Họp Thông Thiên Học qua Skype ngày 25 tháng 4 năm 2015

Xin bấm vào đây để download âm thanh

[6:11:15 PM] *** Group call ***
[6:44:55 PM] Thuan Thi Do: Sáu Qui luật của Đường Đạo
(Qui luật của Đường Đạo)
 

I.− Đường Đạo được bước lên trong ánh sáng tràn ngập của ngày, do các Đấng hiểu biết và hướng dẫn phóng ra. Lúc ấy, không có ǵ có thể bị che giấu, và ở mỗi chỗ rẽ, con người phải đối mặt với chính ḿnh.

II.− Trên Đường Đạo, những ǵ ẩn giấu sẽ lộ ra. Mỗi người đều thấy và biết cái xấu xa của nhau. (Hỡi huynh đệ, tôi không t́m được lời nào khác để dịch chữ cổ chỉ sự khờ khạo ẩn giấu, sự xấu xa và dốt nát tột cùng và sự ích kỷ vốn là các đặc điểm lộ rơ của người t́m đạo bậc trung). Và tuy thế, với sự khai mở lớn lao đó, không có việc quay trở lại, không có sự khích bác lẫn nhau và không có sự run sợ trên Đường Đạo. Đường Đạo dẫn đến ngày tươi sáng.

III.− Trên Đường Đạo đó người ta không đi một ḿnh. Không có sự hấp tấp, vội vàng. Tuy thế không để phí th́ giờ. Nhờ biết được điều này, Người Hành Hương mới mau tiến bước và thấy ḿnh ở giữa các huynh đệ. Một số người đi trước; kẻ hành hương đi sau. Một số người đi sau; kẻ hành hương đi trước. Y không bước đi một ḿnh.

IV.− Có ba điều mà Kẻ Hành Hương phải tránh. Mang mũ trùm đầu, khoác mạng che mặt trước kẻ khác; mang theo b́nh nước chỉ đủ cho ḿnh xài; gánh lên vai cây gậy không có móc để giữ.

  V.− Mỗi Kẻ Hành Hương trên Đường Đạo phải mang theo ḿnh những ǵ cần: một bầu lửa để sưởi ấm huynh đệ ḿnh; một ngọn đèn để chiếu sáng tâm ḿnh và chỉ cho các huynh đệ ḿnh thấy bản chất của sự sống ẩn tàng của y; một túi vàng không phải để rải trên Đường Đạo mà là để chia sớt cho những kẻ khác; một cái lọ phong kín, trong đó y chứa toàn bộ đạo tâm của ḿnh để đặt dưới chân Đấng đang chờ đón y ở cổng – một lọ niêm kín (a sealed vase).

VI.− Khi bước trên Đường Đạo, Kẻ Hành Hương phải mở rộng tai nghe, ch́a ra bàn tay, lưỡi không nói, quả tim trong sạch, thận trọng lời nói, nhanh chân, mắt mở to để thấy được ánh sáng. Y biết y không đi một ḿnh.

Ảo tưởng về quyền lực có lẽ là một trong các thử thách đầu tiên và nghiêm trọng nhất xảy đến cho người t́m đạo. Đó cũng là một trong các tấm gương rơ rệt nhất của “lầm lỗi nghiêm trọng” này, và do đó tôi muốn bạn chú ư đến nó; đó như là một điều cần chống lại mà tôi xin bạn phải hết sức cẩn thận đề pḥng. Thực ra, ít có đệ tử nào thoát khỏi các hậu quả của lầm lẫn do ảo tưởng này, v́ thật kỳ lạ điều đó lại dựa trên sự thành công đúng lúc và động cơ chính đáng. Đó là bản chất có vẻ là đúng của vấn đề. Có thể diễn đạt như sau:

Người t́m đạo, thành công trong việc giao tiếp với linh hồn hay Chân Ngă của ḿnh qua nỗ lực thích hợp. Qua việc thiền định, có chủ tâm tốt đẹp và theo phương pháp chính xác, cộng với ước muốn phụng sự và yêu thương, người t́m đạo đạt được sự chỉnh hợp. Bấy giờ y mới biết được các kết quả của việc thành công của ḿnh. Thể trí của y trở nên giác ngộ. Y cảm nhận được quyền năng đang tuôn đổ qua các hiện thể của y. Ít nhất là tạm thời y biết được Thiên Cơ. Nhu cầu của thế giới và năng lực của linh hồn để đáp ứng với nhu cầu đó đang tràn ngập tâm thức y. Sự hiến dâng, sự thánh hóa và mục tiêu chính đáng làm tăng ḍng chảy vào có định hướng của năng lượng thiêng liêng. Y hiểu biết. Y yêu thương. Y t́m cách để phụng sự và làm ba việc này đều thành công hoặc nhiều hoặc ít. Kết quả của tất cả các việc này là y trở nên ngày càng bị thu hút vào ư thức về quyền lực và vào phần mà y phải đóng góp trong việc giúp đỡ nhân loại, hơn là bị thu hút với nhận thức về sự cảm nhận thích hợp và đúng đắn đối với sự cân xứng và đối với các giá trị tâm linh. Y đánh giá quá cao kinh nghiệm của ḿnh và chính ḿnh. Thay v́ tăng gấp đôi các cố gắng của ḿnh và như vậy thiết lập sự tiếp xúc chặt chẽ hơn với giới linh hồn (1) và yêu thương mọi sinh linh một cách sâu xa hơn, y bắt đầu kêu gọi người khác chú ư vào chính ḿnh, vào nhiệm vụ mà y phải đảm trách, và vào sự tin tưởng rằng Chân Sư, và ngay cả Hành Tinh Thượng Đế đều hiện hữu nơi y. Y nói về chính ḿnh; y diễn tả bằng điệu bộ và thu hút sự chú tâm, mong muốn ḿnh được mọi người nhận biết. Khi y làm như thế sự chỉnh hợp của y từ từ bị suy yếu / hư hại; sự tiếp xúc của y bị giảm sút (2), y nhập vào hàng ngũ của những kẻ không chống được ảo tưởng về quyền lực.

H́nh thức ảo tưởng này trở nên ngày càng thường thấy trong số các đệ tử và những ai đă đạt được hai lần điểm đạo. Ngày nay trên thế giới có nhiều người đă được điểm đạo lần thứ nhất trong một kiếp trước. Ở giai đoạn nào đó trong chu kỳ

1 Giới linh hồn (Kingdom of souls) tức là Thiên giới (Kingdom of God) tức là giới thứ năm. (Trích Tâm Lư Học Huyền Bí, q. II, tr. 223 và 351. ND)

2 “Sự tiếp xúc”được Chân Sư nói đến trong đoạn này chính là tiếp xúc với giới linh hồn, xin xem lại đoạn trên (ND). của kiếp sống hiện tại, có sự tái diễn và tóm tắt lại các biến cố của lần phát triển trước, họ lại đạt đến một mức nhận thức mà trước kia họ đă đạt đến. Ấn tượng về sự thành đạt của họ đang tuôn đổ lên họ, cùng với ư thức trách nhiệm và sự hiểu biết của họ. Lại nữa họ đánh giá chính họ quá cao, xem các sứ mệnh của họ và chính họ như là độc nhất trong số các con của nhân loại, kế đó sự đ̣i hỏi huyền bí và bên trong của họ về sự nhận thức, đang đi vào và làm hư hỏng những ǵ mà trong t́nh trạng khác, có thể là việc phụng sự có kết quả. Bất cứ việc quá chú trọng nào vào phàm ngă đều có thể làm lệch lạc một cách dễ dàng ánh sáng tinh anh của linh hồn khi ánh sáng đó t́m cách tuôn đổ qua phàm ngă. Bất cứ nỗ lực nào kêu gọi việc chú tâm vào sứ mệnh hoặc bổn phận mà phàm ngă đă đảm trách đều làm giảm giá trị của sứ mệnh đó và cản trở con người trong nhiệm vụ của ḿnh; nó đưa đến việc làm tŕ hoăn thành quả của nó cho đến lúc mà vị đệ tử không c̣n ǵ khác hơn là một vận hà mà ḷng bác có thể tuôn đổ qua đó và ánh sáng có thể tỏa chiếu. Việc tuôn đổ và tỏa chiếu này phải là một biến cố..

  Việc tuôn đổ và tỏa chiếu này phải là một biến cố tự phát và không cần tự nhắc nhở. Hai minh họa này về ảo cảm và ảo tưởng sẽ chỉ cho bạn thấy không những sự tế nhị của vấn đề, mà c̣n là nhu cầu khẩn cấp để nhận ra nó. Ngày nay, có rất nhiều điều đang biểu hiện hai tính chất của phàm ngă này.

  1.− Ảo cảm trên Cơi Trí ………Ảo Tưởng. Trong đoạn bàn thảo này chúng ta sẽ dành ít th́ giờ để xem xét về ảo tưởng hơn là ảo cảm hoặc ảo lực. Ảo tưởng chỉ có thể được trực diện và vượt qua khi con người đă:

a.− Chuyển sự tập trung ư thức ḿnh lên cơi trí. Bản Chất Của Ảo Cảm

b.− Hoạt động một cách rơ rệt với nhiệm vụ phụng sự một cách sáng suốt.

c.− Tạo sự chỉnh hợp một cách hữu thức và dễ dàng cho linh hồn ḿnh và thiết lập kỹ thuật giao tiếp một cách vững vàng.

d.− Được điểm đạo lần thứ nhất.

Từ ngữ ảo tưởng (iflusion) thường được dùng một cách hời hợt để chỉ sự thiếu hiểu biết, chỉ các ư kiến gây bối rối, ảo cảm, các hiểu biết sai lầm, hoặc sự hoang mang về tinh thần, việc chế ngự các tâm thông thấp kém và nhiều h́nh thức khác của ảo tưởng thế gian. Nhưng đă đến lúc từ ngữ đó phải được dùng với ư thức phân biện đă phát triển, và khi vị đệ tử phải biết và hiểu một cách rơ ràng bản chất của khí độc trong cơi hiện tượng mà nhân loại đang hoạt động trong đó. Với mục đích làm sáng tỏ và để phân biệt một cách rơ rệt hơn và hiệu quả hơn giữa các h́nh thức ảo tưởng mà linh hồn đang hoạt động trong đó và linh hồn phải tự thoát ra, chúng ta cần phải tách Đại Ảo Tưởng (dưới các khía cạnh khác nhau của nó) thành các thành phần cấu tạo của nó trong thời gian và không gian và tôi đă cố gắng làm việc này một phần nào khi tôi định nghĩa cho bạn các từ ngữ: Ảo Lực, Ảo Cảm, Ảo Tưởng và Tổng Quả báo. Tôi muốn bạn ghi nhớ rơ ràng các phân biệt này và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng bảng liệt kê đă được đưa ra ở trước cho bạn.

Với mục tiêu của chúng ta, ảo tưởng có thể được hiểu là để chỉ phản ứng của thể trí khó dạy bảo (undisciplined) đối với thế giới ư tưởng mới được tiếp xúc. Sự giao tiếp này mở ra từ lúc con người đă tự chỉnh hợp và đưa bản chất thấp đến tiếp xúc với bản chất cao. Các ư tưởng đến với chúng ta từ cơi trực giác (1). Linh hồn soi sáng cơi trí và cơi trực giác để cho các cơi này lộ ra với nhau và mối liên hệ hỗ tương của chúng mới trở nên rơ rệt. Thể trí con người (đang từ từ trở nên trung tâm của ư thức y và là thực tại chủ yếu trong cuộc sống người ấy) mới biết được thế giới ư tưởng mới mẻ chưa được khám phá này và y hiểu rơ một ư tưởng nào đó hoặc nhóm các ư tưởng và các nỗ lực để biến chúng thành của riêng y. Trước tiên với đa số con người và nhất là với mẫu người thần bí bậc trung, việc đánh giá các ư tưởng vốn mơ hồ, mù mờ và thường được đạt đến theo khía cạnh gián tiếp. Sự giác ngộ, có được qua trung gian của sự giao tiếp với linh hồn được thiết lập một cách yếu ớt, đối với vị tân đệ tử chưa kinh nghiệm, có vẻ là điều huyền diệu cao siêu và tối quan trọng. Các ư tưởng được tiếp xúc, hiện đến với y với một kỳ diệu vô song, rất khác thường và vô cùng thiết yếu cho nhân loại.

  Nhưng thể trí vẫn c̣n trụ vào phàm ngă, sự tiếp xúc vẫn c̣n yếu ớt và sự chỉnh hợp c̣n chưa vững chắc. Do đó, ư tưởng chỉ được cảm nhận một cách lờ mờ. Nhưng tính chất độc nhất vô nhị (uniqueness) của kinh nghiệm trong vốn liếng thu lượm được bằng thể trí vị đệ tử đưa y đi sâu vào lănh vực ảo tưởng. Một hay nhiều ư tưởng mà y đă giao tiếp được, nếu y có thể hiểu rơ, chỉ là một mảnh nhỏ của một Tổng Thể lớn hơn nhiều. Những ǵ mà y đưa ra để giải thích chúng đều là không c̣n thích hợp. Ư tưởng vốn đă hiện ra trong tấm thức của y, qua sự khơi hoạt một phần trực giác của y, sẽ bị lệch lạc khi đi xuống ư thức năo bộ của y theo một vài cách. Những ǵ mà y mang lại để thể hiện thành ư tưởng

1 Cơi trực giác tức là cơi Bồ Đề (đối với Thái Dương hệ chúng ta). Cơi trực giác là cơi phụ thứ tư của cơi hồng trần vũ trụ (Trích “Cung và Điểm Đạo, tr.700, A.A.Bailey) và để biến đổi ư tưởng đó thành một kế hoạch làm việc thực tiễn, cho đến nay hoàn toàn không thích hợp. Thiết bị không đủ để mang lại độ chính xác. Những cách thức mà trong đó sự lệch lạc này và sự giáng xuống của ư tưởng xảy ra, có thể được phác họa cho bạn như sau: − Con đường của một ư tưởng từ cơi trực giác đến bộ óc.

I.− Ư tưởng được thể trí nh́n thấy, “được giữ ổn định trong ánh sáng của linh hồn”.

II.− Từ các cơi phụ cao của cơi trí, ư tưởng đi xuống và ở nơi đó, nó tự khoác lấy chất liệu của các cơi phụ này. Nó vẫn là một ư niệm trừu tượng theo quan điểm của hạ trí. Kẻ muốn có trực giác nên ghi nhớ kỹ càng điều này.

III.− Linh hồn phóng chiếu ánh sáng lên trên và ra ngoài, c̣n ư niệm, vốn mù mờ và yếu ớt, nhập vào ư thức con người. Tư tưởng lộ ra rất giống như là một mục tiêu bị phát hiện khi tia sáng chói lọi của ngọn đèn pha mạnh chiếu lên nó. Nhờ nỗ lực để giữ cho sự tiếp xúc hữu thức được ổn định thường xuyên với linh hồn, thể trí thấy được cơi giới cao siêu qua trung gian của “con mắt rộng mở của linh hồn”, ghi nhận ư tưởng ngày càng rơ ràng.

IV.− Bấy giờ ư tưởng, đă được phát hiện, trở thành lư tưởng cho thể trí biết chú tâm và sau rốt trở thành những ǵ được ưa thích và được thể hiện. Bấy giờ khả năng tạo ra h́nh tư tưởng của thể trí bắt đầu hoạt động; “chất trí” được kích hoạt bằng năng lực của ư niệm, được mang lại sinh lực, bằng sự hiểu biết của linh hồn và ư nghĩ lúc bấy giờ đạt được bước tiến đầu tiên thực sự hướng về sự thể hiện.Một lư tưởng (ideal) chỉ là một ư nghĩ (idea) được thể hiện.

Đây là các bước đầu tiên hướng về việc hiện thực hóa. Biểu hiện trở nên có thể xảy ra. Ảo tưởng được tạo ra như thế.

V.− Bấy giờ sự lệch lạc bắt đầu. Điều này xảy đến do các nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân này có thể được liệt kê như sau:

1.− Loại cung của chân ngă làm nhuốm màu việc giải thích ư tưởng của con người. Nó nhuộm màu h́nh tư tưởng đang xuất hiện. Nói một cách tượng trưng, ánh sáng thuần khiết bị đổi thành ánh sáng màu. Bấy giờ ư nghĩ “bị nhuốm màu sắc và bởi đó, bức màn đầu tiên buông xuống”.

2.− Mức độ tiến hóa mà con người đă đạt đến cũng có hiệu quả của nó, cộng với tính chất của sự toàn hợp đang có giữa ba trạng thái của phàm ngă và sự chỉnh hợp được thiết lập giữa linh hồn−trí tuệ−bộ óc. Tất nhiên điều này chưa hoàn hảo, sẽ tạo ra sự mập mờ của nét bên ngoài và tất nhiên của h́nh thể sau cùng. Do đó, chúng ta có:

a.− Sự hợp nhất không hoàn toàn của phàm ngă.

b.− Sự mập mờ của h́nh tư tưởng được tạo ra.

c.− Tiếp theo là việc thu hút chất lượng xấu xa để tạo nên h́nh tư tưởng.

d.− Điểm tập trung sự chú tâm thay đổi, do sự mơ hồ của lư tưởng được nhận thấy.

e.− Mối quan hệ của thể trí, với ư nghĩ được cảm nhận không bền bĩ.

3.− Tính chất của sự phát triển thể trí của vị đệ tử tạo ra “bức màn che” kế tiếp của ư tưởng như nó được gọi. Ư tưởng trở nên thay đổi do sự nhuốm màu cung của linh hốn và bấy giờ c̣n một thay đổi lệch lạc hơn nhiều xảy ra do loại cung của chính thể trí, vốn có thể và thường là khác với cung linh hồn.

Đây là bước thứ hai hướng về sự hiện thực hóa. H́nh thức biểu hiện được phẩm định. Ảo tưởng được tạo ra như thế.

VI.− Ảo tưởng thường biểu lộ theo bảy cách:

1.− Do nhận thức sai lầm về một ư tưởng. Vị đệ tử không thể phân biệt giữa một ư tưởng với một lư tưởng, giữa một ư tưởng với h́nh tư tưởng, hay giữa một quan niệm từ trực giác với một quan niệm từ trí tuệ. Đây là một trong các cách tạo ra ảo tưởng thường gặp nhất trong những người t́m đạo. Bầu không khí trí tuệ mà tất cả chúng ta đang sống trong đó là bầu khí của ảo tưởng. Đó cũng là bầu khí hay lănh vực tiếp xúc hữu thức, trong đó có đủ loại h́nh tư tưởng. Một số h́nh tư tưởng do Thánh Đoàn đặt ở đó để cho con người khám phá ra; một số là các h́nh tư tưởng của con người được tạo ra chung quanh các ư tưởng; một số là các lư tưởng rất cổ xưa đă bị vứt bỏ nhưng vẫn c̣n tồn tại như là các h́nh tư tưởng; một số th́ hoàn toàn mới mẻ và do đó chưa đủ sức mạnh, nhưng có sức thu hút nhất. Tất cả đều do con người tạo ra ở giai đoạn này hay giai đoạn khác của sự phát triển cá nhân và chủng tộc. Trong số đó có nhiều h́nh tư tưởng chính là lớp vỏ (shell) của các quan niệm bị phá vỡ từ lâu; một số khác c̣n phôi thai; một số th́ tĩnh tại và ổn định; nhiều cái đang trong tiến tŕnh đi xuống từ các phân cảnh trực giác; một số ít đang được chiếu rạng bằng ánh sáng trong suốt của linh hồn và đang sẵn sàng biểu hiện. Một số lớn các h́nh tư tưởng khác đang tan ră. Một số trong các h́nh tư tưởng này hay là các ư tưởng được biểu hiện, có bản chất hủy diệt, do loại chất liệu tạo thành chúng. Những loại khác có tính chất kiến tạo. Tất cả đều được nhuốm màu bởi một loại năng lượng cung nào đó. Tất nhiên một số lớn các h́nh tư tưởng này được kiến tạo nhờ hoạt động của cơi giới phàm ngă; các h́nh tư tưởng khác ở trong tiến tŕnh cấu tạo nhờ sự môi giới của linh hồn, cũng như nhờ hoạt động chung của cả hai biểu hiện này. Do đó, nhận thức đúng là thiết yếu cho mỗi thể trí, tác động một cách chính xác. Người t́m đạo phải học cách phân biệt giữa:

a.− Một ư tưởng với một lư tưởng.

b.− Giữa những ǵ được biểu hiện, những ǵ ở trong tiến tŕnh biểu hiện và những ǵ đang chờ tan ră.

c.− Giữa những ǵ có tính kiến tạo và những ǵ có tính hủy diệt.

d.− Giữa các h́nh thức và các ư tưởng cũ và mới.

e.− Giữa các ư tưởng của cung với các dạng thức khi chúng nhuốm màu các cách tŕnh bày cao siêu.

f.− Giữa các ư tưởng với các h́nh tư tưởng và giữa các ư tưởng do Thánh Đoàn chủ tâm tạo ra với các ư tưởng do nhân loại tạo ra.

g.− Giữa các h́nh tư tưởng của nhân loại với các ư tưởng của nhóm.

Tôi có thể liệt kê nhiều dị biệt hơn nữa, nhưng những cái nêu trên cũng đủ để chứng minh việc cần có các nhận thức đúng và để nêu ra các cội nguồn thường thấy của ảo tưởng thế gian xảy ra do nhận thức sai lầm.

Nguyên nhân là thể trí thiếu luyện tập và thiếu giác ngộ. Cách cứu chữa là luyện tập kỹ thuật Raja Yoga (Yoga về Ư Chí).

[7:12:28 PM] Thuan Thi Do: lần sau đọc trang 81 Ảo Cảm

[7:45:13 PM] Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/English/causal/images/Arthur_E_Powell_-_The_Causal_Body___The_Ego_img_32.jpg

[7:50:55 PM] Thuan Thi Do: Sự phát sinh những thiên thể trong không gian được so sánh với rừng “người hành hương” tại ngày lễ “Lửa”. Bảy vị tu sĩ khổ hạnh xuất hiện nơi cửa đền, tay cầm bảy cây nhang đốt cháy. Với ngọn lửa trên bảy cây nhang này, hàng đầu những người hành hương đốt nhang của họ. Sau đó, mỗi tu sĩ bắt đầu hươi cây nhang quanh đầu của họ và cho những người khác mồi lửa. Những thiên thể cũng làm như thế. Một trung tâm Laya được thắp sáng và khởi động bởi những ngọn lửa của một bầu di động sau đó, trung tâm mới xẹt mau trong không gian và trở nên một sao chổi. Chỉ sau khi đă mất trớn, và bởi đó mất luôn cái đuôi, con “Rồng Lửa” mới trụ lại trong một đời sống định tĩnh và yên lặng như một công dân khả kính và mực thước của gia đ́nh thiên thể. Bởi vậy, mới có nói :

Sinh ra trong những vực thẳm khôn ḍ của Không Gian, từ cái Nguyên lư thuần nhất gọi là Đại Hồn của Vũ Trụ, mỗi hạch tâm vật chất nguyên thuỷ đột nhiên được phóng vào cuộc thể sinh tồn, bắt đầu cuộc sống của nó trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Trải qua một loạt vô lượng thế hệ, nó phải chinh phục lấy cho ḿnh một đơn vị trong cơi vô cùng. Nó luân chuyển theo ṿng tṛn, giữa những thiên thể đông đặc hơn và đă cố định, di động theo cách nhảy vọt và hướng về một điểm hay một trung tâm nhất định có dẫn lực thu hút lấy nó và như một chiếc tàu trôi dạt vào một vùng đầy những thác ghềnh và đá ngầm lởm chởm, nó cố tránh những thiên thể khác lần lượt, khi th́ thu hút, khi th́ xô đẩy nó. Nhiều đơn vị bị loại, tầng khối bị tan ră và do sự va chạm với những khối  khác mạnh hơn khi chúng sinh ra trong tầm mức của một hệ thống tinh tú, th́ chúng bị huỷ diệt mau chóng bởi sức nóng thiêu đốt của các định tinh và Mặt Trời khác nhau. Những đơn vị nào di động chậm hơn và bị đẩy vào một quỹ đạo h́nh bầu dục th́ sớm muộn ǵ cũng bị huỷ diệt. Những Đơn vị khác di chuyển theo h́nh cầu vồng (parabolic curves), thường là khỏi bị huỷ diệt nhờ tốc độ mau lẹ của chúng. (Xem lời b́nh luận 10 ĐOẠN THÁNH KINH 4).

Có lẽ một số độc giả sẽ nghĩ rằng, giáo lư nói về giai đoạn h́nh thành sao chổi, mà tất cả thiên thể đều phải trải qua, là trái ngược với những giáo điều trước đây nói về Mặt Trăng là mẹ Trái Đất. Có lẽ họ sẽ nghĩ rằng cần phải dùng đến trực giác để dung hoà hai giáo lư ấy, nhưng thực ra, điều này không cần đến trực giác. Khoa học biết ǵ về các sao chổi, phương thức cấu tạo, sự trưởng thành và động tác rốt ráo của chúng? Và có ǵ là không thể được đến nỗi một trung tâm Laya (một khối nguyên h́nh chất sơ khởi thuần nhất và tiềm ẩn, đột nhiên bị khích động hay bùng cháy lên) phải phóng xuất ra từ nơi yên nghỉ của nó trong không gian và xoay tít trong những vực sâu thẳm để tăng cường cơ phận thuần nhất của nó bằng cách thu thập và qui tụ thêm những phân hoá? Và tại sao một sao chổi như thế không định tụ lại trong cuộc sinh hoá, sống và trở nên một bầu thế giới có thể ở được?

Giáo lư huyền môn dạy: Fohat có nhiều nơi trú ngụ. Nó đặt Bốn Con Trốt Lửa (Four Fiery Sons) [điện dương] của  nó trong “Bốn Ṿng Tṛn”, những ṿng tṛn này là xích đạo, hoàng đạo (the ecliptic) và hai đường Thiên độ song song (parallels of declination) và hai chí tuyến (tropic). Bốn thực thể thần bí được đặt ra (Four Mystical Entities) để cai quản và chăm nom khí hậu của những vùng đó.

“Bảy Người Con khác được uỷ thác nhiệm vụ cai quản bảy cơi nóng và bảy cơi lạnh ở hai đầu của Quả Trứng Vật Chất (Quả Đất hai cực)”. Bảy Cơi có chỗ cũng gọi là “Ṿng tṛn khoen” (“Ring” and the “Circles”). Người xưa đă tạo ra bảy ṿng cực như người Âu Châu đă làm, v́ người ta nói rằng ngọn núi Meru vốn dĩ là cực Bắc, có bảy bước bằng vàng và bảy bước bằng bạc để dẫn tới nó.

Trong đoạn kinh có câu: “Những Tiếng ca của Fohat và các Con của nó SÁNG RỠ (RADIANT) như Mặt Trời giữa trưa và Mặt Trăng hợp lại”, và Bốn Con trên Ṿng Tṛn Tứ nguyên trung ương “THẤY những Tiếng Ca của Cha họ, và NGHE sự chói rạng như mặt trời của y”. Câu kinh lạ lùng này được Thiên b́nh luận giải thích như sau: “Sự chuyển động của điện lực Fohat ở hai đầu lạnh [Bắc cực và Nam cực] của Trái Đất nên gọi một sự chói rạng muôn màu lúc ban đêm, có hàm súc nhiều đặc tính của Akasha [Ether] màu sắc và âm thanh”.

[7:55:18 PM] Thuan Thi Do: Âm thanh là đặc tính của Akasha, nó tạo nên không khí mà tính chất là Xúc giác, do sự cọ xát, không khí tạo nên Màu Sắc và Ánh Sáng” (1).

Có lẽ câu trên đây sẽ bị xem như một điều cổ lỗ vô lư, nhưng nó sẽ dễ hiểu hơn nếu độc giả nhớ rằng những hiện tượng Bắc cực quang (Aurora Borealis) và Nam cực quang (Aurora Australis) đều xảy ra ở đúng những trung tâm điện lực và từ khí của Địa Cầu. Lưỡng cực của Trái Đất được coi như những kho chứa, chỗ tiếp nhận và giải toả của điện cực địa cầu. Nếu không nhờ hai xú báp (valves) an toàn tự nhiên đó, th́ số thặng dư của điện lực vũ trụ trên có lẽ đă làm cho địa cầu tan vỡ và nổ tung từ lâu, đồng thời một giả thuyết gần đây đă trở nên một định lư rơ rệt và hiện tượng những cực quang thường gây nên và đi kèm với những tiếng động mạnh, như tiếng huưt gió, tiếng hú và tiếng nổ (Xem những tác phẩm của Giáo sư Humboldt, nói về Bắc cực quang và thư tín của ông dành cho vấn đề c̣n đang trong ṿng tranh căi này).

7. HỠI ĐỆ TỬ, HĂY TÍNH TOÁN ĐI NẾU NGƯƠI BIẾT ĐÚNG TUỔI CỦA BÁNH XE NHỎ CỦA NGƯƠI (2). CÁI CĂM THỨ TƯ (FOURTH SPOKE) CỦA BÁNH XE LÀ  MẸ CHÚNG TA (1) (a). HĂY TIẾN TỚI “TRÁI” (“FRUIT”) THỨ TƯ CỦA CON ĐƯỜNG HIỂU BIẾT THỨ TƯ DẪN ĐẾN NIẾT BÀN, VÀ NGƯƠI SẼ HIỂU V̀ NGƯƠI SẼ THẤY (b)…

(a) “Bánh Xe Nhỏ” là Dăy Hành Tinh của chúng ta và “Cái Căm Thứ Tư” là quả Địa Cầu, tức là Bầu thứ tư của dăy. Đó là một trong những bầu “hơi thở nóng (dương) của Mặt Trời” có một ảnh hưởng trực tiếp. Bảy sự biến thể căn bản của những Bầu hành tinh là những bầu thiên thể này, hoặc đúng hơn là của những phần tử vật chất cấu tạo nên chúng được diễn tả như sau: (1) đồng tính (homogeneous); (2) có dạng không khí và phóng xạ (aeriform and radiant) - thuộc về thể hơi (gaseous); (3) có h́nh dáng cục sữa đông đặc (curd-like) - giống như mây (nebulous); (4) thuộc về nguyên tử (atomic), thuộc về dĩ thái (ethereal) - bắt đầu chuyển động, do đó mới có sự phân hoá; (5) có mầm mống (germinal), nóng cháy (fiery) - bị phân hoá, nhưng trong những trạng thái đầu tiên chúng chỉ gồm những mầm của các Nguyên Tố, khi chúng phát triển một cách đầy đủ ở trên địa cầu chúng ta, th́ chúng sẽ có bảy trạng thái; (6) có bốn phần (four-fold); giống như hơi (vapoury) – Trái Đất tương lai; (7) lạnh và lệ thuộc (cold and depending) – vào mặt trời để có sự sống và ánh sáng.

Tuy nhiên, muốn đoán biết tuổi của nó, như trong ĐOẠN KINH vừa bảo người đệ tử, th́ rất khó v́ chúng [7:57:43 PM] Thuan Thi Do: tôi không được cho biết những con số của đại chu kỳ và không được phép công bố con số của những tiểu thế (Small Yugas) trừ việc phỏng đoán thời gian mà thôi. “Những Bánh Xe cũ hơn xoay ṿng trong một Ngươn (Eternity) rưỡi trong thời gian vô tận”. Chúng ta biết rằng một ngươn là một phần bảy của 311.040.000.000.000 năm, hay là một thế hệ của Brahma. Nhưng thế nghĩa là ǵ? Chúng ta cũng biết rằng nếu căn cứ vào những con số trên đây, trước hết, chúng ta phải loại bỏ trong số 100 năm của Brahma (tức 311.040.000.000.000 năm của trần gian) hai năm của Brahma là thời gian của những lúc “xế chiều” (“twilight”), c̣n lại 98 tức là con số phối hợp thần bí 14 x 7. Nhưng chúng tôi không được biết chính xác thời kỳ bắt đầu việc h́nh thành và tiến hoá của Địa Cầu.

Bởi vậy không thể nào tính ra tuổi của Trái Đất nếu người ta không biết được thời kỳ khai sinh của nó, mà điều này từ trước đến nay các Sư Phụ vẫn từ chối không chịu tiết lộ. Hơn nữa, chúng ta nên nhớ rằng luật tương đồng vẫn đúng cho các bầu thế giới cũng như cho con người. Nên nhớ giáo lư dạy rằng “MỘT [Thượng Đế] sinh Hai (Thiên Thần: Deva or Angel) và Hai sinh Ba [Con Người]” v..v.. cũng y như thế, những khí cô đọng (chất liệu của vũ trụ) trở nên những Sao Chổi, những sao chổi này trở thành tinh tú, tinh tú sẽ trở thành mặt trời và những hành tinh. Điều này không thể phi khoa học như vậy, v́ Descartes cũng nghĩ rằng: những hành tinh này xoay tṛn trên trục v́ chúng đă có dạo là những ngôi sao sáng chói, những trung tâm xoáy tṛn”.

[8:07:13 PM] Thuan Thi Do: On Earth, aurorae around the north pole are called the Northern Lights.

[8:07:27 PM] Thuan Thi Do: https://www.google.com/search?q=light+on+two+earth+poles&rlz=1C1CHFX_enUS597US597&espv=2&biw=823&bih=448&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ved=0CB0QsARqFQoTCK2es6Do98YCFcE1iAod6JAOxA#imgrc=Fay_ipg48bbCqM%3A   

[8:28:29 PM] Thuan Thi Do: (b) Các kinh sách ngoại giáo cho biết có bốn cấp Điểm Đạo gọi là Tu Đà Hoàn (Srotapanna), Tư Đà Hàm (Sakridagamin), A Na Hàm (Anagamin) và La Hán (Ahart), là Bốn đẳng cấp trên Đường Đạo đưa đến Niết Bàn trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư hiện tại. Vị La Hán, tuy có thể thấu triệt dĩ văng, hiện tại và tương lai, vẫn chưa phải là đạt tới quả vị Điểm Đạo cao nhất. Mỗi vị Siêu Nhân đă đạt tới tŕnh độ điểm đạo gọi là đạo đồ (Initiate), sẽ trở nên đệ tử của một Đấng có quả vị cao hơn nữa. Vị La Hán c̣n phải vượt lên ba cấp đẳng cao hơn nữa mới đạt tới quả vị tột đỉnh đưa đến quả vị Bồ Tát. Có vị đă đạt tới quả vị đó trong Giống dân thứ Năm của nhân loại hiện nay, nhưng những khả năng cần thiết để đạt tới những cấp đẳng cao siêu đó chỉ được phát triển hoàn toàn trong một vị tu sĩ trung b́nh vào giai đoạn cuối của Giống dân thứ Năm và trong thời kỳ của những giai đoạn Sáu và Bảy. Như vậy trên thế gian luôn luôn sẽ có những bậc Cao đồ và những kẻ Phàm phu cho tới tiểu chu kỳ hiện tại, những vị La Hán của “Mù sương Lửa” (“Fire-Mist”) của Giai tầng thứ Bảy (the Seven Rung) chỉ cách có một Bậc so với căn gốc của Đẳng cấp các Ngài, là quả vị cao nhất trên Địa Cầu và trên Dăy hành tinh hiện tại của chúng ta. Cái căn gốc ấy có một tôn chỉ có thể dịch ra tiếng Anh bằng nguyên một câu đại khái là “Cây Đa Người hằng sống” (“Ever-Living- Human-Banyan”). “Đấng Cao Cả huy hoàng” này (“Wondrous Being”), theo truyền thuyết, giáng trần từ “cơi cao” (“high region”), trong buổi đầu của Thế hệ thứ   Ba (Third Age), trước thời kỳ phân chia nam nữ của Giống dân thứ Ba.

Giống dân thứ Ba này đôi khi được gọi bằng một danh hiệu chung là “Các Con của Yoga tiêu cực” (“Sons of Passive Yoga”), nghĩa là được tạo ra một cách vô thức bởi Giống dân thứ Hai. Giống dân thứ Hai này v́ trí khôn chưa mở nên được coi như luôn luôn đắm ch́m trong cơn đại định vắng lặng hư không, như trạng thái xuất thần của môn pháp Yoga. Trong thời kỳ sinh hoạt đầu tiên của Giống dân thứ Ba, trong khi họ vẫn c̣n ở trong trạng thái hồn nhiên thuần khiết, các “Con của Minh Triết” đă chuyển kiếp vào Giống dân thứ Ba này, dù Quyền năng ư chí (Kriya-shakti) tạo nên một hậu duệ gọi là những “Con của Sương Lửa” (“ ‘Sons of Ad’ or of the ‘Fire-Mist’ “), “Con của ư chí và Yoga” (“Sons of Will and Yoga”) v.v.. Các Đấng ấy xuất hiện do sự tạo tác có ư thức, v́ một nhóm trong đẳng cấp các Ngài đă được thức động với một điểm Linh Quang thiêng liêng của thượng trí, tức là trí tuệ siêu linh. Hậu duệ này không phải là một chủng tộc. Trước hết, đó là một Đấng Cao Cả, mệnh danh là “Đấng cầm quyền Điểm Đạo” (“Initiator”) và sau Ngài là một nhóm những Đấng siêu phàm, nửa Tiên nửa Phàm. Giáo lư huyền môn nói rằng các Ngài là những hoá thân của các vị Thiền Định Đế Quân, những Đấng Chơn Sư và Thánh triết cao cả của những chu kỳ tiến hoá trước đây do thiên cơ chỉ định với một sứ mạng đặc biệt để tạo dựng cơ sở cho những vị Tiên Thánh tương lai xuất phát từ những hàng ngũ nhân loại.

[8:30:50 PM] Thuan Thi Do: Những Đấng “Con của Ư Chí” và “con của Yoga” nói trên sinh ra bằng cách vô nhiễm sẽ hoàn toàn biệt lập hẳn với hàng ngũ nhân loại.

Đấng Cao Cả nói trên, vốn không danh hiệu và phải không tên tuổi, là cái gốc mà những thế hệ về sau đă phát sinh ra tất cả các bậc Hiền Triết và Đại giáo chủ của lịch sử nhân loại, như các Đấng Kapila, Hermes, Enoch, Orpheus v.v… Trong cương vị khách thể của một người, Ngài là nhân vật huyền bí, vô h́nh, nhưng luôn luôn hiện diện trong Nhân Loại, những huyền thoại nói về Ngài có đầy dẫy ở Đông phương, nhất là trong các giới huyền môn, chính Ngài là Đấng luôn luôn thay đổi h́nh dáng, nhưng bao giờ cũng vẫn y như thế. Chính Ngài là Đấng Chủ Tể cai quản đời sống tâm linh của những bậc Thánh nhân được điểm đạo khắp thế gian. Như đă nói, Ngài là “Đấng Vô Danh” (“Name-less One”) mà người đời đặt cho rất nhiều tên gọi, nhưng tuy vậy, những tên gọi và tính chất của Ngài hoàn toàn bí ẩn không ai được biết Ngài là “Đấng Điểm Đạo Độc Tôn” (“Initiator”), cũng gọi là “ĐẤNG ĐẠI HY SINH” (“GREAT SACRIFICE”). Đó là v́ ngồi trên Ngưỡng cửa ÁNH SÁNG (Threshold of LIGHT), Ngài nh́n rơ từ bên trong ṿng của Bóng Tối, mà Ngài sẽ không vượt qua, cũng như không rời khỏi nhiệm sở cho đến ngày cuối cùng của chu kỳ sinh hoạt hiện tại. Tại sao Đấng Giám Sát Biệt Lập (Solitary Watcher) lại ở tại nhiệm sở do Ngài tự chọn? Tại sao Ngài ngồi bên Ngọn suối Minh Triết Nguyên Thuỷ (Primeval Wisdom) mà Ngài không c̣n uống được trong ḍng suối ấy nữa, v́ Ngài không c̣n ǵ phải học hỏi và không có ǵ mà Ngài không biết, dù trên Địa Cầu này hay trên Trời. Bỏi v́ những kẻ Hành Hương cô đơn, mệt mỏi, trên đường trở về nguyên quán, không bao giờ có thể biết chắc cho đến lúc cuối cùng là họ sẽ không bị lạc lối trong cơi sa mạc vô biên của Ảo giác và Vật chất mà người ta gọi là Cuộc đời Trần gian. Bởi v́ Ngài sẽ chỉ đường dẫn lối đưa vào cơi giải thoát và ánh sáng, cơi mà Ngài tự tách rời ra khỏi trong sự t́nh nguyện đoạ đày cho những người nào đă thành công trong việc tự giải thoát khỏi những kiềm toả của xác thịt và ảo giác. Nói tóm lại, bởi Ngài đă tự hy sinh v́ hạnh phúc của Nhân loại, tuy rằng chỉ có một số ít những kẻ được chọn mới hưởng ân huệ của sự HY SINH VĨ ĐẠI này (GREAT SACRIFIC).

Chính là sự d́u dắt trực tiếp và âm thầm của ĐẤNG ĐẠI TÔN SƯ (MAHA-GURU) mà tất cả những Giáo Chủ khác của nhân loại ở quả vị thấp hơn, kể từ lúc thức tỉnh đầu tiên của tâm thức con người, đă trở nên những nhà hướng dẫn nhân loại vào buổi sơ khai. Chính là nhờ Đấng “Con của Thượng Đế” mà Nhân Loại ấu trĩ tiếp nhận được những ư niệm đầu tiên về tất cả mọi ngành nghệ thuật và khoa học, cũng như về kiến thức tâm linh. Chính các Ngài đă đặt nền tảng đầu tiên cho những nền văn minh cổ đă từng làm ngạc nhiên đến tột độ các học giả hiện đại.

[8:33:34 PM] Thuan Thi Do: Người nào c̣n nghi ngờ phát biểu này th́ dựa vào bất cứ lư lẽ nào khác, cứ thử giải thích sự bí mật của kiến thức phi thường mà người xưa đă có - bị gán cho là đă tiến hoá từ những người c̣n dă man thấp kém giống như loài thú, “những người c̣n ăn lông ở lỗ” (“cavemen”) của thời cổ thạch (palaeolithic age) ! Cứ thử để họ quay sang thí dụ như những tác phẩm kiến trúc của Vitruvius Pollio dưới thời đại Augustus, tất cả những qui tắc về sự cân xứng trong những tác phẩm này, hồi xưa đă được đem ra dạy tại những cuộc Điểm Đạo, nếu họ biết được kỹ thuật thực sự thiêng liêng và hiểu được ư nghĩa bí truyền thâm sâu c̣n giấu kín trong mọi qui tắc và định luật của sự cân xứng này. Không một người nào được sinh ra từ một con người c̣n ăn lông ở lỗ của thời kỳ cổ thạch, đă từng có thể phát triển được một nền khoa học như thế, mà lại không cần có sự trợ giúp, ngay cả khi đă có tư tưởng và sự tiến hoá trí tuệ trong hàng ngàn năm. Chính các đệ tử của các Đấng Thánh Triết (Rishis) và những vị thần (Devas) hoá thân này của Giống dân chánh thứ Ba - từ những thế hệ này đến thế hệ khác – đă trao truyền kiến thức của họ cho những người Ai Cập, Hy Lạp, với qui luật về sự cân xứng bây giờ đă bị đánh mất, chẳng khác nào đệ tử của các bậc đắc đạo của Giống dân thứ Tư (những người Atlante) đă trao truyền qui luật này cho những người Khổng Lồ một mắt (Cyclopes), “những đứa con của các chu kỳ” hay những “đứa con của cơi vô cùng” mà từ đó, danh hiệu này đă được lưu truyền cho đến những thế hệ sau này của các tu sĩ phái Ngộ Đạo.  

[8:35:07 PM] Thuan Thi Do: Nhờ sự hoàn hảo thần diệu này của những sự cân xứng và kiến trúc mà Cổ nhân có thể dựng lên được những kỳ quan dành cho tất cả các thời đại sau này, những Đền thờ, những Kim Tự Tháp, những Thánh điện thạch động, những Mộ đá (Cromlechs), những Mộ đá kỷ niệm, những Bàn thờ, chứng tỏ rằng họ có những “sức mạnh máy móc” và một kiến thức về cơ học mà sự tinh xảo hiện đại chỉ giống như một tṛ chơi trẻ con, và sự tinh xảo này được xem như là “công tŕnh của những người khổng lồ có hàng trăm bàn tay” (1).

Những nhà kiến trúc tân tiến không thể nào thờ ơ với những qui tắc này, mà họ đă bổ túc nhiều hơn những sự sửa đổi dựa vào những kinh nghiệm, để thủ tiêu những sự cân xứng trung thực này. Chính nhà kiến trúc Vitruvius đă đưa ra cho hậu thế các qui tắc về kiến trúc để dựng lên những thánh điện của những người Hy Lạp thờ các vị thần linh bất tử. Nói tóm lại, mười quyển sách về kiến trúc của Marcus Vitruvius Pollio (một người đă được Điểm Đạo) chỉ có thể được nghiên cứu theo đường lối bí truyền mà thôi. Những Ṿng đá cổ thời, những Mộ đá, những Đền thờ của người Ấn Độ, Ai Cập và Hy Lạp, những cái Tháp và 127 thành phố ở Âu Châu mà Học viện của Nước Pháp đă t́m thấy là có “nguồn gốc” của người Khổng lồ độc nhăn, đều là công tŕnh của [8:36:30 PM] Thuan Thi Do: các vị Đạo sĩ kiến trúc đă được điểm đạo (initiated Priest-Architects), con cháu của các Đấng đă được “Các Con của Thượng Đế” dạy trước tiên, mà người ta gọi một cách đúng đắn là “Các Đấng Kiến Tạo” (“Builders”). Sau đây là những điều mà hậu thế thẩm định đă nói về các hậu duệ này:

“Họ không dùng hồ, cũng không dùng xi măng, không dùng thép mà cũng không dùng sắt để đẽo đá; tuy thế, chúng đă được biến chế khéo léo đến nỗi có nhiều chỗ giáp mối của những tảng đá mà người ta không thể nào thấy được, mặc dù có nhiều tảng đá như ở Peru dài đến 38 bộ Anh (độ 11,5m – LND), rộng 18 bộ (5,4m) và dày 6 bộ (1,8m), và ở những tấm vách thành Cuzco có những tảng đá mà kích thước c̣n lớn hơn nhiều” (1).

Lại nữa:

Những cái giếng ở Syene đă được tạo ra cách đây 5.400 năm, khi đó, chỗ này ở ngay dưới chí tuyến, bây giờ nó không c̣n ở đó nữa, đă … được dựng lên sao cho lúc giữa trưa vào đúng lúc mặt trời ở xa xích đạo nhất th́ người ta thấy toàn thể đĩa tṛn (disk) của mặt trời được phản chiếu trên mặt giếng này – đó là một công tŕnh mà sự tuyệt hảo kết hợp với tất cả những nhà thiên văn học Châu Âu ngày nay cũng không thể nào thực hiện được (2).

[8:37:45 PM] Thuan Thi Do: Dù những đề tài này đă rất ít khi được ám chỉ trong bộ Nữ Thần Isis Lộ Diện, song cũng cần nhắc nhở cho độc giả nhớ rơ cái ǵ đă được người ta nói ở đây (1) về một Thánh đảo nào đó ở vùng Trung Á và đề nghị họ tham khảo thêm nhiều chi tiết trong Tiết nói về “Những Đứa Con của Đức Thượng Đế và cái Thánh Đảo” (“The Sons of God and the Sacred Island”), gắn liền với ĐOẠN THÁNH KINH 9 của Quyển 3. Tuy nhiên, một số rất ít những lời giải thích nữa, dù đă được đưa ra dưới h́nh thức rời rạc, cũng có thể giúp cho sinh viên huyền môn thoáng thấy được bí mật hiện tại.

Ít nhất cũng phải có một chi tiết để tŕnh bày rơ ràng cho độc giả biết về “Những Đứa Con Bí Mật của Thượng Đế”: chính những Đấng Brahmaputras này sản sinh ra những đứa con tái sinh (Dvijas) cao cả ngày xưa; đó chính là những người Bà La Môn đắc đạo, trong khi những người Bà La Môn hiện tại th́ lại muốn những giai cấp thấp hơn tin theo sát từng chữ rằng họ (những người Bà La Môn) được sinh ra trực tiếp từ cửa miệng của Đức Brahma. Đó là giáo lư nội môn (Esoteric teaching); vả lại người ta cũng c̣n nói thêm rằng dù những kẻ này (dĩ nhiên là nói về tinh thần) được sinh ra từ “Những Đứa Con của Ư Chí Yoga” (“Sons of Will and Yoga”) mà chẳng chóng th́ chầy sẽ phân ra làm hai giống đối nghịch như chính tổ tiên họ; “quyền năng sáng tạo” (“Kriyashakti”) sẽ được thực hiện sau này; tuy nhiên cho   đến ngày nay; những ḍng dơi thoái hoá của họ vẫn c̣n xét nó dưới ánh sáng của một thứ nghi lễ và tôn giáo; trong khi những nước văn minh hơn lại xem điều này chỉ như là một chức năng thú tính. Về những đề tài này người ta có thể so sánh các quan điểm sự thực hành của những người Tây phương với những luật lệ của Đức Bàn Cổ (Manu) phần nói về luật lệ dành cho một gia trưởng (Grihstha) hay là đời sống hôn nhân (married life). Thật vậy, những người Bà La Môn chính tông là “kẻ có bảy đời tổ tiên đều được uống nước mật của cây Soma (cây Mặt Trăng: Moon-plant) và cũng chính người “Trisuparna” v́ đă hiểu được sự bí mật của kinh Vedas.

Đến nay, những người Bà La Môn đó cũng biết rằng, trong những lúc đầu tiên của giống dân này, khi mà cái trí của thể xác và tâm linh c̣n ngủ say và tâm thức vẫn chưa phát triển; những quan niệm về tinh thần nó vẫn hoàn toàn không có liên hệ ǵ với những nơi lân cận của thể xác; con người thiêng liêng ở trong h́nh dáng của con thú dù bên ngoài có h́nh dáng con người, nếu y có bản năng th́ y sẽ không có ngă thức để soi sáng cho bóng tối của cái Nguyên khí thứ Năm (Fifth Principle) bí ẩn. Khi các Đấng Cao Cả Minh Triết do luật tiến hoá điều động, trút vào họ cái điểm linh quang của Tâm thức, cảm giác đầu tiên mà nó đă đánh thức được sự sống và sự hoạt động là một thứ cảm giác liên đới, hợp nhất với các Đấng Sáng Tạo Thiêng Liêng của ḿnh.

Cảm giác đầu tiên của đứa trẻ đối với người mẹ và người và người vú của nó như thế nào, th́ những khát [8:40:42 PM] Thuan Thi Do: vọng đầu tiên của tâm thức được thức tỉnh trong con người nguyên thuỷ đối với những người có yếu tố (for those whose element) mà y cảm thấy ở trong chính y, thế nhưng họ vẫn ở ngoài và độc lập với y cũng giống hệt như vậy. Cảm giác này kích thích ḷng tôn sùng và nó trở thành động cơ đầu tiên và độc nhất trong bản chất, v́ đó là đức tính độc nhất tự nhiên ở trong tâm của y và cũng là cái thiên bẩm trong con người y, mà chúng ta thấy chẳng khác ǵ nhau nơi một con người mới sinh, cũng như nơi một con thú c̣n nhỏ. Cái t́nh cảm khát vọng bản năng không thể chế ngự được này trong con người nguyên thuỷ đă được Carlyle mô tả một cách tài t́nh, và người ta có thể nói là bằng trực giác, khi ông kêu lên :

Tâm hồn vĩ đại của thời thượng cổ giống như tâm hồn giản dị của một đứa trẻ, giống như tâm hồn cao thượng đúng đắn nhất và thâm sâu của con người biết là dường nào! Ở trên Địa Cầu này, y đi đứng ở đâu th́ bầu trời vẫn ở trên đầu y, nó biến toàn thể Trái Đất thành một Thánh Điện bí mật đối với y và biến mọi việc trên Địa Cầu thành một thứ tôn sùng. Trong ánh sáng thường của mặt trời, những h́nh thoáng qua về những sinh vật sáng chói sẽ loé lên; những vị thiên thần vẫn c̣n bay lượn, vẫn c̣n mang những thông điệp của Thượng Đế đến cho mọi người… Sự phi thường, sự kỳ diệu bao quanh con người, y sống trong một yếu tố phi thường  

(1)… Một định luật vĩ đại về Thiên trách (Duty), nó cao cả như cái vô cùng này [thiên đàng và địa ngục], nó làm cho mọi cái khác nhỏ lại, nó cũng làm cho tất cả những cái khác tan ră… đó là một Chân Lư, và nó là duy nhất: chỉ có lớp áo của nó chết mà thôi; nguyên thể của nó sống măi xuyên qua mọi Thời đại và trong tất cả những cơi Trường cửu ! (2) Người ta không thể phủ nhận sự sống của các nguyên thể này, mọi sức lực và quyền năng của nó đă ăn sâu trong tâm của người Ấn Âu Châu Á (Aryan), từ Giống dân thứ Ba trực tiếp, qua những đứa con của Trí Tuệ đầu tiên, chúng chính là kết quả của Quyền Năng Tạo Tác (Kriyashakti). Khi thời gian trôi qua, từ thời đại này đến thời đại kia, những sinh vật hoàn hảo như thế được sinh ra từ giai cấp thánh thiện của các bậc đắc đạo (nhưng rất hiếm); đó là những sinh linh cá biệt ở trong, mặc dù ở bên ngoài chúng vẫn giống với người nào đă sinh ra chúng.

Trong thời kỳ ấu trĩ của Giống dân thứ Ba nguyên thuỷ:

Một tạo vật thuộc loại một cao siêu hơn; Nhưng vẫn chưa đầy đủ, v́ vậy, người ta trù định cho nó,


[8:51:58 PM] Thuan Thi Do: trang 576 GLBN
[9:05:44 PM] Thuan Thi Do: 4/-Định nghĩa quan năng trực giác: nh́n một việc đang diễn ra ở hiện tại, biết được nguyên nhân (quá khứ) tại sao việc đó xảy ra hiện nay và biết được luôn phải xử lư việc đó ở tương lại như thế nào ?
Câu hỏi: định nghĩa trên có đúng không ? Như vậy phải kết hợp các Thể nào th́ mới có trực giác ?

5/-Khi nào nhân thể tan ră ?

6/-Theo sách TTH, một người tiến hóa khi mất đi lên đến cơi thượng trí sắp xếp lại các kinh nghiệm đă trải qua. Như vậy, các đệ tử mới vừa mất thể xác “ phải làm ǵ “ khi không cần lên cơi thượng trí mà chỉ ở lại cơi trung giới chờ đầu thai liền để có nhiều thời gian phụng sự tại cơi trần ?

7/-H́nh như trong sách TTH có ghi nhận giai đoạn tiến hóa hiện nay của con người phải mở thượng trí. Trong khi đó Đức Phật có nói cơi vô sắc là cơi ảo, hành giả phải đạt đến niết bàn.
Câu hỏi: Tại sao có sự khác biệt như vậy ?

8/-Làm sao một người đang ở nhân thể liên lạc được với người bạn đang ở cơi thượng trí ? Hai người đó giao tiếp với nhau như thế nào ? Làm sao biết đó là bạn ḿnh ? Nếu trong lúc đó người bạn không nghĩ về ḿnh th́ phải làm ǵ ?

*Xin Thêm câu hỏi này:

9/-Các phương pháp thực hành sau có thể mở được thương trí không ?
a/-Phương pháp Suy tư trừu tượng
b/-Phương pháp của Huyền bí gia (ư chí)
c/-Phương pháp của Thần bí gia (niềm tin)

Ghi chú:
(*) nếu đúng th́ xin giải thích tại sao đúng, nếu sai cũng giải thích dùm tại sao suy nghĩ đó sai.

>>>
[9:10:00 PM] Thuan Thi Do: At a later stage upon the Path of Initiation, the causal body also disappears, and the initiate stands free in the three worlds. The astral body and the causal or soul body are -- in the language of esotericism -- supplementary to reality. They have a had a temporary reality during the evolutionary process, but (having served their purpose, and having endowed man with certain required assets -- consciousness, feeling, sensitivity, and ability to establish and register contact) they pass away, and the initiate remains, possessed of power over form, and a fully awakened consciousness. He is a soul, and the fusion is complete." (The Rays and the Initiations, p. 162)
[9:10:12 PM] Thuan Thi Do: http://www.esoteric-philosophy.net/causal-bod.html
[9:14:51 PM] Thuan Thi Do: http://humanityhealing.omtimes.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/2011/06/casual_body_Humanity_Healing-274x300.jpg
[9:41:44 PM] *** Call ended, duration 3:30:15 ***