Họp Thông Thiên Học qua Skype ngày 6 tháng 8 năm 2016

[6:12:23 PM] Thuan Thi Do: Tốt hơn con nên nghĩ đến những việc của con đang làm bây giờ, chúng sẽ định phần số con ở kiếp sau, đó là điều con có thể sửa đổi được.

C.W.L.- Kiếp sau của bạn sẽ tùy thuộc một phần lớn Nghiệp Quả của bạn đă tạo ra trong kiếp này. Nhưng có một điều quan trọng hơn nữa là: Chẳng bao lâu Đức Chưởng Giáo sẽ lâm phàm, những biến cố dồn dập tới, Thần Lực ban rải xuống thật phi thường, và ảnh hưởng của nó có hiệu quả chung quanh chúng ta đến một mức độ nào đó, chúng ta là những người cố gắng chuẩn bị cho cuộc lâm phàm, không những chúng ta có thể sửa đổi được kiếp tới của ḿnh, mà c̣n sửa đổi được những ngày c̣n lại trong kiếp này nữa.

Nghiệp Quả của người Đệ Tử làm công việc này, mănh liệt hơn phần đông những người khác. Người đời làm và có thể làm nhiều việc mà không có ǵ là khổ cho họ. Nhưng nếu những việc này do những người bước gần đến Đường Đạo làm, chúng tạo ra những điều vô cùng tai hại. Đối với người Đệ Tử, những ǵ xảy đến cho y tức là xảy đến cho Đức Thầy, v́ Đức Thầy đă làm cho người Đệ Tử thành ra một phần tử của chính ḿnh Ngài. “Không ai sống, và cũng không ai chết cho một ḿnh ḿnh”; điều này vẫn đúng cho mỗi người, nhưng đối với ai muốn phụng sự những Đấng Chơn Sư Cao Cả phải thận trọng gấp đôi. Trong Huyền Bí Học tất cả những ǵ làm cho công việc của bạn đồng đạo trở nên khó khăn, đều gây ra những Nghiệp Quả nặng nề.

Đừng bao giờ cho phép con buồn bực hay rủn chí. Rủn chí là điều sai lầm, v́ nó truyền nhiễm cho kẻ khác và làm cho đời sống của họ khó khăn thêm, đó là điều con không có quyền làm. V́ vậy, nếu bao giờ ư nghĩ rủn chí đến với con, con hăy xua đuổi nó ngay.

C.W.L.- Một người bạn bị đau khổ nặng nề v́ sự nản ḷng rủn chí có thể anh sẽ lắc đầu chán nản và nói rằng: “Đó là lời khuyên rất hay, nếu người ta có cơ hội nghe được lời khuyên đó.” Nhưng tôi đă từng nói rằng: Cái tư tưởng tốt ảnh hưởng tốt đẹp cho nhiều người làm tăng thêm sức mạnh cho người bạn, nếu anh buông bỏ sự nản ḷng và quyết định làm việc lành và đó là cách duy nhất.

Sự thất vọng là việc sai lầm, bởi v́ nó gieo ảnh hưởng xấu cho các bạn Sinh Viên Thông Thiên Học cũng như mọi người khác. Sự thất vọng làm cho đời sống con người trở nên rất khó khăn. Tất cả những sự khó khăn đều bắt nguồn từ nơi bản thân chúng ta. Nó bắt nguồn từ những tiền kiếp của chúng ta, của chính Nhân Quả cá nhân chúng ta.

Chúng ta cần phải học hỏi sự việc này và luôn luôn cẩn thận tránh làm tổn hại người khác một cách vô t́nh hay hữu ư. Nếu ta chứng kiến việc làm quấy hay nghe lời nói quấy của người đó th́ chúng ta hăy tự nói với ḿnh rằng: “Tôi sẽ bỏ qua việc xấu này hay lời nói quấy này bằng cách không làm theo và cũng không lặp lại để tránh làm tổn hại đến người khác. Tôi muốn mọi người vui vẻ và sống hạnh phúc.

Chúng ta cũng quyết định không làm phương tiện để truyền đạt Nhân Quả xấu của kẻ khác. Nếu một người kia xúc phạm hay làm tổn thương ai th́ chỉ ḿnh y chịu gánh lấy sự trừng phạt theo đúng Luật Nhân Quả. Nhưng chúng ta chẳng nên đóng vai kẻ ác, v́ đó là điều ích kỷ xấu xa. Chúng ta nên đóng vai kẻ hiền, làm việc lành giúp đỡ mọi người, đem ân phước đến cho Nhân Loại, ít ra cũng là sự an ủi, khuyên lơn. Như vậy Nhân Quả xấu sẽ đi ngơ khác bằng một phương tiện khác mà không phải là chúng ta.

Con phải kiểm soát tư tưởng của con bằng một cách khác nữa. Con đừng để nó vẫn vơ, dù con đang làm việc ǵ, hăy tập trung tư tưởng của con vào việc đó để việc làm có thể hoàn hảo.

C.W.L.- Rất dễ chú ư vào công việc của chúng ta đương lo và chúng ta phải làm cho được hoàn toàn. Chẳng hạn như viết một bức thư, chúng ta có thể chú ư vào đó và làm nó thành một bức thư của một Nhà Huyền Bí Học. Người ta thường viết thư ít kỹ lưỡng và ít chính xác, họ nói những điều cần nói, chớ không đặc biệt cố gắng để làm cho được hoàn hảo. Đối với vài người, những điều nhỏ nhặt, tầm thường như thế mà lại phải làm cho được hoàn hảo, thật là một điều mới mẻ. Tôi nhận được nhiều bức thư và tôi phải nói rằng đa số không phải như những bức thư mà chính tôi muốn gởi đi.

Lắm khi danh từ dùng sai và chữ viết thường xấu tệ đến nỗi tôi phải mất nhiều th́ giờ mới đọc được.

Sự chẳng cẩn thận đó có một ư nghĩa quan trọng lớn lao đối với những Nhà Huyền Bí Học hoặc những ai muốn trở thành Nhà Huyền Bí Học. Một bức thư của Nhà Huyền Bí Học phải khác biệt do sự đúng đắn và trong cách diễn đạt tư tưởng; nó phải được viết một cách tử tế, hoặc đánh máy, tùy trường hợp. Nó phải có vẻ đẹp và làm vui ḷng người nhận nó. Dù làm việc ǵ cũng vậy, chúng ta vẫn phải có bổn phận tuyệt đối thực hiện cho được đầy đủ rơ ràng. Tôi không có ư muốn nói rằng người ta luôn luôn có th́ giờ viết như một người thợ khắc chữ, hoặc làm cho bức thư nào cũng thành một tác phẩm mỹ thuật tuyệt đẹp, ngày nay làm như thế không được. Nhưng ngoài vấn đề Huyền Bí Học, muốn giữ phép lịch sự đối với người mà ta viết thư, chữ viết của chúng ta cũng phải rơ ràng và dễ đọc. Nếu bạn muốn viết gấp và cẩu thả để khỏi mất một ít th́ giờ, bạn nên nhớ rằng, v́ lỗi của bạn, mà người nhận thư phải mất gấp bốn lần th́ giờ để đọc. Chúng ta không có quyền làm như thế.

Một bức thư mà chúng ta gởi đi phải là một vị sứ giả, một sứ giả của Đức Thầy. Nếu đó là một bức thư nói chuyện làm ăn hay một đề tài thông thường nào, nó cũng phải chứa đầy những cảm t́nh tốt đẹp. Muốn được như thế, chỉ cần một chốc lát cũng đủ. Trong khi viết cảm t́nh nhân hậu phải tràn ngập tâm trí chúng ta. Nó phải thấm nhuần cả bức thư, rồi chúng ta không cần làm ǵ nữa; nhưng lúc kư tên, chúng ta phải dừng lại giây lát để truyền vào đó một nguồn thiện cảm. Bạn viết cho một người bạn ư, hăy ban rải t́nh thương vào đó, để khi mở bức thư ra, y sẽ nhận được một luồng t́nh cảm thân ái đệ huynh. Nếu gởi cho một người bạn Thông Thiên Học, bạn hăy ban rải vào đó một tư tưởng liên quan đến các vấn đề cao thượng hơn, và cũng liên quan đến Đức Thầy. Như thế bức thư sẽ nhắc nhở người huynh đệ nhớ đến tư tưởng cao thượng mà những..
[6:14:41 PM] Thuan Thi Do: nhớ đến tư tưởng cao thượng mà những người Thông Thiên Học luôn luôn quí mến. Nếu chúng ta viết thư cho một người mà chúng ta biết y thiếu một đức tính nào đó, chúng ta hăy cho đức tính ấy thấm nhuần bức thư, nhân dịp đó chúng ta cho y cái ǵ mà y c̣n thiếu thốn. Vậy chúng ta hăy giữ ǵn cho những bức thư của chúng ta được tốt đẹp và có một linh hồn.

Chúng ta cũng có thể giúp người bằng cách đó khi chúng ta giao thiệp trực tiếp với họ. Vài người trong chúng ta đă gặp nhiều người khác trong ngày. Chúng ta phải nói chuyện với họ, và đôi khi phải siết tay họ. Chúng ta có thể thừa dịp tiếp xúc trực tiếp này để truyền cho họ một luồng sinh lực hay một sức mạnh của t́nh thương, hay là những tư tưởng cao thượng; nói tóm lại cái ǵ mà chúng ta tưởng rằng cần thiết cho họ. Đừng bao giờ bắt tay một người nào mà không giúp họ như thế, v́ đó chính là một cơ hội. Nếu chúng ta có chí nguyện là Đệ Tử Chơn Sư, chúng ta phải t́m cơ hội như thế để phụng sự. Một người không hữu dụng cho đồng bào bằng cách này hay cách khác, sẽ không được chấp nhận sớm đâu. Tôi giả sử rằng không làm một việc bất công đối với một người trung b́nh, khi nói rằng ư niệm của y trong việc kết thân mới như sau đây: “Tôi sẽ nhận được ǵ của người ấy bằng phương cách này hay phương cách khác.” Có thể không phải là một mối lợi về tiền bạc, có thể là sự vui chơi hoặc lợi lộc về phương diện xă hội. Nhưng dù trong trường hợp nào, ư tưởng lợi lộc cũng vẫn hiện diện. Thái độ của chúng ta phải hoàn toàn trái ngược lại: “Đây là một cơ hội mới đưa đến cho tôi, vậy tôi phải cho ra cái ǵ?” Nếu người ta giới thiệu cho tôi một người lạ, tôi quan sát y và ban rải tư tưởng lành cho y. Tư tưởng đó sẽ bám vào y và thâm nhập trong người y đúng lúc. Những vị Đệ Tử Chơn Sư đều làm như thế, khi họ đi bách bộ, đi tàu hỏa, hoặc đi đ̣ ngang, họ chờ cơ hội nào họ thấy cần phải có tư tưởng lành, họ liền rải ra. Có thể cả trăm lần như thế chỉ trong một buổi sáng hay một buổi chiều.

Một sự chào hỏi cũng phải là một sự thật hiển nhiên, chớ không phải là một h́nh thức suông mà thôi. Những lời chào khi đọc danh hiệu của Đức Thượng Đế và cầu khẩn Ngài ban phước; chẳng hạn như lời chào hỏi thường lệ của những người Hồi Giáo, đôi khi biểu lộ một h́nh thức lễ độ suông, lắm khi chúng cũng biểu lộ những lời chúc thâm t́nh, và có ư niệm về Thượng Đế kèm theo thật sự. Chúng ta nói: “Từ giă” (Good bye). Ít người hiểu biết rằng đó chính là câu: “Cầu xin Đức Thượng Đế ở với anh” (God be with you) thâu ngắn lại. Chúng ta nên biết điều đó và thật tâm thốt ra những lời này. Những điều này dường như là tầm phào, phù phiếm, nhưng nhiều trường hợp nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày tạo thành sự dị biệt rơ rệt. Chúng là một bằng chứng của tính t́nh và làm ra tính t́nh vậy. Nếu mỗi ngày, chúng ta làm những việc nhỏ nhặt này một cách kỹ lưỡng và cẩn thận, chẳng bao lâu chúng ta sẽ mở mang tính kỹ lưỡng, chúng ta tự chủ, chúng ta chín chắn trong mọi trường hợp, từ việc lớn đến việc nhỏ. Người ta không thể vừa kỹ lưỡng trong việc lớn lao mà lại cẩu thả trong việc nhỏ được. Trong trường hợp đó, đôi khi chúng ta lại quên đi và cẩu thả trong khi chúng ta phải thận trọng. Nhưng chúng ta phải tập cho được tính kỹ lưỡng hoàn toàn. Rồi nhiều việc nhỏ hợp lại thành một việc lớn, với một chút thói quen, không phải người ta giúp đỡ chút đỉnh mà thật sự có thể giúp một cách mạnh mẽ trong việc siết tay hay là viết một lá thư.
[6:27:03 PM] Thuan Thi Do: Đức Thầy nói: “Con phải hết sức chú ư vào mỗi phần việc của con làm để cho nó thật hoàn hảo.” Điều này cũng áp dụng chẳng những cho việc ta làm mà c̣n áp dụng vào những việc giải trí như đọc tiểu thuyết hay tạp chí. Ngoài sự nghỉ ngơi có quy củ và giấc ngủ, cách nghỉ ngơi tốt nhất thường là sự tập luyện nào đó, dưới h́nh thức khác nhau. Như thế trong khi đọc để mua vui hay giải trí, Thể Trí phải phục vụ chúng ta, chớ không phải chúng ta làm nô lệ cho nó. Bạn đọc tiểu thuyết ư, bạn hăy chú ư vào đó và cố gắng hiểu nó để t́m thấy được ư muốn của Tác Giả. Nhiều người thường đọc một cách sơ sài cho đến khi đến đoạn chót kết thúc câu chuyện, họ lại quên đoạn đầu. Cảm tưởng của họ quá mơ hồ đến nỗi họ không tóm lược được câu chuyện; hoặc nói cho chúng ta biết nó dạy chúng ta điều ǵ. Nhưng nếu chúng ta muốn rèn luyện Thể Trí ḿnh, khi đọc để mua vui hay giải trí, chúng ta phải đọc cho kỹ lưỡng, khi nghỉ ngơi, chúng ta phải làm như vậy. Hiện giờ trên thế giới có hàng triệu người không biết cách xả hơi[54] và nghỉ ngơi cho đúng cách. Họ không biết rằng mười phút buông xả gân cốt c̣n hơn hai giờ nằm dài trong trạng thái căng thẳng và co rút. Kiểm soát Thể Trí một cách êm dịu cũng là điều cần thiết cho sự nghỉ ngơi. Khi tập kiểm soát như thế, cũng như làm mọi việc khác cho có thói quen, chẳng bao lâu người ta lại thấy ḿnh không thể làm việc một cách dở dang, có phân nửa như trước. Nếu đă nghỉ ngơi, người ta phải nghỉ ngơi cho đúng mức.

Đừng để Trí con trống không mà phải luôn luôn dành sẵn bên nó những tư tưởng tốt đẹp để khi Trí con rảnh rang nó sẵn sàng nghĩ ngay đến những tư tưởng tốt đẹp ấy.

A.B.- Việc này thật dễ dàng đối với thường dân Ấn Độ, v́ thuở nhỏ người ta đă dạy họ lặp đi lặp lại những câu Chân Ngôn rất hay, trong khi rảnh rỗi. Đó là thói quen ở Ấn Độ, đối với những người không được giáo dục cũng vậy. Bạn thường nghe một người thợ khi làm xong công việc, th́nh ĺnh lặp đi lặp lại khá lâu: “Ram, Ram, Ram, Sitaram, Sitaram, Sitaram,” đó là những Thánh Ngữ chớ không có chi cả. Vài người có thể cho rằng làm như thế là vô lư, nhưng họ lầm. Những Chân Ngôn này có tác dụng thật sự đối với người đọc nó. Nó bắt Thể Trí trống không chú định vào một tư tưởng an tịnh và khuyến thiện. Làm như thế vô cùng hữu ích hơn là để Thể Trí của chúng ta vởn vơ, chắc chắn nó sẽ lo lắng công việc của người lân cận của chúng ta, do đó sinh ra sự nói hành và những tai hại bất ngờ. Dĩ nhiên, nếu bạn chủ trị được Thể Trí mà không cần lặp đi lặp lại một câu Chân Ngôn, càng tốt hơn hết nữa, nhưng nhiều người không chịu làm theo cách này hay cách kia.

Có việc làm rất hữu ích và nhiều Tôn Giáo đă khuyên bảo là: Buổi sáng chọn một câu nào đó rồi học thuộc ḷng. Trong ngày, câu ấy đột nhiên sẽ tái hiện trong kư ức và xua đuổi những tư tưởng kém tốt đẹp khác, trong lúc Thể Trí trống không. Bạn có thể chọn một câu văn hay một thành ngữ trong một quyển sách hay nào đó, rồi lặp đi lặp lại nhiều lần với sự chú tâm, vào buổi sáng (có thể trong lúc mặc y phục), chính câu ấy sẽ trở lại với bạn trong ngày. Người ta có thể giải thích rơ ràng tại sao Thể Trí lặp lại một cách tự động như thế, khi mà người ta nhớ bằng cách nào một bản nhạc, một giọng ca nào in vào Thể Trí rồi, nó bắt Thể Trí lặp đi lặp lại nó măi. Đă nhiều năm rồi, tôi giữ tư tưởng Đức Thầy nơi hậu cảnh Thể Trí của tôi. Hiện giờ nó luôn luôn c̣n ở đó, nên khi Thể Trí tôi rảnh rang, nó lại hướng về Ngài.
[6:52:28 PM] Thuan Thi Do: C.W.L.- Những tư tưởng về Đức Thầy phải luôn luôn chiếm hậu cảnh Thể Trí của chúng ta, để nó hiện lên khi tâm trí chúng ta không bận việc chi khác. Khi đang đọc sách, viết thư hoặc là công việc tay chân, chúng ta không cần thiết phải hướng về Đức Thầy những tư tưởng tích cực, nhưng khi khởi sự, chúng ta nên quyết định như sau: “Tôi sẽ làm việc này cho tốt đẹp v́ Đức Thầy.” Từ đó chúng ta nghĩ đến công việc của ḿnh mà không nghĩ đến Ngài; nhưng khi công việc vừa hoàn tất, tư tưởng về Đức Thầy lại tái hiện trong Trí trước nhất. Một tư tưởng như thế, không những bảo đảm cho Thể Trí sẽ tiếp nhận được điều tốt lành mà c̣n khiến cho tư tưởng của chúng ta về các vấn đề khác rơ ràng hơn và dũng mănh hơn.

Đôi khi người ta lặp đi lặp lại danh hiệu của Thượng Đế để tạo một bối cảnh trong Thể Trí. Bên Ấn Độ, bạn thường thấy nhiều người chờ xe lửa hay đi bách bộ trên đường, nói lầm thầm với chính họ. Đôi khi họ lặp đi lặp lại khá lâu một Thánh Ngữ. Những Nhà Truyền Giáo luôn luôn đặc biệt chỉ trích những người “ngoại giáo” như sau: “Họ chuyên tâm lặp đi lặp lại những điều vô ích.” Người Hồi Giáo đi tới đi lui vừa đọc những đoạn Thánh Kinh, luôn luôn trên môi y không rời danh từ Allah (Thượng Đế). Có thể luôn luôn họ không nghĩ đến Ngài nhiều, nhưng thường thường đọc như thế không phải là vô hiệu quả đâu. Dĩ nhiên một người có thể đọc những câu ấy v́ thói quen chớ không nghĩ đến nó; một người Công Giáo có thể đọc Kinh trong lúc tư tưởng của y vởn vơ ở nơi khác. Thậm chí một vị Linh Mục có thể đọc Kinh hằng giờ mà không chú ư nhiều, v́ người đă thuộc ḷng tất cả. Ông có thể đọc “Lạy Thánh Mẫu Maria” và “Lạy Đức Chúa Cha của chúng tôi” mà không nghĩ đến Đức Thánh Mẫu Maria hoặc Đức Chúa Cha của chúng ta ở trên Trời. Trong tất cả các Tôn Giáo, người ta có thể câu nệ về h́nh thức và chỉ giữ cái vỏ bề ngoài, khi đă mất hầu hết tinh hoa của nó. Nhưng điều này thường xảy ra trong Thiên Chúa Giáo hơn là trong Ấn Giáo và Phật Giáo, tôi có khuynh hướng muốn nói gần như không có nhiều như thế. Hơn nữa chính là sự kiện lặp đi lặp lại những danh từ như: “Rama, Rama, Rama,” đă giúp cho tư tưởng về Thượng Đế được ghi chặt trong trí, và như thế chắc chắn sẽ sinh ra một hiệu quả có ích. Nếu chúng ta có thể nhớ đến Đức Thầy một cách dễ dàng và hữu hiệu như thế mà khỏi lặp lại Danh Hiệu của Ngài, điều đó vẫn tốt lắm. Nhưng sự lặp đi lặp lại c̣n hay hơn là không có ư nghĩ về Ngài.

Trong Thể Trí có một tốc độ rung động phù hợp với những t́nh cảm sùng tín này. Với thời gian, tốc độ ấy thành thường lệ, do đó sự sùng tín phát triển và thành ra một thành phần của tính nết. Thói quen này cũng dùng để trục xuất những tư tưởng xấu. Nếu Thể Trí trống không th́ mọi tư tưởng nào vởn vơ gần đó cũng có thể xâm nhập vào và chi phối nó. Những tư tưởng đó có phần xấu hoặc vô ích trong mọi trường hợp hơn là hữu dụng. Nó thuộc về một loại tư tưởng hằng hà sa số, bay vởn vơ chung quanh chúng ta và biểu hiện cho mức độ tiến hóa trung b́nh của Xứ Sở. Nhưng chúng ta đang nhắm một mục đích cao thượng. Chúng ta muốn nâng đỡ người huynh đệ tầm thường của chúng ta lên và chúng ta không thể thành công trước khi chúng ta đạt tới một tŕnh độ cao siêu.

Hăy sử dụng quyền năng tư tưởng của con mỗi ngày dành cho những mục đích tốt lành; hăy trở thành một Thần Lực hướng theo chiều tiến hóa.

C.W.L- Chúng ta được giáo hóa theo Namby-Pamby, một quan niệm hơi dễ dàng cho rằng chỉ có điều cần thiết duy nhất là phải ăn ở hiền lành. Nhưng sùng tín và lánh dữ thôi chưa đủ đâu, chúng ta phải tiến tới, phải sử dụng đức hạnh và ḷng sùng tín của ḿnh. Tại sao chúng ta hiện diện trên Quả Địa cầu này? Tại sao chúng ta sống cho chật đất nếu chúng ta không biết làm ǵ hết? Ngồi xuống và hiền lành là một trạng thái hoàn toàn thụ động (dĩ nhiên c̣n tốt hơn là ngồi xuống mà tính t́nh hung dữ!). Chúng ta có mặt dưới Cơi Trần để làm Vận Hà cho Thiên Lực. Chúng ta là Chơn Thần do Trời sanh ra đă từ lâu, như một Tia Lửa Thiêng sáng rỡ. Đúng như bộ “Giáo Lư Bí Truyền” đă nói: “Tia Lửa ấy cháy yếu ớt” – lắm khi nó chập chờn – nhưng chúng ta phải làm cho nó bừng cháy do ḷng nhiệt thành của chúng ta, do đức tin và t́nh thương, để cho Tia Sáng trở thành một Ngọn Lửa Linh Động sưởi ấm những người khác.

Mỗi ngày hăy nghĩ đến một người nào mà con biết y đang đau buồn khổ sở hoặc đang cần sự giúp đỡ; con hăy ban rải tư tưởng thương yêu đến cho y.
[7:11:29 PM] Thuan Thi Do: C.W.L.- Sức mạnh của tư tưởng là một điều có thật, cũng thực tế như tiền bạc, hoặc như nước đổ từ trong b́nh ra ly. Khi chúng ta đưa một luồng tư tưởng này đến một người nào, chúng ta có thể chắc chắn rằng nó sẽ đến với y, dù chúng ta thấy được điều đó hay không. Hầu như tất cả chúng ta đều biết rằng một người đang lâm vào cảnh buồn rầu hay khổ năo sẽ t́m được một nguồn an ủi lớn lao trong luồng tư tưởng của chúng ta gởi đến cho y. Dù trong lúc ấy chúng ta không biết một trường hợp như thế, chúng ta vẫn có thể rải tư tưởng một cách bao quát hơn, nó sẽ biết t́m một người trong đám đông đương đau khổ để giúp đỡ.

Nếu bạn biết ai có liên lạc với một số đông người buồn thảm hoặc cần được giúp đỡ, như Tiến sĩ A. Besant chẳng hạn, bạn có thể gởi những tư tưởng sùng tín và mạnh bạo đến cho Bà, để Bà có thể gia tăng thêm chút ít mănh lực cứu trợ mà Bà đương sử dụng. Đối với Đức Thầy cũng thế, ai gởi đến các Ngài một tư tưởng sùng tín sẽ nhận được một tư tưởng đáp ứng, nghĩa là một ân huệ. Hơn nữa Kho Thần Lực của Ngài sẽ tăng thêm đôi chút và Ngài dùng tư tưởng của chúng ta để giúp đỡ kẻ khác.

A.B.- Tôi phải nói thật, trước khi đọc những ḍng này tôi không có ư định dùng tư tưởng để giúp đỡ kẻ khác một cách có phương pháp và thường xuyên như trên. Dĩ nhiên đây là điều rất tốt, buổi sáng, bạn hăy chọn một người mà trong ngày bạn sẽ giúp đỡ khi bạn rảnh rỗi, bởi v́ bao giờ cũng có người tội nghiệp cần được giúp đỡ. Rồi mỗi khi Trí bạn thảnh thơi, thay v́ biến nó thành một lữ quán bỏ ngơ để cho ai vào cũng được; bạn hăy bắt nó gởi đến người mà bạn lựa chọn những tư tưởng dơng mănh, an ủi và phúc lạc hoặc những tư tưởng nào cần thiết nhất cho y. Thực hành điều này c̣n cao hơn một bậc việc lặp đi lặp lại một dụng ngữ nhân từ.

Bằng cách này hay cách khác, bạn hăy đóng cửa Thể Trí của bạn lại trước những tư tưởng xấu, không chính đáng cho tới chừng nào nó có đủ sức mạnh mà không cần những sự trợ giúp nữa. Tư tưởng về Đức Thầy bao giờ cũng phải giữ luôn luôn trong Trí chúng ta. Nó thuộc về một loại tư tưởng luôn luôn trợ giúp và không ngăn cản những sự hoạt động cao siêu của trí tuệ; nó không loại bỏ những sự trợ giúp nào cả, mà lại c̣n tăng cường sức mạnh cho chúng nữa. Trong một thời gian, tư tưởng ấy sẽ chiếm trọn vẹn Thể Trí của bạn và nhờ đó mà những điều bạn thực hiện sẽ được tốt đẹp và mạnh mẽ hơn.

Giữ trí con đừng kiêu căng, v́ sự kiêu căng chỉ do nơi sự dốt nát mà ra.

C.W.L.- Ở những Sinh Viên Huyền Bí Học có nhiều sự kiêu hănh tế nhị. Họ không thể ngăn cản việc thấy ḿnh đă biết những điều kiện cốt yếu thật sự của cuộc đời khá hơn những kẻ không học hỏi mấy điều đó; không nh́n nhận mấy việc đó thật là vô lư, nhưng không nên để nảy sinh trong ḷng một tư tưởng khinh miệt nào đối với những người thường chưa hiểu biết ǵ về vấn đề ấy. Trên phương diện đặc biệt này, những Sinh Viên Huyền Bí Học sẽ tiến hóa hơn những người thường, nhưng rất có thể, trên nhiều phương diện khác người thường lại tiến hóa hơn họ rất xa. Chẳng hạn như một người hiểu biết sâu xa về Văn Học, Khoa Học hoặc Nghệ Thuật đă gia công nghiên cứu lâu năm và cố gắng nhiều hơn đa số những người trong chúng ta đă nghiên cứu Thông Thiên Học. Chúng ta phải công b́nh mà ngợi khen những công tŕnh họ đă hoàn thành, và những cố gắng bất vụ lợi của họ. Đặc tính của người khôn ngoan, Hiền Triết không phải ở chỗ khinh thường công việc của kẻ khác, mà ở điểm nhận xét rằng mọi người đều tiến hóa.

Nhiều người nuôi dưỡng điều gọi là có quan niệm tốt về ḿnh, họ thích cho rằng ḿnh luôn luôn có lư, ḿnh tài năng xuất chúng và cứ như thế măi. Nhưng những điểm mà họ tự thán phục không phải là điều được Chơn Nhơn thừa nhận. Tất cả những đức tính được phát triển trong Chơn Nhơn đều thuần túy, tinh khiết. Nếu là t́nh thương chăng? Nó không bao giờ biểu hiện một dấu vết ganh ghét, đố kỵ hay ích kỷ nào. Nó là tấm gương phản chiếu t́nh bác ái thiêng liêng trong khả năng có giới hạn của nó. Đôi khi, chúng ta tự khen ḿnh tiến triển khá mau chóng. Như thế chúng ta giống như một đứa trẻ lên bốn tự hào về nó. Với đứa trẻ, tuổi ấy, nó có làm như thế là chính đáng vậy, nhưng đối với một người hai mươi mốt tuổi th́ khác hẳn. Sự thông minh, ḷng sùng tín, t́nh thương, tính thiện cảm c̣n ít phát triển ở chúng ta so với sự mở mang của chúng trong tương lai. Do đó, thay v́ chúng ta dừng lại, quá thỏa thích với chính ḿnh, chúng ta hăy luôn luôn tiến lên và cố gắng gia tăng số đức tính của ḿnh.

Về công việc này, tham thiền là một phương tiện trợ giúp lớn lao. Người kia chuyên tâm mở rộng t́nh thương, y tham thiền về đức tính đó và cố gắng cảm xúc nó, một thời gian ngắn sau đó, y sẽ ngạc nhiên mà thấy năng lực của đức tính này mà y tưởng niệm bừng dậy trong ḷng y.

Đức Thầy nói tính kiêu hănh luôn luôn phát sinh từ sự dốt nát. Một người càng thông minh chừng nào th́ càng ít kiêu hănh chừng nấy, v́ y càng thấy sự dốt nát của y. Điều ấy đặc biệt đúng hơn nữa, nếu y có duyên may được giao tiếp với các vị Đại Chơn Sư của chúng ta. Y sẽ không hề kiêu căng nữa khi được tiếp xúc với các Ngài, v́ mỗi lần y nghĩ ḿnh có thể làm được điều ǵ, hoặc có đức tính đặc biệt nào, ư tưởng sau này chắc chắn sẽ đến với y: “Nhưng tôi đă thấy đức tính ấy ở nơi Sư Phụ tôi rồi, và đức tính của tôi so với đức tính của Ngài thật chẳng ra ǵ.”

Những đức tính của các Đấng Chơn Sư phát triển một cách tốt đẹp phi thường, chỉ cần biết một trong các Ngài, có thể tức khắc chữa trị một cách triệt để những ǵ giống như sự kiêu hănh. Tuy nhiên sự ngă ḷng không bao giờ do Chơn Sư mà phát sinh. Trong đời sống hằng ngày, bạn tự tin là ḿnh có khả năng làm vài việc nhỏ mọn nào đó, nhưng nếu bạn đứng trước Nhà Chuyên Môn, bạn liền thấy khả năng của bạn hầu như tiêu tan khi đem nó so sánh với kinh nghiệm của vị tài ba lỗi lạc ấy. Cuối cùng, bạn cảm thấy tủi nhục và ngă ḷng. Nhưng đó không phải là sự cảm xúc khi được đứng trước mặt Đức Thầy. Trước sự hiện diện của các Ngài, bạn sẽ thấy rơ sự bất tài và sự không ra ǵ củ..
[7:13:06 PM] Thuan Thi Do: sự không ra ǵ của bạn, nhưng đồng thời bạn c̣n thực hiện được những khả năng c̣n tiềm tàng của bạn. Thay v́ cảm thấy có một vực thẳm không bao giờ vượt qua nổi, bạn sẽ thầm nói: “Tôi có thể làm được những điều này, tôi sẽ cố tâm bắt chước cái đó;” ấy là sự khuyến khích luôn luôn được sự hiện diện của Đức Thầy tạo ra. Rồi người ta sẽ hiểu được rất nhiều lời nói của vị Sứ Đồ Cơ Đốc như sau: “Tôi có thể thực hiện được tất cả nhờ Đấng Christ, Ngài ban sức mạnh cho tôi.”[55] Nhờ Thần Lực của Đức Thầy, bấy giờ người ta có thể nói: “Tôi không bao giờ ngă ḷng, không bao giờ ân hận, không bao giờ phẫn nộ nữa. Đó là những lỗi kỳ cục mà tôi đă phạm hôm qua. Khi nh́n về quá khứ, tôi nhận thấy vài việc đă khiến cho tôi lo lắng thật phi lư. Tại sao tôi lại phiền muộn, dù chuyện ǵ có xảy đến?” Sau này, khi mà chúng ta không c̣n ở trong ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng thiêng liêng nữa, có thể chúng ta sẽ sa ngă, v́ quên rằng ảnh hưởng đó vẫn bao phủ chúng ta, dù chúng ta không trông thấy được những tia sáng một cách trực tiếp, nhưng nếu muốn, chúng ta có thể luôn luôn sống trong hào quang của Đức Thầy.

Người chưa hiểu biết nghĩ rằng ḿnh là cao cả lắm, rằng ḿnh đă làm được việc vĩ đại này kia; người thông hiểu lại biết rằng chỉ có Trời là cao cả, rằng mọi việc lành đều chỉ do Trời làm ra.
[7:24:08 PM] Thuan Thi Do: A.B.- Ở đây quyển Thánh Ca (Gita) đă hiến cho chúng ta một bài học quan trọng. Tất cả chúng ta đều là Nhân Viên của một Ư Chí Duy Nhất. Mọi Công Nghiệp đều do Tập Thể hoàn thành chớ không phải riêng những phần tử. Và cái hay hơn hết mà mỗi người trong chúng ta có thể làm được là trở nên một Cơ Quan Hữu Ích để cho sự Hoạt Động Duy Nhất và Thiêng Liêng sử dụng. Sự khoe khoang của chúng ta cũng phi lư như sự kiêu căng của một trong những ngón tay của chúng ta vậy. Bạn hăy trở thành những Cơ Quan Lành Mạnh của Thiên Ư. Rồi bạn sẽ thấy Đấng Tạo Hóa duy nhất dùng bạn, v́ bạn là công cụ thích hợp cho công việc của Ngài.

Giờ đây chúng ta trở lại chỗ khởi điểm. Hiểu biết Chơn Ngă như chúng ta đă hiểu biết, xóa bỏ được mọi sợ hăi; giờ đây chúng ta lại thấy rằng nó cũng hủy diệt mọi kiêu căng, đó là đại Chân Lư căn bản. Chúng ta nên nhận thấy những thực trạng phức tạp này đều đưa chúng ta đến một Chân Lư duy nhất, một Sự Sống duy nhất đang hiện diện lờ mờ trong Vạn Vật.

C.W.L.- Đức Thượng Đế ở trong mỗi người, Tất cả những ǵ nhân từ hay cao cả biểu hiện trong con người là ánh sáng vẫn có của Thượng Đế chiếu nơi y. Tất cả những ǵ chúng ta thực hiện, chính là Ngài thực hiện xuyên qua chúng ta. Điều này dường như kỳ dị[56] và bạn có thể nói h́nh như nó hủy diệt cái cảm giác về cá tính. Nhưng đó chỉ là tại cái óc xác thịt của chúng ta không nhận thức nổi sự tương quan đích thực ấy. Không phải vô lư mà người Công Giáo thời Trung Cổ đă nói: “Sự Vinh Quang thuộc về Chúa Trời.” Một người trong chúng ta kiêu hănh về một hành vi nào đó, cũng giống như chúng ta chơi dương cầm, một trong mấy ngón tay của ta nói rằng: “Tôi đánh điệu này hay quá! Chính nhờ tôi mà điệu nhạc trở nên tuyệt diệu.” Thật ra mỗi ngón tay đều làm phận sự của nó, không phải theo ư chí cá nhân, mà như là những công cụ của bộ óc. Tất cả chúng ta là những ngón tay của bàn tay Ngài, là những biểu hiện uy lực của Ngài. Tôi biết rất rơ rằng chúng ta không thể hiểu trọn vẹn điều này, nhưng nếu chúng ta càng phát triển tâm thức cao siêu bao nhiêu, chúng ta càng cảm thấy nó sâu xa bấy nhiêu và đôi khi, trong lúc tham thiền hoặc trong vài lúc phấn khởi tột độ, chúng ta tiếp xúc được với cái Nhất Thể này trong giây lát.



[7:29:47 PM] Thuan Thi Do: Hồng nguyên khí-Thượng Đế-Càn Khôn, tức Thượng
Đế Tam Phân (the Triple Deity) là tổng thể trong tổng thể (all in
all). Do đó, người ta nói rằng nó th́ thư và hùng, thiện và ác,
tích cực và tiêu cực, và hàng loạt các tính chất đối lập khác.
Khi tiềm tàng trong Chu kỳ Hỗn Nguyên (Pralaya), nó thật là
bất khả tư nghị và trở thành Thượng Đế Bất Khả Tri. Người
ta chỉ có thể biết được nó khi nó đang hoạt động tích cực như
là Vật Chất-Thần Lực và Tinh Thần sống động, các tương hệ
và hệ quả, hay biểu hiện trên cảnh giới hữu h́nh của Nhất
Nguyên tối hậu, bất khả tri và bao giờ cũng tồn tại.
Đến lượt Đơn Vị Tam Phân này (this Triple Unit) lại tạo
ra Tứ Đại Bản Sơ (the Four Primary Element).(1) Trong Thiên
Nhiên hữu h́nh trần thế của chúng ta, chúng được biết như
là Thất Hành (đến nay chỉ mới có ngũ), mỗi Hành có thể
được chia làm bốn mươi chín – bảy lần bảy - trong đó có
khoảng bảy mươi nguyên tố quen thuộc với hoá học. Mọi
Hành Vũ Trụ, như là Phong, Hoả, Thuỷ, Địa đều có các đặc
tính và các khuyết điểm của Hành Sơ Thuỷ, đều có bản chất
Thiện và Ác, Sức Mạnh hay Tinh Thần và Vật Chất v.v….; do
1 Theo Josephus (Di Tích Cổ, 1, viii, Chương xxii) Thánh Điện Vũ
Trụ mà Moses dựng lên trong sa mạc tượng trưng cho Tứ Phương
và Tứ Đại (the four Cadinal Points and the four Elements). Ư
tưởng này xuất phát từ các Kim Tự Tháp ở Ai Cập, cũng như là ở
hải cảng Tyre, nơi mà các Kim Tự Tháp này trở thành các trụ
(pillars). Chư Thần hay Chư Thiên đều lần lượt ngự ở bốn phương
đó, mỗi Hành đồng thời vừa là Sự Sống vừa là Sự Chết, vừa
là Sức Khoẻ vừa là Bệnh Tật, vừa là Tác Động, vừa là Phản
Động. Bị thúc đẩy không ngừng bởi Hành Độc Nhất Vô Nhị,
Bất Khả Tư Nghị (được tiêu biểu bởi Hậu thiên khí trong thế
giới hiện tượng) chúng bao giờ cũng tạo thành Vật Chất. Đó
là “Chư thần bất tử sản sinh ra và bảo dưỡng vạn vật.”
Trong các Tác phẩm Triết học của Solomon Ben Yehudah Ibn
Gebirol, khi bàn về cấu trúc Vũ Trụ, người ta dạy là:
R. Yehudah bắt đầu viết: “Elohim phán: Hăy có lấy một
bầu trời ở giữa nước.” (Sáng Thế Kư I,6). Xem nào! Vào lúc mà
Đấng Thánh Linh (Holy)…sáng tạo ra thế giới, Ngài đă sáng
tạo 7 từng trời ở Trên. Ngài đă sáng tạo ra 7 từng đất ở Dưới,
7 đại dương, 7 con sông, 7 tuần, 7 năm, 7 thời gian và 7 000
năm tồn tại của thế giới … Đấng Thánh Linh ở nơi ngàn năm
thứ bảy.(1)
Ngoài việc tỏ ra đồng nhất một cách kỳ diệu với vũ trụ
khởi nguyên luận của Thánh kinh Purănas,(2) điều này c̣n bổ
chứng cho tất cả mọi giáo lư của chúng ta liên quan tới số
bảy, như được tŕnh bày một cách ngắn gọn trong Phật Giáo
Bí Truyền.
Dân Ấn Độ có vô số ẩn dụ để diễn đạt ư niệm này. Cả
Amrita, tức Bất Tử và Visha tức Chất độc, Sự chết, Điều ác
đều ẩn tàng trong Hồng nguyên khí Bản sơ, trước khi mà nó
bắt đầu phát triển thành ra Sapta Samudra, tức là Bảy Đại
dương – là biểu hiện của Bảy Gunas, tức các Đặc tính có điều
1 Thánh kinh Do Thái Bí giáo, của Isaac Myer, xuất bản năm 1888, trang 415
2 Chẳng hạn như trong Thánh kinh Vishnu Purănas, Quyển I, Tập

kiện, được hợp thành bởi ba Gunas (Hoà, Động, Tịnh –
Sattva, Rajas, Tamas). Người ta thấy điều này ẩn dụ về việc
Chư Thần khuấy động Đại dương. Amrita (Cam lộ) không bị
Guna (Bản lai tính) nào chi phối, v́ bản thân nó có tính chất
vô điều kiện, nhưng một khi bị lôi cuốn vào sự sáng tạo các
hiện tượng, nó trở nên bị trộn lẫn với Ác, tức Hồng nguyên
khí, với Thượng Đế tiềm tàng trong nó trước khi mà Càn
Khôn tiến hoá. V́ thế ta thấy là Vishnu, hiện thân của Chánh
pháp bất diệt, cứ đều đều khiến cho Càn Khôn bước vào hoạt
động một cách tuần hoàn. Nói theo lối ẩn dụ, từ Đại dương
sơ khai Hồng nguyên khí vô biên, Ngài gạn lọc ra Cam lộ
trường sinh, chỉ dành cho Chư Thần và Chư Thiên, và để
thực hiện công tác này, Ngài phải dùng tới các Năgas (Rắn)
và Asuras (A-tu-la) tức Chư Thần Quỷ trong Ấn Độ giáo
ngoại môn. Toàn bộ ẩn dụ này có ư nghĩa triết học rất thâm
sâu; thật vậy, chúng ta thấy nó được lặp đi lặp lại trong mọi
triết hệ cổ truyền. Nó có mặt trong triết hệ của Plato, ông đă
hoàn toàn kế thừa các ư niệm mà Pythagoras đă du nhập từ
Ấn Độ, sưu tập và xuất bản chúng dưới một h́nh thức dễ
hiểu hơn là các chữ số bí nhiệm nguyên bản của nhà hiền triết
Hy Lạp. Như thế, đối với Plato; Càn Khôn là “Con;” Cha, Mẹ
của nó là Tư Tưởng Thiêng Liêng và Vật Chất. (1)
[7:55:44 PM] Thuan Thi Do: typically Brahma the creator, Vishnu the preserver, and Shiva the destroyer/transformer



[8:04:26 PM] Thuan Thi Do: Theo đề tài của chi bộ PSCL, Phuc có thắc mắc cần hỏi:

Câu hỏi:

1a/-Những con thú có điều kiện ăn chay, tu luyện có được rút ngắn thời gian để trở thành người không ? (vd: chuyện hồ ly tinh) Xin vui ḷng giải thích
1b/-Khi con thú đặt niềm tin hoàn toàn vào con người (có t́nh thương không điều kiện, học tất cả các bài học do con người đưa ra,…) th́ khả năng thành người nhanh hơn phải không?

2/-Những vị nào điều hành việc đi đầu thai của loài thú ? Dựa theo tiêu chuẩn nào để con thú đó được đầu thai vào địa chỉ nhất định ?

3a/-Khi con người đặt niềm tin vào Chân sư, hoàn thành tất cả các bài học, thực hành do Chân sư đề ra (thông qua các giáo lư của hội TTH),v.v… th́ người đó có dễ dàng thành Chân sư không ? Xin vui ḷng giải thích
3b/-Con người có thêm lựa chọn là “Tự do ư chí “ hay tự lực nên khả năng thành Chân sư lâu hơn con thú thành người (khi con thú theo đường t́nh cảm) phải không ?

4/-Luật nhân quả có tác động đến con thú không ?
Ví dụ: Chó của thợ săn hay chó của cảnh sát, cả hai đều phải nghe theo lệnh chủ mà thực hiện, nhưng lại làm tổn thương đến các loài khác.
[8:32:31 PM] Thuan Thi Do: https://www.youtube.com/watch?v=Dw9AwaJaVGU
[8:32:43 PM] Thuan Thi Do: (mèo bênh em bé)



[9:06:58 PM] Thuan Thi Do: Nước tinh anh trong suốt của sự sống trường tồn, không thể lẫn lộn vào trong ḍng nước đầy bùn sau cơn băo tố của gió mùa.
Giọt sương chiếu sáng trong tia nắng ban mai giữa cánh hoa sen, biến thành cục đất sét khi rơi xuống đất ; thế là ḥn ngọc hóa ra bùn.
Hăy chiến đấu với những tư tưởng ô trược khi khi nó chế ngự được con. Hăy xử sự với chúng như chúng đă xử sự với con vậy; nếu con dung dưỡng chúng, để cho chúng mọc rễ và đâm chồi ; th́ con biết những tư tưởng đó sẽ quật ngă con và sẽ giết con chết. Hỡi đệ tử, hăy đề pḥng, dù cái bóng của chúng cũng đừng để đến gần con, v́ nếu con để nó lớn, mạnh, vật hôi hám đó sẽ thâm nhập vào người con, trước khi con nhận rơ được h́nh thù ghê gớm của con quái vật ô trược đó.
Dưới thế gian nầy, nhiều người tưởng họ có thể kéo lê một cuộc sống thấp hèn mà lại tiến bộ trên Đường Đạo ; đôi khi họ cũng tưởng rằng khi dấn thân vào những h́nh thức khích động xấu xa, họ có thể tạo ra một năng lực đáng kể giúp họ tiến bước và vươn lên. Khi trấn áp được hoàn toàn những sinh hoạt thấp kém, họ lại sợ không c̣n màu sắc trong Thể Vía. Người ta nói rằng chắc chắn người có hào quang không màu sắc là người tốt, nhưng yếu đuối, không thể tiến bộ. Trong Thiên khải huyền, Đấng Thánh Linh có nói : "Cầu xin Thượng Đế hăy ban cho con được lạnh lùng hoặc đầy nhiệt huyết", "bởi v́ nếu con hững hờ, không lạnh lùng cũng không hăng hái, Ta sẽ phun con ra khỏi miệng Ta" [27].

Đoạn kinh trên tŕnh bày thật rơ các sự kiện. những người có hy vọng nhiều nhất theo thứ tự ưu tiên như sau : 1) người có ư chí lương thiện, 2) người có ư chí xấu xa, 3) người lương thiện mà tầm thường. Không ai có thể là một kẻ sát nhân cố ư trừ phi đă mở mang một cách đáng kể vài đặc tính thiêng liêng. Nguyên nhân hành động độc ác của y là do sự mất thăng bằng - chẳng hạn y có một ư chí mạnh mẽ, một tính can đảm phi thường, một trí thông minh xuất chúng, nhưng lại thiếu t́nh thương đối với đồng loại. Một t́nh thương vĩ đại và một ư chí dũng mănh nhưng thiếu thông minh, cũng có thể biến con người thành một kẻ nguy hiểm và tà vạy, v́ y có thể trở nên một lănh tụ cuồng tín của những kẻ bất măn. Nếu chỉ là người tốt nhưng ư chí, trí thông minh và t́nh thương đều chưa phát triển cũng sẽ tiến bộ một cách chậm chạp, dù sự tiến bộ của y vẫn đều đặn. Bậc vĩ nhân có nhiều tật xấu lớn lao, nhưng họ có thể sửa đổi nhanh chóng; kẻ tầm thường có nhiều tật xấu nhỏ song chúng thường tồn tại lâu dài.
Nhưng trong mọi trường hợp không hề có sự khuyến khích con người sống một cuộc đời xấu xa. Người ta thấy rằng chỉ xóa bỏ những khuynh hướng thấp hèn cũng chưa đủ bảo đảm những sự tiến bộ nhanh chóng, mà phải đi t́m những cố gắng tích cực và quyết liệt để biểu lộ những ǵ cao thượng và tốt lành. Tuy nhiên những cố gắng cũng có thể đưa đến sự sa ngă. Ư chí dũng mănh hay kiến thức, hoặc t́nh thương do y cố gắng rèn luyện được có thể làm cho té ngă nặng nề và ghê gớm hơn, nếu y mất thăng bằng. Do đó tội lỗi nặng nề của y có thể là một điềm lành về sự tiến bộ nhanh chóng; nhưng sự tiến bộ mau lẹ đó chỉ bắt đầu khi nào v́ ảnh hưởng của sự đau khổ do nhân quả mà con người hiểu được lỗi lầm của ḿnh và xóa sạch được những vết nhơ của sự sa ngă. Bao lâu sự thanh lọc nầy chưa hoàn tất, th́ hầu như không tiến bộ được. Về phương diện nầy Bà Blavatsky đă tŕnh bày một cách quả quyết trong quyển Những bước đầu tiên trên đường Huyền Bí Học như sau :

Có nhiều người quan năng suy luận bị ảnh hưởng bên ngoài làm cho sai lạc đến nỗi tưởng rằng những thú tánh có thể trở nên tuyệt vời và cao thượng như sức mạnh và ḷng nhiệt thành của họ - nếu người ta có thể nói như thế - sẽ được chuyển hướng vào nội tâm; chúng được chất chứa và giữ ǵn trong đó cho đến khi năng lực của chúng không bị hao ṃn, mà hướng đến những đối tượng cao siêu và thánh thiện hơn, nghĩa là cho đến khi nào năng lực được súc tích cho phép bước vào Thánh Điện thật sự của linh hồn và hiện diện trước Chơn Sư, tức Đại Ngă cao siêu. V́ lư do đó mà họ không muốn tranh đấu với dục vọng của ḿnh để tiêu diệt chúng. Họ chỉ muốn dập tắt ngọn lửa hung bạo bằng sự cố gắng mănh liệt của ư chí và để nó tàn lụn trong tâm ḿnh, chỉ chừa cục than hồng chôn vùi dưới lớp tro mỏng. Họ vui ḷng chịu khuất phục để cho họ bị giày ṿ như cậu thiếu niên của thành Spartan, ưng cho con chồn xâu xé ruột gan hơn là xa ĺa nó. Ôi ! đáng thương thay cho ảo tưởng mù quáng !
Cũng hy vọng rằng một đám thợ chùi ống khói say sưa kia, với quần áo lọ lem v́ công việc, có thể được ẩn thân trong Thánh điện giăng toàn lụa trắng và thay v́ sự hiện diện của họ biến chúng thành một mớ vải tả tơi dơ bẩn, th́ chúng sẽ được biến đổi bằng cách đưa vào một góc linh thiêng, và sau cùng chúng vẫn biểu lộ sự tinh khiết như Thánh điện vậy. Tại sao chúng tôi không tưởng tượng cũng có một lố da chồn đem cất trong không khí trong sạch của một Thánh điện, khi đem xa tất cả điều được thấm nhuần mùi trầm hương trong đó. Lạ kỳ thay lư trí sai lầm của nhân loại.

Phần nầy của bản văn được chấm dứt bằng mấy đoạn minh bạch sau đây :

Hỡi đệ tử, hăy hoạch đắc năng lực giết chết Thể Vía kia trước khi uy lực thần bí có thể làm cho con trở nên một bậc Thần Tiên.
Cái Ta vật chất và cái Ta tinh thần không bao giờ có thể gặp nhau. Phải có một cái mất đi, v́ không có chỗ đứng cho cả hai.
Trước khi hồn con có thể hiểu, con phải chà nát cái phàm nhơn, và giết chết con sâu giác quan để nó không thể sống lại.
Quyền lực thần bí ở đây cũng là kundalini trong thân xác, biểu thị của "sức mạnh đầu tiên ẩn tàng dưới mọi chất hữu cơ và vô cơ ". Hơn nữa về phương diện nầy Bà Blavatsky chú thích như sau :
Kundalini được gọi là quyền lực uốn khúc như con rắn hay như chiếc nhẫn, v́ nó tiến lên theo h́nh xoắn ốc trong thân xác của nhà Yogi đă phát triển được quyền lực ấy nơi ḿnh.. Đó là quyền năng có tính chất điện, lửa, huyền bí hay Fohat, năng lực nguyên thủy vĩ đại ẩn tàng dưới vật chất hữu cơ và vô cơ.

 GLTVT 8; 21:58 PHÚT