Họp Thông Thiên Học ngày 28  tháng 9 năm 2019

 

http://www.thongthienhoc.com/bai%20vo%20toihocduoichonthay.htm

  Những điều của họ toan tính có phải là những chuyện ngông cuồng hay không?

Họ t́m những đường nào mà họ tưởng rằng chúng nó làm cho họ được vui vẻ chớ không biết rằng: “Tất cả chỉ là một” (vạn vật nhất thể) , bởi vậy hễ cái chi Trời muốn th́ cái đó mới thật làm cho mỗi người đều được đẹp ḷng.

Nói cho đúng lư, chúng ta đương lần ṃ trong đêm tăm tối. Khi thấy một tia sáng giọi vào th́ mừng rỡ chạy ra ngoài. Chừng ta chạm bàn ghế, đụng vách phên, té lên, té xuống.

Tia sáng, ấy là hạnh phúc. Tất cả chúng ta đều t́m bóng hạnh phúc như thế đó.

Con người t́m kiếm những con đường mà họ tưởng là êm đềm, bằng phẳng, vui vẻ, nhưng không dè những đường của họ chọn lựa, thường là những đường dẫy đầy chông gai, hầm hố, không khéo bước th́ sụp té. Những sự hành động của con người thường trái ngược với đạo lư, v́ ít khi chịu suy nghĩ cho sâu xa.

Ít ai biết rằng: Nhơn loại là một khối duy nhất, những việc làm của một người có ảnh hưởng đến toàn thể. Phải tới bực Siêu Phàm, lên tới cơi Niết Bàn mới thấy rơ là Vạn Vật Nhứt Thể.

Ở dưới Trần có được bao nhiêu người tin điều nầy là có thật đâu. Nhưng lấy việc Trần mà nói, ngay trước mắt chúng ta, đồng quan Pháp, đồng Anh Kim, hay đồng Mỹ Kim bị phá giá th́ làm xáo trộn nền kinh tế của tất cả các nước trên Hoàn Cầu, chớ không riêng ǵ ở Pháp, ở Anh , hay ở Mỹ.

Mới đây, sự thiếu hụt dầu hỏa làm tê liệt kỹ nghệ của Thế Giới, nhiều cường quốc bị tổn thất nặng nề. Cả ngàn triệu người lâm vào cảnh khốn khổ, lớp bị thất nghiệp, lớp bị thiếu hụt, lớp bị đói rét v́ giá sinh hoạt tăng lên vùn vụt. Thiên hạ đều rên siết thở than chớ không phải chỉ có Do Thái chịu thiệt hại thôi.

Bao nhiêu đây cũng đủ chứng minh sự sống của các giống dân đều liên kết mật thiết với nhau về sự suy sụp cũng như về sự thịnh vượng chung.



VẠN VẬT NHỨT THỂ



Chúng ta chưa lên được cơi Bồ Đề hay cơi Niết Bàn th́ hăy tưởng tượng như vầy:

Nhơn loại không khác nào thân ḿnh con người. Mỗi người là một tế bào trong thân nhở máu là sự sống nuôi dưỡng. Nếu lấy kim chích đầu ngón tay th́ khắp cả châu thân đều đau, chớ không phải riêng ǵ chỗ bị chích. Đây có nghĩa là: Tất cả nhơn loại chỉ là Một Người.

Trong quyển “Ánh sáng trên đường Đạo” có câu nầy nói về Vạn Vật Nhất Thể nơi qui tắc 5:

“Hăy diệt mọi ư niệm chia rẽ.

Đừng tưởng rằng con có thể sống riêng biệt với kẻ hung ác hay người điên khùng. Họ chính là con, mặc dù ở vào một tŕnh độ thấp kém hơn người bạn thân của con hay Sư Phụ con. Nhưng nếu con để trong tâm nảy nở cái ư nghĩ rằng con không liên đới với một vật nào hay một người nào, th́ do đó con sẽ tạo một nghiệp quả, nó trói buộc con vào vật đó hay người đó cho đến ngày nào Linh Hồn con nh́n nhận rằng nó không thể sống riêng biệt được nữa.

Con hăy nhớ rằng tội lỗi và sự nhục nhă của nhân loại là tội lỗi và sự nhục nhă của con, bởi v́ con là một phần tử của nhân loại và nghiệp quả của con dệt chung với Đại Nghiệp Quả của nhân loại, không thể nào gỡ ra được.”

Người học Đạo khá cao mới hiểu nổi ư nghĩa của câu nầy.

Chơn Sư là những bậc Siêu Phàm, dùng được những quan năng mà người thường chưa biết. Các Ngài đă thấy nên nói một cách tuyệt đối, c̣n chúng ta ở trong ṿng trần tục, mắt chưa mở sáng nên thường không tin và cũng không chấp nhận.

Hăy xem ba người kia:

- Một người đứng dưới đất ḍm ra đồng bằng,

- Một người nữa ở giữa triền núi ngó mông,

- Một người nữa đứng trên chót núi quan sát cảnh vật.

Lẽ tự nhiên, người ở trên chót núi thấy xa hơn người ở giữa triền, c̣n người ở giữa triền th́ thấy xa hơn người ở dưới đất.

Vậy chỗ thấy của người nào cũng đúng cả—đúng về vị trí của ḿnh. Những điều họ nói đều hữu lư song hoặc lư cao, hoặc lư thấp, chớ không phải hoàn toàn vô lư. Vậy th́ cải cọ với nhau rất vô ích, đă mất niềm ḥa khí mà c̣n gây ra ác cảm. Muốn xét đoán, phải biết trường hợp của mỗi người và tŕnh độ hiểu biết của họ. Hăy kinh nghiệm đi rồi mới thấy lời Tiên Thánh sâu xa và hết sức đúng là thế nào?



MUÔN VẬT MỘT THỂ



Nhân đọc quyển hạ “Cổ Học Tinh Hoa” thấy bài thứ 124 “Muôn Vật Một Thể” của Trương Hoành Cừ tức là Trương Tải Tiên Sinh, một nhà văn sĩ trứ danh đời Tống có những lời dạy đúng với chân lư. Vậy xin chép hai đoạn chót ra đây cho quư bạn xem:

“Người ta với muôn vật cùng sinh ra ở trong trời đất, thế th́ cái ǵ có h́nh đều là khí của trời đất, cái ǵ có tính đều là lư của trời đất. Vậy người với người là đồng loại, thời ta coi nhau như anh em ruột cả. Trong vạn vật, giống hữu tri, giống vô tri, so với người tuy khác, song cũng tự trời đất sinh ra, th́ ta cũng coi như một bọn với ta cả.

Phàm người trong trời đất đă là con trời đất hết, th́ vua, ta coi như người anh cả; đại thần, ta coi như người giúp anh cả; cụ già ta kính, là cốt quí bậc tôn trưởng ta; trẻ bé ta thương, là cốt yếu đàn con trẻ ta; bậc thánh là anh em ta mà giống cha mẹ ta, bậc hiền là anh em ta mà giỏi hơn ta; c̣n những người ốm đau, tàn tật, cô đơn, góa bụa đều là anh em ta mà vất vả khổ sở, không biết nương tựa vào đâu vậy.”

TRƯƠNG HOÀNH CỪ
Tôi tin rằng nếu ai thực hành đúng như lời khuyên trên đây, sẽ tiến mau và bước lần tới cửa Đạo.

Thiết tưởng cái chi Trời muốn th́ cái đó làm cho mỗi người đều được đẹp ḷng. Trời muốn cái chi?

Trời muốn cho con người biết Bản Tánh Thiêng Liêng của ḿnh, thông hiểu Cơ Tiến Hóa, rèn luyện tâm tánh để mau trở nên trọn sáng, trọn lành. Trời muốn cho con người hưởng hoàn toàn hạnh phúc, song tại con người không chịu tuân theo những lời dạy dỗ của các vị Thánh Nhân, Hiền Triết, cho nên mới chuốc lấy những sự đau khổ vào ḿnh, v́ đă làm trái nghịch với Đạo Đức.

Họ đeo đuổi theo sự mộng ảo thay v́ sự chân thật và nếu ngày nào họ không học cách phân biệt hai việc ấy, th́ ngày đó họ chưa thuận theo lẽ Trời. Bởi vậy sự phân biện là bước đầu tiên phải thực hành.

Nhưng vậy, dầu có chọn lựa rồi đi nữa, con cũng phải nhớ rằng sự chân và sự giả chia ra nhiều hạng và con phải biết phân biện cái lành với cái dữ, cái trọng hệ với cái không trọng hệ, cái hữu ích với cái vô ích , cái thực với cái hư, cái ích kỷ với cái vô tư lợi.

Chơn Sư nhấn mạnh về sự phân biện sự chân và sự giả.

Xin nhắc lại cái mộng ảo đây là cái có thật, nhưng có cái tan đi trong chớp mắt, có cái c̣n thấy trong vài giờ, vài tháng, vài năm, chớ không phải là không có.

Trong câu nầy Chơn Sư nhắc lại mỗi bước, mỗi ngày, trong mọi việc phải phân biện luôn luôn. Thật ra ít có người suy nghĩ chín chắn. C̣n biết bao nhiêu điều ta chưa học hỏi, chưa kinh nghiệm, nếu ta hiêu hiêu tự đắc, tưởng ḿnh không lầm lạc, tới khi đụng đầu vào vách mới bật ngữa ra và thấy ḿnh c̣n khờ dại.
Chúng ta hăy Tự Tỉnh, hăy Tự Biết Ḿnh, hay Tự Khắc Kỷ th́ sẽ tiến mau. Chúng ta c̣n ở trong ṿng Trời Đất, bị luật Luân Hồi, Nhân Quả chi phối th́ tại sao không lo học rành rẽ những luật đó, rồi nương theo chúng nó để tiến tới, mà lại hành động theo ư muốn sái quấy của ḿnh bất chấp Luật Pháp và những sự đau khổ của kẻ khác. Như vậy th́ sẽ mang quả ác. Nếu chưa thấy quả tới liền th́ nên hiểu : Có thứ quả đến mau, có thứ quả đến chậm, tùy theo bản tánh của sự hành động, nhưng sớm muộn ǵ nó cũng phải tới.

Không phải dễ mà biết liền cái nào hữu ích nhiều, cái nào hữu ích ít, cái nào ích kỷ, cái nào vô tư lợi, bởi v́ mấy điều đó có nhiều mặt khác nhau và cái Trí của chúng ta thật ra cũng chưa được sáng suốt lắm. Phải học hỏi cho rộng sâu, phải cho có nhiều kinh nghiệm, phải giữ chừng luôn luôn, phải cố gắng, phải cẩn thận từ trong tư tưởng, từ trong ư muốn, từ trong lời nói, từ trong việc làm để biết được bản tánh của chúng nó lành hay dữ hầu tránh cái quấy. Được vậy mới có thể ít lỗi lầm hơn trước.

Quả thật trước khi làm việc chi đều phải suy nghĩ th́ rất mệt mỏi, rất khó nhọc và thấy rất chậm chạp trong sự thực hành. Nhưng nên biết: Khi có thói quen rồi th́ dễ phân biện mau lẹ. Chỉ cần ra công tập luyện lúc đầu thôi. Ta cứ lo mở ḷng Từ Bi, Bác Ái th́ sẽ nhờ ánh sáng của Trực Giác d́u dắt ta lần lần.

Phải biết cách đổi tánh ích kỷ ra tánh vị tha.

Thí dụ, trong sự ăn uống hằng ngày, ta hăy tự nói như vầy: “Cầu xin những thức ăn vô ḿnh tôi biến đổi ra khí lực để tôi dùng đặng phụng sự nhân loại, đặng làm những việc ích lợi cho kẻ khác, chớ không phải tôi mong mỏi được khỏe mạnh để thỏa thích những sự ham muốn ích kỷ và làm khổ cho đời.”

Như vậy, ta diệt được sự ham muốn ích kỷ trong việc ăn uống. C̣n mấy việc khác cũng nên dùng phương pháp nầy. Ta chỉ sửa đổi mục đích của sự hành động th́ cái dữ sẽ hóa ra cái hiền, cái xấu sẽ hóa ra cái tốt, thói ích kỷ sẽ biến thành tánh vị tha, ḷng Từ Bi, Bác Ái của ta sẽ mở rộng lần lần.

Không khó chi trong sự chọn lựa sự lành và sự dữ, bởi v́ những người nào muốn theo Chơn Sư th́ đă nhứt định theo sự lành với bất cứ giá nào.

Người nào quyết theo Chơn Sư th́ nhất định làm lành, không khi nào làm ác, dầu cho việc đó đem lại cho ḿnh tiền muôn bạc vạn và quyền thế cao sang.

Trong trường hợp nào cũng phải trung thành với lư tưởng cao siêu, không khi nào làm giảm giá trị của sự Thành Thật. Nếu không chân thật th́ c̣n rất xa cửa Đạo và không hề gặp được Chơn Sư.

Những câu nầy không phải nói về hạnh kiểm mà thôi, nó cũng áp dụng vào việc thực hành nữa.

http://blavatskyarchives.com/inner/innerno2.htm

Turiya is the background that underlies and transcends the three common states of consciousness. The states of consciousness are: waking consciousness, dreaming, and dreamless sleepTuriya là nền tảng làm nền tảng và vượt qua ba trạng thái ư thức chung. Các trạng thái của ư thức là: thức dậy, mơ màng và ngủ không mộng mị

https://en.wikipedia.org/wiki/Seven_rays

http://www.thongthienhoc.com/NHUNG%20BUC%20THU%20CHON%20SU%20GUI%20CHO%20SINNETT%20PHAN%202.pdf

https://translate.google.com/translate?sl=en&tl=vi&u=https%3A%2F%2Ftheosophy.wiki%2Fen%2FAlfred_Percy_Sinnett