mạnh thêm và được kích hoạt thành một t́nh cảm hung hản, không cưỡng lại được do lối giáo dục tôn giáo hiện nay, vốn có khuynh hướng không những khuyến khích, mà c̣n tích cực biện minh cho sự ích kỷ đó. Ư niệm về phải và trái của con người hoàn toàn bị xuyên tạc do việc chấp nhận theo nghĩa đen của Thánh Kinh Do Thái. Mọi sự xă kỷ trong các giáo lư vị tha của Đức Jesus chỉ trở thành đề tài lư thuyết trên các bục giảng mà thôi. Trong khi đó, các châm ngôn về tính ích kỷ thực sự được dạy ra trong Thánh Kinh của Moses (Mosaic Bible), đi ngược lại với những ǵ mà Đức Christ đă hoài công dạy ra, lại được khắc sâu vào cuộc sống tận bên trong của các quốc gia Tây phương. Câu nói “Mắt đổi mắt, răng đổi răng” (“An eye for an eye and a tooth for a tooth”, ăn miếng trả miếng) đă trở thành câu châm ngôn hàng đầu của luật pháp các bạn. Giờ đây, tôi xin phát biểu công khai và mạnh dạn rằng, sự suy đồi của triết lư này và của rất nhiều triết lư khác nữa, chỉ một ḿnh Minh Triết Thiêng Liêng mới có thể xóa sạch mà thôi. Cội Nguồn Chung Của Con Người

Hỏi : Xin cho biết tại sao? Đáp : Hoàn toàn bằng các chứng minh dựa vào các nền tảng luận lư, triết học, siêu h́nh học và thậm chí cả khoa học nữa:
a) Tất cả mọi người đều có cùng nguồn cội tinh thần và thể chất, đây là giáo lư căn bản của Minh Triết Thiêng Liêng.
b) V́ về mặt căn bản, nhân loại là một và phát xuất từ cùng một tinh hoa, và tinh hoa đó là độc nhất   vô hạn, không do ai sáng tạo ra (uncreate) và vĩnh hằng, dù cho chúng ta gọi tinh hoa đó là Thượng Đế hay là Thiên Nhiên   do đó, không có ǵ có thể tác động vào một quốc gia hoặc một người mà không tác động đến tất cả các quốc gia khác và những người khác. Điều này cũng chắc chắn và hiển nhiên như một ḥn đá được ném xuống ao, sớm hay muộn ǵ cũng làm chuyển động mọi giọt nước trong ao.

Hỏi : Nhưng đây không phải là giáo huấn của Đức Christ, mà đúng hơn là một khái niệm của thuyết phiếm thần. Đáp : Bạn nhầm lẫn chỗ này rồi. Khái niệm đó thuần là Cơ Đốc giáo, mặc dù không thuộc Do Thái giáo, có lẽ v́ chỗ đó mà các quốc gia tin theo Thánh Kinh của bạn không thích t́m hiểu nó.

Hỏi : Đây là một tố giác quá bao quát và bất công. Bà dựa vào bằng chứng nào để nói như thế? Đáp : Bằng chứng ở ngay sát bên bạn. Đức Christ được cho là đă từng dạy: “Hăy thương yêu nhau” và “Hăy thương yêu kẻ thù của con”; v́ “nếu ngươi chỉ thương yêu những kẻ thương yêu ngươi th́ ngươi có được đền đáp (hay công lao, merit) ǵ đâu? Những người publicans  chẳng làm như thế sao? Nếu ngươi chỉ chào mừng bạn bè của ngươi th́ người có làm được ǵ hơn những người khác đâu? Những người publicans há chẳng làm thế sao?” Đây chính là những lời của Đức Christ. Nhưng Sáng Thế Kư ix, 25, nói “Canaan đáng   Vào thời đó, người publicans được xem như bao nhiêu kẻ trộm cướp, móc túi khác. Đối với người Do Thái, tên họ và nghề nghiệp của một người publicans là một điều đáng tởm nhất trên đời. Người publicans không được phép bước vào Đền Thờ, c̣n kinh Mathew (xviii,  7) nói đến người ngoại đạo y hệt như nói đến người publicans. Tuy nhiên, họ chỉ là những người thu thuế La Mă, có địa vị giống như các viên chức Anh ở Ấn Độ và các quốc gia bị chinh phục khác.
rũa sả! Nó sẽ làm mọi cho các tôi tớ của anh em nó” (Kinh Thánh 2003, trang 7, phần Cựu Ước). Và do đó, người theo Thánh Kinh Cơ Đốc giáo ưa thích luật của Moses hơn là luật bác ái của Đức Christ. Họ dựa vào Cựu Ước, v́ kinh này làm thỏa măn tất cả các thị dục của họ, tức là có các luật lệ để chinh phục, thôn tính và áp chế đối với các chủng tộc mà họ cho là thấp kém. Biết bao trọng tội mà họ phạm phải dựa vào sức mạnh của đoạn văn nói về địa ngục này (nếu hiểu theo lối chấp nê văn tự của thuật ngữ này) trong Sáng Thế Kư (Genesis), chỉ có lịch sử mới cho chúng ta một ư niệm mặc dù không đầy đủ. 
  Vào cuối thời Trung Cổ, dưới quyền năng của các mănh lực đạo đức, t́nh trạng nô lệ phần lớn biến mất ở Âu Châu, nhưng đă xảy ra hai biến cố nghiêm trọng làm áp đảo mănh lực đạo đức đang tác động trong xă hội Âu Châu và nới lỏng nhiều sự chèn ép trên địa cầu, cái mà nhân loại hầu như không bao giờ được biết. Một trong các biến cố này là cuộc du hành đầu tiên đến một bờ biển đông dân và kém văn minh, nơi mà nhân loại là món hàng buôn bán quen thuộc, c̣n biến cố kia là việc khám phá ra tân thế giới, nơi mà các mỏ vàng đă được khai mở, cần có công nhân được nhập vào để khai thác các mỏ đó. Trong suốt bốn trăm năm, bao nhiêu là đàn ông, đàn bà và trẻ con bị bứt ra khỏi tất cả những ǵ mà họ quen biết và ưa thích, bị đem bán trên bờ biển Phi Châu cho các thương gia ngoại quốc. Họ bị xiềng dưới hầm tàu   thường người chết cùng với người sống   trong “đoạn đường trung gian” đầy kinh hoàng này, theo Bancroft, một sử gia vô tư, th́ trong số 3.250.000 người, có 250.000 người bị ném xuống biển trên đoạn đường định mệnh đó, trong khi số c̣n lại bị phó thác cho nỗi đau khổ không thể tả (nameless misery) trong các hầm mỏ, hay dưới roi vọt trong các cánh đồng mía và lúa. Lỗi của trọng tội này là do nơi Giáo hội Thiên Chúa. “Nhân danh Ba Ngôi Tối Linh”, chính phủ Tây Ban Nha (theo Công giáo La Mă) đă kư kết hơn mười thỏa hiệp (treatise) cho phép buôn bán năm trăm ngh́n con người. Năm 1562, Sir John Hawkins tổ chức chuyến đi tàn nhẫn để mua nô lệ ở Phi Châu và bán sang Tây Ấn trên một chiếc tàu mang thánh danh (sacred name) của Đức Jesus, trong khi Elizabeth, vị nữ hoàng theo đạo Tin Lành, tưởng thưởng cho ông ta về sự thành công trong chuyến mạo hiểm đầu tiên này của người Anh trong

Hỏi : Tôi có nghe bà nói rằng tính đồng nhất của cội nguồn vật chất của chúng ta đă được khoa học chứng minh, c̣n sự đồng nhất về cội nguồn tinh thần đă được Tôn giáo   Minh triết chứng minh. Tuy nhiên, chúng tôi lại không thấy những người theo thuyết Darwin biểu lộ được t́nh huynh đệ vĩ đại nào cả.

Đáp : Đúng thế. Điều này chứng tỏ sự khiếm khuyết của các hệ thống duy vật và chứng minh rằng chúng tôi, những người của Hội Thông Thiên Học có lư. Sự đồng nhất về cội nguồn vật chất của chúng ta không gợi được các t́nh cảm cao cả và sâu xa của chúng ta. Vật chất mà thiếu linh hồn và tinh thần, tức là cái tinh hoa thiêng liêng của nó, th́ không thể thấu nhập vào tâm người. Nhưng sự đồng nhất của linh hồn và tinh thần, của chân nhân bất tử, như Minh Triết Thiêng Liêng dạy chúng ta, một khi đă được chứng thực và bén rễ trong tâm chúng ta rồi, sẽ dẫn dắt chúng ta đi xa trên con đường bác ái thật sự và thiện chí huynh đệ.

Hỏi : Nhưng làm thế nào Minh Triết Thiêng Liêng giải thích được cội nguồn chung của con người? Đáp : Bằng cách dạy rằng cội rễ của mọi bản thể (nature), ngoại cảnh và nội tâm (objective and subjective), và mọi vật khác trong vũ trụ, hữu h́nh và vô h́nh, đang là, đă là và măi măi sẽ là tinh hoa tuyệt đối duy nhất, từ đó mọi vật xuất phát ra và qui hồi lại. Đây là triết học Ấn Âu (Aryan philosophy), chỉ có các hệ thống Vedanta và Phật giáo mới tŕnh bày đầy đủ. Với mục tiêu trước mắt này, nhiệm vụ của mọi người trong Hội Thông Thiên Học là thúc đẩy bằng mọi cách thực tiễn và ở tất cả mọi nước, việc truyền bá một nền giáo dục không bè phái (non sectarian).
việc buôn bán vô nhân đạo đó bằng cách cho phép ông ta mang dưới h́nh thức huy hiệu “một nửa người Moor (a demi Moor) bằng màu sắc riêng biệt của ông ta, bị buộc bằng một sợi dây, hay, nói cách khác, một người nô lệ da đen bị c̣ng”. Các cuộc Chinh Phục của Thập Giá (trích từ Tập San Agnostic).
Hỏi : Ngoài điều vừa nói ở trên ra, điều lệ của Hội Thông Thiên Học khuyên các hội viên nên làm ǵ, tôi muốn nói trên cơi trần này? Đáp : Để đánh thức t́nh huynh đệ giữa các quốc gia, chúng ta phải tham dự vào giao lưu quốc tế với các nghệ thuật và các sản phẩm hữu ích, bằng sự khuyên bảo, thông tin và hợp tác với tất cả các cá nhân và các đoàn thể xứng đáng (miễn là, như các điều lệ có ghi thêm, “Hội hoặc là các hội viên cộng tác vào công việc đó không lănh một lợi nhuận nào”). Thí dụ, lấy một trường hợp điển h́nh. Việc tổ chức của Hội mà ông Edward Bellamy mô tả trong tác phẩm tuyệt diệu của ông “Looking Backwards” (“Nh́n lại sau”), tŕnh bày một cách đáng phục ư niệm Minh Triết Thiêng Liêng về những ǵ sẽ là giai đoạn quan trọng đầu tiên tiến đến việc nhận thức đầy đủ về t́nh huynh đệ đại đồng. T́nh trạng các sự việc mà ông mô tả rơi vào chỗ thiếu hoàn thiện, v́ tính ích kỷ vẫn c̣n và đang tác động trong tâm con người. Nhưng nói chung, tính ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân đă được khắc phục bằng cảm thức (feeling) về sự đoàn kết và t́nh huynh đệ hỗ tương; c̣n kế hoạch sinh hoạt được mô tả trong đó nhắm mục đích đưa các nguyên nhân có khuynh hướng tạo ra và nuôi dưỡng tính ích kỷ tới mức tối thiểu.

Hỏi : Vậy th́ với tư cách một người của Hội Thông Thiên Học, bà có tham gia vào nỗ lực để thực hiện lư tưởng như thế không? Đáp : Chắc chắn là có, và chúng tôi đă chứng minh điều đó bằng hành động. Bạn có nghe nói đến các câu lạc bộ và hội đoàn theo dân tộc chủ nghĩa mọc lên như nấm ở Mỹ từ khi sách của Bellamy được xuất bản hay không? Hiện nay, chúng đang tiến tới một cách rơ rệt và sẽ làm được ngày càng rất nhiều việc theo thời gian qua. Đúng vậy, các câu lạc bộ và các đoàn thể này do các nhà Minh Triết Thiêng Liêng thành lập ngay từ lúc đầu. Một trong các câu lạc bộ đầu tiên là Câu Lạc Bộ Quốc Gia ở thành phố Boston, Massachuset, có vị Chủ Tịch và Thư Kư là người của Hội Thông Thiên Học, và đa số quản trị viên của Câu Lạc Bộ cũng là người của Hội Thông Thiên Học. Aûnh hưởng của Minh Triết Thiêng Liêng và của Hội Thông Thiên Học được nhận thấy rơ rệt trong việc thành lập các câu lạc bộ và hội đoàn (party) nói trên, v́ tất cả đều xem nền tảng của họ, tức nguyên lư căn bản và đầu tiên, là T́nh Huynh Đệ của Nhân loại như Minh Triết Thiêng Liêng đă giảng dạy. Khi đưa ra các nguyên tắc, họ phát biểu: “Nguyên tắc về T́nh Huynh Đệ Nhân Loại là một trong các chân lư vĩnh cửu vốn chi phối sự tiến bộ trên thế giới theo các đường lối phân biệt bản chất con người với bản chất loài thú (brute nature)”. C̣n điều ǵ có tính chất minh triết hơn là điều này chăng? Nhưng chưa đủ đâu. Điều cũng cần thiết là gây ấn tượng lên con người với ư tưởng rằng, nếu cội nguồn của nhân loại là một, th́ cũng cần phải có một chân lư duy nhất biểu lộ trong mọi tôn giáo khác nhau   ngoại trừ trong Do Thái giáo, v́ bạn không thấy nó được diễn đạt ngay cả trong Kinh Kabala.

Hỏi : Điều này có liên quan đến cội nguồn chung của các tôn giáo, và có thể bà có lư ở điểm đó. Nhưng làm thế nào áp dụng t́nh huynh đệ thực tiễn trên cơi trần này? Đáp : Một là, v́ những ǵ đúng trên cơi siêu h́nh th́ cũng phải đúng trên cơi vật chất. Hai là, v́ không có cội nguồn oán thù và xung đột nào nhiều hơn là các dị biệt về tôn giáo. Khi một phần tử này hoặc phần tử khác cho rằng chính ḿnh là kẻ duy nhất có được chân lư tuyệt đối th́ điều trở nên gần như tự nhiên là y sẽ nghĩ rằng người lân cận ḿnh dứt khoát là rơi vào sai lầm và tà môn. Nhưng một khi con người bắt đầu thấy rằng không một ai trong số họ có được toàn bộ chân lư, mà thấy rằng họ cần bổ túc cho nhau, rằng chân lư toàn vẹn chỉ có thể được t́m thấy trong các quan điểm kết hợp của tất cả, sau đó, những ǵ giả trá trong các quan điểm đó được sàng lọc ra   bấy giờ, t́nh huynh đệ thật sự trong tôn giáo mới được thiết lập. Cũng dùng một phương cách như thế trong thế giới vật chất.

Hỏi : Xin giải thích rơ hơn.
Đáp : Thí dụ: một cây gồm có rễ, thân, nhiều cành và nhiều lá. V́ nhân loại, nói chung, là thân phát triển từ cội nguồn tinh thần, thế nên thân cũng là sự hợp nhất của cây. Nếu thân bị thương tổn th́ hiển nhiên là mọi cành và lá cũng chịu thương tổn lây. Đối với nhân loại cũng thế.

Hỏi : Vâng, nhưng mà nếu dẫu làm hư một cái lá hay một cành cây, bà không làm hư toàn thể cây kia mà. Đáp : Bạn nghĩ rằng chỉ làm hại một người thôi là bạn không làm hại nhân loại phải không? Nhưng làm sao bạn biết được? Bạn có biết, ngay cả khoa học duy vật cũng dạy rằng bất cứ một tổn thương nào, dù nhẹ đi nữa, đối với một cây, cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn thể diễn tŕnh tăng trưởng và phát triển sau này của cây hay chăng? Do đó, bạn đă lầm, c̣n sự tương đồng vẫn đúng. Tuy nhiên, nếu bạn không nhận thấy sự kiện rằng một vết đứt nơi ngón tay thường thường có thể làm cho toàn thân đau đớn, và phản ứng trên toàn bộ hệ thần kinh, tôi phải nhắc bạn nhớ rằng có thể có nhiều định luật tâm linh khác đang tác động lên thực vật, động vật cũng như lên con người, mặc dù, v́ bạn không nhận thức được tác động của chúng lên thực vật và động vật, nên bạn có thể phủ nhận sự hiện hữu của chúng.

Hỏi : Bà muốn nói đến những định luật nào? Đáp : Chúng tôi gọi đó là các luật nghiệp quả; nhưng bạn sẽ không hiểu được ư nghĩa đầy đủ của chữ này nếu bạn không nghiên cứu Huyền linh học. Tuy nhiên, lư luận của tôi không dựa trên giả thuyết của các luật này, mà thực sự dựa vào sự tương đồng của thực vật. Hăy mở rộng ư tưởng này, đưa nó đến một ứng dụng phổ quát, bạn sẽ thấy ngay rằng trong triết học chân chính, mọi tác động vật chất đều có hậu quả luân lư kéo dài của nó. Khi làm hại một người bằng cách gây cho người đó tổn thương nơi xác thân, có lẽ bạn nghĩ rằng nỗi đau khổ của người này không thể lan rộng bằng bất cứ phương tiện nào đến những người lân cận y, càng không đến được những người thuộc các quốc gia khác chứ ǵ? Chúng tôi quả
quyết rằng, vào đúng lúc, sẽ có thôi. Do đó, chúng tôi nói rằng chỉ khi nào mọi người đều hiểu và chấp nhận như là một chân lư hiển nhiên rằng khi làm thiệt hại cho một người, th́ chẳng những chúng ta làm hại cho chính chúng ta mà cuối cùng, c̣n cho toàn thể nhân loại nữa, th́ t́nh huynh đệ theo lời thuyết giảng của tất cả các Nhà Đại Cải Cách, điển h́nh là Đức Phật và Đức Jesus, mới có thể tồn tại trên địa cầu.
Các Mục Tiêu Khác Của Chúng Tôi
Hỏi : Bây giờ, bà giải thích các phương pháp mà theo đó bà định tiến hành mục đích thứ hai được chăng? Đáp : Sưu tập cho thư viện ở tổng hành dinh của chúng tôi tại Adyar, Madras, (và nhờ các Hội viên thuộc các Chi Bộ của họ sưu tập cho các thư viện địa phương của họ) tất cả các sách có giá trị dựa vào các tôn giáo trên thế giới mà chúng tôi có thể t́m được. Phổ biến các thông tin chính xác dựa vào các triết lư, các truyền thuyết cổ xưa khác nhau, và truyền bá bằng mọi phương tiện thiết thực như là phiên dịch và xuất bản các tác phẩm gốc có giá trị, cùng các trích đoạn và các giảng luận về cùng các đề tài đó, hoặc các khẩu huấn (oral instructions) của những học giả trong các lĩnh vực chuyên môn của họ.

Hỏi : C̣n về mục đích thứ ba, tức là phát triển các quyền năng thông linh hay tinh thần tiềm tàng trong con người th́ làm thế nào? Đáp : Mục đích này cũng được nhắm đến bằng cách xuất bản sách vở, ở những nơi không thể tổ chức các buổi thuyết giảng và dạy dỗ cá nhân. Bổn phận của chúng tôi là giữ cho trực giác tinh thần trong con người được linh hoạt. Để đối kháng lại và làm mất tác dụng (counteract) sự mê tín   sau khi có được điều tra chính xác và bằng chứng về bản chất phi lư của nó   sự mê tín này nằm dưới mọi h́nh thức như tôn giáo, khoa học hoặc xă hội và có thể lật nghiêng tất cả dù là dưới h́nh thức khuynh hướng bè phái trong tôn giáo, hoặc dưới h́nh thức tin vào các phép lạ hay là bất cứ điều ǵ có tính cách siêu nhiên. Những ǵ mà chúng tôi phải làm là ra sức có được tri thức về mọi định luật của thiên nhiên và phổ biến tri thức đó. Để khuyến khích việc nghiên cứu các định luật này, vốn dĩ ít được con người hiện đại thấu hiểu, thường được gọi là Khoa Học Huyền linh (Occult Sciences), dựa trên tri thức đích thực về thiên nhiên, thay v́ như hiện nay, dựa trên các mê tín dị đoan mà căn bản của nó là sự tin tưởng mù quáng và uy quyền. Kho tàng văn học và các truyền thuyết dân gian mặc dù đôi khi có
vẻ huyễn hoặc, nhưng khi được sàng lọc lại, có thể đưa đến việc khám phá các bí ẩn, bị thất lạc từ lâu nhưng lại quan trọng, của thiên nhiên. Do đó, Hội Thông Thiên Học nhắm vào việc theo đuổi đường lối t́m ṭi này với hy vọng mở rộng lĩnh vực quan sát của khoa học và triết học.
Sự Linh Thiêng Của Lời Nguyền .

Hỏi : Bà có tiến hành hệ thống luân lư nào trong Hội không? Đáp : Các nguyên tắc luân lư vẫn có đó, sẵn sàng và đủ rơ ràng cho bất cứ người nào muốn noi theo. Đó là tinh hoa và tinh túy (essence and cream) của các nền luân lư trên thế gian, được gom lại từ các giáo huấn của tất cả các nhà cải cách vĩ đại trên thế giới. Do đó, bạn sẽ thấy nơi đây giáo lư của Khổng Tử và Zoroaster, Lăo Tử và Chí Tôn Ca, các châm ngôn của Phật Thích Ca và Jesus ở Nazareth, của Hillel và trường phái của ông này, cũng như giáo huấn của Pythagoras, Socrates, Plato và trường phái của các Ngài.

Hỏi : Các Hội viên Thông Thiên Học có thực hành các châm ngôn này hay không? Tôi có nghe nói đến các chia rẽ và bất ḥa lớn trong số các Hội viên này. Đáp : Đó là điều rất tự nhiên, v́ mặc dù sự cải cách (dưới h́nh thức hiện nay) có thể được gọi là mới mẻ đấy, song con người, cả nam lẫn nữ, cần được cải cách đều vẫn là con người có bản chất hay phạm tội như xưa kia. Như tôi đă nói, các Hội viên hoạt động nghiêm túc th́ ít, nhưng nhiều người thành tâm và có cảm t́nh, đang hết sức cố gắng sống theo các lư tưởng của Hội và lư tưởng của chính họ. Nhiệm vụ của chúng tôi là khuyến khích và giúp đỡ từng Học viên tự cải thiện về mặt trí tuệ, đạo đức và tâm linh, chứ không phải để khiển trách hoặc lên án những ai có khuyết điểm. Nói đúng ra, chúng tôi không có quyền từ chối việc thu nhận bất cứ người nào   nhất là trong Nhóm Nội Môn (Esoteric Section) của Hội, trong đó “người gia nhập được xem như là kẻ mới sinh”. Nhưng nếu bất cứ Hội viên nào, mặc dù nhân danh Chân Ngă bất tử của ḿnh, thốt ra lời danh dự thề nguyền thiêng liêng, mà sau “lần tân sinh” này với con người mới mà vẫn c̣n các tật xấu hay các khuyết điểm của đời sống cũ của ḿnh, và vẫn nuông chiều theo các tật xấu khi ở trong Hội, th́ lúc đó, dĩ nhiên y rất có thể được yêu cầu từ chức và rút lui; hoặc trong trường hợp người này không chịu làm như vậy, y phải bị trục xuất. Chúng tôi có các luật lệ rất nghiêm nhặt dành cho các trường hợp cấp thiết như thế.

Hỏi : Bà có thể nêu ra một vài trường hợp được không? Đáp : Được thôi. Trước tiên, không một Hội viên nào, dù là ngoại môn hoặc nội môn, có quyền áp đặt ư kiến riêng của ḿnh lên một Hội viên khác. “Thật là bất hợp lệ khi bất cứ viên chức nào của Hội Chính (Parent Society) để lộ trước công chúng, bằng lời nói hay hành động, bất cứ sự thù địch hoặc là ưa thích đối với bất cứ một môn phái (section) nào , về tôn giáo hoặc triết học, nhiều hơn bất cứ phái nào khác. Tất cả đều có quyền ngang nhau để đưa ra trước ṭa án của một thế giới công bằng các nét đặc trưng chủ yếu của niềm tin tôn giáo của ḿnh. Không một viên chức nào của Hội, với chức năng của ḿnh, lại có quyền thuyết giảng quan điểm và đức tin của riêng môn phái ḿnh trước tập thể các Hội viên, ngoại trừ khi cử tọa gồm có những người cùng đạo (co religionists) với ḿnh. Sau cảnh áo chính thức, việc vi phạm lề luật này sẽ bị trừng phạt bằng việc ngưng chức hoặc trục xuất”. Đây là một trong các vi   Một “chi bộ” (“branch”) hay lodge, chỉ gồm có những người cùng tôn giáo, hoặc một chi bộ danh dự (in partibus), theo như hiện nay họ được gọi hơi vô nghĩa (bombastically).
phạm trong Hội nói chung. Đối với nhóm bên trong, bây giờ được gọi là Nội Môn Bí Giáo (the Esoteric), th́ các qui luật sau đây đă được đề ra và được thừa nhận kể từ năm 1880 về sau:
“Không một Hội viên nào được sử dụng một cách ích kỷ bất cứ tri thức do bất cứ Hội viên nào của nhóm đầu tiên (giờ đây có tŕnh độ cao hơn) truyền lại cho y; việc phạm luật sẽ bị trừng phạt bằng cách trục xuất”. Tuy nhiên, ngày nay, trước khi bất cứ tri thức nào thuộc loại đó có thể được truyền thụ, ứng viên phải tự buộc ḿnh bằng một lời thề long trọng là không được dùng tri thức đó vào các mục tiêu ích kỷ, cũng như không tiết lộ bất cứ điều ǵ đă biết, trừ phi được phép.

Hỏi : Nhưng nếu một người bị trục xuất hoặc từ chức, người ấy có được tự do tiết lộ bất cứ điều ǵ mà y đă học hoặc vi phạm bất cứ điều thệ nguyện nào không? Đáp : Chắc chắn là không. Việc bị trục xuất hoặc từ chức của người ấy chỉ tách y ra khỏi nhiệm vụ tuân theo vị huấn sư và khỏi đảm trách một phần tích cực trong công việc của Hội, nhưng chắc chắn là không tách y ra khỏi lời hứa thiêng liêng là phải giữ bí mật.

Hỏi : Nhưng liệu làm như vậy có hợp lư và công bằng không? Đáp : Chắc chắn là có. Đối với bất cứ người nam hay nữ nào có được chút xíu cảm thức về danh dự cũng hiểu được rằng một thệ nguyện giữ bí mật, ngay cả chỉ dựa vào lời nói danh dự của con người, nhất là nhân danh Thượng Ngă   tức Thượng Đế nội tâm   cũng có ràng buộc cho đến lúc chết. Và mặc dù có thể ra khỏi Chi Bộ và Hội, nhưng không một người trọng danh dự nào nghĩ đến chuyện đả phá hoặc làm hại một đoàn thể mà ḿnh đă có thời gắn bó.

Hỏi : Nhưng như vậy là có đi quá xa không? Đáp : Có thể là thế theo tiêu chuẩn thấp kém của luân lư ngày nay, nhưng một lời thệ nguyện c̣n có chút nào ư nghĩa nếu không có sự ràng buộc như thế? Làm sao người ta có thể mong được dạy cho tri thức huyền bí, nếu tự ư gạt bỏ mọi nghĩa vụ mà ḿnh đă chọn bất cứ lúc nào thấy thích? C̣n ǵ là sự yên tâm, tin tưởng hoặc trông cậy giữa con người, nếu các cam kết như thế thật ra không có một mănh lực ràng buộc nào cả? Xin hăy tin tôi, luật báo phục (Karma) không sớm th́ muộn cũng sẽ tác động vào kẻ nào vi phạm lời nguyền của ḿnh, và có lẽ ngay trước mắt là sự khinh khi của những người trọng danh dự ngay trên cơi trần này. Trong tạp chí “Thánh Đạo” mà chúng tôi vừa trích dẫn, có diễn tả một cách rơ ràng việc này như sau:
“Lời thệ nguyện một khi được đưa ra, th́ măi măi được ràng buộc vào cả hai cơi giới đạo đức lẫn huyền linh. Nếu chúng ta vi phạm nó một lần và bị trừng phạt th́ điều đó không chứng minh chúng ta có lư khi vi phạm nó một lần nữa, và chừng nào mà chúng ta c̣n vi phạm, th́ chừng đó cái đ̣n bẫy mạnh mẽ của Định luật (Nghiệp Quả) sẽ tác động vào chúng ta”. (Tạp Chí Thánh Đạo, tháng 7 1889).

HENRY STEEL OLCOTT 1832   1907



TIẾT IV
Các Liên Quan Của Hội Thông Thiên Học Với Minh Triết Thiêng Liêng
    
Về Sự Cải Thiện Bản Ngă
Hỏi : Công việc chính trong Hội của bà có phải là nhấn mạnh vào việc nâng cao đạo đức hay không? Đáp : Chắc chắn là thế! Người nào muốn trở thành một nhà Minh triết chân chính th́ phải khép ḿnh để sống như một người đạo đức. Hỏi : Nếu thế th́, như tôi có ghi nhận trước đây, tác phong của một số hội viên lại trái ngược một cách kỳ lạ với quy luật căn bản này. Đáp : Quả có thế. Nhưng chúng tôi không thể tránh khỏi điều này, trong số người theo Thiên Chúa giáo cũng có người hành động giống như những kẻ đầy hằn thù (fiends). Đây không phải là lỗi của điều lệ và luật lệ của chúng ta, mà là lỗi của bản chất con người. Ngay trong một số chi bộ công truyền có các hội viên tự thệ nguyện, nhân danh “Thượng Ngă” của họ, để sống cuộc đời theo lối minh triết cũng xảy ra trường hợp này. Mọi ngày và mọi lúc, họ phải nhờ Linh Ngă (Divine Self) dẫn dắt mọi tư tưởng và hành động của họ. Một nhà Minh triết thực sự phải “hành xử một cách chính đáng (deal justly) và bước đi một cách khiêm tốn (walk humbly)”. Hỏi : Bà nói câu đó với ư nghĩa ǵ?
Đáp : Đơn giản là thế này: Cái ngă duy nhất phải được quên đi trước bao nhiêu cái ngă khác. Tôi xin trả lời bạn bằng các lời của một người yêu chân lư chân chính, một Hội viên Thông Thiên Học, ông này đă diễn tả điều đó một cách thỏa đáng trong tạp chí Theosophist như sau: “Điều mà mọi người cần trước tiên là thấy rơ năng lực của ḿnh (find himself) và kế đó thành thật liệt kê các công phu sở đắc nội tâm (subjective possessions) của ḿnh, và t́nh trạng tệ hại hoặc suy bại có thể có, t́nh trạng đó không thể không cứu văn được nếu chúng ta bắt đầu công việc một cách nghiêm túc”. Nhưng bao nhiêu người làm được như vậy? Tất cả mọi người đều muốn làm việc cho sự phát triển và tiến bộ riêng của ḿnh, rất ít người sẵn sàng làm việc cho sự phát triển và tiến bộ của kẻ khác. Xin dẫn chứng tác giả nói trên lần nữa: “Con người đă bị lừa dối đủ lâu rồi; họ cần phải phá đổ thần tượng của họ, vứt đi những giả tạo của họ và bắt đầu hành động cho chính họ   thật vậy, có một lời nhỏ bé nhưng cũng nói được quá nhiều, đó là kẻ nào làm việc cho riêng ḿnh th́ tốt hơn là đừng làm việc chút nào, tốt hơn, anh ta nên làm việc v́ người khác, v́ mọi người. V́ mỗi cội hoa bác ái và nhân từ mà y trồng trong ngôi vườn của người láng giềng th́ một loài cỏ dại sẽ biến khỏi mảnh vườn của chính y, và cũng thế, ngôi vườn của Thượng Đế   tức Nhân loại   sẽ trổ đầy hoa hồng. Trong Thánh kinh, mọi tôn giáo, điều này được nêu ra một cách rơ ràng, nhưng những kẻ có mưu đồ xấu. trước tiên đă suy diễn sai, sau đó đă cắt xén, cụ thể hóa, làm cho chúng trở thành ngớ ngẩn (besotted). Không cần phải có một khai mở mới. Hăy để cho mỗi người trở thành một khai mở cho chính ḿnh. Hăy để cho tinh thần bất tử của con người có được một lần chiếm hữu được thánh điện của xác thân, xua đuổi đi mọi điều ô trược, th́ cái phần nhân loại thiêng liêng của riêng y sẽ cứu chuộc cho y, v́ khi trở nên hợp nhất với chính ḿnh như thế, y sẽ biết được ‘người tạo ra Thánh Điện’ ”. Hỏi : Tôi nh́n nhận đây là ḷng vị tha thuần khiết. Đáp : Chính là nó. Và nếu chỉ có một trong số mười Hội viên Thông Thiên Học thực hành được ḷng vị tha đó th́ Hội của chúng tôi sẽ trở thành một đoàn thể có tuyển chọn thực sự. Nhưng trong số những người ở ngoài Hội, có những kẻ luôn luôn không muốn thấy cái dị biệt chính yếu giữa Minh Triết Thiêng Liêng với Hội Thông Thiên Học, giữa ư tưởng với cách biểu hiện không hoàn hảo của ư tưởng đó. Những người như thế muốn quy mọi tội lỗi và khuyết điểm của hiện thể, tức xác thân, lên trên tinh thần thuần túy, tức là phần tinh thần đang chiếu rọi tia sáng thiêng liêng của nó vào hiện thể đó. Điều này có đúng cho cả hai không? Họ ném đá vào một tổ chức đang cố gắng đạt đến lư tưởng và truyền bá lư tưởng của Hội. Một số người vu khống Hội Thông Thiên Học chỉ v́ Hội dám thử làm những ǵ mà các hệ phái khác   nổi bật nhất là Giáo Hội Cơ Đốc   đă thất bại một cách rơ rệt nhất. C̣n những người khác, v́ họ sẵn sàng duy tŕ t́nh trạng các sự việc hiện hữu: đó là những người Pharisees và Sadducees trong vị thế của Moses, những người publican và những người phạm tội thuộc các vị trí cao như dưới thời Đế Quốc La Mă, tức ở vào t́nh trạng suy đồi. Trong bất cứ trường hợp nào, những người công bằng cũng phải nhớ rằng, trong thế giới mà năng lực có tính tương đối này, người nào làm hết sức ḿnh th́ người đó sẽ đạt được kết quả nhiều nhất. Đây là một điều hiển nhiên đơn giản, một công lư được minh chứng cho những kẻ tin vào Phúc Âm bởi dụ ngôn về các đồng talents  do Đức Thầy của họ nêu ra: Người giúp việc nào làm tăng gấp đôi hai đồng talents của ḿnh th́ được thưởng nhiều như là người đồng bạn giúp việc khác đă nhận được năm talents. Mỗi người được ban tặng “tùy theo năng lực của ḿnh”. Hỏi : Tuy nhiên, trong trường hợp này hơi khó vạch ra ranh giới giữa cái trừu tượng với cái cụ thể, v́ chúng ta chỉ có cái cụ thể để xét đoán mà thôi. Đáp : Vậy tại sao tạo ra một ngoại lệ cho Hội Thông Thiên Học. Công bằng, giống như bác ái, phải bắt đầu ở nhà. Bạn có chế nhạo và khinh rẻ bài “Thuyết giảng trên Núi” hay chăng, bởi v́ từ trước đến nay, các luật lệ xă hội, chính trị và thậm chí cả tôn giáo nữa,
  talent : đơn vị tiền tệ xưa của Hy Lạp. (ND)
chẳng những không thi hành được các lời dạy của Bài Thuyết Giảng Trên Núi đúng theo tinh thần của chúng, mà thậm chí c̣n chấp nê văn tự nữa? Bỏ đi lời thề nơi Ṭa Án, Quốc Hội, Quân ngũ và cả mọi nơi khác nữa, đồng thời hăy làm giống như người Quakers , nếu bạn muốn gọi chính bạn là người Thiên Chúa giáo. Xóa bỏ chính các Pháp Đ́nh (Courts) v́ nếu muốn tuân theo các Giới Răn của Đức Christ , bạn phải biếu không cái áo khoác (coat) của bạn, hăy ch́a má bên trái của bạn cho kẻ đánh má bên phải của bạn. “Không chống lại kẻ ác, yêu thương kẻ thù của ngươi, chúc lành cho kẻ nguyền rủa ngươi, làm điều lành cho những kẻ ghét ngươi”, v́ “bất cứ ai vi phạm một tiểu tiết trong các Giới Răn này và sẽ chỉ cho kẻ khác làm như thế, người ấy sẽ bị xem là kém cỏi nhất trong Nước Chúa”, và “bất cứ ai mắng kẻ khác là ‘Đồ điên’ sẽ có nguy cơ vào hỏa ngục”. Tại sao bạn phán đoán, nếu bạn không muốn đến lượt bạn bị người ta phán đoán? Khi nhấn mạnh rằng giữa Minh Triết Thiêng Liêng với Hội Thông Thiên Học không có sự dị biệt nào th́ ngay lập tức, bạn khiến cho hệ thống Cơ Đốc giáo và chính tinh hoa của nó bị thiên hạ buộc tội giống như vậy, chỉ ở dưới h́nh thức nghiêm trọng hơn mà thôi. Hỏi : Tại sao lại nghiêm trọng hơn? Đáp : Bởi v́ trong khi các nhà lănh đạo của phong trào Minh Triết Thiêng Liêng hoàn toàn nhận ra các khuyết điểm của ḿnh, tất cả đều cố gắng hành động để cải thiện phương cách làm việc của họ và nhổ tận gốc rễ cái xấu có trong Hội Thông Thiên Học, và trong khi các luật lệ và điều lệ của họ được đóng khung theo tinh thần của Minh Triết Thiêng Liêng, th́ các nhà làm luật (legislators) và các Giáo hội của quốc gia theo Cơ Đốc giáo lại làm điều trái ngược. Các hội viên của chúng tôi, thậm chí đến người kém cỏi nhất, cũng không tệ hơn là người Cơ Đốc giáo trung b́nh. Hơn nữa, sở dĩ các   Quakers : Tín đồ phái Quaker, c̣n có tên là Giáo Hữu Hội (Society of Friend), một phong trào Thiên Chúa giáo, tôn thờ các nguyên tắc ḥa b́nh, tránh các nghi thức trịnh trọng hay giáo điều.(ND)
Hội viên Thông Thiên Học Tây phương trải qua rất nhiều khó khăn để theo một cuộc sống thật sự minh triết, đó là v́ họ đều là những người non trẻ của thế hệ họ. Mỗi người trong họ đều là tín đồ Thiên Chúa giáo, được sinh ra và nuôi dưỡng trong sự mất tính chân thực (sophistry) của Giáo Hội họ, của các tập quán xă hội họ và ngay cả các luật lệ nghịch thường của họ nữa. Họ ở trong hoàn cảnh như thế trước khi họ trở thành người theo Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophist), hay nói đúng hơn, thành hội viên của Hội Thông Thiên Học, y như điều mà người ta luôn luôn lặp lại rằng giữa lư tưởng trừu tượng với phương tiện truyền đạt lư tưởng đó có một sự dị biệt vô cùng quan trọng.
Trừu Tượng và Cụ Thể
Hỏi : Xin bà giải thích rơ hơn một chút về sự dị biệt này. Đáp : Hội Thông Thiên Học là một đoàn thể lớn, có các người nam và nữ gồm các thành phần dị đồng nhất. Theo nghĩa trừu tượng của nó th́ Theosophy là Minh Triết Thiêng Liêng, hay là tập hợp tri thức và minh triết làm nền tảng cho vũ trụ   sự đồng nhất (homogeneity) của Thiện Hảo vĩnh cửu (eternal GOOD). Theo ư nghĩa cụ thể th́ đó là toàn thể cái tốt lành mà thiên nhiên dành cho con người trên địa cầu này và không c̣n ǵ khác. Một số hội viên cố gắng thực hiện một cách nghiêm chỉnh, và tạm gọi là thể hiện Minh Triết Thiêng Liêng trong cuộc sống của họ, trong khi những hội viên khác chỉ thích biết chứ không thích thực hành. C̣n một số khác nữa gia nhập Hội chỉ v́ tính hiếu kỳ, hoặc là do một chú ư bốc đồng, hoặc là có thể, một lần nữa, v́ một số bạn bè của họ đă vào hội rồi. Vậy th́, làm sao có thể xét đoán tổ chức này theo tŕnh độ của những người chỉ khoác lấy cái tên mà không có chút hiểu biết ǵ về Minh Triết Thiêng Liêng? Người ta có đánh giá thi ca hoặc hồn thơ (muse) chỉ qua những người nuôi mộng làm thi sĩ mà thơ của họ chỉ làm đau lỗ tai ta không? Hội Thông Thiên Học có thể được xem như l2 hiện thân của Minh Triết Thiêng Liêng chỉ trong các động lực trừu tượng của nó mà thôi. Hội không bao giờ có thể tự cho ḿnh là phương tiện truyền bá cụ thể (concrete vehicle) chừng nào mà các bất toàn và yếu đuối của nhân loại, tất cả c̣n hiện hữu trong bộ máy của Hội. Nói cách khác, Hội chỉ lặp lại cái sai lầm nghiêm trọng và các xúc phạm đang tuôn ra của cái được gọi là các Giáo Hội của Đức Christ. Nếu có thể dùng các so sánh theo Đông phương th́ Minh Triết Thiêng Liêng là đại dương không bờ bến của chân lư, bác ái và minh triết phổ quát, đang phản chiếu ánh rực rỡ của nó lên cơi trần, trong lúc đó Hội Thông Thiên Học chỉ là một cái bọt hữu h́nh trên ánh phản chiếu đó. Minh Triết Thiêng Liêng có bản chất thiêng liêng, hữu h́nh và vô h́nh, c̣n Hội Thông Thiên Học của nó có bản chất con người, đang cố gắng hướng lên người cha thiêng liêng của nó. Sau cùng, Minh Triết Thiêng Liêng là vầng thái dương cố định vĩnh cửu, c̣n Hội Thông Thiên Học chỉ là sao chổi chóng tàn đang cố giữ ổn định trong một quỹ đạo để trở thành một hành tinh bao giờ cũng quay trong ṿng sức hút mặt trời chân lư. Hội Thông Thiên Học được thành lập để tham dự vào việc chỉ cho con người thấy rằng có một điều ǵ đó tồn tại dưới h́nh thức Minh Triết Thiêng Liêng và giúp cho con người tiến lên tới Minh Triết Thiêng Liêng đó bằng cách học hỏi và đồng hóa các chân lư vĩnh cửu của nó. Hỏi : Tôi nghe bà có nói rằng bà không có giáo lư hoặc triết lư riêng biệt nào phải chăng? Đáp : Chúng tôi không có ǵ cả. Hội Thông Thiên Học không có một minh triết nào của riêng Hội để gánh vác hoặc thuyết giảng. Hội chỉ là nơi chất chứa mọi chân lư được thốt ra của các vị thấu thị vĩ đại, các đệ tử điểm đạo và các nhà tiên tri thuộc các thời đại lịch sử và kể cả các thời tiền sử nữa; ít nhất là bao nhiêu điều mà Hội có thể nhận được. Do đó, Hội chỉ là vận hà (channel, đường chuyên chở) mà hoặc ít hoặc nhiều chân lư, được t́m thấy trong các phát biểu được lưu giữ lại của các đại huấn sư của nhân loại, được rót vào thế gian.
Hỏi : Nhưng có phải chăng các chân lư đó không thể có được ở bên ngoài Hội? Mọi Giáo Hội đều chẳng nói như nhau sao? Đáp : Chẳng đúng chút nào. Sự hiện hữu của các bậc đại điểm đạo   "các đích tử của Thượng Đế"   chứng tỏ rằng các minh triết đó thường được các cá nhân độc lập đạt được, tuy nhiên, không bao giờ mà không có sự dẫn dắt của một Đức Thầy ở buổi đầu. Nhưng đa số các đệ tử này, khi mà đến phiên họ trở thành các vị thầy, đă thu nhỏ lại (dwarfed) tính chất bao quát (catholicism) của các giáo huấn này thành ḷng máng (groove) chật hẹp chứa các giáo điều mang tính phe phái riêng của họ. Chỉ có giới luật của một vị thầy được chọn và tuân theo lúc bấy giờ mà thôi, tất cả các giới luật khác đều bị loại ra   nếu được tuân theo chút nào, hăy ghi nhớ rơ như trong trường hợp của Bài Giảng Trên Núi. Như vậy, mỗi tôn giáo chỉ là một mảnh nhỏ của chân lư thiêng liêng, được tạo ra để tập trung một toàn cảnh rộng lớn đối với sự tưởng tượng của con người vốn tự cho là tiêu biểu và thay thế cho chân lư đó. Hỏi : Nhưng có phải bà đă nói, Minh Triết Thiêng Liêng không phải là một tôn giáo? Đáp : Chắc chắn là không phải, v́ đó là tinh hoa của mọi tôn giáo và của chân lư tuyệt đối, chỉ một giọt của Minh Triết Thiêng Liêng cũng đủ làm nền tảng cho mỗi tín điều. Một lần nữa, xin dùng cách so sánh. Trên cơi trần, Minh Triết Thiêng Liêng giống như tia sáng trắng của quang phổ mặt trời, c̣n mỗi tôn giáo chỉ là một trong bảy màu của lăng kính. Mỗi tia sáng có màu riêng biệt, v́ không biết tất cả những tia khác, lại xỉ vả các tia này như là giả tạo, không những tự cho là quan trọng nhất, mà c̣n cho rằng tia sáng trắng là chính ḿnh, và thậm chí c̣n lên án các độ thẫm màu (tints) của riêng nó từ nhạt đến đậm như là các dị sắc (heresies). Tuy nhiên, khi mặt trời chân lư càng ngày càng lên cao trên chân trời tri giác của con người, và khi mỗi tia có màu dần dần tàn tạ đi cho đến khi sau rốt, đến phiên nó bị tái thu hút, cuối cùng nhân loại sẽ không c̣n bị phiền nhiễu bởi sự phân chia giả tạo nữa, mà sẽ thấy chính ḿnh tắm trong ánh thái dương tinh khiết không màu của chân lư vĩnh cửu. Chân lư vĩnh cửu này là Minh Triết Thiêng Liêng. Hỏi : Bà cho rằng, mọi tôn giáo lớn đều xuất phát từ Minh Triết Thiêng Liêng và chính nhờ đồng hóa Minh Triết Thiêng Liêng đó mà thế giới sau rốt sẽ được cứu khỏi tai họa (curse) của các ảo tưởng và các sai lầm lớn, có phải thế chăng? Đáp : Đúng như thế. Và chúng tôi xin thêm rằng Hội Thông Thiên Học của chúng tôi là hạt giống khiêm tốn mà nếu được vun tưới và để cho sống c̣n, sau cùng sẽ tạo ra Cây Tri Thức Thiện và Ác để được ghép vào cây Trường Sinh. V́ chỉ bằng cách khảo cứu các triết học và tôn giáo lớn khác nhau của nhân loại, bằng cách so sánh, đối chiếu chúng một cách vô tư và với một trí năo không thiên vị, con người mới có thể hy vọng đến được chân lư. Nhất là bằng cách t́m ra và ghi nhận các điểm thỏa hiệp khác nhau của chúng, chúng ta mới có thể đạt được kết quả này. Nhờ học hỏi hoặc nhờ kẻ hiểu biết chỉ dạy, không bao lâu nữa, chắc chắn chúng ta sẽ đạt tới ư nghĩa bên trong của chúng, chúng ta t́m thấy rằng, trong hầu hết mọi trường hợp, nó diễn tả một chân lư vĩ đại nào đó trong Thiên Nhiên. Hỏi : Chúng tôi có nghe nói đến một Thời Đại Hoàng Kim đă qua, c̣n những ǵ mà bà tả sẽ là một Thời Hoàng kim tương lai. Vậy lúc nào nó sẽ đến? Đáp : Nó chỉ đến khi nào nhân loại nói chung cảm thấy cần đến nó. Một câu châm ngôn trong "Javidan Khirad" của Iran nói: "Chân lư có hai loại   một loại rơ ràng và tự nó hiển nhiên; loại kia luôn luôn đ̣i hỏi các chứng minh và bằng chứng mới mẻ". Chỉ khi nào loại chân lư sau trở nên hiển nhiên đối với mọi người, v́ hiện nay nó hăy c̣n lờ mờ (dim), và do đó, có thể bị xuyên tạc do cách ngụy biện và lư luận ngụy biện; chỉ khi nào cả hai loại trở nên hợp nhất trở lại th́ lúc ấy, tất cả mọi người sẽ nh́n thấy như nhau.
Hỏi : Nhưng chắc rằng một số ít người cảm thấy cần các chân lư như thế tất phải xếp đặt cho trí óc họ tin vào một điều ǵ xác định chứ? Bà đă nói với tôi rằng Hội Thông Thiên Học không có giáo lư riêng, mỗi hội viên có thể tin vào những ǵ họ chọn và chấp nhận những ǵ họ bằng ḷng. Điều này có vẻ như là Hội Thông Thiên Học có khuynh hướng làm sống lại sự hỗn độn về ngôn ngữ và đức tin giống như Tháp Babel thời cổ. Các bạn không có niềm tin chung hay sao? Đáp : Khi nói rằng Hội không có triết lư hoặc giáo lư riêng biệt th́ điều đó có hàm ư rằng không một triết lư hoặc đức tin nào được áp đặt lên hội viên cả; nhưng dĩ nhiên điều này chỉ áp dụng chung cho hội. Như bạn đă biết, Hội Thông Thiên Học được chia thành nhóm ngoại môn và nhóm nội môn. Những người thuộc nhóm nội môn dĩ nhiên là có một triết lư, hay   nếu bạn thích   một hệ thống tôn giáo (religious system) riêng của họ. Hỏi : Chúng tôi có thể được biết đó là ǵ hay không? Đáp : Chúng tôi không giữ bí mật điều đó. Cách đây vài năm, nó được phác họa trong tạp chí "Người Minh triết" (the Theosophist) và "Phật giáo nội môn", và nó được giải thích tỉ mỉ hơn trong "Giáo lư Bí nhiệm". Nó được dựa trên triết lư cổ nhất của thế giới, gọi là Tôn giáo Minh triết hay là Triết Lư Cổ (Archaic Doctrine). Nếu thích, bạn cứ hỏi và sẽ được giải thích.

TIẾT V
Giáo huấn căn bản của Minh Triết Thiêng Liêng
    
Về Thượng Đế và sự cầu nguyện
Hỏi : Bà có tin vào Thượng Đế không? Đáp : Điều đó tùy vào việc bạn hiểu thế nào về thuật ngữ này. Hỏi : Tôi muốn nói đến Thượng Đế của người theo Cơ Đốc giáo, Từ Phụ của Đức Jesus, và là Đấng Sáng tạo, tóm lại, đó là Thượng Đế trong Thánh Kinh của Moses (Biblical God of Moses). Đáp : Chúng tôi không tin vào một Thượng Đế như thế. Chúng tôi bài bác ư tưởng về một Thượng Đế hữu ngă, hay là một Thượng Đế ngoại vũ trụ và có tính chất nhân h́nh (anthropomorphic God), đó chỉ là cái bóng khổng lồ của con người, cũng như không phải là con người với đức tính hoàn thiện nhất. Chúng tôi nói và chứng minh rằng Thượng Đế trong thần học là một mớ các mâu thuẩn (contradictions) và là một điều không thể chấp nhận được về mặt luận lư (logical impossibility). Do đó, chúng tôi sẽ không bàn đến vị Thượng Đế này. Hỏi : Xin vui ḷng tŕnh bày lư do của bà. Đáp : Có nhiều lư do lắm và không thể kể hết được. Đây là một vài lư do. Có phải vị Thượng Đế này được những người sùng tín gọi là vô hạn và tuyệt đối không? Hỏi : Tôi tin vậy. Đáp : Vậy th́, nếu vô hạn (infinite)   nghĩa là không có giới hạn (limitless)   và nhất là nếu tuyệt đối, tại sao vị Thượng Đế đó lại có h́nh hài và là một Đấng sáng tạo bất cứ cái ǵ? H́nh hài (form) hàm ư là sự giới hạn (limitation) và một khởi đầu cũng như một kết thúc, và, để sáng tạo, một Thực Thể (Being) phải suy tư và vạch kế hoạch. Làm sao mà Cái Tuyệt Đối có thể được cho là suy tư   nghĩa là có bất cứ mối liên hệ nào bất luận là ǵ với những ǵ có giới hạn, hữu hạn và bị chi phối? Đây là một phi lư về mặt lư luận và triết học. Thậm chí người theo Do Thái bí giáo cũng bác bỏ một ư tưởng như thế, và do đó, biến cái duy nhất và nguyên khí Thiêng liêng Tuyệt Đối thành Đơn Nhất vô hạn gọi là Ain Soph . Muốn sáng tạo, Đấng Sáng Tạo phải trở nên linh hoạt (active), và v́ đây là điều không thể xảy ra đối với cái Tuyệt Đối, bản nguyên vô hạn (the infinite principle) phải được chứng minh là trở nên nguyên nhân của sự tiến hóa (không phải sáng tạo) theo một cách thức trực tiếp   nghĩa là, thông qua sự phân thân (emanation) từ chính nó (một điều phi lư khác, mà lần này do bởi các nhà phiên dịch kinh Kabala2 của Sephiroth.
Hỏi : Làm sao giải thích những người Do Thái Bí giáo, trong hoàn cảnh như thế mà họ vẫn tin vào Đấng Jehovah, hay là Tetragrammaton? (Thánh danh bốn chữ của Thượng Đế). Đáp : Họ tự do tin vào những ǵ họ thích, v́ việc tin hay không tin của họ khó có thể ảnh hưởng đến một sự kiện tự nó hiển nhiên. Các giáo sĩ ḍng Tên (Jesuits) có nói với chúng tôi rằng hai với hai không hẳn luôn luôn là bốn, v́ nó c̣n tùy Thượng Đế có muốn biến 2 x 2 = 5 hay không. Chúng ta có sẽ chấp nhận sự ngụy biện của họ đối với mọi điều như thế chăng?
  Ain Soph, tiếng Hebrew "eyn sof = tiếng Hy Lạp : to pan = Hy Lạp epeiros, vô tận (endless) hay vô biên (boundless), ở trong và cùng với Thiên Nhiên, cái không tồn tại (the non existent) vốn Hiện Hữu (IS) nhưng không phải là một Thực Thể (Being) 2 Làm thế nào mà cái bản nguyên hằng hữu phi linh hoạt (non active eternal principle) lại phân thân ra được? Thái Cực Thượng Đế (Parabrahm) của phái Vedanta không giống như thế, Ain Soph của kinh Kabala xứ Chaldea cũng không phải. Đó là một thiên luật vĩnh cửu có chu kỳ khiến cho mănh lực linh hoạt và có tính sáng tạo (Thượng Đế) phát tỏa ra từ bản nguyên duy nhất hằng ẩn giấu và bất khả tri vào lúc bắt đầu mỗi chu kỳ đại khai nguyên (maha manvantara) hay là chu kỳ sinh hoạt mới.
Hỏi : Vậy ra các vị là những kẻ vô thần? Đáp : Không phải chúng tôi không biết điều đó, và nếu h́nh dung từ (epithet) "vô thần" không được dùng chỉ những ai không tin vào một Vị Thượng Đế nhân h́nh. Chúng tôi tin vào một Bản Nguyên Vũ trụ Thiêng liêng (Universal Divine Principle), cội nguồn của Vạn Vật (All), từ đó vạn vật phát sinh và vạn vật sẽ được hấp thu vào đó vào lúc kết thúc đại chu kỳ Hóa Sinh (great cycle of Being). Hỏi : Đây là điều khẳng định rất cổ của thuyết Phiếm Thần(a). Nếu quư vị là người theo thuyết Phiếm Thần th́ quư vị không thể là người theo Thần luận (Deists)(b), c̣n nếu quư vị không phải là người theo Thần Luận th́ bấy giờ quư vị phải hợp với tên gọi người vô thần. Đáp : Không nhất thiết phải như thế. Thuật ngữ "Phiếm Thần học" lại là một trong số nhiều thuật ngữ bị lạm dụng, ư nghĩa thực sự và ban đầu của nó đă bị quan điểm một chiều và thành kiến mù quáng làm cho lệch lạc đi. Nếu bạn chấp nhận ngữ nguyên Cơ Đốc của từ ngữ kép này sẽ thấy nó được tạo ra bằng pan nghĩa là "toàn thể" ("all") và theos, nghĩa là "Thượng Đế" ("god"), kế đó tưởng tượng và giảng giải rằng thuật ngữ này hàm ư rằng mọi ḥn đá và mỗi cái cây trong Thiên Nhiên là một vị Thượng Đế hay là Thượng Đế Duy Nhất, th́ bấy giờ bạn sẽ có lư và sẽ biến người theo thuyết Phiếm Thần thành người theo Bái Vật giáo (fetish worshippers) ngoài cái tên gọi chính thức của chúng. Nhưng bạn sẽ khó thành công nếu bạn phân tích từ nguyên thuật ngữ Phiếm Thần theo nghĩa nội môn như chúng tôi đang làm. Hỏi : Thế th́ định nghĩa của bà là ǵ?
a Thuyết Phiếm Thần chủ trương: Thế giới và Thượng Đế là một; thế giới phát xuất từ Thượng Đế và cùng bản thể với Thượng Đế; Thượng Đế là tổng số các vật cộng lại. (ND). b Thần Luận (Deism) : Môn học nghiên cứu về Thiên Chúa, không dựa vào sự mặc khải, chỉ dựa vào nhận thức tự nhiên.(ND)
Đáp : Đến phiên tôi xin hỏi lại bạn. Bạn hiểu chữ Pan, hay Thiên Nhiên (Nature) là ǵ? Hỏi : Tôi cho rằng Thiên Nhiên là toàn thể các sự vật (things) hiện hữu quanh chúng ta, là tập hợp các nhân và quả trong thế giới vật chất, sự sáng tạo hay vũ trụ. Đáp : V́ vậy toàn bộ được nhân cách hóa và trật tự của các nhân và quả đă biết; tổng số mọi tác động và mănh lực hữu hạn khi hoàn toàn tách rời khỏi một Đấng Sáng Tạo hoặc các Đấng Sáng Tạo thông tuệ, và có lẽ "được biết đến như là một mănh lực đơn độc và riêng biệt"   như trong các bách khoa từ điển của bạn chăng? Hỏi : Vâng, tôi tin thế. Đáp : Được rồi, chúng tôi không xét bản chất khách quan và vật chất này (mà chúng tôi gọi là hăo huyền chóng phai), mà chúng tôi cũng không hiểu chữ pan (Thiên Nhiên) theo ư nghĩa của nguồn gốc (derivation) được chấp nhận từ tiếng Latin "Natura" (nghĩa là "trở thành", becoming, do "nasci", nghĩa là được sinh ra). Khi chúng tôi nói đến Thượng Đế (Deity) và làm cho nó tương đồng, do đó, đồng hóa, với Thiên Nhiên, nghĩa là thiên nhiên vĩnh cửu và tự hữu (uncreate) chứ không phải là tập hợp các h́nh bóng thoáng qua và các phi thực tại hữu hạn (finite unrealities). Chúng tôi để mặc việc đó cho các nhà làm thánh ca (hymn maker) gọi bầu trời hữu h́nh, là Thánh Ṭa của Thượng Đế, c̣n trái đất đầy bùn của chúng ta là chỗ gát chân (footstool) của Ngài. Thượng Đế của chúng tôi không ở trong thiên đàng, cũng không ở trong cây, nhà hoặc núi đặc biệt nào, mà ở khắp mọi nơi, trong mọi nguyên tử của vũ trụ hữu h́nh cũng như của vũ trụ vô h́nh, ở trong, ở trên và chung quanh mọi nguyên tử vô h́nh và phân tử có thể chia nhỏ được; v́ Cái Đó (It) là quyền năng huyền bí của tiến hóa thăng thượng và tiến hóa giáng hạ, tiềm năng sáng tạo toàn năng và thậm chí toàn tri hiện hữu khắp nơi.
Hỏi : Xin ngắt lời bà. Sự toàn tri (omnicience) là đặc quyền của cái ǵ biết suy tư, c̣n bà th́ không nhận Đấng Tuyệt Đối của bà có năng lực suy tư. Đáp : Chúng tôi phủ nhận điều đó đối với cái Tuyệt Đối, v́ lẽ tư tưởng là một điều hữu hạn và có điều kiện. Nhưng rơ ràng là bạn quên rằng trong triết học, vô thức tuyệt đối cũng là hữu thức tuyệt đối, v́ nếu trái lại, sẽ không c̣n là tuyệt đối nữa. Hỏi : Vậy th́ Cái Tuyệt Đối của bà biết suy tư ư? Đáp : Không, Cái Tuyệt Đối không suy tư, v́ lư do đơn giản đó chính là Tư Tưởng Tuyệt Đối. Nó cũng không hiện tồn với cùng lư do v́ nó là hiện tồn tuyệt đối, và là Be ness chứ không phải Being. Hăy đọc bài thơ Do Thái bí giáo tuyệt diệu của Solomon Ben Jehudah Gabirol trong quyển Kether Malchut rồi bạn sẽ hiểu:
"Người là cái duy nhất (one), cội rễ của mọi số mục chứ không phải là một yếu tố để đếm; v́ sự đơn nhất (unity) không thừa nhận cái đa bội (multiplication), cái thay đổi (change) hoặc h́nh tướng (form). Người vốn độc nhất và kẻ minh triết nhất trong con người cũng ch́m mất trong cái bí nhiệm hợp nhất của người, bởi v́ họ không biết được điều đó. Người là một và sự hợp nhất của Người không bao giờ suy giăm, không bao giờ nới rộng và không thể bị thay đổi. Người là một và không một tư tưởng nào của tôi có thể ấn định cho người một giới hạn xác định Người. Người Hiện Hữu (Thou Art), nhưng không phải là cái hiện tồn duy nhất (one existent), v́ sự hiểu biết và thị kiến của thế nhân không thể đạt tới sự hiện tồn của Người, không xác định  được Người nơi đâu, ra sao và tại sao", vv… vv…. Tóm lại Thượng Đế của chúng tôi là Đấng kiến tạo vĩnh cửu, không ngừng tiến hóa, không ngừng sáng tạo của vũ trụ. Chính vũ trụ đó bộc lộ cái tinh hoa của riêng nó chứ không được tạo sẵn (not being made). Biểu tượng của vũ trụ đó chính là một khối cầu (sphere) không có chu vi mà chỉ có một thuộc tính hằng tác động (ever acting attribute) bao trùm tất cả các thuộc tính khác đang hiện tồn hoặc
có thể suy tư   đó là Chính Nó (ITSELF). Đây là định luật duy nhất, thôi thúc các định luật biểu lộ, vĩnh cửu và bất biến khác, vốn nằm bên trong mà không bao giờ lộ ra (never manifesting), v́ lẽ là ĐỊNH LUẬT tuyệt đối, mà trong các thời kỳ biểu lộ của nó là Cái Hằng Biến Dịch (The ever Becoming).
Hỏi : Có lần tôi có nghe một hội viên của bà nhận xét rằng Thượng Đế Đại Đồng có ở mọi nơi, trong cái chén bất hạnh cũng như trong chén hạnh phúc, và do đó, hiện hữu cả trong mọi nguyên tử của tàn thuốc của tôi! Có phải đây là một sự báng bổ rơ rệt không? Đáp : Tôi không cho là báng bổ, v́ một lư giải thẳng thắn th́ khó có thể bị xem như là báng bổ được. Nếu chúng ta không tính đến (include) Cái Bản Nguyên Toàn Hiện (Omnipresent Principle) từ một điểm toán học đơn thuần của vũ trụ, hoặc từ một hạt nhỏ (particle) của vật chất đang chiếm bất luận khoảng không nào có thể tưởng tượng được th́ chúng ta có c̣n xem nó như là vô hạn được không?
Cầu nguyện có cần thiết không?
Hỏi : Bà có tin vào sự cầu nguyện (prayer) và bà có bao giờ cầu nguyện không? Đáp : Chúng tôi không cầu nguyện. Chúng tôi hành động thay v́ chỉ nói suông. Hỏi : Bà không cầu nguyện ngay cả với Bản Nguyên Tuyệt Đối nữa hay sao? Đáp : Tại sao phải làm thế? V́ quá bận rộn, chúng tôi thấy khó có đủ th́ giờ để mất đi trong việc hướng các lời cầu xin bằng miệng đến một trừu tượng thuần túy (pure abstraction). Cái Bất Khả Tri (The Unknowable) chỉ có thể liên kết trong các thành phần của nó với nhau mà thôi, nhưng lại không có đối với bất cứ các liên hệ hữu hạn nào. Đối với sự hiện tồn và hiện tượng của nó, vũ trụ hữu h́nh tùy thuộc vào các h́nh thức tác động hỗ tương của nó và các định luật của chúng chứ không tùy thuộc vào sự cầu nguyện hay các lời cầu nguyện. Hỏi : Bà không tin tưởng chút nào vào hiệu quả của sự cầu nguyện sao? Đáp : Nếu sự cầu nguyện mà bạn đề cập đến là rất nhiều lời được lặp lại một cách hời hợt bên ngoài, gởi đến một Thượng Đế huyền vi giống như người nhận thông thường th́ tôi không tin có chút hiệu quả nào. Lời cầu nguyện này là do người Do Thái bày ra và được người Pharisees truyền bá khắp nơi. Hỏi : C̣n có loại cầu nguyện khác hay không?
Đáp : Nhất định là có. Chúng tôi gọi đó là Cầu Nguyện Bằng Ư Chí (Will Prayer), đúng hơn đó là một ước nguyện bên trong (internal command) hơn là một thỉnh cầu (petition). Hỏi : Vậy, khi làm như thế, bà cầu nguyện với ai? Đáp : Với "Cha trên trời của chúng ta", theo nghĩa nội môn của tên gọi. Hỏi : Nghĩa đó có khác với ư nghĩa được gán cho nó trong thần học không? Đáp : Hoàn toàn khác. Một nhà Huyền linh học hay nhà Minh Triết Thiêng Liêng gởi lời khấn nguyện của ḿnh đến Từ Phụ của ḿnh ở chỗ huyền vi (nên đọc và cố gắng hiểu chương VI, V. 6, Matthew) chứ không gởi đến một Thượng Đế ngoại vũ trụ và do đó, là Thượng Đế hữu hạn (finite God), v́ "Đấng Cha" này ở trong chính con người. Hỏi : Vậy th́ bà biến con người thành một Thượng Đế sao? Đáp : Xin hăy nói là "Thượng Đế" ("God") chứ không phải một Thượng Đế (a God). Theo chúng tôi, con người nội tâm (inner man) là vị Thượng Đế duy nhất mà chúng ta có thể nhận biết được. Và làm thế nào có thể khác hơn được? Chúng ta hăy thừa nhận định đề rằng Thượng Đế là một bản nguyên (principle) vô giới hạn, trải rộng khắp cùng, và làm sao mà một ḿnh con người không khỏi được thấm nhuần bởi và trong Thượng Đế? Chúng tôi gọi "Cha chúng ta trên trời" ("Father in heaven") là cái tinh túy Thiêng liêng mà chúng ta nhận biết được trong chúng ta, trong tâm ta và trong linh thức của chúng ta, nó không có liên quan ǵ với khái niệm nhân h́nh mà chúng ta có thể tạo ra trong bộ óc hồng trần của chúng ta hay là sự tưởng tượng của bộ óc đó: "Ngươi không biết rằng ngươi là thánh điện của Thượng Đế và tinh thần của vị Thượng Đế (tuyệt đối) đang ngự trong ngươi hay sao?" .
Tuy nhiên, đừng một ai nhân h́nh hóa (anthropomorphise) cái tinh hoa đó trong chúng ta. Đừng một nhà Minh Triết Thiêng Liêng nào, nếu muốn duy tŕ chân lư thiêng liêng chứ không phải chân lư nhân thế (human truth), thốt ra câu nói này: "Trong chốn huyền vi" Thượng Đế lắng nghe (hoặc đang tách phân) con người hữu hạn hoặc tinh hoa vô hạn   v́ tất cả đều là một. Như chúng tôi vừa nhắc nhở ở trên, cũng không nên xem rằng một lời cầu nguyện là một thỉnh nguyện. Đúng hơn, đó là một điều huyền bí,
  Người ta thường thấy trong các tác phẩm về Minh Triết Thiêng Liêng có các phát biểu mâu thuẩn về nguyên khí Christos (Christos principle) nơi con người. Một số tác giả gọi nó là nguyên khí thứ sáu (Buddhi), một số khác gọi là nguyên khí thứ bảy (Atman). Nếu các nhà Minh Triết Thiêng Liêng theo Thiên Chúa giáo muốn dùng các cách diễn tả như thế th́ hăy để cho họ tạo ra sự chính xác về mặt triết lư bằng cách tuân theo sự tương đồng của các biểu tượng cổ của Tôn giáo Minh triết. Chúng tôi cho là Christos không những là một trong ba nguyên khí cao, mà tất cả ba được xem như là Tam Vị Nhất Thể (Trinity). Tam Vị Nhất Thể này tượng trưng cho Chúa Thánh Thần, Chúa Cha và Chúa Con, v́ nó đáp ứng được với tinh thần trừu tượng , tức tinh thần đă biến phân và tinh thần nhập thể (embodied spirit). Về mặt triết lư, Krishna và Christ đều cùng là nguyên khí dưới trạng thái biểu lộ tam phân của nguyên khí đó. Trong Chí Tôn Ca (Bhagavatgita), chúng ta thấy Đức Krishna gọi chính Ngài một cách thờ ơ (indifferently) là Atman, Tinh thần trừu tượng, Kshetragna, Thượng Ngă hay Chân Ngă luân hồi và Bản Ngă Đại Đồng, tất cả các danh xưng này, khi được chuyển đổi từ Vũ trụ đến con người sẽ đáp ứng với Atma, Buddhi và Manas. Kinh Anugita cũng đầy triết lư giống như vậy.
một diễn tiến huyền linh, theo đó các tư tưởng và các ước muốn hữu hạn và có điều kiện, không thể được đồng hóa bởi tinh thần tuyệt đối vốn vô điều kiện, được diễn dịch thành ư chí tâm linh và ư chí thông thường; diễn tiến như thế được gọi là "chuyển hóa tinh thần" ("spiritual transmutation"). Cường độ của các đạo tâm nồng nhiệt của chúng ta biến đổi sự cầu nguyện thành "ḥn đá của triết gia" ("philosopher' s stone"), hay là những ǵ biến đổi ch́ thành vàng ṛng. Tinh túy thuần trạng duy nhất, tức "sự cầu nguyện bằng ư chí" của chúng ta sẽ trở thành mănh lực tích cực hay sức mạnh sáng tạo, sẽ tạo được của kết quả tùy theo ước vọng của chúng ta. Hỏi : Có phải bà muốn nói rằng sự cầu nguyện là một tiến tŕnh huyền linh mang lại các kết quả vật chất không?
Đáp : Đúng vậy. Quyền năng Ư Chí (Will Power) trở thành một quyền năng sống động. Nhưng bất hạnh thay cho các nhà Huyền linh học và các nhà Minh Triết Thiêng Liêng, thay v́ nghiền nát các ham muốn của phàm ngă thấp kém hay là con người vật chất, thay v́ nói với Chân Ngă Tâm linh cao siêu của họ đang đắm ḿnh trong ánh sáng của Linh Thể Tuệ Giác: "Xin cho Ư Ngài được thể hiện, chứ không phải ư tôi" vv… , những người này lại gởi các lượn sóng của quyền năng ư chí vào các mục tiêu ích kỷ hay thiếu thánh thiện! Làm như thế là đi vào ma thuật, là điều đáng tởm và là tà thuật tâm linh (spiritual sorcery). Bất hạnh thay đây lại là công việc được ưa thích của các chính khách và các tướng lănh có đạo Thiên Chúa của chúng ta, nhất là khi các vị tướng này đưa hai đạo quân để tàn sát lẫn nhau. Trước khi đánh nhau, cả hai bên đều thả ḿnh vào một chút tà thuật như thế bằng cách lần lượt cầu nguyện cùng một Chúa Thánh Thần (God of Hosts), mỗi bên đều đăi xin vị Chúa này trợ giúp để cắt cổ kẻ thù. Hỏi : Vua David(a) đă từng cầu nguyện Chúa Thánh Thần để giúp ông ta đánh bại người Philistines, tàn sát người Syrians, người

(a) Vua David (khoảng 973 trước T.C.) là một trong các gương mặt vĩ đại nhất trong lịch sử và văn học Do Thái cổ (Hebrew), là chủ đề của nhiều  Moabites, và "Chúa che chở David bất cứ nơi nào ông đi tới". Bà thấy đó, chúng tôi chỉ nói theo những ǵ chúng tôi đọc thấy trong Thánh Kinh (Bible) mà thôi. Đáp : Dĩ nhiên bạn không làm khác hơn được. Nhưng v́ theo chỗ chúng tôi biết, bạn thích tự gọi là người theo Thiên Chúa giáo chứ không phải người Do Thái, tại sao bạn không thử tuân theo những ǵ Đức Christ dạy?(b) Ngài khuyên bạn một cách rơ ràng là đừng tin theo "người xưa" ("them of old times") hay là luật của Moses (Mosaic Law), mà bảo bạn hăy làm như Ngài nói với bạn, và cảnh cáo những ai muốn dùng kiếm chém giết rằng họ cũng sẽ chết v́ kiếm. Đức Christ đă ban cho bạn một lời cầu nguyện mà thông thường bạn chỉ cho là một lời cầu nguyện ở đầu môi (lip prayer) và là một lời cao rao mà thôi, mà không một ai, ngoại trừ nhà huyền linh học chân chính mới hiểu được. Trong lời cầu đó, bạn nói (theo nghĩa chấp nê văn tư của bạn) như sau: "Hăy tha cho chúng con các nợ nần của chúng con, giống như chúng con tha thứ cho các con nợ của chúng con vậy", mà bạn không bao giờ làm như vậy cả. Lại nữa, Ngài khuyên bạn hăy thương yêu kẻ thù của bạn và làm những điều tốt lành cho kẻ nào thù ghét bạn. Điều chắc chắn là không phải “Đấng Tiên Tri từ ái ở Nazareth" dạy bạn cầu nguyện "Đức Cha lành" của bạn tàn sát và giúp cho bạn chiến thắng kẻ thù của bạn! Đây là lư do giải thích tại sao chúng tôi bác bỏ những ǵ mà bạn gọi là "những lời cầu nguyện". Hỏi : Nhưng làm sao bà giải thích được sự kiện rất thường gặp là mọi quốc gia và mọi dân tộc đều đă cầu nguyện và tôn thờ một hay nhiều vị thần? Một số người c̣n thờ phụng và dâng cúng ma quỷ (devils) và các hồn ma gây hại (harmful spirits) nữa, điều này câu chuyện được thuật lại trong Kinh Cựu Ước. (Xin nhắc lại là Do Thái giáo chỉ dùng Kinh Cựu Ước chứ không dùng Kinh Tân Ước)(ND)
(b) Ba Blavatsky có dụng ư nhắc nhở chúng ta chỉ nên tin theo lời dạy của Đức Christ trong kinh Tân Ước mà thôi.(ND)
chỉ chứng tỏ rằng việc tin vào hiệu quả của lời cầu xin là rất phổ cập. Đáp : Điều đó được giải thích bằng sự kiện khác, đó là sự cầu nguyện có nhiều ư nghĩa khác nữa ngoài cái ư nghĩa mà người Thiên Chúa giáo gán cho nó. Không những nó có nghĩa là nài xin (pleading) hay thỉnh nguyện (petition), mà c̣n hàm ư là vào thời cổ, nó có nghĩa là khấn nguyện (invocation) và niệm chú  (incantation). Thần chú (mantra) hay là lời cầu nguyện được xướng lên một cách nhịp nhàng của người theo Ấn giáo có một ư nghĩa xác đáng biết bao, v́ người theo đạo Bà La Môn tự cho rằng họ cao hơn là các vị thần (devas or Gods) thông thường. Một lời cầu nguyện có thể là một lời kêu gọi hay là một câu chú để trù ếm (malediction), một lời nguyền rũa (curse) giống như trong trường hợp hai đạo binh cùng đồng thời cầu nguyện để hủy diệt lẫn nhau) cũng nhiều như là để chúc lành. Và v́ đại đa số con người đều rất vị kỷ, họ chỉ cầu nguyện cho chính họ, xin được ban cho "cơm ăn hằng ngày" ("daily bread") thay v́ làm việc để kiếm ăn, và xin Thượng Đế đừng để cho họ "bị cám dỗ", mà hăy cứu họ (chỉ riêng người thốt lời cầu nguyện thôi) thoát khỏi sự dữ, kết quả là, theo như ngày nay người ta hiểu, lời cầu nguyện đó trở nên tai hại gấp đôi, v́: a/ Nó tiêu diệt sự tự tin trong con người; b/ Nó làm phát triển trong con người một tính vị kỷ c̣n mănh liệt hơn là y được thiên nhiên phú cho. Tôi lặp lại là chúng tôi tin vào "sự hiệp thông" (communion") và tác động cùng lúc trong sự ḥa hợp với "Cha chúng ta trên trời", và trong những lúc hiếm hoi đi vào trạng thái lạc phúc xuất thần, bằng cách trộn lẫn thượng hồn (higher soul) của chúng ta với tinh hoa vũ trụ khi nó đang hướng về cội nguồn và trung tâm của nó, bị thu hút vào một trạng thái mà trong đời sống được gọi là Nhập Định (Samadhi), c̣n sau khi chết được gọi là Niết Bàn (Nirvana). Chúng tôi khước từ việc cầu nguyện với các thực thể hữu hạn được tạo ra (created finite beings)   nghĩa là với các thần (gods), các thánh (saints), các thiên thần (angels) vv… bởi v́ chúng tôi xem đó như là sùng bái ngẩu tượng (idolatry). Chúng ta không thể cầu nguyện với Đấng Tuyệt Đối v́ các lư do đă giải thích ở trước. Do đó, chúng tôi cố gắng thay thế cách cầu nguyện vô hiệu và vô dụng bằng các hành động xứng đáng có hiệu quả tạo ra tốt lành. Hỏi : Những người Thiên Chúa giáo gọi đó là ngạo mạn và báng bổ. Họ gọi thế có sai không? Đáp : Hoàn toàn sai. Trái lại, chính họ mới là kẻ tỏ ra ngạo mạn như quỷ Satan khi họ cho rằng Đấng Tuyệt Đối hay Đấng Vô Hạn (ngay cả như nếu xảy ra việc có thể có bất luận mối liên hệ nào giữa cái không bị chi phối với cái bị chi phối) sẽ cúi xuống lắng nghe mọi lời cầu nguyện điên khùng và ích kỷ. Và cũng chính họ hầu như báng bổ khi nói rằng một Thượng Đế Toàn Tri và Toàn Năng mà c̣n nghe những lời cầu nguyện được phát ra mới biết được những ǵ Ngài phải làm! Hiểu theo phương diện nội môn, điều này c̣n được cả Đức Phật và Đức Jesus củng cố thêm. Đức Phật nói: "Đừng trông cậy nơi các vị thần không giúp ǵ được, đừng cầu nguyện ǵ cả! mà tốt hơn là hành động, v́ bóng tối sẽ không chiếu sáng được. Đừng xin xỏ ǵ nơi sự im lặng v́ nó không thể nói cũng như không thể nghe."
C̣n Đức Jesus khuyên: "Bất cứ điều ǵ mà các ngươi cầu xin nhân danh ta (danh của Kitô, Christos), ta cũng sẽ làm". Dĩ nhiên, câu này nếu xét theo nghĩa đen, sẽ đi ngược với lập luận của chúng tôi. Nhưng nếu chúng ta chấp nhận câu đó theo phương diện nội môn, với sự hiểu biết đầy đủ ư nghĩa của thuật ngữ "Christos" mà theo chúng tôi, nó tượng trưng cho Atma Buddhi Manas, tức "Chân Ngă" ("Self"), th́ câu đó phải hiểu như sau: Chúng ta phải nhận biết
và cầu nguyện với vị Thượng Đế duy nhất, hay đúng hơn là hành động hợp nhất với Ngài, đó là tinh thần của Thượng Đế mà thân thể chúng ta là thánh điện của Ngài và Ngài ngự trong đó.
Cầu nguyện làm mất tự tin
Hỏi : Nhưng chính Đức Christ không cầu nguyện và khuyên nên cầu nguyện hay sao? Đáp : Truyền thuyết ghi nhận như thế; nhưng các "cầu nguyện" này đúng ra thuộc loại hiệp thông với "Cha Trên Trời" vừa được nói đến. Nói cách khác, và nếu chúng ta đồng nhất hóa Đức Jesus với Thượng Đế đại đồng th́ sẽ là điều phi lư luận một cách quá vô lư do kết luận không thể tránh khỏi, ấy là Ngài chính là Thượng Đế lại cầu nguyện với chính Ngài và tách ư chí của vị Thượng Đế đó khỏi ư chí của chính Ngài! Hỏi : C̣n một luận cứ nữa, hơn nữa, lư luận này được một số người Cơ Đốc giáo dùng đến rất nhiều. Họ nói: "Tôi cảm thấy tôi không thể chinh phục bất cứ đam mê và yếu đuối nào bằng chính sức mạnh của tôi. Nhưng khi tôi cầu nguyện với Đức Jesus Christ th́ tôi cảm thấy rằng Ngài ban cho tôi sức mạnh và nhờ quyền năng của Ngài, tôi có thể đánh bại được chúng". Đáp : Điều đó không có ǵ là lạ. Nếu "Christ Jesus" là Thượng Đế và là một Thượng Đế độc lập và tách biệt với kẻ cầu nguyện, dĩ nhiên mọi việc đang và phải có thể xảy ra đối với một "Thượng Đế đầy quyền lực". Nhưng lúc đó đâu là công trạng hay là sự công bằng của việc chinh phục như thế? Tại sao kẻ chinh phục giả tạo lại được tưởng thưởng về một điều được làm ra mà y chỉ tốn có vài lời cầu nguyện? C̣n bạn, cho dẫu là một người tầm thường đi nữa, bạn có chịu trả cho người làm công của bạn đủ tiền công của một ngày nếu bạn làm hầu hết công việc của y thay cho y trong khi y ngồi dưới cây táo và cầu nguyện cho bạn làm như thế suốt thời gian đó? Ư tưởng này xuyên suốt trọn kiếp sống của con người do sự thờ ơ về tinh thần (moral idleness) khi nhờ kẻ khác   dù là Thượng Đế hay con người   đảm trách nhiệm vụ và công việc vất vả nhất của ta, đó là ư tưởng khó chịu nhất đối với chúng ta, v́ nó là ư tưởng thoái bộ nhất đối với phẩm cách con người. Hỏi : Có thể là thế. Nhưng chính ư tưởng tin vào một Đấng Cứu Độ con người lại giúp thêm sức mạnh trong cuộc chiến với sự sống vốn là ư tưởng căn bản của Thiên Chúa giáo hiện nay. Và về mặt chủ quan, chắc chắn là việc tin tưởng như thế lại có hiệu quả, nghĩa là những ai tin tưởng nhất định cảm thấy chính ḿnh được giúp đỡ và được thêm sức mạnh. Đáp : Chắc chắn là có một số bệnh nhân của các nhà "Khoa Học Cơ Đốc" và "Khoa học Tâm Trí"   tức là những "kẻ Đại Phủ Nhận", great "Deniers"( )   đôi khi cũng được chữa lành bệnh; hẳn không phải là thôi miên, ám thị (suggestion), tâm lư học và ngay cả t́nh trạng đồng cốt sẽ thường, nếu không nói là rất thường, tạo ra các kết quả như thế. Bạn xem xét chỉ vài trường hợp thành công và chắp lại thành chuỗi lư luận mà thôi. Bạn nghĩ thế nào khi con số trường hợp thất bại lên đến gấp 10 lần? Chắc chắn bạn sẽ không định nói là, ngay cho dầu có đầy đủ đức tin cuồng nhiệt đi nữa, trong những người Thiên Chúa giáo cuồng tín không hẳn là không có thất bại? Hỏi : Nhưng làm sao bà có thể giải thích được những trường hợp hoàn toàn thành công? Dựa vào đâu mà nhà Minh Triết Thiêng Liêng t́m được sức mạnh để trừ bỏ được các thị dục và ḷng ích kỷ của ḿnh? Đáp : Dựa vào Thượng Ngă của ḿnh, tức là tinh thần thiêng liêng hay là Thượng Đế nội tại và dựa vào Nghiệp Quả của ḿnh nữa. Từ bấy lâu nay, chúng tôi đă chẳng nhắc đi nhắc lại rằng biết được cây là nhờ quả, biết được bản chất của nguyên nhân là nhờ hậu quả của nó đó sao? Bạn nói đến việc trừ bỏ thị dục và trở nên thánh thiện nhờ và với sự trợ giúp của Chúa hay Đấng Christ. Chúng tôi xin hỏi ở đâu mà bạn t́m thấy nhiều người hạnh, không phạm tội, cố tránh gây tội ác, trong giới Cơ Đốc giáo hay Phật giáo   Môn phái chữa trị mới, bằng cách phủ nhận sự hiện hữu của bất cứ cái ǵ trừ tinh thần, mà tinh thần không thể đau ốm, cũng như không bị bệnh tật, môn phái này cho rằng cơ thể chữa trị tất cả mọi bệnh tật, miễn là người bệnh có đức tin rằng những ǵ mà người bệnh phủ nhận đều không thể tồn tại. Một h́nh thức mới của sự tự thôi miên.
  trong các nước Cơ Đốc giáo hay trong các nước ngoại đạo? Khoa thống kê sẽ đưa ra câu trả lời và biện minh cho lời nói của chúng tôi. Theo sự điều tra (census) mới đây ở Ceylon (nay là Sri Lanka) và Ấn Độ, trong bảng so sánh các trọng tội do người Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, người lai Âu Á (Eurasians), người theo Phật giáo vv… phạm phải, căn cứ nơi hai triệu dân được chọn một cách ngẩu nhiên trong mỗi nhóm kể trên và bao gồm các tội nhẹ trong nhiều năm, th́ tỉ lệ phạm tội của người Cơ Đốc giáo ở mức 15 so với 4 người phạm tội trong số dân theo Phật giáo (Xem tạp chí Lucifer tháng 4 1888, trang 147, mục "Các diễn giả Cơ Đốc giáo bàn về Phật giáo"). Không một nhà Đông phương học nào, không một sử gia nổi danh nào hay một du khách nào trong các xứ theo Phật giáo, từ Giám mục Bigandet và Tu Viện trưởng Huc, đến Ngài William Hunter và mọi viên chức vô tư, không ai là không công nhận đức hạnh của người theo Phật giáo. Tuy nhiên, các Phật giáo đồ (cho dẫu không phải thuộc môn phái Phật giáo Thái lan chính cống) đều không tin tưởng nơi Thượng Đế hoặc một sự ban thưởng vị lai nào ngoài cơi đời này. Họ không cầu nguyện ǵ hết, kể cả sư sải lẫn người thế tục. Họ thốt lên một cách kinh ngạc: "Cầu nguyện à! cầu ai và cầu cái ǵ mới được?” Hỏi : Vậy th́ họ thực sự là những kẻ vô thần. Đáp : Quả đúng hư vậy, nhưng họ cũng là những người mến chuộng đức hạnh và tuân giữ đức hạnh nhất trên khắp thế giới. Phật giáo chủ trương tôn trọng tôn giáo của kẻ khác và trung thành với tôn giáo của chính ḿnh. C̣n Giáo Hội Cơ Đốc giáo xem tất cả các thần thánh của các nước khác như là ma quỷ, muốn bắt mọi người không theo Cơ Đốc giáo phải đọa địa ngục đời đời. Hỏi : Các sư săi Phật giáo không làm giống vậy hay sao?
 Đáp : Không bao giờ cả. Họ hết sức tuân theo câu châm ngôn sáng suốt trong kinh Pháp Cú (Dammapada) trong mọi hành động, v́ họ biết rằng "Nếu bất cứ kẻ nào, dù có học thức hay không, tự xem ḿnh là cao trọng hơn người khác, th́ kẻ ấy chẳng khác nào người mù cầm nến vậy   v́ họ soi sáng cho người khác, c̣n chính họ vẫn chịu tối đen.”
Về Cội Nguồn Của Linh hồn Con người
Hỏi : Vậy th́ làm thế nào mà bà giải thích được việc con người được phú cho Tinh thần và Linh hồn? Chúng từ đâu đến? Đáp : Từ Linh hồn Vũ trụ (Universal Soul). Chắc chắn là không do một Thượng Đế nhân h́nh (personal God) ban cho. Chất ẩm trong con sứa đến từ đâu? Từ biển cả bao quanh nó, trong đó con sứa sống, hít thở và hiện tồn, đồng thời nó cũng trở về đó khi bị tan ră. Hỏi : Như thế bà bác bỏ giáo lư cho rằng Linh hồn được Thượng Đế ban cho hay phả hơi thở (breath) vào con người sao? Đáp : Chúng tôi buộc phải làm thế. "Linh hồn" được nói đến trong chương II của Sáng Thế Kư (v, 7) là "Linh hồn sinh động" ("living Soul") hay là Nephesh (hồn thú sinh động   the vital, animal soul), theo đó Thượng Đế (chúng tôi nói là "thiên nhiên" và định luật bất biến) phú cho con người giống như mọi con thú. Đó không phải là hồn suy tư hay là trí tuệ; càng không phải là Tinh thần bất tử (immortal Spirit). Hỏi : Được rồi, chúng ta nên nói cách khác. Có phải chính Thượng Đế phú bẩm cho con người một nhân hồn biết suy lư và Tinh thần bất tử? Đáp : Lại một lần nữa, theo cách bạn đặt câu hỏi, chúng tôi phải phản bác điều đó. V́ lẽ chúng tôi không tin rằng một Thượng Đế nhân h́nh, làm sao chúng tôi có thể tin rằng vị đó ban cho con người bất cứ điều ǵ? C̣n về mặt lư luận, thừa nhận một vị Thượng Đế mà chính vị này lại liều lĩnh sáng tạo một linh hồn mới cho mỗi đứa trẻ mới sinh, tất cả những ǵ có thể nói được đó là một vị Thượng Đế như thế khó có thể được xem như là có được bất cứ minh triết hay tiên kiến nào. Một vài khó khăn khác và việc không thể dung ḥa điều này với các đ̣i hỏi nảy sinh đối với sự nhân từ, sự công bằng, công minh và sự toàn tri của vị Thượng Đế đó, có biết bao nhiêu là đá ngầm gây chết người mà lư thuyết thần học này hằng ngày và hằng giờ vấp phải. Hỏi : Bà muốn nói đến điều ǵ? Các khó khăn nào? Đáp : Tôi đang nghĩ đến một luận cứ không thể bác bỏ được mà một vài tu sĩ Phật giáo Tích lan, một nhà thuyết giáo nổi danh, trước sự hiện diện của tôi, đă đưa ra cho một nhà Truyền giáo Cơ Đốc, nhà truyền giáo này không phải là người thiếu hiểu biết hay là không được chuẩn bị cho cuộc tranh luận trước công chúng, v́
63 cuộc tranh luận này đă được thông báo trước. Sự việc diễn ra gần Colombo, Nhà Truyền giáo thách thức nhà sư Megattivati đưa ra lư do để giải thích tại sao "người ngoại đạo" ("heathen") không chấp nhận Thượng Đế của Thiên Chúa giáo. Thế rồi, Nhà Truyền giáo đi ra khỏi cuộc tranh luận măi măi đáng nhớ đó, như thường lệ, với hạng nh́. Hỏi : Xin cho biết sự việc diễn tiến ra sao? Đáp : Đơn giản như thế này: nhà sư Phật giáo mở đầu bằng cách hỏi vị giáo sĩ Tuyên Úy (padri) có phải Thượng Đế của ông này đă ban ra các giới răn cho Moses chỉ để cho con người tuân theo mà thôi, nhưng chính Thượng Đế th́ lại vi phạm. Nhà truyền giáo bác bỏ câu giả định đó một cách phẩn nộ. Nhà sư nói "Được rồi, ông nói với chúng tôi rằng Thượng Đế không đặt một ngoại lệ nào đối với quy luật này và ông cũng nói rằng không một linh hồn nào có thể được sinh ra mà không có ư muốn của Ngài. Thế th́ Thượng Đế cấm việc ngoại t́nh, trong số nhiều điều khác nữa, nhưng ngay sau đó ông lại nói rằng chính Thượng Đế tạo ra mỗi đứa trẻ mới sinh và Ngài lại ban cho nó một linh hồn. Vậy th́ chúng tôi phải hiểu rằng hàng triệu đứa trẻ được sinh ra trong tội lỗi và trong sự ngoại t́nh đều là công tŕnh của vị Thượng Đế của ông chứ sao? Thượng Đế của ông cấm và trừng phạt việc vi phạm luật của Ngài, tuy thế tại sao, hằng ngày và hằng giờ, Ngài đều tạo ra các linh hồn chỉ cho các đứa trẻ như thế? Theo lư luận đơn giản nhất, Thượng Đế của ông là một kẻ đồng lỏa trong tội lỗi đó, bởi v́ chỉ
do sự giúp đỡ và can thiếp của Ngài, những đứa trẻ của ḷng tham dục đó mới được sinh ra. Đâu là sự công bằng khi trừng phạt không những cha mẹ phạm tội mà ngay cả trẻ thơ vô tội về những ǵ do chính Thượng Đế đó làm ra, vị Thượng Đế mà tuy thế bạn miễn trừ hết bất cứ tội lỗi nào của chính Ngài?"
Nhà truyền giáo xem đồng hồ tay của ḿnh và chợt thấy rằng đă quá muộn, không thể tranh luận thêm nữa. Hỏi : Bà quên rằng tất cả những trường hợp không thể giải thích như thế đều thuộc về các bí pháp, và tôn giáo chúng tôi cấm chúng tôi ḍm ngó (pry) vào các bí mật của Thượng Đế. Đáp : Chúng tôi không quên điều đó, mà chúng tôi chỉ bài bác những điều không thể chấp nhận về mặt luận lư (impossibilities) như thế. Chúng tôi cũng không đ̣i hỏi bạn tin như chúng tôi. Chúng tôi chỉ giải đáp các câu hỏi của bạn mà thôi. Tuy nhiên, chúng tôi có một tên gọi khác dành cho các điều bí mật của bạn.
Giáo Lư Đạo Phật Về Các Bí Mật Nói Trên
Hỏi : Phật giáo dạy những ǵ về linh hồn? Đáp : Điều đó c̣n tùy bạn muốn nói đến Phật giáo công truyền, đại chúng hay là giáo lư nội môn. Giáo lư công truyền giải thích trong Phật giáo Vấn Đáp (Buddhist Catechism) như sau: "Linh hồn con người được xem như là một từ ngữ do người kém hiểu biết dùng để diễn tả một ư tưởng sai lầm. Nếu mọi vật phải chịu sự thay đổi th́ con người cũng thế, và mọi phân tử vật chất của con người cũng phải thay đổi. Những ǵ phụ thuộc vào sự thay đổi đều không thường tồn, cho nên không thể có một sự tồn tại vĩnh viễn của một vật phù du". Điều này có vẻ dễ hiểu và rơ ràng. Nhưng khi chúng ta đi đến vấn đề phàm ngă mới xuất hiện trong mỗi lần tái sinh kế tiếp là tập hợp các "uẩn" ("skandhas") hay là các thuộc tính (attributes) của phàm ngă cũ và đ̣i hỏi có phải tập hợp mới này của các uẩn cũng là một thực thể mới (new being), trong đó không một cái ǵ c̣n sót lại của cái cũ, th́ chúng ta hiểu được rằng: "Theo một ư nghĩa, đây là một thực thể mới, c̣n theo ư nghĩa khác th́ không phải như vậy. Trong kiếp sống này, các thứ uẩn luôn luôn thay đổi. Trong con người A.B hồi 40 tuổi cũng có phàm ngă giống với thanh niên A.B. lúc 18 tuổi. Tuy nhiên, do sự hao ṃn và tái tạo không ngừng của xác thân và sự thay đổi của trí tuệ và tính t́nh, anh ta trở thành một thực thể khác. Tuy thế, lúc về già, con người gặt hái đúng ngay sự thưởng phạt do kết quả của các tư tưởng và hành động ở mọi giai đoạn trước kia của kiếp sống ḿnh. Như vậy, thực thể mới của lần tái sinh vẫn cùng là một biệt ngă như trước kia (nhưng không cùng phàm ngă), chỉ có h́nh hài thay đổi hay là tập hợp mới của các uẩn, gặt hái đúng y các hậu quả của các hành động và tư tưởng của người đó trong kiếp sống trước." Đây là siêu h́nh học trừu tượng và hiển nhiên là không diễn tả được sự không tin tưởng vào linh hồn bằng bất cứ cách nào. Hỏi : Có phải có phần nào giống với điều được nói đến trong Phật giáo Nội Môn hay không? Đáp : Đúng thế, v́ giáo huấn này thuộc về cả hai, tức là Minh triết Nội Môn (Esoteric Budhism) tức là Minh triết Huyền bí (Secret Wisdom) và Phật giáo công truyền hay là triết lư tôn giáo của Phật Thích Ca. Hỏi : Nhưng chúng tôi được biết rơ ràng rằng hầu hết những người theo Phật giáo đều không tin sự bất tử của linh hồn kia mà? Đáp : Chúng tôi cũng không tin như thế, nếu bạn hiểu linh hồn là phàm ngă (personal Ego) hay là sinh hồn (life soul)   tức Nepresh. Nhưng mọi Phật tử có học thức đều tin vào Chân Ngă thiêng liêng (individual or divine Ego). Những ai không tin như thế là do lầm lẫn trong cách phán đoán của họ. Về điểm này họ hiểu nhầm giống như những người theo Thiên Chúa giáo hiểu nhầm các đoạn thần học chen vào (theological interpolations) của các nhà biên tập Phúc Âm về sau này đối với vấn đề đọa này và lửa địa ngục, cho đó là các lời dạy đúng y nguyên văn (verbatim) của Đức Jesus. Chính Đức Phật lẫn Đức Christ chẳng bao giờ viết ra bất cứ điều ǵ, mà hai vị chỉ nói bằng các ẩn dụ (allegories) và dùng "các châm ngôn mơ hồ" ("dark sayings") như tất cả các bậc đạo đồ chân chính hay làm và sẽ c̣n làm trong tương lai dài nữa. Cả kinh sách Phật giáo lẫn Cơ Đốc giáo đều bàn về các vấn đề siêu h́nh như trên một cách rất thận trọng, và cả hai tài liệu Phật giáo và Thiên Chúa giáo đều có lỗi do việc đi quá mức về mặt ngoại môn; trong cả hai trường hợp, các chữ nghĩa vô hồn (dead letter) đều đưa tới việc phạm khuyết điểm.
Hỏi : Có phải bà định ám chỉ là không giáo lư nào của Phật lẫn của Chúa từ trước đến nay đă được người ta hiểu đúng hay chăng? Đáp : Đúng thế. Cả hai loại kinh sách, Phật giáo lẫn Thiên Chúa giáo, đều giảng dạy với cùng mục đích dự kiến. Cả hai nhà cải cách này đều là những Đấng có ḷng bác ái nhiệt thành và là những Đấng vị tha thực sự   đang thuyết giảng Chủ Thuyết Xă Hội (Socialism) đáng tin tưởng nhất thuộc loại cao quư siêu đẳng nhất, tự hy sinh cho mục đích đắng cay. Đức Phật đă từng nói: "Xin cho tội lỗi của khắp thế gian đổ xuống ta để ta có thể làm nhẹ nỗi đau đớn và thống khổ của con người!"… Vị Chúa ăn mày (Prince beggar) ḿnh khoác tấm vải rách bỏ ở nghĩa địa, thốt lên như thế. "Hăy đến với ta tất cả những ai đang đeo gánh nặng trần gian, ta sẽ mang lại thư giăn cho các ngươi”, là tiếng gọi dành cho người nghèo khó và kẻ khốn cùng mà Đức Chúa đă thốt ra, Đấng không có được một chỗ để gối đầu. Giáo huấn của hai Ngài nói lên t́nh thương không bờ bến đối với nhân loại, ḷng bác ái, tha thứ đối với sự tổn thương, sự quên ḿnh và nỗi thương tâm đối với quần chúng lầm lạc, cả hai vị cùng coi thường sự giàu sang… Dù không tiết lộ cho mọi người các bí pháp của điểm đạo, ước muốn của các Ngài là mang lại cho kẻ vô minh, và kẻ lầm lạc (mà cái gánh của sự sống đă quá nặng đối với họ rồi) đủ hy vọng và một hiểu biết lờ mờ (inkling) đưa vào chân lư, đủ để nâng đỡ họ trong những giờ phút buồn năn nhất. Tuy nhiên, mục tiêu của cả hai nhà cải cách đă bị làm hỏng do nhiệt tâm quá mức của các môn đồ sau này của các Ngài. Ngôn từ của các Bậc Sư này đă bị hiểu sai và diễn giải sai, hậu quả tai hại biết bao! Hỏi : Nhưng chắc hẵn là Đức Phật đă không thừa nhận sự bất tử của linh hồn, v́ tất cả các nhà Đông phương học và các Sư săi của Phật đều nói như thế kia mà! Đáp : Các vị La Hán thuở đầu đều tin theo giáo lư của Đức Bổn Sư, c̣n đa số các vị tu hành về sau đều không được điểm đạo, giống như trong Thiên Chúa giáo vậy. Và thế là dần dần các đại chân lư nội môn hầu như trở nên thất lạc. Một chứng cứ rơ rệt là trong số hai môn phái hiện có tại Ceylon (Sri Lanka ND), th́ một phái tin sự chết là sự hủy diệt hoàn toàn của Chân Ngă và phàm ngă, c̣n phái kia giải thích Niết Bàn theo cách của chúng tôi. Hỏi : Nhưng tại sao trong trường hợp này, Phật giáo và Cơ Đốc giáo lại tượng trưng cho hai đối cực của việc tin tưởng như thế đó? Đáp : V́ lẽ chúng được thuyết giảng trong các t́nh huống không giống nhau. Ở Ấn Độ, v́ cứ khư khư giữ lấy tri thức cao siêu của ḿnh và gạt ra khỏi nó mọi giai cấp khác trừ chính giai cấp của họ, người Bà La Môn đă đưa đẩy hàng triệu người vào việc sùng bái  ngẫu tượng và hầu như theo Bái Vật giáo. Đức Phật đă phải giáng một cú đánh chí tử (death blow) vào sự tưởng tượng sôi nổi thiếu lành mạnh và sự mê muội cuồng tín do sự vô minh mà ra, sự việc như thế, trước kia hay sau này ít được biết đến. Thà là theo triết lư vô thần c̣n hơn là theo sự thờ phụng dốt nát mà những kẻ "Khẩn cầu thần thánh của họ mà không được đoáùi hoài, Hoặc không được lưu tâm" và những kẻ sống và chết trong nỗi thất vọng tâm trí.
Trước tiên Đức Phật phải chận đứng ḍng thác mê tín đầy bùn lầy này, nhổ bật gốc rễ các sai lầm trước khi dạy ra chân lư. Chúa Jesus nhắc nhở các đệ tử của Ngài rằng các Lẽ Huyền Vi của Trời không dành cho quần chúng kém hiểu biết mà chỉ dành cho chỉ kẻ nào được tuyển chọn mà thôi, do đó, "Ngài chỉ nói với quần chúng bằng các ẩn dụ" (Matt. XIII, 11). Cùng một lư do như của Đức Jesus,  Đức Phật cũng không thể giảng dạy đủ tất cả, thế nên, v́ sự thận trọng, Đức Phật cũng phải giấu bớt nhiều điều. Thậm chí Ngài không chịu nói cho nhà sư Vacchagotta là có hay không có Chân Ngă trong con người. Khi bị thôi thúc phải trả lời, "Đức Thế Tôn chỉ giữ im lặng".   Hỏi : Điều này liên quan đến Đức Phật, nhưng nó có liên quan đến kinh Phúc Âm không?
  Khi Ananda, vị đệ tử được điểm đạo của Đức Phật, hỏi Ngài về lư do v́ sao Ngài lặng thinh th́ Phật trả lời cho Ananda một cách thẳng thắn và rơ ràng bằng cuộc đối thoại mà ông Oldenburg dịch từ kinh Samyuttaka Nikaya như sau:
"Này Ananda, khi du tăng (wandering monk) Vacchagotta hỏi ta: 'Có Chân Ngă hay không?', nếu ta trả lời “Có Chân Ngă” th́ hỡi Ananda, đó là xác nhận triết lư của Samanas và Brahmanas (a), tin vào sự thường tồn. Này Ananda, khi du tăng Vacchagotta hỏi ta: 'không có Chân Ngă phải không?', nếu ta trả lời "Chân Ngă không có", th́ hỡi Ananda, đó là xác nhận triết lư của những ai tin vào sự hủy diệt. Này Ananda, khi du tăng Vacchagotta hỏi ta: "Có Chân Ngă không?", nếu ta trả lời: "Có Chân Ngă", th́ hỡi Ananda, điều đó đáp ứng được mục đích của ta bằng cách làm nảy sinh trong y sự tỏ ngộ này: Phải chăng mọi sự sống (existences, dhamma) đều phi Chân Ngă (non ego)? Nhưng nếu ta trả lời: "Không có Chân Ngă", th́ hỡi Ananda, điều đó chỉ khiến cho du tăng Vacchagotta bị đẩy từ t́nh trạng hoang mang này đến hoang mang khác: "Phải chăng trước kia Chân Ngă của tôi đă không hiện tồn? Nhưng bây giờ nó không c̣n nữa!" Hơn bất cứ điều ǵ khác, điều này cho thấy rằng Đức Phật không đưa ra các triết lư siêu h́nh cho quần chúng cốt để không làm cho họ hoang mang thêm. Điều mà Đức Phật muốn nói tới là sự khác nhau giữa phàm ngă nhất thời với Chân Ngă cao siêu (Higher Self, Thượng ngă), Thượng Ngă này đang soi sáng cho Chân Ngă bất hoại (imperishable Ego), tức "Bản Ngă" thiêng liêng (spiritual "I") của con người.
(a) Brâhmanas: Các Thánh Kinh Ấn Giáo. Các tác phẩm được soạn bởi và cho giai cấp Bà La Môn (Brahmans) (Trích trong "Ngữ giải Minh Triết Thiêng Liêng, trang 63.  ND)
Đáp : Bạn hăy đọc lịch sử và suy gẫm điều đó. Vào thời kỳ mà các sự kiện thuật lại trong các Phúc Âm (Gospels) được cho là đă xảy ra th́ có một sự khích động tinh thần tương tự xảy ra trong toàn thể thế giới văn minh, chỉ duy có các kết quả trái ngược ở Phương Đông và Phương Tây. Các thánh hiền thuở xưa không c̣n nữa. Trong khi đó các tầng lớp văn minh bị buông xuôi theo ḍng người Sadducees không có đức tin trở thành những phủ định theo thuyết duy vật và chỉ là h́nh thức chấp nê văn tự thời Moses ở Palestine, đồng thời trở thành tan ră về mặt luân lư ở La Mă, các tầng lớp nghèo khổ và thấp kém nhất chạy theo bàng môn và các thần thánh xa lạ, hoặc trở thành kẻ đạo đức giả và người Pharisees. Một lần nữa, thời điểm dành cho việc cải cách tâm linh đă đến. Vị Thượng Đế tàn nhẫn, nhân như và hay ganh tỵ của người Do Thái, với các luật lệ tàn bạo như “ăn miếng trả miếng” của ông ta, như tưới bằng máu và hiến tế thú vật, phải được hạ xuống hàng thứ yếu và phải được thay bằng “Cha Trên Trời” đầy ḷng từ ái. Cần phải nói rơ “Cha Trên Trời” không phải là một Thượng Đế ngoại càn khôn mà chỉ là Đấng Cứu Thế thiêng liêng của con người nhục thể, ngự trong tâm trí và linh hồn của chính con người, trong kẻ nghèo cũng như trong người giàu. Ở đây, cũng như ở Ấn Độ, các bí mật điểm đạo không thể được tiết lộ v́ e rằng đưa thánh vật cho chó, thảy ngọc quư cho heo, th́ cả Người tiết lộ và vật được  tiết lộ sẽ bị dẫm dưới chân. Như vậy, sự dè dặt của cả Đức Phật lẫn Đức Jesus   cho dù Đức Jesus sống ngoài giai đoạn lịch sử dành riêng cho Ngài hay là không, đồng thời Ngài cũng tự chế không tiết lộ một cách rơ ràng các bí mật của Sự Sống và Sự Chết   đă đưa tới các phủ nhận hoàn toàn của Phật giáo Nam Tông trong một trường hợp, c̣n trong trường hợp kia, đưa tới ba h́nh thức bất hài ḥa của giáo hội Thiên Chúa và  phái Tin Lành chỉ riêng ở nước Anh mà thôi.


TIẾT VI
GIÁO HUẤN MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG VỀ THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI
         
Sự Hợp Nhất của Mọi Vật trong Vạn Hữu
Hỏi : Theo quan điểm của bà th́ Thượng Đế, Linh Hồn và Con Người đều không phải là những ǵ mà bà đă nói với tôi, vậy th́, theo giáo lư của bà, bà có thể cho tôi biết đó là những ǵ được chăng? Đáp : Giống như vũ trụ và tất cả những ǵ trong vũ trụ, theo nguồn gốc và trong vĩnh cửu, cả ba đều là một với Cái Duy Nhất tuyệt đối (the absolute Unity), tức là cái tinh hoa thiêng liêng bất khả tri mà tôi đă nói đến. Chúng tôi không tin có sự sáng tạo nào, mà tin có sự xuất hiện theo chu kỳ và tiếp nối của vũ trụ từ cơi hiện tồn chủ quan đến cơi hiện tồn khách quan, vào các khoảng thời gian đều đặn, bao gồm các chu kỳ dài. Hỏi : Bà có thể giải thích rơ hơn chăng? Đáp : Để giúp bạn có một khái niệm chính xác hơn, xin chọn cách so sánh thứ nhất là năm theo mặt trời, và cách so sánh thứ hai, tức là hai nửa của năm đó, mỗi nửa tạo ra một ngày và một đêm của kỳ gian 6 tháng ở Bắc Cực. Bây giờ, thay v́ một năm thái dương có 365 ngày, nếu có thể, bạn hăy tưởng tượng đó là một Ngươn (Eternity). Giả thử mặt trời tượng trưng cho vũ trụ, c̣n mỗi ngày và đêm ở địa cực dài sáu tháng   mỗi ngày và đêm kéo dài 182 ngàn tỉ (trillions)và triệu tỉ (quadrillions) năm, thay v́ có 182 ngày. V́ mặt trời mỗi buổi sáng mọc trên chân trời ngoại cảnh của chúng ta, vượt ngoài không gian chủ quan và ở điểm đối chân của nó (so với chúng ta), cũng thế, vũ trụ xuất hiện theo chu kỳ trên cơi khách quan, xuất phát từ cơi chủ quan   điểm đối chân của khách quan. Đây là “chu kỳ của Sự Sống”. Khi mặt trời khuất sau chân trời, cũng như Vũ trụ biến mất vào các chu kỳ đều đặn, khi “Đêm Vũ trụ” buông xuống. Người Ấn Độ gọi sự luân lưu này là “Ngày và Đêm của Brahma” hay là thời Khai Nguyên (time of Manvantara) và thời Qui Nguyên (tan ră). Người Tây Phương có thể gọi đó là Ngày và Đêm Vũ trụ cũng được. Trong các Đêm này, vạn vật ở trong Tổng Thể (All is in All); mọi nguyên tử được dung giải thành một Thuần Trạng (Homogeneity).
Tiến Hóa và Hăo Huyền
Hỏi : Nhưng ai sáng tạo ra vũ trụ mỗi lần như vậy?
Đáp : Không ai sáng tạo cả. Khoa học thường gọi đó là diễn tŕnh tiến hóa. Các triết gia Tiền Cơ Đốc và các nhà Đông Phương học gọi đó là sự phân thân (emanation). Chúng tôi, các nhà Huyền Linh Học và nhà Minh-Triết học, thấy trong đó cái thực tại phổ quát và vĩnh cửu duy nhất, đang phóng ra một h́nh ảnh của chính nó theo từng chu kỳ lên trên các Thái Uyên vô hạn của Không gian. H́nh ảnh này, mà bạn xem như là vũ trụ vật chất biểu lộ ngoại cảnh (objective material universe) th́ chúng tôi xem như là một hăo huyền giả tạm chứ không là ǵ khác. Chỉ những ǵ vĩnh hằng mới là có thực. Hỏi : Với đà này, bà và tôi cũng đều là hăo huyền cả. Đáp : Với vai tṛ là các phàm ngă thoáng qua (flitting personalities), hôm nay là một người, ngày mai là người khác, chúng ta vốn như thế đó. Bạn có gọi các tia chớp đột ngột của Bắc Cực quang (aurora borealis), tức tia sáng phương Bắc, là “thực tại” chăng, mặc dù nó có thực như trong khi bạn nh́n thấy nó? Chắc chắn là không; nó là nguyên nhân tạo ra nó, nếu thường tồn và vĩnh cửu, vốn là thực tại duy nhất, trong khi cái kia chỉ là hăo huyền thoáng qua. Hỏi : Mọi điều này không giải thích được cho tôi tại sao cái hăo huyền này được gọi là vũ trụ lại phát sinh; làm sao cái hữu thức  tương lai (the conscious to be), tiếp tục tự biểu lộ từ cái vô thức vốn hiện hữu? Đáp : Nó là cái vô thức chỉ duy đối với tâm thức hữu hạn của chúng ta mà thôi. Thực ra chúng ta có thể diễn giải câu V trong chương thứ nhất của Thánh John, và nói: “và ánh sáng (Tuyệt Đối) (vốn là bóng tối) chiếu sáng trong bóng tối (vốn là ánh sáng hăo huyền của vật chất); và bóng tối không biết ánh sáng đó.” Aùnh sáng tuyệt đối này cũng là định luật tuyệt đối và bất biến. Dù cho bằng sự phát xạ (radiation) hay là phân thân (emanation)   chúng ta không cần tranh căi về tên gọi   vũ trụ trải qua tính chất chủ quan thuần trạng của nó trên cơi biểu lộ thứ nhất, chúng ta được dạy rằng có đến bảy cơi như thế. Vũ trụ trở nên thiên về vật chất và trọng trược hơn theo cùng mỗi cơi cho đến khi nó đến cơi của chúng ta, cơi duy nhất mà khoa học biết và hiểu được một cách gần đúng thành phần vật chất của nó, đó là hệ thống hành tinh hay là hệ thống thái dương   một hệ thống riêng biệt, chúng ta được dạy như thế. Hỏi : Bà muốn nói ǵ với chữ riêng biệt (sui generis)? Đáp : Tôi muốn nói rằng mặc dù định luật căn bản và cách vận hành chung của các luật Thiên Nhiên đều đồng nhất, Thái Dương Hệ của chúng ta (giống như hàng triệu Thái Dương Hệ khác trong vũ trụ) và ngay cả Địa cầu của chúng ta vẫn có chương tŕnh biểu lộ riêng của nó khác với các chương tŕnh riêng của tất cả các hệ thống khác. Chúng ta nói đến các cư dân của các hành tinh khác và tưởng tượng rằng nếu họ là con người, nghĩa là các thực thể biết   suy tư, th́ họ phải giống như là chúng ta. Lối tưởng tượng của các thi sĩ, họa sĩ, điêu khắc gia không bao giờ quên tŕnh bày ngay cả các thiên thần như là một bản sao đẹp đẽ của con người, có thêm đôi cánh. Chúng tôi nói rằng tất cả các điều này là một sai lầm và là một dối gạt (delusion); v́ lẽ nếu trên trái đất nhỏ bé này, người ta chỉ thấy thiên h́nh vạn trạng trong hệ thực vật (flora), hệ động vật (fauna) và con người   từ loài rong biển đến cây tuyết tùng (cedar) ở Liban, từ con sứa cho đến con voi, từ thổ dân Tây Nam Phi (the Bushman) và người da đen, đến tượng Apollo Belvedere   nếu làm thay đổi các điều kiện vũ trụ và hành tinh, th́ tất phải có một kết quả hoàn toàn khác về hệ thực vật, hệ động vật và nhân loại. Cùng các định luật đó sẽ tạo ra các nhóm sự vật và thực thể hoàn toàn khác hẳn, thậm chí ở trên cơi này của chúng ta, gồm cả trong nó mọi hành tinh của chúng ta. Vậy th́ bản chất bên ngoài nơi các Thái Dương Hệ khác phải là dị biệt nhiều hơn nữa, và thật là ngốc nghếch biết bao khi phán đoán về các ngôi sao, về các thế giới khác và cả con người ở nơi khác bằng chính những cái có nơi chúng ta, như khoa học vật chất đang làm! Hỏi : Nhưng bà dựa vào dữ kiện ǵ để khẳng định như thế? Đáp : Khoa học nói chung sẽ không bao giờ chấp nhận các dữ kiện này như là các bằng chứng   bằng chứng này được tích lũy từ vô số các Bậc có nhăn thông (Seers), các Ngài đă trưng ra bằng chứng cho sự kiện này. Nhăn thông tâm linh của các Ngài, các khảo sát thực sự của các Ngài (nhờ bởi và thông qua các giác quan vật chất và tinh thần không c̣n bị hạn chế bởi xác thịt u tối nữa) đă được kiểm tra và đối chiếu một cách có hệ thống với nhau và bản chất của các khảo sát đó được lựa lọc lại. Tất cả những ǵ không được xác minh thêm bằng kinh nghiệm tổng hợp và nhất trí tán thành, đều bị loại bỏ, trong khi đó, chỉ có những ǵ được ghi nhận như là chân lư được thiết lập, mà trong các thời kỳ khác nhau, dưới các nơi chốn khác nhau và qua vô số lần quan sát không ngừng, được thấy là phù hợp nhau và luôn luôn nhận được thêm sự xác minh. Các phương pháp được các học giả và các nhà nghiên cứu của các khoa học tâm lư tâm linh đều không khác với phương pháp của các nhà nghiên cứu của khoa học tự nhiên và vật lư học, như bạn sẽ thấy. Chỉ có điều là lĩnh vực nghiên cứu của chúng tôi ở trên hai b́nh diện khác nhau, c̣n dụng cụ của chúng tôi không làm bằng bàn tay con người, v́ lư do đó mà t́nh cờ chúng trở thành dụng cụ đáng tin duy nhất. Các b́nh cổ cong, b́nh ac quy và các kính hiển vi của nhà hóa học và các nhà vạn vật học có thể bị trục trặc; 
kính viễn vọng và dụng cụ đo thời gian của nhà thiên văn học có thể trở nên hư hỏng; c̣n các dụng cụ ghi nhận của chúng tôi đều vượt ngoài ảnh hưởng của thời tiết hoặc các yếu tố khác. Hỏi : V́ vậy mà bà hoàn toàn tin tưởng vào chúng phải không? Đáp : Tin tưởng là một từ ngữ không có trong các tự điển Minh Triết Thiêng Liêng: chúng tôi nói rằng sự hiểu biết này được dựa trên quan sát và kinh nghiệm. Tuy nhiên, có sự khác nhau này, đó là, trong khi sự quan sát và kinh nghiệm của khoa học vật chất đưa các nhà khoa học đến gần càng nhiều giả thuyết “đầy đủ” (“working” hypotheses) để có thể dùng trí óc triển khai chúng, th́ tri thức của chúng tôi đồng ư đưa thêm vào kho tàng tri thức (lore) của nó chỉ những sự kiện nào đă trở nên không thể phủ nhận được, và đă được chứng minh đầy đủ và một cách tuyệt đối. Chúng tôi không hề có hai tin tưởng hoặc hai giả thuyết về cùng một vấn đề. Hỏi : Có phải dựa trên các dữ kiện như thế mà bà đi đến chỗ chấp nhận các lư thuyết kỳ lạ trong quyển Phật giáo Nội Môn hay không? Đáp : Đúng như thế. Các lư thuyết này có thể hơi thiếu chính xác trong các chi tiết nhỏ, và thậm chí có sai lầm trong cách tŕnh bày của các nhà nghiên cứu không chuyên nghiệp (lay students). Tuy nhiên, chúng lại là các sự thật trong thiên nhiên và tiến gần với chân lư hơn là bất cứ giả thuyết khoa học nào.
Về Cấu Tạo Thất Phân Của Hành Tinh Chúng Ta.
Hỏi : Tôi nghe nói rằng bà mô tả địa cầu của chúng ta như là một phần của dăy địa cầu, có phải thế không? Đáp : Đúng thế. Nhưng sáu “địa cầu” hay bầu hành tinh kia (globe) không ở trên cùng cơi giới biểu lộ ra ngoại cảnh (plane of objectivity) như địa cầu chúng ta; do đó, chúng ta không thể thấy được chúng. Hỏi : Có phải v́ khoảng cách quá xa không?
Đáp : Không phải, v́ với mắt trần mà chúng ta vẫn thấy được các hành tinh và ngay cả các tinh tú ở các khoảng cách vô cùng lớn. Chỉ v́ sáu bầu hành tinh này nằm ngoài các phương tiện tri thức hồng trần của chúng ta, hay là cơi giới hiện tồn. Không những mật độ vật chất của chúng, trọng lượng hay kết cấu của chúng hoàn toàn khác với các tính chất này của địa cầu chúng ta và các hành tinh khác mà con người đă biết, mà các bầu này (so với chúng ta) c̣n ở một lớp không gian (layer of space) hoàn toàn khác hẳn, tạm gọi thế, một lớp mà các giác quan hồng trần của chúng ta không thể tri thức hoặc cảm nhận được. Và khi tôi nói là “lớp”, th́ xin bạn đừng để cho trí tưởng tượng của bạn gợi cho bạn ư tưởng là các lớp (layers) này giống như các tầng lớp (strata or beds), cái này nằm trên cái kia, v́ điều này cũng chỉ đưa đến một ư niệm sai lầm và vô lư khác mà thôi. Chữ “lớp” mà chúng tôi nói ở đây là cơi không gian vô hạn, mà do bản chất của nó, nó không thể nằm trong phạm vi các nhận thức tỉnh thức thông thường của chúng ta, dù thuộc tinh thần hay vật chất; nó chỉ tồn tại trong thiên nhiên bên ngoài phạm vi trí năng hoặc tâm thức b́nh thường của chúng ta, ngoài phạm vi của không gian ba chiều của chúng ta, đồng thời cũng nằm ngoài cách phân chia thời gian của chúng ta nữa. Mỗi một trong bảy cơi căn bản (hay là lớp) trong không gian   dĩ nhiên nói chung, dưới h́nh thức không gian thuần túy theo định nghĩa của Locke, chứ không theo không gian hữu hạn của chúng ta   đều có tính chất khách quan và tính chất chủ quan của nó, có không gian và thời gian riêng của nó, có tâm thức và tập hợp các giác quan riêng của nó. Nhưng tất cả các điều này cũng sẽ rất khó hiểu đối với kẻ nào được huấn luyện theo lối suy tư ngày nay.
 Hỏi : Khi dùng nhóm từ “tập hợp các giác quan khác” (different set of senses), bà muốn hàm ư điều ǵ? Có phải ở tŕnh độ con người chúng ta, có một cái ǵ đó mà bà có thể đem làm minh họa cho những ǵ bà nói, cốt để mang lại một ư tưởng rơ ràng hơn đối với những ǵ mà bà muốn ám chỉ khi nói đến các giác quan, các không gian và tuần tự các tri giác chăng? 
Đáp : Không có ǵ cả; có lẽ ngoại trừ những ǵ mà đối với khoa học, sẽ là một lư do khá tiện dụng để móc vào đó một luận cứ ngược lại. Trong lúc chiêm bao, chúng ta không có một tập hợp các giác quan khác hay sao? Chúng ta cảm nhận, nói chuyện, nghe, thấy, nếm và hoạt động nói chung ở trên một cơi giới khác. Sự thay đổi trạng thái tâm thức của chúng ta được chứng tỏ bằng sự kiện rằng một loạt các hành động và biến cố bao gồm nhiều năm, theo chúng ta nghĩ, đi qua tâm trí chúng ta trong một khoảnh khắc vô cùng thích hợp. Thế rồi sự cực kỳ nhanh chóng đó của hoạt động tâm trí chúng ta trong giấc mơ, và tính chất tự nhiên hoàn toàn vào lúc đó của mọi hoạt động khác chứng minh cho ta thấy rằng chúng ta hoàn toàn ở trên một cơi khác. Triết lư của chúng tôi dạy chúng tôi rằng, v́ có bảy mănh lực căn bản trong thiên nhiên và bảy cơi hiện tồn, thế nên có bảy trạng thái tâm thức, trong đó con người có thể sống, suy tư, nhớ lại và có sự hiện tồn của ḿnh. Ở đây, không thể liệt kê hết các trạng thái này được, và muốn làm việc đó, người ta phải quay sang nghiên cứu về Siêu h́nh học Đông phương. Nhưng trong hai trạng thái này   trạng thái tỉnh thức và trạng thái nằm mơ   mọi con người b́nh thường, từ một triết gia thông thái, xuống đến một kẻ bán khai vô học, đều có một bằng chứng xác đáng rằng có các trạng thái khác nhau như thế. Hỏi : Vậy th́ bà không thừa nhận các giải thích thường thấy của khoa sinh vật học và sinh lư học đối với trạng thái nằm mơ hay sao? Đáp : Chúng tôi không thừa nhận các giải thích đó. Thậm chí chúng tôi c̣n bác bỏ các giả thuyết của các nhà tâm lư học của bạn nữa, mà chỉ ưa chuộng giáo lư của Minh-triết Đông Phương. Chúng tôi tin vào bảy cơi hiện tồn của vũ trụ và bảy trạng thái tâm thức, c̣n về Vũ trụ (Universe) hay Đại Vũ trụ (Macrocosm), chúng tôi dừng lại ở cơi thứ tư, v́ thấy rằng người ta không thể (với bất cứ mức độ chắc chắn nào) vượt sang phía bên kia. Nhưng đối với Tiểu Vũ trụ, hay con người, chúng tôi tự do suy đoán về bảy trạng thái và nguyên khí. Hỏi : Bà giải thích các điều này như thế nào? Đáp : Trước tiên, chúng tôi thấy có hai thực thể (beings) riêng biệt trong con người, đó là thực thể tinh thần và thực thể vật chất, tức là con người biết suy tư và con người biết ghi nhận tối đa các tư tưởng này khi y có thể đồng hóa được. Do đó, chúng tôi phân con người ra hai bản chất khác nhau: thực thể cao hay con người tinh
thần (spiritual being), gồm có ba “nguyên khí” (“principles”) hay trạng thái (aspects) và thực thể thấp hay là tứ hạ thể hồng trần (physical quaternary), gồm có bốn   tất cả là bảy. Bản Chất Thất Phân Của Con Người
Hỏi : Có phải đó là cái mà chúng tôi gọi là Tinh thần, Linh hồn và con người nhục thể hay không? Đáp : Không phải. Đó là cách phân chia cổ xưa của Plato. Plato là một đệ tử điểm đạo, do đó, không thể đi vào các chi tiết cấm kỵ; chỉ có ai quen với triết lư cổ xưa mới t́m thấy bảy phần trong cách phối hợp khác nhau của Plato đối với Linh hồn và Tinh thần. Ông xem con người như được cấu tạo bằng hai phần   một phần vĩnh cửu được tạo ra bằng cùng một tinh hoa như cái Tuyệt Đối, phần kia hữu tử (mortal) và hư hoại (corruptible), các thành phần của nó bắt nguồn từ các vị Tiểu thần "sáng tạo" (minor "created" Gods). Theo ông, con người gồm có:
1/ Một xác thân hữu tử 2/ Một nguyên khí bất tử, và 3/ Một loại linh hồn hữu tử riêng biệt.
Đó chính là những ǵ mà chúng tôi lần lượt gọi là con người hồng trần, Hồn Tâm linh hay Tinh thần (Spiritual Soul or Spirit) và sinh hồn (animal soul) (the Nous and psyche). Đây là cách phân chia được Thánh Paul, một vị Đệ tử điểm đạo khác, chấp nhận. Thánh Paul cho rằng có một thể thông linh (psychical body) được gieo trong thể hữu hoại (astral soul or body) và một thể tinh thần  (spiritual body) được tạo dựng lên (raised) trong chất liệu không thể hư hoại. Ngay như Thánh James (III, 15) cũng khẳng định giống như vậy khi nói rằng "minh triết" (của linh hồn thấp kém chúng ta) không từ cơi cao đi xuống, mà lại có từ cơi trần ("psychical", thông linh, "demoniacal", ma ám,   tham khảo nguyên văn Hy Lạp), trong khi minh triết kia là minh triết cơi trời. Ngày nay, điều đó dễ hiểu đến nỗi Plato và thậm chí Pythagoras, trong khi chỉ nói đến ba "nguyên khí", lại cho rằng chúng có bảy chức năng khác nhau, trong các cách phối hợp khác nhau của chúng, nếu chúng ta so sánh chỗ tương phản với giáo lư chúng ta th́ điều này trở nên hoàn toàn dễ hiểu. Chúng ta hăy xem qua bảy trạng thái này bằng cách vẽ ra hai bảng biểu.
Cách phân chia theo Minh Triết Thiêng Liêng (Bắc Phạn ngữ // Nghĩa công truyền // Giải thích)
Tứ hạ thể (Lower Quaternary)

(a) Rupa hay Sthula Sharira//Thể hồng trần//Là hiện thể của mọi "nguyên khí" khác trong kiếp sống.

(b) Prana//Sinh khí (life) hay nguyên khí sự sống (vital principle)//Chỉ cần cho (a), (c), (d) và các chức năng của Hạ trí, vốn bao hàm mọi chức năng bị giới hạn vào bộ óc (hồng trần).

(c) Linga Sharira//Thể dĩ thái/Thể Dĩ Thái (Double), thể ma quái (phantom body).

(d) Kama rupa//Trung tâm của các thú dục và các đam mê//Đây là trung tâm của người thú, nơi ẩn tàng đường phân chia , tách con người hữu tử ra khỏi thực thể bất tử. Tam thượng thể bất hoại (Upper Imperishable Triad)

(e) Manas   một nguyên khí có hai chức năng//trí khôn, trí tuệ: vốn là thượng trí của con người, ánh sáng hay bức xạ của nó nối liền Chân Thần trong kiếp sống với con người hữu tử// Trạng thái tương lai và số mệnh do nghiệp quả định đoạt của con người tùy thuộc vào việc Manas bị hút xuống nhiều hơn vào kama rupa, tức trung tâm của các thú dục, hay là bị hút lên với Buddhi, tức Chân Ngă Tinh thần. Trong trường hợp sau, tâm thức cao của các nguyện vọng tâm linh cá nhân của trí tuệ (Manas), nhờ đồng hóa với Buddhi, được Buddhi thu hút và tạo thành Chân Ngă, nó tiến nhập vào trạng thái phúc lạc của Devachan (Devachanic bliss).*
(f) Buddhi//Hồn Tinh thần (Spiritual Soul)//Hiện thể của tinh thần vũ trụ thuần túy.

(g) Atma//Tinh thần (Spirit)//Hợp nhất với Đấng Tuyệt Đối, dưới h́nh thức tia huyền xạ (radiation) của Đấng Tuyệt Đối

Plato dạy ra những ǵ? Ông nói đến con người nội tâm (interior man) gồm có hai phần   một phần bất biến và luôn luôn như nhau, được tạo ra bằng cùng chất liệu giống như Thượng Đế, c̣n phần kia hữu tử và hư hoại. "Cả hai phần" này đều nằm trong Tam Thượng Thể và Tứ hạ Thể (xem bảng), Ông giải thích rằng khi linh hồn, psyche, "chính nó liên kết với Nous (tinh thần hay chất liệu thiêng liêng) , nó sẽ làm mọi việc một cách đúng đắn và thích  hợp"; c̣n khi linh hồn dính mắc với Anoia (sự khờ dại, hay là Sinh hồn không có lư trí) th́ xảy ra trường hợp ngược lại. Vậy, nơi đây chúng ta có Manas (hay linh hồn nói chung) ở dưới hai trạng thái: khi tự nó dính mắc với Anoia (kama rupa của chúng tôi, hay là "sinh hồn" trong "Phật giáo Nội môn") th́ linh hồn hướng về sự hủy diệt hoàn toàn, xét về phàm ngă; khi liên kết với Nous (Atma Buddhi), linh hồn tan ḥa vào trong Chân Ngă bất tử, bất khả hủy diệt, và lúc bấy giờ, ư thức tinh thần của nó vốn đă hiện hữu trở nên bất tử.
Phân biệt giữa Linh hồn với Tinh thần
Hỏi : Theo như sự cáo giác của một số người theo Giáng Ma thuật (Spiritualists) và một số người Pháp theo thuyết Duy linh (French Spiritists) th́ bà có thực sự thuyết giảng về sự hủy diệt của con người phải không? Đáp : Không phải vậy. Nhưng v́ câu hỏi này có hai phần  một phần là tính cá biệt (individuality) của Linh Ngă (Divine Ego), phần kia là cá tính (personality) của con thú người (human animal)   bao hàm việc Chân Ngă đích thực bất tử có thể hiện h́nh trong các chỗ cầu đồng (seance rooms) dưới h́nh thức "vong linh hiện h́nh ("materialized spirit") mà chúng tôi phủ nhận như đă có giải thích, các đối thủ của chúng tôi đă đưa ra điều cáo buộc vô nghĩa. Hỏi : Bà vừa nói psuche sẽ đi đến chỗ hủy diệt hoàn toàn nếu nó dính mắc vào Anoia. Plato và bà muốn nói ǵ về việc này? Đáp : Tôi cho là sự hủy diệt hoàn toàn phàm ngă thức là một trường hợp ngoại lệ và ít có. Theo quy luật chung và hầu như không thay đổi th́ tâm thức phàm ngă tan ḥa vào trong tâm thức Biệt Ngă hay là tâm thức bất tử của Chân Ngă, đó là một sự chuyển hóa hay là siêu chuyển thiêng liêng (divine transfiguration) và sự hủy diệt hoàn toàn chỉ là sự hủy diệt của tứ hạ thể. Bạn có mong đợi con người nhục thể, hay là phàm ngă tạm bợ, cái bóng của nó (thể dĩ thái), các bản năng con vật của nó và ngay cả sự sống hồng trần của nó, sống măi với ”Chân Ngă tâm linh" và trở nên vĩnh cửu chăng? Dĩ nhiên mọi cái này đều ngưng hiện hữu hoặc là vào lúc đó, hoặc là ngay sau khi xác thân chết đi. Vào đúng thời điểm, nó trở nên hoàn toàn tan ră và biến mất, nói chung, đó là sự hủy diệt. Hỏi : Vậy th́ bà bác bỏ việc phục sinh trong nhục thể? Đáp : Chúng tôi kiên quyết bác bỏ điều đó! Tại sao chúng tôi vốn là những người tin vào triết học nội môn có từ xưa của Cổ Nhân, lại chấp nhận các suy luận phi triết học của thần học Cơ Đốc giáo sau này, bị vay mượn từ các hệ thống ngoại môn của Ai Cập và Hy lạp của những người theo phái Ngộ Đạo (Gnostics)? Hỏi : Người Ai Cập thờ các Tinh Linh Thiên Nhiên và thần hóa ngay cả củ hành nữa; cho đến nay, người theo Ấn giáo đều là kẻ sùng bái ngẫu tượng; người theo Bái Hỏa giáo đă thờ và vẫn thờ Mặt trời, c̣n những triết gia Hy Lạp lỗi lạc nhất th́ hoặc là những kẻ mơ mộng, hoặc là những người duy vật   chứng cớ là Plato và Democritus. Làm sao bà có thể so sánh được! Đáp : Có thể là các sách giáo lư vấn đáp hiện đại về khoa học và Cơ Đốc giáo của bạn đều dạy như thế; đối với các trí óc không thiên vị th́ không phải như thế. Người Ai Cập tôn trọng "Đơn Nguyên Duy Nhất" ("One Only One") dưới tên gọi là Nout. Chính từ tên gọi này mà Anaxagoras khai sinh ra Nous, hay theo cách gọi của ông là Nous autokrates, tức là "Trí hay Tinh thần Tự Cường" ("the Minh or Spirit Self potent"), archetes kinedeos, động cơ hướng dẫn (leading motor), hay là động lực tiên khởi (primum mobile) của vạn vật. Theo ông, Nous là Thượng Đế (God), c̣n logos là con người, phân thân của Nous. Nous là tinh thần (dù là trong Vũ trụ, hay trong con người), c̣n Logos, dù là Vũ trụ hoặc thể dĩ thái, là phân thân của Nous, xác thân chỉ là con vật. Các năng lực bên ngoài của chúng ta nhận thức được hiện tượng, chỉ có Nous của chúng ta mới có thể biết được thực tượng(a) của chúng mà thôi. Chỉ

(a) Thực tượng (noumena): bản chất cốt yếu đích thực của thực thể (being) được xem như tách biệt với các đối tượng dễ gây nhầm lẫn của giác quan.
 có logos hay là thực tượng mới tồn tại bởi v́ nó bất tử trong chính bản thể và tinh hoa của nó, c̣n logos trong con người là Chân Ngă Vĩnh Hằng, nó luân hồi và tồn tại măi măi. Nhưng làm thế nào mà cái bóng phù du hay ở bên ngoài, tức cái lớp áo tạm bợ của Phân Thân thiêng liêng đó có thể quay lại cội nguồn mà từ đó nó xuất phát, lại là những ǵ được sống lại mà không hư hoại? Hỏi : Bà vẫn c̣n khó có thể tránh được việc bị buộc tội là đă đặt ra cách phân chia mới về các thành phần tâm linh và thông linh của con người, v́ lẽ không có một triết gia nào nói đến chúng, mặc dù bà tin rằng Plato có làm như thế. Đáp : Tôi vẫn giữ quan điểm này. Ngoài Plato, Pythagoras cũng theo cùng ư kiến đó1. Ông mô tả Linh hồn được xem như một Đơn Vị tự hành động (self moving Unit) (monad) gồm ba thành phần: Nous (Tinh thần), phren (trí tuệ) và thumos (sự sống, sinh khí hay Nephresh của Do Thái Bí Giáo), mà ba thành phần này tương hợp với "Atma Buddhi" (tức Tinh thần Linh hồn thượng đẳng), với Manas (Ego) và với Kama rupa kết hợp với phản ảnh thấp của Manas. Nói chung, những ǵ mà các triết gia cổ Hy lạp gọi là Linh hồn th́ chúng tôi gọi là Tinh thần hay Hồn Tinh thần (spiritual Soul), Buddhi, với vai tṛ là hiện thể của Atma (Agathon, hay Thượng Đế Tối Cao của Plato). Việc mà Plato và những người khác nói rằng chúng ta có cùng phren và thumos với loài thú, chứng tỏ (Ngữ giải Minh Triết Thiêng Liêng, trang 272)   Plutarch nói: Plato và Pythagoras chia linh hồn ra làm hai phần, phần biết suy luận (noetic) và phần không suy luận (irrational, agnoia); phần linh hồn biết suy luận th́ c̣n măi, v́ mặc dù phần đó không phải là Thượng Đế, nó lại là "sản phẩm của Thượng Đế vĩnh hằng, c̣n phần linh hồn không suy luận (agnoia) th́ mất đi". Thuật ngữ hiện dùng Agnostic xuất phát từ Agnosis, một chữ có cùng gốc gác. Chúng tôi tự hỏi tại sao ông Huxley, tác giả của chữ này, lại nối kết trí tuệ vĩ đại của ông với "phần hồn phi lư luận" vốn sẽ tiêu tan này? Có phải đó là sự nhũn nhặn quá đáng của nhà duy vật đương đại này hay chăng?
rằng trong trường hợp này, phản ảnh của hạ trí (bản năng) và kama rupa (các thú dục sinh động) được nhắc tới. Và v́ Socrates và Plato công nhận cái đầu mối này và thuận theo nó, nếu thêm vào năm cái liệt kê sau đây Agathon (Thượng Đế hay Atma), Psuch (Linh hồn theo nghĩa tổng hợp của chữ đó), Nous (Tinh thần hay Trí tuệ), Phren (trí tuệ hồng trần) và Thumos (kama rupa hay các thị dục), chúng ta cộng thêm eidolon của các Bí Pháp (Mysteries), cái h́nh bóng (the shadowy form) hay là thể dĩ thái con người, và thể xác, th́ sẽ dễ dàng chứng minh rằng các ư hiến của cả Pythagoras lẫn Plato đều giống với các ư tưởng của chúng tôi. Ngay đến người Ai Cập cũng chủ trương cách phân chia theo thất phân. Họ cho rằng khi Linh hồn (Ego) thoát ra, linh hồn phải vượt qua bảy khoang (chambers) hay nguyên khí của nó, trong các nguyên khí này, có cái nó bỏ lại sau, có cái nó mang theo cùng với nó. Cái dị biệt duy nhất là, luôn luôn ghi nhớ sẽ có h́nh phạt khi tiết lộ các giáo lư huyền bí, đó là sự chết, họ đưa ra giáo lư ở những nét chính, trong khi chúng tôi bàn thảo và giải thích giáo lư đó ở các chi tiết. nhưng tuy vậy, chúng tôi chỉ đưa ra cho thế gian những ǵ được cho phép mà thôi, ngay chính trong các giáo lư của chúng tôi cũng c̣n nhiều chi tiết quan trọng vẫn được giữ lại, những ai nghiên cứu triết học nội môn và có tuyên thệ phải giữ im lặng mới được phép biết mà thôi.
Giáo Lư Của Hy Lạp
Hỏi : Chúng tôi có biết nhiều học giả Hy Lạp, Latin, Bắc Phạn và Hebrew nữa. tại sao chúng tôi không t́m thấy trong các dịch phẩm của họ những ǵ giúp cho chúng tôi có được manh mối đối với những ǵ bà thuyết giảng? Đáp : Bởi v́ các dịch giả của bạn, mặc dù rất thông thái, đă biến các triết gia, nhất là các triết gia Hy Lạp, thành các nhà viết văn mơ hồ bí hiểm (misty writers) thay v́ là các nhà viết loại văn về
 huyền học (mystic writers)(a). Lấy thí dụ hăy đọc những ǵ mà Plutarch(b) nói về "các nguyên khí" ("principles") của con người. Những ǵ mà ông mô tả lại được người ta hiểu theo nghĩa đen và bị gán cho là mê tín và thiếu hiểu biết về siêu h́nh học. Tôi xin đưa ra một ví dụ minh họa như sau.
Plutarch nói: "Con người là một phức hợp; và những ai nghĩ rằng con người được tạo ra chỉ bằng hai thành phần là lầm lẫn. V́ họ tưởng rằng sự hiểu biết (trí khôn của bộ óc) là một phần của linh hồn (Tam Thượng Thể) nhưng cái sai lầm ở chỗ này không nghiêm trọng bằng những người xem linh hồn là một phần của thể xác, nghĩa là, những người biến Tam Thượng Thể thành một thành phần của tứ hạ thể hữu tử hư hoại. V́ lẽ sự hiểu biết (understanding) (tức Nous) vượt xa hơn linh hồn, giống như linh hồn thánh thiện và thiêng liêng hơn xác thân. Thế rồi sự phối hợp của linh hồn (psuche) với sự hiểu biết (nous) tạo ra lư trí; c̣n linh hồn phối hợp với xác thân (hay là thumos, sinh hồn) tạo ra thị dục  (passion). Trong hai phần th́ một phần là cái khởi thủy (beginning) hay là nguyên khí của vui thích và đau khổ, c̣n phần kia của đức hạnh và tật xấu. Trong ba phần được kết hợp và được thu gom lại với nhau th́ địa cầu cung cấp xác thân, nguyệt cầu cung cấp linh hồn, c̣n thái dương cung cấp sự hiểu biết đưa tới sự sinh hóa (generation) con người". Câu cuối cùng thuần túy ẩn dụ và chỉ những ai thông thạo khoa học huyền bí về các tương ứng và biết được thiên thể (planet) nào có liên quan với nguyên khí nào mới hiểu được. Plutarch chia nguyên khí ra làm ba nhóm và cho rằng xác thân là một phức hợp (compound) gồm thể xác (physical frame), cái bóng đẩu tinh (astral shadow) và linh khí (breath), tức là ba phần hạ đẳng, vốn được tạo ra từ cát bụi và trở về cát bụi; ông cho rằng nguyên khí trung gian và linh hồn bản năng (instinctual soul), tức phần thứ hai phát xuất từ và qua nguyệt cầu, đồng thời luôn luôn chịu ảnh hưởng của nguyệt cầu ; và chỉ có phần cao hay là Hồn Tinh thần, với các yếu tố Atma và Manasic trong đó mà ông cho là một phân thân trực tiếp của mặt Trời (Mặt trời ở đây thay cho Agathon, Thượng Đế Tối Cao). Điều này được chứng minh bởi những ǵ mà ông nói thêm như sau:
"Bây giờ, trong các sự chết mà chúng ta trải qua, một sự chết làm cho con người từ ba thành hai, c̣n sự chết kia làm cho từ hai thành một. Sự chết trước ở trong vùng và trong quyền hạn của thần Demeter, từ đó xuất phát ra tên gọi được dành cho các Bí Pháp, telein giống với tên gọi dành để chỉ sự chết, teleutan. Sự chết kia xảy rằng trong nguyệt cầu hay vùng của Persephon."
Đây là chỗ giáo lư của chúng tôi chứng minh con người có cấu tạo thất phân khi c̣n sống; c̣n lại năm phần ngay sau khi chết ở Kama loka; và một Chân Ngă tam phân, tức Hồn Tinh thần, và tâm thức ở Devachan. Sự phân ly này trước tiên xảy ra ở "Đồng cỏ của Hades" (tức Kama loka theo cách gọi của Plutarch), kế đó ở Devachan, là phần then chốt của các nghi lễ trong các Bí Pháp thiêng liêng, khi các ứng viên điểm đạo đóng toàn bộ bi kịch chết đi và phục sinh dưới h́nh thức tinh thần vinh quang, bởi tên gọi đó chúng tôi muốn nói đến: Tâm thức. Đây cũng là điều mà Plutarch ám chỉ khi ông nói: "Hermes đối với bên này là hồng trần bao nhiêu th́ đối với bên kia là thiên giới bấy nhiêu."
Cái này tách linh hồn ra khỏi xác thân một cách đột ngột và dữ dội, c̣n Proserpina tách rời sự hiểu biết ra khỏi linh hồn một cách  êm ái và từ từ . V́ lư do này, Proserpina được gọi là Monogenes, cái sinh ra duy nhất (only begotten), hay đúng hơn được sinh ra một ḿnh (begetting one alone), v́ phần ưu tú của con người trở nên đơn độc khi nó được Proserpina tách ra.
80 Cả cái này lẫn cái kia xảy ra như thế tùy theo bản chất. Số mệnh (Fatum or karma) định đoạt rằng, dù là có hoặc không có sự hiểu biết (trí tuệ, mind), khi ra khỏi xác thân, sẽ đi lang thang một thời gian trong vùng nằm giữa địa cầu với nguyệt cầu (kama loka), mặc dù không phải tất cả đều như nhau2. Đối với người không công chính và người phóng đảng lúc đó mới chịu h́nh phạt do các lỗi lầm của họ; c̣n người lương thiện và đức hạnh bị giữ lại ở đó cho đến khi họ được thanh lọc, và nhờ việc chuộc lỗi, họ tẩy ra khỏi họ mọi nhiễm trược mà họ mắc phải do sự lây nhiễm của xác thân, y như thể do sức khỏe tồi tệ, được sống trong phần ôn ḥa nhất của không khí, gọi là Đồng cỏ Hades, nơi mà họ phải ở lại trong một thời gian được định trước. Và lúc đó, như thể họ trở lại từ một cuộc hành hương đây đó, hay là một chuyến xa quê hương lâu dài, họ hưởng được niềm vui giống như họ là kẻ chính thức nhận được sự điểm hóa vào các Bí Pháp Thiêng liêng, niềm vui này pha lẫn với phiền hà, thán phục, và mỗi người đều có cái hy vọng riêng biệt và đặc biệt của ḿnh". Đây là Niết Bàn Cực Lạc (Nirvana bliss) mà không một nhà Minh Triết Thiêng Liêng nào có thể mô tả một cách rơ rệt hơn được, dù là bằng ngôn ngữ huyền môn, cái niềm vui tinh thần ở   Proserpina hay Persephone ở đây tượng trưng cho nghiệp quả sau khi chết. Người ta cho rằng hậu tử nghiệp này điều chỉnh việc "nguyên khí" thấp tách ra khỏi "nguyên khí" cao: Linh hồn, với vai tṛ là Nephesh, linh khí của đời sống linh hoạt, vốn ở lại Kama loka trong một thời gian, tách ra khỏi Thượng Ngă phức hợp, vốn đi vào trạng thái Devachan, hay là chí phúc. 2 Cho tới khi "nguyên khí" cao thuộc tinh thần tách ra khỏi nguyên khí thấp, nguyên khí thấp ở lại kama loka cho đến khi bị tan ră.
Devachan, nơi mà mỗi người đều có Thiên Đàng của ḿnh chung quanh ḿnh, do tâm thức ḿnh dựng nên. Nhưng bạn phải coi chừng cái lỗi lầm chung mà ngay cả trong\rất nhiều người trong Hội Thông Thiên Học chúng tôi cũng rơi vào. Đừng tưởng rằng v́ con người được gọi là có cấu tạo thất phân, kế đó ngũ phân và rồi thành bộ ba mà cho rằng con người là một kết hợp của bảy, năm hoặc là ba thực thể, hoặc là theo như một tác giả khảo cứu Minh Triết Thiêng Liêng diễn tả một cách chính xác th́ con người có nhiều lớp vỏ cần được bóc ra giống như các lớp vỏ của một củ hành. Như đă nói, trừ xác thân, sinh khí (life) và thể dĩ thái (astral eidolon), cả ba đều tan ră lúc chết, các nguyên khí chỉ đơn thuần là các phương diện (aspects) và các trạng thái (states) tâm thức. Chỉ có một con người đích thực, kéo dài suốt chu kỳ sống và có bản chất bất tử, nếu không phải là h́nh hài bất tử, và đây là Manas, con người Trí Tuệ (Mind man) hay là Tâm thức nhập thể (embodied Consciousness).
Các nhà duy vật bài bác việc này, họ phủ nhận việc trí tuệ và tâm thức có thể tác động mà không cần vật chất. Đối với chúng tôi, việc bài bác đó không có giá trị. Chúng tôi không phủ nhận sự chí lư trong luận cứ của họ, nhưng chúng tôi chỉ xin hỏi các kẻ chống đối chúng tôi: "Quí vị có biết tất cả các trạng thái vật chất chưa, hay là cho đến nay quí vị chỉ mới biết được có ba trạng thái thôi? Và làm sao quí vị biết được điều mà chúng tôi nói đến như là Tâm thức tuyệt đối hay là Thượng Đế măi măi vô h́nh và bất khả tri, mặc dù luôn luôn vượt quá ư niệm hữu hạn của nhân loại chúng ta, c̣n là Tinh thần vật chất đại đồng hay là vật chất Tinh thần dưới h́nh thức vô hạn tuyệt đối?". Lúc bấy giờ, đó chính là một trong các trạng thái tế phân thấp nhất của Tinh thần vật chất này, và dưới các biểu lộ thuộc chu kỳ khai nguyên của nó, nó là Chân Ngă hữu thức vốn tạo ra thiên đàng của riêng nó, có thể là thiên đàng ảo tưởng, nhưng vẫn là một trạng thái chí phúc.
Hỏi : Nhưng Devachan là ǵ?
 Đáp : Theo nghĩa đen là "đất của các thần" ("land of gods); một t́nh trạng, một trạng thái phúc lạc tinh thần. Về phương diện triết lư, đó là t́nh trạng tinh thần tuy tương tự nhưng linh hoạt và hiện thực hơn là giấc mơ linh hoạt nhất. Đó là trạng thái sau khi chết của đa số thế nhân.



TIẾT VII
Về Các Trạng Thái Hậu Tử Khác Nhau
    
Con Người Hồng Trần và Con Người Tâm Linh
Hỏi : Tôi thật hài ḷng khi được biết bà tin vào sự bất tử của Linh hồn (Soul). Đáp : Không phải của "Linh hồn" mà của Tinh thần thiêng liêng (divine Spirit), hay đúng hơn là tin vào sự bất tử của Chân Ngă luân hồi (re incarnating Ego). Hỏi : Khác nhau ra sao? Đáp : Theo triết lư của chúng tôi th́ có sự khác nhau rất lớn, nhưng đây là một vấn đề quá trừu tượng và khó hiểu không thể nói qua một cách sơ sài được. Chúng ta sẽ phải phân tích chúng một cách riêng biệt, và kế đó kết hợp lại. Chúng ta có thể bắt đầu với Tinh thần.
Chúng tôi cho rằng Tinh thần ("Từ phụ ở trên Trời" của Đức Jesus), hay là Atman, không phải là vật sở hữu riêng biệt của bất cứ người nào mà là tinh túy Thiêng liêng vốn không có h́nh hài, không có dạng thức, không thể đo lường, không thể thấy được và không thể phân chia, những ǵ không có thực (exist) nhưng lại tồn tại (is), cũng như người theo Phật giáo nói đến Niết Bàn vậy. Nó chỉ phủ bóng (overshadows) lên chúng sinh (mortal); những ǵ xâm nhập vào con người và tỏa ra toàn cơ thể chỉ là các tia sáng toàn hiện của nó mà thôi, tức là ánh sáng, tỏa chiếu qua Buddhi, hiện thể và phân thân trực tiếp của nó. Đây là ư nghĩa huyền bí của các khẳng định của hầu hết tất cả các triết gia cổ khi họ nói rằng "cái  phần thuần lư của linh hồn con người" * không bao giờ hoàn toàn nhập vào con người mà chỉ phủ bóng lên con người, hoặc nhiều hoặc ít, xuyên qua Hồn tinh thần không thuần lư hay là Buddhi.**
  Hỏi : Tôi lầm tưởng rằng chỉ một ḿnh "Sinh hồn" ("Anima Soul") mới là không thuần lư chứ không phải Hồn Thiêng. Đáp : Bạn phải phân biệt sự khác nhau giữa những ǵ "không duy lư" một cách tiêu cực hay một cách thụ động, v́ chưa phân hóa, với những ǵ không duy lư v́ quá linh hoạt và tích cực. Con người là một sự tương hệ của các quyền năng tinh thần, cũng như một tương hệ của các lực hóa học và vật lư, hoạt động được nhờ các "nguyên khí".

Hỏi : Tôi có t́m hiểu nhiều về đề tài này, và theo tôi thấy, dường như các khái niệm của các triết gia thời cổ khác rất nhiều với khái niệm của các nhà Do Thái Bí giáo thời Trung Cổ, mặc dù họ có hợp nhau ở một số điểm đặc biệt. Đáp : Sự dị biệt quan trọng nhất giữa họ và chúng tôi là ở chỗ này. Trong khi cùng với phái Tân Plato và giáo lư Đông phương, chúng tôi tin rằng Tinh thần (Atma) không bao giờ giáng xuống theo bản thể (hypostatically) vào trong con người sống, mà chỉ trút xuống hoặc nhiều hoặc ít tia sáng của nó lên con người nội tâm (kết hợp tâm linh và tinh thần của các nguyên khí tinh anh), th́ các nhà Do Thái Bí giáo lại chủ trương rằng Tinh thần con người tự tách khỏi đại dương ánh sáng và Tinh thần Vũ trụ, thấu nhập vào Linh hồn con người, nơi đó nó ở lại suốt kiếp sống ngục tù trong lớp vỏ tinh anh. Tất cả các nhà Do Thái Cơ Đốc cũng chủ trương giống như vậy, v́ họ không thể chặt đứt sự trói buộc các triết lư của Kinh Thánh và có tính cách nhân như của họ. Hỏi : Bà chủ trương như thế nào? Đáp : Chúng tôi cho rằng chúng ta chỉ có thể có tia huyền xạ (radiation) của Tinh thần (hay là Atma) trong cái vỏ tinh anh và chỉ ở mức độ liên quan tới cái rực rỡ tinh thần đó mà thôi. Chúng tôi cho rằng con người và linh hồn phải chinh phục sự bất tử bằng cách tiến tới hợp nhất với (nếu thành công) những ǵ mà sau này, chúng sẽ được liên kết, và vào những ǵ mà sau rốt, tạm gọi là được hấp thu. Việc điều chỉnh cho thích hợp của con người sau khi chết tùy thuộc vào tinh thần chứ không tùy vào linh hồn và thể xác của người đó. Mặc dù từ ngữ "phàm ngă" theo nghĩa thường hiểu là một điều phi lư nếu được dùng theo nghĩa đen để chỉ tinh hoa bất tử của chúng ta, với vai tṛ là Chân Ngă cá biệt của chúng ta, phàm ngă vẫn là một thực thể riêng biệt, tự nó bất tử và vĩnh cửu. Chỉ trong trường hợp của những kẻ bàng môn hoặc của kẻ trọng tội trong nhiều kiếp sống, không cứu chuộc được … th́ sợi chỉ sáng chói vốn nối liền tinh thần với hồn cá nhân (personal soul) từ lúc đứa trẻ ra đời, bị tách ra mạnh mẽ, thực thể thoát xác trở nên tách rời khỏi hồn cá nhân, hồn này bị hủy diệt mà không để lại ấn tượng nhỏ nào của chính nó lên trên thực thể thoát xác. Nếu sự hợp nhất đó giữa hạ trí hay là trí cá nhân (the lower or personal Manas) với Chân Ngă luân hồi cá biệt, không được thực hiện trong kiếp sống, th́ lúc đó hạ trí bị bỏ lại để chia sẻ số phận của các động vật hạ đẳng, từ từ tan biến vào trong dĩ thái và để cho phàm ngă bị hủy diệt. Nhưng ngay cả lúc bấy giờ, Chân Ngă vẫn c̣n là một thực thể riêng biệt. Chân Ngă tinh thần chỉ mất đi trạng thái Devachan   sau kiếp sống đặc biệt đó và trong trường hợp thật sự vô ích đó   dưới h́nh thức phàm ngă có lư tưởng đó, và bị tái sinh lại, sau một thời gian ngắn hướng được tự do hầu như tức th́ với tư cách là một Chơn Linh hành tinh (planetary spirit).
 Hỏi : Trong Isis Unveiled có nói rằng các Chơn linh hành tinh hay Thiên thần (Angels) tức "các thần của người ngoại giáo (Pagans) hoặc là các Tổng Thiên thần (Archangels) của người Thiên Chúa giáo", sẽ không bao giờ trở thành người trên hành tinh chúng ta kia mà. Đáp : Hoàn toàn đúng, Không phải tất cả đều "như thế" mà chỉ một vài hạng Chơn linh Hành tinh cao cấp thôi. Các Ngài sẽ không bao giờ trở thành người trên hành tinh này, bởi v́ các Ngài là các Chơn Linh đă giải thoát (liberated Spirits) của một thế giới trước, và v́ lư do đó, các Ngài không thể trở thành con người trên thế giới này. Tuy nhiên, tất cả các Chơn Linh này sẽ linh hoạt trở lại trong Chu kỳ Đại khai nguyên xa xăm tới đây, sau khi "Đại Kỷ Nguyên" này và "Chu kỳ Qui Nguyên của Brahma" (một chu kỳ nhỏ với khoảng 16 con số) trôi qua. Tất nhiên bạn có biết được chăng triết học Đông phương dạy chúng ta rằng nhân loại bao gồm cả các "Chơn Linh" như thế bị giam nhốt trong các thân xác con người? Sự khác nhau giữa con vật với con người là ở chỗ con vật được phú cho sức sống (ensouled) bằng các "nguyên khí" ở trạng thái tiềm năng, c̣n con người được phú cho sức sống bằng các "nguyên khí" thực sự. (Xem "Giáo Lư Bí Nhiệm", q.II, các đoạn kinh). Bây giờ bạn đă hiểu sự khác nhau đó rồi chứ? Hỏi : Vâng, nhưng trong mọi thời đại, sự chuyên môn hóa này (specialisation) đă là một chướng ngại đối với các nhà siêu h́nh học. Đáp : Chính thế. Toàn thể huyền bí học (esotericism) của triết lư Phật giáo đều dựa vào giáo lư huyền bí này, mà rất ít người hiểu được, đồng thời biết bao nhiêu học giả thông thái nhất hiện nay đều tŕnh bày một cách hoàn toàn sai lầm. Thậm chí các nhà siêu h́nh học cũng có khuynh hướng lầm lộn hiệu quả với nguyên nhân nữa. Một Chân Ngă đă đạt được sự sống bất tử của ḿnh dưới h́nh thức tinh thần sẽ vẫn là cùng một Chân Ngă qua khắp tất cả các lần tái sinh của nó trên cơi trần; nhưng điều này không nhất thiết hàm ư rằng y phải là ông Smith hoặc ông Brown lúc c̣n ở cơi trần hay là mất đi biệt ngă (individuality) của ḿnh. Do đó, thể dĩ thái và thể hồng trần của con người, trong cơi u ám bên kia, có thể được thu hút vào đại dương vũ trụ của các yếu tố đă được siêu chuyển hóa (sublimated elements) và không c̣n cảm nhận được cái phàm ngă cuối cùng của ḿnh (nếu phàm ngă này không xứng đáng bay vút lên cao), c̣n Linh Ngă vẫn cũng là thực thể không  thay đổi, mặc dù kinh nghiệm ở cơi trần này của phân thân của nó có thể hoàn toàn bị xóa đi ngay lúc phân ly với hiện thể không xứng đáng đó. Hỏi : Nếu "Tinh thần" hay là phần thiêng liêng của linh hồn đă tồn tại trước với tư cách một thực thể khác hẳn với mọi cái vĩnh viễn, như Origen, Synesius và các triết gia bán Cơ Đốc giáo và bán Platon khác đă dạy ra, và nếu Tinh thần đó cũng vẫn thế và không ǵ khác hơn là linh hồn siêu h́nh ở mặt ngoài, th́ sao nó có thể khác hơn là cái vĩnh viễn? Và trong trường hợp như thế, dù cho con người sống cuộc sống trong sạch hay cuộc sống theo vật dục, th́ có ǵ là quan trọng, nếu những ǵ mà người ấy có thể làm, người ấy cũng không bao giờ có thể mất đi biệt ngă của ḿnh? Đáp : Theo như bạn nói, triết lư này đă có các hậu quả tai hại như là triết lư về việc chuộc tội. Nếu triết lư chuộc tội đi cùng với ư tưởng sai lầm rằng tất cả chúng ta đều bất tử, được minh chứng cho thế gian dưới ánh sáng chân chính của nó, th́ nhân loại ắt đă được cải thiện hơn theo với việc truyền bá triết lư đó. Tôi xin lặp lại với bạn lần nữa. Pythagoras, Plato, Timaeus ở Locris và Trường phái Alexandria cổ đă truy nguyên Linh hồn con người (tức là các "nguyên khí" cao và các thuộc tính của con người) từ Linh hồn Đại Đồng của Thế Giới (Universal World Soul), theo giáo lư của các triết gia này th́ thực thể sau, vốn là Aether (Pater Zeus). Do đó, không cái nào trong các "nguyên khí" này có thể là tinh hoa thuần khiết của Monas của Pythagoras, hay là Atma Buddhi của chúng tôi, bởi v́ Anima Mundi chỉ là hậu quả, hay là phân thân chủ quan, hoặc đúng hơn là phóng quang (radiation) của cái trước. Cả  Tinh thần con người (hay là biệt ngă), Chân Ngă Tâm linh luân hồi, lẫn Buddhi, tức Hồn Tinh thần, đều hiện hữu trước (pre existent). Nhưng trong lúc Tinh thần hiện tồn như một thực thể riêng biệt, một biệt ngă hóa, th́ linh hồn hiện hữu dưới h́nh thức một linh khí có trước, một phần không tri thức được (unscient portion) của một tổng thể thông tuệ. Thoạt tiên, cả hai đều được tạo thành từ Đại dương ánh sáng vĩnh cửu, nhưng theo cách diễn tả của các Triết Gia Thờ Lửa (Fire Philosophers) tức, các nhà Minh Triết Thiêng Liêng thời Trung Cổ, th́ trong lửa có một tinh thần hữu h́nh cũng như vô h́nh. Họ phân biệt giữa anima bruta với anima divina. Triết gia Empedocles tin chắc rằng mọi con người và con vật đều có hai linh hồn. C̣n theo Aristotle, ông gọi là linh hồn duy lư (reasoning soul), tức nous, và sinh hồn (animal soul), tức psuche. Theo các triết gia này th́ linh hồn duy lư xuất phát từ bên trong linh hồn vũ trụ, c̣n hồn kia từ bên ngoài. Hỏi : Linh hồn, nghĩa là Linh hồn biết suy tư của con người hay là cái mà bà gọi là Chân Ngă (Ego), có gọi là vật chất được không?
  Đáp : Không hẳn là vật chất (matters), mà chắc chắn là chất liệu (substance); tuy nhiên, có thể dùng từ "vật chất" nếu đi liền với tính từ nguyên thủy (primordial). Theo chúng tôi, vật chất này cộng tồn (co-eternal, cùng tồn tại măi măi) với Tinh thần và không phải là thứ vật chất hữu h́nh, cảm nhận được bằng xúc giác (tangible) và có thể phân chia được của con người, mà nó cực kỳ tinh anh. Tinh thần thuần túy chỉ là Tinh thần xóa sạch cái phi Tinh thần (no Spirit) hay là cái tổng thể tuyệt đối (the absolute all). Trừ phi bạn thừa nhận rằng con người đă tiến hóa nhờ vào loại vật chất Tinh thần nguyên thủy này và con người tượng trưng cho một thang tiến hóa đều đặn của các “nguyên khí” từ siêu Tinh thần (meta Spirit) xuống đến vật chất thô nhất, th́ làm sao chúng ta có thể bao giờ cũng xem Chân Nhân như là bất tử và cùng lúc như là một Thực Thể tinh thần và là một con người hữu tử?
Hỏi : Thế th́ tại sao bà lại không tin Thượng Đế dưới h́nh thức một Thực Thể Thông Linh như thế? Đáp : V́ lẽ những ǵ vô hạn và tuyệt đối (unconditioned) th́ không thể có h́nh hài và không thể trở thành một thực thể, trong bất cứ triết học Đông phương nào cũng không có tên gọi xứng đáng ở bất cứ trường hợp nào. Một “thực thể” th́ bất tử, nhưng chỉ bất tử ở tinh hoa tột cùng của nó, chứ không ở trong h́nh hài cá nhân của nó. Khi đến điểm cuối cùng của chu kỳ, nó được hấp thu vào bản thể nguyên thủy của nó; và nó trở thành tinh thần khi nó mất đi danh xưng Thực Thể của nó.
Dưới trạng thái một h́nh hài, tính chất bất tử của nó bị giới hạn chỉ đối với chu kỳ sinh hoạt của nó hay là Chu Kỳ Đại Khai Nguyên. Sau đó, nó hợp nhất và giống hệt với Tinh thần Vũ trụ và không c̣n là một Thực Thể riêng biệt nữa. Về phần Linh hồn cá nhân   chúng tôi dùng tên gọi này để chỉ tia sáng của tâm thức, tia này duy tŕ trong Chân Ngă Thiêng liêng cái ư tưởng của phàm ngă (personal “I”) của lần luân hồi vừa qua   hồn này tồn tại dưới h́nh thức một hồi ức riêng rẻ tách biệt, chỉ suốt chu kỳ Devachan thôi; sau đó, yếu tố thời gian được đưa thêm vào loạt vô số các lần luân hồi khác của Chân Ngă, giống như vào lúc cuối năm, chúng ta nhớ lại, trong kư ức, một ngày nào đó trong chuỗi ngày qua. Bạn có muốn ràng buộc cái vô hạn (mà bạn đ̣i hỏi Thượng Đế của bạn phải có) vào các điều kiện hữu hạn không? Chỉ có những ǵ được hàn gắn chặt chẽ bằng Atma (nghĩa là, Buddhi Manas) mới trở nên bất tử. Linh hồn của con người (nghĩa là của phàm ngă) tự nó không bất tử, không vĩnh cửu, mà cũng không thiêng liêng. Kinh Zohar (q. iii, trang 616) có nói: “Khi được gởi xuống cơi trần này, linh hồn khoác vào lớp vỏ hồng trần để tự tồn ở cơi này, cũng thế, linh hồn nhận được nơi cơi trên một lớp áo chói ngời để có thể nh́n thấu vào gương mà không bị hại, ánh sáng của gương này phát ra từ Tinh Quân Aùnh sáng”. Thêm nữa, kinh Zohar c̣n dạy rằng linh hồn không thể đạt đến cơi chí phúc, trừ phi linh hồn đă nhận được “cái hôn thánh thiện” (“holy kiss”) hay là sự hợp nhất  của linh hồn với chất liệu mà từ đó linh hồn xuất phát   ấy là tinh thần. Mọi linh hồn đều có hai phần, và trong khi phần sau là nguyên khí âm, th́ tinh thần là nguyên khí dương. Khi bị nhốt trong xác thân, con người là tam vị nhất thể (trinity), trừ phi sự ô  nhiễm của nó làm cho nó ĺa xa tinh thần. Một bản văn trong “Bí Quyết Thánh Thư”, tác phẩm của Hermes, có câu: “Bất hạnh thay cho linh hồn nào thích cuộc kết hợp trần tục với thể hồng trần của ḿnh hơn là cuộc kết hợp thiêng liêng (tinh thần)”. Quả là vô phúc, v́ không có ǵ của phàm ngă sẽ c̣n được ghi lại trên tấm bảng không thể hư hoại của kư ức Chân Ngă. Hỏi : Căn cứ vào tiết lộ của chính bà về một chất liệu tương đồng với chất liệu thiêng liêng, th́ làm thế nào mà chất liệu như thế không được trở thành bất tử nếu không được Thượng Đế truyền linh khí vào con người? Đáp : Mỗi nguyên tử và đốm nhỏ của vật chất, chứ không chỉ riêng chất liệu nguyên thủy, đều bất khả hư hoại do nơi bản thể (essence) của nó, chứ không do nơi tâm thức cá biệt của nó. Tính bất tử chỉ là tâm thức không gián đoạn của thực thể; c̣n tâm thức cá nhân khó có thể tồn tại lâu hơn là chính phàm ngă, có phải không? Và như tôi đă nói với bạn, tâm thức đó chỉ tồn tại qua suốt Devachan thôi, sau đó nó được tái thu hút, đầu tiên vào tâm thức cá nhân, và kế đó, vào tâm thức đại đồng. Tốt hơn hăy hỏi các nhà thần học của bạn tại sao họ làm xáo trộn một cách nghiêm trọng các Thánh Kinh Do Thái như thế. Hăy đọc lại Thánh Kinh Cơ Đốc giáo (Bible), bạn sẽ thấy một bằng chứng lư thú là các nhà sáng tác Ngũ Kinh Cựu Ước và nhất là Sáng Thế Kư không bao giờ xem nephesh   cái mà Thượng Đế truyền sinh khí vào Adam (Sáng Thế Kư, chương ii)   như là linh hồn bất tử. Đây là một vài thí dụ: “Và Đức Chúa Trời dựng nên … các vật sống (every nephesh), chúng cử động” (Sáng Thế Kư i, 21), nghĩa là động vật; và (STKư ii, 7) c̣n nói: “Và người trở nên một loài sanh linh” (a nephesh), điều này chứng tỏ rằng thuật ngữ nephesh được dùng một cách vô tâm cho con người bất tử lẫn con vật hữu tử. “Quả thật, ta sẽ đ̣i máu của sự sống ngươi lại, hoặc nơi các loài thú vật, hoặc nơi tay người” (STKư ix, 5), “Hăy chạy trốn cứu lấy mạng” (được dịch là chạy trốn cứu lấy sự sống của ngươi), (Sáng Thế Kư xix, 17).
“Chúng ta đừng giết chết nó” hiểu theo cách dịch Anh ngữ (Sáng Thế Kư, xxxvii, 21), “chúng ta đừng giết chết nephesh của nó”, theo bản văn Hebrew.
Leviticus (xvii, 8) viết “Nephesh đổi lấy nephesh”. “Kẻ nào đánh chết một người nào, bất luận là ai, sẽ bị xử tử”, theo nghĩa đen “Kẻ nào đánh chết nephesh của một người” (Lev. xxiv, 17). Từ câu 18 và tiếp theo: “Kẻ nào đánh chết một súc vật (nephesh) phải thường lại… Mạng đền mạng”, trong khi bản văn nguyên thủy viết “nephesh đổi lấy nephesh”. Làm sao con người có thể giết những ǵ bất tử? Và điều này cũng giải thích tại sao những người Sadducees phủ nhận tính chất bất tử của linh hồn, v́ điều đó cũng trưng ra một chứng cớ khác nữa, ấy là rất có thể người Do Thái thời Moses   người không hiểu biết ở bất cứ tŕnh độ nào   không bao giờ tin vào sự sống c̣n của linh hồn chút nào1.
Về Thưởng, Phạt Đời Đời và về Niết Bàn
Hỏi : Tôi nghĩ rằng rất cần hỏi bà để xem bà có tin vào các giáo điều Thiên Chúa nói về Thiên Đàng và Địa Ngục, hoặc là tin vào sự thưởng, phạt trong tương lai theo như các thuyết giảng của các giáo hội chính thống hay không? Đáp : Chúng tôi tuyệt đối bài bác những điều được mô tả trong các giáo lư vấn đáp của bạn. Chúng tôi lại càng không thừa nhận tính vĩnh cửu của chúng. Nhưng chúng tôi tin chắc vào những ǵ mà chúng tôi gọi là Định Luật Báo phục (Law of Retribution), và tin vào sự công bằng và minh-triết tuyệt đối đang dẫn dắt định luật này, tức là Karma. Do đó, chúng tôi hoàn toàn không chấp nhận sự
 tin tưởng tàn bạo và phản triết lư, đó là tin vào sự tưởng thưởng hay trừng phạt đời đời. Chúng tôi đồng ư với Horace:
“Mong sao luật lệ được quy định để có thể kềm chế được sự cuồng nộ của chúng ta, Và trừng phạt lỗi lầm với khổ đau tương xứng;
Mà không quất mạnh vào kẻ đáng lư chỉ cần Một ngọn roi cho lỗi mà y đă phạm.”
Đây là một quy luật dành cho mọi người, và là một qui luật công bằng. Liệu chúng ta có phải tin rằng Thượng Đế, Đấng mà bạn cho rằng tượng trưng cho minh-triết, bác ái và nhân từ, lại bị gán cho là có các thuộc tính này ít hơn là con người thế tục chăng? Hỏi : Bà c̣n có lư lẽ nào khác để bài bác giáo điều này không? Đáp : Lư lẽ chính của chúng tôi để bài bác tín điều này nằm trong vấn đề luân hồi. Như đă nói, chúng tôi bài bác ư tưởng cho rằng có một linh hồn mới được tạo ra cho mỗi đứa trẻ mới sinh. Chúng tôi tin rằng mỗi con người là giá thể (bearer, người mang) hay là Hiện Thể (Vehicle) của một Chân Ngă có cùng thời (coeval) với mọi Chân Ngă khác; v́ lẽ tất cả các Chân Ngă đều có cùng bản thể và thuộc vào luồng phân thân nguyên thủy (primeval emanation) từ Chân Ngă đại đồng vô hạn duy nhất. Plato gọi Chân Ngă duy nhất này là logos (tức là Thượng Đế (God) Ngôi hai biểu lộ); c̣n chúng tôi gọi là Bản Nguyên Thiêng liêng Biểu lộ, vốn là một với Toàn Linh Trí (universal Mind) hay Linh hồn Vũ trụ, chứ không phải là Thượng Đế nhân như, ngoại càn khôn và hữu ngă mà biết bao nhiêu Nhà Hữu Thần (Theists) đang tin vào. Xin đừng lẫn lộn. Hỏi : Nhưng một khi bà thừa nhận có một Bản Nguyên Biểu lộ (manifested principle) th́ c̣n khó khăn ǵ nữa đâu khi tin thêm rằng linh hồn của mọi con người mới do Bản Nguyên đó tạo ra, giống như tất cả các Linh hồn trước nó cũng được tạo ra như thế? Đáp : Bởi v́ những ǵ vốn vô ngă (impersonal) th́ khó có thể sáng tạo, đặt kế hoạch và suy tưởng một cách tùy ư và tùy thích được. Vốn là một định luật đại đồng, không thay đổi trong các biểu lộ theo chu kỳ của nó, tức là các biểu lộ trong việc xạ ra và biểu hiện  bản thể của riêng nó lúc bắt đầu mỗi chu kỳ sinh hoạt mới, Bản Nguyên đó không nên bị cho là tạo ra con người, chỉ để vài năm sau hối hận v́ đă tạo ra họ. Nếu chúng ta phải tin vào một Bản Nguyên Thiêng liêng hoàn hảo về mọi mặt th́ đó phải là Bản Nguyên tuyệt đối hài ḥa, hợp với luận lư, và công bằng, cũng như là tuyệt đối bác ái, minh-triết và vô tư; c̣n nếu một Thượng Đế sáng tạo ra mỗi linh hồn chỉ dành cho một khoảng đời ngắn ngủi, không quan tâm đến việc liệu linh hồn đó có được sống trong thể xác của một người giàu sang, hạnh phúc hay thân xác của một người bất hạnh nghèo nàn, đau khổ, chịu vô phúc từ khi sinh ra đến lúc chết đi, mặc dù người này không hề làm điều ǵ để đáng chịu số mệnh nghiệt ngă của ḿnh   th́ đó là một con quỷ (fiend) điên rồ hơn là Thượng Đế. (Xem thêm đoạn “Về H́nh Phạt của Chân Ngă”). Bạn thấy không, thậm chí các triết gia Do Thái, những người tin và Kinh Thánh của Moses (dĩ nhiên phần nội môn) cũng không bao giờ chấp nhận nỗi một ư tưởng như thế; c̣n hơn thế nữa, họ lại tin vào việc luân hồi giống như chúng tôi vậy. Hỏi : Bà có thể cho tôi vài thí dụ làm bằng chứng được không? Đáp : Tất nhiên là được rồi. Philo Judaeus nói (trong “De Somniis”, tr. 455): “Không khí tràn ngập chúng (các linh hồn); các linh hồn ở gần đất nhất đi xuống để được gắn vào các xác thân hữu tử, palindromousi authis, tức trở lại với các xác thân khác, v́ muốn sống trong các xác thân đó”. Trong kinh Zohar, linh hồn được cho là cầu xin tự do trước Thượng Đế: “Hỡi Đấng Chúa Tễ của Vũ trụ! Con đang hưởng hạnh phúc trong thế giới này và không muốn đi vào thế giới khác, nơi mà con sẽ trở thành một người hầu và hứng chịu mọi loại ô trược” (Zohar, q. 11, tr. 96) Triết lư về sự tất yếu của định mệnh, tức là định luật bất biến vĩnh cửu, được khẳng định trong câu trả lời của Thượng Đế: “Ngươi sẽ thành một phôi thai không theo ư muốn của ngươi, và ngươi được sinh ra không theo ư muốn của ngươi” (“Mishna”, “Aboth”, q. iv, tr. 29).
 Aùnh sáng sẽ không được nhận biết nếu không có bóng tối làm cho nó hiện ra do sự tương phản; điều thiện sẽ không c̣n là điều thiện nữa nếu không có điều ác làm lộ rơ bản chất vô giá của cái thiện; và cũng thế, đức hạnh con người không c̣n đáng khen nếu con người không vượt qua được ḷ lửa cám dỗ. Không có ǵ là vĩnh cửu và bất biến, ngoại trừ Thượng Đế ẩn tàng. Không có ǵ hữu hạn   cho dù v́ nó đă có một khởi đầu, hay phải có một kết thúc   mà có thể vẫn giữ được ổn định. Nó phải hoặc là tiến tới, hoặc là thoái lui, và linh hồn nào khao khát hợp nhất với tinh thần của nó (vốn là cái duy nhất ban cho linh hồn sự bất tử), linh hồn đó phải tự thanh luyện qua các chu kỳ chuyển kiếp (cyclic transmigrations) hướng đến vùng đất chí phúc duy nhất và an nghĩ vĩnh cửu, trong kinh Zohar gọi là “Lâu Đài Bác Ái”, trong Ấn giáo gọi là “Moksha”; phái Gnostics gọi là “Pleroma của Aùnh sáng Vĩnh  hằng”, c̣n Phật giáo gọi là “Niết Bàn”. Và tất cả các trạng thái này đều tạm thời chứ không trường cửu. Hỏi : Tuy nhiên, vấn đề luân hồi không được nói đến trong tất cả dẫn chứng trên. Đáp : Linh hồn nài xin được phép ở lại nơi mà nó hiện hữu, linh hồn đó hẵn phải hiện hữu từ trước, chứ không phải đă được sáng tạo theo cơ hội. Tuy nhiên, trong kinh Zohar (q. iii, tr. 61) có một bằng chứng c̣n rơ ràng hơn nữa. Khi nói đến các Chân Ngă luân hồi (tức các linh hồn duy lư), tức là các Chân Ngă mà phàm ngă mới nhất của nó đă hoàn toàn tan ră, người ta nói: “Tất cả các linh hồn nào tự làm cho ḿnh xa ĺa Đấng Thánh Linh   cầu cho Danh Ngài chói rạng ở cơi Trời   là tự lao ḿnh vào vực thẳm trong chính cuộc sống của họ, đồng thời báo trước giờ mà họ phải trở xuống cơi trần lần nữa”. “Đấng Thánh Linh” (“The Holy One”) ở đây, về mặt huyền bí học, có nghĩa là Atman, hay là Atma Buddhi. Hỏi : Thêm nữa, c̣n một điều rất kỳ lạ là tôi thấy Niết Bàn (Nirvana) được nói tới như là một cái ǵ đó đồng nghĩa với Thiên Quốc (Kingdom of Heaven) hay là Thiên Đàng (Paradise), v́, theo các nhà Đông phương học nổi danh, Niết Bàn đồng nghĩa với hủy diệt (annihilation)! Đáp : Hiểu theo sát nghĩa, đối với phàm ngă và vật chất đă biến phân th́ đúng. Các ư niệm về luân hồi và tam vị nhất thể (trinity) của con người đă được nhiều Linh Mục Cơ Đốc giáo thuở ban đầu tuân giữ. Chính cái hỗn độn (jumble) giữa linh hồn với tinh thần do các dịch giả Kinh Tân Ước và các thiên b́nh luận triết học cổ xưa tạo ra đă gây nên nhiều sự hiểu lầm. Đó cũng là một trong nhiều lư do giải thích tại sao Đức Phật, Plotinus và rất nhiều các Vị Điểm đạo khác ngày nay bị cáo giác là đă mong muốn cho linh hồn các Ngài bị hủy diệt hoàn toàn   v́ theo cách suy tư hiện nay, “ḥa nhập (absorption) vào Thượng Đế”, hay là “hợp nhất với linh hồn vũ trụ” có nghĩa là hủy diệt. Dĩ nhiên, hồn cá nhân phải bị tan ră thành các phần tử của nó, trước khi nó có thể liên kết cái tinh túy thuần khiết của nó măi măi với tinh thần bất tử. Nhưng các dịch giả của Sách Công Vụ Các Sư Đồ (Acts) và Epistles, tức là những người đă đặt nền tảng của Thiên Quốc, lẫn các nhà b́nh chú hiện đại về quyển “Điển Tắc về nền tảng của Lĩnh vực Công lư” của Phật giáo, đều đă lầm lẫn khả năng nhận thức của vị đại tông đồ của Cơ Đốc giáo như là của nhà đại cải cách của Ấn Độ. Các dịch giả nói trên đă làm chết từ ngữ psychikos, khiến cho không một độc giả nào nghĩ tới nó có liên quan ǵ với linh hồn; và cùng với sự lầm lẫn về linh hồn và tinh thần, các độc giả Thánh Kinh chỉ có được một nghĩa sai lệch đối với bất cứ ǵ liên quan tới vấn đề đó. Mặt khác, các nhà diễn giải Phật giáo không hiểu được ư nghĩa và mục đích của bốn cấp độ Thiền Định của Phật giáo.
 Những người theo phái Pythagoras hỏi “Có thể nào tinh thần đó, vốn ban phát sự sống và sự hoạt động, đồng thời chia sẻ bản chất ánh sáng, lại bị hạ thấp xuống thành phi thực thể (non entity) hay chăng?” “Có thể nào ngay cả tinh thần nhạy cảm trong loài thú vốn tạo ra kư ức, một trong các năng lực duy lư, lại chết đi và trở thành hư vô (nothing) chăng?, các nhà Huyền linh học nhận xét như thế. Theo triết lư Phật giáo, sự hủy diệt chỉ có nghĩa là sự  phân tán (dispersion) của vật chất, dưới bất cứ` h́nh thức nào hay là vẻ ngoài (semblance) của h́nh hài mà nó có thể trở thành, v́ mọi vật có h́nh tướng đều là tạm bợ, và do đó, thực sự là một ảo tưởng. V́ trong vĩnh cửu, những khoảng thời gian dài nhất đều giống như cái chớp mắt. H́nh tướng cũng thế. Trước khi chúng ta có thời gian để nhận thức rằng chúng ta đă thấy nó th́ nó trôi qua giống như tia chớp trong khoảnh khắc và trôi qua măi măi. Khi thực thể Tinh thần măi măi thoát khỏi mọi phần tử của vật chất, chất liệu nguyên thủy, hoặc h́nh hài và tái trở thành (re becomes) một hơi thở Tinh thần: chỉ lúc bấy giờ nó mới bước vào Niết Bàn vĩnh cửu, bất biến, tồn tại bao giờ mà chu kỳ sống c̣n tồn tại   thật ra là một ngươn. Và lúc bấy giờ, Linh Khí đó, hiện hữu trong Tinh thần, trở thành hư vô (nothing) v́ nó là vạn vật; với tư cách một h́nh hài, một vẻ ngoài, một h́nh thể (shape), nó hoàn toàn bị hủy diệt; với tư cách Tinh thần tuyệt đối, nó vẫn tồn tại (is), v́ nó đă trở thành chính Bản Thể (Be ness). Chính từ ngữ được dùng “được ḥa nhập vào tinh hoa vũ trụ” khi nói đến “Linh hồn” với cương vị là Tinh thần, có nghĩa là “hợp nhất với” (“union with”). Nó không bao giờ có nghĩa là hủy diệt, v́ hủy diệt hàm ư là tách ra vĩnh viễn. Hỏi : Khi dùng ngôn ngữ như thế, bà không ngại bị cáo giác là giảng dạy về sự hủy diệt sao? Bà mới vừa nói đến Linh hồn con người trở lại với các yếu tố ban đầu của nó kia mà? Đáp : Nhưng bạn quên rằng tôi đă chỉ ra cho bạn thấy các dị biệt giữa nhiều nghĩa khác nhau của từ ngữ “Linh hồn” và cho thấy cách dịch lỏng lẻo của thuật ngữ “Tinh thần” từ trước đến giờ. Chúng tôi nói đến sinh hồn (animal soul), nhân hồn (human soul) và hồn tinh thần (spiritual soul) và cách phân biệt giữa các hồn này. Chẳng hạn Plato gọi “Linh hồn thuần lư” (“rational Soul”) th́ chúng tôi gọi là Buddhi, tuy nhiên, đưa thêm vào nó tính từ “spiritual”; c̣n cái mà chúng tôi gọi là Chân Ngă luân hồi, tức Manas, th́ ông ấy gọi là Spirit, Nous, vv…, trong lúc chúng tôi dùng thuật ngữ Spirit, khi đứng một ḿnh và không có thêm chỉ định nào nữa để chỉ một ḿnh Atma. Pythagoras lặp lại triết lư cổ của chúng tôi khi nói rằng Ego (Nous) trường cửu cùng với Thượng Đế; rằng chỉ khi nào linh hồn vượt qua được nhiều giai đoạn khác nhau mới đạt đến tuyệt diệu thiêng liêng; trong khi thumos quay lại cơi trần, c̣n phren, tức hạ trí bị loại bỏ. Lại nữa, Plato định nghĩa Linh hồn (Buddhi) như là “có thể tự hoạt động”. Ông nói thêm (Laws x): “Linh hồn là vật tối cổ trong tất cả các vật và khởi nguyên của hoạt động”, ông gọi “Linh hồn” là Atma Buddhi, c̣n “Tinh thần” là Manas, chúng tôi không cho như vậy.
“Linh hồn được sinh ra trước xác thân, xác thân có sau và thứ yếu, do nơi bản chất, xác thân phải chịu sự chi phối của linh hồn”. “Linh hồn điều khiển mọi vật có hoạt động theo mọi cách, linh hồn cũng điều khiển cơi trời”.
Vậy th́ linh hồn dẫn dắt mọi việc trên trời, dưới đất, trong biển bằng các hoạt động của nó   các tên gọi của chúng là muốn, xem xét, chăm sóc, tham khảo, đưa ra quan điểm đúng và sai, ở trạng thái vui, buồn, tin tưởng, lo sợ, ghét, thương, cùng với tất cả hoạt động sơ khai được liên kết với các tên này… Nguyên là một` nữ thần, linh hồn bao giờ cũng có địa vị như Nous, một vị thần và trừng phạt mọi vật một cách trực tiếp và một cách vui vẻ; nhưng khi liên kết với Annoia   không phải Nous   linh hồn làm mọi điều trái lại.”
Theo cách diễn đạt này, giống như trong các bản văn Phật giáo, cái không (the negative) được xem như là cái có (existence) chính yếu. Sự hủy diệt cũng được diễn giải tương tự. Trạng thái tích cực là bản thể chủ yếu, nhưng không có sự biểu lộ với tính cách như thế. Theo cách nói đượm mùi Phật giáo, khi tinh thần tiến nhập vào Niết Bàn, nó mất đi sự hiện tồn khách quan (objective existence), nhưng vẫn giữ lại bản thể chủ quan. Đối với các trí tuệ khách quan, điều này trở thành “cái không” (“nothing”) tuyệt đối; đối với trí tuệ chủ quan, tức NO THING, không có ǵ được phô bày trước giác quan. Như vậy, Niết Bàn theo họ có nghĩa là sự tin chắc về
 tính bất tử cá nhân trong Tinh thần, chứ không phải trong Linh hồn, mặc dù “vật cổ nhất trong số mọi vật” vẫn là   cùng với tất cả các Thần Minh khác   một phân thân hữu hạn, trong các h́nh hài và cá nhân, nếu không ở trong chất liệu nguyên thủy. Hỏi : Tôi chưa hoàn toàn hiểu hết ư tưởng này, xin bà giải thích thêm bằng cách cho tôi một vài minh học. Đáp : Chắc chắn là vấn đề này rất khó hiểu, nhất là đối với người được giáo dục bằng các ư niệm chính thống của Giáo hội Cơ Đốc. Hơn nữa, tôi phải nói với bạn một điều, đó là nếu bạn không nghiên cứu tường tận các chức năng riêng biệt dành cho tất cả các “nguyên khí” của con người và t́nh trạng của tất cả các nguyên khí này sau khi chết th́ bạn khó mà hiểu được triết học Đông phương của chúng tôi.
Về các nguyên khí khác nhau trong con người
Hỏi : Tôi có nghe nói nhiều về cấu tạo của “con người bên trong”, theo cách gọi của bà. Nhưng không hiểu rơ “đầu đuôi” như thế nào cả.
 Đáp : Dĩ nhiên, đúng như bạn nói, quả thật là rất khó và phải “vắt óc” (fuzzling) mới hiểu được chính xác và phân biệt được các trạng thái khác nhau mà chúng tôi gọi là “các nguyên khí” (“principles”) của Chân Ngă. Lại c̣n một khó khăn nữa là có sự khác nhau đáng kể trong cách đánh số các nguyên khí này theo các trường phái Đông Phương khác nhau, mặc dù cuối cùng, nền tảng của giáo huấn đều như nhau. Hỏi : Bà muốn nói đến phái Vedanta phải không ? Họ chia bảy nguyên khí của bà thành chỉ có năm phải không ? Đáp : Đúng thế, mặc dù không muốn tranh căi điểm này với các học giả phái Vedanta, nhưng tôi có thể nói theo ư riêng của tôi rằng họ cũng có lư do rơ rệt để làm điều đó. Theo họ, chỉ có khối tập hợp tinh thần hỗn hợp đó vốn gồm có các trạng thái tâm trí khác nhau mới được gọi là con người toàn diện, theo quan điểm của họ, xác thân là cái hoàn toàn không đáng coi trọng và chỉ là một hăo huyền. Không phải Vedanta là triết phái duy nhất gộp chung theo cách này. Trong Đạo Đức Kinh (Tao–Te–King), Lăo Tử (Lao – Tze) chỉ nhắc đến năm nguyên khí, bởi v́ giống như phái Vedanta, ngài quên tính hai nguyên khí nữa, đó là tinh thần ( Atma) và xác thân, hơn thế ngài gọi xác thân là “xác chết” (cadaver). Kế đó có trường phái Taraka Raja Yoga. Thực ra, giáo lư của trường phái này chỉ thừa nhận có ba “nguyên khí”; nhưng trong thực tế, Sthulopadi của họ tức là thể xác, trong trạng thái thức tỉnh, Sukshmopadhi của họ, cùng một thể đó trong trạng thái Svapna, trong trạng thái mơ, và Karanopadhi của họ tức là “linh hồn thể” hay là những ǵ trải qua hết lần luân hồi này đến lần luân hồi khác, tất cả đều ở trạng thái lưỡng phân và như vậy hợp thành sáu nguyên khí. Thêm vào đó là Atma, nguyên khí thiêng liêng vô ngă hay là yếu tố bất tử trong con người, không phân biệt với Tinh Thần Vũ Trụ, và bạn lại cũng có bảy nguyên khí. (Xem “Giáo Lư Bí Nhiệm”, q.1, trang 157, có giải thích rơ hơn). Mặc cho họ giữ cách phân chia của họ, chúng tôi vẫn giữ cách chia của chúng tôi. Hỏi : H́nh như cách phân chia này rất giống với cách phân chia của những người Cơ Đốc Giáo thần bí: xác thân, linh hồn và tinh thần phải không? Đáp : Đúng vậy, chúng ta có thể dễ dàng hiểu thể xác là hiện thể của “thể dĩ thái” (“vital double”); hiểu thể dĩ thái là hiện thể của sinh khí (life) hay Prana; hiểu Kamarupa, hay (sinh) hồn là hiện thể của thượng và hạ trí, và trên đỉnh sáu nguyên khí này là tinh thần bất tử duy nhất phủ lên toàn bộ.
Trong huyền linh học, mỗi thay đổi tính chất trong trạng thái tâm thức của chúng ta đều đem đến cho con người một sắc thái mới, và nếu sắc thái này thắng thế và trở thành một phần của Chân Ngă  sống động và linh hoạt, nó phải được đặt cho một cái tên đặc biệt, để phân biệt con người trong t́nh trạng đặc biệt đó với con người ở t́nh trạng khác. Hỏi : Quả là một điều rất khó hiểu.
 Đáp : Trái lại, theo tôi điều đó trở thành rất dễ hiểu, một khi bạn nắm vững được ư chính, nghĩa là dù cho con người hoạt động trên b́nh diện tâm thức nào đi nữa th́ cũng phải phù hợp chặt chẽ với t́nh trạng trí tuệ và tâm linh của ḿnh. Nhưng thuyết duy vật của thời đại khiến cho chúng tôi càng giải thích, th́ dường như càng ít người có khả năng hiểu được những ǵ chúng tôi nói. Nếu thích, bạn hăy chia con người được gọi là trần tục này thành ba sắc thái (aspects) chính, và trừ phi bạn hiểu con người như con vật thuần túy th́ bạn mới có thể hiểu được nhiều hơn. Hăy xét cái thể biểu lộ bên ngoài của con người; nguyên khí suy tư nơi con người – nguyên khí này chỉ cao hơn một ít cái yếu tố bản năng trong con vật – hay là linh hồn hữu thức sinh động; và chính nguyên khí suy tư đó làm cho con người vượt rất xa và cao hơn con thú rất nhiều – đó là linh hồn duy lư hay “tinh thần” của con người. Kế đó, nếu chúng ta chọn ba nhóm hay ba thực thể tiêu biểu này và chia nhỏ chúng ra, theo giáo lư huyền linh, chúng ta có được những ǵ?
Trước tiên là tinh thần (theo ư nghĩa của Cái Tuyệt Đối, do đó là Tổng Thể bất khả phân) hay là Atma. V́ Tinh Thần này không thể được xác định vị trí cũng không được giới hạn về mặt triết học, mà chỉ là những ǵ nằm trong Vô Thủy (Eternity) và là những ǵ không thể thiếu vắng ngay trong cả điểm h́nh học hay toán học vô cùng nhỏ của Vũ Trụ vật chất hay chất liệu nguyên thủy. Thật ra, nó tuyệt nhiên không nên gọi là một nguyên khí “của con người”. Theo siêu h́nh học, đúng hơn và thích hợp nhất, đó là điểm trong không gian mà Chân Thần con người và hiện thể của nó, tức con người, chiếm được cho chu kỳ của mỗi kiếp sống. Dù cho điểm đó được h́nh dung như chính con người, thật ra cũng là một ảo tưởng, một hăo huyền. Nhưng vào lúc đó, đối với chính chúng ta, cũng như đối với các phàm ngă khác, chúng ta là thực tại trong đó, thích hợp với các ảo tưởng (illusion) được gọi là sự sống, và chúng ta phải xét đến chúng ta trong sự tưởng tượng của chính chúng ta với bất cứ giá nào, nếu không một ai khác làm như thế.
Để làm cho điều này trở thành dễ hiểu hơn đối với trí năng con người khi lần đầu tiên cố gắng nghiên cứu Huyền Linh Học, và để giải quyết khái niệm cơ bản (the ABC) về cái bí ẩn của con người, Huyền Linh Học gọi nguyên khí thứ bảy này là tổng hợp của nguyên khí thứ sáu và đưa Hồn Tinh Thần (Spiritual soul), tức Buddhi vào làm hiện thể cho nó. Bây giờ Hồn Tinh Thần che giấu một bí ẩn, vốn không bao giờ được tiết lộ cho bất luận là ai, ngoại trừ với các đệ tử hữu thệ trung kiên, hoặc là những người có thể được tin cậy là an toàn trong bất cứ trường hợp nào. Dĩ nhiên sự lầm lẫn sẽ ít hơn, nếu bí ẩn đó có thể được tiết lộ ; nhưng v́ điều này trực tiếp liên quan đến quyền năng phóng xuất thể dĩ thái của   con người một cách hữu thức và tùy ư, và v́, giống như “chiếc nhẫn của Gyges”* năng khiếu này tỏ ra rất tai hại cho con người nói chung và cho kẻ sở hữu được năng khiếu đó nói riêng, nên nó được giữ ǵn cẩn thận. Nhưng chúng ta hăy bàn tiếp về các “nguyên khí”. Hồn thiêng này (divine soul), hay Buddhi, lúc đó là hiện thể của Tinh Thần. Khi kết hợp lại, cả hai trở thành một, vô ngă (impersonal) và không có bất cứ thuộc tính nào (trên cơi này, dĩ nhiên), và tạo thành hai “nguyên khí” tinh thần. Nếu chúng ta chuyển qua Nhân Hồn, tức Manas hay mens, mọi người sẽ đồng ư rằng sự thông tuệ của con người có tính nhị phân, ít nhất là thế, nghĩa là người có trí cao khó có thể trở thành kẻ trí thấp ; người có trí thiêng về tâm linh và rất thông tuệ th́ cách biệt rất xa với người đần độn, tối dạ và thiên về vật chất nếu không muốn nói là người có trí óc của con thú. Hỏi : Nhưng tại sao con người lại không được tiêu biểu bằng hai “nguyên khí” hay đúng hơn, hai trạng thái?
* Gyges: Vua xứ Lydie ( khoảng 678–652 tr. T.C.). Theo truyền thuyết, vị vua này có một chiếc nhẫn mà khi đeo vào, người đeo trở thành vô h́nh. (ND)
 Đáp : Mỗi người đều có hai nguyên khí này trong người, một cái th́ linh hoạt hơn cái kia, và trong trường hợp rất hiếm, một trong hai cái hoàn toàn bị ức chế khi lớn lên, tạm gọi như thế, hoặc là bị tê liệt bởi sức mạnh và sự vượt trội của trạng thái kia, theo bất cứ chiều hướng nào. Lúc bấy giờ cả hai đều được chúng ta gọi là hai nguyên khí hay trạng thái của Manas, trạng thái cao và trạng thái thấp. Trạng thái cao, tức Thượng trí (Higher Manas), tức Chân Ngă suy tư, hữu thức bị thu hút về phía Hồn Tinh Thần (Buddhi); c̣n trạng thái thấp hay là nguyên khí bản năng, bị thu hút vào Kama, trung tâm của các thú dục và đam mê trong con người.
Thế là chúng ta có bốn nguyên khí được lư giải; ba nguyên khí sau cùng là (1) “Dĩ thái h́nh” (the Double) mà chúng tôi đồng ư gọi là Hồn Biến H́nh (Protean or Plastic Soul); hiện thể của (2) Nguyên Sinh Khí (life principle); và (3) Thể Xác (physical body).
Dĩ nhiên không nhà sinh lư học hay sinh vật học nào chịu thừa nhận các nguyên khí này, cũng như họ không hiểu được đầu đuôi của chúng. Và có lẽ đây cũng là lư do giải thích tại sao, cho đến nay, không ai trong số họ hiểu được chức năng của lá lách, hiện thể bằng vật chất của thể dĩ thái hay biến h́nh (Protean Double) hoặc là chức năng của cơ quan nào đó ở bên phải của con người, trung tâm của các dục vọng đă nói ở trên, cũng như không biết ǵ về tuyến tùng quả, mà nhà sinh lư học mô tả như là một tuyến chai cứng (horny gland) có một ít cát bên trong, mà thực ra tuyến này chính là trung tâm của một tâm thức cao nhất và thiêng liêng nhất nơi con người, cái trí toàn tri, tâm linh và bao trùm tất cả của con người. Và điều này c̣n chứng minh một cách rơ rệt hơn nữa cho bạn thấy rằng chúng tôi không hề phát minh ra bảy nguyên khí này, cũng như chúng không mới mẻ ǵ trong giới triết học như chúng tôi có thể dễ dàng chứng minh. Hỏi : Nhưng theo sự tin tưởng của bà th́ cái ǵ luân hồi ?
  Đáp : Đó là Chân Ngă Tinh Thần suy tư (Spiritual thinking Ego), cái nguyên khí thường tồn trong con người, hay là trung tâm của Manas. Đó không phải là Atma, hoặc ngay cả Atma–Buddhi, được xem như là Chơn Thần nhị thể (dual Monad) vốn là con người cá biệt, hay con người thiêng liêng (individual or divine man), mà là Manas; v́ Atman là Tổng Thể Vũ Trụ (Universal ALL), và trở nên Thượng ngă của con người chỉ khi nào kết hợp với Buddhi, hiện thể của nó, vốn liên kết nó (IT) với biệt ngă (hay con người thiêng liêng). V́ chính Buddhi–Manas mới được gọi là Chân Ngă thể (các nguyên khí thứ năm và thứ sáu được kết hợp lại) và vốn là Tâm Thức đang nối liền nó với mọi phàm ngă đang sống trên cơi trần. Do đó linh hồn vốn là một thuật ngữ chung, trong con người có ba trạng thái (aspects) của linh hồn – hồn trần tục hay sinh hồn (terrestrial or animal soul); Nhân Hồn và Hồn Tinh Thần. Nói đúng ra, cả ba đều là linh hồn duy nhất dưới ba trạng thái. Đối với trạng thái thứ nhất, không có ǵ c̣n lại sau khi chết. Đối với trạng thái thứ hai (nous hay manas) chỉ có bản thể thiêng liêng của nó nếu không bị nhiễm trược, th́ tồn tại, trong khi trạng thái thứ ba, ngoài việc vốn đă bất tử, c̣n trở nên thiêng liêng một cách hữu thức, do sự đồng hóa của Thượng Trí. Nhưng muốn biết rơ hơn, trước tiên chúng ta hăy nói vài lời về luân hồi. Hỏi : Xin bà giải thích rơ, v́ triết lư này bị chống đối mănh liệt nhất. Đáp : Bạn ám chỉ các nhà Giáng Ma học phải không? Tôi biết điều đó. Nhiều phản bác vô căn cứ được họ khổ công bịa ra và đăng trên tạp chí Light. Một số người trong nhóm đó lại bị chậm hiểu và đầy ác ư đến nỗi họ sẽ sẵn sàng làm mọi chuyện không kể đến đạo lư. Thí dụ, mới đây, một người trong nhóm đó t́m thấy một mâu thuẩn trong hai câu được trích ra trong các bài thuyết tŕnh của ông Sinnett, người này đem ra bàn luận sôi nổi trong một lá thư gởi cho tạp chí đó. Ông ta khám phá ra mâu thuẩn trầm trọng đó trong hai câu này: “Khi xảy ra trường hợp sớm trở lại với cuộc sống trần gian th́ có thể do sự phức tạp của nghiệp quả…” và “không có sự t́nh cờ (accident) trong tác động tối cao của công lư thiêng liêng đang dẫn dắt cơ tiến hóa”. Một người biết suy nghĩ sâu  xa chắc chắn cũng sẽ t́m thấy sự mâu thuẩn của định luật hấp dẫn nếu một người nào đó đưa tay ra để chận một ḥn đá đang rơi không đè bẹp đầu một đứa trẻ!



TIẾT VIII
LUÂN HỒI HAY TÁI SINH
       
Kư ức là ǵ theo giáo huấn minh triết ?
Hỏi : Cái khó khăn nhất mà bà cần làm, đó là giải thích và nêu ra các nền móng hợp lư cho việc tin tưởng như thế nào. Chưa một nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng nào đă thành công trong việc đưa ra chỉ một bằng chứng vững chắc thôi để xua tan nỗi hồ nghi của tôi. Trước tiên người ta chống lại thuyết luân hồi này là do chỗ chưa t́m thấy một người nào nhớ lại rằng ḿnh đă sống trong kiếp sống trước của ḿnh. Đáp : Tôi thấy luận cứ của bạn có khuynh hướng đưa tới cùng một phản bác thuở xưa, đó là việc mỗi người chúng ta đều không nhớ lại được lần luân hồi trước. Bạn nghĩ rằng điều đó đánh đổ được triết lư của chúng tôi chứ ǵ? Câu trả lời của tôi là không phải đâu, và rằng trong bất cứ trường hợp nào một bài bác như thế không thể coi là tối hậu. Hỏi : Xin cho nghe các luận cứ của bà. Đáp : Các luận cứ đó chỉ ngắn và ít thôi. Tuy nhiên, khi bạn thấy rằng (a) các nhà tâm lư học giỏi nhất hiện đại đều hoàn toàn bất lực trong việc giải thích cho thế giới bản chất của trí tuệ; và (b) họ hoàn toàn không biết ǵ về các tiềm năng và các trạng thái cao của trí tuệ, lúc đó bạn phải thừa nhận rằng sự bài bác này được dựa vào một kết luận tiên khởi rút ra từ bằng chứng theo bề ngoài và do suy diễn nhiều hơn là bất cứ ǵ khác. Bây giờ xin bạn cho biết theo quan niệm của bạn “trí nhớ” (memory) là ǵ?
 Hỏi : Đó là những ǵ thường được chấp nhận: năng lực trong trí óc chúng ta để nhớ và giữ lại sự hiểu biết về các ư tưởng, hành vi, và các biến cố xảy ra trước kia. Đáp : Xin đưa thêm vào đó một h́nh thức dị biệt lớn giữa ba h́nh thức kư ức đă được chấp nhận này. Nói chung, ngoài kư ức (memory), bạn c̣n có hồi tưởng (remembrance), hồi ức (recollection) và huyền niệm (reminiscence) phải không? Có bao giờ bạn nghĩ đến sự khác nhau đó không? Kư ức tức nhớ lại, chỉ là tên gọi chung thôi. Hỏi : Tuy thế, tất cả các tên gọi này đều chỉ là các đồng nghĩa.
  Đáp : Thực ra, chúng không hẳn đồng nghĩa – trong bất cứ trường hợp nào chứ không riêng trong triết học. Kư ức chỉ đơn thuần là một khả năng bẩm sinh trong các thực thể biết suy tư và ngay trong cả loài vật nữa, để tạo trở lại các ấn tượng đă qua bằng sự phối hợp các ư tưởng được gợi ra phần lớn bằng các sự việc khách quan hoặc bằng một tác động nào đó lên các cơ quan cảm giác bên ngoài của chúng ta. Kư ức là một quan năng hoàn toàn tùy thuộc vào sự hoạt động b́nh thường và ít nhiều khỏe mạnh của bộ óc hồng trần của chúng ta ; c̣n hồi tưởng và hồi ức là các thuộc tính, và kẻ giúp việc của kư ức. Nhưng huyền niệm là một sự việc hoàn toàn khác. Các nhà tâm lư học hiện đại định nghĩa huyền niệm như cái làm trung gian giữa hồi tưởng với hồi ức, hay là “một diễn tiến cố ư để gợi lại các chuyện đă xảy ra, mà không có sự tham khảo tường tận và đa dạng đối với các sự việc đặc biệt tiêu biểu cho hồi ức”. Khi đề cập đến hồi ức và hồi tưởng, Locke nói: “Khi một ư tưởng trở lại trong trí nhớ lần nữa mà không có sự hoạt động của đối tượng giống như vậy lên trên giác quan bên ngoài, th́ đó là hồi tưởng (remembrance); nếu ư tưởng đó được trí óc t́m kiếm, qua bao khổ cực và cố gắng mới t́m thấy trở lại, th́ đó là hồi ức (recollection)”. Nhưng ngay cả Locke cũng bỏ sót huyền niệm (reminiscence) mà không có được định nghĩa rơ ràng nào cả, bởi v́ nó không phải là khả năng hoặc thuộc tính của kư ức hồng trần của chúng ta, mà là một tri giác của trực giác, biệt lập với và nằm ngoài bộ óc hồng trần của chúng ta; một tri giác vốn bao hàm (được đưa vào hoạt động bằng tri thức hằng có – ever-present knowledge – của Chân Ngă tâm linh của chúng ta) mọi tri kiến trong con người vẫn được xem là bất thường – từ các h́nh ảnh do bậc siêu tài khơi dậy, cho đến các tiếng nói mê sảng (ravings) trong cơn sốt và thậm chí trong cơn điên nữa – được khoa học xếp vào loại không có thật ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Tuy nhiên Huyền Linh Học và Khoa Minh Triết Thiêng Liêng xem xét Huyền Niệm dưới một ánh sáng hoàn toàn khác hẳn. Theo chúng tôi, kư ức có tính chất vật chất và chóng phai nḥa (evanescent), lại tùy thuộc vào các t́nh trạng sinh lư của bộ óc – một đề án căn bản của tất cả những người giảng dạy về kư ức thuật (memonics), họ dùng các khảo cứu của các nhà tâm lư học của khoa học hiện đại làm hậu thuẩn cho họ. Chúng tôi gọi huyền niệm là kư ức của linh hồn. Chính kư ức này mới đem lại cho hầu hết mọi người, cho dù người đó có nhận biết được nó hay không, sự chắc chắn về việc trước kia y đă sống và phải sống lần nữa. Quả vậy, thi sĩ Wordsworth có viết:
“Sự ra đời của chúng ta chỉ là một giấc ngủ và quên lảng, Linh hồn tỉnh dậy cùng chúng ta, khi ngôi sao của đời ta Đă lặn đi nơi khác, Và đến từ cơi xa.”
 Hỏi : Nếu dựa vào loại kư ức này – thi ca và các tưởng tượng bất thường, theo sự thú nhận của bà – mà bà đặt nền tảng cho triết lư của bà, th́ tôi e rằng bà sẽ thuyết phục được rất ít người. Đáp : Tôi không “thú nhận” đó là một tưởng tượng. Tôi chỉ nói rằng các nhà sinh lư học và khoa học nói chung, xem các huyền niệm đó như là ảo giác và tưởng tượng… chúng tôi không phủ nhận rằng các linh thị như thế của quá khứ và các khoảnh khắc lùi vào tận hành lang của thời gian (corridors of time) đều không phải là bất b́nh thường, v́ tương phản với kinh nghiệm sống b́nh thường hằng ngày và kư ức hồng trần của chúng ta. Nhưng cùng với giáo
 sư W. Knight, chúng tôi nhất định cho rằng “sự việc không nhớ lại bất cứ hành động nào được làm trong một trạng thái trước đây không thể là một luận cứ có sức thuyết phục chống lại việc chúng ta đă sống qua trạng thái đó”. Và mọi đối thủ công minh chính trực đều phải đồng ư với những ǵ mà Butler nói đến trong các bài thuyết tŕnh về triết học của Plato: “cảm giác phóng túng mà theo đó nó (sự tiền tại, pre–existence) tác động vào chúng ta, có cội nguồn bí ẩn của nó trong các thành kiến duy vật hoặc là bán duy vật”. Ngoài ra, chúng tôi chủ trương rằng kư ức, theo cách gọi của Olympiodorus, chỉ là sự hoang tưởng (phantasy), và là điều không đáng tin nhất nơi chúng ta
Ammonius Saccas khẳng định rằng quan năng duy nhất nơi con người đối nghịch trực tiếp với sự tiên đoán hay nh́n thấu vào tương lai, là kư ức. Hơn nữa cần nhớ rằng kư ức là một điều, c̣n trí tuệ hay tư tưởng (mind or thought) là một điều khác; một đằng là máy ghi, chủ thể ghi nhận (register), vốn rất dễ hư hỏng; c̣n đằng kia (tư tưởng) th́ vĩnh cửu và không thể hư hoại. Bạn có từ chối không chịu tin vào sự hiện hữu của một số sự việc hoặc con người, chỉ v́ con mắt hồng trần của bạn không nh́n thấy được chúng hay không? Cái bằng chứng chung của các thế hệ đă qua, những người đă từng nh́n thấy Julius Caesar, có đủ đảm bảo rằng Julius Caesar đă từng sống trên cơi đời này hay chăng? Tại sao cũng bằng Olympiodorus có nói (trong Platonis Phaed.): "Sự tưởng tượng là một chướng ngại cho các quan niệm tinh thần của chúng ta; và do đó khi chúng ta được thúc đẩy bằng các ảnh hưởng gợi hứng cảm của Thượng Đế, nếu sự tưởng tượng xảy đến, năng lực nhiệt thành chấm dứt: v́ sự nhiệt thành và sự xuất thần trái ngược nhau. Nếu có ai hỏi phải chăng linh hồn có thể được làm cho linh hoạt mà không có sự tưởng tượng, chúng tôi trả lời rằng tri thức của nó đối với toàn thể chứng tỏ rằng nó có khả năng đó. Do đó, linh hồn có các nhận thức độc lập với sự tưởng tượng có dự vào các năng lực của linh hồn, giống như một cơn băo đuổi theo kẻ dong buồm trên biển.”
chứng như thế của nhiều người có giác quan thông linh lại không được ngó ngàng đến? Hỏi : Nhưng bà có nghĩ rằng các điểm phân biệt này quá tế nhị khiến cho đa số con người khó chấp nhận được chăng ? Đáp : Đúng hơn phải nói là đối với đa số những người duy vật thôi. Và đối với những người này, chúng tôi xin nhắc: Này, ngay cả trong thời gian ngắn ngủi của kiếp sống thông thường, kư ức cũng đă quá yếu ớt không thể ghi lại tất cả các biến cố của một kiếp sống. Biết bao lần ngay đến những biến cố quan trọng nhất cũng ngủ yên trong kư ức của chúng ta cho đến khi được đánh thức bằng một sự liên hợp nào đó của các ư tưởng, hoặc được khơi dậy để hoạt động bởi một liên kết khác. Đặc biệt là trường hợp xảy ra đối với những người lớn tuổi, họ luôn luôn thấy đau khổ do việc kém sút trí nhớ. Do đó, khi nào chúng ta nhớ lại những ǵ mà chúng ta biết về các nguyên khí vật chất và tinh thần trong con người, th́ đó không phải là sự kiện đáng làm chúng ta ngạc nhiên nếu kư ức chúng ta không ghi nhớ được một hay nhiều tiền kiếp của chúng ta, c̣n trái lại nếu kư ức mà ghi nhớ được th́ mới là điều đáng ngạc nhiên.
Tại sao chúng ta không nhớ được tiền kiếp?
Hỏi : Bà đă giúp cho tôi có một tầm nh́n bao quát về bảy nguyên khí; nhưng làm sao mà bảy nguyên khí này giải thích được việc chúng ta hoàn toàn mất hết khả năng nhớ lại các kiếp sống trước đây? Đáp : Rất dễ. V́ các “nguyên khí” này mà chúng tôi gọi là nguyên khí hồng trần, và không một cái nào bị khoa học phủ nhận mặc dù khoa học gọi chúng bằng một cái tên khác1 – đều tan ră sau khi 1 Gọi là xác thân, sự sống, bản năng đam mê và bản năng thú dục, bóng ma tinh đẩu của mỗi người (dù là được nhận thức trong ư tưởng hay con mắt của trí tuệ chúng ta, hoặc một cách trung thực và tách biệt với xác thân), vốn là các nguyên khí mà chúng tôi gọi là nhục thân (Sthula sarira),
 chết cùng với các yếu tố cấu tạo chúng, kư ức đi theo cùng với bộ óc của nó, kư ức này bị tan biến khi phàm ngă bị tan biến, nên không thể nhớ cũng như không ghi lại bất cứ điều ǵ trong lần luân hồi tiếp theo của Chân Ngă. Luân hồi có nghĩa là Chân Ngă này sẽ được cấp cho một xác thân mới, một bộ óc mới và một trí nhớ mới. Do đó, thật là điều vô lư khi mong đợi trí nhớ mới này nhớ lại những ǵ mà nó không bao giờ ghi nhận giống như khi ta làm một chuyện vô ích là dùng kính hiển vi xem xét một cái áo mà kẻ sát nhân chưa bao giờ mặc, để t́m kiếm trên áo các vết máu, v́ các vết máu này chỉ có trên quần áo mà tên sát nhân mặc thôi. Vấn đề của chúng ta không nằm ở chỗ cái áo sạch, mà ở chỗ cái áo được mặc trong khi phạm tội, và nếu quần áo đó bị đốt và hủy đi, th́ làm thế nào bạn có thể t́m ra được chúng? Hỏi : Vâng! Làm thế nào bà có thể biết chắc rằng tội đó bị phạm từ bao giờ hoặc “con người trong chiếc áo sạch” đă sống ở kiếp trước? Đáp : Chắc chắn không phải bằng các phương pháp vật chất, cũng không phải bằng cách dựa vào những chứng cớ của những ǵ không c̣n tồn tại nữa. Nhưng có sự việc gọi là bằng chứng do suy diễn, v́ các định luật minh triết của chúng tôi thừa nhận nó, có lẽ c̣n chính xác nhiều hơn là chúng có thể có. Muốn có được bằng chứng vững chắc về sự luân hồi và các tiền kiếp, người ta phải đặt chính ḿnh tương giao với Chân Ngă thường tồn của ḿnh, chứ không phải với trí nhớ phù du của ḿnh. Hỏi : Nhưng làm thế nào người ta có thể tin được những ǵ mà họ không biết, cũng như chưa bao giờ thấy, hay ít nhất tự ḿnh giao tiếp được với nó? Đáp : Nếu có người và là người thông thái nhất, chịu tin vào Trọng lực, Ether, Lực, và những ǵ không thuộc khoa học, các điều trừu tượng và “các giả định thích hợp” (working hypotheses), mà họ sinh khí thể (Prana), cảm dục thể (Kama rupa) và dĩ thái thể (Langa sarira) (xem lại phần trước).
chẳng hề thấy, sờ, ngửi, nghe, nếm – th́ tại sao lại không có những người khác, theo cùng một nguyên tắc như thế, tin vào Chân Ngă thường tồn của con người, một “giả định thích hợp” quan trọng hơn và hợp lư hơn là bất luận giả định nào khác? Hỏi : Rốt lại, cái nguyên khí vĩnh cữu huyền bí này là ǵ? Bà có thể giải thích bản chất của nó để cho mọi người có thể hiểu được chăng? Đáp : Chính Chân Ngă, cái ngă cá biệt và bất tử, phải chịu luân hồi, chứ không phải phàm ngă (personality). Nói tóm lại, hiện thể của Chân Thần nhị thể (Atma Buddhi MONAD), mới được ban thưởng nơi Devachan và chịu trừng phạt trên cơi trần, và, rốt lại chỉ có những ǵ là phản ánh của các Uẩn (Skandhas) hay các thuộc tính (Attributes) của mỗi lần luân hồi mới dính mắc vào chính nó1. Hỏi : Chữ Uẩn mà bà dùng có ư nghĩa ǵ? Đáp : Đơn giản chỉ là những ǵ tôi vừa nói: “các thuộc tính”, trong số đó có kư ức, tất cả đều tàn tạ như đóa hoa, để lại phía sau chúng chỉ một mùi hương yếu ớt. Đây là đoạn khác trích trong “Phật giáo vấn đáp”2 của ông H.S. Olcott có liên quan trực tiếp đến đề này. Đoạn này bàn về vấn đề sau: “Người có tuổi nhớ lại các sự việc của thời thanh xuân, mặc dầu người đó có thay đổi về mặt thể chất và trí tuệ. Vậy th́ tại sao chúng ta trong kiếp hiện tại không 1 Theo Phật giáo có tất cả là năm uẩn hay thuộc tính, đó là: “Sắc uẩn (Rupa, form hay body), các tính chất vật chất; Thọ uẩn (Vedana, sensation); Tưởng uẩn (Sanna, abstract idea); Hành uẩn (Samkhara, tendencies of mind); Thức uẩn (Vinnana, mental powers). Chúng ta được tạo ra bằng các uẩn này; nhờ có chúng, chúng ta mới biết được sự sống (existence); và chúng ta giao tiếp với thế giới chung quanh ta nhờ các uẩn này.” 2 Của ông H.S.Olcott, Hội trưởng và là nhà sáng lập Hội Thông Thiên Học. Mức độ chính xác của giáo lư được chuẩn nhận của Đại Đức H.Sumangala, Vị Thượng Tế (High Priest) của Sripada and Galle và hiệu trưởng (Principal) của Widyodaya Parivena (Trung Học) ở Colombo, vốn tán thành luật lệ chung (Canon) của Giáo Hội Phật Giáo Nam Tông.
 nhớ lại được tiền kiếp? Bởi v́ kư ức được bao gồm trong các uẩn, c̣n các uẩn lại thay đổi theo kiếp sống mới, như vậy kư ức tức là điều ghi nhận được của kiếp sống riêng biệt đó, mới phát triển. Tuy nhiên, điều ghi nhận được (record) hay là h́nh ảnh (reflection) của tất cả mọi tiền kiếp phải tồn tại, v́ thế khi Thái Tử Siddhartha trở thành Phật, th́ tŕnh tự đầy đủ của các tiền kiếp của Ngài đều được Ngài thấy lại… và bất luận người nào đạt đến trạng thái minh triết (Jhana), như vậy đều có thể truy nguyên về quá khứ chuỗi các kiếp sống của ḿnh. Điều này chứng minh cho bạn thấy rằng trong khi các tính chất bất tử của phàm ngă – như là bác ái, đức hạnh, từ tâm v.v… gắn liền với Chân Ngă bất tử, tạm gọi là chụp lên đó một bức h́nh vĩnh cữu của trạng thái thiêng liêng của con người đă qua th́ các Uẩn vật chất của người này (tức là các uẩn đang tạo ra các hậu quả về nghiệp rơ ràng nhất) chóng tàn như tia chớp và không thể tạo ấn tượng lên bộ óc mới của phàm ngă mới ; cho dù không làm được như thế, chúng cũng không hề làm tổn thương được thực tướng (identity) của Chân Ngă luân hồi. Hỏi : Có phải bà muốn đưa đến kết luận rằng những ǵ tồn tại chỉ là kư ức của linh hồn, theo như bà gọi, mà linh hồn hay Chân Ngă chỉ là một và như nhau, trong khi không có ǵ của phàm ngă c̣n lại cả?
 Đáp : Không hẳn hoàn toàn như thế, có một chút ǵ đó của phàm ngă (trừ phàm ngă của một người duy vật tuyệt đối không có ngay cả đến một khe hở trong bản thể của người này để cho một tia sáng tinh thần lọt qua) vẫn phải tồn tại v́ nó để lại dấu vết vĩnh cữu của nó lên trên Chân Ngă thường tồn đang luân hồi hay là Chân Ngă Tinh Thần1. (Xem “Về Tâm Thức sau khi chết và sau khi sinh”). Phàm ngă cùng với các Uẩn của nó luôn luôn thay đổi
1 Tức là Bản Ngă Tâm Linh (Spiritual Self), trái ngược với phàm ngă. Đạo sinh đừng nên lầm lộn Chân Ngă Tâm Linh (Spiritual Ego) này với Thượng Ngă (Higher Self) vốn là Atma, Thượng Đế bên trong chúng ta và bất khả phân ly với Tinh Thần Vũ Trụ (Universal Spirit).
theo mỗi kiếp sống mới. Như đă nói trước, phàm ngă chỉ là vai tṛ mà diễn viên (Chân Ngă thật sự) đóng trong một buổi tối mà thôi. Điều này giải thích tại sao chúng ta không nhớ được ǵ trên cơi hồng trần này đối với những chuyện đă xảy ra ở các tiền kiếp, mặc dù “Chân Ngă” đă sống qua và biết hết các kiếp sống đó. Hỏi : Vậy th́ làm thế nào xảy ra việc Chân–Nhân hay con người Tinh Thần không ghi lại tri thức này vào phàm ngă mới của ḿnh? Đáp : V́ sao mà các cô giúp việc trong một nông trại nghèo nàn lại có thể nói được tiếng Do Thái cổ (Hebrew) và chơi được vĩ cầm trong cơn xuất thần hay trong trạng thái thụy du của các cô gái ấy trong khi ở trạng thái b́nh thường các cô không biết ǵ cả? Bởi v́, mọi nhà tâm lư học chính cống thời cổ, chứ không phải trường phái tâm lư học ngày nay của bạn, sẽ nói với bạn rằng Chân Ngă Tinh Thần có thể hoạt động khi phàm ngă bị tê liệt (không hoạt động). Bản Ngă Tinh Thần (Spiritual “I”) trong con người vốn toàn tri và có đủ mọi tri thức bẩm sinh trong nó; trong khi đó phàm ngă là tạo vật thuộc môi trường của nó và là nô lệ của kư ức hồng trần. Nếu bản ngă tâm linh có thể tự biểu lộ một cách liên tục và không bị ngăn trở, th́ sẽ không c̣n con người trên cơi trần nữa, mà tất cả chúng ta sẽ là thần thánh cả. Hỏi : Vẫn c̣n có các ngoại lệ, đó là một số người có thể nhớ lại tiền kiếp. Đáp : Quả có như thế. Nhưng ai tin vào lời họ? Người theo thuyết duy vật hiện nay thường xem những người nhạy cảm (sensitives) đó như là những kẻ hoang tưởng bị ảo giác, như là kẻ cuồng nhiệt dở hơi, hay là kẻ bịp đời. Tuy nhiên, họ nên đọc các tác phẩm viết về đề tài này, nổi bật nhất là quyển “Luân hồi, một nghiên cứu về chân lư bị bỏ quên” của E.D. Walker, hội viên Hội Thông Thiên Học, để thấy trong đó rất nhiều bằng chứng mà tác giả tài ba này viện dẫn ra để chống đỡ cho vấn đề nan giải này. Khi nghe nói đến linh hồn, th́ một số người vặn hỏi: “Linh hồn là ǵ?” “Bạn có bao giờ chứng minh được sự hiện tồn của linh hồn  chưa?”. Dĩ nhiên thật là vô ích khi tranh luận với những người duy vật này. Nhưng, đối với những người này, tôi xin đặt một câu hỏi: “Bạn có thể nhớ lại những ǵ mà bạn đă làm khi c̣n bé con (baby) hay không? Bạn có c̣n giữ lại một hồi ức nhỏ nhất về cuộc sống, tư tưởng hay các hành vi của bạn hay những ǵ mà bạn đă sống vào lúc được mười tám tháng hoặc hai năm đầu tiên của cuộc đời bạn? Vậy th́, theo cùng một nguyên tắc (trong lư luận – ND), tại sao bạn không phủ nhận rằng bạn đă từng sống như một bé con?”
Ngoài ra chúng tôi xin thêm rằng Chân Ngă luân hồi, tức là Biệt
Ngă (individuality), trong giai đoạn ở Devachan, chỉ giữ lại tinh hoa
của kinh nghiệm của kiếp sống hồng trần vừa qua hay là phàm ngă
vừa qua, toàn thể kinh nghiệm hồng trần được đưa vào một trạng thái
tiềm tàng (in potentia), hay tạm gọi là được chuyển đổi thành định
thức tâm linh (spiritual formulas); khi chúng ta nhớ thêm rằng kỳ hạn
giữa hai lần tái sinh được cho là kéo dài từ mười đến mười lăm thế kỷ,
trong thời gian này hồng trần thức hoàn toàn và tuyệt đối không hoạt
động, v́ không có cơ quan nào để tác động xuyên qua nó, do đó nó
không tồn tại, đó là lư do rơ rệt để giải thích tại sao không có mọi
hồi tưởng trong kư ức thuần túy hồng trần.
Hỏi : Bà vừa nói rằng Chân Ngă Tâm Linh có khả năng toàn tri.
Vậy th́ sự toàn tri được ca ngợi đó nằm ở đâu trong kiếp sống ở
Devachan của Chân Ngă?
Đáp : Trong thời gian đó sự toàn tri ở trạng thái tiềm tàng, bởi v́ trước tiên, chân ngă tâm linh (kết hợp của Buddhi – Manas) không phải là Thượng Ngă (higher Self), chỉ một ḿnh thượng ngă, vốn là một với Linh Hồn Vũ Trụ hay là Toàn Linh Trí mới có khả năng toàn tri; và thứ hai, v́ Devachan là sự nối tiếp được lư tưởng hóa của sự sống hồng trần vừa bị bỏ lại đằng sau, một giai đoạn điều chỉnh có tính cách đền bù và là mọt sự tưởng thưởng cho các sai lầm và đau khổ không đáng phải chịu đă xảy ra trong kiếp sống đặc thù đó. Ở Devachan, Chân Ngă Tinh Thần chỉ toàn tri một cách tiềm tàng, chỉ có ở Nhất Bàn nó mới thật sự toàn tri, khi mà Chân Ngă tan ḥa vào Toàn Linh Trí (universal Mind – Soul). Tuy nhiên nó lại trở nên hầu như toàn tri trong thời gian ở trên cơi trần khi một vài t́nh huống bất thường và các thay đổi về sinh lư trong cơ thể làm cho Chân Ngă thoát khỏi các hạn chế của vật chất. Như vậy các thí dụ được nêu ra ở trên về trường hợp những người thụy du (miên du), một người giúp việc nghèo khổ biết nói tiếng Hebrew, và một người nữa chơi vĩ cầm, mang lại cho bạn một minh họa về trường hợp đang nói. Điều này không có nghĩa là các giải thích đối với hai sự kiện mà khoa học đưa ra cho chúng ta không có sự thật nào trong đó, v́ một cô gái, nhiều năm trước đă nghe chủ của cô, một mục sư, đọc to tên các sách bằng tiếng Hebrew, c̣n cô gái kia đă từng nghe một nghệ nhân kéo vĩ cầm ở nông trại của họ. Nhưng không người nào có thể làm như thế một cách hoàn hảo được nếu họ không được làm cho linh hoạt bởi Cái Đó (THAT) vốn toàn tri, do bản chất của nó giống như Toàn Linh Trí. Ở trường hợp này nguyên khí cao đă tác động lên các uẩn và thúc đẩy chúng; ở trường hợp kia, phàm ngă bị tê liệt, nên Chân Ngă tự biểu lộ. Xin đừng lẫn lộn hai trường hợp này.
Chân ngă và phàm ngă 1
1

Ngay như trong quyển “Phật Giáo Vấn Đáp”, do chỗ muốn cho triết lư Nội Môn được hợp lư, Đại Tá Olcott cảm thấy ḿnh bị bắt buộc phải chỉnh lại các sai lầm của các nhà Đông Phương Học thuở trước (họ không phân biệt như thế) và đưa ra cho độc giả các lư lẽ của ông về việc đó. Ông nói: “ các lần xuất hiện kế tiếp trên cơi trần hay “truyền vào đời sau” các thành phần gắn bó do ư chí muốn sống (the tanhaically coherent parts) (các uẩn, Skandhas) của một thực thể nào đó, là sự nối tiếp của các phàm ngă. Mỗi lần ra đời, phàm ngă này khác với phàm ngă của lần trước hay lần kế trước đó nữa. Karme, Vị cứu tinh (Deus Ex Machina), bấy giờ tự hóa trang (hay là chúng ta nên nói phản ánh?) dưới phàm ngă của một nhà hiền triết, lần nữa dưới h́nh thức một người thợ, và cứ thế mà đi suốt chuỗi các lần tái sinh. Nhưng dầu cho các phàm ngă bao giờ cũng thay đổi, đường hướng duy nhất của sự sống mà các phàm ngă được đính vào giống như các hạt chuỗi, vẫn kéo dài không gián đoạn; nó măi theo các đường

  Hỏi : Chân ngă với Phàm Ngă khác nhau như thế nào? Thú thật là tôi vẫn c̣n mù mờ về việc đó. Đáp : Tôi xin cố gắng, nhưng hỡi ôi, với một số người việc đó c̣n khó hơn là làm cho họ cảm thấy tôn trọng đối với các điều không thể biết được lúc c̣n ấu trĩ chỉ v́ các điều này thuộc về chính thống, và bởi v́ chính thống th́ đáng tôn trọng. Muốn hiểu rơ vấn đề, trước tiên bạn phải nghiên cứu các nhóm “nguyên khí” kép: nguyên khí tinh thần, hay các nguyên khí thuộc về Chân Ngă bất
hướng đặc biệt đó, không bao giờ theo hướng khác. Do đó, chính cá nhân này, một làn sóng sinh động cá biệt, vốn đă bắt đầu ở Niết Bàn, hay là phía nội tâm của thiên nhiên, giống như sóng ánh sáng hoặc sóng nhiệt xuyên qua chất dĩ thái (aether) đă bắt đầu ở cội nguồn năng động của nó vậy; cơn sóng này đang lao nhanh qua phía hướng ra ngoài của thiên nhiên dưới xung lực của Nghiệp Quả và chiều hướng sáng tạo của Tanha (ước muốn không được thỏa măn đối với sự sống); và xuyên qua nhiều thay đổi theo chu kỳ, đưa trở lại Niết Bàn. Ông Rhys – Davids gọi những ǵ đang đi qua từ phàm ngă này đến phàm ngă khác theo chuỗi cá nhân là đặc điểm” (character) hay “cách hành động” (“doing”). V́ “đặc điểm” không phải chỉ là một trừu xuất siêu h́nh, mà là tổng số các tính chất trí tuệ và các khuynh hướng đạo đức của một người, phải chăng điều đó không giúp xua đuổi được những ǵ mà ông Rhys   Davids gọi là "mưu mẹo liều lĩnh của một bí pháp" (Phật giáo, trang 101) nếu chúng ta xem cơn sóng của cuộc đời (life undulation) như là biệt ngă, và mỗi loạt biểu lộ vào lúc sinh của nó như một phàm ngă riêng biệt? Theo phương diện Phật giáo, tôi sẽ nói rằng, cá nhân hoàn hảo là một vị Phật; v́ Phật chỉ là đóa hoa hiếm có của nhân loại, mà không có chút pha trộn siêu nhiên tối thiểu nào. Và v́ cần phải có vô số thế hệ (theo "Truyện Đản Sinh của Phật" của Fausboll và Rhys   Davids, đó là "bốn a tăng kỳ (asankheyyas) và một trăm ngàn chu kỳ", trang 13) để cho một người phát triển thành một vị Phật và ư chí sắt thép (iron will) để trở nên hợp nhất trong suốt tất cả các lần tái sinh kế tiếp, chúng ta sẽ gọi ư chí và kiên tŕ như thế là ǵ? Có phải tính chất không? Cá tính của một người: một cá tính chỉ biểu lộ một phần trong bất cứ lần tái sinh nào, nhưng được xây nên bằng các mảnh nhỏ từ tất cả các kiếp sống chăng?" (Phật Giáo Vấn Đáp. Phụ lục A.137).
hoại, và nguyên khí vật chất, hay các nguyên khí tạo thành các thể luôn luôn thay đổi hay là loạt các phàm ngă đó. Chúng ta hăy xác định các tên gọi vĩnh viễn cho các nguyên khí này:

1. Atma, hay “Thượng Ngă” (“Higher Self”), không phải là tinh thần của bạn, cũng không phải là tinh thần của tôi, mà giống như ánh mặt trời tỏa chiếu lên vạn vật. Đó là “bản nguyên thiêng liêng” (“divine principle”) tỏa rộng ra khắp vũ trụ và không thể tách khỏi Siêu – Tinh Thần (Meta – Spirit) tuyệt đối và duy nhất, giống như tia sáng mặt trời (sunbeam) không thể ĺa khỏi ánh sáng mặt trời (sunlight).

2. Buddhi (hồn tinh thần) chỉ là hiện thể của Atma. Không phải riêng mỗi cái, mà cũng không phải cả hai, nói chung, tất cả đều không đem lại công dụng ǵ cho xác thân con người nhiều hơn là ánh sáng mặt trời và tia sáng của nó đối với một khối đá hoa cương bị chôn trong đất, trừ phi nhị thể thiêng liêng (divine Dual) này được đồng hóa bằng tâm thức nào đó và được phản chiếu trong tâm thức ấy. Cả Atma lẫn Buddhi đều không bao giờ vướng vào nghiệp quả, bởi v́ Atma là trạng thái cao nhất của Karma, kẻ thừa hành hoạt động của chính nó ở một khía cạnh nào đó, c̣n Buddhi th́ không có ư thức trên cơi đời này. Tâm thức hay trí tuệ này là

3. Manas1, dẫn xuất hay kết quả dưới h́nh thức được phản chiếu của Ahamkara, “ư niệm về Bản Ngă” (“conception of I”)

1 Mahat hay là "Toàn Linh Trí" (Universal Mind, Thiên Trí) là cội nguồn của Manas. Manas là Mahat, nghĩa là thể trí (mind) trong con người. Manas cũng c̣n được gọi là Kshetrajna, "Tinh thần nhập thể" ("embodied spirit"), bởi v́, theo triết học của chúng tôi, nó là Manasa   putra, tức là "Các Phân Thân (Sons) của Thiên Trí", Đấng tạo ra hay đúng hơn sinh ra (produced) con người biết suy tư, "manu", bằng cách lâm phàm trong nhân loại thuộc Giống Dân Thứ ba trong cuộc Tuần hoàn của chúng ta. Do đó, chính Manas, vốn là Chân Ngă Tâm Linh thường tồn và thực sự chịu luân hồi,
 hay là Ngă Tính (Ego–ship). Do đó, khi Manas kết hợp chặt chẽ với hai nguyên khí đầu, nó được gọi là Chân Ngă Tâm Linh và Taijasi (quang huy, radiant). Đây là Biệt Ngă đích thực, hay là con người thiêng liêng. Chính chân ngă này – lâm phàm từ lúc đầu dưới h́nh thức con người không có giác quan được làm sinh động bằng, nhưng không hề biết (v́ nó không có tâm thức), sự hiện hữu trong chính nó của chân thần nhị thể -được tạo ra bằng h́nh hài giống con người đó, một chân nhân. Chính Chân ngă đó, tức “Linh hồn Thể” đó (“Causal Body”), đang ứng linh (overshadows) mỗi phàm ngă mà nghiệp quả bắt buộc nó phải lâm phàm vào; đồng thời Chân ngă này chịu trách nhiệm cho  mọi tội lỗi mà mỗi thể xác hay phàm ngă mới phạm phải – các mặt nạ phù du này che giấu chân nhân qua chuỗi tái sinh dài. Hỏi : Nhưng điều này có công bằng không? Tại sao Chân Ngă này nhận chịu h́nh phạt v́ kết quả của các hành vi mà nó đă quên đi? Đáp : Chân Ngă không quên đâu; nó biết và nhớ hết các sai lầm của nó cũng như là bạn nhớ những ǵ bạn đă làm ngày hôm qua. Phải chăng v́ kư ức của cái uẩn (bundle) đó, gồm các kết hợp hồng trần gọi là “thể xác”, không nhớ lại những ǵ mà kẻ tiền nhiệm của nó (phàm ngă trước kia) đă làm, mà bạn tưởng rằng Chân Ngă đă quên hết hay sao? Cũng là điều bất công khi nói rằng đôi giày mới ở trên chân một đứa trẻ (bị đánh v́ tội trộm táo) cũng sẽ bị trừng phạt về những ǵ mà đôi giày đó không hề biết đến. Hỏi : Nhưng giữa ư thức tinh thần với ư thức con người tức kư ức, không có cách liên lạc nào hay sao? Đáp : Dĩ nhiên là có; nhưng các nhà tâm lư học ngày nay của bạn không bao giờ biết được những cách đó. Trực giác, “tiếng nói của lương tâm”, các linh cảm (premonitions), các huyền niệm mơ hồ không được xác định v.v… và v.v…, được bạn qui cho là cái ǵ, nếu không phải là qui cho các liên giao như thế? Phải chi đa số những c̣n vô số các phàm ngă khác nhau của chúng ta chỉ là các mặt nạ bên ngoài của nó.
người có học thức, hay ít nhất là có được các tri thức tâm linh tinh vi như của ông Coleridge, người tỏ ra có trực giác biết bao trong một số bài b́nh luận của ông. Hăy nghe những ǵ ông nói liên quan tới sự khả hữu sau: “Mọi tư tưởng đều bất diệt trong chính chúng”. “Nếu khả năng trí tuệ (“các hồi phục” bất ngờ của kư ức) nên được làm cho dễ hiểu hơn, th́ chỉ cần một cơ cấu thích hợp và khác đi, một thể siêu phàm thay v́ là thể hồng trần, để mang lại trước mỗi linh hồn con người cái kinh nghiệm tổng hợp của trọn kiếp sống đă qua (đúng hơn là các kiếp sống)”. Và thể siêu phàm này chính là Chân Ngă trí tuệ (Manasic Ego) của ta.
Về sự thưởng phạt của chân ngă
Hỏi : Tôi có nghe bà nói rằng dù cho kiếp sống của con người mà Chân Ngă lâm phàm vào trên cơi đời trần có thể ra sao đi nữa th́ Chân Ngă cũng không bao giờ bị bắt chịu h́nh phạt sau khi chết. Đáp : Không bao giờ, ngoại trừ trong các trường hợp ngoại lệ và rất hiếm có mà chúng tôi sẽ không nói đến ở đây v́ bản chất của “sự trừng phạt” này không giống chút nào với sự trừng phạt ở địa ngục theo quan niệm thần học của bạn.
106 Hỏi : Nhưng nếu Chân Ngă đó bị trừng phạt trong kiếp sống này v́ các hành vi sai trái đă phạm trong một kiếp trước, th́ chính Chân Ngă này cũng phải được tưởng thưởng, hoặc là ở cơi trần, hoặc là khi đă thoát xác. Đáp : Chính thế. Sở dĩ chúng tôi không thừa nhận bất cứ h́nh phạt nào ở ngoài cơi trần này, đó là v́ trạng thái duy nhất mà Chân Ngă tinh thần biết đến kể từ sau khi chết, là trạng thái phúc lạc hoàn toàn. Hỏi : Bà muốn nói đến điều ǵ? Đáp : Đơn giản là thế này: các tội nặng lẫn nhẹ khi phạm phải trên một cơi biểu lộ ra ngoại tại và trong một thế giới vật chất, không thể nhận chịu h́nh phạt trong một thế giới thuần túy nội tâm (world of pure subjectivity). Chúng tôi không tin địa ngục hay thiên đàng dưới h́nh thức là các vị trí (localities); không tin lửa địa  ngục thực sự hiện hữu (objective hell–fires) và các loài sâu bọ (worms) không bao giờ chết, cũng như không tin có thành Jerusalems nào có đường phố lót bằng bích ngọc (saphires) và kim cương. Những ǵ mà chúng tôi tin vào là một trạng thái hậu tử hay trạng thái thần trí (mental condition) giống như chúng ta đang ở trong cơn mơ linh hoạt. Chúng tôi tin vào một định luật bất di dịch với T́nh Thương, Công Lư và Nhân Từ tuyệt đối. Và v́ tin vào định luật đó, chúng tôi nói rằng: “Dù cho tội lỗi và các hậu quả tệ hại của việc vi phạm nghiệp quả lúc ban đầu của các Chân Ngă luân hồi hiện tại1, không một người nào (tức là h́nh hài vật chất bên ngoài và theo định kỳ của thực thể tâm linh) có thể bị qui trách nhiệm v́ các hậu quả của sự ra đời của ḿnh, với bất cứ mức độ công bằng nào. Con người không đ̣i hỏi được sinh ra, cũng không thể lựa chọn các bậc cha mẹ sẽ mang lại cho y sự sống. Về mọi phương diện, con người là nạn nhân đối với hoàn cảnh của ḿnh, là đứa trẻ trước những hoàn cảnh mà nó không có cách nào
 Chính là dựa vào sự vi phạm này mà người ta đă dựng lên giáo điều độc ác và phi lư, đó là các Thiên Thần Sa Đọa. Trong Giáo Lư Bí Nhiệm q.II có giải thích việc này. Tất cả các "Chân Ngă" của chúng ta đều là các thực thể biết suy tư và lư luận (Manasa   putras), tất cả đều đă sống, dù là dưới h́nh hài con người hoặc các h́nh hài khác, trong các chu kỳ sinh hoạt trước đây (Manvantara) và có nghiệp quả là phải lâm phàm trong con người thuộc chu kỳ này. Trong các bí pháp có dạy rằng sự tŕ hoăn này là để phù hợp với luật nghiệp quả (hay là "từ chối sáng tạo" theo cách nói của Ấn Giáo về các vị Kumaras và theo truyền thuyết của Cơ Đốc Giáo về Tổng Thiên Thần Michael), nghĩa là không lâm phàm đúng lúc, các thể được dành trước cho họ trở nên nhiễm trược (xem câu kinh VIII và IX trong "Đoăn Thi Thiền Kinh", Giáo Lư Bí Nhiệm q.II, tr.19 và 20), đó là tội nguyên thủy của các h́nh hài không giác quan và h́nh phạt của các Chân Ngă. Những ǵ được ám chỉ khi nói về các thiên thần nổi loạn bị ném vào địa ngục được giải thích một cách đơn giản là các tinh thần thuần khiết hay các Chân Ngă bị giam nhốt trong các thể bằng vật chất không tinh khiết, tức là nhục thân (flesh).
kiểm soát; và nếu mỗi trường hợp vi phạm của y được truy cứu một cách không thiên vị, người ta sẽ t́m thấy hết chín trong số mười trường hợp lúc đó y là kẻ chống lại tội lỗi hơn là kẻ tội lỗi. Trong hoàn cảnh thuận lợi nhất, sự sống vẫn là một cuộc chơi vô tâm, một biển đầy dông băo phải vượt qua và một gánh nặng thường quá khó mang nổi. Các triết gia vĩ đại nhất đă cố gắng một cách vô ích để thăm ḍ và t́m ra lư do tồn tại (raison d’être) của nó và tất cả đều thất bại, ngoại trừ những người có được ch́a khóa để mở nó, đó là các bậc hiền triết Đông Phương. Như: Shakespear mô tả sự sống:
“… chỉ là cái bóng biết đi – một diễn viên khốn khổ, đi khệnh khạng và gây sóng gió vào giờ diễn trên sân khấu, và rồi không c̣n được nghe thấy nữa. Đó là một câu chuyện do một chàng ngốc kể lại, đầy âm thanh và cuồng nộ, không chứa đựng một ư nghĩa ǵ cả …”
Không có ǵ cả trong các phần riêng rẽ của nó, tuy nhiên có một tầm quan trọng rất lớn trong toàn thể hay loạt các kiếp sống của nó. Với bất luận giá nào, hầu hết mọi kiếp sống cá biệt, với sự
  phát triển đầy đủ của nó, đều là một phiền năo. Và chúng ta có chịu tin rằng con người khốn khổ, bơ vơ, sau khi bị đẩy trôi giạt đó đây giống như khúc gỗ mục trên các cơn sóng to cuồng nộ của kiếp sống, con người đó, nếu tỏ ra quá yếu ớt không chống lại được các cơn sóng đó th́ phải bị trừng phạt bằng một sự đọa đày vô tận, hay ngay cả một sự trừng phạt tạm thời hay chăng? Không bao giờ! Dù cho một kẻ phạm tội nặng hay vừa phải, tốt hay xấu, có tội hay vô tội, một khi thoát được gánh nặng của cuộc sống hồng trần, th́ Con Người (Manu, “thinking Ego”) mệt mỏi và kiệt sức đó có quyền có được một thời kỳ nghỉ ngơi và phúc lạc tuyệt đối. Cùng một định luật không sai lầm và minh triết đó, đúng hơn là định luật đầy từ bi, vốn bắt Chân Ngă lâm phàm phải chịu sự trừng phạt của nghiệp quả đối với mọi tội lỗi đă mắc phải trong kiếp trước trên cơi trần, th́ giờ đây định luật này lại cung cấp cho thực thể thoát xác một cơ hội nghỉ ngơi lâu dài cho tinh thần, nghĩa là t́nh trạng quên đi hoàn toàn mọi biến cố đau buồn, trong mọi trường hợp, đến cả tư tưởng khổ đau nhỏ nhất, xảy ra trong kiếp sống vừa qua của nó với tư cách một phàm ngă, để lại trong kư ức của linh hồn chỉ có huyền niệm về những ǵ chí phúc hay đưa đến hạnh phúc mà thôi. Khi nói rằng thân thể chúng ta đích thực là con sông Lethe, v́ "các linh hồn nhúng ḿnh vào đó sẽ quên hết mọi chuyện", Plotinus ám chỉ đến nhiều điều hơn những ǵ ông nói. V́ nếu thể hồng trần của chúng ta giống như con sông Lethe, th́ thể siêu trần (celestial body) của chúng ta ở Devachan cũng thế, và c̣n hơn thế nữa. Hỏi : Vậy th́ tôi phải hiểu rằng kẻ sát nhân, tức kẻ vi phạm thiên luật và nhân luật dưới mọi h́nh thức đều thoát khỏi sự trừng phạt ra sao? Đáp : Ai nói thế bao giờ? Triết học của chúng tôi có một triết lư về sự trừng phạt cũng nghiêm khắc như triết lư của phái Calvin, chỉ duy hợp với triết học hơn và theo đúng với sự công bằng tuyệt đối. Không một hành động, ngay cả không một ư tưởng tội lỗi nào mà không bị trừng phạt; thậm chí ư tưởng c̣n nghiêm trọng hơn cả hành động nữa, v́ tư tưởng mạnh hơn là hành động nhiều mới tạo ra các hậu quả tệ hại được1. Chúng tôi tin vào Định luật Báo Phục không sai lầm, gọi là Karma, luật này tự tác động theo một chuỗi nguyên nhân tự nhiên và các kết quả không thể tránh khỏi của các nguyên nhân đó. Hỏi : Định luật này tác động ra sao và ở đâu? Đáp : Trong Phúc Âm (Gospel) có các lời dạy minh triết: mỗi người thợ đều xứng đáng với số tiền thuê; c̣n trong Minh Triết Của Các Thời Đại có nói: mọi hành động, dù tốt hay xấu, đều là một cha mẹ đa sinh (prolific parent). Đặt hai câu này chung lại nhau, bạn sẽ thấy được câu trả lời "tại sao". Sau khi để cho linh hồn thoát khỏi các cơn đau của cuộc sống cá nhân, một sự bù trừ đầy đủ, gấp trăm lần, tức Karma, cùng với đạo binh ngũ uẩn của nó, đang chờ ở ngưỡng cửa của Devachan, nơi mà từ đó Chân Ngă tái xuất hiện để nhận lại một cuộc luân hồi mới. Chính vào lúc này mà số mệnh tương lai của chân ngă hiện đang nghỉ ngơi, lại cảm thấy lo sợ theo các mức độ của luật Báo phục công minh, v́ lúc bấy giờ Chân Ngă, một lần nữa, trở lại chịu sự chế ngự của luật Nghiệp Quả linh hoạt. Chính trong lần tái sinh được chuẩn bị cho Chân Ngă này, một sự tái sinh có chọn lựa và được chuẩn bị bởi định luật huyền bí, không thể lay chuyển, không thể sai lầm này (nhưng ở trong các phán quyết công bằng và minh triết của nó) mà các tội lỗi thuộc kiếp sống trước của Chân Ngă bị trừng phạt. Không có địa ngục tưởng tượng nào chứa đầy lửa giả tạo với quỷ sứ có đuôi, có sừng lố bịch để cho chân ngă bị ném vào đó cả, mà thực ra Chân Ngă chỉ bị ném lên cơi trần này, cơi và nơi chốn gây tội lỗi của nó, nơi mà nó phải chuộc lại lỗi lầm đối với mỗi tư tưởng và hành động xấu xa. V́ Chân Ngă đă gieo trồng, cho nên nó sẽ gặt hái. Luật luân hồi sẽ gom lại chung quanh nó tất cả các Chân ngă khác đă chịu khổ đau, dù trực tiếp hay gián tiếp, bằng phương tiện hay thậm chí thông qua một công cụ không được hay biết, là phàm ngă vừa qua. Quả báo sẽ đưa đẩy chúng trên con đường của con người mới, che giấu con người cũ, tức là Chân Ngă vĩnh cửu, và … Hỏi : Nhưng đâu là sự công bằng mà bà vừa nói, v́ các “phàm ngă” mới này đâu có biết là đă phạm tội hay đă gây ra tội? Đáp : Khi người chủ chiếc áo bị đánh cắp nhận ra được vật sở hữu của ḿnh, người này liền giật chiếc áo thành nhiều mảnh ra khỏi lưng kẻ trộm áo, phải chăng làm như thế được xem là cách hành xử chính đáng? “Phàm ngă” mới không khác ǵ một bộ y phục mới có các đặc điểm riêng biệt của nó như màu sắc, h́nh dạng và tính chất; nhưng con người thực sự đang mặc bộ đồ đó cũng là kẻ phạm tội xưa kia. Chính Chân Ngă chịu đau khổ xuyên qua “phàm ngă” của nó. Và chính điều này, và chỉ một ḿnh điều này thôi mới có  thể giải thích cho cái bất công ghê gớm, dù chỉ ở bề ngoài, trong việc phân chia số mệnh trong đời người. Bao giờ mà các triết gia ngày nay của bạn thành công trong việc chứng minh cho chúng tôi bằng một lư lẽ vững chắc, tại sao rất nhiều người bề ngoài vô tội và tốt lành, lại được sinh ra chỉ để chịu khổ đau trong suốt cuộc đời; tại sao rất nhiều người bị sinh ra trong cảnh bần cùng cho đến lúc chết đói trong các khu ổ chuột ở các thành phố lớn, bị số phận và người đời bỏ rơi; tại sao người này ra đời trong cảnh nghèo khó, người khác lại chào đời với ánh sáng trong cung điện; trong khi có cuộc sống cao quư và may mắn dường như thường được dành cho những kẻ rất xấu xa và chỉ họa hoằn lắm mới dành cho người xứng đáng; trong khi có những người ăn xin mà bản ngă nội tâm của họ lại ngang hàng với những người thượng lưu và cao quí nhất. Khi nào các triết gia hoặc các nhà thần học của bạn giải thích một cách thỏa đáng điều này và nhiều điều khác nữa, th́ chỉ bấy giờ, bạn mới có quyền bài bác thuyết luân hồi. Các thi sĩ cao siêu và vĩ đại nhất cũng có được nhận thức mơ hồ về chân lư vô thượng này (this truth of truths). Shelley th́ đă tin thuyết này. Shakespeare hẳn phải suy tư về thuyết này khi ông viết về sự vô giá trị của Kiếp Phù Sinh (Birth) bằng các câu thơ sau đây:
“Tại sao sự ra đời của tôi lại làm giăm tinh thần hướng thượng của tôi?
Có phải mọi tạo vật đều không lệ thuộc vào thời gian?
Ngày nay có hàng đoàn người ăn xin trên cơi trần, Lúc ban sơ họ đă xuất thân từ vua chúa,
Và biết bao người địa vị cao sang hiện giờ có tổ tiên là kẻ bần cùng vào thời của họ ……”
Hăy đổi từ ngữ “tổ tiên” (“fathers”) thành “Egos” rồi bạn sẽ hiểu được sự thật.


TIẾT IX
KAMA   LOKA VÀ DEVACHAN          
Số phận của các nguyên khí thấp
Hỏi : Bà vừa nói đến Kama   Loka, đó là ǵ vậy? Đáp : Khi con người chết đi, ba nguyên khí thấp rời bỏ y vĩnh viễn; đó là nhục thân, sự sống và hiện thể của sự sống, tức thể dĩ thái của người sống. Và kế đó bốn nguyên khí kia   nguyên khí giữa, tức sinh hồn (animal soul) hay Kama rupa, cùng với những ǵ mà nguyên khí này đă đồng hoá được từ hạ trí (lover Manas) và Tam Thượng Thể, tất cả đều trải qua Kama Loka. Kama Loka là một vị trí ở cơi cảm dục, tức u minh địa (limbus) của thần học theo triết học kinh viện (scholastic theology)*, tức Âm Phủ (Hades) của cổ nhân, và, nói đúng ra, đó là một vị trí chỉ theo nghĩa tương đối. Nó không có diện tích rơ ràng, cũng không có ranh giới, mà chỉ tồn tại trong (within) không gian nội tâm (subjective space); nghĩa là vượt ra ngoài các nhận thức bằng giác quan của chúng ta. Nó vẫn tồn tại và chính ở đó mà các dĩ thái h́nh (astral eidolons) của mọi thực thể đă sinh hoạt, kể cả loài vật, chờ đợi cái chết thứ hai. Đối với loài vật, cái chết thứ hai này xảy đến theo sự phân ră và hoàn toàn tàn phai của các cấu tử dĩ thái của chúng đến cái cuối cùng. Đối với dĩ thái h́nh con người, cái chết này bắt đầu khi Tam Thượng Thể Atma   Buddhi   Manas được cho là "tự tách rời" ra khỏi các nguyên khí thấp của nó, hay là phản ảnh của phàm ngă cũ, bằng cách đi vào trạng thái Devachan.
Hỏi : Và sau đó, chuyện ǵ xảy ra? Đáp : Lúc bấy giờ v́ mất đi nguyên khí suy tư làm linh hoạt nó, tức là Thượng Trí, con ma cảm dục và trạng thái thấp của Thượng Trí, tức trí khôn động vật (animal intelligence), không c̣n nhận được ánh sáng từ Thượng Trí và cũng không c̣n bộ óc hồng trần để hoạt động qua đó nữa, nên tự tiêu đi. Hỏi : Bằng cách nào? Đáp : Nó rơi vào trạng thái của một con ếch khi bị nhà giải phẫu sinh thể lấy đi một vài phần của bộ óc nó. Nó không c̣n biết cảm nghĩ ǵ nữa, ngay cả trên b́nh diện thấp kém nhất của con vật. Từ đây về sau thậm chí nó không c̣n là hạ trí nữa, v́ "hạ trí" này không là ǵ cả nếu không có "thượng trí". Hỏi : Có phải chúng ta thấy cái phi thực thể (nonentity) này hiện h́nh ra trong các buổi cầu đồng không?
  Đáp : Chính là phi thực thể này. Tuy nhiên, đó là phi thực thể đích thực chỉ là đối với các năng lực lư luận hoặc suy nghĩ chính chắn mà thôi, ngoài ra nó vẫn là một thực thể tuy tinh anh và uyển chuyển, như chúng ta thấy trong một vài trường hợp, khi bị thu hút bằng từ điển và một cách không cố ư, về phía đồng tử, nó được làm cho sống lại trong một thời gian và sống trong người đồng này bằng sự ủy quyền (by proxy); tạm gọi thế. "Âm ma" ("spook") này hay là Kama   rupa có thể được so sánh với con sứa. Sứa có một lớp ngoài sền sệt trong suốt chừng nào mà nó c̣n ở trong chính chất riêng của nó, tức là nước (c̣n với âm ma là hào quang riêng của người đồng), ngay lúc ra khỏi nước con sứa tan ra trong bàn tay hoặc trên cát, nhất là dưới ánh nắng. Trong hào quang của người đồng, âm ma có một cuộc sống gởi, nó lư luận, nói năng hoặc là qua bộ óc của đồng tử, hoặc là bộ óc của những người khác đang có mặt nơi đó. Nhưng điều này đưa chúng ta đi quá xa và vào lănh vực của người khác mà chúng tôi không muốn dẫm lên. Chúng ta hăy trở lại vấn đề luân hồi. Hỏi : Chân Ngă luân hồi ở trong trạng thái Devachan bao lâu?
Đáp : Chúng tôi được dạy, điều này tùy thuộc vào tŕnh độ tâm linh và công trạng hay khuyết điểm của lần luân hồi vừa qua. Thời gian trung b́nh là từ mười đến mười lăm thế kỷ như tôi đă nói. Hỏi : Nhưng tại sao Chân Ngă này không thể hiện ra và giao tiếp với con người theo như các nhà Giáng ma học nói? Có ǵ ngăn cản không để cho một bà mẹ liên lạc với đứa con sau khi bà ĺa trần, không để cho chồng liên lạc với vợ v.v…? Tôi thú thật đây là một niềm tin có tính cách an ủi rất nhiều; tôi cũng không ngạc nhiên khi thấy người nào tin như vậy cũng không thích từ bỏ đức tin đó. Đáp : Họ không bị bắt buộc từ bỏ việc tin tưởng đó, trừ phi họ t́nh cờ thích chân lư hơn ảo tưởng, dù là "có tính cách an ủi" ("consoling"). Có thể các nhà giáng ma học không ưa lư thuyết của chúng tôi, tuy nhiên, không có ǵ mà chúng tôi tin tưởng và giảng dạy lại ích kỷ và độc ác bằng một nửa những ǵ mà họ thuyết giảng. Hỏi : Tôi không hiểu được ư bà. Cái ǵ mà ích kỷ? Đáp : Đó là triết lư của họ về sự trở lại của Vong Hồn, tức "con người" thực sự theo cách nói của họ, và tôi sẽ giải thích cho bạn biết tại sao. Nếu Devachan   nếu thích th́ bạn cứ gọi là "thiên đàng" ("paradise"), "một chỗ chí phúc và an vui hết mực", nếu quả có một chỗ (hay gọi là trạng thái, state) như thế th́ luận lư học cho chúng ta biết rằng không có một phiền năo nào hay ngay cả một chút đau khổ cũng không có nơi đó. "Thượng Đế sẽ lau khô nước mắt" của những ai ở Thiên Đàng, chúng ta đọc thấy như thế trong
 các sách hứa. Và nếu "vong hồn của người chết" được phép quay trở lại và thấy tất cả những ǵ đang diễn ra trên cơi trần, nhất là trong gia đ́nh họ, th́ lúc đó họ c̣n thấy lạc phúc nữa hay không?
Tại sao các nhà minh triết thiêng liêng không tin sự trở lại của "vong hồn" thuần khiết.
Hỏi : Bà muốn ám chỉ điều ǵ? Tại sao việc này có can dự đến phúc lạc của những người ở thiên đàng?
 
Đáp : Hăy lấy một thí dụ đơn giản này. Một bà mẹ qua đời, bỏ lại đàn con nhỏ dại bơ vơ   những trẻ mồ côi mà bà rất mực yêu thương   có thể cũng c̣n một người chồng thân yêu nữa. Chúng tôi nói rằng "Linh Hồn" hay Chân Ngă của bà   biệt ngă đó giờ đây, trong suốt thời gian ở Devachan, thấm nhuần các t́nh cảm cao thượng nhất được phàm ngă vừa quá cố giữ lại, đó là t́nh thương con, ḷng thương xót đối với kẻ đau khổ, v.v…   chúng tôi nói rằng giờ đây cái ngă đó hoàn toàn tách khỏi "thung lũng nước mắt", cái phúc lạc tương lai của linh hồn cũng nằm trong cái may là không biết đến tất cả mọi bất hạnh mà linh hồn đă bỏ lại ở sau. Trái lại, các nhà giáng ma học nói rằng linh hồn biết đến các bất hạnh đó một cách rơ rệt và c̣n nhiều hơn là trước kia nữa, v́ theo họ, "vong hồn thấy biết c̣n nhiều hơn là lúc con người c̣n ở trong nhục thân". Chúng tôi cho rằng phúc lạc của người vào Devachan bao gồm việc hoàn toàn tin chắc rằng linh hồn không bao giờ rời khỏi cơi trần và rằng không có sự chết ǵ cả; rằng ư thức tâm linh sau khi chết của bà mẹ tạo nên cho bà cái cảm giác rằng bà c̣n sống, được các con của bà và những người mà bà yêu thương đang ở chung quanh; không có một lỗ hổng, không một khoen nối nào sẽ bị thiếu mất khiến cho trạng thái thoát xác của bà trở nên hạnh phúc tuyệt đối và hoàn hảo nhất. Các nhà Giáng ma học thẳng thừng phủ nhận điều này. Theo giáo điều của họ, th́ con người thật là bất hạnh v́ ngay cả lúc chết đi cũng không thoát khỏi phiền năo của cuộc đời này. Đôi môi y sẽ không thoát được một giọt khổ đau nào của cái tách sự sống (life cup); và dù muốn dù không, v́ y đă nh́n thấy mọi sự, giờ đây y sẽ sống cạn đến lớp cặn đắng cay của nó. Thế là bà vợ thương chồng, trong lúc c̣n sống sẵn sàng cứu chồng ra khỏi hoạn nạn bằng cái giá của máu con tim, giờ đây bắt buộc phải thấy hoàn toàn vô phương giúp đỡ trước nỗi thất vọng của chồng, đồng thời ghi nhận những giọt lệ nóng mà chồng bà khóc v́ mất bà. Tệ hơn nữa là bà có thể thấy những giọt lệ khô quá sớm và một gương mặt thương yêu khác chiếu rạng lên chồng bà, người cha của lũ con bà; bà thấy người đàn bà khác thế chỗ của bà trong t́nh thương của chồng bà; bà bị bắt buộc nghe các đứa con côi của bà dành cái tên gọi thiêng liêng "mẹ" cho một kẻ lănh đạm không màng tới chúng và thấy bầy con nhỏ dại này bị bỏ bê, nếu may ra không bị ngược đăi. Theo giáo điều này th́ việc "lướt nhẹ vào sự sống bất tử" mà không có bất cứ sự chuyển tiếp nào, lại trở thành cách đi vào con đường đau khổ tinh  thần mới! C̣n nữa, các cột của báo "Banner of light", tờ báo kỳ cựu của các nhà giáng ma học Mỹ, tràn ngập những lời nhắn nhủ người chết, "những kẻ quá cố thân thương", tất cả đều viết để bày tỏ việc họ vô cùng hạnh phúc biết là bao! Thử hỏi một t́nh trạng hiểu biết các sự việc như đă kể trên có phù hợp với sự toàn phúc không? Vậy th́ trong trường hợp như thế, "sự toàn phúc" lại đại diện cho sự nguyền rủa nặng nề nhất, c̣n sự trừng phạt dưới địa ngục (damnation) theo giáo lư chính thống lại là một sự giảm khinh khi so với sự nguyền rủa này! Hỏi : Nhưng làm sao thuyết lư của bà tránh được điều này? Làm thế nào bà có thể dung ḥa được lư thuyết về sự toàn tri của linh hồn với sự mù tịt của linh hồn trước những ǵ đang xảy ra trên cơi đời này? Đáp : Bởi v́ đó là luật bác ái và nhân từ. Trong mỗi giai đoạn ở Devachan, do chỗ tự nó toàn tri, nên có thể nói là Chân Ngă tự khoác lấy h́nh ảnh của "phàm ngă" đă qua. Tôi vừa mới nói với bạn rằng đỉnh cao lư tưởng của mọi thuộc tính trừu tượng, do đó là thuộc tính bất tử và vĩnh cửu như là bác ái và nhân từ, ḷng yêu thích cái thiện, cái chân và cái mỹ, bao giờ cũng vang lên trong tâm của "phàm ngă" c̣n sống, sau khi chết, các thuộc tính này bám chặt vào Chân Ngă, do đó đi theo Chân Ngă vào Devachan. Như vậy, trong lúc này, Chân Ngă trở thành h́nh ảnh lư tưởng của con người mới vừa rồi đă sống trên cơi trần, và con người đó th́ không toàn tri. Nếu nó toàn tri, nó sẽ không bao giờ ở vào trạng thái mà chúng ta gọi là Devachan. Hỏi : Bà giải thích việc đó như thế nào?
 Đáp : Nếu bạn muốn có một câu trả lời thật đúng theo triết học của chúng tôi, th́ tôi sẽ nói rằng chính v́ mọi sự đều là hăo huyền (Maya) ngoài cái chân lư vĩnh hằng, vốn không có h́nh hài, không có màu sắc, mà cũng không có giới hạn. Người nào tự đặt ḿnh ra ngoài bức màn hăo huyền   như là các Chân Sư và các bậc Đạo Đồ cao cấp   th́ không thể có trạng thái Devachan nữa. Đối với chúng sinh thông thường, trạng thái toàn phúc ở Devachan rất đầy đủ. Đó là hoàn toàn quên đi tất cả những ǵ đă mang lại khổ đau hoặc phiền năo trong lần luân hồi vừa qua, thậm chí những đau khổ hoặc phiền năo hiện tại cũng bị quên nốt. Trong chu kỳ trung gian giữa hai lần tái sinh, linh hờn nhập Devachan được sống quanh những ǵ từng được ao ước một cách vô ích, được sống trong t́nh thân hữu với mọi người ưa thích trên cơi trần. Linh hồn đă đạt đến đầy đủ tất cả các hoài băo của linh hồn. Và như thế suốt nhiều thế kỷ dài, linh hồn sống một cuộc sống hoàn toàn hạnh phúc, vốn là phần đền bù cho các thống khổ của linh hồn trong kiếp sống trần gian. Tóm lại, linh hồn tắm trong một bể lạc phúc triền miên, chỉ kéo dài với các đợt hạnh phúc có mức độ c̣n lớn hơn nữa. Hỏi : Nhưng đây không có ǵ hơn là ảo tưởng đơn thuần, quả là một cuộc sống đầy ảo giác thiếu lành mạnh!
  Đáp : Có thể là thế theo quan điểm của bạn, nhưng theo quan điểm triết học th́ không phải như thế. Vả lại toàn bộ đời sống trần tục của chúng ta không tràn đầy các ảo tưởng như thế sao? Bạn không bao giờ gặp những người, nam cũng như nữ, trải qua nhiều năm sống trong thiên đường của một người điên hay sao? Nếu v́ t́nh cờ bạn biết được rằng chồng của một người đàn bà (mà bà này hết ḷng thương yêu và chính bà này cũng tin tưởng ḿnh được chồng yêu thương) không chung thủy với vợ, liệu bạn có nỡ làm tan nát con tim và mộng đẹp của bà này bằng cách làm cho bà đột ngột nhận ra sự thật chăng? Tôi nghĩ là không. Tôi xin lặp lại, sự quên đi và ảo tưởng như thế   nếu theo cách gọi của bạn   chỉ là một quy luật nhân từ của thiên nhiên và là sự công bằng tuyệt đối. Dù sao đi nữa, đó cũng là một viễn cảnh có sức lôi cuốn nhiều hơn là cây thụ cầm (harp) bằng vàng của chính thống giáo cùng với một cặp cánh. Việc tin rằng "linh hồn c̣n sống thường bay lên và thân thiện dạo qua khắp các đường phố của thánh địa Jerusalem, thăm viếng các tộc trưởng, các tiên tri, chào hỏi các tông đồ và ngưỡng mộ đạo binh tử v́ đạo" có thể dường như mang tính chất sùng đạo nhiều hơn đối với một số người. Tuy nhiên, đó là một ảo giác có tính chất lừa gạt nhiều hơn cả, v́ tất cả chúng ta đều biết, các bà mẹ đều thương con bằng một t́nh thương bất tử, trong khi các nhân vật được nhắc đến trong "thánh địa Jerusalem" vẫn mang bản chất có phần đáng ngờ. Nhưng, dù vậy, tôi thà chấp nhận thành "Tân Jerusalem" với các đường phố trải đá giống như các tủ kính bày hàng của một hiệu kim hoàn, hơn là t́m an ủi trong giáo điều thiếu nhân đạo của các nhà giáng ma. Chỉ riêng cái ư tưởng các linh hồn có trí tuệ hữu thức của ông cha, bà mẹ, con gái hoặc con trai t́m được sự toàn phúc trong một "xứ sở Trường Hạ" ("Summer Land")   chỉ tự nhiên hơn một ít, nhưng cũng ngớ ngẩn như "Tân Jerusalem" trong cách mô tả  cũng đủ làm cho người ta mất đi mọi kính trọng đối với "những kẻ từ giă cơi đời" của họ. Tin rằng một linh hồn thuần khiết có thể cảm thấy hạnh phúc trong khi bị bắt buộc phải chứng kiến các tội lỗi, các sai lầm, phản bội và nhất là các đau khổ của những người bị chia cắt v́ cái chết và những người thân yêu nhất, mà không thể giúp ǵ được cho những người này, thật là một ư tưởng làm điên người. Hỏi : Quả là có một điều ǵ đó trong luận cứ của bà. Tôi thú thật là không bao giờ thấy được điều đó theo phương diện này. Đáp : Đúng thế, muốn tưởng tượng được một điều như thế, người ta phải hoàn toàn ích kỷ và hoàn toàn không có ư thức về sự công bằng bù trừ. Chúng ta ở gần với những người mà chúng ta đă mất họ trong h́nh hài vật chất, và xa cách với họ, hơn là khi họ c̣n sống và điều đó không phải chỉ ở trong trí tưởng tượng của linh hồn ở Devachan, như một số người có thể tưởng tượng, mà là ở  trong thực tế. V́ t́nh thương thiêng liêng thuần khiết không phải chỉ là đóa hoa trong tim người, mà nó c̣n có cội rễ trong vĩnh cửu. T́nh thương thánh thiện của tinh thần vốn bất tử, và chẳng sớm th́ muộn, Karma cũng đưa tất cả những người yêu thương nhau  bằng thứ t́nh thương tinh thần như thế đầu thai lại một lần nữa trong cùng một nhóm gia đ́nh. Một lần nữa chúng tôi nói rằng, dù cho bạn có thể gọi t́nh thương là huyễn tưởng, th́ sau khi chết, t́nh thương vẫn có một mănh lực huyền diệu và thiêng liêng tác động lên người c̣n sống. Chân Ngă của một bà mẹ tràn ngập t́nh thương đối với những đứa con tưởng tượng, đang nh́n thấy gần chính nó, con cái vẫn đang sống cuộc đời hạnh phúc cũng thật đối với Chân Ngă đó khi c̣n ở cơi trần   t́nh thương đó sẽ luôn luôn được những đứa con c̣n sống cảm nhận được. Nó sẽ hiện ra trong giấc mơ của chúng, và thường thường ở trong các sự việc khác nhau   trong các bảo bọc và thoát nạn nhờ trời giúp (providential), v́ t́nh thương là một cái khiên chắc chắn và không bị giới hạn bởi không gian hoặc thời gian. Theo cùng với "bà mẹ" ở Devachan này, phần c̣n lại của các liên hệ và các gắn bó của nhân loại cũng thế, ngoại trừ kẻ hoàn toàn ích kỷ hoặc duy vật. Sự tương đồng sẽ gợi cho bạn phần c̣n lại. Hỏi : Vậy th́ bà không thừa nhận có trường hợp nào có thể có sự liên lạc của người sống với linh hồn thoát xác chăng? Đáp : Có chứ, có một trường hợp, và thậm chí có hai ngoại lệ đối với quy luật này. Ngoại lệ thứ nhất xảy ra trong khoảng một vài ngày tiếp ngay sau cái chết của một người, và trước khi chân ngă của người ấy đi vào trạng thái Devachan. Dù cho người vừa mới chết đi đó, trừ một vài trường hợp ngoại lệ   (khi cường độ của sự ham muốn trong người đang hấp hối cần trở lại cơi trần với mục đích nào đó thúc đẩy cho tâm thức cao vẫn tỉnh thức, và do đó chính là chân ngă, tức "linh hồn" tạo ra sự giao tiếp)   có t́m thấy nhiều lợi ích do việc quay trở lại của linh hồn vào cơi biểu lộ ngoại cảnh hay không th́ đó là một vấn đề khác. Sau khi chết, linh hồn bị choáng váng và lập tức rơi vào trạng thái mà chúng tôi gọi là "vô thức tiền Devachan" (predevachanic unconsciousness). Ngoại lệ thứ hai là các vị ứng thân (Nirmanakayas). Hỏi : Các vị này là ai? Và theo bà danh xưng đó có nghĩa ǵ? Đáp : Đó là danh xưng dùng để chỉ các vị, mặc dầu các Ngài có quyền đến Niết Bàn và an hưởng chu kỳ nghỉ ngơi   (không phải là "Devachan", v́ Devachan là một hăo huyền đối với tâm thức chúng ta, một giấc mơ hạnh phúc, và v́ những vị xứng đáng vào Niết Bàn đều phải hoàn toàn mất hết mọi ước muốn hoặc không c̣n có các huyễn tưởng của thế gian)   các vị này v́ ḷng thương nhân loại và những ai c̣n kẹt lại trên cơi trần, nên đă từ chối trạng thái Niết Bàn. Đó là một Đức Thầy (Adept), hay Vị Thánh (Saint) hoặc bất cứ danh xưng nào tùy bạn gọi; các Ngài cho rằng thật là một hành vi ích kỷ nếu an nghỉ trong toàn phúc trong khi nhân loại đang rên siết dưới gánh nặng của đau khổ do vô minh gây ra. Thế nên các ngài rời khỏi Niết Bàn và quyết định giữ vô h́nh trong tinh thần trên cơi trần này. Các Ngài không có thân thể bằng vật chất, v́ các ngài đă rời bỏ thể xác rồi; nhưng mặt khác, các Ngài vẫn ở lại với tất cả các nguyên khí khác thậm chí
 trong sự sống dĩ thái trong bầu hành tinh chúng ta, và như thế có thể giao tiếp với một số ít người được chọn, chắc chắn không phải với các đồng tử thông thường. Hỏi : Tôi đă đưa ra cho bà câu hỏi về các vị ứng thân, bởi v́ tôi đọc thấy trong một số sách Đức và các sách khác rằng đó là các danh xưng dành cho các sắc tướng hoặc các thể hồng trần mà Đức Phật đă khoác lấy theo giáo lư của Phật giáo Bắc Tông. Đáp : Quả như thế, chỉ có các nhà Đông Phương Học lầm lẫn thể hồng trần này bằng cách hiểu rằng nó phải biểu lộ ra ngoài và bằng vật chất, thay v́ thuần là dĩ thái và thuộc bên trong. Hỏi : Các vị này có thể làm những ǵ có ích trên cơi trần? Đáp : Về mặt cá nhân, cá Ngài không làm được ǵ nhiều, v́ các Ngài không có quyền can thiếp vào nghiệp quả (chuyển nghiệp), và chỉ có thể khuyên dạy và tạo linh hứng cho chúng sinh về
 chuyện tốt lành nói chung. Tuy nhiên các Ngài c̣n làm nhiều hành động có lợi hơn là bạn tưởng. Hỏi : Khoa học không bao giờ đồng ư với việc này, ngay cả tâm lư học hiện đại cũng vậy. Theo họ không một chút trí tuệ nào có thể tồn tại mà không có bộ óc vật chất. Bà trả lời họ như thế nào? Đáp : tôi không nhọc công để trả lời, mà chỉ muốn nói lại các lời của ông Oxon, một người có bằng cao học văn chương (M.A.):
"Sau khi xác thân chết đi, trí tuệ vẫn c̣n tồn tại. Mặc dầu đó không phải là vần đề chỉ có bộ óc ……Thật là hợp lư khi cho rằng linh hồn con người không thể hủy diệt theo những ǵ mà chúng tôi biết được"
(Spirit Identity, trang 69). Hỏi : Phải chăng ông Oxon là một nhà Giáng ma học? Đáp : Hoàn toàn đúng như thế, và ông ấy là nhà giáng ma học chân chính duy nhất mà tôi biết được, mặc dầu chúng tôi có thể vẫn không đồng ư với ông ấy về nhiều vần đề nhỏ khác. Trừ điều này ra, không một nhà giáng ma học nào tiến gần đến các chân lư huyền linh học hơn là ông, giống như chúng tôi, ông luôn luôn nói đến "các nguy hại bên ngoài đang đeo đẳng kẻ chưa được chuẩn bị đầy đủ mà bước vào huyền học, họ vượt qua ngưỡng cửa mà không tính đến cái giá phải trả"1. Sự bất đồng duy nhất của chúng tôi là ở chỗ "Thực tướng của linh hồn" ("Spirit Identity"). Ngoài ra, tôi hầu như hoàn toàn nhất trí với ông và chấp nhận ba đề xuất mà ông đưa ra trong bài diễn văn của ông vào tháng 7/1884. Chính nhà giáng ma học lỗi lạc này bất đồng với chúng tôi hơn là chúng tôi bất đồng với ông ấy.
  Hỏi : Các đề xuất này là ǵ? Đáp : "1.) Có một sự sống trùng hợp với sự sống vật chất của xác thân và độc lập với sự sống này"
1 “Một vài điều tôi biết rơ về giáng ma học và một vài điều tôi không biết”.
" 2.) Như một hệ quả tất yếu cần có, sự sống này trải dài vượt quá sự sống của xác thân" (Chúng tôi th́ nói rằng sự sống này trải dài suốt Devachan).
" 3.) Có sự giao tiếp giữa những người ở trạng thái tồn tại này với những người thuộc thế giới mà hiện nay chúng ta đang sống".
Như bạn thấy, tất cả đều tùy thuộc vào các khía cạnh thứ yếu và phụ thuộc của ba đề xuất căn bản này. Mọi việc đều tùy thuộc vào các quan điểm của chúng ta về tinh thần và linh hồn, hoặc Chân Ngă và Phàm Ngă. Các nhà giáng ma học lẫn lộn cả hai "thành một". Chúng tôi tách riêng chúng ra và nói rằng, với các ngoại lệ đă kể ra ở trên, không một linh hồn nào sẽ trở lại cơi trần, mặc dầu sinh hồn (animal soul) có thể làm việc đó. Nhưng chúng ta hăy trở lại một lần nữa đề tài trực tiếp của chúng ta, đó là các uẩn (skandhas). Hỏi : Bây giờ tôi bắt đầu hiểu rơ hơn. Chính Tinh Thần, tạm gọi thế, của các uẩn cao quư nhất, tự chúng dính mắc với chân ngă luân hồi mới tồn tại và được đưa thêm vào nguồn dự trữ các kinh nghiệm thánh thiện của nó. C̣n chính các thuộc tính liên kết với các uẩn vật chất, với các động lực ích kỷ của phàm ngă, biến mất khỏi lănh vực hoạt động giữa hai lần luân hồi, lại xuất hiện vào các lần luân hồi tiếp theo dưới h́nh thức các quả cần được chuộc lại, và do đó linh hồn sẽ không rời khỏi Devachan. Có phải thế không? Đáp : Gần đúng như thế. Nếu bạn thêm vào đây định luật báo phục hay Karma, ban thưởng cho kẻ có tinh thần cao quư ở Devachan, không bao giờ quên ban thưởng lại cho họ trên cơi trần bằng cách đưa lại cho họ cơ hội phát triển thêm nữa và cấp cho Chân Ngă một thân xác thích hợp cho sự phát triển đó, th́ bây giờ bạn sẽ hoàn toàn đúng.
Vài lời về các uẩn
Hỏi : Sau khi thể xác chết đi, điều ǵ sẽ xảy ra cho các uẩn thấp của phàm ngă? Chúng có hoàn toàn bị hủy diệt không?
 Đáp : Chúng bị hủy diệt đồng thời cũng không bị hủy diệt   đây là một bí nhiệm mới mẻ, siêu h́nh và huyền linh đối với bạn. Dưới h́nh thức số dự trữ thích hợp trong tay của phàm ngă th́ chúng bị hủy diệt. Dưới h́nh thức quả báo, dưới h́nh thức các mầm mống, treo trong bầu khí của cơi trần, sẵn sàng đi đến chỗ có sự sống, như   rất nhiều ác quỷ báo thù, sẵn sàng tự dính mắc vào phàm ngă mới của chân ngă, khi chân ngă tái sinh, th́ chúng vẫn y nguyên. Hỏi : Điều này vượt quá sự hiểu biết của tôi và rất khó hiểu. Đáp : Sẽ không khó hiểu một khi bạn đồng hóa được tất cả các chi tiết. V́ lúc bấy giờ bạn sẽ thấy đó là một triết lư hợp với luận lư, bền vững, sâu sắc, sự từ bi thiêng liêng và sự công bằng, triết lư về sự luân hồi này không có ǵ sánh bằng trên cơi trần. Đó là đức tin vào một sự tiến bộ liên tục đối với mỗi Chân Ngă luân hồi hay hồn thiêng bằng một sự tiến hóa từ ngoài vào trong, từ vật chất đến tinh thần, vào cuối mỗi giai đoạn, đạt đến sự hợp nhất tuyệt đối với Bản Nguyên thiêng liêng, từ sức mạnh này đến sức mạnh khác, từ cái mỹ lệ và hoàn thiện của một cơi đến cái mỹ lệ và hoàn thiện to tát hơn của một cơi khác, bổ sung thêm vinh quang mới, tri thức mới và quyền năng mới trong mỗi chu kỳ, đó là vận mệnh của mỗi chân ngă, như thế trở thành kẻ cứu rỗi của chính ḿnh trong mỗi thế giới và mỗi lần luân hồi. Hỏi : Nhưng Cơ Đốc giáo dạy giống như vậy. Nó cũng thuyết giảng về sự tiến hóa. Đáp : Đúng thế, nhưng chỉ với sự can dự của một yếu tố khác nữa. Cơ Đốc giáo dạy chúng ta rằng không thể đạt được sự cứu rỗi mà không có sự trợ giúp của một Đấng Cứu Thế huyền diệu, do đó tất cả những ai không chấp nhận giáo điều này sẽ bị đọa vĩnh viễn. Đây mới thật sự là sự dị biệt giữa thần học Cơ Đốc giáo với Minh Triết Thiêng Liêng. Thần học bắt phải tin vào sự giáng xuống của Chân Ngă tâm linh vào Phàm Ngă; c̣n Minh Triết Thiêng Liêng dạy ra sự cần thiết của nỗ lực để nâng chính ḿnh lên trạng thái Christos, tức trạng thái Bồ Đề.
Hỏi : Tuy nhiên do việc giảng dạy sự hủy diệt của tâm thức trong trường hợp thất bại, bà có nghĩ rằng điều đó tương đương với sự hủy diệt của Chân Ngă, theo ư kiến của người không chuyên về siêu h́nh học chăng? Đáp : Theo quan điểm của những người tin vào việc sống lại của xác thân theo nghĩa đen và nhấn mạnh rằng mỗi cái xương, mỗi mạch máu và nguyên tử của nhục thân sẽ được sống lại vào Ngày Phán Xét, dĩ nhiên là như vậy. Nếu bạn cứ nhấn mạnh rằng chính h́nh hài dễ hư hoại và các tính chất hữu hạn lại tạo ra được con người bất tử, th́ chúng ta sẽ khó thông cảm với nhau. Và nếu bạn không hiểu được rằng bằng cách giới hạn sự sống của mỗi Chân Ngă vào sự sống duy nhất trên cơi trần, bạn biến Thượng Đế thành vị thần Indra lúc nào cũng say sưa theo lối chấp nê văn tự của kinh Puranas, một Moloch độc ác, một vị thần tạo ra sự rối
 loạn trên cơi trần, và lại đ̣i tạ ơn về việc đó, th́ bấy giờ tốt hơn chúng ta ngưng cuộc luận đàm sớm hơn. Hỏi : Chúng ta đă giải quyết xong vấn đề các uẩn, bây giờ, chúng ta hăy trở lại vấn đề tâm thức tồn tại sau khi chết. Đây là điểm mà đa số con người lưu tâm. Chúng ta có nhiều hiểu biết ở Devachan hơn là hiểu biết trong cuộc sống hồng trần không? Đáp : Theo một ư nghĩa, chúng ta có thể có được nhiều tri thức hơn, nghĩa là chúng ta có thể phát triển thêm bất cứ khả năng nào mà chung ta yêu thích và cố gắng trong lúc c̣n sống, miễn là khả năng đó liên quan đến sự việc có tính cách lư tưởng và trừu tượng, như là âm nhạc, hội họa, thi ca v.v…, v́ Devachan chỉ là sự tiếp nối chủ quan và được lư tưởng hóa của kiếp sống hồng trần. Hỏi : Nhưng nếu ở Devachan, Linh hồn thoát được chướng ngại vật chất, th́ tại sao nó không có được mọi tri thức? Đáp : Bởi v́ như tôi đă nói với bạn, Chân Ngă tạm gọi là được kết hợp chặt chẽ với kư ức của lần luân hồi vừa qua. Vậy, nếu bạn ngẫm nghĩ lại những ǵ tôi đă nói và chắp nối mọi sự kiện lại với nhau, bạn sẽ hiểu được rằng trạng thái Devachan không phải là trạng thái toàn tri, mà là một sự tiếp nối siêu việt của đời sống cá  nhân mới vừa kết thúc. Đó là thời kỳ an nghỉ của linh hồn ra khỏi các vất vả của sự sống. Hỏi : Nhưng các nhà khoa học duy vật quả quyết rằng sau khi con người chết đi, không có ǵ c̣n lại cả, rằng xác thân con người chỉ tan ră thành các nguyên tố cấu tạo nó, và rằng những ǵ mà chúng ta gọi là linh hồn chỉ là ngă thức tạm thời được tạo ra như là một phó sản của hoạt động hữu cơ, vốn dĩ sẽ bốc hơi giống như hơi nước. Các điều này của họ có phải là một trạng thái tâm trí kỳ lạ hay không? Đáp : Theo chỗ tôi thấy th́ không kỳ lạ chút nào. Nếu họ nói rằng ngă thức chấm dứt cùng với xác thân, th́ trong trường hợp của họ, họ chỉ nói lên một điều tiên tri một cách vô t́nh, v́ một khi họ tin như đinh đóng cột vào những ǵ mà họ quả quyết, th́ sự sống hữu thức sau khi chết đối với họ sẽ không xảy ra được. Mỗi quy luật đều có ngoại lệ.
Tâm thức sau khi chết và sau khi sinh
Hỏi : Theo thông lệ, nếu ngă thức của con người c̣n tồn tại sau khi chết, th́ tại sao lại có ngoại lệ?
  Đáp : Theo các nguyên lư cơ bản của thế giới tâm linh th́ không một ngoại lệ nào có thể xảy ra. Nhưng có qui luật cho những kẻ muốn thấy và các quy luật cho những kẻ không muốn thấy. Hỏi : À ra thế, tôi hiểu rồi. Đây chỉ là sự lầm lạc của người mù, người này cho rằng không có mặt trời v́ y không thấy được mặt trời. Nhưng sau khi chết, con mắt tâm linh của y chắc chắn sẽ bắt y thấy. Có phải bà muốn nói như thế không? Đáp : Người đó sẽ không bị buộc phải thấy, cũng như y sẽ không thấy bất cứ ǵ. Trong lúc c̣n sống, do chỗ lúc nào cũng khăng khăng phủ nhận việc nối tiếp của sự sống sau khi chết, y sẽ không thể thấy được nó, bởi v́ khả năng tâm linh của y đă bị c̣i cọc trong kiếp sống hồng trần, nó không thể phát triển được sau khi chết, và y sẽ vẫn mù. Khi muốn nhấn mạnh rằng y phải thấy, hiển nhiên là bạn muốn nói một điều, c̣n tôi muốn nói một điều khác. Bạn nói đến tinh thần xuất phát từ tinh thần, hay ngọn lửa từ ngọn lửa – nói tóm lại, từ Atma – và bạn lẫn lộn nó với nhân hồn
– Manas … Bạn không hiểu tôi, tôi xin cố gắng nói rơ hơn. Toàn bộ mấu chốt của câu hỏi của bạn là muốn biết xem, trong trường hợp của một người duy vật quá mức, sau khi chết, có thể xảy ra việc mất hoàn toàn ngă thức và khả năng tự tri hay không? Có phải như thế chăng? Tôi xin trả lời, có thể xảy ra việc đó. Bởi v́, nhờ vững tin vào Giáo Lư Nội Môn của chúng tôi, giáo lư này đề cập đến giai đoạn sau khi chết, hay là kỳ gian giữa hai kiếp sống hay là hai lần sinh ra, chỉ như một trạng thái chuyển tiếp mà thôi, tôi nói rằng, dù cho kỳ gian giữa hai màn của vở kịch hăo huyền của sự sống kéo dài một năm hay một triệu năm đi nữa, th́ trạng thái hậu tử đó có thể được xem như chỉ là trạng thái của một người bất tỉnh (dead faint), mà không sợ vi phạm định luật căn bản. Hỏi : Nhưng v́ bà vừa nói rằng các định luật căn bản của trạng thái hậu tử không có các ngoại lệ, điều này là như thế nào? Đáp : Tôi không nói rằng định luật căn bản không thừa nhận một ngoại lệ nào. Nhưng định luật liên tục về tâm linh chỉ áp dụng cho các điều vốn là chân lư thật sự. Đối với những ai có đọc và hiểu được kinh Mundakya Upanishad và Vedanta Sara, mọi việc sẽ trở nên rất rơ ràng. Tôi xin nói thêm: cần phải hiểu rơ những ǵ mà Buddhi và tính chất kép của Manas muốn nói đến để có được nhận thức rơ ràng tại sao người duy vật không có được ngă thức sau khi chết. V́ lẽ ở trạng thái thấp của nó, Manas là trung tâm của trí óc hồng trần (terrestrial mind), do đó, nó chỉ có thể cho được nhận thức về vũ trụ dựa vào bằng chứng của cái trí đó; nó không thể cho được h́nh ảnh tâm linh. Trong các trường phái Đông Phương, người ta cho rằng giữa Buddhi với Manas (Ego), hay là giữa Iswara   với Pragna1 thực ra không có nhiều sự khác nhau hơn là giữa một khu rừng với cây của khu rừng đó, giữa một cái hồ với nước trong hồ, theo lời dạy của kinh Mundakya. Một hoặc một trăm cây chết đi do mất sinh lực, hoặc bị nhổ bật rễ vẫn không thể ngăn cản cánh rừng khỏi c̣n là cánh rừng. Hỏi : Nhưng theo chỗ tôi hiểu, trong lối so sánh này Buddhi tượng trưng cho cánh rừng, c̣n Manas–taijasi2 tượng trưng cho cây. Và nếu Buddhi được bất tử, th́ tại sao những ǵ tương tự với nó, nghĩa là Manas – taijasi, lại hoàn toàn mất đi ư thức của nó đến tận ngày tái sinh mới? Tôi không thể hiểu được điều này. Đáp : Bạn không thể hiểu bởi v́ bạn trộn lẫn một cách tŕnh bày trừu tượng của tổng thể với các thay đổi t́nh cờ về h́nh thức của nó. Nên nhớ rằng nếu có thể nói Buddhi – Manas bất tử vô điều kiện, nhưng hạ trí (lower Manas) không thể nói như vậy được v́ nó vẫn c̣n ít Taijasi, vốn chỉ là một thuộc tính. Chẳng phải cả hai, tức là chẳng phải Manas, cũng như không phải Taijasi, có thể tồn tại mà tách rời Buddhi, hồn thiêng, bởi v́ Manas ở trạng thái thấp, là một thuộc tính định tính của phàm ngă hồng trần, c̣n Taijasi th́ tương đồng với Manas bởi v́ nó chỉ là Manas với ánh sáng của Buddhi phản chiếu trên nó. Đến lượt ḿnh, Buddhi vẫn chỉ là một linh hồn vô ngă (impersonal spirit) nếu không có yếu tố mà nó vay mượn của nhân hồn, đang chi phối nó và biến nó, trong vũ trụ hăo huyền này, dường như là một cái ǵ tách biệt khỏi linh hồn vũ trụ

1 Iswara là tâm thức tổng hợp của Thượng Đế biểu lộ, Brahma, nghĩa là tâm thức tổng hợp của tập đoàn các thiền định đế quân (X. Giáo lư B.N.), c̣n Pragna là minh triết cá biệt của các Ngài. 2 Taijasi hàm ư là sự tỏa chiếu do kết quả sự hợp nhất của nó với Buddhi; nghĩa là Manas, nhân hồn, được soi sáng bằng ánh sáng rực rỡ (radiance) của hồn thiêng. Do đó Manas – Taijasi có thể được mô tả như là trí tuệ tỏa sáng (radiant mind); lư trí con người được soi sáng bằng ánh sáng của tinh thần; c̣n Buddhi – Manas là sự thiên khải của thánh linh cộng thêm trí tuệ con người và ngă thức.

trong toàn thể giai đoạn của chu kỳ lâm phàm. Đúng hơn nên nói rằng Buddhi – Manas không thể chết, cũng như không mất đi ngă thức kép của nó trong vĩnh cửu, cũng không có khả năng nhớ lại các lần luân hồi trước của nó, trong đó cả hai – nghĩa là hồn thiêng và nhân hồn – đă từng có liên kết chặt chẽ với nhau. Nhưng trong trường hợp của một người duy vật th́ không phải như vậy, nhân hồn của người này chẳng những không nhận được ǵ từ hồn thiêng, mà thậm chí c̣n từ chối không nhận sự hiện hữu của nó nữa. Bạn khó có thể áp dụng nguyên tắc này cho các thuộc tính và các tính chất của nhân hồn, v́ điều đó cũng giống như nói rằng v́ lẽ hồn thiêng của bạn bất tử , do đó, đóa hoa trên g̣ má của bạn cũng phải trở nên bất tử; trong khi đóa hoa này, giống như Taijasi, chỉ là một hiện tượng tạm thời. Hỏi : Tôi hiểu bà muốn nói rằng chúng ta đừng để pha trộn trong trí chúng ta cái thực tượng với hiện tượng, nguyên nhân với hậu quả của nó, có phải thế không? Đáp : Quả đúng như thế, và tôi lặp lại rằng v́ chỉ bị giới hạn vào Manas hay là nhân hồn, nên cái rực rỡ của chính Taijasi trở thành   chỉ là một vấn đề thời gian; bởi v́ cả hai, tính bất tử và tâm thức sau khi chết, đều trở nên – đối với phàm ngă hồng trần của con người – chỉ là những thuộc tính bị chi phối, v́ chúng hoàn toàn tùy thuộc vào các t́nh huống và các tin tưởng do chính nhân hồn tạo ra trong lúc c̣n sống trong xác thân. Karma tác động không ngừng: chúng ta gặt hái ở kiếp sống hậu tử của chúng ta chỉ loại quả của những ǵ mà chính chúng ta đă gieo trong kiếp sống hồng trần này. Hỏi : Nhưng sau sự hủy diệt của xác thân, nếu Chân Ngă có thể trở nên đắm ch́m vào một trạng thái hoàn toàn vô thức, vậy th́ việc trừng phạt dành cho tội lỗi đối với kiếp sống đă qua, có thể diễn ra nơi đâu? Đáp : Triết lư của chúng tôi dạy rằng sự trừng phạt do nghiệp quả chỉ tác động đến Chân Ngă trong lần luân hồi tới. Sau khi chết, Chân Ngă chỉ nhận được sự ban thưởng cho các đau khổ không  đáng phải chịu trong lần luân hồi vừa qua1. Toàn bộ sự trừng phạt sau khi chết, ngay cả đối với người duy vật, do đó bao gồm trong việc thiếu bất cứ sự ban thưởng nào và hoàn toàn mất ư thức về sự toàn phúc và sự an nghỉ. Karma là con đẻ của phàm ngă, quả của các hành động của cái cây, mà cây này chính là phàm ngă đang biểu lộ ra ngoài, hữu h́nh đối với mọi vật, cũng nhiều như quả của mọi tư tưởng và thậm chí mọi thôi thúc của “Bản Ngă” tinh thần. Nhưng Karma cũng là từ mẫu, chữa lành các vết thương do bà gây ra trong kiếp sống trước, trước khi bà sẽ lại bắt đầu hành hạ Chân Ngă này bằng cách gây ra nơi y các vết thương mới. Bất cứ lúc nào người ta cũng có thể nói rằng không có một đau khổ tinh thần hay vật chất nào trong cuộc đời của một người mà không phải là thành quả và hậu quả trực tiếp của một tội lỗi nào đó trong kiếp trước. Mặt khác, v́ con người không giữ được chút xíu hồi ức nào về việc đó trong kiếp sống hiện tại của ḿnh và cảm thấy chính ḿnh không đáng chịu h́nh phạt như thế, do đó nghĩ rằng ḿnh chịu đau khổ v́ tội không phải của chính ḿnh, chỉ một ḿnh điều này cũng đủ để cho nhân hồn có quyền hưởng được sự an ủi, nghỉ ngơi và phúc lạc đầy đủ nhất trong cuộc sống hậu tử của ḿnh. Đối với bản ngă tâm linh của chúng ta, sự chết xảy đến bao giờ cũng được xem như một cứu tinh (deliveres) và người bạn. Đối với kẻ duy vật, bất chấp thuyết duy vật của y, dù y không phải là người xấu, khoảng cách giữa hai kiếp sống sẽ giống như giấc ngủ lặng lẽ và
 Một số nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng phản đối câu này, nhưng các lời này là lời của Chân sư và ư nghĩa gắn liền với chữ “không xứng đáng” (“unmerited”) là ư nghĩa được đưa ra ở trên. Trong sách T.P.S. số 6 có một câu mà về sau bị chỉ trích trong Lucifer, được dùng với ư định gợi ra sùng ư tưởng. Tuy nhiên, về h́nh thức nó lại vụng về và mở ra cho việc chỉ trích lại nó; nhưng ư tưởng chính yếu ở đây là con người thường chịu đau khổ do các hậu quả của các hành động mà kẻ khác đă làm, các hậu quả này không nhất thiết thuộc về các nghiệp quả của chính họ – và dĩ nhiên con người xứng đáng được đền bù về các đau khổ này.
triền miên của một đứa trẻ hoặc là hoàn toàn không mộng mị, hoặc là tràn đầy các h́nh ảnh mà y sẽ không nhận thức rơ ràng; trong khi đối với người thường th́ khoảng cách đó sẽ là một giấc mơ cũng linh hoạt như đời sống và đầy phúc lạc và h́nh ảnh hiện thực. Hỏi : Vậy th́ phàm ngă phải luôn luôn tiếp tục chịu đau khổ một cách mù quáng về các h́nh phạt của nghiệp quả mà Chân Ngă đă gánh chịu phải không? Đáp : Không hoàn toàn như thế. Vào lúc trang nghiêm của cái chết, ngay cả khi chết đột ngột đi nữa, mỗi người đều nh́n thấy toàn bộ kiếp sống đă qua của ḿnh lần lượt diễn ra trước mắt, trong  các chi tiết rất nhỏ. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, phàm ngă trở nên hợp nhất với Chân Ngă và thành Chân Ngă toàn tri. Nhưng khoảnh khắc này đủ để chỉ cho y thấy toàn bộ chuỗi nguyên nhân vốn đă tác động trong suốt cuộc đời của y. Y thấy được và bấy giờ hiểu được thực tướng của chính ḿnh, không c̣n được trau chuốt bởi sự tâng bốc hay tự dối ḿnh nữa. Y biết được cuộc đời ḿnh, vẫn dưới h́nh thức một khán giả nh́n xuống diễn trường mà y đang ĺa bỏ, y cảm nhận và biết được lẽ công bằng của mọi đau khổ đă xảy đến cho y. Hỏi : Có phải việc này xảy đến cho bất kỳ là ai hay không? Đáp : Không trừ ai cả. Chúng tôi được dạy rằng, những người rất thánh thiện không những thấy được kiếp sống mà họ đang ĺa bỏ, mà thậm chí c̣n thấy được nhiều kiếp sống trước kia nữa cùng các nhân được tạo ra trong kiếp đó đă gây ra cho họ những điều mà họ đang hứng chịu trong kiếp sống mới vừa kết thúc. Họ nhận ra luật nghiệp quả với toàn bộ vẻ oai vệ và công bằng của luật này. Hỏi : Có cái ǵ tương đương với điều này trước khi tái sinh hay không? Đáp : Có chứ. Giống như lúc lâm chung, con người có được cuộc hồi quang về quá khứ (retrospective insight) đến tận kiếp sống mà y đă trải qua, th́ cũng thế, vào lúc tái sinh trên cơi trần, Chân Ngă – thức tỉnh từ trạng thái Devachan – lại có cuộc hồi quang vào
 tương lai (prospective vision) thấy được kiếp sống đang chờ y và nhận thức được tất cả các nguyên nhân đưa đến kiếp sống đó. Chân Ngă hiểu được các nguyên nhân đó và thấy được tương lai, bởi v́ chính lúc ở giữa trạng thái Devachan với lúc tái sinh mà Chân Ngă lấy lại mạt na thức (manasic consciousness) đầy đủ của ḿnh, và trong một thời gian ngắn lại trở thành vị thần như trước kia, đúng theo luật nghiệp quả, khi lần đầu giáng xuống vào vật chất và lâm phàm trong con người bằng nhục thân lần đầu. “Sợi chỉ vàng” thấy hết các “viên ngọc” của nó và không bỏ sót một viên nào.
Hủy diệt thực ra hàm ư ǵ?
Hỏi : Tôi có nghe một số nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophists) nói đến sợi chỉ vàng mà các kiếp sống của họ được xâu vào đó. Họ nói thế với ư ǵ? Đáp : Trong kinh điển Aán Giáo có nói rằng cái đang hứng chịu luân hồi theo chu kỳ là Sutratma, mà theo nghĩa đen là “hồn dây” (“Thread Soul”). Đó là một từ đồng nghĩa với chân ngă luân hồi – Manas kết hợp với Buddhi   Chân Ngă này sát nhập (absorbs) các hồi ức trí tuệ (Manasic recollections) của tất cả mọi kiếp sống trước kia của chúng ta. Nó được gọi như thế, bởi v́, giống như các viên ngọc trên một sợi dây, chuỗi dài gồm nhiều kiếp sống con người cũng được xâu chung với nhau trên sợi dây duy nhất đó. Trong một  số kinh Upanishad các sự tái sinh lặp đi lặp lại này được ví như sự sống của một người đang dao động theo chu kỳ giữa ngủ với thức. Hỏi : Tôi phải nói ngay rằng điều này dường như tôi không rơ lắm và tôi sẽ nói rơ lư do. Đối với người thức tỉnh, một ngày nữa lại bắt đầu, nhưng con người đó có cùng linh hồn và cùng thân xác giống như con người ngay hôm trước; trong khi đó, vào mỗi lần luân hồi, một sự thay đổi toàn diện xảy ra, không những đối với cái vỏ bên ngoài, tức phái tính và nhân cách, mà ngay cả các năng lực thông linh và trí tuệ nữa. Cách so sánh, theo tôi th́ dường như không hoàn toàn chính xác. Con người thức tỉnh sau giấc ngủ, hoàn toàn nhớ hết những ǵ y đă làm ngày hôm qua, ngày hôm kia, thậm chí cách đó nhiều tháng và nhiều năm. Nhưng không một ai trong chúng ta có được hồi ức rất nhỏ nào về một tiền kiếp hay về bất cứ sự kiện hoặc biến cố nào liên quan đến tiền kiếp đó cả … Vào buổi sáng, tôi có thể quên hết những ǵ tôi đă nằm mơ trong đêm qua, nhưng vẫn biết rằng tôi đă ngủ và chắc chắn tôi đă sống trong giấc ngủ đó; nhưng tôi có thể có hồi ức ǵ đối với lần luân hồi vừa qua của tôi cho đến tận lúc chết? Làm sao bà dung ḥa được điều này? Đáp : Có một số người chắc chắn là nhớ lại được các lần luân hồi trước của họ trong lúc c̣n sống; nhưng đây là các Đức Phật và các bậc Điểm Đạo. Đây là điều mà nhà yogi gọi là Samma–Sambuddha, hay là tri thức về toàn thể loạt luân hồi đă qua của con người. Hỏi : Nhưng chúng ta là kẻ thế nhân thông thường, tức là kẻ chưa đạt tới Samma – Sambuddha, làm sao chúng ta có thể hiểu được lối so sánh này? Đáp : Bằng cách nghiên cứu nó và cố gắng hiểu một cách chính xác hơn các tính chất và ba loại giấc ngủ. Giấc ngủ là một luật chung và bất di bất dịch dành cho con người cũng như dành cho loài thú, nhưng có các loại giấc ngủ khác nhau và c̣n có các giấc mộng và các linh thị khác nhau nhiều hơn nữa. Hỏi : Nhưng điều này đưa chúng ta đến một đề tài khác rồi. Chúng ta hăy trở lại trường hợp người theo thuyết duy vật. Người duy vật, trong khi không phủ nhận các giấc mơ, điều mà y khó có thể làm được, tuy nhiên nói chung, y phủ nhận sự bất tử và sự tồn tại của chân ngă của chính y. Đáp : Tuy không biết được điều đó, người duy vật lại có lư. Một kẻ không có được nhận thức bên trong về sự bất tử của linh hồn ḿnh và không có đức tin về việc đó, th́ nơi con người đó, linh hồn không bao giờ có thể trở thành Buddhi–taijasi, mà vẫn chỉ là Manas, và v́ Manas ở trạng thái đơn độc, nó không thể có được sự bất tử. Muốn có được sự sống hữu thức sau khi chết, trước tiên người ta phải tin vào sự sống đó trong lúc c̣n ở tại cơi trần. Mọi   triết lư về tâm thức hậu tử và sự bất tử của linh hồn đều được kiến tạo dựa trên hai châm ngôn này của Khoa Học Huyền Bí. Chân Ngă luôn luôn nhận được những ǵ đúng với công trạng của nó. Sau khi xác thân tan ră, nó bắt đầu một thời kỳ tâm thức tỉnh thức hoàn toàn, hoặc một trạng thái mơ mộng hỗn độn, hoặc một giấc ngủ hoàn toàn không mộng mị không thể phân biệt được với sự hủy diệt, và đây là ba loại giấc ngủ. Nếu các nhà sinh lư học của chúng ta t́m được nguyên nhân của giấc mơ và các linh thị trong sự chuẩn bị vô ư thức cho chúng trong các giờ tỉnh thức, th́ tại sao họ không thể chấp nhận việc tương tự như vậy đối với các giấc mơ sau khi chết? Tôi lặp lại điều này: sự chết là giấc ngủ. Sau khi chết, trước con mắt tâm linh của linh hồn, một diễn tiến bắt đầu xảy ra tùy theo chương tŕnh đă học và rất thường do chính chúng ta soạn ra một cách vô tâm: tiến hành thực sự các tin tưởng đúng đắn hoặc các hăo huyền do chính chúng ta đă tạo ra. Người theo phái Methodist (Giám lư) vẫn là người Methodist, người Hồi giáo vẫn là người Hồi giáo, ít nhất trong một thời gian nào đó trong một thiên đường hoàn toàn ngốc nghếch do mỗi người tạo ra. Đây là các kết quả sau khi chết của cây sự sống. Dĩ nhiên sự tin tưởng hoặc không tin tưởng của chúng ta vào sự thật về tính chất bất tử hữu thức không thể có ảnh hưởng ǵ đến thực tại tự nhiên (unconditioned reality) của chính sự kiện, một khi nó xảy ra; nhưng việc tin tưởng hoặc không tin tưởng vào tính chất bất tử đó, dưới h́nh thức quyền sở hữu của các thực thể độc lập hoặc riêng rẽ, không thể không mang lại được sắc thái nào cho sự kiện đó trong việc áp dụng nó cho mỗi một trong các thực thể này. Giờ đây bạn bắt đầu hiểu được điều đó rồi chứ? Hỏi : Tôi nghĩ là tôi hiểu. Người duy vật, không tin vào mọi điều vốn không thể được chứng minh cho y bằng năm giác quan, hoặc bằng các lư luận khoa học, được đặc biệt dựa vào dữ kiện là được các giác quan này cung cấp mặc dầu chúng hăy c̣n thiếu chính xác, đồng thời kẻ duy vật cũng bài bác mọi biểu lộ tâm linh, chấp nhận sự sống này như là sự sống hữu thức duy nhất. Do đó, tùy theo sự tin tưởng của họ như thế nào mà họ sẽ trở nên như thế ấy. Họ sẽ mất đi phàm ngă và sẽ rơi vào một giấc ngủ không mộng mị cho đến lần thức tỉnh mới. Có phải như thế không? Đáp : Gần như thế. Nên nhớ rằng, về mặt thực hành, giáo lư phổ thông dạy ra hai loại sự sống hữu thức: sự sống hồng trần và sự sống tâm linh. Sự sống tâm linh phải được xem như là có thực do chính sự kiện rằng nó được chiếm ngự bởi chân thần bất tử, bất biến, vĩnh cửu. Trong khi đó Chân Ngă luân hồi chỉ khoác lấy bộ trang phục mới hoàn toàn khác với bộ áo của các lần luân hồi trước của nó, và trong đó, ngoại trừ nguyên mẫu tinh thần của nó, tất cả đều bị bắt buộc phải chịu thay đổi đến tận gốc hầu không để lại dấu vết nào ở sau.
 Hỏi : Tại sao lại như thế được? Cái ngă hồng trần hữu thức của tôi có thể nào tiêu tan không những chỉ một lần giống như tâm thức của người duy vật, mà c̣n hoàn toàn giống như không để lại một chút dấu vết ǵ ở đàng sau? Đáp : Theo giáo lư th́ cái ngă đó phải tiêu tan hoàn toàn, tất cả ngoại trừ các nguyên khí nào nhờ tự hợp nhất được với Chân thần, nhờ đó trở thành một tinh hoa thuần túy tinh thần và không thể bị hủy diệt, hợp nhất với nó trong vĩnh cửu. Nhưng trong trường hợp của người duy vật chính cống, mà phàm ngă của người này không bao giờ là phản ánh của Buddhi th́ làm sao Buddhi có thể đưa vào vĩnh cửu một phần tử của Phàm Ngă hồng trần đó? Bản Ngă tâm linh của bạn vốn bất tử, nhưng do cái ngă hiện tại của bạn nó có thể đưa vào vĩnh cửu chỉ những ǵ đă trở nên xứng đáng bất tử, tức là, chỉ một ḿnh hương vị của đóa hoa đă được cái chết thu hoạch. Hỏi : Thế rồi, đóa hoa, tức cái “ngă” hồng trần ra sao? Đáp : Đóa hoa này giống như tất cả các cánh hoa quá khứ và tương lai đă nở hoa và sẽ phải nở hoa trên cành mẹ, sợi sutratma, mọi đứa con của một cội rễ duy nhất hay Buddhi _ sẽ trở lại với cát bụi. Như chính bạn biết, cái ngă hiện tại của bạn không phải là xác  thân hiện giờ đang ngồi trước mặt tôi, cũng không phải là Manas – Sutratma, mà là Sutratma – Buddhi. Hỏi : Nhưng điều này không giải thích cho tôi một tí ǵ hết, tại sao bà gọi sự sống sau khi chết là bất tử, vô hạn và có thực, c̣n sự sống hồng trần chỉ là bóng ma hay là hăo huyền; v́ ngay cả sự sống hậu tử đó cũng có các giới hạn, tuy thế chúng có thể cũng c̣n rộng răi hơn là các giới hạn của sự sống hồng trần nhiều. Đáp : Chắc chắn là thế. Chân Ngă tâm linh của con người hoạt động trong vĩnh cửu giống như quả lắc giữa giờ sinh với giờ tử. Nhưng nếu các giờ này, đánh dấu các giai đoạn của sự sống hồng trần và sự sống tinh thần, được giới hạn trong kỳ gian của chúng, và nếu chính con số các giai đoạn như thế trong vĩnh cửu giữa ngủ với thức, hăo huyền với thực tế, có thủy và có chung của nó, mặt khác kẻ hành hương tinh thần vốn vĩnh cửu. Do đó, vào các thời điểm của đời sống hậu tử của nó, khi thoát xác, y sẽ diện đối diện với chân lư chứ không phải với ảo ảnh của các kiếp sống hồng trần tạm bợ, trong chu kỳ của cuộc hành hương đó mà chúng tôi gọi là “chu kỳ tái sinh”   thực tại duy nhất theo quan niệm của chúng tôi. Mặc dầu có giới hạn của chúng, các khoảng cách như thế cũng không ngăn chặn được Chân Ngă, trong khi bao giờ cũng tự hoàn thiện, không đi theo con đường lệch lạc, mặc dầu một cách từ từ và chậm chạp, con đường đưa đến sự chuyển hóa cuối cùng của nó, khi Chân Ngă đó, nhờ đạt được mục tiêu, trở thành một thực thể thiêng liêng. Các khoảng cách và các giai đoạn này, thay v́ ngăn   cản nó, lại giúp tiến đến kết quả cuối cùng này, và nếu không có các khoảng cách giới hạn như thế, Chân Ngă thiêng liêng không bao giờ có thể đạt đến mục tiêu cuối cùng của nó được. Tôi đă mang lại cho bạn một h́nh ảnh quen thuộc bằng cách so sánh Chân Ngă, hay là biệt ngă (Individuality) với một diễn viên và vô số lần luân hồi của nó với các vai mà nó đóng. Bạn có gọi các vai diễn này hoặc quần áo của diễn viên là Biệt Ngă của chính diễn viên hay không? Giống như diễn viên đó, Chân Ngă bị bắt buộc phải thủ diễn trong suốt chu kỳ cần thiết đến tận ngưỡng cửa của Đại Niết Bàn, nhiều vai tṛ như thế có thể là không được dễ chịu đối với nó. Nhưng giống như con ong gom mật từ mọi thứ hoa, chừa phần c̣n lại làm thức ăn cho loài trùn đất, th́ Chân Ngă tâm linh của chúng ta cũng làm như thế, dù cho ta gọi nó là Sutratma hoặc Ego. Nhờ gom góp từ mọi Phàm Ngă hồng trần vào cái mà nghiệp quả bắt buộc nó luân hồi, chỉ có chất mật của các tính chất tâm linh và ngă thức, nó hợp nhất tất cả các tính chất này thành một tổng thể và chui ra khỏi cái kén của nó dưới h́nh thức bậc Toàn Thiện huy hoàng. Càng xấu xa bao nhiêu th́ các Phàm Ngă hồng trần này càng không thể gặt hái ǵ được. Các Phàm Ngă như thế chắc chắn là không thể hữu ích bao nhiêu trong cuộc sống hồng trần của chúng. Hỏi : Vậy th́ dường như đối với Phàm Ngă hồng trần, sự bất tử vẫn c̣n tùy điều kiện. Vậy phải chăng tính bất tử tự nó không phải không có điều kiện? Đáp : Hoàn toàn không phải. Nhưng tính bất tử không thể tác động đến cái không hiện tồn (the non–existent): v́ tất cả những ǵ hiện hữu với tư cách SAT, hoặc xuất phát từ SAT, tức là bất tử và vĩnh cửu, đều tuyệt đối. Vật chất là đối cực của tinh thần, và tuy thế cả hai đều là một. Tinh túy của tất cả các cái này, tức là, Tinh thần, Sức mạnh và Vật chất hay là ba trong một, th́ không có kết thúc cũng như không có bắt đầu, nhưng h́nh thức mà đơn vị gồm ba phần này thu được trong các lần luân hồi của nó, trong tính chất bên ngoài của nó, chắc chắn chỉ là hăo huyền của các ư niệm cá nhân của chúng ta. Do đó, chúng tôi cho rằng chỉ có Niết Bàn và sự sống vũ trụ mới là thực tại, trong khi xếp hạng sự sống hồng trần, kể cả phàm ngă hồng trần của nó và thậm chí sự sống ở Devachan của nó, chỉ đưa tới lănh vực hư ảo của hăo huyền. Hỏi : Nhưng tại sao trong trường hợp như thế lại gọi trạng thái ngủ là thực tại, c̣n trạng thái thức tỉnh là hăo huyền?
 Đáp : Đây chỉ là lối so sánh được đưa ra để làm cho vấn đề trở nên dễ hiểu, và theo quan điểm của các quan niệm hồng trần, th́ đó là một quan điểm rất đúng. Hỏi : Và c̣n một điều tôi không thể hiểu, nếu sự sống sắp tới được dựa vào sự công bằng và sự phân phối xứng đáng cho tất cả mọi đau khổ ở cơi trần của chúng ta, th́ tại sao trong trường hợp những  người duy vật, nhiều người thật sự hiền lành và tử tế mà Phàm Ngă của họ không c̣n lại ǵ trừ ra món đồ phế thải của một đóa hoa tàn héo. Đáp : Không ai nói như thế bao giờ. Tuy không có đức tin, không một nhà duy vật nào có thể măi măi mất đi hoàn toàn Chân Ngă tâm linh của ḿnh. Những ǵ nên nói là tâm thức đó có thể biến mất, hoặc hoàn toàn hoặc một phần trong trường hợp của một người duy vật, cho nên không có một dấu vết ư thức nào của Phàm Ngă người này tồn tại được. Hỏi : Nhưng đây có phải là sự hủy diệt không? Đáp : Chắc chắn là không. Người ta có thể ngủ một giấc ngủ say và lỡ mất vài trạm trong một cuộc du hành dài bằng tàu hỏa, mà không có một chút hồi ức hoặc ư thức nào, rồi tỉnh thức ở một trạm khác và tiếp tục cuộc hành tŕnh đi qua vô số các trạm dừng khác cho đến cuối cuộc hành tŕnh hay là đến được mục tiêu. Đối với bạn có ba loại giấc ngủ được nói đến: giấc ngủ không mộng mị, giấc ngủ hỗn độn và loại giấc ngủ rất thực đến nỗi đối với người ngủ, các giấc mộng của y trở thành đầy sự thực, nếu tin vào loại giấc ngủ sau, tại sao bạn không thể tin vào loại trước; tùy theo đời sống hậu tử mà một người đă tin vào và mong đợi như thế nào th́ sự sống của y lúc đó sẽ giống như thế ấy. Kẻ nào không mong đợi cuộc sống tương lai nào sẽ có một khoảng trống tuyệt đối, tương đương với sự hủy diệt trong khoảng giữa hai lần tái sinh. Đây đúng là diễn tiến của chuỗi sự kiện mà chúng tôi đă nói đến, một chuỗi sự kiện do chính những người duy vật tạo ra. Như bạn biết, có nhiều hạng người duy vật khác nhau. Một người vị kỷ, độc ác, một
kẻ không bao giờ nhỏ lệ cho ai trừ chính ḿnh, đă vậy c̣n thêm hoàn toàn lănh đạm với toàn thể thế giới v́ việc không có đức tin của ḿnh, vào lúc chết phải bỏ rơi Phàm Ngă của ḿnh măi măi. Phàm Ngă này do không có được tua quấn t́nh cảm nào dành cho thế giới xung quanh và do không có ǵ để móc chặt vào Sutratma, theo đó mà suy, cùng với hơi thở cuối cùng, mọi liên kết giữa hai bên đều bị đứt đoạn. Đối với kẻ duy vật như thế, không hề có trạng thái Devachan, Sutratma (sinh mệnh tuyến) sẽ tái sinh hầu như ngay lập tức. Nhưng những người duy vật này chỉ có sai lầm là không có đức tin ở sự sống hậu tử, sẽ chỉ trải qua trạng thái ngủ mê chỉ ở một trạm duy nhất. Và cũng sẽ đến lúc mà người duy vật quá cố đó sẽ nhận ra chính ḿnh ở trong vĩnh cửu và có lẽ hối tiếc rằng chính ḿnh đă mất đi dù chỉ một ngày, một trạm, rời xa sự sống vĩnh cửu. Hỏi : C̣n nữa, có phải chính xác hơn khi nói rằng chết là sinh vào cuộc đời mới, hay là thêm một lần trở lại với cơi vĩnh hằng? Đáp : Có thể gọi thế nếu bạn thích. Chỉ cần nhớ rằng có nhiều sự tái sinh khác nhau và có các sự tái sinh của thực thể “chết lúc sinh ra” (“still born”), đó là các thất bại của thiên nhiên. Hơn nữa, cùng với các ư tưởng cố định của phương Tây về sự sống vật chất, th́ các từ ngữ “sinh động” (“living”) và “hiện tồn” (“being”) lại hoàn toàn không thích hợp để chỉ trạng thái thuần túy chủ quan của đời sống sau khi chết. Chỉ v́, trừ một vài triết gia mà nhiều người không đọc sách họ, và chính họ th́ quá lộn xộn khi tŕnh bày một minh họa rơ rệt về điều đó, chỉ v́ các ư tưởng Tây phương của bạn về sự sống và chết, sau rốt trở nên hẹp ḥi, đến nỗi một mặt chúng đă dẫn đến thuyết duy vật hoàn toàn, c̣n mặt khác, đưa đến quan niệm c̣n duy vật hơn nhiều về sự sống bên kia, mà các nhà giáng ma học đă đưa ra trong xứ sở Trường Hạ (Summer–land) của họ. Nơi đây, linh hồn con người cũng ăn uống, cưới hỏi và sống trong một thiên đàng tràn đầy nhục cảm như thiên đường của Mohammed, nhưng lại kém phần triết lư hơn. Cũng không phải là các ư niệm thông thường của người Thiên Chúa giáo thiếu học vấn  khá hơn chút nào, nhưng có thể vẫn c̣n thiên về vật chất hơn. Những ǵ ở giữa các thiên thần bị cắt xén, những cây kèn đồng, những cây đàn bằng vàng với lửa địa ngục vật chất, cơi trời của người Thiên Chúa giáo dường như giống một cảnh thần tiên trong một vở kịch giáng sinh không lời.
Chính v́ các quan niệm hẹp ḥi này mà bạn thấy khó. Chính v́ sự sống của linh hồn thoát xác, trong khi có mọi tính chất linh hoạt của thực tế, như ở trong một số giấc mơ, lại thiếu hẳn mọi h́nh thức khách quan thô sơ của sự sống hồng trần, điều mà các triết gia Đông Phương đă so sánh nó với các linh thị trong giấc ngủ.
Lời hữu hạn dành cho vật hữu hạn
Hỏi : Bà có nghĩ rằng chính v́ không có các thuật ngữ rơ ràng và cố định để chỉ mỗi “nguyên khí” trong con người, mà sự lẫn lộn các ư tưởng như thế mới xảy ra trong trí chúng ta đối với các chức năng riêng của các “nguyên khí” này hay chăng? Đáp : Chính tôi có nghĩ đến điều này. Toàn bộ cái phiền toái đều phát sinh từ đây: chúng tôi bắt đầu các tŕnh bày và bàn bạc về “các nguyên khí” bằng cách dùng tên gọi theo Bắc Phạn, thay v́ trực tiếp đặt ra chữ tương đương trong Anh ngữ để các nhà nghiên cứu Minh Triết thiêng liêng sử dụng. Giờ đây, chúng tôi phải cố gắng và cứu văn lại điều này. Hỏi : Bà sẽ làm một điều rất hữu ích, v́ điều đó có thể tránh sự lầm lộn thêm nữa. Theo tôi th́ dường như không có hai người nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng, từ trước đến giờ, đồng ư gọi cùng “nguyên khí” với cùng một tên.
 Đáp : Tuy vật, sự lầm lẫn chỉ bên ngoài hơn là bên trong. Tôi có nghe một số nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng bày tỏ sự ngạc nhiên và chỉ trích một số luận tŕnh (essays), nói về các “nguyên khí” này; nhưng khi khảo sát lại th́ không có lỗi lầm tệ hại nào trong đó hơn là việc dùng từ ngữ “soul” để chỉ ba nguyên khí mà không nêu rơ các dị biệt của chúng, người thứ nhất, ông A.P. Sinnett, với cương vị là một trong các nhà trước tác Minh
Triết Thiêng Liêng rơ ràng nhất trong số chúng tôi, có viết các đoạn rất hay và dễ hiểu về “Thượng Ngă” (xem những bài thuyết tŕnh của Chi bộ London” của hội Thông Thiên Học, số 7.10.1885). ư tưởng thực sự của ông cũng đă bị một số người hiểu sai, do chỗ ông dùng từ ngữ “Soul” theo nghĩa tổng quát. Tuy nhiên, đây là một vài đoạn sẽ chỉ cho bạn thấy sự trong sáng và dễ hiểu nằm trong tất vả những ǵ mà ông viết về đề tài này:
“Nhân hồn, một khi đă lao vào ḍng tiến hóa với vai tṛ là biệt ngă con người1, phải luân phiên trải qua các chu kỳ hiện tồn trong vật chất và trong tinh thần một cách tương đối. Nó trải qua từ cơi (plan) hay lớp (stratum) hay t́nh trạng thiên nhiên này đến t́nh trạng khác dưới sự dẫn dắt của các tương cầu nghiệp quả của nó; sống trong các kiếp sống mà nghiệp quả đă ấn định cho nó; thay đổi sự tiến hóa của nó bên trong các giới hạn của hoàn cảnh và phát triển nghiệp quả mới do cách sử dụng hoặc lạm dụng các cơ hội – nhân hồn trở lại với sự sống tâm linh (Devachan) sau mỗi kiếp sống hồng trần – xuyên qua vùng trung gian Kama–loka   để an nghĩ và tĩnh dưỡng hầu có được sự hấp thu từ từ vào tinh hoa của nó, cũng như rất nhiều tiến bộ vũ trụ, của kinh nghiệm sống được thu thập “trên cơi trần” hay trong kiếp sống hồng trần. Hơn nữa, quan điểm này của vấn đề sẽ gợi ra nhiều suy đoán phụ thêm cho bất cứ ai suy nghĩ lại đề tài này. Thí dụ, sự chuyển di tâm thức từ Kamaloka đến giai đoạn Devachan của tiến tŕnh này tất phải diễn ra từ từ2; v́ thực ra, không có một tuyến đường nào cứng nhắc tách biệt các t́nh trạng tâm linh khác nhau, mà ngay cả các cơi tinh thần và vật chất dưới h́nh thức các khả năng thông linh nơi

1 “Chân Ngă luân hồi” tức “Nhân hồn” theo cách gọi của ông Sinnett, tức là Thể Nguyên Nhân (Causal Body) theo Ấn giáo. 2 Tuy nhiên độ dài của sự “chuyển di” này tùy thuộc vào tŕnh độ tâm linh của Phàm Ngă cũ của Chân Ngă thoát xác. Đối với những người có đời sống thiên về tâm linh, th́ sự chuyển di này mặc dầu từ từ, lại rất nhanh. Thời gian trở nên dài hơn với người có khuynh hướng duy vật.

 người c̣n sống cũng cho thấy không có triển vọng bao nhiêu để ngăn cách cơi này với cơi khác theo như các lư thuyết duy vật thường đưa ra; rơ ràng là tất cả các trạng thái của thiên nhiên đều đồng thời ở quanh chúng ta, và thu hút các khả năng nhận thức khác nhau; v.v… Điều rơ ràng là trong kiếp sống ở cơi trần, những người có khả năng thông linh vẫn giao tiếp được với các cơi thuộc tâm thức siêu phàm, và mặc dầu đa số con người có thể không được  phú cho cái khả năng đó, tất cả chúng ta, dưới hiện tượng ngủ, nhất là ngay cả … những người ở trạng thái thụy du hay ở trạng thái thôi miên theo Mesmer, đều tỏ ra có khả năng đi vào các t́nh trạng tâm thức mà năm giác quan hồng trần không có chút liên quan đến. Chúng ta -đúng hơn là linh hồn trong chúng ta – dường như là không hoàn toàn trôi dạt trong đại dương vật chất. Rơ ràng là chúng ta c̣n giữ lại một ít quan tâm c̣n sót lại hay các quyền năng ở nơi bến bờ mà từ đó, có một thời gian, chúng ta đă trôi ra. Do đó tiến tŕnh luân hồi không được mô tả đầy đủ khi chúng ta nói đến một sự sống luân phiên trên cơi hồng trần và cơi tinh thần, và như thế minh họa linh hồn dưới h́nh thức một thực thể đầy đủ lướt qua toàn bộ từ một trạng thái hiện tồn này đến trạng thái hiện tồn khác. Các lư giải chính xác hơn về tiến tŕnh này có lẽ là xem việc luân hồi như đang xảy ra trên cơi trần này của thiên nhiên do bởi sự lưu xuất tỏa ra từ linh hồn. Lănh vực tâm linh luôn luôn là trú sở thích hợp của linh hồn, linh hồn không bao giờ hoàn toàn rời bỏ nơi đó, và cái phần không thể bị vật chất hóa đó của linh hồn vốn luôn ngự tại cơi tinh thần, có thể được nói đến một cách thích hợp là Thượng Ngă” Thượng Ngă này là Atma và dĩ nhiên “không thể bị vật chất hóa” theo như lời của ông Sinnett. C̣n hơn thế nữa, nó không bao giờ có thể bị “biểu lộ ra ngoại cảnh” (be “objective”) dưới bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả đối với nhận thức tinh thần cao nhất. V́ Atma hay Thượng Ngă thực sự là Brahma, Đấng Tuyệt Đối, và không thể phân biệt được với nó. Trong những lúc Đại Định linh thức cao siêu của vị Đạo Đồ hoàn toàn bị thu hút vào trong tinh hoa Duy Nhất, vốn là Atma, và do đó trở nên hợp nhất với tổng thể, không có ǵ biểu lộ bên ngoài đối với nó. Ngày nay có một số các nhà Minh Triết Thiêng Liêng của chúng ta quen dùng các từ ngữ “Self” và “Ego” như là đồng nghĩa để kết hợp thuật ngữ “Self” với cá tính cao của con người duy nhất hay ngay cả Phàm Ngă, trong khi thuật ngữ này không bao giờ nên dùng, trừ phi để chỉ các ngă đại đồng duy nhất. Sự lẫn lộn nằm ở chỗ đó. Khi nói đến Manas, tức “linh hồn thể” (“causal body”), chúng ta có thể gọi nó – khi liên kết nó với ánh sáng chói lọi của Buddhi – là Thượng Ngă (Higher Ego) mà không bao giờ gọi là “Higher Self” cả. V́ thậm chí Buddhi, “Hồn tinh thần”, không phải là Self mà chỉ là hiện thể của Self. Tất cả các “Selves” khác – như là “individual self” và “personal self” – đừng nên nói hay viết mà không có các tính từ chỉ tính chất và đặc điểm của chúng.
Như vậy, trong tiểu luận rất hay này về “Higher Self”, thuật ngữ này được dùng chỉ nguyên khí thứ sáu hay Buddhi (dĩ nhiên liên kết với Manas, v́ nếu không có sự liên kết như thế, sẽ không c̣n nguyên khí suy tư hay yếu tố suy tư trong hồn tinh thần) và hậu quả là đă sinh ra các ngộ nhận như thế. Câu nói: “một đứa trẻ không có được nguyên khí thứ sáu – hoặc trở nên có trách nhiệm về mặt đạo đức để có thể tạo ra nghiệp quả – trước khi nó được bảy tuổi”, chứng tỏ những ǵ muốn nói đến trong đó là “Higher Self”. Do đó, tác giả hữu tài này hoàn toàn có lư khi giải thích rằng sau khi “Higher Self” đi vào con người và thấm nhuần Phàm Ngă
– chỉ xảy ra ở một số cơ quan tinh tế mà thôi – bằng ư thức của nó, th́ “người có khả năng thông linh thỉnh thoảng có thể thực sự nhận thức được “Higher Self” này qua các giác quan tinh tế của họ”. Nhưng có những người giới hạn thuật ngữ “Higher Self” vào Bản Nguyên Đại Đồng Thiêng Liêng, có lư do chính đáng để hiểu lầm tác giả. V́, khi chúng ta đọc mà không được chuẩn bị cho việc  chuyển đổi các thuật ngữ siêu h́nh này1, đó là trong khi “biểu lộ đầy đủ trên cơi trần … Higher Self vẫn c̣n là một Chân Ngă tâm linh hữu thức trên cơi tương ứng của Thiên Nhiên” – chúng ta có khuynh hướng nh́n thấy trong “higher Self” của câu này là “Atma” và trong Chân Ngă tâm linh, tức “Manas” hay đúng hơn là Buddhi – Manas, và ngay lập tức chỉ trích toàn thể sự việc như là thiếu chính xác.
Từ đây về sau để tránh các lầm lẫn như thế, tôi đề nghị dịch theo sát nghĩa các thuật ngữ huyền học Đông Phương bằng các thuật ngữ tương đương trong Anh ngữ để dùng sau này:
Higher Self là Atma, tia sáng bất khả phân của Bản Ngă Đại Đồng Duy Nhất. Đó là Thượng Đế ở bên trên (above) chúng ta hơn là ở trong (within) chúng ta. Hữu phúc thay cho kẻ nào thành công trong việc làm thấm nhuần Chân Ngă nội tâm (inner Ego) của ḿnh bằng Higher Self!
Chân Ngă Tinh Thần thiêng liêng là hồn tinh thần hay Buddhi, khi kết hợp chặt chẽ với Manas, nguyên khí trí tuệ, nếu không có nó th́ không phải là Ego chút nào, mà chỉ là hiện thể của Atma.
Inner hay Higher & Quot; Ego & Quot; là Manas, nguyên khí “Thứ Năm”, thường được gọi thế, độc lập với Buddhi. Nguyên Khí Trí Tuệ chỉ là Chân Ngă Tâm linh khi ḥa nhập làm một với Buddhi, không một người duy vật nào được cho là có nơi y một  Chân Ngă như thế, cho dầu y có năng lực trí tuệ lỗi lạc đến đâu. Đó là Biệt Ngă trường tồn (permanent individuality) hay là “Chân Ngă luân hồi”.
  “Chuyển đổi các thuật ngữ siêu h́nh” ở đây chỉ áp dụng với việc chuyển đổi các từ tương đương của chúng được dịch từ các thành ngữ Đông Phương; v́ cho đến nay không bao giờ có các thuật ngữ đó trong Anh ngữ, mỗi nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng tự đặt ra các thuật ngữ để diễn giải ư tưởng của ḿnh. Vậy th́ cần phải đặt ra một cách định danh rơ ràng.
Lower hay Personal & Quot; Ego là con người hồng trần kết hợp với Phàm Ngă (lower Self), nghĩa là bản năng động vật, đam mê, thú dục v.v… được gọi là “Phàm Ngă giả tạo” (“false personality”) và gồm có hạ trí kết hợp với Kama – Rupa và tác động qua nhục thể và con ma của nhục thể hay là “dĩ thái thể” (“double”).
Nguyên khí c̣n lại là “Prana” hay “sinh khí thể” (“Life”), nói đúng ra là mănh lực phát xạ hay là năng lượng của Atma – dưới h́nh thức sự sống Đại Đồng và Bản Ngă duy nhất – trạng thái thấp của nó hay đúng hơn (về hiệu quả của nó) mang tính vật chất hơn là v́ trạng thái đang biểu lộ. Prana hay sinh khí thầm nhuần toàn bộ bản thể của vũ trụ biểu lộ, và được gọi là một “nguyên khí” chỉ v́ đó là một yếu tố rất cần thiết và là cứu tinh (deus ex machina) của người c̣n sống. Hỏi : Tôi tin là cách phân loại này được đơn giản hóa rất nhiều trong các kết hợp của nó nên sẽ đáp ứng hữu hiệu hơn. Cách phân loại kia th́ quá siêu h́nh. Đáp : Nếu bảng phân chia này được người ngoài cũng như các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng đồng ư, chắc chắn nó sẽ làm cho vấn đề trở nên dễ hiểu hơn nhiều.



TIẾT X
BẢN CHẤT CỦA NGUYÊN KHÍ SUY TƯ
        
Bí mật của chân ngă
Hỏi : Tôi nhận thấy trong dẫn chứng mà bà đưa ra cách đây ít lâu trích trong quyển Phật Giáo Vấn Đáp có một điểm bất nhất mà tôi muốn được nghe giải thích. Đoạn đó cho rằng các uẩn – kể cả kư ức – thay đổi theo mỗi lần luân hồi mới. Tuy thế chúng tôi lại nghe có người khẳng định rằng h́nh ảnh của các kiếp đă qua, vốn được hoàn toàn làm bằng các uẩn, “phải tồn tại”. Hiện giờ tôi hoàn toàn không hiểu chính xác là cái ǵ mới tồn tại, tôi muốn được giải thích rơ ràng. Đó là cái ǵ? Có phải chỉ là “h́nh ảnh” (“reflection”) hay chính là các uẩn này, hay luôn luôn cùng một Chân Ngă (Ego) tức Manas? Đáp : Tôi vừa giải thích rằng nguyên khí luân hồi hay cái mà chúng tôi gọi là con người thiêng liêng th́ không thể bị hủy diệt trong suốt chu kỳ sống: không thể bị hủy diệt dưới h́nh thức một thực thể suy tư và thậm chí dưới h́nh thức một thể tinh anh nữa (ethereal form). Cái “h́nh ảnh” mà bạn nói đó chỉ là sự hồi tưởng được tâm linh hóa (spiritualised remembrance) trong giai đoạn ở Devachan, của Phàm Ngă cũ, ông A hoặc bà B   mà chính Chân Ngă tự đồng nhất hóa với nó trong giai đoạn đó. V́ giai đoạn ở Devachan chỉ là sự nối tiếp cuộc sống hồng trần, tạm gọi thế, chính là tột điểm, trong một loạt không gián đoạn của các khoảnh khắc hạnh phúc ít có trong cuộc sống nay đă qua đó, Chân Ngă phải tự đồng nhất hóa với tâm thức Phàm Ngă của kiếp sống đó, nếu một cái ǵ đó sẽ c̣n lại với nó.
Hỏi : Điều này có nghĩa là, mặc dầu có bản chất thiêng liêng, Chân Ngă vẫn trải qua mọi giai đoạn như thế giữa hai lần luân hồi trong một trạng thái tối tăm trí tuệ hay tạm thời mất sáng suốt. Đáp : Bạn có thể xem điều đó theo cách bạn thích. Chúng tôi tin rằng bên ngoài Thực Tại duy nhất, không có ǵ khác hơn là một hăo huyền thoáng qua – kể luôn toàn thể vũ trụ – chúng tôi không xem điều đó như là mất sáng suốt, mà chỉ xem như một tŕnh tự rất tự nhiên hay là sự phát triển của cuộc sống hồng trần. Sự sống là ǵ? Một đám kinh nghiệm rất đa dạng với các ư tưởng, t́nh cảm và ư kiến thay đổi hằng ngày. Trong thời c̣n trẻ, chúng ta thường tận tụy nhiệt thành với một lư tưởng, với một vị anh hùng hoặc một anh thư nào đó mà chúng ta cố gắng noi theo và làm sống lại nơi chúng ta. Một vài năm sau đó, khi sự hăng hái của  tuổi trẻ mất đi và lắng dịu lại, th́ chúng ta lại là những người đầu tiên cười về các hoang tưởng của chúng ta. Tuy thế có một ngày nào đó khi chúng ta hoàn toàn đồng nhất hóa Phàm Ngă của chính chúng ta với những ǵ có tính lư tưởng trong trí chúng ta – nhất là nếu đó là lư tưởng của một thực thể c̣n sống – khi mà cái trước hoàn toàn ḥa nhập và biến mất trong cái sau. Có thể nói với một người năm mươi tuổi rằng y cũng giống như y lúc c̣n hai mươi tuổi chăng? Con người bên trong th́ như nhau; c̣n phàm ngă sống động bên ngoài th́ hoàn toàn biến đổi và thay đổi. Bạn có gọi các thay đổi này trong trạng thái tâm trí con người là mất sáng suốt chăng? Hỏi : Bà đặt tên các trạng thái này là ǵ và nhất là làm thế nào bà giải thích sự trường tồn của cái này và sự phù du của cái kia? Đáp : Điều đó triết lư của chúng tôi giải thích một cách dễ dàng. Manh mối nằm ở chỗ tâm thức kép của trí óc chúng ta, và cũng ở trong bản chất nhị thể của “nguyên khí” trí tuệ. Có một linh thức (spiritual consciousness) tức Thượng trí được soi sáng bằng ánh sáng của Buddhi, đó là những ǵ nhận biết được các điều trừu tượng bằng phương diện nội tâm, và một cảm thức (sentient consciousness, tức ánh sáng hạ trí), không thể tách rời khỏi bộ óc hồng trần và  các giác quan của chúng ta. Tâm thức sau này (tức cảm thức) được giữ lệ thuộc vào bộ óc và các giác quan vật chất, và đến phiên nó, nó cũng tùy thuộc vào chúng, dĩ nhiên phải tàn tạ và sau rốt tan biến cùng với sự biến mất của bộ óc và các giác quan vật chất. Chỉ có loại linh thức, có cội rễ nằm trong vĩnh cửu, mới tồn tại và sống măi măi, và do đó có thể được xem như là bất tử. Mọi cái khác đều thuộc về các hăo huyền thoáng qua. Hỏi : Trong trường hợp này, hăo huyền (illusion) thực sự có nghĩa là ǵ? Đáp : Nó được mô tả rất rơ trong bài tiểu luận về “The Higher Self” vừa mới được nói đến. Tác giả bài tiểu luận đó viết: “Lư thuyết mà chúng ta đang xem xét (sự trao đổi lẫn nhau về các ư tưởng giữa Thượng Ngă với Phàm Ngă) hài ḥa rất tuyệt diệu với việc ứng xử với thế giới mà chúng ta đang sống như là thế giới hiện tượng hăo huyền, trái lại cơi tinh thần của thiên nhiên vốn là thế giới thực tượng hay cơi thực tại. Vùng của thiên nhiên, tạm gọi thế, trong đó có linh hồn trường cửu bắt rễ th́ hiện thực c̣n hơn là vùng mà trong đó các cánh hoa phù du xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi để tàn lụi và tan thành từng mảnh, trong khi thân cây phục hồi sinh lực để tạo ra đóa hoa mới. Giả sử các hoa này chỉ được nhận thức đối với các giác quan thông thường, và cội nguồn  của chúng tồn tại trong một trạng thái thiên nhiên không thể thấy và không thể xác định được dối với chúng ta, các triết gia trong một thế giới như thế tiên đoán rằng có những điều có căn cội trong một cơi hiện tồn khác thường được nói đến là các loài hoa. Chúng không phải là cây thực sự; chúng tương đối không quan trọng, chỉ có tính chất hiện tượng hăo huyền trong nhất thời”. Đây là điều tôi muốn nói đến. Thế giới mà trong đó các loài hoa tạm bợ chóng tàn của các kiếp sống con người đang nở rộ, không phải là thế giới thường tồn đích thực; mà là thế giới trong đó chúng ta t́m được cội nguồn của tâm thức, cội nguồn đó vượt trên hăo huyền và nằm trong vĩnh cửu.
Hỏi : Bà muốn ám chỉ điều ǵ khi nói đến cội rễ an trụ trong vĩnh cửu? Đáp : Tôi muốn nói cội rễ này là thực thể biết suy tư, Chân Ngă đang luân hồi, dù cho chúng ta xem đó như là một “Thiên thần”, “Tinh Linh” (“Spirit”) hay là một “Lực”. Đối với những ǵ ở dưới các nhận thức bằng giác quan của chúng ta, chỉ có những ǵ phát triển trực tiếp từ hoặc ràng buộc vào cội rễ vô h́nh nói trên này mới có thể chia sẻ sự sống bất tử của nó. Do đó, mọi tư tưởng, ư niệm và hoài băo cao quư của Phàm Ngă mà nó làm linh hoạt, xuất phát từ hoặc được nuôi dưỡng từ cội rễ này, đều phải trở nên thường tồn. Đối với tâm thức hồng trần, v́ nó là một tính chất của “nguyên khí” cảm thụ nhưng là nguyên khí thấp (Kama – rupa hay là bản năng động vật, được soi sáng bằng phản ảnh của hạ trí) hay là nhân hồn –nó phải biến mất. Những ǵ hoạt động được, trong khi thể xác yên ngủ hoặc bất động, là tâm thức cao, kư ức của chúng ta chỉ ghi nhận một cách yếu ớt và không chính xác – và ghi một cách tự động – các kinh nghiệm như thế và thường không tạo được ấn tượng cho dù là nhỏ nhất của các kinh nghiệm đó. Hỏi : Nhưng tại sao Manas đó mặc dầu bạn gọi là Nous, một “Thượng Đế”, lại quá yếu ớt trong lúc luân hồi, để cho thể xác của nó hoàn toàn chế ngự và kềm hăm? Đáp : Tôi có thể vặn hỏi lại với cùng câu hỏi: “Tại sao chính Ngài, mà bạn xem như “Thượng Đế của các Thượng Đế” và vị Thượng Đế sống động Duy Nhất lại quá yếu ớt để cho điều ác (hay là ác quỷ) có được ưu thế hơn Ngài tới mức tối đa so với mọi tạo vật của Ngài, dù cho trong khi Ngài vẫn ở cơi trời hay trong thời gian lâm phàm trên cơi trần này?”
Chắc chắn bạn lại trả lời: “Đây là một điều Huyền Bí; và chúng tôi bị cấm ṭ ṃ vào các bí mật của Thượng Đế”. Triết giáo của chúng tôi không cấm làm thế, tôi xin trả lời câu hỏi của bạn rằng, trừ trường hợp một Thượng Đế giáng xuống như một Đấng Hóa Thân (Avatar), c̣n trong các trường hợp khác không một nguyên khí thiêng liêng nào có thể làm ǵ khác hơn khi bị kẹp chặt và bị   làm tê liệt bởi vật chất hỗn loạn, hiếu động. Tính dị trạng (heterogeneity) sẽ luôn luôn chiếm ưu thế hơn là tính thuần trạng (homogeneity) trên cơi hăo huyền này, và một bản thể (essence) càng gần với nguyên khí gốc của nó, tức thuần trạng Bản Sơ (Primordial Homogeneity), th́ càng khó cho nguyên khí gốc tự hiển lộ trên cơi trần. Các quyền năng tâm linh và thiêng liêng đang ở trạng thái hôn thụy trong mọi con người, và phạm vi của thị kiến tâm linh (spiritual vision) của y càng mở rộng th́ Thượng Đế bên trong y càng có uy lực nhiều hơn. Nhưng v́ chỉ một ít người cảm nhận được vị Thượng Đế đó, và v́, theo quy luật thông thường, Thượng đế luôn bị ràng buộc và giới hạn trong tư tưởng của chúng ta bằng các ư niệm có trước, các ư tưởng này vốn được in sâu vào tâm trí chúng ta từ thuở c̣n ấu thơ, do đó, rất khó cho bạn hiểu được triết lư của chúng tôi. Hỏi : Vậy th́ có phải chính Chân Ngă (Ego) của chúng ta là Thượng Đế của chúng ta không? Đáp : Không phải. “Một Thượng Đế” không phải là vị Thượng Đế phổ quát (universal deity), mà chỉ là một tia lửa từ đại dương duy nhất của Linh Hỏa. Thượng Đế ở bên trong chúng ta, hay là “Cha Trên Trời của chúng ta” là cái mà chúng ta gọi là “Higher Self”, tức Atma. Chân Ngă luân hồi của chúng ta có nguồn cội của nó là một Thượng Đế, giống như mọi phân thân nguyên thủy của Bản Nguyên Duy Nhất Bất Khả Tri. Nhưng từ khi “đắm ch́m vào vật chất”, phải chịu lâm phàm suốt chu kỳ, nối tiếp từ đầu đến cuối, đó không phải là một Thượng Đế tự do và hạnh phúc nữa, mà một khách hành hương khốn khổ trên con đường lấy lại những ǵ đă mất. Tôi có thể trả lời cho bạn một cách đầy đủ hơn bằng cách lặp lại những ǵ được nói đến về Con Người Nội Tâm trong bộ Isis Unveiled (q.II, 593): “Từ thời xa xăm nhất, nhân loại nói chung, luôn luôn tin chắc vào sự hiện hữu của một thực thể tâm linh cá nhân bên trong con người cá nhân bằng vật chất. Thực thể nội tâm này ít nhiều đều thiêng liêng, tùy theo nó có tiếp cận được với phần cao cả nhất (crown) hay không. Sự hợp nhất càng chặt chẽ, vận mệnh của con người càng sáng sủa, các t́nh trạng bên ngoài càng ít nguy hại. Sự tin tưởng này không phải là tin mù quáng, mà cũng không phải là mê tín, mà chỉ là một cảm giác theo bản năng, bao giờ cũng hiện hữu kế cận một thế giới tâm linh và vô h́nh khác, thế giới này mặc dầu thuộc về bên trong (subjective) đối với các giác quan của con người bên ngoài, lại trở thành hoàn toàn bên ngoài (objective) đối với Chân Ngă bên trong. Hơn nữa, họ tin rằng có các điều kiện bên ngoài và bên trong đang tác động vào sự quyết định của ư chí chúng ta lên trên các hành động của chúng ta. Họ bài bác thuyết định mệnh (fatalism) v́ thuyết này hàm chứa một diễn tŕnh mù quáng của một mănh lực nào đó c̣n mù quáng hơn nữa. Nhưng họ tin vào vận mệnh (destiny) hoặc Karma, mà từ lúc sinh ra đến lúc chết đi, mỗi người đều đang dệt hết sợi này đến sợi khác quanh chính ḿnh giống như con nhện đang giăng lưới. Vận mệnh này  được dẫn dắt bởi sự hiện hữu mà một số người gọi là Thần Hộ Mệnh (guardian angel) hay là con người nội tâm tinh anh gần gũi hơn của chúng ta, con người này lại thường là hung thần của con người bằng nhục thể hay Phàm Ngă. Cả hai đều dẫn dắt Con Người, nhưng một trong hai phải thắng thế, và từ chính lúc bắt đầu cuộc tranh chấp vô h́nh, định luật bù trừ và báo phục nghiêm khắc và không thể thay đổi, bước vào hành động, theo dơi một cách trung thực diễn biến của cuộc xung đột. Khi tao dây cuối cùng được dệt xong, con người dường như bị bao trùm trong mạng lưới do ḿnh tạo ra, bấy giờ y thấy ḿnh hoàn toàn ở dưới ảnh hưởng của vận mệnh tự tạo này. Bấy giờ số mệnh này hoặc là gắn chặt y giống như cái vỏ ṣ bất động dính vào ḥn đá cố định, hoặc là giống như một sợi lông đưa y đi xa trong một cơn lốc xoáy do các hành động của y gây ra”. Đó là vận mệnh của Con Người – Chân Ngă thực sự chứ không phải là người máy, lớp vỏ mang tên là con người. Chính con người này trở thành kẻ chinh phục vật chất.
Bản chất phức tạp của Manas
Hỏi : Nhưng bà cần giảng dạy cho chúng tôi một số điều về bản chất cốt lơi của Manas và về mối liên hệ mà trong đó các uẩn của con người hồng trần thay thế? Đáp : Chính cái bản chất bí hiểm, hay thay đổi này vượt ngoài bất cứ hiểu biết nào, và hầu như tối tăm mờ mịt trong các liên hệ của nó với các nguyên khí khác mới là khó hiểu nhất và c̣n cần được giải thích thêm. Manas là một “nguyên khí” và tuy thế đó là một “Thực thể” (“Entity”) và là Biệt Ngă hay Chân Ngă. Nó là một “Thượng Đế”, và tuy thế nó bị bắt phải chịu một chu kỳ luân hồi vô tận, v́ mỗi lần luân hồi, nó lại tạo ra trách nhiệm và với mỗi trách nhiệm đó nó đều phải chịu đau khổ. Tất cả mọi điều này vừa có vẻ mâu thuẩn vừa nan giải; tuy nhiên, ngay cả ở Âu châu cũng có hàng trăm người hiểu được mọi điều này một cách đầy đủ, v́ họ hiểu rằng Chân Ngă không những ở trong tổng thể mà c̣n ở dưới nhiều khía cạnh khác của nó nữa. Sau rốt, nếu muốn cho dễ hiểu hơn, tôi phải bắt đầu bằng cái khởi đầu và bằng một vài hàng giải thích cho bạn khởi nguyên của Chân Ngă này. Hỏi : Xin cứ tiếp tục. Đáp : Hăy cố gắng h́nh dung ra một “tinh thần”. Một thực thể siêu phàm (celestial Being), cho dù chúng ta gọi nó bằng tên ǵ đi nữa, bản chất chính yếu của nó vốn thiêng liêng, tuy không đủ tinh khiết để được hợp nhất với Tổng Thể, để đạt được sự hợp nhất này, nó phải thanh luyện bản thể của nó để cuối cùng đạt đến mục đích đó. Nó chỉ có thể làm được như thế bằng cách trải  qua kinh nghiệm của Biệt Ngă và Phàm Ngă, nghĩa là qua kinh nghiệm tinh thần và vật chất thông qua mọi kinh nghiệm và cảm giác hiện có trong Vũ Trụ đa diện hay đă biến phân này. Do đó, sau khi đă đạt được kinh nghiệm như thế trong các giới thấp, nó tiến lên ngày càng cao trên mọi nấc thang hiện tồn, để chuyển qua mọi kinh nghiệm trên cơi con người. Chính tinh hoa của nó là Tư tưởng, do đó phần đông được gọi là Manasa putra, “con của Trí (Vũ Trụ)”. “Tư Tưởng” được biệt ngă hóa này là cái mà các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng chúng tôi gọi là Chân Ngă (real Ego), Thực Thể biết suy tư bị nhốt trong cái vỏ bằng thịt và xương. Đây quả là một thực thể tinh thần, không có vật chất, và các thực thể (Entities) như thế là các Chân Ngă luân hồi đang làm linh hoạt nhóm vật chất sinh động (animal matter) được gọi là nhân loại và có tên gọi là Manasa hay là “Trí Tuệ” (“Mind”). Nhưng một khi bị giam nhốt, hay luân hồi, tinh hoa của chúng trở nên lưỡng diện (dual): có thể nói là các tia của Trí Tuệ thiêng liêng vĩnh cửu này, được xem như là các thực thể cá biệt, khoác lấy một thuộc tính kép, đó là:
1/ Trí tuệ với tính chất cố hữu cốt yếu của chúng đang khao khát hướng lên (Thượng Trí), và
2/ Tính chất suy tư của con người, hay sự tư duy động vật (animal cogitation), biết lư luận nhờ tính chất cao siêu của bộ óc con người, tức Manas có khuynh hướng tiến về Kama hay Hạ trí. Một bên bị thu hút về phía Buddhi, bên kia hướng xuống, đến trung tâm của các đam mê và các dục vọng thú tính. Cái phần sau này không có chỗ trong Devachan, cũng như chúng không thể kết hợp với Tam Thượng Thể thiêng liêng đang tiến lên hợp nhất vào toàn phúc tinh thần. Tuy nhiên đó là Chân Ngă, Thực Thể Trí Tuệ, vốn chịu trách nhiệm cho mọi tội lỗi của các thuộc tính thấp, giống như cha mẹ chịu trách nhiệm về các tội lỗi của con ḿnh, chừng nào mà các con vẫn chưa có ư thức trách nhiệm. Hỏi : Có phải “đứa con” này là “Phàm Ngă” không? Đáp : Chính nó. Do đó, khi nói rằng “Phàm Ngă” chết theo xác thân, th́ điều đó không nói lên tất cả. Thể xác, vốn là cái biểu tượng bên ngoài của ông A. hoặc bà B., sẽ tàn tạ theo cùng với các uẩn vật chất của nó, vốn là các biểu lộ thấy được của nó. Nhưng tất cả những ǵ đă tạo ra trong kiếp sống như nhóm kinh nghiệm tâm linh, các hoài băo cao quư nhất, các t́nh thương bất tử và bản chất không ích kỷ của ông A hoặc bà B., trong thời gian ở Devachan, sẽ bám chặt vào Chân Ngă, Chân Ngă này lại tự đồng
hóa với phần tâm linh của thực thể hồng trần đó, giờ đây đă vượt ra khỏi tầm mắt. Diễn viên đă nhuần nhuyễn với vai tṛ vừa đóng của ḿnh đến nỗi y mơ đến nó trong suốt thời kỳ ở Devachan, h́nh ảnh đó nối tiếp măi cho đến lúc y trở lại sân khấu cuộc đời để đóng một vai khác.
Hỏi : Nhưng tại sao triết lư này mà bà nói rằng cổ xưa như con người biết suy tư, đă không có được vị trí nào trong thần học Cơ Đốc Giáo? Đáp : Bạn đă lầm, thần học có triết lư này đấy. Chỉ có điều là thần học đă làm biến dạng nó lệch ra khỏi mọi nhận thức, giống như nó đă làm lệch nhiều triết lư khác. Thần học gọi Ego là thiên thần (Angel) mà Thượng Đế ban cho chúng ta vào lúc chúng ta ra đời để săn sóc cho linh hồn chúng ta. Thay v́ cho rằng “Thiên Thần” chịu trách nhiệm về các tội lỗi của “Linh Hồn” bơ vơ khốn khổ, th́ theo lư luận của thần học, chính linh hồn lại bị trừng phạt về mọi tội lỗi của cả xác thịt lẫn trí tuệ! Chính linh hồn, linh khí vô h́nh (immaterial breath) của Thượng Đế và tạo vật được cho là của Ngài (his alleged creation), bằng một tṛ tung hứng tâm linh đáng kinh ngạc nhất, bị buộc phải chịu thiêu đốt trong địa ngục vật chất mà không bao giờ bị cháy hết (v́ có “bản chất giống như chất am – miăng”, abestos – like nature – theo cách diễn tả hùng biện và nhiệt thành của Anh ngữ hiện đại thời Tertullian), trong khi vị “Thiên Thần” né tránh không phải trả ǵ hết, sau khi xếp lại đôi cánh trắng và làm ướt cánh bằng vài giọt lệ. Vâng, đây là “các thiên thần chăm sóc” của chúng ta, “các sứ giả của bác ái”, theo lời giám mục Mant nói với chúng ta, các sứ giả này được gửi đến “ …………. Để hoàn thành Điều tốt lành cho kẻ thừa kế hưởng sự Cứu Rỗi, các ngài vẫn Đau khổ cho chúng ta khi chúng ta phạm tội, Vui mừng khi chúng ta biết ăn năn;” Tuy nhiên, điều rơ rệt là nếu tất cả mọi vị giám mục trên thế giới được yêu cầu định nghĩa chỉ một lần thôi về những ǵ mà họ hiểu về linh hồn và các chức năng của linh hồn, th́ họ không thể làm cách nào để chứng minh cho chúng ta bất cứ dấu vết nào của luận lư học trong đức tin chính thống của họ!
Triết lư này có trong Phúc Âm của Thánh John
Hỏi : Những kẻ gắn bó với niềm tin này có thể trả lời rằng cho dù giáo điều chính thống có báo trước rằng kẻ phạm tội mà không ăn năn và kẻ duy vật phải trải qua một thời kỳ khốn khổ trong hỏa ngục hơi quá hiện thực đó, mặt khác, lư thuyết đó cũng đem lại cho họ một cơ may để hối cải vào phút chót. Chúng cũng không giảng dạy sự hủy diệt hoặc mất đi Phàm Ngă, tất cả đều như nhau. Đáp : Nếu giáo hội không giảng dạy ǵ về loại đó, th́ trái lại, Đức Jesus có dạy, và đó là điều có ư nghĩa đối với những ai, tối thiểu, biết đặt Đức Christ cao hơn Giáo Hội Cơ Đốc (Christianity). Hỏi : Đức Christ có dạy ǵ về việc đó không? Đáp : Ngài có dạy điều đó. Và mọi nhà huyền linh học thông thạo và ngay cả nhà Do Thái Bí Giáo cũng sẽ nói với bạn như thế. Đức Christ hay ít ra, Phúc Âm thứ tư có dạy về luân hồi cũng như dạy về sự hủy diệt của Phàm Ngă, nếu bạn chỉ cần quên đi lối chấp nê văn tự và giữ lại phần Tinh Thần nội môn. Hăy nhớ lại các câu 1 và 2 trong chương XV của Phúc Âm Thánh John. Ngụ từ nói đến ǵ nếu không phải là Tam Thượng Thể (uppertriad) trong con người? Atma là người trồng nho (Husbandman) – Chân Ngă Tinh Thần hay Buddhi (Christos) là cây nho (Vine), trong khi sinh hồn (animal and vital Soul), tức Phàm Ngă, là “cành nho” (“branch”). “Ta đích thực là cây nho, Cha ta là người trồng nho. Người chặt đi mọi cành không mang trái nơi ta… V́ cành không thể mang trái được nếu cành đó không ở trong gốc nho, ngươi không thể tạo ǵ được nếu ngươi không ở trong ta. Ta là gốc nho – ngươi là cành nho. Nếu một người không ở trong ta, y sẽ bị ném ra như cành nho, và bị héo khô, bị ném vào lửa và bị cháy tiêu”.
Bây giờ chúng tôi giải thích câu đó theo cách này. V́ không tin vào lửa địa ngục mà khoa thần học đưa ra dưới h́nh thức sự đe dọa đối với cành nho, chúng tôi nói rằng “Người trồng nho“ có nghĩa là Atma, tượng trưng cho Bản Nguyên vô hạn, vô ngă, trong khi gốc nho thay cho hồn Tinh Thần, Christos, và mỗi “cành nho” tượng trưng cho một lần luân hồi mới. (Trong “Các Bí Pháp”, đó là Tư Tế, “Từ Phụ”, người trồng gốc nho. Mọi biểu tượng đều có bảy ch́a khóa để mở. Người tiết lộ Pleroma luôn luôn được gọi là “Từ Phụ”). Hỏi : Nhưng bà dựa vào bằng chứng ǵ để đưa ra cách giải thích độc đoán như thế? Đáp : Khoa biểu tượng học phổ quát là một biện minh cho sự chính xác của cách giải thích đó, và không hề độc đoán ǵ cả. Hermas nói đến “Thượng Đế” rằng Ngài “trồng vườn nho”, nghĩa là ngài tạo ra nhân loại. Trong kinh Kabala có chứng minh rằng người Thái cổ hay người “Trường Diện”, trồng vườn nho, vườn nho tượng trưng cho nhân loại, c̣n một gốc nho có ư nghĩa là sự sống. Do đó, linh hồn của “King Messiah” được tŕnh bày như là đang giặt y phục của ngài trong rượu nho (wine) từ trên trời, từ sự sáng tạo thế giới. (Zohar XL, 10). King Messiah là Ego được thanh tẩy bằng cách giặt giũ áo quần của ḿnh (nghĩa là các Phàm Ngă của Chân Ngă khi tái sinh), trong rượu nho từ trên trời, tức là Buddhi. Adam hay A–Dam là “máu”. Sự sống của nhục thân nằm ở trong máu (nephesh – linh hồn), Leviticus XVII. C̣n Adam – Kadmon là con duy nhất (Only–Begotten). Noah cũng trồng một vườn nho   luống đất (hot – bed) là cách nói bóng bẩy về nhân loại tương lai. Trong kinh Nazarene Codex, chúng tôi t́m thấy cả một chuỗi của việc thừa nhận cùng một cách nói bóng gió đó. Bảy gốc nho được tạo ra – mà bảy gốc nho là bảy giống dân của chúng ta với bảy Đấng Cứu Thế hay Phật của các giống dân đó – vốn bắt nguồn từ Lukaba Zivo và Ferho (hay Parcha), Raba vun tưới chúng (Codex Nazaraes, q.III, tr.60, 61). Khi kẻ có phúc (the blessed) vượt lên trong số các tạo vật của ánh sáng, họ sẽ thấy Lavar – Xivo, Chúa của sự sống và là Gốc nho đầu tiên (như trên, q.II, tr.281). Các ẩn dụ này của Do Thái Bí giáo được lặp lại một cách tự nhiên như thế đó trong Phúc Âm theo Thánh John (XV,1).
Chúng ta đừng nên quên rằng trong hệ thống con người – ngay cả đến các triết lư không biết cách phân chia thất phân của chúng tôi – Ego hay con người biết suy tư được gọi là Logos hay là con của Vua Linh Hồn và Nữ Hoàng Tinh Thần. “Manas là con nuôi Vua và Nữ Hoàng” (các thuật ngữ nội môn tương đương với Atma và Buddhi), một tác phẩm huyền học gọi như thế. Vị này là “Thiên nhân” (“man – god”) theo Plato, ông tự đóng đinh trong Không Gian (hay kỳ gian của chu kỳ sống) để cứu chuộc Vật Chất. Ngài làm điều này bằng cách luân hồi nhiều lần, như vậy đưa nhân loại tới sự hoàn thiện, và nhờ đó tạo cơ hội cho các h́nh hài thấp kém phát triển thành các h́nh hài cao siêu. Trong một kiếp sống, ngài không ngừng tạo tiến bộ cho chính ḿnh và không ngừng giúp cho mọi bản thể vật chất tiến hóa; ngay cả trong trường hợp rất hiếm có là khi mất đi một trong các Phàm Ngă của ḿnh, trong trường hợp sau hoàn toàn thiếu hẳn ngay cả một tia sáng tâm linh, để giúp hướng về sự tiến bộ cá nhân. Hỏi : Nhưng chắc chắn là nếu Chân Ngă chịu trách nhiệm về các tội lỗi của các Phàm Ngă của nó, th́ nó cũng đáp ứng với sự mất mát, hay đúng hơn sự hủy diệt hoàn toàn một trong các Phàm Ngă đó. Đáp : Không hẳn thế, trừ phi nó không làm ǵ để tránh số phận hẩm hiu này. Nhưng nếu mặc dầu hết sức cố gắng, tiếng nói của Chân Ngă hay là tiếng nói lương tâm của chúng ta cũng không thể xuyên qua được bức tường vật chất, kế đó sự thiếu sắc bén của bức tường này xuất phát từ bản chất bất toàn của vật chất được sắp vào cùng với các thất bại khác của thiên nhiên. Chân Ngă cũng đủ bị trừng phạt bằng việc mất Devachan, và nhất là phải luân hồi hầu như tức khắc.
Hỏi : Triết lư về việc có thể mất linh hồn – hay phàm ngă bà gọi là ǵ? Triết lư này đối kháng lại các lư thuyết lư tưởng của cả Cơ Đốc giáo lẫn giáng ma học, mặc dù Swedenborg thừa nhận việc đó ở một chừng mực nào đó mà ông gọi là cái chết tâm linh (spiritual death). Họ sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó. Đáp : Việc không chấp nhận này không thể thay đổi một sự thật trong thiên nhiên, nếu nó đúng là một sự thật, nếu không nó sẽ ngăn cản một điều như vậy đôi khi xảy ra. Vũ trụ và mọi sự việc, trong đó như đạo đức, trí tuệ, vật chất, thông linh hoặc tinh thần được kiến tạo dựa trên một định luật thăng bằng hoàn hảo và hài ḥa. Như đă có nói (xem Isis Unveiled), mănh lực hướng tâm không thể tự biểu lộ mà không có mănh lực ly tâm trong sự xoay tṛn hài ḥa của khối cầu, c̣n mọi h́nh hài và sự lũy tiến của chúng là sản phẩm của mănh lực kép này trong thiên nhiên. Hiện nay Tinh Thần (hay Buddhi) là năng lượng ly tâm c̣n linh hồn (Manas) là năng lượng tinh thần hướng tâm, và muốn tạo ra kết quả duy nhất, chúng phải được hợp nhất và hài ḥa một cách hoàn hảo. Phá vỡ hay làm hư chuyển động hướng tâm của linh hồn trần tục đang hướng về trung tâm thu hút nó; ngăn chặn sự tiến bộ của nó bằng cách gây cản trở nó với một trọng lượng vật chất nặng hơn mức nó có thể hứng chịu, hoặc là thích hợp hơn cho trạng thái Devachan, và sự hài ḥa của tổng thể sẽ bị phá hủy. Kiếp sống cá nhân, hay có lẽ đúng hơn, phản ánh lư tưởng của nó chỉ có thể được nối tiếp nếu được duy tŕ bằng một lực có hai mặt, đó là bằng sự hợp nhất chặt chẽ của Buddhi và Manas trong mỗi lần tái sinh hay kiếp sống của Phàm Ngă. Sự lệch hướng dù nhỏ nhất ra khỏi sự hài ḥa cũng gây thiệt hại cho nó; và khi nó bị phá hủy không c̣n cứu văn được, th́ hai mănh lực tách rời ra vào lúc chết. Trong thời gian ngắn, h́nh hài thuộc Phàm Ngă (được gọi một cách không đúng lắm là Kama rupa và Mayavi rupa), sự nở rộ về tâm linh của h́nh hài đó, nhờ gắn liền chính nó với Chân Ngă, sẽ theo nó vào Devachan và mang lại cho Biệt Ngă thường tồn sắc thái cá biệt của nó (tạm gọi là protem (tạm thời)) được lôi cuốn vào ở lại trong Kamaloka và để từ từ bị hủy diệt. V́ chính sau cái chết của kẻ hư hỏng sa đọa, kẻ phi tâm linh và kẻ độc ác không c̣n phương cách cứu chuộc là đến thời kỳ có tính chất quyết định và vô cùng quan trọng. Nếu trong kiếp sống, sự cố gắng hết sức và tột độ của Nội Ngă (Manas) để hợp nhất một cái ǵ đó của Phàm Ngă với chính nó và tia sáng leo lét cao siêu của Buddhi thiêng liêng bị cản trở; nếu tia sáng này ngày càng được để cho tách rời khỏi lớp vỏ bao giờ cũng dày đặc của bộ óc hồng trần, th́ Chân Ngă Tâm Linh hay Manas, một khi thoát khỏi xác thân, vẫn hoàn toàn bị tách khỏi tàn tích dĩ thái của Phàm Ngă; và cái tàn tích này, hay Kama rupa, đi theo các thu hút hồng trần của nó, bị cuốn vào và ở lại trong Hades (âm ty) mà chúng tôi gọi là Kamaloka (Dục giới). Đây là “các cành bị héo khô” khi tách rời khỏi gốc nho mà đức Jesus đă nói đến. Tuy nhiên, sự hủy diệt không bao giờ xảy ra trong khoảnh khắc, và đôi khi cần nhiều thế kỷ mới hoàn tất. Nhưng nơi đây, Phàm Ngă ở lại cùng với các tàn dư của các Phàm Ngă khác may mắn hơn và cùng với các Phàm Ngă này trở thành một ma h́nh (shell) và một âm ma (elementary). Như có nói trong Isis, chính hai loại “vong linh” (“spirits”, hồn ma) này, tức ma h́nh và âm ma, là “ngôi sao” đầu đàn trong các buổi cầu đồng lớn có “hiện h́nh” (“materialisations”). Và bạn có thể chắc chắn rằng chúng không có đi đầu thai; và do đó rất ít “người thân đă chết” mà biết được điều ǵ về luân hồi, đó là lư do cho thấy các nhà giáng ma học đi sai đường. Hỏi : Nhưng chẳng phải là tác giả của Isis Unveiled đang hứng chịu sự tố cáo là đă thuyết giảng ngược lại với thuyết luân hồi sao?
Đáp : Đúng thế, nhưng mà chỉ với những người đă hiểu sai những ǵ được nói đến. Vào lúc mà bộ Isis Unveiled được viết ra, không một nhà giáng ma học nào, người Anh lẫn người Mỹ, tin vào thuyết luân hồi cả, c̣n những ǵ được nói đến về thuyết luân hồi là để nhằm vào việc chống lại các nhà giáng ma học Pháp, mà lư thuyết của họ vừa phi triết học vừa vô lư, trong khi giáo lư Đông Phương lại hợp lư và hiển nhiên là đúng với chân lư hơn. Những người theo thuyết luân hồi của trường phái Allan Kardec th́ tin vào việc luân hồi tự ư (arbitrary, tùy tiện) và tức khắc. Theo họ, người cha chết đi có thể đầu thai vào trong đứa con gái chưa được sinh ra của chính ông ta, và v.v… Họ không có Devachan, Karma, mà cũng không hề có được triết lư ǵ bênh vực hay chứng minh cho việc cần phải tái sinh liên tục. Nhưng tại sao tác giả của bộ “Isis” có thể bác bỏ thuyết luân hồi do nghiệp quả, với các khoảng cách dài thay đổi giữa 1000 và 1500 năm, khi đó là niềm tin căn bản của cả Phật giáo và Ấn giáo? Hỏi : Như vậy bà bác bỏ hoàn toàn lư thuyết của các nhà Duy Linh (Spiritists) lẫn các nhà giáng ma học phải không? Đáp : Không phải hoàn toàn, mà chỉ những ǵ có liên quan đến các tin tưởng căn bản riêng của họ thôi. Cả hai phái chỉ dựa vào những ǵ mà “hồn ma” nói với họ và cả hai cũng bất đồng với nhau cũng như chúng tôi, các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng, bất đồng với cả hai phái đó vậy. Chân lư chỉ có một, và khi chúng tôi nghe các hồn ma (spooks) Pháp nói về luân hồi, c̣n các hồn ma Anh phủ nhận và phản đối thuyết đó, chúng tôi cho rằng cả “hồn ma” Pháp lẫn “hồn ma” Anh đều không biết họ đang nói về cái ǵ. Cùng với các nhà giáng ma học và các nhà duy linh, chúng tôi tin vào sự hiện hữu của các “hồn ma”, hay là các thực thể vô h́nh, có ít nhiều hiểu biết. Nhưng trong khi theo giáo lư của chúng tôi, các thực thể này có nhiều loại và rất đông đảo, th́ các kẻ bất đồng với chúng tôi không nhận là có thực thể nào khác hơn các “hồn ma” đă thoát xác của con người, mà theo sự hiểu biết của chúng tôi, hầu hết chỉ là các ma h́nh ở dục giới (Kamalokic Shells). Hỏi : Dường như bà không có thiện cảm mấy với các hồn ma (spirits). V́ bà đă nêu ra các quan điểm và các lư lẽ để không tin vào sự hiện h́nh của các vong linh thoát xác – tức “vong hồn người chết” – và sự giao tiếp trực tiếp của các vong linh này trong
các buổi cầu đồng, xin bà chịu phiền nói rơ thêm cho tôi về sự việc trên. Tại sao một số nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng không mệt mỏi khi nói về các nguy hại lúc giao tiếp với các vong linh và đồng tử? Họ có lư do đặc biệt nào về việc đó? Đáp : Chúng tôi chắc hẳn là như thế. Tôi biết tôi hiểu rơ. Trong hơn nửa thế kỷ qua, do sự am hiểu của tôi với các “ảnh hưởng“ vô  h́nh này, nhưng lại quá thực và không thể phủ nhận được, từ các tinh linh (elementals) có ư thức, các ma h́nh bán ư thức, xuống đến các âm ma đủ loại hoàn toàn vô cảm (senseless) và không có đặc tính rơ rệt, tôi cho là tôi có quyền nói theo cái thấy biết của tôi. Hỏi : Bà có thể nêu ra một hay nhiều thí dụ để chứng minh tại sao các thực hành này phải bị xem là nguy hại hay không? Đáp : Điều này cần có nhiều th́ giờ hơn mới có thể làm được. Mọi nguyên nhân cần phải được xét đoán bằng các hậu quả mà nó tạo ra. Xem xét kỹ lại lịch sử của giáng ma học trong suốt năm mươi năm qua, kể từ khi nó xuất hiện trong thế kỷ này (thế kỷ XIX,ND) ở Mỹ và chính bạn hăy tự xét đoán xem coi nó đă làm cho những người hâm mộ nó tốt lành hơn hay gặp tai hại hơn. Xin cảm thông với tôi. Tôi không nói điều ǵ chống lại với giáng ma học chân chính, mà chỉ chống lại phong trào hiện đại đang hoạt động dưới tên gọi đó và cái được gọi là triết lư được đưa ra để giải thích hiện tượng của nó. Hỏi : Bà không tin chút ǵ vào hiện tượng của họ chăng? Đáp : Chính v́ tôi tin vào chúng với lư do quá tốt đẹp và (trừ một số trường hợp cố ư gian dối) biết được chúng cũng có thật như bạn và tôi đang sống vậy, mà tôi chống lại chúng. Một lần nữa tôi chỉ nói đến hiện tượng vật chất thôi mà không nói đến hiện tượng tinh thần hay thậm chí hiện tượng thông linh. Đồng thinh tương ứng (like attracts like). Có nhiều người nam lẫn nữ có đức hạnh, trong sạch, tâm hồn cao thượng, quen biết riêng với tôi, họ trải qua nhiều năm sống với sự hướng dẫn trực tiếp và thậm chí sự che chở của các “vong linh” cao cấp, dù là đă thoát xác hay c̣n ở trên hành tinh. Nhưng các vong linh này không thuộc loại các John Kings và Ernests, tức các vong linh xuất hiện trong các buổi cầu đồng. Các vong linh này hướng dẫn và điều khiển người trần chỉ trong các trường hợp hiếm có và ngoại lệ mà họ bị thu hút và lôi cuốn về mặt từ điện do các nghiệp quả trong quá khứ của cá nhân. Muốn thu hút được các vong linh thông minh này không phải chỉ ngồi chờ “cho diễn biến xảy ra” là đủ. Cách đó chỉ mở ra cánh cửa cho đám “âm ma” (“spooks”), tốt lành hoặc xấu xa, hoặc không tốt không xấu, mà người đồng tử trở thành một nô lệ dành riêng cho sự sống của nó. Tôi lên tiếng chống lại t́nh trạng đồng cốt và việc giao tiếp bừa băi như thế với loài âm ma, chớ không chống lại với huyền bí học tâm linh. Loại sau này có tính chất thánh thiện, nâng cao con người, c̣n loại trước có cùng bản chất như là hiện tượng của hai thế kỷ trước, mà rất nhiều người theo bàng môn và hắc đạo đă chịu biết bao đau khổ v́ đó. Hăy đọc sách của Glanvil và các tác giả khác về vấn đề ma thuật bạn sẽ thấy có ghi lại trong đó nhiều trường hợp giống nhau của hầu hết, nếu không nói là tất cả, hiện tượng vật chất của “giáng ma học” thuộc thế kỷ XIX.
 Hỏi : Có phải bà muốn ám chỉ rằng tất cả chí là hắc thuật chứ không ǵ khác? Đáp : Những ǵ tôi muốn nói đó là: mọi giao tiếp với người chết dù hữu thức hoặc vô thức, như là thuật gọi hồn (necromancy), đều là việc thực hành vô cùng nguy hại. Từ lâu, trước thời Moses, tất cả các quốc gia có hiểu biết đều xem việc liên lạc với người chết như thế là tội lỗi và độc ác, bởi v́ nó quấy rầy sự yên tĩnh của các linh hồn và can dự đến việc tiến nhập vào các cơi cao của các linh hồn này. Minh triết chung của mọi thế kỷ qua bao giờ cũng lớn tiếng tố giác các thực hành như thế. Sau cùng, trong 15 năm qua tôi không bao giờ ngưng lặp lại bằng lời nói cũng như bằng chữ viết là: trong khi có một số được gọi là “vong hồn” (“spirits”) không biết ǵ về cái mà chúng đang nói, mà chỉ lặp lại – giống như con vẹt – những ǵ chúng thấy trong trí năo của đồng tử và của những người khác;
một số khác th́ rất nguy hại và chỉ có thể dẫn dắt con người tới tà vạy. Đây là hai sự kiện quá hiển nhiên. Đi vào giới giáng ma của phái Allan Kardec, bạn thấy được “các hồn ma” xác nhận việc luân hồi và nói năng giống như người sinh ra trong Thiên chúa giáo La Mă. Quay sang “người chết thân thiết” ở Anh và Mỹ, bạn sẽ nghe họ phủ nhận việc luân hồi bất chấp mọi khó khăn, lên án những ai thuyết giảng việc luân hồi và giữ vững quan điểm Tin Lành của họ. Các đồng tử có khả năng nhất của bạn đều đau khổ về thể xác lẫn tinh thần. Hăy nghĩ đến kết thúc bi thảm của Charles Foster, chết trong bệnh viện tâm thần v́ chứng điên loạn; Slade với chứng động kinh, c̣n Eglinton   nhà đồng cốt lỗi lạc nhất của Anh hiện nay   cũng bị giống như vậy. Nh́n lại cuộc đời của D.D. Home, một người mà trí óc ngập tràn cay đắng, không bao giờ nói đến điều hay của ai mà ông nghi là có khả năng thông linh, luôn luôn vu khống các đồng tử khác cũng có kết thúc cay đắng. Nhà Calvin này của giáng ma học đau khổ trong nhiều năm v́ bệnh tủy sống do giao tiếp với các “hồn ma” và chết v́ sức khỏe hoàn toàn suy sụp. Lại nghĩ đến số phận buồn thảm của Washington Irvin Bishop. Tôi biết ông ta ở New York khi ông được 14 tuổi, và chắc chắn ông là một đồng tử. Đúng là con người đáng thương này đă đi bước trước “các vong linh” của ông ta và đă rửa tội cho họ …
Sau cùng hăy chú ư các đồng tử kỳ cựu, các nhà sáng lập và nhà hoạt động hàng đầu của phong trào giáng ma hiện thời – chị em nhà Fox. Sau hơn 40 năm giao tiếp với “Thiên Thần”, “Thiên Thần” này đă làm cho họ trở thành những kẻ nát rượu bất trị, những kẻ mà trong các bài diễn thuyết trước công chúng, đă vạch trần công việc trong cuộc sống riêng tư của họ và triết lư của họ như là việc lừa dối. Tôi xin hỏi bạn họ bị thúc đẩy bởi loại vong linh nào?
Hỏi : Những suy luận của bà có phải là một suy luận chính xác
không?
Đáp : Bạn rút ra được kết luận ǵ nếu các học sinh ưu tú nhất của một trường đặc biệt dạy hát th́nh ĺnh bị suy sụp do đau cổ họng v́ quá sức? Đó là v́ phương pháp đang được áp dụng theo là một phương pháp dở tệ. V́ thế, tôi nghĩ là cách suy đoán như thế cũng hợp lư đối với hiện tượng giáng ma khi chúng tôi thấy các đồng tử giỏi nhất của phong trào đó đều trở thành miếng mồi cho một số phận như thế. Chúng tôi chỉ có thể nói: Hăy để cho những ai lưu tâm đến vấn đề phán đoán cái cây giáng ma học bằng các quả của nó và suy gẫm về bài học. Chúng tôi, những người nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng luôn xem các nhà giáng ma học như là các huynh đệ có cùng khuynh hướng thần bí như khuynh hướng của chính chúng tôi, nhưng họ luôn luôn xem chúng tôi như những kẻ thù. Chúng tôi, nhờ có được triết lư cổ xưa hơn, đang cố gắng giúp đỡ và cảnh giác họ, nhưng họ đáp trả lại chúng tôi bằng cách xỉ vả và vu khống chúng tôi bằng mọi cách có thể được. Tuy nhiên, các nhà giáng ma Anh quốc lỗi lạc nhất thừa nhận giá trị những ǵ mà chúng tôi làm, bất cứ nơi nào họ bàn bạc về đức tin của họ một cách nghiêm trang. Hăy nghe ông M.A. Oxon thú nhận sự thật sau: “Các nhà giáng ma học đều quá thiên về việc nghiền ngẫm một cách đặc biệt về việc can thiệp của các linh hồn bên ngoài trong thế giới này của chúng ta và không biết đến quyền năng của các linh hồn đang lâm phàm” (Second Sight, “Dẫn nhập”). Tại sao họ lại nguyền rủa và vu khống chúng tôi, v́ chúng tôi nói đúng cùng một sự việc? Từ đây về sau, chúng tôi không bận tâm đến giáng ma học nữa. C̣n bây giờ chúng ta trở lại vấn đề luân hồi.



TIẾT XI
CÁC HUYỀN BÍ CỦA LUÂN HỒI
        
Tái sinh theo chu kỳ
Hỏi : Có phải bà muốn nói rằng tất cả chúng ta trước kia đă có sống trên địa cầu, trong nhiều lần luân hồi đă qua và sẽ tiếp tục sống như thế nữa phải không? Đáp : Đúng như thế. Chu kỳ sống, hay đúng hơn chu kỳ của sự sống hữu thức, bắt đầu với sự phân chia của người thú thành phái tính và sẽ kết thúc với việc khép lại của thế hệ cuối của con người, trong cuộc tuần hoàn thứ bảy và giống dân thứ bảy của nhân loại. Xét ra, chúng ta chỉ đang ở trong cuộc tuần hoàn thứ tư và giống dân thứ năm, kỳ gian của nó được h́nh dung một cách dễ dàng hơn là diễn tả. Hỏi : Và chúng ta cứ tiếp tục luân hồi trong các Phàm Ngă mới hoài hay sao? Đáp : Chắc chắn là thế, bởi v́ chu kỳ sống hay giai đoạn luân hồi này có thể là thuận tiện nhất so với kiếp sống con người. Giống như mỗi kiếp sống gồm có các ngày hoạt động, chia cách bằng các đêm ngủ hay ngưng hoạt động, cũng thế, trong chu kỳ luân hồi, cuộc đời hoạt động được nối tiếp bằng thời gian an nghỉ ở Devachan. Hỏi : Và có phải sự tiếp nối các lần sinh này thường được định nghĩa như là sự luân hồi? Đáp : Đúng thế. Chỉ nhờ các lần sinh này mà sự tiến hóa không ngừng của hàng triệu Chân Ngă hướng về sự hoàn thiện cuối cùng và an nghỉ cuối cùng (bao lâu c̣n trong chu kỳ hoạt động) mới có thể thành tựu được.
Hỏi : Và cái ǵ điều chỉnh kỳ gian hay các tính chất đặc biệt của các lần luân hồi này? Đáp : Chính là Karma, tức định luật đại đồng của sự công bằng trong việc đền bồi (retributive justice). Hỏi : Có phải đó là định luật sáng suốt không? Đáp : Đối với nhà duy vật, tức là kẻ gọi định luật tuần hoàn (định luật này đang điều chỉnh việc sắp xếp nhiều thể – bodies) và tất cả các định luật khác trong thiên nhiên, là các mănh lực mù quáng (blind forces) và là các định luật có tính máy móc (mechanical laws), th́ chắc chắn Karma cũng được họ xem như là một định luật may rủi (law of chance) không hơn không kém. Đối với chúng tôi, không một tính từ hay một tính chất nào có thể mô tả những ǵ vốn khách quan (impersonal) và không là thực thể (no entity), mà là một định luật tác động của vũ trụ. Nếu bạn chất vấn tôi về tác nhân sáng suốt trong luật đó, tôi phải trả lời bạn là tôi không biết.
Nhưng nếu bạn đ̣i hỏi tôi lư giải các hiệu quả của nó và nói cho bạn biết các hiệu quả đó là ǵ theo sự tin tưởng của chúng tôi, th́ tôi có thể nói rằng kinh nghiệm của hàng ngàn năm đă chỉ cho chúng ta thấy rằng các luật đó là sự công bằng, minh triết và thông tuệ tuyệt đối và không hề sai lầm. Căn cứ vào các hiệu quả của nó, th́ Karma là một tác nhân cân đối lại một cách đáng tin đối với sự bất công của con người và đối với mọi sai hỏng của thiên nhiên; một tác nhân hiệu chỉnh nghiêm minh đối với các sai sót; một định luật báo phục vốn thưởng và phạt một cách công bằng không thiên vị. Theo một ư nghĩa chính xác nhất, Karma “không kiêng nể một ai”, mặc dầu theo phương diện khác, nó không thể được chuộc lại (propitialed), cũng không bị chuyển hướng bởi sự cầu nguyện. Đây là một tin tưởng chung đối với Ấn giáo và Phật giáo, cả hai tôn giáo này đều tin vào Karma. Hỏi : Về điểm này th́ các giáo điều của Cơ Đốc đều phản bác cả hai, và tôi không chắc là liệu có người theo Cơ Đốc giáo nào chấp nhận giáo lư đó hay không.
Đáp : Không hẳn; ông Inman có đưa ra lư do về việc này cách đây nhiều năm. Theo lời ông, trong khi “người Cơ Đốc giáo sẽ chấp nhận bất cứ sự vô nghĩa lư nào, nếu được Giáo hội công bố dưới h́nh thức vấn đề đức tin … th́ người Phật giáo chủ trương rằng không một điều ǵ vốn bị xem là trái ngược với lư luận hợp lư, lại có thể là giáo lư chân chính của Đức Phật được”. Họ không tin vào bất cứ sự tha thứ nào đối với tội lỗi của họ, trừ phi sau sự trừng phạt thích hợp và công bằng đối với mọi hành động hoặc tư tưởng xấu xa trong lần luân hồi sắp tới và một đền bù cân xứng cho những người bị đối xử bất công. Hỏi : Điều đó được tŕnh bày nơi đâu? Đáp : Trong các tác phẩm thiêng liêng nhất của họ. Thí dụ trong quyển “Bánh xe Thiên luật” (“Wheel of the Law”, tr.57) bạn có thể t́m thấy giáo lư Minh Triết Thiêng Liêng sau đây: “Người theo Phật giáo tin rằng mỗi hành vi, lời nói hoặc tư tưởng đều có các hậu quả của nó, sớm hay muộn ǵ hậu quả này cũng sẽ hiện ra trong hoàn cảnh hiện tại hoặc tương lai. Hành vi xấu sẽ tạo hậu quả xấu, hành vi tốt sẽ tạo thành quả tốt: thịnh đạt trong cơi này, hoặc sinh vào cơi trời (Devachan) … trong hoàn cảnh sau này”. Hỏi : Người Cơ Đốc giáo có tin giống như vậy không? Đáp : Ồ, không đâu; họ tin vào sự tha thứ và ân xá mọi tội lỗi. Họ được hứa hẹn rằng nếu họ chỉ tin vào thánh huyết (blood) của Đức Christ (một nạn nhân vô tội! An innocent victim!), tin vào máu mà ngài hiến dâng để chuộc tội cho toàn thể nhân loại, th́ họ sẽ chuộc lại mọi tội lỗi dù nặng đến đâu (mortal sin). C̣n chúng tôi không tin vào việc chuộc tội thay (vicarious atonement), mà cũng không tin vào việc có thể có sự xá tội, dù là tội nhỏ nhất, bởi bất cứ Thượng Đế nào, ngay cả bởi một “Đấng Tuyệt Đối hữu ngă” (“personal Absolute”) hay “Đấng Vô Hạn” (“Infinite”), nếu việc tha thứ như thế có thể xảy ra. Chúng tôi chỉ tin vào sự công bằng tuyệt đối và không thiên lệch. Ư tưởng của chúng tôi về một Thượng Đế Phổ Quát huyền vi, được tiêu biểu bằng Karma, là ư tưởng về một Quyền Năng tất thắng, do đó không thể có sự thịnh
nộ, cũng không có xót thương, mà chỉ là Công b́nh tuyệt đối, nó để lại mọi nguyên nhân, lớn hoặc nhỏ, để thể hiện ra các hiệu quả không thể tránh khỏi của nó. Câu nói của Đức Jesus: “V́ các ngươi đoán xét người ta thể nào, th́ họ cũng đoán xét lại thể ấy.” (Matth.VII, 2 TK 2003, trg 7), câu nói này không hàm chứa cũng không gợi ra hy vọng nào về sự tha thứ hoặc cứu độ trong tương lai do sự ủy nhiệm (by proxy). Đây là lư do giúp chúng tôi giải đáp được theo triết lư của chúng tôi, sự công bằng của cách nói này, chúng ta không thể khuyên nên quá nhân từ, độ lượng và tha thứ đối với các xúc phạm lẫn nhau. Đừng phạm vào điều ác (Resist not evil) và lấy đức báo oán (render good for evil) là các châm ngôn trong Phật giáo được thuyết giảng trước tiên v́ tính chất không thể lay chuyển của nghiệp quả. Đối với con người, tự ḿnh giải quyết bất chấp thiên luật, dù sao đi nữa cũng tạm cho là có tính cách báng bổ. Nhân luật (human Law) có thể dùng như là các biện pháp có tính cách giới hạn chớ không phải là biện pháp có tính cách trừng phạt; nhưng một người, dù tin vào luật Karma, mà vẫn tự ḿnh báo thù và không chịu tha thứ mọi tổn thương, bằng cách lấy đức báo oán, th́ vẫn là một tội phạm và chỉ tự làm hại chính ḿnh. V́ Karma chắc chắn sẽ trừng phạt kẻ nào làm thiệt hại người khác bằng việc t́m cách bắt phải chịu một h́nh phạt bổ sung lên trên kẻ thù của người đó, c̣n người đó, thay v́ để sự trừng phạt đó cho đại luật, y lại gia thêm cho chính ḿnh một phần h́nh phạt, do đó chỉ tạo thêm nguyên nhân cho sự tưởng thưởng sau này của kẻ thù của chính y, và sự trừng phạt sau này cho chính y mà thôi. Tác nhân điều ḥa đáng tin cậy này, trong mỗi lần luân hồi, sẽ có ảnh hưởng lên tính chất của kẻ kế thừa của nó; và tổng số của công lao hoặc lỗi lầm trong các lần luân hồi trước sẽ định đoạt việc đó. Hỏi : Vậy th́ phải chăng có thể suy đoán quá khứ của một người bằng cái hiện tại của người đó?
Đáp : Chỉ ở chừng mực nào đó mới có thể tin rằng kiếp sống hiện tại của người đó theo đúng với những ǵ đă làm trước kia để chuộc lại tội lỗi của tiền kiếp. Dĩ nhiên – ngoại trừ các nhà có nhăn thông và các đại chân tri (great adepts) – với tư cách là người thường, chúng ta không thể biết ǵ về các tội lỗi đă xảy ra. Do có quá ít dữ kiện, chúng ta không thể xác định thậm chí tuổi hoa niên của một người già phải như thế nào; cùng các lư do giống như thế, chúng ta cũng không thể rút ra các kết luận sau rốt chỉ bằng những ǵ chúng ta thấy trong kiếp sống của một người nào đó, đối với người ǵ xảy ra trong tiền kiếp của người này.
Karma là ǵ?
Hỏi : Nhưng Karma là ǵ? Đáp : Như có nói ở trên, chúng tôi xem Karma như là Định Luật Cơ Bản (Ultimate Law) của Vũ Trụ, nguồn gốc, cội rễ và suối nguồn của tất cả các định luật khác đang hiện hữu trong toàn thể thiên nhiên. Karma là định luật luôn luôn chính xác, nó điều chỉnh quả cho hợp với nhân trên các cơi hiện tồn vật chất, trí tuệ và tâm linh. V́ không một nguyên nhân nào c̣n lại mà không do hậu quả từ lớn nhất đến nhỏ nhất của nó, từ một biến động của vũ trụ xuống đến cử động của bàn tay, và v́ vạn vật đồng nhất lư (like produces like), Karma là định luật vô h́nh và huyền vị, nó điều chỉnh một cách khôn ngoan, sáng suốt và công bằng mỗi hậu quả cho phù hợp với nguyên nhân, truy nguyên đến tác nhân tạo ra nguyên nhân đó. Mặc dầu chính nó th́ không thể biết được, song tác động của nó lại có thể nhận biết được. Hỏi : Vậy th́ nó lại là “Cái Tuyệt Đối”, “Cái Bất Khả Tri” và không có nhiều giá trị để giải thích các vấn đề của kiếp sống có phải không? Đáp : Trái lại là khác. V́, mặc dầu chúng ta không biết bản chất của Karma là ǵ, và trong bản thể của nó, chúng ta nhất định biết nó tác động như thế nào, và chúng ta có thể định rơ và mô tả cách hoạt động của nó một cách chính xác. Chúng ta chỉ không biết nguyên nhân tối hậu của nó, giống như triết học hiện đại thừa nhận một cách rộng răi rằng nguyên nhân tối hậu của bất cứ sự vật ǵ cũng là “bất khả tri” (“unknowable”). Hỏi : Minh Triết Thiêng Liêng nói những ǵ liên quan đến việc giải quyết các nhu cầu thực tiễn hơn của nhân loại? Nó đưa ra cách giải thích như thế nào về nỗi đau khủng khiếp và nhu cầu khẩn thiết trong số người được gọi là “các tầng lớp thấp kém”? Đáp : Cần nói rằng, theo giáo lư của chúng tôi, tất cả các tai họa lớn trong xă hội, các cách biệt về giai cấp trong xă hội và về phái tính trong công việc của đời sống, sự phân phối không đồng đều về vốn liếng và công sức – tất cả đều do những ǵ mà chúng tôi gọi một cách vắn tắt nhưng chính xác là Karma. Hỏi : Nhưng chắc là tất cả các tai họa này dường như trút xuống quần chúng có phần nào hỗn độn, chúng có thực sự xứng đáng và có phải là biệt nghiệp chăng? Đáp : Không, chúng không thể được xác định hoàn toàn bằng các kết quả của chúng để chứng minh rằng mỗi hoàn cảnh cá nhân và các điều kiện đặc biệt của đời sống mà mỗi người sống trong đó, đều không có ǵ khác hơn là nghiệp quả báo phục mà các nhân đó tạo ra trong một tiền kiếp. Chúng ta đừng nên quên sự kiện rằng mọi nguyên tử đều tuân theo định luật chung chi phối toàn bộ cơ thể mà nguyên tử đó là thành viên, và ở đây, chúng ta t́nh cờ thấy được con đường rộng lớn hơn của luật Karma. Bạn đă chẳng nhận thấy rằng toàn thể nghiệp quả cá nhân trở thành nghiệp quả quốc gia mà các cá nhân này là thành viên, và sau đó toàn thể nghiệp quả quốc gia trở thành nghiệp quả thế giới đó sao? Các điều tệ hại mà bạn nói đến không phải riêng cho cá nhân hay thậm chí cho quốc gia mà hoặc nhiều hoặc ít ǵ chúng cũng thuộc về thế giới; và chính dựa vào đường nét khái quát này về sự tương thuộc của nhân loại mà luật Karma mới t́m thấy lối thoát hợp lư và công bằng của nó.
Hỏi : Vậy th́ tôi phải hiểu rằng luật Karma không nhất thiết là một định luật cho cá nhân chăng? Đáp : Đó đúng là điều tôi muốn nói. Luật Karma không thể điều chỉnh sự cân bằng của quyền lực trong sự sống và sự tiến hóa của thế giới, trừ phi nó có một đường lối hành động rộng răi và khái quát. Các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng cho rằng quả thực, sự tương thuộc của nhân loại là nguyên nhân của cái được gọi là nghiệp quả phân bố (distributive Karma), và chính định luật này đem đến đáp án cho vấn đề trọng đại về nỗi khổ đau chung và cách làm vơi nỗi đau đó. Hơn nữa, một định luật huyền linh phát biểu rằng không ai có thể vượt lên trên các nhược điểm cá nhân của ḿnh, mà lại không nâng lên bất kể ít như thế nào, toàn thể nhóm mà ḿnh là một phần không thể tách rời của nó. Cùng một cách thức như thế, không ai có thể gây ra tội mà không đau khổ về hậu quả của tội lỗi, chỉ riêng một ḿnh. Thực ra, không có cái ǵ gọi là “riêng biệt” (“separateness”) cả; và sự tiếp cận gần nhất với trạng thái ích kỷ đó, mà các luật của sự sống cho phép, nằm ở trong ư định hay động lực. Hỏi : Và có cách nào để theo đó nghiệp quả phân bố hay nghiệp quả quốc gia (distributive or national Karma) có thể được tập trung hay gom lại, tạm gọi thế, và đưa tới việc hoàn thành tự nhiên và chính thức của nó mà không có mọi đau khổ kéo dài này không? Đáp : Theo quy luật chung và trong ṿng một vài giới hạn định rơ thời đại chúng ta, luật Karma không thể bị hối thúc hay bị làm tŕ chậm việc hoàn thành của nó. Nhưng tôi tin chắc vào việc này, điểm quan trọng có thể xảy ra ở một trong các chiều hướng này chưa bao giờ được đề cập tới. Hăy nghe lời tường thuật sau về một giai đoạn đau khổ của quốc gia, và kế đó bạn hăy tự hỏi liệu các tai họa này không có triển vọng thay đổi rộng khắp và vơi đi nhiều, trong khi thừa nhận khả năng tác động của nghiệp quả cá nhân, nghiệp quả tương đối và nghiệp quả phân bố. Những ǵ tôi sắp giải thích cho bạn được trích ra từ ng̣i bút của một vị Cứu Quốc (National Saviour), vị này nhờ đă khắc phục được Bản Ngă và được tự do chọn lựa, đă chọn việc phụng sự nhân loại, khi gánh vác trên đôi vai của một người nữ số nghiệp quả quốc gia nhiều đến mức có thể mang được. Đây là những ǵ bà ấy nói: “Vâng, bạn có nghĩ rằng thiên nhiên luôn luôn thố lộ một cái ǵ không? Chỉ v́ đôi khi chúng ta làm ồn đến nỗi chúng ta làm át đi tiếng nói của thiên nhiên. Điều đó giải thích tại sao người ta thấy rất yên tĩnh khi ra khỏi thành phố và trong chốc lát cuộn ḿnh trong cánh tay của Mẹ Thiên Nhiên. Tôi đang nghĩ đến buổi chiều ở Hampstead Heath, khi chúng tôi ngắm mặt trời từ từ lặn xuống, nhưng ḱa, mặt trời lặn trên cảnh đau thương biết bao! Ngày hôm qua, một phu nhân mang đến cho tôi một giỏ hoa dại lớn. Tôi nghĩ đến một số người của gia đ́nh tôi ở khu Đông đáng nhận giỏ hoa ấy hơn là tôi, và thế là sáng nay tôi đem giỏ hoa đến một trường học rất nghèo ở White Chapel. Bạn sẽ nh́n thấy các gương mặt nhỏ bé xanh xao sáng rực lên như thế nào! Từ nơi đó, tôi đến trả tiền cho một số bữa ăn ở một hiệu ăn nhỏ cho một số trẻ em. Hiệu ăn nằm trong một con phố hẹp ở phía sau đầy người đang chen chúc nhau. Mùi hôi không thể tả do cá, thịt và các thức ăn khác, tất cả xông lên dưới ánh nắng ở White Chapel, gây ra mùi thối tha thay v́ tạo sự tinh khiết. Hiệu ăn chứa tinh hoa của bao mùi vị. Những bánh ba tê không thể tả, những tảng thức ăn ghê tởm và các bầy ruồi, một bàn thờ chính hiệu ở Beelzebub! Đó đây, trẻ con lẩn quẩn t́m kiếm mẩu thức ăn thừa, với gương mặt thiên thần, đi nhặt các mẫu thạch anh đào (cherry stones) làm thức ăn. Tôi đến khu phía Tây với từng cơn rùng ḿnh và xúc động, tự hỏi không biết có thể làm được ǵ với một số vùng của Luân Đôn ngoại trừ việc nuốt chửng chúng trong cơn động đất và bắt đầu làm lại, sau khi nhúng vào con sông Lethe thanh luyện nào đó … Và bấy giờ tôi nghĩ đến Hampstead Heath và trầm ngâm. Nếu bằng bất cứ sự hy sinh nào, người ta có được sức mạnh để cứu giúp những người này, th́ cái giá sẽ không đáng tính đến, nhưng bạn thấy đó, họ phải được thay đổi – và làm sao điều đó có thể xảy ra? Trong điều kiện hiện nay của họ, họ không rút được kinh nghiệm nhờ bất cứ môi trường nào mà họ có thể được đặt vào đó; và tuy thế trong môi trường hiện nay của họ, họ phải tiếp tục bị thối rữa. Tôi đau ḷng trước cái khổ đau vô biên, vô vọng này và sự suy thoái thảm hại cùng một lúc là kết quả tự nhiên và nguồn cội của nó. Giống như cây đa, mọi cành phát triển từ gốc của chính nó và mọc ra các mầm mới. Giữa các cảm giác này với cảnh an b́nh ở Hampstead có sự dị biệt biết là bao! Tuy thế, chúng tôi, vốn là các huynh đệ tỷ muội của các con người khốn khổ này, chỉ có thể dùng Hampstead Heath để có được sức mạnh hầu cứu giúp Whitechapels”. (Được kư bởi một tên gọi quá tôn kính và quá trứ danh không thể bị gán cho là kẻ nhạo báng).
Hỏi : Quả là một bức thư buồn nhưng đẹp đẽ, và tôi nghĩ nó tŕnh bày một cách rơ ràng sự tác động khủng khiếp của cái mà bà gọi là “Nghiệp Quả tương đối và phân bố” (“Relative and Distributive Karm”). Nhưng hỡi ôi dường như không có cái hy vọng ngay trước mắt nào về bất cứ việc làm vơi đi v́ thiếu một cơn địa chấn hoặc một cuộc chôn vùi đại loại như thế!
 Đáp : Chúng ta có quyền ǵ để nghĩ như thế trong khi một nửa nhân loại ở vào hoàn cảnh có thể làm vơi đi tức khắc các thiếu thốn mà các huynh hữu của họ đang gánh chịu? Khi mọi cá nhân đều đóng góp vào phúc lợi chung những ǵ mà y có thể đóng góp như tiền tài, công sức và tư tưởng thanh cao, th́ bấy giờ và chỉ lúc bấy giờ, nghiệp quả quốc gia sẽ được làm cho cân bằng, và từ đây cho đến lúc đó, chúng ta không có quyền cũng như không có bất cứ lư do nào để nói rằng Thiên nhiên không cáng đáng nỗi nhiều sự sống hơn trên Trái Đất này. Các linh hồn anh hùng, các vị cứu trợ nhân loại và quốc gia nên được dành cho việc t́m ra nguyên nhân của sức ép không đồng đều này của nghiệp quả bù trừ (retributive Karma), và bằng một nỗ lực tột độ để điều chỉnh cán cân quyền lực và cứu con người ra khỏi sự chôn vùi đạo đức cả ngàn lần tai hại hơn và thường là xấu xa hơn là tai họa vật chất tương tự, mà dường như bạn thấy là lối thoát duy nhất có thể có được cho nỗi đau khổ chồng chất này nằm trong đó.
Hỏi : Vậy th́, đại để xin bà cho biết bà mô tả luật Karma này như thế nào? Đáp : Chúng tôi xem Karma như là luật hiệu chỉnh, bao giờ cũng có khuynh hướng phục hồi sự thăng bằng đă bị xáo trộn trong cơi vật chất và sự hài ḥa đă bị xâm phạm trong cơi tinh thần. Chúng tôi nói rằng Karma không luôn luôn tác động theo cách thức đặc thù nào cả; mà nó luôn luôn tác động để phục hồi sự hài ḥa và duy tŕ cán cân thăng bằng, mà theo đó vũ trụ mới tồn tại. Hỏi : Xin bà cho một ví dụ cụ thể. Đáp : Để rồi tôi sẽ cho bạn một minh họa đầy đủ. Giờ đây hăy tưởng tượng đến một cái ao. Một viên đá rơi vào nước và tạo ra các sóng xáo trộn. Các sóng này dao động tới lui, cho đến khi sau cùng, do tác động của cái mà nhà vật lư gọi là luật phân tán năng lượng (law of the dissipation of energy), sóng trở lại lặng yên, c̣n nước trở lại t́nh trạng yên tĩnh của nó. Một cách tương tự, trên mọi b́nh diện, mọi tác động đều tạo ra sự xáo trộn trong cái hài ḥa đă được thăng bằng của vũ trụ, và các rung động được tạo ra như thế sẽ tiếp tục nhấp nhô lui tới, nếu diện tích của nó bị giới hạn, cho đến khi sự thăng bằng được phục hồi. Nhưng v́ lẽ mỗi xáo trộn như thế khởi đầu từ một điểm đặc biệt nào đó, rơ ràng là sự thăng bằng và hài ḥa chỉ có thể được phục hồi bằng việc tái hội tụ vào cùng điểm của tất cả các lực vốn đă tạo ra chuyển động từ đó. Và ở đây, bạn có được bằng chứng rằng các hậu quả của các hành vi, tư tưởng … của một người đều phải phản ứng vào chính y với cùng một lực mà theo đó chúng tạo ra chuyển động. Hỏi : Nhưng tôi không thấy ǵ về tính chất luân lư của luật này. Theo tôi nó có vẻ giống với định luật vật lư đơn giản, đó là tác động và phản tác động đều bằng nhau và đối nghịch nhau. Đáp : Tôi không ngạc nhiên chút nào khi nghe bạn nói rằng người Âu châu vướng mắc rất nhiều vào thói xấu đă ăn sâu, đó là xem phải và trái, thiện và ác như là các vấn đề của một bộ luật trái ngược do con người đề ra, hoặc do một Thượng Đế hữu ngă áp đặt lên họ. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng chúng tôi th́ cho rằng “Thiện” và “Hài Ḥa”, “Ác” và “Bất Hài Ḥa” (“Disharmony”) đều đồng nghĩa. Hơn nữa, chúng tôi c̣n chủ trương rằng mọi đau đớn và thốnh khổ đều là kết quả của sự thiếu hài ḥa, và rằng nguyên nhân khủng khiếp và duy nhất của sự xáo trộn về hài ḥa là ḷng ích kỷ dưới h́nh thức này hoặc h́nh thức khác. Do đó, Karma trả lại cho mọi người các hậu quả thực sự đối với các hành động của chính người đó, mà không để tâm đến tính chất luân lư của các hành động đó. Nhưng v́ con người sẽ nhận được cái phần xứng đáng của ḿnh đối với mọi thứ, hiển nhiên là y sẽ được sắp xếp chuộc lại mọi đau khổ mà y đă gây ra, giống như y sẽ gặt được một cách vui vẻ và hân hoan các quả của mọi hạnh phúc và hài ḥa mà y đă góp phần tạo ra. Tôi không thể làm ǵ hay hơn là trích dẫn một vài đoạn hữu ích cho bạn trong các sách và các bài báo do các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng chúng tôi viết ra v́ những người này có một ư niệm chính xác về Karma. Hỏi : Tôi mong như thế, v́ tài liệu của bà dường như rất ít đề cập về vấn đề này có phải không? Đáp : Bởi v́ đó là phần khó nhất trong tất cả các giáo lư của chúng tôi. Gần đây có xuất hiện một phản bác sau đây của một nhà văn theo Cơ Đốc giáo:
“Giả sử rằng giáo lư liên quan đến Minh Triết Thiêng Liêng là đúng, và giả sử “con người phải là kẻ cứu độ cho chính ḿnh, phải chế ngự Bản Ngă và chinh phục cái xấu xa vốn có trong bản chất kép của ḿnh để đạt được việc giải thoát cho linh hồn ḿnh”, con người phải làm ǵ sau khi thức tỉnh và đă biến cải được ở một mức độ nào đó từ cái tà hay cái ác? Làm thế nào mà y có được sự giải thoát, hoặc tha thứ hay là xóa đi điều tà vạy hoặc hung ác mà y đă trót làm?”
Ông J.H. Conelly trả lời cho câu hỏi này một cách thích đáng rằng không một ai có thể hy vọng “làm cho đầu máy Minh Triết Thiêng Liêng chạy trên đường ray của thần học (theological track) được”. Ông giải thích:
“Trong các khái niệm của Minh Triết Thiêng Liêng không hề có khái niệm có thể lẩn tránh các trách nhiệm cá nhân. Theo sự tin tưởng này, không hề có điều ǵ gọi là tha thứ hay xóa đi điều tệ hại hoặc tội lỗi đă làm”, không có cách ǵ khác hơn là bằng sự trừng phạt thích đáng kẻ hành động sai trái và phục hồi lại sự hài ḥa trong vũ trụ vốn đă bị xáo trộn do hành động sai trái của y. Điều sai trái do y làm ra, trong khi kẻ khác phải chịu đau khổ v́ các hậu quả của sai trái đó, vậy không một ai khác trừ chính y có thể chuộc lại lỗi lầm đó.
“Nhờ trạng thái trầm tư, một người sẽ trở nên “thức tỉnh và cải hóa đến một mức độ nào đó ra khỏi tà vạy”, chính trong trạng thái đó, người ấy sẽ nhận thức được rằng các hành vi của ḿnh là sai trái và đáng bị trừng phạt. Với nhận thức đó, ư thức về trách nhiệm cá nhân tất phải hiện ra, và tương xứng thật đúng với mức độ thức tỉnh hay “cải biến” (“converting”) của y, phải là ư thức về trách nhiệm nặng nề đó. Khi nào ư thức đó nơi y trở nên mạnh mẽ, th́ đó là lúc y bị thôi thúc để chấp nhận giáo điều về sự chuộc tội thay”.
“Y được dạy dỗ rằng cần phải ăn năn, mà không ǵ dễ dàng hơn việc đó. Có một yếu đuối dễ chịu của bản chất con người, đó là chúng ta hết sức có khuynh hướng tiếc rẻ thói xấu mà chúng ta đă làm khi sự chú tâm của chúng ta được gợi đến, và chúng ta hoặc là chịu đau khổ v́ đó, hoặc là hưởng được thành quả của nó. Có thể việc phân tích kỹ cảm giác đó sẽ cho chúng ta thấy rằng những ǵ mà chúng ta hối tiếc thật ra là nhu cầu dường như cần có cái ác làm phương tiện để đạt đến mục tiêu ích kỷ của chúng ta hơn là chính bản thân cái ác”
“Cái kỳ vọng ném gánh nặng tội lỗi của chúng ta “dưới chân thập giá” có thể là hấp dẫn đối với khả năng hiểu biết thông thường, nhưng chính nó lại không được chấp nhận đối với người nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophic student). Người này sẽ không hiểu được tại sao kẻ phạm tội, do việc nhận ra được tội lỗi của ḿnh, lại nhờ đó có thể xứng đáng được tha tội hay là được xóa đi sự độc ác đă qua của y, hay tại sao sự ăn năn và cách sống chính trực về sau lại cho phép y có được sự đ́nh chỉ có lợi cho y đối với sự liên hệ giữa nhân và quả của định luật thuộc vũ trụ. Các hậu quả của các hành vi tội lỗi của y vẫn tiếp tục tồn tại, nỗi thống khổ do sự độc ác của y gây ra cho kẻ khác vẫn không được xóa nḥa. Người nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng xem hậu quả của sự độc ác tác động vào kẻ vô tội là vấn đề của ḿnh. Không những y xem xét kẻ phạm tội mà c̣n xem xét các nạn nhân của y nữa”.
 “Tội lỗi là sự vi phạm các định luật hài ḥa đang cai quản vũ trụ, do đó h́nh phạt phải rơi vào chính kẻ vi phạm luật đó. Đức Christ có đưa ra lời cảnh báo: “Đừng phạm tội nữa, e rằng tai họa sẽ đến với ngươi”, c̣n thánh Paul th́ nói: “Hăy cố gắng tự cứu lấy ngươi. Bất cứ điều ǵ đă gieo, con người cũng sẽ gặt trở lại”. Nhân đây, xin thêm một câu dịch bóng bẩy tuyệt vời trích trong kinh Puranas có niên đại trước thánh Paul xa: “Mọi người đều gặt lấy hậu quả về các hành động của chính ḿnh”. “Đây là nguyên lư của định luật nghiệp quả do khoa Minh Triết Thiêng Liêng dạy ra. Trong quyển “Phật giáo Nội Môn”, ông Sinnett có diễn giải Karma như là “luật nhân quả hợp với đạo đức” (“the law of ethical causation”), trong khi bà Blavatsky diễn đạt ư nghĩa của nó khéo hơn, đó là “luật báo phục” (“the law of retribution”). Đó là mănh lực: “Công bằng tuy huyền bí, đưa ta đến chỗ không sai lầm, xuyên qua những con đường không được đánh dấu từ tội lỗi đến trừng phạt”. “Nhưng c̣n hơn thế nữa. Nó tưởng thưởng công lao một cách không sai lầm và một cách rộng răi y như lúc nó trừng phạt lỗi lầm vậy. Đó là kết quả của mọi hành vi, ư nghĩ, lời nói và việc làm, và nhờ nó mà con người tự uốn nắn chính họ, uốn nắn sự sống và các biến cố của họ. Triết học Đông Phương bài bác ư tưởng về linh hồn mới được tạo ra cho mỗi đứa trẻ mới sinh. Triết học này tin vào con số giới hạn các Chân Thần, đang tiến hóa và ngày càng phát triển đến chỗ hoàn thiện nhờ đồng hóa được các tri thức của nhiều Phàm Ngă kế tiếp. Các Phàm Ngă này là sản phẩm của Karma, và chính nhờ Karma và luân hồi mà cuối cùng Chân Thần con người trở lại cội nguồn của ḿnh – Đấng thiêng liêng tuyệt đối”.
Trong quyển “Sự luân hồi”, E.D. Walker đưa ra giải thích sau:
“Tóm lại, triết lư về nghiệp quả giải thích rằng chúng ta đă tạo ra chính chúng ta ngày nay bằng các hành động trước kia và chúng ta đang kiến tạo cái vĩnh hằng của chúng ta trong tương lai bằng các hành vi hiện tại. Không có số mệnh nào cả mà chỉ có những ǵ do chính chúng ta định đoạt. Không có sự cứu chuộc hoặc kết án nào cả ngoại trừ những ǵ mà chính chúng ta mang lại … V́ lẽ nó không đưa ra chỗ ẩn nấp nào cho các hành động đáng khiển trách, và đ̣i hỏi một nhân cách xuất chúng đối với người có bản chất yếu đuối nên triết lư về nghiệp quả ít được hoan nghênh hơn là các giáo lư dễ chấp nhận về sự chuộc tội thay, về lời cầu nguyện, sự tha thứ và cải đạo lúc lâm chung … Trong địa hạt công lư vĩnh cửu, sự xúc phạm và trừng phạt được liên kết một cách chặt chẽ dưới h́nh thức cùng một biến cố, v́ không có sự tách rời thực sự giữa
 hành động với kết quả của nó … Chính Karma hay các hành vi cũ của chúng ta mới lôi cuốn chúng ta trở lại cuộc sống hồng trần. Trú sở của hồn ma (spirit) thay đổi tùy theo nghiệp quả của nó, và nghiệp quả này ngăn cản sự tiếp tục kéo dài nào trong một hoàn cảnh duy nhất, bởi v́ nghiệp luôn luôn thay đổi. Chừng nào mà hành động c̣n bị chi phối bởi các động lực ích kỷ và thiên về vật chất, th́ chừng đó hậu quả của hành động đó phải được biểu lộ trong các lần tái sinh ở cơi trần. Chỉ có con người hoàn toàn vị tha mới có thể thoát khỏi sức hút của sự sống vật chất. Ít người đạt đến điều này, nhưng đó lại là mục tiêu của nhân loại”. Và kế đó, nhà văn này trích dẫn từ Giáo lư Bí Nhiệm: “Những ai tin vào nghiệp quả ắt phải tin vào số mệnh, mà từ lúc sinh đến lúc tử, mọi người đều đang dệt nên chung quanh ḿnh từng sợi một, giống như một con nhện đang dệt lưới của nó, và số mệnh này được dẫn dắt hoặc bằng tiếng nói nơi cơi trời (heavenly voice) của nguyên mẫu vô h́nh ở ngoài chúng ta, hoặc là bằng con người tinh anh mật thiết hơn tức là con người nội tâm của chúng ta, mà rất thường khi con người này chỉ là tà thần (evil genius) của thực thể đang nhập xác (embodied entity) gọi là con người. Cả hai đều cố tạo ảnh hưởng lên con người bên ngoài, nhưng một trong hai phải chiếm ưu thế; và ngay từ lúc bắt đầu cuộc tranh chấp vô h́nh này, định luật nghiêm khắc và không thể lay chuyển, tức luật bù trừ (law of compensation) can thiệp vào và bắt đầu diễn tiến theo sát các biến chuyển thăng trầm. Khi tao dây (strand) cuối cùng được xe xong, th́ con người dường như bị bao bọc bên trong mạng lưới của chính công tŕnh riêng của ḿnh, lúc bấy giờ y thấy chính ḿnh hoàn toàn ở dưới ảnh hưởng của số mệnh do ḿnh tạo ra này … Một nhà huyền linh học hoặc một triết gia sẽ không nói đến tính thánh thiện hoặc sự hiểm ác của Mệnh Trời (Providence), mà đồng hóa nó với luật báo ứng (Karma Nemesis), tuy nhiên, y thuyết giảng rằng nó bảo vệ cho ỵếu tố thiện và canh pḥng chúng trong kiếp sống này cũng như trong các kiếp sống tương lai, đồng thời nó trừng phạt kẻ làm ác – đúng vậy, đến tận lần tái sinh thứ bảy của y – tóm lại cho tới chừng nào mà hậu quả của việc y làm xáo trộn, thậm chí đến nguyên tử nhỏ nhất trong thế giới hài ḥa vô tận, sau rốt được điều chỉnh trở lại. V́ cái phán quyết duy nhất của Karma – một phán quyết vĩnh cửu và bất biến – là sự hài ḥa tuyệt đối trong thế giới vật chất cũng như trong cơi tinh thần. Do đó, không phải Karma thưởng hay phạt, mà chính chúng ta mới là 162 kẻ thưởng hay phạt chính chúng ta tùy theo chúng ta có làm việc hợp với, xuyên qua và theo cùng với thiên nhiên hay không, có tuân theo các định luật mà sự hài ḥa phụ thuộc vào hay là vi phạm các luật đó. Các đường lối của Karma không c̣n là bí hiểm nếu con người làm việc trong sự đoàn kết và hài ḥa, thay v́ chia rẽ và thiếu hài ḥa. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta về các đường lối này – mà một số trong nhân loại gọi là các đường lối của Thiên Mệnh (Providence), vốn tối tăm và phức tạp; trong khi một số khác nh́n thấy trong các đường lối đó cách tác động của thuyết định mệnh mù quáng; c̣n số thứ ba thấy đó chỉ là sự may mắn, mà không thần thánh cũng như không ma quỷ nào dẫn dắt cả – chắc chắn sẽ biến mất nếu chúng ta qui tất cả các đường lối này vào nguyên nhân đúng của chúng … Chúng ta vẫn c̣n hoang mang trước cái bí mật do chính chúng ta tạo ra và các bí ẩn của sự sống mà chúng ta sẽ không giải đáp được, và rồi buộc tội con Đại Nhân Sư (great Sphinx) nuốt chửng chúng ta. Nhưng thật ra không có một tai biến nào trong các kiếp sống của chúng ta, không một ngày đen đủi hoặc không một tai vạ nào mà không thể truy nguyên đến tận các việc làm của chính chúng ta trong kiếp sống này hoặc trong một kiếp khác … Định luật Karma kết hợp một cách chặt chẽ với định luật luân hồi … Chỉ có triết lư này mới có thể giải thích cho chúng ta vấn đề huyền bí về thiện và ác và giúp cho con người chấp nhận được sự bất công khủng khiếp và ở bề ngoài của sự sống. Không có ǵ ngoại trừ sự xác tín như thế mới có thể làm lắng dịu cái cảm giác ghê sợ của chúng ta đối với công lư. V́ khi người ta không quen với triết lư cao quư này th́ nh́n lại quanh ḿnh và chứng kiến các bất b́nh đẳng của ḍng dơi (birth) và vận mệnh (fortune), của trí tuệ với năng lực; khi người ta thấy vinh dự được trao cho kẻ ngu dại và kẻ phóng đăng; nơi kẻ mà vận mệnh đă chất chồng các ân huệ chỉ bởi đặc quyền của ḍng dơi, c̣n kẻ láng giềng gần nhất của họ, có đủ mọi đức tín trí tuệ cao quư – về mọi mặt đều xứng đáng hơn nhiều – lại chịu tàn tạ v́ nghèo khổ và thiếu sự đồng cảm – khi người ta thấy mọi điều này và phải ngoảnh mặt đi, không giúp ǵ được để làm giảm đi nỗi đau không đáng phải chịu, tiếng kêu đau khổ quanh y vang lên bên tai và làm nhói con tim – mà chỉ có sự hiểu biết rơ ràng về Karma mới ngăn được y không nguyền rủa cuộc đời và con người, cũng như nguyền rũa kẻ được cho là tạo ra vận mệnh của họ … Dù có biết hay không biết, định luật này cũng định trước (predestines) không trừ cái ǵ và không trừ một ai. Thực ra, nó có từ vĩnh cửu và trong vĩnh cửu, v́ nó chính là sự vĩnh cửu; và thế là, v́ không có một hành vi nào có thể ở vị trí tương đương với vĩnh cửu, người ta không thể bảo là nó tác động v́ nó chính là sự tác động. Không phải lượn sóng nhận ch́m con người, mà là hành động cá nhân của kẻ xấu xa diễn ra một cách cố ư mới đặt chính y dưới tác động không thiên lệch của các định luật đang chi phối chuyển động của đại dương. Karma không gây ra điều ǵ cả, nó cũng không hoạch định điều ǵ. Chính con người mới gieo và tạo ra các nguyên nhân, c̣n định luật Karma chỉ điều chỉnh các hiệu quả, sự điều chỉnh đó không phải là một hành động mà là một sự hài ḥa của vũ trụ, bao giờ cũng có khuynh hướng lấy lại vị thế ban đầu của nó, giống như một cành cây, khi bị uốn xuống quá mạnh, nó sẽ bật trở lại với sức mạnh  tương xứng. Nếu xảy ra việc trật khớp xương cho cánh tay cố sức uốn cong cành cây ra khỏi vị thế tự nhiên của nó, chúng ta có nói chính cành cây làm găy cánh tay ta hay nói rằng sự khờ khạo của chính chúng ta đă đưa chúng ta tới sự đau đớn đó? Karma không bao giờ t́m cách hủy diệt tự do trí tuệ và tự do cá nhân như là Thượng Đế do kẻ theo thuyết Độc Thần (Monotheists) phát minh ra. Karma không cần có các phán quyết của nó trong bóng tối cố ư làm rối trí con người, nó cũng sẽ không trừng phạt người nào dám khảo sát các bí mật của nó. Trái lại, kẻ nào, nhờ sự nghiên cứu và nghiền ngẫm về các con đường phức tạp của nó, sẽ vén lên và chiếu rọi ánh sáng vào các nẻo tối tăm này, trong các khúc quanh của các nẻo đường mà rất nhiều người bị ch́m đắm do sự thiếu hiểu biết của họ về mê cung của đời sống, kẻ ấy đang làm việc cho phúc lợi của đồng loại ḿnh. Trong thế giới biểu lộ này, Karma là một định luật vĩnh cửu và tuyệt đối. Và v́ chỉ có thể có một Nguyên Nhân Tuyệt Đối, dưới h́nh thức Nguyên Nhân Vĩnh Hằng duy nhất, hằng hữu, người tin vào Karma không thể bị xem như là kẻ vô thần hay là kẻ duy vật, lại càng không phải là kẻ theo thuyết định mệnh (fatalists), v́ Karma là một với Đấng Bất Khả Tri (the Unknowable) chính là một trạng thái của Đấng Bất Khả Tri này, do nơi các hậu quả của nó trong thế giới hiện tượng”.
Một tác giả có kỹ năng nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng khác viết ("Mục đích của Minh Triết Thiêng Liêng”, của bà P. Sinnett): “Mọi cá nhân đều đang tạo ra Karma, hoặc tốt, hoặc xấu trong mỗi hành động và ư tưởng trong đời sống hằng ngày của ḿnh, và đồng thời trong kiếp sống này, họ đang trang trải nghiệp quả do các hành động và các dục vọng của tiền kiếp đưa lại. Khi chúng ta thấy người nào bị các bệnh tật bẩm sinh hành hạ, th́ có thể nói một cách chắc chắn rằng các bệnh tật này là các hậu quả tất nhiên của các nhân do chính họ tạo ra trong một kiếp sống trước. Người ta có thể cải lư rằng, v́ các bất hạnh này do di truyền, chúng không thể có liên quan ǵ với một lần luân hồi trước; nhưng cần phải nhớ rằng Ego, tức chân nhân (real man), hay biệt ngă (individuality), không có cội nguồn tâm linh nào trong ḍng dơi mà theo đó xác thân của nó được tái nhập vào, chân nhân chỉ bị hấp dẫn bởi các ái lực mà cách sống trước kia của nó đă thu hút lại chung quanh nó thành khuynh hướng (current), để rồi, khi đến lúc tái sinh, khuynh hướng này sẽ đưa chân nhân đến môi trường sống (home) thích hợp nhất cho sự phát triển các khuynh hướng đó … Khi được hiểu đúng, triết lư Karma này được cân nhắc kỹ để dẫn  dắt và giúp đỡ những ai hiểu được sự xác thực của nó để hướng tới một cách sống cao siêu và hoàn thiện hơn, v́ đừng nên quên rằng không những các hành động của chúng ta, mà các tư tưởng của chúng ta cũng chắc chắn được theo sau bằng rất nhiều các trường hợp sẽ có ảnh hưởng tốt hoặc xấu lên tương lai của chính chúng ta, và quan trọng hơn nữa, lên tương lai của nhiều đồng loại chúng ta. Nếu tội lỗi v́ thiếu trách nhiệm và phạm luật trong bất cứ trường hợp nào có thể chỉ là do vị kỷ, sự kiện dựa trên Karma của kẻ phạm tội sẽ là một vấn đề ít quan trọng. Hậu quả mà mọi tư tưởng và hành vi, thông qua sự sống, mang theo với nó, một ảnh hưởng tương ứng hoặc tốt hoặc xấu lên các thành viên khác của gia đ́nh
nhân loại, trả lại một ư nghĩa chính xác về công lư, luân lư và ḷng vị tha rất cần cho hạnh phúc và tiến bộ của tương lai. Khi phạm tội, một tư tưởng ác phát ra khỏi trí, không thể thu hồi lại được – dù có hối hận đến đâu đi nữa cũng không thể xóa sạch các hậu quả của chúng trong tương lai. Một sự chân thành hối cải sẽ ngăn chặn một người khỏi lặp lại các sai lầm; nó không cứu những người đó hay người khác khỏi hậu quả của các sai lầm đă tạo ra mà chắc chắn bất ngờ sẽ xảy đến cho y hoặc trong kiếp sống này hoặc trong lần tái sinh kế tiếp”.
Ông J.H. Conelly tiếp: “Những người tin vào một tôn giáo dựa trên triết lư như thế đều hài ḷng khi được so sánh với một tôn giáo mà trong đó số phận con người lúc nào cũng được định đoạt bằng các t́nh cờ của một kiếp sống hồng trần ngắn ngủi duy nhất, trong đó y được khích lệ bằng lời hứa hẹn rằng “khi thân cây ngă xuống nó sẽ nằm yên”; cái hy vọng tươi sáng nhất của y trong đó, khi y nhận biết ra sự độc ác của ḿnh, là giáo điều về sự chuộc tội thay, và trong đó ngay cả những ǵ bị cản trở, theo Tuyên Xưng Đức Tin thuộc Giáo Phái Trưởng Lăo (Presbyterian Confession of Faith).
“Bởi phán quyết của Chúa, dành cho sự biểu lộ của vinh quang ngài, một số người và thiên thần được định trước có được sự sống vĩnh cửu c̣n một số khác được an bài trước là chịu chết măi măi”.
“Như vậy các thiên thần và người này được định trước và an bài trước theo một thiết kế đặc biệt và không thể thay đổi, số lượng của họ cũng nhất định và rơ ràng không thể tăng hoặc giảm … V́ Thượng Đế đă ấn định số người được tuyển chọn đến vinh quang … Không ai được Đức Christ cứu chuộc một cách có hiệu quả, được kêu gọi, được coi là đáng cứu rỗi (justified), được thừa nhận, được thánh hóa và cứu độ, trừ người được tuyển chọn mà thôi”.
“Thượng Đế hài ḷng với phần c̣n lại của nhân loại, theo dự  định không thể ḍ được của chính ư Ngài, dựa theo đó Ngài mở rộng hay từ chối sự thương xót khi Ngài hài ḷng, v́ sự chói lọi của quyền năng tối cao của Ngài đối với các tạo vật của Ngài, khi Ngài phớt lờ và ấn định rằng chúng phải chịu mất danh dự và chịu sự thịnh nộ về tội lỗi của chúng, để tôn vinh công lư chói lọi của Ngài”.
Đây là những ǵ mà nhà bào chữa tài ba này nói ra. Chúng tôi không thể làm ǵ hơn là kết thúc đề tài như ông đang làm, bằng cách trích từ một đoạn thơ tuyệt diệu của ông:
“Cái vẻ đẹp tuyệt vời mà Edwin Arnold tŕnh bày về Karma trong quyển “Ánh sáng Á Châu” (Light of Asia) được thúc đẩy tái tạo ở đây, nhưng nếu trích dẫn đầy đủ th́ quá dài. Đây là một đoạn trích trong đó:
Karma – toàn thể vốn liếng của một linh hồn
Đó là điều linh hồn đă làm, ư tưởng linh hồn đă có.
“Bản Ngă” mà linh hồn đă dệt bằng sợi chỉ ngang của thời gian vô h́nh.
Chạy đan qua sợi chỉ dọc vô h́nh của các hành động.
Trước cái khởi đầu và không có kết thúc,
Vĩnh cửu như không gian và chắc chắn như sự đảm bảo,
Một quyền năng thiêng liêng được ấn định tiến đến hoàn thiện,
Chỉ duy nhất các định luật của nó tồn tại.
Nó sẽ không bị một ai khinh thường;
Ai ngăn trở nó sẽ mất, ai phụng sự nó sẽ được;
Nó đền trả bằng sự an b́nh và phúc lạc cho cái thiện ẩn tàng,
Trả lại bằng sự đau khổ cho cái ác ẩn tàng.
Nó thấy được mọi nơi và ghi dấu mọi việc;
Làm điều lành – nó tưởng thưởng! Làm một điều quấy –
Phải chịu trừng phạt ngang nhau,
Mặc dầu thiên chức lưu lại lâu dài.
Nó không biết thịnh nộ, không biết thứ tha; hoàn toàn chân thực,
Các phạm vi của nó được đưa ra, sự quân b́nh không khuyết điểm của nó được cân nhắc;
Thời gian là hư không, ngày mai nó sẽ phán đoán
Hay là sau nhiều ngày.
Đó là định luật đưa đến sự công chính, Mà sau cùng không ai có thể chuyển hướng hay ngăn chặn; Tâm của nó là bác ái, cứu cánh của nó Là ḥa b́nh và thành toàn dịu dàng. Xin hăy tuân theo”.
Và bây giờ tôi khuyến nghị bạn thử so sánh các quan điểm về Karma của khoa Minh Triết Thiêng Liêng, tức định luật báo phục, và cho biết xem các quan điểm đó có vừa hợp với triết học và vừa chính đáng hơn là giáo điều độc ác và ngu xuẩn này, một giáo điều biến “Thượng Đế” thành một con quỷ điên rồ; đó là triết lư cho rằng “chỉ có kẻ được tuyển chọn” mới được cứu độ, số người c̣n lại sẽ bị trầm luân đời đời!
Hỏi : Vâng tôi hiểu được những ǵ bà nói một cách tổng quát;
nhưng tôi muốn bà cho tôi một ví dụ cụ thể về sự tác động của
Karma được chăng?
Đáp : Đó là điều mà tôi không thể làm được. Như tôi đă nói trước đây, chúng ta chỉ có thể cảm nhận một cách chắc chắn rằng các kiếp sống và các hoàn cảnh hiện tại của chúng ta đều là kết quả trực tiếp của các hành vi và tư tưởng của chính chúng ta trong các kiếp sống trước. Nhưng v́ không phải là nhà có nhăn thông hay đệ tử được điểm đạo, nên chúng ta không thể biết bất cứ điều ǵ về các chi tiết của cách tác động của luật nghiệp quả.
Hỏi : Có người nào, ngay như một cao đồ (Adept) hay Nhà Nhăn Thông (Seer), có thể theo dơi tiến tŕnh tái điều chỉnh nghiệp quả tận chi tiết không?
Đáp : Chắc chắn là có. “Kẻ hiểu biết” có thể làm được như thế bằng cách dùng các quyền năng vốn tiềm ẩn trong mọi người.
Ai là kẻ biết?
Hỏi : Phải chăng chính chúng ta cũng như bao nhiêu người khác đều có quyền năng này? Đáp : Ai cũng có cả. Như vừa nói, đối với mọi người, năng lực thấy đều bị hạn chế như nhau, trừ những người mà trong kiếp hiện tại
đă đạt tới đỉnh cao của linh thị tâm linh và nhăn thông. Chúng ta chỉ có thể nhận thức rằng, nếu các sự việc hẳn phải khác đối với chúng ta, có lẽ chúng sẽ khác hẳn; rằng chúng ta là những ǵ mà chính chúng ta đă tạo ra, và chỉ có những ǵ mà chúng ta đă nỗ lực đạt được cho chính chúng ta. Hỏi : Tôi e rằng một quan niệm như thế chỉ sẽ làm cho chúng ta chua xót mà thôi. Đáp : Tôi tin rằng trái lại mới là đúng. Chính do chỗ không tin vào sự chính xác của luật báo phục mà con người mới có thể khơi dậy mọi cảm thức chống báng. Một đứa trẻ, cũng như người trưởng thành, tỏ ra bực tức về sự trừng phạt hay thậm chí về một lời trách mắng mà y tin là không thích đáng, c̣n hơn thế, y đưa ra một sự trừng phạt nghiêm khắc hơn, nếu y cảm thấy rằng h́nh phạt đó là xứng đáng. Tin vào Karma là lư do vững chắc nhất để dung ḥa số phận con người trong cuộc đời này và là động cơ mạnh mẽ nhất
 hướng về cố gắng để cải thiện lần tái sinh kế tiếp. Thật ra, cả hai điều này cũng sẽ tiêu tan nếu chúng ta giả dụ rằng số phận chúng ta là kết quả của bất cứ điều ǵ khác hơn là định luật chính xác đó, hay là số mệnh đó nằm trong bất cứ bàn tay nào khác hơn bàn tay của chính chúng ta. Hỏi : Bà vừa khẳng định rằng hệ thống luân hồi theo luật nghiệp quả này được xem là hợp với lư trí, công bằng và ư thức đạo đức. Nhưng nếu quả như thế, th́ phải chăng không có sự hy sinh nào đối với tính chất dịu dàng hơn của ḷng thiện cảm và thương hại, và như thế làm cứng rắn thêm các bản năng tinh tế của bản chất con người? Đáp : Thực ra không hẳn như vậy, chỉ ở bề ngoài thôi. Không một ai có thể nhận được nhiều hoặc ít hơn cái phần xứng đáng của ḿnh mà không tạo sự bất công tương xứng hoặc sự thiên lệch đối với người khác; và một định luật vốn có thể được ngăn ngừa nhờ ḷng trắc ẩn có lẽ mang lại nhiều đau khổ hơn là cứu độ, nhiều tức giận và nguyền rủa hơn là biết ơn. Cũng nên nhớ rằng chúng ta không cai quản được định luật, nếu chúng ta tạo ra nhân th́ nhất định phải nhận lấy quả của nó; định luật tự cai quản chính nó; và lần nữa, dự trữ phong phú nhất cho sự biểu lộ của ḷng từ bi và thương xót chính đáng được thể hiện ở trạng thái Devachan. Hỏi : Bà nói đến các vị Adepts như là một ngoại lệ đối với quy luật về sự vô minh chung của chúng ta. Các vị này có thực sự hiểu biết nhiều hơn chúng ta về sự luân hồi và các trạng thái sau khi chết hay không? Đáp : Chắc chắn các ngài biết. Tất cả chúng ta đều có thể làm được như thế bằng cách luyện tập các quan năng, nhưng duy chỉ có các ngài mới phát triển đến mức hoàn thiện, bằng tinh thần, các ngài tiến nhập vào các cảnh giới và các trạng thái khác nhau mà chúng tôi có bàn đến này. Từ lâu, hết thế hệ cao đồ (Adepts) này đến thế hệ khác đă nghiên cứu các huyền bí về bản thể (being), về sự sống, sự chết, sự tái sinh, và sau đó các ngài cũng giảng dạy một số sự kiện rất đáng học hỏi. Hỏi : Và có phải mục đích của khoa Minh Triết Thiêng Liêng là tạo ra các vị Chân Sư (Adepts) không? Đáp : Minh Triết Thiêng Liêng xem nhân loại như là một phân thân của Đấng Thiêng Liêng trên con đường phản bổn hoàn nguyên. Ở một tŕnh độ tiến hóa nào đó trên thánh đạo, những người đă dành nhiều kiếp luân hồi để học hỏi đều đạt đến quả vị Chân Sư (Adeptship). V́, theo huyền bí học (Secret Sciences), nên nhớ kỹ là không một ai đạt được quả vị Chân Sư chỉ trong một kiếp sống, mà cần có nhiều lần luân hồi, sau khi tạo ra một mục tiêu hữu thức và bắt đầu việc luyện tập cần thiết. Có thể ngay trong chính Hội chúng tôi, nhiều người nam lẫn nữ đă bắt đầu công việc vất vả này để hướng về sự giác ngộ cách đây nhiều kiếp luân hồi, tuy thế, do các huyễn tưởng cá nhân của kiếp sống hiện  tại, họ hoặc là không hiểu biết được sự thật, hoặc là đang trên đường mất đi mọi cơ may trong kiếp sống này để tiến xa hơn. Họ cảm thấy một sức hút không thể cưỡng lại được hướng về huyền linh học và Đấng Cao Cả (Higher Life). Tuy thế họ c̣n quá nhiều vị kỷ và cố chấp, quá nhiều yêu thích các quyến rũ có tính chất lừa gạt của đời sống thế tục và các thú vui phù phiếm của trần gian, nên đầu hàng chúng; và như thế đă đánh mất cơ may của họ trong kiếp sống hiện tại. Nhưng đối với con người b́nh thường, đối với các bổn phận thực tế của đời sống hằng ngày, kết quả xa xăm như thế thật là một mục tiêu không thích hợp và là một động cơ hoàn toàn không mang lại hiệu quả. Hỏi : Vậy th́ mục đích của họ khi gia nhập vào Hội Thông Thiên Học là ǵ? Đáp : Nhiều người chú tâm vào triết lư của chúng tôi và theo bản năng, họ cảm thấy rằng các triết lư này đúng hơn là triết lư của bất cứ tôn giáo nào khác. Những người khác đă tạo được một quyết tâm không thay đổi để đạt đến lư tưởng cao nhất của bổn phận con người.
Dị Biệt Giữa Đức Tin Với Tri Thức Hay Đức Tin Mù Quáng Và Đức Tin Hợp Lư
Hỏi : Bà nói rằng những người này chấp nhận và tin vào các triết lư của Minh Triết Thiêng Liêng. Nhưng v́ họ không thuộc vào hàng các vị Chân Sư mà bà vừa nói đến, vậy th́ họ phải chấp nhận giáo lư của bà dựa vào đức tin mù mờ. Đức tin này khác với đức tin của các tôn giáo cổ xưa ở chỗ nào? Đáp : V́ nó dị biệt ở hầu hết tất cả các điểm khác, thế nên nó cũng khác ở điểm này. Điều mà bạn gọi là “đức tin” (“faith”), và những ǵ gọi là đức tin mù quáng (blind faith), trong thực tế và về phần các giáo điều của Cơ Đốc giáo, theo chúng tôi, đang trở thành “tri thức” (“knowledge”), tŕnh tự hợp lư của các sự vật mà chúng ta biết, về các thực kiện (facts) trong thiên nhiên. Triết lư của bạn được căn cứ vào sự giải thích, do đó dựa vào chứng cớ gián tiếp (second–hand testimony) của các Nhà Linh Thị (Seers). C̣n triết lư của chúng tôi dựa vào bằng chứng bất biến và cố định của các vị có nhăn thông (Seers). Thí dụ, thần học thông thường của Cơ Đốc giáo chủ trương rằng con người là một tạo vật của Thượng Đế, với ba thành phần – xác thân, linh hồn và tinh thần – tất cả đều thiết yếu cho sự toàn vẹn của con người, và tất cả, hoặc là dưới h́nh thức thô sơ của sự sống vật chất hồng trần, hoặc dưới h́nh thức tinh anh của kinh nghiệm sống lại sau khi chết (post  resurrection experience) cần để tạo thành con người lúc nào cũng như thế măi; như vậy mỗi người đều có một sự sống thường tồn, riêng biệt với những người khác và với Đấng Thiêng Liêng. Trái lại, Minh Triết Thiêng Liêng cho rằng con người vốn là một phân thân từ Đấng Bất Khả Tri, tuy nhiên bao giờ cũng có Tinh Hoa Thiêng Liêng vô hạn, xác thân và mọi thứ khác của con người đều tạm bợ, do đó là cái hăo huyền; chỉ có Tinh Thần trong con người là chất liệu duy nhất tồn tại, và thậm chí cũng mất đi biệt ngă tách biệt (separated  individuality) của nó vào lúc hoàn toàn tái hợp nhất với Tinh Thần Vũ Trụ. Hỏi : Nếu chúng ta mất đi ngay cả đến biệt ngă của chúng ta vậy th́ điều đó trở thành hoàn toàn là sự hủy diệt mà thôi. Đáp : Tôi cho là không phải hủy diệt, v́ tôi nói đến biệt ngă riêng biệt, chớ không nói đến biệt ngă đại đồng (universal individuality). Loại sau này trở thành như là một bộ phận được biến đổi thành tổng thể; giọt sương không bị tan biến mà biến thành biển. Phải chăng con người vật chất bị hủy diệt, khi mà từ một cái phôi, nó trở thành một ông già? Nếu chúng ta đặt cái biệt ngă và tâm thức vô cùng nhỏ bé của chúng ta lên cao hơn tâm thức đại đồng và vô hạn th́ cái kiêu hănh của chúng ta phải là loại kiêu hănh của quỷ Satan! Hỏi : Vậy th́, theo đó mà suy th́ trong thực tế không có con người nào cả, mà tất cả chỉ là Tinh Thần hay sao? Đáp : Bạn nhầm rồi. Như vậy suy ra rằng sự hợp nhất của Tinh Thần với vật chất chỉ là tạm thời; hay là để nói rơ hơn, v́ Tinh Thần và vật chất là một, vốn là hai đối cực của chất liệu biểu lộ vũ trụ – Tinh Thần đó mất đi quyền được gọi bằng danh xưng này của nó chừng nào mà thành phần nhỏ nhất và nguyên tử của chất liệu biểu lộ của nó vẫn bám chặt vào bất cứ h́nh hài nào, kết quả của sự biến phân. Tin tưởng ngược lại là tin tưởng mù quáng. Hỏi : Như vậy chính là dựa vào tri thức, chớ không dựa vào sự tin tưởng mà bà quả quyết rằng nguyên khí thường tồn, tức Tinh Thần, chỉ đi xuyên qua vật chất, có phải thế không? Đáp : Để diễn tả cách khác, tôi muốn nói là – chúng tôi quả quyết rằng cái bề ngoài của nguyên khí duy nhất và thường tồn, tức Tinh Thần, dưới h́nh thức vật chất, chỉ là tạm thời, và do đó, không có ǵ khác hơn là hăo huyền (illusion). Hỏi : Rất hay, và điều này được đưa ra dựa vào tri thức chớ không phải đức tin phải không? Đáp : Đúng thế. Nhưng v́ tôi thấy rất rơ bạn có ư định ǵ, cũng như tôi có thể nói với bạn rằng, chúng tôi cho rằng đức tin, như bạn thừa nhận, chỉ là một bệnh tâm thần, c̣n đức tin chân chính, nghĩa là, pistis của người Hy Lạp, dưới h́nh thúc “niềm tin dựa vào tri thức”, dù là dựa theo bằng chứng của các giác quan vật chất hoặc giác quan tâm linh. Hỏi : Bà muốn ám chỉ điều ǵ?
 Đáp : Tôi muốn nói, nếu đó là sự dị biệt giữa cả hai mà bạn muốn biết, th́ bấy giờ tôi có thể nói với bạn rằng giữa đức tin dựa vào uy quyền với đức tin dựa vào trực giác tâm linh của con người, có một dị biệt rất to tát. Hỏi : Đó là ǵ? Đáp : Một đàng là sự nhẹ dạ và mê tín của con người, một bên là đức tin và trực giác của con người. Trong quyển “Introduction to the Eleusinian Mysteries”, Giáo sư Alexander Wilder viết: “Chính sự vô minh đưa đến sự báng bổ thần thánh (profanation). Con người hay chế giễu những ǵ mà họ không hiểu rơ … Khuynh hướng ngấm ngầm của thế giới này bắt đầu hướng đến một mục tiêu; c̣n bên trong sự dễ tin của con người … là một quyền năng hầu như vô hạn, một đức tin thánh thiện, có khả năng thấu hiểu các chân lư cao cả nhất của mọi sự sống”, những ai giới hạn “sự dễ tin” đó chỉ
vào các giáo điều độc đoán của con người sẽ không bao giờ hiểu được quyền năng đó, cũng như ngay cả không nhận thức được quyền năng đó trong bản thể của họ. Nó được gắn chặt vào cơi bên ngoài và không thể phát huy được cái tinh hoa đang chi phối nó; v́ muốn làm được điều này họ phải cần đến quyền phán đoán riêng của họ, và họ không bao giờ dám làm điều này. Hỏi : Có phải chính “trực giác” đó buộc bà không chấp nhận Thượng Đế dưới h́nh thức Người Cha, Nhà Cai Trị và Người Cai Quản cá nhân của Vũ Trụ hay không? Đáp : Chính là thế. Chúng tôi tin vào một Bản Nguyên hằng bất khả tri, bởi v́ chỉ có sự lầm lạc mù quáng mới có thể khiến cho người ta chủ trương rằng Vũ Trụ, con người biết suy tư, và thậm chí tất cả các điều kỳ diệu được chứa đựng trong thế giới vật chất, có thể phát triển được mà không có các mănh lực sáng suốt tạo ra cách sắp xếp sáng suốt phi thường cho tất cả các thành phần của thế giới đó. Thiên nhiên có thể sai lầm và thường sai lầm trong các chi tiết của nó và các biểu lộ bên ngoài đối với vật liệu của nó, mà không bao giờ sai lầm trong các nguyên nhân và kết quả bên trong của nó. Những người ngoại giáo (pagans) thời cổ nh́n vấn đề này theo các quan điểm triết lư sâu xa hơn là các triết gia hiện đại, dù là người theo phái Bất Khả Tri (Agnostics), theo thuyết Duy Vật hoặc là người theo Cơ Đốc Giáo, và không một nhà văn ngoại giáo nào chưa bao giờ đưa ra phát biểu rằng sự độc ác và nhân từ không phải là các xúc động hữu hạn, do đó có thể được làm bằng các thuộc tính của một vị thần Vô hạn (infinite god). Do đó tất cả các vị thần của họ đều hữu hạn. Tác giả Thái Lan của quyển “Bánh xe Thiên Luật” (Wheel of the Law) diễn tả cùng ư tưởng về vị thần hữu ngă của bạn y như chúng tôi, ông viết (tr.25):
“Một Phật tử có thể tin vào sự hiện tồn của một vị thần, có các tính chất và thuộc tính cao hơn con người – một vị thần hoàn thiện, vượt trên t́nh thương, hận thù, ganh tị, lúc nào cũng an nhiên tự tại trong chỗ tịch lặng mà không có ǵ có thể quấy rầy, và  với một vị thần như thế, Phật tử sẽ không nói lời ǵ có tính cách xúc phạm, không phải v́ muốn làm hài ḷng vị thần đó, hay sợ phải xúc phạm thần thánh ǵ cả, mà là do sự tôn kính tự nhiên. Nhưng một Phật tử không thể hiểu được một vị thần có các thuộc tính và tính chất của con người, tức một vị thần cũng thương yêu và hận thù và lộ ra tính nóng giận. Một vị Thượng Đế, dù là theo sự mô tả của các vị Thừa Sai Cơ Đốc giáo (Christian Missionaries), hoặc sự mô tả của tín đồ Hồi Giáo hay phái Bà La Môn (Brahmins)*, hoặc người theo Do Thái giáo, đều rớt xuống dưới tiêu chuẩn của ngay cả một con người tốt lành thông thường. Hỏi : Giữa hai đức tin, một bên do việc không phương tự vệ và yếu đuối của con người, người Cơ Đốc Giáo tin rằng có một Đức Từ Phụ trên Trời, ngài sẽ bảo vệ họ khỏi sự cám dỗ, giúp đỡ họ trong cuộc sống, tha thứ các tội lỗi của họ, đức tin đó của người Cơ Đốc Giáo lại không tốt đẹp hơn là bên kia, một đức tin lạnh lùng và kiêu hănh, hầu như đặt vào số mệnh của người theo Phật giáo, người theo phái Vedanta**, và các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng hay chăng? Đáp : Cứ gọi sự xác tín (belief) của chúng tôi là “đức tin” (“faith”) nếu bạn muốn. Nhưng một lần nữa chúng ta lại trở lại vấn đề, đến phiên tôi xin hỏi: đối với hai đức tin (faith for faith), một đức tin dựa vào lư luận và bằng chứng chặt chẽ lại không có giá trị hơn là đức tin chỉ dựa vào uy quyền của con người hay là tôn sùng thần tượng hay chăng? “Đức tin” của chúng tôi có tất cả sức mạnh hợp lư của công lư toán học như 2 với 2 là 4. Đức tin của bạn giống như lư luận của người đàn bà dễ xúc cảm mà Tourgenyeff có nói, đối với họ, 2 với 2 thường là 5 và một cây nến mờ đưa vào mặc cả. Hơn nữa, đức tin của bạn là một đức tin không những trái ngược * Giáo phái Bà La Môn được nói đến ở đây. Parabrahman của phái Vedanta là Thượng Đế mà chúng tôi chấp nhận và tin tưởng. ** Phái Vedanta: một hệ phái triết học thần bí, phát triển do cố gắng của các thế hệ hiền triết để diễn giải ư nghĩa huyền bí của các kinh Upanishads. (Trích trong Theosophical Glossary của bà Blavatsky, trang 361).
với mọi quan điểm có thể hiểu được của công lư và luận lư học, mà nếu được phân tích kỹ, lại đưa con người đến chỗ trầm luân tinh thần, ngăn trở sự tiến bộ của nhân loại và chắc chắn làm thay đổi cường quyền, công lư – biến mỗi con người thứ hai thành một Cain đối với em của y là Abel ***.

Hỏi : Bà muốn ám chỉ đến điều ǵ? Thượng Đế có quyền tha thứ không?
Đáp : Tôi muốn nói đến triết lư về sự chuộc tội. Tôi muốn nói đến cái giáo điều nguy hại mà bạn đang tin vào đó, giáo điều này dạy chúng ta rằng dù cho tội chúng ta chống lại luật của Chúa và luật của con người có trầm trọng đến đâu đi nữa, chỉ cần chúng ta tin vào ḷng tự nguyện hy sinh của Chúa Jesus để cứu chuộc nhân loại, th́ máu của Ngài sẽ rửa sạch mọi tội lỗi. Từ hai mươi năm nay, tôi đă thuyết giảng chống lại giáo điều này, bây giờ tôi mời bạn lưu ư đến một đoạn trích trong Isis Unveiled được viết vào năm 1875. Đây là những ǵ mà giáo hội Cơ Đốc dạy ra, c̣n chúng tôi chống lại:
“Ḷng nhân từ của Thượng Đế th́ vô biên và khôn ḍ. Không thể quan niệm được một tội lỗi của con người đáng nguyền rủa đến nỗi cái giá được trả trước để cứu chuộc cho kẻ tội lỗi sẽ không xóa được nếu tội lỗi tệ hại hơn gấp cả ngàn lần. Hơn nữa, biết hối cải th́ không bao giờ quá muộn. Dẫu cho kẻ phạm tội chờ đến phút cuối của giờ cuối trong ngày cuối cùng của đời ḿnh, kịp khi đôi môi tái nhợt của y thốt ra lời tuyên xưng đức tin, th́ y vẫn có thể bước vào thiên đàng; kẻ trộm cắp đang hấp hối đă làm điều đó và tất cả những kẻ kém cỏi khác có thể cũng được lên thiên đàng như thế". Đây là giả thuyết của giáo hội và của giới giáo sĩ (clergy); các giả thuyết này đập mạnh vào đầu của các người dân quê của bạn bởi các nhà thuyết giảng được ưa thích của nước Anh, ngay trong

*** Cain là con trai của Adam và Eve, thấy Đức Chúa Trời tỏ ra thương yêu
Abel, em trai ḿnh, nên đă giết Abel. (ND) CÁC HUYỀN BÍ CỦA LUÂN HỒI
“ánh sáng của thế kỷ XIX”, thời đại nghịch thường nhất so với mọi thời đại. Bây giờ việc đó đưa tới ǵ? Hỏi : Điều đó lại không làm cho người theo Thiên Chúa giáo được hạnh phúc hơn là người theo Phật giáo hoặc người theo Bà La Môn giáo hay sao? Đáp : Không đâu; Không một người có học thức ở bất cứ tŕnh độ nào, v́ đa số những người này, từ lâu hầu như đă mất hết mọi tin tưởng vào giáo điều tàn nhẫn này. Nhưng giáo điều này lại dắt dẫn những ai c̣n tin vào nó dễ dàng đi đến ngưỡng cửa của mọi tội ác có thể tưởng tượng được c̣n nhiều hơn là bất cứ giáo điều nào khác mà tôi biết được. Tôi xin trích dẫn thêm trong bộ Isis (q.II, trang 542 và 543):
“Nếu chúng ta bước ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của tín điều và xem vũ trụ như một tổng thể được làm cho thăng bằng bởi một hiệu chỉnh tuyệt diệu của các thành phần, th́ mọi lư luận vững chắc biết bao, ư thức công bằng dù chập chờn yếu ớt đến đâu cũng nổi lên chống lại việc chuộc tội thay này! Nếu kẻ phạm tội chỉ xúc phạm chính ḿnh và không làm thiệt hại ai ngoài chính ḿnh; nếu bằng cách thành tâm hối cải, kẻ phạm tội có thể khiến cho các việc đă qua được xóa sạch không những khỏi kư ức con người, mà c̣n xóa khỏi kư ảnh bất diệt (imperishable record), mà không một vị thần nào (no deity) – dù là Tối Thượng Linh Thần – cũng không thể làm cho mất được, thế th́ giáo điều này quả là không thể hiểu được. Nhưng khi cho rằng một người có thể làm hại đồng loại ḿnh, giết hại, làm xáo trộn sự quân b́nh của xă hội và trật tự tự nhiên của mọi vật, rồi kế đó – do sự hèn nhát, sự hy vọng hoặc sự bức bách, bất luận do nguyên nhân nào đi nữa không thành vấn đề – được tha thứ do sự tin tưởng rằng việc đổ ra một thứ máu sẽ rửa sạch thứ máu khác đă đổ – điều này thật là phi lư! Các hậu quả của một tội lỗi có thể được xóa sạch không cho dù chính tội lỗi đó sẽ được tha thứ? Các hậu quả của một nguyên nhân không  bao giờ chỉ bị giới hạn vào ranh giới của nguyên nhân đó, các hậu
quả của tội ác cũng không thể bị giới hạn vào kẻ phạm tội và nạn nhân của y. Mỗi hành động tốt cũng như xấu đều có các hậu quả của nó, điều này cũng hiển nhiên như viên đá bị ném vào mặt nước yên tĩnh. Lối so sánh này tuy cũ rích nhưng lại là lối so sánh hay nhất từng được nghĩ ra nên chúng ta hăy dùng nó. Các ṿng xoáy nước càng lớn và càng nhanh khi vật gây xáo động lớn hơn hoặc nhỏ hơn, nhưng ḥn sỏi nhỏ nhất, hơn thế, hạt bụi cỏn con, cũng tạo ra các gợn sóng của nó. V́ sự xáo trộn này không những chỉ thấy được và ở trên mặt mà thôi. Ở bên dưới, tuy không thấy được, theo mọi hướng – hướng ra ngoài và hướng xuống dưới – nhưng mỗi giọt nước đều đẩy giọt nước khác cho đến khi các mặt bên và đáy đều bị lực tác động vào. Thêm nữa, không khí trên mặt nước cũng bị khuấy động, và theo các nhà vật lư học, sự xáo trộn này truyền từ lớp này đến lớp khác vào trong không gian măi măi, một xung lực đă được truyền cho vật chất và xung lực đó không bao giờ mất đi, không bao giờ có thể thu hồi lại được! …”
“Với tội lỗi cũng thế và với đối cực của tội lỗi cũng thế. Hành động có thể nhất thời, hậu quả th́ kéo dài. Khi nào, sau khi ḥn đá được ném xuống ao, chúng ta có thể thu hồi nó lại vào tay, cuốn lại các gợn sóng, xóa đi các mănh lực đă dùng, phục hồi các làn sóng dĩ thái về trạng thái phi hiện tồn (non–being) trước kia của chúng, đồng thời xóa sạch mọi dấu vết của hành động ném đá, sao cho thời gian sẽ không c̣n cho thấy một hoạt động nào đă xảy ra bao giờ, th́ bấy giờ, chỉ bấy giờ chúng tôi mới có thể kiên nhẫn mà nghe những người theo Thiên Chúa giáo biện hộ về hiệu quả của sự cứu chuộc tội lỗi này”, và – chấm dứt việc tin vào định luật Nghiệp Quả. C̣n trong t́nh thế hiện giờ, chúng tôi kêu gọi toàn thể thế giới hăy quyết định xem trong số hai triết lư của chúng ta, cái nào tỏ ra cảm thông nhất đối với công lư thiêng liêng, và cái nào hợp lư hơn, ngay cả về mặt rơ ràng và luận lư đơn giản của con người. Hỏi : Tuy nhiên, có hàng triệu người tin vào giáo điều Cơ Đốc và sung sướng v́ việc đó.
Đáp : Tính chất đa cảm thuần túy đang áp đảo các khả năng suy tư của họ, mà không một người có ḷng từ bi hay kẻ vị tha thật sự nào sẽ chấp nhận bao giờ. Thậm chí đó cũng không phải là một giấc mơ ích kỷ, mà là một ác mộng đối với trí năng con người. Hăy xem nó dẫn đến đâu và hăy nói cho tôi biết tên của xứ sở ngoại giáo đó nơi mà con người dễ dàng phạm tội hơn hoặc đông hơn là ở những vùng đất theo Cơ Đốc giáo. Hăy xem các hồ sơ hằng năm dài và đáng khiếp xảy ra ở các nước Âu Châu và hăy nh́n kỹ các nước theo Tin Lành và tin vào Kinh Thánh. Ở các nơi này, các vụ cải đạo (conversions) được thực hiện trong các nhà tù c̣n nhiều hơn là các vụ cải đạo được tổ chức bởi các buổi vận động thức tỉnh đức tin (revivals) và buổi giảng trước công chúng. Hăy xem sổ tổng kết về công lư của Cơ Đốc giáo (!) tiết lộ như thế nào nhé: những kẻ sát nhân tay đẫm máu, bị thôi thúc bởi con quỷ thèm khát, báo thù, tham lam, cuồng tín hay chỉ bởi sự khát máu tàn bạo, những kẻ này giết hại các nạn nhân của họ, trong đa số trường hợp, mà không để cho các nạn nhân đó có th́ giờ sám hối hay cầu khấn Chúa Jesus. Có lẽ những người này do chết v́ đầy tội lỗi, và dĩ nhiên – phù hợp với lư luận của thần học – gặp được sự tưởng thưởng cho các xúc phạm hoặc nặng hoặc nhẹ của họ. Nhưng do sự can thiệp của công lư con người, kẻ sát nhân bị giam giữ được những người đa sầu đa cảm khóc thương, cầu nguyện cho y, kẻ sát nhân thốt ra các lời chuyển tâm có sức thu hút và một đứa con được cứu chuộc của Chúa Jesus đi đến pháp trường! Trừ kẻ sát nhân, có lẽ người đó không được dành cho sự cầu nguyện, cứu chuộc, tha thứ. Rơ ràng là người này đă lo liệu một cách chu đáo cho kẻ sát nhân, nhờ thế y có được hạnh phúc vĩnh cửu! C̣n về nạn nhân và gia đ́nh của nạn nhân, họ hàng, người được che chở, các liên hệ xă hội; phải chăng công lư không có sự tưởng thưởng cho họ? Họ phải chịu đau khổ trong thế giới này và thế giới kế tiếp, trong khi y, tức kẻ bạc đăi họ, ngồi bên cạnh “tên trộm thánh thiện” (“holy thief”) ở Calvary và măi măi được ban phúc sao? Về câu hỏi này giới giáo sĩ giữ im lặng thận trọng. (Isis Unveiled). Và bây giờ hẳn bạn đă hiểu tại sao các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng – mà niềm tin và hy vọng căn bản của họ là công bằng cho mọi người ở trên Trời cũng như ở dưới thế, và tin vào nghiệp quả – bài bác giáo điều này. Hỏi : Như vậy vận mệnh sau cùng của con người không phải là một cơi trời do Thượng Đế cai quản, mà là sự biến đổi từ từ của vật chất thành các yếu tố nguyên thủy, tức Tinh Thần phải không? Đáp : Chính mọi vật trong thiên nhiên đều có khuynh hướng đi đến mục đích rốt ráo đó. Hỏi : Có phải chăng một số người của bà xem sự kết hợp này hay là “sự sa ngă (fall) của tinh thần vào vật chất” như là điều tệ hại và xem sự tái sinh như là phiền năo (sorrow)? Đáp : Quả có một số cho như thế, do đó, họ cố gắng rút ngắn thời gian thử thách trên cơi trần. Tuy nhiên, đó không phải là một tệ hại hoàn toàn (unmixed evil), v́ nó đảm bảo kinh nghiệm mà dựa vào đó chúng ta tích lũy thêm kiến thức và minh triết. Tôi muốn nói đến loại kinh nghiệm dạy rằng các nhu cầu của bản chất tâm linh của chúng ta không bao giờ có thể được đáp ứng bằng cái ǵ khác hơn là hạnh phúc tinh thần. Bao lâu mà chúng ta c̣n ở trong xác thân, chúng ta c̣n chịu đau đớn, khổ năo và tất cả các sự kiện không được như ư xảy ra trong kiếp sống. Do đó, để làm nhẹ bớt điều này, sau cùng chúng ta thu hoạch được sự hiểu biết, mà chỉ có sự hiểu biết đó mới có thể mang lại cho chúng ta sự xoa dịu và mối hy vọng vào một tương lai rực rỡ hơn.



TIẾT XII
MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG THỰC HÀNH LÀ G̀?
      
BỔN PHẬN
Hỏi : Tại sao cần có nhiều lần tái sinh, v́ tất cả đều như nhau đó là không đạt được sự an b́nh thường tồn kia mà? Đáp : Bởi v́ không thể có tính cách nào khác để đạt được mục tiêu cuối cùng, trừ cách nhờ các kinh nghiệm cuộc sống, bởi v́ đa số các kinh nghiệm này nằm trong đau đớn và khổ năo. Chỉ nhờ đau khổ mà chúng ta mới có thể học hỏi. Vui sướng (joys) và lạc thú (pleasures) không dạy chúng ta điều ǵ cả; chúng chóng tàn và sau rốt chỉ có thể mang lại sự chán chường. Hơn nữa, việc chúng ta luôn luôn không t́m được bất cứ sự thỏa măn lâu dài nào trong cuộc sống để đáp ứng các nhu cầu của bản chất cao siêu của chúng ta, chứng minh một cách rơ ràng cho chúng ta rằng các nhu cầu này chỉ có thể được đáp ứng trên cảnh giới riêng của chúng, tức là cơi tinh thần. Hỏi : Việc muốn từ bỏ sự sống bằng cách này hay cách khác có phải là kết quả đương nhiên của sự không thỏa măn này hay không? Đáp : Nếu bạn hiểu sự ước muốn rời bỏ cuộc sống như thế là “tự tử”, th́ tôi xin thưa dứt khoát là không phải. Một kết quả như thế không bao giờ có thể là một kết quả “đương nhiên” (‘natural”) được, mà bao giờ cũng do bệnh hoạn của bộ óc không lành mạnh, hoặc là do các quan điểm duy vật mạnh mẽ và quá rơ ràng. Đó là tội nặng nhất trong các tội và hậu quả của nó thật là thảm khốc. Nhưng nếu ước muốn rời bỏ cuộc sống mà bạn nói đó chỉ là hoài băo đạt đến sự sống tâm linh, chớ không phải là ư muốn rời bỏ cơi trần, th́ bấy giờ tôi sẽ gọi ước muốn đó thực sự là một ước muốn rất tự nhiên. Trái lại, cái chết tự ư sẽ là việc từ bỏ nhiệm sở hiện tại của chúng ta, cũng như cố lẩn tránh trách nhiệm do nghiệp quả đặt để sẽ liên lụy đến việc tạo ra nghiệp mới. Hỏi : Nhưng nếu các hành động trên cơi vật chất không đem lại hài măn, th́ tại sao các bổn phận, vốn là các hành động đó, lại có tính cách mệnh lệnh? Đáp : Trước hết v́ triết lư của chúng tôi dạy chúng tôi rằng mục đích để làm bổn phận của chúng ta là dành cho tất cả mọi người rồi sau mới dành cho chính chúng ta, không phải cốt đạt được hạnh phúc cá nhân, mà là v́ hạnh phúc của kẻ khác. Làm điều phải chỉ v́ thích điều phải, chớ không v́ thích những ǵ nó có thể mang đến cho chúng ta. Hạnh phúc hay đúng hơn, sự hài ḷng, thực ra có thể đi sau việc làm tṛn bổn phận, mà không phải và đừng nên là động lực cho việc làm tṛn bổn phận đó.
 Hỏi : Theo bà, thuật ngữ “bổn phận” (“duty”) được hiểu một cách chính xác là ǵ trong Minh Triết Thiêng Liêng? Đó không thể là các bổn phận của Cơ Đốc giáo mà Chúa Jesus và các tông đồ của Ngài đă thuyết giảng, v́ bà không thừa nhận cái nào cả phải không? Đáp : Bạn lại nhầm nữa rồi. Cái mà bạn gọi là “bổn phận theo Cơ Đốc giáo” đă được các nhà Đại Cải Cách luân lư và tôn giáo khắc ghi từ nhiều thời đại trước kỷ nguyên Thiên Chúa. Vào thời cổ, tất cả những ǵ cao cả, độ lượng, hùng tráng, không những được bàn bạc và thuyết giảng trên bục giảng như trong thời của chúng ta, mà đôi khi c̣n được toàn thể các quốc gia thực hành nữa. Lịch sử cải cách Phật giáo chứa đầy các hành vi xă kỷ anh hùng nhất và cao thượng nhất. “Tất cả các ngươi hăy một ḷng thương yêu lẫn nhau; hăy yêu thương như huynh đệ, hăy có ḷng trắc ẩn (pitiful), hăy nhă nhặn (courteous); đừng lấy oán báo oán, hoặc lấy sự xỉ vả đáp trả sự xỉ vả (railing for railing), mà trái lại, hăy chúc lành”, đó là các điều đă được các đệ tử của Phật đem ra thực hành từ nhiều thế kỷ trước ông thánh Peter. Luân lư học của Cơ Đốc giáo vốn tuyệt diệu, điều đó không ai nghi ngờ ǵ; nhưng không thể chối cải là chúng không phải là mới mẻ và xuất phát dưới h́nh thức các bổn phận của “Kẻ ngoại giáo” (“Pagan” duties). Hỏi : Theo cách bà hiểu th́ các bổn phận này, hay thuật ngữ “bổn phận” (“duty”) nói chung, được định nghĩa như thế nào? Đáp : Bổn phận là những ǵ mắc nợ đối với nhân loại, đối với đồng loại chúng ta, người lân cận, gia đ́nh, và nhất là những ǵ mà chúng ta nợ đối với tất cả những người nghèo khổ và không được giúp đỡ hơn là chính chúng ta. Đây là món nợ mà nếu không thanh thỏa được trong kiếp sống này, nó để mặc chúng ta thành những người mất mát (bankrupts) về mặt đạo đức và khánh tận về mặt tâm linh trong lần luân hồi tới của chúng ta. Minh Triết Thiêng Liêng là tấm gương toàn thiện (quintessence) của bổn phận. Hỏi : Thế th́ Cơ Đốc giáo khi được hiểu đúng và thực hiện đúng th́ cũng tương tự như thế. Đáp : Chắc chắn là thế; nhưng nếu nó không phải là một thứ tôn giáo ở đầu môi (lip–religion) trong thực tế, th́ bấy giờ khoa Minh Triết Thiêng Liêng sẽ có ít điều cần làm giữa những người theo Cơ Đốc giáo. Thật không may, nó chỉ là luân lư ngoài miệng (lip– ethics). Những người thực hành bổn phận của họ đối với mọi người và ít hơn nữa những người hoàn thành được thỏa măn tâm thức bí ẩn riêng của họ.
Đó là:
“………… tiếng nói chung Biểu dương đức hạnh và tưởng thưởng nó”,
Bao giờ cũng quan trọng hơn hết trong tâm trí của các bậc nhân ái “nổi danh trên đời” (“world renowned philanthropists).
Đạo đức học hiện đại th́ rất hay khi đọc lên và bàn luận; nhưng lời nói suông th́ có ích ǵ nếu không được chuyển đổi thành hành động?
 Sau rốt, nếu bạn hỏi tôi là chúng ta nên hiểu bổn phận theo khoa Minh Triết Thiêng Liêng về mặt thực hành và theo quan điểm nghiệp quả như thế nào, tôi có thể trả lời với bạn rằng bổn phận của chúng tôi là: uống đến giọt cuối cùng mà không một lời kêu ca, bất cứ thứ ǵ mà cái tách sự sống chứa cho chúng ta, là hái các đóa hồng của sự sống chỉ v́ hương vị mà chúng có thể tỏa ra cho những người khác, c̣n chính chúng tôi chỉ bằng ḷng với các gai nhọn, nếu mùi hương đó không thể được thưởng thức mà không làm mất đi một số mùi hương khác của nó. Hỏi : Tất cả mọi điều này rất là mơ hồ. Bà có làm được ǵ nhiều hơn là những người Cơ Đốc giáo không? Đáp : Đây không phải là những ǵ mà chúng tôi, hội viên của Hội Thông Thiên Học, đang làm   mặc dầu một số trong chúng tôi cố gắng làm tất cả những ǵ có thể làm được   nhưng Minh Triết Thiêng Liêng đưa đến cái thánh thiện c̣n xa hơn những ǵ Giáo Hội Cơ Đốc đang làm hiện nay nhiều. Tôi nói   hành động (action), nhấn mạnh vào hành động, thay v́ chỉ dự định và nói suông. Một người có thể trở nên những ǵ mà người ấy thích như là người sành đời nhất, ích kỷ và sắt đá, thậm chí cực kỳ hèn hạ và việc đó sẽ không ngăn được y mang danh là người theo Thiên Chúa giáo, hoặc không ngăn được người khác xem y như thế. Nhưng không một nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng nào có quyền mang danh xưng này, trừ phi người này được hoàn toàn thấm nhuần mức độ đúng đắn đối với sự thực hiển nhiên do Carlyle nêu ra: “Mục tiêu của con người là hành động chớ không phải chỉ có ư tưởng, cho dù ư tưởng đó thuộc loại cao cả nhất“   và trừ phi con người sắp đặt và uốn nắn sự sống hằng ngày của ḿnh dựa theo chân lư này. Tuyên xưng một chân lư chưa phải là thực thi nó; và chân lư có vẻ càng đẹp đẽ và trọng đại th́ đức hạnh hoặc bổn phận được nói đến càng ồn ào hơn thay v́ được làm theo, càng gây ấn tượng nhiều hơn nếu nó luôn luôn nhắc nhở người ta về thành quả của Tử Hải (Dead Sea fruit). Đạo đức giả (cant) là tật xấu đáng tởm nhất trong tất cả các tật xấu; và đạo đức giả là đặc điểm nổi bật nhất của nước theo đạo Tin Lành (Protestant) lớn nhất của thế kỷ này (thế kỷ XIX  ND)   nước Anh. Hỏi : Bà xem điều ǵ như là món nợ đối với nhân loại nói chung? Đáp : Đó là việc nhận thức đầy đủ các quyền lợi và đặc quyền ngang nhau cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, địa vị xă hội hoặc thân thế (birth). Hỏi : Khi nào bà xem món nợ đó như là không được trả? Đáp : Khi có sự xâm phạm quyền lợi của kẻ khác dù rất nhỏ   quyền lợi của một người hay một quốc gia; Khi nào không chứng tỏ được ḿnh cũng công bằng, tử tế, ân cần hoặc nhân từ mà chúng ta mong muốn cho chính chúng ta. Toàn thể hệ thống chính trị hiện tại được xây dựng dựa vào sự lăng quên các quyền như thế và khẳng định một cách quyết liệt nhất sự ích kỷ của quốc gia. Người Pháp có câu tục ngữ: “ Thầy nào tớ nấy “ (“Tel maỵtre, tel valet” = “Like master, like man”); lẽ ra họ phải thêm “Chính sách quốc gia như thế nào, th́ người dân sẽ như thế đó” (“Like national policy, like citizen”).
 Hỏi : Bà có tham dự vào việc chính trị không? Đáp : Với tư cách là một Hội Đoàn (Society), chúng tôi cẩn thận tránh xa việc chính trị v́ các lư do được đưa ra sau đây: t́m cách đạt được cải cách chính trị trước khi tạo được cải cách trong bản chất con người chỉ giống như rót rượu mới vào b́nh cũ. Làm cho con người cảm thấy và nhận thức được trong thâm tâm họ những ǵ thực sự là của họ, bổn phận đích thực đối với mọi người, th́ mọi lạm dụng quyền lực trước kia, mọi luật lệ bất công trong chính sách quốc gia, được dựa vào sự ích kỷ của con người, của xă hội hoặc của chính trị, tự nó sẽ biến mất. Người làm vườn nào t́m cách làm cỏ cho luống hoa của ḿnh bằng cách cắt cỏ sát mặt đất thay v́ nhổ bật rễ của chúng lên th́ quả là dại dột. Không bao giờ đạt được việc cải cách chính trị bền bỉ mà vẫn c̣n những người ích kỷ đứng đầu các công việc như thời xưa.
Liên quan của Hội Thông Thiên Học với các cải cách chính trị

Hỏi : Như vậy Hội Thông Thiên Học không phải là một tổ chức chính trị sao? Đáp : Tất nhiên là không. Đó là một tổ chức quốc tế theo ư nghĩa cao nhất ở chỗ các thành viên của nó bao gồm những người nam và nữ thuộc đủ mọi chủng tộc, tín ngưỡng và các h́nh thức tư tưởng, họ làm việc chung nhau v́ mục đích duy nhất đó là cải thiện con người; nhưng với tư cách là một Hội Đoàn, hội tuyệt đối không tham dự vào bất cứ hoạt động chính trị quốc tế hay đảng phái nào cả. Hỏi : Tại sao thế? Đáp : Chính v́ các lư do mà tôi đă nói ở trên. Hơn nữa, hoạt động chính trị cần phải thay đổi theo các hoàn cảnh của thời gian và theo cá tính của các cá nhân. Trong khi theo chính bản chất của lập trường của họ là các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng, các hội viên Thông Thiên Học đều đồng ư về các nguyên tắc của Minh Triết Thiêng Liêng, nếu không họ sẽ không c̣n thuộc vào Hội nữa, dù vậy, không hẳn là họ đồng ư về mọi vấn đề khác. Với tư cách là một hội đoàn, họ chỉ có thể hoạt động cùng nhau trong các vấn đề có tính chất chung cho mọi người– đó là trong chính Minh Triết Thiêng Liêng. Với tư cách các cá nhân, mỗi người được để cho hoàn toàn tự do đi theo đường lối tư tưởng chính trị và hành động riêng biệt của ḿnh, bao lâu mà đường lối này không gây mâu thuẩn với các nguyên tắc Minh Triết Thiêng Liêng hoặc làm hại cho Hội Thông Thiên Học. Hỏi : Nhưng chắc rằng Hội Thông Thiên Học không hoàn toàn thờ ơ với các vấn đề xă hội mà hiện nay đang nhanh chóng trở nên quan trọng chứ? Đáp : Chính các nguyên tắc của Hội là bằng chứng cho thấy rằng Hội– hay đúng hơn hầu hết hội viên của Hội– không thờ ơ như thế. Nếu nhân loại chỉ có thể phát triển trí tuệ và tâm linh bằng sự thúc ép, trước tiên, của các định luật sinh lư khoa học nhất và  lành mạnh nhất, do đó là bổn phận thiêng liêng của tất cả những ai cố gắng làm hết sức ḿnh cho sự phát triển này thấy rằng các định luật này sẽ được tiến hành một cách rộng răi. Tất cả các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng đều chỉ biết một cách quá kém cỏi về điều đó, nhất là ở các nước Tây phương, t́nh trạng xă hội của số lớn người dân làm cho điều đó không thể xảy ra v́ lẽ hoặc xác thân, hoặc tinh thần của họ phải được luyện tập một cách thích hợp, thế nên sự phát triển của cả hai v́ đó mà bị ngưng trệ. V́ sự luyện tập và phát triển này là một trong các mục tiêu rơ rệt của khoa Minh Triết Thiêng Liêng, Hội Thông Thiên Học hoàn toàn đồng cảm và ḥa hợp với tất cả mọi cố gắng chân thực theo chiều hướng này. Hỏi : Nhưng khi dùng thuật ngữ “các cố gắng chân thực” (“true efforts”), bà muốn ám chỉ điều ǵ? Mỗi nhà cải cách xă hội đều có phương thuốc thần (panacea) của riêng ḿnh, và mỗi vị đó đều tin phương thuốc của ḿnh là cái duy nhất và độc nhất có thể cải thiện và cứu được nhân loại kia mà? Đáp : Hoàn toàn đúng và đây là lư do đích thực giải thích tại sao rất ít công việc xă hội được hoàn thành một cách thỏa đáng. Trong phần lớn các phương thuốc thần này không có nguyên tắc hướng dẫn thực sự, và chắc chắn là không có một nguyên tắc nào nối kết tất cả chúng lại với nhau. Như vậy thời gian và năng lực quư báu bị phí phạm; đối với con người, thay v́ hợp tác, họ lại xung đột lẫn nhau, thường thường chính v́ lo lắng cho tiếng tăm và sự tưởng thưởng hơn là v́ nguyên nhân lớn lao mà họ tuyên bố là thực tâm mong muốn, và thuộc hàng quan trọng nhất trong sự sống của họ. Hỏi : Vậy th́ các nguyên tắc của Minh Triết Thiêng Liêng nên được áp dụng ra sao để cho sự hợp tác trong xă hội có thể được thúc đẩy và các cố gắng đích thực để cải thiện xă hội được xúc tiến? Đáp : Tôi xin nhắc lại một cách vắn tắt các nguyên tắc này là ǵ– đó là Hợp nhất đại đồng và Nguyên Lư Nhân Quả; Đoàn kết nhân loại (Human Solidarity); Luật Nghiệp quả; Luân hồi. Đây là 4 cái khoen của chuỗi mắt xích vàng sẽ nối kết nhân loại thành một gia đ́nh duy nhất, một T́nh Huynh Đệ đại đồng. Hỏi : Như thế nào? Đáp : Trong t́nh trạng xă hội hiện nay, nhất là trong các nước được gọi là văn minh, chúng ta luôn luôn bị buộc phải đối mặt với sự kiện là một số lớn con người đang chịu đựng đau khổ, nghèo đói và bệnh tật. T́nh trạng vật chất của họ rất đáng thương, c̣n các quan năng trí tuệ và tâm linh của họ thường thường hầu như c̣n yên ngủ (dormant). Mặt khác, nhiều người ở cực bên kia của nấc thang xă hội đang sống cuộc đời thờ ơ vô tâm, vật chất xa hoa, hưởng thụ ích kỷ. Không một h́nh thức nào trong hai h́nh thức  sống này chỉ do t́nh cờ mà có. Cả hai đều là hậu quả của các t́nh trạng đang bao quanh những ai lệ thuộc vào chúng, c̣n sự chểnh mảng bổn phận xă hội về một phía được liên kết chặt chẽ nhất với sự phát triển cằn cỗi và bị đ́nh trệ về phía kia. Trong ngành xă hội học, giống như trong mọi ngành khoa học chân chính, luật quan hệ Nhân quả đại đồng vẫn đúng. Nhưng theo kết quả hợp lư của nó, luật quan hệ Nhân quả này tất nhiên hàm chứa t́nh đoàn kết giữa nhân loại mà khoa Minh Triết Thiêng Liêng luôn luôn nhấn mạnh. Nếu hành động của một người có ảnh hưởng lên sự sống của những người khác, và đây là ư tưởng thực sự khoa học, th́ bấy giờ chỉ bằng cách mọi người nam trở thành huynh đệ và mọi người nữ trở thành tỉ muội (sisters), và bằng cách trong đời sống hằng ngày, mọi người đều thực hành t́nh huynh đệ thực sự (brotherhood) và t́nh tỉ muội (sisterhood) thực sự, th́ t́nh đoàn kết đích thực trong nhân loại, vốn nằm ở cội rễ của việc nâng cao nhân loại mới có thể đạt tới được. Chính tác động và sự tương tác này, tức t́nh anh em và t́nh chị em chân chính, trong đó mỗi người sẽ sống v́ mọi người và mọi người sẽ sống v́ mỗi người, vốn là một trong các nguyên tắc căn bản của Minh Triết Thiêng Liêng mà mỗi nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng nên ghi nhớ, không những để dạy ra mà c̣n để áp dụng trong đời sống cá nhân của ḿnh nữa.

Hỏi : Mọi điều này rất tuyệt diệu dưới h́nh thức là một nguyên tắc chung, nhưng làm thế nào bà áp dụng nó một cách cụ thể được?

Đáp : Bạn hăy xem qua cái mà bạn gọi là các sự kiện cụ thể của xă hội con người. Hăy so sánh sự sống không những của quảng đại quần chúng, mà c̣n so sánh sự sống của nhiều người được gọi là giai cấp trung lưu và thượng lưu với những ǵ mà họ có thể có được dưới các điều kiện lành mạnh và cao quư, nơi mà công lư, ḷng tốt và bác ái được xem trọng, thay v́ sự ích kỷ, lănh đạm và tàn nhẫn thường thấy hiện nay, dường như đang ngự trị trên hết. Tất cả mọi sự việc tốt và xấu trong con người đều có cội nguồn trong tính t́nh con người, và tính t́nh này đang và đă bị chi phối bởi sợi xích vô tận của nhân và quả. Nhưng sự chi phối này áp dụng cho tương lai cũng như cho hiện tại và quá khứ. Sự ích kỷ, sự lănh đạm và sự tàn bạo không bao giờ có thể trở thành t́nh trạng b́nh thường của nhân loại– tin như thế sẽ là làm cho nhân loại thất vọng– và không một nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng nào có thể làm điều đó. Tiến bộ có thể đạt được và chỉ đạt được bằng việc phát triển các tính chất cao thượng hơn. Ngày nay, sự tiến hóa thực sự dạy chúng ta rằng bằng cách thay đổi môi trường sống của sinh vật, chúng ta có thể thay đổi và cải thiện sinh vật, và theo ư nghĩa chính xác nhất, điều này cũng đúng đối với con người. Do đó, mọi nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng đều buộc phải cố gắng hết mức để giúp đỡ, bằng mọi phương tiện trong khả năng của ḿnh, mọi nỗ lực về mặt xă hội một cách khôn khéo và được xem xét kỹ, nỗ lực này có mục đích cải thiện t́nh trạng của người khốn  khổ. Các nỗ lực như thế sẽ được đưa ra với quan điểm để giải phóng rốt ráo về mặt xă hội, hoặc phát triển ư thức bổn phận nơi những người mà ngày nay rất thường bỏ quên điều đó trong hầu như mọi liên hệ của đời sống.
Hỏi : Đồng ư. Nhưng ai phải quyết định xem các nỗ lực của xă hội là khôn ngoan hay là thiếu sáng suốt? Đáp : Không một người nào và không một xă hội nào có thể đặt ra một quy luật cứng nhắc ở khía cạnh này. Có nhiều điều cần phải được để lại cho cá nhân phán đoán. Tuy nhiên, một cách thử nghiệm tổng quát có thể đưa ra. Hành động được dự tính sẽ có khuynh hướng thúc đẩy t́nh huynh đệ thực sự có phải chính là mục tiêu mà Minh Triết Thiêng Liêng muốn mang lại chăng? Không nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng chân chính nào sẽ có nhiều khó khăn khi áp dụng cách thử nghiệm như thế; một khi được hài ḷng về điểm này, bổn phận của y sẽ là hướng dẫn tạo ra dư luận quần chúng. Và điều này chỉ có thể đạt được bằng cách khắc sâu các ư niệm cao cả về các bổn phận chung cũng như riêng vốn là cội rễ của mọi cải thiện tinh thần và vật chất. Trong mỗi trường hợp có thể tưởng tượng được, chính y phải là một trung tâm hoạt động tâm linh, từ nơi y và từ cuộc sống hằng ngày của riêng y phải tỏa ra các mănh lực tinh thần cao siêu mà chỉ có nó mới có thể làm đổi mới đồng bạn của y. Hỏi : Nhưng tại sao người đó phải làm điều này? V́ như bà vừa nói, chẳng phải y và tất cả mọi người đều bị nghiệp quả chi phối sao và tất nhiên chẳng phải nghiệp quả tự thể hiện theo một số đường lối ư? Đáp : Đúng là chính luật nghiệp quả đem lại sức mạnh cho tất cả những ǵ tôi đă nói. Cá nhân không thể tự ḿnh tách rời nhân loại, cũng như nhân loại không thể tách rời khỏi cá nhân. Luật Karma áp dụng đồng đều cho mọi người, mặc dù tất cả mọi người không phát triển bằng nhau. Khi giúp vào việc phát triển của kẻ khác, nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng tin rằng chẳng những ḿnh giúp kẻ khác trả xong nghiệp quả của họ, mà theo ư nghĩa chính xác nhất, c̣n tin rằng ḿnh cũng trả được nghiệp của chính ḿnh nữa. Đó chính là sự tiến hóa của nhân loại, trong đó cả hai là các thành phần bất khả phân, người này luôn luôn thấy trước và biết rằng bất cứ sự thất bại nào về phần y, không đáp ứng được với phần cao nhất bên trong y, cũng đều làm chậm trễ không những cho chính y mà c̣n cho mọi người nữa trong bước tiến hóa. Bằng hành động, người đó có thể làm cho việc tiến hóa trở nên hoặc là khó hơn hoặc là dễ hơn đối với nhân loại để đạt tới cơi hiện tồn kế tiếp cao hơn. Hỏi : Làm thế nào mà việc này có liên quan tới nguyên khí thứ tư trong số các nguyên khí mà bà nhắc đến, nói cách khác, là nguyên khí luân hồi? Đáp : Có mối liên hệ rất mật thiết đấy. Nếu các kiếp sống hiện tại của chúng ta tùy thuộc vào sự phát triển của một vài nguyên khí vốn được tăng trưởng từ các mầm mống c̣n lại của kiếp sống  trước, th́ định luật vẫn đúng đối với tương lai. Một khi người ta hiểu rơ rằng luật nhân quả đại đồng không những chỉ ở hiện tại, mà quá khứ, hiện tại và tương lai và mọi hành động trên cơi hiện tại của chúng ta đều đương nhiên rơi vào và dễ dàng ở vào đúng chỗ của nó, và được nhận ra trong mối liên hệ đích thực của nó với chính chúng ta và với những người khác. Mỗi phương tiện và hành động ích kỷ sẽ đẩy chúng ta ra sau chớ không đưa tới trước, trong khi mọi tư tưởng cao quư và mọi hành vi không ích kỷ đều là các chặng đường (steppings tones) đưa đến các cơi hiện tồn cao siêu và huy hoàng hơn. Nếu kiếp sống này chỉ có thế, th́ về nhiều phương diện, nó thực sự nghèo nàn và kém cơi; nhưng nếu nó được xem như là chuẩn bị cho kiếp sống tới, th́ nó có thể được dùng như là cánh cửa vàng mà chúng ta có thể vượt qua, không phải một cách ích kỷ và một ḿnh, mà cùng với huynh hữu chúng ta, tiến đến các lâu đài phía bên kia.
Sự quên ḿnh
Hỏi : Có phải tiêu chuẩn cao nhất của Minh Triết Thiêng Liêng là đem lại công lư đồng đều cho mọi người và yêu thương vạn vật? Đáp : Không hẳn thế, có một tiêu chuẩn c̣n cao xa hơn nữa. Hỏi : Đó là ǵ?
Đáp : Cống hiến cho người nhiều hơn cho chính ḿnh– tức là sự quên ḿnh (self– sacrifice). Đó là tiêu chuẩn và là biện pháp được dùng nhiều, vốn là điểm đặc trưng nổi bật nhất của các Đại Huấn Sư và các Bậc Thầy (Masters) của Nhân Loại– đại để là Phật Thích Ca trong lịch sử, và Đức Jesus ở Nazareth có ghi trong các Phúc Âm (Gospels). Chỉ một điểm này cũng đủ để thu phục sự sùng kính đời đời và ḷng tri ân măi măi của các thế hệ con người đi sau các Ngài. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự quên ḿnh phải được thực hành cùng với đức phân biện, và một sự tự từ bỏ (self– abandonment) như thế, nếu được thi hành mà không có sự công bằng hoặc thiếu sáng suốt, không quan tâm đến các hậu quả theo sau của nó, không những thường thường có thể trở thành vô ích mà lại có hại nữa. Một trong các qui luật cơ bản của khoa Minh Triết Thiêng Liêng là phải trung thực với chính ḿnh– xét dưới h́nh thức, một đơn vị của tập thể nhân loại, chứ không phải dưới h́nh thức tự công bằng cho riêng ḿnh, không nhiều hơn mà cũng không ít hơn so với những người khác, trừ phi thực sự do sự hy sinh của chính ḿnh mà chúng ta có thể làm lợi cho nhiều người. Hỏi : Xin cho một ví dụ để minh giải thêm ư tưởng của bà được chăng? Đáp : Trong lịch sử có nhiều trường hợp để minh họa việc này. Sự quên ḿnh v́ lợi ích thực tiễn để cứu giúp nhiều người được khoa Minh Triết Thiêng Liêng xem là cao siêu hơn là sự quên ḿnh v́ một ư tưởng có tính cách bè phái (sectarian idea), như là ư tưởng để “cứu người ngoại giáo (heathen) khỏi sự đọa đày”, chẳng hạn. Theo  ư chúng tôi, Linh mục Damien, một thanh niên 30 tuổi, đă cống hiến trọn cuộc đời ḿnh trong việc xả thân cho lợi ích và làm vơi nỗi thống khổ cho người mắc bệnh hủi ở Molokai. Trong 18 năm ông tự nguyện sống một ḿnh với những người hủi, sau cùng mắc chứng bệnh ghê tởm này rồi từ trần, ông đă không chết một cách vô ích. Ông đă dành sự cứu trợ (relief) và hạnh phúc tương đối cho hàng ngàn người bất hạnh khốn khổ. Ông đă đem lại cho họ niềm an ủi về tinh thần lẫn vật chất. Ông đă gieo đôi chút ánh sáng vào bóng đêm tăm tối và ảm đạm của đời họ, sự vô vọng không ǵ sánh được trong các ghi nhận về nỗi khổ đau của con người. Ông quả là một nhà Minh Triết Thiêng Liêng đích thực, kỷ niệm về ông sẽ sống măi trong sử sách chúng ta. Dưới mắt chúng tôi, vị linh mục người Bỉ nghèo nàn này vượt cao hơn vô cùng tận– thí dụ– hơn tất cả các nhà truyền giáo đă hy sinh cuộc đời của họ trong các Đảo ở Nam Hải hoặc Trung Hoa, những người này đều thành tâm nhưng lại là những kẻ dại dột tự phụ. Những người này đă làm được điều ǵ tốt lành? Trong một trường hợp, họ đi đến với những người chưa thích hợp để tiếp thu bất cứ chân lư nào, c̣n trong trường hợp khác, họ đến với một quốc gia có hệ thống triết học tôn giáo cũng cao thâm như bất cứ triết học tôn giáo nào khác, nếu người dân chỉ cần sống theo tiêu chuẩn của nhà hiền triết Khổng Tử và các nhà hiền triết khác của họ. Và những nhà truyền giáo này một số chết v́ là nạn nhân của những kẻ ăn thịt người và những kẻ c̣n bán khai không hề có ư thức trách nhiệm, một số chết v́ là nạn nhân của nạn cuồng tín và oán thù trong dân chúng. Trong lúc đó, bằng cách đi vào các khu nhà ổ chuột ở Whitechapel hoặc chỗ nào khác như khu ao tù nước đọng ngay dưới ánh nắng tỏa chiếu của nền văn minh chúng ta, đầy dăy những người Cơ Đốc giáo bán khai và kẻ cùi hủi tâm linh, th́ những nhà truyền giáo này có thể làm được điều lợi ích thực sự và bảo tồn được sự sống của họ cho sự nghiệp hữu ích và xứng đáng hơn. Hỏi : Nhưng những người Cơ Đốc giáo này không nghĩ như thế sao? Đáp : Dĩ nhiên là không, bởi v́ họ hành động theo một tin tưởng sai lầm. Họ nghĩ rằng, bằng cách rửa tội cho thể xác của một người dă man không có ư thức trách nhiệm, họ sẽ cứu được linh hồn người đó khỏi sự trừng phạt dưới địa ngục (damnation). Một giáo hội th́ quên đi những kẻ tử đạo (martyrs) của ḿnh, c̣n giáo hội kia th́ ban phúc và dựng tượng cho những người như Labro, kẻ đă hy sinh thân xác ḿnh trong 40 năm chỉ để làm lợi cho bọn ăn bám (vermin) mà giáo hội nuôi dưỡng. Nếu có được phương tiện để làm như thế, th́ chúng tôi sẽ xây bức tượng cho linh mục Damien, một vị thánh chân chính thực tiễn và ghi nhớ ông măi măi như là một tấm gương sống của bật anh hùng trong Minh Triết Thiêng Liêng có tấm ḷng từ bi và quên ḿnh giống như Đức Phật và Đức Christ. Hỏi : Vậy th́ bà có xem sự quên ḿnh như là một bổn phận hay không? Đáp : Chúng tôi xem đó là bổn phận và giải thích việc đó bằng cách chứng minh rằng ḷng vị tha (altruism) là một phần cần thiết cho sự phát triển bản ngă (self– development). Tuy nhiên, chúng ta phải phân biện. Ví dụ người A không có quyền tự bỏ đói ḿnh đến chết để cho người B có thức ăn để sống, trừ phi sự sống của người B hiển nhiên là hữu ích cho nhiều người hơn là sự sống của  chính người A. Nhưng y có bổn phận hy sinh tiện nghi của chính ḿnh và có bổn phận làm việc cho những kẻ khác nếu những kẻ khác đó không thể tự làm việc được. Chính bổn phận của y là cho ra tất cả những ǵ hoàn toàn là của y và không đem lại lợi ích cho ai trừ ra chính y, nếu y giữ nó một cách ích kỷ cho riêng ḿnh. Khoa Minh Triết Thiêng Liêng dạy ta sự quên ḿnh, nhưng không dạy quên ḿnh một cách liều lĩnh và vô ích, cũng như không biện minh cho sự cuồng tín. Hỏi : Nhưng làm thế nào để chúng ta đạt đến một t́nh trạng cao như thế được? Đáp : Bằng việc áp dụng sáng suốt các giáo điều cần thực hành của chúng ta. Bằng việc dùng khả năng lư luận cao siêu của chúng ta, trực giác tâm linh và ư thức đạo đức, và bằng cách tuân theo mệnh lệnh của cái mà chúng ta gọi là “tiếng nói th́ thầm” (“the still small voice”) của lương tâm chúng ta, vốn là tiếng nói của Chân Ngă chúng ta, nơi chúng ta, tiếng nói đó c̣n to hơn là các trận địa chấn và các tiếng sấm của Jehovah, mà trong đó “ Không có Đấng cao cả (Lord) nào cả”.

Hỏi : Nếu đó là các bổn phận của chúng ta đối với nhân loại nói chung, th́ theo bà hiểu, bổn phận của chúng ta đối với môi trường chung quanh kế cận chúng ta là ǵ? Đáp : Cũng giống như thế, cộng thêm những ǵ nảy sinh từ các nghĩa vụ đặc biệt đối với các ràng buộc gia đ́nh. Hỏi : Theo lời đồn đăi th́ không bao lâu sau khi gia nhập vào hội Thông Thiên Học, người vào hội bắt đầu từ từ tách rời khỏi vợ, con và các bổn phận gia đ́nh, vậy, điều đó có đúng không? Đáp : Đó là một điều vu khống vô căn cứ, giống như bao nhiêu điều vu khống khác. Theo khoa Minh Triết Thiêng Liêng, cái đầu tiên trong số các bổn phận là làm tṛn nhiệm vụ đối với mọi người, nhất là đối với những người mà ta có các trách nhiệm đặc biệt, v́ ta đă hoặc là tự ư cam kết với họ, như là các ràng buộc về hôn nhân, hoặc là v́ số mệnh của ta đă liên kết ta với họ; tôi muốn nói những người mà chúng ta chịu ơn như cha mẹ hay thân nhân gần nhất. Hỏi : C̣n nhiệm vụ của nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng đối với chính ḿnh là ǵ? Đáp : Đó là nhờ Thượng Ngă để kiểm soát và chế ngự Phàm Ngă. Thanh luyện chính ḿnh từ bên trong và bằng đạo đức, không e sợ bất cứ ai và việc ǵ, ngoại trừ ṭa án của chính lương tâm ḿnh. Không bao giờ làm một việc nửa chừng, nghĩa là nếu nghĩ rằng đó là điều phải, cần làm, th́ y nên làm một cách thành thật và dũng cảm, nếu thấy đó là điều sai trái, th́ y không bao giờ động đến. Bổn phận của một người nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng là làm nhẹ gánh nặng của ḿnh bằng cách nghĩ đến câu châm ngôn chứa đầy minh triết của Epictetus(a) như sau: “Đừng để cho bất cứ h́nh ảnh vu vơ nào mà trần gian ngờ nghệch có thể tạo ra nơi bạn làm lệch hướng ra khỏi bổn phận của bạn, v́ các phê b́nh chỉ trích
(a) Epictetus : một triết gia Hy Lạp thuộc phái Khắc Kỷ, sống vào thế kỷ thứ nhất sau T.C., không có để lại tác phẩm nào. Tên theo Pháp Ngữ : Epictète.(ND)
(censures) của họ không dựa vào năng lực của bạn th́ tất nhiên bạn đừng nên bận tâm chút nào về việc đó”. Hỏi : Nhưng giả sử một người trong Hội của bà lấy cớ rằng ḿnh không thể thực hành đức vị tha với những người khác, dựa vào cơ sở rằng “có thừa trong nhà mới ra đến ngoài” (“charity begins at home”); y viện cớ rằng ḿnh quá bận hay quá nghèo khổ, không thể giúp ích cho nhân loại hay giúp cho bất cứ cá nhân nào, các điều lệ của Hội nói ǵ trong trường hợp như thế?

 Đáp : Không một người nào có quyền nói rằng ḿnh không thể làm được ǵ để giúp người khác dù viện dẫn bất cứ lư do ǵ. Một văn sĩ người Anh có viết: “Bằng cách làm đúng bổn phận ở đúng chỗ, một người có thể làm cho thế giới trở thành kẻ mắc nợ ḿnh”. Một tách nước lạnh được trao đúng lúc cho một kẻ bộ hành (wayfarer) đang khát nước là một bổn phận cao quư và đáng giá c̣n hơn là một tá bữa ăn cho không đúng lúc, dành cho những người có thể trả tiền bữa ăn của họ. Kẻ nào không làm được như thế, kẻ đó sẽ không bao giờ có dịp trở thành nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng; nhưng dẫu sao y vẫn là một hội viên. Chúng tôi không có lề luật nào bắt buộc bất cứ ai trở thành nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng thực hành nếu người đó không thích làm như vậy.

Hỏi : Thế th́ tại sao người ấy gia nhập Hội?

Đáp : Chính y biết rơ điều đó hơn hết. V́ ở đây, một lần nữa, chúng tôi không có quyền phán xét ai cả, thậm chí cũng không nói ǵ nếu toàn thể cộng đồng có thể chống lại y, và tôi xin nói lư do tại sao. Vào thời đại của chúng ta, tiếng nói của dân (vox populi) (ít nhất là đối với tiếng nói của tầng lớp có học thức bất kỳ trường hợp nào) không c̣n là tiếng nói của trời (vox dei) nữa, mà hơn bao giờ hết, là tiếng nói của thành kiến, của các nguyên động lực ích kỷ, và thường thường chỉ là tiếng nói thất nhân tâm. Bổn phận của chúng ta là gieo các hạt giống cho tương lai và xem xét coi chúng có tốt lành hay không; không dừng lại để tự hỏi tại sao chúng ta nên làm như thế, và bằng cách nào, cũng như tại sao chúng ta bị bắt buộc mất thời gian, v́ những người sẽ gặt được vụ mùa trong những ngày sắp tới sẽ không bao giờ là chính chúng ta.
Ḷng nhân từ
Hỏi : Các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng của bà cảm nghĩ như thế nào về bổn phận của người Cơ Đốc giáo đối với ḷng nhân từ?

Đáp : Bạn muốn nói đến loại nhân từ nào? Nhân từ trong ư nghĩ, hay nhân từ thực tế trong cơi vật chất?

Hỏi : Dĩ nhiên là tôi muốn nói tới nhân từ thực tiễn (practical charity), v́ ư tưởng của bà về t́nh Huynh Đệ Đại đồng đương nhiên có bao hàm cả ḷng nhân từ trong trí rồi.

Đáp : Có phải bạn nhắc tới việc thực hành các giới răn mà Chúa Jesus đă dạy ra trong Bài Thuyết Giảng Trên Núi không?

 Hỏi : Đúng như thế? Đáp : Thế th́ tại sao lại gọi các bổn phận đó là “theo Cơ Đốc giáo”? V́ lẽ, mặc dầu Đấng Cứu Thế của bạn thuyết giảng và thực hành các bổn phận đó, điều sau cùng mà những người Cơ Đốc giáo ngày nay nghĩ đến là thi hành các bổn phận đó trong đời sống của họ. Hỏi : Tuy nhiên có phải nhiều người đă trải qua suốt cuộc đời của họ để ban phát ḷng nhân từ không? Đáp : Phải, khi nào họ có dư thừa của cải. Nhưng xin hăy chỉ cho tôi một người theo Cơ Đốc giáo trong số những người nhân từ nhất, dám sẵn sàng cho một người ăn trộm đang run rẩy v́ đói và lạnh, chiếc áo khoác của ḿnh khi kẻ trộm này vừa lấy chiếc áo choàng của anh ta; hay là sẵn sàng ch́a má bên phải cho kẻ đă tát vào má bên trái của ḿnh mà không hề nghĩ đến chuyện giận hờn? Hỏi : Nhưng bà nên nhớ rằng các lời dạy này không nên hiểu theo nghĩa đen. Thời gian và hoàn cảnh đă thay đổi từ thời của Đức Christ. Hơn nữa, Ngài đă nói bằng các lời ẩn dụ (parables).

Đáp : Vậy th́ tại sao các Nhà Thờ của bạn không chịu giảng giải rằng triết lư về việc trừng phạt dưới địa ngục và lửa địa ngục cũng cần phải được hiểu dưới h́nh thức ẩn dụ? Tại sao một số trong các nhà thuyết giảng được biết tới nhiều nhất của bạn, trong khi hầu như cho phép hiểu các “ẩn dụ” này theo cách bạn hiểu, họ lại nhấn mạnh vào nghĩa đen của lửa địa ngục và các nhục h́nh thể xác của một linh hồn “giống như chất asbestos” (“asbestos– like” soul)? Nếu một đàng là “lời ẩn dụ”, th́ đàng kia cũng là ẩn dụ nốt. Nếu lửa địa ngục là một sự thật theo nghĩa đen, th́ các giới răn của Đức Christ trong Bài Giảng Trên Núi (Sermon on the Mount) cần được tuân theo từng chữ một. Và tôi xin nói với bạn rằng nhiều người không tin vào Thần Tính (Divinity) của Đấng Christ– như Bá Tước Leo Tolstoi và nhiều nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng– nhưng vẫn cứ thực hành các lời dạy cao quư này theo sát nghĩa, v́ các lời dạy đó có tính cách phổ quát; và c̣n nhiều người nam nữ thánh thiện nữa cũng làm như thế, nếu họ không chắc chắn rằng một lĩnh vực hoạt động như thế sẽ rất có thể đưa họ tới một viện tâm thần– các luật Cơ Đốc giáo của bạn là thế!

Hỏi : Nhưng chắc mọi người đều biết rằng hằng năm có hàng triệu người đă sống bằng của bố thí công hoặc tư chứ? Đáp : Đúng vậy, nhưng hết một nửa dính vào những bàn tay mà nó đi qua trước khi đến được người nghèo; trong khi một phần đáng kể hay phần c̣n lại lọt vào tay của những kẻ ăn xin chuyên nghiệp, những kẻ quá lười không buồn làm việc, thế là những kẻ thực sự khốn khó không c̣n được bao nhiêu. Bạn có bao giờ nghe
 thấy rằng kết quả đầu tiên của việc thất thoát lớn lao đối với ḷng nhân từ dành cho khu Đông của Luân Đôn là làm tăng tiền thuê nhà đất ở Whitechapel vào khoảng 20 phần trăm không? Hỏi : Vậy th́ nên làm ǵ đây? Đáp : Phải làm việc riêng từng cá nhân chớ không nhờ đến tập thể; noi theo lời khuyên của Phật tử Bắc tông: “Đừng bao giờ đưa thức ăn vào miệng kẻ đói bằng bàn tay của kẻ khác”; “Đừng bao giờ để cho cái bóng của người lân cận của ngươi (người thứ ba) chen vào giữa ngươi và kẻ hưởng món quà của ngươi”. “Đừng bao giờ dành cho Mặt Trời đủ thời gian làm khô nước mắt trước khi ngươi kịp lau nước mắt!”.
Thêm nữa “Đừng bao giờ bố thí tiền cho kẻ nghèo hoặc cúng dường thực phẩm cho tu sĩ khất thực, đang đứng chờ ở cửa nhà ngươi, qua tay những người giúp việc của ngươi, kẻo tiền của ngươi sẽ làm giăm đi sự biết ơn, c̣n thực phẩm của ngươi trở thành mật đắng”. Hỏi : Nhưng làm thế nào điều này có thể được áp dụng một cách thực tế được? Đáp : Theo khoa Minh Triết Thiêng Liêng, các ư tưởng về ḷng từ thiện hàm ư là nỗ lực của cá nhân để giúp kẻ khác; từ bi và ân cần của cá nhân; sự quan tâm của cá nhân vào phúc lợi của người đau khổ, bày tỏ ḷng thiện cảm của cá nhân, bằng cách trù tính trước và trợ giúp vào các khó khăn hoặc nhu cầu của kẻ khác. Chúng tôi không tin vào việc giúp đỡ tiền bạc (chú ư: nếu chúng ta có tiền bạc) qua bàn tay hoặc là các tổ chức của kẻ khác. Chúng tôi tin rằng việc tài thí (giving to the money) sẽ có hiệu quả và có sức mạnh hơn gấp ngàn lần nhờ sự tiếp xúc cá nhân và sự đồng cảm của chúng ta với những người cần đến sự giúp đỡ. Chúng tôi tin vào việc làm giăm bớt sự đói khát của linh hồn cũng nhiều bằng nếu không muốn nói là nhiều hơn sự trống rỗng của bao tử; v́ ḷng biết ơn tạo được nhiều hữu ích đối với người nhận hơn là đối với người cho. Đâu là ḷng biết ơn hay là t́nh cản tốt đẹp mà “hàng triệu đồng pounds” của bạn đă tạo ra hay khơi dậy được? Có phải nó hiện ra trong việc thù ghét của người nghèo ở những khu Đông (East End) đối với người giàu? Trong việc làm phát triển đảng phái với t́nh trạng vô chính phủ và mất trật tự? Hay là bởi hàng ngàn nữ công nhân kém may mắn, các nạn nhân đối với “chế độ bóc lột tàn tệ” (“sweating system”), hằng ngày kéo lê cuộc sống bằng cách lang thang trên các phố? Những ông già bà lăo không nơi nương tựa của bạn có cám ơn các trại tế bần chăng? Hay là người nghèo có cám ơn về chỗ ở độc hại cho sức khỏe, nơi đó họ được phép nuôi thế hệ con cái bệnh hoạn, lao xương, gầy ốm, chỉ v́ đồng tiền chạy vào túi của những người cho vay nặng lăi (shylocks) tham lam vô độ tức là kẻ làm chủ các ngôi nhà? Do đó có phải chăng những kẻ có quyền hành này, tất cả đến “hàng triệu”, do những người tốt lành và muốn trở thành nhân từ góp phần vào, lại rơi vào một sự nguyền rũa dữ dội thay v́ cứu giúp cho người nghèo. Chúng tôi gọi đây là nghiệp quả quốc gia phát sinh và kết quả của nó sẽ trở nên khủng khiếp vào ngày đền tội.
Minh Triết Thiêng Liêng cho Quần chúng
Hỏi : Bà có nghĩ rằng, bằng cách đi vào sự sống, Minh Triết Thiêng Liêng sẽ giúp xua đi các – sai trái này dưới t́nh trạng thực tiễn và không thuận lợi của cuộc sống hiện nay của chúng ta hay không?

Đáp : Nếu chúng tôi có nhiều tiền và nếu đa số các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng không phải làm việc để mưu sinh hằng ngày, th́ tôi tin chắc rằng chúng ta có thể làm được điều đó.

Hỏi : Bằng cách nào? Bà tin tưởng rằng các triết lư của bà có thể cảm hóa được quần chúng kém hiểu biết sao, khi mà các triết lư đó rất trừu tượng và khó hiểu đến nỗi người có học thức đầy đủ cũng khó có thể hiểu được chúng?

Đáp : Bạn quên một điều rồi, chính hệ thống giáo dục hiện đại mà bạn rất hănh diện mới đúng là cái làm cho bạn thấy khó mà hiểu được Minh Triết Thiêng Liêng. Trí ốc bạn chứa đầy các tế vi và các định kiến trí tuệ đến nỗi trực giác và tri giác tự nhiên của bạn đối với chân lư không thể tác động được. Con người không cần biết siêu h́nh học hay có giáo dục cao mới hiểu được các chân lư rộng lớn về nghiệp quả và luân hồi. Hăy nh́n xem hàng triệu người theo Phật giáo và Ấn giáo nghèo khổ và kém học thức, mà đối với họ nghiệp quả và luân hồi là các thực tại vững chắc, chỉ v́ trí óc họ không bao giờ bị cản trở và bị vặn vẹo bởi việc bị ép buộc đi vào một rănh hẹp (groove) thiếu tự nhiên. Họ không bao giờ có ư thức bẩm sinh của con người về sự công bằng, mà ư thức này c̣n bị làm cho lệch lạc đi nơi họ bởi việc bị nhồi nhét để tin rằng tội lỗi của họ sẽ được tha hết v́ một người khác đă chịu chết v́ họ. Thêm nữa, những người theo Phật giáo, (hăy chú ư kỹ) nhờ sống theo đức tin của họ mà không một lời kêu ca chống lại nghiệp quả tức là những ǵ mà họ xem như là một trừng phạt đúng đắn; trong khi đó, người dân theo Cơ Đốc giáo, chẳng những không sống theo lư tưởng đạo đức của tôn giáo đó, mà cũng không chấp nhận số phận của họ một cách hài ḷng (contentedly). Do đó mới có lời kêu ca, sự bất măn và có sự đấu tranh mănh liệt để sống c̣n ở các vùng đất Tây phương.

Hỏi : Nhưng việc vui với số phận (contentedness) mà bà rất ca tụng này e rằng sẽ xua tan mọi động cơ đưa đến nỗ lực và đưa đến sự tiến bộ tới chỗ ngưng trệ?

Đáp : Chúng tôi, tức các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng, th́ cho rằng sự tiến bộ và nền văn minh được khoa trương của bạn không tốt đẹp hơn là một bầy ma trơi (will–o–the–wisps) lập ḷe trên một đầm lầy đang bốc ra chướng khí độc hại giết người. Sở dĩ chúng tôi nói thế, bởi v́ chúng tôi thấy ḷng ích kỷ, tội ác, hành động trái đạo lư và mọi thói xấu xa có thể tưởng tượng được, đang đâm bổ vào nhân loại bất hạnh từ cái nguồn rắc rối không lường trước này (Pandora’ s box) mà bạn gọi là kỷ nguyên tiến bộ, và đang tăng lên song song với sự tăng trưởng của nền văn minh vật  chất của bạn. Trước hoàn cảnh như thế, các xứ theo Phật giáo có thái độ thích đáng hơn là im ĺm và chẳng làm ǵ (inertia and inactivity), nó hiện ra chỉ như là hậu quả của các thời đại nô lệ chính trị.

Hỏi : Vậy mọi khoa siêu h́nh học và thần bí học mà bà rất quan tâm đến, hoá ra chẳng chút quan trọng sao?

Đáp : Đối với quần chúng, tức là những người chỉ cần sự hướng dẫn và nâng đỡ thực tiễn, th́ các môn học đó chẳng quan trọng bao nhiêu; c̣n đối với người có học thức, các nhà lănh đạo thiên bẩm của quần chúng, tức là những người mà cách thức tư duy và hành động của họ không sớm th́ muộn sẽ được quần chúng công nhận, th́ các môn học đó vô cùng quan trọng. Chính là chỉ bằng phương tiện triết học mà một người thông minh và có học thức mới có thể tránh khỏi hành động tự sát về mặt trí tuệ (intellectual suicide) khi tin vào một niềm tin mù quáng; và chính là chỉ bằng cách đồng hóa được tính chất liên tục chặt chẽ và sự mạch lạc hợp lư của các triết lư Đông phương, nếu không muốn nói là triết lư bí truyền, th́ người ta mới có thể hiểu được chân lư của các triết lư đó. Sự xác tín (conviction) nuôi dưỡng ḷng nhiệt thành (enthusiasm), và theo Bulwer Lytton “Ḷng nhiệt thành là thiên tư (genius) của sự thành thật, nếu không có nó, chân lư không thể gặt được chiến thắng nào” ; trong khi Emerson có nhận xét rất chí lư rằng “mọi phong trào lớn lao và gây ấn tượng mạnh (commanding) trong các bộ biên niên sử của thế giới đều là sự thành công của ḷng nhiệt thành”. Và điều ǵ có nhiều khả năng tạo ra một cảm xúc gây ấn tượng mạnh đến thế nếu không phải là một nền triết học rất cao thâm, rất vững chăi, rất hợp lư và bao hàm tất cả như các Triết Lư Đông phương của chúng ta? Hỏi : Vậy mà Minh Triết Thiêng Liêng có rất nhiều kẻ thù và mỗi ngày nó lại có thêm các kẻ đối kháng mới. Đáp : Đúng như thế, điều đó chứng minh tính chất tuyệt diệu và chân giá trị của khoa Minh Triết Thiêng Liêng. Người ta chỉ ganh tị với những ǵ người ta sợ, và không một ai đi ra khỏi lối quen của ḿnh để lật đổ những ǵ chẳng chút đe dọa mà cũng chẳng vượt quá cái tầm thường.

Hỏi : Bà có hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ truyền đạt sự nhiệt thành này cho quần chúng hay không?

Đáp : Tại sao không? V́ lịch sử cho chúng ta biết rằng quần chúng công nhận Phật giáo với tấm ḷng nhiệt thành, trong khi, như đă nói trước kia, kết quả thực tiễn của triết học luân lư này trên quần chúng c̣n được chứng minh bằng tỷ lệ phần trăm nhỏ nhoi của kẻ phạm tội trong số các dân tộc theo Phật giáo khi được so sánh với mọi tôn giáo khác. Điểm mấu chốt là nhổ bật gốc rễ cái nguồn phong phú nhất của mọi tội lỗi và sự vô luân– ấy là việc tin rằng
 con người có thể thoát khỏi các hậu quả của các hành động của
chính ḿnh. Một khi con người được dạy rằng định luật vĩ đại nhất trong tất cả các định luật là Nghiệp quả và Luân hồi, và trừ ra khi nào con người cảm nhận được trong chính ḿnh cái chân giá trị của bản chất con người, th́ họ mới tránh xa điều ác giống như tránh xa một nguy hiểm cho xác thân vậy.
Hội viên có thể giúp Hội ra sao
Hỏi : Bà mong đợi hội viên giúp vào công việc của Hội như thế nào?

Đáp : 1. Thứ nhất, bằng cách học hỏi và hiểu rơ các triết lư Minh Triết Thiêng Liêng, để cho họ có thể giảng giải cho kẻ khác, nhất là lớp thanh niên.

2. Thứ hai, bằng cách nắm lấy mọi cơ hội để nói chuyện với kẻ khác và giải thích cho họ biết Minh Triết Thiêng Liêng là ǵ, c̣n điều ǵ không phải là Minh Triết Thiêng Liêng; bằng cách xua đi các ư niệm sai lầm và mở rộng việc quan tâm vào chủ đề Minh Triết Thiêng Liêng.

3. Thứ ba, bằng cách tham dự vào việc lưu hành tài liệu về Minh Triết Thiêng Liêng của chúng tôi, bằng cách mua sách khi nào hội viên có phương tiện, bằng cách cho mượn và biếu tặng sách và bằng cách thuyết phục cho bạn bè làm như thế.

4. Thứ tư, bằng cách bảo vệ Hội khỏi sự vu khống bất công, bằng mọi phương cách chính đáng trong khả năng của họ.

5. Thứ năm, quan trọng nhất là nêu gương bằng chính cuộc đời của họ. Hỏi : Nhưng trong mọi điều nói trên, có việc phổ biến sách vở về Minh Triết Thiêng Liêng mà bà cho là rất quan trọng, th́ theo tôi, dường như không phải là áp dụng thực tiễn trong việc trợ giúp nhân loại. Đây không phải là bác ái thực sự. Đáp : Chúng tôi lại nghĩ khác. Chúng tôi cho rằng một quyển sách có ích là khi nào sách đó mang lại cho con người chất liệu để suy gẫm, nó giúp làm mạnh thêm và soi sáng trí năo người đọc, cho phép họ hiểu được các chân lư mà họ lờ mờ cảm thấy nhưng không thể diễn giải được– chúng tôi cho rằng một quyển sách như thế mới thực sự là quyển sách hay. Về cái mà bạn gọi là hành động thực tiễn của ḷng bác ái, để đem lại lợi ích cho các nhóm huynh đệ của chúng ta, chúng tôi chỉ làm được ít ỏi theo khả năng chúng tôi. Nhưng, như tôi đă nói với bạn, hầu hết chúng ta đều c̣n nghèo, trong khi chính Hội không có cả tiền để trả cho ban nhân viên. Tất cả chúng tôi, những kẻ vất vả v́ chuyện đó, đều cho không công sức của chúng tôi, và trong nhiều trường hợp c̣n giúp đỡ tài chính nữa. Rất ít người có được phương tiện để làm những ǵ thường được gọi là các hành động từ thiện, theo các giáo huấn của Đức Phật và làm công việc của họ bằng chính họ, không phải bằng sự ủy nhiệm hoặc bằng sự đóng góp chung vào các quỹ từ thiện. Những ǵ mà nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng cần phải làm trước tiên là quên đi phàm ngă của ḿnh.
Điều mà nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng không nên làm

Hỏi : Trong Hội của bà có các luật lệ hoặc các điều khoản có tính cách ngăn cấm đối với các hội viên hay không?

Đáp : Có nhiều, nhưng hỡi ôi! Không có một điều khoản nào có tính cách bắt buộc. Chúng tượng trưng cho lư tưởng của tổ chức chúng tôi, – nhưng chúng tôi bị bắt buộc để phần áp dụng thực hành các điều đó cho sự tự do hành động (discretion) của chính các hội viên. Tiếc thay, t́nh trạng trí tuệ của con người trong thế kỷ hiện tại không thích hợp đến nỗi trừ phi chúng tôi vẫn giữ các điều khoản này như cũ, tạm gọi thế, bằng không th́ không một người nam hay nữ nào dám gia nhập Hội Thông Thiên Học cả. Đây chính là lư do khiến tôi cảm thấy bắt buộc nhấn mạnh về sự dị biệt giữa Minh Triết Thiêng Liêng đích thực với phương tiện truyền bá của nó tuy đầy thiện chí và tranh đấu vất vả, nhưng vẫn là phương tiện kém cỏi, tức là Hội Thông Thiên Học.

Hỏi : Tôi có thể biết được các rặng đá ngầm nguy hại này trong bể khơi của khoa Minh Triết Thiêng Liêng hay không?
Đáp : Được, bạn có thể gọi đó là đá ngầm, v́ có một vài Hội viên thành tâm và có hảo ư đă làm vỡ chiếc xuồng Minh Triết Thiêng Liêng của ḿnh thành từng mảnh trên các đá ngầm đó! Và tuy thế vẫn có thể tránh một vài điều dường như là chuyện dễ dàng nhất trên đời. Thí dụ, đây là một loạt các điều tiêu cực đang che chắn các bổn phận tích cực thuộc về Minh Triết Thiêng Liêng: không một hội viên nào nên giữ im lặng khi nghe các mẫu chuyện có ác ư hoặc các điều vu khống nhắm vào Hội hoặc vào những người lương thiện, dù cho những người này ở trong hay ở ngoài Hội.

Hỏi : Nhưng giả sử những ǵ người ta nghe thấy đều đúng hay có thể là đúng mà không một ai biết được th́ xử trí thế nào?

Đáp : Lúc đó bạn phải đ̣i hỏi các bằng chứng có thể tin được để xác định và lắng nghe cả hai phía một cách vô tư trước khi bạn có thể chấp nhận việc cáo giác. Bạn không có quyền tin vào sự sai trái cho đến khi bạn có được bằng chứng không thể chối cải đối với sự chính xác của vấn đề. Hỏi : Và kế đó nên làm ǵ? Đáp : Ḷng trắc ẩn và khoan dung, ḷng từ bi và nhẫn nại phải luôn luôn có mặt để thúc đẩy chúng ta tha thứ cho một huynh đệ phạm tội của chúng ta và giúp chúng ta thông qua bản án nhẹ nhất có thể có đối với những ai phạm lỗi lầm. Một nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng đừng nên bao giờ quên rằng sự bất toàn và yếu đuối vốn là bản chất của con người.
 Hỏi : Phải hoàn toàn tha thứ trong các trường hợp như thế nào?

Đáp : Trong mọi trường hợp, nhất là đối với kẻ phạm tội. Hỏi : Nhưng nếu do làm như thế, kẻ kia có nguy cơ gây hại hoặc giúp những người khác gây hại th́ làm sao? Lúc đó phải làm ǵ? Đáp : Làm tṛn bổn phận của ḿnh, tức là những ǵ mà lương tâm và bản chất cao gợi ra cho ḿnh; nhưng chỉ sau khi có sự cân nhắc chính chắn. Công lư bao gồm cả việc không làm tổn hại bất cứ sinh vật nào. Nhưng công lư cũng ra lệnh cho chúng ta không bao
giờ để cho nhiều người hay ngay cả một người vô tội thôi bị làm hại chỉ v́ một kẻ tội phạm không được giám sát.

Hỏi : Các điều khoản tiêu cực khác là ǵ?

Đáp : Không một nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng nào được bằng ḷng với một cuộc sống vô tích sự hoặc phù phiếm, không làm được ǵ thực sự có ích cho chính ḿnh và c̣n kém hữu ích hơn nữa cho kẻ khác. Y nên làm việc v́ lợi ích của một số ít người cần sự trợ giúp của y nếu y không thể xả thân cho nhân loại, như vậy cũng là làm việc cho sự tiến bộ của đại cuộc.

Hỏi : Điều này đ̣i hỏi một bản chất lỗi lạc, và có vẻ hơi khó đối với một số người.

Đáp : Vậy th́ những người đó tốt hơn là vẫn ở bên ngoài Hội Thông Thiên Học thay v́ hành động lừa dối. Không một ai bị đ̣i hỏi phải cống hiến nhiều hơn khả năng của ḿnh, dù là sự tận tụy, thời giờ, công sức hoặc tiền tài.

Hỏi : Tiếp theo là ǵ?

Đáp : Không một hội viên hoạt động nào nên đề ra giá trị quá lớn về tiến bộ cá nhân của ḿnh hay sự thành thạo cá nhân trong các nghiên cứu về Minh Triết Thiêng Liêng; mà phải được chuẩn bị kỹ hơn để làm được tối đa công việc vị tha nằm trong khả năng của ḿnh. Y không nên để cho toàn thể gánh nặng và trách nhiệm của phong trào Minh Triết Thiêng Liêng đè lên vai của một số ít hội viên hoạt động tận tụy. Mỗi hội viên phải có bổn phận là chia phần mà y có thể có trong công việc chung và giúp vào công việc đó bằng mọi phương tiện nằm trong khả năng ḿnh.

Hỏi : Đây chỉ là vừa mới bắt đầu thôi. Tiếp theo sẽ là ǵ? Đáp : Không một Hội viên Thông Thiên Học nào được đặt sự kiêu hănh riêng của ḿnh, hay là t́nh cảm của ḿnh lên trên t́nh cảm của Hội ḿnh dưới h́nh thức một đoàn thể. Kẻ nào hy sinh thanh danh của Hội hoặc thanh danh của người khác cho sự kiêu hănh riêng của ḿnh cho lợi lộc thế tục th́ không nên được ở lại làm  Hội viên. Một chi thể bị ung thư sẽ làm cho toàn thân bị bệnh.

Hỏi : Có phải bổn phận của mỗi Hội viên là chỉ dẫn kẻ khác và thuyết giảng Minh Triết Thiêng Liêng không?

Đáp : Hẳn nhiên rồi. Không một Hội viên nào được quyền ăn không ngồi rồi, viện cớ rằng ḿnh hiểu biết quá ít không thể chỉ dẫn cho ai được, chắc chắn là người ấy luôn luôn sẽ t́m thấy kẻ khác c̣n hiểu biết ít hơn ḿnh nữa. Và cũng chỉ sau khi một người bắt đầu cố gắng chỉ dẫn cho người khác, y mới khám phá ra chính ḿnh c̣n thiếu hiểu biết và cố gắng xóa bỏ cái vô minh đó đi. Nhưng đây là một điều thứ yếu.

Hỏi : Vậy th́ trong số các bổn phận không được tích cực trong Hội Thông Thiên Học, bổn phận nào được xem là chính yếu?

Đáp : Đó là bao giờ cũng sẵn sàng nhận ra và thú thật các lỗi lầm của ḿnh. Thà phạm lỗi do tán dương quá đáng các nỗ lực của người lân cận của ḿnh, c̣n hơn là đánh giá các nỗ lực đó quá thấp. Đừng bao giờ nói xấu sau lưng (backbite) hoặc vu khống (slander) một người khác. Luôn luôn nói một cách công khai và trực tiếp đối mặt với kẻ mà bạn muốn phản đối về bất cứ điều ǵ. Đừng bao giờ làm cho chính bạn trở thành tiếng vang (echo) của bất cứ điều ǵ mà bạn có thể nghe thấy nó bất lợi cho người khác, cũng đừng nuôi ư báo thù chống lại những kẻ vô t́nh làm tổn thương bạn.

Hỏi : Nhưng thường cũng có nguy hiểm khi nói sự thật ngay vào mặt người ta. Bà có nghĩ thế không? Tôi biết có một Hội viên của bà, do bị xúc phạm đau đớn, đă rời bỏ Hội và trở thành kẻ đại thù địch của Hội chỉ v́ người ấy bị người ta nói một vài sự thật gây khó chịu ngay vào mặt y, làm cho y bị khiển trách.

Đáp : Chúng tôi đă gặp nhiều trường hợp như thế rồi. Không một hội viên nào, dù có chức vị hay không, khi rời bỏ chúng tôi mà không trở thành kẻ thù cay đắng của chúng tôi. Hỏi : Bà giải thích ra sao về việc đó? Đáp : Chỉ đơn giản thôi. Trong phần lớn các trường hợp, lúc đầu, họ hết sức tận tụy với Hội, đưa ra biết bao lời khen ngợi quá đáng
cho Hội, cách bào chữa duy nhất có thể có mà một kẻ phản bội (backslider) có thể đưa ra cho cách hành xử tiếp theo sau và hiểu biết thiển cận đă qua của y là làm ra vẻ một nạn nhân vô tội và bị lừa đảo, có như vậy, y mới đổ trút trách nhiệm từ vai của chính y lên vai của Hội nói chung, nhất là các nhà lănh đạo của Hội. Những người đó nhắc tôi nhớ lại một truyện ngụ ngôn cổ về một người có gương mặt méo, anh ta dập vỡ kính soi mặt của ḿnh v́ cho rằng tấm kính đă phản chiếu vẻ mặt của anh ta một cách lệch lạc.

Hỏi : Nhưng điều ǵ làm cho những người này trở nên chống đối lại Hội?

Đáp : Hầu hết trong mọi trường hợp là do ḷng tự phụ của họ bị tổn thương dưới h́nh thức này hoặc h́nh thức khác. Thường thường, v́ lời phát biểu (dicta) và lời khuyên của họ không được xem như tối hậu (final) và có thẩm quyền; nếu không th́ v́ họ là những người thà muốn cai trị ở địa ngục hơn là phụng sự ở Thiên đường. Nói tóm lại, v́ họ không thể chịu đứng ở hàng thứ yếu so với bất cứ người nào trong bất cứ chuyện ǵ. Thí dụ, một hội viên– một “Nhà tiên tri” thứ thiệt (a true “Sir Oracle”) – đă chỉ trích và gần như phỉ báng mọi thành viên trong Hội Thông Thiên Học trước mặt người ngoài, cũng như trước mặt các hội viên, viện cớ rằng tất cả những người đó đều là kẻ thiếu Minh Triết Thiêng Liêng (untheosophical), đổ lỗi cho họ một cách cứng nhắc về những ǵ mà chính y đang làm trong suốt thời gian đó. Rốt lại, y rời bỏ Hội, đưa ra, theo cách lư luận của y, một sự kết án nặng nề rằng tất cả chúng tôi (nhất là các nhà sáng lập) đều là những Tay Bịp Bợm (Frauds)! Một người khác, sau khi âm mưu bằng mọi cách có thể được để được đặt vào hàng lănh đạo một Chi Bộ lớn của Hội, nhận thấy rằng các hội viên không muốn chọn y, người đó đă quay sang đối đầu với các Nhà Sáng Lập Hội Thông Thiên Học và trở thành kẻ thù cay cú nhất của họ, tố giác một trong các nhà sáng lập đó khi có dịp, chỉ v́ người này không thể và không muốn đặt y lên trên các hội viên khác. Đây chỉ là một trường hợp của tính cao ngạo bị tổn thương nặng nề. C̣n nữa, một người khác muốn và hầu như đă thực hành tả đạo– nghĩa là đặt ảnh hưởng tâm lư cá nhân một cách quá lố lên một số hội viên, trong khi giả vờ tận tụy với mọi đức tính theo Minh Triết Thiêng Liêng. Khi điều này bị chặn lại, hội viên đó cắt đứt liên lạc với Hội và giờ đây vu khống và ở t́nh trạng chống đối lại cùng những nhà lănh đạo bất hạnh này theo cách tàn nhẫn nhất, ra sức đập tan Hội bằng cách bôi bẩn thanh danh của những người “Hội viên” đáng kính trọng không thể bị phỉnh lừa.

Hỏi : Bà sẽ làm ǵ với những hạng người này?

Đáp : Để cho nghiệp quả của họ định đoạt. Bởi v́ một người làm điều sai trái không phải là lư do để cho kẻ khác cũng làm như thế. Hỏi : Nhưng, trở lại trường hợp vu khống, cần vạch ra đâu là ranh giới phân chia giữa nói xấu sau lưng (backbiting) với sự chỉ trích đúng đắn? Chẳng phải bổn phận của chúng ta là báo cho bạn bè và người lân cận chúng ta biết để đối phó với những người mà ta biết là các hội viên nguy hiểm sao? Đáp : Nếu để cho những người đó tự do hành động th́ nhiều người khác có thể v́ đó mà bị hại, đành rằng bổn phận của chúng ta là loại bỏ cái nguy hiểm bằng cách cảnh báo họ một cách kín đáo.
 Nhưng dù đúng hay sai, cũng đừng nên để cho việc tố giác chống lại một người khác được đồn đại khắp nơi. Nếu đúng, th́ lỗi lầm này không làm hại một người nào trừ kẻ phạm tội, bấy giờ hăy để y cho nghiệp quả của y định đoạt. Nếu không đúng th́ bấy giờ bạn sẽ tránh được việc đưa thêm chuyện không đúng vào cơi đời này. Do đó, hăy giữ im lặng về các sự việc như thế với tất cả những người không có liên quan trực tiếp. Nhưng nếu sự kín đáo và im lặng của bạn rất có thể làm hại hay gây nguy hại cho người khác, th́ tôi xin thêm: Hăy nói sự thật bằng mọi giá, và nói như Annesly: “Hăy chú trọng đến bổn phận chớ đừng chú trọng vào sự kiện” (“Consult duty, not events”). Có nhiều trường hợp người ta bắt buộc kêu lên “Thà mất sự kín đáo (discretion) c̣n hơn là để nó can dự vào bổn phận”.

Hỏi : Theo thiển ư, nếu thực hành theo các châm ngôn này th́ rất có thể bà sẽ gặp rất nhiều trở ngại đấy!

Đáp : Quả đúng như thế. Chúng tôi phải thừa nhận rằng hiện giờ chúng tôi sẵn sàng nhận cùng các lời châm chọc của những người theo Thiên Chúa giáo thuở đầu: “Xem ḱa, các hội viên Thông Thiên Học này thương yêu nhau biết là bao!“, có thể ngày nay người ta nói đến chúng tôi như thế mà không sai sự thật một chút nào. Hỏi : Theo chính bà thừa nhận th́ có biết bao chuyện nói hành, vu khống và bất hoà trong Hội Thông Thiên Học cũng như trong các giáo hội Thiên Chúa, chưa kể đến các Hội Khoa Học– tôi xin hỏi, đây là loại t́nh huynh đệ ǵ? Đáp : Quả thật là một loại t́nh huynh đệ rất kém cỏi như hiện nay, và chỉ khi nào được sàng lọc và tổ chức lại một cách kỹ lưỡng, nó mới khá hơn các loại khác. Tuy nhiên, nên nhớ rằng bản chất con người đều như nhau dù ở trong cũng như ở ngoài Hội Thông Thiên Học. Các hội viên không phải là thần thánh ǵ cả, họ là những kẻ tội lỗi, may mắn lắm là đang cố gắng sửa đổi cho hoàn thiện hơn và có thể vấp ngă trở lại do sự yếu đuối của con người.
Cần nói thêm rằng “T́nh huynh đệ” (“Brotherhood”) của chúng tôi không phải là một hữu thể (body) “được thừa nhận” (“recognised”) hay được thiết lập và tạm gọi là nó đứng ngoài ranh giới của quyền xét xử (jurisdiction). Ngoài ra, Hội c̣n ở trong t́nh trạng hỗn độn và không được ưa thích một cách bất công như là bất – một đoàn thể nào khác. Vậy th́ có ǵ là lạ khi các hội viên này không thực hành được lư tưởng của Hội, nên sau khi rời bỏ Hội, lại quay sang dành sự che chở có thiện cảm cho kẻ thù của chúng tôi và đổ trút bao điều cay đắng của họ vào những lỗ tai quá nhiệt t́nh của họ! Nhờ biết rằng họ sẽ t́m thấy sự nâng đỡ, sự đồng cảm và sự tin tưởng dễ dàng đối với mọi tố giác, tuy là vô lư, nhờ biết rằng điều đó có thể làm vừa ư họ khi lao vào chống đối Hội Thông Thiên Học, họ vội vàng làm thế và trút hết sự thịnh nộ của họ lên tấm gương soi vô tội vạ đă phản chiếu gương mặt của họ một cách quá trung thực. Người ta không bao giờ tha thứ cho những kẻ mà họ đă vu khống. Ư nghĩa của ḷng tử tế đă nhận được và được họ đáp trả lại bằng sự vong ân, lèo lái họ vào cách cư xử điên rồ của việc tự biện hộ trước thế giới và lương tâm của chính họ. Hạng trước chỉ do quá dễ tin vào bất cứ điều ǵ được nói để chống lại một hội mà nó không ưa. Hạng sau – nhưng tôi sẽ không nói thêm nữa, e rằng tôi đă nói quá nhiều.

Hỏi : Theo tôi, địa vị của bà dường như không phải là một địa vị rất đáng thèm muốn.

Đáp : Thật là không đáng thèm muốn chút nào. Nhưng nên chăng bạn hăy nghĩ rằng phải có một cái ǵ đó rất cao quư, rất tuyệt diệu, rất xác thực ở đằng sau Hội và triết lư của Hội, khi các nhà lănh đạo và các nhà sáng lập phong trào vẫn tiếp tục làm việc v́ nó với mọi sức mạnh của họ? Họ hy sinh cho Hội mọi tiện nghi, mọi thuận lợi và thành công trên đời, thậm chí đến danh thơm tiếng tốt của họ nữa– vâng, ngay cả đến danh dự của họ nữa– để nhận lại sự mạ lỵ liên tiếp, sự quấy nhiễu không nương tay, sự vu khống không mệt mỏi, sự phản bội thường xuyên, và sự hiểu lầm đối với các cố gắng đầy thiện chí của họ, các cú đánh từ mọi phía– khi mà chỉ cần buông trôi mọi việc, họ thấy lập tức thoát khỏi mọi trách nhiệm, được che chở khỏi mọi sự tấn công thêm nữa.

Hỏi : Tôi thú thật sự kiên nhẫn đó đối với tôi rất đáng kinh ngạc và tôi tự hỏi tại sao bà lại đeo đuổi công việc đó?

Đáp : Bạn hăy tin rằng tôi làm việc đó không phải để tự hài ḷng với ḿnh đâu, mà chỉ hy vọng đào tạo được một vài cá nhân có thể tiếp tục được công việc của chúng tôi cho nhân loại đúng theo cái chương tŕnh đầu tiên khi mà các Nhà Sáng Lập qua đời. Họ đă t́m được một vài linh hồn cao quư và tận tụy như thế để thay thế họ. Nhờ có một vài người này, các thế hệ sắp tới sẽ t́m thấy con đường đến yên b́nh có ít chông gai hơn và là con đường rộng răi hơn đôi chút, như thế mọi khổ đau này nhất định là đă tạo được nhiều kết quả tốt và sự tự hy sinh của họ sẽ không hẳn là vô ích. Hiện nay, mục đích chính và cơ bản của Hội là gieo các mầm mống trong tâm con người, để vào đúng lúc chúng có thể mọc lên, và dưới các hoàn cảnh thuận tiện hơn, sẽ đưa con người đến một cải cách lành mạnh, đưa đến hạnh phúc cho quần chúng hơn là từ trước đến giờ họ được hưởng.



TIẾT XIII
Các quan niệm sai lầm về Hội Thông Thiên Học
           
Minh Triết Thiêng Liêng và Khổ Hạnh
Hỏi : Tôi nghe người ta nói rằng các điều lệ của Hội Thông Thiên Học đ̣i hỏi mọi hội viên phải ăn chay, sống độc thân và sống khổ hạnh một cách triệt để; nhưng bà chưa nói cho tôi bất cứ ǵ cả. Bà có thể cho tôi biết qua sự thật về việc này được chăng? Đáp : Sự thật đó là: các điều lệ của chúng tôi không đ̣i hỏi ǵ cả. Thậm chí Hội Thông Thiên Học không mong đợi, chớ đừng nói là đ̣i hỏi bất cứ ai trong số các hội viên của Hội phải sống khổ hạnh bất cứ cách nào, ngoại trừ– nếu bạn gọi đó là khổ hạnh– một việc là họ nên cố gắng giúp đỡ người khác và sống một cuộc đời vị tha. Hỏi : Nhưng vẫn c̣n nhiều người trong số các hội viên của bà ăn chay nghiêm ngặt và công khai thú nhận rằng họ có ư định không lập gia đ́nh. Đây cũng là trường hợp thường thấy nhất đối với các hội viên đóng vai tṛ nổi bật liên quan đến công việc của Hội Thông Thiên Học. Đáp : Đó chỉ là điều tự nhiên thôi, bởi v́ hầu hết những người làm việc thực sự nhiệt t́nh trong chúng tôi đều là các hội viên thuộc Nhóm Nội Môn (Inner Section) của Hội mà tôi đă nói với bạn trước đây. Hỏi : Ồ! Vậy ra Nhóm Nội Môn cần phải thực hành khổ hạnh sao? Đáp : Không đâu, chúng tôi không đ̣i hỏi mà cũng không bắt buộc họ làm thế. Nhưng tôi thấy là nên giải thích cho bạn hiểu quan điểm của chúng tôi về vấn đề khổ hạnh nói chung, th́ bạn sẽ hiểu về việc ăn chay và các vấn đề khác.
Hỏi : Xin cứ tiếp tục. Đáp : Như tôi đă nói với bạn, đa số những người nào trở nên các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng thực sự có nhiệt tâm và các nhà hoạt động tích cực trong Hội chúng tôi, đều mong muốn làm nhiều hơn là chỉ học hỏi lư thuyết suông các chân lư mà chúng tôi thuyết giảng. Những người ấy muốn biết chân lư bằng kinh nghiệm cá nhân trực tiếp của chính họ, và muốn nghiên cứu Huyền Linh học với mục đích hoạch đắc được minh triết và quyền năng mà họ thấy ḿnh cần nên có để giúp đỡ kẻ khác (tha nhân) một cách có hiệu quả và một cách sáng suốt (judiciously), thay v́ một cách mơ hồ và với sự may rủi. Do đó, sớm hay muộn ǵ họ cũng gia nhập vào Nhóm Nội Môn. Hỏi : Nhưng bà đă nói rằng “thực hành khổ hạnh” (“ascetic practices”) không phải bắt buộc ngay cả trong Nhóm Nội Môn kia mà? Đáp : Quả có điều đó. Nhưng điều trước tiên mà các hội viên học hỏi được là có một ư niệm xác thực về mối liên hệ của xác thân hay là cái vỏ nhục thể với con người bên trong, tức chân nhân (true man). Mối liên hệ và sự tương tác với nhau giữa hai trạng thái này của bản chất con người đă được giải thích và chứng minh cho họ, cho nên chẳng mấy chốc họ trở nên được thấm nhuần với tầm quan trọng tối thượng của con người bên trong (inner man) lên trên cái vỏ hộp hay thân thể bên ngoài. Họ được dạy rằng sự khổ hạnh mù mờ thiếu sáng suốt chỉ là ngu xuẩn; họ được dạy rằng cách hành xử (conduct) theo lối của Thánh Labro mà tôi nói đến trước kia, hoặc là cách hành xử của các Thuật Sĩ Ấn Độ (Indian Fakirs) và các nhà tu khổ hạnh trong rừng sâu (những người này cắt, đốt và hành hạ (macerate) thân xác họ theo cách tàn bạo và kinh khiếp nhất ) chỉ là tự hành hạ ḿnh v́ các mục đích ích kỷ, tức là để mở quyền năng của ư chí, nhưng lại hoàn toàn vô dụng đối với mục đích giúp vào việc phát triển tinh thần đích thực hay là phát triển Minh Triết Thiêng Liêng.
Hỏi : Tôi hiểu rồi, bà chỉ xem sự khổ hạnh về đạo đức (moral) mới là cần thiết. Đó là phương tiện để đạt đến cứu cánh, cứu cánh đó chính là sự thăng bằng hoàn hảo của bản thể bên trong của con người, và đạt đến việc chế ngự hoàn toàn thể xác với tất cả các đam mê và dục vọng của nó, đúng chăng? Đáp : Đúng thế. Nhưng các phương tiện này phải được dùng một cách sáng suốt và khôn khéo, không được dùng một cách mù mờ và dại dột; giống như một vận động viên đang tập luyện và chuẩn bị cho một cuộc tranh tài quan trọng, chứ không giống như kẻ keo kiệt (miser), kẻ này bỏ đói chính ḿnh đến thành bệnh hoạn để y có thể thoả măn việc mê vàng của y. Hỏi : Giờ đây tôi hiểu được ư kiến tổng quát của bà rồi, nhưng làm thế nào bà áp dụng ư đó trong thực tế. Thí dụ áp dụng như thế nào về việc ăn chay? Đáp : Một trong các nhà khoa học vĩ đại người Đức có chứng minh rằng mọi thứ thịt động vật, dù đă được nấu nướng, vẫn c̣n giữ lại một vài đặc tính nổi bật của con vật đó, đặc tính này có thể được người ta nhận biết. Ngoài điều đó ra, bằng cách nếm thử, mọi người đều biết được ḿnh đang ăn thứ thịt ǵ. Chúng tôi đi xa hơn một bước nữa và chứng minh rằng khi thịt của con vật được con người đồng hoá dưới h́nh thức thức ăn, th́ về mặt sinh lư, nó truyền lại cho con người một số các đặc tính của con vật đó. Hơn nữa, khoa huyền linh học dạy ra và chứng minh điều này cho các nhà nghiên cứu khoa ấy bằng luận chứng có thể thấy được (ocular
 demonstration), cũng nêu ra rằng hiệu quả “thô kệch hoá” hay “thú vật hoá” (“coarsening” or “animalizing” effect) lên trên con người là nhiều nhất xuất phát từ thịt của các thú lớn, ít hơn đối với chim chóc, ít hơn nữa đối với cá và các con vật có máu lạnh khác, và ít nhất so với tất cả khi người ta chỉ ăn thực vật. Hỏi : Vậy th́ tốt nhất là không ăn ǵ cả? Đáp : Dĩ nhiên là thế nếu con người có thể sống mà không cần ăn uống. Nhưng vấn đề đặt ra là con người phải ăn để sống, v́ thế
chúng tôi khuyên các đạo sinh thực sự có nhiệt t́nh hăy ăn loại thực phẩm nào ít gây trở ngại và làm trọng trược bộ óc và thân xác của họ nhất, đồng thời có hậu quả nhỏ nhất trong việc làm cản trở và làm tŕ chậm sự phát triển trực giác, các quan năng và quyền năng bên trong của họ. Hỏi : Vậy bà không thừa nhận tất cả các luận cứ mà những người ăn chay nói chung, quen dùng hay sao? Đáp : Chắc chắn là không. Một số luận cứ của họ rất yếu ớt và thường được dựa vào các giả định (assumptions) vốn hoàn toàn sai lầm. Nhưng, mặt khác, nhiều điều mà họ nói ra lại hoàn toàn đúng. Thí dụ, chúng tôi tin rằng nhiều loại bệnh và nhất là bẩm chất (predisposition) rất dễ mắc bệnh vốn đang trở nên đặc điểm rất dễ thấy trong thời đại của chúng ta, một phần rất lớn là do ăn thịt, nhất là thịt hộp. Nhưng muốn nói cho đầy đủ về các lợi ích của việc ăn chay th́ rất dài, thế nên xin chuyển qua vấn đề khác. Hỏi : Xin thêm một câu hỏi nữa. Khi các hội viên trong Nhóm Nội Môn của bà mắc bệnh, th́ họ chọn thức ăn ǵ? Đáp : Dĩ nhiên là họ tuân theo lời khuyên thực tiễn hay nhất mà họ có thể nhận được. Về phương diện này, chúng tôi không bao giờ áp đặt các bó buộc cứng nhắc cả, bạn chưa biết sao? Hăy nhớ rằng trong tất cả các vấn đề như thế, chúng tôi chọn một quan điểm hợp lư chớ không bao giờ có tính cách cuồng tín. Nếu do bệnh tật hay do thói quen thâm căn, một người nào đó không thể hoạt động mà không ăn thịt, thế th́ cứ ăn thịt. Không có tội lỗi ǵ cả; việc đó chỉ sẽ làm chậm sự tiến hoá của y một ít; bởi v́, nói cho cùng, các hoạt động và các chức năng thuần xác thân th́ kém quan trọng hơn nhiều so với những ǵ mà con người nghĩ và cảm nhận được, tức là những dục vọng nào mà con người nuôi dưỡng trong trí ḿnh và để cho bắt rễ và lớn lên trong trí mới là quan trọng. Hỏi : C̣n về việc dùng rượu vang và rượu mạnh, tôi nghĩ là bà không khuyên người ta uống rượu chứ?
Đáp : Rượu c̣n tệ hại cho sự phát triển đạo đức và tinh thần c̣n hơn là thịt nữa, v́ rượu, dưới mọi h́nh thức, đều có ảnh hưởng trực
tiếp, rơ rệt và rất tai hại lên trạng thái tâm linh của con người. Tuy vậy, việc uống rượu vang và rượu mạnh lại ít gây hại cho sự phát triển các quyền năng bên trong hơn là thói quen dùng cần sa (hashish), thuốc phiện (opium) và các loại thuốc tương tự.
Minh Triết Thiêng Liêng và Hôn Nhân
Hỏi : Bây giờ đến một vấn đề khác, đó là con người nên lập gia đ́nh hay là vẫn sống độc thân? Đáp : Điều đó tùy thuộc vào loại người mà bạn muốn nói đến. Nếu bạn đề cập đến người có ư định sống trong cơi đời, cho dẫu kẻ này là một hội viên của Hội Thông Thiên Học có đức hạnh, có tâm thành và là một người hoạt động nhiệt thành cho đại nghĩa (cause) của chúng ta, tuy kẻ này vẫn c̣n có các ràng buộc và ước muốn vốn đang trói buộc y vào thế gian, tóm lại, kẻ này cảm thấy rằng không phải lúc nào ḿnh cũng có liên quan với cái mà con người gọi là cuộc sống, người này mong muốn có một điều và là điều duy nhất– đó là hiểu biết chân lư và có khả năng giúp đỡ kẻ khác– th́ bấy giờ đối với một người như thế, tôi cho là không có lư do giải thích tại sao người đó không nên lập gia đ́nh, nếu y thích chọn cái may rủi của cuộc xổ số mà trong đó có rất nhiều vé trật hơn là vé trúng (Câu này có lẽ nên đổi lại cho dễ hiểu hơn như sau: “th́ bấy giờ đối với một người như thế, tôi cho là có lư do để giải thích tại sao người đó không nên lập gia đ́nh, v́ lập gia đ́nh cũng giống như chọn cái may rủi của cuộc xổ số trong đó có rất nhiều vé trật (blanks) hơn là vé trúng (prizes)” ND). Chắc là bạn không thể nào tin chúng tôi vô lư và cuồng tín đến mức thuyết giảng chống lại việc lập gia đ́nh nói chung phải không? Trái lại, trừ một vài trường hợp ngoại lệ của Huyền linh học thực hành, hôn nhân là phương thuốc duy nhất chống lại sự vô luân. Hỏi : Nhưng tại sao người ta không thể đạt được tri thức và quyền năng khi sống một cuộc sống có lập gia đ́nh? Đáp : Này bạn hỡi, tôi không thể đi vào các vấn đề sinh lư học, nhưng tôi có thể đưa ra cho bạn một câu trả lời dễ hiểu và tôi nghĩ
là một câu trả lời đầy đủ, nó sẽ giải thích cho bạn các lư do luân lư mà chúng tôi muốn đưa ra. Làm sao một con người có thể phụng sự cho hai ông chủ được? Không! Vậy th́, một cách tương tự, một người không thể chia sự chú tâm của ḿnh giữa việc theo đuổi Huyền linh học với một bà vợ. Nếu cố làm như thế, chắc chắn là người ấy sẽ thất bại khi muốn làm một trong hai việc một cách hoàn hảo. Tôi xin nhắc nhở bạn rằng thực hành Huyền linh học là một nghiên cứu quá hệ trọng và nguy hiểm đối với người nào chọn nó, trừ phi người ấy cực kỳ nghiêm túc và sẵn sàng hy sinh tất cả, trước tiên là chính ḿnh, để đạt được mục đích của ḿnh. Nhưng điều này không áp dụng cho các hội viên thuộc Nhóm Nội Môn của chúng tôi. Tôi chỉ đề cập đến những người nào quyết tâm bước trên con đường đệ tử dẫn đến mục tiêu cao nhất. Đa số, nếu không muốn nói là tất cả những người gia nhập vào Nhóm Nội Môn của chúng tôi đều chỉ là những người mới bắt đầu (beginners), họ đang chuẩn bị cho chính họ trong kiếp sống này để thật sự tiến nhập vào con đường đó trong các kiếp sống sắp đến.
Minh Triết Thiêng Liêng và Giáo Dục
Hỏi : Một trong các luận cứ mạnh mẽ nhất của bà về cái nhược điểm của các h́nh thức tôn giáo đang hiện hữu ở Tây Phương, cũng như trong một chừng mực nào đó, là cái triết lư duy vật mà hiện nay rất được ưa chuộng, nhưng điều mà bà dường như xem là một sự ghê tởm của tàn phá, lại là số lượng lớn nỗi đau khổ và bất hạnh đang tồn tại một cách không thể phủ nhận, nhất là trong các đô thị lớn của chúng ta. Nhưng chắc hẳn bà phải nhận thấy có biết bao điều đă được làm và đang được làm để cải thiện t́nh trạng các sự việc này bằng sự truyền bá giáo dục và mở rộng sự hiểu biết. Đáp : Các thế hệ tương lai sẽ thấy khó mà biết ơn bạn về việc “truyền bá sự hiểu biết” (“diffusion of intelligence”) như thế, cũng như nền giáo dục hiện tại của bạn sẽ không làm được nhiều lợi ích cho quần chúng đang đói nghèo.
Hỏi : Đành vậy! Nhưng bà phải để cho chúng tôi có thời gian chớ. Từ khi chúng tôi bắt đầu dạy dân chúng đến giờ chỉ mới có một vài năm thôi. Đáp : Và, xin hỏi, Thiên Chúa giáo của bạn đă làm được ǵ kể từ thế kỷ thứ mười lăm, khi mà bạn thừa nhận rằng việc giáo dục của quần chúng măi đến nay cũng đă không được thử nghiệm– chính công việc, nếu vạn nhất có thể có công việc đó, mà một người Thiên Chúa giáo, tức là một giáo hội và con người đi theo Đấng Christ, phải hoàn tất là ǵ? Hỏi : Được rồi, có thể bà có lư; nhưng bây giờ– Đáp : Đúng là chúng ta hăy xem xét vấn đề giáo dục này theo một quan điểm rộng lớn hơn và tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy rằng bạn đang làm hại chớ không làm lợi đâu với nhiều cải thiện mà bạn đă khoa trương. Các trường học dành cho trẻ con nhà nghèo mặc dù chưa đạt đến mức hữu ích mà chúng phải có, vẫn c̣n tốt lành hơn khi đối chiếu với môi trường ghê tởm mà xă hội hiện đại của bạn bắt chúng phải nhận chịu. Việc đưa vào (infusion) một ít Minh Triết Thiêng Liêng thực hành sẽ giúp ích đến gấp trăm lần cho cuộc sống của quần chúng nghèo khổ nhiều hơn là việc đưa vào kiến thức (không hữu ích) này. Hỏi : Nhưng, thực ra – Đáp : Xin để cho tôi nói hết đă. Bạn đă gợi ra một đề tài mà chúng tôi, những người nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng, cảm thấy xúc động sâu sắc và tôi phải phát biểu quan điểm của tôi. Tôi hoàn toàn đồng ư rằng có một thuận lợi lớn cho một đứa trẻ được sinh ra trong các khu nhà ổ chuột, chơi đùa nơi cống rănh, sống giữa cử chỉ và lời nói lúc nào cũng thô tục, giờ đây hằng ngày được đặt vào trong pḥng học sáng sủa, sạch sẽ, có treo tranh ảnh và bông hoa vui mắt. Nơi đó, đứa trẻ được dạy giữ ǵn sạch sẽ, dịu
 dàng, có ngăn nắp; nơi đó nó học ca hát và chơi đùa, đứa trẻ có được các món đồ chơi đánh thức trí khôn của nó, học cách sử dụng ngón tay một cách khéo léo, được người ta nói với nó bằng nụ cười
thay v́ bằng cái cau mày; được khiển trách một cách nhẹ nhàng hay được dỗ dành thay v́ bị rủa xả. Tất cả mọi điều này đều làm cho trẻ con trở nên thuần tính (humanise the children), khơi dậy trí năo của chúng và làm cho chúng trở nên mẫn cảm với các ảnh hưởng trí tuệ và đạo đức. Trường học không phải là nơi mà tất cả những điều đó có thể thực hiện được, nhưng so với nhà ở, th́ trường học là thiên đàng, và chúng đang từ từ có ảnh hưởng lên gia đ́nh. Nhưng trong khi điều này diễn ra đúng đối với nhiều trường nội trú (Board schools), th́ hệ thống giáo dục của bạn đáng bị xem là hệ thống dở tệ nhất mà người ta có thể nói đến. Hỏi : Nó ra sao, xin cứ nói tiếp. Đáp : Mục đích thực sự của nền giáo dục hiện đại là ǵ? Có phải là vun trồng và phát triển trí tuệ theo đúng hướng; có phải là dạy cho những người thiếu may mắn và bất hạnh hăy can đảm mang lấy gánh nặng của cuộc sống (do nghiệp quả ấn định cho họ); có phải là làm tăng sức mạnh ư chí của họ, có phải là khắc sâu trong con người t́nh thương của người lân cận ḿnh và sự nhạy cảm với sự tương thuộc và t́nh huynh đệ; và như thế là luyện tập và tạo ra đặc tính cho cuộc sống thực tế có phải chăng? Không có một chút nào cả. Tuy thế, điều không thể chối căi đó là các điều kể trên đều là các mục đích của mọi nền giáo dục chân chính. Không một ai phủ nhận việc đó. Tất cả các nhà nghiên cứu giáo dục của bạn đều công nhận điều đó và họ bàn bạc thực sự rất nhiệt t́nh về đề tài này. Nhưng kết quả thực tiễn của hành động của họ là ǵ? Mọi thanh thiếu niên, vâng, mỗi người thuộc thế hệ các nhà mô phạm trẻ đều trả lời: “Mục đích của giáo dục hiện đại là để qua lọt các kỳ thi”, một hệ thống giáo dục không phải để phát triển sự tranh đua công bằng mà là để làm nảy sinh và nuôi dưỡng sự ganh tị, thèm muốn, hầu như là thù hận trong đám thanh niên với nhau, và như vậy tập cho họ quen một cuộc sống thậm ích kỷ và đấu tranh v́ tiếng tăm và lợi lộc thay v́ tạo ra t́nh cảm tương thân. Hỏi : Chỗ này tôi phải thừa nhận là bà có lư.
Đáp : Và kết quả của các kỳ thi này là ǵ – có phải là tạo ra nỗi khủng khiếp cho thời niên thiếu và thanh niên hiện đại không? Các kỳ thi này chỉ là một phương pháp phân loại theo đó các kết quả của giáo dục học đường của bạn được liệt kê ra. Nói cách khác, chúng tạo thành áp dụng thực tiễn của phương pháp khoa học hiện đại cho loài người (gemus homo), với tư cách là sự tư duy. Ngày nay “khoa học” dạy rằng trí tuệ (intellect) là kết quả của sự tương tác cơ học (mechanical interaction) của năo chất (brain–stuff) ; do đó điều dễ hiểu là nền giáo dục hiện đại sẽ hầu như hoàn toàn có tính máy móc – một loại máy tự động để chế tạo hàng tấn trí tuệ. Kinh nghiệm rất nhỏ nhoi của các kỳ thi cũng đủ để chứng minh rằng nền giáo dục mà các kỳ thi tạo ra chỉ là việc luyện tập kư ức xác thân, mà sớm hay muộn ǵ tất cả các học đường của bạn cũng sẽ 203 ch́m xuống mức này. Về mặt vun trồng thực sự, hợp lư đối với năng lực suy tư và lư luận nhất định là cũng không thể xảy ra được trong khi mà mọi việc đều được phán đoán bằng các kết quả theo sự khảo hạch của các kỳ thi có tính cạnh tranh này. Lại nữa, việc rèn luyện ở học đường có tầm quan trọng rất lớn trong việc tạo ra tính t́nh (character), nhất là trong tác phong đạo đức (moral bearing) của nó. Ngày nay, từ đầu đến cuối, hệ thống giáo dục hiện đại của bạn chỉ dựa vào cái được gọi là các phát hiện khoa học: “Cạnh tranh để sinh tồn” và “sự tồn tại của cái thích hợp nhất” (“survival of the fittest”). Suốt những năm đầu đời, mọi người đều được nhồi nhét vào đầu các điều này bằng gương mẫu và kinh nghiệm thực tiễn, cũng như bằng giáo huấn trực tiếp, cho đến khi không thể xua tan khỏi trí ḿnh ư tưởng rằng “cái ngă” (“self”), tức phàm ngă, phàm nhân, là phần quan trọng nhất (the end– all and be– all) của sự sống. Ở đây, bạn có được nguồn cội vĩ đại của tất cả hậu đau khổ (after– misery), tội ác và ḷng ích kỷ tàn nhẫn, mà bạn chấp nhận cũng nhiều như tôi vậy. Như đă nói nhiều lần, ḷng ích kỷ là tai hoạ của nhân loại và là cha đẻ của mọi tai hoạ và tội
lỗi trong đời sống, chính các học đường của bạn là những cái ḷ (hot– beds) của ḷng ích kỷ như thế. Hỏi : Nói chung, đó là các điều lư thú, nhưng tôi muốn có được một vài sự kiện và cũng để học cách làm sao có thể cứu văn được điều này. Đáp : Được rồi, tôi sẽ cố gắng và làm hài ḷng bạn. Có ba cách phân chia chính các tổ chức học đường, đó là trường nội trú (board), trường trung cấp (middle– class) và trường công (public schools)(1), gồm đủ các cấp từ việc giảng dạy thương mại thô thiển nhất đến việc giảng dạy lư tưởng cổ điển, với nhiều cách sắp xếp (permutation) và nhiều cách kết hợp (combinations). Thương măi thực hành làm sinh ra t́nh trạng hiện tại, c̣n giáo dục chính thống cổ điển phản ánh sự đáng tôn trọng sâu xa của nó thậm chí đến tận các cơ sở giảng dạy học sinh Trường Nội Trú. Ở đây chúng ta thấy rơ khía cạnh khoa học và thương mại vật chất đang thay thế khía cạnh cổ điển chính thống đang suy yếu. Lúc bấy giờ các đối tượng của ngành giáo dục này là đồng pounds, shilling (bằng 1/20 pound) và pence (số nhiều của penny và bằng 1/100 pound hay là bảng Anh), tức là cái toàn thiện toàn mỹ (summum bonum) của thế kỷ XIX. Như vậy năng lượng do các phân tử trí năo của những người tham gia (adherents) học đường tạo ra, tất cả đều được tập trung vào một điểm, và do đó, đến một mức độ nào đó sẽ trở thành một đạo binh có tổ chức của những người trí thức có giáo dục và biết suy luận gồm một số ít người, được rèn luyện chống lại các tập đoàn đông đảo những người kém hiểu biết, kém thông minh (simple–minded) chịu số phận bị rút rỉa, chịu cuộc sống bị đàn áp bởi huynh đệ của họ có trí tuệ phát triển hơn. Cách dạy dỗ như thế không những thiếu minh triết (untheosophical), mà c̣n trái giáo lư Thiên Chúa (unchristian) nữa. Kết quả: cái lợi trực tiếp của ngành giáo dục này là thị trường tràn ngập các cổ máy tạo ra
(1) Đây là cách phân loại vào cuối thế kỷ XIX ở Anh quốc, ngày nay có lẽ không c̣n đúng nữa.(ND)
tiền, với những người ích kỷ, tàn nhẫn,– các con vật– những người này đă được luyện tập thật kỹ càng để biến các đồng loại của họ thành miếng mồi của ḿnh và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của huynh đệ yếu kém hơn họ! Hỏi : Được rồi, nhưng bà không thể khẳng định điều đó với bất cứ giá nào đối với các trường công lớn của chúng tôi phải không? Đáp : Quả vậy, không hoàn toàn đúng như thế. Nhưng dù cho h́nh thức có khác, th́ tinh thần thúc đẩy cũng như nhau: thiếu minh triết và trái với giáo lư Thiên Chúa, cho dù trường Eton và Harrow đă sản xuất ra được các nhà khoa học hoặc các nhà thần học (divines) và các chuyên gia thần học (theologians). Hỏi : Chắc là bà không dùng chữ “thương mại” (“commercial”) để gọi trường Eton và Harrow chứ? Đáp : Không. Dĩ nhiên hệ thống Cổ Điển trước tiên là những điều đáng tôn trọng và trong thời hiện tại đang tạo được một số điều hay. Nó vẫn c̣n là hệ thống được ưa thích ở các trường công lớn của chúng ta, nơi mà người ta không những hưởng được giáo dục tinh thần, mà c̣n nhận được giáo dục xă hội nữa. Do đó, có một điều rất quan trọng là bọn trẻ con tối dạ của các cha mẹ giàu có thuộc giai cấp thượng lưu, có thể đến được các trường như thế để đáp ứng với phần c̣n lại của cuộc sống trẻ của các giai cấp sang trọng giàu có. Nhưng bất hạnh thay có một sự cạnh tranh ráo riết ngay từ lúc thu nhận vào; v́ giai cấp giàu ngày càng tăng, c̣n các học sinh nghèo nhưng có kỹ năng t́m cách xin vào các trường công bằng các học bổng có giá trị, cả ở chính các trường học lẫn từ các Viện Đại học. Hỏi : Theo quan điểm này, “những kẻ kém thông minh” (“dullards”) giàu có phải làm việc thậm chí c̣n vất vả hơn là đồng bạn nghèo hơn của họ sao? Đáp : Chính thế. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là tín đồ tôn thờ “sự tồn tại của cái thích hợp nhất” lại không thực hành tín điều của họ; v́ toàn bộ nổ lực của họ là để làm cho cái không phù hợp
đương nhiên thế chỗ cho cái phù hợp. Như vậy, bằng các món tiền hối lộ lớn, họ lôi kéo các thầy giỏi nhất ra khỏi đám học tṛ có năng khiếu của họ để làm cho đám con cháu kém năng khiếu của họ thành các nhà chuyên môn quá đông đảo mà không chút hữu dụng. Hỏi : Và bà có qui mọi điều đó cho cái ǵ không? Đáp : Mọi điều này đều do cái nguy hại của một hệ thống vốn chỉ biết sản xuất hàng hoá theo đơn đặt hàng, không kể đến các khuynh hướng tự nhiên và tài năng sẵn có của lớp thanh niên. Ứng viên non trẻ nghèo nàn dành cho thiên đường lũy tiến để học tập này hầu hết đến thẳng từ nhà trẻ đối với công việc nhàm chán của một trường học dự bị cho con cái của các nhà quyền quư. Ở đây, thí sinh đó được những công nhân của xưởng vật chất– trí tuệ (materio– intellectual factory) lợi dụng lập tức và bị nhồi nhét bằng
 tiếng La tinh, Pháp và Hy Lạp, sao cho nếu y có được bất cứ siêu tài bẩm sinh nào th́ tài đó cũng nhanh chóng bị chèn ép ra khỏi y bằng những trục cuốn của những ǵ mà Carlyle gọi rất đúng là “chấp mê văn tự” (“dead vocables”). Hỏi : Nhưng chắc chắn là y được dạy dỗ một điều ǵ đó ngoài cái “chấp mê văn tự” ra, và nhiều cái trong số đó có thể dẫn y đến Minh Triết Thiêng Liêng một cách trực tiếp, nếu không nói là hoàn toàn vào Hội Thông Thiên Học. Có phải không? Đáp : Số đó không có nhiều. Ví dụ về lịch sử, y chỉ sẽ đạt đến đủ tri thức của quốc gia đặc biệt của chính y để lắp cho y một bộ giáp sắt bằng thành kiến chống lại tất cả các dân tộc khác và bị ngâm vào cái hầm cầu hôi hám của oán thù và khát máu kinh niên của quốc gia, chắc bạn không gọi đó là Minh Triết Thiêng Liêng chứ? Hỏi : Bà có thêm các phản bác ǵ nữa không? Đáp : Thêm vào đó là một kiến thức nông cạn về cái được gọi là các sự kiện Thánh Kinh chọn lọc, từ việc nghiên cứu những cái mà mọi trí tuệ bị loại ra. Đó chỉ là một bài học của kư ức, cái “Lư do” (“why”) của người thầy lại là cái “Lư do” của các t́nh huống chớ không phải của lư trí.
Hỏi : Vâng; nhưng tôi có nghe thấy bà tự hào với con số ngày càng tăng của Người Theo Thuyết Bất Khả Tri (Agnostics) và Những Người Vô Thần (Atheists) trong thời đại chúng ta, kết quả là dường như ngay cả người được đào tạo trong hệ thống mà bà chê bai mạnh mẽ lại học được cách suy tư và lư luận cho chính họ. Đáp : Đúng thế, nhưng việc đó đúng hơn là do một phản ứng lành mạnh từ hệ thống đó hơn là do chính hệ thống. Trong Hội chúng tôi, chúng tôi yêu thích nhiều vô kể những Người Theo Thuyết Bất Khả Tri và sắp họ cùng hàng với kẻ Vô Thần hơn cả những người cuồng tín của bất luận tôn giáo nào. Trí óc của Người Theo Thuyết Bất Khả Tri lúc nào cũng mở rộng với chân lư, trong khi chân lư lại làm mù mắt kẻ cuồng tín giống như ánh mặt trời làm mù mắt con chim cú vậy. Những kẻ ưu tú nhất trong số Hội viên chúng tôi– tức là những người yêu chân lư, nhân ái và chân thực nhất– đă là và đang là Người Theo Thuyết Bất Khả Tri và những Người Vô Thần (những kẻ không tin vào Thượng Đế nhân h́nh). Nhưng không có một thanh niên nam nữ nào biết suy tưởng tự do, và thường thường sự dạy dỗ ban đầu mà họ nhận được sẽ để lại dấu vết của nó ở sau dưới h́nh thức của một trí óc bị g̣ bó và bị lệch lạc. Một hệ thống giáo dục thích hợp và lành mạnh sẽ tạo ra trí óc mạnh mẽ và phóng khoáng nhất, được rèn luyện một cách nghiêm ngặt bằng tư tưởng hợp lư và chính xác, chớ không bằng đức tin mù quáng. Làm thế nào mà bạn có thể mong có được các kết quả tốt đẹp trong khi bạn làm hư hỏng khả năng lư luận của con cái bạn bằng cách bắt chúng tin vào các điều huyền diệu của Thánh Kinh vào ngày chúa nhật, trong khi đối với sáu ngày khác trong tuần, bạn dạy chúng rằng những điều như thế không thể xảy ra được về mặt khoa học? Hỏi : Vậy theo bà nên làm ǵ? Đáp : Nếu có tiền, chúng tôi sẽ lập ra các trường học đào tạo những ǵ khác hơn là những người biết đọc biết viết chỉ để mưu sinh mà thôi. Trước hết, mọi con trẻ sẽ được dạy về sự tự lực (self–
reliance), biết yêu thương mọi người, có ḷng vị tha, yêu thương lẫn nhau, và hơn bất cứ điều ǵ khác là biết tự suy tư và lư luận. Chúng tôi sẽ làm giăm công việc thuần túy máy móc của trí nhớ xuống đến mức tối thiểu, dành nhiều thời giờ cho việc phát triển và luyện tập các giác quan bên trong, các quan năng và khả năng tiềm tàng. Chúng tôi sẽ cố gắng lo lắng cho từng đứa trẻ và dạy dỗ nó sao cho tạo được sự khai mở đồng đều và hài hoà nhất các khả của nó, để cho các năng khiếu đặc biệt của nó sẽ t́m được sự phát triển tự nhiên và đầy đủ. Chúng tôi sẽ nhắm vào việc tạo ra những người nam và nữ tự do, tự do về mặt trí tuệ, tự do về mặt đạo đức, không có thành kiến về mọi phương diện và vượt lên trên mọi việc là không ích kỷ (unselfish). Và chúng tôi tin rằng nhiều điều nếu không nói là tất cả có thể nhận được bằng nền giáo dục thích hợp và thực sự theo khoa Minh Triết Thiêng Liêng.
Tại sao có rất nhiều thành kiến chống lại Hội Thông Thiên Học?
Hỏi : Nếu Minh Triết Thiêng Liêng được bằng phân nửa của những ǵ mà bà nói, th́ tại sao lại có một ác cảm (ill– feeling) ghê gớm chống lại nó như thế? Điều này quả là một vấn đề khó hiểu hơn bất cứ điều ǵ khác. Đáp : Quả vậy, nhưng bạn phải nhớ là biết bao đối thủ có thế lực đă xuất hiện từ khi chúng tôi thành lập Hội Thông Thiên Học. Như tôi vừa nói, nếu phong trào Minh Triết Thiêng Liêng là một trong rất nhiều thú say mê hiện nay, cuối cùng vô hại cũng như chóng phai tàn th́ đơn giản là nó sẽ bị chế nhạo– giống như hiện nay nó đang bị những người vẫn không hiểu được ư nghĩa thực sự của nó chế nhạo vậy– và giản dị là bỏ mặc nó. Nhưng nó không thuộc loại đó. Về thực chất, Minh Triết Thiêng Liêng là phong trào nghiêm chỉnh nhất của thời đại này, và hơn thế nữa nó là phong trào đang đe dọa chính sự sống của hầu hết các kẻ xảo trá, các thành kiến và các tệ trạng xă hội đă có từ trước đến giờ– những thói xấu này tạo béo bở và gây hạnh phúc cho giới thượng
lưu (upper ten), những kẻ hay bắt chước và những kẻ hùa theo chúng, tức hàng tá người giàu thuộc giới trung lưu, trong khi những người này chà đạp không thương tiếc và bỏ đói đến chết hàng triệu người nghèo. Hăy nghĩ đến điều này rồi bạn sẽ dễ dàng hiểu được lư do của sự ngược đăi không nương tay như thế của những
 người, vốn tinh ư và có nhận thức sáng suốt, họ nhất định là thấy được bản chất thực sự của Minh Triết Thiêng Liêng và do đó phải hăi sợ nó. Hỏi : Có phải bà có hàm ư bảo tôi rằng chỉ v́ một ít người đă hiểu được Minh Triết Thiêng Liêng sẽ dẫn đến cái ǵ, nên họ cố sức đè bẹp phong trào này chăng? Nhưng nếu Minh Triết Thiêng Liêng chỉ dẫn đến cái tốt lành, th́ chắc hẳn bà không thể chuẩn bị để đưa ra lời tố giác khủng khiếp đối với sự nhẫn tâm phản trắc và lừa lọc thậm chí chống lại một số ít người này? Đáp : Trái lại tôi chuẩn bị làm như thế. Tôi không gọi là kẻ thù những người mà chúng tôi phải đấu tranh với họ trong chín hay mười năm đầu lúc thành lập Hội mà chúng tôi xem là có thế lực hay “nguy hiểm”; chỉ những người nổi dậy chống lại chúng tôi trong ba hay bốn năm gần đây thôi. Những người này không nói, viết và cũng không thuyết giảng chống lại Minh Triết Thiêng Liêng, mà họ chỉ âm thầm làm việc và ở đằng sau lưng các con rối (puppets) khờ khạo đang hành động như là các h́nh nộm (marionnettes) thấy được của chúng. Tuy nhiên, nếu vô h́nh đối với đa số các hội viên của Hội Thông Thiên Học, th́ chúng lại được biết rơ đối với “Các Nhà Sáng Lập” chân chính và các nhà bảo vệ (protectors) cho Hội. Nhưng v́ một vài lư do không được nói ra lúc này, chúng vẫn phải được giữ kín. Hỏi : Họ được biết rơ đối với nhiều người của bà hay chỉ với chính bà mà thôi? Đáp : Tôi không bao giờ nói là tôi biết họ cả. Tôi có thể hoặc không thể biết được họ– nhưng tôi biết về họ (know of them) và điều này cũng đủ rồi; và tôi thách thức họ dám gây cản trở. Họ có
thể gây được sự bất hoà lớn và làm cho hàng ngũ chúng tôi bị xáo trộn, nhất là trong một số người yếu tim và những người chỉ có thể phán đoán bằng các bề ngoài. Họ sẽ không đập tan được Hội, dù cho họ có thể làm ǵ đi nữa. Ngoài những kẻ thù thực sự nguy hiểm này ra– tuy nhiên chỉ “nguy hiểm” đối với các hội viên Thông Thiên Học không xứng đáng với cái tên và vị trí của họ là ở ngoài đúng hơn là ở bên trong Hội Thông Thiên Học– con số các đối thủ của chúng tôi c̣n đáng kể hơn. Hỏi : Ít nhất bà có thể nêu tên những người này nếu bà không muốn nói đến những người khác được chăng? Đáp : Dĩ nhiên là được. Chúng tôi phải đối phó với:

1. Sự căm ghét của các nhà giáng ma học ở Mỹ, Anh và Pháp,

2. Sự chống đối không ngưng nghỉ của giới tu sĩ thuộc mọi giáo phái (denominations).

3. Nhất là sự căm ghét và khủng bố nghiệt ngă của các nhà truyền giáo ở Ấn Độ.

4. Điều này dẫn đến việc công kích nổi tiếng và khét tiếng (famous and infamous) vào Hội Thông Thiên Học của chúng tôi của Hội Sưu Khảo Tâm Linh (Society for Psychical Research), một cuộc công kích được khuấy động lên bằng sự cấu kết đều đặn do các vị thừa sai ở Ấn Độ tổ chức. Sau cùng chúng tôi phải kể thêm sự bỏ đạo (defection) của

nhiều hội viên có tiếng tăm (?) khác nữa, v́ các lư do mà tôi đă giải thích, tất cả những người này đă góp phần tối đa vào việc làm tăng thành kiến chống lại chúng tôi. Hỏi : Bà có thể cho chúng tôi biết thêm chi tiết về các việc này được chăng để tôi có thể biết trả lời ra sao khi được hỏi đến – tóm lại, một lược sử của Hội ngắn gọn thôi, và tại sao thế giới lại tin vào tất cả điều này? Đáp : Lư do cũng đơn giản thôi. Phần lớn những người ngoài cuộc tuyệt nhiên không biết ǵ về chính Hội Thông Thiên Học, động cơ thúc đẩy, mục đích hay đức tin của Hội. Từ ngay lúc bắt đầu của
Hội, thế giới đă nh́n thấy trong khoa Minh Triết Thiêng Liêng không có ǵ cả trừ một vài hiện tượng kỳ lạ mà trong đó hai phần ba các nhà phi giáng ma học (non– spiritualists) không tin tưởng. Chẳng bao lâu Hội đi đến chỗ được xem như một nhóm có kỳ vọng sở đắc các quyền năng “kỳ diệu”. Thế giới không bao giờ hiểu được rằng Hội Thông Thiên Học đă dạy tuyệt đối không tin vào sự huyền diệu (miracle) hay thậm chí việc có thể có điều đó; thế giới cũng không hiểu rằng trong Hội chỉ có một vài người có được khả năng thông linh như thế và chỉ có một số ít là bận tâm đến các khả năng đó. Thế giới cũng không hiểu được rằng các hiện tượng thông linh này không bao giờ được tạo ra nơi công cộng, mà chỉ riêng cho bạn bè, và chỉ được đưa ra như là một điều phụ (accessory), để chứng minh bằng minh chứng trực tiếp rằng các sự việc như thế có thể được tạo ra mà không có pḥng tối, vong hồn, đồng tử hoặc bất cứ dụng cụ phụ thuộc (paraphernalia) thông thường nào khác. Bất hạnh thay, quan niệm sai lầm này được cường điệu và thổi phồng lên một phần lớn bởi quyển sách đầu tiên về đề tài vốn khêu gợi nhiều sự chú ư ở Âu Châu– quyển “Thế Giới Huyền Linh” của ông Sinnett. Nếu tác phẩm này đă làm được nhiều là đưa Hội Thông Thiên Học vào chỗ có tiếng tăm, th́ nó cũng thu hút thêm tai tiếng, chế nhạo và giải thích sai về các anh hùng lỡ vận (hapless heroes) và luôn cả anh thư (heroine) nữa. Trong quyển Thế Giới Huyền Linh (Occult World), tác giả đă cảnh báo nhiều hơn về việc này, nhưng không để ư đến lời tiên đoán – v́ nó đă hé mở dù chỉ một nửa. Hỏi : Về lư do ǵ và từ khi nào các nhà giáng ma học không ưa bà? Đáp : Từ ngày đầu lúc Hội Thông Thiên Học được thành lập. Chẳng bao lâu sau sự kiện trở nên rơ rệt, đó là với tư cách một đoàn thể, Hội Thông Thiên Học không tin có các giao tiếp với vong hồn (spirits) của người chết, mà cái được xem như là “spirits” đó, hầu hết là các h́nh ảnh dĩ thái của các phàm ngă thoát xác, các ma h́nh (shells) v.v…, th́ lúc đó, các nhà giáng ma nuôi một
căm ghét dữ dội đối với chúng tôi, nhất là đối với các nhà sáng lập. Sự căm ghét này được dịp biểu lộ trong mọi cách vu khống, các nhận xét cá nhân thiếu nhân từ và các giải thích lệch lạc đối với giáo lư Minh Triết Thiêng Liêng trong tất cả các tổ chức giáng ma bên Mỹ. Trong nhiều năm, chúng tôi bị ngược đăi, tố giác, lăng mạ. Việc này bắt đầu vào năm 1875 và tiếp diễn đến nay. Vào năm 1879, tổng hành dinh của Hội Thông Thiên Học được dời từ New York sang Bombay, Ấn Độ, rồi đến Madras vĩnh viễn. Khi chi nhánh đầu tiên của Hội, tức Hội Thông Thiên Học Anh Quốc, được thành lập tại Luân Đôn, th́ các nhà giáng ma Anh nhảy vào chống lại chúng tôi, như các nhà giáng ma Mỹ đă làm, và các nhà giáng ma Pháp bắt chước theo. Hỏi : Nhưng tại sao giới tu sĩ (clergy) lại thù hằn với Hội Thông Thiên Học, khi mà cuối cùng rồi khuynh hướng chính của giáo lư Minh Triết Thiêng Liêng là đối nghịch với Thuyết Duy Vật, kẻ thù lớn nhất của tất cả các h́nh thức tôn giáo trong thời đại chúng ta? Đáp : Giới tu sĩ đối địch với chúng tôi dựa trên nguyên tắc tổng quát là “Kẻ nào không theo ta là chống lại ta” (“he who is not with me is against me”). V́ Minh Triết Thiêng Liêng không đồng thuận với bất kỳ một Môn Phái (Sect) hay Tín Ngưỡng (Creed) nào, nên nó bị xem như là kẻ thù của tất cả, bởi v́ Minh Triết Thiêng Liêng dạy rằng tất cả các Môn Phái đó, hoặc ít hoặc nhiều, đều có lầm lạc. Các vị thừa sai (truyền giáo) ở Ấn Độ thù ghét và t́m cách đập tan chúng tôi bởi v́ họ thấy tinh hoa của thanh niên có giáo dục ở Ấn Độ và các Bà la môn (Brahmins) hầu hết đều không đến với họ, mà lại gia nhập vào Hội Thông Thiên Học rất đông đảo. Tuy nhiên, ngoài số người thù ghét chung này, trong hàng ngũ của Hội Thông Thiên Học cũng có nhiều tu sĩ (clergymen) và ngay cả có một hoặc hai giám mục nữa (bishops). Hỏi : Và điều ǵ đưa Hội Sưu Khảo Tâm Linh (S.P.R) đến chỗ chống lại với Hội Thông Thiên Học? Ở một số phương diện, cả hai Hội cùng theo đuổi đường lối nghiên cứu giống nhau, và nhiều
người trong Hội Sưu Khảo Tâm Linh cũng ở trong Hội Thông Thiên Học nữa. Đáp : Lúc đầu tất cả chúng tôi đều là bạn tốt với các nhà lănh đạo của Hội Sưu Khảo Tâm Linh. Nhưng khi tạp chí Christian College đăng bài công kích về các hiện tượng do các thiên khải giả vờ của một người hầu việc (menial), th́ Hội Sưu Khảo Tâm Linh nhận ra rằng chính họ đă lầm lộn bằng cách xuất bản trong “Tập Kỷ Yếu” của họ quá nhiều các hiện tượng đă xảy ra có liên quan đến Hội Thông Thiên Học. Tham vọng của họ là đặt ra một tổ chức có thẩm quyền và các tính khoa học chặt chẽ, thế nên họ chọn giữa việc giữ lại địa vị đó bằng cách thôi ủng hộ Hội Thông Thiên Học và thậm chí cố hủy diệt Hội Thông Thiên Học nữa, và theo ư kiến của những người Sadducees(1) của giới thượng lưu, họ thấy chính họ
 bị hoà nhập với các hội viên Hội Thông Thiên Học “lừa bịp” (credulous Theosophists) và các nhà giáng ma học. Họ không c̣n lối thoát, không có hai sự lựa chọn, nên họ chọn cách từ bỏ chúng tôi. Đó là một vấn đề cực kỳ cần thiết cho họ. Nhưng họ bị thúc ép rất khốc liệt để t́m thấy bất cứ nguyên động lực bề ngoài có vẻ hợp lư nào dành cho cuộc đời tận tụy và không ngớt nhọc nhằn của hai nhà sáng lập, và cho sự thiếu vắng hoàn toàn của bất cứ lợi lộc tài chính nào hay lợi lộc khác đối với họ, đến nỗi các kẻ thù chúng tôi buộc phải dùng đến “Lư thuyết điệp viên Nga” (“Russian spy theory”) ba lần vô lư (thrice–absurd), vô cùng lố bịch và hiện đang nổi tiếng, để giải thích sự tận tụy này. Nhưng câu tục ngữ cổ: “Máu của kẻ tử đạo là hạt giống của Giáo hội”, thêm một lần nữa tỏ ra chính xác. Sau cú sốc đầu của cuộc tấn kích này, Hội Thông Thiên Học tăng số người lên gấp đôi và gấp ba, nhưng ấn tượng xấu được tạo ra vẫn c̣n lại. Một tác giả người Pháp đă có lư khi
(1) Sadducees : Một môn phái, tín đồ của một Zadok, một môn đồ của Antigonus Saccho. Họ bị cáo giáo là không nhận có tính bất tử của linh hồn (cá nhân, personal) và sự sống lại của xác thân (Theosophical glossary, trang 283)
nói: “Vu khống, vu khống luôn luôn và c̣n nữa, luôn luôn có trong đó một điều ǵ đó.” (nguyên văn: “Calomnier, calomnier toujours et encore, il en restera toujours quelque chose”). Do đó, các thành kiến không đúng rất thường thấy và rằng mọi việc liên quan với Hội Thông Thiên Học nhất là với các nhà sáng lập, bị làm cho lệch lạc một cách giả tạo bởi v́ chỉ được dựa vào tin đồn có ác ư. Hỏi : Tuy nhiên, trong 14 năm tồn tại của Hội Thông Thiên Học, bà phải có nhiều th́ giờ và cơ hội để tự chứng tỏ và đưa công việc của bà ra dưới ánh sáng chân lư chứ? Đáp : Làm thế nào hoặc khi nào chúng tôi đưa ra được cơ hội như thế? Các hội viên có tiếng tăm nhất của chúng tôi đều có ác cảm với bất cứ những ǵ có vẻ như tự bào chữa trước công chúng. Đối sách của họ bao giờ cũng là: ”Chúng ta phải sống mà quên đi chuyện đó”; và “Báo chí nói hoặc con người nghĩ th́ có ǵ quan trọng?” Hội quá nghèo không thể gởi ra các diễn giả phục vụ quần chúng, do đó cách giải thích quan điểm và triết lư của chúng tôi được giới hạn vào một vài tác phẩm Minh Triết Thiêng Liêng để đáp ứng với sự thành công, nhưng con người thường hiểu lầm hoặc chỉ biết đến qua tin đồn. Báo chí của chúng tôi đă và vẫn đang bị tẩy chay; các tác phẩm về văn học của chúng tôi không được biết đến, và thậm chí cho đến nay không một ai dường như hoàn toàn chắc chắn nhận biết có phải các hội viên Thông Thiên Học thuộc về một loại tín đồ thờ Rắn và Ma Quỉ (Serpent and Devil worshippers) hay chỉ là “Tín đồ Phật Giáo Nội Môn” – bất luận điều đó có thể có nghĩa ǵ. Hết ngày này qua ngày khác, hết năm nọ đến năm kia, thật là vô ích đối với chúng tôi khi tiếp tục phủ nhận mọi loại chuyện vô lư không thể tưởng tượng nói về chúng tôi; v́ một câu chuyện vừa mới được xử lư xong th́ một chuyện khác, c̣n vô lư và có ác ư hơn nữa, được tạo ra từ đống tro tàn của chuyện trước. Điều không may là không biết bản chất con người được cấu tạo ra sao mà bất cứ điều tốt lành ǵ được nói về một người nào đó th́ tức khắc bị quên đi và không bao giờ được lặp lại. C̣n một người chỉ nói ra một điều vu khống, hay là đưa ra một câu
chuyện– cho dù chuyện đó có thể vô lư, giả dối hay khó tin đến thế nào đi nữa, nếu nó chỉ liên quan đến một tính chất không được ưa thích nào đó– th́ chuyện đó trở nên thành công và ngay lập tức được chấp nhận như là một sự kiện lịch sử. Giống như chuyện “Calumnia” của Don Basilio, tiếng đồn nổi lên, trước tiên như một cơn gió thoảng nhẹ, khó làm lay động được ngọn cỏ ở
 dưới chân bạn, và không một ai biết được nổi lên từ đâu. Vậy mà trong khoảng thời gian ngắn ngủi, nó biến thành cơn gió mạnh, bắt đầu thổi thành cuồng phong (gale) và lập tức trở thành cơn băo đang gào thét! Ở giữa các tin tức, một sự vu khống cũng giống như con bạch tuộc ở giữa bầy cá; nó hút vào trong trí nhớ người ta, buộc chặt vào kư ức ta, nuôi dưỡng kư ức, để lại các dấu vết không thể xóa đi thậm chí sau khi sự vu khống đă bị hủy diệt toàn thể. Một sự nói láo có tính vu khống là ch́a khóa vạn năng duy nhất sẽ mở được bất cứ bộ óc nào. Chắc chắn là nó nhận được sự chào đón và sự mến mộ trong trí óc con người, cao nhất cũng như thấp nhất, nếu chỉ có chút ít thành kiến và bất luận nó bắt đầu từ một phương hướng và động lực thấp hèn như thế nào đi nữa. Hỏi : Bà có nghĩ rằng sự khẳng định của bà hoàn toàn quá bao quát hay không? Người Anh không bao giờ quá dễ dàng tin vào bất cứ điều ǵ được nói ra, và nước chúng tôi được biết tiếng v́ sự ưa thích lối chơi ngay thẳng (fair play) của nó. Một điều dối láo không mấy chốc cũng sẽ lộ tẩy (A lie has no legs to stand upon for long: điều dối láo không có đôi chân để đứng được lâu) và – Đáp : Người Anh các ông cũng dễ tin vào điều xấu như người của bất cứ nước nào khác, v́ đó là bản chất con người mà, chứ không phải là nét đặc trưng của quốc gia đâu. Về sự nói láo, nếu nói láo không có đôi chân để đứng được lâu, theo ngạn ngữ, th́ chúng có đôi cánh cực kỳ nhanh và do đó chúng có thể và chắc chắn bay xa và lan rộng hơn là bất luận loại tin tức nào khác, ở Anh cũng như bất cứ nơi đâu. Nên nhớ rằng nói láo và vu khống là loại tài liệu duy nhất mà chúng ta có thể luôn luôn nhận được mà không mất
tiền và không phải trả bất cứ tiền phụ thu nào. Nếu bạn muốn, chúng ta có thể thử nghiệm. Bạn, tức là người rất quan tâm vào các vấn đề Minh Triết Thiêng Liêng và nghe nói rất nhiều về chúng tôi, bạn sẽ đặt cho tôi các câu hỏi về các lời đồn đăi này theo cảm nghĩ của bạn được chăng? Tôi sẽ trả lời bằng sự thật cho bạn, và không có ǵ ngoài sự thật, dựa theo chứng cớ rơ ràng nhất. Hỏi : Trước khi thay đổi đề tài, chúng ta hăy xem qua toàn bộ sự thật về đề tài này. Hiện giờ, một số người đă gọi giáo lư của bà là “trái đạo lư” và “độc hại” (“immoral and pernicians”); một số khác dựa vào nền tảng rằng nhiều nhà được gọi là “ người có thẩm quyền” và các nhà Đông Phương Học t́m thấy trong các tôn giáo của Ấn Độ không ǵ khác hơn là sự tôn thờ tính dục (sex–worship) dưới nhiều h́nh thức, cáo giác là bà giảng dạy không ǵ khác hơn là thờ phụng sinh Thực Khí (Phallic worship). Họ nói rằng v́ Minh Triết Thiêng Liêng hiện đại liên kết chặt chẽ với Đông Phương, đặc biệt là Ấn Độ, nên họ nghĩ rằng Minh Triết Thiêng Liêng không thể thoát khỏi sắc thái này. Thậm chí, đôi khi họ c̣n đi xa hơn là tố giác các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng Âu Châu là làm sống lại các thực hành liên quan với việc thờ phụng này. Bà nghĩ thế nào về điều này? Đáp : Tôi có nghe và đọc thấy điều này trước rồi, và tôi xin trả lời là không có sự vu khống nào hoàn toàn thiếu cơ sở và láo toét
 từng được bịa ra và lan truyền như thế này. Một ngạn ngữ Nga có nói: “Chỉ có những kẻ ngốc nghếch (silly) mới có thể thấy được những giấc mơ ngốc nghếch thôi”. Thật là máu người ta phải sôi sục lên khi nghe thấy những cáo giác hèn hạ như thế, không hề dựa trên một nền tảng cỏn con nào mà chỉ dựa trên các suy đoán. Hăy hỏi hàng trăm người Anh đáng tôn kính, cả nam lẫn nữ, những người đă từng là các hội viên của Hội Thông Thiên Học trong nhiều năm, xem coi có một huấn điều trái đạo lư (immoral precept) hay triết lư độc hại nào đă bao giờ được giảng dạy cho họ chưa. Hăy mở bộ Secret Doctrine mà xem, bạn sẽ thấy hết trang này đến trang sách khác tố giác người Do Thái và các quốc gia
khác một cách xác đáng v́ lư do sùng bái các nghi thức sinh thực khí do việc diễn dịch theo lối chấp nê văn tự về chủ nghĩa tượng trưng trong thiên nhiên và các khái niệm duy vật một cách thô thiển của lưỡng nguyên thuyết trong mọi tín ngưỡng công truyền. Cách diễn dịch không ngớt và có ác ư như thế đối với giáo lư của chúng tôi và các niềm tin của chúng tôi quả thật là đáng lấy làm xấu hổ. Hỏi : Nhưng bà không thể phủ nhận rằng yếu tố sinh thực khí hẳn là có mặt trong các tôn giáo của Đông Phương chứ? Đáp : Tôi không phủ nhận điều đó, tôi chỉ cho rằng yếu tố này không chứng minh được ǵ nhiều hơn là nó chứng minh sự hiện hữu của nó trong Cơ Đốc Giáo, tức tôn giáo của Tây Phương. Hăy đọc Rosicrucians của Hargrave Jenning, nếu bạn muốn trấn an về việc đó. Có lẽ ở Đông Phương, biểu tượng sinh thực khí thô lỗ hơn, bởi v́ xác thực hơn đối với thiên nhiên, hay là đúng hơn, tôi muốn nói nó non nớt hơn (more naive) và thật thà hơn ở Tây Phương. Nhưng nó không phóng túng hơn, cũng không gợi ra cho trí óc người Đông Phương cùng ư tưởng thô lỗ và tục tằn như ở Phương Tây, có lẽ với một hoặc hai ngoại lệ, đó là môn phái đáng xấu hổ được biết dưới tên “Maharajah” hay là phái Vallabhacharya. Hỏi : Một tác giả viết trong báo Agnostic– một trong các kẻ tố cáo của bạn– vừa ám chỉ rằng các môn đồ của phái tồi tệ này là các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng, và “được xem là có khả năng hiểu biết thực sự về khoa Minh Triết Thiêng Liêng”. Đáp : Ông ta viết một điều dối trá, và tất cả chỉ có thế. Không bao giờ đă có, cũng như hiện không có một người nào thuộc phái Vallabhacharya trong Hội chúng tôi. Về việc họ có được hoặc tự cho là có được khả năng hiểu biết Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophic insight), đó là một sự bịa đặt khác, dựa trên sự dốt nát quá sức (crass ignorance) về các Môn Phái Ấn Độ. Người của phái “Maharajah” của họ chỉ đ̣i hỏi quyền đối với tiền bạc, vợ và con
gái của các tín đồ khùng điên của phái đó chớ không có ǵ hơn. Phái này bị tất cả những người theo Ấn Giáo khác khinh miệt.
Toàn bộ chủ đề này bạn sẽ thấy được bàn đến với chi tiết đầy đủ trong Secret Doctrine. Để kết luận, chính linh hồn của Minh Triết Thiêng Liêng là cực lực chống lại việc tôn thờ sinh thực khí,
 và thậm chí nhóm huyền linh hay nhóm nội môn c̣n chống nhiều hơn là các giáo huấn công truyền. Chưa bao giờ có phát biểu nào chứa nhiều dối trá hơn là phát biểu trên. Bây giờ xin bạn đặt các câu hỏi khác.
Có phải Hội Thông Thiên Học là cơ sở tạo ra tiền?
Hỏi : Theo lời một số báo chí, th́ một trong hai nhà sáng lập, tức Đại Tá H.S. Olcott hoặc bà H.P. Blavatsky, đă từng nhận tiền bạc, lợi lộc hay có được nguồn lợi trần gian từ Hội Thông Thiên Học, điều đó có đúng không? Đáp : Không có một đồng xu nào cả. Quả là làm báo nói láo. Trái lại, cả hai nhà sáng lập đều cống hiến tất cả những ǵ mà họ có, c̣n theo nghĩa đen là bố thí chính bản thân họ. Về phần “lợi lộc trần gian” (“worldly benefits”) th́ đó là các lời vu khống và hạ nhục mà họ thường hứng chịu! Hỏi : Tuy nhiên tôi có đọc thấy tài liệu trong khá nhiều cơ quan truyền giáo rằng lệ phí gia nhập Hội (entrance fees) và các niên liễm (subscriptions) nhiều hơn, bao gồm mọi chi phí; người ta c̣n nói rằng các nhà sáng lập lănh mỗi năm hai mươi ngàn bảng Anh (pounds)! Đáp : Đây là chuyện bịa đặt giống như bao nhiêu chuyện khác. Trong các bản tường tŕnh xuất bản vào tháng 1/1889, bạn sẽ thấy trần thuật chính xác về mọi thứ tiền nhận được từ bất cứ nguồn nào từ năm 1879. Tổng số nhận được từ mọi nguồn (phí gia nhập Hội, biếu tặng, v.v… và v.v... ) trong khoảng 10 năm này là dưới sáu ngàn bảng, và trong số đó, một phần lớn là phần đóng góp của chính các nhà sáng lập do tiền thu được từ các nguồn riêng của họ và các tác phẩm văn chương của họ. Tất cả các số tiền này đều
được thừa nhận một cách công khai và chính thức, ngay cả bởi kẻ thù của chúng tôi là Hội Sưu Khảo Tâm Linh. Và hiện nay cả hai nhà sáng lập đều không c̣n một xu: một người th́ quá già và bệnh tật không thể làm việc như trước kia, không thể dành th́ giờ để viết truyện bên ngoài hầu giúp đỡ Hội về tài chính, mà chỉ có thể viết để phổ biến Minh Triết Thiêng Liêng; c̣n người kia vẫn giữ công việc như trước và chỉ nhận ít lời cảm ơn về việc đó. Hỏi : Nhưng chắc hẳn họ cần tiền để sống chứ? Đáp : Không có chút ǵ cả. Chừng nào họ cần thức ăn và nơi ở, cho dù họ có nhờ đến ḷng hảo tâm của vài người bạn, họ cũng cần rất ít. Hỏi : Nhưng riêng bà Blavatsky không thể làm nhiều hơn cho đủ sống bằng nghề viết văn của bà sao?
 Đáp : Khi c̣n ở Ấn Độ, bà nhận được b́nh quân vài ngàn ru–pi (rupees) một năm nhờ các bài viết gởi cho các báo ở Nga và các báo khác, nhưng bà luôn luôn biếu hết cho Hội. Hỏi : Có phải các bài về chính trị không? Đáp : Không bao giờ. Tất cả những ǵ bà viết trong bảy năm ở Ấn Độ đều được in ra ở đó. Nó chỉ bàn về tôn giáo, nhân chủng học (ethnology) và phong tục tập quán ở Ấn Độ cùng với khoa Minh Triết Thiêng Liêng – không bao giờ bàn về chính trị, điều mà bà không biết và không để ư đến. Lại nữa, cách đây hai năm bà đă từ chối nhiều hợp đồng lên tới cả thẩy độ 1200 rúp (roubles) bằng vàng mỗi tháng, v́ nếu nhận các hợp đồng đó bà sẽ bỏ bê công việc dành cho Hội, công việc đ̣i hỏi hết th́ giờ và công sức của bà. Bà có nhiều tài liệu chứng minh việc đó. Hỏi : Nhưng tại sao cả bà lẫn Đại Tá Olcott không làm như bao nhiêu người khác– đặc biệt là nhiều hội viên Thông Thiên Học đang làm: theo đuổi các nghề riêng của họ và dốc hết th́ giờ c̣n lại cho công việc của Hội? Đáp : Bởi v́ bằng việc phụng sự hai chủ, hoặc là công việc chuyên môn, hoặc công việc nhân ái, người ta đều có đau khổ. Mọi hội
viên Thông Thiên Học chân chính đều có ràng buộc về mặt đạo đức với việc hy sinh cái riêng tư (the personal) để đổi lấy cái không riêng tư (the impersonal), hy sinh lợi ích hiện tại của riêng ḿnh cho lợi ích tương lai của nhiều người khác. Nếu các nhà sáng lập không nêu gương th́ ai sẽ làm bây giờ? Hỏi : Có nhiều người noi theo đường lối đó không? Đáp : Tôi bắt buộc trả lời đúng sự thật cho bạn. Ở Châu Âu có chừng nửa tá tất cả, nhiều hơn con số các chi bộ. Hỏi : Vậy, việc Hội Thông Thiên Học có số vốn lớn hay tài sản riêng của Hội là không đúng hay sao? Đáp : Quả là sai lầm, v́ Hội chả có ǵ hết. Hiện giờ lệ phí nhập Hội là 1 bảng và tiền niên liễm nhỏ nhoi đă bị bỏ rồi, thậm chí người ta cũng không biết là Ban điều hành ở Bộ Tham Mưu tại Ấn Độ đến bao giờ mới chết đói đây. Hỏi : Vậy th́ tại sao không tăng khoản đóng góp lên? Đáp : Chúng tôi không phải là Đội quân Cứu Tế (Salvation Army), chúng tôi không thể và không bao giờ đi xin, chúng tôi cũng không bao giờ bắt chước các Giáo Hội và các môn phái để “tổ chức
 lạc quyên”. Đôi khi có chút đỉnh tiền bạc được gởi đến giúp Hội của một số hội viên tận tụy, tất cả đều là quà tặng tự nguyện. Hỏi : Nhưng tôi có nghe nói đến một số tiền lớn dành cho bà Blavatsky. Lời đồn rằng cách nay bốn năm, bà có nhận được 5.000 bảng Anh của một hội viên trẻ giàu có đến nhập Hội ở Ấn Độ, và
10.000 bảng của một nhà quư phái Mỹ giàu và có tiếng tăm, một trong các hội viên đă chết ở Âu Châu cách đây 4 năm. Đáp : Hăy bảo với người nào đă kể cho bạn chuyện này, dù cho chính người đó nói ra hay chỉ lặp lại lời người khác, rằng đó là một giả dối trắng trợn. “Bà Blavatsky” không bao giờ đ̣i hỏi hay nhận được MỘT ĐỒNG XU nào của hai người nói trên, cũng như không có bất cứ ǵ đại loại như thế của bất cứ người nào khác, kể từ lúc Hội Thông Thiên Học được thành lập. Hăy để cho bất cứ người nào c̣n sống thử cố chứng minh sự vu khống này đi, để chứng minh rằng Ngân Hàng Anh quốc bị vỡ nợ sẽ dễ dàng cho người đó
c̣n hơn là nói rằng “Nhà Sáng Lập” đă từng nhận lănh món tiền nào nhờ vào Hội Thông Thiên Học. Cả hai sự vu khống này đều đă bắt đầu bằng hai phu nhân sinh ra trong gia đ́nh danh giá, thuộc giai cấp thượng lưu của London, ngay sau đó đă được truy ra và chứng minh là sai. Họ là các xác chết, cái xác của hai phát minh, mà sau khi được chôn trong biển quên lăng, thêm lần nữa lại được nâng lên khỏi mặt nước ao tù của sự vu khống. Hỏi : Tôi được nghe nói có các di sản (legacies) lớn được để lại cho Hội Thông Thiên Học. Một cái – vào khoảng 8.000 bảng – được một người Anh lập dị (eccentric) để lại cho Hội, cho dẫu người này không thuộc vào Hội. C̣n di sản kia – độ 3.000 hay 4.000 bảng – có làm chúc thư, của một hội viên Thông Thiên Học người Úc. Điều này có đúng không? Đáp : Tôi có nghe nói đến món tiền thứ nhất, và tôi cũng biết rằng dù có được để lại hợp pháp hay không, Hội Thông Thiên Học cũng không bao giờ hưởng được số đó, cũng như không có nhà sáng lập nào được thông báo chính thức về việc đó. V́ với tư cách là Hội, bấy giờ không phải là một đoàn thể được thừa nhận, và như vậy không hiện hữu hợp pháp, theo chỗ chúng tôi biết, thẩm phán ở Toà án Phụ trách Di chúc (Court of Probate), không để ư đến tài sản thừa kế thuộc loại đó và sẽ chuyển số tiền đó cho người có quyền thừa kế. Món tiền thứ nhất không cần phải nói thêm nữa. Về món tiền thứ hai th́ hoàn toàn đúng. Người để lại chúc thư (testator) là một trong các hội viên tận tụy của chúng tôi và làm chúc thư để tất cả những ǵ mà y có cho Hội Thông Thiên Học. Nhưng khi ông Hội trưởng, Đại Tá Olcott, đến để điều tra vấn đề, ông thấy rằng người làm chúc thư có nhiều con mà y đă tước quyền thừa kế v́ một số lư do gia đ́nh. Do đó ông triệu tập hội đồng và hội đồng quyết định rằng không nhận tài sản thừa kế đó và số tiền được chuyển qua cho kẻ thừa kế hợp pháp. Hội Thông Thiên Học sẽ không c̣n đúng với tên gọi của nó nếu nó thu dụng số tiền
mà những kẻ khác được hưởng trên thực tế, dưới bất cứ trường hợp
nào dựa trên các nguyên tắc của Hội Thông Thiên Học, nếu không hợp pháp. Hỏi : Lần nữa, tôi nói điều này dựa trên dẫn chứng của tờ tạp chí của bà, tờ Theosophist, có một vị Phó vương của Ấn Độ tặng cho Hội 25.000 ru–pi. Có phải bà không cám ơn ông ta về món quà lớn trong số tháng giêng năm 1888 không? Đáp : Chúng tôi cảm ơn bằng các lời này: “Xin chuyển đến Ngài Phó Vương các tri ân nồng hậu … về món quà hậu hỉ hứa hẹn trị giá 25.000 ru–pi cho quỹ của Hội”. Các lời cảm ơn được gởi đi đúng chỗ, nhưng số tiền vẫn c̣n là một “lời hứa” và không bao giờ đến Tổng Hành Dinh. Hỏi : Nhưng nếu vị Phó Vương (Maharajah) đó đă hứa và đă nhận được lời cảm ơn cho món quà của ông một cách công khai và có in trên báo, th́ coi như ông ấy sẽ thực hành lời hứa hẹn của ông ấy chăng? Đáp : Có thể lắm, mặc dầu lời hứa đă lâu tới 18 tháng. Tôi nói đến hiện tại chứ không nói đến tương lai. Hỏi : Vậy bà dự tính tiếp tục ra sao? Đáp : Chừng nào mà Hội Thông Thiên Học có được một vài hội viên tận tụy sẵn ḷng làm việc cho Hội mà không cần sự tưởng thưởng và cảm ơn, chừng nào c̣n một vài hội viên Thông Thiên Học hảo tâm thỉnh thoảng giúp đỡ Hội bằng các quà tặng, th́ chừng đó Hội vẫn tồn tại và không ǵ có thể nghiền nát nó. Hỏi : Tôi có nghe nhiều hội viên Thông Thiên Học nói đến một “quyền lực đằng sau Hội” và một vài “Mahatma”, cũng được nhắc đến trong các sách của ông Sinnett, được cho là đă sáng lập ra Hội, giám sát và che chở cho Hội. Đáp : Bạn có thể cười, nhưng chính là thế.
Ban điều hành của Hội Thông Thiên Học
Hỏi : Tôi nghe nói các vị này là các Đại Chân Sư, các Nhà Luyện Đan và đại loại thế. Nếu đúng thế th́ các vị này có thể biến ch́ thành vàng và tạo ra tiền theo ư muốn, ngoài việc làm được mọi
loại huyền diệu tùy ư, như quyển “Thế Giới Huyền Linh” có nhắc đến, tại sao các vị này không t́m cho Hội nguồn tài chính, nâng đỡ các nhà sáng lập và giúp cho Hội gặp thuận lợi hơn? Đáp : Bởi v́ các vị này không muốn lập một “câu lạc bộ mầu nhiệm”. Bởi v́ Hội dự kiến giúp cho con người phát triển các
 quyền năng tiềm tàng nơi con người bằng các nỗ lực và công lao của chính họ. Bởi v́ bất kể các vị này có thể hay không thể tạo ra các việc coi như phi thường, các ngài không phải là những kẻ đúc tiền giả (false coiners); các ngài cũng không muốn đưa ra một cám dỗ phụ và rất mạnh trên bước đường của các hội viên và ứng viên: Minh Triết Thiêng Liêng không được mua bán. Từ trước đến nay, trong 14 năm qua, không một hội viên riêng biệt nào có làm việc cho Hội đă từng nhận được bổng lộc của các Chân Sư hay của Hội cả. Hỏi : Vậy ra không một ai trong số các người làm việc cho Hội được trả chút ǵ sao? Đáp : Cho đến giờ không một ai được ǵ cả. Nhưng v́ mỗi người đều phải có cái ăn, cái mặc, tất cả những ai không có được bất cứ phương tiện nào cho riêng họ và cống hiến hết th́ giờ của họ vào công việc của Hội, th́ được Tổng Hành Dinh ở Madras, Ấn Độ, cấp cho nhu cầu sinh hoạt, mặc dù các “nhu cầu” (“necessaries”) này thực ra tương đối khiêm tốn! (xem các điều lệ của Hội ở cuối sách). Nhưng giờ đây công việc của Hội đă tăng lên rất nhiều và vẫn tiếp tục tăng lên (ghi chú: nhờ sự vu khống đấy) ở Châu Âu, chúng tôi cần có thêm những bàn tay biết làm việc. Chúng tôi hy vọng có một vài hội viên từ đây về sau sẽ được trả thù lao (remunerated)– nếu thuật ngữ này có thể được dùng trong các trường hợp đang nói ở đây. V́ mỗi người trong số các hội viên này là kẻ sẵn ḷng để cống hiến hết th́ giờ của họ cho Hội, nên họ từ bỏ hết các địa vị chính đáng tốt lành đầy các triển vọng huy hoàng, để làm việc cho chúng tôi với ít hơn phân nửa số lương trước kia của họ. Hỏi : Ai sẽ cung cấp kinh phí cho việc này?
Đáp : Một số hội viên khá giả hơn kẻ khác đôi chút. Những ai tính toán để tạo ra tiền dựa vào Hội sẽ không xứng đáng ở lại trong hàng ngũ chúng tôi. Hỏi : Nhưng chắc chắn là bà phải tạo ra tiền bằng sách vở, tạp chí và các ấn phẩm khác chứ? Đáp : Trong số các tạp chí, chỉ có tạp chí Theosophist ở Madras là tạo ra lợi nhuận và đem lại doanh thu đều đặn cho Hội từng năm như bản quyết toán cho thấy. Tạp chí Lucifer th́ chậm chạp nhưng vững vàng nhận ch́m tiền bạc, chưa bao giờ trả nổi chi phí cho nó được – do sự hiện hữu của nó bị những người bán sách ngoan đạo và các quầy hàng trên đường tàu hỏa tẩy chay. Tờ Lotus ở Pháp – được khởi đầu bằng phương tiện riêng tư và không được rộng răi lắm của một hội viên Hội Thông Thiên Học, người này dù đă cống hiến hết trọn th́ giờ và công sức của ḿnh – nhưng hỡi ôi cũng không tồn tại được với cùng lư do! Tạp chí Path ở New York cũng không tự trang trải được, trong khi tờ Revue Theosophique ở Paris chỉ mới vừa bắt đầu, cũng do phương tiện riêng của một hội viên
 nữ. Hơn nữa, khi nào có bất cứ tác phẩm nào do Theosophical Publishing Company ở London phát hành mà có lời, th́ tiền thu được sẽ được dành cho việc phụng sự của Hội. Hỏi : Và bây giờ xin cho biết về các Mahatmas. Rất nhiều điều vô lư và trái ngược được đồn đăi về các Ngài, người ta không biết tin vào đâu, c̣n mọi thứ chuyện vớ vẩn lại trở thành thịnh hành. Đáp : Được rồi, bạn có thể gọi các chuyện đó là “vớ vẩn”!



TIẾT XIV
Các Đại Thánh Minh Triết Thiêng Liêng
     
Các Ngài là Tinh Quân Ánh Sáng hay Ma Quỷ bị đọa?
Hỏi : Rốt cuộc các Ngài là ai, có phải là các vị mà bà gọi là “Chân Sư” không? Một số người gọi các Ngài là “Spirits”, một số khác gọi các Ngài là một loại thực thể siêu nhiên (supernatural beings), một số khác nữa gọi là “các nhân vật thần thoại” (“myths”). Đáp : Các Ngài không thuộc loại nào cả. Có lần tôi nghe một người ngoài Hội (outsider) nói với một người khác rằng các Ngài là một loại nhân ngư nam (male mermaids), cho dù một sinh vật như thế có thể có hay không. Nhưng nếu bạn nghe những ǵ mà người ta nói bạn sẽ không bao giờ có được một khái niệm đúng về các vị ấy đâu. Thứ nhất, các Ngài là những người sống (living men), được sinh ra giống như chúng ta và có số phận phải chết giống như mọi chúng sinh hữu tử khác. Hỏi : Vâng, nhưng người ta đồn rằng một số các vị đó có cả ngàn tuổi. Điều này có đúng không? Đáp : Điều đó cũng đúng như sự mọc tóc huyền diệu trên đầu Shagpat của Meredith (văn sĩ Anh cuối thế kỷ XIX ND). Quả vậy, giống như “cái tương đồng” (the “Indentical”), từ trước đến giờ, không có mảnh vụn minh triết nào có thể cắt được nó. Chúng ta càng phủ nhận những chuyện đó, chúng ta càng cố gắng đưa con người đến chỗ hiểu đúng th́ các bịa đặt chắc chắn càng trở thành vô lư hơn. Tôi có nghe nói Methuselah(1) được 969 tuổi, nhưng v́ không bị bắt buộc tin vào điều đó, tôi xem thường chuyện đó, v́ lẽ
(1) Methuselah hay Mathusala hay Mathusalem, một tộc trưởng, con trai của Enoch và ông nội của Noé (Noah), theo kinh Cựu Ước ND
đó mà ngay lập tức tôi bị nhiều người xem là kẻ theo tà giáo và có ư báng bổ. Hỏi : Nói một cách nghiêm túc, các vị đó có sống lâu hơn là tuổi thông thường của con người không? Đáp : Bạn gọi tuổi thông thường (ordinary age) là ǵ? Tôi nhớ đọc trong tạp chí Lancet có một người Mễ (Mexican) sống gần 190 tuổi, nhưng tôi không bao giờ nghe thấy một người thường, hay một vị Adept có thể sống thậm chí phân nửa số năm của Methuselah. Một số vị Adept chắc chắn là vượt quá, bằng một số lớn, cái mà bạn gọi là tuổi thông thường, tuy nhiên không có ǵ huyền diệu trong đó, và rất ít vị để ư đến chuyện sống thật lâu. Hỏi : Nhưng từ ngữ “Mahatma” thực ra có nghĩa ǵ? Đáp : Chỉ có nghĩa là “linh hồn vĩ đại” (“great soul”), vĩ đại nhờ sự cao cả về đạo đức và thành tựu tâm linh. Nếu danh hiệu vĩ đại được dành chỉ một quân nhân say sưa như Alexander, th́ tại sao
 chúng ta không gọi các vị này là “vĩ đại”, những vị đă đạt được các chinh phục lớn lao trong các bí mật của Thiên Nhiên, vĩ đại hơn nhiều so với các chinh phục mà Alexander đă từng làm được trên chiến trường? Ngoài ra, thuật ngữ này là một từ ngữ Ấn Độ rất cổ. Hỏi : Tại sao bà gọi các vị đó là “Masters”? Đáp : Chúng tôi gọi các Ngài là “Masters” bởi v́ các Ngài là các bậc thầy (teachers) của chúng tôi, và v́ chúng tôi nhận được tất cả các chân lư Minh Triết Thiêng Liêng từ nơi các Ngài, mặc dầu có một số người trong chúng tôi có thể đă tŕnh bày không đúng và một số người khác hiểu sai các chân lư đó. Các Ngài là những người có kiến thức uyên bác (great learning) mà chúng tôi gọi là các bậc điểm đạo (initiates) và có đời sống c̣n thánh thiện hơn nhiều. Các Ngài không phải là các nhà tu khổ hạnh (ascetics) theo nghĩa thông thường, mặc dù các Ngài chắc chắn là vẫn giữ cách biệt với sự xáo trộn và tranh chấp của thế giới Tây Phương. Hỏi : Nhưng như thế có phải là ích kỷ không khi tự cách ly chính các ngài?
Đáp : Đâu là ích kỷ? Số phận của Hội Thông Thiên Học không đủ chứng minh rằng thế giới không sẵn sàng nhận biết các ngài, cũng như không học hỏi được giáo huấn của các ngài đó sao? Nếu giáo sư Clerk Maxwell(1) mà phải đi dạy một lớp học toàn là trẻ con học bảng cửu chương th́ phỏng có ích ǵ? Vả lại các ngài chỉ cách ly khỏi Tây Phương thôi. Trong xứ sở các ngài, các ngài đi lại đó đây công khai như bao nhiêu người khác. Hỏi : Bà không cho là các ngài có các quyền năng siêu nhiên sao? Đáp : Chúng tôi không tin vào một cái ǵ siêu nhiên cả, như tôi đă có nói với bạn. Nếu Edison sống và phát minh ra máy hát cách đây 200 năm, th́ chắc chắn là ông bị thiêu sống cùng với cái máy của ông ta và toàn thể mọi người đều cho ông ta là yêu quỉ ǵ đó. Quyền năng mà các Chân Sư có được, chỉ là sự phát triển các năng lực nằm tiềm tàng trong mỗi người thôi, và ngay cả khoa học chính thức cũng bắt đầu nhận biết sự hiện hữu của nó nữa. Hỏi : Có đúng là các vị này tạo linh hứng (inspire) cho một số các nhà viết sách trong nhóm của bà, và nhiều tác phẩm về Minh Triết Thiêng Liêng, nếu không nói là tất cả, được viết ra theo lời đọc của các ngài không? Đáp : Có một số trường hợp như thế. Có nhiều đoạn hoàn toàn do các ngài đọc ra và đúng từng lời (verbatim), c̣n đa số các trường hợp các ngài chỉ gợi ra ư tưởng (inspire the ideas) và chừa lại h́nh thức văn chương cho người viết. Hỏi : Nhưng chính bản thân điều này là sự huyền diệu thực sự rồi. Các ngài làm được điều đó như thế nào?
 Đáp : Này ông bạn, bạn là nạn nhân của một lầm lẫn lớn đấy, và chính khoa học sẽ phản bác các luận cứ của bạn vào một ngày không xa. Tại sao bạn gọi đó là một “điều huyền diệu”? Một việc được cho là huyền diệu khi nó vượt trên thiên nhiên, trong khi đó thực sự không có ư ǵ trên hay vượt quá Thiên Nhiên và các luật
(1) James Clerk Maxwell (1831–1879), nhà vật lư học Tô Cách Lan tác giả của thuyết điện từ về ánh sáng. (ND)
Thiên Nhiên cả. Trong số nhiều h́nh thức của “huyền diệu” mà khoa học hiện đại nhận biết, có thuật thôi miên (hypnotism) và một giai đoạn của mănh lực thôi miên được biết dưới tên “ám thị” (“suggestion”), một h́nh thức của việc chuyển di tư tưởng (thought transference), vốn được dùng một cách thành công để chống lại các bệnh đặc biệt về thể xác v.v… Không c̣n bao lâu nữa thế giới khoa học sẽ bắt buộc thừa nhận rằng có tồn tại biết bao sự tương tác giữa một thể trí này với một thể trí khác, bất luận là bao xa, cũng như giữa một thể xác này với một thể xác khác có tiếp xúc chặt chẽ nhất. Khi hai thể trí được liên kết bằng sự đồng cảm, và khi các khí cụ mà qua đó chúng tác động được điều hợp để đáp ứng về mặt từ lực và về mặt điện lực với nhau, th́ không có ǵ ngăn chận được việc truyền tư tưởng từ người này sang người kia một cách tùy ư; v́ khi thể trí (mind) không có bản chất hữu h́nh, th́ khoảng cách đó có thể chia nó ra khỏi đối tượng chiêm nghiệm của nó, được suy ra là sự dị biệt duy nhất có thể tồn tại giữa hai thể trí là sự dị biệt về Trạng Thái (State). Thế nên, nếu chướng ngại sau này được vượt qua, th́ xảy ra sự “huyền diệu” của việc chuyển di tư tưởng ở bất luận khoảng cách nào. Hỏi : Nhưng bà có thừa nhận rằng thuật thôi miên không tạo ra được cái ǵ huyền diệu hay lạ thường như việc đó chứ? Đáp : Trái lại, đó là một sự kiện được thiết lập rơ ràng cho thấy một nhà thôi miên có thể tác động đến bộ óc của người được thôi miên để tạo ra một ấn tượng của chính tư tưởng ḿnh, ngay cả lời nói của ḿnh nữa, thông qua cơ thể của người bị thôi miên, và mặc dù hiện tượng có liên quan đến phương pháp chuyển di tư tưởng hiện nay này cho đến nay, hăy c̣n hiếm có, tôi cho là không một ai dám cả quyết rằng hành động của họ có thể kéo dài trong tương lai ra sao, khi các luật chi phối việc tạo ra chúng được thiết lập một cách khoa học hơn. Và v́ thế, nếu các kết quả như thế có thể được tạo ra do sự hiểu biết hăy c̣n thô thiển của thuật thôi miên, th́ điều đó có thể ngăn cản được vị Chân Sư có quyền năng thông linh và tâm linh không tạo ra được kết quả mà với kiến thức có
giới hạn hiện nay của bạn về các luật định, bạn có khuynh hướng gọi là “huyền diệu”? Hỏi : Vậy th́ tại sao các nhà y học của chúng ta không thử nghiệm và cố t́m xem họ có thể làm được như thế không? Chẳng hạn như là giáo sư Bernheim và tiến sĩ C. Lloyd Tuckey của Anh; các giáo sư Beauni và Liegeois ở Nancy; Delboeuf ở Liege; Burot và Bourru ở Rochefort; Fontain và Sigard ở Bordeaux; Forel ở Zurich; và Despine ở Marseilles; Van Renterghem và Van Eeden ở Amsterdam; Wetterstrand ở Stockholm; Schrenck– Notzing ở Leipzig, cùng nhiều y sĩ và văn sĩ nổi tiếng khác. Đáp : Bởi v́, trước tiên họ không phải là các Chân Sư có sự hiểu biết toàn diện về các bí nhiệm và các định luật thuộc các lĩnh vực thông linh và tâm linh, mà chỉ là các nhà duy vật, e sợ phải bước ra ngoài cái khe chật hẹp của vật chất; và thứ đến là v́ họ phải thất bại trong hiện tại và chỉ khi nào họ thực sự nhận biết điều đó th́ họ mới có thể đạt được các quyền năng như thế. Hỏi : Họ có thể được dạy không? Đáp : Không, trừ khi nào họ được chuẩn bị trước tiên bằng cách quét hết cặn bả vật chất mà họ chất chứa trong óc đến tận nguyên tử cuối cùng. Hỏi : Điều này rất lư thú. Xin cho biết có phải các Chân Sư tạo hứng cảm hay đọc cho nhiều hội viên Thông Thiên Học viết ra giáo lư hay không? Đáp : Không, trái lại, rất ít khi xảy ra việc đó. Các hoạt động như thế cần có các điều kiện đặc biệt. Một vị Adept thiếu đạo đức nhưng khéo léo của Hắc Phái (“Huynh đệ bóng tối” và phái Dugpas, chúng tôi gọi họ như vậy) gặp ít khó khăn hơn để làm chuyện đó. V́ không có các định luật nào thuộc loại tâm linh để ngăn cản các hành động của y, nên một nhà “phù thủy” Dugpa như thế sẽ không ngần ngại trong việc chiếm lấy bất cứ thể trí nào và đặt nó hoàn toàn dưới các sức mạnh bất chính của ḿnh. Nhưng các Đức Thầy của chúng tôi sẽ không bao giờ làm thế. Các Ngài
không có quyền ( trừ khi nào rơi vào Hắc Phái) chế ngự hoàn toàn Chân Ngă bất tử của bất cứ ai, do đó chỉ có thể tác động lên bản chất vật chất và tâm thông (physical and psychic nature) của đối tượng (subject), bằng cách đó, các ngài hoàn toàn không đụng tới phần tự do ư chí của đối tượng. Như vậy, trừ phi một người lập được mối liên lạc tâm thông với các Chân Sư và nhờ bởi đức tin hoàn toàn của ḿnh và ḷng sùng kính đối với Đức Thầy của ḿnh mà được dự vào mối liên hệ đó, bất cứ khi nào muốn truyền chuyển các tư tưởng của các Ngài cho một người mà các điều kiện này không được đáp ứng đầy đủ, th́ các Chân Sư gặp rất nhiều khó khăn khi xâm nhập vào khối cầu hỗn độn đầy mây mù của người đó. Nhưng ở đây không phải là chỗ để bàn về đề tài có bản chất như thế này. Chỉ cần nói rằng, nếu quyền năng mà có được th́ bấy giờ có trí thông minh (dù nhập thể hay thoát xác) để dẫn
 dắt quyền năng đó và phải có các khí cụ hữu thức linh hoạt mà qua đó nó được truyền chuyển và bởi đó nó được thu nhận. Chúng ta chỉ phải coi chừng ma thuật (black magic). Hỏi : Nhưng ư nghĩa thực sự của “ma thuật” là ǵ? Đáp : Đơn giản chỉ là sự lạm dụng các quyền năng thông linh hay lạm dụng bất cứ bí mật nào của thiên nhiên; đúng ra là dùng các mănh lực của Huyền linh học vào các mục đích ích kỷ và tội lỗi. Một nhà thôi miên, tức kẻ lợi dụng các quyền năng “ám thị” của ḿnh, để thúc ép một đối tượng đi ăn cắp hay giết người chẳng hạn, sẽ được chúng tôi gọi là nhà ma thuật. “Phương pháp làm trẻ lại” (“rejuvenating system”) nổi tiếng của T.S. Brown Sequard ở Paris qua một việc đáng tởm là chích máu con vật vào máu người– một phát hiện mà hiện nay tất cả các sách báo y học của Âu Châu đang bàn cải– nếu đúng như thế, là một tà thuật vô ư thức.. Hỏi : Nhưng đây là niềm tin thời trung cổ: tin vào tà thuật và phù thủy! Có phải chính luật pháp cũng đă chấm dứt tin vào các điều như thế không? Đáp : Đáng đời cho luật pháp, v́ do thiếu phân biện, luật pháp đă bị dẫn vào việc sai phạm c̣n nhiều hơn là một lầm lẫn và trọng
tội pháp lư. Chính một ḿnh thuật ngữ đó đă làm cho bạn sợ hăi với cái ṿng “mê tín” của nó trong đó. Luật pháp có trừng phạt việc lạm dụng các năng lực thôi miên như tôi vừa đề cập đến hay không? Không đâu, nó đă trừng phạt như thế ở Pháp và Đức; tuy nhiên nó phẩn nộ phủ nhận rằng nó đă áp dụng h́nh phạt đối với một tội phù thủy bị bắt quả tang. Bạn không thể tin vào hiệu quả và thực tại của các khả năng ám thị của các nhà y học và các nhà thôi miên (mesmerisers or hypnotisers) và kế đó từ chối tin vào cùng các khả năng khi dùng cho các động lực tà vạy. Và nếu bạn làm điều đó, th́ bấy giờ bạn tin vào thuật phù thủy. Bạn không thể tin vào điều tốt lành và không tin vào cái xấu xa, chấp nhận tiền thật và không tin tiền giả. Không ǵ có thể tồn tại mà không có cái tương phản với nó, sẽ không có ngày, không có ánh sáng, không có điều thiện nào có thể hiện hữu trong tâm thức bạn nếu không có đêm, không có bóng tối cũng như không có điều ác để triệt tiêu và tạo sự tương phản giữa chúng. Hỏi : Đúng như vậy, tôi biết có hạng người, trong khi hoàn toàn tin vào những ǵ mà bạn gọi là các đại quyền năng thông linh hay huyền thuật, họ lại cười nhạo khi nghe nhắc đến chính ma thuật (witchcraft) và bàng môn (sorcery). Đáp : Việc đó chứng minh điều ǵ? Đơn giản họ chỉ là kẻ thiếu lư luận. Lại đáng đời họ. C̣n chúng tôi, nhờ biết chắc về sự hiện hữu của các Chân Sư thánh thiện, hoàn toàn tin vào sự hiện hữu của các Adepts xấu xa và không thánh thiện, tức là các Dugpas.
 Hỏi : Nhưng nếu có các Chân Sư th́ tại sao các Ngài không xuất hiện trước mọi người và bác bỏ tức khắc tất cả các cáo giác (charges) vốn được tạo ra để chống lại bà Blavatsky và Hội Thông Thiên Học? Đáp : Các cáo giác ǵ thế? Hỏi : Các cáo giác cho rằng Chân Sư không có thật và bà Blavatsky đă bịa ra các Ngài. Các cáo giác đó c̣n cho rằng các ngài là những người nộm (men of straw), “các ông thánh bằng vải the và bong
bóng” (“Mahatma of muslin and bladders”). Mọi cáo giác này không làm hại cho thanh danh của bà sao? Đáp : Thực ra làm cách nào mà một cáo giác như thế lại có thể làm hại được thanh danh của bà ấy? Bà ấy có bao giờ lợi dụng sự hiện hữu của các Chân Sư để tạo ra tiền bạc hoặc thu được lợi lộc hay tiếng tăm từ đó đâu? Tôi biện minh rằng bà chỉ nhận được những lời xúc phạm, lăng mạ và vu khống, sẽ làm cho bà rất khổ sở nếu từ lâu bà không học được cách giữ cho hoàn toàn dửng dưng trước các cáo giác giả dối như thế. Xét cho cùng, điều đó chung qui là tạo ra được ǵ? Hóa ra là một sự ngợi khen ngấm ngầm (implied compliment) mà thôi, lư do là nếu những kẻ ngốc kia, tức những người cáo giác bà, nếu không bị thúc đẩy bởi sự oán thù vu vơ của họ, nếu họ biết nghĩ hai lần trước khi nói th́ họ không làm thế. Khi nói rằng bà đă bịa ra các Chân Sư, th́ bắt buộc phải đi tới kết luận này: bà đă phải bịa ra mọi mẫu triết lư đă từng được đưa ra trong các tài liệu về Minh Triết Thiêng Liêng. Bà phải là tác giả của các bức thư mà quyển “Phật Giáo Nội Môn” được viết ra dựa theo đó; bà phải là nhà phát minh duy nhất đối với mọi giáo lư trong bộ “Giáo Lư Bí Nhiệm”, mà nếu thế giới nghiên cứu kỹ, sẽ nhận biết là bộ sách ấy đang cung cấp được nhiều cái khoen khuyết tịch cho khoa học mà người ta sẽ khám phá ra được trong một trăm năm nữa. Bằng cách truyền đạt những ǵ mà họ đang làm, họ cũng đang công nhận bà tài giỏi vượt xa hơn hàng trăm người (nhiều người rất tài giỏi và không ít các nhà khoa học trong đó) đang tin vào những điều bà viết ra – bởi v́ bà phải lừa gạt tất cả những người này! Nếu lời của họ đúng sự thật, th́ bấy giờ bà phải trở thành nhiều vị Thánh được qui tụ vào trong một, giống như một bộ hộp giống in nhau xếp chồng lên nhau, v́ trong số các “Thánh thư” (“Mahatma letters”), có nhiều thư hoàn toàn khác nhau về văn phong (styles), mà những kẻ tố cáo bà tuyên bố rằng bà đă viết ra tất cả các thư đó. Hỏi : Quả là đúng những ǵ họ nói. Nhưng đó không phải là điều rất đau đớn cho bà khi bị tố giác trước công chúng là “kẻ bịp bợm
thành công nhất thời đại, danh đáng lưu truyền cho hậu thế” như người ta đă ghi trong phúc tŕnh của “Hội Sưu Khảo Tâm Linh” sao? Đáp : Có thể là đau khổ nếu điều đó đúng sự thật hoặc là xuất phát từ những người kém phần duy vật cực đoan và có thành kiến.
 Riêng cá nhân bà, bà xem toàn bộ vấn đề với thái độ khinh thường, trong khi các Thánh Sư (Mahatmas) chỉ mĩm cười. Thực ra, đó là điều khen tặng to tát nhất mà người ta có thể đem lại cho bà. Tôi xin lặp lại như thế. Hỏi : Tuy nhiên những kẻ chống đối bà tuyên bố là họ đă chứng minh rơ ràng các trường hợp. Đáp : Vâng, quả thật là dễ dàng để đưa ra một tuyên bố như vậy khi bạn tự bổ nhiệm ḿnh là thẩm phán, bồi thẩm đoàn (jury) và hội đồng khởi tố cùng một lúc như họ đă làm. Nhưng xin hỏi, ngoại trừ những người theo họ trực tiếp và những người chống đối chúng tôi, ai là người tin vào điều đó? Hỏi : Nhưng họ có gởi một đại diện đến Ấn Độ để điều tra vấn đề, không đủ hay sao? Đáp : Họ có làm đủ thật đấy và kết luận cuối cùng của họ hoàn toàn dựa vào các phát biểu không được kiểm tra lại và các xác quyết không được kiểm chứng lại của người đại diện trẻ tuổi này. Một luật sư có đọc hết tờ tường tŕnh của anh ta đă nói với một người bạn của tôi rằng với mọi kinh nghiệm của ḿnh, luật sư này không bao giờ thấy “một tài liệu lố bịch và chứa đầy việc tự lên án (self–condemnatory) như thế”. Người ta t́m thấy ở đó đầy dẫy các giả định và “các giả thuyết đầy đủ” để hủy diệt lẫn nhau. Có phải đây là sự tố giác nghiêm xác chăng? Hỏi : Tuy nhiên, tờ tường tŕnh đó đă gây một tổn thương lớn cho Hội. Tại sao lúc đó bà Blavatsky không minh oan cho bà ít nhất trước Ṭa Án Luật Pháp? Đáp : Một là, với tư cách một hội viên Thông Thiên Học, bà có bổn phận là không để ư đến tất cả các sự lăng mạ cá nhân. Hai là,
Hội Thông Thiên Học lẫn bà Blavatsky đều không có tiền để lăng phí cho một vụ kiện tụng như thế. Và sau cùng, v́ việc đó sẽ trở thành lố bịch cho cả hai nhà lănh đạo khi không trung thành với các nguyên tắc của họ, v́ một sự công kích vào họ do một bầy trừu già ngu ngốc xứ Anh lại do một con trừu non của xứ Úc dẫn dắt. Hỏi : Đây là một sự ca tụng. Nhưng bà có nghĩ rằng điều đó có tạo được lợi ích thực sự cho đại cục của Minh Triết Thiêng Liêng không nếu bà chính thức bác bỏ toàn bộ sự việc chỉ một lần thôi? Đáp : Có thể lắm. Nhưng bạn có tin rằng bất cứ bồi thẩm đoàn hay thẩm phán nào của nước Anh có bao giờ công nhận sự có thực của hiện tượng thông linh hay chăng, cho dù trước đây họ hoàn toàn không có thiên kiến? Và khi bạn nhớ lại rằng họ đă sắp xếp để chống lại chúng tôi do bởi sự lo sợ “gián điệp Nga”, với tội theo Thuyết Vô Thần và thiếu đức tin, cùng tất cả các vu khống khác được loan truyền chống lại chúng tôi, th́ bạn có thể thấy trước rằng một cố gắng để có được công lư nơi một Toà Án Luật Pháp như thế sẽ có kết quả tệ hại ra sao! Những Nhà Sưu Khảo Tâm
 Linh đều biết rơ mọi điều này và họ đă lợi dụng vị thế của họ một cách hèn hạ và bần tiện để tự nâng cao họ và tự cứu lấy họ bằng cách làm thiệt hại chúng tôi. Hỏi : Hiện giờ Hội Sưu Khảo Tâm Linh hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của các Thánh Sư (Mahatmas). Họ nói rằng từ đầu đến cuối, các Ngài chỉ là một chuyện tưởng tượng mà bà Blavatsky đă dệt nên từ bộ óc của chính bà, có phải vậy không? Đáp : Tốt thôi, có thể bà đă làm nhiều điều kém khôn khéo hơn điều này. Dù sao đi nữa, chúng tôi không một mảy may bác bỏ thuyết này. Như hiện nay bà luôn luôn nói, bà gần như thích thấy người ta không tin vào các Chân Sư. Bà thẳng thắn tuyên bố rằng bà muốn người ta thà là nghiêm trang nghĩ rằng vùng đất duy nhất của Thánh Sư là chất xám trong bộ óc của bà, và tóm lại, bà đă triển khai các Ngài từ các chiều sâu của nội tâm thức của chính bà, hơn là thấy rằng thánh danh và lư tưởng vĩ đại của các Ngài bị báng bổ như hiện nay. Lúc đầu bà thường phản kháng một cách
công phẩn chống lại bất cứ sự nghi ngờ nào về sự hiện hữu của các Thánh Sư. Nhưng hiện nay bà không bao giờ di lệch khỏi con đường của bà là chứng minh hoặc bác bỏ điều đó. Mặc cho người ta muốn nghĩ sao th́ nghĩ. Hỏi : Nhưng, dĩ nhiên các Chân Sư này có thực hay không? Đáp : Chúng tôi quả quyết rằng các Ngài có thật. Tuy nhiên việc này không giúp ích ǵ nhiều. Nhiều người, thậm chí một vài hội viên Thông Thiên Học và cựu hội viên Thông Thiên Học nói rằng họ không bao giờ có bất luận bằng chứng nào về sự hiện hữu của các Ngài. Rất đúng; thế nên bà Blavatsky đưa ra đường lối lựa chọn thế này: nếu bà đă bịa đặt ra các Chân Sư th́ bấy giờ bà cũng bịa đặt ra triết lư của các Ngài và bịa đặt kiến thức thực tiễn mà một số ít người đă hoạch đắc được; và nếu xét như thế th́ bất luận là các Chân Sư có thật hay không có ǵ là quan trọng đâu, v́ lẽ chính bà đang ở đây và sự hiện hữu của chính bà, bằng bất cứ giá nào, khó có thể bị phủ nhận được, có đúng không? Nếu kiến thức được cho là do Chân Sư truyền đạt có bản chất là tốt lành và nó được nhiều người có trí thông minh hơn trung b́nh chấp nhận, th́ tại sao lại phải làm rùm beng lên về vấn đề đó? Việc người ta cho bà là một kẻ mạo danh đă không bao giờ được chứng minh và sẽ luôn luôn vẫn c̣n chưa ngă ngũ; trong khi đó có một sự thật chắc chắn và không thể chối cải là dù cho bất cứ người nào sáng tác ra, triết lư do các “Chân Sư” thuyết giảng là một trong các triết lư cao siêu nhất và thánh thiện nhất một khi người ta hiểu nó một cách cặn kẽ. Như vậy những kẻ vu khống, trong khi bị thúc đẩy bởi các cảm xúc thấp kém và hèn hạ nhất – các t́nh cảm như căm ghét, hận thù, ác tâm, ḷng kiêu căng bị thương tổn hoặc tham vọng bị thất bại – th́ những kẻ vu khống này dường như không hề biết rằng họ đang biểu lộ ḷng khâm phục to tát nhất đối với các năng lực trí tuệ của bà. Cầu cho được như vậy, nếu những kẻ khờ khạo khốn khổ sẽ có được ư tưởng như thế. Thực ra, bà Blavatsky không mảy may phản bác việc đang được các kẻ thù của
bà dàn dựng bà như là một cao đồ cấp ba (triple Adept) và lại c̣n là một “Thánh Sư” nữa. Chỉ có điều là bà bị bất đắc dĩ đặt dưới cái nh́n của chính bà như là một đám đông đang đi diễu qua trong bộ lông của con công khiến cho bà thậm chí cho tới bây giờ cứ nhấn mạnh vào sự thật. Hỏi : Nhưng nếu bà có được nhiều người sáng suốt và tốt lành như thế để dẫn dắt Hội Thông Thiên Học, th́ tại sao có rất nhiều lỗi lầm bị phạm như thế? Đáp : Các Chân Sư không dẫn dắt (guide) Hội, thậm chí cũng không dẫn dắt các Nhà Sáng Lập của Hội nữa, không một ai xác nhận rằng các Ngài đă làm điều đó bao giờ: các Ngài chỉ trông chừng và bảo vệ Hội mà thôi. Điều này được chứng minh một cách hùng hồn bởi sự kiện là không một lỗi lầm nào có thể làm tê liệt được Hội, và không một vụ tai tiếng nào từ bên trong, cũng như không một công kích tồi tệ nhất nào từ bên ngoài có thể đánh bại được Hội. Các Chân Sư nh́n vào tương lai chứ không nh́n vào hiện tại, và hơn thế nữa mỗi lỗi lầm đều trở thành minh triết được tích trữ cho những ngày sắp tới. Có lần một “ông chủ’ nọ giao cho người giúp việc năm đồng talents (một loại tiền cổ–ND) mà không bảo y làm cách nào để tăng số tiền đó lên gấp đôi, ông chủ cũng không cản người tớ ngốc nghếch khác đừng chôn đồng talent duy nhất của y vào trong đất. Mỗi người phải thu lượm minh triết bằng chính kinh nghiệm và công sức riêng của ḿnh. Các Giáo Hội Cơ Đốc, tự cho là một “ông chủ” (“master”) cao xa hơn nhiều, chính ông chủ là Chúa Thánh Thần kia mà, đă từng và vẫn c̣n phạm tội không những do “các sai lầm” mà c̣n do một loạt các trọng tội đẫm máu qua khắp các thời đại. Tuy nhiên, dầu vậy không một người theo Cơ Đốc Giáo nào muốn phủ nhận niềm tin của ḿnh vào “Vị thầy” đó cả, tôi cho là mặc dù sự có thực của vị thầy này c̣n dựa trên giả thuyết nhiều hơn là sự có thực của các Thánh Sư nữa; v́ không một người nào đă từng thấy được Chúa Thánh Thần (Holy Ghost) bao giờ, và hơn thế nữa, sự d́u dắt của Ngài đối với Giáo Hội, lịch sử của chính giáo hội phủ nhận một cách rơ rệt. Sai
lầm là bản chất của con người (Errare humanum est). chúng ta hăy trở lại đề tài của chúng ta.
Lạm Dụng Thánh Danh Và Thuật Ngữ
Hỏi : Tôi có nghe nói rằng có nhiều vị trong số các tác giả thuộc hội viên Thông Thiên Học cho là đă được các Đức Thầy này truyền linh cảm, hoặc là đă được diện kiến và đối thoại với các Ngài, điều đó đúng không? Đáp : Có thể đúng mà cũng có thể không. Làm thế nào tôi biết rơ được? Bằng chứng của việc đó tùy thuộc nơi họ. Một số ít những người đó – thực ra rất ít – rơ ràng là nói dối hoặc bị ảo giác khi cao rao là có được linh hứng như thế; c̣n một số khác thực sự được các Đấng Cao Cả đó truyền cho linh hứng. Người ta biết được cây là nhờ quả của nó, cũng như tất cả các hội viên Thông Thiên Học phải được xét đoán bằng các hành vi của họ chớ không phải bằng những ǵ mà họ viết hay nói ra, cũng thế tất cả các sách về Minh Triết Thiêng Liêng phải được chấp nhận dựa vào công lao của
 chúng, chớ không dựa theo bất cứ lời tuyên xưng dựa trên uy quyền nào mà các sách đó có thể đưa ra. Hỏi : Nhưng c̣n bà Blavatsky có dùng cách này cho các tác phẩm của chính bà không, chẳng hạn như bộ Giáo Lư Bí nhiệm? Đáp : Chắc chắn là có. Trong Lời Nói Đầu của bộ sách, bà có nói rơ ràng rằng các triết lư mà bà tŕnh bày trong bộ sách trên là do bà đă học được nơi các Chân Sư; nhưng không cao rao là có sự linh hứng bất cứ về những ǵ mà bà đă viết ra gần đây. Đối với các hội viên Thông Thiên Học ưu tú nhất của chúng tôi, trong trường hợp này, họ cũng muốn tốt hơn là thánh danh của các Chân Sư đừng bao giờ nên được trộn lẫn với các sách của chúng tôi bằng bất cứ cách nào. Với một vài ngoại lệ, đa số các tác phẩm như thế chẳng những không hoàn hảo, mà c̣n cực kỳ sai sót và lầm lẫn nữa. Thánh danh của hai Đức Thầy đă bị mạo phạm rất nhiều. Gần như không có một nhà đồng bóng nào (medium) mà không cao rao là đă nh́n thấy các Ngài. Mọi Hiệp Hội lừa đảo, giả mạo, với các
mục đích thương mại, hiện nay đang khoe khoang là ḿnh đă được hướng dẫn và chỉ đạo bởi các “Đức Thầy” thường được cho là c̣n cao trọng hơn là các Chân Sư của chúng tôi nữa! Tội lỗi của những kẻ dám đưa ra các tuyên bố này do việc ham muốn lợi lộc, kiêu căng hoặc do trạng thái đồng cốt vô trách nhiệm, quả là nhiều và nặng nề biết bao! Nhiều người đă bị các hiệp hội như thế cướp đoạt tiền tài, các hiệp hội đó ngỏ ư bán các bí mật về quyền năng, tri thức và chân lư tâm linh để đổi lấy đồng vàng vô giá trị. Tệ hơn cả là các tên gọi linh thiêng của Huyền Linh Học và những người trông giữ thánh tích (holy keepers) v́ đó mà bị lôi kéo vào trong khối bùn nhơ này, trở nên ô nhiễm do bị liên kết với các động cơ thấp hèn và các thực hành phi đạo lư, trong khi hàng ngàn người đă bị cản trở không bước lên được con đường chân lư và ánh sáng do tai tiếng và tiếng xấu mà các mánh khóe lừa gạt, bịp bợm như thế đă mang lại cho toàn bộ vấn đề. Tôi lặp lại, ngày nay mọi nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng thành tâm đều hối tiếc, từ tận đáy ḷng ḿnh, giá mà các thanh danh và các sự việc thiêng liêng này đừng bao giờ được nói đến trước công chúng và họ có cái mong muốn nhiệt thành rằng họ sẽ giữ bí mật trong một giới nhỏ gồm các bạn bè tín cẩn và có ḷng sùng kính mà thôi. Hỏi : Tất nhiên rồi, ngày nay biết bao tên tuổi xuất hiện rất thường xuyên và tôi nhớ là chưa từng nghe thấy những nhân vật như các “Đức Thầy” đó măi chỉ rất gần đây thôi. Đáp : Chính thế, nếu chúng ta hành động theo nguyên tắc khôn ngoan là giữ im lặng thay v́ đổ xô vào tiếng tăm và công bố tất cả những ǵ chúng ta biết và nghe, th́ sự mạo phạm như thế sẽ không bao giờ xảy ra. Hăy xem, chỉ cách đây 14 năm thôi, trước khi Hội Thông Thiên Học được thành lập, người ta chỉ nói đến “các vong linh” (“spirits”). Chúng có mặt khắp nơi, trên môi mọi người; và có
 lẽ không một người nào thậm chí mơ thấy nói đến các vị “Adepts”, “Mahatmas” hoặc “Masters” đương thời nào cả. Thậm chí người ta khó mà nghe đến tên Hoa Hồng Thập Giá, trong khi sự hiện hữu của một sự việc thuộc “Huyền linh học” như thế hăy c̣n bị ngờ
vực cho dù bởi rất ít người. Ngày nay mọi sự đều thay đổi. Vô phúc thay, các hội viên Thông Thiên Học chúng tôi là những người đầu tiên nói về các sự việc này, để chứng minh sự thật về sự hiện hữu ở phương Đông của các “Adepts” và “Masters” cùng tri thức huyền linh đă biết, để rồi ngày nay các tên gọi này trở nên thông dụng. Ngày nay, phải chăng nghiệp quả, tức các hậu quả của việc xúc phạm đến thánh danh và các điều thánh thiện, đă đổ ập lên chúng tôi. Ngày nay, tất cả những ǵ mà bạn t́m thấy về các vấn đề như thế trong tài liệu thông thường – và có không ít việc đó – tất cả đều được truy nguyên đến tận xung lực được đưa ra theo chiều hướng này bởi Hội Thông Thiên Học và các Nhà sáng lập của Hội. Thậm chí cho tới bây giờ, các kẻ thù của chúng tôi cũng c̣n lợi dụng lỗi lầm của chúng tôi. Quyển sách gần đây nhất nhắm vào việc chống lại các giáo lư của chúng tôi được cho là do một vị Adept hai mươi tuổi viết ra. Giờ đây đó là một sự láo toét rơ ràng. Chúng tôi biết người biên chép (amanuensis) và những kẻ tạo hứng (inspirers) cho anh ta là ai (v́ chính anh ta quá dốt nát không thể viết bất cứ ǵ thuộc loại đó). Những người tạo hứng này là những người c̣n sống, đầy ḷng hận thù và vô lương tâm, tương xứng với các khả năng trí tuệ của họ; và các Adepts giả mạo (bogus) này không phải chỉ có một mà rất nhiều. Chu kỳ của các “Adepts” này, được dùng như là các búa tạ (sledg–hammers) để đánh đổ các vị lănh đạo Hội Thông Thiên Học, đă bắt đầu cách đây 12 năm, với bà Emma Hardinge Britten’s “Louis” của quyển Art Magic (Ma Thuật) và Ghost Land (Vùng Đất Ma), và bây giờ kết thúc với “Adept” và “Tác giả” của “Ánh sáng Ai Cập”, một tác phẩm do các nhà giáng ma học viết ra để chống lại Minh Triết Thiêng Liêng và các giáo lư của khoa này. Nhưng thật là vô ích mà hối tiếc những ǵ đă xảy ra, và chúng tôi chỉ có thể chịu đau khổ trong cái hy vọng rằng các sơ hở của chúng tôi có thể đă tạo được một ít dễ dàng hơn cho những kẻ khác muốn t́m kiếm con đường đi đến các Chân Sư, mà thánh danh các Ngài hiện nay khắp nơi đều sử
dụng một cách vô ích và dưới cái vỏ đó rất nhiều sự bất công đă được tạo ra. Hỏi : Có phải bà không cho “Louis” là một Adept không? Đáp : Chúng tôi không tố giác một ai cả, mà dành cái nhiệm vụ cao đẹp(1) này cho kẻ thù chúng tôi. Tác giả của quyển Art Magic là nhà giáng ma học, v.v…, có thể hay không thể quen biết với một vị Adept như thế – và khi nói như thế, là tôi nói ít hơn nhiều so với những ǵ mà vị phu nhân đó đă nói và viết về chúng tôi và Minh Triết Thiêng Liêng trong nhiều năm qua– đó là công việc của riêng bà ấy. Chỉ khi nào trong khung cảnh trang nghiêm của linh thị thần bí, một vị “Adept”, được gán cho như thế, có lẽ mới thấy được các “hồn ma” ở Greenwich, nước Anh, qua kính viễn vọng của Huân tước Rosse, kính này được xây dựng tại và không bao giờ di chuyển khỏi Parsonstown ở Ireland, (xem “Ghost Land”, phần I, trang  và kế tiếp). Tôi xin được phép lấy làm lạ về sự dốt nát
 của vị “Adept” đó trong các vấn đề khoa học. Điều này khuấy động lên mọi lỗi lầm và lầm lẫn mà đôi khi các đệ tử của các Huấn sư của chúng tôi phạm phải! Và chính vị “Adept” này hiện giờ được dùng để phá vỡ các giáo lư của các Đức Thầy chúng tôi! Hỏi : Tôi hoàn toàn cảm thông với xúc cảm của bà trong vấn đề này và nghĩ rằng đó chỉ là điều dĩ nhiên. Và bây giờ xét về những ǵ bà đă nói và giải thích cho tôi, có một vấn đề mà tôi muốn đưa cho bà vài câu hỏi. Đáp : Tôi sẽ trả lời nếu tôi biết được. Đó là ǵ?

(1) noble task = nhiệm vụ cao đẹp, chữ noble đáng lẽ phải ở trong ngoặc kép ND


KẾT LUẬN
Tương lai của Hội Thông Thiên Học
                
Hỏi : Xin cho biết, bà mong đợi điều ǵ cho Minh Triết Thiêng Liêng trong tương lai? Đáp : Nếu bạn nói đến Minh Triết Thiêng Liêng, tôi xin trả lời rằng v́ Minh Triết Thiêng Liêng đă tồn tại một cách vĩnh viễn qua các chu kỳ vô tận này đến các chu kỳ khác trong quá khứ, nên nó sẽ măi măi tồn tại suốt các chu kỳ vô tận của tương lai, bởi v́ Minh Triết Thiêng Liêng đồng nghĩa với Chân lư Vĩnh Cửu (Everlasting Truth). Hỏi : Xin thứ lỗi, tôi có ư muốn hỏi bà về triển vọng của Hội Thông Thiên Học. Đáp : Tương lai của Hội Thông Thiên Học hầu như sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ quên ḿnh, sự thành tâm, sự tận tụy và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tùy thuộc vào số lượng tri thức và minh triết mà các hội viên sở đắc được, tùy thuộc vào những người sẽ bắt đầu tiếp tục công việc và điều khiển Hội sau khi các Nhà sáng lập qua đời. Hỏi : Tôi hoàn toàn cảm nhận được sự quan trọng của những người biết hy sinh và tận tụy, nhưng tôi hoàn toàn không hiểu tại sao sự hiểu biết của những người này lại là một nhân tố thiết yếu trong vấn đề giống như hai tính chất kia. Chắc hẳn là văn liệu (về Minh Triết Thiêng Liêng – ND) đă có rồi và vẫn luôn được bổ túc thêm, như vậy không đủ hay sao? Đáp : Tôi không đề cập đến sự hiểu biết chuyên môn về triết lư nội môn, mặc dầu triết lư đó quan trọng vào hàng đầu. Tôi muốn nói đến nhu cầu lớn lao mà những người kế thừa của chúng tôi trong việc dẫn dắt Hội cần phải có, đó là sự phán đoán rơ ràng và
không thiên lệch. Mọi cố gắng mà từ trước đến nay Hội Thông Thiên Học đưa ra đều kết thúc bằng thất bại, bởi v́ sớm hay muộn ǵ nó cũng thoái hoá thành một phe phái (sect), tạo nên một triết lư khắc khe của riêng nó, và thế là bị thất bại do các mức độ tinh tế vốn là sinh khí mà chỉ có chân lư sinh động mới có thể mang lại được. Bạn nên nhớ rằng tất cả các hội viên của chúng tôi đều đă được nuôi dưỡng và sinh ra dưới ảnh hưởng của một đức tin hay tôn giáo nào đó, dù nhiều dù ít, tất cả đều thuộc về thế hệ của họ cả về vật chất lẫn tinh thần, và tất nhiên sự phán đoán của họ cũng rất có thể bị lệch lạc và bị nhuốm thành kiến một cách vô t́nh bởi một vài hay tất cả các ảnh hưởng này. V́ vậy, nếu họ không thể thoát khỏi thành kiến cố hữu đó, hoặc ít nhất được chỉ dạy để nhận biết điều đó ngay lập tức và nhờ thế tránh được việc bị thành kiến đó dẫn dắt, mà kết quả chỉ có thể là Hội sẽ bị cuốn
đi lên trên một băi cát tư tưởng nào đó và trở thành một cái xác mắc cạn trên băi để bị bể vụn ra và tàn tạ đi. Hỏi : Nhưng nếu cái nguy cơ này được ngăn ngừa th́ sao? Đáp : Bấy giờ Hội sẽ tồn tại và vượt qua được thế kỷ hai mươi. Hội sẽ dần dần làm sinh động (leaven) và thấm nhuần quăng đại quần chúng gồm những người biết suy tư và sáng suốt, bằng các ư tưởng cao thượng và trí óc phóng khoáng về Tôn giáo, Bổn phận và Ḷng nhân ái. Một cách từ từ nhưng chắc chắn, Hội sẽ phá vỡ thành mảnh nhỏ các xích sắt của các tín điều và giáo điều, của các thành kiến về giai cấp và về xă hội; Hội sẽ đánh đổ được các ác cảm và các ranh giới của quốc gia và chủng tộc, đồng thời sẽ mở ra con đường đưa đến việc nhận thức thực tiễn về T́nh Huynh Đệ của mọi người. Nhờ giáo huấn của Hội, nhờ các triết lư mà Hội đă làm cho trở nên dễ tiếp cận và dễ hiểu đối với trí óc hiện đại, Tây Phương sẽ học được cách hiểu và đánh giá Đông Phương theo giá trị đích thực của nó. Thêm nữa, việc mở được các năng lực và khả năng thông linh, mà các triệu chứng báo trước của nó đă có thể thấy được ở Mỹ Châu, sẽ tiếp diễn một cách lành mạnh và b́nh thường. Nhân loại sẽ được cứu khỏi các hiểm nguy khủng khiếp, cả
về tinh thần lẫn thể xác, vốn không thể tránh khỏi khi việc khai mở đó xảy ra, như nó đang đe dọa làm thế, trong một cái ḷ ích kỷ và mọi thị dục xấu xa. Sự phát triển trí tuệ và tâm linh của con người sẽ tiến triển một cách hài hoà với sự cải thiện đạo đức của con người, trong khi môi trường vật chất của con người sẽ phản chiếu sự hoà b́nh và mối thiện chí huynh đệ sẽ ngự trị trong trí con người, thay v́ sự bất hoà và tranh chấp nhan nhăn ở khắp nơi chung quanh chúng ta như ngày nay. Hỏi : Quả là một h́nh ảnh thi vị biết bao! Nhưng xin cho biết, bà có thực sự mong mỏi mọi điều này sẽ được thành tựu trong một thế kỷ ngắn ngủi hay không? Đáp : Tuyệt nhiên không. Nhưng tôi xin nhắc bạn rằng trong phần tư chót của mỗi thế kỷ, có một cố gắng được đưa ra bởi các “Chân Sư”, các Đấng mà tôi đă nói đến, để giúp vào việc tiến hoá tâm linh của nhân loại theo một cách thức rơ rệt. Vào lúc kết thúc mỗi thế kỷ, bao giờ bạn cũng sẽ thấy rằng có một sự tuôn tràn hay khuấy đảo đối với tính chất tâm linh (spirituality) – hay nếu thích, bạn cứ gọi nó là huyền bí học (mysticism) – sẽ xảy ra. Một hay nhiều nhân vật (persons) đă xuất hiện trên thế giới với tư cách là các vị thừa hành (agents) của các Ngài, đồng thời một số kiến thức và giáo lư huyền linh, nhiều hoặc ít, đă được đưa ra. Nếu bạn lưu tâm đến việc đó, bạn có thể truy cứu lại các phong trào này, từng thế kỷ một, bạn sẽ t́m được các tài liệu lịch sử với chi tiết rơ ràng của chúng tôi.
 Hỏi : Nhưng điều này có liên quan đến tương lai của Hội Thông Thiên Học ra sao? Đáp : Nếu cố gắng hiện tại, dưới h́nh thức Hội Thông Thiên Học của chúng tôi, mà thành công tốt đẹp hơn là các vị tiền bối của nó đă làm được, th́ bấy giờ nó sẽ tồn tại dưới h́nh thức một đoàn thể có tổ chức, linh hoạt và lành mạnh khi đến thời điểm cho nổ lực của thế kỷ XX. T́nh trạng chung của trí và tâm con người sẽ được cải thiện và thanh luyện bằng việc truyền bá giáo lư, và, như tôi
đă nói, các thành kiến và các ảo tưởng có tính cách giáo điều của chúng sẽ được tẩy sạch ít nhất ở một phạm vi nào đó. Không những thế, mà cạnh đó một loại tài liệu rộng răi và dễ tiếp cận được sẵn sàng đến tay con người, sức thôi thúc kế tiếp sẽ t́m được một đoàn người đông đảo và đoàn kết, sẵn sàng chào đón vị sứ giả mang bó đuốc Chân lư mới. Vị này sẽ t́m thấy tâm trí con người được chuẩn bị sẵn sàng cho thông điệp của ḿnh, một thứ ngôn ngữ sẵn sàng cho vị sứ giả này để khoác lấy các chân lư mới mà ngài đang đem lại, một tổ chức đang chờ đón sự tái lâm của ngài, sẽ lấy đi các chướng ngại và các khó khăn của vật chất cơ khí ra khỏi con đường của ngài. Hăy suy nghĩ một chút, một cơ hội như thế được đưa ra cho ngài có thể thành tựu hay chăng. Hăy lượng định việc đó bằng cách so sánh với những ǵ mà hội Thông Thiên Học hiện nay đă đạt được trong 14 năm qua, mà không có bất cứ thuận lợi nào và bị bao vây bởi vô số các chướng ngại, vốn sẽ không cản trở nhà lănh đạo mới. Hăy xem xét kỹ mọi điều này và kế đó hăy nói cho tôi biết xem tôi có quá lạc quan chăng khi tôi nói rằng nếu Hội Thông Thiên Học tồn tại và sống thực với nhiệm vụ của ḿnh, với các thôi thúc ban đầu của nó xuyên qua một trăm năm tới đây– hăy cho tôi biết, tôi nói, tôi có đi quá xa chăng khi khẳng định rằng trái đất sẽ trở thành một thiên đàng trong thế kỷ hai mươi mốt so với những ǵ đang xảy ra hiện nay!


HẾT.
Ngữ giải
A
Absoluteness (Tính tuyệt đối)
Khi xác nhận về Bản Nguyên Vũ Trụ (Universal Principle), nó chỉ
một sự trừu xuất (abstraction), vốn chính xác và hợp lư hơn là dùng
tính từ “tuyệt đối” (“absolute”) để chỉ những ǵ có thể không có các
thuộc tính mà cũng không có các giới hạn.
Adam Kadmon (Heb.) “Con người nguyên h́nh, Nhân loại. “Thiên
nhân” (“Heavenly man”) không sa vào tội lỗi. Các tín đồ Do Thái Bí
Giáo qui nó cho Mười Sephiroth trên cơi nhận thức của con người”.
Trong kinh Kabala, Adam Kadmon là Thượng Đế biểu lộ tương ứng
với Thượng Đế Ngôi Ba của chúng ta, Bản thể vô hiện (unmanifested
being), con người lư tưởng kiểu mẫu đầu tiên, và tượng trưng cho vũ
trụ in abscondito, hay là trong sự “thiếu thốn” của nó theo nghĩa của
trường phái Aristotle. Thượng Đế Ngôi Một là “ánh sáng Trần gian”,
Thượng Đế Ngôi Hai và Ngôi Ba là các h́nh bóng dần dần sâu đậm
thêm của Ngôi Một.
Adept (Lat.adeptus) : Trong Huyền linh học, chỉ người đă đạt đến giai
đoạn điểm đạo và trở thành một Đức Thầy trong khoa Triết học Nội
Môn.
Aether (Gr.): Theo cổ nhân, đây là chất phát sáng (luminiferous
Substance) đang thấm nhuần toàn thể vũ trụ; “bộ áo” (“garment”) của
Thượng Đế Tối Cao, Zeus hay Jupiter. Theo Con Người Hiện Đại
(modern) là Dĩ Thái (Ether), về ư nghĩa của nó trong vật lư học và
hoá học, xin xem Tự Điển Webster hay một số tự điển khác. Trong
Huyền Bí Học (Esotericism), Aether là nguyên khí thứ ba của Vũ Trụ
Thất Phân, vật chất (thổ) là cái thấp nhất, Akasa là cái cao nhất.
Agathon (Gr.) : Thượng Đế Tối Cao của Plato, nghĩa đen “thánh
thiện” (“the good”). Alaya của chúng ta hay là Linh Hồn Thế Giới.
NGỮ GIẢI 331 Agnostic : Người theo thuyết bất khả tri. Một từ ngữ được Giáo sư Huxley dùng trước tiên để chỉ người không tin vào điều ǵ mà không được các giác quan chứng thực. Ahankara (B.Phạn) : Ư niệm về “cái tôi” (“I”), tức ngă thức (self– consciousness) hay là ư thức về cá tính (self– identity); “cái tôi” hay là nguyên khí tạo ngă và tạo ảo giác (egoistical and mayavic principle)
 trong con người, do bởi sự vô minh của chúng ta – nó tách biệt “cái ngă” của chúng ta ra khỏi Cái Ngă Đại Đồng Duy Nhất. Cũng gọi là phàm ngă (personality), ngă tính (egoism). Ain–Soph (Heb.). Thượng Đế “Vô Biên” hay “Vô Hạn” tỏa rộng và trải dài. Ain–Soph cũng c̣n viết là En–Soph và Ain–Suph, v́ không một người nào, ngay đến các giáo sĩ Do Thái (Rabbis), hoàn toàn chắc chắn về các nguyên âm của chúng. Trong siêu h́nh học tôn giáo của các triết gia Hebrew cổ, Bản Nguyên Duy Nhất là một trừu xuất giống như Parabrahm, mặc dầu Tín đồ Do Thái bí giáo hiện đại đạt được thành công chỉ nhờ vào sự ngụy biện và các nghịch lư trong việc tạo ra một “Thượng Đế Tối Cao” đối với nó và không có ǵ cao siêu hơn. Nhưng đối với tín đồ Do Thái bí giáo thuở đầu ở Chaldea, Ain– Soph vốn “không h́nh tướng hay bản thể” với “không giống với bất cứ ǵ khác”. (Die Kabbala của Franck, trang 126). Ain– Soph đó không bao giờ được xem như “Đấng Sáng Tạo” được chứng minh một cách có sức thuyết phục bởi sự kiện là một người Do Thái chính thống như Philo gọi “Đấng sáng tạo” là Logos, ngài đứng kế “Đấng Vô Hạn” (“Limitless One”) và là “Đệ Nhị Thượng Đế”. Trong Quaest Solut, Philo nói: “Đệ Nhị Thượng Đế ở trong minh triết của nó (của Ain– Soph)”. Thượng Đế là Hư Vô (No–Thing); chính v́ vô danh (nameless) do đó được gọi là Ain–Soph – thuật ngữ Ain có nghĩa là không có ǵ cả (nothing). (Cũng xem Kabbala của Franck, trang 153). Alchemy (kim đan), theo tiếng Ả Rập là Ul–Khemi, như danh xưng gợi cho thấy, đó là hoá học của thiên nhiên. Ul–Khemi hay Al– Kimia, tuy thế, thực ra là một từ ngữ được Ả Rập hoá, mượn từ tiếng Hy Lạp chemeia do chữ chumos, “nước ép” (“juice”), trích ra từ thảo mộc. Khoa Kim đan có liên quan đến các mănh lực tinh anh của thiên nhiên và các t́nh trạng vật chất khác nhau mà các lực tinh anh
đó đang tác động. Trong lúc t́m kiếm dưới bức màn ngôn ngữ, ít nhiều đều do con người tạo ra, để truyền đạt cho người không có kinh nghiệm rất nhiều Bí Mật Trọng Đại (Mystereium Magnum) mà vẫn được an toàn trong tay của một thế giới ích kỷ, nhà luyện đan mặc nhiên cho đó như là nguyên tắc đầu tiên của ḿnh, đó là sự hiện hữu của một loại Dung Môi Vũ Trụ (Universal Solvent) nào đó trong chất liệu đồng nhất mà từ đó các nguyên tố phát triển ra, nhà luyện đan gọi chất đó là vàng ṛng, hay vật chất toàn mỹ (summum materiae). Dung môi này cũng được gọi là dung môi vũ trụ (menstruum universale) có khả năng lấy đi mọi mầm bệnh ra khỏi cơ thể con người, đổi mới sự trẻ trung và kéo dài sự sống. Đó là lapis philosophorum (ḥn đá của triết gia). Khoa học luyện đan du nhập trước tiên vào Âu Châu nhờ Geber, một đại triết gia và là hiền giả Ả Rập, vào thế kỷ thứ tám ở kỷ nguyên chúng ta; nhưng khoa này đă được biết tới và thực hành trước đó từ lâu ở Trung Hoa và Ai Cập. Nhiều bản văn viết trên chỉ thảo (papyri) về Khoa Luyện Đan và các bằng chứng khác cho thấy rằng đó là khoa nghiên cứu được ưa thích của Vua Chúa và các Vị Tư Tế (Priests), đă được khai quật lên và bảo 236 quản dưới tên gọi chung là các luận án của Hermes. (Xem Tabula Smaragdina). Khoa Luyện Đan được khảo cứu dưới ba khía cạnh riêng biệt, nó thừa nhận nhiều cách giải thích khác nhau, cụ thể là về vũ trụ, con người và trái đất. Ba phương pháp này được tiêu biểu dưới ba đặc chất để luyện đan– lưu huỳnh (sulphur), thủy ngân và muối. Các tác giả khác th́ nói rằng các tiến tŕnh này lần lượt là ba, bảy, mười và mười hai; nhưng tất cả đều đồng ư chỉ có một mục tiêu trong Khoa Luyện Đan đó là chuyển hoá các kim loại thường thành vàng nguyên chất. Nhưng vàng đó thực sự là ǵ, rất ít người hiểu được một cách chính xác. Chắc chắn là có một cái ǵ đó trong thiên nhiên dùng để chuyển hoá kim loại thường thành kim loại quí hơn, nhưng đây chỉ là một khía cạnh của Khoa Luyện Đan, khía cạnh trần tục hay là khía cạnh thuần vật chất, v́ về mặt lư luận, chúng ta thấy cùng một diễn tŕnh giống như thế đang xảy ra trong ruột địa cầu. Tuy nhiên, bên ngoài và bên kia cách diễn giải này, trong khoa luyện đan c̣n có một ư nghĩa tượng trưng, thuần túy thông linh và tinh thần. Trong khi  nhà luyện đan của Do Thái Bí Giáo t́m cách hiểu cái trước, th́ nhà luyện đan kiêm nhà huyền linh học (the Occultist–Alchemist) bác bỏ vàng của cơi trần, đặt hết mọi chú tâm của ḿnh và chỉ hướng các nổ lực của ḿnh vào việc chuyển hoá tứ hạ thể thành Tam Thượng Thể thiêng liêng của con người, để sau rốt hoà nhập thành một. Các cơi tinh thần, trí tuệ, cơi thông linh và cơi trần của cuộc sống con người trong khoa luyện đan được so sánh với tứ đại (four elements), – hỏa, phong, thủy và địa, đồng thời mỗi yếu tố (đại) có thể có cấu tạo ba phần, nghĩa là chặt chịa (fixed), không chặt chịa (unstable) và dễ bay hơi (volatile). Thế gian biết ít hay không biết ǵ liên quan đến nguồn cội của ngành triết học cổ này, nhưng chắc chắn rằng nó không biết trước sự cấu tạo của bất cứ Hoàng Đạo (Zodiac) đă được biết nào, và khi bàn đến các mănh lực được nhân cách hoá của thiên nhiên, có lẽ cũng là bất cứ thần thoại nào của thế giới. Cũng không có bất cứ nghi ngờ nào cho rằng các bí mật thật sự của sự chuyển hoá (trên cơi trần) đă được biết rơ vào thời cổ và đă bị thất tung trước khi mở đầu thời kỳ lịch sử. Môn hoá học ngày nay đang nợ khoa luyện đan do các khám phá căn bản lư thú nhất của nó, nhưng không để ư đến sự thật không thể chối cải của hoá học, đó là chỉ có một yếu tố duy nhất trong vũ trụ, hoá học sắp các kim loại vào lớp các yếu tố, và chỉ bây giờ mới bắt đầu t́m ra các lỗi lầm sờ sờ của nó. Thậm chí một số nhà soạn tự điển bách khoa bắt buộc thú nhận rằng nếu hầu hết các tài liệu về sự chuyển hoá đều là lừa phỉnh giả dối, tuy thế một số tài liệu đó lại được kèm theo bằng các chứng cớ làm cho chúng trở thành khả hữu. Nhờ chế ra pin điện, hơn nữa pin kiềm, người ta đă t́m ra là có căn bản kim loại. Việc có thể có được kim loại từ các chất khác vốn chứa các thành phần cấu tạo nó, để thay đổi một kim loại này thành kim loại khác… do đó phải bị bỏ dở chưa xong. Không phải tất cả các Nhà luyện đan đều bị xem là những kẻ mạo danh. Nhiều người đă làm việc cật lực dưới sự xác tín là mục tiêu của họ sẽ được đạt tới, với sự kiên nhẫn không mệt mỏi và tấm ḷng trong sạch, được các Nhà luyện đan khuyến cáo một cách rơ ràng, các đức tính trên chính là sự đ̣i hỏi chính cho sự thành công của công lao họ. (Bách Khoa Từ Điển Phổ Thông).
Alexandrian Philosophers (hay Trường phái). Trường phái triết học trứ danh này xuất hiện ở Alexandria, Ai Cập, từ lâu, thành phố này đă là trung tâm của kiến thức và triết học. Nó nổi danh v́ cái thư viện của nó, do Ptolemy Soter thành lập ngay lúc bắt đầu triều đại của ông (Ptolemy mất năm 283 trước T.C) – một thư viện được cao rao là có 700.000 cuộn sách hay quyển sách (Aulus Gellius) v́ bảo tàng của nó, tức Hàn Lâm Viện Khoa Học và Nghệ Thuật đích thực đầu tiên dành cho các học giả nổi danh trên thế giới chẳng hạn như Euclid, cha đẻ của khoa h́nh học, Apollonius ở Perga, tác giả của công tŕnh vẫn c̣n tồn tại về các mặt cắt h́nh nón (conic sections); Nicomachus, nhà số học (arithmetician): v́ các nhà thiên văn, các triết gia tự nhiên, các nhà giải phẫu như là Herophilus và Erasistratus; các y sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ v.v… Nhưng nó c̣n nổi danh hơn với trường phái chiết trung hay trường phái tân Plato, do Ammonius Saccas thành lập năm 173 sau T.C., gồm các môn đệ như Origen, Plotinus và nhiều người khác mà ngày nay nổi danh trong lịch sử. Các trường nổi danh nhất của Phái Bất Khả Tri (Gnostics) đều có cội nguồn ở Alexandria. Philo–Judaeus, Josephus, Iamblichus, Porphyry, Clement ở Alexandria, nhà thiên văn học Erathosthenes, Hypatia, triết gia nguyên sơ (virgin philosopher) và vô số các ngôi sao hạng hai khác nữa, tất cả đều thuộc về các trường phái lớn này ở các thời kỳ khác nhau và giúp vào việc biến Alexandria thành một trong các trung tâm kiến thức nổi tiếng đúng đắn nhất mà thế giới từng tạo ra. Altruism (chủ nghĩa vị tha), do Alter: khác (other). Một tính chất ngược với vị kỷ (egoism). Các hành động có khuynh hướng làm điều tốt lành cho kẻ khác, không nghĩ đến ḿnh. Ammonius Saccas : Một triết gia vĩ đại và thánh thiện sống ở Alexandria giữa thế kỷ 2 và 3 thuộc kỷ nguyên chúng ta, nhà sáng lập trường phái Tân Plato của người Philalethians hay “những kẻ yêu chân lư” (“lovers of truth”). Ông thuộc ḍng dơi nghèo hàn, cha mẹ gốc là người Thiên Chúa Giáo, nhưng được phú bẩm cho thiên tính thánh thiện nổi bật được gọi là Theodidaktos, “Thần huấn” (“God – taught”). Ông tôn vinh những ǵ thánh thiện trong Cơ Đốc Giáo, nhưng từ bỏ nó và các giáo hội vào tuổi rất sớm, v́ không thể t́m thấy trong Cơ Đốc Giáo bất cứ điều ǵ cao siêu hơn là các tôn giáo cổ. Analogeticists : Triết gia loại suy. Các môn đồ của Ammonius Saccas
(X. đoạn trên) thường được gọi như thế bởi v́ cách thực hành của họ là tŕnh bày mọi truyền thuyết, thần thoại và điều huyền bí linh thiêng bằng một nguyên tắc loại suy và tương hợp (principle of  analogy and correspondence), qui tắc hiện nay đang thấy có trong hệ thống Do Thái Bí Giáo và nổi bật lên trong các trường phái Triết học Nội Môn ở Đông Phương. (Xem “Mười Hai Cung Hoàng Đạo” của T.Subba Row trong “Năm năm với Minh Triết Thiêng Liêng”). Ananda (B.Phạn): Chí phúc, lạc phúc (bliss, joy, felicity). Một thánh danh của một đệ tử thân thiết của Phật Thích Ca. Anaxagoras : Một triết gia nổi danh ở Ionia (phía Tây Tiểu Á– ND) sống vào khoảng 500 trước T.C, nghiên cứu triết học dưới ảnh hưởng của Anaximenes ở Miletus, và có một thời sống với Pericles, ở Athens (Hy Lạp). Socrates, Euripides, Archelaus và các nhân vật cùng các triết gia lỗi lạc khác thuộc trong số các môn đồ của ông. Ông là một nhà thiên văn học thông thái nhất và là một trong những người đầu tiên giải thích công khai những ǵ mà Pythagoras giảng dạy một cách bí mật– cụ thể là chuyển động của các hành tinh, nhật thực và nguyệt thực, v.v… Chính ông dạy ra thuyết hồng nguyên khí (theory of chaos), dựa vào nguyên tắc “không vật ǵ đến từ hư vô” (“nothing comes from nothing” – ex nihilo nihil fit) và thuyết nguyên tử, với tư cách là tinh túy và chất liệu ẩn bên dưới mọi vật thể (bodies) “có cùng bản chất như là các thể mà chúng tạo thành”. Ông dạy là các nguyên tử này trước tiên được khởi động bằng nous (trí tuệ vũ trụ, tức Mahat của Ấn giáo), mà nous là một thực thể phi vật chất, vĩnh hằng, thuộc tinh thần. Bởi sự kết hợp này mà thế giới được tạo ra, các thể vật chất thô thiển ch́m xuống, c̣n các nguyên tử tinh anh (hay là hỏa dĩ thái– fiery ether) nổi lên và trải rộng ra trong các vùng trời cao. Đi trước khoa học hiện đại khoảng hơn 2000 năm, ông đă dạy rằng các tinh tú có cùng chất liệu như địa cầu của chúng ta, c̣n mặt trời là một khối nóng rực, ông c̣n dạy rằng mặt trăng là một thể tối đen không thể cư trú được, đang nhận ánh sáng từ mặt trời. Ngoài phần khoa học nói ở trên, ông c̣n thú thực rằng ông hoàn toàn tin tưởng có sự sống thực sự của các sự vật (the real existence of things), tuy các giác quan của chúng ta cảm nhận được nhưng không thể chứng minh một cách rơ rệt được. Vào năm 72 tuổi ông chết trong khi lưu đày ở Lampsacus. Anima Mundi (Lat.): “Linh hồn Thế Giới”, giống như Alaya của Phật giáo Bắc Tông. Đây là tinh hoa thiêng liêng (divine Essence) tỏa khắp, thấm nhuần, làm linh hoạt, đem sinh lực cho vạn vật, từ nguyên tử tế vi nhất của vật chất cho đến con người và thánh thần. Chính theo ư nghĩa “Từ Mẫu có bảy lớp da” (“the seven skinned Mother”) của các đoạn kinh (stanzas) trong Secret Doctrine. Tinh hoa của bảy cơi hữu t́nh, tâm thức và sự biến phân, cả tinh thần lẫn vật chất. Ở trạng thái cao nhất của nó chính là Niết Bàn; ở trạng thái thấp nhất của nó chính là Tinh Tú Quang (Astral Light). Nó thuộc nữ (feminine) đối với người theo Thuyết Bất Khả Tri, người Cơ Đốc ban sơ và người Nazarennes; thuộc lưỡng phái theo các môn phái khác, các phái này xem nó như là chỉ ở trong bốn cơi thấp của nó, có bản chất là lửa và dĩ thái trong thế giới sắc tướng ngoại cảnh, và có tính chất thiêng
liêng và tâm linh trong ba cơi cao của nó. Khi nói rằng mỗi linh hồn con người được sinh ra bằng cách tự tách rời khỏi Anima Mundi, th́ về mặt nội môn, điều đó có nghĩa rằng Thượng Ngă (higher Egos) của chúng ta có bản chất tương đồng với Nó, và Mahat là một huyền xạ (radiation) của cái Tuyệt Đối Đại Đồng hằng vô hiện. Anoia (Hy Lạp): là “thiếu hiểu biết v́ kém thông minh” (“want of understanding folly”); tên gọi này được Plato và các triết gia khác dùng để chỉ hạ trí khi kết hợp quá chặt chẽ với Kama (dục vọng), vốn được đặc trưng bằng tính phi lư (irrationality) (agnoia). Gốc Hy Lạp agnoia hiển nhiên là một dẫn xuất của Bắc Phạn ngữ ajnana (phát âm là agnyana), tức là vô minh (ignorance), phi lư và thiếu hiểu biết. Anthropomorphism : Thuyết thần nhân đồng h́nh. Do tiếng Hy Lạp Anthropos, con người. Hành vi gán cho Thượng Đế hoặc thần thánh h́nh dạng con người và các thuộc tính hay tính t́nh của con người. Anugita (B.Phạn): Một trong các kinh Upanishads. Một bộ luận rất huyền bí (Xem Clarendon Press, “Các Thánh Thư Đông Phương”).
Apollo Belvidere. Thuộc trong số các tượng cổ của Apollo, con trai của thần Jupiter và Latona, được gọi là Phoebus, Helios, sự rực rỡ, và Mặt Trời– thần lỗi lạc và hoàn hảo nhất là vị thần có danh xưng này, vốn ở trong pḥng triển lăm Bevidere ở Vatican, La Mă. Được gọi là Pythian Apollo, v́ vị thần này tượng trưng thời vinh quang của thần qua con măng xà Python. Tượng được t́m thấy trong các phế tích ở Antium vào năm 1503. Apollonius ở Tyana. Một triết gia phi thường, sinh ở Cappadocia vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất, một người theo phái Pythagore nhiệt thành, học các khoa học của người Phoenician theo sự chỉ dẫn của Euthydemus, học triết học của Pythagore và các môn khác dưới sự chỉ dẫn của Euxenus ở Heraclea. Tuân theo các học thuyết của phái Pythagoras, ông giữ giới chay tịnh suốt đời, chỉ ăn trái cây cùng rau cỏ, không hề uống rượu, mặc quần áo chỉ làm bằng sợi thực vật, đi chân trần và để tóc mọc dài giống như mọi đệ tử điểm đạo đă làm trước và sau ngài. Ngài được điểm hoá bởi các vị tư tế của đền thờ Aeculapius (As clepios) ở Aegae và học được nhiều “phép huyền diệu” để chữa trị bệnh nhân mà Ông Tổ của y học (God of medicine) đă từng làm. Do việc tự dọn ḿnh cho một cuộc điểm đạo cao bằng một cuộc tịnh khẩu (a silence) trong năm năm, và do việc du hoá – viếng Antioch, Ephesus và Pamphylia cùng các nơi khác– xuyên qua Babylon, ngài tới được Ấn Độ chỉ một ḿnh, tất cả các đệ tử của ngài đều bỏ rơi ngài v́ họ sợ phải đi đến “vùng đất mê hoặc” (“land of enchantments”). Một đệ tử t́nh cờ là Damis mà ngài gặp gỡ trên đường đi, đă đi theo ngài, tuy nhiên, chỉ ở trên các cuộc du hoá. Theo Damis, ở Babylone ngài được điểm hoá bởi người Chaldea và Magi, sau đó 100 năm câu chuyện tường thuật của Damis được một người tên là Philostratus chép lại. Sau khi từ Ấn Độ trở về, ngài tỏ ra là một Đệ Tử Điểm Đạo thực sự nơi những điều mà ngài tiên đoán như bệnh dịch, các trận động đất, cái chết của các vua chúa và các biến cố khác nữa đều xảy ra rất đúng.
Ở Lesbos, các tư tế của Orpheus ghen ghét ngài, và không chịu điểm hoá cho ngài vào các bí pháp đặc biệt của họ, dẫu cho họ làm như thế nhiều năm sau đó. Ở Athens và nhiều nước khác, ngài thuyết
giảng cho dân chúng hiểu biết các đạo lư thanh khiết và cao thượng nhất, c̣n các hiện tượng mà ngài tạo ra vừa kỳ diệu vừa nhiều và được xác nhận là đúng. Trong cơn mất tinh thần, Justin Martyr đặt câu hỏi: “Làm thế nào mà các linh phù (talismans) của Apollonius có được quyền năng, v́ như chúng ta thấy, chúng ngăn được mức thịnh nộ của cơn ba đào, sức hung hăn của trận cuồng phong và các cuộc tấn công của loài dă thú; và trong khi các huyền diệu của vị Chúa Tễ của chúng ta được bảo tồn bởi chỉ một ḿnh truyền thuyết, c̣n các huyền diệu của Apollonius th́ rất nhiều và thực sự được thể hiện trong các sự kiện hiện hữu?” (Quest. XXIV). Nhưng câu hỏi này thật dễ trả lời, thật sự là sau khi đi ngang qua Koosh của Ấn Độ (Hindu Koosh), Apollonius đă được một vị vua (King) hướng dẫn đến trú sở (abode) của các Nhà Hiền Triết (Sages), có thể là ngài lưu lại đó rất lâu, và các hiền giả này dạy ngài khoa tri thức vô song của họ (unsurpassed knowledge). Các cuộc đối thoại của ngài với hiền giả Menippus xứ Corinth (ở Hy Lạp cổ – ND) đă mang lại cho chúng ta sách giáo lư vấn đáp nội môn đích thực và hé lộ (khi hiểu được) nhiều bí nhiệm quan trọng của thiên nhiên. Apollonius là thân hữu, người tương thông (correspondent) và là thượng khách của các vua và các hoàng hậu, không một quyền năng kỳ diệu hay “pháp thuật” (wonderful or “magic” powers) nào được chứng thực là hay hơn quyền năng của ngài. Vào khoảng cuối cuộc đời dài và kỳ diệu của Ngài, Ngài có mở một trường nội môn ở Ephesus và từ trần vào khoảng năm ngài được 100 tuổi. Archangel (Nhất đẳng Thiên Thần). Thiên thần cao siêu nhất. Do hai từ ngữ Hy Lạp: arch, “hàng đầu” (“first”) và angelos, “sứ giả” (“messenger”). Arhat (La Hán, B.Phạn): cũng được phát âm và viết là Arahat, Arhan, Rahat v.v… “người xứng đáng” (“the worthy one”); một người Arya hoàn thiện, một người hết luân hồi; “xứng đáng với danh vi thiêng liêng”. Đây là tên gọi trước tiên dành cho người theo đạo Jain và sau đó dùng chỉ thánh nhân theo đạo Phật được điểm hoá vào các bí pháp nội môn. La hán là người đă tiến nhập vào con đường cuối cùng và cao siêu nhất và như thế thoát khỏi tái sinh.
 Arians : Môn đồ của Arius, một trưởng lăo (presbyter) của Giáo Hội ở Alexandria vào thế kỷ thứ tư. Arius là kẻ chủ trương rằng Đức Christ là một con người và là một thực thể được sáng tạo, dưới Đức Chúa
 Cha, mặc dù là một người cao quư, một vị adept, thông thạo mọi bí pháp thiêng liêng. Aristobulus : Một người viết văn thành Alexandria và là một triết gia tầm thường. Một người Do Thái (Jew) cố chứng minh rằng Aristotle đă giải thích các tư tưởng bí hiểm của Moses. Aryan (B.Phạn): nghĩa đen “người thánh thiện” (“the holy”); những người đă thành thạo Tứ Diệu Đế (Aryasatyani) và đă tiến nhập vào thánh đạo (Aryamarga path) đưa đến Niết Bàn hay Giải thoát tối hậu (Moksha), bốn con đường vĩ đại. Thoạt đầu, các vị này được biết dưới tên là các vị Thánh Triết (Rishis). Nhưng ngày nay tên gọi này trở thành h́nh dung từ chỉ một chủng tộc, và các nhà Đông Phương học của chúng ta, trong khi tước đi giai cấp Bà La Môn Ấn Độ quyền thừa kế của họ, lại biến người Aryans thành tất cả người Âu Châu. V́ lẽ, theo nội môn học, bốn con đường hay bốn giai đoạn này chỉ có thể được tiến nhập vào qua sự phát triển tâm linh lớn lao và “sự phát triển thiêng liêng”, chúng được gọi là Thánh Đạo (Aryamarga). Các tŕnh độ tiến đến quả vị La Hán (Arhatship) được gọi theo thứ tự là Tu đà hoàn (srotapatti), Tư đà hàm (sakridagamin), A na hàm (Anagamin) và La Hán, hay là bốn đẳng cấp Aryas, tương ứng với bốn thánh đạo và chân lư. Aspect : H́nh tướng (rupa) mà theo đó bất cứ nguyên khí nào trong con người hay bản chất thất phân biểu lộ ra được gọi là một trạng thái (aspect) của nguyên khí đó theo Minh Triết Thiêng Liêng. Astral body (Dĩ thái h́nh). Đối phần bằng chất dĩ thái (ethereal counterpart) hay dĩ thái h́nh (double) của bất cứ vật thể nào trên cơi trần (physical body). Doppelganger. Astrology (Chiêm tinh học). Môn học vạch rơ tác động của các thiên thể trên các sự việc trần thế và có khả năng nói trước các biến cố tương lai do nơi vị trí của các tinh tú. Tính chất cổ (antiquity) của nó xưa đến độ phải đặt nó trong số các tài liệu có sớm nhất trong vốn kiến thức của nhân loại. Từ lâu nó vẫn là một khoa học huyền bí ở
Đông Phương và cách diễn đạt rốt ráo của nó vẫn y nguyên như thế đến tận ngày nay, c̣n áp dụng huyền bí của nó chỉ có được một mức độ hoàn thiện nào đó ở Phương Tây trong khoảng thời gian từ khi Varaha Mihira viết ra sách Chiêm tinh học của ngài cách đây khoảng 1400 năm. Claudius Ptolemy, nhà địa lư học và toán học nổi danh, sáng lập ra hệ thống Thiên văn học được biết dưới tên của ngài, đó là Tetrabiblos, hệ thống đó vẫn c̣n là nền tảng của Chiêm tinh học hiện đại, vào năm 135 sau T.C. Khoa tử vi đẩu số (Horoscopy) ngày nay được nghiên cứu theo bốn đề mục cụ thể là:
1 Trần tục (mundane), dựa theo ứng dụng của nó đối với khí tượng học (meteorology), địa chấn học (seismology), trồng trọt chăn nuôi (husbandry) …
2 State hay là Civic liên quan tới tương lai của các quốc gia, vua chúa và các nhà cầm quyền.
3 Horary, liên quan đến việc giải đáp các nghi ngờ nảy sinh trong trí dựa vào bất cứ đối tượng (subject) nào.
4 Genethliacal, liên hệ đến tương lai của các cá nhân từ lúc sinh đến lúc từ trần.

Người Ai Cập và người Chaldea thuộc trong số người ham thích khoa chiêm tinh lâu đời nhất, mặc dầu các cách giải đoán tinh tú của họ và các phương pháp hiện đại khác nhau rất nhiều. Cách của họ cho rằng Belus, tức Bel hay Elu của người Chaldea, hậu duệ (scion) của Triều Đại Thiêng Liêng (Divine Dynasty) hay triều đại của các Thánh Vương (King– gods) thuộc về đất đai của Chemi, và đă rời bỏ nó để lập ra một thuộc địa từ Ai Cập trên bờ sông Euphrates, nơi mà một đền thờ, do các nhà tư tế cai quản để phụng sự các “tinh quân” (“lords of the stars”), được dựng lên. Về nguồn cội của môn học này, một mặt người ta biết rằng Thebes chủ trương cầu có sự tôn trọng việc t́m kiếm khoa chiêm tinh học; trong khi ở mặt khác, tất cả đều đồng ư rằng chính người Chaldea đă dạy khoa học đó cho các quốc gia khác. Ngày nay Thebes đi trước hơn nhiều, không những chỉ “Ur của người Chaldea”, mà c̣n Nipur, nơi mà Bel được thờ phụng đầu tiên– Sin, con trai của y
NGỮ GIẢI 341 (mặt trăng), vốn là thần linh chủ quản của Ur, vùng đất chào đời (nativity) của Terah, người Sabean và tín đồ Bái tinh giáo (Astrolater) và của Abram, con trai của y, nhà chiêm tinh học vĩ đại của truyền thuyết Thánh kinh. Như thế, tất cả đều có khuynh hướng xác định sự khẳng định của người Ai Cập. Nếu về sau tên tuổi của nhà chiêm tinh này bị hoen ố ở Rome và nơi khác, đó là do sự gạt gẫm của những người muốn kiếm được nhiều tiền đối với những ǵ là phần mấu chốt của Khoa Học Thánh Thiện của các Bí Pháp, c̣n những người, do không biết được cái sau, đă phát triển một hệ thống hoàn toàn dựa vào toán học, thay v́ siêu h́nh học siêu việt với các thiên thể vật chất đóng vai tṛ như là hiện thể (upadhi) hay nền tảng vật chất. Tuy nhiên, bất chấp mọi hành hạ ngược đăi, con số người ủng hộ chiêm tinh học trong số những người trí thức và có đầu óc khoa học luôn luôn rất đông đảo. Nếu Cardan và Kepler ở trong số các ủng hộ viên nhiệt thành của chiêm tinh học th́ sau đó những người có nhiệt tâm không có ǵ để hổ thẹn v́ thậm chí ngày nay nó vẫn c̣n ở dưới h́nh thức bất toàn và lệch lạc. Như đă nói trong Isis Unveiled (q.I, tr. 259) “ Chiêm tinh học có độ chính xác so với thiên văn học như thế nào, th́ nhà tâm lư học có độ chính xác so với sinh lư học cũng như thế ấy. Trong chiêm tinh học và tâm lư học, người ta phải vượt quá thế giới vật chất hữu h́nh và tiến vào lĩnh vực tinh thần siêu việt.” Athenagoras: Một triết gia thuộc phái Plato ở Athens, người đă viết bản biện hộ (apology) cho những tín đồ Cơ Đốc Giáo vào năm 177 sau T.C., gửi cho Marcus Aurelius để chứng minh rằng các tố giác đă được đưa ra chống với họ, cụ thể là họ có liên kết sai trái và ăn thịt trẻ con bị giết, đều là thất thiệt. Atman hay Atma (B. Phạn): Tinh Thần Vũ Trụ, Chân Thần thiêng liêng, được gọi là “nguyên khí thứ bảy” trong cách phân hạng “thất phân” theo công truyền của con người. Linh hồn tối cao (supreme Soul).
Aura : (Hy Lạp và La Tinh): Một tinh chất hay lưu chất vô h́nh thanh nhẹ, tỏa ra từ thân xác của con người, con vật và vật thể khác. Đó là một lưu khí tâm linh (psychic effluvium) cùng chia sẽ tính chất của thể trí và thể xác, v́ nó có cả hào quang điện sinh (electro–vital
aura) cùng lúc với hào quang điện trí (electro–mental aura); trong Minh Triết Thiêng Liêng nó được gọi là Akasha hay hào quang từ lực (Akasic or magnetic aura). Trong R.C.Martyrology, đó là vị thánh (Saint). Avatara (B. Phạn): Hoá thân thiêng liêng. Sự giáng hạ của một vị thần hay một Đấng cao cả nào đó vốn đă tiến hoá vượt qua sự cần thiết phải tái sinh, đi vào thân xác của một con người mộc mạc (simple mortal). Đức Krishna là một Hoá thân thiêng liêng của Vishnu. Đạt Lai Lạt Ma được xem như một Hoá thân thiêng liêng của Avalokitesvara, c̣n Ban Thiền Lạt ma (Teschu– Lama) được xem như Hoá thân của Tson–kha–pa hay Amitabha. Cả hai h́nh thức Hoá thân này: một được tái sinh ra từ nữ nhân, c̣n h́nh thức kia th́ “vô phụ mẫu” – Anupadaka.
B
Beness (Bản thể. Chân như). Một thuật ngữ do các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng đặt ra để diễn giải một cách chính xác hơn ư nghĩa cốt yếu của một từ ngữ không thể dịch được là Sat. Sat không có nghĩa là “Being”, v́ “Being” hàm ư một tâm thức hữu t́nh (sentient consciousness) của hiện tồn (existence). Nhưng v́ Sat được dùng một cách độc nhất để chỉ Bản Nguyên tuyệt đối (absolute principle), cái Bản Nguyên Vũ Trụ, khôn lường (unknown) và hằng bất khả tri (ever unknowable) mà Phiếm thần luận triết học mặc nhiên thừa nhận, gọi nó là cội nguồn căn bản của vũ trụ và chính là Vũ trụ, nó không thể được dịch bằng thuật ngữ đơn giản là “Being”. Thực ra, Sat cũng không nên được dịch là “Thực thể bất khả tư nghị” (“the incomprehensible Entity”) như một số nhà Đông Phương học đă dịch; v́ nó không có nhiều “Thực thể tính” hơn là tính phi thực thể, mà là cả hai. Như đă nói trên, Tuyệt đối Beness (absolute Beness),
NGỮ GIẢI 343 không phải là “Being”; cái Tổng Thể (All) độc nhất vô nhị, toàn vẹn và bất khả phân– cội rễ của bản thể (nature) cả hữu h́nh lẫn vô h́nh, ngoại cảnh và nội tâm, có thể hiểu được và – không bao giờ hiểu được đầy đủ. Bhagavat Gita (B.P): Sát nghĩa : ”Bài ca của Đấng Chí Tôn” (“The Lord’s Song”), một phần của Mahabharata, đại anh hùng ca của Ấn Độ. Nó chứa một cuộc đối thoại mà trong đó Krishna– “người điều khiển xe” (“charioteer”) và Arjuna, đệ tử của ngài, có một cuộc thảo luận về triết lư tinh thần cao siêu nhất. Đây là tác phẩm xuất sắc về mặt huyền linh hoặc nội môn. Black Magic : Thuật phù thủy (sorcery); thuật chiêu hồn hay là việc đi lên của người chết và các lạm dụng ích kỷ khác đối với các quyền năng không b́nh thường. Việc lạm dụng này có thể không cố ư; khi bất cứ điều ǵ được tạo ra một cách phi thường chỉ để thoả măn riêng cho ḿnh th́ cũng vẫn là “ma” thuật. Boehme (Jacob): Một triết gia thần bí và vĩ đại, một trong những nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophists) kiệt xuất nhất của các thời trung cổ (mediaeval ages). Ông ra đời vào khoảng 1575 ở Old Diednberg, cách Gorlitz (Silesia) chừng hai dặm, và mất vào năm 1624, lúc được gần năm mươi tuổi. Lúc c̣n bé, ông là một người chăn
 cừu b́nh thường. Sau khi học đọc và viết trong một trường làng, ông trở thành một người tập sự cho một người thợ đóng giầy nghèo ở Gorlitz. Ông là một người có nhăn thông tự nhiên với năng lực rất đáng ngạc nhiên. Mặc dù không có học vấn hay có sự hiểu biết về khoa học, ông đă viết ra các tác phẩm mà ngày nay đă được chứng minh là chứa đầy các chân lư khoa học. Theo chính lời ông nói về những ǵ mà ông viết, các chân lư này ông “đă thấy được như là ở trong Thái Uyên (great deep) thuộc Vĩnh Cửu”. Ông có “một cái nh́n toàn diện về vũ trụ, ở dưới trạng thái hỗn mang”, tuy nhiên nó tự khai mở trong ông vào một đôi lúc, ông nói “giống như ở trong một hành tinh trẻ”. Ông có khả năng thần bí hoàn toàn bẩm sinh và hiển nhiên có một cấu tạo rất hiếm có. Người nào có được bản chất tinh anh này th́ lớp vỏ vật chất của họ không hề cản trở sự tương giao trực tiếp, cho dù chỉ đôi lúc, giữa Chân Ngă trí tuệ với Chân Ngă tâm
linh. Chính chân ngă này mà Jacob Boehme, giống như rất nhiều nhà thần bí không được luyện tập khác, đă nhầm lẫn với Thượng Đế. Ông viết: “Con người phải thừa nhận rằng tri thức của con người không phải là của chính con người, mà xuất phát từ Thượng Đế, Đấng đang biểu lộ các Tư Tưởng Minh Triết cho Linh hồn con người theo mức độ nào mà ngài thấy là thích hợp”. Nếu nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng vĩ đại này được sinh ra muộn hơn 300 năm, th́ ông có thể diễn tả điều đó theo cách khác. Ông sẽ biết được rằng vị “Thượng Đế” đang nói qua bộ óc không được tập luyện và kém hiểu biết kia là Chân Ngă Thiêng Liêng của chính ông, vị Thượng Đế toàn tri trong chính ông, và những ǵ mà vị Thượng Đế đó đưa ra không phải “theo mức độ nào mà ngài thấy là thích hợp”, mà là theo mức độ của các khả năng của cái trú sở tạm bợ và phải chịu tử vong mà Chân Ngă Thiêng Liêng đó đang làm linh hoạt. Book of the key (Bí quyết kinh). Một tác phẩm cổ của Do Thái Bí Giáo. Bản nguyên thủy không c̣n tồn tại nữa, dầu vậy có thể có các bản sao chép giả và lệch lạc của kinh đó. Brahm (B.P): đạo sinh phải phân biệt giữa Brahma trung tính (neuter) với Đấng Sáng Tạo dương tính của Phiếm Thần Điện Ấn Độ, tức là Brahma. Brahma trước hay Brahman là Linh hồn của Vũ trụ, vô ngă, Tối cao và không thể nhận biết được, vạn vật phát tỏa ra từ tinh hoa của nó, và vạn vật qui hồi về nó. Nó vốn phi h́nh thể (incorporeal), phi vật chất (immaterial), bất sinh hoá (unborn), vĩnh hằng, vô thủy và vô chung. Nó thấm nhuần vạn vật, làm linh hoạt vị thần cao nhất cũng như nguyên tử khoáng chất nhỏ nhất. Trái lại, Brahma, dương tính, được cho là Đấng Sáng Tạo (the male and the alleged Creator), chỉ tồn tại trong cuộc biểu lộ theo chu kỳ thôi, và đi vào chu kỳ hoại không (pralaya), nghĩa là tan biến (disappears) và chịu hủy diệt (annihilated) theo chu kỳ. (Xem tiếp bên dưới) Brahma’ s Day (Ngày của Brahma). Một chu kỳ dài 2.160.000.000 năm, lúc đó Brahma ra khỏi Kim Noăn (Hiranya Garbha) sáng tạo và tượng h́nh (create and fashions) thế giới vật chất (v́ ngài chỉ là lực sáng tạo
và làm cho màu mỡ trong Thiên nhiên mà thôi). Sau chu kỳ này, đến
NGỮ GIẢI 345 lượt thế giới bị hủy diệt bằng lửa và nước, Ngài tan biến theo thiên nhiên ngoại cảnh (objective nature), và kế đó đến Brahma’ s Night (Đêm của Brahma). Một chu kỳ có độ dài bằng với Ngày của Brahma, trong đó Brahma được cho là đang hôn thụy (asleep). Khi tỉnh thức, Ngài lại bắt đầu tiến tŕnh, và tiến tŕnh này tiếp tục trong một Kiếp (Age) của Brahma gồm “các Ngày” và “các Đêm” luân phiên và kéo dài trong 100 năm (years) với mỗi Ngày hoặc Đêm dài 2.160.000.000 năm. Cần đến 15 con số để diễn tả kỳ gian (duration, thời hạn) của một kiếp như thế, sau khi măn một kiếp, th́ kỳ Mahapralaya hay Đại Tan Biến (Great Dissolution) bắt đầu và đến phiên nó kéo dài cùng một thời gian có 15 con số. Brahm Vidya (B.Ph): Tri thức hay Khoa học huyền bí về bản chất thực sự của hai Brahmas. Buddha (B.Ph): “Đấng Toàn Giác”. Thường được biết dưới danh hiệu Phật Cồ Đàm (Gautama Buddha), Hoàng tử xứ Kapilavastu, Đấng sáng lập Phật giáo hiện đại. Mức độ tri thức và thánh thiện cao siêu nhất. Muốn trở thành một Đức Phật, người ta phải khắc phục sự ràng buộc của giác quan và phàm ngă; để có được tri thức hoàn toàn về chân ngă và học được cách không tách biệt nó ra khỏi mọi Bản Ngă khác; để học được bằng kinh nghiệm cái giả tạm hoàn toàn của mọi hiện tượng, cái quan trọng nhất của mọi vũ trụ hữu h́nh; để đạt được hạnh dứt bỏ hoàn toàn ra khỏi tất cả những ǵ phù du và hữu hạn và để sống, trong khi vẫn c̣n trên cơi trần, chỉ trong sự bất tử và vĩnh hằng. Buddhi (B.Ph): Linh hồn hay Trí tuệ Vũ trụ. Mahabuddhi là một danh xưng của Mahat (xem mục từ này); cũng là Hồn Tinh Thần (Spiritual Soul) trong con người (theo công truyền là nguyên khí thứ sáu), hiện thể của Atma, tức nguyên khí thứ bảy, theo cách đếm ngoại môn. Buddhism (Phật giáo): Phật giáo là triết lư tôn giáo do Đức Phật Thích Ca dạy ra. Hiện nay Phật giáo chia làm hai giáo hội rơ rệt: Nam tông và Bắc tông. Nam tông được cho là gần với nguyên thủy hơn v́ đă bảo tồn một cách cẩn thận hơn các giáo huấn ban đầu của Đức Phật. Phật giáo Bắc tông được giới hạn vào các nước như Tây Tạng (Thibet), Trung Hoa
(China) và Nê–pan (Nepaul). Nhưng sự phân biệt này không chính xác. Ngoại trừ phần giáo lư tầm phào (trifling dogmas), có lẽ Phật giáo Nam tông đi gần và thực sự không đi lệch khỏi các giáo huấn dành cho đại chúng hay hiển giáo (the public or exoteric teachings) của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), nhờ bởi nhiều cuộc kiết tập (councils, kết tập) được tổ chức sau khi Đức Bổn Sư nhập diệt (death). Giáo hội Bắc tông là kết quả của giáo huấn bí truyền của Đức Phật mà Ngài chỉ dạy riêng cho các Tỳ Khưu (Bikshus) và các La Hán được tuyển chọn của Ngài. Trong thời đại chúng ta, Phật giáo không thể được phán đoán một cách đúng đắn thực sự bằng h́nh thức này hoặc h́nh thức kia trong số các h́nh thức đại chúng công truyền của nó. Phật giáo chân chính chỉ có thể được đánh giá bằng cách phối hợp phần triết học của Nam tông và phần siêu h́nh học của Bắc tông. Nếu một bên có vẻ quá đả phá thần tượng (too iconoclastic) và quá cứng nhắc, th́ bên kia lại quá siêu h́nh và siêu việt, các sự kiện bị chất chứa đầy cỏ dại của học thuyết ngoại lai (exotericism) của Ấn Độ
– nhiều vị thần của Đền Thờ Phiếm Thần đă được đem trồng vào mảnh đất Tây Tạng dưới các tên gọi mới– đó là cách diễn tả trong đại chúng của Phật giáo trong cả hai giáo hội. Một cách tương tự, cả hai giáo hội có mối liên hệ với nhau như đạo Tin Lành với Thiên Chúa giáo La Mă. Cả hai đều sai lầm do quá nhiệt tâm và do các giải thích lầm lạc, mặc dầu không một tu sĩ Nam tông lẫn tu sĩ Bắc tông nào cố t́nh đi lệch khỏi chân lư, vả lại họ c̣n hành động theo các mệnh lệnh của giai cấp tăng lữ, theo tham vọng hay theo lợi lộc và quyền hành cá nhân như các giáo hội sau này đă làm. Buddhi Taijasi (B.Ph)
Một thuật ngữ rất bí hiểm, có thể có nhiều cách giải thích. Tuy nhiên, trong Huyền Linh Học và liên quan tới các “nguyên khí” (bên ngoài) của con người, đó là một thuật ngữ để diễn tả trạng thái của Trí Tuệ (Manas) kép của chúng ta, khi được hợp nhất trở lại trong kiếp sống của con người, nó tắm trong ánh quang huy (radiance) của Buddhi, tức Hồn Tinh Thần. V́ “Taijasi” có nghĩa là tỏa chiếu (radiant), và Manas trở nên tỏa chiếu do kết quả sự hợp nhất của nó với Buddhi, tạm gọi là nhờ được hoà nhập vào, nó trở nên huyền
NGỮ GIẢI 347 đồng (identified, đồng nhất hoá huyền bí) với Buddhi; tam nguyên trở thành nhất nguyên; và với tư cách là thành phần của Buddhi, cái cao nhất, nó trở thành Buddhi Taijasi. Tóm lại, chính nhân hồn (human soul) được chiếu sáng bằng ánh sáng chói lọi (radiance) của hồn thiêng (divine soul, hồn tinh thần), lư trí của con người được soi sáng bằng ánh sáng của Tinh thần hay Ngă Thức Thiêng Liêng (Divine Self   Consciousness).
C
Caste (Tập cấp, giai cấp) :
Đầu tiên đây là hệ thống gồm bốn tầng lớp kế thừa mà người dân Ấn Độ được chia thành: Bà la môn (Brahman), Sát đế lị (Kshatriya), Vaisya và Thủ đà la (Shoodra). (a) hậu duệ của Brahma; (b) chiến sĩ,
(c) thương nhân (mercantile), và (d) tầng lớp Shoodra thấp nhất chuyên nghề nông. Hàng trăm cách phân chia và các tập cấp nhỏ bắt nguồn từ bốn tập cấp này. Causal body (Thể nguyên nhân, thể linh hồn) :
Thực ra “thể” này không phải là thể (body) chút nào, dù là ngoại cảnh hay nội tâm, nhưng Buddhi, Hồn Tinh Thần, được gọi như thế bởi v́ nó là nguyên nhân trực tiếp của trạng thái Sushupti, đưa đến trạng thái Jurya, trạng thái cao nhất của Samadhi (Nhập định). Nó được nhà Yoga “Taraka Raj” gọi là Karanopadhi, “nền tảng của nguyên nhân”, và trong hệ thống Vedanta, nó tương ứng với cả
Vignanamaya lẫn Anandamaya Kosha (hiện thể sau này tiếp theo Atma, do đó trở thành hiện thể của Tinh Thần Vũ Trụ). Chỉ một ḿnh Buddhi th́ không thể được gọi là một “causal body”, mà chỉ khi nó hợp nhất với Manas, Thực thể luân hồi hay Chân ngă luân hồi. Chela (B.Ph): Một đệ tử. Đồ đệ của một Guru hay Hiền triết, môn đồ (follower)của một Adept, hay một trường phái triết học. Chrestos (Hy Lạp):
Thuật ngữ ban sơ của phái theo thuyết bất khả tri để chỉ Đức Christ. Thuật ngữ chuyên môn này được dùng trong thế kỷ thứ năm
trước T.C. bởi Aeschylus, Herodotus và các vị khác nữa. The Manteumata pythocresta, hay “Sấm ngôn do một Thần ở đền thờ Delphe (Pythian God) nói ra“ qua một nữ tiên tri (pythoness), được nhắc đến bởi người trước (Cho 901), và Pythocrestos được dẫn xuất từ chrao. Chresterion không những là “trắc nghiệm về một sấm ngôn”, mà c̣n là một dâng hiến cho, hay dành cho sấm ngôn. Chrestes là người có chú giải các sấm ngôn, một “nhà tiên tri và người nói tiên tri” (“prophet and soothsayer”), c̣n Chresterios, kẻ truyền đạt một sấm ngôn hay kẻ phụng sự Thượng Đế. Justin Martyr, một tác giả Cơ Đốc giáo thuở ban sơ nhất, trong tác phẩm đầu tiên của ông, ông gọi người cùng đạo với ông là Chrestians. Lactantius nói (lib. IV, cap. VII.): ”Chính chỉ do thiếu hiểu biết mà con người mới gọi chính ḿnh là Christians, thay v́ là Chrestians”. Thuật ngữ Christ và Christians, thoạt đầu được tạo ra từ Chrest và Chrestians, được vay mượn từ ngữ vựng dùng trong đền thờ của người Ngoại giáo (Pagans). Trong ngữ vựng đó, Chrestos có nghĩa là “một đệ tử tập sự”, một ứng viên cho địa vị tế lễ (hierophantship); người mà khi đạt được địa vị đó, qua cuộc điểm hoá, qua các thử thách và đau khổ lâu dài và đă được xức dầu thánh (nghĩa là “được xoa bằng dầu”, giống như các đệ tử điểm đạo và thậm chí các tượng thánh theo lần tiếp xúc cuối cùng của nghi thức tôn giáo), được đổi thành Christos – “kẻ được thanh luyện” (the “purified”) theo ngôn ngữ huyền bí học hay ngôn ngữ nội môn. Trong biểu tượng học thần bí, thực ra Christes hay Christos có nghĩa là “con đường” (the “way”), Thánh Đạo (the Path) đă được bước lên và mục tiêu được đạt đến; khi các kết quả của công lao khó nhọc, tức là kết nối phàm ngă bằng đất sét dễ ră với Biệt ngă không thể bị hủy diệt, nhờ đó biến đổi nó thành Chân ngă bất tử. “Ở cuối con đường là Christes”, Chủ Thể Thanh Luyện, và sự hợp nhất một khi được hoàn thành th́ Chrestos, “con người đau khổ” (“man of sorrow”) trở thành chính Christos. Paul, vị đệ tử điểm đạo, đă biết được điều này và hiểu nó một cách chính xác, khi ngài được cho là đă nói trong một bản dịch không được đúng “Ta lại chịu đau đớn của sự sanh nở, cho đến chừng nào Đấng Christ thành h́nh trong các con.” (Bản dịch Thánh Kinh 2003, trang 195) (“I travail in birth again until Christ be formed
 in you”, Gal IV, 19), nếu dịch đúng th́ chỗ này là: “... cho đến khi các con tạo được (form) Christos trong chính các con”. Nhưng kẻ thế tục, tức là kẻ chỉ biết rằng bằng một cách nào đó Chrestos được liên kết với vị tư tế và nhà tiên tri, và không biết ǵ về ư nghĩa ẩn giấu của Christos, lại nhấn mạnh vào thực thể (being) được gọi là Chrestians thay v́ Christians như Lactantius và Justyn Martyr đă làm. Do đó mọi
cá nhân tốt lành có thể t́m thấy Đấng Christ trong “con người nội tâm” của ḿnh, như Thánh Paul diễn tả điều đó (Ephes. iii, 16, 17) dù cho y là người Do Thái, người Hồi Giáo, Ấn Độ hay người Cơ Đốc giáo. Christ (xem Chrestos) Christian Scientist (Nhà khoa học Cơ Đốc) : Một thuật ngữ mới được đặt ra để chỉ các nhà thực hành thuật chữa trị bằng ư chí. Danh xưng này bị dùng sai, v́ người theo Phật giáo, hoặc Do Thái giáo, Ấn giáo hoặc nhà duy vật đều có thể thực hành h́nh thức mới này của Yoga Tây Phương với sự thành công giống như vậy nếu y có thể hướng dẫn và kiểm soát ư chí của ḿnh với sự kiên định đầy đủ. “Các nhà khoa học tâm trí” (“Mental Scientists”) là một trường phái đối thủ khác. Những nhà khoa học này hoạt động bằng một sự phủ nhận chung đối với mọi bệnh tật và tai hoạ có thể tưởng tượng được, và bằng phép tam đoạn luận (syllogistically), họ cho rằng v́ Tinh thần Vũ trụ không thể chịu phụ thuộc vào các bệnh tật của nhục thân, và v́ mọi nguyên tử đều là Tinh Thần và ở trong Tinh Thần, và sau rốt v́ họ – những người chữa trị và được chữa trị– tất cả đều được thấm nhuần trong tinh thần này hay là Thượng Đế, do đó không có, cũng như không thể có cái ǵ gọi là bệnh tật cả. Việc này hoàn toàn không ngăn ngừa được cho cả các nhà Khoa học Cơ Đốc lẫn nhà Khoa học Tâm trí khỏi chết v́ bệnh tật và chịu các bệnh kinh niên trong nhiều năm nơi cơ thể của họ giống như con người thông thường khác. Clairaudience (Nhĩ thông) : Năng lực   dù là bẩm sinh hay có được bằng cách luyện tập theo huyền linh học– để nghe được các sự việc ở bất luận khoảng cách nào.
Clairvoyance (Nhăn thông):
Năng lực để thấy với con mắt bên trong hay là nhăn quan tinh thần. Theo cách dùng hiện nay, đó là một thuật ngữ mơ hồ và khiếm nhă, ư nghĩa của nó bao gồm cả sự phỏng đoán vui vẻ do sự sắc bén tự nhiên hay trực giác, và cũng là năng lực đó mà Jacol Boehme và Swedenborg thi thố một cách đặc sắc. Clemens Alexandrinus :
Một Linh mục và nhà văn viết nhiều sách, ông là người theo phái Tân Plato và là một đệ tử của Ammonius Saccas. Ông là một trong số vài triết gia Cơ Đốc giáo giữa thế kỷ thứ hai và ba của kỷ nguyên chúng ta ở Alexandria. College of Rabbis : (Trường đào tạo giáo sĩ Do Thái giáo)
Trường đặt tại Baylon, nổi tiếng nhất trong khoảng các thế kỷ đầu của Cơ Đốc giáo, nhưng mức huy hoàng của nó bị tối đi phần lớn do sự xuất hiện ở Alexandria các huấn sư Hy Lạp như Philo–Judaeus, Josephus, Aristobulus và các huấn sư khác. Cycle (Hy Lạp) : Kuklos
Cổ nhân phân chia thời gian thành các chu kỳ vô tận, t́nh trạng rối bời, tất cả các chu kỳ như thế thuộc về các kỳ gian (durations) khác nhau và mỗi kỳ gian đánh dấu sự bắt đầu và kết thúc của một biến cố nào đó thuộc vũ trụ, trần tục, vật chất hay siêu h́nh. Có các chu kỳ chỉ vài năm, có các chu kỳ có kỳ gian vô cùng rộng lớn, đại chu kỳ huyền bí (great Orphic cycle) liên quan đến sự thay đổi nhân chủng (ethnological change) của các giống dân kéo dài đến 120.000 năm và chu kỳ Cassandrus có 136.000 năm, nó mang lại một thay đổi toàn diện trong các ảnh hưởng của hành tinh và các mối tương quan của chúng giữa con người với các thần (gods) – một sự kiện bị các nhà chiêm tinh hoc hiện đại hoàn toàn bỏ sót.
D
Deist (người duy thần)
Là người thừa nhận có thể có một Thượng Đế (a God) hay các thần thánh (gods), nhưng cho là không thể biết ǵ về Thượng Đế
NGỮ GIẢI 351
hoặc thần thánh và không nhận có sự thiên khải. Đó là người theo thuyết bất khả tri (an agnostic) của các thời xa xưa. Deva (B.Phạn)
Một vị thần (god), một thiên thần “chói lọi” (“resplendent”), Deva
– Deus, do ngữ căn div, “tỏa chiếu” (“to shine”). Deva là một thực thể cơi trời (celestial being) – có thể tốt, xấu hoặc không tốt không xấu – họ cư trú ở “ba thế giới” (the three worlds) hay ba cơi (three planes) bên trên chúng ta. Có 33 nhóm hay hàng triệu thiên thần. Devachan (B.Phạn). “Trú sở của các thần” (“Dwelling of the gods”). Một trạng thái trung gian giữa hai kiếp sống trần gian (earth – lives) mà Chân Ngă (Atma – Buddhis, Manas, hay Tam bộ hợp nhất) tiến nhập vào đó sau khi tách ra khỏi Kama Rupa (cảm dục thể, sinh hồn), và các nguyên khí thấp tan ră sau cái chết của xác thân trên cơi trần. Dhammapada (B.Ph): Kinh Pháp Cú
Một tác phẩm chứa các câu cách ngôn rút ra từ các kinh Phật (Buddhist Scriptures). Dhyana (B.Ph) :Thiền định
Một trong sáu ba la mật (Paramitas, lục độ) đưa tới hoàn thiện. Một trạng thái trừu xuất đưa người tu tập tích cực theo nó vượt lên khỏi lĩnh vực nhận thức của giác quan và ra khỏi thế giới vật chất. Nghĩa đen: "chiêm ngưỡng" ("contemplation"). Sáu giai đoạn thiền định này
chỉ khác nhau ở mức độ trừu xuất của phàm ngă (personal Ego) ra khỏi cuộc sống giác quan. Dhyan Chohans (B.Ph): Nghĩa đen: "Chúa Tễ Aùnh Sáng" ("The Lords of King"). Các thiên thần cao nhất tương ứng với các Nhất Đẳng Thiên Thần (Thiên Sứ) của Thiên Chúa giáo La Mă (Roman Catholic Archangels). Các Đấng Thông Tuệ thiêng liêng phụ trách việc trông coi vũ trụ. Double : Dĩ Thái h́nh.
Tương tự như astral body hay "Doppelganger".
E
Ecstasis (Hy Lạp): Xuất thần
Một trạng thái tâm lư   tinh thần (psycho   spiritual state); một sự đờ đẫn ở thể xác (physical trance) đưa đến hiện tượng nhăn thông, và một trạng thái hân hoan tự tại (beatific state) gây ra các linh thị (vision). Ego (La Tinh):
"Cái tôi" ("I"); tâm thức nơi con người khi nói "Tôi là tôi" ("I am I") hay là việc cảm nhận về t́nh trạng cái tôi (I am ship). Triết lư nội môn dạy rằng có sự hiện hữu của hai Egos nơi con người, một cái thuộc về trần tục hay hữu ngă (mortal or personal), cái kia th́ cao siêu, thiêng liêng hay vô ngă (impersonal), cái trước gọi là "phàm ngă" ("personality"), cái sau gọi là "biệt ngă" ("individuality"). Egoity : (phát xuất từ thuật ngữ “Ego”)
Egoity có nghĩa là "biệt ngă" ("individuality") – trung tính (indifferent) – không bao giờ là "personality", v́ nó là cái đối ngược với Egoism tức là "ích kỷ" ("selfishness") đặc điểm nổi bật của personality. Eidolon (Hy Lạp):
Giống như cái mà chúng ta gọi là con ma (human phantom), dĩ thái h́nh (Astral form). Elementals : Tinh linh.
Tức là phần tinh thần (spirits) của các hành tố (Elements). Các sinh linh (creatures) tiến hóa trong bốn giới, hay các Elements (đại) – Địa (Earth), Phong (Air), Hỏa (Fire) và Thủy (Water). Những người theo Do Thái Bí Giáo gọi chúng là Gnomes (Thổ tinh linh, của Đất), Sylphs (Phong tinh linh, của không khí), Salamanders (Hỏa tinh linh, của Lửa), và Undines (Thủy tinh linh, của Nước), trừ một số ít thuộc các loại tiến hóa cao và các vị điều khiển chúng, chúng là các lực (forces) của thiên nhiên hơn là những người nam và nữ tinh anh. Với vai tṛ là các tác nhân thấp kém của nhà huyền linh học, các mănh lực này có thể tạo ra các hiệu quả khác nhau; nhưng nếu bị các âm ma (elementaries / Kamarupas) vận dụng – trong trường hợp chúng bắt các đồng tử làm nô lệ – chúng sẽ phỉnh lừa. Tất cả các sinh linh (beings) thấp kém vô h́nh được sinh ra trên các cơi thứ 5, 6, và 7 thuộc bầu khí quyển hồng trần của chúng ta đều được gọi là Tinh
NGỮ GIẢI 353 Linh (Elementals) – Peris, Devs, Djins, Sylvans, Satyrs, Fauns, Elves, Dwarfs, Trolls, Norns, Kobolds, Brownies, Nixies, Goblins, Pinkies, Banshees, Moss people, White Ladies, Spooks, Fairies, v.v…, v.v… Eleusinia : (Hy Lạp)
Các Bí Pháp Eleusinia nổi danh nhất và cổ xưa nhất trong tất cả các bí pháp Hy Lạp (trừ bí pháp của Samothrace) và được xúc tiến gần
thôn ấp ở Eleusis, không xa Athens. Epiphanius truy đuổi theo chúng tới thời Iacchos (1800 trước T.C). Chúng được xem như để tôn vinh Demeter, Ceres vĩ đại và thần Isis của Ai Cập, và tác động cuối cùng của thành tích có liên quan đến nạn nhân hy sinh chuộc tội thay và sự phục sinh, khi vị đạo đồ được chuẩn nhận vào cấp cao nhất của Epopt. Lễ hội của các bí pháp bắt đầu trong tháng Boedromoin (tháng 9), mùa thu hoạch nho, kéo dài từ ngày thứ 15 đến ngày 22 – bảy ngày. Lễ Tebernacle của người Hebrew – Lễ thu hoạch (feast of ingatherings) – vào tháng Ethanim (tháng thứ bảy) cũng bắt đầu vào ngày 15 và kết thúc vào ngày 22 của tháng đó. Theo một số người th́ tên của tháng (Ethanim) phát xuất từ Adonim, Adonia, Attenim, Ethanim và để tôn vinh Adonai hay Adonis (Tham), cái chết của ngài được người Hebrews tỏ ra thương tiếc trong các khu rừng ở Eleusinia và trong buổi Lễ của các Đền thờ (tabernacles). Emanation (Phân thân): Dưới ư nghĩa siêu h́nh của nó, triết lư về phân thân đối nghịch với sự tiến hóa, tuy nhiên lại đồng nhất với nó. Về phương diện sinh lư học th́ khoa học dạy rằng sự tiến hóa thăng thượng là một cách thức sinh sản trong đó mầm phát triển ra các phôi (foetus) đă có trước trong cha mẹ, sự phát triển, h́nh thức sau cùng và các đặc điểm của mầm đó được thiên nhiên hoàn thành, và rằng (theo trong vũ trụ học của nó) tiến tŕnh xảy ra một cách mù mờ (blindly), qua sự tương hệ của các yếu tố và các kết hợp khác nhau của chúng. Huyền linh học dạy rằng đây chỉ là cách thức ở bên ngoài (apparent), tiến tŕnh thực sự là sự phân thân được các mănh lực thông tuệ hướng dẫn theo một định luật bất biến. Do đó, trong khi các nhà huyền linh học và các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng hoàn toàn tin vào triết lư về sự tiến hóa theo như Kapila và Manu đưa ra, th́ họ là các nhà theo
thuyết phân thân (Emanationists) hơn là các nhà theo thuyết tiến hóa (Evolutionists). Triết lư về phân thân có một thời được phổ cập. Nó được dạy ra bởi người Alexanria, cũng như bởi các triết gia Ấn Độ, các đạo trưởng Ai Cập, Chaldea và Hy Lạp, và cũng được dạy ra bởi người Hebrews (trong kinh Kabala của họ và thậm chí trong Sáng Thế Kư nữa). Chỉ v́ do sự cố ư dịch sai mà từ ngữ của người Hebrew asdt được dịch thành “angels” từ bản dịch Cựu Ước ra tiếng Hy Lạp (Septuagint), trong khi nó có nghĩa là Emanations, Aeons (Phân Thân), giống như là với người theo thuyết Bất Khả Tri. Thực ra, trong Deuteronomy (xxxiii, 2) từ ngữ asdt hay ashdt được dịch thành “fiery law”, trong khi cách dịch đúng của đoạn nói trên phải là “from his right went (not a fiery law, but) a fire according to law”, cụ thể là lửa (fire) của ngọn lửa duy nhất (one flame) được phân phát ra và được nắm bắt bởi ngọn lửa khác – giống như trong một vệt dài chất cháy được. Chính xác đây là phân thân, như có nêu rơ trong Isis Unveiled. “Trong công cuộc tiến hóa như ngày nay người ta đang bắt đầu hiểu, người ta cho là trong mọi vật chất đều có một xung lực để bắt đầu một h́nh thức cao hơn – một giả định đă được Đức Manu và các triết gia Ấn Độ khác của thời xa xưa nhất diễn đạt một cách rơ ràng. Cây sơ đồ của triết gia minh họa điều đó trong trường hợp của dung dịch kẽm. Sự tranh căi giữa các môn đồ của trường phái này với các nhà theo thuyết phân thân, có thể được phát biểu vắn tắt như sau: Nhà Tiến Hóa học ngưng mọi thẩm tra ở ranh giới của “cái bất khả tri” (“the unknowable”); người theo thuyết phân thân tin rằng không có ǵ có thể tiến hóa, hay là theo như ư nghĩa của từ ngữ đó, không sáng tạo (unwombed) hay sinh ra – trừ phi nó đă tiến hóa trước, như vậy cho thấy rằng sự sống xuất phát từ một sức mạnh tinh thần lên trên vạn vật”. Esoteric (nội môn, bí truyền):
Ẩn tàng, bí mật. Do tiếng Hy Lạp Esotericos – “ở bên trong” (“inner”), ẩn giấu (concealed). Esoteric Bodhism : (Minh triết nội môn)
Minh triết hay thông tuệ huyền bí, do tiếng Hy Lạp Esotericos, có nghĩa “bên trong”, và Bắc Phạn ngữ Bodhi : “hiểu biết”
 (“knowledge”), tương phản với Buddhi, “quan năng (faculty) hiểu biết hay trí tuệ (intelligence)”, và Buddhism, triết lư hay giáo pháp (law) của Đức Phật (Đấng Toàn Giác). Cũng viết là “Budhism” do Budha (trí tuệ, minh triết), con của Soma. Exoteric : (Hy Lạp) Ngoại môn, công truyền.
Bên ngoài (outward), công cộng (public); ngược với nội môn hay che giấu (hidden). Extra–cosmic : nghĩa là bên ngoài vũ trụ hay thiên nhiên. Một từ ngữ vô nghĩa được đặt ra để khẳng định sự hiện hữu của một Thượng Đế hữu ngă (personal god) độc lập với thiên nhiên hay tự ở ngoài thiên nhiên; v́ lẽ Thiên Nhiên hay vũ Trụ vốn vô hạn (infinite và vô biên (limitless) nên không có ǵ ở bên ngoài nó được. Thuật ngữ này được đặt ra để đối kháng với ư niệm Phiếm Thần thuyết cho rằng toàn bộ vũ trụ được làm cho linh hoạt (animated or informed with) bằng tinh thần của Thượng Đế, Thiên Nhiên chỉ là lớp áo (garment), c̣n vật chất chỉ là cái bóng hăo huyền của Bản Lai Diện Mục thực sự vô h́nh. Eurasians : Viết tắt của “European–Asians” (“người Aâu – Á”). Các giống dân có màu da trộn lẫn; con cái của cha da trắng và mẹ da đen ở Ấn Độ và ngược lại.
F
Ferho :(Gnostic, người theo thuyết Ngộ Đạo)
Quyền năng sáng tạo cao siêu nhất và vĩ đại nhất đối với Nazarene Gnostics (Code Nazaraeus). Fire–Philosophers: Triết gia tôn sùng lửa.
Danh xưng này được gán cho những người theo triết phái Hermess và những nhà Luyện Đan thời Trung Cổ, cũng dùng để chỉ những hội viên Hồng Hoa Giá (Rosicrucians). Những người sau này, tức những người theo gót các nhà thông thần học (Theurgists), xem lửa như là biểu tượng của Thượng Đế. Đó là cội nguồn, không những của các
nguyên tử vật chất, mà c̣n là cái bao trùm của các mănh lực Tinh Thần và Thông Linh đang làm linh hoạt chúng. Phân tích rộng hơn, lửa là một nguyên khí tam phân; về mặt nội môn, đó là một thất bộ dưới h́nh thức là tất cả cái c̣n lại của các yếu tố. Giống như con người được cấu tạo bằng Tinh Thần, Linh hồn và Thân Xác, cộng với một trạng thái tứ phân, th́ lửa cũng thế. Theo như trong các tác phẩm của Robert Flood (de Fluctibus), một trong các nhà Hồng Hoa Giá nổi tiếng, lửa chứa đựng, thứ nhất một ngọn lửa hữu h́nh (xác thân), và thứ hai một lửa vô h́nh, tinh anh (linh hồn), và thứ ba, tinh thần (spirit). Bốn trạng thái (aspects) là:
a) Nhiệt (sự sống)
b) Aùnh sáng (trí tuệ)
c) Điện khí (các sức mạnh phân tử hay cảm dục)
d) Các tinh hoa tổng hợp, vượt quá tinh thần, hay là nguyên
nhân gốc rễ của sự hiện tồn và biểu lộ của nó. Đối với người theo
phái Hermes (Hermetist) hay người phái Hồng Hoa Giá, khi một
ngọn lửa tắt ngấm trên cơi biểu lộ (objective plane), nó chỉ đi qua
từ thế giới thấy được sang thế giới không thấy được, từ cái khả tri
sang cái bất khả tri (unknowable).
G
Gautama (B.Ph): Cồ Đàm.
Một thánh danh ở Ấn Độ. Đó là thánh danh của Hoàng Tử ở Kapilavastu, con trai của Sudhodana, quốc vương Sakhya của lănh địa nhỏ ở biên giới Nepaul, sinh ra vào thế kỷ thứ 7 trước T.C., ngày nay được gọi là “Đấng Cứu Thế” (“Saviour of the World”). Gautama hay Gotama là tên gọi lúc đi tu (sacer dotal name) của gia tộc Sakya. Được sinh ra như một người b́nh thường, ngài vươn tới quả vị Phật do công lao tự lực của riêng Ngài; một con người – thực sự vĩ đại hơn bất cứ Thần Thánh nào! Gebirol :
Gọi theo văn học Avicebron là Salomon Ben Jehudah. Một triết gia, thi sĩ và người theo Do Thái Bí giáo, gốc người Do Thái; một tác
giả viết nhiều sách và là một nhà thần bí. Ông ra đời vào thế kỷ XI ở Malaga (1021), theo học ở Saragossa và mất ở Valencia năm 1070, bị một người theo Hồi giáo giết chết. Những người sùng tín của ông gọi ông là Salomon, người Sephardi hay người Tây Ban Nha, và người Ả rập gọi là Abu Ayyub Suleiman–ben ya`hya Ibn Dgebirol, trong khi các học giả gọi ông là Avicebron (xem Quabbalah của Myer). Chắc chắn Ibn Gebirol là một trong các triết gia và học giả vĩ đại nhất vào thời của ông. Ông viết nhiều sách bằng tiếng Ả Rập và hầu hết các thủ bản của ông đều được bảo quản lại. Tác phẩm có giá trị nhất của ông có tên là The Megoy Hayyim, Nghĩa là Nguồn Sống (The Fountain of Life), “một trong các tiết lộ sớm nhất về các bí pháp của kinh Kabbalah Suy Lư” theo các nhà viết tiểu sử của ông cho chúng ta biết. Gnosis (Hy Lạp): Tri Thức thuần túy.
Nghĩa đen là “tri thức” (“knowledge”). Đây là thuật ngữ chuyên môn được các trường phái triết học tôn giáo sử dụng cả trước lẫn trong các thế kỷ đầu của Cơ Đốc Giáo để chỉ đối tượng sưu khảo của họ. Tri thức tinh thần và thiêng liêng này, tức Gupta Vidya của Ấn giáo, chỉ có thể hoạch đắc được bằng cuộc Điểm Hóa
(Initiation) vào các Bí Pháp tinh thần mà các “Bí Pháp” về lễ lạc là một loại trong đó. Gnostics (Hy Lạp) Các triết gia diễn giải và giảng dạy “Gnosis” hay tri thức. Họ rất hưng thịnh trong ba thế kỷ đầu của Kỷ Nguyên Cơ Đốc. Nổi bật là các vị sau: Valentinus, Basilides, Marcion, Simon, Magus, v.v… Golden Age: Thời Hoàng Kim. Cổ nhân chia chu kỳ sống thành các kỷ nguyên Vàng, Bạc, Đồng, và Sắt. Thời Hoàng Kim là thời thanh khiết, hồn nhiên ban đầu và nói chung là hạnh phúc. Great Age: Đại Kiếp Cổ nhân ghi nhận có nhiều “Đại Kiếp”. Ở Ấn Độ nó bao hàm toàn thể Maha–Manvantara, “kiếp của Brahma” (”Age of Brahma”), mỗi “Ngày” của nó tượng trưng cho chu kỳ sống của một dăy hành tinh, nghĩa là nó chứa một chu kỳ (periode) gồm Bảy Cuộc Tuần Hoàn (xem “Phật Giáo Bí Truyền” của A.P. Sinnett). Như vậy trong
khi một “Ngày” và một “Đêm”, tức là Manvantara và Pralaya,
8.640.000.000 năm, th́ một “kiếp” (“age”) kéo dài suốt một chu kỳ
311.040.000.000.000 năm; sau đó Pralaya hay chu kỳ tan ră của vũ trụ xảy ra. Theo người Ai Cập và Hy Lạp, “Đại Kiếp” chỉ dùng cho năm Tropical hay năm vũ trụ (Tropical or Sideral year), kỳ gian của nó là
25.868 năm mặt trời (Solar year). Về kỷ nguyên đầy đủ – kỷ nguyên của các Thiên Đế (Gods) – cổ nhân không có nói đến v́ đó là một vấn đề phải được bàn bạc và chỉ được tiết lộ ở các nghi lễ huyền bí (Mysteries) và trong các nghi lễ Điểm Hóa. “Đại Kiếp” của người Chaldee có cùng các con số như của Ấn Giáo. Guhya Vidya (B.Ph): Minh Triết thần chú.
Tri thức bí mật về các thần chú huyền bí. Gupta Vidya (B.Ph): giống như Guhya Vidya. Khoa học, tri thức bí mật hay thần bí. Gyges:
“Chiếc nhẫn Gyges” đă trở thành một ẩn dụ quen thuộc trong văn học Âu Châu. Gyges là một người xứ Lydya, sau khi giết vua Candaules, ông cưới vợ góa của vua. Plato cho chúng ta biết rằng có lần Gyges đi xuống một kẽ nứt sâu dưới đất, t́m thấy một con ngựa bằng đồng, ở mặt hông mở ra là bộ xương của một người có tầm vóc khổng lồ, người này có một cái nhẫn trên tay. Khi đeo chiếc nhẫn này vào, nó làm cho ông trở nên vô h́nh.
H
Hades (Hy Lạp) : Hay là Aides, “vô h́nh”, vùng đất của bóng tối; một trong các vùng của nó là Tartarus, một chỗ hoàn toàn tối đen, cũng là vùng hôn thụy vô mộng thâm sâu ở Amenti (luyện ngục). Nói theo cách mô tả bóng bẩy về các h́nh phạt phải chịu nơi đó, chốn nay thuần túy thuộc về nghiệp quả. Không phải Hades mà cũng chẳng phải Amenti là Địa Ngục mà một số giáo sĩ và tăng lữ lạc hậu vẫn c̣n
NGỮ GIẢI 359 thuyết giảng; và dù cho được tiêu biểu bằng nơi tràn đầy hạnh phúc (Elysian Fields) hay bằng Tartarus, chúng chỉ có thể được đạt tới bằng cách vượt qua sông đến “bờ bên kia” (“other shore”). Như được diễn tả trong “Niềm tin Ai Cập” (the “Egyptian Belief”), câu chuyện về Charon, người lái đ̣ (ở sông Styx) không những có trong tác phẩm của Homer, mà c̣n trong thi ca của nhiều nước. Phải băng qua sông trước khi đến được đảo Lạc Phúc (Isles of the Blest). Sách nghi lễ của Ai Cập có mô tả Người chèo đ̣ (Charon) và chiếc đ̣ của ông ấy từ thời xa xưa trước thời của Homer. Người đó là Khu–en–na, “người lái đ̣ có đầu chim ưng”. (X. Địa Ngục) Hallucinations = Ảo giác
Một trạng thái đôi khi do các rối loạn sinh lư gây ra, đôi khi do các trạng thái đồng cốt (mediumship) và đôi khi do t́nh trạng say rượu. Nhưng nguyên nhân tạo ra các linh thị phải được t́m kiếm sâu xa hơn là sinh lư học. Mọi hiện tượng như thế, đặc biệt là khi được tạo ra qua trạng thái đồng cốt, đều được đi trước bằng một sự nới lỏng (relaxation) của hệ thần kinh, việc nới lỏng này bao giờ cũng sinh ra một t́nh trạng từ điện bất b́nh thường (abnormal magnetic condition) vốn dĩ thu hút đến nạn nhân các làn sóng tinh tú quang. Chính các sóng tinh tú quang này mới mang lại các ảo giác khác nhau, tuy nhiên không phải như cách giải thích của các nhà y học, ảo giác không phải luôn luôn chỉ là các giấc mơ trống rỗng và không xác thực. Không một ai có thể thấy được điều ǵ vốn không hiện hữu – nghĩa là điều ǵ không tạo được ấn tượng – trong hoặc trên các làn sóng tinh tú quang (astral waves). Nhưng người có linh thị (seer) có thể cảm nhận được các đối tượng và quang cảnh (scenes) (dù cho thuộc về quá khứ, hiện tại hay tương lai) vốn không có mối liên hệ bất kể như thế nào với chính y. Hơn nữa, y c̣n cảm nhận được nhiều điều hoàn toàn không có liên quan với nhau ở cùng một lúc, đến mức tạo ra các kết hợp vô lư và quái dị nhất. Người say rượu và người có linh thị, người đồng cốt và vị cao đồ đều thấy được các linh thị (visions) của họ thuộc riêng từng người trong tinh tú quang; chỉ có điều là trong khi người say rượu, người bị bệnh tâm thần (madman) và người đồng tử không được luyện tập, hoặc người đang bị viêm năo (brain
fever) tuy thấy (bởi v́ họ không thể cản lại việc thấy đó) và nhắc lại các linh thị lộn xộn đó một cách vô ư thức cho chính họ mà không thể kiểm soát được chúng, th́ vị cao đồ và nhà Thấu Thị (Seer) có tập luyện cũng thấy nhưng có sự lựa chọn và kiểm soát các linh thị như thế. Họ biết cần tập trung nhăn lực của họ nơi đâu, biết được cách nào để làm ổn định các cảnh tượng mà họ muốn quan sát, và biết làm cách nào để thấy được phía bên kia các lớp phủ bên trên và bên ngoài của tinh tú quang. Đối với hạng người trước, các thoáng thấy như thế vào các sóng (của tinh tú quang – ND) đúng là các ảo giác; c̣n đối với hạng người sau, chúng trở thành sự tái tạo đáng tin
cậy của những ǵ thực sự đă xảy ra, đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Các thoáng nh́n một cách ngẫu nhiên đó do người đồng tử nhận được và các linh thị chập chờn của y dưới ánh sáng dễ nhầm lẫn, th́ dưới ư chí có điều khiển của các vị cao đồ và người có nhăn thông (seer), chúng được chuyển ra thành h́nh ảnh vững vàng, thành cách tŕnh bày trung thực về những ǵ mà vị này muốn thấy bên trong điểm tập trung sự nhận thức của ḿnh. Hell = Địa ngục Một thuật ngữ mà giống dân Anglo–Saxon rơ ràng đă lấy từ tên gọi của nữ thần của miền Scandinavia1, thần Hela, giống như từ ad, trong ngôn ngữ Nga (Russian) về các ngôn ngữ Slave khác diễn tả cùng một ư niệm, được dẫn xuất từ Hades của Hy Lạp, sự dị biệt duy nhất giữa địa ngục lạnh (cold Hell, lănh ngục) của vùng Scandinavia, với địa ngục nóng (hot hell, hỏa ngục) của người Thiên Chúa giáo là do các nhiệt độ riêng của những vùng này. Nhưng ngay cả ư tưởng về các vùng quá nóng này lại không xuất phát từ vùng Âu Châu, nhiều người lại lấy làm thích thú với ư niệm về khí hậu ở âm phủ; cũng như chúng ta có thể, nếu chúng ta xác định vị trí địa ngục của chúng ta ở trung tâm của địa cầu. Mọi tôn giáo công truyền – các tín điều của người Bà La Môn, người theo Phật giáo, Hỏa Giáo, Hồi giáo, Do Thái
Gồm các nước Đan mạch (Denmark), Na Uy (Norway), Thụy Điển (Sweden) và Băng Đảo (Iceland).
Giáo và các tôn giáo c̣n lại, đều bắt địa ngục của họ phải nóng và tối, dẫu cho nhiều địa ngục có tính chất thu hút hơn là gây khiếp sợ. Ư tưởng về Hỏa ngục là một ư tưởng mới có sau này (an afterthought), sự bóp méo của một biểu tượng về thiên văn. Theo người Ai Cập, Địa ngục trở thành một chỗ trừng phạt bằng lửa, không xuất hiện sớm hơn vào triều đại thứ 17 hoặc 18, khi Typhon bị biến đổi từ một vị Thần thành một Ác Quỷ (Devil). Nhưng dù bất cứ lúc nào đi nữa, chúng cũng gieo rắc điều mê tín dị đoan gây kinh hoàng này vào tâm trí quần chúng nghèo khổ dốt nát, việc đề ra một hỏa ngục với các linh hồn bị hành hạ trong đó chỉ là do người Ai Cập. Ra (Mặt Trời) trở thành chúa của Hỏa ḷ, trong Karr, Địa ngục của các Pharaohs, c̣n tội nhân bị đe dọa phải chịu khổ “trong cái nóng của lửa địa ngục”. Dr. Birch c̣n nói “Ở đó c̣n có mănh sư, và được gọi là quái vật đang gầm thét”. Đoạn khác, mô tả chỗ đó là “hố sâu không đáy và hồ lửa, nơi mà tội nhân bị ném vào” (đối chiếu với Khải Huyền). Tiếng Hebrew gai–hinnom (địa ngục, gehena) không bao giờ thực sự có ư nghĩa được gán ghép cho nó trong Cơ đốc Giáo chính thống. Hermas, một tác giả thời cổ Hy Lạp, hiện nay chỉ có một vài tác phẩm là c̣n được lưu truyền. Hierogrammatists (Hy Lạp)
Tước vị (title) được dành cho các vị lễ sư (priest) Ai Cập, tức là những người được giao cho việc viết ra và xướng lên các kinh văn linh thiêng và huyền bí. Theo nghĩa đen, đó là “những người sao chép kinh văn huyền bí” (“Scribes of the secret records”). Họ là các huấn sư của các tân đệ tử đang chuẩn bị cho cuộc điểm hóa (initiation)
Hierophant = Đạo Trưởng Do tiếng Hy Lạp Hierophantes, theo nghĩa đen là “người giải thích các điều linh thiêng”; một tước vị thuộc về các vị chân tu cao cấp nhất (highest adepts) trong các đền thờ cổ, các vị này là các huấn sư và các nhà thuyết minh (expounders) các Bí Pháp và các nhà điểm hóa vào các Đại Bí Pháp sau cùng. Vị đạo trưởng thay thế cho Demiurge và giải thích cho các ứng viên điểm đạo (postulants for Initiation) các hiện tượng sáng tạo khác nhau vốn được tạo ra cho sự giảng dạy (tuition) của họ. “Ông là nhà thuyết minh duy nhất về các bí nhiệm
và các triết lư ngoại môn. Ngay cả việc thốt lên danh hiệu của ông trước một người chưa bị điểm hóa cũng bị nghiêm cấm. Ông tọa vị (ngồi) ở hướng Đông và đeo một quả cầu vàng ở trước mủi như là biểu tượng của uy quyền. Ông cũng được gọi là Mystagogus”. (Keneth
R.H. Mackenzie, IX, hội viên hội Thông Thiên Học, trích trong The Royal Masonic Cyclopoedia). Hillel: Một đại giáo sĩ Do Thái giáo ở Babylone thuộc thế kỷ trước Kỷ Nguyên Thiên Chúa. Ông là nhà sáng lập môn phái Pharisees, một người thông thái và thánh thiện. Hinayana (B.Phạn)
“Cổ xe nhỏ” (“Smaller Vehicle”, Tiểu thừa, tiểu thặng); một kinh Phật và một phái của Phật Giáo, ngược lại với Mahayana, “Cổ xe lớn” (“Greater Vehicle”, Đại Thừa, Đại Thặng). Cả hai phái (schools) đều thần bí. (Xem Mahayana). Cũng theo sự tin tưởng sai lầm bên ngoài (esoteric superstition), đây là h́nh thức hóa kiếp thấp nhất (lowest form of transmigration). Homogeneity: Tính đồng nhất, thuần trạng
Do tiếng Hy Lạp homos, “đồng thuần” (“the same”) và genos, “thứ, loại” (“kind”). Chỉ những ǵ có cùng bản chất suốt từ đầu đến cuối, không biến dị, không hỗn hợp, như vàng lẽ ra phải có. Hypnotism (Hy Lạp): Thôi miên
Một tên gọi mà T.S. Braid dùng để chỉ tiến tŕnh mà theo đó một người có năng lực ư chí mạnh mẽ thúc đẩy (plunge) một người khác có trí lực yếu hơn đi vào trạng thái đờ đẫn (trance); một khi ở vào trạng thái như thế th́ người có trí lực yếu sẽ làm bất cứ chuyện ǵ do người thôi miên (hypnotiser) gợi ra cho y. Trừ trường hợp được tạo ra với các mục đích giúp ích, c̣n trong các trường hợp khác, các nhà huyền linh học sẽ gọi đó là ma thuật (black magic) hay tà đạo (sorcery). Về mặt đạo đức (morally) và theo quy luật thiên nhiên (physically), đó là lối thực hành nguy hại nhất v́ nó can dự vào các lưu chất thần kinh (nerve fluids).
I
 Iamblichus : Một nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng vĩ đại và là một vị Đệ tử Điểm đạo thuộc thế kỷ thứ ba. Ngài viết rất nhiều sách về các loại ma quỷ (demons) khác nhau, chúng xuất hiện qua sự trục triệu (evocation), nhưng Ngài nghiêm khắc phản đối các hiện tượng như thế. Các khổ hạnh, sự thanh khiết trong đời sống và sự nghiêm chỉnh (earnestness) của Ngài rất to tát. Người ta cho là Ngài có thể khinh thân lên khỏi mặt đất cao đến 10 cubits (= 4,6m), giống như một vài vị yogi và đồng tử thời đó. Illusion : Hăo huyền.
Theo Huyền linh học, mọi sự vật hữu hạn (như là Vũ trụ và vạn vật trong đó) được gọi là hăo huyền hay Maya. Individuality : Biệt Ngă.
Trong khoa Minh Triết Thiêng Liêng và Huyền linh học, đây là một trong các danh xưng để chỉ Thượng Ngă (Higher Ego) của con người. Chúng ta cần phân biệt giữa Ego bất tử và thiêng liêng với Ego hữu tử của con người (the mortal human Ego), Ego này sẽ bị hủy diệt. Ego sau hay "phàm ngă" ("Personality", personal Ego) sống lâu hơn xác chết (dead body) nhưng chỉ trong thời gian ở Kama Loka thôi, c̣n Biệt ngă tồn tại măi măi. Initiate :
Do tiếng La tinh initiatus. Chỉ bất cứ người nào được nhận vào và được tiết lộ cho y các bí pháp và các điều huyền bí của Hội Tam Điểm (Masonary) hoặc Huyền linh học. Vào thời cổ, họ là những người đă được điểm hóa (initiated) vào tri thức bí ẩn do các vị Đạo Trưởng dạy ra; c̣n trong thời hiện đại của chúng ta, chỉ những người được các vị cao đồ khai tâm vào tri thức thần bí, mà mặc dù có sự quên lảng của các thời đại, tri thức này hăy c̣n có được một vài người có nhiệt tâm thực sự giữ được trên cơi đời. Iswara (B.Ph):
"Đức Chí Tôn" ("Lord") hay là Thượng Đế hữu ngă, tinh thần thiêng liêng trong con người. Theo nghĩa đen là sự sống tối cao (riêng biệt). Một tước vị dành để chỉ Siva và các thần khác ở Ấn Độ. Siva cũng c̣n được gọi là Iswara deva hay là Thiên Thần Tối Cao (Sovereign deva).
Iu Kabar Zivo :
Thuật ngữ của phái Gnostic. Trong hệ thống Nazarene, nó được dùng để chỉ "Chúa Tễ của các Phân thân" ("Lord of the Aeons"). Ngài là Đấng Sáng Tạo (Emanator) của bảy Đấng Thánh Thiện (bảy vị Dhyan Chohans đầu tiên hay Archangels, mỗi vị tiêu biểu cho một trong các đức hạnh cơ bản( và chính Ngài được gọi là Nguồn Sống thứ ba (Thượng Đế Ngôi Ba). Trong Bản Kinh Cổ (Codex), Ngài được gọi là Helm và Vine (cây nho), thức ăn cho sự sống. Như vậy, Ngài giống hệt Đức Christ (Christos) v́ Đức Christ nói: "Ta là gốc nho thật (true vine), c̣n Cha Ta là người trồng nho (husbandman)". (John xv, 1). Cần nên hiểu rơ rằng trong Giáo Hội Thiên Chúa La Mă, Đức Christ được xem như "Lănh Tụ của các Phân Thân" ("Chief of the Aeons"), cũng như là Michael, "người trở thành như Chúa" ("who is as God"). Đó cũng là niềm tin của những người theo thuyết Ngộ Đạo (Gnostics).
J
Javidan Khirad : (Pers., Ba Tư)
Một tác phẩm về các châm ngôn luân lư. Jhana (B.Ph.) hay Jnana, Tri thức: Minh triết huyền linh. Josephus Flavius : Một sử gia thuộc thế kỷ I, một người Do Thái được Hy Lạp hóa, sống ở Alexandria và chết ở La Mă. Ông được Eusebius cho là có viết ra 16 ḍng chữ nổi tiếng liên quan đến Đức Christ, mà rất có thể được chính Eusebius chen vào (interpolated), kẻ làm giả vĩ đại nhất (the greatest forger) trong số các Đức Cha ở Nhà Thờ
(Church Fathers). Đoạn văn này trong đó Josephus, một người Do Thái nhiệt thành và chết cho Do Thái giáo, tuy được tạo ra để chấp nhận quả vị Cứu Thế (Messiaship) và cội nguồn thiêng liêng của Đức Jesus, ngày nay được cho là gian dối (spurious) cả bởi đa số các Giám Mục Thiên Chúa giáo (Lardner trong số nhiều người khác) và lẫn bởi Paley (xem "Bằng chứng Cơ Đốc giáo" của ông). Trong nhiều thế kỷ, đó là một trong các bằng chứng quan trọng nhất về sự hiện hữu thực sự của Jesus, Đấng Christ.
NGỮ GIẢI 365
K
Kabbalah hay Kabbala (Heb.): Do Thái Bí giáo.
"Minh triết ẩn tàng của các giáo sĩ Do Thái vào thời Trung Cổ phát xuất từ các triết lư mật cổ xưa liên quan đến các điều thiêng liêng và vũ trụ khai tịch luận (cosmogony), minh triết này đă được pha trộn thành một thứ thần học sau thời kỳ bị cầm giữ của người Do Thái ở Babylon". Mọi tác phẩm được xếp vào loại bí truyền đều được đặt tên là tác phẩm của Do Thái Bí giáo. Kama Loka (B.Ph.): Dục giới, U linh cảnh.
Cơi bán vật chất (semi material plane), thuộc nội tâm và vô h́nh đối với chúng ta, nơi mà "các phàm ngă" thoát xác, tức các dĩ thái h́nh được gọi là Kama Rupa, vẫn c̣n lại cho đến khi chúng tan biến ra khỏi đó do sự hoàn toàn cạn kiệt các hiệu quả của các xung lực trí tuệ vốn đă tạo ra các bóng ma (eidolons) này từ các đam mê và các thú dục thấp kém (Xem Kama rupa). Đó là Âm phủ (Hades) của người cổ Hy Lạp và Luyện ngục (Amenti) của người Ai Cập   U Minh Tịch Địa (vùng đất im lặng tối tăm). Kama Rupa (B.Ph.): Ma h́nh.
Về mặt siêu h́nh học và trong triết lư nội môn của chúng ta, đó là h́nh hài (form) chủ quan được tạo ra qua các tư tưởng và dục vọng vật chất cùng trí tuệ liên quan với các sự việc vật chất của mọi chúng sinh hữu t́nh (sentient beings): một h́nh hài vốn thoát khỏi cái chết của thân xác nó. Sau cái chết đó, ba trong số bảy "nguyên khí"   hay, chẳng hạn như, các cơi của các giác quan và tâm thức mà đến lượt bản năng và ư niệm con người tác động trên đó   nói một cách khác, thể xác, tức nguyên h́nh dĩ thái của nó và sinh khí hồng trần, không c̣n được dùng nữa, vẫn c̣n trên cơi trần; ba nguyên khí cao, tập hợp thành một, ḥa nhập vào trạng thái Devachan (xem mục từ này), trong trạng thái đó. Thượng ngă sẽ c̣n lại cho đến lần luân hồi mới, c̣n bóng ma của phàm ngă cũ bị bỏ lại một ḿnh trong trú sở mới của nó. Đây là bản sao lờ mờ của con người, nó sống vất vưởng trong một thời gian, kỳ hạn của nó thay đổi theo thành phần của loại vật chất vốn bị bỏ lại trong đó và vốn được xác định bằng kiếp sống vừa
qua của người quá cố. V́ thiếu mất thượng trí, các giác quan vật chất và tinh thần của nó, nếu bị bỏ lại một ḿnh cho các bộ máy không cảm giác của chính nó, nó sẽ từ từ tàn tạ và tan ră. Nhưng nếu được kéo trở lại một cách mạnh mẽ vào cơi trần dù là bằng các dục vọng
sôi nổi và các tiếng gọi của các bạn bè c̣n sống hay bằng các thực hành gọi hồn thường xuyên   một trong các t́nh trạng nguy hại nhất của việc đó là trạng thái lên đồng   "âm ma" ("spook") có thể thắng thế trong một thời gian phần lớn vượt quá quăng đời sống tự nhiên của thể xác của nó. Một khi Kama Rupa đă học được cách quay lại với các thể c̣n sống của con người, nó trở thành một ma cà rồng (vampire) sống bằng sinh khí (vitality) của những người khao khát giao du với nó. Ở Ấn Độ, các con ma Eidolons này được gọi là quỉ (Pisachas)   và gây ra nhiều điều đáng sợ. Kapilavastu (B.Ph.): Thành Ca Tỳ La Vệ. Sinh quán của Đức Phật, được gọi là "Hoàng Đô" ("yellow dwelling"), kinh đô của vị vua vốn là phụ vương của Phật Thích Ca. Kardec, Allan : Tên thứ hai của Nhà Sáng Lập Phong trào Giáng ma Pháp (French Spiritists), tên thật của ông ta là Rivaille. Chính ông là người tập hợp và xuất bản các phát biểu trong lúc xuất thần (trance utterances) của một số các đồng tử và sau đó tạo ra một "triết lư" ("philosophy") về chúng giữa các năm 1855 và 1870. Karma (B.Ph.): Nghiệp, nghiệp quả. Về mặt vật chất là hành động; về mặt siêu h́nh là Luật Báo Phục (Law of Retribution); Luật Nhân và Quả hay là Luật Đạo Lư Nhân Quả (Ethical Causation). Nó chỉ là Quả báo (Nemesis) theo nghĩa karma xấu. Đó là nhân duyên (Nidana) thứ 11 trong chuỗi liên hoàn (concatenation) các nhân và quả trong Phật giáo chính thống; tuy nhiên, đó là sức mạnh chi phối mọi sự vật, kết quả của hành động luân lư, căn nguyên siêu h́nh (metaphysical samskara), hay là hậu quả về mặt luân lư của một hành động tận tụy để đạt được một điều ǵ đó chiều theo ư muốn cá nhân. Có loại nghiệp do công và loại nghiệp do tội. Nghiệp quả không trừng phạt cũng không tưởng thưởng; nó chỉ là Định luật Vũ trụ duy nhất đang dẫn dắt một cách không sai lầm, và có thể nói, một cách ṃ mẫm (blindly), tất cả các định luật khác
 đều tạo ra một số hiệu quả theo các thói quen hằng ngày với các nguyên lư nhân quả riêng biệt của chúng. Khi Phật giáo dạy rằng “Karma là cốt lơi đạo đức (moral kernel) (của bất cứ thực thể nào) chỉ một ḿnh nó sống c̣n và tiếp tục chuyển kiếp” hay luân hồi, điều đó chỉ có nghĩa là ở đó vẫn là số không (naught) sau mỗi phàm ngă, nhưng các nhân do nó tạo ra, các nhân này vốn bất diệt, nghĩa là, chúng không thể bị loại ra khỏi Vũ trụ cho đến khi được thay thế bằng các quả thích hợp của chúng, và có thể nói là bị chúng xóa sạch. Trừ phi được đền bù trong kiếp sống của người đă tạo ra chúng bằng các quả thích hợp, các nguyên nhân như thế sẽ đi theo Chân Ngă luân hồi và bắt kịp được nó trong các lần luân hồi tiếp theo sau cho đến khi sự hài ḥa đầy đủ giữa các quả và nhân được tái lập hoàn toàn. Dĩ nhiên không một “phàm ngă” nào   đó chỉ là một khối (bundle) các nguyên tử vật chất cùng các tính chất bản năng và trí tuệ   với tính cách như thế mà có thể tiếp tục tồn tại trong thế giới thuần tuư tinh thần. Chỉ những ǵ có bản chất bất tử và có tinh hoa
thiêng liêng, tức là Chân Ngă (Ego) mới có thể tồn tại măi măi. Và v́ chính Chân Ngă đó đứng ra chọn lựa phàm ngă mà nó sẽ làm cho linh hoạt sau mỗi lần ở Devachan, và qua các phàm ngă này mà Chân Ngă phải lănh nhận các hậu quả của các nhân sản sinh ra nghiệp, do đó, chính Ego, tức Cái Ngă (Self) đó mới là “cốt lơi đạo đức” được nói đến, và biểu hiện cho chính karma mà “chỉ một ḿnh nó mới thoát chết.” Kether (Hy Bá Lai): “Vương Miện (Crown), cao nhất trong 10 Sephiroth, cái thứ nhất trong Tam Nguyên siêu nhiên (supernal Triad)). Nó tương ứng với Macroprosopus, Vast countenance (Thái Dung) hay Arikh Anpin, phân hóa thành Chokmah và Binah”. Krishna (B.Ph.): Hóa thân (Avatar) nổi danh nhất của Vishnu, “Đấng Cứu Thế” (“Saviour”) của người theo Ấn giáo và là vị thần được biết nhiều nhất. Ngài là Hóa Thân thứ tám, con của Devaki, cháu của Kansa, Herod của người Ấn Độ, trong khi t́m ra Ngài giữa đám người chăn gia súc, những người đă giấu Ngài, vị này đă tàn sát hàng trăm hài
nhi mới sinh của họ. Câu chuyện về sự hoài thai Krishna, lúc sinh ra đời và thời thơ ấu của Krishna là nguyên mẫu chính xác của câu chuyện Tân Ước. Dĩ nhiên, các nhà truyền giáo ra sức chứng minh rằng người theo Ấn giáo (Hindus) đă ăn cắp câu chuyện về sự Giáng Sinh từ nơi những người Cơ Đốc giáo thuở ban đầu khi họ đến Ấn Độ. Kshetragna hay Kshetragneswara (B.Ph.):
Tinh thần được thể hiện trong Huyền linh học, Chân Ngă hữu thức dưới các biểu lộ cao nhất của nó; Nguyên khí luân hồi hay là “Đấng Chí Tôn” (“Lord”) nơi chúng ta. Kumara (B.Ph.):
Một trinh nam hay người độc thân trẻ. Các đệ nhất Kumaras là bảy phân thân (sons) của Brahma, được sinh ra từ các chi của thần này trong cuộc Sáng Tạo Thứ Chín (Ninth Creation). Được biết rằng danh xưng này được gán cho các Ngài do các Ngài chính thức từ chối “sáng tạo” giống loài của các Ngài, và như vậy, các Ngài “vẫn là Yogis” theo thuyền thuyết.
L
Labro, St :
Một vị Thánh La Mă được phong chân phước (beatified) một cách long trọng cách đây vài năm. Sự thánh thiện to tát của ông gồm trong việc ông ngồi ở một trong các cổng vào La Mă ngày và đêm trong bốn mươi năm và vẫn không tắm rửa (unwashed) suốt trọn thời gian đó. Kết quả của việc đó là ông bị loài sâu bọ (vermin) gậm nhấm vào xương tủy (bones) của ông. Lao Tze (T.Hoa):
Một đại hiền triết (great Sage), Đại Thánh (Saint), và đại Triết gia (Philosopher), Ngài có trước Đức Khổng Phu Tử (Confucius). Law of Retribution (xem Karma).
Linga Sharira (B.Ph.): “Thể dĩ thái” (“Astral body”), tức là h́nh bóng tinh anh (aerial symbol) của xác thân. Thuật ngữ này chỉ doppelganger hay là “thể dĩ
NGỮ GIẢI 369 thái” của con người hay con vật. Nó là eidolon của người Hy Lạp, thể sinh lực và thể nguyên h́nh (prototypal body), h́nh ảnh của con người nhục thân. Nó được tạo ra trước con người xác thân và chết đi hay tan ră theo cùng với sự biến mất của nguyên tử cuối cùng của nhục thân. Logos (Hy Lạp):
Thượng Đế biểu lộ (manifested deity) với mọi quốc gia và con người; cái biểu lộ ra ngoài hay là quả của Nhân hằng ẩn giấu. Như vậy, ngôn từ (speech) là Thượng Đế biểu lộ (logos) của tư tưởng (thought); do đó, theo ư nghĩa siêu h́nh của nó, nó phải được dịch một cách thích hợp bằng các thuật ngữ “Verbum” và “Word” (Ngôi Lời). Long Face :
Một thuật ngữ của Do Thái Bí giáo, tiếng Hebrew là Areekh Anpeen, hay “Trường Diện” (“Long Face”); tiếng Hy Lạp là Macroprosopos (Đại Dung), v́ tương phản với “Đoản Diện” (“Short Face”) hay Zeir Anpeen, Microprosopos (Tiểu Dung). Một đàng liên quan với Thượng Đế, một đàng liên quan với con người, “h́nh ảnh nhỏ của đại h́nh thể”. Longinus, Dionysius Cassius :
Một nhà b́nh luận và là triết gia nổi danh, sinh ra lúc bắt đầu thế kỷ thứ ba (khoảng năm 213). Ông là một người rất thích đi đó đây, ở Alexandria được tham dự các bài diễn giảng của Ammonius Saccas, nhà sáng lập Phái Tân Plato (Neoplatonism) nhưng đă trở thành nhà phê b́nh hơn là môn đồ. Porphyry (Malex hay Malchus của Do Thái) là đồ đệ của ông trước khi ông trở thành môn đồ của Plotinus. Có lời đồn đăi về ông rằng ông là một thư viện sống và là một bảo tàng biết đi. Vào cuối đời, ông trở thành huấn sư về văn chương Hy Lạp của Hoàng Hậu Zenobia, Hoàng Hậu xứ Palmyra. Bà này đền đáp cho việc phụng sự của ông bằng cách tố giác ông trước Hoàng Đế Aurelius là ông đă khuyên bà nổi loạn chống lại Hoàng Đế, việc này làm cho Longinus cùng với nhiều người khác bị Hoàng Đế khép vào tội tử h́nh năm 273.
M
Macrocosm (Hy Lạp):
Nghĩa đen là Đại Vũ trụ hay Kosmos. Magic : Pháp thuật.
Đại khoa học. Theo Deveria và các nhà Đông phương học khác, “Magic được xem như là một khoa học thiêng liêng không thể tách rời khỏi tôn giáo” bởi các quốc gia thông thái có nền văn minh cao nhất và cổ nhất… Pháp thuật là môn học để liên giao với các sức mạnh siêu phàm ở cơi cao và điều khiển các sức mạnh này, cũng như chỉ huy các sức mạnh thuộc các cơi thấp. Tri thức thực tiễn về các huyền bí c̣n ẩn giấu của thiên nhiên chỉ co một số ít người biết được thôi, bởi v́ khó mà có được các huyền bí này mà không rơi vào tội nghịch lại với thiên luật. Các nhà thần bí thời thượng cổ và trung cổ chia pháp thuật thành ba loại: Theurgia, Goetia và Pháp thuật tự nhiên (natural Magic). Kenneth Mackenzie nói: “Theurgia từ lâu được đánh giá như là lĩnh vực đặc thù của các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng và các nhà siêu h́nh học. Goetia là ma thuật (black magic), c̣n huyền linh thuật (natural or white magic) phát triển cùng với phương tiện chữa trị của nó đưa tới vị thế đáng hănh diện của một công tŕnh nghiên cứu chính xác và tiến bộ”… Magic, Black (xem trên). Thuật phù thủy (sorcery), việc lạm dụng các quyền năng. Magic, Ceremonial : Nghi thức Pháp thuật.
Theo các nghi thức của Do Thái Bí giáo, pháp thuật diễn ra, theo sự cáo giác của phái Hồng Hoa Thập giá và các nhà thần bí khác, bằng cách cầu khấn các Quyền năng cao hơn con người về mặt tinh thần và sai khiến các Tinh linh thấp kém hơn chính con người trên nấc thang tiến hóa. Magic, White hay Beneficent Magic, được gọi là pháp thuật thiêng liêng, không có sự ích kỷ, yêu sức mạnh, không có tham vọng hay hám lợi, chỉ tập trung vào việc làm điều tốt lành cho thế gian nói chung và đặc biệt cho người lân cận. Cố gắng nhỏ nhất để sử dụng
NGỮ GIẢI 371 các quyền năng bất thường của ḿnh để thỏa măn cho cá nhân là biến các quyền năng này thành bàng môn và ma thuật. Mahamanvantara (B.Ph.): Đại Chu Kỳ Khai Nguyên.
Nghĩa đen: thời khoảng lớn chen giữa hai Đức Bàn Cổ (Manus)   chu kỳ hoạt động vũ trụ. Manvantara ở đây chỉ hàm ư một chu kỳ hoạt động tương phản với Pralaya hay ngơi nghỉ   bất chấp độ dài của chu kỳ. Mahat (B.Ph.):
Nghĩa đen: “Đấng Cao Cả”. Nguyên khí thứ nhất của Trí Tuệ và tâm thức vũ trụ. Trong triết học Purana, sản phẩm thứ nhất của bản chất gốc (root nature) hay Pradhana (giống như Mulaprakriti); chủ thể sản xuất (producer) Manas, tức nguyên khí suy tư, và của Ahankara, Cá tính (Egotism) hay là ư thức “Tôi là tôi” trong hạ trí (lower Manas). Mahatma (B.Ph.): Đại Thánh Nhân.
Nghĩa đen: “Đại Hồn” (“Great Soul”). Một thánh nhân (adept) ở cấp cao. Một Đấng Cao Cả, người đă đạt tới việc chế ngự các nguyên khí thấp của Ngài, do đó, đang sinh hoạt mà không bị “con người
 nhục thể” (“man of flesh”) ngáng trở. Các Đại Thánh nhân đang có kiến thức và năng lực tương xứng với giai đoạn mà các Ngài đă đạt được trong công cuộc tiến hóa tâm linh của các Ngài. Tiếng Nam Phạn gọi là Rahats và Arthas. Mahayana (B.Ph.): Đại Thừa. Một trường phái triết học của Phật giáo. Nghĩa đen: “Cổ xe lớn” (“Great vehicle”, Đại Thừa hay Đại Thặng). Một hệ thống huyền bí do Đức Na Tiên (Nagarjuna) sáng lập. Kinh sách của phái này được viết ra vào thế kỷ thứ hai trước T.C. Manas (B.Ph.): Nghĩa đen: “Trí Tuệ” (“Mind”). Năng lực trí tuệ giúp cho một người trở thành một thực thể thông minh và có đạo đức, phân biệt con người với con thú đơn thuần; một đồng nghĩa với Mahat. Tuy nhiên, về mặt bí truyền, khi không đủ phẩm tính (unqualified), nó có nghĩa là Thượng Ngă (Higher Ego) hay là Nguyên khí luân hồi hữu cảm thức trong con người. Khi có đủ phẩm tính (qualified), nó được các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng gọi là Buddhi Manas
hay hồn tinh thần (spiritual soul) tương phản với phản ảnh con người của nó   Kama Manas. Manasaputra (B.Ph.):
Nghĩa đen là “Con của Trí Tuệ” hay Con được sinh ra từ trí tuệ (mind born Sons), một danh xưng được dành cho Higher Egos của chúng ta trước khi chúng lâm phàm trong nhân loại. Theo Kinh Purana công truyền, dù là có tính cách ẩn dụ và biểu tượng (các cổ thư linh thiêng của Ấn giáo), đó là tước vị (title) dành cho các Con được sinh ra từ trí của Brahma, tức Kumara. Manas sutratma (B.Ph.):
Hai từ ngữ này có nghĩa là “mind” (Manas, trí tuệ) và “Thread soul” (Sutratma, Hồn dây). Như đă nói, nó đồng nghĩa với Ego của chúng ta, hay là cái đang luân hồi. Đó là thuật ngữ chuyên môn của triết học Vedanta. Manas Taijasi (B.Ph.):
Theo sát nghĩa là Manas “tỏa chiếu” (“radiant”); một trạng thái của Higher Ego mà chỉ duy các nhà siêu h́nh học cao siêu mới có khả năng nhận thức và hiểu được. Giống như “Buddhi Taijasi” (Xem từ này.) Mantras (B.Ph.): Linh từ.
Các câu ngắn (verses) trích từ Vedas, được dùng như thần chú (incantations) và bùa ngải (charms). Mantras hàm ư tất cả các phân đoạn (portions) của kinh Vedas vốn phân biệt với Brahmanas, hay là cách diễn dịch của chúng. Manu (B.Ph.): Đức Bàn Cổ.
Nhà lập pháp vĩ đại của Ấn Độ. Danh xưng này xuất phát từ cội rễ Bắc Phạn man, nghĩa là suy tưởng (think), thực ra MAN chỉ thay cho Swayambhuva, vị thứ nhất trong số các Manus, xuất phát từ Swayambhu, Đấng Tự Hữu (the Self Existent), do đó, Ngài là Logos và là tổ tiên của nhân loại. Manu là nhà lập pháp đầu tiên   hầu như là một Đấng Thiêng liêng. Manvantara (B.Ph.): Chu Kỳ Khai Nguyên.
Một giai đoạn biểu lộ, ngược lại với Pralaya (tan ră hay ngơi nghỉ), thuật ngữ này được dùng chỉ các chu kỳ khác nhau, nhất là chỉ một
 ngày của Brahma   4.320.000.000 năm Thái Dương   và chỉ sự trị v́ (reign) của một Đức Bàn Cổ   308.448.000, nguyên văn là Manuantara   “giữa các vị Bàn Cổ”. (Xem Secret Doctrine, q. II, trang 68 và tiếp theo). Master : Chân sư.
Dịch từ tiếng Sanscrit (Bắc Phạn) Guru, “Huấn sư tinh thần”, được các nhà Theosophists dùng để chỉ các Vị Chân Sư (Adepts), nhờ các Ngài mà các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng mới có được giáo lư. Materialisations : Hiện h́nh.
Trong Giáng ma thuật (Spiritualism), từ ngữ này có nghĩa là việc xuất lộ ra ngoại cảnh (objective appearance) của cái được gọi là “hồn ma (spirits) của người chết”, đôi khi các hồn ma này tự khoác trở lại lớp áo vật chất, tức là chúng tạo ra cho chính chúng bằng lớp vật chất ở kế cận nằm trong bầu khí quyển và các phóng xuất (emanations) của các vật chất này làm hiện ra một thể tạm (temporary body) mang đường nét giống h́nh người của người quá cố, y như người này xuất hiện lúc c̣n sống. Các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng thừa nhận hiện tượng “hiện h́nh”, nhưng họ bài bác lư thuyết cho rằng việc đó do “các linh hồn” (“Spirits”) tạo ra, tức là do các nguyên khí bất tử của những người đă thoát xác. Các nhà Minh Triết Thiêng Liêng chủ trương rằng khi hiện tượng đích thực xảy ra   vốn là một sự thật hiếm khi xảy ra hơn là người ta thường tin tưởng   th́ chúng được tạo ra bằng hồn ma (larvae), các bóng ma (eidolons) hay là các “hồn ma” ở dục giới (Kamalokic “ghosts”) của các phàm ngă đă chết (dead personalities). (Xem mục từ “kamaloka” và “kamarupa”).
V́ Kamaloka ở trên cơi trần (earth plane) và sự dị biệt về mức độ vật chất của nó chỉ ở trong mức độ của cơi tâm thức của nó, v́ lư do đó nó trở nên bị che giấu khỏi nhăn quang thông thường của chúng ta, việc đôi khi xuất hiện các ma h́nh như thế cũng tự nhiên như sự xuất hiện của các quả cầu điện và các hiện tượng khác trong bầu khí quyển. Điện khí dưới h́nh thức một lưu chất (fluid), hay chất liệu nguyên tử (v́ các nhà Huyền học đồng ư với Maxwell rằng điện khí thuộc về nguyên tử) mặc dù không thể thấy được, bao giờ cũng hiện
hữu trong không khí và lộ ra dưới các dạng thức khác nhau, nhưng chỉ khi nào một vài điều kiện có sẵn để làm cho lưu chất đó “hiện ra”, khi việc hiện h́nh chuyển từ cơi riêng của nó lên trên cơi của chúng ta và làm cho chính nó tự biểu lộ ra ngoại cảnh. Tương tự như thế đối với các bóng ma (eidolon) của người chết. Các bóng ma này hiện có mặt quanh ta, nhưng v́ ở trên b́nh diện (plane) khác nên chúng không thấy chúng ta cũng giống như chúng ta không thấy được chúng. Nhưng khi nào các ham muốn mạnh mẽ của người đang sống và các điều kiện được cung cấp bởi các cấu tạo bất thường của đồng tử được kết hợp chung với nhau, bấy giờ các bóng ma này được kéo   thật vậy, được kéo xuống từ cơi của chúng vào cơi của chúng ta và tạo ra biểu lộ. Đây là thuật chiêu hồn (necromancy); nó không tốt lành cho người chết mà c̣n đem lại tai hại lớn cho người sống, ngoài sự kiện nó gây cản trở cho luật thiên nhiên. Việc thỉnh thoảng hiện h́nh của các “thể dĩ thái” (“astral bodies or doubles) của người c̣n sống là vấn đề hoàn toàn khác. Các “astrals” này thường bị nhầm lẫn với sự hiện h́nh (apparitions) của người chết, v́ lẽ, giống như loài tắc kè (chameleon like), các “âm ma” (“elementaries”) của chính chúng ta, theo cùng với các âm ma của các Elementals thoát xác và thuộc vũ
 trụ, sẽ thường thường khoác lấy h́nh dáng của các h́nh ảnh (images) nào mạnh mẽ nhất trong tư tưởng của chúng ta. Tóm lại, ở cái gọi là “các buổi cầu đồng có hiện h́nh” (“materialization seances”), chính các Elementals này xuất hiện c̣n người ngồi đồng (medium) mới là người tạo ra (create) hiện tượng hiện h́nh đặc biệt. Các hiện tượng “hiện h́nh” độc lập tùy thuộc vào một loại hiện tượng thông linh (psychic phenomena) khác nữa. Materialist : Người duy vật. Không nhất thiết chỉ có người không tin vào linh hồn hay không tin có sự tồn tại của linh hồn mới là người duy vật, mà bất cứ người nào vật chất hóa phần tinh thần thuần túy, như là tin vào một Thượng Đế nhân h́nh, tin vào linh hồn có thể bị thiêu đốt trong lửa địa ngục, và tin địa ngục cùng thiên đàng như là các vị trí thay v́ là các trạng thái tâm thức, “Các nhà theo Bản Thể Luận” (“Substantialists”) ở Mỹ, tức một phái Cơ Đốc giáo, cũng như những
người theo phái Giáng Ma (Spiritualists) cũng đều là những người duy vật. Maya (B.Ph): Hăo huyền.
Ảo tưởng; mănh lực vũ trụ vốn làm cho sự sống cơi hiện tượng và các nhận thức từ cơi đó có thể xảy ra. Trong triết học Ấn Độ, chỉ những ǵ có tính cách thường trụ (changeless) và vĩnh hằng mới được gọi là thực tại (reality); tất cả những ǵ lệ thuộc vào sự thay đổi do sự suy tàn (decay) và phân hóa (differentiation), tức là có bắt đầu và có kết thúc, đều được xem như là Hăo Huyền (Maya)   tức ảo tưởng (illusion). Mediumship : Trạng thái đồng cốt.
Một từ ngữ hiện nay được chấp nhận để chỉ trạng thái tâm sinh lư (psycho physiological state) bất b́nh thường, trạng thái này đưa con người đến chỗ có các ảo tượng (fancies) đối với sự tưởng tượng của ḿnh, các ảo giác (hallucinations), thực sự hay nhân tạo, đối với các thực tại (realities). Một người không hoàn toàn khỏe mạnh về mặt tâm lư và sinh lư có thể luôn luôn trở thành người đồng cốt. Những ǵ mà các đồng tử thấy, nghe và cảm nhận, là “thật” (“real”) nhưng không đúng (untrue); nó hoặc là được gom lại từ cơi cảm dục (cơi này có các rung động và các ám thị thật là có tính cách lừa dối), hoặc là được góp nhặt từ các ảo giác thuần túy, vốn không tồn tại thực sự, mà chỉ tồn tại đối với đồng tử, tức là kẻ nhận thức chúng mà thôi. “Trạng thái đồng cốt” là một loại trạng thái trung gian bị tầm thường hóa (vulgarized mediatorship), trong đó, người bị vướng vào tật này (faculty) được cho là trở thành một tác nhân truyền thông (agent of communication) giữa một người sống với một “Vong Hồn” người chết (a departed “Spirit”). Có các phương pháp luyện tập b́nh thường để phát triển thói tật không đáng mong muốn này (undesirable requirement). Mercavah, hay Mercabah (Heb., tiếng Hi Bá Lai).
“Một loại mă chiến xa (chariot, chiến xa do ngựa kéo). Tín đồ Do Thái Bí giáo cho rằng Đấng Tối Cao, sau khi đă tạo ra mười Sephiroth   toàn thể vốn là Adam Kadmon, Con người Nguyên H́nh (Archetypal Man), Ngài đă dùng các Sephiroth này như là một mă
chiến xa, hay là ngai vàng vinh quang (throne of glory) để đưa xuống vào đó các linh hồn của con người.” Mesmerism :
Thuật ngữ này xuất phát từ Mesmer, người tái phát hiện ra (rediscovered) từ lực này và đưa nó vào ứng dụng thực tiễn vào khoảng năm 1775 ở Vienna. Đó là một luồng sinh lực (vital current) mà một người này có thể truyền cho người kia; qua đó, người này gây
ra một trạng thái bất thường của hệ thần kinh để giúp y có được một ảnh hưởng trực tiếp lên trí năo và ư chí (will) của chủ thể (subject) hay người được thôi miên theo phương pháp Mesmer này. Metaphysics : Siêu h́nh học. Do tiếng Hy Lạp meta có nghĩa vượt qua, siêu việt (beyond) và physica : các sự vật (things) của thế giới vật chất bên ngoài. Chính v́ quên đi phần tinh thần và chỉ nắm được lối chấp nê văn tự khi dịch từ ngữ đó là vượt qua thiên nhiên hay siêu nhiên (supernatural), v́ đúng hơn nó nằm bên kia cái thiên nhiên (the natural), hữu h́nh hay cụ thể. Trong bản thể học (ontology) và triết học, siêu h́nh học là thuật ngữ để chỉ môn học bàn về cái bản thể chân thực và thường tồn được xem như tương phản với cái bản thể giả tạm, hăo huyền hay có tính cách hiện tượng. Microcosm : Tiểu vũ trụ. Vũ trụ “nhỏ” nghĩa là con người, được tạo ra theo h́nh ảnh của Đấng Sáng Tạo con người, tức Macrocosm, hay “đại” vũ tru;, tiểu vũ trụ có chứa tất cả những ǵ mà đại vũ trụ đang chứa. Các thuật ngữ này được dùng trong Huyền Học và trong khoa Minh Triết Thiêng Liêng. Mishnah (Heb.) : Sát nghĩa: “sự lặp lại” (“a repetition”), do chữ shanah nghĩa là “lặp lại” (“to repeat”) một điều đă được truyền khẩu. Tóm tắt các điều giải thích được viết lại từ các điều khẩu truyền của người Do Thái và một tập kỷ yếu (digest) về các kinh sách mà kinh Talmud sau này đặt nền tảng vào đó. Moksha (B.Ph.)
Tương tự như Nirvana, một trạng thái an nghỉ và phúc lạc của “kẻ hành hương bằng linh hồn” (“soul pilgrim”). Monad :
Đó là sự Hợp nhất (Unity), Đấng Duy Nhất (the One). Nhưng trong huyền linh học, nó thường hàm ư là nhị nguyên hợp nhất (unified duad), Atma Buddhi   hay là thành phần bất tử của con người vốn đang luân hồi trong các giới thấp và từ từ tiến qua khỏi các giới đó đến con người, từ đó t́m cách đi đến mục tiêu tối hậu   Niết Bàn (Nirvana). Monas (Hy Lạp) :
Tương đồng với Monad của tiếng La tinh; “Đấng Duy Nhất” (“the only”), Độc Nhất (a Unit). Trong hệ thống Pythagore, Lưỡng nguyên xuất phát từ Monas cao siêu và đơn độc, như vậy, đó là Nguyên nhân Bản Sơ (the First Cause). Monogenes (Hy Lạp) :
Nghĩa đen “Đấng Sinh Thành Duy Nhất” (the “only begotten”); một danh xưng của Proserpine cùng các thần và các nữ thần khác, cũng như của Jesus. Mundakya Upanishad (B.Ph.) :
Nghĩa đen “triết lư bí truyền Mundaka” (“Mundaka esoteric doctrine”). Một tác phẩm rất cổ xưa, nó đă được Raja Ram Mohun Roy dịch ra. Mysteries (Sacred) : Bí Pháp linh thiêng.
Các Bí pháp này được thực thi trong các đền thờ cổ bởi vị Tư Tế được điểm đạo để giúp đỡ và dạy dỗ các ứng viên. Các Bí Pháp trang nghiêm và huyền linh nhất chắc chắn là các Bí Pháp được cử hành ở Ai Cập bởi “nhóm bảo quản các bí mật” (“the band of secret keepers”) theo như cách Mr. Bonwick gọi các Đạo Trưởng.
Maurice mô tả bản chất của chúng một cách rất sinh động bằng vài nét chấm phá. Đề cập đến các bí pháp được cử hành ở Philae (the Nile island), ông nói: “Chính trong các động huyền ảo này mà các đại bí nhiệm của vị nữ thần (Isis) được khai mở ra cho người t́m đạo sùng tín, trong khi bản thánh ca điểm đạo trang nghiêm vang lên khắp chiều dài của các hốc đá sâu kín này”.
Từ ngữ “mystery” được dẫn xuất từ chữ Hy Lạp muo có nghĩa “khép kín miệng” (“to close the mouth”) và mọi biểu hiện liên quan với chúng đều có một ư nghĩa ẩn giấu. Theo sự quả quyết của Plato và nhiều nhà hiền triết thời cổ, các Bí Pháp này mang tính tôn giáo, luân lư và giúp ích rất nhiều như một trường phái luân lư. Các Bí Pháp Hy Lạp, tức các Bí Pháp ở Ceres và Bacchus, chỉ là các mô phỏng của người Ai Cập, và tác giả của “Niềm tin Ai Cập và Tư Tưởng Hiện Đại” cho chúng tôi biết rằng từ ngữ của chúng ta “chapel (nhà nguyện) hay capella được cho là do chữ caph el hay là college of El (học viện El), thần mặt trời (solar divinity)”. Kabeiri trứ danh được liên kết với các bí pháp này.
Tóm lại, trong mỗi quốc gia, Bí Pháp là một loạt các nghi thức hành lễ gây ấn tượng sâu sắc (dramatic performances), trong đó các bí pháp về Vũ trụ Khai Tịch Luận (Cosmogony) và thiên nhiên nói chung, được nhân cách hóa bởi các vị tư tế và các tân đạo đồ, họ đóng vai các nam thần và nữ thần khác nhau, lặp lại các màn cảnh giả định (các lời bóng gió) từ các kiếp sống riêng lẻ của họ. Các điều này được giải thích bằng ư nghĩa ẩn giấu của chúng cho các ứng viên điểm đạo và được kết hợp thành các giáo lư triết học. Mystery language : Ngôn ngữ huyền bí.
“Biệt ngữ” (“jargon”) bí mật của giới tăng lữ được các tu sĩ được điểm đạo sử dụng và chỉ được dùng khi bàn bạc các điều linh thiêng. Mỗi quốc gia đều có thứ ngôn ngữ “huyền bí” (“mystery” tongue) của chính quốc gia đó, mà mọi người đều không biết được ngoại trừ những người được nhận vào các Bí pháp. Mystic : Thần bí gia.
Xuất xứ từ tiếng Hy Lạp mysticos. Thời cổ, thuật ngữ này dùng để chỉ một người là thành viên của nhóm người được thu nhận vào các bí pháp linh thiêng cổ đại. Vào thời của chúng ta, từ ngữ ấy được dùng để chỉ người thực hành huyền bí học (mysticism), theo quan điểm thần bí, siêu việt, vv… Mysticism : Thần bí học, huyền bí học.
Chỉ bất cứ triết lư nào có dính líu đến những điều huyền bí và siêu h́nh học, và bàn nhiều đến các thế giới lư tưởng hơn là đến vũ trụ hiện tại, tầm thường của chúng ta.
N
Nazarene Codex : Kinh thánh của người Nazarenes và cũng của Nabotheans. Theo vài Linh Mục giáo hội, nhất là Jerome và Epiphanius, các
kinh thánh đó là các giáo lư thuộc dị giáo, nhưng thật ra là một trong nhiều cách hiểu vũ trụ khai tịch luận và thần phổ học của người theo thuyết Ngộ Đạo (Gnostic), vốn tạo thành một phái riêng biệt.
Necromancy : Việc làm xuất hiện các h́nh ảnh của người chết được người xưa (và cả các nhà huyền linh hiện đại) xem như là thực hành ma thuật. Iamblichus, Porphyry và các nhà thông thần học khác đều phản đối việc thực hành này cũng nhiều như Moses, chính Moses kết án những “nhà phù thủy” (“witches”) thời của ông vào tội chết, các phù thủy được nói ở trên thường thường chỉ là các nhà đồng cốt (mediums) như trường hợp phù thủy của ông Endor và Samuel. Neoplatonists : Triết gia phái Tân Platon. Một trường phái triết học xuất hiện giữa thế kỷ thứ hai và thứ ba của kỷ nguyên chúng ta, do Ammonius Saccas ở Alexandria thành lập. Giống như các triết gia Yêu Chân lư (Philalethians) và các Triết Gia Tương Suy (Analogeticists); họ cũng được gọi là các nhà Thông Thần học và các tên gọi khác nữa. Họ là các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng thuộc các thế kỷ đầu. Tân thuyết Platon (Neo Platonism) là triết học của Platon cộng với sự xuất thần nhập hóa (plus ectasy), Raj yoga thiêng liêng. Nephesh (Heb.) : “Sinh khí (Breath of Life), Anima, Mens Vitae, ḷng khao khát (appetites). Trong Thánh Kinh Thiên Chúa giáo (Bible), thuật ngữ này được dùng một cách rất lỏng lẻo. Thường thường nó có nghĩa là Prana, “sự sống” (“life”); trong kinh Kabbalah, đó là các thú dục (animal
passions) và sinh hồn (animal soul).”Do đó, giáo lư Minh Triết Thiêng Liêng xác nhận Nephesh là Nguyên khí cảm sinh (Prana kamic Principle) hay là sinh hồn thiết yếu (vital animal soul) trong con người. Nirmanakaya (B.Ph.) :
Trong triết học bí truyền có một điều ǵ đó hoàn toàn khác với ư nghĩa phổ cập gắn liền với nó, và khác với các tưởng tượng của các nhà Đông phương học. Một số người gọi Nirmanakaya body là “Nirvana with remains” (tàn tích) (Schlagintweit), có lẽ dựa trên sự phỏng đoán rằng đó là một loại trạng thái Niết Bàn (Nirvanic condition) mà trong đó tâm thức và sắc tướng (form) được giữ lại (retained). Những người khác nói rằng đó là một Trikaya (three bodies, tam thân) có “năng lực khoác lấy bất cứ h́nh thức sắc tướng nào để truyền bá Phật giáo” (quan niệm của Eitel). Lại có quan niệm cho rằng “đó là hóa thân thiêng liêng của một Thượng Đế” (như trên). Mặt khác, huyền linh học nói (“Voice of the Silence”) Nirmanakaya đó, mặc dù theo nghĩa đen là “một “thân” được biến đổi (a transformed “body”), song lại là một trạng thái. Sắc tướng (form) là sắc tướng của một Cao Đồ hoặc yogi, đang bước vào hay chọn lấy t́nh trạng hậu tử đó hơn là trạng thái Dharmakaya hay trạng thái Niết Bàn tuyệt đối. Ngài làm điều này bởi v́ cái kaya sau này phân cách
Ngài măi măi với thế giới sắc tướng, ban cấp cho Ngài một trạng thái phúc lạc ích kỷ (selfish bliss), mà không một thực thể sinh động nào khác có thể tham dự vào, như thế, vị cao đồ bị ngăn chận khỏi cái viễn cảnh giúp đỡ nhân loại hay ngay cả các devas.. Tuy nhiên, với cương vị là một Nirmanakaya, vị cao đồ bỏ lại đàng sau Ngài chỉ có xác thân của Ngài, và giữ lại mọi “nguyên khí” khác ngoại trừ nguyên khí dục vọng (kamic principle) v́ Ngài đă tống xuất nguyên khí này măi măi ra khỏi bản thể của Ngài trong kiếp sống và nó không bao giờ có thể sống lại trong trạng thái hậu tử của Ngài. Như vậy, thay v́ đi vào phúc lạc ích kỷ, Ngài chọn một cuộc sống tự quên ḿnh, một cuộc sống chỉ kết thúc với chu kỳ sống, ngơ hầu có thể giúp đỡ nhân loại theo cách vô h́nh, tuy nhiên, lại là cách có hiệu quả nhất. (Xem “Tiếng Nói Vô Thinh”, phần luận giải thứ ba, “Bảy Cánh Cổng”). Như vậy, không như đại chúng tin tưởng, Nirmanakaya không phải là
cái thân (the body) “trong đó một Đức Phật hoặc Bồ Tát xuất hiện trên cơi trần”, mà thực ra là một người, dù là một Chutuktu hay là một Khubilkhan, một cao đồ, hoặc một yogi trong lúc sống, từ lâu đă trở thành một thành viên của Tập Đoàn vô h́nh đó, luôn luôn che chở và trông coi nhân loại trong ṿng các giới hạn nghiệp quả. Thường thường có sự nhầm lẫn với một “Spirit”, một Deva, chính Thượng Đế, vv…, một Nirmanakaya bao giờ cũng là một vị bảo vệ thực sự, đầy ḷng thương xót, một thiên thần đối với kẻ xứng đáng được sự trợ giúp của Ngài. Dù cho có thể có sự bài bác nào được đưa ra để chống lại triết lư này, tuy nhiên, có nhiều điều bị phủ nhận, bởi v́ thực ra, từ trước đến giờ điều đó không bao giờ được công khai đưa ra ở Âu Châu, và do đó, v́ nó không được nhận biết đối với các nhà Đông Phương học, nó cần phải trở thành một “thần thoại của phát minh hiện đại”   không một ai sẽ có đủ dũng cảm để nói rằng ư tưởng giúp đỡ này gây đau khổ cho nhân loại với cái giá của sự tự hy sinh hầu như vô tận của chính con người, không phải là cái lớn lao và cao thượng nhất bao giờ cũng phát ra từ bộ óc con người. Nirvana (B.Ph.).
Theo các nhà Đông Phương học, đó là sự hoàn toàn “tắt ngấm” (“blowing out”), giống như lửa của một ngọn nến, sự tắt đi hoàn toàn của sự sống (utter extinction of existence). Nhưng trong các giải thích theo công truyền th́ đó là trạng thái hiện tồn tuyệt đối (state of absolute existence) và tâm thức tuyệt đối, mà Chân Ngă của một người (đă đạt đến mức độ hoàn thiện và thánh thiện cao nhất trong kiếp sống) sẽ tiến vào sau khi xác thân chết đi, và đôi khi, như trong trường hợp của Đức Phật Cồ Đàm và các vị khác nữa, Chân Ngă vẫn đạt được trạng thái này trong lúc sống. Nirvanee (B.Ph.) : Đấng Nhập Niết Bàn.
Đấng đă đạt đến trạng thái Niết Bàn   một Linh hồn đă giải thoát (an emancipated Soul). Trạng thái Nirvana đó hàm ư một điều ǵ đó hoàn toàn khác với các khẳng định ấu trỉ (puerile assertions) của các nhà Đông Phương học, mọi học giả đă từng sang Ấn Độ, Trung Hoa hoặc Nhật Bản, đều biết rơ điều này. Đó là “thoát khỏi đau khổ”, nhưng chỉ thoát khỏi đau khổ về vật chất, thoát khỏi klesha hay kama
(khát sống) và hoàn toàn dập tắt các thú dục. Nếu chúng ta được dạy rằng Abhi dharma, định nghĩa Nirvana như là “một trạng thái hủy diệt tuyệt đối” th́ chúng ta tán thành bằng cách đưa thêm vào chữ cuối cùng tính chất “của mọi việc liên quan với vật chất hay là thế giới vật chất”, và điều này đơn giản chỉ v́ cái sau (cũng như mọi vật trong nó)  là hăo huyền hay Maya. Vào lúc cuối đời Ngài, Phật Thích Ca Mâu Ni có nói: “thể tinh thần vốn bất tử”. (Xem “Tự Điển Bắc Phạn Trung Hoa”). Theo giải thích của ông Eitel, nhà Trung Hoa học thông thái, th́: “Các hệ thống công truyền đại chúng đều đồng ư khi định nghĩa Nirvana một cách tiêu cực như là một trạng thái hoàn toàn thoát khỏi ṿng luân hồi, như là một trạng thái hoàn toàn thoát khỏi mọi h́nh thức hiện tồn, trước hết là không bị ảnh hưởng bởi mọi đam mê và nỗ lực; một trạng thái dửng dưng trước mọi khả năng cảm thụ “   và ông có thể bổ túc thêm “sự tiêu tán của mọi ḷng trắc ẩn đối với thế giới đau khổ”. Và đây là lư do giải thích tại sao vị Bồ tát nào thích thể Nirmanakaya hơn là thể Dharmakaya, sẽ được đánh giá cao trong sự mến mộ của quần chúng hơn là các Đấng Nhập Niết Bàn. Nhưng cũng vị học giả đó nói thêm rằng: “Về mặt tích cực (và về mặt bí truyền), họ lư giải Nirvana như là trạng thái phúc lạc tinh thần cao siêu nhất, như là sự bất tử tuyệt đối nhờ sự thu hút của linh hồn (đúng hơn là Tinh thần) vào chính nó, nhưng vẫn duy tŕ biệt ngă (individuality), sao cho, chẳng hạn Đức Phật, sau khi nhập Niết Bàn, có thể tái hiện trên cơi trần   nghĩa là trong Chu Kỳ Khai Nguyên tương lai.” Noumena (Hy Lạp).
Bản chất đích thật chủ yếu của Bản Thể khi phân biệt với các đối tượng hăo huyền của giác quan. Nous (Hy Lạp). Chân Trí.
Một thuật ngữ của phái Plato chỉ Thượng Trí hay linh hồn. Nó có nghĩa là Tinh thần khi tách ra khỏi sinh hồn, Psyche; tâm thức thiêng liêng hay là trí trong con người. Danh xưng này được người theo thuyết Ngộ Đạo chấp nhận v́ Aeon hữu thức thứ nhất của họ, đối với các nhà huyền linh học, vốn là Thượng Đế Ngôi Ba về mặt vũ trụ
 và là “nguyên khí” thứ ba (tính từ trên xuống) hay là Manas, trong con người. (Xem thêm “Nout”) Nout (Eg.).
Trong Đền Thờ Phiếm Thần Ai Cập (Egyptian Pantheon), nó hàm ư “One only One”, bởi v́ nó không nối tiếp trong tôn giáo đại chúng hay công truyền cao hơn là biểu lộ thứ ba vốn đang tỏa ra từ Đấng Bất Khả Tri (Unknownable) và Đấng Huyền Vi (the Unknown, Đấng Khôn Lường) trong triết học bí truyền của mọi quốc gia. Nous (Chân trí) của Anaxagoras là Mahat (Đại Trí) của người theo Ấn giáo   Brahma, Thượng Đế biểu lộ Ngôi Một  “Chân Trí hay là tinh thần tự lực”. Nguyên khí sáng tạo này là động cơ đầu tiên (primum mobile) của mọi vật trong vũ trụ   Linh hồn hay sự Tưởng Tượng (Ideation). (Xem “Bảy Nguyên khí” trong con người).
O
Occultism   Xem Occult Sciences. Occult Sciences. Huyền linh học.
Khoa học về các bí mật của thiên nhiên   vật chất và tâm linh, trí tuệ và tinh thần; được gọi là Khoa học Hermes và Khoa học Huyền bí (Hermetic and Esoteric Sciences). Ở Tây phương, Kinh Kabbala có thể được gọi như thế. Ở Phương Đông th́ đó là huyền bí học, pháp thuật (magic) và triết lư yoga. Khoa sau cùng thường được các Đệ tử (Chelas) ở Ấn Độ nói đến như là “Darshana” (trường phái triết học) thứ bảy, ở Ấn Độ chỉ có sáu Triết phái (Darshanas) là được thế giới phàm tục biết đến. Từ nhiều thời đại, các khoa học này bị che giấu khỏi tầm mắt quần chúng v́ lư do rất chính đáng rằng chúng sẽ không bao giờ được giai cấp có học thức nhưng ích kỷ đánh giá cao, v́ giai cấp này muốn lợi dụng chúng cho lợi lộc riêng của họ và như thế biến đổi khoa học thiêng liêng thành ma thuật, chúng cũng không được tầng lớp kém học thức biết đến v́ họ không hiểu được chúng. Chính Triết lư Bí truyền của Kinh Kabbala thường bị đem ra kết án v́ lẽ văn chương của kinh ấy đầy dẫy “biệt ngữ không tinh tế (barbarous jargon) và vô nghĩa”, không thể hiểu được đối với trí óc thông thường.
 Nhưng các Khoa học chính xác   như y học, sinh lư học, hóa học và những khoa học c̣n lại   chẳng khai rằng đă phạm cùng một tội hay sao? Các nhà khoa học chính thức chẳng che giấu các sự thực và các phát kiến của họ bằng cách dùng thuật ngữ Hy La mới đặt ra và rất không tinh tế đó hay sao? Như vị Huynh hữu quá cố của chúng ta, Kenneth Mackenzie, có ghi nhận một cách chính xác: “Muốn sắp xếp lại các từ ngữ, khi gặp các sự kiện đơn giản như thế, đó là tài khéo léo của các khoa học gia thời này, khi làm nổi bật sự tương phản với những nhà khoa học của thế kỷ 17, họ nói ra một cách thẳng thừng chứ không “quanh co”.
Hơn nữa, trong khi các “sự kiện” của họ sẽ trở nên đơn giản, cũng như dễ hiểu nếu được dịch ra ngôn ngữ thông thường, các sự kiện của Huyền linh học có bản chất khó hiểu đến nỗi trong đa số trường hợp, không một từ ngữ nào hiện có trong các ngôn ngữ Âu Châu có thể diễn tả được chúng. Sau rốt, biệt ngữ của chúng ta lại cần gấp đôi: a/ để mô tả một cách rơ ràng các sự kiện này cho kẻ thông thạo thuật ngữ huyền linh, và b/ để che giấu chúng khỏi kẻ phàm phu. Occultist. Nhà huyền linh học.
Người thực hành huyền linh học, một cao đồ trong Khoa huyền bí học, nhưng rất thường dùng để chỉ một đạo sinh mà thôi. Occult World : Thế giới Huyền linh.
Tên của quyển sách đầu tiên bàn về Minh Triết Thiêng Liêng, lịch sử của nó và một số giáo lư của nó. Do A.P. Sinnett viết ra, lúc bấy giờ ông là biên tập viên của tờ báo hàng đầu ở Ấn Độ, tờ Pioneer, ở Allahabad. Olympiodorus :
Danh nhân cuối cùng thuộc phái Tân Platon ở Alexandria. Ông sống vào thế kỷ thứ sáu dưới thời Hoàng Đế Justinian. Có nhiều văn sĩ và triết gia mang tên này vào thời Tiền cũng như Hậu Thiên Chúa. Một trong các vị này là thầy của Proclus, một người khác là một sử gia trong thế kỷ thứ 8, vv… Origen.
Một tu sĩ Cơ Đốc giáo, sinh vào cuối thế kỷ thứ hai, có lẽ ở Phi Châu, thật ra tên tuổi ông ta ít được biết đến v́ các mẩu tiểu sử về ông ta đi vào hậu thế căn cứ vào thẩm quyền của Eusebius, một người giả mạo hoàn toàn nhất đă từng tồn tại trong bất luận thời nào. Người ta cho là Eusebius đă sưu tập được hơn 100 bức thư của Origen (hay là Origenes Adamantius), mà ngày nay được cho là bị thất lạc. Đối với các nhà nghiên cứu Minh Triết Thiêng Liêng, tác phẩm lư thú nhất trong tất cả các tác phẩm của Origen là quyển “Triết lư về
 sự Tiền Tại (Re existence) của các linh hồn”. Ông là một môn đồ của Ammonius Saccas, và trong một thời gian dài có tham dự các buổi thuyết giảng của vị đại huấn sư triết học này.
P
Panaenus. Một triết gia thuộc phái Platon trong trường phái Alexandria của nhóm người yêu chân lư. Pandora.
Theo thần thoại Hy Lạp, thần Vulcan tạo ra người đàn bà đầu tiên trên trái đất bằng đất sét để trừng phạt Prometheus và làm mất tác dụng món quà của ông dành cho con người. Mỗi vị thần đă tạo cho người đàn bà này một món quà bằng một đức hạnh nào đó, bà này được tạo ra để mang chúng trong một cái hộp đưa cho Prometheus, tuy nhiên, vị thần này, nhờ được phú cho sự thấy trước, đă gởi trả bà này lại, thay các tài năng thành các tật xấu. Khi anh em của ông ta là Epimetheus gặp và cưới bà, lúc ông ta mở hộp ra, mọi tật xấu bấy giờ mới tác động vào nhân loại là do tích đó, và từ lúc đó các tật xấu đă ở lại trên thế gian. Pantheist :
Người đồng nhất hóa Thượng Đế với thiên nhiên và ngược lại. Nếu chúng ta phải xem Thượng Đế như là một Bản Nguyên vô hạn và toàn hiện th́ điều này khó mà khác đi được; như vậy, thiên nhiên chỉ là trạng thái vật chất của Thượng Đế, hay là thể xác của Ngài. Parabrahm (B.Ph.).
Thuật ngữ của phái Vedanta có nghĩa “siêu Brahma” (“beyond Brahma”). Bản nguyên Tối Thượng và tuyệt đối, vô ngă và vô danh. Trong kinh Veda, nó được nói đến như là “Cái Đó” (“That”). Paranirvana :
Trong triết học Vedanta, đây là h́nh thức cao nhất của nirvana   vượt trên nirvana. Parsees (hay Parsis). Tín đồ Bái Hỏa giáo.
Môn đồ của Giáo Chủ Zoroaster ở Ba Tư hiện tại (tức Iran ND), hiện giờ định cư ở India, nhất là ở Bombay và Guzerat; những người thờ mặt trời và lửa. Một trong số các cộng đồng thông minh và được ưa chuộng nhất trong xứ, thường thường bận rộn với việc theo đuổi thương mại. Có độ 50.000   60.000 người hiện nay c̣n ở lại Ấn Độ, nơi mà họ định cư cách nay chừng 1.000 năm. Personality : Phàm ngă.
Giáo lư của Huyền linh học chia con người thành ba trạng thái (aspects)   con người thiêng liêng, con người biết suy tư (the thinking or rational man) và con người không có lư trí (irrational) hay người thú (animal man). V́ các mục đích siêu h́nh, con người cũng được xét dưới dạng thất phân (septenary division), hay là, như được đồng ư để diễn tả theo khoa Minh Triết Thiêng Liêng, con người gồm có bảy “nguyên khí” (“principles”), ba trong số đó tạo thành Tam Thượng Thể (Higher Triad), bốn nguyên khí c̣n lại hợp thành Tứ Hạ thể (lower Quaternary).. Chính phàm ngă nằm trong nhóm sau này, nó bao
hàm tất cả mọi tính chất, kể cả kư ức và tâm thức, của mỗi kiếp sống hồng trần khi đến lượt. Biệt ngă (Individuality) là Higher Ego (Manas) của Triad được xem như là một Nhất Nguyên (Unity). Nói cách khác, Biệt ngă là Chân Ngă bất diệt của chúng ta, đang chịu luân hồi và tự khoác lấy một phàm ngă mới ở mỗi lần sinh trở lại. Phallic Worship or Sex Worship : Thờ sinh thực khí. Sự tôn kính (reverence) và thờ phụng (adoration) được bộc lộ với các thần và nữ thần mà, giống như Siva và Durga ở Ấn Độ, lần lượt tượng trưng cho hai phái. Philadelphians.
Nghĩa đen : “những người yêu huynh hữu”. Một môn phái ở vào thế kỷ 17, do một nhân vật tên Jane Leadly lập ra. Họ phản bác mọi nghi thức, h́nh thức hay lễ nghi của Giáo Hội và thậm chí đối với chính Giáo hội, nhưng tự nhận là được dẫn dắt trong linh hồn và tinh thần bằng Thượng Đế nội tâm, chính Chân Ngă của họ hay Thượng Đế bên trong họ. Philalethians (Xem “Neoplatonists”). Philo Judaeus.
Một người Do Thái bị Hy Lạp hóa ở Alexandria, một sử gia và triết gia nổi danh của thế kỷ thứ nhất, sinh vào khoảng năm 30 trước T.C., mất khoảng năm 45 50 sau T.C. Biểu tượng của Philo về Thánh Kinh rất đáng để ư. Các loài thú, cầm, ḅ sát, cây cỏ và nơi chốn được nhắc đến trong đó được cho rằng đều là “các biểu tượng về các t́nh trạng của linh hồn, về các khả năng, các khuynh hướng (dispositions) hoặc các cảm xúc; các cây hữu dụng là các biểu tượng của các đức tính, tính chất độc hại của các t́nh cảm của kẻ thiếu khôn ngoan, v… qua giới khoáng chất; qua trời, đất và tinh tú; qua suối, sông, đồng ruộng và nơi cư trú; qua kim loại, chất liệu, tay chân, quần áo, vật trang trí, đồ đạc, thân thể và các bộ phận thân thể, phái tính và t́nh trạng bên ngoài của chúng ta”. (Dict. Christ. Biog.). Tất cả đều củng cố mạnh mẽ ư tưởng cho rằng Philo đă quen với kinh Kabbala cổ. Philosopher’s stone.
Một thuật ngữ trong khoa kim đan (Alchemy), cũng c̣n gọi là Bột Phóng Chiếu (Powder of Projection), một “nguyên lư” huyền bí (mysterious “principle”) có năng lực biến đổi các kim loại thường thành vàng ṛng. Trong khoa Minh Triết Thiêng Liêng, nó tượng trưng cho sự biến đổi bản chất con vật thấp kém của con người thành bản chất thiêng liêng cao siêu nhất. Phren :
Một thuật ngữ của triết phái Pythagore chỉ những ǵ mà chúng ta gọi là trí cảm (kama manas), vẫn được phủ bóng bởi Buddhi Manas. Plane .
Do tiếng Latin Planus (level, flat: mặt phẳng), sự mở rộng không gian, bất luận theo nghĩa vật chất hay siêu h́nh. Trong huyền linh
học, để chỉ phạm vi hay mức độ của một trạng thái tâm thức, hoặc trạng thái vật chất tương ứng với các năng lực nhận thức của một tập hợp đặc biệt các giác quan hoặc tác động của một mănh lực đặc biệt.
Planetary Spirits.
Các Đấng cai quản các Hành tinh, các Hành Tinh Thượng Đế. Plastic : Biến h́nh, hay thay đổi.
Được dùng trong Huyền linh học, liên quan tới bản chất và tinh hoa của thể dĩ thái, hay là “Hồn biến h́nh” (“Protean Soul”). (Xem Plastic Soul” trong Theosophical Glossary). Pleroma.
“Toàn vẹn” (Fullness”, đầy đặn); một thuật ngữ của phái Ngộ Đạo cũng được Thánh Paul sử dụng. Thế giới thiêng liêng hay trú sở của các thần. Không gian vũ trụ được chia thành các Aeons siêu h́nh. Plotinus.
Một triết gia lỗi lạc phái Platon thuộc thế kỷ thứ 3, một nhà thần bí học thực tiễn vĩ đại, nổi danh v́ đức hạnh và kiến thức của ông. Ông giảng dạy một triết lư giống với triết lư của phái Vedanta, tức là triết lư cho rằng Hồn tinh thần (Spiritual soul) phát xuất từ Bản Nguyên Thiêng liêng Duy nhất (One Deific Principle). Sau cuộc hành hương của nó trên cơi trần, lại được tái hợp nhất với Bản Nguyên Thiêng liêng này. (Xem Theosophical Glossary). Porphyry (Porphyrius).
Tên thật của ông là Malek, tên này làm cho ông được xem như một người Do Thái. Ông đến từ thành Tyre và trước tiên theo học với Longinus, nhà phê b́nh kiêm triết gia lỗi lạc, trở thành môn đệ của Plotinus ở Rome. Ông là người theo phái Tân Platon và là một nhà viết văn lỗi lạc, đặc biệt nổi danh về cuộc tranh luận giữa ông với Iamblichus liên quan đến các điều tà vạy đi kèm theo (attending) việc thực hành Thông Thần Học, tuy nhiên, sau cùng lại đổi sang quan điểm của đối thủ của ông. Vốn là nhà thần bí bẩm sinh, giống như thầy của ông là Plotinus, ông đi theo hệ thống Raj Yoga thuần túy ở Ấn Độ, để rồi nhờ luyện tập, sẽ đưa đến việc hợp nhất của linh hồn với đại hồn (over soul) của vũ trụ, và của nhân hồn (human soul) với hồn thiêng (divine soul) của nó, tức Buddhi Manas. Tuy nhiên,
NGỮ GIẢI 389 ông phàn nàn rằng mặc dù hết sức cố gắng, ông chỉ đạt đến trạng thái xuất thần (ecstasy) cao nhất có một lần thôi, và khi đó ông đă 68 tuổi, trong khi thầy của ông là Plotinus đă trải qua trạng thái lạc phúc tối thượng (supreme bliss) sáu lần trong cuộc đời. (Xem “Porphyry” trong Theosophical Glossary). Pot Amum.
Một thuật ngữ của Giáo hội Ai Cập, có nghĩa “người xă thân cho thần Amun” (“one consecrated to the god Amun”), thần Minh-triết (the Wisdom god). Tên gọi của một nhà tư tế và nhà huyền linh học Ai Cập dưới các triều đại Ptolemies. Pragna hay Prajna (B.Ph.). Một thuật ngữ dùng để chỉ “Toàn Linh Trí” (“Universal Mind”). Đồng nghĩa với Mahat.
Pralaya (B.Ph.): Chu kỳ qui nguyên, hỗn nguyên.
Sự tan ră (dissolution), trái ngược với Chu Kỳ Khai Nguyên (Manvantara), một cái là `thời kỳ nghỉ ngơi (period of rest), c̣n một cái là thời kỳ hoạt động đầy đủ (chết và sống) của một hành tinh hoặc của toàn thể vũ trụ. Prana (B.Ph.).
Nguyên khí sự sống (Life Principle), sinh khí (breath of life), Nephesh. Protean soul.
Một tên gọi dành cho Mayavi rupa hay là thể tư tưởng (thought body), dĩ thái h́nh cao cấp (higher astral form) vốn nắm giữ tất cả mọi h́nh hài và mọi h́nh hài với ư chí của một tư tưởng của vị cao đồ. (Xem Plastic soul” trong Theosophical Glossary). Psychism: Trạng thái tâm thông.
Hiện nay chữ này được dùng để chỉ mọi loại hiện tượng tâm trí, nghĩa là trạng thái đồng cốt cũng như h́nh thức nhạy cảm cao siêu. Một từ mới được đặt ra. Puranas (B.Ph.).
Nghĩa đen “xưa, cổ” (the ancient), đề cập tới kinh sách Ấn giáo, có rất nhiều loại này. Pythagoras.
Triết gia nổi tiếng thần bí nhất, sinh ở Samos vào khoảng 586 trước T.C., Ngài dạy ra thuyết thái dương trung tâm và thuyết luân hồi, loại toán học cao cấp và siêu h́nh học cao nhất, Ngài lập ra một trường phái nổi tiếng khắp thế giới. (Xem chi tiết đặc biệt đầy đủ hơn trong Theosophical Glossary).
Q
Quaternary : Tứ hạ thể.
Bốn nguyên khí thấp trong con người, các nguyên khí này vốn tạo thành phàm ngă con người [đó là: nhục thể (body); dĩ thái thể (astral double), Prana hay sinh khí; các bộ phận dục vọng (organs of desire) và hạ trí hay trí năo], phân biệt với Tam Thượng Thể (Higher Ternary) hay Triad, gồm có Hồn Tinh thần cao, Trí tuệ (Mind) và Atman (Thượng Ngă).
R
Recollection, Remembrance, Reminiscence.
Các nhà huyền linh học phân biệt giữa ba chức năng này. Tuy nhiên, v́ phần ngữ giải không thể chứa giải thích đầy đủ của mọi thuật ngữ theo tất cả các dị biệt tế nhị và siêu h́nh của nó, ở đây, chúng tôi chỉ có thể nói rằng các thuật ngữ này thay đổi trong các áp dụng của chúng, tùy theo chúng có được liên kết với nguồn gốc quá khứ hoặc hiện tại hay không và liệu giai đoạn này hay giai đoạn khác trong các giai đoạn của kư ức phát xuất từ bộ óc tinh thần hay là bộ óc vật chất; hoặc, lần nữa, xuất phát từ “Biệt Ngă” hay là “Phàm ngă”.
Reincarnation hay Re birth. Học thuyết phổ thông thuở xưa. Thuyết này dạy rằng Chân Ngă được sinh ra trên cơi trần này vô số lần rồi. Ngày nay, nó bị người Cơ Đốc giáo phủ nhận, dường như những người này hiểu sai giáo lư của chính các phúc âm của họ. Tuy nhiên, việc khoác vào lớp nhục thể theo chu kỳ và suốt các chu kỳ dài của Nhân hồn cao (higher human
NGỮ GIẢI 391 soul) (Buddhi Manas) hay Ego được dạy ra trong Thánh kinh Thiên Chúa giáo cũng như trong tất cả các kinh cổ xưa khác, và “phục sinh” (“resurrection”) chỉ có nghĩa là việc tái sinh (rebirth) của Chân Ngă dưới h́nh hài khác mà thôi. (Xem Theosophical Glossary) Reuchlin, John :
Triết gia và là nhà ngữ văn học (philologist) vĩ đại người Đức, tín đồ Do Thái Bí giáo (Kabbalist) và là học giả. Ông ra đời ở Pfortzheim, Đức, vào năm 1455, và ngay thời rất trẻ đă trở thành một nhà ngoại giao. Có một thời ông giữ chức vụ cao là thẩm phán ở toà án Tubingen, nơi mà ông ở lại trong 11 năm trời. Ông cũng là thầy dạy (preceptor) của Melancthon và bị giới tu sĩ quấy rầy dữ dội v́ ông ca ngợi kinh Kabbala của Do Thái, mặc dù đồng thời cũng được gọi là “Cha Đẻ của Phong trào Cải Cách”. Ông mất năm 1522 trong cảnh nghèo xác xơ (great poverty), đó là số phận chung của tất cả những kẻ vào thời đó chống lại lối chấp nê văn tự (dead letter) của Giáo Hội.
S
Sacred Science : Khoa học thiêng liêng.
H́nh dung từ (epithet) này dành chỉ khoa huyền linh học (occult sciences) nói chung c̣n phái Hồng Hoa Giá dùng để chỉ kinh Kabbala và nhất là chỉ triết học của Hermes. Samadhi : Nhập định, đại định.
Tên gọi ở Ấn Độ dùng chỉ trạng thái xuất thần tâm linh (spiritual ecstasy). Đó là trạng thái xuất thần hoàn toàn (complete trance), được tạo ra bằng cách định trí thần bí (mystic concentration). Samkhara : Hành uẩn.
Một trong năm uẩn (skandhas or attributes) của Phật giáo. (Xem “Skandhas”). “Các khuynh hướng của trí” (Tendencies of mind”). Samma sambuddha.
Việc hồi tưởng đột ngột (sudden remembrance) về tất cả các lần luân hồi đă qua của con người, một hiện tượng nhớ lại nhờ Yoga mới có được. Một thuật ngữ huyền bí của Phật giáo.
Samothrace : Một ḥn đảo trong quần đảo Hy Lạp, nổi danh vào thời cổ về các bí pháp được cử hành trong các đền đài của nó. Các bí pháp này nổi danh trên thế giới.
Samyuttaka Nikaya.
Một trong các câu kinh Phật. Sanna : Tưởng uẩn. Một trong năm uẩn (skandhas or attributes), có nghĩa “ư tưởng trừu tượng” (“abstract ideas”) 279 Seance : Buổi cầu đồng.
Một thuật ngữ hiện nay được dùng để chỉ một cử tọa với một đồng tử (medium) dùng cho các hiện tượng khác nhau. Được dùng nhiều nhất trong nhóm các nhà giáng ma học. Self : Bản ngă.
Trong con người có hai thứ Selves   thứ Cao và thứ Thấp, Impersonal Self và Personal Self. Một loại có tính chất thiêng liêng, loại kia có tính chất bán động vật (semi animal). Giữa cả hai có một dị biệt lớn. Sephiroth.
Một thuật ngữ trong kinh Kabaka, chỉ mười phân thân thiêng liêng từ Ain Soph, Bản Nguyên vũ trụ vô ngă, tức Thượng Đế (Xem Theosophical Glossary). Skandhas : Uẩn.
Các thuộc tính (attributes) của mọi phàm ngă, sau khi chết, chúng tạo thành nền tảng, tạm gọi thế, cho một kư tái sinh mới do nghiệp quả. Theo hệ thống Phật giáo công truyền hay đại chúng, có năm uẩn, đó là Rupa, tức sắc uẩn (form or body), vốn bỏ lại sau nó các nguyên tử từ lực (magnetic atoms) và các ái lực huyền linh (occult affinities); Vedana, thọ uẩn (sensations), tác động giống như vậy, Sanna hay tưởng uẩn (abstract ideas), vốn là các năng lực sáng tạo, tác động từ lần luân hồi này đến lần luân hồi khác; Samkhara, hành uẩn (tendencies of mind), và Vinnana, thức uẩn (mental powers). Somnambulism : Miên du, thụy du.
“Đi trong lúc ngủ” (“sleep walking”). Một trạng thái tâm sinh lư, quá quen thuộc, không cần giải thích.
Spiritism : Thuyết Duy Linh.
Tương tự như trên, với sự dị biệt là các nhà giáng ma hầu như
đồng loạt bác bỏ triết lư Luân hồi, trong khi các nhà theo Thuyết
Duy Linh (Spiritists) chọn triết lư đó làm nguyên tắc căn bản trong
đức tin của họ. Tuy nhiên, có sự khác nhau rất nhiều giữa quan điểm
của triết lư sau này với giáo lư triết học của các nhà Huyền linh học
Đông phương. Các Nhà Duy Linh thuộc về Trường phái Pháp do
Allan Kardec sáng lập, c̣n các nhà Giáng Ma (Spiritualists) của Mỹ và
Anh, thuộc về trường phái “Fox girls”, những người đă khởi xướng các
lư thuyết của họ ở Rochester, USA. Các nhà nghiên cứu Minh Triết
Thiêng Liêng, trong khi tin vào hiện tượng đồng bóng của cả các Nhà
Giáng Ma lẫn các Nhà Duy Linh, lại bài bác ư tưởng về các “vong
hồn” (“spirits”).
Spiritualism : Giáng Ma thuật.
Niềm tin của phái này là các vong hồn của người chết quay về cơi
trần để thân mật tṛ chuyện (commune) với người sống. (Xem
“Thuyết Duy Linh”).
St Germain (Bá Tước).
Một nhân vật thần bí, xuất hiện vào cuối thế kỷ qua (thế kỷ 18 ND) và đầu thế kỷ hiện tại (tức thế kỷ 19 ND) ở Pháp, Anh và
nhiều nơi khác.
Sthula Sharira.
Tên gọi bằng Bắc Phạn chỉ thể xác con người, trong Huyền linh học và triết học Vedanta.
* Sthulopadhi. Thể xác trong lúc tỉnh thức, trạng thái hữu thức (Jagrat). 280 * Sukshmopadhi.
Thể xác trong trạng thái mơ (svapna), và Karanopadhi, “thể nguyên nhân” (“causal body”).
* Các thuật ngữ này thuộc về giáo lư của Trường Phái Taraka Raj Yoga. Summerland : Xứ sở trường hạ.
Tên gọi tưởng tượng do các nhà Giáng Ma đặt ra để chỉ trú sở của các “vong linh” đă rời khỏi xác thân của họ, các vong linh này tọa lạc (locate) ở một nơi nào đó trong dải Ngân hà…
Swedenborg (Emanuel).
Một học giả và nhà có nhăn thông trứ danh của thế kỷ qua (thế kỷ 18 ND), một người rất thông thái, đóng góp rất nhiều cho khoa học, nhưng khoa huyền bí học và triết học siêu việt của ông đă đặt ông vào hàng ngũ của những người có tầm nh́n xa bị ảo giác (hallucinated visionaries). Hiện nay ông được khắp nơi nhận biết như là Nhà Sáng Lập phái Swedenborg, hay là Tân Giáo Hội Jerusalem. Ông sinh ra ở Stockholm (Thụy Điển) vào năm 1688, cha mẹ là người có đạo Tin Lành phái Luther, thân phụ ông vốn là Giám Mục (Bishop) ở West Gothland. Tên gọi ban đầu của ông là Swedberg, nhưng do chỗ ông được phong tước Hiệp Sĩ vào năm 1719, tên gọi đó được đổi thành Swedenborg. Ông trở thành một nhà Thần bí (Mystic) vào năm 1743, bốn năm sau đó (1747), ông từ bỏ chức vị (Nhân viên Tư pháp Đặc Mệnh cho Đại Học Hầm Mỏ) và hoàn toàn đắm ḿnh vào Huyền bí học. Ông mất năm 1772.
T
Taijas (B.Ph.).
Do tejas, “lửa” (“fire”); nghĩa: “cái tỏa chiếu” (“the radiant”), “cái phát sáng” (“the luminous”), có liên quan đến manasa rupa, “thể Manas” (“the body of Manas”), cũng liên quan đến sao, và là lớp vỏ chiếu sáng như sao (star like shining envelopes). Một thuật ngữ trong triết học Vedanta, c̣n có các nghĩa khác ngoài ư nghĩa huyền linh vừa nêu trên. Taraka Raj Yoga (B.Ph.).
Một trong các hệ thống Yoga phái Brahmanism, hệ thống có tính cách triết lư nhất và thực sự bí mật nhất trong số các hệ thống, v́ các triết lư thực sự của nó không bao giờ được đưa ra một cách công khai. Đó là một trường phái dạy dỗ thuần túy trí tuệ và tâm linh. Tetragrammaton (Hy Lạp): Tứ linh tự.
Thánh danh gồm bốn mẫu tự, h́nh thức Anh ngữ của chúng là I H V H. Đó là một thuật ngữ của kinh Kabala, trên một b́nh diện vật
 chất hơn, nó tương ứng với Tetraktys thiêng liêng của phái Pythagore. (Xem Theosophical Glossary). Theodidaktos (Hy Lạp).
Do tiếng Hy Lạp theogonia, nghĩa đen là "căn nguyên của các thần" ("Genesis of the Gods").
“Thần huấn” (“God taught”), một tước hiệu dành cho Ammonius Saccas. Theogony : Thần phổ học.
 Theosophia (Hy Lạp): Nghĩa đen “Minh Triết Thiêng Liêng hay là minh-triết của các thần”. (Để có một giải thích đầy đủ hơn của các từ ngữ như “Theosophy”, “Theosophists”, Theosophical Society” vv…, xin xem Theosophical Glossary). Therapeutae hay Therapeuts (Hy Lạp). Một trường phái gồm các nhà chữa bệnh thần bí của Do Thái, hay là các nhà thần bí học (esotericists), một số người đề cập đến một cách sai lầm là một giáo phái (sect). Họ cư ngụ trong và gần Alexandria, đến ngày nay, các việc làm và đức tin của họ c̣n là một bí mật đối với các nhà phê b́nh v́ triết lư của họ dường như là sự kết hợp của các thực hành của Orphee, Pythagore, Essen và thuần túy Do Thái Bí giáo. (Xem Theosophical Glossary). Theurgy (do tiếng Hy Lạp theiourgia) : Thông thần thuật. Các nghi thức (rites) để làm giáng hạ xuống địa cầu các Tinh Quân thuộc hành tinh và các Tinh quân khác hay các Thần. Muốn thực hiện được mục đích như thế, nhà Thông Thần học (Theurgist) phải có các động cơ tuyệt đối trong sạch và không ích kỷ. Việc thực hành thuật thông thần vào thời hiện tại là một việc rất không được ưa thích và thậm chí c̣n nguy hiểm nữa. Thế giới đă trở nên quá hư hoại và tồi tệ đối với việc thực hành những ǵ mà những bậc thông thái và thánh thiện như Ammonius, Plotinus, Porphyry và Iamblichus (nhà Thông Thần học thông thái nhất trong số các vị đó) có thể chỉ làm một ḿnh mà không bị hại. Vào thời của chúng ta, thông thần thuật hay là pháp thuật thiêng liêng đem lại lợi ích, lại quá trở nên goetic, hay nói cách khác, trở thành tà thuật (sorcery). Thuật thông thần là tế phân thứ nhất trong số ba tế phân (subdivision) của pháp thuật (magic), đó là thuật thông thần, tà thuật và pháp thuật tự nhiên (natural magic). Thread soul :
Giống như Sutratma, Xem chữ này. Thumos (Hy Lạp)
Một thuật ngữ của phái Pythagore và Platon; dùng cho một trạng thái của nhân hồn, để chỉ t́nh trạng đam mê thuộc cảm dục thể,   hầu như tương đương với từ ngữ Bắc Phạn tamas: “tính chất tối tăm” (“the quality of darkness”) và có lẽ xuất phát từ chữ sau này. Timaeus (ở Locris).
Một triết gia phái Pythagore, sinh ở Locris. Ông hơi khác với thầy ông ở triết lư về sự chuyển kiếp (metempsychosis). Ông có viết một luận đề về Linh hồn của Thế giới và bản chất cùng tinh hoa của nó bằng phương ngữ Doric cổ, và vẫn c̣n tồn tại. Triad or Trinity : Tam vị nhất thể.
Trong mọi tôn giáo và triết học   ba trong Một.
U
Universal Brotherhood : T́nh Huynh Đệ Đại Đồng. Tiêu đề phụ của Hội Thông Thiên Học, và là mục tiêu thứ nhất trong ba mục tiêu được Hội công nhận. 282 Upadhi (B.Ph.): Nền tảng.
Nền tảng của cái ǵ, khung, nền (substructure); giống như trong Huyền linh học   vật chất (substance) là nền tảng của Tinh thần. Upanishad (B.Ph.).
Nghĩa đen: “Triết lư bí truyền” (“Esoteric Doctrine”). Tách Phân thứ ba (third division) của kinh Vedas, và được xếp loại với các thiên khải (revelations) (Scruti hay là “Lời khải minh”   “revealed word”). Khoảng 150 bản kinh Upanishad vẫn c̣n tồn tại, mặc dù không hơn 20 bản có thể được hoàn toàn tin là chính truyền. Tất cả các bản này đều có trước thế kỷ thứ sáu trước TC.
Giống như kinh Kabala chuyên diễn giải ư nghĩa huyền bí của Thánh Kinh (Bible), cũng thế, các Upanishads giải thích ư nghĩa huyền bí của kinh Vedas. Giáo sư Cowell có hai phát biểu liên quan đến kinh Upanishads vừa lư thú, vừa chính xác. Ông nói:

(1) Các tác phẩm này có “một điểm đặc thù đáng chú ư, đó là hoàn toàn không có bất cứ sự riêng biệt nào thuộc đạo Bà La Môn (Brahmanical exclusiveness) trong giáo lư của chúng … Chúng mang lại một tinh thần hoàn toàn khác, một sự phóng khoáng của tư tưởng không được biết tới trong bất cứ tác phẩm nào trước đó, ngoại trừ chính các bài hát ca tụng của Rig Veda, và

(2) Các đại huấn sư có kiến thức cao siêu (Gupta Vidya) và các tu sĩ Bà La Môn (Brahmans) liên tiếp được tŕnh bày như là đang tiến đến các vị vua của giai cấp sát đế lỵ (Kshatriya kings) để trở thành các đệ tử (chelas) của họ”.

Điều này đặc biệt cho thấy:

(a) Các kinh Upanishads được viết ra trước khi có sự cưỡng chế (enforcement) của giai cấp và quyền lực của Bà La Môn, và như vậy, chỉ đứng thứ hai vào thời cổ so với các kinh Vedas.

(b) Các khoa huyền linh học hay là “tri thức cao cấp” theo như Cowell nêu ra, lại xưa cũ hơn là người Brahmans ở Ấn Độ, hay ngay cả đối với họ dưới h́nh thức một tập cấp. Tuy nhiên, các kinh Upanishads ra đời muộn hơn là Gupta Vidya hay là “Khoa học Huyền bí” (“Secret Science”) vốn xưa cũ như là chính tư tưởng triết học của con người.

V
Vahan (B.Ph.).
“Hiện thể” (“Vehicle”), một đồng nghĩa của Upadhi. Vallabacharyas sect (B.Ph.).
Tức là “Môn phái (sect) của Maharajas”, một cộng đồng phóng túng thờ sinh thực khí, chi nhánh chính của nó ở tại Bombay (Ấn Độ). Đối tượng của việc thờ phụng là hài đồng (infant) Krishna. Chính phủ Anh  Ấn nhiều lần bị thúc đẩy phải can thiệp ngơ hầu
chấm dứt các nghi thức và các thực hành thô tục của phái này, c̣n Maharajah đang thống ngự của nó, một loại Lễ Sư cao cấp (High Priest), hơn một lần bị giam cầm, và thật công bằng mà làm như thế Đó là một trong các điểm nhơ nhớp của Ấn Độ. Vedanta (B.Ph.).
Theo nghĩa đen: “phần kết thúc của mọi tri thức” (“end of all knowledge”). Trong số sáu Triết Hệ (Darsanas) hay trường phái triết học, nó cũng c̣n được gọi là Uttaramimansa, tức là Mimansa “sinh sau đẻ muộn” (“later” Mimansa). Có những người do không thể hiểu được
phương diện bí truyền (esotericism) của nó, nên xem nó như là có tính chất vô thần (atheistical); nhưng thật ra không phải vậy, v́ Sankaracharya, vị đại tôn sư (great apostle) của trường phái này và là nhà truyền bá nó, là một trong các nhà thần bí và cao đồ vĩ đại nhất của Ấn Độ. Vidya (B.Ph.).
Tri thức hay đúng hơn là “Minh-triết tri thức” (“Wisdom Knowledge”). Vinnana (B.Ph.).
Một trong năm uẩn; theo sát nghĩa: “năng lực trí tuệ” (“mental powers”). (Xem Skandhas”).
W
Wisdom Religion. Giống như Theosophy. Danh xưng này được dành cho triết lư huyền bí ẩn bên dưới mọi kinh sách và tôn giáo công truyền.
Y
Yoga (B.Ph.).
Một trường phái triết học do Patanjali sáng lập, nhưng lại tồn tại như một giáo lư và hệ thống riêng biệt của đời sống trước nhà hiền triết đó rất lâu. Chính Yajnawalkya, một nhà hiền triết trứ danh và rất cổ xưa mà người đời cho là tác giả của các kinh White Yajur Veda,
Satapatha Brahmana và Brihak Aranyaka, cũng đă sống vào thời trước khi có kinh Mahabharata, ông được gán cho là nhờ khắc sâu cái cần thiết và nhiệm vụ tích cực của việc thiền định mộ đạo và việc ẩn dật trong rừng sâu, do đó, ông được người đời tin là đă sáng tạo ra triết lư Yoga.
Giáo sư Max Muller nói rằng chính Yajnawalkya là người đă chuẩn bị thế giới cho sự thuyết giáo của Đức Phật. Tuy nhiên, Yoga của Patanjali th́ rơ ràng hơn và đúng là một triết lư, và tiêu biểu nhiều cho khoa huyền linh học hơn là bất cứ tác phẩm nào được quy cho Yajnawalkya. Yogi hay Yogin (B.Ph.).
Một kẻ sùng tín (devotee), người thực hành hệ thống Yoga. Có nhiều cấp đẳng và loại yogi khác nhau, và ngày nay thuật ngữ này đă trở thành một tên gọi thông thường để chỉ mọi loại tu sĩ khổ hạnh ở Ấn Độ. Yuga (B.Ph.): Ngươn.
Một kỷ nguyên (age) của thế giới, gồm có bốn thời kỳ nối tiếp nhau làm một chuỗi, gọi là Krita (hay Satya) Yuga, tức thời hoàng kim (golden age), Treta Yuga, Dwapa Yuga và sau rốt là Kali Yuga, hay thời mạt pháp. (Xem Giáo Lư Bí Nhiệm có mô tả đầy đủ).
Z
Zenobia :
Hoàng hậu ở Palmyra, bị Hoàng Đế Aurelianus đánh bại. Bà có được thầy dạy là Longinus, nhà phê b́nh và là nhà luận lư (logician) nổi danh vào thế kỷ thứ ba sau TC. (Xem Longinus). Zivo, Kabar(hay Yukabar).
Danh xưng của một trong các vị thần sáng tạo ở Nazarene Codex. (Xem Isis Unveiled). Zohar (Heb.).
“Book of Splendour”, một tác phẩm liên quan với Kinh Kabala, được cho là của Simeon Ben Iochai, vào thế kỷ thứ nhất thuộc kỷ
nguyên (era) của chúng ta. (Xem giải thích đầy đủ hơn trong Theosophical Glossary).
Zoroastrian.
Người theo đạo thờ lửa hay thờ mặt trời.
Quư độc giả nào cần chi tiết đầy đủ hơn về bất luận thuật ngữ đặc biệt nào, xin tham khảo Ngữ Giải Minh Triết Thiêng Liêng (The Theosophical Glossary) hiện đang trong tiến tŕnh soạn thảo.


Một minh giải dựa vào Tôn Giáo Minh Triết của mọi thời đại
(A clear exposition based on the wisdom Religion of All Ages)
H.B. BLAVATSKY
  MMV  
 

* Trong "Phật giáo Nội môn" của ông Sinnett, (d), (e) và (f) tuần tự được gọi là Sinh hồn (Animal Soul), Nhân hồn (Human Soul) và Hồn Tinh thần (Spiritual Soul), đây cũng là cách phân chia thích hợp. Mặc dù các nguyên khí trong "Phật giáo Nội Môn" đều được đánh số, nói đúng ra, điều này không có lợi. Chỉ một ḿnh Chân Thần nhị thể (Atma Buddhi) có thể được nghĩ đến như là hai số cao nhất (thứ 6 và thứ 7). So với tất cả các nguyên khí khác, v́ chỉ có nó đang chiếm ưu thế nơi con người, nên "nguyên khí" đó phải được xem như đứng trên hết thảy, không thể đánh số theo quy luật chung. Nơi một số người, chính Thượng trí (higher Intelligence) (Manas hay là nguyên khí thứ 5) mới chi phối phần c̣n lại; nơi những người khác, Sinh hồn (kama rupa) ngự trị tối cao, lộ ra các bản năng thú tính nhiều nhất, vv…   Thánh Paul gọi Nous của Plato là "Tinh thần", nhưng v́ tinh thần này là "chất liệu" ("substance"), th́ dĩ nhiên nó chỉ Buddhi chứ không phải Atma, v́ về mặt triết lư, Atma không thể được gọi là "substance" theo bất luận trường hợp nào. Chúng tôi gộp chung Atma vào số các "nguyên khí" của con người để không tạo ra thêm mơ hồ. Thực ra, nó không phải là nguyên khí "của con người" mà là nguyên khí đại đồng tuyệt đối mà Buddhi tức Hồn Tinh thần là cái chuyên chở (carrier) của nó.