Họp Thông Thiên Học ngày 27  tháng 4 năm 2019

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

    218. Con chớ để cho giác quan của con nô đùa trong Trí con.

 219. Con không được tách riêng hữu thể của con với Bản Thể và Vạn Vật, mà con rót biển cả vào trong giọt nước, giọt nước vào trong biển cả.

            220. Như thế con sẽ hoàn toàn hoà hợp với mọi Sinh Vật; con sẽ thương yêu mọi người như các huynh đệ đồng môn của con, như các đạo sinh đồng chung một Sư Phụ, con đồng chung một mẹ hiền.

            Câu châm ngôn đầu tiên nhắc chúng ta nhớ lại Phần Đầu của Đoạn Thứ Nhứt, trong đó có câu: “Cái Trí là tay đại phá hoại sự thật. Người Đệ Tử phải tảo trừ tay phá hoại đó.” Cái Trí là tay phá hoại v́ chúng ta đă dung túng cho những thành kiến tăng trưởng trong đó. Mỗi người đều biết rằng chúng ta chẳng bao giờ thấy kẻ khác mà chỉ thấy ư tưởng do chúng ta tạo ra về Y. Tuy nhiên, “tiêu diệt kẻ phá hoại” không có nghĩa là chúng ta không cần đến trí khôn và chỉ nghe theo bản năng của chúng ta là quan năng thấp kém. Chúng ta phải vươn lên đến Cơi Trực Giác là nơi cao hơn Cơi Trí và để cho Trực Giác quyết định phải hướng tư tưởng chúng ta đến những đối tượng nào.

            Nếu con người thấy hiệu quả của những thành kiến trên Thể Trí, th́ Y sẽ ngạc nhiên vô cùng. Vật chất tạo nên Thể Trí bị lôi cuốn trong ḍng lưu chảy liên tục và có tiết điệu. Nhiều khu phân của Cái Trí đều liên hệ với các loại tư tưởng khác nhau. Một thành kiến trong một loại tư tưởng nào đó sẽ gây ra một sự ứ đọng trong một khu phân tương ứng; tại điểm đó ḍng lưu chảy bị chậm lại. Hiệu quả sanh ra trên Thể Trí do sự ứ đọng đó giống như một mụt cóc to. Ở bất cứ điểm nào trên Thể Trí chúng ta cũng có thể nh́n ra ngoài, nhưng mụt cóc đó gây chướng ngại đối với cái nh́n như thế của chúng ta. Chúng ta hăy thử nh́n xuyên qua chỗ ấy của Thể Trí, chúng ta sẽ thấy các vật thể đều bị biến dạng như chúng tôi đă giải thích.

            Do đó, Cái Trí chính là tay phá hoại sự thật. Ngay cả  những người xuất chúng cũng có vài thành kiến. Chẳng hạn một người tự hào rằng ḿnh thoát khỏi thành kiến về điểm nào đó - như thành kiến về giai cấp hay màu da - vẫn mắc phải những thành kiến về những điểm khác, có thể là về lối xử thế. Một người có nước da ngâm ngâm, trắng, xậm như đồng hay vàng, không quan trọng đối với Y, nhưng nếu hắn ăn bằng dao hoặc nói bằng giọng quê mùa ở Tỉnh, th́ Y lại không thích.

            Trong những thành kiến đó, tệ hơn cả là những thành kiến mà chúng ta không biết chúng có từ hồi nào, có thể là chúng đă xuất hiện từ thuở thơ ấu của chúng ta. Muốn tiêu diệt chúng tận gốc rễ thật khó khăn vô cùng. Cách duy nhất để thành công hoàn toàn chính là t́nh thương. Nếu cử chỉ của một người không được nhă nhặn, th́ một ngày kia Y cũng sẽ đạt đến chỗ hoàn thiện - nếu không phải là trong kiếp nầy th́ ít ra cũng trong kiếp tới - v́ người đó cũng như tất cả chúng ta, đều là thành phần của Đức Thượng Đế. T́nh thương của Đức Thượng Đế cũng như sự b́nh an của Ngài vượt lên trên tất cả mọi sự hiểu biết, chẳng những t́nh thương đó tha thứ cho tất cả, mà sự cần thiết được tha thứ cũng không c̣n hiện hữu trong đó nữa.

            Chúng ta phải tập thương yêu mọi người cũng như tất cả là những bạn đồng môn của chúng ta vậy. Sự kết hợp giữa các Đệ Tử của một vị Chơn Sư là mối liên hệ bền chặt nhất ở Thế Gian nầy, ngoại trừ sự hợp nhất của các nhân vật trong Quần Tiên Hội. Sau rốt vị Đệ Tử tập mở rộng khả năng thương yêu của Y đến vô cùng mà Y đă đạt được trong trạng thái Nhứt Thể và mỗi khi gặp bất cứ người nào mà Y sẽ gặp th́ ban rải t́nh thương đó cho họ.

           221. Có nhiều Sư Phụ, Hồn Mẹ là một trong số đó, đó là Alaya, là Hồn Vũ Trụ. Con hăy sống trong Đức Sư Phụ đó cũng như những tia sáng của Người sống nơi con. Con hăy sống trong đồng loại con cũng như họ đang sống trong Người vậy.

            Sau đây cũng là ư niệm hợp nhất, bằng những ngôn từ c̣n đẹp hơn nữa.

            222. Trước khi bước đến ngưỡng cửa của Con Đường Đạo, trước khi vượt qua Cửa Thứ Nhứt, con phải hỗn hợp cả hai vào một, hy sinh Phàm Ngă cho Chơn Ngă, và do đó phá bỏ con đường ở giữa đôi bên – Antahkarana.

            Ư nghĩa tổng quát trong đoạn văn nầy không có ǵ khó hiểu, nhưng chữ Antahkarana rất ít khi được sử dụng, nhất là theo nghĩa do Bà Blavatsky chú thích. Bà nói rằng: “Antahkarana là Hạ Trí, con đường giao thông giữa Phàm Nhơn và Thượng Trí hay Chơn Nhơn. Khi con người chết nó bị huỷ diệt như là con đường hay phương tiện giao thông, và phần c̣n lại của nó vẫn tồn tại trong h́nh tướng của trạng thái Kamarupa - như cái vỏ.”

            Khoảng cuối Quyển Thứ Ba của Bộ “Giáo Lư Bí Truyền,” đôi khi Bà gọi là Kama-Manas, cái mà bây giờ chúng ta gọi là Hạ Trí, nghĩa là Cái Trí mà bản tính được cấu tạo do ảnh hưởng của Kama trong lúc Phàm Nhơn sống tại Cơi Trần.

            Do đó người ta có thể coi Antahkarana như Hạ Trí thuần khiết, không ô nhiễm, là tia sáng của Thượng Trí. Trong khi c̣n sống, con người có thể liên lạc với Thượng Trí nhờ con kinh đó, và như chúng ta đă thấy trong Bộ “Chơn Sư và Thánh Đạo,” vị Đệ Tử bao giờ cũng chú tâm đến việc mở rộng con kinh hoàn toàn để cho sự hoạt động của Thượng Trí có thể biểu lộ không ngừng trong Phàm Nhơn. Nhưng sau khi qua đời, người tŕnh độ trung b́nh không c̣n được tự do đi vào những sinh hoạt mới và thu thập những kinh nghiệm mới. Bây giờ, Y sống trong những hậu quả của những nguyên nhân do Y tạo ra dưới Cơi Trần và trong trạng thái của Thiên Đàng trước hết Y phải lợi dụng những cảm xúc tại Cơi Trung Giới, kế đó là những cảm xúc cao hơn trên Cơi Hạ Thiên. Trong một ư nghĩa nào đó, con kinh Antahkarana không c̣n giữ vai tṛ của một vận hà đi xuống nữa. Nhưng điều ấy không đúng đối với người đă làm chủ t́nh cảm và tư tưởng của ḿnh, cũng như đối với vị Đệ Tử có thể tự do di chuyển trên Cơi Trung Giới và Cơi Hạ Thiên.

            Trong khi con người c̣n sống, Chơn Nhơn trong Nhân Thể đă dành một phần năng lực của nó để t́m những kinh nghiệm hữu ích cho Phàm Nhơn. Trong trường hợp mà Phàm Nhơn tỏ ra thấp kém trước nhiệm vụ của nó, th́ năng lực đó, những tia sáng đó của Thượng Trí sẽ bị mất mát. Chúng chỉ c̣n là trung tâm của lớp vỏ ngoài hay sự sinh sản của một kẻ “giữ thềm Đạo,” nếu chúng khá mạnh để có thể tồn tại đến kiếp sau.

            Theo thuật ngữ Thông Thiên Học thông thường, con người sau khi chết c̣n sống trên Cơi Trung Giới lâu hay mau tuỳ theo số lượng và cường độ những ước muốn ích kỷ, tinh ṛng hay phức hợp của Y. Sau đó Y phải chết một lần thứ nh́ nữa, tức là rời bỏ Thể Vía, và đi qua Cơi Devachan (trạng thái đặc biệt của Cơi Hạ Thiên) bằng Hạ Trí.

            Ở đây Y sẽ cải đổi cho hoàn thiện tất cả những tham vọng và ước muốn vô vị lợi của ḿnh. Trong giai đoạn sống trên Cơi Devachan, có một phần Thể Vía của Y đă bị bỏ lại có thể tiếp tục đi lang thang, nếu nó gặp môi trường thích hợp và nếu Thể ấy c̣n thô trược. Tất cả những điều nầy đă được giải thích trong hai quyển sách nhỏ của tôi nhan đề là “Cơi Trung Giới” và “Cơi Devachan.” Sự mô tả đầy đủ những trạng thái bên kia cửa tử ở đây sẽ làm cho khuôn khổ của quyển sách trở nên quá to.


Khi viết bài nói về những Linh Hồn bị bỏ rơi trong quyển “The Inner Life,” tôi chỉ muốn giải thích sự tương quan giữa Thượng Trí và Hạ Trí. Một phần rất lớn của Chơn Nhơn đều ở Cảnh Cao Nhất của Cơi Thượng Thiên; một phần nhỏ hơn ở Cảnh Thứ Nh́, và một phần nhỏ hơn nữa ở Cảnh Thứ Ba. Vậy chúng ta có thể tŕnh bày Chơn Nhơn sống trên ba Cảnh bằng một lược đồ có h́nh dạng trái tim mà đầu nhọn quay xuống dưới. Đối với người thường chỉ có điểm nhỏ ấy tiếp xúc với Phàm Nhơn, nghĩa là chỉ có một phần cực nhỏ của Chơn Nhơn sinh hoạt trong Phàm Nhơn.

Đối với người chưa tiến hoá, nhiều nhất chỉ có 1% của Chơn Nhơn linh hoạt thôi. Đối với Sinh Viên Huyền Bí Học, th́ thường thường nó hoạt động đôi chút tại Cảnh Thứ Nh́. Đối với những Sinh Viên tiến hoá hơn th́ một phần lớn của Cảnh ấy đă hoạt động. Sau cùng dưới tŕnh độ của bực La Hán một chút, phân nửa hay gần phân nửa của Chơn Nhơn hoạt động được tại Cảnh đó.

Chơn Nhơn chỉ chế ngự được một phần thật nhỏ các Thể Thấp của nó. Chúng ta có thể coi Antahkarana như một cánh tay vươn ra giữa phần nhỏ của Chơn Nhơn linh hoạt được và phần đưa xuống thấp là bàn tay, mà bàn tay ấy hay quên phần ở trên cao và thường chống lại nó nữa. Khi hai phần đă hoàn toàn hợp nhất, sợi dây thu hẹp lại rồi biến mất.

Theo tiếng Sanskrit, chữ Antahkarana có nghĩa là cơ quan hay dụng cụ bên trong, sự huỷ diệt nó là biểu hiệu cho thấy rằng Chơn Nhơn không cần đến dụng cụ nữa và tác động trực tiếp trên Phàm Nhơn.

Chính Chơn Nhơn sẽ bị mất mát một phần khi sự kết hợp được xét trong toàn bộ của nó yếu kém hơn sức mạnh mà nó muốn khống chế. Tuy nhiên nó cũng thu hoạch được vài điều lợi ích trong cuộc sống (trừ trường hợp một đời sống cực ác) và sự thu hoạch nầy lớn lao hơn sự mất mát xảy ra do sự rối loạn trong Hạ Trí. Trong lúc chết lần thứ nh́, Chơn Nhơn c̣n lại một phần nhỏ bé của nó và một chút Hạ Trí tại Cơi Kama-Rupa. Vậy chúng ta phải coi Antahkarana như sợi dây nối liền Chơn Ngă với Phàm Ngă, sợi dây đó sẽ biến mất khi cả hai đều tuân phục một Ư Chí Duy Nhất.

223. Con phải chuẩn bị để trả lời với Dharma, luật nghiêm khắc, tiếng nói của nó sẽ thét lên để hỏi con tại đầu đường, ở Bước Thứ Nhứt.

224. Con đă sống đúng theo tất cả qui điều, hỡi con người của ước vọng cao siêu!

225. Con có hoà hợp Tâm lẫn Trí của con với Tâm và Trí của toàn thể Nhân Loại chăng? V́ cũng giống như tiếng gầm thét của con sông Thánh đáp ứng với tất cả âm thanh của vạn vật, Tâm của kẻ muốn Nhập Lưu phải rung động đáp lại mọi tiếng thở than, mọi tư tưởng của những loài biết sống, biết thở.

Ở đây chúng ta thấy một chú thích bất hủ của Bà Blavatsky: Bà nói rằng những Phật Tử Bắc Tông và hầu hết những người Trung Hoa thấy rằng trong tiếng gầm thét sâu xa của vài con sông lớn Linh Thiêng có chủ âm của Vạn Vật. Bà cho rằng trong Khoa Vật Lư cũng như trong Khoa Huyền Bí Học, ai cũng biết rằng có sự hợp nhất giữa Âm Thanh trong Thiên Nhiên - chẳng hạn như tiếng gầm thét của Trường Giang, tiếng gió lay động ngọn cây trong rừng già, hoặc tiếng ồn ào của một đô thị được nghe từ xa, là một âm điệu hoàn toàn rơ rệt, một thứ âm thanh có giá trị rất đáng kể. Tất cả điều nầy quả thật đúng, âm thanh sâu xa của Tạo Vật luôn luôn có thể nghe được đối với người quen nhận ra nó. Mỗi Hành Tinh cũng đều có âm thanh riêng của nó. Trong khi vận chuyển trong không gian nó phát ra âm thanh đặc biệt của nó và nhờ âm thanh nầy Đức Thượng Đế nhận biết các Bầu Hành Tinh của Ngài vận chuyển điều hoà hay không, điều ấy cũng hơi giống như một anh thợ máy đầy kinh nghiệm nhận biết được tiếng động cơ, nếu bộ máy của nó vận chuyển hoàn hảo.

Mấy lời trên đây nhắc chúng ta nhớ tới ḷng thiện cảm, đặc tính được nhấn mạnh rất nhiều trong quyển sách nầy. Thường chúng ta tưởng rằng chúng ta hiểu các bạn chí thân của ḿnh, nhưng thật ra chúng ta đă lầm, v́ một người đứng bên ngoài có thể nhận thấy việc ấy một cách dễ dàng. Nhưng một Đấng Chơn Sư luôn luôn hiểu đúng. Ngài không thể lầm. Khi chứng kiến một việc nào đó, Ngài có thể phát biểu những lời không tán đồng; tuy nhiên, thiện cảm của Ngài vẫn c̣n nguyên vẹn và Ngài vẫn hiểu mà không cần một lời biện bạch của chúng ta. Chúng ta phải nỗ lực t́m hiểu đồng loại của chúng ta bằng cách cố gắng xem trong đôi mắt họ, hiểu rơ tư tưởng của họ chớ không phải bằng hành động họ đă thể hiện.

226. Người ta có thể ví Đệ Tử như những sợi dây của cây đàn Vina, kích động những tiếng vang nơi tâm hồn; Nhân Loại như phiếm đàn và bàn tay lướt nhẹ trên đó như hơi thở điều hoà của Đại Hồn thế giới. Sợi dây nào không đáp lại ngón tay của Sư Phụ trong sự điều hoà êm dịu với tất cả những dây khác sẽ đứt và bị tháo bỏ. Tinh Thần tập hợp của các Đệ Tử Thinh Văn cũng thế. Tất cả phải hoà hợp với tinh thần của Sư Phụ, làm một với Linh Hồn siêu việt hay là phải nát tan.

Quần Tiên Hội dùng các Đệ Tử như những sợi dây của một cây đàn Vina, để cho bản nhạc cao siêu của sự tiến hoá trổi lên và toàn thể Nhân Loại có thể nghe những tiết điệu của nó. Nếu là Nhạc Sĩ bạn sẽ làm ǵ với dây đàn không chịu hoà hợp với những dây khác, trong khi bạn muốn cố gắng chơi cho thật xuất sắc. Chắc chắn là bạn sẽ loại bỏ nó ra. Người nào muốn làm theo ư ḿnh, t́m cách tự học hỏi hoặc tự giải thoát cho ḿnh, nhắm đến một mục tiêu cá nhân nào đó, sẽ không xứng đáng trở thành một Đệ Tử Chơn Sư. Trên phương diện nầy, mọi Đệ Tử đều phải chịu thử thách. Nhiều công việc được đưa ra cho Y và sẽ không có ai làm nếu Y chểnh mảng. Trong trường hợp một công tác quan trọng, Đức Thầy luôn luôn có sẵn một người thay thế, nhưng nếu đó là công việc không quan trọng, nó có thể được bỏ qua. Lúc đó sợi dây sẽ bị tháo bỏ.

Vị Đệ Tử chẳng những phải hoà hợp với tôn ư của Sư Phụ Y, mà c̣n hoà hợp với tất cả những người phụng sự khác nữa. Mỗi người phải hoàn thành công tác riêng của ḿnh mà không xen vào công tác của những kẻ khác. Khi nào công việc của họ có liên hệ đến Y, Y có thể giúp đỡ hoặc ngăn trở họ, nhưng bổn phận của Y là phải giúp đỡ những huynh đệ của ḿnh và làm cho sự cố gắng của họ được dễ dàng càng nhiều càng tốt. Tính nhẫn nại và giúp đỡ lẫn nhau đó tác động như chất dầu trong bộ máy; bộ máy ấy khi thiếu dầu vẫn có thể tiếp tục chạy, nhưng khó khăn hơn và không được tốt, phải tăng thêm năng lực để vận chuyển nó. Nếu chúng ta làm việc hết sức ḿnh, nhưng sự xích mích sẽ làm suy giảm sự cố gắng ấy, cũng như chúng ta chỉ ra sức có một phần nhỏ thôi. Đối tượng của chúng ta không phải là sự tiến bộ cá nhân, cũng không phải là sự thành công trong công việc đặc biệt của chúng ta, nhưng là sự tốt đẹp chung cho tất cả.

227. Đó là hành động của những anh em trong bóng tối - những kẻ giết chết Linh Hồn của họ, Phái Dad-Dugpa mà người ta rất sợ.

Trong tất cả những tác phẩm của Bà Blavatsky, Bà đều gọi Phái Dugpa là những anh em trong bóng tối - những Nhà Huyền Thuật hắc ám, như chúng ta cũng thường gọi họ như thế. Gán danh từ sau cùng nầy cho họ có thể hơi tệ hại, nhưng những người Dugpa hoàn toàn không xứng đáng với tất cả những danh hiệu bất hảo nào khác để nhắc đến họ.

Ở Tây Tạng, trước khi Phật Giáo du nhập vào xứ nầy, sự thờ cúng các Tinh Linh và các vị Thần trong Thiên Nhiên rất thịnh hành, người ta dâng các lễ vật để cầu phúc, cầu an đều đều. Tôn Giáo như thế thuộc về một tŕnh độ thấp kém, cũng như tất cả những Tôn Giáo mang bản chất ấy đều chịu chung số phận. Bà Blavatsky nói rằng các Phái Bhons và Dugpas cùng những Phái Mũ Đỏ khác được xem như rất giỏi về Tà Thuật. Họ ở miền Tây Tây Tạng, Tiểu Tây Tạng và xứ Bhutan. Như vậy Tôn Giáo cổ xưa vẫn c̣n tồn tại.

 

http://www.katinkahesselink.net/his/dugpa-drugpa-blavatsky.html

Phuc, 8:21 PMMilarepa đă từng làm mưa đá làm chết người khi mới học phép thuật

 8:26 PMEarly talk: the Dalai Lama meets a theosophist http://www.katinkahesselink.net

 

http://online.sfsu.edu/rone/Vietnamese%20Versions/Viet%20Transl%20of%20Maudgalyayana%20Visits.htm

https://www.facebook.com/jennydolaw

cô luật sư này không dùng hóa trị ung thưjenny do ung thu - YouTube

https://www.youtube.com/results?search_query=jenny+do+ung+thu

 

 

 



 Đại cương Tiếng Nói Vô Thinh  

http://thongthienhoc.net/truongbigiao/DaiCuongTiengVoThinh3.htm