Họp Thông Thiên Học ngày 22  tháng 6 năm 2019

  Thuan Thi Do: http://thongthienhoc.net/sach/GiangLyTiengNoiVoThinh.htm

  Dẫn chứng về ngọn đèn được rút trong Bhagavad Gita. Kinh ấy cũng cho rằng: “Người nào tham thiền say mê trong phép Yoga về Chơn Ngă sẽ trở nên nhà Yogi.” Và “Trước khi được thấy Chơn Ngă, Y bằng ḷng sống trong đó, Y đă t́m thấy sự an lạc tuyệt vời mà Y nghĩ rằng ngoài nó không có sự lợi lạc nào lớn lao hơn nữa, và Y không c̣n bị lay chuyển, dù đứng trước một sự đau khổ lớn.”

Kinh nghiệm đó là một trực giác thực sự của Nhà Yogi v́ nó phát xuất từ bên trong, từ một vùng của bản thể c̣n thâm sâu hơn các Cảnh của Cơi Thượng Thiên. Một trực giác như thế sẽ truyền vào Phàm Nhơn như thế nào? Điều nầy tuỳ thuộc mẫu người kinh nghiệm nó. Có hai cách di chuyển chánh; trong cách thứ nhứt, trực giác ấy từ Cơi Thượng Thiên đi xuống Cơi Hạ Thiên; trong cách thứ hai nó đi xuống trực tiếp từ Cơi Bồ Đề đến Cơi Trung Giới.

Sự dễ dàng tương đối của lối di chuyển thứ nhứt hay thứ nh́ tuỳ thuộc vào cách con người thoát kiếp thú nhờ ư chí muốn hiểu biết mạnh mẽ; những người khác nhờ ảnh hưởng của một cảm xúc cao thượng, có thể là t́nh thương mến đối với người chủ. Trong cách di chuyển thuộc loại thứ nhứt trực giác đi vào trong Hạ Trí như một sự tin chắc, không đ̣i hỏi một lư luận nào để xây dựng Chân Lư của ḿnh trong hiện tại, mặc dù Chân Lư đó phải được hiểu hoặc trong những kiếp trước, hoặc ngoài Thể Xác, trên Cơi Hạ Thiên. Trong trường hợp con người được đầu thai làm người nhờ sự cảm xúc, trực giác được tiếp nhận không theo đường trí thức mà theo đường t́nh cảm.

Dù trong trường hợp nầy hay trong trường hợp kia, trực giác không thể xuống một cách dồi dào nếu các Thể không được định tỉnh. Điều nầy giống như sự di chuyển âm thanh trong âm nhạc; âm thanh không những truyền đến chúng ta qua không khí mà c̣n xuyên qua một lớp tường dày, nó có thể suy giảm trong một mức độ nào đó và có thể trở nên khác xa với lúc phát ra. Nếu nó đi xuyên qua một vùng rối loạn nào đó - như một trận băo chẳng hạn - âm giai sẽ trở nên kém rơ ràng hơn nữa. Sự so sánh sau cùng rất thích ứng với trường hợp Thể Vía và Thể Trí bị xáo trộn dữ dội.

268. Và lúc bấy giờ, hỡi kẻ theo đuổi Chân Lư, Hồn con sẽ như con voi điên cuồng gây náo loạn trong rừng. Lầm tưởng cây rừng là kẻ thù của nó, nó phải vong mạng trong khi lao đến chém giết những bóng cây lung linh trên vách đá phơi ḿnh dưới ánh Mặt Trời.

Trong rừng rậm, tôi không biết sự việc có xảy ra như thế không, nhưng ư tưởng trên cho biết rơ là khi Con Voi trở nên điên cuồng, nó tưởng cây cối là kẻ thù của nó, hoặc tệ hơn nữa, nó đâm đầu vào các tảng đá và bỏ mạng. Cũng thế, nhiều người có thể nhận thấy năng lực mới được khơi động từ Chơn Ngă tuôn xuống, Cái Trí nổi loạn một cách hung hăng vô cùng để chống lại với chủ mới của nó; trong sự kiêu căng và kinh hăi, nó không thể từ bỏ sự độc lập của nó đă hưởng thụ từ lâu. Rồi nó điên cuồng, ngờ vực và nghi kỵ, nó bỏ những nơi ẩn náu cuối cùng của ḿnh và quay lại chiến đấu với ánh sáng, v́ nó cho rằng mỗi tia sáng là một kẻ thù của nó. Cái Trí là sào huyệt của sự kiêu căng và cái mà nó chấp chứa trong đó cũng nổi lên như khí giới chống lại cấp trên của nó, như những người ngược đăi Chúa Kitô đă nổi lên chống lại và giết chết Ngài, v́ họ không chịu nổi sự khiết bạch và cao cả của Ngài, so với bản chất thấp hèn của họ.

https://translate.google.com/translate?sl=en&tl=vi&u=https%3A%2F%2Fen.wikipedia.org%2Fwiki%2FSeven_rays%23In_Theosophy