Họp Thông Thiên Học ngày 25  tháng 8 năm 2018

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm
  Tất cả những trốt xoáy đều phát sinh từ năm chướng ngại nầy; sự định trí và tham thiền là phương tiện xóa bỏ chúng hoàn toàn. Khi Kama-Manas không c̣n hướng đến sự thấp kém nữa, th́ Manas mới có thể vươn lên và trở thành Manas-Taijasi (Thượng Trí).

Một chữ Phạn khác được dùng để chỉ cái Tư Ngă ấy là chữ Mana mà đôi khi người ta dịch là “kiêu căng” hay hơn nữa là “tự măn.” Chúng ta c̣n thấy ngữ căn của chữ ấy trong chữ Nirmanakaya, có nghĩa là một sinh linh đă vượt qua ảo ảnh đó - Nirmana. Theo Bà Blavatsky th́ có ba loại hay ba cách hóa thân: Trước hết là hóa thân của những vị Avataras là những Vị từ các Hành Tinh cao hơn chúng ta giáng lâm, các Vị ấy đă đạt được mục đích trong một chu kỳ tiến hóa trước chu kỳ của chúng ta; cách thứ hai là loại b́nh thường, khi một người đă trải qua Cơi Trung Giới và Cơi Thượng Giới, lấy một xác thân mới; loại thứ ba là cách của những người Nirmanakayas tái sinh không gián đoạn, đôi khi chỉ sinh lại trong vài ngày sau. Trong bộ “Giáo Lư Bí Truyền,” Tác Giả có nêu lên một thí dụ nói về Đức Hồng Y Giáo Chủ de Cusa tái sinh lại rất nhanh chóng và chính là Copernicus; Bà cho biết thêm rằng những sự hóa thân mau chóng nầy không hiếm. Bà gọi các Vị nầy là các Đệ Tử (Adepts), song không gán cho chữ ấy ư nghĩa hoàn toàn giống như chúng ta hiểu hiện nay, ư Bà muốn nói rằng họ là những Đệ Tử hay là Bậc đă thành thạo trên các Cơi Trung Giới và Hạ Thiên; Bà c̣n quả quyết rằng các Vị ấy đôi khi xuất hiện trong những buổi Cầu Cơ và những huynh đệ trong bóng tối thường hay chống đối họ, có lẽ v́ sự tiến bộ riêng của họ cũng như sự tiến bộ chung của nhân loại.

Bà Blavatsky nói rằng có hai hạng Nirmanakayas: Những Vị từ chối Cơi Trời như chúng ta vừa giải thích, và những Vị sau nầy đạt được một tŕnh độ cao siêu hơn, đă từ chối quả vị mà Bà gọi là quả vị Niết Bàn tuyệt đối, để ở lại Thế Gian giúp đỡ nhân loại. Văn Chương Thông Thiên Học hiện đại chỉ áp dụng thuật ngữ nầy cho hạng sau thôi, nhưng bây giờ vẫn nhắm vào hạng Nirmanakayas thấp hơn. Người ta tiêu diệt được tay phá hoại, đă diệt trừ hoặc gần như đă trừ khử được năm chướng ngại ấy; từ đó y phụng sự Chơn Ngă cao siêu; không có điều ǵ ở y không thích hợp với Chơn Ngă đó. Sự mở rộng vận hà Antahkarana giúp y trong khi c̣n sống trong xác thịt có thể tiếp xúc trực tiếp với Chơn Ngă cao siêu, luôn luôn tiếp nhận những điều cần thiết cho nó. Bao giờ con ong cũng có thể đến viếng bông hoa và cảnh vật thanh tịnh, và khi xác thân đă chết, phần tế vi của Phàm Ngă vẫn có thể sử dụng lại nữa trong kiếp sau, v́ nó không chấp chứa những trốt xoáy hiện thân của những dục vọng kiên cố, những thành kiến cứng ngắt, và sau cùng là những t́nh cảm và tư tưởng biểu lộ một tính khí ích kỷ.

CHƯƠNG 4

CƠI THẬT VÀ CƠI GIẢ
6. Khi Đệ Tử xem h́nh hài của ḿnh dường như không có thật, giống như cảnh vật thấy trong giấc mơ lúc thức giấc, khi đă hết nghe tiếng vạn vật, Đệ Tử có thể nhận ra Đấng Duy Nhất - tiếng nội tâm giết chết tiếng ngoại giới.

C.W.L. Giấc mộng và giấc ngủ thường được các Nhà Hiền Triết Đông Phương dùng trong việc so sánh; chúng có sự hữu ích riêng, nhưng chúng ta không nên để chúng dẫn đến chỗ lầm lạc. Khi thức tỉnh sau một giấc mộng b́nh thường, chúng ta nhận thấy các giác quan của ḿnh đă bị lừa gạt; điều mà chúng ta cho là kinh nghiệm thật chẳng có ǵ giống như thế. Nhưng cũng không hoàn toàn đúng như sự việc xảy ra khi chúng ta tri giác thực tại tinh thần. Chúng ta thức tỉnh trong một sự sống cao siêu và khoáng đạt hơn. Lần đầu tiên chúng ta khám phá ra những giới hạn áp chế đă vây hăm chúng ta từ trước đến nay mà chúng ta không ngờ. Tuy nhiên, chúng ta không nên tưởng rằng trước lúc đó đời sống của chúng ta chỉ là hư không và mộng ảo. Do đó chúng ta thức tỉnh trước những thực tại cao siêu, nên thái độ tinh thần xưa kia của chúng ta mang tính chất phi lư. Nhưng dù sao tất cả điều nầy cũng đều tương đối. Rồi chúng ta hành động theo sự sáng suốt và theo kiến thức của ḿnh; bây giờ chúng nó tăng đến nỗi biến đổi tư tưởng và hành động của chúng ta.

Chính Môn Đồ của Phái Phệ Đà cũng nh́n nhận giấc mộng, đời sống tại Cơi Hồng Trần, không phải là không có giá trị hữu ích. Trong giấc mơ một người thấy ḿnh bị một con rắn đe doạ rất khủng khiếp và rốt cuộc bị nó cắn; sự kích động đó khiến y thức giấc, y cảm thấy vô cùng khoan khoái, v́ biến sự chỉ là một ảo giác; tuy nhiên chính sự tấn công của con rắn tưởng tượng ấy đă khiến y ư thức một đời sống thực tế hơn. Cũng thế, trong Kinh Gita, khi Đức Krishna nói với Đệ Tử của Ngài rằng sự Minh Triết quư hơn những của cải Thế Gian, Ngài đă dạy như sau: “Nầy Partha! Trong toàn thể của nó, mọi hành động đều đi đến tuyệt đỉnh trong sự Minh Triết.” Chẳng những không chê bai một đời sống hoạt động, Vị Đại Huấn Sư nầy lại tuyệt đối khuyến khích nó; nhưng Ngài nói rằng thay v́ tự ràng buộc vào sự hoạt động và những đối tượng đang theo đuổi, th́ chỉ nên t́m sự minh triết mà sự hành động có thể đem lại cho chúng ta. Chính nhờ sự Minh Triết mà con người mới có sự sống thật sự của nó, như một phần tử của Đức Thượng Đế. Nếu con người nghe tiếng gọi của sự Minh Triết, y sẽ dần dần làm chủ được ḿnh và đời sống của ḿnh. Tiếng nói nội tâm sẽ chấm dứt sự náo loạn bên ngoài, chính sự náo loạn ấy đă khiến cho hạng người trung b́nh hành động một cách cuồng nhiệt.

Có lẽ con người không c̣n chú ư đến hàng ngàn sự việc chung quanh đang cảm nhiễm đến y, khiến y phải chú ư vào nội tâm của ḿnh, vào chứng nhân duy nhất của tất cả điều ấy, nhưng y không có toàn quyền tự do làm như thế, bao lâu y chưa làm tṛn bổn phận của ḿnh dưới Thế Gian. Trong bất cứ lúc nào, dù có bổn phận ǵ, con người cũng đều có thể “hướng đến những điều cao siêu, chứ không phải đến những sự việc dưới Thế Gian,” nhưng có lẽ y không được quyền hy sinh trọn vẹn đời sống của ḿnh cho công việc cao siêu, bao lâu y chưa trả hết Nghiệp Quả do y gây ra trong kiếp quá khứ hoặc trong giai đoạn đầu của hiện kiếp; chắc chắn y có thể cảm nhận tinh thần từ bỏ, nhưng bao lâu y c̣n bổn phận phải thi hành dưới Thế Gian, y phải hăng say hoàn thành nó một cách hết sức hoàn hảo. 

 


Luận về Huyền Linh Thuật:

Dưới h́nh thức hoạt động của các nguyên tử và các tế bào mà xác thân được tạo thành từ đó. Đó là toàn bộ các sinh linh nhỏ bé mà các cơ quan của con người, bao gồm toàn bộ con người, được tạo thành với chúng. Các sinh linh này có sự sống riêng của chúng, và một tâm thức hoàn toàn có cá tính và được đồng nhất hóa. Trạng thái này của nguyên khí sự sống tác động qua thể dĩ thái hay thể sinh lực; và, trong sự liên kết với cơ cấu rắn đặc của h́nh hài hữu h́nh, tác động qua lá lách.
Do đó, chúng ta nên nhớ rằng định nghĩa về tinh thần không thể thực hiện được, cũng như không thể có được định nghĩa về Thượng Đế. Khi người ta nói rằng tinh thần là nguyên nhân không thể diễn tả, không thể xác định, là năng lượng đang phát tỏa, là sự sống duy nhất và cội nguồn của hiện tồn, là toàn bộ mọi thần lực, mọi trạng thái tâm thức và mọi h́nh hài, là tập hợp của sự sống và những ǵ được biểu lộ tích cực của sự sống đó, là ngă và phi ngă, là lực và tất cả những ǵ mà lực đó là động cơ thúc đẩy (motivates), thực ra, người ta đang lảng tránh vấn đề, cố làm những điều không thể làm được, và che giấu sự thật đằng sau một h́nh thức các ngôn từ. Tuy nhiên, điều này không thể tránh được cho đến khi linh hồn thức được tiếp xúc và được hiểu biết, và Cái Duy Nhất vô sắc tướng có thể được nhận thức qua ánh sáng trong trẻo của trực giác.
Một trong các bài học đầu tiên mà chúng ta cần học là thể trí chúng ta, cho đến nay chưa đáp ứng với các trực giác ẩn tàng, làm cho chúng ta không thể nói một cách chắc chắn rằng một t́nh huống như thế là điều này, điều kia hay điều nọ; rằng cho tới khi chúng ta có thể hoạt động trong linh hồn thức của chúng ta, th́ chúng ta mới nói được cái nào là đúng,
cái nào không đúng; rằng cho tới khi chúng ta đă trải qua sự luyện tập cần thiết, th́ chúng ta mới có thể phủ nhận hoặc xác nhận bất cứ điều ǵ. Thái độ của chúng ta, phải là thái độ của sự thẩm tra hợp lư, c̣n sự quan tâm của chúng ta là sự quan tâm của một triết gia đang t́m ṭi, sẵn ḷng chấp nhận một giả thuyết dựa trên cơ sở của tính khả hữu của nó, nhưng không sẵn ḷng để chấp nhận như là chân lư đă được chứng minh bất cứ điều ǵ, cho đến khi tự chúng ta biết rơ về nó. Tôi, một người khao khát các bí nhiệm cao siêu, và là một người đă sục t́m vào các bí nhiệm đó trong một giai đoạn dài hơn là có thể xảy ra cho đến nay đối với nhiều người, có thể viết về những điều mà cho đến nay không thể chứng minh cho bạn hoặc cho công chúng, là những người có thể đọc các giáo huấn này. Đối với Tôi, chúng có thể là và là chân lư và sự thật đă được chứng minh, và đó có thể là đủ đối với Tôi. Đối với bạn, chúng nên được xem như là những điều khả hữu có ư nghĩa và các gợi ư về hướng mà theo đó chân lư có thể được t́m kiếm, nhưng sau đó bạn không nên cho phép bạn vượt qua. Giá trị của các giáo huấn này nằm trong toàn thể của chúng và sẽ được t́m thấy trong cấu trúc cơ bản hay là bộ khung của các giải tŕnh được phối kết và có tương quan, vốn phải được xem như một tổng thể chứ không phải theo chi tiết, và điều này có hai lư do:

1. Như có nói ở trước, ngôn ngữ che đậy chân lư và không để lộ nó ra. Nếu chân lư được nhận biết, đó là v́ môn sinh t́m ṭi đă t́m thấy một điểm chân lư trong chính y, điểm
này giúp soi sáng các giai đoạn của y trong khi y tiến tới một cách chậm răi và tuần tự.
2. Có nhiều kiểu trí tuệ và không hy vọng rằng thông tin được đưa ra, chẳng hạn như trong bộ luận này, sẽ lôi cuốn được mọi người. Nên nhớ rằng tất cả mọi người đều là các đơn vị tâm thức được truyền sinh khí trên một trong bảy phân thân (emanations) của Thượng Đế. Do đó, ngay cả các Chân Thần của họ hoặc các trạng thái tâm linh bẩm sinh là khác nhau rồi, cũng như trong lăng kính (vốn là một) có tới bảy màu khác nhau. Ngay cả điều này là thế, chỉ bởi v́ bản chất, quan điểm và bộ máy nhận thức của con người, mà con mắt của họ ghi nhận và phân biệt các tốc độ ánh sáng rung động khác nhau. Bảy nhóm phụ này lại tạo ra một quan điểm khác, tâm trạng và lối tiếp cận khác, tất cả đều có lư, nhưng tất cả đều đưa ra một góc nh́n hơi khác nhau. Khi nhận thức nói trên được phối hợp với các yếu tố như là các tŕnh độ khác nhau trong tiến hóa, các quốc tịch và các đặc điểm khác nhau, những bất đồng cố hữu được dẫn đến thông qua sự tương tác giữa xác thân có liên quan và môi trường chung quanh, sẽ hiển nhiên là không sự tiếp cận nào với các vấn đề khó hiểu như là bản thể của tinh thần và linh hồn có thể có một định nghĩa chung và chính chúng chịu tuân theo một thuật ngữ phổ biến.
b/ Linh hồn, Chủ Thể Trung Gian hay Nguyên Khí Giữa.
Có hai góc nh́n hay quan điểm mà theo đó bản chất của linh hồn phải được hiểu rơ: một là khía cạnh linh hồn liên quan với giới thứ tư trong thiên nhiên, tức là giới nhân loại, c̣n quan điểm kia là quan điểm về các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên, cần phải nhớ, vốn là các h́nh ảnh của ba giới cao.
Nên ghi nhớ kỹ rằng chính linh hồn của vật chất (soul of matter) tức anima mundi, là yếu tố có tri giác (sentient factor) trong chính thực chất (subtance). Đó là sự đáp ứng của vật chất (matter) qua khắp vũ trụ và khả năng bẩm sinh đó trong mọi h́nh tướng, từ nguyên tử của nhà vật lư học, đến tháidương-hệ của nhà thiên văn học, vốn tạo ra hoạt động thông minh không thể chối căi mà vạn vật đang chứng tỏ. Nó có thể được gọi là năng lượng thu hút, sự cố kết, khả năng tri giác (sentiency), tính sinh động (aliveness), sự hiểu biết hay là ư thức (awareness or consciousness), nhưng có lẽ thuật ngữ rơ ràng nhất là linh hồn là tính chất (quality) mà mọi h́nh tướng biểu lộ. Đó là một điều ǵ đó tinh tế để phân biệt một yếu tố này với yếu tố khác, một khoáng chất này với khoáng chất khác. Đó là bản chất căn bản vô h́nh của h́nh tướng mà trong giới thực vật, nó xác định đó là một hoa hồng hoặc là bông cải, một cây du (elm) hay là xà lách xon (water cress) sẽ xuất hiện; đó là một loại năng lượng giúp phân biệt các chủng loại khác nhau của giới động vật, và làm cho một người khác với một người khác ở dáng vẻ (appearance), bản chất (nature) và đặc tính (character) của y. Nhà khoa học đă liệt kê, sưu tầm và phân tích các h́nh tướng; các tên gọi đă được chọn lựa và đặt cho các nguyên tố, các chất khoáng, các h́nh thức của đời sống thực vật và các chủng loại động vật khác nhau; cấu trúc của các h́nh tướng và lịch sử của tiến tŕnh tiến hóa của chúng đă được nghiên cứu, các suy diễn và các kết luận đă được đạt tới, nhưng giải pháp cho vấn đề của chính sự sống hăy c̣n vượt quá sự hiểu biết của người thông thái nhất, và cho đến khi sự hiểu biết về “mạng lưới sự sống” hoặc là về thể sinh lực, vốn nằm dưới mọi h́nh tướng, và liên kết mỗi phần của một h́nh tướng với mỗi phần khác, được nhận ra và được biết là một sự thực trong thiên nhiên, th́ khi ấy vấn đề sẽ được giải quyết.
Định nghĩa về linh hồn có thể được xem như phần nào khả thi hơn là định nghĩa về tinh thần (spirit), nhờ bởi sự kiện là có nhiều người đă trải qua kinh nghiệm, vào lúc này hoặc lúc khác, một sự giác ngộ, một sự khai mở, một sự nâng cao, và một ân phước, vốn đă thuyết phục họ rằng có một trạng thái tâm thức rất khác xa với trạng thái tâm thức thường được kinh nghiệm, cốt để đưa họ vào một trạng thái hiện tồn mới và một tŕnh độ hiểu biết mới. Chính một điều ǵ đó được cảm nhận và được kinh nghiệm, và bao hàm việc mở rộng tâm linh mà nhà thần bí học đă ghi nhận qua các thời đại, và Thánh Paul có ám chỉ đến khi ông nói về việc “bị lôi cuốn lên tới Cơi Trời thứ ba”, và về việc nghe được ở nơi đó những sự việc mà con người không được phép nói ra. Khi cả hai việc nghe và thấy trên các mức độ này đều tạo ra kinh nghiệm được nhận biết, th́ chúng ta có nhà huyền linh học kiêm nhà thần bí.
1. Linh hồn, của đại thiên địa và tiểu thiên địa, của vũ trụ và con người, là thực thể được tạo ra khi trạng thái tinh thần và trạng thái vật chất được liên kết với nhau.
a/ Do đó linh hồn không phải là tinh thần, cũng không phải là vật chất mà là mối quan hệ (relation) giữa cả hai.
b/ Linh hồn là chủ thể trung gian (mediator) giữa nhị nguyên tính này; nó là nguyên khí giữa, khoen nối giữa Thượng Đế với sắc tướng của Ngài.
c/ Do đó, linh hồn là một tên gọi khác để chỉ nguyên khí Christ, dù là trong thiên nhiên hoặc trong con người.
2. Linh hồn là lực hút của vũ trụ được sáng tạo và (khi hoạt động) giữ cho mọi h́nh thể (forms) kết lại nhau để cho sự sống của Thượng Đế có thể biểu lộ hay tự biểu hiện qua các h́nh thể đó.
a/ Do đó, linh hồn là trạng thái kiến tạo h́nh hài, và là yếu tố thu hút trong mọi h́nh hài trong vũ trụ, trong hành tinh, trong các giới của thiên nhiên và trong con người (con người tổng kết trong chính ḿnh mọi trạng thái) linh hồn tạo ra h́nh hài, nó giúp cho h́nh hài phát triển và tăng trưởng để cung cấp nơi trú ngụ thích hợp hơn cho sự sống nội tại, và thúc đẩy mọi tạo vật của Thượng Đế tiến tới theo con đường tiến hóa, qua hết giới này đến giới khác, hướng đến mục tiêu cuối cùng và một thành tựu huy hoàng.
b/ Linh hồn là chính mănh lực tiến hóa và điều này đă ở trong trí Thánh Paul khi ngài nói đến “Đấng Christ trong bạn, niềm hy vọng vinh quang” (“Christ in you, the hope of glory”).
8:50 PMTherefore, we may consequently state that: this world is indeed a living being endowed with a soul and intelligence ... a single visible living entity containing all other living entities, which by their nature are all related.Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: thế giới này thực sự là một sinh vật sống có linh hồn và trí thông minh ... một thực thể sống duy nhất có thể chứa tất cả các thực thể sống khác, mà bản chất của chúng đều liên quan.Phuc added NGUYEN HUYEN MON to this conversationThuan Thi Do updated NGUYEN HUYEN MON’s role to adminPhuc, 9:28 PMLinh hon la tam giac ben duoi9:55 PM