Họp Thông Thiên Học Nam Cali tháng 5 năm 2011

          Hăy t́m kiếm trong tâm con cội rẽ của sự quấy. Hăy tận diệt nó, nó sinh trưởng, nẩy nở sung túc trong ḷng của người Đệ Tử tận tâm cũng như cũng như ở trong ḷng của con người tham vọng. Chỉ có kẻ mạnh mẽ mới trừ diệt được nó. Người yếu đuối phải chờ cho nó lớn lên, tăng trưởng rồi chết đi, và đó là một cái cây sinh trưởng và phát triển qua nhiều thời đại. Nó trổ nụ, đơm bông khi con người tích lũy trên đầu ḿnh vô lượng số kiếp, kể nào muốn để bước vào con đường của quyền lực hăy nhổ sạch gốc rễ của nó trong tâm ḿnh. Bấy giờ tâm sẽ rướm máu và kiếp sống của con người cơ hồ như hoàn toàn tan ră. Phải chịu sự thử thách nầy : nó có thể khai diễn từ nấc đầu tiên của cái thang nguy hiểm dắt đến con đường của sự sống; nó có thể tŕ hoăn lại đến nấc cuối cùng. Nhưng, nầy Đệ Tử, con hăy nhớ, con phải chịu sự thử thách nầy và hăy tập trung tất cả tinh lực của tâm hồn con vào việc đó. Đừng sống trong hiện tại, đừng sống trong tương lai mà sống trong trường tồn bất diệt. Cây cỏ dại to lớn nầy không thể đơm bông kết trái được. Muốn xóa bỏ vết nhơ của đời sống, chỉ cần nội cái không khí của tư tưởng trường tồn bất diệt là được.

                                                                                                                                                                                                                   

        C. W. L. - Qui tắc 4 chấm dứt như thế. Ấy là lời chú thích của Đức Đế Quân phụ thêm cho 3 qui tắc đầu. Cây cỏ dại to lớn là tà thuyết của sự chia rẽ - thật sự nó là nguồn cội của sự đau khổ. Chúng ta được khuyến cáo phải dần dần tiêu diệt nó. Trước tiên phải hợp nhất Phàm Ngă với Chơn Ngă, ḥa tan  Phàm Nhơn trong cá tánh [4]. Phần đông chúng ta, bản ngă c̣n gần chúng ta quá đến đỗi nó chực che khuất chúng ta không cho thấy những điều cao cả. Phải vượt qua khỏi nó và dần dần lướt lên trên nó hầu lột tất cả tánh  ích kỷ. Rồi sau đó, chúng ta mới thực hiện điều nầy với cá tánh.

        Cá tánh hay Chơn Nhơn là một sinh vật tuyệt vời, phức tạp, cực kỳ xinh đẹp, thích ứng kỳ diệu ở cảnh giới của nó, thật sự là một sinh vật vinh diệu phi thường. Tuy nhiên, một thời gian sẽ đến, chúng ta cần phải nhận thức nó chỉ là một khí cụ do chúng ta tạo ra, trải qua vô số thời đại, đặng bảo đảm sự tiến bộ của Chơn Thần. V́ cần phát triển ư thức của bản ngă chia rẽ trong những giai đoạn tiên khởi của cuộc tiến hóa chúng ta mà cây cỏ dại to lớn hay là mầm giống của nó trú ngụ trong tâm của mỗi người. Không chầy th́ kíp, cây cỏ dại nầy phải bị hủy diệt, nhưng chỉ những kẻ mạnh mẽ mới đủ khả năng loại trừ nó ngay từ khi nó mới bắt đầu phát triển. Những người yếu đuối phải đợi và để cho nó trưởng thành, họ chờ chừng nào họ có đủ sức mạnh đặng tiêu diệt nó. Thật là đáng tiếc cho họ, bởi v́ người ta càng để cho nó kéo dài đời sống của nó th́ nó càng quấn chặt vào bản tánh của con người. Những người đủ sức mạnh trừ diệt ngay từ ngày hôm nay, sẽ tiến  nhanh chóng và thấy rơ rệt. Sự tranh đấu cần thiết để giải thoát bản ngă chia rẽ luôn luôn là dữ dội, nhưng tranh đấu  ấy sẽ vô cùng gây go hơn nếu chúng ta tŕ hoăn nó lại trong những giai đoạn vị lai của sự tiến bộ chúng ta. Khi mà chung cuộc nó vẫn chưa bị tiêu diệt, chúng ta sẽ phải trải qua tất cả mọi nỗi khó khăn và nguy hiểm không thể tránh được; chỉ có cách là bóp nghẹt cho nó chết ngay lập tức th́ mới thoát khỏi. Vậy dĩ nhiên tốt hơn hết là trừ diệt nó ngay từ lúc đầu.

        Những phương pháp luyện đạo của Huyền Bí Học đều phù hợp với nhau tất cả về sự khuyên bảo sinh viên tức khắc diệt trừ sự ảo tưởng nầy. Ngoài cái thói quen của chúng ta là xem nhau như cách biệt, c̣n một điều khó khăn nữa là ư niệm chia rẽ nầy khi xưa là nguồn cội của tất cả sức mạnh của chúng ta. Trong thời kỳ Linh Hồn trở thành một cá tánh, nó yếu đuối lắm. Trước đó, nó là thành phần của một Hồn khóm và đối với nó, ư thức một cá nhân riêng biệt chưa xác định rơ rệt, măi đến kiếp sống của người dă man mới làm cho ư thức đó mạnh mẽ thêm lên. Từ cái ư niệm chính tôi đây" phát sinh dần dần ra sức mạnh. Ban đầu nó nói : "Tôi là một chiến sĩ đại tài, chạy đua rất nhanh, tôi là một vị đại lănh tụ, tôi có thể chỉ huy các đạo quân, tôi có thể lănh đạo mọi người, tôi có thể bắt họ làm theo ư của tôi". Sau nữa, ở vào một tŕnh độ cao hơn, nó biểu lộ tư  tưởng nầy : Tôi là một nhà đại trí thức, tôi tự tin lấy tôi, tôi rất tự hào, tôi là một bậc vĩ nhân, tư tưởng của tôi dũng mănh hơn tư tưởng kẻ khác, tôi thống trị những hạng trí thức và hướng dẫn họ theo ư tôi thích".

         Về sau, đến một tŕnh độ mà ḷng tự tin có nghĩa là sự tin cậy của Chơn Ngă. Dứt được ḷng tự tin nơi sức nhanh nhẹn đôi cánh tay của nó, nơi sức mạnh bắp thịt của nó, nơi trí năng của nó, con người tiến đến sự hiểu biết rằng có một sức mạnh tinh thần rất cao siêu hơn những biểu hiện bên ngoài và đạt đến tŕnh độ nầy th́ chẳng bao lâu y t́m thấy được sức mạnh tinh thần nầy là do sức mạnh của Vô Cực Vô Biên sinh ra, bởi v́ nó là một với Đức Thượng Đế. V́ thế, ḷng tự tin riêng của cá nhân ta trở thành ḷng tự tin nơi Ngài - nơi quyền lực sinh hóa vô biên. Chúng ta là Ngài. Đặt ḷng tin nơi Đức Thượng Đế tức là đặt ḷng tin nơi chúng ra, v́ mỗi người trong chúng ta là một Điểm Linh Quang của Đức Thượng Đế và Đức Thượng Đế ngự trong tâm chúng ta. Chỉ cần nhận thức và khai triển ư thức nầy, rồi th́ Chơn Ngă mà chúng ta đặt ḷng tin trở thành Đại Ngă Toàn Thiện.

          Cái tư tưởng bản ngă chia rẽ nầy thấm nhuần trong ḷng ta. Theo sự hiểu biết của chúng ta th́ nó chính là căn bản của Chơn Nhơn mà Chơn Nhơn ngự trong tâm chúng ta là yếu tố trường tồn duy nhất. Chúng ta cần phải biết c̣n có Chơn Thần nữa : chính Chơn Thần sẽ hiện trong ḷng chúng ta như là Chơn Ngă khi chúng ta loại bỏ được cá tánh. Tuy nhiên, khi ngày giờ đến, chúng ta sẽ thấy được một cách minh bạch hơn hiện giờ nhiều lắm rằng những Chơn Thần nầy là những Điểm Linh Quang. Giờ đây chúng ta biết qua điều đó bằng lư thuyết thôi mà mỗi người trong chúng ta, đúng ngày giờ, sẽ biết nó; đă có nhiều người biết nó rồi. Cũng như tôi đă tŕnh bày, khi tiêu điểm của Tâm Thức lên ở phần trên của Nhân Thể (Thượng Trí) th́ có thể thấy được con đường nối liền Chơn Thần với Chơn Nhơn. Theo dơi con đường đó cho đến Chơn Thần, và cao hơn nữa (trong chúng ta ít ai biết được Chơn Thần), đây là chuyện thật mà chúng ta thấy và biết với một cách đích  xác và chắc chắn không thể diễn tả bằng lời nói ở thế gian : tất cả những điều chúng ta cho là Bản Ngă và thuộc về chúng ta th́ không phải là chúng ta mà là Ngài. Trí thức, sùng tín, t́nh yêu màchúng ta có, không phải là ta mà trí thức ấy, sùng tín ấy, t́nh yêu ấy chính là Thượng Đế biểu hiện nơi chúng ta. Sau khi được kinh nghiệm nầy rồi, con người không bao giờ trở lại y như tâm trạng cũ của ḿnh nữa. Về phương diện cá nhân, y chẳng c̣n trở lại giống như xưa v́ y nhận biết một cách rơ ràng chắc chắn. Một kinh nghiệm như thế cũng cần thiết để bổ chính sự phát triển của Bản Ngă chia rẽ, sự chia rẽ nầy là nguyên nhân của sự rối loạn vĩ đại, là nguồn cội phong phú của phiền năo và đau khổ, là bức màn ngăn trở không cho ta phân biệt rơ ràng thế nào là Sự Sống. Chúng ta ở trong t́nh trạng lạ lùng : là chúng ta nhờ ư tưởng chia rẽ mà phát triển đến một điểm nào đó, rồi từ điểm đó, ư tưởng chia rẽ ấy trở thành sự tai hại và chúng ta phải lo diệt trừ nó. Nhân loại tiến đến một tŕnh độ cần phải nhận thức điều nói trên đây. V́ thế cho nên tất cả giáo lư có tính cách huyền bí hay giáo pháp cao thâm đều nhấn mạnh vào bổn phận thực hành ḷng vị tha vong kỷ. Tất cả nhân sinh cần có tấm ḷng đó. Họ c̣n ở giai đoạn của ḷng ích kỷ và c̣n t́m cách chiếm hữu vật nầy hay vật nọ. Hết thảy sức mạnh của chúng ta phải chống lại khuynh hướng nầy.

        Đồng thời, phải cố gắng hết sức khoan dung. Thường thường chúng ta không khỏi nóng ḷng mà nh́n thấy sự ích kỷ tràn ngập và thói vũ phu đầy dẫy khắp mọi nơi, nhưng nóng ḷng cũng vô ích thôi. Những kẻ vô phúc nầy vẫn c̣n làm những điều mà sự phát triển của họ cần đến, kể từ cả ngàn năm trước. Hăy giúp đỡ họ, nếu có thể. Hăy luôn luôn tỏ ra dịu dàng và tha thứ, nhưng mà hăy chứng tỏ một cách cương quyết sự cần thiết loại bỏ tánh ích kỷ nầy và kính trọng sự tiến bộ của toàn thể nhân loại. Vài người trong chúng ta luôn luôn nghĩ một cách chí lư rằng chúng ta thuộc về Nhân Loại. Chúng ta cố gắng tuân theo lời khuyên bảo của một trong những Chơn Sư của chúng ta : "Nếu con tiến tới được một bước, nếu con thành công trong sự tiến bộ rơ rệt, con đừng nói : "Tôi làm việc nầy thật là tiến bộ". Tốt hơn là nghĩ như vầy : "Tôi lấy làm may mắn mà thấy điều đó đă đến bởi v́ Nhân loại do nơi tôi mà tiến gần đến lúc họ t́m thấy được bản tánh của họ, cái mục đích cuối cùng của Đức Thượng Đế đă qui định cho họ. Do nơi tôi mà Nhân Loại đă tiến đến một bước, nó tiêu biểu cho mỗi người trong toàn thể một chút tiến bộ". V́ thế, người ta có thể tưởng đến toàn thể Nhân Loại, không khác nào một người lo nghĩ đến trọn cả gia đ́nh họ như là một đoàn thể mà tất cả đều là thành phần trong đó, từ đứa bé thơ cho đến ông tổ phụ già khú và như thế đó, y lo lắng cho sự phồn thịnh chung.

            Chúng ta được khuyến cáo không nên sống trong hiện tại, không nên sống trong tương lai mà sống trong sự trường tồn bất diệt. Đấng mà sống trong trường tồn bất diệt là Đức Thượng Đế, là Trời. Sống trong trường tồn bất diệt, Đức Thượng Đế đồng thời thấy một lượt tương lai và hiện tại. Ngài thấy tất cả những điều nầy hoàn thành. Nếu chúng ta có thể tự đem ḿnh lên cao cho đến quan điểm của Ngài th́ chúng ta có đủ khả năng mà sống như Ngài và trong trường tồn bất diệt. Không phải cho hôm nay hay cho ngày mai, mà ấy là một mục tiêu chúng ta phải nhắm vào đó để mở một con đường bằng cách tranh đấu. Một sự bất măn thiêng liêng về điều đó cũng cần thiết cho chúng ta. Đừng bao giờ hài ḷng hoàn cảnh mới của ḿnh, như vậy là đứng giậm chân một chỗ, không tiến. Hăy luôn luôn cố gắng làm cho càng ngày càng thêm tốt đẹp hơn trước. Chúng ta sẽ đạt đến đó bằng cách chú định đời sống của chúng ta vào tương lai.

          Nếu chúng ta luôn luôn t́m cách tiến bước, luôn luôn vươn lên cao, th́ thật là có lỗi khi chính ḿnh lại cảm thấy bất măn hoặc ưu tư trước những biến cố tạm thời đối với t́nh trạng thoáng qua của chính chúng ta và của kẻ khác. Điều khôn ngoan  và tốt hơn là chúng ta phác họa h́nh ảnh chúng ta muốn có ở tương lai và sống theo đó. Chúng ta phải tự nói như vầy : "Hiện giờ tôi là người thế nầy hay thế kia. Tôi có vài tật xấu hay vài nhược điểm. Tôi muốn thắng phục chúng nó và tôi chờ đến lúc chúng nó không c̣n tồn tại nữa". Có một việc lớn lao là sống cho ngày mai chớ không sống cho ngày hôm qua. Thường thường, thế gian sống cho những thế kỷ đă qua và bám chặt vào những thành kiến cổ hủ. Hăy khêu gợi tương lai với tất cả những nguyện vọng của chúng ta và chúng ta hăy sống cho nó.

          Hăy chú định tư tưởng của huynh vào tương lai với niềm hy vọng. Đừng chú định tư tưởng của huynh vào quá khứ với sự tiếc rẻ. Hiện tại cũng là một ảo tưởng quá lắm rồi, v́ vậy chúng ta bất măn th́ không phải thật chúng ta bất măn điều chúng ta đang làm mà là chúng ta mới làm rồi đây. Muốn tiến bộ, hăy nh́n về phía trước. Ngó lại sau không phải là phương cách tiến triển. Tại Trần thế, nếu chúng ta cứ măi khư khư ngó lại phía sau dĩ văng th́ chúng ta không đi xa một cách b́nh an vô sự được. Cũng một nguyên tắc nầy áp dụng ở một cảnh giới cao. Chúng ta càng suy gẫm về điều đó th́ càng thấy rơ ràng trong ba câu cách ngôn đă được khảo sát là :  Hăy diệt ḷng tham vọng, hăy diệt ḷng tham sống và hăy diệt ḷng tham sung sướng", tất cả nhưng điều ǵ thúc giục người thường cố gắng đă bị hoàn toàn tiêu diệt.

         Trước hết, sự sinh hoạt của con người bị chi phối bởi ḷng ham muốn bảo đảm đời sống ḿnh và đời sống của gia đ́nh ḿnh, ḷng ham muốn "giữ vững sự thịnh vượng", nó luôn luôn có tham vọng tiến lên cao, nó cầu mong cho nó và cho gia đ́nh nó được nhiều sung sướng. Đó mới thật đúng là những động lực của người thường và chắc chắn, nếu những động lực nầy mất đi, con người sẽ không làm ǵ hết, nó thành ra bất động, không c̣n một lư do để làmcho nó hoạt động nữa. Nó sẽ giống như một khúc gỗ. Nó sẽ nói : "Nếu tôi không ḷng tham vọng, nếu tôi không ḷng tham sống cũng như ḷng ham sung sướng th́ ích ǵ mà hoạt động ?" Để một ḿnh nó không đủ lư do đặng phấn khích sự nỗ lực tối thiểu th́ nó không tiến bộ. Người ta không thể chối căi rằng, đối với nó, bỏ những động lực ấy đi là có hại.

          Vả lại, khi con người gần được thâu nhận vào Thánh Đạo và khi vui ḷng mất hết sự quyến luyến những sự vật ở Trần gian th́ nó đi đến một tŕnh độ mà chính nó cũng sợ lâm vào t́nh trạng bất động. Nó tin chắc một cách tuyệt đối bằng trí thông minh của ḿnh rằng những sự vật Trần gian không đáng nhọc công t́m lấy chút nào và bởi những vật ấy không c̣n sức hấp dẫn được nó nữa nên nó không cảm thấy ḿnh sẵn sàng dùng tinh lực của ḿnh vào một chiều hướng nào. Trong cuộc tiến hóa đang tiếp diễn hầu hết nhân loại đều phải trải qua sự kinh nghiệm nầy. Đối với phần đông, nó là nguyên nhân rối loạn rất thực tế. Giải thoát được những quyền lợi thấp thỏi, họ không thay thế chúng nó bằng những quyền lợi cao cả hơn mà lại đặt ḿnh ở giữa hai thứ quyền lợi ấy. Giai đoạn đó vẫn là tạm thời thôi. Họ chưa biết hợp nhất đặng lấy đó làm động lực vĩ đại cho đời sống ḿnh, tuy nhiên, bao nhiêu đó cũng đủ cho biết rằng những điều ham muốn của bản ngă chia rẽ không đáng theo đuổi, v́ vậy, họ sống một cuộc đời do dự, phân vân bất nhất. Nhiều sinh viên hết sức khổ tâm để lay chuyển ư hướng nầy. Không có ǵ xứng đáng đặng nỗ lực; không có ǵ làm họ ham thích. Họ muốn kết liễu cuộc đời họ đặng chấm dứt t́nh huống nầy.

         Chỉ có một cách thoát khỏi t́nh trạng không mấy thích đáng ấy là tiến thêm một bước nữa tới trước rồi con người mới nhận thấy có một đời sống cao siêu và thực tế hơn, hết sức xứng đáng cho sự nỗ lực của chúng ta. Vừa trông thấy được Thiên Cơ, nó chỉ c̣n ham muốn có một điều là dâng trọn ḷng chân thành tận tụy cho Thiên Cơ, chớ không c̣n làm ǵ khác hơn nữa được. Đồng hóa với Đời Sống DuyNhất và hoạt động như là thành phần của Đời Sống nầy, nó t́m được động lực duy nhất đủ sức thúc đẩy nó hành động. Khi nó tiến được một bước mới nầy và bắt đầu nhận thức được Đời Sống của Chơn Ngă th́ lúc bấy giờ, thay v́ bị rơi vào cảnh hư vô tịch diệt giải thoát cho tất cả, nó lại phát khởi ḷng ham muốn mănh liệt luôn luôn được thêm sức mạnh hầu hiến dâng cho công tŕnh vinh diệu nầy. Chơn Ngă duy nhất, ấy là động lực sẽ làm thức tĩnh trong tâm nó một sự hoạt động mà từ đó đến giờ nó chưa hề biết được, động lực nầy vô cùng dơng mănh, mạnh hơn tất cả động lực khác ít cao cả hơn. Động lực nầy hiến cho con người thừa nhận nó hầu hoàn thành những ư muốn tối thượng của Đức Thượng Đế, một cảnh hạnh phúc và một sự an tĩnh vô biên.

 

                                               * * *