Họp Thông Thiên Học ngày 25  tháng 5 năm 2019

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

 Trong mấy thế kỷ rồi, Bộ ”Giáo Lư Bí Truyền” đối với người Thông Thiên Học vẫn c̣n là một Kho Tàng thật sự; chúng ta hăy đề pḥng việc tác phẩm nầy trở thành Giáo Điều độc đoán. Không ai có thể nói tiếng nói tối hậu trong Huyền Bí Học. Những kiến thức mà chúng ta thu thập được cho đến nay chỉ biểu lộ một góc nhỏ của một tấm màn vĩ đại. Chúng ta không thể biết trước cái ǵ sẽ được tiết lộ, khi một phần khác sẽ được vén lên.

Đức Aryasanga nói trước khi hy vọng được bước qua cửa thứ tư, chúng ta phải chế ngự mọi sự biến đổi của Cái Trí nơi chúng ta. Khí chất thay đổi và nhuộm đầy màu sắc thế giới bên ngoài trước mắt chúng ta. Con người khó hiểu được rằng khi sự chán nản bao trùm như một đám mây, th́ thế giới bên ngoài không phải không đen tối hơn trước. Nếu Y cảm thấy một sự buồn phiền nặng trĩu chăng, Y sẽ ngạc nhiên khi thấy Mặt Trời vẫn chiếu sáng, mọi người vẫn tươi cười hay cười to khi Y ra khỏi nhà.

Một người chỉ thấy riêng phần ḿnh rất khổ sở đôi khi nổi giận khi thấy những kẻ khác vẫn sung sướng như thường; theo Y th́ người đời rất tàn nhẫn và ít chịu quan tâm đến Y. Y quên rằng mới hôm qua đây trong khi chính Y sung sướng, kẻ khác cũng lâm cảnh khốn khổ và thay v́ chú ư đến sự đau khổ ấy, Y không hề bận tâm đến họ. Tôi vẫn biết sự chán nản có thật, nhưng cũng do con người tạo ra nó hay để cho nó xâm chiếm ḿnh. Đôi khi sự chán nản cũng bắt nguồn từ một t́nh trạng sức khoẻ suy yếu, một sự mệt nhọc quá độ hay thần kinh bị căng thẳng. Đối với những kẻ khác, sự chán nản phát sinh từ Cơi Trung Giới, Cơi của những người chết đang bị xâu xé bởi sự thất vọng, nản ḷng. Vậy không phải chúng ta luôn luôn đều chịu trách nhiệm khi bị sự chán nản xâm chiếm, nhưng nếu chúng ta không xua đuổi nó, th́ đó chính là lỗi của chúng ta vậy.

Dường như nhiều người tin rằng thái độ của họ đối với thực tại có thể thay đổi được nó. Họ nói: “Ồ, không, không bao giờ bạn có thể làm cho tôi tin điều đó!” Họ làm như thể việc không tin của họ tạo ra Định Luật. Nhưng một sự thật vẫn là sự thật, dù người ta có tin nó hay không. Đây cũng là một lối biểu lộ tính tự phụ một cách kỳ lạ của con người.

Chúng ta cũng phải đề pḥng những tư tưởng phát sinh một cách th́nh ĺnh đă ngăn cản không cho chúng ta sẵn sàng làm việc thiện, hoặc mất cơ hội tốt để giúp đỡ một người nào chỉ v́ chúng ta không bằng ḷng Y - chẳng hạn lối để tóc của Y. Đây chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nó biểu lộ hiện trạng của Cái Trí và tính t́nh của chúng ta. Thường chướng ngại là một tư tưởng liên quan đến chủng tộc hay giai cấp; ở Ấn Độ người Bà La Môn hay chểnh mảng bổn phận của họ đối với người thuộc giai cấp Paria cũng v́ lư do đó. Không ai nghĩ đến việc chối bỏ sự khác biệt lớn lao về giai cấp, nhưng mỗi người cần phải có cơ hội tốt để vươn lên về mặt xă hội cũng như đạo đức, tuỳ theo khả năng ḿnh. Dĩ nhiên, trong một thời gian ngắn người ta không thể thay đổi địa vị của hàng triệu người. Người ta không thể nâng hạng người Panchama lên địa vị người Bà La Môn, nhưng luôn luôn vẫn có thể chứng tỏ ḷng ưu ái và sự quan tâm đặc biệt đối với những người nầy, và giúp đỡ tất cả những người mà chúng ta có thể giúp đỡ.

243. Nếu con không muốn bị chúng hại con, th́ những ǵ do con tạo ra, con cũng phải làm cho chúng trở nên vô hại, những đứa con của tư tưởng con, tuy vô h́nh, không sờ mó được, nhưng chúng vẫn quây quần cả bầy chung quanh Nhân Loại, chúng là con cháu và là những kẻ kế thừa của con người và là di hài của họ để lại dưới Thế Gian. Con phải nghiên cứu sự trống rỗng của cái dường như đầy đủ, và sự đầy đủ của cái dường như trống rỗng.

Sự đầy đủ của cái dường như trống rỗng là một lối diễn tả đầy ư nghĩa. Trước hết người ta nghĩ đến chất Koilon, chất Dĩ Thái trong Không Gian. Quan niệm chung cho rằng Không Gian trống rỗng, nhưng sự thật nó chứa đầy Chất Khí mà tỷ trọng hầu như không thể tưởng tượng nỗi. Đó là Chất, bề ngoài tuy đặc, nhưng “trống rỗng,” Chất có thể thấy được, trong thực tế gồm những lỗ trong Chất Khí thật, được thổi phồng thành bọt trong Koilon. Như một Nhà Bác Học Pháp mới đây đă nói: “Không phải vật chất nữa, mà chỉ là những lỗ trong Chất Dĩ Thái.” Tiếng nói tối hậu của Khoa Học liên hệ đến Chất Dĩ Thái trong Không Gian cho rằng tỷ trọng của nó lớn bằng 10.000 lần tỷ trọng của nước và khoảng 500 lần lớn hơn kim loại nặng nhất; thật không thể tưởng tượng được Chất ǵ nặng hơn nữa.

Người Ấn Độ nói về nguồn gốc của vật chất hay Mulaprakriti, mà tôi tưởng chất Koilon là một h́nh thức đông đặc lại. Họ nói rằng khi Đức Thượng Đế thị hiện chính Ngài cũng khác Đấng Tuyệt Đối, và khi nh́n lại sau về phía Đấng Tuyệt Đối, th́ không thấy Ngài nữa, v́ có một tấm màn bao phủ Ngài và tấm màn đó là Mulaprakriti. Trong “Bộ Giáo Lư Bí Truyền” Bà Blavatsky trưng dẫn lời của Đức T. Subba Row về vấn đề nầy như sau:

“Vừa khi Ngài [nghĩa là Đức Thượng Đế < . . . sự biểu hiện đầu tiên hay trạng thái của Đấng Tối Đại Phạn Vương (Parabraman)>] bắt đầu sống có ư thức, … theo quan điểm khách quan của Ngài, th́ Đấng Parabraman hiện ra cho Ngài thấy như là Mulaprakriti. Tôi xin bạn hăy nhớ kỹ điều nầy . . . v́ nguyên nhân của tất cả những sự khó khăn về vấn đề Purusha và Prakriti mà nhiều Tác Giả khi luận giải về Triết Lư Phệ Đà đă gặp phải . . . Mulaprakriti đó là vật chất đối với Ngài (the Logos), cũng như một vật bằng vật chất đối với chúng ta. Mulaprakriti đó cũng chưa phải là Parabraman, mà sự kết hợp của những đặc tính tượng trưng cho một cây trụ lại không phải chính là cây trụ đó. Parabraman là một thực tại vô điều kiện và tuyệt đối, c̣n Mulaprakriti là một thứ màn phủ lên đó. Chính Parabraman không thể thấy được như Ngài đang hiện hữu. Đức Thượng Đế đă thấy được Ngài qua một tấm màn bao phủ lên Ngài, và tấm màn đó như đại dương mênh mông của vật chất trong Vũ Trụ ...”

7:24 PMĐức Thượng Đế được đề cập ở đây là Đức Thượng Đế của Vũ Trụ chúng ta gồm hàng triệu Thái Dương Hệ - chứ không phải Đức Thượng Đế của một Thái Dương Hệ duy nhất. Chính hơi thở của Ngài đă thấm vào vật chất nguyên thuỷ tạo thành những cái lỗ trong không gian để sinh ra Vũ Trụ. Mười bốn ngàn triệu bọt đó tạo thành một hạt nguyên tử Hồng Trần, và 18 hạt nguyên tử đó tạo thành một nguyên tử Khinh Khí, là nguyên tố nhẹ nhất trong các nguyên tố Hoá Học.

Vậy đây là một sự thật mà tất cả những ǵ chúng ta cho là vật chất, tựu trung chỉ là những lỗ trong vật chất thật sự. Áp lực của vật chất nguyên thuỷ đó mỗi Pouce nặng đến cả mấy triệu tấn. Nếu chúng ta phá huỷ được áp lực đó, chúng ta có thể sử dụng năng lực kỳ diệu ấy làm sức phát động; chúng ta có thể dùng năng lực của Đức Thượng Đế sẵn có ở hạt nguyên tử chống lại áp lực vĩ đại đó. Nhưng năng lực đầu tiên có thể dùng được là năng lực do sự phân tán hạt nguyên tử Hồng Trần cung cấp.

Sự đầy đủ của cái trống rỗng bề ngoài và sự trống rỗng của cái đầy đủ bên ngoài có thể nghiên cứu được nhờ những kinh nghiệm khác biệt thông thường. Tư tưởng của những người khác và những sinh linh khác đều tràn đầy trong không gian. Như trong Bộ “Thế Giới Huyền Bí’ đă nói:

“Mỗi tư tưởng do con người phát ra đều đi vào thế giới bên trong và trở thành một thực thể linh động bằng cách kết hợp, bám chặt - nếu chúng ta có thể nói như thế - vào Tinh Linh, nghĩa là một trong những mănh lực bán tiến hoá (semi-intelligent) của thế giới vô h́nh. Nó tồn tại như một trí khôn linh hoạt - tạo vật do Cái Trí sinh ra – trong một thời gian lâu hay mau tuỳ theo cường độ tác động đầu tiên của bộ óc sản xuất ra nó.”

Người ta có thể tham thiền trong một gian pḥng trống không, hoặc trong một gian pḥng có nhiều người khác. Trong trường hợp thứ hai, gian pḥng có thể trống rỗng đối với chúng ta, v́ những người đó không làm rộn chúng ta nhiều. Tuy nhiên trong trường hợp thứ nhứt, gian pḥng có thể chứa đầy sự hiện diện và ảnh hưởng của những sức mạnh vô h́nh bị lôi cuốn đến đó do sự tham thiền và bề ngoài chúng ta chỉ có một ḿnh nên họ cố gắng trút đổ thần lực của họ xuống cho chúng ta.

Trong nhiều trường hợp khác của cuộc sống, cũng có nhiều sự việc tương tự như thế. Nhiều biến cố bề ngoài xem ra rất quan trọng, đă xảy ra, nhưng lại không đụng chạm đến chúng ta, trái lại, một sự kiện nhỏ nhặt lại có thể phương hại đến toàn thể cuộc sống của chúng ta. Một người thân của chúng ta qua đời hay sản nghiệp của chúng ta bị tiêu tan, chúng ta cho là quan trọng cho đến nỗi khi mới xảy ra chúng ta nghĩ là nó sẽ luôn luôn ảnh hưởng đến suốt đời ḿnh, nhưng sau cùng sự việc lại khác hẳn. Tôi đă gặp kinh nghiệm đó. Khi c̣n là thanh niên, năm 1866 tôi bị mất một số tiền khá to trong cuộc thất bại lớn về tài chánh. Trong thời kỳ đó, biến cố xảy ra có vẻ trầm trọng đối với tôi; tuy nhiên sự kiện đó không làm tôi đau khổ. Nhưng sự gặp gỡ bất ngờ với một người đă nói cho tôi biết về Bà Blavatsky lại gieo một ảnh hưởng quan trọng trong cuộc đời tôi. Sự gặp gỡ nầy dường như t́nh cờ, nhưng nó được tính toán và sắp đặt trước, trong cái trống không bề ngoài thật sự là đầy đủ tất cả.

Một thí dụ khác: Một buổi sáng Chúa Nhật, trong khi tôi đang đàm thoại cùng vài Huynh Đệ Thông Thiên Học tại Adyar, một vị Thiên Thần đi ngang qua đă ghé lại tôi. Ngài chỉ cho tôi biết vài cách thức trong buổi đầu của Giống Dân Chánh Thứ Sáu các vị Thiên Thần sẽ dùng Tôn Giáo ảnh hưởng đến con người như thế nào. Trong lúc đó tôi chỉ thấy đây là một hành động tốt của một người bạn qua đường, ngày nay tôi tin chắc rằng đó chính là sự lợi lạc lớn lao hơn những hậu quả của sự hiểu biết. Như thế việc ấy đă tiết lộ nhiều chi tiết về bước đầu của Giống Dân mới. Những sự sưu tầm về vấn đề nầy đă được dùng làm nền tảng cho Phần thứ Hai của quyển sách “Con Người: Từ đâu đến và đi về đâu.” Sau đó ít lâu, những sự sưu tầm của Bà Annie Besant và tôi được thu thập lại để làm thành Phần thứ Nhứt của tác phẩm đó. Sự quan sát cộng đồng trong tương lai cho thấy rằng kỷ niệm Bà Bác Sĩ Besant sẽ sống măi nhờ quyển sách nầy. Khi tất cả những tác phẩm trước của Bà đều bị lảng quên, nhưng tác phẩm căn bản mà lịch sử sẽ giữ ǵn như kư ức vẫn c̣n phải viết thêm.

Hỡi thí sinh dũng cảm, hăy xem kỹ tận đáy ḷng sâu thẳm của con và hăy trả lời. Con có biết những quyền năng của Chơn Ngă chăng, hỡi kẻ đă nhận thấy bóng tối của bên ngoài?

Sự tinh khiết có một giá trị rất lớn lao, nhưng vẫn chưa đầy đủ. Trẻ con rất tinh khiết v́ nó chưa biết điều lành và điều ác. Kiến thức cũng cần thiết để giúp chúng ta hành động, và ư chí cũng thế, nó biến đổi kiến thức ấy thành ra hành động. Thú vật tinh khiết hơn con người; nhưng thảo mộc c̣n tinh khiết hơn nữa. Chúng không có tưởng tượng đă đẩy con người đi t́m thú vui vật chất và bất chấp hay không chịu nh́n nhận những Định Luật Thiên Nhiên. Tuy nhiên, con người phải trải qua kinh nghiệm vật chất để thu hoạch kiến thức và sau đó lại trở về với Nguồn Cội Thiêng Liêng mà Y đă đi xuống từ đó hầu t́m lại sự khiết bạch đầu tiên của ḿnh. Con người phát sinh từ Đức Thượng Đế như một Đám Mây Thiêng Liêng, nhưng khi trở về với Ngài Y đă trở thành một Nhân Vật Thiêng Liêng có những quyền năng nhất định.

Con người khi dấn thân trên Đường Đạo đều nhận biết ḿnh là một Nhân Vật Thiêng Liêng; Y thoát khỏi ảnh hưởng của Cơi tối tăm. Thực tại tối tăm ấy chỉ tương đối và có lúc phải biến mất so với thực thể của đời sống nội tại là sân trường của kinh nghiệm có ư thức, vô cùng rộng lớn hơn sự kích thích do sự đụng chạm của những sự vật bên ngoài gây ra. Con người cứ cho rằng những bóng tối có thật, tuyệt đối thật, c̣n thật hơn tất cả những thứ khác và cứ tưởng như thế trong không biết bao nhiêu kiếp Luân Hồi dài đăng đẳng. Nhưng mọi điều nầy đều cần thiết, v́ không có sức thu hút của chúng, không bao giờ con người tỉnh ngộ, không bao giờ Y chịu chú ư, không bao giờ Y học hỏi được cái ǵ.



 Đại cương Tiếng Nói Vô Thinh  

http://thongthienhoc.net/truongbigiao/DaiCuongTiengVoThinh4.htm