Họp Thông Thiên Học Nam Cali tháng 1 năm 2012

CHƯƠNG THỨ TÁM 

-----*****-----

Qui tắc 17 - 19. 

17.- Hăy t́m Đạo. 

C. W. L. - Bây giờ chúng ta đi đến ba qui tắc ngắn. Chúng có sự liên quan mật thiết và cùng chung với nhau trong giảng lư của Đức Đế Quân cũng như trong những kư chú của Đức Hilarion. Chúng được đề cập đến một lượt. Thật có hơi khó mà sắp đặt chúng ra từng nhóm riêng như việc chúng ta đă làm từ trước đến giờ và tôi muốn lấy mấy câu nầy theo thứ tự ở trong sách. Lẽ tự nhiên chúng ta đi tới một điểm chánh quan trọng của giáo lư bởi v́ chúng ta gặp nơi đây giảng lư của hai Đấng Cao Cả dài hơn mấy đoạn trước. Kư chú của Đức Hilarion thêm vô qui tắc thứ 17 khởi đầu như sau đây: 

 Ba tiếng nầy có lẽ dường như chúng nó không quan trọng lắm để làm ra một qui tắc. Người Đệ Tử sẽ nói : "Nếu tôi không t́m Đạo, th́ tôi đâu có phí công nghiền ngẫm những tư tưởng nầy sao ?" Tuy nhiên, con chớ nên vội sang qui tắc khác. Hăy dừng lại và hăy suy nghĩ  trong chốc lát. Có phải con đường mà con muốn chăng ? Hay là con thấy trong đó một viễn ảnh mơ hồ của những cao độ mà phải leo lên, hay nơi đó có một tương lai rực rỡ phải thực hiện. Hăy coi chừng. Phải t́m Đạo v́ Đạo chớ không phải v́ những bước chân của con giẫm lên đó. 

Những lời nầy giải bày một cách tuyệt diệu, chúng ta phải tiến đến Đường Đạo với tinh thần nào ? Từ đầu tới cuối, phải tách phàm Nhơn ra và làm việc theo Bản Ngă cao siêu. T́m Đạo là hành động như thế đó. Như chúng ta đă thấy, con người dầu cho đă để lại đàng sau ḿnh sự tham vọng tầm thường, cũng c̣n gặp lại nó nữa và trong những h́nh thức tế nhị hơn. Bây giờ đây tham vọng của nó lên tới một mức độ cao siêu, nó nhất định không ham muốn chi cho bản ngă của ḿnh, nó hiến dâng trọn vẹn tất cả những năng lực của nó sẵn có cho công việc của Quần Tiên Hội. Nó chỉ nghĩ đến một điều là làm một khí cụ tốt lành và đối với Chơn Sư, nó chiếm một vị trí thế nào mà những thần lực của Chơn Sư đi ngang qua nó hết sức dễ dàng.

 Lẽ tự nhiên, tất cả những thần lực từ những cơi cao đi xuống đều bị hạn chế khi chúng hoạt động ở dưới một cảnh thấp. Thần lực đi ngang qua ḿnh kẻ Đệ Tử chỉ là một phần nhỏ nhít của ảnh hưởng mà một Đấng Cao Cả giao cho huynh để chuyển di. Không thể làm khác hơn được. Tuy nhiên, mặc dù tất cả những khuyết điểm tự nhiên c̣n bám chặt vào chúng ta tại cơi Trần, khi người Đệ Tử làm cho ḿnh thành một khí cụ cho thần lực của Chơn Sư, càng được hoàn hảo bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, th́ huynh có thể giúp ích được rất nhiều. Huynh có mục đích là mở đường cho một luồng thần lực đi qua càng nhiều càng tốt và huynh phải làm cho nó ít bị biến chất được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

 Thần lực tuôn xuống do trung gian của Đệ Tử đặng y ban rải ra, nhưng trong sự phân biệt nầy, vị Đệ Tử không phải đóng vai tuồng là một cái máy; y thêm vô đó phần của y, một chút màu sắc của y truyền qua thần lực. Người ta mong muốn điều nầy, người ta chờ đợi y, nhưng mà người Đệ Tử phải triệt để làm cho đúng với thái độ và những lời dạy của Chơn Sư. Điều nầy không phải là không thể làm được; bởi v́ Đệ Tử làm một với Chơn Sư một cách kỳ diệu, như tôi đă nói trong quyển Chơn Sư và Đường Đạo ( Les Maitres et le Sentier )[18]. Chẳng những cái chi có chứa đựng trong Tâm Thức của người Đệ Tử đều có trong Tâm Thức của Chơn Sư, mà cái chi xảy ra trước mắt Đệ Tử th́ cũng có trong Tâm Thức của Chơn Sư, nếu không phải ngay trong lúc đó như  ư Ngài muốn th́ nó cũng ghi trong trí nhớ của Ngài. Dù trong lúc đó Ngài rất bận rộn về công việc cao siêu của Ngài, Ngài không cần theo dơi cuộc đàm thoại của Đệ Tử, nhưng có những bằng cớ rơ rệt chứng minh rằng đôi khi Ngài vẫn để ư tới, bởi v́ thỉnh thoảng Ngài cho Đệ Tử tư tưởng hay lời phê b́nh và sửa đổi cái ǵ mới nói ra.

 Như tôi đă nói trước đây, những điều vị Đệ Tử cảm xúc đều phản ứng đến Chơn Sư, nếu là một t́nh cảm như sự trêu tức, hay là nóng giận th́ Chơn Sư dứt ngay tức khắc sự liên lạc. Thật vậy vị Đệ Tử không hề muốn cho Ngài chịu nhọc như thế, mặc dù người ta có thể nói với tất cả ḷng tôn kính rằng sự nhọc đó rất nhỏ lắm. Có thể Chơn Sư làm việc nầy rất mau lẹ, nội một tư tưởng cũng đủ rồi, nhưng người ta không muốn có sự gián đoạn nhỏ nhoi trong sự hoạt động của Ngài.

Ngoài ra, lẽ tự nhiên, vị Đệ Tử muốn tránh việc bị trục xuất như thế, đó là hậu quả không thể tránh được và xảy ra một lượt. Huynh hết sức chủ tâm đặng không cho mọi tư tưởng hay mọi t́nh cảm không tốt đẹp thâm nhập vào Tâm Thức huynh, huynh tránh một đám đông ồn ào hay là một chỗ nào phát sinh ra một thứ từ điện xấu xa, trừ ra khi nào công việc huynh phải làm cho Chơn Sư bắt buộc huynh phải có mặt tại đó. Trong trường hợp nầy, huynh bao ḿnh bằng một cái vỏ [19] và giữ chừng không cho sự khó chịu nào động đến Chơn Sư. Tuy nhiên, những tư tưởng thuộc về loại vật chất hiện diện trong Tâm Thức của Đệ Tử th́ cũng hiện diện trong Tâm Thức của Chơn Sư. Thí dụ, nếu bị một tiếng động th́nh ĺnh làm cho giật ḿnh th́ sự đụng chạm nầy mặc dù nhẹ nhàng nó cũng truyền qua Chơn Sư. Ngài không chút chi bận ḷng, Ngài xua đuổi nó đi, dù sao sự đụng chạm nầy vẫn truyền sang và nó chứng minh sự liên lạc mật thiết. Một vị Đệ Tử thận trọng, khôn ngoan cố gắng tránh mọi thứ đụng chạm, cho nên thường thường y tỏ ra dịu dàng và yên lặng, điềm tĩnh.

Về những đặc điểm khác của Đệ Tử, y không hề quên Sư Phụ y và sự hiện diện của Ngài. Trừ ra khi ơ hờ, sơ suất th́ y không bao giờ để cho một tư tưởng hay một t́nh cảm nào mà y không muốn vô trong tư tưởng hay trong t́nh cảm của Chơn Sư; y cũng cố gắng tránh những sự xao động ở ngoài có thể làm cho y phải trục xuất tạm thời.

 Sự liên lạc mật thiết với Chơn Sư ban cho một vị Đệ Tử một đại hạnh phúc. Niềm vui được giao thiệp với một người thông minh tuyệt thế với những cảm giác, mà đúng hơn, không phải những cảm giác mà là những quyền năng siêu việt, bởi v́ trong Chơn Sư, người ta không thể gọi sự sùng đạo, t́nh thương và thiện cảm là những cảm giác ở nơi Ngài, ấy là những quyền năng. Niềm vui nầy thật là phi thường và có một sự xinh đẹp không thể diễn tả. Vị Đệ Tử càng mở Tâm đặng tiếp đón những ảnh hưởng cao siêu nầy th́ chúng càng tuôn xuống y và y càng giống Chơn Sư, y là người phục vụ Ngài. Đây là vấn đề tăng trưởng dài lâu, mà sự tăng trưởng nầy gặp một sự giúp đỡ lớn lao trong luồng thần lực không ngớt truyền sang từ Thầy qua tṛ.

 Sự liên hiệp nầy tiêu biểu việc thu nhỏ lại sự đồng nhất cao siêu trước kỳ hạn của nó. Sự đồng nhất nầy hiện ra khi mà Tâm Thức Bồ Đề hoàn thành sự mở mang của nó; nhưng mà trong khi chờ đợi sự mở mang nầy, tôi không biết có chi thân mật hơn sự liên lạc giữa Đệ Tử và Chơn Sư. Những người chí nguyện mong được hân hạnh thâu nhận làm Đệ Tử, th́ ngay bây giờ đây phải sống như huynh tưởng phải sống như khi huynh đă được thâu nhận, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Chúng ta càng làm cho những sự hành động của chúng ta, những tư tưởng của chúng ta đại khái có tính cách yên tịnh và thanh bạch th́ chúng ta càng đáng được thâu nhận, khi ngày giờ được sự liên hiệp mật thiết đă đến. Không có chi phải ngờ vực, cách xứng đáng được đặc quyền nầy làsống như đă có nó rồi vậy. Tôi biết lắm, người ta thường tưởng rằng những việc nhỏ mọn bên ngoài không có chút chi quan trọng cả. Đôi khi người ta nói : "Có thể việc nào đó làm chậm trễ sự tiến hóa, nhưng mà những hậu quả không có thể trầm trọng lắm, ấy là một chuyện nhỏ mọn quá". Tôi nghe người ta nói điều nầy về sự ăn thịt cũng như sự hút thuốc. Nhưng, chúng ta không có những phương thế để bỏ qua một sự lợi ích, dù hết sức nhỏ nhoi chăng nữa. Công việc chờ đợi chúng ta rất lớn lao, quan trọng, không phải là dễ dàng đâu. Trong những trường hợp nầy, người khôn ngoan không hề bỏ qua một sự giúp đỡ nhỏ mọn nào cả.

Đức Chơn Sư  thêm vô kư chú của Ngài : 

 Có sự liên lạc giữa qui tắc nầy với qui tắc thứ 17 của phần nh́. Sau khi trải qua nhiều thế kỷ chiến đấu và nhiều chiến thắng, con thắng trận cuối cùng và đ̣i hỏi bí quyết cuối cùng th́ con sẽ sẵn sàng đi xa hơn nữa. 

Qui tắc thứ 17 của phần nh́ của quyển sách được Chơn Sư đề cập, đúng như sau đây :"Hăy hỏi bản thể sâu kín của con, Đấng Duy Nhất, cái bí quyết cuối cùng mà người dành sẵn cho con qua các thời đại". Nghĩa nó như vầy : Như bây giờ đây, chúng ta phải t́m Bản Ngă Cao Siêu, th́ cũng đúng vậy, khi tới tŕnh độ cao siêu hơn nữa th́ chúng ta phải t́m kiếm Đấng Duy Nhất, là Chơn Thần, bí quyết cuối cùng là luôn luôn làm việc nhiều hơn và làm việc cao hơn. Nhiều người h́nh như gặp trong điều đó một viễn ảnh không vui vẻ chút nào cả. Thâm ư của một số đông người là muốn nghỉ ngơi. Chúng ta đă bao phen cố gắng, chịu đau khổ và lao lực, nên nhiều người được mong mỏi nghỉ ngơi trọn vẹn. Quan điểm nầy đặc biệt thuộc về xác thân. Ở trên mấy cơi cao không có sự mệt nhọc. Tôi đă biết có nhiều người ở cơi Trung Giới lâu năm, họ chờ cho Chơn Sư t́m cho họ một thể xác mà các Ngài xét ra thích hợp với họ. Trong trường hợp thứ nhứt, một người chờ đợi 25 năm, trong trường hợp thứ nh́, 20 năm. Trong thời gian nầy, họ triệt để thực hành công việc của Chơn Sư không ngừng nghỉ. Người thứ nhứt cũng như người thứ nh́ không tỏ ra một chút chi mệt mỏi và cuối cùng họ cũng sốt sắng, hăng hái như lúc ban đầu. Nếu ở cơi Trung Giới có một điều chi giống như sự mệt mỏi và muốn biểu lộ ra th́ nó phải đ̣i hỏi những thời hạn mà chúng ta không biết là bao lâu. 

Khi mà bí quyết cuối cùng của bài học cao siêu nầy được tiết lộ th́ đệ tử t́m được trong đó sự bí mật của con đường mới, con đường dắt đến trạng thái ở ngoài sự kinh nghiệm của con người và hoàn toàn ở trên tất cả tri giác và sự tưởng tượng của con người. Ở mỗi đoạn đường nầy, cần phải dừng lại thật lâu vàsuy gẫm cho kỹ lưỡng. Ở mỗi đoạn đường nầy, cần phải tự hỏi có phải chắc chắn là t́m Đạo v́ Đạo chăng ? Con đường và chân lư hiện ra trước, sự sống sẽ đến sau. 

A. B. - Khi Linh Hồn được giải thoát đă trải qua những giai đoạn dắt đến địa vị La Hán và tiến đến sự Điểm Đạo lần thứ nhứt của những cuộc Điểm Đạo kế tiếp th́ Ngài sẽ chọn lựa một trong những con đường mở ra trước mặt Ngài, có tất cả bảy con đường, số bảy là số thiêng liêng. Linh Hồn có thể quyết định bảy cách khác nhau. Người ta thường nói : tới chừng đó chỉ có một phương thế mà thôi, ấy là con người phải muốn thành một vị Chơn Sư; một tư tưởng phụ thêm vào ư kiến nầy là nếu Ngài chọn lựa đúng th́ Ngài trở lại đặng giúp đời. Sự quyết định nầy nên khuyên bảo, v́ quyền lợi đặc biệt của nhân loại. Nhưng tôi xin nhắc huynh, điều đó là một quyết định  quásớm. Một chú giải cho chúng ta biết bản chất của sự chọn lựa trong mấy chữ nầy : "Trên mỗi đoạn đường, cần phải chắc chắn là T́m Đạo V́ Đạo". Những chữ "V́ Đạo" cho chúng ta bí quyết. Phải chọn lựa chỉ V́ Đạo mà thôi. Việc có nhiều con đường cũng đủ để ngăn cản ta không cho lập một qui tắc nào cả về sự  quyết định của chúng ta và hơn nữa, để ngăn cản chúng ta nói rằng : "Ngài chọn lựa đúng", điều nầy dường như là có thể chọn lựa sai khi Linh Hồn đă được giải thoát.

 Tuy nhiên, một ư tưởng - nó rất tế nhị - xuyên qua Trí của chúng ta : ấy là chúng ta có thể quyết định sự chọn lựa nầy. Có khi chúng ta nhất định những điều chúng ta sẽ làmcho tương lai chúng ta - tương lai nầy vẫn c̣n xa vời lắm - chúng ta sẽ ra thế nào ? chúng ta sẽ làm cái chi ? Thật ra ấy là Tâm Thức thấp thỏi đem quyết định của nó thay thế quyết định của Tâm Thức cao siêu. Khuynh hướng tế nhị nầy phát hiện ra trọn suốt cuộc đời của chúng ta. Một phần Tâm Thức của chúng ta tự cho nó là Bản Ngă, nên lẽ tự nhiên, nósẵn sàng phân chia con đường tương lai của nó theo như con đường nầy hiện ra cho nó thấy, quên phứt rằng nó sử dụng quyền chọn lựa chỉ thuộc về Tâm Thức cao siêu mà thôi. Quyết định phải làm cái chi khi giai đoạn cuối cùng của vị La Hán chấm dứt th́ là hành động như một đứa con nít chọn lựa nghề nghiệp. Sự quyết định nầy không có sự hiểu biết hướng dẫn th́ chắc chắn không phải là sự quyết định mà sự xét đoán già giặn của nó sẽ chấp thuận. Một đứa bé không đủ tư cách để chọn lựa nghề nghiệp mai sau của nó, và trong vấn đề nói trên đây, nguyên tắc vẫn in như nhau. Bản Ngă cao siêu nhất định mà không cần lo lắng cái chi cho Phàm Nhơn cả, mà nói cho đúng, Phàm Nhơn không c̣n nữa trước lúc chọn lựa [20]. Quan niệm trọng hệ duy nhất phải đưa ra cho Bản Ngă thấp thỏi là quan niệm phụng sự. Bản Ngă thấp thỏi phải thành một khí cụ khả dĩ dùng được. Nếu nó không tuân hành th́ nó thành ra một chướng ngại cho Tâm Thức cao siêu. Huynh nên nhớ rằng nó có thể làm bế tắc con đường của Tâm Thức nầy ; người ta thường nói nó đóng đinh  Bản Ngă cao siêu trên Thập Tự Giá.    

Một điểm khác cũng đừng quên : chúng ta không thể xét đoán giai đoạn nào của Tâm Thức trước khi có kinh nghiệm về nó và biết giá trị tương đối của nó. Khi tưởng đến một điều kiện cao siêu của Tâm Thức huynh, điều kiện mà huynh không biết chi về nó, th́ huynh không thể nào có một quan niệm về nó cả. Khi huynh lên đến cao độ nầy th́ Vũ Trụ biến đổi với huynh; một sự biến đổi thực hiện trong bản tánh huynh, và huynh có thể hiểu cách hành động đặc biệt của Tâm Thức nầy. Trước khi hiểu biết, phải có kinh nghiệm về sự biến đổi ấy. Cũng thế đó, tạo một quan niệm về một con đường tương lai th́ không khác nào xét đoán một trạng thái Tâm Thức mà huynh không biết, vậy th́ xét đoán của huynh không có giá trị. Khi chúng ta đứng về một quan điểm cao hơn th́ chỉ có một lư do nhất định sự chọn lựa của chúng ta; lư do đó là những nhu cầu của nhân loại thuở đó. Ở đây có một chỗ trống, ở đàng kia, sự giúp đỡ của chúng ta lại cần thiết; đó là lư do điều khiển sự quyết định của chúng ta. Trong những con đường mở ra trước mặt Linh Hồn thanh khiết th́ Ngài chọn lựa con đường dắt Ngài đến chỗ nào cần sự giúp đỡ của Ngài. Bản Ngă xét đoán sự giúp đỡ mà Quần Tiên Hội [21] đang cần. Sự quyết định của Chơn Ngă tùy thuộc sự cần thiết biểu lộ Ư Chí của Đức Thái Dương Thượng Đế. Một Đấng Cao Cả có nói với tôi : "Thật là một sự lầm lạc mà tưởng rằng có thể quyết định ở dưới Trần Thế; sự quyết định phải do sự giúp đỡ cần thiết cho sự biểu lộ Ư Chí của Đức Thái Dương Thượng Đế".

 Một nhóm người làm việc đặng giúp đỡ nhân loại. Nếu họ cần dùng sự viện trợ và một vận hà trở thành cần thiết th́ sự chọn lựa là nhất định tán trợ sự hoạt động nầy. Tôi nhấn mạnh về điểm nầy v́ đă được cảnh cáo : đừng để tư tưởng xúi giục bỏ một sự hoạt động hữu ích đặng lo những công chuyện khác mà chúng ta chưa có trách nhiệm gánh vác. Trong quyển Thánh Ca Bhagavad Gita có cảnh giác chúng ta rằng : "Dharma (Đạt-ma)[22]  của kẻ khác th́ đầy những nguy hiểm". Dharma (Đạt-ma) của chúng ta ở chỗ nào th́ công việc của chúng ta ở chỗ đó.

 C. W. L. - Con đường dắt đến trạng thái ở ngoài sự kinh nghiệm của con người là con đường của vị Siêu Phàm mở ra trước mặt Ngài theo bảy chiều hướng khác nhau như chúng ta đă thấy trước đây [23] . Tôi nghe nhiều Hội viên chúng ta quả quyết điều nầy : "Chắc chắn về vấn đề chọn lựa của chúng ta, chúng ta sẽ ở lại đặng phụng sự nhân loại". Điều khôn ngoan hơn hết là đừng phung phí sức lực của chúng ta đặng lấy những quyết định như thế, bởi v́ thật sự chúng ta không biết chi hết về vấn đề nầy. Cái đó là hành động như một đứa con nít quyết định điều nó sẽ làm khi nó lớn khôn, nó sẽ thành tên tướng cướp hay là tài xế xe lửa. Những điều kiện quyết định sự chọn lựa của chúng ta, chúng ta không biết đâu, cũng như đối với một đứa nhỏ, nó không biết tương lai nó tùy thuộc những điều kiện nào. Không thể nào trong bảy đường lại có một con đường đáng chọn lựa hơn mấy con đường kia, mặc dù cả thảy đều dắt đến những sự hoạt động khác nhau. Chúng ta chớ nên nghi ngờ; tới lúc chọn lựa, tư tưởng quan trong nhất là : "Tôi có thể phụng sự đắc lực hơn hết là ở chỗ nào". Chúng ta không quá xa Chân lư khi tóm tắt quyết định của chúng ta như sau đây : "Kính thưa Thượng Đế ! Có con đây ! Xin Ngài gởi con đến nơi nào mà sự cần thiết giúp đỡ cấp bách hơn hết". Tuy nhiên, trong lúc chúng ta phát triển, có lẽ rất hữu ích mà đạt được một khả năng đặc biệt theo đuổi con đường nầy hay

con đường kia trong bảy con đường, do đó sự ích lợi của toàn thể hệ thống là chúng ta t́m được một công việc trong con đường mà nơi đó chúng ta có thể làm nhiều việc lành hơn hết. Mỗi lần chúng ta đạt được một tŕnh độ Tâm Thức cao siêu, th́ cơi đời mở rộng ra cho đến đỗi đối với chúng ta nó vẫn hoàn toàn mới mẻ. Khi thành những vị Siêu Phàm th́ chúng ta sẽ thấy một chân trời rộng lớn vô biên. Chúng ta sẽ hiểu đích xác những điều chúng ta sẽ làm, bởi v́ chúng ta xem Thái Dương Hệ như Đấng Hóa Công xem nó, từ trên nhắm xuống chớ không phải từ dưới ngắm lên. Chúng ta thấy kiểu mẫu mà một tổ chức (tissu) mô phỏng lại; chúng ta sẽ biết tất cả những điều đó có nghĩa chi. Mỗi bước tiến tới trước, mỗi lần mở rộng Tâm Thức đều đem chúng ta đến gần lúc mà chúng ta hiểu gần hết ư nghĩa của mọi vật; khi đi tới, chúng ta càng ít lầm lạc hơn, và càng hiểu biết ro ơhơn; nhưng mà sự hiểu biết toàn vẹn [24] vốn thuộc về Bậc Siêu Phàm; bởi v́ Tâm Thức Ngài nhập vô Tâm Thức của Đức Thái Dương Thượng Đế; dù Tâm Thức nầy là một trong những sự biểu hiện thấp của cơi Ngài [25].

 Trong trường hợp nầy, quyền chọn lựa cũng về phần Chơn Thần, nhất định, chúng ta không có lư do để lo lắng việc đó ngay bâygiờ. Có thể Chơn Thần đă quyết định tất cả rồi. Trong trường hợp nầy, mỗi phần của những đại diện thấp thỏi hay là những phần của Ngài t́m được vị trí của nó, mặc dù những tư tưởng của những phần đó hồi trước là sao chăng nữa. Điều quan trọng cho chúng ta chỉ là in sâu vào trí của Phàm Nhơn tư tưởng phụng sự, đó là điều phải chọn lựa. Chúng ta có thể làm cho Phàm nhơn hiểu rằng luôn luôn phải t́m những cơ hội đặng giúp đỡ, nó sẽ thành ra một vận hà hoàn hảo cho Chơn Nhơn, và tới phiên Chơn Nhơn thành ra một vận hà hay là một khí cụ hết sức tốt cho Chơn Thần. Trong đời, phụng sự là lư tưởng cao hơn hết. Đấng Christ há chẳng có nói : "Ai muốn đứng đầu trong các con th́ nó hăy làm tôi tớ cho các con đi.

 

18.- Hăy t́m Đạo bằng cách đi sâu vào nội tâm.

19.- Hăy t́m Đạo bằng cách can đảm tiến ra ngoài. 

C. W. L. - T́m Đạo bằng cách đi sâu vào nội tâm có nghĩa là : t́m trước nhất Chơn Nhơn, và nhờ Người d́u dắt. Chúng tôi đă giải nghĩa rồi, giai đoạn đầu tiên được chỉ định là Phàm Nhơn nhập một với Chơn Nhơn. Ngày sau, Chơn Nhơn thành một sự biểu hiện toàn vẹn của Chơn Thần; con người sẵn sàng thọ lănh sự Điểm Đạo làm một vị Siêu Phàm[26]. Kế đó, vị Siêu Phàm gắng sức đem Tâm Thức ḿnh lên tới Tâm Thức của Đức Thái Dương Thượng Đế. Ngài luôn luôn tự t́m kiếm ḿnh ở trên những tŕnh độ cao siêu.

Trong tất cả những lần mà con người đi tới một giai đoạn nào đó và hướng một luồng tư tưởng sùng đạo lên cơi trên th́ bù lại một luồng thần lực ban xuống cho y làm cho sự cố gắng của y bị một áp lực mạnh. Về phần con người, ấy là sự thọ lănh một luồng thần lực hơn là sự đi lên cao. Cũng thế đó xảy ra giữa Chơn Sư và Đệ Tử. Vị Đệ Tử dâng t́nh thương ḿnh cho Sư Phụ th́ Ngài đáp lại bằng cách ban cho y một t́nh thương vượt hẳn sự cố gắng của y. Y có cảm giác nhận được một luồng thần lực hết sức mạnh mẽ, ấy là sáng kiến của y gây ra cho sự tuôn tràn nầy.

Ở mức độ cao siêu. đó là sự biểu lộ của Đức Chúa Thánh Thần cho vị Siêu Phàm; Đức Chúa Thánh Thần là quyền năng của Ngôi Thứ Ba của Đức Thái Dương Thượng Đế. Những lằn lửa tượng trưng Ngài trong cuộc lễ Đức Chúa Giáng Lâm Pentecôte [27]. Đúng ngày giờ th́ vị Siêu Phàm nhập một với Ngôi Thứ Ba hiện ra ở cơi Niết Bàn, rồi Ngài nhập một với Trạng Thái mà tượng trưng là Đấng Christ ở trong ḷng Đức Chúa Cha [28]. Mai sau, mặc dù tôi không biết chi hết về điều nầy, tôi chắc chắn rằng càng ngày Ngài càng tiến đến gần Đức Thái Dương Thượng Đế. Chúng ta không ngớt đến gần ánh sáng, nhưng chúng ta không bao giờ đụng tới ngọn lửa. Một ngày kia, chúng ta lên tới chỗ Ngài đang ngự bây giờ, nhưng Ngài không ngừng lại đặng đón rước chúng ta đâu; Ngài cũng tiến hóa vậy. V́ thế chúng ta không hề đụng tới ngọn lửa, mặc dù chúng ta luôn luôn càng đến gần nó. Hạnh phúc tuyệt vời của sự kinh nghiệm nầy không thể so sánh được, không thể diễn tả được, bản tánh của nó không hề tương ứng với bất cứ cái chi ở cơi thấp cả.

 Ở nơi mỗi người, sự t́m kiếm thâm sâu tiết lộ nhiều Chân Lư. Phàm Nhơn mà nhiều người xem như là Bản Ngă chỉ là một phần nhỏ nhít của con người. Chúng ta là những sinh vật quan trọng hơn cái vẻ bề ngoài của chúng ta nhiều. Trong mỗi kiếp, Chơn Nhơn chỉ có tách ra một phần nhỏ nhít hay là một mặt nhỏ của Ngài xuống mấy cơi thấp mà thôi, mà dù cho phần nầy biểu hiện được trọn vẹn đi nữa, nó cũng chỉ là một phần tối thiểu. Một vĩ nhân ở dưới Trần thế mang một h́nh dáng đẹp đẽ, chúng ta hăy chắc chắn rằng : toàn thể vẫn cao hơn rất nhiều cái điều mà chúng ta thấy được. Riêng một ḿnh nó th́ không có Phàm Nhơn nào biểu lộ được vô số khả năng c̣n tiềm tàng trong Chơn Nhơn. Chơn Nhơn chứa đựng trong ḿnh tinh hoa của tất cả những kiếp đă qua. Những tánh t́nh hết sức tốt đẹp, hết sức cao thượng của những người sống ở chính giữa chúng ta cũng chỉ tượng trưng một mẫu bậc trung của những đức tánh mà chúng ta sẽ thấy trong Chơn Nhơn nếu chúng ta có thể chiêm ngưỡng Ngài.

 Đôi khi chúng ta gặp những mẫu tương tự, chúng ta phải cố gắng xem chúng như là những mẫu thật . Thí dụ, chúng ta gặp một người rất tầm thường biểu lộ trong một trường hợp bất ngờ một thái độ anh hùng. Một anh thợ thuyền hy sinh tánh mạng đằng cứu sống một người bạn. Việc làm được như thế chứng tỏ con người nội tâm đă đi đến tŕnh độ đó. Dù cho điểm cao nhất mà y lên tới là thế nào đi nữa, điểm nầy cũng vẫn chính là con người, bởi v́ con người không thể đụng chạm nó hay là tưởng tới nó, nếu không có sự đồng nhất. Tất cả những sự biểu lộ thấp thỏi, những dục t́nh sôi nổi gây ra những trận băo ḷng, những t́nh cảm đê hèn thuộc về Phàm Nhơn; chúng không nên có; điều nầy khỏi nói, chúng không làm ra "Con người thật". Khi mà anh nầy lên cao quá rồi th́ luôn luôn y phải cố gắng giữ vững vị trí của y tại đó.

Những nguyện vọng cao thượng và thanh bai của con người phải được phát triển trong một phạm vi nào đó nơi Chơn Nhơn, không vậy th́ y không cảm biết chúng nó ở tại cơi Trần nầy đâu. Những người thờ ơ với những lư tưởng ấy là những người không có mầm móng những đức tánh đặc biệt nầy trong ḷng họ. Nếu chúng ta mơ ước được những sản nghiệp thiêng liêng th́ điều nầy chứng tỏ rằng chúng là một sự việc linh động ở trong ḿnh ta chớ không phải là những khả năng ; chúng ta phải quyết định đời sống của chúng ta ở mức độ cao hơn hết và như vậy chúng ta c̣n lên tới một cao độ cao hơn nữa.

Tóm lại, nếu Chơn Nhơn xuống những cơi thấp chẳng qua là Ngài muốn thu thập sự minh bạch và đặng cho những t́nh cảm tốt đẹp nhưng c̣n mơ hồ của Ngài kết tinh lại và thành một sự quyết định hành động. Tất cả những kiếp luân hồi của Ngài tạo thành một diễn tiến nhờ đó mà Ngài hoạch đắc sự đúng đắn và sự minh bạch. V́ vậy, cách thế chúng ta tiến tới là sự chuyên môn. Chúng ta sinh vào mỗi giống dân chánh và mỗi giống dân phụ đặng hoạch đắc những đức tánh mà những giống dân nầy phải phát triển đến mức hoàn thiện. Một phần của Chơn Nhơn đi sâu vào mấy cơi thấp th́ rất giỏi về chuyên môn, nó có sứ mạng mở mang một đức tánh nào đó; xong rồi, đúng ngày giờ th́ Chơn Nhơn thâu hồi nó về và nhiều lần như vậy. Trở về với Chơn Nhơn, Phàm Nhơn chuyển giao cho Chơn Nhơn một chút ít những kết quả đặc biệt của nó thu thập được. Chơn Nhơn nhờ vậy ít mơ hồ hơn trước.

 Mặc dù Chơn Nhơn có những quyền năng rộng lớn, Ngài vẫn ít đúng đắn hơn Hạ Trí rất nhiều. Phàm Nhơn ưa thích trước nhất là năng lực phân tách của Hạ Trí mà nó phải mở mang, cho nên nó thường khinh khi Chơn Nhơn cao hơn nó rất nhiều nhưng c̣n mơ hồ hơn. Nó có thói quen tưởng ḿnh được tự chủ, khỏi phải phục tùng Chơn Nhơn.

 Trong những giai đoạn đầu tiên của sự tiến hóa của Ngài th́ Chơn Nhơn c̣n mơ hồ vàvề phương diện nầy th́ Ngài không có làm cái chi cho tốt đẹp, nhưng trong Ngài không có điều ǵ xấu xa, Ngài không có khuyết điểm về đạo đức. Trong Thượng Trí hay là Nhân Thể không chứa đựng chất nào có thể ứng đáp với sự rung động thấp thỏi, nhưng ở điểm nào mà sự mở mang của nó có một chỗ khuyết th́ những thể thấp của nó có thể làm vài chuyện quấy quá. Trong trường hợp nầy, có thể trong lúc nguy kịch, cái Vía ám ảnh con người và trong cơn điên y xách dao đâm kẻ khác, hay là quá cần dùng tiền, y gặp cơ hội có thể làm tiền nhờ gian lận th́ y sẽ sa ngă v́ bị cám dỗ. Chơn Nhơn chưa được thức tỉnh cho lắm đặng can thiệp và ngăn cản sự hành động hay là có lẽ Ngài không hiểu rằng dục t́nh và sự tham vọng của cái Vía có thể bắt buộc bản ngă thấp thỏi phạm trọng tội. Nếu chúng ta thấy sự quấy hiện ra th́nh ĺnh trong tánh t́nh của một người kia th́ đừng tưởng rằng sự quấy vốn do Bản Ngă cao siêu sinh ra, nó chỉ chứng tỏ rằng có một chỗ khuyết điểm trong Chơn Nhơn; bởi v́ nếu Chơn Nhơn khá tiến hóa, th́ Ngài ngăn chận con người khi một tư tưởng xấu xuất hiện ra th́nh ĺnh và con người không phạm trọng tội.

Về phần chúng ta, t́m Đường Đạo bằng cách đi sâu vào nội tâm có nghĩa là chúng ta luôn luôn phải tiến lên cao rồi đem về Trần thế trong một phạm vi, càng ngày càng thêm nhiều hơn, những bảo vật mà Chơn Nhơn xúc tích trong vô số kiếp của nó. Nhưng mà trong khi t́m hiểu Bản Ngă cao siêu th́ chúng ta nên nhớ rằng phải t́m Đường Đạo bằng cách tiến ra ngoài. Không thể nào không biết cái chi ở ngoài chúng ta. Chúng ta phải gắng sức học hỏi và t́m hiểu cơi đời và những cái chi xảy ra tại đó.

 

 

                                             * * *