Họp Thông Thiên Học qua Skype ngày 30 tháng 7 năm 2016

[6:18:33 PM] Thuan Thi Do: Đừng nhấn mạnh những lỗi lầm hay những thất bại của bạn, bạn nên xem xét chúng để nhận thấy nguyên do, rồi cố gắng sửa lỗi. Khi hành động như thế, những khuynh hướng khiến cho bạn nóng giận sẽ tiêu tan. C̣n nghĩ đến chúng, chỉ tăng cường sức mạnh của chúng mà thôi.

C.W.L.- Xác thân là một Thể mà ư chí ít ảnh hưởng được nhiều. Người ta thường nói: “Có thể sai khiến thể xác hoạt động và chủ trị luôn t́nh cảm, nhưng điều khiển tư tưởng là điều thật khó khăn hơn nhiều.” Không có ǵ khó khăn hơn, đó chính là điều mà mọi người tin như thế. Trên vài phương diện, thật đúng như vậy, v́ Chất Khí làm ra Thể Trí (Chất Trí Tuệ) thanh bai và linh động hơn; có những sự vận chuyển, có nhiều sáng kiến phải kiểm soát. Một mặt khác, Thể Trí gần với Chơn Nhơn bên trong phạm vi của nó hơn, nên chịu sự điều khiển của Chơn Nhơn nhiều hơn; Chơn Nhơn có nhiều sức mạnh để giữ lấy và sử dụng Chất Trí Tuệ trên đó hơn việc có sức mạnh để sử dụng nó dưới Cơi Vật Chất này; mà Vật Chất Hồng Trần cũng ít nhạy cảm hơn. Những người tưởng rằng công việc ấy dễ hơn v́ họ quen kiểm soát xác thân, chớ không quen chủ trị Thể Trí.

Người ta thường nghe nói chúng ta có thể chế ngự sự đau khổ của xác thân, mà không thể không biết sự đau khổ của Trí Tuệ. Nhưng sự thật th́ trái ngược lại! Sự đau đớn về Trí Tuệ hay thuộc về T́nh Cảm sẽ ngưng hẳn, nếu người ta cương quyết xua đuổi nó ra xa, nhưng thật khó quên một sự đau đớn mănh liệt của thể xác, mặc dù người ta có thể làm dịu bớt nhiều bằng cách không tưởng nhớ tới nó nữa. Nhà Khoa Học Thiên Chúa Giáo đă đạt được điều đó bằng cách phủ nhận sự đau đớn. Y chỉ để cho xác thân chịu đau thôi. Cách này tương đối không được hay lắm.

Chúng ta phải tập chế ngự Thể Trí bằng cách loại ra khỏi nó những sự đau đớn của xác thân, v́ là Đệ Tử Chơn Sư, chúng ta phải làm cho ḿnh trở nên hết sức nhạy cảm. Do đó, những vị Đệ Tử lấy làm khó chịu khi ngồi gần một người uống rượu, hút thuốc, ăn thịt. Thật là một sự khổ h́nh khi phải đi trong thành phố qua một con đường thương măi với cả ngàn tiếng động ồn ào. Tất cả những tiếng động đó xuyên qua thể xác, làm cho ta rùng ḿnh, nhưng nếu nghĩ đến nó th́ càng tệ hơn nữa. Nếu không chú ư th́ ít cảm biết hơn, vị Đệ Tử cố gắng đạt đến những Cảnh Giới cao siêu phải tập loại ra khỏi Thể Trí những cảm giác khó chịu này, nhưng không thêm cho chúng nó một tư tưởng nào có thể tăng cường sức mạnh của chúng.

Những ai tập tham thiền sẽ nhận thấy ḿnh nhạy cảm hơn những người không luyện tập. V́ lẽ đó đôi khi xác thân không ngớt bị căng thẳng một cách mănh liệt. Người ta thường nói rằng Bà Blavatsky hay nổi nóng. Dĩ nhiên điều này có một lư do rất giản dị: Chắc chắn v́ t́nh trạng đáng thương hại của Thể Xác Bà. Tôi tin rằng Xác Thân Bà không ngớt đau nhức, Bà đă lớn tuổi, Xác Thân Bà suy nhược, mỏi ṃn, nhưng chỉ có nó mới thích hợp với công việc đặc biệt mà Bà có bổn phận phải hoàn thành, v́ vậy Bà phải duy tŕ nó chớ không thể vứt bỏ như nhiều người trong chúng ta. Tuy nhiên, một hôm dịp may đưa đến cho Bà bỏ xác. Nhưng Bà nói: “Không! Tôi sẽ giữ nó cho đến khi nào tôi hoàn thành bộ “Giáo Lư Bí Truyền,” đó là công việc của Bà lúc ấy. V́ lẽ đó, Thân Xác của Bà ở trong t́nh trạng căng thẳng khủng khiếp và đôi khi Bà dịu bớt một phần nào sự đau đớn bằng cách để Thể Xác tự do muốn làm chi th́ làm. Thật ra, nhiều người không hiểu ǵ về việc đó; nhưng chúng tôi sống gần Bà, chúng tôi cho những cơn giận giỗi như thế không mấy quan trọng. Chúng tôi có ghi nhớ nhiều trường hợp dị thường, như lúc Bà thốt ra những lời nói dường như biểu lộ một cơn giận dữ, v́ một chuyện vụn vặt nào đó, khiến cho những người mới đến với Bà không hiểu chi cả, phải rút lui; chúng tôi nhận thấy trong khi bị kích thích đó, nếu có ai hỏi Bà một câu Triết Lư, th́ tất cả đều tiêu tan, như một sợi dây bị kéo cắt đứt vậy; cơn thạnh nộ của Bà sẽ biến mất tức khắc và Bà bắt đầu trả lời câu hỏi ấy. Một người thường trong cơn phẫn nộ không thể làm như vậy được. Nhiều người bỏ Bà Blavatsky, v́ không hiểu Bà, nhưng tôi biết chắc chắn rằng đôi khi Bà buộc ḷng phải ch́u theo Xác Thân, nếu không th́ nó sẽ tan vỡ.

Thể Trí yên tịnh cũng gọi là ḷng Can Đảm, nhờ đó con có thể đương đầu không nao núng với những thử thách và gian nan trên Đường Đạo.
 *
[6:29:43 PM] Thuan Thi Do: A.B.- Tính Can Đảm là một đức tính mà những bản Kinh Ấn Độ đều cho là cực kỳ quan trọng: Nguồn cội của nó là sự thừa nhận Chơn Ngă vẫn là Một. Người ta hỏi: “Đối với người đă thấy được Chơn Ngă c̣n sợ ǵ nữa, c̣n ǵ là ảo ảnh nữa?” Và cũng đáng ghi nhớ câu sau này: “Người Bà La Môn rất can đảm.” Trong quyển sách nhan đề “Trước Thềm Thánh Điện”[50] của tôi, tôi đă khuyên các Sinh Viên tham thiền về đức tính lư tưởng, theo bảng kê các đức tính của Đức Krishna đă kể ra ở đầu Chương thứ 16 của Kinh Gita. Đức tính đầu tiên là Abhayam, nghĩa là Vô Úy hay là Can Đảm.

Tính Can Đảm phát sinh ra từ sự tin chắc rằng bạn là Chơn Ngă Thiêng Liêng ẩn tàng bên trong, chớ không phải là những Thể bao bọc bên ngoài, chúng chỉ là thành phần của bạn có thể bị tổn thương. Sở dĩ quyền năng của người này, khác với người kia v́ chúng tùy thuộc vào tŕnh độ của sức mạnh mà Chơn Ngă nội tại đă đạt được. Trên nguyên tắc, chúng ta đều có sức mạnh như nhau, nhưng sự tiến hóa phát triển theo nhiều thời kỳ thực tập. Trong khi đạt đến sự tin chắc rằng Bạn Vốn Thiêng Liêng, bạn biết rằng sự yếu đuối hay sức mạnh của bạn đều tùy thuộc vào sự phát triển của Chơn Ngă ở nơi bạn. Vậy khi bạn kinh sợ, chỗ nương tựa của bạn là việc nhớ đến uy lực bên trong. Sự nhận thức rằng bạn là Chơn Ngă là một trong những ư niệm mà sự tham thiền phải mang đến cho bạn. Những ai tham thiền buổi sáng nên đồng thời cố gắng thực tập việc t́m hiểu Chơn Ngă. Như thế trọn ngày nhờ sự cố gắng đó họ sẽ dự bị được một phần tinh lực. Điều này giúp họ đạt được dễ dàng tính can đảm cần thiết để tiến bước trên Đường Đạo. Nơi đó người ta gặp nhiều nỗi khó khăn, bắt buộc phải có sức mạnh của Linh Hồn và sức chịu đựng nếu muốn đương đầu với chúng nó và chiến thắng chúng nó. Những đặc tính này là những h́nh thái của tính can đảm. Trên Đường Đạo sự vật mang một h́nh dáng mới, chúng cũng cần đến tính can đảm. Muốn đạt được đức tính này, tôi biết một phương thức duy nhất là hiểu biết Chơn Ngă.

C.W.L.- Tất cả những hệ thống huấn luyện Huyền Bí Học đều nhấn mạnh về sự cần thiết của tính can đảm. Khi bước vào Đường Đạo, con người phải sẵn sàng chịu đựng những lời phán đoán sai lầm, những điều vu khống, những sự ngộ nhận. Những người kiếm thế vượt cao hơn những kẻ đồng loại của ḿnh luôn luôn phải hiểu những sự thử thách đó. Phải có một sức mạnh tinh thần mới chịu đựng nổi những điều ấy, giữ vững lập trường và làm điều ǵ ḿnh cho là phải, dù cho những người ở chung quanh có tưởng, nói hoặc làm ǵ cũng mặc. Nó rất cần thiết để thực hành những lời dạy trong quyển sách này, phải thêm vào đó tâm hồn cao thượng và cương quyết mạnh mẽ. Riêng sự can đảm thuộc về hành động cũng cần thiết. Trên Đường Đạo có nhiều sự nguy hiểm và những sự khó khăn. Chẳng phải là tượng trưng mà chúng không phải chỉ có ở những cảnh giới cao siêu mà thôi. Trên bước tiến của chúng ta, chúng ta phải chịu nhiều thử thách về sự can đảm và kiên tŕ. Chúng ta nên chuẩn bị về điều ấy, kẻ không can đảm không thể tiến bộ trên Con Đường Đạo. Nơi đây chẳng phải chỉ cần đức hạnh mà thôi, mà c̣n cần phải có sức mạnh của tính khí không thể lay chuyển trước cảnh ngộ bất ngờ hay là khủng khiếp.
[6:32:21 PM] Thuan Thi Do: Tôi biết bên Anh có một Hội Huyền Bí Học đă cố gắng trong nhiều tuần lễ, hiệu triệu vài nhân vật bên Trung Giới[51] bằng cách đọc nhiều thứ Thần Chú. Rốt cuộc người ta đạt được kết quả là một sự hiện h́nh, nhưng không ai muốn ở lại lâu để xem h́nh ấy là ai. Cũng giống như thế, có nhiều người t́m cách đạt được kết quả trên những Cảnh Giới cao siêu nhưng khi vừa thành công lại hoảng sợ. Một người lần đầu tiên xuất Vía mà tỉnh táo như lúc thức dậy, có thể hơi cảm thấy lo sợ tự hỏi: Ḿnh có thể trở về nhập xác được hay không? Y phải biết rơ ràng rằng cái này cũng không quan hệ hơn cái kia. Y đă quen thuộc trong vài giới hạn, và khi chúng mất đi th́nh ĺnh, rất có thể y cảm thấy ḿnh bị mất chân đứng vững. Trên bước tiến, chúng ta thấy đức can đảm, ḷng dũng cảm chân thật và cương quyết là điều tối cần thiết. Phải đương đầu với tất cả những thế lực, chẳng phải là một tṛ chơi trẻ con.

Khi hiểu biết, nên nhớ chúng ta là Một với Thượng Đế, chúng ta sẽ không sợ chi cả. Nhưng đôi khi trước cảnh ngộ nguy biến th́nh ĺnh, người ta quên đi và lại lùi bước. Không một ảnh hưởng tạm thời nào có thể kích động, không thể hoặc làm tổn hại Chơn Ngă nội tại. Vậy nếu chúng ta có thể tin chắc rằng, chúng ta là Chơn Ngă, chớ không phải là những Thể bên ngoài, chúng ta sẽ không c̣n sợ chi nữa. Nếu người ta c̣n cảm thấy sợ sệt một điều ǵ, phải t́m đến cái mănh lực gia hộ bên trong, chớ không phải cầu cứu với sự trợ giúp bên ngoài. Về phương diện này, giáo lư Cơ Đốc tầm thường đă gây ra những sự đáng tiếc, họ bảo Tín Đồ phải luôn luôn nương cậy vào sự cầu nguyện, cầu nguyện có nghĩa là van xin, mà sự nài xin không thể áp dụng – nhưng người ta thường làm – cho trạng thái của sự khát vọng tối cao. Danh từ “cầu nguyện” do chữ La Tinh Precari có nghĩa là xin, yêu cầu, không hơn, không kém. Nếu chúng ta tin rằng Thượng Đế là Đấng Toàn Thiện, chúng ta hăy theo lời khuyên của Đức Phật: “Con chớ nên than, khóc, chớ cầu xin, mà hăy mở mắt ra nh́n. Ánh sáng bao phủ con, nếu con chỉ chịu dở tấm băng bịt mắt ra xem. Quang cảnh thật là kỳ diệu, xinh đẹp và cao cả hơn tất cả những ǵ mà con người có thể tưởng tượng hoặc xin bằng sự cầu nguyện và nó không bao giờ dứt. Không đâu!”

Tôi biết nhiều người có thói quen cầu cứu với Đức Thầy trợ giúp, khi họ gặp những sự khó khăn. Chúng ta có thể chắc rằng tư tưởng Đức Thầy luôn luôn gần chúng ta, và chắc chắn chúng ta có thể đến gần Ngài, nhưng tại sao chúng ta lại làm rộn Ngài v́ một việc mà chúng ta có thể tự làm lấy. Lẽ tự nhiên, chúng ta có thể cầu cứu đến Ngài, nhưng thật ra, nếu chúng ta có khả năng kêu gọi đến Đức Thượng Đế bên trong ta và nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn, như thế chúng ta sẽ gần Đức Thầy hơn v́ chúng ta thốt lời kêu cứu với Ngài một cách yếu ớt. Đành rằng người ta có quyền cầu xin Ngài giúp đỡ, nhưng chúng ta biết rằng Ngài bận làm việc không ngừng cho Nhân Loại, sao chúng ta lại nghĩ đến việc kêu gọi Ngài, trong khi chúng ta c̣n một phương tiện nào đó có thể tự làm một ḿnh được? Chúng ta chớ nên dùng phương thức đó, v́ nó biểu lộ một sự thiếu đức tin. Không những không tin tưởng ở chính ḿnh, mà chúng ta c̣n không tin tưởng ở Uy Lực Thiêng Liêng nữa.

Sự tham thiền cũng phải chuẩn bị để chúng ta đối phó với những cảnh ngộ bất ngờ và giúp chúng ta khỏi bị rối loạn. Những người đă hiểu được các định luật bên trong phải giữ sự điềm tĩnh và can đảm, dù có việc ǵ xảy ra, v́ chúng ta biết rằng giữ một thái độ như thế là điều kiện cần thiết của một sự tiến hóa thật sự. Sự đụng chạm, đảo lộn do một sự khủng khoảng dữ dội v́ xúc động sinh ra sẽ lưu lại trên các Thể nhạy cảm của người Đệ Tử những dấu vết lâu dài.

Và cũng có nghĩa là sự Bền Ḷng, nhờ đó con có thể sáng suốt khi gặp phiền toái thường xảy đến cho mọi người, và tránh khỏi những lo lắng không ngớt và những việc nhỏ mọn làm cho nhiều người mất hết cả ngày giờ.
[6:49:42 PM] Thuan Thi Do: A.B.- Tính Bền Ḷng là đức tính cần thiết kế Đức Thầy đề cập đến. Người Đệ Tử cần phải có đức tính này mới khỏi bị cuốn theo chiều gió. Chịu lệ thuộc vào những sự vật bên ngoài là nguyên nhân của mọi nỗi ưu phiền không ngớt. Người mà không đủ sức tự điều khiển những công việc riêng của ḿnh, không thể tận tụy cho một công việc chín chắn nào cả. Điều làm cho con người hao ṃn, chẳng phải là sự làm việc, mà những mối bận tâm, sự lặp đi lặp lại một dọc tư tưởng đau buồn. Người sợ sệt, rụt rè khó tránh được thói quen ấy, dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác.

Trong vài trường hợp Thể Trí có khuynh hướng bày ra một tấn kịch có lớp lang, rồi nó sống trong tấn kịch của nó đă tạo ra. Điều đó thường xảy đến cho tôi, tôi đề cập đến sự kiện này cũng như nhiều kinh nghiệm bản thân khác, tôi nghĩ rằng làm như thế lời nói của tôi sẽ sống động và hữu ích hơn là chỉ tŕnh bày một cách trừu tượng. Đa số những người chí nguyện có lẽ đă để cho Thể Trí tạo nên những tấn kịch như thế, v́ chúng ta đều có bản tính tương tợ nhau. Tôi thường tưởng tượng rằng trong lời nói và việc làm tôi đă làm phật ḷng một người bạn thân của tôi, rồi tôi nghĩ ra cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa chúng tôi, từ lúc mở đầu câu chuyện đến lúc cuối cùng. Vậy mà khi chúng tôi gặp nhau thật sự, không có điều chi xảy ra như tôi đă tiên đoán, v́ những câu khơi mào của bạn tôi luôn luôn khác xa với điều mà tôi giả tưởng. Đôi khi, như thế người ta gợi lên một cảnh tượng buồn thảm, rồi tưởng tượng sẽ phải hành động như thế nào trong những trường hợp cảm động giả tạo đó. Cuối cùng người ta đi đến trạng thái của Thể Trí bị khốn khổ, mà họ phải mất bao nhiêu t́nh cảm và xúc động. Trong tất cả mấy điều đó, không có cái chi xảy ra, và có lẽ không bao giờ xảy ra. Đây chỉ là một sự phung phí năng lực mà thôi và không có cái chi khác.

Bày ra tấn kịch như thế chỉ tạo ra những sự ưu phiền vô ích. Đó là làm suy nhược bản chất của trí tuệ và cảm xúc. Chỉ có phương pháp duy nhất để diệt trừ thói quen này là bạn hăy tự đặt ḿnh ra ngoài bối cảnh và ghi nhận coi bạn có một ảnh hưởng nào đến tư tưởng đầu tiên trong cả loạt không. Nếu có, bạn hăy làm chủ nó, bằng không, nghĩ đến chuyện chưa xảy ra chẳng ích ǵ và rốt cuộc, có lẽ cũng không bao giờ đến. Để cho Thể Trí mải tập trung tư tưởng vào những chuyện có thể xảy ra trong tương lai là việc làm vô ích. Cũng như suy nghĩ lẩn quẩn về những chuyện đă qua rồi cũng là điều bất lợi. Bởi v́ bạn không thể thay đổi được quá khứ, lẽ tự nhiên buồn phiền về việc đă qua chẳng ích lợi ǵ cả.

Nhiều người cương trực đă đầu độc đời sống của ḿnh, cứ luôn luôn nghĩ đến việc đă qua rồi và thầm nói: “Nếu tôi đă làm hoặc tôi không làm điều này hay điều khác, tôi đă chẳng bao giờ phiền muộn như vậy.” Dù chúng ta nh́n nhận sự thật đúng như thế đi nữa, chuyện cũng đă qua rồi, không một tư tưởng nào sửa đổi được dĩ văng. V́ măi lo những chuyện đă xảy ra hoặc sắp xảy ra th́nh ĺnh trong tương lai mà chúng ta bị mất ngủ ban đêm, lo lắng suốt ngày.Thể Trí hoạt động theo cách đó chẳng khác một cái máy thả hết tốc lực hay quả tim lồng lên một cách dữ dội, khi sức chịu đựng b́nh thường của nó bị giảm đi, điều đó làm tổn hại cho cái máy và trái tim nhiều hơn là sự làm việc. Bạn nên biết Thể Trí sôi động như thế là vô ích và c̣n tai hại nữa. Bạn nên đưa nó vào nề nếp và tốt hơn nên tập dùng tinh lực vào công việc hữu ích. Hành động như trên là việc làm dại dột mà hầu hết mọi người đều mắc phải, nhưng người chí nguyện làm Đệ Tử phải hết sức tránh sai lầm đó.
[7:01:14 PM] Thuan Thi Do: C.W.L.- Trong tất cả những sự khó khăn của Trí Tuệ, chỉ có những sự ưu sầu là hại hơn hết. Chúng chận đứng sự tiến bộ thật sự, khi chúng ám ảnh bạn chúng làm cho Thể Trí của bạn không thể tham thiền được. Người ưu tư về dĩ văng, kẻ khác lại lo lắng cho tương lai. Khi mới vừa thoát khỏi mối lo này, mối lo khác lại đến thay thế, do đó không bao giờ họ được an tịnh, cho nên đối với họ không có một hy vọng nào để có thể đạt được chút hiệu quả nào trong việc tham thiền.

Có một phương thức tuyệt diệu là dùng tư tưởng hướng về Đức Thầy thay thế cho sự ưu tư, nhưng muốn thực hiện điều này cần phải có một năng lực khá phi thường. Th́nh ĺnh bắt buộc Thể Vía hay Thể Trí đương sôi động trở nên yên lặng chẳng khác nào trong cơn dông tố sóng bủa ba đào mà thử dùng tấm ván đè bẹp chúng nó xuống. Thường thường, phương pháp có hiệu quả nhất là đứng dậy và kiếm một việc làm như giẫy cỏ, hoặc đi dạo bằng xe đạp. Sự an tĩnh thường không thể phát sinh ra trước khi các Thể thấp đạt được sự rung động điều ḥa chung. Lúc bấy giờ, những sự luyện tập khác mới có cơ may thành công được.

Thường người ta hay lo lắng về những tật xấu của ḿnh, thỉnh thoảng mỗi người đều nhận thấy những lỗi và những sự yếu đuối của ḿnh, tốt hơn là đừng làm điều đó, c̣n hy vọng ǵ nữa? Nếu chúng ta không lỗi lầm và không yếu đuối, tất cả chúng ta đều thành Chơn Tiên hết. Lănh đạm trước những khuyết điểm này và cho rằng chúng không quan trọng mấy, dĩ nhiên là đáng trách, nhưng bận tâm về chúng một cách vô ích, cũng đáng trách vậy. Trong khi bị xâu xé bởi những sự lo âu, Thể Trí xoay tṛn, cuống cuồng một cách vô ích. Nếu bạn đă đi trên tàu thủy, lúc thời tiết xấu, bạn có thể nhớ lại đôi khi chân vịt vượt lên khỏi mặt nước và quay cuồng. Đó là về Cơ Giới Học, sự thả hết tốc lực này gây tổn hại cho máy móc hơn là sự làm việc có điều độ và lâu dài, sự kiện này cũng giống như trong vấn đề lo âu.

Hội Thông Thiên Học chúng ta có xảy ra những cuộc khủng khoảng định kỳ, tôi đă chứng kiến một số việc ấy. Tôi nhớ rất rơ sự xáo động do Coulomb gây ra năm 1884, nhiều Nhà Thông Thiên Học đă băn khoăn và bối rối đến tột độ, đôi khi đi đến chỗ mất hẳn đức tin đối với Thông Thiên Học, v́ họ cho rằng Bà Blavatsky đă lường gạt họ. Thật ra sự giả định này không liên hệ ǵ đến vấn đề đó. Đức tin đối với Thông Thiên Học của chúng ta không hề căn cứ trên những lời tuyên bố của Bà Blavatsky, cũng như một nhân vật nào khác, mà phải căn cứ trên sự kiện. Thông Thiên Học này là một Hệ Thống Hoàn Hảo và Làm Cho Thỏa Măn, đă được đem hiến cho chúng ta, và nó vẫn là Chân Lư, dù cho Bà Blavatsky đă phạm phải những sự gian trá – nhưng trong trường hợp này hẳn nhiên là không có. Một tín ngưỡng đặt nền tảng trên sự tôn kính cá nhân ít khi vững chắc, nhưng nếu niềm tin của chúng ta có căn bản là những nguyên tắc mà chúng ta có thể hiểu, nó sẽ không thể lay chuyển được, dù cho vị lănh đạo được chúng ta tín nhiệm lại mất đi.
[7:14:21 PM] minh546melinh nguyen: http://www.kinhphat.org/xem/Lang-Nghiem-Anh-Hien-Tinh-Lien-Nghiem-Xuan-Hong-1979a6a43a
[7:16:24 PM] Thuan Thi Do: audio GLDCT 13; 20:45

http://thongthienhoc.net/Level/BAN%20DO%20TAM%20THUC.JPG
[7:21:40 PM] Thuan Thi Do: Trong thần thoại Ai Cập, Kneph, Thượng Đế Vô Hiện
Vĩnh Cửu (the Eternal Unrevealed God) được tượng trưng
bởi biểu hiện của một con rắn vĩnh cửu quấn quanh cái vạc
đựng nước, đầu rắn chờn vờn trên mặt nước; đang phà hơi
để ấp ủ nước. Trong trường hợp này, Con Rắn là
Agathodaimơn, Chơn Linh Thiện Hảo (the Good Spirit), c̣n
trong trạng thái đối nghịch, nó là Kakodaimơn, Vong Linh ác
hiểm. Nó tiêu biểu cho việc dùng Nước sáng tạo ra Vũ Trụ và
được coi như là nguyên khí sáng tạo tiêu cực trong các thần
thoại ở phương Bắc. Trong tuyển tập thần thoại Edda của Bắc
Âu, giọt mật, tức trái cây của các Thần Linh và là thành quả
của các con ong sáng tạo bận rộn trên cây Yggdrasil, rơi
xuống ban đêm, khi bầu khí quyển ẩm ướt. Giọt mật này là
một trong các phối hợp của Tinh Tú Quang, và có tính chất
sáng tạo, cũng như tính chất huỷ hoại. Trong huyền thoại của
dân Chaldea về Berosus, Oannes hay Dagon, người cá giáo
hoá dân chúng, vạch rơ rằng Thế giới hài đồng (the infant
World) được sáng tạo ra từ Nước, và vạn hữu đều xuất phát
từ Vật Chất Nguyên Thuỷ này. Moses dạy rằng chỉ có Thuỷ
và Địa mới có thể khiến cho Linh Hồn tồn tại được. C̣n
trong các Thánh kinh, chúng ta đều thấy là cỏ không thể nào
mọc được chừng nào mà Đấng Vĩnh Cửu chưa tạo ra mưa
trên Trần Thế. Trong Thánh kinh Popol Vuh của Mễ Tây Cơ,
con người được sáng tạo ra từ bùn hay đất lấy từ dưới Nước.
Brahmă sáng tạo đại Muni, tức con người bản sơ (first man),
chỉ ngự trên Toà sen sau khi đă khiến cho các vong linh – vốn
có quyền ưu tiên tồn tại so với thế nhân – bắt đầu tồn tại, và
Ngài dùng Thuỷ, Phong và Địa tạo ra chính ḿnh. Các nhà
luyện kim đan xác nhận rằng Hành Địa nguyên thuỷ, khi
được phân giải thành chất liệu bản sơ, lại ở trong giai đoạn
biến hoá thứ nh́ giống như là Nước trong giai đoạn biến hoá
thứ nhất chính là Alkahest. Người ta nói là chất liệu nguyên
thuỷ này bao hàm tinh hoa của mọi yếu tố cấu thành con
người; nó bao hàm không những mọi yếu tố vật chất, mà lại
c̣n “sinh khí” ở trạng thái tiềm tàng, sẵn sàng khơi hoạt. Nó
kế thừa điều này do việc Tinh Thần của Thượng Đế “ấp ủ”
trên mặt nước tức Hồng nguyên khí. Chính Paracelsus đă tự
cho rằng ḿnh có thể tạo ra các Người lùn (Homunculi) bằng
chất liệu này; v́ thế, triết gia tự nhiên lỗi lạc Thales mới chủ
trương rằng Thuỷ là nguyên khí của vạn vật trong thiên
nhiên (1) … Job dạy rằng các vật đă chết được tạo ra từ dưới
Nước và các dân cư nơi đó. (2) Trong nguyên bản, thay v́
“các vật chết” người ta lại viết là các Rephaim (Ma), các
Người khổng lồ và các Người tối cổ hùng cường đă chết; một
ngày kia, chúng ta sẽ truy nguyên được giống dân hiện nay
của ta từ cuộc Tiến hoá của họ.”(3)
[7:32:07 PM] Thuan Thi Do: Trong quyển "Thần Thoại Ấn Độ" của Polier có nói: “Trong
trạng thái sáng tạo nguyên thuỷ, vũ trụ sơ khai ch́m ngập
trong nước và yên nghỉ trong ḷng của Vishnu. Xuất phát từ
trạng thái hỗn mang và u minh này, Brahmă, kiến trúc sư của
vũ trụ, ngự thăng bằng trên một lá sen, nổi lềnh bềnh (di
chuyển) trên mặt nước và chẳng thể nhận ra được ǵ ngoại
1 Đối với người Hy Lạp, tất cả mọi “Hà Bá” (“River-Gods”) đều là
con của Đại dương Bản sơ – tức Hồng nguyên khí trong thái
dương – và lần lượt tổ phụ của giống dân Hy Lạp. Đối với họ, ĐẠI
DƯƠNG là Cha của Chư Thiên, thế là về phương diện này, họ đă
tiên liệu được các thuyết của Thales. Aristotle đă nhận xét điều
này rất đúng. (Siêu h́nh học, Quyển I, trang 3-5.)
2 Chương xxvi, 5.
3 Nữ Thần Isis Lộ Diện, I, 133 - 134.
 
trừ nước và bóng tối.” Thấy một t́nh trạng sự vật đáng buồn
như vậy, Brahmă bàng hoàng tự hỏi: “Ta là ai? Ta từ đâu ra?”
Bấy giờ, Ngài nghe một tiếng nói vang lên: (1)“Hăy hướng tư
tưởng tới Đấng Thế Tôn”. Đang ở tư thế bơi, Brahmă ngồi
vùng dậy, tĩnh toạ trên toà sen để nhập định và tham thiền về
Đấng Vĩnh Cửu. Hài ḷng trước bằng chứng về ḷng mộ đạo
này, Đấng Vĩnh Cửu vén bức màn u minh bản sơ và khai trí
Brahmă. “Sau đó Brahmă được xạ ra từ Vũ Trụ Noăn [Hồng
nguyên khí Vô cực] như ánh sáng, v́ nay Ngài đă được khai
trí và Ngài bắt đầu công tác. Ngài di chuyển trên mặt Nước
vĩnh cửu, bao hàm tinh thần của Thượng Đế trong ḿnh, với
tư cách Đấng Di Chuyển trên mặt Nước, Ngài chính là Vishnu
tức Nărăyana.”
Điều này dĩ nhiên là có tính cách ngoại môn, song ư
tưởng chân chính của nó vẫn đồng nhất hết mức với vũ trụ
khởi nguyên luận của Ai Cập. Trong các câu mở đầu, vũ trụ
khởi nguyên luận của Ai Cập đă tŕnh bày Athtor tức Mẫu Dạ
(Mother Night), tiêu biểu u minh vô tận, như là yếu tố bản sơ
bao trùm vực sâu vô tận, được Thuỷ và tinh thần vũ trụ của
Đấng Vĩnh Cửu làm cho linh hoạt, một ḿnh ngự trong Hồng
nguyên khí. Cũng vậy, trong các Thánh kinh của dân Do
Thái, lịch sử sáng tạo mở màn với Tinh Thần của Thượng Đế
và Phân thân sáng tạo của Ngài – Một Thần Linh khác. (2)
1 “Tinh Thần ” tức tiếng nói ẩn tàng của các Thần chú, biểu lộ tích
cực của Tiềm Lực, tức mănh lực huyền linh.
2 Chúng tôi không có ư nói đến Thánh kinh thường dùng hay được
chấp nhận, mà là Thánh kinh Do Thái thực sự, nay được giải thích
theo Do Thái Bí giáo.

 
Hồng Nguyên Khí : Thượng Đế : Càn Khôn
Thánh kinh Zohar dạy rằng chính các yếu tố bản sơ –
Tam nguyên Hoả, Phong và Thuỷ - bốn phương hướng, và
tất cả mọi Thần Lực của Thiên Nhiên, khi xét chung lại, hợp
thành TIẾNG NÓI của Ư CHÍ, Memrab, tức “Huyền Âm,”
Thượng Đế của TỔNG THỂ Thanh Tịnh Tuyệt Đối (the
Absolute Silent ALL). “Điểm bất khả phân, vô biên và bất khả
tri” trải ra khắp không gian, và như thế tạo thành một bức
màn, Hỗn nguyên khí (Mũlaprakriti) của Thái Cực Thượng
Đế (Parabrahman) đang che giấu Điểm Tuyệt Đối này.
[7:47:37 PM] Thuan Thi Do: Trong vũ trụ khởi nguyên luận của mọi quốc gia, chính
các “Kiến Trúc Sư” – tổng hợp lại thành Đấng Tạo Hoá, trong
Thánh kinh gọi là Elohim tức Alhim – tạo ra Càn Khôn từ
Hồng nguyên khí và là Tập Thần (Theos) thư hùng, Tinh Thần
và Vật Chất. “Nhờ vào một loạt (yom) của nền tảng (hasoth),
Alhim đă khiến cho trời và đất tồn tại được”(1). Trong Sáng
Thế Kư, trước hết là Alhim, rồi tới Jahva-Alhim và cuối cùng
là Jehovah – sau khi có sự phân chia giới tính ở chương thứ
tư. Nên lưu ư ngoại trừ trong các vũ trụ khởi nguyên luận sau
này hay đúng hơn là cuối cùng của Giống dân thứ Năm (Fifth
Race), về vấn đề sự Sáng Tạo Vũ Trụ, không ở đâu mà ta t́m
thấy được DANH XƯNG không thể phát âm (unutterable
NAME) (2) – biểu tượng của Thượng Đế Bất Khả Tri vốn chỉ
được sử dụng trong các BÍ PHÁP (MYSTERIES) – Đó là các Đấng
Chuyển Động (the Movers), Chạy Nhảy (the Runners), tức
1 Xem Sáng Thế Kư, ii, 4.
2 Nó “không phát âm được” v́ lư do đơn giản là nó không tồn tại.
Nó chẳng bao giờ là một danh xưng hoặc là một từ ngữ ǵ cả, mà chỉ
là một ư niệm không bao giờ có thể diễn đạt được. Người ta đă tạo
ra một thứ thay thế cho nó trong thế kỷ trước kỷ nguyên của
chúng ta.
 
các Thần Linh (the Theoi) thi hành công tác đào tạo, các “Sứ
giả” (“Messengers”) của Thiên Luật của Chu Kỳ Khai
Nguyên (Manvantaric Law) nay trở thành các “Sứ giả” của
Thiên Chúa giáo (Malachim). Trong Ấn Độ giáo hoặc Bà La
Môn giáo, h́nh như cũng thế. V́ trong Thánh kinh Rig Veda,
Đấng Sáng Tạo không phải là Brahmă mà chính là các
Prajăpatis, các “Đấng Hiện Tồn” (“Lords of Being”), các Ngài
cũng là các Thánh Hiền (Rishis). Theo Giáo sư Mahadeo Kunte,
từ ngữ Thánh Hiền vốn có liên quan tới từ ngữ di chuyển,
đưa đến, được áp dụng cho các Ngài xét về tính cách thế tục,
khi các Ngài dẫn dắt Quần chúng tới Bảy Con Sông (the
Seven Rivers).
Thêm nữa, từ ngữ “Thần” (“God”) khi dùng ở dạng số
ít, bao hàm tất cả Chư Thần (the Gods) tức Theoi – đă đến với
các quốc gia văn minh hàng đầu từ một nguồn gốc kỳ lạ,
nguồn gốc này cũng hoàn toàn có tính cách sùng bái sinh
thực khí, chẳng khác nào tượng dương vật trắng trợn Lingam
của dân Ấn Độ. Người ta không c̣n ra sức gán cho Thượng
Đế là chuyển hoá từ của tiếng Anglo-Saxon Tốt (Good), v́ trong
các ngôn ngữ khác, từ tiếng Ba Tư Khoda cho tới tiếng La Tinh
Deus người ta đă không hề t́m thấy rằng danh xưng của
Thượng Đế bắt nguồn từ thuộc tính Tốt đẹp (Goodness). Đối
với dân La Tinh, nó bắt nguồn từ tiếng Ăryan Dyaus (Ngày –
the Day); đối với dân Slave, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp
Bacchus (Bagh-bog); và đối với dân Saxon, nó trực tiếp bắt
nguồn từ tiếng Hebrew Yod hay Jod. Jod là chữ số 10, thư
hùng (male anh female), c̣n Yod là cái móc câu (hook) có tính
cách sùng bái sinh thực khí. V́ thế, mới có tiếng Saxon Godh,
tiếng Đức Gott và tiếng Anh God. Người ta có thể nói rằng từ
ngữ biểu tượng này tiêu biểu cho Đấng Sáng Tạo ra phần Vật
 Chất của Nhân Loại (the Creator of Physical Humanity) trên
cơi trần, nhưng chắc chắn rằng nó chẳng có ǵ liên quan tới
Sự Đào Tạo, hay “Sáng Tạo” ra hoặc Tinh Thần, hoặc là Chư
Thần hay Càn khôn?
[7:48:56 PM] Thuan Thi Do: http://www.kabbalah.info/engkab/mystzohar.htm#.V51nL9QrJR0
[8:37:46 PM] Thuan Thi Do: ĐỆ NHỨT
Nam mô tát đát tha tô già đa da a ra ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa. Tát đát tha Phật đà cu tri sắc ni san.
Nam mô tát bà bột đà bột địa, tát đa bệ tệ.
Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đà cu tri nẩm. Ta xá ra bà ca tăng già nẩm.
Nam mô lô kê a la hán đa nẩm.
Nam mô tô lô đa ba na nẩm.
Nam mô ta yết rị đà già di nẩm.
Nam mô lô kê tam miệu già đa nẩm. Tam miệu già ba ra để ba đa na nẩm.
Nam mô đề bà ly sắc nỏa.
Nam mô tất đà da tỳ địa da đà ra ly sắt nỏa. Xá ba noa yết ra ha ta ha ta ra ma tha nẩm.
Nam mô bạt ra ha ma ni.
Nam mô nhơn đà ra da.
Nam mô bà già bà đế, lô đà ra da. Ô ma bát đế, ta hê dạ da.
Nam mô bà già bà đế.
Na ra dỏa noa da. Bàn giá ma ha tam mộ đà ra.
Nam mô tất yết rị đa da.
Nam mô bà già bà đế, ma ha ca ra da. Địa rị bác lặc na già ra. Tỳ đà ra ba noa ca ra da. A địa mục đế. Thi ma xá na nê bà tất nê. Ma đát rị già noa.
Nam mô tất yết rị đa da.
Nam mô bà già bà đế. Đa tha già đà cu ra da.
Nam mô bát đầu ma cu ra da.
Nam mô bạt xà ra cu ra da.
Nam mô ma ni cu ra da.
Nam mô già xà cu ra gia.
Nam mô bà già bà đế, đế rị trà du ra tây na, ba ra ha ra noa ra xà dà, đa tha già đa da.
Nam mô bà già bà đế.
Nam mô a di đa bà da, đa tha dà đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà đế, a sô bệ da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà đế, bệ sa xà da cu lô phệ trụ rị da bát ra bà ra xà da, đa tha già đa da.
Nam mô bà già bà đế, tam bổn sư bí đa, tát lân nại ra lặc xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà đế, xá kê dă mẫu na duệ, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà đế, lặc đác na kê đô ra xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da, đế biều nam mô tát yết rị đa, ế đàm bà già bà đa, tát đác tha già đô sắc ni sam, tát đác đa bác đác lam.
Nam mô a bà ra thị đam, bác ra đế vương kỳ ra, tát ra bà bộ đa yết ra ha, ni yết ra ha yết ca ra ha ni, bạc ra bí địa da sất đà nể, a ca ra mật rị trụ, bát rị đát ra da nảnh yết rị, tát ra bà bàn đà na mục xoa ni, tát ra bà đột sắc tra đột tất phạp bát na nể phạt ra ni, giả đô ra thất đế nẫm, yết ra ha ta ha tát ra nhă xà, tỳ đa băng ta na yết rị, a sắc tra băng xá đế nẫm, na xoa sát đác ra nhă xà, ba ra tát đà na yết rị, a sắc tra nẫm, ma ha yết ra ha nhă xà, tỳ đa băng tát na yết rị, tát bà xá đô lô nể bà ra nhă xà, hô lam đột tất phạp nan giá na xá ni, bí sa xá tất đác ra, a kiết ni ô đà ca ra nhă xà, a bát ra thị đa cu ra ma ha bác ra chiến tŕ, ma ha điệp đa, ma ha đế xà, ma ha thuế đa xà bà ra, ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nể, a rị da đa ra, tỳ rị cu tri, thệ bà tỳ xà da, bạc xà ra ma lễ để, tỳ xá lô đa, bột đằng dơng ca, bạt xà ra chế hắt na a giá, ma ra chế bà bác ra chất đa, bạc xà ra thiện tŕ, tỳ xá ra giá, phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa, tô ma lô ba, ma ha thuế đa, a rị da đa ra, ma ha bà ra, a bác ra, bạt xà ra thương yết ra chế bà, bạt xà ra cu ma rị, cu lam đà rị, bạt xà ra hắc tát đa giá tỳ địa gia kiền giá na ma rị ca, khuất tô mẫu bà yết ra đa na, bệ lô giá na cu rị da, dạ ra thố sắt ni sam, tỳ chiết lam bà ma ni giá, bạt xà ra ca na ca ba ra bà, lô xà na bạt xà ra đốn trỉ giá, thuế đa giá ca ma ra sát xa thi ba ra bà, ế đế di đế, mẫu đà ra yết noa, ta bệ ra sám, quật phạm đô, ấn thố na mạ mạ tỏa. (1 tiếng chuông)
ĐỆ NHỊ
Ô hồng, rị sắt yết noa, bác lặc xá tất đa, tát đát tha già đô sắc ni sam. Hổ hồng, đô lô ung chiêm bà na. Hổ hồng, đô lô ung tất đam bà na. Hổ hồng, đô lô ung ba ra sắc địa  .................................



[8:52:54 PM] Thuan Thi Do: Khi Đức Christ nói : " Ta là Đường Đạo là Chân Lư và là Sự Sống ; không ai đến với Chúa Cha mà không nhờ Ta " [29] . Ngài đă diễn đạt một chân lư thần bí, v́ Đấng Christ là một với trạng thái Bồ Đề của tâm thức phổ biến. Chỉ có một tâm thức duy nhất thôi. Khi vừa nhận biết sự kiện ấy một cách trọn vẹn, người đạo đồ có thể trở thành một vị La Hán, nhưng nếu y không trải qua nguyên lư Bồ Đề đó, y không thể đến với Chúa Cha, tức là Atma cao siêu hơn. Chân lư nầy được tŕnh bày với một cảm hứng phi thường và sáng tỏ trong quyển Thiên Chúa giáo bí truyền của Bác sĩ Annie Besant, tuy nhiên nó chỉ biểu hiện một khía cạnh vấn đề, bởi Đức Christ giáng sinh lấy xác phàm để thể hiện nguyên lư đó trong đời sống nội tâm của Ngài tại Palestine đă ảnh hưởng đến hàng triệu người, v́ Ngài không nao núng trước đau khổ. Thường người ta t́m cách trốn tránh sự đau khổ được bao nhiêu hay bấy nhiêu, nhưng Đấng Christ lại chấp nhận sự đau khổ riêng của Ngài và cả sự đau khổ của nhân loại nữa. Những người theo đuổi con đường Bồ Đề khi gặp những thử thách đă hỏi một cách tự nhiên : " Biết bao người đang chịu đau khổ ; tại sao ta lại muốn trốn thoát nó. Hơn nữa, trong ḷng tràn đầy thiện cảm, họ cảm nhận các sự đau khổ khác đến tột độ, trước khi đạt đến sự yên tịnh như một vị La Hán, trước khi sự giác ngộ giúp họ thắng đoạt tử thần và mang lại sự an vui tự tại, th́ dù sự đau khổ của họ ra sao cũng mặc. Một sự giải thoát như thế chỉ đem lại sự an nghỉ vô vị, nếu con người có thể đạt được nó trước khi kinh nghiệm sự đau khổ của Đấng Christ, trong sự đau khổ nầy, khổ h́nh phải mang cây thánh giá không có ǵ đáng kể so với ḷng từ bi của Ngài trong sự đáp ứng tiếng kêu thống khổ của thế gian. Sau cùng đến lúc người nói : " Dù tôi có khổ hay không, điều đó có ǵ quan trọng ? " Ước muốn phụng sự làm cho y say mê đến đỗi y không c̣n bao nhiêu th́ giờ nghĩ đến chính ḿnh nữa.
Chỉ có những người chịu suy tư về những thực tại siêu h́nh mới hiểu được một thành ngữ như "sự bằng an và sự toàn phúc chỉ nhận thức được ở cơi tịch tịnh hư không" . Nhiều thành ngữ Đông phương thuộc loại đó được đặt nền tảng trên ư niệm căn bản là Đức Thượng Đế phổ quát được biểu hiện như Sat, Chit và Ananda, nghĩa là như hữu thể (that is), tâm thức (consciousness ) và toàn phúc ( bliss ).
Hữu thể rất dễ hiểu; mỗi người đều thấy nó ở chung quanh ḿnh; tâm thức được người ta nhận biết bằng kinh nghiệm; c̣n hạnh phúc th́ người ta theo đuổi. Mọi người đều t́m kiếm chính ḿnh. Hạnh phúc không phải là cái ǵ để bắt lấy, đạt được hay sở hữu; nó chính là trạng thái b́nh thường của Chơn Ngă. Tuy nhiên, cao hơn vật chất và tâm thức, có một đời sống nội tâm thực sự; đời sống ấy là quan điểm bên ngoài của sự tĩnh lặng và hư vô, thật ra nó là toàn phúc của hữu thể chơn thật.
Con hăy diệt ḷng ham muốn ; nhưng nếu con giết nó rồi, con cũng phải đề pḥng sợ e nó sống lại.
Con hăy diệt ḷng tham sống, tuy nhiên con chớ nên v́ lẽ khao khát đời sống vĩnh cửu mà diệt ḷng khao khát sự sống, nhưng là v́ muốn đem cái bất diệt trường cửu thay thế cái biến đổi, vô thường.
Chớ ham muốn điều chi, không nên phẩn uất đối với Nghiệp Báo, hoặc đối với luật bất biến của thiên nhiên. Con chỉ nên chiến đấu với cái riêng tư, cái tạm thời, cái phù du và cái hư hoại.
Sự ham muốn thông thường là ưa thích những sự vật hồng trần để t́m những khoái lạc về t́nh cảm hay vật chất. Chúng ta thấy rằng vị đệ tử không nên t́m kiếm những khoái lạc thuộc loại ấy ; trái lại y phải tận dụng tất cả năng lực của phàm nhơn - thuộc về thể xác, t́nh cảm và trí tuệ - vào công việc tiến hóa tinh thần và phụng sự đời sống nội tâm cho chính ḿnh và kẻ khác.
[9:22:03 PM] Thuan Thi Do: Tanha là cội rễ của những dục vọng ấy, v́ nó là sự khao khát đời sống cảm giác. Trên cơi của nó, Chơn Nhơn chưa có ư thức đầy đủ, nhưng tâm thức mà nó hiện có tạo cho nó một sự thích thú mănh liệt và khêu gợi ở nó sự khao khát một đời sống trọn vẹn hơn. Thật ra đó là lư do thế gian lớn tiếng đ̣i hỏi đời sống ấy. Như chúng tôi đă giải thích, các năng lực tại cơi Thượng Thiên đi xuyên qua nhân thể hầu hết không tác động đối với nó trong trường hợp ở những người thường, Chơn Nhơn c̣n chưa phát triển và chưa tập luyện để đáp ứng với sự vật khác hơn là một ít rung động, đặc biệt trên cơi riêng của nó. Tại cơi Thượng Thiên không có sự rung động thô kệch như rung động mà Chơn Nhơn có thể đáp ứng lại trong buổi thiếu thời; do đó Chơn Nhơn phải đi xuống các cơi thấp hầu cảm thấy sự sống mănh liệt hơn. V́ thế mà từ lâu rồi tâm thức của nó linh động một cách đặc biệt trước những sự vật thuộc cơi hồng trần. Sau nầy th́ bản chất Thể Vía được đánh thức, những khoái lạc tại cơi nầy mới chứng tỏ một sự lôi cuốn mạnh hơn.
Ở trong xác phàm, con người không thể biết được những khoái lạc của đời sống cơi Trung Giới mănh liệt đến mức độ nào; đó là điểm mà sự sự khoái lạc chuyển hướng và thường giữ lại những người đă chế ngự được những sự thỏa măn tương tự tại cơi trần. Nhưng sự nguy hiểm đó không lớn lao đối với người sống tại cơi trần mà biết t́m kiếm những sự lợi lạc trên Đường Đạo, nếu họ là những người đạt được một tŕnh độ tiến hóa nào đó, v́ họ có khả năng thưởng thức những lạc thú c̣n cao hơn và vô cùng hấp dẫn hơn. Trên mỗi cơi, cũng lần lượt giống như thế.
Tuy nhiên vị đệ tử cũng phải giữ ǵn ḿnh khi từ bỏ những lạc thú thấp kém chỉ v́ muốn đánh đổi những lạc thú cao hơn ; y không bao giờ được quên mục đích đầy lư tưởng cao siêu hơn mọi khoái lạc tạm thời. Y cũng không nên khao khát hạnh phúc lâu dài tại cơi Thiên Đường, mà phải từ bỏ tất cả những ǵ giả tạm và riêng tư. Nên một mặt y không t́m kiếm những sự vật đáng ham muốn, mặt khác y cũng không lẫn tránh những bài học mà Nghiệp Quả đưa đến cho y ; y không ao ước một trường kinh nghiệm nào khác hơn là môi trường của y. Y biết rằng nhờ sự bất biến của những định luật thiên nhiên, y có thể dùng những kinh nghiệm của ḿnh để phát triển. Nếu không có một trật tự ngự trị trên thế gian, trí thông minh sẽ không tăng trưởng, con người sẽ không thể sử dụng những năng lực của ḿnh. Như vậy vị đệ tử sẽ không phẫn uất đối với Nghiệp Quả là sự biểu hiện của Định Luật.
[9:24:10 PM] Thuan Thi Do: Chỉ tới lúc đó, con mới có thể trở nên "Người du ngoạn Thiên cung", tung mây lướt gió, đi trên sóng mà chân không chấm nước.
Vấn đề nầy Bà Blavatsky nói :
Kechara là “kẻ du ngoạn” hoặc “lên cơi trời”. Theo giải thích trong quyển Jnaneshvari, Adhyaya thứ sáu, chúa tể của những luận giải thần bí, th́ thân xác của nhà Yogi giống như làm bằng gió, như " một vừng mây mọc ra tay chân ". Sau đó – “người [Yogi] thấy được những vật ở tận bên kia biển cả của các v́ sao ; người nghe và hiểu được cả tiếng của Thiên Thần và biết được những ǵ xảy ra trong trí con kiến” .
Thành ngữ "du ngoạn thiên cung" có nhiều nghĩa. Chẳng hạn như trong lịch sử Ấn Độ nó chỉ cho nhà đại hiền triết Narada, vị mật sứ của Đức Thượng Đế, nhờ con đường của tinh chất akasha, người có thể đi từ bầu hành tinh nầy qua bầu hành tinh khác. Tại các cơi thấp, nó có thể là Thể Vía hay thể mayavi-rupa, v́ các thể nầy dùng để di chuyển trong chốn mà người ta gọi là không khí hay bầu trời.
Tại cơi Trung Giới, con người là một thứ mây, một sinh thể đầy kama, nghĩa là đầy dục vọng và cảm xúc nhưng là một sinh thể ít được quy định rơ ràng hơn trên cơi hồng trần. Trái lại khi con người làm chủ được kama của y, tạo cho nó một đặc tính rơ rệt, th́ Thể Vía của y mới trở thành một vận cụ được tổ chức. Sau đó nữa, đến thời kỳ ba chướng ngại đầu tiên được dứt bỏ, mayavi-rupa được cấu tạo và giúp con người sử dụng được Thể Trí của y trên cơi Trung Giới cũng như trên cơi Hạ Thiên. Đó là một trong các cách mà người ta có thể giải thích được thành ngữ " bước chân không chấm nước " - nước tượng trưng cho Trung Giới.
CHƯƠNG THỨ CHÍN

BẢY THỨ ÂM THANH

Trước khi đặt chân lên nấc thang cao tột của âm giai thần bí, con phải nghe đủ bảy thứ tiếng của Thượng Đế bên trong con (Chơn Ngă ).

C. W. L. Như chúng tôi đă nói, Tiếng Nói Vô Thinh phải được dùng để hướng dẫn thí sinh cho đến cuộc Điểm Đạo lần thứ Tư. Về Điểm Đạo nầy tâm thức của y được nâng lên đến nguyên lư thứ bảy và bắt đầu hoạt động tại cơi Niết Bàn ( the atmic or nirvanic plane ). Chừng đó con người mới sẵn sàng đặt chân lên chỗ mà ở đây gọi là nấc thang cao tột và được chuẩn bị Điểm Đạo lần thứ Năm - cuộc Điểm Đạo của quả vị Chơn Tiên. Đường Đạo chia làm hai phần đều nhau, nó có thể gọi là những bậc thấp và bậc cao của chiếc thang.
Người được Điểm Đạo phải nghe bảy thứ tiếng nói của Đức Thượng Đế ngụ trong ḷng y. Trong thời kỳ bấy giờ, Đức Thượng Đế nội tâm đó là Chơn Ngă cao siêu, là Bồ Đề tâm hay nguyên lư thứ hai. Trong khi tham thiền người chí nguyện có thể nghe hoặc không nghe được một loạt bảy thứ âm thanh, chứng tỏ rằng y đă đạt đến bảy cảnh của cơi Bồ Đề ; điểm nầy tùy thuộc bản tánh tâm linh của y. Nhưng trong mọi trường hợp y phải làm cho ảnh hưởng Bồ Đề tâm đi xuống trong đời sống của y và tận tới cơi thấp, để cho sự hoạt động của tất cả các nguyên lư của y được điều khiển, và như thế, Đức Thượng Đế ngự bên trong y luôn luôn hiện diện trong đời sống của y.
[9:25:54 PM] Thuan Thi Do: Trong thời kỳ thứ hai được gọi là " Chiếc thang của những âm giai thần bí ", có lẽ đúng như thế, v́ đó là những âm giai của Tiếng Nói Vô Thinh, ẩn tàng trong Atma hay Đại Ngă cao siêu. Trong bản văn nầy, chúng ta hăy coi chừng đừng hiểu quá xa nghĩa đúng đắn của một chữ Anh thông thường nào, v́ đây là một bản dịch. Trong nguyên bản, mỗi chữ Sanskrit hay Pali đều dẫy đầy những ư nghĩa chuyên môn. Tuy nhiên tiếng thần bí mà ngữ căn có nghĩa là " gần con mắt " ( to close the eyes ), ở đây nó có vài âm thanh không hề lẫn lộn ly tán mà chỉ đưa ra những mệnh lệnh dường như phát xuất từ trên cao bằng đường lối của tâm thức thuần túy gọi là ex cathedra. Bản văn cho biết là những âm thanh kê ra đều có thể nghe được chứ không có ǵ là “thần bí” trong bất cứ trường hợp nào, đối với thí sinh trong thời kỳ trên. Lương tâm thật sự không nói cho bạn biết bạn phải làm ǵ như người ta thường tưởng, nhưng nó chỉ ra lệnh để bạn theo con đường mà bạn biết là hay hơn hết, khi cái trí của bạn t́m cách bàu chữa để theo con đường khác ; nó nói bằng uy quyền của ư chí thiêng liêng để bắt buộc đời sống chúng ta phải theo một chiều hướng nào đó. Đó không phải là Atma, mà chính là Bồ Đề tâm hay nguyên lư thứ hai, nó mang đến cho chúng ta kiến thức thuộc về trực giác và điều thiện cũng như điều ác.

Tiếng nói thứ nhứt giống như tiếng êm ái của chim quyên hát cho chim mái nghe một ca khúc khởi hành.
Tiếng thứ nh́ giống như tiếng chập choă bằng bạc của các vị Thiên Tôn ( Dhyanis ) đánh thức các ngôi sao lấp lánh.
Tiếng kế đó như tiếng than thở nhẹ nhàng của con thủy quái bị nhốt trong vỏ.
Tiếp theo là tiếng của đàn vina.
Tiếng thứ năm giống như tiếng sáo trúc xoáy vào tai.
Kế đó nó biến thành tiếng kèn chát chúa.
Tiếng chót hết rung chuyển như tiếng gầm điếc tai trong đám mây của cơn băo tố.
Tiếng thứ bảy át cả mấy tiếng kia.
Chúng im lặng hết và người ta không c̣n nghe chi nữa.
[9:27:45 PM] Thuan Thi Do: Bảy loại âm thanh được đề cập ở đây đă khích động mănh liệt tính hiếu kỳ của tất cả những độc giả suy tư về những trang của quyển sách nầy. Trước hết chúng ta hăy chú ư đến đặc tính của các âm thanh ; rồi chúng ta sẽ thấy rằng chúng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Với thứ tự được sắp xếp, chúng càng lúc càng tăng thêm tính cách vật chất và mất hẳn bản tính tiềm nhập của chúng. Chẳng hạn chúng ta nhận thấy sự khác nhau giữa đàn vina và kèn Ấn Độ theo kiểu xưa. Có thể là trong một gian pḥng rộng răi đầy đủ thính giả, khi được nghe lần đầu tiên những âm thanh huyền diệu tinh vi của tiếng đàn vina, người Âu Châu hầu như luôn luôn lấy làm ngạc nhiên mà nhận thấy rằng không có một tác dụng mạnh mẽ nào đối với họ, các âm thanh ấy đi vào những góc kẹt xa xôi và mang đến ấn tượng những âm điệu gần như xa lạ đối với cơi vật chất.
Loại âm thanh cao hơn hết được so sánh với tiếng hát của chim quyên. Người ta nói rằng có nhiều trường hợp giọng hát của nó vút lên đến một độ cao nào đó rồi ngưng luôn không c̣n nghe được bởi thính giác chúng ta nữa, mặc dù những rung động của tiếng hát c̣n hiển nhiên trong cổ họng của con chim. Sự hiện hữu của những âm thanh cao như thế đều được các sinh viên khoa học biết rơ. Chẳng hạn âm thanh của một cái c̣i, dưới sự gia tăng áp lực của không khí hay hơi nước có thể vang lên chát chúa đến nỗi những người nghe cho biết đến mức độ nào đó hết nghe được nữa. Muốn gọi những con chó săn Đức, người ta có một thứ c̣i đặc biệt. Dụng cụ nầy giống như một cái c̣i b́nh thường, khi sử dụng nó, người ta không nghe được một âm thanh nào, nhưng con chó đang ở trong một pḥng khác hoặc ở một nơi nào đó, liền vảnh tai lên rồi phóng chạy đến nơi đúng tiếng c̣i phát ra.
Có hai cách giải thích các thứ âm thanh. Âm thanh thứ nhứt được ghi trong bản kê có thể tiêu biểu cho âm thanh chót mà thí sinh nghe được. Các âm thanh được liệt kê từ trên xuống dưới như thứ tự phát sinh ra chúng theo sự sử dụng của người Đông phương, âm thanh thứ nhứt đă tạo ra được xếp vào hàng thứ bảy khi người chí nguyện đến gần Đấng sáng tạo ra âm thanh đó. Tiếng gầm điếc tai của một đám mây trước cơn băo đến trước tiên ; nó tiêu biểu hay liên hệ với nguyên lư vật chất trong con người. Ở khoảng giữa là tiếng đàn vina tượng trưng cho antahkarana ( theo sự phân loại của Bà Blavatsky ). Tiếng hát của chim quyên đến sau cùng ; nó tiêu biểu cho Atma, sự tĩnh lặng. Âm thanh thứ bảy là tiếng không thể nghe được tiếp theo những tiếng khác, khi mấy tiếng nầy chạm đến nó, chúng tắt lịm và không c̣n nghe được nữa, sự tượng trưng thật đúng như thế. Người chí nguyện phải đạt đến chỗ nghe được Đức Thượng Đế trong tiếng gầm thét điếc tai tại cơi hồng trần, rồi trong tiếng kèn trên cơi Trung Giới, kế đó là âm thanh của cơi Hạ Thiên được sánh với tiếng sáo trúc, và cứ như thế cho đến cơi của nguyên lư cao hơn hết.
[9:30:14 PM] Thuan Thi Do: Theo một điểm khác, chính các âm thanh đó có thể tượng trưng cho cường độ, tiếng nói của Chơn Ngă cao siêu mà người chí nguyện nghe được. Tiếng nói đó chỉ là một nhưng người ta nghe bằng bảy cách khác nhau. Lúc đầu nó tinh vi và êm ái như tiếng hát của chim quyên và thường biến mất trong yên lặng; kế đó là trở nên mănh liệt và giống như tiếng chập chơa bằng bạc của các vị Thiên Tôn. Nó gia tăng không ngừng; sau cùng nó vang lên măi và tràn đầy không khí như tiếng gầm thét điếc tai của đám mây trong cơn băo tố. Ban đầu tiếng nói của Chơn Ngă cao diệu dường như tiến triển một cách mỏng manh và mơ hồ đối với chúng ta, nhưng sau đó trở nên hoàn toàn giống như tiếng sét thật.
Trong bản văn, chúng ta cũng nên ghi nhớ sự chỉ định các thứ âm thanh khác nhau được mô tả khi kundalini được đưa lên từ luân xa nầy đến luân xa khác. Hơn nữa năng lực đó được đánh thức ở bảy nơi thâm sâu trong bảy mức độ khác nhau, để phát sinh những kết quả vật lư được đề cập đến với một sức mạnh càng ngày càng gia tăng. Do đó khi kundalini đi đến luân xa ở giữa chân mày, tiếng nói sẽ được nghe theo bảy cường độ, tượng trưng bằng bảy âm thanh kể trên.
Chúng ta nên nhớ, tự nhiên trên cơi hồng trần dày đặc hơn hết, thí sinh chỉ nghe tiếng nội tâm một cách yếu ớt như tiếng hát của chim quyên. Khi được lên đến cơi kế tiếp, nơi mà thể của Chơn Ngă nội tại ít dày đặc hơn, y sẽ nghe được tiếng nói của Chơn Ngă một cách dễ dàng. Sau cùng, khi đạt đến nguyên lư cao siêu, tiếng nói sẽ giống như tiếng gầm thét của đám mây trong cơn băo tố. Nếu chúng ta cho rằng các vật ở trên cao phải tinh vi, th́ ảo ảnh của các cơi thấp là nguyên nhân duy nhất của nó vậy ; sau rốt chúng ta phải công nhận là chúng biểu thị cho toàn khối và tiếng sấm sét thật sự.
Các sự giải thích nầy không mâu thuẫn nhau ; thí sinh có thể cùng một lúc thu thập được tất cả những kinh nghiệm do chúng gây ra.
[9:31:52 PM] Thuan Thi Do: Về các âm thanh đó, trong những buổi đàm đạo của chúng tôi trên sân thượng ở Adyar, tôi c̣n nhớ một câu hỏi đă được nêu ra ; Bà Hội Trưởng chúng tôi đă giải đáp như sau :

A. B. Trong lúc tham thiền, một trong các âm thanh đầu tiên mà tôi nghe được (thật rơ ràng ), giống như tiếng trống trong làng quê xứ Ấn Độ. Khi mô tả âm thanh đó cho Bà Blavatsky nghe, Bà nói : "Tốt lắm, cứ tiếp tục đi". Kế đó tôi nghe như một tiếng nhạc êm dịu, rồi giống như tiếng chuông bạc. Một âm thanh khác giống như tiếng chuông ngân trong thánh điện, mà người ta thường nghe ở Benares. Theo ư tôi, các âm thanh nầy chứng tỏ rằng, tôi bắt đầu nghe được trên cơi Trung Giới. Tôi không bao giờ nhận thấy chúng có ư nghĩa ǵ khác hơn.
Ở Ấn Độ có người thành lập một ngôi trường về phép tu nầy được Đức Thầy M. khen ngợi. Sau một thời gian tu học, học viên của trường nghe rất rơ ràng tiếng nói nhiều thứ âm thanh, nhưng tôi không bao giờ thấy sự tiến bộ của họ được mau chóng. Ở miền Bắc Ấn người ta thường đến hỏi tôi về ư nghĩa của những âm thanh đă nghe được. Tôi đáp : "Đó là lúc khởi đầu của thần nhĩ, không hơn không kém ".
Tôi không bao giờ nhận định được rơ rệt bảy thứ âm thanh do Bà Blavatsky đề cập đến. Chúng có thể giảng giải là bạn phải đánh thức lần lượt tâm thức của bạn trên mỗi cơi, cũng như dưới thế gian âm Fa là sự phối hợp của nhiều âm thanh tại cơi vật chất. Nhưng việc nầy không giải thích được điều ǵ đáng kể.
[9:33:25 PM] Thuan Thi Do: C. W. L. Tôi không thể làm cho chúng tương ứng với các cơi được. Cũng có thể chúng phải tiêu biểu cho những âm thanh khi kundalini đánh thức bảy trung tâm, v́ âm thanh là một trong các hiện tượng phát sinh trong trường hợp đặc biệt nầy. Tôi chẳng bao giờ biết thật chắc chắn chúng có nghĩa ǵ. Người ta sẵn sàng tin rằng tiếng chập choă bằng bạc, theo những âm điệu khác, có thể thay thế tất cả những âm thanh được mô tả. Tiếng sấm dường như không chắc chắn đến đúng vị trí của nó.
A. B. Dĩ nhiên vài âm thanh được nghe trong đầu chúng ta hoàn toàn thuộc về mạch hệ. Khi một người nghe được chúng thật rơ ràng chính v́ y đang lâm vào trạng thái thiếu máu rất nguy hiểm.
Các âm thanh không có tánh chất luỹ tiến. Bà Blavatsky thường hay làm việc một cách ḷng ḍng; có khi bà bắt đầu bằng con số bốn và kế đó tiếp tục qua hai bên. Cũng có thể bà không theo thứ tự nào cả. Người ta có thể bắt đầu bằng tiếng sấm, tiếng kèn và tiếng của con thủy quái; rồi tiếp tiếng chập choă có thể biểu thị cho âm thanh thứ tư, tiếng sáo trúc thứ năm và tiếng đàn vina, có âm thanh êm dịu hơn là tiếng thứ sáu, sau cùng, tiếng chim quyên sẽ làm âm thanh thứ bảy, tột đỉnh của cả loạt âm thanh.

C. W. L. Nếu chúng ta sắp xếp chúng nó lại như thế, th́ chúng bắt đầu có ư nghĩa rơ rệt.

A. B. Khi được hỏi về cơi Trung Giới, Bà Blavatsky đáp :" Nếu ta hiểu tất cả chúng nó theo cách đó th́ thật là vô lư ! Quư huynh có thể xếp đặt chúng như thế nầy : tiếng sấm, tiếng kèn, tiếng thủy quái, tiếng chập chơa, tiếng sáo, tiếng đàn vina, tiếng chim quyên ". Bà nói chúng ta chấp vào mặt chữ thật tệ hại ".
[9:35:13 PM] Thuan Thi Do: C. W. L. Trong nhiều tác phẩm chữ Phạn cũng có những bảng kê tượng tự như thế. Đây là một thí dụ rút trong Kinh Shiva Samhita.

Âm thanh thứ nhứt giống như tiếng kêu vo ve của con ong bị say mật; âm thanh thứ hai giống như tiếng sáo, âm thanh thứ ba như tiếng đàn hạc (harp). Kế đó, khi lần lượt thực hành phương pháp Yoga để diệt trừ những sự tối tăm dưới thế gian, người ta sẽ nghe được âm thanh như tiếng chuông, rồi như tiếng sấm vang rền. Khi con người thoát khỏi sự lo sợ, chú định hoàn toàn vào âm cuối cùng nầy, y sẽ đạt đến chỗ hợp nhất. Hỡi Đức Thượng Đế kính mến ! Khi cái trí của nhà Yogi đắm ch́m trong âm thanh nầy, y quên tất cả ngoại giới và mê man trong âm thanh đó [26].

Khi tiếng thứ sáu đă lặn mất và được đặt dưới chân Sư Phụ, th́ đệ tử nhập vào Nhất Thể , trở nên Nhất thể ấy và sống trong đó.

Đây là lời giải thích của Bà Blavatsky về sáu âm thanh đó :

Sáu nguyên lư đầu tiên, có nghĩa là khi phàm nhơn bị tiêu diệt và cá thể bên trong bị ch́m đắm và biến mất trong nguyên lư thứ bảy hay tinh thần.
Về Nhất Thể được đề cập trong bản văn Bà nói :
Vị đệ tử hợp nhất với Brahman hay Atma.
Khi sáu nguyên lư bị tiêu diệt ; nói cách khác, khi chúng không c̣n độc lập nữa mà trở nên hoàn toàn phục tùng ư chí của Chơn Ngă, th́ chừng đó người chí nguyện sống trong Nhất Thể. Tiếng nói thứ bảy, âm thanh của Bồ Đề tâm, sẽ làm cho đạt đến Atma. Bà Blavatsky dùng danh từ Brahman để chỉ Atma của con người theo lối loại suy. Brahman ( vô tính ) là Nhất Thể chứa đựng Tam thể. Cũng giống như thế, khi con người trở nên vị La Hán sống được trong tinh thần tam thể.
Trước khi vào được con đường nầy, con phải diệt trừ Thể Vía, chùi sạch Thể Trí và rửa ḷng con cho trong sạch.
Về "Thể Vía", Bà Blavatsky chú thích thêm như sau :
[10:00:54 PM] Thuan Thi Do: Nguyên lư kamic tạo ra dục thể gọi là Kama Rupa, hay thể ham muốn.
Về danh từ "Thể Trí" Bà phê b́nh như sau :
Manasa Rupa, thể thứ nhứt, chỉ là Cái Vía hay tư ngă ; thể thứ nh́ chỉ cá tính hay Chơn Nhơn chịu luân hồi, mà tâm thức tại cơi trần của chúng ta hay Hạ Trí phải chịu bất lực.

Bà Blavasky không chú ư đến các cơi nhiều như các nhà Thông Thiên Học ngày nay. Bà chỉ chú ư đến các nguyên lư hơn, và bà thấy vật chất trên các cơi đều nhờ ảnh hưởng của chúng mới có h́nh dạng. Ở đây bà nói về "cơi của chúng ta" , có nghĩa là vùng của sự sống cá thể, tức là cơi hồng trần, Trung Giới và Hạ Thiên. "Thể Trung Giới" không hẳn là có nghĩa là Thể Vía, nhưng là h́nh dạng cá thể được thiết lập trong các vùng chủ quan của đời sống cá nhân chuùng ta (cơi Trung giới và cơi Hạ Thiên ), v́ lẽ h́nh thức thân xác, cũng như t́nh cảm và tư tưởng của cá nhân đều phù hợp với các cơi ấy. Trong quyển sách nhỏ nhan đề Cơi Thiên Đường ( The Devachanic Plane ) của tôi và trong quyển Minh Triết Cổ Truyền (Ancient Wisdom ) của Bà Bác sĩ Besant có đề cập đến bốn mẫu đời sống được quan sát tại cơi Trời : 1) T́nh bằng hữu ích kỷ ; 2) Ḷng sùng tín chật hẹp ; 3 ) Tinh thần truyền giáo chân chánh ; 4 ) Sinh hoạt của nhân loại. Tất cả đều có đặc tính thuộc t́nh cảm - mặc dù là thanh khiết, không xen chút ích kỷ; chúng không vương chút tư ngă nào, nhưng c̣n ham muốn. Chúng mặc lấy h́nh thể của đặc tính kinh nghiệm thu thập được tại cơi trần. Chỉ có Hạ Trí trong sạch mới sẽ là antahkarana nó là cái trí của linh hồn chứ không phải cái trí của xác thân. Sự sinh hoạt của nó chỉ được khích động từ chốn cao siêu. Bây giờ nó phải thanh lọc tất cả dục vọng, để trở nên một vận hà hoàn toàn cho linh hồn.
Bạn nên hiểu rơ t́nh trạng Thể Vía của một người tiến hóa cao. Nó không đáp ứng với những sự đụng chạm đến từ bên ngoài. Trong tự thân nó, nó đă được giải thoát đối với đời sống thế gian : nó không c̣n có đời sống riêng rẽ nữa ; nó đă bị "hủy diệt". Nếu một người thường nào đó bị đánh, chắc chắn lửa giận sẽ bùng cháy tức khắc trong Thể Vía của y. Đối với người tiến hóa cao, sự việc xảy ra không giống như thế. Trong trường hợp đó, sự đụng chạm xuyên qua Thể Vía vào đến bên trong Thể Bồ Đề và thể nầy đáp ứng lại theo bản chất của nó ; sự đụng chạm trên Thể Vía sẽ làm nảy sinh ra trong đó những sắc thái tốt đẹp của những cảm xúc liên hệ vơiù t́nh thương và trong thể ấy, nó sẽ phù hợp với Thể Bồ Đề. Như Bà Bác sĩ Besant thường giải thích, hào quang Thể Vía của một người tiến hóa cao không có màu sắc, hoặc đúng hơn nó có màu trắng hơi giống sữa, khi y an tĩnh ; trái lại tất cả những màu sắc đẹp đẽ hơn cả trên cơi Trung Giới do các nhân vật cao cả tại thế giới bên ngoài đưa đến sẽ được y đáp ứng lại.
[10:05:05 PM] Thuan Thi Do: audio 8; 16:15