Họp Thông Thiên Học Nam Cali tháng 9 năm 2011

 

6. - Hăy diệt ư niệm cảm giác.

Hăy để cho cảm giác dạy dỗ con và quan sát nó, bởi v́ chỉ làm như vậy, con mới có thể bắt đầu vào môn học tự giác và đặt chân con lên nấc thứ nhứt của cái thang.

 

A. B. - Vị Đệ Tử cần phải học hỏi những cảm giác riêng của ḿnh hầu tự hiểu lấy ḿnh một cách rơ ràng hơn, nhưng sự hiểu biết nầy bắt buộc phải nghiên cứu có phương pháp những tư tưởng riêng của ḿnh, sự nghiên cứu đưa y trước hết đến sự tự tách ḿnh, sự tự ĺa ḿnh ra khỏi tư tưởng. Chỉ một ḿnh nó thôi, sự nghiên cứu về tư tưởng của huynh cũng làm cho đời sống của huynh tách ra khỏi tư tưởng rồi cho đến đỗi hiện giờ đây, huynh không c̣n đồng hóa với tư tưởng ấy nữa. Thật vậy, người ta không đồng hóa với đối tượng mà người ta nghiên cứu hay khảo sát. Theo một từ ngữ riêng thuộc phái của Đức Shankaracharya, chủ quan và khách quan không bao giờ lầm lộn được. V́ vậy nỗ lực dùng vào việc nghiên cứu làm suy yếu những h́nh dạng và chỉ một ḿnh sự nỗ lực cũng giúp anh được giải thoát [10].

          Lời khuyên bảo trên có liên quan đến lời khuyên bảo khác là : tự học hỏi bằng những kinh nghiệm của ḿnh hầu con người có thể đi đến giai đoạn không c̣n bị kinh nghiệm ấy nhiễm ḿnh nữa. Khi một người nghiên cứu một trong những cảm giác riêng của ḿnh đặng học hỏi th́ y có thể thí nghiệm cảm giác đó, nhưng đồng thời y cũng có thể làm hơn nữa, nghĩa là đo lường sức mạnh cảm giác mà không nhượng bộ. Những cơ hội cũng sẽ đưa đến để cho vị Đệ Tử tập quan sát những cảm giác, y nhận thấy có những cảm giác từ lâu ngủ yên trong ḷng ḿnh, bây giờ lại ùn ùn nổi dậy.  

      Chúng ta đều có những hồi ức. Người ta có thể nói rằng : Những hồi ức theo hộ tống chúng ta giống như những người đă chết. Một hành động bên ngoài có thể làm cho chúng nó sống lại. Chúng nó có thể sống lại nhờ tiếp xúc với những h́nh tư tưởng của kẻ khác tương tợ chúng nó; hay là có một vị quyền năng cao cường thuộc về bên Chánh Đạo hoặc bên Bàng Môn cố tâm làm cho chúng nó sống lại, bởi v́ họ muốn cho chúng ta mau trở nên thanh khiết hoặc họ muốn thử thách chúng ta. Tư tưởng đă chết rồi mà sống lại th́ chủ nhân của nó sẽ cảm thấy điều mà người ta gọi là sức mạnh của sự cám dỗ ra sao. Học hỏi sự tác động của tất cả những điều nầy, vị Đệ Tử nhận thấy những ǵ đă xảy ra. Khi đó sức mạnh của tư tưởng sống lại rồi, th́ huynh nói với nó : "Ngươi  không phải là hiện sinh của ta, ngươi chỉ là cái Bản Ngă xưa kia của ta, hăy đi đi".

       Đôi khi, trong giờ phút bị cám dỗ cũng có ích mà nhận biết rằng đó chỉ là quá khứ của huynh sống lại thôi, rồi anh sẽ nói rất hữu lư rằng : "Cái nầy không phải là tôi", huynh xem nó như ở ngoài huynh, xa lạ như con người của huynh, hay là sự hoạt động của huynh. Huynh sẽ biết rằng cái quá khứ nầy không thể cầm giữ được huynh, cũng không thể làm ô uế huynh. Sự kiên nhẫn tin cậy do bởi ḷng quả quyết nầy là một liều thuốc bổ mạnh. Đối với huynh, gần đến thời giờ mà huynh không c̣n cảm thấy ḿnh bị cám dỗ nữa. Chẳng bao lâu, sự cám dỗ sẽ trở thành bất lực, không c̣n cảm nhiễm huynh được.

    Trong tiến tŕnh có phương pháp nầy gồm có sự cân nhắc, đo lường và phân tích những t́nh cảm và những tư tưởng xưa kia của ḿnh, vị Đệ Tử làm cho Bản Ngă đă chết nầy không c̣n phương thế nào tái sinh nữa. Đó là ưnghĩa của câu cách ngôn nói về ḷng ham muốn trong cuốn Tiếng Nói Vô Thinh như vầy : "Hăy coi chừng, nó sẽ sống lại giữa đám người đă chết". Muốn cho t́nh cảm và tư tưởng bị tiêu diệt th́ đem chúng nó chôn vùi dưới đáy sâu cho biệt dạng cũng chưa đủ mà c̣n phải làm sao cho cái mảnh vụn cuối cùng c̣n sót lại của chúng nó tan vỡ hết. Và khi xem xét chúng nó, con người nhận biết một cách hết sức rơ rệt cái bản tính thật sự của chúng nó và không c̣n xem chúng nó như một phần tử của chính ḿnh nữa.

C. W. L. - Trước tiên, chúng ta phải

đứng ngoài quan sát sự hoạt động của cảm giác trong nội tâm của chúng ta. Khi nào nó lôi cuốn chúng ta được th́ nó không có ǵ để huấn luyện ta cả, bởi v́ chúng ta là nô lệ của nó rồi, nhưng nếu chúng ta có thể đem ḿnh lên cao, từ trên nh́n xuống th́ xem nó như một cặn bă của quá khứ chúng ta th́ chúng ta mới có thể quan sát và học hỏi được.

Những làn sóng cảm giác bủa khắp thế gian, cần phải t́m hiểu cho được chúng nó hầu có thể giúp đỡ đồng loại ḿnh, nhưng lẽ tự nhiên, điều ấy có thể thực hiện được là khi nào những cảm giác nầy không c̣n ảnh hưởng đến chúng ta nữa. Thật vậy, đây thuộc về tính khí, nhưng đối với nhiều người, một trong những khó khăn to tát là ở chỗ họ bị những cảm giác của t́nh cảm nhồi lên nhồi xuống trước khi biết rơ cách chế ngự chúng nó. Điều nầy cũng như một người đứng dưới nước ngay chỗ giáp mối của hai ḍng nước chảy mà muốn ra sức khắc phục chúng. Con người không thể nào áp phục được một sức mạnh không ngớt vật ngă nó rồi lôi cuốn nó đi. Chỉ v́ người ta không biết rằng t́nh cảm thật sự không phải là một sức mạnh bên ngoài như sức mạnh mới nói ra đây, mà sức mạnh ấy ở ngay trong tâm họ, nếu họ biết cách điều khiển th́ có thể hoàn toàn chế phục được nó.

       Muốn thế, ngay từ sơ khởi, phải mạnh dạn bắt tay vào việc. Một làn sóng nóng giận, chán nản, đố kỵ hay tất cả dục t́nh khác phát sinh trong khoảnh khắc và lan rộng ra rất xa một cách nhanh chóng. Làn sóng ấy sinh sản quá ư đột ngột cho đến đỗi những kẻ đă từng quen xem nó như là Bản Ngă của ḿnh, lúc ấy không sao nhận ra kịp và v́ thế họ không chận đứng được nó bằng cách nói rằng : "Tôi không phải là cái đó; tôi không để bị lôi cuốn, tôi không động đậy ". Nếu ta kịp thời nhớ đến nó, th́ sự cảm xúc biến mất tức khắc. Phần nhiều những kẻ, trong lúc hoàn toàn an tĩnh th́ quyết định giữ vững tinh thần, nhưng khổ thay, khi làn sóng cảm giác bủa tràn vào người họ th́ đúng là lúc họ không có ư muốn kháng cự lại. Linh Hồn không ư thức được liền sự nguy hiểm nên dễ bị lôi cuốn và đồng hóa với sự cảm xúc hay cảm giác. V́ thế, phải tập xua đuổi sự cảm xúc ngay từ khi nó vừa mới chớm nở, bỏ qua giờ phút ấy th́ rất khó cho chúng ta chận đứng liền nó lại khi mà sự cảm giác đang trong ṿng phát triển mạnh mẽ, cho dù đôi khi, người khác có thể xua đuổi nó đặng giúp chúng ta được. Rồi sau đó, chúng ta nhớ lại quyết định của ḿnh và hối tiếc. Phương pháp thực tế là chế ngự cảm giác luôn luôn càng sớm càng tốt. Nếu chúng ta, chỉ một lần thôi, trừ diệt được nó, trước khi nó được tự do phát triển th́ chắc chắn sau đó, chúng ta có thể trừ được chúng nó dễ dàng, điều nầy không sai đâu.

      Sự khó khăn đầu tiên sinh ra là tại con người, Bản Ngă, thường hay từ bỏ quyền hành của ḿnh, cho đến đỗi họ mất cái thói quen biểu dương quyền hành nầy, nhưng nếu họ quyết sử dụng những quyền hành ấy trong t́nh thế nguy cấp th́ họ sẽ nhận thấy rằng họ có thể sử dụng chúng thêm một lần nữa và một lần nữa, bởi v́ tinh chất[11], nguyên nhân của sự khó khăn sẽ lo sợ và sẽ thấy rằng nó không phải là bất khả kháng. Thoạt tiên, tinh chất tin chắc nó lắm, không khác ǵ con chó nhảy xổ vào ḿnh người, vừa sủa, vừa nhe răng nhọn ra, bởi v́ nó tưởng rằng con người sợ nó, nhưng nếu, thay v́ bỏ chạy, y kháng cự lại th́ con chó ngập ngừng, do dự và không c̣n chắc chắn nó sẽ thắng nữa. Tuy nhiên, tinh chất không có trí khôn của con chó. Nó có thể biết hoặc không biết rằng chúng ta dũng mănh hơn nó, nhưng nếu nó không biết chỉ v́ tại chúng ta không xác nhận sức mạnh của chúng ta. Hăy tỏ cho nó biết rằng chúng ta là chủ nó th́ ngay từ bây giờ trước nhất nó sẽ do dự trong việc nổi cơn sóng gió. Hăy tức khắc chận đứng nó lại, rồi tất cả mọi việc sẽ êm đẹp.

    Chúng ta cần học hỏi ở cảm giác của ḿnh và cũng phân tích luôn cảm giác của người, nhờ thế, chúng ta sẽ t́m hiểu được bản tính con người. Khi thấy kẻ khác điên đầu v́ làm vật hy sinh cho cảm giác của họ, khi khảo sát cảnh tượng đau thương nầy và tất cả sự đau khổ do họ tự gây ra cho họ, chúng ta tập chận đứng trong tâm tất cả định ư làm như thế đó. Thấy điều ấy nơi kẻ khác tự nhiên dễ hơn là thấy trong tâm ḿnh, khi chúng ta là khách bàng quan và đứng ngoài trông vào. Tuy nhiên, đừng xem xét đồng loại ḿnh đặng chỉ trích và t́m những nhược điểm của họ, mà chỉ xem coi thế nào cái gương của họ có thể giúp cho ta học hỏi được. Khi chúng ta nhận thấy khi họ bị một t́nh dục, một mối cảm xúc hay một ư niệm nào đó chi phối th́ đời sống của họ không c̣n phải là đời sống thanh bai và tốt đẹp nữa. Chúng ta có thể ghi nhớ những điều nầy trong trí và đừng bao giờ nghĩ rằng chúng ta tốt đẹp hơn họ. Chúng ta có thể tự nhủ rằng : "Phải chăng tôi cũng sẽ không làm ǵ khác hơn thế. Riêng phần tôi, tôi lo coi chừng thế nào cho việc đó đừng xảy ra". Không có thói quen chỉ trích và thói quen đó luôn luôn là xấu, th́ chúng ta có thể học hỏi do những lỗi lầm kẻ khác. Nếu chúng ta chứng kiến tai họa của kẻ khác mặc dù chúng ta có chia sớt sự đau khổ của họ đi nữa, th́ cũng không có ǵ đáng trách trong khi ta tưởng như vầy : "Tôi không muốn đến phiên tôi lại té xuống vực sâu; một tai nạn cũng là đủ lắm rồi". Trong lúc chiến tranh, những làn sóng cảm giác trùng trùng điệp điệp bay cùng khắp hoàn cầu; tựu trung có một số kinh khủng gồm những làn sóng thù hận, đố kỵ đối với cường quốc mà chúng ta đang chiến đấu. Tôi không hề có ư dung thứ những hành vi dă man, tàn ác do các cường quốc ấy gây ra. Tôi biết những quốc gia nầy có những hành động ấy v́ trong lúc xuất Vía chúng tôi chứng kiến được nhiều tội đại ác ghê gớm và đối với nhân loại, những hành động nầy làm tôi hết sức sức hỗ thẹn. Tôi không bao giờ nghĩ đến sự phủ nhận những việc nầy, t́m những lời giải thích hay bàu chữa, nhưng mà những sự bài xích do những kẻ sát nhân gây ra nổi lên một ḍng nước cuồn cuộn chảy là một hiểm họa lớn. Trách nhiệm của những hành vi tàn ác nầy trút đổ trên vai những kẻ chủ động và những người truyền lệnh chớ không phải bắt trọn một quốc gia gánh chịu. Trong quá khứ, người Anh chắc hẳn đă làm những điều  mà bây giờ chúng ta không muốn đồng hóa. Người ta cũng có thể nói như thế về tất cả các quốc gia khác. Đừng để cho ḿnh đi đến chỗ bất công dù là trong tư tưởng cũng như trong lời nói hay trong việc làm.

Kẻ nghịch của chúng ta cố tâm chăm lo phát động ḷng thù hận chống lại ta. Có thể trong một thời gian họ sẽ thành công : đó cũng là một trong những mưu mô quỷ quyệt của chiến tranh, có lẽ họ cho rằng ḷng thù hận có những lợi ích của nó là giúp cho họ có nhiều người hưởng ứng và tiền bạc, v.v. . ., ấy là sự lầm lạc nghiêm trọng về tinh thần; về phương diện cao siêu họ phạm lỗi nầy th́ ho ïhoàn toàn sái quấy. Nhưng trong một trường hợp tương tợ, e cho chúng ta cũng sinh ḷng thù hận. Phải triệt để cương quyết chiến đấu với tội ác và chiến đấu cho đến kỳ cùng, đừng để một chút tư tưởng thù hận đụng tới ḿnh ta. Hăy nhớ lời Đức Phật dạy : "Không bao giờ lấy oán đáp lại oán mà cái oán tiêu".

Nghe thuật lại những hành vi độc ác đối với đàn bà, con nít mà ḷng căm phẩn của chúng ta tự nhiên bộc khởi dữ dội. Người ta có thể v́ lư do chánh đáng công phẩn những tội ác như thế. Chúng nó hết sức ghê tởm và tất cả mọi người có lương tri, phải tố giác những tội ác nầy, đừng do dự, đừng ḥa hoăn dung túng, đừng t́m cách bàu chữa. Nhưng thù oán kẻ vô phước phạm tội cũng là một điều lầm lạc to tát. Họ đáng thương hại hơn là đáng trách cứ. Phận sự của chúng ta không phải là khiển trách họ; bổn phận của chúng ta là thái độ của một người đối với một con thú dữ đang vồ bầy con của y. Y không danh dự ǵ đi thù oán với con thú nhưng mà nên loại trừ nó đi. Phải hết sức hối tiếc giùm cho những kẻ phạm những tội ác nầy, bởi v́ chúng ta biết Luật Nhân Quả đang chờ họ. Sự tàn sát đàn bà trẻ nít là một hành động dă man, ghê tởm, ghê tởm dĩ nhiên đối với gia đ́nh họ c̣n hơn là đối với chính họ, nhưng ghê tởm nhất là đối với kẻ sát nhân, họ đáng được thương xót dữ lắm, bởi v́ thời gian sẽ đem lại cho họ những niềm đau khổ vô cùng ghê gớm.

Chúng ta sẽ làm với tất cả cố gắng của chúng ta đặng chận đứng những hành động như thế, không cho tái diễn, nhưng mà chúng ta không có ḷng thù hận, ấy là trường hợp mà ḷng cao thượng bắt buộc phải thế. Chúng ta cao hơn rất nhiều những kẻ c̣n phạm tội ác nầy; về phương diện tiến hóa và phát triển, hằng ngàn thế kỷ chia cách chúng ta với họ. Chúng ta phải chứng tỏ sự phát triển tinh thần cao siêu của chúng ta bằng cách không sinh ḷng thù hận như họ.

 Muốn phân tách những hiệu quả của cảm giác ta phải tự chủ, đặt ḿnh ở ngoại cảnh, cố gắng chế ngự t́nh cảm, rồi như thế mới học hỏi được. Không để cho bị lôi cuốn bởi trận cuồng phong tương tợ do t́nh cảm của quần chúng gây ra, chúng ta rán phân biệt v́ đâu mà họ phạm tội và làm cái ǵ mà chúng ta có thể làm đặng, hầu điều chỉnh t́nh cảm ấy. Nhiều người bị nhiễm cái ảnh hưởng dục t́nh dữ dội nầy nên cho chúng ta có hơi vô t́nh và lạnh nhạt. Chính v́ không thù hận mà đôi khi chúng ta bị khiển trách là thiếu t́nh yêu tổ quốc. Dĩ nhiên là vô lư, nhưng không có ǵ hữu lư đối với những kẻ bị nhiễm ảnh hưởng của những làn sóng lớn lao của ḷng thù hận. Chúng ta rất có thể giải thích với họ rằng t́nh yêu tổ quốc không bắt buộc chúng ta phải thù hận những quốc gia khác, nhưng họ luôn luôn không biết rằng mỗi người đều có thể thương yêu tổ quốc ḿnh mà không thù ghét quốc gia khác.

 Trong vấn đề nầy, thái độ của chúng ta là thái độ đối với sự buồn bực của một đứa nhỏ. Một đứa bé gái làm bể con búp bê của nó th́ nó khóc la om ṣm và thất vọng. Chúng ta có thiện cảm với em bé nầy mà không bỏ cái triết lư của chúng ta và chúng ta không chia sớt những sự hối tiếc của nó. Không phải sự đánh vỡ con búp bê, không phải một chuyện bất ngờ nhỏ nhặt nào đó xảy ra trong đời sống học sinh của đứa nhỏ mà làm cho chúng ta sầu khổ. Chúng ta nghĩ đến tương lai và tất cả những nỗi ưu phiền nhỏ nhen nầy, nếu người ta đem so sánh chúng nó với tương lai đứa bé th́ chúng nó chỉ là tạm thời thôi và không quan trọng mấy, mặc dù đối với em bé, chúng nó thật hết sức hệ trọng. Chúng ta không tỏ ḷng thiện cảm là chúng ta thiếu sót bổn phận, nhưng chia sớt tất cả những ǵ đứa nhỏ cảm xúc là vô lư, như thế chúng ta sẽ tự ḿnh hành động một cách trẻ con.

 Cũng như thế đó, đối với những người tập công nhận một thái độ triết lư. Y có thiện cảm với những kẻ bị những sự việc xảy ra làm xáo trộn đến mức độ nầy, nhưng chính ḷng y vẫn yên tịnh. Chúng ta nói với em bé rằng :"Điều nầy không ăn thua ǵ hết : Tất cả sẽ dàn xếp êm thắm". Chúng ta cũng nói như thế với những người bị t́nh cảm nầy lôi cuốn :"Nếu mấy huynh muốn tin điều đó th́ tất cả sẽ dàn xếp, tất cả sẽ tốt đẹp". Chúng ta nói như vậy th́ sẽ bị người ta cho là vô t́nh mà thật ra không có ǵ đúng hơn nữa. Đôi khi chúng ta thật khổ tâm mà biết được sự mù quáng của đồng loại ḿnh, chúng ta thấy họ bị xáo trộn v́ những điều hoàn toàn vô lư. Thường thường những điều tốt đẹp mà họ có thể thâu thập ở ngay trước mắt họ, nhưng họ không trông thấy và để ḷng tham vọng sai khiến lại họ. Nhưng chúng ta cũng ênhư họ từ cả ngàn năm rồi. Chúng ta học tập đức kiên nhẫn, chúng ta biết rằng mọi việc nói trên là một giai đoạn của sự tiến hóa, dĩ nhiên là một giai đoạn ít đáng cho ta mong muốn. Trong chúng ta, những ai c̣n sợ ḿnh chiều theo thứ t́nh cảm nầy th́ cần phải tự chủ và nói rằng: Hai chục kiếp trước, có lẽ c̣n tha thứ được, chớ hiện giờ th́ thời gian ấy đă qua rồi". Nếu trong đời sống hằng ngày, chúng ta thấy một người trọng tuổi mà đi phí bỏ th́ giờ trong các cuộc truy hoan th́ chúng ta biết rằng hai chục năm trước y làm như thế th́ c̣n cho là được đi, nhưng hiện giờ y phải lo lắng những việc quan trọng hơn. Cũng như chúng ta phải tiến đến một tŕnh độ mà nơi đó những t́nh cảm là những t́nh cảm cao siêu và nơi đó cái ư niệm vĩ đại và duy nhất của chúng ta là cái ư niệm của phận sự mà Đức Thượng Đế ban cho chúng ta để hoàn thành.

 

7. - Hăy diệt ḷng khao khát tăng trưởng. 1

Hăy tăng trưởng như đóa hoa tăng trưởng một cách vô tâm, nhưng khao khát ư muốn mở rộng tâm hồn ra với không khí. Chính cũng nhờ thế con phải hối thúc sự nẩy nở của tâm hồn con ra với Đấng Vô Thủy Vô Chung. Nhưng phải để cho Đấng Vô Thủy Vô Chung làm nẩy nở quyền lực và vẻ mỹ lệ của con, chớ không phải v́ con có ḷng ham muốn tăng trưởng. Bởi v́, trong trường hợp thứ nhứt con tự phát triển trong tất cả những sự huy hoàng lộng lẫy của ḷng trong sạch; c̣n trong trường hợp thứ nh́, con chỉ làm cho con thành ra cứng rắn v́  tánh vị kỷ không thể nào tránh khỏi được.

 

 A. B. - Trong một giai đoạn tiến hóa cao hơn, vị Đệ Tử có cảm giác ḿnh mở rộng ra với Đấng Vô Thủy Vô Chung và càng ngày càng thưởng thức được những vẻ mỹ lệ huy hoàng của vũ trụ. Ḷng ham muốn tăng trưởng cầu được cao hơn người huynh đệ ḿnh không thể nào c̣n nữa. Trước khi đến tŕnh độ nầy, y c̣n bị lâm nguy v́ sự quan trọng của những công tác mà y đă hoàn thành. Nếu y cho sự phát triển nầy là của bản ngă chia rẽ th́ y tự cảm thấy ḿnh tăng trưởng, e cho y c̣n bị vấp ngă. Một phương thế duy nhất để tránh khỏi mối nguy hiểm là : từ bỏ ư muốn tăng trưởng, chống lại sự ham muốn phát triển riêng cho ḿnh. Khi đạt đến cơi tiến hóa cao siêu của nhân loại, vị Đệ Tử, dù có tăng trưởng hay không tăng trưởng, cũng phải trở nên lănh đạm. Y chỉ nghĩ đến Đời Sống Thiêng Liêng có thể ban cho tất cả những ai mở rộng tâm hồn của ḿnh với Ngài.

C. W. L. - Chúng ta phải tăng trưởng như đóa hoa tăng trưởng. Tại sao vậy ? Bởi v́ đóa hoa tăng trưởng không thiết nghĩ đến ḿnh và với một ḷng vị tha tuyệt đối, không phô trương hương sắc ḿnh mà cốt để cho ṇi giống sinh sôi nẩy nở thêm ra nhờ cái chết của ḿnh. Nếu đóa hoa có ra đây, không phải để sinh trái cho nó, bởi v́ trái chỉ sinh ra sau khi đóa hoa tàn tạ. Trong sự tăng trưởng của nó, đóa hoa không có làm ǵ cho riêng ḿnh cả. Tất cả đều dành cho những cây sẽ mọc trong tương lai. Cũng như chúng ta đừng nghĩ đến ḿnh nữa mà làm việc cho hạnh phúc kẻ khác, do đó chúng ta mới tiến bộ. Một tư tưởng vĩ đại, duy nhất dẫn dụ chúng ta : là hợp tác với công nghiệp của Đức Thượng Đế. Chúng ta phải cố gắng tập cho có đủ các đức tánh và có đủ các năng lực, như thế chỉ để trở nên những kẻ phụng sự hữu ích mà thôi. Chúng ta quên ḿnh trong các công việc làm vị tha, chúng ta như là phần tử của toàn thể, tức là "trong sự huy hoàng diễm lệ của ḷng trong sạch".

 

                                                 * * *