Họp Thông Thiên Học ngày 4  tháng 5 năm 2019

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

  Trong những Tôn Giáo khác cũng xảy ra việc giống như thế. Đối với Thiên Chúa Giáo chẳng hạn, như tôi đă từng lưu ư, Đức Jehovah của quan điểm thấp kém - Thần Linh của Bộ Lạc, bị các Thần khác ganh tị. Trước khi bị lưu đài ở Assyrian, người Do Thái không biết đến Đức Thượng Đế duy nhất và cao cả. Ở đây họ đă cố gắng đồng hoá Đức Thượng Đế tối cao mà họ đă nghe nói với vị Thần của dân lạc hậu; do đó đă gây ra một sự lầm lẫn lớn lao. Rủi thay, Thiên Chúa Giáo lại thừa hưởng Giáo Lư nầy mà chúng ta đă thấy trong lúc làm Lễ Dâng Thánh Thể trong Giáo Hội Anh Quốc. Lúc bắt đầu Cuộc Lễ nầy người ta đọc 10 Giới Răn của Do Thái Giáo, trong đó đề cập đến một vị Thần đố kỵ , mà sau nầy cũng trong một Cuộc Lễ như thế, chúng ta đă thấy Đức Thượng Đế được gọi là “Thượng Đế của Thượng Đế, Ánh Sáng của Ánh Sáng, Thượng Đế thật của Thượng Đế thật.” Ư niệm xưng về sự cầu phước cũng được truyền lại cho Thiên Chúa Giáo trong khái niệm lạ lùng ấy là Đức Chúa Cha khi được Chúa Con hy sinh cho Ngài th́ Ngài mới được thoả măn.

Ở Tây Tạng mặc dù Phật Giáo du nhập vào không quá ba Phái Đoàn và hầu hết mọi người đều là Phật Tử, song Tôn Giáo cổ thời vẫn tồn tại, v́ dân chúng rất tha thiết với nó. Ở Ư Đại Lợi cũng xảy ra hiện tượng giống như thế ở vùng Appenines là nơi mà người ta khám phá ra được Tôn Giáo cổ của người Etrusque, c̣n xưa hơn Tôn Giáo La Mă. Giáo Hội Thiên Chúa Giáo muốn bài trừ song vẫn vô hiệu. Một thí dụ khác rơ rệt hơn ở tại đảo Tích Lan. Những người Cinghalais đều là tín đồ Phật Giáo, trong số đó có nhiều người là con cháu của những người trước kia bị người Bồ Đào Nha bắt buộc theo Đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, đến lúc nguy kịch - bịnh hoạn trầm trọng hay thiên tai - Tín Đồ Phật Giáo lẫn Thiên Chúa đến cầu cứu đều đều Tôn Giáo cổ xưa của họ “sự cúng tế Ma Quỷ.” Nếu chúng ta hỏi lư do, họ sẽ đáp: “Là Tín Đồ Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo, dĩ nhiên chúng tôi cũng đều là những người văn minh; nhưng dù sao đi nữa cũng có thể có vài điều hay trong tín ngưỡng xưa của chúng tôi; tin vào khía cạnh tốt của nó vẫn không có hại ǵ.”

Tiếp vĩ ngữ Pa chỉ có nghĩa là “Người.” Do đó, những Tín Đồ của Đức Thầy Kuthumi ở Tây Tạng được gọi là Kut-Hum-Pa. Những người Bhon-Pa là những Tín Đồ thuộc Tôn Giáo sơ khai. Con cháu của những người theo Phật Giáo do đợt truyền giáo lần thứ nhứt gọi là Ninma-Pa. Sự xâm nhập đầu tiên đó của Phật Giáo bị Tôn Giáo xưa gây thiệt hại một cách nhanh chóng. Phái Kargyu tiêu biểu cho những người theo Phật Giáo do Phái Đoàn truyền Đạo đợt thứ hai, đă được phái đến Tây Tạng nhiều thế kỷ sau đợt thứ nhứt. Phái Dug-Pa hay Mũ Đỏ thuộc Phái thứ hai nầy và do đó có liên quan với Phái Bhon-Pa. Giáo lư của họ cũng bị hư hỏng và những tín ngưỡng xưa đă lẫn lộn trong đó.

Kế là Phái Đoàn Truyền Giáo lần thứ ba đến và sau cùng được Tsong-Ka-Pa cải cách lại. Những Tín Đồ của Phái nầy gọi là Gelug-Pa hay là những người Mũ Vàng. Phái nầy thuộc quyền lănh đạo của Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma hay Teshu Lama, và cả chánh thể của xứ Tây Tạng hiện nay. Bề ngoài, hai Đức Thầy của chúng ta cũng ở trong Phái nầy. Trong các cuộc lễ quan trọng những người trong Phái đều mặc áo dài màu vàng và đội những chiếc mũ cao kỳ lạ, nhọn như những nón chụp.

Lúc bấy giờ Đức Aryasanga thuộc Phái Mũ Vàng; cũng như Alcyone trong kiếp chót là Đệ Tử của Ngài. Có lẽ Alcyone nói hơi quá đáng khi đề cập đến những lời mà Sư Phụ ông gán cho Phái Mũ Đỏ. Gọi họ là “những kẻ giết chết Linh Hồn” không biểu lộ được tinh thần của Đạo Phật một cách tuyệt đối.

Như vậy Phái Dug-Pa vẫn xứng đáng hơn mọi sự mô tả nó chút ít. Thêm vào Phật Giáo họ c̣n thờ phượng những sức mạnh Thiên Nhiên. Những kẻ thù của họ quả quyết rằng sự thờ phượng cổ xưa nầy đ̣i hỏi sự hy sinh thú vật và kể cả sự hy sinh chính con người ở một thời kỳ nào đó.

Phái Mũ Vàng t́m cách duy tŕ Phật Giáo thuần tuư hơn đă chống lại Phái Dug-Pa. Giới Luật của họ nghiêm khắc hơn và họ rất ít chịu thờ phượng những sức mạnh Thiên Nhiên, mặc dù chính họ cũng không thành công trong việc bài trừ chúng một cách hoàn toàn. Người ta thấy rằng một ngày kia nếu cần rất có thể họ sẽ thực hiện một cuộc canh tân. Vài người Tây Tạng đă bỏ Phái Dug-Pa để theo Phái Mũ Vàng và vẫn được các Đức Thầy của chúng ta chú ư, vậy có thể họ đă không hoàn toàn đi sai Chánh Đạo. Những người thuộc Phái Bhon-Pa là những nhà Phù Thuỷ Tả Đạo không mấy tiến bộ và cũng không mấy đáng kính. Như vậy họ cũng không xứng đáng, dù trong hạng đặc biệt của họ, được gọi là “anh em trong bóng tối.”

228. Con đă hoà hợp tâm hồn con với sự đau khổ lớn lao của Nhân Loại chưa, hỡi Đệ Tử sắp vào trong ánh sáng?

229. Nếu con đă thực hiện rồi, con có thể vào. Tuy nhiên trước khi đặt chân trên con đường đau khổ, tốt hơn con nên biết trước những băi lầy của con đường đó.

Ở đây vẫn c̣n ư niệm về con đường đau khổ. Nhưng trên con đường nầy không có ǵ là đau khổ cả. Trong khi làm việc người ta cũng t́m thấy hạnh phúc lớn lao hơn hết bên cạnh sự cố gắng liên tục. Nhiều vị Huấn Sư đă nói về sự an vui nầy, với kết quả ấy mà đôi khi Đệ Tử của các Ngài gặp những khó khăn đầu tiên đă chán nản. Dĩ nhiên là Đức Aryasanga không hề muốn mê hoặc các Đệ Tử của Ngài, nên Ngài đă nhấn mạnh đến những nỗi khó khăn.

C̣n một giai đoạn khó khăn mà mọi người đều phải trải qua, nó tạo thành khoảng cách giữa hai sự xác thực. Trong thời kỳ đó nhiều người không c̣n chút thích thú nào đối với những sự vật Trần Gian. Nếu họ có tiền, có nhà tốt, quần áo đẹp chẳng hạn, th́ điều đó đối với họ cũng không mấy quan trọng. Nếu tiền của đến với họ, th́ đó là một trách nhiệm mà họ phải đảm nhận như một trách nhiệm nào khác, song họ cũng được thoả măn, nhu cầu của họ được bảo đảm, thế thôi. Dưới con mắt của họ, những đối tượng thấp kém không làm cho họ thích thú nữa, c̣n những đối tượng cao cả chỉ là vấn đề tin tưởng, chứ không phải kiến thức hay kinh nghiệm. Trong t́nh trạng đó, chắc chắn con người phải sống một cuộc đời buồn tẻ và đôi khi khốn khổ. Cuộc sống ấy có thể kéo dài lâu hay mau, hoặc c̣n tái diễn nhiều lần.8:45 PMTrong khi mục đích cao cả xuất hiện một cách rơ ràng, tất cả đều thay đổi và hạnh phúc chiếu rực rỡ trên Đường Đạo. Huynh hăy xem Bà Hội Trưởng (Besant) của chúng ta; nếu Bà hy sinh cho mục đích Thế Gian tất cả th́ giờ và tài năng của Bà, chắc chắn Bà sẽ tự tạo cho Bà một địa vị sáng chói cùng mọi thứ khác; nhưng nếu Huynh thử hỏi xem Bà có vui ḷng bỏ công việc đă chọn để theo đuổi những tham vọng Trần Gian chăng, chắc chắn Bà sẽ trả lời: “Dĩ nhiên là không; tại sao tôi phải làm như thế. Không có ǵ có thể so sánh với hạnh phúc khi được phụng sự Đức Thầy.”

Không có cuộc sống Trần Tục nào có thể đem đến nhiều an lạc như đời sống của vị Đệ Tử, dù hoàn cảnh có thi vị đến đâu. Vị Đệ Tử từ bỏ tất cả mọi thứ chiếm hữu riêng tư, nhưng Y từ bỏ như thế để làm ǵ? Bên Ấn Độ thường xảy ra chuyện một nhân vật vĩ đại, có thể là một Cựu Thủ Tướng của một quốc gia độc lập, có nhiều uy thế, danh vọng và tài sản, rồi một ngày đẹp trời nào đó bỗng nhiên người từ bỏ tất cả mọi thứ ấy, đắp một mảnh y vàng rồi rời bỏ gia đ́nh không giữ lại bất cứ món ǵ. Sở dĩ quyết định như thế v́ ông hoàn toàn hiểu biết về hai lối sống và ông thấy rất rơ rằng đời sống bị từ bỏ sẽ ít an vui và lợi lạc hơn cuộc sống của một nhà ẩn tu hay vị tu sĩ khổ hạnh đi ta bà. Thường đó cũng là trường hợp của một nhân vật có địa vị cao, như một vị Hoàng Đế cuối cùng của nước Nga, lâm vào hoàn cảnh gần như không thể giúp ích ǵ được cho Nhân Loại. Người nào ở trong t́nh trạng như thế không có hy vọng bước vào con đường Huyền Bí Học. Tôi nhớ lại trường hợp của một Sinh Viên rất tiến bộ được phép lựa chọn: Hoặc là sống trong sự âm thầm vô danh hoặc vượt lên một địa vị cao siêu trong một những quốc gia lớn nhất trên Thế Giới. Ông đă chọn lối sống thứ hai và sau cùng trở nên một vị Thủ Tướng Anh Cát Lợi. Trong địa vị nầy ông đă bị kiệt quệ v́ thế lực và quyền lợi ích kỷ và bị Giáo Hội chống đối. Khuất phục trước trách nhiệm nặng nề, ông đành phải giải quyết vấn đề bằng đ̣n Chính Trị hoà giải. Mặc dù mục tiêu của ông là đem lại tự do cho dân tộc và củng cố Đế Quốc - và ông đă lựa chọn lối sống thứ nh́ - ông luôn luôn hối tiếc sự lựa chọn đó và đă chết trong sự thất vọng, tuy nhiên đó cũng là sự lựa chọn hoàn toàn vị tha.

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi nghe lại buổi thảo luận về Hồn khóm của CB PSCL và có vài câu hỏi thú vị của người tham dự, xin gởi vào phần thảo luận tự do :

*Tôi có con thú cưng, nếu cưng nhiều quá th́ có ảnh hưởng đến sự tiến hóa của con thú không ?
*Tất cả thú phản ứng theo bản năng, cái này có thay đổi theo thế hệ không ?


*Một câu hỏi phát sinh tại chỗ:
Kinh nghiệm của thế hệ thứ 2 (trong hồn khóm) có được truyền trực tiếp đến thế hệ thứ 3 không ? khi thế hệ thứ 3 sinh ra trước khi thế hệ 2 chết đi ? Kinh nghiệm được truyền bao nhiêu phần trăm?

(đặc tính hồn khóm là chứa đựng kinh nghiệm của nhiều thế hệ loài thú, thế hệ thứ 2 c̣n sống và sinh ra thế hệ 3)

Sau khi nghe trả lời của nhiều người, P. xin tóm tắt :
(Đặc điểm của hồn khóm, gồm có: hồn khóm lớn, hồn khóm phụ, hồn thơ, ...)

*Trước khi đầu thai: con thú (thế hệ thứ 3) lấy kinh nghiệm từ cả 2 (hồn khóm lớn và khóm phụ)

*Sau khi đầu thai: có 2 trường hợp
-lấy kinh nghiệm từ bên ngoài: từ con thú mẹ (thế hệ 2) hoặc từ đàn thú đang sống
-lấy kinh nghiệm từ bên trong: chia ra 2 trường hợp

. những kinh nghiệm nhận được trước khi đầu thai
. khi con thú có linh tính sẽ cập nhật từ hồn khóm những kinh nghiệm mới của các con thú vừa chết (thế hệ 2), đoạn này theo Luật rung động th́ P. thấy thiếu thiếu

*Nên câu hỏi đặt ra:
Như vậy con thú đang sống (thế hệ 3) nếu trước đây ở trong Hồn khóm phụ 2, th́ có cập nhật được kinh nghiệm mới nhất của hồn khóm phụ 1 không ? (vd có 2 hồn khóm phụ và hồn khóm phụ 1 mới nhận kinh nghiệm từ con thú vừa chết)

 

 



 Đại cương Tiếng Nói Vô Thinh  

http://thongthienhoc.net/truongbigiao/DaiCuongTiengVoThinh3.htm