Họp Thông Thiên Học qua Skype ngày 9 tháng 4 năm 2016

Xin bấm vào đây để download âm thanh

 

[6:10:49 PM] Thuan Thi Do: GIẢNG LƯ DƯỚI CHÂN THÀY
[6:11:14 PM] Thuan Thi Do: CHƯƠNG 6
BỐN CON ĐƯỜNG DỰ BỊ
(The Four Introductory Paths)

C.W.L.- Những Tác Phẩm Đông Phương nói với chúng ta rằng có đến bốn nẻo chánh có thể dắt dẫn Con Người đến Con Đường Nhập Môn. Các sách ấy nói thêm rằng sự thay đổi mục tiêu là thường do nhóm người đă bước vào Đường Đạo. Các Vị ấy khai sáng cho người đời thấy sự vinh quang và sự huy hoàng của Con Đường Đạo cũng như sự cần thiết phải theo đuổi nó.

1.- Ảnh hưởng của vị Cao Đồ không bị giới hạn trong lời nói của Người thốt ra, điều gây ra một ảnh hưởng mạnh mẽ như thế, chính là sự rung động của sự sống chiếu ra chung quanh Người. Sự kiện này được hoàn toàn công nhận ở Ấn Độ là nơi có nhiều Vị Đạo Sư khác nhau, từ hạng cao đến hạng thấp, có quyền năng nhiều hay ít; người ta gọi họ là Gu- ru (Gurus): Tôn Sư. Mỗi Vị Đạo Sư đều có những Đệ Tử riêng. Họ dạy dỗ Đệ Tử Họ những quan niệm Triết Học riêng của Họ, đôi khi Họ cho Đệ Tử những câu Thần Chú để niệm, tức là những cách tham thiền và dạy Đệ Tử thực hành Pháp Môn Yoga thực tập. Nhưng không phải do những bài vở mà Họ giúp đỡ Đệ Tử của Họ nhiều hơn hết. Điểm chính là những Đệ Tử sống gần Tôn Sư. Nếu Đạo Sư là một vị thuộc Phái Tiêu Dao,[12] đi ta bà từ nơi này sang nơi khác, các Đệ Tử cũng đi theo Thầy. Cũng thế đó, các Đệ Tử của Đức Jesus đă đi theo Ngài ở Palestine. Nếu Vị Đạo Sư thường trụ, không di chuyển th́ các Đệ Tử ở chung quanh Thầy, ngồi dưới chân Thầy, sẵn sàng tiếp nhận những lời vàng ngọc Thầy thốt ra, nhưng họ thụ hưởng những sự lợi ích của bài dạy của Thầy ít hơn ảnh hưởng do sự hiện diện của Ngài ban ra cho họ.

Không có ǵ đúng theo Khoa Học hơn nữa. Những Thể cao siêu của Vị Đạo Sư rung động với một tốc độ mau hơn nhiều tốc độ rung động của những Thể của Đệ Tử vừa mới từ giă đời sống Thế Tục là nơi phát xuất những sự rung động ở mức độ thấp kém. Các Đệ Tử chưa cởi bỏ trọn vẹn yếu tố cá nhân như Thầy. Họ phải tự khắc kỷ, giữ ǵn Giới Luật, nhận thấy những tính xấu của ḿnh, quyết định sửa chữa chúng nó và hoạch đắc vài đức tính; tóm lại, họ phải thay đổi tính t́nh. Thường thường đó là một công tŕnh dài lâu và buồn tẻ, nhưng có thể thành ra hết sức dễ dàng nhờ được thường trực sống gần Vị Đạo Sư là người đă khai mở được những đức tính này và dứt bỏ được những tật xấu kia. Những làn rung động thanh cao gây ra một áp lực thường xuyên, vị Đệ Tử trong giấc ngủ cũng như trong lúc thức thu hút chúng nó và không ngớt ḥa nhịp với chúng nó. Đó là nguyên tắc rất phổ thông trong Vật Lư: Hai cái đồng hồ để gần nhau, quả lắc mạnh hơn từ từ kéo quả lắc yếu hơn ḥa hợp với sự chuyển động của nó hoặc làm cho quả lắc yếu ngưng lại.

2.- Cách thứ hai đến Con Đường Nhập Môn là đọc hoặc nghe những lời giáo huấn về vấn đề đó. Một người thấy vấn đề Nhập Môn rất thú vị, những dịp tốt đem đến cho y vài sự hiểu biết đó, nhờ trực giác, y nắm lấy chúng nó và tức khắc t́m cách thỏa măn sự ham muốn hiểu biết thêm về vấn đề ấy. Đó chính là trường hợp của tôi. Quyển “Thế Giới Huyền Bí” lọt vào tay tôi, tôi liền nhất định: “Nếu quả đúng như thế – nếu điều đó là hiển nhiên – nếu các Đấng Cao Cả có thật, và nếu các Ngài bằng ḷng nhận công việc phụng sự của chúng ta và ban cho chúng ta một ít sự hiểu biết vô giá của các Ngài, để bù lại, tôi sẽ là một trong những người phụng sự các Ngài. Tôi sẽ lượm lặt bất cứ mảnh vụn hiểu biết nào mà tôi có thể làm được. Kể từ ngày đó, mục đích duy nhất xứng đáng với sự nỗ lực của tôi là hội đủ những điều kiện cần thiết.” Thật ra, hàng ngàn người đă nghe nói hoặc đọc trong sách toàn thể Giáo Lư nhưng họ không có một sự phấn khởi nào cả. Đó chính là vấn đề kinh nghiệm đă thu thập được trong những tiền kiếp. Phải có tiếp xúc với Chân Lư trong một kiếp trước và tin chắc nó tốt đẹp và xác thực nay mới nhận biết nó ngay khi nó hiện đến cho chúng ta trong kiếp này.

Nhiều người trong chúng ta lấy làm ngạc nhiên khi thấy một người kia đọc một tác phẩm Thông Thiên Học mà không sửa đổi tâm tánh, không hoán cải. Thông Thiên Học là một Giáo Lư Cao Siêu, nó giải quyết được nhiều vấn đề. Tuy nhiên, như các bạn đă biết rơ, nếu bạn thử đem sách Thông Thiên Học cho vài người bạn thân mượn, phân nửa số người này đem trả lại bạn và nói: “Phải, thật hay lắm,” nhưng họ không hiểu ǵ hết trong đó. Chính là Nghiệp Lành tạo ra thuở xưa, khi học hỏi những ư niệm này, ngày nay đă giúp chúng ta hiểu được chúng nó. Càng nghiên cứu sâu xa một vấn đề trong quá khứ, ngày nay nó càng hấp dẫn chúng ta. Đó chính là kinh nghiệm của chúng ta về một tác phẩm có giá trị mà chúng ta đă đọc 20 năm trước chẳng hạn. Bây giờ bạn hăy đọc lại tác phẩm đó, bạn sẽ thấy nó hay biết bao so với khi xưa; bạn có thể đánh giá nó tùy theo năng lực của bạn hiểu biết nó.

3.- Đôi khi cách thứ ba cũng dắt con người vào Con Đường Nhập Môn, những tác phẩm Ấn Độ gọi cách đó là “Sự suy tư sáng suốt.” Nói một cách khác, bằng sự cố gắng ngày đêm suy nghĩ không ngớt, một người kia có thể đi đến kết luận rằng phải có một Cơ Tiến Hóa, những Đấng toàn năng, toàn thiện phải biết rơ Cơ đó; sau cùng, phải có một Con Đường dẫn đến các Ngài. Người nào nhờ một sự cố gắng suy luận như thế, đi đến kết luận ấy ắt y lo t́m Đường Đạo. Tuy nhiên, trên Con Đường này thật ra ít gặp những khách lữ hành.

4.- Đối với vài phương diện, phương pháp thứ tư là hay hơn hết, ấy là sự Mở Mang Đức Hạnh. Đó là ư niệm dành cho người Thiên Chúa Giáo bậc trung v́ y thường tin rằng chỉ có đức hạnh là cần thiết. Trái lại, người Thông Thiên Học nhớ lại rằng vào thời buổi của Thiên Chúa Giáo nguyên thủy, sự tinh luyện tính t́nh hay là thánh đức mà ngày nay họ cho là mục tiêu chỉ là một bước đầu tiên mà thôi. Thánh Clement nói thẳng rằng sự Trong Sạch (Tinh Khiết) chỉ là một đức tính tiêu cực, nó có ích lợi là giúp cho sự hiểu biết được dễ dàng. Người đă luyện ḿnh được Trong Sạch rồi th́ xứng đáng được học hỏi và chuẩn bị để được giác ngộ là thời kỳ thứ nh́, kế sang qua thời kỳ thứ ba hay là sự hoàn thiện. Bạn hăy nhớ lại lời của Thánh Phao Lồ (Paul..
Hai van Le
[6:20:48 PM] Thuan Thi Do: CHƯƠNG 7
BỐN ĐỨC TÍNH CẦN THIẾT
(The Four Qualifications)

Có bốn Hạnh dành cho con đường chật hẹp này:

- Hạnh Phân biện.
- Hạnh Không Ham muốn.
- Hạnh Kiểm tốt.
- Hạnh Bác ái.

C.W.L.- Mấy đức tính cần thiết này luôn luôn được chỉ dẫn trong các Tôn Giáo, nhưng sự phiên dịch ở đây có khác hơn chút ít tất cả những phiên dịch trước.

a.- Về đức tính thứ nhứt sự thay đổi rất ít, tôi đă giải thích những danh từ của người Ấn Độ và những người Phật Giáo dùng: Nó đồng nghĩa với chữ Hoán Cải của người Thiên Chúa Giáo; Người Đệ Tử phải hợp nhất Chơn Nhơn với Phàm Nhơn. Trên Đường Đạo chánh thức một sự hợp nhất như thế sẽ kết hợp Chơn Nhơn với Chơn Thần. Chơn Nhơn là một phần tử của Chơn Thần tách ra và ngự ở phía dưới Chơn Thần, tại phần cao của Cơi Thượng Giới. Chơn Nhơn cũng xuống để thu thập những kinh nghiệm, tập tiếp nhận và lặp lại vài thứ rung động không cảm được Chơn Thần ở trên Cảnh Giới của Ngài. Đến lượt Chơn Nhơn phải hiểu rằng nó là một phần tử của Chơn Thần, nó có đây chỉ v́ Chơn Thần và khi nó đă được mục đích, con người sẵn sàng được Điểm Đạo lần thứ Năm và thành một Vị Siêu Phàm.

Cái khả năng phải có để được hai lần Điểm Đạo được xác định như sau đây: Trong cuộc Điểm Đạo lần thứ Nhứt, Chơn Nhơn hợp nhất với Phàm Nhơn, đến nỗi trong Phàm Nhơn chỉ có sự hoạt động của Chơn Nhơn mà thôi; trong cuộc Điểm Đạo lần thứ Năm, những ǵ trong Chơn Nhơn mà không do Chơn Thần linh cảm hay tán thành đều biến mất. Mỗi khi Chơn Thần ảnh hưởng đến những kiếp sống dưới Trần Gian, Ngài xuống như một Vị Thượng Đế từ trên Trời giáng thế vậy. Trong mỗi kỳ Điểm Đạo Chơn Thần xuống như một làn chớp nhoáng và trong phút chốc Ngài hợp nhất với Chơn Nhơn, cũng như sự hợp nhất này sẽ vĩnh viễn khi Con Người đắc quả Chơn Tiên. Trong vài trường hợp khác, Chơn Thần cũng xuống vậy, chẳng hạn như trường hợp đă được đề cập trong quyển “Những kiếp sống của Alcyone,” khi em phát nguyện với Đức Thế Tôn (Đức Phật).[14]

Trong những phương pháp đă kể ra, do phương pháp này hay phương pháp kia, Con Người biết phân biện hay nhận thức được việc này đáng t́m kiếm, c̣n việc kia th́ không đáng.

b.- Kế đó Con Người thấy rằng nó phải hoạch đắc đức tính thứ nh́, mà ở đây Đức Thầy gọi là Hạnh Không Ham Muốn. Bà Tiến sĩ A. Besant đă dịch là “Không có dục t́nh hay là Lănh Đạm,” nó chính là Vairagya của người Ấn Độ, có nghĩa là Lănh Đạm đối với kết quả của những hành vi của chúng ta. Đức Thế Tôn không diễn tả bằng những danh từ đó, Ngài dùng chữ Nam Phạn (Pali) Parikamma. Karma hay Kamma luôn luôn có nghĩa là Làm hay Hành Động, và Parikarma có nghĩa là Chuẩn Bị Hành Động; vậy là tŕnh độ theo đó một điều quan trọng đặc biệt chỉ định bổn phận Làm Lành là v́ yêu mến Sự Lành chớ không v́ lợi lộc nào khác có thể đem đến cho chúng ta. Phải hiểu rơ điều này. Thường người ta hiểu rằng lănh đạm đối với kết quả của hành động có nghĩa là phải thi hành bổn phận mà không cần bận tâm đến sự phản ứng của nó đối với kẻ khác. Như trong quyển này có nói với chúng ta ở phía đàng sau như vầy: “Con phải làm điều lành; con không được làm điều ác,” dù những hiệu quả xảy ra thế nào cũng vậy; nhưng như thế không có nghĩa là phải làm theo ư muốn của chúng ta mà không cần lo nghĩ coi hành vi của ḿnh cảm đến kẻ khác cách nào. Thật ra chính là cái kết quả đă tạo ra xác định một hành vi thiện hay ác. Đệ Tử Chơn Sư không nghĩ đến hậu quả đối với chính ḿnh, nhưng y hết sức quan tâm đến hậu quả gây ra cho kẻ khác.

c.- Đức tính cần thiết thứ ba gọi là Hạnh Kiểm Tốt, liên quan đến sáu qui tắc mà người Ấn Độ gọi là Shatsampatti. Theo danh từ Nam Phạn của Đức Phật dùng, đức tính này được gọi là Upacharo, nó có nghĩa là “Chủ Ư hơn là Hạnh Kiểm”. Phải giữ chừng Hạnh Kiểm theo đường lối của sáu thứ bửu châu này đă qui định, như người ta đă gọi như thế. Trong khi tiếp tục nghiên cứu sách này, chúng ta sẽ gặp ở phía sau những danh từ của Đức Thầy Kuthumi dùng. Đức Phật gọi những danh từ ấy là: Samo: “Yên tịnh”, nghĩa là Kỷ Luật của Trí tuệ; Damo: “Khắc Phục”, nghĩa là Kỷ Luật của Xác thân; kế đó là Uparati, Titikkha, Samadhana và Saddha, theo nghĩa từng chữ là: “Đ́nh Chỉ, Chịu Đựng, Chuyên Cần và Đức Tin.” Tôi đă ra công t́m kiếm ư nghĩa của những danh từ trong những quyển Tự Điển chính, và cũng nhờ Đại Đức Ḥa Thượng Hikkaduwe Sumangala Thero, Tăng Thống Phái Phật Giáo Nam Tông dịch giúp tôi. Những từ ngữ này cũng tiêu biểu Đức Tin đặc biệt của Phái đó.

Chúng hơi khác đôi chút với lối dịch trong quyển “Dưới ChânThầy”. Đức tính ở đây gọi là “Đ́nh Chỉ” trong “Dưới Chân Thầy” dịch là “Khoan Dung” v́ đây là vấn đề từ bỏ tư tưởng cạn hẹp của Tôn Giáo và thói Dị Đoan mà cũng hoàn toàn cởi bỏ tất cả mọi ư tưởng cho rằng phương pháp của bạn hay hơn tất cả những phương pháp khác, cũng như thấy rằng không có một nghi thức hoặc lễ bái nào là cần thiết. Sự chịu đựng, nhẫn nhục đó chỉ là một h́nh thức của sự yên tịnh. Sự chuyên tâm phát xuất từ sự định trí và sự thăng bằng, nó bắt ta phải tập trung trọn đời ta vào tiêu điểm của sự cố gắng và như thế nó cũng gồm sự cương quyết. Sau hết đức tin là sự tin cậy Đức Thầy và cũng là tự tin chính ḿnh nữa. Trong hai trường hợp, mấy đức tính này không khác nhau, nhưng Đức Phật nói đến chúng trên một quan điểm đặc biệt – sự cần thiết của Đức Minh Triết. C̣n Đức Di Lạc và Đức Thầy Kuthumi th́ nhấn mạnh sự cần thiết của T́nh Thương hơn. Khi dạy Alcyone, Đức Thầy cũng nhắm vào ư nghĩa thực tiễn hơn là dịch những danh từ xưa.

d.- Đức tính cần thiết sau cùng là Hạnh Bác Ái, tiếng Phạn là Mumukshatva, nghĩa là “Sự nhiệt thành mong muốn được giải thoát ra khỏi ṿng sanh tử Luân Hồi và hợp nhất với Đấng Tối Cao.” Đó là điều Đức Phật đă gọi trong Danh Mục của Ngài là Anuloma, nghĩa là “Thứ Tự Trực Tiếp” hay “Sự Liên Tục.” Điều này có nghĩa là sau khi khai mở các đức tính khác con người phải ước mong thoát khỏi những sự hạn chế của Thế Gian và được hợp nhất với Đấng Tối Cao để trở thành Cộng Sự Viên của Ngài.

Rồi Alcyone nói tiếp:

Tôi sẽ cố gắng nói cho bạn nghe những ǵ Thầy đă..
[6:21:09 PM] Thuan Thi Do: Rồi Alcyone nói tiếp:

Tôi sẽ cố gắng nói cho bạn nghe những ǵ Thầy đă dạy tôi về mỗi một trong những Hạnh trên.

Đến đây mới bắt đầu phần chính của tác phẩm “Dưới Chân Thầy.”
Hai van Le
[6:36:49 PM] Thuan Thi Do: PHẦN THỨ HAI

HẠNH PHÂN BIỆN

CHƯƠNG 8
NHỮNG MỤC ĐÍCH THẬT VÀ NHỮNG MỤC ĐÍCH KHÔNG THẬT
(True and False Aims)

C.W.L.- Đây là Phần thứ Nhứt của chính quyển “Dưới Chân Thầy”.

Đức tính đầu tiên trong bốn đức tính là Phân Biện; thông thường người ta hiểu đức tính này như là sự phân biện giữa cái chân và cái giả đă đưa con người vào Đường Đạo. Hiểu như thế th́ đúng, nhưng cần hiểu hơn thế nữa. Hạnh Phân Biện phải được thực hành, chẳng những chỉ lúc mới bước vào Đường Đạo mà thôi, mà c̣n ở mỗi bước đi trên đó, mỗi ngày cho đến hết con Đường Đạo.

Mấy lời sau chót này chỉ rơ những nỗi khó khăn phải vượt qua của đa số người mắt đă thấy được vẻ vinh quang và sự tốt đẹp của con Đường Đạo và muốn dấn thân vào Con Đường đó để đến qú tận dưới chân Đức Thầy. Tất cả những người ấy đều là những người tốt, đúng đắn và cần mẫn, nhưng Phàm Nhơn của họ bất tuân kỷ luật và họ chịu áp lực của dư luận quần chúng rất nặng nề, như tôi đă giải trước đây. Chúng ta cũng không quên rằng Nhân Loại vừa vượt qua phân nửa Cuộc Tuần Hoàn thứ Tư và những ǵ mà người ta cố gắng hoàn thành trong Cuộc Tuần Hoàn này sẽ trở nên dễ dàng trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy. Những người đợi tới thời kỳ đó sẽ có trong ba Thể: Thân, Vía, Trí của họ Chất Khí phát triển hơn Chất Khí cấu tạo các Thể của chúng ta hiện nay rất nhiều. Tất cả những ṿng xoắn ốc của nó đều hoạt động chớ không phải chỉ có hơn phân nửa ṿng xoắn ốc[15] như ngày nay. Sau hết, tất cả những Thần Lực ở chung quanh đều pḥ trợ họ, thay v́ nghịch với họ như bây giờ.

Các Đấng Chơn Sư đều ở một bên chúng ta và Thần Lực của các Ngài giúp đỡ chúng ta. Lực tiến hóa, dù chậm chạp nhưng vẫn liên minh với chúng ta và tương lai cũng thuộc về chúng ta. Nhưng trong thời đại này, mọi hoạt động như thế đều vô cùng khó khăn. Vào khoảng giữa Cuộc Tuần Hoàn thứ Năm tất cả những người gây ảnh hưởng mạnh mẽ cho chúng ta và theo một chiều hướng nghịch đều bị loại ra và chỉ c̣n lại những người cùng đi theo một đường lối với chúng ta. Như vậy, trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy mọi việc đều trở nên rất dễ dàng. Ở vào thời kỳ đó người ta có thể t́m được ở ngoài đời mọi sự thuận lợi mà hiện nay chỉ thấy điều đó trong một Đạo Viện dưới sự điều khiển của một Vị đă tiến hóa cao về Tinh Thần. Vài độc giả đă thầm nói: “Nếu thế, tại sao không đợi đến cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy?” Nhiều người trong chúng ta đă bị trào lưu lôi cuốn theo sự sung sướng, sự thú vị của Trần Gian từ hai hoặc ba mươi ngàn năm rồi, và những ai không có nhiệt vọng tiến hóa hay là giúp đỡ Nhân Loại có thể c̣n tiếp tục sống như thế cả triệu năm nữa và chắc chắn cuối cùng mọi sự trở nên dễ dàng hơn. Nhưng những người hiện nay đương đầu với những nỗi khó khăn sẽ được đặc ân vô cùng lớn lao là tiến hóa mau lẹ và nhận được ṿng hoa chiến thắng.

Các bạn hăy nhớ lại bài Thánh Ca xưa của Thiên Chúa Giáo, nói về một người kia lên tới Trời và nh́n chung quanh y, y lấy làm lạ khi thấy ḿnh có hơi khác với mấy người đó. Sau cùng y gặp Đấng Christ và hỏi Ngài v́ lẽ ǵ? Đấng Christ trả lời rằng:

“Ta biết con tin ở Ta
Và giao mạng sống của con cho Ta,
Nhưng tất cả những ngôi sao sáng rỡ này đâu rồi?
Chúng nó phải chiếu lóng lánh trên vương miện của con.
Hăy xem đám đông đang vui vẻ đàng kia;
Tất cả đều mang trên trán những ḥn ngọc;
Mỗi Linh Hồn mà họ dắt đến Ta
Là mỗi viên ngọc họ mang trên trán hôm nay đó!”

Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo nói rằng những Nhà Hiền Triết sáng rỡ như bầu trời, như ánh sáng trên bầu trời quang đăng. Nhưng mà ai dắt được nhiều người đến với sự công bằng chính trực sẽ giống như những ngôi sao chói sáng măi trên không gian vô tận, những ngôi Mặt Trời vĩ đại rực rỡ ban rải hơi nóng và Thần Lực cho hàng ngàn Sinh Vật khác nhau. Đó là sự khác biệt giữa sự hoàn thành tức khắc bổn phận của chúng ta với sự chờ đợi cho trào lưu mang đến đích trong cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy.

Con bước vào Đường Đạo v́ con được biết rằng chỉ có trên đó con mới t́m được những điều đáng thâu thập. Người không hiểu biết làm lụng để được giàu sang và quyền thế, nhưng những sự giàu sang và quyền thế này chỉ kéo dài lâu lắm là một đời thôi, bởi thế chúng không thật. Có nhiều sự việc lớn lao hơn những sự giàu sang và quyền thế này – những sự việc đó có thật và lâu bền; một khi con đă thấy những sự việc này, con sẽ không c̣n ham muốn những cái kia nữa.

A.B.- Vấn đề chân giả thuộc về Siêu H́nh Học thâm sâu, nhưng thật ra nó không phải là vấn đề ở đây, v́ Alcyone là đứa học tṛ c̣n nhỏ lắm của Đức Thầy. Hơn nữa những bài học này dạy trên Cơi Trung Giới. Trong những trường hợp như thế, Đức Thầy giảng cho Hạ Trí lẫn Chơn Nhơn, nhưng trong dịp này Ngài giữ sao cho lời dạy của Ngài thích hợp với Hạ Trí của một đứa trẻ chưa phát triển đến mức trọn vẹn. Dù Chơn Nhơn đă đến tuổi nào đi nữa, ba Thể cũng vẫn c̣n trẻ trung, cho nên bài dạy được ban ra bằng những ngôn từ thật giản dị để khi nhập xác, Đệ Tử có thể hiểu được trong lúc nó thức.

Chữ Giả ở đây tiêu biểu tất cả những ǵ không có tính cách thiêng liêng, tất cả những ǵ nhất thời trong thế giới hiện tượng, tất cả những ǵ thuộc về Bản Ngă cá nhân, luôn tất cả những hành vi cao thượng mà con người theo đuổi với mục tiêu Vật Chất. Chúng ta diễn tả tư tưởng của Đức Thầy khi nói rằng tất cả đều giả, chỉ trừ những ǵ thuộc về Thiên Ư thôi. Những người đă đạt được tính Phân Biện đều biết được những điều thật; họ làm việc như là những Nhân Viên của Thượng Đế và thực hiện Thiên Ư. Sự hành động thực sự vốn là của Ngài. Điều ấy không có nghĩa là họ phải xao lảng những hoạt động của phần Vật Chất, mà họ phải làm việc giỏi hơn chớ không phải tệ hơn, v́ họ là Nhân Viên của Thượng Đế và là công cụ cho những hoạt động của Ngài dưới Thế Gian. Kinh Gita nói rằng: “Yoga là sự hành động khéo léo, lăo luyện hay Yoga là sự hợp nhất với Thượng Đế.” Người nào đạt được sự hợp nhất đó, hành động của y phải khéo léo, v́ không phải y hành động mà chính là Trời. Khi Arjuna hỏi Đức Shri Krishna về bổn phận phải chiến đ...
[6:37:57 PM] Thuan Thi Do: “Này Arjuna, hăy chiến đấu.”

Đức Thầy nói rằng khi đă thấy những điều cao thượng, người ta không c̣n ham muốn điều ǵ khác nữa, đó là ư niệm quen thuộc đối với học giả đă nghiên cứu Kinh Gita. Trong ấy có nói rằng:

“Khi đă thấy được Đấng Chí Tôn các đối tượng của giác quan, chớ không phải sự ham muốn chúng nó, sẽ rút lui ra khỏi người giữ giới ở trong xác thân, sự ham muốn c̣n sót lại cũng rời bỏ y luôn. Khi một người đă thấy được Đấng Duy Nhất, sự ham muốn những đối tượng của giác quan cũng tiêu tan trong ḷng y.”

C.W.L.- Thật ra, khi đă được mục kích những điều cao thượng, người ta không c̣n ham muốn những điều thấp hèn nữa, nhưng điều tối cần là sự tiết chế dục vọng phải là hiệu quả của sự thấy này. Thường lắm, ta thấy con người lầm lẫn nguyên nhân với hậu quả khi y có kỳ vọng tưởng rằng sự không quan tâm đến những điều thấp hèn nữa sẽ tức khắc nâng con người lên một bậc cao hơn trước (những điều thấp hèn vẫn rất tốt đẹp đứng về phương diện riêng của chúng nó, nhưng sở dĩ gọi chúng nó là thấp hèn khi phải đối chiếu với những điều cao thượng và thuộc về Tinh Thần). Chắc chắn là không phải như thế. Đó cũng là một h́nh thức của ảo ảnh rất lan tràn thuộc về Sự Tu Khổ Hạnh. Một số đông thực hành điều mà họ gọi là Chủ Nghĩa Ép Xác, Khổ Hạnh và nói điều đó như là tôn chỉ của sự tu hành. Họ lầm tưởng rằng xa lánh các sự vui vẻ tầm thường của đời sống và t́m cách làm cho ḿnh thiếu thốn mọi tiện nghi về nhiều phương diện là việc làm rất có giá trị. Đó là di tích của ư niệm khắc khổ của Thanh Giáo (Puritanism) đă có một thời cường thịnh ở Anh Quốc và trong một số lớn những nước ở Âu Châu. Nguyên tắc căn bản của Chủ Nghĩa Thanh Giáo đó là muốn trở nên tốt lành cần phải chịu thiếu thốn đủ thứ. Khi một người cảm thấy măn nguyện về bất cứ điều ǵ, chắc chắn y đă vi phạm vài Luật Trời nào đó, v́ không hề có hạnh phúc dành để cho con người dưới Thế Gian này. Xác thân con người là vật đáng khinh bỉ và cần phải khắc phục nó bằng muôn ngàn cách. Nếu ai thích một sự hoạt động nào đó, chắc chắn là y đă phạm tội lỗi. Tất cả những điều này thật phi lư, ấy là sự đảo lộn Chân Lư. Thật ra, những điều được Thế gian ưa thích và người ta xem chúng như những sự vui thú lớn lao, đối với những người đă tiến hóa cao lại mất hết ư nghĩa v́ họ khao khát những niềm vui thanh nhă hơn có thể đền bù lại gấp bội những thú vui kia.

Trên đời này người ta rất ưa đủ thứ chuyện không ích lợi ǵ đối với những người mong muốn những thú vui cao cả hơn; chẳng hạn như đua ngựa, uống rượu và cờ bạc; cùng những thú vui khác như khiêu vũ và đánh bài, những cuộc vui này cũng không đáng trách lắm. Chúng giống như những tṛ chơi của trẻ con. Lớn lên, trẻ con bỏ đồ chơi của chúng hồi c̣n bé. Khi nó lên 3 hoặc lên 4, nó thích chơi những cục gạch và những búp bế. Lớn lên một chút, nó chơi với những h́nh chiến sĩ, những diều giấy, những bông vụ và những cục đạn. Sau cùng, lớn hơn chút nữa, nó bỏ hết những thứ ấy để chơi đá banh hay đánh cầu, hoặc các tṛ chơi đồng loại khác cần phải vận động nhiều ở ngoài trời. Đứa trẻ dần dần trải qua nhiều giai đoạn rất tự nhiên. Càng lớn, con người càng bỏ những tṛ vui trước kia, không phải v́ tinh thần nghĩa vụ, nhưng v́ những tṛ chơi đó không c̣n gây thích thú đối với y nữa. Y đă t́m được những mục tiêu thích hợp hơn với giai đoạn tiến hóa của y. Người ta thấy ngay rằng một đứa trẻ lên 3 không thể trở nên một chàng thanh niên khi nó nhất quyết không biết đến những đồ chơi của thời ấu trĩ và muốn chơi đánh cầu hay đá banh.

Người tiến hóa cao không c̣n thấy một sự hấp dẫn nào đối với nhiều việc mà thế nhân cho là cần thiết, và người bực trung chắc chắn sẽ thấy đời sống của vị Đệ Tử buồn tẻ và khó chịu, nếu y cố gắng sống như đa số chúng ta, không c̣n nhắm vào những lợi lộc khác mà chỉ lo cho Thông Thiên Học và những vấn đề cốt yếu của sự sanh tồn. Người đời bực trung sẽ nói rằng: “Những người ấy chỉ làm măi một việc, dường như họ chỉ biết và thích chuyện đó mà thôi.” Thật ra điều ấy rất đúng, v́ tất cả vấn đề khác đều gom trong đó, nhưng người đời sẽ không trở thành một kẻ tiến hóa chỉ v́ họ tự phụ không quan tâm đến những thú vui của họ khi mà trong thâm tâm họ, họ vẫn không ngớt thèm thuồng những điều ấy.

Trên Thế Gian này chỉ có hai hạng người: Hạng hiểu biết và hạng không hiểu biết; và chính sự hiểu biết này mới là điều đáng kể; Tôn Giáo và chủng tộc của một người không phải là điều quan trọng.
[7:00:41 PM] Thuan Thi Do: A.B.- Ở đây Đức Thầy phân biệt rất rơ ràng: Ngài chia người đời ra hai hạng: Những người hiểu biết và những người không hiểu biết. Đó là sự phân biệt lớn lao trên phương diện Huyền Bí; mỗi người nên biết ḿnh thuộc về hạng người nào. Hai hạng này gồm nhiều Ḍng Giống và Giai Cấp khác nhau mà sự dị biệt bên ngoài không đáng kể. Những người không hiểu biết t́m kiếm những ǵ chỉ tồn tại trong một đời mà thôi. Nhưng những người đă thấy sự chân thật một lần th́ chỉ có một ư muốn duy nhất là làm việc cho Đức Thượng Đế, tuân theo Cơ Tiến Hóa vĩ đại của Ngài để góp phần vào sự thực hiện Công Nghiệp đó, dù trong một phạm vi hết sức nhỏ bé. Chúng ta có thể xác định tŕnh độ hiểu biết của ḿnh bằng cách nhận xét coi nó có thích hợp với công việc này hay không. Chẳng hạn như sự hiểu biết thuộc về trí óc thuần túy dùng để đàm thoại một cách thông minh hay là để chỉ dạy kẻ khác th́ không phải là sự hiểu biết chân thật. Chỉ có sự hiểu biết được đồng hóa với sự sống mới là sự hiểu biết chân thật mà thôi. Nhiều người có thói quen mỗi tối ngồi tịnh một lát trước khi đi ngủ, để kiểm soát những hành vi của ḿnh trong ngày. Sự thực hành công việc đó rất hữu ích; nhưng nếu bạn theo đuổi nó, bạn nên tự hỏi chẳng những điều ǵ bạn đă làm, đă cảm và đă nghĩ, mà bạn c̣n phải xét coi thái độ của bạn ra sao nữa. Nếu bạn làm việc bù đầu bù cổ, th́ bạn đă mất gần hết th́ giờ. Trái lại, nếu bạn coi những công việc đó thuộc về Công Việc của Đức Thượng Đế, như là những Hành Động Hy Sinh, chẳng những chúng không gây trở ngại cho bạn mà lại c̣n tạo cơ hội giúp cho bạn tiến bộ nữa.

Điều thật quan trọng chính là sự hiểu biết này, sự hiểu biết về Cơ Trời đối với Con Người. V́ Thượng Đế có một Thiên Cơ, và Thiên Cơ đó là sự tiến hóa. Khi người nào đă trông thấy Thiên Cơ và thật sự hiểu nó, y không thể không làm việc cho nó, ḥa ḿnh làm một với nó, v́ nó vinh quang và đẹp đẽ vô cùng.

C.W.L.- Trí tuệ của những người tham gia vào những Đoàn Thể Chính Trị hay là Đoàn Thể Tiết Chế mà họ cho là hữu ích cho Nhân Loại, sẽ tăng cường cực độ khi con người thật sự nhận thức được Thiên Cơ do Đức Thượng Đế đă sắp đặt sẵn cho Vũ Trụ của Ngài; họ nghĩ rằng một ngày kia nó sẽ hoàn tất; th́ giờ đó lâu hay mau tùy ở số người sẵn sàng lo lắng cho nó. Nếu trong vài tuần hay vài năm toàn thể thế giới có thể được dẫn dắt để hiểu biết và cộng tác với Thiên Cơ, th́ tất cả những ǵ Đức Thượng Đế muốn cho các con của Ngài hưởng sẽ được hoàn thành nhanh chóng. Thiên hạ chưa mở mang khá đầy đủ để hiểu biết Cơ Trời, đó là lư do v́ sao những sự cố gắng của chúng ta chưa đủ vào đâu và Mặt Trời c̣n soi sáng nhiều nơi buồn thảm, bất công và đồi bại.
[7:03:03 PM] Thuan Thi Do:
Nhiều Sinh Viên Thông Thiên Học đă biết đại cương của Cơ Trời. Tôi không muốn nói rằng họ đă thấy, nhưng họ đă giao thiệp với những người đă thấy, do đó họ biết và hiểu được chiều hướng để cộng tác với Thiên Cơ. Nhưng, khi đến ngày giờ thấy được trực tiếp Thiên Cơ, người ta mới nhận ra Chân Lư của tất cả những lời nói ở đây về sự nhiệt thành. Trên đời này, người ta hy sinh một cách hăng say và nồng nhiệt cho những nguyên do, cho những công cuộc cải cách hữu ích, nhưng họ dễ lầm lạc, ngoại trừ họ có vài ư niệm về Cơ Tiến Hóa, và thấy việc làm của họ liên quan với Cơ này như thế nào. Họ quan tâm đến vài nguyên nhân v́ tính cách khẩn cấp và cần thiết của chúng nó. Chẳng hạn như lư do của sự tiết độ. Họ nhận thấy những tai hại ghê gớm của việc uống rượu và biết khi tật xấu này mất hẳn th́ sẽ có lợi vô cùng cho Nhân Loại trên nhiều phương diện. Do đó, họ cố gắng ngăn chận nó, chẳng phải họ chỉ cho bợm rượu biết tật nghiện rượu là một sự điên cuồng và một tội lỗi, mà họ cấm bán rượu, và như thế họ bắt buộc con người phải có tiết độ. Cách này không thể diệt được sự ghiền rượu, nhưng chỉ làm cho người ta không được toại ư mà thôi. Tôi không có ư phê phán, chỉ trích Luật cấm bán rượu này; nó có nhiều ưu điểm đáng kể. Nếu chúng ta cho sự hạn chế việc bán Thạch Tín hoặc Thanh Toan (Arsenic or Prussic Acid) là khôn ngoan, hữu lư th́ tại sao không làm như vậy đối với một thứ thuốc độc gây ra nhiều tai hại hơn cả hai thứ kia nhập chung lại? Tôi chỉ nói rằng phương sách đó không tiêu diệt được tận gốc rễ sự xấu; nó kiếm cách cải thiện con người bằng sự cưỡng bách, chớ không phải bằng cách thuyết phục.

Cũng đúng như thế, những người đă từng thấy rơ những sự đau khổ ghê rợn của “kẻ trầm luân thứ mười”[16] th́ họ lo t́m khắp nơi một phương thuốc chữa trị bịnh xấu hổ lớn lao và hiển nhiên đó. Nhưng rủi thay, có người t́m thấy phương thuốc trong một căn bản tuyệt đối hoặc ngay trong sự hỗn loạn. Chúng ta không thể phiền trách những người chủ trương những phương sách bất vụ lợi mà họ mong rằng sẽ làm dịu bớt sự đau khổ cho những người đồng loại với họ. Trong những trường hợp như thế, chính là đầu óc nhầm lẫn chớ không phải con tim. Trái tim thúc đẩy họ chịu những sự tổn thất và hy sinh lớn lao của cá nhân để xoa dịu những nỗi đau khổ của đồng bào như họ mong muốn. Mà họ c̣n hiểu rằng sự tiến hóa của Nhân Loại tùy thuộc một cái Cơ, họ phải cố gắng học hỏi Cơ đó để sự hành động của họ trở nên khôn ngoan cũng như vị tha. Chính là con người thiếu sự phân biện. Bởi v́ họ chỉ thấy có một khía cạnh của vấn đề, cho nên họ đi sâu vào một hệ thống mà những kết quả c̣n tệ hại hơn những nỗi đau khổ mà họ mong muốn xoa dịu.

Thế cho nên, v́ y đă hiểu, y sẽ thuận theo lẽ Trời, quyết tâm làm lành lánh dữ, phục vụ sự tiến hóa chớ không phải v́ ích kỷ.
[7:06:23 PM] Thuan Thi Do: hết audio thứ 2



[7:28:34 PM] Thuan Thi Do: 1 Ư nghĩa của điều này như sau: v́ con người có đủ cả Ngũ đại:
Hoả, Phong, Thuỷ, Địa và Dĩ Thái – nên các TINH LINH
(ELEMENTAL) lần lượt thuộc vào các Hành (Elements) này cũng
thu hút về phía con người do việc có cùng bản thể (co-essence).
Hành nào ưu thắng trong một cấu tạo nào đó sẽ là hành chủ tŕ
suốt đời. Chẳng hạn như nếu một con người có hành Địa trội nhất,
các Thổ Địa (Gnomes) sẽ dẫn dắt y hướng về các kim loại đồng hoá
(assimilating metals) - tiền bạc, của cải v.v.. Paracelsus đă dạy:
“Người thú là hậu thân của các yếu tố thú vật phát sinh ra linh hồn
(sự sống) của y, c̣n các con thú là các tấm gương phản chiếu con
người. (Minh Triết căn bản). Paracelsus rất thận trọng nên mới
muốn ḿnh nói ra điều ǵ là phải phù hợp với Thánh Kinh, do đó
ông đâu có tiết lộ hết mọi điều.
2 Tiến triển tuần hoàn.

tiếp nhận Đấng Thánh Linh (God) (1), vốn dùng một tia
nắng soi sáng nó. Chẳng có mấy kẻ được soi sáng như
vậy, chư thần lại nể mặt (abstain) các kẻ này, v́ chẳng vị
thần nào có bất cứ quyền năng ǵ khi một tia đơn độc
của Thượng Đế hiện diện (2). Nhưng tất cả những người
khác, cả linh hồn lẫn sắc tướng đều được điều khiển bởi
chư thần; họ gắn bó với và ảnh hưởng tới các tác động…
Thế là chư thần đă kiểm soát các sự việc trần gian và
dùng các cơ thể của ta làm các khí cụ (3).
Ngoại trừ một số ít điểm hẹp ḥi, bè phái, đoạn trên
tiêu biểu cho cái đă là một tín ngưỡng đại đồng thế giới,
chung cho mọi quốc gia, măi cho tới cách đây chừng một
thế kỷ. Trong những tín đồ ngoại đạo, cũng như tín đồ
1 Đấng Thánh Linh nơi con người và thường là hiện thân của một
Thần Linh, một Thiền Định Đế Quân thiêng liêng cao cả nơi y,
ngoài sự hiện diện của Nguyên Khí Thứ Bảy của chính y ra.
2 Nay, ở đây “Đấng Thánh Linh” có nghĩa là ǵ? Đó không phải là
Đức Chúa Cha, một sản phẩm nhân h́nh của óc tưởng tượng; v́
Đấng Thánh Linh ấy là tập thể Elohim, và không có thực thể ǵ nếu
không được xét chung như vậy. Ngoài ra, một Đấng Thánh Linh
như vậy thật là hữu hạn và bất toàn. Câu “chẳng có mấy kẻ” (“few
in number”) ở đây ám chỉ các cao đồ và các đạo đồ cao cấp. Đó
chính là các bậc tin tưởng vào “chư Thần Linh” và chẳng biết
“Đấng Thánh Linh” nào khác hơn là một Đấng Thiêng Liêng Đại
Đồng, vô hạn.
3 Đức Mẹ Đồng Trinh Thế Giới, trang 104 – 105, “Các định nghĩa
của Tổ Y Học Asclepios”.

Thiên Chúa giáo, ngoại trừ một số ít nhà Duy vật và
khoa học gia, nó vẫn c̣n các nét khái quát chính thống.
Đó là v́ cho dù người ta có gọi “Chư Thần” của
Hermes là các “Quyền năng U minh” (“Power of
Darkness” và các “Thiên Thần” (“Angels”) như trong
Giáo hội Hy Lạp và La Tinh; hoặc là “Vong linh của
Người chết” (“Spirits of the Dead”) như là trong Giáng
Ma Học; hoặc là Bhuts và Devas, Shaitan hay Djin, như
người ta c̣n gọi ở Ấn Độ và các xứ Hồi giáo – th́ tất cả
đều là một và như nhau – HĂO HUYỀN (ILLUSION). Tuy
nhiên, xin đừng hiểu lầm điều này theo ư nghĩa mà giáo
lư triết học cao cả Vedanta sau này đă bị các trường phái
Tây phương xuyên tạc.
  Mọi điều xuất phát từ TUYỆT ĐỐI (ABSOLUTE) –
do đặc tính Đơn Nhất tuyệt đối là Thực Tại Duy Nhất,
do đó, mọi điều ở ngoài Tuyệt Đối này, yếu tố sinh sản
và nhân quả (the generative and causative Element), dứt
khoát phải là một Hăo Huyền. Nhưng điều này chỉ như
vậy theo quan điểm thuần tuư siêu h́nh. Một người tự
coi ḿnh là có tâm trí b́nh thường, và cũng được người
láng giềng coi như vậy, cũng gọi các linh thị của một
huynh đệ bị loạn trí - rất có thể là các ảo giác khiến cho
nạn nhân sung sướng hoặc cực khổ - là hăo huyền và
hoang đường. Nhưng đâu là cái người điên mà h́nh
bóng gớm ghiếc trong tâm trí điên loạn (các hăo huyền)
của y lại tạm thời không có thực như những sự vật mà vị
y sĩ hay người trông coi y có thể thấy được? Trong thế
giới này, mọi chuyện đều tương đối, vạn hữu đều hăo
huyền. Nhưng kinh nghiệm trên bất kỳ cảnh giới nào
cũng đều là một thực tại đối với kẻ tri giác đang trụ tâm
thức vào cảnh giới ấy, mặc dù xét theo quan điểm thuần
tuư siêu h́nh, kinh nghiệm nói trên có thể bị xem là
không có thực nơi ngoại cảnh. Nhưng nội môn bí giáo
phải chiến đấu chống lại các nhà vật lư và các nhà duy
vật chứ không phải các nhà siêu h́nh. Thế mà đối với
các nhà vật lư và các nhà duy vật, Sinh Lực, Ánh Sáng,
Âm Thanh, Điện, thậm chí cả hấp lực ngoại cảnh của từ
khí nữa, không tồn tại nơi ngoại cảnh và bị coi là chỉ tồn
tại như các “cách thức chuyển động” (“modes of
motion”), “các cảm giác và cảm xúc vật chất”
(“sensations and affections of matter”).
 Các nhà Huyền bí nói chung và các nhà nghiên cứu
Minh Triết Thiêng Liêng nói riêng đều không hề bác bỏ
(như một vài người thường lầm tưởng) các quan điểm lư
thuyết của các khoa học gia hiện đại chỉ v́ các quan
điểm này đối nghịch với Minh Triết Thiêng Liêng.
Nguyên tắc của Hội chúng ta là phải trả lại cho Caesar
cái ǵ của Caesar. Do đó, hơn ai hết, các nhà Minh Triết
Thiêng Liêng là những người công nhận giá trị cố hữu
của khoa học. Nhưng khi các nhà đầu năo khoa học thu
gọn ư thức thành ra một thứ tiết ra từ chất xám của năo
bộ, và mọi điều khác trong thiên nhiên thành ra một
cách thức chuyển động, th́ chúng ta kịch liệt phản đối
học thuyết đó là phi triết học, tự mâu thuẫn và phi lư
theo quan điểm khoa học, chứ đừng nói là theo khía
cạnh Huyền bí của Bí giáo Nội môn.
Đó là v́ Tinh Tú Quang của các tín đồ Do Thái Bí
giáo bị chế nhạo và quả thực là một bí nhiệm và hăo
huyền đối với những kẻ nào có thể thấy được những ǵ
trong đó. Các điều bí mật ẩn tàng trong các lượn sóng và
biến ảo không ngừng của nó cứ sờ sờ ra đó, bất chấp sự
kiện các nhà duy vật cứ nhao nhao lên giễu cợt.
Tinh Tú Quang của các tín đồ Do Thái Bí giáo đă bị
một vài người dịch ra một cách rất sai lầm là “Dĩ Thái”
(“Ether”); Dĩ Thái lại bị lầm lẫn với ether theo giả định
của khoa học, và một vài nhà Theosophy lại coi cả hai
thứ trên là đồng nghĩa với Tiên Thiên Khí (Akasha). Thật
là một sự lầm lẫn.
  Tác giả của Một Sự Bài Bác Thuần Lư (A Rational
Refultation) đă vô t́nh bênh vực Huyền bí học khi cho
rằng:
Chỉ cần tŕnh bày đặc tính của Tiên Thiên Khí là ta
sẽ chứng tỏ được thật là sơ suất biết bao khi diễn tả nó là
ether. Xét về mặt kích thước, nó thật là …vô hạn, nó
không hề bao gồm các phần tử, nó cũng chẳng dính
dáng ǵ tới màu sắc, mùi vị, h́nh dáng. Nó luôn luôn
tương ứng chính xác với thời gian, không gian, Ishvara
[Đấng Chúa Tể, song đúng hơn là mănh lực sáng tạo và
linh hồn – Linh Hồn Thế Giới] và linh hồn. So với điều
đó th́ nó có đặc điểm là nguyên nhân vật chất của âm
thanh. Trừ điều đó ra, người ta có thể xem nó là đồng
nhất với hư không (1).
Nó chắc chắn là hư không, nhất là đối với các nhà
Duy lư (Rationalists). Dù sao đi nữa, chắc chắn là Tiên
Thiên Khí đă làm cho nhà duy vật thấy đầu óc ḿnh
trống rỗng. Song le, dù cho Tiên Thiên Khí chắc chắn
không phải là ether của khoa học - thậm chí cũng không
phải là Dĩ Thái của nhà huyền bí, y chỉ xem dĩ thái là
một trong những nguyên khí của Tiên Thiên Khí thôi –
cùng với thuỷ tổ của ḿnh, nó nhất định phải là nguyên
nhân của âm thanh, là một nguyên nhân tâm linh và tinh
thần, chứ tuyệt nhiên không phải là một nguyên nhân
vật chất. Ta có thể xác định quan hệ của Dĩ Thái với Tiên
Thiên Khí bằng cách áp dụng cho cả hai khí này câu nói
về Thượng Đế trong kinh Vedas như sau: “Như vậy,
Ngài quả thật là con của chính ḿnh” (“So himself was
indeed (hisown) son”), cái này hậu duệ của cái kia, song
cũng là chính nó. Đây có thể là một câu đố khó hiểu đối
với kẻ phàm phu tục tử, nhưng lại rất dễ hiểu đối với bất
kỳ người Ấn độ nào, cho dù y không phải là nhà thần bí
(mystic).
[  Các bí mật này của Tinh Tú Quang, cùng với nhiều
bí nhiệm khác, sẽ vẫn không hề tồn tại đối với các Nhà
Duy Vật ở thời đại ta, chẳng khác nào Châu Mỹ đă là
huyền thoại không có thực đối với người Châu Âu trong
giai đoạn sơ khai thời Trung Cổ (mediaeval), trong khi
mà người Bắc Âu và người Na Uy đă thực sự đặt chân
lên và định cư ở vùng “Tân Thế Giới” rất cổ xưa này
trước đó nhiều thế kỷ. Thế nhưng một Columbus đă ra
đời để tái khám phá và bắt Cựu Thế Giới phải tin vào
các xứ ở đối chích điểm (antipodal) trên địa cầu, cũng
vậy, sẽ có các khoa học gia ra đời để khám phá ra các
điều kỳ diệu mà hiện nay, các nhà Huyền bí khẳng định
là tồn tại trong các vùng dĩ thái, với hằng ha sa số cư dân
biến ảo và Thực Thể hữu thức. Lúc bấy giờ, dù muốn hay
không, khoa học cũng sẽ phải chấp nhận “điều mê tín dị
đoan” xưa cũ (như đă từng chấp nhận nhiều điều khác).
Một khi đă bắt buộc phải chấp nhận nó, rất có thể là –
khi “ôn cố” chẳng hạn như việc Mesmer thuật và từ điển
thuật hay được tái mệnh danh là thuật thôi miên – các
Giáo sư thông thái sẽ khai sáng ra sự việc và bác bỏ danh
xưng. Đến lượt danh xưng mới lại tuỳ thuộc vào “cách
thức chuyển động” – tên mới của “các tiến tŕnh vật lư tự
động ở trong số các dây thần kinh của bộ óc” [khoa học]
của Moleschott – và cũng có thể là tuỳ thuộc vào bữa ăn
cuối cùng của người đặt tên, v́ nói chung “hoạt động trí
óc cũng chẳng khác nào sự dưỡng trấp hoá”
(chylification) (1) (theo người sáng lập ra Hệ phái Tân
Vật Tâm Luận – the new Hylo-Idealistic Scheme). Như
thế, nếu người ta phải tin vào mệnh đề phi lư này, th́
danh xưng mới của chân lư cổ sơ ắt phải đánh liều cho cảm hứng của người đặt tên quyết định; chỉ bấy giờ th́
các chân lư mới có cơ may trở thành chân lư khoa học!

[8:17:06 PM] Thuan Thi Do: trang 755