Họp Thông Thiên Học ngày 8  tháng 9 năm 2018

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm
Todayhueloc, 7:02 PM7:09 PMCon người không thể cầu cứu đến trực giác, nếu y không hoàn toàn quyết định dùng nó làm tay hướng dẫn tuyệt hảo và chắc chắn hơn hết, và dẹp bỏ mọi dục vọng riêng tư. Có ích lợi ǵ mà phải đ̣i hỏi trực giác giải quyết một vấn đề liên quan đến hạnh kiểm khi mà cùng một lúc con người muốn giải pháp nầy hay giải pháp khác. Trừ trường hợp hiếm có khi trực giác mạnh mẽ một cách đặc biệt, chỉ khi nào những dục vọng và hận thù riêng tư đă chấm dứt, tiếng nói bên ngoài không c̣n ảnh hưởng đến y nữa, con người mới có thể nghe tiếng nội tâm, tay hướng đạo không bao giờ sai lầm ấy đă thuộc về y. Trước khi Linh Hồn có thể cùng một lúc hiểu đầy đủ tầm quan trọng của những bài học nhận được từ bên ngoài và trực giác nảy sinh ra từ bên trong, th́ một sự ḥa hợp mới phải được thiết lập; Cái Trí phải từ từ tuân theo ư chí, và từ đó nắm quyền điều khiển sự sống.

Người ta phân biệt có ba thời kỳ trong sự phát triển tâm thức. Trên đường Nhập Môn tâm thức cao hơn hết của con người hoạt động trên Cơi Thượng Thiên; sau Cuộc Điểm Đạo lần thứ Nhứt đến lần thứ Tư, nó không ngừng vươn lên xuyên qua Cơi Bồ Đề, và ở cuối giai đoạn nầy, nó đi vào Cơi Niết Bàn và Cơi Tinh Thần. Rồi con người hiệp nhất với ư chí là tay điều khiển, là chúa tể nắm vận mạng ḿnh. Trong giai đoạn trung gian con người có thể nói: “Theo ư của Ngài chứ không phải của tôi”; c̣n bây giờ y nói: “Ư chí của Ngài và của tôi là một.” Cũng giống như khuôn mẫu của cái b́nh có từ trước của anh thợ làm đồ gốm, cũng như kiểu mẫu của một Giống Dân có trước trong trí của Đức Bàn Cổ đă nhận được từ Cơi trên, như thế mục đích mà mỗi người trong chúng ta phải đạt đến đă được Chơn Thần định trước; rồi nguyên tắc Tinh Thần trong con người cũng y theo đó mà thích ứng với sự tiến hóa của đời sống.

Vậy chữ Linh Hồn được dùng trong ba câu châm ngôn trên rất hợp lư. Chính Linh Hồn đi theo con đường tiến hóa, chứ không phải Phàm Nhơn. Đến nửa đường nó dần dần hiệp nhất chặt chẽ với Thể Bồ Đề, và như thế trở thành Linh Hồn thiêng liêng, Manas-Taijasi. Nhưng mọi công việc đó đều tác động dưới sự điều khiển của Atma, tức là Tiếng Nói Vô Thinh.




CHƯƠNG 5

TIẾNG NÓI VÀ NHỮNG LỜI CẢNH GIÁC CỦA NÓ
12. Bây giờ Linh Hồn sẽ nghe, và sẽ nhớ.

13. Bấy giờ bên tai của Linh Hồn sẽ thốt lên, những lời sau đây:

14. Nếu Hồn con mỉm cười trong Ánh Thái Dương của cuộc đời; nếu Hồn con ca hát trong lốt nhộng máu thịt Trần Gian; nếu Hồn con than khóc trong đền đài huyền ảo, nếu Hồn con vẫy vùng để bứt đứt sợi chỉ bạc cột liền nó với Sư Phụ, th́ hỡi Đệ Tử, con hăy biết Hồn con thuộc về Trần Thế.

C.W.L.- Những tác phẩm Huyền Bí thường đề cập đến Tiếng Nói Vô Thinh và chúng ta nhận thấy rằng những ǵ được đề cập trong tác phẩm nầy không phù hợp với những điều mà chúng tôi đọc trong những trang sách khác. Trong buổi đầu của Hội Thông Thiên Học, chúng tôi tự hỏi đâu là ư nghĩa thật đúng của từ ngữ nầy và chúng tôi t́m được một ư nghĩa không thay đổi của nó. Chúng tôi phải nghiên cứu lâu dài mới khám phá được đó chính là một thuật ngữ tổng quát. Đối với một người thường Tiếng Nói Vô Thinh phát xuất từ Cơi mà tâm thức y chưa thể đạt đến và dĩ nhiên tiếng nói nầy biến đổi theo thời kỳ tiến hóa. Đối với những người hiện giờ c̣n kết hợp với Phàm Nhơn, th́ Tiếng Nói Vô Thinh là tiếng nói của Chơn Nhơn, nhưng khi Phàm Nhơn được hoàn toàn chế ngự, đă hiệp nhất với Chơn Nhơn đến nỗi có thể phụng sự nó như một dụng cụ hoàn hảo, th́ tiếng nói ấy là tiếng nói của Atma - ba Ngôi tinh thần tại Cơi Niết Bàn. Khi đă đạt đến Cơi Niết Bàn th́ c̣n một Tiếng Nói Vô Thinh nữa, đó là tiếng nói của Chơn Thần trên Cơi cao hơn. Con người sau khi đă đồng nhất Chơn Nhơn với Chơn Thần và đạt đến quả vị Chơn Tiên, sẽ c̣n nghe một Tiếng Nói Vô Thinh nữa chuyển xuống y, nhưng bây giờ có thể là tiếng nói của một trong các Vị Đại Thiên Thần, hay một trong các Vị mà người ta gọi là Hành Tinh Thượng Đế. Đối với Đức Hành Tinh Thượng Đế, Tiếng Nói Vô Thinh sẽ là tiếng nói của Đức Thái Dương Thượng Đế và nếu đối với Đấng sau cùng nầy mà có một Tiếng Nói Vô Thinh th́ nó phải là tiếng nói của một Thượng Đế cao hơn, Đấng sau rốt. Ai có thể tin chắc như thế không?

“Vầng Thái Dương của cuộc đời bạn” có nghĩa là trong kiếp sống cá nhân có những lúc vận may chào đón chúng ta, bây giờ tất cả đều huy hoàng và tốt đẹp. Chơn Nhơn nếm được thú vui nầy và xem đó là hạnh phúc lớn lao thật sự của Đại Ngă, nên chưa có tính từ bỏ cao siêu để tiêu diệt âm thanh bên ngoài. Như Bà Hội Trưởng của chúng ta đă giải thích trong quyển “Minh Triết Cổ Truyền,” người ta đi đến chỗ cảm thấy không có ǵ ở Thế Gian nầy có thể thỏa măn y, ngay cả những sự vật đem sự vui thú nhất đến cho những người thường có thể nhờ một sức cố gắng mạnh mẽ song an tịnh của ư chí vươn lên để hiệp nhất với tâm thức cao siêu và giải thoát cho thân xác; nhưng muốn đạt được điều ấy phải tuân theo điều kiện đầu tiên và thấy trong sự hiệp nhất đó phương tiện duy nhất đem lại sự thỏa măn.

Ba Thể Xác, Vía và Trí với những thói quen của chúng tạo thành Phàm Nhơn, thật ra chúng là con nhộng trong cái kén từ từ tạo thành một con bướm. T́nh trạng hiện thời của chúng ta là t́nh trạng của con sâu, Linh Hồn phải khoát vào ḿnh nó một Thể để sống tại Cơi Trần, nhưng không phải lệ thuộc vào chúng; nó phải quan niệm đời sống Thế Gian đó không phải là đời sống riêng của nó, nhưng nên hiểu rằng chính nó độc lập với các Thể của nó. Ở đây chúng ta c̣n phải cẩn thận tránh xem thường chúng. Chắc chắn trên con đường đi lên của nó, thật tốt và cũng cần thiết cho Linh Hồn phải thỏa thích, vui cười và ca hát trong lốt nhộng của nó; sự vui thú đó vô hại; tôi c̣n có thể nói là rất hữu ích. Điều mà Linh Hồn không nên làm là ca hát với chính lớp nhộng hoặc v́ lợi lạc cho lớp vỏ bên ngoài đó, Linh Hồn sẽ phạm phải một lỗi lầm trầm trọng hơn cả, nếu nó khóc than “trong lầu đài huyễn mộng của nó,” v́ nhượng bộ sự ngă ḷng và buồn bực luôn luôn là một sự lầm lạc. Quả thật đúng như thế, nhưng vấn đề ở đây không phải là điều đó. Qua sự duyên dáng và thi vị của ngôn từ, Đức Aryasanga t́m cách nói với chúng ta rằng lốt nhộng, hoặc đền đài, hoặc h́nh thức bên ngoài phải tuyệt đối không thể là vấn đề hoan hỉ hay sầu thảm đối với Linh Hồn; Nó phải lănh đạm trước những h́nh thức đó. Điều nầy xảy đến với chúng phải không hề làm Nó xúc động. Nếu Nó chưa thể dửng dưng được, tức Nó c̣n thuộc về Thế Gian và như thế Nó chưa sẵn sàng thưởng thức sự tự do hoàn toàn.

Ở khắp nơi chung quanh chúng ta, những cuộc tang thương biến đổi diễn ra không ngớt, nhưng Linh Hồn phải theo đuổi con đường của ḿnh một cách thật cương quyết, đừng kinh hăi v́ chúng. Quư bạn hăy nhớ lại các đoạn thơ sau đây của Shakespeare:

Khi tôi thấy bàn tay của thời gian nghiêm khắc
Chôn lấp tuổi đời dưới lớp áo giàu sang,
Những tháp cao bị san thành b́nh địa
Và đến đồng thau bất diệt cũng hàng phục trước tử thần;
Khi tôi thấy trên triền núi và ven biển hao ṃn,
Đại dương vẫn măi xâm nhập không bao giờ chán.
Và khối đất chôn vùi bao quần chúng gớm ghê,
Các quốc gia hết suy rồi đến thịnh ;
Khi tôi thấy biết bao tang thương biến đổi,
Cả căn nguyên mọi vật cũng điêu tàn ;
Tôi nghĩ rằng Thời Gian đă giết chết t́nh thương,
Sẽ chiếm mất bạn tôi trong cơn phẫn nộ điên cuồng
Và phải chăng tử thần theo tôi nghĩ
Sẽ khiến người tiếc rẻ những ǵ phải mất một ngày kia?
Khi đất liền, biển cả, đồng thau và đá tảng
Sau cùng phải nhượng bộ trước quyền uy của thần chết
C̣n vẻ đẹp mỹ miều của cánh hoa vừa mỏng manh vừa thanh khiết
Có thoát khỏi số phận phũ phàng chăng?
Ôi! khi bàn tay của Thời Gian làm tiêu tan thành cát bụi
Cả cổng sắt kiên cố vững bền
Biết mùa hè có t́m được một nơi nương tựa trong hơi gió
Để chống lại cơn phẫn nộ cuồng sát chăng?
Phải giấu ở đâu châu báu thiêng liêng, kỳ diệu
Để Thời Gian không thể làm giàu cho hộp tư trang?
Vậy cánh tay nào sẽ ngăn được bước tiến của Thời Gian.
Và giữ lại vẻ mỹ miều, phản công điều hung ác
Hỡi ôi! Tất cả sẽ hoài công, nếu không có chi là phép lạ


Trong lời thơ của tôi, t́nh thương rạng rỡ đến bao giờ?


 c/ Phàm Ngă, Sự Xuất Hiện ở Cơi Hiện Tượng .
(The Body, the Phenomenal Appearance) .
Không có nhiều điều cần thiết được viết ra ở đây về việc này, v́ bản thể con người (phàm ngă) và khía cạnh sắc tướng đă là đối tượng sưu khảo và đề tài của tư tưởng và thảo luận của người biết suy tư từ nhiều thế kỷ. Nhiều điều mà họ đă đạt đến về căn bản là đúng. Nhà sưu khảo hiện đại sẽ thừa nhận Định Luật Tương Đồng như là nền tảng của các tiền đề, và đôi khi sẽ nhận ra lư thuyết Hermes cho rằng “Trên sao, dưới vậy” (“As above, so below”) có thể phóng chiếu nhiều ánh sáng lên các vấn đề hiện tại. Các định đề sau đây có thể dùng để minh giải:

1. Trong bản thể con người của ḿnh, con người là một tổng thể (sum total), một sự thống nhất (a unity).
2. Cái tổng thể này được chia nhỏ thành nhiều phần và nhiều cơ quan.
3. Tuy thế nhiều tế phân này hoạt động theo một cách thức thống nhất và cơ thể là một tổng thể được liên kết.
4. Mỗi một trong các phần của nó khác nhau về h́nh thể và về chức năng, nhưng tất cả đều tùy thuộc lẫn nhau.
5. Tuần tự, mỗi phần và mỗi cơ quan được cấu tạo bởi các phân tử, các tế bào và các nguyên tử, tất cả được giữ chung lại với nhau dưới h́nh thức của một cơ thể bởi sự sống của tổng thể.
6. Cái tổng thể được gọi là con người được chia đại khái thành năm phần, một số có tính quan trọng hơn một số khác, nhưng tất cả đều làm cho toàn vẹn cơ thể sống động mà chúng ta gọi là một con người.
a/ Đầu. b/ Thân trên (upper torso), hay là phần nằm trên cách mô (diaphragm, cơ hoành). c/ Thân dưới (lower torso) hay là phần nằm bên dưới cách mô. d/ Tay. e/ Chân.
7. Các cơ cấu này dùng cho các mục đích khác nhau, và sự tiện lợi của tổng thể (whole) tùy thuộc vào sự vận hành đúng đắn và sự hiệu chỉnh thích hợp của chúng.
8. Mỗi một trong các cơ cấu này đều có sự sống riêng của nó, vốn là toàn bộ sự sống của cấu trúc nguyên tử của nó, và cũng được làm cho sinh động bởi sự sống thống nhất của tổng thể, được điều khiển từ đầu bằng ư chí hay năng lượng thông tuệ của chân nhân (spiritual man).
9. Phần quan trọng của cơ thể chính là bộ phận gồm ba phần, tức là đầu, thân trên và thân dưới. Con người có thể hoạt động và sống mà không có tay và chân.
10. Mỗi một trong ba phần này cũng chia làm ba theo khía cạnh vật chất, tạo ra sự tương đồng với ba phần của bản chất con người và chín phần của sự sống hoàn thiện của Chân Thần. Có các cơ quan khác, nhưng các cơ quan được liệt kê này là các cơ quan có một ư nghĩa huyền bí có giá trị lớn hơn các phần khác. a/ Bên trong đầu là: -Năm năo thất (five ventricles of the brain) hay là cái mà chúng ta có thể gọi là năo bộ, như là một cơ quan thống nhất. -Ba tuyến (glandes), gồm tuyến động mạch cảnh (carotid), tuyến tùng quả (pineal) và tuyến yên (pituitary). -Hai mắt. b/ Trong thân trên là: -Cổ họng. -Hai phổi. -Tim.
c/ Trong thân dưới có: -Lá lách. -Bao tử. -Các cơ quan sinh dục.
11. Toàn bộ cơ thể cũng có ba phần: a/ Da và cấu trúc xương. b/ Mạch máu hay hệ tuần hoàn. c/ Hệ thần kinh tam phân.
12. Mỗi một trong các tam bộ này tương ứng với ba phần của bản chất con người:
a/ Bản chất vật chất (physical nature): da và cấu trúc xương là sự tương đồng với nhục thân và thể dĩ thái của con người.
b/ Bản chất linh hồn (soul nature): Các mạch máu và hệ tuần hoàn là sự tương đồng với cái linh hồn lan tỏa khắp nơi đó, linh hồn đó xâm nhập vào mọi phần của thái-dươnghệ, như máu đi đến mọi phần của cơ thể.
c/ Bản chất tinh thần (spirit nature): Hệ thần kinh, v́ nó truyền năng lượng và tác động khắp con người vật chất, là sự tương ứng với năng lượng của tinh thần.
13. Trong đầu, chúng ta có sự tương đồng với trạng thái tinh thần, tức là ư chí điều khiển, Chân Thần, Đấng Duy Nhất:
a/ Bộ óc với năm năo thất của nó là sự tương đồng với h́nh hài vật chất, mà tinh thần làm sinh động liên quan với con người, cái toàn bộ gồm năm phần đó vốn là phương tiện mà qua đó tinh thần phải tự biểu lộ trên cơi trần. b/ Ba tuyến ở trong đầu có liên quan mật thiết với linh hồn hay bản chất tâm linh (psychic nature) (cao và thấp).
c/ Hai mắt là các tương ứng thuộc cơi trần với Chân Thần, mà Chân Thần lại là ư chí và bác ái−minh triết hay là atma-buddhi, theo thuật ngữ huyền linh học.
14. Trong thân trên (upper body) chúng ta có một tương đồng với bản chất linh hồn tam phân.
a/ Cổ họng (throat), tương ứng với trạng thái sáng tạo thứ ba hay là bản thể con người, sự thông tuệ linh hoạt của linh hồn.
b/ Tim, bác ái-minh triết của linh hồn, thể bồ đề (buddhi) hay nguyên khí Christ. c/ Hai lá phổi, tương đồng với hơi thở của sự sống, là sự tương ứng của tinh thần.
15. Trong thân dưới, chúng ta lại có hệ thống tam bộ này được thể hiện: a/ Các cơ quan tính dục, khía cạnh sáng tạo, tác nhân tạo ra thân thể.
b/ Bao tử, với vai tṛ là biểu lộ hồng trần của bí huyệt đan điền (solar plexus), là sự tương đồng với bản chất linh hồn.
c/ Lá lách, nơi nhận năng lượng và do đó là biểu hiện ở cơi trần của trung tâm lực đang nhận năng lượng này, là sự tương đồng với tinh thần truyền năng lượng.