Họp Thông Thiên Học Nam Cali tháng 4 năm 2011

  3.- Hăy diệt ḷng ham sung sướng.

    Hăy sung sướng như những kẻ sống v́ hạnh phúc.

 

           A. B. - Trong những giai đoạn đầu tiên của sự tiến triển, con người vận dụng tất cả năo lực và thể lực của nó hầu đạt cho được những phương tiện bảo đảm sự sung sướng của nó. Ḷng ham muốn sung sướng đó là điều chỉ định cho phần đông con người. Đó là sự kích thích rất hữu ích để đem vài tánh biểu lộ ra đặng chúng nó thích ứng với sự sung sướng mà người đạt được muốn thụ hưởng.

       Ḷng ham muốn tiêu tán dần dần khi mà những mục tiêu hiện lên. Tỷ như một người có thể diệt ḷng ham muốn sung sướng và những lạc thú của xác thân bằng cách di chuyển quyền lợi của y qua đời sống tinh thần. Trước tiên, y có một ư niệm về sự cố gắng, sự đau khổ và sự mất mát tổn hao, nhưng y thích những sự lạc thú của Thể Trí hơn là Thể Xác, biết rằng chúng nó sẽ tồn tại lâu hơn, kế đó, nếu y thực hành sự đoạn tuyệt y nhận thấy rằng cái ư nghĩ tổn hao mất mát giảm bớt, những sự lạc thú trí thức đối với y, có sức hấp dẫn tăng trưởng thêm, sau rốt, những điều ham muốn thấp hèn mất hết sự quyến rũ của nó.

         Trước hết, và ở mọi tŕnh độ, có sự đoạn tuyệt, kế đó, sự vật Hồng Trần mà ḿnh ham muốn mất sức quyến rũ của nó. Về sau, một sự thay đổi tương tự phát sinh liên quan đến những lạc thú trí thức. Khi con người ngưỡng vọng đến đời sống thiêng liêng, ḷng ham thích hoạt động về trí thức giảm lần từ giai đoạn. Sự hưởng thụ một tinh lực dơng mănh vềtrí thức càng ngày càng ít làm cho nó mê say. Nó từ khước những sự lạc thú của trí tuệ và t́m kiếm những sự lạc thú của tinh thần. Nó thoát khỏi trí tuệ và chú định Tâm Thức của nó vào tŕnh độ cao siêu.

          Diệt ḷng ham muốn sung sướng không phải là không có hại, nó là cái hại lớn thứ ba. Cái hại thứ nhứt là bất động, cái hại thứ hai là khinh bỉ, cái hại thứ ba là một khuynh hướng không sung sướng mà cũng không đau khổ.         

            Làm thế nào cho được hạnh phúc ? Chúng tôi đáp : " Khi t́m biết được rằng Chơn Ngă là toàn phúc ". Trong quyển kinh Brahma Sutras  có nói rằng : "Phạm Thiên  là toàn phúc. Phạm Thiên là toàn lạc". Giờ đây, con người phải có ḷng tin như thế. Không có sự sung sướng nào, không có sự đau khổ nào c̣n ảnh hưởng đến người y nữa. Chúng nó không c̣n sức hấp dẫn y được, chúng nó sinh ra bởi sự tiếp xúc giữa những h́nh thể. Giờ đây, đạt đến mức quân b́nh con người quên hẳn ḿnh đi không thấy ǵ sung sướng hay là đau khổ nữa, tuy nhiên, y cần phải tập cho được sung sướng như những kẻ sống v́ hạnh phúc.

          Ấy là sự toàn phúc mà Chơn Ngă được hưởng, cái toàn phúc thâm thúy và bất biến nầy là đặc tính cần thiết của đời sống thiêng liêng mà tâm thức của chúng ta khó nhận thức hơn hết. Đặc điểm của những Đại gia Thần Bí và của những Đấng Cứu Thế; ấy là sự đau khổ đóng một vai tuồng to tát trong cuộc đời các Ngài. Đức Jésus là một người đau khổ. Gautama, Đức Phật, ĺa bỏ cung vàng điện ngọc huy hoàng, những vườn thượng uyển[2], những bằng hữu trung thành, hầu t́m kiếm một phương thuốc cho sự đau khổ của nhân loại. Cũng thế đó, nếu chúng ta khảo sát lại những cuộc đời của những bậc Đại dẫn đạo quần chúng. Sự đau khổ có một ảnh hưởng sâu xa nơi con người của các Ngài, tràn ngập một niềm vui bền bỉ và xét đoán các Ngài ở bên ngoài th́ cho các Ngài chịu những đau khổ ghê gớm. Sự phiền năo ŕnh rập các Ngài, biết bao là sự sầu muộn, sự rối rắm, sự lo lắng và những cảnh hoạn nạn, từ khắp nơi, như mưa đổ trên ḿnh Ngài, lẽ dĩ nhiên, người ta dựa theo đó mà suy luận ra rằng các Ngài buồn thảm lắm. Không hẳn thế, các Ngài không nao núng, không khổ sở, không lo buồn v́ những nỗi niềm đau khổ ấy, mặc dù các Ngài rất chú ư vào đó và vẫn đủ khả năng hoàn thành tất cả điều ǵ mà hạnh phúc của thế gian có thể đ̣i hỏi. Sự an tĩnh ngự trị trong tâm các Ngài. Cho nên, huynh nghe các Ngài luôn luôn lập lại rằng : "Ḷng ta luôn luôn an tịnh".

             Đệ Tử chia sớt tất cả nỗi niềm đau khổ dưới Thế gian. Sự đau khổ nầy không thể tránh được. Nó rọi cái bóng trên ḿnh Đệ Tử, một cái bóng mà y không phương trốn tránh. Tất cả niềm đau khổ của nhân loại cần phải gặp một tiếng dội trong ḷng nó. Nó đau khổ, nó thương hại dùm cho những kẻ vô minh, cho những người đau khổ, cho những phản kháng của họ, cho những bạo động của họ. Ở vào tŕnh độ nói trên, Đệ Tử phải lâm nguy là làm mất sự nhạy cảm của ḿnh. Nếu nhạy cảm càng kém sút th́ Đệ Tử càng ít hữu dụng hơn. Những Đấng Cao Cả động ḷng thương hại cho con người c̣n lệ thuộc Nhân Quả, nhưng các Ngài vẫn chịu bất lực v́ chính các Ngài cũng không làm sao giúp đỡ được. Phải, có những trường hợp mà sự giúp đỡ của các Ngài khó bề thực hiện và con người phải tự lực đương đầu với những kinh nghiệm của ḿnh. Biết được sự cần thiết ḥa hợp tuyệt đối với Thiên Cơ, các Ngài, trong khi đó, đứng biệt lập ra ngoài coi chừng Thiên Cơ hành động. Một yếu tố đau khổ và thiện cảm, v́ thế, c̣n tồn tại ở các Ngài, sự thương hại của các Ngài cũng bao hàm một mức độ phiền muộn nào đó.

          Và điều nầy sẽ lưu tồn măi măi như một cái bóng. Khi làm mất năng lực ḷng thiện cảm, con người sẽ mất năng lực giúp đỡ. Trong phạm vi mà đời sống của y thông đồng với kẻ dốt nát, y cảm thông được niềm vui và nỗi khổ của nó và y làm cho nhẹ bớt sự đau khổ đi bằng cách chia sớt sự đau khổ với nó.

          Vị Đệ Tử luôn luôn hiểu rơ những chơn lư khẩn thiết nầy, và cần nhớ lại rằng Chơn Ngă là toàn phúc. Y trong ḷng phải vui vẻ và đào luyện cho có phương pháp cái tinh thần an phận và điềm tĩnh. Do đó, y có thể tham thiền về sự toàn phúc thiêng liêng, sự toàn phúc thâm thúy, mănh liệt ở thế gian nầy không có ǵ bằng, bởi v́ nó là tinh hoa và chính là bản thể của Chơn Ngă. Trạng thái nầy chỉ có thể phát triển một cách duy nhất là : nhờ sự khảo sát cảnh thế gian, sự t́m hiểu rằng điều ác là Vô Minh hay là sự thiếu Minh Triết. Bị bao bọc ở trong ṿng phiền năo, vị Đệ Tử phải sung sướng. Y phải đạt cho được sự tin chắc rằng sự đau khổ riêng thuộc về mấy Thể mà đời sống là luôn luôn sự vui vẻ.

      C. W. L. - Qui tắc nầy không có nghĩa là cấm đoán sự sung sướng như người ta thường hay giải thích. Những vị Đạo sĩ Yoguis, những nhà tu ẩn dật, những nhà sư, căn cứ vào những kinh sách khác đều kết luận giống nhau. Những lời kết luận ấy đều hoàn toàn sai lạc và vô lư. Thời Trung Cổ, những nhà sư đeo lông ngựa vào cổ để hành xác. Nhiều Đạo sĩ Yoguis ngồi trên bàn chống sắt nhọn trong mùa viêm nhiệt, hết sức nóng, ban đêm họ vẫn ngủ giữa những đám lửa hồng, tất cả những điều nói trên cốt để tránh sự sung sướng. Người ta đi đến kết quả đó, là tại họ lấy một đoạn kinh rồi giải thích một cách quá lố. Trong Thánh Ca ( Bhagavad Gita ) nói rằng : " Những kẻ nào hành hạThể Xác tức là hành hạ Đức Thượng Đế ngự trong thân ḿnh của họ và những phương pháp luyện tập của họ phản tiến hóa". V́ thế, qui tắc nầy, đối với chúng ta, không có nghĩa là cấm đoán sự sung sướng, nhưng chúng ta không nên để cho ḷng ham muốn sung sướng ngăn trở chúng ta thi hành một công tác nào mà chúng ta có bổn phận phải làm. Dù mà sự thi hành bổn phận của chúng ta có đem lại cho ta nhiều nỗi bực ḿnh trọng hệ, đó cũng không phải là lư do để cho chúng ta xao lăng bổn phận của chúng ta.

             Tự cấm ḿnh hưởng sung sướng một cách vô lư, th́ ta chỉ tạo nên những sự khó khăn. Người ta nói nhiều về kiến hiệu của sự đau khổ và của tất cả những sự tiến bộ mà sự đau khổ mang lại cho chúng ta, nhưng khi khảo sát sự vật cặn kẽ, chúng ta nhận thấy sự tiến bộ mà có là khi nào sự đau khổ chấm dứt. Không phải chính là sự đau khổ làm cho tiến bộ, nhưng trong nhiều trường hợp, nó bắt con người phải chú ư đến những điều kiện mà nếu không có sự đau khổ th́ không đủ sức chú ư. Đôi khi, sự đau khổ diệt mất những tánh ngăn trở sự tiến bộ của y, nhưng những sự tiến bo änầy chỉ thực hiện được là khi nào không c̣n đau khổ nữa. Chỉ có lúc bấy giờ thôi, trạng thái tinh thần của y mới giúp cho y nhắm cao xa hơn.

          Chúng ta đừng tưởng rằng có được một đức hạnh nào đó trong sự làm cho chính chúng ta mất tiện nghi. Trái lại, khi nào Thể Xác được thư thái th́ chúng ta dễ nghĩ đến đời sống cao siêu hơn. Tuy nhiên, tôi có biết những người cứ khư khư  măi trong sự lầm lạc ấy. Đây là một thí dụ. Ở Ấn Độ là nơi mà người ta biết rành rẽ về cách thức tham thiền. Họ có tập quán là ngồi xếp bằng kiết dà. Tôi có biết một số đông người Tây Phương bị kiệt sức v́ bắt ḿnh phải chịu đau khổ bằng cách, trong lúc tham hiền, tập ngồi cho quen theo thế kiết dà của người Ấn Độ. Họ không hiểu rằng đó chỉ là một vấn đề của chi tiết bên ngoài và người Ấn Độ công nhận nó chỉ v́ họ đă tập quen ngay từ khi c̣n thơ ấu. Những người chưa quen với tư thế nầy bị nó làm phiền lụy mà muốn tự bắt ḿnh ngồi theo lối đó th́ phí hết th́ giờ của họ. Đức Patanjali khuyến cáo một lối ngồi tham thiền "thong thả và êm ái".

          Có hai điểm đáng được khảo sát liên quan đến cách ngồi của chúng ta trong khi tham thiền. Điểm thứ nhứt là Thể Xác phải vừa đủ thư thái đặng người ta có thể quên ḿnh, bởi v́ đó mới là mục đích t́m kiếm. Điểm thứ hai là ngồi thế nào, nếu chúng ta xuất hồn khỏi xác lúc tham thiền (điều đó vẫn có thể xảy ra luôn) mà không có ǵ rủi ro. Trong trường hợp nầy, cảm giác của Thể Xác là mê man như bị máu xâm. Người Ấn Độ ngồi tham thiền trên ván, té ngửa ra sau nên không có tai hại. V́ vậy, trong lúc tham thiền, chúng ta phải ngồi trên ghế bành hầu tránh khỏi phải té ngửa khi Thể Xác mất tri giác. Nằm tham thiền không tốt nếu nó làm cho chúng ta dễ buồn ngủ.

            Những mối cảm xúc và trí tuệ có sự lạc thú của nó và lắm kẻ bài xích cái quan niệm rằng sự sung sướng của Thể Xác, đối với họ, không có ǵ trọng hệ, nhưng họ lại hết sức đau khổ nếu sự sung sướng của t́nh cảm không được vững chắc nghĩa là khi họ tưởng ḿnh không nhận được sự báo đáp xứng đáng do những sự cảm xúc của họ. Nhiều người cảm xúc một cách khó nhọc lại mong ước cho thiên hạ cũng giống như họ v́ khi nhận thấy sự trái ngược lại th́ họ tỏ ra rất bất măn. Họ ban rải điều mà họ gọi là t́nh thương, nhưng đức tánh nầy cũng thường đượm màu ích kỷ. Họ gây ra đủ thứ rối rắm, sự hành động của họ làm tổn thương những kẻ mà họ nói là họ thương, tất cả những điều trên đây cũng chỉ v́ một lư do duy nhất là họ muốn t́nh thương của họ phải được báo đáp lại. Họ không biết rằng có nhiều loại t́nh thương khác nhau và có lẽ hết sức khó cho những người được họ thương yêu báo đáp lại t́nh thương của họ như  ư họ muốn. Nguyên nhân của sự khó khăn là do sự kiên cố của ḷng ham muốn sung sướng của t́nh cảm. Nhưng chúng ta không nên bao giờ cho ḷng ham muốn ấy xen vào những sự tiến bộ riêng của chúng ta hay là của những người thân yêu chúng ta.

           Cũng thế, có một sự sung sướng của trí tuệ là con người muốn gặp lại những tư tưởng của họ nơi kẻ khác không sai một mảy và do đó, bảo đảm sự thỏa măn và sự an tĩnh của Thể Trí.. Chúng ta vẫn gặp măi sự khó khăn nầy. Thí dụ, một thanh niên có nhiều triển vọng tốt đẹp, hết sức mến thích Thông Thiên Học và ước mong gia nhập vào Hội. Cha mẹ phản đối kịch liệt. Đối với họ, nếu con của họ, trai hay gái, thừa nhận những tư tưởng mà họ không thể nào chia sớt được th́ họ không c̣n sungsướng của trí tuệ nữa. Họ tin chắc rằng họ hữu lư và ngoài những ư kiến đặc biệt của họ ra th́ không ǵ hữu lư có thể tồn tại được. V́ thế, nếu con trai hay con gái của họ mà có nhiều tư tưởng khác hơn tư tưởng của ho ïth́ họ cảm thấy đó là một điều sỉ nhục. Họ quên rằng nếu một Linh Hồn thác sinh trong gia đ́nh họ, đó không phải là một lư do để bắt nó phải chia sớt tính khí của cha mẹ nó. Mỗi Linh Hồn có cách thức của nó, có năng lực đặc biệt của nó để nhận thức Chân Lư.

          Đường lối đặc biệt của Linh Hồn là đường lối duy nhất, theo đó nó có thể tiếp nhận được chân lư. Nhiều kẻ khác lại lầm lạc muốn bắt buộc Linh Hồn phải theo đường lối của họ đưa ra, theo ư họ, làm vậy tức là gây sự phản động toàn diện của Bản Ngă bên trong. Một trăm lần xảy ra là đúng cả một trăm lần, những trẻ em mà trí thức bị đàn áp như thế đều bỏ hẳn tín ngưỡng của cha mẹ nó. Biết bao lần, thí dụ, con trai của vị Giáo sĩ [3] đă trở nên kẻ vô thần v́ cha mẹ đă lầm lạc cưỡng bách nó theo tư tưởng riêng của ḿnh. Ḷng ham muốn sung sướng của trí tuệ đă tạo ra cho con người nhiều đau khổ. Vị Đệ Tử phải luôn luôn coi chừng ḷng ham muốn sung sướng của t́nh cảm hay trí tuệ của ḿnh giục nó xâm phạm tới quyền lợi của kẻ khác và đừng để ḷng ham muốn ấy ngăn trở bổn phận nó có thể thi hành hay sự cứu trợ có thể ban bố.

          Điều cần thiết là chúng ta sống lạc quan, như ở đây Đức Đế Quân đă nói với chúng ta, mặc dù có lẽ chúng ta không sống v́ hạnh phúc. Cái bổn phận sống lạc quan, tôi tưởng, thường hay bị người ta quên. Người ta không thấy đó là bổn phận, thế mà đó là bổn phận theo tất cả ư nghĩa mạnh mẽ của danh từ. Ấy là một yếu tố cần thiết cho sự tiến bộ của chúng ta. Một người cứ măi sầu thảm và chán nản v́ ảnh hưởng của những biến cố th́ không thể tiến bộ. Tốt hơn là y phải lư hội được lẽ đó. Tôi xin lập lại : sự cần thiết cho chúng ta là có được một sự cảm xúc lẹ làng càng ngày càng tăng trưởng, bởi v́ không cảm xúc lẹ làng th́ chúng ta không thể nào ứng đáp liền với một dấu hiệu hết sức nhe ïnhàng của Đức Sư Phụ. Phải vừa rất nhạy cảm và vừa ban rải hạnh phúc là điều khó khăn không căi chối được. Dù sao cũng phải đạt cho được việc nầy. Biết bao nhiêu điều đă kêu gọi đến ḷng thiện cảm thâm thúy nhất chúng ta. Dĩ nhiên, khó mà có thiện cảm với những người đau khổ mà đồng thời trong ḷng lại không phiền năo. Tuy nhiên, như tôi đă giải thích, Sư Phụ có một ḷng thiện cảm rộng mênh mông hơn ḷng thiện cảm của chúng ta, tuy nhiên Ngài không cảm thấy sự phiền năo như là một sự phiền năo vậy.

          Những sự đau khổ, những sự phiền năo sẽ giảm đi nhiều lắm nếu mà những người ngày nay chịu những đau khổ và phiền năo, trong mấy kiếp trước của họ, có lẽ cả chục ngàn năm rồi, họ sống một cuộc đời khác hẳn với lối sống thuở đó. Nhưng bởi họ đă sống một cuộc đời trái với đạo lư như thế th́ bây giờ không có cái chi làm thuận lợi nhiều cho sự tiến bộ của họ bằng những điều xảy đến cho họ hôm nay. Chúng ta không sao ngăn cản được ḷng phiền năo khi thấy t́nh trạng hiện hữu của họ, nhưng niềm thương tiếc của chúng ta không phải v́ những sự thử thách hiện thời của họ mà v́ những nguyên nhân xa xăm xưa kia đă làm cho những sự thử thách đó ngày nay trở nên cần thiết. Ư niệm nầy dường như là lạt lẽo, lạnh lùng, nhưng khi chúng ta biết được đến điểm nào đó rằng kết quả mới thuộc về thành phần của nguyên nhân th́ chúng ta có thể nhận thấy hiện tại có liên quan thiết thực với nguyên nhân do những người nầy gây ra đă từ lâu rồi và không có ǵ khác lạ dưới quyền lực của Luật Trời là Luật Nhân Quả.

         Ngày nay, tất cả những sự đau khổ nầy chỉ có thể sửa đổi được là nhờ sự can thiệp của những lực mới, chúng ta có thể làm êm dịu, đến một điểm nào đó, sự phiền năo và sự đau khổ. Khi chúng ta làm thế th́ không phải chúng ta cản trở được sự thực hiện của Luật Trời, điều đó không bao giờ có được mà cũng không phải làm rối loạn sự ḥa hợp với Luật Trời, nhưng chúng ta vận dụng lực mới, chính nó cũng tùy thuộc Luật Trời và nó làm giảm bớt phần lớn những hiệu quả của quá khứ. Mặc dù, như tôi tỏ bày, nhiều người trong chúng ta có cái khả năng an ủi giúp đỡ mà cũng khó nhọc khi tỏ t́nh thiện cảm hoàn toàn và đồng thời nh́n nhận sự đau khổ cần thiết. Thế mà, trong vài trường hợp, chúng ta tiến tới một cách rất khéo léo. Thí dụ, một trong những bạn chí thân của chúng ta cần phải chịu giải phẫu. Đă đành chúng ta rất tiếc điều đó nhưng chúng ta không hề có ư nghĩ rằng cuộc giải phẫu ấy không tốt đẹp : chúng ta biết những sự ích lợi mà cuộc giải phẫu đem đến và trông đợi sức khoẻ của bạn thân chúng ta hồi phục. V́ thế, dù có than tiếc hay lo buồn thế mấy, chúng ta xem cuộc giải phẫu ấy như là một sự cần thiết đáng buồn và đáng tiếc. Tất cả những sự phiền năo, tất cả những sự đau khổ cũng chỉ là có thế thôi - có bấy nhiêu cuộc giải phẫu cốt để loại bỏ những mầm nguy hiểm.

         Ở thế gian nầy, nhiều sự phiền năo có thể tránh được v́ một phần lớn không do quá khứ mà do những lỗi lầm hiện thời gây ra. Con người nhận lấy mọi vật ở khía cạnh xấu. V́ vậy mà chúng ta thường hay sinh ra bất b́nh, chúng ta nổi nóng, chúng ta tự đau khổ. Luật nhân quả không có ăn nhập chi trong mấy việc nầy cả. Trong nhiều trường hợp, bảy phần tám những điều lo lắng không ở ngoài đến mà hoàn toàn do cách thức của những người chịu đựng những sự kinh nghiệm của họ. Nhân Quả ở ngoài đến th́ chẳng bao nhiêu, nhưng chúng ta lại làm cho nó lớn thêm nhiều, đó là sự lầm lỗi hiện tại của chúng ta; không phải là không phương cứu chữa. Phần đông những người lấy hạnh phúc làm mục tiêu ở đời th́ t́m hạnh phúc nhiều cách khác nhau. Họ hợp tác với những kẻ mà sự gần gũi đă đem lại cho họ niềm vui đẹp, họ đi đến những nơi mà họ tưởng t́m gặp được lạc thú v.v.... Vị Đệ Tử không nên bắt chước theo gương của họ, v́ y cần có khả năng t́m hạnh phúc ngay trong tâm ḿnh, không bắt buộc hạnh phúc đó lệ thuộc những điều kiện đặc biệt bên ngoài. Đối với chúng ta thật khó, bởi v́ trong nhiều kiếp đă qua, chúng ta từng bị những cảnh ngộ điều khiển, đẩy đưa, không nhiều th́ ít. Khi nh́n kỹ lại đồng loại, chúng ta nhận thấy đa số cũng vẫn c̣n ở trong t́nh trạng đó. Phần đông, ở thế gian, rất ít chịu khó hoán cải t́nh trạng mà họ đang ở trong đó. Họ cảm thấy tinh thần suy ngược, họ sinh ra phật ư liền và v́ thế họ đau khổ. Họ chỉ cần sửa đổi tất cả điều trên đây, nhưng không, khi họ bị xúc phạm th́ họ đáp lại bằng những lời than van hay trách móc và tuyên bố không thể nào thuận thảo với những hạng người như vậy. Thế mà, hạng người nầy cũng chắc không khác ǵ mấy với đa số nhân loại. Hạnh phúc của chúng ta tùy theo cách chúng ta biết đối xử với họ và thái độ của chúng ta ứng đáp với thái độ của họ. Nếu chúng ta đă thâu thập được vài lợi ích trong công cuộc khảo cứu về Huyền Bí Học, chúng ta sẽ nói : "Tôi không cho ư muốn của họ là quan trọng, đó là công việc của họ chớ không phải của tôi. C̣n tôi th́ tôi không hề chiều theo tánh hay hờn giận, không lo âu hầu giữ được b́nh tĩnh, mặc dù mấy người khác làm hay nghĩ thế nào cũng được".

          Người ta sẽ nói : "Thật là khó, nếu chúng ta bị công kích và bị sỉ nhục. Nhưng phải chăng thật sự là những hậu quả của một thái độ sỉ nhục và khiêu khích tùy thuộc cách mà con người đă nhận lănh ư ? Nếu chúng ta không dằn được cơn nóng giận th́ sinh thêm nhiều rắc rối, riêng phần chúng ta cũng bộc lộ những tánh t́nh xấu xa như kẻ kia và dưới mắt của nhân chứng th́ hành vi khiêu khích dường như có phần đúng. Nếu trái lại, chúng ta giữ được hoàn toàn b́nh tĩnh th́ kẻ sỉ nhục ta bị xem như là có lỗi và nhân chứng có thể xét thấy chúng ta không lỗi. Đă đành không nên giữ b́nh tĩnh với dụng ư tỏ ra ḿnh không lỗi, nhưng thái độ của chúng ta phải là thái độ triết lư v́ những lời công kích và sự can thiệp nhắm vào chúng ta không làm cho chúng ta xúc động, như thế chúng ta thật hữu phước.

         Cái hạnh phúc giả là việc tránh những sự phiền năo và đau khổ. Chúng ta có thể làm nhiều hơn thế. Chúng ta thử xếp đặt cuộc đời ḿnh cho phù hợp với những lời giáo huấn của Huyền Bí Học bằng cách khảo cứu về nội tâm. Chúng ta cần phải tham gia vào công tác của thế gian. Hăy giải quyết rằng : "Không ai thấy được Cơ Tạo Hóa hay công tác của Đức Thượng Đế thực hiện mà không thử phụ giúp vào với tất cả sức mạnh của ḿnh". Nội một việc chú tâm công tác ấy cũng đủ choán hết th́ giờ làm cho con người có hạnh phúc. Đứng trước những việc từ ngoài đưa đến, chúng ta đừng kiếm th́ giờ phản động lại bằng cách chán nản hay lo buồn. Nếu luôn luôn chúng ta t́m thế gởi những tư tưởng mạnh mẽ về thiện chí cho những người xung quanh ta, chúng ta bận suốt ngày và công việc của chúng ta làm tạo cho chúng ta một điều vui thích vậy.

        Làm sao chúng ta không khỏi buồn ḷng khi nghe những người xung quanh ta vẫn nói măi những điều họ làm để "giết th́ giờ" : họ thi hành việc nầy, việc nọ, đó là họ đề xướng ra cho các công việc để làm. Cảnh tượng vừa buồn cười, vừa tội nghiệp, v́ ở Thế gian có hàng ngàn cơ hội để hành động một cách từ thiện và cao quí, và họ cũng không t́m những công việc ấy mà làm. Họ chỉ bày ra những tṛ chơi, những cuộc giải trí và đó mới là một thái độ kỳ lạ nhất.

         Sinh viên Huyền Bí học không đủ ngày giờ để thi hành hết thảy những điều họ mong muốn. Thật ra, tất cả những người muốn làm việc th́ công việc kéo đến dồn dập. Công tác luôn luôn trên sức họ. Bà Tiến Sĩ Annie Besant làm việc không biết mệt và không nghỉ ngơi, từ sáng sớm cho đến một giờ đêm khuya khoắc. Quan niệm của bà về công việc cũng không khác bao nhiêu với quan niệm của người thường. Trong thế giới doanh nghiệp, nhiều người, có lẽ, thường hay mê say thích thú một công việc nào đó, nhưng thường th́ họ hiểu làm việc phải như thế nầy : là làm một ít công việc rồi nghỉ ngơi, kế đó làm việc trở lại một thời gian ngắn và người ta gọi đó là cần mẫn, làm việc một cách đúng đắn. Đó không phải là cách thức của Bà Tiến Sĩ Annie Besant. Bà vừa lắng nghe huynh nói,  không để mất một chữ, và bà vừa tiếp tục viết. Câu chuyện của huynh chấm dứt th́ sự giúp đỡ hay lời khuyên bảo của bà cũng sẵn sàng rồi. Bà không bỏ mất một phút giây nào. Nếu bắt buộc phải chờ đợi trong sân ga, luôn luôn bà có trong tay một tập giấy nhỏ, bà liền viết thư hay bài đăng báo. Không phải ai ai cũng bắt chước cách làm việc của bà được - huynh đừng quên rằng hiện giờ niên kỷ bà đă cao. Vả lại công việc của bà thường thường rất tinh tế, trên nhiều điểm và khác nhau nên bắt buộc phải có quyệt định nhanh chóng. Những người làm việc ăn lương không làm như vậy được. Chính v́ bởi tất cả công việc của bà làm đều không ăn tiền mà bà mới đủ khả năng làm việc như thế. Bà lấy đó làm vui thích, luôn luôn nụ cười khả ái nở trên môi đối với những người bà đă gặp. Bà là nguồn cảm hứng thật sự đối với tất cả những người tới lui giao thiệp với bà. Chúng ta gắng sức theo bước chân bà đi xa bao nhiêu hay bấy nhiêu và đừng bao giờ quên mất bổn phận là sống lạc quan. Nếu chúng ta không có hạnh phúc, ấy là chúng ta chưa làm đầy đủ sức ḿnh - bằng chứng chắc chắn là chúng ta làm mất th́ giờ của chúng ta. Hăy bắt tay vào việc, khởi công làm một việc nào đi rồi chúng ta sẽ thấy hết buồn bă, bởi chưng chẳng có th́ giờ nhàn rỗi, ở không. Phận sự chúng ta đem đến một hứng thú quá nồng nàn, nó rộng răi bao la quá nên khi thấu hiểu được chân lư, chúng ta không có một tư tưởng nào để nghĩ ngợi đến buồn bă hay điều chi âu sầu nữa.