Họp Thông Thiên Học Nam Cali tháng 10 năm 2011

 CHƯƠNG THỨ SÁU

  -----*****-----

 Qui tắc 9 - 12 

C. W. L. - Từ trước tới đây, chính là phương diện phủ định, tiêu cực đă được đem ra tŕnh bày cho chúng ta ở trong quyển sách nầy. Người ta khuyên bảo chúng ta diệt trừ vài sự ham muốn, nhưng giờ đây, mới là phương diện tích cực, thực tiễn. Chúng ta sẽ học những điều nào chúng ta có thể học được và cố nhiên là những điều mà chúng ta phải ham muốn. Người ta có thể ngạc nhiên về sự khuyến khích chúng ta ham muốn một điều nào đó. Độc giả nào đă từng biết qua những kinh sách Ấn Độ sẽ nhớ rằng, về điểm nầy, những kinh Oupanishads cũng nói khác nhau. Quyển th́ bài bác, chỉ trích đủ hết các loại ham muốn, cho đến sự ham muốn làm việc thiện nữa, bởi v́ chúng ta tuyệt nhiên không c̣n một sự ưa thích nào cả. Quyển khác th́ bảo chúng ta nên ham muốn sự tiến bộ và lại thêm rằng sau khi thắng phục được tất cả những sự ham muốn khác hơn sự ham muốn phát triển Linh Hồn th́ con người không c̣n thế nào có sự ưu tư phiền năo nào nữa. Hai phát biểu nầy có thể dung hoà với nhau bằng cách giải thích ư nghĩa của chúng nó như sau : Câu thứ nhứt có nghĩa là nếu chúng ta muốn tham dự, dù là vào những hoạt động cao cả của cơi Thế gian nầy với tư cách cá nhân riêng biệt, chỉ lo nghĩ đến ḿnh và những công việc tốt đẹp, quan trọng mà chúng ta có đủ khả năng làm được, th́ ư niệm chia rẽ chưa hẳn hoàn toàn tiêu diệt. Nếu trái lại, chúng ta tiến tới tŕnh độ tự xem ḿnh như là phần tử của nhân loại và thực hiện sự tiến bộ của ḿnh để giúp đỡ chúng sinh mà chúng ta đây cũng là người như họ, nếu mọi ư niệm cá nhân riêng biệt mất đi th́ sự ham muốn cao thượng và trong sạch của chúng ta sẽ biến thành một nguyện vọng rất cao quí.

9.- Chỉ nên ham muốn cái chi ở nơi con.

Bởi v́ ở nơi con có ánh sáng của thế giới, ánh sáng duy nhất có thể ban rải trên Đường Đạo. Nếu con không đủ khả năng nhận thấy ánh sáng ấy ở nơi con th́  đừng mong đi kiếm nó nơi khác vô ích.

Cái tư tưởng diễn tả ở lời chú thích nầy trong tất cả các Tôn giáo đều có, mặc dù dưới những h́nh thức khác nhau. Chúng ta gặp tư tưởng nầy trong Cơ Đốc Giáo, nhưng mà, thường thường dường như chỉ có những nhà Thần Bí Cơ Đốc Giáo hiểu được nó mà thôi. Tư tưởng ấy ở trong những vần thơ rất hay nầy đây :

Dù cho Đấng Christ giáng sinh 1.000 lần tại Bethlehem đi nữa,

Nếu Ngài không giáng sinh trong ḷng huynh th́ Linh Hồn huynh sẽ bị bỏ rơi ;

Tại Độc Lâu Cương (Calvaire) Ngài bị đóng đinh trên Thập Tự Giá cũng vô ích thôi,

Nếu trong ḷng huynh  cây Thập Tự Giá không dựng lên một lần nữa.

Ư nghĩa câu nầy cũng dễ mà phân biệt : nếu con người không tin tưởng ở Đấng Thần Minh cao cả ở trong ḷng ḿnh th́ y không chút hy vọng ǵ tiến bộ được, y không có một phương tiện hành động nào cả, y không có ǵ để có thể nâng đỡ y lên. Nhưng nếu y biết được cái tâm thức Bồ Đề kỳ diệu ở trong ḿnh y th́ y hiểu rằng sự phát triển Đấng Thần Minh chỉ là một vấn đề thời gian thôi và y phải góp phần vào sự phát triển nầy bằng cách làm điều ḥa các thể ở ngoài của y hầu để cho sự vinh quang bên trong chiếu rạng ra ngoài. Đó là ư nghĩa của những danh từ sau đây : "Đấng Christ ở trong ḷng huynh, đó là niềm hy vọng vinh quang trong huynh". Niềm hy vọng ở trong ḷng huynh là Điểm Linh Quang đó. Người mà không chịu tin rằng : Điểm Linh Quang ở trong ḷng ḿnh th́ dựng lên một chướng ngại vật không thể vượt qua được trên con đường ḿnh đi trong suốt thời gian mà huynh không biết ḿnh lầm lạc.

 Quả thật nhờ Đấng Christ mà con người mới được giải thoát, đây không phải là nhờ một người đă sống và đă chết, mà nhờ cái Tâm Thức Bồ Đề của chúng ta. Người cứu rỗi chúng ta lại ở trong ḿnh chúng ta. Đó là giáo lư Cơ Đốc Giáo chân chính. Chúng ta có thể kể nhiều bản văn để chứng minh. Chính v́ không biết cái tư tưởng cao siêu nầy mà Giáo lư Cơ Đốc Giáo tân thời, nếu người ta được phép nói, đă đi sai đường và làm cho người ta dị nghị. Ta hăy luôn luôn nhớ rằng : Khởi điểm của Cơ Đốc Giáo là cái triết lư Bất khả tri luận (Agnosticisme) tuyệt diệu, nhưng mà, trong số tín đồ Cơ Đốc Giáo, những người thất học, loại bỏ ra ngoài Tôn giáo tất cả những tư tưởng cao siêu trên sức hiểu biết của họ, tất cả những khái niệm bắt buộc phải nhiều năm học tập mới hiểu nổi và khai trừ những nhà đại thông thái Cao Đẳng Thần Học ( Grands Docteurs gnostiques ) mà họ cho là những người theo tà thuyết. Họ áp dụng sự đầu phiếu trong Tôn giáo, đó là một phương pháp ít khôn khéo để đi đến một quyết định với những hậu quả hết sức tai hại.

 Ban sơ, Cơ Đốc Giáo có một triết lư tốt đẹp nhất trong những triết lư ; cái triết lư duy nhất dùng làm căn bản cho tất cả các Tôn giáo. Câu chuyện kể trong Phúc Âm vốn được xem như một một tỷ dụ, một tượng trưng, nhưng khi mà người ta chỉ thấy trong đó tiểu sử bịa đặt của một người th́ Tôn giáo đă trở nên khó hiểu rồi. V́ thế, tất cả những kinh sách tŕnh bày đúng với phương diện cao siêu đều bị sửa đổi ra khác và dĩ nhiên không c̣n thích hợp với chân lư để dùng làm căn bản cho tư tưởng nữa. Cơ Đốc Giáo quên mất một phần lớn giáo lư cổ truyền của ḿnh nên hiện giờ người ta có thói quen phủ nhận rằng nó không không có một khoa bí truyền. Tuy nhiên, những bằng chứng không thiếu chi để thuyết phục vị học giả không thành kiến rằng những hiểu biết cao siêu ấy có thật và các vị Sứ Đồ và Cố Đạo thuở xưa đều học được nó. Giờ đây tôi không thể bàn rộng đến vấn đề nầy. Tôi chỉ cần nhắc độc giả rằng Ông Origène là vị Cố Đạo lớn nhất của Cơ Đốc Giáo đă xác nhận sự hiện tồn của khoa Bí Giáo. Ông nhận biết sự tín ngưỡng b́nh dân và phi lư đưa đến điều mà Ngài gọi là Cơ Đốc Giáo nhục thể [12]với Cơ Đốc Giáo tâm linh [13]. Ông định nghĩa Cơ Đốc Giáo nhục thể là tín ngưỡng căn cứ ở lịch sử của Phúc Âm. Ông nói thêm rằng đây là một giáo lư rất tốt cho quần chúng, nhưng người Cơ Đốc Giáo tâm linh đă hoạch đắc được Cao Đẳng Thần Học biết rằng tất cả những sự việc xảy ra được kể trong câu chuyện nầy là : Sự Giáng Sinh, sự Rửa Tội, sự Giác Ngộ, sự đóng đinh trên Thập Tự, sự Phục Sinh và sự Thăng Thiên - xảy ra không phải chỉ một lần thôi, không phải chỉ một nơi thôi, mà tiêu biểu cho những giai đoạn trong đời sống tinh thần và trong những sự tiến bộ của tất cả tín đồ Cơ Đốc Giáo.

 Những tín ngưỡng của Tôn Giáo chính thống tân thời vẫn c̣n căn cứ trên đức tin mù quáng thích hợp với quần chúng chưa được mở mang. Nó nhất quyết từ khước cái phần c̣n lại của một di sản xưa kia vốn tráng lệ huy hoàng, đây có nghĩa là vài đoạn vô cùng quí báu của giáo lư Cao Đẳng Thần Học. V́ mất hết phần giải thích cao siêu nên với một sự cố gắng tuyệt vọng, nó phải đưa ra một lối giải thích thấp thỏi dưới h́nh thức dễ hiểu, nhưng việc nầy bất thành. Những nhà học giả Thông Thiên Học hoạch đắc được những sự hiểu biết giúp họ giải thích được tất cả những giáo lư lạ lùng ấy và gặp một ư nghĩa và những điều tốt đẹp trong lời nói thật thà của các nhà thuyết giáo ở ngoài lộ thiên. Họ hiểu được những điều mà những nhà thuyết giáo ấy diễn tả, nếu mà các vị ấy ít dốt về đề tài trong buổi diễn giảng.

Như thế, chúng ta nên ham muốn những điều ǵ ở măi trong ḷng chúng ta, chúng ta không t́m gặp nó ở nơi khác đâu. Ở vào một thời đại thật xưa lắm, cái chân lư nầy đă được đem tŕnh bày cho chúng ta ở bên xứ Ai Cập. Nơi đó, tất cả những tư tưởng về Đạo giáo đều lấy "ánh sáng ẩn tàng" và "công tác ẩn tàng" mà làm trung tâm điểm. "Ánh sáng ẩn tàng" là Ánh Sáng ở trong tâm mỗi người, "công tác ẩn tàng" giúp cho con người trước tiên phát hiện ánh sáng ấy ở nội tâm ḿnh, và kế đó tiếp tục khai triển ánh sáng ấy ở nơi kẻ khác [14]. Điểm chính của giáo lư Ai Cập là thế nầy : Ánh sáng vẫn có luôn luôn, mặc dù nó bị tất cả những ǵ ở bên ngoài che khuất nó; công việc của chúng ta vốn là vén bức màn che khuất ấy và để cho Ánh Sáng chiếu rọi ra ngoài.

 Thường thường th́ người ta hay lầm lạc là đi t́m ánh sáng ấy ở nơi khác. Người ta nói : "Chúng tôi cầu mong các Đấng Chơn Sư giúp đỡ chúng tôi; chúng tôi cầu mong các Đấng Chơn Sư nâng đỡ chúng tôi". Nhưng xin nói với tất cả tấm ḷng tôn kính của tôi rằng không những Đấng Chơn Sư mà cho đến Đức Thượng Đế cũng không thể làm việc đó được nữa. Đức Chơn Sư có thể chỉ bảo cho chúng ta phương thế để tự đem ḿnh lên cao. Sự tiến triển hoàn toàn giống như cách thức làm nẩy nở bắp thịt. Không ai có thể làm thế cho người khác; nhưng kẻ nào hoạch đắc được những điều hiểu biết cần thiết có thể chỉ dạy người khác cách thức phải làm chớ không có cách giúp đỡ nào khác ở ngoài. Một người kia có thể nói với chúng ta rằng khi thừa nhận vài qui tắc và vài phép luyện tập, y nghiệm thấy có kết quả tốt đẹp. Dĩ nhiên, Đức Chơn Sư và vị Cao Đồ có thể ban rải thần lực cho chúng ta, giúp cho phận sự chúng ta được dễ dàng, nhưng chỉ có thế thôi. Ở tŕnh độ nào cũng vẫn có sự giúp đỡ như thế. Nếu chúng ta không cảm thấy trong tâm cái năng lực ứng đáp với sự mỹ lệ và sự vinh quang của thiên nhiên th́ sự mỹ lệ và sự vinh quang ấy đi ngang qua một bên ta mà ta không hay biết. Nếu chúng ta không thể thấy Đức Thượng Đế ở trong tâm chúng ta th́ đi t́m Ngài ở nơi khác thật là vô  ích. Khi nào chúng ta nhận thức được chắc chắn rằng chúng ta là phần tử của Đức Thượng Đế, th́ Đức Thượng Đế ở nội tâm sẽ ứng đáp với Đức Thượng Đế ở ngoại giới và chúng ta sẽ bắt đầu trở nên hữu ích thật sự cho công nghiệp của Ngài, tóm lại, đó là mục đích chính của đời sống của chúng ta vậy.

 

10. - Chỉ nên ham muốn cái chi ở ngoài con.

Nó ở ngoài con bởi v́ khi con đến được tới nó th́ con đă mất bản ngă của con rồi.

 

 C. W. L. - Đây cũng là một câu cách ngôn c̣n di tồn lại trong giáo lư Cơ Đốc Giáo. Chính Đấng Christ đă nói rằng : "Ai cứu mạng sống của ḿnh th́ phải mất nó". Lời nói nầy áp dụng nhiều bận cho những tŕnh độ khác nhau. Hăy xem người Thế gian trong đời sống b́nh thường của họ, cái đời sống phần lớn làm bằng những t́nh cảm, đôi khi những t́nh cảm lại không được cao đẹp nữa. Vừa khi bắt đầu nhận thức được phương diện cao siêu th́ biết rằng có những sự lợi ích cao cả và cao quí hơn, nhưng y cũng biết rằng trừ phi vứt bỏ đời sống thấp hèn và thô tục nhất nầy th́ y không thể nào thật sự tiến tới đời sống cao siêu được. Y buộc ḿnh phải bỏ một đời sống thấp thỏi đặng đạt lấy đời sống cao siêu. Chỉ c̣n bước thêm một bước nữa th́ con người sống trước hết là trong Thể Trí. Y biết rằng để cho làn sóng dục vọng lôi cuốn th́ thật là hèn hạ; Thể Trí có phận sự chọn lựa và chế ngự t́nh cảm và chỉ lưu lại những t́nh cảm nào nó ưng nhận mà thôi, làm như sự tiến hóa của nó bắt buộc phải thế. Chẳng bao lâu có một sự tiến bộ mới : con người không c̣n vừa ḷng Thể Trí nữa, y nhận thấy có một đời sống cao cả hơn đời sống của Thể Trí. V́ vậy, y bắt đầu sống dần dần trong Chơn Nhơn và lấy quan điểm của Chơn Nhơn mà xem xét vạn vật. Ấy là một mức tiến bộ thật lớn lao. Nhưng vậy cũng chưa đủ, y t́m thấy ngoài tŕnh độ nầy c̣n có sự hợp nhất nữa. Như thế y đạt được một vài kinh nghiệm ở cơi Bồ Đề và khi y vừa đụng tới cơi đó th́ những ǵ ở mấy cơi thấp không c̣n làm cho y đẹp ư nữa.

 Cái Tâm Thức Bồ Đề phi thường nầy, tới phiên nó, cũng sẽ bị vượt qua khỏi. Trên kia là cái Tâm Thức của cơi Thiêng Liêng, cơi Niết Bàn, và kế đó, cao hơn nữa và xa hơn nữa, ấy là Chơn Thần. Những vị nào chưa đắc quả vị Chơn Tiên, thấy Chơn Thần biểu hiện như Tam nguyên trên cơi Niết Bàn, kế cơi Đại Niết Bàn của nó, nhưng mà khi y đắc quả vị Siêu Phàm th́ Chơn Thần và Chơn Nhơn nhập lại làm một và chỉ có Tâm Thức chung là Tâm Thức Chơn Thần - Điểm Linh Quang của Đức Thượng Đế mà thôi.

 Ở mỗi giai đoạn trong những tŕnh độ nầy, chúng ta cảm thấy ḿnh nắm trong tay sự tự do, chúng ta bắt đầu sống thật sự và kế đó chúng ta lại thấy c̣n có một tŕnh độ cao siêu hơn, cao hơn cả tŕnh độ hiện hữu của  chúng ta cũng như tŕnh độ hiện hữu của chúng ta cao hơn tŕnh độ trước đó. Trong khi tiến lên cao, chúng ta không ngớt vứt bỏ đời sống thấp thỏi trước khi đạt được đời sống cao siêu. Nói một cách khác, chúng ta phải mất đời sống mà chúng ta biết, trước khi tiến đến đời sống cao siêu mà chúng ta mong mỏi đạt cho được. Ở mỗi tŕnh độ và khi đi đến tŕnh độ đó, chúng ta thấy rằng ḿnh đă mất cái bản ngă quen thuộc với ḿnh từ đó đến giờ, bởi v́ chúng ta đă qua khỏi tŕnh độ đó rồi. Chúng ta mất nó khi mà chúng ta có một cái bản ngă cao cả hơn.

Trong những Thánh Thư viết rằng chúng ta sẽ hợp nhất với Đức Thượng Đế và nhập vào ḷng của Ngài. Chúng tôi không rơ kết quả cuối cùng sẽ ra sao, ít ra cũng có đôi người trong chúng ta có thể quả quyết rằng theo kinh nghiệm riêng của họ th́ trong sự tiến triển của Linh Hồn có nhiều lúc nhập vào như thế đă xảy ra trong những tŕnh độ khác nhau. Ở mỗi trường hợp như vậy, dường như chúng ta trở thành làm một với điểm cao nhất mà chúng ta có thể đạt tới, tuy nhiên chúng ta không hề mất cái bản ngă thiệt thọ của ḿnh. Thí dụ khi đạt được Tâm Thức Bồ Đề và khi mất Nhân Thể (Thượng Trí), chúng ta mất đời sống thấp thỏi, nhưng mà đời sống nầy luôn luôn chỉ là một biểu hiện bất toàn của một phần tử nhỏ nhặt của chính ḿnh chúng ta. Tất cả những thắng lợi là một chuỗi dài kiếp sống đem đến cho chúng ta vẫn c̣n hiện diện. Chúng ta chỉ cởi bỏ cái h́nh thể bên ngoài dùng để biểu thị những đức tánh khác nhau của chúng ta. Trên một cơi cao, luôn luôn chúng ta có những đức tánh chói ngời rực rỡ hơn trước, nhưng h́nh thể xưa kia của chúng nó đă mất rồi. Cũng v́ cố gắng đồng hóa với đời sống và h́nh thể, lắm người tưởng rằng nếu họ mất h́nh thể th́ họ không c̣n cái chi hết. Trái lại, không có cái ǵ đă thâu hoạch được mà lại mất đi bao giờ.

 

11.- Chỉ nên ham muốn cái thứ ǵ không thể đạt được.

 Nó không thể đạt được bởi v́ nó cứ lùi xa măi. Con sẽ bước vào trong ánh sáng, nhưng con không bao giờ chạm đến Ngọn Lửa Thiêng.

 

C. W. L. - Đây không có nghĩa là ở đời sống cao siêu, mục đích của chúng ta, không thể đạt được, nhưng mà ngoài tất cả những đỉnh đă chiếm, chúng ta thấy luôn luôn có một đỉnh khác hiện ra trước mặt. Chúng ta sẽ không ngớt đến gần Đức Thượng Đế, và lần lượt, ở mỗi tŕnh độ, chúng ta sẽ hợp nhất với Ngài, nhưng Ngọn Lửa, cái Tâm Thức thật của Ngài, chúng ta không bao giờ đụng tới được. Con đường của chúng ta đi gồm có nhiều giai đoạn mà càng ngày càng tiến lên cao th́ cái vẻ đẹp của nó không thể diễn tả nổi. Mặc dù cao độ mà Tâm Thức của chúng ta lên tới làbao nhiêu, mặc dù những sự vinh quang không thể tả mà chúng ta đạt được là thế nào, luôn luôn chúng ta thấy trên kia c̣n có những sự vinh quang cao cả hơn nữa. Ngọn lửa không ngớt lùi ra xa măi. Những điều hiểu biết của chúng ta càng giúp cho chúng ta tin tưởng rằng sự vinh quang và sự mỹ lệ nầy càng ngày càng tăng trưởng, càng kéo dài ra vô tận. Ở đây những thuyết lư gần như vô ích. Cũng như xưa kia, Đức Phật đă nói : "Bàn đến lúc khởi thủy và lúc tận cùng không ích ǵ cả, bởi v́ bức màn nầy hạ xuống rồi th́ bức màn khác hiện ra, luôn luôn phải có những bức màn, màn nầy rồi đến màn kia, xa xăm vô tận".

 Tôi muốn truyền sang cho mỗi người cái cảm tưởng sâu xa và mănh liệt mà tôi đă nhận thức là những bước tiến bộ vị lai của chúng ta hoàn toàn xác thực, cũng xác thực như sự vinh quang, sự mỹ lệ, quyền năng, sự minh triết, và t́nh thương kỳ diệu phát triển theo sự tiến bộ ấy, đó là cứ mỗi bước đi, con Đường Đạo lại mỗi lên cao và càng ngày càng khó miêu tả bằng ngôn ngữ của thế gian, nhưng mà ở trên nh́n xuống th́ thấy ánh vinh quang, sự mỹ lệ chân lư chói ḷa. Con đường của chúng ta đi xuyên qua ḷng vị tha, muốn cho con đường ấy mở rộng trước mặt chúng ta th́ chúng ta phải ĺa bỏ cái bản ngă thấp hèn, bước vào đời sống ở trên cảnh giới cao siêu, ở trong cái Bản Ngă bao la bát ngát, ở trong cái Bản Ngă đại đồng. Rồi đối với con người, sự vinh quang và sự huy hoàng mà y có thể đạt được trở thành vô tận vô biên.

 

                                             * * *