Họp Thông Thiên Học ngày 2  tháng 3 năm 2019

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

 

 Hăy nghiên cứu những bước đầu của Hội Thông Thiên Học, bạn có thể rút ra được một vài bài học quư báu về đức bền chí. Hai Nhà sáng lập vĩ đại, Bà Blavatsky và Đại Tá Olcott có thể không thành công trong công việc đem lại cho Hội Thông Thiên Học đặc tính vững bền và bảo đảm nhiều yếu tố phát triển của nó trong tương lai, nếu hai Ngài không có một cái nh́n sáng suốt trong khía cạnh ẩn tàng của sự việc và không biết rằng công việc của các Ngài liên quan đến Thiên Cơ phải theo đuổi xuyên qua nhiều thế kỷ và do đó chắc chắn phải thành công. Hai Ngài thành lập Hội Thông Thiên Học tại New York năm 1875, và phải làm việc thật phi thường mới xuất bản được quyển “Isis Unveiled” (Nữ Thần Isis Lộ Diện) đúng lúc. Tuy nhiên, 5 năm sau, cảm thấy gần như cô đơn, hai Ngài phải sang Ấn Độ t́m vài người bạn thân để thực hiện một sự cố gắng mới. Tại đây, từ năm nầy qua năm khác hai Ngài gặp không biết bao nhiêu sự lo phiền mà ít ai chịu đựng nổi. Nếu Bà Blavatsky, mặc dù có những đau đớn thể xác, mà có thể viết Bộ “Giáo Lư Bí Truyền” và những tác phẩm lớn khác, chính là v́ nhờ Bà biết được các Vị Chơn Sư và khía cạnh Huyền Bí của Sự Sống.



CHƯƠNG 4

CON ĐƯỜNG HUYỀN BÍ
139. Hỡi Đệ Tử, nếu con muốn gặt hái sự b́nh an và sự yên nghỉ êm đềm, vậy con hăy gieo hạt giống công lao trên cánh đồng sẽ gặt mùa tới.

Con hăy nhận lănh những nỗi đau khổ của kiếp Luân Hồi.

C.W.L.- Bao giờ Đức Aryasanga cũng khuyến cáo các Đệ Tử đi theo con đường cao cả, con đường từ bỏ và không nhận lănh sự b́nh an trên Cơi Niết Bàn. Người ta định nghĩa sự sống trên Cơi Niết Bàn như một sự an nghỉ trong sự toàn giác, nhưng chúng ta phải hiểu đó chỉ là sự an nghỉ theo nghĩa không có ư thức cố gắng kèm theo sự mỏi mệt. Sự sinh hoạt phi thường hơn hết đều xảy ra tại Cơi ấy, như tôi đă cố gắng giải thích, nó tiêu biểu cho chính bản chất của sự sống.

Sở dĩ con người muốn nghỉ ngơi v́ Y cảm thấy mỏi mệt, nhưng khi chúng ta rời khỏi xác thân luôn luôn ư thức, chúng ta sẽ thấy sự mỏi mệt biến mất và chúng ta không c̣n ao ước được nghỉ ngơi nữa. Trong t́nh trạng đó, chúng ta xem sự nghỉ ngơi hơi giống như sự chết tại Cơi Trần, chúng ta ước mong không phải để lùi bước, mà để được trông thấy sức mạnh và năng lực mà chúng ta đang thụ hưởng tăng thêm. Đức Thái Dương Thượng Đế không bao giờ nghỉ ngơi, dù chỉ trong giây lát thôi; nếu Ngài nghỉ, dù chỉ trong một giây, th́ tất cả chúng ta không ai sống sót được.

Nhiều người đă đạt đến Cơi Niết Bàn, không có bổn phận ràng buộc nào cả đối với sự tiến hóa của Thế Gian; tuy nhiên, đối với nhân vật đạt đến tŕnh độ cao cả như thế dường như không lẽ chẳng ban rải sự vinh quang và vinh diệu cho những kẻ c̣n thấp kém hơn ḿnh; khi mà ḷng sùng tín và tất cả những tư tưởng của người bao giờ cũng hướng đến chỗ cao tột đỉnh và không hề quay xuống thấp, khiến chúng ta phải tin rằng người không thể không ban rải ḷng sùng tín đó xuống cho Nhân Loại dưới Thế Gian. Có bảy Con Đường được mở ra trước một vị Chơn Tiên; đa số các Ngài không thu nhận Đệ Tử dưới Thế Gian, nhưng dù đi theo Con Đường nào, các Ngài cũng đều phụng sự Đức Thượng Đế. Người ta có thể giả sử là vị Chơn Tiên nào cũng sẵn ḷng đi đến bất cứ nơi nào cần sự hiện diện của Ngài và hữu ích cho việc phụng sự hơn cả, và đồng thời, nếu được kêu gọi, các Ngài cũng vui ḷng ở lại Thế Gian và chấp nhận “những nỗi khổ của sự Luân Hồi.” Mọi thái độ khác, nhất là ư tưởng ích kỷ muốn thoát đọa Luân Hồi và bảo đảm sự sống tự do của Bản Ngă chia rẽ, sẽ ngăn cản không cho người chí nguyện vượt cao lên như thế. Ở lại với loài người để giúp đỡ họ, dường như là thái độ nhân từ hơn cả đối với chúng ta và điều đó cũng thật tự nhiên, và nếu chúng ta không thể thương yêu con người gần gũi và quen biết với chúng ta như thế, th́ làm sao chúng ta có thể thương yêu những người xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên chúng ta đừng quên rằng nếu các Đấng Tinh Quân từ Kim Tinh không chịu rời bỏ Hệ Thống Hành Tinh của các Ngài để đến giúp đỡ chúng ta, th́ ngày nay sự tiến hóa của chúng ta phải chịu chậm trễ ít nhất là một Cuộc Tuần Hoàn. Một ngày kia vài người trong chúng ta có thể có bổn phận đi giúp đỡ giống như thế cho một Hệ Thống Hành Tinh khác kém tiến hóa hơn chúng ta.

Đồng thời chắc chắn những vị Đệ Tử tiến bộ luôn luôn gia tăng để hoàn thành công quả của các Đức Thầy dưới Thế Gian. Vị La Hán được tự do không c̣n phải chịu sự Luân Hồi, nhưng đương nhiên các Đức Thầy của chúng ta muốn thấy chúng ta tiếp tục tái sinh để phụ giúp cho công việc của các Ngài.

140. Hăy lui vào bóng tối để cho kẻ khác hưởng ánh sáng Thái Dương. Những ḍng nước mắt tưới lên mảnh đất khô khan đầy sự nhọc nhằn và sự đau khổ sẽ làm mọc lên bông và trái đền bù của Nhân Quả. Ở trên ḷ lửa của đời người và ở trên làn khói đen của nó, ngọn lửa hồng như có cánh bay lên và những ngọn lửa tinh khiết càng lúc càng bay cao dưới tầm mắt Nhân Quả để cuối cùng dệt nên canh chỉ vinh quang của ba thứ Đạo Phục.

Lời mở đầu của đoạn nầy dường như khiến chúng ta nghĩ rằng không có đủ ánh Thái Dương cho tất cả mọi người. Bạn chớ tin như thế. Mọi người đều có thể được hạnh phúc. Cũng như Quả Địa Cầu, chúng ta tạo nên bóng tối cho ḿnh. Chúng ta là kẻ gây nên những nỗi phiền năo và nhọc nhằn cho ḿnh; đó chính là Nghiệp Quả của chúng ta, cũng như tất cả những ǵ xảy đến cho chúng ta. Đức Aryasanga muốn nói rằng chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ kẻ khác, dù phải chịu buồn phiền hay mất mát.

Những hành động đem đến những đau khổ lớn lao về Nghiệp Quả rất hiếm. Trước hết, dĩ nhiên là sự hung ác; và kế đó là vài tật xấu khác. Nhưng hầu hết sự đau khổ của con người đều bắt nguồn từ thái độ bất măn của Y do Luật Nhân Quả mang đến. Lúc đó sự đau khổ mới rơ rệt tiêu biểu cho “Quả Báo hiện tiền.” Chẳng hạn như sự thương tiếc ích kỷ trước người quá cố trong khi Y đă vươn lên một sự sống sung sướng hơn, sẽ gây đau khổ cho mọi người thân thuộc, kể cả người quá văng, khiến Y càng chán nản và phiền muộn. Không bao giờ Nhân Quả đem đến cho con người sự đau khổ khiến Y không thể chịu đựng nổi hoặc chịu đựng một cách dễ dàng; nhưng đối với những người có những ư nghĩ, t́nh cảm hoặc hành động ngông cuồng trước Quả Báo của họ th́ họ sẽ nhận lănh hậu quả khác.

141. Ba thứ Đạo Phục đó là: Nirmanakaya, Sambhogakaya và Dharmakaya, thứ y phục tuyệt diệu.

Chúng ta sẽ khảo sát vấn đề ba thứ Đạo Phục nầy một cách đầy đủ trong Phần thứ Ba. Chúng tiêu biểu cho ba sự khả hữu hiến dâng cho người đắc quả Chơn Tiên. Ngài có thể, hoặc hưởng thụ Cơi Niết Bàn ngay tức khắc, hoặc chỉ hưởng thụ Cơi ấy sau khi đă trải qua những kinh nghiệm tinh thần cao tột khác; hoặc là ở lại như các vị Nirmanakaya ưng chịu liên lạc với Quả Địa Cầu để tạo Thần Lực đầy đủ cho Kho Dự Trữ; hoặc sau cùng đảm nhiệm một công tác mới tại các Bầu hay Dăy Hành Tinh khác. Dĩ nhiên sự lựa chọn sau cùng nầy không bao hàm một sự ích kỷ nào; có thể là sự ích kỷ không đáng kể ở mức độ cao cả như thế không thể quan niệm được.

Trong lần xuất bản thứ nhứt bản văn của chúng ta có đề cập đến những vị “Phật Ích Kỷ,” nhưng sau khi qua đời, Bà Blavatsky yêu cầu Bà Hội Trưởng của chúng ta bỏ đoạn đó, v́ nó gây ra nhiều sự ngộ nhận nguy hiểm. Đó là vấn đề các Vị “Độc Giác Phật,” các Đấng Cao Cả ngang hàng với Đức Phật Đạo Đức nhưng thuộc Cung thứ Nhứt, nhiều vị Phật Tử Bắc Tông cho rằng Vị Độc Giác Phật chỉ làm việc riêng cho ḿnh thôi, đó là ư tưởng phạm thượng đối với những người biết được Ngôi Vị của các Ngài. Các Ngài đến để giúp đỡ Quả Địa Cầu và hối thúc sự tiến hóa trong phạm vi Cung thứ Nhứt, c̣n Đức Phật Đạo Đức (Thích Ca) làm việc thuộc Cung thứ Hai. Phê b́nh các Ngài trong công nghiệp không thuộc về các Ngài thật là vô lư.

142. Quả thật là áo Shangna có thể mua được ánh sáng đời đời. Áo Shangna đủ đem lại cho con người Cảnh Niết Bàn tịch diệt; nó chấm dứt sinh tử, nhưng hỡi Đệ Tử, nó cũng giết chết ḷng từ bi. Có thể nào Đức Phật trọn lành, khi đă khoác vào ḿnh sự vinh diệu của Pháp Thân (Dharmakaya) lại không thể cứu vớt Nhân Loại được nữa? Than ôi! Cái Ta cao siêu của đám sinh linh kia phải chịu hy sinh cho cái Tiểu Ngă đó sao, Nhân Loại sẽ bị hy sinh cho hạnh phúc của những đơn vị sao?

143. Hỡi Đệ Tử sơ cơ, đó là con đường mở rộng, con đường hạnh phúc ích kỷ, mà chư Vị Bồ Tát đi theo con đường Tâm Pháp, chư Đức Phật từ bi đều xa lánh.

Áo Shangna kém hơn ba thứ áo vừa đề cập trên rất nhiều. Ở đây nó tiêu biểu cho sự quân b́nh giữa Nghiệp Quả và sự tiêu diệt Phàm Ngă bằng cách dập tắt tất cả sự ham muốn, kể cả sự muốn sống. Nó gồm có sự tiến hóa của Nhân Thể (Thượng Trí) thật cao xa hơn mức đa số Nhân Loại đă đạt đến, nhưng không phát triển t́nh thương và ḷng từ bi, và cũng không có ư muốn giúp đời. Người nào thoát được ṿng sinh tử như thế có thể cũng như Chơn Nhơn, lưu lại trên các Cảnh cao của Cơi Hạ Thiên lâu đến vô tận.

Trong đoạn nầy dường như Đức Aryasanga phàn nàn những kẻ mặc áo Dharmakaya rồi lại rút lui trên các Cơi cao hay các hệ thống xa cách Thế Gian; thật ra tư tưởng đó không phải là ư tưởng của Ngài; Ngài không thể trách các Đức Phật ấy ích kỷ được. Các Đấng Độc Giác Phật cũng hoàn toàn tiến hóa như Đức Phật Thích Ca của chúng ta; ḷng từ bi của các Ngài cũng không khác Đức Phật Đạo Đức; nhưng các Ngài không có bổn phận phải thi hành công việc như Đức Thích Ca. Hàng ngàn năm qua trước khi đạt đến quả vị cao siêu như thế, các Đấng Cao Cả không thể nào có một mảy may tinh thần ích kỷ. Chúng ta đừng quên rằng quyển “Tiếng Nói Vô Thinh” được một trong các Đệ Tử của Ngài viết lại, sau khi Đức Aryasanga viên tịch. Như vậy Ngài hoàn toàn không chịu trách nhiệm về bản văn nầy. Ở đây dường như có sự khinh xuất của vị Đệ Tử đă tô điểm cho những ư tưởng của Thầy ḿnh.6:39 PM144. Sống để giúp ích Nhân Loại là bước đầu.

Thực hành sáu hạnh cao quư là bước thứ nh́.

145. Khoác áo Nirmanakaya vi diệu là khước từ hạnh phúc đời đời của chính ḿnh để cứu giúp Nhân Loại. Đạt được sự toàn phúc của Cơi Niết Bàn nhưng không hưởng thụ, đó là bước cao cả tột cùng, bước chót của con đường từ bỏ.

146. Hỡi Đệ Tử, con nên biết rằng đó là con đường bí mật mà các Đức Phật trọn lành đă lựa chọn, các Ngài đă tự hy sinh cho chúng sinh c̣n yếu đuối.

Sáu hạnh vinh diệu là những Ba La Mật mà chúng ta đă đề cập đến ở Chương I của Phần II; chúng tiêu biểu cho một trong các phương pháp để đi trên con Đường Đạo. Một phương pháp khác đă tóm lược trong loạt đức tính bắt buộc kể ra trong quyển “Dưới Chân Thầy,” mà người chí nguyện phải tuân theo để trải qua bốn giai đoạn trên Đường Đạo.

Nói rằng các Vị Nirmanakaya từ bỏ hạnh phúc cũng không thật đúng, v́ chính tự thân Vị Chơn Tiên đă đạt được hạnh phúc rồi. Sự thật là Vị Đắc Pháp có thể ở măi trên tột đỉnh phi thường mà Ngài đă đạt đến, nhưng Ngài lại thích xuống Thế Gian để giúp đỡ Nhân Loại. Nhưng điều đó không thể lấy mất sự chí phúc vĩnh cửu thuộc về chính bản chất của Ngài; Ngài chỉ quyết định hoạt động ở các Cơi thấp thôi.

147. Tuy nhiên, nếu Tâm Pháp quá cao đối với con, nếu con cần tự giúp lấy con và sợ không dám cứu trợ kẻ khác, vậy hỡi kẻ nhát gan, con nên cảnh giác đúng lúc, con hăy an phận theo Nhăn Pháp th́ hơn. Con hăy cứ hy vọng. V́ nếu bây giờ con chưa thể theo Con đường bí mật, th́ mai kia nó sẽ vừa sức con. Con nên biết rằng một sự cố gắng, dù nhỏ đến đâu, trong chiều hướng tốt hay xấu, cũng không thể tiêu mất trong Cơi nguyên nhân. Dù cho làn khói bay cũng không thể không để lại dấu vết. “Một lời nói phủ phàng thốt ra trong những kiếp trước cũng không tiêu mất, mà vẫn luôn luôn trở lại.” Dây tiêu không thể trổ sinh hoa hồng và hoa lài trắng tinh khả ái không thể biến thành gai góc.

148. Ngày nay con có thể tạo cơ hội may mắn cho ngày mai của con. Trong cuộc đại hành tŕnh, tất cả những Nhân đă gieo mỗi giờ đều mang lại mùa gặt đầy Hiệu Quả, v́ Định Luật chí công đă cai quản Thế Gian. Với một sức đẩy mănh liệt không bao giờ lầm lạc, Luật Công B́nh mang đến cho người quá cố những kiếp sống hạnh phúc hay đau khổ, cái hậu quả Nghiệp Báo của tất cả tư tưởng, hành vi của chúng ta từ kiếp trước.

149. Vậy con hăy nhận lănh tất cả những ǵ mà công lao dành cho con, hỡi con người đầy ḷng nhẫn nại. Hăy vui vẻ và an tâm nhận lấy số phận của ḿnh. Đó là Nghiệp Quả của con, Nghiệp Quả của các kiếp tái sinh của con, mà cũng là vận mệnh của những kẻ trong cảnh nhọc nhằn và đau khổ của họ đă sinh ra đồng thời với con, họ đă vui mừng và than khóc kiếp nầy sang kiếp khác, liên hệ với các hành động từ kiếp trước của con.

Ngay bây giờ chưa có thể thực hiện ḷng vị tha hoàn toàn, chúng ta cũng không nên thất vọng. Phải theo đuổi những cố gắng trong chiều hướng tốt lành cho đến một lúc nào đó lư tưởng ấy sẽ dường như hoàn toàn tự nhiên và do đó có thể thực hiện được một cách tương đối dễ dàng. Vài người không thể thực hiện lư tưởng cao cả trước mắt như thế lại có cảm tưởng rằng tất cả công việc mà họ có thể làm được, không việc nào đáng cho họ phải nhọc công; họ thất vọng và v́ vậy không làm ǵ cả. Nhưng đó là chính một lỗi rất lớn. Đức Phật của chúng ta đă tỏ ra rất sáng suốt khi Ngài nói trước những thính giả thuộc đủ hạng người. Ngài cố tránh cho họ sự ngă ḷng thuộc loại như thế. Với các Đệ Tử của Ngài, Ngài mới dạy giáo lư cao siêu. Với người tầm thường, Ngài giảng con đường trung đạo và Ngài dạy họ sống một đời cao thượng hơn, nếu có thể được, để một ngày kia họ có thể gia nhập vào Giáo Hội của Ngài. Ngài dạy hiện giờ con hăy tạo cơ hội tốt cho ngày mai, nghĩa là cho kiếp sau của con. Thất vọng chỉ vô ích thôi, v́ người nào biết nắm lấy một cơ hội tốt sẽ nhận được 10 cơ hội khác và kẻ nào dùng hết khả năng sẵn có của ḿnh, tùy theo sức ḿnh, chắc chắn sẽ phát triển được những khả năng ấy một cách nhanh chóng phi thường.

Đoạn chót đề cập đến những người sinh ra đồng thời. Thật ra nhiều người tiến hóa từng nhóm rất thường gặp nhau, hiệp nhất thật chặt chẽ và kết thân nhau theo nhiều cách. Những ǵ xảy đến cho cá nhân của một nhóm như thế sẽ tạo nên phản ứng mạnh mẽ đối với những người khác về phương diện thiện cũng như ác. Những người chí nguyện phải thấy một sự phấn khích gia tăng trong ư niệm đó, v́ khi một người trong nhóm thành công sẽ đưa đến sự lợi ích lớn lao cho nhiều người mà số phận có liên hệ chặt chẽ với nhau.



 Đại cương Tiếng Nói Vô Thinh 

http://thongthienhoc.net/truongbigiao/DaiCuongTiengVoThinh2.htm

 

Đại cương Tiếng Nói Vô Thinh 2