Họp Thông Thiên Học Nam Cali tháng 12 năm 2011

14. - Hăy ham muốn sự an tĩnh một cách nhiệt thành.

 Sự an tĩnh mà con ham muốn là sự an tĩnh thiêng liêng không có ǵ làm náo động được và trong đó Linh Hồn phát triển như đóa hoa thần nẩy nở trong đầm yên  lặng.

 

C. W. L. - Câu cách ngôn ngắn ngủi nầy liên quan chặt chẽ với câu cách ngôn trước. Cái quyền năng mà ḷng ham muốn đ̣i hỏi dẫn đến sự an tĩnh. Không có sự an tĩnh, nếu chúng ta không chế ngự được Bản Ngă. Phải t́m được sự an tĩnh trước khi có thể ban bố nó cho kẻ khác và cái năng lực ban cho người sự an tĩnh quả thật là một trong những quyền năng vĩ đại nhất và tốt đẹp nhất. Đời sống của đa số con người chứa đầy những sự ưu tư, phiền năo, đố kỵ và tham vọng. Trong người của họ, không ngớt sôi nổi chẳng những các mối xúc cảm mà luôn luôn những sự ham muốn chưa được thỏa thích nữa. Nhiều kẻ dốc ḷng khảo cứu Huyền Bí Học nghĩa là cái thực tại làm căn bản cho kiếp sống cũng hy vọng có thể tiếp tục lối sống trên đây. Người ta cũng gặp những hạng người nầy trong số những người được xem là khảo cứu Huyền Bí Học đă lâu rồi và họ t́m cách đến gần Chơn Sư, màdường như họ chưa dứt bỏ được ḷng ham muốn của họ. Họ không cố tâm gắng sức xua đuổi những xúc cảm càn dở và rối loạn của họ và rồi họ lại ngạc nhiên sao ḿnh không tiến bộ và thấy kẻ khác vượt qua họ. Tại sao lại muốn cho ḿnh tiến bước mà không liệng quách ra sau tất cả những điều xấu xa đó ? Khi mà chúng ta chưa hoàn toàn thoát ra khỏi những sự rối loạn ấy th́ mọi sự tiến bộ cao siêu chân chính, dĩ nhiên, chúng ta không thể nào có được đâu. Nếu chúng ta muốn giao tiếp với Chơn Sư, th́ tâm trí chúng ta phải hoàn toàn an tĩnh.

  Người ta nói sự tranh đấu vốn cần thiết cho sự tiến bộ, dĩ nhiên, thật sự là trong cuộc tiến hóa của nó, Linh Hồn trải qua một giai đoạn dài đăng đẳng ở trong t́nh trạng tranh đấu và chiến đấu không ngừng. Nh́n về dĩ văng, chúng ta nhận thấy sự tiến bộ trong một kiếp sống đầy dẫy sóng gió th́ mau chóng hơn là trong những hoàn cảnh mà điều kiện thuận tiện hơn. Trong sự tu luyện tánh t́nh nầy, tất cả những điều đau khổ và tất cả những nỗi khó khăn mà con người gặp phải và những nghịch cảnh mà y chịu đựng, dĩ  nhiên là đến dạy dỗ y một điều ǵ đó, ấy là những bài học phải học. Ở vào tŕnh độ cao siêu của vị Đệ Tử th́ t́nh trạng tranh  đấu nầy đă mất giá trị của nó. Sự phát triển của hàng Thượng Thừa bắt buộc phải có một sự an tĩnh hoàn toàn. Một Đấng Chơn  Sư đă viết : "Luật của sự sống c̣n th́ thích ứng nhất với luật tiến hóa của thú vật; nhưng luật hy sinh là luật tiến hóa của con người". Nhiều kẻ nghĩ rằng khi họ thỏa măn được ḷng ham muốn dại dột của họ rồi th́ được an tĩnh, nhưng mà kinh nghiệm chỉ cho họ biết rằng không phải như vậy đâu. Rồi th́, họ bắt đầu chịu khổ sở ưu phiền v́ đă chiều theo những sự ham muốn và biết rằng đáng lẽ họ phải chế ngự chúng. Sự thỏa măn ḷng ham muốn không bao giờ đem lại cho con người một sự an tĩnh nào cả. Chỉ có cách duy nhất t́m được sự an tĩnh là tránh xa những điều ham muốn thấp hèn và phát triển trong tâm cái quyền năng nó làm cho chúng ta như không có giá trị ǵ hết dưới mắt thế nhân.

Ở đây có nói : "Đóa hoa thần nẩy nở trong đầm yên lặng". Trên mặt nước yên lặng, hoa sen tạo được tất cả sự đẹp đẽ của nó. Nếu nó bị lay chuyển th́ nó không thành công. Chỉ ở trong sự an tĩnh mà Linh Hồn có thể nẩy nở được. Những cơn băo tố của dục t́nh và ḷng ham muốn giống như những trận giông phá hoại những đóa hoa ở dưới Thế gian nầy. Tất cả những sự phát triển cao siêu không khác ǵ những đóa hoa rất mảnh mai, những cơn băo tố của ḷng dục vọng nổi lên làm cho nó tan tành và tiêu mất. Những người để th́ giờ nổi nóng lên một cách dữ dội, những người không ngớt nghĩ ngợi lo lắng đủ thứ những vấn đề cá nhân vô lư, những người luôn luôn nghĩ đến t́nh cảm riêng tư của họ và đối xử với kẻ khác th́ tỏ ra ganh ghét, đố kỵ, những kẻ đó không thế nào khai triển được những lá non, những ṿi xoắn, đó là dấu hiệu của sự tiến bộ.

 Thường thường người ta có rất ít những khái niệm khoa học về sự tiến bộ huyền bí, về sự tiến bộ chân chính. Đứng riêng một ḿnh nó th́ những phương pháp giáo dục chứng tỏ rằng con người không hiểu ǵ về khoa Huyền Bí cả. Chúng ta hăy tiến  tới một giai đoạn tiến hóa tương ứng với tŕnh độ của người dă man, hay là tŕnh độ hơi cao hơn một chút mà chúng ta có thể coi như là hoạch đắc chắc chắn rồi vậy, nghĩa là chúng ta, dù ở trường hợp nào cũng khó mà tuột xuống thấp hơn nữa được. Nhưng mà sự tiến bộ sau nầy, nối tiếp với sự tiến bộ của cái phần giống thú là phần thấp thỏi và thuộc về t́nh cảm con người; nó tiêu biểu cho một sự phát triển vô cùng tinh tế và về nhiều phương diện khác nhau. Bản chất của một điểm làm cho một người đại trí thức và là nghệ sĩ khác biệt với một người hết sức thô lỗ, chưa mở mang chút nào, thật là hết sức tinh vi, và đ̣i hỏi những sự tiến bộ vững bền, chậm chạp và trịnh trọng. Đó là những mầm non đem lại những hy vọng đẹp đẽ nhất, những mầm vừa chớm nở hoa và thật ra chưa phải là đúng mức trưởng thành như tới một ngày kia đâu. Cái cây yếu ớt nầy bị nghịch cảnh đầu tiên tiêu diệt không khác nào một trận cuồng phong thổi qua. Khoa giáo dục tân thời nặng nhọc và khó khăn làm cho các trẻ em kinh sợ và cũng hành hạ bọn chúng nữa. Hiệu quả của nó là phá hủy sự phát triển tốt đẹp của sự học vấn và sự tinh luyện mà những Linh Hồn đến trú ngụ trong những h́nh hài trẻ em nầy đă phải dùng một thời gian rất lâu, có lẽ trong hai chục hoặc ba chục kiếp mới đạt được. Bởi thế nên, những trẻ em nầy thủ đắc đặc tính của người dă man cổ sơ, chúng thường bị sợ hăi, sự thù hận và cái tánh ư gay gắt về sự bất công thường xuyên ám ảnh; từ đó mọi sự tiến triển huyền diệu làm cho một "giống dân phụ mới" khác biệt với một giống dân phụ cũ đă tiêu mất.

 Thiên hạ không ngờ rằng họ thường có dịp làm những chuyện phá hoại như thế. Luôn luôn tôi thấy những trẻ em nam nữ có nhiều hứa hẹn mà có lẽ cha mẹ là những người tầm thường thôi. Nếu được nâng đỡ và d́u dắt vào con đường tốt đẹp trong kiếp sống hiện tại, th́ chúng sẽ thực hiện được những sự tiến bộ trông thấy rơ rệt, nhưng mà hoàn cảnh của chúng không thuận tiện chút nào cho sự tiến triển như thế. Những mầm non bị găy đổ và bị chà đạp và những đứa trẻ nầy trải qua một đời sống như một người thường tục. Tôi có ghi chú nhiều trường hợp xảy ra luôn luôn như thế, có lẽ trọn mười lăm hay hai chục kiếp như vậy. Sự tiến bộ có thể thành tựu trong kiếp thứ nhứt mà măi để cho kiếp thứ hai mươi mới làm xong. Dĩ nhiên, khi Chơn Nhơn sống một cách đúng đắn và yên tịnh hơn trong mỗi kiếp th́ chung cuộc Nhân Quả phải cho y đầu thai vào một hoàn cảnh thuận tiện hơn và đồng thời có cơ hội tiến hóa, nhưng có thể xét đoán rằng sự phát triển như thế nầy có thể hoạch đắc hai mươi kiếp sớm hơn, miễn là hoàn cảnh được tốt đẹp một chút.

Tội nghiệp thay cho những kẻ bóp nghẹt ư chí yếu ớt nhất thời nầy. Theo ư tôi, không có tội nào lớn hơn tội làm ngă ḷng những người ướm thử tiến tới. Ấy là một trong những trọng tội mà Đấng Christ ám chỉ khi Ngài nói về sự phạm tội với Đấng Thánh Linh không thể nào khoan dung được trong đời nầy hay trong đời sau. Danh từ  "khoan dung" dùng sai nghĩa. Tiếng "bỏ rơi" hay "bỏ qua một bên" giải đúng nghĩa hơn, nghĩa của nó hết sức rơ rệt. Phạm tội với Đấng Thánh Linh là sự đàn áp Chơn Thần trong con người. Nó sinh ra những nghiệp quả không sao thanh toán được gây trong thời kỳ phổ độ nầy hoặc trong kỳ gian của sự tiến hóa của địa cầu và có lẽ trong kỳ gian sắp tới nữa chỉ v́ tội nầy thật là rất nặng nề.

 Nhiều người phạm tội nầy với chính ḿnh họ và với con cái họ nữa. Họ không để cho phần cao siêu của họ có dịp nẩy nở. Trẻ em thường có linh năng thấy được những vị Ngũ Hành và những chuyện khác lạ lùng, kỳ diệu mà những người lớn tuổi không thấy được. Họ cũng rất có thể thấy những vật vô h́nh ấy nếu sự nhạy cảm của họ không bị tiêu diệt v́ lối sống quay cuồng của họ. Về sau, đôi khi, họ bắt đầu khôi phục trở lại, nhưng một cách khó nhọc, chẳng những linh năng Thần Nhăn mà c̣n những năng khiếu thưởng thức tất cả những ǵ tốt đẹp và mỹ thuật, tất cả những màu sắc tinh vi của t́nh cảm và tri giác, mấy cái nầy là dấu hiệu của nền văn hóa và giáo dục chân chính.

 Những yếu tố của sự tiến bộ cao siêu đều hết sức tinh vi và quân b́nh đúng mức cho đến đỗi sự điều khiển sai lầm một chút xíu cũng đủ làm tê liệt chúng trong nhiều tuần lễ hay nhiều tháng. Kết quả của nhiều tháng có thể bị hủy diệt chỉ trong một ngày thôi. Do đó, hoàn cảnh là quan trọng. Bởi chưng người ta không chắc rằng gặp lại t́nh trạng cũ cho nên nhà Huyền Bí Học cố gắng luôn luôn lợi dụng những điều kiện hiện hữu, mặc dù điều kiện đó là thế nào và giữ sao cho ḿnh khỏi bị một điều kiện nào ngăn trở. Một trong những Kinh Pouranas có viết :

 

 Không Thể Xác th́ không một ai có thể đạt đến mục đích của Linh Hồn; v́ thế phải bảo trọng Thể Xác cũng như một kho tàng và thi ân bố đức cho người. Một thôn xă, một cánh đồng, một gia tài, một mái nhà cũng như nghiệp quả tốt và xấu có thể gặp lại được nhưng không bao giờ gặp lại thể xác nầy đâu.

 

Người ta nghe nói như vầy : "Tôi không thể làm ǵ lớn lao được trong kiếp nầy; tôi sẽ xem những điều nào mà tôi có thể làm được trong kiếp tới. Giữ măi trong trí ḿnh cái ư niệm về kiếp vị lai của chúng ta và những điều mà chúng ta có thể hoàn thành là một việc tốt, nhưng mà quá tin tưởng đến điều nầy th́ là không thận trọng, bởi v́ Quả Tích Trữ chắc chắn là có nhiều, tốt xấu lẫn lộn nhau, đôi khi nó ào tới phủ vây chúng ta như một lượn sóng, Có những lúc, quả báo có thể ban cho chúng ta một hoàn cảnh thuận tiện nhưng mà không phải v́ đó trong kiếp sau những cơ hội đến với chúng ta cũng sẽ được thuận tiện như vầy đâu. Tóm lại, có thể Nhân Quả của chúng ta sẽ theo lẽ vận hành thông thường. Mặt khác, có thể có một khối quả báo xấu mà các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu cầm cân tội phước xét ra c̣n quá nặng đối với người tạo ra nó và khối quả báo ấy, các Ngài có thể cho y trả dần trong kiếp tới với những điều kiện ít thuận tiện hơn.

 Không ǵ khôn ngoan hơn là ngay trong kiếp hiện tại, nắm lấy tất cả cơ hội có thể có ; như vậy, chứng tỏ cho các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu thấy rằng chúng ta biết lợi dụng những cơ hội ấy; điều đó có ảnh hưởng rất lớn đối với Nhân Quả kiếp vị lai của chúng ta, bởi v́ đó cũng là quyền hưởng được những hoàn cảnh thuận tiện. Những cơ hội hiện hữu thật nhiều lắm, nhưng mà kết luận rằng chúng ta sẽ gặp lại những cơ hội ấy trong kiếp tới th́ là bất cẩn. Có lẽ có mà cũng có lẽ không.Tôi không thích người ta nói như thế nầy :"Tôi già rồi không làm ǵ được trong kiếp nầy". Nếu chúng ta lợi dụng điều chúng ta có đây và nếu chúng ta tiến bộ càng ngày càng xa th́ chúng ta tạo nên một t́nh trạng làm cho các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu khó mà từ chối ban cho chúng ta những cơ hội mới. Khi theo đường lối đặc biệt nào đó, chúng ta có thể gây ra nghiệp quả giúp chúng ta chiếm được cơi Thiên Đường. Chúng ta có thể bắt buộc các Ngài thanh toán quả báo của chúng ta cách nào đặng cho chúng ta có một vài cơ hội mong muốn; những nguyên nhân mà chúng ta phát động không khai triển được những hiệu quả của chúng nó; nếu chiều hướng tổng quát của chúng ta bị thay đổi. Tất nhiên, tốt hơn là triệt để lợi dụng nhưng cơ hội đưa đến và e rằng bỏ qua cơ hội ấy, chúng ta gây ra một cơ hội khác biệt nhiều ngàn năm trong sự tiến hóa của chúng ta.

Vài ngàn năm đối với đời sống vĩnh cửu của Linh Hồn th́ không có nghĩa lư ǵ hết, nhưng mà chúng ta không muốn làm mất th́ giờ của chúng ta như thế. Thí dụ, chúng ta thấy trong quyển Những kiếp sống của Alcyone, trường hợp một thanh niên sống gần bên một trong những vị Đại Sư tại một Thánh Điện Ai Cập, y có nhiều điều kiện thuận lợi đặc biệt.

 Y phạm một điều khờ khạo là làm mất th́ giờ, bỏ lỡ cơ hội và để cho cơ hội ấy qua đi. Sư Phụ của y bèn nói với y rằng : Ngài luôn luôn sẵn sàng thu nhận y trở lại. Dĩ nhiên trong kiếp nầy y gặp lại Đức Thầy. Như thế, sự thờ ơ đă khiến cho y làm mất th́ giờ.Huynh hăy nghĩ xem trong 6.000 năm nầy y có thể làm biết bao nhiêu công việc, nếu trước đó y chấp nhận lời đề nghị đă đưa ra. Vào thời kỳ ấy, vị Đại Sư mà chúng ta nói đây chưa đắc quả Chơn Tiên, dĩ nhiên, nếu y chấp nhận điều kiện làm Đệ Tử th́ chính y hiện giờ cũng không cách xa lắm quả vị Siêu Phàm. Một quyết định tương tự 6.000 năm sớm hơn hay là 6.000 muộn hơn không thể giống nhau được. Một người có sự quyết định liền theo Thầy sẽ có công đức về những năm hoạt động trong khoảng 6.000 năm ở trên những cảnh giới cao nhất th́ làm sao nói rằng không có sự khác biệt nhau ?

Tôi không biết cái điều mà chúng ta gọi là thời gian đối với Thiên Đ́nh có một ảnh hưởng ra sao. Có một quan điểm mà con người có thể đạt tới là quá khứ, hiện tại và vị lai biểu lộ ra như là hiện tại trường tồn. Tuy nhiên, chính trong hiện tại trường tồn nầy, có những việc dễ đạt hơn và những việc khác th́ khó thâu thập được. V́ vậy, nắm lấy một cơ hội hay bỏ qua một cơ hội, không phải là không có hậu quả, mặc dù có cách bổ khuyết trong tương lai một lỗi lầm như thế. Sự hối tiếc đă phạm lỗi trở thành một sức mạnh thúc đẩy con người phải tăng gia gấp bội sự nỗ lực hầu đền bù thời giờ đă mất. Một lư luận tầm thường, một sự cố gắng tưởng tượng tầm thường để h́nh dung một quá tŕnh tiến hóa ư ? Tuy vậy mà chúng ta không thiếu ǵ những lư lẽ để tin rằng một ngày kia có thể sửa đổi quá khứ được. Trên những cảnh giới cao siêu, vấn đề được xem xét như sau đây, chúng ta nói rằng bản tánh của quá khứ là thế nầy hay thế nọ mà chúng ta không sao thay đổi được. Nó là như thế khi chúng ta có mặt tại nơi ấy, nhưng mà, chúng ta không rơ được ngày hôm nay nó trở nên như thế nào [16] v́ chúng ta hiện giờ ở quá xa điểm đó. Cái quá khứ nầy vẫn c̣n măi măi. Đối với một người khác, ở một nơi khác, th́ nó vốn là hiện tại. Quan niệm nầy khó màhiểu rơ được. Ở Cơi Trần, chúng ta biết rằng ḿnh thấy một vật; ánh sáng từ vật ấy rọi ra làm cho chúng ta biết được vật đó. Cái ánh sáng mới ngày hôm qua đây chỉ cho ta biết một vật hiện giờ nó ở cách xa nơi đây hàng triệu dậm mà bây giờ nó cũng c̣n chỉ vật ấy. Cái "hôm qua" của chúng ta có thể là "buổi hôm nay" đối với một người khác, về sự tiếp nhận thông điệp do ánh sáng nầy mang đến. Hai việc giống nhau có chăng cùng một căn bản thực tế, tôi không hiểu được, nhưng mà dường như cái chân lư phải giống như vậy đó.

Quan sát cơi Hồng Trần từ trên một cảnh giới cao, ấy là đứng trên đỉnh núi, và trông thấy một toa xe lửa di động dưới chân ta, trong thung lũng. Về phần hành khách th́ đoàn xe đă trải qua vài điểm. Những điểm ấy tuy đă khuất dạng, nhưng luôn luôn c̣n ở đó. Cây cối và thú vật trông thấy ở đó vẫn sinh sống như thường. Quá khứ vẫn c̣n hoạt động nhưng v́ không c̣n thấy chúng nó nữa cho nên phần đông thiên hạ tưởng rằng vai tuồng của chúng nó tại đó đă chấm dứt rồi. Tôi không tin chắc như vậy. Tôi không nghĩ rằng t́m hiểu vấn đề nầy là rất hữu ích, bởi v́, ở thế gian, khó mà t́m được một cách giải thích có mạch lạc về điều đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng quá khứ không phải là không thể biến cải được và ngày mà chúng ta đạt đến tŕnh độ khảo sát được tất cả các điều đó từ trên cơi cao th́ quákhứ sẽ hiện ra tốt đẹp hơn là điều chúng ta đă tưởng tượng khi nhớ tới nó. Thật vậy, tất cả cái quá khứ nầy vẫn tiến tới, v́ nó là yếu tố của thực tại thiêng liêng. Nó cũng sẽ được chúc tụng, nó sẽ đơm bông, nó sẽ trở thành cái ǵ mà kiếp số đă tiền định. Tôi không tự phụ mà nói rằng tại sao vậy. Nhưng mà ư niệm nầy không phải là không khuyến khích chúng ta. Tôi muốn nói những sự sơ xuất, những thiếu sót, những sự lầm lạc trong dĩ văng của chúng ta, về sau cũng có thể có một tính cách khác biệt mặc dù ngày hôm nay, đối với chúng ta, chúng có đặc tính không tốt nầy. Ở thếgian, ư niệm nầy khó cho con người thấu hiểu được, nhưng tôi tin chắc rằng nó chứa đựng một phần chân lư.

 

 

 

15.- Hăy ham muốn những vật sở hữu trên tất cả mọi vật.

 Nhưng mà những vật sở hữu nầy phải tuyệt đối thuộc về của Linh Hồn trong sạch, và bởi đó, Linh Hồn trong sạch nào cũng đều được hưởng sở hữu đó một cách in như nhau. Tới ngày nào tất cả chỉ là một th́ ngày đó chúng ta sẽ thành ra tài sản đặc biệt của tất cả. Hăy ham muốn những vật sở hữu mà Linh Hồn trong sạch có thể ǵn giữ được hầu súc tích những của cải cho đời sống tinh thần chung của nhân loại, cho đơn vị nầy, chỉ nó đây mới thật là Chơn Ngă của con.

 

C. W. L. - Những vật sở hữu mà chúng ta nên ham muốn là những đức tánh giúp ích cho nhân loại. Tất cả những thắng lợi mà chúng ta đạt được là nhân loại đạt được, chứ không để cho chúng ta. Sự ham muốn chiếm hữu phải nhắm vào những vật sở hữu chung cho tất cả, đó là sự ham muốn cho mỗi người đều có phần trong một gia tài chung. Chúng ta gặp lại đây vấn đề Vô Ngă và dưới một h́nh thức khác. Đời sống của các Đấng Chơn Sư cho chúng ta những gương mẫu đáng kính phục. Tôi c̣n nhớ có một lúc tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe người ta nói rằng các Ngài dường như không có mắc Nghiệp Quả. Những Thánh Thư của Ấn Độ cũng có nói rằng các Ngài đứng trên Nghiệp Quả. Thuở đó tôi không hiểu nổi điều nầy. Nhân Quả là một định luật cũng giống hệt như hấp lực. Chúng ta có thể lên cao tới ngôi mặt trời, mà hấp lực cũng không mất. Trái lại, chúng ta cảm thấy lực ấy càng mănh liệt hơn nữa. Dường như tôi thấy khó mà thoát khỏi Luật Nhân Quả, v́ bởi nhờ luật ấy mà mỗi người nhận lănh những ǵ cân xứng với hành động của họ. Nếu các Đấng Chơn Sư Cao Cả không ngớt ban rải ân lành cho vạn vật đến một điểm mà chúng ta không có hy vọng ǵ sánh bằng các Ngài được và nếu đồng thời, các Ngài không tạo ra một Nghiệp Quả nào th́ cái kết quả phi thường của sự ban rải thần lực đặng giúp đời của các Ngài trở nên như thế nào ?

Cuối cùng, sau khi khảo cứu vấn đề nầy, chúng tôi bắt đầu hiểu. Nếu tôi diễn tả cách thức mà Nhân Quả hiện ra dưới tầm mắt của vị có Huệ Nhăn, có lẽ vấn đề sẽ trở nên dễ hiểu hơn. Cách hành động của Luật Nhân Quả ở trên mấy cơi cao biểu lộ ra giống như cảnh tượng sau đây. Mỗi người đều là trung tâm của những h́nh cầu đồng một tâm điểm với nhau. Chúng nhiều cho đến đỗi không thể nào tưởng tượng được. Có vài cái ở sát một bên y, c̣n những cái khác th́ ở tít mù xa trong ḷng vực thẳm của Vũ Trụ. Mỗi tư tưởng, mỗi lời nói và hành vi, dù ích kỷ hay không ích kỷ đều phát ra một nguồn khí lực chạy ngay vào mặt những h́nh cầu, và đánh thẳng góc vào cái mặt bên trong của một trong những h́nh cầu ấy rồi dội ngược lại và trở về chỗ khởi điểm của nó. Tính chất của sức mạnh cũng như thời gian quay về dường như hạn định do một h́nh cầu nào đẩy lui sức mạnh ấy. Có thứ sức mạnh sinh ra do bởi vài hành động đánh vào một h́nh cầu tương đối ở gần một bên, kế đó quay trở lại rất nhanh chóng, c̣n những sức mạnh khác tiếp tục đi vào cơi không gian vô tận và chỉ quay về sau nhiều kiếp. Tại sao vậy ? Chúng tôi không hiểu v́ lẽ nào. Chúng tôi chỉ biết rằng sự quay về của nó không thể tránh được và trong tất cả những trường hợp, sức mạnh ấy chỉ có thể trở về nơi trung tâm đă phát sinh ra nó mà thôi.

Tất cả những sức mạnh do con người sinh ra th́ phải trở về với y, thời gian trở về cũng lâu bằng cách y phóng sức mạnh ấy ra ngoài. Tuy nhiên, mọi người đều dính liền bên trong với Đức Thượng Đế và điều đó, không phải do một trong những h́nh cầu nào mà chính nó do nơi trung tâm điểm. Khi quay về trung tâm, y có thể đi tới Đức Thượng Đế và khi mà y điều khiển tất cả sức mạnh của tư tưởng và ḷng ham muốn của y về ngay trung tâm th́ sức mạnh ấy không quay trở về với y nữa mà đi phối hợp với khối thần lực vô biên đang chuyển động do Đức Thượng Đế không ngớt ban rải trong Vũ Trụ của Ngài hầu duy tŕ sự sống của vạn vật. Sức mạnh thiêng liêng từ  trung tâm phát ra, chớ không phải từ bên ngoài đến. Khi khảo sát những nguyên tử hồng trần, vị có Huệ Nhăn nhận thấy có vài nguyên tử thu hút sức mạnh. Sức mạnh nầy phải có một nguồn cội, nó không phải vô bên nầy rồi ra bên kia. Nó từ trung tâm nguyên tử phóng ra và ở bên ngoài xem th́ không biết nó từ đâu đến. Sự thật, sức mạnh ấy phát khởi từ một bề cao siêu [17] và con mắt của chúng ta không thấy được. V́ thế, con đường dắt đến Đức Thượng Đế ở trong tâm của muôn loài vạn vật và ấy là cái chiều hướng theo đó mà con người phải điều khiển tất cả sức lực của ḿnh trong khi y luôn luôn nh́n về Thượng Đế và chỉ nghĩ đến Ngài lúc y hoàn thành công việc của y. Riêng về cá nhân y th́ sức mạnh nầy tan mất, tuy nhiên, như tôi đă nói, sức mạnh ấy lại đến nhập vô nguồn thần lực của Đức Thượng Đế luôn luôn ban rải khắp nơi. Đối với con người th́ không có cái kết quả riêng nào cho cá nhân ở trong những cơi thấp, nhưng mà nhờ mỗi sự nỗ lực tương tự, y sẽ tiến gần đến Chân Lư thiêng liêng ở trong ḷng y, y biểu lộ nó rơ ràng hơn và đầy đủ hơn. V́ vậy, nói rằng y không thâu thập một kết quả nào hết th́ sai. Trong một Vũ Trụ phục tùng Định Luật, tất cả đều tạo nên một hiệu quả, nhưng mà không có hiệu quả nào bên ngoài có thể lôi kéo con người trở lại thế gian.

Tôi tưởng đó là những điều giải thích đoạn sách nói về các Đấng Cao Cả thoát khỏi Luật Quả Báo, tất cả thần lực vô biên của các Ngài đều được các Ngài lấy danh nghĩa nhân loại và như là những đơn vị của nhân loại mà sử dụng trọn vẹn để ban bố phúc lành cho con người. Dường như, các Ngài thoát ra khỏi sự bắt buộc của Định Luật. Dù là kết quả thế nào, nó cũng thuộc về nhân loại chớ không phải thuộc về các Ngài, Nhân Quả của tất cả những sự hoạt động vinh diệu của Chơn Sư không để dành lại đặng Ngài hưởng thụ mà để cho toàn thể nhân sinh.

Chúng ta cũng thế, chúng ta phải hoạt động với tinh thần vô ngă. Nếu trong lúc hành động, dù là một hành động tốt đẹp, chúng ta tự nói : "Tôi làm điều nầy, tôi muốn thấy được công lao của tôi". Hoặc giả, dù không nghĩ đến công lao, chúng ta chỉ nói : "Ấy là tôi làm điều đó", cũng như những vị Pharisiens thuở xưa th́ chúng ta nhận lănh phần thưởng của chúng ta rồi. Cái kết quả sẽ dành cho bản ngă cá nhân và buộc trói chúng ta vào thế gian nầy, không khác ǵ một kết quả xấu. Nếu trái lại, quên hẳn bản ngă của ḿnh đi, chúng ta chỉ hành động như những đoàn viên của nhân loại th́ kết quả của sự hành động sẽ trở về cho nhân loại và mỗi người là một phần tử. Càng hành động bất vụ lợi th́ chúng ta càng đến gần Tâm Thiêng Liêng của vạn vật. Đó là quan điểm của chính Đức Thượng Đế. Đối với Ngài, không có một tư tưởng riêng tư nào có thể tồn tại được. Ngài luôn luôn hành động cho hạnh phúc của toàn thể mà Ngài là người đại diện. Nếu trong lúc hành động, chúng ta chỉ nghĩ đến Ngài th́ kết quả sẽ trút đổ vào kho thần lực của Ngài và không c̣n trở lại với chúng ta dưới một h́nh thức nào khả dĩ cột trói chúng ta được, mà như là một yếu tố làm cho chúng ta trở nên những sự biểu hiện càng ngày càng viên măn của Đức Thượng Đế và càng ngày nó càng nâng cao chúng ta lên đến sự an tĩnh của Ngài mà trí thông minh  của con người không thể hiểu nổi.

 

                                               * * *