Họp Thông Thiên Học ngày 25 tháng 2 năm 2012


[2/25/2012 6:02:25 PM] *** Conference call ***
[2/25/2012 6:14:21 PM] Thuan Thi Do: anh Chanh Huynh do anh Van
[2/25/2012 7:13:49 PM] Thuan Thi Do: http://jksalescompany.com/dw/third_eye.htm
[2/25/2012 7:33:43 PM] Van Atman: 17. - Hăy hỏi bản thể sâu kín của con, Đấng Duy Nhất, cái bí quyết cuối cùng mà Người dành sẵn cho con qua các thời đại.

Bản thể sâu kín, Đấng Duy Nhất đối với Phàm Nhơn quả thật là Chơn Nhơn; c̣n đối với Chơn Nhơn, ấy là Chơn Thần. C̣n đối với Chơn Thần th́ tôi chưa biết chắc là chi, v́ tôi chưa thấy Chơn Thần. Chúng ta có thể thấy Ba Ngôi của Atma hay là biểu hiện của Chơn Thần, như vậy có thể có nhiều suy diễn. Nhưng tôi chưa chiêm ngưỡng đối diện với Chơn Thần. Các Tôn Sư của chúng ta đă thực hành điều nầy rồi, nhưng không thể nói cho chúng ta biết tất cả những điều các Ngài đă thấy hay là những điều các Ngài đă biết; điều nầy không có chi nghi ngờ nữa. Người ta trạng tả Chơn Thần như là một đốm lửa của Ngọn Lửa Thiêng. Một mặt khác, chúng tôi tưởng, trong lúc Biểu Hiện đầu tiên của Thái Dương Hệ chúng ta, Đức Thái Dương Thượng Đế đă truyền sự sống của Ngài cho Bảy vị Hành Tinh Thượng Đế gọi là Bảy vị Đại Thiên Thần phủ phục trước Ngai vàng (Les septs Esprits devant le trône de Dieu). Tôi không biết chi hết, nhưng tôi tưởng Chơn Thần do Ngọn Lửa Thiêng sinh ra và theo một trong Bảy Đường màu sắc rực rỡ [148], th́ Đức Hành Tinh Thượng Đế đă cho Chơn Thần bản thể, có thể được xem như là "Bản Tánh Sâu Kín Nhất". Và cũng thế đó, càng ngày càng lên cao. Mấy vấn đề nầy đối với chúng ta thật là không hiểu nổi; không có những danh từ để giải thích chúng. Ở dưới Trần Thế nầy, chúng ta không biết ra sao, nhưng mà trong lúc tham thiền, quan niệm nầy có thể có một giá trị rất lớn. H́nh như Đức Thượng Đế cho xuống và cho vào trong vật chất một phần của Ngài và chia phần nầy ra Tinh Thần và Vật Chất, hai biểu hiện của Một Nguyên Lư. Xong rồi Ngài ngự trị, ngoài mấy điều đó. Ngài vốn vô tận, vô biên, vô sở bất tại (omniprésent) và bất biến. Bản thể sâu kín, Đấng Duy Nhất, đă giữ ǵn những Bí quyết cho chúng ta trải qua các thời đại, bởi v́ lúc sơ khởi, Bản Ngă thâm sâu là Chơn Thần luôn luôn đă có nhiều sự hiểu biết. Chúng tôi không rơ những sự hiểu biết đó là cái chi ? Chơn Thần là một đốm lửa của Ngọn Lửa Thiêng và Đức Thượng Đế là LửaThiêng, Ngài biết tất cả.
Giảng lư qui tắc 17 nói với chúng ta như vầy :

Sự chiến thắng lớn lao cực nhọc, sự chế ngự những dục vọng của Linh Hồn cá nhân là một công việc đ̣i hỏi không biết bao nhiêu thế kỷ mới hoàn tất. V́ thế con chớ mong được ban thưởng trước khi trải qua nhiều đời kinh nghiệm. Khi ngày giờ học hỏi qui tắc thứ 17 đă đến th́ con người sắp trở thành hơn con người.

Sự quả quyết nầy dường như là quá lố, nhưng chúng ta phải nói rằng tác giả nói những điều Ngài biết rơ. Chúng ta hăy nhớ rằng mấy điều nầy áp dụng cho hai tŕnh độ khác nhau. Nếu đó là những sự ham muốn của Phàm Nhơn và ưa thích chúng hơn là những nguyện vọng của Linh Hồn th́ sự khó khăn không phải là không thể vượt qua được. C̣n bắt buộc những dục vọng của Linh Hồn cá nhân lệ thuộc những ham muốn của Chơn Thần là một công việc cực kỳ cao hơn và khi chúng ta nghe nói việc nầy cần phải vô số thời đại mới hoàn tất th́ chúng ta tin ngay. Tuy nhiên, bắt đầu thực hành trong giai đoạn mới mẻ và cao cả những điều chúng ta đă làm xong trong giai đoạn thấp thỏi th́ không phải có những sự khó khăn mà không thể vượt qua được, bởi v́ đó cũng là một công việc khởi sự làm lại, mặc dù ở một quan điểm hoàn toàn khác hơn. Chắc chắn là cần phải vô số thời đại cho những ai giong ruổi chậm chạp trên con đường rộng răi của sự tiến bộ nhân loại, và như chúng ta đă thấy, thường thường chỉ cần vài kiếp thôi cho những ai ngày nay đă bước vào Đường Đạo và bắt đầu leo thẳng lên núi. Khi mà sau bức màn, chúng ta xem được chương tŕnh của Quần Tiên Hội th́ chúng ta thấy những con số đưa ra dùng thật là khổng lồ. Các Ngài soạn những dự thảo với một sự chắc chắn phi thường và dường như tuyệt đối, không có cái ǵ cản trở được sự thực hiện. Các Ngài chia Tương Lai của Quần Tiên Hội ra những Thời Kỳ, mỗi Thời Kỳ tính ra lối 10.000 năm. Các Ngài nói : "Trong 10.000 năm chúng ta hoàn thành công việc nầy hay công việc nọ" và các Ngài thực hành. Nhưng mà công việc nầy không phải là cần thiết phân chia ra đều đều trong khoảng thời gian nầy. Theo những sự quan sát của tôi, tôi tưởng rằng có một chương tŕnh theo đó một số công việc phải thực hành trong 200 năm đầu tiên, một số nữa trong 200 năm kế đó, tiếp tục như vậy làm sao hết một thời kỳ 1.000 năm th́ đạt được một mục đích đặc biệt nào đó. H́nh như trong những thời kỳ nhỏ 200 năm, số công việc đă chỉ định không phải luôn luôn hoàn tất. Trái lại, điều ǵ mà Quần Tiên Hội dự định thực hiện trong một thời kỳ dài lâu, như thời kỳ 1.000 năm th́ luôn luôn được hoàn thành. Nếu trong lúc đầu công việc thấy chậm chạp th́ tới lúc cuối cùng nó sẽ tiến nhanh.
Dân chúng hay những quốc gia nào trước nhất được cơ hội đưa đến đặng làm công việc mà không chụp lấy th́ luôn luôn một dự thảo thứ nh́ lại được soạn ra. Nếu người nào đó hay là quốc gia nào đó thất bại th́ phần dự bị sẽ bắt tay vào việc và công chuyện cũng sẽ làm xong nhưng phải chịu chậm trễ hơn trước một chút đỉnh. Hồi Đại Thế Chiến, Anh Quốc đă chịu một sự thử thách về loại nầy. Chung qui Anh Quốc đă theo kịp t́nh thế và tỏ ra xứng đáng với nhiệm vụ. Không vậy th́ một cường quốc khác đă được chọn lựa để sẵn sàng thay thế Anh Quốc, nhưng đúng ra cường quốc nầy sẽ thực hành công việc dự định trong một hay hai thế kỷ nữa, bởi v́ nó chưa có thể hành động ngay bây giờ. Bởi v́ tới ngày nay đây chúng ta biết lợi dụng cơ hội đưa đến (tôi ước ao chúng ta làm như thế cho tới cùng) quốc gia nầy sẽ có nhiều ngày giờ để phát triển. Những sự tiến bộ của nó sẽ vững vàng và dễ dàng hơn và sự mở mang của nó ít khổ cực hơn bây giờ, nếu trước kia chúng ta nao núng và kháng cự yếu dần.
Hội Thông Thiên Học cũng như mỗi Hội viên đều ở vào trong một t́nh trạng tương tự. Hội viên nào tỏ ra có khả năng trong công việc tổng quát và làm cho người ta có cảm tưởng y sẽ giúp ích được trong một ngày gần đây th́ sẽ chịu một sự thử thách. Y sẽ được dự vào một trong những việc cố gắng thành lập Giống Dân phụ thứ Sáu của giống Aryen chúng ta (là Giống Dân thứ Năm). Trong mấy điều đó, lẽ tự nhiên, không có việc một người t́nh nguyện mà cũng không có việc bắt buộc. Sớm hay muộn, tất cả đều đi đến mức toàn thiện trong khi tiến hóa; chúng ta hăy nhất định ngày giờ mà chúng ta dành để vào việc đó. Giải pháp hay hơn hết là làm việc hết sức hay mà không có mệt mỏi, không bị ép buộc phải cố gắng cho đến đỗi không c̣n sức tiếp tục một cách lâu dài được.
Dù cho công việc chúng ta thế nào đi nữa, chúng ta vẫn có ích lợi mà biết chúng ta thuộc về Cung nào. Phần đông các bạn Thông Thiên Học của chúng ta thuộc về một trong năm Cung, từ Cung thứ Ba cho đến Cung thứ Bảy. Nhưng có nhiều bạn qua Cung thứ Nhứt và Cung thứ Nh́ đặng sau làm việc dưới mệnh lệnh của hai Đức Chơn Sư sáng lập Hội Thông Thiên Học. Hai Ngài sau sẽ là Đức Bàn Cổ và Đức Bồ Tát vị lai của Giống Dân Chánh thứ Sáu sẽ sinh ra trong ṿng bảy trăm năm nữa. Nhiều người bạn chúng ta sẽ đầu thai vào giống dân nầy, c̣n những người khác th́ thích Giống Dân thứ Năm[149] và giúp cho nó đi đến mức toàn thiện đă định sẵn cho nó. C̣n nhiều người khác lại ưa noi theo gương những bậc Đại Thiên Tài. Họ sẽ đầu thai vào Giống Dân Thứ Năm khi Giống Dân nầy lên tới cực điểm văn minh. Họ thích điều đó hơn là việc đi theo hai Đức Chơn Sư là những vị gầy dựng Giống Dân Chánh thứ Sáu.
Tại Úc Châu, Mỹ Châu và mấy chỗ khác nữa, một cơ hội đặc biệt đưa đến cho những người muốn cộng tác vào sự phát triển của Giống Dân phụ thứ Sáu, bởi v́ Giống Dân phụ nầy sẽ được thành lập rất mau lẹ. C̣n ở những xứ thuộc về thế giới cũ hơn th́ người ta chỉ gặp những người lẻ loi, cô lập. Nhiều người chết trong trận Đại Thế Chiến đă đi đầu thai, nhưng thật ra tới bây giờ đây không có cái chi chứng tỏ rằng họ đă rời bỏ quê hương cũ của họ đặng đi qua những vùng mới. Những mẫu người của Giống Dân mới và ở trong những xứ của Thế giới cũ th́ sẽ gặp những sự khó khăn nhiều hơn các bạn của họ v́ bị áp lực của những ư tưởng cũ kỹ và những phong tục, những tập quán thủ cựu.
Trong những công việc nầy, không có người nào là không cần thiết. Riêng về phong trào Thông Thiên Học của chúng ta, chúng ta hăy tin chắc rằng những Đấng Cao Cả đă nâng đỡ nó th́ các Ngài sẽ chăm nom nó một cách tổng quát.
Mới vừa rồi, khi thi hành lại phận sự của người Công Giáo, tôi nhận thấy Giáo Hội được dắt dẫn kỹ lưỡng biết bao và sự liên lạc giữa những người điều khiển nó ở dưới trần Thế với Chủ Nhân thiệt thọ của nó [150]
sẽ mật thiết dường nào, nếu những người phụ tá phàm phu chuyên tâm đặng trở thành những vận hà đúng đắn. Đă có biết bao trường hợp rồi mà họ không làm, họ chỉ tưởng đến thế lực và quyền lợi riêng tư ; ấy là một sự thật đáng thương hại; thế nên họ không thấy được một vùng rộng lớn nơi đó họ có thể rèn luyện những năng lực tinh thần, những tài năng và những hoạt động của họ. Mới đây tôi khám phá ra những khả năng của chúng ta thật là phi thường biết dường nào mà thường thường ít ai tin điều đó; và căn cứ theo những điều tôi đă thấy, tôi chắc chắn rằng c̣n nhiều khả năng nữa trong những đường lối khác mà không ai ngờ.
Không bao giờ tôi lấy làm lạ khi mà gặp ở khắp nơi các vị Tiên Thánh trong Quần Tiên Hội nhúng tay vào những công việc tốt đẹp, dù quan trọng hay không, bởi v́ các Ngài không bỏ qua một cơ hội nào cả, dù là một cơ hội nhỏ nhít hơn hết. Một phong trào nào đó đưa ra những phần tử tốt th́ nó được dùng trực tiếp về sự tốt đẹp của nó. Phong trào nầy cũng có thể đưa ra nhiều phần tử xấu, mấy người nầy đáng tiếc lắm, phải để họ qua một bên, nhưng mà họ không ngăn cản việc sử dụng trọn vẹn cái tốt ở trong ḿnh họ. Trong người nầy hay trong phong trào kia, người ta có thể chú ư đến tánh mê tín ngu muội, ngược đăi, hành hạ, kiêu căng, ganh tị, ích kỷ và nhiều tánh xấu khác. Ba chục năm trước, tôi tưởng những tánh không tốt nầy ngăn cản không cho họ được dùng vào việc nào cả; nhưng nếu mấy tánh nầy là những chướng ngại lớn lao cho họ và ngăn trở họ không cho họ tiến bộ th́ việc họ chỉ có một tánh tốt thôi cũng đủ giúp cho họ được sử dụng.
Phương pháp nầy của Quần Tiên Hội dùng thật là khích lệ cho chúng ta. Biết được những sự khuyết điểm của ḿnh, chúng ta tự hỏi : "Làm sao một vị Chơn Sư gặp ở nơi tôi điều ǵ dùng được, trong khi tôi c̣n phạm nhiều lỗi lầm ?" Tuy nhiên bổn phận của chúng ta là phải làm với tất cả khả năng của chúng ta. Chơn Sư sẽ dùng cái ǵ mà Ngài thấy là tốt ở nơi chúng ta. Đồng thời chúng ta có một phận sự lớn lao khác là chừa bỏ cái ǵ ngăn cản Ngài không cho Ngài dùng chúng ta một cách dễ dàng. Ngài dùng chúng ta cách nào được th́ dùng. Chúng ta phải làm cho sự hành động của Ngài được dễ dàng bằng cách trở thành những vận hà tuyệt diệu.
Quần chúng có thể mở mang theo nhiều cách mà mỗi cách đ̣i hỏi nhiều kiếp đặng phát triển những đặc điểm riêng biệt của nó. Tôi dùng một phần lớn kiếp sống nầy đặng mở mang về khía cạnh quyền năng của tôi, tôi học cách sử dụng Thần Nhăn và học hỏi nó trong những sách của tôi. Gặp Ông William Crookes trong Hội chúng ta, tôi trở thành người cộng sự với ông. Ông hiến đời ông cho Hóa Học và thật hiểu nó rành rẽ. Tôi thường nói : "Nếu tôi có sự hiểu biết của ông và ông có Huệ Nhăn của tôi, th́ chúng ta làm được biết bao công việc". Chúng ta không thể trong một kiếp mà có được hai thứ phát triển nầy và rất tiếc; mỗi thứ đ̣i hỏi trọn một kiếp người. Sir William Crookes đă dùng trọn đời ông vào những công việc Hóa Học, kiếp sau ông trở lại cơi Trần không có sự hiểu biết tường tận, tỉ mỉ như ngày nay; song ông sẽ có những năng lực t́m gặp mấy điều nầy gần như tự nhiên. C̣n tôi, trọn đời, tôi lo mở mang những quyền năng. Tôi không biết tôi có thể truyền cho Xác Thân tôi kiếp sau cái chi thuộc về những quyền năng nầy, nhưng tôi sẽ truyền lại được càng nhiều càng tốt. Rồi tôi sẽ đi theo một trong những phương hướng khác, nếu nhiệm vụ tôi cho tôi làm điều đó. Trong khi chờ đợi, những người nào muốn chia sớt công việc đặc biệt của chúng tôi th́ hăy dự vào, chúng tôi không c̣n rảnh rang đặng lo lắng những công việc khác.
Phải lần lượt đạt được tất cả những mục đích, cái nầy rồi tới cái kia. Chúng ta sẽ thành công, bởi v́ chúng ta không mất sự hiểu biết nào đă hoạch đắc được khi chúng ta không c̣n theo đuổi nó nữa và t́m kiếm cái khác. Nếu trong kiếp nầy, chúng ta đă phát triển về phương diện Thông Thiên Học, th́ kiếp sau có lẽ sự hoạch đắc những năng lực trí thức và sùng đạo thâm sâu sẽ được dễ dàng nhờ sự luyện tập của chúng ta ngày nay; không kể một sự ích lợi lớn lao khác, chúng ta có thể chắc chắn không lạm dụng những năng lực nầy khi chúng ta đă đạt được chúng nó.
Phải tiến tới mau lẹ. Chúng ta có thể ở gần sự phát triển cao thượng hơn là chúng ta tưởng tượng điều đó. Nếu phải để một, hai kiếp đặng hoạch đắc những năng lực nầy th́ cái đó có nghĩa chi đâu. Chúng ta có đủ ngày giờ cần thiết. Vậy, chúng ta hăy nhắm lên cao, phải cố gắng hoạch đắc tất cả những sự mở mang Tinh Thần, trí thức và sự hiểu biết thâm sâu. Chúng ta t́m thế chọc thủng một vách tường dốt nát, thành kiến, nó bao bọc chúng ta đă nhiều kiếp rồi. Chúng ta giống như một tên tội nhân muốn thoát ra ngoài. Nó đào măi, không ngừng nghỉ. Nó không biết lúc nào cái cuốc nhọn của nó xuyên qua vách tường. Sự ban thưởng nó sẽ đến ngay cái một. Nếu chúng ta c̣n nhiều sự hiểu biết phải hoạch đắc th́ có thể chúng ta đạt được chúng nó mau lẹ. Muốn được vậy, chúng ta hăy theo chân các Ngài và phải biết học hỏi những bài mà các Ngài xét ra thích hợp với nhu cầu của chúng ta.
Qui tắc 18, nó cũng là chú giải của Đức Đế Quân.
[2/25/2012 9:21:14 PM] *** Call ended, duration 3:18:45 ***