Họp Thông Thiên Học qua Skype ngày 27 tháng 2 năm 2016

Xin bấm vào đây để download âm thanh

 

[2/27/2016 6:10:42 PM] Thuan Thi Do: 7. Một vài giai đoạn kế tiếp trong việc chuẩn bị cho việc
thiên khải được gọi là:
a. Từ bỏ Con Đường Cao Siêu.
b. Quay trở lại với Thiên Thần Diện Mục hay tái tập
trung vào linh hồn.
c. Một tạm ngưng hay thời khoảng ngắn dành cho việc
suy tư xây dựng dưới ảnh hưởng của Thiên Thần Diện Mục.
d. Chuyển thể trí vào việc tạo thành các h́nh tư tưởng
để thể hiện sự thiên khải.
e. Kế đến lại một tạm ngưng, được gọi là “sự tạm ngưng
trước khi tŕnh bày” (“the pause preceding presentation”).
8. Đưa ra sự thiên khải hay đưa ra chân lư được truyền
đạt và sự đột hiện của chân lư đó vào thế giới ảo tưởng xảy ra
tiếp theo. Trong thế giới ảo tưởng đó, chân lư hứng chịu “cuộc
thử lửa” (“fiery ordeal”), nơi đó “một ít lửa bên trong vốn
được tiết lộ sẽ quay trở lại cội nguồn xuất phát của nó; một ít
lửa dùng để hủy diệt tác nhân khai mở c̣n một ít để thiêu đốt
những ai nhận ra sự thiên khải”. Đấy là giai đoạn của Agni
Yoga mà, như bạn có thể thấy, chỉ dành cho những ai có thể
thấm nhập qua vị Thiên Thần, đi vào chốn mà “lửa đang ngự
trị”, và nơi mà Thượng Đế, tức Bản Lai Diện Mục, đang tác
động như là lửa thiêu rụi và đang chờ đợi giờ tổng thiên khải.
Đây là cách tŕnh bày tượng trưng về chân lư vĩ đại. Trong
trường hợp đệ tử điểm đạo cá biệt, cuộc điểm đạo thứ ba,
Điểm Đạo Biến Dung, đánh dấu sự thành tựu của tiến tŕnh.
Chỉ lúc bấy giờ sự vinh quang mới được nh́n thấy: chỉ lúc đó
mới nghe được diệu âm (voice) của Bản Lai Diện Mục và mới
đạt được sự hợp nhất với quá khứ, hiện tại và vị lai.
9. Việc nhượng bộ của thiên khải đối với ảo tưởng đang
thịnh hành, việc giáng xuống vào thế giới ảo cảm và việc biến
mất tiếp theo sau của ảo cảm khi sự thiên khải và sự xuất lộ
của nó dưới h́nh thức một triết lư. Nhưng đồng thời nhân loại
đă được trợ giúp và hướng dẫn tiến tới; những người có trực
giác tiếp tục làm việc và ḍng tuôn chảy vào của những ǵ
được khai mở th́ không bao giờ ngừng.
Phương pháp căn bản này nằm dưới cả hai sự thiên khải
thứ nhất và thứ hai. Trong trường hợp sự thiên khải thứ nhất,
chu kỳ thời gian th́ dài, trong sự thiên khải thứ hai, chu kỳ
thời gian lại ngắn. Một trường hợp rất lư thú của tiến tŕnh
này được chứng minh bởi một trong các điểm thiên khải thứ
hai liên quan với giáo huấn xuất phát từ Thánh Đoàn (Đấng
Bảo Quản các thiên khải thứ hai, trong khi Shamballa là Đấng
Bảo Quản thiên khải thứ nhất) cách đây năm mươi năm và ở
dưới h́nh thức bộ sách Giáo Lư Bí Nhiệm, H. P. B. là “người
có trực giác biết thấu nhập, nhận thức và chiếm hữu”. Sự thiên
khải mà bà truyền bá theo thông lệ quen thuộc của mọi thiên
khải thứ yếu từ Cội Nguồn đến cơi ngoài. Ở đó, thể trí của con
người bị ảo tưởng che lấp và bị ảo cảm làm mờ nhạt, biến nó
thành một triết lư cứng nhắc, không nhận ra thêm sự thiên
khải nào nữa và – nhiều nhóm nghiên cứu minh triết thiêng
liêng như thế − cho rằng bộ Giáo Lư Bí Nhiệm là thiên khải
cuối cùng và không có ǵ cần được hiểu biết ngoại trừ bộ sách
đó và không có ǵ được cho là đúng ngoại trừ các giải thích
của họ về bộ sách đó. Nếu họ nói đúng, th́ bấy giờ sự phát
triển tiến hóa chấm dứt và hoàn cảnh nhân loại thật là bi đát.
[2/27/2016 6:22:16 PM] Thuan Thi Do: Thậm chí vị tân đệ tử trên đường mở trực giác có thể bắt
đầu phát triển trong chính ḿnh năng lực nhận biết những ǵ
mà hạ trí không thể mang lại cho y. Một ư tưởng nào đó để
khai mở năng lực, cần được sử dụng để trợ giúp nhiều người,
có thể lọt vào trí y; một ít ánh sáng mới về một chân lư cổ có
thể nhập vào, giải tỏa chân lư ra khỏi các ngăn trở của tin
tưởng chính thống, như vậy soi sáng cho ư thức y. Y phải sử
dụng điều này cho mọi người chớ không riêng cho ḿnh y.
Dần dà, y học được cách tiến vào thế giới trực giác. Hết ngày
này sang ngày khác, hết năm nọ qua năm kia, y trở nên nhạy
bén hơn với Thiên Ư và có khả năng nhiều hơn trong việc
chiếm hữu chúng một cách khôn khéo để cho các huynh đệ
của ḿnh sử dụng.
Niềm hy vọng của thế gian và việc xua tan ảo tưởng nằm
trong việc phát triển trực giác và chuyên tâm rèn luyện trực
giác. Có nhiều người có trực giác một cách tự nhiên, công việc
của họ là phối hợp năng lực tâm thông bậc cao với các tia
chớp lóe của trực giác đích thực. Phải có việc luyện tập của
người có trực giác chính xác. Song song với việc đáp ứng bằng
trực giác của họ và cố gắng đẩy nhanh trực giác của họ vào
thế giới tư tưởng của con người, cũng phải có sự phát triển ổn
định thể trí con người để cho thể này có thể hiểu thấu đáo
những ǵ được phóng ra và trong điều này cũng có ẩn tàng
mối hy vọng của nhân loại.
[2/27/2016 6:27:50 PM] Thuan Thi Do: b. Trực giác của nhóm xua tan ảo tưởng của thế gian.
Ngày nay thế giới tràn đầy ảo tưởng, nhiều ảo tưởng bị
che lấp dưới h́nh thức các chủ nghĩa lư tưởng (idealism); nó
tràn đầy mơ tưởng, dự tính, và cho dù nhiều điều trong đó đă
được định hướng và diễn tả đúng, việc xác định chắc chắn của
giới trí thức để tạo hoàn cảnh sống tốt đẹp hơn cho toàn dân
trên thế giới, câu hỏi nảy sinh là: có phải hết thảy những điều
mơ tưởng này là đủ cho cách sống năng động thiết yếu vốn sẽ
đưa nó xuống thành minh chứng vật chất và biểu hiện thực sự
và như vậy đáp ứng thực sự cho nhu cầu nhân loại hay
không? Tôi xin nêu ra rằng hai Đấng Thiên Khải vĩ đại đă
từng đến Địa cầu trong tầm mức lịch sử hiện đại đă đưa ra các
thiên khải đơn giản sau đây cho nhân loại:
1. Nguyên nhân của mọi nỗi khổ đau của nhân loại là
ḷng ham muốn và ḷng ích kỷ cá nhân. Hăy từ bỏ ham muốn
th́ sẽ được giải thoát.
2. Có một con đường giải thoát và con đường đó đưa đến
sự giác ngộ.
3. Không có lợi ǵ cho một người khi có được cả thế giới
mà đánh mất linh hồn của ḿnh.
4. Mọi người đều là Con của Thượng Đế.
5. Có một con đường giải thoát đó là con đường bác ái và
hy sinh.
Cuộc sống của các Đấng Thiên Khải này được tŕnh bày
tượng trưng về những ǵ mà các Ngài đă dạy ra, và phần c̣n
lại của giáo huấn của các Ngài chỉ là một sự bàn rộng về các
chủ đề chính yếu. Sự đóng góp của các Ngài là một phần
trong toàn thể các thiên khải chung cho các thời đại vốn đă
hướng dẫn con người từ trạng thái ban đầu lúc mới có con
người đến trạng thái phức tạp với nền văn minh hiện đại. Sự
thiên khải chung này có thể gọi là Sự Thiên Khải về Thánh
Đạo vốn hướng dẫn con người ra khỏi sắc tướng đến Trung
tâm của mọi sự sống; tính chất tinh khiết của sự thiên khải này
đă được duy tŕ qua các thời đại bởi một nhóm nhỏ các đệ tử,
các đạo đồ và các nhà huyền học chân chính, các Ngài luôn
luôn hiện hữu trên Địa cầu – bảo vệ sự giản dị của giáo huấn
đó, t́m kiếm những ai có thể đáp ứng và nhận biết được mầm
mống của chân lư, và dạy con người thế chỗ các Ngài và bước
lên con đường nhận thức bằng trực giác. Một trong các nhiệm
vụ chính của Thánh Đoàn là t́m kiếm và phát hiện những ai
bén nhạy với sự thiên khải và những ai mà thể trí được luyện
tập để cho họ có thể tŕnh bày các chân lư được đưa ra bằng
cách nào mà khi đến tai các nhà tư tưởng trên thế giới, các
chân lư đó tương đối không thay đổi. Tuy nhiên, mọi thiên
khải, khi được đưa ra bằng lời nói và dưới h́nh thức lời nói,
chúng đều mất đi ít nhiều sự trong sáng thiêng liêng của thiên
khải.
[2/27/2016 6:37:39 PM] Thuan Thi Do: Nhiều thiên khải thời trước đă xuất hiện theo các đường
lối thúc đẩy của tôn giáo và, v́ ảo tưởng đă ăn sâu và lớn lên
theo thời gian, sự đơn giản nguyên thủy (như các Đấng Thiên
Khải đă truyền đạt) đă bị đánh mất đi. Tất cả các thiên khải
căn bản đều được đưa ra dưới h́nh thức đơn giản nhất. Mỗi
ngày mỗi thêm thắt vào, thể trí của con người đă làm cho giáo
lư trở nên phức tạp qua các nghị luận bằng trí của họ, cho đến
khi các hệ thống thần học rộng lớn được tạo ra mà chúng ta
gọi, thí dụ, là Giáo Hội Thiên Chúa (Christan Church) và hệ
phái Phật Giáo (Buddhist system). Các nhà Sáng lập ra Giáo
Hội và Hệ phái đó chắc hẳn là khó nhận ra hai hay ba sự kiện
hay chân lư căn bản và thiêng liêng mà các Ngài t́m cách khai
mở và nhấn mạnh, chiếc áo khoác của ảo tưởng to biết bao,
đang vắt ngang qua lời rao giảng đơn giản của Đức Christ và
Đức Phật. Các giáo đường rộng lớn và các nghi lễ có tính cách
khoa trương của chính thống giáo đă làm xa cách cách sống
khiêm tốn của Đức Christ, tức vị Thầy của các Chân Sư và
cũng là Thầy của thiên thần và con người; từ sự đơn giản của
cách sống hiện tại của Ngài, Ngài xem xét và chờ đợi sự trở lại
của dân Ngài hướng về con đường đơn giản để chứng nghiệm
tâm linh.
Ở Tây phương ngày nay ảo tưởng lớn mạnh đến đỗi
người ta nói đến “uy quyền thế tục của Giáo Hội Thiên
Chúa”; c̣n các Giáo Hội Tin Lành (Protestant Churches) th́
tách ra thành các phe phái hiếu chiến (Warring factions); Giáo
Hội Khoa Học Công Giáo được biết đến do khả năng thu góp
tiền của và dạy cho tín đồ của ḿnh làm như thế và để đạt
được sức khỏe tốt nhất thời; Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp
(Greek Orthodox Church) trở nên hủ nát khắp nơi và chỉ c̣n
niềm tin đơn thuần của người ít học và người nghèo là c̣n
duy tŕ được sự tương đồng về chân lư dưới dạng đơn thuần
nguyên thủy của nó. Họ không có khả năng bàn bạc về thần
học cao siêu, nhưng họ vững tin rằng Thượng Đế là t́nh
thương – chỉ đơn giản như thế − rằng có một con đường đưa
đến ḥa b́nh và ánh sáng, và rằng nếu họ chối bỏ các ham
muốn vật chất riêng của họ th́ họ làm đẹp ḷng Thượng Đế.
Hỡi huynh đệ, tôi biết là tôi đang đưa ra những điều khái
quát, v́ tôi cũng thừa biết rằng trong các hệ thống thần học
đều có người ngoan đạo và các giáo sĩ thánh thiện và minh
triết; tuy nhiên, những người này không phí th́ giờ để bàn căi
về thần học mà là để yêu thương huynh đệ ḿnh. Họ làm điều
này v́ họ yêu thương Đức Christ và tất cả những ǵ mà Ngài
dạy ra. Họ không quan tâm đến việc xây những thánh đường
đồ sộ bằng đá cẩm thạch và không quan tâm đến việc gom
góp tiền tài cần để nuôi sống họ; họ chỉ lưu ư đến việc tập hợp
những người tạo thành Giáo Hội chân chính, ở cơi giới tâm
linh bên trong và giúp những người này bước vào ánh sáng.
[2/27/2016 6:46:38 PM] Thuan Thi Do: Ảo tưởng về quyền hành, về tính ưu việt không làm ô
nhiễm được họ. Sau khi cuộc khủng hoảng trên thế giới trôi
qua, các giáo sĩ khắp nơi sẽ chỉ an tâm khi nào họ có thể t́m ra
cách đi xuyên qua ảo tưởng của triết lư và giáo điều đang vùi
lấp họ và t́m lại con đường trở về với Đức Christ và Thánh
điệp đơn giản của Ngài chứa đựng trong đó quyền năng cứu
độ thế gian, nếu được nhận ra và thực hành.
Nhiều thiên khải đích thực từ thời Đức Christ đă xuất
hiện cho thế giới theo đường lối khoa học. Thí dụ việc tŕnh
bày bản thể của vật chất(1) (đă được chứng minh một cách
khoa học) về cơ bản chỉ là một h́nh thức của năng lượng, quả
là một thiên khải cũng vĩ đại như bất cứ thiên khải nào được
Đức Christ hoặc Đức Phật dạy ra. Thiên khải đó đă hoàn toàn
cách mạng hóa sự suy tư của con người và – dần dần như bạn
1 Material subtance: căn bản của vật chất/ bản chất của vật chất/
thực chất của vật chất/ bản thể của vật chất…

có thể tưởng nghĩ – trở thành một cuộc đột phá chủ yếu vào
Đại Ảo Tưởng. Nó liên kết năng lượng với lực, sắc tướng với
sự sống, con người với Thượng Đế và nắm giữ cái bí nhiệm về
sự biến đổi, biến tố (transmutation, chuyển hóa) và biến dung.
Các thiên khải / khám phá của khoa học khi có căn bản và có
nền tảng th́ đều thiêng liêng như các thiên khải của tôn giáo,
nhưng cả hai đều được hạ thấp xuống để đáp ứng với đ̣i hỏi
của nhân loại. Trong kỷ nguyên ngay sắp tới, khoa học sẽ
hướng mọi nỗ lực để hàn gắn vết thương của nhân loại và xây
dựng một thế giới tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Các khám phá /thiên khải (revelations) của khoa học, mặc
dầu thường được tập trung qua một người nam hoặc nữ,
nhưng rơ ràng là kết quả do nỗ lực của tập thể và của hoạt
động có luyện tập trong nhóm hơn là các thiên khải của tôn
giáo như thường được gọi. Do đó, sự thiên khải sẽ đến theo
hai cách:
1. Nhờ cố gắng, đạo tâm và thành tựu của một nhân vật
thân cận với Thánh Đoàn và nhờ thế thấm nhuần ư thức
thiêng liêng đến nỗi vị này có thể nhận được thánh điệp trực
tiếp từ Cội Nguồn thiêng liêng trung ương. Ngài đă nhập vào
hàng ngũ các Đấng có Trực Giác Cao Siêu và hoạt động một
cách tự do trong cơi giới Thiên ư. Ngài biết rơ nhiệm vụ của
ḿnh, Ngài thận trọng chọn lănh vực hoạt động và tách ra một
hay nhiều chân lư mà Ngài cho là thích hợp với nhu cầu của
thời đại. Ngài xuất hiện dưới h́nh thức một Sứ Giả của Đấng
Tối Cao, Ngài trải qua một đời sống phụng sự đầy kịch tính
và có tính lôi cuốn, đồng thời thể hiện bằng biểu tượng các
biến cố thuộc cuộc đời của Ngài bằng một số chân lư căn bản
vốn đă được tiết lộ nhưng Ngài tái diễn lại một cách sinh
động. Ngài giản lược lại trong chính Ngài các thiên khải đă
qua, và đưa thêm vào đó sự đóng góp riêng của Ngài đối với
thiên khải mới mà nhiệm vụ đặc biệt của Ngài là tŕnh bày cho
thế giới.



[2/27/2016 7:06:51 PM] Thuan Thi Do: HỎI: Phải chăng có lần bạn nói bạn không có Tín Điều hay Giáo Lư riêng biệt?
ĐÁP: Thật vậy, chúng tôi không có Tín Điều hay Giáo Lư. Hội không có một sự Minh Triết riêng tư nào để bảo vệ hoặc giáo huấn. Hội chỉ đơn giản là kho tích lũy tất cả Chân Lư đă được các Bậc có Huệ Nhăn (Seers), các Bậc được Điểm Đạo và các Nhà Tiên Tri của những Thời Đại Lịch Sử và Tiền Sử đă từng công bố; ít nhất tất cả điều chi thuộc các Chân Lư mà nó có thể thu thập được. Hội chỉ đơn giản là Con Đường Đạo mà nhờ đó được ban rải một phần nhiều hay ít Chân Lư đă t́m thấy trong các giáo huấn được tích lũy bởi những Nhà Đại Giáo Huấn của Nhân Loại.
HỎI: Người ta không thể thu đạt được Chân Lư này ngoài Hội Thông Thiên Học hay sao? Tất cả các Giáo Hội đều cho rằng ḿnh đă chiếm hữu được Chân Lư đó rồi mà.
ĐÁP: Không chắc thế. Sự hiện tồn không thể chối căi của vài Bậc được Điểm Đạo Cao (Great Initiates), những người thật sự là “Con của Chúa” (Sons of God), chứng minh rằng c̣n có những cá nhân sống đơn độc đă đạt được sự Minh Triết này; nhưng luôn luôn vào lúc ban sơ đều nhờ sự hướng dẫn của một Đức Thầy. Nhưng phần đông các vị Đệ Tử này, đến phiên ḿnh trở thành Đạo Sư, Họ đă làm giảm bớt tính phổ cập của lời giảng dạy này hầu làm cho chúng thích hợp với các Tín Điều chật hẹp có tính cách Môn Phái của ḿnh. Vậy, các lời giáo huấn của vị Sư Phụ duy nhất đă chọn lựa phải được tuân thủ và noi theo, ngoài các lời giáo huấn khác; nên ghi nhớ rơ như trường hợp bài “Thuyết Pháp Trên Núi.” Như vậy, mỗi Tôn Giáo là một phần của Chân Lư Thiêng Liêng; và trở thành trung tâm mà nơi đây lại chiếu rọi cái toàn cảnh rộng răi. Và do sự tưởng tượng mà Nhân Loại hiểu lầm rằng họ vốn có khả năng tượng trưng và thay thế Chân Lư này.
HỎI: Nhưng bạn nói rằng Thông Thiên Học không phải là một Tôn Giáo?
ĐÁP: Đúng vậy, Thông Thiên Học không phải là một Tôn Giáo, mà là Tinh Túy của các Tôn Giáo, và là Chân Lư tuyệt đối, mà chỉ một giọt (drop) thôi cũng đủ làm nền tảng cho mỗi tín ngưỡng. Để nói rơ hơn, ta có thể xem Thông Thiên Học như là ánh sáng trắng của quang phổ Mặt Trời, và mỗi Tôn Giáo chỉ là một trong bảy màu do lăng kính phát ra, v́ mỗi tia sáng bị nhuộm màu. Nó không nhận ra được các tia sáng anh em khác, nó lại c̣n nói rằng các màu khác là giả tạo; nó không những lầm tưởng rằng ḿnh chiếm ưu thế, mà nó c̣n khẳng định rằng ḿnh chính là ánh sáng trắng này. Do vô minh nó lại kết án các biến sắc riêng biệt của ánh sáng trắng, từ màu lợt đến màu sậm, như là bao nhiêu Tà Thuyết. Tuy nhiên, cũng như Mặt Trời Chân Lư dần dần mọc cao hơn chân trời tri giác của loài người, và cũng như mỗi tia sáng nhuộm màu tàn tạ lần lần và cuối cùng tiêu tan; Nhân Loại sau rốt sẽ không c̣n bị phiền nhiễu bởi các sự phân cực giả tạo, và sẽ được thấm nhuần trong ánh Thái Dương thuần khiết và không màu sắc của Chân Lư vĩnh cửu. Chân Lư đó là Theosophia (Minh Triết Thiêng Liêng).
[2/27/2016 7:10:44 PM] *** ***
 
[2/27/2016 7:23:49 PM] Thuan Thi Do: HỎI: Điều tự hào của bạn là tất cả các Đại Tôn Giáo đều xuất phát từ nền Minh Triết Thiêng Liêng; và khi tự đồng hóa với Thông Thiên Học, th́ Thế Gian sẽ được giải thoát khỏi các tai ách của các đại ảo tưởng và sai lầm, có phải thế không?
ĐÁP: Đúng vậy. Chúng tôi xin nói thêm rằng Hội Thông Thiên Học của chúng tôi là hột giống khiêm tốn, nếu được người ta vun tưới và để cho sinh sống; cuối cùng sẽ tạo ra Cây Tri Thức về Thiện và Ác (Tree of Knowledge of Good and Evil) được ghép vào cây Trường Sinh. Chỉ khi nào ta nghiên cứu các Tôn Giáo lớn khác nhau và Triết Lư của Nhân Loại một cách không thiên vị và không thành kiến, th́ ta mới có thể hy vọng đạt tới Chân Lư. Nhất là bằng cách t́m ra và ghi chú các điều khác nhau, nơi mà các Tôn Giáo ḥa hợp, chúng ta mới đạt đến kết quả này. Thật sự, khi vừa mới thâm nhập được ư nghĩa bên trong do sự nghiên cứu, hoặc bởi sự giáo huấn của những người hiểu biết, người ta sẽ t́m thấy trong hầu hết mọi trường hợp, chúng giải bày một đại Chân Lư nào đó của Tạo Hóa.
HỎI: Chúng tôi đă nghe nói về một Thời Đại Hoàng Kim (Golden Age) đă hiện tồn rồi, nhưng điều bạn diễn tả phải chăng là một Thời Đại Hoàng Kim cần được thực hiện trong tương lai? Lúc nào nó sẽ đến?
ĐÁP: Không thể đến trước lúc mà toàn thể Nhân Loại đều cảm thấy cần. Một châm ngôn của tác phẩm Ba Tư “Javidan Khirad” có nói: “Chân Lư có hai loại, một loại tự nó minh bạch và hiển nhiên; loại kia luôn luôn đ̣i hỏi nhiều sự chứng minh và bằng cớ mới mẻ.” Thời Đại Hoàng Kim chỉ hưng thịnh khi nào loại Chân Lư thứ nh́ trở thành hiển nhiên đối với mọi người; cũng như ngày nay c̣n tối tăm, do đó có nguy cơ là bị những kẻ ngụy biện làm sai lệch. Chỉ lúc nào hai loại Chân Lư này được quay về điểm hợp nhất đầu tiên, tất cả mọi người lúc ấy sẽ nh́n thấy giống nhau.
HỎI: Nhưng một số ít người nhận thấy nhu cầu về Chân Lư như thế, họ không tự quyết định để chấp nhận một tín ngưỡng xác định hay sao? Bạn đă nói rằng Hội không có Giáo Lư riêng, mỗi Hội Viên được tự do tin tưởng vào điều mà họ muốn và chấp nhận điều họ ưa thích. Có thể giả thuyết rằng Hội Thông Thiên Học nhắm vào việc làm sống lại sự hỗn độn về Ngôn Ngữ và những Tín Ngưỡng của Cổ Tháp Babel. Các bạn không có Tín Ngưỡng chung hay sao?
ĐÁP: Khi chúng tôi nói rằng: Hội không có Tín Điều, Giáo Lư, nghĩa là chúng tôi muốn nói rằng: Hội không có Tín Điều và Giáo Lư đặc biệt có tính cách bắt buộc cho các Hội Viên. Nhưng dĩ nhiên điều này chỉ áp dụng cho Hội qua nhận xét về toàn diện. Như đă nói, Hội chia làm hai phần: Nhóm Bên Ngoài và Nhóm Bên Trong. Những người thuộc Nhóm Nội Môn luôn luôn có một Triết Lư hay Học Phái Tôn Giáo riêng của họ.
[2/27/2016 7:25:55 PM] Thuan Thi Do: HỎI: Có thể biết được Học Phái này ra sao chăng?
ĐÁP: Vài năm trước nó được phác họa trong Tập San Theosophist và trong “Phật Giáo Nội Môn,” và dưới h́nh thức đầy đủ chi tiết hơn trong “Giáo Lư Bí Nhiệm,” nó căn cứ vào Triết Lư cổ nhất Thế Gian là Tôn Giáo Minh Triết hay Giáo Lư Cổ Truyền. Nếu muốn, bạn có thể đặt câu hỏi và bạn sẽ được giải đáp.
[2/27/2016 7:44:15 PM] Thuan Thi Do: C H Ư Ơ N G 5
CÁC GIÁO HUẤN CĂN BẢN CỦA THÔNG THIÊN HỌC
THƯỢNG ĐẾ VÀ SỰ CẦU NGUYỆN
HỎI: Bạn có tin nơi Thượng Đế không?
ĐÁP: Điều đó tùy vào việc bạn hiểu danh từ này ra sao.
HỎI: Tôi hiểu: Thượng Đế theo các người Cơ Đốc Giáo, là Từ Phụ của Đức Jesus, là Đấng Sáng Tạo, là Thượng Đế của Moses và của Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo, tóm tắt là như thế.
ĐÁP: Chúng tôi không tin nơi một Thượng Đế như vậy. Chúng tôi bác bỏ ư niệm về một Thượng Đế Nhân H́nh có cá tánh (Anthropomorphic God), ngoài Vũ Trụ. Ngài chỉ là h́nh bóng khổng lồ của con người và Ngài lại không tượng trưng được cái chi tốt đẹp nhất trong con người. Chúng tôi nói và chứng minh rằng Thượng Đế của Thần Học (The God of Theology) là một khối mâu thuẫn và là một sự bất khả hữu về phương diện Lư Luận (Logical Impossibility). Đó là những lư do khiến tại sao chúng tôi không muốn nh́n nhận một Thượng Đế như vậy.
HỎI: Xin bạn tŕnh bày những lư do của bạn.
ĐÁP: Các lư lẽ đó rất nhiều và người ta không sao kể hết được. Nhưng đây là một vài việc. Thượng Đế này được các Tín Đồ gọi là Vô Hạn và Tuyệt Đối, có phải thế không?
HỎI: Tôi tin tưởng như thế.
ĐÁP: Vậy, nếu là Vô Hạn, nghĩa là Không Có Giới Hạn và nhất là Tuyệt Đối, làm sao Ngài có thể mang một H́nh Hài và là Đấng Sáng Tạo của bất cứ cái chi? H́nh Hài hàm súc một sự hạn chế, một sự bắt đầu cũng như kết thúc. Và muốn sáng tạo cần phải có một thực thể biết suy tưởng và hành động theo một kế hoạch. Làm sao người ta có thể tưởng tượng được cái Tuyệt Đối suy tưởng, nghĩa là liên lạc với một cái chi đó bị giới hạn, bị hạn chế và có điều kiện? Thật là vô lư về phương diện Triết Lư cũng như Luận Lư (Logical). Ư tưởng này cũng không được Do Thái Bí Giáo chấp nhận, làm cho nguyên lư Thiêng Liêng Tuyệt Đối, thành một Đơn Nhất vô tận, gọi là Ain Soph.
Muốn sáng tạo, Đấng Sáng Tạo phải trở nên linh động, và v́ điều đó không thể có được đối với cái Tuyệt Đối; người ta phải tŕnh bày cái Nguyên Lư Vô Tận như là gián tiếp trở thành nguyên nhân của sự tiến hóa (chớ không phải của sự sáng tạo) do sự phát tỏa của các Sephiroth ra khỏi chính nó (đây là một sự vô lư khác mà lần này ta phải qui vào các nhà phiên dịch của Cabala).
[2/27/2016 7:51:05 PM] Thuan Thi Do: HỎI: Xin bạn giải thích trường hợp những người theo Do Thái Bí Giáo (Kabalists), tuy không thay đổi phẩm cách có thể tin tưởng vào Jehovah hay Tứ Linh Tự?
ĐÁP: Họ có thể tin tưởng vào điều chi mà họ ưa thích, bởi v́ sự tin tưởng của họ sẽ không thay đổi chi cả một sự kiện tự nó hiển nhiên. Các người Jesuits có thể nói với chúng ta rằng hai lần hai không nhất thiết là bốn, và: 2 x 2 = 5 nếu Thượng Đế muốn như thế. Đó có phải chăng là một lư lẽ để ta chấp nhận sự ngụy biện của họ?
HỎI: Vậy các bạn là những người Vô Thần?
ĐÁP: Không, theo sự hiểu biết của chúng tôi th́ không, trừ khi h́nh dung từ Vô Thần được áp dụng cho tất cả những ai không tin tưởng vào một Thượng Đế Thần Nhân Đồng H́nh có cá tánh (Anthropomorphic God).
Chúng tôi tin tưởng nơi một Nguyên Lư phổ cập và thiêng liêng nguồn cội của Toàn Thể, nơi mà Vạn Vật đều hóa sinh; và nơi đó tất cả sẽ bị thu hút về lúc cuối cùng của Đại Chu Kỳ của Bản Thể (Great Cycle of Being).
HỎI: Nhưng đó là điều tự hào rất cổ của Phiếm Thần Giáo (Pantheism). Nếu bạn là người theo Phiếm Thần Giáo, bạn không thể là người Tự Nhiên Thần Giáo; và nếu bạn không phải là người Tự Nhiên Thần Giáo, th́ bạn phải tự gọi là người Vô Thần.
ĐÁP: Không nhất thiết như thế. Danh xưng Phiếm Thần Giáo c̣n là một trong nhiều danh xưng dùng không đúng, và ư nghĩa nguyên thủy thật sự bị sai lạc bởi thành kiến mù quáng. Nếu bạn chấp nhận ngữ nguyên Cơ Đốc của từ Pantheism, do chữ “All,” là toàn thể, và chữ “God,” là Thần; nếu bạn tưởng tượng và giảng giải rằng chữ kép đó có nghĩa là mỗi viên đá và mỗi cây trong Thiên Nhiên là một Thượng Đế hoặc Thượng Đế Duy Nhất, dĩ nhiên bạn hữu lư. Bạn biến đổi các người Phiếm Thần Giáo thành các người Chiêm Ngưỡng Ngẫu Tượng. Nhưng bạn sẽ không thành công nếu bạn biết ngữ nguyên Bí Truyền của từ ngữ Phiếm Thần Giáo như chúng tôi đă giải thích.
HỎI: Bạn định nghĩa từ này ra sao?
ĐÁP: Bạn cho phép tôi đặt một câu hỏi. Bạn hiểu chữ “Phiếm” (Pan) hay từ ngữ Thiên Nhiên (Nature) như thế nào?
HỎI: Tôi tạm cho rằng Thiên Nhiên là tổng hợp các sự vật hiện tồn chung quanh chúng ta; là sự tập hợp các nguyên nhân và các hậu quả trong thế giới vật chất, trong sự sáng tạo, hay trong Vũ Trụ.
ĐÁP: Do đó, phải chăng tất cả tổng số được nhân h́nh hóa của những nguyên nhân và hậu quả được biết; tổng số các năng lực và động lực hữu hạn không liên lạc chi cả với một Đấng Sáng Tạo hay với các Đấng Sáng Tạo Thông Tuệ; và có lẽ được nhận thức như là sự cấu thành một động lực riêng biệt duy nhất theo định nghĩa của các Bách Khoa Tự Điển của bạn?
HỎI: Quả như thế.
ĐÁP: Vậy th́, chúng tôi không kể đến bản tánh khách quan và vật chất, mà chúng tôi gọi là một ảo tưởng giả tạm. Chúng tôi cũng không muốn hiểu từ ngữ Thiên Nhiên, theo ư nghĩa của chữ dẫn xuất thông dụng của nó từ chữ La Tinh “Natura,” có nghĩa là “Trở Thành,” do “Nasci” là “Sinh Ra.”
Khi chúng tôi nói đến Thượng Đế Tính (Deity) và khi chúng tôi đồng hóa Thượng Đế Tính với Thiên Nhiên, đó chính là Thiên Nhiên vĩnh cửu và tự hữu; chớ không phải là sự kết tụ các h́nh bóng giả tạm và hăo huyền có giới hạn. Chúng tôi để mặc cho những người viết Thánh Ca gọi Bầu Trời hữu h́nh hay ṿm trời là Ngai vàng của Thượng Đế và Trái Đất của chúng ta là ghế để chân của Ngài.
Thượng Đế Tính của chúng tôi không ở tại Thiên Đàng, cũng không ở trong bất cứ một thân cây, một ṭa nhà hay một ngọn núi riêng biệt nào; mà là ở khắp mọi nơi, trong tất cả mọi nguyên tử của Vũ Trụ hữu h́nh hoặc vô h́nh, cũng như trong tất cả mọi phân tử có thể phân chia ra được. V́ Thượng Đế chính là quyền năng bí nhiệm của sự tiến hóa thăng thượng (evolution) và tiến hóa trụy hạ (involution), là tiềm năng sáng tạo, ở khắp mọi nơi, toàn năng và toàn giác.
[2/27/2016 8:05:11 PM] Thuan Thi Do: David is said to have introduced this worship in Judea after living among the Tyrians and Philistines where such rites and beliefs were common: “David knew nothing of Moses, it seems, and if he introduced the Jehovah-worship, it was not in its monotheistic character, but simply as that of one of the many [Kabeirean] gods of the neighbouring nations — a tutelary deity of his own [hebrew characters]to whom he had given the preference, and chosen among ‘all other [Kabeiri] gods,” (IU 2:45). Blavatsky holds that the Jehovists altered the Mosaic texts. ( )


 
[2/27/2016 8:09:28 PM] Thuan Thi Do: Toàn thể trật tự cơ cấu trong thiên nhiên chứng
minh một sự tiến hoá tuần tự hướng về đời sống cao cả
siêu việt. Các mănh lực dường như mù quáng nhất cũng
được trù liệu cẩn thận trước khi tác động. Toàn bộ diễn
tŕnh tiến hoá với vô số những thích ứng trong cuộc sinh
hoạt là một bằng chứng hiển nhiên. Mặc dù thật là tàn
nhẫn trong tác động trước mắt, các định luật bất di bất
dịch – chúng quét sạch các loài yếu ớt để nhường chỗ
cho các loài khoẻ mạnh, và bảo đảm sự sống c̣n của loài
nào thích hợp nhất - đều đang hướng về cứu cánh cao cả
ấy. Sự kiện rằng có những thích ứng với hoàn cảnh, rằng
trong sự tranh đấu để sinh tồn, những sinh vật khoẻ
nhất là sống c̣n, chỉ có cái gọi là “Thiên Nhiên vô thức”
(“unconscious Nature”)(1) thật ra là một tập hợp những
mănh lực dưới sự điều dụng của những Tinh Linh ngũ
hành, với sự d́u dắt hướng dẫn của những vị Thiên Sứ
hay Tinh Quân (High Planetary Spirits (Dhyan
Chohans). Các vị này hợp chung lại vốn là DIỆU ÂM
Biểu Lộ (Manifested VERBUM) của THƯỢNG ĐẾ Vô Vi
1 Đó là v́ xét theo nghĩa trừu tượng, Thiên Nhiên chẳng thể nào
“vô thức” (“Uncounscious”) v́ nó là phân thân, và do đó là một
trạng thái trên cơi biểu lộ, của Tâm Thức TUYỆT ĐỐI
(ABSOLUTE Consciousness). Ai dám chối bỏ việc cây cỏ (thậm chí
cả đất đá nữa) đều có một tâm thức riêng của ḿnh? Y chỉ có thể
nói rằng tâm thức này ở ngoài tầm hiểu biết của y.
(the Unmanifested LOGOS) (không biểu lộ), đồng thời
cũng biểu hiện cái TRÍ THÔNG TUỆ (MIND) và Định
Luật trường cửu bất biến của Vũ Trụ.
Nội môn Bí giáo dạy ta ba nét tiêu biểu riêng biệt
của Vũ Trụ với ba khía cạnh khác nhau: trạng thái TIÊN
THIÊN (PRE-EXISTING), xuất phát từ trạng thái HẰNG
CỬU (EVER-EXISTING) và trạng thái HIỆN TƯỢNG
(PHENOMENAL) - tức thế giới hăo huyền, là phản ánh
h́nh bóng của trạng thái hằng cửu. Trong ṿng chu kỳ
sinh hoạt vô cùng bí nhiệm và bi tráng (drama of life) mà
ta gọi là Chu Kỳ Khai Nguyên (Manvantara), vũ trụ thực
tượng (real Kosmos) giống như đồ vật ở đàng sau tấm
màn ảnh trắng tinh mà các h́nh bóng được chiếu lên
trên. Các h́nh ảnh và sự vật có thực vẫn vô h́nh, trong
khi những bàn tay vô h́nh lại kéo những sợi dây tiến
hoá. Như vậy, con người và sự vật chẳng qua chỉ là
những phản ánh trên nền trắng của những thực tại ẩn
đàng sau các cạm bẫy của Đại Hăo Huyền (Mahamaya or
Great Illusion). Người Trung Hoa và các Hiền triết Hy
Lạp đă giảng dạy điều này trong mọi triết thuyết, mọi
tôn giáo trước cũng như sau khi có trận đại hồng thuỷ ở
Ấn Độ và Chaldea. Ở các xứ nêu trên, ba Vũ Trụ này
được ẩn dụ hoá trong giáo lư ngoại môn thành ra Tam
Vị Nhất Thể (Trinities), xuất phát từ mầm mống vĩnh
cửu trung ương và cùng với nó tạo ra Nhất Nguyên Tối
Thượng (Supreme Unity): Tam Nguyên bản sơ, biểu lộ và
sáng tạo; tức là Tam Vị Nhất Thể (The Three in One).
Tam Nguyên sáng tạo chẳng qua chỉ là biểu tượng cụ thể
của hai tam nguyên lư tưởng đầu tiên. Do đó Nội môn Bí
giáo mới lờ đi tính chất tất yếu của quan niệm thuần tuư
siêu h́nh này và chỉ gọi Tam nguyên đầu tiên là Hằng
Cửu. Đó là quan điểm của bất kỳ trường phái nào trong
số sáu trường phái triết học lớn ở Ấn Độ (1) - sáu nguyên
khí của cái đơn vị Minh Triết có nguyên khí thứ bảy là
Minh Triết bí nhiệm.