Họp Thông Thiên Học Nam Cali tháng 12 năm 2010 

 

       Hăy làm việc như những kẻ tham vọng làm việc.

 

  A. B. - Mặc dù câu cách ngôn nầy được đặt vào chỗ khởi đầu của Qui tắc 4, tôi muốn đem khảo sát nó nơi đây là chỗ nó được áp dụng đặc biệt. Đây là lời giảng lư Qui tắc 1 do Đức Đế Quân viết ra. Đồng thời, chúng ta sẽ đề cập qui tắc và lời chú thích của Ngài, rồi đem đối chiếu lại th́ thấy được nghĩa lư của nó. Cho nên, chúng ta hăy đọc : 1.-"Hăy diệt ḷng tham vọng, nhưng hăy làm việc như những kẻ tham vọng làm việc vậy". 2.-"Hăy diệt ḷng ham sống, nhưng hăy kính trọng sự sống như những kẻ ham sống vậy". 3. - "Hăy diệt ḷng ham sung sướng, nhưng hăy sung sướng như những kẻ sống v́ hạnh phúc". Ham muốn quyền tước, ham sống và ham muốn hạnh phúc, đó là những điều thúc giục con người hành động ở thế gian nầy. ấy là phần thưởng của Đấng Tối Cao hiến cho tất cả mọi người, nhờ đó mà sự tiến hóa phát triển. Tất cả mọi nỗ lực của con người để đạt cho được những phần thưởng ấy làm nảy sinh những tánh t́nh và thuận lợi cho sự tiến hóa. Nếu hết thảy những điều đó đột nhiên biến mất th́ con người sẽ mất hết ḷng tham vọng, ḷng ham sống và ḷng ham sung sướng. Chính đó là một giai đoạn mà chúng ta đều trải qua trước khi sự ham muốn nồng nhiệt đời sống tinh thần hoàn toàn phát khởi trong tâm ta - giai đoạn đó gọi là vairagya : đoạn tuyệt - nó sinh ra do sự nhàm chán. Con người nếm được mùi quyền thế và không t́m thấy hạnh phúc ở đó, họ làm việc hầu đạt cho được nó và nắm giữ lấy nó, nhưng họ nhận thấy rằng, đối với Chơn Nhơn, quyền thế là một điều thất vọng, không như điều người ta tưởng và không làm cho họ thoả măn. Chúng ta hăy lấy thí dụ cố Hoàng Đế Nga. Ở trên ngôi vị tuyệt đỉnh của quyền lực con người, Ngài quá chán ngán và hết sức ao ước thoát ly sự ràng buộc của nó. Không phải là chuyện hiếm có khi gặp trong lịch sử một người nắm giữ trong tay một quyền hành tuyệt đối và khi ḷng đoạn tuyệt bị kích thích th́ liền từ bỏ ngôi báu của ḿnh. Kết quả : một cuộc sụp đổ, một sự suy nhược của tất cả mọi lư do, từ đó đến giờ, thúc giục con người hành động. Nó nói trong sự chán nản rằng : " Ích ǵ phải có sự nỗ lực mới ? Tôi không ham muốn quyền thế nên chi tôi không có ư do để mà làm việc. Tôi không ham sống, tại sao phải tiếp tục sống hoài ? Tôi không ham sung sướng v́ nó không làm cho tôi thoả măn, tại sao tôi phải chịu lao tâm khổ trí để đạt cho được nó ?". Đối với chúng ta th́ câu hỏi như thế nầy : "Làm thế nào khích lệ người nầy trở lại hành động hầu y tiếp tục sự phát triển và tiến đến mức chót của cuộc tiến hóa của y ? Làm thế nào kéo y ra khỏi giấc mộng hôn mê ? " Phương pháp duy nhất là đánh thức trong tâm y, sự hoạt động của Sự Sống Thiêng Liêng, sự sống nầy trưởng thành bằng cách cho ra chớ không phải bằng cách thâu vô. Y đi đến một điểm biến chuyển của cuộc đời y là y muốn c̣n bấu víu vào bản ngă chia rẽ th́ kiếp tái sinh sau nầy của y sẽ là sự mệt mỏi và chán nản. Người ta có thể đánh thức trong tâm y, ḷng ham muốn cái đời sống chân thật nó tự ban rải ra ngoài để phụng sự chớ không phải khư khư nhốt ḿnh trong sự ích kỷ trơ trơ. Trong t́nh trạng hiện hữu, người ấy, ở thế gian, là một phần tử vô dụng, vô dụng cho chính ḿnh nó, vô dụng cho tất cả. Trước khi đi đến mức đó, y đă là một mănh lực phụ trợ cho sự tiến hóa chung của thế gian, v́ bởi y chịu ảnh hưởng của những vật có sức hấp dẫn những kẻ thường nhơn để giúp họ tiến hóa. Trong t́nh trạng sụp đổ và vô dụng mà y đă nhốt ḿnh vào đó v́ mất những lư do thường t́nh và thấp thỏi th́ có một tiếng gọi đặc biệt kêu  y - một tiếng gọi kêu đến ba trạng thái của con người - đă mất những lư do hành động. Có lịnh truyền cho y : "Hăy làm việc như những kẻ tham vọng vậy". Câu cách ngôn nầy kèm theo qui tắc I : "Hăy diệt ḷng tham vọng", khi đứng một ḿnh th́ nó sẽ dắt đến sự bất động. Bản ngă chia rẽ bị tiêu diệt rồi, con người không c̣n lư do ǵ để làm việc nữa th́ nó nhận được lời kêu gọi nầy : "Hăy làm việc như những kẻ tham vọng làm việc vậy". Kế đến lệnh thứ II : "Hăy kính trọng sự sống như những kẻ ham sống muốn vậy". Và tiếp đến lệnh thứ III : "Hăy sung sướng như những kẻ sống v́ hạnh phúc". Đó là ba huấn lệnh mới, khởi điểm của một cuộc đời sống mới thay thế cho ba lư do cũ. Huynh hăy nh́n người nằm dài duỗi thẳng người ra, h́nh như chết. Quả thật, đời sống h́nh thể đă bị tiêu diệt. Giờ đây, chính là đời sống Tâm Thức mà nó cần phải thức tỉnh. Ba tiếng gọi ấy đă giúp nó làm được việc nầy. Nó phải khởi sự làm việc lại, nhưng chính hiện giờ con người Tinh thần phải sống và hoạt động, khi mà Phàm Nhơn sẽ động tác như một cái máy. Con người sẽ sống mănh liệt hơn bao giờ hết, mặc dù tất cả sự ham sống, ham sung sướng và ham quyền thế đă tắt hẳn trong ḷng nó. Ấy là câu trả lời cho câu hỏi nầy : Tại sao phải làm việc ?

  Người nào không t́m được câu trả lời th́ không chịu hành động và sự tiến  hóa của y bị ngưng trệ. Đó là điểm,  theo  Cơ  Học,  có tên  là tử  điểm (điểm chết) là t́nh trạng quân b́nh mà trong đó không c̣n sức xúc động. Những mănh lực cao siêu th́ cân phân với những mănh lực thấp thỏi và tiêu diệt tánh ích kỷ và ḷng tham vọng xưa kia, nhưng chúng nó chưa đủ khả năng thúc đẩy con người tiến tới trước; y sẵn sàng đem hết tinh lực và ư chí của y cung ứng cho những mănh lực cao siêu ấy. Sự quân b́nh nầy không phải là mục đích của cuộc tiến hóa. Nào là những lư do mới đưa ra cho con người hầu đánh thức nó và làm cho nó hoạt động ? Một lư do duy nhất thôi, tác động ở nội tâm, có thể làm khích động Linh Hồn; nó vốn ở trong sự đồng hóa với đời sống của Đức Thượng Đế trong thế gian và hoạt động như là phần tử của đời sống ấy, thay v́ hoạt động với ḷng ham muốn cho được sự ban thưởng. Không có sự chú thích nào của câu cách ngôn nầy hay hơn hết bằng một đoạn ở trong phần đàm thoại thứ III của quyển Thánh Ca ( Bhagavad Gita) nơi đó chỉ cho biết những lư do phải làm việc sau khi đă mất những lư do thường t́nh là ḷng ham muốn những kết quả của sự hành động : 

       "Kẻ nào gặp sự hoan hỉ nơi Chơn Ngă (Chơn Nhơn) thỏa măn với Chơn Ngă và chỉ đẹp ḷng với Chơn Ngă, kẻ ấy mới đích thật là không c̣n ǵ phải thi hành ở thế gian nầy.

       Sự hành động cũng như sự bất động không c̣n liên hệ đến nó ở thế gian nữa, nó không c̣n lệ thuộc một sinh vật nào ở cơi đời nầy.

  Thế nên, con hăy thoát ly và phải hành động; sự hành động là bổn phận của con, v́ khi hoàn thành sự hành động mà không tham luyến, con người đạt được Ngôi Cao Cả. Janaka và những vị khác, quả thật đă tiến đến bậc toàn thiện bằng sự hành động. Con hăy cố gắng hành động bằng cách nhắc nhở lấy con rằng mục đích của con là phụng sự thế gian ".

  (Bhagavad Gita, chương III, 17 - 20 )

 

       Những điều diễn tả trên đây là một tŕnh độ cao diệu hơn tŕnh độ của con người màchúng ta hiện đang đề cập đến. Chúng ta chỉ nói tới chỗ khởi điểm của con Đường Đạo dắt đến sự thực hiện hoàn toàn Chơn Ngă. Tuy nhiên, lư do đă được tŕnh bày trong quyển Thánh Ca đem áp dụng cho con người nói trên đây, khi mà y đă nhận thấy rằng Phi Ngă (Non Soi) không hứa ǵ cả, th́ y tới tŕnh độ đáp lời kêu gọi của Chơn Ngă duy nhất. Y sẵn sàng làm việc cho lư do nầy là lo cho hạnh phúc của chúng sinh. Một người như thế, hiện giờ, có thể nghĩ đến cách hoạch đắc cho được sự hiểu biết thiêng liêng, không phải để cho ḿnh trở nên minh triết và cao quí, mà để giúp đỡ nhân sinh, ấy là mục tiêu mà y dung nạp từ từ,  mục tiêu ở ngoài bản ngă riêng biệt của cá nhân  y.

        Rốt cuộc, y sẽ bỏ lư do nầy, ḷng ham muốn nầy, từ đó chỉ c̣n có một sự muốn duy nhất thôi, ấy là có thể trở nên một bộ phận của cái ǵ cao hơn y và để hoàn thành Thiên ư. Y sẽ tập cần phải dứt ḷng ham muốn, dù là ham muốn sự hiểu biết thiêng liêng hay là mong ước được trở nên một Đấng Chơn Sư, mà chỉ ham muốn là một khí cụ của Đời Sống Cao Siêu. V́ thế, y trở lại hoạt động như những kẻ có ḷng tham vọng, nhưng đối với lư do là làm một vận hà cho Đời Sống Cao Siêu, con người sẽ loại bỏ những dấu vết cuối cùng của ḷng tham vọng. Tiến đến điểm nầy, tinh lực của y, ngay lúc đó, thâm nhập vào Thiên ư. Ấy là lư do thúc đẩy y làm việc. Trong những chương của Thánh Ca mới vừa kể trên, Đức Shri Krishna giải thích phải làm việc cách nào để đạt đến Ngôi Cao Cả, để nhận thức được sự hiện diện và quyền lực của Đức Thượng Đế. Kế đó, Ngài chỉ cho biết rằng sự kiện đạt đến Ngôi Cao Cả và nhận thức được Đức Thượng Đế, dắt đến một sự hoạt động của Đấng Tối Cao là để bảo tồn tất cả vạn vật :

 

      "Nầy Partha, Ta không c̣n cái chi phải hoàn thành hoặc hoạch đắc ở trong ba cơi thế giới và trong khi đó Ta vẫn tham gia vào sự hành động.

  "Bởi v́, nếu Ta không tham dự một phần việc kiên cố trong sự hành động, nầy Partha, nhân loại sẽ theo bước chân Ta khắp nơi.

  "Ba cơi thế giới nầy sẽ bị hủy diệt, nếu Ta không hành động. 

                               (Bhagavad Gita, chương III, 20 - 24)

 

       Ngài làm việc cho hạnh phúc nhân loại, đặng duy tŕ sức chuyển động của bánh xe Vũ Trụ. Sự hoạt động của Ngài chỉ có một lư do là giúp cho thế gian tăng trưởng và phát triển cho đến khi chấm dứt chu kỳ của Địa Cầu [2a]. Kế đó, Đức Shri Krishna chỉ mục đích nhắm vào sự làm việc của chúng ta là nó phụng sự và bảo tồn  cơi Thế gian và nhân loại. Dứt hẳn sự đồng hóa với mọi h́nh thức chia rẽ hầu đưa chúng nó đến chỗ hoàn thiện. Như thế, con người đồng hóa với Sự Sống th́ nó phải hiến dâng tất cả mọi công tác cho hạnh phúc, cho công việc phụng sự đồng loại và trọn cả Thế gian, hầu tất cả muôn loài, từ động vật cho đến bất động vật, có thể tiến đến mức cuối cùng đă dành sẵn cho chúng nó, có thể trở nên cái ǵ mà Đấng Tối Cao muốn cho chúng nó trở nên, mặc dù, trong đời sống biểu hiện, chúng nó chưa tiến đến điểm đó [3a] . Tất cả Vũ Trụ của Đấng Tối Cao đă có sẵn và toàn thiện trong tư tưởng của Ngài, dần dần và trải qua nhiều giai đoạn, Ngài đem tư tưởng nầy làm thành h́nh thức trong vật chất. Người ta không thể nào nhận thức được một phần Sự Sống của Ngài mà không làm việc như chính Ngài đă làm việc cho sự biểu hiện hoàn toàn tư tưởng nầy, nghĩa là làm chuyển động bánh xe của Sự Sống cho đến kỳ hạn chỉ định.

       Bất tất con người phấn khởi v́ lư do chính đáng và thiêng liêng nầy mà tin tưởng đến Đức Thượng Đế hay là chú ư đến Ngài; dù sao y cũng cảm biết được Sự Sống thiêng liêng trong Thế gian, y ứng đáp lại và phụng sự Sự Sống thiêng liêng nầy với tấm ḷng sùng kính tuyệt vời. Đó là trường hợp, thí dụ, của ông bạn già của tôi. Ông Charles Bradlaugh, mặc dù ông không tin tưởng ở Đức Thượng Đế như thời đó người ta đă tin, nhưng ông luôn luôn sẵn sàng đương đầu với mọi sự đau khổ và nguy hiểm, đem thân của ḿnh lấp ngang miệng hố để cho kẻ khác làm phương tiện tiến lên, như một cái cầu, đến đời sống cao siêu. Tuy nhiên, những kẻ nào cảm biết được Thiên ư đến đỗi lấy đó làm lư do chính của đời sống ḿnh th́ nên giữ ḿnh đừng làm rối trí kẻ khác chưa đủ sức suy nghĩ  như họ và c̣n hành động dưới ảnh hưởng của ḷng ham muốn. Kế đó, Đức Shri Krishna nói rằng :

 

       " Cũng như kẻ vô minh hành động v́ quyến luyến sự hành động, nầy Bharata, cũng thế, bậc Thánh Nhân phải hành động mà ḷng không tham luyến với mục đích duy nhất là giúp đỡ Thế gian.

  " Bậc Thánh Nhân không nên làm rối trí những kẻ vô minh c̣n quyến luyến sự hành động, nhưng, khi hành động trong sự hợp nhất với Ta, nó cần phải làm cho mọi hành động đều được vui thích ".

  ( Bhagavad Gita, III, 25 -26 )

 

        Người tinh thần hết ḷng làm việc cho đời và treo gương mẫu bởi v́ lẽ người thế noi theo cách hiểu biết của các vị Thánh Hiền  mà làm việc. Một người làm mục tiêu cho quảng đại quần chúng trông vào có ra một gương mẫu ǵ th́ kẻ khác sẽ bắt chước cách hành động của y. Nếu y lănh đạm với sự hành động th́ những kẻ thấp hơn y cũng làm thế ; sự lănh đạm của y có lẽ có một lư do cao thượng mà họ không biết, và lẽ dĩ nhiên họ sẽ nghĩ đến một lư do khác. Đối với họ, ḷng lănh đạm có tính cách bất động và sự tiến hóa của họ v́ thế bị ngưng trệ.

       Một người nào đó sẽ có thể nói rằng :"Tôi không thiết đến kết quả ở thế gian cũng như ở trên cơi Thiên Đường; như vậy tại sao giúp đỡ đồng loại tôi theo dơi con đường dắt đến sự thỏa măn nầy ? Tại sao thúc giục họ hành động nhắm vào những mục tiêu mà tôi xét thấy vô ích, nhắm vào những thắng lợi hăo huyền ? Tại sao tôi tận lực cho ra những điều không dung nạp được ?" Câu trả lời không c̣n làm cho người ta phải hoài nghi nữa. Những kết quả của sự hành động nầy hết sức cần thiết cho đa số người; trừ phi họ không ham muốn những cảnh vui vẻ Hồng Trần nầy, những sự sung sướng nầy, những điều tham vọng nầy, những mục tiêu nầy, chúng thúc giục họ hành động, th́ sự tiến hóa họ bị ngưng trệ. Nếu con người không t́m những sự thỏa măn ở thế gian, có thể mục đích của họ hướng về cơi Thiên Đường. Dù sao, họ phải được khuyến khích để hành động, để tăng trưởng, để tiến hóa. Nếu huynh làm cho họ tin rằng (thuyết phục) tất cả điều đó là vô ích th́ họ sẽ không tiến bước.

       Cho nên, đối với sự tiến bước của nhân loại, điều quan trọng là có một gương mẫu đưa ra, gương mẫu của một công việc được hoàn thành trọn vẹn, đầy đủ. Luôn luôn khó mà thực hiện sự toàn thiện ngày nào mà công việc làm c̣n bị ḷng ham muốn giục giă; mặc dù, trong trường hợp nầy, con người có thể làm được gương mẫu đáng khen về nghị lực kiên nhẫn, nhưng việc làm của y có pha chút đỉnh tính cách lợi kỷ sẽ không cho gương mẫu của y trở nên toàn thiện. Y sẽ có thể làm việc với một cách đúng đắn lắm, nhưng đó là điều y sẽ thực hiện cho y. Kỳ thật, y không tận lực thi hành, tư tưởng của y không hoàn toàn hướng về công việc làm, mà cố bám vào một phần kết quả riêng biệt cho cá nhân y.

          Đức Thượng Đế làm việc trong sự toàn thiện hầu cho sự tiến bộ của Thế gian được vững bền, thế nên, chúng ta hăy làm việc với một tinh thần như thế. Chúng ta phải làm việc giỏi giắn hơn những thế nhân có nhiều khả năng hơn hết, v́ lẽ chúng ta có lư do là phụng sự Đức Thượng Đế và nhân loại chớ không phải cho quyền lợi riêng của chúng ta. Chúng ta muốn làm việc là v́ nhân loại. Chúng ta từ khước việc đi t́m khắp nơi những hoạt động chỉ v́ ḷng vui thích tầm thường mà hoạt động. Có lắm người làm việc như thế để thỏa thích sự hoạt động của họ v́ nếu họ sống nhàn hạ, không làm ǵ hết th́ họ chết ṃn trong sự buồn chán, khuynh hướng đó không giống chút ǵ với khuynh hướng của con người đă đẹp ḷng v́ Chơn Ngă ( Chơn Nhơn). Không bao giờ họ buồn chán, không bao giờ họ t́m kiếm một phương thế để thỏa măn sự cần phải hoạt động của họ. Họ làm việc v́ cho là bổn phận của ho,ï và nơi nào không có bổn phận bắt buộc họ phải làm th́ họ không ham muốn hoạt động. Trong phần đối thoại thứ IV của Thánh Ca, Đức Shri Krishna giải thích bằng những lời nầy về sự hành động, sự hành động xấu và sự bất động :

 

     "Thế nào là hành động ? Thế nào là bất  động ? Chính những bậc Hiền Triết cũng bối rối về điều đó. Bởi thế, ta sẽ giải thích cho con biết thế nào là hành động, khi biết rồi con sẽ giải thoát được sự khổ.

  " Cần phải học hỏi cho biết sự hành động và phân biệt thế nào là hành động không chân chính và thế nào là bất động. Huyền bí thay con đường hành động.

   " Kẻ nào có thể thấy được bất động trong hành động và hành động trong bất động [4a], kẻ ấy là bậc Hiền Triết  ở giữa nhân loại, nó vẫn ḥa hợp với mọi người, dù khi có hành động ".

  ( Bhagavad Gita, IV, 16 - 18 )

 

        Người ta nói chính những bậc Hiền Triết cũng không nhận thức được rơ ràng giới hạn của tất cả những điều trên đây. Sự hành động tốt, đối với con người, là một bổn phận, bổn phận biểu thị sự sống của Đức Thượng Đế mà vẫn  tồn tại vị trí của ḿnh. Như thế, y cần phải làm một vận hà hoặc như một nhân viên và làm việc với sự hiểu biết, sự chính chắn và thận trọng mà con người không tham vọng đă chứng tỏ. Huynh hăy so sánh công việc của y với công việc của người tham vọng, huynh sẽ thấy công việc ấy cũng đàng hoàng và tốt đẹp v́ nó đă được hoàn thành với một tinh thần hy sinh tuyệt đối và sự quân b́nh triệt để. Nếu huynh gặp một người không làm việc như thế và cũng không cầu mong kết quả của sự hành động, vậy mà y tỏ ra ít hoạt động hơn là y phải làm, y làm việc kém nghị lực, kém hứng thú và kém mực thước v́ y không c̣n lư do riêng tư nữa th́ huynh đứng trước mặt một người, trước khi đi đến sự bất động, y chưa học xong bài học "bổn phận phải hành động". Tôi được nghe nói về nhiều người rằng : "Mấy người đó chưa hành động mà đă bắt đầu bất động, v́ họ đă nhận thức được trong trí họ rằng kết quả của sự hành động là hăo huyền, trước khi họ tiến đến điểm mà họ sẽ có thể làm việc một cách bất vụ lợi. Trong thế gian nầy, họ là những người vô dụng, không làm việc ǵ cả. Họ cũng không phải là những người tinh thần để cung hiến tinh lực ḿnh cho sự tiến hóa của nhân loại".

      Người tiến đến tŕnh độ mà kết quả của sự hành động không c̣n quyến rũ y nữa th́ được quyền chọn lựa giữa hai lối sống : y có thể lánh ḿnh vào rừng sâu, sống cuộc đời cô độc, hoặc là tích cực tham gia vào những công việc của người đời. Nếu y tiến hóa khá cao để làm việc mạnh mẽ trên cơi Thượng Giới hay là cơi Tinh Thần (cơi Bồ Đề) th́ đời sống bất động nầy ở Thế gian, đối với y, có thể tốt nhất. Y giúp ích kẻ khác đắc lực hơn là việc mà y không thể làm được trong khi xung quanh y đầy những náo động của Trần ai. Tuy nhiên, Đức Sư Phụ thường cho y thác sinh xuống Trần thế đặng mà trong kiếp chót nầy, y làm gương mẫu cho sự hành động chân chính ở Thế gian, y sống một cuộc đời hoàn toàn hoạt động và biểu lộ tất cả tinh lực làm ra đặc tính của con người đầy tham vọng nhất.