Họp Thông Thiên Học ngày 23  tháng 3 năm 2019

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

  Đối với những kẻ thật sự muốn bước chân trên Con Đường Huyền Bí cánh cửa không bao giờ khép lại; người nào cảm thấy có ước muốn nầy đều được đưa đến cho Y một cơ hội thử thách; nếu Y thất bại, sự cố gắng của Y cũng không vô ích, v́ vài kẻ thù của Y như những tật xấu và các nhược điểm đă bị tiêu diệt, và chúng sẽ không c̣n quấy nhiễu Y nữa. Ít có người phạm tội nặng nề đến nỗi phải thoái hóa, chẳng hạn ở Ấn Độ, phải đầu thai vào một giai cấp thấp kém; nhưng một người theo tà thuật làm những điều cực ác và sử dụng hầu hết năng lực của Y trong việc ấy, có thể hoàn toàn phân cách Chơn Nhơn với Phàm Nhơn của Y và gây ra một thứ nghiệp quả thật xấu bắt buộc Y phải trở lại trạng thái cổ sơ. Những trường hợp nầy rất hiếm có. Một người tỏ ra thật sự không xứng đáng với địa vị hay giai cấp của Y thường bị đặt lại trong giai cấp đó, nhưng ở một hoàn cảnh khó khăn hay trong một giai cấp khác kém hơn. Trái lại, đối với người đă đạt đến một tŕnh độ cao mà không cố gắng vươn lên, v́ sợ thất bại hay chịu trách nhiệm nặng nề hơn, th́ thật là thiếu khôn ngoan.

Ngoài ra, theo bản văn, nếu con người chiến thắng, Y sẽ được tôn kính như một vị Phật vĩ đại và linh thiêng. Dĩ nhiên vị La Hán không phải là một Đức Phật theo đúng nghĩa của danh từ nầy, nhưng Ngài sẽ là Phật theo nghĩa khôn ngoan và sáng suốt.

Theo sự giải thích của Bà Blavatsky th́ “đời sống huyền bí “ là đời sống của vị Nirmanakaya. Ở đây danh từ nầy được dùng theo nghĩa tổng quát, chẳng những nó chỉ những vị dừng lại ở ngưỡng cửa giải thoát để làm đầy Kho dự trữ Thần Lực, mà c̣n chỉ tất cả những vị ở lại sau, như vậy bao gồm những nhân vật chính thức của Quần Tiên Hội, như các Đức Thầy của chúng ta. Nhưng ngày nay chúng ta gọi đặc biệt như thế đối với các bậc sau khi đă được Điểm Đạo lần thứ Năm chọn một trong bảy con đường lớn - đó là những bậc tiếp dưỡng cho Kho dự trữ Thần Lực.

Ở đây chúng ta c̣n gặp ư niệm về con đường đau khổ. Thành ngữ nầy có thể đưa đến hiểu lầm, v́ sự dùng sai danh từ đau khổ. Quả thật một Vị Chơn Sư sử dụng xác phàm sẽ không hưởng hạnh phúc của sự làm việc trên Cơi Niết Bàn, nhưng Ngài sẽ đáp lại bằng một nụ cười trước ư tưởng cho rằng Ngài đau khổ. Khi một người đạt được tâm thức của Cơi Niết Bàn, tâm thức ấy vẫn không mất v́ lư do Y giữ Xác Phàm, trừ phi Y hoạt động dưới các Cơi thấp. Bất cứ lúc nào, trong khoảng cách giữa lúc viết hai bức thư, hoặc phải làm hai công việc nào đó, Ngài vẫn có thể đạt được ư thức về Cơi cao siêu và theo đuổi công việc đặc biệt của Ngài thật hoàn măn và vô cùng vinh quang, tốt đẹp mà không ai dưới Thế Gian nầy có thể tưởng tượng nổi.

Từ các Cơi cao trở về Cơi Trần thật chẳng khác nào từ Mặt Trời đi vào Cơi hắc ám của ngục tối; nhưng bạn sẽ không cảm thấy điều nầy nếu bạn thấy ở nơi đó có một người bạn hết ḷng thương yêu mà bạn muốn giúp đỡ. Đời sống Hồng Trần bắt buộc phải từ chối sự vinh diệu của các Cơi cao, nhưng ư chí giúp đời phải mạnh đến nỗi Linh Hồn không c̣n cảm thấy đau khổ nữa. Vả lại, khi một người chưa tiến hóa cao được biết một người khác đang đau khổ, và Y có thể giúp đỡ một cách hữu hiệu, nhưng Y từ chối và đi t́m thú vui ở một nơi khác, sau đó Y sẽ cảm thấy hối hận vô cùng. Như thế sau rốt sự đau khổ của Y c̣n lớn lao hơn nếu trước kia Y từ bỏ thú vui của ḿnh. Thật ra hạnh phúc tối cao đối với chúng ta là làm tất cả điều lành mà chúng ta có khả năng thực hiện được.

Một số lớn thí sinh nếu hiện nay không bị thất bại, sẽ không có ư thức về sự tiến bộ. Đa số sắp ngă ḷng và có cảm tưởng sự cố gắng của họ vô ích, v́ họ không thấy kết quả cụ thể. Những thí sinh không nên buông theo sự ngă ḷng, điều nầy sẽ làm hư hỏng Cơi Trung Giới, gây thiệt hại cho kẻ khác và như thế là hành động ích kỷ. Nhưng về một phương diện khác, điều nầy cũng vô lư, v́ họ biết rằng sự tiến bộ bên trong của họ vẫn luôn luôn diễn tiến. Trước khi họ ư thức được điều nầy trong bộ óc xác thịt, Thể Vía và cả Thể Trí của họ đă được tổ chức nhờ sự tham thiền, và không có ǵ chứng tỏ rằng trong thế giới nội tâm, những người nầy chẳng hoàn thành được một số công việc rất chơn thật và hữu ích, bằng nhiều cách khác nhau. Trong đời sống của họ, dường như họ chẳng thành công chi cả; tuy nhiên họ có thể đạt được nhiều kết quả và chúng sẽ được chuyển sang kiếp sắp tới của họ để giúp họ có thể tiến bộ một cách đáng kể ngay trên Cơi Trần.

Trong mỗi kiếp con người đều phát triển thêm những đức tánh tốt và xấu. Những tánh xấu đều được biểu hiện trên bốn cảnh thấp của Cơi Trung Giới, và v́ bốn Cảnh nầy chỉ có ảnh hưởng một cách gián tiếp đến bốn Cảnh thấp của Cơi Hạ Thiên, nên Chơn Nhơn không bị cảm kích. Những xúc động mẫn cảm chỉ biểu lộ trên ba Cảnh cao đều tốt đẹp, như t́nh thương, thiện cảm, ḷng sùng tín; những t́nh cảm nầy tác động trong Nhân Thể (Thượng Trí) của Chơn Nhơn, v́ chúng có trú sở ở các Cảnh liên hệ với Nhân Thể. Như thế tất cả những t́nh cảm, tư tưởng có bản chất cao thượng có thể tác động trên Chơn Nhơn một cách thường xuyên theo lối máy móc đó. V́ Chơn Nhơn đi trên Thánh Đạo, nên mỗi sự cố gắng đúng đắn đều có giá trị tiến bộ đáng kể đối với nó. Vậy không có lư do ǵ để thất vọng hoặc gác lại ngày mai những ǵ chúng ta có thể làm ngày hôm nay, v́ lẽ chúng ta không thể làm tất cả công việc trong một lúc.

179. Hỡi Đệ Tử, Con Đường chỉ có một, nhưng cuối cùng nó chia làm hai. Các đoạn của nó được đánh dấu bằng bốn và bảy cửa. Ở cuối con đường bên nầy là hạnh phúc trực tiếp, ở cuối con đường bên kia là hạnh phúc đ́nh hoăn. Cả hai đều là sự ban thưởng công lao. Sự lựa chọn ở trong tay con.

180. Một con đường trở thành hai, con đường công khai và con đường bí mật. Con đường thứ nhứt dắt đến mục đích, con đường thứ hai dắt đến sự tự hy sinh.

181. Khi con hy sinh cái giả tạm cho cái trường tồn, th́ phần thưởng sẽ thuộc về con; giọt nước trở về nguồn. Con đường công khai dắt đến Cơi bất dịch, đến Niết Bàn, đến trạng thái vinh quang tuyệt đỉnh, đến sự toàn phúc quá sức tưởng tượng của con người.8:00 PM
182. Vậy con đường thứ nhứt là sự giải thoát.

Quả thật, con đường chỉ có một thôi, đó là sự phát triển tánh tốt. Về phương diện nầy, những khả năng của Chơn Nhơn thật vô cùng; những đức tánh cao cả nhất của các Bậc Vĩ Nhân đều hiện hữu dưới h́nh thức mầm giống trong tất cả đồng loại của chúng ta và không chóng th́ chầy cũng sẽ trổ hoa. Và sau cùng, khi đă hoàn thành tất cả những sự tiến bộ có thể thực hiện được đối với loài người, với sự hạn chế của bộ óc và hoàn cảnh của Nhân Loại, con đường sẽ được chia làm hai và phải chọn giữa sự giải thoát và sự khước từ. Ở đây sự giải thoát có nghĩa là chấp nhận Cơi Niết Bàn, mặc dù ở mức độ thấp, đôi khi danh từ nầy chỉ sự lẫn tránh bánh xe sinh tử Luân Hồi, như chúng ta đă thấy khi nghiên cứu quyển “Dưới Chân Thầy.”

Những người không phải là Nhân Viên trong Quần Tiên Hội sử dụng những phương pháp khác, thường có thể khai mở những quyền năng tâm linh đến một mức độ tương đối cao, nhưng con đường của Huyền Thuật Xám (ở giữa Tà và Chánh Đạo) không thiết định những giới luật như sự giáo hóa của Quần Tiên Hội, nên không sớm th́ muộn con người sẽ lạm dụng những quyền năng của Y, v́ sự cám dỗ quá mănh liệt. Tuy nhiên, có những người đi theo các con đường khác, sau cùng phát nguyện theo Quần Tiên Hội nhờ biết được giáo lư của Chánh Đạo. Nhất là ở Mỹ Châu, nhiều loại Huyền Thuật Xám (Magic Grise) được giảng dạy hầu như công khai. Nhưng Con Đường Đạo thật sự chỉ có một. Đó chính là Thánh Đạo, Con Đường Đạo Luyện Đức Hạnh.

Bốn cửa được đề cập ở đây là bốn cuộc Điểm Đạo đưa con người đến quả vị La Hán; chúng tôi đă mô tả đầy đủ các cuộc Điểm Đạo ấy trong Bộ “Chơn Sư và Thánh Đạo.” Theo một lối phân biệt khác lại có bảy giai đoạn mà chúng ta sẽ thấy trong Phần thứ Ba của quyển nầy.

Khi người chí nguyện thực hiện được những bước cao siêu nhất mà Y có thể đạt đến, Y sẽ nhớ lại những kiếp quá khứ của ḿnh, dù đồng thời tâm thức của Y cũng mở rộng vô cùng, bao trùm vô số sinh linh; sau cùng Y hiểu rằng năng lực và t́nh thương của Y không thuộc về Y, mà đó chính là năng lực và t́nh thương thiêng liêng. Chỉ có sự chia rẽ biến mất, và nếu con người nh́n lại phía sau, Y sẽ thấy rằng ḿnh đă sống trong một trạng thái cô đơn ảo tưởng. Y cũng thấy rằng những kiếp sống đă qua của Y thật tầm thường vô vị. Thường những khúc quanh quan trọng của đời Y không phải là những biến cố rơ ràng và trọng đại nhất mà Y đă kinh nghiệm như Y tưởng, mà chính trường hợp của đời sống thường nhật mới là nguyên nhân đầu tiên của những sự tiến bộ quan trọng.

183. Nhưng Con Đường thứ hai là sự từ bỏ; cũng gọi là Con Đường đau khổ.

184. Con Đường bí mật dẫn vị La Hán đến sự khổ trí không thể tả; khổ v́ thấy người sống như chết và xót thương mà vẫn bất lực đối với những kẻ phải chịu khốn khổ về Nghiệp Quả, mà Bậc Hiền Giả không dám xoa dịu.

185. V́ kinh sách có dạy cho biết: “Hăy dạy người đừng tạo Nhân, c̣n Quả giống như ngọn thủy triều đang lớn, phải để nó đi xuôi chiều của nó.”

“Sự khổ trí không thể kể ” mà vị La Hán cảm thấy trên Đường Huyền Bí, có nghĩa là sự đau khổ do thiện cảm sinh ra. Vị La Hán thấy được tất cả sự đau khổ và tất cả sự phiền năo của Nhân Loại, nhưng đồng thời người vẫn hưởng được tất cả sự an vui. Người cảm thấy ở ḿnh một tấm ḷng trắc ẩn sâu xa đối với những kẻ “sống như đă chết,” nghĩa là đối với đa số Nhân Loại không biết rằng có một mục đích xứng đáng để họ cố gắng. Thêm vào sự khổ trí năo đó, lại có ḷng thương xót, nhưng bất lực trước cảnh khổ đau do Nghiệp Báo mang lại, đó là hậu quả của việc làm vô lư mà Ngài không thể - chúng ta phải nói rơ hơn là không dám - xoa dịu. Chúng ta có thể giải thích cho nhiều người hiểu được Luật Nhân Quả để giúp họ chịu đựng kinh nghiệm đau khổ của họ một cách tốt đẹp nhất - tương đối được đỡ khổ - chứ chúng ta không thể hủy diệt hậu quả của những hành động sai lầm của họ.

Dù đối với Thiên Chúa Giáo Công Truyền, sự “tha lỗi” cũng không có nghĩa là hủy bỏ những hậu quả của tội lỗi. Trong Giáo Hội Anh Quốc, khi một vị Linh Mục được lệnh và được quyền tha tội đúng theo lời dạy của Đấng Christ được chép trong Kinh Thiên Chúa Giáo cũng thế: “Khi con tha tội kẻ nào, th́ tội lỗi đó sẽ được tha và khi con buộc tội cho kẻ nào, th́ tội lỗi ấy sẽ được giữ lại”; đây là lời giải thích cho vị Linh Mục: Nếu kẻ phạm tội tự gây ra sự sai lầm th́ những ǵ vị Linh Mục có quyền làm là thiết lập một sự liên hệ b́nh thường giữa con người và Đức Thượng Đế. Nói cách khác, khi người phạm tội đă tạo một chướng ngại vật trên bước đường tiến hóa của ḿnh, th́ vị Linh Mục có thể đặt người ấy lại đúng theo trào lưu tiến hóa của Y. Thật ra đó là một ư tưởng tốt đẹp, nhưng có lẽ không đẹp bằng nhận định sau đây theo quan điểm Thông Thiên Học: Không thể tách rời khỏi thiêng liêng; con người dù sa xuống Địa Ngục cũng vẫn là thành phần của Đức Thượng Đế.

Người ta thường thấy nhiều thí sinh tốt và đúng đắn không dám giúp đỡ một người nào đó, v́ sợ can thiệp vào Nghiệp Quả của Y. Không ai có thể thay đổi Luật Nhân Quả, cũng như người ta không thể thay đổi Luật Hấp Dẫn. Nếu bạn cầm quyển sách trong tay, nó chứa thế năng của sự hấp dẫn; lúc nào bạn không dùng năng lực giữ nó lại, nó sẽ rơi xuống ngay. Luật Nhân Quả cũng tác động giống như thế, Nghiệp Quả chưa trả cũng giống như thế năng. Nó có thể bị treo hàng ngàn năm hoặc hàng trăm kiếp, nhưng đúng ngày giờ nó sẽ biểu lộ.

Người ta thường cho rằng Luật Nhân Quả rất khắc nghiệt; đó là một quan niệm rất sai lầm; Luật Nhân Quả cũng vô tư như tất cả Luật Thiên Nhiên nào khác. Trên Cơi Trần, các Luật Thiên Nhiên tác động không kể đến ư hướng tốt hay xấu. Một đứa trẻ rơi xuống hố, nó bị đau nhiều hay ít tùy theo chiều sâu của sự rơi và đất dưới đáy hố mềm hay cứng; nó không tùy thuộc một lư do đạo đức nào của đứa trẻ, như nó muốn giúp đỡ một người bạn đang lâm nguy, hái một đóa hoa tặng mẹ nó, hoặc nó lao vào khoảng không v́ hoảng hốt. Cũng thế, nếu một người nắm một thanh sắt nóng, có thể là Y sợ ngă vào kẻ khác, hoặc trái lại, Y cầm lấy để đánh một người, trong trường hợp này hoặc trường hợp kia, vết phỏng ở tay Y đều giống hệt nhau. Đó là cách tác động của Luật Nhân Quả tại Cơi Trần. Nhưng trên Cơi Hạ Thiên, th́ sự cố ư rất đáng kể, v́ tư tưởng quy định tánh t́nh của ta trong tương lai.

Vậy đừng bao giờ tránh né việc giúp đỡ kẻ khác khi chúng ta có được phương tiện. Dù hết sức cố gắng, nếu bạn vẫn thất bại, bạn có thể tự nhủ rằng: “Nghiệp Quả của Y không cho phép giúp được,” hoặc: “Nghiệp Quả của tôi không cho tôi được hân hạnh giúp Y nữa,” mà chỉ đến thế thôi. Làm việc cho kẻ khác, đó mới là vấn đề chính. Sự làm việc sẽ tạo nên sự bành trướng và tích lũy; nếu bạn hướng dẫn một người vào Hội Thông Thiên Học, Y có thể hướng dẫn thêm 10 người khác, và mỗi người trong nhóm đó lại dẫn dắt thêm 10 người nữa.

“Hậu quả của Nghiệp Báo mà các Bậc Hiền Giả cũng không dám xoa dịu,” c̣n có thể hiểu theo một ư nghĩa nữa. Dù cho một Vị Đại Chơn Tiên diệt trừ được một tai họa hiển nhiên nào đó như sự nghèo khổ, chẳng hạn - hành động của Ngài thực sự không phải là việc làm tốt đẹp, mà chỉ là hành động chống lại Luật của Thượng Đế. Tôi không muốn nói tai họa đó là do ư muốn của Đấng Tối Cao. Cho rằng Cơ Trời gồm có sự đau khổ cần thiết do Đức Thượng Đế tạo ra là một quan niệm phạm thượng. Con người thường hay vi phạm những điều cấm kỵ một cách rơ rệt; sự đau khổ không có nguồn gốc nào khác hơn. Có lẽ mỗi người đều gặp sự đau khổ. Chúng tôi tin rằng không ai luôn luôn đều có thể chọn điều tốt đẹp mà chẳng hề sai lầm; nhưng bao giờ sự đau khổ cũng đem chúng ta về đường ngay nẻo thẳng khi chúng ta không chịu học hỏi theo con đường nào khác hơn. Như thế sau cùng chắc chắn Luật Thiên Nhiên sẽ đưa chúng ta đến sự toàn phúc vô cùng của Cơi Niết Bàn.

186. Con vừa đạt đến mục đích của con đường công khai cũng là lúc con cởi bỏ thân Bồ Tát để đi vào trạng thái vinh quang của Dharmakaya, tức là quên mất Thế Gian và Nhân Loại.

187. Con đường bí mật cũng dắt đến sự toàn phúc của Cơi Đại Niết Bàn, nhưng sau khi đă trải qua vô số Kalpas; sau bao lần được Cảnh Niết Bàn và không nhận lănh v́ ḷng từ bi vô lượng đối với chúng sinh vô minh.

188. Nhưng người ta nói rằng: “Kẻ nhận lănh sau cùng sẽ có quả vị cao nhất.” Samyak Sambuddha, Đức Thầy trọn lành đă bỏ Chơn Ngă để cứu vớt chúng sinh trên Thế Gian bằng cách dừng lại ở ngưỡng cửa Niết Bàn, trạng thái tinh khiết.

Chúng ta đă đề cập đến ba thứ Đạo Phục và thấy rằng không có cảm thức ích kỷ nào có thể tồn tại nơi người đă chọn một trong ba thứ Đạo Phục đó. Các Đấng Nirmanakayas thích trầm mặc, cung cấp Thần Lực Thiêng Liêng cho Kho Dự Trữ để các Vị Chơn Tiên ban phúc cho thế giới chúng ta. Có chừng 5 hoặc 60 Chức Vị mà các Đấng nầy có thể lựa chọn. Vị Nirmanakaya giữ các hạt nguyên tử trường tồn của các Ngài và tôi nghĩ rằng nếu các Ngài xét thấy tốt đẹp, Ngài sẽ cung cấp cho một trong các nơi cần dùng ấy, nếu ở đó thiếu. Nhiệm vụ của Đức Bồ Tát cũng bị khiếm khuyết mỗi khi có Giống Dân chánh ra đời, nhưng nhiều Vị đă được chỉ định để làm việc trong một tương lai xa xôi hơn và đă được chuẩn bị ngay từ bây giờ. Trong lúc Đức Phật của chúng ta giáng lâm, nhiều vị đă đắc quả La Hán c̣n ở lại như một Đấng Nirmanakaya theo giáo lư của Ngài.

 



 Đại cương Tiếng Nói Vô Thinh  

http://thongthienhoc.net/truongbigiao/DaiCuongTiengVoThinh3.htm