Họp Thông Thiên Học ngày 29  tháng 6 năm 2019

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

Hăy coi chừng v́ quá lo lắng cho Chơn Ngă mà Linh Hồn phải hụt chân trên mảnh đất tri thức của Deva.

270. Hăy coi chừng v́ lảng quên Chơn Ngă mà Hồn con mất uy quyền kiểm soát Cái Trí run rẩy, và như thế sẽ bị mất kết quả chính đáng của công lao chiến thắng.

Tri thức của Deva có nghĩa là, v́ bản chất tối cao, kiến thức thiêng liêng là nền tảng của mọi sự biểu hiện. Thí Sinh bận tâm t́m hiểu xem ḿnh có đi đúng đường hay không sẽ gặp sự nguy hiểm là không phải Y trở nên ích kỷ, nhưng lại rút lui về với chính ḿnh. Ở đây có một sự phân biệt rơ ràng giữa hai điều nầy. Không một ai trong chúng ta muốn chiếm hữu một vật nhỏ mọn nào để gây thiệt hại cho kẻ khác. Một khuyết điểm như thế sẽ tương ứng với màu nâu xám trong hào quang. Nhưng vẫn có sự nguy hiểm trong việc rút lui về với chính ḿnh, v́ quá xem trọng những vật riêng tư của ḿnh. Trong trường hợp nầy một vật cứng sẽ hiện ra trong vùng ngoại biên hào quang để chống lại sự xâm nhập của những cảm giác.

Có một sự báo hiệu khác liên quan đến Cái Ngă duy nhất mà chúng ta không được quên. Người chí nguyện phải luôn luôn nhớ rằng tất cả là một, và trong mỗi người đều có Cái Nhứt Thể Thiêng Liêng. Đó là điều phải học thực hành tại mỗi Cơi trên phương diện thể xác, con người phải sạch sẽ, lương thiện và ngay thẳng để kẻ khác không bị truyền nhiễm; về phương diện t́nh cảm và trí tuệ, những t́nh cảm và tư tưởng của Y phải trong sạch và cao thượng, không phải để Y thoả măn với chúng mà v́ lợi lạc cho những người chung quanh.

270. Hăy đề pḥng sự thay đổi, v́ sự thay đổi là kẻ đại thù của con. Sự thay đổi sẽ tấn công con và ném con ra khỏi con đường mà con đang tiến bước, để con rơi xuống đầm lầy của sự hoài nghi.

Trước hết lời khuyên hăy đề pḥng sự thay đổi khiến chúng ta hơi ngạc nhiên, nhất là chúng ta nhớ lại rằng luôn luôn chúng ta đang thay đổi và trong khi đi trên Đường Đạo chúng ta phải trở nên con đường đó. Như thế chúng ta vẫn phải chuyên chú vào sự thay đổi đó của ḿnh. Ở đây chúng ta nên biết rằng trong giai đoạn đổi thay, chúng ta không nên thay đổi nền tảng, thái độ chính yếu của ḿnh. Có một thời gian chúng ta phải chịu thử thách, đó là lúc người ta phải từ bỏ những đối tượng dưới Thế Gian trước kia họ đă quá quư trọng, mà chưa nghĩ đến tính cách cao cả của Công Nghiệp Tinh Thần. Trong những giờ phút đặc biệt mà chúng ta cảm thấy sáng suốt nhất những Công Nghiệp ấy sẽ hiện ra với chúng ta, nhưng không lâu, và chúng ta lại rơi vào trạng thái tinh thần khô khan mà nhiều Nhà Thần Bí đă đề cập đến. Điều cần thiết là duy tŕ được thị kiến đó giữa tất cả những sự thăng trầm và không thay đổi thái độ chính yếu của chúng ta. Những sự thay đổi đó có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Đôi khi do sự sung huyết hay thiếu máu chút ít trong bộ óc cũng đủ gây ra. Ảnh hưởng đó tác động trên các Thể thấp, nhưng chúng ta không nên để cho nó phạm đến con người thật của ḿnh. Khi những sự biến động xảy ra chúng ta nên nói rằng: “Ta đă biết điều nầy sẽ xảy ra. Ta biết đôi mắt ta không thấy lầm. Bây giờ thị kiến đó phai mờ và ta bắt đầu nghi ngờ; nhưng chúng ta biết rằng sự suy yếu đó sẽ chấm dứt; một sự biến động trong Thể Vía của ta sẽ là nguyên nhân duy nhất của việc ấy.”7:21 PM271. Hăy đề pḥng sự thay đổi, bởi sự thay đổi là đại thù của con đó. Sự thay đổi sẽ tấn công con, sẽ đẩy con ra khỏi con Đường mà con đang sấn bước, sẽ hất con xuống đầm lầy của tính hoài nghi.

Có khi chúng ta phải chịu thử thách thật nặng nề và thật khổ sở v́ phải từ bỏ đức tin tuyệt đẹp từ thời thơ ấu của ḿnh, khi chúng ta nhận thấy rằng nó không phù hợp với những sự thật của đời sống và không c̣n đáp ứng được với nhu cầu của trí khôn và t́nh cảm. Bấy giờ chúng ta thường nghi ngờ tất cả, chúng ta giống như một con thuyền không lái, và trong những trường hợp trầm trọng hơn, t́nh trạng nầy có thể kéo dài trong nhiều kiếp. Chừng đó chúng ta phải nghe, đọc, suy tư và chọn các giả thuyết giải thích những sự kiện đúng hơn cả cho đến một ngày kia sớm hay muộn ǵ sự hiểu biết chắc chắn cũng sẽ đến với chúng ta, sẽ đánh tan sự ngờ vực. Dĩ nhiên chúng ta không cần phải trải qua giai đoạn của thuyết hoài nghi. Rất có thể chúng ta nên từ bỏ những ư niệm phụ thuộc và dần dần nghiên cứu sâu rộng Tôn Giáo của chúng ta cho đến khi bức thông điệp của Thông Thiên Học trở nên sáng tỏ đối với chúng ta.

272. Con hăy chuẩn bị và đề pḥng đúng lúc. Nếu con đă cố gắng và bị thất bại rồi, th́ hỡi chiến sĩ bất khuất, con chớ nên ngă ḷng; hăy tiếp tục chiến đấu.

273. Là chiến sĩ dũng cảm, khi xác thân bị thương trầm trọng, máu đào tuôn chảy, vẫn phải tiếp tục tấn công kẻ thù, đuổi Y ra khỏi chiến luỹ của ḿnh, và chiến thắng Y trước khi chính ḿnh trút hơi thở cuối cùng. Vậy hăy hành động, hỡi tất cả các chiến sĩ bị thua và đau khổ, hăy hành động như những chiến sĩ dũng cảm đó, hăy đuổi ra khỏi thành luỹ của Linh Hồn ḿnh tất cả kẻ thù – tham vọng, sân hận, thù ghét, cho đến bóng tối của dục vọng – dù các con đă thất trận . . .

274. Con hăy nhớ, hỡi kẻ đang chiến đấu để giải thoát Nhân Loại: Mỗi sự thất bại là một sự thành công và đối với thời gian, mỗi sự cố gắng chân thành sẽ được thưởng công. Những mầm thánh thiện nẩy nở và tăng trưởng trong Hồn người Đệ Tử ; những chồi trở nên cứng cáp thêm mỗi lần chịu thử thách; chúng uốn ḿnh như cây sậy nhưng không bao giờ găy, mà cũng không chết. Nhưng khi thời giờ đă điểm, chúng trổ bông . . .

275. Nhưng nếu con đă chuẩn bị, th́ bây giờ con chớ lo sợ.

Trong một chú thích được ghi nhận ở đây, Bà Blavatsky đề cập đến một sự tin tưởng mà nhiều người đều biết về một vị Thánh mới được nhận vào hàng ngũ của những người làm việc để giải thoát Nhân Loại và trong những xứ theo Phật Giáo Bắc Tông, nơi mà giáo lư các Đấng Nirmanakayas được đem ra giảng dạy, mỗi Vị Tân Bồ Tát được gọi là “Đấng giải thoát Nhân Loại.” Dĩ nhiên chúng ta phải nhớ rằng Bà nói đến tất cả những vị La Hán, chứ không phải chỉ nói đến những Đấng Cao Cả được giữ chức vụ Bồ Tát thôi. Sự tiến bộ do mỗi người thực hiện được là sự tiến bộ đối với tất cả.

Theo con đường nầy Thí Sinh không nên ham muốn cái ǵ cho riêng ḿnh. Ham muốn vinh diệu cho chính ḿnh là ích kỷ, vả lại từ lâu rồi người chí nguyện đă từng tranh đấu quyết liệt chống lại với tất cả dục vọng như thế. Đệ Tử Chơn Sư không nên nói: “Đâu là ư muốn của tôi?” mà phải nói: “Đâu là ư muốn của Sư Phụ tôi?” Khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những Tia Linh Quang của Thượng Đế, chúng ta có thể nghĩ đến ư chí của Ngài. Chúng ta là những thành phần của Ngài; tách rời khỏi Ngài, chúng ta không thể có sự vinh diệu nào cả; sự vinh diệu đối với chính ḿnh chỉ là một ảo tưởng hoàn toàn.

Đối với người tŕ chí cố gắng, không phải sợ một sự thất bại nào cả. Có lẽ Y không thành công đúng như Y đă dự định trong một lúc nào đó, nhưng một sự cố gắng mănh liệt không bao giờ mất đi, và v́ sự tác động và phản động đều bằng và đối nghịch nhau, th́ mỗi dự định mới sẽ tác động trên chính nó và truyền nhiều sinh lực trong tương lai. Ngoài ra, mỗi người nếu cố gắng đều phải thành công, v́ chính Y đang ở trong ḍng tiến hoá. Y không biết bức thành kiên cố của chướng ngại do Nghiệp Quả gây nên mà xuyên qua đó Y phải vượt qua và đến lúc nào Y sẽ t́m thấy ánh sáng ở bên kia.

Trong t́nh trạng nầy tuyệt vọng chỉ là hoàn toàn vô lư hoặc không chịu cố gắng v́ lư do chúng ta chưa đạt được một sự thành công cụ thể nào. Trong bài thơ tuyệt tác của Frederick Myers, tức là Thánh Paul, chúng ta thấy có mấy câu sau đây: “Hỡi con người ơi, tại sao ngươi lại thất vọng? Thượng Đế sẽ tha thứ cho ngươi tất cả, nhưng Ngài sẽ không tha thứ cho sự tuyệt vọng của ngươi.” Tuyệt vọng chính là phạm tội với Chúa Thánh Thần. Tuyệt vọng v́ sức mạnh của quí bạn cũng là tuyệt vọng v́ sức mạnh của Ngài, bởi Ngài hành động qua bạn và như thế là bạn ra tay xây dựng bức tường ngăn cách giữa Ngài với bạn.

   


http://blavatskyarchives.com/inner/innercontents.htm