Họp Thông Thiên Học Nam Cali tháng 7 năm 2011

      Khi đạt được cái ư niệm chắc chắn rồi, con người có cảm tưởng rằng ở tŕnh độ nầy, Thể Kim Thân của y choán hết cơi Bồ Đề, va øtuồng như y có thể tự ḿnh chuyển di tiêu điểm Tâm Thức của y trên khắp cơi nầy bất cứ ở chỗ nào và cũng không v́ lẽ đó mà rời bỏ trung tâm của ṿng tṛn, mặc dù tất cả những lời nói đây có thể bị người ta cho là vô lư. Sự kinh nghiệm đó không thể nào diễn tả được. Mối cảm giác nầy đến cực độ và kèm theo luôn luôn cái ư thức phúc lạc vô biên, cái phúc lạc mà ở những cơi thấp không để cho ta chút quan niệm ǵ cả, cái phúc lạc mănh liệt, linh động và nồng nhiệt mà trí con người tưởng tượng không nổi. Ở Thế gian, trong những cơ hội rất hiếm hoi mà chúng ta nhận thấy, không có cái ǵ xứng đáng với danh từ phúc lạc ấy, cái phúc lạc vốn không cảm thấy sự đau khổ nào cả. Tại Trần thế chúng ta hưởng được hạnh phúc hay phúc lạc là khi nào, trong chốc lát, chúng ta không mệt mỏi và không đau khổ, khi nào chúng ta có thể nghỉ xả hơi, chúng ta thưởng thức được những ảnh hưởng tốt đẹp. Đó là một ư niệm có hơi tiêu cực. Trên cơi Bồ Đề, phúc lạc là một cảm giác mănh liệt phi thường và linh động; tôi không biết làm thế nào để bày tỏ nó ra. Hăy tưởng tượng sự hoạt động mănh liệt nhất mà huynh chưa hề cảm thấy, hăy thay thế sự hoạt động minh mẫn nầy, nhiệt liệt nầy bằng những ư niệm toàn phúc; kế đó hăy tinh thần hóa ư niệm toàn phúc nầy rồi đem nó lên đến một cơi thật cao, và nhân nó với một con số gọi là số n (lũy thừa n), có lẽ như thế, huynh sẽ có được một quan niệm về cái phúc lạc cơi Bồ Đề.

        Ấy là một sự thực linh động của một sức mạnh không có cái chi chống lại nổi. Nó không có ǵ là thụ động cả. Người ta không có nghỉ ngơi. Ở Thế gian, chúng ta bắt buộc phải có nhiều nỗ lực siêng cần mà sự nghỉ ngơi chiếm luôn luôn một địa vị rất lớn trong lư tưởng của chúng ta, dù lư tưởng đó thế nào cũng vậy; nhưng ở trên cao đó, con người trở thành hóa thân của một năng lực phi thường, tự biểu thị bằng cách ban rải ra ngoài. Trong Tâm Thức của y, quan niệm về sự cần thiết nghỉ ngơi tuyệt nhiên không có. Điều mà ở Thế gian người ta gọi là sự nghỉ ngơi th́ ở trên cơi Bồ Đề dường như là một sự không có thật. Chúng ta liên kết với sự biểu thị của khí lực thiêng liêng và khí lực nầy là một sự sống linh động. Người ta có nói đến sự an nghỉ ở cơi Niết Bàn, nhưng đứng về phương diện thấp thỏi mà thôi. Sức mạnh của khí lực mới thật là đặc tính của đời sống cao siêu nầy, khí lực cao diệu cho đến đỗi không thể lấy một sự vận động thông thường nào mà giải thích được, chính nó là một triều lưu vô biên và không có chi chống lại nổi, ở dưới nh́n lên th́ nó in như sự yên lặng nhưng nó có nghĩa là Tâm Thức của Quyền lực tuyệt đối. Không có danh từ nào để tŕnh bày tất cả những điều nầy. Đi đến đó chúng ta mới thắng phục được cây cỏ dại to lớn - kẻ thù nguy hiểm của chúng ta tức là cái ư niệm chia rẽ. Tóm lại, đó là phận sự khó khăn hơn hết đang chờ đợi chúng ta, bởi  v́ nó bao hàm tất cả cái ǵ c̣n lại. Khi Thể Bồ Đề phát triển trọn vẹn trên bảy cảnh rồi và chỉ lúc đó con người mới làm chủ được toàn cơi Bồ Đề và có năng lực đồng hóa một cách mỹ măn với toàn thể nhân loại. Cái năng lực nầy giúp cho y biết được tư tưởng và t́nh ư của tất cả mọi người. Trước khi đạt được Tâm Thức Bồ Đề, chúng ta có thể gắng sức làm giảm bớt cái ư niệm chia rẽ và nói về mặt trí thức th́ sự thành công to tát lắm, tuy nhiên, chúng ta c̣n đứng ở bên ngoài, đó có nghĩa là chúng ta chưa biết được đồng loại ḿnh. Đối với chúng ta, họ cũng c̣n là một sự bí mật tuyệt đối, bởi v́ đối với con người, th́ con người là một sự bí mật to lớn nhất. Chúng ta có thể giao thiệp mật thiết trong một thời gian khá lâu với nhiều người, nhưng mà chúng ta không am hiểu họ tường tận. Có thể, trước khi đi đến cơi Bồ Đề không ai biết rành rẽ một người nào cả, nhưng sau khi lên cơi Bồ Đề rồi, y có thể ḥa ḿnh vào Tâm Thức của những kẻ khác và biết rơ những việc làm của họ và v́ lư do nào họ hành động theo thế nầy hay theo thế kia. Tại đó, tất cả vạn vật đều ở trong tâm y, chớ không phải ở bên ngoài và y quan sát vạn vật cũng như quan sát những bộ phận của chính ḿnh vậy. Ở Thế gian th́ không thể làm như vậy được, nhưng cảm giác được bấy nhiêu cũng là đủ lắm rồi. Tất cả niềm vui vẻ, tất cả nỗi đau khổ của nhân loại cũng chính là niềm vui vui vẻ và đau khổ của y. Khi y muốn xuống cơi thấp, y mượn một trong số những ṿi, những tua - nghĩa là Tâm Thức của người khác, bởi v́ y với những kẻ khác chỉ là một mà thôi. Y có thể cảm giác được và thật ra, y cảm giác được hết thảy những điều ǵ làm cho người ấy xúc động. Y biết được tất cả những niềm đau khổ của Thế gian, nhưng y hiểu một cách chắc chắn và tuyệt đối rằng sự đau khổ là một thành phần cần thiết của cơi nầy và khi lên đến cơi cao th́ nó không c̣n nữa. Không chia sớt sự đau khổ một cách ít thấm thía hơn, y biết rằng Phạm Thiên Brahman là Toàn Phúc vàhợp nhất với đời sống thiêng liêng là một t́nh trạng phúc lạc vô biên ở nội tâm. Phải tới tŕnh độ phát triển nầy trước khi có thể giúp đỡ đầy đủ đồng loại ḿnh.

        Khi con người đạt được Tâm Thức mới nầy, th́ một thời gian trước đó, y phải ĺa ra mấy cơi thấp, nơi đó y c̣n có nguy cơ mất sự an tĩnh và sự quân b́nh của y, chính y mới là một yếu tố của niềm hoan lạc thiêng liêng. Khi trở về nhập vào ba thể : Trí, Vía và Xác Thân th́ y c̣n có thể bị những sự lo lắng nhỏ nhặt làm cho y xúc động. Nhưng cũng không nên có điều đó nữa, tuy nhiên có một khoảng lớn chia đôi đời sống cao siêu với đời sống ở Thế gian và khi chúng ta c̣n ở trong xác phàm th́ những chuyện không ra ǵ cũng c̣n có thể làm cho chúng ta nỗi cơn thịnh nộ. Có thể mất b́nh tĩnh trong nhất thời, v́ một lư do thuộc về cơi Trần; ở một cảnh giới thật cao cũng vẫn c̣n điều đó, nhưng chỉ hoàn toàn phớt qua thôi. Dưới Thế gian, những sự vật làm cho người ta đau khổ thật sự vốn là những sự vật mà người ta tưởng là không phương cứu chữa. Không thể nào bị thất vọng sau khi đă đạt được Tâm Thức siêu việt nầy, thực tại luôn luôn là hạnh phúc, nhất định chắc chắn như vậy. Chúng ta biết rằng, ở những cơi thấp, tất cả những sự đau khổ đều là tạm thời và chúng ta không c̣n chịu đau khổ nữa, nếu chúng ta tiến rất gần đến sự toàn thiện.

         Chúng ta có cái năng lực đồng hóa, chẳng những Tâm Thức của kẻ khác mà cho đến tất cả cái chi ở trên cơi Bồ Đề. Chúng ta học hỏi tất cả theo con đường nội tâm chớ không theo ngoại cảnh [8]. Chúng ta muốn khảo cứu một vấn đề nào, một cơ thể nào hay hoạt động của một Luật thiên nhiên nào hoặc các vấn đề khác cho đến tất cả Tâm Thức của Nhân Thể nữa, chúng ta bắt buộc phải xem xét từ bên ngoài và xem nó như ở ngoài chúng ta. Ở trong Nhân Thể, chúng ta có thể quan sát việc nầy với một Tâm Thức vô cùng mở mang, với cái năng lực thu hoạch được những điều hiểu biết hết (1) Nghĩa là đi từ trong ra ngoài, chớ không phải đi từ ngoài vô trong. ( Lới dịch giả ) sức rộng sâu hơn là những cơi thấp. Nhưng khi tiến tới cơi Bồ Đề, sự sai biệt thật trọng yếu. Đối tượng của sự quan sát của chúng ta lại trở thành phần tử của chính ḿnh chúng ta. Khó mà phô diễn bằng lời nói, bởi v́, ở Thế gian, chúng ta không có cái ǵ hoàn toàn giống như thế ; nhưng khi khảo sát sự vật bằng cách lấy phương diện ngoại cảnh th́ có một sự ích lợi to tát cho chúng ta. Những đặc điểm mới mẻ cho đến đỗi như là chúng ta có thể nói rất đúng "Đây là sự thấy đầu tiên của chúng ta về cách thức mà Đức Thượng Đế quan sát vũ trụ của Ngài", bởi v́ kinh nghiệm nầy chính thật là kinh nghiệm của Ngài, điều mà Ngài quan sát phải là một phần tử của chính Ngài, bởi v́ không có cái ǵ có ra đây mà không phải là Ngài. Tâm Thức của Ngài vốn là Tâm Thức Bồ Đề nầy nhân cho một số n  (lũy thừa n ) và thêm vào đó một sự thông tuệ, một sự vinh quang và một sự huy hoàng mà không cái ǵ, bất cứ ở cơi nào, có thể gợi cho chúng ta một ư niệm nào cả. Người ta mới hiểu rơ rằng tại sao ta gọi cơi nầy là cơi chơn và tất cả những cái thấp là cơi giả, bởi v́ sự sai biệt thật to tát, sự thay đổi thái độ của chúng ta thật hoàn toàn cho là hư ảo, không thực tế mà lại c̣n kỳ cục nữa, khi mà chúng ta tập quan sát sự vật theo con đường nội tâm.

         Đạt được sự thấy cao siêu nầy cũng không phải là khó như nhiều sinh viên đă tưởng vậy. Có một số người đă thành công trong kiếp hiện tại, ở nơi đây và ngay bây giờ, chắc chắn những người bằng ḷng tuân theo kỹ luật và thực hành ḷng vị tha vong kỷ một cách tuyệt đối th́ tập được; bởi v́ ngày nào một yếu tố cá nhân chia rẽ c̣n tồn tại trong quan điểm của người Đệ Tử th́ ngày đó y không thể nào tiến bộ được trong Tâm Thức Bồ Đề nầy, v́ sự mở mang Tâm Thức nầy tùy thuộc sự loại trừ bản ngă.

         Ư niệm chia rẽ được diễn tả nhiều cách khác nhau trong sự sinh hoạt hằng ngày và điều khôn ngoan là coi chừng những biểu lộ nầy. Một trong những sự biểu lộ đó nổi bật hơn hết  là ḷng ham muốn sử dụng quyền thế để áp bức kẻ khác. Hơn phân nửa Thế gian nầy măi măi lo t́m cách xen vào chuyện thiên hạ, cái thói quen đó thâm căn cố đế đến đỗi chúng ta không để ư đến; thường thường th́ cho việc đó là khuyên bảo những lời hay lẽ phải. Họa may trong 2.000 lần mới có một lần đúng như vậy, và thường thường, chúng ta chỉ củng cố cái bản ngă chia rẽ của chúng ta bằng cách bắt kẻ khác phải nghe theo ḿnh.

          Ở cơi Trần, chúng ta cố gắng ép kẻ khác hành động theo đường lối của chúng ta và nhân nhượng chúng ta, luôn luôn chúng ta cố gắng bắt họ thừa nhận kế hoạch riêng của chúng ta, dù kế hoạch đó thế nào cũng mặc. Chúng ta tưởng rằng hễ là kế hoạch của chúng ta th́ nó tột bực trên đời và chúng ta muốn ai ai cũng phải thi hành theo nó. Về tŕnh độ trí thức cũng thế; họ cũng luôn luôn gắng sức bắt buộc kẻ khác phải theo ư kiến và tư tưởng của họ. Người mà trí hóa minh mẫn rồi th́ nhờ nó mà bắt đầu muốn áp chế kẻ khác một cách tinh tế và không hấp tấp chút nào. V́ lư do tư tưởng của y trở nên sâu sắc hơn và dũng mănh hơn tư tưởng của những kẻ khác, cho nên y mới ra công uốn nắn tư tưởng của họ giống như tư tưởng của y. Thật là điều chính đáng và tốt đẹp khi chúng ta có ư muốn chia sớt với kẻ khác tất cả những sự hiểu biết của chúng ta và đem tŕnh bày cho họ những điều chúng ta đă t́m ra và có ích lợi cho chúng ta; nhưng mà thường thường, không phải ư tưởng chỉ định sự ham muốn áp chế về mặt trí thức sự ham muốn nầy lại kèm thêm ḷng khinh bỉ kẻ khác. Chúng ta tự nói rằng : "Mấy người nầy cũng như bầy trừu, chúng ta có thể ở đàng sau đuổi họ đi tới trước; chúng ta có thể điều khiển tư tưởng của họ tùy theo sở thích của chúng ta". Thật đúng khi một người kia có thói quen suy tưởng như chúng ta phải suy tưởng th́ nhờ tham thiền và học hỏi, y có thể chi phối tư tưởng kẻ khác hết sức dễ dàng, nhưng chúng ta không nên làm thế, bởi v́ tất cả điều ǵ giống như áp chế, ngự trị là có phương hại cho sự tiến hóa của kẻ khác mà cũng không ích lợi ǵ cho chúng ta. V́ vậy, cần phải chống lại ḷng ham muốn chi phối về mặt trí thức v́ nó thuộc về tật xấu của sự chia rẽ.

         Vượt khỏi điều nói trên, về phương diện nầy, th́ c̣n lại cho chúng ta một khả năng cao siêu khác là trong phạm vi tinh thần, chúng ta c̣n có ư muốn dắt dẫn đồng loại đi theo con đường riêng của chúng ta; do đó mà tất cả những nỗ lực nhằm mục đích bắt con người bỏ Đạo nầy theo Đạo khác. Nói như thế, e có vài chỗ bất công. Cơ đốc Giáo cũng vậy, căn cứ vào nguyên tắc nầy - nó là cái ảo tưởng lớn lao vô cùng - là trừ phi thừa nhận những thể thức, những tín điều của Cơ Đốc Giáo th́ con người chuẩn bị một tương lai rất khó nhọc và khổ sở, những sự nỗ lực của Cơ Đốc Giáo trong việc căi biến tín ngưỡng vẫn nhuộm màu sắc bác ái vị tha. Nó tuyên bố với mọi người rằng : "Giáo lư của tôi là chính thống, c̣n giáo lư của huynh là tà thuyết dị đoan", hoặc giả nói : "Điều tôi tin tưởng là chân lư, huynh phải ăn ở theo đó". Sau khi tinh thần đă phát triển, chúng ta đạt được nhiều sự hiểu biết mà kẻ khác không có; điều tốt đẹp và thích đáng là đem truyền bá Phúc Âm của chúng ta; có ư muốn chia sớt những điều chúng ta đă sưu tầm được cho đồng loại và giúp đỡ họ có tất cả những cơ hội thuận tiện để theo chúng ta vào những lănh vực cao siêu của tư tưởng nầy; nhưng nếu điều ước vọng trên có xen ḷng ham muốn áp chế họ, ḷng ham muốn thường đi đôi với nhiều tánh tốt th́ người ta gặp lại ở đây cái ǵ của bản ngă chia rẽ; "cỏ dại" to lớn cũng chưa bị bứng gốc rễ, chưa chết hẳn.

      Cũng phải loại bỏ hoàn toàn ḷng ham muốn áp chế, hay chi phối, bởi v́, ngày nào, con người c̣n làm việc cho bản ngă riêng biệt chia rẽ, th́ ngày đó y c̣n thuộc vào một "lớp" người rất đông đảo sống ích kỷ chia rẽ; đối với sự tiến hóa th́ họ tiêu biểu cho một khối nặng vô dụng ghê gớm. Khi mà y quan niệm được sự hợp nhất rồi th́ y tách ra khỏi khối nặng nầy và bắt đầu giúp đỡ những người đang nâng đỡ khối lượng đó lên.

 Sống cô độc một ḿnh có nghĩa là không bị lệ thuộc vào người nào, ngoài ta ra, bởi v́ không có người nào hay vật nào riêng rẽ mà chung qui có thể giúp ích cho ta được việc ǵ. Sự giúp đỡ phải tự ở trong ḿnh chúng ta. Đức Sư Phụ có thể luôn luôn giúp đỡ sự nỗ lực của chúng ta, nhưng chính Ngài cũng không làm sao hoạt động tại cơi của chúng ta được. Ngài không ngớt đưa ra những tư tưởng cho chúng ta và trợ lực chúng ta đủ mọi cách, nhưng ở mỗi bước đi, công việc phải do chúng ta làm cho hoàn thành. Khi tiến tới, phải có thể sống trong cảnh cô đơn tịch mịch, đối với ta th́ h́nh như ta vẫn trơ trọi một ḿnh và không có sức hộ tŕ trực tiếp của Sư Phụ. Tuy nhiên, điều nầy cũng là một ảo tưởng, bởi v́, thật sự, không ai sống chia rẽ với Đức Sư Phụ hay Đức Thượng Đế được mà Đức Sư Phụ lại là thành phần của Đấng Vô Thủy Vô Chung. Nhưng mà phải hoạt động như là chúng ta sống một ḿnh và trong vài giai đoạn của sự tiến hóa của chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy ḿnh hoàn toàn cô lập. Đồng thời, một sự nỗ lực về mặt trí thức, chắc hẳn là khó khăn trong t́nh trạng của chúng ta; sự nỗ lực nầy giúp cho chúng ta hiểu biết rằng không thể nào sống cô độc một cách thực sự được. Chúng ta thuộc về Đức Thượng Đế th́ sự hợp nhất vẫn c̣n măi măi, bằng không th́ chúng ta sẽ vô tri vô giác.

 Chúng ta thuộc về cái ǵ không thể chấm dứt được, v́ thế, ư niệm cô độc là một ảo tưởng, dù rằng ảo tưởng đó gây cho chúng ta tất cả mọi phiền năo, tất cả mọi đau khổ. Ở Trần thế, thường khi con người tưởng rằng ḿnh cô độc th́ thật ra lại ít cô độc hơn. Ở giữa một đám đông, những điều cao cả ít có ảnh hưởng đến y, v́ thế mà y càng cách xa điều đó. Nhưng, khi mà những người sống ích kỷ, chia rẽ nầy dang xa y rồi th́ y lại chịu ảnh hưởng của "Bản Ngă không chia rẽ" dễ dàng hơn, bởi vậy, rất đúng là con người ít cô độc hơn trong những giờ phút y tưởng hay cảm thấy ḿnh cô độc nhất.

Khó mà quan niệm cái ư ghê sợ khi cảm thấy ḿnh sống hoàn toàn trơ trọi trong vũ trụ - như một điểm trôi giạt trong không gian, đó là t́nh trạng gọi là cơi A Tỳ (Avichi), nghĩa là "không sóng gợn, không rung động". Trong t́nh trạng Tâm Thức nầy, dường như con người ở ngoài những làn rung động của Sự Sống Thiêng Liêng, người ta nói đó là sự kinh nghiệm kinh khủng nhất. Huynh Bàng Môn Tả Đạo nào trong nhiều kiếp luân hồi, cố ư tranh đấu một cách có phương pháp cho sự chia rẽ và trực tiếp chống lại những lực lượng hợp nhất của sự tiến hóa th́ sẽ bỏ ḿnh trong cảnh A Tỳ. Vị Đệ Tử của Chơn Sư cần phải tập có thiện cảm, dù là với huynh Bàng Môn Tả Đạo chịu cảnh A Tỳ. V́ thế, trên con đường tiến hóa của ḿnh, vị Đệ Tử phải có một lần cảm thấy được t́nh trạng Tâm Thức đó. Y chỉ vào đó trong chốc lát thôi nhưng cái cảmgiác không thể nào quên được. Từ đó, y luôn luôn biết được nỗi đau khổ của những kẻ sống trong t́nh trạng nầy trải qua không biết bao nhiêu thời đại rồi. Đối với chúng ta, khi th́ giờ thí nghiệm đă đến [9], hăy nhớ rằng tất cả cái ǵ tồn tại là Đức Thượng Đế và chúng ta không thể nào sống chia rẽ với Ngài được, mặc dù chúng ta lầm tưởng như vậy : Chúng ta hăy hiểu rằng đó là một ảo tưởng cuối cùng mà chúng ta phải chiến thắng.

 Tất cả chúng ta phải sống trong cảnh cô đơn (một ḿnh), bởi v́ mỗi người trong chúng ta phải tập tự tin lấy ḿnh và tự biết rằng ḿnh là Đức Thượng Đế, và Điểm Linh Quang chói sáng trong tâm ḿnh, thực sự, là thành phần của Toàn Thể. Khi mà chúng ta chưa tiến đến tŕnh độ đó th́ đối với những giai đoạn cao siêu của công nghiệp của Đức Sư Phụ, chắc chắn chúng ta chưa phải là những nhân viên tín cẩn của Ngài. Trong khi chờ đợi, trong tất cả mọi công tác của chúng ta ở tại đây, dù là ở cơi Trần, ở cơi Trung Giới hay ở cơi Thượng Giới, sự tin chắc rằng : Đức Sư Phụ không ngớt bao bọc chúng ta trong hào quang của Ngài và Ngài ở kề bên chúng ta là một sức mạnh rất lớn lao và một niềm êm dịu vô cùng đối với chúng ta. Tùy theo trường hợp, mỗi đêm chúng ta thi hành phận sự thường lệ của chúng ta ở cơi Trung giới hay ở cơi Thượng Giới và luôn luôn chúng ta biết rằng quyền lực của Đức Sư Phụ bảo vệ chúng ta. Có khi chúng ta gặp một sức mạnh phi thường, cao hơn chúng ta vô cùng, hăm dọa làm khổ sở, điêu đứng chúng ta, cũng như ở Thế gian bị một trận băo tố dữ dội hay một cuộc động đất hoành hành, nhưng chúng ta luôn luôn biết rằng chúng ta có thể cầu cứu măi măi và vô hạn ở quyền lực của Ngài. Vả lại, vị Đệ Tử phải tập "không cầu cứu với Ngài", nhưng đây cốt để cho ḿnh trở nên một trung tâm cũng dũng mănh như  Đức Sư Phụ vậy.