Họp Thông Thiên Học ngày 29  tháng 8 năm 2020

  7:54 PMNhờ sự tập rèn cái trí của ḿnh như vậy, quư huynh có thể đi đến một kết quả khác- đó là sự tham thiền. Sự tham thiền là cái cách luyện tập cho cái trí quen định lại, trụ lại trên một tư tưởng, tùy ư ḿnh và không bao giờ gián đoạn. Quư huynh phải luyện tập như vậy hằng ngày, v́ làm như thế ngày qua ngày, huynh sẽ nhờ thói quen của xác thân và cái trí giúp sức. Điều mà quư huynh làm hằng ngày sẽ trở thành một thói quen, chẳng bao lâu quư huynh sẽ làm được nó mà không phải khó nhọc ǵ; cái điều thoạt đầu khó khăn sau trở nên dễ dàng nhờ sự thực hành. Người ta phân biệt hai cách tham thiền: tham thiền có tính cách sùng bái và tham thiền có tính cách mở mang trí thức, và con người Đạo Hạnh có ước vọng làm đệ tử sẽ tập tham thiền cả hai cách. Y tập định trí và để tư tưởng ḿnh trụ trên lư tưởng thiêng liêng, trụ vào Sư Phụ mà y chưa biết nhưng y hy vọng một ngày kia sẽ gặp. Luôn luôn có cái lư tưởng hoàn toàn ấy trước mắt, y sẽ lấy đó làm mục tiêu của cái trí y, trong những giờ tham thiền, làm mục đích của những ước vọng kiên cố bất biến và không hề lay chuyển của ḿnh. Khi cái trí càng phát triển, th́ điều vừa nói trên lại càng dễ dàng: lấy lư tưởng đó làm đối tượng của những sự tham thiền liên tiếp của ḿnh, sau cùng y sẽ là phản ảnh của lư tưởng ấy và sẽ lần lần giống in nó. Đó là một trong những khả năng sáng tạo của cái trí- con người sẽ tiến tới lư tưởng mà y luôn luôn nghĩ th́ sau nầy chính y cũng đạt được nó. Dần dần khi quả quyết định trí ḿnh vào cái lư tưởng ấy, khi ước vọng đạt được nó, khi muốn tiếp xúc với nó, th́ con người sẽ nhận thấy rằng trong những giờ tham thiền nầy, cái Hạ Trí lắng yên và ch́m đắm trong một trạng thái yên tĩnh; y không c̣n có những cảm giác của thế giới bên ngoài, và cái trạng thái cao cả của Lương tri sáng chói rực rỡ như một ánh lửa bên trong, cái trạng thái cao cả của Lương tri cá nhân đă nhận định được ḿnh là thế nào. Khi cái Hạ Trí lắng yên như thế, khi sự cuồng loạn của nó đă bị kiềm chế, th́ nó trở thành một cái hồ êm ả, không một ngọn gió nào có thể làm xao động được, không một ḍng nước nào có thể làm rung chuyển được. Cái hồ nầy giống như một tấm gương, mặt trời phản chiếu cái vẻ huy hoàng của những tia sáng trên diện tích trong sáng và yên tĩnh của cái gương nầy và soi h́nh trên những ḍng nước êm ả của nó. Cũng giống như thế, cái trạng thái cao cả của Lương tri soi ḿnh trên gương của Hạ trí yên tịnh. Lúc đó con người hiểu biết do sự kinh nghiệm riêng biệt của ḿnh, chớ không phải do lới ai thuật lại, rằng chính y là một cái ǵ cao hơn cái trí mà y đă khảo cứu để biết rơ như là trí thức, và cái trạng thái Lương tri của y cao hơn cái trạng thái ư thức phù du của cái trí. Lúc đó có thể y bắt đầu hợp nhất với cái ǵ cao cả ở nơi y và y trông thấy thoáng qua, dù chỉ trong chốc lát, sự huy hoàng của Chơn Linh. Thật vậy, quư huynh đừng nên quên rằng Thánh Kinh luôn luôn dạy rằng chính quư huynh là cái tinh hoa cao cả chớ không phải là cái thấp hèn. Lời tuyên bố mà chúng ta đọc được trong kinh Chhandogyapanishad và trong nhiều sách khác nữa: “Ngươi là Brahma”, “Ngươi là Thượng Đế” và người mà những người Phật tử đều nhắc lại: “Ngươi là Phật” có ư nghĩa ǵ? Điều nầy sẽ không bao giờ là một sự thực đối với tâm thức quư huynh, dù về phương diện trí thức, quư huynh nhận định được nó một cách hoàn toàn đến đâu mặc dầu, cho đến khi quư huynh có thể do sự tham thiền mà biến đổi được cái Hạ trí thành một tấm gương để phản chiếu Thượng trí. Rồi một giai đoạn mới của sự tham thiền sẽ làm cho quư huynh đi đến sự hợp nhất với Thượng trí một cách có ư thức, và lúc đó quư huynh sẽ biết cái điều mà tất cả các vị Đại Sư đă muốn diễn tả bằng cái câu bất hủ nói trên, nó nhận định cái yếu tố thiêng liêng có sẵn ở trong con người.8:04 PMSỰ CỐ GẮNG CỦA MỖI THẾ KỶ
Phương pháp hoạt động của các Chân Sư để cải tiến nền văn minh nhân loại đă được nêu ra trong những bài diễn thuyết của bà Annie Besant tại Luân Đôn hồi năm 1907, trong đó bà có nói về những biện pháp mà Quần Tiên Hội đă dùng để giúp cho Âu Châu thoát ra khỏi thời kỳ hắc ám của thời Trung Cổ. Bà nói rằng hồi thế kỷ 13, một đấng Cao Cả sống bên Tây Tạng đă công bố một nhựt lịnh của Ngài cho Quần Tiên Hội, định rằng trong khoảng 25 năm cuối cùng của mỗi thế kỷ một cố gắng phải được thực hiện để giúp đỡ sự tiến bộ cho Âu Châu. Nh́n vào lịch sử, chúng ta thấy rằng từ đó về sau, vào khoảng cuối cùng của mỗi thế kỷ, lại có xảy ra một việc hệ trọng để đem lại một tia ánh sáng mới do Quần Tiên Hội ban bố cho nhân loại. Một học giả Thông Thiên Học là Ông Fritz Kunz đă ghi chép sự kiện này trong bản lược đồ sau đây:

Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: Description: D:\Dropbox\Theosophy_htm\The Masters And The Path_prc_files\image001.jpg

PHẦN HAI
Trong các cố gắng kể trên th́ cố gắng cuối cùng là việc thành lập Hội Thông Thiên Học vào năm 1875. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, các đấng Chân Sư Morya và Kuthumi mới đảm nhiệm trọng trách này, và chọn nhà lănh đạo cao quư của chúng ta là bà Blavastky để hợp tác với các Ngài ở cơi Trần. Phần nhiều những người đọc sách vở T.T.H. đều biết rơ về giai đoạn bà được chuẩn bị để lănh sứ mạng cao cả. Sau cùng bà được Quần Tiên Hội gởi sang Mỹ để gặp đại tá Olcotgit, người đồng chí sẽ cùng cộng tác với bà và bổ khuyết những đức tánh mà bà thiếu sót: đó là khả năng tổ chức và quy tựu quần chúng trong một phong trào, mới ở thế gian. Hội Thông Thiên Học lúc đầu được thành lập tại New York, và về sau mới dời trụ sở sang Ấn Độ.

Khi tôi viết quyển sách này, Hội Thông Thiên Học đă hoàn thành vừa đúng 50 năm phụng sự nhân loại, và sự ích lợi mà nó đem đến cho mọi ngành sinh hoạt của con người, thật ra không thể đo lường. Ảnh hưởng tốt đẹp của nó không thể đo lường bằng số hội viên hay chi bộ nhiều ít, mặc dầu điều này cũng là một yếu tố đáng kể, v́ Hội bành trướng ảnh hưởng đều khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng trên mỗi lănh vực hoạt động của xă hội, Hội Thông Thiên Học đều có gây một tiếng chuông đặc biệt, nó vang dội khắp chung quanh chúng ta dưới h́nh thức những lời nói và việc làm của những nhà chánh trị, nhà bác học, văn hào, nghệ sĩ và nhiều nữa, trong số đó có rất nhiều người có lẽ chưa từng bao giờ nghe nói đến danh từ Thông Thiên Học. Hội Thông Thiên Học đă làm cho người đời chú ư đến sự thật của cơi giới vô h́nh và quyền năng của tư tưởng. Hội đă nêu ra t́nh huynh đệ đại đồng, nó không chủ trương rằng mọi người đều phải giống nhau trong sự sinh hoạt hằng ngày, nhưng chủ trương sự khoan dung và thông cảm lẫn nhau giữa những cá nhân hoàn toàn khác biệt nhau về mọi mặt. Trong sự khác biệt đó, mỗi người đều vẫn giữ cái sắc thái riêng biệt của ḿnh, và tất cả đều liên lạc chặt chẽ với nhau do một cái tinh thần bất diệt, là sự tôn trọng tự do của người khác biệt với ḿnh. Hội Thông Thiên Học đă làm cho Tây Phương và Đông Phương ḥa hợp với nhau hơn bao giờ hết kể từ trước đến giờ. Nó đem sự công b́nh sáng suốt trong việc học hỏi so sánh các tôn giáo, và tiết lộ với một sự rơ ràng minh bạch, sự thống nhứt giáo lư và nguồn gốc chung của tất cả những tôn giáo. Ngoài ra, Hội c̣n đem hằng ngàn người đến gần các đấng Chân Sư để phụng sự các Ngài với tất cả khả năng và ḷng thành của họ, nhằm mục đích đem hạnh phúc cho nhân loại trong những thế hệ tương lai.

CÁC GIỐNG DÂN
Trong công việc giúp đỡ thế gian, Quần Tiên Hội không những chỉ lo về hiện tại mà thôi, mà c̣n nh́n xa về tương lai, và chuẩn bị sự tiến hóa của những giống dân và quốc gia mới, trong đó những đức tánh của một nhân loại tương lai sẽ được phát triển một cách tuần tự và điều ḥa. Như chúng ta sẽ thấy ở chương 13, sự tiến bộ của nhân loại không phải diễn ra trong sự ngẫu nhiên t́nh cờ. Trái lại, sự thành lập các Giống Dân, với những đặc tính của nó, đặc tính về thể chất, t́nh cảm và trí tuệ, cũng có trật tự rơ ràng, nhứt định chẳng khác nào như chương tŕnh học tập và thời khắc biểu của những trường đại học tối tân.

Giống Dân Aryen, mặc dầu chưa đến thời kỳ cực thịnh, nó đang ngự trị khắp thế giới hiện nay với cái trí tuệ thông minh kỳ diệu của nó, đă nối tiếp theo sau Giống Dân Atlante, một chủng tộc hiện vẫn c̣n gồm đa số nhân loại và chiếm một phần lớn đất đai trên quả địa cầu.

ĐỨC CHƯỞNG GIÁO LÂM PHÀM
Về vấn đề này, hiện nay có ba công tŕnh lớn đang được thực hiện. Công tŕnh thứ nhứt là việc chuẩn bị lâm phàm của đức Bồ Tát Chưởng Giáo, Ngài cũng là đấng Christ, đă từng mượn xác của Jésus để nhập thế cách đây hai ngàn năm. Chúng ta không nên lầm lộn việc lâm phàm của Ngài với những hiện tượng xảy ra ở mỗi thế kỷ như đă nói ở trên. Những hiện tượng đó thuộc về Cung 1, phần công việc huyền bí của cung này là d́u dắt sự tiến hóa của các Giống Dân chánh và các Chủng Chi, c̣n việc làm phàm của đức Chưởng Giáo là một việc lâu lắm mới xảy ra có một lần và thuộc về Cung 2, coi về ngành hoạt động Tôn Giáo và Giáo Dục.

Đức Chưởng Giáo hiện nay sắp xuất hiện dưới thế gian, và chúng ta có thể hy vọng sẽ thấy những sự biểu lộ càng ngày càng tăng của Quyền Năng, Minh Triết và Ư Chí của Ngài.

Điểm Chân lư chánh đại mà Ngài sẽ nhấn mạnh là: những đau khổ của thế gian đều do bởi sự thiếu t́nh thương và t́nh huynh đệ giữa loài người. Nếu con người biết thương yêu nhau và đối xử với nhau t́nh huynh đệ thân hữu, th́ mọi điều ác đều tiêu trừ và một hoàng kim thời đại sẽ đến với chúng ta.

CHỦNG CHI (+)[v]THỨ SÁU
Công tŕnh thứ hai là tạo nên h́nh thể, t́nh cảm và trí tuệ của Chủng Mỹ và Châu Úc, và ở vài nơi khác trên thế giới. Quyền năng của đức Bàn Cổ hiện đang được sử dụng trên những cơi cao để làm công việc này. Ngài dùng ư chí và trí tuệ để nhồi nắn, sửa đổi h́nh thể, sắc tướng của những trẻ sơ sinh của thời đại mới. Đồng thời, những nhân viên trẻ tuổi của Quần Tiên Hội hiện đang hoạt động ở thế gian cũng được chỉ thị của các Ngài để giúp đỡ cho những thiếu nhi ấy sự giáo dục và huấn luyện thích nghi với Giống Dân mới.

Công việc này mới chỉ bắt đầu, nhưng sẽ trở nên rất quan trọng trong tương lai. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi của vài thế kỷ, Chủng Chi thứ sáu sẽ xuất hiện rơ rệt trên thế gian mới với sự trẻ trung, tốt đẹp và rực rỡ của nó, trong khi thế giới cũ vẫn tiếp tục phát triển Chủng Chi thứ 5 cho đến mức hoàn toàn tuyệt mỹ.https://www.minhtrietmoi.org8:37 PMGIỐNG DÂN CHÁNH THỨ SÁU
Công tŕnh thứ ba là việc thành lập Giống Dân thứ 6, Giống dân này sẽ xuất hiện bên xứ California (Hoa Kỳ) vào khoảng độ 700 năm sau. Khi đó, một thiểu số người sẽ thiết lập tại xứ ấy, dưới sự điều khiển của đức Bàn Cổ. Giống Dân thứ 6, tức là đức Chân Sư Morya hiện nay, và cùng hợp tác với Ngài sẽ có đức Chân Sư Kuthumi, tức là vị Bồ Tát của Giống Dân thứ 6, chúng tôi có viết về thiểu số dân tộc này trong quyển “Con người: Từ đâu đến, và sẽ đi về đâu”. Mặc dầu việc này c̣n đến 700 năm nữa mới thực hiện, nhưng chúng ta biết rằng cuộc chuẩn bị cho công việc đó hiện nay cũng đă bắt đầu và Hội Thông Thiên Học cũng đóng một vai tṛ quan trọng trong công tŕnh ấy.

Mỗi Chi Bộ của Hội Thông Thiên Học nên khuyến khích hội viên hăy cố gắng áp dụng ở ngoài thế gian những sự hiểu biết về Thông Thiên Học mà họ đă thu thập được… Trong mỗi Chi Bộ, hội viên nên tập lấy đức tánh rộng răi cởi mở, nhờ đó họ sẽ nhận được một nền giáo dục về tinh thần huynh đệ mà người ta không t́m thấy được ở ngoài thế gian. Phần nhiều những Hội khác ở ngoài đời đều nhằm thực hiện một mục đích nhất định nào đó, nhưng trong Hội Thông Thiên Học chúng ta biết rằng mặc dầu có người thiên về một lư tưởng, và người khác thiên về một lư tưởng khác, nhưng t́nh huynh đệ trong nhân loại không thể thực hiện bởi sự độc tôn của một lư tưởng duy nhứt nào, dầu đó là Bác Ái, hay Chân Lư, hay Mỹ Lệ,v.v… mà bởi sự ḥa hiệp chung của tất cả những lư tưởng đó làm một, nó sẽ đưa con người đến gần chỗ Thiêng Liêng.

Đó tức là cái tinh thần huynh đệ đại đồng mà người Thông Thiên Học sẽ lần lần thu thập được; y sẽ bắt tay ḥa hợp với người đồng loại, không phải do sự ép buộc từ bên ngoài, mà do sự thúc đẩy bên trong. Làm một người hội viên Thông Thiên Học tức là được sự huấn luyện của các Chân Sư và nếu người ấy thành công, y sẽ có đủ điều kiện để được đầu thai vào nhóm người tiền phong của Giống Dân này bắt đầu xuất hiện trên thế gian.

CHƯƠNG XII
NHỮNG VỊ ĐẾ QUÂN VÀ CÁC CUNG
NHỮNG VỊ ĐẾ QUÂN
Trong chương vừa rồi, tôi đă diễn tả đại khái vài ngành hoạt động của các đấng Chân Sư, nhưng tự nhiên là c̣n nhiều ngành hoạt động khác nữa mà chúng ta không biết được ǵ cả. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó cũng chứng minh rằng công việc của các Ngài rất lớn lao và bề bộn, và các Chân Sư thực hiện những công việc đó bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo những tánh chất và sở thích riêng của các Ngài.

Vạn vật trong Vũ Trụ đều biểu lộ xuyên qua Bảy Cung. Trong Quần Tiên Hội, th́ bảy Cung xuất hiện rơ ràng nhứt. Cung 1, tức là Cung Uy Quyền, do đức Ngọc Đế cai quản. Cầm đầu cung 2 là Đức Phật, và ở cấp đẳng dưới hai đấng ấy là đức Bàn Cổ (Manu),và đức Bồ Tát (Bodhisatva) của Giống Dân đang ngự trị trên thế gian vào một thời kỳ nhứt định. Đồng một cấp đẳng với hai vị này là đức Văn Minh Đại Đế (Machachohan). Ngài chỉ huy tất cả 5 Cung sau cùng, mỗi Cung này cũng đều có một vị cầm đầu. Trong chương sau, tôi sẽ cố gắng giải thích về những cấp đẳng cao hơn trong Quần Tiên Hội, và dành Chương này để nói về công việc của những đấng Cao Cả cầm đầu các Cung.

Cấp đẳng Đế Quân (Chohan) là để chỉ những đấng Cao Cả đă có sáu lần Điểm Đạo, danh từ ấy cũng để chỉ những đấng Chân Sư cầm đầu các Cung, và nắm giữ những chức vụ cao cả và nhứt định trong Quần Tiên Hội.https://www.youtube.com/watch?v=UiSkMxltu00&vl=en-US 1h 16m 51s 1h 45m 53s