Họp Thông Thiên Học ngày 26  tháng 1 năm 2019

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

 86. Hăy giữ trí con riêng biệt với mọi đối tượng bên ngoài, với mọi cảnh vật ở ngoại giới. Hăy gác qua một bên những h́nh ảnh bên trong, v́ sợ e nó rọi bóng tối lên ánh sáng Linh Hồn.

87. Bây giờ con ở trong Dharana, giai đoạn thứ sáu.

Trong khi thực hành phép tập trung tư tưởng, luôn luôn cần phải đồng thời xét đến những nguyên nhân gây sự gián đoạn bên ngoài lẫn bên trong. Phải ngăn cản Cái Trí đừng cho nó quan tâm đến một đối tượng ngoại tại nào, nếu không, dù một tiếng động nhỏ nhứt cũng gợi tính hiếu kỳ của nó và gây phương hại cho sự định trí. Chúng ta cũng phải ngăn không gợi ở chính ḿnh những h́nh ảnh liên hệ đến quá khứ cũng như tương lai; trong khi luyện tập, đừng để ư đến những ǵ đang xảy ra hôm qua hoặc những ǵ có thể xảy đến trong ngày mai. Khi sự tập trung đă được hoàn bị rồi, th́ bắt đầu giai đoạn kế đó, là giai đoạn thứ bảy, được gọi là Dhyana, hay tham thiền.

88. Khi con được vào giai đoạn thứ bảy, th́ hữu phước thay, con sẽ không c̣n thấy Ba Ngôi thiêng liêng nữa, v́ chính con sẽ trở nên Ba Ngôi đó: Chính con và Cái Trí giống như hai kẻ song thai đứng ngang nhau, và ngôi sao vốn là mục đích chiếu sáng trên đầu con vậy. Ba Ngôi ở trong cảnh vinh quang và toàn phúc vô biên bấy giờ đă mất cả danh xưng trong thế giới Ảo Tưởng. Chúng đă trở thành một ngôi sao duy nhất, ngọn lửa cháy không bao giờ tàn, lửa ấy là Upadhi của sự cháy sáng.

89. Hỡi Nhà Yogi thành đạt, chính đó là cái mà người ta gọi là Dhyana, kẻ thực sự đến trước cửa Samadhi.

Trên Đường Đạo người chí nguyện đi từ Dharana đến Dhyana, từ sự tập trung tư tưởng đến tham thiền, kế đó y mới đạt đến tâm thức Bồ Đề. Cái đó “chính là y” vậy. Cái Trí được đề cập ở đây là Thượng Trí và Hạ Trí đă trở nên yên lặng. Nguyên lư của Manas đă được chuyển qua Thể Bồ Đề đến nỗi chúng giống như “hai trẻ song thai đứng ngang nhau,” đó là hai góc trong một h́nh tam giác, như chú thích sau đây:

Mỗi giai đoạn phát triển trong Raja Yoga được tượng trưng bằng một h́nh Kỷ Hà Học. H́nh nầy là một tam giác thiêng liêng và đứng trước Dharana. H́nh tam giác là biểu hiệu của những Đệ Tử cao cấp, c̣n một h́nh tam giác theo kiểu khác là biểu tượng của những vị Đệ Tử đă được Điểm Đạo ở bậc cao. Đó chính là biểu hiệu “Ta” mà Đức Phật đă đề cập đến và Ngài dùng như một biểu tượng cho sự hóa thân của Đức Như Lai (Tathagata) khi Ngài thoát khỏi ba phương pháp của Prajna (Bát Nhă ). Khi vượt qua khỏi những giai đoạn sơ khởi và hạ đẳng, vị Đệ Tử không c̣n thấy h́nh tam giác nữa, mà chỉ thấy sự tóm tắt của bảy nguyên lư trọn vẹn. H́nh dáng thật sự của nó không thể công bố ở đây v́ hầu như chắc chắn những kẻ phỉnh lừa sẽ cướp lấy và sử dụng chúng vào những việc phạm thượng và bất chánh.

Ngôi sao chiếu sáng trên đầu chúng ta là Atma. Nhưng theo Bà Blavatsky nói trong một chú thích khác, nó cũng tượng trưng cho ngôi sao của cuộc lễ Điểm Đạo chiếu rực rỡ trên đầu người Đạo Đồ. Như mục tiêu được theo đuổi là cuộc Điểm Đạo lần thứ Tư, tức là cuộc Điểm Đạo của vị La Hán, chính ngôi sao của cuộc Điểm Đạo dẫn đến Cơi Niết Bàn là mục đích của nó.

Trong lúc đó, thay v́ tưởng tượng trong trí, mắt hướng lên Trời để nh́n Tam Thể Thượng (Atma-Buddhi-Manas) như nó ở trên đầu ḿnh lúc trước, người ta ở trong trạng thái Bồ Đề v́ Manas đă hợp nhất với Bồ Đề (Buddhi), tạo thành Manas -Taijasi. Sự tham thiền của người Đạo Đồ trong giai đoạn nầy sẽ đưa đến sự hợp nhất giữa Buddhi và Atma; khi sự hợp nhất nầy thành tựu, Tam Thể Thượng sẽ trở nên một ngôi sao duy nhất, được mô tả trong một chú thích như “nền tảng (Upadhi) của ngọn lửa không bao giờ đạt đến được, bao lâu vị Tu Sĩ c̣n sống trên Thế Gian nầy.” Nhiên liệu là Phàm Nhơn; lửa là Ba Ngôi tinh thần ấy; ngọn lửa là Chơn Thần. Bao giờ c̣n sống trong xác phàm, chính vị Chơn Tiên cũng không đạt đến trạng thái Chơn Thần một cách trọn vẹn. Bà Blavatsky đă thêm vào những câu sau đây:

Dhyana là thời kỳ áp chót tại Quả Địa Cầu nầy, trừ phi con người trở thành một vị Mahatma hoàn toàn. Như người ta đă nói, trong trạng thái nầy, Nhà Raja Yogi c̣n ư thức trong tinh thần về tự tánh của y và về sự tác động của những nguyên lư cao siêu của y. Tiến thêm một bước nữa, y sẽ vượt qua Cơi thứ bảy (hay thứ tư của các Trường Phái khác). Theo các Phái nầy, sau khi thực hành Pratyahara - sự luyện tập sơ khởi để kiểm soát Cái Trí và tư tưởng - gồm cả ba giai đoạn Dharana, Dhyana và Samadhi nhập làm một, gọi là Sannyama. Samadhi là trạng thái trong đó vị hành giả mất ư thức về cá nhân, kể cả chính y. Y trở thành Tất Cả.

Điều ấy có nghĩa là ba giai đoạn nầy mất hết danh xưng của chúng. Đây không phải là những sắc tướng, v́ Cơi riêng của chúng là Cơi tâm thức. Những Cơi thấp của Phàm Nhơn là Cơi của h́nh tướng; đó là Cơi của danh xưng hay “ư nghĩa”, nhưng Chơn Thần ở trên tất cả danh xưng, vượt ra ngoài tất cả những ǵ mà người ta gọi là tâm thức.

Kế đó bản văn cho thấy người chí nguyện bây giờ đă trở thành vị La Hán, Y đă đạt đến mục đích của sự cố gắng bàn luận trong đoạn nầy.

CHƯƠNG 13

MỤC ĐÍCH
90. Và bây giờ Tiểu Ngă của con đă biến mất trong Đại Ngă, chính con đă tự mất trong Chơn Ngă của con, ch́m trong Đại Ngă mà trước kia con đă từ đó phóng ra ngoài.

91. Hỡi Đệ Tử, c̣n đâu là cá tính của con, cho đến chính cả con cũng không c̣n. Đó là tia sáng trong lửa, giọt nước đă mất trong biển cả, tia sáng luôn luôn hiện hữu đă trở nên sự phóng quang Toàn Thể và bất diệt.

92. Hỡi Đệ Tử, bây giờ con vừa là diễn viên và vừa là khán giả, vừa là vật phóng quang và vừa là sự phóng quang, là ánh sáng trong âm thanh và âm thanh trong ánh sáng.

C.W.L.- Đến một lúc nào đó của cuộc sống, con người hiểu rằng Phàm Nhơn chỉ là “cái đó” và do đó mới di chuyển trung tâm ư thức của y đến Chơn Ngă cao siêu. Cũng thế, đến một lúc, nhờ kinh nghiệm riêng, con người sẽ khám phá ra được tâm thức chỉ là cái “Anh” chứ không phải cái “Tôi.” Bấy giờ - chính lúc đó hay vào thời kỳ Điểm Đạo lần thứ Tư - Phàm Ngă tan biến trong Chơn Ngă và những ǵ mà con người nghĩ hoặc cảm thấy là cá biệt của ḿnh đều biến mất. Cũng thế, khi con người đạt đến trạng thái Bồ Đề, y sẽ hiểu biết và chấp nhận tâm thức của kẻ khác cũng là tâm thức của ḿnh và cảm thấy những nỗi buồn vui của họ như của ḿnh - cũng thế, bấy giờ người ấy chỉ thấy một cái “Tôi”chân thật duy nhất trong tất cả.

Kinh Bhagavad-Gita phân biệt người Đạo Đồ bậc thấp với vị La Hán do trạng thái tâm thức ở Cơi Bồ Đề và Cơi Niết Bàn. Trong trạng thái thứ nhứt, con người thấy trong tất cả vạn vật chỉ có một Chơn Ngă duy nhất; trong trạng thái thứ hai, y thấy tất cả vạn vật đều là thành phần của Chơn Ngă duy nhất.

Theo Yoga Sutras, đó là trạng thái Kaivalya, trạng thái “hiệp nhất”, giải thoát. Vừa hoàn toàn đạt được trạng thái ấy th́ sự phân biệt giữa kẻ thấy và vật bị thấy, giữa đối tượng và chủ thể, liền chấm dứt.

93. Con đă quen với năm mối chướng ngại, hỡi kẻ hữu phước. Con đă chiến thắng cả năm, làm chủ cái thứ sáu, giải phóng bốn thể thức của Chân Lư.

Ánh sáng chiếu sáng chúng tự nơi con phát ra, nầy con, xưa kia con là Đệ Tử mà ngày nay con là Sư Phụ.

Và đối với bốn thể thức Chân Lư đó:

94. Con há chẳng đă kinh nghiệm mọi sự khốn khổ hay sao - nó là Chân Lư thứ nhứt?

95. Con há chẳng đă chiến thắng được Ma Vương ở Tu , nơi cửa đại hội hay sao -- đó là Chân Lư thứ nh́?

96. Con há chẳng đă tiêu diệt được tội lỗi ở nơi cửa thứ ba và hoạch đắc Chân Lư thứ ba hay sao?

97. Con há chẳng đă vào trong Tau, con đường dẫn đến trí huệ hay sao - đó là Chân Lư thứ tư?

Và Bà Blavatsky thêm:

Theo Phật Giáo Bắc Tông, bốn thể thức Chân Lư là: Ku, đau đớn hay sự khổ; Tu, toàn thể sự cám dỗ; Mu, tiêu diệt sự cám dỗ, và Tau, con đường diệt khổ. “Năm chướng ngại” là nhận thức được sự đau khổ, Chân Lư về sự yếu đuối của con người; những giới hạn khốn khó và sự cần thiết tuyệt đối phải ĺa bỏ tất cả những dây trói buộc của t́nh dục và ngay cả những dục vọng; sau nầy là “con đường giải thoát.”

Đức Phật của chúng ta đă dạy cho nhân loại “Tứ Diệu Đế ” là:

Khổ, Nguyên nhân của sự khổ (Tập), Sự diệt khổ (Diệt), và Con đường diệt khổ (Đạo). Những Chân Lư nầy được Sir Edwin Arnold tŕnh bày cho người Tây Phương trong một tác phẩm bằng trường thi diễm tuyệt và đúng đắn vô cùng, có nhan đề là “Ánh Đạo Đông Phương,” mà chúng tôi xin trích lục một đoạn dưới đây. Những người muốn t́m cảm hứng trên con Đường Đạo nên đọc toàn bộ tác phẩm.

Nầy Chư Thiện Hữu, nếu Chư Thiện Hữu muốn theo Con Đường Trung Dung do Chánh Kiến vạch ra và sự an tịnh vững vàng, nếu Chư Thiện Hữu muốn theo con đường siêu việt để đến Cơi Niết Bàn, th́ hăy nghe bốn Chân Lư cao cả sau đây.

Chân Lư thứ nhứt là Khổ Đế. Chớ nên để bị lầm lẫn nữa; cuộc đời mà chúng ta yêu mến là một cơn hấp hối triền miên; chỉ có sự khổ năo được lưu lại, trong khi sự vui thú như đàn chim vui hót rồi bay đi.

Sinh khổ, khổ v́ những ngày tuyệt vọng, khổ v́ tuổi thanh xuân bồng bột và tuổi trưởng thành hoàn hảo, khổ v́ những năm lạnh lẽo và u ám của tuổi già, và sau cùng khổ v́ sắp ĺa đời, đó là tất cả những ǵ đă lấp đầy cuộc sống đáng thương của chúng ta.

T́nh yêu là một thứ ǵ rất êm dịu, nhưng một ngày kia ngọn lửa thiêng liêng sẽ liếm láp h́nh hài kiều diễm mà chúng ta đă từng ôm ấp và khuôn mặt xinh tươi mà chúng ta đă từng môi kề má cọ. Dũng cảm như một vị tướng quân, mà một ngày kia thi thể cũng đành phải cho Kên Kên cấu xé.

Đất đai huy hoàng tráng lệ, nhưng tất cả sinh vật trong rừng vẫn âm mưu tương tàn nhau để sinh sống. Bầu trời xinh đẹp như ngọc lam xanh biếc, nhưng những kẻ đói khát kêu van thảm thiết vẫn không được một giọt nước thấm giọngNếu chúng ta thử hỏi những kẻ đau yếu, những kẻ khốn khổ, thử hỏi những kẻ khập khiễng chống gậy, lạc loài, bơ vơ xem: “Các ông có yêu đời chăng?” Họ sẽ đáp rằng trẻ con vừa mới lọt ḷng mẹ đă cất tiếng khóc thật có lư lắm.

Chân Lư thứ hai là nguyên nhân của sự khổ (Tập Đế ). Có sự khổ năo nào mà tự nhiên nó đến mà không do Dục Vọng sinh ra? Giác quan là đối tượng của nó vừa gặp nhau là lửa dục t́nh đă bùng cháy dữ dội.

Trishna, lửa tà dục và sự thèm khát cũng bùng cháy như thế, chúng ta theo đuổi một cách cuồng loạn những h́nh bóng, chúng ta đắm mê trong mộng ảo; chúng ta sống bằng cái tôi giả tạo, và xây dựng chung quanh nó một thế giới giả tưởng.

Mắt chúng ta mù loà trước ánh sáng cao cả, tai chúng ta điếc lác dưới những lời êm dịu như gió hiu hiu từ trời Âu đă bay đến, miệng chúng ta câm nín trước tiếng kêu của đời sống chân thật mà kẻ đă dứt bỏ đời sống giả dối c̣n giữ lại.

Do đó mới có những cuộc tranh đấu, những cảnh dâm loàn tạo ra giặc giă dưới Thế Gian, do đó mới có những tâm hồn yếu đuối bị lường gạt, mắt đầy lệ đắng cay; do đó những dục t́nh, ham muốn, phẫn nộ, hiềm thù mới gia tăng; như thế những tháng năm tàn nhẫn cứ măi trôi qua.

Chân đẵm máu, chạy theo những năm nhuộm máu đồ sát. Bởi đó, nơi nào hạt giống lành phải nẩy nở, th́ cỏ dại lại đâm chồi, đem lại toàn là rễ và hoa đầy nọc độc; nơi nào đất tốt, hạt giống quư cũng khó rơi xuống để mọc lên.

Rồi Linh Hồn ra đi sau khi đă uống đầy nước nhiễm độc, và Nghiệp Quả bắt nó trở lại với sự khao khát mănh liệt được uống lại nữa; bị giác quan kích thích, cái Ngă bồng bột bắt đầu lại và gặt hái những nỗi thất vọng mới.

Chân Lư thứ ba là sự chấm dứt đau khổ (Diệt Đế). Chính sự an tĩnh mới thắng được sự ái ngă và sự tham sống, mới nhổ hết được tận gốc rễ thâm sâu của dục t́nh và b́nh định được sự chiến đấu của nội tâm.

Phải có t́nh thương để củng cố vẻ đẹp vĩnh cửu; phải tự chủ để hưởng thụ vinh quang và phải hoan hỷ để sống cao hơn các Chư Thiên; và người ta giàu sang vô cùng.

Sở dĩ giàu có như thế; v́ đương sự đă giúp đời, đă hoàn thành bổn phận từ thiện, đă thốt ra những lời nhân hậu và sống một cuộc đời thanh khiết: Sự giàu sang đó sẽ không bị hư hoại giữa ḷng đời và không có sự chết chóc nào làm suy giảm giá trị của nó.

Chừng đó sự đau khổ sẽ biến mất, v́ ṿng Sinh Tử đă chấm dứt; dầu đă cạn hết làm sao đèn có thể cháy? Món nợ xưa đă được thanh toán, Nghiệp Quả mới đă sạch; nên con người mới đạt được sự chí phúc.

*

Chân Lư thứ tư là con đường diệt khổ (Đạo Đế). Con đường nầy được mở rộng cho tất cả mọi người, không hề phân biệt. Đó là Bát Chánh Đạo, đưa chúng ta đi thẳng đến chốn an lạc là nơi ẩn náo cuối cùng của chúng ta. Chư Thiện Hữu hăy lắng nghe.

Có nhiều nẻo dẫn đến đỉnh núi phủ đầy tuyết, chung quanh quấn quít những đám mây vàng; dù leo lên những con đường êm ái hay hiểm trở, người ta cũng sẽ đến đỉnh núi, ở đó sẽ không thấy một thế giới mới lạ hiện ra.

Những người có đôi chân khỏe mạnh có thể đương đầu với con đường dốc đứng và nguy hiểm vượt thẳng lên sườn núi, những người yếu đuối bắt buộc phải đi ṿng quanh bằng con đường dài hơn, có nhiều trạm nghỉ.

Đó là con đường Bát Chánh dẫn đến sự an lạc; nó có nhiều dốc: Khi th́ lơi, khi th́ thẳng đứng. Linh Hồn can đảm sẽ đến sớm, Linh Hồn yếu đuối sẽ đến trễ, nhưng tất cả đều sẽ đến vùng tuyết phủ sáng tươi rực rỡ. Năm chướng ngại ngăn trở bước tiến của thí sinh muốn đạt quả vị La Hán có thể giải thích theo nhiều cách. Đó là năm chướng ngại mà Bà Blavatsky trưng dẫn trong chú thích chúng ta vừa kể, hay là năm chướng ngại đầu tiên, hoặc cũng là năm Kleshas được đề cập trong Yoga Sutras mà chúng ta vừa bàn đến.

98. Và bấy giờ con hăy an nghỉ dưới cội Bồ Đề, đó là sự toàn tri, v́ con nên biết, con là bậc thầy về Samadhi - trạng thái thị kiến không thể lầm lạc.

99. Con hăy nh́n xem! Con đă trở nên ánh sáng, trở nên âm thanh, con là Sư Phụ, là Thượng Đế của con. Chính con là đối tượng t́m kiếm của con: Tiếng nói bất diệt vang rền trong vĩnh cửu, ngoài ṿng biến đổi, bảy âm thanh nhập làm một, đó là Tiếng Nói Vô Thinh.

100. Aum Tat Sat.

Câu cuối cùng Aum Tat Sat là thành phần của Kinh Mahavakyams hay “Đại ngôn” của người Ấn Độ. Chúng ta đă t́m hiểu ư nghĩa của chữ Aum, chữ Tat có liên quan đến Đấng Tối Cao. Theo Triết Học, các đại danh từ “nó,” “y” không thể sử dụng để chỉ Ngài, do đó người ta mới dùng chữ Tat nghĩa là “Cái Đó,” nghĩa là “Chơn Ngă.” Tiếng nầy có nghĩa là Thực Tại chính là Cái Đó. Những công nghiệp tốt đẹp đều bắt đầu và chấm dứt bằng tư tưởng ấy.

tuần sau chúng ta sẽ học bài nàyhttp://www.katinkahesselink.net/blavatsky/articles/v12/y1890_053.htm